QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Kinh Phật: Sống Theo Pháp

Sống Theo Pháp
Nguyên Bình trình bày theo kinh tạng Pali
do H.T. Thích Minh Châu dịch Việt

"Sống theo pháp, sống theo pháp",
bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy.

Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn,
Tỷ-kheo là vị sống theo pháp?


1- Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ kheo, học thuộc lòng pháp, vị ấy không dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp, .không phế bỏ sống độc cư an tịnh, nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ.
Này Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống theo pháp.
(KTCB 2, 446-1996)-Sống Theo Pháp (1)

2- Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo .học thuộc lòng pháp, và biết mục đích tối thượng với trí tuệ.

Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo sống theo pháp.”
(KTCB 2, 448-1996) )-Sống Theo Pháp (2)

Như vậy Sống Theo Pháp có 2 định nghĩa:
A, -Không dùng cả ngày để học thuộc lòng Pháp
- Không phế bỏ độc cư an tịnh
- Nỗ lực chuyên trú vào nội tâm an chỉ B.
- Học thuộc lòng pháp
- Biết mục đích tối thượng với trí tuệ

Hai định nghĩa này chỉ khác văn nhưng đồng nghĩa.

Biết mục đích tối thượng của người tu tập là đoạn tận tham, sân, si vĩnh viễn không cho sanh khởi lại tức là Niết bàn.

Khi chúng ta nghe kinh giảng, chúng ta mới chỉ biết theo tưởng (tưởng tri). Chúng ta cần phải thực hành pháp và tùy pháp mới rõ dần thế nào là tham, sân, si và thế nào là sự đoạn giảm các pháp đó.
Chính do đoạn giảm chúng dần dần, chúng ta sẽ hiểu rõ dần dần các pháp đó.

Khi biết rõ mục đích với trí tuệ chúng ta sẽ hướng tâm thực hành Pháp và tùy Pháp làm sao để rõ biết mục đích ấy. Như vậy là
Sống Theo Pháp và cách duy nhất để biết mục đích tối thượng với trí tuệ là Thực Hành Pháp và Tùy Pháp. Không thể khác được.

Thực Hành Pháp và Tùy Pháp nào?
– Chính là thực hành Thánh Đạo Tám Ngành và 37 phẩm trợ đạo. Vì Thánh Đạo Tám Ngành là con đường duy nhất đưa đến đoạn tận khổ đau.

“Bát Chánh là độc đạo An ổn và bất tử” .
(KTB 2, kinh số 75, Magandyia)

Nhờ thực hành pháp và tùy pháp như vậy thì tâm sẽ được an chỉ.
Cái gì làm cho tâm không được an chỉ?
--Tham, sân, si!
Có nhiều người do tham, bị nhiệt não bởi tư tưởng tham khiến tâm không an chỉ được. Tham có thể tham vào lợi dưỡng, hay cung kính, hay danh vọng. Cũng có thể tham vào tri kiến khởi lên từ đó cãi cọ với người khác và tư tưởng bị động trong thời gian đó khiến tâm không an chỉ.
Đó là kiến tham hay kiến thủ.

Còn tham vào 5 dục công đức gọi là dục thủ.

Chính vì tham này mà người ta đêm thì suy nghĩ về công việc, ngày thì lo chạy cơm áo gạo tiền khiến quên đi cái già, cái chết luôn luôn tới với mình như lửa cháy đến với mình mà không thể chạy thoát.

Dù là sống một đời sống hết sức hiền thiện và giầu có đi nữa nhưng già vẫn tấn công, bệnh vẫn xảy ra và chết vẫn cứ đến. Nhưng thường người ta quên đi. Do đó tham làm cho tâm động.

sân, ví như nước sôi sùng sục, chắc chắn làm cho tâm động. Khi sân thì đau khổ, phiền não nên tâm không an chỉ.

Si mê tà kiến làm tâm không an chỉ.

Chẳng hạn có người tin vào “năm nào sao thái bạch chiếu” thì “sạch cửa nhà” thì trước năm đó đã lo lắng: tâm không an chỉ.
Hoặc một người không tin vào nghiệp quả, khi hoạ đến thì đau khổ buồn phiền, khi phước đến thì mừng vui hỉ hả.
Cả hai trường hợp đều làm tâm động.

