QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Chấp trước và Phá chấp Tu Cải mệnh

TÂM CHẤP TRƯỚC
PHƯƠNG PHÁP PHÁ CHẤP TU CẢI MỆNH

I- Khái niệm về thuật ngữ Chấp trước (Theo Tooltip)

+ Tâm Chấp Trước - Cố Chấp - Khó Nói - Bám Chấp - Chấp Kiến:
*
Là tâm thứ 10 trong 12 nhân duyên: Chấp ngã, cho vạn vật hiện hữu, sinh diệt là thật, chết là hết và sống theo nó.

+ Bám Chấp: Tâm thức lệ thuộc vào “một ham muốn mãnh liệt về đời sống hữu thức” (Học MF-QU1 - môn 100.3)

+ Chấp trước: Giữ chắc sự việc không thể buông xả. Ôm chặt. Nghĩ về điều gì và không thể quên được nó; Dính mắc vào tư tưởng cho rằng vạn hữu là thực (dính chắc vào sự vật mà không rời lìa. Mỗi pháp đều có nhiều nghĩa tương đối, nếu chấp chặt vào một nghĩa, chẳng biết dung hòa, chẳng biết tùy nghi, chấp trước như vậy chỉ là tự hạn hẹp lấy mình mà thôi; (Nguồn)

+ Kiến trược - Chấp trước: lấy năm lợi sử làm bản thể của nó. Năm lợi sử là: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ. Kiến trược này lấy sự hiểu biết lầm lạc về sáu giác tri làm tướng, xưa nay là đạo lý đúng thật nhưng nó lại tưởng là thiên lệch thành ra tà tri tà kiến, ấy gọi là biết lầm về sáu giác tri. 
* Kiến trược tức là sự thấy chẳng chánh quyết, không thanh tịnh, có năm thứ kiến giải (thấy hiểu) không chánh đáng.
1. Thân kiến : Chấp trước thân thể là thực tại, chẳng biết là do các duyên giả hợp mà có.
2. Biên kiến : Chấp trước sinh mạng là vĩnh viễn bất biến, đó là thường kiến. Chấp trước sinh mạng tùy nhục thể mà tiêu diệt, đó là đoạn kiến. Đều rơi vào hai bên.
3. Tà kiến : Tức là nhận thức chẳng sáng suốt, thiện ác chẳng rõ, điên đảo thị phi, phán đoán sai lầm.
4. Kiến thủ kiến : Chấp kiến giải sai lầm của mình, cho rằng đúng, cuối cùng chấp mê chẳng ngộ.
5. Giới thủ kiến : Chấp trước giới điều không hợp lý của mình, hoặc hành vi sai lầm cho rằng đúng, không chịu sửa lỗi làm lành.
Năm thứ ác kiến này đáng sợ nhất. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Chấp trước: Con người trở nên chấp trước vào sự sở hữu, thường xuyên lập nên sự phân biệt về “tôi” và “cái của tôi.” Họ không thể dẹp sang một bên sự sở hữu những của cải vật chất hay sự hưởng thụ thú vui tinh thần. “Đó là máy bay của tôi/ Xe của tôi... Bất luận khi người ta sở hữu một vật gì, thì đều bị dính mắc vào vật ấy. Đàn ông/ phụ nữ/ Người thiện/ Người ác đều có sự chấp trước, chìm đắm của mình....người ta cũng khó lòng xả bỏ được nó. Họ chiếm đoạt rồi níu giữ, kiên trì bám riết lấy nó. Càng lúc càng trở nên cố chấp hơn. Tiến trình này vô tận vô biên. Những khoái lạc như thức ăn ngon, nhà cửa tiện nghi, những món giải trí hấp dẫn và những thứ thường được xem như là lợi nhuận...chúng giả tạm không bền mà cứ tưởng như nó bền vững trường cửu như nó đang hiện hữu. Mặc dù quý vị chưa nhận ra điều ấy. Nhưng đó chỉ là sự tham đắm dục lạc làm chướng ngại việc chứng đạt Phật tánh của quý vị mà thôi. Nên Đức Phật đã dạy: “Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chúng sinh không thể nhận ra được Phật tánh. ... Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật dậy “Khi tâm cuồng chợt dừng hẳn thì ngay lúc ấy là giác ngộ(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh)

+ Đức Phật gọi là người “cố chấp”, “chấp trước”, “khó nói” và là đối tượng để Ngài giáo hóa và nhắc nhở. Người cố chấp có các đặc điểm: như tằm kéo kén - xa rời Tam bảo - một chiều trong nhận thức - mắc bệnh “thần tượng” - tham, sân sâu nặng - bất hạnh và khổ đau. ... Lời kết: Dùng trí tuệ phá “tảng băng” cố chấp; Nguồn xem tại đây;     Xem thêm

+ Chấp hay cố chấp vào một điều gì đó, còn gọi là định kiến. Chính sự chấp trước này làm chúng ta đau khổ, cho nên coi nó là mối nguy hại cần phải tránh. Tránh bằng cách nào? Nguồn: Xem tại đây

+ Chấp kiến: Hiểu "Thập Nhị Nhân Duyên" thì người ta sẽ không Chấp trước, và Đức Phật đã xác định điều này trong Kinh Tương Ưng Bộ; Đức Phật đã không trả lời các câu hỏi siêu hình; Có câu truyện người mù sờ Voi và tả lại con voi làm ví dụ để giảng về Chấp trước (Người mù) và không Chấp trước; Nguồn; Xem đây

