QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Giáo Lý Của Đức Di Lặc Bồ Tát

TỔNG HỢP VÀ TÓM LƯỢC
CÁC GIÁO LÝ CỦA ĐỨC DI LẶC BỒ TÁT

PHẦN A
VỀ ĐỨC DI LẶC BỒ TÁT

+ Đức Christ: Còn gọi là Di Lặc Bồ Tát; Đức Chưởng Giáo (World Teacher), Đức Bồ Tát, Đức Iman Madhi (Hồi giáo) ....(ĐĐNLVTD, 43)
+ Đấng Christ: Các tư tưởng của con người từ giữa thời kỳ Atlantis đã luôn bị thu hút về phía con đường hủy diệt hay tả đạo, vì sự ích kỷ đã là động lực và lợi ích cá nhân đã là yếu tố chi phối. Một phần công việc của Đấng Christ khi Ngài đến cách nay 2000 năm là để xóa bỏ xu hướng này bằng việc khắc sâu, thông qua gương mẫu và giáo huấn, về sự hy sinh và lòng vị tha, và tinh thần tử vì đạo (mà nó thường bị nhuốm màu bởi sự cuồng loạn và một lợi ích cá nhâncõi trời) đã là một trong những kết quả của nỗ lực này. Nhìn theo quan điểm của Thánh Đoàn thì nỗ lực đã thành công, vì tinh thần Cơ Đốc giáo thay thế cho sự tái định hướng vào những sự việc ở cõi trời. Đó là sự thanh khiết của động lựcbản năng phụng sự, mà nguyên tắc chủ đạo gần đây là mới so với quan điểm về những sự vĩnh hằng trước kia.

- Tuy vậy, bất chấp điều này, xu hướng đưa tới lợi lộc ích kỷ vẫn là yếu tố mạnh nhất trên thế giới vào lúc này, và đó là tình trạng khủng hoảng đang tồn tại giữa Thánh Đoàn Quang Minh và nhóm chức sắc đang điều khiển phe tả đạo, tức là đường lối kiểm soát bằng hình tướngdục vọng (LVHLT, 259)
+ Đức Chưởng giáo là là Đấng cao cả mà toàn thế giới đang mong đợi. Ngài trở lại để khai sáng thêm con đường Chân lý, giúp chúng ta giải quyết những vấn đề khó khăn, và tiến xa hơn trong cố gắng thể hiện Chân Thiện - Mỹ. Ngài là Đức Christ của Thiên Chúa giáo; là Đức Maitreya (Tiếng Sanskrit), Metteyya (Tiếng Pali), Jampa (Tiếng Tây Tạng) hay Di Lạc Bồ-tát của Phật giáo; là Đấng Hoá thân Kalki của Vishnu trong Ấn giáo; là Đức Imam Madhi của Hồi giáo; là Đức Sosiosh, Đấng Cứu thế của Hoả giáo; và Ngài cũng được tôn xưng trong các tôn giáo khác . . .(Trích Thư vể TTHM)
+ Đức Chưởng Giáo (The World Teacher, The Christ): Đức Chưởng Giáo là vị chủ quản nhóm 2. Ngài là Đấng Cao Cả mà tín đồ Cơ Đốc Giáo gọi là Christ. Ở phương Đông, Ngài cũng được biết dưới danh xưng Đức Bồ Tát (the Bodhisattva), Đức Di Lặc (the Lord Maitreya), và là Đấng mà người sùng tín Hồi giáo mong đợi, dưới danh xưng Iman Madhi. Chính Ngài đã chủ trì các vận mệnh cuộc sống từ khoảng năm 600 trước Thiên Chúa và chính Ngài đã đến với nhân loại trước kia và nay Ngài lại được mong chờ. Ngài là Đấng Bác ÁiTừ Bi, cũng như vị tiền nhiệm của Ngài, Đức Phật, là Đấng Minh triếtNăng lượng của Ngôi 2 tuôn tràn qua Ngài, trực tiếp đi đến Ngài từ bí huyệt tim của Hành Tinh Thượng Đế qua tim của Đức Sanat Kumara. Ngài hoạt động nhờ việc tham thiền được tập trung trong tim. Ngài là Đức Chưởng Giáo, Sư Phụ của các Chân Sư, Đấng giáo huấn của Thiên Thần và Ngài được giao cho việc dìu dắt vận mệnh tâm linh của con người và việc mở ra sự hiểu biết bên trong mỗi người rằng y là con của Thượng Đế và con của Đấng Tối Cao. Nếu Đức Bàn Cổ bận tâm tới việc tạo ra kiểu mẫu và hình hài nhờ đó tâm thức phát triển và thu nhận kinh nghiệm, thì Đức Chưởng Giáo điều khiển tâm thức nội tại trong cuộc sống hay trạng thái tinh thần của nó, tìm cách làm sinh động nó bên trong hình hài, để cho, vào đúng lúc, hình hài này có thể bị loại bỏ và tinh thần được giải thoát quay về cội nguồn. Từ lúc bỏ cõi trần, như đã được thuật lại gần đúng trong câu chuyện Thánh Kinh (mặc dù có nhiều chi tiết sai lầm), Ngài đã ở lại với các con của nhân loại, không bao giờ thực sự ra đi, mà chỉ có vẻ ra đi, và những ai biết cách đều có thể tìm thấy Ngài ở trong một thể xác, ngự tại Hy Mã Lạp Sơn và hoạt động hợp tác chặt chẽ với hai Huynh Trưởng của Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Bồ Tát. Hằng ngày, Ngài ban ân huệ cho thế gian và hằng ngày, Ngài đứng dưới cội thông lớn trong vườn của Ngài vào lúc hoàng hôn, đưa tay ban phúc cho tất cả những ai chân thành và thiết tha tìm đạo. Ngài biết rõ những kẻ đi tìm chân lý, mặc dù có thể họ vẫn không biết Ngài , nhưng ánh sáng mà Ngài ban rải vẫn kích thích đạo tâm họ, bảo dưỡng điểm linh quang của sự sống đang phấn đấu và cổ vũ người tìm đạo cho đến ngày trọng đại, lúc mà họ đứng đối diện với Đấng mà,  nhờ được “thăng lên” (hiểu theo nghĩa huyền linh), đang kéo mọi người về phía Ngài với tư cách là Đấng Điểm đạo (Initiator) với các bí nhiệm thiêng liêng. (ĐĐNLVTD, 41–47)
+ Đức Di Lặc Bồ Tát
A-dật-đa Bồ-tát, chính là Bồ-tát Di Lặc. A-dật-đa là tiếng Phạn, dịch là Vô Năng Thắng, cũng tức là Từ Thị. Vị Bồ-tát này chuyên tu Từ Tâm Tam-muội, đối với bất cứ ai ngài đều dùng tâm Từ bi. Ai mắng ngài, ngài cũng dùng lòng từ bi đáp lại; ai đánh ngài, ngài cũng đáp lại bằng lòng từ bi. Bất luận là người nào đối xử không tốt với ngài, hoặc là ức hiếp ngài, làm nhục ngài, giận dữ la hét ngài, sanh ra vô minh, ngài đều dùng lòng từ bi đối xử với họ. Tất cả mọi việc, ngài đều dùng lòng từ bi đối đãi hết. Chẳng những ngài dùng từ bi đối xử với người, mà ngài còn thương xót cứu giúp tất cả chúng sanh nữa. Ngài xem tất cả chúng sanh giống như là con cái của chính mình, thậm chí còn thân thiết hơn con cái nữa. Ngài thương mến giúp đỡ tất cả chúng sanh đủ cả mọi mặt với tâm từ bi vô lượng vô biên. Tu Từ Tâm Tam-muội cần phải tu cả hạnh Nhẫn nhục, cho nên ngài có một bài kệ như thế này:
Lão hèn mặc áo vá

Cơm hẩm đủ no lòng
áo vá qua cơn lạnh
Vạn sự chỉ tùy duyên
Có người mắng lão hèn
Lão hèn cho là hay
Có người đánh lão hèn
Lão hèn ngủ quên mất
Phun nước miếng lên mặt
Cứ để nó khô thôi
Ta cũng bớt sức lực
Anh cũng khỏi giận hờn
Kiểu Ba-la-mật ấy
Chính là báu thêm mầu
Nếu biết được như thế
Lo gì đạo chẳng thành.
Lão hèn mặc áo vá: Lão hèn chính là một người tuổi già rất ngu si, áo vá chính là áo rách phải dùng kim chỉ để vá lại.
Cơm hẩm đủ no lòng: Cơm hẩm chính là thức ăn không thêm các gia vị dầu, muối, tương, xì dầu, dấm..., rất nhạt nhẽo, không có mùi vị gì, chỉ có thể lót đầy bụng trống thôi.
áo vá qua cơn lạnh: áo rách được vá lành thì có thể dùng để ngăn cái lạnh lẽo từ bên ngoài.
Vạn sự chỉ tùy duyên: Bất cứ sự tình gì cũng tùy tiện mà giải quyết ổn thỏa. Việc đến thời ảnh hiện, việc đi kể như không, cũng chính là "Ðáo xứ tùy duyên qua ngày tháng, Thủ thường an phận mặc thời gian." Bất cứ sự tình gì hễ đến, đi thì kể như không, đó gọi là tùy duyên. Tùy duyên cũng chính là "Tùy duyên mà bất biến, bất biến tùy duyên"; cũng chính là trong động có tĩnh, trong tĩnh có động; vừa tĩnh vừa động, vừa động vừa tĩnh.

Có người mắng lão hèn: Có người mắng ta là lão già ngu si.
Lão hèn cho là hay: Ta tự nói là hay quá, hay quá!
Có người đánh lão hèn: Có người đánh ta, cho ta là kẻ ngu si vô dụng, đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Lão hèn ngủ quên mất: Có người đánh ta một cái, ta nằm xuống ngủ quên ngay. Mình nói ngài là ngu si, tại sao lại làm thế? Thông thường người ta bị đánh thì trừng mắt nhướng mày nói: "Tại sao anh đánh tôi?" Nhưng ngài chẳng những không trợn mắt, mà lại nằm lăn trên đất ngủ khì nữa. Như vậy có quá hay hay không? Nếu ai có thể dùng được phương pháp này thì thật là không đến nỗi tệ, thật là có hạnh tu đấy.
Phun nước miếng lên mặt, có người phun nước miếng lên mặt mình thì lửa vô minh bốc lên hằng ba ngàn trượng: "Tại sao anh làm nhục tôi?!" Nhưng Bồ-tát Di Lặc thì: Cứ để nó khô thôi, để cho nó tự khô đi, tôi cũng không cần lấy tay lau sạch.
Ta cũng bớt sức lực, lau sạch nước miếng dù không hao phí sức lực bao nhiêu, nhưng cũng là phải dùng sức, bây giờ không lau thì sức lực đó cũng bớt phải xử dụng.
Anh cũng khỏi giận hờn, một khi mình thấy một người bị mình phun nước miếng lên mặt mà người ấy hình như coi như không, thì nghĩ rằng: "Cái người này! Mình không quen biết họ", thế thì giận hờn của mình không còn nữa.
Kiểu Ba-la-mật ấy, sao gọi là Ba-la-mật? Ðó là có người đánh, mình có thể ngủ thì được; có người phun nước miếng lên mặt, mình cứ để nó tự khô đi; đó chính là Ba-la-mật, cũng gọi là Nhẫn nhục Ba-la-mật. Giả như ngay đến Nhẫn nhục Ba-la-mật mà cũng không biết, thì mình học Phật pháp để làm chi? Chẳng cần phải suốt ngày từ sáng tới tối học đi học lại mãi mới gọi là học được nhiều Phật pháp, mà có khi cảnh giới đến lại không biết áp dụng một tí nào.
Chính là báu thêm mầu, đó là mầu nhiệm trong mầu nhiệm, quý báu trong quý báu. Nếu biết được như thế, lo gì đạo chẳng thành?
Nếu biết được những điều như trên thì lo gì không thành đạo được? Nếu tu học Nhẫn nhục Ba-la-mật như thế, thì đạo nghiệp của mình nhất định sẽ thành tựu; chư Phật, Bồ-tát không bao giờ dối gạt người đâu. Nếu mình học được như Bồ-tát Di Lặc thì nhứt định sẽ thành tựu đạo quả. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)
+ Bồ Tát Di Lặc là đại biểu truyền thừa tương lai. Thích Ca Mâu Ni Phật là một thời đại lớn. Pháp vận của Thích Ca Mâu Ni PhậtChánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Thời đại lớn này là một vạn hai ngàn năm. ....Bồ Tát Di Lặc chính là kế thừa Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật thứ tư trong Hiền kiếp, Di Lặc là vị thứ năm, cho nên là tiếp nối tương lai, cũng tiếp nối pháp môn này. Pháp môn này là pháp môn đệ nhất, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai độ chúng sanh thành Phật đạo. Pháp môn đệ nhất chính là kinh Vô Lượng Thọ. Đối tượng kinh Vô Lượng Thọ, đối tượng có thể tiếp dẫn chính là chúng sanh căn tánh chín muồi ở thế gian - Ngay trong một đời này quyết định làm Phật. Đó chính là đối tượng của kinh Vô Lượng Thọ. Đây là thật, không phải giả ! .....H.T. TINH KHÔNG ! Xem thêm
+ 670. THỌ KÝ ĐỨC PHẬT DI LẶC
Này Di-lặc, vào một thời gian lâu dài ở thời vị lai, lúc con người thọ đến tám vạn tuổi, ngươi sẽ thành Phật hiệu là Di-lặc Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Giống như Ta hiện nay là Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. (Nguồn: mục 670- (Trung A Hàm, Kinh Thiên Sứ, Phẩm 6, số 64)
Di-lặc Bồ-tát, còn gọi là A-dật-đa (Ajita/ Hán dịch: Vô năng thắng). Di-lặc/ Từ thị (Maitreya) là họ của gia đình. Vị tăng to béo mập mạp. Có lẽ là vị Bồ-tát nầy thích ăn ngon. Ngài cũng rất thích cười, Ngài rất thích chơi với trẻ con, và đáp lại, trẻ con cũng rất thích chơi với ngài. Sau khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt, không còn là bậc đạo sư giáo hoá chúng sinh ở cõi nầy nữa, thì Đức Phật Di-lặc sẽ ra đời để tiếp tục việc giáo hoá chúng sinh. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni được gọi là Hồng Dương Phật. Khi Bồ-tát Di-lặc thành Phật, ngài sẽ được gọi là Bạch Dương Phật. Điều nầy có nghĩa là khi Đức Phật Di-lặc thị hiện ra đời, thì máu của chúng sinh sẽ là màu trắng, không còn màu đỏ như thời trước nữa. Loài người hiện nay có máu màu đỏ vì đang ở trong thời giáo hoá của Hồng Dương Phật.
Khi nào Đức Phật mới Di-lặc thị hiện ra đời? Nghe thật là lâu xa khi quý vị được kể ra ...(Mời xem trong Kinh văn). Thời Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh dậy con tu tập pháp định duy tâm thức (Tam giới duy tâm - Vạn pháp duy thức là nguyên lý của pháp Duy thức quán), con được nhập vào chánh định, tâm cầu danh thế gian đã diệt. Bạch Đức Thế tôn, do con rõ được tánh duy thức như vậy, nên từ thức tánh lưu xuất vô lượng Như Lai. Nay được Phật thụ kí, kế tiếp thành Phật ở cõi nầy. Đức Phật hỏi về viên thông, con dùng pháp quán tường tận mười phương đều do thức biến. Thức tâm được tròn sáng, thể nhập tánh viên thành thật, rời xa các tánh y tha khởi và tánh biến kế sở chấp, được pháp vô sanh nhẫn. Đó là phương pháp tốt nhất. (Nguồn: Kinh Lăng Nghiêm - Q5 - HT Tuyên Hóa giảng)

PHẦN B
CÁC GIÁO LÝ - KINH VĂN CỦA NGÀI

I- LUẬN VỀ DU GIÀ SƯ ĐỊA: 

A- Giới thiệu tóm lược về Luận Du Già Sư Địa - Bồ Tát Di Lặc - Maitreya - Đại sĩ Vô Trước ghi chép
Luận Du Già Sư Địa, tác giả là Bồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664), gồm 100 quyển (ĐTK/ĐCTT, Tập 30, N0 1579, trang 279 – 882A). Đây là một trong ba Bộ Luận thuộc loại đồ sộ bậc nhất hiện có trong Hán Tạng (*), là một trong những tác phẩm căn bản nhất của Tông Duy Thức – Pháp Tướng, là một trong các Bộ Luận nổi tiếng nhất của Phật giáo Bắc truyền thuyết minh quảng diễn rất đầy đủ về Địa/ Cảnh giới Bồ tát, với những quá trình nhận thức, hành trì, tu tập chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng của Bồ tát Đại thừa.
Du Già (Yoga) là từ phiên âm, dịch nghĩa là Tương ưng. Đó là pháp hành quán dựa vào phương thức điều hòa hơi thở để tập trung tâm niệm vào một điểm, lấy việc tu Chỉ – Quán (Xa ma tha, Tỳ bát xá na) làm chính, nhằm đạt tới chỗ nhất trí, tương ưng hài hòa giữa tâm – cảnh. Người thực hành pháp quán Du Già gọi là Sư Du Già. Cảnh giới mà Sư Du Già dựa vào để thực hành gọi là Địa của Sư Du Già. Theo Đại sư Khuy Cơ (632 – 682) trong Thành Duy Thức Thuật Ký thì Tương ưng có 5 nghĩa:
- Tương ưng với Cảnh: Tức không trái với tự tánh của tất cả các pháp.
- Tương ưng với Hành: Nghĩa là cùng với các hành như định, tuệ tương ưng.
- Tương ưng với Lý: Tức tương ưng với lý an lập, phi an lập nơi hai đế.
- Tương ưng với Quả: Nghĩa là có thể chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng.
- Tương ưng với Căn cơ: Tức đã đạt được quả viên mãn thì cứu độ tạo lợi ích cho chúng sinh theo cơ duyên ứng – cảm, thuốc bệnh tương ứng.
Luận Du Già Sư Địa mô tả pháp quán của Hành Du Già (Yogacàra) chủ trương đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng giả hiện của Thức A lại da (Àlaya – vijnàna) thuộc tâm thức căn bản của loài người cần xa lìa những quan niệm đối lập như có – không, tồn tại – không tồn tại… thì mới có thể ngộ nhập trung đạo (Phật Quang ĐTĐ trang 5531 B-C). Thật ra thì đấy chỉ là những tóm tắt về các điểm chính yếu của Luận, vì nơi mỗi phần, nơi mỗi Địa của Luận, các chi tiết hiện có cùng liên hệ đã được nêu bày và quảng diễn là hết sức bao quát, phong phú.
Vì Luận đã giải thích rộng về 17 Địa, là đối tượng nương dựa, đối tượng hành trì của Sư Du Già, nên Luận còn gọi là Luận Thập Thất Địa. Lại do nơi 17 Địa ấy, 2 Địa được thuyết minh cùng quảng diễn đầy đủ hơn hết là Địa Thanh văn và Địa Bồ tát, nên Luận được xem là một kho báu lớn cho việc nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng của Phật giáo Tiểu thừa cùng Phật giáo Đại thừa.
Toàn Luận được phân làm 5 phần chính: Phần Bản Địa. Phần Nhiếp Quyết Trạch. Phần Nhiếp Thích. Phần Nhiếp Dị Môn. Phần Nhiếp Sự.
1. Phần Bản Địa: Gồm 50 quyển đầu, lần lượt thuyết minh biện rộng về 17 Địa là: (1) Địa năm thức thân tương ưng. (2) Địa ý. (3) Địa có tầm có tứ. (4) Địa không tầm chỉ có tứ. (5) Địa không tầm không tứ. (6) Địa tam ma hí đa. (7) Địa phi tam ma hí đa. (8) Địa có tâm. (9) Địa không tâm. (10) Địa do văn tạo thành. (11) Địa do tư tạo thành. (12) Địa do tu tạo thành. (13) Địa Thanh văn. (14) Địa Độc giác. (15) Địa Bồ tát. (16) Địa hữu dư y. (17) Địa vô dư y.
Chữ Địa (Phạn: Bhùmi) ở đây có nghĩa là cảnh giới, biên vực hành tác, tu trì, chứng quả của hành giả Du Già. Nơi 9 Địa đầu là thuyết minh về cảnh của ba Thừa, quán xét cảnh ấy tức có thể dấy khởi hành của 6 Địa tiếp theo (Địa 10 – 15). Lại dựa nơi hành ấy để có thể chứng đắc quả của 2 Địa sau cùng (Địa 16, 17). Do đấy đã biểu thị về thứ lớp thuận hợp của Cảnh, Hành, Quả.
2. Phần Nhiếp Quyết Trạch: Gồm từ quyển 51 đến quyển 80. .... Quyết trạch về Địa/ Cảnh giới Thanh văn. Quyết trạch về Địa Bồ tát…).
3. Phần Nhiếp Thích: Gồm 2 quyển 81, 82 và phân làm 2 đoạn...
4. Phần Nhiếp Dị Môn: Gồm 2 quyển 83, 84 và cũng phân làm 2 đoạn. ...
5. Phần Nhiếp Sự: Gồm 16 quyển cuối của Luận, tức từ quyển 85 đến quyển 100, được phân làm 6 đoạn chính: (Nhiếp sự là giải thích biện biệt về các nghĩa chính yếu nơi 3 tạng Kinh, Luật, Luận) (1) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Hành. (2) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Xứ. (3) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Duyên khởi. Thực (Ăn). Đế. Giới. (4) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Pháp Bồ đề phần. (5) Sự Điều phục: Lựa chọn gồm thâu chung. (6) Sự Bản mẫu: Nêu dẫn. Biện giải. Gồm thâu…
Trong 17 Địa của Phần Bản Địa thì Địa Bồ tát/ Cảnh giới Bồ Tát (Địa 15) có số lượng quyển và trang nhiều nhất: Gồm từ quyển 35 đến quyển 49 và 4/5 quyển 50, gần 100 trang Hán Tạng, cũng là phần quan trọng nhất của Luận: Toàn bộ các vấn đề thuộc về Bồ tát cùng liên hệ với Bồ tát đã được Luận nêu dẫn, giải thích, quảng diễn đầy đủ. Địa Bồ tát được phân làm 4 đoạn chính: ....
* Kinh Bồ Tát Địa Trì: .... tức là Địa Bồ tát (Địa 15) trong Phần Bản Địa của Luận Du Già Sư Địa....
* Kinh Bồ Tát Thiện Giới: ... Địa Bồ tát gồm 20 phẩm. Trụ Như pháp gồm 4 phẩm. Địa Tất cánh gồm 6 phẩm. ....
* Kinh Bồ Tát Thiện Giới: ... là tương đương với phẩm 10 (Giới) trong 18 phẩm thuộc Đoạn thứ 1: Trì Xứ Du Già nơi Địa Bồ tát của Luận Du Già Sư Địa.
* Luận Quyết Định Tạng: .... là đoạn đầu của Phần Nhiếp Quyết Trạch (Phần 2), từ quyển 51 – 54 nơi Luận Du Già Sư Địa.
Ở Việt Nam, .... chúng ta đã Việt dịch được một số Kinh, Luận liên hệ, như Kinh Giải Thâm Mật, Luận Nhiếp Đại Thừa, Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn, Luận Thành Duy Thức… một bản Việt dịch Luận Du Già Sư Địa hoàn chỉnh ra đời..... do Cư sĩ Nguyên Huệ dịch ......

B- TÓM LƯỢC NỘI DUNG KINH VĂN

Xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm Luận Du Già Sư Địa với bạn đọc xa gần.
Sài Gòn, Xuân 2013. Phật lịch 2556
Chủ tịch Tuệ Quang Foundation
Nguyên Hiển.  (Nguồn: Luận Du Già Sư Địa)

PHẦN C
THÁNH ĐOÀN - ĐẠI ĐOÀN TRƯỞNG GIÁO THẾ GIAN (Đ.Đ.T.G.T.G)

I- MINH TRIẾT CỦA THÁNH ĐOÀN

1- Các Sách: Các giáo lý do Thánh Đoàn Các Chân Sư Minh Triết giảng luận: Mời xem tại đây

2- Cuốn Sách: Điểm Đạo Trong Nhân Loại Và Thái Dương Hệ chúng ta: Mời xem tại đây

II- ĐOÀN NGƯỜI MỚI PHỤNG SỰ THẾ GIAN - NHÓM ĐỆ TỬ CỦA THÁNH ĐOÀN

1- Trường Moryafederation (MF): Dạy Pháp Tham Thiền Huyền Môn:  Xem tại đây

+ Trang tiếng Việt: Do các học viên MF Việt Nam Việt dịch, mời xem  Minh Triết Mới

2- Nhóm Người Mới Phụng Sự Thế Gian thuộc Thánh Đoàn

+ Hoạt động: Theo giáo lý của Thánh đoàn. Hoạt động phụng sự vô kỷ giúp nhân loại tiến hóa theo Thiên cơ vũ trụ, có sự chỉ dẫn của những vị thầy là đệ tử của các Chân sư Minh triết - Trong đó chủ yếu là Chân sư D.K, thông qua trường Moryafederation. Tất cả họ đều tham thiền huyền môn theo Nhóm chứ không phải từng cá nhân riên lẻ, họ luôn đi cùng nhau và luôn luôn là MỘT - Tất cả là một.

+ Đối tượng: Giành cho những người có Linh hồn tiến hóa, họ là những người tin sâu về Nhân quả - Luân hồi, trong họ luôn thôi thúc phải Ta muốn làm gì đó cho Nhân loại, cho chúng sinh mà không cần đòi hỏi bất cứ điều gì cho mình, đó là lúc họ nên đến với nhóm MF Việt Nam, là thành viên của Nhóm Người Mới Phụng Sự Thế Gian trên Khắp Thế giới.

+ Phương Pháp tham gia nhóm: Khi mà trong bạn có một sự thôi thúc mãnh liệt mong muốn tìm hiểu "Ta là ai - Từ đâu đến - Chết đi về đâu?". Đó là lúc bạn nên nghiên cứu giáo lý Minh Triết của Thánh Đoàn, cho đến khi bạn đã tin sâu Nhân quả - Luân hồi, bạn đã bước đầu xóa bỏ Vô minh, bạn biết tái sanh để trả quả, để tiến hóa, bạn ước muốn được sống như một Linh hồn vĩnh cửu chứ không phải xác thân hữu hình hữu hoại này. Bạn có đam mê học Minh triết để phát triển trí phân biện, muốn gia nhập nhóm Đoàn người mới phụng sự thế gian, để cùng nhau trợ giúp thiên cơ Thánh Đoàn đang thực hiện => Hãy đến với nhóm MFVN. Email: nguoidetu@gmail.com;  Website của nhóm: minhtrietmoi

+ Luận Du Già Sư Địa - Bồ Tát Di Lặc - Maitreya - Đại sĩ Vô Trước ghi chép
Luận Du Già Sư Địa, tác giả là Bồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664), gồm 100 quyển (ĐTK/ĐCTT, Tập 30, N0 1579, trang 279 – 882A). Đây là một trong ba Bộ Luận thuộc loại đồ sộ bậc nhất hiện có trong Hán Tạng (*), là một trong những tác phẩm căn bản nhất của Tông Duy Thức – Pháp Tướng, là một trong các Bộ Luận nổi tiếng nhất của Phật giáo Bắc truyền thuyết minh quảng diễn rất đầy đủ về Địa/ Cảnh giới Bồ tát, với những quá trình nhận thức, hành trì, tu tập chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng của Bồ tát Đại thừa.
Du Già (Yoga) là từ phiên âm, dịch nghĩa là Tương ưng. Đó là pháp hành quán dựa vào phương thức điều hòa hơi thở để tập trung tâm niệm vào một điểm, lấy việc tu Chỉ – Quán (Xa ma tha, Tỳ bát xá na) làm chính, nhằm đạt tới chỗ nhất trí, tương ưng hài hòa giữa tâm – cảnh. Người thực hành pháp quán Du Già gọi là Sư Du Già. Cảnh giới mà Sư Du Già dựa vào để thực hành gọi là Địa của Sư Du Già. Theo Đại sư Khuy Cơ (632 – 682) trong Thành Duy Thức Thuật Ký thì Tương ưng có 5 nghĩa:
- Tương ưng với Cảnh: Tức không trái với tự tánh của tất cả các pháp.
- Tương ưng với Hành: Nghĩa là cùng với các hành như định, tuệ tương ưng.
- Tương ưng với Lý: Tức tương ưng với lý an lập, phi an lập nơi hai đế.
- Tương ưng với Quả: Nghĩa là có thể chứng đắc đạo quả Bồ đề vô thượng.
- Tương ưng với Căn cơ: Tức đã đạt được quả viên mãn thì cứu độ tạo lợi ích cho chúng sinh theo cơ duyên ứng – cảm, thuốc bệnh tương ứng.
Luận Du Già Sư Địa mô tả pháp quán của Hành Du Già (Yogacàra) chủ trương đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng giả hiện của Thức A lại da (Àlaya – vijnàna) thuộc tâm thức căn bản của loài người cần xa lìa những quan niệm đối lập như có – không, tồn tại – không tồn tại… thì mới có thể ngộ nhập trung đạo (Phật Quang ĐTĐ trang 5531 B-C). Thật ra thì đấy chỉ là những tóm tắt về các điểm chính yếu của Luận, vì nơi mỗi phần, nơi mỗi Địa của Luận, các chi tiết hiện có cùng liên hệ đã được nêu bày và quảng diễn là hết sức bao quát, phong phú.
Vì Luận đã giải thích rộng về 17 Địa, là đối tượng nương dựa, đối tượng hành trì của Sư Du Già, nên Luận còn gọi là Luận Thập Thất Địa. Lại do nơi 17 Địa ấy, 2 Địa được thuyết minh cùng quảng diễn đầy đủ hơn hết là Địa Thanh văn và Địa Bồ tát, nên Luận được xem là một kho báu lớn cho việc nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng của Phật giáo Tiểu thừa cùng Phật giáo Đại thừa.
Toàn Luận được phân làm 5 phần chính: Phần Bản Địa. Phần Nhiếp Quyết Trạch. Phần Nhiếp Thích. Phần Nhiếp Dị Môn. Phần Nhiếp Sự.
1. Phần Bản Địa: Gồm 50 quyển đầu, lần lượt thuyết minh biện rộng về 17 Địa là: (1) Địa năm thức thân tương ưng. (2) Địa ý. (3) Địa có tầm có tứ. (4) Địa không tầm chỉ có tứ. (5) Địa không tầm không tứ. (6) Địa tam ma hí đa. (7) Địa phi tam ma hí đa. (8) Địa có tâm. (9) Địa không tâm. (10) Địa do văn tạo thành. (11) Địa do tư tạo thành. (12) Địa do tu tạo thành. (13) Địa Thanh văn. (14) Địa Độc giác. (15) Địa Bồ tát. (16) Địa hữu dư y. (17) Địa vô dư y.
Chữ Địa (Phạn: Bhùmi) ở đây có nghĩa là cảnh giới, biên vực hành tác, tu trì, chứng quả của hành giả Du Già. Nơi 9 Địa đầu là thuyết minh về cảnh của ba Thừa, quán xét cảnh ấy tức có thể dấy khởi hành của 6 Địa tiếp theo (Địa 10 – 15). Lại dựa nơi hành ấy để có thể chứng đắc quả của 2 Địa sau cùng (Địa 16, 17). Do đấy đã biểu thị về thứ lớp thuận hợp của Cảnh, Hành, Quả.
2. Phần Nhiếp Quyết Trạch: Gồm từ quyển 51 đến quyển 80. .... Quyết trạch về Địa/ Cảnh giới Thanh văn. Quyết trạch về Địa Bồ tát…).
3. Phần Nhiếp Thích: Gồm 2 quyển 81, 82 và phân làm 2 đoạn...
4. Phần Nhiếp Dị Môn: Gồm 2 quyển 83, 84 và cũng phân làm 2 đoạn. ...
5. Phần Nhiếp Sự: Gồm 16 quyển cuối của Luận, tức từ quyển 85 đến quyển 100, được phân làm 6 đoạn chính: (Nhiếp sự là giải thích biện biệt về các nghĩa chính yếu nơi 3 tạng Kinh, Luật, Luận) (1) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Hành. (2) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Xứ. (3) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Duyên khởi. Thực (Ăn). Đế. Giới. (4) Sự Khế kinh: Lựa chọn gồm thâu về Pháp Bồ đề phần. (5) Sự Điều phục: Lựa chọn gồm thâu chung. (6) Sự Bản mẫu: Nêu dẫn. Biện giải. Gồm thâu…
Trong 17 Địa của Phần Bản Địa thì Địa Bồ tát/ Cảnh giới Bồ Tát (Địa 15) có số lượng quyển và trang nhiều nhất: Gồm từ quyển 35 đến quyển 49 và 4/5 quyển 50, gần 100 trang Hán Tạng, cũng là phần quan trọng nhất của Luận: Toàn bộ các vấn đề thuộc về Bồ tát cùng liên hệ với Bồ tát đã được Luận nêu dẫn, giải thích, quảng diễn đầy đủ. Địa Bồ tát được phân làm 4 đoạn chính: ....
* Kinh Bồ Tát Địa Trì: .... tức là Địa Bồ tát (Địa 15) trong Phần Bản Địa của Luận Du Già Sư Địa....
* Kinh Bồ Tát Thiện Giới: ... Địa Bồ tát gồm 20 phẩm. Trụ Như pháp gồm 4 phẩm. Địa Tất cánh gồm 6 phẩm. ....
* Kinh Bồ Tát Thiện Giới: ... là tương đương với phẩm 10 (Giới) trong 18 phẩm thuộc Đoạn thứ 1: Trì Xứ Du Già nơi Địa Bồ tát của Luận Du Già Sư Địa.
* Luận Quyết Định Tạng: .... là đoạn đầu của Phần Nhiếp Quyết Trạch (Phần 2), từ quyển 51 – 54 nơi Luận Du Già Sư Địa.
Ở Việt Nam, .... chúng ta đã Việt dịch được một số Kinh, Luận liên hệ, như Kinh Giải Thâm Mật, Luận Nhiếp Đại Thừa, Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn, Luận Thành Duy Thức… một bản Việt dịch Luận Du Già Sư Địa hoàn chỉnh ra đời..... do Cư sĩ Nguyên Huệ dịch ......
Chủ tịch Tuệ Quang Foundation
Nguyên Hiển.  (Nguồn: Luận Du Già Sư Địa)

+ Nguyên khí - Principle: Có một số dịch giả dịch sách Chân Sư là Nguyên Lý, điều này không hợp lý.
– Các lớp vỏ (sheaths) và các hiện thể (vehicles) chỉ là các thể biểu lộ (bodies of manifestation) của vị đệ tử trên các cõi (planes) khác nhau của Thái Dương Hệ, và các lớp vỏ này phải thể hiện (express) cho cái nguyên khí vốn là đặc điểm hay tính chất nằm dưới mỗi cõi. Thí dụ 7 nguyên khí có liên quan tới con người là:
1. Prana .... Năng lượng... Thể .... Cõi (sinh khí)... sinh động ... dĩ thái hồng trần
2. Kama .... Dục vọng, ..... Thể ... Cõi cảm giác  ...cảm dục    ...  cảm dục
3. Manas ........ Trí ............ Thể ... Cõi trí thấp   ...  cụ thể   .........   hạ trí
4. Manas ........ Trí ............. Thể... Cõi trí cao    ...   trừu tượng ... Chân Ngã
5. Buddhi ....... Trực .......... Thể.... Cõi giác     .....    trực giác  .....   Bồ Đề
6. Atma ....... Ý chí .... .... Linh thể ... Cõi tinh thần
Niết bàn Và cái tương ứng với “nguyên khí bất biến vô giới hạn” (boundless immutable principle” trong đại vũ trụ (macrocosm) tức là Chân Thần (trên cõi riêng của Chân Thần) tạo thành nguyên khí thứ 7 (seventh principle). Có những cách khác để liệt kê các nguyên khí vì Subba Rao đúng ở một phương diện khi ông ấy cho rằng chỉ có 5 nguyên khí. Hai cái cao nhất, tức Atma và sự sống Chân Thần (life monadic) không phải là nguyên khí chút nào. (ASCLH, 74)

+ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Bộ Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh là gì: ví dụ: Bát nhã ba la mật đa là pháp. Tâm là ví dụ. Kinh là bộ kinh nàyKinh có thông danh và biệt danhThông danh là thống nhiếp hết mọi bộ kinh. Biệt danh là mỗi bộ kinh có danh tự riêng biệt, những bộ kinh khác không có tên giống nhau. Tâm kinh bát nhã ba la mật đa là biệt danh của bộ kinh này. Bộ tâm kinh bát nhã ba la mật đa này thuộc trong bộ Bát Nhã, biểu thị tâm trong tâm.
Sao gọi là kinh ? Kinh tức là kinh pháp thường bất chuyển, không thể thay đổi. Một chữ cũng không thể bỏ được, hay cũng không một chữ được. Đó là kinh pháp thường bất biến.
Lại "kinh" là một con đường, nghĩa là tu hành phải đi qua một con đường nhất định. Chư vị có muốn tu hành à ? Nhất định chư vị phải đi trên đường đạo này. Nếu chư vị không đi trên đường đạo này thì sẽ bị lạc vào rừng rậm hoang vu. Chư vị phải nên đi trên đường tu hành thì không bị lạc đường. Ngày này qua ngày nọ đều được bình an, sáng suốt. Sao gọi là đi lạc ? Vì chư vị xưa nay quên mất, không biết tụng niệm kinh này. Qua ba bốn tháng, không tụng niệm nên quên mất, mới đi lạc. Tụng kinh được lợi ích gì ? "Tụng kinh không được lợi ích gì cả, chỉ mất thời gian, tốn sức thôi. Tụng bộ kinh này từ đầu cho đến cuối tốn khí lực, thời gian, tinh thần. Sao lại cho là có ích lợi ?"
Này chư vị cư sĩ ! Đừng để tâm vô minh che lấp. Chư vị đừng tìm cầu lợi íchCàng tìm cầu thì càng không chân thật. Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng (nếu còn có tướng thì đều là hư giả cả). Nếu có hình có tướng mà chư vị có thể thấy được thì không phải là lợi ích chân thật. Tại sao lại không thấy được ích lợi ? Chư vị tụng kinh một lần thì tự tánh được rửa sạch một lần. Như khi chư vị tụng kinh Kim Cang, tụng qua một lần thì hiểu rõ ý nghĩa của kinh đôi chút. Tụng hai lần thì hiểu thêm nữa. Tụng ba lần thì lại càng hiểu rõ thêm. Tụng kinh khiến trí huệ tự tánh càng gia tăng. Nhưng khi trí huệ gia tăng thì chư vị không thể thấy, chỉ tự cảm giác thôi. Thế nên, lợi ích của sự tụng kinh không thể nói hết được.
Nhưng, không nên vì tụng kinh mà sanh ra phiền não. Chớ nói ": Này đạo hữu ! Đạo hữu tụng kinh quá nhanh, khiến tôi theo không kịp. Hoặc đạo hữu tụng kinh quá chậm, khiến tôi phải đợi. Hoặc tiếng tụng kinh của đạo hữu không hay lắm, khiến tôi không thích nghe."
Không nên dùng công phu tu học như thế. Chúng ta biết rằng mọi người đều là những kẻ mới bắt đầu học Phật pháp. Không phải ai cũng biết tụng kinh hết, hay có người biết tụng mà không muốn tụng. Nhưng, tất cả mọi người đều phải đồng tụng kinh. Được như thế thì ai ai cũng đều đồng huân tu tập. Lại nữa, không nên mình tìm lỗi xấu người; người khác tìm lỗi xấu mình. Nếu thật có lỗi xấu thì thì mọi người nhất định phải tự mình nhìn thấy. Nếu không tự mình nhìn thấy thì lỗi xấu càng ngày càng nhiều; tu hành không thể tương ưng với đạo được. Thế nên, tụng kinh tức là hộ giúp cho tự tánh mình. Hộ giúp việc gì ? Tức là hộ giúp khai mở trí huệ. Tụng kinh Kim Cang thì trí huệ được khai mở. Tụng tâm kinh cũng khai được trí huệ. Thế nên, chư vị bảo tụng kinh không có lợi ích nhưng kỳ thật sự lợi ích này rất lớn. Chư vị không thể thấy được lợi ích thì mới chân thật là lợi ích. Nếu chư vị thấy được lợi ích thì đó chỉ thấy ngoài da thôi. Đó là ý nghĩa của sự tụng kinh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Bộ Bát Nhã - Lời Nói Đầu
Tập 1 (Quyển 1-15)
Tập 1 (Quyển 16-25)
Tập 2 (Quyển 26-37)
Tập 2 (Quyển 38-50)
Tập 3 (Quyển 51-63)
Tập 3 (Quyển 64 – 75)
Tập 4 (Quyển 76 – 90)
Tập 4 (Quyển 90 – 100)
Tập 5 (Quyển 101-113)
Tập 5 (Quyển 113-125)
Tập 6 (Quyển 126-139)
Tập 6 (Quyển 140-150)
Tập 7 (Quyển 151-163)
Tập 7 (Quyển 164-175)
Tập 8 (Quyển 176-187)
Tập 8 (Quyển 188-200)
Tập 9 (Quyển 201-212)
Tập 9 (Quyển 213-225)
Tập 10 (Quyển 226-237)
Tập 10 (Quyển 238-250)
Tập 11 (Quyển 251-263)
Tập 11 (Quyển 264-275)
Tập 12 (Quyển 276-287)
Tập 12 (Quyển 288-300)
Tập 13 (Quyển 301-313)
Tập 13 (Quyển 314-325)
Tập 14 (Quyển 326-334)
Tập 14 (Quyển 335-350)
Tập 15 (Quyển 351-362)
Tập 15 (Quyển 363-375)
Tập 16 (Quyển 376-386)
Tập 16 (Quyển 387-400)
Tập 17 (Quyển 401-412)
Tập 17 (Quyển 413-425)
Tập 18 (Quyển 426-437)
Tập 18 (Quyển 438-450)
Tập 19 (Quyển 451-463)
Tập 19 (Quyển 464-475)
Tập 20 (Quyển 476-487)
Tập 20 (Quyển 488-500)
Tập 21 (Quyển 501-513)
Tập 21 (Quyển 514-525)
Tập 22 (Quyển 526-538)
Tập 22 (Quyển 539-550)
Tập 23 (Quyển 551-562)
Tập 23 (Quyển 563-575)
Tập 24 (Quyển 576-588)
Tập 24 (Quyển 589-600)

