QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Thể Và Dụng Trong Phật Pháp và Dịch Học

THUẬT NGỮ THỂ VÀ DỤNG
TRONG PHẬT PHÁP VÀ DỊCH HỌC VÀ MINH TRIẾT

Hiểu thấu rõ được Thuật ngữ Thể - Dụng giúp chúng ta nghiên cứu và thấu hiểu Thế giới - Chúng sinh - Nghiệp quả tương tục xuất phát từ Vọng tưởng "Sinh vô minh" mà có sự sống luân hồi, các chúng sinh, số mệnh, sông núi, tứ đại, ngũ hành, kim thạch, thảo mộc, mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và các năng lượng trang ngập trong khắp vũ trụ hư không mà trong Phật học hay Minh triết mới đề cập. Các câu sau đây nói về bản chất của năng lượng tương ứng với Thể - Dụng của mọi mặt:

Không đổi tùy duyên - Tùy duyên không đổi.

Bất biến tùy duyên - Tùy duyên bất biến.

Dĩ bất biến - Ứng vạn biến.

PHẦN 1
THỂ VÀ DỤNG TRONG DỊCH HỌC

Trong Dịch học, âm dương ngũ hành là các yếu tố chi phối vạn sự vạn vật trong trời đất. rất cần hiểu rõ Thể và Dụng của nó để ứng dụng trong đời sống, giúp con người tìm cát tránh hung, làm cho cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc bình an hơn.

PHẦN 2
THỂ VÀ DỤNG TRONG MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG

Minh triết mới đề cập sâu đến các loại năng lượng. Minh triết nói rằng, suy đến tận cùng, mọi vật chất trong vũ trụ đều là năng lượng, điều này khoa học cũng đã nói đến. Nguồn gốc căn bản của năng lượng vũ trụ là "Lửa", vậy tại sao lại có Tứ đại, các hành tinh, mặt trời, mặt trăng ... Tất cả đều từ nguyên lý Thể - Dụng của năng lượng mà vạn sự - Vạn vật - Chúng sinh khắp vũ trụ hình thành.

PHẦN 3
THỂ VÀ DỤNG TRONG PHẬT HỌC

Đức Phật nói rằng TÁNH NHƯ LAI TẠNG hay Tánh Phật trong khắp hư không pháp giới luôn "Không đổi tùy duyên" mà cũng "Tùy duyên không đổi". Cái "Dụng" của Tánh Như Lai Tạng thiên biến vạn hóa bao gồm Tứ Đại: Đất - Nước - Gió - Lửa cho đến các Linh hồn/ Linh tánh đầu thai, cũng gọi là Phật tánh trong con người đều tuân theo nguyên lý Không đổi tùy duyên - Tùy duyên không đổi này. Chính cái Thể Dụng vi diệu này mà Đức Phật giảng cho chúng ta hiểu rằng, không có gì là cố định cả, tất cả đều có thể thay đổi được. Như vậy Số mệnh không bao giờ là Định mệnh cả, hoàn toàn có thể thay đổi được qua Tu hành như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy.

A- TRÍCH CÁC THÍCH NGHĨA TỪ TOOLTIP

I- THỂ DỤNG CỦA CÁC ĐẠI

Thủy Đại: Thể tánh - Hoạt Động - Dụng Của Dòng Nước hay Dòng Sông - Hành Thủy

+ Thể - Dụng - Tánh Của Nước và Dòng Nước:
Trích Kinh Phật Dậy. ... A-nan, tánh của dòng nước (Sóng lớp lớp chồng lên nhau theo chật tự) như vậy chẳng do hư không sinh ra, chẳng phải do nước mà có, cũng chẳng phải tánh nước, cũng chẳng lìa hư không và nước.
Giảng:
A-nan, ông phải nên biết đạo lý nầy là gì. Tánh của dòng nước như vậy, dòng nước dồn theo nhau chảy xiết chẳng do hư không sinh ra. Chẳng phải vì hư không mà có dòng nước chảy xiết; cũng chẳng phải do nước mà có. Mặc dù sóng là ở trong nước, nhưng không phải nhờ nước mà có sóng. Cũng chẳng phải tánh nước Sóng tự nó chẳng phải là nước – cũng chẳng lìa hư không và nước. Thế thì, nó đến từ đâu?
"Nếu do nước mà có thì dòng nước nầy tánh nó lẽ ra không phải là nước nữa, và hiện nay có thể chỉ ra tướng của nước và dòng nước khác nhau[80]. Nếu dòng nước tức là tánh nước thì khi nước trong lặng, sẽ không còn là thể của nước nữa?"
Giảng:
Nếu do nước mà có – nếu ông nói rằng do nước mà có dòng chảy xiết vô tận ấy thì dòng nước nầy tánh nó lẽ ra không phải là nước nữa và hiện nay có thể chỉ ra tướng của nước và dòng nước khác nhau. Vốn thể tánh của dòng nước ấy sẽ không phải là nước nữa. Lẽ ra nó phải có một nơi chốn và tướng trạng để hiện hữu. Nhưng dòng nước chảy xiết lại không có một tướng trạng thực sự. Nếu dòng nước tức là tánh nước– nếu ông cho rằng dòng nước chảy xiết chỉ vốn là nước, thì khi nước trong lặng – khi không có sóng – sẽ không còn là thể của nước nữa? Nếu vậy, không có sóng thì sẽ không có nước. Nếu ông cho rằng dòng chảy xiết ấy là nước, thì khi sóng lặng, nước sẽ không còn nữa. Sự thay đổi về tánh chất tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi về thực thể.
Kinh văn:
Nếu lìa hư không và nước thì hư không vốn chẳng có trong và ngoài; ngoài nước ra vốn chẳng có dòng nước.
Giảng:
Nếu lìa hư không và nước – ông muốn nói rằng dòng chảy ấy tách rời hẳn hư không và nước mà có. Nhưng hư không vốn chẳng có trong và ngoài; ngoài nước ra vốn chẳng có dòng nước. Tách rời khỏi nước thì chẳng có dòng chảy nào cả. Nên nói lìa khỏi nước mà có dòng chảy là không đúng. Ông sẽ cho rằng chẳng lìa (khỏi nước mà có dòng chảy), điều ấy cũng sai luôn. Phân tích rốt ráo, A-nan, ông nói như thế nào về việc nầy? Đó chẳng phải là cái gì hiện hữu do nước hoặc hư không. Cội nguồn của nóNhư Lai tàng diệu chân như tánh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

II- THỂ DỤNG CỦA CHÂN TÁNH VÀ THỂ TÁNH:

Bất Biến Tùy Duyên - Tùy Duyên Bất Biến - Không Đổi Tùy Duyên - Tùy Duyên Không Đổi của Khí và Hình
THỂ VÀ DỤNG :
* Vạn sự đ
ều phát xuất từ Như Lai Tạng và Hư không đều Bất biến tùy duyên và Tùy duyên nhưng bất biến
* Bản tính bất biến mà tùy duyên. Những phẩm tính dù ở trạng thái nào nó cũng có, tuy là tùy duyên mà nó có sự phát sinh tạm thời khác cái bản tính.
* Trích đoạn... Phật bảo A-nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt… khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh. Cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo.
HT Tuyên Hóa giảng:
A-nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt… khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh, cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo.
Hết thảy mọi thứ trên thế gian này gồm cả núi sông đất liền, tất cả vạn tượng như cây cỏ, thảo mộc, sợi dây, nút thắt cho đến như cả hư không, nó vẫn có cái tên là “hư không” và dáng mạo về “hư không.” Tất cả đều một thể tánh. (Theo mục 89 xem tại: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

- Dụng - Hiển lộ - Biến đổi: Bản tính tùy duyên mà bất biến. Những phẩm tính phát sinh biến đổi theo duyên và tạm thời phát tác, nhưng cuối cũng vẫn phải trở về lại bản tính.

+ TÙY DUYÊN BẤT BIẾN - BẤT BIẾN TÙY DUYÊN
- Khi ra biển ngắm những làn sóng lặn hụp lên xuống thì “sóng “là” nước hay sóng “không là” nước? Nếu nói sóng và nước thì chắc chắn sóng và nước là hai tức là sóng “không là” nước. Còn nếu nói rằng nếu sóng mà không có nước thì làm gì có sóng do đó sóng “là” nước và nước “là” sóng. Như vậy sóng là hiện tượng của nước và nước là bản thể của sóng, tuy hai nhưng mà một bất khả phân ly. Khi động (có gió) thì nước nổi thành sóng, nhưng khi tịnh (gió tan) thì sóng trở về với thể tánh yên tịnh của nước vậy thôi.
- Như Lai Tạng cũng vậy, là bất tức bất ly bởi vì Tạng là tổng thể trùm chứa tất cả mọi nguyên nhân và kết quả của sự vật hiện tượng. Còn Như Lai là thường hằng bất biến, nhưng trong cái thường hằng bất biến này lại tùy duyên mà phát sinh ra muôn sinh vạn vật. Đó là bất biến tùy duyên.
- Thí dụ, trong thế gian này nơi nào cũng đều có đất tức là dạng của địa đại, nhưng cũng từ đất này mà tùy duyên tạo thành nhà cửa, chén đĩa, lâu đài, thành quách…. nhưng một ngày nào đó thì những sự tướng kia cũng theo thời gian mà biến đổi và cuối cùng cũng trở về lại với đất. Đây là tùy duyên bất biến vậy. (Trích giải nghĩa Kinh Phật dậy về Tứ đại tương tục: Xem mục Dùng Phật nhãn nhìn lên ....)
+ Như Lai Tạng bây giờ nếu tùy duyên tác động vào tâm chúng sinh, con người sẽ phát sinh ra những cảm giác vui buồn, hờn giận, thương ghét, tốt xấu, hơn thua, phải quấy… nhưng nếu chúng sinh biết xoay về bản thể chân thật của mình thì vui buồn tan biến, thương ghét không còn và tâm sẽ trở về với tự tánh thanh tịnh bất biến của nó.

Nói cách khác, Như bất biến còn Lai tùy duyên. Vì thế Như Lai là bất biến tùy duyên cũng tùy duyên bất biến. Có tùy duyên bất biến nên chúng sinh mới có thể hóa giải vô minh phiền não để trở về sống với chơn tâm, tánh giác diệu minh của chính mình. (Nguồn: Xem mục Dùng Phật nhãn nhìn lên ....)

