Bốn Đại - Tứ Đại - Bốn Hành - Tứ Hành - Năm Đại - Ngũ Đại - Năm Hành - Ngũ Hành - Sáu Đại - Bảy Đại. Các hành - Các đại. Ở thiên là khí - Ở đất thành hình

A- Các Hành - Theo âm dương ngũ hành
1. Nhất Nguyên hay Thái Cực: Vật chất hỗn độn, dung hợp
2. Chia Âm Dương: Duyên khởi chia Âm Dương và phân chia mãi vô cùng tận, thiên biến vạn hóa biến thành muôn vật, muôn việc vi diệu
3. Tứ đại: ... Kế đó Vật Chất Nguyên Thuỷ tự phân tán và hợp thành những Nguyên Tố qui định thành Tứ Đại trong Nguyên Tố thứ năm, tức Dĩ Thái, một biến thể của Akasha, tức chất Tinh Quang (Anima Mundi) hay Mẹ của Vũ Trụ. Tại sao và bằng cách nào có sự hình thành những “Chấm điểm, Đường thẳng, Tam giác, Khối vuông, Vòng tròn” và sau cùng là những khối “Bầu Tròn”? Thiên bình luận nói rằng đó là luật Thiên Nhiên và vì Thiên Nhiên tự biểu lộ theo những phương pháp hình học. (Nguồn: Giáo lý bí nhiệm)
+ Ngũ hành: ... Sự liên hệ chặt chẽ giữa những Mãnh Lực thiên nhiên đó (dưới bàn tay dìu dắt của các Đấng Cao Cả) với các loại ngũ hành của Vật chất thuần tuý tạo nên những hiện tượng vật chất như ánh sáng, nhiệt lực, từ điện, v.v....... Điện lực, ánh sáng, nhiệt lực v..v… đã được gọi một cách chính xác là “Cái Bóng của Vật Chất Vận Chuyển” ....
.... Nhưng, đằng sau mãnh lực này, có tiềm ẩn những nguyên nhân thâm diệu cao xa hơn, cũng như người chủ xe điều khiển người đánh xe từ bên trong. Đó là những Đấng Thông Tuệ, sáng suốt, từ tinh hoa của các Ngài phát xuất những trạng thái “Mẹ, tạo nên vô số Tinh Linh thuộc về ngũ hành trong thiên nhiên, cũng như mỗi giọt nước chứa đựng vô số Sinh vật vô cùng nhỏ bé (Infusoria) (1).....
g) NHÓM THỨ SÁUTHỨ BẢY có đặc tính thấp hơn của Tứ thể hạ. Đó là những Thực Thể hữu thức, thể chất mong manh như sương và vô hình như chất Dĩ Thái, xuất phát từ nhóm trung ương đầu tiên gồm có Bốn vị Thiên Vương. Đến lượt các Nhóm ấy lại phóng phát ra vô số các nhóm nhỏ, nhóm thấp nhất là những tinh linh ngũ hành, gồm vô số loại, từ những loại vô sắc và không có thể chất - những TƯ TƯỞNG tuyệt đích của các Đấng sáng tạo ra chúng - dẫn xuống đến vi trần mà mắt người không nhìn thấy ..... (Nguồn: Giáo lý bí nhiệm)
B- THEO MINH TRIẾT MỚI:
+ Tứ đại (vật chất vi tử, yếu tố): X. Yếu tố, Hợp tố.
+ Tứ đại - Dĩ thái: Dĩ thái là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi hồng trần. Dĩ thái có 4 phân thân của nó là Tứ đại: Phong (Air), Hỏa (Fire), Thủy (Water), Địa (Earth). (LVLCK, 43)
+ Ngũ Đại có 5 yếu tố: Dĩ thái (Ether), Không khí/ Phong (Air), Lửa (Fire), Nước (Water), và Đất (Earth) .(ASCLH, 157)
+ Dĩ thái - "Thuộc về Sao": Khi tiếp xúc với thế giới dĩ-thái, ấn tượng đầu tiên được mang lại luôn luôn là một ánh sáng đầy sao, sự sáng chói, sự nhấp nháy (LVHLT, 221)
+ Tattva hay vật chất vi tử của một cõi là kết quả của một vùng xoáy được tạo nên bởi tattva của cõi kế trên trong các tập hợp thô trược nhất của cõi cao kế trên đó, vùng xoáy này được tạo ra bởi một tanmatra mới phát ra từ Isvara, các yếu tố:
1.  Cõi Tối Đại Niết Bàn (cõi thứ 7). Do sự phối hợp của vật chất vi tử Cõi này mà 6 phân cảnh thấp của cảnh giới (cõi) cao nhất được tạo thành.