Nguồn: Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa 

+ Cung Hoàng Đạo (Trái đất làm Tâm/ Địa tâm): Có 12 phần = 30 độ = 12 Cung; Có 12 nhà (Địa bàn/ Cố định) - Ngoại môn/thuận chiều V.chất - Nhân loại hiện nay, đi từ Dương Cưu => Kim Ngưu qua Song Ngư; - Nội môn/ Tâm linh: Ngược lại, tức từ Dương Cưu ... Song Ngư qua Kim Ngưu (CTNM, 28)
+ Các Cung Hoàng Đạo ở 3 Cấp Độ Tâm Thức (Chiêm THNM, 332)
+ Mặt Trời: Đồ hình hình tròn, ta thấy Mặt trời đi theo chiều kim đồng hồ, từ dưới phía Đông đi lên đỉnh đồ hình là đỉnh đầu - 12 giờ trưa (Xem)
+ 12 Cung HĐ dẫn truyền: BẠCH DƯƠNG (1 và 7)KIM NGƯU (4) ;  SONG TỬ (2)CỰ GIẢI (3 và 7) HẢI SƯ hay SƯ TỬ (1 và 5) ;   XỬ NỮ (2 và 6) ;   THIÊN BÌNH (3) ;   HỔ CÁP (4) ;   NHÂN MÃ (4, 5, 6);   MA KẾT (1, 3, 7);   BẢO BÌNH (5);   SONG NGƯ (2 và 6)
+ 12 cung chia 2 nhóm. 7 Cung có biểu tượng nhị nguyên  (CTHNM, 69):
1- Bảy cung có liên quan phát triển tâm thức hành tinh trên Địa Cầu và chỉ ngẩu nhiên liên quan đến Huyền Giai Sáng Tạo 4 (Nhân loại)
2- Năm cung có liên quan việc phát triển Huyền Giai Nhân loại trong thời gian và không gian. 5 cung quyết định chính yếu: a/ Cancer. b/ Leo. c/ Scorpio. d/ Capricorn. e/ Pisces. Ứng với 5 giống dân lớn, mà giống dân hiện tại của chúng ta, chủng Aryen, là thứ năm. 5 chủng tộc này tạo ra các biểu lộ bên ngoài gọi là 5 lục địa – Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ. Đối với Đấng hành tinh, 5 lục địa này cũng như 5 tuyến nội tiết chính yếu đối với con người. Chúng được liên kết với 5 trung tâm lực (CTHNM, 482)

+ 12 Cung Hoàng đạo: Con người là biểu hiện của 7 nguyên khí và hoạt động của 5 cõi giới, trong đó 7 + 5 được thấy là manh mối cho bí ẩn của 7 và 5 chòm sao của hoàng đạo.(CTHNM, 483)

+ 12 Hành tinh đang chi phối 12 Cung Hoàng đạo, có liên quan trước tiên đến biểu lộ ở cõi trần của con người, chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ lên khía cạnh Phàm ngã (CTHNM, 63)

- Định hình số mệnh: Năng lượng của cung Hoàng Đạo mà một người được sinh ra trong đó, nó cho thấy vấn đề hiện tại của người ấy, nó xếp đặt bước đi hay nhịp độ đối với cuộc sống, tính chất của Phàm Ngã người ấy. Nó chi phối trạng thái hoạt động của cuộc đời người này trong lúc đầu thai.
Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo  Xem:  Cung Hoàng Đạo; 

+ Mantrikashakti: Theo nghĩa đen, đó là thần lực hay quyền năng của ngôn từ hay âm nhạc. Toàn bộ pho cổ kinh Mantra Shstra có nói đến thần lực hay quyền năng này với mọi biểu lộ của nó về nội dung (subject matter) của nó, … Ảnh hưởng của âm nhạc là một trong các biểu lộ thông thường của nó. Quyền năng mang húy danh thần bí này (miritic ineffable name) là tột đỉnh của shakti này.

Khoa học hiện đại chỉ mới tìm tòi được một phần về các thần lực hay quyền năng thứ nhất, thứ hai và thứ năm nêu trên thôi, nhưng hoàn toàn không biết về các quyền năng còn lại… Sáu thần lực này nói chung được tiêu biểu bằng Tinh Tú Quang (Astral Light) [Daiviprakriti, quyền năng thứ bảy, tức Diệu Quang (Light) của Thượng Đế]. (GLBN I, 333-334)

+ Mantrikashakti (Linh từ thần lực): Thần lực tiềm phục trong âm thanh, ngôn từ và âm nhạc (LVLCK, 395–396)

+ Jnanashakti (Trí tuệ thần lực): Thần lực của trí năng hay thể trí.

+ Parashakti (Tối thượng thần lực): Theo nghĩa đen là thần lực, năng lượng và bức xạ tối cao ở trong và xuất phát từ vật chất.

+ Hành tinh thánh thiện: Là các hành tinh mà các mãnh lực cung đang biểu hiện cho linh hồn và tinh thần, với cung Phàm ngã của Đấng vĩ đại đang làm linh hoạt, tức Hành Tinh Thượng Đế đã tuân phục vào 2 cung cao, như trường hợp con người sau khi được điểm đạo lần 1 (CTHNM, 363)
–   Về mặt cơ bản, có thể nói rằng một hành tinh được xem là “thánh thiện” khi Đấng tinh thần đang làm linh hoạt hành tinh đó đã nhận được 5 trong số các cuộc điểm đạo vũ trụ chủ yếu. Còn một hành tinh ‘không thánh thiện” là hành tinh mà vị Hành Tinh Thượng Đế của nó chưa nhận được các cuộc điểm đạo này.(CTHNM, 503)
Phải nhớ 3 điều: Mỗi một trong số 7 hành tinh thánh thiện là một biểu hiện của 1 trong 7 ảnh hưởng của Cung năng lượng. người nghiên cứu phải nhớ 3 điều:
1. Mỗi hành tinh là hiện thân của một Sự Sống hay một Thực Thể Thông Linh hay Đấng Cao Cả;
2. Giống như 1 con người, mỗi hành tinh là biểu hiện của 2 thần lực của Cung – lực phàm ngã và lực chân ngã.
3. Do đó, trong mỗi hành tinh, 2 Cung ở vào trạng thái xung đột huyền bí (CTHNM, 721)

–   Về mặt cơ bản, có thể nói rằng một hành tinh được xem là “thánh thiện” khi Đấng tinh thần đang làm linh hoạt hành tinh đó đã nhận được 5 trong số các cuộc điểm đạo vũ trụ chủ yếu. Còn một hành tinh ‘không thánh thiện” là hành tinh mà vị Hành Tinh Thượng Đế của nó chưa nhận được các cuộc điểm đạo này. (CTHNM, 503)
–   Hành tinh thánh thiện tương ứng với 7 Trung tâm lực trong con người, tức 7 Luân Xa (TLHNM III, 19):
1. Hỏa vương tinh (Vulcan) ........ Cung 1
2. Thủy tinh (Mercury) ..... Cung 4
3. Kim tinh (Venus) ................... Cung 5
4. Mộc tinh (Jupiter) .................. Cung 2
5. Thổ tinh (Saturn) .................. Cung 3
6. Hải vương tinh (Neptune) ...... Cung 6
7. Thiên vương tinh (Uranus) ..... Cung 7
Xem: Tổng hợp về Hành tinh

+ 5 Hành tinh không thánh thiện, gồm:
1. Hỏa tinh (Mars) …………………… Cung 6

2. Địa cầu (Earth) …………………….. Cung 3
3. Diêm vương tinh (Pluto) …………... Cung 1
4. Nguyệt cầu (Moon), che khuất một hành tinh ẩn tàng ….. Cung 4
5. Mặt trời (Sun), che khuất một hành tinh ẩn tàng..
+ Tương ứng cung Hoàng đạo và Phàm ngã: Thật là lý thú, các hành tinh không thánh thiện chi phối các cung thứ nhất, thứ tư, thứ năm và thứ tám trong hoàng đạo nhỏ và Địa Cầu - Hành tinh không thánh thiện => Bạn có 4 hành tinh không thánh thiện, đang kiểm soát hay chi phối 01 hành tinh không thánh thiện thứ 5 – Một tương ứng với 4 trạng thái của phàm ngã:
(i)- Xác thân bên ngoài
(ii)- Thể dĩ thái hay là thể sinh lực
(iii)- Thể cảm dục và
(iiii)- Thể hạ trí, cộng với sự dung hợp với thể thứ 5, tức Phàm ngã (CTHNM, 567)

+ Một hành tinh không thánh thiện như là Địa Cầu thì vẫn còn tuân phục vào cung Phàm ngã của Đấng (Life) đang làm cho nó linh hoạt, còn phần tương ứng với cung Chân Thần nội môn thì chưa hữu hiệu. (CTHNM, 363)
-  Thượng Đế của hành tinh không thánh thiện nhận được 3 cuộc điểm đạo vũ trụ.(CTHNM, 504)

+ Chòm Sao hay Tinh Tòa (CTHNM, 35; 37)
+ 12 Chòm sao/ Tinh tòa Hoàng Đạo: Xem như biểu hiện của trạng thái NL Linh hồn, được khảo cứu qua Tâm thức và phát triểnlinh hồn (Ý chí Bác Ái) (CTHNM, 37)
+ Ba chòm sao: Đại Hùng (Great Bear), từ Pleiades (Tua Rua) và từ Sirius (Ngưu Lang), chúng chi phối rộng, nhưng ngày nay vẫn tiềm tàng hơn là biểu lộ ; Riêng chòm Tua Rua có 7 năng lượng ảnh hưởng lên xác thân. (CTHNM, 470).
+ Ba nhóm tam giác - Truyền năng lượng của 3 Chòm Sao:
Đại Hùng Tinh               Pleiades                 Sirius
    Leo         ...........    Capricorn................. Pisces
       Các sao này truyền năng lượng xuyên qua
   Saturn .....................Mercury ................. Uranus
                Đi đến các trung tâm lực sau
Trung tâm lực đầu ...  Trung tâm lực ..... Tung tâm lực
  của hành tinh   ..... ấn đường H.Tinh ....tim hành tinh.
                    Từ đó đi đến
Trung tâm lực đầu .. Trung tâm lực....... Trung tâm lực
     của đệ tử              ấn đường đệ tử       tim của đệ tử.
                    và sau rốt kiểm soát
Đáy xương sống.... Bí huyệt cổ họng .... Huyệt đan điền
- Hai nhóm năng lượng chi phối trái đất:
(i)- Bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh là cội nguồn xuất phát của 7 cung của thái dương hệ chúng ta. Mỗi một trong 7 năng lượng này được truyền vào Thái Dương hệ chúng ta qua 3 chòm sao (Hoàng Đạo) và các Hành tinh chi phối chúng. (Xem Bảng tổng hợp Minh triết mới)
(ii)- 12 Chòm sao hòa lẫn năng lượng Cung => Tạo ra lưỡng nguyên chi phối cuộc sống hành tinh. (Nguồn: CTHNM, 477-478)
+ 12 chòm sao: Các đạo sinh cũng sẽ thành công khi nhớ rằng mười hai chòm sao đang tạo ra hoàng đạo đặc biệt của chúng ta chính là các nơi nhận nhiều luồng năng lượng đến với chúng từ nhiều cội nguồn. Chúng hòa lẫn và pha trộn với năng lượng của bất luận chòm sao đặc biệt nào và – chuyển hóa và “thanh luyện về mặt huyền linh” – sau rốt tìm ra con đường của chúng đi vào thái dương hệ chúng ta. (CTHNM, 18)
+ Tinh tòa gồm hai hay nhiều Thái Dương Hệ hay chuỗi Mặt Trời với các hành tinh (planet) đi kèm theo các Mặt Trời. Các Thái Dương Hệ này được giữ chung với nhau như một tổng thể cố kết do sự tương hệ mạnh mẽ của các thái dương, mà sự liên hệ từ lực được quân bình đến nỗi, nói về mặt huyền linh, “Các mặt trời cùng tiến bước trong phạm vi năng lực của nhau”. Các mặt trời duy trì các khoảng cách tương đối với nhau và truyền sinh lực cho các hành tinh của mình, nhưng đồng thời cũng duy trì một sự đồng đều về sự quân bình và về ảnh hưởng. Trong vài trường hợp hiếm có, sự quân bình này bị xáo trộn và có việc tăng hay giãm ảnh hưởng và năng lực thu Hút. (TLHNM I, 152)
+ Con người là biểu hiện của 7 nguyên khí và hoạt động của 5 cõi giới, trong đó 7 + 5 được thấy là manh mối cho bí ẩn của 7 và 5 chòm sao của hoàng đạo.(CTHNM, 483)
+ 12 Chòm Sao: Có liên quan trước tiên với việc kích thích của Linh Hồn bên trong hình hài, tạo ra hoạt động bên trong mà, đến lượt nó, tạo lên các thay đổi trong biểu hiện bên ngoài (CTHNM, 64)
-  12 Hành tinh đang chi phối 12 Cung Hoàng đạo, có liên quan trước tiên đến biểu lộ ở cõi trần của con người, chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ lên khía cạnh Phàm ngã (CTHNM, 63)

Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo
Xem: Bảy Cung; Cung H.Đạo; Lá số Chiêm tinh; Biểu đồ cung; Khẩu hiệu P.Ngã và L.Hồn
Xem: Tổng hợp về chòm sao
Xem: Tổng hợp về 7 Cung đến Thái Dương hệ - Địa cầu và Nhân loại

+ Bệnh Lao (Tuberculosis): Bệnh lao là kết quả của việc lạm dụng (misuse) năng lượng của cung 2. (CTNM, 383)

+ Cách gọi danh xưng: Du sỹ; Chư tôn giả; Chư hiền
Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra khi ở đây những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Chư Tôn giả có tin tưởng gì, có sức lực gì mà chư Tôn giả tuyên bố: 'Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn'".

Này các Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: "Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: 'Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất, ở đây là có Sa-môn thứ hai; Sa-môn thứ ba; Sa-môn thứ tư'. Thế nào là bốn? Chư Hiền, chúng tôi có lòng tin bậc Ðạo Sư, có lòng tin Pháp, có sự thành tựu viên mãn các Giới luật, và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, chúng tôi mến. Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: 'Chỉ ở đây là Sa-môn... Sa-môn thứ tư'". (Nguồn: Tiểu Kinh Sư Tử Hống)

+ Mười sanh pháp - Điều Nên Nói:
1. Nếu Tỳ-kheo tự mình đã có được tín tâm rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người có được tín tâm.
2. Tự mình đã trì giới rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người trì giới.
3. Tự mình thiểu dục rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người thiểu dục.
4. Tự mình tri túc rồi lại nói cho người khác và cũng khen ngợi những người tri túc.
5. Tự mình ưa nhàn tĩnh rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người ưa nhàn tĩnh.
6. Tự mình đa văn rồi lại nói cho người khác và cũng khen ngợi những người đa văn.
7. Tự mình tinh tấn rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người tinh tấn.
8. Tự mình chuyên niệm rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người chuyên niệm.
9. Tự mình đắc thiền định rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người đắc thiền định.
10. Tự mình đắc trí tuệ rồi lại nói cho người khác, và cũng khen ngợi những người đắc trí tuệ. (Nguồn: mục 109- Xem tại đây)

+ Tinh thần: Tức Chân Thần (Monad) hay Cha trên Trời.  (ASCLH, 39)
+ Tinh thầnChân Thần, là Linh Ngã. (LVLCK, 48)
+ Đơn vị Tâm thức (the Unit of Consciousness): X. Chân Thần.
+ Tinh thần (Spirit) và Tâm thức (consciousness) là các tên gọi đồng nghĩa. (LVLCK, 278)
     * Tinh Thần = Tâm thức - Ý Thức

+ Chân Thần (CT): Tự phản chiếu/ Phản ảnh/ Phân Thân). Có 3 nhóm chính (H.Giai S.Tạo 4), tức trạng thái 3 Ngôi của Thượng Đế (LVLCK, 153):
1. Các CT Ý chí / Quyền năng .. Chúa Cha
2. Các CT Bác ái/ Minh Triết..... Chúa Con
3. Các CT Trí tuệ / Hoạt động.....Chúa Thánh Thần.

+ Ý TRÍ VÀ QUYỀN LỰC. Mối nối chúng ta với Đại Hồn, là nguyên khí duy nhất bất tử và vĩnh cửu trong chúng ta, là 1 tia sáng được hấp thụ trở lại cội nguồn vào cuối chu kỳ. Chân Thần tự biểu lộ qua Tam nguyên Tinh Thần (Atma-Ý trí Tinh thần; Buddhi-Hồn thiêng; Thượng trí) > Biểu lộ qua Linh Hồn (GQ1.6, C.Tạo CN)

+ Tôi là CT: CT thức 1 người và mối liên hệ người ấy với các cõi trừu xuất, là nhận thức về vị trí của y trong hệ thống hành tinh.(LVLCK, 420)
+ Nguyên khí CT: Là cơ quan vĩ đại của sự thiên khải vũ trụ, đang hoạt động qua trung gian của ánh sáng ngoại hành tinh (ĐĐTKNM II, 294)
+ Tinh chất CT: Là vật chất nguyên tử được Sự sống của Thượng Đế Ngôi 2 làm linh hoạt. (KCVTT, 54)
- Tinh chất CT, tức vật chất của phân cảnh nguyên tử (cao nhất) của mỗi cảnh (cõi). (LVLCK, 75)
+ Tinh hoa CT: Vật chất của cõi phụ nguyên tử (hay là cõi cao nhất) của mỗi cõi chính. (Tinh hoa Hành Khí, 6 cõi phụ phi nguyên tử/ Phân tử)
+ Cung CT: Chỉ có vị đệ tử được điểm đạo lần 3 mới biết chắc chắn được cung Chân Thần của mình. (LVHLT, 573)

+ Chân Thần con người: Như chúng ta đã thấy, Chân Thần con người (the human Monad) có bản chất tam phân, ba trạng thái của nó (aspects) được đặt tên theo thứ tự là Tinh thần (the Spirit), Hồn Tinh thần (the spiritual Soul) và Nhân Hồn (the human Soul): Atma, Buddhi, Manas. (MTNX, 212)

+ Chân Thần là hợp thể (combination) của hai nguyên khí chót trong con người, tức nguyên khí thứ 6 và thứ 7. Nói cho đúng thì thuật ngữ “Chân Thần con người” chỉ dùng để chỉ Linh Hồn Kép (Dual Soul) (Atma–Buddhi) chứ không dùng để chỉ nguyên khí linh hoạt tâm linh cao nhất, tức Atma, mà thôi. Nhưng vì Hồn Tinh thần (Spiritual Soul) không thể có sự sống, cũng không thể biểu lộ nếu bị tách khỏi Atma, nên Chân Thần được gọi như vậy. (GLBN I, 230)

Xem thêm về Chân Thần

+ Vũ trụ: 100 tỷ thiên hà, mỗi thiên hà có ít nhất 100 tỷ mặt trời (Giai điệu bí ẩn_Trịnh Xuân Thuận, LVLCK, 16)

+ Đại Vũ trụ: Thái Dương Thượng Đế tức là Đại Vũ trụ. (LVLCK, 69)

+ Tiểu vũ trụ - Tiểu thiên địa: Con người, Tiểu thiên địa, Chân Thần biểu lộ, Đấng Duy Nhất. (LVLCK, 80)

- Tiểu vũ trụ tức là con người biểu lộ thông qua thể xác.(TVTTHL, 356)

- Tiểu vũ trụ tức là Chân Thần (Monad). (LVLCK, 69)  

Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ
Xem: LUẬT VŨ TRỤ VÀ ĐỊNH ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU  

+ Đức Christ: Còn gọi là Di Lặc Bồ Tát; Đức Chưởng Giáo (World Teacher), Đức Bồ Tát, Đức Iman Madhi (Hồi giáo) ....(ĐĐNLVTD, 43)
+ Đấng Christ: Các tư tưởng của con người từ giữa thời kỳ Atlantis đã luôn bị thu hút về phía con đường hủy diệt hay tả đạo, vì sự ích kỷ đã là động lực và lợi ích cá nhân đã là yếu tố chi phối. Một phần công việc của Đấng Christ khi Ngài đến cách nay 2000 năm là để xóa bỏ xu hướng này bằng việc khắc sâu, thông qua gương mẫu và giáo huấn, về sự hy sinh và lòng vị tha, và tinh thần tử vì đạo (mà nó thường bị nhuốm màu bởi sự cuồng loạn và một lợi ích cá nhân ở cõi trời) đã là một trong những kết quả của nỗ lực này. Nhìn theo quan điểm của Thánh Đoàn thì nỗ lực đã thành công, vì tinh thần Cơ Đốc giáo thay thế cho sự tái định hướng vào những sự việc ở cõi trời. Đó là sự thanh khiết của động lực và bản năng phụng sự, mà nguyên tắc chủ đạo gần đây là mới so với quan điểm về những sự vĩnh hằng trước kia.
- Tuy vậy, bất chấp điều này, xu hướng đưa tới lợi lộc ích kỷ vẫn là yếu tố mạnh nhất trên thế giới vào lúc này, và đó là tình trạng khủng hoảng đang tồn tại giữa Thánh Đoàn Quang Minh và nhóm chức sắc đang điều khiển phe tả đạo, tức là đường lối kiểm soát bằng hình tướng và dục vọng (LVHLT, 259)
+ Đức Chưởng giáo là là Đấng cao cả mà toàn thế giới đang mong đợi. Ngài trở lại để khai sáng thêm con đường Chân lý, giúp chúng ta giải quyết những vấn đề khó khăn, và tiến xa hơn trong cố gắng thể hiện Chân Thiện - Mỹ. Ngài là Đức Christ của Thiên Chúa giáo; là Đức Maitreya (Tiếng Sanskrit), Metteyya (Tiếng Pali), Jampa (Tiếng Tây Tạng) hay Di Lạc Bồ-tát của Phật giáo; là Đấng Hoá thân Kalki của Vishnu trong Ấn giáo; là Đức Imam Madhi của Hồi giáo; là Đức Sosiosh, Đấng Cứu thế của Hoả giáo; và Ngài cũng được tôn xưng trong các tôn giáo khác . . .(Trích Thư vể TTHM)
+ Đức Chưởng Giáo (The World Teacher, The Christ): Đức Chưởng Giáo là vị chủ quản nhóm 2. Ngài là Đấng Cao Cả mà tín đồ Cơ Đốc Giáo gọi là Christ. Ở phương Đông, Ngài cũng được biết dưới danh xưng Đức Bồ Tát (the Bodhisattva), Đức Di Lặc (the Lord Maitreya), và là Đấng mà người sùng tín Hồi giáo mong đợi, dưới danh xưng Iman Madhi. Chính Ngài đã chủ trì các vận mệnh cuộc sống từ khoảng năm 600 trước Thiên Chúa và chính Ngài đã đến với nhân loại trước kia và nay Ngài lại được mong chờ. Ngài là Đấng Bác Ái và Từ Bi, cũng như vị tiền nhiệm của Ngài, Đức Phật, là Đấng Minh triết.  Năng lượng của Ngôi 2 tuôn tràn qua Ngài, trực tiếp đi đến Ngài từ bí huyệt tim của Hành Tinh Thượng Đế qua tim của Đức Sanat Kumara. Ngài hoạt động nhờ việc tham thiền được tập trung trong tim. Ngài là Đức Chưởng Giáo, Sư Phụ của các Chân Sư, Đấng giáo huấn của Thiên Thần và Ngài được giao cho việc dìu dắt vận mệnh tâm linh của con người và việc mở ra sự hiểu biết bên trong mỗi người rằng y là con của Thượng Đế và con của Đấng Tối Cao. Nếu Đức Bàn Cổ bận tâm tới việc tạo ra kiểu mẫu và hình hài nhờ đó tâm thức phát triển và thu nhận kinh nghiệm, thì Đức Chưởng Giáo điều khiển tâm thức nội tại trong cuộc sống hay trạng thái tinh thần của nó, tìm cách làm sinh động nó bên trong hình hài, để cho, vào đúng lúc, hình hài này có thể bị loại bỏ và tinh thần được giải thoát quay về cội nguồn. Từ lúc bỏ cõi trần, như đã được thuật lại gần đúng trong câu chuyện Thánh Kinh (mặc dù có nhiều chi tiết sai lầm), Ngài đã ở lại với các con của nhân loại, không bao giờ thực sự ra đi, mà chỉ có vẻ ra đi, và những ai biết cách đều có thể tìm thấy Ngài ở trong một thể xác, ngự tại Hy Mã Lạp Sơn và hoạt động hợp tác chặt chẽ với hai Huynh Trưởng của Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Bồ Tát. Hằng ngày, Ngài ban ân huệ cho thế gian và hằng ngày, Ngài đứng dưới cội thông lớn trong vườn của Ngài vào lúc hoàng hôn, đưa tay ban phúc cho tất cả những ai chân thành và thiết tha tìm đạo. Ngài biết rõ những kẻ đi tìm chân lý, mặc dù có thể họ vẫn không biết Ngài , nhưng ánh sáng mà Ngài ban rải vẫn kích thích đạo tâm họ, bảo dưỡng điểm linh quang của sự sống đang phấn đấu và cổ vũ người tìm đạo cho đến ngày trọng đại, lúc mà họ đứng đối diện với Đấng mà,  nhờ được “thăng lên” (hiểu theo nghĩa huyền linh), đang kéo mọi người về phía Ngài với tư cách là Đấng Điểm đạo (Initiator) với các bí nhiệm thiêng liêng. (ĐĐNLVTD, 41–47)
+ Đức Di Lặc Bồ Tát: 
A-dật-đa Bồ-tát, chính là Bồ-tát Di Lặc. A-dật-đa là tiếng Phạn, dịch là Vô Năng Thắng, cũng tức là Từ Thị. Vị Bồ-tát này chuyên tu Từ Tâm Tam-muội, đối với bất cứ ai ngài đều dùng tâm Từ bi. Ai mắng ngài, ngài cũng dùng lòng từ bi đáp lại; ai đánh ngài, ngài cũng đáp lại bằng lòng từ bi. Bất luận là người nào đối xử không tốt với ngài, hoặc là ức hiếp ngài, làm nhục ngài, giận dữ la hét ngài, sanh ra vô minh, ngài đều dùng lòng từ bi đối xử với họ. Tất cả mọi việc, ngài đều dùng lòng từ bi đối đãi hết. Chẳng những ngài dùng từ bi đối xử với người, mà ngài còn thương xót cứu giúp tất cả chúng sanh nữa. Ngài xem tất cả chúng sanh giống như là con cái của chính mình, thậm chí còn thân thiết hơn con cái nữa. Ngài thương mến giúp đỡ tất cả chúng sanh đủ cả mọi mặt với tâm từ bi vô lượng vô biên. Tu Từ Tâm Tam-muội cần phải tu cả hạnh Nhẫn nhục, cho nên ngài có một bài kệ như thế này:
Lão hèn mặc áo vá
Cơm hẩm đủ no lòng
áo vá qua cơn lạnh
Vạn sự chỉ tùy duyên
Có người mắng lão hèn
Lão hèn cho là hay
Có người đánh lão hèn
Lão hèn ngủ quên mất
Phun nước miếng lên mặt
Cứ để nó khô thôi
Ta cũng bớt sức lực
Anh cũng khỏi giận hờn
Kiểu Ba-la-mật ấy
Chính là báu thêm mầu
Nếu biết được như thế
Lo gì đạo chẳng thành.
Lão hèn mặc áo vá: Lão hèn chính là một người tuổi già rất ngu si, áo vá chính là áo rách phải dùng kim chỉ để vá lại.
Cơm hẩm đủ no lòng: Cơm hẩm chính là thức ăn không thêm các gia vị dầu, muối, tương, xì dầu, dấm..., rất nhạt nhẽo, không có mùi vị gì, chỉ có thể lót đầy bụng trống thôi.
áo vá qua cơn lạnh: áo rách được vá lành thì có thể dùng để ngăn cái lạnh lẽo từ bên ngoài.
Vạn sự chỉ tùy duyên: Bất cứ sự tình gì cũng tùy tiện mà giải quyết ổn thỏa. Việc đến thời ảnh hiện, việc đi kể như không, cũng chính là "Ðáo xứ tùy duyên qua ngày tháng, Thủ thường an phận mặc thời gian." Bất cứ sự tình gì hễ đến, đi thì kể như không, đó gọi là tùy duyên. Tùy duyên cũng chính là "Tùy duyên mà bất biến, bất biến tùy duyên"; cũng chính là trong động có tĩnh, trong tĩnh có động; vừa tĩnh vừa động, vừa động vừa tĩnh.

Có người mắng lão hèn: Có người mắng ta là lão già ngu si.
Lão hèn cho là hay: Ta tự nói là hay quá, hay quá!
Có người đánh lão hèn: Có người đánh ta, cho ta là kẻ ngu si vô dụng, đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Lão hèn ngủ quên mất: Có người đánh ta một cái, ta nằm xuống ngủ quên ngay. Mình nói ngài là ngu si, tại sao lại làm thế? Thông thường người ta bị đánh thì trừng mắt nhướng mày nói: "Tại sao anh đánh tôi?" Nhưng ngài chẳng những không trợn mắt, mà lại nằm lăn trên đất ngủ khì nữa. Như vậy có quá hay hay không? Nếu ai có thể dùng được phương pháp này thì thật là không đến nỗi tệ, thật là có hạnh tu đấy.
Phun nước miếng lên mặt, có người phun nước miếng lên mặt mình thì lửa vô minh bốc lên hằng ba ngàn trượng: "Tại sao anh làm nhục tôi?!" Nhưng Bồ-tát Di Lặc thì: Cứ để nó khô thôi, để cho nó tự khô đi, tôi cũng không cần lấy tay lau sạch.
Ta cũng bớt sức lực, lau sạch nước miếng dù không hao phí sức lực bao nhiêu, nhưng cũng là phải dùng sức, bây giờ không lau thì sức lực đó cũng bớt phải xử dụng.
Anh cũng khỏi giận hờn, một khi mình thấy một người bị mình phun nước miếng lên mặt mà người ấy hình như coi như không, thì nghĩ rằng: "Cái người này! Mình không quen biết họ", thế thì giận hờn của mình không còn nữa.
Kiểu Ba-la-mật ấy, sao gọi là Ba-la-mật? Ðó là có người đánh, mình có thể ngủ thì được; có người phun nước miếng lên mặt, mình cứ để nó tự khô đi; đó chính là Ba-la-mật, cũng gọi là Nhẫn nhục Ba-la-mật. Giả như ngay đến Nhẫn nhục Ba-la-mật mà cũng không biết, thì mình học Phật pháp để làm chi? Chẳng cần phải suốt ngày từ sáng tới tối học đi học lại mãi mới gọi là học được nhiều Phật pháp, mà có khi cảnh giới đến lại không biết áp dụng một tí nào.
Chính là báu thêm mầu, đó là mầu nhiệm trong mầu nhiệm, quý báu trong quý báu. Nếu biết được như thế, lo gì đạo chẳng thành?
Nếu biết được những điều như trên thì lo gì không thành đạo được? Nếu tu học Nhẫn nhục Ba-la-mật như thế, thì đạo nghiệp của mình nhất định sẽ thành tựu; chư Phật, Bồ-tát không bao giờ dối gạt người đâu. Nếu mình học được như Bồ-tát Di Lặc thì nhứt định sẽ thành tựu đạo quả. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)
+ Bồ Tát Di Lặc là đại biểu truyền thừa tương lai. Thích Ca Mâu Ni Phật là một thời đại lớn. Pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật có Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp. Thời đại lớn này là một vạn hai ngàn năm. ....Bồ Tát Di Lặc chính là kế thừa Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật thứ tư trong Hiền kiếp, Di Lặc là vị thứ năm, cho nên là tiếp nối tương lai, cũng tiếp nối pháp môn này. Pháp môn này là pháp môn đệ nhất, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai độ chúng sanh thành Phật đạo. Pháp môn đệ nhất chính là kinh Vô Lượng Thọ. Đối tượng kinh Vô Lượng Thọ, đối tượng có thể tiếp dẫn chính là chúng sanh căn tánh chín muồi ở thế gian - Ngay trong một đời này quyết định làm Phật. Đó chính là đối tượng của kinh Vô Lượng Thọ. Đây là thật, không phải giả ! .....H.T. TINH KHÔNG ! Xem thêm
+ 670. THỌ KÝ ĐỨC PHẬT DI LẶC

Này Di-lặc, vào một thời gian lâu dài ở thời vị lai, lúc con người thọ đến tám vạn tuổi, ngươi sẽ thành Phật hiệu là Di-lặc Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. Giống như Ta hiện nay là Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu. (Nguồn: mục 670- (Trung A Hàm, Kinh Thiên Sứ, Phẩm 6, số 64)
Di-lặc Bồ-tát, còn gọi là A-dật-đa (Ajita/ Hán dịch: Vô năng thắng). Di-lặc/ Từ thị (Maitreya) là họ của gia đình. Vị tăng to béo mập mạp. Có lẽ là vị Bồ-tát nầy thích ăn ngon. Ngài cũng rất thích cười, Ngài rất thích chơi với trẻ con, và đáp lại, trẻ con cũng rất thích chơi với ngài. Sau khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt, không còn là bậc đạo sư giáo hoá chúng sinh ở cõi nầy nữa, thì Đức Phật Di-lặc sẽ ra đời để tiếp tục việc giáo hoá chúng sinh. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni được gọi là Hồng Dương Phật. Khi Bồ-tát Di-lặc thành Phật, ngài sẽ được gọi là Bạch Dương Phật. Điều nầy có nghĩa là khi Đức Phật Di-lặc thị hiện ra đời, thì máu của chúng sinh sẽ là màu trắng, không còn màu đỏ như thời trước nữa. Loài người hiện nay có máu màu đỏ vì đang ở trong thời giáo hoá của Hồng Dương Phật.
Khi nào Đức Phật mới Di-lặc thị hiện ra đời? Nghe thật là lâu xa khi quý vị được kể ra ...(Mời xem trong Kinh văn). Thời Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh dậy con tu tập pháp định duy tâm thức (Tam giới duy tâm - Vạn pháp duy thức là nguyên lý của pháp Duy thức quán), con được nhập vào chánh định, tâm cầu danh thế gian đã diệt. Bạch Đức Thế tôn, do con rõ được tánh duy thức như vậy, nên từ thức tánh lưu xuất vô lượng Như Lai. Nay được Phật thụ kí, kế tiếp thành Phật ở cõi nầy. Đức Phật hỏi về viên thông, con dùng pháp quán tường tận mười phương đều do thức biến. Thức tâm được tròn sáng, thể nhập tánh viên thành thật, rời xa các tánh y tha khởi và tánh biến kế sở chấp, được pháp vô sanh nhẫn. Đó là phương pháp tốt nhất. (Nguồn: Kinh Lăng Nghiêm - Q5 - HT Tuyên Hóa giảng)

Xem: Tóm lược các Kỳ công của Hercules huyền thoại và Đức Phật và Đức Christ

Xem: Hercules và Đức Phật, Đức Christ

+ BÍ QUYẾT NIỆM PHẬT LÀ: Ý NIỆM VỪA MỚI KHỞI LÊN THIỆN NIỆM CŨNG ĐƯỢC, ÁC NIỆM CŨNG ĐƯỢC, NHẤT ĐỊNH CHẲNG ĐOÁI HOÀI, NGAY LẬP TỨC ĐỔI NÓ THÀNH A DI ĐÀ PHẬT. ĐỔI CHO NHANH, CÀNG NHANH CÀNG HAY, CHỚ ĐỂ CHO Ý NIỆM ẤY TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG; (Ps Tịnh Không giảng)

+ PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT CHẤN ĐỘNG HƯ KHÔNG PHÁP GIỚI: Nếu người niệm Phật không có tư tâm, không có vọng tưởng, phân biệt và chấp trước, "Tâm bao thái hư, Lượng chu sa giới", mỗi tiếng Phật hiệu mà niệm, đều có thể chấn động hư không pháp giới. Người niệm Phật này còn thù thắng hơn, so với mười ngàn người ở niệm Phật đường; Hòa Thượng Tịnh Không (Xem bài)

+ Niệm Phật - Bồ tát không được nghi ngờ:
Niệm niệm chớ sanh nghi
Bậc Tịnh thánh Quán Âm
Trong khổ não tử ách
Giúp đỡ, làm chỗ nương.
Niệm niệm chớ sanh nghi: Lúc chúng ta niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì đừng bao giờ sanh lòng nghi ngờ. Chớ nên nghĩ như thế này: "Niệm có ích gì không? Niệm Bồ-tát Quán Thế Âm há chẳng phải là không có ý nghĩa gì?" Mỗi ngày đều niệm Bồ Tát Quán Thế Âm và cần nhất là không nên có tâm hoài nghi. Dù chỉ trong một niệm cũng không nên sanh tâm hoài nghi, mà phải nên sanh lòng tin vững chắc. (Nguồn: Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Âm tuyệt định nhân gian trong Phẩm Phổ Môn - Kinh Pháp Hoa)

+ Niệm Phật đúng như Pháp vài tiếng Niệm - Quỷ liền lui. Mời xem (Xem bài viết)

+ Niệm Phật Với Người Bận Rộn: Nếu như công việc chân thật rất bận rộn cũng có thể rút ra chút thời gian để tu hành, đó chính là khi tôi ở Singapore đề ra phương pháp mười niệm, có hiệu nghiệm, phù hợp với nguyên tắc mà tịnh tông đưa ra. Tôi đưa ra phương pháp tập niệm này là 1 ngày 9 lần, 1 lần đại khái chỉ có 1 đến 2 phút, chính là niệm 10 câu Phật hiệu, niệm 10 câu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…trong 10 câu Phật hiệu này không có hoài nghi, không có xen tạp, đó gọi là tịnh niệm. 10 câu dễ niệm, nếu khi nhiều thì vọng niệm khởi lên, 10 câu vọng niệm không dễ xen tạp vào. Sáng sớm khi thức dậy niệm 10 câu, sau khi rửa mặt xong, có tượng Phật thì đối mặt với tượng Phật, không có tượng Phật thì mặt quay về hướng tây, niệm 10 niệm chỉ 1-2 phút, không có việc gì có thể chướng ngại, trước khi đi ngủ, khi xúc miệng xong cũng niệm 10 câu, sớm tối 2 lần. Trong 3 bữa cơm, trước khi ăn cơm, mọi người niệm chú cúng dường, ta niệm 10 câu A Di Đà Phật, bạn xem như vậy là được 5 lần rồi. Còn lại 4 lần, sáng sớm khi đi làm chưa vào ca, trước tiên niệm mười câu Phật hiệu, rồi xử lí công việc, tan ca cũng là như vậy, sau khi tan ca thâu gọn sạch sẽ, niệm 10 câu Phật hiệu, rồi mới rời khỏi vị trí của mình, buổi sáng 2 lần, buổi chiều 2 lần, 1 ngày 9 lần, bạn chỉ cả đời như vậy, không gián đoạn ngày nào, khẳng định có hiệu quả. Việc này dễ làm, khi làm bất cứ nghề nghiệp gì cũng không bị chướng ngại.(PS Tịnh Không giảng)

+ Pháp môn niệm Phật có bốn cách: 1/ Quán tưởng niệm Phật, 2/ Quán tượng niệm Phật, 3/ Thật tướng niệm Phật, 4/ Trì danh niệm Phật.
1. Quán tưởng niệm Phật: Chính là quán tưởng toàn thân sắc vàng của Phật A Di Ðà tướng hảo quang minh không sánh ví, toàn thân của Phật A Di Ðà phóng ra ánh sáng sắc vàng. Tướng hảo là thành tựu công đức viên mãn, đầy đủ ba mươi hai tướng tám mươi vẻ đẹp, ánh sáng của Ngài không sánh ví. Xem thấy tướng sáng lông trắng giữa chặn mày của Phật A Di Ðà to lớn xoay quanh như năm hòn núi Tu Di. Mắt của Ngài to như bốn biển lớn, cho nên quý vị làm sao thấy được thân to lớn của Phật A Di Ðà?
Ở trong ánh sáng của Phật A Di Ðà hóa hiện ra rất nhiều Phật. Chẳng những hóa ra hình tượng của Phật mà còn hóa hiện ra hình tượng của Bồ-tát nữa. Phật A Di Ðà có bốn mươi tám lời nguyện cứu độ tất cả chúng sanh khiến cho đều lên chín phẩm sen vàng được giải thoát.
Chín phẩm có Thượng phẩm, Thượng trung phẩm, Thượng hạ phẩm, Trung thượng phẩm, Trung trung phẩm, Trung hạ phẩm, Hạ thượng phẩm, Hạ trung phẩm, Hạ hạ phẩm. Hoa sen ở mỗi phẩm lại chia làm chín phẩm, thành ra 9 x 9=81 phẩm. Có được tám mươi mốt phẩm, tất cả chúng sanh sẽ đến bờ bên kia, tức là Niết-bàn.
2. Quán tượng niệm Phật: Ðó là cúng dường một tôn tượng Phật A Di Ðà. Niệm Phật cách này chính là quán nhìn tượng Phật A Di Ðà, càng lâu càng kỹ mới được thành công.
3. Thật tướng niệm Phật: Chính là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm. Bạn muốn không niệm cũng không được. Nó giống như giòng nước, tự mình ở trong đó thì niệm ra Phật; niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, miên miên mật mật, đạt đến cảnh giới ấy chính là Niệm Phật Tam-muội, cũng chính là thật tướng niệm Phật.
4. Trì danh niệm Phật: Tức là chuyên niệm Phật A Di Ðà, mở miệng ngậm miệng, đi, đứng đều niệm A Di Ðà. Niệm cần phải niệm cho rõ ràng, lỗ tai phải nghe cho rõ ràng, tâm cũng phải nhớ cho rõ ràng; ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh niệm Phật, tâm không vọng tưởng. Miệng không có bốn nghiệp ác: Mắng chửi, nói thêm, nói láo, nói đâm thọc. Thân không có ba nghiệp ác: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm. ý không tham, sân, si. Ðó là dùng ba nghiệp thanh tịnh để niệm Phật. Thân, khẩu, ý thanh tịnh mà niệm Phật thì niệm niệm thanh tịnh, niệm niệm Phật như vậy. (Nguồn: Kinh A Di Đà Phật - HT Tuyên Hóa giảng); 
* Pháp Trì danh niện Phật trong giảng Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 5 cũng có giảng. Mời xem HT Tuyên Hóa giảng.

