Đoạn 1 Từ trang 151 đến trang 200 (Van ban A 4)

  • được xem như là sức mạnh của hình hài vật chất tam phân trước khi nó cố tâm hợp tác và xã thân cho cuộc sống của linh hồn và cho việc phụng sự Thánh Đoàn, Thượng Đế và nhân loại. – Tổng quả là tất cả những gì có nơi con người ngoại trừ Chân Ngã tâm linh cao siêu; đó là trạng thái thứ ba của thánh linh (divinity) khi được biểu hiện trong và qua con người. Sau rốt, trạng thái thứ ba này phải chịu phục tùng vào trạng thái thứ hai tức linh hồn.   (ACMVĐCTG, 90-91 - TLHNM–II, 312)
  • Tổng quả là chính nhân loại với các thói quen suy tưởng xưa cũ, lòng ích kỷ và tham lam. (SHLCTĐ, 137)
  • Trong thực tế, tổng quả/tổng quả báo là một hình tư tưởng được truyền sinh lực (a vitalised thought-form), tiêu biểu cho sức mạnh trí tuệ (mental force) sức mạnh cảm dục (astral force) và sinh-năng (vital energy). (ACMVĐTG, 27)
Kẻ Hành hương Thiêng liêng (Divine Pilgrim): Chân Thần (Monad) tức là kẻ Hành Hương Thiêng liêng. LVLCK, 1074) Kẻ Hành hương Vĩnh Cửu (Eternal Pilgrim): Kẻ Hành hương Vĩnh cửu tức là linh hồn.  (ĐĐTKNM II, 625) Kẻ thường nhân (Average man):
  • Kẻ chưa tiến hóa (undeveloped man) tức là kẻ thường nhân. (CTNM, 500)
  • Thường nhân (Average humanity) hay kẻ thường nhân là những người thuộc đủ mọi trình độ (of all degrees). Sơ đồ sau đây cho thấy vị thế của kẻ thường nhân:
  Quả vị Chân Sư trở lên | Bốn bậc đệ tử được điểm đạo | Các thứ bậc đệ tử khác | Người ở trên đường dự bị -------------------------|-------------------------                           Thường nhân thuộc mọi trình độ (ĐĐNLVTD,   49) Kệ, Kệ đà, Bài Kệ : Gàtha (Bắc Phạn, Verse) Khai ngộ (Guidance, Hướng đạo): Có thể định nghĩa vấn đề khai ngộ như là vấn đề về phương pháp mà nhờ đó một người, bằng các tiến trình tự kỷ ám thị, tự đặt mình vào trạng thái thụ động và (trong khi ở trạng thái đó) trở nên biết được các khuynh hướng, các thôi thúc, các tiếng nói, các mệnh lệnh tạo ấn tượng rõ ràng, các thiên khải về các đường lối hành xử nên theo hay về các nghề nghiệp (careers) nên chọn, cộng với chỉ dẫn tổng quát về các đường lối hoạt động mà “Thượng Đế” đang đưa ra cho đối tượng đang chăm chú, thụ động tiếp thu. (TLHNM II, 480–481)   Khả năng nâng lên khối nặng (Faculty of raising great masses): X. Nâng lên khối lượng lớn. Khả năng tâm thông ở trẻ con (Psychic faculties in young children): Trước bảy tuổi, tâm thức của linh hồn (Thinker) ở trên cõi cảm dục nhiều hơn là ở trên cõi trần, điều này thường được biểu lộ (evidenced) bằng việc hoạt động (play) của các khả năng tâm thông ở nơi trẻ rất bé. Chúng thấy được các bạn bè thuộc cõi vô hình và các cảnh thần tiên (fairy landscapes), nghe được những tiếng mà trẻ lớn tuổi hơn chúng không thể nghe được, cảm nhận được các hiện tượng quyến rũ và tinh nhạy của cõi cảm dục. Thông thường, những hiện tượng này sẽ biến mất khi linh hồn bắt đầu hoạt động một cách hiệu quả qua thể xác, còn đứa trẻ nhạy cảm sẽ trở thành trẻ trai hay gái bình thường, làm nhẹ nhõm biết bao cho các bậc cha mẹ đang hoang mang, không hiểu được nguyên nhân của trạng thái “kỳ quặc” (“queerness”) của con mình. Đa số trẻ con đều có ít nhất đôi chút “trạng thái kỳ quặc” này nhưng chúng mau lẹ học được cách che giấu các khác thường (fancies) và các linh ảnh (vision) của chúng khỏi tìm mắt của người lớn không đồng cảm với chúng vì e sợ bị khiển trách về “những chuyện tìm phào” (“telling stories”) đó, và cái mà trẻ con sợ hãi hơn hết, đó là sự chế diễu (ridicule). Phải chi các bậc cha mẹ có thể thấy được bộ óc của con cái họ đang rung động do sự pha trộn không thể tách ra được của các tác động (impacts) ở cõi trần và cõi cảm dục mà chính bọn trẻ cũng hoàn toàn không thể phân biệt được và đôi khi chúng lại còn nhận được một rung cảm (thrill) – dù rất nhẹ nhàng – ngay từ các cõi cao, đưa lại một linh ảnh với vẻ đẹp thần tiên (ethereal beauty) với chiến công anh hùng mà chúng ưa thích, dễ đáp ứng nhiều hơn, với cách nói bi bô mơ hồ, bọn trẻ cố gắng diễn dịch một cách khó khăn bằng các ngôn từ chưa hề quen biết về các chi tiết khó nhớ (elusive touches) mà chúng đang nhận được và chúng đang cố gắng nắm bắt và ghi nhớ. Nếu tin tưởng và hiểu đúng hiện tượng luân hồi, người ta sẽ làm nhẹ đi trạng thái đáng thương nhất của trẻ thơ, đó là cuộc tranh đấu đơn độc của linh hồn để giành lại việc kiểm soát các hiện thể mới của mình, và để tự liên lạc một cách đầy đủ với thể xác trọng trược của mình mà không mất đi năng lực tạo ấn tượng hiếm có, bằng cách thức nào đó có thể giúp chúng gợi lại nơi cái thể trọng trược các rung động tinh vi hơn của chính chúng. (MTNX, 227–228)   Khắc Kỷ phái : Stoicism.   Khiêm tốn (Humility):
  • Hãy vun quén một tinh thần thực khiêm tốn. Hiện nay, rất thường thấy một sự kiêu căng về tâm linh tự che giấu sau cái áo khoác của sự khiêm tốn. Nó đưa con người đến chỗ tự xem mình như là kẻ được tuyển chọn của Thánh Đoàn để cứu độ thế gian; nó đưa con người đến chỗ tự xem mình như là kẻ phát ngôn của các Chân Sư hay của Đức Christ; nó có khuynh hướng làm cho họ có thái độ chia rẽ với các nhà lãnh đạo và các huấn sư khác, không chịu nhận biết nhiều khía cạnh của công việc duy nhất và nhiều phương pháp mà Thiên trí đã đề ra cho nhiều người đạt đến. (TLHNM II, 572)
  • Hãy khiêm tốn (Be humble) nếu con muốn đạt được Minh triết.
Càng khiêm tốn hơn nữa khi con đã có được Minh triết rồi. (TNVT, 165)   Khinh công (Levitation, the power to levitate the body, khinh thân):
  • Khinh công, tức khả năng đi trên nước và năng lực chống lại hấp lực trọng trường (gravitational pull) của trái đất.
(ASCLH, 330)
  • Năng lực khinh thân, mà ngày nay thường là đề tài lưu tâm và sưu khảo tâm linh, lại tùy thuộc vào việc đã tạo ra được sự chỉnh hợp đặc biệt của phàm ngã nhờ đạo tâm (aspiration) và một tác động (act) của ý chí. Trong ba thể buộc phải có (presupposed) một tỷ lệ bách phân nào đó các nguyên tử có các rung động và độ nhẹ (lightness) thích hợp. (TLHNM I, 327)
Khinh hòa thức (Laghima): X. Quyền công. Khoa học ngoại môn và khoa học nội môn (Exoteric and esoteric science): Khoa học nội môn, tức khoa học về bảy tính chất hay bảy cung và tác động của chúng lên vô số hình hài mà chúng un đúc(mould) và truyền năng lượng, là sự tiếp cận mới mẻ sắp tới cho phương pháp đúng để rèn luyện và phát triển gia đình nhân loại. Khoa học ngoại môn hiện đại biết nhiều về hình tướng bên ngoài, hay khía cạnh vật chất và bản chất điện của nó. Khoa học nội môn biết nhiều về bản chất của các năng lượng bên trong và các tính chất đang tô điểm và chi phối hình hài. Khi cả hai tri thức này được nhập chung với nhau (bring together) một cách sáng suốt, chúng ta sẽ phát triển được một khoa tâm lý học trung thực và chính xác hơn và một khoa học mới về văn hóa con người. Bấy giờ công việc hợp nhất con người – con người, thực thể tâm thông và con người, linh hồn chi phối –  sẽ tiến tới nhanh chóng. (TLHNM I, 120) Khoa học về ấn tượng (Science of Impression): Viễn cảm (telepathy, thần giao cách cảm) tức là khoa học về ấn tượng. (ĐĐTKNM, 311) Khoa Yoga (Science of Yoga): Khoa học bàn về “cách trừ bỏ (suppression) các hoạt động của nguyên khí suy tư (thinking principle)” hay về cách kềm chế thể trí (mind control). (ASCLH, 164–165) Khoáng dược (Mineral drugs): Một nhóm thần (devas) trên cung tiến hóa giáng hạ tạo ra hào quang sức khỏe của tất cả ba giới giữa của thiên nhiên (thực vật, động vật và con người) hoặc một cách tập thể, hoặc theo cách cá nhân. Con người đang tiến đến chỗ giao tiếp với các thần này theo các cách trị liệu và đang bắt đầu nhận thức được các thần đó phần nào. Một trong các sai lầm lớn lao mà con người rơi vào là cố dùng khoáng dược để trị bệnh. Điều đó dẫn đến việc kết hợp các thần chất (deva substances) mà chưa được hoạch định bao giờ. Mối liên hệ của con người với các giới thấp, đặc biệt là với giới động vật và khoáng vật đã gây ra một tình huống đặc biệt trong thần giới (deva world) và có khuynh hướng làm phức tạp cho cơ tiến hóa của thần giới. Việc dùng thức ăn động vật (và việc dùng các khoáng chất làm thuốc ở mức độ thấp hơn) đã tạo ra việc pha trộn thần chất và pha trộn các rung động không thích hợp với nhau. Giới thực vật thuộc vào một tình huống hoàn toàn khác, một phần nghiệp quả của giới này nằm trong việc cung ứng thức ăn cho con người; điều này dẫn tới kết quả là việc chuyển hóa phải có của sự sống giới thực vật vào giai đoạn cao hơn (loài vật), đó là mục tiêu của giới đó. Tất nhiên việc chuyển hóa sự sống thực vật xảy ra trên cõi trần. Vì vậy, dùng thực vật làm thức ăn sẽ có lợi (availability). Việc chuyển hóa sự sống của động vật vào giới nhân loại xảy ra trên các phân cảnh trí cảm. Vì vậy, hiểu về mặt huyền bí, dùng con vật làm thức ăn cho con người là điều bất lợi (non–availability). Đây là một lý lẽ bênh vực việc ăn chay cần xem xét nghiêm chỉnh.  (LVLCK, 645–646) Khoáng vật: The mineral, khoáng chất, kim thạch). Loài khoáng vật chết đi vào cuối mỗi chu kỳ sinh hóa (manvantaric cycle) hay là vào cuối một Cuộc Tuần Hoàn (Round) như thường gọi.    (Thư của Chân Sư,  172)   Khơi hoạt (the awakening): Sự khơi hoạt tức là việc ban phát các đặc tính cho vật chất (the giving of qualities to matter).  (KCVTT, 53) Khổ hạnh quá đáng: X. Tham ăn và khổ hạnh. Không gian (Space): - Không gian chính là Thái Uyên (The Deep). (Thư của Ch.S. 379).