+ Thể, Tướng và Dụng của Phật Tánh: Nhiều Clip Thầy Hằng Trường giảng về
     Thể               Tướng               Dụng
Chân Tâm        Pháp Giới            Hành Vi
  (Không)      (Quang Minh)  (Vô kỷ/ Ứng Thân)

- Dụng: Suy nghĩ - Hành vi - Lời Nói biến hiện ra từ Quang Minh Phật tính
- Chữ Dụng với Chân Tâm: Vạn sự Vô kỷ trong mọi mặt đời sống, ví như trong gia đình là Đạo hiếu Cha Mẹ vô kỷ, Tình thương vô kỷ của người mẹ, Sự hy sinh vô kỷ của Cha Mẹ; Với Bạn bè ...
* Dụng - Cảm xúc Vô kỷ: Luôn biểu hiện theo Chánh đạo ...
* Dụng Như Lý - Như Pháp: Thuận theo tự nhiên là Đạo; Quan hệ với thiên nhiên, Năng lượng sống ...
- Ví dụ với Sinh Mệnh: Như năm sinh Kỷ Hợi. Kỷ Thổ là Thiên Tánh Vô kỷ. Hợi là Mạng là phẩm tính đặc trưng của con Lợn nó đại diện (Hay là phẩm tính của ngũ hành tương ứng).
+ Dụng Của Pháp Giới/ Quang Minh:
- Hiện thân người độ chúng sinh: Phật, Bồ Tát tùy duyên mà có Ứng Thân tương ứng để độ chúng sinh, tùy theo duyên của chúng sinh mà các Ngài hiện thân Nam/ Nữ để độ họ.
- Hiện đồ vật/ Bảo bối độ chúng sinh: Bát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Tích Trượng của Bồ Tát Địa Tạng; Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn có ngàn tay cầm ngàn bảo bối (Trong đó có 43 Thủ nhãn); Tay cầm viên Ngọc Như Ý (Có 10 biểu tượng của Ngọc Như Ý- Rất cần nghiên cứu kỹ)...
- Hiện Chủng Tử Tự: Mỗi Bồ Tát có chủng tử và Bảo vật riêng - Biểu hiện của Quang Minh để độ chúng sinh.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Clip 1-2-3-4-5-6-7-8-9) .  Xem đầy đủ các Clip giảng Thể Tướng Dụng của Thầy Hằng Trường: Xem tại đây

+ Thể - Dụng với Chân Tâm và Tâm thức:
- Thể là Chân Tâm - Tự Tánh - Tánh Phật: Đó chính là thức tinh nguyên minh - Tâm Bản Nguyên của ông.
HT Tuyên Hóa giàng: Chữ “nguyên” có nghĩa là cội gốc của bản thể thanh tịnh. Nghĩa là cái mà chẳng phải nhiễm ơ, chẳng phải thanh tịnh, không thêm, không bớt. Ánh sáng của nó vốn thường soi chiếu khắp nơi. Chữ “thức” ở đây không phải là tám thức, chẳng phải mạt-na hay a-lại-da thức. Nó chẳng liên quan gì đến tám thức ấy cả. Nó chính là cái tối tinh, tối diệu của thức, thể tánh của nó bản nguyên thanh tịnh, nó chỉ là tên gọi khác của bồ-đề niết-bàn. Cụm từ được dùng ở đây là nhờ vào lối văn chương bóng bẩy tránh sự lặp lại. Nó chính là khía cạnh rất tinh vi và mầu nhiệm của thức, của Phật tánh bản hữu của chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể.... Bồ-đề niết-bàncủa báu chân thực trong nhà quý vị. Cơ bản là nó ở ngay bên cạnh quý vị nhưng quý vị không biết cách sử dụng nó để làm lợi ích cho mình.... Trong khi quý vị quên mất chơn tâm của mình và một khi chơn tâm đã bị bỏ quên thì nó cũng hoàn toàn giống như bị mất. Đây chính là lý do tại sao quý vị không thể thành Phật, thay vì vậy lại bị trói buộc trong vòng sinh tử, do vì quý vị không nhận ra chơn tâm.

- DụngTâm Thức - Thức Tâm phân biệt: ... Phật bảo: Đó là sự tưởng tượng những tướng giả dối của tiền trần, nó làm mê mờ chân tánh của ông. Do từ vô thỉ đến nay, ông nhận giặc này làm con, bỏ mất tánh nguyên thường (Bị che mờ bản tánh, Tánh không hiển bày) nên phải chịu luân hồ̀i. ..... (Theo mục 86 - 93 Đức Phật giảng về Chân Tâm và Tâm thức phân biệt..: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Tánh Như Lai Tạng: Trong phần giảng về Tứ Đại. Phật dậy A-nan, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Giảng:
A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng Thật tướng, và cũng chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

III- THỂ DỤNG CỦA THỨC TÂM - CÁC CĂN:

Căn Tánh và Tự Tánh - Tự Thể - Thể Tánh của Tâm Thức như tánh thấy - tánh ngửi - Tánh Nghe ...

Tâm tánh của CHÂN TÂM và Tâm Thức và Tự Tánh của Các Đại - Các Thức - Các Căn
- Thể Tánh là Chân Tâm - Tự Tánh
(Không phải Tâm thức/ Tâm Nhị nguyên):
Đức Phật bảo A Nan. ... Đó chínhthức tinh nguyên minh - Tâm Bản Nguyên của ông.
HT Tuyên Hóa giàng: Chữ “nguyên” có nghĩa là cội gốc của bản thể thanh tịnh. Nghĩa là cái mà chẳng phải nhiễm ơ, chẳng phải thanh tịnh, không thêm, không bớt. Ánh sáng của nó vốn thường soi chiếu khắp nơi. Chữ “thức” ở đây không phải là tám thức, chẳng phải mạt-na hay a-lại-da thức. Nó chẳng liên quan gì đến tám thức ấy cả. Nó chính là cái tối tinh, tối diệu của thức, thể tánh của nó bản nguyên thanh tịnh, nó chỉ là tên gọi khác của bồ-đề niết-bàn. Cụm từ được dùng ở đây là nhờ vào lối văn chương bóng bẩy tránh sự lặp lại. Nó chính là khía cạnh rất tinh vi và mầu nhiệm của thức, của Phật tánh bản hữu của chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể.... Bồ-đề niết-bàncủa báu chân thực trong nhà quý vị. Cơ bản là nó ở ngay bên cạnh quý vị nhưng quý vị không biết cách sử dụng nó để làm lợi ích cho mình.... Trong khi quý vị quên mất chơn tâm của mình và một khi chơn tâm đã bị bỏ quên thì nó cũng hoàn toàn giống như bị mất. Đây chính là lý do tại sao quý vị không thể thành Phật, thay vì vậy lại bị trói buộc trong vòng sinh tử, do vì quý vị không nhận ra chơn tâm. (Theo mục 86 - 93 Đức Phật giảng về Chân Tâm và Tâm thức phân biệt..- HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Mỗi Căn đều có tự Tánh: Trích đoạn: Kinh này (Thủ Lăng Nghiêm, quyển 1) chủ yếu Đức Phật dạy đại chúng về TÂM THƯỜNG TRỤ Ở ĐÂU, giảng về Tâm nhị nguyên, tâm biến đổi mà con người nhận lầm là Chân Tâm và thế nào là Chân tâm/ Chân tánh/ Tâm tánh chân thật/ Tâm Phật là bất biến và MỖI CĂN TRONG SÁU CĂN ĐỀU CÓ TỰ TÁNH như Tánh Thấy, Tánh Nghe ...
* Hết quyển I - Kinh rất hay, giảng kỹ về Thiền định và định lực, mời xem chi tiết (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh)

+ Trích đoạn: Từ mục 77 trở xuống. Đức Phật giảng cho A Nan trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Một là căn bản sinh tử, từ vô thỉ, chính là tâm phan duyên mà hiện nay ông và toàn thể chúng sinh nhận làm tự tánh (HT Tuyên Hóa: Nó chính là tâm phan duyên mà hiện nay ông và toàn thể chúng sinh - không chỉ riêng mình ông, mà tất cả mọi loài - nhận làm tự tánh - Nhận tâm phan duyên là chuyên hành xử dựa trên vọng tưởng). Thứ hai là nguyên thể thanh tịnh của bồ-đề niết-bàn từ vô thỉ. Đó chính là cái thức tinh nguyên minh của ông. Hiện nay hay sinh khởi các duyên bị ông quên mất.(HT Tuyên Hóa giảng: Thứ hai là nguyên thể thanh tịnh của bồ-đề niết-bàn từ vô thỉ.
- Tâm thức - Thức tâm phân biệt (Không phải Chân Tâm/ Tánh Phật/ Tâm Bản Nguyên): ... Đức Phật (giơ nắm tay cho A nan nhìn) chỉ cho A-nan thấy nắm tay sáng chói với hy vọng A-nan sẽ nhận ra rằng chính nhờ vào tánh thấy mà nhận ra được chơn tâm. Nhưng A-nan đã khiến cho Đức Phật thất vọng một lần nữa, khi nói rằng nhờ vào tâm và mắt mà thấy được. Đức Phật tiếp tục hướng dẫn A-nan bằng cách chỉ dạy: “Được rồi, đúng là mắt có thể thấy được, nhưng ông cho cái gì là tâm?” Lại một lần nữa A-nan nói rằng cái biết suy nghĩ tìm kiếm là tâm. Nhưng thực ra đó chỉ là thức tâm phân biệt (A-nan đã khăng khăng nhận thức tâm phân biệt làm chơn tâm,) đó đã là một sai lầm rồi ... Lại một lần nữa A-nan nói rằng cái biết suy nghĩ tìm kiếm là tâm. Nhưng thực ra đó chỉ là thức tâm phân biệt... Đức Phật đã dùng tâm từ bi để hướng dẫn A-nan bằng cách giảng giải rất từ tốn: A-nan, đây chẳng phải là tâm ông. A Nan bạch Phật: Cái ấy chẳng phải là tâm con, vậy thì nó là gì? 

Phật bảo: Đó là sự tưởng tượng những tướng giả dối của tiền trần, nó làm mê mờ chân tánh của ông. Do từ vô thỉ đến nay, ông nhận giặc này làm con, bỏ mất tánh nguyên thường (Bị che mờ bản tánh, Tánh không hiển bày) nên phải chịu luân hồ̀i.

A Nan: Bạch Đức Thế tôn.... Nay Đức Phật chỉ rõ cái ấy không phải là tâm, thì con thành ra không có tâm, như gỗ như đá, vì ngoài cái hay biết ấy ra, con chẳng còn gì khác nữa. Sao Như Lai lại bảo cái ấy chẳng phải là tâm? Con thật kinh sợ và trong đại chúng ai cũng nghi hoặc. Cúi xin Đức Phật rủ lòng từ bi chỉ dạy cho những người chưa được giác ngộ....

Như ông nay nghe pháp của Như Lai, đó là nhân âm thanh mà có sự phân biệt.
HT Tuyên Hóa Giảng: Bây giờ Đức Phật bắt đầu giải thích rằng A-nan không có một thức tâm phân biệt nào hiện hữu mà tách rời hẳn sự nhận thức về nó.
Còn như hiện nay, khi ông nghe pháp của tôi, đó là nhân âm thanh mà có sự phân biệt.
“A-nan, ông đang ở đây, nghe tôi giảng pháp và nhờ có âm thanh mà ông có được sự phân biệt. Đó không phải là trường hợp mà ông có thể nghe khi không có âm thanh”
Đức Phật chủ yếu khai thị cho A-nan biết rằng chơn tâm chính là ở tại ngay nơi căn tánh của sáu căn: mắt, tai, mũi, thân, ý. Vốn không dao động. Còn sáu thức là do sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp duyên theo trần cảnh mà có, nên các thức ấy là dao động, nên chẳng phải chân thực, nên các thức ấy thuộc về vọng tưởng. Thực ra, nhờ vào sáu căn và sáu thức mà có cái dụng của thấy, nghe, hay, biết. Thực là rất khó phân tích cho rõ điểm này. Chẳng qua là khi sáu căn tiếp xúc với các cảnh, cũng như tấm gương trong liền phản chiếu hình ảnh, vốn chẳng có phân biệt gì cả. Còn sáu thức khi duyên với các cảnh thì liền sinh khởi phân biệt. Nên mới có sự phân biệt và không phân biệt. Đó chính là sự khác nhau giữa thức và căn (Mục 94)

Cúi xin Đức Phật rủ lòng từ bi chỉ dạy cho những người chưa được giác ngộ.
Lúc bấy giờ Đức Thế tôn chỉ dạy cho A-nan và cả đại chúng, muốn cho tâm họ được vô sanh pháp nhẩn.