+ Bí quyết thời khóa Tu đều đặn: Tu Hành, cần định khóa sớm tối, bạn duy trì đều chỉ 5 phút mỗi thời khóa, không có gián đoạn, sẽ thành tựu hơn nhiều là mỗi thời 30 phút nhưng ngày có ngày không, là giải đãi, chẳng thể thành tựu (PS Tịnh Không)

+ Niệm Phật: Trong kinh Đại Tập, đức Phật dạy: “Thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu", tức Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ (Nguồn)

+ Pháp Niệm Phật: Ðức Phật dạy, có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. (Tăng Chi Bộ Kinh).

+ Trì danh - Trì niệm Phật - Bồ Tát - Thánh hiền
Nếu có người trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy đặng, vì do sức oai thần của Bồ-tát này đặng như vậy. Nếu có người bị nước xiết cuốn trôi, xưng danh hiệu Bồ-tát này liền gặp chỗ cạn.
Ðoạn văn kinh này nói về Bồ Tát Quán Thế Âm cứu độ chúng sanh thoát khỏi nạn lửa và nạn nước, hai nạn đầu trong bảy nạn. Nếu có người trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm này. “Nếu có,” là bây giờ chưa có, tương lai có thể có. Giả sử có một người ở tình huống ấy mà trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. “Trì” là nắm chắc, nghĩa là không quên, cũng tức là tâm tâm niệm niệm đều chấp trì câu: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.” Thì dầu vào trong đám lửa lớn, lửa chẳng cháy đặng. Song, đây ý là nói người ấy bình thường niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, mà không phải là nói đợi đến khi bị vây hãm trong đám lửa lớn mới niệm danh hiệu Ngài, không phải là bảo bây giờ mới đốt hương, bây giờ mới niệm Phật, cũng không phải là nói hôm nay có tai nạn, hôm nay mới niệm Bồ Tát Quán Thế Âm. Có câu là: “Bình thường chẳng đốt hương, gặp việc ôm chân Phật.” Lúc rảnh, một cây hương cũng không đốt, gặp việc gấp mới chạy ôm chân Phật cầu xin cứu nạn cho. Lúc ấy dù cho quý vị ôm bắp vế của Phật, nhưng Phật cũng không có để mắt tới đâu. Tại sao thế? Vì lúc bình thường quý vị không chịu tu hành, đến chừng gặp nạn mới cầu cứu với Phật, đó gọi là “bây giờ mới đốt hương, bây giờ mới niệm Phật.”
Lại còn có một hạng người, lúc bình thường cũng chưa đốt hương chưa niệm Phật, nhưng lúc có nạn gấp, Bồ Tát Quán Thế Âm cũng cứu giúp họ, khiến họ lìa khổ đượĩc vui. Thế nghĩa là sao? Quý vị biết rằng, mỗi người chúng ta đều có nhân trước quả sau. Ở đời trước, có thể người ấy đã từng dũng mãnh tinh tiến tu hành, gắng sức dụng công niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, thậm chí đã từng tạo ra các thứ công đức, đời này dù không có niệm mà nhờ đời trước đã trì niệm, đã từng gieo trồng căn lành, nên ở đời này dù người ấy không niệm mà Quán Thế Âm Bồ Tát vẫn đến cứu giúp cho. Ấy là nhờ có nhân xa mà được. Về nhân, có nhân xa mà cũng có nhân gần. Nhân xa là nhân gieo trồng từ đời trước, nhân gần là nhân gieo trồng ở đời này.
Có người nói: “Ðời trước có thể tôi đã gieo nhân rồi, bây giờ không cần phải niệm nữa. Tương lai tôi có mắc nạn, Bồ Tát Quán Thế Âm cũng sẽ đến cứu tôi.” Ðiều đó không lấy gì chắc lắm. Quý vị yêu cầu tôi bảo đảm, tôi cũng không dám! Nếu như quý vị ngay từ bây giờ bắt đầu thành tâm thành ý niệm đi, thì tôi có thể bảo đảm với quý vị, chắc chắn có thể được cảm ứng, tương lai nếu quý vị có tai nạn chi, Bồ Tát Quán Thế Âm nhất định sẽ đến cứu quý vị. Vì bởi quý vị không phải là “bây giờ đốt hương, bây giờ cảm ứng” thì tuyệt đối sẽ có cảm ứng.
Trước kia có một người nhất tâm mong muốn đi Phổ Ðà Sơn ở Nam Hải để triều bái Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhưng mà trong thiên hạ lại có lắm chuyện trớ trêu! Ngày ông ta lên thuyền để đi Phổ Ðà Sơn triều bái Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhà kế bên phát hỏa, bốc cháy. Người nhà ông ta chạy đến báo tin: “Không xong rồi! Anh phải về mau! Ðừng đi Phổ Ðà Sơn nữa. Nhà kế bên chúng ta bị cháy rồi, anh phải về lo thu xếp mới được.”
Người ấy nói: “Tôi vì muốn triều bái Bồ Tát Quán Thế Âm nên đã trường chay ba năm rồi, bây giờ đã lên thuyền sắp đi. Nhà nếu phải cháy, thì dầu tôi có rời thuyền thì nhà cũng vẫn cháy. Nếu không đáng cháy, nhờ sức bảo hộ của Bồ-tát, dầu tôi không xuống thuyền nhà cũng không cháy được. Với thành tâm này, tôi đâu có thể vì nhà cháy mà không đi lễ Bồ-tát Quán Thế Âm!”
Ðối với ông ta lúc đó, việc nhà cháy cũng mặc kệ, chỉ quyết định nhất tâm đi lễ Bồ Tát Quán Thế Âm mà thôi. Sau khi ông ta đi triều bái Bồ Tát Quán Thế Âm ở Phổ Ðà Sơn trở về, nhìn thấy làng xóm hai bên đều trống không vì bị lửa ngốn, chỉ còn độc ngôi nhà mình nguyên vẹn. Vì thế có người hỏi: “Tại sao mấy nhà xung quanh bị cháy hết mà nhà anh không bị cháy?” Anh ta đáp: “Nhờ tôi thành tâm đi lễ Bồ Tát Quán Thế Âm. Khi đi, thứ gì tôi cũng buông xả hết, cái gì cháy cứ cháy, tôi cho cháy tuốt, đều không màng đến. Ðó là nhờ Bồ Tát Quán Thế Âm bảo hộ cho đấy! Nhờ oai lực của Ngài cứu giúp nên nhà của tôi mới được nguyên vẹn như thế!”
Ðó là bằng chứng: “Giả sử vào trong đám lửa lớn, lửa không thể cháy được.”
Do nhờ sức oai thần của Bồ-tát này. Tại sao lửa không thể cháy được? Vì Bồ Tát Quán Thế Âm có oai thần lực lớn nên lửa không thể cháy được.
Nếu bị nước xiết cuốn trôi. Nếu bình thường quý vị niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, hoặc là vô ý – chớ không phải muốn thử nghiệm Bồ Tát Quán Thế Âm mà nhảy xuống biển xem có linh nghiệm chẳng bị chìm hay không? Nếu quý vị có ý muốn thử, không phải thật lòng tin thì tuyệt đối không linh nghiệm đâu. Quý vị nhảy xuống biển chắc chắn sẽ chìm ngay. Tại sao? Tại quý vị có tâm muốn thử Bồ-tát. Bồ Tát Quán Thế Âm đâu phải học trò, quý vị cũng không phải là thầy giáo, tại sao quý vị lại muốn thử nghiệm Bồ Tát Quán Thế Âm? Tại vì quý vị không tin Bồ Tát Quán Thế Âm có những thần thông như thế nên mới thử nghiệm xem. Sự thử nghiệm đó không sao, nhưng lại là đem sinh mạng của mình làm vật hy sinh đấy! Không nên đem sinh mạng làm trò cười, để đánh cuộc như vậy!
Xưng danh hiệu Bồ-tát này liền gặp chỗ cạn. Quý vị xưng niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm thì bất ngờ gặp được chỗ cạn. Ở trong biển lớn thì làm sao đến được bờ kia? Ðó là nhờ oai lực của Bồ Tát Quán Thế Âm mới có sự cảm ứng như thế. Bất cứ là người nào, nếu muốn giải trừ các khổ não của bảy nạn, thì trước phải thường thường cung kính xưng niệm danh hiệu Ngài. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Kinh Pháp Hoa)

+ Thấy Nghe hoặc niệm Địa Tạng Bồ Tát đều được lợi ích thù thắng:
Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Ông có đại nhân duyên với thế giới Ta Bà. Nếu hàng trời hoặc rồng, hoặc kẻ nam người nữ, hoặc thần hoặc quỷ, cho đến các chúng sanh tội khổ trong Lục Đạo nghe danh hiệu của ông, thấy hình tượng của ông, mến tưởng đến ông, khen ngợi ông, thì những chúng sanh ấy đều ở nơi Đạo Vô Thượng quyết chẳng còn thối chuyển, thường được sanh vào cõi người, cõi trời, hưởng đủ sự vui vi diệu; khi nhân quả sắp thành thục liền được gặp Phật thọ ký cho.
Thiện nam, tín nữ thấy được hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng hoặc nghe được danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng, .. mà bố thí cúng dường, thì công đức phước lợi có được sẽ vô lượng vô biên.”
Hoặc lúc sắp mạng chung mà được nghe một tiếng danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng thoáng qua lỗ tai, thì các chúng sanh đó vĩnh viễn không còn phải trải qua nỗi khổ nơi Tam Ác Đạo nữa.
Huống chi là lúc sắp mạng chung, cha mẹ cùng hàng quyến thuộc đem nhà cửa, tài vật, của báu, y phục v. v... của người sắp chết đó mà đắp, vẽ hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng, hoặc làm cho người bệnh lúc chưa chết, được mắt thấy tai nghe, biết rằng hàng quyến thuộc đem nhà cửa, vật báu v. v... vì mình mà đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng; người đó nếu do nghiệp báo phải chịu bệnh nặng, thì nhờ công đức này liền được khỏi bệnh, tuổi thọ thêm lâu dài.
Còn nếu người đó nghiệp báo sanh mạng đã hết, đáng phải chịu tất cả tội chướng, nghiệp chướng, và đọa vào đường ác, song nhờ công đức này nên sau khi mạng chung liền được sanh vào cõi trời, cõi người, hưởng sự vui thù thắng vi diệu, tất cả tội chướng đều được tiêu trừ.”
.... Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Bồ Tát Địa Tạng có đại nhân duyên với cõi Diêm Phù Đề. Nếu nói về những việc lợi ích nhờ được thấy, được nghe của chư chúng sanh, thì trong cả trăm ngàn kiếp cũng không thể nói hết được. Mời xem chi tiết HT Tuyên Hóa giảng giải Kinh. (Nguồn: Kinh Địa Tạng Bồ Tát - Phẩm 12)

+ Bồ Tát Quan Âm khuyên người niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ; Trích Đường Về Cực Lạc - Hòa thượng Thích Trí Tịnh (Xem bài viết)

Xem thêm: Tổng hợp các bài hướng dẫn Niệm Phật Ba La Mật
Xem: Phật dậy Pháp Niệm Phật cho Người sơ cơ
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành

+ A lại gia thức (Alaya, tàng thức, toàn linh thức, Alaya Vijnana): - Alaya Vijnna tức là tri thức ẩn tàng (hidden knowledge). (Thư của Ch. S. 361)
+ Thứ Thứ 8 - Phát Quang minh/ Ánh sáng: Trích đoạn Phật bảo A Nan ...
A-nan, sáu căn như vậy do tánh giác minh soi lại tính minh giác. Làm mất tính sáng suốt kia, kết dính với cái vọngphát ra ánh sáng.
Giảng giải:
Vậy nên, do giáo lý đã được giải thích ở đoạn trên, là không cần phải soi lại tánh giác minh; chỉ vì qua sự sinh khởi một niệm vọng tưởng muốn soi lại tánh giác minh mà tánh giác ấy biến thành vọng giác vọng minh– kết quả là, bản thể bị mất đi; và do kết dính vào cái vọng, ánh sáng của tánh thấy trở thành hiện hữu. Điều này tạo ra những tác dụng riêng biệt của tánh thấy, tánh nghe và các tánh khác. Đó thuộc về quang minh của thức thứ tám. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)
* Thức thứ 8: HT Tuyên Hóa giảng: Phật tánh tự tánh mà mỗi chúng sinh đều vốn có đầy đủ. Am-ma-la thức là vô cấu thức. Trước khi giác ngộ, thức nầy gọi là thức thứ tám, tức A-lại-da thức, có nghĩa là tàng thức, tên gọi cho ta biết trong đó chứa đựng mọi thứ. Am-ma-la thức là sự chuyển hoá của thức thứ tám thành thanh tịnh thức. Không Như Lai tạng là một tên gọi khác và Đại viên cảnh trí cũng chỉ là một tên. Bảy danh hiệu ấy tên gọi tuy khác, dù trong quả địa danh xưng có khác, mà thể tánh thanh tịnh. Mà đạo lý của nó, về phương diện bản thể, vẫn là thanh tịnh viên mãn vững chắc như kim cương vương, thường trụ bất hoại. Không bao giờ bị biến hoại. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương V)
+ Các Thức Tâm:
- Thức tạo nghiệp gồm 6 Thức Căn:
(1) Nhãn thức - (2) Nhĩ thức - (3) Tị thức - (4) Thiệt thức - (5) Thân thức - (6) Ý thức;
- Thức Luân hồi:
3 thức gồm Ý thức - Thức 6  và Thức 7 (Nhập - Xuất Nghiệp từ thức 6 vào thức 8) và Thức 8 / A Lại Da Thức/ Tàng thức chứa Nghiệp đi luân hồi sanh tử. 
Để bắt đầu, tánh Như Lai tạng vốn chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Nhưng tối tăm mê muội làm thành hư không (hối muội vi không). Ngay tại đó mà vô minh sinh khởi. Thế nên, mặc dù tánh Như Lai tạng là bất sinh bất diệt, nhưng nương nơi chân mà khởi vọng, theo đó là tâm đối tượng của sinh diệt phát sinh – đó là thức. Thức nầy phân thành thức thứ sáu, thức thứ 7 , và thức thứ 8. Nhưng cội nguồn của thức thứ 8 vốn phát khởi từ vô minh, tạo ra các thứ sinh diệt, lại là tánh của Như Lai tạng, tánh Như Lai tạng nầy lại chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Căn nguyên của nó chính là chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể.
Do nương nơi chân mà khởi vọng, nên tánh Như Lai tạng biến thành A-lại-da thức, tức là thức thứ 8, còn gọi là tàng thức.
Thức thứ 8 là cơ sở hiện hữu của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Do thức uẩn sinh khởi đầu tiên mà có hành uẩn. Đây là thức thứ 7, tức Mạt-na thức, còn gọi là truyền tống thức. Thức nầy truyền đạt những thông tin từ thức thứ sáu vào thức thứ 8. Chính nó lập nên hành uẩn.
Uẩn tiếp theo là tưởng uẩn; đây là thức thứ sáu, còn gọi là ý thức. Thọ uẩn là một trong năm thức đầu tiên: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, mỗi thứ tương ứng với một nút thắt. Sắc uẩn được kể là 2 nút, vì nó thô trọng hơn. Như vậy, sáu nút bắt đầu với thức thứ 8 và hoạt dụng thông qua thức thứ 7 và thức thứ sáu rồi thông qua năm thức giác quan. Với sự hiện hữu của ngũ uẩn mà ngũ trược được hình thành, tạo ra không biết bao nhiêu chướng ngại
... Hư Không Tạng Bồ-tát, từ trong chân tâm thường trú hiện ra đại viên kính trí. Kính nầy biểu tượng cho đại trí huệ. Khi thức thứ 8 được chuyển thành thanh tịnh, thì nó trở thành đại viên kính tríTrong đó phóng ra 10 loại hào quang báu vi diệu, đều soi sắp cùng tận hư không khắp mười phương. Ánh sáng hào quang rất rực rỡ, chiếu khắp cùng tận hư không ở mười phương. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Thức thứ tám - Bổn thức hay Thần thức: "Bổn thức" hay "thần thức," là chỉ cho Thức Thứ Tám (đệ bát thức). Thức Thứ Tám này thì "khứ hậu lai tiên," đến trước nhưng lại đi sau; do đó có bài kệ nói rằng:
Tam Tàng mênh mông không cùng tận,
Vực sâu bảy sóng đùa trước gió,
Giữ gìn chủng tử căn thân khí,
"Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"!
“Tam Tàng mênh mông không cùng tận”,(Hạo hạo Tam Tàng bất khả cùng.) "Hạo hạo" có nghĩa là rộng lớn, mênh mông. "Tam Tàng" là chỉ cho Thức Thứ Tám—tức là A-lại-da thức, hay còn gọi là "tàng thức" (thức chứa). Vì sao gọi là "Tam Tàng"? "Tam Tàng" ngụ ý rằng các chủng tử của ba đời —quá khứ, hiện tại và vị lai—đều được tàng trữ, giữ lại trong Thức Thứ Tám này. Các chủng tử ấy—niệm tâm của chúng ta—ví như những đợt sóng trên biển cả vậy, vô cùng vô tận, nên nói là "bất khả cùng."
“Vực sâu bảy sóng đùa trước gió " (Uyên thâm thất lãng cảnh tiền phong) " bảy sóng” (thất lãng) là chỉ cho Thức Thứ Bảy. Thức Thứ Bảy còn được gọi là "truyền tống thức," vì thức này có chức năng chuyển đạt ý tứ của sáu thức trước tới cho Thức Thứ Tám. "cảnh trước gió” (cảnh tiền phong)—tức là giống như ngọn gió từ phía trước thổi tới.
“Giữ gìn chủng tử căn thân khí " (Thọ huân trì chủng căn thân khí") Do vì Thức Thứ Tám nhận sự "truyền tống," chuyển giao ý tứ từ Thức Thứ Bảy, nên gọi là "giữ “ (thọ huân.) "gìn chủng tử” (trì chủng) có nghĩa là gìn giữ các chủng tử ở bên trong. "Căn thân khí" tức là "căn thân khí giới" đều ở trong các chủng tử đó. Thức Thứ Tám có công năng duy trì chủng tử của tất cả các pháp, thân căn, thế giới.
"Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"! (Khứ hậu lai tiên tác chủ ông). Con người, khi sanh ra thì Thức Thứ Tám đến trước nhất, và lúc chết thì Thức Thứ Tám là thức đi sau cùng. Quý vị khởi vọng tưởng muốn làm điều gì thì đều do Thức Thứ Tám làm chủ tể ủng hộ, trợ giúp; cho nên nói thức này là "Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"!
Trong phần kinh văn này, "bổn thức" là chỉ cho Thức Thứ Tám. Khi vừa mới chết, tuy các thức đã phân tán, đã rời khỏi xác thân rồi—nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức đều không còn—song Thức Thứ Tám thì vẫn còn nán lại, chưa đi hẳn. Ngay lúc này, nếu quý vị vì người chết mà tụng Kinh niệm Phật hoặc làm việc công đức, thì phải lớn tiếng tụng niệm và kể ra để cho Thức Thứ Tám của người ấy nghe biết—đó gọi là "nơi bổn thức nghe biết" (văn tại bổn thức) vậy. (Nguồn: Kinh Địa Tạng - P7 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ A Lại Da Thức: Hãy nghe lời giải thích của Bồ tát Thế Thân (Hiện Ngài là vị Chân Sư thuộc Thánh Đoàn) về A-lại-da thức như sau: “Dòng chảy của các biến cố tâm thần mà bạn trải nghiệm, để lại hạt mầm (chủng tử) của nghiệp trong thức lưu trử nên gọi là Tàng thức (A-lại-da thức). Các hạt mầm được tồn trử trong nhà kho đó cho tới sau cùng, khi hội đủ các điều kiện thích đáng, chúng chín muồi và rồi ảnh hưởng lên các biến cố về sau”.
A-lại-da thức chứa đựng mọi kinh nghiệm trong kiếp sống của mỗi con người và nguồn gốc của tất cả các quan niệm tinh thần. Theo quan niệm của Pháp tướng tông thì A-lại-da thức là nơi tập hợp mọi nghiệp quá khứ rồi tới một thời đểm nhất định, tác động lên kiếp tái sinh. Và cá thể thật ra chỉ là dòng sinh diệt tiếp nối của vô số chủng tử của nghiệp. Do đó, trong ta không có một bản ngã cố định.
Trong Thành Duy Thức Luận quyển ba giải thích thức A lại da thức có ba công năng như sau:
1) Giữ gìn (chấp trì) chủng tử của các pháp: Các pháp nói ở đây là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi. Đó là “hữu lậu hữu vi” tức là các pháp tạp nhiễm thuộc về chúng sinh và “vô lậu hữu vi” tức là các pháp thanh tịnh thuộc về Thánh hiền. Tuy nhiên “chủng tử” chỉ có công năng tiềm tàng (ẩn núp) mà không khởi hiện. Nếu không có một cái gì để chứa giữ thì chủng tử của các pháp phải bị tản mất. Nếu chủng tử các pháp bị tản mất thì các pháp hiện hành ở thế gian và xuất thế gian cũng chẳng còn. Do đó phải có thức A lại da, tánh vô phú vô ký, nhất loại sinh diệt tương tục mới có thể duy trì chứa giữ chủng tử của các pháp.
2) Giữ chịu(chấp thọ) sắc căn và thế giới: Đây là muốn chỉ cho cái công năng giữ gìn báo thân của chúng sinh hữu tình được tương tục tồn tại trong một thời kỳ không tan hoại.
3) Giữ lấy (chấp thủ) việc kết nối đời sau tức là “kiết sanh tương tục” là do ba pháp: phiền não, nghiệp và sanh. Con người vì sống trong vô minh bất giác nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời sau để thọ khổ. Chữ “kiết sanh” có nghĩa là thọ sanh tức là bắt đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy. Tiến trình kết mối đời sau bắt đầu từ thân đang sống đến thân đang chết. Rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm (thân mới chết chưa đầu thai). Và sau cùng từ thân trung ấm đến thân đời sau. Nếu các thân được tương tục không gián đoạn như thế ắt phải có một cái gì thường lưu hành và giữ gìn (chấp thủ). Cái đó chính là thức A lại da. Thật vậy, nếu không có thức thứ tám này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” thì khi một người chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa. Như thế thành ra bị rơi vào thuyết Đoạn diệt của ngoại đạo rồi. Thêm nữa tất cả những chủng tử tốt xấu đều được gieo vào mảnh đất A lại da trong trạng thái tiềm ẩn. Các chủng tử này được huân tập, chuyển biến, tương sanh, tương duyên, tương diệt liên tục. Tất cả những sự chuyển biến này xảy ra liên tục và tức thời, chớp nhoáng và liên tiếp. Cái này diệt thì cái kia sinh, tương tức tương tục liên miên bất tận nên được gọi là Sát Na Sinh Diệt. Sát Na Sinh Diệt có thể được ví như những khối nước liên tục chuyển động chẩy trong dòng thác lũ. Khối nước trước đổ qua thì có khối nước khác đổ tới, tiếp nối liên tục không ngừng nghĩ và dĩ nhiên dòng nước cũ không thể chẩy trở lại nơi mà nó đã chẩy qua. Sự sinh diệt triền miên đó cũng có thể ví như những đợt sóng dạt dào trên biển cả. Đợt sống này đẩy đợt sóng kia, đợt sóng mới đẩy đợt sóng củ. Bởi có gió vọng tưởng thổi sóng dạt dào trên biển cả làm các ngọn sóng liên tiếp nhồi lên lặn xuống không ngừng nghĩ cho nên ngọn sóng này diệt thì ngọn sóng mới khởi sanh. (Nguồn: Linh hồn Tái sinh và Giải thoát - Lê Sỹ Minh Tùng Tổng hợp)
+ Thức thứ 9: Bạch tịnh thức, tinh vi cao tột hơn thức thức thứ 8, đức Phật ít giảng đến (Nguồn: Kinh Thủ LN - Q5 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Pháp sư: Có 2 nghĩa
- M
ột là những vị chuyên giảng pháp cho người khác,
- Hai là người nhận giáo pháp làm thầy của mình, họ tham cứu kinh luận để tu tập (Nguồn: Kinh Lăng Nghiêm - Q5 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Danh Pháp Sư là gì:
Giải thích danh đề tổng quát.
Giảng về đề kinh, đại khái cũng giống như những lời giảng ở phần trên. Nay giảng trạch về người phiên dịch. Hiện tại, chúng ta hiểu rõ bộ kinh này phải nhớ ơn người phiên dịch. Nếu không có người phiên dịch, sợ rằng ngày nay chúng ta không thể đọc, nghe được tên kinh này. Nếu không được nghe, không được đọc đến tên kinh này thì chúng ta y chiếu theo kinh nào, phương pháp nào để tu hành ? Không có phương pháp thì làm sao chúng ta tìm được con đường tu hành. Thế nên, chúng ta phải tri ân người phiên dịch kinh. Trải qua bao thời đại, người dịch giả, vì lòng từ bi giáo hóa chúng sanh nên phát tâm phiên dịch kinh điển và lưu truyền lại cho đến hôm nay. Thế nên, công đức của người phiên dịch kinh điển không thể nghĩ bàn, thật to lớn. Người phiên dịch kinh này là ai ? Chính là do tam tạng pháp sư Đường Huyền Trang vâng chiếu dịch kinh. Đường tức là Đường triều. Tam tạng là kinh tạng, luật tạng, và luận tạng. Tạng kinh có rất nhiều bộ kinh. Tạng luật giảng về giới luật. Tạng luận giảng về đạo lý kinh điển.
Pháp Sư là lấy pháp làm thầy, đem pháp bố thí cho người. Dùng tam tạng kinh điển của Phật pháp làm thầy mình, và đem pháp giáo hóa chúng sanh, nên gọi là tam tạng Pháp Sư. Mỗi vị pháp sư hiện nay tôn tam tạng kinh điển làm thầy và đem pháp ra giáo hóa chúng sanh. Đầy đủ hai nghĩa này thì chư vị mới có thể gọi họ là vị pháp sư tôn kính pháp làm thầy và dùng pháp để giáo hóa chúng sanh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hộ Trì Chánh Pháp - Hộ Trì Phật Pháp - Hộ Trì Đạo Phật - Ủng Hộ Đạo Phật - Ủng Hộ Phật Pháp
Hỏi: Làm thế nào để ủng hộ Phật giáo?
Đáp: Để ủng hộ Phật giáo, quý vị nên lặng lẽ quán sát. Nếu là đạo thì nên tiến tới, còn không là đạo thì hãy thoái lui. Quý vị nên suy nghĩ cho chính chắn, vì có khi quý vị xuất tiền của là tạo công đức, có lúc xuất tiền của thì lại tạo tội. Người xuất gia không được có tiền của, một khi có tiền thì họ sẽ không giữ qui luật. Quý vị mà giúp họ, họ sẽ tha hồ ăn uống, điếm đàng, bài bạc. Được nhiều tiền thì họ sẽ hoàn tục. Nếu quý vị không giúp họ, thì họ còn tiếp tục tu hành. Nhất là khi chỉ có một người xuất gia sống đơn độc, thì chỉ cần có đủ ăn là được rồi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu 214)
2. Người Học Đạo phải hộ trì Phật Pháp/ Chánh Pháp
+ Tránh tạo nghiệp cho mình: Trong kinh Đại Thừa, có nhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiến chấp, thiếu lòng tin nghe, vì e họ sinh lòng khinh báng mà mang tội.
+ Hủy báng Tam Bảo, bất luận bạn cố ý, vô ý đều là tội nặng, trong các ác nghiệp chẳng có thứ nào nặng hơn chuyện này. Bạn giết hại một người, giết hại sanh mạng, trong Kinh nói 49 ngày thì người đó đi đầu thai trở lại (Nếu họ còn phước báo ở nhân gian), do đó tội sát sanh nhỏ, tội đoạn dứt huệ mạng của chúng sanh mới lớn (Gặp Phật Pháp rất khó).
- Nguyên nhân là như Phật nói trong Kinh, Tam Bảo là nhãn mục của trời, người, Tam Bảo là nhân duyên chúng sanh được độ, bạn đoạn mất cơ hội được độ của hết thảy chúng sanh, tội đó sẽ rất nặng.
- Nhưng cơ hội gặp được Phật Pháp khó lắm, kệ khai Kinh nói: Trăm ngàn muôn kiếp khó gặp gỡ, lời này là thật, chẳng giả. Khi bạn được thân người, Chưa chắc bạn có cơ hội nghe đến Phật Pháp, huống chi được thân người thì cũng tương đối không dễ.
- Hủy báng Tịnh Tông, Chướng ngại người niệm Phật, Chướng ngại người cầu sanh Tịnh Độ, so với tội này thì chẳng biết phải thêm bao nhiêu ngàn lần, vạn lần?
Nếu muốn không đọa địa ngục cũng được: Hãy mau sám hối, thừa dịp này bạn vẫn còn một hơi thở Chưa dứt thì cũng còn kịp. Sám hối chỉ có cầu A Di Đà Phật, tu Pháp sám hối Vãng Sanh, lập tức sửa sai đổi mới, lúc trước hủy báng, bây giờ dốc hết sức lực tán thán, được vậy mới có thể quay về. Lúc trước Chướng ngại người khác tu học, hiện nay tìm mọi cách khuyên người ta tu học.
Lúc trước Chướng ngại họ, hiện nay tìm họ để cầu sám hối: Lúc trước tôi sai rồi. Hiện nay gấp rút hết lòng nỗ lực tu học, như vậy mới được, bạn mới có thể cứu vãn. Nếu Chướng ngại người ta quá lớn thì chuyện phiền phức sẽ lớn. Do đó đoạn Kinh Văn này chúng ta muôn vàn không thể lơ là, không để ý, phải thường thường ghi nhớ trong tâm, tuyệt đối không thể gây ra nhân duyên Chướng đạo. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Bảo vệ Chánh pháp - Bảo vệ Kinh Pháp - bảo Vệ Phật Pháp
Ca Diếp Bồ tát bạch Phật: Theo con nghĩ, Thế Tôn không nên nói Bồ tát đối với tất cả chúng sinh tâm bình đẳng xem đồng như con. Vì trong Phật pháp có người phá giới, có kẻ phạm tội nghịch, có người hủy báng chánh pháp.....với hạng người như vậy làm sao xem đồng như con ?
Phật dạy: Như Lai đối với chúng sinh ấy xem đồng như con, như La Hầu La. Cho đến người hủy báng chánh pháp, hàng nhứt xiển đề, hoặc những kẻ tà kiến....Như Lai đều thương xót như con. Như Lai không giống các quốc vương, bầy tôi phạm pháp cứ theo tội mà tru lục.
Ca Diếp ! Nên biết, Như Lai là người ban bố vô úy bình đẳng cho chúng sinh. Như Lai phóng ra một, hai, hoặc năm tia sáng, kẻ nào gặp đều xa lìa tất cả điều ác. Sau khi Như Lai nhập Niết bàn, nơi nào có Tỳ kheo trì giới, đầy đủ oai nghi hộ trì chánh pháp, thấy được hoại pháp thì quở trách trừng trị. Vị Tỳ kheo ấy được phước báo vô lượng. Đó chính là đệ tử của Như Lai, đích thực là Thanh Văn. Nếu thấy lỗi mà bỏ qua, vị Tỳ kheo nầy là người góp phần làm bại hoại Phật pháp.
Ca Diếp Bồ tát bạch Phật: "Như lời Phật vừa dạy, e là không bình đẳng, xem tất cả chúng sinh như con. Bạch Thế Tôn ! Giả sử có người cầm dao với ý đồ hảm hại Phật, lại có người đem nước chiên đàn thoa thân Phật. Nếu sử dụng tâm bình đẳng lẽ ra hai người đều phải được xem là người tốt, cớ sao lại bảo rằng phải trừng trị kẻ phạm luật nghi ? Nếu trừng trị kẻ phạm luật nghi thì lời dạy kia có lỗi."
Phật nói: Như Quốc vương có bốn người con trai khôi ngô, thông minh sáng suốt, đem giao cho giáo sư dạy dỗ và dặn rằng: Thầy gắng dạy cho chúng được toàn vẹn tài đức. Nếu chúng ngỗ nghịch, thầy phải nghiêm trị, dầu ba đứa bị đòn chết, còn một đứa được nên, nhà vua cũng vui lòng.
Này Ca Diếp ! Cha và thầy của các trẻ có phải tội ác và sát sanh chăng?
Ca Diếp Bồ tát thưa: "Bạch Thế Tôn ! Không. Vì lòng thương, muốn cho các trẻ được nên, chớ chẳng phải ác tâm. Dạy dỗ như thế được phước vô lượng".
Phật nói: "Cũng vậy, Như Lai đối với kẻ phạm pháp xem đồng như con. Nay Như Lai đem chánh pháp vô thượng phó chúc cho vua, đại thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Các vua quan và bốn bộ chúng phải nên khuyên răn, khích lệ những người phát tâm tu học, khiến được tăng thượng giới, định, tuệ và nên nghiêm khắc dạy bảo những người lười biếng, phá giới, hủy hoại chánh pháp, lơ là đối với pháp tam vô lậu học".
Này Ca Diếp ! Như vậy các vua quan, bốn bộ chúng có mắc tội chăng
Ca Diếp Bồ tát thưa: "Bạch Thế Tôn ! Không".
Phật nói: "Các vua quan và bốn bộ chúng còn không tội, huống là Như Lai.
Này Ca Diếp ! Như Lai khéo tu đức bình đẳng, xem các chúng sinh đồng là con. Tu như vậy gọi là Bồ tát tu tâm bình đẳng, với các chúng sinh xem đồng là con. Bồ tát tu tập hạnh nghiệp bình đẳng nầy được thọ mạng lâu dài, khéo biết những việc đời trước. (Nguồn: Pháp Trường Thọ)
+ Phản ứng với tà đạo - Ngoại đạo: Như có người xưng Tân Phật giáo, khi hỏi họ, lời họ đối đáp sẽ là, “chúng tôi dạy giáo lý Tứ diệu đế của Đức Phật, dạy Lục độ, mười hai nhân duyên, và tụng thần chú của chư Phật. Chúng tôi đọc tụng các kinh điển của Phật.”
Hãy hỏi lại họ, “Nếu quý vị đọc kinh Phật và trì tụng thần chú của Phật, thì có gì mới?” Đó thật là điều nghịch lí.
Tôi mong rằng quý vị Phật tử ở Mĩ hãy nỗ lực phản ứng với những sai lầm nầy. Nếu không, sự suy tàn của đạo pháp chắc chắn sẽ xảy ra. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni tiên đoán rằng trong thời mạt pháp, ma con và ma cháu sẽ đến thế giới nầy với lực lượng rất hùng hậu. Khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hàng phục ma vương và thu nhiếp ngoại đạo, ma Ba-tuần, đã biết việc nầy. Nó nỏi rằng, “Tôi biết là lúc nầy không làm được gì ngài, nhưng trong tương lai tôi sẽ phá hoại giáo pháp của ngài.” Đức Phật hỏi lại, “Làm sao mà ông làm được việc ấy ?” “Tôi sẽ cho con cháu tôi len vào trong Tăng đoàn của ông. Ăn uống như các ông, đắp y như các ông, và đại tiểu tiện phân và nước tiểu vào trong bình bát của các ông. Con cháu tôi sẽ phá hoại Phật pháp từ chính trong Tăng đoàn các ông.” (Nguồn: Kinh Lăng Nghiêm - Q5- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Các trần gồm 5 là: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc - Đối tượng/ các Tướng của 5 Căn: Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân
+ Các loại sắc: Âm thanh quy về nơi sắc trần. Nơi năm ấm, sắc thọ tưởng hành thức, chung quy về sắc.
+ Ngũ ấm - Ngũ uẩn hay Năm lớp vỏ/ màn che trong Minh triết Ấn Độ (Phật giáo gọi là ngũ Ấm hay ngũ Uẩn) là những cái tích tụ, chất đầy, bao phủ che lấp lên, như Đức Phật dậy 5 lớp màn che/ Bóng tối che lấp mặt trời Chân Tâm., gồm Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức. (Nguồn: Xem tại đây)
+ Các Pháp: Đức Phật lại bảo ngài Xá Lợi Phất rằng hãy nên chú ý lắng nghe cho kỹ.
"Thị chư pháp không tướng vô tánh, (các pháp vốn không tướng vô tánh)". (Nguồn: Bát Nhã Ba Đa Mật Đa Tâm Kinh_HT Tuyên Hóa giảng)

+ Pháp Trần: ... Nếu nhân pháp trần sinh ra, thì các pháp trong thế gian, không ngoài năm trần. Ông hãy xem các pháp sắc, thanh, hương, vị, xúc, có tướng trạng rõ ràng đối với năm căn, đều không thuộc về phần thu nhiếp của ý căn.... Các pháp trần đều không thể nhìn thấy được. Thế nên quý vị có thể tìm kiếm tướng trạng của chúng, nhưng không thể nào nhìn ra được. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

Thọ tưởng hành thức như không sắc
Lại nữa Xá Lợi nên lắng nghe kỹ
Các pháp đều không tướng vô tánh
Không sanh không diệt, thông tịch nhiên
Không nhơ không sạch xa nhiễm ô
Không tăng không giảm ngộ trong huyền
Thâm sâu cực tĩnh vượt tạo hóa
Đốn giác ngã pháp vốn viên dung."
Bên trên giảng sắc không khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc.
Sắc này có nhiều loại sắc pháp, nhưng tổng quát không ngoài ba loại, tức là khả đối khả kiến sắc, khả đối bất khả kiến sắc, bất khả bất đối kiến sắc.

