QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tham Thiền Huyền Môn

THƯ VỀ THAM THIỀN HUYỀN MÔN

Biên soạn
ALICE A. BAILEY
Bản dịch
TRÂN CHÂU
(Sách tham khảo)

+ GIỚI THIỂU VỀ CHÂN SƯ D.K VÀ BẢN QUYỀN SÁCH: Mời xem tại đây

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
TRÍCH PHÁT BIỂU CỦA CHÂN SƯ TÂY TẠNG
BỨC THƯ I SỰ CHỈNH HỢP CỦA CHÂN NHÂNPHÀM NHÂN.
BỨC THƯ II SỰ QUAN TRỌNG CỦA THAM THIỀN
BỨC THƯ III
BỨC THƯ IV SỬ DỤNG THÁNH NGỮ KHI THAM THIỀN.
BỨC THƯ V
NHỮNG NGUY HIỂM CẦN TRÁNH TRONG THAM THIỀN.
BỨC THƯ VI SỬ DỤNG HÌNH THỨC TRONG THAM THIỀN.
BỨC THƯ VII
SỬ DỤNG MÀU SẮC VÀ ÂM THANH
BỨC THƯ VII
SỬ DỤNG MÀU SẮC VÀ ÂM THANH.
BỨC THƯ VIII
TIẾN ĐẾN CHÂN SƯ NHỜ THAM THIỀN.
BỨC THƯ VIII
TIẾN ĐẾN CHÂN SƯ NHỜ THAM THIỀN.
BỨC THƯ IX
CÁC TRƯỜNG THAM THIỀN TRONG TƯƠNG LAI.
BỨC THƯ IX
CÁC TRƯỜNG THAM THIỀN TRONG TƯƠ NG LAI.
BỨC THƯ X
SỰ TINH LUYỆN CÁC HẠ THỂ.
BỨC THƯ X
SỰ TINH LUYỆN CÁC HẠ THỂ.
BỨC THƯ XI CUỘC SỐNG PHỤNG SỰ HIỆU QUA.
BỨC THƯ XI
CUỘC SỐNG PHỤNG SỰ HIỆU QUẢ.

Kính Tặng
CHÂN SƯ TÂY TẠNG
NGƯỜI ĐÃ VIẾT VÀ CHO XUẤT BẢN CÁC BỨC THƯ NÀY

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng tôi nhận những bức thư sau đây trong thời gian từ 16-5-1920 đến 20-10-1920, chỉ trừ hai bức nhận trong năm 1919. Tác giả các bức thư đã đồng ý cho kết tập và xuất bản.
Các bức thư được xuất bản y như đã nhận, chỉ trừ những phần hoàn toàn áp dụng cho cá nhân, những phần đề cập đến trường bí giáo và những phần có tính nội môn hay tiên đoán mà hiện nay chưa có thể truyền đạt được.
Hy vọng rằng độc giả các bức thư này sẽ cố gắng làm hai điều:
1. Luôn luôn đọc với trí tuệ cởi mở. Xin nhớ rằng chânlý là viên kim cương nhiều mặt, và khi những vị Hướng đạo Nhân loại thấy cần đáp ứng một nhu cầu nào đó thì các phương diện khác nhau của chân lý sẽ xuất lộ vào những thời điểm khác nhau. Có nhiều sách thiền đã được viết ra, một số thì quá sâu xa, một số lại quá hời hợt, nên khó làm hài lòng người có học vấn trung bình. Rõ ràng tác giả các bức thư đã cố gắng đáp ứng nhu cầu khi trình bày một cách vắn tắt nhưng khoa học các yếu lý của thiền, nhấn mạnh đến mục tiêu trước mắt và những giai đoạn trung gian.
2. Đánh giá các bức thư theo lợi ích của chúng, và đừngdựa vào những lời tuyên bố về người viết. Vì thế mà Người đã ẩn danh và yêu cầu người nhận thư hãy xuất bản chúng dưới cái tên khác.
Nếu chủ đề các bức thư này quả có giá trị, thì nó sẽ gợi được sự đáp ứng của độc giả và giúp một số người tiếp tục tiến đến mục tiêu, cùng chứng tỏ cho nhiều người thấy sự giúp đỡ và nguồn cảm hứng mà nó đã đem lại cho một số ít người.
ALICE A. BAILEY.
New York, 1922.

Sự cấu tạo của con người, xét trong những trang sau đây, cơ bản gồm có ba phần, như sau:
I. Chân thần, hay Tinh thần thuần khiết, là Cha ở trên Trời.
Trạng thái này phản ánh ba trạng thái của Thượng Đế:–

1. Ý chí hay Quyền lực Đức Chúa Cha
2. Bác ái-Minh triết Đức Chúa Con
3. Thông tuệ Linh hoạt Chúa Thánh thần
và chỉ có thể tiếp xúc với trạng thái này vào những lần điểm đạo cuối cùng, khi hành giả gần đến mức cuối cuộc hành trình và trở nên hoàn thiện.

Chân thần lại tự phản ánh trong
II. Chân nhân, Chân ngã, hay là Cái Ta cao siêu.
Trạng thái này có tiềm năng là:–

1. Ý chí tinh thần Atma.
2. Trực giác Bồ-đề, Bác ái-Minh triết, nguyên khí Christ.
3. Trí tuệ cao siêu hay trừu tượng Thượng trí.
Trong những người tiến hóa cao, Chân nhân bắt đầu phát lộ quyền lực của mình, và ngày càng tăng trên Đường Dự bị cho đến lần điểm đạo thứ ba thì Chân ngã hoàn toàn chế ngự phàm ngã, và trạng thái cao nhất bắt đầu phát lộ năng lượng.

Chân nhân tự phản ánh trong
III. Phàm nhân hay phàm ngã, con người hồng trần.
Trạng thái này cũng tam phân:–

Thể trí hạ trí.
Thể tình cảm thể cảm dục.
Thể hồng trần thể xác và thể dĩ thái.
Do đó, mục đích của tham thiền là giúp hành giả ý thức được Chân nhân để Chân nhân chế ngự phàm tính. Đây là mục tiêu ngay trước mắt của người sơ cơ.

BỨC THƯ I
SỰ CHỈNH HỢP CỦA CHÂN NHÂNPHÀM NHÂN.

1.  Sự Chỉnh hợp của ba hạ thể.
2.  Sự Chỉnh hợp với Thể nguyên nhân.
3.  Phương pháp Chỉnh hợp.
4.  Chỉnh hợp của Đại vũ trụ và Tiểu vũ trụ.

[1] Chủ nhật, 16-5-1920.
Công việc thực sự của Chân nhân hay Chân ngã trong một kiếp sống là làm chỉnh hợp ba thể, thể xác, thể tình cảm và hạ trí trong phạm vi của thể nguyên nhân, và trụ vững ba thể ở đó bằng nỗ lực của ý chí. Những nhà tư tưởng lớn của Nhân loại, những người tiêu biểu thực sự cho hạ trí, đều cơ bản là những người đã có ba thể này chỉnh hợp, tức là những người có thể trí đã kềm giữ được hai thể kia trong sự chỉnh hợp thận trọng. Lúc đó, thể trí thông đạt trực tiếp với não bộ trong thân xác mà không có gì xen vào, ngăn trở.
Khi sự chỉnh hợp này đủ bốn, tức là khi ba thể nói trên điều hợp được với thể của Chân ngã, của Chân nhân hay thể nguyên nhân và trụ vững trong đó, thì ta có điều kiện làm việc của những vị lãnh tụ lớn của Nhân loại, những người có ảnh hưởng tình cảm và trí tuệ lan rộng khắp năm châu. Bấy giờ các văn sĩ có thiên hứng và các nhà viễn tưởng mới có thể mang lại nguồn cảm hứng và những ước mơ của họ cho đời. Bấy giờ các nhà tư tưởng tổng hợp và trừu tượng mới có [2] thể chuyển những quan niệm của họ đến thế giới của hình thể. Đây chính là vấn đề làm sao có được đường dẫn truyền lưu thông. Vì thế, các bạn hãy nghiên cứu vấn đề này, và khi có thời gian hãy nghiên cứu sự điều hợp của thể xác, có thêm sự ổn định tình cảm, lúc đó hai thể sẽ tác động như một. Khi sự điều hợp bao gồm thể trí thì phàm nhân tam phân đã đạt đến tột đỉnh của nó, khiến có biết bao thay đổi trong cõi sắc tướng.
Về sau sẽ đến sự điều hợp hoàn toàn với Chân ngã, đường dẫn truyền thông suốt đến ý thức não bộ trong thân xác như (có thể nói là) đi qua một cái phễu trơn láng vậy. Trước khi có tình trạng này, sự trực tiếp chỉ rất hiếm hoi. Bốn trung tâm nhỏ của bộ não hoạt động với sức rung động cao ở người đã có phàm nhân điều hợp cao độ. Khi Chân nhân gần chỉnh hợp với các hạ thể, thì tuyến tùng và tuyến yên dần dần khai mở. Khi hai tuyến này hoạt động kết hợp (vào thời gian điểm đạo lần thứ ba) thì trung tâm thứ ba là trung tâm hành tủy sẽ rung động mạnh hơn trước. Khi hành giả được điểm đạo lần thứ năm, sự tương tác của ba trung tâm này đã hoàn hảo và sự chỉnh hợp của các thể đã theo đúng các dạng hình học. Bấy giờ ta có một siêu nhân vẹn toàn, với năm trạng thái.
Đối với người thường, sự chỉnh hợp này chỉ xảy ra trong một đôi khi – như trong những lúc khẩn thiết, trong những giờ phút cần có nỗ lực nhân đạo, hay trong những lần ước nguyện chí thành. Ít nhiều gì hành giả cũng phải đi vào cấp trừu tượng trước khi Chân nhân liên tục chú ý đến phàm nhân hay phàm ngã. Khi sự trừu tượng hóa này bao gồm các tình cảm, đặt căn bản trên trí năng và tiếp xúc với não bộ của xác thân thì lúc đó mới bắt đầu có chỉnh hợp.
[3] Bởi vậy phải thực hành tham thiền, vì thiền có khuynh hướng nâng lên cấp trừu tượng và khơi dậy ý thức trừu tượng cả trong tình cảm và trí tuệ.
Chỉnh hợp và sự Rung động.
Cũng đừng nên quên rằng đây phần lớn là vấn đề vật chất và rung động. Các cấp trừu tượng của cõi trí gồm có ba cõi phụ cao, và cấp chúng ta tiếp xúc đầu tiên được gọi là cõi phụ thứ ba. Như trước đây tôi đã giải thích, mỗi cõi phụ đều có những phần liên quan trên các cảnh giới chính. Vì vậy, khi chúng ta đã dùng vật chất cõi phụ thứ ba của các cảnh giới liên hệ để kiến tạo các thể xác, thể tình cảm và thể trí thì bấy giờ Chân ngã mới bắt đầu tác động một cách hữu thức và ngày càng liên tục, thông qua Phàm nhân đang chỉnh hợp. Có thể phát biểu ý tưởng trên theo lối ngược lại rằng chỉ khi nào vật chất của cõi phụ thứ ba đạt đến số phần trăm nhất định trong các thể (con số này là một bí mật Điểm đạo) thì Phàm nhân với tư cách một toàn thể hữu thức mới nhận ra được Chân ngã và vâng lời. Sau khi đạt được số phần trăm đó, lại cần phải dùng vật chất của hai cõi phụ cao hơn của cõi trần và cõi tình cảm để kiến tạo (thể xác và thể tình cảm). Vì thế, người chí nguyện phải phấn đấu để giữ giới luật và tinh luyện thể xác, chế ngự thể tình cảm. Tinh luyện và chế ngự là việc phải làm ở hai cảnh giới nói trên. Công tác này cũng gồm việc sử dụng hạ trí, nhờ thế ba hạ thể trở nên chỉnh hợp.
Chừng ấy, chúng ta mới có thể bắt đầu cảm được những rung động ở các cấp trừu tượng. Các bạn cần nên nhớ rằng những rung động này đến thông qua thể nguyên nhân, là vận cụ của Chân ngã, và thể này loại trung bình thì ở trên cõi phụ thứ ba của cõi trí. Đây là điểm mà các bạn chưa nhận thức được đầy đủ. Hãy suy ngẫm kỹ. Tư tưởng thực sự trừu tượng khả dĩ có chỉ khi nào (bằng rung động hỗ tương với rung động [4] của Chân nhân) Phàm nhân đã tự chỉnh hợp đúng mức, đủ để tạo thành đường dẫn truyền khá lưu thông. Bấy giờ những ý tưởng trừu tượng mới bắt đầu từ từ tuôn xuống (tuy thưa thớt lúc đầu, nhưng về sau càng thường xuyên hơn), mang lại đúng lúc những tia chớp khai ngộ hoặc trực giác từ Tam nguyên Tinh thần hay chính là Chân nhân với ba trạng thái.
Hòa âm của Chân ngã.
Khi tôi dùng từ “rung động hỗ tương”, ý tôi muốn nói gì?
Tôi muốn nói đến sự thích ứng của Phàm nhân hay Phàm ngã đối với Chân nhân hay Chân ngã, nói đến sự chế ngự của cung Chân ngã trên Cung Phàm ngã và sự kết hợp hai âm điệu. Tôi muốn nói đến sự pha trộn màu sắc chính yếu của Chân ngã với màu sắc thứ yếu của Phàm ngã cho đến khi đạt được mỹ lệ. Lúc đầu, chỉ có sự chói tai và bất hòa, chỉ có sự tương khắc giữa các màu sắc và cuộc chiến đấu giữa Chân ngãPhàm ngã. Nhưng rồi theo thời gian, cùng sự giúp đỡ về sau của Chân sư, sự hòa hợp giữa các màu sắc và các âm điệu phát sinh (hai sự hòa hợp này đồng nghĩa), cho đến cuối cùng chúng ta mới có được nốt căn bản của sự hoà hợp. Đó là nốt chính thứ ba của phàm nhân đã chỉnh hợp, là nốt nổi bật thứ năm của Chân nhân, tiếp theo là hòa âm đầy đủ của Chân thần hay Tinh thần.
Trên đường trở thành Chân sư, chúng ta tìm kiếm nốt nổi bật của Chân nhân, còn trước đó thì ta tìm nốt hoàn hảo thứ ba của Phàm nhân. Trong nhiều kiếp khác nhau, chúng ta làm ngân lên và thay đổi tất cả những âm điệu trong khoảng đó, dù đôi khi có kiếp sống chính yếu, có kiếp thứ yếu, nhưng các kiếp sống đều mãi tiến đến sự linh hoạt và mỹ lệ lớn lao hơn. Đến đúng thời điểm, mỗi nốt sẽ phù hợp với hòa âm của nó là hòa âm của Chân thần. Mỗi hòa âm là thành phần của một câu nhạc, tức là một đoạn có nhiều hòa âm. Mỗi câu hoàn thành một phần bảy của toàn bản nhạc. Bấy giờ cả bảy câu hoàn thành nhạc khúc của thái dương hệ này – là một phần trong tuyệt tác (tam phân) của Thượng Đế, Đấng Đại Nhạc sư của chúng ta.
[5] Ngày 2-6-1920.
Sự Chỉnh hợp của Đại vũ trụ và Tiểu vũ trụ.
Sáng hôm nay, tôi lại đề cập đến vấn đề chỉnh hợp với
Chân nhân, để chỉ cho các bạn thấy sự áp dụng phổ quát theo Luật Tương ứng. Điều này căn cứ vào khoa hình học, hay các hình và các con số.
Mục đích tiến hóa của con người trong ba cõi – hồng trần, tình cảm và trí tuệ – là sự chỉnh hợp của Phàm ngã tam phân với thể chân nhân cho đến khi thật chỉnh hợp và con người trở thành Duy nhất.
Vào cuối mỗi kiếp sống, Phàm nhân được tượng trưng bằng một dạng hình học, sử dụng các đường nét của khối vuông và minh họa chúng thành một loại hình thể nào đó. Trong những kiếp đầu, dạng phác họa hay mô hình có vẻ rắc rối, thô sơ, không rõ ràng. Khi hành giả đạt mức tiến hóa trung bình thì hình phác họa đã rõ rệt và xác định. Nhưng khi tiến lên Con đường Đệ tử thì mục tiêu của y là liên kết các đường nét này thành một và lần hồi mục tiêu này sẽ đạt được trọn vẹn. Chân sư là người đã hòa hợp được tất cả các đường nét phát triển (gồm năm phương diện) của Ngài, trước thành ba, rồi sau đó thành một. Ngôi sao sáu cánh trở thành ngôi sao năm cánh, khối vuông thành hình tam giác, và hình tam giác trở thành một. Đến cuối đại chu kỳ, cái duy nhất này sẽ thành một điểm trong vòng tròn biểu hiện.
Vì thế, mọi cố gắng đều nhằm dạy cho người chí nguyện tính đơn giản, dựa trên ba phương diện của các chân lý nền tảng, và sự ghi khắc, chú tâm vào mục đích duy nhất.
Mỗi kiếp sống đều hướng đến sự ổn định hơn, nhưng ít [6] khi Phàm nhân tam phân chỉnh hợp được với ý thức Chân ngã. Điều này có thể tạm thời xảy ra trong những khi đạo tâm dâng cao nhất, hay trong những mục đích cố gắng bất vị kỷ, lúc đó Chân ngãPhàm ngã hình thành một đường liên giao trực tiếp. Lắm khi, thể tình cảm vì những tình cảm và rung động dữ dội hay do sự bất an thất thường mà liên tục bị lệch, không chỉnh hợp. Khi thể tình cảm tạm thời chỉnh hợp, thì thể trí lại gây chướng ngại, ngăn cản sự xuyên thấu từ trên xuống dưới để đến não bộ của xác thân. Phải cần nhiều kiếp cố gắng nhọc nhằn, thể tình cảm mới trở nên yên tĩnh và thể trí mới tác động như một bộ lọc chứ không còn trở ngại. Ngay cả khi đã phần nào đạt được điều này, thể tình cảm đã ổn định và là tấm gương phản chiếu trong trẻo, thể trí đã đạt mục đích làm tác nhân nhạy bén và phân biện, làm kẻ diễn giải thông suốt những chân lý cao siêu được truyền đạt, – có thể nói là trong điều kiện này cũng còn phải tuân thủ nhiều giới luật và trải qua nhiều kiếp cố gắng mới chỉnh hợp được cả hai thể cùng một lúc. Khi điều này được thực hiện, cũng còn phải kiểm soát não bộ của thân xác và tạo được sự chỉnh hợp cuối cùng với nó. Bấy giờ não bộ mới có thể giữ vai trò trực tiếp thu và phát ra giáo huấn được truyền đạt, và có thể phản ánh tâm thức cao siêu một cách chính xác.
Vậy thì đâu là sự tương ứng trong đại vũ trụ? Đâu là sự tương đồng trong Thái dương hệ? Tôi xin nêu rõ ra đây. Trong cuộc tiến hóa của Thái dương hệ, sự chỉnh hợp trực tiếp của một số hành tinh với nhau và với Mặt trời cũng đưa đến sự chỉnh hợp thiêng liêng hay là sự chỉnh hợp của Đức Thái Dương Thượng Đế. Hãy suy ngẫm kỹ điều này, nhưng tôi xin có lời khuyến cáo. Đừng tìm cách đặt giả thuyết về sự chỉnh hợp dựa vào những hành tinh vật chất. Chân lý không phải ở đó. Chỉ có ba hành tinh vật chất hồng trần (ba hành tinh này bằng chất dĩ thái) là được chỉnh hợp sau cùng, đánh dấu [7] việc đạt được tâm thức chân ngã vũ trụ của Đức Thượng Đế, là mục tiêu thành đạt của Ngài. Địa cầu không thuộc ba hành tinh này, mà Kim tinh lại giữ vị trí tương ứng với nguyên tử trường tồn thể tình cảm.
Sự chỉnh hợp hãy còn có thể tiến xa hơn nữa:– mục tiêu đó là sự chỉnh hợp của toàn thái dương hệ chúng ta với hệ Sirius. Thời điểm này còn rất xa xăm, nhưng lại ẩn tàng bí mật của đại chu kỳ. [8]           

BỨC THƯ II
QUAN TRỌNG CỦA THAM THIỀN

1.  Tham thiền tạo sự giao tiếp với Chân nhânchỉnh hợp.
2.  Tham thiền mang lại trạng thái quân bình.
3.  Tham thiền ổn định các rung động.
4.  Tham thiền giúp chuyển sự phân cực.
[9]
Ngày 3-6-1920.
Sáng nay, tôi xin trao thêm cho các bạn vài tư tưởng về tham thiền. Những tư tưởng này cũng dính dáng ít nhiều đến vấn đề bàn hôm qua và trong bức thư ngày 16 tháng trước.
Mục đích căn bản của tham thiền là giúp sự chỉnh hợp, để phàm ngã giao tiếp với Chân ngã, và do thế mà ngày càng quen thuộc với Chân nhân. Để sáng tỏ hơn, tôi sẽ bàn đề tài này dưới các mục sau:
• Sự Quan trọng của Tham thiền.
• Những điểm cần cứu xét khi dạy Tham thiền.
• Việc dùng Thánh ngữ trong Tham thiền.
• Những nguy hiểm cần tránh trong Tham thiền.
• Việc dùng hình thức trong Tham thiền.
• Việc dùng màu sắc và âm thanh trong Tham thiền.
• Tiến đến Chân sư nhờ Tham thiền.
• Các trường Tham thiền trong Tương lai.
• Sự Tinh luyện các Thể.
• Cuộc Sống Phụng sự Ngoại môn.
Hôm nay, chúng ta hãy xem xét điểm đầu tiên:– Điều gì khiến Tham thiền trở nên quan trọng?
Đương nhiên, người môn sinh sẽ chú ý đến tầm quan trọng của tham thiền khi nhận thức được sự tuyệt đối cần thiết là Chân nhân phải thống ngự Phàm nhân.
Con người trong thời đại này đang theo đuổi nhiều mục đích và vì sự bó buộc của hoàn cảnh nên y hoàn toàn trụ vào Phàm ngã, và sự phân cực ấy hoặc là ở trong thể tình cảm hay thể trí. Một điều thú vị là:– nếu sự phân cực chỉ [10]thuần xảy ra ở thể xác hay thể tình cảm thì người ta không cảm thấy sự cần thiết của tham thiền. Ngay cả khi thể trí đã năng động, người ta cũng không thấy nhu cầu bức thiết này. Mãi đến khi con người chịu nhiều thăng trầm, biến đổi, đã nếm cạn chén rượu lạc thú và khổ đau qua nhiều kiếp luân hồi, đã xuống tận những vực sâu của cuộc sống toàn cho phàm ngã mà thấy lòng không thỏa mãn, thì bấy giờ nhu cầu này mới nổi lên. Y bắt đầu nghĩ đến những điều khác, ước vọng những gì chưa biết được, ý thức và cảm thấy các cặp đối cực trong y, và nơi tâm y chạm đến những khả năng, những lý tưởng mà từ trước đến nay y chưa hề mơ tưởng. Y đã đến mức sự thành công, mến chuộng và nhiều món quà khác nhau được mang đến cho y, vậy mà sau khi sử dụng chúng y vẫn không hài lòng. Trong tâm luôn có điều gì thôi thúc mãi, cho đến khi sự ray rứt đau khổ này trở nên quá trầm trọng, đến đỗi các ước muốn vươn ra ngoài và hướng lên trên, muốn xác định có điều gì hay có Đấng nào ở ngoài tầm hiểu biết chăng, đã giúp y vượt qua tất cả chướng ngại. Lúc đó, con người mới bắt đầu quay vào nội tâm và tìm cội nguồn của mình. Bấy giờ y mới bắt đầu tham thiền, suy ngẫm, tăng cường sự rung động, cho đến khi theo thời gian y gặt hái được các thành quả của tham thiền.
Tham thiền thực hiện được bốn việc:
1. Tham thiền giúp hành giả có thể giao tiếp với Chân nhânchỉnh hợp ba hạ thể.
2. Tham thiền đưa hành giả vào trạng thái quân bình, không hoàn toàn thụ cảm và tiêu cực, cũng không hoàn toàn tích cực mà ở điểm thăng bằng. Điều này tạo cơ hội cho Chân nhân (về sau là Chân sư) khuấy động thế quân bình và nâng sự rung động trầm lặng này lên một âm điệu cao hơn trước, khiến tâm thức rung động theo nhịp điệu thanh cao hơn, mới mẻ hơn và (xin tạm gọi là) xoay chuyển y vào phạm vi Tinh thần tam phân. Nhờ hành thiền liên tục, trọn cả điểm quân bình này được từ từ nâng lên ngày càng cao, [11] cho đến khi điểm hấp dẫn thấp nhất trong sự dao động và điều chỉnh không ở thể xác, không chạm đến thể tình cảm và thể trí (ngay cả thể nguyên nhân cũng thế), mà kể từ đó hành giả phân cực trong tâm thức Tinh thần.
Đây là mức Điểm đạo lần thứ tư. Sau cuộc Điểm đạo này, vị Chân sư tự tạo lấy một thể để biểu hiện – hoàn toàn tự do theo ý Ngài. Trong Ngài không có gì khiến phải dùng một thể trong tam giới (cõi trần, cõi tình cảm, cõi trí) và phát triển theo Luật Nhân quả.
3. Tham thiền làm ổn định các rung động thấp trên các cõi phụ của cõi tình cảmcõi trí. Thiền bắt đầu giúp phàm ngã hòa hợp với sự rung động của cõi phụ thứ ba trên mỗi cõi trong tam giới, cho đến khi chế ngự được cõi phụ này. Sau đó là rung động đồng bộ với cõi phụ thứ hai.
Trong chu kỳ này, người nào có khả năng rung động và di chuyển hữu thức trên cõi phụ thứ tư (của tam giới) là đã đạt mức thành tựu của phàm nhân. Có thể gọi các cõi phụ thứ tư này (khi được chế ngự, chỉnh hợp và hoạt động đồng thời trong cùng một kiếp sống) là cõi của phàm nhân hoàn hảo, nếu hiểu theo nghĩa cụ thể của từ này và nhìn theo quan điểm thấp. Một kiếp sống như vậy là kiếp mà con người biểu lộ phàm ngã đầy đủ nhất – thể xác hoàn hảo, thể tình cảm sinh động, và thể trí uyên bác. Kế đó là bắt đầu việc chuyển lên một sự rung động cao hơn cho đến mức rung động của Chân ngã, và Phàm nhân (hay là nốt chánh thứ ba) điều hợp với nốt nổi bật thứ năm của Chân nhân.
4. Tham thiền giúp chuyển hóa sự phân cực từ một nguyên tử trường tồn của Phàm nhân lên nguyên tử tương ứng với nó trong Tam nguyên tinh thần. Tôi sẽ giải rõ vấn đề này sau. [12]
Như thế, các bạn mới dễ dàng thấy được tính chất thiết yếu của Tham thiền và việc hành thiền một cách khôn ngoan, chuyên cần và nghiêm túc.
Trong những bước đầu kinh nghiệm, sau khi đạt thành quả cao nhất của phàm tính, con người bắt đầu hành thiền. Lúc đầu, công phu chưa thứ tự được, và có khi trong nhiều kiếp Chân ngã chỉ làm công việc buộc phàm nhân suy nghĩ và tham thiền một cách nghiêm cẩn, thỉnh thoảng trong những thời khoảng hiếm hoi. Hành giả ngày càng thường rút lui vào nội tâm, đến mức nhiều kiếp sống được dùng cho tham thiền và nguyện vọng thần bí. Thường thì cố gắng này đạt tột đỉnh trong một kiếp dành hoàn toàn cho nó, đánh dấu mức nguyện vọng cao nhất của tình cảm, khác hẳn việc áp dụng định luật một cách khoa học, qua thể trí. Những định luật này chi phối khoa tham thiền huyền môn đích thực.
Trong mỗi cá nhân các bạn, những người đang làm việc dưới ảnh hưởng rõ rệt của một vị Chân sư, đều có hai cuộc sống cần thành đạt:– cuộc sống vẻ vang ở cõi trần và cuộc sống chuyên tâm thiền định theo lối thần bí hay là con đường từ tình cảm đến trực giác. Cuộc sống thiền này đã diễn ra trong các tu viện nam hoặc nữ ở Trung Âu với những người có liên hệ với Chân sư Jesus và các đệ tử Ngài, hoặc ở Ấn Độ, Tây Tạng hay Trung Quốc với những môn đệ của Chân sư M. hay Chân sư K.H.
Nay đã đến lúc các bạn bắt đầu một loạt kiếp sống mới, quan trọng nhất, mà so ra các cao điểm trước đây đã đạt được chỉ là những bước đầu. Trong những kiếp tới đây, các đạo sinh sẽ đạt được mức thành tựu cuối cùng nhờ vận dụng tham thiền huyền môn đúng trình tự, dựa vào định luật. Một số người có thể thành đạt ngay trong kiếp này hoặc kiếp tới. Một số người khác thì phải vài ba kiếp nữa. Một số ít cần phải thành tựu phương pháp thiền thần bí để đặt căn bản cho phương pháp thiền huyền môn (dùng trí) về sau.   [13]

BỨC THƯ III
NHỮNG ĐIỂM CẦN XEM XÉT KHI ẤN ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP THIỀN.

1.  Cung Chân nhân hay Chân ngã.
2. Cung Phàm nhân hay Phàm ngã.
3. Điều kiện nghiệp quả của phàm nhân.
4. Điều kiện của Thể nguyên nhân.
5. Nhu cầu của thời đại và khả năng hữu dụng của hành giả.
6. Nhóm nội mônngoại môn của hành giả.
[14]
Ngày 4-6-1920.
Chúng ta đã bàn về tầm quan trọng của tham thiền, và tôi đã đề nghị các bạn xem xét bốn lý do (trong rất nhiều lý do) tại sao chúng ta phải hành thiền. Trong giai đoạn này, khi đa số các bạn đang hành thiền mà không có sự hướng dẫn của một vị huấn sư đích thân giao tiếp với các bạn ở cõi trần, thì không thể làm gì hơn là phác họa ra một kế hoạch tham thiền chỉ gồm những yếu tố an toàn và phổ quát thôi.
Khi đã có vị huấn sư rồi, việc hành thiền sẽ khác nhau tùy theo tính khí của môn sinh và sẽ có những đặc điểm khiến cho lối tham thiền này là con đường ít trở ngại nhất, từ bộ não thể chất của phàm ngã đến thể nguyên nhân.
Để ấn định phương pháp tham thiền, phải xem xét một số yếu tố mà tôi sẽ kể ra đây. Tôi không có ý trao cho bạn những bản phác thảo và phương pháp thực hành. Tôi chỉ nêu các nguyên tắc cơ bản để vị huấn sư theo đó mà chọn phương pháp thích hợp cho người học viên. Về sau, khi được vị huấn sư chỉ cách áp dụng phương pháp thiền một cách khoa học cho từng cá nhân, bấy giờ bạn sẽ thấy rằng những qui luật ấn định ở đây có căn bản hay không. Tôi chỉ tìm cách đưa ra các nguyên tắc và những điều cơ bản. Còn phương pháp và chi tiết thực hành thì bạn phải tự tìm ra bằng cách dùng trí phân biện, kinh nghiệm, can đảm, và bền chí.
Nếu chỉ kể những phần chính thì có sáu yếu tố mà vị huấn sư phải xem xét khi ấn định phương pháp thiền. Đó là:[15]

1. Cung Chân nhân hay Chân ngã của môn sinh.
2. Cung Phàm nhân hay Phàm ngã của môn sinh.
3. Điều kiện Nghiệp quả trong ba hạ thể của y.
4. Điều kiện Thể nguyên nhân của y.
5. Nhu cầu cấp thiết của thời đại và khả năng hữu dụng của y.
6. Những nhóm (nội môn hay ngoại môn) mà môn sinh đang gia nhập.
Giờ đây, chúng ta xem xét tuần tự từng yếu tố.
1. Cung của Chân ngã.
Cung của thể nguyên nhân (tức là cung của Chân ngã) sẽ qui định lối tham thiền của môn sinh. Mỗi cung đều cần một phương pháp riêng để tiến hành, vì mục đích của mọi lối thiền đều là hợp nhất với Bản tính thiêng liêng. Trong giai đoạn này, đó là sự hợp nhất với Tam nguyên tinh thần, có phản ảnh thấp nhất trên cõi trí. Tôi xin minh giải vắn tắt:
Khi cung Chân nhân là Cung Quyền lực thì phương pháp hành thiền phải là áp dụng ý chí vào các hạ thể một cách mạnh mẽ. Đó chính yếu là sự thành tựu cần tập trung cao độ, cực kỳ chuyên nhất, ngăn ngừa được mọi trở ngại và thực sự là dùng cường lực mở ra một đường dẫn để tự tiến lên tận Tam nguyên.
Khi cung Chân ngãCung hai hay Cung Bác ái-Minh triết, thì con đường ít trở ngại nhất là sự mở rộng ra để từ từ bao gồm mọi người, mọi vật. Đó không phải là sự thôi thúc tiến tới, mà là mở rộng dần dần từ nội tâm, bao gồm những người thân tín, bao gồm cuộc sống chung quanh, những linh [16] hồn cộng sự, và những nhóm đệ tử Chân sư, cho đến khi tất cả đều được bao gồm trong tâm thức (của hành giả). Đến mức thành tựu ở cuộc Điểm đạo thứ tư, sự mở mang tâm thức này gây nên sự tan rã chung cuộc của thể nguyên nhân. Trong trường hợp đầu – sự thành đạt qua Cung Quyền lực – việc thúc đẩy tới trước và lên trên cũng có kết quả tương tự. Đường dẫn mở rộng đã để cho dòng thần lực hay lửa từ Tinh thần tuôn xuống và thể nguyên nhân cũng bị tiêu hủy đúng lúc.
Khi cung Chân nhânCung ba hay Cung Hoạt động Thích nghi, thì phương pháp có hơi khác. Không có sự thúc đẩy tới trước hay mở rộng dần dần, mà là sự áp dụng có hệ thống mọi kiến thức và mọi phương tiện vào mục tiêu hành giả nhắm đến. Đó thực sự là đem nhiều điều để dùng cho mục đích duy nhất. Nói đúng hơn là sự thu góp những chất liệuphẩm tính cần thiết để giúp đỡ thế gian, và sự tích lũy kiến thức qua bác áiphân biện rốt cuộc cũng làm tan vỡ thể nguyên nhân. Trong “các Cung Trạng thái” này, tạm gọi là các Cung biểu lộ thiêng liêng, việc làm tan vỡ thể nguyên nhân là sự mở rộng đường dẫn truyền do quyền năng thúc đẩy của ý chí ở trường hợp Cung một. Hoặc bởi sự mở rộng noãn hào quang thấp (tức là thể nguyên nhân) do tính chất bao gồm của Cung hai, Cung tổng hợp Bác áiMinh triết. Hoặc cũng làm nứt vỡ ngoại biên của thể nguyên nhân, do sự tích lũy tài nănghấp thu có hệ thống của Cung ba là Cung Thích nghi.
Cả ba phương pháp khác biệt này đều mang lại cùng một kết quả, và cơ bản đều là những hình thức của phương pháp chính đại duy nhất được sử dụng trong cuộc tiến hoá của bác áiminh triết, là mục tiêu cố gắng của chúng ta trong thái dương hệ hiện nay.
Chúng ta thấy ý chí thôi thúc hành giả tiến đến sự hoàn thiện qua nhận thức về Chân ngã và kết quả là phụng sự bằng quyền lực thông qua hoạt động bác ái. [17]
Trạng thái minh triết hay bác ái đưa hành giả đến sự hoàn thiện nhờ nhận thức rằng mình là một với cả chúng sinh, kết quả là phụng sự bằng tình thương qua hoạt động bác ái.
Trạng thái hoạt động đưa hành giả đến sự hoàn thiện bằng cách sử dụng tất cả để phụng sự con người. Trước hết là sử dụng tất cả cho cá nhân hành giả. Những bước tuần tự là cho gia đình y, sau đó cho những người mà y thương mến, rồi đến những người liên hệ ở chung quanh. Cứ thế mà tiếp tục mở rộng, nâng cao cho đến khi tất cả được dùng để phụng sự nhân loại.
Nếu cung Chân nhân là một cung phụ, như Cung Điều hòa (cung bốn) thì phương pháp được dùng sẽ là sự nhận thức ở nội tâm về mỹ lệ và điều hòa. Sự hiểu biết về Âm thanhMàu sắc và hiệu quả phá hủy của Âm thanh khiến cho thể nguyên nhân bị tan vỡ. Đó là tiến trình đưa đến sự nhận thức được các nốt và âm điệu của Thái dương hệ, nốt và âm điệu của từng cá nhân và cố gắng hòa hợp nốt Chân ngã của mình với nốt của các Chân ngã khác. Khi nốt Chân ngã của môn sinh vang lên hòa điệu với các Chân ngã khác thì kết quả sẽ làm tan vỡ thể nguyên nhân, tách rời khỏi các hạ thể và đạt được sự hoàn thiện. Những người tiêu biểu cho cung này phát triển theo con đường của âm nhạc, tiết điệu và hội họa. Họ thu vào trong để hiểu sự sống ẩn trong hình thể. Việc phát biểu của sự sống này trên thế giới phải thông qua những gì được gọi là nghệ thuật. Những họa sĩ tài danh và nhạc sĩ thượng thặng phần nhiều đã đạt được mục đích theo con đường này.
Khi hành giả có cung Chân ngãcung năm, Cung Khoa học hay Kiến thức Cụ thể, thì phương pháp của y rất thú vị. Đó là hình thức tích cực áp dụng hạ trí (trí cụ thể) vào một vấn đề đã chọn để phụng sự nhân loại. Đó là cố gắng tập trung [18] mọi tính năng của trí tuệ và kiểm soát phàm tính, sao cho nỗ lực rốt ráo chuyên nhất xuyên thủng được lớp màn che án tri thức cao siêu từ trên tuôn xuống. Nó cũng bao gồm yếu tố ý chí (khả dĩ có) và kết quả là hoạch đắc những thông tin cần thiết từ nguồn cội của mọi tri thức.
Nếu cứ tiếp tục như thế thì chu vi của thể nguyên nhân quá thường bị xuyên thủng, rốt cuộc nó bị tan rã và hành giả được giải thoát. Đây là trí năng thúc đẩy y tiếp tục đi đến mức hoàn thiện và buộc y phải sử dụng mọi hiểu biết để phụng sự nhân loại trong tình thương.
Cung Sùng tín là cung nổi bật nhất về sự hy sinh. Phương pháp thiền của cung này là áp dụng sự nhất tâm sùng kính qua tình thương đối với một cá nhân hay lý tưởng nào đó. Hành giả học cách bao gồm đối tượng hay lý tưởng của mình bằng tình thương. Y dùng hết mọi khả năng và nỗ lực để chiêm nghiệm những gì cần phải làm. Khi hy sinh cho vị hoặc lý tưởng kể trên, y cũng đi đến mức đặt ngay thể nguyên nhân của mình trong ngọn lửa hy sinh. Đó là phương pháp cuồng tín thiêng liêng, thà mất tất cả để được đối tượng, và cuối cùng hoan hỉ hy sinh trọn cả phàm nhân. Thể nguyên nhân sẽ bị đốt tan trong lửa, và sự sống được giải thoát (của hành giả) dâng lên đến Chân thần trong niềm chí phúc thiêng liêng.
Khi cung Chân ngã là cung bảy, Cung Định luật Nghi lễ hay Huyền thuật, thì phương pháp là tôn vinh và thấu hiểu các nghi thức trên đường tiến tới mục đích. Như trước đã có đề cập, mục tiêu của mọi lối hành thiền đều là sự tiến gần đến Bản thể thiêng liêng trong ta, để nhờ đó mà đến gần Thượng Đế.
Thế nên, phương pháp này đưa mọi hành vi trong cuộc sống của ba hạ thể về với định luật, trật tự và qui củ, và tạo thành bên trong thể nguyên nhân một hình thức cứ nở lớn [19] mãi cho đến mức làm nó vỡ tan. Đó là việc xây dựng Thánh điện nội tâm, dựa theo một số qui luật nhất định, để cho Bản thể Thiêng liêng (Shekinah) trú ngụ, và khi ngọn lửa tinh thần bừng cháy thì Ngôi Đền Solomon (là thể nguyên nhân) rung rinh, quay cuồng và tan vỡ. Đây là vấn đề nghiên cứu định luật, để hành giả hiểu được tại sao và bằng cách nào vận dụng định luật. Kế đến là áp dụng định luật ấy một cách chính xác vào thể của các nguyên nhân cho đến mức nó không còn cần thiết nữa và vì thế phải tan vỡ. Kết quả là sự giải thoát, và hành giả không còn bị ràng buộc trong tam giới. Hiện nay có nhiều huyền bí gia thuộc cung này đang nhập thế để tiếp tục tiến trình giải thoát. Đó là phương pháp giúp con người giải thoát nhờ sự thấu hiểu và áp dụng định luật một cách khôn ngoan vào cuộc sống chính mình và cải thiện tình trạng sinh sống của nhân loại. Làm thế, hành giả tự trở thành kẻ phụng sự nòi giống mình.
Hôm nay, chúng ta bàn bấy nhiêu là đủ.
Ngày 5-6-1920.

2. Cung Phàm nhân.
Chúng ta đã đề cập ít nhiều đến yếu tố thứ nhất là cung của Chân nhân để xác định phương pháp thiền cho hành giả. Hôm nay, chúng ta có thể bàn đến vai trò của cung phàm ngã trong việc ấn định phương pháp này. Như chúng ta biết, cung phàm nhân bao giờ cũng là một cung phụ của cung tinh thần và thường thay đổi hơn cung của Chân nhân rất nhiều. Với những Chân nhân đã tiến hóa, như những người mà chúng ta có thể thấy trong số các nhà tư tưởng của nhân loại và những người phụng sự giỏi giang trong đủ mọi ngành hoạt động trên thế giới, thì cung phàm ngã của họ có thể thay đổi hết kiếp này sang kiếp khác. Mỗi kiếp sống mang một âm điệu khác nhau và biểu lộ một màu sắc khác nhau. Theo cách này thể nguyên nhân càng mau phong phú. Khi con người đang luân hồi đã đạt trình độ có thể hữu ý chọn lựa cách biểu lộ của mình, thì trước nhất y ôn [20] lại các kiếp trước, và nhờ sự hiểu biết này y chọn (phương cách cho) kiếp tới. Trước khi đầu thai, y sẽ gióng lên âm điệu của Chân ngã để thấy còn sự khiếm khuyết và bất hòa nào trong âm điệu đó hay không. Bấy giờ y mới quyết định đặt rung động căn bản của phàm ngã sắp tới của mình vào nốt nào.
Vì thế, trọn kiếp sống có thể được dùng vào việc gióng lên một âm điệu đặc biệt và ổn cố một rung động. Trong nhiều trường hợp khác nhau, nốt này phải được gióng lên và sự rung động này phải được giữ vững. Vì thế, cuộc đời của người đệ tử cần phải thường thay đổi, và đó là lý do tại sao những kiếp sống này lại có tính biến thiên rõ rệt và thường thấy xáo trộn luôn.
Khi sự sai điệu đã được điều chỉnh, khi sự rung động đã được vững bền, không còn bị các đổi thay chi phối nữa, bấy giờ việc cần làm đã xong. Chân nhân có thể thu lại các mãnh lực, trước khi tiếp tục công việc làm hoàn hảo thể nguyên nhân và làm cho hòa điệu cần có được chính xác, rõ ràng. Vì thế, chúng ta thấy sự cần thiết phải chọn phương pháp thiền thích hợp với nhu cầu của phàm nhân, và đồng thời hòa nhịp với yếu tố thứ nhất, là cung của Chân nhân.
Một Ví dụ thực tế.
Để sáng tỏ hơn, tôi cho một ví dụ vì cần phải hiểu cho chính xác.
Giả sử A có Chân ngã thuộc Cung Bác ái hay Minh triết, trong khi cung phàm ngã của y là Cung năm, Tri thức Cụ thể. Trong các tiền kiếp, A đã tỏ ra có lòng bác ái và đã tiến bộ thực sự theo phương pháp của cung tổng hợp này, là sự mở rộng. A có nhiều tình thương và dễ dàng mở rộng tâm thức của mình để bao gồm một phần nào cuộc sống chung quanh. [21] Nhưng vì chỉ có trí thông minh trung bình, y thiếu sự rung động vững vàng để gắn bó với cung năm. Y không có sự chú tâm nhất định để đạt được kết quả, và y cần nền tảng cơ bản về sự kiện (kiến thức khoa học) nhờ đó y có thể tiến tới một cách khôn ngoan và an toàn hơn. Vị huấn sư minh triết thấy rõ nhu cầu này sẽ dùng phương pháp mở rộng sẵn có trong cung Chân ngã của môn sinh để mở mang thể trí của y. Bằng một phương pháp đúng đắn, khôn ngoan, y sẽ áp dụng khả năng mở rộng (mà từ trước đến giờ y chỉ dùng để bao gồm những người khác qua tình thương) vào nỗ lực chuyên nhất tương tự để mở mang, nhằm đạt sự hiểu biết thấu đáo. Khi thực hiện điều này thì mọi nỗ lực của cuộc sống cá nhân (trong một kiếp nhất định) có thể dường như được dùng để đạt một địa vị trong khoa học và để mở mang trí tuệ. Với cái nhìn bàng quan thiếu kinh nghiệm thì chừng như sự tiến bộ trí tuệ là tối quan trọng. Tuy nhiên, rốt cuộc công việc cũng tiến triển như ý muốn nhờ sự hướng dẫn của Chân ngã nội tâm, và chỉ những kiếp sống kế tiếp mới chứng tỏ rằng sự lựa chọn ấy của Chân nhân là khôn ngoan.
Sự mở mang trí tuệ bằng cách phối hợp các phương pháp của cung hai và ứng dụng của cung năm sẽ thành tựu. Tôi có giúp bạn hiểu rõ được vấn đề chăng? Tôi phải làm sáng tỏ, vì vấn đề tham thiền thật rất quan trọng cho nhiều người.
Thế nên nếu đọc và suy ngẫm cặn kẽ bạn sẽ thấy rõ rằng kẻ càng hiểu nhiều càng ít xét đoán người khác. Một người có thể khá phát triển về mặt bác ái, vậy mà trong một kiếp nào đó phương diện này lại có thể bị trì trệ và đường hướng phát triển hầu như chỉ thuần trí tuệ mà thôi. Hãy dè dặt trong ý kiến của mình, đó là thái độ của kẻ bàng quan khôn ngoan nhất, khi y chưa có được nội nhãn thông để thấy được màu sắc và nội nhĩ thông để nghe được âm điệu của muôn loài.
[22] Ngày 7-6-1920.

