QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Về 42 Thủ Nhãn Ấn Pháp Chú Đại Bi

TÓM LƯỢC
VỀ BỐN MƯƠI HAI THU NHÃN ẤN PHÁP

+ Mục đích Học Trì Chú Đại Bi: "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", đó là tâm nguyện chung của một người mang hạnh nguyện Bồ tát vào đời, dù khoác trên mình chiếc áo tăng sĩ hay hàng tại gia cư sĩ. Nhưng một người dù có thiện tâm, hảo ý đến bao nhiêu mà không có khả năng thực hiện được ý nguyện của mình thì thiện tâm hảo ý cũng trở thành vô ích. Như một người trông thấy kẻ bị nạn sắp chết đuối dưới dòng nước chảy xiết, nhảy xuống định cứu, thế nhưng bản thân mình lại không biết lội, chẳng những đã không cứu được người, vừa thiệt thân mạng mình một cách vô ích, lại còn gây trở ngại thêm cho công tác cứu hộ. Cho nên, muốn độ người trước hết phải độ ta, có nghĩa là phải xét xem ta có đủ khả năng, tư cách để độ người hay không? Muốn thế mỗi người phải luôn tích cực, tinh tấn tu tập không ngừng nghỉ mới có thể từng bước tiến dần đến ánh sáng giác ngộ.

Có thể nói một cách khẳng định rằng, để đạt được cứu cánh giác ngộ không có con đường tu tập nào khác hơn ngoài con đường Thiền định... Chính Đức Thế Tôn đã từng nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của thiền định: "Thiền định là phương tiện duy nhất để thanh tịnh nội tâm, tiêu trừ phiền não." (Samyutta, 16:13 - Tạp A Hàm)
Muốn học đạo phải tìm thầy. Có rất nhiều minh sư ở khắp mọi nơi để Phật tử có thể tìm đến tham cầu, hôm nay chúng tôi sẽ xin giúp hướng dẫn qúy vị đến gặp một vị Đại minh sư, một "Người" rất quen, luôn luôn gần gũi bên cạnh chúng ta, luôn luôn lắng nghe những lời khẩn cầu của chúng ta với tất cả sự quan tâm và tấm lòng thương yêu rộng lớn để saün sàng giúp đỡ mà không cần đòi hỏi một điều kiện thù đáp nào. Vị minh sư đó không ai khác hơn là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và với phương tiện thiện xảo của Ngài, thần chú "Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", sẽ giúp đỡ cho bất cứ ai khi trì tụng Thần chú này đúng phương pháp chắc chắn sẽ mau chóng bước chân vào cõi Thiền, cũng như đạt được mọi điều sở nguyện...Thần chú Đại Bi, chính là viên ngọc vô giá đó và hôm nay, như người cùng tử năm xưa, chúng ta bất ngờ khám phá lại kho tàng không những sẽ làm giàu có, phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của chúng ta, mà còn là chiếc chìa khóa mở cho ta vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác ngộ, vô thượng bồ đề.(HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Thần Chú Đại Bi: Nay chúng ta đang sống trong thời mạt pháp. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trì tụng chú Đại Bi là khế hợp với chân tinh thần Phật pháp rồi, nhưng thực ra không phải thế. Chú Đại Bi là gọi thay cho bốn mươi hai thủ nhãn ấn phápdiệu dụng của chú Đại Bi là diệu dụng của bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó chính là toàn thể của chú Đại Bi. Nếu quí vị chỉ biết trì niệm chú Đại Bi mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì như người có tay mà không có chân, nên không thể đi được. Mặt khác, nếu quí vị chỉ biết hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp mà không trì niệm chú Đại Bi thì cũng như người có chân mà không có tay, không làm gì được cả. Cũng vô dụng mà thôi. Vậy nên để liễu triệt chú Đại Bi, trước hết quí vị phải thông đạt bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp rồi phải trì tụng chú Đại Bi nữa, mới được gọi là người thành tựu rốt ráo diệu pháp này của chư Phật.

* HT Tuyên Hóa lưu ý: Có rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho rằng: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây chính là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có một vị Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị muốn nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát cả.

Có thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như thế là một sai lầm.

Nên khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang, trong kinh này họ đã giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn mươi hai vị Bồ tát. Đó hoàn toàn sai lầm. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong kinh là các pháp tu của hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm này, không nên xác tín mà không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải thích Phật pháp cho người nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính xác về những gì mình đưa ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm (Trích giảng câu thứ 38 Chú Đại Bi)

* Ví dụ về trì niệm Chú Đại Bi và kết Ấn: Yết Mông trong câu 27 là Cu Lô Cu lô Yết Mông. Câu chú này nói đến sự thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Tay số 18 - Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú Yết mông yết mông...(Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Yết Mông trong câu 27. Cu lô cu lô yết mông, còn Cu Lô Cu Lô tương ứng Tay 27 - Bảo Loa Thủ. Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi).

+ Thủ Ấn/ Đát Điệt Tha: Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.

Chữ án như đã nói ở trước, khi quí vị trì niệm trì niệm đến chữ án thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính, lắng nghe người niệm chỉ giáo. Chữ án còn có công năng lưu xuất nhiều pháp môn sau đây.... (Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi, câu 18. Đát điệt tha - án)

+ Hành giả hành trì 42 thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. ... Chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả Tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. ( HT Tuyên Hóa giảng câu 41. Hô lô hô lô ma ra)

+ Ngoại đạo hành trì Chú Đại Bi: Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.

+ Phát Tâm Dũng Mãnh Thắng Vượt: Hòa Thượng Tuyên Hóa thường nói với các đệ tử của mình rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? (HT Tuyên Hóa giảng câu chú số 44 - Tất Lỵ Tất Lỵ)

+ Khi trì chú/ Tọa thiền, quí vị có cảm giác thấy đỉnh đầu như có công trùng bò quanh đầu vậy => Đây là điều tốt lành, nhưng không lên khởi tâm vui sướng, phải giữ Tâm "như như bất động" vì như trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dậy hành giả khi khởi bất kỳ suy nghĩ nào mình đã chứng quả vị gì, hay cảnh giới vi diệu nào thì đều là xấu, ma chướng cả nên rễ lạc vào Ma đạo-  HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi - Câu chú số 47. Bồ đà dạ - Bồ đà dạ)

+ Hòa Thượng Chữa Bệnh: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng… Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ 42 KẾT ẤN/ẤN PHÁP/ PHÁP NHÃN - Thầy Hằng Trường - Đệ tử chân truyền của Hòa Thượng Tuyên Hóa (Pháp danh Tuyên Hóa do Hòa Thượng Hư Vân Trao). Hòa Thượng Tuyên Hóa đã dịch và giảng dạy về Thần chú Đại Bi và 42 Ấn Pháp/ Nhãn Pháp cho người trì chú đại bi. Rất tuyệt, xin xem kỹ các Clip thầy Hằng Trường giảng chi tiết để hiểu rõ sự cần thiết tu hành, đắc định lực mức độ nào để có thể thực hành hành trì đọc tụng và kết ấn, tránh các nguy hiểm có thể phát sinh với người thọ trì không tương ứng như Pháp, rất cần lưu ý, vì theo Thầy Trường thì quí vị cần phải tu hành Hạnh Bồ Tát Đạo thì mới có thể an tâm học kết ấn - Đây chính là lý do cần phải học trực tiếp Thầy chân truyền mới có thể thực hành Ấn pháp tuyệt diệu này cùng trì Chú Đại Bi. Tuy nhiên, quí vị cũng có thể học một vài thủ nhãn ít nguy hiểm, để mang lại giá trị trong thực hành đọc tụng thần chú đai bi như để tay khi thiền định, chấp tay khi lễ lạy đọc tụng ... đều là các thủ nhãn ấn pháp. Đức Bồ Tát Quan Thế Âm có ngàn tay ngàn mắt, tương ứng với ngàn tay Kết ấn kết hợp Tay có hoặc không cầm Khí Trượng, Bảo Vật dùng để biểu tượng thệ nguyện của chư Phật, Bồ Tát. Tuy nhiên chúng ta được dạy 42 thủ nhãn cũng đã quá đủ vi diệu cho người bước vào thực hành hạnh Bồ Tát đạo và tu Thiền định Ba La Mật.

+ ỨNG DỤNG: HỌC ĐỂ CỨU CHÚNG SINH - KHÔNG NÊN DÙNG CỨU MÌNH. Chỉ áp dụng cho mình khi các ma chướng, chướng nạn trong thiền định ... Còn ví như chữa bệnh thì không nên dùng cho mình (nhưng nếu hiểu đúng cũng không hoàn toàn như vậy, là vì bản thân người thực hành Ấn pháp và trì tụng khi giúp chúng sinh hay thực hành trong khi tu tập hàng ngày, tự nó cũng đã phát huy tác dụng cho chính mình, chỉ là không được lạm dụng mà thôi), mà phải dùng TÂM CHÂN THÀNH TINH TẤN TU HÀNH để sửa Mệnh, chữa bệnh cho tương ứng. Những ma cảnh trong thiền hay giấc mơ là sự tương tác luôn có để thúc đẩy ta tinh tấn tu hành mạnh mẽ hơn, chinh phục các nấc thang cao hơn.

