QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Pháp Tu Bồ Tát Đạo

SƠ LƯỢC PHÁP TU BỒ TÁT ĐẠO
ĐỂ ĐẮC QUẢ: NHÂN - THIÊN ĐẠO - THÁNH ĐẠO - BỒ TÁT ĐẠO

(Vài thuật ngữ về Pháp tu Bồ Tát đạo - Giải thoát Niết bàn)

I- VỀ THUẬT NGỮ TU THÁNH ĐẠO - BỒ TÁT ĐẠO (Trích Tooltip 06/09/2020)

+ Bồ Tát Đạo: Ai muốn tìm cầu giác ngộ, giải thoát để thành Phật rộng độ chúng sinh thì Người chỉ pháp tu hạnh Bồ-tát đạo:

- Bồ Tát là người giác ngộ, không vì lợi ích riêng tư, luôn mở rộng tấm lòng thương yêu bình đẳng đến với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ hay chia sẻ những gì mình đang có, từ vật chất cho đến tinh thần, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui cho chính mình. Bồ Tát tu 6 pháp Ba-la-mật để diệt trừ phiền não khổ đau. 

- Bồ tát thấy rõ tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, keo kiệt, hiểm độc là nhân nghèo khổ thiếu thốn khó khăn, cho nên Bồ-tát tu hạnh bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia để chuyển hoá lòng tham.

- Thấy người ăn không ngồi rồi, buông lung sa đọa, cống cao ngã mạn làm cho đạo đức nhân cách băng hoại thì Bồ-tát tu trì giới để khuyên mọi người không sát sinh hại vật, không gian tham trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người và không dung các chất gây say nghiện như là rượu, xì ke ma tuý cho nên nói “trì giới độ phá giới”.

- Thấy người nóng giận là nhân gây thù chuốc oán, rồi dẫn đến chửi mắng, đánh đập cuối cùng giết hại, tạo ra nhiều tội lỗi mà làm cho mình và người phiền muộn khổ đau, cho nên Bồ-tát tu hạnh nhẫn, nhịn, nhường để chuyển hóa cơn giận dữ, cho nên nói “nhẫn nhục độ nóng giận”.

- Thấy người lười biếng hưởng thụ bê tha là nhân dẫn đến hao tài tốn của, hư thân mất nết, chẳng giúp ích gì được cho ai Bồ-tát tu hạnh tinh tấn chuyên cần để chuyễn hóa ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện.

- Thấy tâm tư lăng xăng, điên đảo, vọng tưởng là nhân dẫn đến bất an, lo sợ, Bồ-tát tu thiền định để dừng lắng mọi tâm tư vọng tưởng xấu ác có tính cách hại người vật, để sống trở lại với tâm thanh tịnh sáng suốt, cho nên nói “thiền định độ tán loạn”

- Thấy nhân ngu si là bị đọa vào ba đường xấu, nhất là các loài súc sinh Bồ-tát tu hạnh từ bi, trí tuệ để chiếu phá tối tăm, mờ mịt cho nên nói “trí tuệ độ ngu si”.

Ngoài việc biết tích lũy phước báo và siêng tu trí tuệ để cứu giúp chúng sinh, Bồ-tát còn phải tu sáu pháp Ba-la-mật để loại trừ các thói quen tật xấu, cho đến khi viên tròn quả mãn thì Bồ-tát thành Phật. (Nguồn: Nhân Quả và số phận con người)

+ Bồ Tát Đạo - Hạnh Bồ Tát: Do nhờ tu tập vô số công hạnh mà Bồ – tát được trang nghiêm thân tướng nên chư vị không rời bỏ một pháp nào dù nhỏ bé hoặc vô cùng vi tế. Dù một việc thiện nhỏ nhất, cho đến lớn nhất, chư vị Bồ – tát đều hoàn tất chu đáo. Nên kinh có dạy”

“Chớ khinh việc thiện nhỏ mà không làm

Chớ xem thường việc ác nhỏ mà không tránh”.

Các vị Bồ – tát thường siêng năng làm các điều thiện và dứt khoát từ bỏ các việc ác, chư vị phát bồ - đề tâm và đạt được quả vị giác ngộ Vô thượng bồ - đề. Chư vị trang nghiêm pháp thân bằng vô số công hạnh. Chư vị phát đại bi tâm, thực hành đại pháp vô duyên từ tuỳ theo tâm lượng của chúng sinh mà làm Phật sự. Nhưng chính các vị Bồ – tát, tự bản tánh và bản thể của các Ngài không hề gợn một mảy may tướng trạng của chúng sinh tâm. Các Ngài tự thấy mình và toàn thể chúng sinh có đồng một thể tánh, không hề phân hai. Các Ngài không chỉ chịu khổ cho riêng mình, mà ước nguyện giúp cho chúng sinh thoát khỏi mọi khổ luỵ. Dù các Ngài chuyển hoá tất cả mọi sự thống khổ cho chúng sinh mà không hề dính mắc chút nào vào việc mình có độ thoát cho chúng sinh. Các Ngài không bao giờ tự cho rằng:

“Tôi đã cứu độ cho anh rồi, nay anh phải cám ơn tôi. Tôi đã giúp anh thoát khỏi mọi phiền não, anh phải tỏ ra biết ơn tôi”.

Chính vì chư vị Bồ – tát không có tâm niệm như vậy, nên các Ngài mới có thể ứng hiện ba mươi hai thân tướng, để kịp thời đáp ứng mọi tâm nguyện của mọi loài chúng sinh. Chẳng hạn như cần ứng hiện thân Phật để độ thoát chúng sinh, thì chư vị Bồ – tát liến ứng hiện thân Phật để giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh khiến họ được giải thoát. Nếu cần thiết hiện thân Bích Chi Phật, thì các Ngài liền ứng hiện thân Bích Chi Phật để giáo hoá chúng sinh, giúp họ được giải thoát. Cũng như vậy, các Ngài có thể ứng hiện thân A la hán, vua chúa... để giúp cho chúng sinh được độ thoát. Chư vị Bồ – tát có khả năng hóa hiện thành ba mươi hai ứng thân để cứu độ các loài chúng sinh. Các Ngài cũng có được mười bốn pháp vô uý và bốn pháp bất khả tư nghì. Đó là bốn loại thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Các Ngài đã chứng đạt được quả vị chân thật viên thông, đã thành tựu quả vị Vô thượng bồ - đề. Đó là sự thành tựu quả vị của Bồ – tát Quán Thế Âm. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng câu 23 - Chú Đại Bi)

+ Đức Phật dạy Về Pháp Của Ngài “Chư Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy” (Trung Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305).

+ Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy: Giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển .....

+ Mười Thứ lớp trong tu hành không thể đảo lộn khi hành Bồ Tát Đạo:
1. Bố Thí => 2. Trì giới => 3. Nhẫn nhục => 4. Tinh tấn => 5. Thiền định => 6. Trí huệ bát nhã => 7. Phương tiện => 8. Đại nguyện => 9. Đại lực => 10. Đại trí.
* Những thứ lớp này cũng tương ứng với thứ tự của 10 Tay Ấn Pháp trong Chú Đại Bi. Mỗi lớp có 10 Tay Ấn, 4 lớp tương ứng 40 Tay Ấn, cộng với 2 Tay ấn 41 và 42 là 6 lớp tất cả. (Nguồn: Thầy Hằng Trương giảng Chú Đại Bi

+ II- CÁC PHÁP TU THÁNH ĐẠO - NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO
+ Người tu Thánh Đạo theo các pháp sau:

- Tu “Nhẫn nhục” để có đầy đủ các tướng tốt.
- Tu “Tinh tấn” để phá trừ ma oán, sớm thành Phật.
- Tu “Thiền định” nên có thể sinh khởi pháp lành.
- Tu “Trí tuệ” để dứt bỏ vọng kiến phân biệt.
- Tu “Tâm từ” để chẳng khởi phiền não, làm hại.
- Tu “Tâm bi” để thương yêu các chúng sinh.
- Tu “Tâm hỷ” để diệt trừ tâm ganh ghét đố kị.
- Tu “Tâm xả” để được tĩnh tại, không yêu ghét...
- Tu “Tứ nhiếp pháp” để có thể giáo hóa chúng sinh.
- Tu “Tứ niệm xứ” để thành tựu pháp quán tứ niệm xứ.
- Tu “Tứ chánh cần” để đoạn trừ tất cả pháp bất thiện.
- Tu “Tứ thần túc”, đẻ thân tâm nhẹ nhàng, thư thái.
- Tu “Năm căn”, để có lòng tin vững chắc, siêng năng, không mê mờ, vọng động, luôn tĩnh lặng, thuần hòa dứt các phiền não.
- Tu “Năm lực”, để mọi thù địch đều diệt hết, không bị phá hoại.
- Tu “Bảy giác chi”, để khéo giác ngộ tất cả các pháp.
- Tu “Tám Thánh Đạo”, để có trí tuệ chân chánh, luôn hiện ra.
- Tu “Pháp chỉ”, để có năng lực trừ bỏ tất cả kết sử.
- Tu “Pháp quán”, để nhận biết tự tánh của các pháp đúng thật.
- Tu “Phương tiện”, để có cái vui của hữu vi và cái vui của vô vi.
Đức Phật nói, này Long Vương, ông nên biết 10 nghiệp thiện ấy hay khiến mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng và tất cả Pháp Phật đều được viên mãn. Vì thế, nên các ông phải nên siêng năng tu học. (Nguồn: Kinh Thập Thiện)
+ Pháp Tu Thánh Hiền
- Kinh rất đặc biệt, vì sau khi đức Phật giảng có 60 vị Tỷ-kheo được chứng quả A-la-hán.
Đức Phật biệt thuyết 36 pháp này là gì:
- 6 nội xứ là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
- 6 ngoại xứ là sắc, tiếng, hương, vị, xúc và pháp.
- 6 thức thân là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
- 6 xúc thân là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
- 6 thọ thân là thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
- 6 ái thân là ái do nhãn xúc sanh, ái do nhĩ xúc sanh, ái do tỷ xúc sanh, ái do thiệt xúc sanh, ái do thân xúc sanh, ái do ý xúc sanh.
=> Như vậy có tất cả là 36 pháp, rồi đức Phật giải thích 36 pháp ấy là vô ngã, không thể xem là tự ngã, vì 36 pháp này có sanh, có diệt.... nguồn: Giảng Kinh Sáu SáuXem Kinh gốc
+ Đi Bộ hay Kinh Hành hay Khất Thực Thanh Tịnh
+ Pháp Đoạn Trừ Vô Minh: 420. NĂM CĂN VÀ NĂM TRIỀN CÁI
Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm căn.
Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. (Nguồn: mục 420- Trung A Hàm, Kinh Lệ, Phẩm 18, số 222)

+ Phật dạy A Nan rằng: "Chỉ học thuộc lòng và nhiều kiếp nhớ ghi Kinh Văn diệu pháp của Phật, cũng không bằng một ngày chuyên tu vô lậu nghiệp. Xa lìa hai khổ thương ghét thế gian...".. cụ thể:
- A Nan là một điển hình cho chúng sinh tập khí giỏi văn chương, giàu ngôn từ, nhưng không chịu tham thiền, nhập định nên không bao giờ thấy được Pháp thân thanh tịnh của mình. Tuy Phật pháp cao siêu mầu nhiệm và được dung chứa trong 12 bộ kinh, nhưng Đức Phật giáo hóa chúng sinh dựa theo 8 phương thức (tám khoa) khác nhau:
1) Tạng giáo: là các pháp môn tu học có dạy chung trong tam tạng kinh (Kinh tạng, Luận tạng và Luật tạng).
2) Thông giáo: là giáo pháp dạy chung cho tất cả ba hạng căn cơ : Thượng, Hạ, Trung và ba thừa : Tiểu, Trung và Đại.
3) Biệt giáo: là giáo pháp dạy riêng cho mỗi căn cơ hoặc Thượng, hoặc Trung, hoặc Hạ, hoặc riêng cho Tiểu thừa, hoặc riêng cho Trung thừa, Duyên giác, hoặc riêng cho Đại thừa Bồ-tát.
4) Viên giáo: là giáo pháp viên tròn, đầy đủ cũng còn gọi là “liễu nghĩa”. Thí dụ như kinh Hoa Nghiêm chỉ chuyên dạy cho các hàng Bồ-tát Đại sĩ Pháp thân (từ Thập trụ đến Thập Địa Bồ-tát).
5) Đốn giáo: là giáo pháp đốn ngộ tức là giác ngộ nhanh chóng. Đây là pháp môn trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật hay là “Trực chỉ Thiền” của Tổ Bồ-đề Đạt Ma hay Lục Tổ Huệ Năng.
6) Tiệm giáo: là giáo pháp dạy tu chứng dần dần, từ bậc thấp lên đến bậc cao. Thiền thì có Ngài Thần Tú và cũng là Tịnh độ pháp môn.
7) Bí mật giáo: Là dạy vế cách bắt ấn, trì chú, tam mật tương ưng tức thân thành Phật. Nói cách khác thân, khẩu, ý của mình tương ứng với thân, khẩu, ý của Phật. Đây là Mật tông.
8) Bất định giáo: là giáo pháp mà Đức Phật tùy theo cơ nghi thuyết dạy chớ không nhất định là phải thuộc riêng về một căn cơ nào cả. (Nguồn: Giảng Thuyết nhân duyên đối đãi ..)

 + II- PHẬT DẬY DỜI BỎ TIỂU THỪA - TIẾN ĐẾN PHÁP TỔNG TRÌ - CHỨNG NHẬP NIẾT BÀN
- Cúi xin Như Lai đem lòng đại bi vô hạn, chỉ dạy cho những kẻ tối tăm trong hội này rời bỏ Tiểu thừa, được vô dư Niết bàn Như Lai vô thượng và cũng khiến cho hàng hữu học Biết cách uốn dẹp tâm vướng víu lâu đời để được pháp tổng trì, chứng nhập tri kiến Phật. Ông A Nan thưa thỉnh rồi lễ Phật, nghe Phật dạy:

Nếu các ông quyết định phát tâm Bồ-đề đối với pháp Tam ma đề (Thủ Lăng Nghiêm đại định) không sanh tâm mỏi mệt thì trước hết hãy nhận thức rõ ràng về hai nghĩa quyết định sau đây:
I. Phật dậy rõ về sự tác dụng của sắc thân vô thỉ: A Nan! Nếu các ông muốn rời bỏ Tiểu thừa thẳng vào “tri kiến Phật”, nên xét kỹ nguyên nhân phát tâm và quả sở chứng mà các ông mong đạt đến. Nếu đem tâm sinh diệt, tham cầu phước báu…mà mong được quả Vô thượng Bồ-đề thì không thể có.
- Ông hãy tư duy quán xét thân ông! Chất cứng là địa, tánh ướt là thủy, hơi ấm là hỏa, khí động là phong, gọi chung đó là tứ đại. Do tứ đại kết tụ thành thân ông. Rồi cái thể tánh giác minh nhiệm mầu cố hữu nó tác dụng vào. Từ đó, thể tánh giác minh bị phân hóa thành ra cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc và cái biết. Và cũng từ đó, con người và môi trường sống của con người trở thành năm lớp ô trược.
* Ô Trược: A Nan! Ví như nước trong vốn là thanh khiết bản nhiên. Còn bụi, đất, than, tro là những thứ chướng ngại cho những gì trong sáng và thanh khiết ấy. Bỗng dưng có người lấy bụi, đất, than, tro làm rơi vào ly nước sạch thì nước sạch hóa ra vẩn đục. Sự vẩn đục đó gọi là ô trược. Năm lớp ô trược của ông cũng vậy, gồm:
1) Kiếp trược :
- A Nan! Như ông thấy đó. Hư không (không đại) khắp cùng mười phương thế giới. Cái không và tánh thấy (kiến đại) không thể tách rời. Cái không, không thực thể, tánh thấy, không có giác tri. Hai thứ tác dụng vào nhau vọng thành lớp thứ nhất gọi là “Kiếp trược”.
Tâm thể của chúng sinh tức là tánh giác diệu minh vốn trong sáng và hòa nhập vào hư không mười phương thế giới. Nhưng trong cái diệu minh đó lại phát sinh ra sự phân biệt để nhận biết tất cả các tướng ở bên ngoài hư không tức là năng minh. Sự thâu nhập các cảnh giới bên ngoài thì gọi là sở minh. Nói cách khác, khi con người lầm lẫn chạy theo những vọng niệm bên ngoài tức là sở minh để chuyển năng minh bên trong của mình mà có sự phân biệt để tạo nghiệp và tự trói mình trong sinh tử khổ đau. Một khi tâm thể khởi sự phân biệt thì nó không còn thanh tịnh, diệu minh như lúc ban đầu vì thế vọng khởi tâm phân biệt chính là kiếp trược.
2) Kiến trược :
- Thân ông kết tụ tứ đại làm tự thể. Chính tự thể của ông làm trở ngại, hạn chế tánh thấy, nghe, hiểu, biết khiến cho tánh thấy, nghe, hiểu, biết tác dụng vào tứ đại của thân ông, vọng thành lớp thứ hai gọi là “Kiến trược”.
Kiến đại thì bao la trùm khắp pháp giới, nơi nào cũng có thể thấy được. Nếu kiến đại tác động vào mắt thì có tánh thấy, vào tai thì có tánh nghe, vào mũi thì có tánh ngửi, vào lưỡi thì có tánh nếm, vào thân thì có tánh cảm xúc. Xét cho cùng kiến đại là bao la vô cùng vô tận, nhưng khi nó tác động vào thân tứ đại của con người liền bị hạn chế, không còn thấy vô cùng vô tận được nữa. Vì thế tánh thấy lẽ ra phải thanh tịnh bản nhiên trùm khắp mười phương thế giới, nhưng khi nó tác động vào thân tứ đại liền bị chia sẻ làm giới hạn tánh thấy thì đây gọi là “kiến trược”. Do đó tánh thấy của con người rất bị hạn chế trong kiến, tri tức là thấy, biết mà cảm thấy hiểu biết. Vì thế khi chúng sinh đạt được tâm thanh tịnh để quay trở về sống với tự tánh thanh tịnh bản nhiên thì tánh thấy bây giờ sẽ trở thành vô cùng vô tận, không còn bị tướng ngũ uẩn ngăn ngại.
3) Phiền não trược :
- Tâm ông có công dụng nhớ nghĩ suy tư thuộc về phần tri kiến. Tri kiến được biểu hiện qua lục trần, rời trần không có tướng, rời tri giác không có tánh. Tri giác và lục trần tác dụng vào nhau, vọng thành lớp thứ ba gọi là “Phiền não trược”.

Tri kiến của chúng sinh là tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc và tánh biết được biểu hiện qua lục trần tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thí dụ tự thể của con mắt đâu có tội lỗi xấu xa gì, nhưng khi mắt thấy nhà đẹp, xe sang, tiền nhiều thì tâm phát sinh lòng tham dục muốn chiếm lấy. Năm căn còn lại thì cũng thế. Tai nghe lời ngọt dịu thì mê, nghe ai chửi thì buồn, thì giận. Mũi ngửi hương thơm thì thích, say đắm còn ngửi mùi hôi thúi thì buồn phiền, chửi rủa. Lưỡi nếm mùi vị ngon thì tham đắm muốn ăn thêm còn nếm mùi cay đắng thì đâm ra chán ghét. Nói chung con người khi tiếp xúc với lục trần thì hễ cái gì bằng lòng thì an vui, tham đắm. Còn cái không bằng lòng, bất toại ý thì đâm ra bất mãn.

Do đó tri giác (sáu căn) và lục trần tác dụng vào nhau mà phát sinh ra “phiền não trược”. Đây là nói trên phương diện tục đế sinh diệt của thế gian, nhưng đối với các bậc thánh như các vị A la hán và Đức Phật thì mắt, tai, mủi, lưỡi, thân và ý của các Ngài vẫn còn đó như tất cả chúng sinh. Nhưng tri giác của các Ngài không còn tác động vào sáu trần nên phiền não không còn quấy phá được vì thế các Ngài mới có thanh tịnh Niết bàn, thần thông tự tại là vậy. Nói cách khác khi chúng sinh đã trở về sống với chơn tâm thường trú, thể tánh tịnh minh, tri kiến Phật hay Như Lai viên giác diệu tâm của chính mình rồi thì sáu căn, sáu trần không còn là nguyên nhân để gây ra phiền não khổ đau.

4) Chúng sinh trược :
- Thân tâm ông thì ngày đêm sanh diệt không ngừng. Cái tri kiến thì muốn lưu mãi ở thế gian, nhưng sức nghiệp của ông thì vọng động đổi dời từ quốc độ này sang thế giới khác. Hai sự kiện mâu thuẫn nhau nhưng lại tác dụng vào nhau vọng thành lớp thứ tư gọi là “Chúng sanh trược”.

Vì phải chịu theo sự tiến hóa của thế gian nên thân tâm con người lúc nào cũng thay đổi. Thân thì ảnh hưởng bởi luật vô thường: sinh, trụ, dị, diệt tức là sinh, lão, bệnh, tử. Còn tâm thì chuyển biến theo lý vô ngã. Vì thế mà thân tâm con người luôn sinh diệt từng giây từng phút. Nhưng con người lại không đồng ý như vậy mà tri kiến của họ lúc nào cũng muốn sống lâu, sống thọ. Tuy con người gắn bó với cái thân tứ đại sinh diệt, với cái ý thức hay biết của mình và trong mong sống mãi như thế, nhưng con người hễ có sinh tất phải có diệt nên họ phải nương theo quả báo mà thọ sinh vào những đời sau.

Sống thì phải chết, nhưng con người chết mà vẫn luyến tiếc mãi cái sống nên hết thân này lại tái sinh thân khác theo nghiệp báo mà xoay vần mãi mãi trong lục đạo luân hồi. Nói cách khác khi tâm chúng sinh đã khởi sự phân biệt thì nó liền đắm say cảnh sắc bên ngoài nên tâm muốn gồm thâu cả thế giới này về cho nó. Từ đó lòng tham-sân-si phát khởi và dĩ nhiên những hạnh nghiệp cũng vì thế mà tác tạo. Lòng tham càng to thì tội nghiệp càng lớn và càng bị ràng buột trong sinh tử triền miên.

5) Mạng trược :
- Lại này! A Nan! Tánh thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc và biết vốn không sai khác. Do lục trần cản trở vô cớ lại sanh khác nhau. Vì vậy, trong thể thì đồng mà dụng lại khác. Đồng và khác mất chuẩn đích. Hai sự kiện tác dụng vào nhau vọng thành lớp thứ năm gọi là “Mạng trược”.
Một khi tâm phân biệt đã xuất hiện thì nó sẽ bị những trần cấu bên ngoài chi phối. Thấy đẹp thì yêu, thấy xấu thì ghét nên muốn cái đẹp, ghét cái xấu, cứ như thế mà yêu ghét nổi dậy cả ngày. Trong một thoáng, một chớp mắt đã sinh ra những mê lầm nên cái thấy không còn đúng nữa. Vì thế mà
* Con người thích nghe lời nói hay, âm thanh ngọt dịu và chán ghét khi nghe tiếng chỉ trích, chửi mắng.
* Mắt thích nhà cao, xe tốt, áo lụa, quần là. Mũi thích ngửi hương vị thơm tho và buồn phiền khi ngửi mùi hôi tanh, ô uế.
* Lưỡi thích nếm đồ ăn ngon, miệng thích ăn cao lương mỹ vị và khổ đau khi ăn cơm hẩm cá thiu.
Nói chung sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đã chi phối tâm tánh của con người làm cho họ quên đi bản tánh thanh tịnh diệu minh đã có sẳn trong họ. Một khi mắt, tai, mủi, lưỡi, thân và ý vốn thanh tịnh nhưng bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp quyến rũ làm hạn chế sự thấy, nghe, hay, biết của nó mà bỏ đi tâm tánh Bồ-đề vốn thường thanh tịnh và trong sáng. Những vẫn đục làm lu mờ tâm tánh con người này Đức Phật gọi là Mạng trược.
=>>> Thế giới mà con người đang sống mà kinh điển Phật giáo thường gọi là thời kỳ ngũ trược ác thế nghĩa là đời có 5 thứ ác làm cho tâm hồn không còn trong sáng, bị vẫn đục do phiền não vô minh làm cho kiếp sống chúng sinh không được an vui, hạnh phúc. Bây giờ nếu chúng sinh biết hồi đầu thị ngạn, quay về với bản lai diện mục, với chơn tâm thường trú và thể tánh tịnh minh của chính mình bằng cách tư duy, thiền định thì những vẫn đục kia sẽ được lắng xuống làm cho cuộc sống trở thành thanh tịnh, an lạc và tự tại.

+ Mục II- Trắc Nghiệm Sự Điên Đảo Ở Căn Hay Ở Trần để Tìm manh Mối Mở Nút
- A Nan! Ông quyết phát tâm Bồ-đề thì đối với Bồ Tát thừa hãy sanh tâm đại dũng mãnh. Ông hãy xét rõ cội rễ phiền não biểu hiện qua 3 nghiệp của ông. Phiền não đó ở đâu đến? Ai làm? Và ai chịu?
- A Nan! Người tu đạo Bồ-đề, nếu không quán xét cội rễ phiền não thì không biết căn, trần hư vọng điên đảo ở chỗ nào. Chỗ còn không biết thì làm sao chế phục để chứng đắc quả vị Như Lai!
- A Nan! Ông hãy xem, thường thế gian mở gút, nếu không biết chỗ thắt thì làm sao mở được? Mắt, tai, mủi, lưỡi, thân và tâm ý của ông tự làm mai mối cho giặc, cướp hết của báu trong nhà ông. Cũng vì vậy mà thế giới chúng sinh từ vô thỉ, tự ràng buộc lấy mình, cho nên cái tri kiến của ông không ra ngoài sự vật thế gian.
Khi chúng sinh đã thấu biết phiền não là cội nguồn làm tâm bất tịnh. Vậy làm thế nào để hàng phục khách trần vọng tâm? Khách trần là những tư tưởng, vọng niệm có đến rồi lại đi chớ không phải của ta. Thí dụ như khi vừa khởi niệm thì cũng như chúng ta mời một người khách vào nhà. Khởi hai niệm thì mời hai người khách vào nhà. Do đó tu hành là phải hàng phục hết những khách trần phiền não này. Con người sống trong thế gian có những phiền não khác nhau tùy theo hoàn cảnh, sở thích và cuộc sống của chính mình. Vậy cần tìm và cởi đúng chỗ.
Cũng như có người bị trói hai chân, nếu muốn cởi trói thì phải biết cái gút ở chỗ nào. Một viên dũng tướng cho dù có nắm trong tay vạn quân mà không biết kẻ địch ở đâu thì làm sao giết giặc được. Phật dạy, khi tư duy quán chiếu thì chúng sinh sẽ thấy rất rõ ràng được sự điên đảo hư vọng của “căn” và “trần”. Ngoại trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp có vào được trong tâm cũng bởi do trung gian 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Vì thế nếu 6 căn không mời thì 6 trần làm sao vào nhà được để tước đoạt hết gia tài công đức của chúng ta.
Con người phải dựa vào 3 nghiệp: thân, khẩu, ý để suy tìm cái gì là gốc của phiền não. Nói cách khác phiền não phát xuất từ nghiệp nào và ảnh hưởng tác hại của nó như thế nào? Đối với giáo lý liễu nghĩa đại thừa, Đức Phật muốn xác định rằng trong ta không hề có xấu xa tội lỗi chi cả. Thí dụ Sáu căn mắt, tai, mủi, lưỡi thân và ý đều là bản nhiên thanh tịnh, không phải là nguyên nhân gây ra đau thương tội lỗi đau thương.
Còn lục trần bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng có đầy đủ bản nhiên thanh tịnh và không phải là nguyên nhân sinh ra các phiền não khổ đau.
Nguyên nhân mà con người có phiền não khổ đau là vì họ không làm chủ được sáu căn của mình để cho nó tha hồ duyên với sáu trần làm cho tham-sân-si phát khởi khiến cuộc sống trở thành điên đảo, khổ đau. Nói cách khác con người sống trái với chơn tánh của mình mà chạy theo đối đãi khách trần tức là “có năng” “có sở” mà phát sinh ra những phiền não mê lầm. Do đó người không phát tâm nhân địa tu hành, không để tâm tư duy quán chiếu thì mỗi căn chẳng khác gì một cái gút.
Phiền não vô minh ngày ngày cứ cột thắt mãi vào. Mà càng thắt thì cái gút càng to thêm làm cho tâm trí đau khổ ngày thêm chồng chất. Vì thế con người phải tìm cái gút lỏng để mở trước. Nếu một gút đã được mở thì những gút còn lại sẽ được giải thoát hết. Lục căn con người thì cũng thế. Lục căn chính là sáu cái gút. Hằng ngày con người thường cột thắt mãi cho nên cuộc sống có nhiều phiền não khổ đau, bất toại ý. Thế nên nếu tự mình không cột, không thắt thì dĩ nhiên không cần tháo gở, chẳng cầu giải thoát mà vẫn có an nhiên tự tại.

CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH

Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
+ Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
+ Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: 4 x 3 = 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3 = 12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10 = 1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới.
Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng
1. Xét về nhãn căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2. Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3. Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4. Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5. Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6. Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thành phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức.
=> A Nan! Ông muốn ngược dòng sinh tử hãy xét 6 căn ông hiện thọ dụng. Cái nào hợp, cái nào ly, căn nào sâu, căn nào cạn, căn nào viên thông, căn nào không viên thông. Nếu khai ngộ được một căn viên thông thì đảo ngược tất cả dòng nghiệp vô thỉ. Đối với hiệu quả tu hành, bấy giờ một ngày bằng một kiếp.
Tôi nay đã chỉ rõ cho ông: Sáu căn, căn nào cũng trong sáng và đều có số lượng công năng. Tùy ông chọn lựa. Thích hợp căn nào tôi sẽ hướng dẫn cho ông để ngày thêm tăng tiến.
Mười phương Như Lai, căn, trần, thức, 18 giới đều là công cụ để viên mãn Vô thượng Bồ-Đề. Căn cơ trí tuệ còn non nớt, ông cần đi sâu tu tập một căn. Một căn thanh tịnh thì sáu căn đồng thời được tháo mở hoàn toàn thanh thoát.
Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: Xem mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)

II- GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VÀI GIẢI PHÁP TU THÁNH ĐẠO - BỒ TÁT ĐẠO - ĐẠO GIẢI THOÁT

1. QUY Y TAM BẢO

+ Quy Y Tam Bảo với người TẠI GIA: Người tại gia có thể Qui Y Tam Bảo để tạo nhân duyên sâu dày với Phật Pháp, theo đó đón nhận sự gia trì của chư Phật - Pháp - Tăng mười phương ba đời, rất tuyệt diệu.

+ Quy Y Tam Bảo với người XUẤT GIA: Ðức Phật dạy: Từ giã Cha Mẹ đi xuất gia học Ðạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn. Thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán.

2- Pháp Tu chuyên niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Pháp Tu một đời thành Phật: Rất nhiệm mầu, giành cho mọi đối tượng đều có thể Tu. Nếu quí vị có thể tu như lý như pháp thì sẽ có thành tựu tương ứng như sau:

a/ Vãng Sanh Hạ Phẩm: Trong Tam Phước tối thiểu phải làm được điều thứ nhất ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại sanh vật, tu thập thiện nghiệp’, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, thì bạn có thể vãng sanh Hạ Phẩm.

b/ Vãng Sanh Trung Phẩm: Làm được điều thứ hai (bao gồm điều thứ nhất) và là cộng thêm: ‘Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’ thì bạn vãng sanh Trung Phẩm.

c/ Vãng Sanh Thượng Phẩm: Nâng cao thêm, nếu bạn có thể ‘Phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Ðại Thừa, khuyến tấn hành giả’ thì sẽ vãng sanh Thượng phẩm.

Trên đây là pháp Niệm Phật Ba La Mật, Pháp tu căn bản rất phù hợp mọi đối tượng trong thời mạt Pháp hiện nay. Người Tu đúng như Pháp thì không phải Bạn chỉ phát nguyện suông, chẳng cần tu hành mà có thể vãng sanh, Phật chẳng nói như vậy. Muôn vàn xin đừng hiểu lầm, chẳng thể bỏ uổng nhân duyên hiếm có trong đời này. (Nguồn: Trích từ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký tập 5, HT. Tịnh Không - Facebook Tịnh Độ)

3. CON ĐƯỜNG TU THAM THIỀN HUYỀN MÔN CỦA THẦN BÍ GIA VÀ HUYỀN BÍ GIA

3.1- Đối tượng: Là những người đã thực hành và có thành tựu trong tu tập Đạo của người quân tử, họ cũng đã thực hành Tham thiền hàng ngày để mong có nhiều lợi ích của tham thiền mang lại, và để khám phá và hiểu biết về các cảm xúc, các suy nghĩ mà sự sống đang ẩn dấu bên trong mỗi con người đang hoạt động như thế nào. Đặc biệt là có mong muốn khám phá để nhận thức được sự sống Linh hồn bất tử ngự trong Tâm. Họ cũng có nhận thức rằng con người phải chăng đang sống trong luân hồi sinh tử - Là ảo ảnh của Vô minh => Họ đã quyết tâm chọn đi theo con đường tham thiền nhằm sáng tỏ sự Vô minh, giúp tìm ra chân lý giải thoát luân hồi sinh tử khổ đau này.

3.2- Hai con đường đạo trong tham thiền huyền môn

a/ Khái lược về Con đường của Thần Bí Gia: Là con đường Sùng tín, phát triển lòng sùng tín với Đấng mà họ xem là Thần Tượng như các Đức Phật, Bồ Tát, Chân Sư, các Thánh Nhân, các nhà Hiền Triết ... là bước khởi đầu tốt đẹp. Cũng cần có sự phân biện để nhận thức rõ sự nguy hiểm của Pháp này nằm ở chỗ, nếu quí vị CHỌN SAI ĐẤNG THẦN TƯỢNG thì rất, rất rễ đi vào con đường Hắc Đạo/ Ma đạo, là con đường đau khổ, không phải con đường giải thoát luân hồi chân chánh mà Thánh Nhân dạy. Đây là con đường của Đức Trưởng giáo thế gian - Đức Di Lặc Bồ Tát. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là tiền bối.

b/ Khái lược về Con đường của Huyền Bí Gia: Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Họ ghi nhận, giải thích, áp dụng. Chúng hàm ý hoạt động trí tuệ, có quan hệ đến nhân và quả, tiếp xúc với nguồn cảm hứng, và sau đó là khả năng sử dụng và áp dụng thành quả của tham thiền. Đây là con đường của Đấng Cai Trị - Đức Bàn Cổ!

Cả hai con đường cùng phải qua phát triển trí tuệ từ hiểu biết kinh nghiệm và khoa học thực nghiệm, rồi tiến đến hiểu biết Thông tuệ/ Trí huệ chân thật của vũ trụ, là nghành của Đức Văn Minh Đại Đế để hoàn thiện dốt giáo tổng thể toàn diện mọi mặt, do đó sẽ trở thành người Toàn Thiện hoàn hảo. (Nguồn: Sách Tham Thiền Huyền Môn_Chân Sư Dk)

3.3- Các chướng ngại và giới luật hành giả cần tuân hành

+ Các Chướng ngại cần loại bỏ: Xóa bỏ Vô minh - Phân biện - Sự ham muốn - Sự bám chấp - Giận dữ và thù hận

+ Nghiêm trì các Giới Luật: Không gây tổn hại - Không trộm cắp - Không buông lung tình dục - Chân thật - Không tham lam

+ Tham Thiền hàng ngày để thanh luyện Thân Tâm, từng bước hợp nhất Thân Tâm thành Bất nhị.

* Xóa bỏ Vô minh: Là bước đầu tiên cần nghiên cứu giáo lý để hiểu rõ Thân xác này do Luân hồi mà có, mà luân hồi là khởi phát từ Vô minh, đo đó cần hiểu thấu quá trình sinh diệt (Nghiên cứu thuyết duyên sinh và 12 nhân duyên Đức Phật dậy cũng là một cách để hiểu thấu). Vô minh thì cho rằng Thân xác này là Ta, xóa bỏ Vô minh thì Ta là chủ của nó, thân xác là con thú ta nuôi, là con ngựa ta cưỡi. Tu hành xóa bỏ Vô minh - Chặt đức gốc rễ thì cây luân hồi sẽ lụi tàn, giúp con người giải thoát không còn phải luân hồi sinh tử.

3.4- Các Quy luật trên đường đạo Hành giả cần hiểu thấu làm hành trang cho mình

1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình.

2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ.

3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Và cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành.  Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình.

4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ.

5. Mỗi Khách hành hương trên Đường đạo phải mang theo những gì y cần: một bầu lửa, để sưởi ấm các bạn đồng hành; một ngọn đèn với những tia sáng chiếu ra từ tâm của mình và cho các bạn đồng hành thấy bản tính sự sống ẩn tàng nơi mình; một túi vàng, y không vung vãi trên Đường, mà để chia sẻ cho người khác; một chiếc bình niêm kín, trong đó y mang theo toàn cả tâm nguyện của mình để đặt dưới chân Đấng đang chờ chào đón y ở cửa Đạo – một chiếc bình niêm kín.

Kiến thức minh triết thường rất thâm sâu khó hiểu, vậy nên rất cần các vị Thầy đi trước giảng giải chi tiết để chúng ta có thể hiểu và thực hành cho đúng. (Nguồn: Mời độc giả đọc lời bình giảng về Năm quy luật trên đường đạo rất sâu sắc).

3.5- Hoạt động Phụng sự VÔ KỶ là không thể thiếu với hành giả trên đường đạo.

+ Học thì phải hành, đường đạo là con đường của ánh sáng, của tình thương minh triết. Lòng từ bi bác ái luôn rộng mở, không phân biệt luôn cảm thông và giúp đỡ chúng sinh khi có cơ hội, luôn phổ biến kiến thức minh triết cho người có duyên để cùng nhau tiến bước trên đường đạo, vừa lợi mình và lợi tha.

+ Ghi chú: Việt Nam chúng ta tôi biết có nhóm MFVN - Nhóm người mới phụng sự thế gian. Họ là tập hợp những người ham muốn học hỏi Minh triết mới, họ thực hành tham thiền huyền môn hàng ngày để tu tập biến cải tâm thức, phát triển tâm thức nhóm để có thành tựu các đức hạnh lành, xả bỏ các hạnh xấu ác để phát triển lòng Bác ái để phụng sự chúng sinh, NHÓM cũng đóng góp phần nhỏ bé của mình, hợp sức với Thánh Đoàn của địa cầu dùng năng lượng Bác ái và Minh triết để hóa giải các năng lượng xấu đang hàng ngày tàn phá sức sống trên Hành tinh tươi đẹp mà chúng ta. Nhóm này luôn khuyến khích các thành viên sẵn sàng tham thiền hàng ngày và cam kết phụng sự vô kỷ cho nhân loại gia nhập nhóm.

+ THỰC HÀNH BÁT CHÁNH ĐẠO - THỰC HÀNH HẠNH BỒ TÁT ĐẠO

1. Chánh tín (Chánh kiến/ Phân Biện): Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.

2. Chánh tư duy: Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi mình và người.

3. Chánh ngữ: Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.

4. Chánh nghiệp: Hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.

5. Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác. 6. Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.

7. Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Có Chánh ức niệm (Quá khứ) và chánh quán niệm (Quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai)

8. Chánh định: Là tập trung tư tưởng tu tập thiền định, vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người. Xem thêm: Bát Chánh Đạo của Phật Giáo