QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Thiền Định - Tâm Thức - Chứng Đắc

THIỀN ĐỊNH VÀ TÂM THỨC CHỨNG ĐẮC TÂM LINH
(PHÁT TRIỂN TÂM THỨC QUA TU HÀNH - THAM THIỀN NHẬP ĐỊNH)

PHẦN I - THUẬT NGỮ
VÀ THÍCH NGHĨA HOẶC ĐỊNH NGHĨA
(Đăng nhập vào để xem thích nghĩa các thuật ngữ có chấm gạch dưới)

A- MỤC LỤC CÁC THUẬT NGỮ (Trích từ Tooltip)

I- Các Tooltip Theo Thuật Ngữ: Tham Thiền và các phương pháp

+ Ngồi Thiền - Tu Thiền - Tham Thiền Tu Thiền Định

+ Lợi Ích Của Tham Thiền - Tu Thiền Định - Lợi ích của hành thiền

+ Cần Tránh Lạc Vào Ngoại Đạo - Hắc Đạo Khi Tham Thiền - Tu Thiền Định

+ Phương Pháp Thiền - Con Đường Tham Thiền

+ Nguy Hiểm: Trong Tham Thiền - Trong Tu Thiền - Trong Thiền Định

+ Thanh Thiếu Niên Tu Tham Thiền - Người Trẻ Tuổi Tu Thiền - Tu Tứ Thiền - Tu Thiền Định

+ Pháp môn Tu Thiền Thanh Tịnh - Thanh Tịnh Thiền

+ Thiền Hành - Đi Bộ Thiền - Thiền Quán Tứ Đại - Quán Thân Tứ Đại

II- Các Tooltip theo Thuật ngữ: Khai mở tâm thức trong Tham thiền - Thiền định

+ Khai Mở Tâm Thức - Mở Rộng Tâm Thức - Tâm Thức Rộng Mở - Tâm Thức Mở Rộng - Khai Mở Linh Hồn - Succession of states of consciousness

+ Tu Thập Trụ Khai Mở Tâm thức (Trụ = An trụ trong tâm thức khai mở bao gồm)

III- Các Tooltip Theo Thuật Ngữ: Chướng ngại tu thiền định - Định lực và Trí huệ

+ Định Lực và Trí Huệ Trong Tham Thiền - Tu Thiền Định

+ Nhập Định - Nhập Đại Định Trong Tu Tham thiền tu Thiền Định

+ Chướng Ngại - Gai Nhọn Khi Tu hành thiền định

+ Xa Lìa Chướng Ngại - Xa Lìa Gai Nhọn - Loại Bỏ Chướng Ngại

+ Ma Chướng - Ma Sự Cũng Chướng Ngại Trên Đường Tu Hành Tham Thiền - Thiền Định

+ Các loại ma: Thiên Ma - Ma Oán - Oán Ma - Oán Khí

IV- Các Tooltip Theo Thuật Ngữ: Tâm Thức

+ Tâm Thức - Đơn Vị Tâm Thức - Đạo Tâm

+ Tâm Thức và Các Cõi Giới

+ Cõi và Trạng Thái Tâm Thức - Tâm Thức Và Cõi - Cõi Và Tâm Thức

+ Tâm thức thiêng liêng

+ Tâm thức tỉnh thức (Trạng thái Tỉnh Thức)

+ Tâm thức và ngã thức

+ Ý Thức - Hiểu Biết của Tâm Thức

+ Tinh Thần Hay Tâm thức + Ý Thức

+ Tâm Thức Phàm Nhân hay Tâm Thức Phàm Ngã

+ Tâm Thức Người Chí Nguyện - Tâm Thức Người Dự Bị Đệ Tử

+ Tâm Thức Arya - Người Thông Minh - Tâm Thức Người Khôn

+ Tâm Thức Người Đệ Tử - Tâm Thức Các Đệ Tử

+ Tâm Thức Điểm Đạo Đồ

+ Tâm Thức Chân Sư - Chân Sư Tiếp Xúc Đệ Tử

+ Tâm Thức Linh Hồn (Tâm Thức Chân Ngã), T.Thức Chân Ngã, T.Thức Linh Hồn

+ Chân thần thức - Tâm Thức Chân Thần

+ Tâm thức Christ - Ý Thức Christ - Tập Thể Thức - Trực Giác Thức

V- Các Tooltip Theo Thuật Ngữ: Chứng nghiệm/ chứng đắc tâm linh/ Thần Thông

+ Chứng Nghiệm Tâm Linh - Chứng Đắc Tâm Linh - Chứng Đạo Quả Khi Tu Thiền Định

+ Thấy Đạo - Chứng Đạo - Điểm Đạo Và Thần Thông Trong Tu Hành Thiền Định

+ Tu Hành Thiền Định Chứng đắc Thần Thông - Thiên Ma Quỷ Thần Có Thần Thông

+ Ma Cảnh - Cảnh Ma - Cảnh Giới Khi Tham Thiền Tu Hành Thiền Định như Cảnh Phật, Hoa Sen ...

+ Tham Thiền Tu Thiền Định Thấy Mầu Bảy Báu - Cảnh Mầu Sắc - Thấy Mầu Sắc Đẹp

+ Quyền Năng Tâm Linh - Thần Thông Cao Thấp Với Tu Hành Thiền Định

+ Chứng đắc Thần Thông - Thiên Ma Quỷ Thần Có Thần Thông

B- TÓM LƯỢC THÍCH NGHĨA VỀ CÁC THUẬT NGỮ TRONG THIỀN ĐỊNH

I- Ngồi Thiền Và Phương Pháp Thiền

1. Ngồi Thiền - Tu Thiền - Tham Thiền Tu Thiền Định

+ Tu thiền: Chúng ta tạm gọi con đường tu thiền thông thường là con đường thanh tịnh vọng tâm còn con đường tu thiền theo Hoa Nghiêm Tông là con đường khai mở chân tâm (Xem Clip).