Một trong những loại tà kiến, nói về mặt giải thoát, là thân kiến. Chính thân kiến làm tâm động. Khi nghĩ cái này là của ta, cái kia là của người thì tâm tật đố có mặt, xan tham có mặt. Nếu không khéo trừ bỏ thì tâm không an chỉ được.

Các triền cái (từ tham, sân, si mà ra) làm tâm không an chỉ.
Sở dĩ chúng hoành hành được vì có phi như lý tác ý.
Chẳng hạn tham dục có mặt vì tịnh tướng bên ngoài và phi như lý tác ý bên trong - thù ngoài giặc trong – làm tâm động nên tâm không an chỉ được.

Sân hận (ví như nước sôi sùng sục) làm tâm không an chỉ vì 2 duyên: đối ngại tướng bên ngoài và phi như lý tác ý bên trong.

Si mê mà khởi được vì phi như lý tác ý vì “phi như lý tác ý làm si chưa sanh, sanh khởi; si đã sanh, tăng trưởng quảng đại”. Do vậy phi như lý tác ý làm tâm không an chỉ.

Nếu một người tu tập như lý tác ý được thuần thục, được viên mãn thời chánh niệm tỉnh giác khởi lên, chuyển ra sức mạnh tàm qúi, phòng hộ đầy đủ 6 căn (KTCB 4, 393-1996) thì tâm tư không bị giao động (=tâm an chỉ).

“Các căn không phòng hộ, đau khổ về tâm tư” tức là tâm không an chỉ.

Ngược lại, nếu tâm tư không đau khổ tức là tâm được an chỉ. Tâm an chỉ thường xuyên trong cuộc sống làm người tu tập sống “bình thản giữa những người không bình thản; không não hại giữa những người não hại” và nhờ vậy vị ấy sẽ dần dần đi đến định tâm trong tương lai.

Muốn như vậy phải thực hành pháp và tùy pháp.

Muốn như lý tác ý liên tục thì phải luôn luôn canh phòng 3 cửa thân, khẩu, ý.
Khi 3 cửa này thanh tịnh tức là 6 căn đã thanh tịnh.
6 căn thanh tịnh thì tâm tư không bị phiền não, do đó được an lạc.

Nhưng để có NHƯ LÝ TÁC Ý thì nội tâm phải quét sạch được những loại tâm xấu xa như:
- vô tàm, vô qúi, phóng dật,
- không cung kính, khó nói, ác hữu,
- bất tín, xan tham, biếng nhác,
- trạo cử, không chế ngự, ác giới ,
- không muốn yết kiến các bậc Thánh, không muốn nghe diệu pháp, bới lông tìm vết, .vọng niệm, không tỉnh giác, tâm loạn động, phi như lý tác ý, tu tập tà đạo, tâm thụ động. (KTCB 4, 430-1996)

Tiếp đó chúng ta còn phải trừ bỏ thân kiến, nghi, giới cấm thủ nữa và như vậy chúng ta sẽ đưa tâm đến an chỉ. (xin đọc: kinh Tăng chi Bộ, 10 Pháp, kinh không thể tăng trưởng, phẩm VIII không thể ước nguyện tr 430-1996)

Nếp sống thực hành pháp và tùy pháp đòi hỏi phải “độc cư ban ngày, thiền tịnh ban đêm”. Đó là đối với các Tỉ kheo.

Còn đối với người cư sĩ, tu tập thế nào?

Người cư sĩ chấp nhận tâm động đến mức độ nào đó - đạt đến một tình trạng tâm an chỉ nào đó – vẫn có thể sống trong gia đình chấp nhận tâm không an chỉ (đôi khi khởi lên do dục thủ hay ngã luận thủ) nhưng hướng tâm đến đạo quả cao nhất là Nhất Lai
(nếu hướng tâm đến đạo quả Bất Lai thì phải giảm thiểu cả dục ái và sân nhưng vì chưa đắc đạo quả Bất Lai nên tâm vẫn có thể bị động bởi dục thủ hay kiến thủ).

Là người cư sĩ cần phải độc cư với ác giới trước (viễn ly với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác) và thỉnh thoảng, nếu có thể, đi đến nơi thanh vắng độc cư về thân.

