QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tu Tín Tâm Thành Kính Không Nghi

TÍN TÂM THÀNH KÍNH KHÔNG CHÚT NGHI NGỜ
VÔ CÙNG QUAN TRỌNG - QUYẾT ĐỊNH THÀNH TỰU TU HÀNH

+ NÓI VỀ BỐN MÓN TÍN TÂM
1. Tin căn bản, tức là ưa nghĩ nhớ pháp chơn như.
2. Tin Phật có vô lượng công đức; hành giả thường phải nghĩ tưởng, gần gũi, cung kính và cúng dường chư Phật, để pháp khởi căn lành và nguyện cầu đặng "Nhứt thế trí".
3. Tin Pháp của Phật có lợi ích lớn; hành giả phải thường nhớ tu hành các pháp Ba la mật.
4. Tin Tăng là người chơn chánh tu hành, tự lợi lợi tha, và hành giả thường ưa thân cận các vị Bồ Tát để cầu học cái hạnh chơn thật. (Nguồn: Giảng về Tín Tâm trong Tu hành)

+ Đức Tin: Kinh Hoa Nghiêm dạy: Ðức tin là nguồn đạo, là mẹ của mọi công đức.
* Phật nói: "Tin là mẹ đẻ của công đức", ý này rất sâu rất rộng. Chúng ta luôn luôn là qua loa sơ ý xem qua, việc này dường như là rất thông thường. Việc thường hay nói, trẻ nhỏ ba tuổi đều biết thì việc này có gì hiếm lạ đâu? Chúng ta không biết được, then chốt của thành công hay thất bại chính ngay trong đó....chữ Tín trong “Tín-Nguyện-Hạnh” => Cầu nguyện đượi lợi ích. Có tín mà không có nguyện, hạnh thì đều là giả. Đây cũng giống như tòa lầu ba tầng, tin là tầng thứ nhất, nguyện là tầng thứ hai, hạnh là tầng thứ ba.....Phương pháp duy nhất có thể giúp chúng ta đoạn những ô nhiễm này chính là "đọc tụng đại thừa, vì người diễn nói". (Kinh Thập Thiện - Tập 36_PS Tịnh Không)

+ Tín Tâm - Tin Phật Pháp: Tỷ kheo có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Tỷ-kheo ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn. Tỷ-kheo ấy không lừa đảo, dối gạt, nêu rõ tự mình như chân đối với bậc Ðạo sư, đối với các vị sáng suốt, hay đối với các vị đồng Phạm hạnh. Tỷ-kheo ấy sống tinh cần tinh tấn, từ bỏ các pháp bất thiện, thành tựu với các thiện pháp. Tỷ-kheo ấy có trí tuệ, thành tựu trí tuệ hướng đến sanh diệt các pháp, Thành tựu sự thể nhập thuộc bậc Thánh, đưa đến chân chánh đoạn diệt khổ đau.  - Vị ấy suy nghĩ như trên: “Ta có lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán,…Phật, Thế Tôn; Tỷ-kheo ấy ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa....”, tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc?”(Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo) Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

+ Đức tin (Faith): Sức mạnh của đức tin có thể làm khởi động (set in motion) các năng lượng cao siêu (superior energies), các năng lượng này có thể vô hiệu hóa (negate) hay làm cản trở (retard) bệnh tật. Toàn thể chủ đề về đức tin, ý nghĩa thiết yếu và mãnh lực của nó đều ít được hiểu, giống như là Luật Nghiệp Quả. Đây là một chủ đề bao la và tôi không thể quảng diễn thêm nữa. Nhưng tôi đã nói đủ để giúp bạn tài liệu suy đoán. (CTNM, 350)

+ Đức tin chân chính: (Real faith, pistis). Đức tin chân chính tức là pistis của người Hy Lạp, là “đức tin dựa vào tri thức” (“ belief based on knowledge”) dù cho tri thức đó được cung cấp bởi bằng chứng của các giác quan vật chất hay tinh thần. (CKMTTL, 169)


+ TIN TƯỞNG - VƯỢT THOÁT CÁC THỨ MA CHƯỚNG TRONG KHI TU THIỀN
Nếu chúng sanh nào căn lành mỏng ít, bị các tà ma ngoại đạo, hoặc quỷ thần làm não loạn, trong khi hành giả tham thiền, chúng hiện các hình tướng ghê sợ, hoặc hiện kẻ trai người gái xinh đẹp v.v...thì phải quán Duy tâm, lúc bấy giờ các ma này tiêu diệt, không còn làm gì nữa được.
Hoặc chúng hiện hình chư Thiên, Bồ Tát, Phật, cũng đủ các tướng tốt;
Hoặc nói thần chú, nói pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ;
Hoặc nói pháp bình đẳng, không, vô tướng, vô nguyện, không oán, không thân, không nhơn, không quả, rốt ráo trống không vắng lặng, gọi đó là Niết bàn.
Hoặc chúng làm cho hành giả biết được đời trước của mình (túc mạng thông) hoặc biết những việc quá khứ vị lai, biết đặng tâm người (tha tâm thông) biện tài vô ngại. Chúng làm cho hành giả tham luyến danh lợi ở thế gian v.v...
Hoặc ma làm cho hành giả tánh không chừng đỗi, hay giận, hay cười, ưa ngủ, nhiều bịnh, hoặc nhiều thương xót, tâm hay giải đãi; hoặc có khi rất tinh tấn, có lúc lại bê tha hoặc sinh tâm nghi ngờ không tin, và nhiều lo nghĩ; hoặc bỏ pháp tu căn bản, trở lại tu các tạp hạnh;
Hoặc đắm nhiễm các việc triền phược ở thế gian; hoặc làm cho hành giả đặng chút ít phần tương tợ như các pháp tam muội, song đó là cảnh bị chứng của ngoại đạo, không phải thật tam muội; hoặc làm cho hành giả ở trong Định, từ một ngày hoặc đến bảy ngày, tự nhiện đặng món ăn thơm ngon, thân tâm vui thích, không biết đói khát; khiến cho hành giả rất ưa thích.
Hoặc làm cho hành giả ăn không chừng đỗi, khi nhiều khi ít, sắc mặt biến đổi luôn.

Khi gặp những cảnh như vậy, hành giả phải thường dùng trí huệ quán sát, siêng năng giữ gìn Chánh niệm, không nên chấp thủ, chớ để cho tâm mình đoạ vào lưới tà. Phải như thế hành giả mới xa lìa được các ma chướng. (Nguồn: Giảng về Tín Tâm trong Tu hành)

+ TÍNH TÂM THÀNH KÍNH SẼ CÓ NHIỆM MẦU

+ Nam Mô: Trích đoạn HT Tuyên Hóa giảng Kinh, ý nghĩa chữ Nam Mô
Cách đây vài năm, có một chú đệ tử gọi tôi bốn năm lần từ Nữu-ước. Có điều gì rất khác thường. Chú luôn luôn muốn gặp được tôi. Chú quy y với tôi từ 13 tuổi. Trước đó, chú trải qua vài trạng thái lạ. Dù đang tuổi còn trẻ, nhưng chú lại bị đau tim. Bác sĩ yêu cầu phải nằm yên 5 năm. Chú không thể ngồi dậy, không thể đi được dù vài bước. Lúc ấy chú nhận được điện tín của tôi. Trong khi người thân và bạn bè đồng thanh niệm “Nam mô A-di-đà Phật,” thì chú lại gọi tên tôi, “Nam mô Pháp sư Độ Luân.” Nam mô [10] có nghĩa là cung kính đem hết thân mạng nương tựa vào. Chú ngồi niệm trong tư thế hoa sen ở trên giường. Sự thành tâm của chú thật là bất thường đối với một người còn quá nhỏ, và chú ngồi niệm như thế suốt hơn 70 ngày, Rồi chú thấy tấm hình chuyển sang người thật, đang dang tay xoa đầu chú. Sau đó, bệnh tim và mọi triệu chứng bện đều biến mất. Vào lúc đó, chú không hề gặp tôi. Chuyện nầy nghe như chuyện bịa đặt khó tin, nhưng đó chính là kinh nghiệm của chú. Sau khi được chữa lành bệnh, chú đến chùa tìm gặp tôi. Chú quy y, rồi ngồi thiền. Tôi thường ít dạy thiền khi ở Hông Kong. Nếu có ai muốn tập thiền, họ cứ tự mình tu tập. Chú ấy cũng vậy. Khi đi học ở trường, vào giờ ra chơi, chú lên trên đồi để ngồi thiền, hoặc ngay cả trong phòng tắm– bất kỳ nơi nào thấy thuận tiện. Sau một năm, chú được khai Phật nhãn, từ đó chú hiểu rõ thực chất mọi sự việc đang diễn ra rất rõ ràng.
Một việc khác xảy ra cũng với chú đệ tử nầy. Chú vốn rất lùn–có lẽ vì trước đây chú đã bị bệnh. Nhưng, tiếng Anh của chú rất giỏi, khi có người Mỹ đến thăm, tôi phải nhờ chú phiên dịch. Dù chú nói tiếng Anh rất lưu loát, nhưng người Mỹ xem thường chú vì thấy chú chỉ là đứa trẻ con. Rồi có hôm tôi nói với chú, “Hãy lớn nhanh lên! Chú thấp quá nên ai cũng nghĩ rằng chú chỉ là đứa bé con, dù chú có thông minh bao nhiêu, họ vẫn không xem trọng chú.” Chú rất nghe lời. Chú về nhà, và tuần sau bỗng lớn vụt lên 3 inches. Bây giờ chú còn cao hơn tôi.
Cách đây vài hôm chú gọi tôi và muốn tôi sang Nữu-ước. Nhưng vì tôi đang giảng kinh cho quý vị, tôi bảo là không thể đi được, dù chú rất mong muốn được gặp tôi. “Bây giờ tôi đang giảng kinh.” Tôi trả lời, “Và tôi không thể bỏ số đông đang nghe kinh chỉ vì một người muốn gặp tôi. Nếu chú thực tâm muốn gặp tôi, hãy sang Cựu Kim Sơn.”
Chú quyết định sang Cựu Kim Sơn, nhưng thấy không đủ thời gian. Nên ngày hôm sau chú gọi điện cho tôi báo tin chú đang lên đường. Nếu không phải vì đang giảng Kinh Thủ-lăng-nghiêm, nếu không phải vì Phật pháp, tôi thật mong muốn gặp chú đệ tử nầy. Chú đặt nhiều niềm tin ở tôi và khá thâm nhập Phật pháp.
Khi tôi còn ở Hồng Kông, chú thường dịch những bài giảng của tôi sang tiếng Quảng Đông. Chú thật xứng hợp với tôi, khi tôi vừa nói xong một câu, chú liền nắm lấy và giải thích trọn vẹn ý nghĩa. Có người phản đối rằng, “Thầy trủ trì đâu có nói như vậy, đó là chú ấy thêm thắt vào.” Thực sự là tôi đã bảo chú ấy hãy giải thích rộng ý nghĩa. Vì chú đã được khai Phật nhãn nên chú biết tôi muốn chú phải diễn đạt giáo lý thật chi tiết. Những gì chú nói đều đúng như những gì tôi giảng. Thế nên tôi là chú nhỏ lười biếng và để chú ấy nói thay. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ LÒNG NGHI NGỜ RẤT TAI HẠI: “Người nào còn sanh chút lòng nghi tất không được toại nguyện.” Tuy nhiên, nếu trong lòng quý vị có dấy lên dù chỉ một mảy may hoài nghi thì sự mầu nhiệm sẽ chẳng bao giờ xảy ra, và do đó, tâm nguyện của quý vị sẽ không được thành tựu.
Nghĩa: “Chỉ trừ một việc, nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ, huống hồ tội nặng? Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân xa của Bồ-đề.”
HT Tuyên Hóa Lược Giảng:
Tuy nhiên, “chỉ trừ một việc.” Câu này vô cùng quan trọng; vậy thì ngoại trừ trường hợp nào? Ðó là trường hợp “nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi.”
Nếu quý vị cứ phân vân: “Không biết Chú này có linh nghiệm như thế thật không nhỉ? Có thật là có sự mầu nhiệm đến thế không? Tuy nói rằng trì tụng Chú này thì được cảm ứng, nhưng đó chỉ toàn là nghe người ta kể lại chứ mình vẫn chưa được chứng kiến tận mắt; chẳng biết có đúng là như vậy hay không?”; tức là quý vị không có lòng tin đối với Thần Chú. Mà hễ quý vị không tin thì thế nào? Thì sẽ hoàn toàn không linh nghiệm! Vì sao ư? Bởi vì quý vị không đặt trọn lòng tin nơi Thần Chú!
Thí dụ, khi quý vị nhờ bạn bè làm giùm một việc gì đó, thì quý vị cần phải thật tâm tín nhiệm họ; bằng không, họ sẽ chẳng muốn giúp quý vị! Tương tự như thế, quý vị cần phải tuyệt đối tin tưởng vào Thần Chú này; bằng không, “thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ.”
Ðối với Thần Chú còn sanh lòng nghi” cũng có nghĩa là không “y giáo phụng hành,” không làm đúng theo các đạo lý bao hàm trong Thần Chú. Thí dụ Quán Thế Âm Bồ-tát căn dặn là hành giả mỗi ngày phải tụng Chú Ðại Bi đủ năm biến, thì quý vị không tụng năm biến mà lại tụng bốn biến, còn nói rằng: “Bớt đi một biến thì đâu có gì quan trọng?! Tụng nhiều hay ít thì cũng vậy thôi; miễn có tụng là được rồi!” Thế là, hôm nay lười biếng nên chỉ tụng một biến rồi nghỉ; hôm sau siêng năng hơn nên tụng luôn một lúc đến một trăm biến để bù lại! Như vậy thì có khác gì hôm nay ăn một lúc hết hai mươi chén cơm, rồi sang ngày mai thì không ăn gì cả? Không ăn gì cả thì đói chịu không nổi; còn ăn luôn hai chục chén cơm thì bụng no anh ách cũng chẳng dễ chịu tí nào! Việc tụng Chú Ðại Bi tuy về hình tướng thì không hoàn toàn giống như việc ăn cơm, song tính cách thì cũng tương tự. Trong kinh đã dặn mỗi ngày tụng năm biến thì chúng ta phải mỗi ngày chăm chỉ tụng đủ năm biến; nhất định phải đều đặn như thế, chứ đừng tụng sáu biến, mà cũng chớ nên tụng bốn biến!
Có người phân trần: “Tôi vốn kém trí nhớ, nên cứ lẫn lộn, không biết là mình đã tụng đủ năm biến hay chỉ mới tụng bốn biến!” Nói như thế tức là quý vị hoàn toàn chẳng có tụng niệm gì cả! Bởi quý vị không thể nhớ được kia mà! Tụng được bao nhiêu biến mà chính mình cũng không nhớ rõ, thì một biến cũng chẳng thành lập! Do đó, quý vị cần phải ghi nhớ cho rõ ràng rành mạch.
Lại có người thắc mắc: “Tôi vừa bắt đầu niệm Chú thì đầu óc cứ mơ mơ màng màng; như thế có kể là có tụng không?” Như thế thì không kể; đó là ngủ gà ngủ gật chứ không phải là tụng Chú!
Có người thì kể lể: “Mỗi lần tôi tu Pháp là hai mắt cứ ríu lại, mở không ra!” Như thế cũng không tính, bởi quý vị chỉ tu niệm một cách hồ đồ, điên đảo, thiếu sáng suốt. Quý vị cần phải y theo giáo pháp mà tu tập trong sự tỉnh táo, minh mẫn mới được!
Cũng có người tự biện hộ rằng: “Tôi chỉ phạm một vài sai sót nho nhỏ thôi thì chắc cũng không sao; vị Thần của Chú không thể nào biết được! Hiện tại tôi chưa tụng Chú, thì vị Chú Thần chưa đến, vậy tôi có uống chút xíu rượu cũng chẳng hề gì!” Suy nghĩ như thế tức là quý vị “còn sanh lòng nghi,” không có tín tâm đối với Chú. Phải như thế nào mới gọi là thật sự có tín tâm đối với Chú? Phải thành khẩn, không mảy may gợn chút hoài nghi, và phải theo đúng khuôn phép, nền nếp mà tu hành!
Huống hồ tội nặng?” Tội nhỏ nghiệp nhẹ mà còn không tiêu trừ được, thì tội lớn nghiệp nặng lại càng khó thể tiêu trừ hơn nữa!
“Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân Bồ-đề về lâu xa.” Mặc dù quý vị tụng Chú với lòng nghi thì tội nặng không thể được tiêu trừ ngay, song quý vị vẫn có thể gieo được cái nhân Bồ-đề cho chính mình về sau. Hạt giống Bồ-đề này, đến một đại kiếp nào đó trong tương lai sẽ nẩy mầm Bồ-đề và sẽ lớn mạnh, kết thành quả Bồ-đề. Cho nên, một khi đã trồng cái nhân rồi, thì sớm muộn gì nó cũng đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)