+ Tu Thiền: Phật dạy rằng: “A Nan, ông tu thiền, nếu không đoạn lòng dâm, thì cũng như người nấu cát muốn cho thành cơm, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thành được”. (Xem bài)

+ Tham thiền: Giúp Phàm ngã hòa hợp với sự rung động của Linh hồn. Khi đã có sự giao tiếp, hành giả nhận được Ánh sáng của Linh hồn tuôn xuống, chuyển hóa tật xấu thành đức hạnh. (Xem: T.Thức-Các Cõi)

+ Tham thiền, khi bạn dừng suy nghĩ lại, cố ý vượt ra ngoài thể trí - giữ thể trí ổn định, và hình dung và cảm nhận. Hãy tưởng tượng bạn đã liên hệ với Trí Tuệ Đại Đồng - với CÁI TOÀN THỂ. Hãy đồng nhất với Đấng Duy Nhất đó và mở tâm thức ra để đón nhận cảm hứng Thiêng Liêng, ban đầu hiếm khi xảy ra, hãy kiên trì để có kết quả. Lúc đầu giữ cho giai đoạn này ngắn để tránh "tình trạng lơ mơ." "Thế nên cái trí, ở trong trạng thái tích cực, linh mẫn và được kiểm soát hoàn toàn, được giữ vững ở mức cao nhất mà nó có thể đạt đến. Bấy giờ trong thể trí xảy ra tình trạng tương tự như tình trạng đã có trong não bộ. Nó được giữ vững với thái độ chờ đợi, trong khi tâm thức của chủ thể tư tưởng chuyển vào một trạng thái ý thức mới, và y trở nên đồng nhất với con người tinh thần đích thực ở nội tâm". (ITI 135)

+ Mục tiêu thực sự của tham thiền là dần dần làm cho Chân Ngã thể rạn nứt, đứt rời và tan rã. (TVTTHL, 22)

+ Khi tâm trí có thể hoàn toàn đắm chìm vào cõi giới của linh hồn, sự vững vàng và bình thản trở thành đặc tính của con người trong cõi hồng trần." (Ánh sáng của linh hồn)

+ Tu Thiền Cho Thanh Thiếu Niên:
* Đức Phật dậy: Về Tứ thiền, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện cho đến được đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Ông hãy dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về Tứ thiền này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được hoan lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh. (Nguồn: mục 388. LỢI ÍCH CỦA TỨ THIỀN)

+ Lưu ý tu Thiền định: Tâm địa chúng ta rất thanh tịnh, ngủ, đọc sách, ngồi thiền, tại sao ngồi thiền trên người phải khoác áo kỹ như vậy? Bởi vì cơ thể bạn ở trạng thái tĩnh. Trạng thái tĩnh là sợ gió nhất. Cho nên, khi chúng ta đang đọc sách trong trạng thái rất yên tĩnh thì không được phép bậc máy lạnh hay dùng quạt điện. Khi cơ thể bạn đang hoạt động thì không có sao cả, nhưng yên tĩnh thì không được phép (PS Tịnh Không- Kinh Thập thiện tập 29)

+ Phương Pháp Ngồi thiền đúng: Thiền, không nhất định giới hạn nơi im lặng tịnh tọa, mà là đi đứng nằm ngồi đều là thiền, cho nên nói “đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói im động tĩnh thể an nhiên.” Người biết dụng công, không chỉ giới hạn nơi tịnh tọa mới dụng công, mà bất cứ lúc nào, ở đâu cũng đều có thể dụng công.

Tọa thiền vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp thanh tịnh. Tại sao vậy? Nếu chấp tâm, thì có hai cái tâm. Nếu chấp tịnh, thì có hai cái tịnh. Cũng không nói tôi ngồi hoài không động. Nếu các ông chấp nơi tâm, thì có hai cái tâm, đó thành ra vọng tâm, cần phải biết tâm vốn huyễn hóa không thực, không phải chân tâm, cho nên các ông không nên chấp vào nó. 

Tự tánh của người vốn thanh tịnh, vốn đã là thanh tịnh, thì tại sao các ông lại phải chấp vào tịnh? Nếu chấp vào tịnh, thì có hai loại thanh tịnh, tức có chân có vọng. Vì có vọng niệm, cho nên Chân như bị vọng niệm che đậy. Nếu các ông không có vọng tưởng thì trở về diện mục bổn lai thanh tịnh. Nếu các ông sanh tâm chấp vào cảnh, trên bổn lai thanh tịnh mà làm việc “đầu thượng an đầu,” lại sanh một cái tịnh, đó chính là cái vọng, không phải là bổn thể thanh tịnh. Nhưng cái vọng này vốn không có một chỗ nào, nếu ông chấp vào vọng hoặc tịnh đó là điều sai lầm. Ðó chính là đầu thượng an đầu, gắn thêm cái đầu trên đầu nữa.

Thanh tịnh vốn không hình không tướng, mà các ông lại lập ra một cái hình tướng thanh tịnh, quán tịnh và chấp vào tịnh, nói đây là công phu. Có kiến giải như thế, liền chướng ngại bản tánh của mình, mà bị tịnh trói buộc. Vì các ông đã chấp vào tịnh, đây cũng là một loại chấp trước. (Nguồn: Phẩm Tọa Thiền Ðệ Ngũ _ HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tại sao phải Tu Thiền: Câu Hỏi 33: Tại sao học Phật pháp lại phải tọa thiền? Đáp: Tức là phải học tập vô lượng kinh điển, vô lượng trí huệ trong tự tánh của chúng ta. Trong nhân tánh vốn có vô lượng pháp môn nhưng con người cứ bỏ gốc để chạy theo ngọn, rồi hướng ra ngoài truy cầu chớ không biết hồi quang phản chiếu.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Thiền định giành cho người trí: Tu tham thiền là vượt qua chính mình, khi ngồi thiền thì có các chướng ngại mà hành giả cần an tịnh chúng thì mới có thể định trí gồm các lớp (Ngũ ấm/ Lớp tụ) bao quanh thân xác/ phía trên thân (i)- Thân xác (ii)- Cảm xúc; (iii)- Tư tưởng; (iiii)- Thói quen, tập khí hàng ngày; (iiiii) Tâm thức, vọng tưởng. Vòng kim cô chói buộc hành giả rất khó giải thoát khỏi chúng, nó che lấp ánh sáng chân tâm/ Quang minh => Con đường tu là phá tan từng phần vòng kim cô để ánh sáng giác ngộ tỏa chiếu (Nguồn: Thầy Hằng Trường)

+ Ngồi Thiền Gặp Ma Chướng: Quý vị ngồi Thiền tới một trình độ kha khá thì sẽ có ma tới thử thách xem Ðạo-lực của quý vị ra sao. Có khi chúng hóa hiện làm kẻ nam hay người nữ với dáng mạo đẹp đẽ để dụ dỗ-nếu không động tâm thì quý vị vượt qua được thử thách, nếu động tâm thì quý vị sẽ đọa lạc. Ðây là điều vô cùng quan trọng, quý vị hãy nhớ cho kỹ! Hễ sẩy chân lỡ bước là ôm hận ngàn đời! ... Người tu hành phải tu làm sao để dẹp bỏ “cái tôi” (ngã tướng). Nếu không còn “cái tôi” thì chuyện gì cũng nhẫn nại, cam chịu được. Cảnh giới có tới, quý vị cũng chẳng động tâm. Hãy xem mình như hư không. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Ái Dục)

