QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Phần 1: Giới Thiệu

Đây là bản dịch quyển sách The Chakras and The Human Energy Fields, của Bác sĩ Shafica Karagulla và bà Dora van Gelder Kunz, Nguyên Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học Hoa Kỳ mà trước đây chúng tôi có giới thiệu qua. Đây là tài liệu được viết bởi hai người, một nhà khoa học, bác sĩ y khoa, và một nhà thông nhãn, có được huấn luyện và hiểu biết huyền linh. Các bạn học hỏi giáo lý của Chân sư DK có thể dùng nó tham khảo cho sự học hỏi của mình. Đây là công trình phụng sự mà hai bạn trẻ học viên của Trường Morya Federation đã thực hiện: Quỳnh Anh Và Mai Oanh. Phần 1 do Quỳnh Anh dịch. Chúng tôi sẽ trích đang lần lượt từng chương của quyển sách.

******************

D:BoxBox SyncTheosophy_htmDora Kunzmediaimage1.jpeg

CÁC LUÂN XA

Và 

Các Trường Năng Lượng của Con người

Shafica Karagulla, M.D.

Dora van Gelder Kunz

A Quest Original. First Edition 1989

Mục Lục Sách

Lời nói đầu

Cám ơn

Giới Thiệu

1. Một cái nhìn mới về bản thể con người

I. Bình minh của một tâm thức mới

II. Phá vỡ rào cản của các giác quan

2. Các Trường và Luân xa

III. Ba trường của phàm ngã

IV. Cấu trúc và chức năng của thể dĩ thái

V. Vai trò của các luân xa

VI. Thể cảm dục và các cảm xúc

VII. Các bề đo tâm thức cao hơn

3. Nhãn thông như là một công cụ chẩn đoán

VIII. Cơ sở của nghiên cứu bằng thông nhãn

IX. Sử dụng thông nhãn trong nghiên cứu

4. Quan sát tiến trình bệnh tật

X. Các biến thể của trường dĩ thái

XI. Các luân xa và các tuyến nội tiết

XII. Các bệnh liên quan đến Tâm thức và Bộ não

XIII. Ảnh hưởng của thuốc và các chất bổ trợ khác lên các trường

XIV. Ảnh hưởng của phẫu thuật cắt bỏ cơ quan

5. Vai trò của tâm thức

XV. Ảnh hưởng của những thay đổi trong tâm thức

XVI. Động lực của việc chữa bệnh

XVII. Hướng tới tương lai

Phụ lục

Các trường hợp nghiên cứu thực tế

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Lời nói đầu

Dora van Gelder Kunz

Sự hợp tác giữa tôi và bác sĩ Shafica Karagulla bắt đầu tại New York không lâu sau lần đầu chúng tôi gặp nhau vào những năm 1950s, và hầu hết những lần nghiên cứu bằng nhãn thông chúng tôi cùng thực hiện diễn ra trong vòng một thập niên sau đó, mặc dù công việc này có nhiều lúc gián đoạn sau khi Shafica chuyển tới California vào những năm 1960s. Bác sĩ Karagulla chủ yếu quan tâm đến việc nghiên cứu sự liên quan giữa tiến trình bệnh tật và các luân xa, và do vậy hầu hết các trường hợp nghiên cứu của chúng tôi đều theo xu hướng này.

Trong suốt hơn hai mươi năm chúng tôi làm việc cùng nhau, mối quan tâm chính của tôi là việc trị liệu, và mọi nỗ lực của tôi đều dành cho việc giúp đỡ những người bị bệnh nặng, phải chịu nhiều đau đớn. Sự thay đổi trong trọng tâm công việc này của tôi diễn ra từ từ mặc dù nó nhận được sự thúc đẩy lớn lao từ việc phát triển một phương pháp chữa bệnh gọi là “Đặt tay chữa lành” mà Dolores Krieger và tôi là những người khởi xướng, và phương pháp này đã được dạy cho hàng ngàn y tá.

