Cấu tạo Tâm con người - Cấu tạo chữ Tâm - Hồ nước tâm - Sông trong tâm - Trăng hiện nguyên hình trong Tâm - Trăng tròn như Tánh không. Trí tuệ như hải - Sóng lặng nơi Biển Trí tuệ. Biển Hương Thủy - Biển nước thơm - Hải ấn hiện thân chúng sanh

+ Thành phần - Cấu tạo - Các tên gọi Tâm con người: Về mặt huyền bí, nơi gặp nhau giữa các đại Đất + Nước là ở luân xa Tùng Thái dương. Và nơi gắp nhau giữa Đất + Nước + Gió là ở trong đầu (Minh triết Chân sư). Sự phức tạp của Tâm biểu hiện qua các tên gọi.
a/ Tâm ta: Bao gồm hai phần là Tình và Tưởng (Đức Phật dậy)
b/ Tâm thức: Bao gồm 8 thức (Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
c/ Tâm trí: Theo Dịch học, Thủy chủ về Trí tuệ. Bộ lão là nơi Trí tuệ hoạt động. Kinh Lăng Nghiêm nói, khi Đất và Nước gặp nhau thì các Đại mất đi tánh thanh tịnh vốn có => Sự vẩn đục là do thường xuyên khởi tâm (Động tâm/ Khởi Gió) hình thành Vọng tưởng lối tiếp như sóng biển lớp lớp không ngừng nghỉ, sự Phân biệt Ta - Người và chúng sinh là do có sự khởi tâm Vô minh này. 
d/ Tâm địa: Đất và Nước cũng là nơi lưu giữ mọi "hạt giống" do Tâm động mà có. Nơi tâm, mọi hạt giống Thiện hay Ác đều đã gieo (Động tâm) thì đều có Quả báo tương ứng. Trong Tâm địa, tùy theo mức Vọng tưởng Phân biệt mà hình thành đẳng cấp quả báo lành dữ khác nhau. Theo đó, Tâm càng thanh tịnh, tức càng ít Vọng tưởng Phân biệt thì Đức hạnh và Trí tuệ càng viên mãn, theo đó quả báo cũng thù thắng hay hung họa tương ứng.
=> Bản chất đời sống tiến hóa của con người, là sự tiến hóa của Tâm Thức. Càng trở về gần "Chân Tâm" thì vọng tưởng, Phân biệt càng vi tế. Cũng tức là Sóng yên - Biển lặng và Trăng tròn hiện nguyên hình trong Tâm Địa = Từng con "sông trong Tâm" đều có Trăng tròn soi chiếu. Trăng (Phật tánh) chỉ có một, nhưng hiện ở muôn Sông/ Tâm chúng sinh, soi sáng muôn nới ... (Nhân trắc học tổng hợp từ các Tooltip/ Kinh điển)

+ Trí tuệ như Hải - Biển trí tuệ: Sóng lặng nơi biển trí vời vợi bao hàm vạn tượng, vầng trăng tánh không vằng vặc chóng hiện ở muôn sông. Không rời khỏi thọ vương mà bao trùm bảy chỗ nơi Pháp Giới, không trái hậu tế mà thông suốt chín hội nơi sơ thành. Thấu tận huyền tông rộng lớn bủa khắp hải hội khó nghĩ bàn. Viên âm làu làu bao hàm mười cõi, chủ bạn trùng trùng tận đến mười phương cùng thời xướng.
Đoạn văn trên là đoạn nói về “Phương thức kinh thuyết trùm khắp”, tức là cái phương thức mà giáo nghĩa của Kinh này được diễn bày là trùm khắp Pháp Giới.
Trạm trí hải chi trừng ba: Trạm là trạm tịch. Trí hải nghĩa là trí huệ giống như biển cả, nhưng là trạm tịch, là bất động, là yên tĩnh. Trừng ba nghĩa là sóng biển yên tĩnh trong lặng, tại sao không có một chút sóng mòi nào cả? Không có làn sóng nào cũng chính là không còn chút phiền não nào nữa. Vì không còn làn sóng, cho nên nói “Sóng lặng nơi biển trí vời vợi”.
Hư hàm vạn tượng:trong biển trí giống như hư không bao hàm vạn tượng, cho nên đối với tất cả đạo lý Phật đều thấu suốt, không một pháp nào Ngài không biết, không một vật nào Ngài không rõ.
Hiệu tánh không chi mãn nguyệt: Hiệu nghĩa là tinh khiết, thanh tịnh. Tánh không là chỉ cho Phật tánh nó giống như mặt trăng tròn giữa bầu trời quang đãng. Mãn nguyệt chính là chỉ cho ánh trăng đêm rằm.
Đốn lạc bách xuyên: Bách xuyên chính là chỉ cho những nơi có nước. Đốn lạc, nghĩa là như ánh trăng rằm giữa hư không, ánh sáng vằng vặc kia chiếu thẳng xuống tất cả những nơi có nước đọng, tất cả những nơi có nước đều có ánh trăng. Đó gọi là “Ngàn sông có nước ngàn sông hiện” (thiên đàm hữu nguyệt thiên đàm hiện). Đàm chính là ao sâu, cũng có nghĩa là những nơi có nước thì có ánh trăng hiện trong đó. Đây chính là một câu trong “Chứng Đạo Ca của Đại sư Vĩnh Gia” nói rằng: “Một ánh trăng chiếu khắp tất cả muôn sông, tất cả ngàn sông trăng đều nhiếp vào một ánh trăng” (nhất nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy; nhất thiết thủy nguyệt nhất nguyệt nhiếp). Một vầng trăng ở giữa hư không hay ở trong tất cả dòng sông, ánh sáng bủa khắp rồi cũng hiện ra vầng trăng này. Có phải có nhiều vầng trăng như vậy không? Không phải. Vì tất cả ánh trăng trong mỗi dòng sông đều từ một vầng trăng này hiện ra, chiếu khắp. Tuy có trăm nghìn vạn dòng sông và hiện ra trăm nghìn ánh trăng, nhưng bản thể của trăng chỉ là một mà thôi.
“Hiệu tánh không chi mãn nguyệt”: Tự tánh trong sáng được ví như ánh trăng giữa bầu trời không vậy. “Đốn lạc bách xuyên” trong cái chớp nhoáng đều tỏa xuống mọi dòng sông. Cũng vậy trong tâm của tất cả chúng sanh đều có dòng sông, trong Phật tánh thì có ánh trăng chiếu vào trong dòng nước tâm của chúng sanh chúng ta. “Hồ nước tâm chúng sanh thanh tịnh thì Bồ-đề ngày càng tăng trưởng”. Cho nên nói “chóng hiện ở muôn sông” cũng chính là ý này. Nếu hồ nước tâm của chúng ta thanh tịnh rồi thì quang minh của Phật cũng chiếu soi vào trong đó. Nếu tâm chúng ta không thanh tịnh thì dù có ánh sáng Phật tánh cũng không thể chiếu vào được. Giống như hồ nước, nếu nước trong đó vẩn đục, thì không thể hiện bóng trăng. Nếu nước lặng trong thì sẽ thấy một vầng trăng chiếu trong đó....... 
Sao gọi là Hải Ấn tam muội? Hải nghĩa là chỉ cho biển nước thơm (Hương Thủy Hải). Biển này vốn lặng trong không hề có một gợn sóng. Nhưng hiển hiện sắc thân của hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới, giống như dùng con dấu, ấn vào một vật nào đó. Tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới, loài có hình có sắc đều hiện bóng mình trong biển này, giống như con dấu – mình lấy con dấu đóng vào trang giấy, thì có dấu hiện ra. Vì chúng sanh trong mười phương ở trong biển Hương Thủy đều có một con dấu ấn hiện ra, cho nên gọi là Hải Ấn. Và khi Phật nhập vào tam muội này dùng Hải Ấn Tam Muội để nói pháp, cho nên gọi là “Bị nan tư chi hải hội” (bủa khắp hải hội khó nghĩ bàn). (Nguồn: Kinh Hoa Nghiêm - HT T.Hóa giảng)