+ Tiến trình tu tham thiền - Trì chú: Buông xả vạn duyên, Ngồi thoải mái, thư giãn, thở bụng, chú tâm vào hơi thở, thở nhẹ nhàng tự nhiên hoàn toàn và dần lắng xuống, thân bất động không nhúc nhích chi cả. Nếu không đạt đến thư giãn bất động thì không thể tiến đến giai đoạn tiếp theo - Hơi thở tự nhiên ở trạng thái vi tế vô cùng => Không còn tưởng thấy Thân thể nữa, nó như đã hòa tan vào không gian - Tâm thức tĩnh lặng thâm sâu, gắng giữ vững tâm thức tĩnh lặng, dâng lên cao phía trên đỉnh đầu, tâm thức rộng mở tùy duyên, càng rộng càng tốt trong tịch tĩnh lặng yên .,.Đây là phần trụ thiền cần đạt được, là bước khởi đầu của nhập định vững chắc....; Nếu kết hợp trì Chú thì thì đọc Chú ... (Nguồn: Tu tập ngồi thiền, trì chú _ Thầy Hằng Trường)

+ Tham thiền nhập định: Sau giai đoạn tham thiền là giai đoạn nhập định, người không có Định lực thì không thể nhập định, mà muốn có định lực thì phải giữ giới luật, chỉ có như vậy mới không bị gió nghiệp lực chi phối khi ngồi thiền, mới hy vọng tiến triển đến nhập định.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng về Định Lực)

Xem: TH về các P.Pháp và con đường Tham Thiền
Xem: Tổng hợp Huyền học - Huyền Bí Học - Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

2. Phương Pháp Thiền - Con Đường Tham Thiền

+ Vài Phương pháp tham thiền:
- Thiền hữu chủng: Khi tham thiền, tập trung vào việc tạo ra các tư tưởng, đưa các ý niệm trừu tượng và các điều linh cảm được xuống đến các phân cảnh cụ thể của cảnh trí.(TVTTHL, 58)
- Thiền vô chủng: Khi tham thiền, tập trung vào việc chỉnh hợp Chân Ngã và tạo ra sự trống không giữa bộ óc xác thân với Chân Ngã, kết quả là thiên tính hiện ra và tất nhiên là hình hài bị phá vỡ, đưa tới sự giải thoát.(TVTTHL, 58)
- Thiền lúc bình minh: Thời gian tĩnh lặng có được sau giấc ngủ là thời gian thích hợp để tham thiền có hiệu quả. Có một mãnh lực tốt lành sẽ tuôn tràn ra từ giờ phút bình minh yên tĩnh đó, mãnh lực này sẽ bảo vệ suốt cả ngày, còn các tình cảm, nhờ đã lắng dịu và tĩnh lặng, sẽ dễ tuân theo sự kềm chế hơn.(KCVTT, 302–303)
- Thiền huyền linh: Tức là tham thiền bằng trí. (TLHNM–II, 449)
Xem: TH Huyền học: H. Bí Học - H. Linh học - H. Linh Thuật

+ Ba ĐƯỜNG LỐI THAM THIỀN (TVTTHM, 170)
1. Huyền Bí Học hay Quyền lực - Đức Bàn cổ (Cung 1 - Ý chí, quyền lực/ PP của ĐĐTG): Thần lực, Sức mạnh, Quyền năng cai trị;  Nhờ nghiên cứu các qui luật và định luật và nhờ tìm hiểu mà tất nhiên y sẽ tiếp xúc với Đấng Ngự trị.  con đường của Chính quyền, sự phát triển các giống dân, chăm lo về phương diện vật chất cho các hình thể trong tất cả những cảnh giới tiến hóa của nhân loại.

2. Thần Bí Gia hay Tình thương hay Bác ái - Đức Di Lạc Bồ-tát (Cung 2 -  Bác Ái - Minh Triết)Từ lực, Hấp dẫn, Trị liệu; Người tham thiền trên con đường này sẽ luôn luôn tìm cách nhập vào tâm thức của mọi sinh vật, đến Thượng Đế. Y không suy ngẫm nhiều về Định luật mà suy ngẫm nhiều về sự sống được Định luật đó quản trị.
* Thần bí gia không nhất thiết là một huyền bí gia, nhưng huyền bí gia phải vốn là một nhà thần bí (TVTTHM, 147)

3. Khởi đầu thiền - Trí tuệ/ Thông tuệ/ Kiến thức Khoa học - Đức Văn minh Đại đế (Cung 3 - Trí tuệ linh hoạt...):  Điện lực, Tổng hợp, Tổ chức;con đường có 5 chi nhánh. Họ không suy ngẫm nhiều về Định luật, về Sự Sống mà suy ngẫm nhiều về ảnh hưởng của cả hai trong cuộc biểu hiện, và các nguyên do. Là con đường của tổ chức kinh doanh, các họa sĩ, nhạc sĩ, nhà khoa học và người phụng sự nhân loại. Các Chân thần Bác ái và Hoạt động phải dành nhiều thời gian cho một trong 5 chi nhánh của ngành này, trước khi chuyển qua con đường tình thương và quyền lực.

+ Môn sinh - Người chí nguyện: Điều lý tưởng là sống ở thế gian nhưng không thuộc về thế gian, cho nên chỉ có người đệ tử ở mức tiến hóa cao hay ngay trước khi được Điểm đạo mới được phép ẩn dật trong một thời gian. Chỉ có sự từ bỏ ở nội tâm là đáng kể, và thái độ vô kỷ đối với hoàn cảnh mới quan trọng, chứ không phải việc ẩn thân ở một nơi riêng biệt nào.(TTHM)
Xem Tham thiền - Nhập định và những nguy hiểm cần tránh và Tổng quan về Tham Thiền

II- Định Lực Và Nhập Định và Trí Huệ

1. Nhập Định - Nhập Đại Định Trong Tu Tham thiền tu Thiền Định

+ Thiền định (Dhyna): Cánh cửa vàng của Thiền định. Khi mở ra sẽ dẫn dắt vị Naljor (thánh nhân – Cao đồ) đến cõi Sat vĩnh hằng và triền miên trầm tư vào cõi đó. (Đây là Ba–la–mật thứ 6). (TNVT, 178)

