Các Học thuyết Khổng Mạnh - Đức tánh - Đức hạnh - Chữ ái. Nhân Quả Tam Tai là quả - Tam độc là Nhân: Thủy tai - Hỏa tai - Phong tai - Địa tai - Lòng Ái dục - các tai nạn ứng tứ đại ứng tai nạn. Thất tình - Trời đâu suất - Di Lặc Bồ Tát. Chân hỏa tam muội

+ Chân Ái: ... Cứu vớt địa cầu - Tiến sĩ người Anh Toynbee (Arnold J. Toynbee) nói, cần có hai yếu tố là học thuyết Khổng Mạnh của Trung Quốc và Phật pháp đại thừa mới có thể cứu vớt địa cầu.
Trong học thuyết Khổng Mạnh thì Ái chủ yếu là Ngũ Luân, Ngũ Thường, Tứ Duy, Bát Đức, còn trong Phật pháp đại thừa thì chính là sự chân thành, đức từ bi, thực hiện Tịnh Nghiệp Tam Phước, Ngũ Giới, Thập Thiện, Lục Hòa, Lục Độ bao nhiêu đó cũng đã đủ,.....
....  Ái, xuất phát từ tâm, lấy sự cảm thọ chân tâm làm nghĩa. Sự cảm thọ chân thành chính là ái (tình yêu thương). ... Ái chính là thực hiện viên mãn thập thiện nghiệp đạo, đệ tử quy, ...  Ái chính là chân tâm, chân tánh, chân như, pháp tánh.
Ái chính là bổn tánh, bổn thiện, thuần tịnh, thuần thiện. Ái chính là chân lý, chân đế, sinh mệnh, vĩnh hằng. Ái chính là thần thánh, thượng đế, chân chủ, thánh linh. Ái (Tình yêu thương) sinh thành và dưỡng dục nên vạn vật trong vũ trụ, không một thứ gì không được sinh ra và lớn lên từ lòng yêu thương. Áicăn nguyên của vạn phước, vạn năng, vạn đức. .....
Tam tai là quả, tam độc là nhân. Thủy tai là quả, tham dục là nhân. Hỏa tai là quả, sân hoạn là nhân
Phong tai là quả, ngu si là nhân. Địa chấn là quả, ngạo mạn là nhân. Cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si Tâm bình khí hóa, tai nạn tự tức ... tự nhiên sẽ không khởi tam tai chư nạn. (Nguồn: Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - PS Tịnh Không)
+ Ái nhiễm ô - Gốc luân hồi tái sanh: ... 8/ Thọ duyên Ái (vedana-paccaya Tanha): Áitham lam, ham muốn, khao khát, tâm mong cầu. Là sự thể hiện của tâm Tham qua 6 cửa : Sắc ái, Thinh ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái. Chúng ta muốn nhìn thấy màu sắc, hình ảnh đẹp mắt, muốn nghe những âm thanh êm dịu, muốn ngửi những mùi hương nông nàn, muốn ăn những món ngon béo, muốn sờ đụng những vật mịn màng, muốn hay biết những điều thú vị. tham đắm các dục lạc thế gian ... Theo quan điểm triết học Ái có 2 loại :
a- Hữu Ái (bhava tanha) : sự ham muốn hiện hữu (désir ardent pour l’existence). Hữu ái được phân chia làm 3 loại nữa :
- Dục ái (kamatanha) tham đắm các dục lạc thế gian
- Sắc ái (rupatanha) : tham đắm trong cõi sắc giới 
- Vô sắc ái (arupatanha) : tham đắm trong cõi vô sắc giới
b- Phi hữu ái (vibhavatanha), hay đoạn ái : ham muốn không hiện hữu
Trong định luật duyên khởi, đây là cái khâu (II) quan trọng nhất để thoát khỏi vòng luân hồi. .....
* Khi ta cảm nhận một cảm giác vui thích hoặc khoái lạc tức khắc Ái sẽ sanh lên. Đó là một thói quen tập nhiễm lâu đời, Ái là tâm tham. Chúng ta muốn 6 trần phải êm ái, dễ chịu theo ý thích của mình và càng ngày càng có nhiều hơn nữa.
* Khi ta cảm nhận một cảm giác đau đớn, khổ sở (Thọ khổ, Thọ ưu) tức khắc Vô Ái (không thích) sẽ sanh lên. Vô Ái là sự bực bội, bức rức, bất bình, chối bỏ, tức giận đó là tâm Sân. Hoặc một loại Ái khác sanh lên là muốn đừng đau đớn khổ sở nữa. Như vậy ta thấy rõ ràng là THỌ duyên cho ÁI. [Chỉ có thiền Tứ Niệm Xứ mới giúp ta làm được việc nầy, .....]. Nói tóm lại :
- Bản chất của Ái : là tâm tham hợp với các sở hữu thuộc tham và những sở hữu khác.
- Thể hiện : sự ham muốn qua 6 cửa
- Kết quả : nghiệp bất thiện nuôi dưỡng sự luân hồi
- Nguyên nhân : do THỌ . (Nguồn: Bàn về Thuyết Nhân Duyên của Tuệ thiện Nguyễn Tối Thiện)
+ Tam tai: Nhân gì Phát Sanh Tam Tai?