Sao gọi là khả đối khả kiến sắc ? Khả đối tức là có thể đối mặt. Khả kiến tức là có thể thấy. Khả đối bất khả kiến sắc là có thể đối đãi, nhưng không thể nhìn thấy. Lại bất khả đối bất khả kiến sắc là chư vị có đối đãi cũng không có đối đãi, thấy cũng không thể thấy sắc. Loại sắc này xuất phát từ đâu ? Do phân biệt từ cảnh giới sáu trần như hình sắc, âm thanh, hương vị, xúc chạm, pháp.
Sao gọi là khả đối khả kiến sắc ? Thí như nhân, ngã, tha, chúng sanh, núi non, sông hồ, đất đai... vạn tượng bao la, đều có hình sắc, có sắc tướng, có hình chất nên có thể thấy. Do đó đều gọi là khả kiến khả đối sắc (có thể thấy, sắc có thể đối đãi), tức chung quy nơi sắc pháp.
Lại nữa, chung quy nơi sắc pháp mà khả đối bất khả kiến (sắc có thể đối đãi mà không thể thấy). Đối là có thể đối đãi, nhưng chư vị không thể nhìn thấy, chỉ có thể nghe thôi. Tại sao ? Nay nói về âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm. Đối với thanh trần, tức âm thanh mà chư vị có thể nghe. A ! Âm thanh hoặc hay hoặc dở, chư vị có thể đối trước với nó mà sanh tâm thức phân biệt, nhưng không thể thấy được âm thanh. Hãy nói, âm thanh là sắc gì, là màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng ? Nó không có hình sắc. Âm thanh này hình dáng ra sao, hình tròn, hình tam giác, hình dài ? Chư vị không thể biết, không thể thấy. Không thể thấy được thể tướng của thanh trần, nên gọi là khả đối bất khả kiến sắc (có thể đối trước, nhưng không thể thấy). Âm thanh này chung quy nơi sắc trần. Nơi năm ấm, sắc thọ tưởng hành thức, chung quy về sắc.....

Bên trên, giảng về ba loại sắc, tức là sắc có thể đối có thể thấy, sắc có thể đối không thể thấy, sắc không thể đối không thể thấy. Đó là mười một loại sắc pháp. Tại sao thế ? năm căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, lại thêm sáu trần sắc, thanh hương vị xúc pháp. Năm căn đối với sáu trần sanh ra 11 loại sắc pháp. Mười một loại này cũng được phân tách từ ba loại sắc ở bên trên, tức là sắc có thể đối có thể thấy, sắc có thể đối không thể thấy, sắc không thể đối không thể thấy.
Có thể đối có thể thấy, tôi đã giảng ở phần trên rồi, tức là tất cả vật có hình tướng, hiển lộ hình sắc trước mắt chư vị. Có thể đối không thể thấy tức là bốn loại âm thanh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm. Âm thanh có thể nghe nhưng không thể thấy. Hương vị xúc cũng như thế, chỉ có cảm giác mà không thể thấy. Không thể đối không thể thấy tức là pháp trần, cũng chung quy nơi sắc pháp. Sắc pháp này không thể thấy được, cũng không thể cảm giác được, nhưng trong ý niệm lại biết đến. Sao gọi là sắc pháp ? Vì nó là ảnh tử của năm trần lưu lại trong tâm thức. Loại ảnh trần này cũng thuộc về sắc pháp. Đó là một loại sắc trong ý thức. Bên trên đã nói sắc tức là không. Thọ tưởng hành thức cũng đều không, cũng lại đồng dạng với sắc trần. Sắc trần từ đâu đến ? Sắc trần đối với sáu căn sanh ra sáu thức, nên biến thành sắc trần....

Đức Phật lại bảo ngài Xá Lợi Phất rằng hãy nên chú ý lắng nghe cho kỹ.
"Thị chư pháp không tướng vô tánh, (các pháp vốn không tướng vô tánh)".
Tánh của sáu căn, thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, tri vốn là không.
Sắc do tánh mà hiển. Sắc cũng là không. Chẳng thể bỏ rời sắc mà giữ được không. Bàn về sắc và kiến tánh, chư vị bảo rằng sắc có trước hay kiến tánh có trước ? Nếu nói sắc có trước thì chưa thấy gì mà sao lại hiển xuất ra sắc? Nếu nói đầu tiên có kiến tánh, thì khi không có sắc có thể đối thì kiến tánh (thấy tánh) chỗ nào ? Không có sắc mà chư vị kiến tánh (thấy tánh) thì không ích lợi gì. Thế nên phải thấy tánh vốn là không. Sắc cũng là không. Chư vị chớ khởi ra loại biến kế chấp tánh. Chấp trước có tức là có, không tức là không. Không và có vốn không hai. Chấp thấy có tức nhất định là có, thì không thể liễu giải (hiểu rõ) đạo lý không hai của có và không.

Vì vậy, nếu hướng ngoại truy cầu, thì đem đầu đặt lên đầu, chấp trước khởi vọng. Vì thế, Phật thuyết "Tâm Kinh" tức là thuyết về đạo lý không hai của có và không. Diệu pháp không hai của có và không. Thọ tưởng hành thức cũng đồng với không và sắc. Chư pháp vốn không tướng vô tánh.
Tất cả năm uẩn pháp, sắc, thọ tưởng hành thức đều là tổng hợp các pháp, tức là mười một loại sắc pháp, tám tâm pháp, năm mươi mốt tâm sở pháp, hai mươi bốn bất tương ưng pháp, sáu vô vi pháp, thành một trăm pháp. Mười một sắc pháp tức là mười một loại sắc trần vừa giảng ở trên, cũng là năm căn đối với sáu trần. Năm căn là năm loại sắc pháp. Sáu trần là sáu loại sắc pháp. Cộng thành mười một loại sắc pháp. Tám tâm pháp tức là nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na hức, cùng a lại da thức, cộng thành tám tâm pháp. Năm mươi mốt tâm sở pháp nghĩa là thọ và tưởng phân tích tường tận ra thành năm mươi mốt loại tâm sở pháp. Hành tức là hai mươi bốn bất tương ưng pháp. Thức cũng là tám thức đã nói ở trên. Lại thêm sáu vô vi pháp, tổng cộng thành một trăm pháp.
Một trăm pháp này do hai vị bồ tát Thiên Thân, Vô Trước tóm gọn sáu trăm sáu mươi pháp của bồ tát Di Lặc phân thành một trăm pháp. Bồ tát Di Lặc lấy thời số một đời thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni mà biên thành sáu trăm sáu mươi loại pháp. Vì sáu trăm sáu mươi pháp quá nhiều, nên sau này, bồ tát Thiên Thân và Vô Trước nghiên cứu tóm thâu lại thành một trăm pháp. Do đó nói rằng các pháp vốn không tướng, vô tánh, tức bảo rằng năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức đều là không, chẳng có tự tánh. (Nguồn: Bát Nhã Ba Đa Mật Đa Tâm Kinh_HT Tuyên Hóa giảng)

+ Ngài Ma Ha - Ca Diếp: Trích giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm
Các vị Thanh văn được tỉch diệt trong diệt tận định như Ma-ha Ca-diếp trong hội nầy. Đây là bậc thứ chín trong cửu thứ đệ định, tức diệt thọ tưởng định. Một số vị trong hội chúng nầy đã đạt được diệt thọ tưởng định và chứng được quả vị A-la-hán. Ai trong hội nầy đã chứng được diệt tận định? Ma-ha có nghĩa là lớn, tức chỉ cho ngài Trưởng lão Ca-diếp, vốn trước kia là ngoại đạo thờ lửa. Trong đạo Phật thường gọi ngài là Kim sắc tiên. Ngài hiện nay vẫn còn đang nhập định trên đỉnh Kê túc sơn,[14] tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ngài không xả thân và thọ thân sau. Ngài đang ở trong diệt tận định. Trong tương lai, khi Bồ-tát Di-lặc ra đời, ngài Ma-ha Ca-diếp sẽ trao y bát của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại cho Bồ-tát Di-lặc. Ngài đã nhập định ở đó chừng ba ngàn năm. Một người có thể ngồi như thế một ngàn năm, hoặc thậm chí một vạn năm trong định vẫn không là vấn đề.
* Chúng ta tu đạo là để duy trì sự tự chủ khi đang còn khoẻ mạnh, khi chúng ta đang tỉnh giác và còn minh mẫn, khi bệnh, khi ngủ, khi mơ, ngay cả khi chết. Nếu chúng ta được như muốn chết là chết, và đến mức nếu không muốn chết, thì cứ sống mà không gặp vấn đề gì cả, thoát khỏi mọi ràng buộc, thế thì mới có thể nói là mình tự tại đối với sinh tử. Nếu muốn sống, vẫn được; và nếu muốn chết, vẫn có thể chết liền. Chẳng hạn, nếu muốn sống, quý vị có thể sống đến hàng ngàn năm như Tổ Ma-ha Ca-diếp. Nếu quý vị muốn chết, liền có thể chết trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Quý vị muốn làm bất cứ cách nào mình thích.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Ma Ha - Ca Diếp vẫn đang nhập Con quán sát trong thế gian, sáu trần đều biến hoại, chỉ dùng pháp không tịch tu diệt tận định, thân tâm mới có thể trải qua trăm ngàn kiếp như khảy móng tay (Giảng: Tâm của Ma-ha Ca-diếp có thể trải qua một thời gian dài hằng trăm ngàn kiếp như trong một khoảnh khắc ngắn–như khảy móng tay. Nay Ma-ha Ca-diếp thực sự đang nhập định–trong Diệt tận định–trong Kê túc sơn ở tỉnh Vân nam Trung Hoa). (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q5 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tôn giả Ma-ha Ca Diếp: Là người có địa vị rất quan trọng trong Phật giáo. Chư Phật thuyết pháp, các vị Ðại Phạm thiên cùng tụ hội và dâng hoa sen bằng vàng lên cúng Phật. Có một hôm, Phật cầm hoa sen vàng đưa ra trước đại chúng, bấy giờ, trong pháp hội có hàng trăm vạn trời, người, không ai biểu lộ thái độ gì, chỉ có Tôn giả Ma-ha Ca Diếp mỉm cười. Lúc đó Phật nói: "Ta có Chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm, pháp môn tâm ấn, thật tướng vô tướng, đã truyền cho Ca Diếp." Vì thế ngài Ca Diếp là Tổ đời thứ nhất của Phật giáo ở Thiên Trúc. Tôn giả hiện giờ vẫn còn sống ở thế giới này. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, Tôn giả Ma-ha Ca Diếp bèn đến núi Kê Túc ở Vân Nam nhập định, đợi lúc Ðương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật ra đời thành Phật, ngài mới đem cà-sa viền vàng giao cho Ðức Phật Di Lặc, chừng đó ngài mới hoàn tất những việc cần làm.
Khi Tôn giả Ca Diếp quy y Phật xuất gia làm Tỳ-kheo thì đã một trăm sáu mươi tuổi, qua bốn mươi chín năm Phật thuyết pháp, hơn ba trăm hội giảng kinh, Tôn giả đã hơn hai trăm tuổi. Từ khi Phật nhập diệt đến nay đã hơn ba ngàn năm, có rất nhiều người tu hành đến núi Kê Túc để triều bái Tổ sư Ca Diếp. Núi Kê Túc thường có ba thứ ánh sáng: ánh sáng Phật, ánh sáng vàng, ánh sáng bạc. Khi đến núi Kê Túc lễ lạy, nếu người có lòng chí thành thì có thể nghe được tiếng chuông vang ra từ trong núi, chỉ nghe tiếng chuông chứ không thấy chuông, cách núi Kê Túc mấy trăm dặm đều có thể nghe được. Ðó thật là cảnh giới bất khả tư nghì!
Tôn giả Ca Diếp là người được hai cái bậc nhất trong số đệ tử Phật. 1) Ðầu-đà bậc nhất, 2) Tuổi cao bậc nhất. Trong các đệ tử của Phật, luận về tuổi tác thì không có ai hơn ngài. Trong hàng đệ tử của Phật, ngài ăn rất kham khổ, thọ dụng rất kham khổ, tu hành cũng rất kham khổ, cho nên được tôn là hạnh Ðầu-đà bậc nhất.
Ðầu-đà là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Ðẩu Tẩu tức là phấn chấn tinh thần, mạnh mẽ tinh tấn. Ðầu-đà tức là thực hành khổ hạnh, có mười hai thứ khổ hạnh, mười hai hạnh Ðầu-đà này là biểu hiện sự trụ trì Phật pháp. Chỉ cần có người tu hạnh Ðầu-đà thì Phật pháp còn trụ lâu ở thế gian; nếu không có người tu hạnh Ðầu-đà thì Phật pháp bị diệt mất. 12 hạnh Ðầu-đà là:

1. Mặc y phấn tảo: Y phấn tảo là gì? Tức là loại y phục hoặc vải mà người ta đã dùng rồi không cần nữa, vứt bỏ đi thì người xuất gia đem những thứ y phục đó về giặt sạch may thành y phục của mình. Mặc những thứ y phục này có những lợi ích gì? Có lợi ích rất lớn là khiến cho mình không còn tâm tham, không thích y phục đẹp, mặc thứ y phục này khiến cho trong lòng rất an tịnh, bớt đi lòng tham, cũng khiến cho người khác không có tâm tham. Nếu mình mặc bộ y phục quá đẹp, người khác có thể sanh ra một thứ lòng hâm mộ, từ hâm mộ sanh ra ganh ghét, từ ganh ghét sanh ra tâm tham, kế đó sanh ra tâm trộm cắp. Nếu mặc y phấn tảo thì không có ai muốn đến lấy trộm, đó là có lợi cho mình mà cũng có lợi cho người khác; cũng là những y phục Phá nạp mà người xuất gia hay mặc. Vì thế người xuất gia cũng gọi là "Nạp tử", có nghĩa là nói người xuất gia mặc y Phá nạp.
2. Chỉ có ba y, bình bát, tọa cụ: Tức là những đồ vật mà người xuất gia được có. Ba y là:
- Ðại y: Có loại hai mươi lăm điều, một trăm lẻ tám miếng. Thứ y này đắp mặc khi giảng kinh thuyết pháp hay khi vào Hoàng cung.
- Thất điều y: Là y bảy điều, đắp mặc khi lễ sám lạy Phật.
- Ngũ y: Là y năm điều, đắp mặc khi chấp lao phục dịch, đi ra vào, đón rước tiếp đãi khách khứa.
Tại sao chỉ có ba y, bình bát và tọa cụ? Ðó cũng là khuyên bảo phải tri túc, chớ tham nhiều vật chất. Dưới đây là nói về vật thực, có năm mục:
3. Thường khất thực: Thường ôm bát đi khất thực, tự mình không nấu nướng.
4. Theo thứ lớp khất thực: Tức là ngừng ở mỗi nhà khất thực, không nói là bỏ nhà người nghèo khổ mà đến nhà người giàu có để khất thực. Nếu ngừng lại ở từng nhà thì một ngày hóa duyên trước cửa bảy nhà. Nếu bảy nhà đều không cúng dường thì ngày hôm đó không ăn. Không thể lựa chọn mà phải bình đẳng khất thực. Không giống như Tôn giả Tu-Bồ-đề và Ðại Ca Diếp có tâm phân biệt. Tôn giả Ðại Ca Diếp chuyên đến nhà người nghèo để khất thực, vì ngài nghĩ rằng người nghèo thật đáng thương, nếu không gieo trồng phước lành cho họ thì đời sau lại càng khổ hơn, vì thế ngài cứ đến hóa duyên người nghèo. Trái lại, Tôn giả Tu-Bồ-đề lại chuyên hóa duyên người có tiền mà không hóa duyên người nghèo khổ. Ngài cho rằng: "Người giàu, nếu đời nay không gieo trồng phước lành thì đời sau lại nghèo khổ." Mỗi vị đều trình bày lý do của mình, Ðức Phật mới quở trách các vị ấy là bậc A-la-hán có tâm phân biệt không bình đẳng.
5. Giữa ngày ăn một bữa: Sáng sớm và chiều tối không ăn chi hết, chỉ đúng trưa (từ 11-12 giờ) mới ăn. Có người không hiểu Phật pháp, cho rằng giữa ngày ăn một bữa chính là Trì ngọ. Trì ngọ là buổi sáng ăn, buổi chiều không ăn. Nếu sáng, chiều và trưa đều ăn thì gọi là "Năng cật." Giữa ngày ăn một bữa, là tu hành theo chế độ của Phật dạy, nhơn vì giữa ngọ là thời gian Phật ứng cúng. Sáng sớm là chư Thiên ăn, quá Ngọ là súc sanh ăn, chiều tối là ngạ quỷ ăn. Tại sao người xuất gia không ăn chiều? Vì ăn chiều khua đũa bát, ngạ quỷ có thể đến cướp lấy thức ăn, nhưng mà thức ăn một khi vào miệng liền biến thành lửa đỏ, nhơn đó mà sanh lòng sân hận, rồi làm cho người xuất gia sanh bịnh. Thế nên người xuất gia không ăn chiều.
6. Ăn ít một chút: Tức là không ăn quá nhiều, nếu ăn quá nhiều, bụng không có chỗ chứa thức ăn cho nên phải bận rộn rất nhiều cho việc tiêu hóa.
7. Quá ngọ không uống nước cô đặc: Nước cô đặc là nước ép từ trái cây, sữa bò, sữa đậu nành. Quá giờ Ngọ, người tu hạnh Ðầu-đà chơn chính thì không uống những thứ nước cô đặc ấỵ
Có người chỉ tu một thứ hạnh Ðầu-đà, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn thứ, hoặc tu trọn vẹn các hạnh Ðầu-đà, đều là tuỳ theo sức mình mà thực hành. Năm mục ở trên là về ăn uống, còn năm mục sau đây là về mặc ở. Người tu hành cũng không tránh khỏi các vấn đề ăn mặc, ở, đi; cho nên có mười hai thứ hạnh Ðầu-đà.
8. Ở nơi A-lan-nhã: A-lan-nhã dịch là Tịch tịnh xứ, tức là chỗ rất ít bóng người, không có thứ tiếng tạp loạn, đó là nơi mắt không thấy thì miệng không ham, tai không nghe thì tâm không phiền. Giống như người thấy đồ ăn ngon thì sanh ra lòng muốn ăn. Tai không nghe nhiều tiếng ồn ào thì trong lòng không sanh phiền não, còn ở chỗ vắng lặng thì dễ dụng công tu hành, dễ ngộ đạo.
9. Ở dưới bóng cây: Người tu hành ở dưới bóng cây, nhưng không quá ba đêm. Ở qua hai đêm thì phải dời chỗ. Tại sao thế? Vì nếu ở đó ba đêm thì sẽ có người đến cúng dường. Vì người tu hạnh Ðầu-đà không mong cầu phan duyên, không mong cầu được cúng dường thức ăn ngon.
10. Ở lộ thiên: Tức là ở khoảng đất trống.
11. Ở gò mả: Tức là ở bên gò mả khiến cho tự mình có một thứ cảm giác để đối trị với tánh buông lung: "Này, ở đó có người chết, nếu không tu hành về sau ta cũng giống như thế, ta phải gấp rút tu hành mới được." Ở bên gò mả thì không thể nào lười biếng được.
12. Lưng không dính chiếu: Tức là thường ngồi không nằm, không có nằm khi ngủ nghỉ, như thế mới có thể dụng công mà không lười nhác.
Tôn giả Ca Diếp chẳng phải chỉ tu một thứ hạnh Ðầu-đà, mà cả mười hai hạnh Ðầu-đà đều tu trọn vẹn. Ðến khi ngài hơn hai trăm tuổi, Phật thấy ngài tu hạnh Ðầu-đà, không nhẫn tâm để ngài khổ cực quá, có một hôm Tôn giả Ca Diếp đến ra mắt Phật, Phật chia nửa tòa cho Tôn giả Ca Diếp cùng ngồi rồi nói với ngài rằng: "Ông nay tuổi đã quá già rồi, nên nghỉ bớt đi, chớ nên theo hạnh Ðầu-đà cực khổ như thế nữa." Tôn giả Ca Diếp nghe Phật dạy, chỉ cười mà không đáp. Nhưng khi ngài trở về vẫn tu hạnh Ðầu-đà, không cho rằng mình tuổi tác đã cao mà ngưng tu hạnh Ðầu-đà. Ðức Phật biết việc ấy nên vui vẻ nói: "Trong Phật pháp của ta, hạnh Ðầu-đà của Ca Diếp có thể làm cho Phật pháp trụ thế năm trăm năm nữa." Cho nên ngài Ca Diếp được khen là hạnh Ðầu-đà bậc nhất.
Mười hai hạnh Ðầu-đà là việc tu hành của người xuất gia, có một số người tại gia nói: "Mười hai hạnh Ðầu-đà là để cho người xuất gia tu, chứ nói với người tại gia chúng tôi để làm gì?"
Câu nói này mới nghe dường như rất đúng, nhưng xét kỹ lại một chút thật là quá mê si! Tại sao biết được mình trước kia không phải là người tu hành, chưa từng tu hạnh Ðầu-đà? Có thể là các vị quên mất đấy, nên bây giờ tôi xin nhắc lại.
Làm sao mình biết đời sau mình không xuất gia? Hoặc là đời sau hạt giống Bồ-đề của mình được thành thục, công đức viên mãn, mình sẽ xuất gia? Nếu vào đời sau sẽ tu mười hai hạnh Ðầu-đà, thì sẽ cảm thấy rất quen thuộc, rất tương ưng, đó là do đời nay được nghe đến, cho nên đời sau mới rất thích thú mà tu hành. Ðó cũng là do quá khứ gieo trồng nhơn lành nên đời nay kết được quả lành vậy. Hoặc là đời nay gieo trồng nhơn lành này, đời sau kết được quả lành kia. Ai dám chắc mình mãi mãi là người tại gia? Ai dám chắc mình mãi mãi không là người xuất gia? Ai cũng không thể nói mình mãi mãi là phàm phu. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Các Sắc trần gồm: Sắc - Thanh - Hương - Vị - Xúc
+ Các loại sắc:
Âm thanh quy về nơi sắc trần. Nơi năm ấm, sắc thọ tưởng hành thức, chung quy về sắc.
+ Ngũ ấm/ Ngũ uẩn hay Năm lớp vỏ/ màn che trong Minh triết Ấn Độ (Phật giáo gọi là ngũ Ấm hay ngũ Uẩn) là những cái tích tụ, chất đầy, bao phủ che lấp lên, như Đức Phật dậy 5 lớp màn che/ Bóng tối che lấp mặt trời Chân Tâm. Giảng về chữ Tâm Ta - Dụng Tâm trong tu hành.... (Nguồn: Xem Thầy Hằng Trường giảng)

+ Ngũ uẩn: (five skandhas):
1. Sắc uẩn (Rupa) các tính chất hoặc các thuộc tính vật chất.
2. Thọ uẩn (Vedana): các cảm giác (sensations).
3. Tưởng uẩn (sanna): các ý tưởng trừu tượng (abctract ideas).
4. Hành uẩn (samkara): Các khuynh hướng cả về mặt xác thân (physical) lẫn mặt trí tuệ (mental), và
5. Thức uẩn (Vinnana): các quyền năng trí tuệ, khuếch đại của uẩn thứ 4, nghĩa là các thiên hướng về tâm trí, xác thân và đạo đức. (Thư của Ch. S., 199)

+ Ngũ Uẩn của Tâm Nhị Nguyên - Nguồn gốc của Vọng tâm
Đức Phật nói rằng Tâm bao hàm 2 thứ, chính vì cái tình và cái tưởng đó mà chúng ta mới có thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm này là chủ thể và lúc nào nó cũng cần một đối tượng. Chủ thể và đối tượng/ Tâm nhị nguyên này làm cho chúng ta khó mà nhận ra được Chân tâm. Tu từ Vọng Tâm nhị nguyên tới chỗ Chân Tâm là con đường tu hành của người phật giáo. 
Trong Minh triết Ấn Độ gọi là 5 lớp vỏ. Phật giáo gọi là 5 Ấm hay 5 Uẩn là những cái tích tụ, chất đầy, bao phủ che lấp lên, chúng gồm như Đức Phật dậy 5 lớp màn che/ Bóng tối che lấp mặt trời Chân Tâm:
1- Sắc: Kinh nghiệm của thân xác. Ví như bị bệnh đau thật khó tu, chứ nói chi đến Chân Tâm
2- Thọ: Kinh nghiệm của cảm tình, cảm xúc. Ví dụ khi giận hợp oán trách ... chẳng thể tu, nói gì quán ánh sáng Tâm.
3- Tưởng: Kinh nghiệm của tư duy, quan niệm. Ví như cứ ngồi nghĩ vẫn vơ sao có thể tham thiền, tu định ... để an định Tâm.
4- Hành: Kinh nghiệm của tập khí, thói quen. Ví như không chịu đúng thời tu hành, chẳng thể tiến tu.
5- Thức: Kinh nghiệm của sự nhận tri, nhận biết. Thể trí thường suy nghĩ lầm lạc, vì chúng luôn ở trong trạng thái nhị nguyên.
Cho nên, sự mầu nhiệm của sự tu hành là mình bắt đầu tìm được thời gian, thay đổi tập quán, thay đổi tư tưởng, thay đổi tình cảm, cảm xúc, thay đổi quan niệm và cuối cùng là mình thay đổi thân xác - Nói là tu tâm nhưng thật sự ra là mình tu tất cả mọi chuyện .. v.v…Đâu có dễ đâu (Nguồn: Xem tại đây)

+ Năm lớp vỏ - Ngũ Ấm - Ngũ uẩn:
Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm đã được trình bày, bây giờ sẽ giải thích về thức ấm. Trước hết tôi sẽ tóm lược lại về 4 ấm đầu tiên.
- Sắc ấm đề cập đến những cái có hình tướng, có vật thể. Khi mắt trừng trừng nhìn vào hư không, thì thấy xuất hiện những hoa đốm. Dù những hoa đốm ấy là hư vọng, không có thực, nhưng nó vẫn có hình sắc.
- Thọ ấm là sự tiếp nhận, lĩnh hội. Khi hai bàn tay xoa vào nhau sẽ làm phát sinh các cảm giác thô ráp, trơn mịn, hoặc lạnh, nóng.
- Tưởng ấm đơn thuần là do niệm tưởng. Chẳng hạn, khi tai quý vị nghe ai nói về me chua, rồi quý vị bắt đầu nghĩ tưởng về me. Ngay khi quý vị nghĩ tưởng, thì trong miệng liền tiết ra nước bọt. Đây là kết quả của tưởng ấm. Nghĩ tưởng ở đây có nghĩa là vọng tưởng.
- Hành ấm có nghĩa là sự biến dịch, vận động. Nó không dừng nghỉ. Đầu tiên con người trẻ trung, rồi trở thành trung niên, rồi già và chết. Niệm nầy sinh khởi tiếp theo sau niệm kia diệt mất, niệm nầy nối tiếp niệm kia không dừng nghỉ. Đó là hành ấm.
- Thức ấm có liên quan đến sự phân biệt. Nó nhận rõ sự khác nhau giữa các sự việc; nó xem xét, suy tính, và tìm kiếm sự lợi thế trong mọi hòan cảnh. Chẳng hạn như A-nan, không phát huy công phu tu tập, không có được định lực, nhưng ham thích đa văn, có nghĩa là tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh. Sự hoạt dụng của tâm tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh là không có thực.
... Người trong ví dụ của Đức Phật bịt kín hai đầu lại. Anh ta nút kín hai lỗ ở hai đầu của chiếc bình tần-già lại. Trong đó đựng đầy hư không, đem đi xa ngàn dặm, đến cho nước khác... thời đó, muốn vượt một ngàn dặm thì chỉ bằng cách đi bộ. Anh ta làm gì với hư không trong bình tần-già? Anh ta mang tặng cho nước láng giềng. Quý vị nghĩ xem việc nầy hợp lý chăng?
"Nên biết thức ấm cũng lại như vậy.
"
Thức ấm, tâm phân biệt, cũng giống như câu chuyện cất giữ hư không rồi đem đi xa ngàn dặm tặng cho người khác vậy.
Do vậy nên biết hành ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên. Nguồn gốc phát sinh của nó vốn là Như Lai tạng diệu chân như tánh. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Ngũ ấm/ Ngũ uẩn là Tánh Như Lai Tạng: Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt.
Mà ông chẳng biết sinh, diệt, đến, đi, vốn là Như Lai tạng thường trú sáng suốt nhiệm mầu, là tánh chân như vi diệu tròn khắp, không lay động. Trong tánh chân thường ấy mà cầu những cái đến đi, mê ngộ, sinh tử hoàn toàn không thể được.
A-nan, tại sao ngũ ấm vốn Như Lai tạng, là tánh chân như nhiệm mầu?
GIẢNG VỀ NGŨ ẤM: SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC
Sắc: A-nan, thí như có người dùng mắt thanh tịnh để nhìn bầu trời quang đãng, chỉ thấy một khoảng không trong vắt.
Người kia vô cớ nhìn sững chẳng nháy mắt, nhìn lâu phát ra mỏi mệt, nên trong hư không riêng thấy có hoa đốm lăng xăng và tất cả các tướng giả dối không thật......
Thọ: Như 2 tay xoa vào nhau cũng vậy - Trơn, Rít, lạnh, Nóng đều hư vọng không thật;
Tưởng: Nghĩ đến Me chua/ Chân đứng chỏm vách đá cao;
Hành:
 Định nghĩa Hành giống như dòng nước chảy xiết. Đức Phật dậy: A-nan, ví như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau. (Giảng: Những ngọn sóng ấy giống như các niệm tưởng trong tâm của con người. Trong tâm thức, trong thức thứ tám, niệm nầy sinh khởi, niệm khác hoại diệt theo sau các niệm khác dấy khởi cũng giống như sóng trên mặt nước... Cũng vậy, niệm tưởng sau của quý vị không bao giờ phóng vọt lên trước niệm hiện tiền. Thế nên giữa các niệm có một hoạt động rất trật tự, không một chút sai lầm. Mới nhìn qua thấy các ngọn sóng tưởng như không có ranh giới, nhưng thực ra sóng di chuyển từng ngọn từng ngọn rất có trật tự và liên tục không bao giờ dừng nghỉ). A-nan, tánh của dòng nước như vậy chẳng do hư không sinh ra, chẳng phải do nước mà có, cũng chẳng phải tánh nước, cũng chẳng lìa hư không và nước... Nếu do nước mà có thì dòng nước nầy tánh nó lẽ ra không phải là nước nữa, và hiện nay có thể chỉ ra tướng của nước và dòng nước khác nhau[80]. Nếu dòng nước tức là tánh nước thì khi nước trong lặng, sẽ không còn là thể của nước nữa? (Tướng của Nước và Dòng chảy là khác nhau = Tánh của dòng chảy Không phái là tánh của Nước. Sự thay đổi về tánh chất tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi về thực thể.)
Thức: A-nan, ví như có người lấy một cái bình tần già, bịt kín hai đầu lại, trong đó đựng đầy hư không, đem đi xa ngàn dặm, đến cho nước khác. Nên biết thức ấm (Thức tâm phân biệt) cũng lại như vậy.
Tóm lược về 5 Ấm:
- Sắc ấm đề cập đến những cái có hình tướng, có vật thể. Khi mắt trừng trừng nhìn vào hư không, thì thấy xuất hiện những hoa đốm. Dù những hoa đốm ấy là hư vọng, không có thực, nhưng nó vẫn có hình sắc.
- Thọ ấm là sự tiếp nhận, lĩnh hội. Khi hai bàn tay xoa vào nhau sẽ làm phát sinh các cảm giác thô ráp, trơn mịn, hoặc lạnh, nóng.
- Tưởng ấm đơn thuần là do niệm tưởng. Chẳng hạn, khi tai quý vị nghe ai nói về me chua, rồi quý vị bắt đầu nghĩ tưởng về me. Ngay khi quý vị nghĩ tưởng, thì trong miệng liền tiết ra nước bọt. Đây là kết quả của tưởng ấm. Nghĩ tưởng ở đây có nghĩa là vọng tưởng.
- Hành ấm có nghĩa là sự biến dịch, vận động. Nó không dừng nghỉ. Đầu tiên con người trẻ trung, rồi trở thành trung niên, rồi già và chết. Niệm nầy sinh khởi tiếp theo sau niệm kia diệt mất, niệm nầy nối tiếp niệm kia không dừng nghỉ. Đó là hành ấm.
- Thức ấm có liên quan đến sự phân biệt/ Thức Tâm phân biệt. Nó nhận rõ sự khác nhau giữa các sự việc; nó xem xét, suy tính, và tìm kiếm sự lợi thế trong mọi hòan cảnh. Chẳng hạn như A-nan, không phát huy công phu tu tập, không có được định lực, nhưng ham thích đa văn, có nghĩa là tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh. Sự hoạt dụng của tâm tìm cầu lợi thế trong hòan cảnh là không có thực.
=> Ngũ Ấm sanh khởi từ Như Lai Tạng - Từ Chân khởi Vọng - Vốn Chẳng phải Nhân duyên/ Tánh Tự nhiên. (Nguồn: Kinh Lăng Nghiêm - Q2 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tu Bát Nhã Ba La Mật để thấy CÁC UẨN ĐỀU KHÔNG:
"Vọng tưởng quyện lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Pháp tổng quát với Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa là Pháp Năm uẩn - Pháp Ngũ uẩn
"Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới,
Dịch nghĩa: Cho đến trong không chẳng có sắc, chẳng có thọ tưởng hành thức, chẳng có mắt tay mũi lưỡi thân ý, chẳng có sắc thanh hương vị xúc pháp, chẳng có nhãn giới, cho đến chẳng có ý thức giới.

"Thị cố không trung vô sắc tướng
Thọ tưởng hành thức diệc vong trược
Lục căn trần tịnh lục thức
Tam tâm chỉ thấu tam quan
Bạch ngưu đại xa lân lân chuyển
Hoàng kiểm tiểu nhi khiêu khiêu toản
Nhược vấn cá trung hà chỉ thú
Tiền tam tam tiếp hậu tam tam
Dịch :
Do đó trong không chẳng có sắc
Thọ tưởng hành thức cũng không trược
Sáu căn sáu trần cùng sáu thức
Ba tâm ba chỉ thấu ba cửa
Trâu trắng xe lớn, chuyển từ từ
Bé mặt vàng đập đến đập lui
Nếu hỏi đường hướng như thế nào
Trước ba ba tiếp, sau ba ba".
"Chân không bát nhã chính là diệu hữu - Diệu hữu phi hữu chính là chân không"
Trong không chẳng có sắc. Đó là bàn tiếp về đoạn văn ở trên. Bên trên, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Vì chân không chẳng có sắc thọ tưởng hành thức. Bổn thể của thọ tưởng hành thức vốn là không. Sáu căn, mắt tai mũi lưõi thân ý cũng không có. Sáu trần, sắc thanh hương vị xúc pháp chẳng có luôn. Sáu thức, thức của mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là không. Tâm kinh này đàm luận về lý không tức chân không bát nhã. Chân không bát nhã chính là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu tức là chân không. Do đó bảo rằng chân không không ngăn ngại diệu hữu, diệu hữu không ngăn ngại chân không, chân không là diệu hữu, diệu hữu cũng là chân không. Vì thế, bên trên kinh cũng nói rằng sắc không khác không, không chẳng khác sắc.

Sáu căn, sáu trần, sáu thức, hợp lại thành mười tám giới. Sáu căn cộng với sáu trần gọi là mười hai xứ. Sáu căn cũng là sáu nhập. Mười tám giới cũng là không. Sao thuyết ra pháp đó ? Đối với phàm phu thì có pháp này, còn đối với thánh nhân thì là không. Do đó, nói kệ :
"Thị cố không trung vô sắc tướng, (do đó trong không chẳng có sắc)".
Vì bên trên đã nói rõ lý này, tức trong không, không có sắc.
"Thọ tưởng hành thức diệc vong trược. (Thọ tưởng hành thức cũng không trược)".
Thọ tưởng hành thức cũng không ô trược.
"Lục căn lục trần tịnh lục thức, (sáu căn sáu trần cùng sáu thức)".
Sáu cănmắt tai mũi lưỡi thân ý. Sáu trầnđối xứng với sáu căn mà có như sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Căn tăng trưởng xuất sanh. Trần y theo đó mà bị ô nhiễm. Do sáu căn đối với sáu trần khởi phân biệt nên sanh ra sáu thức; thức của mắt tai mũi lưỡi thân ý. Tất cả hợp thành 18 giới.(Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Xem bản dịch của đại đức Thích Nhất Hạnh. Mời xem bản dịch Bát nhã ba la mật

+ Trạng thái bác ái (Love aspect): Linh hồn tức là trạng thái bác ái. (LVHLT, 382)

+ Linh hồn: Như bạn biết rõ, không có vị Thượng Đế phẩn nộ (no angry God), không có địa ngục (no hell) và không có việc chuộc tội thay (no vicarious atonement). Chỉ có một nguyên khí bác ái vĩ đại làm sinh động toàn thể vũ trụ; có Bản Lai Diện Mục của Đức Chirst hướng dẫn cho nhân loại biết sự thật của linh hồn và chúng ta được cứu bằng nguồn sống (livingness) của linh hồn đó, và địa ngục duy nhất là chính cõi trần, nơi mà chúng ta học hỏi để tiến hành sự cứu rổi (salvation) riêng của chúng ta, được thúc đẩy bằng nguyên khí bác ái và ánh sáng, và thêm vào đó, được kích động bằng tấm gương của Đức Chirst và sự thôi thúc bên trong của linh hồn riêng của chúng ta.  (CTNM, 393)

LINH HỒN THEO MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG: Có các định nghĩa dưới đây (Với Quan điểm của Phật Giáo gọi là Thức - Mời xem Tooltip THỨC ĐẦU THAI để biết.