Trong những năm tiếp theo, tôi đã chứng kiến hàng trăm bệnh nhân phải chịu đựng rất nhiều loại bệnh tật. Vì vậy, bản thân tôi đã học hỏi được khá nhiều về quá trình bệnh tật, nhiều hơn những gì tôi từng hiểu biết tại thời điểm làm công tác nghiên cứu cùng Bác sĩ Karagulla. Thực ra, chúng tôi chưa bao giờ hợp tác trên khía cạnh trị liệu trong các nghiên cứu của mình.

Tôi gặp Tiến sĩ Viola Petitt Neal, người vừa là người thầy và cũng là bạn thân nhất của Shafica Karagulla, nhưng bà không thực sự tham gia vào công việc mà chúng tôi làm tại New York. Sau này, khi chúng tôi cùng sống tại bang California, tôi mới biết đến bà nhiều hơn và trân trọng sự cống hiến sâu sắc của bà cho các nguyên lý tinh thần. Bà rất quan tâm đến dự án về cuốn sách này và đã đóng góp những phác thảo về ý tưởng cơ bản cho ba chương đầu.

Trong những chuyến tôi tới thăm California, Bác sĩ Karagulla nói với tôi về khả năng sắp xếp các tài liệu từ những gì chúng tôi đã nghiên cứu và viết ra nhằm xuất bản thành sách. Cho đến trước khi qua đời, Tiến sĩ Neal đã tham gia vào nhiều cuộc thảo luận như thế này. Cả ba luôn đồng ý rằng tôi sẽ là người xem lại bản thảo và sửa đổi bất cứ chi tiết nào cần thiết. Bác sĩ Karagulla cập nhật cho tôi tiến độ công việc của bà và gọi điện cho tôi thảo luận về nó chỉ một tuần trước khi bà qua đời một cách đột ngột và không mong đợi. Đây là một cú sốc lớn với tất cả chúng tôi.

Một vài tuần sau tai nạn chết người của bà, các tài liệu để viết cuốn sách được chuyển đến tay tôi, vì gia đình bà đồng ý rằng những tài liệu đó nên được trao lại cho tôi với toàn quyền sở hữu và sử dụng cho mục đích xuất bản cuốn sách. Tôi đã nghĩ rằng bản thảo gần như hoàn thành, nhưng ngạc nhiên khi thấy có nhiều chương mới chỉ là các ghi chú. Tôi quyết định cần làm nhiều việc hơn nữa trước khi đưa cuốn sách xuất bản, và do vậy tôi nhờ một người bạn tên là Emily Sellon, một người biên tập chuyên nghiệp thực hiện công việc này. Do vậy, bản thảo gốc của Bác sĩ Karagulla và Neal cần được chỉnh sửa rất nhiều và tôi sẽ đảm nhiệm công việc này. Ngay cả tiêu đề cuốn sách cũng đã được sửa đổi mặc dù điều này đã được nhất trí trước khi Bác sĩ Karagulla qua đời.

Với những hoàn cảnh khó khăn trên, cần hiểu rằng cuốn sách là một sự pha trộn các quan điểm và các đóng góp của nhiều người. Để có được sự thống nhất, các quan điểm và các đóng góp khác nhau, bà Sellon đã hoà trộn và hình thành nên phiên bản cuối cùng..

Shafica Karagulla là một người bạn đáng mến và một cá nhân hiếm có khi kết hợp chuyên môn y học và khoa học với một tư tưởng hoàn toàn phóng khoáng và nhiệt tâm háo hức với các lĩnh vực chưa được khám phá. Trong suốt tình bạn kéo dài của chúng tôi, tâm huyết của bà dành cho các khả năng có thể được tìm thấy từ các tìm hiểu của chúng tôi chưa bao giờ giảm sút. Cuốn sách này không thể hoàn thành nếu không có mối nhiệt tâm sâu sắc và bền vững của bà và nỗ lực của chúng tôi để cuốn sách được dễ đọc, dễ hiểu là một sự tưởng nhớ đến bà.