HT Tuyên Hóa giảng: “Vô sanh pháp nhẫn” nghĩa là gì? Có ba loại "nhẫn". Sinh nhẫn, pháp nhẫn và vô sinh pháp nhẫn. Là trạng thái chẳng có sinh mà cũng chẳng có pháp. Tức là trạng thái chẳng có pháp sinh ra, cũng chẳng có pháp diệt đi. Khi quý vị đã đạt được vô sinh pháp nhẫn, quý vị sẽ thấy mỗi một pháp giới trong lục phàm[56] và tứ thánh[57] chẳng có một pháp nào được sinh ra và cũng chẳng có một pháp nào hoại diệt. Pháp giới tứ thánh siêu việt hẳn dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Trong khi sáu cõi giới phàm phu lại nằm trong tam giới, nhưng trong ấy chẳng có cõi giới nào sinh ra hoặc diệt đi. Vậy nên bản thể của các pháp là như như bất động. Vì các pháp vốn như như bất động nên các pháp chẳng sinh chẳng diệt.
Trước khi được khai ngộ, quý vị nghĩ: “Ồ! Không, chẳng có sinh cũng chẳng có diệt, vạn pháp đều tan biến thành không cả.” Khi một nỗi sợ hãi len vào tâm tư quý vị: quý vị không thể nào chịu đựng nổi ý niệm về sự sợ hãi ấy. Nhưng nếu một khi quý vị đã chứng được cảnh giới bất sinh bất diệt – thực ra thì cảnh giới ấy chẳng có vẻ gì là khác lạ như quý vị thường nghĩ và khó có thể chịu đựng nổi về cảnh giới ấy, vì quý vị đã chứng được vô sinh pháp nhẫn rồi. Nên chắc chắn là quý vị sẽ có được sự cảm ứng rất lớn với đạo không thể nghĩ bàn được.
Trạng thái cảm ứng đạo giao xảy ra khi quý vị sắp sửa đạt đến sự giác ngộ nhưng chưa có được sự biểu hiện. Khi sự cảm ứng đạo giao xảy ra, chỉ còn có một cách duy nhất là quý vị ôm ấp nó trong tim mình. Chỉ một mình mình biết, không thể đi quanh nói cho người nào khác biết được. Đó được gọi là cảnh giới vô sinh pháp nhẫn. Khi quý vị thấy được rằng tất cả núi sông đất liền đều lưu xuất từ tự tánh của mình: thấy được rằng ba cõi chỉ là biểu hiện của tâm, thấy được rằng vạn pháp chỉ là biến hiện của thức. Một khi quý vị chứng được cảnh giới ấy thì mọi sự, mọi pháp đều thoát khỏi ý niệm sinh diệt. Mọi hiện tượng mà quý vị thấy được như núi sông đất liền, cỏ cây hoa lá đều chỉ là một hiện hữu nhất như. Đó chính là vô sanh pháp nhẫn vậy.
Đức Bồ-tát Quan Thế Âm có nói:
“Sinh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền”[58]
(Khi đã vượt qua cảnh giới sinh diệt rồi thì cảnh giới tịch diệt chính ở ngay trong hiện tại.)
Tức là do A-nan không thể nào nhập vào được món nhẫn này, nên bây giờ Đức Phật mới chỉ dạy cho toàn thể đại chúng, mong muốn cho mọi người trong chúng và tất cả chúng sinh đều chứng được vô sinh pháp nhẫn.

Từ nơi toà sư tử, đức phật xoa đầu A-nan rồi bảo rằng:

Như Lai thường nói các pháp phát sinh đều do từ tâm biểu hiện. Tất cả nhân quả và thế giới nhiều như vi trần đều nhân nơi tâm mà có thể tính (hiện hữu).
Giảng: Tất cả nhân quả nhân tiếp liền nhân, quả nối liền quả, hết thảy các pháp trên thế gian và suốt khắp thế giới nhiều như vi trần đều nhân nơi tâm mà có. Tất cả đều là sự hiển bày từ tâm chúng ta. Thế nên cổ văn Trung Hoa có câu:

Nhược nhân thức đắc tâm
Đại địa vô thốn thổ.
(Nếu người nào nhận ra được bản tâm của mình, thì dưới chân mình không còn có một tấc đất).

A-nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt… khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh. Cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo.
Huống gì bản tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu này là bản chất của tất cả mọi tâm niệm mà tự nó lại không có thể tánh hay sao?
Nếu ông chấ́p chặt tánh phân biệt hiểu biết, cho đó là tâm, thì tâm này khi rời tất cả sắc thanh, hương, vị, xúc, thì tâm ấy phải riêng có toàn tánh.
Giảng: Nếu ông chấp chặt nếu ông nhất quyết chấp giữ mọi ý kiến, mọi ý niệm, mọi suy đoán cố hữu, như một kẻ keo kiệt giữ kho vàng. Bảo rằng tánh hiểu biết phân biệt là tâm thì tâm này khi rời tất cả sắc, thanh, hương, vị, xúc (tách rời hẳn các hoạt dụng của các trần) thì tâm ấy phải riêng có toàn tánh.

Nếu cái tâm phân biệt ấy là chân tâm thì lẽ ra nó sẽ hiện hữu mà không cần bất kỳ sự liên hệ nào với sắc, thanh, hương, vị, xúc. Mặc dù chỉ đề cập đến năm món. Nhưng đều hàm ý đến cả sáu trần. Nếu thức tâm phân biệt thực là chân tâm thì lẽ ra tâm ấy sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả khi cái tâm có toàn tánh kia, siêu việt hẳn các cảm giác khi tiếp xúc với sáu trần. Lẽ ra phải có một cái tâm khác, ngoài cái tâm hình thành ngay khi các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý tiếp xúc với các trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
Có phải đó chính là giải pháp chăng? Không? Đức Phật chỉ đưa ra giả thiết này để khai thị cho A-nan.

Như ông nay nghe pháp của Như Lai, đó là nhân âm thanh mà có sự phân biệt.

Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thản, lặng lẽ bên trong, đều do bóng dáng của sự phân biệt pháp trầ̀n vẫn còn.

Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm. Nhưng ông phải suy xét chính chắn, nếu có một thể tánh phân biệt khi rời hẳn tiền trần thì đó chính là tâm ông.

Nếu tánh phân biệt này khi rời hẳn tiền trần mà không còn tự thể thì đó chỉ là bóng dáng phân biệt của tiền trần.

Trần ấy chẳng phải là thường trụ, khi nó biến diệt thì cái tâm ấy cũng như lông rùa sừng thỏ. Ắt pháp thân ông cũng đồng như đoạn diệt. Ai là người tu chứng vô sinh pháp nhẫn?

Lúc ấy A-nan cùng toàn thể đại chúng đều im lặng, ngơ ngác (thấy mình như mất điều gì).

Đức Phật bảo A-nan: Tất cả mọi người tu học trong thế gian, mặc dù nay đã được cửu thứ đệ định, nhưng không hết sạch mê lầm, thành bậc a-la-hán, đều do vì chấp vào vọng tưởng sinh diệt, lầm cho đó là tính chân thực. Thế nên nay ông tuy được học rộng nghe nhiều mà chưa thành thánh quả.

A-nan nghe rồi đau xót khóc lóc, gieo năm vóc sát đất, quỳ xuống chắp tay bạch Phật:

– Từ khi con phát tâm xuất gia theo Phật, chỉ biết ỷ lại vào oai thần của Phật. Con thường nghĩ rằng, khỏi phải nhọc công tu hành làm gì, hy vọng Như Lai sẽ ban cho con chánh định. Con không tự biết thân và tâm của Phật và con chẳng thay thế cho nhau được. Vậy nên con tự đánh mất bả̉n tâm, tuy thân đã xuất gia mà tâm chẳng nhập đạo. Con như người cùng tử bỏ cha trốn đi.

Ngày nay mới biết, tuy được nghe phật pháp nhiều, nếu chẳng tu hành thì cũng như chưa nghe. Như người chỉ nói đến thức ăn, rốt cục chẳng được no bụng.

Bạch Thế tôn, nay chúng con đều bị trói buộc bởi hai thứ chướng ngại, do chẳng biết tâm tánh vốn thường hằng vắng lặng. Cúi mong Như Lai thương xót kẻ nghèo cùng cơ cực, làm phát khởi tâm nhiệm mầu sáng suốt, mở bày mắt đạo cho chúng con.

Khi ấy từ chữ vạn ở trên ngực Như Lai phóng ra hào quang báu, ánh sáng rực rỡ với trăm ngàn màu sắc, chiếu sáng đồng thời suốt khắp mười phương thế giới chư Phật nhiều như số vi trần. Hào quang ấy rót xuống trên đảnh các đức Như Lai ở các cõi Phật trong khắp mười phương. Xoay về soi đến A-nan và toàn thể đại chúng.
Rồi Đức Phật bảo A-nan: Nay Như Lai vì ông dựng lập pháp tràng lớn khiến cho tất cả chúng sinh khắp mười phương đạt được tâm tánh trong sạch, sâu kín nhiệm mầu và đạo nhãn thanh tịnh.

A-nan, trước đây ông đã trả lời rằng thấy nắm tay chói sáng. Vậy nắm tay này nhân đau mà có? Làm sao nắm tay trở nên sáng chói? Ông lấy cái gì để thấy?
A-nan thưa:
– Thân của Phật như vàng diêm-phù-đàn sáng ngời như núi báu, do đức tính thanh tịnh sinh ra, vậy nên có hào quang chói sáng. Con thật đã dùng mắt xem thấy năm ngón tay Phật co lại thành nắm tay, đưa lên cho mọi người xem.
Đức Phật bảo A-nan: Hôm nay Như Lai chân thật nói với ông, những người có trí cần phải dùng ví dụ mới được khai ngộ.

Giảng: Đức Phật bảo A-nan: Hôm nay Như Lai chân thật nói với ông.” Bây giờ Như Lai sẽ nói cho ông biết một sự thực tuyệt đối. Ông có lắng nghe không? Những người có trí, cần phải dùng ví dụ mới được khai ngộ.

A-nan, ví như nắm tay của Như Lai, nếu không có bàn tay thì chẳng thành nắm tay. Nếu không có mắt thì ông không thể thấy. Áp dụng ví dụ nắm tay của Như Lai và cái thấy từ mắt ông có giống nhau chăng?

A-nan thưa: Bạch Thế tôn, đúng như vậy. Nếu không có mắt thì không thành cái thấy. Nếu đem ví dụ nắm tay của Phật so với cái thấy từ mắt của con, nghĩa ấy như nhau.

Đức Phật bảo A-nan: Ông nói giống nhau, nghĩa ấy không đúng. Sao vậy? Nếu một người không có tay thì hẳn nhiên là không có nắm tay, nhưng những người mù, chẳng phải họ hoàn toàn không có cái thấy.