+ Linh hồn: Bản chất chủ yếu của nó là ánh sáng. Ánh sáng linh hồn này tác động vào hình hài khi sự tiến hóa tiếp diễn và tạo ra theo trình tự sự khai mở của hình hài đó, và của bản chất về không gian - thời gian cũng như về mục tiêu. (CTHNM, 372)

+ Vật chất nguyên sơ (Primeval Matter, vật chất bản sơ. Vật chất xuất hiện ngay lần biến phân đầu tiên của nó từ trạng thái trung hòa (laya condition, vượt quá các đường tác dụng zero).(GLBN  2,  313)

+ 10 loại Linh hồn tiến hóa: Người Thú giật lùi; 2- Người Thú; 3- Người Lemuria; 4- Người Atnantis (Người trung bình); 5- Nhóm Người Aryan ( Chuyển tiếp - Tích hợp - Thức tỉnh); 6- Người tìm đạo; 7- Người Dự bị; 8- Đệ tử; 9- Điểm đạo đồ; 10 - Chân Sư (Xem thêm GQ1.1)

+ Linh hồn: Vốn không chia rẻ, có ý thức tập thể và có tính bao quát, sẽ ngày càng trở nên nổi bật (trong Lá số, CTHNM, 12)
+ Linh hồn: ( GQ1.6, Tr 2)
1. Linh hồn là Con của Cha và của Mẹ (Tinh thần-Vật chất). Sự sống của Thượng Đế được hiện thân, đi vào luân hồi....
2. Linh hồn: Nguyên khí thông tuệ (Nhận thức về tâm trí và trí tuệ-Năng lực phân tích, phân biện, tách biệt và phân biệt, chọn lấy hoặc loại ra).
3. Linh hồn là một đơn vị ánh sáng, được nhuộm mầu bởi rung động của một Cung đặc biệt
nào đó.
4. Linh hồn là nguyên khí hữu cảm thức, Khi Linh Hồn bị đắm chìm trong vật chất, thì nó đơn giản chỉ là khả năng chi giác....Đây là Linh hồn tự biểu lộ trong các Giới dưới nhân loại trong thiên nhiên...

5. Linh hồn, trong mối liên quan với con người, là nguyên khí trí tuệ.

+ Linh hồn: Bản chất chủ yếu là ánh sáng, nó tác động hình hài khi sự tiến hóa tiếp diễn và tạo ra theo trình tự sự khai mở của hình hài, và của bản chất về không gian-thời gian và về mục tiêu. Mỗi cung Hoàng đạo tương ứng với kiểu ánh sáng riêng (Xem: CTHNM, 372)

+ Trong mọi hình hài con người đều có một Linh hồnLinh hồn dùng phương diện thấp của con người chỉ như các phương tiện để biểu lộ. Mục tiêu của diễn trình tiến hóa là nhằm tăng cường và củng cố sự chế ngự của Linh hồn đối với khí cụ này (Tâm thức-Các Cõi)

+ Linh hồn có ba chân lý trường tồn (Nguồn: Xem tại đây)

+ Công nhận - Nhận Thức Về Linh Hồn: Có 2 nhóm người công nhận Linh hồn là sự thật
- Một là những người cả tin, kém phát triển, thật thà như trẻ con, họ viện dẫn dựa vào một thánh kinh trên thế giới, và có khuynh hướng về tôn giáo, chấp nhận các nguyên lý cơ bản (postulates) của tôn giáo – như là linh hồn, Thượng Đế và sự bất tử − mà không thắc mắc.
- Hai là: Họ là nhóm nhỏ nhưng đang tăng lên đều đặn, nhóm của Những Người Hiểu Biết về Thượng Đế, và về thực tại, họ biết linh hồn là một sự thực theo kinh nghiệm riêng của họ, nhưng không thể chứng minh sự tồn tại của nó một cách thỏa đáng cho người nào chỉ thừa nhận những gì mà trí cụ thể có thể hiểu, phân tích, phê phán và thử nghiệm (LVHLT, 17)

+ ĐỊNH NGHĨA LINH HỒN
1. Linh hồn, của đại thiên địa và tiểu thiên địa, của vũ trụ và con người, là thực thể được tạo ra khi trạng thái tinh thần và trạng thái vật chất được liên kết với nhau.
a/ Do đó linh hồn không phảitinh thần, cũng không phảivật chất mà là mối quan hệ (relation) giữa cả hai.
b/ Linh hồn là chủ thể trung gian (mediator) giữa nhị nguyên tính này; nó là nguyên khí giữa, khoen nối giữa Thượng Đế với sắc tướng của Ngài.
c/ Do đó, linh hồn là một tên gọi khác để chỉ nguyên khí Christ, dù là trong thiên nhiên hoặc trong con người.

2. Linh hồn là lực hút của vũ trụ được sáng tạo và (khi hoạt động) giữ cho mọi hình thể (forms) kết lại nhau để cho sự sống của Thượng Đế có thể biểu lộ hay tự biểu hiện qua các hình thể đó.
a/ Do đó, linh hồn là trạng thái kiến tạo hình hài, và là yếu tố thu hút trong mọi hình hài trong vũ trụ, trong hành tinh, trong các giới của thiên nhiên và trong con người (con người tổng kết trong chính mình mọi trạng thái) linh hồn tạo ra hình hài, nó giúp cho hình hài phát triển và tăng trưởng để cung cấp nơi trú ngụ thích hợp hơn cho sự sống nội tại, và thúc đẩy mọi tạo vật của Thượng Đế tiến tới theo con đường tiến hóa, qua hết giới này đến giới khác, hướng đến mục tiêu cuối cùng và một thành tựu huy hoàng.
b/ Linh hồn là chính mãnh lực tiến hóa và điều này đã ở trong trí Thánh Paul khi ngài nói đến “Đấng Christ trong bạn, niềm hy vọng vinh quang” (“Christ in you, the hope of glory”).
3. Linh hồn này biểu lộ khác nhau trong các giới khác nhau của thiên nhiên, nhưng chức năng của nó bao giờ cũng như nhau, cho dù chúng ta đang đề cập đến một nguyên tử của vật chất và sức mạnh của nó để gìn giữ sự đồng nhất của nó với hình tướng và xúc tiến hoạt động của nó theo đường lối riêng của nó, hoặc là chúng ta bàn đến một hình hài ở một trong ba giới của thiên nhiên, được giữ cố kết với nhau, thể hiện các đặc trưng, theo đuổi đời sống theo bản năng riêng của nó, và hoạt động thành một khối hướng đến một điều gì đó cao cả hơn và tốt đẹp hơn.
a/ Do đó, linh hồn là nhân tố mang lại các đặc điểm riêng biệt và các biểu lộ sắc tướng khác nhau.
b/ Linh hồn tác động lên vật chất, thúc đẩy vật chất đảm nhận một số hình thức (shapes), để đáp ứng với một số rung động, và để tạo ra các hình tướng đặc biệt thuộc cõi hiện tượng mà chúng ta nhận biết trong thế giới của cõi hồng trần dưới hình thức khoáng chất, thực vật, động vật và con người, − và đối với điểm đạo đồ thì còn có một số hình thức khác nữa.
4. Các tính chất, các rung động, các màu sắc và các đặc điểm của tất cả các giới trong thiên nhiên là các tính chất của linh hồn, như là các năng lực tiềm tàng trong bất cứ hình hài nào đang tìm cách biểu lộ và chứng tỏ tiềm năng. Trong tổng thể của chúng vào cuối giai đoạn tiến hóa, chúng sẽ tiết lộ những gì là bản chất của sự sống thiêng liêng và của linh hồn thế giới, − linh hồn tối cao đó sẽ tiết lộ đặc tính (character) của Thượng Đế.
a/ Do đó, qua các tính chất và các đặc điểm này, linh hồn biểu lộ như là sự đáp ứng hữu thức đối với vật chất, vì các tính chất được xuất hiện thông qua sự tương tác của các cặp đối ứng, tinh thần và vật chất, và ảnh hưởng của chúng lên nhau. Đây là nền tảng của tâm thức.
b/ Linh hồn là yếu tố hữu thức trong mọi hình hài, cội nguồn của tâm thức mà mọi hình hài biểu lộ và của sự đáp ứng với các điều kiện tập thể chung quanh mà các hình hài trong mọi giới của thiên nhiên thể hiện.
c/ Do đó linh hồn có thể được định nghĩa như là khía cạnh đầy ý nghĩa trong mọi hình hài (được tạo ra qua sự hợp nhất của tinh thần và vật chất), nó cảm nhận, biểu lộ sự hiểu biết, thu hút và xua đuổi, đáp ứng hoặc từ chối đáp ứng, và giữ mọi hình hài trong một tình trạng thường xuyên hoạt động rung động.
d/ Linh hồnthực thể có tri giác được tạo ra qua sự hợp nhất của Cha−Tinh Thần và Mẹ−Vật Chất. Đó là cái mà trong giới thực vật chẳng hạn, tạo ra sự đáp ứng với tia nắng mặt trời và việc nở ra của chồi búp; đó là cái mà trong giới động vật khiến cho nó thương yêu chủ của nó, đi săn mồi, và tuân theo cuộc sống bản năng của nó; đó là cái mà trong con người, nó làm cho y ý thức về môi trường chung quanh y và nhóm của y, nó khiến cho y sống cuộc đời của y trong ba cõi của sự tiến hóa bình thường của y như kẻ bàng quan, chủ thể nhận thức, diễn viên (actor). Sau rốt chính điều đó khiến cho y phát hiện rằng linh hồn này nơi y vốn có hai phần (dual), phần kia của y đáp ứng với sinh hồn (animal soul), còn phần của y thì nhận ra hồn thiêng (divine soul) của mình. Tuy nhiên, vào lúc này, đa số con người sẽ được nhận thấy là đang hoạt động một cách đầy đủ, không hoàn toàn là sinh hồn, cũng không hoàn toàn là hồn thiêng, mà có thể được xem như nhân hồn (human souls). (LVHLT, 35-37)

*  Không nên gọi là Linh Hồn - Nên gọi là Linh Tánh_PS Tịnh Không: Học Phật, tôi thường hay nói, học Phật việc tốt nhất trước tiên chính là gì: Biết được sinh mạng là vĩnh hằng, ta không hề chết, “chết” - thân thể này thì có sanh diệt, ta thì không có sanh diệt. Thông thường chúng ta nói ta là cái gì? Linh hồn là ta, người nước ngoài cũng thừa nhận, trong Phật pháp gọi là thần thức, đây là cái ta chân thật. Nếu như nói cái ta này có sanh tử, còn đi đầu thai, còn có cái gì là kiếp trước đời sau… Không hề có. Cho nên vấn đề chính ngay chỗ này. Chân thật từ nơi Phật pháp nói, Phật pháp vẫn không gọi là linh hồn, gọi là Linh Tánh. Kỳ thật nếu gọi là linh hồn thì cái hồn đó tuyệt nhiên không linh, nếu như là linh thì nó sẽ chọn thế giới Cực Lạc để đi, hà tất phải đi vào sáu cõi luân hồi chứ? Nó không linh! Không nên gọi là linh hồn mà gọi là mê hồn, quyết định không phải là linh hồn. .... (Linh Hồn) Mê mất đi tự tánh thì trí tuệ đức tướng của chúng ta liền bị bóp méo đi, bị biến chất. Có khởi được tác dụng hay không? Có. Tác dụng gì vậy? Hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta chính là tác dụng, thế nhưng tác dụng này đã bị biến chất rồi. (PS Tịnh Không giảng)

Xem: Tổng hợp về Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung
Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã
Xem: Tổng hợp về Ishvara, Linh hồn ( Đại Vũ trụ và Tiểu Vũ trụ)

+ Thế Gian:2 loại thế gian: 
Thế gian hữu tình gồm các loại chúng sinh.
Khí thế gian gồm các hiện tượng và vật thể như núi, sông, đất liền và nhà cửa các loại.
Những vật này cùng với hư không và các loại trần cảnh đều được tạo thành bởi hai loại: y báo và chánh báo. Y báo là khí thế gian, gồm núi sông đất liền, chánh báo là các loại chúng sinh. Thế giới này đều tạo thành bởi hai loại này. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1-Phần Kinh Văn)

+ Thế gian?
Thế nghĩa là thiên lưu, gian nghĩa là gian cách. Thế gian tức là thế giới, tức cũng là thời gian với không gian mà được tên. Ba đời là thời gian, mười phương là không gian. Thế gian phân làm ba thế gian:
- Một là hữu tình thế gian (chúng sinh thế gian).
- Hai là khí thế gian (sơn hà đại địa, nhà cửa phòng ốc).
- Ba là trí chánh giác thế gian (giác ngộ pháp thế xuất thế gian, đầy đủ trí huệ của Như Lai).
Cho nên phải lìa hữu tình thế gian và khí thế gian, chứng nhập trí huệ chánh giác thế gian.
Thế gian có đủ thứ sự ăn uống vui chơi, tại sao phải lìa khỏi? Vì thế gian có cái vui của: Tài, sắc, danh, ăn và ngủ, năm dục, khiến cho con người sinh ra đủ thứ phiền
não, làm cho con người gặp thọ quả khổ, chẳng đắc được sự giải thoát, cho nên phải lìa khỏi thế gian. Làm thế nào có thể lìa khỏi thế gian? Chỉ có một phương pháp, đó là
phát bồ đề tâm, tu bồ đề đạo. (Nguồn: Kinh Hoa Nghiêm-T 19.TR295)

+ Thế gian: Trích đoạn Đức Phật giảng cho ngài A Nan trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trong mục giảng về CÁC ĐẠI - Tứ Đại
... Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.

Giảng:
"Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu." Nó tương ưng với tâm thức của mỗi chúng sinh và biến hiện ra thành các hiện tượng tương ưng với nghiệp mà mỗi chúng sinh đã tạo. Tánh của sắc là chơn không, tánh của không là chơn sắc. Vốn hằng thanh tịnh từ trong thể tánh và bao trùm khắp pháp giới. Hoạt dụng mầu nhiệm nầy có được là do nghiệp cảm của mỗi chúng sinh và sẽ kết thành quả báo mà mỗi người sẽ nhận được.
"Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên."
Thế gian là ai? Họ là những người tu tập theo ngoại đạo và hàng phàm phu theo pháp môn quyền thừa/ Pháp Thế Gian. Họ là những người mê mờ về tánh Như Lai tạng, vốn hằng thanh tịnh từ trong thể tánh và bao trùm khắp pháp giới. Họ không nhận ra được điều nầy. Họ cho rằngxuất phát từ tánh nhân duyên và tự nhiên. Đây là kiến chấp của hàng Tiểu thừa: pháp nhân duyên sinh. "Hoặc tánh tự nhiên." Dính mắc vào kiến chấp của hàng ngoại đạo là tánh tự nhiên. Làm thế nào mà họ bị lừa mị vào kiến chấp nầy? "Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường." Đó là do sự dính mắc của thức tâm phân biệt suy lường trong giáo lý Tiểu thừa, của hàng ngoại đạo và của hàng phàm phu đã tạo nên sự tính toán phân biệt. Họ chỉ tưởng tượng những cái mà không hề có, họ suy nghĩ đến những thứ mà "Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật." Đó chính là thức tâm vọng tưởng, phân biệt, suy tính–dù quý vị cho nói đó là tánh nhân duyên hay tự nhiên–cũng chỉ là ngôn từ. Chẳng có thật. Trong đó chẳng có chút nào đạo lý chân thật đáng nói cả. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Thế gian: Là chỉ cho sáu cõi giới của hàng phàm phu. “Xuất thế gian” chỉ cho cảnh giới của bốn quả vị của bậc Thánh. Tức là bản nguyên vi diệu sáng suốt cuả Như Lai tạng. Mặt khác, các hiện tượng thế gian và xuất thế gian vốn chỉ là Như Lai tạng–vốn là minh là diệu. Nó vốn là diệu tâm, vắng lặng mà thường chiếu soi, chiếu soi mà thường rỗng lặng. Kinh văn trong đoạn nầy nói rằng Như Lai tạng là ‘không’, đoạn kinh văn: sau sẽ nói tất cả các pháp đều ‘là’ Như Lai tạng, là nguyên minh tâm diệu. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Bồ tát tu và Duyên giác tu hay Đại thừa tu khác Tiểu thừa:
4. Thứ tư là thể pháp không quán: Duyên Giác/ Tiểu thừa tu thể pháp không quán
5. Thứ năm là diệu hữu không quán: Bồ Tát/ Đại thừa tu diệu hữu không quán
Chân không diệu hũu.
Lúc Bồ Tát Quán Thế Âm hành thâm bát nhã ba la, Ngài soi thấy năm uẩn đều không. Đó là đắc được công năng tu hành bát nhã ba la mật đa.
(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh -1- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Đức Phật dạy Về Pháp Của Ngài “Chư Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua sông, không phải để nắm giữ lấy”, qua sông rồi thì phải bỏ bè (Trung Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305).

+ Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy: Giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển .....

+ Học Pháp và Tu hành: Trích Đức Phật bảo: ... Thế nên A-nan, tuy ông trải qua nhiều kiếp ghi nhớ những pháp bí mật diệu nghiêm của Như Lai (Ngài A Nan đa văn bậc nhất), cũng chẳng bằng một ngày tu pháp vô lậu, xa lìa hai cái khổ yêu ghét ở thế gian(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)

+ Tu Bồ Tát Đạo - Pháp Đại Thừa: Trích Đức Phật bảo A Nan:
Nghĩa thứ hai, các ông chắc muốn phát tâm bồ-đề, sanh tâm đại dõng mãnh với bồ-tát thừa, quyết định rời bỏ các tướng hữu vi.
Giảng: "Quyết định rời bỏ các tướng hữu vi". Hãy dứt khoát, không do dự. Đừng dao động giữa Đại thừa và Tiểu thừa, đừng như A-nan, tâm không quyết định được. A-nan muốn phát tâm cầu Đại thừa, nhưng không thể nào bỏ được pháp nhân duyên. A-nan nói, “Đức Phật giảng pháp nhân duyên rất hay. Sao Đức Phật quyết định bác bỏ nó, thậm chí còn khuyên chúng con đừng tu pháp đó?” Khi quý vị quyết định điều gì, hãy thật kiên định. Đừng đứng mỗi chân mỗi thuyền. Trung Hoa có ngạn ngữ:

+ Mười Thứ lớp trong tu hành không thể đảo lộn khi hành Bồ Tát Đạo: 1. Bố Thí - 2. Trì giới - 3. Nhẫn nhục - 4. Tinh tấn - 5. Thiền định - 6. Trí huệ bát nhã - 7. Phương tiện - 8. Đại nguyện - 9. Đại lực - 10. Đại trí. (Những thứ lớp này cũng tương ứng với thứ tự của 10 Tay Ấn Pháp trong Chú Đại Bi. Mỗi lớp có 10 Tay Ấn, 4 lớp tương ứng 40 Tay Ấn, cộng với 2 Tay ấn 41 và 42 là 6 lớp tất cả). (Nguồn: Thầy Hằng Trương giảng Chú Đại Bi) 

+ Bồ Tát Đạo: Ai muốn tìm cầu giác ngộ, giải thoát để thành Phật rộng độ chúng sinh thì Người chỉ pháp tu hạnh Bồ-tát đạo:
- Bồ Tát là người giác ngộ, không vì lợi ích riêng tư, luôn mở rộng tấm lòng thương yêu bình đẳng đến với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ hay chia sẻ những gì mình đang có, từ vật chất cho đến tinh thần, lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui cho chính mình. Bồ Tát tu 6 pháp Ba-la-mật để diệt trừ phiền não khổ đau. 
- Bồ tát thấy rõ tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, keo kiệt, hiểm độc là nhân nghèo khổ thiếu thốn khó khăn, cho nên Bồ-tát tu hạnh bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia để chuyển hoá lòng tham.
- Thấy người ăn không ngồi rồi, buông lung sa đọa, cống cao ngã mạn làm cho đạo đức nhân cách băng hoại thì Bồ-tát tu trì giới để khuyên mọi người không sát sinh hại vật, không gian tham trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người và không dung các chất gây say nghiện như là rượu, xì ke ma tuý cho nên nói “trì giới độ phá giới”.
- Thấy người nóng giận là nhân gây thù chuốc oán, rồi dẫn đến chửi mắng, đánh đập cuối cùng giết hại, tạo ra nhiều tội lỗi mà làm cho mình và người phiền muộn khổ đau, cho nên Bồ-tát tu hạnh nhẫn, nhịn, nhường để chuyển hóa cơn giận dữ, cho nên nói “nhẫn nhục độ nóng giận”.
- Thấy người lười biếng hưởng thụ bê tha là nhân dẫn đến hao tài tốn của, hư thân mất nết, chẳng giúp ích gì được cho ai Bồ-tát tu hạnh tinh tấn chuyên cần để chuyễn hóa ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện.
- Thấy tâm tư lăng xăng, điên đảo, vọng tưởng là nhân dẫn đến bất an, lo sợ, Bồ-tát tu thiền định để dừng lắng mọi tâm tư vọng tưởng xấu ác có tính cách hại người vật, để sống trở lại với tâm thanh tịnh sáng suốt, cho nên nói “thiền định độ tán loạn”
- Thấy nhân ngu si là bị đọa vào ba đường xấu, nhất là các loài súc sinh Bồ-tát tu hạnh từ bi, trí tuệ để chiếu phá tối tăm, mờ mịt cho nên nói “trí tuệ độ ngu si”.
Ngoài việc biết tích lũy phước báo và siêng tu trí tuệ để cứu giúp chúng sinh, Bồ-tát còn phải tu sáu pháp Ba-la-mật để loại trừ các thói quen tật xấu, cho đến khi viên tròn quả mãn thì Bồ-tát thành Phật. (Nguồn: Nhân Quả và số phận con người)

+ Bồ Tát Đạo - Hạnh Bồ Tát: Do nhờ tu tập vô số công hạnh mà Bồ – tát được trang nghiêm thân tướng nên chư vị không rời bỏ một pháp nào dù nhỏ bé hoặc vô cùng vi tế. Dù một việc thiện nhỏ nhất, cho đến lớn nhất, chư vị Bồ – tát đều hoàn tất chu đáo. Nên kinh có dạy”
“Chớ khinh việc thiện nhỏ mà không làm
Chớ xem thường việc ác nhỏ mà không tránh”.
Các vị Bồ – tát thường siêng năng làm các điều thiện và dứt khoát từ bỏ các việc ác, chư vị phát bồ - đề tâm và đạt được quả vị giác ngộ Vô thượng bồ - đề. Chư vị trang nghiêm pháp thân bằng vô số công hạnh. Chư vị phát đại bi tâm, thực hành đại pháp vô duyên từ tuỳ theo tâm lượng của chúng sinh mà làm Phật sự. Nhưng chính các vị Bồ – tát, tự bản tánh và bản thể của các Ngài không hề gợn một mảy may tướng trạng của chúng sinh tâm. Các Ngài tự thấy mình và toàn thể chúng sinh có đồng một thể tánh, không hề phân hai. Các Ngài không chỉ chịu khổ cho riêng mình, mà ước nguyện giúp cho chúng sinh thoát khỏi mọi khổ luỵ. Dù các Ngài chuyển hoá tất cả mọi sự thống khổ cho chúng sinh mà không hề dính mắc chút nào vào việc mình có độ thoát cho chúng sinh. Các Ngài không bao giờ tự cho rằng:
“Tôi đã cứu độ cho anh rồi, nay anh phải cám ơn tôi. Tôi đã giúp anh thoát khỏi mọi phiền não, anh phải tỏ ra biết ơn tôi”.

Chính vì chư vị Bồ – tát không có tâm niệm như vậy, nên các Ngài mới có thể ứng hiện ba mươi hai thân tướng, để kịp thời đáp ứng mọi tâm nguyện của mọi loài chúng sinh. Chẳng hạn như cần ứng hiện thân Phật để độ thoát chúng sinh, thì chư vị Bồ – tát liến ứng hiện thân Phật để giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh khiến họ được giải thoát. Nếu cần thiết hiện thân Bích Chi Phật, thì các Ngài liền ứng hiện thân Bích Chi Phật để giáo hoá chúng sinh, giúp họ được giải thoát. Cũng như vậy, các Ngài có thể ứng hiện thân A la hán, vua chúa... để giúp cho chúng sinh được độ thoát. Chư vị Bồ – tát có khả năng hóa hiện thành ba mươi hai ứng thân để cứu độ các loài chúng sinh. Các Ngài cũng có được mười bốn pháp vô uý và bốn pháp bất khả tư nghì. Đó là bốn loại thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Các Ngài đã chứng đạt được quả vị chân thật viên thông, đã thành tựu quả vị Vô thượng bồ - đề. Đó là sự thành tựu quả vị của Bồ – tát Quán Thế Âm. (Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng câu 23. Ma ha bồ đề tát đoả trong Thần Chú Đại Bi)

+ Đạo là gì - Bồ Tát đạo theo Phật giáo:
.... Đức Phật dậy: Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát trang nghiêm Đạo ?
Bồ Tát Đại thệ trang nghiêm và thừa Đại thừa rồi xả bỏ tất cả tà Đạo. Xả bỏ tà Đạo rồi hướng Đến chánh Đạo chơn thiệt Đến Nhứt thiết trí.
Sao gọi là chánh Đạo ? Đó là chẳng bỏ thiện pháp vậy, là hành Đại nguyện chẳng thối chuyển Bồ Đề Đạo vậy, là siêng tu tinh tiến căn lành chẳng mất vậy, là hành bất phóng dật bất Động thuần chí, chẳng chìm nơi sở tác quyết có thể cứu cánh ngưỡng nắm lấy pháp trên, cầu công Đức tư lương chẳng hề cho là Đầy Đủ, cầu trí huệ tư lương trọn chẳng phế bỏ, Đây là Bồ Tát chánh Đạo vậy.
Còn nữa, nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát Đạo ấy là Tứ thiền, Tứ vô lượng tâm, Tứ không Định, Ngũ thần thông, Tam phước nghiệp, Tam học, Lục ưng kính, Lục niệm, Tứ nhiếp pháp, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác phần, Bát thánh Đạo phần, Tam giải thoát môn, biết Ấm phương tiện, biết giới phương tiện, biết Nhập phương tiện, biết Tứ Đế phương tiện, biết Nhơn duyên phương tiện, Đây gọi là Đạo. ........
Tại sao gọi Đó là xuất thế gian ư ?
Nầy Hư Không Tạng ! Ngũ thọ ấm gọi là thế gian. Bồ Tát khéo phân biệt ngũ ấm, quán nó vô thường nhẫn Đến như tánh Niết bàn rồi, biết trong Đạo ấy không có thế gian và pháp thế gian, biết Đạo ấy là vô lậu là xuất thế gian không có buộc dính, Đây gọi là xuất thế gian. Đây gọi là Bồ Tát Đạo vậy. (Nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật)

+ CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH.
- Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới.
Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng: 
1. Xét về nhãn căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2. Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3. Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4. Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5. Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6. Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thành phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức.
=> A Nan! Ông muốn ngược dòng sinh tử hãy xét 6 căn ông hiện thọ dụng. Cái nào hợp, cái nào ly, căn nào sâu, căn nào cạn, căn nào viên thông, căn nào không viên thông. Nếu khai ngộ được một căn viên thông thì đảo ngược tất cả dòng nghiệp vô thỉ. Đối với hiệu quả tu hành, bấy giờ một ngày bằng một kiếp.
Tôi nay đã chỉ rõ cho ông: Sáu căn, căn nào cũng trong sáng và đều có số lượng công năng. Tùy ông chọn lựa. Thích hợp căn nào tôi sẽ hướng dẫn cho ông để ngày thêm tăng tiến.
Mười phương Như Lai, căn, trần, thức, 18 giới đều là công cụ để viên mãn Vô thượng Bồ-Đề. Căn cơ trí tuệ còn non nớt, ông cần đi sâu tu tập một căn. Một căn thanh tịnh thì sáu căn đồng thời được tháo mở hoàn toàn thanh thoát.
Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)

+ DÙNG TÂM NHỊ NGUYÊN - TÂM NHÂN ĐỊA TU GIẢI THOÁT NIẾT BÀN
Trích Đức Phật dậy ngài A Nan tu Pháp Đại thừa - Giải thoát Niết Bàn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm:
... Không theo cái thường, chỉ đuổi theo sanh diệt. Do vậy phải sanh mãichịu tạp nhiễm khi lưu chuyển.
Nếu trừ bỏ sanh diệt, giữ tính chân thường, tính sáng suốt chân thường hiện tiền. Các thứ căn trần, thức tâm phân biệt đều tiêu mất.
Tướng của vọng tưởng là trần, thức tình phân biệt là cấu nhiễm. Cả hai đều rời bỏ, làm sao không thành Vô thượng trí giác? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương V)

+ PHÁP TU GIẢI THOÁT NIẾT BÀN DUY NHẤT - CHƯ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG ĐỒNG TU TẬP

... Vì thức thứ 8 là thức đầu tiên khởi niệm tưởng phân biệt. Tất cả đều bắt nguồn từ thức thứ 8. Ngũ uẩn và thức thứ 8 kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành nút buộc luân hồi sinh tử. Vì nó bắt đầu từ thức thứ 8, nên khi mở, phải bắt đầu từ sắc uẩn (2 nút). Thứ tự nầy cũng giống như khi cởi áo quần, phải cởi từ lớp ngoài trước rồi lớp trong. ... Như trong bài kệ nói:
Khi sáu nút đã được mở, thì một cũng không còn. Khi sáu căn, tức là sáu nút đã được tự tại, thì cái một cũng biến mất luôn. Điều nầy sẽ được giải thích chi tiết trong đoạn văn sau.
Nơi các căn, hãy chọn tính viên thông. Phương pháp tu tập là áp dụng nỗ lực ngay từ cửa ngõ của sáu căn. Có nghĩa là, mắt không bị xoay chuyển bởi hình sắc, tai không bị xoay chuyển bởi âm thanh, mũi không bị xoay chuyển bởi hương thơm, lưỡi không bị xoay chuyển bởi mùi vị, thân không bị xoay chuyển bởi sự xúc chạm, thức không bị xoay chuyển bởi các pháp. Quý vị chuyển hoá ngay những gì xuất hiện nơi cửa của sáu căn. Quý vị hồi quang phản chiếu, không cần phải tìm cầu bên ngoài. Chỉ cần phòng hộ thân và tâm. Hãy tự tìm cầu ở trong chính mình
Để tu tập nơi sáu căn, quý vị phải chọn một căn để dẫn đến viên thông. Đức Phật đã đặt nền móng cho phương pháp nầy. Ngài đã giảng giải về 1200 công dụng của mỗi căn và chỉ cho A-nan thấy căn nào hoàn chỉnh nhất. Chẳng hạn, nhãn căn là không hoàn chỉnh, nhưng nhĩ căn thì được. Thiệt căn và ý căn cũng là những căn hoàn chỉnh. Có những căn hoàn chỉnh và có những căn thì không. Quý vị phải chọn một căn và phát huy công phu tu tập trên căn đó. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngầm ý bảo rằng nhĩ căn sẽ dẫn đến viên thông. Đức Phật mong A-nan tự quyết định trong sự lựa chon; Đức Phật muốn A-nan tự mình tìm ra sự quyết định.
Tự chọn ra một căn viên thông và được vào dòng, tức thành chánh giác.
Nhập vào dòng pháp giới của bậc thánh. Nghịch với dòng sanh tử của phàm phu.
Sau khi đã vào dòng (Nhập lưu) được rồi, mới có thể thành tựu chánh đẳng chánh giác. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

* Mời xem trang chuyên đề về Pháp Tu Cải Mệnh Theo Bồ Tát Đạo/ Thánh Đạo

+ Pháp Tiểu thừa - Trí tuệ bát nhã thô thiển:
- Hành tức là tu hành. Thâm là đối ngược với thô thiển mà gọi là thâm.
Bát nhã là trí huệ. Ba la mật đa là đạt đến bờ giác. Thời là thời gian.
Đoạn này nói về Bồ Tát Quán Tự Tại tu hành thâm nhập bát nhã, chớ không phải tu bát nhã thô thiển.
Sao gọi là thâm bát nhã ? Đó là diệu trí huệ.
Sao gọi là bát nhã thô thiển ? Đó là giáo pháp tiểu thừa, bốn diệu đế, mười hai nhân duyên. Nhờ diệu trí huệ chân chánh mới đạt đến bờ giải thoát
- Bồ tát tu và Duyên giác tu hay Đại thừa tu khác Tiểu thừa:
4. Thứ tư là thể pháp không quán: Duyên Giác/ Tiểu thừa tu thể pháp không quán
5. Thứ năm là diệu hữu không quán: Bồ Tát/ Đại thừa tu diệu hữu không quán
Chân không diệu hũu.
Lúc Bồ Tát Quán Thế Âm hành thâm bát nhã ba la, Ngài soi thấy năm uẩn đều không. Đó là đắc được công năng tu hành bát nhã ba la mật đa.
(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh -1- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Các Pháp Tu - Đẳng Cấp Tu - Pháp Tiểu Thừa - Pháp Trung thừa - Pháp Đại Thừa

I- Pháp Khởi Duyên Tu - Hàng Phàm Phu - TU HIỂU VÀ TIN CÓ NHÂN QUẢ LUÂN HỒI - TIN KÍNH PHẬT PHÁP
Tu hành theo các pháp tu Thế gian, đại khái: Tu đạo người quân tử - Lấy Đạo đức làm gốc. Tu tam phước. Tu thân: Tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... Tu luân thường đạo lý làm người của Thánh hiền như lời Bác Hồ, Khổng Tử, Lão Tử ... dậy.
* Từ người thông minh trí tuệ phát triển đến người có căn chậm u tối nếu biết khởi tín tâm thành kính với Phật Pháp, lựa chọn phương pháp tu đúng, gặp được Thiện tri thức và bậc Hiền thánh thì đều có thể thành tựu giải thoát như nhau.
Trong quyển Ưu-bà-tắc giới kinh, đức Phật dạy rằng: “Tại gia còn bị nhiều sự ràng buộc nơi gia đình, khó bề tu học, nhưng nếu tu học được thì công đức nhiều hơn người xuất gia”.

II- Pháp Tu Hàng Tiểu Thừa - Đến Thanh Văn, Duyên Giác - Hàng Ngoại Đạo còn VÔ MINH - TU SẮC TƯỚNG DUYÊN HỢP
Tu hành theo các pháp tu Thế gian đến Xuất Thế gian, đại để gồm: Tu Thập Thiện Nghiệp Đạo - Lục độ - Mười hai nhân duyên - Tứ đại duyên hợp ...
* Pháp tu chủ yếu giành cho người xuất gia chuyên tâm tu đạo. Người tại gia hay xuất gia tu đúng như Pháp Thọ Trì thì đều có thành tựu viên mãn chẳng khác nhau.

III- Pháp Tu Hàng Đại Thừa - Bồ Tát Đạo - Hàng Chánh Đạo không còn VÔ MINH - TU SẮC KHÔNG KHÔNG SẮC
Tu hành theo các pháp tu đại để như các pháp tu của Hàng Tiểu thừa, nhưng học hiểu thấu và thành tựu trong tu tập, hiểu thấu về Vạn Pháp đều Không - Vạn Pháp chẳng Không - Vạn Pháp Là Không và Chẳng Không. KHÔNG ĐỔI TÙY DUYÊN - TÙY DUYÊN KHÔNG ĐỔI.
Các Ngài hiểu thấu về Như Lai Tạng Chân Như Nhiệm Mầu. Hiểu thấu về Hư Không bao trùm rộng khắp không giới hạn, không ngăn ngại vạn sự, vạn vật ...
Các Ngài Tu học theo các Kinh giành cho Đại Thừa như Kinh Pháp Hoa, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Thọ trì Chú Thủ Lăng Nghiêm ... để gìn giữ, lưu truyền dài lâu của Phật Pháp trên thế gian, cứu giúp tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong Vô minh, chịu sự luân hồi khổ đau trong muôn kiếp.