Xem hướng dẫn 5 Bước để thực hành đọc tụng và trì chú, Kết ấn có nhiệm mầu viên mãn gồm: 1- Học 3 năm, mỗi ngày đọc 108 biến; 2- Tập gồm Đọc Thần chú và tập Đà na Li; 3- Tu giai đoạn 1: Tay cầm pháp khí, tập quán và đọc tụng; 4- Tu giai đoạn 2: Trì - Đọc thần chú và trở lại quán tưởng (Tay trở lại không cầm pháp khí); 5- Tu giai đoạn 3: Tu quán tưởng Thân Hành giả đồng thời biến hiện ra từ 1 đến 42 cánh Tay tương ứng với 42 Ấn Pháp một cách nhanh chóng và thuần thục, rõ dàng, hình ảnh đẹp rạng ngời tươi sáng => Hành giả có đủ duyên để quán tưởng mình biến hiện ra chân thật thành Bồ tát ngàn tay ngàn mắt giữa đời cứu giúp chúng sinh nhiệm mầu. Sự Thành tựu của người hành trì phụ thuộc vào sức khỏe và Bồ Đề Tâm ( Tâm Chân Thành, Tín Tâm mãnh liệt ...), vì chúng sinh mà thọ trì, thì được chư Phật, Bồ tát gia hộ đọ trì sẽ sớm thành tựu chứ không phụ thuộc nhiều vào thời gian lâu mau hay tuổi tác (Clip 5, phút 78).

+ Phương pháp Thọ trì đọc tụng và Kết Ấn: ngồi ngay ngắn, thả lỏng toàn thân, giữ lưng thẳng, đầu óc tỉnh táo, tập trung vào vùng cao trong đầu, hít thở sâu vài hơi rồi để hơi thở tự nhiên để Tâm dần lắng đọng, thanh tịnh, mắt nhắm (Quán tưởng) hoặc nhìn vào tượng, ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm với tay kết ấn tương ứng, thưởng thức sự biến hóa nhiệm mầu của Tay pháp này (Hoặc Phật, Bồ tát khác). Khởi Tâm đại bi (Từ Bi Hỷ Xả) đến các chúng sinh hữu hình hay vô hình (Khi bạn đọc có nhiều chúng sinh vô hình đến nghe, hãy cảm nhận sự hiện diện và sau hồi hướng cho họ), giữ vững tâm đó và đọc từ 5 - 108 biến, để Tâm Đại Bi/ Bát Nhã vào Tay tương ứng (Có cầm hoặc quán tưởng tay cầm vật phẩm pháp khí). Khi bạn tập trung Tâm vào 01 Tây kết Ấn, bạn đã có thể thỏa mãn vì Cầu gì được ấy, cầm ngay trong tay => Lâu dài, nó làm giảm tâm mong cầu của riêng mình, như thế từ biểu tượng biến thành Tâm thanh tịnh Ba La mật (Xem Clip 06, phút 58)

+ Cảm Ứng Đạo Giao: Tại Hoa Kỳ - Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy. Quý vị lần này tới tham dự pháp hội Ðại-bi, đều có sẵn căn lành cả, đức hạnh đầy đủ lại được nhân duyên thành thục nên mới tới Chùa Kim Sơn Tự muốn học trì tụng Chú Đại Bi... Trong thời gian bẩy ngày này, chúng ta nên thành tâm thành ý, rất mực cung cung kính kính trì tụng Chú Ðại-bi, tụng cho tới độ tâm không vọng tưởng. Lúc đó, lòng lắng trong, hoặc giả có người thấy hào quang, có người thấy hoa xuất hiện, có người được Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát rờ đầu, giúp cho khai mở trí huệ. Hoặc giả có khi ngửi thấy mùi hương lạ, cũng có người dù đã tha thiết chí thành trì tụng, nhưng cũng chẳng thấy một hiện tượng gì khác lạ. Dầu có hay không cũng chớ có nản lòng, cứ hết sức dốc một lòng trì tụng. Khi nào thời khắc tới, sẽ nhất định chứng kiến cảnh giới "cảm ứng đạo giao," xuất hiện ngay trước mắt.
Bất luận thấy cảnh giới nào, hay chẳng thấy gì hết, việc chánh vẫn là tinh tấn trì tụng. Kẻ thấy điềm lành chẳng nên chấp vào tướng lành đó. Kẻ không thấy điềm gì cũng đừng sanh lòng tự ti mà tự bảo rằng: "A ! Vậy là ta chẳng có thiện căn, sao ta chẳng thấy Bồ-tát?" Thiện căn có khi sớm kết thành quả, có khi thì muộn. Nếu như có cảm giác thiện căn của mình chưa đến lúc thành thục, thì ta phải tiếp tục bồi đắp, làm thêm nhiều công đức nữa mới được. Người ta nói: "Chưa trồng căn lành, phải trồng căn lành; đã trồng căn lành, khiến nó tăng trưởng; đã tăng trưởng rồi, khiến nó thành thục; đã thành thục rồi, khiến tới giải thoát. Tâm không chuyên nhất thì khó lòng sanh cảm ứng

Thần lực của Chú Ðại-bi thật mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Chỉ cần xem công phu của quý vị trong bảy ngày ra sao, ai thành tâm, người đó sẽ thấy ứng nghiệm, được lợi ích. Ai có bệnh, bệnh sẽ lui. Ai không bệnh, thì trí huệ được khai mở. Cầu chuyện gì được chuyện đó, cho nên Ðại-bi Chú gọi là bất khả tư nghì quảng đại linh cảm, vô ngại đại bi tâm đà-la-ni. (HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Hướng dẫn Thủ ấn/ Bắt ấn (Qua 4 tầng tâm thức/ cảnh giới = 40 thủ ấn, cộng với 2 tầng cao => Tổng là 42 (40 Tay Ấn Pháp đầu tương ứng với 4 tầng Tâm thức của Bồ Tát theo thứ tự Bồ Tát thập trụ - Bồ Tát thập hạnh - Bồ Tát thập hồi hướng - Bồ Tát thập Địa Clip 07, phút 13). Muốn thành tựu phải xả bỏ bản ngã, mà tất cả phải vì chúng sinh mà tu mới có thành tựu. Thầy Hằng Trường giảng - Muốn thành tựu phải tu luyện truyền thừa, tự thực hành khó thành tựu, vì người tu phải TU HẠNH BỒ TÁT ĐẠO. Lưu ý, mỗi tay Ấn Pháp tương ứng một trong 10 Tâm hạnh của Bồ Tát, khi hành trì phải nhớ để giữ Tâm tương ứng này mới đúng Pháp, để có sự nhiệm mầu nhanh (1-Bố thí; 2- Trì giới; 3- Nhẫn nhục; 4- Tinh tấn; 5- Thiền định ba La mật; 6- Trí tuệ; 7- Phương tiện; 8- Nguyện; 9- Lực; 10- Trí . Xem Clip 5, phút 72 có giảng thêm; Clip 10 giảng bổ xung về sự tương ứng nhưng khác cấp độ tiến hóa của Tâm thức/ Khác đẳng cấp giữa 4 cấp độ, các tương ứng ví dụ như 01-11- 21- 31- 41;  02- 12- 22- 32- 42;  3- 13- 23- 33;  4- 14- 24- 34 ......). Tuy nhiên, khi thọ trì đọc tụng thần chú Đại bi bạn đã Kết Ấn chấp tay trước ngực, hay để tay khi Thiền định cũng là một Kết ấn ... => Như thế bạn đã thành tựu vài Kết Ấn trong tu tập, thế cũng là tuyệt vời rồi.

Thần chú đại bi - Tín tâm hành trì - Tu ngày nào linh nghiệm ngày đó, tu thiền mới có định - Có Định mới có thể rễ dàng thực hành 42 kết ấn và niệm chú tương ứng để tăng trưởng Tâm tương ứng, bất kể tuổi tác, rất hữu ích (Clip 3, phút 1h 16 phút). Đối tượng thọ dụng Ấn Pháp này cũng phải phát nguyện Tu hành tương ứng thì mới có hiệu nghiệm nhiệm mầu được.

