Tu Hành - Tu đạo Giác ngộ - Thực hành phật pháp để giác ngộ pháp chánh - Tu pháp chánh đạo Giác ngộ Phật pháp - Tu đạo người quân tử tu học Phật pháp để giác ngộ đạo pháp - Phật pháp là giáo dục giác ngộ pháp chân thật.

+ Phật pháp là giáo dục: Giáo dục là tu đạo Giác ngộ lý chân thật không hư giối giả tạm. Mời nghe giảng trên trang tổng hợp giảng nói Phật pháp của Ps Tịnh Không rất nhiều bài giúp tu thành tựu đạo Người quân tử. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng Phật pháp)
+ Tu đạo giác ngộ: Học Phật pháp, khi hiểu rồi, trên phương diện quan hệ giao tiếp, chúng ta phải hóa giải oán kết này. Hóa giải từ đâu? Hóa giải từ bản thân chúng ta, đừng yêu cầu đối phương, yêu cầu đối phương là sai, quan trọng là bản thân làm như pháp như lý. Lục Tổ Huệ Năng nói rất hay: Người tu đạo thật sự, không thấy lỗi lầm của thế gian, như vậy tâm mới thanh tịnh. Người thế gian có lỗi lầm nghiêm trọng đến đâu, đều không để trong lòng, vì sao vậy? Tuyệt đối không để nó làm ô nhiễm tâm thanh tịnh, không để nó phá hoại tâm cung kính. Chúng ta vẫn cung kính đối với họ, giống như đối với Phật Bồ Tát, giống như đối với cha mẹ vậy. Đây là thật, không phải giả, phải tôn trọng họ. Chịu một chút thiệt thòi, “thiệt thòi là phước”, cổ nhân nói như thế, là thật không phải giả. Vì sao có hiện tượng này? Đương nhiên vì có nhân quả, có thể trong đời quá khứ ta hưởng mất lợi ích của họ, bây giờ ta chịu thiệt vì họ hưởng mất lợi ích của mình. Đó là trả lại cho họ, cần phải hoan hỷ. Người khác mượn tiền mình, ví dụ tôi cho họ mượn tiền, cho họ mượn đồng nghĩa với cho họ, tuyệt đối đừng nghĩ sau này họ phải trả lại, như vậy là sai. Họ trả lại thì rất tốt, không trả ta cũng hoan hỷ, như không có gì xảy ra. Đây là giao tiếp giữa người với người, chỉ bố thí ân đức chứ không kết oán, tuyệt đối không có đối địch. Xã hội hòa thuận, quốc gia an định, thiên hạ thái bình, là đạo lý này tạo nên. Một chút thiệt thòi cũng không chịu, cũng không nhường người khác, điều này thật đáng ngại! Gia đình quý vị không thể thuận hòa, xã hội động loạn, thế giới nguy cơ trùng trùng, đều là nó gây ra.
Phật pháp dạy chúng ta làm như vậy, trong đó có đạo lý lớn. Nếu thấu triệt được đạo lý này, ít nhất phải mất hai ba mươi năm, đây là đại học vấn!. Nếu thật sự rõ ràng minh bạch, tự nhiên ta sẽ thực hành và làm được điều đó, như vậy đời sống của ta sẽ vô cùng an vui. Phải làm được mới có thể giúp người khác, mới có thể dạy bảo người khác, người ta mới tin tưởng. Thân thể mạnh khỏe, ta không bị sanh bệnh. (Nguồn: PS Tinh Không giảng Tịnh Độ .... Tập 45)
+ Tu hành: ...là dựa theo tiêu chuẩn Đức Phật dạy, chúng ta phải sửa đổi cách nghĩ, cách nhìn sai lầm của mình trong cuộc sống hằng ngày thì gọi là tu hành. Nếu như hằng ngày chúng ta làm ra vẻ như người học Phật, nhưng trên thực tế thì lừa mình dối người, như thế nhất định có cảm ứng với ma, ma sẽ đến hộ trì cho bạn mà không phải là Phật. Dụng ý của ma đến hộ trì bạn để làm gì? Để chúng hủy diệt Phật pháp và gây chướng ngại cho Phật pháp...vậy nên, tu hành đúng như lý - Như pháp Phật dậy rất quan trọng, tránh lạc vào đường Ma, theo tà đạo biết bao kiếp mới thoát ra được ...