Lời cảm ơn

Chúng tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã đóng góp tài chính cho việc nghiên cứu mà nhờ đó cuốn sách được hình thành: Quỹ Eliot D. Pratt đã trợ cấp ba năm đầu tiên, mà nếu không có thì các nghiên cứu trên sẽ không thể bắt đầu; Trudy Pratt và người chồng về sau của bà là Eliot, cho tinh thần tiên phong trong việc ủng hộ dự án. Xin gởi lời cám ơn tới tất cả những người đã đóng góp vào quỹ Eliot D. Pratt Foundation để hỗ trợ việc nghiên cứu tri giác siêu đẳng: Rebekah Harkkness và quỹ Harkness; Quỹ Lester Finkelstein Foundation, và Irene và Lester Finkelstein về sau.

Xin gởi lời cám ơn đến những người đã hỗ trợ Quỹ nghiên cứu tri giác siêu đẳng: Quỹ Boston, Annabelle Markson và Yoland Markson sau này; Lynn Charleson cho sự ủng hộ tiếp tục của ông; Ton và Gayle den Dass; Quỹ Midway; và quỹ John E. Fetzer.

Xin gởi lời cám ơn đến những người đã cống hiến thời gian miễn phí cho nghiên cứu về năng lực tự nhiên về tri giác cao của họ, đặc biệt là Frances Farrelly, khiếu hài hước và lương tri của ông đã thắp sáng công việc của những lần thí nghiệm lặp đi lặp lại.

Xin gởi lời cám ơn đến Eloise Doerfler, người đã cống hiến thời gian không công cho năm năm ghi lại dữ liệu và đảm bảo sự chính xác một cách đầy tin tưởng; không có sự kiên nhẫn và hỗ trợ của bà thì điều này trở thành nhiệm vụ không thể thực hiện.

Xin gởi lời cám ơn đến các thư ký ghi lại dữ liệu, một nhiệm vụ kéo dài nhiều năm: Evelyn Petersen, Helen English, và Maxine Friend.

Xin gởi lời cám ơn đến Irene Bagge đã đọc bản thảo và đưa ra những gợi ý hữu ích.

Xin gởi lời cám ơn đến Nhà xuất bản Thông Thiên Học đã cho phép sử dụng các hình ảnh và màu sắc từ cuốn Các Luân Xa của C.W. Leadbeater.

Cuối cùng, xin gởi lời cám ơn tới hai người thân của Shafica Karagulla, Basim Azzam và Fahmi Karagulla, vì những hộ trợ tài chính rộng rãi giúp việc tổ chức nghiên cứu trở nên khả thi và đảm bảo nhu cầu cá nhân được đáp ứng, nhờ đó mà bà được tự do cống hiến thời gian của mình cho việc biên soạn và viết lên lịch sử mỗi trường hợp nghiên cứu.

Giới thiệu

Shafica Karagulla

Lời thì thầm kéo dài, nhắc lại ngày và đêm:

Có điều ẩn dấu. Hãy đi và tìm.

Đi và tìm phía sau những điều Nhìn thấy.

Những thứ mất dấu phía sau những điều Nhìn thấy.

Mất tích và chờ đợi bạn tới.

Rudyard Kipling, người Khám Phá

Hơn năm mươi năm trước, người thầy, người bạn, người đồng nghiệp và cộng tác trong nghiên cứu của tôi, Viola Petitt Neal đã viết bài thơ trên trong quyển kỷ yếu thời cấp ba của tôi và những dòng này vẫn vang vọng trong thời gian hết lần này qua lần khác. Nhưng điều ẩn dấu mà tôi cần tìm là cái gì?

Là một bác sĩ điều trị, tôi bị thu hút vào sự hoạt động của tâm trí con người, về sự nhận thức của con người với vô vàn hình thái biểu lộ. Là một nhà tâm thần học về hệ thần kinh, tôi đã nghiên cứu những biểu hiện bất thường dưới các hình thức như ảo ảnh, ảo tưởng, ảo giác và việc mất ý thức về hành vi mà những điều này bao gồm nhiều hình thức bệnh tật trong não bộ gây ra viêm não, teo não hay ung thư.