3. Điều kiện Nghiệp quả của Môn sinh.
Hôm nay, trong cuộc thảo luận về “Các Phương pháp Thiền,” chúng ta xét đến điều kiện nghiệp quả và vị trí của phàm nhân tam phân trên thang tiến hóa. Đây là điểm thứ ba cần xem xét và thật quan trọng khi quyết định một cách khôn ngoan để chọn phương pháp thích hợp cho mỗi cá nhân. Cho đến nay, chúng ta đã xem xét điểm đầu tiên là sự quan trọng của tham thiền. Sau đó chúng ta đề cập vắn tắt đến vai trò của cung Chân ngã trong sự chọn lựa phương pháp thiền. Từ đó đưa ra một điểm chưa hề được chú trọng nhiều là tham thiền có mục đích thực sự làm thể của Chân nhân dần dần nứt vỡ và tan rã. Chúng ta đã thấy mỗi cung đều cần một tiến trình riêng. Sau đó, chúng ta cũng bàn đến chức năng của cung phàm nhân khi phối hợp với cung Chân nhân, và thấy bằng cách nào khi sáng suốt xem xét cả hai yếu tố này, chúng ta có thể đưa ra một phương pháp thiền khôn ngoan.
Giờ đây, chúng ta hãy xem xét yếu tố thời gian một cách cụ thể hơn. Nghiệp quảthời gian là hai từ có nhiều đồng nghĩa hơn chúng ta thường hiểu. Việc hành thiền huyền môn và dứt khoát giải phóng Chân nhân ra khỏi ngoại vi của thể nguyên nhân chỉ có thể bắt đầu ở một mức tiến hóa nhất định. Đó là lúc (nhờ sự tích lũy lâu dài) thể nguyên nhân đã đạt được trọng lượng riêng nhất định và khi chu vi thể nguyên nhân đã hội đủ một số điều kiện cần thiết. Toàn bộ tiến trình này tùy theo Định luật, chứ không phải chỉ toàn do đạo tâmước vọng cao thượng (như người ta thường nghĩ). Hãy xét kỹ câu tôi vừa viết về điều kiện nghiệp quả của phàm nhân tam phân và vị trí của y trên thang tiến hóa. Tôi đã đề cập đến những điều gì? Đó là ba yếu tố các bạn nên xem xét: [23]
a. Trình độ tiến hóa của môn sinh.
b. Trọng lượng riêng của thể nguyên nhân.
c. Kích thước và chu vi của thể nguyên nhân.
Sau này, tôi sẽ nêu rõ vấn đề cõi trí và ba cõi phụ cao của nó, là cõi của Chân nhân. Chúng ta sẽ đề cập đến vị trí của thể nguyên nhân trên những cõi phụ này và sự liên hệ của thể nguyên nhân với các thể khác trên cùng một cõi. Trong thư này, tôi chỉ đề cập đến ba điểm vừa kể. Vì thế, tôi đề cập đến thể nguyên nhân, với tâm thức Chân ngã và sự liên quan của tâm thức ấy với phàm ngã. Về sau tôi sẽ bàn đến cũng chính tâm thức đó trên cõi của nó, mối liên hệ của nó với những Chân nhân khác, và với Đại đoàn Chưởng giáo (Đ.Đ.C.G.). Hãy nhớ kỹ điều này:– ở đây, chủ đề chính của tôi là sự phát triển của tâm thức Chân ngã trong Phàm nhân. Đừng lẫn lộn hai điều này. Có thể nói cách khác:– Tôi sẽ bàn đến mối liên hệ của Chân nhânPhàm nhân (có ba thể), và việc dùng tham thiền để dần dần tăng cường mối liên hệ này. Sự tăng cường này trùng hợp với ba yếu tố kể trên. Vậy chúng ta hãy xem xét theo thứ tự.
Trình độ Tiến hóa của Môn sinh.
Cuộc sống của phàm nhân đang tiến hóa có thể được chia làm năm phần. Xét cho cùng, chúng ta đang ở trong cuộc tiến hóa có năm giai đoạn, và cuộc sống của con người (trong nhân loại trước khi được điểm đạo lần thứ năm) có thể được xem là một loạt năm bậc tiến hóa từ thấp lên cao. Mỗi bậc được đo lường bằng tình trạng của Ngọn lửa Tinh thần ẩn bên trong. Như tôi đã nói cùng các bạn, theo quan điểm của Đ.Đ.C.G. địa cầu thì chúng ta được đo lường bằng ánh sáng của chính mình.
Giai đoạn tiến hóa đầu tiên có thể kể từ lúc con người vừa thoát kiếp thú trở thành một sinh linh biết suy nghĩ, [24]tức là trở thành một con người, cho đến khi tâm thức hoạt động được trong thể tình cảm, hay là mức mà những tình cảm hầu như thống ngự. Nó tương ứng với thời kỳ của người Lemuriathời gian đầu của dân Atlantis. Trong giai đoạn này, con người phân cực trong thân xác và học cách chế ngự thể xác bằng thể dục vọng, tức là thể tình cảm hay xúc cảm. Con người lúc đó không có chí nguyện gì cả, mà chỉ đi tìm lạc thú cho xác thân. Y chỉ sống cho thú tính của thân xác, chứ không nghĩ đến điều gì cao hơn. Giai đoạn này tương đương với thời kỳ của đứa trẻ từ một đến bảy tuổi. Ở giai đoạn này, các Huấn sư trông nom nhân loại thấy trong tâm y Ngọn lửa nhỏ như đầu mũi kim, và nguyên tử trường tồn hồng trần giữ công việc phân cực. Các Huấn sư không chú ý đến giai đoạn này bao nhiêu, vì sức mạnh bản năng sẵn có nơi Chân ngã y đảm trách công việc, và sức mạnh tiến hóa luôn luôn thôi thúc tất cả tiếp tục tiến lên hướng về sự hoàn thiện.
Giai đoạn phát triển thứ hai kể từ mức phần lớn sự phân cực nằm trong thể tình cảm, và dục vọng của hạ trí đang phát triển. Trình độ này tương đồng với giai đoạn sau của thời kỳ Atlantis. Các ham muốn không hoàn toàn cho thể xác nữa, vì trí năng bắt đầu xen vào, như chất men gây ra sự chuyển động làm cho bột nổi. Con người bắt đầu nhận thức được những sự ham muốn mơ hồ không liên hệ gì đến thể xác. Y có thể thương yêu sâu đậm các vị thầy, hay những người hướng dẫn khôn ngoan hơn mình. Hoặc y có sự mến thích vội vàng, thiếu suy xét đối với những người cộng sự và thân hữu ở chung quanh. Đồng thời y cũng có sự oán ghét vô lý và không cân nhắc. Bởi vì trong tâm tính của y còn thiếu sự quân bình (là thành quả của trí năng) và sự thăng bằng (là hậu quả của tác động trí tuệ). Y dễ có thái độ cực đoan.
Nay sự phân cực ở trong nguyên tử trường tồn thể tình cảm, nhưng (khi đạt mức phát triển này) có một đường ánh[25] sáng nối liền hai nguyên tử đã phân cực của thể xác và thể tình cảm. Điều tôi muốn nêu ra trong giai đoạn này là nguyên tử trường tồn hạ trí chưa biết đến sức mạnh phân cực. Nguyên tử trường tồn thể tình cảm đang còn giữ sức mạnh ấy với hậu quả gây nên sự khác biệt hoàn toàn bên trong chu vi của nó. Trong nguyên tử này, những kết hợp điện tử nào đã được phân cực thì hợp thành dạng hình học khác với những điện tử chưa được phân cực. Đây là hiệu quả của sự sống Chân nhân tác động vào vật chất của nguyên tử gây nên nhiều sự đồng hóa và biệt hóa không thấy có trong một nguyên tử chưa phân cực. Vấn đề này thật phức tạp và khó hiểu.
Giai đoạn này tương đương với khoảng đời của đứa trẻ từ bảy đến mười bốn tuổi, hay là thời gian đi qua tuổi thiếu niên và đứa trẻ đang trưởng thành. Sự trưởng thành này là kết quả sự phân cực của thể xác và thể tình cảm trong chỉnh hợp. Giờ đây hai thể này rất dễ chỉnh hợp với nhau. Vấn đề là làm sao đem cả hai thể này chỉnh hợp với thể trí, rồi sau đó chỉnh hợp với thể Chân nhân.
Các Đấng hướng dẫn trông nom nhân loại có thể thấy Ngọn Lửa trong tâm con người hơi nở lớn hơn, nhưng hãy còn quá nhỏ nên chưa đáng kể. Tuy nhiên, có thể nói ở giai đoạn đầu nguyên tử trường tồn hồng trần được chiếu sáng, và bây giờ ở giai đoạn hai nguyên tử tình cảm cũng được chiếu sáng tương tự. Đây là dấu hiệu cho các Huấn sư thấy rằng sự tiến hóa của y đang tiếp diễn. Những phát triển vừa kể xảy ra trong một thời gian dài, vì sự tiến bộ trong giai đoạn này chậm chạp không thể tả. Lời ám chỉ của tôi về các giống dân AtlantisLemuria chỉ để nói lên sự tương đồng trong mục tiêu chứ không phải tương đồng về thời gian.
Nay đến giai đoạn thứ ba, là mức phát triển quan trọng nhất của con người, là giai đoạn thể trí phát triển và sức [26]sống phân cực chuyển vào nguyên tử trường tồn hạ trí. Xét trong phạm vi thái dương hệ và nhìn nhân loại như một đơn vị thì những nguyên tử trường tồn của nhân loại hợp thành các phần tử trong một nguyên tử tương ứng cấp vũ trụ, việc phân cực đã tiến triển từ xác thân đến thể tình cảm và vẫn còn ở đó. Chỉ đến chu kỳ thứ bảy của đại chu kỳ, khi toàn thái dương hệ không còn biểu hiện nữa mà đi vào trạng thái tiềm sinh, thì nguyên tử trường tồn thể trí vũ trụ của Đức Thượng Đế mới được phân cực. Đó đây, cũng có những cá nhân với tư cách các đơn vị đã hoàn tất được công trình và do đó mà mang lại niềm hy vọng cho tất cả.
Giai đoạn này tương ứng với khoảng từ mười bốn đến hai mươi tám tuổi. Giai đoạn này dài hơn vì có nhiều việc phải làm. Hai nguyên tử đã được phân cực và một đang dịch chuyển. Đây là mức giữa. Vào lúc này, ánh sáng nối liền ba nguyên tử (hình thành tam giác của phàm nhân). Nhưng tiêu điểm đang dần dần chuyển vào nguyên tử trường tồn hạ trí, thể nguyên nhân ngày càng tròn đầy và cân đối.
Con người đã chế ngự được thể xác và mỗi kiếp y lại tạo một thể xác tốt hơn. Y có thể tình cảm ngày càng đạt yêu cầu tinh luyện nhiều hơn (hãy chú ý đến nghĩa huyền bí của từ này). Y nhận thức được những niềm vui trí tuệ và luôn cố gắng để có một thể trí kiện toàn hơn. Sự ham muốn của y hướng lên cao chứ không xuống thấp, và dần dần được chuyển hóa thành chí nguyện. Lúc đầu chí nguyện ấy hướng về những vấn đề của trí tuệ, và về sau hướng đến những gì trừu tượng và tổng hợp hơn. Ngọn Lửa hay Ánh sáng của Chân ngã nội tâm giờ đây chiếu từ trung tâm đến ngoại vi, thắp sáng thể nguyên nhân và có dấu hiệu bừng cháy. Đối với Đ.Đ.C.G. đang trông nom thì rõ ràng là ngọn lửa thiêng đang xuyên khắp, sưởi ấm và làm [27] chói rạng trọn cả thể nguyên nhân. Chân nhân ngày càng tỉnh thức trên cảnh giới của mình và ngày càng quan tâm đến cuộc sống của Phàm nhân – qua các nguyên tử trường tồn. Bộ não hồng trần của Phàm nhân vẫn chưa phân biệt được khả năng trí tuệ sẵn có và các ấn tượng đến từ Chân nhân bên trong, nhưng đã đến lúc có một sự thay đổi nào đó, và cuộc tiến hóa ngày càng nhanh hơn. Sắp đến giai đoạn thứ tư và tôi cũng xin khuyến cáo đôi lời. Tất cả những điều vừa kể không tiến hành theo những phần có thứ tự (xin tạm gọi như thế) mà tiến hành giống như hệ thống vĩ đại hơn (là thái dương hệ). Trong đó luôn luôn có những sự trùng hợp, những diễn tiến song hành, do cung cố hữu của Chân thần (hay Tinh thần), do những thay đổi định kỳ, do những tác động khác nhau của mãnh lực các thiên thể và thường là tác động từ những trung tâm vũ trụ (chưa được biết) vào nhịp sống trong các nguyên tử. . .
Giai đoạn thứ tư là khoảng thời gian Phàm nhân đã hoàn toàn điều hợp, lúc mà con người trực nhận chính mình (như đứa con đi hoang ở chốn tha phương) và nói rằng: “Tôi sẽ vươn lên và về với Cha tôi.” Đây là hậu quả của lần tham thiền thứ nhất. Cả ba nguyên tử trường tồn đều hoạt động và con người giờ đây là một sinh linh có tình cảm, biết suy nghĩ và chủ động. Y đạt mức sung mãn trong đời sống Phàm nhân, và đang hữu thức chuyển sự phân cực từ cuộc sống Phàm ngã sang Chân ngã. Y đang ở trên Con đường Đệ tử hay Con đường Dự bị, hoặc tiến gần đến mức đó. Y bắt đầu làm công việc siêu hóa. Một cách khó nhọc, đau khổ và thận trọng, y buộc tâm thức mình dâng cao hơn và mở rộng như ý muốn. Bằng mọi giá y quyết ngự trị và hoạt động hoàn toàn tự do trong tam giới. Y biết rằng Chân nhân phải biểu lộ hoàn toàn trên các cõi hồng trần, tình cảm, và trí tuệ, và do đó mà phải trả giá rất đắt để kiến tạo đường dẫn truyền cần thiết. Y thu hút sự chú ý của các Huấn sư. Bằng cách nào? Ánh sáng nội [28] tâm bắt đầu chói rạng ra ngoài thể nguyên nhân. Nó được cấu tạo tinh anh đến mức trở thành một thể trong suốt, và ở điểm Chân nhân tiếp xúc với Tam nguyên hiện ra một Ngọn Lửa. …Ánh sáng không còn bị che án mà bỗng nhiên bừng lên thành ngọn lửa, ở trong tầm nhìn của Chân sư đang thiết tha tìm kiếm.
Đây là giai đoạn từ hai mươi tám đến ba mươi lăm tuổi trong cuộc sống của người trưởng thành. Đây là giai đoạn mà mỗi người tìm thấy chính mình, tìm ra được lối hoạt động cho mình, biết được những gì y có thể thành tựu, và từ quan điểm của trần thế y trở về với con người thật của y.
Trong giai đoạn thứ năm Ngọn Lửa từ từ xuyên qua ngoại vi của thể nguyên nhân, và “con đường của người công chính cứ mãi chói rạng hơn cho đến ngày toàn hảo.” Trong giai đoạn thứ tư tham thiền đã bắt đầu. Và chính tham thiền thần bí đã đưa hành giả đến tham thiền huyền môn trong giai đoạn thứ năm, mang lại những kết quả đúng định luật và theo đúng đường hướng cung của mình. Nhờ tham thiền mà con người (là Phàm nhân) cảm được sự rung động của Chân nhân, tìm cách đạt đến Chân nhân để đưa tâm thức Chân nhân xuống ngày càng nhiều, cho đến mức tâm thức đó bao gồm cả cõi trần một cách ý thức. Chính nhờ tham thiền hay là quay vào nội tâm mà hành giả học được thực nghĩa của Lửa và áp dụng lửa này vào tất cả các thể, cho đến khi tất cả đều bị thiêu hủy, chỉ còn ngọn lửa mà thôi. Chính nhờ tham thiền, hay là từ cụ thể đạt đến trừu tượng, mà hành giả nhập vào tâm thức của Chân ngã, và trong giai đoạn cuối này trở thành Chân ngã chứ không còn là Phàm nhân nữa.
Trong giai đoạn thứ năm (giai đoạn Con đường Điểm đạo) sự phân cực hoàn toàn chuyển từ Phàm nhân đến Chân nhân.
Đến cuối giai đoạn này hành giả được hoàn toàn tự do và giải [29] thoát. Ngay đến thể nguyên nhân cũng bị xem là một sự hạn chế và việc giải phóng đã xong. Bấy giờ sự phân cực lại chuyển lên cao hơn, nhập vào Tam nguyên – sự dịch chuyển này bắt đầu vào kỳ Điểm đạo thứ ba. Nguyên tử trường tồn hồng trần bị bỏ đi, và sự phân cực trở thành của thượng trí. Nguyên tử trường tồn thể tình cảm bị bỏ đi và sự phân cực lên đến thể bồ-đề (trực giác). Nguyên tử trường tồn hạ trí bị bỏ đi và sự phân cực lên đến atma (thể tinh thần). Bấy giờ, con người trở thành một Chân sư Minh triết, được tượng trưng ở tuổi bốn mươi hai, mức trưởng thành hoàn hảo trong Thái dương hệ.
Hãy còn một giai đoạn sau nữa, tương ứng với độ tuổi từ bốn mươi hai đến bốn mươi chín là giai đoạn mà hành giả có thể được điểm đạo lần thứ sáu và thứ bảy, nhưng giai đoạn đó chưa liên quan đến các độc giả của những bức thư này. . . .
Ngày 9-6-1920.
Trọng lượng riêng và Dung tích của Thể nguyên nhân.
Vấn đề thể nguyên nhân bao gồm nhiều điều để các nhà tư tưởng suy ngẫm. Không thể nêu rõ hình dạng và kích thước của nó được, vì đó la một bí mật điểm đạo, nhưng tôi có thể gợi lên vài ý tưởng để cho những ai quan tâm có thể xem xét.
Vậy thể nguyên nhân là gì? Đừng nói ngay rằng đó là thể của những nguyên nhân, vì nói như thế có vẻ mơ hồ, không rõ ràng. Giờ đây, chúng ta hãy xem xét thể này và tìm ra những thành phần cấu tạo nó.
Trên con đường tiến hóa giáng hạ chúng ta có cái gọi là Hồn khóm, thường được mô tả (theo ngôn từ thế gian) là một tập hợp các tam nguyên ở trong một bọc có ba lớp làm bằng chất tinh hoa của Chân thần. Trên con đường tiến hóa thăng thượng, có những nhóm thể nguyên nhân tương ứng cũng được cấu tạo tương tự, với ba yếu tố xen vào. [30]
Thể nguyên nhân là tập hợp của ba hạt nguyên tử trường tồn, ở trong một bọc làm bằng tinh chất của cõi trí….Điều gì xảy ra khi người thú trở thành một con người thực sự, một sinh linh biết suy nghĩ? Đó là cái ngã tiến đến gần cái phingã nhờ phương tiện trí tuệ, vì con người là “sinh linh mà trong đó tinh thần cao nhất và vật chất thấp nhất được liên kết bằng trí thông tuệ.” Câu này có ý nghĩa gì? Tức là: khi người thú tiến đến trình độ thích hợp, khi xác thân y đã điều hợp đúng mức, khi tình cảm hay dục tính đã đủ mạnh để tạo cơ bản cho sự sinh tồn và hướng dẫn cuộc sống bản năng, và khi mầm trí năng đã ăn sâu đến mức giúp y có được ký ức của bản năng và sự liên hợp các ý tưởng, là điều có thể thấy ở một con thú nhà mức trung bình, thì bấy giờ Tinh thần đang giáng thế (đã thu nạp một nguyên tử trên cõi trí) xét rằng đã đến lúc chiếm hữu các hạ thể. Các Hỏa Chân quân được vời đến, các Ngài giúp chuyển sự phân cực từ nguyên tử thấp nhất của Tam nguyên đến nguyên tử thấp nhất của Phàm nhân. Ngay cả lúc này, Ngọn Lửa nội tại cũng không thể xuống thấp hơn cõi phụ thứ ba của cõi trí. Ở đó hai bên gặp nhau, nhập một và tạo thành thể nguyên nhân. Trong thiên nhiên tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau, và Chủ thể tư tưởng ở nội tâm không thể chế ngự được tam giới nếu không có sự giúp đỡ của phàm ngã. Sự sống của Thượng Đế Ngôi một phải hòa hợp với sự sống của Ngôi hai và phải dựa vào hoạt động của Ngôi ba.
Vì thế, vào thời điểm biệt lập ngã tính (từ dùng để diễn tả giờ phút tiếp xúc này) ở cõi phụ thứ ba của cõi trí chúng ta thấy một điểm sáng bao bọc ba hạt nguyên tử và tất cả đều [31] được bọc trong một lớp vật chất cõi trí. Sau đó, những việc phải làm gồm có:
1. Khiến cho điểm sáng ấy bùng lên thành ngọn lửa bằng cách quạt đều và cho thêm chất đốt.
2. Làm cho thể nguyên nhân tăng trưởng và mở rộng từ một khối bầu dục không màu (giữ Chân nhân trong đó như lòng đỏ ở trong vỏ trứng) thành một khối đẹp đẽ hiếm có, gồm trong đó tất cả những màu sắc của cầu vồng. Đây là một sự kiện huyền môn. Đến đúng lúc thể nguyên nhân sẽ rung chuyển với sự chói sáng bên trong và ngọn lửa nội tại đang tỏa sáng sẽ dần dần chiếu từ trung tâm ra ngoại vi. Sau đó, ngọn lửa sẽ xuyên thủng chu vi, dùng thể này (là sản phẩm của vô số kiếp đau khổ và cố gắng) làm mồi cho nó. Nó đốt tan tất cả, và cháy leo lên tận Tam nguyên. Khi đã hợp nhất với Tam nguyên, nó sẽ được tái hấp thu vào tâm thức tinh thần, mang về cho Chân thần (hãy dùng sức nóng làm biểu tượng) một nhiệt lượng cường liệt, hay phẩm tính của màu sắc hoặc rung động mà trước đó còn thiếu.
Vì chúng ta phải nhìn mọi việc theo quan điểm của Phàm ngã cho đến khi đạt được tầm nhìn của Chân ngã, nên công việc của Phàm nhân trước hết là tô điểm, xây dựng và mở rộng thể nguyên nhân. Kế đến là thu sự sống của phàm ngã vào trong đó, rút hết những gì tốt đẹp của cuộc sống phàm ngã đem chứa vào thể của Chân nhân. Chúng ta có thể gọi việc thu hút sự sống này là Ma cà rồng Thiêng liêng, vì luôn luôn ác là mặt trái của thiện. Khi đã hoàn tất việc này rồi, ngọn lửa bèn đốt ngay thể nguyên nhân, lặng nhìn một cách hoan hỉ trong khi việc thiêu hủy tiếp diễn. Rồi Ngọn Lửa – là con người đang sống ở nội tâm, là tinh thần của sự sống thiêng liêng – được cháy tự do và leo lên đến tận nguồn của nó.
Trọng lượng riêng của thể nguyên nhân ấn định thời điểm giải thoát và đánh dấu mức hoàn tất công việc xây dựng và tô [32] điểm, khi Ngôi đền Solomon đã xây xong và trọng lượng (hiểu theo nghĩa huyền bí) của thể nguyên nhân đã đạt được tiêu chuẩn mà Đ.Đ.C.G. mong muốn. Bấy giờ việc tiêu hủy xảy ra và sự giải thoát gần kề. Khi mùa xuân đã qua, cuối mùa hạ cây cối đã xanh tốt rườm rà, thì giờ đây phải cảm được sức tan rã của mùa thu, – chỉ có điều lần này sức mạnh ấy được cảm thấy và áp dụng ở các cấp trí tuệ chứ không ở cấp hồng trần. Lưỡi rìu đã đặt vào gốc cây (sắp đốn nó), nhưng tinh hoa của sự sống đã được chứa vào kho thiêng liêng.
Dung tích của thể nguyên nhân là sự tích lũy những gì tốt đẹp của mỗi kiếp sống qua tiến trình tuần tự và chậm chạp. Việc xây dựng lúc đầu tiến hành rất chậm, nhưng gần cuối cuộc luân hồi, – trên Con đường Dự bị và trên Con đường Điểm đạo – thì diễn tiến nhanh hơn. Công trình đã được dựng lên và mỗi viên đá đều được thu góp từ cuộc sống cá nhân. Trong mỗi giai đoạn này trên Đường Đạo, việc tô điểm và hoàn thành Ngôi Đền được tiến hành nhanh chóng hơn nữa…
Nói chung, chu vi của thể nguyên nhân thay đổi tùy theo loại và tùy theo cung. Một vài thể Chân nhân có hình dáng tròn hơn các thể khác. Một số thể giống hình bầu dục, còn những thể khác lại dài hơn. Nhưng dung tích và khả năng thích ứng mới là vấn đề quan trọng, và quan trọng nhất là khả năng thẩm thấu huyền bí của noãn hào quang thấp khiến nó có thể tiếp xúc được với các Chân nhân khác mà đặc tính vẫn giữ nguyên; có thể hòa hợp với các thể nguyên nhân khác mà vẫn giữ được cá tính; và có thể hấp thu những gì cần thiết mà vẫn giữ được nguyên hình.

Ngày 16-6-1920.
4. Điều kiện của Thể nguyên nhân.
Hôm nay chúng ta đề cập đến yếu tố thứ tư trong việc [33] chọn lựa phương pháp thiền, tức là điều kiện của thể nguyên nhân.
Chúng ta đã bàn đến sự liên hệ của thể nguyên nhân với Phàm nhân hay phàm ngã, cho thấy sự tương tác và tùy thuộc lẫn nhau của cả hai. Nhờ hành thiền huyền môn một cách đều đặn, liên tục, nhờ dần dần định tĩnh hạ trí bằng cách tập trung và khôn ngoan theo lối thiền của cung Chân ngã, cũng như tham thiền theo cung của phàm ngã để lập thế thăng bằng, mối liên hệ kết hợp thể nguyên nhânphàm ngã ngày càng trở nên trong sáng và đầy đủ hơn. Sự liên hệ đó rốt cuộc đã chuyển sự phân cực từ phàm ngã đến Chân ngã và về sau sự phân cực còn cao hơn cả hai để tập trung vào tâm thức của Chân thần. Chúng ta đã bàn về vấn đề này theo quan điểm thấp, nhìn từ lập trường của một người trong tam giới.
Hôm nay chúng ta bàn đến vấn đề theo quan điểm của Chân ngã, ở tầm mức của Chân nhân, và xem xét sự liên hệ của Chân nhân với Đ.Đ.C.G., với các Chân nhân ở chung quanh, và với Chân thần. Thật khó làm gì hơn là đưa ra vài nét khái quát, vì tôi có thể nói nhiều nhưng các bạn chỉ hiểu được chút ít, và nhiều điều còn quá huyền bí, chưa thích hợp để phổ biến cho đại chúng.
Tôi có thể truyền đạt ba điều, nếu lấy đó mà tham thiền một cách chín chắn, khôn ngoan bạn có thể được soi sáng:
Chân nhân ở trên cảnh giới của mình hữu thức nhận ra được sự liên hệ với Chân sư, và tìm cách chuyển tâm thức đó cho Phàm nhân.
Chân nhân ở trên cõi của mình, không vướng bận với không gianthời gian và (vì biết cả tương lai cũng như quá khứ) nên tìm cách làm cho cứu cánh mong muốn ấy mau chóng trở thành hiện thực.
[34] Chân nhân ở trên cõi của mình liên hệ trực tiếp với các Chân nhân khác có cùng một cung, cùng một cung cụ thể hay cung trừu tượng tương ứng. Vì các Chân nhân đều biết rằng sự tiến bộ càng nhanh khi cùng hoạt động trong nhóm, nên tìm cách trợ giúp nhau trên cảnh giới đó. Những sự kiện này, các môn sinh đã hiểu được phân nửa. Tôi sẽ trình bày thêm vài điều để làm sáng tỏ hơn.
Sự liên hệ của Chân nhân với Đ.Đ.C.G.
Sự liên hệ của Chân nhân với một vị Chân sư được hữu thức nhận ra trong giai đoạn này, tuy nhiên đây chính là sự phát triển trên đường tiến hóa. Như chúng ta đã biết, có sáu mươi tỷ đơn vị tâm thức (hay tinh thần) trong các đẳng cấp tiến hóa của nhân loại. Họ đang ở cấp Chân nhân, dù hiện nay con số này hơi ít đi vì thỉnh thoảng lại có những người đạt mức điểm đạo thứ tư. Các Chân nhân này ở trong những giai đoạn phát triển khác nhau, đều liên kết với Chân thần (Tinh thần hay là Cha ở trên Trời) của mình, theo cách cũng giống như Chân nhân liên kết với Phàm nhân (chỉ khác là trong vật chất tinh vi hơn).
Như các bạn biết, mọi Chân thần đều ở dưới sự kiểm soát của một trong những Đức Hành Tinh Thượng Đế, hay đúng ra là một thành phần của tâm thức Ngài. Trên cảnh giới của mình, các Chân nhân cũng ở trong tình trạng tương tự. Một Đấng Cao cả thuộc cung của các Chân nhân này giám sát sự tiến hóa tổng quát của họ, trông nom họ theo từng nhóm. Những nhóm này được hình thành theo ba điều kiện:
a. Tùy theo cung phụ của cung Chân nhân.
b. Tùy theo giai đoạn biệt lập ngã tính hay là lúc nhập vào hàng nhân loại.
c. Tùy theo trình độ tiến hóa.
Đấng Cao cả nói trên sẽ giám sát tổng quát, nhưng dưới Ngài còn có nhiều vị Chân sư, mỗi vị có cung riêng và nhóm riêng, gồm những người liên kết với các Ngài theo từng giai [35] đoạn, do nghiệp quả và do mức độ rung động. Dưới các Chân sư là những đệ tử đã có tâm thức Chân ngã, nhờ đó họ có thể làm việc trên cõi của Chân nhân và trợ giúp những Chân nhân có thể nguyên nhân kém phát triển hơn họ.
Tất cả đều theo đúng định luật một cách tốt đẹp. Vì việc phát triển thể nguyên nhân tùy thuộc vào sự tiến bộ đạt được ở ba thể phàm nhân, do đó Chân nhân được hai vị đệ tử trợ giúp ở cấp thấp hơn. Một vị làm việc trên các cấp tình cảm và báo cáo cho vị trợ giúp thể trí. Vị này mới báo cáo cho vị trợ giúp thể nguyên nhân để vị ấy trình lại cho Chân sư biết. Toàn bộ công việc này được thực hiện có sự cộng tác của tâm thức Chân ngã ở trong thể nguyên nhân. Như vậy chúng ta thấy rằng có năm yếu tố liên quan đến việc trợ giúp sự phát triển của Chân nhân trên đường tiến hóa:
1. Đấng Cao cả chăm sóc cung Chân nhân.
2. Vị Chân sư của nhóm y.
3. Một vị đệ tử trợ giúp tâm thức thể nguyên nhân.
4. Một vị đệ tử giúp thể trí.
5. Một vị phù trợ ở cõi tình cảm.
Qua một thời gian lâu dài gồm nhiều kiếp sống, Chân nhân vẫn chưa thực sự ý thức được Phàm nhân. Sự liên kết từ lực vẫn hiện hữu, nhưng chỉ bắt đầu phát triển khi cuộc sống Phàm nhân đạt mức có điều gì để thêm vào dung tích của thể nguyên nhân – lúc đầu là một thể bé nhỏ, không màu sắc và không đáng kể. Tuy nhiên, đã đến lúc những viên đá hoàn hảo lần đầu tiên được mang từ cuộc sống Phàm nhân đến thể nguyên nhân. Con người là kẻ xây dựng, là nhà nghệ sĩ, tô điểm lên thể này các màu sắc đầu tiên. Bấy giờ Chân nhân mới bắt đầu chú ý đến Phàm ngã. Ban đầu rất ít khi, nhưng ngày một nhiều hơn, cho đến những kiếp mà Chân nhân cố [36] gắng rõ rệt để chế ngự Phàm ngã, mở rộng đường liên thông và chuyển đến cho ý thức não bộ hồng trần biết sự hiện hữu và mục đích của cuộc sống Chân nhân. Khi việc này đã hoàn tất, ngọn lửa nội tại đã lưu thông tự do hơn, thì một số kiếp được dùng để củng cố ấn tượng đó, làm cho tâm thức nội tại của Chân nhân trở thành một phần của cuộc sống tỉnh thức trong thân xác. Ngọn lửa ngày càng chiếu xuống cho đến khi các thể dần dần chỉnh hợp và hành giả bước lên Con đường Dự bị. Y vẫn chưa biết được đoạn đường phía trước mà chỉ ý thức được chí nguyện tuy thô sơ nhưng nồng nhiệt và niềm khao khát thiêng liêng bẩm sinh. Y hăng hái làm lành, khao khát muốn hiểu biết và luôn luôn mơ tưởng đến một người nào hay một điều gì cao cả hơn y. Tất cả đều dựa vào niềm tin sâu sắc rằng trong cố gắng phụng sự nhân loại y sẽ đạt được mục tiêu mơ ước, viễn ảnh sẽ thành sự thực, niềm khao khát sẽ được hài mãn và chí nguyện sẽ hoàn thành.
Đ.Đ.C.G. bắt đầu hành động và y được giáo huấn như đã nói trước đây. . . . Từ trước đến giờ, các Huấn sư chỉ trông nom và hướng dẫn, chứ không trực tiếp làm việc với chính phàm nhân. Mọi sự đều để cho Chân nhân và sự sống thiêng liêng (bên trong) thực hiện kế hoạch. Sự chú ý của Chân sư chỉ được hướng đến Chân nhân trên cõi thượng thiên. Chân nhân dồn mọi nỗ lực để tăng cường nhịp rung động, buộc các hạ thể ngoan ngạnh phải đáp ứng và tuân phục sức mạnh chế ngự ngày càng tăng. Đây phần lớn là việc gia tăng sức nóng hay là lửa, và do đó mà tăng cường khả năng rung động. Ngọn lửa của Chân nhân ngày càng chói rạng cho đến khi việc tăng cường đã hoàn tất, và lửa tinh luyện trở thành Ánh sáng Khai ngộ. Hãy suy ngẫm kỹ câu này. Ở trên sao, ở dưới vậy. Trên mỗi nấc thang tiến hóa, quá trình này vẫn tái diễn. Vào cuộc [37] Điểm đạo thứ ba, Chân thần bắt đầu biết đến Chân nhân. Công việc càng tiến hành nhanh chóng vì chất liệu tinh vi hơn và cũng vì sự cản trở chỉ có trong tam giới (ba hạ thể) chứ không ở đâu khác.
Giờ đây, sự đau khổ chấm dứt đối với vị Chân sư. Đó là sự đau khổ mà chúng ta biết trên địa cầu, phần lớn là sự đau khổ trong vật chất. Còn sự đau khổ trong nhận thức (chứ không do chống kháng) thì chỉ những cấp tiến hóa cao nhất mới cảm được, vâng, nó lên tận Đức Thượng Đế. Nhưng tôi đã nói ngoài đề rồi và các bạn là những người còn bị vật chất chi phối, hầu như không thể hiểu.
Chân Nhân trong việc tự phát triển.
Chân nhân cố gắng đạt mục tiêu mong muốn bằng ba cách:–
1. Bằng cố gắng rõ rệt trên các cấp độ trừu tượng. Chân nhân muốn tiếp xúc và bao bọc hạt nguyên tử trường tồn thượng trí, là bước đầu nó tiến đến Tam nguyên.
2. Bằng cách dùng màu sắc và âm thanh phù hợp để kích thích và làm sinh động. Vì thế phải làm việc từng nhóm, dưới sự hướng dẫn của Chân sư.
3. Bằng cố gắng thường xuyên để hoàn toàn chế ngự phàm ngã là điều mà Chân nhân không mấy thích. Bởi vì Chân nhân có khuynh hướng hài lòng với tâm thức và chí nguyện trên cảnh giới của mình. Nên nhớ rằng chính Chân nhân cũng có một vài điểm cần phải phấn đấu để tự chế ngự. Sự từ chối luân hồi không những có ở cấp Chân thần mà còn có cả ở trên cõi của Chân ngã. Chân nhân cũng nhắm đến một số phát triển phụ thuộc vào các yếu tố thời giankhông gian (hiểu theo ý nghĩa trong tam giới), như mở rộng chu vi thể nguyên nhân bằng cách nghiên cứu khoa thần giao cách cảm thiêng liêng, khoa tâm lý thái dương hệ và kiến thức về các định luật của lửa. [38]
Liên hệ giữa các Chân nhân.
Trong mối liên hệ này có mấy điều cần nhớ:–
Yếu tố giai đoạn. Những Chân nhân đang luân hồi và các Chân nhân ở ngoài vòng luân hồi thì khác biệt nhau và có thể làm những công việc khác nhau. Chân nhân nào có phản ảnh (các hạ thể) đang trong vòng luân hồi thì bị giới hạn nhiều hơn các Chân nhân không có. Hầu như Chân ngã hướng xuống dưới, hoặc tự ý giới hạn mình trong cuộc hiện tồn chỉ có ba chiều. Trong khi những Chân nhân ở ngoài vòng luân hồi thì không bị giới hạn đó, và làm việc theo hướng khác hay bề đo khác. Sự khác biệt ở chỗ tập trung chú ý, trong thời gian sống ở cõi trần. Vấn đề hơi khó cho các bạn nắm vững, phải không? Tôi cũng thấy khó diễn tả sự khác biệt này thế nào cho rõ rệt hơn. Có lẽ dường như các Chân nhân đang luân hồi thì tích cực hơn, còn Chân nhân không luân hồi thì tiêu cực hơn.
Yếu tố hoạt động. Đây phần lớn là vấn đề các cung và ảnh hưởng rất chặt chẽ đến mối quan hệ giữa các Chân nhân. Những Chân nhân có cùng một cung thì sẵn sàng liên hợp và hòa nhịp với nhau hơn là những Chân nhân khác cung. Và chỉ khi nào trạng thái thứ hai hay trạng thái minh triết phát triển thì sự tổng hợp mới có được.
cõi phụ thứ ba của cõi trí, các Chân nhân được phân thành nhiều nhóm – không có sự phân chia từng cá nhân mà chỉ có sự phân nhóm tùy theo cung và trình độ tiến hóa.
cõi phụ thứ hai, các nhóm hòa hợp lẫn nhau và từ 49 nhóm trở thành 42 nhóm (bằng cách sáp nhập). Tiến trình tổng hợp có thể tóm lược như sau:

Tôi đã đưa ra đây vài nét khái quát. Tuy quá ít so với những gì biết được sau này khi các học viên đã mở mang tâm thức nhiều hơn, nhưng đó là tất cả những điều hiện nay có thể truyền đạt. Mục đích là nhằm nêu rõ rằng có biết bao nhiêu điều cần phải xem xét, khi Chân sư ấn định những thể thức tham thiền thích hợp cho môn sinh. Ngài phải thận trọng cứu xét cung của Chân nhân và tình trạng của thể nguyên nhân trong liên hệ với Phàm ngã và với Đ.Đ.C.G… Ngài cần biết tình trạng và dung tích của thể nguyên nhân. Mối liên hệ với các Chân nhân khác cũng phải được xem xét đúng đắn, vì tất cả các Chân nhân đều sinh hoạt trong nhóm. Vì thế, phương pháp thiền phải được đưa ra phù hợp với nhóm mà Chân nhân đang liên hệ. Bởi vì, khi một người tham thiền, không những y giao tiếp với Chân ngã của y, mà còn tiếp xúc với nhóm Chân nhân của y. Qua nhóm đó, tất nhiên y sẽ tiếp xúc với vị Chân sư của nhóm, dù hiệu quả của tham thiền tùy việc thực hành theo phương pháp huyền môn và đúng định luật. Ý nghĩa tập thể của tham thiền chưa được hiểu bao nhiêu, nhưng những tư tưởng trên đáng cho các bạn nghiên cứu kỹ.

Ngày 17-6-1920.
5. Nhu cầu cấp thiết của Thời đại và Khả năng Hữu dụng của Môn sinh.
Hôm nay, chúng ta xét đến yếu tố thứ năm trong việc ấn định phương pháp thiền, bàn về nhu cầu của giai đoạn hiện tại và khả năng thích ứng của hành giả đáp lại nhu cầu đó.
Trước hết, chúng ta hãy tóm lược lại, vì việc nhắc đi nhắc lại có giá trị rất sâu xa. Chúng ta đã vắn tắt đề cập đến yếu tố [40] của cung Chân nhân, như vị huấn sư phải cứu xét khi hướng dẫn hành thiền. Chúng ta đã thấy bằng cách nào mỗi cung đi theo một con đường riêng, mà lại cùng nhắm đến mục tiêu giống nhau, và mỗi cung cần một lối thiền riêng. Chúng ta đã đề cập đến việc sửa đổi phương pháp hành thiền khi cứu xét cung phàm ngã. Rồi đề cập đến yếu tố thời gian biểu lộ trong thể nguyên nhân, mức phát triển và liên hệ của thể này với ba hạ thể. Chúng ta đã kết thúc câu chuyện hôm qua bằng vài nét khái quát về thể nguyên nhân ở trên cõi của nó và phạm vi nó ý thức được. Tất cả những điều này cho thấy rằng vị huấn sư phải sáng suốt đến mức nào để hướng dẫn phương pháp thiền cho môn sinh. Ở đây còn một điểm cần thêm vào:– Một vị huấn sư chưa mở tâm thức thể nguyên nhân và chưa tiếp xúc được với Chân ngã thì không thể nào dạy được phương pháp thiền huyền môn thực sự thích hợp. Chỉ đến khi biết được âm điệu, nhịp rung động và màu sắc, vị huấn sư mới có thể hướng dẫn một cách sáng suốt. Nếu không, chỉ nên dạy tổng quát, và một lối thiền tổng quát như thế cũng gần đáp ứng được nhu cầu và cũng an toàn.
Cũng cần xét một yếu tố khác nữa, – yếu tố này thay đổi phần nào tùy theo nhu cầu của thời đại. Không phải mọi chu kỳ đều có tầm quan trọng cơ bản như nhau. Những giai đoạn thực sự quan trọng trong một chu kỳ là các giai đoạn cuối và những giai đoạn có sự trùng hợp và hòa lẫn các biến cố xảy ra. Những lúc như thế, ở cõi trần nổi lên nhiều cuộc cách mạng vĩ đại, những biến cố lớn lao, những thay đổi cơ bản trong ba Ngành của Đ.Đ.C.G. – Ngành của Đức Chưởng giáo Thế gian, Ngành của Đức Bàn cổ (vị Nguyên thủ của một căn chủng) và Ngành của Đức Văn minh Đại đế (vị Chúa của văn minh và thiên lực). Vào những lúc giao thời trong một chu kỳ, có nhiều trào lưu xung đột và toàn thể hệ thống (địa cầu) chừng như ở [41] trong tình trạng xáo trộn. Ở giai đoạn giữa chu kỳ, khi nguồn rung động mới đã được ổn cố và cái cũ đã qua rồi, thì đó là thời kỳ yên tĩnh và có sự quân bình.
Không thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại chứng tỏ điều đó rõ hơn khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ 20 này. Cung sáu là Cung Sùng tín ra đi và Cung bảy là Cung Định luật Nghi thức mới đến. Theo đó là sự nổi bật các nét đặc trưng và những khả năng của ngành mãnh lực và hoạt động, đừng quên rằng ngành này là tổng hợp của bốn cung phụ. Vì thế, các bạn đã thấy sự tranh đấu cho các lý tưởng, sự hiến mình cho một chủ nghĩa, như đã xảy ra dưới ảnh hưởng cung của Chân sư Jesus.
Cho nên có nhiều xung đột trong mọi phạm vi hoạt động của các lý tưởng gia (dù đúng hay sai), họ chiến đấu với nhau thật là gay gắt. Thế chiến là gì nếu không phải là cao điểm của hai lý tưởng đối nghịch, đưa đến sự tương tranh ở cõi trần? Đó là một ví dụ điển hình cho mãnh lực của cung sáu. Giờ đây, khi cung sáu đã ra đi, sự xung đột sẽ giảm dần và sự tổ chức, luật lệ và trật tự từ từ chi phối cuộc sống, dưới ảnh hưởng mãnh lực của cung mới đến, cung của Chân sư R–. Từ trong cuộc xáo trộn hiện thời sẽ phát sinh thể thức sinh hoạt có tổ chức và trật tự của thế giới mới. Nhịp điệu mới sẽ từ từ phổ vào các cộng đồng thiếu tổ chức của nhân loại. Thay vì các xáo trộn như hiện nay, chúng ta sẽ có luật lệ và trật tự xã hội. Thay vì có sự bất đồng giữa các tôn giáo và nhiều phe phái bị phân hóa của cái gọi là tôn giáo, chúng ta sẽ thấy tôn giáo tự biểu lộ điều hòa trong hình thức và trật tự theo pháp luật. Thay vì có khủng hoảng, khó khăn về kinh tế, và chính trị, chúng ta sẽ thấy hệ thống vận hành hài hòa theo một số thể thức cơ bản. Tất cả đều được nghi thức chế ngự với những kết quả bên trong mà Đ.Đ.C.G. nhắm đến để từ từ làm cho thành tựu. Đừng quên rằng, trong sự thượng tôn luật pháp và trật tự, cùng các hình thức và giới hạn mà vốn là hệ quả của chúng, khi đến mức kết thúc (tôi [42] thận trọng chọn dùng những từ này) có ẩn sẵn một giai đoạn xáo trộn mới. Và sự sống bị giam nhốt ngay cả trong các giới hạn đó, sẽ thoát ly ra ngoài, mang theo cái khả năng và tinh hoa của sự phát triển được trao truyền mà Đấng Chủ tể của cung bảy đang nhắm tới.
Đó là tình huống thỉnh thoảng xảy ra, qua các thời đại. Mỗi cung khi nắm quyền, sẽ mang theo các Chân thần của cung mình xuống cõi trần, vì đó là giai đoạn mà các vị ấy thấy tương đối ít trở ngại nhất. Họ tiếp xúc với sáu loại mãnh lực kia trên các cảnh giới và sáu nhóm Chân thần khác cần được mãnh lực mới này ảnh hưởng, để đưa nhau tiến tới mục đích tiến hoá đại đồng. Đây cũng là tình huống đặc biệt của giai đoạn chúng ta đang sống. Trong giai đoạn này Đấng Chủ tể cung bảy (Cung Định luật Nghi thức và Trật tự) đang tìm cách chỉnh đốn những sự xáo trộn nhất thời, với mục đích đưa sự sống đang thoát ly ra khỏi các hình thể cũ kỹ và hư mòn đi vào trật tự ổn định. Giờ đây, nhân loại đang cần những hình thức sinh hoạt mới, và những hình thức này sẽ đầy đủ, thích hợp. Chỉ đến sau khoảng giữa chu kỳ mới, người ta mới lại cảm thấy bị giới hạn, và bắt đầu một số cố gắng mới để vượt qua.
Vì thế mà hiện nay vị huấn sư sáng suốt sẽ xem xét tình hình và cân nhắc ảnh hưởng của cung mới đến với các Chân thần đang đầu thai. Cho nên, ở đây khi hướng dẫn hành thiền, chúng ta phải xét đến một cung thứ ba và ảnh hưởng nó mang lại. Các bạn có cảm thấy sự phức tạp của công việc đó chưa? May mắnPhòng Minh triết đã đào tạo được các nhân viên thành thạo, đủ khả năng đảm trách công việc.
Trong thời kỳ đặc biệt này, phương diện Hình thức của tham thiền (dù chính yếu là dựa vào cung Chân ngã hay cung Phàm ngã) sẽ được phát triển nhiều. Các bạn có thể nhìn quanh và thấy nhiều hình thức thiền rất rõ rệt được tạo ra và đem dạy cho cá nhân lẫn cho nhóm, kết quả là tăng cường chánh thuật và do đó mang lại hiệu quả của luật lệ và trật tự cho thế gian. Thời kỳ tái thiết sắp đến, tiến hành theo đường lối của cung hiện hữu (cung bảy) mà sự thành công và thành [43] quả tối hậu gần như khả dĩ đạt được, có lẽ khá hơn mức mong đợi. Đức Chưởng Giáo sẽ đến đúng theo định luật, và không điều gì có thể ngăn được bước cận tiến của Ngài.
Ngay trước mắt, nhu cầu lớn lao của thời đại là cần có những người hiểu biết định luật và có thể làm việc đúng luật. Đây là một dịp tốt để phát triển nguyên tắc làm việc đó và để rèn luyện những người phụng sự thế gian.
Những Cung phụ là Cung Điều hòa (cung bốn) và Cung Khoa học (cung năm) sẽ đáp ứng nhanh chóng với ảnh hưởng của Cung bảy. Nói thế có nghĩa là các Chân thần thuộc hai cung này dễ chịu ảnh hưởng theo chiều hướng mới. Các Chân thần của Cung sáu (Sùng tín) thấy khó thích nghi hơn với hướng này, cho đến mức tổng hợp mới thôi. Các Chân thần Cung một và hai thì thấy đó là môi trường để phát biểu. Các Chân thần của Cung một có liên hệ trực tiếp với Cung bảy và dùng quyền lực để vận dụng định luật. Trong khi đó các Chân thần của Cung hai là cung tổng hợp nên hướng dẫn và chế ngự bằng tình thương.
Hôm nay, tôi đã trao cho các bạn nhiều điều đủ để suy ngẫm về yếu tố thứ năm này. Đó là cố gắng của tôi. Còn ánh sáng hướng dẫn của trực giác là phần các bạn phải cố gắng. Vì những gì mà ánh sáng nội tâm tiết lộ thật có giá trị cho mỗi người hơn bất cứ điều gì được trao truyền từ bên ngoài. Bởi vậy, các bạn hãy suy ngẫm và xem xét kỹ.

