Tu phúc - Tu phước đức - Tu công đức - Ruộng phúc - Ruộng phước. Tu bố thí - Hạnh bố thí - Pháp bố thí. Vun bồi phước báu - Vun bồi phúc báu - Vun bồi phước đức - Sống hướng thiện. Nghệ thuật bố thí - nghệ thuật cúng dường

+ Tu phước đức - Vun bồi Phước đức:
Phước đức là phước báo, hạnh phúc có được nhờ đức hạnh. Từ tâm đức và hạnh đức ấy mà con người nhận lãnh phước báo. Ai gieo trồng nhân phước đức thì gặt quả phước đức. Nhân phước đức ở đây là những suy nghĩ, lời nói và việc làm thiện lành, gọi chung là thiện nghiệp.
Trong kinh Phước đức, một bài kinh trong kinh Tập, thuộc Tiểu bộ kinh, Đức Phật dạy mười điều vừa là nhân mà cũng vừa là quả phước đức.
1. Lánh xa kẻ xấu ác, luôn thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính.
2. Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh.
3. Có học - có nghề hay, biết hành trì giới luật, biết nói lời ái ngữ.
4. Được cung phụng cha mẹ, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích hợp.
5. Sống ngay thẳng - bố thí, giúp quyến thuộc thân bằng, hành xử không tì vết.
6. Tránh không làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành.
7. Biết khiêm cung - lễ độ, biết đủ và nhớ ơn, không bỏ dịp học đạo.
8. Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi.
9. Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn.
10. Hành xử trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết - an nhiên.
Đức Phật dạy: “Ai sống được như thế, đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng vững mạnh, phước đức của tự thân” (TS. Thích Nhất Hạnh dịch).
Khi thực hành mười điều trên là chúng ta đang sống trong hạnh phúc, đang thọ hưởng phước đức, đồng thời cũng là đang gieo trồng phước đức để tiếp tục thọ hưởng trong tương lai, đời sau. Đây chính là những thiện nghiệp sinh ra phước đức làm cho đời sống các chúng sinh được nhiều an vui, hạnh phúc. Chính vì thế mà mười phương cách vun bồi phước đức trong bài kinh còn được gọi là mười điều phước đức hay mười điều hạnh phúc. (Nguồn: Kinh Phước đức - TS Thích Nhất Hạnh giảng)
+ Quả báo hành Bố thí tùy theo Ruộng phước điền: Bố thí với Tâm bình đẳng, thì tùy theo Ruộng phước điền người đó gieo hạt giống Bố thí mà gặt hái quả báo khác nhau..... Phật bảo Thủ Ca: Tất cả chúng sinh có liên quan với nghiệp, nương tựa nơi nghiệp, theo nghiệp tự chuyển. Do nhân duyên ấy có phân ra: thượng, trung, hạ, sai khác chẳng đồng: Vài ví dụ trong Kinh Quả báo sai biệt
Lại có nghiệp nghèo mà vui thích bố thí.
Ví như có chúng sinh trước từng làm việc bố thíchẳng gặp phước điền (Phật, Pháp, Tăng), sau đó lưu chuyển trong sinh tử, sinh vào loài người, do chẳng gặp phước điền nên quả báo nhỏ hẹp, hoặc được hoặc mất, do xưa kia từng tập bố thí nên tuy ở nơi nghèo cùng mà thích thực hành bố thí.
Lại có nghiệp giàu mà tham lam, bỏn xẻn.
Ví như có chúng sinh chưa từng bố thí, gặp thiện tri thức tạm thực hành một lần bố thí vào được phước điền tốt, do phước điền thù thắng nên tài sản đầy đủ, trước chẳng từng tập nên tuy giàu mà xan tham.
Lại có nghiệp giàu mà hay bố thí.
Ví như có chúng sinh gặp thiện tri thức, phần nhiều tu hạnh bố thí, lại gặp phước điền tốt. Do nhân duyên đó, giàu to nhiều của cải mà thích thực hành bố thí.
Lại có nghiệp nghèo mà tham lam, bỏn xẻn.
