Nhà bốn phương - Vườn bốn phương - Nhà 4 phương - Vườn 4 phương - Nhà tứ phương - Vườn tứ phương. Phong thủy nhà các phương tòa nhà

+ Tòa nhà Thiện kiến trên cõi trời: Trên đỉnh núi Tu-di sơn vương có thành của cõi trời Tam thập tam.
- Phía Bắc ngôi nhà Thiện kiến có cung điện Đế Thích, dọc ngang một ngàn do-tuần; tường vách cung điện có bảy lớp với bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây, trang hoàng chung quanh bằng bảy thứ báu... cho đến, vô số các loài chim cùng nhau ca hót líu lo, cũng lại như vậy.

- “Phía Đông ngôi nhà Thiện kiến có vườn rừng tên là Thô sáp, ngang rộng độ một ngàn do-tuần; ...
- “Phía Nam cung điện Thiện kiến có khu vườn tên là Họa lạc, ngang rộng một ngàn do-tuần; ....
- “Phía Tây ngôi nhà Thiện kiến có khu vườn tên là Tạp, ngang rộng một ngàn do-tuần,....
- “Phía Bắc ngôi nhà Thiện kiến có khu vườn tên là Đại hỷ, ngang rộng một ngàn do-tuần, ...
- “Ở quãng giữa vườn Thô sáp và vườn Họa nhạc có ao Nan-đà, ngang rộng một trăm do-tuần; ...
- “Giữa hai khu vườn Tạp và khu vườn Đại hỷ có cây tên là Trú độ, chu vi độ bảy do-tuần, cao một trăm do-tuần, ...
- “Ngoài ra các cung điện khác của Đao-lợi thiên, ngang rộng một ngàn do-tuần, ...
- “Phía Bắc ngôi nhà Thiện kiến có hai đường cấp dẫn đến cung điện Đế Thích. Phía Đông ngôi nhà Thiện kiến có hai đường cấp dẫn đến khu vườn Thô sáp; lại có hai đường cấp dẫn đến vườn Họa lạc; lại có đường cấp dẫn đến trong khu vườn Tạp; lại có đường cấp dẫn đến khu vườn Đại hỷ;....
...“Lúc này, Thích-đề-hoàn Nhân mặc vào thân mình những đồ trang sức quý báu cùng anh lạc, ngồi trên đầu thứ nhất của Y-la-bát Long vương, kế đó, hai bên mỗi đầu còn có mười sáu vị Thiên vương ở trên đỉnh đầu Long vương này, theo thứ tự mà ngồi. ... Tùy theo công đức mà những người theo hầu được thụ hưởng sự hầu hạ ... chẳng đồng nhau....
“Lúc vào trong vườn Thô giáp, thì thân thể trở nên thô nhám. Lúc vào vườn Họa lạc, thì thân thể tự nhiên có những sắc màu như vẽ dùng để vui đùa. Lúc vào vườn Tạp, ngày 8 - 14 - 25 của mỗi tháng, ngoại trừ người nữ A-tu-luân, các thể nữ được thả tự do để cùng các Thiên tử ở trong vườn này cùng du hí hỗn tạp với nhau, cho nên gọi là vườn Tạp. Lúc vào vườn Đại hỷ, thì có thể vui đùa một cách hoan hỷ, cho nên gọi là Đại hỷ. ... 
Lúc ở trên ngôi nhà Thiện pháp này mà tư duy về pháp vi diệu, nên gọi là nhà Thiện pháp. ...(Nguồn: Kinh Đao Lợi Thiên - Phẩm 8 - Thế Ký)