Tam thánh các phương. Lý Trí, Định Tuệ, Hạnh Chứng - Phật các phương - Bồ tát các phương - Bậc Thánh hiền tương ứng các phương

+ Tam thánh các phương:
- Phương Đông: Phật Dược SưNhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát
- Phương Tây: Phật A Di ĐàQuán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát
- Tam Thánh cõi Ta Bà - Hoa Nghiêm Tam Thánh: Phật Thích Ca và Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngoài ra, tam thánh còn được dùng để chỉ cho ba hàng chứng đắc thần thông thuộc ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát
Trong giới đàn Viên đốn, Tam thánh gồm Phật Thích Ca làm Hòa thượng , Bồ tát Văn-thù làm Yết-ma A-xà-lê, Bồ-tát Di Lặc làm Giáo thọ A-xà-lê. Tông Thiên Thai của Nhật Bản tôn xưng ba Đại sư Truyền giáo, Từ Giác, Trí Chúng là Tam thánh.
Việc thờ tượng Tam thánh Thích Ca, Di Đà là rất quan trọng, nhằm tăng trưởng niềm tin kính Phật và quan trọng nhất là thúc đẩy các Phật tử tu học, thực hành theo Phật pháp, đặc biệt là về đức hạnh và trí tuệ chứ không phải chỉ mong được phù hộ, ban ơn phước. (Nguồn: Ý nghĩa tượng Tam Thánh)
+ Hoa Nghiêm Tam Thánh: Ngoài việc là Thầy của chư Phật đời quá khứ, Văn Thù Bồ Tát từng có ân nghĩa dạy bảo cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh Phóng Bát ghi chép là: “Đức Phật bảo các Bồ Tát, A La Hán rằng: (lược đoạn giữa). Nay Ta được thành Phật, có 32 Tướng, 80 tùy hình tốt đẹp, Uy Thần tôn quý, độ thoát tất cả chúng sinh trong mười phương đều là ân của Văn Thù Sư Lợi vốn là bậc Thấy của Ta. Trước đây vô ương số chư Phật đời quá khứ đều là Đệ Tử của Văn Thù Sư Lợi, bậc đương lai cũng là nơi do Uy Thần Ân Lực của Ngài đã đem đến. Ví như Thế Gian con trẻ phải có cha mẹ thời Văn Thù tức là bậc cha mẹ trong Phật Đạo vậy”
_Trong Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán thì Bồ Tát Văn Thù được xưng là Tam Thế Giác Mẫu Diệu Cát Tường cùng với Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra) là hai vị hầu cận hai bên phải trái Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuṇi). 
Người đời xưng là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Trong đó Văn Thù Bồ Tát (Mañjuśrī) đại biểu cho Trí Đức, Tuệ Đức, Chứng Đức của tất cả chư Phật và Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra) đại biểu cho Lý Đức, Định Đức, Hạnh Đức của tất cả chư Phật. Cả hai vị này đều biểu hiện cho Lý Trí, Định Tuệ, Hạnh Chứng đã hoàn toàn viên mãn của Đức Phật.
_Trong Kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsaka-sūtra) bày rõ tất cả Phật Pháp quy về Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata) với hai vị Đại Sĩ Phổ Hiền (Samantabhadra), Văn Thù (Mañjuśrī). Ba vị này được xưng là Hoa Nghiêm Tam Thánh, trong đó Phổ Hiền Bồ Tát đại biểu cho Bản Thể Hạnh Đức của tất cả Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát đại biểu cho Chứng Đức của tất cả Bồ Tát. (Nguồn: Văn Thì Bồ Tát Pháp Kinh - Tr 03)