+ Các Sắc trần gồm: Sắc - Thanh - Hương - Vị - Xúc
+ Các loại sắc: Âm thanh quy về nơi sắc trần. Nơi năm ấm, sắc thọ tưởng hành thức, chung quy về sắc.
+ Ngũ ấm/ Ngũ uẩn hay năm lớp vỏ/ màn che trong Minh triết Ấn Độ (Phật giáo gọi là ngũ Ấm hay ngũ Uẩn) là những cái tích tụ, chất đầy, bao phủ che lấp lên, như Đức Phật dậy 5 lớp màn che/ Bóng tối che lấp mặt trời Chân Tâm. Giảng về chữ Tâm Ta - Dụng Tâm trong tu hành.... (Nguồn: Xem Thầy Hằng Trường giảng)
+ Các ấm: Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt.
Mà ông chẳng biết sinh, diệt, đến, đi, vốn là Như Lai tạng thường trú sáng suốt nhiệm mầu, là tánh chân như vi diệu tròn khắp, không lay động. Trong tánh chân thường ấy mà cầu những cái đến đi, mê ngộ, sinh tử hoàn toàn không thể được. A-nan, tại sao ngũ ấm vốn là Như Lai tạng, là tánh chân như nhiệm mầu? ......
Do vậy nên biết sắc ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
Do vậy nên biết thọ ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
+ Ngũ uẩn/ Ngũ ấm: (five skandhas):
1. Sắc uẩn (Rupa) các tính chất hoặc các thuộc tính vật chất.
2. Thọ uẩn (Vedana): các cảm giác (sensations).
3. Tưởng uẩn (sanna): các ý tưởng trừu tượng (abctract ideas).
4. Hành uẩn (samkara): Các khuynh hướng cả về mặt xác thân (physical) lẫn mặt trí tuệ (mental), và
5. Thức uẩn (Vinnana): các quyền năng trí tuệ, khuếch đại của uẩn thứ 4, nghĩa là các thiên hướng về tâm trí, xác thân và đạo đức. (Thư của Ch. S., 199)
+ Ngũ Uẩn của Tâm Nhị Nguyên - Nguồn gốc của Vọng tâm
Đức Phật nói rằng Tâm bao hàm 2 thứ, chính vì cái tình và cái tưởng đó mà chúng ta mới có thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm này là chủ thể và lúc nào nó cũng cần một đối tượng. Chủ thể và đối tượng/ Tâm nhị nguyên này làm cho chúng ta khó mà nhận ra được Chân tâm. Tu từ Vọng Tâm nhị nguyên tới chỗ Chân Tâm là con đường tu hành của người phật giáo.
Trong Minh triết Ấn Độ gọi là 5 lớp vỏ. Phật giáo gọi là 5 Ấm hay 5 Uẩn là những cái tích tụ, chất đầy, bao phủ che lấp lên, chúng gồm như Đức Phật dậy 5 lớp màn che/ Bóng tối che lấp mặt trời Chân Tâm:
1- Sắc: Kinh nghiệm của thân xác. Ví như bị bệnh đau thật khó tu, chứ nói chi đến Chân Tâm
2- Thọ: Kinh nghiệm của cảm tình, cảm xúc. Ví dụ khi giận hợp oán trách ... chẳng thể tu, nói gì quán ánh sáng Tâm.
3- Tưởng: Kinh nghiệm của tư duy, quan niệm. Ví như cứ ngồi nghĩ vẫn vơ sao có thể tham thiền, tu định ... để an định Tâm.
4- Hành: Kinh nghiệm của tập khí, thói quen. Ví như không chịu đúng thời tu hành, chẳng thể tiến tu.
5- Thức: Kinh nghiệm của sự nhận tri, nhận biết. Thể trí thường suy nghĩ lầm lạc, vì chúng luôn ở trong trạng thái nhị nguyên.