  • Không gian và vật chất (substance) là các thuật ngữ đồng nghĩa; vật chất là tập hợp các sự sống nguyên tử, nhờ đó mà mọi hình hài được kiến tạo. (CVĐĐ, 105)
– Chân Sư thoát khỏi các giới hạn của thời gian, mặc dù không thoát được các giới hạn của không gian, bởi vì không gian là một Thực Thể vĩnh hằng (eternal Entity) (CVĐĐ, 437)
  • Đối với Thái Dương Thượng Đế, không gian, theo sát nghĩa, là dạng thức (form) mà trong đó, các hoạt động hữu thức và mục tiêu của Ngài được hoàn thành – vòng giới hạn Thái Dương. Một cách tương tự, không gian mà trong đó một Hành Tinh Thượng Đế thực thi các kế hoạch của Ngài chẳng khác gì so với không gian thái dương khi tâm thức của Ngài đủ mở rộng để sử dụng. (LVLCK, 281)
  • Sách Giáo lý Vấn đáp Nội môn bằng tiếng Senza (EsotericSenza Catechism) có ghi câu hỏi:
“Cái gì trước kia đã có, hiện giờ đang có, sau này vẫn có dù có Vũ trụ hay không, dù có thần thánh (gods) hay không?” Câu trả lời là : “KHÔNG GIAN” (“SPACE”). (GLBN I, 75) – Không gian vốn vô thủy, vô chung, không nóng, không lạnh, nhưng có bản chất riêng biệt của nó.         (GLBN I, 147) - Không gian: cái bao trùm (container) không thể biết được của vạn vật, tức nguyên nhân đầu tiên bất khả tri.   (GLBN II,   56)   Không gian thủy X. Nước của không gian. Không khí (Air): Không khí chỉ là chất dĩ thái phức tạp và đã biến phân. (GLBN II, 258)   Không tham lam (Abstention from avarice): Điều này có liên quan đến tội hám lợi (sin of covetousness), mà theo nghĩa đen là ăn cắp trên cõi hạ trí. Tội tham lam có thể đưa tới bất kỳ tội lỗi nào trên cõi trần và rất mạnh mẽ. Nó liên quan tới trí lực (mental force) và là một thuật ngữ phổ cập bao hàm các ước muốn mãnh liệt mà vị trí của chúng không những ở nơi thể cảm dục mà còn ở trong thể hạ trí nữa. Thánh Paul đã đưa ra giới không tham lam khi nói rằng: “Trong bất cứ tình huống nào, ta vẫn học cách toại nguyện (content)”. Cần phải đạt được trạng thái đó trước khi thể trí được tịch lặng đến mức mà mọi sự việc của linh hồn có thể thấu nhập được.(ASCLH, 186)   Không Tôn Giáo (hay Giáo Pháp) Nào Cao Hơn Chân Lý: (There is No Religion (OrLaw) Higher Than Truth- Satyat Nasti Paro Dharmah) câu châm ngôn của Đại Vương (Maha`ra`ja) của thành Bena`res được Hội Minh Triết Thiêng Liêng chuẩn nhận. (GLBN  I,   63) Không trộm cắp (Abstention from theft): Vị đệ tử phải ngay thẳng trong mọi công việc của mình và không chiếm hữu bất cứ cái gì không đúng thật của mình. Đây là ý niệm rộng lớn bao hàm nhiều hơn là sự việc chỉ dùng thể xác chiếm lấy của cải người khác. (ASCLH, 185) Khổng giáo : Confucianism. Khổng Tử : X. Siêu nhân bậc năm. Khuyển Nho phái : Cynicism. Kiên trì (Patience, endurance, persist): Hãy kiên trì. Kiên trì là một trong các đặc tính của Chân Ngã. Chân Ngã kiên trì (persist) vì biết mình bất tử. Phàm ngã hay nãn chí vì biết rằng thời gian ngắn ngủi.  (ĐĐTDVNL, 76) Kiến tánh : X. Năng lực kiến tánh. Kiếp sống của một đệ tử (The lives of a disciple): Các kiếp sống của một đệ tử thường thường là các kiếp sống đầy bão tố và căng thẳng, cốt để cho các đặc tính (qualities), vốn dĩ chỉ tiến hóa một cách bình thường theo một chuỗi dài các kiếp sống trong ba cõi thấp, có thể được thôi thúc trong y thành sự phát triển nhanh chóng và mau đưa đến hoàn thiện. Khi vị đệ tử dao động (alternate) một cách mau lẹ từ vui tươi sang phiền muộn, từ bình lặng sang bão táp, từ nghỉ ngơi sang làm việc cật lực, đệ tử sẽ học được cách nhìn thấy các hình thái giả tạm (unreal forms) trong các thay đổi này, và xuyên qua vạn hữu, học được cách cảm nhận được một sự sống ổn định bất biến. Vị đệ tử trở nên lãnh đạm đối với việc còn (presence) hoặc mất (absence) của các sự vật thoạt đến thoạt đi như thế, đồng thời y ngày càng chú tâm vào cái thực tại bất biến thường hằng. (MTNX, 328) Kiết ma (Yết ma): Karmadana (B.Phạn). Kiểu mẫu nguyên hình : (Archetype) Thượng Đế Ngôi Ba tức là Toàn linh Trí (Universal Mind). Trong Toàn Linh Trí, vạn vật hiện hữu theo kiểu mẫu nguyên hình, đó là căn cội của mọi sinh linh, suối nguồn của các năng lượng sáng tạo (fashioning energies), kho tàng tích lũy mọi dạng thức thuộc kiểu mẫu nguyên hình (architypal forms) vốn sẽ được biểu lộ và tinh luyện trong các loại vật chất hạ đẳng trong chu kỳ tiến hóa của vũ trụ. Các dạng thức nguyên hình kiểu mẫu này là thành quả của các vũ trụ trước, được mang sang để làm mầm mống cho vũ trụ hiện tại. (MTNX,   46)   Kim cương tâm : (The Diamond Heart) Theo Phật Giáo Bí Truyền và ngay cả Phật Giáo Công Truyền Bắc Tông. A di Buddha,….Đấng Huyền Vi Độc Nhất (the One Unknown), vô thủy vô chung, tương đồng với Thái Cực Thượng Đế (Parabrahman), phát ra một Linh quang chói lọi từ cõi U-Minh (Darkness). Đây là Thượng Đế (Logos), Ngôi Một (the First), hay Vajradhara, tức Tối Thắng Phật (the Supreme Buddha), cũng được gọi là Dorjechang. Với cương vị là Vị Chúa của mọi Bí Nhiệm (Lord of all Mysteries), Ngài không thể biểu lộ, mà chỉ gởi vào thế giới biểu lộ Quả Linh Tâm (Heart) của Ngài, tức “Kim Cương Tâm” (“Diamond Heart”, tức Vajrasattva hay là Dorjesempa. Đây là Thượng Đế Ngôi Hai (Second Logos) tức Thượng Đế Sáng Tạo (Logos of Creation). (GLTNVT,   73)   Kim loại (Metal): Độ mỏi (fatigue) mà các kim loại phải chịu là một dấu hiệu (sign) khác cho thấy rằng kim loại là các vật sống (living things). (MTNX, 54)   Kim tinh (Venus, Kim cầu):
  • Kim tinh là Chân Ngã (alter Ego) của Địa cầu (Earth). Theo ý nghĩa huyền bí, Kim tinh so với Địa cầu cũng giống như Thượng ngã (Higher Self) so với con người.
  • Vì Kim tinh đang ở vào cuộc tuần hoàn thứ năm (fifth round), Đấng Tinh Quân của Kim tinh (the Venusian Lord) tiến hóa xa hơn là các Huynh đệ (Brothers) của Ngài.
  • Kim tinh đang ở vào cuộc tuần hoàn cuối cùng (last round) và đã phát triển giới thứ tư của Kim tinh gần đến mức hoàn thiện, hay là đến mức tối đa có thể có trong Thái Dương Hệ. (LVLCK, 298, 300, 742)
  Kim tự tháp (Pyramids):
  • Trình độ văn minh của người Atlantis còn cao siêu hơn trình độ văn minh của người Ai Cập. Chính hậu duệ suy đồi của người Atlantis, tức quốc gia của châu Atlantis mà Plato nói đến, mới là những người xây nên các Kim tự tháp đầu tiên trong nước đó, và việc đó chắc chắn xảy ra trước khi người Ai cập (Egyptians) – mà sử gia Herodotus gọi là “người Aethiopia phương Đông” (“Eastern Aethiopians”) – đến xứ này.
  • … Đại Kim tự tháp (Great Pyramid) hẳn phải được dựng lên cách nay độ 78.000 năm, hoặc đối đế lắm là có thể đáng được chấp nhận ít nhất muộn lắm là khoảng năm 3.350 trước
  1. (GLBN III, 427, 430)
  • Các Bậc Cao cả (Adepts) hay các Đấng Minh triết của các Giống dân thứ ba, thứ tư và thứ năm ngụ trong các trú sở ngầm dưới đất, thường là ở bên dưới các loại kiến trúc hình kim tự tháp, nếu không là kim tự tháp thực sự. Các “kim tự tháp” như thế có ở “bốn phương trời” chứ không bao giờ là độc quyền của xứ sở Pharaohs. Thật vậy, trước khi người ta tìm thấy các kim tự tháp đó ở rải rác khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ, bên trên và dưới mặt đất, ở dưới và ở giữa các rừng rậm hoang vu, cũng như ở đồng bằng và thung lủng, thì người ta cứ ngộ nhận (supposed) đó là tài sản riêng của Ai Cập. (GLBN III, 350–351)
Kriyshakti : Kriyshakti, một quyền năng thần bí và thiêng liêng (mysterious and divine power), tiềm ẩn trong ý chí (will) của mọi người. Quyền năng này nếu không được thức động (not called to life), làm cho linh hoạt (quickened) và phát triển bằng việc luyện yoga (Yoga–training) sẽ vẫn yên ngủ (dormant) nơi 999.999 người trong số một triệu người và sẽ trở nên tàn tạ đi (get atrophied). Quyền năng được giải thích trong phần “Mười hai cung Hoàng đạo” (xem “Năm năm Thông Thiên học, trang 111) như sau: Kriyshakti : Quyền năng thần bí của tư tưởng, giúp tạo ra các kết quả bên ngoài có thể nhận thức được của cõi hiện tượng (external, perceptible, phenomeral results) nhờ bởi năng lực nội tại của riêng nó. Người xưa cho rằng bất cứ ý niệm nào cũng sẽ tự biểu lộ ra bên ngoài nếu người ta tập trung mãnh liệt sự chú tâm (attention) [và ý chí] vào ý niệm đó. Tương tự như thế, một sự mong muốn mạnh mẽ (intense volition) sẽ đem lại kết quả mong muốn.   Vị Yogi thường tạo được các điều kỳ diệu nhờ Ichchhshakti (quyền năng ý chí, will–power) và Kriyshakti (GLBN III, 180) Ksana : X. Sát–na. Kshiti : X. Địa thần. Kumaras (Thiên Tôn): Bảy Đấng hữu ngã thức cao nhất trong Thái Dương Hệ. Bảy vị Kumaras này biểu lộ qua trung gian của một hành tinh hệ giống như cách con người biểu lộ qua trung gian của thể xác. Ngoài các danh xưng khác, người theo Ấn giáo còn gọi các Ngài là “các con do trí của Brahma sinh ra”. Các Ngài có toàn bộ thông tuệ và minh triết. Trong hành tinh hệ, người ta cũng thấy hình ảnh của trật tự Thái Dương Hệ. Đứng đầu công cuộc tiến hóa trên thế giới của chúng ta là vị Kumaras thứ nhất, được 6 vị Kumaras khác trợ giúp, ba vị ngoại môn và ba vị nội môn, các vị này là các điểm tập trung để phân bố thần lực của các vị Kumaras Thái Dương Hệ.   (ĐĐNLVTD, 219) Kundalini: Tức hỏa xà (serpent fire) ở chót xương sống.(ASCLH, 209) Kundalini hành tinh (Planetary Kundalini): Các vũ trụ tuyến (cosmic rays) mà nhà khoa học hiện đại biết được, tạo ra các trạng thái của Kundalini hành tinh.  (TLHNM I, 370) Kundalini vũ trụ (Cosmic Kundalini): Kundalini vũ trụ tức là điện lực (electrical force) của Thái Dương Hệ. (LVLCK, 296) Kurukshetra : Bãi chiến trường nơi con người (the human battle field).  (TLHNM II, 310)   Ký ức (Memory): – Là việc bám giữ lấy những gì đã biết. Ký ức có liên quan đến nhiều nhóm nhận thức, hoặc chủ động hoặc tiềm tàng; nó liên hệ đến nhiều yếu tố đã biết, các yếu tố này được liệt kê như sau:
  1. Các hình tư tưởng của những gì hữu hình, biểu lộ ra ngoài mà chủ thể tư tưởng đã biết được ở cõi trần.
  2. Những hình ảnh của kama–manasic (tức hạ trí–dục vọng) của dục vọng đã qua và việc thỏa mãn chúng.
  3. Các hoạt động của ký ức vốn là kết quả của việc luyện trí, việc tích lũy các sự kiện thu lượm được, kết quả của việc đọc sách hay giảng dạy. Nó không thuần túy dựa vào dục vọng mà căn bản của nó là sự quan tâm của trí tuệ.
  4. Các tiếp xúc mà ký ức nắm giữ và nhận biết như là xuất phát từ các nhận thức của 5 giác quan thấp.
  5. Các hình ảnh trí tuệ tiềm tàng trong năng lực tạo ký ức, đó là toàn thể kiến thức đã được giao tiếp và những nhận thức được khơi dậy do việc dùng thể trí như giác quan thứ sáu. Tất cả các dạng năng lực ký ức này phải bị dẹp bỏ và không được bám giữ nữa; chúng phải được nhận ra là các hoạt động của thể trí, của nguyên khí suy tư và do đó là một phần của bản chất tâm thông hay thay đổi mà nhà yoga phải chế ngự trước khi có hy vọng được thoát khỏi mọi giới hạn và mọi hoạt động thấp.
