QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Giới thiệu - Hợp tác Mở Các Lớp Học Dự Đoán Thiên Cơ

GIỚI THIỆU - MỜI HỢP TÁC MỞ CÁC KHÓA HỌC
DỰ ĐOÁN THIÊN CƠ VÀ ỨNG DỤNG CẢI MỆNH TOÀN DIỆN
[ Lớp đang mở - Tuyển dụng liên tục: Dự đoán Tứ trụ Cơ bản và Sơ cấp ]

I- GIỚI THIỆU "TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO NHÂN TRẮC HỌC"
1. Phân Khoa kiến thức: Chúng tôi chỉ truyền giảng các kiến thức có trong kinh điển Minh triết của các bậc Hiền triết và khoa học tin cậy xưa và nay. Các kinh điển liên quan việc giảng dạy về lĩnh vực chủ đạo là dự đoán Thiên cơ - Cải mệnh toàn diện, chúng tôi tự phân chia và đặt ra ba Khoa học dùng cho các khóa học, bao gồm:
(i)   - Khoa Thế giới chúng sinh: Phân thân; Thái cực sinh lưỡng nghi; Hình thành vũ trụ và Thái dương hệ, các hành tinh, tứ đại, ngũ hành ..
(ii)  - Khoa Đoán giải thiên cơ:
Các pháp dự đoán Nhân Mệnh và vụ việc qua Tứ trụ, Quẻ dịch, Chiêm tinh học .... 
(iii) - Khoa Cải mệnh như ý:
Mỗi người mỗi khí chất. Dự đoán và ứng dụng đoán Mệnh vào - Cải mệnh toàn diện như ý ....

* Diễn giải thêm nội dung chủ yếu về các Khoa học: Sự hình thành thế giới qua Thái dương hệ, các Hành tinh, Tứ đại, các Tinh linh ngũ hànhvật chất ngũ hành hình thành lên trái đất, biển và núi sông đất liền và chúng sinh tương tục sinh tử không ngừng; Cấu tạo con người (Với bảy nguyên khí) theo khoa học và theo Minh triết thiêng liêng và sự hoạt động trên năm cõi giới qua luân hồi sinh tử. Cá tương ứng và tương đồng giữa Đại vũ trụTiểu vũ trụ (Con người), giữa các nguồn năng lượng phóng phát, tiếp nhận, chuyển hóa và truyền chuyển giữa không gian và con người. Chính nó duy trì sự sống và là nguồn gốc phát sinh mọi hoạt động của con người, từ sinh đến tử, nguồn hạnh phúc hay nhận chịu khổ đau phát sinh theo quy luật thời gian;
Các bộ môn như Dự đoán thiên cơ theo tứ trụ, Quẻ dịch, Chiêm tinh ..., phân nhóm lĩnh vực Phong thủy, Tâm lý học, Đạo học, Kinh dịch, Đông Y, Thái dương hệ, Phật pháp ... và kiến thức Tâm linh, Phật pháp ứng dụng nhằm giúp quý vị "Kích cát - Tránh hung" trong mọi lĩnh vực đời sống như học nghiệp, tiền tài, sức khỏe, bệnh nạn, đầu tư kinh doanh, chọn nghề nghiệp, tình duyên, hôn nhân, gia đình, các mối quan hệ và phương pháp ứng sử  .... giúp duy trì lâu dài, an toàn bền vững phúc báo giầu sang, phú quý, danh tiếng và uy quyền, đặc biệt phòng chánh mười cách chết uổng (Chưa hết định số), để sống Thọ mạng cho hết Định số và hơn nữa.

2. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy: Chúng tôi đã đầu tư phần mềm trực tuyến để phục vụ giảng dạy pháp môn dự đoán Tứ trụ/ Bát tự, Quẻ dịch, cũng như để Tư vấn cải mệnh với giáo trình phù hợp với mức tiến hóa Tâm trí của từng người. Theo đó mà "Bốc thuốc Cải mệnh - Phòng bệnh từ xa" hiệu quả nhất, mục đích là để phát huy tiềm năng thế mạnh vốn có giúp bảo toàn và kích phát tăng trưởng phúc báo lớn mạnh hơn. Theo đó hiển nhiên đưa đến kết quả là hạn chế những điểm yếu, biết lượng sức mình, là vì nếu thiếu hiểu biết do không được Tư vấn chỉ dẫn mà cứ làm theo bản năng, thường chắc chắn sẽ gánh hậu quả tất yếu là làm tiêu tán phúc báo, đây là nguyên nhân dẫn đến mệnh vận nghèo khó, bệnh nạn, thương tật, âu lo, phiền lão khổ đau ... đeo bám dai dẳng, nhiều khi cầu sống không được, cầu chết chẳng xong, cho đến chết yểu - Đây là việc không của riêng ai.
Phần mềm này hy vọng ngày càng có giao diện thân thiện hơn, dĩ nhiên theo quy luật thì cần liên tục được đầu tư nâng cấp mới có thể đáp ứng đòi hỏi khách quan, tất cả đều được lưu trữ trực tuyến, tiện dụng khai thác theo thời gian, đa nền tảng nhất có thể, bao gồm tất cả tư liệu về giảng dạy, học tập, Tư vấn - Chỉ dẫn theo từng bước tu hành Cải mệnh của từng người được. Tất nhiên, để làm được điều này tất yếu là do có sự chung tay đóng góp của nhiều người sử dụng phần mềm.

II- MỞ LỚP VÀ ĐĂNG KÝ HỌC TỨ TRỤ - QUẺ DỊCH ONLINE HOẶC OFFLINE

1- Mở các lớp Dịch học và ứng dụng: Chúng tôi thường xuyên mở các lớp Cơ bản và sơ cấp - Trung và cao cấp về các khóa học hoặc từng buổi học theo chủ đề khách hàng tùy chọn, cụ thể gồm (Sau đây gọi chung là "Mở lớp học"):
a/ Dự đoán số mệnh theo Tứ trụ/ Bát tự: Học dự đoán Mệnh Vận đời người, là pháp "Khám Mệnh - Biết bệnh của Mệnh", giúp phòng bệnh từ xa qua "Bốc thuốc - Trị bệnh của Mệnh" kịp thời, theo đó giúp kích Cát - Chánh hung để cuộc sống an vui, hạnh phúc hơn, từng bước tiến đến giải thoát khổ đau luân hồi sinh tử
b/ Dự đoán Thiên cơ vụ việc: Học phương pháp gieo Quẻ dịch (Phương pháp Mai hoa kết hợp sáu hào) luận đoán cát hung và dụng sự hợp thời như ý.
c/ Tư vấn Cải mệnh như ý: Học ứng dụng đoán Mệnh Tứ trụ - Diệu dụng của Dụng thần giúp Thân chủ sửa đổi bản thân - Cải mệnh cát tường như ý

2- Các khóa tu học Cải Mệnh: Chúng tôi sẵn sàng mở các khóa hướng dẫn Văn - Tư - Tu theo Dịch học - Minh triết - Phật pháp phù hợp với căn cơ mỗi người, mục tiêu là vun bồi Đức hạnh thiện lành, gốc rễ của con người để xứng danh Thiện nam tử, Thiện nữ nhân như trong kinh Phật thường nói. Đây là điều kiện tiên quyết cho những ai muốn Cải mệnh toàn diện, tiến nhanh và vững chắc trên con đường tu tập Tâm linh, phát triển Trí thông tuệ để sống an vui hạnh phúc, cũng giúp quý vị từng bước thành tựu vững chắc những nấc thang tiến hóa cao sâu mầu nhiệm ngay kiếp sống này, và dĩ nhiên thành quả học tập không bao giờ mất, nó sẽ còn phát huy mãi cho nhiều kiếp sống tái sanh sau này. Đặc biệt phù hợp với lớp Thanh thiếu niên đang bị xa ngã vào con đường Dâm tà hủy hoại mọi mặt cuộc sống, có mong muốn thoát khỏi sự chìm đắm trong dục tà vô nghĩa này để làm lại cuộc đời. Đức Phật dậy, hồi đầu ĐOẠN ÁC TU THIỆN không bao giờ là muộn cả, nếu xét theo quan điểm luân hồi tái sanh vô lượng kiếp sống thống khổ rồi, chả nhẽ chấp nhận Kiếp này và nhiều kiếp sau này vẫn cứ bị dâm dục chi phối, bệnh nạn nghèo khó khổ đau ... cứ bám giết mình đến kiếp nào nữa?.
Đến với chúng tôi, quý vị sẽ được học hành đúng giáo lý chánh đạo, đúng thứ tự, phù hợp trình độ căn cơ của mình nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu bản năng chi phối mạnh mẽ đời sống hàng ngày. Chúng tôi ứng dụng phương pháp "Kích cát - Chánh hung" , tức là khoanh vùng được năng khiếu thiện lành cần tập trung phát triển tăng tiến, đối trị hóa giải và diệt trừ điểm yếu thường thúc đẩy, chi phối sự Vô minh làm chướng ngại Ta trên đường tu học, thường làm cho quý vị sinh nhiều phiền lão khổ đau, âu lo dằn vặt, than thân trách phận ... rễ nản lòng thối chí. Tuy biết rõ là việc này chẳng rễ chút nào, nhưng cũng chẳng có gì khó nếu Giác ngộ hiểu biết chánh đạo. Quả là không đi thì không đến, không tu sửa thì "Bệnh khổ lão" cứ phải đeo mang muôn kiếp thôi.
Có câu "Quân tử cải mệnh", mỗi người tự mình cầm Vận mạng của mình, quyết định thưởng phạt hay ban phước giáng họa cho mình ... - Không có ai khác ngoài Ta. Vậy nên, nếu tu đúng "NHƯ PHÁP TU HÀNH" thì có thành quả nhanh và vững chắc, còn tu sai cách thì mãi cứ dậm chân tại chỗ, thậm chí tiến ít mà lùi thì nhiều, chưa kể xa vào đường tà biết bao giờ thoát ra được, mà thời gian thì ai cũng biết "Kiếp sống vô thường" với bất cứ ai. Như đức Phật dạy, để mất Thân người rồi biết bao giờ mới có lại được thân người lần nữa để tu. Nên nhớ, đức Phật dạy, một ngày tu tinh tấn cõi người bằng cả trăm năm chư Thiên tu hành vậy.

III- PHƯƠNG THỨC DẠY VÀ HỌC ONLINE - TỰ HỌC KẾT HỢP GIẢI ĐÁP CÂU HỎI
1/ Phương thức dạy và học phổ thông:
a/ Đối tượng áp dụng: Khách hàng có đam mê Dịch học, có trí tuệ và có nhiều thời gian nghiên cứu giáo lý, đặc biệt hơn là phương pháp này có mức học phí giảm thiểu nhất, nhằm khuyến khích người có nguồn tài chính hạn chế đều có thể tham gia học pháp môn này.
Đặc biệt, ai năng khiếu sản xuất Clip thì có thể tham gia cùng chúng tôi, hoặc ai có kiến thức sâu rộng về Dịch học, Minh triết, Phật pháp có thể làm giảng viên chính hay trợ giảng, nhà Tư vấn nếu tham gia đào tạo cùng chúng tôi thì được xem xét miễn, giảm học phí, hoặc có thể được hưởng thù lao tương ứng với sự đóng góp.
b/ Phương thức học: Áp dụng với các khóa học Online, trong đó môn sinh tự học theo Giáo trình và Clip là chính, thời gian học có thể kéo dài hơn thời gian khuyến nghị của chúng tôi tùy điều kiện mỗi người.
c/ Kiểm tra kiến thức đã học: Mỗi học phần chúng tôi tổ chức kiểm tra từng học viên thông qua "Báo cáo bằng văn bản" từng Học phần của Học viên gửi về E-mail của chúng tôi, để đảm bảo học viên đã nhớ được kiến thức quan trọng nhất cần nắm vững, đặc biệt với những nguyên lý và nguyên tắc phổ quát cần ghi nhớ trong giáo trình. Căn cứ vào báo cáo của học viên.

2/ Phương thức dạy và học thêm theo yêu cầu (VIP):
a/ Mục đích: Phương thức học thêm (Có phí riêng) này là phần mở rộng/ Bổ xung của phương thức Dạy - Học phổ thông ở trên.
b/ Đối tượng áp dụng: Những người muốn được học thêm để nghe giảng giải giáo trình theo các chủ đề mình tự chọn cho mỗi buổi học, trên cơ sở kiến thức liên quan đến khóa học, với nhiều lựa chọn về thời biểu học khác nhau, lịch học do hai bên thống nhất trước mỗi buổi học, cụ thể:
c/ Thời lượng mỗi buổi học: Học Online mỗi tiết/ Buổi học với những thời lượng tùy chọn là 30 - 45 - 60 phút/ Tiết học theo yêu cầu của người học. Có thể đăng ký nhiều buổi học/ tiết học trong một buổi. Ví dụ đăng ký 2 tiết, mỗi tiết 60 phút một buổi học.
d/ Tổ chức dạy 1 - 1: Giáo viên giảng cho một học viên duy nhất.
- Học viên tùy chọn và thổng nhất với Giảng viên thời gian học sao cho thuận lợi nhất với học viên.
- Học viên chủ động đề xuất nội dung muốn nghe giảng giải trong suốt buổi học.
- Chuyển tiền thanh toán thù lao cho giảng viên trước hoặc sau buổi học.
c/ Tổ chức dạy cho một nhóm học viên:
- Người đăng ký buổi học: Một học viên đại diện cho nhóm học viên để liên hệ, đăng ký buổi học với giảng viên (Sau đây gọi là Trưởng nhóm)
- Nội dung buổi học: Trưởng nhóm trao đổi với các học viên, chủ động đề xuất nội dung muốn nghe giảng giải trong suốt buổi học, thông báo cho giảng viên.
- Số lượng
học viên: Do trưởng nhóm quyết định mời những người tham dự.
- Thời gian học: Trưởng nhóm chủ động đề xuất và thỏa thuận với giảng viên về thời gian cụ thể mỗi buổi học.
- Học phí buổi học: Trưởng nhóm được thỏa thuận với giảng viên về mức thu học phí của mỗi học viên, và được trực tiếp thu tiền từ học viên. Tự chịu trách nhiệm giải quyết thỏa đáng, dứt điểm các vấn đề phát sinh liên quan đến học viên tham gia buổi học, không để ảnh hưởng đến giảng viên.
- Thanh toán thù lao giảng viên: Trưởng nhóm chuyển tiền thanh toán thù lao cho giảng viên theo thỏa thuận trước mỗi buổi học. Nếu do bất khả kháng mà giảng viên không thể giảng dạy đúng lịch, thì được thỏa thuận dạy bù buổi khác với Trưởng nhóm, hoặc phải hoàn trả lại tiền thù lao đã nhận cho trưởng nhóm nếu được yêu cầu.

IV- MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ GIAO NHẬN GIÁO TRÌNH HỌC
1- Mục tiêu dạy và học: 

Kinh dịch nói: Dịch là đạo của người quân tử gồm 5 đức tính (Ngũ thường) là Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín và ngũ luân. Mỗi học viên cần có thành tựu các đức hạnh này ở mức độ nhất định, vì Tâm thiện lành mới khế hợp với đạo của Dịch, học Dịch mới có ý nghĩa. Cũng tức là Thiện lành thì mới có Định lực, mới có thể Tham thiền tuệ giác để phát triển Trí tuệ phân biện, thì mới tiếp thu nhanh được kiến thức sâu rộng, trừu tượng và ứng dụng vào làm nghề "Chiêm tinh gia", biết "Bốc thuốc trị bệnh của Mệnh", giúp khách hàng Cải mệnh toàn diện như ý đúng "Như lý như pháp". Chỉ như thế mới phát huy diệu dụng của Dịch học vào trong đời sống nhân sinh, giúp chính mình và mọi người ngày càng an vui, hạnh phúc hơn.
Điều này phù hợp với Thánh hiền thường dạy là Trong - Ngoài cần tương ứng. Tâm thiện thì tương ứng với tinh hoa trí tuệ của nhân loại, do đó có thể tiếp thu và ứng dụng đúng chánh đạo, chánh xa vào đường tà sẽ chịu khổ đau không những kiếp này mà nhiều kiếp tái sanh sau này. Học Dịch để thấu hiểu và ứng dụng làm cân bằng đối cực âm dương sẽ mang đến sức khỏe, giầu có, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống.
Học viên thành tựu mỗi khóa học sẽ có kiến thức và kỹ năng tương ứng, điều này phù hợp quy luật tiến hóa, cần tiến nhanh nhưng cũng phải đúng thứ tự, Văn - Tư - Tu cần phối hợp đồng bộ mới có thể thành Chuyên gia Tư vấn uy tính hàng đầu.

2- Giao giáo trình học trực tuyến theo Học phần.
+ Giáo trình học bằng văn bản: Ngay sau khi đăng ký học thành công, Học viên được giao Giáo trình học trực tuyến theo từng Học phần, (Khóa học có nhiều Học phần). Môn sinh cần đọc giáo trình kỹ lưỡng, để khi nghe các Clip trực tuyến (Nếu có đăng ký thì được phân quyền xem).
+ Xem Clip trực tuyến: Với mỗi Học phần, cúng tôi thường kèm 01 Clip giảng giải tóm lược các ý chính của từng học phần, giúp việc học tiện lợi hơn, nhanh nắm bắt bài học hơn, có cái nhìn tổng quan hơn.
Sau khi kết thúc khóa học, giáo trình và các Clip (Nếu đăng ký) đã phân giao cho học viên, chúng tôi vẫn duy trì cho học viên được đọc, xem miễn phí, nhưng nằm trong khả năng duy trì phần mềm của chúng tôi. Theo đó, chỉ trừ những trường hợp: Do bất khả kháng như tuân theo quy định của nhà nước hoặc sự cố web không thể khắc phục, do chúng tôi ngừng mở lớp và dừng dịch vụ, hoặc do chúng tôi đầu tư nâng cấp phần mềm với nhiều tiện ích hơn, sử dụng tiện lợi hơn, phục vụ mọi người tốt hơn. Trong trường hợp này, nếu chúng tôi có quy định cho thuê phần mềm, thì học viên được xét ưu đãi khi áp dụng.

V- PHƯƠNG THỨC MỞ LỚP DẠY HỌC TRỰC TIẾP (OFFLINE) TẠI ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ: 
1. Phương thức tổ chức các khóa học trực tiếp tại địa bàn người tổ chức khóa, lớp:
a/ Phương thức: Mở các khóa học đầy đủ nội dung hoặc các buổi học với từng chủ đề hoặc nhiều chủ đề chỉ trong một vài buổi học (Mỗi buổi 2- 3 tiết, mỗi tiết học thời lượng tùy chọn) 
b/ Tại Hà Nội: Chúng tôi thường tổ chức mở lớp hoặc buổi học chuyên đề tại Lý số hội quán, địa chỉ tại số 100 Mai Anh Tuấn, Quận Đống Đa. Phòng có đủ chỗ cho 12 học viên.
c/ Tại Bắc Ninh: Mở lớp tại Tầng 4, tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2. Mời hợp tác mở lớp hoặc buổi học chuyên đề:
Chúng tôi khuyến khích và kính mời những ai đam mê Dịch học nói chung, dự đoán số mệnh theo Tứ trụ nói riêng, nếu có nhu cầu muốn tổ chức các lớp học hoặc các buổi học theo chuyên đề (Sau đây gọi chung là "Lớp học"). Về nguyên tắc, chúng tôi hoanh nghênh và sẵn sàng đáp ứng trên mọi địa bàn trong cả nước, khi hội tụ đủ các điều kiện dưới đây:
a/ Đăng ký mở lớp với chúng tôi: Người có nhu cầu xin liên hệ đăng ký với chúng tôi, sau khi nhận được thông tin dự kiến của quý vị, chúng tôi sẽ bàn thảo, ký kết Hợp đồng với quý khách. Người ký hợp đồng là người Đại diện khóa học đối với chúng tôi.
b/ Trách nhiệm và quyền lợi của người đại diện: Là người chịu trách nhiệm về các vấn đề:
- Thuê địa điểm có tiện nghi tối thiểu phục vụ giảng dạy và học đạt chất lượng.
- Chọn chủ đề chính cho mỗi khóa học, nhưng phải có thỏa thuận nội dung với giảng viên trước mỗi khóa học rồi mới được Thông báo rộng dãi tới học viên.
- Mời những người tham gia lớp học, số lượng tương ứng với không gian phòng thuê.
- Chủ động quyết định số lượng người tham gia lớp học (Gọi chung là "Học viên").
- Tổ chức đón tiếp, tiếp đãi và sắp sếp học viên tham gia lớp học chu đáo. Thực hiện văn hóa ứng sử văn minh, lịch sự.
- Chủ động quyết định mức đóng phí (Học phí) và được thu tiền phí của học viên tham gia lớp học. 
- Có nghĩa vụ thanh toán tất cả các khoản chi phí liên quan đến lớp học, bao gồm phí đi lại và bồi dưỡng giảng viên.
- Được hưởng phần kinh phí còn lại sau khi đã thanh toán xong tất cả các khoản chi phí liên quan đến lớp học.
- Có trách nhiệm hoàn trả học phí cho học viên đã đóng, nếu vì lý do nào đó mà lớp học không thể thực hiện do bất khả kháng.
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết mọi khiếu lại liên quan đến học viên và lớp học và trước pháp luật, không làm ảnh hưởng đến giảng viên.
c/ Trách nhiệm và quyền lợi của giảng viên: 
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung đã thỏa thuận được ghi trong hợp đồng đã ký với người Đại diện mở lớp.
- Được thanh toán trước tiền đi lại khứ hồi và tiền ăn nghỉ những ngày giảng dạy (Nếu điểm dạy ở ngoài tỉnh Bắc Ninh và Hà Nội)
- Được hưởng thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng ngay sau mỗi buổi giảng dạy xong.
- Chịu trách nhiệm về nội dung đã giảng dạy ở các lớp học trước pháp luật.

ĐĂNG KÝ VÀO NHÓM ZALO
CÁC KHÓA HỌC DỰ ĐOÁN THIÊN CƠ CỦA NHÂN TRẮC HỌC

Ảnh Nhóm lớp học Zalo

Nếu có bất kỳ sự chậm trễ, không hài lòng nào, chúng tôi rất mong được lượng thứ, do bởi nhận lực chất lượng cao, đặc biệt số lượng Thầy có uy tín, chất lượng tham gia dự đoán còn chưa được nhiều, rất khó đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng cùng một lúc. Xin cảm ơn!

 Kính chúc quí vị vạn sự cát tường như ý!

+ Một bầu hành tinh cùng với 7 giống dân của nó tương ứng với một loạt riêng biệt các lần luân hồi liên quan đến một người, đang luân hồi hay không, vì tất cả các bầu hành tinh đều không cùng ở trên các mức độ vật chất. (LVLCK, 383)

Xem thêm: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

+ Nghiên cứu học hỏi: Có ba nhóm sáchba loại người nghiên cứu và học hỏi trong đó (CTHNM 17):
1. Sách về Sự Sống – Các Điểm Đạo Đồ ‒ 12 chòm sao.
2. Sách về Minh Triết – Các Đệ Tử ‒ 12 hành tinh.
3. Sách về Hình Hài hay về Sự Biểu Lộ ‒ Nhân Loại 12 Huyền Giai Sáng Tạo (12 Creative Hierarchies).
+ Nghiên cứu kiến thức huyền môn, các bạn cần nhớ 2 điều:
1- Các bạn phải kiểm soát (Chế ngự) các sức mạnh tinh linh: Sau này, sẽ có tiết lộ các nghi thức và nghi lễ, để chúng ta có thể dùng tiếp xúc với nhiều loại tinh linh khác nhau và chế ngự chúng. Cung Nghi lễ giáng lâm trong thời đại hiện nay giúp thực hiện dễ dàng hơn.
- Các tinh linh của lửa, các thủy tinh và các tinh linh thấp kém hơn đều có thể được chế ngự qua các nghi thức. Nghi thức này gồm ba loại:
a- Nghi thức bảo vệ, để các bạn tự hộ thân.
b- Nghi thức kêu gọi, để kêu gọi các tinh linh và làm chúng xuất hiện. [176]
c- Nghi thức kiểm soát và điều khiển các tinh linh, khi đã triệu tập chúng lại.
2- Các bạn phải hợp tác với các thiên thần: Đối với các vị thiên thần thì các bạn sử dụng trạng thái minh triết hay bác ái, trạng thái thứ hai của Thượng Đế, là phương diện kiến tạo. Nhờ tình thương và ước vọng mạnh mẽ mà các bạn có thể đạt đến họ, và bước đầu (vì các bạn cũng đang ở trên con đường tiến hóa thăng thượng như họ) là tiếp xúc với họ. Bởi vì trong tương lai các bạn và họ phải cộng tác để hướng dẫn các mãnh lực tinh linh và để trợ giúp nhân loại. Thật không an toàn chút nào cho nhân loại, những con người khờ dại đáng thương, khi họ tìm cách tiếp xúc với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ mà chưa được nối kết với các thiên thần nhờ sự tinh khiết trong đức hạnh và sự cao thượng của tâm hồn. (CTHNM, 175)

+ Huyền bí gia và thần bí gia: Thần bí gia không nhất thiết là một huyền bí gia, nhưng huyền bí gia phải vốn là một nhà thần bí. Khoa thần bí chỉ là một bước trên đường huyền bí học.
Trong thái dương hệ này – hệ của tình thương linh hoạt – con đường ít trở ngại nhất cho nhiều người là con đường của thần bí gia, hay là con đường bác ái và sùng tín.
Trong thái dương hệ sau, con đường ít trở ngại nhất sẽ là con đường mà hiện giờ chúng ta gọi là con đường của huyền bí gia. Lúc đó, mọi người đều đã đi qua con đường thần bí. Sự khác nhau:
- Thần bí gia quan tâm đến sự sống đang tiến hóa. Huyền bí gia chú ý đến hình thể.
- Thần bí gia chú trọng đến Thượng Đế ở nội tâm. Huyền bí gia chú trọng đến Thượng Đế biểu hiện ở bên ngoài.
- Thần bí gia đi từ trung tâm ra ngoại biên. Huyền bí gia làm ngược lại.
- Thần bí gia tiến lên cao bằng chí nguyện và sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng Thượng Đế trong tâm hay vị Chân sư y thừa nhận. Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Theo cách này, huyền bí gia tiến đến các Đấng Thông tuệ là những Đấng vận dụng định luật, cho đến khi y đạt đến Nguồn Thông tuệ nguyên thủy.
- Thần bí gia hoạt động qua các Cung Bác ái, Điều hòa và Sùng tín, hay là con đường của Cung 2, Cung 4 và Cung 6. Huyền bí gia hoạt động qua Cung Quyền lực, Cung Hoạt động và Cung Định luật Nghi thức, hay là Cung 1, Cung 3 và Cung 7.
* Cả hai đều gặp gỡ và hòa hợp nhau bằng sự phát triển trí tuệ, hay là qua Cung 5, Cung Kiến thức Cụ thể (là một phần nhỏ của nguồn thông tuệ vũ trụ). Trên cung thứ 5 này nhà thần bí trở thành huyền bí gia và sau đó hoạt động với tất cả các cung. (TVTTHM, 148)

+ Triết gia thần bí (Gnostic, Hy Lạp) Các triết gia diễn giải và dạy ra Tri Thức Thần Bí (Gnosis). Các triết gia này có nhiều vào ba thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ Đốc giáo, trong đó có các vị kiệt xuất như Valentinus, Basilides, Marcion, Simon Magus v..v… (NGMTTL, 129)

+ Tri thức thần bí: (Gnosis, Hy Lạp) Thuật ngữ chuyên môn được các trường phái triết học- tôn giáo sử dụng, cả trước lẫn trong các thế kỷ đầu của Cơ Đốc giáo, để chỉ đối tượng nghiên cứu của họ. Tri Thức Thần Bí (Spiritual and Sacred Know-ledge) này tức là Gupta Vidya của An Giáo, chỉ có thể đạt được trong Cuộc Khai Mở (Initiation) vào các Bí Pháp Tinh Thần (Spiritual Mysteries) mà trong đó các “Bí Pháp” thuộc nghi thức (ceremonial “Mysteries”) là một điển hình. (NGMTTL, 129)

+ Luật nghiệp Quả báo ứng: (Xem tại đây)
+ Linh hồn đầu thai - Vận (định) mệnh và sự lựa chọn có cân nhắc:….Đừng quên rằng, trong tâm thức cao của người này, y được tham khảo ý kiến trước khi đi đầu thai để xem coi y có muốn nhận chịu karma nếu gặp thất bại, thế nên, mọi việc xảy đến cho một người nào, theo một ý nghĩa rất xác thực, đều là do sự lựa chọn có cân nhắc của chính người ấy. Khi sự thật này mọi người hiểu, họ sẽ quán triệt được chân lý rằng họ luôn luôn có thể có khả năng chịu đựng hơn cái mà họ gọi là “định mệnh” (số mệnh, vận mệnh) của họ.(VLH, 167)
* Hình thành số mệnh: Bất cứ sự SINH nào cũng căn cứ vào ngày giờ sinh/ hoàn thành đưa vào sử dụng để lập lá số để biết sự phát triển, tồn vong (Lá số sinh)
- Định hình số mệnh:
Năng lượng của cung Hoàng Đạo mà một người được sinh ra trong đó, nó cho thấy vấn đề hiện tại của người ấy, nó xếp đặt bước đi hay nhịp độ đối với cuộc sống, tính chất của Phàm Ngã người ấy. Nó chi phối trạng thái hoạt động của cuộc đời người này trong lúc đầu thai.
+ Chín năng lượng:
Từ các Cội Nguồn xa xăm, đi vào sự sống hành tinh chúng ta và tạo ra các hiệu quả nhất định lên trên con người cá biệt và nhân loại nói chung, gồm 9 nguồn: 3 chòm sao; 7 Thái dương hệ; 5+7= 12 hành tinh; 7 Trung tâm Hành tinh; 7 Trung tâm lực thể dĩ thái(L.Xa); 12 chòm sao hoàng đạo. Cũng không thể thiếu bức xạ từ địa cầu chúng ta sống, tổng cộng là 10 nguồn, và chỉ lúc bấy giờ, bạn có thể có một phân tích và hình ảnh tạm đầy đủ về các năng lượng mà thể dĩ thái của con người (đang chi phối xác thân vốn nổi bật về tính chất máy móc và tiêu cực trong các phản ứng của nó) phải và nhất định là bao giờ cũng đáp ứng. Hiểu biết về sự đáp ứng đó và kiềm chế sáng suốt và một cách hiểu biết về các phản ứng của cá nhân là điều tối cần cho con người, nhưng chỉ có thể xảy ra ở một trình độ phát triển tương đối tiến bộ và khi con người tiến gần Thánh Đạo (hiểu về mặt chuyên môn). Trước tiên, con người học cách kiềm chế các phản ứng của mình đối với các hành tinh khi chúng chi phối và điều khiển các sự việc thuộc phàm ngã của y từ các “trạm” khác nhau của chúng trong 12 cung (houses) của lá số tử vi của con người. Điều này được thi hành theo 2 cách:

1- Lập lá số Chiêm tinh/ Tử vi giải đoán đúng và kế đó chọn các giai đoạn để xác định những gì cần làm để vô hiệu hóa các ảnh hưởng của hành tinh ở nơi nào xét thấy thích hợp để kiềm chế các phản ứng của phàm ngã. Điều này phải được làm bằng cách áp dụng sức mạnh của tư tưởng. Việc này đòi hỏi sự tin tưởng hoàn toàn vào việc tìm hiểu và lý giải của các nhà chiêm tinh học và việc biết thật đúng lúc sinh ra.
2- Bằng cách đảm nhiệm sáng suốt lập trường của Nhà Quan Sát tâm linh, và bằng cách vun trồng năng lực đáp ứng với Linh Hồn. Kế đó, từ quan điểm của Linh Hồn đó, con người phải học cách kiểm soát hoàn cảnh và các phản ứng kèm theo của phàm ngã. (Chiêm THNM, tr 24-26)
+ Chiêm tinh học - 10 Năng lượng: Khoa chiêm tinh có liên quan với hiệu quả được tạo ra trong vật chất của các thể thấp (sheaths, lớp vỏ) bởi các ảnh hưởng, các rung động v.v… của các hành tinh khác nhau. Chúng gồm 9 năng lượng + Từ Địa cầu chúng ta sống = 10 Năng lượng (CTHNM, 22 - Trích từ LVLCK, 1051)
+ PHẬT NÓI KINH BẮC ĐẨU THẤT TINH DIÊN MẠNG: Khi bấy giờ Phật bảo Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Kinh này đã nói có đại oai thần lực” có công năng cứu độ tất cả trọng tội và hay diệt hết thảy nghiệp chướng của tất cả chúng sanh. Nếu có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, tể quan, cư sĩ, kẻ trai lành, người gái tín, hoặc sang, hoặc hèn, trong đời sống không luận lớn nhỏ đều thuộc sự thống lãnh của bảy vị tinh tú này chiếu soi. (Xem Kinh văn)

Xem: Nguồn gốc số mệnh - Nhân nào quả đấy
Xem: Số mệnh - Định Mệnh - Định Nghiệp

+ Hỏa đại:
    Dương                              Âm

Hỏa và Khí                    Nước và Đất
Các dấu hiệu số lẻ        Các dấu hiệu số chẵn

Tích cực, tự thể hiện    Thụ động, tiếp nhận
Năng lượng dương      Năng lượng âm
+ Hỏa: Tự tập trung và phi cá nhân; Thiếu kiên nhẫn, khuynh hướng lao vội vã vào mọi thứ; Bướng bỉnh, không nhạy cảm với người khác; Khởi xướng, bắt đầu mọi thứ; Kích động, nhiệt tình, có thể là thiếu tự chủ. - Dấu hiệu hành hỏa: Bạch Dương, Sư Tử, và Nhân Mã ; Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại)
- Năng lượng. Tích cực. Nhiệt huyết. Đam mê. Cần phải thể hiện bản thân. Bốc đồng. Chủ động. Thoải mái Có khuynh hướng hướng ngoại. (Nguồn: Chiêm THNM 4)
+ CÁC ĐẠI VÀ LUÂN XA: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây.
Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre).
- Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu.
- Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài.
- Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm.
Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện. Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động.
- Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm.
- Hành Hỏa: Khi sự sống của phàm-ngã được đưa lên Cõi Trời (Heaven), và sự sống của linh hồn đi xuống đến cõi trần, thì có chỗ gặp nhau, và nơi đó hoạt động huyền thuật siêu việt mới có thể xảy ra.
Nơi gặp gỡ này là vị trí của lửa, tức là cõi trí. Lửa là biểu tượng của trí tuệ, và mọi hoạt động huyền thuật là một diễn trình sáng suốt, được thực hiện trong sức mạnh của linh hồn, và bằng cách sử dụng thể trí. Để làm cho chính nó được cảm thấy trên cõi trần, cần có một bộ não, nó vốn dễ tiếp nhận các xung lực cao siêu và có thể được linh hồn tạo ấn tượng bằng cách sử dụng các “chitta” hay chất trí để tạo ra các hình tư tưởng cần thiết, và nhờ đó thể hiện ý tưởng và mục đích của linh hồn bác ái sáng suốt. Những điều này được nhận biết bởi bộ não và được chụp ảnh lên “các chất khí sinh động” (“vital airs”) ở trong khoang não (LVHLT, 251)
Hành Hỏa thuần túy (nguyên khí dương chủ động) được xem như là ánh sáng và nhiệt, cùng với Thổ và Thủy, tức Vật Chất (yếu tố âm hay thụ động của sự sinh hóa vũ trụ). (1) Tất cả những điều này đều là tài liệu bàn về Đấng Lưỡng Tính thiêng liêng bản sơ. (GLBN, Từ tr 66 - 250)
+ Chân Sư DK luận về Hỏa Thủy: Trong những tháng mùa hè - Khi chu kỳ lớn ấy đến trên các miền khác nhau trên địa cầu—thì các hỏa thần, các hỏa tinh linh và những thực thể tiềm ẩn “agnichaitans” của những lò lửa nội tại hoạt động mạnh mẽ, rồi trở lại tình trạng cũ, ít hoạt động hơn khi mặt trời xa dần. Ở đây có sự tương ứng giữa các trạng thái lửa của cơ cấu tổ chức địa cầu trong quan hệ với mặt trời cũng như giữa các trạng thái nước trong liên hệ với mặt trăng. Đây hoàn toàn là một điều ngụ ý huyền môn. Tôi cũng muốn đưa ra một đoạn dù ngắn nhưng có tính huyền môn . . . mà hiện nay có thể phổ biến được. Nếu suy ngẫm sâu xa, nó sẽ đưa người môn sinh đến một cảnh giới cao hơn và kích thích được sự rung động nơi y.
Đùa với Lửa: Một người bắt đầu hành thiền huyền môn quả thực là đang “đùa với lửa.”. “Đùa với lửa” là một chân lý xưa đã mất ý nghĩa do việc lặp đi lặp lại một cách hời hợt. Tuy nhiên câu này hoàn toàn và tuyệt đối chính xác. Nó không phải là một lời dạy tượng trưng mà có thực nghĩa rõ rệt. Lửa là căn bản của tất cả - Chân ngã là lửa, trí tuệ là một hình thái của lửa, và bên trong thể xác của con người có ẩn một ngọn lửa thực sự, nó có thể hoặc là sức mạnh hủy hoại, đốt cháy các mô trong cơ thể và kích thích sai lạc các luân xa, hoặc là một yếu tố làm sinh động, là tác nhân [trang 103] kích thích và đánh thức. Khi được hướng theo những đường dẫn đã chuẩn bị sẵn, lửa này có thể là sức mạnh tinh luyện và là mối liên kết quan trọng giữa phàm ngã và Chân ngã.........
Tôi sẽ đề cập đến lửa trong Đại vũ trụ trước và sau đó sẽ nêu lên phần tương ứng của nó trong tiểu vũ trụ.
1. Lửa chính yếu làm sinh động thái dương hệ khách quan. Điều này chứng tỏ trong khả năng điều hòa nội tại của hành tinh chúng ta, và khối cầu lửa ở trung tâm là mặt trời.
2. Điều bí nhiệm mà H.P.B. gọi là Fohat, một số biểu hiện của nó là điện, những dạng nhất định của ánh sáng và lưu chất từ lực đôi khi ta gặp.
3. Lửa của cõi trí. [184]
4. Các hỏa tinh linh mà tinh hoa của chúng chính là lửa.
5. Tia lửa sống động mà chúng ta gọi là “ngọn lửa thiêng” tiềm tàng trong mỗi người.........
Trong nền tảng, tất cả đều bắt nguồn từ lửa vũ trụ ở cõi trí vũ trụ. Trong tiểu vũ trụ các bạn cũng thấy năm sự phân hóa này, và khi nhận ra sự tương ứng các bạn sẽ được khai ngộ và đạt mục đích của tham thiền......, mời xem chi tiết (Nguồn: Tham thiền huyền môn)
+ Hỏa thần - Thần lửa: Lửa mạnh hừng hực chịu không thấu .... Giảng giải : Ta Hê Dạ Gia là "Thần lửa". Thứ thần lửa này rất nóng vô cùng. Vì nóng quá cho nên nói : ‘’Lửa mạnh hừng hực chịu không thấu.’’ Rất lợi hại, nóng khiến người không chịu nổi. Nóng quá sẽ khiến người chết. Nạn lửa xuất hiện thì trên không trung có bảy mặt trời đồng thời cũng xuất hiện, thiêu hủy hết thảy sơn hà đại địa, biển cả cũng khô cạn, chẳng có vật gì còn sống sót lại. Lửa có thể thiêu đến cõi trời Sơ Thiền. Nhị Thiền và Tam Thiền cũng có tai nạn.(Nguồn: Google - Drive Giảng Chú Lăng Nghiêm)
+ Hỏa Đại - Tánh của Lửa: Trích đoạn Phật dậy đoạn về Tứ Đại trong Như Lai Tạng/ Chân Tâm: ... A-nan, tánh của hoả đại không có tự thể, nhờ các trợ duyên mà phát sinh. Ông hãy xem các nhà trong thành khi chưa đến bữa ăn, muốn nhóm bếp thì tay cầm tấm kính đưa trước ánh sáng mặt trời để lấy lửa.
- Giảng: "A-nan, tánh của hoả đại không có tự thể, nhờ các trợ duyên mà phát sinh." Lửa tự nó vốn không có tánh chất riêng biệt. Phải có các yếu tố nhân duyên nó mới phát sinh được. 'Tự thể' ở đây không đề cập đến người mà chỉ cho thể tánh của lửa. Đoạn kinh nầy không nên hiểu rằng: 'Tôi không có lửa.' Có nghĩa là 'Tôi không có tánh nóng giận.' Nếu tự tánh quý vị không có chút lửa nào cả, thì quý vị sẽ là một vị Bồ-tát rất ngoan.
Thể tánh của lửa ở đâu? Tánh lửa ở khắp mọi nơi. Dù nó không có tự thể riêng, nhưng chẳng có nơi nào mà không có lửa. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.3)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn
Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Chúng sinh/ Chúng sanh: Sattva (Bắc Phạn), Creatures.
- Tát đóa, tát đỏa: Sattva (chúng sinh).
+ Chúng Sinh trong Luân hồi lục đạo: Ðức Phật dạy: Ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác, đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ. (*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) _ Kinh Lăng Già
+ Lục đạo luân hồi: Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Vô Lượng Thọ Phật)
+ Chúng sanh: Chư Thiện tri thức! Chúng sanh trong tâm mình tức là: lòng tà mê, lòng giả dối, lòng bất thiện, lòng ghen ghét, lòng ác độc. Các tâm nầy đều gọi là chúng sanh. Mỗi người phải dùng tánh mình mà độ lấy mình, mới gọi là thiệt độ(Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Chúng sánh: "Chúng" có nghĩa là nhiều; "sanh" tức là sinh ra. Bởi do năm nhân tốSắc (hình sắc), Thọ (cảm thọ), Tưởng (suy nghĩ), Hành (hành vi), Thức (ý thức)—buộc ràng mà tạo thành thân thể, và do tác động của nhân duyên cảnh giới mà sinh ra, nên gọi là "chúng sanh." (Nguồn: Kinh Địa Tạng - HT Tuyên Hóa giảng)
+ XUẤT SINH 12 LOẠI CHÚNG SINH
Dựa theo những tướng điên đảo xoay vần đó, nên trong thế giới có các loài noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, hoặc phi hữu sắc, hoặc phi vô sắc, hoặc phi hữu ưởng, hoặc phi vô tưởng.
Giảng giải: Dựa theo những tướng điên đảo xoay vần đó. Tác động qua lại của sáu trần và mười hai loại chúng sinh nên hình thành những điên đảo, nên trong thế giới có các loài noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, đấy là bốn loại sinh.
-
bốn điều kiện (duyên) cần thiết để sinh từ trứng (Noãn sinh)
1. Cha; 2. Mẹ; 3. Nghiệp căn; 4. Hơi ấm.
- ba điều kiện để thai sinh1. Cha; 2. Mẹ; 3. Nghiệp căn
- Có hai điều kiện cần thiết của thấp sinh1. Nghiệp căn; 2. Khí ẩm thấp.
- Về hóa sinh thì chỉ cần một điều kiện: 1. Đó là nghiệp căn.
Tùy vào nghiệp thức, các chúng sinh hóa sinh theo ý muốn, họ có thể biến, hiện cõi này, cõi nọ.
Bốn loại chúng sinh: hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, hoặc phi hữu sắc. Các chúng sinh này không phải là có sắc, cũng không phải là không có sắc. Hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng, đấy không phải là có tưởng, hoặc không có tưởng.

1. Kinh văn: A Nan, do vì thế giới có hư vọng luân hồi, điên đảo về động nên hòa hợp với khí, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng bay lặn, vì vậy nên có mầm trứng trôi lăn trong các cõi nước: cá, chim, rùa, rắn, rất nhiều các loại.
Giảng giải: Chúng ta đã biết vọng khởi không phải là chân tánh, và từ Vô minh hữu hiện cả Tam tế, lục thô, thành ra hư vọng nối tiếp nhau trong vòng luân hồi bất tuyệt. Nghiệp là do động, và từ động sinh ra điên đảo, nên hòa hợp với khí, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng bay lặn. “Khí”tạo tác của nghiệp. “Tưởng bay”, chỉ chung các loài chim khác. “Tưởng lặn”, chỉ loài bò sát, lưỡng cư. Vì vậy do các tưởng nên có mầm trứng. “Mầm” trong tiếng Sanskrit là Kalala, có nghĩa là “chất nhầy kết tụ”, đấy là sự hòa hợp tính huyết của giống đực và giống cái trong tuần đầu phát triển. ...
2. Kinh văn: Nhân trong thế giới có tạp nhiễm luân hồi, điên đảo về dục, nên hòa hợp với tư, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng ngang dọc, như vậy nên có bọc thai trôi lăn trong cõi nước – người, súc, rồng, tiên, rất nhiều các loại.
Giảng giải: Thai sinh là do lòng dục. Sự ái dục và giao tình sẽ làm thành bào thai. Loài người, thú, rồng, và tiên đều sinh theo cách này – đều do dục tưởng và ham muốn thành điên đảo.... “” (Stimulation: kích thích) là tạo nghiệp, là hành động do ham muốn, như vậy nên có bọc thai trôi lăn trong cõi nước – người, súc, rồng, tiên, rất nhiều các loại. Sinh từ thai ...
3. Kinh văn: Nhân trong thế giới có chấp trước luân hồi, điên đảo về thú, nên hòa hợp với noãn, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng nghiêng ngửa, vậy nên có tế thi thấp sinh trôi lăn trong cõi nước, nhung nhúc quậy động, rất nhiều các loại.
Giảng giải: Đoạn này bàn về thấp sinh. ....Thường, chúng ta không để ý, nhưng thực sự cả mười hai loại đều liên quan nhau. Con người cũng liên quan đến các loài như vậy.
4. Kinh văn: Nhân trong thế giới có biến dịch luân hồi, điên đảo về giả, nên hòa hợp với xúc, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng mới cũ, vậy nên có yết nam hóa sinh trôi lăn trong các cõi nước, chuyển thoái, phi hành, các loài rất nhiều.
Giảng giải: Đoạn này bàn về Hóa sinh – điều kiện chỉ là nghiệp của tự thể. ....
5. Kinh văn: Nhân trong thế giới có lưu ngại luân hồi, điên đảo về chướng – nên hòa hợp với trước, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng tinh diệu, vì vậy nên có yết nam sắc tướng trôi lăn trong cõi nước, hưu cửu, tinh minh, các loài rất nhiều.
Giảng giải: Đoạn này bàn về hữu sắc. Nhân trong thế giới có lưu ngại luân hồi, điên đảo về chướng. Ngại là ngăn cản, gây chướng ngại, có nhiều sắc, chướng ngại đan xen nhau, nên hòa hợp với trước, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng tinh diệu. “Trước” là tạo nghiệp, do chấp trước nên làm khuất đi ánh sáng chân tâm, vì vậy nên có yết nam sắc tướng trôi lăn trong cõi nước. Đây là loài phát sáng như mặt trời, mặt trăng, loại mang điềm lành gọi là hưu, có điểm dữ gọi là cửu; ở động vật phát sáng thì như đom đóm, các loài như vậy có rất nhiều.
6. Kinh văn: Nhân trong thế giới có tiêu tán luân hồi, điên đảo về hoặc nên hòa hợp với ám, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng, thầm ẩn, vậy nên có yết nam vô sắc trôi lăn trong cõi nước; không tán tiêu trầm, các loại rất nhiều.
Giảng giải: Đoạn này bàn về các chúng vô sắc, tức các chư Thiên cõi Vô sắc giới. ... Các chúng sinh ấy hiện hữu là do thức nghiệp, không có sắc tướng và có rất nhiều trong thế giới.
7. Kinh văn: Nhân trong thế giới có võng tượng luân hồi, điên đảo về ảnh nên hòa hợp với ức, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng tiềm kết, vậy nên có yết nam hữu tưởng trôi lăn trong cõi nước, thần quỷ tinh linh, các loài rất nhiều.
Giảng giải: Nhân trong thế giới có võng tượng luân hồi, điên đảo về ảnh. Phần này bàn về các chúng sinh hữu tưởng, nhưng vô sắc. Các chúng sinh ấy như là thần, quỷ, tinh linh. ... Quỷ và thần có loại tinh quái, và loại cư xử rất đúng mực. Có một số quỷ vương thị hiện chư Bồ tát, có quỷ vương cũng khó lường. Tinh linh là các loài sơn thần, hải thần, thành hoàng… các chúng có nhiều và ở khắp nơi.
8. Kinh văn: Nhân trong thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si nên hòa hợp với ngoan, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng khô cảo; vậy nên có yết nam vô tưởng trôi lăn trong cõi nước, tinh thần hóa làm đất, cây, vàng, đá, các loại rất nhiều.
Giảng giải: Nhân trong thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si mê. ... Ý tưởng hoàn toàn cạn kiệt, vậy nên có yết nam vô tưởng trôi lăn trong cõi nước, tinh thần hóa làm đất, cây, vàng, đá, các loại rất nhiều. Vì tư tưởng của họ khô héo nên tinh và thần chuyển hóa thành đất, gỗ, kim loại hoặc đá. Loại này có ở nhiều nơi. Và, tại sao tinh và thần lại biến thành như vậy? ... thật khó tin rằng cái tinh thần của con người lại có thể biến thành gỗ, đá – nhưng đó là sự thực. ....
9. Kinh văn: Nhân trong thế giới có tương đãi luân hồi, điên đảo về ngụy nên hòa hợp với nhiễm, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng nhân y, vậy nên có yết nam, không phải có sắc mà có sắc trôi lăn trong cõi nước, các loài thủy mẫu dùng tôm làm mắt, các loại rất nhiều.
Giảng giải: Phần này bàn về các chúng phi hữu sắc. ..... Loài thủy mẫu nhờ vào bọt nước làm thành thân, chúng không có mắt nên phải nhờ vào mắt của tôm, đấy là mối tương quan, ký sinh. Loài thủy mẫu này trông như những bong bóng trong nước, chúng vô sắc và có ở khắp nơi.
10. Kinh văn: Nhân trong thế giới có tướng dẫn luân hồi, điên đảo về tính nên hòa hợp với chú, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng hô triệu, vậy nên có yết nam, không phải vô sắc mà vô sắc, trôi lăn trong cõi nước, chú trớ, yếm sinh, các loài rất nhiều.
Giảng giải: ... Gần đây tôi đã nói về pháp “Câu triệu”, pháp “Hô triệu” này cũng có dạng như vậy. Hô là gọi tên ai đó. Thường thì mọi người không thấy gì, nhưng khi tụng niệm chú thì đối tượng sẽ hiện đến, lúc đó chúng ta có thể thấy được. Mặc dù chúng ta gọi đó là quỷ, thần, nhưng họ đều là một loại thần thức đặc biệt - vậy nên có yết nam, không phải vô sắc mà vô sắc, trôi lăn trong cõi nước, Quỷ, thần ở đây là loại phi vô sắc – là những thần hộ pháp. Họ dùng chú trớ, yếm sinh, các loài rất nhiều. Trong Mật giáo có nhiều loại chú này.
11. Kinh văn: Nhân trong thế giới có hợp vọng luân hồi, điên đảo về võng nên hòa hợp với dị, thành ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng hồi hỗ, vậy nên có yết nam, không phải có tưởng mà có tưởng, trôi lăn trong cõi nước, những giống tò vò, mượn chất khác làm thân của mình, các loại rất nhiều.
Giảng giải: ... Kinh Thi có câu: “Sâu bướm có con, Tò vò mang nợ”.
12. Kinh văn: Nhân trong thế giới có oán hại luân hồi, điên đảo về sát nên hòa hợp với quái thành ra tám mươi bốn nghìn nghĩ tưởng ăn thịt cha mẹ, vậy nên yết nam, không phải vô tưởng mà vô tưởng, trôi lăn trong cõi nước, như con Thổ kiêu, ấp khối đất làm con, và chim Phá kính ấp quả cây độc làm con, con lớn lên thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loại rất nhiều.
Giảng giải: .... Ở Trung Quốc, chim Thổ kiêu còn gọi là chim Ưng đầu mèo, hoặc chim Bất hiếu. ... khi các con Thổ kiêu đầy lòng oán hận lớn lên, chúng sẽ ăn thịt cha mẹ, và chim Phá kính ấp quả cây độc làm con. ... Phá kính cũng là loài thú bất hiếu. ... Đấy gọi là mươi hai loại chúng sinh 
(Nguồn: Kinh Thủ LN 7 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Các Hạng chúng sanh: ... đức Phật nói: Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu (Phật hãy Thuyết pháp), vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước.
Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:... (Nguồn: 26.Kinh Thánh cầu)
+ Chúng sanh - Chúng sinh
... Hạt giống chủng tử được phân ra làm hai loại là: Chủng tử hữu tình và chủng tử vô tình.
Chủng tử hữu tình có thể sanh ra bốn loại động vật như: thai, noãn, thấp, hóa.
Chủng tử vô tình sẽ sanh ra thảo mộc thực vật và các loại khoáng chất như sắt, đá.
Chúng sanh hữu tình là loài có tình có tánh.
Chúng sanh vô tình là loài không có tình nhưng có tánh, gọi là: “Hữu tình vô tình, đồng viên chủng trí.
Tánh của hữu tình và vô tình thì tương thông với nhau, vì chúng vốn là một. Vô tình là tạm thời vô tình, nếu chúng có thể phản bổn hoàn nguyên trở lại bản thể, chúng cũng sẽ biến thành hữu tình. Nhưng việc nầy không phải dễ dàng vậy đâu, vì chúng phải trải qua một thời gian rất lâu mới có cơ hội phản bổn hoàn nguyên được. Cơ hội đó giống như một hạt bụi rất nhỏ trong ba ngàn đại thiên thế giới đấy. Vả lại cho dù chúng nó có chuyển thành chúng sanh hữu tình đi nữa, chúng cũng đều là loài động vật hạ cấp như con lăng quăng, con trùng, con kiến mà thôi.
Chúng ta tuy là loài hữu tình, nhưng chỉ là tạm thời chứ không phải vĩnh viễn. Nếu như chúng ta không làm người tốt thì linh tánh sẽ biến hóa suy tàn, rồi hóa thành loài thực vật vô tình. Do đó, các cây cổ thụ đều có quỷ thần trú ngụ ở bên trong. Tại sao? Bởi vì cổ thụ và quỷ thần có sự gắn bó tương thông với nhau. Người và quỷ thần cũng gắn bó tương thông với nhau, không có gì ngăn cách. Người tu hành phải hiểu rõ đạo lý nầy, đừng nên đọa lạc làm loài thực vật. Thực vật tuy có tánh, nhưng chúng không dễ gì biến thành loài hữu tình.
Hỡi các em học sinh! Mọi người đều có thể phản bổn hoàn nguyên, đều có thể thành Phật, chỉ cần các em sớm phát Bồ Đề tâm và cố gắng dụng công tu hành; nếu không, đến khi các em bị đọa lạc vào loại vô tình, biến thành loài thực vật rồi mà muốn tu hành thì khó lắm đấy. Lúc đó các em có hối hận cũng đã quá muộn màng!
Giảng ngày 6 tháng 3 năm 1984 (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị- Mục 26)
+ Lục đạo luân hồi: Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Vô Lượng Thọ Phật)
+ Chúng Sinh Hữu Tình: Nếu chỉ nói hết thảy chúng sanh, Tứ Thánh pháp giới ngoài sáu nẻo cũng là chúng sanh, cũng thuộc về chúng sanh hữu tình; nhưng khi thêm chữ "chưa giải thoát‟ bèn chuyên chỉ chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi
* Trí huệ là quán sát minh liễu, định lực là chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc, phải đến cảnh giới này thì con người mới không tạo nghiệp => Mới mong Tu hành giải thoát (Trích: KINH ĐỊA TẠNG Tập 10- PS TỊNH KHÔNG.)
+ Chúng sanh: Chư Thiện tri thức! Chúng sanh trong tâm mình tức là: lòng tà mê, lòng giả dối, lòng bất thiện, lòng ghen ghét, lòng ác độc. Các tâm nầy đều gọi là chúng sanh. Mỗi người phải dùng tánh mình mà độ lấy mình, mới gọi là thiệt độ(Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Chúng sánh: "Chúng" có nghĩa là nhiều; "sanh" tức là sinh ra. Bởi do năm nhân tốSắc (hình sắc), Thọ (cảm thọ), Tưởng (suy nghĩ), Hành (hành vi), Thức (ý thức)—buộc ràng mà tạo thành thân thể, và do tác động của nhân duyên cảnh giới mà sinh ra, nên gọi là "chúng sanh." (Nguồn: Kinh Địa Tạng - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tu giải thoát luân hồi: ... đức Phật dạy, hàng hữu học các ông chưa dứt được luân hồi, phát lòng chí thành tu chứng quả A-nậu-đa-la tam-miệu-tam Bồ-đề, nếu không trì chú này (Tâm Chú Lăng Nghiêm) mà ngồi vào đạo tràng, mong muốn cho thân tâm xa rời được các ma sự thì không thể được. (Nguồn: Kinh Thủ LN - HT Tuyên Hóa giảng - Q7)
+ Bồ tát tu và Duyên giác tu hay Đại thừa tu khác Tiểu thừa:

4. Thứ tư là thể pháp không quán: Duyên Giác/ Tiểu thừa tu thể pháp không quán
5. Thứ năm là diệu hữu không quán: Bồ Tát/ Đại thừa tu diệu hữu không quán
Chân không diệu hũu.
Lúc Bồ Tát Quán Thế Âm hành thâm bát nhã ba la, Ngài soi thấy năm uẩn đều không. Đó là đắc được công năng tu hành bát nhã ba la mật đa.
(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh -1- HT Tuyên Hóa giảng)
+ Đức Phật dạy Về Pháp Của Ngài “Chư Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua sông, không phải để nắm giữ lấy”, qua sông rồi thì phải bỏ bè (Trung Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305).
+ Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy: Giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển .....
+ Học Pháp và Tu hành: Trích Đức Phật bảo: ... Thế nên A-nan, tuy ông trải qua nhiều kiếp ghi nhớ những pháp bí mật diệu nghiêm của Như Lai (Ngài A Nan đa văn bậc nhất), cũng chẳng bằng một ngày tu pháp vô lậu, xa lìa hai cái khổ yêu ghét ở thế gian(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4 - Ch.III)
+ Tu Bồ Tát Đạo - Pháp Đại Thừa: Trích Đức Phật bảo A Nan:
Nghĩa thứ hai, các ông chắc muốn phát tâm bồ-đề, sanh tâm đại dõng mãnh với bồ-tát thừa, quyết định rời bỏ các tướng hữu vi.
Giảng: "Quyết định rời bỏ các tướng hữu vi". Hãy dứt khoát, không do dự. Đừng dao động giữa Đại thừa và Tiểu thừa, đừng như A-nan, tâm không quyết định được. A-nan muốn phát tâm cầu Đại thừa, nhưng không thể nào bỏ được pháp nhân duyên. A-nan nói, “Đức Phật giảng pháp nhân duyên rất hay. Sao Đức Phật quyết định bác bỏ nó, thậm chí còn khuyên chúng con đừng tu pháp đó?” Khi quý vị quyết định điều gì, hãy thật kiên định. Đừng đứng mỗi chân mỗi thuyền. Trung Hoa có ngạn ngữ:
+ Mười Thứ lớp trong tu hành không thể đảo lộn khi hành Bồ Tát Đạo: 1. Bố Thí - 2. Trì giới - 3. Nhẫn nhục - 4. Tinh tấn - 5. Thiền định - 6. Trí huệ bát nhã - 7. Phương tiện - 8. Đại nguyện - 9. Đại lực - 10. Đại trí. (Những thứ lớp này cũng tương ứng với thứ tự của 10 Tay Ấn Pháp trong Chú Đại Bi. Mỗi lớp có 10 Tay Ấn, 4 lớp tương ứng 40 Tay Ấn, cộng với 2 Tay ấn 41 và 42 là 6 lớp tất cả). (Nguồn: Thầy Hằng Trương giảng Chú Đại Bi) 
+ Bồ Tát Đạo: Ai muốn tìm cầu giác ngộ, giải thoát để thành Phật rộng độ chúng sinh thì Người chỉ pháp tu hạnh Bồ-tát đạo:
- Bồ Tát là người giác ngộ, không vì lợi ích riêng tư, luôn mở rộng tấm lòng thương yêu bình đẳng đến với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ hay chia sẻ những gì mình đang có, từ vật chất cho đến tinh thần, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui cho chính mình. Bồ Tát tu 6 pháp Ba-la-mật để diệt trừ phiền não khổ đau. 
- Bồ tát thấy rõ tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, keo kiệt, hiểm độc là nhân nghèo khổ thiếu thốn khó khăn, cho nên Bồ-tát tu hạnh bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia để chuyển hoá lòng tham.
- Thấy người ăn không ngồi rồi, buông lung sa đọa, cống cao ngã mạn làm cho đạo đức nhân cách băng hoại thì Bồ-tát tu trì giới để khuyên mọi người không sát sinh hại vật, không gian tham trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người và không dung các chất gây say nghiện như là rượu, xì ke ma tuý cho nên nói “trì giới độ phá giới”.
- Thấy người nóng giận là nhân gây thù chuốc oán, rồi dẫn đến chửi mắng, đánh đập cuối cùng giết hại, tạo ra nhiều tội lỗi mà làm cho mình và người phiền muộn khổ đau, cho nên Bồ-tát tu hạnh nhẫn, nhịn, nhường để chuyển hóa cơn giận dữ, cho nên nói “nhẫn nhục độ nóng giận”.
- Thấy người lười biếng hưởng thụ bê tha là nhân dẫn đến hao tài tốn của, hư thân mất nết, chẳng giúp ích gì được cho ai Bồ-tát tu hạnh tinh tấn chuyên cần để chuyễn hóa ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện.
- Thấy tâm tư lăng xăng, điên đảo, vọng tưởng là nhân dẫn đến bất an, lo sợ, Bồ-tát tu thiền định để dừng lắng mọi tâm tư vọng tưởng xấu ác có tính cách hại người vật, để sống trở lại với tâm thanh tịnh sáng suốt, cho nên nói “thiền định độ tán loạn”
- Thấy nhân ngu si là bị đọa vào ba đường xấu, nhất là các loài súc sinh Bồ-tát tu hạnh từ bi, trí tuệ để chiếu phá tối tăm, mờ mịt cho nên nói “trí tuệ độ ngu si”.
Ngoài việc biết tích lũy phước báo và siêng tu trí tuệ để cứu giúp chúng sinh, Bồ-tát còn phải tu sáu pháp Ba-la-mật để loại trừ các thói quen tật xấu, cho đến khi viên tròn quả mãn thì Bồ-tát thành Phật. (Nguồn: Nhân Quả và số phận con người)
+ Bồ Tát Đạo - Hạnh Bồ Tát: Do nhờ tu tập vô số công hạnh mà Bồ – tát được trang nghiêm thân tướng nên chư vị không rời bỏ một pháp nào dù nhỏ bé hoặc vô cùng vi tế. Dù một việc thiện nhỏ nhất, cho đến lớn nhất, chư vị Bồ – tát đều hoàn tất chu đáo. Nên kinh có dạy”
“Chớ khinh việc thiện nhỏ mà không làm
Chớ xem thường việc ác nhỏ mà không tránh”.
Các vị Bồ – tát thường siêng năng làm các điều thiện và dứt khoát từ bỏ các việc ác, chư vị phát bồ - đề tâm và đạt được quả vị giác ngộ Vô thượng bồ - đề. Chư vị trang nghiêm pháp thân bằng vô số công hạnh. Chư vị phát đại bi tâm, thực hành đại pháp vô duyên từ tuỳ theo tâm lượng của chúng sinh mà làm Phật sự. Nhưng chính các vị Bồ – tát, tự bản tánh và bản thể của các Ngài không hề gợn một mảy may tướng trạng của chúng sinh tâm. Các Ngài tự thấy mình và toàn thể chúng sinh có đồng một thể tánh, không hề phân hai. Các Ngài không chỉ chịu khổ cho riêng mình, mà ước nguyện giúp cho chúng sinh thoát khỏi mọi khổ luỵ. Dù các Ngài chuyển hoá tất cả mọi sự thống khổ cho chúng sinh mà không hề dính mắc chút nào vào việc mình có độ thoát cho chúng sinh. Các Ngài không bao giờ tự cho rằng:
“Tôi đã cứu độ cho anh rồi, nay anh phải cám ơn tôi. Tôi đã giúp anh thoát khỏi mọi phiền não, anh phải tỏ ra biết ơn tôi”.
Chính vì chư vị Bồ – tát không có tâm niệm như vậy, nên các Ngài mới có thể ứng hiện ba mươi hai thân tướng, để kịp thời đáp ứng mọi tâm nguyện của mọi loài chúng sinh. Chẳng hạn như cần ứng hiện thân Phật để độ thoát chúng sinh, thì chư vị Bồ – tát liến ứng hiện thân Phật để giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh khiến họ được giải thoát. Nếu cần thiết hiện thân Bích Chi Phật, thì các Ngài liền ứng hiện thân Bích Chi Phật để giáo hoá chúng sinh, giúp họ được giải thoát. Cũng như vậy, các Ngài có thể ứng hiện thân A la hán, vua chúa... để giúp cho chúng sinh được độ thoát. Chư vị Bồ – tát có khả năng hóa hiện thành ba mươi hai ứng thân để cứu độ các loài chúng sinh. Các Ngài cũng có được mười bốn pháp vô uý và bốn pháp bất khả tư nghì. Đó là bốn loại thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Các Ngài đã chứng đạt được quả vị chân thật viên thông, đã thành tựu quả vị Vô thượng bồ - đề. Đó là sự thành tựu quả vị của Bồ – tát Quán Thế Âm. (Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng câu 23. Ma ha bồ đề tát đoả trong Thần Chú Đại Bi)
+ Đạo là gì - Bồ Tát đạo theo Phật giáo:
.... Đức Phật dậy: Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm Đạo ?
Bồ Tát Đại thệ trang nghiêm và thừa Đại thừa rồi xả bỏ tất cả tà Đạo. Xả bỏ tà Đạo rồi hướng Đến chánh Đạo chơn thiệt Đến Nhứt thiết trí.
Sao gọi là chánh Đạo ? Đó là chẳng bỏ thiện pháp vậy, là hành Đại nguyện chẳng thối chuyển Bồ Đề Đạo vậy, là siêng tu tinh tiến căn lành chẳng mất vậy, là hành bất phóng dật bất Động thuần chí, chẳng chìm nơi sở tác quyết có thể cứu cánh ngưỡng nắm lấy pháp trên, cầu công Đức tư lương chẳng hề cho là Đầy Đủ, cầu trí huệ tư lương trọn chẳng phế bỏ, Đây là Bồ Tát chánh Đạo vậy.
Còn nữa, nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát Đạo ấy là Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ không Định, Ngũ thần thông, Tam phước nghiệp, Tam học, Lục ưng kính, Lục niệm, Tứ nhiếp pháp, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác phần, Bát thánh Đạo phần, Tam giải thoát môn, biết Ấm phương tiện, biết giới phương tiện, biết Nhập phương tiện, biết Tứ Đế phương tiện, biết Nhơn duyên phương tiện, Đây gọi là Đạo. ........
Tại sao gọi Đó là xuất thế gian ư ?
Nầy Hư Không Tạng ! Ngũ thọ ấm gọi là thế gian. Bồ Tát khéo phân biệt ngũ ấm, quán nó vô thường nhẫn Đến như tánh Niết bàn rồi, biết trong Đạo ấy không có thế gian và pháp thế gian, biết Đạo ấy là vô lậu là xuất thế gian không có buộc dính, Đây gọi là xuất thế gian. Đây gọi là Bồ Tát Đạo vậy. (Nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật)
+ CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH.
- Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới.
Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng: 
1. Xét về nhãn: căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2. Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3. Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4. Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5. Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6. Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thành phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức.
=> A Nan! Ông muốn ngược dòng sinh tử hãy xét 6 căn ông hiện thọ dụng. Cái nào hợp, cái nào ly, căn nào sâu, căn nào cạn, căn nào viên thông, căn nào không viên thông. Nếu khai ngộ được một căn viên thông thì đảo ngược tất cả dòng nghiệp vô thỉ. Đối với hiệu quả tu hành, bấy giờ một ngày bằng một kiếp.
Tôi nay đã chỉ rõ cho ông: Sáu căn, căn nào cũng trong sáng và đều có số lượng công năng. Tùy ông chọn lựa. Thích hợp căn nào tôi sẽ hướng dẫn cho ông để ngày thêm tăng tiến.
Mười phương Như Lai, căn, trần, thức, 18 giới đều là công cụ để viên mãn Vô thượng Bồ-Đề. Căn cơ trí tuệ còn non nớt, ông cần đi sâu tu tập một căn. Một căn thanh tịnh thì sáu căn đồng thời được tháo mở hoàn toàn thanh thoát.
Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)
+ DÙNG TÂM NHỊ NGUYÊN - TÂM NHÂN ĐỊA TU GIẢI THOÁT NIẾT BÀN
Trích Đức Phật dậy ngài A Nan tu Pháp Đại thừa - Giải thoát Niết Bàn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
... Không theo cái thường, chỉ đuổi theo sanh diệt. Do vậy phải sanh mãichịu tạp nhiễm khi lưu chuyển.
Nếu trừ bỏ sanh diệt, giữ tính chân thường, tính sáng suốt chân thường hiện tiền. Các thứ căn trần, thức tâm phân biệt đều tiêu mất.
Tướng của vọng tưởng là trần, thức tình phân biệt là cấu nhiễm. Cả hai đều rời bỏ, làm sao không thành Vô thượng trí giác? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.4 - Ch.V)
+ PHÁP TU GIẢI THOÁT NIẾT BÀN DUY NHẤT - CHƯ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG ĐỒNG TU TẬP
... Vì thức thứ 8 là thức đầu tiên khởi niệm tưởng phân biệt. Tất cả đều bắt nguồn từ thức thứ 8. Ngũ uẩn và thức thứ 8 kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành nút buộc luân hồi sinh tử. Vì nó bắt đầu từ thức thứ 8, nên khi mở, phải bắt đầu từ sắc uẩn (2 nút). Thứ tự nầy cũng giống như khi cởi áo quần, phải cởi từ lớp ngoài trước rồi lớp trong. ... Như trong bài kệ nói:
Khi sáu nút đã được mở, thì một cũng không còn. Khi sáu căn, tức là sáu nút đã được tự tại, thì cái một cũng biến mất luôn. Điều nầy sẽ được giải thích chi tiết trong đoạn văn sau.
Nơi các căn, hãy chọn tính viên thông. Phương pháp tu tập là áp dụng nỗ lực ngay từ cửa ngõ của sáu căn. Có nghĩa là, mắt không bị xoay chuyển bởi hình sắc, tai không bị xoay chuyển bởi âm thanh, mũi không bị xoay chuyển bởi hương thơm, lưỡi không bị xoay chuyển bởi mùi vị, thân không bị xoay chuyển bởi sự xúc chạm, thức không bị xoay chuyển bởi các pháp. Quý vị chuyển hoá ngay những gì xuất hiện nơi cửa của sáu căn. Quý vị hồi quang phản chiếu, không cần phải tìm cầu bên ngoài. Chỉ cần phòng hộ thân và tâm. Hãy tự tìm cầu ở trong chính mình
Để tu tập nơi sáu căn, quý vị phải chọn một căn để dẫn đến viên thông. Đức Phật đã đặt nền móng cho phương pháp nầy. Ngài đã giảng giải về 1200 công dụng của mỗi căn và chỉ cho A-nan thấy căn nào hoàn chỉnh nhất. Chẳng hạn, nhãn căn là không hoàn chỉnh, nhưng nhĩ căn thì được. Thiệt căn và ý căn cũng là những căn hoàn chỉnh. Có những căn hoàn chỉnh và có những căn thì không. Quý vị phải chọn một căn và phát huy công phu tu tập trên căn đó. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngầm ý bảo rằng nhĩ căn sẽ dẫn đến viên thông. Đức Phật mong A-nan tự quyết định trong sự lựa chon; Đức Phật muốn A-nan tự mình tìm ra sự quyết định.
Tự chọn ra một căn viên thông và được vào dòng, tức thành chánh giác.
Nhập vào dòng pháp giới của bậc thánh. Nghịch với dòng sanh tử của phàm phu.
Sau khi đã vào dòng (Nhập lưu) được rồi, mới có thể thành tựu chánh đẳng chánh giác. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.5)

+ Mời xem trang chuyên đề về: Pháp Tu Bồ Tát Đạo/ Thánh Đạo

I- THEO MINH TRIẾT MỚI
+ 12 cung Hoàng đạo = 7 + 5:
Con ngườibiểu hiện của 7 nguyên khí và hoạt động của 5 cõi giới, trong đó 7 + 5 được thấy là manh mối cho bí ẩn của 7 và 5 chòm sao của hoàng đạo.(CTHNM, 483)

+ 12 cung hoàng đạo thuộc 2 nhóm có liên quan nhiều đến Khoa Học về các Tam Giác, gồm:
1- Bảy cung Hoàng đạo có liên quan đến việc phát triển tâm thức hành tinh trên Địa Cầu và chỉ ngẩu nhiên có liên quan đến Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, tức Huyền Giai Nhân loại.
2- Năm cung Hoàng đạo còn lại có liên quan đến việc phát triển của Huyền Giai Nhân loại trong thời giankhông gian. 5 cung quyết định chính yếu: a/ Cancer.; b/ Leo; c/ Scorpio.; d/ Capricorn.; e/ Pisces. * Năm giống dân: Năm cung Hoàng đạo tương ứng với 5 giống dân lớn, hiện tại chúng ta là chủng Aryen, là thứ năm.
* Năm lục địa: 5 chủng tộc này tạo ra các biểu lộ bên ngoài là 5 lục địa Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ.
* Năm tuyến nội tiết trong con người: Đối với Đấng hành tinh, 5 lục địa này cũng như 5 tuyến nội tiết chính yếu đối với con người. Chúng được liên kết với 5 trung tâm lực
+ Ví dụ với số 7:
  7 Cung ( 7 phẩm tính, màu sắc, âm thanh.....); 7 Hành tinh thánh thiện - 7 nhánh tri thức - 7 cấp độ tâm thức; 7 ngày/ Tuần; 7 tôi lỗi chết người; 7 Kỳ quan thế giới; 7 Luân xa; 7 Tuyến nội tiết chính ...

+ Ví dụ với số 5: 5 Hành tinh không thánh thiện;
II- THEO PHẬT HỌC - Con Số 12 = 3 x 4

+ Mục Thế Giới Chúng Sinh Và Không Gian - Thời Gian
- Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian (Thọ giả) là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian (Chúng sinh) - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới. Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng. Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: Xem mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)
+ 12 loại chúng sinh (Xoay chuyển xoay vần trở lại): .... Thế giới thành lập. Ba đời bốn phương hòa hợp can thiệp nhau, chúng sinh biến hóa có 12 loại
Vậy nên trong thế giới, nhân động nên có tiếngnhân tiếng nên có sắcnhân sắc có hươngnhân hương có xúcnhân xúc có vị, nhân vị nên biết phápsáu vọng tưởng càn loạn thành ra nghiệp tánh, mười hai đối hiện, do đó mà xoay chuyển mãi mãi.
Do đó, trong thế gian, những thanh, hương, vị, xúc biến đổi tột cùng, đến mười hai lần vần trở lại.... (Nguồn: Kinh Thủ LN - Q.7 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Vật chất và chất liệu (Matter and Substance): Để cho thật chính xác, để cho khỏi lẫn lộn và quan niệm lầm lạc (misconception), nên dùng thuật ngữ:
* “Vật chất” (“Matter) để chỉ tập hợp các vật (objects) có thể tri giác được, còn thuật ngữ
* “Chất liệu” (Substance”) để chỉ Thực Tướng (Noumena). (GLBN II, 42) 
+ Tiên thiên khí: Chất liệu nguyên thủy (Primordial Substance, Bắc Phạn gọi là Akasha hay Tiên thiên khí) còn được gọi là Chất liệu Vũ trụ, tức Vật chất (Matter).
- Vật chất, tức là Đầu (Alpha) và Cuối (Omega) của Hiện Tồn, chỉ là 2 phương diện (facets) của Tồn Tại Tuyệt Đối duy nhất (the one Absolute Existence). (GLBN II, 39)
+ Vật chất (matter hay material): Vật chất là tinh thần (spirit) ở mức độ biểu hiện (point of expression) thấp nhất. (CTNM, 589)
+ Nói về mặt nội môn, từ ngữ “vật chất” được dành để chỉ mọi hình tướng (forms) trong ba cõi thấp. (CVVTDT, 189)
+ Nên nhớ rằng, đối với nhà huyền linh học (occultist), vật chất (matter) là toàn thể các vật tồn tại (totality of existence) trong vũ trụ vốn có thể tri giác được trên bất luận cõi giới nào. (GLBN II, 238)
+ Vật chất và dĩ thái và những từ đồng nghĩa - Matter and ether are synonymous terms:
Bảy cõi giới chính này thuộc thái dương hệ của chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ, chúng ta có thể từ đó thấy được lý do được Bà H. P. B. nhấn mạnh về sự kiện rằng vật chất và dĩ thái là những từ đồng nghĩa và rằng chất dĩ thái này được thấy ở dạng này hay dạng khác trên tất cả các cõi giới, và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, được gọi một cách không phân biệtmulaprakriti hay vật chất tiền di truyền nguyên thủy, và
Khi được phân hoá bởi Fohat (hay Lực năng lượng sống, Thượng Đế thứ ba/ Ngôi ba hay Brahma), nó được gọi là prakriti, hay vật chất. (TCF/ LVLVT, 118)
+ Vật Chất Biểu Lộ (substance):
- Đã biểu lộ là Prakriti.
- Chưa biến phân là Mulaprakriti. (Thư của Chân Sư 379)
Prakriti (Vật chất): Danh xưng này có nguồn gốc do chức năng của nó như là nguyên nhân thuộc vật chất (material cause) của cuộc tiến hóa đầu tiên của vũ trụ. Có thể nói nó được cấu tạo bằng 2 ngữ căn: “pra” là biểu hiện (to manifest) và “krita” là khiến cho (make); có nghĩa là những gì khiến cho vũ trụ tự biểu hiện. (ĐĐTNLVTD, 222)
Prakriti (vật chất) bao giờ cũng bị gọi là Hão Huyền (My), Ảo tưởng (Illusion) và có số phận chịu diệt vong (is doomed to disappear) với mọi cái khác, kể cả các thần (the Gods) vào Chu Kỳ Quy Nguyên (Pralaya). (GLBN I, 299)
+ Cõi Vật Chất: Tập hợp các cõi vật chất, tức là cõi hồng trần, cõi cảm dục và cõi hạ trí (lower mental plane); (GLTNVT, 104)
+ Tiên thiên khí (Akasha) (LVLCK, 43):
- Là tổng hợp của dĩ thái (ether).
- Là Nguyên thể (tính chất) của dĩ thái.
- Là dĩ thái nguyên thủy.
- Là Thượng Đế Ngôi 3 đang biểu hiện.
+ Akasha - 8 danh xưng khác:
7) Mulaprakriti  ..... Dĩ thái với 4 tiểu phân: là Phong, hoả, thuỷ, địa
8) Vật chất tiền căn nguyên (LVLCK, 58)
+ Dĩ Thái: Dĩ thái là dạng thô trược nhất của Tiên Thiên Khí (Akasha). (GLBN I, 78)
+ Dĩ thái lực tức là sinh lực. (TLHNM II, 309)
+ Dĩ thái là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi hồng trần. Dĩ thái có 4 phân thân của nó là Tứ Đại: Phong, Hỏa, Thủy, Địa. (LVLCK, 43)
+ Hậu Thiên Khí: Aether Hậu Thiên Khí.
+ Hậu thiên khí: Là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cõi Tinh thần, tức cõi Niết Bàn. - Là dĩ thái cõi thứ 3 của vũ trụ. (LVLCK, 43, 626)
- Thái dương hệ hiện tại sẽ chứng kiến sự vượt trội 3 cõi hồng trần vũ trụ kế tiếp, chất hậu thiên khí cõi thứ tư, thứ ba và thứ hai cùng sự phối kết của thể dĩ thái vũ trụ (LVLCK, 157)
+ Hậu thiên khí: Là không khí, lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí và các tên gọi đại loại như vậy. (Với lửa hoạt nhiệt. Trên cõi cao nhất, sự phối hợp của 3 yếu tố (hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó Tiên thiên khí (Akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên. Trong lúc biểu lộ, Akasha tự biểu hiện ra dưới hình thức Fohat hay năng lượng thiêng liêng và Fohat trên các cõi khác nhau được biết như là Hậu thiên khí) (LVLCK, 57)
* Xem thêm: Dĩ Thái - Các đại - Nước của không gian - Tiên Thiên Khí - Akasha - Tinh tú quang - Biển lửa - Điện năng. 

+ Minh triết: Minh triết là viên ngọc quí Trời trao cho nhân loại qua các thánh hiền. Minh triết không phải là điều để nói chơi, nói đùa; không phải là cái phụ thuộc, có hay không cũng không quan hệ. Minh triết là chân lý chỉ đạo, là ánh sáng định hƣớng cho con người tìm thấy sự sống vĩnh hằng để được hạnh phúc an lạc. Vì thế, minh triết luôn luôn đƣợc trình bày một cách cô đọng, khó hiểu. Cô đọng khó hiểu để thử thách con người. Minh triết chỉ dành cho những người thành tâm thiện chí. Thiếu thành tâm, thiện chí không thể tiếp thu minh triết, bởi vì họ không hiểu gì cả. Thành tâm, thiện chí thuộc về con mắt tâm linh. Đó là sự thách đố ban đầu để kén chọn, tuyển lựa. Có lẽ phải mượn lời Đức Giêsu trong Tân Ước: “Ai có tai thì nghe.” (Matthêu: 13, 9) để nói về minh triết. Nghĩa là ai nghe hay không nghe, hưởng ứng hay không hưởng ứng thì tùy lòng! (Nguồn: Tứ thư và giảng giải - Lý Minh Tuấn)
+ Cung 2 - Bác ái -Minh Triết: Đặc điểm của Cung 2 là sự thu hút hay hấp dẫn, từ tính. Hai khía cạnh của Cung 2 là
- Bác ái (Love), nhấn mạnh về phương diện “Tâm, Chữa lành, Cứu Rỗi”, và khía cạnh
- Minh triết (Wisdom) nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết / Tri thức/ Hiểu biết (Minh triết), giáo dục, nghiên cứu.
+ Minh Triết còn gồm: Minh Triết Mới và Minh Triết cổ
+ Minh triết nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết (TLHNM 1)
+ Minh triết tức là tri thức cao siêu.(GLTNVT, 328)
+ Minh triết là sự thăng hoa của trí tuệ, nhưng minh triết bao hàm sự thăng hoa của các khía cạnh cao cũng như thấp của thể trí. Đó là sự pha trộn của trực giác, nhận thức tâm linh, hợp tác với thiên cơ và hiểu biết tự phát bằng trí tuệ đối với những gì được tiếp xúc, và tất cả đều dung hợp và pha trộn với tình thương và bằng tình thương mà tôi đã định nghĩa ở trên, cộng thêm với nhận thức huyền bí vốn phải được khai mở trước khi được điểm đạo lần 2.(SHLCTĐ, 99)
+ Minh triết là việc áp dụng kiến thức đã được soi sáng, nhờ tình thương, vào các sự việc của con người. Đó là sự am hiểu tuôn chảy ra khắp nơi như là kết quả của kinh nghiệm. (SHLCTĐ, 467)
+ Minh triết là khoa học về tinh thần, cũng như tri thức là khoa học về vật chất. Tri thức có tính phân tích và thuộc ngoại cảnh, trong khi minh triết có tính tổng hợp và thuộc nội tâm. Tri thức thì phân chia; minh triết thì kết hợp. Tri thức thì tách ra, trong khi minh triết thì hòa hợp lại. (ĐĐNLVTD, 11)
+ Minh triết liên quan đến Bản Ngã duy nhất, tri thức liên quan đến Phi Ngã, trong khi thông hiểu là quan điểm của Chân Ngã (Ego) hay Chủ thể Tư tưởng (Thinker) hay là liên hệ của Chân Ngã với Bản Ngã duy nhất và Phi Ngã. (ĐĐNLVTD, 12)
+ Minh triết sẽ thay thế kiến thức, tuy nhiên, ở giai đoạn đầu cần phải có kiến thức. Bạn nên nhớ rằng kẻ phụng sự phải vượt qua Phòng Học tập trước khi tiến vào Phòng Minh triết.(TVTTHL, 346–347)
+ Xem: Bảy Nhánh Tri Thức - Minh Triết Tinh Thần - Minh Triết Thiêng Liêng - Tri thức - Minh Triết Mới
+ Xem: Vidya - Minh Triết Cổ Đại - Minh Triết Ngàn Xưa
+ Xem: Hansa - Minh Triết Điểu
+ Xem thêm: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết

+ Định luật Tương Ứng hay Tương  Đồng (Law of Correspondences or of Analogy): Là định luật để giải thích về Thái Dương Hệ và giải thích Thượng Đế cho con người. (LVLCK, 7)
* Xóa bức màn che vô minh: Chúng ta phải chấp nhận sự kiện rằng việc nghiên cứu Luật tương ứng hay tương đồng là phương cách duy nhất để có thể tìm ra manh mối bí nhiệm của các cung, các hệ thống và các huyền giai. Đó là sợi chỉ duy nhất có thể giúp chúng ta tìm đường qua [7] mê lộ, là tia sáng duy nhất chiếu xuyên qua sự tối tăm của bức màn vô minh bao phủ chúng ta. H. P. Blavatsky đã nói như thế trong “Giáo Lý Bí Nhiệm,” nhưng cho đến nay, các môn sinh vẫn chưa cố gắng bao nhiêu để ích dụng được manh mối đó. (Nguồn: Điểm Đạo TNL và Thái DH)
+ Qua Định Luật Tương Đồng hay tương ứng, các tiến trình vũ trụ và bản chất của các nguyên khí vũ trụ được biểu thị trong các chức năng, cấu tạo và các đặc điểm của một con người. Chúng được biểu thị nhưng không được giải thích hoặc nói gì thêm. Chúng chỉ được dùng như các biển chỉ đường, hướng cho con người đi dọc theo con đường mà trên đó y có thể tìm thấy các biển chỉ đường sau này, và ghi nhận các dấu hiệu rõ ràng hơn. (LVHLT, 19)
+ LUẬT TƯƠNG ỨNG — THE LAW OF CORRESPONDENCES
- Luật Tương Ứng hay Tương Đồng này là quy luật diễn giải của hệ thống, và giải thích về Thượng Đế cho con người. (LVLCK/ TCF, 8)
- Chúng ta phải khước từ bản thân đến sự thật là con đường duy nhất mà chúng ta có thể thấy được gợi ý cho bí ẩn về các cung, các hệ thống, và các huyền giai, nằm trong việc nghiên cứu các quy luật tương ứng hay tương đồng. Nó là một sợi chỉ mà qua đó chúng ta có thể tìm thấy đường về xuyên qua mê cung, và cung ánh sáng [Trang 7] chiếu rạng qua bóng tối của sự vô minh xung quanh.(ĐĐTNLVTDH/ IHS 6)
- Loại suy hay suy luận, sử dụng những năng lực lý trí của tâm trí bởi người nhận thức trong mối liên quan [Trang 16] đến cái không được nhận thức một cách trực tiếp. Điều này, đối với người sinh viên huyền môn, chính là ứng dụng của Luật Tương Ứng hay Tương Đồng. (ASCLH/ LOS, 16)
- Các kiểu mẫu hình học, sự tiến triển số học hay Luật Tương Ứng không bao giờ thất bại trong việc hiểu về mục đích và các kế hoạch của Thượng Đế hành tinh - đã được thiết lập trước khi các thế giới được tạo ra và tìm thấy những nguyên mẫu của chúng trên các cõi trí tuệ vũ trụ. (VCVTDT/ TEV, 90)

Xem các Tooltip và các Trang có chủ đề tương ứng hay tương đồng
Xem: Thống Kê Tương Ứng Số Và Thuật Ngữ
Xem: Thống Kê Tương Ứng Số
Xem: Tương Ứng Bảy Cảnh Giới Sự Sống Thái Dương

+ Thang tiến hóa (The scale of evolution): Đạo sinh nên tập cho quen với sự thật rằng tiến lên (rising in) trên thang tiến hóa không phải là chính mình di chuyển (move) từ chỗ này đến chỗ khác mà chỉ là làm cho chính mình ngày càng có thể nhận được nhiều ấn tượng (impressions) hơn. (MTNX, 129–130)
+ Các mức độ Giác ngộ: Đức Phật nói "Như thế cho đến...". HT Tuyên Hóa giảng: Có nghĩa là các mức độ của giác ngộ, từ lục độ cho đến thập trụ, thập tín, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa; cho đến cả quả vị Phật, đều được bao gồm trong không Như Lai tạng. Từ các giai vị của hàng Bồ-tát đến quả vị Phật phải cần rất nhiều thời gian, và cần rất nhiều công hạnh tu tập, nhưng tất cả đều là không, quả vị Phật cũng là không.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
+ Các giai đoạn tiến hóa:
4- Năm giai đoạn tiến hóa: Cuộc sống của phàm ngã đang tiến hóa có thể được chia làm 5 phần. Mỗi bậc được đo lường bằng tình trạng của Ngọn lửa Tinh thần ẩn bên trong. Như tôi đã nói cùng các bạn, theo quan điểm của Thánh đoàn thì chúng ta được đo lường bằng ánh sáng của chính mình.
-   Giai đoạn đầu: Người thoát kiếp thú trở thành sinh linh biết suy nghĩ, thời lemuria và đầu Alantis, từ bé - 7 tuổi. Thể dục vọng đồng hóa thể xác. Ngọn lửa trong Tâm như đầu Kim, chỉ L.Xa đáy cột sống hoạt động (3 Chiều).
-   Giai đoạn 2: Người thời Alantis phát triển, từ 7 - 14 tuổi. Thể dục vọng và thể xác chỉnh hợp. Ngọn lửa trong Tâm nở lớn hơn, nhưng vẫn nhỏ. Luồng Hòa xà Kundalini kích thích Luân xa Tùng Thái dương và L.xa tương ứng trong thể tình cảm hoạt động chậm.
-   Giai đoạn 3: Người có thể Trí bắt đầu phát triển, từ 14 - 28 tuổi. Thể nguyên nhân ngày càng tròn đầy, cân đối. Ánh sáng Chân Ngã nội tâm chiếu từ trung tâm đến ngoại vi, thắp sáng thể Nguyên nhân, dấu hiệu bùng cháy. Sự ham muốn hướng lên cao => Chí nguyện. Chân ngã ngày càng tỉnh thức trên cảnh giới của mình và ngày càng quan tâm đến cuộc sống của Phàm ngã. Bây giờ ngọn lửa thiêng Kundalini lên đến luân xa tim, và cả ba luân xa đều xoay trong sự hòa hợp, nhịp nhàng và trật tự.
-   Giai đoạn 4: Từ 28 - 35 tuổi. Phàm Ngã hoàn toàn điều hợp. Tham thiền thần bí đã bắt đầu. “Tôi sẽ vươn lên và về với Cha tôi.” Đây là kết quả của lần tham thiền thứ nhất. Con người giờ đây là một sinh linh có tình cảm, biết suy nghĩ và chủ động, và đang hữu thức chuyển sự phân cực từ cuộc sống Phàm ngã sang Chân ngã => Dự bị, Đệ tử. L.Xa cổ họng được kích thích. Ánh sáng rễ bừng lên thành ngọn lửa, ở trong tầm nhìn của Chân sư đang thiết tha tìm kiếm.
-   Giai đoạn 5: Bắt đầu Tham thiền huyền môn, Phàm ngã đã cảm được sự rung động của Chân ngã, đến giai đoạn cuối này trở thành Chân ngã chứ không còn là Phàm ngã nữa. Nguyên tử trường tồn hồng trần bị bỏ đi, và sự phân cực trở thành của thượng trí. Nguyên tử trường tồn thể tình cảm bị bỏ đi và sự phân cực lên đến thể bồ-đề (trực giác). Nguyên tử trường tồn hạ trí bị bỏ đi và sự phân cực lên đến atma (thể tinh thần). Bấy giờ, con người trở thành một Chân sư Minh triết, được tượng trưng ở tuổi 42, mức trưởng thành hoàn hảo trong Thái dương hệ.
-   Giai đoạn 6: Tương ứng 42 - 49 tuổi, giai đoạn hành giả có thể được điểm đạo lần 6 và lần 7, cao cùng tột.  (Nguồn: Cấu tạo con người 7 - Các Giai đoạn tiến hóa của Phàm Ngã)
+ 5- Diễn trình tiến hóa: Giống như trong mọi biểu lộ (manifestation), diễn trình tiến hóa là kết quả của ý muốn (desire), tác động lên các khả năng sáng tạo (creative faculities) và tạo ra những gì biểu lộ ra ngoại cảnh (objective). (LVLCK, 924)
+ 8- Mức Tiến Hóa: Nhờ Nghiên Cứu các Thập Giá, Chiêm Tinh Gia biết ai đó đang ở đâu trên đường tiến hóa. Mỗi Thập giá đều có ý nghĩa ngoại môn của nó (Là các biến phân ba mặt của sự sống duy nhất):
1- Thập Giá Cơ BảnAries, Cancer, Libra, Capricorn:
a. Về con người thông thường, cá biệt.
b. Về các cội nguồn tập thể.
c. Về ý nghĩa của cuộc điểm đạo thứ 1.
2- Thập Giá Cố ĐịnhTaurus, Leo, Scorpio và Aquarius ‒ y sẽ đi đến lý giải chính xác về các sự sống:
a/ Của các điểm đạo đồ.
b/ Của sự thu hút tập thể thành tổng hợp.
c/ Của ý nghĩa về cuộc điểm đạo thứ 3.
3- Thập Giá Khả BiếnGemini, Virgo, Sagittarius và Pisces ‒ y có thể đi đến ý nghĩa:
a/ Của các đệ tử.
b/ Của hoạt động tập thể.
c/ Ý nghĩa của cuộc điểm đạo thứ 2.
Các nội dung tiến hóa khác, rất nhiều (Nguồn: Chân Sư DK - CTHNM, 379, 380)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa
Xem thêm: Tổng hợp về Tâm thức

+ Sự phát triển (Ý THỨC) tuần tự của nhân loại, bạn có các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn ý thức động vật.

2. Cá nhân được an trụ vào tình cảm, có tính ích kỷ và bị chi phối bởi dục vọng.
3. Hai giai đoạn trên, cộng với một hiểu biết trí tuệ ngày càng tăng về các tình huống chung quanh.
4. Giai đoạn có trách nhiệm với gia đình hoặc bạn bè.
5. Giai đoạn của tham vọng và của sự khao khát đối với ảnh hưởng và quyền lực trong một lĩnh vực biểu hiện nào đó của con người. Điều này dẫn đến nỗ lực mới.
6. Sự phối-kết năng lực phàm-ngã dưới tác nhân kích thích ở trên.
7. Giai đoạn ảnh hưởng được vận dụng một cách ích kỷ và thường có tính chất phá hoại, bởi vì cho đến nay những vấn đề cao siêu không được ghi nhận.
8. Giai đoạn có một ý thức tập thể phát triển đều đặn.
Giai đoạn này được xem như là:
a/ Một lĩnh vực cho cơ hội.
b/ Một địa hạt phụng sự.
c/ Một nơi mà trong đó sự hy sinh vì lợi ích của mọi người trở nên có thể xảy ra một cách vinh quang.
Giai đoạn sau cùng này đặt một người lên con đường đệ-tử, không cần phải nói rằng nó bao gồm giai đoạn của thời kỳ trước đó, là thời kỳ dự bị hay thử thách. (LVHLT, 397)

+ Phàm Ngã tiến hóa qua 6 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Tương ứng 1 - 7 tuổi, con người thoát kiếp thú trở thành một sinh linh biết suy nghĩ. Người Lemuria và thời đầu dân Atlantis. Học chế ngự thể xác bằng thể cảm dục. Sống cho thú tính mà thôi. Luân xa đáy xương sống hoạt động mạnh, 3 chiều.
- Giai đoạn 2: Từ 7 - 14 tuổi, thoát kiếp thú, biết suy nghĩ, tương ứng dân Atlantis. Chỉnh hợp thể xác với cảm dục. Bắt đầu có nhận thức, biết thương yêu, mến thích vội vàng, thiếu suy xét hoặc có sự oán ghét vô lý và không cân nhắc do vì thiếu trí năng và sự thăng bằng. Y dễ có thái độ cực đoan. Kundalini kích thích LX Tùng thái dương và LX tương ứng trong thể tình cảm hoạt động chậm.
- Giai đoạn 3: Từ 14 - 28 tuổi, dài hơn vì có nhiều việc phải làm. Thể trí bắt đầu phát triển, mỗi kiếp y lại tạo một thể xác tốt hơn. Thể tình cảm ngày càng tinh luyện. Y biết niềm vui trí tuệ và luôn cố gắng cho thể trí kiện toàn. Y sống hướng lên cao và dần thành chí nguyện, phát triển trí tuệ, trừu tượng và tổng hợp hơn. Chân ngã tỉnh thức và ngày càng quan tâm đến cuộc sống của Phàm ngã. Ngọn lửa thiêng lên đến luân xa tim, và cả 3 luân xa đều xoay trong sự hòa hợp, nhịp nhàng và trật tự, trong luân xa đầu có 7 trung tâm (3 chính và 4 phụ) khi nhận kích thích có hoạt động tương ứng.
- Giai đoạn 4: Từ 28 - 35 tuổi, phàm ngã hoàn toàn điều hợp, tìm ra được lối hoạt động cho mình, tự biết mình với con người thật của y. Y bắt đầu tham thiền thần bí (GĐ 5 sang huyền môn). Y nói “Tôi sẽ vươn lên và về với Cha tôi.”. Y có tình cảm sâu đậm, biết suy nghĩ và chủ động, đạt mức sung mãn trong đời sống Phàm ngã, hữu thức chuyển sang Chân ngã. Y đang ở trên Con đường Đệ tử hay Dự bị, hoặc chí nguyện. Y bắt đầu siêu hóa một cách khó nhọc, đau khổ và thận trọng ... bằng mọi giá và do đó phải trả giá rất đắt để kiến tạo đường dẫn truyền cần thiết. Ánh sáng nội tâm bắt đầu chói rạng ra ngoài thể nguyên nhân, bỗng nhiên bừng lên thành ngọn lửa ở trong tầm nhìn của Chân sư thiết tha tìm kiếm. Kích thích rõ rệt luân xa cổ họng - Hoạt động sáng tạo của 3 trạng thái phàm nhân – xác thân, tình cảm và trí tuệ – đều hướng đến phụng sự. Các luân xa ngày càng điều hợp, xoay nhanh và hình dạng thay đổi, nở lớn, chuyển động xoay theo bề đo thứ 4 (tự quay vào bên trong chính nó), 4 trung tâm phụ tương ứng ở đầu cũng sinh động như vậy.
- Giai đoạn 5: Từ 35 - 42 tuổi, chuyển phân cực từ phàm ngã đến chân ngã, nhập vào tam nguyên (Kỳ điểm đạo 3). Chính tham thiền thần bí (Giai đoạn 4) đã đưa Y đến tham thiền huyền môn ở giai đoạn 5, mang lại kết quả đúng định luật và đúng đường hướng cung của mình. Nhờ tham thiền Y cảm được sự rung động của Chân ngã, tìm cách đưa tâm thức Chân ngã xuống ngày càng nhiều, đến mức tâm thức đó bao gồm cả cõi trần một cách ý thức. Chính nhờ tham thiền... đến khi tất cả đều bị thiêu hủy, chỉ còn lại lửa mà thôi, Y nhập vào tâm thức của Chân ngã, và trở thành Chân ngã. Ở giai đoạn 5 - Con đường Điểm đạo, hoàn toàn chuyển từ Phàm ngã đến Chân ngã, đến cuối Y được hoàn toàn tự do và giải thoát, trở thành một Chân sư Minh triết, tượng trưng ở tuổi 42, mức trưởng thành hoàn hảo trong Thái dương hệ. Trước điểm đạo, tất cả luân xa xoay tròn 4 chiều, sau điểm đạo chúng là bánh xe rực lửa, xem bằng nhãn thông tốt đẹp lạ lùng. Bấy giờ, luồng Hỏa hậu (Kundalini) được đánh thức và tiến lên theo những vòng xoắn cần thiết. Vào cuộc điểm đạo thứ 2, các luân xa của thể cảm dục cũng được thức động tương tự. Điểm đạo thứ 3, các luân xa của thể trí mới được chạm đến. Bấy giờ vị điểm đạo đồ có thể diện kiến Đức Huyền môn Đại đế, Đấng Điểm đạo Duy nhất.
Giai đoạn 6: Con người chưa thể hiểu
* Tóm lược: Phàm ngã tiến hóa Tâm linh qua 5 giai đoạn ở Thái DH: (I)- Thoát kiếp thú (Đến 7 tuổi); (II)- Dân Atlantic - Chỉnh hợp (7 - 14 tuổi); (III)- Trí phát triển (14 - 28); (IV)- Thiền thần bí từ Phàm ngã => Chân ngã, LX cổ họng PT (28 - 35); (V)- Thiền huyền môn, Phàm ngã là Chân ngã = Chân sư (Tuổi 42), mức trưởng thành hoàn hảo trong Thái dương hệ; (VI)- Điểm đạo lần 6 và 7 cao cùng tột (42 - 49 tuổi) (Nguồn: Cấu tạo con người 7 - Các GĐTH của Phàm Ngã)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

+ Nguyệt cầu (The Moon): Vệ tinh của chúng ta đang tuôn đổ vào bầu thấp nhất của dãy hành tinh chúng ta (bầu D, tức Địa cầu) tất cả các năng lượng và sức mạnh của nó; và đã dời chuyển chúng qua một trung tâm mới, hầu như trở thành một hành tinh chết, trong đó, từ lúc bầu hành tinh của chúng ta ra đời, việc quay đã ngưng lại.” (LVLCK, 154–155)
+ Mặt Trăng: Mặt Trăng là hình hài chết, không có tính chất nào của chính nó, nó không có một phóng phát năng lượng nào cả, nó không thể truyền cho Địa cầu bất cứ thứ gì cả. Hành tinh ẩn dấu của Vulcan hoặc Uranus, sử dụng như sau:
(i)- Với người kém tiến hóa hay trung bình thì dùng Vulcan,
(ii)- Với Người tiến hóa cao thì làm việc với Uranus (CTHNM III, 21);
- Chân Sư DK: Khi Nói Mặt Trăng chủ thể cai quản 1 cung là Mặt trời hay Mặt trăng, tôi sẽ nói đến 2 Hành tinh ẩn giấu là Vulcan và Uranus. Các Hành tinh này có thể thay thế lẫn nhau ở công dụng của chúng. Do đó, về nội môn, Tôi nhắc đến Uranus (CTHNM, 113),
Mặt Trăng che dấu cả Vulcan lẫn Neptune - Đặc biệt quan trọng ở trạng thái liên kết hình hài với Tâm thức (CTHNM, 308) 
+ Thủy tinhMặt trăng truyền dẫn Cung 4, Nguồn: (GQ1- Cấu tạo con người)
+ Cung Mặt trăng: Tính khí, nhà, bản chất trong nhà, phẩm chất nuôi dưỡng. (Xem nguồn)

+ Mặt Trăng Là Bậc Nhất Trong các Tinh tú: Cũng như trong các ngọn núi, Tu di sơn vương là bậc nhất. Cũng như trong các dòng suối, biển lớn thu nhập nước, biển lớn là bậc nhất. .... Cũng như giữa các vì tinh tú trong hư không, mặt trăng là bậc nhất. .. trong các hội chúng, Như Lai là bậc nhất, là tối đại, là tối thượng, là tối cao, là tối tôn, là tối diệu. (Nguồn: mục 489- Trung A Hàm, Phẩm 11, số 141)
+ Kinh nghiệm thất bại từ Nguyệt cầu: Mục tiêu mỗi kiếp sống là sự phát triển của một hình hài thích hợp hơn để cho tinh thần sử dụng; và khi mục tiêu này được đạt đến, lúc bấy giờ Chủ Thể Nội Tâm xoay sự chú ý của mình đi nơi khác, sự chết đến và hình hài sẽ tan rã sau khi đã được dùng cho nhu cầu của Chủ Thể đó. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra trong mọi kiếp sống con người, mà cũng không nằm trong mỗi chu kỳ hành tinh. Bí mật của nguyệt cầu là bí mật về sự thất bại, điều này khi được hiểu rõ sẽ đưa đến một đời sống xứng đáng và đem lại một mục tiêu xứng đáng cho nỗ lực có hiệu quả nhất của chúng ta. Khi nào khía cạnh chân lý này được nhận thức một cách rộng rải, cũng như khi sự sáng suốt của nhân loại đã đầy đủ, lúc bấy giờ sự tiến hoá sẽ tiếp diễn một cách chắc chắn và sự thất bại sẽ ít đi. (LVLCK, 171)
Hành Tinh Mặt Trăng (che khuất một hành tinh - Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm)
1. “Ngày nay Mặt Trăng là khối lạnh lẽo còn sót lại, ... Hiện nay nó bị bắt buộc phải theo sau trái đất trong các thời kỳ dài, nó hút Trái Đất và bị Trái Đất hút lại. Luôn luôn bị con mình (tức Trái Đất - ND) rút rỉa (vampirized), nó chống trả lại bằng cách đem hết ảnh hưởng độc hại, vô hình, xấu xa vốn xuất phát từ khía cạnh huyền bí của bản chất của nó, chỉ vì Mặt Trăng là một xác chết, tuy là một thể sống (for she is a dead, yet a living body). Những mảnh vụn của xác chết đang tan rã của nó có đầy sự sống sinh động và phá hoại, dù xác thân mà chúng đã được tạo thành thì không hồn và không có sự sống (souless and lifeless).” (180)
2. “Địa Cầu là một vệ tinh của Mặt Trăng”. (I, 212) (nghĩa là giống như linh hồn ngày nay là vệ tinh của hình hài).
3. “Mặt Trăng là biểu tượng của xấu xa”. (I, 246)
4. “Mặt Trăng không phải là hành tinh thánh thiện”. (II, 36)
5. “Mặt Trăng là vua của các hành tinh”. (II, 401, chú thích)
6. “Mặt Trăng là Chúa (sovereign) của thế giới thực vật (vegetable world)”. (II, 528)
7. “Mặt Trăng là thể thấp kém (inferior body)”. (II, 48)
8. “Mặt Trăng là Trí, còn Mặt Trời là sự hiểu biết”. (II, 675 - Chú thích) (Trích dẫn Shankacharya).
9. “Mặt Trăng là một hành tinh chết mà tất cả các nguyên khí đều đi khỏi nó. Đó là một thay thế cho một hành tinh mà dường như đã biến mất khỏi tầm mắt”. (III, 459). Các tham khảo trong Luận về Lửa Càn Khôn (Về nội môn, Mặt trăng che dấu Vulcan dẫn truyền cung 1)
10. “Mặt Trăng đã chết và không thể bảo bọc sự sống vì nhân loại và các thiên thần kiến tạo đã tách ra khỏi vùng ảnh hưởng của Mặt Trăng”. (93)
11. “Mặt Trăng đang ở vào tiến trình tan biến và chỉ có một thể đang tan rã là còn lại. Sự sống của Thượng Đế Ngôi Một và Thượng Đế Ngôi Hai đã triệt thoái, và chỉ có sự sống tiềm tàng của chính vật chất là còn lại”. (415)
12. “Mặt Trăng là:
a/ Vị trí của thất bại thái dương hệ.
b/ Liên kết với các nguyên khí thấp.
c/ Cội nguồn của bất hạnh tính dục được trải qua trên hành tinh chúng ta.
d/ Bị ngăn chặn trong sự tiến hoá của nó bởi sự can thiệp đúng lúc của Thái Dương Thượng Đế.
e/ Cội nguồn của hận thù giữa các lực của ánh sáng và bóng tối… có thể được truy nguyên đến Mặt Trăng”. (985. Chú thích)
* Nguồn: Tổng hợp Đặc Tính các Chòm Sao và Cung Hoàng Đạo - Hành tinh - Chủ Tinh

+ Vulcan: Với Ngoại môn xem như dùng Mặt Trời (CTHNM, 772)
+ Vulcan tức Hỏa Vương Tinh - Cung 1. Không bao giờ tương tác Ngoại môn
- Vulcan: Dẫn truyền Cung 1; Pluto cũng dẫn truyền Cung 1 (Vài Cung tự biểu hiện qua 2 hành tinh. Thí dụ Cung 4, qua Mặt Trăng và cả qua Mercury, trong khi Cung 1, đến với chúng ta qua Vulcan và qua Pluto. Lý do thực sự là một trong các bí mật của điểm đạo và được ẩn giấu trong vận mệnh của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư - Nhân loại.
+ Vulcan - Nằm Giữa Sao Thủy và Mặt Trời: Trong chiêm tinh học nội môn, vẫn sử dụng các hành tinh thông thường nhưng có bổ sung thêm Vulcan, một hành tinh được cho là nằm gần mặt trời. Vòng hoàng đạo sử dụng là vòng hoàng đạo xích đới (tropical). (Chiêm THNM 8)
+ Việc đặt Vulcan lên Mặt Trăng hay Mặt Trời là đúng, bởi vì (trên đường đạo/ Nội môn) lực của Vulcan (Hải Vương tinh/ Mặt Trăng, Thiên Vương tinh/ Mặt Trời) tuôn chảy trực tiếp quá Mặt Trăng (Tình cảm), Mặt Trời (Bản Ngã); (Nguồn: Trả lời câu hỏi Chiêm THNM 9;)
+ Ba hành tinh bị che lấp – Vulcan, Uranus và Neptune: Là các hành tinh thánh thiện, Cung thứ nhất, thứ bảy và thứ sáu. Vulcan không bao giờ là chủ thể cai quản bên ngoài, và chỉ hoạt động thực sự khi một người đang ở trên Thánh Đạo, trong khi Uranus và Neptune là các chủ thể cai quản của cung thứ 11 và 12, và chi phối Aquarius cùng Pisces. Các hàm ý sẽ trở nên sáng tỏ cho bạn (CTHNM, 570)
+ Hỏa Vương Tinh: Hành tinh thánh thiện tương ứng với 7 Trung tâm lực trong con người, tức 7 Luân Xa (TLHNM III, 19):
1. Hỏa vương tinh (Vulcan) ........ Cung 1
2. Thủy vương tinh (Mercury) ..... Cung 4
3. Kim tinh (Venus) ................... Cung 5
4. Mộc tinh (Jupiter) .................. Cung 2
5. Thổ tinh (Saturn) .................. Cung 3
6. Hải vương tinh (Neptune) ...... Cung 6
7. Thiên vương tinh (Uranus) ..... Cung 7
+ Vulcan - Nằm Giữa Sao Thủy và Mặt Trời: Trong chiêm tinh học nội môn, vẫn sử dụng các hành tinh thông thường nhưng có bổ sung thêm Vulcan, một hành tinh được cho là nằm gần mặt trời. Vòng hoàng đạo sử dụng là vòng hoàng đạo xích đới (tropical). (Chiêm THNM 8)
+ Vulcan: Với Ngoại môn xem như dùng Mặt Trời (CTHNM, 772)
+ Vulcan tức Hỏa Vương Tinh - Cung 1. Không bao giờ tương tác Ngoại môn - Vulcan: Dẫn truyền Cung 1; Pluto cũng dẫn truyền Cung 1 (Vài Cung tự biểu hiện qua 2 hành tinh. Thí dụ Cung 4, qua Mặt Trăng và cả qua Mercury, trong khi Cung 1, đến với chúng ta qua Vulcan và qua Pluto. Lý do thực sự là một trong các bí mật của điểm đạo và được ẩn giấu trong vận mệnh của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư - Nhân loại.
+ Việc đặt Vulcan lên Mặt Trăng hay Mặt Trời là đúng, bởi vì (trên đường đạo) lực của Vulcan (Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh) tuôn chảy trực tiếp quá Mặt Trăng (Tình cảm), Mặt Trời (Bản Ngã); Nguồn: Trả lời câu hỏi Chiêm THNM 9;
+ Hỏa Vương tinh - 
Hành Tinh – Vulcan (Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn)
1. “Jehovah được đồng hoá với Saturn và Vulcan.” (GLBN I, 632)
2. “Vulcan ở bên trong quỹ đạo của Mercury.” (LVLCK, 206. Chú thích)
3. “Định Luật Hy Sinh và Tử Vong, ‘theo một cách bí ẩn’, là đối nghịch của định luật thứ nhất, Định Luật Rung Động. Chính Vulcan và Neptune đang đối nghịch (in opposition), mà cho đến nay là một ý tưởng không thể hiểu được đối với chúng ta.” (LVLCK, 597)
4. “Trong Vulcan, Các Con của Trí Tuệ hầu như đã hoàn tất công việc của họ.” (LVLCK, 742) . * Nguồn: Tổng hợp Đặc Tính các Chòm Sao và Cung Hoàng Đạo - Hành tinh - Chủ Tinh

Xem: Tổng hợp về Hành tinh

+ Thiên thần Devas: Trong trường hợp của các devas, tình thương là làm tròn thiên luật mà không đau khổ hoặc phiền não. Đó là con đường dễ nhất đối với họ, vì họ là trạng thái mẹ, phương diện âm của biểu lộ, và con đường dễ dàng cho họ là cống hiến, bảo dưỡng và chăm sóc. (LVLCK, Tr 903)
+ Thần, Thiên thần (Devas): Devas là các thực thể tiến hóa (progressing entities) của một chu kỳ hành tinh trước. (GLBN III, 235)

+ Thần chất (Deva substance, chất liệu của thiên thần):
Tinh chất kiến tạo (building essence) tức là thần chất.
- Vật chất được các Agnishvatta làm linh hoạt (vitalised). (LVLCK, 936, 774)

+ Thiên Thần: Ban giải cho con người Từ lực (Prana) để chữa trị. Thiên thần gìn giữ Prana, Từ lựcSinh lực (Như con người là kẻ gìn giữ Nguyên khí thứ 5 = Trí tuệ)- TTHM,183
+ Tương ứng với Fohat trong