Theo nghĩa ấy mà quán xét thì đã rõ, người mù thấy màu tối đen phía trước, chứ cái thấy của họ đâu có thiếu mất.

A-nan thưa: Cái duy nhất mà người mù có thể thấy được trước mắt là màu tối đen. Sao có thể gọi là thấy được?

Đức Phật bảo A-nan có gì khác nhau giữa màu tối đen mà người mù thấy được và màu tối đen mà người sáng mắt nhìn thấy khi họ ở trong phòng tối?

Bạch Thế tôn, đúng vậy. Hai màu tối đen, một do người ở trong phòng tối thấy và một do người mù thấy được không có gì khác nhau.

A-nan, nếu người mù chỉ thấy được màu tối đen khi bỗng dưng được sáng mắt lại, thấy được đủ loại sắc tướng, ông gọi đó là do mắt thấy. Và khi người ở trong phòng tối kia, chỉ thấy phía trước hoàn toàn tối đen, bỗng dưng thấy được mọi vật nhờ có đèn sáng, lẽ ra nên gọi đèn thấy là đúng hơn.

Nếu cái thấy do đèn thì đèn đã có được cái thấy, nên chẳng gọi là đèn; và nếu là đèn thấy thì quan hệ gì đến ông?

Thế nên phải biết, đèn làm hiển lộ các vật thể. Còn cái thấ́y đó là do ở mắt, chứ không phải đèn. Khi mắt nhận rõ các vật thể thì tánh thấy đó chính là tâm, chẳng phải là mắt.

Giảng: Đèn làm cho hình dáng các vật thể hiển hiện rõ ràng nhưng nhờ mắt mới nhận ra được các vật thể ấy. Cùng một biểu tượng như vậy, khi mắt nhận rõ các vật thể, thì tánh thấy đó chính là tâm, chẳng phải là mắt.
Chúng ta đang nghiên cứu nghĩa thứ nhất trong mười biểu hiện của tánh thấy mà Đức Phật đã mười lần khai thị tánh thấy, bảy lần gạn hỏi về tâm. Đây là lần thứ nhất. Đức Phật chỉ bày tánh thấy là do tâm, không phải từ mắt.

Mặc dù A-nan và đại chúng được nghe Đức Phật chỉ dạy như vậy, nhưng tâm chưa được khai ngộ nên vẫn im lặng, mong Như Lai dùng lời từ bi chỉ dạy thêm. Nên đứng chắp tay, lắng lòng trông chờ Đức Phật thương xót chỉ bày.

Khi ấy, Đức Thế tôn duỗi cánh tay đâu-la miên sáng chói, xòe năm ngón tay, bảo A-nan cùng toàn thể đại chúng:

– Khi mới thành đạo, Như Lai đến vườn Lộc uyển, có dạy cho năm anh em tỷ-khưu A-nhã Kiều-trần-như cùng ông và tứ chúng rằng: Tất cả chúng sinh bị mê hoặc bởi khách trầ̀n phiền não nên chẳng được giác ngộ chứng quả a-la-hán. Lúc đó các ông nhân đâu mà được khai ngộ, thành tựu quả vị thánh?

Rồi A-nhã Kiều-trầ̀n-na đứng dậy bạch Phật: Nay hàng trưởng lão trong đại chúng, chỉ riêng con được danh hiệu là Giải (hiểu). Nhờ ngộ được nghĩa hai chữ khách trần mà thành tựu quả vị.

Bạch Thế tôn, như người du khách dừng chân nghỉ lại một quán trọ bên đường để ngủ qua đêm hoặc chỉ ăn một bữa. Khi việc lưu trú hoặc ăn uống đã xong, họ liền chuẳn bị hành lý lên đường, không ở lại nữa. Nếu họ thật là người chủ thì chẳng phải đi đâu.

Như thế mà suy xét, người chẳng dừng nghỉ lâu gọi là khách, người dừng trụ lâu gọi là chủ. Do không dừng trụ, nên có nghĩa là khách.

Lại như khi mưa vừa mới tạnh, mặt trời lấp lánh trên cao, tia sáng chiếu vào nhà thông qua khe cửa, làm hiện rõ các hạt bụi trong hư không. Bụi trần lay động, còn hư không thì yên lặng.

Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không lay động là trần. Do lay động mà có nghĩa là trầ̀n.

Đức Phật bảo: Đúng như thế!
Khi ấy ở trong đại chúng (Đức Phật lo ngại rằng mọi người trong đại chúng vẫn chưa hiểu được tánh thấy chân thật), Như Lai co năm ngón tay lại; co rồi lại mở, mở rồi lại co. Hỏi A-nan rằng:
- Nay ông thấ́y gì?
A-nan thưa :
-Con thấy bàn tay bách bảo luân của Như Lai, xòe ra nắm lại giữa hội chúng

Đức Phật bảo A-nan
– Ông thấy tay Như Lai xoè ra nắm lại trong đại chúng, đó là tay Như Lai xoè ra nắm lại, hay cái thấ́y của ông có xoè ra nắm lại?
A-nan thưa :
– Bàn tay báu của Thế tôn có xòe nắm trong đại chúng, con thấ́y bàn tay của Như Lai tự xòe ra nắm lại, chớ chẳng phải tánh thấy của con có xòe nắm.

Đức Phật hỏi: Cái nào động, cái nào tịnh?
A-nan thưa: Bàn tay Phật không dừng nghỉ. Còn tánh thấy của con còn chẳng có ý niệm về sự yên tĩnh, làm sao còn có động?
Đức Phật đáp: Đúng như vậy!

Bấy giờ từ trong lòng bàn tay, Như Lai phóng ra một đạo hào quang báu chiếu đến vai bên phải của A-nan, A-nan liền quay đầu qua bên phải để nhìn. Đức Phật lại phóng hào quang khác qua phía vai bên trái. A-nan liền quay đầu về bên trái để nhìn. Đức Phật bảo A-nan:
-Nay đầu ông tại sao lay động?
A-nan thưa :
-Con thấy Như Lai phóng đạo hào quang báu chiếu vào vai bên phải rồi vai bên trái của con, nên đầu con tự lay động.

A-nan, khi ông nhìn hào quang của Như Lai, đầu ông xoay qua hai bên vai, thì đầu ông động hay cái thấy của ông động?
– Bạch Thế tôn, chính đầu con động, bởi tánh thấy của con còn không có ý niệm dừng chỉ, làm sao có động?

Đức Phật nói: Đúng như vậy!

Khi ấy Đức Phật lại bảo khắp đại chúng: Giả sử có người khác gọi cái động là trần, cái không dừng trụ gọi là khách.”

Các ông lưu ý rằng chính đầu của A-nan dao động chứ cái thấy không dao động. Các ông cũng để ý rằng tay Như Lai có co mở, chứ cái thấy không co mở.

Tại sao nay các ông vẫn còn nhận cái động làm thânnhận các cảnh làm hiện thể? Nên từ đầu đến cuối, các ông ở trong niệm niệm sinh diệt.

Giảng: Đoạn này, Đức Phật quở trách đại chúng. Ngài bảo: “Nay các ông đã thấy rõ ràng tánh thấy không dao động. Thế tại sao nay các ông vẫn nhận cái động làm thân và nhận các cảnh làm hiện thể. Quý vị không thể nào nhận ra được tánh thấy chân thật của chính mình. Quý vị nhận sắc thân vật chất của mình và các cảnh chung quanh cho đó làm thực thể. Quý vị ứng xử với sự dao động của sắc thân và cảnh vật môi trường chung quanh như thể là nó đều có thực. Những cái dao động này vốn hoàn toàn ở bên ngoài. Nó là thứ vốn không thuộc về tánh thấy của quý vị.

"Nên từ đầu đến cuối các ông đều ở trong niệm niệm sinh diệt".
Các ông chấp chặt vào thân tâm các ông, cho đó là ông chủ của mình. Các ông dùng thức tâm phân biệt làm suy nghĩ của mình. Niệm tưởng từ thức tâm là chủ thể của sinh diệt. Niệm đầu tiên sinh rồi diệt, niệm tưởng kế tiếp theo nhau sinh diệt. Sinh diệt tiếp nối sinh diệt. Quý vị hết sức chú tâm vào cảnh giới sinh diệt nên không có được sự hiểu biết chân chính về tánh thấy.

Các ông bỏ mất chân tánh, làm những việc điên đảo. Đã đánh mất tâm tánh chân thật rồi, còn nhận vật làm chính mình, nên chính mình bị trôi lăn theo vòng lưu chuyển. (Nguồn: mục 77- 94 HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Chân Như Tự Tánh: Trong phần giảng về Tứ Đại trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3: Phật dậy A-nan, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Giảng:
A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng Thật tướng, và cũng là chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước.

+ Căn Tánh - Tự Tánh: ... Thế tự tánh của quý vị giống như cái gì (Tánh các căn: Tánh nghe, Tánh thấy... không phải là đối tượng sinh diệt ... Đức Phật dậy, dù thân này tiêu tan thì Tánh nghe (các Tánh) không tiêu mất khi mình chết_HT Tuyên Hóa).