+ Chấp Trước: Phật pháp là nhân duyên sanh, cho nên ý nghĩa này rất sâu. Phàm thứ gì là nhân duyên sanh (do nhân duyên sanh ra) sẽ đều chẳng thật! Pháp được sanh bởi duyên sẽ có sanh, có diệt; có sanh có diệt sẽ chẳng thật. Vì thế, đức Phật bảo chúng ta: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (pháp còn nên bỏ, huống hồ phi pháp). Quý vị chớ nên chấp trước Phật pháp. Hễ chấp trước thân này là Ngã, trật rồi! Nếu quý vị chấp trước kinh điển là Phật pháp, cũng trật luôn! Nó là pháp được sanh bởi các duyên. Thứ nào chân thật sẽ chẳng phải là duyên sanh, nó vốn có. Tự tánh là vốn có, Tánh Đức trong tự tánh là vốn có. Trí huệ, đức năng, và tướng hảo vốn sẵn có trong tự tánh. Ý nghĩa này sâu lắm, nó biến thành cái được gọi là Triết Học cao cấp và khoa học trong hiện thời. Nói pháp duyên sanh với quý vị, đó là sơ cấp, Tiểu Học và Trung Học đều có thể học.
... Phật chẳng độ chúng sanh! Phật ban cho quý vị cái gì? Cái gì Phật cũng chẳng ban cho, bản thân quý vị đã vốn có! Vốn có, nhưng quý vị mê rồi, chẳng thể thụ hưởng. Đang mê hoặc, điên đảo, đang luân hồi trong lục đạo, sống cuộc đời thê thảm, khổ nạn như thế; Phật đến điểm hóa quý vị. Quý vị có Phật tri Phật kiến, vốn là Phật, nhưng bị mê, mê mất tự tánh (Mời xem chi tiết đầy đủ tại tại đây )

+ Tóm Lược Phật Pháp: Kinh A Hàm kể rằng có lần một đệ tử hỏi Phật Thích Ca: “Bạch Thế Tôn, giáo pháp của Thế Tôn có thể tóm tắt nói lên bằng một câu rất đơn giản hay không?” Phật trả lời: “Có thể”. Đệ tử lại hỏi: “Đó là câu gì?”
- Phật nói: “Đối với tất cả, đều không chấp trước. Đó là lời nói quan trọng nhất trong tất cả giáo pháp của Ta”.

Tiếp theo Phật lại nói: “Nếu có người nào đó “hiểu” được câu ấy, thì sẽ tin theo toàn bộ giáo pháp của Ta, nếu có người nào đó “thực hành” được câu ấy, thì tức là thực hành được toàn bộ giáo pháp của Ta”.

+ Đức Phật dạy: Sau này khi các vị A La Hán, Bồ tát, khi xuất thế cứu đời, không được xưng là: A LA HÁN, BỒ TÁT. Vì sao, vì không có một Pháp cụ thể nào gọi là A LA HÁN, BỒ TÁT, hay là Chánh Đẳng Chánh Giác.( Xem nguồn )

+ Phiền não cũng chính là chấp trước. Chấp trước chính là tên khác của phiền não. Quý vị có chấp trước thì không được giải thoát, vì còn phiền não. Vậy chấp trước là từ đâu sanh ra? Chính là do lòng ích kỷ, tự tư tự lợi sanh ra. Quý vị nếu là người không có lòng tự tư tự lợi mà đại công vô tư, thì quý vị có gì để chấp trước? Nếu quý vị không có lòng ích kỷ thì cũng không có chấp trước. Không có chấp trước thì không có phiền não; không có phiền não thì giải thoát. Ðược giải thoát tức là khai ngộ, cũng chính là thành Phật. Cho nên phiền não của chúng ta là một thứ xấu xa, tệ hại nhất. Nhưng mọi người đều không rời bỏ được thứ xấu xa ấy, mà thường gắn bó với phiền não, đi đứng nằm ngồi luôn có nhau!(Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Kinh Pháp Hoa)

Xem Thuật ngữ Tâm Vô Vi - Đã Phá Ngã Chấp
Xem: Tổng hợp những câu truyện về Chấp Trước ;
Xem thêm nguồn tại đây

+ Không chấp trước vào Pháp Phương Tiện: Trích đoạn Kinh Đức Phật dạy ngài A Nan "Lại nữa, A-nan, như ông thường biết được rằng, như ông đã rõ, ông đã được nghe giáo lý quyền thừa trước đây. Giáo lý quyền thừa đề cập đến năm uẩn, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Ông đã hiểu được toàn bộ giáo lý nầy. Nhưng, giáo lý về mười tám giới chỉ được diễn bày như là một pháp môn phương tiện cho hàng Nhị thừa và ngoại đạo để dẫn dắt họ. Nay Như Lai sẽ giảng giải giáo lý ấy thật chi tiết. Đừng trở nên chấp trước với những pháp trần nầy.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Ln- Q.3)

