+ Các biểu tượng cần suy ngẫm kỹ: Giờ đây mới rõ ràng là tại sao có nhiều chú trọng đến việc nghiên cứu các biểu tượng, và tại sao người ta khuyến khích các môn sinh hãy suy gẫm và tham thiền về các thiên tượng thái dương hệ và vũ trụ. Điều đó chuẩn bị cho họ thấu hiểu và ghi nhớ trong tâm các biểu tượng và công thức thể hiện kiến thức mà rốt cuộc nhờ đó họ có thể làm việc. Các công thức này dựa trên chín biểu tượng được biết hiện nay:
1. Các dạng thập tự giá.
2. Hoa sen.
3. Tam giác.
4. Khối vuông.
5. Hình cầu và điểm.
6. Tám hình thể động vật: dê, bò mộng, voi, người, rồng, gấu, sư tử, và chó.
7. Đường thẳng.
8. Một số thiên tượng của Hoàng đạo, do đó cần phải nghiên cứu khoa chiêm tinh.
9. Cái ly có chân hay chén thánh.
Tất cả các biểu tượng này liên kết, xen lẫn nhau, hoặc dùng một phần, được phối hợp, để phát biểu một trong bảy Bí nhiệm. Điểm đạo đồ phải nhận ra chúng bằng thị giác cũng như thính giác, và dùng nỗ lực của ý chí để gắn ghi chúng trong trí nhớ không thể xoá nhoà. Có ba cách giúp y thực hiện điều này: Thứ nhất, bằng việc rèn luyện trước đó trong một thời gian dài; tất cả những người chí nguyện đều có thể bắt đầu làm việc ngay từ bước hiện tại, và khi học cách ghi khắc chính xác các chi tiết vào trí nhớ, họ đặt nền tảng cho sự lãnh hội chính xác được ngay những điều Đấng Điểm Đạo bày tỏ cho họ; thứ hai, nhờ đã tự phát triển năng lực hình dung lại những điều đã có lần họ thấy. Ở đây, chúng ta thấy rõ tại sao các vị thiền sư minh triết đã chú trọng vào khả năng kiến tạo thận trọng các hình tư tưởng.... (Nguồn: Điểm đạo trong nhân loại ...)
+ Biểu tượng: Là dấu hiệu (sign) thấy được và lộ ra bên ngoài của một thực tại tâm linh bên trong, được thể hiện trên cõi trần bằng mãnh lực của sự sống chứa đựng bên trong. (VMCQG, 119)
+ Biểu tượng: “Trong một biểu tượng có ẩn tàng sự che giấu hoặc sự mặc khải” – Carlyle.
1./ Các biểu tượng đều nhắm vào:
a) Người ít tiến hóa. Chúng dạy ra các đại chân lý dưới hình thức đơn giản.
b) Đa số nhân loại. Chúng giữ cho chân lý được nguyên vẹn và biểu hiện các sự kiện trong vũ trụ.
c) Các môn đồ của các Chân Sư. Chúng giúp mở mang trực giác.
2./ Các sách nói về biểu tượng trong các văn khố của Chân Sư được dùng cho việc giáo huấn. Các sách này được giải thích:
a) Bằng màu sắc của chúng.
b) Bằng vị trí của chúng, nghĩa là phía bên trên, nằm trên và bên dưới một đường thẳng.
c) Bằng sự tiếp cận của chúng với nhau.
d) Bằng chìa khóa của chúng
Một trang giấy có thể đọc được theo 4 cách:
1. Từ trên xuống dưới ... tiến hóa giáng hạ (involution)
2. Từ dưới lên trên ... tiến hóa thăng thượng (evolution)
3. Từ phải sang trái ... các chu kỳ lớn vv...
4. Từ trái sang phải ... các chu kỳ nhỏ.