Tu hành là tùy thuận chúng sinh (Cha mẹ ...) chứ không phan duyên (Không yêu cầu, mong cầu ... , chỉ khuyến khích người khác tu, còn thành tựu thì tùy duyên, vì mỗi người mỗi nghiệp). (Nguồn: Ba phúc - PS Tịnh Không giảng)

+ Tu Hành: Là Pháp tu TRUNG ĐẠO - Là con đường Chánh đạo mà chính Đức Phật đã dậy, áp dụng cho mọi Pháp tu (HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Q1)
* Là con đường như Lưỡi dao cạo thật khó đi. Quí vị phải cân bằng giữa Học Giáo lý Kinh Văn Phật pháp và tu tập thật hành hàng ngày để làm người Quân tử. Nên nghiêm trì giới luật, thực hành Thập thiện nghiệp đạo và Bát Chánh đạo. Thực hành Tham thiền tu Định lực hàng ngày để phát triển trí huệ, như thế mới có thể tránh rơi vào Tà đạo/ Ngoại đạo mà trở lên rời xa Chánh đạo, sẽ mãi vẫn ở trong vòng Luân hồi khổ đau, rất đáng sợ. Có câu "Thân người khó được - Phật Pháp khó nghe". Quí vị cần học hiểu để biết rằng ngàn vàng chẳng mua được trí tuệ chân thật, chỉ có tu hành mới mong thành tựu. (Lời NTH)
* Tu Hành - Ngài A Nan nói về việc Tu hành sai của mình: ... Ngày nay mới biết, tuy được nghe phật pháp nhiều, nếu chẳng tu hành thì cũng như chưa nghe. Như người chỉ nói đến thức ăn, rốt cục chẳng được no bụng. Có câu "Ai ăn người ấy no, nếu bạn chỉ nhìn thức ăn thì không biết mùi vị và không thể no được", cũng chẳng khác việc hàng ngày quí vị chỉ lo đếm tiền cho người khác vậy.
Vạn vật đồng nhất thể, hiểu là trong nghe giảng Kinh và tu tập, quí vị nên nhất tâm hòa làm một với người giảng hay vị Thầy Chánh đạo mình hướng tới, ví như đọc Chú Đại Bi thì Tâm làm một với Bồ Tát Quan Thế Âm - Gọi là tu Hóa thân Bồ Tát Quan Thế Âm, như vậy mới đúng Pháp và thu được nhiều thành tựu nhanh chóng (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q1- Phần Kinh văn)
+ Tu Hành: Người học Phật có hai hạng nhất định có thành tựu:
a) Một là người thông minh phi thường, nhà Phật thường gọi là “thượng căn lợi trí”. Hạng người này vừa nghe Phật pháp, giác ngộ ngay lập tức. Sau đó bèn chân chánh y giáo phụng hành, hạng người như vậy nhất định có thể thành tựu.
b) Hai là “thiện căn sâu dày”. Hạng người đối với những lời giáo huấn của Phật, Bồ Tát bèn nỗ lực vâng làm, họ chẳng cần biết đến lý luận, cứ dựa theo lời chỉ dạy của Phật mà làm theo. Hạng người chân thật như thế có thể thành tựu.(Nguồn: Tu Thanh Tịnh Tâm)
+ Tu Hành: Là phải đối diện với sự khó khăn, gian khó, khổ hạnh, thiệt thòi...., nhưng tương lai khi thành tựu thì hạnh phúc, huy hoàng, an lạc tự tại ... ngoài sức tưởng tượng. Còn nếu Tu hành để tìm sự an toàn thì là bản năng của Bản ngã, dậm chân tại chỗ, khó mà tiến hóa được, không phải là thật tu hành giải thoát khổ đau, luân hồi sinh tử. (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Tu Hành Trụ)

+ Người ngu tối - Căn tánh chậm chạp - Trí tuệ chưa phát triển nên Tu tín nguyện và giữ giới: Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Có kẻ trai lành, gái tín căn tánh chậm tối, trong lòng không tỏ sáng, cái công phu chưa rồi làm sao đặng độ người?