Ngày 18-6-1920.
Vài lời Khích lệ.
. . . . . . Chỉ khi người đệ tử sẵn sàng từ bỏ tất cả để dấn thân vào công việc phụng sự các Đấng Cao cả và không giữ lại điều gì cho riêng mình thì mới đạt được sự giải thoát, và thể dục vọng (thể tình cảm) mới được chuyển hóa lên thể trực giác cao siêu (thể bồ-đề). Chính việc phụng sự hoàn hảo mỗi ngày – phụng sự mà không nghĩ đến hay tính toán gì về tương lai – mới đưa hành giả đến vị thế của Người phụng sự toàn bích. Và, tôi có thể gợi ý một điều chứ? Tất cả những sự phiền muộn, âu lo đều chính yếu là do động cơ vị kỷ. Bạn sợ phải đau khổ nhiều hơn. Bạn co rút lại vì ngại phải trải thêm những kinh [44] nghiệm đau buồn. Không phải đạt mục tiêu bằng cách đó đâu. Mục tiêu chỉ đạt được bằng con đường từ bỏ. Có lẽ, từ bỏ có nghĩa là từ bỏ niềm hoan hỉ, từ bỏ thanh danh, từ bỏ bằng hữu, hay từ bỏ mọi thứ mà lòng ta bám chặt vào. Tôi chỉ nói có lẽ thôi, chứ tôi không khẳng định là phải vậy. Tôi chỉ muốn nêu rõ cho bạn thấy rằng nếu đó là con đường mà bạn cần phải đi để tiến đến mục đích, thì đó chính là con đường hoàn hảo cho bạn. Điều gì giúp bạn mau đến trước các Đấng Cao cả, đến với Bước chân Sen vàng của các Ngài, thì bạn nên mong muốn và hoan nghênh hết lòng.
Vì thế, hằng ngày hãy vun trồng ước muốn cao thượng đó, là chỉ tìm sự tán thưởng của Đấng Hướng dẫn và Huấn sư ở nội giới, và sự đáp ứng của Chân nhân đối với những điều hay, được thực hiện một cách bình thản và vô tư.
Nếu trên đường đi, bạn có bị thiệt thòi, mất mát, hãy mỉm cười với tất cả. Rốt cuộc sẽ có phần thưởng phong phú và sự đền bù mọi thứ đã mất. Nếu số phận các bạn bị chê bai và khinh bỉ, hãy vẫn cứ mỉm cười, vì chỉ có cái nhìn tán thưởng của Chân sư là đáng tìm kiếm. Nếu bạn bị những lời dối trá bịa đặt, chớ sợ hãi mà hãy thẳng đường đi tới. Mỗi lời dối gạt đều là chuyện của thế gian, chỉ nên bỏ lại ở phía sau như một việc quá tầm thường, không buồn đụng đến. Mắt cứ nhìn thẳng một đường, chỉ mong muốn chăm chăm một việc, mục đích là hiến dâng, tai không còn lắng nghe những náo động của trần thế – đó là mục tiêu của người đệ tử. Tôi chỉ nói bấy nhiêu. Tôi chỉ muốn các bạn đừng hao tốn năng lực không cần thiết vào những tưởng tượng vô ích, vào những suy nghĩ nóng nảy, bôn ba, hay những mong chờ phiền phức.
6. Những Nhóm, Nội và Ngoại môn, mà người Môn sinh đang Liên hệ.
Điểm cứu xét hôm nay thật là thú vị, nó đề cập đến các nhóm mà người môn sinh đang liên hệ. Chúng ta đã xem xét[45] ít nhiều về sự liên hệ của người môn sinh với Chân sư và vì thế tôi sẽ bàn tiếp về các liên hệ trong nhóm.
Hôm qua, tôi đã nói về sự quan trọng của tham thiền đối với nhóm mà người đệ tử đang liên hệ, trên cảnh giới Chân nhân. Hôm nay, tôi nói đến nhóm mà y liên hệ trong cõi trần này. Đây không hẳn là phản ảnh của nhóm ở cảnh giới Chân nhân, như bạn có thể dự kiến, vì chỉ có một số Chân nhân của nhóm là có thể đầu thai trong cùng một thời gian. Chúng ta sẽ đề cập đến Luật Nhân quả, biểu lộ trong những nhóm của người môn sinh, thuộc quốc gia, tôn giáo hay gia đình.
Bốn nhóm liên hệ với người môn sinh.
Trong mỗi kiếp giáng trần, một người có liên hệ với bốn nhóm:–
1. Nhóm lớn là quốc gia của y, là dây nhân quả (qua cộng nghiệp) bền chắc cho đến đỗi y không thể bứt rời được, dù y mong muốn. Y có sẵn những đặc trưng chủng tộc, những khuynh hướng trong tính tình, vì chúng tiềm ẩn trong thể xác của chủng tộc y và suốt kiếp sống ở cõi trần y phải mang sự cấu tạo đó cùng những khuynh hướng cố hữu trong loại thể xác riêng biệt này. Thể xác này cho y bài học cần thiết, hoặc là (trong giai đoạn tiến hóa hiện tại) nó là thể xác tốt nhất cho loại công việc mà y phải hoàn thành. Loại thể xác Đông phương có một số tính năng riêng, và loại thể xác Tây phương lại có những tính năng khác. Có thể nói rằng tất cả những tính năng đó đều tốt như nhau. Tôi muốn nói rõ điểm này, bởi vì khuynh hướng của người tìm đạo Tây phương là bắt chước y như những người phương Đông, và cố gắng ép những rung động của y theo cùng âm điệu với người phương Đông. Đôi khi, điều này gây quan ngại cho các Huấn sư nội môn, và cũng đưa đến những khó khăn trong các hạ thể của người môn sinh.
[46] Đã có nhiều khuynh hướng tin tưởng rằng được làm một người Đông phương là mục tiêu của mọi người tìm đạo. Đừng quên rằng ngay đến các Đấng Cao cả cũng không phải toàn là người phương Đông, và các Chân sư có thể xác người Âu đều thành tựu ngang với các Chân sư nổi tiếng ở phương Đông. Hãy suy ngẫm kỹ điều này. Cần phải xem xét vấn đề một cách sáng suốt hơn, vì thế, tôi mới nhấn mạnh đến sự kiện này. Khi những đường hướng nói trên được thấu hiểu nhiều hơn và khi các trường tham thiền được các Huấn sư đắc truyền thành lập và điều hành theo các đường lối huyền môn thực sự, thì những phương thức hành thiền sẽ được trù liệu sao cho phù hợp với từng dân tộc và những tính khí dị biệt trong nhiều nước. Mỗi quốc gia đều có những ưu điểm và những khuyết điểm. Vì thế, công việc của vị Huấn sư giám đốc là áp dụng những phương cách hành thiền thế nào để tăng cường các tính tốt và sửa đổi các tật xấu. Tầm khai triển các ý tưởng này quá rộng đến đỗi tôi không thể bàn đến ở đây. Về sau, các chuyên gia sẽ nghiên cứu vấn đề này, và sẽ đến lúc người phương Đôngphương Tây đều có trường riêng cho họ, cùng tuân thủ những qui luật căn bản như nhau và cùng ở dưới sự giám sát của những vị Huấn sư nội môn như nhau. Thế nhưng (với sự sáng suốt của các Ngài) các trường ấy có một số điểm khác nhau, và (dù nhắm đến cùng mục đích) họ sẽ theo nhiều con đường khác biệt. Sau này, các bạn sẽ thấy những trường như vậy được thành lập ở mỗi quốc gia. Được nhập học không phải là việc dễ dàng, và mỗi ứng viên đều phải qua một kỳ thi tuyển gắt gao. Các bạn sẽ thấy mỗi trường đều khác nhau đôi chút, không phải ở những điều cơ bản, mà khác trong các phương pháp hành thiền, nhờ sự phân biện khôn ngoan của vị Hiệu trưởng. Vị này có cùng quốc tịch với các môn sinh và có các khả năng của thể nguyên nhân hoàn toàn phát triển. Chính vị này sẽ áp dụng phương pháp cho từng nhu cầu trực tiếp.
Ở phần sau tôi sẽ bàn rộng thêm về tương lai của các trường tham thiền này, nhưng hôm nay tôi chỉ nói tổng quát thôi. [47]
2. Nhóm thứ hai rất quan trọng trong đời của người môn sinh là nhóm gia đình, gồm cả những đặc tính di truyền và những đặc trưng của dòng họ. Mỗi người khi đến mức tiến hóa thích hợp với việc hành thiền huyền môn, thì sẽ thận trọng chọn sống trong một gia đình nào đó:–
a. Để trả nghiệp quả càng nhanh càng tốt.
b. Vì thể xác mà gia đình ấy cung cấp, cần cho y.
Thế là bạn sẽ dễ dàng thấy rằng khi hướng dẫn hành thiền huyền môn ở cõi trần, trong thể xác, vị Huấn sư phải biết ít nhiều về gia hệ và các đặc tính bẩm sinh của người môn đệ, để tìm con đường ít trở ngại nhất cho y và để chỉ ra những gì cần khắc phục. (Có vài bạn khi tham thiền, thường quá chú ý mở tâm thức trực giác mà bỏ quên thể rất cần thiết là xác thân). Bộ não của thể xác và sự tuân phục của não bộ rất quan trọng trong tiến trình tham thiền, và trong tương lai chúng ta không được xem thường nó như hiện tại. Tất nhiên là có tình trạng này, vì hiện nay các huấn sư lão luyện trong việc tập rèn thân xác hãy còn quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu.
Do đó, gia đình là nhóm thứ hai cần phải cứu xét, vấn đề này có lẽ còn quan trọng hơn chúng ta tưởng.
Trong những trường tham thiền tương lai, sẽ có giữ hồ sơ về dòng dõi của môn sinh, về lai lịch gia đình, về sự tiến bộ lúc trẻ tuổi và trong cuộc sống, cùng là hồ sơ bệnh án của y. Các hồ sơ này sẽ thật chính xác từng chi tiết nhỏ, nhờ đó mà nhà trường biết người môn sinh rất rõ. Việc điều chỉnh cuộc sống của người môn sinh và sự tinh luyện thể xác một cách [48] khoa học là một trong những cố gắng đầu tiên. Khi nói về các trường loại này, tự nhiên tôi muốn các bạn đừng nghĩ đến một vài địa điểm xa vắng nào đó để làm vị trí của trường. Điều lý tưởng là sống ở thế gian nhưng không thuộc về thế gian, cho nên chỉ có người đệ tử ở mức tiến hóa cao hay ngay trước khi được Điểm đạo mới được phép ẩn dật trong một thời gian. Chỉ có sự từ bỏ ở nội tâm là đáng kể, và thái độ vô kỷ đối với hoàn cảnh mới quan trọng, chứ không phải việc ẩn thân ở một nơi riêng biệt nào.
3. Nhóm thứ ba cần xét đến là đoàn thể phụng sự mà có thể người môn sinh đang gia nhập. Người nào sẵn sàng để hành thiền huyền môn thì trước hết phải chứng tỏ rằng nhiều kiếp qua y đã tha thiết muốn phụng sự và làm việc hòa đồng với những người khác. Phụng sự vô kỷ là lớp đá cứng nền tảng, nằm sâu trong đời sống của huyền bí gia. Nếu không có nền tảng ấy, mối nguy hiểm sẽ ẩn núp vào chỗ bỏ trống, và việc hành thiền huyền môn sẽ trở thành một mối đe dọa. Vì thế, y phải là một phụng sự viên tích cực trong một lĩnh vực nào đó của thế gian và ở những cõi giới nội tại y cũng phải thi hành phận sự của mình. Bây giờ vị Huấn sư lại phải xét đến:
a. Công tác tập thể mà người môn sinh đang thi hành, y đang có khả năng phụng sự như thế nào để được hữu hiệu hơn trong nhóm.
b. Loại công việc mà người môn sinh đang làm và mối liên hệ của y với các cộng sự viên khác – đây là một yếu tố huyền môn rất quan trọng – tất cả đều được cân nhắc cẩn thận trước khi hướng dẫn phương pháp thiền. Có thể người môn sinh phải ngưng tập một vài lối thiền (dù y đang ưa thích cũng vậy) vì không thích hợp với công việc y đang làm, và vì chúng có khuynh hướng phát triển vài đặc tính có thể gây trở ngại cho công tác phụng sự của y. Bao giờ người ta cũng nhắm [49] tới những loại thiền nào làm tăng khả năng phụng sự của môn sinh. Mục đích lớn ấy rốt cuộc sẽ bao gồm những mục đích nhỏ hơn.
4. Nhóm thứ tư mà vị Huấn sư cần cứu xét là nhóm ở nội giới mà người môn sinh liên kết, là nhóm những người cứu trợ mà y được xếp vào; hoặc nếu y là một đệ tử thì đó là nhóm đệ tử mà y tham dự. Công việc đặc biệt của nhóm sẽ được xem xét, khả năng tiến tới của môn sinh cùng các bạn đồng môn sẽ được khuyến khích, và y sẽ được tăng cường khả năng làm tròn nhiệm vụ được giao.
Trong những lần truyền đạt vừa qua, tôi chỉ nói sơ lược về nhiều yếu tố phải cứu xét khi ấn định một phương pháp thiền. Nào là bạn phải xét ba cung, xét mức tiến hóa của thể nguyên nhân và sự tương liên của Chân nhân trên cảnh giới của nó với nhóm Chân nhân của nó, với Đ.Đ.C.G., và với phàm ngã là phản ảnh của Chân nhân. Bạn cũng phải xét yếu tố nghiệp quả, xét nhu cầu của thời đại và của người môn sinh, cùng sự liên hệ của y với bốn nhóm khác nhau.
Tất cả những điểm này đều có thể xét đến, và trong tương lai sẽ được thừa nhận, nhưng thời kỳ đặt nền móng vẫn chưa xong, và hãy còn lâu đối với các bạn. Mục tiêu hiện tại của tham thiền là sự kiểm soát thể trí, và luôn luôn phải là bước khởi đầu.   [50]

BỨC THƯ IV
SỬ DỤNG THÁNH NGỮ KHI THAM THIỀN.

1.  Những định đề cơ bản.
2. Hiệu quả sáng tạo của Thánh ngữ.
3. Hiệu quả hủy hoại của Thánh ngữ.
4. Cách phát âm và sử dụng Thánh ngữ.
5. Hiệu quả của Thánh ngữ đối với các luân xa và mỗi hạ thể.
[51]
Ngày 19-6-1920.
Đề tài cần bàn hôm nay thật là sâu xa và quan trọng đến đỗi nếu khiến các bạn e ngại không muốn xem xét thêm nữa thì đó cũng là lẽ tự nhiên. Dù cho có nói bao nhiêu về vấn đề này chúng ta cũng chỉ chạm đến vòng ngoài của nó mà thôi. Những điều không được nói đến thật quá đỗi sâu rộng, đến mức những dữ kiện sau đây chỉ được xem là một phần rất nhỏ.
Những Định đề Cơ bản.
Trước hết, tôi tìm cách xác lập vài định đề cơ bản. Những định đề này, dù đã được biết như những khái niệm tri thức, vẫn còn quá sâu xa, khó có thể thấu đáo dễ dàng.
Có năm định đề loại này – trong rất nhiều định đề mà các bạn chưa có thể hiểu được. Chính những định đề này lại dựa trên những sự kiện cơ bản (tất cả có bảy) mà các sự kiện này vẫn chưa được hiểu biết. H.P.B. đã kể đến ba sự kiện khi bà phát biểu những điều cơ bản trong Giáo lý Bí nhiệm. Bốn sự kiện vẫn còn được giữ kín dù rằng sự kiện thứ tư đang bày tỏ phần nào trong việc nghiên cứu khoa tâm lý họckhoa học tâm thần. Ba sự kiện cơ bản còn lại sẽ được biểu lộ trong ba cuộc tuần hoàn sau. Trong cuộc tuần hoàn này chúng ta sẽ hiểu được điều cơ bản thứ tư.
Những định đề đó như sau:
1. Tất cả những gì hiện hữu đều dựa vào âm thanh hay dựa vào Thánh ngữ.
2. Sự phân hóa là do kết quả của âm thanh.
3. Trên mỗi cảnh giới, Thánh ngữ có một hiệu quả khác nhau. [52]
Tùy theo âm điệu của Thánh ngữ, hay sự rung động của âm thanh, mà việc kiến tạo hay phân hủy được thực hiện.
4. Thánh ngữ tam phân có bảy âm khóa, bảy âm khóa này đều có các âm phụ riêng.
Thấu hiểu những sự kiện căn bản vừa kể, chúng ta sẽ được soi sáng rất nhiều khi dùng Thánh ngữ trong tham thiền.
Từ khởi thủy, lúc mới xướng lên Thánh ngữ (ba Hơi thở nguyên thủy, với bảy âm thanh của chúng, – mỗi Hơi thở cho một trong ba thái dương hệ) âm điệu đã khác nhau, và các âm thanh cũng đã được ngân lên theo một âm khóa khác rồi.
Trong thái dương hệ một, sự hoàn thành Hơi thở thứ nhất là sự ngân lên tột độ huy hoàng của nốt FA, – là nốt căn bản của thái dương hệ hiện nay, là âm điệu của thiên nhiên biểu hiện. Nốt đó đã có sẵn, và phải được bổ túc bằng nốt thứ hai của thái dương hệ thứ nhì hiện nay. Tuy nhiên, nốt này vẫn chưa được xướng lên đầy đủ hay viên mãn, và mãi đến cuối đại chu kỳ nó cũng không hoàn tất. Hiện nay Đức Thái Dương Thượng Đế đang xướng nó lên, và nếu Ngài ngừng Hơi thở đó, thì toàn hệ thống thái dương sẽ hoàn toàn tan biến vào tăm tối. Đó là dấu hiệu chấm dứt cuộc biểu hiện.
Trong thái dương hệ hai, là hệ thống hiện tại, âm khóa không thể được tiết lộ. Đó là một trong những bí mật của cuộc Điểm đạo lần thứ sáu, và không được phép tỏ bày.
Trong thái dương hệ ba, nốt thứ ba cuối cùng sẽ được thêm vào những nốt căn bản của các hệ thống một và hai, và lúc đó sẽ có những gì? Sẽ có nốt chánh thứ ba của Phàm ngã Đức Thượng Đế được thành tựu viên mãn, tương ứng với nốt chánh thứ ba của tiểu vũ trụ (Phàm ngã con người), – mỗi nốt cho một cảnh giới. Chúng ta được biết rằng Đức Thái Dương Thượng Đế, trên những cảnh giới vũ trụ, đang giải quyết vấn đề khó khăn của thể trí vũ trụ. Ngài đang hoạt động trong thể xác (là thái dương hệ). Ngài được phân cực trong thể cảm [53] dục vũ trụ, và đang phát triển thể trí vũ trụ của Ngài. Tiểu vũ trụ (con người) trên các cảnh giới của thái dương hệ này cũng vậy. Khi nhận thức được sự tương ứng này và áp dụng một cách khôn ngoan, chúng ta sẽ được soi sáng khi dùng Thánh ngữ trong tham thiền.
Thái dương hệ I . . . . . . . . . . . . . tương ứng với thể xác.
Thái dương hệ II . . . . . . . . . tương ứng với thể tình cảm.
Thái dương hệ III . . . . . . . . . . . . . tương ứng với thể trí.
Việc nghiên cứu Thánh ngữ hay Âm thanh trong sự hình thành ba thái dương hệ này sẽ giúp chúng ta sử dụng Thánh ngữ trong việc tạo lập thể trực giác (bồ-đề) và tinh luyện phàm ngã.
Giờ đây chúng ta hãy chia vấn đề sắp bàn thành bốn mục, và sẽ nói riêng từng mục:
1. Hiệu quả sáng tạo của Thánh ngữ.
2. Hiệu quả hủy hoại của Thánh ngữ.
3. Cách phát âm và sử dụng Thánh ngữ:–
a. Trong tham thiền cá nhân.
b. Trong công tác tập thể và giáo đoàn.
c. Cho một số mục tiêu đặc biệt.
4. Hiệu quả của Thánh ngữ đối với các thể và các luân xa, và hiệu năng của nó trong việc tạo chỉnh hợp với Chân nhân.
Ngày 20-6-1920.
Hai mặt hiệu quả của Thánh ngữ, Kiến tạo và Hủy hoại.
Hôm nay chúng ta bàn tiếp vấn đề hôm qua. Chúng ta đã chia chủ đề thành bốn phần và sẽ đề cập đến hai phần đầu, hiệu quả sáng tạo và hủy hoại của Thánh ngữ. Tôi chỉ có thể đưa ra vài điều khái quát để đặt căn bản cho việc áp dụng định luật một cách thông minh.
Đầu tiên, chúng ta hãy nhắc lại sự thực rằng các cảnh giới đều là hậu quả của âm thanh. Trước hết là sự sống, rồi[54] đến vật chất. Sau đó sự sống thu hút vật chất để biểu hiện và phát biểu, sắp xếp vật chất theo trật tự thành các hình thể cần thiết. Âm thanh vốn là yếu tố liên kết, là sức thôi thúc và là trung gian hấp dẫn. Theo một ý nghĩa sâu xa về mặt huyền môn và siêu hình, âm thanh tượng trưng cho điều chúng ta gọi là “sự liên lạc giữa”, là trung gian sáng tạo, là yếu tố liên kết thứ ba trong tiến trình biểu hiện. Đó là tiên thiên khí. Trên những cõi cao, âm thanh là tác nhân của Thực thể vĩ đại, Ngài vận dụng âm thanh theo luật vạn vật hấp dẫn cho thái dương hệ chúng ta. Trong khi ở những cảnh giới thấp, âm thanh biểu hiện thành ánh sáng cảm dục, là tác nhân phản chiếu vĩ đại, ghi nhận và lưu trữ trong tâm rung động của nó những gì thuộc quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là cái mà ta gọi là Thời gian. Trong quan hệ trực tiếp với các hạ thể, nó biểu hiện thành điện lực, nguyên khí của Sự Sống (prana), và lưu chất từ tính. Có thể giản dị hóa ý tưởng này bằng cách thừa nhận rằng âm thanh là tác nhân của lực hấp dẫn và đối kháng.
Bảy Hơi thở vĩ đại.
Khi xướng lên Thánh ngữ trong sự hoàn thành thất phân cho thái dương hệ này, Đức Thái Dương Thượng Đế hít vào để thu thập vật chất cần cho cuộc biểu hiện, và cho vật chất đó khởi sự tiến hóa trong Hơi thở vĩ đại thứ nhất.
Hơi thở lớn thứ hai tạo sự phân hóa và thấm nhuần trạng thái thứ hai của Thượng Đế vào vật chất.
Hơi thở lớn thứ ba làm biểu lộ trạng thái hoạt động, truyền khả năng này vào vật chất, và cuộc tiến hóa năm giai đoạn có thể tiến hành.
Hơi thở thứ tư được sự đáp ứng của một số Huyền giai (các Đẳng cấp Thiêng liêng) và các Đấng Đại kiến tạo thấy được Thiên cơ rõ hơn. Có sự liên kết rõ rệt giữa Hơi thở thứ [55] tư này với Huyền giai Sáng tạo thứ tư, tức là các Chân thần của nhân loại. Nốt thứ tư này của Thượng Đế có ý nghĩa đặc biệt cho Chân thần con người, có hiệu quả độc nhất trên địa cầu chúng ta và trong chu kỳ thứ tư này. Thật khó cho các bạn nhận thức được hiệu quả tương đối này. Nó chỉ biểu lộ khi các bạn hiểu được nó trong hòa âm của cảnh giới thứ tư (cõi bồ-đề) và cung bốn. Mãi từ khi có căn chủng thứ tư cho đến nay, nốt này vẫn luôn luôn thấm nhuần các dân tộc trên thế giới. Nó tự biểu lộ trong phấn đấu của nhân loại để hiểu được lý tưởng hòa hợp và hòa bình, và trong chí nguyện của toàn thế giới theo chiều hướng đó.
Hơi thở thứ tư này được đặc biệt áp dụng vào cuộc tiến hóa nhân loại.
Vì thế chúng ta có:
Âm phụ thứ nhất của Thánh ngữ tam phân phát ra nốt rung động đầu tiên và khởi động các bầu trong thái dương hệ hoặc nguyên tử. Nó thể hiện Ý chí.
Âm phụ thứ hai của Thánh ngữ tam phân truyền đạt trạng thái thứ hai và đã khiến cho vị chủ tể vũ trụ của cung tổng hợp biểu hiện. Nó tiêu biểu cho tính nhị nguyên hay tình thương phản xạ.
Âm phụ thứ ba của Thánh ngữ tam phân khiến cuộc tiến hóa năm giai đoạn của chúng ta có thể thực hiện. Đó là nốt căn bản của năm cõi thấp, đánh dấu trạng thái hoạt động hay thích nghi.
Âm phụ thứ tư của Thánh ngữ tam phânâm thanh của các Đẳng cấp Nhân loại, và toàn bộ âm thanh ấy có thể được gọi là “tiếng kêu la của con Người.”
Mỗi âm thanh trực tiếp khiến cho một cung biểu hiện với tất cả những gì đến cùng với cung đó. Mỗi âm thanh đặc biệt biểu lộ trên một cảnh giới và là thống âm của cảnh giới đó.
Hơi thở lớn thứ năm tự nó có hiệu quả riêng biệt, vì khi vang dội nó giữ chìa khóa của tất cả, – đó là Hơi thở của lửa.
Nó tạo ra sự rung động tương tự như rung động của cõi trí vũ [56] trụ và liên kết chặt chẽ với Hơi thở thứ nhất. Đó là thống âm (nói theo thuật ngữ âm nhạc) của thái dương hệ, cũng như Hơi thở thứ ba tương ứng với nốt chánh thứ ba. Đó là nốt của Thái Dương Thượng Đế. Mỗi hơi thở hấp dẫn về với Ngài một thực thể cấp vũ trụ, để giúp những mục đích biểu hiện. Chúng ta có thể thấy phản ánh của phương pháp này trong tiểu vũ trụ, khi Chân nhân gióng lên âm điệu của nó trong tam giới và chuẩn bị biểu hiện hay giáng trần. Nốt này hấp dẫn chung quanh các nguyên tử trường tồn (hay các hạt nhân) số vật chất đủ cho mục tiêu biểu hiện, nhờ một thực thể làm cho linh hoạt. Tương tự, các Hỏa đức Tinh quân vũ trụ, các Đấng phú linh vĩ đại của thái dương hệ của chúng ta ứng đáp khi âm phụ thứ năm này (của thái dương hệ) được xướng lên. Đến lượt các Hỏa tinh quân của thái dương hệ cũng đáp ứng khi tiểu vũ trụ (con người) xướng lên được âm phụ thứ năm của nốt Chân thần, và các Ngài trợ giúp cuộc tiến hóa của nhân loại.
Hơi thở lớn thứ sáu qui tụ những vị Chúa của Ngôi sao năm cánh huyền bí, những tinh chất thăng hoa của cõi cảm dục, khả năng dục vọng khoác lớp áo vật chất, trạng thái lưu chuyển (như nước) của sự sống Thượng Đế.
Khi âm phụ thứ bảy được xướng lên thì sự kết tinh xảy ra và có sự tuyệt đối tuân thủ định luật cận tiến. Nó giúp Sự Sống biểu hiện trong trạng thái dày đặc của vật chất, đạt mức kinh nghiệm sâu nhất. Do đó, các bạn sẽ thấy sự liên hệ của nó với Cung Định luật Nghi thức, một trong những cung kiến tạo vĩ đại, – cung này điều chỉnh vật chất theo những thể thức định sẵn, thành các hình thể như ý muốn.
Đến đây các bạn có thể hỏi: Tại sao tôi có vẻ nói ra ngoài đề như thế? Dường như tôi đi quá xa và lạc ngoài vấn đề? Hãy để tôi nói rõ hơn. Tiểu vũ trụ chẳng qua chỉ phải lặp lại công việc của đại vũ trụ. Tinh thần hay Chân thần ở trên cảnh giới của mình xướng lên nốt (của đẳng cấp Chân thần) và giáng xuống để đầu thai. Đó vừa là nốt của sự hấp dẫn vừa là của hơi [57] thở ra. Phàm nhân (là phản ảnh của Chân thần ấy ở mức tiến hóa trong vật chất dày đặc nhất) được liên kết với Chân thần bằng lực hấp dẫn của Thánh ngữ khi Chân thần xướng lên, trên nốt của phàm nhân và âm phụ của nó.
Nhưng công việc của hơi thở ra đã xong rồi. Đó là con đường giáng hạ tiến hóa. Còn công việc của sự hít vào hay tái hấp thu về nguồn cội thì đang diễn tiến. Khi trải qua nhiều kiếp tìm kiếm khó nhọc, phàm ngã tìm được nốt tinh thần của nó với âm khóa và âm phụ đúng đắn, thì điều gì xảy ra? Nó sẽ hòa điệu với nốt của Chân thần, sẽ rung động cùng nhịp, và chớp lên cùng màu sắc. Cuối cùng, con đường ít trở ngại nhất sẽ được tìm thấy, sự sống trong con người được giải thoát và trở về cảnh giới của mình. Nhưng khám phá này rất đỗi chậm chạp và hành giả phải vô cùng đau khổ và thận trọng mới chọn được hòa âm. Đầu tiên, y tìm được nốt chánh thứ ba của phàm ngã và xướng nó lên, kết quả là đời sống điều hòa, trật tự trong ba cõi thấp. Sau đó, y tìm thấy thống âm thứ năm của Chân ngã, là nốt khóa của hòa âm, xướng lên phối hợp với nốt phàm nhân. Có thể nói kết quả là một khoảng chân không. Hành giả đã giải thoát cùng linh hồn phú linh cho y – tức là tinh thần tam phân cùng với trí tuệ và kinh nghiệm – Tam nguyên được bổ túc bằng Tứ hạ thểNguyên khí thứ năm, đồng vượt lên đến Chân thần. Đó là luật hấp dẫn biểu lộ qua âm thanh. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, sức hấp dẫn có được nhờ sự hòa hợp âm thanh, màu sắc và nhịp điệu.
Điều này đưa đến yếu tố thứ hai mà chúng ta sắp xem xét: phương diện hủy diệt của Thánh ngữ. Có giải phóng mới bẻ gãy được xiềng xích. Có giải thoát mới loại bỏ được những hình thức cũ kỹ. Có chế ngự được vật chất mới khai phóng được tinh thần. Vì vậy, việc xướng lên Thánh ngữ trong bảy cấp độ ý nghĩa giúp sự sống thoát ra khỏi các hình thể bị phá [58] vỡ. Trước hết là xướng lên khi thở ra để thu hút vật chất, sau đó là xướng lên khi hít vào để dần dần phá vỡ các hình thể vật chất và thải bỏ chúng.
Tham thiền và Thánh ngữ.
Tôi đã mô tả vấn đề này cho các bạn trên qui mô thái dương hệ. Giờ đây, tôi ứng dụng điều đó vào tham thiền và xem xét tác động của nó thế nào. Khi tham thiền, hành giả nhằm hai mục đích:–
Tạo nên các tư tưởng, đem những ý tưởng trừu tượng và trực giác xuống đến các cấp cụ thể của cõi trí. Đây có thể gọi là tham thiền hữu chủng.
Chỉnh hợp với Chân ngã và tạo khoảng chân không giữa Chân nhân và bộ óc hồng trần, hậu quả là sự tuôn tràn thần lực thiêng liêng làm tan vỡ các hình thể, đưa đến giải thoát. Đây gọi là tham thiền vô chủng.
Ở một giai đoạn nào đó trong cuộc tiến hóa, hai lối thiền kể trên sẽ hợp nhất, hạt giống (điểm trụ cho tư tưởng) bị bỏ rơi và khoảng chân không sẽ được tạo thành, không còn ở giữa các thể cao và các thể thấp, mà ở giữa chúng và cõi bồđề, cảnh giới của sự hòa hợp.
Vì thế, khi xướng lên Thánh ngữ trong tham thiền, hành giả (nếu xướng đúng) nên cố gắng làm được cả hai công việc sáng tạo và hủy hoại như Đức Thượng Đế làm. Diễn trình của đại vũ trụ (thái dương hệ) có phản ánh trong tiểu vũ trụ (con người). Hành giả sẽ thu hút vào các thể của y loại vật chất thanh bai hơn và thải bỏ loại vật chất thô kệch. Y sẽ tạo nên những hình tư tưởng để thu nạp vào đó loại chất liệu tinh anh hơn và thải bỏ vật chất có rung động thấp độ. Y nên xướng lên Thánh ngữ như thế nào để [59] tự động có được chỉnh hợp, và vùng chân không cần thiết được tạo nên cho dòng thần lực từ trên tuôn xuống. Tất cả những hiệu quả này có thể xảy ra khi Thánh ngữ được phát âm đúng đắn. Mỗi lần tham thiền hành giả sẽ được chỉnh hợp hơn, sẽ giải tán được đôi phần vật chất rung động thấp độ trong một vài thể, sẽ triển khai đường truyền rộng rãi hơn, do thế mà tạo điều kiện thích hợp cho ánh sáng khai ngộ từ trên chiếu xuống.
Nếu chưa có sự phát âm đúng đắn này thì hiệu quả thu được khi dùng Thánh ngữ rất ít ỏi. Đó cũng là cái may cho hành giả. Khi nghiên cứu bảy Hơi thở lớn và hiệu quả của chúng trên mỗi cảnh giới, hành giả có thể tìm thấy nhiều điều cần xảy ra trên các cõi phụ khác nhau của mỗi cảnh giới, nhất là liên quan đến sự phát triển của chính y. Khi nghiên cứu nốt căn bản của thái dương hệ này (vốn đã ổn định trong thái dương hệ I), chúng ta có thể tìm thấy nhiều điều về cách sử dụng Thánh ngữ ở cõi trần. Ở đây có một ngụ ý cần xem xét. Khi cố gắng tìm ra nốt của thái dương hệ này, là nốt của bác áiminh triết, người môn sinh sẽ tạo con đường thông thương cần thiết giữa cõi tình cảm (dục vọng) và cõi trực giác, và tìm ra được bí mật của cõi tình cảm. Khi nghiên cứu Thánh ngữ ở cấp độ trí tuệ và hiệu quả của nó trong việc kiến tạo hình thể, chúng ta có thể khám phá ra chìa khóa của việc xây dựng Đền Solomon. Người môn sinh sẽ phát triển những khả năng của thể nguyên nhân và cuối cùng thoát ra khỏi tam giới.
Tuy nhiên, người môn sinh phải nhớ rằng, lúc đầu y phải tìm ra nốt của phàm ngã, kế đến là tìm cho được nốt của Chân ngã, trước khi y có thể tiếp xúc với hòa âm của Chân thần. Khi đã làm thế, tức là tự xướng lên Thánh ngữ (có ba âm điệu) của chính mình, bấy giờ y là người sáng tạo thông minh với động lực bác ái. Mục tiêu đã đạt. [60]

Ngày 21-6-1920.
Vài nét Khái quát để Thực hành.
Chiều nay, tôi muốn nêu rõ là tôi không thể, cũng như không khôn ngoan và thích hợp chút nào nếu tôi truyền cho các bạn những âm khóa khác nhau để xướng lên Thánh ngữ. Tôi chỉ có thể nêu những nguyên tắc tổng quát thôi. Mỗi con người, mỗi đơn vị tâm thức đều khác nhau đến đỗi nhu cầu của cá nhân người môn sinh chỉ được đáp ứng khi vị huấn sư đã hoàn toàn khai mở tâm thức Chân ngã nơi mình, và khi người môn sinh đã tự đạt mức muốn biết, dám làm và giữ im lặng. Những nguy hiểm khi dùng sai Thánh ngữ thật to lớn đến đỗi tôi không dám làm gì hơn là chỉ ra những ý tưởng chính yếu và những nguyên tắc cơ bản. Rồi sau đó để cho người chí nguyện tự tìm ra những điều cần thiết cho sự phát triển của y và tự thực hiện những thí nghiệm cần thiết, cho đến khi chính y tìm được những gì y cần. Chỉ có kết quả của sự tự cố gắng, của phấn đấu cam go và kinh nghiệm đắng cay mới có giá trị vĩnh viễn trường tồn. Chỉ khi nào người đệ tử tự điều chỉnh với trạng thái nội tâm – qua sự thất bại, qua sự thành công, qua những chiến thắng nhọc nhằn và những giờ phút cay đắng sau khi thất bại – chừng đó y mới thấy việc sử dụng Thánh ngữ có giá trị khoa học và thực nghiệm. Sự thiếu ý chí trong nhiều trường hợp cũng bảo vệ y khỏi (những nguy hiểm của việc) sử dụng sai Thánh ngữ, trong khi cố gắng ban rải tình thương rốt cuộc hướng dẫn y đến cách phát âm đúng đắn. Chỉ có những gì chính chúng ta thực biết mới trở thành khả năng cố hữu. Những lời dạy bảo của vị huấn sư (dù ngài có minh triết và uyên thâm đến đâu) cũng chỉ là những khái niệm tri thức, nếu chưa được người môn sinh chứng nghiệm để trở nên một thành phần của cuộc sống y. Vì vậy, tôi chỉ có thể vạch con đường. Tôi chỉ có thể đưa ra những gợi ý tổng quát. Phần còn lại người môn sinh phải tự gặt hái qua tham thiền. [61]
Phát âm và Sử dụng Thánh ngữ trong Tham thiền Cá nhân.
Giờ đây tôi nói đến việc thực hành. Tôi nói cho người đang trên Đường Dự bị, là người chỉ hiểu được bằng trí những gì phải thành tựu. Y cần nhận thức được gần đúng vị trí của mình trên đường tiến hóa và những việc cần phải làm nếu y muốn một ngày nào đó bước qua được cửa Điểm đạo. Như thế, những gì tôi sắp nói sẽ hướng dẫn được hầu hết những người nghiên cứu các bức thư này……….Người hành thiền phải cố gắng tuân thủ các qui luật cần thiết. Sau đây là vài điểm sơ khởi:–
Hằng ngày, người chí nguyện nên tìm một chỗ yên tĩnh, nơi y khỏi bị quấy rầy, phiền rộn. Nên luôn luôn dùng cùng một nơi, vì ở đó y sẽ tạo nên một cái vỏ bao quanh, vừa để bảo vệ, vừa khiến cho sự giao tiếp cần có với cấp cao được dễ dàng hơn. Vật chất ở nơi ấy, vật chất của cái mà bạn gọi là môi trường chung quanh, sau đó sẽ trở nên hòa điệu với một mức rung động nhất định (là mức rung động cao nhất của chính hành giả, đạt được trong những buổi thiền liên tiếp) khiến cho mỗi lần nhập thiền y dễ bắt ngay vào điểm cao nhất, khỏi mất công làm lại từ đầu.
Hành giả nên ở trong vị thế sao cho có thể không còn ý thức về xác thân. Ở đây không thể đặt những qui luật cứng nhắc, vì chính xác thân phải được xem xét, – nó có thể bị vài trở ngại, như tê cứng hay thương tật. Mục tiêu nhắm tới là tư thế thoải mái với sự chú tâm và linh mẫn. Sự uể oải và buông thả không đưa hành giả đến đâu cả. Tư thế thích hợp nhất cho một người bình thường là ngồi xếp bằng tréo chân trên mặt phẳng, lưng dựa vào một vật gì để cho cột sống được thẳng. Trong giai đoạn thiền thâm sâu hay khi hành giả đã thành thạo và các luân xa đang được khai mở mau lẹ (có lẽ ngay cả luồng nội hỏa cũng đang rung động nhịp nhàng ở chót xương [62] sống) thì lưng phải được giữ thẳng đứng mà không dựa vào đâu cả. Đầu đừng ngửa ra sau để tránh căng thẳng, mà phải giữ cân bằng tức là cằm hơi hạ xuống một chút. Khi đã thực hiện các điều này, sự căng thẳng mà nhiều người bị mắc phải sẽ hết, và thể này sẽ được thoải mái. Nên nhắm mắt, hai bàn tay chắp lại trong lòng.
Sau đó, hành giả xem hơi thở của mình đã điều hòa, đều đặn và nhịp nhàng hay chưa. Nếu đã được, thì giữ cho toàn thân thoải mái, trí tuệ tích cực và xác thân mềm dịu, dễ ứng đáp.
Sau đó, hành giả hình dung ba hạ thể. Khi đã quyết định sẽ tham thiền ở luân xa đầu hay luân xa tim (tôi sẽ nói đến điểm này sau), y rút tâm thức ra khỏi ba thể và chú tâm vào một trong hai luân xa vừa kể. Khi thực hành điều này, hành giả hãy thận trọng nhận thức rằng y là một Người Con của Thượng Đế, đang trở về với Đấng Cha lành; rằng y chính là Thượng Đế, đang tìm kiếm tâm thức của Thượng Đế mà cũng là tâm thức của y; rằng y là một vị sáng tạo đang tìm cách sáng tạo; và nhận thức rằng y là trạng thái thấp của Sự Sống Thiêng liêng đang tìm cách chỉnh hợp với trạng thái cao. Sau đó, hành giả xướng lên Thánh ngữ ba lần. Lần đầu xướng lên nhẹ nhàng để ảnh hưởng thể trí. Kế đó xướng lớn hơn để ổn định thể tình cảm. Và lần cuối lớn hơn nữa để tác động vào thể xác. Hiệu quả đối với mỗi thể đều có ba phương diện. Nếu xướng Thánh ngữ đúng cách và trụ vững tâm thức trong luân xa hành giả đã chọn, thì hiệu quả sẽ như sau:
Ở các cấp Trí tuệ:
a. Tiếp xúc với luân xa đầu, khiến nó rung động; làm cho thể hạ trí yên lặng.
b. Nối kết được ít nhiều với Chân nhân, nhưng luôn luôn đến mức nào đó qua hạt nguyên tử trường tồn.
c. Loại ra những phần tử thô kệch và thu nạp những chất tinh anh hơn.
Ở các cấp Tình cảm:
a. Qua hạt nguyên tử trường tồn làm ổn định thể cảm dục, tiếp xúc với luân xa tim và khiến nó hoạt động. [61]
b. Thải ra những chất thô kệch, làm cho thể tình cảm hay cảm dục ngày càng trở nên không màu, nhờ đó mà phản chiếu được các ảnh hưởng cao một cách trung thực hơn.
c. Gây nên một đợt sóng xúc cảm từ các cấp nguyên tử của cõi tình cảm đến cõi trực giác, qua đường truyền bằng vật chất nguyên tử nối liền hai cõi này. Sóng ấy dâng lên cao và khai thông đường truyền.
Ở các cấp Hồng trần:
a. Ở đây, hiệu quả xảy ra cũng tương tự, nhưng hiệu quả đầu tiên là ở thể dĩ thái; nó kích thích sự lưu thông thần lực.
b. Nó vượt ra ngoài phạm vi của thể này và tạo nên lớp vỏ bảo vệ, và xua tan các yếu tố bất hòa trong môi trường chung quanh.

Ngày 22-6-1920.
Hòa âm của Thượng Đế và sự Tương Đồng.
Giờ đây chúng ta hãy nghiên cứu tiếp đến việc dùng Thánh ngữ trong nhóm và áp dụng Thánh ngữ cho những mục tiêu đặc biệt. Chúng ta đã bàn vắn tắc về cách sử dụng Thánh ngữ [64] của người mới học thiền, – hiệu quả của nó phần lớn là sự tinh luyện, ổn định và tập trung. Tất cả những gì có thể làm được cũng chỉ ở mức này thôi, nếu người môn sinh chưa đến trình độ được phép xướng lên một âm phụ của Chân nhân. Chúng ta sẽ thấy nốt của Chân nhân cũng có âm trình giống như nốt của Thượng Đế. Chúng ta có những gì? Chúng ta có một hòa âm bảy nốt gồm những điểm quan trọng trong giai đoạn phát triển của chúng ta là:
1. Nốt căn bản.
2. Nốt chánh thứ ba.
3. Thống âm hay nốt thứ năm.
4. Nốt chót thứ bảy.
Ở đây, có thể theo lối tương đồng để đưa ra một ngụ ý. Có sự liên kết chặt chẽ giữa nốt thứ năm (thống âm) và nguyên khí thứ năm là Manas hay Trí tuệ. Và trong thái dương hệ này (chứ không phải trong hệ I hay hệ III) có sự ứng đáp thú vị giữa cảnh giới thứ năm (cõi trí) với thống âm, và sự đáp ứng của cảnh giới thứ sáu (cõi cảm dục) với nốt chánh thứ ba. Về vấn đề này, xét trên vài phương diện thì thể cảm dục lại là thể thứ ba của tâm thức nếu tính xác thânthể sinh lực điện (thể của prana hay thể dĩ thái) là hai đơn vị. Tôi không thể nói thêm, vì tất cả đều hoán chuyển và xuyên thấu lẫn nhau, tôi chỉ đưa ra tài liệu để các bạn suy ngẫm.
Như trước tôi đã nói, trong nốt của Chân ngã các bạn cũng có diễn trình tương tự, vì trên cảnh giới của Chân nhân nó phản hưởng nốt của Thượng Đế. Vì thế, các bạn có nốt căn bản của thể xác, nốt thứ ba của thể cảm dục và nốt thứ năm của thể nguyên nhân. Khi hành giả đã làm chủ được âm khóa và đã tìm được âm phụ của chính mình thì bấy giờ y sẽ xướng lên Thánh ngữ một cách chính xác và đạt được mục tiêu mong muốn. Sự chỉnh hợp này sẽ hoàn hảo, các thể sẽ [65] tinh khiết, đường truyền thông suốt và nguồn linh cảm cao siêu sẽ tuôn xuống. Đó là mục tiêu của mọi cuộc tham thiền đích thực và có thể đạt được bằng việc sử dụng Thánh ngữ một cách đúng đắn. Trong khi chờ đợi, vì chưa có huấn sư và vì những khuyết điểm nơi môn sinh, tất cả những gì có thể làm hiện nay là đọc Thánh ngữ càng đúng càng tốt, và biết rằng với mục đích chân thành, chúng ta có thể tránh được nguy hiểm và có thể đạt được một số kết quả, như là sự bảo vệ, an định và hiệu chỉnh.
Sử dụng Thánh ngữ trong Nhóm.
Áp dụng trong hình thức tập thể, hiệu quả của Thánh ngữ được tăng cường, nếu nhóm được thành lập đúng đắn. Nếu trong nhóm có những yếu tố bất hảo thì hiệu quả sẽ bị trung hòa, và vô giá trị. Vì thế, muốn sử dụng Thánh ngữ một cách thỏa đáng, thì phải theo những điều kiện sau đây:–
a. Nhóm phải gồm những người thuộc cùng một cung, hoặc có cung bổ túc với nhau.
b. Thánh ngữ phải được xướng lên trong cùng một âm khóa, hoặc hòa âm một phần. Khi thực hiện được điều này, hiệu quả của sự rung động sẽ sâu rộng và sẽ xảy ra một số phản ứng.
Như thế, khi một nhóm được thành lập đúng cách, xướng lên Thánh ngữ đúng giọng điệu, thì sẽ có kết quả gì?
a. Một dòng thần lực mạnh mẽ được tạo ra, thấu đến vị đệ tử hay vị Chân sư phụ trách nhóm đó, khiến vị này có thể kết hợp nhóm với Đ.Đ.C.G., khai thông đường dẫn để truyền xuống các giáo huấn.
b. Tạo được một khoảng chân không phần nào tương ứng với khoảng chân không giữa Chân nhânPhàm nhân, nhưng ở đây là giữa nhóm và các Đấng ở nội giới. [66]
c. Nếu tất cả các điều kiện đều đúng đắn, thì kết quả gần như là sự liên kết nhóm Phàm nhân với nhóm Chân nhân liên hệ, là sự kích thích các thể nguyên nhân của họ, và liên kết ba nhóm – nhóm Phàm nhân, nhóm Chân nhân và Đ.Đ.C.G. – thành một tam giác để truyền thần lực.
d. Có hiệu quả rõ rệt vào các thể xác của nhóm phàm nhân; tăng cường sự rung động của các thể tình cảm, loại trừ những rung động đối nghịch và hòa tất cả trong cùng nhịp điệu cao hơn. Điều này đưa đến sự quân bình, kích thích hạ trí và đồng thời mở rộng kết hợp với thượng trí để đưa ảnh hưởng vào làm ổn định hạ trí, hay là trí cụ thể.
e. Hấp dẫn sự chú ý của các vị thiên thần giữ phần việc tạo các thể cho con người, khiến các vị ấy có thể làm phận sự một cách chính xác hơn, tạo được những sự tiếp xúc sẽ có chỗ dùng về sau.
f. Tạo nên một lớp vỏ bảo vệ quanh nhóm, dù chỉ tạm thời cũng giúp họ khỏi bị quấy nhiễu, khiến mỗi cá nhân trong nhóm đều có thể làm việc dễ dàng hơn, theo đúng định luật, giúp các Huấn sư nội môn tìm được con đường ít trở ngại nhất giữa các Ngài và những người muốn được các Ngài truyền dạy.
g. Trợ lực cho cuộc tiến hóa. Dù sự trợ giúp này có thể vô cùng bé nhỏ, nhưng mọi cố gắng nhằm giúp định luật phô diễn tự do, nhằm tác động vào vật chất bằng cách nào đó để thanh lọc vật chất nhiều hơn, nhằm kích thích sự rung động, tạo sự tiếp xúc dễ dàng giữa trạng thái cao và trạng thái thấp, đều là một lợi khí trong tay Đức Thượng Đế để đẩy nhanh cơ tiến hóa của Ngài. [67]
Tôi đã đề cập đến một số hiệu quả khi cả nhóm đồng xướng lên Thánh ngữ. Về sau, khi các bạn hiểu được các qui luật của tham thiền huyền môn và áp dụng thực nghiệm, chúng ta sẽ nghiên cứu các hiệu quả này. Khi nhân loại ngày càng có nhiều người mở nhãn thông (thấu thị), họ sẽ kiểm soát và phân loại các hiệu quả trên. Những dạng hình học do cá nhân và nhóm tạo nên khi xướng lên Thánh ngữ, sẽ được ghi nhận và lưu ý. Việc đưa cá nhân ra khỏi nhóm và cho họ nhập vào nhóm khác thích hợp hơn sẽ tùy sự cứu xét sáng suốt về các công việc mà họ đã làm. Về sau khi các cá nhân mở được tâm thức cao hơn, thì vị trưởng nhóm phải được chọn ra – không chỉ do vị ấy có những thành đạt tinh thần và khả năng trí thức cao mà do vị ấy còn có thể nhìn thấy được bằng nội nhãn, nhờ thế mà giúp đỡ các thành viên và cả nhóm thực hiện được những kế hoạch thích đáng và phát triển đúng đắn.
Những Nhóm có Mục tiêu Đặc biệt.
Sau này sẽ có những nhóm được thành lập cho các mục tiêu đặc biệt. Đó là điểm thứ ba cần bàn: việc sử dụng Thánh ngữ cho các mục tiêu có tính toán.
Tôi sẽ kể ra đây vài mục tiêu mà các nhóm sẽ nhắm tới, khi được thành lập để đạt được những kết quả nhất định bằng cách sử dụng Thánh ngữ và hành thiền huyền môn thực sự. Chưa đến lúc làm việc này nên không cần phải đi vào chi tiết, nhưng nếu mọi việc tiến triển như dự tính, thì các bạn cũng có thể thấy đôi điều được thực hiện ngay trong kiếp sống này.
a. Những nhóm có mục đích giúp thể cảm dục con người để phát triển, thu phục và thanh lọc nó.
b. Những nhóm có mục đích phát triển trí tuệ, tăng cường sự quân bình và tạo sự tiếp xúc với thượng trí.
c. Những nhóm trị bệnh thân xác. [68]
d. Những nhóm có mục đích giúp chỉnh hợp, khai thông đường truyền giữa Chân ngãphàm ngã.
e. Những nhóm chữa trị các trường hợp ám ảnh và các bệnh tâm thần.
f. Những nhóm có phận sự nghiên cứu sự phản ứng do việc đọc Thánh ngữ, ghi nhận và phân loại những dạng hình học được tạo nên, lưu ý hiệu quả của nhóm đối với các cá nhân trong nhóm, và lưu ý sức hấp dẫn của nó đã kêu gọi được những thực thể nào bên ngoài. Đây hẳn phải là những nhóm tiến hóa khá cao, có khả năng nghiên cứu bằng nhãn thông.
g. Những nhóm có công tác rõ rệt là giao tiếp với các thiên thần và hợp tác với giới này theo Thiên luật. Trong thời kỳ hoạt động của cung bảy, công việc này sẽ được dễ dàng hơn nhiều.
h. Những nhóm làm việc một cách rõ rệt và khoa họcnghiên cứu định luật của các cung, nghiên cứu màu sắc và âm thanh, sự tương quan giữa chúng và hiệu quả của chúng nơi cá nhân và tập thể. Đây nhất thiết là một nhóm chọn lọc và chỉ những người có trình độ tinh thần cao hay gần được Điểm đạo mới được phép gia nhập. Đừng quên rằng những nhóm ở cõi trần này chỉ là sự biểu hiện tất nhiên của những nhóm ở nội giới gồm những người chí nguyện, các môn sinh, các đệ tử và các điểm đạo đồ.
i. Những nhóm làm việc trực thuộc một vị Chân sư, tuân theo những phương thức nhất định mà Ngài đã vạch. Vì thế, nhân viên của các nhóm này phải do Ngài chọn.
j. Những nhóm hoạt động đặc biệt, thuộc một trong ba ngành lớn (ba cung chánh). Dưới sự hướng dẫn chuyên môn, họ tìm cách ảnh hưởng đến nhân loại về [69] mặt chính trị và tôn giáo, và đẩy nhanh diễn trình tiến hóa như đã được ngành của Đức Văn minh Đại đế điều hành. Một vài nhóm này sẽ hoạt động trong giáo hội, vài nhóm khác thì trong hội Tam điểm, còn những nhóm khác thì làm việc kết hợp với vị thủ lãnh điểm đạo đồ của những tổ chức lớn. Khi xem xét vấn đề này, các bạn nên nhớ rằng theo thời gian toàn thế giới ngày càng mở mang trí tuệ nhiều hơn, – vì thế, phạm vi hoạt động loại này ngày một tăng.
k. Các nhóm khác hoàn toàn lo làm công việc có thể gọi là chuẩn bị cho cộng đồng sinh hoạt tương lai.
l. Có những nhóm được gọi là nhóm hóa giải, được thành lập để giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh thuộc tôn giáo, chính trị, kinh tế và xã hội. Họ nghiên cứu những hiệu quả của tham thiền, của màu sắc và âm thanh.
m. Còn có những nhóm chuyên lo việc dưỡng dục trẻ em, việc rèn luyện của từng cá nhân, việc hướng dẫn những đạo sinh trên đường dự bị, và việc phát triển các khả năng cao.
n. Sau này, khi Đức Chưởng Giáo tức là Đức Christ giáng lâm cùng các vị Chân sư phụ tá Ngài, sẽ có vài nhóm rất nội môn được chọn từ tất cả các nhóm kia, trong đó các thành viên (do căn quả và trình độ cao) sẽ được huấn luyện tư cách đệ tử và được Điểm đạo lần thứ nhất. Sẽ có bảy nhóm như thế hay bảy trung tâm được thành lập cho cuộc Huấn luyện huyền môn đích thực….Chỉ những người nào có khả năng rung động thích hợp mới gia nhập các nhóm này.
Hôm nay xem xét bấy nhiêu đã đủ, còn điểm thứ tư chúng ta hãy để đến ngày mai.

