QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Phẩn 3: Chương III, IV, V

Bài này bao gồm các chương III, IV, và V của quyển Luân xa và các Trường Năng lượng của Con người, do Mai Oanh dịch. Ba chương trong phần này mô tả hình dạng và các đặc điểm của các Luân xa theo nhãn thông của bà Dora Van Gelder Kunz. Các bạn sẽ thấy những mô tả của bà Dora Kunz rất sát với giáo lý của đức DK, chỉ có một điểm bà mô tả luân xa cuống họng nằm phía trước thân mình. Đức DK không phủ nhận các luân xa nằm phía trước thân mình, những tất cả các bài thiền của Ngài dạy đệ tử đều làm việc với các luân xa nằm phía sau cột sống, với lý do đã nêu ra trong loạt bài luân xa theo giáo lý của đức DK:

d. Let him “learn to work and think with the spine and head and not with the forefront of the body“, as the ancient rule can be translated.  The idea is that the average psychic regards the solar plexus and throat centres (the only two about which they seem to know anything) as existing in the front and centre of the torso or the front of the throat.  This carries the energy downwards by the involutionary route and not upwards by the evolutionary route of the spinal column.  This is of moment.

Hãy để y “học cách làm việc và suy nghĩ với cột sống và đầu, và không với cái đằng trước cơ thể“, như quy luật cổ xưa đã dạy. Cái ý tưởng nằm trong câu nói này là nhà ngoại cảm bậc trung xem các luân xa tùng thái dương và luân xa cuống họng (là hai luân xa duy nhất mà họ dường như có biết đôi điều) nằm ở trung tâm phía trước của thân, hoặc ở phía trước cổ họng. Điều này khiến năng lượng đi xuống bằng con đường giáng hạ tiến hoá chứ không trở lên bằng con đường tiến hóa của cột sống. Đây là điểm quan trọng.

Thật ra, Ngài có nhắc đến một luân xa nằm phía trước cổ họng, có quan hệ với tuyến phó giáp trạng, còn luân xa cổ họng phía sau cột sống lại quan hệ với tuyến giáp trạng.

The Sun (standing here for Vulcan, which is a sacred planet) governs a centre in the front of the throat which is related to the para-thyroids and not to the thyroid [Page 79] gland, which is related to the throat centre. This centre in the front of the throat falls into disuse as the creative period of throat activity begins

Mặt trời (ở đây thay cho Vulcan, một hành tinh thiêng liêng) cai quản một trung tâm ở phía trước cổ họng, liên quan đến tuyến phó giáp, chứ không phải tuyến giáp trạng vốn có liên quan đến trung tâm cổ họng. Trung tâm này ở phía trước cổ họng rơi vào tình trạng không sử dụng khi thời kỳ sáng tạo của luân xa cổ họng bắt đầu.

Một quan sát khác của bà cho thấy sợi dây sự sống (Sinh Mệnh Tuyến–Sutratma) nối luân xa tim và quả tim. Bà không nói nó xuất phát từ đâu (có lẽ điều này vượt quá khả năng nhãn thông của bà), nhưng có thể nó giải đáp những thắc mắc của chúng ta về một số phát biểu của đức DK: Sợi dây Sự Sống (Sinh Mệnh Tuyến) xuất phát từ Chân thần, qua luân xa timcuối cùng trụ tại tim.

******************************

III. Ba Trường Năng Lượng của Phàm Ngã

Chúng ta bắt đầu với việc khám phá một câu hỏi xa hơn: Bản chất của môi trường siêu cảm là gì, và nó tác động tới chúng ta ra sao?

Như đã lưu ý trong Chương I, luận điểm của chúng ta là con người là một phức hợp của các quá trình tương tác, trong đó không thể thiếu bất cứ quá trình nào. Không có kinh nghiệm thể chất nào mà không kèm theo những phản ứng về cảm xúc và diễn giải về tinh thần. Nếu chúng ta cố gắng mã hoá các mức độ kinh nghiệm của con người, chúng ta đi đến một giản đồ gần với quan điểm Thông Thiên Học rằng con người thể hiện bản thân mình trong cuộc sống hồng trần thông qua một cơ chế ba mặt: thể dĩ thái hay sinh lực, thể astral hay cảm xúc, và thể trí, tất cả kết hợp với nhau, được đề cập đến trong giáo lý Thông Thiên Học như là một phàm ngã.

Chúng ta biết rõ rằng cách mô tả này về tâm linh của con người khác xa với những gì mà các trường phái tâm lý học hiện nay vẫn quan niệm, tuy nhiên đó là giả thuyết nền tảng của những nghiên cứu của chúng ta.

Khi ba khía cạnh này của bản chất con người được tích hợp với cơ thể vật lý trở thành một tổng thể hài hòa, nó trở thành một công cụ hoàn chỉnh và linh hoạt để biểu hiện bản thể (the self). Từ “bản thể” được dùng để biểu đạt bản chất sâu xa nhất và lâu dài nhất của điều mà mỗi người chúng ta thực sự là—thực tính của chúng ta.

Phàm ngã gần giống khái niệm persona được phát triển ở Hy Lạp cổ đại và Rome: một mặt nạ hoặc diện mạo mà diễn viên khoác vào để đóng vai trong một vở kịch. Trong vở kịch cuộc đời, chúng ta, các diễn viên, thường đồng hóa với tính cách nhân vật đến nỗi chúng ta đã nhầm lẫn đánh đồng nó với chân ngã (cái tôi thực sự). Không có gì cường điệu khi nói rằng một trong những cuộc đấu tranh vĩ đại nhất của con người là nhận thức được sự khác biệt giữa bản thể (cái mà một số người gọi là linh hồn) và cá tính hay phàm ngã của bản thể đó.

Một yếu tố quan trọng khác của quan điểm này về bản chất con người có liên quan đến bí mật và năng lượng của sự sống. Giờ đây chúng ta đã khá quen với khái niệm cơ thể vật lý là tổng hòa các hệ thống tổ chức tương tác lẫn nhau, nhưng quan niệm bổ sung rằng các hệ thống này được đặc trưng bởi các mô hình năng lượng cụ thể vẫn chưa được hiểu rõ. Thề nhưng đó là những mô hình năng lượng mà chúng ta quan tâm nghiên cứu, do đó chúng ta cần một nguyên lý có thể giải thích sự tương ứng giữa các mô hình năng lượng và các biểu hiện vật lý.

Theo quan điểm được phát triển ở đây, con người là một hệ thống các trường năng lượng phụ thuộc lẫn nhau, trong đó các mô hình năng lượng không chỉ phù hợp từng trường năng lượng cụ thể mà còn được sắp xếp theo các trật tự và cơ chế đặc biệt. Hơn nữa, các mô hình năng lượng này đáp ứng với những thay đổi trong tâm thức, điều này cho chúng ta một góc nhìn rất khác về nhiều vấn đề rắc rối trong cuộc sống con người. Giáo lý nội môn mô tả con người có 7 cấp độ hay 7 trường tâm thức và năng lượng, mỗi cấp độ được phân biệt theo thứ bậc, tương tự như phân chia thể rắn, lỏng, khí, phân tử, nguyên tử và các cấp hạ nguyên tử của thế giới vật lý.