+ Thành Tâm và Chánh Tín: Ví dụ: Như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng (HT Tuyên Hóa giảng câu số 52 - Ta Bà Ha - Câu này cực kỳ quan trọng, xuất hiện 14 lần trong Thần Chú), câu này luôn đủ 6 nghĩa:

1- Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

2- Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

3- Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

4- Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

5- Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

6- Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

+ Quán tưởng trong khi thực hành Kết Ấn và trì chú, phải giữ Tâm tất cả vì người, vì chúng sinh mà thực hành thì việc quán tưởng mới rễ hình dung hình ảnh trong quán tưởng, và có được hình ảnh rõ nét <=> Ta nương nhờ Thần lực của Phật, Bồ Tát đã tu tập Tay Ấn này vô lượng thời gian => Ta có ứng nghiệm nhiệm mầu vì ta đã phát Đại Bi Tâm tương ứng Tâm của Phật, Bồ Tát.

Muốn tu thành tựu trì Chú Đại Bi thì cần thành tựu cả 2 pháp là Đọc tụng Thần chú mỗi ngày tối thiểu 5 biến và thành tựu 42 Thủ Nhãn Ấn Pháp. Tu tập Tâm linh không kể tuổi tác, các tư thế Thủ nhãn giúp mỗi người thành tựu tâm linh nhanh và nhiệm mầu (Clip 5, phút 16). Với người thường chỉ cần chú trọng học một Tay đầu tiên.

+ So Sánh Quán tưởng và cầm Vật dụng trong trì Nhãn Pháp: Trong các tu các Pháp Ấn, người tu có thể quán tưởng tay cầm vật khí hay quán tưởng Tay cầm vật khí đều được, tuy nhiên giá trị khác nhau (Nên nhớ, các đức Phật - Bồ Tát tay đều cầm pháp khí tương ứng mỗi thủ pháp, có ý nghĩa sâu xa):

- Quán tưởng và Hình dung: Tâm thức phát triển và mở rộng, tăng trưởng và thành tựu về hình dung và nhiều mặt khác nữa => Nên dùng cách này, tuy khó thành tựu nhưng viên mãn hơn.

- Tay cầm vật khí: Tuy rễ hình dung và cũng giúp hành giả rễ thành tựu, nhưng Tâm thức không phát triển toàn diện bằng Pháp quán tưởng. (Clip 5, phút 48)

- Giảng về sóng từ trường trong Não bộ có 4 cấp, từ bước sóng thấp và mau (Người thường, bồn chồn, hấp tấp ...) đến bước sóng cao và thưa => Năng lượng rất mạnh, như sóng thần vô bờ (Clip 06, phút 47)

Mời xem trang có đủ các Clip 1 tại đây

CÁC TAY THỦ NHÃN ẤN PHÁP

+ 42 Thủ Nhã Phải Được Chân Truyền: Thông báo được công bố ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Văn Phòng Quản Trị Vạn Phật Thánh Thành: Bất cứ khi nào Hòa thượng Tuyên Hóa truyền pháp 42 Thủ Nhãn, Ngài luôn nhấn mạnhBất cứ ai truyền pháp này mà không có sự chấp thuận của tôi sẽ gặp ma chướng.” (1). Trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã đặc biệt huấn thị vị trụ trì của Vạn Phật Thánh Thành (Pháp sư Hằng Luật) như sau: “Đừng để pháp môn Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn này diệt tận. Hãy tiếp tục truyền lại cho các thế hệ sau. Việc truyền pháp này phải được tiến hành trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ngàn tay ngàn mắt (ở Phật Điện chính của Vạn Phật Thánh Thành).” (2)

Hòa Thượng cũng khai thị phải Tu Tập Đúng: Bất luận tu pháp môn nào quý vị cũng không được khinh cử vọng động, không được khinh suất hay tu nửa vời, nhất là đối với người hành trì 42 Thủ Nhãn thì càng phải kính trọng Pháp-bảo của mình. Vì bởi 42 Thủ Nhãn là pháp môn đưa quý vị đến minh tâm kiến tánh, liễu thoát sanh tử. Đừng niệm chú để đuổi một con muỗi đang đốt, đừng có dùng thủ ấn để đối phó với một người la rầy mình. Làm như vậy thì giống như ném Pháp-bảo của mình vào sọt rác, thật là uống phí! Nếu quý vị không kính trọng Pháp tức là quý vị không kính trọng Phật, và cũng chính là không kính trọng Tăng. Kẻ không kính trọng Tam Bảo, bất luận tu pháp môn nào cũng đều không thành tựu đặng. Thật ra, nếu quý vị thường phô trương cho người hoặc hay thí nghiệm thử xem pháp có linh không thì rất chóng pháp sẽ không còn linh ứng nữa. Sao vậy? Bởi vì các vị Thiện Thần Hộ Pháp không còn theo chúng ta nữa. Cho nên người học 42 Thủ Nhãn không được tùy tiện phô trương. Nếu không phải là những trường hợp sanh tử thì tuyệt đối không bao giờ được khinh xuất vọng động, nhất là khi quý vị chưa học thành thạo pháp môn này (Nguồn: Hòa Thượng khai thị rằng )

+ Trang 72 của quyển sách nầy cũng cho biết là 42 Thủ Nhãn nầy đều là sở tu của Bồ Tát, chứ chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát. Ngài cũng cho biết là tại Đài Loan có một vị Pháp Sư giảng Chú Đại Bi, mỗi một Thủ Nhãn vị nầy đều giảng thành một vị Bồ Tát. Ví dụ như “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn” thì vị nầy giảng là: “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát Thủ Nhãn”. Giảng như vậy là sai, sai một ly đi một dặm là vậy. Hình Thủ Nhãn tức là hình bàn tay có cầm những pháp bảo, mà cũng kỳ lạ là từ câu thứ 24.“Tát Bà Tát Bà” mới bắt đầu có Thủ Nhãn nầy và chấm dứt ở câu 75. “Ta Bà Ha” gồm có 42 hình ảnh của bàn tay với nhiều ấn quyết, mà không chấm dứt ở câu 84. “Ta Bà Ha” là câu cuối cùng, nhưng dẫu sao đi nữa thì đây cũng là những lời giải thích của vị có tu, có hành trì Thần Chú Linh Cảm nầy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vì lòng Đại Bi mà đã thể hiện ra như thế để hóa độ chúng sanh, còn tin hay không thì xin tùy theo từng người đã cảm ứng với Thần Chú nầy như thế nào, chứ bảo rằng đúng hay sai thì lại là vấn đề khác nữa. (Sách Chú Đại Bi giảng giải của HT Tuyên Hóa - Thượng Tọa Thích Minh Định dịch sang tiếng Việt)

+ Ý nghĩa Tượng Quán Âm Bồ Tát: 42 tay ở giữa nêu biểu báo thân Phật, nêu biểu 42 thánh vị tu chứng (thập trụ, thập hạnh, thập địa, thập hồi hướng, đẳng giác và diệu giác) để cứu độ 25 cõi chúng sinh trải qua 42 thánh vị để thành tựu giác ngộ.(Nguồn: Giảng về Tượng Quán Âm Bồ Tát ngàn Tay và 42 Tay Ấn Pháp)

+ Câu Chú 24. Tát bà tát bà: Câu này là Bảo Ấn/ Bảo thủ nhãn ấn pháp. Ý nghĩa tương ứng cả bài Chú Đại Bi và Tay Ấn này bao hàm cả 42 tay thủ nhãn (Nhưng quí vị phải thành tựu cả 42 Thủ nhãn thì khi đó mới sử dụng được Ấn này). Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.

Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Với Bảo ấn, quí vị có thể làm lợi lạc, an vui cho mọi loài chúng sinh. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”. (Ngài HT Tuyên Hóa đã dùng 2 lần để cứu người sắp chết sống lại nhiều năm).

Đạo Lão gọi là “Phiên thiên ấn”. Bồ – tát Quán Thế Âm gọi là “Bảo ấn”. (Nguồn: Giảng Chú Đại Bi)./.

+ Tùy theo mỗi Ấn Pháp mà có thể là dùng cả hai Tay hoặc một Tay để biểu diễn - Ngàn cánh Tay của Bồ Tát tương ứng với Ngàn Ấn Pháp. 

+ Ứng dụng Sáu Tay Ấn <=> Sáu hạnh và Sáu mắt: (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

Có 6 hạnh rất quan trọng: 

1- Cho ra
2- Buông đi (tay buông đi có 2 vị thế: Thí Vô Úy và Thí Tiếp Dẫn, 2 tay nhỏ- Xem nguồn
3- Xoa dịu (Tay xoa dịu cũng có 2 tay là Đại Bi Cam Lồ và Đại Từ Giáng Vũ
4- Gỡ rối
5- Nhấc bổng
6- Mãn nguyện
 
Đây là 6 tay mà cũng là 6 hạnh. Sáu hạnh đi với 6 mắt là:
1-Cho ra đi với mắt Tri Ân
2- Buông đi đi với mắt Thấy bản tánh
3- Xoa dịu đi với mắt Hiền lành
4- Gỡ rối đi với mắt Thấy suốt
5- Nhấc bổng đi với mắt Tha thứ
6- Mãn nguyện đi với mắt Tin sâu
 
Như thế là mình có mắt, có tay và có tâm.  Có đủ bộ như vậy thì mình mới thấy được con đường tu dễ dàng. Nếu các bác đem bạn tới Mạn Đà La kỳ này (Thay Tượng A Di Đà thành Tượng 6 Tay Quan Âm đặt ở giữa mạn Đà La), các bác nên giới thiệu đây là con đường nhập thế, của đạo bồ tát là đạo của tình thương và của lòng từ bi mở rộng. Đây là thực hành phụng sự.
 