+ Hai Pháp tu: Điều nầy nói về hai nghĩa quyết định, một trường hợpdùng tâm phan duyên, đối tượng của sinh diệt để tu tập và một trường hợpkhông dùng tâm phan duyên, đối tượng của sinh diệt để tu tập.
Nay xem trong thế gian những người muốn cởi nút, nếu không biết đầu nút ở đâu–nếu họ không biết đầu mối của nút ở đâu–thì con tin chắc là những người ấy không cởi được. Do họ còn không xác định được đầu mối của nút, làm sao mà mở nút được.
* Trong Kinh thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dậy các Pháp Tu Đại thừa/ Bồ Tát đạo - Không dùng Tâm phan duyên để tu. Người tu chọn Pháp nào Viên Thông nhất để tu tập, sớm có thành tựu đạo quả. Mời xem bản Kinh văn gốc này để biết: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5

+ Trung đạo (Noble middle Path, Bát chánh đạo): Con đường hẹp giữa các cặp đối hợp mà chúng ta phải bước lên (nhờ thực hành đức phân biện và lòng vô dục) là con đường quân bình, thăng bằng, tức trung đạo. (ASCLH, 320)

+ Tu theo con đường trung đạo: Trích đoạn: ... Phương tiện vi diệu ban đầu:
A-nan muốn biết pháp môn phương tiện cho kẻ sơ cơ, đó là phương pháp dễ nhất để bắt đầu tu tập, phương pháp đơn giản nhất để bước vào công phu. Một số người liền phán xét:
“A-nan chỉ chú tâm vào việc học rộng nhớ nhiều và cuối cùng gần như bị kết thúc bằng đọa lạc.”
Họ nói: “Cho nên học nhiều chỉ vô ích. Tôi chỉ chú tâm chuyên vào việc tập định, chẳng cần học làm gì.”
Đây là quan điểm thiên lệch, không đúng với tinh thần Trung đạo. Đạo lý khế hợp với Trung đạo là không quá nghiêng lệch về bên phải và cũng chẳng nghiêng lệch về bên trái. Không coi trọng phía trước cũng chẳng coi trọng phía sau. A-nan bị phê phán vì đã chú tâm vào việc học mà xao lãng việc tu định. Còn nếu quý vị chuyên tập trung vào việc tu địnhxao lãng việc học thì trí tuệ không được phát sinh. Quý vị phải học tập để có được trí tuệ, đồng thời cũng phải tu định để có được định lực, hai năng lực ấy mới được hợp nhất. Tại Phật giáo Giảng đường chúng ta vừa nghiên cứu kinh điển vừa ngồi thiền. Bằng cách gạt ra ngoài tất cả mọi chuyện, không để cho tâm ý mình lang thang khắp mọi phương Nam Bắc Đông Tây, quý vị mới có thể hoàn toàn tập trung tâm ý mình vào Phật pháp được. Đừng để phí thời gian quý báu. Quý vị phải theo quy luật công phu tu tập hằng ngày.(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tu là Pháp trung đạo:
Làm Vừa Ðủ là Trung-Ðạo
Pháp môn tham thiền, cần hồi quang phản chiếu ở mọi thời mọi lúc một cách tự nhiên. Mình không được quá gấp rút, cũng không được quá chậm chạp; nên có câu nói rằng:
Gấp thì đứt, chậm thì lỏng
Không chậm, không gấp mới thành công.
Không gấp không chậm là trung đạo; đi đứng nằm ngồi đều không rời "cái nầy," xa rời khỏi "cái nầy" tức là sai lầm. "Cái nầy" là cái gì? Ðó chính là Trung-đạo liễu nghĩa.
Tham thiền không được đi vào cực đoan, không được quá lố cũng không được thiếu hụt; quá lố hay thiếu hụt đều không phải là Trung-đạo. Không rơi vào "không," cũng không rơi vào "hữu," không rơi vào hai biên tế, mới gọi là Trung-đạo. Nên nói rằng: "Trung-đạo chính là phi không phi hữu" (chẳng không mà cũng chẳng có), cũng có nghĩa là chân không diệu hữu. Không chấp trước chân không, nhưng cũng đừng quái ngại diệu hữu. Chân không diệu hữu đều không thể nắm bắt, cũng không thể xả bỏ. Nắm cũng không được, bỏ cũng không xong, đó chính là cảnh giới của chân không diệu hữu.
Người dụng công cần phải có thủy có chung (có đầu có đuôi) thì mới thành tựu được. Rằng: "Quán triệt thủy chung." Không thể một ngày tu rồi mười ngày nghỉ Ố nhất bộc thập hàn Ố nghĩa là một ngày hơ ấm, mười ngày bỏ lạnh. Không được gặp chuyện khó khăn liền thối lui, đi được nửa đường rồi bỏ cuộc, người như vậy là kẻ không có chí khí. Cổ nhân nói:
Tu Ðạo bất phạ mạn, chỉ phạ trạm.
Nghĩa là:
Người tu đạo không sợ chậm, chỉ sợ đứng một chỗ.
Lúc thường dụng công tham thiền, mình nên chú ý vào thoại đầu, dùng Kim-cang bảo kiếm (tức là trí huệ) để chặt hết vọng tưởng. Vọng tưởng hết, thì trí huệ hiện tiền. Có trí huệ quang minh, mới phá tan vô minh hắc ám. Vô minh phá trừ rồi, mình thoát khỏi Tam-giới, hết sinh tử, lúc đó mới ra khỏi vòng tròn định mạng (thập nhị nhân duyên).
Người dụng công tu đạo cần có tâm nhẫn nại. Bất luận trường hợp khó khăn gian khổ nào, cũng cần nhẫn thọ. Nhẫn nại thì mới tới được bờ bên kia. Vì vậy trong khi đả thiền thất đừng nên sợ khổ. "Khổ tận cam lai" nghĩa là đắng hết, ngọt lại. Nếu mình chưa lặn xuống tận đáy, mình sẽ không bao giờ vươn lên tận chóp đỉnh. Căn nhà cao hằng ngàn trượng đều từ nơi mặt đất xây lên, không phải xây lên trong hư không. Bởi thế cần hạ thủ tham thiền nơi chốn căn bản, tức là trừ bỏ vọng tưởng. Nếu mình có thể ngừng vọng tưởng, thì lúc đó:
Lòng trong suốt, trăng hiện bóng nước.
Ý an định, trời xanh không mây.
Khi lòng thơi thản, trăm nạn tiêu hết. Ý yên định, mọi chuyện an bình. Rằng:
Tâm ngừng, niệm dứt là giàu sang thật.
Lòng tư dục cạn, ruộng phước mới chân.
Tham thiền tức là dứt hết vọng, chỉ còn sự chân thật (khử vọng tồn chân). Cũng giống như sàng cát đãi vàng vậy; ở trong cát mà tìm vàng đó là chuyện rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu mình muốn tìm vàng thì phải tìm trong cát, tất phải có lòng nhẫn nại. Quý-vị có muốn hiểu rõ Phật tánh của mình không? Muốn được minh tâm kiến tánh chăng? Vậy thì phải nhẫn nại tu hành, nhẫn nại tham thiền, nghiên cứu, lâu dần thì tất nhiên sẽ quán thông, sẽ khai ngộ; "ồ! Thì ra là vậy."
Khi tham thiền thì mình đừng để ý đến chuyện khác, cứ một mực tham câu "Niệm Phật là Ai?" Phải tìm cho ra "Ai" đó, chỉ khi nào tìm ra rồi thì lúc đó mới ngừng tham. Công phu mình đã đến chỗ thuần thục rồi, thì tự nhiên sẽ gặt hái được kết quả tốt.
Khi ngồi trong thế kiết già, đem chân trái gác lên đùi phải, đem chân phải gác lên đùi trái. Ðó là vì chân trái thuộc về dương, chân phải thuộc về âm. Cho nên khi ngồi thiền, chân trái (dương) thì ở phía trên, chân phải (âm) thì ở phía dưới, đó cũng giống như là vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi (tức là âm và dương). Tuy ý nghĩa như vậy; nhưng để cho tiện, quý-vị muốn bỏ chân trái ở dưới, chân phải ở trên cũng được; bởi vì Pháp thì không nhất định, tùy theo thói quen của mỗi người, không cần phải chấp trước một phương pháp, một tư thế cố định nào cả. Ðể chân trái ở trên chân phải là một phương pháp mà thôi, không phải là một quy luật tuyệt đối; rằng quý-vị phải tuân theo như vậy.
Nói tóm lại, kiết già phu tọa là thế mình dễ nhập định nhất. Nếu mình có thể nhập định trong lúc đi thì ngồi hay không ngồi đều không thành vấn đề. Cảnh giới lúc nhập định thì không có một chút vọng tưởng nào, trong tâm một niệm chẳng nẩy sinh, bụi trần chẳng nhiễm. Nếu có thể đi đứng nằm ngồi không sinh một niệm nào, không nhiễm ô bụi trần thì đó là lúc dụng công đấy. Không nhất định ngồi mới gọi là dụng công tham thiền. (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)

+ Biểu tượng dòng Nước - Ðức Phật dạy:
- Nước theo lối cũ: Chỗ đất bị nước mạnh xoáy lở thì dù 100 năm sau, cũng không nên dựng lại một cái gì trên ấy. Vì dòng nước sẽ theo thói cũ mà lôi cuốn đi mất tất cả.
- Người có ác tâm mà bây giờ họ bảo mình là bắt đầu làm lành thì mình quyết không tin vội. Vì, tâm ác của họ chưa diệt, họ sẽ trở lại làm việc ác, ta phải nên dè dặt. Người muốn làm việc gì phải làm lần lần, như người đào giếng đào mãi xuống sâu sẽ có mạch nước.
- Cứu giúp: Kẻ trí giả thấy sự nguy hiểm hoặc bất bằng giữa cuộc thế, thì hãy ra tay cứu giúp - cũng như người có tài bơi lội có thể lội ngang qua dòng nước mạnh. (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Luận về Dòng chảy và Nước: 
Đức Phật dậy: A-nan, ví như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau.
A-nan, tánh của dòng nước như vậy chẳng do hư không sinh ra, chẳng phải do nước mà có, cũng chẳng phải tánh nước, cũng chẳng lìa hư không và nước.
Thật vậy, A-nan. Nếu nhân hư không mà sinh thì mười phương hư không vô tận sẽ thành dòng nước vô tận. Thế giới tự nhiên sẽ bị chìm đắm.
Nếu do nước mà có thì dòng nước nầy tánh nó lẽ ra không phải là nước nữa, và hiện nay có thể chỉ ra tướng của nước và dòng nước khác nhau[80]. Nếu dòng nước tức là tánh nước thì khi nước trong lặng, sẽ không còn là thể của nước nữa?
Nếu lìa hư không và nước thì hư không vốn chẳng có trong và ngoài; ngoài nước ra vốn chẳng có dòng nước.
Do vậy nên biết hành ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiên - Q2 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Vi Trần: Trích Phật dậy ngài A Nan về Tứ Đại.
...Ông hãy quán sát tính của địa đại, thô làm thành đất liền, tế làm thành vi trần, cho đến lân hư trần;
Giảng:

"Ông hãy quán sát tính của địa đại. A-nan, nay Như Lai sẽ giảng giải về địa đại cho ông, ông phải nên lắng lòng nghe cho kỹ. Đừng có như trước đây, ông chỉ chú tâm học hiểu mà không công phu trau dồi định lực. Nay Như Lai sẽ chỉ cho ông giáo lý nền tảng để công phu trau dồi định lực.
Hãy xem xét đặc tính của đất: Thành phần thô làm thành đất liền." 'Thô' có nghĩa sự cấu thành của đất phần lớn là do sự hợp lại của nhiều hạt bụi. "Tế làm thành vi trần." Phần nhỏ nhất làm thành vi trần, cho đến lân hư trần.
'Lân hư trần' là những phân tử nhỏ nhất, mắt thường không thấy được. Nó là bạn láng giềng với hư không, ít nhiều gì nó chính là hư không, chứ không là gì khác. Có người nói rằng: "Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua khe cửa, tôi thấy những hạt vi trần nhảy múa trong hư không."Đó là cái mà quý vị thấy được. Còn lân hư trần thì không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Nếu chẻ chất cực vi có sắc tướng vô cùng nhỏ ra làm bảy phần. Càng chẻ lân hư trần đó nữa, thì thật là tánh hư không.
Giảng:
"Nếu chẻ chất cực vi có sắc tướng vô cùng nhỏ."
Lân hư trần là vật vô cùng nhỏ, là vật vi tế nhất trong tất cả mọi vật có hình tướng. Chẳng có gì nhỏ hơn nó nữa. Vậy mà, nó vẫn có một sắc tướng để có thể nhận biết được. "Ra làm bảy phần. Nếu quý vị chia chẻ những lân hư trần này ra làm bảy phần, thì nó rất gần với hư không. Càng chẻ lân hư trần đó nữa, thì thật là tánh hư không. Những lân hư trần đã được chia chẻ ra nầy thực sự là hư không." Cơ bản là không có sắc tướng. Đây là giải thích về tánh của địa đại
A-nan, nếu lân hư trần đó chẻ thành hư không, thì nên biết hư không cũng sinh ra sắc tướng.(Sắc tướng có thể biến thành hư không, và hư không cũng chứa đựng sắc tướng trong nó.)
Nay ông hỏi rằng do hòa hợp mà sinh ra các tướng biến hoá trong thế gian.
Ông hãy xét kỹ lân hư trần nầy, phải dùng bao nhiêu hư không hợp lại mới thành? Không lẽ lân hư hợp lại sẽ thành lân hư trần?
Lại nữa, lân hư trần chẻ đã thành hư không được, thì phải dùng bao nhiêu sắc (Địa đại) tướng hợp lại mới thành cả hư không?
Nhưng nếu khi hợp sắc tướng lại, thì sắc tướng hợp lại, không thành được hư không. Nếu hợp hư không lại, khi hư không hợp lại thì không thành được sắc tướng. Sắc tướng còn chẻ được, chứ hư không làm sao hợp lại được? 
Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ TÂM CHÚNG SINH.
Giảng:
"Ông vốn không biết, A-nan, trong Như Lai tạng–Như Lai tạng Chân tâm, Thật tướng. Ông không biết rằng nếu ông cứu xét kỹ cho đến tận nguồn cội hư không và lân hư trần, ông sẽ thấy rằng mình không thể nào biết được nó cả. Mà đạo lý ấy lại được tìm thấy trong Như Lai tạng: tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc." Ở điểm rốt ráo, sắc tướng chính là chơn không; và tánh không cũng chính là chơn sắc. Nó vốn không nhiễm ô, không thanh tịnh, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Cơ bản bất biến. Tự tánh của nó vốn là thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, chẳng có gì làm cho nó tăng thêm, cũng chẳng bớt đi chút nào.
"Tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc." Đây là một hoạt dụng vi diệu "tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh." Nó đáp ứng tuỳ theo mọi năng lực nhận thức từ tâm chúng sinh: mức độ của sự nhiệm mầu sẽ hiển bày tương ứng với năng lực nhận thức của mỗi chúng sinh.  (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Tỷ Khưu - Tỳ Khưu: Tỷ-khưu là phiên âm từ chữ bhikṣu trong tiếng Phạn. Có ba nghĩa: khất sĩ, bố maphá ác. (tỷ-khưu có nghĩa là bố ma: là làm cho ma/ Thiên ma - Vua các loài ma ở cõi trời hoảng sợ). Do chữ tỷ-khưu có ba nghĩa như vậy. Căn cứ theo nguyên tắc phiên dịch do Pháp sư Huyền Trang đời Đường lập ra, chữ ấy được giữ nguyên âm Phạn ngữ, không dịch sang tiếng Trung Hoa. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1)
+ Tỷ Kheo - Tỳ Kheo - Khất Sỹ - Tăng Sỹ - Tỷ khâu: Người xuất gia và quy y, sống bằng hạnh khất thực và tìm cầu chân lý giải thoát. Trong Phật giáo, thuật ngữ có nghĩa là một tăng sĩ Phật giáo, người từ bỏ cuộc sống thế tục, thụ lãnh giới luật. Gần tương đương với thuật ngữ Sa-môn. Trong luận giải về kinh Kim cương, Đại sư Tông Mật đã đưa ra 3 định nghĩa về thuật ngữ Tỉ-khâu: - Bố ma: "mối lo sợ của ma quỷ"; - Khất sĩ; "sống bằng hạnh khất thực";
- Tịnh giới: "giới luật thanh tịnh". (Xem nguồn)
+ Tỳ Kheo: hay Tỷ Kheo, còn gọi là Bí Sô, Phức Sô, Bị Sô, Tỷ Hô; ý dịch là Khất Sĩ, Khất Sĩ Nam, Trừ Sĩ, Huân Sĩ, Phá Phiền Não, Trừ Cẩn, trừ đói khát), Bố Ma,(làm cho ma quân sợ hãi); là một trong 5 chúng hay 7 chúng.
- Tỳ Kheo: Chỉ cho người nam xuất gia và thọ giới Cụ Túc.
- Tỳ Kheo Ni: Chỉ cho người nữ xuất gia và thọ giưới Cụ Túc thì gọi là Tỳ Kheo Ni (Nguồn: Xem tại đây)

+ Tỳ kheo ni nên biết ơn ngài A Nan: ..... Như Lai đối với hết thảy chúng sinh đều bình đẳng, không còn oán, thân phân biệt. Ơn là ơn của A Nan, chớ không phải của Như Lai. Là vì nhờ có A Nan mà nữ nhân mới được vào Phật pháp.
Vậy nên đời sau, các Tỷ Khưu Ni và hết thảy những người Thiện nữ, thường phải nên hết lòng ghi nhớ ơn của A Nan, nhắc nhở danh hiệu, cung kính, cúng dàng, tôn trọng tán thán, đừng để dứt mất. Nếu không thể làm được như thế luôn luôn, thì đêm ngày sáu thời, cũng phải để tâm ghi nhớ. (Nguồn: Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân)

+ Tứ thiền: Kiến thủ kiến (Ngũ lợi sử là: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến, Giới cấm thủ kiến): ... Không phải quả chấp là quả. Không phải là quả rốt ráo, họ cho đó là quả rốt ráo. Họ cho Tứ Thiền Thiên và Tứ Không Xứ là Niết bàn, đó gọi là "không phải quả chấp là quả".
Tứ Thiền: Sơ thiền thiên, Nhị thiền thiên, Tam thiền thiên, Tứ thiền thiên.
- Sơ thiền: Người tọa thiền lên đến cảnh giới Sơ thiền có thể không còn thở nữa, không có sự hô hấp. Ở cảnh giới này tuy không còn hô hấp nhưng vẫn có một niệm động, một khi phát sanh niệm động này thì hô hấp sẽ trở lại. Ðó là Sơ thiền.
- Nhị thiền là mạch ngừng lại, khi hô hấp không còn nữa thì mạch cũng ngừng luôn, giống như người chết. Tuy mạch ngừng đập nhưng không phải chết. Ðó là cảnh giới của Nhị thiền.
- Tam thiền là ngồi cho đến ý niệm cũng ngừng bặt. Ở Sơ thiền, Nhị thiền không còn hô hấp nữa, mạch cũng ngừng đập, nhưng lại còn ý niệm, đến Tam thiền thì ý niệm đó cũng không còn nữa vì thường ở trong định.
- Ðến Tứ thiền thì chỉ còn thức mà thôị. Tam thiền không có ý niệm là không có ý niệm thô, nhưng ý niệm tế vẫn còn; đến Tứ thiền cả ý niệm tế cũng dứt luôn. Cảnh giới này chỉ là con đường cần phải kinh qua của người tu Thiền, chớ không phải là quả chứng. Không chỉ nói Tứ thiền, mà ngay cả Tứ không xứ: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng chẳng qua chỉ là một thứ định, chớ không phải là quả chứng; nếu có chấp lấy (Kiến thủ) thì có thể cho cảnh giới này là Niết bàn và cho là chứng đắc quả A-la-hán thứ tư. Như Vô Văn Tỳ-kheo cho Tứ thiền là Tứ quả, đó là vì y không thông hiểu. Những Kiến hoặc...ở trên là Ngũ lợi sử.
Tư hoặc... là Ngũ độn sử. Ðộn tức là đến chậm chạp. Ngũ độn sử là tham, sân, si, mạn, nghi. Tại sao người ta có phiền não? - Ðó là vì có vô minh. Sau khi Vô minh sanh ra thì có Trần sa hoặc. Trần sa hoặc còn gọi là Vô minh hoặc, tức là không có hiểu biết đứng đắn. Tư hoặc cũng có thể gọi là Vô kiến hoặc, tại vì sau khi Vô minh sanh ra bèn có tham, nghĩ rằng phải có được cái gì đó, bèn sanh ra tâm tham, rồi sanh ra các thứ phiền não; phiền não một khi sanh ra, sẽ sanh ra tâm Sân; tâm Sân một khi sanh ra thì chỉ biết về mình mà chẳng biết có người khác. Vì chỉ biết có mình, cho nên khi tâm sân hận sanh ra thì muốn hạ thấp giá trị của người khác. Có thứ tâm này chính là ngu si, không phân biệt được phải quấy trắng đen, bất kể tất cả. Nguyên do chính là không biết đạo lý, ngay đến ngu si, phải quấy, cong ngay, đen trắng đều không nhận ra. Vì ngu si mới sanh ra tâm kiêu mạn. Vì có tâm kiêu mạn nên lại sanh ra nghi ngờ, không tin đạo lý do bất cứ ai giảng giải. Thiệt cũng không tin, giả càng không tin nữa. Sanh ra mọi thứ hoài nghi, đó chính là Tư hoặc. Do Kiến hoặc, Tư hoặc, Trần sa hoặc mà thành các thứ Vô minh phiền não. Cho nên các thứ phiền não vô cùng vô tận không có lúc nào hết. Trước tình hình này người tu hành phải nương vào Tứ đế mà phát lời thệ nguyện: "Phiền não vô tận thệ dứt trừ". (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh A Di Đà)
+ Tứ thiền và Tứ không và Diệt thọ tưởng định trong Cửu thứ đệ định - Chín bậc thiền định:
Đức Phật bảo A-nan: Tất cả mọi người tu học trong thế gian, mặc dù nay đã được cửu thứ đệ định, nhưng không hết sạch mê lầm, thành bậc a-la-hán, đều do vì chấp vào vọng tưởng sinh diệt, lầm cho đó là tính chân thực. Thế nên nay ông tuy được học rộng nghe nhiều mà chưa thành thánh quả.
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan
Đức Phật thấy mọi người trong pháp hội đều bồn chồn lo lắng, hoàn toàn mất khả năng tự chủ. Họ đều như kẻ mất hồn.
Giáo lý Khổng Mạnh nói về tâm như sau:
Tâm đến và đi không có thời gian nhất định
Chẳng biết ở nơi đâu.
Nên được gọi là tâm [60]
Quý vị không thể nào biết được giờ nào thì tâm móng khởi, khi nào thì tâm lặng yên và quý vị không biết được tâm đi đâu. Có lẽ vì vậy nên nó là tâm.
Tuy nhiên cái tâm mà Khổng Tử nói đến ở đây cũng chỉ là tâm vọng tưởng, không phải là chân tâm. Đã là chân tâm thì làm sao lại có ra vào? Nó chẳng có một lối ra hoặc cổng vào nào cả.
Mạnh Tử cũng nói:
"Khi người ta có con gà, con chó bị mất, người ta tìm mọi cách để bắt về lại biết có thể tìm lại được.
Nhưng khi thoạt mất tâm mình rồi thì họ chẳng biết phải tìm kiếm nơi đâu.”[61]
Ở đây cũng vậy, Mạnh Tử đang nói về cái tâm sinh khởi vọng tưởng suốt từ sáng tới tối, cái tâm chạy đông, chạy tây, chạy tới, chạy lui. Mạnh Tử hoàn toàn chưa biết cách chiêm nghiệm kỹ vào tâm của chính mình để có thể bảo tâm ấy đừng có chạy loanh quanh nhiều đường vô ích.
Tôi đã nói với quý vị rằng cái tâm vọng tưởng có thể khiến cho quý vị chỉ trong khoảng một niệm tưởng là quý vị có mặt ngay ở Nữu Ước mà không cần phải có tiền mua vé máy bay hay tàu lửa, quý vị có thể dạo chơi trên cầu Brooklyn mà không cần phải đáp xe buýt đến đó. Thực là một cách đi du lịch mà không tốn tiền, nhưng đó là một nỗ lực rất lớn lao của tâm.
Những lời nói về tâm của Mạnh Tử cũng là đề cập đến tâm thức phân biệt, cái tâm mà đã quá quen thuộc với A-nan. Tâm thức phân biệt thì vô thường, còn chân tâm thì thường hằng.
Tất cả mọi người tu học trong thế gian mặc dù nay đã được cửu thứ đệ định. Tức là Tứ thiền: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền và Tứ không, gồm:
– Không vô biên xứ
– Thức vô biên xứ
– Vô sở hữu xứ
– Phi phi tưởng xứ
cộng thêm Diệt thọ tưởng định, thành tất cả là chín món.
Nhưng không diệt hết sạch mê lầm hay thành bậc a-la-hán, đều do chấp vào vọng tưởng sinh diệt.
Tại sao khi họ tu tập đã đạt được chín bậc thiền định rồi mà không vượt qua, không chuyển hóa hết sạch mọi mê lầm và chứng được a-la-hán? Đó là vì họ dính mắc quá sâu vào vọng tưởng sinh diệt.
Lầm cho đó là tánh chân thực.
Họ phạm phải lỗi lầm cho vọng tưởng là chân thực.
Thế nên nay ông tuy được học rộng nghe nhiều mà chưa được thành Thánh quả.
Vào thời điểm Đức Phật giảng kinh này, A-nan đã chứng được sơ quả a-la-hán, nhưng tại sao Đức Phật lại nói mặc dù A-nan đã đạt quả vị ấy cùng với học vấn uyên thâm nhưng A-nan vẫn chưa hoàn toàn chứng được quả vị Thánh? Đức Phật có ý muốn nói rằng A-nan chưa chuyển hóa sạch hết được mọi mê lầm, A-nan chưa hết sạch hữu lậu. Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q1-Phần Kinh văn)
+ 390. LY ÁC BẤT THIỆN PHÁP - Chứng đắc Tứ thiền
Tôi đã đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, cho đến, chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ. (Trung A Hàm, Kinh Thuyết Trí, Phẩm 15, số 187)

+ Xem Quẻ là pháp môn của thế gian.
Đức Phật không khuyến khích Phật tử học pháp gieo quẻ dịch này. Ai tu hành ăn chay trường giữ ngũ giới hành thập thiện thì nên tu học Pháp Gieo Mộc Luân của ngài Địa Tạng Bồ Tát, pháp này do chính đức Phật bảo ngài Địa Tạng Bồ Tát tuyên thuyết trong pháp hội giảng pháp của ngài.
Danh mục các chuyên mục Hỏi - Đáp gồm:
0.02. Hỏi: Chọn ngày giờ tốt đẹp - Xem để tìm thời điểm để khởi sự công việc quan trọng cho thuận Thiên cơ
0.03. Hỏi: Tìm Cát Tránh Hung - Là xem Quẻ để biết tiến trình công việc để giúp tìm Cát tránh Hung họa
1.01. Học nghiệp chọn đời - Là đánh giá khả năng/ Năng khiếu tiềm ẩn trong bạn theo lĩnh vực nào thuận nhất.
1.02. Nghiên Cứu Kinh Điển - Là đánh giá khả năng/ Năng khiếu tiềm ẩn trong bạn theo lĩnh vực nào thuận nhất
1.03. Mời Thầy dậy học - Là đánh giá năng lực và nhân duyên với quí Thầy bạn dự định học hỏi hay nhờ vả.
1.04. Thi Cử Học Nghiệp - Là đánh giá mức độ thành tựu trong học tập hay học nghề để lượng sức mình. Học tập các cấp học - Thi cử - Kỹ năng - Danh hiệu đạt được.
1.05. Hỏi: Cầu Công Danh - Là xem Thiên cơ về Nhân Duyên con đường Công Danh trong kiếp sống
1.06. Thi Tuyển dụng- Bổ nhiệm - Là xem khả năng đậu xin việc hay việc làm ổn định trong tương lai gần
1.07. Xem Ngày Đăng Quang - Là xem ngày nào thì nhận được văn bản và công bố chính thức
1.08. Hỏi: Thăng Quan – Bổ nhiệm - Là xem Thiên cơ về Nhân Duyên con đường Công Danh trong kiếp sống
1.09. Thuyên chuyển Chức Nghiệp - là xem kế hoặc thuyên chuyển trong thời gian gần
1.10. Tại nhiệm cát hung - Là xem Cát Hung vị trí hiện tại để sửa chữa sai lầm (Nếu có), hoặc an vui chấp nhận
và còn nhiều chuyên mục khác nữa, nếu dùng Quẻ có thể dự đoán. (Mời xem: Các chuyên mục dự đoán quẻ dịch)

+ Pháp tu bố thí hữu ích: Ứng dụng dự đoán quẻ dịch để Xu cát - Tị hung/ Pháp tìm cát tránh hung này nếu thực hành thuần thục với độ chính xác cao thì cũng giúp làm giảm lo lắng sợ hãi và mang lại bình an cho người xem đang gặp Hoạnh nghịch - Nghịch cảnh lo buồn. 
* Ví dụ HT Tuyên Hóa bố thí An ủi: Loại bố thí thứ ba là vô úy thí. Bố thí vô úy là gì? Ðó là an ủi, khuyên giải những người đang gặp chuyện không may, tai bay họa gởi, hoặc những việc hoạnh nghịch. Hoạnh nghịch là gì? Ðó là những việc cướp bóc, hỏa tai, hoặc những việc sợ hãi kinh hoàng. Lúc người ta bị kinh hoàng sợ hãi, mình cho người ta sự an ủi giúp đỡ, khuyên giải: “Anh không nên sanh lòng lo lắng, bất cứ việc gì cũng có thể từ từ giải quyết!”; đó chính là vô úy thí vậy.
Hôm nọ có một người đánh mất ví tiền, tôi nhìn thấy vẻ mặt bà ta rất lo lắng, bà hỏi tôi rằng: “Ôi! Con đã làm mất túi tiền, làm sao bây giờ?”
Tôi bảo:Bà không nên lo lắng, bà sẽ tìm lại được túi tiền.”
Kết quả lời tôi nói quả nhiên ứng nghiệm, bà về lại chỗ cũ và tìm được, vẫn chưa mất. Ðó cũng là vô úy thí - khiến người khác giảm nhẹ nỗi sợ hãi lo âu. Ở đây tôi chỉ đưa ra những vấn đề nhỏ để làm thí dụ, những vấn đề lớn thì rất nhiều; nhưng nếu chúng ta biết được những vấn đề nhỏ, thì những vấn đề lớn cũng dễ dàng hiểu rõ. (Nguồn: Giảng Kinh Lăng Nghiêm)

Mời xem thêm trang chuyên đề về xem quẻ dịch dự đoán cát hung

+ Mai Hoa Dịch Số ghi: Khang Tiết Tiên sinh bảo: "Không động, không chiêm, không có cớ thì không toán; (Tổng hợp từ trang 1-20; Đã tóm lược sách đến trang 78 - Động tịnh luận)
- Dùng số mà biến thành Quái - Tiên thiên dịch số: Ví như thấy 2 con chim tranh đậu cành Mai ...; Bức Hoành phi chùa Mẫu Đơn ....; Phàm những cách toán biết như trên, gọi là Tiên Thiên dịch số, vì rằng trước biết được số mà chưa biết được quái, dùng số theo Tiên Thiên mà toán ra Quái gọi là Tiên Thiên (trang 1). Hoặc giải thích, lập Quẻ trước tiên dùng Số, từ số lập ra Quái -> Tiên thiên (tr, 21)

- Dùng Quái mà biến thành số - Hậu thiên dịch số: Quái cũng lấy số theo số Tiên Thiên để quy nạp ra. Ví như thấy ông già sắc mặt buồn (Ông già là Càn, ứng tiên thiên là số 1; Từ phương Tốn đến/ Tốn là số 5 tiên thiên; Kết hợp với giờ tính Hào động) => đoán biết ...; Thanh niên sắc mặt vui đoán biết ...

* Nguyên lý lấy Quẻ và hào động: Quẻ thượng lấy tổng chia 8; Quẻ Hạ lấy tổng cộng giờ chia 8; Hào động lấy tổng cả giờ chia 6;

* Nguyên lý lấy Quẻ Thể Dụng: Gieo theo thời gian luôn có Hào động. Cho lên lấy Quẻ có Hào động là Dụng (Dù là Quẻ thượng hay hạ). Ví như Quẻ đôi chim tranh đậu cành Mai, lấy Quẻ ngoại tĩnh là thể, Quẻ nội có Hào sơ động là Dụng; Quẻ vườn hoa Mẫu đơn thì Quẻ ngoại là Dụng vi có Hào 5 động; Người con hỏi lại Tiên sinh (Tr 16)

+ NGUYÊN LÝ ĐOÁN QUẺ DỊCH: Pháp thuật của Tâm dịch là do nơi Thể và Dụng rất thiết yếu.

- Ta lúc trẻ đọc sách Chu Dịch thường tham khảo Số học để hiểu được Tâm dịch là quái số, trước tiên học khởi quái để biết được cát hung, cũng như dùng gáo để đong lường mước biển, không biết đến chỗ cùng. Sau được Trí nhân truyền trao cho lệ luật Thể Dụng Tâm dịch mới đoán được linh thông. Nhờ sự công hiệu có thể chứng được. Như người Do Cơ bắn tên trăm phát trăm trúng. Được vậy, nên căn cứ vào Thể Dụng xét lý về Ngũ hành sinh khắc, tỵ hòa để giải bày sự cát hung, cùng biến, nguy nan, ấy là pháp thuật kỳ diệu của Dịch số. Đời mà có người có chí kiên thành nắm được cái thâm bí đó ít có lắm vậy.(MHDS, tr 48)

- Tiên Thiên Và Hậu Thiên Luận:
- Đoán quẻ về Tiên Thiên, tốt hay xấu chỉ luận về quái (quẻ) mà thôi, không cần dùng đến Hào từ của Dịch;

- Còn Hậu Thiên lại dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán, tại sao thế? Vì Tiên Thiên trước được số chưa được quái (quẻ), như vậy là chưa có Dịch Thư(2) mà đã có dịch lý trước rồi, cho nên không cần dùng đến Dịch thư nữa, mà chỉ chuyên lấy quái (quẻ) mà đoán thôi.

=> Đoán Quẻ Hậu Thiên: Lấy số quẻ gia thêm số giờ (thời) tổng cộng để phân định ứng kỳ của sự việc, và phân ra bằng đi, ngồi, đứng, làm mau, chậm. Số quẻ gia thời đó, ứng được việc gần, mà chẳng có thể xét định việc xa hơn, nên phải hợp số cả Tiên Thiên và Hậu Thiên lại quyết đoán ứng kỳ vậy.

Vả lại phàm toán quẻ để đoán cát hung, mà thấy rõ sự lý, thì chỉ thấy được toàn quái, Thể dụng sinh khắc, với tham khảo luôn cả Dịch từ, vậy mới linh thông. (MHDS, tr 46)

+ ĐOÁN QUẺ CHỦ YẾU XEM THỂ DỤNG VÀ NỘI NGOẠI QUÁI: Thông thường là quan trọng nhất, trừ vài lĩnh vực không xét thể dụng, CHỈ XÉT nhiều ít sinh khắc nhau, VD: Quẻ về thời tiết, Quẻ nào chủ về nắng/ mưa; Ấy là cũng ẩn ý của ngoại quái ứng, cũng như chiêm Mai, thấy thiếu nữ bẻ trộm bông; chi êm Mẫu đơn thấy ngựa dẫm hủy; thấy Địa Phong Thăng có triệu ăn uống. ... nên KHÔNG xét Thể Dụng.

- Nội Quái là Quẻ Thế Ứng - Ngoại Quái là Tam yếu, thập ứng => Hợp lại mà đoán thì chuẩn xác

- Đại để cái thuyết Thể và Dụng là:  Đoán Quẻ Thì phe Quẻ Dụng quan trọng nhất (Gồm cả Quẻ hỗ, biến của Quẻ thể nếu cùng phe với Quẻ Dụng). Thể quái làm chủ, Dụng quái làm sự việc, Hổ quái là trung gian của Sự và Thể, khắc ứng và Biến quái là kết quả của sự việc. Quái khí của Ứng thể thì phải khí thịnh, chớ không được khí suy. Nguyên lý Thể Dụng sinh khắc + Cái LÝ SỰ Ở ĐỜI để đoán;

* Sự sinh khắc của Quẻ Thể phải xem trong toàn quái để tìm Quẻ sinh hay khắc để phán đoán cát hung. Quẻ sinh khắc suy ra hướng sinh khắc; Quẻ Thể hay Dụng thì Quẻ hỗ và biến cũng tương ứng ...

- Xem Quẻ Thể vượng suy Cát Hung - Là chủ sự việc, là tĩnh: Thể Là đối tượng bị Quẻ Dụng tương tác mà bị biến động Cát Hung Họa Phúc. Xem Quẻ hỗ của Thể để biết tiến trình biến đổi của Quẻ Thể, rồi từ đó xem sự thành của Thể để biết sự vượng suy/ Sinh Khắc Cát hung với chính Quẻ Thể; Do cuối cùng Quẻ Thể không đổi tên, nên phải dùng suy đoán Sinh Khắc Quẻ Thể của Quẻ Dụng + Biến Quẻ Hỗ của Dụng + Quẻ biến Thành của Hỗ, kết hợp Quẻ Hỗ của Quẻ Thể để biết sinh khắc chế hóa Quẻ Hỗ + Quẻ biến của Quẻ Dụng => Lãnh giữ nhiều ít => Chính Quẻ Thể - Tuy tên Quẻ không đổi, nhưng do sự tương tác sinh khắc của Dụng mà thành ra Cát Hung Họa Phúc => Quẻ biến của Thể ít cần xét đến khi phán Cát Hung;

- Xem Quẻ Dụng vượng suy Cát Hung: Dụng là đối tượng tương tác với Quẻ Thể. Xem Quẻ Dụng, rồi xem Quẻ Hỗ của nó biến ra là gì để biết sự biến so với ban đầu của Quẻ Dụng. Rồi xem kết quả cuối cùng của Quẻ Dụng <=> Xét đoán tổng thể Quẻ Dụng so với Quẻ Dụng ban đầu, xem tiến triển sinh vượng ra sao, rồi xem Quẻ biến của Quẻ Dụng để biết kết quả của sự biến đổi của Quẻ Dụng là vượng hay suy => Suy ra sự Cát Hung với chính Quẻ Dụng;

- Tổng hợp sự Số - Lý để kết luận dự đoán: Thể Dụng của Quẻ chủ sinh khắc + Thể Dụng của Quẻ Hỗ sinh khắc với Thể Dụng gốc, xem lợi hại bên nào. Từ sự tổng hợp vượng suy sinh khắc đó sẽ đoán biết chủ thể vượng suy => Cát Hung, rồi xét Kết Quả cuối cung của Quẻ Thể Dụng ứng nghiệm thế nào, mức độ vượng suy sinh khắc để biết mức nặng nhẹ. Cần nhìn tổng thể 6 Quẻ để mô tả, ví như tượng hình (hình dáng, kích thước ....) để biết vật; Sinh Khắc để biết được mất, thương sát hay an ổn, có cứu; Âm Dương để biết trái phải...;

* TÙY BIẾN: Dịch lý cần biến thông, không cứng nhắc. VD: Quẻ biển tên chùa ở trên, Thể Dung ngang hòa là tốt, nhưng Chùa theo lý là thuần dương, nhưng Quẻ hỗ toàn âm (Khôn) -> Không thuận lẽ đời => Đoán là loạn âm. Như thế cần biến thông, bỏ qua Thể Dụng ngang hòa là Cát, mà đoán biết theo Lý tìm ra sự hung ẩn trong đó tại thời điểm; Hoặc ví như Dụng khắc Thể, nhưng Quẻ Hỗ + Biến đều sinh Thể => Trước Hung sau Cát => Đại để vẫn có thể Cát tường.(MHDS Tr, 47)

- Nguyên lý Đoán số phải gắn với suy Lý sự đời mới chuẩn: "Vì cớ gì cha bảo chắc là mượn búa?" Tiên sinhbèn giảng cho con nghe rằng: "Phàm đoán quẻ, tất phải xét đến lý, theo quẻ đoán cái búa cũng phải, đoán cái cày cũng phải. Còn lấy cái lý mà suy đoán cái búa thì đúng hơn. Vì đêm hôm là giờ nghĩ, ai lại mượn cái cày làm gì? Tất phải mượn búa để chẻ củi thì có lý hơn. Cho nên suy số, tất phải xét đến lý, đó l à thiết yếu nhất trong khoa chiêm bốc vậy. Cứ theo số mà suy lại không xét đến lý tất không có hiệu nghiệm nên chi học Số, phải ghi nhớ lấy đó làm đầu" (tr 17).

+LÝ SỰ Ở ĐỜI: Như xem Hoa thì sớm nở tối tàn - Sự việc nhanh; Việc đêm/ ngày đều có lý ở đó; Thời điểm nhanh chậm có thể xem đi, đứng, nằm, ngồi; Cây xanh tốt, trời không gió mà có cành cây tự nhiên rơi xuống ở hướng Đoài ...

+ VỀ ỨNG KỲ NHANH CHẬM:

- Đại phàm xem quẻ lấy Thể làm chủ, Hổ, Dụng, Biến đều là Ứng quái. Quẻ dụng rất là khẩn thiết, Hổ quái là thứ khẩn, Biến quái là thứ khẩn hơn. Vì cớ ấy mà gọi Dụng quái là ứng tức thời, Hổ quái là trung gian ứng, còn Biến quái là kết cục của sự chiêm quẻ.

- Xem toàn quẻ Chủ - Hỗ - Biến qua sinh khắc để dự chắc ứng nghiệm nhanh chậm. Thể Dụng sinh khắc, mà Hỗ và Biến tương tác hỗ trợ cho sự sinh khắc của Quẻ Thể - Dụng của Quẻ Chủ, theo đó mà biết nhanh chậm. VD: Quẻ Dụng sinh Thể, mà Quẻ Hỗ và Biến lợi cho Quẻ dụng thì sự sinh Thể càng mạnh, ngược lại thì mất lực, suy yếu sự sinh Thể...(MHDS, tr 90)

- Xét tính lực sinh khắc thì cần xem kỹ nguồn gốc của Quẻ sinh khắc, trên cơ sở Quẻ chủ biến ra Hỗ và biến (MHDS, tr 41)

- Xem trên dưới, trong ngoài, khinh trọng mà ước đoán mức sinh khắc xem Cát Hung

- Xem chất liệu, mạnh yếu, hợp lý không. Ví như Thổ ẩm sinh kim, gạch ngói không sinh nổi; Cây cành khô gặp Hỏa thì cháy, cây tươi thì gặp Hỏa có cát có hung.

- Xem Thế Dụng động tĩnh mà quy nạp vạn vật hợp lý. Ví như Càn tĩnh thì ứng vật dụng tĩnh, động thì ứng người và con vật, hay vật do người di chuyển. Quẻ tĩnh thì ứng vật tĩnh, đứng yên, không nên chọn tương ứng là con vật.

- Tọa đoan nghĩa là lấy chỗ ta ngồi là chánh giữa, bát vị bày ra tám phương, xem quẻ quyết đoán , không nên cố chấp ý kiến của mình, mà phải theo cái ứng ngồi làm đích xác.