Chúng tôi đã lưu ý rằng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu quan tâm đến trường dĩ thái, trong sự tương tác liên tục với cơ thể vật lý. Nhưng vì không thể có sự tách biệt giữa các quá trình vật lý và tâm lý, có rất nhiều trường hợp cần phải xem xét cả các yếu tố cảm xúc và trí tuệ.

Như vậy, chúng ta đã sử dụng mô tả của thông thiên học về bản chất con người như một giả thuyết cho công cuộc nghiên cứu của chúng ta, theo đó chúng ta đánh giá các quan sát nhãn thông kiến tạo nên phần chủ chốt trong nghiên cứu của mình. Và ở đây từ giả thuyết được sử dụng như là “một định đề được coi là đúng để kiểm tra một số dữ kiện đối nghịch nhất định.” Nếu giả thuyết này đưa ra một nguyên tắc giải thích hợp lý nó sẽ được củng cố bởi nghiên cứu của chúng ta; Nếu không, nó có thể được thay đổi để cho ra một giả thuyết tốt hơn.

Vì chúng ta sẽ thường xuyên nhắc tới các trường năng lượng, chúng ta phải nhấn mạnh lại rằng chúng ta chỉ đề cập đến năng lượng sống, cảm xúc và tư duy gắn liền với mỗi cá nhân như là “những trường” nếu chúng ta coi chúng là những phần tăng cường đặc biệt của các trường vũ trụ mà mọi sự sống đều tham gia trong đó. (Một trường có thể được định nghĩa chung nhất như một tình trạng liên tục của không gian) Trong trường hợp này, có sự tương tác liên tục không chỉ giữa ba trường gắn liền với mỗi cá nhân, mà còn giữa các trường này với các trường vũ trụ mà chúng là một phần cấu thành.

Do vậy, để tránh nhầm lẫn, trong các mô tả chung chúng ta thường sử dụng thuật ngữ “trường” để chỉ khía cạnh chung, và dùng từ “dẫn thể” (vehicle) hoặc “thể” (body) để chỉ sự biểu đạt cá nhân của trường vũ trụ. Nhưng vì bà DVK (Dora van Gelder Kunz) thường quen với cách dùng từ trường thay vì dùng từ thể, trong nhiều trường hợp thuật ngữ “trường tổng quát” sẽ được sử dụng để mô tả thể dĩ thái hoặc cảm dục, để phân biệt với dòng năng lượng chảy qua hệ thống luân xa.

Sự giao thoa của ba trường bản thể phàm ngã, cùng với dẫn thể của chúng, cơ thể vật lý, cho chúng ta hình ảnh của cuộc sống con người như một bức tranh bốn chiều di chuyển, với những đường từ lực đan kết ngang dọc với các đặc điểm và kết cấu khác nhau, và các mô hình đó dịch chuyển và biến đổi theo thời gian. Chìa khóa để hiểu được sự phức tạp của quá trình tương tác nằm ở tính năng động của nó, vì sự sống luôn được đặc trưng bởi sự tăng trưởng và đổi thay. Yếu tố quan trọng trong sự biến đổi đó là liệu nó có hướng chúng ta theo con đường tiêu cực, đau yếu và bệnh tật hay mô hình này sẽ dịch chuyển theo xu hướng tự gắn kết, sức khoẻ và tổng thể vẹn toàn. 

IV. Kết cấu và Chức năng của thể Dĩ Thái

Chức năng quan trọng nhất của thể dĩ thái là dẫn truyền năng lượng sống hay sinh lực từ trường vũ trụ sang trường cá nhân, và từ đó đến cơ thể vật lý. Đó là mối liên hệ chính yếu với đại dương năng lượng sống duy trì toàn bộ thế giới tự nhiên. Đối với phương Tây, bản chất của sinh lực không được công nhận như một dạng thức năng lượng, nhưng đối với phương Đông, sinh lực, được gọi là prana, luôn luôn được coi là lực vũ trụ trong tự nhiên liên quan mật thiết đến hô hấp và hơi thở. Nó tồn tại trong cả giới thực vật và động vật cũng như con người.

Thể dĩ thái cũng có vai trò nối kết giữa cơ thể vật lý với thể cảm xúc và thể trí, mặc dù tất cả các thể này đều thâm nhập và gắn kết với nhau, do đó cùng với cơ thể vật lý tạo thành khí cụ của ngã thức trong suốt cuộc đời.

Ở cấp độ dĩ thái, trường cá nhân được quyết định và tiếp thêm sinh lực bởi sinh lực hay năng lượng dĩ thái đổ vào các trung tâm chính hay các luân xa, điều này sẽ được mô tả chi tiết ở phần sau. Đồng thời, các trung tâm của thể cảm xúc và thể trí cũng tiếp nhận năng lượng từ các trường này, và các nguồn năng lượng này điều khiển và biến đổi năng lượng dĩ thái khi nó chảy qua mạng lưới từ lực trong thể dĩ thái. Do vậy, đây là một quá trình rất phức tạp. Thể dĩ thái tiếp sinh lực cho cơ thể vật lý, nhưng quá trình này diễn ra chính xác như thế nào vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, vì các dòng dĩ thái chạy song song với hệ thần kinh, có thể có một quá trình cảm ứng.

Giống như đứa trẻ trong lòng mẹ tồn tại trong môi trường dịch ối, con người được duy trì bởi biển năng lượng nuôi dưỡng. Cấu trúc của các trung tâm lực hay luân xa trong các thể dĩ thái, cảm dục và thể trí không thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người, ngay cả khi chúng được bổ sung liên tục bởi các dòng năng lượng di chuyển vào và ra ba trường tương ứng.

Mỗi cấu phần của thể vật lý đều có phần tương ứng ở thể dĩ thái, là một bản sao hoàn hảo của hình thể vật lý (vì vậy có thuật ngữ “cặp đôi dĩ thái”). Thể dĩ thái liên kết chặt chẽ với thể vật lý, không thể tách rời. Chắc chắn, theo một nghĩa nào đó, thể dĩ thái thể vật lý, theo ý nghĩa nó không bao giờ tách ra khỏi cơ thể trong suốt cuộc đời và chỉ tan rã khi cơ thể vật lý chết đi. Vì lý do đó, thể dĩ thái đã được mô tả trong giáo lý huyền môn như là trạng thái thứ tư của vật chất, trong đó 3 trạng thái đầu là rắn, lỏng và khí. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nhà quan sát cũng đã cho biết rằng chất lỏng, khí và chất rắn cũng có đối ngẫu dĩ thái riêng của chúng và do đó cách phân loại này có lẽ không vững vàng.