PHẦN GIẢNG CÁCH HÀNH TRÌ 42 TAY ẤN PHÁP
(Xem Giới Thiệu 42 Thủ NhãnClip về Chủng tử tự)

+ Thứ tự các Tay Ấn Pháp: Các Tay Ấn tương ứng với các thứ lớp trong tu hành hạnh Bồ Tát Đạo lên không thể đảo lộn. Ví như 10 Tay đầu tiên tương ứng các hạnh: 1. Bố Thí - 2. Trì giới - 3. Nhẫn nhục - 4. Tinh tấn - 5. Thiền định - 6. Trí huệ bát nhã - 7. Phương tiện - 8. Đại nguyện - 9. Đại lực - 10. Đại trí. Như vậy, mỗi lớp có 10 Tay Ấn. Có 4 lớp tương ứng 40 Tay Ấn, cộng với 2 Tay ấn ứng với 2 lớp cao hơn là Tay 41 và 42 => Tổng là 6 lớp tất cả. (Nguồn: Thầy Hằng Trương giảng Chú Đại Bi)

+ Việc Chân Truyền Pháp Thủ Nhãn: Hòa Thượng Tuyên Hóa là người có sở trường và cũng là độc chiêu có một không hai của Ngài (trong 100 năm nay) thành công, đắc pháp chứng quả về hành trì Chú Đại Bi và thập nhị thủ nhãn. Khi quí vị tu và đọc tụng thành thạo Chú Đại Bi thì đến gặp trực tiếp Thầy để được xem xét trao truyền Pháp Thủ Nhãn để ra ngoài đời hành đạo cứu người với hạnh vô kỷ - Tình thương vô biên.(Nguồn: Phút thứ 1h10 của Clip, Thầy Hằng Trường giảng)

1. Tay thứ nhất - Tay Châu Như Ý/ Như Ý Châu Thủ: Muốn cầu giầu có với đầy đủ thứ trân bảo, vật dụng: Giảm lòng tham (Tay cầm quả cầu thủy tinh để tưởng tượng, quán tưởng). Có thì phải cho đi/ Tương ứng pháp tu Bố thí thì mới giữ được sự nhiệm mầu. Khi quán tưởng thấy tài bảo lập tức quán tưởng bố thí cho đi để không tắc nghẽn. (Xem Clip 1 và Clip 3, phút 40) (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng câu 25. Ma ra ma ra - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án–, phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.

2. Tay thứ 2/ Tay Quyến Tác/ Quyến Sách Thủ/ Tay cầm dây quyến sách - Xa lìa Bất an: Chia sẻ; Gián đoạn, cắt đứt, đoạn tuyệt. Tức Tâm xấu ác dây trói buộc mang đi, xả bỏ đi, không để chúng chói buộc chúng ta (Xem Clip 1 và Clip 3, phút 50). (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng câu 62. Ma ra Na ra - Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án — chỉ rị, lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra.

3. Tay thư 3 (Phút 12)/ Tay Bảo Bát Thủ/ Cái bát Báu còn gọi là Hồ Bình Ấn Pháp/  = Thành tựu Hạnh nhẫn nhục Ba La Mật - Trị bệnh trong bụng (Không nhẫn nhục sinh bệnh/ hành nhẫn nhục Ba La Mật để có hạnh cởi mở, Bao dung, độ lượng ..): Quán tưởng vào bát mở rộng vô biên, có thể thấy bệnh trong bụng (Xem Clip 1). Tương ứng pháp tu Tâm nhẫn nhục Ba La Mật - Vị tha vô bờ, mong cho họ tự tại - Hình dung người bệnh ngồi trong bảo bát => Khỏi bệnh - Phút 53 Clip 3). Chân ngôn rằng: Án–, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị - Quý vị không cần phải trì tụng toàn văn bài chú, mà chỉ cần trì tụng câu Hô lô hô lô hê rị 5 lần rồi dùng tay kiết ấn 3 lần búng vào phía trên ly nước. Rồi trao cho người bệnh uống sẽ được khỏi hẳn. Có khi bệnh không lành, có khi bệnh lành hẳn. Tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên giữa hành giả và người bệnh. Nếu quý vị có nhân duyên sâu dày với người bệnh, thì khi họ uống xong nước có trì chú Đại Bi liền được khỏi bệnh. Còn nếu người bệnh không có duyên với hành giả, thì dù họ có uống nước đã trì chú, nhưng vì họ không có niềm tin ở Bồ tát Quán Thế Âm, thì bệnh họ không được lành hẳn. Bệnh có 2 loại: Do nghiệp chướng hoặc Ma chướng, người tu chưa nhiều thành tựu chỉ lên tùy duyên chữa bệnh do nghiệp chướng thì không vấn đề gì. Còn nếu chữa bệnh do Ma chướng là quí vị đối đầu với Ma Vương cực kỳ nguy hiểm, có thể chết cũng lên; [Cách tu: Tu về Bảo Bát và Bảo Bình_Thầy Hằng Trường]

  * Bổ xung từ Clip 10, phút 38: Cái Bát - Biểu tượng của Lòng nhẫn nhục và Đại từ bi (Do Trì chú đại bi mà có) làm thành thành bát, không gian trong bát là Chân không => Ứng Tâm trống không;

4. Tay thứ 4/ Tay Bảo kiếm Kim Cang/ Cầm Gươm Báu - Hàng phục tất cả Vọng lượng, Niệm Tưởng, Quỷ thần (Quỷ thần âm tính, năng lượng rất lạnh lẽo, nếu trong thiền định mà gặp, cần thực hành Pháp Tay bảo kiếm này). Tương ứng pháp tu tinh tấn ba la mật. Giấc mơ gặp Quỉ thần lạnh lẽo của thầy, làm thầy lạnh cứng toàn thân không cửu động được, chỉ khi thày có được sự thị hiện trong tay cầm bảo kiếm như hình ấn này, ngay đó quỉ thần sợ biến mất ngay -> Sư phụ thầy nói, giấc mơ nhắc nhở thày cần tinh tấn trì niệm thần chú sâu rộng hơn. (Xem Clip 2). (Tay ấn này ứng câu 50. Địa lỵ sắt ni na - Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng đều ngoan ngoãn quy phục bởi vì họ sợ ấn pháp Bảo kiếm này của hành giả. Ấn pháp này rất oai hùng. Nếu có loài thiên ma ngoại đạo nào không tuân phục ấn pháp, hành giả có thể trừng phạt ngay bằng Bảo kiếm này; Trong giảng câu chú 52- Ta Bà Ha đầu tiên. Quí vị phải đã thành tựu Tâm Vô Vi/ Không chấp trước/ Không bám chấp, tức Tâm tùy thuận mọi sự việc, nên đều thấy tốt đẹp cả/ Tâm Vô trú thì mới tác ấn thành tựu. Hãy dùng Bảo kiếm trí tuệ để hàng phục, chuyển hóa, cắt sạch các niệm Tham Sân Si Mạn Nghi. Đuổi sạch Ma oán - Chặt đức ma si mê trong Tâm. Như thế quí vị phải chuyển hóa mọi vọng tưởng trong Tâm của mình, thì Thiên Ma ngoài đạo theo đó cũng bị hàng phục luôn, vì chúng chẳng tìm được cách hãm hại quí vị- HT Tuyên Hóa giảng);

Chân ngôn rằng: Án – đế thế, đế nhá, đổ vĩ nảnh, đổ đề bà đà dã, hồng phấn tra.

5. Tay thứ 5/ Bạt Chiết La/ Kim cang Bạt chiết la (Nhọn 2 đầu, Tay trái cầm ở giữa): Hàng Phục tất cả Thiên Ma - Thiên ma không thể phá, làm chướng ngại người tu (Biểu tượng âm dương cân bằng, Từ Bi - Hỉ Xả) (Xem Clip 2). Tương ứng tu tâm Từ Bi Hỉ Xả, rất cần người tu có đủ định lực qua thiền định Ba La Mật mới có thể hành trì ấn pháp này - Tức dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thiền hay mộng thì TÂM VẪN AN ĐỊNH TRONG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM NÀY, thì sẽ hàng phục các thiên ma (Xem Clip 3, 1h 10 phút). (Tay này cũng ứng câu 68. Giả kiết ra a tất đà dạ - HT Tuyên Hóa giảng câu 52); Xem thêm (Thầy Hẳng Trưởng giảng Cây Kim Cang)

Kim cang luân này có hình tròn nhưng có khác so với Kim cang luân khác. Là “Hàng phục oán ma” - Hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”. Kim cang này còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. ( Như Sấm sét).

A tất đà dạ: Hành giả trì chú này sẽ được thành tựu công đức rất lớn; không có gì so sánh được, cho nên mới khiến cho các loài ma oán đều quy đầu phục thiện.

Chân ngôn rằng: Án – nễ bệ nễ bệ, nễ bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ.

6. Tay thứ 6/ Tay Kim Cang Xử Thủ/ Chày Kim Cang Xử (Nhọn 01 đầu giáng như dao găm, Tay phảo cầm chuôi. Khả năng an chú trong Phật tánh/ Biểu tượng Bát nhà Ba La Mật_Kinh Kim Cang, quán tưởng vạn sự như mông, huyễn, bào ảnh, bọt bèo. Ta là bầu trời vô tận, vạn sự mộng huyễn như đám mây bay mà thôi): Muốn phá tan mọi oán địch (Xem Clip 2). Tay ấn này tương ứng với Tâm Bát nhã/ Đại trí huệ, tức trong tâm không khởi tâm phân biệt ta người, oán thù theo đó không còn. Giảng bổ xung ở Clip 3, 1h 16 phút). ( Tay ấn này ứng câu 43. Ta ra ta ra - Hàng phục tất cả các loại Ma oán - HT Tuyên Hóa giảng)
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt-ra, chỉ nãnh, chỉ nãnh, bát-ra nễ bát đa dã, tá-phạ hạ.

7. Tay thứ 7/ Tay Thí Vô Úy - Bàn tay ngửa không cầm gì cả/ Trống không <=> Còn có gì đó/ tâm còn động thì còn sợ hãi => Cho đi tất cả - Bố thí ba La mật: Khi ở trong những chỗ đầy sợ hãi, bất an thì dùng ấn pháp này. (Xem Clip 4). ( Tay ấn này ứng câu 72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ - HT Tuyên Hóa giảng). để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi. Cách tu_Thầy Hằng Trường giảng Xem tại đây

Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt-ra, nẵng dã, hồng phấn tra

8. Tay thứ 8/ Tay Nhật Tinh Ma Ni/ Làm cho phát xạ, phát tán rộng mở _ Tay ngửa cầm viên ngọc ma Ni/ Mặt trời tỏa sáng/ Ma Ni là Ngọc tự phát sáng - Dùng khi mắt tối mờ không sáng tỏ (Không phải khỏi tật ở mắt, VD: Cận thị, nhưng người mù nhìn thấy lại được. VD: HT Tuyên Hóa khuyên bà cụ phải phát nguyện theo Phật tu hành, học đọc tụng chú đại bi - Học kết Ấn và trì chú của Ấn này => Mắt nhìn thấy con cháu). Tương ứng pháp tu phát đại nguyện vì chúng sinh/ hy sinh mình, mình làm gì được cho người khác chứ không phải mong muốn xuông cho người khác. Tất nhiên cũng cần cầu nguyện cho mình để mình có đủ khả năng phụng sự chúng sinh. Thọ trì ấn pháp này thành tựu tu theo các Nguyện thiện lành đã phát.  - (Xem Clip 4, phút 8) (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 32. Thất Phật Ra da- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án –, độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.

9. Tay thứ 9/ Tay Nguyệt Tịnh Thủ/ Nguyệt Tinh Ma Ni/ Nguyệt Tịnh Ma Ni: Mặt Trăng - Ánh sáng lạnh/ Làm cho hạ xuống, thu lại, tan ra, hóa giải/ Bóng tối chuyển hóa thành sáng sủa mát mẻ _ tay ngửa, cầm - Khi có bệnh làm nóng sốt, độc muốn cầu thanh lương mát mẻ. Các dục vọng, xung đột ngũ hành, nóng nảy, giận hờn, mụn nhót ... khi có định lực, tập Tay Ấn này đều được lợi ích  (Xem Clip 4, phút 28). Chân ngôn rằng: Án – tô tất địa, yết rị, tát-phạ hạ. (Tay Ấn này tương ứng đoạn Độ Lô Độ Lô trong câu Chú số 28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế. Còn Phạt Già Ra Đế tương ứng Tay ....... Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

10. Tay thứ 10/ Tay Bảo Cung Thủ/ Cầm Cung Báu (Không có mũi Tên gắn)/ Cung Ẩn tàng Tiềm năng, Thế năng trong đó - Trì Ấn này nếu muốn thăng quan, lên chức (Bản chất Kết Ấn pháp này là giúp nâng cao trí tuệ để lãnh đạo người => Thăng chức) <=> Nhận ra và hiểu biết xâu rộng các chân lý tiềm tàng, ẩn tàng trong vạn sự của cuộc sống (VD: Tinh túy trong Cuốn sách; Khi nói truyện quán xét đối tác biết được ý định qua ngôn ngữ hay động tác thân thể). Tuy là Cầu thăng quan lên chức được như ý muốn, nhưng cũng cần tương ứng như ý/ Hợp Lẽ đời về vị chí chức vụ, tuổi tác ... và Như Pháp/ Tâm tu  (Xem Clip 4, phút 33 ). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 39. Phạt sa phạt sâm - Hành trì Tay ấn này, Người tại gia có thể được làm quan cận thần, người xuất ra có thể chứng quả A La Hán - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.

11. Tay thứ 11/ Tay Bảo Tiễn/ Bảo Tiền Thủ/ Cầm Tên Báu - Muốn mau gặp bạn lành. Tương ứng quay lại Pháp bố Thí ba la Mật, nhưng với tầng Tâm thức cao hơn Tay Ấn 1. Mũi tên biểu tượng có đích đến - Là đối tượng của Tâm thức mình, với Tâm thanh tịnh mình có nhắm và gửi đến đối tượng (tạo Tâm cùng rung động/ Hợp nhau/ Hợp gu) => Càng tập càng nhiều Bạn-  (Xem Clip 4, phút 44 và phút 53); (Tay Ấn này tương ứng câu 51. Ba da ma na. Khắp 10 phương vui mừng vì quí vị thành tựu công đức, mọi danh tiếng công hạnh thành tựu chân thật => Gặp Thiện hữu Chi thức

12. Tay thứ 12/ Tay Dương Chi Thủ Nhãn/ Tay Dương Liễu/ Cầm cành Dương chi/ Dưỡng Liễu nhúng vào Tình Bình (Không có thì khi thực hành cần quán tưởng Tay đang cầm cành dương rất mềm mại, uyển chuyển)/ Tương ứng Tay 2 nhưng Tâm thức cao hơn. Tay này mang lại sự An Vui cho mọi người qua Tâm đại bi: Nếu Muốn chữa lành mọi Bệnh trên thân: Tâm thiện hoạch đắc khi tu hành ban giải cho chúng sinh -  (Xem Clip 4, phút 58). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 35. Mục Đế Lệ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi).

13. Tay thứ 13/ Tay Bạch Phất/ Tay cầm cây phất trắng (Làm = Đuôi lông ngựa trắng thì tuyệt) - Muốn trừ mọi chướng, mọi nạn ở trong người: Các Thầy/ Đạo Sỹ thoát tục thì cầm cây Phất trần này làm phương tiện đánh dấu/ Làm dấu. Người tu theo Ấn pháp này thì các bụi trần không còn dính dáng đến mình, đã Xa lìa bụi trần/ Xa lìa chướng ngại mà không cần nghĩ hay quán tưởng gì đến các chướng ngài của mình.  Nếu muốn giúp người, tuy có mầu nhiệm nhưng cần trí phân biện nhân quả phiền phức hay nguy hiểm đến với mình -  (Xem Clip 5). (Tay Ấn này tương ứng Ma Ma trong câu Chú số 34. Ma Ma Phạt Ma La. Còn Phạt Ma La thì tương ứng Tay ấn Hóa Cung Điện Thủ số 36 - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

14. Tay thứ 14/ Tay Bảo Bình/ Cái Hồ Bình/ Tịnh Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp - Nếu muốn khéo léo hài hòa với mọi người trong gia đình, họ hàng. Khi Tu Ấn Pháp này thì tưởng tượng tay cầm bình Cam lồ (Bằng sứ ...), nó cũng giúp hành giả phát triển sự Tinh tấn ba la mật trong tu hành. Hành giả có thể cầm bình trì chú đại bi 3 - 5 -7 ... biến vào Bình để có sự an lạc trong thân tâm => Diệu pháp vui lây trong gia đình, dòng tộc (Xem Clip 5, phút 52). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 30. Đà La Đà La; Cũng tương ứng 2 câu chú là 60. Na ra cẩn trì - 61. Ta bà ha. Nghĩa là Đại Từ Bi - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi); [Cách tu: Tu về Bảo Bát và Bảo Bình_Thầy Hằng Trường]