+ Cái trí Bồ Đề Bát Nhã
.... Ngài lại dạy rằng: "Nầy Chư Thiện tri thức! Cái trí Bồ đề Bát nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được. Phải cầu bực đại Thiện tri thức chỉ dẫn cho mới thấy tánh. Phải biết rằng dầu kẻ ngu hay người trí cũng đồng có Phật tánh giống nhau không khác. Nhưng bởi tâm mê ngộ chẳng đồng mới có kẻ ngu người trí. Vì đó nên nay ta mới nói pháp Ma ha Bát nhã Ba la mật, khiến cho mọi người đều đặng trí huệ. Hãy chú ý mà nghe cho rõ, ta vì đại chúng mà nói pháp đây.
Chư Thiện tri thức! Người thế gian suốt ngày miệng niệm Bát nhã, mà chẳng biết Bát nhã trong tánh mình, cũng như nói ăn mà chẳng no. Miệng chỉ nói "không" thì muôn kiếp cũng chẳng thấy tánh đặng, rốt cuộc không ích gì.
Chư Thiện tri thức! Ma ha Bát nhã Ba la mật là tiếng Phạn, có nghĩa là đại trí huệ đáo bỉ ngạn. Ấy là do nơi tâm làm, chớ chẳng phải do nơi miệng niệm. Miệng niệm và tâm làm theo, thì tâm và miệng hiệp nhau. Bổn tánh là Phật, lìa tánh thì không có Phật nào khác.
Giảng:
Đại sư nói:
– Quý vị Thiện tri thức! Trí huệ của đạo giác ngộ, người đời vốn có đủ, ở Phật không nhiều một chút, ở chúng sanh cũng không thiếu một chút. Nhưng vì chấp trước, "mê tức là không giác ngộ, không giác ngộ tức là chấp trước." Vì không thể tự mình ngộ được, cho nên phải nương vào vị Minh nhãn Thiện tri thức, vì vị này đã thâm nhập Thật tướng của các pháp, cho nên có thể chỉ dẫn, khiến cho các ông được minh tâm kiến tánh. Các ông cần nên biết, bất luận là người ngu hay người trí, Phật tánh đều không có sự sai khác. Vì có sự khác nhau giữa mê và ngộ cho nên mới có người ngu và người trí. Tôi nay vì các ông thuyết Ma ha Bát nhã Ba la mật pháp, khiến cho các ông mỗi người đều đắc trí huệ vốn có của chính mình. Nay các ông cần phải chuyên tâm một lòng lắng nghe, tôi sẽ vì các ông thuyết pháp.
Quý vị Thiện tri thức! Người đời mỗi ngày miệng niệm "Bát nhã Bát nhã," mà không nhận thức được bản tánh Bát nhã, trí huệ vốn có của mình. Cũng như từ sáng đến tối niệm thực đơn, nhưng không thể no bụng. Miệng tụng "Bát nhã chính là không," mà tự mình không thực hành, thì dù có trải qua trăm ngàn đại kiếp cũng không có thể nhìn thấy bổn tánh Bát nhã, rốt ráo cũng không có lợi ích gì.
Quý vị Thiện tri thức! Ma ha Bát nhã Ba la mật là tiếng Phạn, Hoa văn dịch là đại trí huệ đáo bỉ ngạn. Ma ha có nghĩa là lớn, Bát nhã là trí huệ, Ba la mật là đáo bỉ ngạn. Pháp này yêu cầu tâm của các ông phải buông bỏ, không phải miệng niệm mà phải từ nội tâm nhìn thấu suốt vạn pháp, thấy cái gì cũng không, từ đó mới đạt được sự ích lợi. Nếu chỉ có miệng niệm Bát nhã, mà nội tâm không chiếu theo trí huệ Bát nhã mà tu hành; nếu vẫn còn vô minh, chính là tâm không chân thực tu hành, giống như hư vọng huyễn hóa, như sương, như ánh chớp, cuối cùng cũng không đạt được cảnh giới này.
Miệng niệm tâm hành Bát nhã, mới là ý nghĩ và việc làm tương ưng khế hợp, từ đó có thể nhìn thấy tự tánh, chính là Phật, vì bổn tánh chính là Phật. Tự tánh là chân Phật, nếu tách rời tự tánh thì không có Phật. Cho nên Phật giáo dạy rằng: "Mọi người đều có thể thành Phật." Chỉ cần các ông tu hành, tức tu hành tự tánh, hồi quang phản chiếu, quay trở về tìm nơi chính mình, không nên giong ruổi tìm cầu bên ngoài thì nhất định sẽ thành Phật.
Sao gọi là Ma ha? Ma ha nghĩa là lớn, tâm lượng rộng lớn cũng như hư không, không có bờ mé, cũng chẳng phải vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, cũng không trên dưới dài ngắn, cũng không giận không mừng, không phải không quấy, không lành không dữ, không có đầu đuôi. Các cõi Phật thảy đều như hư không. Cái diệu tánh của người thế gian vốn là trống không, chẳng có một pháp gì trong đó mà tìm đặng. Cái tự tánh Chơn không cũng giống như thế.