[70] Ngày 23-6-1920.
Các bạn có lý khi nghĩ rằng những điều kiện hiện nay thật không đáng mong muốn. Trọn cả thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng – một cuộc khủng hoảng để tái tạo, dù đối với kẻ bàng quan nó có vẻ hủy diệt. Trong mọi phương diện, việc phá tan các hình thức cũ còn đang tiến hành và vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên, đã có đủ điều kiện để dựng lên cái giàn cho công trình xây dựng mới. Sự an tâm và bền bỉ gắn bó với bổn phận kế tiếp, khiến cho những việc bạn phải làm trở nên đơn giản.
Hôm nay, chúng ta bàn về hiệu quả của Thánh ngữ trên các luân xa khác nhau, trong mỗi thể, và sự hữu dụng của nó trong việc làm các hạ thể chỉnh hợp với thể nguyên nhân. Đây là điểm thứ tư của chúng ta. Hai điểm đầu có liên hệ chặt chẽ với nhau, vì Thánh ngữ (khi xướng lên đúng đắn) sẽ tác động lên những thể khác nhau qua trung gian của các luân xa, và các luân xa tương ứng trong thể cảm dục và thể trí. Một số hiệu quả như là loại bỏ vật chất không thích hợp và thu vào những chất mới, hiệu quả bảo vệ, làm ổn định và tinh luyện của Thánh ngữ, chúng ta đã có bàn qua ít nhiều. Bây giờ, chúng ta hãy tập trung chú ý vào các luân xa và hiệu quả ở đó khi xướng lên Thánh ngữ.
Bảy Luân xaThánh ngữ.
Như thường lệ, chúng ta hãy chia vấn đề thành nhiều mục. Đồ biểu có giá trị hệ thống hóa các hiểu biết. Nhờ thế thể trí được sắp xếp có thứ tự, và khi xem qua các bảng biểu chúng ta có thể nhớ lại dễ dàng.
1. Kể tên và bàn về các luân xa.
2. Sự tăng trưởng và phát triển các luân xa.
3. Hiệu quả của tham thiền vào các luân xa.
4. Mối tương quan giữa các luân xa trong việc chỉnh hợp. [71]
Trước hết, xin nói rằng phải giữ lại một số kiến thức được xem là phần kế tục tự nhiên và hệ quả của những điều tôi phải truyền đạt. Mối nguy hiểm quá lớn do việc phát triển các luân xa không đúng cách, khiến chúng tôi không dám đưa ra giáo huấn có đủ chi tiết. Chúng tôi tìm cách phát triển hàng ngũ những vị Chân sư Từ ái, những người phân phối nguồn bác ái vũ trụ. Chúng tôi không tìm cách gia tăng những vị bàng môn và những người có biệt tài tự phô trương một cách thô bạo, bằng cách gây thiệt hại cho những ai không thuộc nhóm họ. Một số sự kiện đã được truyền đạt và nay có thể được truyền đạt. Chúng giúp hành giả phát triển trực giác, và giúp nguồn hứng khởi cho kẻ tìm ánh sáng càng hăng hái cố gắng hơn. Một số sự kiện khác phải giữ lại vì chúng sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm trong tay kẻ bất lương. Vì thế, nếu các bạn thấy rằng dường như tôi chỉ truyền đạt những gì vừa đủ gợi sự quan tâm thôi, thì đó lại chính là mục tiêu của tôi vậy. Khi sự quan tâm của bạn và của mọi người chí nguyện đã đúng mức, thì không có gì cần giữ lại đối với các bạn cả.
1. Kể tên các luân xa.
Như các bạn biết, những luân xa trong thể hồng trần là: –
TT TÊN LUÂN XA TUTRU MÔ TẢ TUTRU GHI CHÚ
1 Luân xa chót xương sống
2 Luân xa nhật tùng.
3 Luân xa lá lách
4 Luân xa tim.
5 Luân xa cổ họng.
6 Luân xa tuyến tùng.
7 Luân xa tuyến yên.

Kể như vậy là đúng rồi, nhưng tôi chỉ các bạn một lối phân chia khác, dựa trên những sự kiện tôi đã nói trước đây, và về thái dương hệ. Bảy luân xa này có thể được kể là năm, nếu không tính đến luân xa lá lách, còn hai luân xa đầu thì xem như một. Năm luân xa được xác định như thế, có thể áp [72] dụng cho cuộc tiến hóa năm giai đoạn của chúng ta trong thái dương hệ thứ hai này.
Trong thái dương hệ thứ nhất, ba luân xa thấp đã được mở mang và hiện nay các huyền bí gia không còn dùng chúng nữa. Chúng là căn bản để phát triển tứ hạ thể, trước khi con thú thành người, còn hiện nay thì ta phải vượt lên chúng, và ngọn lửa thiêng phải được tập trung trong các luân xa khác cao hơn.
Luân xa Lá lách.
Luân xa thứ ba là lá lách, có công dụng đặc biệt, có phần tương ứng trong trạng thái thứ ba hay là phương diện hoạt động, và trong Cung ba hay Cung Hoạt động (Thích nghi). Nó là căn bản của mọi hoạt động chính yếu của tiểu vũ trụ (con người), những sự thích ứng thường xuyên của y với hoàn cảnh, với nhu cầu của chính mình và với đại vũ trụ. Nó kiểm soát những tiến trình chọn lọc trong con người, rút lực rung động và năng lượng của đại vũ trụ và biến đổi cho con người sử dụng. Có thể gọi nó là cơ quan chuyển hóa, và khi những chức năng của nó được hiểu biết đầy đủ hơn ta sẽ thấy rằng nó tạo sự liên kết từ lực giữa con người suy tưởng, hữu thức, có ba trạng thái, và các hạ thể của mình, xem các hạ thể là phi-ngã và thấy chúng được sống động nhờ các thực thể phú linh. Vấn đề và mục đích là làm sao cho sinh lực tiếp xúc với các thực thể này.
Phần tương ứng với luân xa này trong thể cảm dục là cơ quan phân phối sinh lực cảm dục, và nó cũng tạo sự liên kết. Phần tương ứng trong thể trí có mục đích cũng gần giống vậy, chỉ có điều ở đây những hình tư tưởng được năng lượng ý chí làm sống động đang đi qua luân xa này. Vì thế, ngoài những chỉ dẫn tổng quát về luân xa này, tôi không muốn bàn thêm nữa. [73]
Ít người có khả năng kích thích luân xa này bằng Thánh ngữ, mà điều này cũng đừng nên làm. Nó sẽ phát triển bình thường nếu chính người chí nguyện tiến bộ toàn diện đúng như mong muốn: – nếu thể xác nhận được đầy đủ sinh lực mặt trời, nếu thể tình cảm được vận chuyển bằng những ước vọng cao thượng, mở ra đón nhận mãnh lực từ các cấp của thể nguyên nhântrực giác tuôn xuống, và nếu y có trí tuệ tập trung, sinh động, với ý chí mạnh mẽ, năng động. Bấy giờ, luân xa lá lách với những phần tương ứng nội tại sẽ phát triển và ở trong tình trạng lành mạnh.
Thế là chúng ta thôi bàn về luân xa này, và trong các thư sau không còn nói đến nó nữa.
Những Luân xa Chủ yếu.
Ba luân xa nền tảng, rất quan trọng đối với những người tiến hóa trung bình, đã phân cực trong thể tình cảm và có cuộc sống hình thường ở thế gian, là:
1. Luân xa chót xương sống.
2. Luân xa nhật tùng.
3. Luân xa tim.
Ba luân xa chính yếu đối với người đến gần Con đường Dự bị, đối với người đang hướng đến cuộc sống vị tha và đã khảo xét những hấp dẫn của tam giới, là:
1. Luân xa chót xương sống.
2. Luân xa tim.
3. Luân xa cổ họng.
Bấy giờ luân xa nhật tùng của y được để cho hoạt động bình thường, sau khi đã đạt mục đích làm một trung tâm hội tụ tình cảm. Hoạt động của lửa thiêng ngày càng gom vào luân xa cổ họng. [74]
Ba luân xa chính đối với người đang đi trên đường Đạo (gồm hai giai đoạn) là:–
1. Luân xa tim.
2. Luân xa cổ họng.
3. Luân xa đầu.
Hoạt động thiêng liêng đã phát triển luân xa nhật tùng, đang kiểm soát tất cả các luân xa dưới nhật tùng, và trong diễn tiến tuần tự vượt lên cho đến mức hội tụ và làm linh hoạt các luân xa ở đầu.
Trước đây, chúng ta đã chia cuộc sống con người làm năm giai đoạn chính, mô tả sự phát triển của y trong mỗi giai đoạn. Nếu thận trọng chỉ xét tổng quát, chúng ta có thể áp dụng năm giai đoạn đó vào năm luân xa.
Giai đoạn I – Trong giai đoạn này luân xa chót xương sống linh hoạt nhất, nhưng chỉ thuần là xoay tròn trong không gian ba chiều, chứ không phải bốn chiều. Ngọn lửa bên trong được gom vào việc làm sinh động những cơ quan sinh sản và gom vào cuộc sống chức năng thân xác của phàm nhân.
Giai đoạn II – Trong giai đoạn này luân xa nhật tùng là mục tiêu hội tụ của lửaluân xa tương ứng của nó trong thể tình cảm cũng rung động đồng bộ. Cả hai luân xa đều cùng rung động, dù còn ở mức chậm chạp. Các luân xa khác đã sống động, có thể thấy chúng rung động, nhưng không có chuyển động xoay tròn.
Giai đoạn III – Bây giờ ngọn lửa thiêng lên đến luân xa tim, và cả ba luân xa đều xoay trong sự hòa hợp, nhịp nhàng và trật tự. Có thể nói là khi thức động một luân xa nào cũng khiến mãnh lực tuôn vào các luân xa khác, và tôi có thể nói thêm rằng trong luân xa đầu có bảy trung tâm (ba chính và bốn phụ) và mỗi trung tâm tương ứng trực tiếp với một luân xa trong cơ thể. Chúng là tổng hợp, và khi ta kích thích luân xa tương ứng của chúng, thì chúng cũng nhận được năng lực xoay tròn tương ứng. [75]
Giai đoạn IV – Đánh dấu sự kích thích rõ rệt luân xa cổ họng. Toàn bộ hoạt động sáng tạo của ba trạng thái phàm nhânxác thân, tình cảm và trí tuệ – đều hướng thượng trong phụng sự. Về mặt huyền bí cuộc sống y bắt đầu phát ra âm thanh, và trở nên phong phú và hữu ích về mặt huyền môn. Y biểu hiện mạnh mẽ và âm thanh của y phát ra trước y. Đây là lời phát biểu huyền môn thực tế mà người có nội nhãn thông thấy rõ như thế. Các luân xa ngày càng điều hợp với nhau rõ rệt, ngày càng xoay nhanh hơn và hình dạng của chúng cũng thay đổi, nở lớn, chuyển động xoay theo bề đo thứ tư, tức là tự quay vào bên trong của chính nó. Bấy giờ, các luân xa này là những hạt nhân ánh sáng chói rạng và bốn trung tâm phụ tương ứng ở đầu cũng sinh động như vậy.
Giai đoạn V – Đánh dấu mức tiến của lửa thiêng đến các trung tâm ở đầu, và chúng được hoàn toàn thức động.
Trước khi điểm đạo, tất cả các luân xa sẽ xoay tròn trong trật tự không gian bốn chiều, nhưng sau khi điểm đạo chúng trở thành những bánh xe rực lửa, và nếu xem bằng nhãn thông ta sẽ thấy chúng tốt đẹp lạ lùng. Bấy giờ, luồng Hỏa hậu (Kundalini) được đánh thức và tiến lên theo những vòng xoắn cần thiết. Vào cuộc điểm đạo thứ hai, các luân xa của thể cảm dục cũng được thức động tương tự. Trong cuộc điểm đạo thứ ba, các luân xa của thể trí mới được chạm đến. Bấy giờ vị điểm đạo đồ có thể diện kiến Đức Huyền môn Đại đế, Đấng Điểm đạo Duy nhất.
Người môn sinh cần luôn ghi nhớ rằng ở đây tôi chỉ nói tổng quát thôi. Sự phát triển của tiểu vũ trụ cũng phức tạp như sự phát triển của đại vũ trụ. Sự thức động các luân xa theo thứ tự nào đó là tùy những yếu tố như:
1. Cung của Tinh thần hay Chân thần.
2. Cung của Chân nhân, Chân ngã, Đức Chúa Con, hay là cung phụ của Chân thần. [76]
3. Giống dân và quốc tịch.
4. Loại công việc đặc biệt mà hành giả cần phải làm.
5. Cố gắng áp dụng của hành giả.


Các luân xa cơ bản của người bình thường.

Các luân xa cơ bản của người đã tiến hóa.

Các luân xa cơ bản của người trên Đường Đạo.

Vì thế, các bạn có thể thấy rằng thật là vô ích nếu đặt ra những qui luật để phát triển các luân xa và đưa ra những phương pháp để luân chuyển ngọn lửa, mà chưa đến lúc có những huấn sư lão luyện với kiến thức chuyên môn và khả năng nhãn thông đảm nhận công việc đó ở cõi trần. Người chí nguyện đừng nên có ý muốn tập trung tư tưởng vào bất kỳ một luân xa nào. Vì làm thế tức là tạo nguy cơ, khiến luân xa đó [77] bị kích thích quá độ hay suy yếu đi. Cũng đừng nên cố gắng quay ngọn lửa vào một điểm đặc biệt nào. Sự vận dụng dốt nát sẽ gây nên điên cuồng và bệnh hoạn. Nếu người môn sinh chỉ tìm cách phát triển tinh thần; nếu y chỉ nhằm mục đích thành thực và lòng từ ái vị tha; nếu y an tâm áp dụng, tập trung vào việc chế ngự tình cảm, mở mang thể trí và vun bồi thói quen suy tư trừu tượng, thì những kết quả mong muốn nơi các luân xa sẽ đạt được đúng mức nhu cầu mà không gây nguy hiểm.
Khi các tam giác này trở thành những con đường của ngọn lửa tam phân phát xuất từ luân xa chót xương sống, khi sự tương giao giữa chúng đã hoàn hảo và ngọn lửa tiến lên đúng cách theo con đường từ luân xa này đến luân xa khác và khi điều này được thành tựu theo thứ tự cần có do cung nguyên thủy của môn sinh, thì bấy giờ công việc hoàn tất. Con người năm trạng thái đã đạt được sự hoàn thiện trong đại chu kỳ này và đã đến mục tiêu.
(Nên nhớ rằng trật tự này cũng phải đạt được trong các trung tâm ở đầu).
Ngày mai, chúng ta sẽ nghiên cứu các luân xa một cách cụ thể hơn và sẽ mô tả chúng một phần nào. Tôi sẽ chỉ rõ hiệu quả trong cuộc sống khi thức động các luân xa đó.
Ngày 25-6-1920.
2. Sự Phát triển và Khai mở các Luân xa.
Giờ đây chúng ta kể lại các luân xa và lần này xem xét các luân xa tương ứng ở cấp cao hơn, lưu ý đến màu sắc và số cánh của mỗi luân xa.
1. Luân xa chót xương sống. Có bốn cánh, xếp theo hình chữ thập, tỏa ánh lửa màu vàng cam. [78]
2. Luân xa nhật tùng. Có mười cánh, màu hồng pha màu xanh lục.
3. Luân xa tim. Có mười hai cánh, màu vàng chói.
4. Luân xa cổ họng. Có mười sáu cánh, màu xanh óng ánh bạc, nhưng màu xanh là chủ yếu.
5. Các luân xa ở đầu. Gồm hai phần:–
a. Luân xa giữa hai chân mày. Có chín mươi sáu cánh, một nửa hoa sen này màu hồng và vàng, nửa kia màu xanh và đỏ tía.
b. Luân xa đỉnh đầu. Có mười hai cánh chính màu trắng và vàng ánh, và 960 cánh phụ xếp chung quanh mười hai cánh trung tâm. Như vậy, cả hai luân xa ở đầu có tất cả 1.068 cánh, hay là 356 bộ ba. Tất cả những con số này đều có ý nghĩa huyền bí.
Sự miêu tả này được trích từ sách “Đời sống Nội tâm,” áp dụng cho các luân xa thể dĩ thái. Chúng biểu lộ ở cõi trần các xoáy năng lực tình cảm tương ứng, với sinh lực tình cảm tác động xuyên qua. Chúng có các luân xa tương ứng trong thể trí, mà như trước tôi đã nói, khi thức động, phát triển và khai mở chúng, hành giả sẽ đạt mức sinh động chung cuộc và được giải thoát.
Mối liên kết giữa các luân xa, thể nguyên nhân và sự tham thiền ẩn trong ngụ ý sau đây: Chính nhờ sức quay nhanh và tương tác giữa các luân xa cùng mãnh lực của chúng (được tăng cường qua tham thiền huyền môn có qui củ) ta thực hiện được việc phá vỡ thể nguyên nhân. Khi nội hỏa luân chuyển [79] qua từng luân xa và khi luồng hỏa hậu theo đường xoắn đi lên chính xác theo dạng hình học, từ vùng xoáy này đến vùng xoáy khác thì sức tăng cường sẽ tương tác theo ba chiều hướng.
a. Nó hội tụ ánh sáng hay tâm thức của Chân ngã vào ba hạ thể, đưa tâm thức này xuống để biểu lộ đầy đủ hơn và mở rộng tiếp xúc trong cả tam giới.
b. Đưa lửa từ Tam nguyên Tinh thần tuôn xuống ngày càng nhiều để giúp thể nguyên nhân, giống như Chân nhân giúp ba hạ thể.
c. Thúc đẩy sự hợp nhất giữa Chân ngãPhàm ngã và thu hút sự sống của chính Chân thần. Khi việc này được thực hiện, khi mỗi kiếp sống kế tiếp lại thấy có sự tăng cường sinh lực trong các luân xa, và khi luồng hỏa hậu (với năng lực thất phân) chạm đến từng luân xa, thì thậm chí bấy giờ thể nguyên nhân cũng vẫn chưa tỏ ra thích hợp cho nguồn sống từ trên tuôn xuống. Có thể nói là hai ngọn lửa gặp nhau, và rốt cuộc thể nguyên nhân tan biến. Đền Solomon bị lửa thiêu rụi. Những nguyên tử trường tồn đều bị hủy diệt, và tất cả đều được tái hấp thu vào trong Tam nguyên tinh thần. Tinh hoa của Phàm ngã, những khả năng đã được phát triển, những kiến thức đã đạt được và ký ức về tất cả những việc đã xảy ra đều trở nên thành phần trang bị cho Tinh thần và rốt cuộc nhập vào Tinh thần hay Chân thần ở cảnh giới của nó.
Sau đây là những điều mà tôi chưa có thể đưa ra nhiều chi tiết hơn, vì làm thế là đặt các bạn trước những nguy cơ quá lớn.
1. Phương pháp khơi dậy luồng Lửa thiêng.
2. Thứ tự các bước tiến của nó.
3. Khi đi lên nó phải theo những dạng hình học nào.
4. Thứ tự phát triển các luân xa tùy theo cung của Chân thần. Thật quá nhiều điều phức tạp.
[80] Cho nên càng nghiên cứu các bạn lại thấy vấn đề càng sâu xa, khó hiểu hơn. Nó phức tạp vì sự phát triển của các cung, do vị trí của môn sinh trên thang tiến hóa, do sự đánh thức các luân xa không đồng đều, vì cuộc sống mỗi kiếp mỗi khác. Vấn đề càng rắc rối hơn vì các luân xa đều có ba trạng tháidĩ thái, tình cảm và trí tuệ – vì thực tế là một vài người có luân xa nào đó trong thể cảm dục đã hoàn toàn thức động và biểu lộ qua thể dĩ thái, trong khi những luân xa đối ứng trong thể trí có thể còn ngủ yên. Một số người khác có thể có luân xa trong thể trí đã thức động, luân xa của thể tình cảm thì kém sống động hơn, còn luân xa dĩ thái lại yên lặng. Vì thế, các bạn thấy rõ rằng nhu cầu về các huấn sư có nhãn thông hữu thức thật thiết yếu đến mức nào. Các vị ấy có thể giúp đỡ môn sinh một cách đúng đắn, có thể dùng kiến thức và phương pháp khoa học để kích thích những luân xa còn ngủ yên và chậm chạp, chỉnh hợp chúng, sao cho dòng năng lực có thể qua lại tự do giữa những luân xa bên ngoài và bên trong. Về sau, vị huấn sư có thể huấn luyện người môn sinh về cách an toàn để đánh thức luồng nội hỏa, để bồi dưỡng và chuyển di nó một cách khoa học. Ngài cũng dạy y biết cách cho nó cuốn xoáy đi lên theo thứ tự cần thiết trên đường của các tam giác cho đến các luân xa ở đầu. Khi Kundalini đã đi qua các đường hình học này, thì hành giả trở nên hoàn thiện, phàm ngã đã làm tròn phận sự, và mục tiêu đã đạt. Vì vậy, sở dĩ số cánh của tất cả các luân xa đều là những bội số của 4, vì 4 là con số của phàm ngã, của tứ hạ thể. Nếu không kể luân xa lá lách (vì nó có mục đích riêng biệt) và ba cơ quan sinh sản ở dưới, thì tổng số cánh của các luân xa là 1.110, tổng số này có nghĩa là sự hoàn thiện của tiểu vũ trụ, – 10 là con số của Phàm nhân hoàn hảo, 100 là con số của Chân ngã trọn [81] lành và 1.000 là con số của Tinh thần thành đạt. Khi mỗi cánh đều rung động trong tất cả các bề đo, thì đó là lúc đạt được mục đích của đại kiếp này. Tiểu liên hoa đã nở trọn vẹn và phản ánh được đại liên hoa một cách chính xác.
Ngày 26-6-1920.
Hiệu quả của tham thiền huyền môn đối với các luân xa.
Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu hiệu quả của tham thiền huyền môn trên các luân xa và sự thức động các luân xa do hiệu quả đó, để ấn định một lối thiền luôn luôn mở đầu bằng việc sử dụng Thánh ngữ, xướng lên đúng qui tắc.
Chúng ta cũng nói đến tham thiền dưới sự hướng dẫn của một vị huấn sư. Nhờ đó mà hành giả sẽ tham thiền đúng đắn hoặc gần đúng với lời hướng dẫn. Thế nên hôm nay chúng ta xem xét yếu tố thời gian liên quan đến các luân xa, vì việc thực hành nhất thiết phải chậm rãi và tuần tự. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh rằng bao giờ các bạn cũng cần phải nhớ là trong các công phu thực sự huyền môn thì hiệu quả mong đợi chỉ đạt được một cách rất chậm chạp. Nếu trong một kiếp sống nào đó chừng như hành giả đạt được những bước tiến ngoạn mục thì chẳng qua là y đang phô bày những gì đạt được từ trước (sự biểu lộ những khả năng bẩm sinh đã đạt được từ tiền kiếp) và đang chuẩn bị cho một giai đoạn cố gắng mới một cách chậm chạp, chuyên cần và thận trọng. Trong kiếp này, y ôn lại những tiến trình đã đạt được trong quá khứ, nhờ thế mà đặt nền tảng cho nỗ lực mới. Nỗ lực chậm chạp và khó nhọc này (vốn là phương pháp tiến hóa nhất quán của vạn vật) chung qui chỉ là ảo tưởng về thời gian và do sự thực là hiện nay tâm thức của đa số nhân loại đang phân cực trong các hạ thể, chứ không ở thể nguyên nhân. Những trạng thái tâm thức nối tiếp nhau có vẻ chậm chạp, và nhờ diễn tiến chậm rãi đó mà Chân nhân mới có cơ hội đồng hóa được [82] thành quả của các giai đoạn này. Phải cần thời gian lâu dài mới tạo được một sự rung động bền vững, và cũng cần thời gian lâu như vậy để phá vỡ nó, và áp dụng một nhịp điệu rung động khác cao hơn. Sự tăng trưởng là một thời kỳ lâu dài xây dựng để rồi phá hủy, kiến tạo để rồi sau đó giải tán, phát triển một số tiến trình có tiết điệu để rồi về sau lại tiêu hủy chúng, buộc nhịp điệu cũ phải nhường chỗ cho cái mới. Khi Chân nhân hoạt động trong tâm thức thấp để tìm cách thay đổi những gì mà Phàm nhân đã kiến tạo trong hàng ngàn kiếp, thì khó mà thay đổi ngay được bao nhiêu. Việc chuyển sự phân cực từ thể tình cảm sang thể trí, sau đó đến thể nguyên nhân, để rồi tiến đến Tam nguyên Tinh thần thì quả là một giai đoạn cực kỳ khó khăn, một sự xung đột dữ dội cả ở nội tâm và với ngoại cảnh, sự đau khổ mãnh liệt và bề ngoài có vẻ tối tăm, đổ vỡ – đó là những đặc điểm trong cuộc đời của người chí nguyện hay người đệ tử. Điều gì gây ra trình trạng này và tại sao như vậy? Những lý do sau đây có thể cho thấy rõ tại sao việc dấn bước trên Đường Đạo lại nhọc nhằn đến thế, và tại sao cuộc leo thang tiến hóa (khi hành giả lên gần những nấc cao) lại trở nên ngày càng phức tạp và khó khăn.
1. Mỗi thể phải được áp dụng phương thức và giới luật riêng, để tinh luyện.
2. Mỗi thể phải được điều chỉnh lại và chỉnh hợp.
3. Mỗi thể phải được phân cực lại.
4. Mỗi thể phải thực sự được tái tạo.
5. Trong mỗi cảnh giới, ba cõi phụ cao phải được chế ngự tuần tự (vì cuộc sống của người chí nguyện bắt đầu từ cõi phụ thứ tư).
6. Mỗi luân xa phải được đánh thức một cách khoa học, thận trọng và tuần tự; nó phải được tăng cường vận tốc quay, bức xạ của nó phải được tích điện (xin tạm mượn từ này để dùng cho các luân xa) và mãnh lực của nó phải biểu lộ trong bề đo cao hơn. [83]
7. Mỗi luân xa trong thể dĩ thái phải được liên kết bằng từ lực, phải chỉnh hợp hoàn toàn với những luân xa tương ứng trong thể tình cảm và trong thể trí, nhờ đó mà dòng mãnh lực không bị trở ngại.
8. Bấy giờ mỗi luân xa phải được đánh thức một lần nữa bằng luồng Lửa thiêng, cho đến khi bức xạ, vận tốc và màu sắc của nó phù hợp với âm điệu của Chân nhân. Đây là một phần việc trong cuộc Điểm đạo.
Mỗi sự biến đổi này xảy ra tuần tự, ứng với cùng một định luật quản trị toàn cuộc phát triển theo chu kỳ của đại vũ trụ:
1. Đầu tiên là sự va chạm của hai nhịp điệu cũ và mới.
2. Kế đến là giai đoạn cái mới dần dần chế ngự, xóa bỏ cái cũ, và củng cố sự rung động mới.
3. Cuối cùng, là sự chuyển tiếp và tắt dần để tái diễn một tiến trình mới.
Đó là công việc thực hiện trong các thể và ở các luân xa, qua tham thiền và bằng cách sử dụng Thánh ngữ. Thánh ngữ giúp điều chỉnh vật chất trong các thể, làm sinh động vật chất nhờ lửa, và giúp người chí nguyện có thể làm việc theo đúng định luật. Khai mở các luân xa là một tiến trình tuần tự, song hành với việc tinh luyện các thể và phát triển tâm thức thể nguyên nhân một cách chậm rãi.
Nhận xét tổng kết.
Để kết luận phần sử dụng Thánh ngữ trong tham thiền, tôi muốn nêu lên vài điểm, dù cũng chỉ là nói tổng quát thôi. Tôi hoàn toàn biết rằng vấn đề này làm các bạn khó hiểu. [84] Lý do là vì phải nói thật ít để giữ an toàn cho các bạn. Cách dùng Thánh ngữ thật đúng là một trong những bí mật của điểm đạo, nên không thể tiết lộ. Phần nhỏ được chỉ dạy này cũng không có giá trị bao nhiêu với người môn sinh, nếu y không cố gắng thí nghiệm một cách khôn ngoan, và cuộc thí nghiệm phải có sự hướng dẫn của người đã biết. Dù vậy, tôi cũng sẽ chỉ dẫn một vài điều, nếu khéo suy ngẫm bạn có thể được soi sáng.
Khi tham thiền ở luân xa tim, hãy hình dung nó là một búp sen màu vàng ánh. Khi Thánh ngữ được xướng lên, hãy hình dung hoa sen này từ từ nở ra, cho đến khi thấy được tâm hoa là một vùng xoáy điện quang tỏa sáng, màu xanh nhiều hơn vàng. Hãy tưởng tượng ở đó hình ảnh của Chân sư bằng vật chất của thể dĩ thái, thể tình cảm, và thể trí. Làm thế tức là cần phải càng lúc càng thu tâm thức vào trong. Khi hình ảnh này đã được tạo đầy đủ thì nhẹ nhàng đọc Thánh ngữ lần nữa, và dùng nỗ lực ý chí thu tâm thức vào sâu hơn và liên kết với luân xa 12 cánh ở đầu, luân xa này thuộc tâm thức của thể nguyên nhân. Làm tất cả các điều này thật chậm rãi, từ từ, giữ thái độ hoàn toàn bình thản và an tĩnh. Hai luân xa 12 cánh này có liên hệ trực tiếp với tham thiền huyền môn, và tác động của luồng hỏa hậu về sau sẽ cho biết ý nghĩa đó. Sự hình dung này đưa đến sự tổng hợp, phát triển và mở rộng thể nguyên nhân, và cuối cùng giúp hành giả đến trước Chân sư.
Luân xa nhật tùng là cơ sở của tình cảm, không nên tập trung tư tưởng vào đó khi tham thiền. Nó là căn bản để chữa bệnh cho thể xác, và sau này chúng ta sẽ hiểu nó đầy đủ hơn. Nó là một trung tâm hoạt động – về sau, hoạt động này phải thuộc về trực giác. Luân xa cổ họng bắt đầu chói sáng, khi sự phân cực được chuyển từ nguyên tử trường tồn hồng trần đến nguyên tử trường tồn thượng trí, như đã bàn đến trước đây. [85] Nguyên tử trường tồn thượng trí trở thành trung tâm thuần lý trí hay là trung tâm tư tưởng trừu tượng. Rồi trong cuộc phát triển tâm thức, sẽ đến lúc mà mãnh lực tình cảm (đang chi phối biết bao nhiêu người) bị vượt lên và thay thế bằng mãnh lực của thượng trí. Nó thường đánh dấu bằng một giai đoạn mà con người sống thuần lý trí và không còn bị tình cảm chi phối nữa. Điều này có thể biểu lộ bằng sự nghiêm khắc của trí tuệ trong đời sống cá nhân ở cõi trần. Về sau nguyên tử trường tồn thể tình cảm được thay thế bằng nguyên tử trường tồn bồđề. Trực giác thuần khiết và sự thông hiểu toàn vẹn qua tình thươngquyền năng chủ động, có thêm khả năng phán đoán của lý trí. Bấy giờ luân xa nhật tùng được nổi bật nhờ sự linh hoạt rõ rệt của màu lục, vì thể cảm dục là tác nhân tích cực của thể cao hơn, và chỉ tỏa ra một ít màu hồng của dục vọng phàm nhân.
Khi mãnh lực xoay tròn xuyên qua vùng xoáy (sự xoay tròn này hình thành các cánh hoa sen) ta sẽ thấy một số cánh nổi bật rõ rệt, và mỗi luân xa phô bày một loại thập tự đặc biệt, chỉ trừ hai luân xa ở đầu, vì đó là những luân xa tổng hợp của các thập tự thấp hơn. Ta có thập tự bốn cánh của Thượng Đế ngôi ba ở luân xa chót xương sống, và thập tự của Huyền giai thứ tư (là nhân loại) ở luân xa tim.
Khi Thánh ngữ được một người chí nguyện trung bình xướng lên, nó mang mãnh lực xuyên qua các luân xa bên trong ra đến các luân xa dĩ thái, và gây nên một sự kích thích rõ rệt các cánh của mỗi luân xa. Nếu hoa sen chỉ được khai mở một phần, thì chỉ có một số cánh được kích thích. Sự kích thích này tạo nên một sự rung động (đặc biệt là trong luân xa mà hành gia đang tham thiền, ở đầu hay ở tim) gây tác động phản xạ trong cột sống, xuống tận luân xa chót xương sống. Chính việc này không đủ sức khơi dậy luồng lửa, mà chỉ khi nào làm đúng thể thức, đúng âm khóa và theo đúng một số qui luật nhất định mới thực hiện được. [86]
Khi tham thiền ở luân xa tim, theo đúng những định luật huyền môn và xướng Thánh ngữ chính xác, thì mãnh lực từ các cấp trực giác tuôn xuống xuyên qua các luân xa của thể tình cảm. Khi tham thiền ở luân xa đầu, thì mãnh lực tuôn xuống qua các luân xa của hạ trí từ các cấp độ trừu tượng của thượng trí, về sau thì từ cõi niết-bàn. Một mặt ta được trực giác tinh thần, còn mặt khác ta được tâm thức của Chân ngã.
người tiến hóa cao, hai luân xa chính (đầu và tim) được liên kết thành một khí cụ tổng hợp, và luân xa cổ họng cũng rung động đồng nhịp. Bấy giờ ý chíbác ái hòa hợp trong phụng sự, và hoạt động của phàm ngã chuyển thành hoạt động cho lý tưởng và vị tha. Khi đạt đến trình độ này, hành giả đã sẵn sàng để đánh thức luồng nội hỏa. Các thể của y đã được tinh luyện, đủ sức chịu đựng áp lực của dòng thần lực tuôn tràn. Chúng không còn những yếu tố nào gây nguy hại do diễn tiến của luồng hỏa. Các luân xa trong chúng được tăng cường rung động cao đến mức đủ sức tiếp nhận sự kích thích mới. Khi điều này được thực hiện thì đã đến lúc người đệ tử được điểm đạo, người phụng sự nhân loại tương lai sẽ đứng trước Đấng Chủ tể, với dục vọng đã được tinh luyện, với trí tuệ hiến dâng, và xác thântôi tớ chứ không còn là chủ của y nữa.
Hôm nay chấm dứt bức thư này. Đến mai, chúng ta sẽ bàn đến những nguy hiểm đối với người hành thiền. Tôi sẽ chỉ cho y biết phải đề phòng những gì, và những bước nào y phải tiến hành thận trọng.

[87] BỨC THƯ V
NHỮNG NGUY HIỂM CẦN TRÁNH TRONG THAM THIỀN.
1. Những nguy hiểm cố hữu nơi Phàm ngã.
2. Những nguy hiểm phát sinh do Nghiệp quả.
3. Những nguy hiểm do các mãnh lực tinh vi gây ra.
[88]
Ngày 22-7-1920.
Phải giữ lại một số Giáo huấn.
Đến đây, sự hiểu biết của chúng ta đã được đặt căn bản. Sự hiểu biết này khiến người môn sinh khôn ngoan có ý muốn tuân thủ những qui luật cần thiết, làm đúng theo những điều kiện được ấn định, và biến những quan niệm tri thức y đã hiểu thành những kinh nghiệm thực tế trong đời sống hằng ngày. Ý muốn này thật là chính đáng và khôn ngoan, và là mục tiêu của tất cả những gì đã được truyền thụ. Nhưng đến đây phải sáng suốt đưa ra lời khuyến cáo, để chỉ rõ một số nguy hiểm có thể xảy ra, để người môn sinh tự đề cao cảnh giác, tránh sự hăng say thái quá, có thể đưa y theo những con đường gây trở ngại cho sự phát triển, hoặc có thể tạo nên những loại rung động mà cuối cùng phải được làm cân bằng. Điều này khiến công việc của y bị chậm trễ, phải làm lại, mà nếu nhận thức được kịp thời thì có thể ngăn ngừa.
Có ba lý do khiến không thể nói ra hay viết ra một số điều giáo huấn cho các môn sinh:–
1. Một số giáo huấn luôn luôn được khẩu truyền, vì chúng kêu gọi đến trực giác chứ không phải để cho hạ trí suy ngẫm hay lý luận. Những lời dạy đó cũng có những yếu tố nguy hiểm nếu truyền cho kẻ chưa chuẩn bị sẵn sàng.
Một số giáo huấn thuộc về những bí mật của Đường Đạo, và chính yếu là áp dụng cho những nhóm mà người môn sinh gia nhập. Các giáo huấn ấy chỉ có thể dạy chung cho các môn sinh khi họ đều ở ngoài thể xác. Đó là những lời dạy về thể nguyên nhân của nhóm, về một số bí mật của các cung, và cách kêu gọi sự trợ giúp của những thiên thần cấp cao để mang [89] lại những kết quả mong muốn. Những mối nguy hiểm kèm theo giáo huấn đó quá lớn nên không thể phổ biến cho công chúng được. Những hiệu quả huyền bí của lời nói và của chữ viết đều khác nhau và rất thú vị. Ngày nào chưa có một Huấn sư minh triết mang xác phàm ở giữa các bạn, ngày nào Ngài chưa có thể qui tụ các môn sinh quanh Ngài để dùng hào quang của Ngài mà bảo vệ và kích thích họ, và ngày nào mà thế giới chưa đủ điều kiện vượt qua được hiện tình lo âu căng thẳng để đến một giai đoạn thái hòa, thì vẫn chưa có thể truyền dạy những phương thức, những cách thỉnh cầu và những câu chân ngôn có tính cách đặc biệt. Bấy giờ vẫn chưa có thể đánh thức các luân xa sớm hơn mức tiến hóa cần thiết, trừ một vài trường hợp cá nhân khi một số môn sinh (có lẽ họ chưa tự biết mình) đang trải qua những tiến trình xác định có tác dụng tăng cường nhịp độ rung động rất cao. Công việc này đang được thực hiện cho chỉ một ít người trong mỗi nước, dưới sự trông nom trực tiếp của một vị Chân sư, tập trung qua H.P.B.
Những chỉ dẫn cách thỉnh cầu các thiên thần qua tham thiền, vẫn chưa có thể trao cho cá nhân một cách an toàn dù đã có thí nghiệm mở đầu trong các nhóm, như trong nghi lễ của Hội Tam điểm và Giáo hội. Những phương thức để ý chí con người chế ngự những vị thần hạng thấp vẫn chưa được truyền dạy. Nhân loại vẫn chưa được giao phó cho quyền năng đó, vì đa số đều bị sự ham muốn ích kỷ thúc đẩy nên họ sẽ lạm dụng quyền năng đó vào những mục đích riêng tư. Các Huấn sư minh triết của nhân loại đều cho rằng – như có lẽ trước đây tôi đã nói – hiểu biết quá ít thì ít nguy hiểm hơn là hiểu biết quá nhiều, và nếu những nhà huyền bí học sơ cấp có quyền năng, có thể họ sẽ áp dụng sai lầm và gây chướng ngại nghiêm trọng cho nhân loại hơn là họ thiếu những hiểu biết đó nên không gây nghiệp quả. Những quyền năng đạt được trong tham thiền, những khả năng tạo được [90] do việc chỉnh đốn các hạ thể qua tham thiền, những năng khiếu khai mở được trong mỗi thể bằng những định thức tham thiền, sự điều dụng vật chất (là một trong những chức năng của nhà huyền bí học, là kết quả của những thể đã được chỉnh hợp nên ứng đáp hoàn toàn với các điều kiện của cảnh giới), và việc đạt được tâm thức của thể nguyên nhân – một tâm thức có khả năng bao gồm trong nó tất cả các ý thức cấp thấp hơn – những điều đó đều có tính cách quá nghiêm trọng, không thể xem thường. Còn việc huấn luyện con người theo các đường hướng đó thì chỉ những ai có thể được huấn sư tin cậy, Ngài mới khuyến khích thực hành. Được tin cậy theo nghĩa nào? Ngài tin y sẽ suy tư vì tập thể, chứ không vì riêng mình. Ngài tin rằng y dùng sự hiểu biết về các thể, về nghiệp quả của những người chung quanh có liên hệ với y chỉ nhằm giúp đỡ họ một cách khôn ngoan chứ không cho những mục tiêu ích kỷ. Và Ngài tin rằng y sẽ dùng những quyền năng huyền bí để thúc đẩy cuộc tiến hóa và phát triển trên tất cả mọi cảnh giới, cho các đề án mà ba vị Trưởng ngành đã hoạch định.
Tôi xin nói rõ thêm:–
Khi hành thiền điều hòa theo lời chỉ dạy đúng đắn, thì một trong những điều đạt được là tâm thức phàm ngã chuyển nhập vào tâm thức của Chân nhân. Điều này cũng kèm theo khả năng nhìn thấy từ mức độ của thể nguyên nhân, trực nhận được các sự thật trong cuộc sống kẻ khác, thấy trước được các biến cố và những việc sắp đến, và biết được giá trị tương đối của phàm nhân. Chỉ khi nào người môn sinh có thể im lặng, vô kỷ, và bền vững thì điều này mới có được. Ai đáp ứng được tất cả những đòi hỏi đó?
Tôi cố gắng truyền cho các bạn ý niệm tổng quát về những mối nguy hiểm trong việc phát triển quyền năng quá sớm qua tham thiền. Tôi muốn lên tiếng – không phải để làm bạn nản lòng – mà chỉ nhấn mạnh rằng người môn sinh phải có thể xác tinh khiết, thể cảm dục ổn định và thể trí thăng bằng, trước [91] khi được hiểu biết nhiều hơn. Chỉ khi tâm hồn mở ra cho trực giác và khép chặt đối với thú tính, thì y mới có thể tiến hành công việc một cách khôn ngoan. Chỉ khi tâm hồn rộng mở, cảm thông với tất cả chúng sinh, yêu thương tất cả mọi người mình gặp, hiểu biết và thiện cảm với những tạo vật của Thượng Đế, dù đó là vật đáng ghét nhất, bấy giờ công việc mới có thể tiến hành như mong muốn. Chỉ khi sự phát triển được đồng đều, chỉ khi trí tuệ (sự hiểu biết) không vượt quá xa trái tim (tình thương), và rung động của hạ trí mở ra cho thượng trí của Tinh thần, bấy giờ người môn sinh mới được tin cậy để đạt các quyền năng, mà nếu sử dụng sai lầm y sẽ gây tai họa cho chính mình và những người chung quanh. Chỉ khi người môn sinh không còn tạo ra những tư tưởng nào khác ngoài mục đích giúp đỡ thế gian, bấy giờ y mới được vị huấn sư sáng suốt tin cậy và chỉ cách điều dụng chất liệu của tư tưởng. Chỉ khi y không ham muốn điều gì khác hơn việc tìm biết những kế hoạch của Chân sư, rồi nhất định trợ giúp thực hiện các kế hoạch đó, bấy giờ y mới được tin cậy giao cho những phương thức chế ngự các thần linh bậc thấp. Những nguy hiểm thật quá to lớn và những rủi ro đe dọa người môn sinh bất cẩn nhiều đến đỗi, trước khi đi xa hơn, tôi muốn các bạn hãy lưu ý đề phòng.
Bây giờ chúng ta hãy kể ra một số nguy hiểm cần phải đề phòng khi hành thiền. Có nguy hiểm thuộc nguyên nhân này, có mối nguy thuộc nguyên nhân khác, và chúng ta sẽ phải trình bày thật chính xác.
1. Những nguy hiểm sẵn có trong Phàm ngã của môn sinh. Có thể phân thành ba nhóm:– Những nguy hiểm cho thể xác, những nguy hiểm cho thể tình cảm và những nguy hiểm cho thể trí.
2. Những nguy hiểm do nghiệp quả của môn sinh gây ra, và do hoàn cảnh của y. Nhóm này cũng có thể được chia thành ba loại: [92]
a. Nghiệp quả của kiếp sống hiện tại, “vòng hạn định” của cá nhân y, tượng trưng bằng cuộc sống hiện tại.
b. Sự di truyền và bản năng của quốc gia, ví dụ như y có loại thể xác người Tây phương hay Đông phương.
c. Những liên hệ của y với nhóm, dù là nhóm nội môn hay ngoại môn.
3. Những nguy hiểm do các mãnh lực tinh vi gây ra, mà vì không hiểu nên các bạn gọi là ma quỷ. Những nguy hiểm này gồm sự tấn công môn sinh do những sinh linh bên ngoài, trên một cảnh giới nào đó. Những sinh linh này có thể chỉ là người đã bỏ xác phàm. Đó cũng có thể là những dân cư của các cảnh giới khác nhân loại. Về sau khi môn sinh đã trở nên khá quan trọng, đủ gây chú ý, thì sự tấn công có thể là do những kẻ chỉ sử dụng thuần vật chất để cản trở công cuộc phát triển tinh thần, – những nhà hắc thuật, những anh em hắc đạo, hoặc những mãnh lực có vẻ hủy hoại khác. Nhìn theo khía cạnh thời gian và trong ba cõi thấp của chúng ta, thì sự việc đó có vẻ như vậy, chứ thực ra là do Đức Thái Dương Thượng Đế Ngài cũng đang tiến hóa, và (theo quan điểm của những Đấng vô cùng cao cả đang giúp Ngài phát triển) đó cũng do những khuyết điểm nhất thời của Ngài. Những khuyết điểm mà chúng ta gọi là của thiên nhiên, vốn là những bất toàn của Thượng Đế, và cuối cùng sẽ được khắc phục.
Thế là sáng nay tôi đã nói sơ lược về những đề tài mà tôi sẽ truyền đạt trong những ngày tới.

Ngày 24-7-1920.
Những mối nguy hiểm chực chờ người môn sinh hành thiền tùy thuộc vào nhiều yếu tố, và tôi không thể làm gì hơn là vắn tắt chỉ ra một số tình trạng hiểm nguy đe dọa, khuyến cáo để đề phòng một số tai họa có thể xảy ra, và cảnh giác người môn sinh hãy coi chừng những hậu quả có thể mang lại [93] do sự ráng sức không hợp lý, do sự nồng nhiệt thái quá, và do sự chuyên nhất có thể đưa đến phát triển mất quân bình. Nhất tâm thẳng đến mục đích là một đức tốt, nhưng đó nên là sự chuyên chú vào mục tiêu, mục đích, chứ không phải chỉ chuyên chú phát triển theo một đường lối độc nhất mà không áp dụng mọi phương pháp khác.
Những nguy hiểm trong tham thiền phần lớn là mối nguy của các tính tốt, với nhiều nỗi khó khăn trong đó; phần lớn là những nguy hiểm do người môn sinh có quan niệm trí thức tinh tế, vượt quá khả năng của các hạ thể, nhất là xác thân. Chí nguyện, chú tâm và cương quyết là những tính tốt cần thiết, nhưng nếu áp dụng thiếu phân biện, không phù hợp với trình độ tiến hóa thì những tính tốt ấy có thể đưa đến sự hủy hoại xác thân, làm đình hoãn tất cả sự tiến bộ trong một kiếp sống nào đó. Tôi trình bày có rõ không? Tôi chỉ muốn nói rằng người môn sinh huyền bí học tuyệt đối cần phải có lương tri mạnh mẽ là một trong những đức tính căn bản của y. Kèm theo đó là ý thức cân đối tỉ lệ quí hóa để đưa đến sự cảnh giác thích hợp và áp dụng gần đúng phương pháp cần thiết cho nhu cầu trước mắt. Vì thế, người hết lòng hành thiền huyền môn cần ghi nhớ những điều tóm lược sau đây:–
a. Bạn hãy tự biết mình.
b. Hãy tiến hành một cách chậm rãi và luôn cảnh giác.
c. Hãy nghiên cứu các hiệu quả.
d. Vun bồi sự nhận thức rằng cuộc sống vĩnh cửu thì vô cùng lâu dài và điều gì được xây dựng một cách chậm rãi thì còn mãi.
e. Hãy nhắm tới sự đều đặn.
f. Luôn luôn nhớ rằng những hiệu quả phát triển tinh thần đích thực phải thấy được trong cuộc sống phụng sự ngoài đời.
g. Cũng nên nhớ rằng những hiện tượng thần thông không phải là dấu hiệu cho thấy sự thành công của tham thiền. Thế gian sẽ thấy những hiệu quả của [94] tham thiền và là quan toà sáng suốt hơn chính người môn sinh. Trên hết, Chân sư sẽ biết, vì Ngài thấy rõ những kết quả nơi thể nguyên nhân của môn sinh rất lâu trước khi y ý thức được một sự tiến bộ nào đó.
Giờ đây, chúng ta hãy xem xét chi tiết các điểm này.
Những Nguy hiểm cố hữu trong Phàm ngã.
Trước hết, chúng ta hãy xem xét những mối nguy hiểm gần gũi nhất trong đời sống của mỗi cá nhân. Những nguy hiểm này tùy thuộc ba hạ thể, tùy trình trạng riêng của mỗi thể và sự tương quan giữa chúng. Vấn đề này thật quá rộng lớn, nên chỉ có thể đưa ra một số kết quả do một số điều kiện gây nên. Mỗi người có một vấn đề khó khăn riêng, mỗi thể gây ra một phản ứng khác nhau, và mỗi đơn vị hạ thể này chịu ảnh hưởng của sự chỉnh hợp hay thiếu chỉnh hợp của nó. Trước chúng ta hãy xét riêng từng thể, rồi sau đó mới xét cả ba trong một tổng thể. Bằng cách này, các bạn có thể được truyền thụ một vài sự kiện đặc biệt.
Tôi bắt đầu nói đến thể trí, vì đối với người môn sinh hành thiền, thì nó là trọng tâm cố gắng của y, và nó kiểm soát hai thể kia. Người môn sinh chân chính tìm cách đưa tâm thức ra khỏi thể xác, thể tình cảm, để đến lĩnh vực tư tưởng hay là nhập vào hạ trí. Khi việc này đã đạt mức khả quan, y mới tìm cách vượt cao hơn hạ trí và trở nên phân cực trong thể nguyên nhân, dùng antahkarana làm vận hà liên lạc giữa thượng tríhạ trí. Bấy giờ bộ óc chỉ là một máy thu, lặng lẽ nhận những gì từ Chân nhân hay Chân ngã truyền xuống, và sau đó là từ Tinh thần tam phân hay là Tam nguyên. Công việc nhất thiết phải đi từ vòng ngoài vào trong, và tạo sự tập trung. Khi [95] đã tập trung được và đã gom vào tâm điểm ổn định – lúc này luân xa nhật tùng và luân xa tim đều yên lặng – thì một điểm bên trong luân xa đầu, một trong ba luân xa chính ở đầu trở thành trung tâm ý thức, và cung Chân nhân của mỗi người sẽ quyết định trung tâm này. Đây là phương pháp dùng cho phần đông các môn sinh. Khi đạt mức này rồi, hành giả mới theo phương pháp thiền của cung y, như tôi đã nói tổng quát trong các bức thư trước. Trong mỗi trường hợp, thể trí đều trở thành trung tâm ý thức, và về sau nhờ thực hành nó trở thành khởi điểm để chuyển sự phân cực vào một thể cao hơn, trước là thể nguyên nhân, sau là nhập vào Tam nguyên.
Những nguy hiểm đối với thể trí thật là hiển nhiên và cần phải đề phòng. Quan trọng nhất là hai loại, một loại gọi là trí tuệ bị ức chế, còn loại kia là trí tuệ suy nhược.
a. Trước hết chúng ta hãy xét những nguy hiểm do bị ức chế. Một số người nhờ có ý chí mạnh mẽ nên trong tham thiền có thể đạt đến mức kiềm hãm được ngay những diễn tiến trong hạ trí. Nếu các bạn hình dung thể trí là một hình bầu dục, bao quanh thể xác và phần nhiều ló ra ngoài thể xác, nếu bạn biết rằng những hình tư tưởng đủ loại (là những gì chứa trong thể trí hành giả và tư tưởng của những người chung quanh) đang liên tục luân chuyển trong hình bầu dục đó, vì thế, thể trí hình trứng này được tô điểm bằng những điều hấp dẫn nổi bật va nhiều dạng hình học khác nhau, tất cả đều ở trong tình trạng biến động hay luân chuyển, thì có lẽ các bạn sẽ hiểu được phần nào điều tôi muốn nói. Khi hành giả tìm cách buộc thể trí yên lặng bằng cách ức chế hay đè nén tất cả sự vận hành của tư tưởng, y sẽ làm các hình tư tưởng ngưng lại bên trong hình bầu dục của thể trí, y sẽ làm đình chỉ sự luân chuyển và có thể gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sự ức chế này có tác dụng trực tiếp đến bộ não của xác thân và đây là nguyên nhân của phần lớn sự mệt mỏi sau khi tham thiền. [96] Nếu cứ tiếp tục dồn ép như thế, nó sẽ gây tai họa cho hành giả. Tất cả những người mới tập thiền ít nhiều gì cũng có làm điều này, nếu họ không học cách đề phòng thì họ sẽ làm vô hiệu bước tiến của mình và làm trì hoãn sự phát triển. Những hậu quả thực ra có thể còn nghiêm trọng hơn nữa.
Phương pháp đúng để loại trừ tư tưởng là gì? Làm sao có thể trí thanh tịnh mà không phải dùng ý chí để đè nén? Những lời đề nghị sau đây có thể hữu ích và giúp đỡ các bạn:–
Sau khi đã thu tâm thức lên cõi trí, tại một điểm nào đó trong não bộ, hành giả nhẹ nhàng xướng Thánh ngữ ba lần. Y hãy hình dung luồng hơi thở phát ra là một sức mạnh thanh lọc, và nếu tiếp tục nó sẽ quét sạch những hình tư tưởng đang luân chuyển ra khỏi hình trứng của thể trí. Sau khi xướng xong, y hãy nhận thức rằng thể trí của mình đã hết sạch các hình tư tưởng.
Sau đó hành giả nên nâng sự rung động của mình càng cao càng tốt. Kế đến là nâng sự rung động đó vượt khỏi hạ trí lên đến thể nguyên nhân, để đem lại sự tác động trực tiếp của Chân nhân vào ba hạ thể. Nếu giữ được tâm thức ở cấp cao và giữ được mức rung động của Chân nhân (trên cảnh giới của Chân nhân) thì hành giả sẽ giữ được thể trí trong trạng thái quân bình. Nó không còn mang sự rung động thấp kém nào tương tự như rung động của các hình tư tưởng đang luân chuyển trong môi trường chung quanh nó. Mãnh lực của Chân nhân sẽ luân chuyển trong hình trứng của thể trí, khiến cho không đơn vị tư tưởng dạng hình học nào ở ngoài có thể xâm nhập và hành giả sẽ tránh được những nguy hiểm của sự ức chế. Có thể làm nhiều hơn nữa khi, với thời gian cố gắng, chất liệu trong thể trí theo nhịp rung động này trở nên bền vững và sẽ tự động loại bỏ tất cả những gì thấp kém và bất hảo.
b. Còn những nguy hiểm của sự thoái hóa, suy nhược là [97] gì? Đơn giản là như vầy: Một số người có tính chất quá phân cực trên cõi trí đến đỗi họ đứng trước nguy cơ bị cắt đứt liên lạc với hai thể dưới. Các thể này sở dĩ có là để tiếp xúc, để thu đạt kiến thức ở các cõi thấp và tích lũy kinh nghiệm, thêm dung tích cho thể nguyên nhân. Vì vậy, các bạn sẽ thấy rõ rằng nếu tâm thức nội tại không xuống thấp hơn cõi trí và bỏ bê thể tình cảm và thể xác, thì có hai hậu quả xảy ra. Hai hạ thể này sẽ bị bỏ mặc và vô dụng, không đạt được mục đích. Theo quan điểm của Chân nhân thì chúng đang suy nhược và chết dần, còn thể nguyên nhân thì không được kiến tạo như mong muốn và thế là thời gian bị phí đi. Thể trí cũng trở nên vô dụng, chỉ chứa đựng những sự ích kỷ, không giúp ích được ai và giá trị kém cỏi. Một người mơ mộng mà không bao giờ thực hiện điều mơ ước, một nhà xây dựng chỉ dự trữ vật liệu mà không bao giờ dùng đến, một nhà viễn tưởng mà các viễn ảnh của y không giúp ích gì cho thần thánh hay con người, thì đó là một mối trở ngại trong đại cuộc. Y đang lâm vào nguy cơ rất lớn là bị suy nhược.
Tham thiền nên có hiệu quả là làm cả ba hạ thể ngày càng ở dưới sự kiểm soát hoàn toàn hơn của Chân nhân, đưa đến sự điều hợp và chỉnh hợp, phát triển cân đối và đầy đủ, khiến con người trở nên thật hữu dụng cho các Đấng Cao cả. Khi hành giả nhận thấy có lẽ y chú tâm quá nhiều vào cõi trí, thì y nên nhắm mục đích rõ rệt là làm cho tất cả những kinh nghiệm trí tuệ, những nguyện vọng và cố gắng của y thành sự thực ở cõi trần, đặt hai hạ thể dưới sự chế ngự của thể trí và khiến chúng trở thành những khí cụ cho các hoạt động và sáng tạo trí tuệ.
Tôi đã chỉ cho các bạn hai mối nguy trong số những mối nguy hiểm thường gặp nhất, và khuyên tất cả các môn sinh[98] huyền bí học nhớ rằng cả ba hạ thể đều quan trọng như nhau trên cả hai mặt phục vụ Chân nhân và phục vụ Nhân loại. Hãy để cho ba hạ thể phát biểu một cách hòa hợp khôn ngoan, cho vị Thượng Đế nội tâm có thể xuất lộ để giúp đỡ thế gian.

Ngày 25-7-1920.
Hiện nay thể cảm dục là thể quan trọng nhất trong Phàm nhân vì nhiều lý do. Khác với thể xácthể trí, nó là một đơn vị toàn diện, là trung tâm phân cực của phần đông nhân loại. Nó là thể khó chế ngự nhất và thực tế là thể chỉ đến sau cùng mới được thu phục hoàn toàn. Lý do là sự rung động của dục vọng đã chế ngự không chỉ trường tiến hóa nhân loại mà còn trong các giới động vật và thực vật với mức độ ít hơn. Vì thế con người nội tâm đang tiến hóa phải chống chế được các khuynh hướng do cả ba giới kể trên gây ra. Trước khi tinh thần có thể hoạt động thông qua các hình thể của giới thứ năm (giới tinh thần) thì rung động dục vọng ấy phải được loại trừ và các khuynh hướng ích kỷ phải được chuyển hóa thành nguyện vọng tinh thần. Thực tế thì thể cảm dục hợp với thể xác thành một đơn vị, vì một người bình thường hầu như hoạt động do sự xúi giục của tình cảm, – thể thấp nhất của y tự động vâng theo những mệnh lệnh của thể cao hơn. Như tôi đã thường nói, thể tình cảm cũng là thể liên kết trực tiếp nhất với các cấp độ trực giác, và đó là một con đường để thành đạt. Trong tham thiền, thể tình cảm nên được thể trí kiểm soát, và khi sự phân cực đã được chuyển vào thể trí qua những phương thức hành thiền với chủ đích và ý chí mạnh mẽ, lúc đó thể cảm dục trở thành an tịnh và thụ cảm. [99]
Chính thái độ tiêu cực này, nếu đi quá mức, cũng mở lối cho những nguy hiểm nghiêm trọng, mà tôi sẽ bàn rộng sau này khi nói đến vấn đề ám ảnh, đôi khi có tính cách thiêng liêng nhưng thường thì ngược lại. Tình trạng tiêu cực không tốt cho bất cứ thể nào cả, và những người mới học thiền thường đạt đến chính sự tiêu cực này, nên họ mới lâm nguy. Mục đích là nên làm cho hình bầu dục của thể tình cảm trở nên tích cực đối với những gì thấp kém và đối với những gì chung quanh nó, và chỉ thụ cảm đối với Tinh thần thông qua thể nguyên nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách phát triển khả năng kiểm soát hữu thức – sự kiểm soát mà ngay trong những lúc rung động và tiếp xúc cao nhất, khả năng này vẫn linh mẫn trông nom và bảo vệ các hạ thể. “Hãy trông chừng và cầu nguyện” là lời dạy của Chúa khi Ngài còn tại thế. Ngài nói câu này theo những thuật ngữ huyền mônnhân loại vẫn chưa diễn giải và chú tâm đúng mức. Thế thì phải trông chừng những gì?
1. Thái độ của thể tình cảm và sự tích cực hay tiêu cực chế ngự thể này.
2. Độ ổn định của vật chất tình cảm và tính thụ cảm hữu thức của nó.
Sự chỉnh hợp của nó với thể trí và với thể nguyên nhân. Nếu sự chỉnh hợp này bất toàn (quá thường là như vậy) thì sự thụ cảm từ các cảnh giới cao sẽ không chính xác. Những chân lý truyền xuống qua Chân nhân sẽ bị lệch lạc, và gây nên điều rất nguy hiểm là chuyển mãnh lực đến những luân xa không đáng mong muốn. Sự thiếu chỉnh hợp này là nguyên nhân khiến những người có khuynh hướng tinh thần rõ rệt thường không giữ được sự tinh khiết về tình dục. Họ có thể đạt đến một vài cấp độ trực giác. Chân nhân có thể chuyển một phần năng lượng từ cõi cao xuống, nhưng vì sự chỉnh hợp bị bất toàn, nên mãnh lực từ các cấp cao xuống bị lệch lạc, những luân xa không nhắm đến lại bị kích thích quá độ, và gây ra tai họa.
Một mối nguy khác cần phải đề phòng là sự ám ảnh, [100] nhưng tư tưởng thanh khiết, mục đích tinh thần, và đức hạnh vô kỷ thắm tình huynh đệ là những điều cơ bản để bảo vệ an toàn. Nếu ngoài những điều chính yếu này lại có thêm lương tri trong tham thiền và sự áp dụng một cách khôn ngoan các qui luật huyền môn, có sự xem xét đúng đắn về các cung và nghiệp quả, thì những nguy hiểm này sẽ không còn nữa.

Ngày 28-7-1920.
Vài ý tưởng về LỬA.
Trước khi xét đến vấn đề đang bàn, tôi muốn nêu lên một sự kiện khá thú vị. Nếu suy nghĩ kỹ, các bạn sẽ nhận thức rằng hầu hết các hiện tượng tâm lý của địa cầu này đều ở dưới quyền kiểm soát của Hỏa đức Tinh quân, vị Đại đế đầu tiên của lửa, vị Chúa tể của cõi trí. Lửa vũ trụ là nền tảng của cuộc tiến hóa của chúng ta. Lửa của cõi trí kiểm soát và ngự trị nội tại và có khả năng tinh luyện cùng những hiệu quả thanh lọc, đó là mục đích tiến hóa của cuộc sống ba trạng thái của chúng ta. Khi nội hỏa của cõi trílửa tiềm tàng trong các hạ thể hòa hợp với lửa thiêng của Tam nguyên Tinh thần thì công việc đã hoàn tất và con người trở thành một vị Chân sư. Sự nhất quán đã được thực hiện và công việc nghìn đời đã hoàn thành. Toàn bộ công việc này được thực hiện nhờ sự hợp tác của Hỏa đức Tinh quâncác vị thần cao cấp ở cõi trí, họ làm việc với vị Chúa tể của cõi này, và vị Đại Thiên vương, Chúa tể của cảnh giới thứ hai.
Cuộc tiến hóa của đại vũ trụ cũng tương tự như vậy. Những luồng nội hỏa ở sâu trong tâm địa cầu chúng ta sẽ hòa hợp với lửa thiêng của mặt trời ở cuối đại chu kỳ này, và bấy giờ thái dương hệ sẽ đạt mức thánh hóa. Dần dần, khi những kỳ gian vô lượng và những tiểu chu kỳ trôi qua, lửa sẽ thẩm thấu các cấp dĩ thái và ngày càng được nhận thức và kiểm soát [101] cho đến cuối cùng lửa vũ trụlửa của địa cầu sẽ hợp nhất (các thiên thể mang những hình tướng vật chất tự thích nghi với những điều kiện thay đổi) và sự tương ứng sẽ được phô bày. Khi điều này được nhận thức thì những hiện tượng của địa cầu – chẳng hạn như vấn đề xáo trộn do động đất – sẽ được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Về sau khi vấn đề đã được thấu đáo hơn, người ta sẽ hiểu những hiệu quả của các xáo trộn đó cũng như các phản ứng của chúng vào con người. Trong những tháng mùa hè – khi chu kỳ lớn ấy đến trên các miền khác nhau trên địa cầu – thì các hỏa thần, các hỏa tinh linh và những thực thể tiềm ẩn “các thần kiến tạo hồng trần” của những lò lửa nội tại hoạt động mạnh mẽ, rồi trở lại tình trạng cũ, ít hoạt động hơn khi mặt trời xa dần. Ở đây có sự tương ứng giữa các trạng thái lửa của cơ cấu tổ chức địa cầu trong quan hệ với mặt trời cũng như giữa các trạng thái nước trong liên hệ với mặt trăng. Đây hoàn toàn là một điều ngụ ý huyền môn. Tôi cũng muốn đưa ra một đoạn dù ngắn nhưng có tính huyền môn . . . mà hiện nay có thể phổ biến được. Nếu suy ngẫm sâu xa, nó sẽ đưa người môn sinh đến một cảnh giới cao hơn và kích thích được sự rung động nơi y.
“Bí mật của Lửa ẩn trong mẫu tự thứ nhì của Thánh ngữ. Bí mật của sự sống ẩn trong luân xa tim. Khi điểm thấp này rung động, khi tam giác Thánh thiện ngời sáng, khi điểm này, luân xa ở giữa và luân xa ở đỉnh cùng bừng cháy, thì cả hai tam giác lớn và nhỏ hòa lẫn thành ngọn lửa duy nhất, nó thiêu rụi tất cả.”
Giờ đây chúng ta hãy đề cập vắn tắt đến những nguy hiểm nơi thể xác khi hành thiền. Giống như rất nhiều điều khác trong Thiên cơ, những mối nguy hiểm này cũng có tính [102] tam phân, tấn công vào ba thành phần của thể xác. Chúng biểu lộ trong:–
a. Bộ não.
b. Hệ thần kinh.
c. Các cơ quan sinh dục.
Không cần phải nói rõ tại sao tôi lại bàn về những nguy hiểm ở thể trí và thể cảm dục trước. Cần phải làm như vậy vì nhiều nguy hiểm đe dọa đến thể xác đều bắt nguồn từ những cảnh giới tinh vi hơn cõi trần và chỉ là những biểu hiện ra ngoài của những điều ác hại bên trong.
Mỗi cá nhân khi sinh ra đều có một thể xác và thể dĩ thái với những thành phần nhất định, những thành phần này là sản phẩm của tiền kiếp. Thực ra thì các thể này được tái tạo y hệt như các thể cũ mà mỗi người bỏ lại khi từ trần. Công việc trước mắt mọi người là nhận thể đó, nhận biết những khuyết điểm và nhu cầu của nó, rồi cẩn thận tiếp tục kiến tạo một thể mới tỏ ra thích hợp hơn cho nhu cầu của sự sống tinh thần ở nội tâm. Đây là một công việc có tầm mức rộng lớn và cần thời gian, cần giới luật nghiêm minh, sự từ bỏ và trí phán đoán.
Một người bắt đầu hành thiền huyền môn quả thực là đang “đùa với lửa.” Tôi muốn các bạn chú trọng đến câu này vì nó bao hàm một chân lý ít người nhận thức được. “Đùa với lửa” là một chân lý xưa đã mất ý nghĩa do việc lặp đi lặp lại một cách hời hợt. Tuy nhiên câu này hoàn toàn và tuyệt đối chính xác. Nó không phải là một lời dạy tượng trưng mà có thực nghĩa rõ rệt. Lửa là căn bản của tất cả – Chân ngãlửa, trí tuệ là một hình thái của lửa, và bên trong thể xác của con người có ẩn một ngọn lửa thực sự, nó có thể hoặc là sức mạnh hủy hoại, đốt cháy các mô trong cơ thểkích thích sai lạc các luân xa, hoặc là một yếu tố làm sinh động, là tác nhân [103] kích thích và đánh thức. Khi được hướng theo những đường dẫn đã chuẩn bị sẵn, lửa này có thể là sức mạnh tinh luyện và là mối liên kết quan trọng giữa phàm ngãChân ngã.
Khi tham thiền, người môn sinh tìm cách tiếp xúc với ngọn lửa thiêng tức là Chân ngã của y, đồng thời liên kết mật thiết với lửa của cõi trí. Khi sự tham thiền bị thúc bách, hoặc là hành thiền quá mãnh liệt, trước khi sự chỉnh hợp giữa các thể cao và thấp xuyên qua thể cảm dục được hoàn tất thì lửa này có thể tác động vào luồng lửa ẩn tàng ở chót xương sống (gọi là kundalini) và có thể khiến nó vận chuyển quá sớm. Việc này sẽ gây tan vỡ và hủy hoại chứ không phải là kích thích và làm sinh động các luân xa trên. Có một con đường hình xoắn ốc thích hợp mà luồng lửa này phải đi theo, tùy theo cung của môn sinh và nốt khóa rung động trong các luân xa cao của y. Luồng lửa này chỉ nên cho luân chuyển dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Chân sư và do chính người môn sinh hữu ý phân phối theo lời khẩu truyền cụ thể của vị thầy. Đôi khi luồng lửa có thể được đánh thức theo vòng xoắn đi trên một cách đúng đắn mà ở cõi trần (lúc thức) người môn sinh không hề hay biết gì cả. Trên những cõi cao y biết điều đó, nhưng y không đưa được sự hiểu biết này xuống đến tâm thức hồng trần.
Bây giờ chúng ta hãy bàn đến ba sự nguy hiểm chính yếu thường đe dọa xác thân. Xin lưu ý rằng tôi bàn đến những mối nguy hiểm này ở mức cùng cực, trong khoảng đó có nhiều mức độ nguy hại khác nhau tấn công người môn sinh bất cẩn.
Những nguy hiểm cho não bộ hồng trần.
Bộ não thường chịu hai nguy hiểm chính:–
Sự sung huyết, làm cho tràn dịch các huyết quản và hậu [104] quả căng thẳng ở mô não mảnh mai. Điều này có thể làm tổn thương vĩnh viễn, thậm chí có thể gây nên sự đần độn. Trong những giai đoạn đầu, nguy hiểm này có biểu hiện mất cảm giác hay mệt mỏi. Nếu người môn sinh vẫn cứ tiếp tục tham thiền khi thấy tình trạng đó thì hậu quả sẽ thành nghiêm trọng. Luôn luôn khi hành thiền, người môn sinh phải đề phòng khi cảm thấy mệt mỏi, phải ngưng ngay khi bắt đầu thấy có bất cứ dấu hiệu trở ngại nào. Có thể dùng lương tri để đề phòng tất cả những nguy hiểm này, và hãy nhớ rằng bao giờ việc rèn luyện và kiến tạo các thể cũng phải chậm rãi, từ từ. Trong kế hoạch tiến hóa của các Đấng Cao cả, không có điều gì cần phải hấp tấp cả.
Sự điên khùng. Điều tai hại này thường thấy ở những môn sinh quá nhiệt tâm cứ cố chịu mãi một sức ép không hợp lý, hoặc tìm cách khơi luồng hỏa hậu bằng những phép luyện hơi thở và những cách tập tương tự mà không phòng bị gì cả. Họ phải trả giá cho sự liều lĩnh này do thiếu suy xét của lý trí. Luồng hỏa không đi theo dạng hình học đúng đắn, không tạo được những tam giác cần thiết, dòng điện lưu đi lên với tốc độ và sức nóng ngày càng tăng, và thực sự đốt cháy tất cả hay một phần mô não, vì thế mà gây nên điên khùng và đôi khi tử vong.
Khi những điều này được hiểu biết rộng rãi hơn và được công khai thừa nhận, các bác sĩ và các chuyên gia về não sẽ nghiên cứu một cách thận trọng và chính xác hơn về điều kiện điện tích của cột sống, và liên hệ điều kiện đó với điều kiện bộ não để đạt được những kết quả tốt.
Những nguy hiểm cho hệ thần kinh.
Những trở ngại liên quan đến hệ thần kinh thường có hơn các mối nguy tấn công bộ não như điên khùng hay phá vỡ mô não. Hầu hết những người hành thiền đều cảm biết có [105] ảnh hưởng đối với hệ thần kinh. Đôi khi đó là tình trạng mất ngủ, dễ bị kích động hoặc năng lượng căng thẳng và bứt rứt không được thư thả. Hoặc họ trở nên dễ bực bội khác với tính khí trước khi tham thiền. Hoặc đó là một lối phản ứng thần kinh – như co giật tay chân, ngón tay hay mắt – hoặc buồn nản hay giảm sút sinh lực. Cũng có những ảnh hưởng khác như thần kinh căng thẳng, bồn chồn, tùy theo tính khí và bản chất của mỗi cá nhân. Những dấu hiệu bệnh thần kinh này có thể nặng hay nhẹ, nhưng tôi muốn nói rõ rằng điều đó không nhất thiết là phải có nếu người môn sinh tuân theo những qui tắc của lương tri, nếu y nghiên cứu tính khí của mình một cách khôn ngoan và không mù quáng theo những thể thức và phương pháp nào nếu không hiểu được lý do tại sao phải làm như thế. Nếu các môn sinh huyền bí tuân theo giới luật trong cuộc sống một cách khôn ngoan hơn, nếu họ nghiên cứu cẩn thận hơn về vấn đề thực phẩm, nếu họ cương quyết hơn để ngủ đủ số giờ cần thiết, nếu họ làm việc một cách chậm rãi thận trọng, chứ không theo những kích động nhất thời (dù ước nguyện của họ có cao đến đâu), thì họ sẽ thấy có những kết quả lớn lao hơn và các Đấng cao cả sẽ có những phụ tá nhiều hiệu năng hơn trong việc phụng sự nhân loại.
Dụng ý của tôi trong các bức thư này không phải là đặc biệt nói về các bệnh tật của bộ nãohệ thần kinh. Tôi chỉ muốn nêu ra những lời chỉ dẫn và khuyến cáo tổng quát, và (để khích lệ các bạn) bày tỏ rằng sau này khi các Huấn sư minh triết thực sự sống giữa nhân loại và công khai giảng dạy trong các trường chuyên khoa, thì nhiều dạng trở ngại trong não bộ và các bệnh thần kinh sẽ được chữa trị bằng phương pháp hành thiền có điều chỉnh cho hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Những lối thiền thích hợp sẽ được ấn định để kích thích các luân xa còn yên lặng, để chuyển luồng nội hỏa vào những đường truyền đúng đắn, để phân phối nhiệt lực thiêng liêng trong trật tự điều hòa, để tạo nên những mô [106] mới và để chữa bệnh. Chưa đến lúc thực hiện điều này, dù rằng ngày ấy không còn xa lắm.
Những nguy hiểm cho các cơ quan sinh dục.
Mối nguy hiểm do kích thích thái quá các cơ quan này các bạn đã biết rất nhiều về mặt lý thuyết và hôm nay tôi không muốn nói nhiều hơn. Tôi chỉ muốn nêu rõ rằng mối nguy này là có thực. Lý do là khi các trung tâm này bị kích thích quá độ luồng nội hỏa chỉ theo lối nào dễ đi nhất, do tình trạng phân cực của toàn thể nhân loại. Vì thế người môn sinh phải làm hai việc:–
a. Y phải rút ý thức ra khỏi các trung tâm đó. Đây không phải là việc dễ làm, vì làm thế tức là chống lại những kết quả của sự phát triển đã lâu đời.
b. Y phải hướng chú tâm động lực sáng tạo của y vào cõi trí. Khi làm như vậy mà thành công, y sẽ chuyển hướng hoạt động của lửa thiêng lên luân xa cổ họng và đến trung tâm tương ứng của nó ở đỉnh đầu chứ không hướng xuống các cơ quan sinh dục. Thế nên, các bạn thấy rõ rằng trong những năm còn trẻ, hành giả không nên bỏ nhiều thời gian để hành thiền, trừ trường hợp người tiến hóa rất cao. Qui luật xưa của giai cấp Bà-la-môn có dạy một cách minh triết rằng mỗi người phải dùng thời gian còn trẻ để lo việc gia đình và chỉ khi nào đã làm tròn nhân đạo thì y mới có thể bước vào cuộc sống của người chí nguyện. Đây là qui luật dành cho người thường. Còn các Chân nhân tiến hoá, các đạo sinh và các đệ tử thì không phải như vậy, mỗi người phải tự giải quyết lấy vấn đề của chính mình.

Ngày 29-7-1920.
Những nguy hiểm do Nghiệp quả của môn sinh.
Những nguy hiểm này có thể chia làm ba loại như sau: [107]
1. Những nguy hiểm do nghiệp quả của kiếp sống hiện tại.
2. Những nguy hiểm do di truyền quốc gia, và bản chất của cơ thể.
3. Những nguy hiểm do y gia nhập các nhóm dù đó là nhóm ở cõi trần (ngoại môn) hay ở các cõi cao (nội môn).
Các bạn hiểu thế nào là “Nghiệp quả của người môn sinh?” Chúng ta thường dùng ngôn từ một cách hời hợt, nên tôi nghĩ rằng câu trả lời không đắn đo sẽ là: Nghiệp quả của môn sinh là những việc nhất định sẽ xảy đến cho y trong hiện tại hoặc trong tương lai mà y không thể tránh khỏi. Nói vậy cũng đúng phần nào, nhưng đó chỉ là một khía cạnh của toàn vấn đề. Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vấn đề một cách rộng rãi hơn, vì thường là nhờ hiểu được những nét đại cương, chúng ta mới thấu được các tiểu tiết.
Khi Đức Thái Dương Thượng Đế tạo lập thái dương hệ, Ngài thu hút vào trong phạm vi biểu hiện một số vật chất đủ dùng cho kế hoạch của Ngài, và các chất liệu thích hợp cho mục tiêu Ngài nhắm đến. Ngài không đặt tất cả những mục tiêu của Ngài vào chỉ thái dương hệ này: Ngài chỉ đặt một mục đích đặc biệt nào đó, nên nó cần một loại rung động đặc biệt và cần loại vật chất đã phân hóa nhất định. Phạm vi này chúng ta gọi là “vòng giới hạn” thái dương hay của hệ thống, nó đặt giới hạn cho tất cả những gì xảy ra trong thái dương hệ, và cuộc biểu hiện nhị nguyên của chúng ta tiếp diễn trong đó. Tất cả những gì trong vòng này đều rung động theo một nhịp điệu chủ yếu, tuân theo những qui luật nhất định, nhằm hoàn thành một mục tiêu đặc biệt và đạt một cứu cánh nhất định mà chỉ có Ngài mới hoàn toàn biết rõ. Tất cả những gì ở trong vòng giới hạn này đều phục tùng những qui luật riêng, và chịu sự chế ngự của một nhịp điệu chính yếu nào đó, và có thể xem như bị chi phối bởi nghiệp quả của cuộc hiện hữu tuần hoàn thất phân đó, và bị thôi thúc bởi những nguyên nhân lâu đời, trước khi có vòng giới hạn. Vì thế mà thái dương hệ chúng ta được liên kết với hệ thống trước và hệ thống sẽ có sau này. Chúng ta không [108] phải là một đơn vị riêng biệt mà là thành phần của một toàn thể vĩ đại hơn. Tất cả chúng ta đều chịu sự chi phối của định luật vũ trụ và cùng nhau thực hiện những mục tiêu nhất định.
Mục đích của tiểu vũ trụ.
Tiểu vũ trụ cũng thế. Chân nhân trên cảnh giới của mình cũng hành động như Đức Thượng Đế, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp. Chân nhân tạo ra một thể nhất định dùng cho những cứu cánh nhất định. Chân nhân nhắm đến một sự hoàn mãn nào đó bằng cách gom góp một số vật liệu rung động theo cùng nhịp điệu, chịu sự chi phối của một số qui luật trong một kiếp sống nhất định, và nhắm đến một mục tiêu cụ thể, – chứ không phải tất cả các mục tiêu khả dĩ có.
Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế. Đó là môi trường biểu lộ của Chân nhân và là phương cách để Chân nhân đạt được một mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu này có thể là hoạch đắc đức hạnh bằng cách trả giá cho tật xấu. Đó có thể là đạt được sự thành thạo trong kinh doanh bằng cố gắng cung cấp những nhu yếu của đời sống. Đó có thể là mở mang tính nhạy cảm bằng cách phát hiện những điều độc ác trong bản chất. Đó có thể là phát triển lòng yêu thương vô kỷ bằng cách đáp lại lời kêu cầu của những người phụ thuộc đang thiếu thốn. Hoặc đó có thể là chuyển hóa dục vọng bằng phương pháp tham thiền trên Đường Đạo. Chính mỗi linh hồn phải tự tìm lấy mục tiêu. Nhưng sự kiện thực tế mà tôi muốn các bạn ghi nhớ là chính yếu tố này có mang một mối nguy hiểm nhất định. Ví dụ như trong việc thu đạt khả năng trí tuệ để tham thiền, người môn sinh quên mất chính điều y cần đạt khi mang xác phàm, thành ra kết quả chỉ là sự phát triển không đồng đều và tạm thời bị mất thời gian.
Chúng ta hãy minh họa chi tiết hơn:– Một Chân nhân đã hình thành ba thể để biểu hiện và đặt chúng trong vòng giới hạn với mục đích trước mắt là đưa vào thể nguyên nhân [109] khả năng “hiểu biết các sự kiện cơ bản của đời sống bằng trí tuệ.” Mục tiêu của kiếp sống nàyphát triển trí năng của môn sinh, là dạy cho y những sự kiện cụ thể và khoa học, mở mang thể trí của y, để dùng cho công việc sau này. Y có thể phát triển quá độ về mặt tình cảm hay sùng tín thái quá. Y có thể bỏ ra nhiều kiếp để mơ ước, để nhìn ngắm các linh ảnh và tham thiền thần bí. Nhu cầu lớn của y là phải thực tiễn, phải có đầy đủ lương tri, phải hiểu chương trình của Phòng Học tập và áp dụng sự hiểu biết đã học được một cách thực tế ở cõi trần. Tuy nhiên, dù cho vòng giới hạn của y có vẻ ngăn cản và hạn chế các khuynh hướng sẵn có nơi y, và dù đã có sắp xếp khiến cho dường như y phải học những bài học của cuộc sống thực tiễn ở thế gian, y cũng không chịu học, mà chỉ đi theo lối nào dễ dàng cho y nhất. Y tưởng đến những mơ ước của mình, và sống xa rời thế sự. Y không làm tròn ý muốn của Chân nhân mà bỏ lỡ cơ hội. Y chịu nhiều đau khổ, và trong kiếp tới y cũng cần ở trong sự sắp xếp tương tự với sức thôi thúc mạnh hơn và một vòng giới hạn chặt chẽ hơn, cho đến khi nào y thực hiện được ý muốn của Chân nhân y.
Đối với một người như thế, tham thiền không giúp đỡ gì được mà chỉ gây trở ngại. Như trước tôi có nói, tham thiền (được áp dụng một cách khôn ngoan) là dành cho những ai đạt mức tiến hóa mà thể nguyên nhân đã phần nào nở nang già dặn và họ đang bước vào một trong những cấp chót của Phòng Học tập. Xin nhớ rằng ở đây tôi nói đến tham thiền huyền môn một cách khoa học, chứ không phải là tham thiền thần bí. Vì thế, những nguy hiểm đó thực tế là làm hao phí thời gian, là tăng cường một rung động đến mức lỗi nhịp, không còn hài hòa với những rung động khác, là sự nảy nở không cân đối và kiến tạo thể nguyên nhân thiên lệch, khiến phải kiến tạo lại trong các kiếp sau.
[110] Ngày 30-7-1920.
Những nguy hiểm do di truyền quốc gia và bản chất của cơ thể.
. . . Như các bạn hiểu, tôi không có ý định bàn rộng về những nguy hiểm do một cơ thể bất toàn gây ra. Nói chung, tôi chỉ nêu ra qui luật rằng đối với người nào có bệnh tật rõ rệt, có căn bệnh bẩm sinh hay một loại suy nhược tâm thần nào đó thì không nên khinh suất mà tham thiền, vì tham thiền có thể chỉ làm tăng cơn bệnh mà thôi. Đặc biệt là tôi muốn nêu ra lời hướng dẫn các môn sinh sau này, cũng như tiên đoán rằng trong thời gian tới khi khoa học tham thiền được hiểu biết nhiều hơn thì có hai yếu tố sẽ được cân nhắc và cứu xét một cách khôn ngoan, trước khi ấn định phương pháp hành thiền. Đó là:–
a. Các đặc tính phân chủng của môn sinh.
b. Y thuộc mẫu người nào, có xác thân Đông phương hay Tây phương.
Bằng cách đó, sẽ tránh được một số tai nạn và phòng ngừa được một số bệnh tật mà hiện nay ít nhiều gì cũng có trong mọi nhóm bí giáo.
Nói chung, ai cũng thừa nhận rằng mỗi giống dân đều có một đặc điểm nổi bật, tức là một đặc tính nào đó lộ rõ trong thể tình cảm. Đây là qui luật chung. Khi so sánh những khác biệt giữa các dân tộc Ý và Đức thì trí ta tổng kết các điểm dị biệt này trong phạm vi tình cảm. Nghĩ đến người Ý, ta thấy họ có tính nóng nảy, lãng mạn, bất thường, thông minh. Người Đức thì lại điềm tĩnh, thực tế, đa cảm, khôn ngoan, và ưa lý luận một cách lạnh lùng. Vì thế, các bạn thấy rõ là những tính khí khác nhau có mang những mối nguy hiểm riêng, và nếu dại dột theo đuổi những lối tham thiền không thích hợp, thì những tính tốt có thể được chú trọng đến mức gần như thành tính xấu và các nhược điểm trong tính tình có thể được tăng cường đến mức thành những mối đe doạ. Hậu quả sẽ là sự mất thăng bằng thay [111] vì đạt được một trong những mục tiêu trước mắt là làm cho thể nguyên nhân nở nang tốt đẹp và quân bình. Vì thế, khi vị Huấn sư minh triết sống trong nhân loại và chính Ngài hướng dẫn tham thiền, thì những sự dị biệt về chủng tộc sẽ được cân nhắc và những nhược điểm cố hữu của các giống dân sẽ được bù đắp chứ không tăng cường. Những tác dụng làm cân bằng của tham thiền huyền môn sẽ loại trừ sự phát triển thái quá và thành quả không cân đối.
Trong cơ bản, cách hành thiền hiện nay và trong thời kỳ Atlantis có khác nhau. Trong căn chủng thứ tư có một cố gắng để giúp đạt được dễ dàng từ cõi cảm dục đến cõi trực giác, xuyên qua cõi phụ nguyên tử mà không qua cõi trí. Đó là con đường của tình cảm và có hiệu quả rõ rệt trong thể cảm dục. Cố gắng này bắt đầu từ thể cảm dục đi lên, chứ không như hiện nay chúng ta đang làm việc bằng thể trí và dùng nó để chế ngự hai thể thấp hơn. Trong căn chủng Aryan, đang có cố gắng tạo cầu nối liền Chân nhânhạ thể và bằng cách tập trung tâm thức vào hạ trí rồi đến thể nguyên nhân để giao tiếp với Chân nhân, cho đến khi dòng thần lực từ Chân nhân tuôn xuống liên tục. Hiện nay, hầu hết các môn sinh tiến hóa đều thỉnh thoảng cảm thấy có những tia sáng khai ngộ chợt lóe lên, nhưng sau này họ sẽ cảm được ánh sáng rạng chiếu liên tục. Cả hai phương pháp đều có những nguy hiểm riêng. Trong thời đại Atlantis, tham thiền có khuynh hướng kích thích tình cảm thái quá, và dù người ta đạt được những đỉnh cao, họ cũng rơi xuống những vực sâu. Ma thuật tình dục đã đến mức hoành hành không thể tưởng. Luân xa nhật tùng thường quá sinh động, các tam giác không được theo đúng, và các luân xa thấp bị phản ứng của lửa đưa đến những kết quả đau thương.
Những nguy hiểm hiện nay lại khác. Sự phát triển thể trí [112] khiến nó bị những mối nguy ích kỷ, kiêu căng, và mù quáng quên mất Chân nhân, là điều mà phương pháp hiện nay đang nhằm lập lại thăng bằng. Nếu trong thời kỳ Atlantis, các cao thủ hắc đạo đã đạt được những quyền năng lớn, thì hiện nay họ còn nguy hiểm hơn nhiều. Phạm vi hoạt động của họ còn lan rộng hơn trước. Vì thế mà có sự chú trọng vào công tác phụng sự, vào việc giữ vững thể trí là điều cần yếu cho người nào muốn tiến bộ và muốn trở nên một thành viên của Quang minh Chánh đạo.
Vấn đề mà hôm nay tôi muốn truyền đạt đôi phần thật rất quan trọng đối với tất cả các môn đệ có nhiệt tâm. Đối với nhân loại đang tiến hóa thì người phương Đông cũng như trái tim trong cơ thể con người. Đó là nguồn của ánh sáng, của sự sống, nhiệt lựcsinh lực. Người phương Tây đối với nhân loại cũng như bộ não hay hoạt động trí tuệ đối với xác thân, – đó là yếu tố tổ chức chỉ đạo, khí cụ của hạ trí, là kho tích lũy các sự kiện. Sự dị biệt trong toàn cả “bản tính” của người phương Đông và của người Âu hay Mỹ thật quá lớn và ai ai cũng đều biết rõ nên có lẽ tôi khỏi phải nói đến nữa.
Người Đông phương thiên về triết lý, bản tính mơ mộng, qua nhiều thế kỷ đã được tập suy tư trừu tượng, thích những biện chứng khó hiểu, tính tình yếu đuối và thái độ chậm chạp. Qua nhiều thời đại suy tưởng siêu hình, sống chay lạt, tính trì trệ, thích bảo thủ những hình thức và qui luật sống nghiêm khắc, đã tạo nên mẫu người trái ngược hẳn với người anh em phương Tây.
Người phương Tây thích thực tế, làm việc có hệ thống, năng động, hành động mau lẹ, lệ thuộc sự tổ chức (vốn là một hình thức khác của nghi lễ), được thúc đẩy bằng trí tuệ rất cụ thể, thích thu đạt, ưa chỉ trích, làm tận lực khi công việc trôi chảy mau lẹ, và dùng lý trí quyết định nhanh chóng khi cần thiết. Họ không thích những tư tưởng trừu tượng nhưng biết đánh giá khi hiểu được và khi họ có thể làm những tư tưởng [113] đó thành hiện thực ở cõi trần. Họ dùng luân xa đầu nhiều hơn luân xa tim, và luân xa cổ họng của họ thường được sinh động. Người Đông phương thì dùng luân xa tim nhiều hơn luân xa đầu và tất nhiên là dùng trung tâm ở đầu tương ứng với luân xa tim. Luân xa ở đáy xương sọ, đầu cột sống hoạt động mạnh mẽ hơn luân xa cổ họng.
Người Đông phương tiến hóa bằng cách thu tâm thức vào luân xa đầu, qua cố gắng tham thiền tích cực. Đó là luân xa y phải chế ngự. Y học hỏi bằng cách dùng các câu thần chú một cách khôn ngoan, bằng cách sống ẩn dật và tham thiền theo những phương thức đặc biệt, mỗi ngày nhiều giờ trong thời gian dài.
Người Tây phương trước hết phải nhằm rút tâm thức vào luân xa tim, vì họ đã dùng luân xa đầu quá nhiều. Họ thường sử dụng các hình thức tập thể thay vì các chú nguyện dùng riêng cho cá nhân. Họ không thường làm việc trong đơn độc như người anh em phương Đông mà phải tập trung tâm thức ngay cả trong sự náo nhiệt và quay cuồng của cuộc sống kinh doanh và trong những đám đông ở các đô thị lớn. Họ dùng những hình thức tập thể để đạt mục tiêu của mình, và việc đánh thức luân xa tim tự biểu lộ trong phụng sự. Vì vậy, người phương Tây phải chú trọng đến tham thiền ở luân xa tim và cuộc sống phụng sự sau đó.
Thế nên, các bạn sẽ thấy rằng khi bắt đầu làm công tác thực sự huyền môn thì phương pháp có thể khác nhau – và nhất thiết phải khác nhau – ở phương Đôngphương Tây, nhưng mục đích thì giống nhau. Chẳng hạn như chúng ta phải ghi nhớ rằng một phương pháp thiền có thể giúp cho người phương Đông phát triển, lại có thể gây nguy hiểm và tai hại cho người anh em Tây phương, hoặc nói ngược lại cũng vậy. Nhưng bao giờ mục đích cũng vẫn như nhau. Những hình thức có thể là cá nhân hay tập thể. Những câu thần chú có thể được mỗi người đọc riêng hay đọc chung cả nhóm. Người ta có thể đặc biệt chú ý khai mở những luân xa khác nhau, [114] nhưng những kết quả vẫn đồng nhất. Sự nguy hiểm sẽ xảy ra khi người phương Tây cố gắng tu tập theo những qui luật chỉ hợp với người Đông phương, như tôi đã vạch rõ nhiều lần. Các Đấng cao cả đang dùng sự minh triết của các Ngài để trừ khử mối nguy này. Mỗi giống dân một phương pháp khác nhau, mỗi dân tộc một hình thức dị biệt, nhưng cũng cùng những hướng dẫn minh triếtnội giới, cũng cùng Phòng Minh triết vĩ đại, cũng cùng một Cửa Điểm đạo thu nhận tất cả vào bên trong thánh điện. . . .
Để kết thúc vấn đề này, tôi muốn đưa ra một lời ngụ ý:– Cung Bảy (Định luật Nghi thức hay Trật tự) đang gia tăng quyền lực và cho người phương Tây những gì mà từ lâu đã là đặc quyền của người phương Đông. Cơ hội hiện nay rất lớn lao, và trên đà chế ngự của cung này có sức thúc đẩy cần thiết (nếu áp dụng đúng) sẽ đưa người Tây phương đến dưới chân Đức Chúa tể Hoàn cầu.
Ngày 2-8-1920.
Những nguy hiểm do các liên kết tập thể.
Sáng nay, tôi sẽ nói vắn tắt về các nguy hiểm trong tham thiền do các liên kết nhóm của người môn sinh, dù đó là nhóm ngoại môn hay nội môn. Không thể nói nhiều về vấn đề đặc biệt này trừ những lời chỉ dẫn tổng quát. Mỗi vấn đề tôi đã đề cập đến đều có thể viết thành một thiên khảo luận dày. Nên tôi không có ý muốn nói đủ mọi điều mà chỉ vạch ra vài khía cạnh của vấn đề (nếu được suy ngẫm cẩn thận) sẽ mở ra cho người tìm chân lý nhiệt thành nhiều con đường để mở mang hiểu biết. Mọi sự huấn luyện huyền môn đều nhắm làm việc này, – là cho người môn sinh một tư tưởng gốc nào đó (nếu được nghiền ngẫm trong sự yên lặng của tâm hồn) sẽ cho y [115] nhiều thành quả thật có giá trị, mà y có thể thực sự xem là của chính mình. Những gì chúng ta đạt được do phấn đấu và nỗ lực thì mãi mãi vẫn còn là của chúng ta, và không thể nào bị quên lãng như những tư tưởng ta đọc trong sách hay những lời giảng dạy của một vị huấn sư, dù Ngài có được tôn kính đến đâu.
Khi người môn sinh bước vào con đường dự bị và khởi sự tham thiền, thì y thường không để ý đến một điều: mục tiêu y cần nhắm đến không phải chủ yếu là hoàn tất sự phát triển của chính y mà là tự trang bị để phụng sự nhân loại. Trong phụng sự tất nhiên y sẽ tăng trưởng và phát triển nhưng đó không phải là mục đích. Hoàn cảnh trực tiếp quanh y và những người cộng sự thân cận ở cõi trần là các đối tượng để phụng sự. Nếu trong khi cố gắng đạt một số khả năng hay đức tính nào đó, y lại bỏ bê các nhóm mà y đang kết hợp, thờ ơ không phụng sự họ một cách khôn ngoan, và không trung thành vì lợi ích của nhóm, là y đang lâm vào mối nguy của sự kết tinh, đang rơi vào sự mê hoặc của lòng kiêu căng tội lỗi, và thậm chí có thể dấn bước đầu tiên vào con đường tà đạo. Nếu sự tăng trưởng nội tâm không biểu lộ trong việc phụng sự tập thể thì người môn sinh đang đi vào con đường nguy hiểm.
Ba loại nhóm liên kết với môn sinh.
Có lẽ ở đây tôi có thể đưa ra một vài chỉ dẫn về các nhóm của người môn sinh trên những cảnh giới khác nhau. Có nhiều nhóm khác nhau như thế và trong những giai đoạn khác nhau của đời người các nhóm ấy có thể thay đổi, khi người môn sinh thanh toán được sự bó buộc của nghiệp quả chi phối các liên kết đó. Chúng ta cũng nên nhớ rằng khi một người mở rộng khả năng phụng sự thì đồng thời y cũng gia tăng kích thước [116] và số nhóm mà y tiếp xúc, cho đến khi trong một kiếp nào đó về sau thế giới là trường phụng sự của y và vô số người được y giúp đỡ. Y phải phụng sự bằng ba cách trước khi được phép đổi đường lối hành động và bước sang một công tác khác, – thuộc hành tinh, thái dương hệ hay vũ trụ.
Trước hết, y phụng sự thông qua hoạt động, bằng cách sử dụng trí thông minh, dùng những khả năng cao của trí tuệ và tài năng của mình để giúp đỡ những người con của nhân loại. Y từ từ khai mở những quyền năng lớn của trí tuệ và vượt qua cạm bẫy của lòng kiêu hãnh. Bấy giờ y đem trí thông minh linh hoạt của mình đặt dưới chân toàn thể nhân loại, và đem hết khả năng ra phụng sự loài người.
Y phụng sự bằng tình thương và theo thời gian trở nên một trong những vị cứu thế hiến trọn cuộc đời mình cho các huynh đệ với tình thương toàn hảo. Rồi đến một kiếp y sẽ hy sinh trọn vẹn và chết trong tình thương để cho những người khác được sống.
Sau đó là phụng sự bằng quyền lực. Trong lò lửa tôi luyện, y đã chứng tỏ là không có tư tưởng nào khác ngoài việc nghĩ đến những gì tốt đẹp cho mọi người chung quanh. Y được tin cậy để giao phó quyền năng, sau khi đã áp dụng tình thương tích cực một cách khôn ngoan. Y làm việc hợp với định luật và dùng tất cả ý chí của mình để bày tỏ quyền năng của định luật trong ba lĩnh vực của cõi tử (là tam giới).
Trong cả ba ngành phụng sự này, bạn sẽ nhận thấy rằng khả năng làm việc với các nhóm là tối quan trọng. Như tôi đã nói, những nhóm này rất đa dạng và thay đổi trên những cảnh giới khác nhau. Chúng ta hãy kể ra tóm tắt như sau:–
1. Ở cõi trần. Có những nhóm sau đây:–
a. Gia đình là nhóm y thường quan hệ vì hai lẽ. Một là để giải quyết nghiệp quả và thanh toán các món nợ tiền kiếp. Hai là để nhận một xác thân thuộc loại mà Chân nhân cần để biểu lộ đầy đủ. [117]
b. Các cộng sự viên và bạn bè, những người mà hoàn cảnh đưa đẩy y đến với họ, những người cộng sự kinh doanh, các liên hệ với giáo hội, những người quen biết, những người bạn gặp gỡ tình cờ và những người mà y tiếp xúc trong một thời gian ngắn rồi thôi. Y cũng có hai việc cần làm với họ: một là phải thi hành một nghĩa vụ nào đó nếu y đã chuốc lấy món nợ. Hai là để thử thách khả năng y gây ảnh hưởng lành cho những người chung quanh, biết nhận trách nhiệm và biết chỉ đạo, giúp đỡ. Trong thử thách này, các vị Hướng đạo nhân loại thấy được hành động và phản ứng của hành giả, khả năng phụng sự của y và cách y đáp ứng nhu cầu của những người chung quanh.
c. Đoàn phụng sự mà y gia nhập, là nhóm của một Đấng Cao cả, được kết hợp rõ rệt để làm công tác huyền môn, tinh thần. Đó có thể là một đoàn phụng sự trong giáo hội chính thống (những người sơ cơ đều được thử thách trong nhóm này). Đó cũng có thể là đoàn công tác xã hội như trong phong trào lao động hay chính trường, hoặc có thể thuộc những phong trào tiền phong của thế giới như Hội Thần triết, phong trào Khoa học Công giáo, những người thuộc phái Tân Tư tưởng và những nhà Giáng thần học. Tôi có thể thêm một chi nhánh hoạt động nữa khiến bạn ngạc nhiên, – đó là phong trào Xô-viết ở Nga và tất cả những đoàn thể mạnh mẽ, cấp tiến đang thành tâm phụng sự theo các lãnh tụ của họ (dù có khi bị lạc hướng và mất thăng bằng) để nâng cao điều kiện sinh hoạt của đại khối quần chúng.
Như thế, các bạn thấy rằng mỗi người đều thuộc vào ba nhóm ở cõi trần. Y có bổn phận đối với họ và phải làm tròn. Vậy có gì nguy hiểm khi tham thiền? Đơn giản là khi nghiệp quả còn ràng buộc người môn sinh với một nhóm nào đó thì y phải lo làm tròn bổn phận của mình. Nhờ thế y có thể trả [118] sạch nghĩa vụ nghiệp quả và tiến lên hướng về sự giải thoát cuối cùng. Ngoài ra, y phải đưa nhóm của mình lên những tầm thức cao thượng hơn và hữu ích hơn. Vì thế, nếu tham thiền không thích hợp, y sẽ bỏ quên nghĩa vụ đích thực của mình, làm chậm trễ mục đích của kiếp sống hiện tại và sẽ phải thực hiện trong một kiếp khác. Nếu y đưa vào thể nguyên nhân của nhóm ấy (là sản phẩm kết hợp của nhiều đường hướng) những gì không thích đáng, thì y không giúp được gì mà chỉ gây trở ngại và đây cũng lại là điều bao gồm nguy hiểm. Tôi xin minh họa để giải rõ hơn:– Một môn sinh ở trong nhóm có nhiều người sùng tín quá mức, y gia nhập với mục đích rõ rệt là làm quân bình đức tính này bằng một yếu tố khác, đó là sự phân biện khôn ngoan và thăng bằng trí tuệ. Nếu y để cho mình bị hình tư tưởng của nhóm chi phối và tự trở thành một người sùng tín luôn hành thiền theo lối sùng tín và thiếu khôn ngoan mà bỏ quên việc làm quân bình thể nguyên nhân của nhóm ấy, thì y lâm vào mối nguy, chẳng những tự hại mình mà còn làm hại luôn cả nhóm hiện hữu.
2. Ở cõi tình cảm. Trên cảnh giới này y thuộc vào nhiều nhóm, như là:–
a. Nhóm gia đình của y ở cõi tình cảm, nhóm này chính thực là nhóm của y hơn là gia đình mà y đầu thai ở cõi trần. Các bạn sẽ thấy điều này được chứng nghiệm nhiều lần trong cuộc sống, khi những người thuộc một gia đình ở cõi tình cảm gặp lại nhau ở cõi trần. Họ nhận biết nhau ngay.
b. Lớp học trong Phòng Học tập mà y được xếp vào, và nhận được nhiều giáo huấn trong đó.
c. Đoàn Cứu trợ Vô hình mà có thể y đang cộng tác, và Đoàn Phụng sự.
Y có những nghĩa vu và công việc phải làm trong các nhóm này và tất cả đều phải được xem xét khi nghiên cứu[119] áp dụng cho y một phương pháp thiền đúng đắn. Tham thiền phải làm tăng khả năng trả nợ nghiệp quả của môn sinh, phải đem lại cho y cái nhìn sáng tỏ, sự xét đoán khôn ngoan và hiểu biết được công việc nào phải thi hành ngay. Bất cứ những gì đi ngược lại điều này đều nguy hiểm.
3. Ở cõi trí. Những nhóm trên cõi này có thể kể ra như sau:–
a. Những nhóm đệ tử Chân sư mà y có liên hệ và đang làm việc với họ. Đây thường chỉ là trường hợp mà người môn sinh đang thanh toán nghiệp quả của mình một cách nhanh chóng và đang đến gần cửa Đạo. Vì thế, y nên được Chân sư của y trực tiếp hướng dẫn cách tham thiền, và bất cứ phương thức nào đem áp dụng mà không phù hợp với nhu cầu của y đều đem đến những yếu tố nguy hiểm, vì những rung động và những mãnh lực phát sinh ở cõi trí thì mạnh mẽ hơn ở các cõi thấp rất nhiều.
b. Nhóm Chân nhân của y. Nhóm này quan trọng nhất, vì nó liên hệ đến sự cứu xét cung của môn sinh khi ấn định phương pháp thiền. Vấn đề này đã phần nào được đề cập đến.
Như các bạn thấy, tôi không đặc biệt nói đến những mối nguy hiểm riêng cho một thể nào. Không thể bàn vấn đề theo cách đó. Sau này, khi tham thiền huyền môn được mọi người hiểu biết nhiều hơn và vấn đề này được nghiên cứu một cách khoa học, thì bấy giờ tùy theo khả năng các môn sinh sẽ soạn thảo những dữ liệu cần thiết và những thiên khảo luận về toàn bộ vấn đề. Tuy nhiên, tôi xin có lời khuyến cáo rằng tôi chỉ vạch ra con đường, – các huấn sư nội môn ít khi nào làm hơn điều đó. Chúng tôi nhắm đến việc đào tạo, phát triển những nhà tư tưởng, những người có tầm mắt sáng tỏ, có khả năng suy luận hợp lý. Chúng tôi làm việc đó bằng cách dạy mọi người tự phát triển, tự mình suy nghĩ, tự suy xét để giải quyết các vấn đề khó khăn của mình, và tự trau giồi đức hạnh. Đó là Đường Đạo….

[120] Ngày 03-8-1920.
Những nguy hiểm do các mãnh lực tinh vi gây ra.
. . . Sáng nay chúng ta bàn đến phần cuối của vấn đề các nguy hiểm có thể phát sinh trong tham thiền. Chúng ta đã bàn đôi điều về những nguy hiểm sẵn có trong ba hạ thể. Chúng ta đã đề cập đến những nguy hại có thể xảy ra khi không để ý đến nghiệp quả của nguời môn sinh và các liên kết của y với nhóm. Vấn đề hôm nay thật khó khăn. Chúng ta phải bàn đến những nguy hiểm do những người, những mãnh lực, những sinh linh và những nhóm đang hoạt động ở các cảnh giới ẩn vi hơn cõi trần gây ra. Sự khó khăn này có ba lý do:–
1. Người môn sinh trung bình không hiểu được tính chất của các mãnh lực này và không biết được thành viên của các nhóm ở những cõi ẩn vi.
2. Mối nguy khi tiết lộ những điều không cần thiết trong một cuốn sách công truyền.
3. Mối nguy về mặt huyền môn mà người chưa được điểm đạo ít biết đến. Do sự thực là việc tập trung tư tưởng tất sẽ phát sinh khi bàn thảo các vấn đề này làm các sóng tư tưởng phát động, tiếp xúc với những dòng mãnh lực và hình tư tưởng lưu chuyển gây sự chú ý của các đối tượng đang bị bàn đến. Điều này đôi khi có thể đưa đến những hậu quả không hay. Vì thế, tôi sẽ chỉ bàn vắn tắt thôi. Ở các nội giới, chúng ta sẽ có được sự bảo vệ và ánh sáng hiểu biết cần thiết.
Ba nhóm thực thể:–
Có thể xếp các nhóm thực thể này thành ba hạng:–
1. Những nhóm vong linh lìa trần, ở trong thể cảm dục hay thể trí.
2. Các thiên thần, làm việc riêng hay từng nhóm.
3. Những huynh đệ Hắc đạo. [121]
Chúng ta hãy xem xét kỹ từng phần, và trước hết đặt nền tảng cho sự hiểu biết bằng cách nêu ra rằng những nguy hiểm phát sinh do tình trạng ba hạ thể của người môn sinh đôi khi có thể là hiệu quả của tham thiền. Các tình trạng đó là:–
Tình trạng tiêu cực khiến cho cả ba hạ thể Phàm nhân trở nên yên lặng và thụ cảm, và do thế bỏ ngỏ cho những dân cư của các cõi khác đang chờ chực tấn công.
Tình trạng dốt nát hay khờ dại, cố liều lĩnh sử dụng một vài phương thức và những câu chú mà không được phép của vị Huấn sư, khiến người môn sinh liên hệ đến một số nhóm thiên thần, khiến y tiếp xúc với các thần của cõi cảm dục hay cõi trí. Do hành động thiếu hiểu biết này, y làm bia cho họ tấn công và làm món đồ chơi cho bản năng hủy hoại của họ.
Tình trạng ngược lại với tình trạng trên, khiến cho người môn sinh trở thành tích cực và vì thế mà trở thành đường truyền cho thần lựcquyền năng. Trong trường hợp này, người môn sinh tiến hành vận dụng dòng điện lưu của các cõi ẩn vi theo định luật hay quy luật huyền môn và dưới sự hướng dẫn của Sư phụ y. Y trở thành một trung tâm chú ý của những người chống lại Chánh đạo.
Hai tình trạng đầu là hậu quả của việc hành thiền không khôn ngoan và thiếu hiểu biết, còn tình trạng cuối thường là phần thưởng của sự thành công. Trong hai trường hợp đầu việc chữa trị do chính người môn sinh thực hiện bằng cách khôn ngoan sửa đổi loại tham thiền và áp dụng thận trọng hơn. Trong trường hợp thứ ba thì có nhiều cách đối trị sau này tôi sẽ chỉ dẫn.
Những nguy hiểm của sự ám ảnh.
Các vong linh thoát trần thường gây ra những mối nguy ám ảnh rõ rệt, hoặc là chỉ tạm trong thời gian ngắn, hay kéo[122] dài lâu hơn. Thậm chí nó có thể kéo dài trong suốt một kiếp sống. Trước đây tôi có viết cho các bạn một bức thư nói về vấn đề này và các bạn có thể dùng để tham khảo thêm. Vì thế, không cần lặp lại ở đây. Chính yếu tôi muốn nhấn mạnh điểm căn bản là sự xâm nhập mà chúng ta gọi là ám ảnh này phần lớn là do thái độ tiêu cực của người môn sinh khi y dại dột thực hành một phương pháp thiền không thích hợp. Do háo hức muốn đón nhận ánh sáng từ cõi trên, do ý quyết tự ép mình cho được tiếp xúc với các huấn sư hay ngay cả Chân sư, và trong cố gắng loại trừ tất cả những tư tưởng và những rung động thấp, người môn sinh phạm sai lầm là làm cho toàn thể phàm ngã trở nên thụ cảm. Thay vì làm cho phàm ngã trở nên vững vàng, tích cực đối với những yếu tố chung quanh, với mọi tiếp xúc ở cõi thấp, và thay vì chỉ để cho “đỉnh chóp của thể trí” (xin tạm gọi như thế) thụ cảm và mở ra đối với những gì được truyền xuống từ các cấp độ trừu tượng hoặc của thể nguyên nhân và thậm chí từ cõi trực giác, thì người môn sinh lại để cho thụ cảm từ mọi phía. Chỉ có một điểm bên trong bộ não là nên để cho thụ cảm, tất cả những gì còn lại trong tâm thức đều phải được phân cực đến mức có thể ngăn được mọi xâm nhập từ bên ngoài. Đây là nói về thể tình cảm và thể trí, dù rằng với đa số nhân loại hiện nay điều này chỉ liên quan đến thể tình cảm mà thôi. Trong thời kỳ đặc biệt này của lịch sử thế giới, dân cư ở cõi tình cảm quá đông đảo, và sự ứng đáp của cõi trần với cõi tình cảm hiện đang trở nên rất mực phù hợp, thế nên mối nguy hiểm của sự ám ảnh lại càng to lớn hơn bao giờ hết. Nhưng các bạn cũng nên mừng vì kết quả ngược lại cũng rất tốt, sự ứng đáp của cõi trần đối với cõi thiêng liêng và sự đáp ứng lẹ làng với nguồn cảm hứng cao siêu thật lớn lao hơn trước rất nhiều. Nguồn cảm hứng thiêng liêng hay “nhập thể thiêng liêng” vốn là đặc ân của những linh hồn tiến hóa, trong những năm tới sẽ được nhiều người hiểu rõ, và nhất định sẽ là một trong những phương[123] pháp được Đức Chưởng Giáo và các Đấng Cao cả phụ tá Ngài sử dụng khi lâm phàm để giúp đỡ thế gian.
Điều cần nhớ là trong trường hợp có ám ảnh sai lạc thì con người chịu sự chi phối của thực thể ám ảnh và cộng tác trong diễn tiến này, dù vô tình hay miễn cưỡng. Trong sự nhập thể thiêng liêng hành giả tự nguyện hợp tác hữu thứcvới Đấng muốn linh cảm, nhập thể hay sử dụng các hạ thể của y. Động lực nội tâm của y bao giờ cũng là muốn giúp đỡ nhân loại nhiều hơn trước. Sự giáng nhập như thế không phải là kết quả của một tình trạng tiêu cực mà là sự cộng tác tích cực, tiến hành đúng định luật, trong một thời khoảng cụ thể…Khi nhân loại ngày càng phát triển sự liên tục tâm thức giữa cõi trần và cõi cảm dục và sau đó là cõi trí, thì việc chuyển nhượng các thể sẽ xảy ra thường xuyên hơn và được hiểu biết nhiều hơn.

Ngày 9-10-1919.
Những Nguyên nhân của Ám ảnh.
Một trong những việc làm trước mắt của người đạo sinhnghiên cứu và xem xét vấn đề này một cách khoa học. Trong nhiều cuốn sách huyền môn, chúng ta được biết rằng sự ám ảnh và sự điên cuồng có liên quan mật thiết với nhau. Sự điên cuồng có thể có trong cả ba hạ thể, chứng điên cuồng trong thể xác ít tai hại nhất, còn điên cuồng trong thể trí thì kéo dài nhất và khó chữa trị nhất. Điên cuồng trong thể trí là số phận nặng nề giáng xuống những ai đã nhiều kiếp sống trong độc ác ích kỷ, cố ý dùng trí thông minh của y để phục vụ những mục tiêu ích kỷ, dù vẫn biết đó là quấy. Nhưng loại điên cuồng này là một phương tiện mà đôi khi Chân nhân dùng để chặn đứng một người đang tiến về tà đạo. Theo ý nghĩa này thì nó có ẩn một ân huệ. Giờ đây chúng ta hãy bàn trước về những nguyên nhân của sự ám ảnh, còn vấn đề điên [124] cuồng thì hãy để ngày khác. Có bốn nguyên nhân ám ảnh và mỗi nguyên nhân đều có cách chữa trị khác nhau:–
Một nguyên nhân là sự suy yếu rõ rệt của thể dĩ thái ở tấm lưới ngăn cách, giống như một chỗ nới dãn và đàn hồi khiến cho một thực thể ngoại lai trên cõi cảm dục có thể xâm nhập được. Cửa vào hình thành bởi lưới này không được đóng chặt, nên ảnh hưởng bên ngoài có thể xâm nhập. Đây là nguyên nhân thuộc thể xác và là kết quả của sự điều chỉnh sai các chất liệu trong thể xác. Đó là do nghiệp quả có trước khi sinh và biểu hiện ngay khi đứa bé chào đời. Thường thì người bệnh có thể xác yếu đuối, trí tuệ suy kém, nhưng lại có thể cảm dục rất mạnh, bị ám ảnh, cố phấn đấu, chiến đấu mãi để ngăn chặn sự xâm nhập. Sự ám ảnh thỉnh thoảng xảy ra và thường tấn công nữ giới hơn là nam giới.
Một nguyên nhân khác nữa là do thể tình cảm, sự thiếu điều hợp giữa thể tình cảm và thể xác. Thế nên ban đêm lúc ngủ khi hành giả hoạt động trong thể tình cảm, y khó trở về với xác thân. Các sinh linh khác thừa dịp này nhập vào thân xác y, và Chân nhân không thể vào trú ngụ. Đây là hình thức ám ảnh thông thường nhất, ảnh hưởng đến những người có thể xác khỏe, các rung động tình cảm mạnh mẽ nhưng thể trí yếu kém. Trong sự chống chỏi của nạn nhân, tình trạng ám ảnh này đưa đến sự la hét trong điên loạn và những cơn động kinh. Nam giới dễ bị ám ảnh lối này hơn nữ giới, vì nữ giới thì được phân cực rõ rệt hơn trong thể cảm dục.
Ám ảnh trong thể trí là loại ít khi xảy ra. Trong thời gian tới, khi thể trí ngày càng được phát triển, có lẽ trường hợp này sẽ có nhiều hơn. Ám ảnh thể trí tức là sự xâm chiếm trên cõi trí – vì vậy ít khi xảy ra. Thể xác và thể tình cảm vẫn còn hợp thành một đơn vị, nhưng Người suy tưởng (Linh hồn) [125] bị bỏ lại trong thể trí, trong khi thực thể ám ảnh (dùng lớp áo bằng vật chất cõi trí) nhập vào hai thể kia. Trong trường hợp ám ảnh thể tình cảm thì linh hồn bị bỏ lại trong thể tình cảm và thể trí mà không có thể xác. Còn trong trường hợp sau (ám ảnh thể trí) thì linh hồn không ở trong thể tình cảm cũng như thể xác. Nguyên do là thể trí phát triển quá độ, còn thể tình cảm và thể xác thì tương đối yếu ớt. Đối với hai thể này thì linh hồn quá mạnh nên không thèm sử dụng chúng. Người này chỉ thích làm việc trên cõi trí, vì thế mà tạo cơ hội cho các thực thể ám ảnh khống chế. Như tôi đã nói, điều này ít khi xảy ra và là kết quả của sự phát triển thiên lệch. Nam giớinữ giới đều có thể bị tấn công. Tình trạng này thường biểu lộ từ bé thơ và rất khó chữa trị.
Một nguyên nhân ám ảnh khác hiếm có hơn nữa và rõ ràng là việc làm của các Anh em hắc đạo. Đó là việc cắt đứt sợi dây từ điện nối liền Chân nhân với thể xác, để người ấy ở trong thể tình cảm và thể trí. Thường điều này làm chết thể xác, trừ trường hợp vị Hắc đạo dùng thể xác ấy, nhập vào nó và nối kết nó với sợi dây từ điện của y. Những trường hợp này không thường thấy và chỉ liên hệ đến hai hạng người:–
Những người đã tiến hóa cao trên Đường Đạo, nhưng trong một kiếp đã vì một khuyết điểm cố ý nào đó nên thất bại và tự để cho lực lượng hắc ám chi phối. Tội lỗi (như các bạn thường gọi) trong phàm nhân của người đệ tử tạo nên một nhược điểm, và nhược điểm này bị lợi dụng. Loại ám ảnh này biểu lộ trong sự biến đổi mà đôi khi chúng ta thấy một linh hồn cao cả bỗng nhiên lao vào con đường đồi trụy rõ rệt, khi y hoàn toàn chuyển hướng cuộc đời và dùng bùn nhơ bôi bẩn bản tánh đẹp đẽ của mình. Việc làm này tất sẽ mang lại hình phạt, vì ở nội giới người đệ tử theo dõi điều đó, trí y [126] đau khổ khi thấy hạ thể bôi nhọ danh dự vị chủ nhân thực sự của nó và khiến cho một sự nghiệp đáng quý phải mang tiếng xấu.
Người ít tiến hóa thì có cấu tạo yếu kém nên không thể chống lại được sự ám ảnh này.
Các loại thực thể ám ảnh.
Nếu nói chi tiết thì có rất nhiều loại, nhưng tôi chỉ kể ra đây vài loại thôi.
1. Những sinh linh hạng thấp đã từ trần, đang chờ đầu thai, có ý muốn và chực chờ cơ hội ám ảnh, ở trường hợp một và hai.
2. Những người tự tử, đang băn khoăn muốn chuộc lại hành động sai lầm này và muốn trở lại cõi trần.
3. Những vong linh quyến luyến cõi trần, dù tốt hay xấu, họ đang khắc khoải âu lo cho những người thân yêu của họ, về công việc làm ăn, hay nóng lòng muốn làm một việc quấy hoặc chuộc lại một hành động độc ác nào đó, họ xâm nhập để chiếm thể xác như trong trường hợp một và hai.
4. Các vị Hắc đạo thường lợi dụng các trường hợp ba và bốn như tôi đã nói. Họ cần những thể đã phát triển cao, chứ không dùng những thể yếu ớt hay chưa được tinh luyện. Trong trường hợp ba, sự yếu kém chỉ là tương đối, do quá chú ý đến thể trí.
5. Những loài tinh linh và những sinh linh thấp kém hơn con người, có tính độc ác, chúng rình rập bất cứ cơ hội cỏn con nào và ở nơi nào chúng thấy có sự rung động tương ứng.
6. Vài loại thiên thần bậc thấp, vô hại nhưng ưa phá khuấy, vì tinh nghịch và đùa giỡn mà tìm cách nhập vào một cơ thể khác giống như trẻ con ưa mặc quần áo lạ kiểu để làm trò.
7. Những du khách từ các hành tinh khác, đôi khi đến và nhập vào một số cơ thể tiến hóa cao vì mục đích riêng. Nhưng trường hợp này rất, rất hiếm hoi…
[127] Giờ đây tôi chỉ cho các bạn một vài phương pháp mà rốt cuộc sẽ là những cố gắng đầu tiên để chữa trị.
Trong những trường hợp thuộc loại đầu tiên, đối với người có thể chất yếu kém, thì trước hết sự chữa trị phải chú trọng vào việc kiến tạo thể chất mạnh mẽ, cả thể xácdĩ thái, nhất là thể dĩ thái. Trong những năm sau này, điều đó sẽ được thực hiện với sự giúp đỡ trực tiếp của các vị thiên thần tạo hình (những thiên thần màu tím hay những thiên thần ở các cấp dĩ thái). Việc tăng cường lưới dĩ thái sẽ được trợ giúp bằng cách dùng ánh sáng tím, với âm thanh tương ứng của nó, áp dụng trong những dưỡng đường yên tĩnh. Cùng với việc chữa trị này là cố gắng tăng cường thể trí. Khi thể xác được tăng cường, những cuộc tấn công sẽ thưa dần để cuối cùng dứt hẳn.
Khi nguyên nhân là thiếu sự điều hợp giữa thể xác và thể tình cảm thì những phương pháp chữa trị đầu tiên sẽ là cách trừ tà nhờ những câu chú và nghi lễ (như nghi lễ tôn giáo). Những người có đủ khả năng sẽ dùng các câu chú này vào ban đêm, khi người ta cho rằng thực thể ám ảnh vắng mặt lúc bệnh nhân ngủ. Các câu chú này sẽ kêu gọi vị chủ nhân thực sự (của các thể) trở lại, sẽ tạo một bức tường bảo vệ sau khi chủ nhân nhập xác, và bắt buộc kẻ ám ảnh phải ở ngoài. Khi chủ nhân thực sự đã trở về, thì việc sau đó là giữ y lại trong thể xác. Việc giảng huấn ban ngày và biện pháp bảo vệ ban đêm cho bệnh nhân, thực hiện trong thời gian lâu hoặc mau, sẽ từ từ loại ra kẻ chiếm đoạt hay mượn xác bất hảo, và thời gian qua nạn nhân sẽ tiếp tục được thêm an toàn. Vấn đề này về sau tôi sẽ nói thêm.
Trong trường hợp ám ảnh thể trí thì vấn đề càng khó hơn. Hầu hết những cuộc chữa trị thành công trong tương lai đều tập trung vào hai nhóm bệnh nhân đầu tiên. Chứng ám ảnh thể trí phải đợi có sự hiểu biết rộng rãi hơn, dù cần phải[128] thí nghiệm ngay từ đầu. Hầu hết công việc sẽ phải làm đều từ cõi trí, bởi những người có thể hoạt động ở đó một cách tự do, để tiếp xúc với linh hồn trong thể trí của y. Phải có sự hợp tác của linh hồn bệnh nhân để phối hợp mở cuộc tấn công vào thể tình cảm và thể xác đã bị ám ảnh. Ban đêm, phương pháp chữa trị của hai trường hợp đầu sẽ được đem dùng phần lớn, nhưng trong trường hợp sau, linh hồn phải chiếm lại cả hai thể xác và tình cảm, vì thế nên hết sức khó khăn. Thường thì kết quả là cái chết.
Trong trường hợp cắt đứt sợi dây từ điện thì hiện nay chưa có cách nào trị được.
Những nguy hiểm từ trường tiến hóa thiên thần.
Điểm thứ nhì này còn phức tạp hơn. Các bạn nhớ chăng trước đây tôi đã nói rằng có thể tạo sự tiếp xúc với các thiên thần bằng những câu chú và những phương thức đặc biệt, và sự tiếp xúc này có thể gây nguy hiểm cho kẻ bất cẩn. Hiện nay, điều này thật nguy hiểm lạ thường, vì các lý do sau đây:
Sự nhập cuộc của cung màu tím, tức là Cung Nghi thức hay Cung bảy đã làm cho sự tiếp xúc này được thực hiện dễ dàng hơn từ trước đến nay. Vì thế, đây là cung giúp hai trường tiến hóa liên kết (nhân loại và thiên thần) có thể tiến đến gần và gặp gỡ nhau, bằng cách sử dụng nghi lễ và những phương thức ấn định sẵn, kết hợp với chuyển động chuẩn mực nhịp nhàng. Vấn đề này sẽ rõ rệt khi sử dụng các nghi thức, và những người đồng tử đều xác nhận sự thực là điều này đã được chứng minh trong cả nghi lễ của giáo hội Thiên Chúa và Hội Tam điểm. Sự tiếp xúc này ngày càng nhiều, và có nguy cơ không tránh khỏi bị nhiều người biết, và vì thế mà ảnh hưởng đến những kẻ bất cẩn theo nhiều lối khác nhau. Như [129] các bạn biết, hiện nay Đ.Đ.C.G. của Địa cầu đang có nỗ lực rõ rệt nhằm truyền đạt cho giới thiên thần phần hành của họ trong Thiên cơ, và phần việc mà Nhân loại cũng phải thực hiện. Nỗ lực đó đang được từ từ tiến hành và tất sẽ mang lại một số kết quả nhất định. Trong những bức thư này, tôi không có ý bàn với các bạn về vai trò của nghi lễ và các câu chú đặt sẵn, trong cuộc tiến hóa của thiên thầnnhân loại. Tôi chỉ nêu ra mối nguy cho con người khi họ khờ dại sử dụng những phương thức kêu gọi các thiên thần, khi họ thử dùng Thánh ngữ với mục đích tiếp xúc với các vị thần kiến tạo (vốn chịu ảnh hưởng của Thánh ngữ rất lớn), và khi họ cố tọc mạch muốn biết những bí mật của nghi lễ và các chi tiết phụ thuộc về màu sắc và âm thanh. Về sau, khi người môn sinh đã bước qua cửa điểm đạo, y sẽ biết được điều đó cùng những kiến thức cần thiết để làm việc đúng định luật. Khi theo đúng luật thì không có ẩn chứa mối nguy nào cả.
Nhân loại đang có quyết tâm cao độ muốn xuyên thấu bức màn bí mật, và muốn tìm ra những gì chưa biết trong cõi vô hình. Ở bất cứ đâu người ta cũng ý thức được những quyền năng đang khai mở trong tâm họ mà tham thiền làm tăng cường. Họ nhận thấy rằng nếu thận trọng theo đúng một số qui luật, họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn đối với những hình ảnh và âm thanh của các cảnh giới nội tại. Họ thoáng thấy những điều chưa được biết. Thỉnh thoảng, trong những giây phút hiếm hoi, nhãn quan bên trong tạm thời khai mở, họ nghe thấy được trên cõi tình cảm hay cõi trí. Họ thấy được những thiên thần trong cuộc gặp gỡ có dùng nghi thức. Họ nghe được âm thanh hay tiếng nói cho họ biết những sự thực mà họ nhìn nhận là đúng. Con người đang bị cám dỗ quá mạnh muốn phải có sự tiếp xúc, muốn kéo dài giờ tham thiền, muốn thử một vài phương pháp hứa hẹn tăng cường khả năng thần thông của họ. Họ cưỡng bách làm những điều đó một cách bất cẩn và rước lấy thảm họa. Tôi xin đưa ra đây một vài lời ngụ [130] ý:– Có thể nói theo nghĩa đen rằng tham thiền tức là đùa với lửa. Các thiên thầncõi trí vận dụng những luồng lửa tiềm ẩn của thái dương hệ, nên đương nhiên họ vận dụng được các loại lửa ẩn tàng của con người ở nội tâm. Thật là đáng tiếc nếu chúng ta để cho mình trở thành món đồ chơi của họ và bị hủy diệt trong tay họ. Điều tôi nói đây là sự thực, chứ không phải là lời lẽ của một bộ óc ưa tưởng tượng chuyện kỳ lạ, hão huyền. Hãy cẩn thận khi đùa với lửa.
a. Giai đoạn chuyển tiếp này có rất nhiều điều nguy hiểm kể trên. Hiện nay chưa kiến tạo được loại cơ thể thích hợp để gìn giữ và vận dụng mãnh lực huyền bí, nên việc sử dụng những thể hiện có trong công việc nói trên chỉ mang lại tai ương cho người môn sinh nhiều tham vọng. Khi một người bắt đầu theo đuổi con đường hành thiền huyền môn, y phải cần khoảng mười bốn năm để tái tạo các thể thanh cũng như thể xác của y. Trong suốt thời gian đó, y không nên chạm đến những điều chưa biết để giữ an toàn. Vì chỉ những người nào có thể xác mạnh mẽ đã được tinh luyện, có thể cảm dục quân bình, ổn định, đã chủ trị, và thể trí có vân thích hợp, mới được vào những cảnh giới cao siêu và thực sự làm việc với Fohat, vì đó là việc làm của đệ tử huyền môn. Thế nên, ở khắp nơi tất cả các Huấn sư minh triết đều nhấn mạnh rằng Con đường Tinh luyện phải đi trước Con đường Khai ngộ. Các Ngài nhấn mạnh rằng phải kiến tạo khả năng tinh thần trước khi được phép mở quan năng thần thông an toàn. Các Ngài đòi hỏi môn sinh phải phụng sự nhân loại hằng ngày, trong suốt cuộc đời, trước khi y được phép vận dụng những sức mạnh của thiên nhiên, được phép chế ngự các tinh linh, hợp tác với các thiên thần và được học các phương thức và nghi lễ, những câu thần chú và các khẩu quyết để làm phát lộ các mãnh lực ấy.

Ngày 4-8-1920.
Nguy hiểm do các Huynh đệ Hắc đạo.
Tôi nghĩ rằng trước đây thực sự tôi đã nói tất cả những [131] gì có thể truyền đạt được cho các bạn về các Huynh đệ Hắc đạo, như người ta thường gọi. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng người môn sinh trung bình không phải lo sợ gì về mối nguy này. Chỉ khi nào một người sắp bước vào hàng đệ tử huyền môn và là một khí cụ của Huyền môn Chánh đạo, quá xuất sắc so với các bạn đồng môn, y mới hấp dẫn sự chú ý của những người đối nghịch. Khi áp dụng tham thiền, quyền năng và hoạt động của mình để phụng sự, hành giả đã phát triển các thể của mình đến mức thành tựu thực sự. Bấy giờ những rung động của y làm vận chuyển một loại vật chất đặc biệt, y học cách làm việc bằng loại vật chất đó, cách vận dụng những dòng điện lưu và điều khiển các vị thần kiến tạo. Làm thế tức là y bước vào phạm vi của những người làm việc với các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, và vì thế y có thể khiến cho mình bị tấn công. Sự tấn công này có thể hướng đến một hạ thể của y, hoặc cũng có thể theo lối khác. Tôi xin nói vắn tắt vài phương pháp dùng tấn công một người đệ tử, chỉ là những lối có liên hệ đến các môn sinh của những bức thư này:
a. Tấn công ngay vào thể xác. Mọi phương tiện đều được sử dụng để gây bệnh tật, thương tật cho xác thân người đệ tử, khiến y kém hữu dụng. Không phải tất cả các tai nạn đều do nghiệp quả, vì người đệ tử thường đã vượt qua phần lớn nghiệp quả loại này, thế nên y tương đối tự do, ít bị trở ngại trong hoạt động xác thân.
b. Một cách khác là dùng ảo cảm, tức là phủ lên người đệ tử một đám mây bằng vật chất cõi tình cảm hay cõi trí, đủ để che giấu sự thực và tạm thời làm cho điều chân thực bị mờ ám. Khi nghiên cứu những trường hợp dùng ảo giác tấn công, người ta thấy rất rõ rằng ngay đến người đệ tử tiến hóa cao cũng khó có thể phân biện được giữa cái thực, cái hư, giữa điều chân và lẽ giả. Ảo cảm có thể ở cõi tình cảm hoặc cõi trí nhưng [132] thường ở cõi tình cảm hơn. Một hình thức được sử dụng là phủ lên người đệ tử những bóng mờ của các tư tưởng yếu đuối, chán nản hay chỉ trích, khiến đôi khi y phải lùi bước. Khi ảo cảm đó được tạo ra, nó xuất hiện với vẻ đe dọa quá lố khiến người đệ tử bất cẩn, vì không ngờ rằng điều y đang thấy chẳng qua là sự phóng đại của các tư tưởng thoáng qua nơi y, nên đành chiều theo sự chán nản, thường đến mức tuyệt vọng và trở nên kém hữu ích cho các Đấng Cao cả. Một hình thức khác là ném vào hào quang thể trí y những ý tưởng và những đề nghị dường như đến từ Chân sư y, nhưng đó chỉ là những gợi ý tinh vi nhằm ngăn cản và không giúp ích gì cả. Người đệ tử khôn ngoan phải luôn luôn phân biện tiếng nói của Đức Thầy thật của y và tiếng thì thầm dối trá của kẻ giả mạo, và ngay đến những điểm đạo đồ cao cấp cũng vẫn tạm thời bị lầm lạc.
Có nhiều phương tiện tinh vi được dùng để lừa gạt nhằm làm giảm hiệu năng của người phụng sựthế gian. Vì thế mà tất cả những người chí nguyện đều được dạy bảo một cách khôn ngoan rằng phải học hỏi và làm việc để phát triển viveka tức là trí phân biện, để được an toàn, tránh khỏi bị gạt gẫm. Nếu đức tính này được chuyên cần kiến tạo và vun trồng trong mọi việc dù lớn hay nhỏ trong cuộc sống hằng ngày thì có thể tránh được những nguy cơ lầm lạc.
c. Phương pháp thứ ba thường được sử dụng là bao bọc chung quanh người đệ tử một đám mây đen dày đặc, dùng bức màn đêm và lớp sương mù không thể xuyên thấu được bao vây y, khiến y phải quờ quạng và thường hay vấp ngã. Đó có thể là một đám mây đen của vật chất cõi cảm dục, của một loại tình cảm đen tối nào đó dường như có thể lung lạc mọi rung động ổn cố và ném người môn sinh bối rối vào bóng đen của tuyệt vọng. Y cảm thấy tất cả đang rời xa y. Y làm mồi cho những tình cảm buồn thảm và hay thay đổi. Y nghĩ rằng đã bị mọi người từ bỏ. Y xem các nỗ lực đã qua là hoài công vô ích và y chẳng còn gì cả, trừ cái chết. Trong những lúc [133] như vậy, y cần rất nhiều phân biện, nghiêm túc cân nhắc sự việc và điềm tĩnh suy ra lẽ phải. Trong những lúc như vậy, y nên tự nhắc nhở rằng bóng tối không che giấu Đấng Thượng Đế nội tâm được điều gì. Trung tâm ý thức vững vàng vẫn còn đó, không hề bị ảnh hưởng dù điều gì xảy ra. Y phải bền lòng cho đến lúc cuối, – lúc cuối của điều gì? Đó là lúc chấm dứt đám mây bao phủ, lúc nó tự tan ra trong ánh mặt trời. Y phải đi qua hết bề dài của đám mây ấy và bước ra ánh sáng ban ngày, với nhận thức rằng bất cứ lúc nào cũng không có gì chạm đến và làm tổn thương tâm thức bên trong. Thượng Đế vẫn ngự trong tâm ta, dù bên ngoài có việc gì xảy ra. Chúng ta quá thường nhìn ra hoàn cảnh bên ngoài, dù là cõi trần hoặc cõi tình cảm hoặc cõi trí, mà quên rằng ở nơi sâu thẳm của tâm hồn chúng ta vốn có điểm tiếp xúc với Đấng Thượng Đế của càn khôn vũ trụ.
d. Sau cùng (vì tôi không thể nêu tất cả những phương pháp dùng để tấn công), phương tiện được dùng có thể là phủ lên thể trí người đệ tử một lớp màn đen tối. Sự tối tăm có thể thuộc tri thức, và tất nhiên là khó xuyên qua hơn, vì trong trường hợp này, phải kêu gọi đến quyền năng của Chân ngã, trong khi ở trường hợp trên, thường chỉ lặng lẽ dùng hạ trí suy xét cũng đủ giải quyết được vấn đề khó khăn. Trong trường hợp đặc biệt này, người đệ tử khôn ngoan sẽ không chỉ cố gắng kêu gọi Chân nhân hay Chân ngã của mình để đánh tan đám mây đen mà cũng kêu gọi đến vị Huấn sư hay ngay cả vị Chân sư của y để được Ngài trợ giúp.
Đây chỉ là một số nguy hiểm vây quanh người chí nguyện, và tôi bàn sơ qua chỉ để khuyến cáo và hướng dẫn, chứ không để làm cho các bạn lo sợ. Ở đây, các bạn có thể thêm vào đây những qui luật mà tôi đã nói trong bức thư trước để giúp đỡ người đệ tử.

Ngày 25-09-1920.
Các Huynh đệ Hắc đạo.
Hôm nay tôi muốn nói với các bạn về quyền năng của các Huynh đệ Hắc đạo. Chúng ta cần phải biết một số qui luật chi [134] phối các hành động của họ, một số phương pháp họ dùng, và cần phải hiểu và sử dụng một số phương pháp phòng bị. Như trước tôi đã nói với các bạn rằng đa số nhân loại vẫn chưa đánh giá được sự hiểm nguy. Thế nhưng thời gian qua chúng tôi thấy cần phải chỉ dạy cho các bạn, là những cộng sự viên của chúng tôi ở cõi trần, cách nào để tự bảo vệ, đề phòng và tránh sự tấn công.
Hãy luôn luôn nhớ rằng các Huynh đệ Hắc đạo là anh em của chúng ta, đang lầm lỗi và lầm lạc, nhưng vốn là con của một Đấng Cha chung, dù họ đang lạc bước nơi xa, đến tận chân trời góc biển. Con đường họ trở lại sẽ rất dài, nhưng tất nhiên bánh xe tiến hóa sẽ buộc họ quay lại trong những chu kỳ rất lâu sau này. Người nào quá tán tụng thể trí cụ thể (hạ trí) và để cho nó tiếp tục đóng kín đối với thượng trí, là đang có nguy cơ lạc vào tà đạo. Nhiều người đi lệch như thế . . . nhưng quay lại được, rồi trong tương lai tránh được những lỗi lầm tương tự, như một đứa trẻ tránh lửa vì đã có lần bị bỏng. Nếu người ấy vẫn ngoan cố, dù đã được khuyến cáo và chịu nhiều đau khổ, thì cuối cùng sẽ trở thành một vị bàng môn. Lúc đầu, Chân nhân chiến đấu rất mạnh mẽ để ngăn không cho phàm nhân phát triển như thế. Nhưng những thiếu sót của thể nguyên nhân (đừng quên rằng những tật xấu chỉ là những đức tốt bị dùng sai cách) khiến thể nguyên nhân trở nên méo mó, quá phát triển theo một chiều hướng nào đó, đầy những chỗ khuyết và khoảng trống, mà đáng lẽ nơi đó là những đức tánh tốt.
Người bàng môn không công nhận sự hợp nhất với đồng loại, y chỉ thấy đó là những người cần khai thác để thực hiện các mục đích của y. Dấu hiệu này cũng có ở mức ít hơn nơi những người bị y sử dụng, hoặc hữu ý hay vô tình. Họ không kính trọng ai cả, xem mọi người như là miếng mồi ngon. Họ bắt buộc mọi người phải làm theo đường lối của họ, và dùng những phương tiện đúng đắn hay bẩn thỉu để triệt hạ mọi chống đối và để cá nhân họ đạt được những gì họ muốn.
[135] Vị hắc đạo không để ý đến nỗi đau khổ mà y có thể gây ra. Y không bận tâm đến sự đau đớn tinh thần mà y mang lại cho kẻ chống đối y. Y cứ thực hiện ý định và không ngừng gây tổn thương cho bất cứ ai, đàn ông, phụ nữ hay trẻ em, miễn là việc làm đó khiến y thêm đến gần mục đích. Tuyệt đối không bao giờ nên trông mong lòng nhân từ của những kẻ chống lại Quang minh Chánh đạo.
Ở cõi trần và cõi tình cảm, các vị bàng môn có nhiều quyền lực hơn các Huynh đệ Ánh sáng, – không hơn về quyền năng thực sự, mà chỉ hơn về quyền năng bề ngoài, vì các Huynh đệ Chánh đạo không tìm cách thi thố quyền năng của mình trên hai cảnh giới đó, như phe Hắc đạo làm. Họ có thể vận dụng thẩm quyền của mình nhưng lại tự hạn chế, chỉ làm việc với các quyền năng thăng thượng tiến hóa, chứ không với các quyền năng tiến hóa giáng hạ. Những lực lượng tinh linh ở hai cảnh giới này được vận dụng bởi hai yếu tố.
a. Những mãnh lực cố hữu của cơ tiến hóa đang hướng dẫn tất cả đi tới hướng về sự hoàn thiện cuối cùng. Các Chân sư Chánh đạo đang hợp tác trong công cuộc này.
b. Các vị Hắc đạo đôi khi sử dụng các lực lượng tinh linh này để thỏa mãn ý muốn của họ và trả thù những người chống lại họ. Dưới sự điều khiển của họ, đôi khi có những tinh linh của cõi trần phục vụ như những thần giữ của và các loài tinh hoa hình dạng xấu xa, vài loại thần lùn và các tiên nữ màu nâu, màu xám và màu tối. Họ không thể kiểm soát được các thiên thần tiến hóa cao, cũng như các tiên nữ màu xanh, màu xanh lục và vàng, dù một số tiên nữ màu đỏ có thể bị buộc phải làm việc theo chỉ thị của họ. Những tinh linh dưới nước (không phải là thủy thần hay thủy tiên) có khi cũng đến trợ giúp họ. Khi kiểm soát được các lực lượng tiến hóa giáng hạ này họ cũng đôi lần gây tổn thất cho công việc của chúng ta. [136]
Thường thì vị Hắc đạo giả làm một nhân viên Chánh đạo, họ thường đóng vai một sứ giả của thần thánh. Nhưng tôi đoan chắc với các bạn rằng, người nào hành động dưới sự hướng dẫn của Chân nhân mình sẽ có tầm mắt sáng tỏ và tránh được sự lừa gạt.
Vào thời gian này, thế lực của họ thường là mạnh mẽ. Tại sao? Bởi vì vẫn còn quá nhiều điểm trong phàm ngã của mọi người đáp ứng với sự rung động của Hắc đạo, vì thế họ dễ dàng ảnh hưởng đến các thể của con người. Tương đối là trong nhân loại vẫn quá ít người đã tạo được những rung động cao có thể đáp ứng với chủ âm của các Huynh đệ Ánh sáng, đang hoạt động thực sự trên cả hai cõi phụ cao nhất (hay là cõi phụ nguyên tử và á nguyên tử) của cõi trí, cõi tình cảm của cõi trần. Khi hoạt động trên hai cõi phụ đó, người đệ tử có thể cảm thấy sự tấn công của các tinh linh ở cõi thấp hơn mà không bị tổn hại gì. Thế nên người đệ tử cần có một cuộc sống trong sạch, những tình cảm thanh khiết có kiểm soát và tư tưởng thanh cao.
Các bạn sẽ lưu ý lời tôi nói rằng quyền lực Hắc đạo có vẻ đang chế ngự ở cõi trần và cõi tình cảm. Nhưng ở cõi trí thì không mạnh như vậy, vì đó là cõi mà các Huynh đệ Chánh đạo đang hoạt động. Những nhà hắc thuật cao cường có thể hoạt động ở cõi hạ trí, chứ ở cõi thượng trí thì Chánh đạo ngự trị. Ba cấp cao này của cõi trí là nơi Họ cầu mong những người tiến hóa trong nhân loại tìm đến. Đó là lĩnh vực của Chánh đạo mà ai ai cũng đều ngưỡng vọng và cố gắng tiến vào. Các vị Hắc đạo áp đặt ý muốn của họ vào con người (nếu có đồng rung động) và các giới tinh linh giáng hạ tiến hóa. Các Huynh đệ Chánh đạo cầu mong – như Đức Jesus đã cầu mong – cho nhân loại đang lạc lầm có thể vươn lên bước vào ánh sáng. Vị Hắc đạo làm trì hoãn sự tiến bộ và tìm mọi cách để đạt được cứu cánh của họ. Trong khi vị Chánh [137] đạo dồn mọi nỗ lực để đẩy nhanh cuộc tiến hóa, từ bỏ mọi tư hữu để hoàn thành công việc. Ở trong sương mù, trong xung đột, trong xấu xa độc ác và thù ghét của thời đại, nếu nhờ làm thế mà vị này có thể bằng cách nào đó giúp đỡ được một số người (ra khỏi bóng tối của trần gian) để họ đặt chân lên Đỉnh núi và có thể vượt qua Thập tự giá.
Giờ đây những phương pháp nào có thể được sử dụng để bảo toàn người phụng sự nhân loại? Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho họ trong cuộc xung đột hiện tại và trong cuộc xung đột còn lớn lao hơn của các thế kỷ sắp đến?
1. Hãy nhận thức rằng sự thanh khiết của tất cả các thể là điều kiện tiên quyết. Nếu một vị Hắc đạo chế ngự được một người nào thì điều ấy chứng tỏ rằng cuộc sống y có một vài nhược điểm. Cánh cửa xâm nhập phải do người đó tự mở ra, và kẽ hở mà sức mạnh độc hại có thể tràn vào phải do chủ nhân các thể tự tạo. Vì thế cần phải thận trọng gìn giữ xác thân hết sức sạch sẽ, chỉ có những tình cảm thanh khiết, vững vàng trong thể tình cảm, và tư tưởng trong thể trí phải thật thanh cao. Khi làm được như vậy, sẽ có sự điều hợp trong các hạ thể và Người suy tưởng (Chân ngã) ở nội tâm sẽ ngăn được mọi sự xâm nhập.
2. Hãy chấm dứt mọi nỗi sợ hãi. Những mãnh lực thăng thượng tiến hóa rung động mau lẹ hơn các mãnh lực tiến hóa giáng hạ, đây có thể hiểu là yếu tố an toàn. Sự sợ hãi làm suy yếu; suy yếu làm tan rã; một điểm yếu vỡ ra tạo nên khoảng trống, qua đó mãnh lực ác hại có thể xâm nhập. Yếu tố xâm nhập là sự sợ hãi của chính đương sự, y tự mở ra cánh cửa theo cách đó.
3. Hãy điềm tĩnh, vững vàng dù điều gì xảy ra cũng vậy. Chân bạn có thể chìm trong bùn lầy của mặt đất, nhưng đầu bạn có thể tắm trong ánh nắng mặt trời ở trên cao. Hãy nhận biết bùn lầy của thế gian nhưng đừng để bị nhiễm bẩn.
[138]
4. Hãy biết cách dùng lương tri và áp dụng lương tri vào vấn đề đang có. Hãy ngủ nhiều và trong khi ngủ tìm cách làm cho cơ thể trở nên tích cực. Hãy cố gắng làm công việc trên cõi tình cảm và giữ gìn sự an tịnh nội tâm. Đừng bắt thân xác làm việc quá mệt mỏi, và chơi đùa bất cứ khi nào có dịp. Những giờ ngơi nghỉ, thư thả giúp điều chỉnh, ngăn ngừa những sự căng thẳng về sau.

[139]
BỨC THƯ VI
SỬ DỤNG HÌNH THỨC TRONG THAM THIỀN.
a. Sử dụng Hình thức để nâng cao tâm thức.
b. Sử dụng Hình thức của thần bí giahuyền bí gia.
c. Những Hình thức đặc biệt.
d. Sử dụng Hình thức tập thể.

[140] Ngày 6-8-1920.
Ước muốn rất tự nhiên của các bạn là mong được tôi truyền cho một số hình thức tham thiền đặc biệt để đạt những kết quả nhất định, nhưng ước muốn này không thể hoàn toàn chấp nhận được. Tôi không có ý định phác họa cho các bạn bất cứ hình thức tham thiền nào để các bạn chăm chỉ hành theo. Như tôi đã nói trước đây, những nguy cơ thật to lớn nếu không có sự giám sát của một vị huấn sư trực tiếp để trông chừng các phản ứng ở môn sinh. Sau này, các bạn sẽ được truyền cho các phương thức đó. Kế hoạch được thảo ra đúng lúc cho thế hệ môn sinh sắp đến, và loạt thư này cũng nhằm phác họa công việc vừa kể. Hôm nay, tôi định làm theo cách khác. Có bốn điểm mà tôi định là chúng ta sẽ đề cập và soi sáng riêng từng điểm. Nếu thấu hiểu đúng đắn và thực hiện được bốn điểm này, các bạn sẽ được khai ngộ nhiều hơn. Trong phương pháp giáo huấn huyền môn, từng bước, từng điểm được từ từ đưa ra cho người môn đệ, và chỉ khi nào y đạt được một bước hay nắm vững được một điểm thì y mới hiểu rõ được phần kế tiếp. Vị huấn sư cho một lời hướng dẫn hay một lời ngụ ý và đề cập đến một khía cạnh nổi bật nào đó. Người môn đệ thực hành theo điểm đã được nhấn mạnh và thấy rằng khi làm thế thì có thêm ánh sáng chiếu rọi vào, một giai đoạn mới hiện ra, và vị huấn sư sẽ nói thêm những ẩn ý khác. Vì thế, huyền bí gia huấn luyện người đạo sinh trong sự phối hợp hành động và phản ứng.
Khi nghiên cứu đề tài “Sử dụng hình thức trong tham thiền,” các sự kiện cần bàn được xếp trong bốn phần sau đây:–
1. Sử dụng Hình thức tham thiền để nâng cao tâm thức.
2. Sử dụng Hình thức của thần bí giahuyền bí gia. [141]
3. Sử dụng Hình thức đặc biệt cho các mục tiêu cụ thể.
4. Sử dụng Hình thức tham thiền tập thể.
Các bạn sẽ thấy rằng tôi cố gắng trình bày các vấn đề này để cho các bạn hiểu được đúng giá trị của các hình thức tham thiền, chứ không phải truyền thụ một phương pháp thiền đặc biệt nào. Tôi muốn bày tỏ tính cách thiết yếu của việc tiến hành theo đúng định luật là phương tiện quan trọng nhất để hợp nhất với nguồn sống thiêng liêng, và để tạo sự nhất quán giữa cái cao và cái thấp. Đó là mục tiêu của toàn cuộc tiến hóa. Tôi muốn lưu lại trong trí độc giả sự hiểu biết đúng đắn về mối liên quan giữa tinh thần và vật chất, là căn bản của mọi công việc thuộc loại này.
Phương pháp mà Đức Thượng Đế dùng trong thái dương hệ thứ nhì này chính là sử dụng hình thể cho những mục đích biểu hiện, làm trung gian để phát biểu và làm phương tiện để giúp sự sống nội tại có thể tăng trưởng, phát triển, kinh nghiệm và thấy được tự tánh. Điều này đúng cho mọi hình tướng, dù đó là hình thể của toàn thái dương hệ hay là hình thể phức tạp của một con người, hoặc đó là một hình thể do y tạo ra khi cố gắng nhận thức và hiểu biết một điều gì, – một hình thể được tạo ra để làm phương tiện giúp tâm thức có thể tự nâng cao từng bước theo những giai đoạn đã định nhằm đạt đến một trình độ dự kiến nào đó. Đây là điểm chúng ta khảo sát đầu tiên:
1. Sử dụng hình thức tham thiền để nâng cao tâm thức.
Trong mục này chúng ta phải xét ba điều:
a. Tâm thức.
b. Mục tiêu mà tâm thức cố gắng đạt đến.
c. Các bước để thành đạt.
Mỗi người trong nhân loại đều là thành phần của tâm thức thiêng liêng, là cái tự ý thức hay trực thức về những gì[142] ở ngoài nó, – tự biết mình khác với vận cụ bao bọc mình, hay khác với những hình thể ở chung quanh mình.
Trong giai đoạn tiến hóa đặc biệt này, người bình thường chỉ ý thức được sự dị biệt, chỉ thấy y phân cách với tất cả những người khác trong gia đình nhân loại, do thế y thấy mình là một đơn vị tâm thức trong số những đơn vị tâm thức khác. Y thừa nhận điều này và thừa nhận những cá nhân khác cũng có quyền tự nghĩ về họ như vậy. Y còn thừa nhận thêm một điểm nữa là ở đâu đó trong vũ trụ này có một Tâm Thức tối cao, Đấng mà y gọi theo lý thuyết là Thượng Đế hay Thiên nhiên. Giữa quan điểm thuần vị kỷ này (tôi dùng từ “vị kỷ” theo nghĩa khoa học chứ không hạ thấp ý nghĩa của nó) và luận thuyết lờ mờ nói về Thượng Đế hằng hữu nội tại, có nhiều giai đoạn khác nhau. Trong mỗi giai đoạn có một sự mở mang tâm thức, hay là nới rộng quan điểm, nó đưa cá nhân tự thức ấy đi từng bước. Từ chỗ nhận ra chính mình đến mức nhận biết những cái ta cao siêu, rồi tự làm cho mình xứng đáng để cũng được thừa nhận là một cái ta cao siêu, và cuối cùng có nhận thức huyền bí về cái Ta cao siêu nơi chính y. Y nhận ra rằng Thượng ngã hay Chân nhân chính thật là Chân ngã của y, và từ đó y bước vào giai đoạn tâm thức tập thể. Trong giai đoạn này lần đầu tiên y nhận biết được nhóm Chân nhân của y rồi đến các nhóm Chân nhân khác.
Tiếp theo giai đoạn này là sự thừa nhận nguyên lý đại đồng của Tình Huynh đệ. Đó không chỉ là thừa nhận trên lý thuyết suông mà là sự hòa hợp tâm thức vào tâm thức của toàn thể nhân loại. Đây mới thực là mức phát triển tâm thức giúp hành giả nhận biết được không chỉ các mối liên kết trong nhóm Chân ngã của y mà còn biết được vị trí của y trong Trường tiến hóa nhân loại, trên cảnh giới của chính nhân loại. Y thực sự biết rằng mình là một thành phần của một trong các vị Thiên nhân vĩ đại. Về sau, nhận thức này [143] còn nới rộng đến một quan điểm bao la hầu như không quan niệm nổi – về vị trí của y trong Đấng Đại Thiên nhân mà chính Đức Thái Dương Thượng Đế là đại diện.
Chúng ta chỉ cần bàn đến mức đó vì mục đích của chúng ta trong loạt thư này không nhắm đến sự phát triển tâm thức vũ trụ.
Vì thế các bạn thấy rõ rằng tất cả những giai đoạn này phải được thực hiện một cách có hệ thống và mỗi giai đoạn phải được thấu đáo từng bước. Trước hết, cần phải hiểu rằng sự triển khai và nhận thức cuối cùng phải xảy ra trongtâm thức đang suy tư và bừng tỉnh. Chân nhân ở trên cõi của chính mình có thể biết sự hợp nhất tâm thức của Nó với mọi tâm thức khác, và ý thức rằng Nó với nhóm của Nó là một. Thế nhưng đến khi nào phàm nhân (trong tâm thức hồng trần) đã tự nâng tâm thức của mình lên đến cảnh giới của Chân nhân, cũng biết được tâm thức của nhóm y, cũng tự xem mình là Chân ngã trong nhóm Chân ngã chứ không phải là một đơn vị riêng rẽ, thì bấy giờ sự nhận thức ấy mới khỏi bị vô dụng như mớ lý thuyết được thừa nhận nhưng không được đem ra thực nghiệm.
Người môn sinh phải trải qua những giai đoạn này trong tâm thức hồng trần của y và phải hiểu biết bằng cách thực nghiệm – chứ không chỉ qua lý thuyết – những gì tôi nói, trước khi y được xem như đã sẵn sàng bước lên giai đoạn kế tiếp. Trọn cả vấn đề đều qui vào việc mở mang thượng trí cho đến mức nó chế ngự được hạ trí, và phát triển khả năng nhận thức trừu tượng để rốt cuộc có thể biểu hiện ở cõi trần. Điều này có nghĩa là làm sao cho những lý tưởng và những lý thuyết cao siêu nhất của bạn trở thành những sự kiện có thể chứng minh được. Đó chính là sự hòa hợp giữa Chân ngãphàm ngã, và làm cho phàm ngã được hoàn bị đến mức thích hợp để biểu lộ Chân ngã. Đây chính là vai trò của việc hành thiền. Tham thiền có tính khoa học đích thực cung ứng những [144] phương thức tuần tự để nâng cao tâm thức và giúp thượng trí tăng trưởng cho đến mức nó bao trùm cả:
1. Gia đình và bạn bè.
2. Các cộng sự viên ở chung quanh.
3. Những nhóm liên hệ.
4. Nhóm Chân nhân của môn sinh.
5. Các nhóm Chân nhân khác.
6. Đấng Thiên nhân mà các nhóm Chân nhân hợp thành một luân xa của Ngài.
7. Đấng Đại Thiên nhân.
Để đạt được điều này, về sau sẽ đề ra một số phương thức thiền (hành theo đường lối của cung môn sinh), dạy y biết cách nâng cao tâm thức từng bước. Các bạn lưu ý là tôi đã bàn đến chính tâm thức và mục tiêu mà tâm thức thiết tha hướng đến, tức là tôi đã bàn đến hai điểm đầu của mục này. Giờ đây ta bàn đến điểm cuối là những bước đưa đến thành đạt.
Ai muốn bước vào con đường phát triển huyền môn và có ước vọng hướng thượng, đều đã trải qua giai đoạn của một người thường, – là người thấy mình hoàn toàn đứng riêng biệt và chỉ làm điều gì có lợi cho mình thôi. Người chí nguyện thì nhằm mục đích khác. Y tìm cách hòa hợp với Chân ngã y và với tất cả những gì liên quan đến từ ngữ này. Những giai đoạn cao hơn rất khó hiểu và đều là những bí mật của Điểm đạo, nên chúng ta khỏi phải bàn.
Ước nguyện đạt đến Chân ngã, mang lại tâm thức cao siêu, và việc kế tiếp là phát triển tâm thức tập thể, chính là những điều trực tiếp liên hệ đến các độc giả của những bức thư này. Đó là bước kế tiếp, dành cho những ai đang đi trên Đường Dự bị. Nó không thể thành tựu bằng cách chỉ hành thiền mỗi ngày ba chục phút, theo những thể thức định sẵn.
Đây là cố gắng hết giờ này sang giờ khác, suốt ngày và tất cả [145] mọi ngày, để giữ tâm thức càng cao gần mức đạt được trong tham thiền buổi sáng càng hay. Đây là quyết tâm lúc nào cũng xem mình là Chân nhân, chứ không phải là một Phàm nhân riêng biệt. Về sau, khi Chân nhân ngày càng nắm quyền chế ngự, hành giả sẽ có khả năng xem mình là thành phần của một nhóm. Y không còn những ước muốn hay quyền lợi riêng tư nào, những mục tiêu hay mong ước nào khác hơn là điều tốt đẹp cho cả nhóm. Y cần phải luôn luôn cảnh giác từng giờ, từng phút, trọn ngày, để khỏi rơi trở lại những rung động thấp kém. Đó là sự chiến đấu liên tục với phàm ngã đang lôi kéo xuống, là sự tranh đấu không ngừng để gìn giữ những rung động thanh cao. Và – đây là điểm tôi muốn các bạn ghi nhớ – nên nhắm phát triển thói quen tham thiền suốt ngày và quen sống trong tâm thức Chân ngã. Hãy cố gắng cho đến khi tâm thức thanh cao ấy vững mạnh đến mức làm cho các loài tinh hoa của hạ trí, của dục vọng và của xác thân trở nên tiêu mòn và suy kém vì không được chú ý đến. Bấy giờ phàm tính tam phân chỉ còn là phương tiện để Chân nhân tiếp xúc với cõi trần nhằm mục đích trợ giúp nhân loại.
Khi làm thế, hành giả hoàn thành được những điều mà người môn sinh trung bình không hiểu được bao nhiêu. Y đang tạo một hình thể, một hình tư tưởng rõ rệt, cuối cùng thành một phương tiện để y vượt khỏi phàm tâm và nhập vào tâm thức Chân ngã, một loại hình thể tạm để làm trung gian dẫn truyền (cho y đến với Chân ngã). Những hình thức này thường không đổi và có hai loại:–
Hằng ngày người môn sinh tạo ra một hình thể của Chân sư y, một cách cẩn trọng, yêu thương và chăm chú, mà đối với y đó là hiện thân của tâm thức cao siêu lý tưởng. Trong tham thiền, y phác họa hình thể này và tô điểm cho rõ nét trong cuộc sống và tư tưởng hằng ngày. Hình thể này thấm nhuần mọi đức tốt, lấp lánh đủ màu sắc và nhất là được làm sống [146] động bằng tình thương của người môn sinh đối với Chân sư. Về sau (khi đã đạt yêu cầu) hình thể này sẽ được chính Chân sư làm cho thêm sống động. Ở một giai đoạn phát triển nhất định, hình thể này được dùng làm cơ sở cho kinh nghiệm huyền môn là nhập vào tâm thức Chân ngã. Người môn sinh tự nhận thức được rằng y là một thành phần của tâm thức Chân sư và qua tâm thức bao trùm tất cả của Ngài y lướt vào linh hồn của nhóm Chân ngã một cách hữu thức. Hình thể này làm trung gian cho kinh nghiệm ấy, cho đến lúc không còn cần đến nữa. Bấy giờ hành giả có thể nhập vào nhóm Chân ngã của y tùy ý muốn, và về sau có thể thường xuyên hữu thức an trụ trong đó. Đây là phương pháp được dùng rất nhiều, là con đường bác áisùng tín.
Trong phương pháp thứ hai, người môn sinh tự hình dung mình là một con người lý tưởng. Y hình dung mình có đủ các tính tốt, và trong cuộc sống hàng ngày y cố gắng sống đúng với hình ảnh lý tưởng ấy. Phương pháp này được dùng nhiều hơn cho những người trí thức, những người có trí năng và những người mà cung y không nhuộm nhiều màu sắc bác ái, sùng tín hay điều hòa. Phương pháp này không phổ thông như trường hợp trên. Hình tư tưởng được tạo trong thể trí này cũng là một hình thể tạm như trong phương pháp trên và hành giả từ đó lướt vào tâm thức Chân ngã. Thế nên, các bạn thấy việc tạo các hình thể này phải theo một số bước, và mỗi mẫu người (tùy theo cung) sẽ tạo một hình thể hơi khác nhau.
Mẫu người thứ nhất bắt đầu tạo hình ảnh của một cá nhân mà y thương mến, và từ đó y nâng tâm thức qua những cá nhân khác để đến Chân sư.
Mẫu người thứ hai bắt đầu tham thiền về đức tính mà y muốn có nhất, rồi từng đức tính được thêm vào để kiến tạo nên hình thể của cái ngã lý tưởng, cho đến mức có đủ mọi đức tính và y bỗng nhiên tiếp xúc được với Chân nhân của mình.
[147] Ngày mai, chúng ta cũng sẽ bàn về đề tài này nhưng theo khía cạnh khác và nghiên cứu sự khác nhau giữa huyền bí gia và thần bí gia.
Ngày 8-8-1920.
2. Hình thức tham thiền của huyền bí gia và thần bí gia.
Đề tài hôm nay sẽ có nhiều điều thú vị.
Chắc hẳn điều có giá trị là trước hết chúng ta nên thận trọng phân biệt giữa hai mẫu người này. Thần bí gia không nhất thiết là một huyền bí gia, nhưng huyền bí gia phải vốn là một nhà thần bí. Khoa thần bí chỉ là một bước trên đường huyền bí học. Trong thái dương hệ này – hệ của tình thương linh hoạt – con đường ít trở ngại nhất cho nhiều người là con đường của thần bí gia, hay là con đường bác áisùng tín. Trong thái dương hệ sau, con đường ít trở ngại nhất sẽ là con đường mà hiện giờ chúng ta gọi là con đường của huyền bí gia. Lúc đó, mọi người đều đã đi qua con đường thần bí. Hai mẫu người này khác nhau thế nào?
Thần bí gia quan tâm đến sự sống đang tiến hóa. Huyền bí gia chú ý đến hình thể.
Thần bí gia chú trọng đến Thượng Đế ở nội tâm. Huyền bí gia chú trọng đến Thượng Đế biểu hiện ở bên ngoài.
Thần bí gia đi từ trung tâm ra ngoại biên. Huyền bí gia làm ngược lại.
Thần bí gia tiến lên cao bằng chí nguyện và sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng Thượng Đế trong tâm hay vị Chân sư y thừa nhận. Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Theo cách này, huyền bí gia tiến đến các Đấng Thông tuệ là những Đấng vận dụng định luật, cho đến khi y đạt đến Nguồn Thông tuệ nguyên thủy.
[148] Thần bí gia hoạt động qua các Cung Bác ái, Điều hòa và Sùng tín, hay là con đường của Cung hai, Cung bốnCung sáu. Huyền bí gia hoạt động qua Cung Quyền lực, Cung Hoạt động và Cung Định luật Nghi thức, hay là Cung một, Cung ba và Cung bảy. Cả hai đều gặp gỡ và hòa hợp nhau bằng sự phát triển trí tuệ, hay là qua Cung năm, Cung Kiến thức Cụ thể (là một phần nhỏ của nguồn thông tuệ vũ trụ). Trên cung thứ năm này nhà thần bí trở thành huyền bí gia và sau đó hoạt động với tất cả các cung.
Bằng cách tìm ra Thiên giới trong tâm mình và bằng cách nghiên cứu những định luật của chính bản thể mình, thần bí gia trở nên thông thạo các định luật quản trị vũ trụ mà y là một thành phần trong đó. Huyền bí gia nhận biết Thiên giới trong thiên nhiên hay thái dương hệ và tự xem mình là một phần nhỏ của tổng thể to lớn đó, và vì thế cũng chịu sự chi phối của những định luật giống nhau.
Nói chung, thần bí gia hoạt động trong ngành của Đức Chưởng giáo hay là Đức Di Lạc (Đấng Christ), còn huyền bí gia thì thường hoạt động trong ngành của Đức Bàn cổ hay Đấng Cai trị. Nhưng khi cả hai đã đi qua bốn cung phụ trong ngành của Đức Văn minh Đại Đế thì sự phát triển của họ đến mức hoàn hảo. Bấy giờ thần bí gia trở thành huyền bí gia và huyền bí gia bao gồm những đặc tính của nhà thần bí. Nói một cách đơn giản để dễ hiểu hơn là:– Sau cuộc điểm đạo thì thần bí gia hoà hợp với huyền bí gia và y trở nên người học hỏi định luật huyền môn. Y phải làm việc với vật chất, vận dụng và sử dụng nó. Y phải chủ trị và kiểm soát được tất cả những hình thể thấp của cuộc biểu hiện và học những qui luật làm việc của các thiên thần kiến tạo. Trước khi điểm đạo, con đường của thần bí gia có thể được gọi là Con đường Dự bị. Trước khi huyền bí gia có thể vận dụng được vật chất của thái dương hệ một cách khôn ngoan, y phải thấu đáo các định luật chi phối tiểu vũ trụ. Dù đương nhiên y ở trên con đường huyền [149] bí nhưng y vẫn phải tìm thấy Thượng Đế trong chính bản thể y, trước khi có thể thám hiểm con đường của định luật huyền môn một cách an toàn.
Thần bí gia tìm cách tiến từ thể cảm dục lên thể trực giác (bồ-đề), sau đó đến Chân thần hay Tinh thần. Huyền bí gia làm việc từ thể xác đến thể trí sau đó đến atma hay Tinh thần. Người này đi theo con đường bác ái. Người kia đi theo con đường của ý chí. Thần bí gia không đạt được mục đích của cuộc sống y – tức là tình thương biểu lộ trong hành động – nếu y không biết dùng ý chí thông tuệ để điều hợp toàn thể các hoạt động. Vì thế thần bí gia phải trở thành huyền bí gia.
Huyền bí gia cũng bị thất bại tương tự và chỉ trở thành đại diện ích kỷ của quyền năng tác động thông qua trí thông minh, nếu y không đặt mục đích cho ý chítri thức của mình bằng tình thương linh hoạt, là động cơ đầy đủ cho tất cả các cố gắng của y.
Tôi đã cố gắng giúp các bạn phân biệt được hai nhóm này thật rõ, vì vấn đề này rất quan trọng khi nghiên cứu thiền. Hình thức tham thiền sử dụng cho mỗi nhóm đều hoàn toàn khác nhau, và khi dùng nhãn thông nhìn vào, ta sẽ thấy thật là thú vị.
Hình thức tham thiền thần bí.
Khi nói “hình thức thần bí” thì hầu như là một điều nghịch lý, vì nếu nhà thần bí được để làm theo ý mình thì y loại bỏ mọi hình tướng. Y chỉ tập trung vào Thượng Đế hay Chân tánh ở bên trong, và mãi suy ngẫm về tâm điểm ý thức này. Y tìm cách liên kết tâm điểm này với những tâm điểm khác – như là Chân sư của y, hay một vị thánh, hoặc ngay cả chính Đức Thượng Đế – và tiến lên bằng con đường của sự sống, không màng đến bất cứ lớp vỏ bọc nào bên ngoài. Y đi theo con đường của lửa. Đối với y thì câu “Thượng Đế của chúng ta [150] là ngọn lửa đang thiêu hủy” là lời phát biểu thực tế, có tính chân lý nhận thức được. Y tiến lên từ loại lửa này đến loại lửa khác, từ những nhận thức từng bước về Lửa nội tại cho đến mức chạm đến lửa vũ trụ. Có thể nói là nhà thần bí sử dụng chỉ một hình thức là cái thang bằng lửa hay thập tự bằng lửa, nhờ đó mà y nâng tâm thức lên đến mức mong muốn. Y chú tâm đến những điều trừu tượng, vào các thuộc tính (attributes) hơn là các trạng thái (aspects), về phương diện sự sống hơn là phương diện hình thể. Y ước nguyện, y thiêu hủy, y điều hòa, y yêu thương và làm việc trong sự tôn sùng. Y tham thiền bằng cách cố gắng loại trừ toàn bộ trí cụ thể và mong mỏi được vươn lên từ cõi tình cảm đến cõi trực giác.
Thần bí gia có những nhược điểm: ưa mơ mộng, dễ sinh ảo tưởng, không thực tế, đa cảm và thiếu đức tính của trí tuệ mà chúng ta gọi là phân biện. Y có trực giác, có khuynh hướng tử vì đạo và tự hy sinh. Trước khi có thể thành công và trước khi được điểm đạo, y phải làm ba việc:–
Một là qua tham thiền, để chế ngự trọn cả bản tính mình, và phải học cách tạo những hình thể, nhờ đó mà hiểu được giá trị của chúng.
Hai là y phải phát triển khả năng đánh giá đúng đắn sự vật cụ thể, và hiểu rõ vai trò của những lớp vỏ bọc khác nhau trong cơ sáng tạo vạn vật, là các hình thể mà sự sống y hết sức yêu quý phải biểu hiện xuyên qua đó. Y phải dùng thể trí để làm việc và biến nó thành kho tích lũy các sự kiện, trước khi y có thể tiến xa hơn.
Ba là y phải học hiểu giá trị nhị nguyên của đại vũ trụ, nhờ nghiên cứu tiểu vũ trụ một cách sáng suốt, tức là nghiên cứu hệ thống tinh thần-vật chất nhỏ bé của chính y.
Thay vì chỉ biết ngọn lửa thiêu hủy, y phải hiểu và làm việc bằng ngọn lửa kiến tạo, hàn gắn và phát triển hình thể. Qua tham thiền, y phải học công dụng tam phân của Lửa. Câu sau cùng này thật là quan trọng nên các bạn cần lưu ý.
[151] Ngày 10-8-1920.
Hình thức tham thiền huyền môn.
Hai ngày trước chúng ta đã nghiên cứu phương pháp nhà thần bí tiến đến sự hợp nhất, và phác họa vắn tắt con đường mà y cố gắng để đạt mục tiêu. Hôm nay chúng ta cũng phác họa vắn tắt con đường của huyền bí gia, phương pháp thiền của y, so sánh với phương pháp thiền thần bí. Sau đó chúng ta nêu ra cách nào mà cả hai phải hòa hợp và các yếu tố riêng rẽ nơi họ cần được thống nhất.
Đối với huyền bí gia thì con đường của hình thể là con đường ít trở ngại nhất, và sẵn đây tôi xin thêm vào một ý tưởng. Vì sự kiện này đang được thừa nhận, nên chắc rằng hiện nay chúng ta có thể thấy được sự phát triển mau lẹ của kiến thức huyền môn và sự xuất hiện của một số huyền bí gia chân chính. Nhờ sự nhập cuộc của Cung bảy, Cung của Hình thể hay Nghi thức, mà việc tìm thấy con đường huyền môn và hấp thụ các kiến thức huyền môn trở nên rất dễ dàng. Trước hết, huyền bí gia chú tâm vào hình thể mà Thượng Đế biểu lộ xuyên qua đó hơn là chính Thượng Đế, và đây là điểm khác biệt căn bản giữa hai nhóm, rõ nét ngay từ bước đầu. Thần bí gia loại bỏ hay cố vượt lên khỏi trí tuệtrong cuộc tìm kiếm Chân ngã. Huyền bí gia đạt đến cùng mục đích nhờ chú ý một cách sáng suốt vào các hình thể che phủ Chân ngã và nhờ sử dụng nguyên khí trí tuệ ở cả hai cấp độ thượng và hạ trí.
Y nhận ra được những lớp vỏ che án. Y chú tâm nghiên cứu những định luật chi phối thái dương hệ biểu hiện. Y chú tâm vào cái khách quan, cụ thể và trong những năm đầu đôi khi y có thể bỏ qua, không màng đến giá trị của cái chủ quan, trừu tượng. Rốt cuộc, y đạt đến sự sống ở nội tâm bằng cách dùng sự hiểu biết và chủ trị một cách ý thức hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác. Y tham thiền về hình thể cho đến mức, hình thể mờ đi, và vị sáng tạo ra hình thể trở thành cái toàn thể trong vạn hữu. [152]
Cũng như thần bí gia, huyền bí gia phải làm ba việc:–
1. Y phải học định luật và áp dụng định luật đó vào chính mình. Phương pháp của huyền bí gia là giữ giới thật nghiêm nhặt. Cần phải làm thế vì những hiểm nguy đối với huyền bí gia khác với các nguy hiểm của nhà thần bí. Y phải hoàn toàn tẩy sạch lòng kiêu căng, tính ích kỷ và việc sử dụng định luật vì tính hiếu kỳ và lòng ham muốn quyền lực, trước khi y được tin cậy giao cho gìn giữ những bí mật của Đường Đạo.
2. Trong khi tham thiền y phải thông qua hình thức đã tạo được mà chú tâm vào sự sống nội tại. Y phải tìm ngọn lửa đang cháy sáng trong tâm, nó soi tỏ tất cả các hình thể làm nơi trú ẩn cho sự sống thiêng liêng.
3. Bằng việc nghiên cứu một cách khoa học về đại vũ trụ, là “Thiên giới ở bên ngoài,” y đạt đến trình độ thấy rằng Thiên giới này cũng có trong tâm y.
Vì thế, đây là điểm hòa hợp của thần bí giahuyền bí gia. Đến giai đoạn này hai con đường nhập một. Ở đầu bức thư này tôi có nói đến sự thú vị của nhà nhãn thông khi quan sát sự dị biệt của những hình thể do nhà thần bí và nhà huyền bí tạo ra trong tham thiền. Tôi có thể kể ra vài điểm khác nhau để các bạn lưu ý, dù rằng nếu các bạn chưa có mắt thấy được thì đây cũng chỉ là ngôn từ thôi.
Những hình thể do thần bí giahuyền bí gia tạo ra, thấy qua nhãn thông.
Nhà thần bí khi đang tham thiền tạo ra trước y và chung quanh y một hình ảnh mơ hồ, với những nét phác mờ mịt như mây, thế nào để chính y là trung tâm của hình thể đó. Thường thì theo khuynh hướng của thượng trí y mà tâm điểm của hình thể đó có thể là một biểu tượng được ưa thích như thập tự giá, bàn thờ hay ngay cả hình tư tưởng của y về một Đấng Cao cả. Hình thể này được bao bọc bằng những làn sương của lòng sùng tín, hòa nhịp với những đợt màu sắc dâng tràn, dấu hiệu của chí nguyện, tình thương và lòng mong ước thiết tha. Những màu sắc trong đó thật trong sáng và tinh khiết lạ [153] thường và càng lúc càng vươn lên đến mức rất cao. Mật độ và vẻ đẹp của những đám mây màu sắc đang dâng cao này tùy theo khả năng chí nguyện và lòng bác ái của hành giả. Còn sự chính xác của biểu tượng hoặc hình ảnh ở trung tâm các đám mây màu sắc đang luân chuyển thì tùy theo sự ổn định trong tính tình của y.
Những hình thể do huyền bí gia tạo ra được trí tuệ chi phối nhiều hơn, nên thuộc loại hình học. Những đường nét sẽ rõ rệt, nhưng thường cứng nhắc. Hình thể này được tạo ra một cách chu đáo tỉ mỉ hơn và trong thời gian tham thiền hành giả tiến hành một cách cẩn thận và chính xác hơn. Có thể nói y thận trọng vận dụng vật liệu để kiến tạo hình thể đó. Vật chất của cõi trí sẽ lộ rõ hơn và vật chất của cõi tình cảm sẽ là phụ thuộc, dù trong đó cũng có vài đám mây làm bằng chất liệu tình cảm. Những màu sắc được dùng có thể trong sáng ngang nhau nhưng được phân phối tùy theo những chủ đích cụ thể của hành giả. Còn hình thể thì nổi rõ chứ không bị chìm trong các màu sắc của tình cảm dâng cao như thường có trong hình thức tham thiền thần bí.
Về sau, khi hành giả thuộc một trong hai nhóm đã đạt được mức phát triển đầy đủ hơn và thành một huyền bí gia kiêm cả nhà thần bí, thì những hình thể tạo được sẽ kết hợp được cả hai phẩm tính, với vẻ đẹp hiếm có.
Hôm nay như thế cũng đủ, nhưng tôi muốn phác họa cho các bạn những ý tưởng mà sau này phải đem ra bàn. Chúng ta sẽ bàn đến việc sử dụng các hình thể để đạt những kết quả đặc biệt. Dù rằng tôi không có ý định phác thảo hay đưa các hình thức đó ra nhưng tôi muốn phân loại chúng cho các bạn biết để về sau khi vị Huấn sư đến với mọi người Ngài có thể thấy các môn sinh ở khắp nơi đều đã hiểu được vấn đề này.
1. Các hình thức thiền ảnh hưởng đến ba hạ thể.
2. Những hình thức dành cho các cung. [154]
3. Những hình thức dùng để chữa bệnh.
4. Các câu thần chú.
5. Các hình thức dùng cho một trong ba Ngành:–
a. Ngành của Đức Bàn cổ.
b. Ngành của Đức Chưởng giáo hay Đấng Christ.
c. Ngành của Đức Văn minh Đại đế.
6. Những hình thức để kêu gọi các tinh linh.
7. Những hình thức để tiếp xúc với các thiên thần.
8. Những hình thức đặc biệt liên quan đến Lửa.
Ngày 11-8-1920.
. . . Những thời gian xác thân bị suy yếu chỉ có giá trị khi cho thấy rằng hành giả hết sức cần phải kiến tạo một xác thân mạnh khỏe trước khi y có thể thành tựu được nhiều, và sức khỏe tốt là một điều quan trọng trước khi người đệ tử có thể tiến tới trên Đường Đạo. Chúng tôi không thể cho phép các môn sinh làm một số việc, hoặc là chỉ dạy cho họ theo một số đường hướng, trừ khi xác thân họ được khỏe mạnh, và họ thực sự không bị trở ngại bao nhiêu về bệnh tật hay sức khỏe kém, và nghiệp quả bị tai nạn của cá nhân họ hầu như đã được trả sạch. Đôi khi nghiệp quả quốc gia hay của nhóm cũng ảnh hưởng đến người môn sinh và gây khó khăn phần nào cho các kế hoạch, nhưng điều này không thể tránh và ít khi có thể được giải trừ.
Sử dụng những hình thức đặc biệt cho các mục tiêu cụ thể.
Từ trước đến nay chúng ta đã bàn nhiều về những khía cạnh tham thiền cho cá nhân, và đã xem xét hai loại thiền thật phổ biến và thật cơ bản, tức là nghiên cứu sơ qua về (a) Tham thiền của thần bí gia, và (b) Tham thiền của huyền bí gia.
Chúng ta hầu như chỉ nói tổng quát chứ không cố đi sâu vào chi tiết. Ở giai đoạn này việc bàn chi tiết là không thích[155] hợp và không đáng làm chút nào. Tuy nhiên, đến một trình độ nhất định trong tham thiền, khi người môn sinh đã có được sự tiến bộ cần thiết, đã trải qua một số giai đoạn cụ thể và đã đạt được một số mục tiêu nhất định (sự thành đạt đó được xác nhận bằng cách quan sát thể nguyên nhân của môn sinh), và khi y đã đặt được nền móng của cuộc sống chân chánh mà không cơn bão táp hoặc cuộc tấn công nào có thể dễ dàng gây xáo trộn hay phá hủy được, bấy giờ vị Huấn sư mới có thể truyền dạy cho người môn đệ thành tâm những giáo huấn để y có thể xây dựng bằng vật chất của cõi trí, theo một số qui luật và những thể thức nhất định, đưa đến những tác động và phản ứng cụ thể. Những thể thức này sẽ được lần lượt truyền dạy và đôi khi (nhất là lúc đầu) người môn đệ không hề ý thức được các thành quả đã đạt. Y sẽ tuân theo các mệnh lệnh, đọc những chân ngôn được truyền dạy, hoặc thực hành theo những công thức đã được phác thảo, và các kết quả đạt được có thể tự xảy ra, dù cho người môn đệ không ý thức được điều đó. Về sau – nhất là sau khi được điểm đạo, khi các năng khiếu ẩn vi đã hoạt động, và các luân xa đã xoay trong trật tự của bề đo thứ tư – y có thể trực nhận được các hiệu quả tham thiền của y ở cõi tình cảmcõi trí.
Chúng tôi không bao giờ bận tâm đến các kết quả. Triệt để tuân theo định luật, luôn luôn chấp hành các qui tắc đã đặt ra, cố gắng hành động thật khéo léo, đó là phận sự của người môn đệ khôn ngoan. Những kết quả tất sẽ có mà không kèm theo nghiệp quả.
. . . Chúng ta hãy đề cập đến từng hình thức theo thứ tự, nhưng trước hết tôi xin có lời khuyến cáo. Tôi không có ý định phác họa những thể thức, hay đưa ra những huấn thị cụ thể về cách đạt được những kết quả đã định. Điều đó sau này sẽ được thực hiện, nhưng không thể nói được khi nào. Có rất nhiều yếu tố tùy thuộc vào công việc thực hiện trong bảy năm tới, tùy theo nghiệp quả của nhóm và cũng tùy thuộc vào sự tiến bộ đạt được, không những của nhân loại mà còn của trường tiến hóa thiên thần. Tất cả sự bí mật của điều này đều ẩn trong
Cung bảy là Cung Nghi thức, và thời điểm cho bước tiến kế [156] tiếp sẽ được ấn định do Đức Hành Tinh Thượng Đế thứ bảy, Ngài làm việc phối hợp với ba vị Trưởng ngành, nhất là với vị Trưởng ngành thứ ba.
Những hình thức thiền dùng cho ba hạ thể.
Đây là những hình thức sẽ được tiết lộ trước nhất, và trong những lối tham thiền khác nhau đã được các vị Hướng đạo minh triết của nhân loại tán thành, các bạn thấy có ấn định những nét phác họa cơ bản để làm việc với hạ trí. Các phương thức này sẽ dựa vào nhu cầu đặc biệt của một hạ thể, và sẽ tìm cách vận dụng vật chất để tạo ra những gì cần thiết cho việc bổ túc các khuyết điểm và cung ứng những thiếu sót. Việc vận dụng này trước nhất sẽ bắt đầu trên chất dĩ thái của thể hồng trần, bằng những cách tập thở (hô hấp), và bằng các dòng mãnh lực nhịp nhàng phát khởi trên cõi trí và từ đó được lèo lái xuống các tầng dĩ thái thấp hơn. Nhờ thế, thể dĩ thái sẽ được tăng cường, tinh luyện, tẩy sạch và chỉnh đốn lại. Nhiều bệnh tật của xác thân bắt nguồn từ thể dĩ thái, và nên chú ý đến mục tiêu này càng sớm càng hay.
Cũng sẽ có những hình thức tham thiền đặc biệt dùng cho thể tình cảm, và khi người môn sinh đã cần mẫn vun bồi đức tính phân biện và lấy đó làm một yếu tố linh hoạt trong đời y thì lúc đó các hình thức thiền này sẽ lần lượt được trao truyền. Nhưng ngày nào y chưa có thể phân biệt được ít nhiều giữa điều chân lẽ giả và chưa điều chỉnh được ý thức tỉ lệ một cách khôn ngoan, thì cõi cảm dục đối với y vẫn là một bãi chiến trường, chứ không phải là trường thực nghiệm. Xin nói rõ hơn về loại công việc mà các hình thức thiền tác dụng vào vật chất tình cảm này phải hoàn thành. Mục tiêu của người môn sinh đang đi trên Đường Đạo là kiến tạo một thể tình cảm có thành phần là vật chất của các cõi phụ cao, trong sáng và nhạy cảm. Dùng thể này làm trạm tiếp chuyển chính xác, [157] với rung động ổn định, chuyển động đều đặn, nhịp nhàng, không dễ dàng bị xáo trộn bởi những cơn bão táp và không bị những xúc cảm thiếu kiểm soát làm cho xao xuyến. Khi mục tiêu lý tưởng này đã đạt được khá cao, khi vật chất của hai cõi phụ cao đã gần đủ số phần trăm cần thiết, và khi người môn sinh lúc nào cũng thực sự nhận ra rằng y không phải là ba hạ thể, mà quả thật là Đấng thiêng liêng ngự trong chúng, thì lúc đó y mới được truyền dạy một số điều mà khi theo đúng y sẽ làm được hai việc:
Tác động ngay vào thể cảm dục, thải ra những chất tạp và thô, và ổn định sự rung động của thể này.
Tạo một thể hay hình thể bằng chất liệu tình cảm để y có thể dùng trong những công tác nhất định, và có thể sử dụng làm phương tiện để đạt các kết quả mà sẽ là một phần trong việc tinh luyện và kiến tạo thể tình cảm. Chỉ có thể nói với các bạn bấy nhiêu thôi, nhưng cũng đủ nêu rõ loại hình thức cần nhắm đến.
Hình thức tham thiền của các cung.
Đây là một vấn đề rất thú vị và rộng lớn nên chỉ có thể nói tổng quát thôi. Có những hình thức thiền được đặt theo phương diện số học của những cung khác nhau là sở hữu đặc biệt của các cung đó, thể hiện ý nghĩa hình học và cho thấy vị trí của chúng trong thái dương hệ. Một số hình thức này thuộc về các cung cụ thể hay cung kiến tạo thì thích hợp cho các huyền bí gia, trong khi những hình thức thiền khác thuộc các cung trừu tượng hay cung thuộc tính thì nhà thần bí dễ thực hành hơn.
Các hình thức này nhằm ba mục đích:–
a. Giúp người môn sinh tiếp xúc ngay với cung của mình, dù đó là cung Chân nhân hay Cung phàm nhân.
b. Giúp y liên kết với nhóm của y ở các nội giới, hoặc là nhóm người phụng sự, nhóm người cứu trợ vô hình, hay sau này là nhóm Chân nhân của y. [158]
c. Giúp môn sinh hòa hợp được hai con đường huyền bí và thần bí trong cuộc sống y. Nếu đang đi trên đường thần bí thì y sẽ thực hành phương thức thiền của các Cung Trạng thái, để phát triển tri thức về phương diện cụ thể của Thiên nhiên tức là phương diện làm việc theo định luật. Ở trường hợp người có khuynh hướng huyền bí thì các bạn có thể nói ngược lại, cho đến khi nào hai con đường nhập một và các hình thức thiền đều như nhau đối với Điểm đạo đồ. Các bạn nên nhớ rằng ở điểm hòa hợp này bao giờ hành giả cũng làm việc chính yếu ở cung y, khi đã vượt lên khỏi Phàm ngã và tìm được nốt của Chân ngã y. Sau đó, y vận dụng vật chất của chính cung y và qua hình thức thiền của cung này y thực hành các hình thức thiền tiêu biểu cho các cung phụ, cho đến khi y thành thạo và biết được bí quyết tổng hợp. Người môn đệ được vị Huấn sư truyền dạy các hình thức thiền này.
Các bạn sẽ thấy rằng dù tôi nói về vấn đề này rất ít, nhưng nếu chịu suy ngẫm những điều tôi đã nói các bạn sẽ thấy chúng chứa đựng rất nhiều. Chúng có thể cho những ai thấu đáo ý nghĩa của chúng chiếc chìa khóa để tìm ra bước tiến kế tiếp. Tôi có thể đề cập đến vấn đề này và nói rộng thêm, khi chúng ta bàn vấn đề tiến đến Chân sư nhờ tham thiền.
Hình thức thiền để chữa bệnh.
Khi bàn đến những hình thức thiền này, trước hết ta hãy xếp chúng thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm nhiều đề mục phụ.
a. Những hình thức thiền để chữa bệnh cho thể xác. Chắc chắn các bạn ngạc nhiên khi thấy rằng ít khi phải dùng hình thức thiền loại này, và vì thế chúng không có nhiều. Lý do là ít có bệnh tật nào của xác thân lại phát sinh từ chính nó. Một vài bệnh bắt nguồn từ thể dĩ thái, nhưng ở giai đoạn tiến hóa này thì đa số các bệnh tật đều phát sinh từ thể cảm dục, và phần còn lại từ thể trí. Chúng ta có thể nói khái quát như sau: [159]
25% bệnh tật thể xác phát sinh từ thể dĩ thái.
25% do thể trí.
50% bắt nguồn từ thể tình cảm.
Vì thế, dù những tai nạn có thể mang tai họa bất ngờ đến cho thể xác và các hình thức thiền để trị các bệnh tật đó có thể được truyền dạy, nhưng người môn sinh khôn ngoan sẽ thấy rằng trước phải bắt đầu bằng các hình thức thiền ảnh hưởng đến thể dĩ thái. Các hình thức này khi được tạo ra trong tham thiền, sẽ tác dụng ngay vào các kênh sinh lực đi vào cơ cấu của thể dĩ thái – mạng lưới phức tạp này có phần tương ứng của nó trong hệ tuần hoàn của xác thân. Chúng là nguồn gốc của nhiều bệnh tật trong thể xác hiện nay, hoặc là trực tiếp hay do những nguyên nhân từ thể tình cảm phản ứng vào thể dĩ thái.
b. Những hình thức thiền để chữa bệnh cho thể tình cảm. Như đã nói trên, nhiều bệnh tật hiện nay là do những nguyên nhân phát khởi trong thể tình cảm. Các nguyên nhân này có ba loại chính, và tôi chỉ đưa ra những lời chỉ dẫn tổng quát thôi.
Tình cảm dữ dội và sự rung động không ổn định. Nếu buông thả sẽ gây đổ vỡ và phản ứng vào thần kinh hệ. Nếu bị dồn nén hay ức chế, nó cũng gây hiệu quả nguy hiểm tương tự, gây bệnh gan và mật, chất độc tiết ra trong cơ thể, biểu lộ trong các trường hợp ngộ độc do nhiễm khuẩn, các bệnh ngoài da và vài chứng thiếu máu.
Sự sợ hãi và các tiên cảm tai nạn, âu lo và thất vọng. Các loại tình cảm này thường xảy ra, có hiệu quả làm suy nhược cơ thể, đưa đến mất sinh lực, làm trì trệ sự hoạt động của các cơ quan và nhiều hình thức bệnh hoạn tiềm ẩn trong hệ thần kinh, trong não bộ và trong cột sống. [160]
Xúc cảm tình dục, chiếm phần rất lớn trong tình cảm, từ sự đè nén dục tình (mà các nhà tâm lý học đang bắt đầu nghiên cứu) cho đến các tình cảm tội lỗi, nhơ bợn, biểu lộ trong sự ăn chơi trụy lạc và phóng đãng.
Nhiều điểm có thể gom lại để bàn dưới những đề mục này, nhưng các bức thư này không phải viết để chữa bệnh mà là thư về tham thiền nên tôi không thể nói rộng thêm.
Trong những hình thức thiền dùng cho ba trường hợp trên, cần phải chú ý đến những nguyên nhân gây bệnh, nó bắt nguồn từ cảnh giới nào, và những hậu quả trên các hạ thể, hay từng thể. Việc phân định các hình thức thiền phải nhắm đến những mục tiêu khác nhau. Ví dụ như khi bệnh do tình cảm bị đè nén, thì hình thức thiền (nếu được theo đúng) phải có hiệu quả chuyển hóa tình cảm đó và giúp nó thăng hoa. Khi sử dụng hình thức thiền đúng đắn, thể cảm dục được tẩy sạch các u uất tình cảm, thì mãnh lực ban phát sự sống của Chân nhân và của sinh lực prana (có ở khắp nơi) sẽ được khai phóng. Các sức mạnh này sẽ lưu thông dễ dàng, điều hòa toàn cơ thể và tẩy sạch các cơ quan bị đau yếu do bế tắc bên trong.
c. Những hình thức thiền để chữa bệnh thể trí. Đối với phần đông các bạn, thì các hình thức này có vẻ khó hiểu hơn, và thực tế là các bệnh thể trí khó trị hơn bệnh ở hai thể kia rất nhiều. Điều này có hai nguyên nhân, một là sự phân cực của toàn nhân loại chưa ở trong thể trí. Khi một thể là trụ điểm của tâm thức, thì bao giờ việc tiếp xúc và vận dụng nó cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Thể cảm dục cũng vậy, vì uyển chuyển hơn nên nó dễ được cảm kích hơn. Hôm nay tôi không thể nói nhiều hơn về các bệnh tật của thể trí trừ việc nêu ra rằng các nguyên nhân này có thể phát sinh trong chính thể trínghiệp quả kiếp trước, hoặc bắt nguồn từ thể cảm dục và phản ứng ngược lại thể trí. Ví dụ như một người có khuynh [161] hướng dễ bị những cơn bão tố trong tình cảm. Nếu điều này cứ tiếp tục xảy ra thì có thể gây nên rung động tương tự trong thể trí. Sự rung động này lại có thể trở thành thường xuyên, và sự tương tác giữa hai thể này có thể sinh ra bệnh nặng. Bệnh chứng này có thể mang nhiều hình thức, từ đơn giản là gây tính gắt gỏng cho cá nhân ấy, khiến y trở nên khó chịu, sống không hạnh phúc, cho đến các bệnh não, gây điên khùng, não có bướu hay ung thư trong đầu.
Với các bệnh tật này cũng có những hình thức tham thiền – nếu thực hành kịp thời – cuối cùng sẽ chữa trị được. Ở đây, các bạn cần hiểu rõ sự kiện căn bản là chỉ khi nào người môn sinh đã sáng suốt đánh giá được một cơn bệnh hay các cơn bệnh đã ảnh hưởng đến y, chỉ khi nào y có khả năng thận trọng theo đúng các công thức được truyền thụ, và chỉ khi nào mục tiêu của y là bất vị kỷ, y mới được giao phó cho các hình thức thiền này. Khi mục tiêu của y là tự trang bị để phụng sự, khi y chỉ nhằm có được các thể mạnh khỏe để thực hiện kế hoạch của các Đấng Cao cả một cách tốt đẹp hơn, và khi y không muốn trốn tránh bệnh tật vì lợi ích cá nhân y, thì chỉ chừng đó các công thức này mới tác động kết hợp với tâm thức Chân nhân. Sức sống tuôn xuống từ Thượng Đế nội tâm làm cho các hạ thể mạnh khỏe, vì thế, chỉ khi nào phàm nhân hòa hợp với Chân nhân và sự phân cực chuyển từ thấp lên cao thì công việc này mới thực hiện được. Hiện nay thời điểm này đang đến với nhiều người, và mong rằng có sự tiến bộ trong trường phái y khoa mới – căn cứ trên tư tưởng. Những hình thức trong tham thiền chẳng qua chỉ là những hình thể làm bằng chất liệu tư tưởng, nên các bạn sẽ thấy rằng bước khởi đầu tổng quát đã được thực hiện.
Tôi đưa ra thêm một lời ngụ ý về vấn đề này:– Qua các luân xa khác nhau của cơ thể – tức là bảy luân xa mà người[162] môn sinh phải làm việc – quyền năng sẽ đến để chữa lành trung tâm tương ứng trong thể xác. Khi các luân xa này được làm sinh động thì hiệu quả sẽ biểu lộthể xác. Và việc thực hành những thể thức thiền đặc biệt tác động vào và xuyên qua các luân xa sẽ mang lại những kết quả có thể soi sáng vấn đề khó hiểu là việc trị liệu qua các thể thanh.

Ngày 20-8-1920.
Hình thức thiền dùng thần chú.
Hôm nay chúng ta tiếp tục bàn về những hình thức mà một ngày kia sẽ rất thông dụng trong các môn sinh hành thiền huyền môn. Chúng ta đã đề cập đến ba hình thức, và hãy còn năm hình thức nữa phải bàn.
Hình thức thần chú là tập hợp các nhóm từ, những từ, và các âm thanh mà nhờ tác dụng nhịp nhàng sẽ đạt được những kết quả không thể thực hiện nếu thiếu chúng. Các hình thức thần chú này có quá nhiều không thể nghiên cứu ở đây. Thế nên chỉ cần đề cập phần nào về các loại thần chú sẽ hay đang được sử dụng trong những người có đặc ân dùng chúng.
Có những hình thức thần chú hoàn toàn dựa vào Thánh ngữ. Các thể thức này nếu được xướng lên một cách nhịp nhàng theo những âm giai nhất định sẽ thành tựu được những kết quả nhất định như việc kêu gọi các vị thần bảo hộ. Chúng đưa đến những hiệu quả nhất định ở nội tâm hay ngoại cảnh. Những thể thức hay thần chú này hiện nay được người Đông phương hay các tôn giáo Đông phương sử dụng nhiều hơn ở Tây phương. Khi quyền năng của âm thanh được hiểu biết đầy đủ hơn và tác dụng của âm thanh được nghiên cứu kỹ, thì các thần chú này sẽ được người Tây phương chấp nhận.
Một số câu chú rất cổ và khi được xướng lên bằng tiếng Bắc Phạn nguyên thủy sẽ có những hiệu quả mạnh mẽ không thể tưởng. Chúng mạnh mẽ đến đỗi người môn sinh bình [163] thường không được phép biết, và chỉ được khẩu truyền trong khi chuẩn bị cho cuộc điểm đạo.
Có một số câu chú rất huyền bí bằng tiếng Sensa nguyên thủy, mà Huyền giai vẫn còn biết kể từ thời gian đầu thành lập Đ.Đ.C.G…Chúng được các vị Hỏa Tinh quân mang đến địa cầu và chỉ có ba mươi lăm câu. Chúng là chìa khóa để mở những bí nhiệm của mỗi cõi phụ trong năm cảnh giới tiến hóa của nhân loại. Vị Chân sư được dạy cách dùng chúng, và có thể sử dụng chúng đúng chỗ, theo những điều kiện nhất định. Đây là những câu chú có quyền năng mạnh mẽ nhất được biết trên địa cầu chúng ta, với các hiệu quả rất sâu rộng. Như các bạn biết, sự rung động của mỗi cảnh giới đều tương ứng với một âm khóa và nốt khác nhau. Khi xướng lên một số từ nhất định theo cách đặc biệt, với giọng đặc biệt, người ta có thể vận dụng vật chất và các luồng mãnh lực của cảnh giới này. Khi xướng lên như thế, vị Chân sư nhập vào tâm thức của cảnh giới này và của tất cả các nhân vật bên trong. Những câu chú xướng lên bằng tiếng nước nào cũng đều căn cứ vào các thần chú nói trên, dù từ trước đến giờ đã bị chuyển đổi và sai lạc đến độ trên thực tế đã trở thành vô dụng.
Một số trong các thần chú nguyên thủy này được Huyền giai đồng xướng lên trong những dịp trọng đại, hay khi cần quyền năng tổng hợp của các Ngài để thực hiện những mục tiêu cần thiết. Mọi biến cố vĩ đại đều được mở đầu bằng việc xướng lên chủ âm của chúng và sử dụng những linh từ thích hợp. Mỗi căn chủng đều có câu chú cùng hòa âm riêng mà chỉ các bậc hữu trách với các giống dân mới biết được.
Như các bạn biết, cũng có những câu bằng tiếng Bắc Phạn được các môn sinh sử dụng khi tham thiền để kêu gọi sự chú ý của một vị Chân sư. Các câu chú này được Chân sư truyền cho đệ tử, để y kêu gọi đến sự chú ý và trợ giúp của Ngài. [164]
Những công thức khác quan trọng hơn, đôi khi được truyền đạt để có thể tiếp xúc với ba vị Trưởng ngành và thỉnh cầu được sự chú ý của các Ngài theo một chiều hướng nhất định.
Một câu chú, khi được xướng lên đúng cách, sẽ tạo ra một khoảng chân không trong vật chất, giống như một cái phễu. Cái phễu này được hình thành giữa người xướng thần chú và người nhận ảnh hưởng của nó, tức là đã tạo được một con đường thông đạt trực tiếp. Vì thế, các bạn thấy lý do tại sao các câu chú này được giữ gìn cẩn mật, những từ và những âm khóa của chúng được giấu kín. Dùng chúng mà thiếu phân biện thì chỉ mang lại tai họa. Người môn sinh trước khi có đặc ân được sử dụng một câu chú để kêu gọi đến Chân sư của y, phải đạt một trình độ tiến hóa nhất định và một sự rung động phần nào tương tự như Ngài.
Cũng có bảy câu thần chú mà chỉ có ba vị Trưởng ngành và các vị Huynh trưởng trong Đ.Đ.C.G. biết được. Các Ngài dùng chúng để kêu gọi bảy vị Hành Tinh Thượng Đế hay là bảy Đấng mà Thánh kinh Thiên Chúa giáo gọi là bảy vị “Tinh quân trước Ngai vàng.” Một trong các câu chú này dùng để tiếp xúc với Đấng Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, cũng được các vị Chân sư biết đến. Cứ thế mà lên cao dần, các Linh từ được xướng lên, cho đến khi đạt đến câu thần chú của địa cầu, vốn dựa vào âm khóa của Trái đất, và gồm một câu tóm lược toàn cuộc tiến hóa của chúng ta. Mỗi hành tinh có một nốt hay âm tiết như thế để các vị hướng đạo của hành tinh đó có thể tiếp xúc với Hành Tinh Thượng Đế của họ. Bảy vị Hành Tinh Thượng Đế này lại có những nghi thức hay thể thức để liên lạc với Đức Thái Dương Thượng Đế Ba Ngôi. Luôn luôn các Ngài làm điều này bốn lần mỗi năm, hoặc khi nào có nhu cầu cấp thiết.
Mỗi năm một lần, toàn thể Đ.Đ.C.G. xướng lên một câu chú tổng hợp để tạo một khoảng chân không giữa các nhân viên cao nhất và thấp nhất của Đ.Đ.C.G. và tiếp tục hướng lên – qua bảy vị Hành Tinh Thượng Đế – để đến Đức Thái Dương [165]
Thượng Đế. Đó là lúc nỗ lực tinh thần đến mức mãnh liệt nhất và sống động nhất trong năm, mà hiệu quả kéo dài trong suốt các tháng sau đó. Hiệu quả này có tầm mức vũ trụ và liên kết chúng ta với trung tâm vũ trụ của chúng ta.
Thần chú của các cung. Mỗi cung đều có những công thức và âm thanh riêng, có hiệu quả quan trọng đối với những người thuộc cung đó. Người môn sinh khi hành thiền nếu xướng nó lên sẽ tạo ba hiệu quả:
1. Giúp y liên kết và chỉnh hợp với Chân nhân hay Chân ngã của mình.
2. Giúp y tiếp xúc với Chân sư, và qua Ngài mà tiếp xúc với một trong các vị Trưởng ngành, – tùy theo cung.
3. Giúp y liên kết với nhóm Chân nhân của y và kết hợp tất cả thành một khối chặt chẽ, cùng rung động theo một âm điệu duy nhất.
Các thần chú này là một trong những bí mật của ba cuộc điểm đạo cuối cùng. Nếu không được phép người môn đệ không được xướng lên trước thời gian đó, dù đôi khi y có thể được dự vào việc xướng các câu thần chú theo sự hướng dẫn của Chân sư.
Các câu chú hay là những công thức ngôn từ khi được người đệ tử xướng lên sẽ có tác dụng trực tiếp vào một trong ba thể. Các câu chú này phần lớn đã được sử dụng trong các cuộc hành lễ của các đoàn thể tôn giáo trong mọi nước, dù bị lệch lạc nhiều. Một số hiểu biết đang được truyền đạt trong nghi thức của Giáo hội Thiên Chúa. . . . . . . . . . Các mật ngữ dùng trong Hội Tam điểm – dù hiện nay thực tế là không còn giá trị gì cả – đều dựa vào việc sử dụng các câu chú và một ngày kia khi có một vị Điểm đạo đồ lãnh đạo tất cả các tổ chức này (như Hội Tam điểm, các hội bí học và các đoàn thể tôn giáo) thì các câu chú cổ xưa sẽ được truyền dạy trở lại dưới hình thức thuần túy cho các dân tộc.[166]
Cũng có những câu chú dùng để trị bệnh và để mở các quan năng thần thông. Một số câu chú có tác dụng trực tiếp vào các luân xa của cơ thể, và sau này sẽ được sử dụng dưới sự hướng dẫn của Chân sư để tăng cường rung động, để tạo chuyển động theo bề đo thứ tư và để làm cho luân xa hoàn toàn linh hoạt.
Còn có những câu chú khác tác động vào lửa tiềm ẩn trong con người, nhưng tôi sẽ đề cập sơ lược sau này. Có nhiều kinh sách ở Đông phương bàn về vấn đề này, một đề tài thật rộng rãi đến đỗi tôi khuyên các bạn nên thận trọng, đừng nên tìm kiếm quá nhiều vì làm thế chỉ phí thì giờ của người phụng sự thế gian. Tôi đã đề cập đến vấn đề này vì không quyển sách thiền nào đầy đủ nếu không đề cập đến những điều mà một ngày kia sẽ thay thế tất cả các phương pháp thiền sơ cấp. Khi nhân loại đã đạt đến một mức phát triển nào đó, và khi thượng trí có ảnh hưởng lớn lao hơn, thì các câu chú huyền bí này – được truyền dạy đúng đắn và xướng lên đúng đắn – sẽ là một phần trong chương trình học thông thường của người môn sinh. Y sẽ bắt đầu tham thiền bằng việc sử dụng câu thần chú thuộc cung y, vì thế mà điều chỉnh được vị thế của mình trong đại cuộc. Sau đó y sẽ dùng câu chú kêu gọi đến Chân sư y, và tạo sự hòa hợp với Đ.Đ.C.G.. Bấy giờ, y sẽ bắt đầu tham thiền với các thể đã được chỉnh đốn, và với khoảng chân không mà y tạo ra để làm môi trường thông đạt.

Ngày 13-8-1920.
Những hình thức thiền dùng cho một trong ba ngành.
Vấn đề tôi đề cập hôm nay rất là thú vị vì đó là các hình thức thiền trong ngành của Đức Bàn cổ, của Đức Chưởng giáo và của Đức Văn minh Đại đế.
Ba ngành này trong Đ.Đ.C.G. tượng trưng cho ba trạng thái của Thượng Đế biểu lộ trong thái dương hệ, – Trạng[167] thái Ý chí hay Quyền lực, Trạng thái Bác áiMinh triết (là trạng thái căn bản của thái dương hệ này) và Trạng thái Hoạt động hay Thông tuệ. Các bạn đã nghiên cứu và biết phần việc của ba ngành này rồi.
Đức Bàn cổ vận dụng vật chất và lo về sự tiến hóa của các hình thể, dù đó là thể xác của động vật, chất khoáng, hoa cỏ, con người hay hành tinh, hoặc đó là hình thể của các giống dân, các quốc gia, thiên thần hay trường tiến hóa khác.
Đức Di Lạc Bồ-tát hay là Đức Chưởng giáo Thế gian làm việc với sự sống đang tiến hóa trong hình thể. Ngài gieo rắc những ý tưởng tôn giáo và giúp phát triển các quan niệm triết học cả trong cá nhâncác giống dân.
Đức Văn minh Đại đế là Đấng tổng hợp bốn cung phụ. Ngài lo về mặt trí tuệ hay thông tuệ, và hợp tác với hai vị Đạo Huynh của Ngài, dìu dắt sự phát triển trí tuệ để Tinh thần hay Chân ngã có thể sử dụng hình thể hay Phi-ngã.
Công tác phối hợp của ba vị Trưởng ngành này thật lớn lao không thể tưởng. Hình thể–Sự sống–Thông tuệ, Vật chất–Tinh thần–Trí tuệ, Prakriti (Bản chất)–Purusha (Tinh thần)–Manas (Trí năng), là ba đường lối phát triển, và việc tổng hợp cả ba sẽ đưa đến sự hoàn thiện.
Mỗi đường hướng này đều hoạt động qua các công thức hay những thể thức đã định mà khi tiến hành theo những bước tuần tự hành giả sẽ tiếp xúc được với con đường tiến hóa đặc biệt tiêu biểu bởi vị Huynh trưởng của con đường đó.
. . . . . . . . . .Những gì tôi muốn nêu ra ở đây là ba con đường rõ rệt để hành giả có thể tiến lên đến Thượng Đếhợp nhất với Chân ngã của Thái dương hệ. Y có thể tiến lên theo con đường của Đức Bàn cổ, y có thể thành đạt theo con đường của Đức Bồ-tát, hoặc y có thể đạt được mục đích theo con đường của Đức Văn minh. Nhưng các bạn hãy đặc biệt lưu ý rằng trên hành tinh này vị Chúa của Bác ái và Quyền lực, vị Kumara thứ nhất, là tụ điểm của cả ba ngành. Ngài là Đấng [168] Điểm đạo Duy nhất. Dù hành giả đi theo con đường Quyền lực hay con đường Bác ái, hoặc con đường Thông tuệ, cuối cùng y cũng phải tìm thấy mục tiêu của mình trên Cung tổng hợp Bác áiMinh triết. Y phải chính là tình thương và phát lộ tình thương này. Nhưng đó có thể là tình thương tác động qua quyền lực. Đó có thể là tình thương trong sự điều hòa, hoặc là tình thương tác động thông qua hiểu biết, qua nghi lễ hay sùng tín. Hoặc đó chỉ là bác áiminh triết thuần túy, hòa hợp tất cả những đặc tính khác. Bác ái là nguồn cội, là mục tiêu, là phương pháp thành đạt.


Ngày 14-8-1920.
Ba con đường tiến lên.
Tiếp tục bàn vấn đề hôm qua, các bạn sẽ nhận thấy rằng có ba con đường trực tiếp giữa thượng và hạ, tất cả đều tụ hội qua cùng một Đấng Điểm đạo, và đồng thời ba con đường này lại hoàn toàn khác nhau trong phương pháp tiến tới. Nếu các bạn ghi nhớ điểm này thì rõ ràng mỗi con đường đều cung ứng cho hành giả (nốt của Chân nhân y thuộc một trong ba ngành, hoặc một chi nhánh của ngành thứ ba) lối đi ít trở ngại nhất và con đường dễ dàng nhất để về với Đấng Tối cao. Đây cơ bản là vấn đề khai mở những trạng thái tâm thức khác nhau, và chính là phương diện mà các Đấng Cao cả giúp đỡ người môn sinh rất nhiều. Nhờ tham thiền được điều chỉnh đúng theo con đường của mình, người môn sinh có thể từng bước kiểm soát được những trạng thái trung gian khác nhau giữa y và mục tiêu. Nhờ những tiêu điểm thần lực khác nhau mà y tiến lên cao. Các tiêu điểm đó có thể là Chân ngã y, có thể là Chân sư y, hoặc có thể là một lý tưởng…… Nhưng đó chỉ là những nấc thang để đạt sự mở mang tâm thức, giúp người môn sinh có thể nới rộng chu vi tâm thức của y cho đến khi y từ từ bao trùm tất cả, đến mức hòa hợp [169] với Chân thần, và sau đó hòa hợp với Toàn ngã, là chính Đức Thượng Đế.
Để nói rõ hơn và để đáp ứng nhu cầu phân biệt của hạ trí các bạn nên ba ngành này được mô tả một cách khác biệt và riêng rẽ nhau, dù cũng có những điểm liên quan với nhau. Trên thực tế – khác với ảo tưởnghạ trí luôn luôn tạo ra – cả ba con đường là một, và bảy cung chỉ là những phần tử hợp thành một toàn thể tổng hợp. Tất cả đều đan kết và pha trộn vào nhau. Cả ba ngành này chỉ là những thành phần cần thiết của một tổ chức duy nhất do Đức Chúa tể Hoàn cầu ngự trị. Cả ba chỉ là những cơ quan thừa hành để quản trị mọi công việc của hành tinh này. Mỗi cơ quan đều tùy thuộc vào hai cơ quan kia và cả ba hợp tác chặt chẽ với nhau. Một người thấy mình ở trên con đường nào cũng phải nhớ rằng trước khi đạt mức hoàn thiện, có lúc y phải nhận ra sự tổng hợp của toàn thể. Y phải hiểu đó là một sự thực hiển nhiên, chứ không phải chỉ là một quan niệm tri thức. Trong tham thiền rốt cuộc sẽ đến lúc y nhận thức được sự hợp nhất chính yếu này và sẽ tự biết mình là một phần tử của cái toàn thể rộng lớn hơn.
Trong ba ngành nói trên, phương pháp để tiến đến vị Trưởng ngành là tham thiền, và những phương tiện để người môn sinh kết hợp với Sự Sống chính yếu của ngành đó (đây chỉ toàn là vấn đề từ ngữ) cũng khác biệt. Nhờ thiền định mà sự sống trong hình thể biểu lộ theo ba cách khác nhau. Có thể nói rằng những kết quả của tham thiền biểu lộ trong tính tình thực ra đều cùng là những trạng thái biểu lộ nhưng trong những phạm vi hay những điều kiện khác nhau. Tôi xin liệt kê như sau:–
Con đường của Đức Bàn cổ
Thần lực, Sức mạnh, Quyền năng cai trị. [170]
Con đường của Đức Di Lạc Bồ-tát
Từ lực, Hấp dẫn, Trị liệu.
Con đường của Đức Văn minh Đại đế
Điện lực, Tổng hợp, Tổ chức.
Ở đây tôi muốn nói rằng hiệu quả trong cuộc sống của người môn sinh tham thiền theo một trong ba đường hướng này sẽ là như vừa kể, dù dĩ nhiên là tất cả đều bị cung của phàm nhân hay trình độ tiến hóa của y nhuộm màu hay qui định. Nếu nghiên cứu ba từ ngữ áp dụng cho ba con đường này, các bạn sẽ thấy được soi sáng nhiều hơn. (Tôi không nói để mở rộng thể trí mà để rèn luyện trực giác.) Các từ này bày tỏ sự tác động của định luật thông qua ba nhóm, và biểu lộ tích cực trong tam giới bằng cách theo đúng con đường cần thiết. Mỗi con đường có những hình thức thiền đặc biệt để đạt được những kết quả kể trên. Sẽ đến lúc những điều cương yếu của các hình thức thiền này (những phương thức cơ bản đầu tiên) sẽ được truyền cho những môn sinh nào được xem là đã chuẩn bị sẵn sàng và đã thực hiện công tác sơ khởi cần thiết.
Con đường của Đức Bàn Cổ - Thần lực, Sức mạnh, Quyền năng cai trị
Ở đây chúng ta có thể đưa ra một phần phương pháp gần đúng, và ấn định một số qui tắc dùng để minh giải khi thời gian đến.
Con đường thứ nhất này đặc biệt là con đường của chính quyền, sự phát triển các giống dân, chăm lo về phương diện vật chất cho các hình thể trong tất cả những cảnh giới tiến hóa của nhân loại. Như tôi đã nói, đây chính là con đường huyền bí học. Nó chú trọng đến phương pháp của Đ.Đ.C.G., thể hiện sự chuyên chế thiêng liêng, và là con đường để Đức Thái Dương Thượng Đế áp dụng Thiên ý của Ngài cho loài người. Nó liên kết chặt chẽ với các Đấng Nghiệp quả Tinh quân, và Luật Nhân quả tác động qua ngành này. Bốn Đấng Nghiệp quả Tinh quân hoạt động mật thiết với Đức Bàn cổ, vì các Ngài áp dụng định luật, còn Đức Bàn cổ thì vận dụng các [171] hình thể của con người, các lục địa, các giống dân và các quốc gia, sao cho định luật ấy có thể tác động đúng đắn.
Vì thế, người nào cố gắng dùng tham thiền để tiếp xúc với các quyền lực này, dùng những phương tiện này để vươn lên đến sự hợp nhất và để đạt được tâm thức của trạng thái Ý chí, đều hoạt động theo những qui luật đã định, tiến lên cao từng bước theo các phương thức đúng đắn, và luôn luôn suy ngẫm về Định luật cùng những tác động của nó. Y tìm hiểu, phân biện và học hỏi. Y chuyên chú vào những gì cụ thể và vị trí của sự vật cụ thể trong Thiên cơ. Y thừa nhận thực tế về sự sống nội tại nhưng vẫn chú tâm chính yếu vào phương pháp và hình thức biểu hiện của sự sống này. Những qui luật căn bản của sự phát biểu và quản trị thu hút sự chú ý của y, và nhờ nghiên cứu các qui luậtđịnh luật và nhờ tìm hiểu mà tất nhiên y sẽ tiếp xúc với Đấng Ngự trị. Y tiến lên cao theo từng giai đoạn – từ vị chúa của tiểu vũ trụ trong tam giới đến nhóm Chân nhân mà tiêu điểm là một vị Chân sư. Từ vị lãnh đạo của nhóm này, y tiến lên đến Đức Bàn cổ, là vị Chủ tể ngành của y, rồi đến Đức Chúa tể Hoàn cầu, về sau đến Đức Hành Tinh Thượng Đế, rồi đến Đức Thái Dương Thượng Đế.
Con đường của Đức Di Lạc Bồ Tát - Từ lực, Hấp dẫn, Trị liệu.
Đây là con đường của tôn giáotriết học, và sự phát triển của sự sống nội tại. Nó liên hệ đến tâm thức ẩn trong hình thể hơn là với chính hình thể đó. Đây là con đường ít trở ngại nhất đối với nhiều người. Nó thể hiện trạng thái minh triết của Thượng Đế, và là con đường mà tình thương của Ngài thể hiện nổi bật nhất. Thái dương hệ chính là sự biểu lộ trực tiếp của Đức Thượng Đếtrạng thái bác ái của Ngài mà toàn cuộc biểu hiện đều dựa vào đó – bác ái đang ngự trị, bác ái dâng tràn, bác ái đang tác động, – nhưng trên con đường thứ hai này bác ái biểu lộ đến mức cao nhất và rốt cuộc sẽ hấp thu tất cả.
Người tham thiền trên con đường này sẽ luôn luôn tìm cách nhập vào tâm thức của mọi sinh vật, và nhờ sự khai[172] mở tâm thức từng bậc mà cuối cùng đạt đến Toàn linh thức và nhập vào sự sống của Đấng Chí Tôn. Nhờ thế, y nhập vào sự sống của vạn hữu bên trong tâm thức của Thượng Đế.
Y không suy ngẫm nhiều về Định luậtsuy ngẫm nhiều về sự sống được Định luật đó quản trị. Nhờ tình thương y hiểu biết và nhờ tình thương mà trước hết y tự hòa hợp với Chân ngã y, sau đó với Chân sư, rồi với nhóm Chân ngã của y, rồi đến tất cả các nhóm khác, cho đến cuối cùng y nhập vào tâm thức của chính Thượng Đế.

Con đường của Đức Văn minh Đại đế - Điện lực, Tổng hợp, Tổ chức.

Đây là con đường của trí tuệ hay thông tuệ, của kiến thức và khoa học. Đây là con đường của trí tuệ trừu tượng và của những ý tưởng nguyên thủy. Hành giả trên con đường này không suy ngẫm nhiều về Định luật, về Sự Sống mà suy ngẫm nhiều về ảnh hưởng của cả hai trong cuộc biểu hiện, và các nguyên do. Trên con đường năm chi nhánh này, y luôn luôn hỏi tại sao, bằng cách nào, từ đâu, và tìm cách tổng hợp, tìm hiểu và tạo ra các nguyên mẫu và các sự kiện lý tưởng trong cuộc biểu hiện. Y suy ngẫm về các lý tưởng khi y cảm được chúng. Y nhắm đến việc tiếp xúc với Trí tuệ Vũ trụ, khám phá những bí mật từ đó, và phát biểu chúng. Đây là con đường của tổ chức kinh doanh, cũng là con đường của các họa sĩ, nhạc sĩ, các nhà khoa học và những người phụng sự nhân loại. Các Chân thần Bác ái và Hoạt động phải dành nhiều thời gian cho một trong năm chi nhánh của ngành này, trước khi chuyển qua con đường tình thương và quyền lực.
Trong lúc tham thiền, hành giả lấy một lý tưởng, một phần của Thiên cơ, một phương diện của mỹ lệ và nghệ thuật, một vấn đề của khoa học hay của nhân loại, rồi nhờ suy ngẫm về đó và nhờ sử dụng hạ trí y khám phá ra được tất cả những gì có thể hiểu và cảm nhận được. Khi đã làm xong các điều này, y tìm cách nâng tâm thức mình lên cao hơn nữa, cho đến khi y chạm đến nguồn khai ngộ, có được [173] ánh sáng và sự hiểu biết cần thiết. Y cũng lên cao bằng cách nhập vào tâm thức của các bậc cao cả hơn y, không do tình thương (như ở con đường thứ hai) mà do sự khâm phục và vui mừng trước các thành tựu của họ, do lòng biết ơn những việc mà các vị ấy đã làm cho nhân loại, cũng như tôn sùng chính cái ý tưởng đã thôi thúc họ hành động.
Vì thế, dù nghiên cứu về ba con đường này có sơ lược đến đâu các bạn cũng thấy rõ là tất cả nhân loại đều đang tiến lên. Ngay đến những người – dù thường bị khinh miệt – hiện đang tích cực phụng sự thế gian (trong vị thế của họ và qua lòng tôn sùng những lý tưởng phụng sự hay khoa học, hoặc ngay cả tổ chức kinh doanh) vẫn có thể tiến hóa cao như những người được coi trọng hơn, vì đã biểu lộ rõ rệt trạng thái bác ái của Chân ngã thiêng liêng. Đừng quên rằng sự hoạt động cũng thiêng liêng, và trong căn bản cũng là sự biểu hiện của Đấng Cha Chung như tình thương trong hy sinh, còn hơn cả cái mà hiện giờ chúng ta gọi là quyền lực, bởi vì chưa có ai trong các bạn hiểu rõ về phương diện quyền lực, hiện nay và về sau, cho đến khi nó biểu hiện nhiều hơn.
Ngày 14-8-1920.
Những hình thức thiền để kêu gọi các vị thiên thầncác tinh linh.
Chúng ta có thể gom hai điểm sáu và bảy làm một, vì các câu thần chú và các hình thức thiền để tiếp xúc với các thần, các thiên thần hay các vị thần kiến tạo, và để kêu gọi các tinh linh hay là các hình thức sinh tồn hạ đẳng, trên thực tế đều như nhau và trong những bức thư này nên xem như vậy.
Trước hết chúng ta hãy phân biệt rõ hai nhóm này.
Các tinh linh chính yếu là giới tiến hóa dưới nhân loại. Việc ta tiếp xúc với chúng trên cõi tình cảm không bảo đảm rằng chúng đang ở trên đường tiến hóa thăng thượng. Trái [174] lại, chúng đang ở trên đường tiến hóa giáng hạ, trên vòng cung đi xuống. Chúng có trên tất cả các cõi, và nhiều người đã biết những hình thể tinh linh ở cõi dĩ thái như là các tiểu thần, các thần giữ của và các tiên đồng. Chúng được tạm chia ra làm bốn nhóm:–
1. Tinh linh của đất.
2. Tinh linh của nước.
3. Tinh linh của không khí.
4. Tinh linh của lửa.
Nếu các bạn có thể biết được, thì chúng là tinh hoa của mọi vật. Chúng là những loài tinh hoa của thái dương hệ, có bốn cấp bậc, như chúng ta biết trong chu kỳ thứ tư này, trên hành tinh thứ tư hay là địa cầu.
Các thiên thần đang trên đường tiến hóa thăng thượng, trên vòng cung đi lên. Như các bạn biết, đó là các vị Thần kiến tạo của thái dương hệ làm việc trong những hàng ngũ có cấp bậc và sát cánh với nhau. Có những thần ngang cấp với các Hành Tinh Thượng Đế, và những vị Chủ tể của năm cảnh giới tiến hóa của nhân loại có cấp bậc ngang một Chân sư được bảy lần điểm đạo. Những vị khác (theo con đường riêng của họ) thì có mức phát triển bằng một Chân sư được năm lần điểm đạo. Họ làm việc một cách tự nguyện và hữu thức với các Chân sư trong Đ.Đ.C.G.. Thiên thần cũng có ở mọi cấp thấp hơn cho đến những vị tiểu thần kiến tạo chỉ làm việc một cách hầu như vô thức với nhóm của họ để xây dựng những hình thể cần cho sự sống đang tiến hóa.
Trước đây – trước khi tôi đọc các bức thư này cho các bạn – các bạn đã được truyền đạt về cách thỉnh cầu các tinh linhthiên thần bằng thần chú. Giáo huấn vừa kể đúng ở mức đó, và nếu muốn các bạn có thể kết hợp vào đây.
Mãnh lực tiến hóa thăng thượngmãnh lực tiến hóa giáng hạ vốn khác nhau. Đó là lời phát biểu sơ khởi. Một[175] đàng là sự hủy diệt, bạo lực, hoạt động mù quáng của quyền lực các loài tinh linh. Trên đường tiến hóa giáng hạ, các tinh linh làm hầu hết mọi việc, chúng làm việc một cách mù quáng nhưng được các Thần kiến tạo kiểm soát, nên công việc cũng có tính cách xây dựng, kết hợp, cùng tăng trưởng tuần tự, tạo sự điều hòa từ bất hòa, tạo sự mỹ lệ từ hỗn loạn. Các giới thấp của thiên thần cũng hoạt động dưới sự hướng dẫn của các vị Đại thiên thần Kiến tạo, và tất cả đều đi lên trong sự mỹ lệ trật tự, từ cõi này đến cõi khác, từ hệ thống này đến hệ thống khác, từ vũ trụ này đến vũ trụ khác. Vì thế, khi nghiên cứu kiến thức huyền môn, các bạn cần nhớ hai điều:–
a. Các bạn phải kiểm soát các sức mạnh tinh linh.
b. Các bạn phải hợp tác với các thiên thần.
Một đàng thì các bạn phải chế ngự, còn trường hợp kia thì các bạn phải cố gắng hợp tác. Các bạn kiểm soát nhờ phương diện hoạt động, bằng cách thực hiện một số việc nhất định, chẳng hạn như chuẩn bị một số nghi lễ để qua đó một số mãnh lực có thể tác động. Đó là một bản sao bé nhỏ của những gì mà Đức Thượng Đế Ngôi Ba làm khi sáng tạo ra thế giới. Những hoạt động nhất định mang lại những kết quả nhất định. Sau này, sẽ có tiết lộ các nghi thức và nghi lễ, để chúng ta có thể dùng tiếp xúc với nhiều loại tinh linh khác nhau và chế ngự chúng. Cung Nghi lễ giáng lâm trong thời đại hiện nay và đang giúp cho những công việc loại này được thực hiện dễ dàng hơn.
Các tinh linh của lửa, các thủy tinhcác tinh linh thấp kém hơn đều có thể được chế ngự qua các nghi thức. Nghi thức này gồm ba loại:–
1. Nghi thức bảo vệ, để các bạn tự hộ thân.
2. Nghi thức kêu gọi, để kêu gọi các tinh linh và làm chúng xuất hiện. [176]
3. Nghi thức kiểm soát và điều khiển các tinh linh, khi đã triệu tập chúng lại.
Đối với các vị thiên thần thì các bạn sử dụng trạng thái minh triết hay bác ái, trạng thái thứ hai của Thượng Đế, là phương diện kiến tạo. Nhờ tình thươngước vọng mạnh mẽ mà các bạn có thể đạt đến họ, và bước đầu (vì các bạn cũng đang ở trên con đường tiến hóa thăng thượng như họ) là tiếp xúc với họ. Bởi vì trong tương lai các bạn và họ phải cộng tác để hướng dẫn các mãnh lực tinh linh và để trợ giúp nhân loại. Thật không an toàn chút nào cho nhân loại, những con người khờ dại đáng thương, khi họ tìm cách tiếp xúc với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ mà chưa được nối kết với các thiên thần nhờ sự tinh khiết trong đức hạnh và sự cao thượng của tâm hồn.
Qua nghi lễ và nghi thức các bạn có thể cảm được các thiên thần và tiếp xúc với họ, nhưng phương cách và lý do tiếp xúc không giống như đối với các tinh linh. Thiên thần thì tham dự các nghi lễ một cách tự do và không phải đến do triệu tập. Cũng như các bạn, họ đến là để thu mãnh lực. Khi rung động của các bạn đúng mức trong sạch, thì các nghi lễ có thể trở thành nơi gặp gỡ chung.
. . . . . . . . . . . . Tóm lại, khi các bạn đã học cách sử dụng phương diện hoạt động đối với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ, và dùng trạng thái minh triết để hợp tác với các thiên thần, bấy giờ các bạn hãy chuyển sang kết hợp sử dụng trạng thái thứ nhất, là trạng thái ý chí hay quyền lực.”
Trước khi bàn thêm, tôi muốn đưa ra lời khuyến cáo về sự nguy hiểm khi kêu gọi và tiếp xúc với nhóm kiến tạo này; đặc biệt là trong sự tiếp xúc với các mãnh lực tinh linh. Tại sao lại đặc biệt là nhóm sau? Bởi các mãnh lực này luôn luôn tìm sự ứng đáp của một trong ba hạ thể của con người. Các thể này (xem như những lớp vỏ riêng rẽ) được cấu tạo bằng những sinh linh đang tiến hóa giáng hạ nói trên. Vì thế, kẻ [177] nào vô ý tự mình tiếp xúc thẳng với bất cứ một tinh linh nào là làm một việc liều lĩnh và có ngày sẽ hối hận đắng cay. Nhưng khi hành giả đang tiến đến quả vị Chân sư, đã làm chủ được chính mình và do đó được tín nhiệm giao cho quyền làm chủ nhiều hình thể khác của sự sống, y sẽ có một số quyền năng. Những quyền năng này, dựa vào định luật, sẽ trao vào tay y quyền ngự trị các sinh linh thấp kém hơn. Y sẽ biết cách hợp tác với các thiên thần, là điều rất thiết yếu trong giai đoạn sau của cuộc tiến hóa.
Các câu thần chú quyền năng.
Những câu thần chú nắm giữ bí quyết của quyền năng (như các bạn biết và đã nêu trên) vốn có nhiều loại, và chính yếu thì có bốn loại:
a. Quan trọng nhất là các câu chú hộ thân.
b. Loại thần chú kêu gọi các tinh linh và các tiểu thần, và đưa họ vào tầm hấp dẫn của người kêu gọi.
c. Loại thần chú dùng để áp đặt ý chí của người kêu gọi vào các tinh linhcác thần bậc thấp.
d. Loại thần chú chấm dứt sự hấp dẫn (xin tạm gọi như vậy) và lại đưa các tinh linhcác thần này ra ngoài phạm vi từ lực của người kêu gọi họ.
Bốn loại thần chú này đặc biệt liên quan đến việc kêu gọi và tiếp xúc với các tinh linh và thần cấp thấp, và không được sử dụng nhiều ngoại trừ những trường hợp sử dụng hiếm hoi của các điểm đạo đồ và các vị Chân sư. Các vị này hoạt động qua trung gian của các thiên thần hướng dẫn và các vị thần kiến tạo cấp cao. Các Huynh đệ Bàng môn làm việc với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ, và buộc các sinh thể thấp kém và vô thức ấy phải làm theo ý họ muốn. Qui trình đích thực mà các Huynh đệ Chánh đạo sử dụng là kiểm soát những nhóm tinh linhcác thần bậc thấp này bằng chính các cấp [178] chỉ huy của chúng, là các nhóm thiên thần kiến tạo với vị Thiên thần Chúa tể của họ.
Điều này khiến tôi phải đề cập đến một nhóm thần chú khác dùng để kết hợp với chính các thiên thần.
e. Các thần chú có nhịp điệu giúp người sử dụng tiếp xúc được với nhóm thiên thần mà y tìm kiếm. Dĩ nhiên đây là những hình thức Thần chú của các Cung, vì chúng dùng để kêu gọi các thiên thần ở một cung. Các câu chú này lại thay đổi nếu chính người sử dụng lại thuộc cùng một cung với nhóm thiên thần mà y kêu gọi. Các bạn hỏi tại sao không sử dụng các câu chú hộ thân trước, như khi kêu gọi các tinh linh. Chính yếu là vì lý do sau đây. Các câu chú kêu gọi các tinh linh thì dễ tìm thấy và dễ sử dụng hơn các câu chú dùng cho các thiên thần. Quá khứ đã có đầy dẫy các trường hợp người ta làm điều này, và khắp nơi trên thế giới (ngay cả ở thời đại này) vẫn có những người nắm giữ bí quyết giúp họ tiếp xúc được với các tinh linh thuộc loại này hay loại khác. Mọi người trong thời đại Atlantis đều biết cách thực hiện điều này. Hiện nay một số dân tộc dã man và một số người ở các nước văn minh vẫn còn biết và sử dụng nghệ thuật này. Lý do thứ hai là đối với người thường dù có biết được câu chú y vẫn không thể kêu gọi được một vị thiên thần nào, vì nó còn một số bí quyết khác nữa chứ không chỉ là xướng lên các từ và âm thanh mà thôi. Bí quyết đó là một bí mật của điểm đạo. Khi là một điểm đạo đồ hay là một vị Chân sư thì người ta không cần những nghi thức hộ thân, vì theo định luật của huyền môn thì chỉ những ai có cuộc sống thanh khiết với động lực vô tư lợi mới có thể đạt đến trường tiến hóa của các thiên thần một cách thành công. Trong khi liên lạc với các sinh linh thấp kém thì phải làm cách khác.
Những câu thần chú giúp liên giao với các thiên thần khi đã kêu gọi họ. Như chúng ta đều biết là thiên thần không hiểu được các lời nói, nhưng những xung lực, những mãnh lực, những rung động được tạo ra nhờ sử dụng các thể thức đặc biệt sẽ đưa đến kết quả mong muốn mà khỏi dùng lời. Những [179] thể thức này mở đường cho sự thông hiểu lẫn nhau.
Có những thần chú ảnh hưởng đến các nhóm thiên thầncác thần chú khác lại ảnh hưởng đến từng vị. Ở đây, cần lưu ý rằng thường thì các thiên thần được kêu gọi từng nhóm chứ không từng cá thể, trừ khi các bạn có thể tiếp xúc với các vị thần ở cấp bậc rất cao.
f. Các câu chú kêu gọi trực tiếp sự chú ý của một trong các vị chúa thiên thần của một cõi phụ, hoặc là vị Đại Thiên thần chủ tể của một cảnh giới. Rất ít người biết được các câu chú này, và chúng chỉ được các vị điểm đạo đồ cấp cao sử dụng mà thôi.

 

Ngày 17-8-1920.
Hiểu biết về mãnh lực.
. . . . . . Tình trạng căng thẳng hiện nay rất lớn, và mãnh lực tuôn vào tất cả các luân xa khác nhau, nếu không được điều chỉnh đúng cách, sẽ thường gây ra một cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, khích động và bứt rứt không yên. Rất ít người biết được bí quyết của sự điều chỉnh bằng cách không đối kháng. Thế nên, sự tăng cường xúc cảm, các phản ứng thô bạo, và thời đại tội ác lan tràn hiện tại, phần rất lớn là hậu quả của việc sử dụng sai và áp dụng sai các mãnh lực. Điều này có thể xảy ra trong mọi tầng lớp xã hội, và chỉ những ai biết được bí quyết thấy mình không gì khác hơn là một kênh vận chuyển và vẫn điềm tĩnh trong chốn bí mật ở nội tâm, mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại mà khỏi bị những đổ vỡ và khổ đau không đáng có. Sự kích thích – đều khắp như hiện nay – đưa đến sự đau khổ với hậu quả là các phản ứng mà chúng ta phải hết sức đề phòng, cũng như phải đề phòng điều trái lại là mất sinh lực. Hãy đề cao cảnh giác chứ không phải là bưng tai bịt mắt lẩn tránh sức kích thích, mà thu nhận mãnh lực này, cho nó đi qua bản thể của mình, và chỉ hấp thu một phần tùy theo khả năng. Phần còn lại sẽ đi qua luôn như một tác nhân chữa bệnh trên đường trở về kho chứa chung. Cái ý nghĩa đích thực và huyền bí của các mãnh lực trong thiên nhiên, của các dòng[180] điện trong vũ trụ và sức nóng ẩn tàng trong mọi hình thể, cho đến ngày nay, các nhà khoa họcngoại môn và những đạo sinh tương lai cũng ít biết đến. . . . . . Người đạo sinh tiến hành nghiên cứu huyền bí học từ phương diện này, và vì thế y đạt được sự hiểu biết sâu xa về định luật.
Tôi đề cập đến vấn đề này vì nó vốn có trong mọi đường hướng giáo huấn huyền môn. Nếu các bạn hiểu được phần nào ý nghĩa của vấn đề và hiểu rằng định luật chỉ là sự thích ứng của hình thể với một trong các dòng mãnh lực vĩ đại thì các bạn sẽ soi sáng trọn cả cuộc sống của mình. Các bạn sẽ lần theo những dòng mãnh lực, các dòng từ lực, lưu chất sinh lực, và các tia điện lực kể trên (hoặc gọi theo từ khác) đến tận trung tâm của những gì chưa được biết.
Chính ý tưởng này về mãnh lực và các dòng từ lực của thái dương hệ chi phối tất cả những điều tôi đã truyền đạt khi nói về tham thiền trong tất cả các ngành – thiền đặc biệt, thiền cá nhân và thiền tập thể, thiền có hình thức hay không có hình thức. Đó là trung gian để các câu thần chú tác động, từ những câu chú chỉ ảnh hưởng đến các tinh linh, cho đến các đại Linh từ xướng lên theo nhịp điệu để kêu gọi các vị Chủ tể của một Cung, vị Đại thiên thần của một cảnh giới, hay ngay cả Đức Thái Dương Thượng Đế. Việc xướng lên các Linh từ này, sự tiến lên qua những hình thức tuần tự để đến một mức độ đặc biệt, và việc đọc lên các câu thần chú, đều chỉ nhằm đặt hành giả vào trong một dòng mãnh lực nào đó. Đây là việc tìm ra lối đi ít trở ngại nhất để đạt đến mục tiêu, để liên lạc với một Đấng Thông tuệ, để chế ngự một sinh linh đang tiến hóa giáng hạ, hay để tiếp xúc và hợp tác với một nhóm thiên thần. Tôi đã nói ngoài đề để tóm tắt phần nào những gì tôi đã truyền đạt về các hình thức, các câu chú hoặc những điều khác mà các môn sinh thiền huyền môn sử dụng.
Chúng ta có thể hiểu rằng việc kêu gọi các thiên thần hoặc tinh linh chỉ có thể được thực hiện an toàn bởi người có khả năng sử dụng họ một cách khôn ngoan. Vì thế, các [181] câu chú kể trên chỉ được đặt vào tay những người đứng về phía các lực lượng xây dựng của thái dương hệ. Đó là những người có thể điều khiển các tinh linh hủy hoại vào công tác xây dựng, uốn nắn chúng cho phù hợp với các mãnh lực đang làm tan rã, mà vốn là một phần của kế hoạch kiến tạo vĩ đại. Nếu người nào không có các khả năng này mà lại tiếp xúc với các