Trong thực tế, trường dĩ thái được cho là được chia thành nhiều phân loại, trong đó loại đậm đặc nhất liên quan đến chất rắn, trong khi các loại khác loãng hơn. Dĩ thái (Etheric) trên thực tế là “vật chất”, và nó nằm rất gần vật chất vật lý. Vì lý do này, người ta cho rằng khả năng nhìn thấy trường dĩ thái có liên quan đến võng mạc mắt, và chỉ trên ngưỡng tầm nhìn bình thường chút ít. Nếu đúng như vậy, có thể phát minh ra thiết bị nào đó có khả năng tăng cường trường dĩ thái đến mức có thể nhìn thấy được. Nhiều người đã cố gắng thực hiện điều này, nhưng cho đến nay chưa có thành công nào đạt được.

Dĩ thái không chỉ là dẫn thể của sinh lực hay prana; nó còn cung cấp các mô hình cơ bản theo đó cơ thể vật lý được hình thành. (Mối quan hệ giữa mô hình dĩ thái và mã di truyền gợi mở nhiều điều thú vị đến nay chưa được khám phá.) Lưới dĩ thái rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ của cá nhân, vì chất lượng, độ nhạy cảm và khả năng phục hồi của cơ thể, đều có liên quan trực tiếp đến tầm mức hoạt động và chất lượng của thể dĩ thái.

Mỗi tế bào trong cơ thể con người cũng có các năng lượng dĩ thái, cảm dục và trí tuệ tương đương xung quanh nó. Các năng lượng tập trung quanh mỗi cá nhân (tạo thành các “thể” hay “hào quang”) sẽ loãng dần ra xung quanh, hay nói một cách chính xác hơn, vào trường vũ trụ. Cần có rất nhiều nghiên cứu xa hơn để làm rõ ba loại trường này liên quan đến nhau như thế nào ở mỗi cá nhân. Như đã đề cập ở phần trên, cho đến nay chúng ta phải giới hạn nghiên cứu của mình chủ yếu ở thể dĩ thái, chỉ đôi khi nhắc tới các trường cảm dục và trí cho các mục đích chẩn đoán. Như vậy, tất cả những gì có thể thực hiện được là phác thảo một bức tranh toàn diện về thể dĩ thái với các luân xa của nó.

Đối với những người có nhãn thông, thể dĩ thái ở một người khỏe mạnh trông giống như một mạng lưới các đường từ lực sáng trắng tinh tế, vuông góc với bề mặt da. Cấu trúc của nó có thể mịn hoặc thô, và đặc điểm này được lặp lại trong cơ thể vật lý. Mỗi bộ phận của cơ thể đều có đối phần tương ứng ở thể dĩ thái, qua đó năng lượng dĩ thái tuần hoàn liên tục.

Màu sắc của thể dĩ thái là màu xám-xanh lơ nhạt hay là màu xám-tím, chói sáng một cách lờ mờ, trông giống như làn không khí nóng dợn sóng trên mặt đường trong những ngày trời nóng. Ở một người bình thường, thể dĩ thái ló ra khỏi cơ thể từ năm đến bảy centimet (2-3 inch) và hòa lẫn vào trường năng lượng dĩ thái xung quanh. Trường năng lượng dĩ thái xung quanh là một đại dương năng lượng thường xuyên chuyển động một cách lẹ làng nhanh chóng, bao quanh thể dĩ thái giống như bầu không khí bao quanh quả đất.

Trong khi bản thân thể dĩ thái không phải là một dẫn thể của tâm thức, nó giữ vai trò dẫn truyền tâm thức đến bộ óc xác thịt, và nếu vì lý do gì đó thể dĩ thái bị tách rời khỏi thể vật lý, kết quả sẽ tạo ra những rối loạn và bệnh tật cho cơ thể.

Có một mạng lưới dĩ thái với kết cấu chặt chẽ đóng vai trò như một lớp lá chắn tự nhiên giữa thể dĩ thái và thể cảm dục, và bảo vệ con người khỏi sự liên thông giữa hai thể này quá sớm. Một số tài liệu Thông Thiên Học, đặc biệt là các tác phẩm của C.W. Leadbeater, mô tả mạng lưới này liên kết rất chặt chẽ, bao gồm một lớp các nguyên tử dĩ thái phân tách các luân xa nằm dọc theo cột sống. Nó có tác dụng như một thiết bị bảo vệ, và những tổn thương của nó đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng, vì điều này mở ra cánh cửa đến với các nguồn lực vượt quá sự kiểm soát của cá nhân. Trong số các yếu tố tác động và làm rách lưới dĩ thái mà người ta ghi nhận được, phải kể đến thói nghiện rượu, sử dụng ma túy và các chất kích thích tương tự.

Tuy nhiên, không nên cho rằng sự tồn tại của lưới dĩ thái ức chế sự tương tác thông thường giữa trường cảm dục và trường dĩ thái. Ở một người khỏe mạnh, có một mối quan hệ trật tự và một dòng chảy nhịp nhàng giữa các trường năng lượng. Nhưng khi có những rối loạn thường xuyên về mức độ cảm xúc, chẳng hạn như sự thù ghét hoặc lo lắng liên tục, dòng lưu chuyển năng lượng bị rối loạn, và điều này cuối cùng có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống. Một ví dụ khác, sợ hãi và lo lắng quá mức có xu hướng làm giảm mức dòng chảy năng lượng bình thường, do đó các cơ quan như thận bị mất khả năng hoạt động bình thường. Do đó các cảm xúc ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả thể dĩ thái và thể vật lý.

Cũng giống như khi năng lượng quá ít sẽ làm phá vỡ hệ thống, năng lượng quá nhiều sẽ mang lại tác động tiêu cực. Nếu dòng lưu chuyển quá nhanh, dự trữ năng lượng bị tiêu tán nhanh, gây ra sự cạn kiệt nguồn năng lượng cho cơ thể. Căng thẳng cũng sẽ làm suy giảm dự trữ năng lượng, và điều này có thể có những tác động bất ngờ ở cơ thể vật lý, chẳng hạn như những cơn đau tim hoặc suy thận. Sự cạn kiệt năng lượng kiểu này gây ra hiệu ứng lan tỏa, vì vậy khó có thể xác định được chính xác nơi rối loạn sẽ hiển thị hoặc bộ phận nào của cơ thể sống sẽ bị ảnh hưởng, mặc dù bà DVK có thể nhìn rõ nơi nào đang xảy ra sự cạn kiệt năng lượng.