+ Thiền Định: Chính Đức Thế Tôn đã từng nhấn mạnh: “Thiền định là phương tiện duy nhất để thanh tịnh nội tâm, tiêu trừ phiền não.” (Samyutta, 16:13 – Tạp A Hàm)

+ Khi Linh hồn đi vào nhập định. Tâm thức của phàm nhân ngưng hoạt động và hành giả trở thành thực tính của chính mình – là một linh hồn, là một thành phần của thiên tính, ý thức được rằng trong tinh túy mình là một với Thượng Đế. (ITI 137)
- Chiêm ngưỡng như là sự thấu hiểu trực giác về những nhận thức mà người ta biết là đúng.
- Chiêm ngưỡng hay nhập định: Nó là giai đoạn chuyển tiếp mà trong đó linh hồn hoạt động tích cực, xảy ra trước điều mà chúng ta có thể gọi là nỗ lực hướng thượng.
- Thông qua 1 thành phần, cái toàn thể được tiếp xúc và 1 sự mở rộng tâm thức diễn ra, với niềm an lạc hoan hỉ. Trạng thái phúc lạc bao giờ cũng đi sau sự nhận thức về sự hợp nhất của một thành phần với Toàn thể. (Light of the Soul 34/35)
* Nhập định là giai đoạn khó nhất của tham thiền mà chúng ta cần thành thục.

+ Nhập định và ngủ có chỗ nào không giống nhau?
Đáp: Lúc nhập định thì trong tâm biết rõ hết. Thân ngồi đoan chánh ngay thẳng không dao dộng, đầu không gật xuống hay nghiêng qua một bên. Đó là cảnh giới tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch. Còn lúc ngủ thì cái gì cũng không biết, thậm chí còn ngáy như sấm và cả tư thế thì hoàn toàn trái ngược.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu 223)

+ Giai đoạn Thiền - Nhập định_Chân Sư DK chỉ dẫn:

- Sướng Linh Từ AUM - OM: Nơi đây có ẩn chứa vấn đề − xướng hai nốt này một cách đồng bộ, và với thể trí được tập trung. Nơi đây có chứa một manh mối đối với ý nghĩa của AUM hoặc OM. Trong các giai đoạn đầu của công việc thiền định, từ ngữ này được xướng lên thành tiếng rõ ràng, trong khi về sau thì nó được xướng lên không ra tiếng. Sự tập luyện xướng lên từ ngữ AUM này là một sự chuẩn bị trong vô thức đối với hoạt động sáng tạo tinh thần có hai phần; rồi sự dễ dàng sẽ đến khi người tìm đạo đầy chú tâm tập quen nghe trong bộ não của mình tiếng vô thinh (soundless sound) của OM.
Ở đây Tôi muốn đề nghị rằng các đạo sinh hãy tập quen làm việc theo cách này, tức là xướng thánh ngữ thành tiếng và nhiều lần vào lúc kết thúc hành thiền buổi sáng, nhưng nhấn mạnh ở phần đầu, đó là hết sức chú ý đến việc nghe tiếng vô thinh (inaudible hearing), việc đó sẽ phát triển sự nhạy cảm của nội nhĩ (inner ear) tức tai dĩ thái

Những đạo sinh nào có đạo tâm mãnh liệt (keen) và trong sáng sẽ thực hiện tốt khi đối mặt với vấn đề mà công việc huyền thuật có liên quan, và sẽ nghiên cứu khả năng của họ trong thiền định và sự sẵn lòng của họ để thực hiện giới luật cần thiết một cách ổn định và thận trọng. Để tạo thuận tiện cho việc này, Tôi muốn đề nghị rằng bất kỳ ai vốn quan tâm sâu sắc đến công việc, nên nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau đây dưới ánh sáng của linh hồn họ, và trả lời cho Chân Ngã của họ.

1. Bạn có cảm thấy bạn đã đạt đến giai đoạn mà bạn có thể:
a/ Loại bỏ hình thức thiền định như bạn đang có hiện giờ.
b/ Nhập vào trạng thái đại định (the state ofcontemplation) một cách tương đối dễ dàng.
c/ Nhận ra rung động của chính linh hồn bạn.
2. Có phải Thánh Ngữ có ý nghĩa nào đó đối với bạn, và liệu bạn có thể trình bày rõ lý do mà bạn xướng nó lên không?
3. Bạn nôn nóng tiến hành công việc này vì phàm ngã của bạn mong muốn, hay vì linh hồn của bạn đang bắt đầu một cách hữu thức sử dụng bộ máy của nó?
- Liên quan với câu hỏi cuối cùng này, cần có một sự phân tích kỹ lưỡng, và Tôi yêu cầu bạn nói thật với chính mình, và do đó xác định rõ ràng vị trí đích thực. Vấn đề này nằm giữa linh hồn của một người với chính y. (LVHLT, 128)
Xem: Tham thiền - Nhập định và những nguy hiểm cần tránh và Tổng quan về Tham Thiền

+ Nhập định, nhập thần (Contemplation hay Samadhi): X. Đại định + Nhập Định/ Đại định (contemplation, samahdi): Khi một người khao khát tập yoga có thể kiềm chế các bộ phận nhận thức bằng giác quan của mình sao cho chúng không còn báo trước cho thể trí các phản ứng của chúng đối với những gì được cảm nhận thì hai việc xảy ra:
1. Bộ óc xác thân trở nên yên tĩnh và phẳng lặng.
2. Chất trí hay thể trí ngưng tạo ra các thay đổi và trở nên hoàn toàn phẳng lặng.(ASCLH, 36)
- Nhập định là sự đồng nhất hóa của người nhận thức với những gì trong chính y vốn rất giống với linh hồn bên trong hình hài. (ASCLH, 92)
- Nhập định tức là chuyển ánh sáng của linh hồn vào những gì cần được biết hay tìm kiếm.(ASCLH, 253)
- Nhập định là sự yên nghỉ của đạo sĩ yoga, kết quả của sự triệt thoái hữu thức và có khoa học của Chân nhân ra khỏi phàm ngã tam phân để hoạt động trên các cõi cao, chuẩn bị cho công cuộc phụng sự tích cực nào đó trên cõi thấp(ASCLH, 23)
- Samdhi (đại định, nhập định) là trạng thái mà trong lúc đó, hành giả mất hết ý thức về mọi biệt ngã, kể cả chính mình. Hành giả trở thành tổng thể (the All). (TNVT, 227)