+ VÍ DỤ ỨNG DỤNG trong sách:

- Xem Bảng tên chùa thấy loạn <=> Sửa Tên Chùa => Bình an trở lại (Tr, 20)

+

+ Siêu thức (the super-conscious): (Xem thêm “Vô thức và Siêu thức”)

Bằng thuật ngữ siêu thức, tôi muốn nói đến các tiềm lực (potency) và tri thức sẵn sàng để dùng nhưng cho đến nay chưa được tiếp xúc (uncontacted) và chưa được nhận ra, và do đó không có công dụng ngay trước mắt. Đó là minh triết, bác ái và chủ nghĩa lý tưởng trừu tượng vốn có sẵn trong bản chất của linh hồn, nhưng chưa và chưa bao giờ là một phần của trang cụ có thể sử dụng được. Sau rốt, tất cả các khả năng này sẽ được con người nhận biết và sử dụng . Trong “Yoga điển tắc”, Patanjali gọi các tiềm lực và các nhận thức này bằng danh xưng lý thú là “đám mây các điều khả tri” (“the raincloud of knowable things”). “Các điều khả tri” này sau rốt sẽ rơi vào trạng thái hữu thức của bản chất con người và trở thành một phần bất khả phân của khí cụ trí tuệ của y. Sau cùng, khi sự tiến hóa tiếp diễn và các kỷ nguyên trôi qua, chúng sẽ rơi vào trạng thái tiềm thức (subconscious aspect) của bản chất con người, khi năng lực để hiểu được siêu thức của con người tăng lên. Tôi có thể minh giải điểm này rõ hơn nếu tôi nêu ra rằng giống như bản chất bản năng ngày nay phần lớn đang nằm trong lĩnh vực tiềm thức, cũng thế, vào đúng lúc, phần trí tuệ của con người (mà hiện nay con người ngày càng biết đến nó) sẽ được sắp vào một vị trí tương tự và sẽ rơi xuống dưới ngưỡng ý thức. Bấy giờ, trực giác sẽ chiếm chỗ của nó. Đối với đa số con người, việc tự do sử dụng trực giác không thể xảy ra, bởi vì điều đó nằm trong lĩnh vực siêu thức.(TLHNM–II, 440–441)

+ Xem thêm Tooltip: Siêu ý thức

A- THEO ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
1. Nhất Nguyên hay Thái Cực: Các Hành hỗn độn, dung hợp
2. Chia Âm Dương: Duyên khởi chia Âm Dương và phân chia mãi vô cùng tận, thiên biến vạn hóa biến thành muôn vật, muôn việc vi diệu
3. Theo Ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. (Câu hỏi đặt ra là Tứ tượng sao thành 5 Hành?)

B- THEO MINH TRIẾT MỚI:
+ Tứ đại (vật chất vi tử, yếu tố): X. Yếu tố, Hợp tố.
+ Tứ đại - Dĩ thái: Dĩ thái là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi hồng trần. Dĩ thái có 4 phân thân của nó là Tứ đại: Phong (Air), Hỏa (Fire), Thủy (Water), Địa (Earth). (LVLCK, 43)

+ Ngũ Đại có 5 yếu tố: Dĩ thái (Ether), Không khí/ Phong (Air), Lửa (Fire), Nước (Water), và Đất (Earth) .(ASCLH, 157)

+ Dĩ thái - "Thuộc về Sao": Khi tiếp xúc với thế giới dĩ-thái, ấn tượng đầu tiên được mang lại luôn luôn là một ánh sáng đầy sao, sự sáng chói, sự nhấp nháy (LVHLT, 221)

+ Tattva hay vật chất vi tử của một cõi là kết quả của một vùng xoáy được tạo nên bởi tattva của cõi kế trên trong các tập hợp thô trược nhất của cõi cao kế trên đó, vùng xoáy này được tạo ra bởi một tanmatra mới phát ra từ Isvara, các yếu tố:
1.  Cõi Tối Đại Niết Bàn (cõi thứ 7). Do sự phối hợp của vật chất vi tử Cõi này mà 6 phân cảnh thấp của cảnh giới (cõi) cao nhất được tạo thành.
2.  Cõi Đại Niết Bàn, vật chất vi tử của cảnh giới Đại Niết Bàn, cõi thứ 6.
3.  Tiên thiên khí (Tiên thiên khí đại, tương ứng với Dĩ thái (ether), âm thanh (sound), vật chất vi tử của cõi Niết Bàn (Nirvana), cõi thứ năm.
4.  Yếu tố Phong (Phong đại), tương ứng với Không Khí (Air), xúc giác (Touch), vật chất vi tử của cõi thứ tư, cõi Bồ Đề. (Bất cứ sự động nào đều phát sinh gió)
5.  Yếu tố Hỏa (Hỏa đại), tương ứng với Lửa, ánh sáng, vật chất vi tử của cõi thứ ba, cõi trí (Manasic plane).
6.  Yếu tố Thủy (Thủy đại), tương ứng với Nước, Vị giác (taste), vật chất vi tử của cõi thứ hai, cõi cảm dục
7. Yếu tố Thổ (Thổ đại), tương ứng với Đất, khứu giác (smell), vi tử hồng trần của cõi thứ nhất, cõi trần.(LVLCK, 56, 94)
- Xem thêm Hợp tố, Tattvas hay là các biến phân của lực dưới 7 hình thức của chúng. (ASCLH, 153)
- Xem thêm: Sách Ngũ hành - Minh Triết mới
+ Thứ tự tính vật chất tăng dần thì bảy nguyên tố vũ trụ là (Thư của Chơn sư, 90):
1. Akāsha (đôi khi được gọi là Aether),
2. Thủy (Linh hồn Thế giới hoặc chính xác hơn là phần cao của nó),
3. Dĩ thái (thường được viết là Aether),
4. Tứ Đại: Lửa, Gió, Nước (phần thấp của Linh hồn Thế giới) và Đất.
- Ba nguyên tố đầu tiên tương ứng với ba cõi cao, “vô sắc giới (aroupa) của vũ trụ,
- Bốn nguyên tố cuối cùng đôi khi được gọi là 4 phương chính (Giáo Lý Bí Truyền I, 359, 501) tương ứng với bốn cõi thấp, “sắc giới” (roupa). Nguồn: Tại đây

+ CÁC ĐẠI VÀ LUÂN XA: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây.
- Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre).
- Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu.
- Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài.
- Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm.
Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện. Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động.
- Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm.
- Hành Hỏa: Khi sự sống của phàm-ngã được đưa lên Cõi Trời (Heaven), và sự sống của linh hồn đi xuống đến cõi trần, thì có chỗ gặp nhau, và nơi đó hoạt động huyền thuật siêu việt mới có thể xảy ra.
Nơi gặp gỡ này là vị trí của lửa, tức là cõi trí. Lửa là biểu tượng của trí tuệ, và mọi hoạt động huyền thuật là một diễn trình sáng suốt, được thực hiện trong sức mạnh của linh hồn, và bằng cách sử dụng thể trí. Để làm cho chính nó được cảm thấy trên cõi trần, cần có một bộ não, nó vốn dễ tiếp nhận các xung lực cao siêu và có thể được linh hồn tạo ấn tượng bằng cách sử dụng các “chitta” hay chất trí để tạo ra các hình tư tưởng cần thiết, và nhờ đó thể hiện ý tưởng và mục đích của linh hồn bác ái sáng suốt. Những điều này được nhận biết bởi bộ não và được chụp ảnh lên “các chất khí sinh động” (“vital airs”) ở trong khoang não. (LVHLT, 251)

+ Theo truyền thống Ấn Độ thì 4 đại: Địa, Thủy. Hỏa, Phong là 4 đặc tính của vật chất hay là các nhân tố tạo thành vật chất. Trong đó:
- Địa Đại là nguyên tố rắn chắc có tác dụng giữ gìn tức là tính bền của vật chất.
- Thủy Đại là nguyên tố ướt mềm có tác dụng nhóm họp tức là tính dính ướt của vật chất.
- Hỏa Đại là nguyên tố phóng quang ấm áp có tác dụng thiêu cháy, nấu chín tức là tính ấm áp của vật chất.
- Phong Đại là nguyên tố bốc hơi rung chuyển có tác dụng lay động tức là tính động của vật chất.
Như vậy bất kỳ một thứ nào nếu không có 4 tính năng lớn đó thì không phải là vật chất, nghĩa là mọi thứ vật chất đều phải dựa vào sự tương tác tương tùy của bốn đặc tính này mà tồn tại.

C- THEO PHẬT GIÁO: Trong Phật giáo có các thuyết: Tứ đại, Ngũ đại, Lục đại, Thất đại... 
I. Tứ Đại:
1. Tứ Đại Nương Tựa Vào Nhau Để Tồn Tại:
Con Người nương tựa vào lúa gạo để tồn tại - Lúa gạo dựa vào Đất - Đất dựa vào Nước - Nước dựa vào Gió - Gió Tựa vào Hư Không - Hư Không không có nương tựa, nhưng Nhân (nhờ Mặt Trời và Mặt Trăng) mà mà có Hư Không - Mặt trời, mặt trăng nương vào Tứ thiên vương mà tồn tại - Tứ Thiên vương nương vào Tam thập tam thiên mà tồn tại .... Nhẫn Nhục dựa vào Niết Bàn tồn tại - Niết Bàn không dựa vào đâu mà tồn Tại - Là Pháp Tối Thắng Của Đức Phật. (Nguồn: mục 777- Xem tại đây)
2. Hiểu đơn giản:
Gồm đất (địa đại), nước (thủy đại), gió (phong đại) và lửa (hỏa đại). Bốn đại là bốn yếu tố căn bản tạo thành vật chất:

- Đất tượng trưng cho độ rắn chắc, kết cấu của vật chất;
- Nước tượng trưng cho độ ẩm, sự hiện diện của nước trong vật chất;
- Lửa tượng trưng cho nhiệt năng hay năng lượng, hàm chứa trong mọi vật chất;
- Gió tượng trưng cho sự chuyển động, thay đổi của các phân tử cấu thành vật chất.
Tất cả vật chất trong vũ trụ đều do bốn tính chất này hòa hợp theo những tỷ lệ khác nhau mà tạo thành. Thân thể con người cũng không phải ngoại lệ, nên được gọi là thân tứ đại. Vì thân tứ đại là cội nguồn của mọi sự tham dục, khổ não nên người tu tập nên quán xét nó như là con rắn độc (tứ đại độc xà).(Nguồn: Định nghĩa tứ đại)
+ Đại khái các tông Câu xá, Duy thức... đều áp dụng thuyết Tứ đại, vì tứ đại tạo ra tất cả các sắc pháp nên gọi là Tứ đại chủng hay Năng tạo tứ đại.
3. Hiểu toàn diện: Bốn yếu tố lớn hình thành nên vật chất, gồm:
(1) Địa Đại (Đất), bản chất của nó cứng rắn, có tác dụng bảo trì.
(2) Thủy Đại (Nước), bản chất ẩm ướt, có tác dụng thâu nhiếp, tập trung.
(3) Hỏa Đại (Lửa), bản chất ấm nóng, có tác dụng thành thục.
(4) Phong Đại (Gió), bản chất động, có tác dụng sinh trưởng.
- Khi 4 yếu tố này hợp lại thì có thể hình thành nên vạn vật, và khi chúng tan biến thì vạn vật cũng theo đó mà tiêu diệt; cho nên, không có người sáng tạo ra vạn vật, mà cũng chẳng có vạn vật nào được sáng tạo cả; vì vậy, trong Phật Giáo vẫn thường dùng từ “Tứ Đại giai không, bốn đại đều không thật có).
- Bốn yếu tố lớn cấu tạo nên vạn hữu. Bốn thành phần nầy không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ lẫn nhau. Tuy nhiên, thành phần nầy có thể có ưu thế hơn thành phần kia. Chúng luôn thay đổi chứ không bao giờ đứng yên một chỗ trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Theo Phật giáo thì vật chất chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian của 17 chập tư tưởng, trong khi các khoa học gia thì cho rằng vật chất chỉ chịu đựng được 10 phần 27 của một giây. Nói gì thì nói, thân thể của chúng ta chỉ là tạm bợ, chỉ do nơi tứ đại hòa hợp giả tạm lại mà hành, nên một khi chết đi rồi thì thân tan về cát bụi, các chất nước thì từ từ khô cạn để trả về cho thủy đại, hơi nóng tắt mất, và hơi thở hoàn lại cho gió. Chừng đó thì thần thức sẽ phải theo các nghiệp lực đã gây tạo lúc còn sanh tiền mà chuyển vào trong sáu nẻo, cải hình, đổi xác, tiếp tục luân hồi không dứt.
II- Ngũ Đại - Cũng gọi Ngũ đại chủng. Chỉ cho 5 nguyên tố của thể tính rộng lớn, sinh thành ra muôn pháp, tức là: Đất, nước, lửa, gió và không. Tính chất của 5 nguyên tố này theo thứ tự là cứng, ướt, nóng, động và vô ngại; tác dụng là giữ gìn, thu nhiếp, thành thục, tăng trưởng, không ngăn ngại.
+ Mật giáo thì chuyên sử dụng thuyết Ngũ đại, Lục đại (đất, nước, lửa, gió, không, thức), chủ trương tứ đại không lìa tâm đại, cho rằng tâm và sắc tuy khác nhưng thể tính của chúng thì chẳng phải 2; Rằng lục đại sinh ra 4 pháp thân, 3 thế gian, là thể tính của pháp giới, cũng chính là thân Tam ma da của Như lai. Chủng tử của Ngũ đại theo thứ tự là: (a), (va), (ra), (ha) và (kha). Nghĩa của các chữ chủng tử này theo thứ tự là: Vốn chẳng sinh (a), lìa lời nói (va), lìa bụi nhơ (ra), lìa nhân duyên (ha), như hư không (kha).
- Lại đem Ngũ đại phối với ngũ phương(vị), ngũ sắc, ngũ Phật, ngũ môn và ngũ trí.
- Còn nói về hình tướng và màu sắc thì đất là hình vuông màu vàng; nước hình tròn màu trắng; lửa hình tam giác màu đỏ; gió hình bán nguyệt màu đen; không là hình bảo châu màu xanh. Đây chính là tháp Ngũ luân hình Tam muội da của đức Đại nhật Như lai. [Nguồn: X. kinh Vô lượng thọ Q.hạ; phẩm A xà lê chân thực trí trong kinh Đại nhật Q.5....).
2. Ngũ Đại. Chỉ cho 5 đại: Không đại, phong đại, hỏa đại, thủy đại và địa đại do Ngũ duy sinh ra.
- Ngũ duy chỉ cho: Thanh duy, xúc duy, sắc duy, vị duy và hương duy.
Đây là 1 khoa trong 25 đế do học phái Số luận thành lập. Cứ theo Thành duy thức luận thuật kí, thì có thuyết cho rằng từ Ngã mạn sinh ra 10 pháp là ngũ đại và ngũ duy; nhưng cũng có thuyết chủ trương Ngã mạn chỉ sinh ra ngũ duy, còn ngũ duy thì sinh ra ngũ đại, và ngũ đại sinh ra 11 căn.
- Phật giáo thì cho tứ đại và ngũ đại là năng tạo, còn học phái Số luận thì chủ trương ngũ đại là sở tạo. Đây là sự sai khác căn bản giữa 2 bên. [ Nguồn: X. kinh Niết bàn Q.35, 36 (bản Nam)....(Nguồn: Định nghĩa ngũ đại)

III- Các Đại - Đức Phật dậy: Trong không gian vũ trụ này thì chỗ nào cũng có 7 Đạiđịa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại (nhận thức trực giác) và thức đại (nhận thức tư duy, phân biệt). Các Đại ở Thái Cực/ Nhất Nguyên/ Như Lai Tạng thì Tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau, vì thế tuy trong hư không có đầy đủ các đại mà chúng không tương tàn, tương diệt vì các đại cùng chung một thể tánh. Đó là chơn không (bất biến). Khi biến hiện (Lưỡng Nghi/ Âm Dương) thì thành vạn vật.
* Năm Đại: Nếu hư không đó, tánh tròn đầy trùm khắp, vốn không lay động, thì nên biết hiện tiền hư không và bốn thứ đất, nước, lửa, gió đều gọi là năm đại, tánh thật viên dung, vốn là tánh Như Lai tạng, không sinh không diệt.
* Sáu Đại: Nếu như các sự thấy, nghe, hay, biết, bản tính viên mãn cùng khắp, vốn không lay động; thì nên biết kiến đại cùng với hư không vô biên chẳng dao động và bốn thứ vốn lay độngđịa, thủy, hỏa, phong, gọi là sáu đại, vốn thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng, vốn không sinh không diệt.
* Bảy Đại: Nếu thức ấy chẳng do đâu sinh ra, thì nên biết tác dụng của kiến văn giác tri vốn vắng lặng cùng khắp, tánh chẳng do đâu mà có. Hai đại ấy (thức đại và kiến đại) cùng với hư không, địa, thủy, hỏa, phong, đều gọi là bảy đại, tánh thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng.  (Nguồn: Kinh Thủ LN-Q3- HT Tuyên Hóa)

IV- Hư Không không ngăn ngại các Đại (Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3, 4)
+ Phú-lâu-na, ông lại hỏi rằng, tánh của đất nước lửa gió vốn là viên dung, trùm khắp pháp giới, ông nghi tại sao tánh lửa và tánh nước lại không xâm đoạt lẫn nhau. Ông lại nêu ra hư không và đất liền trùm khắp pháp giới, lẽ ra nó không dung hợp với nhau.
- Phú-lâu-na, ví như hư không, bản thể của nó không phải là các tướng, nhưng hư không chẳng ngăn ngại các tướng ấy hiện hữu trong nó.
- Vì sao như vậy? Phú-lâu-na, nơi hư không kia khi mặt trời lên thì chiếu sáng, khi mây kéo đến thì u ám, khi gió chuyển thì lay động, khi trời tạnh thì trong xanh, khi khí ngưng tụ thì mờ đục, bụi nổi thì mù, nước lắng trong thì phản chiếu.
- Ý ông nghĩ sao? Các tướng hữu vi ở mỗi nơi khác nhau, nhân các cái kia mà sanh, hay nhân hư không mà có? Phú-lâu-na, nếu như nhân các thứ kia mà sanh ra, thì khi mặt trời lên, mặt trời đã chiếu sáng, mười phương thế giới đều thành sắc của mặt trời. Làm sao giữa hư không còn thấy mặt trời tròn? Nếu là hư không sáng, thì hư không phải tự soi lấy, làm sao lúc giữa đêm mây mù, lại không sinh ra sáng chói?
Nên biết cái sáng đó, chẳng phải là mặt trời, chẳng phải là hư không, cũng chẳng khác hư không và mặt trời. (Nguồn: Kinh Thủ LN-Q3- HT Tuyên Hóa)

V- GIẢNG VỀ CÁC ĐẠI TRONG KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - HT TUYÊN HÓA
 ... HT Tuyên Hóa giảng: Bấy giờ Thế tôn bảo A-nan rằng: "Trước đây ông nhàm chán các pháp Tiểu thừa Thanh văn Duyên giác. Ông đã quyết định từ bỏ hẳn pháp môn của hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác, giáo pháp của thời A-hàm, phát tâm cầu đạo Vô thượng Bồ-đề. Nay ông phát tâm siêng năng cầu đạo giác ngộ Vô thượng, đạo giác ngộ của hàng Bồ-tát. Do vậy, nên nay là lúc Như Lai sẽ chỉ bày cho ông Đệ nhất nghĩa đế. Như Lai sẽ giảng giải pháp môn Thật tướng cho ông. Đệ nhất nghĩa đế chính là Thật tướng.
ba loại Thật tướng:
1. Thật tướng vô tướng (vô tướng chi thật tướng): Không còn các tướng hư vọng, tất cả đều là Nhất chân bình đẳng thật tướng. Tức là Không Như Lai tạng.
2. Thật tướng của cái chẳng phải vô tướng (vô bất tướng chi thật tướng): Hoàn toàn đều chẳng phải là vô tướng, chỉ tuỳ duyên mà biến hiện ra tất cả tướng.
3. Thật tướng của chẳng tướng nào không phải là tướng (vô tướng vô bất tướng chi thật tướng): Tức là Không bất không Như Lai tạng. Cũng gọi là diệu hữu chân không, chân không diệu hữu.
Dù kể là ba, nhưng chỉ là một, đó là Thật tướng. Thật tướng là không có tướng, nhưng chẳng có gì là không có tướng cả. Đó là lý chân không diệu hữu, diệu hữu chân không. Nếu cứu xét đến tột cùng, thì vốn chẳng có tướng gì cả. Nhưng trong cái chẳng có tướng gì ấy lại có tất cả. Thế nên chẳng có tướng gì chính là chân không, và có tất cảdiệu hữu.
Đạo lý đang được giảng giải sẽ đưa đến sự giải thích về Bảy đại đất, nước, lửa, gió, không, kiến và thức trùm khắp cả pháp giới. Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới đã đề cập trước đây được giải thích là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng, nhưng chúng chưa được nói trùm khắp cả pháp giới.

+ TÁNH CỦA CÁC ĐẠI

ĐỊA ĐẠI - HẠT Vi Trần: Trích Phật dậy ngài A Nan về Tứ Đại.
...Ông hãy quán sát tính của địa đại, thô làm thành đất liền, tế làm thành vi trần, cho đến lân hư trần;
Giảng:
"Ông hãy quán sát tính của địa đại. A-nan, nay Như Lai sẽ giảng giải về địa đại cho ông, ông phải nên lắng lòng nghe cho kỹ. Đừng có như trước đây, ông chỉ chú tâm học hiểu mà không công phu trau dồi định lực. Nay Như Lai sẽ chỉ cho ông giáo lý nền tảng để công phu trau dồi định lực.
Hãy xem xét đặc tính của đất: Thành phần thô làm thành đất liền." 'Thô' có nghĩa sự cấu thành của đất phần lớn là do sự hợp lại của nhiều hạt bụi. "Tế làm thành vi trần." Phần nhỏ nhất làm thành vi trần, cho đến lân hư trần.
'Lân hư trần' là những phân tử nhỏ nhất, mắt thường không thấy được. Nó là bạn láng giềng với hư không, ít nhiều gì nó chính là hư không, chứ không là gì khác. Có người nói rằng: "Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua khe cửa, tôi thấy những hạt vi trần nhảy múa trong hư không."Đó là cái mà quý vị thấy được. Còn lân hư trần thì không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Nếu chẻ chất cực vi có sắc tướng vô cùng nhỏ ra làm bảy phần. Càng chẻ lân hư trần đó nữa, thì thật là tánh hư không.
Giảng:
"Nếu chẻ chất cực vi có sắc tướng vô cùng nhỏ."
Lân hư trần là vật vô cùng nhỏ, là vật vi tế nhất trong tất cả mọi vật có hình tướng. Chẳng có gì nhỏ hơn nó nữa. Vậy mà, nó vẫn có một sắc tướng để có thể nhận biết được. "Ra làm bảy phần. Nếu quý vị chia chẻ những lân hư trần này ra làm bảy phần, thì nó rất gần với hư không. Càng chẻ lân hư trần đó nữa, thì thật là tánh hư không. Những lân hư trần đã được chia chẻ ra nầy thực sự là hư không." Cơ bản là không có sắc tướng. Đây là giải thích về tánh của địa đại
HỎA ĐẠI:
A-nan, tánh của hoả đại không có tự thể, nhờ các trợ duyên mà phát sinh.....
Ông vẫn chưa biết trong Như Lai tạng, tánh lửa là chơn không, tánh không là chơn hỏa, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
A-nan, ông không biết rằng người đời cầm kính ở đâu, thì ở đó phát ra lửa. Khắp pháp giới cầm kính, thì cả pháp giới có lửa. Lửa khắp cả thế gian, đâu có nơi chốn.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
VỀ THỦY ĐẠI: A-nan, tánh nước không nhất định (Bất định), khi dừng khi chảy không chừng. Như trong thành Thất-la-phiệt, các vị tiên Ca-tỳ-la, Chước-ca-la và các vị đại huyễn thuật Bát-đầu-ma, Ha-tát-đa v.v... muốn cầu tinh thái âm để pha chế huyễn dược. Các vị ấy vào đêm trăng sáng, tay cầm hạt châu phương chư, hứng nước từ mặt trăng.
Giảng
Vào đêm trăng rằm, tức ngày 15 âm lịch mỗi tháng, họ đem dụng cụ ra–một cái mâm vuông và hạt châu phương chư[Xem 88]–để hứng nước tinh khiết. Khi hạt châu phương chư hướng về mặt trăng đêm rằm, nước sẽ tiết ra và đọng lại trong mâm. Nước nầy sẽ dùng để pha chế huyễn dược. Chắc là không có được nhiều.....
Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh nước là chơn không, tánh không là chơn thủy, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
"Giảng: Chúng ta hoàn toàn có đủ trong tâm chúng ta địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại , và thức đại là bảy đại. Nhưng, mặc dù chúng hiện hữu ở đó, chúng vẫn không lẫn lộn hay ngăn ngại nhau....Trong chơn không là diệu hữu. Nếu ông quán chiếu sâu vào đạo lý nầy, ông sẽ liễu ngộ được. Nói cách khác, khi chính ông có công phu[89]– khi ông tọa thiền, có được định lực và phát khởi trí huệ, thì ông sẽ nhận ra rằng đạo lý được giảng giải trong kinh nầy là chân thật, không hư ngụy. Nhưng, đạo lý nầy không dễ gì hiểu được nếu ông cố dò tìm nó bằng thức tâm."
Một nơi cầm hạt châu thì nơi ấy nước chảy ra, khắp nơi cầm hạt châu thì khắp pháp giới có nước. Thủy đại sinh khắp thế gian, đâu có nơi chốn.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
VỀ PHONG ĐẠI: A-nan, phong đại không có tự thể, động tĩnh không chừng. Như ông thường chỉnh y để vào trong đại chúng, khi chéo y tăng-già-lê chạm vào người bên cạnh, thì có chút gió phất qua mặt người kia....
A-nan, như một mình ông, khẽ động y áo, gió liền phát ra. Khắp pháp giới đều phất thì cả pháp giới đều có gió. Tánh gió đầy khắp thế gian, đâu có nơi chốn.
Ông vẫn chưa biết trong Như Lai tạng, tánh gió là chơn không, tánh không là chơn phong, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
A-nan, như một mình ông, khẽ động y áo, gió liền phát ra. Khắp pháp giới đều phất thì cả pháp giới đều có gió. Tánh gió đầy khắp thế gian, đâu có nơi chốn.
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
VỀ KHÔNG ĐẠI - TÁNH HƯ KHÔNG:
A-nan, tánh hư không chẳng có hình, nhân sắc tướng mà hiển bày.
Giảng:
"Trước khi ông đào đất, thì hư không vẫn chẳng ít đi. Hư không vẫn bao hàm trong đất."....
Ông nên suy xét thật kỹ, quán sát thật sâu.....
Nếu hư không đó, tánh tròn đầy trùm khắp, vốn không lay động, thì nên biết hiện tiền hư không và bốn thứ đất, nước, lửa, gió đều gọi là năm đại, tánh thật viên dung, vốn là tánh Như Lai tạng, không sinh không diệt.....
Ông hoàn toàn không biết, trong Như Lai tạng, tánh giác là chơn không, tánh không là chơn giác, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới......
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
VỀ KIẾN GIÁC:
A-nan, kiến giác không tự nhận thức được,[98] nhân các thứ sắc không mà hiện hữu. Như ông nay đang ở trong vườn Kỳ-đà, sớm mai thấy sáng, chiều hôm thấy tối, nếu lúc nửa đêm, trăng tròn thì sáng, không trăng thì tối. Những tướng sáng tối ấy, do cái thấy phân tích ra được. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ MỤC HỎI ĐÁP VỀ TỨ ĐẠI (Phật dậy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
+ Đại chủng là bốn giới - Tức đất, nước, lửa, gió - Khả năng và tính chất
- Luận: Đất, nước, gió, lửa có khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc) vì thế gọi là giới. Bốn giới này được gọi là đại chủng vì chúng làm chỗ dựa cho tất cả các loại sắc khác và vì thế tính vốn rộng khắp; hoặc vì đại chủng đất, nước, v.v., tập trung với số lượng lớn trong đất, nước, v.v., hoặc vì khởi đủ các loại tác dụng lớn.
- Hoạt động tương tác - Tạo nghiêp: Theo thứ tự trên, chúng có thể trì giữ, kết dính (nhiếp), làm chín và làm tăng trưởng.
* Địa giới có khả năng trì giữ, thủy giới có khả năng kết dính, hỏa giới có khả năng làm chín và phong giới có khả năng làm tăng trưởng. Nói “tăng trưởng” có nghĩa là làm chuyển dịch (prasarpaṇa) và lớn mạnh (vṛddhi).
* Các tính chất bốn Đại: cứng, ướt, nóng, động. Địa giới có tính cứng, thủy giới có tính ướt, hỏa giới có tính nóng, và phong giới có tính động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; cũng giống như trường hợp của ánh đèn. Phẩm Loại Túc luận (Prakaranas) và Khế kinh (Garbhāvakrantisūtra) nói: Phong giới là gì? - Là tính chất nhẹ nhàng (laghutva). Phẩm Loại Túc luận lại nói: “Tính chất nhẹ nhàng này là một sở tạo sắc.” Vì thế một pháp có tính động (iraṇātmaka) là phong giới; tức ở đây đã dựa vào tác dụng động (iraṇātmakrman) để trình bày thể tính cho nên mới nói là “nhẹ nhàng”.
+ Những khác biệt giữa đại chủng đất, v.v., là gì? Đáp: Đất là hiển và hình; Tùy thế tục đặt tên; Nước, lửa cũng như vậy; Gió là phong giới cũng là hiển sắc và hình sắc.
- Luận: Địa là màu sắc và hình dạng, có sắc xứ làm thể, thế gian gọi như vậy. Bởi vì thế gian khi chỉ cho nhau xem đất đều dựa vào màu sắc và hình dạng của nó. Về nước và lửa cũng vậy.
+ Gió chính là phong giới, vì thế gian căn cứ vào sự chuyển động để gọi tên hoặc giống như trường hợp của đất v.v. Ở đây cũng tùy theo cách gọi của thế gian nên gọi là gió. Gió chính là màu sắc và hình dạng vì thế mới nói là “cũng như vậy” (diệc dĩ).  Như thế gian nói “gió đen,” “gió xoáy,” v.v., tức đã dựa vào màu sắc và hình dạng để chỉ cho gió. (Nguồn: (Nguồn: Kinh Thủ LN-Q3- HT Tuyên Hóa)
Xem thêm: Phần 1: Phân biệt các Giới: Đại chủng bốn giới - Tứ đại: Đất nước Gió Lửa
Xem thêm: Các Đại Dựa Vào Nhau Để Tồn Tại

+ Trần Lao: Đức Phật bảo ngài A Nan: ... Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.
“Trần” có nghĩa là dơ bẩn, “lao” có nghĩa là nhiễu loạn, xáo trộn. Sự dơ bẩn, ô uế, làm nhiễu loạn tâm quý vị, nó quấy rối tự tánh của quý vị. Thế nên quý vị không thể nào chuyển hóa vọng tưởng thành chân tâm được. Nó giống như khi hai đạo quân giao chiến với nhau, sẽ có một bên thắng trận. Quý vị sẽ chiến thắng nếu quý vị hàng phục được trần lao, nghĩa là khi quý vị cắt đứt được vòng sinh tử.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Trần lao: ... Rối loạn như vậy, đối đãi nhau sinh ra mệt mỏi. Mệt mỏi lâu dài phát ra trần tướng, tự làm vẩn đục lẫn nhau. Do đó đưa đến khởi phát trần lao phiền não.
Giảng giải: Nay sẽ nói đến lục thô. Phần nầy sẽ giải thích năm món thô đầu tiên.
Lục thô là:
1. Trí tướng: thuộc về câu sanh pháp chấp, tức là từ khi sinh ra đã có sẵn năng lực phân biệt. Đây không phải là trí tuệ cứu cánh, mà chỉ là tướng của trí có được do năng lực phân biệt.
2. Tương tục tướng: tức phân biệt pháp chấp, lúc nào cũng suy nghĩ, liên tục không gián đoạn
3. Chấp thủ tướng: thuộc về câu sanh ngã chấp, suy lường cùng khắp, chấp ngã, ngã sở.
4. Kế danh tự tướng: thuộc về phân biệt ngã chấp, chủ yếu là lập nên vọng tưởng giả danh, theo sự chấp trước giả danh mà duy trì vọng tưởng.
5. Khởi nghiệp tướng: Do kế danh tự tướng mà sinh khởi nên nghiệp tướng, tạo vô số nghiệp.
6. Nghiệp hệ khổ tướng: Do tạo nghiệp nên thọ lãnh quả báo, do vì trói buộc vào nghiệp mà thọ khổ.
Ban đầu khi nghe những điều nầy có lẽ quý vị không thể nào hiểu được, nhưng sau khi tham cứu một thời gian, quý vị dần dần sẽ hiểu. Còn bây giờ, hãy để cho nó lọt qua tai quý vị, và trong thức thứ tám của quý vị sẽ có ấn tượng. Nếu quý vị tham cứu Phật pháp một thời gian dài, chắc chắn quý vị sẽ đến thực tế là mọi thứ đều liên quan với nhau và quý vị bỗng nhiên hiểu ra.
Rối loạn như vậy: ở trong cái không đồng và cái không dị như đã nói ở trên, thế giới và hư không, “đồng dị phát sinh,” và tạo ra sự hỗn loạn, không có trật tự. Sự hỗn loạn nầy cuối cùng dẫn đến sự mệt mỏi. Trong cái đồng dị bỗng dưng được lập nầy, cuối cùng sinh ra sự mỏi mệt. Cái mỏi mệt là tướng trạng đầu tiên trong lục thô, đó là trí tướng. Mệt mỏi kéo dài sinh ra phiền não. Tiếp theo cái mệt mỏi là tướng trạng thứ nhì của lục thô, đó là tương tục tướng. Nhiễm ô là tướng trạng thứ ba của lục thô, đó là chấp thủ tướng. Những tướng trạng nầy kết hợp nhau trong một mớ hỗn độn u ám. Nó kết dính nhau và không có cách nào để tách rời chúng ra một cách rạch ròi. Đây là tướng trạng thứ tư của lục thô, đó là kế danh tự tướng. Sự hỗn loạn nầy tạo nên phiền não với sự tập nhiễm của trần lao. Trần lao là chính là phiền não. Phiền não chính là trần lao. Tám vạn bốn ngàn trần lao chính là tám vạn bốn ngàn phiền não. Từ những điều kiện khác nhau vừa bàn đến, phiền não sinh khởi. Cùng với phiền não là sự sinh khởi của núi sông đất liền. (Nguồn: HT Tuyên Hóa - Kinh Thủ LN-Q4-Chương 1)

+ Sinh Trần lao và các tướng thế gian: ... đức Phật bảo: Thế nên trong ấy, gió thì động, hư không thì tĩnh lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Chúng sinh mê lầm, trái ngược tánh giác, hợp với trần cảnh. Nên phát ra trần lao và các tướng thế gian.
Giảng giải: Nguyên nhân là do chúng sinh mê lầm. Ở trong chỗ vô số hiện tượng ấy, chúng sinh trở nên mê lầm. Họ không nhận ra được đạo lý về chân tâm, nên họ bị mê muội. Do vậy, nên trong chân tâm (phần chân) của tánh Như Lai tạng đã sinh khởi nên tam tế lục thô.
Nhất niệm bất giác sinh tam tế. 一念不覺生三細
Cảnh giới vi duyên trưởng lục thô. 景界為緣長六粗
Như tôi đã giải thích ở trên, tam tếnghiệp tướng, chuyển tướng và hiện tướng. Lục thô là trí tướng, tương tục tướng, chấp thủ tướng, kế danh tự tướng, khởi nghiệp tướng và khổ hệ nghiệp tướng. Một khi chúng sinh đã phát khởi lên những tướng nầy, họ liền bị mê mờ. Một khi đã mê mờ, thì họ trái ngược tánh giác, hợp với trần cảnh. Họ quay lưng lại với giác tánh và thích dính mắc với sáu trần. Đây là vì họ nghĩ rằng, trong tánh Như Lai tạng có sự xung đột lẫn nhau. Do vậy nên họ quay lưng lại với tánh giác và hợp với cảnh trần. Nên phát ra trần lao và các tướng thế gian. Núi sông đất liền và sự tương tục của thế giới trở thành hiện hữu. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN-Q4-Chương 2)

+ Có Tướng (Của các Trần): Nhân nguyên của "Có Tướng" trong Phật giáo Đại thừa:
Đức Phật bảo: A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn), nhân các căn có tướng (của trần). Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau. (Nguồn: HT Tuyên Hóa - Kinh Thủ LN - Q.5)

+ Nếu cái thấy nghe nầy, rời các tướng sắc không, tối sáng, động tĩnh, thông bít, đậm nhạt, hợp ly, sinh diệt, thì rốt ráo nó không có tự thể. Cũng như tâm niệm, nếu rời khỏi tiền trần, là vốn không thật có. Sao lại đem cái tâm hoàn toàn đoạn diệt ấy làm nhân tu hành, mà mong đạt được bảy quả vị thường trụ của Như Lai? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q1)

+ Các tướng  sắc không, tối sáng, động tĩnh, thông bít, đậm nhạt, hợp ly, sinh diệt (Kinh Thủ LN - Q3: Nếu rời hẳn các tướng sắc không, động tĩnh, thông tắc, hợp ly, sinh diệt thì rốt ráo không có một pháp nào cả.)

Hư không kia làm sao vì ông mà thành đồng hay khác? Huống chi lại gọi là một hay chẳng phải một. Thế ông đã biết, sáu căn thọ dụng cũng giống như vậy.

Do hai thứ tối sáng hiển bày lẫn nhaukết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái thấy. Cái thấy ánh hiện ra thành sắc, kết sắc thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnhNhân đó gọi hình thể của ‘nhãn căn’ như trái bồ đào. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo sắc.

Do hai tướng động tỉnh đối chọi lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái nghe. Cái nghe ánh hiện ra thành tiếng, cuộn cái tiếng lại thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘nhĩ căn’ là lá sen non. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo âm thanh.

Do hai tướng thông và bít phát hiện lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra tính ngửi. Tính ngửi ánh hiện ra thành hương, thu nạp các hương thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘tỉ căn’ như hai móng tay duỗi xuống. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo hương.

Do vị nhạt và vị khác xen lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra tính nếm. Tính nếm ánh hiện ra thành vị, thu nạp các vị thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnhNhân đó gọi hình thể của ‘thiệt căn’ như mặt trăng lưỡi liềm. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo vị.

Do hai tướng ly và hợp cọ xát lẫn nhaukết dính sự yên lặng trong tánh diệu viên mà phát ra cái biết xúc chạm. Tính biết xúc chạm ánh hiện thành xúc, thu nạp các xúc thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi thể của ‘thân căn’ như cái trống cơm. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo xúc.

Do hai thứ sinh diệt tương tục lẫn nhaukết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái biết. Tính biết ánh hiện thành các pháp, thu nạp các pháp thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi là ‘ý tư,’ như cái thấy trong nhà tối. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo pháp.(Đoạn kinh nầy nói đến ý căn, tức thức thứ sáu, là đối tượng của sinh diệt. Khi niệm trước vừa đình chỉ, niệm sau liền sinh khởi. Năng lực của tánh biết là thu nạp các pháp, chính là trần cảnhÝ căn bị thu hút bởi pháp trần_HT Tuyên Hóa)

A-nan, sáu căn như vậy do tánh giác minh soi lại tính minh giácLàm mất tính sáng suốt kia, kết dính với cái vọng mà phát ra ánh sáng. (chỉ vì qua sự sinh khởi một niệm vọng tưởng muốn soi lại tánh giác minh mà tánh giác ấy biến thành vọng giác và vọng minh–kết quả là, bản thể bị mất đi; và do kết dính vào cái vọng, ánh sáng của tánh thấy trở thành hiện hữu. Điều này tạo ra những tác dụng riêng biệt của tánh thấy, tánh nghe và các tánh khác. Đó thuộc về quang minh của thức thứ tám_HT Tuyên Hóa)

Vậy nên nay ông rời tối rời sáng, thì không có cái thể của thấyRời động rời tỉnh, thì không có cái ngheKhông có thông không bít, thì tính ngửi không phát sinhKhông có mùi vị, không lạt, thì tính nếm không cóKhông rời xa, không kết hợp thì tánh xúc chẳng cóKhông sanh không diệt, thì cái biết gá chỗ nào?