15. Tay thứ 15/ Tay Bàng Bài/ Tay cầm Khiêng (Tay trái cầm cái thẻ mỏng, dưới vuông, trên nhọn, giữa có mặt Thần tướng giữ tợn trên tay - Mua đồ xịn để tu) ...- Giống như có vòng giới hạn An lành bảo vệ người thọ trì thần chú - Nếu muốn lánh thoát thú dữ như Cọp, Sói, Báo, ác thú ... . Hành giả thọ trì đọc tụng Thần chú và hành Ấn Pháp này ngồi thế Kiết già lâu không đau mỏi, giúp rễ được định lực, chặt đứt gốc rễ của phiền lão => Trí huệ Bát nhã luôn hiện hiện trong Tâm hành giả không gián đoạn (Xem Clip 5, phút 65)

16. Tay thứ 16/ Tay Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp/ Phủ Việt Thủ/ Cây Phủ Việt- Tay cầm cái như cái dìu, đầu trên cán có mũi nhọn - Muốn tránh quan nạn ở mọi thời, mọi lúc - Người tu không còn sống trong nhị nguyên, không còn đối đãi âm dương, ai cũng đúng, ai cũng là thầy, tức giận hận thù không còn, cảnh giới bao la không giới hạn. (Xem Clip 5. phút 83). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 64. Tất ra tăng a mục khư da - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

17. Tay thứ 17/ Tay Ngọc Hoàn/ Kim Trọc Ngọc Hoàn Thủ/ Chiếc Vòng Ngọc: ba ngón tay cầm vòng Ngọc hình trái tim ngửa lên trời hoặc cầm vòng Ngọc hình tròn cũng được - Nếu muốn có con trai, con gái và tôi tớ. Hành giả tu trì Tay Ấn Pháp này có trí tuệ phát triển, tăng hiểu biết sâu rộng, phá tan mọi tâm chấp trước, chói buộc mình. Người già tu thì nhiều bầu bạn, . (Xem Clip 6). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra - Khiến tất cả chúng sinh vâng theo, chỉ dạy họ tu pháp gì họ đều tuân theo- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

18. Tay thứ 18/ Tay Bạch Liên Hoa Thủ/ Tay cầm Hoa Sen trắng, cuống hoa cuốn quanh cổ tay thuận chiều nhô lên bàn tay)  - Muốn hoạch đắc mọi thứ công đức: Người tu hành có ngay thành tựu công đức hiển hiện ngay như Hoa sen có quả hạt thành tựu ngay trên bát hoa. Người tu có được nhiều công đức, người khỏe, theo đó toàn gia và nhà cửa đều thanh tịnh, thơm tho ... - (Xem Clip 6, phút 11). (Tay Ấn này tương ứng đoạn Yết Mông trong câu 27. Cu lô cu lô yết mông, còn Cu Lô Cu Lô tương ứng Tay 27 - Bảo Loa Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

* Ví dụ về trì niệm Chú Đại Bi và kết Ấn: Yết Mông trong câu 27 là Cu Lô Cu lô Yết Mông. Câu chú này nói đến sự thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Tay số 18 - Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú Yết mông yết mông...

19. Tay thứ 19/ Tay Thanh Liên Hoa/ Liên Hoa Tâm/ Hoa Sen Xanh - Nếu muốn vãng sanh về Tịnh Độ ở mười phương: Trì chú Đại Bi với tay này để giúp mình hay giúp người khác, kể cả lúc hấp hối sắp chết vãng sanh cũng rất nhiệm mầu -  (Xem Clip 06, phút 73). (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Rị Đà Dựng trong câu 26. Ma hê ma hê rị đà dựng, còn Ma Hê Ma Hê tương ứng Tay 23. Ngũ Sắc Vận; Hành giả thành tựu hành trì Tay ấn này, sẽ được diện kiến 10 phương Chư Phật - HT Tuyên Hóa giảng câu 26 và câu 40 Chú Đại Bi)

20. Tay thứ 20/ Tay Bảo Kính/ Bảo Cảnh Thủ/ Cái Gương Báu- Biểu thị Nhân quả nghiệp báo - Nếu muốn đại trí huệ/ Pháp Nhãn: Người tu trì biết được quá khứ hay tương lai, sử dụng để giải nghiệp, sửa đổi chính mình, làm trong sạch mình bằng trí huệ bát nhã, cao hơn là Pháp nhãn, triết lý nào cũng có thể thông đạt. Đọc thần chú Đại Bi với quán tưởng tay này để có sự nhiệm mầu -  (Xem Clip 06, phút 78). (Tay này ứng câu 37. Thất na thất na - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

21. Tay thứ 21/ Tay Tử Liên Hoa/ Tay trái cầm Hoa Sen Tím - Nếu muốn diện kiến Chư Phật trong Mười Phương: Tâm hồi hướng cho chúng sinh ... rộng mở, có nhiều nhân duyên để độ chúng sinh. Khi đọc tụng thần chú với Tay Ấn này, nếu có cảnh giới Phật, Bồ Tát hiện ra, ta nên biểu lộ tình thương/ Tứ Vô Lượng Tâm/ Bồ Đề Tâm với các Ngài nhiều lắm, như thế sẽ có sự rung động tương ứng với Tâm của các Ngài, cảnh giới đó càng rễ hiển hiện với người tu. Tình thương vô kỷ giúp người tu có sự phân biệt giữa Ma cảnh và cảnh thật biến hiện ra, tuy nhiên Đức Phật dạy người tu không nên bám chấp vào cảnh giới đó, mà cứ nhận biết với tình thương vậy thôi -  (Xem Clip 07, phút 41). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 40. Phật ra xá da - Hành trì Tay ấn này, Hành giả được diện kiến 10 phương Chư Phật - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

22. Tay thứ 22/ Tay Bảo Khiếp Thủ/ Tay Bảo Kích/ Tay cầm bát hoa - Nếu muốn được kho tàng (Phật tánh cũng vậy) dưới đất: Người tu trì giới có công đức, có định lực, Tâm cởi mở đã diệt trừ lòng tham cầu của bản thân ... Tự nhiên có cảm ứng, hiển linh cho mình thấy (Chứ không phải do tìm cầu mà được). (Tay Ấn này tương ứng 3 câu Chú số 57. Tất đà du nghệ - 58. Thất bà ra dạ - 59. Ta bà ha - Hành trì Tay ấn này, Hành giả được tự tại và thành tựu vô lượng công đức - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi) -  (Xem Clip 07, phút 50)

23. Tay thứ 23/ Tay Ngũ Sắc Vân Thủ/ Ngũ Sắc Vận/ Tay đỡ Đám Mây Ngũ Sắc (Tay trái để ngửa, bên trên có đám mây ngũ sắc, bên dưới có đám mây ít mầu hơn) - Nếu vì thành tiên đạo: Thành tựu xa lìa ngũ dục lục trần => Chứng được cảnh giới thần tiên (các vị Tiên hiện ra) hiện tiền với người tu vì có sự tương ưng Tâm lượng xa lìa ngũ dục -  (Xem Clip 07, phút 83). (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Ma hê ma hê trong câu 26. Ma hê ma hê rị đà dựng, còn Rị Đà Dựng tương ứng Tay 19. Thanh Liên Hoa Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

24. Tay thứ 24/ Tay Quân Trì/ Bình Quân Trì-  Tay trái cầm bình nhỏ hơn ấm nước bình thường, miệng nhỏ như chai, có vòi mầu xanh sẫm, tay cầm ngón út duỗi thẳng ra - Nếu muốn sinh lên trời Phạm Thiên (Khi làm người họ sống giới luật và thanh cao, không tham danh lợi): Nước trong bình biểu hiện sự thanh cao người tu cần và có sự tương ứng, gồm 2 nước Âm / Dương là Từ bi/ Cốt khí => chảy xuống thân tâm làm điều hòa, giúp hành giả tinh tấn vô cùng, cứng rắn và mềm dẻo. Cần phân biệt giữa Nước Cam lồ và Nước Quân trì này -  (Xem Clip 07, phút 86 + Clip 8, phút 2); (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 49. Na ra cẩn trì - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi - Xem thêm giảng câu 42- Hô Lô Hô Lô Hê Rị)

25. Tay thứ 25/ Tay Hồng Liên Hoa/ Tay trái cầm Hoa Sen Hồng - Lòng bàn tay có Mắt pháp, ngón Út duỗi thẳng - nếu muốn vãng sanh vào các thiên cung: Tu tay Ấn Pháp này tâm như ở trong cung điện không còn chút nhiễu loạn, rất lợi cho người TU THIỀN ĐỊNH, đây là Thiền giả được chư Phật, Bồ Tát gia hộ để mình tĩnh tâm = Định lực ngày càng thanh tịnh (Hòa đồng với Chân Pháp vũ trụ), từ đó tiếp nhận được trí huệ bát nhã rộng mở, mở rộng tâm từ, như Kinh Hoa Nghiêm nói, Tâm hành giả hòa đồng với Tâm Hải Hội của Chư Phật, Bồ Tát, và hành giả được hóa nhập vào hải hội này để nghe giảng Kinh Pháp, thật tuyệt. Thiền giả không cần cầu xin, chỉ cần tinh tấn hành trì Tay ấn này với Tâm tương ứng, Thầy Hằng Trường nói người Tu không lâu sẽ có nhiệm mầu, vì dựa vào thần lực gia trì của Chư Phật, Bồ Tát -  (Xem Clip 8, phút 41); (Hành giả thành tựu hành trì Tay ấn này, sẽ được diện kiến 10 phương Chư Phật - HT Tuyên Hóa giảng câu 40 Chú Đại Bi; Tay Ấn này chính là câu câu Chú số 70. Ba đà ma yết tất đà dạ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi) . Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý.

26. Tay thứ 26/ Tay Bảo Kích Thủ/ Tay Trái Cầm Cây Bảo Kích, Tay cầm khí cụ sát khí, hình như cây đao cao mũi và 2 lưỡi, có đính Lá cờ "đuôi nheo" nhỏ (Biểu thị của Tâm người tu có thể bao dung cái Ác, đây là sự chấp nhận Âm Dương/ Ác Thiện luôn tồn tại trong vũ trụ này, trứ không phải là không gian triệt tiêu hoàn toàn Âm hoặc Dương)  - Nếu muốn lánh trừ nghịch tặc (Bao gồm cả nghiện riệu, cờ bạc, hút trích ... nơi mỗi người) ở nơi khác tới: Tu tay này để cắt/ đoạn trừ Ác duyên của chúng sinh đang mang, tức là tạo duyên lành giúp chúng sinh có thể tự thay đổi Tâm thức, tự đoạn ác tu thiện chứ không phải bắt buộc họ phải thiện lành => Theo đó Người tu sẽ chuyển hóa được những người xung quanh bỏ ác làm lành. Phương pháp tu: Tay Phải cầm/ Quán tưởng ra Tay Bảo Kích, và nhìn vào hình tượng Bồ Tát Quan Âm Tay cầm Bảo Kích, như thế những người thân quen (Có nhân duyên) với Thiền giả họ tự nhiên tiếp nhận được thiện duyên này (Cũng không cần quán tưởng đến riêng một ai), theo đó dần giúp họ thay đổi các ác duyên. Ví dụ: Người nghiện riệu, thuốc lá ... từ từ họ tự sửa đổi, xa lìa tật nghiện ngập, phát triển trí huệ -  (Xem Clip 8, phút 59). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 29. Ma ha phạt già da đế - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

27. Tay thứ 27/ Tay Bảo Loa Thủ/ Ống Loa Báu - Tay cầm cái như con ốc to- Nếu muốn triệu tập, mời gọi Chư Thiên, Thiện Thần (Thầy Hằng Trường được thấy Sư Phụ - Hòa Thượng Tuyên Hóa triệu tập không biết bao nhiêu là Thiên Long, Bát Bộ đến)-  (Xem Clip 8, phút 74 phút); (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Cu Lô Cu Lô trong câu 27. Cu lô cu lô yết mông, còn Yết Mông tương ứng Tay 18 là Bạch Liên Hoa Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

* Đĩa 09: Giảng riêng về các thuật ngữ: Tu Lễ - Tu hành - Tu luyện - Tu hú/ Kêu gọi, hô hào, động viên người khác tu (Đặc trưng của các Đức Bồ Tát thể hiện qua sự thành tựu cứu độ chúng sinh rất nhiều người thành tựu theo mình lên các cảnh giới tương ứng với mình)
* Đĩa 10: Giảng kỹ về sự tương ứng nhưng khác đẳng cấp Tâm thức giữa các Tay Ấn Pháp có số giống nhau. Lấy Tay số 03 làm ví dụ điển hình của sự tương ứng - Khác cấp độ tiến hóa Tâm thức gồm Tay số 03 - Tay 13 - Tay 23 - Tay 33 (Rất hay, như số 03 - Nhẫn nhục và Từ Bi có vòng giới hạn như cái miệng Bát, dù có biến thiên to ra vẫn có giới hạn; Với Tay 13 thì Sự nhẫn không còn vòng giới hạn - Tâm Nhẫn như bầu trời, coi mọi việc như vi trần, cầm cây phất là xong; Với Tay 23 - Tâm Nhẫn như vũ trụ, không có giới hạn, vạn sự không thấy trở ngại vì thấu hiểu bản chất vô thường, chỉ xem như đám Mây trôi; Tay số 33 - Tâm lượng Ba La Mật - Không thấy mình nhẫn và không thấy mình đại từ đại bi => Khả năng thức tỉnh và giác ngộ. Cũng vậy, tất cả các Tay từ 31 - 40 đều biểu thị sự Thức tỉnh và Giác ngộ; Các Tay từ 01 - 10; Từ 11 - 20; Từ 21 - 30 cũng suy luận tương ứng tương tự như Tay số 03). Theo đó, NGƯỜI TU TÙY MỨC PHÁT TRIỂN TÂM THỨC MÀ CHỌN TU CÁC TAY ẤN PHÁP Ở ĐẲNG CẤP TƯƠNG ỨNG, THẤP NHẤT LÀ TỪ TAY 01 - TAY 10 VÀ TIẾN DẦN LÊN CAO HƠN THEO THỨ TỰ.

28. Tay thứ 28/ Độc Lâu Trượng Thủ Nhãn- Tay phải cầm cây gậy chống xuống cạnh đùi phải, trên đỉnh có hình sọ đầu lâu. Nếu muốn sai khiến tất cả quỷ thần, nên cầu nơi tay cầm cây gậy đầu lâu. (Thế nên khi quí vị trì niệm câu Y hê Y hê, thì Ma – hê – thủ – la vương/ Thiên ma ngoại đạo liền đến, bất kỳ tâm nguyện của hành giả như thế nào, vị này liền thi hành ngay, đáp ứng đúng như sở nguyện của người trì chú). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 36. Y Hê Y Hê - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – độ nẵng, phạ nhựt ra.
(Xem Clip ...)

29. Tay thứ 29/ Sở châu thủ nhãn/ Niệm châu ấn pháp/ Tay Sổ Châu Thủ- Tay phải cầm vòng xâu chuỗi hạt ngọc, giơ cao trước ngực, vòng ngọc thả xuống dưới - Tay trí để trên đầu gối trái, bàn tay buông chỏ xuống đất. Nếu muốn 10 phương chư Phật sớm đến đưa tay tiếp dẫn, nên cầu nơi tay cầm xâu chuỗi ngọc. (Tay Ấn này tương ứng Phật ra xá lợi  trong câu Chú số 38. A ra sam Phật ra xá lợi. Còn A ra sam  thì tương ứng Tay ấn số 35 - Hóa Phật Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Nẵng mồ – ra đá nẵng, đát ra dạ dã, Án – a na bà đế vĩ nhã duệ. Tất địa tất đà lật đế, tát phạ hạ..
(Xem Clip ..)

30. Tay thứ 30/ Tay Bảo Đạc Thủ/ Cầm Chiếc Linh Báu - Tay trái cầm cái Chuông giơ cao trước ngực trái, Tay phải trống cổ tay vào hông, trên đùi phải. Nếu muốn có được tất cả phạm âm thanh tốt nhiệm mầu, nên cầu nơi tay cầm chiếc linh báu.
Chân ngôn rằng:Nẵng mồ bát ra hàm bá noa duệ, án – a mật lật đảm, nghiễm bệ thất rị duệ, thất rị, chiếm rị nảnh, tát phạ hạ. (Xem Clip 1). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 33. Giá Ra Giá Ra- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

31. Tay thứ 31/ Tay Bảo Ấn Thủ/ Cầm Chiếc Ấn Báu - Tay phải cầm cái Ấn, như ấn của vua, hình chữ nhật, dưới ấn có treo vòng tròn như đồng tiền, có hình vuông ở giữa ... Nếu muốn được miệng nói biện luận hay khéo, nên cầu nơi tay cầm chiếc ấn báu. Còn HT Tuyên Hóa dạy: Câu này bao hàm 42 Thủ nhãn ấn pháp. Hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này... Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 24. Tát bà tát bà - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát phạ hạ. (Xem Clip ...)