+ Cung Hoàng đạo Libra - Thiên Bình: Cũng có thể được nói đến bằng các thuật ngữ về tiến trình thiền định như được chỉ dạy cả ở Đông lẫn Tây, diễn ra song song trong 5 cung hoàng đạo hoàn toàn thuộc con người:
1. Leo – Định trí – Sự sống linh hồn được tập trung trong hình hài. Sự biệt ngã hóa. Ngã thức. Người kém phát triển và người bình thường. Kinh nghiệm con người.
2. Virgo – Thiền định – Sự sống linh hồn, như được cảm nhận trong con người, giai đoạn ấp ủ hoài bão. Giai đoạn Christ ẩn tàng. Người thông tuệ. Phàm ngã, dưới hình thức che giấu sự sống Christ.
3. Libra – Đại định – Sự sống của linh hồn và sắc tướng được quân bình. Không cái nào chiếm ưu thế. Trạng thái cân bằng. Khoảng giao thời trong đó linh hồn tự tổ chức cho trận chiến, còn phàm ngã đang chờ. Đây là con đường dự bị. Nhị nguyên tính được thấu triệt.
4. Scorpio – Giác ngộ Linh hồn chiến thắng. Kinh nghiệm trong Taurus được hoàn thành. Huyễn cảm thuộc cõi cảm dục tan biến. Ánh sáng linh hồn tuôn đổ vào. Con Đường của Đệ Tử. Vị Đệ Tử.
5. Sagittarius – Linh hứng – Chuẩn bị điểm đạo. Linh hồn truyền cảm hứng cho sự sống phàm ngã, tự biểu lộ qua phàm ngã. Điểm đạo đồ. (CTHNM, 257)

+ Thiền định tương ứng với Cung Hoàng đạo
  Sirius           Leo            Mercury     Saturn

Tinh Thần ... Linh hồn .... Trí tuệ ....... Bộ óc
Sự sống ..... Tính chất ... Giác ngộ .. Sắc tướng
Hít vào .......Tạm nghỉ ...Thở ra ..... Tạm nghỉ (Chân Sư DK_CTHNM, 338)

2. Định Lực và Trí Huệ Trong Tham Thiền - Tu Thiền Định

+ Căn bản trí - Trí Huệ: Đức Phật dạy chúng ta cầu căn bản trí, cầu căn bản trí chính là tu giới định tuệ,
- Nhân giới được định,
- Nhân định phát tuệ (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Định trong Thiền định: Thiền định có nghĩa là sự khai m ca chân tâm. Trong quá trình tu tp thiền định. Hồi xưa đức Phật có cho một thí dụ rằng, “Nếu các con muốn bật đèn cầy lên, gió nhiều quá, con lấy tay che lại, con che phía trước, thì gió đánh phía sau, con che phía sau, thì gió đánh ngang hông, con che ngang hông, thì gió đánh phía dưới lên, con phải làm sao? Con đem đèn cầy vào trong phòng kín, đóng cửa lại, thì gió không tạt, lửa đèn cầy không bị tắt. Phòng kín đó là Giới, là khuôn phép ngăn chận gió bên ngoài đánh vào. Khi bị gió, lửa đèn cầy lúc nào cũng phập phồng, lên xuống; khi để đèn cầy vào phòng thì đèn lắng xuống, lửa cháy to lên, mạnh, và sáng. Sự mạnh và sáng đó là Định với Huệ đi liền với nhau. Định là sự lắng đọng của ngọn lửa, Huệ là sự toả sáng; hai thứ đó gần như đi liền với nhau, nên mình khó thấy được. Đó là một thí dụ về Giới-Định-Huệ hay nhất và căn bản nhất của nhà Phật, và chính đức Phật là người dạy cho chúng ta thấy để mà tu.

Thí dụ đó nói rằng gió là nghip lc, là nhng thói quen xu, nhng ký c v quá kh, nhng chuyn mình làm sai lm, nhng chuyện mình nghĩ sai lm, thành kiến, s kiêu ngo, lòng tham, nht là cái tánh gin lẫy, lúc nào cũng giận d, lúc nào cũng short temper, đụng ti là nổ đùng đùng, mắng chửi, đánh đập, chê bai… Đặc tánh gin dữ đó, bừa bãi phê bình người này, bừa bãi phê bình người kia gi là gió nghip hay là nghip.

gió nghiệp đó cản tr s khai m ca chân tâm ca mình. Định lc chính là la ca ngọn đèn sáp.  Lửa cn s xúc tác t mt diêm quẹt để châm cho ánh sáng đèn cầy được cháy lên nên s xúc tác quan trng lm. Cái khả năng giữ cho tim đèn cháy mãi là Định lc, ánh la chính là Chân tâm, và s ta sáng là Hu hay là Huệ lực.  Như vậy trong thí d trên, cái phòng có cửa đóng lại để gió không vào được là Gii hay Gii lc(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng về Định Lực)

+ Định: Giữ tâm yên lặng, thoải mái, thanh thản, hồn nhiên, không tham (không tu để đạt được gì),..., chỉ là đến giờ thì ngồi. Sự lắng dịu của thân và tâm đạt được => Khởi đầu của định. Cùng với sự tập trung và tinh tấn, tỉnh thức sẽ kiến tạo định lực ngày càng mạnh => Sinh trí huệ thấy bản chất của cuộc sống ...(Nguồn: Thầy Thích Nhất Hạnh)

* Hiểu về nghiệp để buông xả: Còn nghiệp chi phối (Gió thổi) thì Định chẳng sinh tồn vững chắc. Cần xóa Vô minh để rễ bề buông xả được vạn duyên và nghiêm trì giới luật (Bức tường chắn gió) không để nghiệp chi phối. Tức là cần tu hành có thành tựu bước đầu trong việc xóa bỏ các chướng ngại để bước vào con đường đạo, gốc của nó là từ Vô minh (Gốc của 12 nhân duyên sinh ra nghiệp luân hồi), không nóng giận hận thù, tu đạo người quân tử của thế gian, cao hơn thì tu Thập thiện và Bát chánh đạo/ Đạo xuất thế gian. Đức Phật dậy "Ý dẫn đầu các Pháp", Thân Khẩu Ý thông qua Thân Tâm tạo tác nghiệp không ngừng (Tương tác từ cái Ta và sự vật, là qua sáu căn với sáu trần, từ tham sân si kiêu mạn nghi kiến thủ ...), mà phàm nhân thì tạo tác nghiệp ác liên hồi thì không phù hợp với tu thiền định, vì chẳng thể thành tự định lực (Nhân trắc học tổng hợp)