2.  Cõi Đại Niết Bàn, vật chất vi tử của cảnh giới Đại Niết Bàn, cõi thứ 6.
3.  Tiên thiên khí (Tiên thiên khí đại, tương ứng với Dĩ thái (ether), âm thanh (sound), vật chất vi tử của cõi Niết Bàn (Nirvana), cõi thứ năm.
4.  Yếu tố Phong (Phong đại), tương ứng với Không Khí (Air), xúc giác (Touch), vật chất vi tử của cõi thứ tư, cõi Bồ Đề. (Bất cứ sự động nào đều phát sinh gió)
5.  Yếu tố Hỏa (Hỏa đại), tương ứng với Lửa, ánh sáng, vật chất vi tử của cõi thứ ba, cõi trí (Manasic plane).
6.  Yếu tố Thủy (Thủy đại), tương ứng với Nước, Vị giác (taste), vật chất vi tử của cõi thứ hai, cõi cảm dục
7. Yếu tố Thổ (Thổ đại), tương ứng với Đất, khứu giác (smell), vi tử hồng trần của cõi thứ nhất, cõi trần. (LVLCK, 56, 94)
- Xem thêm Hợp tố, Tattvas hay là các biến phân của lực dưới 7 hình thức của chúng. (ASCLH, 153)
- Xem thêm: Sách Ngũ hành - Minh Triết mới
+ Thứ tự tính vật chất tăng dần thì bảy nguyên tố vũ trụ là (Thư của Chơn sư, 90):
1. Akāsha (đôi khi được gọi là Aether),
2. Thủy (Linh hồn Thế giới hoặc chính xác hơn là phần cao của nó),
3. Dĩ thái (thường được viết là Aether),
4. Tứ Đại: Lửa, Gió, Nước (phần thấp của Linh hồn Thế giới) và Đất.
- Ba nguyên tố đầu tiên tương ứng với ba cõi cao, “vô sắc giới (aroupa) của vũ trụ,
- Bốn nguyên tố cuối cùng đôi khi được gọi là 4 phương chính (Giáo Lý Bí Truyền I, 359, 501) tương ứng với bốn cõi thấp, “sắc giới” (roupa). (Nguồn: Thông thiên học)
+ CÁC ĐẠI VÀ LUÂN XA: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây. (Xem Tooltip: Các đại và luân xa)
+ Theo truyền thống Ấn Độ thì 4 đại: Địa, Thủy. Hỏa, Phong là 4 đặc tính của vật chất hay là các nhân tố tạo thành vật chất. Trong đó:
- Địa Đại là nguyên tố rắn chắc có tác dụng giữ gìn tức là tính bền của vật chất.
- Thủy Đại là nguyên tố ướt mềm có tác dụng nhóm họp tức là tính dính ướt của vật chất.
- Hỏa Đại là nguyên tố phóng quang ấm áp có tác dụng thiêu cháy, nấu chín tức là tính ấm áp của vật chất.
- Phong Đại là nguyên tố bốc hơi (Chất hơi) rung chuyển có tác dụng lay động tức là tính động của vật chất.
Như vậy bất kỳ một thứ nào nếu không có 4 tính năng lớn đó thì không phải là vật chất, nghĩa là mọi thứ vật chất đều phải dựa vào sự tương tác tương tùy của bốn đặc tính này mà tồn tại.
Linh hồn của các Hành Tố. Các sinh vật tiến hóa trong 4 giới/ 4 Hành – Địa, Phong, Hỏa và Thủy. Tín đồ Do Thái Bí giáo gọi các tạo vật này là Thổ tinh linh (thuộc về đất), Phong tinh linh (thuộc về không khí), Hỏa tinh linh ( thuộc về lửa) và Thủy tinh linh (thuộc về nước).… (NGMTTL, 111–112)
C- THEO PHẬT GIÁO: Trong Phật giáo có các thuyết: Tứ đại, Ngũ đại, Lục đại, Thất đại... 
I. Tứ Đại:
1. Tứ đại vốn lay động: 
 Nếu như các sthấy, nghe, hay, biết, bản tính viên mãn cùng khắp, vốn không lay động; thì nên biết kiến đại cùng với hư không vô biên chẳng dao độngbốn thứ vốn lay độngđịa, thủy, hỏa, phong, gọi là sáu đại, vốn thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng, vốn không sinh không diệt.
