QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Cấu tạo con người -6 – Thể nguyên nhân theo đức DK (tt)

document.cookie="kentopvc_2416=yes";

Trong bài này, chúng ta sẽ học tiếp về thể nguyên nhân và sự phát triển của nó:

1. Thể nguyên nhân phát triển cùng với sự tiến hóa của con người. Khi phát triển thể nguyên nhân sẽ:

  1. tăng trưởng về kích thước,
  2. phong phú về màu sắc,
  3. tăng trưởng của ánh sáng nội tại.

Và đến một lúc nào đó (lần điểm đạo thứ tư), ánh sáng nội tại sẽ đốt cháy thể nguyên nhân, con người thoát khỏi luân hồi:

2. Thể nguyên nhân tăng trưởng nhờ tích lũy những gì tốt đẹp của mỗi kiếp sống qua tiến trình tuần tự và chậm chạp. Trong giống dân đầu việc xây dựng tiến hành rất chậm, nhưng gần cuối cuộc luân hồi, trên Con đường Dự bị và trên Con đường Điểm đạo thì diễn tiến nhanh hơn. “Công trình đã được dựng lên và mỗi viên đá đều được thu góp từ cuộc sống cá nhân”.

3. Chúng ta là những phàm ngã chưa vươn lên đến cõi giới của linh hồn hay cõi giới của Chân ngã nên chúng ta không thể biết quan điểm của Chân ngã như thế nào. May mắn thay khi Chân sư DK dạy cho chúng ta biết cái nhìn của Chân ngã trên cõi giới riêng của nó:

a. Chân ngã ở trên cảnh giới của mình hữu thức nhận ra được sự liên hệ với Chân sư, và tìm cách chuyển tâm thức đó cho Phàm ngã.

b. Chân ngã ở trên cõi của mình, không vướng bận với không gian và thời gian và (vì biết cả tương lai cũng như quá khứ) nên tìm cách làm cho cứu cánh mong muốn ấy mau chóng trở thành hiện thực. [34]

c. Chân ngã ở trên cõi của mình liên hệ trực tiếp với các Chân ngã khác có cùng một cung, cùng một cung cụ thể hay cung trừu tượng tương ứng. Vì các Chân ngã đều biết rằng sự tiến bộ càng nhanh khi cùng hoạt động trong nhóm, nên tìm cách trợ giúp nhau trên cảnh giới đó.

4. Trong những giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa, Chân ngã ít chú ý đến phàm ngã, mà chỉ khi đến một giai đoạn tiến hóa nào đó thì nó mới bắt đầu quan tâm đến. Trong quyển Điểm đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, Chân sư DK có nói rằng “khi ánh sáng trong đầu của một người lóe lên trong một kiếp sống nào đó, thì khi đó linh hồn biết ngay lập tức và bắt đầu “ghé mắt nhìn xuống phàm ngã”. Bình thường thì đức Thái dương Thiên Thần chìm đắm trong cơn thiền định của Ngài, và chỉ khi nào trong những giây phút hứng khởi nhất, đạo tâm dâng tràn lên, hoặc trong cơn thiền định sâu thẳm của phàm ngã thì Thái dương Thiên Thần mới tỉnh thức và liên lạc với phàm ngã:

Điều kế đó không dễ giải thích hay dễ hiểu. Chư môn đệ đã nghe nói linh hồn vốn chìm đắm trong cơn thiền định thâm sâu trong phần lớn của chu kỳ các kiếp sốngchỉ khi nào phàm ngã đã đạt đến một mức độ gắn kết khả quan, thì linh hồn mới không còn chú ý đến những việc nội tại riêng tư của nó, mà bắt đầu chú ý đến phàm ngã.Khi việc ấy xảy ra, nhóm Chân ngã bị ảnh hưởng rõ rệt và Chân Sư (ở cùng Cung với Linh hồn) biết ngay sự diễn biến này mà huyền môn gọi là sự nhìn xuống của linh hồn. Trên đường đạo, Chân ngã luôn luôn ý thức sự chiến đấu của phàm ngã và sẽ đến giai đoạn (ở khoảng cùng tột của con đường tiến hóa) mà linh hồn ôn lại những giai đoạn nhập thể và xuất thể của diễn trình tiến hóa. [Điểm đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, quyển I)

5. Công việc thực sự của Chân ngã trong một kiếp sống là làm chỉnh hợp ba thể, thể xác, thể tình cảm và hạ trí trong phạm vi của thể nguyên nhân, và trụ vững ba thể ở đó bằng nỗ lực của ý chí.

Từ chỉnh hợp (alignment) theo nghĩa đen là “thẳng hàng”. Khi phàm ngã đã chỉnh hợp, thì các hạ thể (xác, cảm dục, và trí) “thẳng hàng với nhau”, nghĩa là chúng chịu làm việc trong sự phối hợp nhau, có một mục đích thống nhất. Khi phàm ngã đã chỉnh hợp, ta có một phàm ngã “gắn kết” hay “tích hợp” (integrated personality). Giai đoạn kế tiếp là phàm ngã đã gắn kết tiếp tục chỉnh hợp với Chân ngã, lúc đó ta có sự “phàm ngã hòa nhập với linh hồn” (soul-infused personality).

6. Trong đoạn cuối “Hợp âm của Chân ngã”, Chân sư DK dùng thuật ngữ âm nhạc để mô tả sự tiến hóa của con người, chúng tôi xin giải thích để các bạn rõ hơn:

Trong âm nhạc, một hợp âm trưởng (major) hoặc thứ (minor) được cấu tạo từ 3 note: note căn bản (chủ âm), note thứ ba gọi là major third, và note thứ 5 gọi là dominant fifth. Ví dụ: hợp âm Đô gồm 3 note: Do, Mi, Sol tạo thành. Các note này cách nhau một quảng 3, như trong ví dụ trên:

Do – Mi: 2 cung

Mi – Sol: 1,5 cung

Do đó khoảng cách của 3 note trong hợp âm trên là 2 cung + 1,5 cung. Cách sắp xếp như thế tạo ra một hợp âm trưởng, còn nếu thứ tự 2 quảng 3 đó là 1,5 cung và 2 cung thì ta có hợp âm thứ. Ví dụ hợp âm Do thứ sẽ có ba note sau:

Do – Mi(giảm) – Sol. Khoảng cách 2 quảng ba là 1,5 cung + 2 cung

Do đó, khi các bạn đọc đoạn sau đây:

Nhưng rồi theo thời gian, cùng sự giúp đỡ về sau của Chân sư, sự hòa hợp giữa các màu sắc và các âm điệu phát sinh (hai sự hòa hợp này đồng nghĩa), cho đến cuối cùng chúng ta mới có được nốt căn bản (chủ âm) của vật chất, nốt chính thứ ba của phàm nhân đã chỉnh hợp, là nốt nổi bật thứ năm của Chân nhân, tiếp theo là hòa âm đầy đủ của Chân thần hay Tinh thần.