Cho nên, sự mầu nhiệm của sự tu hành là mình bắt đầu tìm được thời gian, thay đổi tập quán, thay đổi tư tưởng, thay đổi tình cảm, cảm xúc, thay đổi quan niệm và cuối cùng là mình thay đổi thân xác - Nói là tu tâm nhưng thật sự ra là mình tu tất cả mọi chuyện .. v.v…Đâu có dễ đâu (Nguồn: Xem tại đây)
+ Năm lớp vỏ - Ngũ Ấm - Ngũ uẩn:
Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm đã được trình bày, bây giờ sẽ giải thích về thức ấm. Trước hết tôi sẽ tóm lược lại về 4 ấm đầu tiên.
- Sắc ấm đề cập đến những cái có hình tướng, có vật thể. Khi mắt trừng trừng nhìn vào hư không, thì thấy xuất hiện những hoa đốm. Dù những hoa đốm ấy là hư vọng, không có thực, nhưng nó vẫn có hình sắc.
- Thọ ấm là sự tiếp nhận, lĩnh hội. Khi hai bàn tay xoa vào nhau sẽ làm phát sinh các cảm giác thô ráp, trơn mịn, hoặc lạnh, nóng.
- Tưởng ấm đơn thuần là do niệm tưởng. Chẳng hạn, khi tai quý vị nghe ai nói về me chua, rồi quý vị bắt đầu nghĩ tưởng về me. Ngay khi quý vị nghĩ tưởng, thì trong miệng liền tiết ra nước bọt. Đây là kết quả của tưởng ấm. Nghĩ tưởng ở đây có nghĩa là vọng tưởng.
- Hành ấm có nghĩa là sự biến dịch, vận động. Nó không dừng nghỉ. Đầu tiên con người trẻ trung, rồi trở thành trung niên, rồi già và chết. Niệm nầy sinh khởi tiếp theo sau niệm kia diệt mất, niệm nầy nối tiếp niệm kia không dừng nghỉ. Đó là hành ấm.
- Thức ấm có liên quan đến sự phân biệt. Nó nhận rõ sự khác nhau giữa các sự việc; nó xem xét, suy tính, và tìm kiếm sự lợi thế trong mọi hòan cảnh. Chẳng hạn như A-nan, không phát huy công phu tu tập, không có được định lực, nhưng ham thích đa văn, có nghĩa là tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh. Sự hoạt dụng của tâm tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh là không có thực.
... Người trong ví dụ của Đức Phật bịt kín hai đầu lại. Anh ta nút kín hai lỗ ở hai đầu của chiếc bình tần-già lại. Trong đó đựng đầy hư không, đem đi xa ngàn dặm, đến cho nước khác... thời đó, muốn vượt một ngàn dặm thì chỉ bằng cách đi bộ. Anh ta làm gì với hư không trong bình tần-già? Anh ta mang tặng cho nước láng giềng. Quý vị nghĩ xem việc nầy hợp lý chăng?
"Nên biết thức ấm cũng lại như vậy."
Thức ấm, tâm phân biệt, cũng giống như câu chuyện cất giữ hư không rồi đem đi xa ngàn dặm tặng cho người khác vậy.
Do vậy nên biết hành ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên. Nguồn gốc phát sinh của nó vốn là Như Lai tạng diệu chân như tánh. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q1 - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Ngũ ấm/ Ngũ uẩn là Tánh Như Lai Tạng: Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt.
Mà ông chẳng biết sinh, diệt, đến, đi, vốn là Như Lai tạng thường trú sáng suốt nhiệm mầu, là tánh chân như vi diệu tròn khắp, không lay động. Trong tánh chân thường ấy mà cầu những cái đến đi, mê ngộ, sinh tử hoàn toàn không thể được.
A-nan, tại sao ngũ ấm vốn là Như Lai tạng, là tánh chân như nhiệm mầu?
GIẢNG VỀ NGŨ ẤM: SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC
Sắc: A-nan, thí như có người dùng mắt thanh tịnh để nhìn bầu trời quang đãng, chỉ thấy một khoảng không trong vắt.
Người kia vô cớ nhìn sững chẳng nháy mắt, nhìn lâu phát ra mỏi mệt, nên trong hư không riêng thấy có hoa đốm lăng xăng và tất cả các tướng giả dối không thật......