Tự tánh giống như hư không. Quý vị nói xem trong hư không có vật gì chăng? Có rất nhiều thứ trong hư không, nhưng quý vị không thấy được. Sự hiện hữu trong hư không gọi là diệu hữu. Tướng không trong hư không chính là chân không. Vì chân không chẳng phải không, nên được gọi là diệu hữu. Vì diệu hữu mà không hiện hữu, nên gọi là chân không. Hai tên vốn chỉ là một. Tuy nhiên, khi quý vị quán chiếu thâm sâu thì sẽ thấy một tên cũng không có. Đặt cho nó một cái tên cũng như gắn thêm trên đầu một cái đầu nữa. Quý vị nói: “Đây là chân không, đây là diệu hữu, đây là thật tướng.” Điều ấy càng tăng thêm chấp trước nơi quý vị. Vì bản thể chân thật của các pháp vốn không có một thứ gì cả. Khi quét sạch tất cả các pháp, tức là xa lìa được các tướng. Như văn kinh trước đã nói: “Ly nhất thiết tướng, tức nhất thiết pháp.” Lìa tất cả các tướng thế gian tức là Pháp. Nhưng nhiều người không thể nào tự mình xa lìa được các tướng thế gian nầy. Và vì họ không thể nào tự mình xa lìa được các tướng thế gian nầy, nên họ không thể nhập được vào các pháp
Cái thấy - A-nan, cùng tột cội nguồn cái thấy của ông, từ cung nhật nguyệt, đều chính là vật chứ chẳng phải ông; cho đến cả bảy ngọn núi bằng vàng, xem xét cùng khắp, tuy phát ra vô số ánh sáng, cũng là vật chứ chẳng phải ông. Lần lần quan sát mây nổi chim bay, gió động bụi mù, rừng cây, núi sông, rau cỏ, người thú, đều là vật chứ chẳng phải ông....
Đức Phật lại bảo A-nan: “Như ông đã nói không có cái thấy khi lìa tất cả vật riêng có tự tánh, thì trong tất cả vật ông chỉ ra được chỉ là vật chứ không phải là cái thấy.”
Tánh Thấy - A-nan, như khi ông thấy, thì chính ông chứ chẳng phải Như Lai, tánh thấy trùm khắp đó chẳng phải ông thì ai?...
Nếu tánh thấy là vật thì ông cũng có thể thấy được tánh thấy của Như Lai....
Ông nói chẳng biết nghĩa nầy thế nào. Nghĩa tánh là như vậy. Sao còn hỏi như thế nào nữa?....
Con lại suy xét kỹ càng, phát minh trong muôn vật, không có cái nào chẳng phải là tánh thấy.
Đức Phật bảo" “Đúng vậy! Đúng vậy!
Bạch Đức Thế tôn, như các hiện tượng sắc không ở trước mắt, nếu là tánh thấy thì đáng lẽ ra phải chỉ được; nếu chẳng phải là tánh thấy thì không thể được nhìn thấy. Nay chẳng biết nghĩa nầy do đâu, nên sinh tâm lo sợ.
Chứ chẳng phải trước đây căn lành mỏng ít. Cúi mong Như Lai từ bi chỉ bày các vật tượng này cùng tánh thấy vốn là cái gì mà trong ấy không có cái ‘phải’ và ‘chẳng phải’?
Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi và cả đại chúng : “Mười phương Như Lai và các Đại Bồ-tát khi tự an trụ trong chánh định kia, cái thấy và cảnh bị thấy đều là tưởng tướng, đều như hoa đốm giữa hư không.”...
Này Văn-thù-sư-lợi, nay Như Lai hỏi ông: “Như ông là Văn-thù, lại có đúng là Văn-thù hay chẳng phải là Văn-thù chăng?”
Đúng vậy! Bạch Đức Thế tôn! Con chính là Văn-thù. Chẳng có Văn-thù ‘thật’. Tại sao? Nếu có một Văn-thù khác là Văn-thù ‘thật’, thì sẽ có hai Văn-thù. Nhưng hiện nay chẳng phải con không phải là Văn-thù. Trong ấy thật không có hai tướng ‘phải’ và ‘chẳng phải’.”
Đức Phật bảo: “Tánh thấy nhiệm mầu sáng suốt nầy, cùng với hư không và tiền trần, cũng lại như vậy.”
Nó cũng mầu nhiệm như tánh thấy. Tánh thấy không có ‘phải’ và ‘chẳng phải’....
Thế nên nay ông hãy xem cái thấy và trần cảnh cùng các thứ phát minh ra được đều là vọng tưởng, trong ấy không thể chỉ ra nghĩa ‘phải’ và ‘chẳng phải’.
Bởi do tánh giác sáng suốt nhiệm mầu ấy, nên khiến ông vượt ra khỏi cái ‘chỉ ra được’ và cái ‘chẳng chỉ ra được’ vậy....
Phải biết tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu nầy chẳng phải nhân chẳng phải duyên, chẳng phải tự nhiên, chẳng phải không tự nhiên.
Chẳng phải không tự nhiên, không có cái chẳng phải (phi) và chẳng chẳng phải (bất phi), không có cái phải (thị) và chẳng phải (phi thị).
Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp.
Nay ông sao ở trong chỗ bỏ mất bản tâm, nhận các danh tướng hý luận thế gian mà vọng khởi phân biệt? Như lấy tay chụp bắt hư không chỉ thêm tự nhọc, hư không làm sao để ông bắt được?.....
Thế nên A-nan! Nay ông phải biết, khi thấy sáng thì cái thấy không phải là sáng, khi thấy tối thì cái thấy không phải là tối, khi thấy hư không thì cái thấy không phải là hư không, khi thấy ngăn bít thì cái thấy không phải là ngăn bít.
Giảng: "Bốn nghĩa đã thành tựu". Đó là 4 nghĩa đã giảng từ trước, tức là 4 nhân duyên để thành tựu tánh thấy. Bây giờ ông mới nhận ra rằng tánh thấy không tuỳ thuộc vào 4 phương diện: sáng, tối, hư không, ngăn bít.
"Ông lại nên biết khi ông thấy (biết) được tánh thấy, thì tánh thấy không phải là cái (bị) thấy".
Ở đây chữ kiến thứ nhấttánh thấy chân thật (chân kiến), là tính giác chân chính của chúng ta.
Chữ kiến thứ nhìtánh thấy (kiến tinh), dù nó cũng được gọi là tánh thấy, nhưng vẫn còn là cái thấy có chút hư vọng (vọng kiến).
Chữ kiến thứ nhấttánh thấy thanh tịnh. Đó là tánh thấy chân chính.
Chữ kiến thứ nhì còn vướng một chút hư vọng. Thế nên khi tánh thấy chân thực thấy được cái thấy hư vọng, thì tánh thấy không còn là tánh thấy nữa. Tánh thấy chân thực của quý vị cũng phải tách rời hết thảy mọi thể tánh. Tánh thấy phải không dính một thể tánh nào cả. Không có một thể tánh nào hết. Thế nên nói: tánh thấy không phải là cái thấy.
.... "Thế nên nay ông thấy Như Lai và ông cùng với mười loại chúng sinh trong thế gian, đều do mắt nhặm, chứ không phải cái thấy (biết) mắt nhặm bị bệnh".
HT Tuyên Hóa Giảng:
Cái thấy sai lầm của người trong một nước – đồng phận vọng kiến – và biệt nghiệp vọng kiến của một người đều là hư vọng và như nhau.
“Thế nên­ – do nguyên lý nầy – nay ông thấy tôi,” A-nan, Thế tôn nói. “Ông thấy Như Lai” và ông, chính ông,
cùng với mười loại chúng sinh trong thế gian đều do mắt nhặm, cùng tất cả các sắc tướng trong thế gian. Thật ra có đến mười loài chúng sinh, nhưng ở đây không có loài vô tưởng và loài vô sắc vì chúng không thấy được. “Tất cả các sắc tướng nầy đều là hư dối và thiếu sót sai lầm đối với cái thấy của ông, là đồng phận vọng kiến và biệt nghiệp vọng kiến, Nó chính là vọng kiến của chúng ta, ý thức phân biệt của chúng ta, là vấn đề phát sinh trong cái thấy. Chứ không phái cái thấy (biết) mắt nhặm bị bệnh. Không phải cái thấy chân thật của ông, chân tâm thường trú giác ngộ sáng suốt của ông có vấn đề. Vấn đề chính là cái thấy hư vọng, sinh khởi từ biệt nghiệp vọng kiến khiến cho các ông thấy ra các tướng hư dối.”
Kinh văn:
Tánh thấy chân thật đó không bị nhặm, nên chẳng gọi là thấy.
Giảng:
Tánh thấy chân thật đó không bị nhặm. Tánh thấy không có vấn đề gì cả. Bản thể của nó không có gì thiếu sót, thế nên mắt thấy quầng sáng thì đó chẳng phải là tánh thấy. Vì tánh thấy không có vấn đề gì, nên chẳng gọi là thấy. Nó không những chẳng có vấn đề gì mà còn chẳng có cái gì hết thảy.
Thế thì cái gì được gọi là “chẳng gọi là thấy?”
Không! Vốn chẳng có cái gì thấy và không có cái gì chẳng gọi là thấy. Thế điều đang nói ở đây là gì? Đó là tánh thấy bản hữu chân thật của ông, lưu xuất từ bản tánh giác ngộ của chúng ta. Nó lưu xuất từ bản giác. Nhưng “bản giác” cũng chỉ là cái tên, mà xưa nay vốn một cái tên cũng chẳng có. Nếu quý vị cho nó cái tên, có nghĩa là trên đầu quý vị lại gắn thêm một cái đầu nữa. Nếu quý vị gọi đó là bản giác, là đã nói quá nhiều rồi đó......

Quý vị không thể nói rằng tánh thấy hợp với tất cả mọi tướng. Nhưng cũng không thể nói rằng tánh thấy chẳng hợp với tất cả mọi tướng. Thực tế là sáng và tối là đối tượng của sinh diệt, trong khi tánh thấy chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Cái gì không sinh không diệt thì không thể nào hợp với cái sinh diệt được. A-nan không hiểu được đạo lý nầy, thế nên Như Lai đã đem lòng từ bi dùng kế phương tiện, phải dùng nhiều thí dụ để khai thị cho A-nan.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 2)

"Tướng nhìn sững quá lâu hoá ra mỏi mệt nhân nơi sáng tối, phát ra cái thấy từ trong hai thứ vọng trần kia, thu nạp trần cảnh, gọi là tánh thấy. Tánh thấy nầy rời hai trần cảnh sáng tối kia, hoàn toàn không có tự thể.
Giảng: ...Sáng và tối là một phần của không hư nằm phía trước mặt ông. Trong sự hiện hữu của không hư, vọng trần giả dối nầy mà phát sinh ra tánh thấy. “Thu nạp trần cảnh”– tánh thấy nhận lấy hình sắc và tướng của vọng trần đang có trước mặt ông. “Đây gọi là tánh thấy.” Đó là bản chất của cái thấy. “Tánh thấy” nầy không phải là “minh tâm kiến tánh” như thường được đề cập trong Thiền tông. Tánh thấy ở đây chỉ là tính chất cái thấy thông thường của con người. Còn minh tâm kiến tánh có nghĩa là thấy được bản tâm và nhận ra chân tánh của chính mình
"Nếu (cái thấy) từ mắt sinh ra, ắt hẳn không có sáng và tối. Thế nên cái thấy vốn không có tự tánh".
"Thế nên phải biết, nhãn nhập là hư vọng. Vốn chẳng phải tánh nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên". CÁC CĂN TÁNH - TỰ TÁNH - TÁNH NGHE, NẾM, NGỬI, XÚC TRẠM, Ý cũng tương tự. Mời xem Kinh văn gốc.

Giảng Tánh Ngửi:
Bây giờ sẽ đề cập đến mùi hương và lỗ mũi với tính biết ngửi....
Ý ông nghĩ như thế nào? Mùi hương ấy sinh ra do cây chiên đàn, do nơi mũi ông hay do hư không?
A-nan, nếu như mùi hương ấy sinh ra do từ mũi ông, nói do mũi sinh ra thì hương phải từ mũi phát ra, mà lỗ mũi không phải là chiên-đàn, làm sao trong mũi lại có hương chiên-đàn? Còn nói rằng ông ngửi được mùi hương thì mùi thơm phải đi vào trong mũi ông. Còn như trong mũi đã phát ra mùi hương, mà nói do mũi ngửi được thì không đúng nghĩa.
... Đức Phật cố ý gạn hỏi A-nan như vậy để xem thử A-nan trả lời ra sao. Tuy nhiên, mặc dù mùi thơm phát sinh từ hương chiên-đàn, nhưng tánh biết ngửi lại xuất phát từ Như Lai tạng. Thế nên ý chính là chỉ ra nó không phải do mùi hương, mà do tánh ngửi. Tánh ngửi nầy bao trùm khắp và không sinh không diệt. Đó là điểm then chốt.