Nghiên cứu của Bác sĩ Wilder Penfield về sự kích thích điện não ở những bệnh nhân động kinh có ý thức cho tôi một loạt hiểu biết khác. Tất cả những điều này là sự mở đầu cho nghiên cứu về những cấp độ cao hơn của sự nhận thức nằm trong khả năng tâm trí của con người. Việc tìm ra những cá nhân đã vượt qua rào cản của năm giác quan là thử thách tiếp theo khiến tôi phải “đi và tìm ở phía sau những hiện tồn.”

Làm thế nào để xác minh những khả năng tri giác cao hơn ở những người nói rằng họ sở hữu những khả năng đó? Công cuộc tìm kiếm nhằm phát hiện ra những gì “ẩn dấu” đưa tôi đến với bà Kunz và những con người tài năng khác, những người đã giúp tôi hiểu phần nào những bỉ ẩn của con người. Nghiên cứu mà cuốn sách này dựa vào ban đầu bắt nguồn từ một nỗ lực chỉ ra thông tin có được nhờ khả năng tri giác cao có nền tảng có thể xác minh được và có nghĩa. Sau này, tôi bắt đầu thoáng thấy được nguyên nhân thật sự của các bệnh tật mà đã góp phần kích thích những sự bất hoà về tâm thần và vật lý và khám phá ra những cách làm tan đi đau đớn và khôi phục sức khoẻ.

Từ những người có thông nhãn, chúng tôi biết rằng một phàm ngã bao gồm ba loại trường năng lượng—thể dĩ thái hay sinh lực, thể cảm dục hay thể tình cảm, và thể trí—các thể này bao quanh và thấm vào từng tế bào của thể xác vật lý. Sự tương tác giữa các trường này có thể giống như cái mà nhạc sĩ gọi là hợp âm chính, được tạo nên từ ba tần số. Những notenày kết hợp với bốn note khác hình thành nên một bát độ gồm bảy tần số. Một số người tin rằng mỗi con người phát ra một khuôn mẫu âm điệu độc nhất được tạo nên bởi các trường năng lượng của mỗi cá nhân đang trong sự hoà âm. Cung điệu này đôi khi được biết đến như là nốt (cung điệu) của phàm ngã. Một cung điệu hoàn hảo chỉ sự khoẻ mạnh, trong khi những xung đột giữa các trường năng lượng và trung tâm lực chính chỉ bệnh tật. Những vấn đề này sẽ được thảo luận trong những chương tiếp theo.

Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm kết hợp y học với việc tìm hiểu những khía cạnh vô hình và năng lượng của phàm ngã con người, nhằm chỉ ra sự phụ thuộc chặt chẽ và phức tạp giữa chúng.

Mỗi cá nhân tham gia đóng góp vào việc chuẩn bị tài liều cho cuốn sách đều có lĩnh lực chuyên môn riêng của mình. Tiến sĩ Neal chịu trách nhiệm gợi ý những ý tưởng thảo luận về cấu tạo của con người, chủ yếu dựa trên các khác niệm minh triết và huyền môn; Bà Kunz chịu trách nhiệm quan sát bằng nhãn thông; Bản thân tôi chịu trách nhiệm chọn lọc và liên kết các dữ liệu được đưa ra và phân tích về mặt y học.

Tiến sĩ Viola Petitt Neal nghiên cứu vật lý, hoá học và tâm lý học thời đại học và có bằng PhD về triết học ở đại học London, trọng tâm nghiên cứu của bà là những tôn giáo bí mật ở Trung Đông. Sau đó, bà dạy môn mà được gọi một cách chung nhất là “Triết học ngàn đời” trong suốt hơn 35 năm, tại các trường đại học trụ sở tại California hay cho các cá nhân. Bà hợp tác với tôi khi viết cuốn sách “Đột phá trong sang tạo” mặc dù tên của bà không xuất hiện trên trang bìa. Vào năm 1978 bà xuất bản cuốn sách về các bài thơ của mình có tên là “Những mảnh kinh nghiệm: một hành trình tinh thần” và trong cuốn “Xuyên qua tấm rèm” (Neal và Karagulla, 1983) bà kiểm nghiệm khả năng nhận thức một số chiều kích của hiện thực và các giai đoạn của tâm thức. 2