Như vậy, trong đời sống hàng ngày,
- bên ngoài hãy độc cư với điều ác, bạn ác (tránh tiếp xúc với bạn ác hay hạn chế nếu không thể tránh) và
- trong nội tâm độc cư với tà kiến và tà tư duy bằng cách tu tập chánh kiến và chánh tư duy (từ bỏ dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng và không chấp nhận tà tư duy).
Tất cả những pháp đó làm tâm đi đến hạnh viễn ly ác giới.

Như vậy chúng ta thực hành hạnh độc cư về tâm giữa cảnh đời (trong khi thân chúng ta chưa thể xuất ly được), và thỉnh thoảng khi có thể thì độc cư nơi thanh vắng để .suy tư lẽ đạo, suy gẫm về những gì gặp trong cuộc sống, .suy gẫm sự vô lý, vô ích của những viêc mình làm để lo cơm áo gạo tiền - dù là cần phải làm – nhưng chúng ta hãy thực hiểu giá trị của nó đến mức độ nào đó để đánh giá cho đúng mức chứ đừng hy sinh cả cuộc đời cho những việc đó.

Từ đó sẽ bớt được tâm ưa thích công viêc, ưa thích nói chuyện (giảm bớt được những tâm xấu) giúp nội tâm đi đến an chỉ.

Với thế sự đời này, thế sự đời sau không để nó ràng buộc tâm chúng ta.

Hãy sống ngay trong hiện tại.

Qúa khứ không truy tìm (truyện đã qua, xả đi), tương lai không ước vọng (vì tương lai không thể đoán trước được mà. Không ai có thể nói tôi để dành từng này là bảo đảm tương lai. Không chắc chắn đâu!
Chỉ có thiện nghiệp che chở cho tương lai chúng ta thôi nếu chúng ta có thiện nghiệp.
Còn nếu đã làm ác nghiệp ở qúa khứ thì hãy chấp nhận những tai họa xảy đến.
Không thoát được đâu, dù trên trời hay dưới biển!)

Cho nên, Sống Theo Pháp là
- “Không dùng cả ngày để học thuộc lòng Pháp
- Không phế bỏ độc cư an tịnh
- Nỗ lực chuyên trú vào nội tâm an chỉ”.
Có nghiã là phải luôn luôn quán sát hành tướng tâm chúng ta.

Khi 3 nghiệp thanh tịnh thì nội tâm sẽ đi về an chỉ. Chắc chắn là vậy!

Còn nếu giả sử như cho 3 nghiệp mình là thanh tịnh rồi mà tâm chưa an chỉ được thì hãy coi lại 3 nghiệp của mình xem đã thực sự thanh tịnh chưa, hoặc sự thanh tịnh đã đủ sức mạnh để tâm an chỉ được chưa.

Liệu rằng chúng ta đã nhàm chán được những cái vô thường, biến hoại, đổi khác hay không?
Nếu chưa nhàm chán mà chỉ giữ giới bên ngoài, chưa chế ngự ý căn bên trong thì “rỗng không là giới cấm”!

Như vậy, sống theo Pháp tức là thực hành Pháp và tùy Pháp hướng đến mục đích đoạn giảm tham, sân, si để tâm chúng ta đi đến an chỉ và .nếp sống đưa đến độc cư thiền tịnh.

Lúc ấy, chúng ta có thể ở giữa cuộc đời mà vẫn giữ được nội tâm an chỉ.

Dĩ nhiên điều này tùy thuộc căn tánh và đòi hỏi nỗ lực chuyên cần của mỗi người và nếu vị nào gần đạo quả Dự Lưu thì vị ấy đi đến tình trạng an chỉ nội tâm rất nhanh (trong các vị Dự Lưu, Gia gia, Nhất Chủng thì vị Nhất Chủng chỉ sanh 1 lần rồi đoạn tận khổ đau tức là không khác vị Nhất Lai, có nghĩa là tâm vị này về kiết sử dục ái và sân đã muội lược giống như vị Nhất Lai vậy).

Cho nên vấn đề an chỉ nội tâm còn tùy thuộc mỗi người vì chúng ta không biết chúng ta thế nào nên giải pháp của chúng ta là tinh tấn, tinh tấn và không ngừng tinh tấn, rồi thì, nếu tâm an chỉ đến, chúng ta hưởng an lạc, .nếu tâm không an chỉ, chúng ta biết tâm không an chỉ rồi chúng ta cố gắng làm an chỉ.

