Bậc trung thần - Trung thành: Làm việc ngay thẳng - Tu chữ nghĩa - Đạo nghĩa - Người nghĩa khí trong Ngũ thường: Nhân nghĩa lễ trí tín - Đạo làm người quân tử.

+ Giáo dục của Nho gia xem trọng luân thường - Ngũ luân: Các quan hệ vợ chồng, cha con, anh em, bạn bè, vua tôi. Cho nên, bạn bè là một trong ngũ luân, có mối quan hệ hết sức mật thiết với bản thân ta.
Để chu toàn đạo nghĩa với bạn bè, đức Phật dạy chúng ta năm việc.
Thứ nhất, nếu bạn làm chuyện xấu ác, tạo nghiệp ác, phải khuyên bảo để bạn chấm dứt. Cho nên, bạn bè có nghĩa vụ giúp nhau sửa lỗi. Nếu thấy bạn mình làm chuyện sai trái mà không nói ra thì chưa đủ gọi là bạn bè, đó không phải bạn bè. Tuy nhiên, khuyên bảo uốn nắn cũng phải theo lễ nghi, nhất định phải giữ lễ, phải hiểu biết lễ nghi thích hợp. Lúc nói lỗi để khuyên bảo tuyệt đối không được có mặt người khác. Phải khuyên bảo trong chỗ riêng tư. Như vậy mới là bạn bè. Cha mẹ dạy con thì có thể dạy dỗ [sửa lỗi] lúc có mặt anh chị em. Đó là cha mẹ hay anh chị dạy dỗ [sửa lỗi] con em. Nhưng nếu có người ngoài, cha mẹ, anh chị cũng không nên nói ra. Đó là vì giữ thể diện cho con em mình. Thầy dạy dỗ [sửa lỗi] học trò, có thể nói ra trước mặt các bạn đồng học. Vì sao vậy? Vì chúng ta là bạn đồng học, thầy không chỉ dạy riêng một người, đó là dạy dỗ tất cả học sinh của thầy. Nhưng bạn bè với nhau thì không được. Bạn bè chỉ có thể khuyên bảo nói lỗi ở chỗ riêng tư kín đáo. Cho nên, ý nghĩa này chúng ta phải hiểu thật rõ ràng.
Khuyên bảo lẫn nhau để dứt trừ lỗi, đó là nói có sự giúp đỡ qua lại với nhau. Trong Phật pháp, thực sự rõ biết rằng nhân quả [báo ứng] tương quan trong cả ba đời: [quá khứ, hiện tại và tương lai], cho nên việc khuyên bảo sửa lỗi là quan trọng thiết yếu hơn hết.
Chỉ khuyên can không quá 3 lần: Tập khí xấu ác rất nặng nề, trong sách Luận ngữ có nói đến. Sách Luận ngữ là do Khổng tử nói ra. “Bạn bè [khuyên can] quá nhiều lần thì thành ra xa cách”. Cho nên, hiện nay so [với thời trước] khó khăn hơn rất nhiều. Khuyên bảo sửa lỗi không được quá ba lần. [Khuyên can] ba lần trở lên thì đã thành kẻ ác rồi, tình bạn bè thành ra xa cách. Không chỉ là xa cách, mà còn kết thành oán thù. Do đó có thể biết rằng, việc khó nhất trong đời này là [hiểu được] lòng người. Đó gọi là: “Thành tựu công việc đã khó, làm người còn khó hơn.”
Người thực sự thấu tình đạt lý, Nho gia gọi là người quân tử, là người thực sự thông hiểu ý nghĩa [thích hợp] lòng người. Thấu tình đạt lý đến mức rốt ráo thì đó là bậc thánh nhân, trong Phật pháp chúng ta tôn xưng là Phật, Bồ Tát. Chúng ta ngày nay tội lỗi đầy mình, khởi tâm động niệm, nói năng hành động đều là bất thiện, chư Phật, Bồ Tát vì sao không đến khuyên bảo sửa lỗi cho ta? Vì sao không thể đến dạy dỗ chúng ta?
Chúng ta tự mình suy ngẫm xem, chư Phật, Bồ Tát đến dạy dỗ, liệu chúng ta có tiếp nhận hay không? Không thể tiếp nhận. [Khuyên bảo] quá ba lần liền thấy phiền toái, ghét giận, rồi cũng sẽ xem chư Phật, Bồ Tát là kẻ oan gia thù nghịch. Cho nên chư Phật, Bồ Tát vì lòng từ bi mà không đến với chúng ta. Các ngài không đến là từ bi, là bảo vệ mối quan hệ tốt, không để quan hệ tốt hiện nay với quý vị phải hóa thành xa cách. Đợi khi nào quý vị thực sự giác ngộ, thực sự muốn quay đầu, ở trong sáu đường đã chịu đựng đủ mọi khổ não, bừng lên được một ý niệm giác ngộ, một niệm quay đầu hướng thượng, khi ấy [chư Phật, Bồ Tát] sẽ đến [giúp quý vị] như những người bạn tốt. Phương thức của chư Phật, Bồ Tát là như vậy, rất đáng cho chúng ta tham khảo.
[Nếu người ta] không chịu nghe lời khuyên thẳng thắn, không chịu nghe lời hiền thiện, thì hãy tạm thời rời xa. Nhất định phải đợi khi họ muốn quay đầu hướng thiện mới quay lại tiếp cận. Như thế là ý nghĩa cảm ứng giao hòa trong đạo hết sức lớn lao.
(Trích lục từ: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải, Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến. Giảng ngày 20 tháng 9 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 101, số hồ sơ: 19-012-0101)
+ Làm việc ngay thẳng: ... Lục tổ dạy: Làm việc ngay há phải tu thiền: Hành vi công bình chính trực, đó chính là thiền, thiền cũng chính là dạy quý vị trừ đi tất cả tập khí tật xấu. Có người nói: "Tâm bình không cần trì giới, vậy tôi không trì giới nữa," nhưng tâm của quý vị đã bình hay chưa? Quý vị không kể tâm mình bình hay chưa, liền không trì giới. Tâm của quý vị cần phải bình mới có thể không trì giới, nếu tâm không bình thì làm sao có thể không trì giới? Nếu dối gạt người nói tâm tôi đã bình rồi, nhưng khi làm việc gì thì không công bình, lại tự tư, tự lợi, ích kỷ, tật đố chướng ngại, loại người này tâm làm sao có thể bình được. 
Nghĩa, huynh đệ dưới trên tương ái: Như Cha Mẹ thương con cái, đó chính là lòng từ bi lân mẫn, thuộc về nghĩa.
Nhượng, hòa mục tôn ti đối đãi: Cùng nhau khiêm tốn nhường nhịn thì trên dưới hòa hiệp, nhìn thấy kẻ tôn quý người hạ tiện đều bình đẳng như nhau, hòa hòa hiệp hiệp thì không có tranh chấp phát sanh. (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Bậc trung thần - Trung thành:
“Trung thần xuất ư hiếu tử chi môn” (Bậc trung thần xuất phát từ con người có hiếu). Lời nói này của Tổ Tiên cũng đã được ấn chứng mấy nghìn năm lịch sử. Lòng hiếu thảo, lòng yêu thương của con người đều từ những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống mà được hình thành, ảnh hưởng ngấm ngầm một cách tự nhiên.
+ Xem thêm: Tu lễ lạy các phương hành Đạo nghĩa