Dora van Gelder Kunz sinh ra với khả năng nhãn thông đặc biệt trong một gia đình có mẹ và bà ngoại cũng có khả năng bẩm sinh này. Thời thơ ấu, năng lực khác thường của bà được phát triển nhờ làm việc với nhà nhãn thông người Anh, Charles W, Leadbeater, tác giả những nghiên cứu nổi tiếng như “Luân xa” và “Con người hữu hình và vô hình”. Khả năng nhận biết và nghiên cứu các tinh linh, thiên thần và các thực thể tự nhiên khác một cách chi tiết của bà đã cho ra thành quả ở hai tác phẩm chuyên khảo về thế giới thiên thần có tiêu đề “Lễ Giáng Sinh của Thiên Thần” và “Thế giới thực của thần tiên”, cuốn sách cho chúng ta một bức tranh không theo lối mòn và dịu dàng về thế giới của các thực thể tinh thần tự nhiên. Những tinh thần này là một phần của mỗi truyền thống văn hoá.

Bà Kunz là nhân vật có khả năng nhạy cảm được gọi là “Diana” và DVG” trong cuốn sách “Bước đột phá đến sự sáng tạo” của tôi. Bà được phú cho năng lực nhận biết không chỉ trường năng lượng dĩ thái hay sinh lực và các trung tâm lực chính (luân xa) mà còn cả trường năng lượng thể cảm dục (tình cảm) và trí tuệ với những trung tâm lực tương ứng của chúng. Năng lực tự nhiên này đã được phát triển tới mức độ chính xác nhờ nỗ lực kiên trì của bà trong việc quan sát cẩn thận và chi tiết, khả năng phân tích đã được huấn luyện, và mối liên quan đến lịch sử y tế của từng trường hợp. Bà đã làm việc với các bác sĩ điều trị khác trong việc chẩn đoán những trường hợp y học khó khăn và không rõ rệt, và những năm gần đây đã chuyên tâm vào việc giảng dạy và thực hành phương pháp trị liệu được biết tới với tên gọi “Cảm ứng điều trị”. Phương pháp này được bà phát triển cùng với cộng sự của mình là tiến sĩ Dolores Krieger.

Từ năm 1975 đến 1987, bà Kunz là Hội Trưởng hội Thông Thiên học Hoa kỳ và là chủ biên tạp chí “Người thông thiên học Mỹ” của hội; kể từ khi rời vị trí này, bà đã cống hiến hầu hết thời gian của mình cho công việc trị liệu. Bởi vì khả năng nhận biết cả nguyên nhân bệnh tật và lẫn khả năng thành công của tiến trình trị liệu, bà làm tăng thêm giá trị cho sự hiểu biết của chúng ta về cơ chế vận hành của sức khoẻ và bệnh tật.

Bản thân tôi là một bác sĩ, chuyên môn của tôi là thần kinh-tâm thần học. Sau khi được đào tạo về tâm thần học tại đại học Edinburgh dưới thời Ngài David K. Henderson, nghiên cứu tiếp theo của tôi đòi hỏi một sự tìm hiểu mở rộng về lich sử các trường hợp tâm trí có liên quan đên các loại ảo giác, như là nghe thấy giọng nói, nhìn thấy hình ảnh và trải qua nhửng cảm giác bất thường. Trong một số trường hợp, những hiện tường này chắc chắn có liên quan đến tổn thương não bộ, như là khuyết tật chung ở người mất trí, bệnh Alzheimer hay những trạng thái độc hại giống như nhiễm độc Brom.

Trong khi đó, công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Wilder Penfield ở Viện thần kinh học Montreal tại Canada đã thu hút sự chú ý của tôi. Cuốn sách của ông, Vỏ Não của Con Người, mô tả quá trình gây ảo giác và những kinh nghiệm bất thường ở những bệnh nhân động kinh đã trải qua phẫu thuật não ở trạng thái hoàn toàn có ý thức. Bị thu hút bởi công trình nghiên cứu của ông nhằm vạch ra các chức năng khác nhau trên vỏ não, tôi đã đến Canada và may mắn có cơ hội được làm việc chung với Tiến sĩ Penfield trong hơn ba năm rưỡi. Một vài trong số những nghiên cứu tôi đã thực hiện hồi đó được đăng trong một bài báo trên tạp chí y khoa Anh Quốc vào năm 1955, có tựa đề “Hiện tượng tâm linh trong bệnh động kinh thuỳ thái dương và những bệnh nhân tâm thần” (Karagulla và Robertson). Trong đó, chúng tôi chỉ ra sự tương đồng trong những kinh nghiệm ảo giác giữa hiện tượng tâm linh trong bệnh động kinh thuỳ thái dương và bệnh tâm thần phân liệt.

