Tương ứng các Hành - Ngũ hành - Các Đại - Tứ đại - Ngũ đại trong Minh triết - Đạo Thiên nhân - Sách Tứ thư. Phong thủy vượng - Thiên địa nhân - Tam tài trong phong thủy học

+ Bàn về các Hành: Trong triết lý Ngũ Hành, hành thổ ở vị trí trung cung, cũng là vị trí của Thái Thất trong biểu tượng nhà Minh Đường (đời Chu)....
Ngũ sắc được sắp theo khung ngũ hành: thủy, hỏa, mộc, kim, thổ; được đặt vào bốn phương và chính giữa: bắc, nam, đông, tây, trung ương.
... Đức Khổng Tử nói: “Ta muốn không nói nữa.” Tử Cống thưa: “Thầy mà không nói thì con noi theo làm sao?”
Đức Khổng Tử nói: “Trời có nói đâu? Bốn mùa vận hành; trăm vật sinh sôi, trời có nói đâu?”
... Minh Đường (Phong thủy căn nhà sáng láng) là ngôi nhà đầy ý nghĩa minh triết do các vua đầu nhà Chu xây cất ở chân núi Thái Sơn, thuộc địa phận nƣớc Tề. Minh Đường được kiến trúc theo khung Ngũ hành (thủy, hỏa, mộc, kim, thổ), là biểu tượng cho sự thăng tiến tâm thức của con người trong đức nhân từ thấp lên cao, biểu thị bằng ba bước, tương ứng với ba căn phòng: huyền đường, minh đường, thái thất. (Xem hình minh họa)
- Huyền đường: chỉ tâm thức con người bắt đầu bước vào cõi đạo, tức là tập luyện nhân đức trở nên người quân tử. (Theo sách Luận Ngữ, đây là trình độ của Tử Lộ.)
- Minh đường: chỉ tâm thức con người đã sáng tỏ, trở nên bậc hiền nhân (trình độ của Nhan Hồi), xứng đáng làm mẫu mực cho thiên hạ, xứng đáng ở chức vụ cai trị thiên hạ. Bậc này không còn bị thối chuyển trở lại con người phàm tục nữa.
- Thái thất: biểu thị con người trở nên bậc thánh nhân, tâm thức huyền đồng với Trời (siêu việt thể), trở nên tài nhân trong Tam tài (Thiên Địa Nhân). Cho nên căn phòng dành cho bậc này gọi là Thái thất (căn nhà rộng lớn bao la, có chiều kích vũ trụ). Con người ở căn phòng này có tâm thức đạt tới trình độ phi không thời gian. ... (Nguồn: Tứ thư và giảng giải - Lý Minh Tuấn)
+ Bàn về Tứ đại - Câu xá luận
: Mời xem phân tích giảng giải rất tỷ mỳ tại nguồn: Câu xá luận - Ngài Thế Thân