Phật nói: Căn lành tuy chậm tối mà có tín tâm bền chặc chân thật không bỏ trai giới, thường thường phát nguyện sám hối cái tội trước chẳng dám sai lầm, đến chừng tai nạn nghiệp chướng tan hết, lòng nguyện đủ rồi thì huệ tánh phát ra hiện tiền và đặng sáng suốt, tỏ ngộ thấy đặng mình và đặng thành Phật.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Chúng sanh thấy Phật chẳng lạy, nghe Pháp chẳng tin, gặp Tăng chẳng kính, hủy báng người lành, phá người ăn chay giữ giới. Chẳng tin nhân quả, khinh dể thánh hiền, hay tin tà quỷ, tạo nghiệp mãi mãi chẳng tu một chút lành; những người như vậy sau bị những quả báo chi?
Đức Phật nói: Những chúng sanh đó đều đủ tà kiến, hiện đời chẳng tin Tam Bảo giáo hóa, sau chết quyết đọa tam đồ, chịu các khổ não lớn, cầu thoát ra chẳng đặng, dầu cho có ngàn Phật ra đời cũng không thể cứu độ đặng. (Nguồn: Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận)
+ Mười phương pháp tu hành: Đây là mười phương pháp dạy trong kinh Hoa Nghiêm, nơi phần Trị Địa Trụ ở phẩm Thập Trụ. Thật sự ra phương pháp này không hạn cuộc nơi chư Tăng Ni, mà dành cho mọi người tu Bồ tát hạnh, tại gia và xuất gia. gồm:
1. Tụng tập đa văn
2. Hư nhàn tịch tịnh
3. Cận thiện tri thức
4. Pháp ngôn hòa duyệt
5. Ngữ tất tri thời
6. Tâm vô khiếp bố
7. Liễu đạt ư nghĩa
8. Như pháp tu hành
9. Viễn ly ngu mê
10. An trụ bất động
Mời xem bài giảng nguồn về mười phương pháp tu hành (Nguồn: Hòa thượng Tuyên Hóa giảng)
+ Học Pháp và Tu hành: Trích Đức Phật bảo: ... Thế nên A-nan, tuy ông trải qua nhiều kiếp ghi nhớ những pháp bí mật diệu nghiêm của Như Lai (Ngài A Nan đa văn bậc nhất), cũng chẳng bằng một ngày tu pháp vô lậu, xa lìa hai cái khổ yêu ghét ở thế gian
* Pháp vô lậu: Cũng chẳng hay bằng tu tập pháp môn không phiền não, không vọng tưởng. Đến quả vị thứ tư của hàng A-la-hán mới được gọi là vô lậu. Bồ-tát cũng có quả vị vô lậu. Để được quả vô lậu, quý vị phải dứt trừ sạch mọi tập khí sai lầm, mọi vô minh vọng tưởng, tham lam sân hận si mê. Đức Phật dạy pháp tu vô lậu là để xa lìa hai cái khổ yêu ghét ở thế gian. Con người tưởng rằng yêu là điều kỳ diệu nhất ở thế gian, thế nên có tình yêu giữa trai gái, tình yêu giữa cha con. Nhưng thực ra yêu là khổ. “Tôi biết, dĩ nhiên, xa lìa những gì mình yêu là khổ.” Quý vị nói. Nhưng dù quý vị không xa lìa nó, cũng vẫn khổ như thường.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)
+ Tu Hành - Phật dậy: "Tu 1 ngày 1 đêm ở cõi ta bà hơn làm lành ở cõi Vô Lượng Thọ cả 100 năm. Tại sao vậy? Cõi nước của đức phật đó đều hành thiện tích đức, không có một chút ác. Tu thiện ở ta bà 10 ngày đêm hơn làm lành 1000 năm ở các cõi phật khác. Vì cõi nước phật, không có duyên để làm ác, chỉ có thế giới ta bà này thiện ít ác nhiều, toàn là khổ độc chưa từng ngừng nghỉ" (Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 37)