Giảng: ".... đất, nước, lửa, gió, không và kiến – gọi là sáu đại, vốn thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng." Đó đều là biểu hiện của tánh Như Lai tạng. "Vốn không sinh không diệt.". (Nguồn: Kinh Thủ LN-Q.3 tiếp Q.2- HT Tuyên Hóa)
2. Tứ Đại nương tựa vào nhau để tồn tại:
Con Người nương tựa vào lúa gạo để tồn tại - Lúa gạo dựa vào Đất - Đất dựa vào Nước - Nước dựa vào Gió - Gió Tựa vào Hư Không - Hư Không không có nương tựa, nhưng Nhân (nhờ Mặt Trời và Mặt Trăng) mà mà có Hư Không - Mặt trời, mặt trăng nương vào Tứ thiên vương mà tồn tại - Tứ Thiên vương nương vào Tam thập tam thiên mà tồn tại .... Nhẫn Nhục dựa vào Niết Bàn tồn tại - Niết Bàn không dựa vào đâu mà tồn Tại - Là Pháp Tối Thắng Của Đức Phật. (Nguồn: mục 777- Xem tại đây)
3. Hiểu đơn giản:
Gồm đất (địa đại), nước (thủy đại), gió (phong đại) và lửa (hỏa đại). Bốn đại là bốn yếu tố căn bản tạo thành vật chất:

- Đất tượng trưng cho độ rắn chắc, kết cấu của vật chất;
- Nước tượng trưng cho độ ẩm, sự hiện diện của nước trong vật chất;
- Lửa tượng trưng cho nhiệt năng hay năng lượng, hàm chứa trong mọi vật chất;
- Gió tượng trưng cho sự chuyển động, thay đổi của các phân tử cấu thành vật chất.
Tất cả vật chất trong vũ trụ đều do bốn tính chất này hòa hợp theo những tỷ lệ khác nhau mà tạo thành. Thân thể con người cũng không phải ngoại lệ, nên được gọi là thân tứ đại. Vì thân tứ đại là cội nguồn của mọi sự tham dục, khổ não nên người tu tập nên quán xét nó như là con rắn độc (tứ đại độc xà).(Nguồn: Định nghĩa tứ đại)
+ Đại khái các tông Câu xá, Duy thức... đều áp dụng thuyết Tứ đại, vì tứ đại tạo ra tất cả các sắc pháp nên gọi là Tứ đại chủng hay Năng tạo tứ đại.
- 4. Hiểu toàn diện: Bốn yếu tố lớn hình thành nên vật chất, gồm:
(1) Địa Đại (Đất), bản chất của nó cứng rắn, có tác dụng bảo trì.
(2) Thủy Đại (Nước), bản chất ẩm ướt, có tác dụng thâu nhiếp, tập trung.
(3) Hỏa Đại (Lửa), bản chất ấm nóng, có tác dụng thành thục.
(4) Phong Đại (Gió), bản chất động, có tác dụng sinh trưởng.
- Khi 4 yếu tố này hợp lại thì có thể hình thành nên vạn vật, và khi chúng tan biến thì vạn vật cũng theo đó mà tiêu diệt; cho nên, không có người sáng tạo ra vạn vật, mà cũng chẳng có vạn vật nào được sáng tạo cả; vì vậy, trong Phật Giáo vẫn thường dùng từ “Tứ Đại giai không, bốn đại đều không thật có).
- Tứ đại luôn động/ thay đổi: Bốn yếu tố lớn cấu tạo nên vạn hữu. Bốn thành phần nầy không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Tuy nhiên, thành phần nầy có thể có ưu thế hơn thành phần kia. Chúng luôn thay đổi chứ không bao giờ đứng yên một chỗ trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Theo Phật giáo thì vật chất chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian của 17 chập tư tưởng, trong khi các khoa học gia thì cho rằng vật chất chỉ chịu đựng được 10 phần 27 của một giây. Nói gì thì nói, thân thể của chúng ta chỉ là tạm bợ, chỉ do nơi tứ đại hòa hợp giả tạm lại mà hành, nên một khi chết đi rồi thì thân tan về cát bụi, các chất nước thì từ từ khô cạn để trả về cho thủy đại, hơi nóng tắt mất, và hơi thở hoàn lại cho gió. Chừng đó thì thần thức sẽ phải theo các nghiệp lực đã gây tạo lúc còn sanh tiền mà chuyển vào trong sáu nẻo, cải hình, đổi xác, tiếp tục luân hồi không dứt.