+ Tu Thiền - Định Lực Sâu khai trí huệ: Tôn giáo cao cấp, đều có người tu hành cao cấp, không chỉ chỉ một người. Cao cấp là tu thiền định, họ biết ly dục nên liền sanh Phạm thiên, điều này chúng ta phải biết..... Người chân tu nhất định thực hiện, điểm này vô cùng quan trọng. Thực hiện chính là ở trong Phật pháp gọi là “trì giới”. Trì giới mới có thể được định. Thiền định thật sâu mới khai trí tuệ, định cạn vẫn không có trí tuệ. Nhà Phật nói: “Tứ thiền bát định” đều không có trí tuệ, cho nên không ra khỏi tam giới. Vì vậy, cái định công này phải sâu thì mới khai trí tuệ. Muốn vậy phải xóa bỏ Vô Minh - Ngu xi, tà kiến;

“Tà kiến” là ngu si. Ngu si biểu hiện ra bên ngoài chính là tà tri tà kiến. Tà tri tà kiến là cách nghĩ sai lầm, cách nhìn sai lầm. Cách nghĩ, cách nhìn của bạn hoàn toàn trái ngược với tự tánh, đây gọi là si. Cho nên, si chính là tà kiến. Có thể xa lìa ngu si, đây là việc khó khăn nhất, khó hơn nhiều so với hai điều phía trước. Trong thập thiện, bảy điều phía trước đều dễ dàng đoạn, chỉ có một điều sau cùng này là khó đoạn. Trong kinh điển Phật có một ví dụ, đoạn si hoặc giống như ngó sen đứt còn vương tơ, rất khó đoạn sạch sẽ. Đoạn phiền não, giới và định, trì giới, tu định thì được. Trong mười điều này thì chín điều phía trước có thể trì giới. Thân và khẩu có thể không phạm, có thể tu định. Định có thể đoạn tham, sân, nhưng mà si thì vô phương. Muốn đoạn si thì nhất định phải khai trí tuệ. Sau khi trí tuệ mở rồi thì si mới có thể đoạn sạch. Không khai trí tuệ thì không có biện pháp nào cả. Chúng ta phải biết rằng, ngu si là gốc rễ của mọi phiền não. Tại sao lại có tham, tại sao lại có sân? Là vì ngu si. Tại sao thân tạo ra sát-đạo-dâm; khẩu tạo ra vọng ngữ, lưỡng thiệt? Đều là do ngu si. Từ đó cho thấy, khai trí tuệ là quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của tu học Phật pháp là ở khai trí tuệ. Khai trí tuệ mới đoạn được gốc rễ ngu si phiền não. Cách khai trí tuệ như thế nào vậy? Nhất định phải nương giới để được định, do định khai tuệ. Phật đã nói với chúng ta cái thứ lớp này. Đây là quá trình mà tất cả chư Phật mười phương ba đời phải tu học, chúng ta muốn tu cũng không thể ngoại lệ. (Nguồn: Kinh Thập thiện - Tập 37 - PS Tịnh Không)

+ Định Lực: Người An chú tâm định mà có Định lực thật sự thì dù đang tỉnh thức vẫn không nghe thấy tiếng động dù rất mạnh ở gần (Đức Phật có định lực trời có tiếng sét ở gần cũng không nghe thấy) - Dù mở mắt nhưng cũng không thấy.(Nguồn: mục 98- Tại đây)

+ Tu Tâm có Định Lực: Định lực là mở tâm bất động vị tha theo chiều dọc. Tâm Mở rộng là tu tâm vị tha, hai tâm phải đồng tiến hóa tương ứng (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Trí huệ và Định lực: Trí huệ là quán sát minh liễu; Định lực là chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc => Phải đến cảnh giới này thì con người mới không tạo nghiệp - Ác tập kết nghiệp‟, đã tạo ác nghiệp thì tương lai phải thọ ác báo.  - Thiện tập kết quả ‟quả‟ là nói về thiện báo, phước báo nhân thiên, nhà Phật gọi là tiểu quả. Câu "Vi thiện vi ác, trục cảnh nhi sanh‟ là nói một người tại sao lại tạo thiện, tại sao tạo ác? Gặp duyên khởi hiện hành. Thiện, ác là hạt giống chất chứa trong A Lại Da Thức, hạt giống tập khí vĩnh viễn sẽ không tiêu mất, một khi gặp duyên nó sẽ khởi lên. Gặp ác duyên liền moi tập khí ác đem ra, gặp thiện duyên thì hạt giống thiện sẽ khởi lên, tự mình chẳng thể làm chủ, chẳng thể khống chế, thường gọi là chẳng có định lực, chẳng có trí huệ. Trí huệ là quán sát minh liễu, định lực là chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc, phải đến cảnh giới này thì con người mới không tạo nghiệp (Trích: A DI ĐÀ PHẬT-KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN tập 10- LÃO PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG GIẢNG GIẢI.)

III. Chứng Nghiệm Tâm Linh - Chứng Đắc Tâm Linh - Chứng Đắc Đạo Quả Khi Tham Thiền Tu Thiền Định

+ Tu thiền - Trong khi nhập định thấy cảnh giới thiện lành ứng hiện mà hành giả không bám chặt vào cảnh thiện lành, không cho mình là đã chứng bậc Thánh - Ngược lại là tà kiến, Ma chướng gồm:
+ Tu định mà sắc ấm chưa phá trừ, suy xét tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, trong khoảnh khắc thấy thân này như bóng, ngoại cảnh như mây, bốn đại không còn kết hợp, không có gì ngăn ngại; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn trước mắt. Nhưng đó chỉ là do dụng công tư duy mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. (nguồn-Tr 130)

+ Khả năng suy cứu tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, tự thấy thân mình rỗng suốt, hành giả bỗng nhiên từ trong thân mình, nhặt ra những con sán lãi, mà thân vẫn bình thường, không bị thương tổn; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn nơi hình thể. Nhưng đó chỉ là do tu tập tinh tiến mà tạm được kết quả như thế, đều không phải đã chứng bậc thánh, ví như dưới đây.
+ Thấy cảnh Phật - Hoa sen: Tâm định này ... trăm ức quốc độ cùng với hoa sen cùng lúc xuất hiện - Chưa chứng.
+ Thấy cảnh mầu bảy báu: Tâm định này, ... thấy mười phương hư không đều thành màu bảy báu, trăm báu, màu xanh vàng đỏ trắng - Chưa chứng.
+ Trong đêm thấy vật như ban ngày: Trong tâm định này, tĩnh lặng rỗng suốt, phát sinh ánh sáng tinh thuần, không loạn động, bỗng nhiên nửa đêm, ở trong nhà tối mà hành giả trông thấy mọi vật tỏ rõ như giữa ban ngày, mà những vật trong nhà tối ấy vẫn y nhiên, không chút gì thay đổi. Đó là tâm tinh tế kín nhiệm làm lắng trong cái thấy, nên thấy rõ suốt chỗ tối tăm mà tạm được như thế - Chưa chứng.
+ Tứ chi không cháy, không đau: Trong tâm định, thấy tứ chi đồng như cây cỏ, dù lửa đốt hay dao cắt cũng không có cảm giác gì - Chưa chứng.
+ Thấy 10 phương bảy báu, lầu các chói sáng cùng hằng hà xa chư Phật đầy khắp: Trong tâm định này, thấy 10 phương sơn hà đại địa đều biến thành Phật độ, đầy đủ bảy báu, chói sáng cùng khắp - Chưa chứng.
+ Thấy cảnh tượng - Lời nói phương xa: Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến những cảnh sâu xa, bỗng ở giữa đêm, hành giả thấy những cảnh tượng ở phương xa, nào chợ búa, giếng nước, đường lớn, hẻm nhỏ, nào bà con quyến thuộc; và nghe cả lời nói ở những nơi ấy. Đó là do tâm bị định lực dồn nén, dồn ép đến cùng khiến ánh sáng bay ra mà thấy được chỗ xa cách, chứ không phải là đã chứng bậc thánh.
+ Thấy mình là thiện chi thức - Có khả năng biến hình: Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến chỗ tinh thuần cùng cực, hành giả tự thấy mình là một vị thiện tri thức, rồi thấy hình thể biến cải, chốc chốc lại thay đổi hình này dáng nọ một cách vô cớ. Đó là tà tâm. Hành giả phòng hộ tâm không cẩn mật, để cho các giống li mị, thiên ma ám nhập, không duyên cớ mà nói pháp, tuồng như thông đạt diệu nghĩa; nhưng đó chỉ là ma lực sai sử, không phải thật đã chứng bậc thánh.
* Này A Nan! Mười cảnh tượng như thế thường hiện ra trong lúc thiền định, đều do hành giả đối với sắc ấm chưa thấu triệt lí tánh, chỉ biết dùng thiền quán dồn nén vọng tưởng, nên hiện ra các việc đó. Chúng sinh mê muội, không tự xét tự lượng, gặp những cảnh tượng ấy thì nhầm lẫn không biết rõ, cho mình đã chứng quả thánh, thành ra mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián! Sau khi Như Lai diệt độ, quí thầy nên y theo lời dạy này, tuyên bày nghĩa lí cho chúng sinh trong đời mạt pháp; không để cho thiên ma có dịp quấy phá; đó là cách giữ gìn chánh pháp, che chở cho người tu hành thành đạo Vô-thượng.
* Còn rất nhiều trường hợp bị Ma chướng cần đọc kỹ lời Đức Phật dậy tại: Xem từ trang 137 đến 159

C- KHAI MỞ TÂM THỨC QUA LẬP HẠNH - THAM THIỀN - NHẬP ĐỊNH

I- Các loại Tâm Thức và khai mở tâm thức

1- Các loại Tâm Tánh các cấp: Trích Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh tịnh pháp thân? Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chơn tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

2- Khai mở tâm thức qua tu hành Phật Pháp

Thep Phật Pháp: Có 4 tầng tâm thức từ dưới lên, người tu đi từ Vị ngã => Vị tha => Vô ngã => Bất nhị.
Tầng thứ 1: Tâm thức Vị ngã/ thuộc Phàm nhân chưa tu - Người tu chuyển hóa từ vị ngã lên vị tha.
Tầng thứ 2: Tâm thức vị tha này có 3 bậc (từ dưới lên)/ Bồ Tát đạo: Thập trụ - Thập hạnh - Thập hồi hướng

Tầng thứ 3: Tâm thức Vô ngã có 2 phần (Dưới lên): Từ Sơ địa Bồ Tát - Nhị địa Bồ Tát .... Thất địa Bồ Tát
Tầng thứ 4: Tâm thức Bất nhị có ... (Dưới lên): Từ Bát địa Bồ Tát đến Thập địa Bồ Tát

* Theo Kinh Hoa Nghiêm nói: TU MỘT LÀ TẤT CẢ, đây là Mô hình Viên Dung/ Mô hình mới phù hợp trí tuệ phát triển - Tức là thành tựu Sơ địa Bồ Tát sẽ ứng với Tâm Phật, Bồ Tát không khác. Pháp tu này ứng với Chân Tâm được mở rộng/ Vòng tâm thức liên tục, liên tục lan tỏa ra vô cùng vô tận, tuy là nó mở rộng trên cùng một mặt phẳng (Như giọt nước lan tỏa), cho đến khi tương ứng với Tâm thức Phật, Bồ Tát, vì Tâm Bất nhị của Phật, Bồ Tát nằm ở tất cả các tầng mức từ thấp đến cao, cho lên thành tựu Tâm bất nhị ở tầng thấp, cũng tương ứng với Tâm Phật Bồ Tát, xem như Tâm Phật, Bồ Tát đã bao trùm đồng nhất với Tâm thức của người tu. Điều này khác biệt hoàn toàn với Mô hình Hành Bố, là cách tu tiến hóa lên từng bậc thang tiến hóa, là phép tu thời xưa cách này ngàn năm.(Nguồn: Xem tại đây)

II- Tiến Trình Khai Mở Qua Tham Thiền - Nhập định và nhập đại định

1. Khởi đầu tu - Pháp tu tiểu thừa tiến lên con đường Trung thừa/ Bồ Tát Đạo: Người tu đi từ tâm thức Vị ngã tiến lên tâm Vị tha, có ba nhóm tâm thức cần phải tu theo thứ tự

+ Tu lên tầng thứ 2: Tâm vị tha với nhóm đầu: Thập trụ tâm

Bao gồm mười điều cần tu có thành tựu qua cuộc sống hành ngày và tham thiền đều đặn

1. Sơ Phát Tâm Vị Tha - Khởi đầu từ Tâm thức Vị ngã tiến lên Vị tha, là khởi phát tâm làm lành lánh giữ, noi gương Thánh nhân chánh đạo mà tu, ví như Phật, Bồ Tát. (Nguồn: Sơ Phát Tâm Tu Thập Trụ 1-2-3-4-5)

2. Trị Địa Trụ: Tu sửa đổi tâm vị ngã thành vị tha, tức thay tâm vì mình thành vị tha - Lợi mình tức là lợi tha. (Nguồn: Tu Trị Địa Trụ 1-2-3)

3. Tu Hành Trụ: Tu tâm rộng mở, tuy còn tán loạn, từng bước cân bằng để an trụ bất động, tiến tới tu nhập thất rất quan trọng để có thành tựu. Thay đổi hoàn toàn tâm thức vị ngã thành vị tha. Nhận thức vạn sự Vô thường, Vô ngã, không còn phân biệt (Để thành tựu cần trên dưới 10 năm tu hành và tham thiền đều đặn hàng ngày). Thoát khỏi ngũ ấm. nhận thức được thân thể không thật, là ảo ảnh. Tu hành là phải tìm sự khó khăn, khổ hạnh, khổ đau. Còn nếu Tu hành để tìm sự an toàn thì là bản năng của Bản ngã, không tiến hóa được, dậm chân tại chỗ. (Nguồn: Tu Hành Trụ 1-2-3-4-5-6-7);

4. Tu Hành Trụ lên Sinh quý trụ: Khi nhập thất tu tâm thiền định, trong định sẽ nhận thấy Vạn sự như Pháp giới, chúng sinh giới, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành ... là Không; Địa, thủy, hỏa, Phong đều không ... Khi xuất định Nhập Thế - Như mình Sinh ra một lần nữa với mức tiến hóa cao tột, thay đổi toàn diện cả Thân Tâm. Khi đó, ta sẽ có cái nhìn cuộc sống Vô thường, đúng thật là ảo ảnh ... => Thay đổi tầm nhìn từ Chánh Pháp, dùng Pháp Xuất thế gian kiến giải Pháp thế gian như Đức Phật dạy như đứng trên đỉnh tòa nhà cao nhìn xuống ngã tư đường - Nhìn toàn cảnh (Nguồn: Tu Hành Trụ)

4.1. Tu Hành Trụ lên sinh quý trụ: Tổng hợp lại, cần tu thiền Nhập thất mỗi năn vài lần ngắn ngày cho đến đủ 1000 ngày càng tốt, để có định lực để giữ Tâm luôn trong định - Tĩnh lặng nhìn đời và thực hành ban giải tình thương ... (Nguồn: Tu Hành Trụ - Sinh Quý Trụ);
* Tổng kết ba trụ đầu tiên: Người tu khởi đầu là thay đổi tâm lượng bao trùm của mình, giúp đỡ chúng sinh theo gương các vị Bồ Tát, từ đó mang lại hạnh phúc cho chính mình. Tu thiền giúp an định, mở tâm vô vi vững chắc, thấy được thực chất của ngũ ấm (Nguồn: Nhìn lại ba trụ đầu)

4.2. Sinh Quý trụ tiếp: Cần tu nhập thất để tiến hóa Tâm thức. Ra thất - Nhập Thế Phụng sự chúng sinh vô kỷ, từng bước giải thoát luân hồi sống trên đời mà không bị đời chuyển, thực hành phụng sự theo cách hiểu Chánh Pháp xuất thế gian, nhìn thấu bản chất con người Vô minh và luôn tha thứ và từng bước giúp họ giải thoát... Cần chủ động tạo nhiều duyên lành với chúng sinh, vì KHÔNG CÓ DUYÊN THÌ KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC, (Nguồn: Tu Hành Trụ - Sinh Quý Trụ 1,2,3)

5. Cụ túc phương tiện: Khi Tu thành tựu nhập thất, vị Bồ Tát bất thối chuyển, luôn độ hóa cứu độ chúng sinh vô điều kiện, với lòng hy sinh vị tha vô bờ; (Clip 4) - Vị Bồ tát dùng Phương Tiện thiện sảo giúp làm lợi ích chúng sinh, thay đổi số mệnh với người có duyên, giúp chúng sinh mở lòng, không bị kẹt trong Vô minh để hướng thượng. Độ là ĐẢ THÔNG MỌI TẮC NGHẼN trong vạn sự cho chúng sinh. (Nguồn: Cụ Túc Phương Tiện Trụ 1, 2, 3, 4, 5, 6 )
* Tổng kết nhìn lại năm trụ: Hiện không xem được, bị lỗi (Nguồn: Nhìn lại năm trụ)

6. Chính Tâm Trụ: Định lực/ Từ Bi lực nếu mình thành tựu không gì phá được. Việc tiếp xúc với chúng sinh rất quan trọng, vì là cơ hội trả nghiệp, chỉ có gặp chướng duyên khuấy động quấy phá lên thì Ta mới dùng Tâm trong Định từ bi hóa giải để triệt tiêu nghiệp đó đi, làm trong sạch Tâm thức đang lắng đọng (Vì tâm định chúng không sinh động) trong tâm (Nguồn: Chính Tâm Trụ 1, 2, 3, 4, 5,  )

7. Bất Thối Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Bất Thối Trụ 1, 2   )

8. Đồng Chơn Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Đồng Chơn Trụ...1, 2, 3, 4)

9. Pháp Vương Tử Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Pháp Vương Tử Trụ 1, 2, 3, 4, 5, 6)

10. Quán Đỉnh Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Quán Đỉnh Trụ...1, 2, cuối)

+ Tu Năm T - Các hạnh trên con đường khai mở Tâm thức: Mời xem trực tiếp (Tu năm T có 10 Clip)

Xem danh sách tất cả các Clip - Bài giảng của Thầy Hằng Trường về Thập trụ: Xem tại đây

+ Tu lên tầng thứ 3: Tu tâm thập hạnh

Bao gồm các hạnh cần tu có thành tựu biểu hiện qua cuộc sống hành ngày và tham thiền đều đặn

+ Tu lên tầng thứ 4: Tu tâm thập hồi hướng

Bao gồm các hạnh cần tu có thành tựubiểu hiện qua cuộc sống hành ngày và tham thiền đều đặn

2. Con đường Bồ Tát Đạo - Trung thừa tiến đến Đại thừa

Con đường còn xa với người chí nguyện/ bậc điểm đạo thấp

3. Con đường Đại thừa tiến đến quả vị Phật

Con đường còn xa với người chí nguyện/ bậc điểm đạo đã giải thoát luân hồi

II- Khai mở tâm thức qua tu hành theo Minh triết mới

Con đường tu hành với một cách nhìn khác, tuy nhiên về tổng thể không có khác biệt nhiều với Phật Pháp, căn bản của sự khác biệt là các thuật ngữ, thường làm rối người tu, rất lên chỉ chọn tu theo một trường phái, một đức thầy.