32. Tay thứ 32/ Tay cầm Câu Thi Thiết Câu/ Thiết Câu Ấn Pháp- tay cầm cây gậy giơ ra trước đầu gối trái, trên đỉnh có mũi nhọn, liền dưới có mũi tên lằm ngang hình giống "dấu ngã", đầu ngóc lên có chĩa ra 3 mũi. Nếu muốn được thiên thần, long vương thường đến ủng hộ, nên cầu nơi tay cầm cu thi thiết câu.
Chân ngôn rằng: Án – a rô rô, đa ra ca ra, vĩ sa duệ, nẵng mồ tát phạ hạ(Xem Clip ...). (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 31. Địa Lỵ Ni- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

33. Tay thứ 33/ Tay Tích Trượng Thủ/ Cầm Cây Tích Trượng- Tay phải cầm cây gậy giơ ra trước gối phải, đầu trên nhọn nhỏ, sát đầu trên có gắn 9 hình vòng bằng đồng như số 3 thả xuống, liền dưới có buộc dây ngũ sắc có 2 đầu thả xuống . Nếu vì lòng từ bi muốn cho tất cả chúng sanh được nhở sự che chở giúp đỡ, nên cầu nơi tay cầm cây tích trượng. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 48. Di đế rị dạ. Hành giả phải phát Đại từ bi tâm, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh khỏi sợ hãi, tránh xa tai ương, chướng nạn- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.(Xem Clip ...)

34. Tay thứ 34/ Tay Hợp Trưởng Thủ/ Hiệp Chưởng- Hai tay trước ngực gần như lễ phậtNếu muốn cho tất cả chúng sanh thường cung kính yêu mến nhau, nên cầu nơi tay hiệp chưởng. (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 44. Tất Lỵ Tất Lỵ - Phát tâm dũng mãnh thắng vượt, bất thối chuyển: Long xà, hổ, sư tử, nhân/ phi nhân kính ngưỡng - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – bát nạp mạng, nhá lăng hất rị. (Theo trong Tạng bản, lại có chân ngôn: Án – vĩ tát ra, vĩ tát ra, hồng phấn tra).(Xem Clip ...). Thực hành tay cho ra này (Xem Tại đây)

35. Tay thứ 35/ Tay Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ/ Tay Hiện Hóa Phật- Tay trái trên đỡ tượng đức Phật ngồi thiền, tay phải đỡ ở dưới: Nếu muốn tùy theo chỗ sanh, thường ở bên Phật, nên cầu nơi tay hiện hóa Phật. (Tay Ấn này tương ứng A ra sam trong câu Chú số 38. A ra sam Phật ra xá lợi. Còn Phật ra xá lợi  thì tương ứng Tay ấn số 29 - Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
- Chân ngôn rằng: Án – chiến na ra, ba hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra. (Xem Clip ...)

36. Tay thứ 36/ Tay Hóa Cung Điện Thủ - Tay trái đỡ cung điện hình bát giác trên tay -  Nếu muốn đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện Phật, không thọ sanh ở bào thai, nên cầu nơi tay hiện hóa cung điện. (Xem Clip ...); (Tay Ấn này tương ứng Phạt Ma La trong câu Chú số 34. Ma Ma Phạt Ma La. Còn Ma Ma thì tương ứng Tay ấn  số 13 - Tay Bạch Phất- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra..

37. Tay thứ 37/ Tay Bảo Kinh Thủ/ Cầm quyển Kinh Báu - Tay phải cầm quyển kinh báu mầu hồng như "tệp tiền". Nếu muốn được học rộng nghe nhiều, nên cầu nơi tay cầm quyển kinh báu.  (Tay Ấn này tương ứng 4 câu Chú số 53. Tất đà da - 54. Ta bà ha - 55. Ma ha tất đà da - 56. Ta bà ha n pháp này thị hiện Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Hành trì ấn pháp này, quí vị sẽ có trí nhớ tốt. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh như ngài A Nan đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – a hạ ra, tát ra phạ ni, nễ dã đà ra, bố nễ đế, tát phạ hạ.(Xem Clip ...)

38. Tay thứ 38/ Tay cầm Bất Thối Kim Luân/ Kim Luân Thủ- Hình tròn như cái âu áp vào ngực, miệng quay ra ngoài, giữa giống như Hoa 8 cánh. Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, tâm bồ đề thường không lui sụt, nên cầu nơi tay cầm bất thối kim luân. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 46. Bồ đề dạ - Bồ đề dạ- Dần thành tựu Bồ Đề Tâm - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – thiết na di tả, tát phạ hạ. (Xem Clip ...).

39. Tay thứ 39/ Tay Đảnh Thượng Hóa Phật Thủ - hai Tay đưa lên trên đỉnh Trán, mở bàn tay đỡ Đức Phật, áo đỏ ngồi thiền. Nếu muốn 10 phương chư Phật mau đến xoa đầu thọ ký, nên cầu nơi tay đảnh thượng hóa Phật. Tay ấn này cũng chính là câu chú số 47. Bồ đà dạ - Bồ đà dạ. Khi trì chú/ Tọa thiền, quí vị có cảm giác thấy đỉnh đầu như có công trùng bò quanh đầu vậy => Đây là điều tốt lành, nhưng không lên khởi tâm vui sướng, phải giữ Tâm "như như bất động" vì như trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dậy hành giả khi khởi bất kỳ suy nghĩ nào mình đã chứng quả vị gì, hay cảnh giới vi diệu nào thì đều là xấu, ma chướng cả nên rễ lạc vào Ma đạo-  HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt rị ni, phạ nhựt lãm nghệ tát phạ hạ. (Xem Clip ...)

40. Tay thứ 40/ Tay Bồ Đào Thủ/ Cầm Chùm Bồ Đào - Tay trái giơ cao trước ngực, cầm cuống quả Bồ Đào (giống chùm Nho) thả xuống dưới. Nếu muốn có được cây trái ngũ cốc, nên cầu nơi tay cầm chùm bồ đào.(Xem Clip ...). (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 66. Ta bà ma ha a tất đà dạ và 67 Ta Bà Ha. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng của Bồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.

(64. Tất la tăng a mục khư da. Ở trong đồ hình mạn đà la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh.)

Cả 2 câu: Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà ha là bổn thể của Bồ tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh cho chúng sanh. (HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – A ma lã kiếm đế nễ nãnh, tát phạ hạ.

41. Tay thứ 41/ Tay Cam Lộ Thủy/ Hóa Nước Cam Lồ/ Cam Lồ Thủ Nhãn Ấn Pháp - Chỉ có hình bàn Tay Phải xòe ra, chúc xuống dưới, giữa lòng bàn tay có Mắt, tỏa ra như cành Hoa mây đẹp - Nếu muốn cho tất cả loài hữu tình đói khát được no đủ mát mẻ, nên cầu nơi tay hóa nước cam lộ.(Xem Clip ...). (Tay Ấn này cũng tương ứng câu chú số 45 - Tô Rô Tô Rô. Câu này giúp cho các loài Quỷ đói tiêu tan đói khát, được no đủ, nhiều cát lành. Đây là Bất Tử Dược -  Người sắp chết có thể sống lại, nhưng không rễ gì để gặp được duyên lành này- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – tố rô tố rô bác ra tố rô, bác ra tố rô, tố rô dã, tát phạ hạ.

( Giọt nước cam lồ từ bàn tay Bồ – tát Quán Thế Âm không những chỉ giúp cho quí vị thoát khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn mà còn có một diệu dụng khác, khi một người sắp chết, nếu có phước duyên, được Bồ – tát Quán Thế Âm rảy nước lồ thì có thể sống lại. Tất cả các loài cây cỏ thảo mộc đã khô héo nếu được nước cam lồ tưới xuống cũng được hồi sinh - HT Tuyên Hóa giảng câu Chú Đại Bi số 35)

42. Tay thứ 42/ Tay Tổng Nhiếp Thiên Tý Thủ- Tay như tư thế ngồi thiền, hai tai chồng lên nhau, tay trái dưới, phải trên. Nếu muốn hàng phục ma oán trong cõi đại thiên, nên cầu nơi tay tổng nhiếp thiên thủ. (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 74. Ma bà lợi thắng yết ra da. Đức hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp, ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới.

Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này. (Nếu không phải là kẻ lười biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp)

Chân ngôn rằng: Đát nễ dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã, tra ô hạ di dã, sá phạ ha. (Xem Clip ...)

Ghi chú:

- Trong Thần Chú: Các Tay Ấn Pháp chỉ có đến câu thần chú số 75. các câu còn lại không có ấn pháp

- Do có nhiều tên tay ấn được dịch khách nhau. Ở đây là tên tổng hợp từ nhiều nguồn: Tham khảo nguồn Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi Tại đây