Khi một người khỏe mạnh đang trong trạng thái tĩnh lặng và hạnh phúc, năng lượng sẽ chảy đều và thông suốt. Luân Xa có thể biến đổi năng lượng từ mức độ này sang mức độ khác phản ánh qua sức khoẻ cũng như bệnh tật, vì vậy khi một người tràn đầy tình yêu thương, cảm xúc đó được truyền đến cơ thể dưới dạng năng lượng cân bằng. Nếu không có xung đột cảm xúc, năng lượng dĩ thái được tăng cường và mạnh thêm. Chắc chắn, những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ luôn hồn nhiên hạnh phúc và vô tư, và chúng tràn đầy năng lượng. (Chi tiết hơn về ảnh hưởng của những thay đổi trong lĩnh vực tình cảm sẽ được đề cập trong Chương VI)

Tóm lại, những cảm xúc tích cực mang lại hiệu quả lớn lao cho toàn bộ hệ thống – đây là một thực tế không cần nhấn mạnh vì mọi người theo bản năng đều ít nhiều biết tới điều này. Chắc chắn nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ cho điều mà nhiều kỹ thuật được phát triển ngày nay hướng tới, với mục đích là đề cao thái độ hài hòa trong nội tại và đạt được một trạng thái sức khỏe lành mạnh và những mối quan hệ cá nhân tích cực. 

V. Vai trò của Luân Xa

Luân Xa là các trung tâm hay cơ quan siêu vật lý thông qua đó năng lượng của các trường khác nhau được đồng bộ hóa và phân phối cho cơ thể vật lý. Chúng ít nhiều hoạt động trên thể cảm dục, thể trí và (ở mức độ nào đó) trên các cấp độ cao hơn, có chức năng khác nhau ở mỗi thể, nhưng chúng có tầm quan trọng hàng đầu ở cấp độ dĩ thái, nơi chúng đóng vai trò là công cụ tập trung năng lượng trong cơ thể.

Cấu trúc của luân xa đã được mô tả trong các tài liệu bí truyền Ấn Độ và Tây Tạng, cũng như trong các tác phẩm của C.W. Leadbeater và các nhà nghiên cứu hiện đại khác như Swami Rama và Hiroshi Motoyama. Bà DVK đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết và mở rộng về các đặc tính của luân xa trong một thời gian dài, đặc biệt chú ý đến vai trò của chúng trong sức khoẻ và bệnh tật. Các mô tả trong cuốn sách này hoàn toàn dựa trên các quan sát của bà, và sẽ có đôi chút khác biệt so với một số tài liệu khác, tuy nhiên những chi tiết khác biệt này không thuộc về bản chất.

Các thể dĩ thái, cảm dục và thể trí đều có bảy trung tâm lực chủ chốt, được gọi là các Luân Xa – bánh xe quay – vì hình dạng của chúng. Trong cả hình dạng và phương thức chuyển động, chúng giống như những bánh xe, với lõi là một trục trung tâm, quay quanh có cấu trúc giống như các cánh hoa. Thông qua lõi trung tâm, năng lượng của các trường khác nhau tập trung và lưu chuyển, và xung quanh nó các năng lượng xoáy ly tâm và chuyển động nhịp nhàng, tạo nên một tổng thể trông giống như một bông hoa với những cánh hoa rung động đều đặn theo nhịp điệu, tương tự hiệu ứng đạt được trong nghệ thuật nhiếp ảnh tua nhanh. Thực tế, trong các kinh sách Ấn Độ, các luân xa được gọi là hoa sen vì hình dạng hoa của chúng, và bởi vì chúng có gốc trung tâm kết nối năng lượng ăn sâu vào cột sống và hệ thần kinh. Các lõi hay tâm điểm của các trung tâm là các đầu mối tương tác, nơi mà năng lượng lưu chuyển từ một trường hoặc một cấp độ này tới trường và cấp độ khác. Tất cả những luân xa này đều liên quan đến những khả năng hay năng lực tâm thức đặc biệt của một trong những trường, như cảm dục hay thể trí.

Lama Govinda, nhân vật nổi tiếng của Phật giáo Mật tông, đã chỉ ra rằng nền tảng sinh lý học của các học thuyết về luân xa hay trung tâm siêu linh hoàn toàn giống nhau trong Ấn Giáo và Phật giáo Mật tông, mặc dù hai dòng giáo lý này có một số khác biệt đáng kể. Ông viết “Sự khác biệt chính nằm trong cách nhìn nhận khác nhau đối với những dữ kiện nền tảng giống nhau … Đạo Hindu chú trọng tới phần tĩnh của các luân xa và mối liên hệ của chúng với tính chất cơ bản … Cách tiếp cận này coi luân xa là những thực thể ‘khách quan’ dưới hình thức các cấu phần riêng rẽ ổn định—Phật giáo ít quan tâm đến mặt tĩnh—khách quan của các Luân Xa, mà chú trọng tới những dòng chảy qua chúng, với các chức năng năng động của chúng, tức là với sự biến đổi của các dòng năng lượng tự nhiên hay năng lượng vũ trụ thành những tiềm năng tinh thần. Quan điểm về luân xa mà bà DVK trình bày khá tương đồng với yếu tố năng động trong quan niệm của Phật giáo.

Bảy luân xa dĩ thái, có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cơ thể vật lý và thể dĩ thái, có các đối phần của chúng ở cấp độ cảm dục và thể trí. Giống như cơ thể vật lý đang liên tục phân rã và tự tái tạo chính mình, các trường dĩ thái, cảm dục và trí luôn thay đổi, nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Luân xa có liên quan đến sự thay đổi này.

Điều quan trọng cần lưu ý là các luân xa đồng thời là các cơ quan truyền dẫn và biến đổi năng lượng từ trường này sang trường khác, vì cơ chế của chúng là đồng bộ hóa các năng lượng cảm xúc, trí tuệ và dĩ thái. Chúng biến đổi năng lượng lên hay xuống, làm chậm hay tăng tốc, từ trường này sang trường khác, khiến cho năng lượng nhanh hơn của trường cảm xúc có thể ảnh hưởng đến năng lượng chậm hơn của thể dĩ thái, và ngược lại.

Có thể hình dung đơn giản Luân xa dĩ thái giống như các xoáy quay nhanh, thu hút năng lượng vào trung tâm của chúng trong một dòng chảy kín và phân tán năng lượng ra xung quanh theo vòng xoắn ốc ngày càng mở rộng. Dòng năng lượng thu được từ trường vũ trụ tuôn đổ vào luân xa, và do cấu trúc tổ chức của chúng, chuyển động xoáy hoặc xoay vòng được tạo ra. Tuy nhiên dòng chảy này không ảnh hưởng đến cấu trúc hình học cơ bản của chúng vì hình dạng nàycó tính ổn định.