- II- Ngũ Đại - Cũng gọi Ngũ đại chủng. Chỉ cho 5 nguyên tố của thể tính rộng lớn, sinh thành ra muôn pháp, tức là: Đất, nước, lửa, gió và không. Tính chất của 5 nguyên tố này theo thứ tự là cứng, ướt, nóng, động và vô ngại; tác dụng là giữ gìn, thu nhiếp, thành thục, tăng trưởng, không ngăn ngại.
+ Mật giáo thì chuyên sử dụng thuyết Ngũ đại, Lục đại (đất, nước, lửa, gió, không, thức), chủ trương tứ đại không lìa tâm đại, cho rằng tâm và sắc tuy khác nhưng thể tính của chúng thì chẳng phải 2; 
- Lại đem Ngũ đại phối với ngũ phương(vị), ngũ sắc, ngũ Phật, ngũ môn và ngũ trí.
- Còn nói về hình tướng và màu sắc thì đất là hình vuông màu vàng; nước hình tròn màu trắng; lửa hình tam giác màu đỏ; gió hình bán nguyệt màu đen; không là hình bảo châu màu xanh. Đây chính là tháp Ngũ luân hình Tam muội da của đức Đại nhật Như lai. [Nguồn: X. kinh Vô lượng thọ Q.hạ; phẩm A xà lê chân thực trí trong kinh Đại nhật Q.5....).
- 2. Ngũ Đại. Chỉ cho 5 đại: Không đại, phong đại, hỏa đại, thủy đại và địa đại do Ngũ duy sinh ra. (Ngũ duy chỉ cho: Thanh duy, xúc duy, sắc duy, vị duy hương duy).
Đây là 1 khoa trong 25 đế do học phái Số luận thành lập. Cứ theo Thành duy thức luận thuật kí, thì có thuyết cho rằng từ Ngã mạn sinh ra 10 pháp là ngũ đạingũ duy; nhưng cũng có thuyết chủ trương Ngã mạn chỉ sinh ra ngũ duy, còn ngũ duy thì sinh ra ngũ đại, và ngũ đại sinh ra 11 căn.
- Phật giáo thì cho tứ đạingũ đạinăng tạo, còn học phái Số luận thì chủ trương ngũ đạisở tạo. Đây là sự sai khác căn bản giữa 2 bên. [ Nguồn: X. kinh Niết bàn Q.35, 36 (bản Nam).... (Nguồn: Định nghĩa ngũ đại)
+ Tứ đại do năng tạo, ở Thiên là khí, ở đất là hình: Phật nói: “Giác không phải là sở minh, nhân minh mà lập sở. Sở đã vọng lập liền sanh cái vọng năng nơi ông”. Tánh bản nhiên thường trụ do Vô minh bất giác phân thành năng sở. Luận thì thấy có trước sau mà thực là năng sở đồng hiện. Năng sở đã lập thì cảnh giới vọng hiện, tánh giác liền ẩn.
Tánh giác thì không đồng khác, nhưng một khi đã phân năng sở thì đồng khác thành rõ ràng. Đồng là hư không, khác là thế giới
Cái giác thì sáng suốt, hư không thì mờ tối, đối đãi thành ra dao động nên có phong luân nắm giữ thế giới.... có kim luân giữ gìn cõi nước ...có hỏa đại..... có thủy đại . Đó là cách hình thành các đại, gọi chung khí thế gian. Phần hình thành tướng thế gian thấy có sai khác là tùy vào tâm của chúng sinh.
Ngoài tứ đại còn có không đại, kiến đại và thức đại. Vì không đại là phản ánh của chơn không. Kiến đại là chỗ lưu lộ của chân như, thuộc năm hiện lượng. Nó chính là phần Năng kiến nói trong luận Khởi Tín, là phần Kiến tinh nói trong kinh Lăng Nghiêm. Thức đại là để biết do đâu có sự phân biệt cảnh.... (Nguồn: Chẳng phải nhân duyên hay tự nhiên- Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
+ MỤC HỎI ĐÁP VỀ TỨ ĐẠI (Phật dậy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
+ Đại chủng là bốn giới - Tức đất, nước, lửa, gió - Khả năng và tính chất
- Luận: Đất, nước, gió, lửa có khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc) vì thế gọi là giới. Bốn giới này được gọi là đại chủng vì chúng làm chỗ dựa cho tất cả các loại sắc khác và vì thế tính vốn rộng khắp; hoặc vì đại chủng đất, nước, v.v., tập trung với số lượng lớn trong đất, nước, v.v., hoặc vì khởi đủ các loại tác dụng lớn.
- Hoạt động tương tác - Tạo nghiêp: Theo thứ tự trên, chúng có thể trì giữ, kết dính (nhiếp), làm chín và làm tăng trưởng.
* Địa giới có khả năng trì giữ, thủy giới có khả năng kết dính, hỏa giới có khả năng làm chín và phong giới có khả năng làm tăng trưởng. Nói “tăng trưởng” có nghĩa là làm chuyển dịch (prasarpaṇa) và lớn mạnh (vṛddhi).
* Các tính chất bốn Đại: cứng, ướt, nóng, động. Địa giới có tính cứng, thủy giới có tính ướt, hỏa giới có tính nóng, và phong giới có tính động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; cũng giống như trường hợp của ánh đèn. Phẩm Loại Túc luận (Prakaranas) và Khế kinh (Garbhāvakrantisūtra) nói: Phong giới là gì? - Là tính chất nhẹ nhàng (laghutva). Phẩm Loại Túc luận lại nói: “Tính chất nhẹ nhàng này là một sở tạo sắc.” Vì thế một pháp có tính động (iraṇātmaka) là phong giới; tức ở đây đã dựa vào tác dụng động (iraṇātmakrman) để trình bày thể tính cho nên mới nói là “nhẹ nhàng”.
+ Những khác biệt giữa đại chủng đất, v.v., là gì? Đáp: Đấthiển và hình; Tùy thế tục đặt tên; Nước, lửa cũng như vậy; Gió là phong giới cũng là hiển sắchình sắc.
- Luận: Địa là màu sắc và hình dạng, có sắc xứ làm thể, thế gian gọi như vậy. Bởi vì thế gian khi chỉ cho nhau xem đất đều dựa vào màu sắc và hình dạng của nó. Về nước và lửa cũng vậy.
+ Gió chính là phong giới, vì thế gian căn cứ vào sự chuyển động để gọi tên hoặc giống như trường hợp của đất v.v. Ở đây cũng tùy theo cách gọi của thế gian nên gọi là gió. Gió chính là màu sắc và hình dạng vì thế mới nói là “cũng như vậy” (diệc dĩ).  Như thế gian nói “gió đen,” “gió xoáy,” v.v., tức đã dựa vào màu sắc và hình dạng để chỉ cho gió. (Nguồn: (Nguồn: Kinh Thủ LN-Q3- HT Tuyên Hóa)
+ Hành kim trong ngũ hành cũng tương ứng là/ Nhiếp thuộc Địa đại trong tứ Hành tố (Đất - Nước - Gió - Lửa là vật chất đậm đặc nhất (Được chia tương ứng 4 phương). Tứ Hành tố là "biến phân" của các tứ Đại gồm Địa đại - Thủy đại (Phần cao của nước) - Hỏa đại - Phong đại; Ngoài ra còn Không, Kiến, Thức đại). Các đại hình thành trời đất/ muôn vũ trụ khắp hư không. Tứ đại ở trờiKHÍ thì động, biến đổi không ngừng, đều do nhân Phong luân/ Gió lay động mà phát sinh các nhân duyên hòa hợp hoặc phân ly mà thành ra các sắc vô tướng biến đổi không ngừng. Ở đất thành hình đều do Đất ngăn ngại hòa hợp với Nước - Gió - Lửa mà thành Tướng vạn vật biến đổi không ngừng, muôn sai vạn biệt, sinh diệt diệt sinh không cùng. Đại khái, hiểu theo nghĩa thế gian thì bảy đại trong hư không, có tứ đại (Địa - Thủy - Hỏa - Phong) thì động, ba đại là Không - Ý - Thức thì tịnh) - Nhân trắc học tổng hợp - Mong chỉ tham khảo;
Xem thêm: Phần 1: Phân biệt các Giới: Đại chủng bốn giới - Tứ đại: Đất nước Gió Lửa
Xem thêm: Các Đại Dựa Vào Nhau Để Tồn Tại
Xem thêm: Tổng hợp Tooltip các đại và các Hành
Xem thêm: Các Đại và các hành tương tác
Xem thêm: Các Đại và các Hành trong Đại Thiên Địa