Không lâu sau đó, tôi được mời tới Mỹ để tiếp tục nghiên cứu của mình về bệnh tâm thần phân liệt, và được chỉ định làm giáo sư dự khuyết ngành tâm thần học tại Đại học New York. Vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cho các loại các nhau của ảo giác ở các bệnh nhân tâm thần, tôi được thử thách bằng việc đọc một số quyển sách không chính thống về tâm trí con người và những tiềm năng của nó, những điều mà việc đào tạo ngành tâm thần thần kinh học của tôi đã không giảng dạy.

Như thế, trước khi mạo hiểm vào lĩnh vực mới, tôi đã trải qua hơn 12 năm nghiên cứu tâm trí con người, cả người bình thường và người mất trí, và việc được đào tạo về tâm thần-thần kinh học của tôi thuần tuý là một thể loại khoa học và học thuật thông thường. Tuy nhiên, những đam mê của tôi lại ít chính thống hơn. Mọi tư liệu tôi đọc lúc bấy giờ dường như gợi ý đến một cái nhìn phức tạp hơn về bản chất con người, vượt quá những giới hạn của não bộ vật lý và năm giác quan vật lý, và thách thức những khái niệm y khoa truyền thống.

Cho nên tôi bắt đầu tìm tòi khám phá cho chính bản thân mình. Một phần nghiên cứu tôi thực hiện thời đó trong lĩnh vực kỳ bí được xuất bản năm 1967 trong cuốn “Sự đột phá tới Sáng tạo”, trong đó trình bày các bằng chứng được ghi lại về những quãng cao hơn của tri giác của chúng ta. Điều cần thiết, như tôi nhận thấy, là khám phá và phân tích những cơ chế quản lý những chiều đo nhận thức cao hơn. Chúng hiện lên như thế nào và chức năng vận hành của chúng ra sao? Không có gì là “siêu nhiên” trong vũ trụ này; bất cứ hiện tượng nào xuất lộ với chúng ta đều là kết quả của sự thiếu hiểu biết của ta về các luật cai quản chúng.

Việc xuất bản cuốn sách này khơi ra nhiều lá thư đến từ các bác sĩ trị liệu, các nhà khoa học và những người có kinh nghiệm tương tự, và điều này đưa tôi đến việc nghiên cứu sâu rộng hơn với sự giúp đỡ từ những cá nhân có khả năng thiên bẩm như bà Kunz. Kết quả là tôi bắt đầu hiểu ra, ít nhất là một phần, về cơ chế hoạt động của những năng lực này.

Nghiên cứu này và những nghiên cứu khác chỉ ra một cách đầy nghĩa lý một sự thật là ngoài từ trường và điện trường bao quanh các sự kiện vật lý còn có những loại năng lượng và tần số khác mà hiện nay chưa thể tìm thấy bằng bất kì thiết bị dụng cụ nào đã được phát triển cho đến nay. Vì lý do này, những người có khả năng thiên bẩm là “công cụ” duy nhất có thể sử dụng hiện nay cho công việc nghiên cứu liên quan đến tri giác nhãn thông với những chuẩn đoán y khoa. Trong trường hợp của bà Kunz, tôi yêu cầu càng nhiều chi tiết càng tốt trong các lần quan sát của bà.

Trong công việc làm cùng nhau, tôi phục vụ như một nhà nghiên cứu và bà ấy là người quan sát. Phương pháp của chúng tôi bắt đầu bằng việc giới thiệu tới bà những người khoẻ mạnh và bình thường, để tôi có thể biết được cái bà nhìn thấy là cái gì và như thế nào. Sau một năm, tôi đã có thể phát triển một sơ đồ cho các tính chất khác nhau cần được tìm kiếm khi nghiên cứu tình trạng sức khoẻ hay bệnh tật; sau đó chúng tôi theo sát những hướng dẫn một cách thống nhất trong mọi trường hợp.