Có người nói:
– Bạch Pháp sư, nay Ngài giảng kinh rất hạp ý con, con không muốn chấp trước, không muốn giữ gìn quy cũ. Ngài nếu muốn mọi người giữ gìn quy luật chính là chấp trước.
Nghĩ như vậy là sai rồi, nói trừ chấp trước, là muốn quý vị trừ đi tâm chấp trước, bỏ đi những việc không đúng. Những việc đúng chẳng thể không chấp trước. Giống như giữ gìn quy luật thì mới có thể thành Phật, cho nên nói: Thị đạo tất tiến, phi đạo tất thối, không phù hợp đạo thì không nên chấp trước, hợp với đạo thì cần nên trì tụng không quên. Trì tụng có thể là chấp trước, nhưng trì tụng Kinh Kim Cang lại là tu hành.
Nếu tôi có tật xấu mà không muốn sửa đổi, cũng không muốn người biết, đó mới chính là chấp trước. Nếu tôi có tật xấu, người bên cạnh biết tôi cũng không màng, người khác khuyên cũng không đếm xỉa đến, đây không phải là không chấp trước mà là tà tri tà kiến. Nếu có loại tà tri tà kiến như thế, càng tu càng rời Phật pháp càng xa.
Nếu quý vị có thể rời bỏ chấp trước, thì có thể thông đạt vô ngại, không còn chướng ngại, nếu tu hành như thế, thì khế hợp với đạo lý Kinh Kim Cang, Bát nhã trí huệ hiện tiền, bằng không thì không phù hợp diệu lý Bát nhã. .... (Nguồn: Lục Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

II- CHẤP NGÃ VÀ PHÁ CHẤP TRƯỚC

+ Đức Phật: Người “cố chấp”, “chấp trước”, “khó nói” là đối tượng để Ngài giáo hóa và nhắc nhở. Người cố chấp có các đặc điểm: như tằm kéo kén - xa rời Tam bảo - một chiều trong nhận thức - mắc bệnh “thần tượng” - tham, sân sâu nặng - bất hạnh và khổ đau. ... Lời kết: Thất tình ngũ dục cũng phát sinh từ Chấp ngã. Dùng trí tuệ phá “tảng băng” cố chấp. (Nguồn xem tại đây; và xem  Xem thêm)

+ Khi chấp ngã, sẽ làm sinh khởi nên phiền não chướng. Bất luận điều gì xảy ra, quý vị đều không thể nào nhìn được thông suốt về nó cả, quý vị chẳng phóng xả sự việc đó được, vì thế nên quý vị bị vướng mắc với chúng. Và một khi sự vướng mắc sinh khởi, thì phiền não chướng theo sau liền. Đó là phiền não chướng.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q1-Phần Kinh văn)

+ Phá ngã chấp để cho Phàm ngã được vận dụng với một ý thức cân đối chính xác nhưng không được xem như là nhân tố chiếm ưu thế trong cuộc sống hằng ngày. Kết quả của việc phá ngã chấp là người có đạo tâm ngày càng tiến về hướng phối hợp đầy đủ hơn với tập thể. Y biết được chính mình là một phần bất khả phân của tập thể và với mọi cái mà mối liên hệ như thế bao hàm.(ĐĐTKNM, 381–382)

+ Diệt ngã chấp bằng cách:
1. Cung ứng các lưu tâm đúng đắn, cách giáo dục đúng đắn và huấn luyện về nghề chuyên môn
2. Bồi đắp năng lực nhận thức và đáp ứng với nhu cầu chung quanh, nhờ thế gợi ra lòng ham muốn phụng sự và đem lại ý thức về sự hài lòng xuất phát từ việc thành tựu và hiểu rõ giá trị.
 Một cách từ từ và thận trọng chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm. (TLHNM–II, 423–424)

+ Vị đệ tử sẽ học được cách phá ngã chấp:
a/ Y sẽ không còn đòi hỏi gì cho cái ngã riêng tư của mình nữa. Do đó, người ta có thể dễ dàng thấy tại sao những người tìm đạo được dạy là hãy thệ nguyện trung kiên với Thượng Ngã của mình và thề bỏ tất cả các đòi hỏi của bản ngã riêng tư này.
b/ Đôi mắt của y hướng về ánh sáng chứ không hướng về dục vọng nữa để giao tiếp được với Chân Sư. Do đó, việc này loại bỏ được sự ích kỷ tinh thần vốn đã được biểu hiện bằng sự ham muốn cố hữu và ăn sâu, mong được sự thừa nhận của một trong các Đấng Cao Cả. Khi thoát được sự ham muốn cá nhân này thì bấy giờ Chân Sư mới có thể dám tiếp xúc và thiết lập mối liên hệ với đệ tử. Hãy suy gẫm về điều này.(CTHNM, 177–178)

+ Không còn Ngã chấp: Trích Đức Phật bảo ngài A Nan trong Phát tu Đại Thừa - Hàng A La Hán tu Bồ Tát đạo. ... “Việc giải trừ các nút nơi sáu căn cũng như vậy. Đạo lý của việc nầy cũng giống như việc mở ra các nút. Ông phải mở nút từng căn một, ông không thể nào cùng một lúc mở cả sáu căn. Khi các căn bắt đầu được mở–có nghĩa là căn mà ông đã chọn để tu tập viên thông–trước hết sẽ được nhân không.” Khi đạt được nhân không, là không còn chấp ngã nữa. Có hai loại ngã chấp:
1. Câu sanh ngã chấp.
2. Phân biệt ngã chấp.
Đến lúc nầy, cả hai thứ ngã chấp nầy đều không còn.
Đến khi tánh không viên mãn sáng suốt–khi đã thể hội nhân không thật viên mãn–thì giải thoát được pháp chấp. Khi Nhận ra thể tánh các pháp đều là không thì thoát khỏi hai cái chấp về pháp:
1. Câu sanh pháp chấp.
2. Phân biệt pháp chấp.
Pháp chấp được giải thoát rồi, thì cả nhân không lẫn pháp không đều không sanh khởi. Khi đã giải thoát được khỏi pháp chấp, thì không còn hai thứ nhân không và pháp không nữa. Hai thứ không nầy chẳng còn sinh khởi nữa. (Nguồn: HT Tuyên Hóa-Kinh TLN - Q. 5)

+ Vị đệ tử sẽ học được cách phá ngã chấp:
a/ Y sẽ không còn đòi hỏi gì cho cái ngã riêng tư của mình nữa. Do đó, người ta có thể dễ dàng thấy tại sao những người tìm đạo được dạy là hãy thệ nguyện trung kiên với Thượng Ngã của mình và thề bỏ tất cả các đòi hỏi của bản ngã riêng tư này.
b/ Đôi mắt của y hướng về ánh sáng chứ không hướng về dục vọng nữa để giao tiếp được với Chân Sư. Do đó, việc này loại bỏ được sự ích kỷ tinh thần vốn đã được biểu hiện bằng sự ham muốn cố hữu và ăn sâu, mong được sự thừa nhận của một trong các Đấng Cao Cả. Khi thoát được sự ham muốn cá nhân này thì bấy giờ Chân Sư mới có thể dám tiếp xúc và thiết lập mối liên hệ với đệ tử. Hãy suy gẫm về điều này.(CTHNM, 177–178)

+ Phá ngã chấp để cho Phàm ngã được vận dụng với một ý thức cân đối chính xác nhưng không được xem như là nhân tố chiếm ưu thế trong cuộc sống hằng ngày. Kết quả của việc phá ngã chấp là người có đạo tâm ngày càng tiến về hướng phối hợp đầy đủ hơn với tập thể. Y biết được chính mình là một phần bất khả phân của tập thể và với mọi cái mà mối liên hệ như thế bao hàm.(ĐĐTKNM, 381–382)

+ Diệt ngã chấp bằng cách:
1. Cung ứng các lưu tâm đúng đắn, cách giáo dục đúng đắn và huấn luyện về nghề chuyên môn
2. Bồi đắp năng lực nhận thức và đáp ứng với nhu cầu chung quanh, nhờ thế gợi ra lòng ham muốn phụng sự và đem lại ý thức về sự hài lòng xuất phát từ việc thành tựu và hiểu rõ giá trị.
 Một cách từ từ và thận trọng chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm. (TLHNM–II, 423–424)

+ Phá chấp tùy duyên cho tương ưng: Tùy mức tiến hóa của mỗi người mà có Pháp phá chấp tường ứng (Nguồn: Xem tại đây)
1/ Nhân thừa với ngũ giới (Không: gây tổn hại - Trộm cắp - Tà dâm - Chân thật - Tham lam)
2/ Thiên thừa với Thập thiện (10 điều răn với Thân - Khẩu - Ý)
3/ Thanh văn thừa với Tứ đế (Khổ đế - Diệt khổ đế - Thánh đế - Diệt thánh đế)
4/ Duyên giác thừa với Thập nhị duyên sinh (Gồm: Vố minh - hành - Thức - Danh sách - Lục nhập ...)
5/ Bồ-tát thừa với lý Tánh không - duyên khởi (vạn Pháp đều không ...)

+ Phá ngã chấp: Bằng thành tựu Tâm Vô Vi - Tâm Vô Trú. Hãy dùng Bảo kiếm trí tuệ/ Kiếm Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi để cắt sạch các niệm Tham Sân Si Mạn Nghi. Đuổi sạch Ma oán - Chặt đức ma si mê trong Tâm. Như thế quí vị phải hàng phục, chuyển hóa mọi vọng niệm tưởng trong Tâm của mình, thì Thiên Ma ngoài đạo theo đó cũng bị hàng phục luôn, vì chúng chẳng tìm được cách hãm hại quí vị. (HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi câu 52)

+ Giải trừ Ngã chấp: Trích Đức Phật bảo ngài A Nan trong Phát tu Đại Thừa - Hàng A La Hán tu Bồ Tát đạo. ... “Việc giải trừ các nút nơi sáu căn cũng như vậy. Đạo lý của việc nầy cũng giống như việc mở ra các nút. Ông phải mở nút từng căn một, ông không thể nào cùng một lúc mở cả sáu căn. Khi các căn bắt đầu được mở–có nghĩa là căn mà ông đã chọn để tu tập viên thông–trước hết sẽ được nhân không.” Khi đạt được nhân không, là không còn chấp ngã nữa. Có hai loại ngã chấp:
1. Câu sanh ngã chấp.
2. Phân biệt ngã chấp.
Đến lúc nầy, cả hai thứ ngã chấp nầy đều không còn.
Đến khi tánh không viên mãn sáng suốt–khi đã thể hội nhân không thật viên mãn–thì giải thoát được pháp chấp. Khi Nhận ra thể tánh các pháp đều là không thì thoát khỏi hai cái chấp về pháp:
1. Câu sanh pháp chấp.
2. Phân biệt pháp chấp.
Pháp chấp được giải thoát rồi, thì cả nhân không lẫn pháp không đều không sanh khởi. Khi đã giải thoát được khỏi pháp chấp, thì không còn hai thứ nhân không và pháp không nữa. Hai thứ không nầy chẳng còn sinh khởi nữa. (Nguồn: HT Tuyên Hóa-Kinh TLN - Q. 5)

+ 23. Trước Phá Ngã Chấp - Sau Phá Pháp Chấp
Sao gọi là ngã chấp? Tức là chấp cái “Tôi” đó. Như nói: đây là thân thể “của tôi,” kia là vật sở hữu “của tôi” đấy. Nói tóm lại, tất cả cũng đều vì cái ngã, mà chúng ta phô bày cái tôi ra phía trước. Bởi vì có tôi, không có người, không hết “ba tâm” quá khứ, hiện tại và vị lai và chưa không “bốn tướng” ngã, nhân, chúng sanh và thọ giả.
Làm sao để biết chúng ta đã phá được “ngã chấp” hay chưa? Tức là phải xem xét mỗi ngày, từ lúc chúng ta thức dậy, ăn uống, cũng như các sinh hoạt thường ngày, đi đứng nằm ngồi thì sẽ biết. Trong tất cả mọi thứ cử động đó, có phải chúng ta nghĩ đến mình hay là nghĩ đến người khác? Hoặc chúng ta nghĩ đến đạo tràng? Nếu quả là chỉ nghĩ cho chính mình, lo cho mình, thì đó là người có tư tưởng Tiểu thừa - lợi cho mình mà không lợi cho người. Phật đã từng nói rằng, có loại tư tưởng như thế là “mầm khô giống héo.” Tại sao vậy? Bởi người có tư tưởng như thế thì lòng dạ rất nhỏ hẹp, ngã chấp quá nặng nề. Họ chỉ nghĩ, miễn sao cái của mình tốt là được, chứ chẳng màng gì đến cái xấu tốt của kẻ khác.
Cho nên nói: “Ma Ha Tát chẳng màng đến người, Di Đà Phật tự ai nấy lo.” Đó là tông chỉ của kẻ Tiểu thừa. Và họ xem tam giới như nhà lửa, sanh tử như oan gia nên tự lo cho mình thoát sanh tử, chứ không hề quan tâm đến sự sanh tử của chúng sanh.
Nếu chúng ta lo nghĩ đến người khác, vậy là tư tưởng lợi ích cho kẻ khác. Tự mình muốn được giải thoát và cũng muốn làm cho tất cả chúng sanh đều được giải thoát. Đó là tư tưởng của Bồ Tát. Nói theo cách khác, là quên mình mà làm lợi cho kẻ khác, tức là hành đạo Bồ Tát. Cho nên nói: “Phật quang phổ chiếu, Pháp vũ quân triêm.” Thực hành đạo Bồ Tát là nên dựa theo tinh thần “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi.”
Nếu chúng ta thật lòng nghĩ đến đạo tràng thì nên ủng hộ đạo tràng về mọi phương diện. Chúng ta không nên vì danh, vì lợi hay có bất kỳ một ý đồ nào. Như thế mới đúng thật là ủng hộ đạo tràng. Mỗi ngày chúng ta nên phản tỉnh, tự xem xét lại đi, thời gian mà mình tính toán cho chính mình nhiều hay tính toán cho người khác nhiều, hoặc lo tính cho đạo tràng nhiều. Qua sự hồi quang phản chiếu như thế, chúng ta sẽ biết là mình đã phá được ngã chấp hay chưa. Đây chỉ là một cách nói đơn giản. Nếu nói một cách sâu sắc hơn, tức là hỏi: Có phải ngày nào chúng ta cũng sợ mình bị thiệt thòi? Phải chăng ngày nào cũng lo sợ là mình không được lợi ích gì? Nếu có những ý nghĩ đó thì nên sửa đổi, nếu không thì ráng mà tránh.
Chúng ta cũng nên phản tỉnh và tự xét xem mình có công phu nhẫn nhục hay không. Ví như có người vô duyên, vô cớ mắng mình, hoặc đánh mình, vậy mình có nhẫn nhịn được không? Mình có nổi giận không? Trong lòng mình có ý báo thù không? Nếu có tức là chưa phá được ngã chấp. Nếu không tức là đã phá được ngã chấp rồi. Quý vị hãy nghĩ cho thật kỹ đi: Tất cả các vấn đề và phiền não là từ đâu đến? Thì cũng đều do ngã chấp tác quái đấy thôi. Nếu chúng ta không phá ngã chấp, vậy thì pháp chấp lại sẽ càng không phá nổi. Bậc Tiểu thừa phá được ngã chấp, nhưng chưa phá được pháp chấp. Chỉ có Bồ Tát mới có thể phá trừ cả hai ngã chấp và pháp chấp.
Sau khi phá được ngã chấp rồi, chúng ta phải phá pháp chấp. Sao gọi là pháp chấp? Tức là chúng ta không hiểu rõ pháp ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) do nhân duyên sanh, thành thử chúng ta chấp đó là thật có. Nếu dứt được hết các pháp chấp, tức chúng ta sẽ được viên dung vô ngại và đến cảnh giới nào cũng được tự tại. Khi cả hai ngã chấp và pháp chấp không còn nữa, như thế mới thật là người tu hành chân chánh. Người tu hành chân chánh, bất luận lúc nào, hoàn cảnh nào, tuyệt đối cũng không tính toán cho chính mình. Ngược lại, bao giờ cũng xả mình vì người và hăng hái làm việc nghĩa. Những hành vi của họ đều mang tính chất đại công vô tư, chánh trực và không thiên lệch.
Phật thuyết Tam Tạng và Mười Hai Bộ kinh điển, không đâu là không dạy người phá chấp. Nhưng chúng ta vẫn không nghe theo lời Phật giáo huấn, mà lại muốn làm kẻ phản đồ trong Phật giáo, là vẫn cứ chấp vào cái “Ngã” của mình. Tướng ngã chưa không, tướng nhân chưa không, tướng chúng sanh cũng chưa không, tướng thọ giả lại càng chưa không luôn, mà cứ chấp chặt vào bốn tướng nầy, cho nên chúng ta không thể bỏ được. Đối với đạo lý của ba tâm, chúng ta không thể hiểu, cũng không biết được rõ ràng. Tâm quá khứ vốn không thể có được, tâm hiện tại không thể có được, tâm tương lai cũng không có được luôn. Vì sao? Bởi tâm “quá khứ” đã qua rồi, quý vị đi đâu tìm lại cái tâm ấy đây? Hiện tại vốn không bao giờ dừng, quý vị nói đây là “hiện tại” nhưng “hiện tại” nầy lại đã qua rồi. Hiện tại đã không tồn tại, cho nên nói tâm hiện tại không thể có được. Tâm vị lai cũng không có được, bởi “vị lai” tức là chưa đến, mà chưa đến thì nói đến nó làm gì?
Như Kinh Kim Cang nói:
“Vô ngã tướng, vô nhân tướng,
Vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.”
Lại nói:
“Quá khứ tâm bất khả đắc,
Hiện tại tâm bất khả đắc,
Vị lai tâm bất khả đắc.”
Mấy câu kinh văn nầy, ai ai cũng đều đọc được, nhưng cũng không ai nhớ làm. Tôi hy vọng quý vị sẽ dựa vào mấy câu kinh trên mà dụng công. Một khi “bốn tướng” không còn, “ba tâm” dứt sạch, đó tức là người tu đạo chân chánh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)