Thế nhưng không thể suy luận rằng các luân xa là tách rời với các trường năng lượng, như chúng được thể hiện trong hình vẽ. Chúng là những xoáy tập trung năng lượng của các trường, giống như những xoáy nước hình thành trong dòng nước. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào trong trường năng lượng ngay lập tức hiển thị ở các Luân Xa, và dễ dàng quan sát nhất ở vị trí này.

Ví dụ, nếu một người buồn phiền một thời gian, năng lượng này sẽ đi qua toàn bộ trường dĩ thái cũng như trường cảm xúc, và do đó nó tác động tới các bộ phận của cơ thể như thận. Ngược lại, khi cơ thể bị căng thẳng, một số dòng năng lượng của thể dĩ thái bên ngoài thông qua các luân xa sẽ ảnh hưởng đến trường cảm xúc.

Các luân xa khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau, cũng phát sáng và góp phần tạo nên hình ảnh giống bông hoa. Ở một người khỏe mạnh, hình dạng của các luân xa hài hòa và đẹp đẽ, cân xứng và có hệ thống, với tất cả các bộ phận cùng lưu chuyển theo nhịp điệu. Sự chuyển động của chúng thực chất có nhịp điệu như những hòa âm trong âm nhạc với những giai điệu khác nhau tùy thuộc từng cá nhân, thể tạng và tính khí khác biệt của mỗi người.

Các luân xa không bao giờ tĩnh; tốc độ quay của chúng vừa nhanh vừa biến đổi theo tình trạng sức khoẻ và chất lượng dòng chảy. Toàn bộ quá trình này tương tự như cơ chế hô hấp, vì năng lượng cũng được con người hít vào và thở ra. Năng lượng đổ vào lõi trung tâm của luân xa, đến xương sống qua phần cuống, sau đó chảy dọc theo các đường dẫn nhỏ bé của thể dĩ thái được kết nối với hệ thần kinh cơ thể. Cuối cùng năng lượng quay trở lại các luân xa, di chuyển ra ngoài theo đường xoắn ốc thông qua các vòng xoáy của các cánh hoa, theo nhịp điệu vào ra đều đặn. Những xoắn ốc của năng lượng ngày càng mở rộng ra trong suốt quá trình tuần hoàn, dần dần lẫn vào và tan biến trong trường dĩ thái của toàn bộ cơ thể, và sau đó hòa lẫn vào trường vũ trụ, giống như hơi thở ra của con người trở thành một phần của toàn bộ bầu khí quyển trái đất.

Các luân xa dĩ thái, nằm trên bề mặt của thể dĩ thái, rất khác nhau về màu sắc, độ sáng, kích cỡ, tốc độ chuyển động, nhịp điệu và kết cấu, một số mịn màng, một số thô nhám hơn, phụ thuộc vào khí chất cá nhân và trạng thái sức khoẻ. Vì lý do này, bệnh tật có biểu hiện rất rõ tại các luân xa, vì nó phá vỡ chuyển động hài hòa và thay đổi kết cấu của của chúng.

Các luân xa cũng cho thấy mức độ phát triển cá nhân và phẩm chất của tâm thức, cũng như năng lực của mỗi người, thông qua các biến thể trong các trung tâm dĩ thái và các mối liên hệ qua lại của chúng với những trung tâm ở cấp khác. Ở một người bình thường, chưa tiến hóa cao, các luân xa sẽ có kích thước nhỏ, chuyển động chậm, màu xám và kết cấu thô nhám. Ở một người thông minh, năng động và nhạy cảm hơn, các luân xa sẽ sáng hơn, kết cấu mịn hơn và chuyển động nhanh hơn, và ở một người đã thức tỉnh sử dụng hết năng lực nội tại của mình, các luân xa trở thành những vòng xoáy đầy màu sắc và sáng chói.

Các luân xa chính của thể dĩ thái được nằm dọc theo một trục thẳng đứng, năm luân xa dưới nằm song song với tủy sống, kéo dài từ xương cùng tới hộp sọ, trong khi hai luân xa còn lại một nằm giữa hai lông mày và một nằm ở đỉnh đầu. Luân xa đỉnh đầu thường lớn hơn các luân xa khác, và là điểm tập trung tâm thức.

Trong bất kỳ người nào, một số luân xa có thể khác nhau về kích thước và độ sáng, và điều này, cùng với các mối liên hệ tương tác của chúng, cho thấy những tài năng và năng lực đặc biệt. Chẳng hạn, luân xa cổ họng và luân xa trán của một người ca sĩ tài năng hoặc một diễn giả nổi tiếng sẽ lớn hơn nhiều so với người bình thường, chúng cũng sáng hơn, rực rỡ hơn và quay nhanh hơn. Trong một trường hợp hoàn toàn khác, luân xa tùng thái dương của người đồng cốt được mở rộng nhưng có kết cấu thô hơn, có màu sẫm, nhịp điệu không đều đặn và phần lõi trung tâm lỏng lẻo. Ở trẻ sơ sinh, các luân xa thường có kích thước khoảng ba centimet và trông giống như những chiếc đĩa nhỏ và cứng.

Mỗi luân xa có liên kết đặc biệt với một số cơ quan của cơ thể, cũng như với các trạng thái tâm thức nhất định (được mô tả trong phần sau). Tuy nhiên, như Arthur Avalon đã chỉ ra trong cuốn sách kinh điển của ông về kundalini—Luồng Xà Hỏa, cần phải nhớ rằng mặc dù sự tương quan là hoàn toàn thích hợp, việc xác định rõ ràng luân xa nào gắn liền với các cơ quan cụ thể nào có thể gây hiểu nhầm, vì các luân xa là các trung tâm năng lượng tinh tế tồn tại khi cơ thể còn sống và biến mất khi con người chết đi; Do đó chúng là vật chất, nhưng không thể hiện theo nghĩa thông thường của từ này.

Với những hiểu biết này, có thể nói rằng nói chung các nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng các tuyến nội tiết có liên quan đến bảy luân xa dĩ thái. Chắc chắn các mối quan hệ phức tạp giữa các luân xa này, cũng như các luân xa ở các thể khác, khá giống với sự liên kết chức năng của hệ thống nội tiết. Trong thực tế, sự tương tác của tất cả các trường năng lượng với cơ thể vật lý là một hệ thống tích hợp hài hòa bắt nguồn và được duy trì bởi các mô hình năng lượng của các luân xa trong thể dĩ thái, cảm dục và thể trí.

Các luân xa khác nhau cũng chỉ ra trọng điểm chính yếu trong mỗi con người—trọng tâm của “cái tôi.” Ví dụ, nếu một người thiên về cảm xúc, thì luân xa tùng thái dương và luân xa tim sẽ hoạt động mạnh mẽ và nổi bật hơn các luân xa khác. Nếu luân xa trán sáng chói, điều này là biểu hiện cho một mức độ tích hợp phàm ngã cao; Nếu luân xa đầu đặc biệt rạng rỡ, nó biểu thị sự phát triển của nhận thức tinh thần. Mức độ hoạt động của các luân xa dĩ thái và mức độ nhạy cảm của các mối liên hệ của chúng với các luân xa đối ứng ở thể cảm dục và thể trí xác định tiềm năng phát triển nhận thức cao hơn của mỗi người.