(i)- Đại tam tai là ba tai ách lớn về lửa, nước và gió. (ii)- Tiểu tam tai là ba tai ách nhỏ về đao binh, mất mùa và bệnh dịch. Đó cũng tức là tai kiếp. Trong một đại kiếp có bốn trung kiếp gồm: thành, trụ, hoại, và không. Mỗi trung kiếp có hai mươi tiểu kiếp. Vào cuối thời kỳ giảm kiếp của mỗi trụ kiếp thì phát sanh hiện tượng tiểu tam tai. Còn đại tam tai thì phát sanh trong thời kỳ hoại kiếp của mỗi đại kiếp. Bây giờ chúng ta hãy bàn đến nguyên nhân phát sanh đại tam tai.
Bởi con người có tâm tham mới phát sanh ra hỏa tai; con người có tâm sân hận mới sanh ra thủy tai; con người có tâm ngu si mới sanh ra phong tai. Cho nên tam tai đều là do tam độc mà sanh khởi. Trong tâm chúng ta, ai ai cũng có đầy đủ cả ba độc. ....
Tam tai phát sanh cũng có thứ lớp, bởi con người có thất tình: hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục, tức là vui, giận, buồn, sợ, thương, ghét, muốn. Bảy loại tình cảm nầy dần dần phát triển rộng ra. Và mỗi một loại tình sẽ phát sanh một lần tai nạn, cho nên mới hình thành bảy lần hỏa tai. Sau bảy lần hỏa tai thì sẽ phát sanh một lần thủy tai. Trong bảy tình, mỗi một tình lại chia ra làm bảy, cho nên mỗi cái “thất hỏa nhất thủy” nầy sẽ theo thứ tự mà lập đi lập lại bảy lần. Rồi lại trải qua bảy lần hỏa tai. Đến lúc sau cùng phong tai phát sanh và hủy diệt toàn cả thế giới.
Khi hỏa tai phát sanh, nó có thể thiêu đốt đến tầng trời Sơ thiền của Sắc giới, tức gồm cõi: Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên và Đại Phạm Thiên.
Lúc thủy tai phát sanh thì có thể ngập đến tầng trời Nhị thiền của Sắc giới, .....
Khi phong tai phát sanh thì có thể thổi đến các tầng trời Tam thiền của Sắc giới, .... 
Phong tai từ đâu tới? Nó đến từ sự tổng kết của bảy thứ tình: hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Phong tai thì tượng trưng cho si độc. Khi con người đã lâm vào tình cảnh ngu si, thời cái gì cũng quên sạch nhẵn. Do đó đại phong phát khởi, rồi từ trên trời Tam Thiền đến dưới tận địa ngục, cái chi cũng không còn, tất cả đều bị quét sạch. Dù cho hỏa tai, thủy tai hoặc phong tai có phát sanh đi nữa, nhưng nội viện cõi trời Đâu Suất của Dục giới cũng vẫn tồn tại, chẳng bị ảnh hưởng mảy may nào. Tại sao vậy? Bởi đó là cõi Tịnh độ của Phật và Bồ Tát. Hiện nay, Bồ Tát Di Lặc đang ngự tại nội viện trên cung trời Đâu Suất, chờ đến khi trụ kiếp thứ mười trong thời kỳ Hiền Kiếp, Ngài mới giáng lâm thế giới Ta Bà để giáo hóa chúng sanh (hiện tại đang là Giảm Kiếp của Trụ Kiếp thứ chín).
Tham sân si hình thành biết bao loại ác khí, giống như nguyên tử trong bom nguyên tử; nguyên tử là thứ vật chất đáng sợ, nhưng bom nguyên tử do tự chúng ta phát sanh từ lửa tam muội lại càng đáng sợ hơn nữa. Loại nguyên tử nầy không phải đến từ bên ngoài, mà nó vốn đã có sẵn trong tự tánh. Chân hỏa tam muội trong tự tánh chúng ta vốn thuần là dương, nhưng vì bị ta lạm dụng nên nó biến thành lửa dục.
Trong thân người có tam tiêu hỏa là: thượng tiêu hỏa, trung tiêu hỏa và hạ tiêu hỏa. Tam tiêu hỏa nầy có thể hình thành hỏa tai, hoặc biến thành bom nguyên tử để hủy diệt tất cả. Bởi bên trong có bom nguyên tử, cho nên bên ngoài mới có bom nguyên tử. Chúng được hình thành bởi có sự tương ứng và tương tục với nhau. Hiện nay trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề cũng đều là từ điểm nầy.
Trong tâm có cái gì thì bên ngoài có cái đó. Nếu trong tâm chúng ta không có chiến tranh, bên ngoài cũng sẽ không có chiến tranh. Cho nên nói “tất cả do tâm tạo” là vậy. Giảng ngày 29 / 7 /1985 (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị 6)
+ Lửa tự tánh - Lửa nóng giận: ... Chẳng hạn, một người có tánh rất nóng, một khi ngọn lửa tự tánh của người ấy bộc phát mạnh thì thực chất của anh ta dễ dàng biến thành than ngay. Lửa của tự tánh rất mạnh, nó có sức nóng thật khủng khiếp, và như vậy, thực chất cũng dễ bị đốt cháy. Con người bao gồm các yếu tố kim loại, gỗ, nước, lửa và đất, nếu họ thường xuyên tiếp xúc và dốc hết tâm ý vào một yếu tố nào thì họ sẽ biến thành yếu tố đó. Điều đó xảy ra là do tư tưởng cố chấp tham trước... (Nguồn: Kinh Thủ LN 7- HT Tuyên Hóa)