+ Giới tức là một thế giới riêng biệt cho căn, trần và sắc:
- Thí dụ nói về cái thấy chúng ta có 3 giới là:
1. Căn là Nhãn giới - Căn mắt
2. Trần là Sắc giới - Là các vật, đối tượng như nhà cửa, xe cộ
3. Thức là Nhãn thức giới - Là cái biết của sự thấy.
=> Mà Con người chỉ có 18 giới
- 6 giới của căn: Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỷ giới, Thiệt giới, Thân giới, Ý giới.
- 6 giới của trần: Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới, Pháp giới.
- 6 giới của thức: Nhãn thức giới, Nhĩ thức giới, Tỷ thức giới, Thiệt thức giới, Thân thức giới và Ý thức giới.
Tổng cộng: 18 giới mà thường được gọi là thập bát giới.
+ Nội Ngoại của 18 Giới:
- 6 Nội giới: 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) trong cơ thể, gọi là nội giới;
- 6 Ngoại giới: 6 trần (hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, sự xúc chạm, các pháp) bên ngoài, gọi là ngoại giới;
- 6 Trung giới - Ở giữa: 6 thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức) ở giữa giúp 6 căn nhận biết 6 trần, gọi là trung giới. (Xem nguồn.)
+ Mười Tám Giới - HT Tuyên Hóa giảng về Các Thức Phát Sinh Phân biệt:
" Lại nữa, A-nan, như ông thường biết được rằng, như ông đã rõ, ông đã được nghe giáo lý quyền thừa trước đây. Giáo lý quyền thừa đề cập đến năm uẩn, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Ông đã hiểu được toàn bộ giáo lý nầy. Nhưng, giáo lý về mười tám giới chỉ được diễn bày như là một pháp môn phương tiện cho hàng Nhị thừa và ngoại đạo để dẫn dắt họ. Nay Như Lai sẽ giảng giải giáo lý ấy thật chi tiết. Đừng trở nên chấp trước với những pháp trần nầy. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)
+ Mười Tám Giới: Trích đoạn Đức Phật dậy..... Lại nữa, A-nan, thế nào mà 18 giới vốn là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng? Giảng:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo A-nan, "Thế nào mà 18 giới vốn là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng?"
Mười tám giới là những gì? Là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý–cùng với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; cộng thêm sáu thức nữa: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Cả ba nhóm gộp lại thành 18. Sáu căn đi với sáu trần, giữa hai cái nầy phát sinh ra sáu thức. Thức được định nghĩa như là tạo nên sự phân biệt, Căn (các giác quan) được xem là nơi các chức năng tri giác ấy phát xuất, nó có gốc là thân thể của chúng ta. Trần (cảnh, đối tượng) được định nghĩa như vậy là do phẩm tính của nó là nhiễm ô. Nó không thanh tịnh, nên nó làm nhiễm ô bản tính của sáu căn. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì các thức sinh khởi. Mắt thấy sắc liền sinh khởi phân biệt như đẹp hoặc là xấu xí. Khởi tâm thích hoặc không thích hình sắc ấy, nên có sự phân biệt. Ở tai cũng như vậy: nghe tiếng êm dịu hoặc không êm dịu, hoặc thích nghe hoặc không thích nghe âm thanh ấy. Khi sinh khởi tâm phân biệt như vậy được gọi là nhĩ thức. Mũi ngửi được mùi thơm và mùi thối. Hai hương trần thơm và thối cũng được phân biệt như trên vậy. Quý vị có thể thích hương thơm và không thích những mùi hương khác, như vậy là trong quý vị đã sinh khởi tị thức. Lưỡi phân biệt được mùi vị. Khi lưỡi (thiệt căn) đi chung với mùi vị (vị trần[41]) liền có sự phân biệt về mùi vị, hoặc là dễ chịu hoặc là ghê tởm–mình có thể thích hoặc không thích, Thân căn đi chung với xúc trần–trơn láng hoặc xù xì, thô ráp hoặc mịn màng, có nhiều dạng cảm giác khác nhau, hoặc ưa thích hoặc không ưa thích. Thân căn đi chung với xúc trần sẽ làm phát sinh thân thức để phân biệt những cảm giác nầy.
Ý căn đi chung với pháp trần. Năm trần vừa mới đề cập ở trên– sắc, thanh, hương, vị, xúc– tất cả đều có sắc tướng biểu hiện.[43] Chỉ có pháp trần là không được biểu hiện qua sắc tướng.[44] Chúng không có một biểu tượng nào. Tuy nhiên, khi ý căn tiếp xúc với pháp trần, tâm ý liền khởi phân biệt, thế nên trong tâm cũng có ý thức phân biệt. Đó là cách mà sáu căn tiếp xúc với sáu trần khiến sinh khởi sáu thức và cùng lập nên 18 giới.
Tất cả chúng đều chứa trọn trong tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Quyển 3)
+ 768. TỲ KHEO BIẾT GIỚI
Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào thấy và biết như thật về mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới.
1) Sáu giới: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.
2) Sáu giới: dục giới, nhuế giới, hại giới, vô dục giới, vô nhuế giới, vô hại giới.
3) Sáu giới: lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới.
4) Bốn giới: thọ giới, tưởng giới, hành giới, thức giới.
5) Ba giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
6) Ba giới: sắc giới, vô sắc giới, diệt giới.
7) Ba giới: quá khứ giới, vị lai giới, hiện tại giới.
8) Ba giới: diệu giới, bất diệu giới, trung giới
9) Ba giới: thiện giới, bất thiện giới, vô ký giới.
10) Ba giới: học giới, vô học giới, phi học vô học giới.
11) Hai giới: hữu lậu giới, vô lậu giới.
12) Hai giới: hữu vi giới, vô vi giới.
Này A-nan, thấy và biết như thật về sáu mươi hai giới này. (Nguồn: mục 768- (Trung A Hàm, Kinh Đa Giới, Phẩm 14, số 181)
+ Các giới: Là Phật tử, mức độ thấp nhất là phải nghiêm giữ năm đại giới cơ bản nầy và thực hành theo một cách triệt để, như vậy chúng ta mới được an lạc và tự tại. Giả như năm giới nầy mà không giữ được, thế thời 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni lại càng khó giữ hơn. Cho nên tại rừng Ta-la song thọ, lúc Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã nói với Tôn giả A Nan rằng: “Lấy giới luật làm thầy.” Do đó, chúng ta biết rằng giới luật thật là trọng yếu biết bao! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)
+ Xem thêm: Các giới trong thiên nhiêm