TÁNH THẤY: Đoạn giảng về Tứ đại - Tánh Không, Kiến giác và Tánh Thấy
... Ông hãy xét cho kỹ
, suy gẫm từng chi tiết, quán sát cho tường tận. Sáng là do mặt trời, tối là do đêm không trăng, thông suốt thuộc hư không, bưng bít thuộc đất liền. Như vậy tánh thấy nhân đâu mà ra?
Cái thấy thì có biết[101], hư không thì chẳng hay biết,[102] chẳng hòa chẳng hợp. Không lẽ tánh thấy chẳng do đâu mà tự có?
Nếu như các sự thấy, nghe, hay, biết, bản tính viên mãn cùng khắp, vốn không lay động; thì nên biết kiến đại cùng với hư không vô biên chẳng dao động và bốn thứ vốn lay động là địa, thủy, hỏa, phong, gọi là sáu đại, vốn thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng, vốn không sinh không diệt.
A-nan, tánh ông chìm đắm, không ngộ được tánh thấy, nghe, hay, biết của chính ông vốn là Như Lai tạng. Ông hãy xem xét thử tánh thấy, nghe, hay, biết đó là sinh hay diệt, là đồng hay khác, là chẳng sinh diệt, là chẳng đồng chẳng khác? (Hãy phân biệt vấn đề nầy thật chi tiết.)
Ông chưa từng biết, trong Như Lai tạng, tánh thấy là giác ngộ sáng suốt,[103] tánh giác ngộ là cái thấy sáng suốt, vốn tự nhiên thanh tịnh, cùng khắp pháp giới.
Biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh. Như ở nhãn căn, cái thấy trùm khắp pháp giới. Tánh biết nghe, ngửi, biết nếm, biết xúc chạm, tánh nhận biết các pháp, có công năng, diệu dụng rõ ràng cùng khắp, viên mãn mười phương pháp giới, đâu có xứ sở.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

IV- NHƯ LAI TẠNG VÀ TÁNH NHƯ LAI TẠNG HAY ĐẠI QUANG MINH TÀNG:

I- NHƯ LAI TẠNG (BẢN THỂ)
+ b/ 2- Ngài Phú Lâu Na Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả các thứ: 5 ấm, 12 xứ, 18 giới và 7 đại trong thế gian đều là hiện tượng biểu hiện xuất phát từ tánh thanh tịnh bản nhiên của Như Lai Tạng, vậy thì tại sao Như Lai Tạng bỗng nhiên lại sanh các tướng hữu vi vô thường vận động thay đổi trước sau, vô cùng vô cực như thế?
Bạch Thế Tôn! Như Lai cũng đã từng nói : Địa, thủy, hỏa, phong 4 đại bản tánh viên dung, khắp cùng khắp giới, vắng lặng thường trú. Bạch Thế Tôn! Nếu địa đại cùng khắp thì làm sao dung được thủy đại? Nếu thủy đại cùng khắp thì làm sao hỏa đại có điều kiện phát sinh? Làm sao có thể hiểu biết được rằng: Thủy đại và hỏa đại đều cùng khắp pháp giới mà không đối kháng hủy diệt nhau? Bạch Thế Tôn! Tánh địa đại thì ngăn ngại, tánh hư không là rỗng suốt, làm sao có sự kiện hai đại đồng khắp cùng trong một bầu pháp giới? Con không biết nghĩa ấy là thế nào. Xin Phật rủ lòng từ, vén mây mê lầm cho con và đại chúng. Có 2 câu hỏi ở đây:
1) Tại sao trong Như Lai Tạng tánh vốn thanh tịnh bản nhiên bỗng dưng lại chuyển biến sinh ra những hiện tượng hữu vi như như núi, sông, đất, liền…?
2) Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức thì trong 7 đại này tánh chất có đối kháng nhau. Thí dụ nước kỵ lửa kỵ, gió kỵ đất… Nếu thế, tại sao chúng có thể dung hợp được với nhau trong Như Lai Tạng mà không tương tàn, tương diệt?
+ Phật dạy rằng:
- ”Tánh sắc chơn không” nghĩa là tánh của sắc là khônghư không thì bao trùm bao la vô cùng vô tận.
- ”Tánh không chơn sắc” nghĩa là trong hư không đã có đủ tất cả tánh chất của sắc hay nói chung của địa, thủy, hỏa, phong…,
=> Nhưng từ cái thể tánh thanh tịnh của hư không khi hội tụ đủ nhân duyên sẽ biến hiện thành ra sắc.
- Tuy thủy đại đầy khắp hư không pháp giới tức là nơi nào trong không gian vô tận cũng đều chứa nước mà nước đâu có dập tắt lửa (hỏa đại) và nước cũng không làm ngập chìm cả thế gian nên Phật nói rằng : ”Tánh thủy chơn không. Trong hư không tức là pháp giới không đại, vốn không phải nước (thủy đại) vậy mà trong không đại khắp đầy thủy đại. Do đó Phật mới dạy rằng : ”Tánh không chơn thủy”.
- Hỏa đại cũng thế, lửa thì đầy khắp hư khôngkhông làm cháy nhà cửa, xe cộ, núi rừng hay vạn hữu thế gian. Vì vậy Phật mới nói : ”Tánh hỏa chơn không”. Trong hư không vốn không có lửa, nhưng khi chúng sinh cần thì lửa sẽ có trong hư không, cho nên Phật dạy rằng : ”Tánh không chơn hỏa”.
=> Nói tóm lại, tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau vì thế tuy trong hư không có đầy đủ các đại mà chúng không tương tàn, tương diệt vì các đại cùng chung một thể tánh. Đó là chơn không (bất biến).
=> Vì trong không gian vô cùng vô tận có chứa đầy đủ địa đại. thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại và thức đại nên từ đó con người, sinh vật và vạn pháp mới được cấu tạo, hình thành một cách mầu nhiệm.
+ Trong pháp giới thanh tịnh vốn không có chúng sinh, nhưng vì do vọng niệm từ vô thỉ mà thành vô minh rồi dần dần biến thành căn nguyên sinh ra chúng sinh. Do vậy vọng minh chính là vô minh và cũng từ cái vô minh này mà dần theo thời gian hình thành sở tướng của tứ đạihấp thụ tứ đại để làm thân. Vọng tưởng sai lầm đã biến con người thành “vọng năng” và dĩ nhiên chấp nhận có “sở năng” bên ngoài. Một khi chấp có “năng sở” nghĩa là chấp có chủ thể và đối tượng tức là chấp có sự đối đãi phân biệt. Năng minhlục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) ở bên trong của con người và sở minh chính là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là ngoại trần. Vì thế tuy thế giới vạn pháp có bao la vô cùng vô tận, nhưng cũng không ra ngoài căn, trần cả. (Mục: Chúng sinh tương tục)
+ NHƯ LAI TẠNG: Trích HT Tuyên Hóa giảng:
Trước đây mỗi khi quý vị học kinh, hằng ngày quý vị đều sống cùng với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình, nhưng trong mọi thời quý vị đều không biết được những cái ấy từ đâu đến. Ai thử đoán tại sao lại có quá nhiều thứ như thế trong Như Lai tạng?
Như Lai tạng lớn đến chừng nào để có thể chứa được chừng ấy thứ?
Như Lai tạng lớn hơn tất cả mọi thứ, thế nên mới chứa được mọi vật. Nếu nó không lớn hơn tất cả mọi thứ thì nó không thể nào chứa được nhiều đến vậy.
Nó để nhiều thứ như vậy ở đâu?
Hãy phân chia Như Lai tạng ra nhiều ngăn. Quý vị có nhãn nhập, người khác cũng có nhãn nhập; quý vị có nhĩ nhập, người khác cũng có nhĩ nhập; quý vị có tị nhập, người khác cũng có tị nhập; quý vị có thiệt nhập, người khác cũng có thiệt nhập. Nếu tất cả đều trộn lẫn với nhau, thì đến khi cần dùng nó, làm sao quý vị sử dụng nó được? Nếu đơn giản nó gom lại thành một khối, nhưng được phân chia đều nhau để chỗ thu nạp (nhập) của riêng mỗi người đều ở trong một vị trí riêng, thế cần phải có rất nhiều chỗ. Nên nó phải là một khoảng không gian rất lớn. Đó là lí do tại sao tôi nói Như Lai tạng lớn hơn tất cả mọi thứ nên mới chứa trọn được cả mọi vật. Chẳng có thứ gì mà không chứa được trong đó. Bây giờ chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đều đang ở trong Như Lai tạng.
Quý vị liền nói: “Tôi chẳng hiểu Như Lai tạng giống như cái gì cả.”
Hằng ngày quý vị đều thấy Như Lai tạng. Nhưng quý vị không nhận ra. Trong mọi động dụng hằng ngày quý vị đều ở trong Như Lai tạng. Những gì mắt quý vị thấy, những gì tai nghe–mọi cái hoàn toàn đều ở trong Như Lai tạng. Quý vị vẫn chưa hình dung Như Lai tạng giống như thế nào
.... Giảng:
Rốt ráo đạo lý nầy muốn chỉ bày điều gì? Chỉ ra rằng tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng vốn không sinh không diệt. bao trùm mọi nơi, có trong mọi vật. Nó không như một con người, khi ở một nơi nào đó thì gọi là có mặt, và khi ông ta rời khỏi chỗ đó rồi thì gọi là không hiện hữu ở đó nữa. Đúng hơn, tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng là không sinh không diệt. Điều ấy chỉ ra rằng căn tánh vốn là chân thật và vọng tưởng là hư vọng, không thật.

... Đạo lý đang được giảng giải (Tứ Đại) sẽ đưa đến sự giải thích về Bảy đại đất, nước, lửa, gió, không, kiến và thức trùm khắp cả pháp giới. Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới đã đề cập trước đây được giải thích là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng, nhưng chúng chưa được nói trùm khắp cả pháp giới.

+ Chân Như Tự Tánh: Trong phần giảng về Tứ Đại trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3: Phật dậy A-nan, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Giảng:
A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng Thật tướng, và cũng là chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước....
Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
Giảng:
"Ông vốn không biết, A-nan, trong Như Lai tạng – Như Lai tạng Chân tâm, Thật tướng. Ông không biết rằng nếu ông cứu xét kỹ cho đến tận nguồn cội hư không và lân hư trần, ông sẽ thấy rằng mình không thể nào biết được nó cả. Mà đạo lý ấy lại được tìm thấy trong Như Lai tạng: tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc." Ở điểm rốt ráo, sắc tướng chính là chơn không; tánh không cũng chính là chơn sắc. Nó vốn không nhiễm ô, không thanh tịnh, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Cơ bản là bất biến. Tự tánh của nó vốn là thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, chẳng có gì làm cho nó tăng thêm, cũng chẳng bớt đi chút nào.
"Tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc." Đây là một hoạt dụng vi diệu "tuỳ theo mức độ hiểu biết từ TÂM chúng sinh." Nó đáp ứng tuỳ theo mọi năng lực NHẬN THỨC từ TÂM chúng sinh: mức độ của sự nhiệm mầu sẽ hiển bày tương ứng với năng lực nhận thức của mỗi chúng sinh.

Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thứcrõ biết sáng suốt, tính giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
Bao gồm và hiển bày trong khắp mười phương hư không, đâu có phương hướng xứ sở?
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là tên gọi, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
Lúc bấy giờ A-nan và cả đại chúng, được sự khai thị nhiệm mầu của Đức Phật, khiến thân tâm vắng lặng, chẳng còn ngăn ngại. Trong đại chúng, mọi người đều tự nhận ra tâm mình trùm khắp mười phương. Thấy mười phương hư không như xem một lá cây hay đồ vật trong bàn tay.
Giảng:
Cái gì chứa đựng cả chân thật và hư vọng? Chính là chân tâm chúng ta, Chân tâm chúng ta bao hàm cả cái chân thật và hư vọng và không có xứ sở. Nó ở cùng khắp hư không và bao trùm cả pháp giới. Thế thì nó ở đâu? chẳng ở đó mà cũng chẳng phải không có ở đó. Vậy nên tâm bao hàm trong vạn pháp, vạn pháp chỉ là tâm.
Các pháp sinh khởi từ tâm,
Các pháp hoại diệt do tâm.
Khi tâm sinh khởi, thì các pháp khởi.
Khi tâm biến diệt thì các pháp biến diệt.
Như vậy, chân tâm chẳng sinh chẳng diệt, và các pháp cũng chẳng sinh chẳng diệt. Thế nên, quý vị thấy, mọi người trong Pháp hội đều trở nên giác ngộ. Nếu chúng ta không giác ngộ, nghe kinh đến đoạn nầy, lẽ nào chúng ta không xấu hổ? Tôi không nói đùa với quý vị. Ai cũng phải thấy mình giác ngộ ngay bây giờ! Ai không thấy mình giác ngộ sẽ bị đánh. Tôi sẽ sách tấn để cho quý vị đạt được điều nầy.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ NHƯ LAI TẠNG LÀ “PHI” - LÀ KHÔNG TẤT CẢ - Đức Phật dậy
- Như Lai Tạng vốn là bản thể nhiệm mầu viên mãn
. Tuy nhiên, nó không phải là tâm, không phải là không, không phải địa, không phải thủy, không phải hỏa, không phải phong. Nó không phải nhãn, không phải nhĩ, không phải tỷ, không phải thiệt, không phải thân, không phải ý. Nó không phải là sắc, không phải thanh, không phải hương, không phải vị, không phải xúc, không phải pháp. Nó không phải nhãn thức giới cho đến không phải ý thức giới. Nó không phải minh, không phải vô minh, không phải hết vô minh cho đến không phải lão tử, không phải hết lão tử. Nó không phải khổ, không phải tập, không phải diệt, không phải đạo. Nó không phải trí cũng không phải đắc. Nó không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ. Nó không phải là Như Lai, là ứng cúng, chánh biến tri. Nó không phải đại niết bàn, không phải thường, lạc, ngã, tịnhNhư Lai Tạng không phải là pháp thế gian mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.

+ NHƯ LAI TẠNG LÀ “TỨC” - LÀ BẤT KHÔNG TẤT CẢ
Nhưng cái bản thể nhiệm mầu viên mãn Như Lai Tạng lại cũng tức là tâm, không, là địa, là thủy, là hỏa, là phong. Cũng tức là nhãn, là nhĩ, là tỷ, là thiệt, là thân, là ý. Cũng tức là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp. Cũng tức là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Cũng tức là minh, là vô minh cho đến là lão tử, là hết lão tử. Cũng tức là khổ, là tập, là diệt, là đạo. Cũng tức là trí, là đắc. Cũng tức là bố thí, là trì giới, là nhẫn nhục, là tinh tấn, là thiền định, là trí tuệ cho đến cũng tức là Như Lai, là ứng cúng, là chánh biến tri. Cũng tức là đại niết bàn, là thường, là lạc, là ngã, là tịnh. Vì vậy, Như Lai Tạng biểu hiện qua tất cả các pháp thế gian xuất thế gian.

Phật bảo: Do vậy (Như Lai Tạng) nó là cả hai pháp thế gian và xuất thế gian, Tức là Như Lai tạng diệu minh tâm nguyên. (là chân tâm vắng lặng mà vẫn thường chiếu soi - HT Tuyên Hóa).
Rời các nghĩa “tức,” “phi,” mà cũng là nghĩa “tức,” và chẳng phải nghĩa “tức.”
Phật bảo: Làm sao chúng sinh trong ba cõi thế gian, cùng với hàng Thanh văn Duyên giác xuất thế gian, đem tâm sở tri suy lường Vô thượng bồ-đề của Như Lai, dùng ngôn ngữ thế gian để nhập vào tri kiến Phật?
Ông và chúng sinh cũng đều như vậy. Chân tâm giác ngộ quý báu đều đầy đủ trong mỗi người. Nhưng khi Như Lai ấn ngón tay thì hải ấn phát ra hào quang, còn các ông chỉ tạm móng khởi tâm, thì trần lao liền nổi dậy.
Do vì không siêng năng cầu đạo giác ngộ vô thượng. Chỉ thích nghĩ đến Tiểu thừa, được một ít liền cho là đủ.
Phú-lâu-na bạch, Chân tâm quý báu, thanh tịnh vi diệu, giác ngộ sáng suốt của con cùng với Như Lai vốn là viên mãn không hai. Nhưng xưa con mắc phải vọng tưởng từ vô thủy, nên phải ở lâu trong luân hồi. Nay được thánh thừa, còn chưa được chỗ cứu cánh. Như Thế tôn, hết thảy các vọng đều dứt trừ, chỉ có diệu dụng của tính chân.
HT Tuyên Hóa giảng về Như Lai Tạng ở trên: Giáo pháp được giảng bây giờ chính là không Như Lai tạng. Kế đến, quý vị sẽ được giải thích Như Lai tạng vốn là không và bất không. Thế nên quý vị thấy, Như Lai tạng vốn không chỉ đơn thuần là một trạng thái, mà nó có vài điều khác biệt trong nầy. Vậy nên quý vị đừng thấy rằng mình biết được vài thuật ngữ Phật pháp rồi kể rằng mình đã hiểu được tất cả. Có thể quý vị chỉ biết về Như Lai tạng, nhưng quý vị còn phải biết cách làm cho Như Lai tạng thành không; và quý vị biết được Như Lai tạng là bất không, nhưng rồi quý vị phải nhận ra được Như Lai tạng vốn vừa là không vừa là bất không. Quá rắc rối, phải không?(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

II- TÁNH NHƯ LAI TẠNG HAY ĐẠI QUANG MINH TÀNG:

Bản Giác - Chân Tánh Bồ Đề - Chơn Tánh Bồ Đề - Tánh Diệu Giác Minh Thanh tịnh Bao chùm - Chân Tâm hay Bảo Giác
+ Tánh Giác: Tất cả chúng sinh từ loài hữu tình đến vô tình đều có chung Tự tánh thanh tịnh bản nhiên mà được gọi là “TÁNH GIÁC”.
- PHẬT TÁNH:
Đối với con người thì cái Tánh giác này là Phật tánh hay Tánh giác diệu minhChánh Nhân Phật tánh nghĩa là Tánh mầu nhiệm vốn sẵn có. (Nguồn: Xem Mục Giác không sinh mê)

+ TÁNH GIÁC DIỆU MINH CHÂN TÂM: Trích. Lúc bấy giờ, đức Thế tôn bảo Phú-lâu-na và các vị A-la-hán đã trừ sạch các lậu và chứng quả vô học rằng: Nay Như Lai vì đại chúng chỉ bày tánh chơn thắng nghĩa trong thắng nghĩa, khiến cho hàng định tánh Thanh văn chưa được nhơn không và pháp không, hướng về Đại Thừa. Phật dạy :
Đức Phật bảo, “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền?”
Giảng giải:
Đoạn kinh văn nầy mở đầu cho phần cực kỳ quan trọng trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Vì nội dung đoạn kinh này sẽ giải thích tại sao con người trở thành người
Ông có nghe Như Lai đã từng dạy : "Tánh giác là diệu minh, bản giác là minh diệu hay không? Bạch Thế Tôn! Con đã nghe, Phú Lâu Na thưa.
- Ý ông hiểu thế nào? Tánh giác tự minh mà gọi là giác hay tánh giác không minh phải dùng tánh minh để minh tánh giác?
Ngài Phú Lâu Na bạch với Phật: Tánh giác tự minh nên gọi là tánh giác diệu minh. Nếu tánh giác không minh thì còn lấy gì để gọi là minh tánh giác.
Phật dạy rằng:
- Đúng vậy. Phú Lâu Na! Nếu tánh giác không tự minh thì không lấy cái gì để minh tánh giác. Và nếu tánh giác là cái sở minh thì không còn gọi là tánh giác nữa.
=> Vậy ông nên hiểu : Tánh giác vốn minh mà chúng sinh lầm tưởng phải nhờ cái minh để minh tánh giác. Sự thật tánh giác vốn không phải là cái sở minh. Nhân vì lầm tưởng mà tánh giác trở thành ra sở. Cái vọng về sở đã thành, tất cái vọng năng của ông. Nguồn gốc của vọng tưởng phát nguyên là như vậy.
+ Nguồn gốc vọng tưởng sinh ra các hiện tượng Tâm lý: Tánh giác nhất định phải là diệu minh chớ không cần nhờ vào Minh để làm sáng tỏ. Còn Vọng là minh giác nghĩa là vừa dấy động một niệm sở minh thì chính mình đã đánh mất tánh giác diệu minh rồi. Tánh giác thì bao trùm khắp pháp giới vốn không có năng minh, không có sở minh, không có năng giác, không có sở giác, nhưng vì do vọng chấp mê lầm mà mình cho rằng mình có năng giác còn đối tượng bên ngoài có sở giác. Khi có sự thiết lập của năng và sở tức là trong và ngoài thì sự phân biệt đối đãi hình thành và dĩ nhiên vọng niệm cũng phát khởi từ đây. Thí dụ như khi quán chiếu thấy tượng Phật bên ngoài tức là sở minh thì chúng ta dùng hình ảnh Đức Phật bên ngoài mà xoay lại để thấy được Phật tánh bên trong của mình tức là năng minh. Còn nếu chạy theo hình tượng Phật bên ngoài mà quên đi Phật tâm, Phật tánh thanh tịnh, bất sinh bất diệt của chính mình thì chúng ta chạy theo sở minh mà quên bỏ năng minh vậy.
=> Đây là nguyên nhân của phiền não khổ đau. Vì thế tánh giác vốn tự minh tự diệu, không có gì đáng gọi là sở minh. Nhưng do vọ mà giả dối lập ra sở minh và đối đãi phân biệt sinh ra cái năng minh của chúng sinh. (Nguồn: Phật dậy về Các Đại và Tứ Đại Tương Tác - Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Diệu Minh Chân Tâm: .... Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt.
Giảng:
“Như vậy.” Tại sao Như Lai nói rằng các tướng huyễn hóa sinh khởi hư vọng? Đạo lý mà Như Lai đã giảng giải cũng giống như vậy đối với mọi phần loại khác nhau của ngũ ấm– sắc, thọ, tưởng, hành, thức–lục nhập– có nghĩa là 6 căn , mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý–từ thập nhị xứ– 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cùng với 6 trần: sắc, thanh hương, vị, xúc, pháp– cho đến thập bát giới– 6 căn, 6 trần và 6 thức phát sinh ra do khi căn và trần tiếp xúc nhau: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, và ý thức. Sáu căn và 6 trần kết hợp thành 12 xứ, cùng với 6 thức tạo thành 18 giới. Các thứ sắc pháp và tâm pháp nầy, đều do nhân duyên hòa hợp mà hư vọng sinh ra, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt. Khi nhân duyên không hòa hợp thì hư vọng diệt mất. Đây là tánh của sinh diệt. Các sắc pháp và tâm pháp nầy đều chỉ biến hiện từ tâm. Nên Đức Phật bảo A-nan: “Thân tâm của ông, đều là vật biến hiện từ trong diệu minh chân tâm.” Lại nữa: “Ông không biết rằng sắc thân của ông, cho đến núi sông, hư không, đất liền đều là vật bao hàm trong diệu minh chân tâm.”(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1)

Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thứcrõ biết sáng suốt, tính giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
Bao gồm và hiển bày trong khắp mười phương hư không, đâu có phương hướng xứ sở?
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là tên gọi, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
Lúc bấy giờ A-nan và cả đại chúng, được sự khai thị nhiệm mầu của Đức Phật, khiến thân tâm vắng lặng, chẳng còn ngăn ngại. Trong đại chúng, mọi người đều tự nhận ra tâm mình trùm khắp mười phương. Thấy mười phương hư không như xem một lá cây hay đồ vật trong bàn tay. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ THỂ TÁNH:
Đức Phật bảo. Phú-lâu-na, ông lại hỏi rằng, tánh của đất nước lửa gió vốn là viên dung, trùm khắp pháp giới, ông nghi tại sao tánh lửatánh nước lại không xâm đoạt lẫn nhau. Ông lại nêu ra hư khôngđất liền trùm khắp pháp giới, lẽ rakhông dung hợp với nhau.
Giảng giải:
Phú-lâu-na, ông lại hỏi rằng, tánh của đất nước lửa gió vốn là viên dung, trùm khắp pháp giới. Ông bảo rằng, “Nơi nào có nước, thì nơi ấy không có lửa, và nơi nào có lửa, thì nơi ấy không có nước. Tánh của nước và lửa không dung hợp nhau.”
Quý vị nên biết rằng nước lửa và các chất khác đều có một thể tánh, tuy nhiên, chúng ta không thể nào suy lường mà biết được. Cũng như quý vị mỗi người đều có tính chất khác biệt nhau. Nước có tính chất của nước, lửa có tính chất của lửa, mắt thường của quý vị không thể nào nhìn thấy được vấn đề nầy. Khi nó đã thành lửa rồi, chúng ta mới thấy được, nhưng khi nó chưa thành lửa, tánh chất của lửa vẫn hiện hữu ở đó. Tương tự như tánh nước. Tánh nước cũng có trong khắp cả pháp giới. Vì khi có ánh sáng mặt trời, chúng ta vẫn có thể dùng kính lúp để lấy được lửa, và dưới mặt trăng chúng ta vẫn có thể lấy nước,[1] vì thể tánh của các chất nầy vẫn hiện hữu trong hư không. Quý vị thấy hư không vốn trống rỗng, nhưng thực ra nó được chất đầy bởi vô số các hiện tượng. Và hư không chính pháp giới. Tuy nhiên, Phú-lâu-na không hiểu rằng tại sao tánh của nước và lửa lại cùng lúc trùm khắp cả pháp giới.
“Phú-lâu-na, ông nghi tại sao tánh lửa và tánh nước lại không xâm đoạt lẫn nhau. Ông lại nêu ra hư không và đất liền trùm khắp pháp giới, lẽ ra nó không dung hợp với nhau. ‘Hư không là hư không,’ ông lý luận, ‘và nếu ở đó có hư không thì sẽ không có đất. Đất là vật cứng chắc, ngăn ngại, thế nên sẽ không có chút nào hư không trong đó cả. Nếu hư không trùm khắp pháp giới thì trong đó sẽ không có đất. Nếu đất trùm khắp pháp giới thì trong đó sẽ không có hư không.’” Đức Phật lập lại mối nghi của Phú-lâu-na.

+ Như Lai dùng Tánh giác diệu minh bất sinh bất diệt hiệp cùng Như Lai tạng, thì Như Lai tạng chỉ thuần là Tánh giác diệu minh, chiếu khắp cả pháp giới.
Cho nên trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong cái nhỏ hiện ra cái lớn, trong cái lớn hiện ra cái nhỏ.
Đạo tràng bất động cùng khắp cõi giới mười phương. Thân bao trùm cả hư không vô tận khắp mười phương. Ở trên đầu một mảy lông mà hiện ra cõi Bảo vương. Ngồi trong vi trần mà chuyển bánh xe đại pháp. Diệt trần tướng, khế hợp tánh giác, nên phát ra tánh giác chân như sáng suốt nhiệm mầu.

Quán về tánh, vốn là chân, chỉ là tánh diệu giác minh. Tánh diệu giác minh, vốn chẳng phải là lửa, là nước. Làm sao còn hỏi về nghĩa không dung được nhau?
Giảng giải:
Khi quán chiếu sâu vào Tánh Như Lai tạng, thấy xưa nay vốn là chân, hoàn toàn không có một vọng tưởng nào. Trong đó duy chỉ có tánh diệu giác viên minh chân thật. Xưa nay vốn chẳng có các tướng đất nước, lửa, gió; chỉ vì trong tánh Như Lai tạng vốn có đầy đủ tất cả các pháp, đầy đủ tất cả tánh năng. Tuy đầy đủ các pháp: năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, đều có đủ tất cả công năng, nhưng đều cùng nhau tương hợp an ổn vô sự, mỗi tướng đều được an lập nơi phần vị của mình, không có sự xâm đoạt, lấn diệt lẫn nhau. Khi đã rõ rồi, thì sẽ không cần phải hỏi về chuyện các hiện tượng có dung hợp nhau trong tánh Như Lai tạng.

Tánh diệu giác minh chân thật cũng như vậy. Nếu ông phát minh hư không, thì có hư không hiện ra. Nếu ông phát minh đất, nước, lửa, gió, thì mỗi thứ đều hiện ra. Nếu cùng phát minh các hiện tượng, thì tất cả cùng hiện ra.
Giảng giải:
"Tánh diệu giác minh chân thật"- tức là thường trú chân tâm tánh tỉnh minh thể cũng như vậy. "Nếu ông phát minh hư không, thì có hư không hiện ra. Nếu ông phát minh đất, nước, lửa, gió, thì mỗi thứ đều hiện ra" - Nếu ông tạo ra nhân duyên khiến phát sinh một hoặc các yếu tố: đất, nước, lửa, gió, thì mỗi thứ ấy đều được hiện ra. "Nếu cùng phát minh các hiện tượng, thì tất cả cùng hiện ra" - Nếu cùng lúc tạo ra nhân duyên khiến phát sinh tất cả, thì tất cả các đại chủng ấy đều hiện ra. Chẳng hạn, một người có thể nghĩ đến – có nghĩa là có trong mình – Lửa trong mặt trời và nước từ trong hạt châu cùng một lúc.

Thế nào là cùng hiện ra? Phú-lâu-na, như trong chỗ có nước hiện ra bóng mặt trời, có hai người cùng xem mặt trời hiện trong nước. Rồi mỗi người đi về mỗi hướng đông tây khác nhau, ắt là họ đều thấy có mặt trời theo mình. Theo hai người cùng đi, một về hướng đông, một về hướng tây, không có chuẩn đích nhất định.
Nên không thể gạn hỏi rằng, mặt trời ấy chỉ là một, tại sao khi mỗi người đi đều có mặt trời đi theo? Mặt trời đã thành hai, tại sao trước kia chỉ hiện ra một? Hư vọng quanh quẩn như vậy, chẳng có gì để làm bằng cứ.
Phú-lâu-na, ông lấy cái sắc không khuynh loát, xâm đoạt nhau trong Như Lai tạng, thì Như Lai tạng sẽ cùng theo ông làm sắc, làm không hiện khắp cả pháp giới.
Thế nên trong ấy, gió thì động, hư không thì tĩnh lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Chúng sinh mê lầm, trái ngược tánh giác, hợp với trần cảnh. Nên phát ra trần lao và các tướng thế gian.
Giảng giải:
"Thế nên"– do vì sắc và không tương tục xâm đoạt lẫn nhau trong tánh Như Lai tạng, trong đó sinh khởi tác dụng cùng với các tướng hữu vi. Do các nguyên nhân nầy, mà sắc và không trở thành hiện hữu, tướng và dụng của nó trùm khắp cả pháp giới. "Trong ấy" - trong tánh Như Lai tạng, "gió thì động, hư không thì tĩnh lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối". Nguyên nhân là do "chúng sinh mê lầm". Ở trong chỗ vô số hiện tượng ấy, chúng sinh trở nên mê lầm. Họ không nhận ra được đạo lý về chân tâm, nên họ bị mê muội. Do vậy, nên trong chân tâm (phần chân) của tánh Như Lai tạng đã sinh khởi nên tam tế lục thô.

Như Lai dùng tánh giác diệu minh bất sinh bất diệt hiệp cùng Như Lai tạng, thì Như Lai tạng chỉ thuần là tánh giác diệu minh, chiếu khắp cả pháp giới
Cho nên trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong cái nhỏ hiện ra cái lớn, trong cái lớn hiện ra cái nhỏ.
Mà Như Lai tạng chính là bổn diệu viên tâm.
Giảng giải:
Còn có thể gọi tánh Như Lai tạngbổn diệu viên tâm. Vốn là vi diệu, viên mãn, thanh tịnh và trùm khắp pháp giới. Nó lớn đến nỗi không có cái gì vượt qua nó được và nhỏ đến mức trong đó chẳng có gì. Cái bổn diệu viên tâm khác với các hiện tượng kia như thế nào?
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Bản giác và Minh Giác: ... Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến, đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác?
Giảng:
Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến. Các ông lập nên một tri kiến khác trên cái tri kiến vốn đã là hư vọng. Đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Ông đã nhận ra rằng tri kiến của mình vốn là không có tự thể, thế nên ông không khởi một niệm tưởng nào căn cứ trên tri kiến ấy. Ngay trong tri kiến ấy mà không khởi một niệm tưởng phân biệt nào chính là tương ưng với Đạo. Đó chính là niết-bàn vô lậu chân tịnh. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác? Trong chỗ vắng bặt tri kiến, làm sao còn dung chứa một thứ gì khác? Nơi ấy chính là bản nguyên thanh tịnh pháp giới. Tại sao ông lại muốn đưa thêm một thứ gì nữa vào trong đó? Tại sao lại chồng thêm tri kiến lên trên tri kiến? Nguyên lý nầy cũng như trong đoạn kinh trước đã nói, “Bản giác vốn là diệu minh, nhưng hư vọng nên thành minh giác.” (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Giảng về đặc tính "Chủng tử"/ Thể - Dụng: Có 10 phẩm tính của Thể tánh của chủng tử gồm có:
Sát na diệt - Quả câu hữu - Hằng tùy chuyển - Tánh quyết định (Thiện , ác và Vô ký) - Đãi chúng duyên - Dẫn tự quả (Hạt gì Cây đó) - Tự biến cộng biến - Tương tức tương nhập - Không cũ không mới - Bất nhị (Tính liên tục nuôi trưởng dưỡng) - Không thêm không bớt.
A lại ra thức (Vô ký) bị bao phủ bởi 7 thức thấp hơn/ hạt giống Nghiệp bao gồm tham sân si vui buồn .... Ví như hương sen ướp ra nhiều loại chè khác nhau => Chè/ Thức bị ướp - Bị nhiễm (Nguồn: Xem Sư ông Nhất Hạnh giảng)