Trên đường trở thành Chân sư, chúng ta tìm kiếm nốt nổi bật của Chân nhân, còn trước đó thì ta tìm nốt hoàn hảo thứ ba của Phàm nhân. Trong nhiều kiếp khác nhau, chúng ta làm ngân lên và thay đổi tất cả những âm điệu trong khoảng đó, dù đôi khi có kiếp sống là trưởng, có kiếp là thứ, nhưng các kiếp sống đều mãi tiến đến sự linh hoạt và mỹ lệ lớn lao hơn. Đến đúng thời điểm, mỗi nốt sẽ phù hợp với hợp âm của nó là hòa âm của Chân thần

But as time progresses, and later with the aid of the Master, harmony of colour and tone is produced (a synonymous matter), until eventually you will have the basic note of matter, the major third of the aligned Personality, the dominant fifth of the Ego, followed by the full chord of the Monad or Spirit.

It is the dominant we seek at adeptship, and earlier the perfected third of the Personality. During our various incarnations we strike and ring the changes on all the intervening notes, and sometimes our lives are major and sometimes minor, but always they tend to flexibility and greater beauty. In due time, each note fits into its chord, the chord of the Spirit;

Chủ âm là vật chất, còn note thứ 3 là phàm ngã chỉnh hợp, note thứ 5 là Chân ngã, ba note này hợp lại tạo thành hợp âm của Chân thần.

Trong bài kế, ta sẽ học tiếp các giai đoạn tiến hóa của phàm ngã, cấu tạo của hoa sen chân ngã.

***************************************

Vì thế, vào thời điểm biệt lập ngã tính (từ dùng để diễn tả giờ phút tiếp xúc này) ở cõi phụ thứ ba của cõi trí chúng ta thấy một điểm ánh sáng bao bọc ba hạt nguyên tử và tất cả đều [31] được bọc trong một lớp vật chất cõi trí. Sau đó, những việc phải làm gồm có:

1. Khiến cho điểm sáng ấy bùng lên thành ngọn lửa bằng cách quạt đều và cho thêm chất đốt.

2. Làm cho thể nguyên nhân tăng trưởng và mở rộng từ một khối bầu dục không màu (giữ Chân ngã trong đó như lòng đỏ ở trong vỏ trứng) thành một khối đẹp đẽ hiếm có, gồm trong đó tất cả những màu sắc của cầu vồng. Đây là một sự kiện huyền môn. Đến đúng lúc thể nguyên nhân sẽ rung chuyển với sự chói sáng bên trong và ngọn lửa nội tại đang tỏa sáng sẽ dần dần chiếu từ trung tâm ra ngoại vi. Sau đó, ngọn lửa sẽ xuyên thủng chu vi, dùng thể này (là sản phẩm của vô số kiếp đau khổ và cố gắng) làm mồi cho nó. Nó đốt tan tất cả, và cháy leo lên tận Tam nguyên. Khi đã hợp nhất với Tam nguyên, nó sẽ được tái hấp thu vào tâm thức tinh thần, mang về cho Chân thần (hãy dùng sức nóng làm biểu tượng) một nhiệt lượng cường liệt, hay phẩm tính của màu sắc hoặc rung động mà trước đó còn thiếu.

Vì chúng ta phải nhìn mọi việc theo quan điểm của Phàm ngã cho đến khi đạt được nhãn quang của Chân ngã, nên công việc của Phàm ngã trước hết là tô điểm, xây dựng và mở rộng thể nguyên nhân. Kế đến là thu sự sống của phàm ngã vào trong đó, rút hết những gì tốt đẹp của cuộc sống phàm ngã đem chứa vào thể của Chân ngã. Chúng ta có thể gọi việc thu hút sự sống này là Ma cà rồng Thiêng liêng, vì luôn luôn ác là mặt trái của thiện. Khi đã hoàn tất việc này rồi, ngọn lửa bèn đốt ngay thể nguyên nhân, lặng nhìn một cách hoan hỉ trong khi việc thiêu hủy tiếp diễn. Rồi Ngọn Lửa – là con người đang sống ở nội tâm, là tinh thần của sự sống thiêng liêng – được tự do và leo lên đến tận nguồn của nó.

Therefore, you have at the moment of individualisation, which is the term used to express this hour of contact, on the third subplane of the mental plane a point of light, enclosing three atoms, and itself enclosed in a [31] sheath of mental matter. The work then to be done consists of:

1. Causing that point of light to become a flame, by steadily fanning the spark and feeding the fire.

2. Causing the causal body to grow and expand from being a colourless ovoid, holding the Ego like a yolk within the egg-shell, to a thing of rare beauty, containing within itself all the colour of the rainbow. This is an occult fact. The causal body will palpitate in due course of time with an inner irradiation, and an inner glowing flame that will gradually work its way from the centre to the periphery. It will then pierce through that periphery, using the body (that product of millennia of lives of pain and endeavour) as fuel for its flames. It will burn all up, it will mount upward to the Triad, and (becoming one with that Triad) will be re-absorbed into the spiritual consciousness,—will carry with it—using heat as the symbol—an intensity of heat or quality of colour or vibration that before were lacking.

Therefore the work of the Personality—for we have to view all from that angle until egoic vision may be ours,—is first to beautify, build and expand the causal body; secondly to withdraw within it the life of the Personality, sucking the good out of the personal life and storing it in the body of the Ego. We might term this the Divine Vampirism, for always evil is but the other side of good. Then, having accomplished this, comes the application of the flame to the causal body itself and the joyous standing by whilst the work of destruction goes on, and the Flame—the live inner man and the spirit of divine life—is set free and mounts to its source.

Trọng lượng riêng của thể nguyên nhân ấn định thời điểm giải thoát và đánh dấu mức hoàn tất công việc xây dựng và tô [32] điểm, khi Ngôi đền Solomon đã xây xong và trọng lượng (hiểu theo nghĩa huyền bí) của thể nguyên nhân đã đạt được tiêu chuẩn mà Thánh Đoàn mong muốn. Bấy giờ việc tiêu hủy xảy ra và sự giải thoát gần kề. Khi mùa xuân đã qua, cuối mùa hạ cây cối đã xanh tốt rườm rà, thì giờ đây phải cảm được sức tan rã của mùa thu, – chỉ có điều lần này sức mạnh ấy được cảm thấy và áp dụng ở các cấp trí tuệ chứ không ở cấp hồng trần. Lưỡi rìu đã đặt vào gốc cây (sắp đốn nó), nhưng tinh hoa của sự sống đã được chứa vào kho thiêng liêng.

Dung tích của thể nguyên nhân là sự tích lũy những gì tốt đẹp của mỗi kiếp sống qua tiến trình tuần tự và chậm chạp. Việc xây dựng lúc đầu tiến hành rất chậm, nhưng gần cuối cuộc luân hồi, – trên Con đường Dự bị và trên Con đường Điểm đạo – thì diễn tiến nhanh hơn. Công trình đã được dựng lên và mỗi viên đá đều được thu góp từ cuộc sống cá nhân. Trong mỗi giai đoạn này trên Đường Đạo, việc tô điểm và hoàn thành Ngôi Đền được tiến hành nhanh chóng hơn nữa…

Nói chung, chu vi của thể nguyên nhân thay đổi tùy theo loại và tùy theo cung. Một vài thể Chân ngã có hình dáng tròn hơn các thể khác. Một số thể giống hình bầu dục, còn những thể khác lại dài hơn. Nhưng dung tích và khả năng thích ứng mới là vấn đề quan trọng, và quan trọng nhất là khả năng thẩm thấu huyền bí của noãn hào quang thấp khiến nó có thể tiếp xúc được với các Chân ngã khác mà đặc tính vẫn giữ nguyên; có thể hòa hợp với các thể nguyên nhân khác mà vẫn giữ được cá tính; và có thể hấp thu những gì cần thiết mà vẫn giữ được nguyên hình.

The specific gravity of the causal body fixes the moment of emancipation and marks the time when the work of beautifying and building is completed, when the [32] Temple of Solomon is erected, and when the weight (occultly understood) of the causal body measures up to the standard looked for by the Hierarchy. Then the work of destruction supervenes and liberation approaches. Spring has been experienced, the full verdure of summer has succeeded, now must be felt the disintegrating force of autumn,—only this time it is felt and applied on mental levels and not on physical. The axe is laid to the root of the tree, but the life essence is garnered into the divine storehouse.

The content of the causal body is the accumulation by slow and gradual process of the good in each life. The building proceeds slowly at first, but towards the end of incarnation—on the Probationary Path and on the Path of Initiation—the work proceeds rapidly. The structure has been reared, and each stone quarried in the personal life. On the Path, in each of its two divisions, the work of completing and beautifying the Temple proceeds with greater rapidity….

Briefly and in conclusion of this matter, I would seek to point out that the circumference of the causal body varies according to type and ray. Some egoic bodies are of a form more circular than others; some are more ovoid, and others more elongated in shape. It is the content and the pliability that matter, and above all the occult permeability of the lower auric egg that permits of contact with other egos, yet retains identity; that merges itself with its fellows, yet preserves individuality; and that absorbs all that is desirable, yet keeps ever its own shape.

4. Điều kiện của Thể nguyên nhân — Condition of the Causal Body.

… Chúng ta đã bàn đến sự liên hệ của thể nguyên nhân với Phàm ngã hay phàm ngã, cho thấy sự tương tác và tùy thuộc lẫn nhau của cả hai. Nhờ hành thiền huyền môn một cách đều đặn, liên tục, nhờ dần dần định tĩnh hạ trí bằng cách tập trung và khôn ngoan theo lối thiền của cung Chân ngã, cũng như tham thiền theo cung của phàm ngã để lập thế thăng bằng, mối liên hệ kết hợp thể nguyên nhân và phàm ngã ngày càng trở nên trong sáng và đầy đủ hơn. Sự liên hệ đó rốt cuộc đã chuyển sự phân cực từ phàm ngã đến Chân ngã và về sau sự phân cực còn cao hơn cả hai để tập trung vào tâm thức của Chân thần. Chúng ta đã bàn về vấn đề này theo quan điểm thấp, nhìn từ lập trường của một người trong tam giới.

Hôm nay chúng ta bàn đến vấn đề theo quan điểm của Chân ngã, ở tầm mức của Chân ngã, và xem xét sự liên hệ của Chân ngã với Thánh Đoàn, với các Chân ngã ở chung quanh, và với Chân thần. Thật khó làm gì hơn là đưa ra vài nét khái quát, vì tôi có thể nói nhiều nhưng các bạn chỉ hiểu được chút ít, và nhiều điều còn quá huyền bí, chưa thích hợp để phổ biến cho đại chúng.

The fourth factor underlying the choice of a method [33] of meditation is our subject today and consists of the condition of the causal body.

We have dealt with the causal body in its relationship to the Personality or lower self, showing the interplay between the two and their interdependence. Through steady application to occult meditation, and through the gradual stilling of the lower mind, through concentration and the wise following of the egoic ray meditation, balanced by the personality ray mediation, we found that the relationship of the causal body to the Personality became ever closer and the channel connecting the two became ever more clear and adequate. This resulted eventually, we saw, in a shifting of polarisation from the lower to the higher and later to complete emancipation from both,—centralisation ensuing then in the spiritual consciousness. We dealt with the matter from the lower point of view, seeing it from the standpoint of a man in the three worlds.

Today we will deal with the matter from the standpoint of the Higher Self, from the egoic level, and consider the relationship of that Self to the Hierarchy, to surrounding egos, and to the Spirit. It will be difficult to do more than give some few hints, for much that I could say would be little comprehended, and much be too occult and dangerous for general communication.

Tôi có thể truyền đạt ba điều, nếu lấy đó mà tham thiền một cách chín chắn, khôn ngoan bạn có thể được soi sáng:

[1] Chân ngã ở trên cảnh giới của mình hữu thức nhận ra được sự liên hệ với Chân sư, và tìm cách chuyển tâm thức đó cho Phàm ngã.

[2] Chân ngã ở trên cõi của mình, không vướng bận với không gian và thời gian và (vì biết cả tương lai cũng như quá khứ) nên tìm cách làm cho cứu cánh mong muốn ấy mau chóng trở thành hiện thực. [34] [3] Chân ngã ở trên cõi của mình liên hệ trực tiếp với các Chân ngã khác có cùng một cung, cùng một cung cụ thể hay cung trừu tượng tương ứng. Vì các Chân ngã đều biết rằng sự tiến bộ càng nhanh khi cùng hoạt động trong nhóm, nên tìm cách trợ giúp nhau trên cảnh giới đó. Những sự kiện này, các môn sinh đã hiểu được phân nửa. Tôi sẽ trình bày thêm vài điều để làm sáng tỏ hơn.

Three things may be imparted, which—when wisely meditated upon—may lead to illumination:

The Ego on its own plane, realises consciously its relationship to the Master, and seeks to transmit that consciousness to the Personality.

The Higher self on its own plane, is not trammeled by time and space, and (knowing the future as well as that which is past) seeks to bring the desired end nearer and make it more rapidly a fact. [34]

The Higher Self or Ego on its own plane has direct relationship with other egos on the same ray, and on a corresponding concrete or abstract ray, and—realising that progress is made in group formation—works on that plane at the helping of his kind. These facts are already half apprehended among students but by a slight elaboration I may make it clearer.

Sự liên hệ của Chân ngã với Thánh Đoàn – Relationship of the Ego to the Hierarchy.

Sự liên hệ của Chân ngã với một vị Chân sư được hữu thức nhận ra trong giai đoạn này, tuy nhiên đây chính là sự phát triển trên đường tiến hóa. Như chúng ta đã biết, có sáu mươi tỷ đơn vị tâm thức (hay tinh thần) trong các huyền giai tiến hóa của nhân loại. Họ đang ở cõi giới của Nhân thể, dù hiện nay con số này hơi ít đi vì thỉnh thoảng lại có những người đạt mức điểm đạo thứ tư. Các Chân ngã này ở trong những giai đoạn phát triển khác nhau, đều liên kết với Chân thần (Tinh thần hay là Cha ở trên Trời) của mình, theo cách cũng giống như Chân ngã liên kết với Phàm ngã (chỉ khác là trong vật chất tinh vi hơn).

Như các bạn biết, mọi Chân thần đều ở dưới sự kiểm soát của một trong những Đức Hành Tinh Thượng Đế, hay đúng ra là một thành phần của tâm thức Ngài. Trên cảnh giới của mình, các Chân ngã cũng ở trong tình trạng tương tự. Một Đấng Cao cả thuộc cung của các Chân ngã này giám sát sự tiến hóa tổng quát của họ, trông nom họ theo từng nhóm. Những nhóm này được hình thành theo ba điều kiện:

  1. Tùy theo cung phụ của cung Chân ngã.
  2. Tùy theo giai đoạn biệt lập ngã tính hay là lúc nhập vào hàng nhân loại.
  3. Tùy theo trình độ tiến hóa.

The relationship of the Ego to some one Master is at this stage consciously realised, but is nevertheless, itself of evolutionary development. As we have been told, there are sixty thousand million units of consciousness or spirits in the evolving human hierarchy. These are found on causal levels, though the numbers are slightly less now, owing to the attainment of the fourth Initiation by individuals from time to time. These egos at different stages of development are all linked with their Monad, Spirit or Father in Heaven, in much the same way (only in finer matter) as the Ego is linked with the Personality.

All the Monads are, as you know, under the control, or rather form part, of the consciousness of one of the Planetary Spirits. On egoic levels, the egos are in a similar condition. An Adept of their ray supervises their general evolution, dealing with them in groups. These groups are formed under three conditions:

a—As to sub-ray of the egoic ray.

b—As to period of individualisation or of entrance into the human kingdom.

c—As to point of attainment.

Đấng Cao cả nói trên sẽ giám sát tổng quát, nhưng dưới Ngài còn có nhiều vị Chân sư, mỗi vị có cung riêng và nhóm riêng, gồm những người liên kết với các Ngài theo từng giai [35] đoạn, do nghiệp quả và do mức độ rung động. Dưới các Chân sư là những đệ tử đã có tâm thức Chân ngã, nhờ đó họ có thể làm việc trên cõi của Chân ngã và trợ giúp những Chân ngã có thể nguyên nhân kém phát triển hơn họ.

Tất cả đều theo đúng định luật một cách tốt đẹp. Vì việc phát triển thể nguyên nhân tùy thuộc vào sự tiến bộ đạt được ở ba thể Phàm ngã, do đó Chân ngã được hai vị đệ tử trợ giúp ở cấp thấp hơn. Một vị làm việc trên các cấp tình cảm và báo cáo cho vị trợ giúp thể trí. Vị này mới báo cáo cho vị trợ giúp thể nguyên nhân để vị ấy trình lại cho Chân sư biết. Toàn bộ công việc này được thực hiện có sự cộng tác của tâm thức Chân ngã ở trong thể nguyên nhân. Như vậy chúng ta thấy rằng có năm yếu tố liên quan đến việc trợ giúp sự phát triển của Chân ngã trên đường tiến hóa:

  1. Đấng Cao cả chăm sóc cung Chân ngã.
  2. Vị Chân sư của nhóm y.
  3. Một vị đệ tử trợ giúp tâm thức thể nguyên nhân.
  4. Một vị đệ tử giúp thể trí.
  5. Một vị phù trợ ở cõi tình cảm.

The Adept of their ray handles the general supervision but under Him work the Masters each on His own ray, and with Their own individual groups, who are affiliated with Them through period, through karma and [35] through point of vibration. Under the Masters work the disciples who have the consciousness of the Higher Self, and are therefore able to work on causal levels and aid in the development of those egos whose causal bodies are less developed than their own.

All is beautifully subject to law, and as the work of developing the egoic body is dependent upon the progress made in the threefold personality, the Ego is consequently aided on lower levels by two different disciples, one working on emotional levels and reporting to another disciple who works upon the mental vehicle. He in his turn reports to the disciple with causal consciousness, who reports again to the Master. All this is done with the co-operation of the indwelling consciousness in the causal body. This, as you see, entails five factors concerning themselves with the aiding of the Ego in his evolutionary development:

l—The Adept of his Ray.

2—The Master of his group.

3—A disciple with causal consciousness.

4—A disciple on the mental plane.

5—A helper on the emotional plane.

Qua một thời gian lâu dài gồm nhiều kiếp sống, Chân ngã vẫn chưa thực sự ý thức được Phàm ngã. Sự liên kết từ lực vẫn hiện hữu, nhưng chỉ bắt đầu phát triển khi cuộc sống Phàm ngã đạt mức có điều gì để thêm vào dung tích của thể nguyên nhân – lúc đầu là một thể bé nhỏ, không màu sắc và không đáng kể. Tuy nhiên, đã đến lúc những viên đá hoàn hảo lần đầu tiên được mang từ cuộc sống Phàm ngã đến thể nguyên nhân. Con người là kẻ xây dựng, là nhà nghệ sĩ, tô điểm lên thể này các màu sắc đầu tiên. Bấy giờ Chân ngã mới bắt đầu chú ý đến Phàm ngã. Ban đầu rất ít khi, nhưng ngày một nhiều hơn, cho đến những kiếp mà Chân ngã cố [36] gắng rõ rệt để chế ngự Phàm ngã, mở rộng đường liên thông và chuyển đến cho ý thức não bộ hồng trần biết sự hiện hữu và mục đích của cuộc sống Chân ngã. Khi việc này đã hoàn tất, ngọn lửa nội tại đã lưu thông tự do hơn, thì một số kiếp được dùng để củng cố ấn tượng đó, làm cho tâm thức nội tại của Chân ngã trở thành một phần của cuộc sống tỉnh thức trong thân xác. Ngọn lửa ngày càng chiếu xuống cho đến khi các thể dần dần chỉnh hợp và hành giả bước lên Con đường Dự bị. Y vẫn chưa biết được đoạn đường phía trước mà chỉ ý thức được chí nguyện tuy thô sơ nhưng nồng nhiệt và niềm khao khát thiêng liêng bẩm sinh. Y hăng hái làm lành, khao khát muốn hiểu biết và luôn luôn mơ tưởng đến một người nào hay một điều gì cao cả hơn y. Tất cả đều dựa vào niềm tin sâu sắc rằng trong cố gắng phụng sự nhân loại y sẽ đạt được mục tiêu mơ ước, viễn ảnh sẽ thành sự thực, niềm khao khát sẽ được hài mãn và chí nguyện sẽ hoàn thành.

Thánh Đoàn bắt đầu hành động và y được giáo huấn như đã nói trước đây. . . . Từ trước đến giờ, các Huấn sư chỉ trông nom và hướng dẫn, chứ không trực tiếp làm việc với chính Phàm ngã. Mọi sự đều để cho Chân ngã và sự sống thiêng liêng (bên trong) thực hiện kế hoạch. Sự chú ý của Chân sư chỉ được hướng đến Chân ngã trên cõi thượng thiên. Chân ngã dồn mọi nỗ lực để tăng cường nhịp rung động, buộc các hạ thể ngoan ngạnh phải đáp ứng và tuân phục sức mạnh chế ngự ngày càng tăng. Đây phần lớn là việc gia tăng sức nóng hay là lửa, và do đó mà tăng cường khả năng rung động. Ngọn lửa của Chân ngã ngày càng chói rạng cho đến khi việc tăng cường đã hoàn tất, và lửa tinh luyện trở thành Ánh sáng Khai ngộ. Hãy suy ngẫm kỹ câu này. Ở trên sao, ở dưới vậy. Trên mỗi nấc thang tiến hóa, quá trình này vẫn tái diễn. Vào cuộc [37] Điểm đạo thứ ba, Chân thần bắt đầu biết đến Chân ngã. Công việc càng tiến hành nhanh chóng vì chất liệu tinh vi hơn và cũng vì sự cản trở chỉ có trong tam giới (ba hạ thể) chứ không ở đâu khác.

Giờ đây, sự đau khổ chấm dứt đối với vị Chân sư. Đó là sự đau khổ mà chúng ta biết trên địa cầu, phần lớn là sự đau khổ trong vật chất. Còn sự đau khổ trong nhận thức (chứ không do chống kháng) thì chỉ những cấp tiến hóa cao nhất mới cảm được, vâng, nó lên tận Đức Thượng Đế. Nhưng tôi đã nói ngoài đề rồi và các bạn là những người còn bị vật chất chi phối, hầu như không thể hiểu.

For a long period of lives the Ego remains practically unconscious of the Personality. The magnetic link exists, but that is all until the time comes when the personal life reaches a point where it has somewhat to add to the content of the causal body—a body at first small, colourless and insignificant. But the hour comes when the stones are first brought perfected from the quarry of the personal life, and the first colours are painted in by the man, the builder and the artist. Then the Ego begins to give attention, rarely at first, but with increasing frequency, until lives come around in which the Ego [36] definitely works at the subjugation of the lower self, at the enlargement of the communicating channel, and at the transmission to the physical brain consciousness of the fact of its existence and the goal of its being. Once that is accomplished, and the inner fire is freer in its passage, lives are then given to the stabilising of that impression, and to the making of that inner consciousness a part of the conscious life. The flame radiates downward more and more until gradually the different vehicles come into line, and the man stands on the Probationary Path. He is ignorant yet of what lies ahead, and is conscious only of wild and earnest aspiration and of innate divine longings. He is eager to make good, longing to know, and dreaming always of someone or something higher than himself. All this is backed by the profound conviction that in service to humanity will the dreamed-of goal be reached, will the vision become reality, the longing fructify into satisfaction, and aspiration be merged in sight.

The Hierarchy begins to take action and his instruction is carried out as aforesaid…. Until now the Teachers have only watched and guided without definitely dealing with the man himself; all has been left to the Ego and the life divine to carry out the plan, the attention of the Masters being directed to the Ego on his own plane. The Ego bends every effort to quicken vibration, and to force the oft-rebelling lower vehicles to respond and measure up to the rapidly increasing force. It is largely a matter of increased fire or heat, and consequent intensification of vibratory capacity. The egoic fire waxes ever greater until the work is done, and the purificatory fire becomes the Light of Illumination. Ponder on this sentence. As above, so below; on each rung of the ladder the process is repeated; the [37] Monad, at the third Initiation, begins itself to be conscious of the Ego. The work, then, is more rapid owing to the rarity of the material and to the fact that resistance is a factor in the three worlds but not elsewhere.

Hence, pain ceases for a Master. That is, pain as we know it on earth, which is largely pain in matter. The pain that lies hid in comprehension, not resistance, is felt to the highest circles, yea, it reaches to the Logos Himself. But this is beside the point and well-nigh incomprehensible to you who are yet trammelled by matter.

Chân ngã trong việc tự phát triển.

Chân ngã cố gắng đạt mục tiêu mong muốn bằng ba cách: –

  1. Bằng cố gắng rõ rệt trên các cấp độ trừu tượng. Chân ngã muốn tiếp xúc và bao bọc hạt nguyên tử trường tồn thượng trí, là bước đầu nó tiến đến Tam nguyên.
  2. Bằng cách dùng màu sắc và âm thanh phù hợp để kích thích và làm sinh động. Vì thế phải làm việc từng nhóm, dưới sự hướng dẫn của Chân sư.
  3. Bằng cố gắng thường xuyên để hoàn toàn chế ngự phàm ngã là điều mà Chân ngã không mấy thích. Bởi vì Chân ngã có khuynh hướng hài lòng với tâm thức và chí nguyện trên cảnh giới của mình. Nên nhớ rằng chính Chân ngã cũng có một vài điểm cần phải phấn đấu để tự chế ngự. Sự từ chối luân hồi không những có ở cấp Chân thần mà còn có cả ở trên cõi của Chân ngã. Chân ngã cũng nhắm đến một số phát triển phụ thuộc vào các yếu tố thời gian và không gian (hiểu theo ý nghĩa trong tam giới), như mở rộng chu vi thể nguyên nhân bằng cách nghiên cứu khoa thần giao cách cảm thiêng liêng, khoa tâm lý thái dương hệ và kiến thức về các định luật của lửa. [38]

Trong mối liên hệ này có mấy điều cần nhớ: –

Yếu tố giai đoạn. Những Chân ngã đang luân hồi và các Chân ngã ở ngoài vòng luân hồi thì khác biệt nhau và có thể làm những công việc khác nhau. Chân ngã nào có phản ảnh (các hạ thể) đang trong vòng luân hồi thì bị giới hạn nhiều hơn các Chân ngã không có. Hầu như Chân ngã hướng xuống dưới, hoặc tự ý giới hạn mình trong cuộc hiện tồn chỉ có ba chiều. Trong khi những Chân ngã ở ngoài vòng luân hồi thì không bị giới hạn đó, và làm việc theo hướng khác hay bề đo khác. Sự khác biệt ở chỗ tập trung chú ý, trong thời gian sống ở cõi trần. Vấn đề hơi khó cho các bạn nắm vững, phải không? Tôi cũng thấy khó diễn tả sự khác biệt này thế nào cho rõ rệt hơn. Có lẽ dường như các Chân ngã đang luân hồi thì tích cực hơn, còn Chân ngã không luân hồi thì tiêu cực hơn.

Yếu tố hoạt động. Đây phần lớn là vấn đề các cung và ảnh hưởng rất chặt chẽ đến mối quan hệ giữa các Chân ngã. Những Chân ngã có cùng một cung thì sẵn sàng liên hợp và hòa nhịp với nhau hơn là những Chân ngã khác cung. Và chỉ khi nào trạng thái thứ hai hay trạng thái minh triết phát triển thì sự tổng hợp mới có được.

Ở cõi phụ thứ ba của cõi trí, các Chân ngã được phân thành nhiều nhóm – không có sự phân chia từng cá nhân mà chỉ có sự phân nhóm tùy theo cung và trình độ tiến hóa.

Ở cõi phụ thứ hai, các nhóm hòa hợp lẫn nhau và từ 49 nhóm trở thành 42 nhóm (bằng cách sáp nhập). Tiến trình tổng hợp có thể tóm lược như sau:

Các nhóm chân ngã

Các nhóm Chân ngã

Relationship of the Ego to its own development.

The Ego seeks to bring about the desired end in three ways:—

1—By definite work on abstract levels. It aspires to contact and enclose the permanent atom, its first direct approach to the Triad.

2—By definite work on colour and sound with the aim in view of stimulation and vivification, working thus in groups and under the guidance of a Master.

3—By frequent attempts to definitely control the lower self, a thing distasteful to the Ego, whose tendency is to rest content with consciousness and aspiration on its own plane. Forget not that the Ego itself has somewhat to wrestle with. The refusal to incarnate is not found only on spiritual levels, but is found also on that of the Higher Self. Certain developments also, incidental to the factors of time and space (as understood in the three worlds) are aimed at by the Ego, such as the increase of the causal periphery through the study of divine telepathy, systemic psychology and the knowledge of the law of fire. [38]

Liên hệ giữa các Chân ngã – Relationship of the Ego to other egos.

Certain things need to be remembered:—

The factor of periodicity. Egos that are in incarnation, and egos that are out of incarnation are differentiated and capable of different work. Egos whose reflections are in incarnation are more limited than those who are not. It is almost as if the Higher Self were directed downwards, or willingly circumscribing itself to three-dimensioned existence, whereas the egos out of incarnation are not so limited but work in another direction or dimension. The difference lies in the focusing of attention, during physical plane life. The matter is hard for you to grasp, is it not so? I scarcely know how to express the difference more clearly. It is perhaps as if the incarnating egos were more positive, and the non-incarnating egos more negative.

The factor of activity. This is largely a matter of ray, and affects closely the relationship between egos. Those on similar rays coalesce and vibrate more readily to each other than those on different rays, and it is only as the second or wisdom aspect is developed that synthesis becomes possible.

On the third subplane of the mental plane egos are separated into groups—individual separation exists not, but group separation can be felt, incidental to ray and point in evolution.

On the second subplane the groups become merged and blend, and from their forty-nine groups are formed (by merging) forty-two. The process of synthesis might be tabulated as follows:

Mental plane1st subplane

2nd subplane

3rd subplane

35 groups

42 groups

49 groups

7×5

7×6

7×7

Buddhic plane3rd subplane

1st subplane

28 groups

21 groups

7×4

7×3

Atmic plane1st subplane14 groups7×2
Monadic plane7 great groups

Tôi đã đưa ra đây vài nét khái quát. Tuy quá ít so với những gì biết được sau này khi các học viên đã mở mang tâm thức nhiều hơn, nhưng đó là tất cả những điều hiện nay có thể truyền đạt. Mục đích là nhằm nêu rõ rằng có biết bao nhiêu điều cần phải xem xét, khi Chân sư ấn định những thể thức tham thiền thích hợp cho môn sinh. Ngài phải thận trọng cứu xét cung của Chân ngã và tình trạng của thể nguyên nhân trong liên hệ với Phàm ngã và với Thánh Đoàn… Ngài cần biết tình trạng và dung tích của thể nguyên nhân. Mối liên hệ với các Chân ngã khác cũng phải được xem xét đúng đắn, vì tất cả các Chân ngã đều sinh hoạt trong nhóm. Vì thế, phương pháp thiền phải được đưa ra phù hợp với nhóm mà Chân ngã đang liên hệ. Bởi vì, khi một người tham thiền, không những y giao tiếp với Chân ngã của y, mà còn tiếp xúc với nhóm Chân ngã của y. Qua nhóm đó, tất nhiên y sẽ tiếp xúc với vị Chân sư của nhóm, dù hiệu quả của tham thiền tùy việc thực hành theo phương pháp huyền môn và đúng định luật. Ý nghĩa tập thể của tham thiền chưa được hiểu bao nhiêu, nhưng những tư tưởng trên đáng cho các bạn nghiên cứu kỹ.

I have given a few hints here. It is so little, compared with what will later be known when those of you now studying expand the consciousness still further, but it is all I can as yet impart, and only this has been given with the intent of showing how much has to be considered, when meditation forms are duly set by a Master. He has to take into wise consideration the egoic ray, and the condition of the causal body in its relationship to the lower self and to the Hierarchy. The state of the body must be known, and its content; its relationship to other egos must be duly considered, for all is in group formation. Meditation must therefore be given which is in line with the group to which the Ego is assigned, for as each man meditates he contacts not only his own Ego but also his egoic group, and through that group the Master to Whom he is consequently linked, though the efficacy of a meditation depends upon the work being done in an occult manner and under law. The group significance of meditation is little understood, but the above thoughts are commended to you for your wise study.

SỰ CHỈNH HỢP CỦA CHÂN NHÂN VÀ PHÀM NHÂN.

Công việc thực sự của Chân nhân hay Chân ngã trong một kiếp sống là làm chỉnh hợp ba thể, thể xác, thể tình cảm và hạ trí trong phạm vi của thể nguyên nhân, và trụ vững ba thể ở đó bằng nỗ lực của ý chí. Những nhà tư tưởng lớn của Nhân loại, những người tiêu biểu thực sự cho hạ trí, đều cơ bản là những người đã có ba thể này chỉnh hợp, tức là những người có thể trí đã kềm giữ được hai thể kia trong sự chỉnh hợp thận trọng. Lúc đó, thể trí thông đạt trực tiếp với não bộ trong thân xác mà không có gì xen vào, ngăn trở.

Khi sự chỉnh hợp này đủ bốn, tức là khi ba thể nói trên điều hợp được với thể của Chân ngã, của Chân nhân hay thể nguyên nhân và trụ vững trong đó, thì ta có điều kiện làm việc của những vị lãnh tụ lớn của Nhân loại, những người có ảnh hưởng tình cảm và trí tuệ lan rộng khắp năm châu. Bấy giờ các văn sĩ có thiên hứng và các nhà viễn tưởng mới có thể mang lại nguồn cảm hứng và những ước mơ của họ cho đời. Bấy giờ các nhà tư tưởng tổng hợp và trừu tượng mới có [2] thể chuyển những quan niệm của họ đến thế giới của hình thể. Đây chính là vấn đề làm sao có được đường dẫn truyền lưu thông. Vì thế, các bạn hãy nghiên cứu vấn đề này, và khi có thời gian hãy nghiên cứu sự điều hợp của thể xác, có thêm sự ổn định tình cảm, lúc đó hai thể sẽ tác động như một. Khi sự điều hợp bao gồm thể trí thì phàm nhân tam phân đã đạt đến tột đỉnh của nó, khiến có biết bao thay đổi trong cõi sắc tướng.

Về sau sẽ đến sự điều hợp hoàn toàn với Chân ngã, đường dẫn truyền thông suốt đến ý thức não bộ trong thân xác như (có thể nói là) đi qua một cái phễu trơn láng vậy. Trước khi có tình trạng này, sự trực tiếp chỉ rất hiếm hoi. Bốn trung tâm nhỏ của bộ não hoạt động với sức rung động cao ở người đã có phàm nhân điều hợp cao độ. Khi Chân nhân gần chỉnh hợp với các hạ thể, thì tuyến tùng và tuyến yên dần dần khai mở. Khi hai tuyến này hoạt động kết hợp (vào thời gian điểm đạo lần thứ ba) thì trung tâm thứ ba là trung tâm hành tủy sẽ rung động mạnh hơn trước. Khi hành giả được điểm đạo lần thứ năm, sự tương tác của ba trung tâm này đã hoàn hảo và sự chỉnh hợp của các thể đã theo đúng các dạng hình học. Bấy giờ ta có một siêu nhân vẹn toàn, với năm trạng thái.

Đối với người thường, sự chỉnh hợp này chỉ xảy ra trong một đôi khi – như trong những lúc khẩn thiết, trong những giờ phút cần có nỗ lực nhân đạo, hay trong những lần ước nguyện chí thành. Ít nhiều gì hành giả cũng phải đi vào cấp trừu tượng trước khi Chân nhân liên tục chú ý đến phàm nhân hay phàm ngã. Khi sự trừu tượng hóa này bao gồm các tình cảm, đặt căn bản trên trí năng và tiếp xúc với não bộ của xác thân thì lúc đó mới bắt đầu có chỉnh hợp. [3]

Bởi vậy phải thực hành tham thiền, vì thiền có khuynh hướng nâng lên cấp trừu tượng và khơi dậy ý thức trừu tượng cả trong tình cảm và trí tuệ.

Chỉnh hợp và sự Rung động.

Cũng đừng nên quên rằng đây phần lớn là vấn đề vật chất và rung động. Các cấp trừu tượng của cõi trí gồm có ba cõi phụ cao, và cấp chúng ta tiếp xúc đầu tiên được gọi là cõi phụ thứ ba. Như trước đây tôi đã giải thích, mỗi cõi phụ đều có những phần liên quan trên các cảnh giới chính. Vì vậy, khi chúng ta đã dùng vật chất cõi phụ thứ ba của các cảnh giới liên hệ để kiến tạo các thể xác, thể tình cảm và thể trí thì bấy giờ Chân ngã mới bắt đầu tác động một cách hữu thức và ngày càng liên tục, thông qua Phàm nhân đang chỉnh hợp. Có thể phát biểu ý tưởng trên theo lối ngược lại rằng chỉ khi nào vật chất của cõi phụ thứ ba đạt đến số phần trăm nhất định trong các thể (con số này là một bí mật Điểm đạo) thì Phàm nhân với tư cách một toàn thể hữu thức mới nhận ra được Chân ngã và vâng lời. Sau khi đạt được số phần trăm đó, lại cần phải dùng vật chất của hai cõi phụ cao hơn của cõi trần và cõi tình cảm để kiến tạo (thể xác và thể tình cảm). Vì thế, người chí nguyện phải phấn đấu để giữ giới luật và tinh luyện thể xác, chế ngự thể tình cảm. Tinh luyện và chế ngự là việc phải làm ở hai cảnh giới nói trên. Công tác này cũng gồm việc sử dụng hạ trí, nhờ thế ba hạ thể trở nên chỉnh hợp.

Chừng ấy, chúng ta mới có thể bắt đầu cảm được những rung động ở các cấp trừu tượng. Các bạn cần nên nhớ rằng những rung động này đến thông qua thể nguyên nhân, là vận cụ của Chân ngã, và thể này loại trung bình thì ở trên cõi phụ thứ ba của cõi trí. Đây là điểm mà các bạn chưa nhận thức được đầy đủ. Hãy suy ngẫm kỹ. Tư tưởng thực sự trừu tượng khả dĩ có chỉ khi nào (bằng rung động hỗ tương với rung động [4] của Chân nhân) Phàm nhân đã tự chỉnh hợp đúng mức, đủ để tạo thành đường dẫn truyền khá lưu thông. Bấy giờ những ý tưởng trừu tượng mới bắt đầu từ từ tuôn xuống (tuy thưa thớt lúc đầu, nhưng về sau càng thường xuyên hơn), mang lại đúng lúc những tia chớp khai ngộ hoặc trực giác từ Tam nguyên Tinh thần hay chính là Chân nhân với ba trạng thái.

Hợp âm của Chân ngã.

Khi tôi dùng từ “rung động hỗ tương”, ý tôi muốn nói gì?

Tôi muốn nói đến sự thích ứng của Phàm nhân hay Phàm ngã đối với Chân nhân hay Chân ngã, nói đến sự chế ngự của cung Chân ngã trên Cung Phàm ngã và sự kết hợp hai âm điệu. Tôi muốn nói đến sự pha trộn màu sắc chính yếu của Chân ngã với màu sắc thứ yếu của Phàm ngã cho đến khi đạt được mỹ lệ. Lúc đầu, chỉ có sự chói tai và bất hòa, chỉ có sự tương khắc giữa các màu sắc và cuộc chiến đấu giữa Chân ngã và Phàm ngã. Nhưng rồi theo thời gian, cùng sự giúp đỡ về sau của Chân sư, sự hòa hợp giữa các màu sắc và các âm điệu phát sinh (hai sự hòa hợp này đồng nghĩa), cho đến cuối cùng chúng ta mới có được nốt căn bản của vật chất, nốt chính thứ ba của phàm nhân đã chỉnh hợp, là nốt nổi bật thứ năm của Chân nhân, tiếp theo là hòa âm đầy đủ của Chân thần hay Tinh thần.

But as time progresses, and later with the aid of the Master, harmony of colour and tone is produced (a synonymous matter), until eventually you will have the basic note of matter, the major third of the aligned Personality, the dominant fifth of the Ego, followed by the full chord of the Monad or Spirit.

Trên đường trở thành Chân sư, chúng ta tìm kiếm nốt nổi bật của Chân nhân, còn trước đó thì ta tìm nốt hoàn hảo thứ ba của Phàm nhân. Trong nhiều kiếp khác nhau, chúng ta làm ngân lên và thay đổi tất cả những âm điệu trong khoảng đó, dù đôi khi có kiếp sống là hợp âm trưởng, có kiếp là yếu, nhưng các kiếp sống đều mãi tiến đến sự linh hoạt và mỹ lệ lớn lao hơn. Đến đúng thời điểm, mỗi nốt sẽ phù hợp với hòa âm của nó là hòa âm của Chân thần. Mỗi hòa âm là thành phần của một câu nhạc, tức là một đoạn có nhiều hòa âm. Mỗi câu hoàn thành một phần bảy của toàn bản nhạc. Bấy giờ cả bảy câu hoàn thành nhạc khúc của thái dương hệ này – là một phần trong tuyệt tác (tam phân) của Thượng Đế, Đấng Đại Nhạc sư của chúng ta. [5]

It is the dominant we seek at adeptship, and earlier the perfected third of the Personality. During our various incarnations we strike and ring the changes on all the intervening notes, and sometimes our lives are major and sometimes minor, but always they tend to flexibility and greater beauty. In due time, each note fits into its chord, the chord of the Spirit; each chord forms part of a phrase, the phrase or group to which the chord belongs; and the phrase goes to the completion of one seventh of the whole. The entire seven sections, then, complete the sonata of this solar system,—a part of the threefold masterpiece of the Logos or God, the Master-Musician.

Ngày 2-6-1920.

Sự Chỉnh hợp của Đại vũ trụ và Tiểu vũ trụ.

Sáng hôm nay, tôi lại đề cập đến vấn đề chỉnh hợp với Chân nhân, để chỉ cho các bạn thấy sự áp dụng phổ quát theo Luật Tương ứng. Điều này căn cứ vào khoa hình học, hay các hình và các con số.

Mục đích tiến hóa của con người trong ba cõi – hồng trần, tình cảm và trí tuệ – là sự chỉnh hợp của Phàm ngã tam phân với thể chân nhân cho đến khi thật chỉnh hợp và con người trở thành Duy nhất.

Vào cuối mỗi kiếp sống, Phàm nhân được tượng trưng bằng một dạng hình học, sử dụng các đường nét của khối vuông và minh họa chúng thành một loại hình thể nào đó. Trong những kiếp đầu, dạng phác họa hay mô hình có vẻ rắc rối, thô sơ, không rõ ràng. Khi hành giả đạt mức tiến hóa trung bình thì hình phác họa đã rõ rệt và xác định. Nhưng khi tiến lên Con đường Đệ tử thì mục tiêu của y là liên kết các đường nét này thành một và lần hồi mục tiêu này sẽ đạt được trọn vẹn. Chân sư là người đã hòa hợp được tất cả các đường nét phát triển (gồm năm phương diện) của Ngài, trước thành ba, rồi sau đó thành một. Ngôi sao sáu cánh trở thành ngôi sao năm cánh, khối vuông thành hình tam giác, và hình tam giác trở thành một. Đến cuối đại chu kỳ, cái duy nhất này sẽ thành một điểm trong vòng tròn biểu hiện.

Vì thế, mọi cố gắng đều nhằm dạy cho người chí nguyện tính đơn giản, dựa trên ba phương diện của các chân lý nền tảng, và sự ghi khắc, chú tâm vào mục đích duy nhất.

Mỗi kiếp sống đều hướng đến sự ổn định hơn, nhưng ít [6] khi Phàm nhân tam phân chỉnh hợp được với ý thức Chân ngã. Điều này có thể tạm thời xảy ra trong những khi đạo tâm dâng cao nhất, hay trong những mục đích cố gắng bất vị kỷ, lúc đó Chân ngã và Phàm ngã hình thành một đường liên giao trực tiếp. Lắm khi, thể tình cảm vì những tình cảm và rung động dữ dội hay do sự bất an thất thường mà liên tục bị lệch, không chỉnh hợp. Khi thể tình cảm tạm thời chỉnh hợp, thì thể trí lại gây chướng ngại, ngăn cản sự xuyên thấu từ trên xuống dưới để đến não bộ của xác thân. Phải cần nhiều kiếp cố gắng nhọc nhằn, thể tình cảm mới trở nên yên tĩnh và thể trí mới tác động như một bộ lọc chứ không còn trở ngại. Ngay cả khi đã phần nào đạt được điều này, thể tình cảm đã ổn định và là tấm gương phản chiếu trong trẻo, thể trí đã đạt mục đích làm tác nhân nhạy bén và phân biện, làm kẻ diễn giải thông suốt những chân lý cao siêu được truyền đạt, – có thể nói là trong điều kiện này cũng còn phải tuân thủ nhiều giới luật và trải qua nhiều kiếp cố gắng mới chỉnh hợp được cả hai thể cùng một lúc. Khi điều này được thực hiện, cũng còn phải kiểm soát não bộ của thân xác và tạo được sự chỉnh hợp cuối cùng với nó. Bấy giờ não bộ mới có thể giữ vai trò trực tiếp thu và phát ra giáo huấn được truyền đạt, và có thể phản ánh tâm thức cao siêu một cách chính xác.

Vậy thì đâu là sự tương ứng trong đại vũ trụ? Đâu là sự tương đồng trong Thái dương hệ? Tôi xin nêu rõ ra đây. Trong cuộc tiến hóa của Thái dương hệ, sự chỉnh hợp trực tiếp của một số hành tinh với nhau và với Mặt trời cũng đưa đến sự chỉnh hợp thiêng liêng hay là sự chỉnh hợp của Đức Thái Dương Thượng Đế. Hãy suy ngẫm kỹ điều này, nhưng tôi xin có lời khuyến cáo. Đừng tìm cách đặt giả thuyết về sự chỉnh hợp dựa vào những hành tinh vật chất. Chân lý không phải ở đó. Chỉ có ba hành tinh vật chất hồng trần (ba hành tinh này bằng chất dĩ thái) là được chỉnh hợp sau cùng, đánh dấu [7] việc đạt được tâm thức chân ngã vũ trụ của Đức Thượng Đế, là mục tiêu thành đạt của Ngài. Địa cầu không thuộc ba hành tinh này, mà Kim tinh lại giữ vị trí tương ứng với nguyên tử trường tồn thể tình cảm.

Sự chỉnh hợp hãy còn có thể tiến xa hơn nữa: – mục tiêu đó là sự chỉnh hợp của toàn thái dương hệ chúng ta với hệ Sirius. Thời điểm này còn rất xa xăm, nhưng lại ẩn tàng bí mật của đại chu kỳ. [8]

2939 — Tổng số lần đọc 5 — Hôm nay