Sợi chỉ tâm thức thức tỉnh gắn liền với lõi trung tâm của luân xa đỉnh đầu. Trong giấc ngủ, luồng năng lượng ở đây giảm xuống, và được kích hoạt lại khi tỉnh thức. Tuy nhiên sợi chỉ sự sống kết nối luân xa tim với trái tim của cơ thể, và kết nối này không bị gián đoạn trong suốt cuộc đời. Vào lúc chết, sợi chỉ tâm thức rút khỏi luân xa đỉnh đầu, và sợi chỉ của sự sống rút khỏi trái tim, báo hiệu sự tan rã của tất cả các luân xa khác. Như vậy khi chết tất cả các kết nối bị phá vỡ; thể dĩ thái trước tiên nới lỏng liên kết khỏi cơ thể vật lý, sau đó tách ra, và tan rã trong vòng vài ngày sau khi chết trong điều kiện bình thường.

Tóm lại, các chức năng chính của luân xa dĩ thái là hấp thu và phân phối prana hay sinh lực cho thể dĩ thái, qua nó đến cơ thể vật lý, và để duy trì các liên kết động với các luân xa tương ứng trong thể cảm xúc và thể trí. Một trong những chức năng của các luân xa là phối hợp sự tương tác giữa các trường năng lượng khác nhau. Tình trạng của cơ thể vật lý chịu ảnh hưởng không chỉ bởi tốc độ dòng năng lượng dĩ thái, mà còn bởi mức độ hài hòa theo nhịp điệu của chúng, và bất kỳ vật cản nào làm biến dạng các mô hình năng năng lượng bình thường đều dẫn đến mất sinh lực và sức khoẻ.

Bây giờ chúng ta sẽ mô tả các luân xa chính theo những quan sát và nhận thức của bà DVK. Các minh hoạ mà chúng tôi đưa ra để tham khảo có trong các tờ rời ở bìa sau cuốn sách này được lấy từ cuốn The Chakras – Luân Xa, một nghiên cứu nhãn thông của ông C.W. Leadbeater (Wheaton, IL: Nhà xuất bản Thần học, [1927] 1987). Những hình minh họa này được vẽ lại theo mô tả của ông Leadbeater, là những minh hoạ về các luân xa ở thể cảm dục, thể hiện cấu trúc và màu sắc của chúng tối đa có thể được thông qua một trung gian tĩnh, rất tiếc là các hình vẽ này hoàn toàn không truyền tải được tính năng động của các luân xa và những thay đổi màu sắc và nhịp điệu liên tục của chúng.

Luân xa đỉnh đầu

Luân xa trên cùng nằm cách đỉnh đầu khoảng sáu centimet. Nó giống hình cái đĩa, bao gồm 12 cánh hoa vàng ở trung tâm, với 960 cánh hoa phụ được sắp xếp xung quanh chúng, vì vậy nó được gọi là “hoa sen ngàn hoa” trong Mật tông Ấn giáo. Những cánh hoa này hiển thị tất cả các màu sắc của cầu vồng, với màu tím chiếm ưu thế.

Trong Mật tông Ấn giáo, luân xa sahasrara, được mô tả là “chỗ ngồi đặc biệt và cao nhất của linh hồn, Jiva”, và như vậy khác với các luân xa khác nằm dọc theo cột sống. Đó là luân xa quan trọng nhất và cho thấy cả phẩm chất tinh thần và trạng thái của tâm thức của mỗi cá nhân. Kích thước, sự thay đổi về màu sắc, tốc độ quay, nhịp điệu, độ sáng, kết cấu và độ đàn hồi, cũng như sự phát triển của các kết nối với các luân xa khác, đều cho thấy phẩm tính và tính chất của toàn bộ nhân cách và sức mạnh của mối liên hệ với tận cùng bản ngã. Nếu lõi trung tâm của luân xa tỏa sáng rực rỡ, điều này thường cho thấy người đó thực hành tham thiền đều đặn.

Kích thước của lõi cũng như các đặc điểm khác của nó cho thấy khả năng mở rộng tâm thức của mỗi người, hoặc thậm chí khả năng đạt được sự liên tục của ý thức giữa trạng thái thức và trạng thái ngủ, vì đây là trung tâm thông qua đó linh hồn thường thoát ra khi ngủ. Tuy nhiên, nếu lõi trung tâm quá đàn hồi, việc thoát ra khỏi cơ thể trở nên quá dễ dàng, như trong trường hợp một đồng tử rơi vào trạng thái xuất thần một cách vô thức.

Nói cách khác, đây là luân xa cho thấy mức độ tiến hóa tâm thức của cá nhân. Ở cả phương Đông và phương Tây, nghệ thuật tôn giáo đã miêu tả tính chất này bằng hình tượng: đức Phật luôn được miêu tả với sự nhô cao trên đỉnh đầu của Ngài cho thấy sự giác ngộ, trong khi đó các tia sáng vàng bao quanh đầu Đức Christ và các thánh tượng trưng cho tinh thần giác ngộ của họ. Govinda viết rằng luân xa này, cùng với hai luân xa tiếp theo, “vượt xa các yếu tố thô trược (mahabhuta) và đại diện cho không gian cao hơn, trong đó phẩm tính ánh sáng. . . hòa nhập vào trạng thái năng lượng tinh thần của prana và vào tâm thức vũ trụ. “Vì lý do này, luân xa đỉnh đầu được xem có vị thế cao hơn sáu luân xa còn lại, và thường không nằm trong danh sách các luân xa, như trong tác phẩm của Arthur Avalon về kundalini yoga, Sáu Luân Xa và Sức mạnh luồng hỏa xà.

Khi các liên kết dĩ thái giữa luân xa đỉnh đầu và luân xa trán mở rộng và hoạt động, điều này cho thấy một mức độ thông nhãn nhất định, và cũng chứng tỏ có thực hành tham thiền và định trí. Trong cơ thể vật lý, sự kết nối với luân xa này chủ yếu thông qua tuyến tùng, nhưng nó ảnh hưởng đến toàn não bộ.

Ở mọi giai đoạn phát triển, luân xa đỉnh đầu là cơ quan tổng hợp.

Luân xa Trán

Luân xa trán, hay luân xa ajna, gồm chín mươi sáu cánh hoa. Nằm trên trán ở giữa hai mắt, nó đặc biệt liên quan đến luân xa đỉnh đầu. Thật vậy, trong một số tài liệu kinh điển Tây Tạng, mặc dù không được đề cập cụ thể, nhưng luân xa trán được xem như là một phần của “hoa sen ngàn cánh”.

Trong cấu trúc, luân xa trán khác với các luân xa khác ở đặc điểm nó có hình dáng được chia thành hai phần, một nửa màu hồng và vàng, nửa kia màu xanh và tím. (Có lẽ vì đặc thù này, nó được mô tả trong Kinh sách Ấn Độ là gồm hai cánh hoa.) Luân xa này có liên quan với tuyến yên; Điều thú vị là tuyến này cũng bao gồm hai phần, mỗi phần có một chức năng riêng biệt. Đây là luân xa chủ yếu liên quan đến việc tích hợp các ý tưởng và kinh nghiệm với năng lực tổ chức. (Trong Mật tông Ấn giáo, nó được coi là biểu tượng của tattvas của thể trí và prakriti hay chất liệu chính.) Nó là cơ quan của hình dung và là trung tâm của nhận thức, có thể hướng lên những điều cao hơn hoặc hướng xuống thế giới trần tục; Nó phản ánh tính nhị nguyên của tâm thức.

Nếu luân xa trán của thể dĩ thái phát triển mạnh và các kết nối của nó với luân xa đối ứng ở thể cảm dục được khai mở và hoạt động, việc thông nhãn tới các cõi cao hơn có thể diễn ra. Khi nó được kết nối chủ yếu với luân xa cuống họng, điều này cho thấy việc sử dụng tích cực trí tưởng tượng sáng tạo.

Luân xa Cuống họng

Luân xa cuống họng (luân xa visuddha), nằm ngay phía trước cuống họng, có màu xanh bạc (màu trắng theo cách mô tả của các kinh sách Ấn Độ) và có mười sáu cánh hoa. Trong Phật giáo Mật tông, nó liên quan đến phẩm chất không gian (akasa), chất nền của âm thanh và môi trường rung động. Nó thường có đường kính khoảng sáu centimet, và lớn hơn ở những người sử dụng nhiều tới phát âm hay giọng nói; đối với các ca sĩ và những diễn giả nói trước công chúng, luân xa này chuyển động nhanh hơn và sáng hơn. Nó cũng nổi bật ở các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc, và thực tế là ở những người liên quan tới công việc sáng tạo ở bất kỳ thể loại nào, vì luân xa này cho thấy sự nhạy cảm với màu sắc và hình dạng cũng như âm thanh và nhịp điệu. Có thể nói khía cạnh sáng tạo của bản ngã được truyền từ luân xa trán, nơi nó được khái quát hóa, tới luân xa cuống họng, nơi nó được tiếp thêm sức sống.

Luân xa cuống họng liên kết với cơ thể vật lý thông qua tuyến giáp và tuyến cận giáp, những nơi nhận năng lượng cung cấp từ luân xa này. Theo quan điểm của những người có nhãn thông, màu sắc rõ ràng và nhịp điệu đều đặn của luân xa cuống họng cho thấy tuyến giáp khỏe mạnh.

Luân xa tim

Luân xa tim (luân xa anahata) nằm ở chính giữa hai bả vai. Nó có đường kính trung bình khoảng sáu centimet và bao gồm 12 cánh hoa màu vàng kim rực rỡ. (Trong Mật tông, nó được mô tả là có màu “khói.”) Khi màu sắc rõ ràng và nhịp điệu ổn định, điều này cho thấy một trái tim khỏe mạnh và một cơ thể vật lý tràn đầy sức sống. Trong Mật tông, phẩm tính đặc trưng của luân xa này được cho là sự chuyển động.

Luân xa này gắn liền với những chiều đo cao hơn của tâm thức, và như đã nói ở trên, nó có mối quan hệ gần gũi với mười hai cánh hoa vàng kim trong luân xa đỉnh đầu. Luân xa tim cho biết chất lượng và sức mạnh của lòng bác ái trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Khi một người đã chuyển hóa ham muốn và các đam mê cá nhân thành ước nguyện và tình yêu thương rộng lớn với đại đồng, luân xa tim sẽ trở thành tâm điểm của các dòng năng lượng trước đó tập trung ở luân xa tùng thái dương. Trong tham thiền, học viên được khuyến khích tập trung vào luân xa tim, để tăng cường kết nối với lõi trung tâm của luân xa đỉnh đầu. Điều này mang lại trạng thái cân bằng thực sự trong cơ thể, vì luân xa tim thực sự là điểm tích hợp trong toàn bộ hệ thống các luân xa, và do đó mang lại một hiệu quả cân bằng quan trọng. Luân xa tim hoạt động như một yếu tố chính trong quá trình phát triển tinh thần.

Trong cơ thể vật lý, có một mối liên hệ giữa luân xa tim và tuyến ức, và thông qua đó tới hệ miễn dịch. Luân xa này cũng có liên quan đến chức năng hoạt động của trái tim.

Luân xa Tùng thái dương

Luân xa Tùng thái dương (luân xa manipura) nằm gần vùng rốn. Nó có mười cánh hoa, và trong những điều kiện bình thường, nó có nhiều sắc màu, với màu đỏ tươi và xanh lá cây chiếm ưu thế. Biến động về nhịp điệu, chuyển động thái quá, và rối loạn trong màu sắc của luân xa này cho thấy một người quá thiên về tình cảm, và không thể kiểm soát được cảm xúc của mình.

Luân xa này là quan trọng nhất ở khía cạnh kết nối với trường cảm dục, bởi vì tại đây này năng lượng cảm dục đi vào trường dĩ thái. Nó cũng liên quan chặt chẽ đến luân xa tim và luân xa cuống họng.

Trong cuộc sống của một người bình thường, luân xa Tùng thái dương có lẽ là quan trọng nhất và hoạt động mạnh nhất trong số tất cả các luân xa, vì nó liên quan mật thiết đến đời sống tình cảm. Nó hoạt động mạnh ở một người có ham muốn mạnh mẽ, và đóng một vai trò quan trọng trong việc phóng chiếu năng lượng cá nhân. Vì lý do này, khi một người căng thẳng hoặc gặp các vấn đề về cảm xúc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, có thể quan sát thấy sự xáo trộn ở luân xa tùng thái dương. Có thể coi các liên kết vật lý của luân xa này chủ yếu là với tuyến thượng thận và tuyến tụy, cũng như với gan và dạ dày. Đây là luân xa thông qua đó diễn ra các hoạt động đồng cốt, và là liên quan đến các hình thức nhãn thông bậc thấp.

Luân xa Lá lách

Luân xa này được mô tả khác nhau ở các tài liệu khác nhau, và trong một số giáo lý cổ, luân xa lá lách được coi là nằm phía trên lá lách và là một trong bảy luân xa chính; theo một số giáo lý khác, nó được coi là luân xa phụ. Trong các quan sát của bà DVK, luân xa lá lách không được coi là một luân xa chính, nhưng một trong cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống luân xa.