  6. Sau rốt (vì không cần kể ra các tế phân phức tạp hơn), ký ức cũng bao gồm các kinh nghiệm mà linh hồn gom góp được qua nhiều lần luân hồi và được tích chứa trong chân thức (true consciousness) của linh hồn. (ASCLH, 23–25)
– Ký ức không phải là một quan năng và không được bảo tồn lại, ký ức không có sẵn trong tâm thức dưới hình thức một năng lực, cũng không phải bất cứ ký ức nào về các biến cố cũng đều được tích chứa lại trong tâm thức cá nhân. Mọi biến cố đều là thực kiện hiện tại nằm trong tâm thức–vũ trụ (universe–consciousness), tức trong tâm thức của Thượng Đế. Mọi sự việc xảy ra trong vũ trụ của Thượng Đế, dù thuộc quá khứ, hiện tại hay tương lai, bao giờ cũng ở nơi đó, trong tâm thức bao trùm vạn vật của Ngài, trong “Hiện Tại Vĩnh hằng” của Ngài. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc vũ trụ, từ lúc bình minh cho đến lúc hoàng hôn của vũ trụ, mọi vật đều ở đó, bao giờ cũng hiện hữu, tồn tại. Trong đại dương ý tưởng đó, tất cả đều hiện hữu (IS). Trong khi lạc bước vào đại dương này, chúng ta tiếp xúc với các mảnh vụn (fragments) của những cái tích chứa (contents) của đại dương đó, sự đáp ứng (response) của chúng ta với cái tiếp xúc trở thành tri thức (knowledge) của chúng ta. Nhờ đã biết rồi, chúng ta có thể tiếp xúc trở lại một cách dễ dàng hơn và sự lặp lại (repetition) này – khi xảy đến mà thiếu sự tiếp xúc của lớp vỏ (sheath) bên ngoài vào lúc đó, với các mảnh nhỏ đang chiếm cõi riêng của nó – là Ký ức.  (KCVTT, 216–217) – Ký ức vốn là một chức năng (function) của trí khôn (mind). (KCVTT,   245)   Kỳ đà long (Iguanodon): Con Kỳ đà long của thời Trung Sinh (mesozoic ages – còn gọi là Nguyên đại địa chất thứ nhì, dài 180 triệu năm, cách nay từ 245 triệu năm đến 65 triệu năm–ND) – con quái vật dài 100 feet (30,4m) – ngày nay biến đổi thành con thằn lằn nhỏ họ Kỳ Đà (small iguana lizard) ở Nam Mỹ. (GLBN III, 161)   Kỷ nguyên Bảo Bình (Aquarian Age): Thời kỳ này có lẽ xấp xỉ (Would approximate) 2.500 năm, và nếu được vận dụng đúng mức, sẽ mang lại sự thống nhất cho nhân loại một cách hữu thức và sáng suốt và như thế tạo ra sự biểu lộ của cái mà tôi thích gọi là “tình huynh đệ khoa học” để phân biệt với hàm ý tình cảm (sentimental connotation) của tên gọi rất thịnh hành hiện nay. (LVHLT, 405)                     L         La hán (Arhat), một cách viết khác:  Arhan.   (GLTNVT,  244)    Tức là vị đệ tử được điểm đạo ở cấp thứ tư.   (LVHLT, 263) La sát : X. Rakshara. Lá số tử vi (the horoscope): Khi lấy lá số tử vi của một người ra đời trong một tháng riêng biệt, cần phải nhớ (ít khi nhớ như vậy) rằng hiện giờ tháng và cung hoàng đạo (sign) không trùng hợp nhau chút nào. Thí dụ mặt trời thực ra không ở trong cung Hải Sư (Leo) trong tháng Tám (August). Do đó, việc diễn giải lá số phần lớn dựa vào thuật trắc tâm (psychometrical) và tùy thuộc vào hình tư tưởng của chòm sao mà qua bao nhiêu thời kỳ, các nhà chiêm tinh học đã tạo nên. Năng lượng theo sau tư tưởng. Trong hàng ngàn năm, một vài loại năng lượng và các hậu quả hạn định tiếp theo của chúng trên vật chất và hình hài đã được nghiên cứu như thế đó.   Do dó, chúng chỉ ở chừng mực này, trừ phi trong trường hợp người tiến hóa cao và người tìm đạo chân chính, họ biết tự định hướng cho mình và như thế thoát ra bánh xe cuộc sống và bắt đầu chi phối các sao của mình, và thế là không còn ở dưới sự cai quản và ảnh hưởng của chúng nữa. Hiện nay, khoa chiêm tinh cốt yếu là bàn đến Phàm ngã, lá số được lấy cho Phàm ngã, và bàn đến các biến cố của sự sống Phàm ngã. Khi nào, nhờ tham thiền, phụng sự cộng với việc bắt các hạ thể tuân theo giới luật, con người mới tiến tới cung linh hồn một cách hữu thức và rõ rệt, bấy giờ y mới dứt khoát ở dưới ảnh hưởng của một trong bảy Thái Dương Hệ, vì các Thái Dương Hệ này tập trung năng lượng của chúng qua một hay các chòm sao và tiếp theo là một trong 7 hành tinh thánh thiện, sau rốt sẽ là 12 hành tinh thánh thiện, tương ứng với 12 chòm sao, nhưng chưa đến lúc. Như bạn biết Thái Dương Hệ chúng ta là một trong bảy Thái Dương Hệ đó. Khi con người đạt đến mức tiến hóa này thì tháng sinh, khoa chiêm tinh tìm thường và các ảnh hưởng được đặt lên khía cạnh hình hài trở nên ngày càng ít quan trọng. Cái vòng của các Thái Dương Hệ có ảnh hưởng tối quan trọng lên linh hồn và nó trở thành tụ điểm của năng lượng tinh thần... Có 4 loại cung hoàng đới (signs) thuộc về đất, nước, lửa và gió, chủ yếu liên quan đến người sống dưới ảnh hưởng của các bí huyệt dưới cách mô và sử dụng 4 bí huyệt thấp: bí huyệt chót xương sống, bí huyệt xương mông, bí huyệt nhật tùng và bí huyệt lá lách. Nhóm bên trong thuộc 7 năng lượng chính hay năng lượng Thái Dương Hệ tạo ra hiệu quả trên con người đang sống với bí huyệt trên cách mô và hoạt động qua bảy bí huyệt tiêu biểu trong đầu. Bốn trong số đó tập trung qua bí huyệt cổ họng, bí huyệt tim, bí huyệt ấn đường và bí huyệt đầu. Ba bí huyệt được giữ tiềm phục trong vùng bí huyệt đầu (hoa sen ngàn cánh) và chỉ hoạt động sau lần điểm đạo ba. Do đó, theo quan điểm về cách lấy số tử vi (cũng như về vấn đề cá nhân), hiển nhiên là việc gặp nhau của các năng lượng của hai loại chòm sao trong trường hợp người không thuần bản chất người, cũng không thuần bản chất tâm linh quả là phức tạp biết bao. Lá số tử vi thông thường trở thành vô hiệu. Cho đến giờ không thể lấy được lá số tử vi loại này. Lá số duy nhất mà xét về căn bản và hầu như chính xác tuyệt đối là lá số của toàn thể những người cấp thấp, hoàn toàn sống dưới ảnh hưởng của các bí huyệt dưới cách mô và chỉ bị chi phối bởi thể xác của mình. Các nhà chiêm tinh cũng phải nhớ rằng có vài hành tinh chưa được khám phá đang tạo ra sức kéo, sự chuyển di và các dòng năng lượng tập trung trên trái đất chúng ta, có khuynh hướng làm cho vấn đề càng thêm phức tạp hơn nữa. Hành tinh Pluto (Diêm Vương Tinh, tìm ra năm 1930–ND) là một trong số đó, và hiện giờ đã thấy rõ (hay đúng hơn được nhận biết) sẽ được gán cho mọi tình trạng không thể giải thích được. Pluto sẽ bị làm vật tế thần cho chiêm tinh học đầy sai lầm trong một thời gian dài sắp tới. Cách lấy số này không đạt kết quả và không chính xác vì Pluto phải có tác động trong đó, mà chúng ta lại biết ít về Pluto. Đầu đuôi câu chuyện là như thế. Còn nữa, Diêm Vương Tinh (Pluto) luôn luôn quay chung quanh mặt trời của chúng ta và tạo ra các hiệu quả của nó. Tuy thế, nó chi phối sự kết thúc hay việc chấm dứt các ý tưởng và tình cảm xưa cũ, do đó, ảnh hưởng của nó phần lớn thuộc về não (cerebral) và nơi đây, bạn có manh mối về việc tìm thấy nó muộn màng. Nhân loại chỉ mới sắp sửa thiên về trí tuệ. Các ảnh hưởng của nó được nhận biết trước nhất trong thể trí. Tên gọi của các hành tinh không phải là kết quả của việc chọn lựa theo võ đoán, mà là các hành tinh tự đặt tên. Sau rốt, các nhà chiêm tinh sẽ thấy cần phải chấm ba lá số tử vi hay ba biểu đồ (charts): một lá thuần hồng trần, bàn đến thể xác; một lá chủ yếu về tình cảm, bàn đến tính chất của Phàm ngã và tính nhạy cảm của nó hay trạng thái hiểu biết; lá thứ ba sẽ là biểu đồ của các xung lực trí tuệ và các tình trạng trí tuệ. Người ta sẽ thấy rằng cả ba biểu đồ này sẽ theo một số đường hình học, còn các đường năng lượng sẽ tạo thành các mô hình (paterns). Ba biểu đồ này được chồng lên nhau, sẽ cho sơ đồ của Phàm ngã, mô hình của cuộc sống cá nhân... Hiện nay có một điều mà nhà chiêm tinh học phải làm, đó là cân nhắc một cách chính xác về thời kỳ chuyển tiếp này: ra khỏi Cung Song Ngư (Pisces), đi vào Cung Bảo Bình (Aquarius). Điều này ít khi được làm, nhưng điều hiển nhiên là việc xáo trộn khủng khiếp gắn liền với các chuyển tiếp này đang gây hậu quả lên lá số cá nhân và thường thường hóa giải (offsets) vận mệnh hay nghiệp quả cá nhân. Con người bị chìm ngập trong các vận mệnh hành tinh và chủng tộc, các sự việc nhỏ bé của riêng con người hầu như hoàn toàn được hóa giải và đôi khi hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Không thể lấy lá số tử vi của hành tinh, những người toan tính làm như thế là tự lừa dối chính họ và kẻ khác. Sau rốt, lá số của giới thứ tư, nhân loại, sẽ được lấy, nhưng do các điểm đạo đồ, và lúc này, trên cõi trần, không có các nhà chiêm tinh được điểm đạo nào cả.(LVHLT,437–440)   Lạc phận (contentment, vui với số phận): Thái độ lạc phận đưa tới kết quả là trạng thái trí tuệ được an tĩnh. Nó dựa vào việc nhận thức được các định luật đang chi phối sự sống và trước tiên là luật nghiệp quả. Nó tạo ra trạng thái tâm trí mà trong đó mọi tình huống được xem như là chính đáng và công bằng, cũng như các tình huống mà theo đó, người tìm đạo có thể giải quyết vấn đề của mình một cách tốt đẹp nhất và thành tựu được mục tiêu dành cho bất cứ kiếp sống đặc biệt nào. Điều này không đòi hỏi việc ổn định (settling down) và sự cam chịu (acquiescence) tạo ra sự ù lì (inertia), mà là việc nhận thức được những gì mình đang có, tranh thủ cơ hội đến với mình và để cho chúng tạo thành nền tảng và căn bản cho mọi tiến bộ tương lai    (ASCLH, 189)   Lao (Tuberculosis): Bệnh lao là kết quả của việc lạm dụng (misuse) năng lượng của cung 2.    (CTNM, 383) Lão suy : X. Đần độn. Laya
  • Trạng thái Laya (state of Laya) tức là trạng thái chưa biến phân (undifferentiated conditions, tình trạng chưa phân hóa).
  • Laya tức là điểm không (zero–point) của cõi vật chất (plane of matter).
  • Laya, điểm vật chất (point of matter), nơi mà mọi sự phân hóa (differentiation) đều ngưng lại (ceased).
  • Trung tâm Laya tức là trung tâm yên nghỉ (Laya or sleeping centre). (GLBN I, 152, 189, 195, 202)
    Laya yoga:
  • Khoa học về các trung tâm lực tức là laya yoga; đây là việc áp dụng định luật vào các mãnh lực của Thiên nhiên và việc con người sử dụng các mãnh lực này một cách khoa học. Nó liên quan tới việc chuyển một vài bộ bảy (septenates) của năng lượng qua các trung tâm lực trên xương sống và vào trong đầu bằng cách tiến theo dạng hình học đặc biệt nào đó. Việc này làm cho một người thành một nhà tâm thông tài giỏi và khai mở trong y một vài quyền năng tiềm tàng mà khi được phát triển, làm cho y tiếp xúc được với linh hồn của vạn vật và với khía cạnh chủ quan của thiên nhiên.(ASCLH, 78)
 
  • Laya yoga có liên quan với thể dĩ thái, với các trung tâm lực hay các chakra trong thể đó, và liên quan với việc phân phối các luồng thần lực và việc khơi hoạt hỏa xà. (ASCLH, 121–122)
Lâm phàm (Incarnation):
  • Với nghĩa gốc của nó, từ ngữ “lâm phàm” truyền đạt chân lý căn bản có liên quan đến việc khoác lấy một thể xác trọng trược, còn về mặt chuyên môn, chỉ nên áp dụng cho giai đoạn biểu lộ có liên quan đến ba cõi phụ thấp của: a/ Cõi hồng trần vũ trụ, liên quan đến một Thái Dương Thượng Đế và đến một Hành Tinh Thượng Đế.
b/ Cõi hồng trần Thái Dương Hệ, liên quan tới con người. (LVLCK, 732)   Lâm phàm trực tiếp (Direct incarnation): Phương pháp trực tiếp lâm phàm sẽ được một số Chân Sư và đạo đồ sử dụng qua tiến trình:  a/ Sinh ra trên cõi trần (physical birth).  b/ Chiếm lấy một thể thích hợp (appropriation of a suitable vehicle).  c/ Trực tiếp sáng tạo bằng một tác động của ý chí. Cách này sẽ ít được dùng. (LVLCK, 758)   Lậu tận thông: Spiritual power. Lẽ trời (Intention): X. Thiên lý. Lemuria (Lục địa Lemuria): – Một thuật ngữ hiện đại được một số nhà thiên nhiên học dùng trước tiên, nay được các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng dùng để chỉ một lục địa mà theo Giáo lý Bí Nhiệm của Đông Phương, lục địa này có trước Atlantis. Đó là trú sở của căn chủng thứ ba. (ĐĐNLVTD, 220) – Chúng tôi đề nghị gọi lục địa thứ ba là Lemuria. tên gọi này do ông P.L. Sclater đưa ra. Giữa thập niên 1850–1860, dựa vào các nền tảng động vật học, ông quả quyết là vào thời tiền sử, chắc chắn là có một lục địa mà ông nói rõ là trải dài từ Madagascar đến Tích lan (Ceylon) và Sumatra. Nó gồm cả một vài phần của Phi Châu ngày nay. Mặt khác, lục địa khổng lồ này trải dài từ Ấn Độ Dương đến Australia, nay đã hoàn toàn biến mất dưới mặt nước Thái Bình Dương, chỉ để lại đó đây một vài đỉnh của cao nguyên mà nay là các hòn đảo. (GLBN III, 20–21)   Lệnh (order or command, mệnh lệnh): Lệnh và mệnh lệnh là các giải thích thiếu sinh động (feeble) mà con người đưa ra đối với những gì mà họ hiểu được theo định luật. Trong thời gian và không gian, vào bất cứ thời điểm đã định nào vào ở bất cứ vị trí nào, các mệnh lệnh này được đưa ra bởi những kẻ ở vị thế có uy quyền hay những kẻ có vẻ thống trị hoặc đang ở vị thế áp đặt ý muốn của họ. Mệnh lệnh chứng tỏ sự nhu nhược và sự hạn chế của nhân loại.  (CVĐĐ, 25)   Lịch sử (History) : Chỉ là việc ghi nhận phản ứng tuần hoàn (xảy ra theo chu kỳ) của con người đối với một năng lượng thiêng liêng nào đó đang tuôn vào, một  Đấng Hóa thân hoặc một Vị Lãnh Đạo được truyền cảm hứng nào đó. (SHLCTĐ, 292) Linga sharira : Thể dĩ thái (Etheric body). (LVLCK, 264) Linh cảm (Inspiration, linh hứng) Sự linh cảm tương tự với trạng thái đồng cốt nhưng hoàn toàn thuộc về Chân Ngã. Nó sử dụng thể trí như là phương tiện truyền đạt tới bộ óc những gì mà linh hồn biết được ... Linh cảm xuất phát trên các phân cảnh cao; nó hàm ý một trình độ tiến hóa rất cao vì nó dính líu đến Chân Ngã thức và cần đến việc dùng chất liệu nguyên tử, như vậy mở ra một phạm vi rộng lớn đối với người truyền đạt. Nó đưa tới kết quả (spell) một cách an toàn. Nên nhớ rằng linh hồn luôn luôn thánh thiện; nó có thể thiếu kiến thức trong ba cõi thấp và có khuyết điểm ở phương diện này nhưng nó không hàm chứa một tệ hại nào. Linh cảm luôn luôn an toàn trong khi trạng thái đồng cốt luôn luôn phải tránh. Linh cảm có dính dáng đến viễn cảm (telepathy) vì người tạo linh cảm có thể làm được ba điều:
  1. Ngài có thể dùng bộ óc của đường vận chuyển (chanel) được ấn định để đưa tư tưởng vào đó.
  2. Ngài có thể mượn xác của đệ tử Ngài, vị này đứng sang một bên, vẫn hay biết trong các thể tinh anh của mình, chỉ nhường lại thể xác của mình.
  3. Phương pháp thứ ba là phương pháp hợp nhất tạm thời, nếu tôi có thể gọi như vậy – một sự trộn lẫn khi người sử dụng và kẻ được sử dụng luân phiên nhau hoặc bổ sung cho nhau khi cần để làm công việc đã định. Tôi không thể giải thích rõ ràng thêm nữa. (LVHLT, 179–180)
  Linh hồn (soul, hồn):
  • Linh hồn có thể được xem như là Con của Cha và Mẹ (Tinh thần–Vật chất) và do đó là sự sống được biểu hiện của Thượng Đế , lâm phàm để làm hiển lộ đặc tính của bản thể Thượng Đế, vốn thiết yếu là bác ái. Sự sống này chiếm ngự hình hài, nuôi dưỡng đặc tính bác ái trong mọi hình hài và cuối cùng khai mở mục đích của mọi sáng tạo. (TLHNM–I,  36)
  • Linh hồn có thể được xem như là nguyên khí thông tuệ – một sự thông tuệ có các đặc điểm là trí huệ và nhận thức trí tuệ, kế tiếp, sẽ biểu hiện như là khả năng phân tích, phân biện, tách ly và phân biệt, chọn lựa hay bác bỏ, với mọi hàm ý chứa trong các thuật ngữ này. (TLHNM–I, 38)
  • Linh hồn (và ở đây ngôn từ bị giới hạn và lệch lạc) là một đơn vị ánh sáng (unit of light), có sắc thái do rung động đặc biệt của một cung; đó là một trung tâm năng lượng rung động nằm bên trong cái bề ngoài hay hình hài của toàn bộ sự sống của nó. (TLHNM–I, 41)
  • Linh hồn là nguyên khí hữu cảm thức (principle of sentiency), ẩn bên dưới mọi biểu hiện bên ngoài, thấm nhuần khắp mọi hình hài và tạo thành tâm thức của chính Thượng Đế.
(TLHNM–I, 53)
  • …Linh hồn là sự phối hợp của hai năng lượng, năng lượng của sự sống và năng lượng của thể trí. (TLHNM–II, 67)
– Hai tính chất của linh hồn: thanh thản (serenity) và hân hoan (joy). (TLHNM II, 200) – Tinh thần (spirit) được bọc trong linh hồn thể là linh hồn, con người cá biệt (individual), Chân nhân (real man).  (MTNX, 213)  – Bản chất (nature) của linh hồn là ánh sáng.(ASCLH, 252) -   Bản chất của linh hồn là bác ái (love) và cảm thông (understanding). (SHLCTĐ,   360) -   Linh Hồn  (soul) chỉ là một tên gọi chung, vì trong con người, có ba trạng thái (aspects) của Linh Hồn: Sinh hồn (terrestrial, or animal soul), Nhân Hồn (Human soul) và Hồn Thiêng (Spiritual Soul), nói một cách thật đúng, cả ba đều là Linh Hồn duy nhất ở dưới ba trạng thái.      (CKMTTL,   96) – Linh hồn là thực thể biết nhận thức được tạo ra qua sự hợp nhất của Cha–Tinh thần và Mẹ–Vật chất. Đó là cái mà trong giới thực vật, thí dụ, tạo ra sự đáp ứng với tia nắng và trổ nụ; đó là cái mà trong giới động vật, khiến cho con vật yêu thương chủ nó, săn mồi và theo đuổi sự sống bản năng; đó là cái mà trong con người, làm cho y biết được chung quanh mình và nhóm của mình, cho phép y sống kiếp sống của mình trong ba cõi thấp của mức tiến hóa bình thường như là kẻ đứng ngoài cuộc (onlooker), chủ thể tri giác (perceiver), diễn viên. Chính điều này, sau rốt, cho phép con người khám phá ra rằng linh hồn này nơi y có hai phần, một phần của y đáp ứng với sinh hồn (animal soul), còn phần kia của y nhận biết được hồn thiêng liêng (divine soul) của mình. Tuy nhiên, hiện nay, đa số con người được xem là đang hoạt động hoàn toàn không phải thuần bằng sinh hồn, cũng không thuần bằng hồn thiêng liêng, mà có thể được xem như là nhân hồn (human souls).  (LVHLT, 36–37)
  • Linh hồn thì toàn tri (omniscient) và toàn năng (omnipotent). (LVHLT, 242)
  • Nhân loại là một biểu hiện của hai trạng thái của linh hồn, sinh hồn (X. mục từ này) và hồn thiêng liêng (X. mục từ này), hai trạng thái này được phối hợp và pha trộn trong con người tạo thành nhân hồn (X. mục từ này). Chính sự kiện này là nguyên nhân của các vấn đề đặc biệt của con người, và chính hai yếu tố này đang lôi cuốn con người vào việc tranh chấp lâu dài, đưa đến việc giải thoát của hồn thiêng liêng, qua sự siêu việt hóa của sinh hồn. (TLHNM I, 248)
– Nên nhớ rằng, tất cả các quyền năng tâm linh đều là các quyền năng, các quan năng và khả năng của Linh hồn Duy nhất (One Soul), mà theo thời gian và không gian, một số trong các quyền năng đó là các biểu lộ của ý thức động vật (animal consciousness) hay là sinh hồn, một số dưới hình thức nhân hồn, và một số dưới hình thức hồn thiêng liêng.  (TLHNM II, 559) - Linh hồn với vai trò là anima mundi, hay linh hồn thế giới (soul of the world) làm linh hoạt tất cả các dạng thức sự sống dưới giới động vật. Linh hồn với vai trò là sinh hồn và theo nghĩa rộng của nó, dùng để chỉ các thể xác (bodies) của mọi động vật, kể cả thể xác con người. Linh hồn với vai trò là nhân hồn, vốn là một mở rộng hơn nữa của cùng một nhân tố bén nhạy nhưng được tăng thêm hay được làm phấn khích bằng nguyên khí ngã thức (self–awareness) hay với sự nhạy bén của phàm ngã  tập trung đối với mọi biểu lộ của linh hồn dưới nhân loại, cộng thêm sự hiểu biết (hữu thức hoặc vô thức) về hồn bất tử hay hồn thiêng liêng (immortal or divine soul). Linh hồn với vai trò Chân Ngã hay hồn tinh thần (spiritual soul) trên cảnh giới riêng của nó – cội nguồn của tâm thức ở mức độ có liên quan đến ba cõi tiến hóa thấp và mục tiêu của mọi diễn trình tiến hóa hiện nay.                        (CTHNM, 295) Linh hồn chính yếu (Chief Soul): Linh hồn chính yếu là Thượng Trí (Manas, or mind). (LVLCK, 621) Linh hồn lụy trần (Earth bound souls): Đối với kẻ độc ác và kẻ ích kỷ tàn nhẫn, đối với kẻ phạm trọng tội và đối với một số ít người chỉ sống theo mặt vật chất, rốt cuộc sẽ xảy ra một tình huống mà chúng ta gọi là “lụy trần” (“earth bound”).  Các mắt xích mà họ đã rèn được với cõi trần và các xu hướng trần tục của tất cả các dục vọng của họ đã buộc họ vẫn ở sát gần cõi trần và cuối cùng đặt họ vào vùng chung quanh cõi trần (earth environment). Một cách tuyệt vọng và bằng mọi cách có thể có, họ tìm cách tiếp xúc trở lại và nhập trở lại vào cõi trần.   (LVHLT, 301) Linh hồn mới được sáng tạo (Newly–created soul): Liên quan đến Chân Thần, độc giả nên nhớ rằng triết học Đông phương bác bỏ tín điều thần học Tây phương đối với việc một linh hồn mới được sáng tạo cho mỗi hài nhi vừa ra đời, vì đó là một tín điều phản triết học (unphilosophical), cũng như không thể có được trong cấu trúc (economy) của Thiên Nhiên. Phải có một số giới hạn các Chân Thần, tiến hóa và ngày càng phát triển đến mức hoàn thiện, xuyên qua việc đồng hóa của nhiều cá tính kế tiếp nhau trong mỗi chu kỳ Khai Nguyên mới. Điều này tuyệt đối cần thiết xét theo các giáo lý về Luân hồi, Nhân quả và xét theo việc Chân Thần con người dần dần trở về với cội nguồn – Thượng Đế tuyệt đối. Như vậy, mặc dù tập đoàn các Chân Thần tiến hóa ít hay nhiều hầu như không thể tính được, nhưng con số Chân Thần vẫn có hạn, cũng như mọi sự vật trong vũ trụ biến phân và hữu hạn này.    (GLBN I, 224)   Linh hồn Song sinh (“Twin–Soul”): Theo giáo lý huyền linh, người nào được sinh ra dưới một ngôi sao (star) nào thì sẽ mãi chịu ảnh hưởng của ngôi sao đó suốt trọn chu kỳ các lần luân hồi trong một Chu kỳ Khai nguyên (Manvantara). Nhưng đó không phải là ngôi sao chiêm tinh (astrological star) của người này. Ngôi sao chiêm tinh liên quan tới phàm ngã, còn ngôi sao nói trên liên quan đến Chân Ngã (Individuality). Vị Thiên Thần của Ngôi sao đó, tức là vị Thiền Định Phật (Dhyani–Buddha) liên quan đến nó sẽ hoặc là “Thiên Thần” hướng dẫn, hoặc chỉ là “Thiên Thần” chủ trì (presiding “Angel”), tạm gọi như thế, trong mỗi lầm tái sinh mới của Chân Thần, vốn là một phần của chính bản thể của y, mặc dù hiện thể của y, tức con người, có thể vẫn không biết được sự kiện này. Mỗi vị Cao đồ (Adepts) đều có vị Thiền Định Phật của các Ngài, tức “Linh hồn Song sinh” trưởng thượng của các Ngài, các Ngài vẫn biết điều đó và gọi đó là “Hồn Cha” (“Father Soul”) và “Lửa Từ Phụ” (“Father–Fire”). Tuy nhiên, chỉ vào cuộc điểm đạo cuối cùng và cao nhất, khi được đặt đối diện với “Hình Anh” (“Image”) sáng chói thì các vị Cao Đồ mới học được cách nhận biết được hình ảnh  đó. Chẳng biết Bulwer Lytton hiểu được sự kiện huyền bí này đến mức nào mà trong tâm trạng linh hứng cao tột, ông đã mô tả việc Zanoni đối diện được với Thể Quang Huy của mình (his Augoeides)?    (GLBN II, 296)   Linh hồn thể : X. Chân Ngã thể. Linh hồn thế giới : X. Toàn Linh trí. Linh hồn thống soái (Master–soul): Linh hồn thống soái là Alaya (tàng thức hay toàn linh thức), linh hồn vũ trụ (universal soul) hay là Atma.  (LVLCK, 137) Linh hồn tri kỷ:  (Twin-soul) - Người nào mà Chân Ngã và Phàm Ngã được điều hợp (attuned) một cách hoàn hảo thì sẽ không bao giờ bận tâm quá nhiều vào việc tìm kiếm một linh hồn tri kỷ; người ấy chỉ dồn hết thì giờ vào việc cố gắng tuân theo ý chí cao siêu (higher will) và tìm kiếm các thỏa mãn sâu xa và bền bĩ hơn. Y cũng thường quá bận rộn trong việc phụng sự huynh đệ mình.  (VLH,   162) - Linh hồn tri kỷ mà mọi người đều mong mỏi, thực ra chính là Thượng Đế (God)…. Đó là khía cạnh cao cả nhất của Đấng Thiêng Liêng mà con người có thể hoài vọng đến. Mọi việc đều có tính cách tương đối. Tuy nhiên con thấy rằng khát vọng (dream) về một linh hồn tri kỷ vốn luôn ám ảnh nhân loại hẳn nhiên là có một cơ sở xác đáng và đóng vai trò thiết yếu trong diễn trình tiến hóa, vì chính sự thôi thúc bên trong đó khiến cho cái thành phần (the part, thành viên, phần tử) tìm kiếm cái toàn vẹn      (completion, hoàn mãn) trong Tổng Thể (the Whole). (VLH, 164)   Linh hồn vạn vật : X. Anima mundi. Linh hồn vũ trụ (Universal soul): X. Toàn Linh thức. Linh Hỏa (Divine Flame):
  • Chân Thần.
  • Linh hỏa được tạo ra (formed) trên cõi thứ hai, cõi Chân
Thần (monadic plane). (LVLCK, 47, 54)     Linh khí (the Breath): Sự Sống của Thái Dương Thượng Đế tức là Linh khí của Ngài. (KCVTT, 14) Linh ngã (Divine self): Là Tinh thần (spirit), là Chân Thần (Monad). (LVLCK, 48)  – Là Tinh thần, là Chân Thần, là Bản Lai Diện Mục (Presence).  (ASCLH, 8)
  • Linh ngã tức là Chân Ngã Tinh thần (Spiritual Self).
(ASCLH, 266) Linh phù, linh vật: (Talisman) Một linh phù là một vật nhỏ (small object) được nạp từ điện (magnetism), mục đích của nó là để xua đi mọi ảnh hưởng vốn không hài hòa (harmonize) với loại từ điện mà linh phù được tích nạp (charged). Cách hoạt động của nó có thể được so sánh với cách hoạt động của một con quay hồi chuyển (gyroscope), con quay này xoay tròn theo cách nào mà đôi khi nó sẽ gẫy vỡ thành nhiều  mãnh hơn là chịu để cho chuyển động của nó bị đổi hướng. (GLTNVT,   300)       Đá quý/ngọc (jewel) dùng làm linh phù tốt nhất, vì là loại khoáng thạch cao cấp nhất (the highest type of mineral) nên nó giữ được từ điện bền lâu nhất.     (GLTNVT,    300) Linh thể (Atmic body/Nirvanic body)
  • Linh thể con người ngự tại cõi thứ ba, cõi Niết Bàn.
(KCVTT,  236)
  • Tức là thể tinh thần (spiritual body).                    (ASCLH, 23)
Linh thị (Vision): Thực ra, linh thị thực sự (true vision) là hình ảnh cảm dục (astral reflection) của Thiên Cơ, được phản chiếu vào các phân cảnh cao của cảm dục thức (astral consciousness) của hành tinh và ở đó được tiếp xúc và nhận thức được bởi những người mà mức tập trung của họ trong đời sống ở độ rất cao. (TLHNM II, 605) Linh thức (tmic consciousness/ Spiritual consciousness, Niết Bàn thức): X. Niết Bàn thức.
  • Khi linh thức phát triển nhờ vào trực giác thì vị điểm đạo đồ có thể tiếp xúc với kho kiến thức có sẵn trong Chân Thần, và như vậy, học được các Quyền Lực Từ (Words of Power). (TVTTHL, 263–264)
– Linh thức hay Niết Bàn thức (tmic, or nirvanic consciousness) tức tâm thức thuộc về sự sống trên cõi thứ năm (cõi Niết Bàn–ND), là tâm thức đạt được bởi các Đấng Cao Cả (lofty Ones), các thành quả đầu tiên (first fruits) của nhân loại, các Ngài đã hoàn tất chu kỳ tiến hóa của nhân loại và được gọi là các Chân Sư (Masters). (MTNX,  185)
  • Spiritual consciousness, tức là Thượng Trí (Manasic mind) chiếu rọi bằng ánh sáng của Buddhi. (CKMTTL, 138)
  Linh từ (Mantrams) : X. Thần chú. Linh từ hay Diệu âm (Word or Sound):
  • Các đạo sinh nên nhớ rằng có ba Linh từ hay Diệu âm căn bản đang biểu lộ. Đây là trường hợp đối với giới nhân loại. Đó là:
I– Linh từ hay nốt của Thiên nhiên (Word or Note of Nature): Đây là Linh từ hay diệu âm của mọi hình thức của mọi hình tướng hiện hữu trong vật chất cõi trần, và như thường được biết rõ, nó được ngân lên dựa vào nốt căn bản “FA”. Đó là một nốt chẳng có liên quan gì đến nhà huyền linh học, vì công việc của người này không liên quan gì đến việc gia tăng tính hữu hình, mà lại có liên quan đến sự biểu hiện của cái nội tâm hay vô hình. Đây là Linh từ của Ngôi Ba, Ngôi Brahma hay Ngôi Thánh Thần (Holy Ghost Aspect). II– Thánh Ngữ (Sacred Word, Linh từ): Đây là Linh Từ Vinh Quang (Word of Glory), thánh ngữ AUM. Đây là Pranava, diệu âm của chính Sự Sống hữu thức khi Sự Sống này được truyền (breathed) vào mọi hình hài. Đó là Linh từ của Ngôi Hai, cũng như Linh từ của Tạo Hóa (Nature) khi được phát ra đúng cách sẽ cung ứng các hình tướng được dự kiến là tiết lộ linh hồn hay Ngôi Hai, Pranava cũng thế, khi được thể hiện đúng cách, sẽ biểu hiện Ngôi Cha hay Tinh thần qua trung gian của linh hồn. Đó là Linh từ của các con đã lâm phàm của Thượng Đế. III– Linh từ thất truyền (Lost Word): Ý niệm về Linh từ thất truyền này đã được duy trì cho chúng ta trong nhóm Tam Điểm. Đó là Linh từ của Ngôi Một, Ngôi Tinh thần, và chỉ có đệ tử điểm đạo bậc ba mới có thể thật sự bắt đầu tìm kiếm Linh từ này vì chỉ có Linh hồn giải thoát mới có thể tìm được nó. Linh từ này liên quan tới các cuộc điểm đạo cao tột, và chúng ta chẳng có lợi gì khi nghiên cứu thêm.                       (ASCLH, 54–55) – Trong khi tham thiền, nhờ ngân lên Linh từ... (Word), đạo sinh mới khơi dậy sự đáp ứng trong bí huyệt chính ở đầu, tạo nên sự rung động hỗ tương giữa bí huyệt đó với bí huyệt hồng trần trên đầu và dần dần phối kết các mãnh lực trong đầu. (LVLCK, 1012)  – Diệu Âm (the Sound) hay Thánh Ngữ (Sacred Word) khi được sử dụng đúng sẽ có các hiệu quả khác nhau có thể được đề cập đến ở đây. OM khi được ngân lên, với tư tưởng tập trung ở sau sẽ tác động như một tác nhân khuấy động (disturber), một tác nhân giải phóng (loosener) vật chất thô trược (coarse) của thể tư tưởng, thể tình cảm và của thể xác. Khi được ngân lên với đạo tâm tâm linh mạnh mẽ ở sau, nó sẽ tác động như một phương tiện thu hút (attractive medium), và thu thập lại các phân tử vật chất tinh khiết để lấp đầy chỗ trống của các phân tử bị vứt ra trước đó. Các đạo sinh nên cố gắng có hai hoạt động này trong trí khi sử dụng Thánh Ngữ trong lúc tham thiền. Việc sử dụng Thánh Ngữ này rất có giá trị thực tiễn và dẫn đến kết quả trong việc kiến tạo các thể tốt lành để cho linh hồn sử dụng.     (LVHLT, 140)   Linh từ và diệu âm (Word and sound): Đạo sinh cần phân biệt cẩn thận giữa linh từ và diệu âm, vì linh từ (word) che giấu tư tưởng, hay ý định hoặc mục tiêu, còn diệu âm (sound) làm cho tư tưởng hay ý định hoặc mục tiêu đó có thể biểu hiện ra trong loại vật chất nào đó trên một trong bảy cảnh giới.      (ĐĐNLVTD, 155) Lipika : X. Nghiệp Quả Tinh Quân. Loa tuyến (Spirillae, vòng xoắn ốc): Loa tuyến chỉ là các dòng thần lực hay sức sống của Ngôi Hai, luân lưu theo dạng hình học bên trong bức tường vây bọc của vật chất, hợp thành bởi thần lực hay chất liệu của Ngôi Ba. (LVLCK, 527)   Loạn trí (Insanity, mất trí, điên) : X. mất trí. Lòng từ mẫn (Tenderness): Lòng từ mẫn đi ngược lại với tính vị kỷ (self–centredness). Vị kỷ hàm ý luôn luôn khe khắt (hard) và thu tóm về cho mình (self–absorbed). Nhờ có lòng từ mẫn, sự cảm thông do từ ái mới thể hiện ra thực tế. Các hoạt động của con người không còn hướng nội (in– going) và vị kỷ nữa mà trở thành hướng ngoại (out–going) và được gợi hứng cảm bằng một ham muốn phụng sự và giúp đỡ nhiệt thành và không ích kỷ. Trạng thái cảm nhận này đôi khi được gọi là lòng nhân từ (mercy) và là đặc trưng cho tất cả những kẻ phụng sự nhân loại. Nó bao hàm sự trợ giúp tích cực, định tâm không ích kỷ, xét đoán khôn ngoan và hoạt động bác ái. Nó không vướng mắc vào bất cứ ham muốn khen thưởng hay tưởng lệ nào. (ASCLH, 287–288)   Lòng trắc ẩn (Compassion, lòng từ bi, lòng thương xót):    Lòng trắc ẩn ngược lại với sự đam mê (passion). Đam mê hàm ý ích kỷ và tham lam (grasping). Nhờ có lòng từ bi, con người không còn bận tâm với các quyền lợi ích kỷ của riêng mình mà tiến nhập vào và hứng chịu đau khổ với huynh đệ của mình. Y có thể tạo thích ứng cho rung động của mình ngõ hầu nó đáp ứng được với nhu cầu của huynh đệ mình; nhờ đó, y mới chia sớt được tất cả những gì đang xảy ra trong lòng huynh đệ mình.                                                            (ASCLH, 287)   Lòng vô dục (Dispassion): Lòng vô dục ngược lại với khát vọng (lust) hay dục vọng. Nhờ lòng vô dục, người tìm đạo và kẻ phụng sự mới tránh được kết quả của nghiệp báo do y hành động vì kẻ khác. Như chúng ta biết, chính sự ham muốn riêng của chúng ta mới trói buộc chúng ta với ba cõi thấp và với kẻ khác. “Trói buộc với” (“binding to”) có bản chất khác với “kết hợp với” (“union with”). Một đàng thì đầy dục vọng, tạo ra sự bó buộc và hậu quả, một đàng thì không còn ham muốn, tạo ra “sự đồng nhất hóa với” (“identification with”) và không có hậu quả ràng buộc nào trong ba cõi thấp. Lòng vô dục có tính chất thiên về trí tuệ hơn hai cái kia.    Nên ghi nhận là lòng vô dục mang tính chất của hạ trí, lòng từ mẫn là kết quả về tình cảm của lòng từ bi vô dục và liên quan tới nguyên khí cảm dục, trong khi lòng từ bi cũng liên quan tới cõi trần vì đó là biểu lộ ra cõi trần của hai trạng thái kia.(ASCLH, 287–288)   Lớp vỏ (Sheath, đôi khi có nghĩa là thể–body): Hình hài vật chất (material form) tức là lớp vỏ. (LVLCK, 488) Luân hồi (Incarnation, đầu thai, lâm phàm): X. Định luật luân hồi.
  • Người ta cho rằng bí nhiệm ẩn tàng trong 777 lần luân hồi. Con số này đem lại cơ hội cho nhiều suy gẫm. Cần nói rõ rằng đó không phải là con số chu kỳ luân hồi mà con người phải vượt qua nhưng nó nắm giữ chìa khóa cho ba chu kỳ chính đã nói trước (chu kỳ của Chân Thần, chu kỳ của Chân Ngã, và chu kỳ của Phàm ngã –ND). Trước tiên, con số này áp dụng cho Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống hành tinh chúng ta chứ không phải cho các hành tinh hệ khác. Mỗi Đức Hành Tinh Thượng Đế có con số của Ngài, còn con số của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta ẩn giấu trong ba con số nói trên, cũng như 666 và 888 nắm giữ cái huyền bí được che giấu của hai Đức Hành Tinh Thượng Đế khác. Số 777 này cũng là số chuyển hóa (number of transmutation), vốn là công việc căn bản của tất cả các Hành
Tinh Thượng Đế. (LVLCK, 306)
  • Vào một giai đoạn nhất định, một đệ tử được phép đi đầu thai rất nhanh sau khi chết, trong trường hợp này, vị đệ tử đó phải ở trên cõi cảm dục, chờ cơ hội thích hợp để đi đầu thai.
(MTNX,   80) – Có ba nguyên nhân phối hợp lại để tạo ra luân hồi:
  1. Sức thôi thúc của Chân Ngã (Egoic impulse).
  2. Hoạt động của các Thái dương và Thái âm Thiên thần (solar and lunar Angels).
  3. Nghiệp quả, hoặc là vai trò (place) mà hành động trước kia nắm giữ trong lúc biểu lộ. (LVLCK, 761)
  • Một trong các yếu tố chi phối việc luân hồi là sự hiện hữu của cái được gọi là ý muốn linh hoạt (will-to-live).(CTNM, 638)
  • Con người bước vào luân hồi không những do ý muốn riêng của y là thu thập kinh nghiệm ở cõi trần mà còn theo sức thôi thúc của nhóm (group impulse) và hợp với nghiệp quả của nhóm (group karma) cũng như với nghiệp quả của riêng y. (CTNM, 492)
  Luân hồi, giai đoạn chuẩn bị :
  • Nhân hồn được tái hấp thu vào đại hồn (oversoul) trước khi lại tái luân hồi (reincarnating).
… Có ba chủng tử liên quan một cách đặc biệt với các vi tử thường tồn thể xác và thể cảm dục, như thế tạo ra mãnh lực ngũ phân vốn dĩ sẽ tạo ra các sắc tướng sau này: 1/ Chủng tử 1 (seed one) định đoạt bản chất của môi trường vật chất cho con người đầu thai trở lại. Nó có liên quan đến tính chất của môi trường tương lai đó và như vậy chi phối lĩnh vực tiếp xúc cần thiết. 2/ Chủng tử 2 định đoạt tính chất của thể dĩ thái như là một hiện thể mà nhờ đó các thần lực cung có thể tiếp xúc được với thể xác trọng trược. Nó định giới hạn cho cấu trúc dĩ thái hay là sinh võng (vital web) mà năng lượng sau này sẽ luân lưu theo đó và có liên kết một cách đặc biệt với trung tâm lực đặc biệt (trong số 7 bí huyệt) vốn sẽ là bí huyệt sinh động và linh hoạt nhất trong lần luân hồi tới. 3/ Chủng tử 3 mang lại chìa khóa cho thể cảm dục mà con người sẽ được an trụ vào đó trong lần luân hồi tới. Đừng quên rằng ở đây tôi đang nói về kẻ thường nhân chứ không nói đến người tiến hóa, đệ tử hay đạo đồ. Chính chủng tử này – qua các lực mà nó thu hút – giúp con người lập liên hệ trở lại với những người mà trước đây y yêu thương hay đã có sự tiếp xúc chặt chẽ. Một sự kiện cần được nhận biết rằng ý tưởng của nhóm chi phối một cách chủ quan tất cả các lần lâm phàm, và con người đi đầu thai, không những do ý muốn của riêng y là khao khát có được kinh nghiệm ở cõi trần mà còn theo sự thôi thúc của nhóm (group impulse) và theo cùng với nghiệp quả của nhóm cũng như hợp với nghiệp quả của riêng y. … Một điểm khác cần được xem xét. Trên khía cạnh nội môn, con người hiểu được rằng luật Luân hồi chi phối tiến trình thu thập kinh nghiệm cho cách sống ở cõi trần, và con người cũng nhận thức được rằng, trước khi thải bỏ thể cảm dục, thể trí cảm hay thể trí, con người chỉ trải qua một thời gian tạm nghỉ giữa các lần luân hồi và tất nhiên họ đối mặt với hai kinh nghiệm lớn: 1/ Một thời khoảng (dài hay ngắn tùy mức độ tiến hóa đã đạt được) để tiếp xúc với linh hồn (hồn tinh thần–ND) hay với thái dương thiên thần. 2/ Sau lần tiếp xúc đó, một sự tái định hướng tương đối mãnh liệt vào kiếp sống ở cõi trần xảy ra, đưa đến điều được gọi là “tiến trình đi xuống và thúc giục” (”the process of descent and calling”), trong đó con người: a/ Chuẩn bị cho lần đầu thai lại ở cõi trần. b/ Ngân lên đúng nốt riêng của mình vào vật chất của ba cõi thấp. c/ Làm hồi sinh các vi tử thường tồn, vốn hợp thành một tam giác lực bên trong linh hồn thể. d/ Gom lại chất liệu để tạo ra các thể biểu lộ trong tương lai. e/ Tô điểm chúng bằng các tính chất và các đặc tính mà y đã hoạch đắc được qua kinh nghiệm sống. f/ Trên cõi dĩ thái, sắp xếp lại chất liệu của thể sinh lực của y sao cho 7 bí huyệt hình thành và có thể trở thành nơi thu nhận các thần lực bên trong (inner forces). g/ Chọn lựa một cách có cân nhắc những người sẽ cung cấp cho mình nhục thân cần thiết và kế đó, chờ thời điểm luân hồi. Đạo sinh huyền môn nên nhớ kỹ rằng cha mẹ chỉ cống hiến nhục thân, cha mẹ không đóng góp gì khác ngoại trừ một cơ thể có tính chất và bản chất đặc biệt, cơ thể này sẽ cung ứng hiện thể cần thiết để tiếp xúc với môi trường chung quanh mà linh hồn đi đầu thai cần đến. Cha mẹ cũng có thể tạo được một phần nào mối liên hệ của nhóm, nơi mà kinh nghiệm của linh hồn thì dài và một mối liên hệ đích thực của nhóm đã được thiết lập.                                     (CTNM, 396, 495–496)   – Nên nhớ rằng, trên cõi riêng của mình, ở mức độ ít hay nhiều, Chân Ngã cũng biết được nghiệp quả của mình và biết được những gì cần phải được làm để thúc đẩy sự tiến hóa trong lần luân hồi tới (coming incarnation). Do đó, Chân Ngã làm việc với các Nghiệp Quả Tinh Quân, nhưng chỉ tiếp xúc trực tiếp với các vị Thừa Hành Nghiệp Quả của nhóm sáu và nhóm bốn mà thôi (X. Nghiệp Quả Tinh Quân và các Đấng Thừa hành Nghiệp quả). Thông qua hai nhóm 6 và 4 này, công việc được xúc tiến xét về mặt cá nhân của Chân Ngã, và các vị Thừa hành Nghiệp quả khởi động cho Chân Ngã (sau khi Chân Ngã đã ngân lên nốt của mình) guồng máy của Thiên Luật (machinery of the Law).    (LVLCK, 943)   Luân hồi, thời gian tạm ngưng: (Interval) Không hề có sự cố định đối với thời gian tạm ngưng luân hồi, đó chỉ là vấn đề nhu cầu của linh hồn (soul’s needs) mà thôi. (VLH,   199)   Luân xa : X. Bí huyệt   Lục căn : Ayatana, six senses       Lục địa Bắc cực (The Hyperborean): Đây là tên gọi dành cho lục địa thứ hai, tức vùng đất có các doi đất (promontories) trải dài theo hướng Tây Nam tính từ Bắc cực (North Pole), để đón nhận Giống dân thứ hai, và bao gồm toàn thể vùng Bắc Châu Á ngày nay. Đó là tên gọi mà người Hy Lạp cổ xưa nhất dành cho vùng đất xa xăm và huyền bí, nơi mà theo truyền thuyết của họ, thần Apollo, Bắc cực, tuần du hằng năm.                                               (GLBN III, 20) Lục địa Atlantis: (great Atlantis) Chừng 850.000 năm trôi qua kể từ khi bán đảo lớn cuối cùng của đại lục (great Atlantis) bị nhận chìm.  (GLBN  III,   23)   Lục đoạn thiền (Six stages of meditation): Sáu giai đoạn tham thiền mà Patanjali đề cập tới vì chúng đem lại manh mối cho toàn bộ tiến trình khai mở:
  1. Đạo tâm (Aspiration).
  2. Định trí (Concentration).
  3. Tham thiền (Meditation).
  4. Nhập định (Contemplation).
  5. Giác ngộ (Illumination).
  6. Linh cảm (Inspiration).       (ASCLH, 37)
Lục độ : Six Paramitas. Lục nhập : Sadayatana, six regions. Lục thông: Abhijđâ. Six phenomenal gifts. Lục trần, lục tặc : Visaya. Luồng phân thân (Outpouring): Luồng phân thân vĩ đại thứ nhất phát ra từ Thượng Đế (Logos), làm linh hoạt vũ trụ chất (universal substance) và khiến cho mọi nguyên tử vật chất trong “vòng giới hạn” của Thái Dương Hệ của Ngài rung động theo bảy mức rung động khác nhau. Luồng phân thân thứ nhì gây ra các phối hợp phân tử, nhờ thế tạo ra sáu cõi phụ dưới cõi phụ nguyên tử ở mỗi cõi và tạo ra hình hài. … Linh hồn thể được tạo thành từ từ bằng các phần tử vật chất thuộc cùng tính chất và cùng loại như nguyên tử dùng làm nhân của nó, và khi linh hồn thể được kiến tạo như thế qua các thời kỳ tiến hóa dài thì trung tâm ý thức thiêng liêng đang ứng linh, mà qua bao thời kỳ đã tiến hóa riêng biệt, lại kết hợp với nó, Chân Ngã bất tử bắt đầu leo lên qua giới nhân loại. Đây là luồng phân thân thứ ba đối với mỗi linh hồn. (TLHNM I, 168–169)   Luồng sóng sinh hoạt (Life waves): Luồng sóng sinh hoạt thứ nhất, phát xuất từ Ngôi ba Thượng Đế (third Logos): Tiến hóa của Vật chất (Matter). Luồng sóng sinh hoạt thứ hai, phát xuất từ Ngôi Hai Thượng Đế (second Logos): Tiến hóa của Sắc tướng (Form). Luồng sóng sinh hoạt thứ ba, phát xuất từ Ngôi Một Thượng Đế (first Logos): Phân thân của Tinh thần (Outpouring of Spirit).  (LVLCK, 94)   Luyện ngục: (Purgatory): Gọi như thế không hẳn là không đúng vì đó là một trạng thái tâm thức, nơi mà rất nhiều thanh luyện và cải thiện xảy ra, luyện ngục ở vào các cõi phụ thấp của cõi cảm dục, đó là nơi mà con người hầu như tức khắc bước vào sau khi bỏ thể xác.(CKDCLH,   27) Lửa (Fire):
  • Lửa là một biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cõi trí
(plane of mind). (LVLCK, 43)
  • Có 3 loại:
  1. Lửa do ma sát hay trạng thái Brahma âm (negative Brahma Aspect), Ngôi Ba (third Aspect).
  2. Lửa Thái Dương hay trạng thái Vishnu âm dương (positive negative Vishnu Aspect), Ngôi Hai (second Aspect).
  3. Lửa điện hay trạng thái Shiva dương (positive Shiva Aspect), Ngôi Một (first Aspect). (LVLCK, 888)
– Ở trên trời cũng như nơi cõi thế, lửa là hình ảnh hoàn hảo nhất và không pha trộn của Ngọn Lửa Duy Nhất (One Flame). Đó là Sự sống và Sự chết, cái thủy (origin) và cái chung (end) của mọi sự vật vật chất (material thing). Đó là “Bản thể” (“Substance”) thiêng liêng. (GLBN I, 180) - Lửa là biểu tượng của thể trí.  (ACMVĐTG,  179)   Lửa bên trong  (Internal fire, nội hỏa): Theo Giáo lý Bí nhiệm thì lửa bên trong của vật chất được gọi là “lửa do ma sát” (“Fire by friction”). Nó là hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Nó được tạo ra do hai lửa của tinh thần và trí tuệ (lửa điện và lửa thái dương) tiếp xúc nhau qua trung gian của vật chất. Năng lượng này biểu lộ trong chính vật chất như là nội hỏa của thái dương và của các hành tinh, và có được một phản ảnh trong các nội hỏa của con người. Con người là Linh Hỏa (Flame Divine) và Trí hỏa (fire of Mind) tiếp xúc nhau qua trung gian của vật chất hay hình hài. Khi cơ tiến hóa kết thúc, lửa vật chất không còn nhận biết được nữa. Nó chỉ tồn tại khi hai lửa kia kết hợp lại và nó không tồn tại khi tách khỏi chính vật chất. Bây giờ chúng ta hãy thừa nhận một vài sự kiện liên quan đến lửa trong vật chất và đề cập đến chúng một cách trật tự, để cho thời gian làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng. Thứ nhất, chúng ta có thể nói rằng nội hỏa là cả lửa tiềm tàng lẫn lửa linh hoạt, tự biểu lộ như là sự tổng hợp của các lửa tri thức (acknowledged fires) của Thái Dương Hệ và hiện ra điển hình như là bức xạ thái dương và sự cháy bên trong hành tinh. Khoa học đã có nói đến ít nhiều về vấn đề này và nó ẩn giấu dưới cái bí mật về điện khí ở cõi trần, đó là biểu hiện của các nội hỏa linh hoạt (active internal fires) của Thái Dương Hệ và của hành tinh, giống như sự cháy bên trong (inner combustion) là một biểu hiện của các nội hỏa tiềm tàng. Các lửa sau này nằm bên trong của mỗi bầu hành tinh và là nền tảng của mọi sự sống vật chất biểu lộ bên ngoài. Thứ hai, chúng ta có thể ghi nhận rằng các nội hỏa là nền tảng của sự sống trong ba giới thấp của thiên nhiên, và trong giới thứ tư hay giới nhân loại, có liên quan đến hai hiện thể thấp. Khi được phối hợp với các nội hỏa thì Lửa Trí tuệ là nền tảng của sự sống trong giới thứ tư, và khi được hợp nhất, chúng sẽ kềm chế (hiện giờ thì chỉ có một phần, còn sau này thì toàn bộ) phàm ngã tam phân; việc kềm chế này kéo dài đến lần điểm đạo thứ nhất. Sau rốt, khi lửa Tinh thần hòa lẫn với hai lửa kia (việc hòa lẫn bắt đầu trong con người ở lần điểm đạo thứ nhất) sẽ tạo thành một nền tảng của sự sống tinh thần. Khi sự tiến hóa nối tiếp trong giới thứ năm hay giới tinh thần, cả ba lửa này bùng lên cùng lúc, tạo ra tâm thức hoàn hảo. Việc bùng cháy này đưa tới kết quả là tạo ra sự thanh lọc cuối cùng của vật chất và mức độ thích hợp tất yếu của nó. … Các nội hỏa của Thái Dương Hệ, của hành tinh và của con người đều chia làm ba:
  1. Lửa trong sâu (Interior fire) ở ngay tâm của khối cầu (sphere), các lò lửa bên trong này (inner furnaces) tạo ra hơi ấm. Đây là tiềm hỏa (latent fire).
  2. Lửa phát xạ (Radiatory fire). Loại lửa này có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ về điện ở cõi trần, về các tia sáng (light rays) và về năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt.
  3. Tinh hoa của lửa (Essential fire) hay là hỏa tinh linh (fire elementals), chính chúng là tinh chất của lửa (essence of fire). Chúng được chia thành hai nhóm chính: a/ Các hỏa thiên thần (fire devas) hay là các thực thể tiến hóa thăng thượng. b/ Các hỏa tinh linh hay là một thực thể tiến hóa giáng hạ.
… Tất cả các hỏa tinh linh và hỏa thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hỏa Tinh Quân (Fire Lord), tức là Agni. Trong Thái Dương Hệ hay Đại Thiên Địa: … Lửa tiềm tàng hay lửa trong sâu tạo ra nội nhiệt (internal heat), giúp cho Thái Dương Hệ sản sinh ra mọi hình thức sự sống. Đó là hơi ấm nội tại (inherent warmth) giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, dù là con người, con vật hay cây cỏ. Lửa linh hoạt hay lửa phát xạ vẫn có trong sự sống và làm cho sự tiến hóa của vạn hữu phát triển ra ngoại cảnh nhờ vào lửa tiềm tàng (latent fire). Trong hành tinh, hay Hành Tinh Thượng Đế: Nói chung, những gì được đưa ra liên quan tới Thái Dương Hệ đều có thể được xác định đối với mọi hành tinh mà bản chất của chúng là hình ảnh phản chiếu của thái dương, người anh cả của chúng. Trong nhân loại tức con người Tiểu thiên địa: Lửa tiềm tàng nơi con người, tức nội nhiệt (heat interior) của cơ thể đưa tới việc nảy nở của các hình thức sự sống khác, đó là:
  1. Các tế bào của thể xác.
  2. Các cơ quan được nuôi dưỡng bằng tiềm nhiệt (latent heat).
  3. Sự sinh sản của chính nó trong các hình hài khác của con người, nền tảng của chức năng tính dục.
Lửa phát xạ hay lửa linh hoạt trong con người là một nhân tố mà cho đến nay ít được hiểu biết. Nó có liên quan tới hào quang sức khỏe và liên quan tới phát xạ từ thể dĩ thái, nó giúp cho con người thành nhà chữa bệnh và có thể truyền chuyển nhiệt linh hoạt (active heat). Cần phân biệt giữa sự phát xạ này (radiation) với thể dĩ thái, vốn là sự phát xạ của prana, còn từ lực (magnetism) vốn là một phóng phát (emanation) từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ (manifestation) của Linh Hỏa bên trong các lớp vỏ vật chất (material sheaths). Linh Hỏa được tạo ra trên cõi thứ hai, cõi Chân Thần, còn từ lực (vốn là một phương cách để giải thích lửa phát xạ) do đó được cảm nhận cao nhất là trên các cõi thứ tư và thứ sáu, hay là qua các hiện thể bồ đề và cảm dục. Như chúng ta biết, các cõi này có liên kết chặt chẽ với cõi thứ hai. Sự phân biệt này rất là quan trọng và nên nhận thức kỹ càng. (LVLCK, 50–54)   Lửa do ma sát (Fire by friction): Theo ý nghĩa siêu hình, “lửa do ma sát” (“lửa cọ xát”) có nghĩa là sự kết hợp (union) giữa Tuệ giác (Buddhi) hay nguyên khí thứ sáu với Trí tuệ (Manas) hay nguyên khí thứ năm. Nhờ sự kết hợp hay gắn chặt vào nhau này mà nguyên khí thứ năm hỗn hợp một phần nào và trở nên thành phần của Chân Thần. Theo ý nghĩa vật chất thì lửa do ma sát có liên quan với tia lửa sáng tạo (creative spark) hay mầm sống (germ) vốn khai sinh và tạo ra con người.          (GLBN III, 250)   Lửa địa ngục và hồ lửa (Hell–fire and the lake of fire): Cũng như chữ TAU, vì mang theo nốt của dục vọng và của sự thôi thúc để chiếm hữu và để hiện hữu, bị lạm dụng và đã đưa các nền văn minh của nó đến tai họa, cũng thế, thánh ngữ AUM cũng có thể bị dùng sai và có thể đưa các nền văn minh của nó vào lửa. Đây là chân lý vốn thực sự ẩn sâu bên dưới giáo huấn bị hiểu sai của Cơ Đốc giáo về lửa địa ngục và hồ lửa. Chúng mô tả một cách tượng trưng việc kết thúc kỷ nguyên khi mà các nền văn minh ở cõi trí sẽ đi đến chỗ kết thúc trong thảm họa đối với khía cạnh hình hài, giống như các nền văn minh trước đây đã đi đến chỗ kết thúc bằng nước.  (LVHLT, 479–480)   Lửa Kundalini (Kundalini fire): X. Hỏa xà. Lửa Nguyên Thủy: (Primordial Fire) Lửa Nguyên Thủy là dĩ thái thứ nhất của vũ trụ ở cõi Tối Đại Niết Bàn.  (LVLCK,   626). Lửa Thái dương (Solar fire): Năng lượng của linh hồn đôi khi được gọi là lửa thái dương. (CTNM, 641)   Lửa trong Đại thiên địa (Fire in the Macrocosm): Lửa có bản chất chính yếu là tam phân, nhưng khi biểu lộ, nó có thể được xem  như biểu hiện ngũ phân, và có thể được định nghĩa như sau:
  1. Lửa do ma sát, hay lửa sinh động nội tại. Các lửa này làm sinh động và đem sinh khí cho Thái Dương Hệ biểu lộ bên ngoài. Chúng là toàn thể hỏa xà của Thượng Đế khi hoạt động đầy đủ trong Thái Dương Hệ.
  2. Lửa Thái Dương hay lửa trí tuệ vũ trụ. Đây là phần của cõi trí vũ trụ được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn thể tia lửa của trí tuệ (mind), các lửa của các hạ trí (mental bodies) và nguyên khí linh hoạt của các đơn vị tiến hóa của nhân loại trong ba cõi thấp.
  3. Lửa điện, hay Ngọn Lửa Thiêng của Thượng Đế. Ngọn lửa này (flame) là dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế (Logos) của chúng ta và chính nó giúp phân biệt Ngài với các vị Thượng Đế khác, đó là đặc điểm nổi bật của Ngài và là dấu hiệu vị trí của Ngài trong cơ tiến hóa của vũ trụ. (LVLCK, 37–38)
  Lửa trong việc biểu lộ (Fire in Manifestation): Lửa linh hoạt (active fire) tức là prana (sinh khí). Lửa tiềm tàng (latent fire) tức là thân nhiệt (bodily heat). … Khi tiềm hỏa (lửa tiềm tàng) của phàm ngã phối hợp lửa của trí tuệ (fire of mind), hay lửa của Chân Ngã và sau cùng pha trộn với Lửa Thiêng (Divine Flame – từ Chân Thần–ND) thì lúc đó con người đạt được điểm đạo lần năm trong Thái Dương Hệ này và hoàn tất được một trong các chu kỳ lớn của mình. (LVLCK, 47)   Lửa và ánh sáng (fire and light): Lửa điện hay Tinh thần, hợp với lửa do ma sát (nhiệt) tạo ra lửa thái dương hay ánh sáng.         (LVLCK, 241) Lửa vật chất (Fires of matter): Lửa từ đáy xương sống và tam giác lá lách (splenic triangle) là lửa vật chất… Các lửa này không có tác dụng tinh thần (spiritual effect) và chỉ có chính chúng liên quan với vật chất ở chỗ có các trung tâm lực này. (LVLCK, 138)   Lực (Force, mãnh lực): - Lực chẳng qua chỉ là vật chất ở một trong các trạng thái cao nhất của nó.     (Thư của Chân Sư,   321)    -Là tên gọi để chỉ tất cả các năng lượng mà – sau khi được vận dụng và tập trung đúng – được phóng ra bởi cá nhân hay nhóm theo bất cứ hướng nào và với nhiều động cơ có thể có được, một số thuộc loại tốt lành và một số có tính chất ích kỷ. (GDTKNM, 143)   Lực đẩy (Repulsion): Động lượng (momentum) được tạo ra bởi chuyển động quay, kết quả là tạo ra lực đẩy… Lực đẩy được tạo ra bởi chuyển động quay và là nền tảng của sự cách ly đang ngăn chận sự tiếp xúc của bất cứ nguyên tử nào với bất cứ nguyên tử khác, đang giữ cho các hành tinh ở vào các điểm cố định trong không gian và cách xa nhau một cách ổn định, đang giữ cho chúng ở một khoảng cách nhất định kể từ tâm điểm của hệ thống của chúng., và cũng giữ cho các cảnh giới và phân cảnh giới không mất đi sự đồng nhất về vật chất của chúng. (LVLCK, 154) Lực tâm thông (Psychic force): X. Sinh hồn và linh hồn. Lưới dĩ thái (Etheric web):
  • Theo nghĩa đen, lưới dĩ thái là mạng lưới tinh anh với các tuyến lửa trải rộng qua trung tâm và tạo thành một diện tích có kích thước khá rộng. Nó tách biệt 2 thể cảm dục và thể xác.
(LVLCK, 944)
  • Các lưới dĩ thái thực ra là dĩa (disks), đang quay tròn với các tốc độ riêng biệt, khác nhau tùy theo loại trung tâm lực và tùy theo mức độ tiến hóa của hệ thống trung tâm lực liên hệ. Chỉ khi nào các lưới này bị thiêu rụi bởi các luồng hỏa đi lên và đi xuống, người ta mới thật sự thấy đúng được các trung tâm lực. Nhiều người có nhãn thông lầm lẫn các trung tâm lực và các đối phần bảo vệ của chúng, vì các đối phần này (counterpart) có độ tỏa chiếu và ánh sáng riêng của chúng.
(LVHLT, 592)
  • Tấm màn ngăn cách cõi cảm dục khỏi cõi trần.
(TLHNM I, 102) Lương tâm (conscience): - Trong địa hạt đạo đức, ý chí thường được mệnh danh là lương tâm. (MTNX,   237)
  • Nhờ việc ứng dụng ý thức phân biện, lương tâm được phát triển khi thể trí ngày càng đảm trách việc kềm chế – một nhận thức và sau cùng một tâm thức đã thức tỉnh được khơi dậy.
Trong trường hợp thứ nhất, điều này biểu hiện như là ý thức trách nhiệm; chính ý thức này dần dần tạo nên một sự đồng hóa ngày càng tăng của linh hồn với hiện thể của nó, tức con người tam phân hạ đẳng. (CTNM, 500–501)
  • Lương tâm là tiếng nói cảnh báo (monitory voice) của linh hồn. (MTNX, 176)
  • Lương tâm (consciousness) tức là Ý chí làm điều phải (the right) và tránh điều sai trái (the wrong). (KCVTT, 260)
  Lương tri (Common sense):
  • Trí tiếp thu (receptive mind) tức là lương tri.
(GDTKNM, 35)
  • Lương tri chỉ có thể hoạt động trong các thể giống nhau (similar bodies) mà thôi. Lương tri sẽ cho các kết quả giống nhau khi tất cả mọi người đều hoạt động trong thể xác, tất cả đều hoạt động trong thể cảm dục, hoặc tất cả đều hoạt động trong thể trí. Vì lẽ “lương tri” (“common sense”) chỉ là các hình tư tưởng của Thượng Đế trên mỗi cõi, đang chi phối mỗi tâm thức đã nhập thể (embodied consciousness) và khiến cho tâm thức đó đáp ứng bằng một số thay đổi đối với một vài rung động trong các hiện thể của tâm thức. Lương tri không bị hạn chế vào cõi trần chút nào, nhưng ở giai đoạn tiến hóa hiện nay, nhân loại bậc trung không mở đủ tâm thức nội tại (indwelling consciousness) để cho các hiện thể sử dụng bất cứ “lương tri” nào trên cõi cảm dục và cõi trí. “Lương tri” là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh tính duy nhất (oneness) của các sự sống nội tàng (indwelling lives) của chúng ta. (KCVTT, 220–221)
  Lưỡng tính thiêng liêng (The Divine Hermaphrodite):  Đây là Đấng Cao Cả, thuộc hành tinh hay thái dương, đang biểu hiện trong chính Ngài các cặp đối hợp.  (LVLCK, 328) Lý lẽ bênh vực việc ăn chay (Arguments for vegetarian living): 1/ Việc dùng thức ăn động vật (và ở mức độ kém quan trọng hơn là dùng khoáng chất làm thuốc) đã tạo ra sự pha trộn thần chất (deva substance) và pha trộn các rung động vốn không hợp nhau. Giới thực vật ở vào một tình huống hoàn toàn khác hẵn, một phần nghiệp quả của giới này nằm trong việc cung cấp thức ăn cho con người. Việc này đưa đến kết quả là sự chuyển hóa cần thiết sự sống của giới đó vào giai đoạn cao hơn (giai đoạn động vật) vốn là mục tiêu của giới thực vật. Tất nhiên việc chuyển hóa sự sống thực vật xảy ra trên cõi trần. Do đó, sẽ có lợi khi chọn thực vật làm thức ăn. Việc chuyển hóa đời sống của súc vật vào giới nhân loại xảy ra trên các phân cảnh trí cảm (kama–manasic levels). Do đó, hiểu về mặt huyền bí, dùng súc vật làm thức ăn cho con người sẽ không có lợi. (LVLCK, 645–646)  2/ “Ngọn lửa thanh luyện cháy lu mờ và yếu ớt khi giới thứ ba bị hy sinh cho giới thứ tư. Do đó, vị đệ tử hãy ngưng việc giết chóc và hãy nuôi dưỡng phần thấp nhất bằng sản vật của giới thứ hai”. Quy luật này có thể được tóm tắt bằng giáo huấn thông thường là mỗi đệ tử cần phải ăn chay nghiêm túc. Phàm ngã trở nên bị trì trệ và nặng nề, còn ngọn lửa nội tâm không thể tỏa chiếu khi thịt được dùng làm thức ăn. Đây là một nghiêm luật cho những người ứng tuyển, không thể bị vi phạm. Kẻ tìm đạo có thể chọn ăn thịt hay không tùy thích, nhưng đến một giai đoạn nào đó trên thánh đạo, điều thiết yếu là phải ngưng ăn mọi loại thịt và chú tâm nhiều vào việc ăn uống. Vị đệ tử phải tự giới hạn vào việc ăn rau quả, cốc loại và quả hạt (nuts).  Chỉ bằng cách này, đệ tử mới tạo được loại thể xác có thể chịu đựng việc giáng nhập của Chân nhân là vị ngự trong các thể tinh anh của mình trước Đấng Điểm đạo. Nếu không làm được như thế và nếu đệ tử có thể được điểm đạo mà không tự chuẩn bị như thế thì thể xác sẽ bị xé tan bởi năng lượng đang tuôn đổ qua các bí huyệt mới được kích hoạt và mối nguy hiểm lớn lao sẽ xảy tới cho não bộ, xương sống hoặc tim.  (ĐĐNLVTD, 196–197) 3/ Chân nhân không thể chuyển tri thức và hướng dẫn cao siêu qua một thể xác thô trược (coarse). Những luồng tư tưởng cao siêu không thể tác động vào bộ óc hồng trần kém tiến hóa. Do đó, việc thanh luyện xác thân là điều thiết yếu. Thanh luyện bằng thức ăn tinh khiết. Đây là chế độ ăn chay được chọn một cách sáng suốt; nó đòi hỏi việc chỉ ăn các rau quả đem lại sinh lực. Phán đoán cẩn thận khi chọn thức ăn, sáng suốt hạn chế thức ăn khó tiêu, một ít thức ăn tươi tốt và tinh khiết được tiêu hóa hoàn toàn là tất cả những gì mà vị đệ tử cần có. Các bạn hỏi đó là thức ăn gì? Sữa, mật ong, bánh mì làm bằng bột mì lức, tất cả các loại rau mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô, quả hạt (nuts), khoai tây, gạo lứt, và tôi xin lặp lại, chỉ bao nhiêu thứ kể trên cũng đủ để cho cơ thể hoạt động. (TVTTHL, 334–335) 4/ Khi vị đệ tử sống cuộc đời mực thước, tránh xa thịt, chất nicotin (trong thuốc lá–ND) và rượu, thực hành việc tiết dục thì tuyến tùng quả (pineal gland) không còn teo tóp nữa mà trở nên hoạt động sớm hơn.  (LVLCK, 1012)  Tuyến tùng quả là cơ quan bên ngoài, ở cõi trần của nội nhãn thông.                                                 (LVLCK, 965) 5/ Vào lúc mà việc định hướng bên trong hướng tới cõi giới giá trị cao siêu xảy ra thì bấy giờ dĩ thái lực hay sinh lực lại xung đột với trạng thái thấp nhất của con người, tức thể xác trọng trược, và trận chiến của các cặp đối hợp xảy ra. Thật là lý thú mà ghi nhận rằng chính trong giai đoạn này cần phải chú trọng vào việc giữ giới luật cho xác thân, vào các yếu tố kềm chế như là hoàn toàn có tiết độ, sống độc thân và theo chế độ ăn chay (vegetarianism), chú trọng vào việc vệ sinh xác thân và tập thể dục. Nhờ các yếu tố này mà việc kềm chế sự sống bởi hình hài (biểu hiện thấp nhất của trạng thái thứ ba của Thánh Linh) có thể được xóa bỏ, con người thoát khỏi cuộc chiến thực sự của các cặp đối hợp. (TLHNM II, 309)  Đối với con người, bí nhiệm của sự giải thoát nằm trong việc làm cân bằng các mãnh lực và làm quân bình các cặp đối hợp.(LVHLT, 225) 6/ Những ai tìm cách đọc tiên thiên ký ảnh, hay những ai cố hoạt động trên cõi cảm dục mà muốn cho không có sự thất thoát nào (with impunity), để tìm kiếm nơi đó hình ảnh của các biến cố trong cảm dục quang một cách chính xác, đều bắt buộc phải là người ăn chay nghiêm túc (strict vegetarians) và không có ngoại lệ nào cả. Chính kho tàng tri thức cổ xưa này của thời Atlantis nằm đàng sau sự kiên trì của kẻ ăn chay về sự cần thiết của cách ăn chay vốn đem lại sức mạnh và chân lý đối với nghiêm lệnh này. Chính vì không tuân theo quy luật sáng suốt này đã tạo ra các giải thích sai lầm đối với các ký ảnh cảm dục và tiên thiên ký ảnh của nhiều nhà tâm thông hiện tại và đã tạo ra việc soi kiếp (reading of past lives) bừa bãi và thiếu chính xác. Chỉ có người nào ăn chay nghiêm nhặt trong mười năm mới có thể hoạt động như vậy trong trạng thái có thể được gọi là “trạng thái ghi nhận ánh sáng cảm dục”.(TLHNM I, 241) 7/ Khi nào chế độ ăn uống duy nhất của những người con tiến hóa của nhân loại gồm rau, quả tươi, nước tinh khiết, quả hạt (nuts) và cốc loại (grains), hoặc nấu chín, hoặc còn sống, thì bấy giờ các thể được tạo ra mới trở nên thích hợp để trở thành các hiện thể cho các Chân Ngã tiến hóa cao. (LVHLT, 84)         Lý tưởng (the ideal): Khắp thế gian, đâu đâu cũng có sự khao khát đang thôi thúc con người tìm kiếm một kẻ nào đó mà đối với y là biểu hiện một lý tưởng. Ngay đến những người không chấp nhận sự hiện hữu của các Chân Sư cũng đang tìm kiếm một lý tưởng nào đó, rồi hình dung ra lý tưởng đó được thể hiện dưới hình thức nào đó trên cõi trần. Có lẽ họ mường tượng ra mình như là những người tiêu biểu cho hành động lý tưởng, hoặc hình dung ra một nhà từ tâm nổi danh nào đó, một khoa học gia kiệt xuất, một nhà mỹ thuật hay nhạc sĩ tiếng tăm nào đó, xem những người này như là đang thể hiện cho quan niệm siêu tuyệt của họ. Con người – chỉ vì con người chính là mảnh nhỏ (fragmentary) và còn bất toàn (incomplete) – luôn luôn có sự thôi thúc ở nội tâm mình để tìm kiếm đối tượng khác ưu việt hơn chính mình. Chính điều này đưa con người trở lại trung tâm bản thể của mình và cũng chính điều này thôi thúc con người chọn con đường trở về với Toàn ngã (All–Self). Qua bao thiên kỷ, bao giờ Đứa Con Đi Hoang cũng đứng dậy và trở về với Từ Phụ, lúc nào trong thâm tâm cũng nhớ về ngôi nhà của Từ Phụ và cảnh huy hoàng nơi đó. Nhưng thể trí con người cần được kiện toàn đến nỗi mà việc tìm kiếm ánh sáng và lý tưởng tất phải dài lâu và vất vả. “Hiện giờ, qua khung kính, ta chỉ thấy một cách mập mờ, nhưng sau đó sẽ nhìn thấy tỏ tường”. Bây giờ, qua khung cửa sổ thoáng mở mà chúng ta vượt qua khi leo lên nấc thang tiến hóa, chúng ta bắt gặp những cái nhìn thoáng qua của những Đấng Cao Cả. Các Ngài chìa ra cho chúng ta các cánh tay giúp đỡ và lớn tiếng kêu gọi chúng ta hãy phấn đấu dũng cảm nếu chúng ta muốn đứng ở chỗ mà các Ngài đang đứng hiện giờ.                                (TVTTHL, 256–257) – Một lý tưởng (ideal) là một ý niệm cố định trong trí (fixed mental- concept) có tính chất gây cảm hứng, được tạo ra để hướng dẫn cách hành xử.(KCVTT, 262) -  Tất cả mọi lý tưởng đều chỉ là cái bóng (shadow) của sự hoàn thiện tối hậu (final perfection). (VLH, 110)   Lý trí thuần túy : X. Trực giác.  
Chụp hình kỷ niệm ngày cưới TP HCM