Thọ: Như 2 tay xoa vào nhau cũng vậy - Trơn, Rít, lạnh, Nóng đều hư vọng không thật;
Tưởng: Nghĩ đến Me chua/ Chân đứng chỏm vách đá cao;
Hành: Định nghĩa Hành giống như dòng nước chảy xiết. Đức Phật dậy: A-nan, ví như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau. (Giảng: Những ngọn sóng ấy giống như các niệm tưởng trong tâm của con người. Trong tâm thức, trong thức thứ tám, niệm nầy sinh khởi, niệm khác hoại diệt theo sau các niệm khác dấy khởi cũng giống như sóng trên mặt nước... Cũng vậy, niệm tưởng sau của quý vị không bao giờ phóng vọt lên trước niệm hiện tiền. Thế nên giữa các niệm có một hoạt động rất trật tự, không một chút sai lầm. Mới nhìn qua thấy các ngọn sóng tưởng như không có ranh giới, nhưng thực ra sóng di chuyển từng ngọn từng ngọn rất có trật tự và liên tục không bao giờ dừng nghỉ). A-nan, tánh của dòng nước như vậy chẳng do hư không sinh ra, chẳng phải do nước mà có, cũng chẳng phải tánh nước, cũng chẳng lìa hư không và nước... Nếu do nước mà có thì dòng nước nầy tánh nó lẽ ra không phải là nước nữa, và hiện nay có thể chỉ ra tướng của nước và dòng nước khác nhau[80]. Nếu dòng nước tức là tánh nước thì khi nước trong lặng, sẽ không còn là thể của nước nữa? (Tướng của Nước và Dòng chảy là khác nhau = Tánh của dòng chảy Không phái là tánh của Nước. Sự thay đổi về tánh chất tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi về thực thể.)
Thức: A-nan, ví như có người lấy một cái bình tần già, bịt kín hai đầu lại, trong đó đựng đầy hư không, đem đi xa ngàn dặm, đến cho nước khác. Nên biết thức ấm (Thức tâm phân biệt) cũng lại như vậy.
Tóm lược về 5 Ấm:
- Sắc ấm đề cập đến những cái có hình tướng, có vật thể. Khi mắt trừng trừng nhìn vào hư không, thì thấy xuất hiện những hoa đốm. Dù những hoa đốm ấy là hư vọng, không có thực, nhưng nó vẫn có hình sắc.
- Thọ ấm là sự tiếp nhận, lĩnh hội. Khi hai bàn tay xoa vào nhau sẽ làm phát sinh các cảm giác thô ráp, trơn mịn, hoặc lạnh, nóng.
- Tưởng ấm đơn thuần là do niệm tưởng. Chẳng hạn, khi tai quý vị nghe ai nói về me chua, rồi quý vị bắt đầu nghĩ tưởng về me. Ngay khi quý vị nghĩ tưởng, thì trong miệng liền tiết ra nước bọt. Đây là kết quả của tưởng ấm. Nghĩ tưởng ở đây có nghĩa là vọng tưởng.
- Hành ấm có nghĩa là sự biến dịch, vận động. Nó không dừng nghỉ. Đầu tiên con người trẻ trung, rồi trở thành trung niên, rồi già và chết. Niệm nầy sinh khởi tiếp theo sau niệm kia diệt mất, niệm nầy nối tiếp niệm kia không dừng nghỉ. Đó là hành ấm.
- Thức ấm có liên quan đến sự phân biệt/ Thức Tâm phân biệt. Nó nhận rõ sự khác nhau giữa các sự việc; nó xem xét, suy tính, và tìm kiếm sự lợi thế trong mọi hòan cảnh. Chẳng hạn như A-nan, không phát huy công phu tu tập, không có được định lực, nhưng ham thích đa văn, có nghĩa là tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh. Sự hoạt dụng của tâm tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh là không có thực.
=> Ngũ Ấm sanh khởi từ Như Lai Tạng - Từ Chân khởi Vọng - Vốn Chẳng phải Nhân duyên/ Chẳng phải Tự nhiên.
Tương tự, Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới – tất cả các pháp nầy đều không sinh khởi do nhân duyên, cũng chẳng sinh khởi do tự nhiên. (Nguồn: Tóm lược Kinh Thủ LN - Q1,2,3 - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Tu Bát Nhã Ba La Mật để thấy CÁC UẨN ĐỀU KHÔNG:
"Vọng tưởng quyện lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)