Ví như có chúng sinh xa lìa tri thức, không khuyên dạy người mà chính mình cũng chẳng thực hành bố thí. Do nhân duyên đó, sinh nơi bần cùng mà lại tham lam, bỏn xẻn. (Nguồn: Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt)
+ Quả báo tu phước gia tăng theo ruộng phước - Nghệ thuật bố thí: Dịch Nghĩa, Đức Phật dạy: "Đãi 100 người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi 1.000 người thiện ăn, không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn. Đãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn. Cúng dường ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn. Cúng dường một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn. Cúng dường một ngàn ức đức Tam Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn."...
Giảng: Trong chương trước, chúng ta đã được biết qua về hạnh bố thí. Muốn thực hành hạnh bố thí, thì điều quan trọng là phải biết cách bố thí. Bởi vì nếu trồng phước mà không biết cách, trồng không đúng phương pháp, hoặc không hiểu gì về pháp trồng phước, thì e rằng có trồng cũng chẳng được phước!
Ở đây, "đãi ăn" bao gồm tất cả duyên bố thí - đồ ăn, thức uống, châu báu, tiền bạc, và luôn cả đầu, mắt, não, tủy.
... Do đó, chúng ta nên gần gũi các bậc Thiện-tri-thức để học hỏi. Quý vị thân cận Ác-tri-thức thì sẽ bị tiêm nhiễm tà tri tà kiến, còn gần gũi Thiện-tri-thức thì sẽ học được chánh tri chánh kiến. Nếu quý vị cúng dường cho kẻ ác thì sẽ gây nên tội lỗi, còn cúng dường cho người tốt thì sẽ được công đức. Đó là những điều chúng ta cần phải biết! (Nguồn: Kinh 42 chương - HT T.Hóa)
+ Ví dụ Về Tu Phước Bố Thí Được Phước Báu Vô Cung Vi Diệu Nhiệm mầu:  527. PHƯỚC BÁO CÚNG DƯỜNG
- Khi ta mang đồ lượm mót về đến nhà, bỏ gánh xuống và quay lại nhìn thì thấy Bích-chi-phật Vô Hoạn đi đến, theo sau tôi bén gót, như bóng theo hình. Tôi thấy ngài, liền nghĩ: ‘Sáng sớm, lúc đi ra, mình thấy vị Tiên nhân này đi vào thành khất thực. Bây giờ vị Tiên nhân này có lẽ chưa có gì ăn. Ta hãy sớt bớt phần ăn của mình cho Tiên nhân này’. Nghĩ như vậy xong, tôi liền mang phần cơm bố thí cho Đức Bích-chi-phật và bạch rằng: ‘Mong Tiên nhân biết cho, cơm này là phần ăn của con. Vì lòng từ mẫn, mong ngài thương xót nhận cho’. Bấy giờ, vị Bích-chi-phật tức thì trả lời tôi rằng: ‘Cư sĩ nên biết, năm nay hạn hán, sương móc và trùng hoàng làm cho ngũ cốc không thể chín được. Nhân dân túng thiếu, kiếm xin khó được. Thí chủ có thể bớt phân nửa bỏ vào trong bát của ta và dùng phân nửa kia, cả hai cùng được sống còn. Như vậy đã là tốt rồi’. Tôi lại thưa rằng: ‘Tiên nhơn, xin biết cho, trong nhà con sẵn có chảo, có bếp, có củi, có thóc gạo, ăn uống sớm muộn cũng chẳng cần đúng giờ giấc. Tiên nhơn, xin hãy thương xót con mà nhận hết thức ăn này’. Bấy giờ Tiên nhân vì lòng từ mẫn mà nhận hết.
Tôi nhân phước bố thí cho Tiên nhân kia một bát cơm mà bảy lần tái sanh vào cõi trời, được làm Thiên vương; bảy lần tái sanh vào loài người lại làm bậc nhân chủ.
Tôi nhân phước bố thí cho Tiên nhân kia một bát cơm mà được sanh vào dòng họ Thích như thế này, giàu có cùng tột, súc vật chăn nuôi vô số, phòng hộ, thực ấp, của cải vô lượng, châu báu đầy đủ. (Nguồn: mục 527- (Trung A Hàm, Kinh Thuyết Bổn, Phẩm 6, số 66)