Chúng tôi nghiên cứu trước tiên những đặc tính chung của thể sinh lực hay thể dĩ thái, mối quan hệ của nó với những chốt xoáy năng lượng hay luân xa, nằm trong trường năng lượng, hiệu ứng của những năng lượng này lên tuyến nội tiết, và cách chúng có liên quan đến các trung tâm lực khác. Sau này, ở mức độ nào đó, chúng tôi quan sát trường năng lượng cảm dục và thể trí với các xoáy năng lượng tương ứng, nhưng cần có thêm nghiên cứu cho những khía cạnh trên của phức hợp con người.

Bệnh xá điều trị ngoại trú cho các bệnh về nội tiết, một trong những trung tâm y khoa có uy tín nhất của New York là một nguồn dữ liệu y tế chính của chúng tôi. Bà Kunz chưa bao giờ nói chuyện với bất kỳ bệnh nhân nào. Bà chỉ nhìn họ từ một khoảng cách một vài mét trong khi bà đang ngồi phía sau lưng bệnh nhân ở phòng chờ.

Điều đáng lưu ý là bà Kunz đã quen với việc nhìn thấy những người khoẻ mạnh ở thể vật lý hay những người bị phiền toái trong thể tình cảm; ở đây là lần đầu tiên bà quan sát có hệ thống trường năng lượng dĩ thái và các luân xa trong những bệnh nhân bị bệnh năng, một vài trong số họ đã cắt bỏ vài bộ phận trong cơ thể hay các tuyến nội tiết. Chúng tôi nhận thấy rằng những bất thường quan sát được trong luân xa dĩ thái chính là một dấu hiệu chỉ ra xu hướng phát triển một căn bệnh, và khu vực mà trong đó sự bất thường xảy ra có thể được dự đoán có khi đến hàng năm trước khi những hiện tượng này bắt đầu biểu lộ.

Khi các nghiên cứu của chúng tôi tiến triển, chúng tôi biết thêm là có những thứ có vẻ như bắt nguồn từ một chiều đo, ví dụ như ở cấp độ dĩ thái, có thể thực sự phát sinh từ một cấp độ cao hơn như là thể cảm dục hay thể trí. Những bất thường và khối u ở tuyến giáp có vẻ như xuất phát từ luân xa dĩ thái cổ họng, nhưng một quan sát sâu hơn có thể chỉ ra rằng nguyên nhân nằm ở thể tình cảm, giống như những bệnh tật ở thể vật lý xuất phát từ thể dĩ thái.

Chúng tôi sẽ đưa ra lịch sử từng trường hợp để minh hoạ điểm này, và để chứng thực lý thuyết của chúng tôi rằng con người là một mạng lưới phức tạp của các quá trình liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mà được tiếp tế bằng năng lượng đến từ ba hay nhiều hơn trường năng lượng của vũ trụ, tất cả đều đóng vai trò chính yếu trong sức khoẻ và bệnh tật.

Mục đích chính của Phần Một, Hai, Ba của cuốn sách là giới thiệu bối cảnh lịch sử của nghiên cứu bằng nhãn thông, cũng như một phác thảo ngắn gọn về cấu tạo con người trong truyền thống huyền linh học. Phần Bốn trình bày nghiên cứu các khía cạnh của con người phàm ngã, nơi mà quan sát nhãn thông nhận định khoẻ mạnh là tình trạng hài hoà và bệnh tật là tình trạng xung đột, liên hệ với các bằng chứng y khoa về thể trạng vật lý của chủ thể nghiên cứu, và Phần Năm xem xét tầm quan trọng của tâm thức như một yếu tố cho sức khoẻ và bệnh tật, cũng như trong sự phát triển và thay đổi của mỗi cá nhân, với một bản ghi chú cuối cùng về những lãnh vực nào mà những nghiên cứu tương tự có thể diễn ra trong tương lai.

 

1625 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay