Không Gian - Các chu kỳ Thời Gian - Time - Một Kiếp - Tiểu Kiếp - Trung Kiếp - Đại Kiếp - Kiếp chỉ thời gian. Không thời gian - Định nghĩa hư không. Chu kỳ Thế giới.

I- KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Không gian:
Minh Triết Cổ dạy rằng “Không gian là một thực thể." Chiêm tinh học nội môn liên quan đến đời sống của thực thể này và đến những mãnh lực và những năng lượng, những xung độngnhịp điệu, những chu kỳthời gianmùa tiết Chiêm tinh học bàn đến.” (CTHNM, 14)

+ Không gian (Space):
- Không gian chính là Thái Uyên (The Deep). (Thư của Ch.S. 379).
- Không gian và vật chất (substance) là các thuật ngữ đồng nghĩa; vật chất là tập hợp các sự sống nguyên tử, nhờ đó mà mọi hình hài được kiến tạo. (CVĐĐ, 105)
- Chân Sư thoát khỏi các giới hạn của thời gian, mặc dù không thoát được các giới hạn của không gian, bởi vì không gian là một Thực Thể vĩnh hằng (eternal Entity) (CVĐĐ, 437)
- Đối với Thái Dương Thượng Đế, không gian, theo sát nghĩa, là dạng thức (form) mà trong đó, các hoạt động hữu thức và mục tiêu của Ngài được hoàn thành – vòng giới hạn Thái Dương. Một cách tương tự, không gian mà trong đó một Hành Tinh Thượng Đế thực thi các kế hoạch của Ngài chẳng khác gì so với không gian thái dương khi tâm thức của Ngài đủ mở rộng để sử dụng. (LVLCK, 281)
+ Thời gian (time):

- Thời gian chính là trình tự các biến thái (modifications) (hay hoạt động – activities, ASCLH, 17) của thể trí, thời gian cũng kết liễu nhường chỗ cho Hiện tại Vĩnh cửu. (ASCLH, 428)
- Thời gian là chuỗi của các sự việc xảy ra (sequence of events) và của các trạng thái ý thức theo sự ghi nhận của bộ óc xác thân. Nơi nào không có bộ óc của thể xác thì những gì mà nhân loại hiểu theo ý nghĩa thời gian (by time) không còn nữa (non–existent). Việc gỡ bỏ các ngăn trở (barriers) của hình hài, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác sẽ đưa đến nhận thức ngày càng tăng về Hiện Tại Vĩnh Cửu (Eternal Now). (CTNM, 403–404)
- Trên cõi trí, không có thời gian. (LVHLT, 480)
- “Thời gian” chỉ là một ảo tưởng phát sinh do sự nối tiếp của các trạng thái tâm thức khi chúng ta trải qua kỳ gian Vĩnh Hằng, nơi nào không có tâm thức để cho ảo tưởng có thể phát sinh thì nơi đó sẽ không có thời gian, thời gian “yên nghỉ”. (GLBN I, 110)
- Thời gian và Nghiệp quả là 2 từ đồng nghĩa (Chân Sư DK)
II- KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN THEO PHẬT HỌC
+ Không - Thời gian: Chúng sinh là không gian - Thọ giả là thời gian
. Không gian và Thời gian đều không có, đều chẳng tồn tại. Vậy nên Thân xác Ta là giả không phải thật là Ta. Đức Phật dậy Vô ngã tướng - Vô nhân tướng - Vô chúng sanh tướng - Vô thọ giả tướng là vậy. (PS Tịnh Không)
+ Phật dậy Hư Không Là Đồng Và Thế Giới Là Dị
A Nan! Bản thể của hiện tượng vốn chung cùng, do nhơn duyên mà biến hiện. Trong thể tánh không đồng không dị, phân giải sinh ra thành dị. Khác với các dị hóa hợp lại thành đồng. Tánh đồng dị đã phát minh, hai lực hấp dẫn và đề kháng cũng tự thành năng lực. Giữa sự nhiễu loạn mâu thuẫn bên trong của vật lý tâm lý và tánh hư không; những tánh chất năng động hợp thành thế giới, tánh thể bất động là hư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Đồng dị hay không đồng dị, tất cả đều gọi là pháp hữu vi.
+ Định nghĩa Hư Không - Không Gian (Nguồn: Định nghĩa Hư Không)
- Hư Không tức Không gian:
Khái niệm quan trọng trong đạo Phật. Hư không được hiểu là » không gian « Có 2 thứ không gian:

1. Không gian do sắc thể quy định mà thành và
2. Không gian vô cùng tận - Hư Không.
* Khái niệm đầu thuộc sắc thể (Ngũ uẩn), khái niệm sau là một trong 6 yếu tố (Giới), không có tự tính nhưng lại là cơ sở của mọi sắc thể và của Tứ đại chủng là đất, nước, gió, lửa. Hư không (khái niệm thứ hai) là tính Không, rời mọi sắc thể, thường còn và không thể mô tả nghĩ bàn;
- Hư Không - Khoảng không bao la, gồm có 5 nghĩa: Trùm khắp, thường hằng, không bị ngăn ngại, không phân biệt, dung nạp hết thảy muôn vật. Hoặc:
- Theo Tông kính lục quyển 6, thì Hư không có 10 nghĩa: Không chướng ngại, cùng khắp, bình đẳng, rộng lớn, vô tướng, thanh tịnh, bất động, hữu không, không không, vô đắc;
+ Trong Không gian: Vì trong không gian vô cùng vô tận có chứa đầy đủ 7 đại nên từ đó con người, sinh vật và vạn pháp mới được cấu tạo, hình thành một cách mầu nhiệm. ... Tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau vì thế trong hư không có đầy đủ các đại mà chúng không tương tàn, tương diệt vì các đại cùng chung một thể tánh. Đó là chơn không (bất biến).
+ Trong không gian vũ trụ này thì chỗ nào cũng có 7 Đạiđịa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại (nhận thức trực giác) và thức đại (nhận thức tư duy, phân biệt). Các Đại ở Đại Thái cực/ Nhất nguyên/ Như Lai Tạng thì Tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau, vì thế tuy trong hư không có đầy đủ các đại mà chúng không tương tàn, tương diệt vì các đại cùng chung một thể tánh. Đó là chơn không (bất biến). Khi biến hiện (Lưỡng Nghi/ Âm Dương) thì thành vạn vật. (Nguồn: Chương thứ bảy - Phật dậy về Các Đại và Tứ Đại Tương Tác)
+ Ý nghĩa không gian và Thời gian theo Phật giáo có thể chia làm hai mặt:
- Không gian: Nếu đứng về phương diện không gian thì đạo Phật chủ trương rằng vạn pháp là do nhân duyên hòa hợp mà thành.
- Thời gian: Còn đứng về phương diện thời gian thì vạn pháp là do nhân và quả mà thành tựu.(Nguồn: Mục Lại rơi vào thuyết nhân duyên đối đãi ....)
+ Chữ "kiếp": "Kiếp" chỉ thời gian, ví như các tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Chữ kiếp trong Kiếp trược - Thuộc "Ác ngũ trược" cũng hiểu là Thời gian; (HT Tuyên Hóa giảng Kinh Địa Tạng)
+ Chữ "Kiếp" trong Ngũ trược Chánh báo/ Thân thể người: Gọi là Thời phần (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.4 - Ch.IV)
+ Thời gian Tiểu Kiếp - Trung Kiếp - Đại Kiếp:... Đức Phật bảo A Nan: Nếu có thể xa lìa các duyên hòa hợp và không hòa hợp, thì diệt trừ được các nhân sinh tử, đó chính là tánh giác ngộ tròn đầy không sinh không diệt, chính là chân tâm bản giác thanh tịnh thường trú.
HT Tuyên Hóa giảng:
Văn trên đã nói về y báo và chánh báo. “Y báo” là núi sông, đất bằng, nhà cửa, lầu các, phòng xá. “Chính báo” là thân người.
Y báo thì phải chịu trải qua các tiến trình thành, trụ, họai, không. Chánh báo thì phải trải qua các tiến trình sinh, lão, bệnh, tử.... (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.1)
+ Thời gian một kiếp - Tiểu - Trung - Đại Kiếp: Trích ngài A Nan tán thán Đức Phật trong Kinh, sau đoạn giảng về Thức đại. HT Tuyên Hóa giảng Kinh:
Trừ vọng tưởng điên đảo của con từ ức kiếp.
Chẳng trải qua nhiều a-tăng-kỳ kiếp mà được pháp thân.
Giảng:
"Trừ– làm tiêu tan vọng tưởng điên đảo của con từ ức kiếp." Một kiếp139.600 năm,[125] một ngàn kiếp là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp. Bốn trung kiếp là một đại kiếp. Ức kiếp ở đây biểu tượng cho con số không thể tính đếm được về thời gian. Từ vô thủy đến nay, vọng tưởng điên đảo đã tiêu tan sạch, từ ngày nay hoặc ngày mai sẽ không còn sinh khởi nữa. Nó sinh khởi cách đây từ vô lượng vô lượng kiếp, tích lũy dần dần từng chút. Đó là những tập khí. Tập khí là bản chất của vọng tưởng điên đảo. Tập khí làm cho vọng tưởng điên đảo sinh khởi. 'Điên đảo' có nghĩa là xem cái thật thành cái giả và nhận cái giả làm cái thật. Họ nhận cái đen làm trắng. Quý vị nói với họ cái ấy trắng thì họ bảo là đen.
Họ làm mọi chuyện đảo ngược. Người ta nghĩ một đường, thì kẻ điên đảo nghĩ một đường khác. Họ luôn luôn muốn có một cách khác người.
 
Khiến cho con "Chẳng trải qua nhiều a-tăng-kỳ kiếp mà được pháp thân."
'A-tăng-kỳ[126]' là tiếng Sanskrit có nghĩa là 'vô số lượng.' Phải cần đến ba đại a-tăng-kỳ kiếp mới thành tựu Phật quả. Từ sơ phát tâm đến hàng Sơ địa Bồ-tát phải cần một a-tăng-kỳ kiếp. Từ Sơ địa Bồ-tát đến Thập địa Bồ-tát phải trải qua một a-tăng-kỳ kiếp nữa. Từ Bát địa Bồ-tát đến quả vị Diệu giác, thành tựu quả vị Phật phải cần một a-tăng-kỳ kiếp nữa là ba. Thời gian ba kiếp dài vô số lượng nầy là bao nhiêu? Thật là con số lớn lao vô cùng.
A-nan nghe được pháp môn vi diệu mà Đức Phật vừa khai thị, đã khiến cho A-nan được khai ngộ. Do A-nan đã khai ngộ, nên không cần phải trải qua một thời gian dài ba đại a-tăng-kỳ kiếp như vậy mới thấy được Pháp thân.
Nhưng 'thấy được' pháp thân ở đây không phải chứng ngộ. Đó chỉ là nhận ra được đạo lý về pháp thân. A-nan còn phải tu hành nhiều hơn nữa mới thực sự gọi là chứng được pháp thân. A-nan phải tinh tấn trong công phu nhiều hơn nữa. A-nan đã biết rằng mình không cần phải trải qua một thời gian dài ba đại a-tăng-kỳ kiếp trước khi tu tập thành Phật. A-nan biết rằng chân tâm thường trú thanh tịnh sáng suốt. A-nan biết rằng chính mình và mọi sắc tướng đều là chân tâm sáng suốt nhiệm mầu của Như Lai tạng. Do A-nan đã nhận ra như vậy, ngài biết rằng mình sẽ nhanh chóng thành tựu Phật quả. (Nguồn: Kinh Thủ LN - Q.3)

+ Xem thêm: Bàn về thời gian qua Phật giáo