Luân xa này có sáu cánh hoa hay sáu phần với sắc màu phong phú, trong đó màu vàng và đỏ hoa hồng chiếm ưu thế. Chức năng quan trọng nhất của nó là hấp thu sinh khí từ trường năng lượng chung, biến đổi nó, và sau đó phân phối tới các luân xa khác. Người ta tin rằng mỗi màu sắc có trong luân xa này có mối quan hệ rung động với các luân xa khác tương ứng với từng màu chủ đạo (màu vàng tương ứng với luân xa tim, đỏ hoa hồng tương ứng với luân xa tùng thái dương …) và nhờ đó các luân xa khác được tiếp thêm sinh khí.

Luân xa lá lách nằm ở bên trái bụng ngay dưới xương sườn thứ mười, và được nối với lá lách trong thân thể. Luân xa này thường có màu sắc tươi sáng và rực rỡ. Vì nó là bộ phận trung chuyển chính của prana hay sinh lực cho cơ thể vật lý, chức năng quan trọng nhất của nó là hấp thụ và phân phối sinh khí.

Luân xa Xương cùng

Trong Mật tông Ấn giáo, khởi nguồn kiến thức của chúng ta về luân xa, có sáu luân xa chính trong cơ thể, cộng với “hoa sen ngàn cánh” hay sahasrara padma, mà chúng ta gọi là Luân xa đầu. Ngoài ra còn có nhiều luân xa phụ. Theo hệ thống này, có một luân xa (luân xa svadhisthana) ở phần xương cùng điều khiển năng lượng tính dục. Tương ứng với sáu cánh hoa của luân xa này, với màu sắc chủ đạo là màu đỏ (theo mật tông Tây Tạng là màu trắng), là sáu vritti hay sáu trạng thái tâm thức: tính đáng tin, nghi ngờ, khinh thị, ảo tưởng, kiến thức sai lệch và sự tàn bạo. (theo Arthur Avalon, Sức mạnh Luồng Hỏa xà)

Theo bà DVK, luân xa này, giống như luân xa lá lách, có các chức năng quan trọng nhưng không phải là một luân xa chính ảnh hưởng đến toàn bộ trường năng lượng theo phương diện mà sáu luân xa khác thực thi. Vì trọng tâm của các cuộc nghiên cứu mà bà và bác sĩ Shafica Karagullas hợp tác thực hiện tập trung chủ yếu vào lĩnh vực y tế, không mấy quan sát và nghiên cứu được tiến hành liên quan đến luân xa xương cùng.

Luân Xa Gốc

Luân xa gốc (luân xa muladhara) nằm ở đáy cột sống, có bốn cánh hoa màu đỏ cam tươi sáng. (Trong giáo lý Mật tông nó được coi là có mối liên hệ với các cấu phần của Trái đất, cũng có màu vàng). Luân xa này được nhắc tới như là nguồn gốc hay nơi trú ngụ của luồng xà hỏa kundalini, được cuộn lại và nằm yên trong con người bình thường. Hai dòng năng lượng, idapingala, đi lên ở một trong hai bên cột sống, được gọi là sushumna, bắt nguồn từ luân xa này.

Để hiểu được đặc điểm đặc biệt của luân xa này, cần phải nói về ba vận hà năng lượng, như chúng đã được xác định theo truyền thống Mật tông Ấn giáo. Theo giáo lý này, năm luân xa nằm trong cơ thể được kết nối với nhau thông qua gốc luân xa nằm trong dòng năng lượng trung tâm của cột sống. Dòng vận hà năng lượng trung tâm này, được gọi là sushumna, bắt nguồn từ phần xương cùng của cột sống và gắn kết với hành tủy ở đáy não bộ; Nó xử lý dòng năng lượng chảy vào từ trường dĩ thái. Hai dòng vận hà khác, idapingala, cũng bắt nguồn từ gốc cột sống và kết thúc ở đáy não bộ; chúng liên kết với dòng chảy ra của năng lượng.

Idapingala chạy cắt ngang qua lại sushumna tại những điểm chủ chốt hình thành nên năm luân xa chính. Sự giao thoa này giống như một caduceus sống động và rực rỡ – hình ảnh hai con rắn cuốn nhau, biểu tượng cổ của ngành y và của nghệ thuật chữa bệnh, điều này chỉ ra một số nhận thức tiềm ẩn về mô hình năng lượng cho sức khoẻ.

Do vậy, luân xa gốc đặc biệt liên quan đến năng lượng sống. Đặc điểm này của nó ứng đáp với khía cạnh ý chí của bản thể, tức là là sự hữu ý nền tảng của bản thể. Ở những người tiến hóa cao, năng lượng này, được gọi là luồng xà hỏa kundalini, đi lên và chuyển hóa, sau đó được kết nối với luân xa đầu.

Các luân xa phụ

Bên cạnh các luân xa chính, có hai mươi mốt luân xa phụ—các trung tâm phân phối nhỏ. Chúng tôi sẽ không bàn sâu chi tiết về các luân xa phụ, mặc dù người nghiên cứu cũng nên biết tới sự tồn tại của chúng. Những trung tâm nhỏ này, được gọi là nadis trong Mật tông Ấn giáo, khác với các luân xa thực sự ở chỗ chúng tập trung chủ yếu vào các điểm có lưu lượng năng lượng lớn. Chúng không liên quan tới bất kỳ tuyến nào trong cơ thể. Các luân xa phụ đáng lưu tâm trong nghiên cứu này là những luân xa trong lòng bàn tay và lòng bàn chân vì chúng rất quan trọng trong việc thực hiện phương pháp chữa bệnh bằng trường năng lượng – therapeutic touch.

Hệ Luân Xa

Quá trình sống rất phong phú và phức tạp, đó là một tổng hòa năng động của nhiều dòng năng lượng và mức độ phát triển tâm thức. Thân thể vật lý đại diện cho sự hợp nhất cuối cùng của tất cả các lực này cũng phức tạp như các năng lượng hình thành và tạo nên sự sống cho nó. Một số biểu hiện về cách vận hành của các năng lượng và ảnh hưởng của chúng lên sức khoẻ và bệnh tật là đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

Trong sinh lý học, người ta nhận thấy rằng các chức năng của cơ thể bao gồm một hệ thống tổ chức và tích hợp tinh vi. Nếu người ta có thể quan sát được mô hình năng lượng của toàn bộ thể dĩ thái, bao gồm cả các luân xa trên đó, người ta cũng sẽ thấy rằng nó cũng là một hệ thống kết hợp phức tạp nhưng chính xác và hài hòa. Vì vậy, nếu chúng ta có thể mở rộng khái niệm tổ chức để bao gồm các luân xa và năng lượng của chúng như là một phần của chức năng của cơ thể, chúng ta sẽ có một bức tranh hoàn thiện hơn nhiều về những gì kiến tạo nên con người.

1235 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay