Đại gia giầu có với Phật Pháp - Tỷ phú giầu có - Người giầu có. Cung tiền tài - Thê tài. Không làm các nghề - Không nên kinh doanh

+ Nghiệp giầu có - Nguyên nhân giầu có: Một trong những nguyên nhân thành đạt trong kinh doanh là phát tâm cúng dường, bố thí và giữ đúng lời hứa. Thực hiện đúng lời hứa không những giữ uy tín mà còn lưu phước cho hậu kiếp. Một ví dụ sau đây được trích trong Tăng Chi Bộ - Đại tạng kinh:
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?
– Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn. (Nguồn: Phật dậy về làm giầu)

+ Đại gia giầu có: Tại buổi khai quang Vạn Phật Thánh Thành, HT Tuyên Hóa trên thượng đài nói "Những người có tiền xin chú ý! Nay nói thật với các vị, tôi là một Hòa Thượng nghèo, thật "Xin lỗi" những người có tiền, tại sao? Vì người có bao nhiêu tiền thì có bấy nhiêu tội nghiệp. Tiền của bạn nếu chân chánh làm ra thì không thể phát nhanh như thế. Nếu là bạo phát, không phải đánh bạc, mua rẻ bán đắt, trốn sâu lậu thuế thì, cũng dùng mưu mô thủ đoạn. Tiền đó tất nhiên không hợp pháp, có gì mà bạn kiêu ngạo? Đó đều là mánh khóe cả"(Sách Nhân Sinh Yếu Nghĩa, Tr110 - HT Tuyên Hóa giảng)