Nếu quí vị muốn thực hành Chú Đại Bi, hãy đọc bài giảng Chú Đại Bi của Hòa Thượng Tuyên Hóa, cũng có thể liên hệ với tôi cùng nhau nghiên cứu thực hành thọ trì Thần Chú và Kết Ấn. SĐT: 0964 759 686 hoặc Email: minhgiaithienco@gmail.com

Xem Tâm Chấp trước
Xem: Tổng hợp những câu truyện về Chấp Trước ;
Xem thêm nguồn tại đây

+ Tâm Vô chấp - Vô nhiễm: Tu đúng như Pháp Đức Phật dậy thì phải thực hành như sau: ... Vì những chúng-sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.
Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, và vì nếu chấp tướng phi-pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi-pháp. Đức Phật dậy:
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta,
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như-Lai.
(Nguồn: Kinh Kim Cang Bát Nhã ba La Mật)

+ Luân Xa 2 ứng Vô Nhiễm Trước: .... Tâm vô nhiễm trước là cái tâm sáng trong thanh tịnh, không chấp trước, không tạp niệm, không vọng tưởng, không tà niệm, không dục niệm—nói rõ hơn, là không có các ý tưởng dâm dục. Nếu quý vị không có lòng tham đắm sắc dục, tức là quý vị có tâm vô nhiễm trước. Trái lại, nếu quý vị có những ý nghĩ dâm ô tà vạy, dục vọng nặng nề, tức là trong tâm quý vị có sự nhiễm trước, bợn nhơ; mà niệm Chú Đại Bi với cái tâm nhiễm trước thì không phải là niệm Chú Đại Bi! Cho nên, những người hiện đang trì niệm Chú Đại Bi đều cần phải chú ý đến đoạn kinh văn này!(Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)

+ 4- Tâm vô nhiễm trước: Vô nhiễm trước tc là mình không có tâm mun chiếm đoạt, mun chiếhu, muốn đạt cái này, tha mãn cái kia. (Nguồn: Thầy Hằng Trưởng giảng 10 Đại Bi Tâm)

III- PHÁ CHẤP VỚI PHÁP TU THIỀN (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

Phẩm Tọa Thiền (Phẩm 5)
Thiền, không nhất định giới hạn nơi im lặng tịnh tọa, mà là đi đứng nằm ngồi đều là thiền, cho nên nói "đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói im động tĩnh thể an nhiên." Người biết dụng công, không chỉ giới hạn nơi tịnh tọa mới dụng công, mà bất cứ lúc nào, ở đâu cũng đều có thể dụng công.

Đại sư bảo đại chúng rằng: "Pháp môn tọa thiền nầy nguyên là chẳng chấp trước tâm, cũng chẳng chấp trước tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói chấp tâm thì tâm nguyên là giả. Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không có chỗ nào mà chấp được. Bằng nói chấp tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn như mới bị lấp che. Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm chấp tịnh, thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh. Cái vọng không có chỗ nơi, chấp ấy là vọng. Cái tịnh không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu. Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn tánh của mình, và cái tịnh trở lại trói buộc mình vậy.

Giảng:

Đại sư khai thị đại chúng:

Tọa thiền vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp thanh tịnh. Tại sao vậy? Nếu chấp tâm, thì có hai cái tâm. Nếu chấp tịnh, thì có hai cái tịnh. Cũng không nói tôi ngồi hoài không động. Nếu các ông chấp nơi tâm, thì có hai cái tâm, đó thành ra vọng tâm, cần phải biết tâm vốn huyễn hóa không thực, không phải chân tâm, cho nên các ông không nên chấp vào nó.

Tự tánh của người vốn thanh tịnh, vốn đã là thanh tịnh, thì tại sao các ông lại phải chấp vào tịnh? Nếu chấp vào tịnh, thì có hai loại thanh tịnh, tức có chân có vọng. Vì có vọng niệm, cho nên Chân như bị vọng niệm che đậy. Nếu các ông không có vọng tưởng thì trở về diện mục bổn lai thanh tịnh. Nếu các ông sanh tâm chấp vào cảnh, trên bổn lai thanh tịnh mà làm việc "đầu thượng an đầu," lại sanh một cái tịnh, đó chính là cái vọng, không phải là bổn thể thanh tịnh. Nhưng cái vọng này vốn không có một chỗ nào, nếu ông chấp vào vọng hoặc tịnh đó là điều sai lầm. Đó chính là đầu thượng an đầu, gắn thêm cái đầu trên đầu nữa.

Sao gọi là thanh tịnh? Thanh tịnh vốn không hình không tướng, mà các ông lại lập ra một cái hình tướng thanh tịnh, quán tịnh và chấp vào tịnh, nói đây là công phu. Có kiến giải như thế, liền chướng ngại bản tánh của mình, mà bị tịnh trói buộc. Vì các ông đã chấp vào tịnh, đây cũng là một loại chấp trước.

Chư Thiện tri thức! Tu hành mà chẳng vọng động, nghĩa là lúc thấy cả thảy mọi người mà chẳng thấy các điều phải quấy lành dữ, tội lỗi của người, tức là tánh mình chẳng động.

Chư Thiện tri thức! Người mê muội, thân tuy chẳng động, mà khi mở miệng ra, thì nói chỗ phải quấy, hay dở, tốt xấu của người, vì thế mà trái nghịch với Đạo. Bằng chấp tâm chấp tịnh, tức là làm ngăn lấp cái Đạo vậy.

Giảng:

Quý vị tu bất động à? Vậy cái gì bất động? Bất động không phải là bảo quý vị ngồi đó không động, mà ở trong động tu bất động, ở trong những việc xảy ra thường ngày mà tâm không động. Lúc nhìn thấy mọi người, không thấy cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai của người, không phân biệt thiện ác của người, không tìm lỗi lầm của người, đó mới là tự tánh chân chánh bất động.

Người mê tuy thân không động, nhưng vừa mở miệng là tùy tiện nói cái đúng cái sai, cái hay cái dở, cái tốt cái xấu của người, hành vi này trái ngược với đạo. Quý vị vẫn còn chấp tâm chấp tịnh, đó chính là pháp chướng ngại.

Sư bảo chúng rằng: "Chư Thiện tri thức! Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn nầy không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cản. Ngoài đối với tất cả các điều lành dữ các cảnh giới, mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là tọa. Trong thấy tánh mình chẳng động, gọi là thiền."

Giảng:

Sao gọi là tọa thiền? Trong pháp môn này, không có chỗ chướng ngại, đối với những cảnh giới đẹp xấu bên ngoài, tâm niệm đều không bị nó giao động, gọi là tọa, không nhất thiết phải ngồi một chỗ ở đó, mới gọi là tọa. Quý vị có thể bên trong nhìn thấy tự tánh mà không giao động, đó gọi là thiền.

Chư Thiện tri thức! sao gọi là thiền định? ngoài lìa tướng là thiền, trong không tán loạn là định. Nếu ngoài dính tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định, chỉ vì thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các cảnh giới mà tâm chẳng tán loạn, thế mới là thiệt định.

Giảng:

Cái gì gọi là thiền định? Tức ngoài không chấp trước mọi tướng, trong tâm không vọng tưởng, không khởi tạp niệm, đó chính là định. Nếu bên ngoài chấp tướng, thì bên trong không còn định nữa. Nếu ngoài không chấp vào tướng, tâm sẽ không loạn. Bổn lai giác tánh viên minh của chính mình thì tự nhiên thanh tịnh, tự mình sẽ sanh định, nhưng bởi vì quý vị thấy cảnh giới thì chấp vào cảnh giới, nhớ tưởng lại cảnh giới, cho nên tâm loạn. Nếu quý vị có thể ngoài nhìn thấy tất cả cảnh giới mà trong tâm không loạn, đó chính là định chân chánh.

Chư Thiện tri thức! Ngoài lìa tướng tức là thiền, trong không tán loạn tức là định. Ngoài thiền trong định, ấy là thiền định. Kinh Bồ Tát Giới nói: ‘Bổn tánh của mình vốn tự thanh tịnh.’

Chư Thiện tri thức! Trong niệm niệm tự mình thấy Bổn tánh thanh tịnh, tự mình tu, tự mình hành, tự mình thành Phật đạo."

Giảng:

Ngoài rời tất cả tướng, đó gọi là thiền; trong tâm không loạn, đó chính là định. Ngoài có thiền, trong có định, đó mới là thiền định chân chánh. Kinh Duy Ma Cật nói: "Lập tức hoát nhiên quán triệt, hiểu rõ bổn tâm của mình." Kinh Phạm Võng nói: "Tự tánh bổn lai của chúng ta vốn tự thanh tịnh."

Quý vị Thiện tri thức! Trong mỗi niệm, tự thấy được bổn tánh thanh tịnh. Cho nên tự mình tu, tự mình hành, tự nhiên liền có thể thành tựu Phật đạo.