+ Có 5 nhóm bệnh tật chính:
1/ Các bệnh do di truyền:
a/ Có sẵn trong chính hành tinh và có hiệu quả nhất định trên nhân loại qua việc tiếp xúc với đất và nước.
b/ Đã phát triển vào các thời kỳ xa xưa trong chính nhân loại và truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
c/ Đặc trưng của gia đình đặc biệt nào đó và được kế thừa bởi người của gia đình này như là một phần của nghiệp quả đã định của người ấy. Các linh hồn giáng nhập vào một số gia đình nào đó nhân cơ hội này.
2/ Các bệnh tật bị gây ra bởi các khuynh hướng trong chính con người. Các bệnh này là do cung thiên tượng của con người chi phối – hoặc là cung thái dương, hoặc là cung đang lên của y (sẽ được nghiên cứu sau).
3/ Các bệnh lây nhiễm vốn có nguồn gốc tập thể và dính líu đến con người như là một phần của nghiệp quả tập thể của con người, nhưng thường thường không liên quan đến nghiệp quả cá biệt của con người.
4/ Các bệnh tật và tai nạn mắc phải vốn là kết quả của hành động bất cẩn hay các thói quen thiếu khôn ngoan trong kiếp sống này và nhất định là chi phối nghiệp quả trong tương lai của con người. Ở đây có điểm lý thú liên quan đến tai nạn có thể được nêu ra. Thường thường tai nạn được gây ra bởi những gì có thể được xem như là “sự bùng nổ của mãnh lực”. Các bùng nổ này do một người hay do một nhóm người tạo ra do sự thù hận hoặc ganh tỵ hoặc không tha thứ, mà các tính chất phản ứng lại hay là bị “quay ngược trở lại” vào cuộc đời cá nhân.
5/ Các bệnh của những nhà thần bí mà hiện nay chúng ta đang đề cập tới. Nói chung, các bệnh này đều gây ra bởi năng lượng của một bí huyệt thấp đã khai mở và linh hoạt đang được chuyển vào bí huyệt cao. (TLHNM II, 547–548)
+ Bệnh tật chỉ có trong thế giới hiện tượng (SHLCĐD9CG, 36)
* Tham khảo: 5. Bài báo viết về virus và vi khuẩn (Do bác MQ-MFVN dịch): Một xem xét cơ bản là loại cảm xúc hoặc đam mê làm cho các loại vi-rút hoặc vi khuẩn khác nhau biểu hiện như một tác nhân hủy diệt và một gói thông tin tiêu cực hoặc phá hủy được thu hút từ thể cảm xúc của hành tinh, và chuyển động tích cực bởi cảm xúc tiêu cực và hoạt động của cá nhân. Cúm rõ ràng không phải là bệnh hoa liễu bởi vì cảm xúc "sợ hãi" là nguyên nhân của nó "có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi và lo lắng", trong khi "ham muốn vô độ" là cảm xúc mạnh mẽ là nguyên nhân của các bệnh xã hội / hoa liễu.
+ Các loại bệnh tật: Các Loại Bệnh Tật - Nguồn Phát Sinh Bệnh - Nhóm Bệnh - Nguồn bệnh - Nguồn gốc bệnh - Nguyên nhân gây bệnh - Căn nguyên bệnh ... (Xem: Tổng hợp bệnh tật_Tooltip)
+ Các loại Bệnh: Bệnh ác nghiệp - Bệnh Nghiệp Chướng - Bệnh do Nghiệp - Bệnh nạn do nghiệp - Bệnh nan y - Bệnh ác tính - Bệnh Oan gia - Bệnh Oán gia - Bệnh nạn do Oan gia (Xem: Bệnh ác tính_Tooltip)
+ Thân người vốn có bốn bệnh:
1. Đất: đất thuộc về thân
2. Nước: nước thuộc về miệng
3. Lửa: lửa thuộc về mắt => lửa ít lạnh nhiều thì mắt mờ.
4. Gió: gió thuộc về tai
Gió tăng thì khí khởi lên, lửa tăng thì nhiệt khởi lên, nước tăng thì lạnh khởi lên, đất tăng thì lực mạnh lên. Vốn từ nơi 4 bệnh này, mà sinh ra bốn trăm bốn bệnh.
- Mùa xuân từ tháng giêng, tháng hai, tháng ba lạnh nhiều - Là vì vạn vật đều sinh ra, nhờ lạnh mà đâm chồi gọi là lạnh nhiều.
- Mùa hè từ tháng tư, tháng năm, tháng sáu gió nhiều - Là vì vạn vật hoa quả tươi tốt âm dương tụ họp gọi là gió nhiều.
- Mùa thu từ tháng bảy, tháng tám, tháng chín nóng - Là vì vạn vật bị khô héo gọi là nóng nhiều.
- Mùa đông từ tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai có gió lạnh - Là vì vạn vật hoàn toàn đã mất hết nhiệt gọi là có gió có lạnh.
Xuân Hè: Từ tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bảy được nằm. Vì sao? Vì gió nhiều cho nên thân thể tỏa ra.
Thu Đông: Từ tháng tám, chín, mười, mười một, mười hai, giêng, hai không được nằm. Vì sao? Vì lạnh nhiều cho nên thân co lại.
- Ba tháng mùa Xuân có lạnh, nên không được ăn mì đậu - Nên ăn gạo tẻ, sữa đặc và những vật được nấu chín.
- Ba tháng mùa hè có gió, không được ăn khoai, đậu, lúa mì - Nên ăn gạo tẻ, uống sữa.
- Ba tháng mùa thu có nóng, không được ăn gạo tẻ, sữa đặc - Nên ăn gạo tấm, bột gạo rang, lúa mì.
- Ba tháng mùa đông có gió lạnh và âm dương hòa hợp - Nên ăn gạo tẻ, canh đậu phụ, sữa đặc.
=> Khi nằm có lúc gió khởi có lúc diệt, có lúc lửa khởi có lúc diệt, lạnh có lúc khởi lúc diệt. ....(Nguồn: Kinh Phật Thuyết Y Kinh _Thích Đồng Tiến dịch )
+ Một trăm thứ Bệnh: Chúng ta thấy Thái Thượng Lão Quân của Đạo Giáo đã nói tới một trăm thứ bệnh, và cũng nhắc tới một trăm món thuốc. Chúng ta hãy xem những căn bệnh ấy, chúng ta có vướng phải hay không? Trước hết, nói tới một trăm thứ bệnh.
Thứ nhất là “hỷ nộ vô thường là một bệnh”... Phàm là người ngã bệnh thì là không bình thường, đúng mực, chẳng thể khống chế tâm tình. ... con gái bà ta hai mươi tám tuổi qua đời, để lại hai đứa con thơ. Nửa năm trước khi bà qua đời bèn hỷ nộ vô thường; trước kia, bà ta chẳng như vậy. Do vậy bèn nói đây là điềm báo bệnh tật nẩy sanh, tỏ lộ tâm tình đặc biệt nóng nảy, bộp chộp. Nếu chúng ta có tình hình ấy, cần phải đi khám sức khỏe. Người học Phật phải nên bình lặng, nên niệm Phật hiệu cho nhiều, lạy Phật cho nhiều hòng tiêu nghiệp chướng.
Thứ hai, “quên nghĩa hám lợi là một bệnh”, lợi là thứ con người hiện thời ắt phải tranh giành. ... là bậc đại phú trưởng giả, cất một tòa biệt thự lộng lẫy, từng ở nơi đó một ngày. ... Bình thường có ba người đầy tớ trông nom tòa biệt thự, quét dọn sạch sẽ, ba người ấy hưởng phước ở đó, sống nhiều năm ở đó. Quý vị thấy: Suốt đời ông ta chỉ ở một hôm, quyền sở hữu tài sản thuộc về ông ta, nhưng quý vị thấy ông ta chẳng có cách nào hưởng phước! Ba người hầu có quyền sử dụng, họ hưởng phước, đó là do mạng vận đã định. Chuyện như vậy có thể thấy khắp mọi nơi trên cả thế giới...... Tôi tin tưởng còn có những người suốt cả một đời cũng chưa ở một ngày, sao mà khổ thế? ....
Thứ ba, “Háo sắc, hoại đức là một bệnh”, bệnh này hết sức phổ biến trong xã hội hiện thời. ... “Họa phước không có cửa, chỉ do con người tự chuốc lấy”. ... Trong xã hội hiện thời, quan hệ nam nữ rất hỗn loạn, mỗi ngày có bao nhiêu kẻ phá thai? Phá thai là sát nhân. Luật nhân quả thường cảnh tỉnh chúng ta, đó là chuyện thật! Thiếu mạng phải đền mạng, thiếu nợ phải đền tiền. .... Có người thông linh thấy theo sau cô ta là một bầy tiểu quỷ; vì thế, bản thân cô ta khổ chẳng thể nói nổi, thân thể hết sức tệ, bệnh tật rất nhiều. Bệnh tật là gì vậy? Bệnh tật là do oán thân trái chủ gây rối cô ta. ...
Thứ tư, “Chuyên tâm yêu thương mê mệt là một bệnh”, nay chúng ta gọi là “sủng ái”. Quý vị sủng ái một ai thì người ta thường nói là “thiên vị”. Nếu trong một gia đình, quý vị yêu thương một ai đó quá lẽ, kẻ khác có phục hay không? Khiến cho người khác ganh tỵ, thậm chí khiến cho kẻ khác báo thù, phiền não liền xảy đến. Vì thế, chuyện này rất đáng sợ.
Thứ năm, “Thù ghét, mong cho kẻ khác chết đi là một bệnh”. Oán hận kẻ ấy, không ưa, mong cho kẻ ấy chết ngay lập tức. Điều này thuộc loại oán hận, thuộc loại nguyền rủa, tự nhiên kết thù chuốc oán. ......
Thứ sáu, “Tham dục phóng túng, ẩn giấu lỗi lầm là một bệnh”, tham dục đã là lầm lỗi, lại còn phóng túng thì còn gì để nói nữa? Tham lam không bờ bến, càng bị hãm sâu hơn. Có lỗi phải sám hối, phải sửa đổi, không thể che giấu.... Che giấu lỗi lầm chẳng cho người khác biết, đó là bệnh.....
Thứ bảy, “Chê người, khen mình là một bệnh”, chuyện này cũng thường nẩy sanh. ... Đối với người khác phải tán thán, Phổ Hiền Bồ Tát dạy chúng ta “lễ kính chư Phật, tán thán Như Lai”. ...
Thứ tám, Điều tiếp theo, “tự tiện thay đổi là một bệnh”, vấn đề này cũng hết sức nghiêm trọng! Cổ thánh tiên hiền đã lập ra quy củ, chính chúng ta sửa đổi, có phải gánh trách nhiệm nhân quả hay không? Khẳng định phải chịu. Cổ thánh tiên hiền đã lập ra những phép tắc ấy, thường được các tôn giáo hiện thời gọi là “chân lý”, không thể thay đổi! ... Đặc biệt là những vị làm phụ mẫu tuổi trẻ, chẳng có kinh nghiệm dạy dỗ trẻ thơ, tâm mong con trở thành kẻ tài năng quá mạnh, hy vọng con mình có thể vượt trỗi kẻ khác, thứ gì cũng biết, thứ gì cũng học, đứa bé ấy rất đáng thương, chẳng thể chịu đựng nổi, học hành rất đau khổ. Hiện thời, chúng ta thường nghe nói học trò Tiểu Học tự sát, trong quá khứ, chưa hề có chuyện này. Vì sao chúng tự sát? Chúng quá đáng thương, quá khổ! Đó là gì? Lỗi lầm của cha mẹ, không biết dạy con! Thời cổ, trẻ nhỏ đi học chỉ học một môn, “quý dĩ chuyên” mà! Mấy ngàn năm qua đều là như vậy. Học một môn này chưa xong, chẳng thể học môn thứ hai. Nay thì có thể học đồng thời bảy, tám môn, thế thì sao? Chẳng được rồi! (Nguồn: HT Tịnh Không giảng Tịnh độ ...., T 124)
+ Xem thêm: Bệnh thân xác do ăn uống không hợp bốn mùa dưỡng sinh