Nếu trong thời gian đó có khổ đau, hãy chấp nhận.
Do vì chấp nhận (không sợ hãi, trốn tránh), tâm sẽ đi đến an chỉ được.

Một vấn đề không thể thiếu trong thực hành Pháp và tùy Pháp là ngồi thiền vì khi ngồi, các căn dễ được chế ngự đưa đến thiện hành trong nội tâm rất là nhanh (dục tầm, sân tầm, hại tầm khởi lên diệt đi rất nhanh, vọng tưởng khởi lên xả rất nhanh) nên việc tập trung tâm được tốt đẹp, từ đó tâm mau chóng hướng về an chỉ. Đừng quên pháp môn này!


Tóm lại: Sống Theo Pháp
chính là thực hành Thánh Đạo Tám Ngành bằng nếp sống Hữu Học kinh (*).
(*) Kinh Hưu Học, Kinh số 53, Kinh Trung Bộ II
******

(Chính Kinh)
+ Sống Theo Pháp (1)

1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Sống theo pháp, sống theo pháp", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là vị sống theo pháp?

2. - Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thông suốt pháp tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Vị ấy
- dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp,
- bỏ phế sống độc cư an tịnh,
- không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo thông đạt nhiều kinh điển, nhưng không sống theo pháp.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy
- dùng trọn cả ngày để trình bày pháp cho các người khác, .bỏ phế sống độc cư an tịnh,
- không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ.
Này Tỷ-kheo, đấy gọi là Tỷ-kheo thuyết trình nhiều, nhưng không sống theo pháp.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Vị ấy
- dùng trọn cả ngày để tụng đọc,
- bỏ phế sống độc cư an tịnh,
- không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ - kheo đọc tụng nhiều, nhưng không sống theo pháp.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với tâm tùy tầm tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Vị ấy dùng trọn cả ngày suy tầm về pháp, bỏ phế sống độc cư an tịnh, không nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo suy tầm nhiều, nhưng không sống theo pháp.

6. Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, Vị ấy
- không dùng trọn cả ngày để học thuộc lòng pháp, .không phế bỏ sống độc cư an tịnh,
- nỗ lực chuyên chú vào nội tâm an chỉ. Này Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống theo pháp.

7. Này Tỷ-kheo, như vậy Ta đã thuyết về học thuộc lòng nhiều, đã thuyết về thuyết trình nhiều, đã thuyết về đọc tụng nhiều, đã thuyết về suy tầm nhiều, đã thuyết về sống theo pháp.

Này Tỷ-kheo, điều gì bậc Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ khởi lên, các điều ấy, Ta đã làm cho các Thầy.

Này Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Này Tỷ-kheo:

- hãy tu Thiền,

- chớ có phóng dật

- chớ có để về sau sẽ phải hối tiếc.

Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Thầy./.

(KTCB 2, 446-1996) - Sống Theo Pháp (1)

+ Sống Theo Pháp (2)

1. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- "Sống theo pháp, sống theo pháp", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là vị Tỷ-kheo sống theo pháp?

2. - Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo học thuộc lòng pháp, tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự nói, Như thị thuyết, Bốn sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ - kheo học thuộc lòng nhiều, nhưng không sống theo pháp.

3. Lại nữa, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã học thuộc lòng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo thuyết trình nhiều, nhưng không sống theo pháp.

4. Lại nữa, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đọc tụng pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ.

Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đọc tụng nhiều, nhưng không sống theo pháp.

5. Lại nữa, này Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như được nghe, như đã được học thuộc lòng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo suy tầm nhiều, nhưng không sống theo pháp.

6. Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
- Học thuộc lòng pháp,
- Biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo sống theo pháp.

7. Này Tỷ-kheo, như vậy Ta đã thuyết về học thuộc lòng nhiều, đã thuyết về thuyết trình nhiều, đã thuyết về đọc tụng nhiều, đã thuyết về suy tầm nhiều, đã thuyết về sống theo pháp.

Này Tỷ-kheo, điều gì bậc Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ khởi lên, các điều ấy, Ta đã làm cho các Thầy.
Này Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Này Tỷ-kheo,
- hãy tu Thiền,
- chớ có phóng dật,
- chớ có để về sau sẽ phải hối tiếc. /.

Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Thầy./.
(KTCB 2, 446-1996)-Sống Theo Pháp (2)

***/. Hết - Nguồn: Sống Theo Pháp