Ông chỉ cần không theo động tĩnh hợp li, điềm biến thông tắc, sanh diệt ám minh, mười hai tướng như vậy. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q4)

Ý thức cảm dục- trực giác : X. Cảm huệ thức.

+ Pháp Ngoại Đạo - Pháp Thế Gian - Giáo Lý Quyền Thừa - Pháp Nhân Duyên Và Tự Nhiên:
... Trước đây ông đã được nghe Đức Phật giảng giải về lý nhân duyên và tự nhiên. Cơ bản đó là giáo lý quyền thừa, pháp phương tiện, là phương tiện thiện xảo; pháp ấy chưa phải là pháp chân thật. Bây giờ Đức Phật mới giảng giải pháp môn chân thật (Đang giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm), mà A-nan lại chẳng dám tin. A-nan đã tin chắc vào pháp môn phương tiện Đức Phật đã giảng trước đây, đến nỗi bây giờ A-nan phải nghi ngờ cả pháp chân thật.(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Nhân Duyên Hòa Hợp biến hóa từ Tứ đại mà phát sinh muôn thứ
... A-nan bạch Phật: Bạch Thế tôn, Như Lai thường nói về nhân duyên hòa hợp rằng: Tất cả các thứ biến hoá trong thế gian đều nhân bốn thứ 'đại' mà phát sinh.
Giảng:
"A-nan bạch Phật: Bạch Thế tôn, Như Lai thường nói– Bạch Thế tôn, Như Lai thường nói về các pháp nhân duyên và các pháp hòa hợp rằng. Thế tôn nói rằng Tất cả các thứ biến hoá trong thế gian–'thế gian' ở đây là chỉ cho hữu tình thế gian và khí thế gian–tất cả mọi thứ biến hoá trong thế gian đều nhân bốn thứ 'đại' mà phát sinh."
Tứ đại là đất, nước, lửa, gió. Thân thể con người là hợp thể của tứ đại.
- Những phần cứng và chắc trong thân thể là thuộc về địa đại (đất),
- Hơi nóng trong cơ thể thuộc về hoả đại (lửa).
- Nước dãi, đàm dịch, nước mắt thuộc về thuỷ đại (nước).
- Hơi thở thuộc về phong đại (gió).
Khi chúng ta còn sống, thân thể chịu sự điều khiển của mình, nhưng sau khi chết thì tứ đại tan rã. Hơi ấm trong thân trở về với lửa. Các chất dịch trở về với nước. Các chất rắn trở về với đất. Hơi thở trở về với gió....
Nhưng người ta không biết là họ phải nhận ra Phật tánh của mình,... Cái thân vốn không có gì để bám víu lấy cả. Đừng xem nó quá quan trọng.... Đến khi quý vị chết và tứ đại tan rã, thì quý vị sẽ nhìn thấu suốt được những gì mà quý vị chưa từng nhìn được.
Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Nay con không biết nghĩa đó như thế nào?
Giảng:
.. Sự cố chấp của A-nan thật là sâu nặng. Trước đây ông đã được nghe Đức Phật giảng giải về lý nhân duyên và tự nhiên. Cơ bản đó là giáo lý quyền thừa, pháp phương tiện, là phương tiện thiện xảo; pháp ấy chưa phải là pháp chân thật. Bây giờ Đức Phật mới giảng giải pháp môn chân thật, mà A-nan lại chẳng dám tin. A-nan đã tin chắc vào pháp môn phương tiện Đức Phật đã giảng trước đây, đến nỗi bây giờ A-nan phải nghi ngờ cả pháp chân thật. Nên A-nan hỏi, "Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Bạch Thế tôn, ngài vừa phê phán lý nhân duyên và tự nhiên, và tuyên bố rằng thuyết ấy sai lầm. Vậy có mâu thuẫn với chính lời của Như Lai chăng? Ngài đang phá hủy đạo lý do chính ngài đã lập ra. Ngài đang bác bỏ tiền đề do chính ngài đã nêu ra. Nay con không biết nghĩa đó như thế nào? Bây giờ con không hiểu nghĩa nầy như thế nào. Nghĩa ấy thuộc về pháp môn gì? Con thật chưa hiểu ra."
Xin Thế tôn rủ lòng thường xót, chỉ bày cho chúng sinh nghĩa rốt ráo Trung đạo, không còn các điều hí luận.
HT Tuyên Hóa giảng: Bấy giờ Thế tôn bảo A-nan rằng: "Trước đây ông nhàm chán các pháp Tiểu thừa Thanh văn Duyên giác. Ông đã quyết định từ bỏ hẳn pháp môn của hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác, giáo pháp của thời A-hàm, phát tâm cầu đạo Vô thượng Bồ-đề. Nay ông phát tâm siêng năng cầu đạo giác ngộ Vô thượng, đạo giác ngộ của hàng Bồ-tát.
Do vậy, nên nay là lúc Như Lai sẽ chỉ bày cho ông Đệ nhất nghĩa đế.
Như Lai sẽ giảng giải pháp môn Thật tướng cho ông. Đệ nhất nghĩa đế chính là Thật tướng. Có ba loại Thật tướng:
1. Thật tướng vô tướng (vô tướng chi thật tướng): Không còn các tướng hư vọng, tất cả đều là Nhất chân bình đẳng thật tướng. Tức là Không Như Lai tạng.
2. Thật tướng của cái chẳng phải vô tướng (vô bất tướng chi thật tướng): Hoàn toàn đều chẳng phải là vô tướng, chỉ tuỳ duyên mà biến hiện ra tất cả tướng.
3. Thật tướng của chẳng tướng nào không phải là tướng (vô tướng vô bất tướng chi thật tướng): Tức là Không bất không Như Lai tạng. Cũng gọi là diệu hữu chân không, chân không diệu hữu.
Dù kể là ba, nhưng chỉ là một, đó là Thật tướng. Thật tướng là không có tướng, nhưng chẳng có gì là không có tướng cả. Đó là lý chân không diệu hữu, diệu hữu chân không. Nếu cứu xét đến tột cùng, thì vốn chẳng có tướng gì cả. Nhưng trong cái chẳng có tướng gì ấy lại có tất cả. Thế nên chẳng có tướng gì chính là chân không, và có tất cảdiệu hữu.
Đạo lý đang được giảng giải sẽ đưa đến sự giải thích về Bảy đại đất, nước, lửa, gió, không, kiến và thức trùm khắp cả pháp giới. Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới đã đề cập trước đây được giải thích là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng, nhưng chúng chưa được nói trùm khắp cả pháp giới.
Sao ông lại còn đem những nhân duyên vọng tưởng hí luận thế gian mà tự ràng buộc mình?
.... Như Lai sẽ chỉ bày cho ông đạo lý Thật tướng.
Ông tuy nghe nhiều, nhưng cũng như người nói tên vị thuốc, mà không phân biệt được thuốc thật ở trước mắt. Như Lai cho là rất đáng thương xót.
Nay ông hãy nghe kỹ, Như Lai sẽ vì ông mà chỉ bày tường tận. Và cũng để cho những người tu Đại thừa sau nầy thông đạt thật tướng. A-nan yên lặng, chờ nghe thánh chỉ của Đức Phật.
A-nan, như ông đã nói, tứ đại hòa hợp phát ra các thứ biến hoá trong thế gian.
A-nan, nếu tánh của các đại kia không hòa hợp nhau, thì không thể lẫn lộn với các đại khác. Cũng như hư không, không thể hòa hợp với các sắc tướng.
Nếu tính của tứ đại là hòa hợp, thì cũng đồng như các thứ biến hoá, trước sau biến thành nhau, sinh diệt nối nhau, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, sinh sinh diệt diệt, như vòng lửa quay tròn chưa hề dừng nghỉ.
A-nan, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Giảng:
A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng là Thật tướng, và cũng là chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Cũng như nước đóng thành băng: nghĩa là tuỳ duyên. Nhưng băng cũng có thể tan thành nước. Tôi đã từng giải thích đạo lý nầy rồi. Phật tánh của mọi người chính là chân tánh. Tâm bồ-đề giác ngộ chính là nước; phiền não là băng. Tâm bồ-đề của ông được ví như nước, hữu ích, lợi lạc cho mọi người, nó không hề làm hại ai. Mọi người đều cần nước. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Pháp Phương Tiên - Nhân Duyên Hòa Hợp: Ngài A Nan: Lại thương khóc, đảnh lễ sát dưới chân Phật. Quỳ gối chắp tay mà bạch Phật rằng, “Đức Vô Thượng Đại Bi Thanh tịnh Bảo Vương khéo dùng phương tiện khai mở tâm chúng con. Ngài hay dùng các phương tiện nhân duyên như thế để khuyến khích, dẫn dắt các chúng sinh mê mờ ra khỏi biển khổ.”
Giảng giải:
... Đức Phật đã khéo dùng phương tiện khai mở tâm chúng con. Ngài hay dùng các phương tiện nhân duyên như thế để khuyến khích – Ngài đã dùng tất cả pháp phương tiện, mọi loại thí dụ, các phương tiện thiện xảo. Pháp phương tiện là pháp chưa thật rốt ráo, chẳng hạn, giáo lý ngài giảng dạy trong thời gian đầu là nói về nhân duyên để phá trừ thuyết tự nhiên do ngoại đạo chủ trương. Đến bây giờ thì ngài lại phá bỏ giáo lý nhân duyên, vì đó thực sự là một phương tiện, như đã được giải thích, chưa thật sự rốt ráo. Đề tưởng 提獎, có nghĩa là khuyến khích, khích lệ, như khi thầy giáo nói với học trò, “Con viết chữ rất đẹp, có nhiều tiến bộ. Con sẽ rất thành công trong môn chữ Hán.” Hoặc thầy nói, “Mấy ngày hôm nay, con ngồi thiền tiến bộ hơn nhiều. Con thường có nhiều vọng tưởng, nhưng nay chúng đã bị hàng phục khá nhiều. Con đã có được chút ít định lực từ công phu thiền định.” Tất cả chúng ta đều khờ dại không biết phải tìm được hướng đi. Nhưng bây giờ chúng ta đã ra khỏi được biển khổ sinh tử, có nghĩa là, ra khỏi tình cảm tham ái.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)

+ Pháp Phương tiện: Là các pháp hữu vi, giành cho người mới tu, căn trí cạn, họ nghĩ:
.... Đức Phật nói pháp đại thừa, ý chúng ta không hiểu được, phải chi đức Phật phương tiện chỉ dạy những chỗ cạn thấp dễ dàng, chúng ta nhờ đó được tỏ ngộ tri kiến của Phật và chứng đạo quả. Ý muốn thưa hỏi mà chẳng dám lại gần. Bấy giờ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi biết những tâm niệm của bốn chúng, nên phương tiện từ chỗ ngồi đứng dậy; đến trước đức Phật mà bạch rằng: Xin đức Thế Tôn mở lòng đại từ, lập những pháp phương tiện chỉ dạy cho những chúng sanh sơ cơ thấy tánh thành Phật, lại vì đời sau những chúng sanh mới bước vào nhà Phật, tìm học mối đạo đặng chánh tri kiến, không bị tà giáo phỉnh hoặc, không dụng công nhiều mà đặng thành đạo quả. Đức Phật nói: Hay lắm! Hay lắm! Nầy Văn Thù Sư Lợi, ông có phương tiện lớn lao, thỉnh hỏi Như Lai chỉ dạy ba căn và con đường tu hành ngay thẳng cho chúng sanh đời sau mới vào cửa đạo, theo lời ông hỏi ta sẽ nói rõ... (Nguồn: Mở đầu Kinh Kim Cang)

+ Có Hư Không: Đức Phật bảo A Nan. ... Do ông vọng tưởng, mê lầm chân lý, si và ái phát sanh gây ra mê lầm cùng khắp, nên có hư không. Cái mê biến hóa không dừng, nên có thế giới. Do vậy các cõi nước không phải vô lậu, nhiều như số vi trần trong mười phương, đều dựng lập từ mê, ngoan và vọng tưởng.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Mục 50 Ấm ma)

+ HƯ KHÔNG thành SẮC: Hư không vốn linh minh trở thành Hư không tối tăm mông muội mê lầm)
Do sự mê muội (Vô minh, hắc ám) thành ra có hư không (Hư không vốn linh minh bỗng trở thành Hư không tối tăm mông muội -> là Ngoan không, trong ngoan không tối tăm + Lực vô minh nên chuyển cái trí sáng suốt vốn thường có thành vọng kiến của trí năng. Đây nghiệp tướng, tướng thứ 1 trong Tam tế), trong hư không mê muội ấy, kết cái tối tăm thành sắc - Dạng kết tinh từ hôn hám => Khởi đầu của Pháp thập nhị nhân duyên, là do Ngoan không nương vào Vô minh mà chuyển trí sáng bản hữu thành cái thấy sai lầm từ Năng giác. Đây là chuyển tướng, tướng thứ 2 trong Tam tế.
Do khởi đầu Nghiệp tướng không thể thấy nên Năng kiến - CÁI THẤY nhìn lâu khiến vọng kiến sinh khởi thành sắc chất mà nó ánh hiện ra. Đây gọi là NHÌN LÂU HÓA RA MỎI MỆT, như trong mơ thấy người và cảnh, ảo ảnh như núi sông đất liền. Đây là hiện tướng, thứ 3 trong Tam tế.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN-Q2)

+ Giảng về Hư không và các căn: Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thứcrõ biết sáng suốt, tính giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
Bao gồm và hiển bày trong khắp mười phương hư không, đâu có phương hướng xứ sở? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Quyển 3 tiếp Q 2)

+ Hư Không:
- Trích đoạn Đức Phật giảng về Hư Không cho Đại chúng và A Nan
Nhưng hoàn toàn không nghe hư không hoại diệt. Sao vậy? Vì hư không chẳng phải là pháp có thể tạo tác. Do đó trước sau trọn không hoại diệt.
HT Tuyên Hóa giảng giải:
Hư không là cái không thể tạo tác hoặc do người làm ra được. Hư không vốn là trong đó không có một thứ gì cả; nên gọi là hư không. Bất cứ thứ gì nếu được tạo tác thì không phải là hư không. Và, do vì trong đó không có một thứ gì, nên nó không hoại diệt. Hư không luôn luôn là như thế. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN- Q4 - Chương IV)

+ Hư không - Trần cảnh: Trích ...Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không, lay động trần. Do lay động mà có nghĩa là trầ̀n.
HT Tuyên Hóa giảng: Vô minh, phiền não nhiều vô số như những hạt bụi trần đang lay động. Nhưng hư không thì không lay động. Hư không biểu thị cho tánh thấy của ta, vốn luôn luôn không lay động. Tánh thấy đó là người chủ chân thực, là chân tâm thường trụ của chúng ta, vốn chẳng đến, chẳng đi.
Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không, trong suốt và lặng lẽ, không lay động, đó được gọi là hư không.
Lay động là trần, do lay động mà có tên gọi là trần.
Quý vị hãy nhìn đám bụi trong dải tia sáng mặt trời đang nhảy múa lăng xăng không ngừng ấy. Cái gì là bụi? Bụi ấy biểu tượng cho phiền não, vô minh, phiền não chướng, sở tri chướng. Khi một ai bị chấp dính vào những thứ này được gọi là vướng “bụi trần.” (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q1-Phần chánh văn - Mục 119)

A- LUÂN HỒI (Incarnation, đầu thai, lâm phàm): X. Định luật luân hồi:
+ Chân Ngã - Linh Hồn - Thức Thứ tám Luân hồi hay incarnating - Reincarnating ego Luân hồi hay Tái sanh.
+ Chân Ngã luân hồi tức là hồn thiêng (divine soul).
- Sutratma theo nghĩa đen là Thread Soul (Hồn Dây), đồng nghĩa với Chân Ngã luân hồi (tức là Manas liên kết với Buddhi). (CKMTTL,120,125)

I- LUÂN HỒI THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Trong 1 kiếp sống: (i) - Con người lại có được một thể xác tiến hoá hơn,(ii)- có tính chất ứng đáp nhiều hơn, (iii)- được điều hợp với một khoá cao hơn, với sự tinh vi và thích hợp hơn, rung động với một mức độ khác hơn. Ba ý tưởng này cần nghiên cứu cẩn thận và quảng diễn một cách hợp lý (LVLCK, 169)
+ Giai đoạn chuẩn bị Luân hồi: Nhân hồn được tái hấp thu vào đại hồn trước khi lại tái luân hồi.… Có ba chủng tử liên quan một cách đặc biệt với các vi tử thường tồn thể xác và thể cảm dục, như thế tạo ra mãnh lực ngũ phân vốn dĩ sẽ tạo ra các sắc tướng
+ Luân hồi, thời gian tạm ngưng: Không hề có sự cố định về thời gian tạm ngưng, đó chỉ là vấn đề nhu cầu của linh hồn mà thôi; (VLH, 199)

+ Người ta cho rằng bí nhiệm ẩn tàng trong 777 lần luân hồi. Con số này đem lại cơ hội cho nhiều suy gẫm. Cần nói rõ rằng đó không phải là con số chu kỳ luân hồi mà con người phải vượt qua nhưng nó nắm giữ chìa khóa cho 3 chu kỳ chính đã nói trước (chu kỳ của Chân Thần, chu kỳ của Chân Ngã, và chu kỳ của Phàm ngã –ND). Trước tiên, con số này áp dụng cho Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống hành tinh chúng ta chứ không phải cho các hành tinh hệ khác. Mỗi Đức Hành Tinh Thượng Đế có con số của Ngài, còn con số của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta ẩn giấu trong 3 con số nói trên, cũng như 666 và 888 nắm giữ cái huyền bí được che giấu của hai Đức Hành Tinh Thượng Đế khác. Số 777 này cũng là số chuyển hóa, vốn là công việc căn bản của tất cả các Hành.
+ Luân hồi, thời gian tạm ngưng: Không hề có sự cố định về thời gian tạm ngưng, đó chỉ là vấn đề nhu cầu của linh hồn mà thôi; (VLH, 199)

+ Con Người đầu thai luân hồi: Làm sao mà con người trở thành con người? Khi con người được hình thành, thức thứ tám có mặt trước tiên; và khi chết, thì thức thứ tám ra đi sau cùng.

+ THỨC THỨ TÁM Luân hồi: Xem chi tiết tại trang: Tổng hợp về Luân hồi - Chết và Tái sinh

+ Pháp hữu vi là gì? ... Tất cả pháp hữu vi như chiêm bao, bóng nước. Pháp hữu vi là gì? Tất cả những gì có hình tướng, có thể nhìn thấy, đều là pháp hữu vi. Nó giống như chiêm bao, bọt nước. Bọt nước trong biển cả, quý vị cho là thật hay giả? Nói là thật, thì sao nó lại hóa ra không có? Nói là giả, thì sao lại có cái bọt nước? Tuy có bọt nước, nhưng không phải thật tại, không có thể tánh chơn thật. Bóng, cũng là hư ảo. Lại giống như mù sương; sáng sớm có mù sương, nhưng khi mặt trời mọc lên nó lại tan biến hết. Ðiện, cũng là có; nhưng lửa điện, lửa đá chớp mắt tan đi, cũng không phải là chơn thật. Nếu có thể quán tưởng tất cả sự vật như thế thì còn có gì phải chấp trước? Không có chấp trước mới là thật hiểu rõ. Bấy giờ, quý vị sẽ không tưởng Ðông tưởng Tây, càng không tưởng Nam tưởng Bắc, tất cả vọng tưởng trần lao đều bị vất bỏ. Bỏ hết những vọng tưởng trần lao rồi, lúc ấy quý vị không muốn thành Phật cũng không được, muốn không có trí huệ cũng không được, sẽ tự nhiên có thôi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Phẩm Phổ Môn)

+ Nổi lên thì thành thế giới, lắng đọng thì thành hư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Cái không đồng không khác kia, chân thật là pháp hữu vi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q4 - Chương I)

+ Pháp hữu vi: ... Nhưng bây giờ Đức Phật bảo họ phải dứt khoát và từ bỏ các tướng hữu vi. Các pháp nhân duyên vốn thuộc Tiểu thừa. ‘Hưũ vi’ là chỉ cho tất cả các pháp được tạo tác. Mọi thứ có hình tướng đều là pháp hữu vi. Các pháp nhân duyên, mọi pháp có sắc tướng, rốt ráo đều phải hoại diệt. Pháp vô vi không có sắc tướng thế nên không bao giờ bị hoại diệt. Trong kinh văn phần trước Đức Phật có đưa ra ví dụ về hư không, ngài có hỏi rằng có khi nào hư không bị hoại diệt chăng? Câu trả lời là chẳng bao giờ hư không bị hoại diệt, vì nó không có hình tướng. Đó là cách khác mà Đức Phật dùng hư không để biểu tượng cho tánh Như Lai tạng. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q4 - Chương IV)

+ PHẬT DẬY CHỈ RA HƯ VỌNG KHÔNG THẬT. PHÁT MINH CHÂN TÁNH THÌ VIÊN THOÁT
- A Nan! Sáu căn của ông bị hạn chế là bởi “tánh giác minh” bị trở thành “minh giác”. Do vậy, tánh giác minh mất phẩm chất trong sáng bản nhiên, tác dụng với các vọng mà phát ra hay biết. Hiện nay ông rời tối, rời sáng thì không có cái thấy. Rời động và rời tĩnh thì không có tánh nghe. Rời thông và bít thì không có tánh ngửi. Không vị không nhạt thì không có cái nếm. Không hợp, không ly thì không có tánh xúc. Không diệt không sanh thì cái nhận thức không có điều kiện sanh.

- Pháp Hữu Vi: Động, tĩnh, hợp, ly, nhạt, vị, thông, bít, sanh, diệt, tối, sáng đó là 12 tướng hữu vi.
Ông đừng chạy theo sự chi phối, lôi cuốn của chúng. Tùy nghị lực của ông, nhận xét tìm ưu thế của một căn, chặt nhổ gốc rễ vô minh phiền não, xoay tánh giác minh trở về vị trí bản nguyên minh diệu của nó. Phát huy thế mạnh trừ khử mê mờ, làm chủ được một căn thì năm căn còn lại sẽ được thanh tịnh giải thoát hết. (Nguồn: xem mục Chỉ rõ chỗ hư vọng của sáu căn)

+ Các Pháp Hữu vi - Hàng Thanh văn tu gồm Động, tĩnh, hợp, ly, nhạt, vị, thông, bít, sanh, diệt, tối, sáng đó là 12 tướng hữu vi.

+ Các tướng  sắc không, tối sáng, động tĩnh, thông bít, đậm nhạt, hợp ly, sinh diệt

Hư không kia làm sao vì ông mà thành đồng hay khác? Huống chi lại gọi là một hay chẳng phải một. Thế ông đã biết, sáu căn thọ dụng cũng giống như vậy.

Do hai thứ tối sáng hiển bày lẫn nhaukết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái thấy. Cái thấy ánh hiện ra thành sắc, kết sắc thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnhNhân đó gọi hình thể của ‘nhãn căn’ như trái bồ đào. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo sắc.

Do hai tướng động tỉnh đối chọi lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái nghe. Cái nghe ánh hiện ra thành tiếng, cuộn cái tiếng lại thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘nhĩ căn’ là lá sen non. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo âm thanh.

Do hai tướng thông và bít phát hiện lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra tính ngửi. Tính ngửi ánh hiện ra thành hương, thu nạp các hương thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘tỉ căn’ như hai móng tay duỗi xuống. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo hương.

Do vị nhạt và vị khác xen lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra tính nếm. Tính nếm ánh hiện ra thành vị, thu nạp các vị thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnhNhân đó gọi hình thể của ‘thiệt căn’ như mặt trăng lưỡi liềm. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo vị.

Do hai tướng ly và hợp cọ xát lẫn nhaukết dính sự yên lặng trong tánh diệu viên mà phát ra cái biết xúc chạm. Tính biết xúc chạm ánh hiện thành xúc, thu nạp các xúc thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi thể của ‘thân căn’ như cái trống cơm. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo xúc.

Do hai thứ sinh diệt tương tục lẫn nhaukết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái biết. Tính biết ánh hiện thành các pháp, thu nạp các pháp thành cănBổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi là ‘ý tư,’ như cái thấy trong nhà tối. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo pháp.(Đoạn kinh nầy nói đến ý căn, tức thức thứ sáu, là đối tượng của sinh diệt. Khi niệm trước vừa đình chỉ, niệm sau liền sinh khởi. Năng lực của tánh biết là thu nạp các pháp, chính là trần cảnhÝ căn bị thu hút bởi pháp trần_HT Tuyên Hóa)

A-nan, sáu căn như vậy do tánh giác minh soi lại tính minh giácLàm mất tính sáng suốt kia, kết dính với cái vọng mà phát ra ánh sáng. (chỉ vì qua sự sinh khởi một niệm vọng tưởng muốn soi lại tánh giác minh mà tánh giác ấy biến thành vọng giác và vọng minh–kết quả là, bản thể bị mất đi; và do kết dính vào cái vọng, ánh sáng của tánh thấy trở thành hiện hữu. Điều này tạo ra những tác dụng riêng biệt của tánh thấy, tánh nghe và các tánh khác. Đó thuộc về quang minh của thức thứ tám_HT Tuyên Hóa)

Vậy nên nay ông rời tối rời sáng, thì không có cái thể của thấyRời động rời tỉnh, thì không có cái ngheKhông có thông không bít, thì tính ngửi không phát sinhKhông có mùi vị, không lạt, thì tính nếm không cóKhông rời xa, không kết hợp thì tánh xúc chẳng cóKhông sanh không diệt, thì cái biết gá chỗ nào?

Ông chỉ cần không theo động tĩnh hợp li, điềm biến thông tắc, sanh diệt ám minh, mười hai tướng như vậy. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q4)

+ Các Tương Tác: Động, tĩnh, hợp, ly, nhạt, vị, thông, bít, sanh, diệt, tối, sáng đó là 12 tướng hữu vi
- Đức Phật dậy A Nan! Sáu căn của ông bị hạn chế là bởi “tánh giác minh” bị trở thành “minh giác”. Do vậy, tánh giác minh mất phẩm chất trong sáng bản nhiên, tác dụng với các vọng mà phát ra hay biết. Hiện nay
1-2. Với cái thấy: Ông rời tối, rời sáng thì không có cái thấy.
3-4. Với Tánh nghe: Rời động và rời tĩnh thì không có tánh nghe.
5-6. Với Mũi ngửi: Rời thông và bít thì không có tánh ngửi.
7-8. Với Lưỡi nếm: Không vị không nhạt thì không có cái nếm.
9-10. Với Xúc chạm: Không hợp, không ly thì không có tánh xúc.
11-12. Với Ý - Nhận thức: Không diệt không sanh thì cái nhận thức không có điều kiện sanh.
- Ông đừng chạy theo sự chi phối, lôi cuốn của 12 tướng hữu vi của chúng. Tùy nghị lực của ông, nhận xét tìm ưu thế của một căn, chặt nhổ gốc rễ vô minh phiền não, xoay tánh giác minh trở về vị trí bản nguyên minh diệu của nó. Phát huy thế mạnh trừ khử mê mờ, làm chủ được một căn thì năm căn còn lại sẽ được thanh tịnh giải thoát hết
(Nguồn: Kinh Thủ LN - Q4 - HT Tuyên Hóa giảng)

I- THEO DỊCH HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH BÁT QUÁI
1- Âm Dương tương tác:
2- Ngũ Hành tương tác:
3- Bát Quái tương tác:

II- THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Định Đề 1 - Nhị Nguyên hay Âm Dương (LVHLT, 21):
- Tinh Thần         ....... Vật Chất Sự Sống
- Sắc Tướng Cha  ......       Mẹ
- Dương/ Tích Cực ....  Âm/ Tiêu Cực
- Bóng Tối           .....    Ánh Sáng
+ Ion âm và dương: Các ion âm và dương mà nhà khoa học nói tới, có bản chất là dĩ thái, và do đó, thuộc về cõi trần. Các hạt nhỏ không thấy được này của vật chất chỉ có thể được dò ra nhờ các hiệu quả của chúng và nhờ sự can thiệp vào các hoạt động của chúng, vốn là các hạt chuyển động nhanh, có liên quan với nhau và đồng thời, chính bản thân chúng bị tác động bởi một yếu tố kềm chế quan trọng hơn đang giữ cho chúng chuyển động như thế. (CTNM, 369–370)
+ Các Đại tương tác:

III - THEO PHẬT GIÁO
+ Ở THIÊN LÀ THỂ KHÍ - Các Đại Ở Hư Không Có Thể Hòa đồng: Phật bảo - Này Phú Lâu Na! Ông còn nghi ngờ. Vì sao thất đại : Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức lại có thể dung nhau? Trong thực tế ông thấy chúng thường tự xâm đoạt hủy diệt nhau... Mặt trời soi sáng, Cái Sáng không phải mặt trời, cũng không phải hư không nhưng không nằm ngoài Mặt trời và Hư không; - Phú Lâu Na! Ông nên biết rằng: Đứng bên hiện tượng mà nhìn thì hiện tượng vốn vọng, cho nên không làm sao chỉ bày chính xác và đích thực được. Nhưng đứng trên bản thể mà tư duy, ta sẽ thấy bản thể là chơn: “Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu”, cho nên “địa” vốn không là “địa”. “Không” vốn chẳng là “không”. Thủy, hỏa, phong…cũng vậy thì làm chi có việc trở ngại không dung nhau được.
- Phật dậy: Trong bản tánh minh diệu của Như Lai Tạng, ông cần phát minh hư không thì có hư không hiện ra. Ví như một dòng nước in bóng mặt trăng. Hai người cùng trông thấy bóng mặt trăng in đáy nước. Rồi người đi về Đông, người đi về Tây cả hai đều thấy có mặt trăng theo mình mà không có chuẩn đích cho mặt trăng cố định. Trước sự kiện đó không nên gạn hỏi : Mặt trăng là một, sao có thể đi theo hai hướng khác nhau? Cũng không được hỏi : Mặt trăng đã thành hai, sao trước kia hiện ra có một? => Phú Lâu Na! “Duyên sanh như huyển” là vậy đó. Vì vậy mà Như Lai dạy : ”Tánh sắc chơn không”. Và cũng vì vậy, Như Lai nói: “Tánh không chơn sắc…” Không có pháp nào có tự thể độc lập cố định của chính mình. Nguồn: Xem mục Giác không sinh mê ...

+ Ở ĐẤT THÀNH HÌNH - Âm Dương Dị Đồng: Phật dậy A Nan! Bản thể của hiện tượng vốn chung cùng, do nhơn duyên mà biến hiện thành thế giới hữu vi. Trong thể tánh không đồng không dị, phân giải sinh ra thành dị. Khác với các dị hóa hợp lại thành đồng. Tánh đồng dị đã phát minh, hai lực hấp dẫn và đề kháng cũng tự thành năng lực. Giữa sự nhiễu loạn mâu thuẫn bên trong của vật lý tâm lý và tánh hư không; Những tánh chất năng động hợp thành thế giới, tánh thể bất động là hư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Đồng dị hay không đồng dị, tất cả đều gọi là pháp hữu vi.
- Bản thể của hiện tượng là Như Lai Tạng thì bao trùm khắp 10 phương pháp giới, khắp không gian và khắp cả thời gian. Nó chính là chơn không mà diệu hữu nghĩa là từ cái không trùm khắp mà biến hóa duyên khởi một cách thần diệu, nhiệm mầu để hình thành ra muôn sinh vạn vật của thế giới hữu vi. Nhưng khi duyên hết thì tất cả các đại sẽ thu về với tự tánh ban đầu chớ không có cái gì thật mất. Vì thế không có vật gì là thật sinh hay thật mất mà chỉ là hiện tượng duyên khởi của thế gian vũ trụ trong tiến trình bất biến tùy duyên và tùy duyên bất biến. Nói cách khác, bản thể là chung cùng, nhưng tùy theo nhân duyên mà biến hiện thành ra thế giới hữu vi.

- Phẩm Tính Âm Dương Đối Chọi: Tánh đồng dị nghĩa là âm dương đối chọi. Có 3 trường hợp về tánh đồng và dị:

1) Đồng năng tương bội nghĩa là tất cả các đồng cùng trợ lực cho nhau thì sẽ tăng thêm sức mạnh. Thí dụ một người không thể kéo một khúc cây to được, nhưng nếu cộng thêm năm mười người nữa thì việc kéo rất dễ dàng.
- Dị năng tương để nghĩa là ngược lại của đồng năng tương bội - Làm giảm bớt, hao tổn sức mạnh. Mười người đang kéo khúc cây dễ dàng như vậy, bỗng nhiên bốn năm người vì có việc phải đi nên chỉ còn lại 5 người kéo thành thử kéo khúc cây bây giờ rất khó khăn.

2) Đồng tánh tương cự nghĩa là cùng giống thì khắc nhau (Tương khắc, đẩy nhau) và Dị tánh tương hấp nghĩa là khác giống thì hạp nhau (Tương hợp, hút nhau). Thí dụ hai người đàn ông nói chuyện vài phút đã thấy chán sinh ra cãi vã, trong khi một cặp nam nữ nói chuyện suốt ngày. Cũng như cực âm và dương của một cục nam châm. Để hai cực dương hay cực âm gần với nhau thì nó sẽ đẩy ra, nhưng nếu để cực âm gần với cực dương thì nó sẽ hút lại.

3) Đồng chủng tương ứng, Dị chủng tương xích nghĩa là cùng loại thì phụ cho nhau nhau và khác loại thì bị khai trừ. Thí dụ cọp chỉ sống với cọp còn bỏ dê hay thỏ vào là bị cọp ăn sống ngay.
- Vì thế trong Như Lai Tạng, chủng tử cơ bản của vạn pháp có thể kết hợp thành từng nhóm quyện chặt với nhau để tạo thành một chỉnh thể hiện tượng vạn hữu. Ngược lại những chủng tử cũng có thể phân giải hoàn toàn hoặc chuyển hóa dần dần từ lượng dẫn đến chuyển hóa hoàn toàn về chất để rồi sự vật củ mất đi để hình thành sự vật mới nối tiếp.

- Tất cả sự vật dù là đồng tánh hay dị tánh, đồng chủng hay dị chủng, đồng năng hay dị năng duyên khởi mà tạo ra muôn loài hữu tình và vô tình chúng sinh. Mà đã là vạn vật hữu hình thì tất cả đều là pháp hữu vi. Tại sao lại là pháp hữu vi? Bởi vì các pháp đó là do duyên khởi, duyên sanh hội hợp lại mà thành, chớ không có gì chắc thật cả. Vì thế mà kinh Kim Cang có câu : “Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán” nghĩa là tất cả các pháp hữu vi đều như mộng, như huyển, như bọt nước, như bóng, như sương, như điện chớp, có đó rồi mất đó.

PHẬT DẠY VỀ TƯỚNG TƯƠNG TỤC
I- Thế Giới Tương Tục - Phật bảo rằng:
-Phú Lâu Na! Tánh giác thì sáng suốt; hư không thì bất động vô tri. Hai thứ tác động thành tác năng dao động. Do đó, trong thế giới có hiện tượng lay động phát sinh (gió: phong đại). Trong tánh năng dao động, những thứ đồng chủng hòa hợp với nhau kết thành tánh chất ngại. Đây là hiện tượng kim luân được hình thành để bảo trì quốc độ (kim luân là dị dạng của địa đại, nhiếp thuộc về địa đại).
Kim luân cọ sát với không khí trong hư không biến ra năng lượng. Hiện tượng hỏa đại phát huy từ đó. Kim luân sanh nước. Tánh nước chảy xuống. Tánh lửa bốc lên. Thủy đại chảy xuống, hỏa đại bốc lên, địa đại bảo trì. Từ đó hiện tượng vật chất đủ điều kiện hoàn thành viên mãn. Chỗ sâu có là nước biển, chỗ cạn là cồn bãi, lục địa. Do nguyên nhân đó, trong biển lửa thường sanh khởi. Cồn, bãi, lục địa, sông lạch thường tuôn chảy không ngừng. Chỗ thế nước kém thế lửa kết tụ thành núi cao cho nên đánh đá thì lửa nhoáng ra. Chỗ thế đất kém thế nước hay sinh cây cỏ. Vì vậy, rừng cháy thành đất, vắt ép gỗ chảy ra nước.
Sự vật hiện tượng trong thế giới tương quan làm nhân quả cho nhau mà sanh. Xoay vần làm nhân duyên cho nhau không dứt, vì vậy thế giới duy trì tương tục vô cùng. Phần trên Đức Phật đã chỉ rõ nguyên nhân của các pháp hữu vi là do không giác ngộ chơn tánh khiến vọng tưởng phân biệt phát sinh mà thành. Vì sự mê lầm ấy mà phát sinh ra thế giới, chúng sinh và nghiệp quả.
Phong đại là gió, tượng trưng cho sức lay động vô hình. Mà vô hình là hư không vốn không có tri giác nghĩa là hư không, không hề biết thế nào là lay động hay thế nào là không lay động. Nhưng vì tâm mê mờ chơn tánh nên có năng có sở đối đãi phân biệt tạo thành vọng tưởng. Vọng tưởng này kích động tâm thể, chứa đầy hư vọng rồi biến thành tập khí đầy ắp trong hư không mà biến thành gió. Tất cả cảnh giới ở thế gian đều nương vào vọng tâm vô minh mà tồn tại, cho nên có phong đại (gió) nắm giữ trong thế giới là vậy.
Địa đại cũng là loài vô tri vô giác, không tự mình biết là loài hữu tình hay vô tình, là lỏng hay cứng, là to hay vi tế. Nhưng vì giác tánh phân biệt, nương theo nghiệp mà phát minh ra tính cứng, lập ra sự ngăn ngại cho nên trong thế gian mới có đất, đá, sỏi, cát khắp mọi nơi. Vì địa đại có tánh ngăn ngại nên tất cả những gì mà choáng một phần không gian to lớn như núi cao rừng thẳm và cực nhỏ như những vi tử trong nước hay trong không khí đều là địa đại cả. Quả địa cầu cũng như tất cả những hành tinh khác trong thế gian vũ trụ này đều kết cấu giống như nhau. Đó là bên ngoài được kết tập bằng những lớp đất đá rất cứng, nhưng bên trong là những nham thạch rất nóng ở thể lỏng, xoay động dựa theo tiến trình di động của trái đất mà nhà Phật gọi là Kim luân tức là cái nền móng căn bản để kiến tạo vật thể trên thế gian.
Gió thì lay động gặp đất ngăn cản nên có sự ma xát mà sinh ra lửa (hỏa đại). Hỏa đại không nhất thiết phải là lửa, mà có thể là tất cả sự nóng lạnh. Khi độ nóng tăng cao thì những chất cứng sẽ chảy thành nước. Nước là thể lỏng nên chảy từ cao xuống thấp trong khi lửa cháy thành khí nên bốc lên cao. Vậy tánh lửa bốc lên, tánh nước chảy xuống và tánh đất thì ngăn ngại và từ đó hiện tượng vật chất có đủ điều kiện hình thành viên mãn mà tạo ra hình dáng của thế giới.
Thời gian trôi qua khiến vật chất thay hình đổi dạng. Chỗ sâu nước dồn xuống thì gọi là biển, chỗ cạn là cồn, bãi. Chỗ đất cao nổi lên thì gọi là đồi. Vì sự sinh biến mà trong biển lửa thường sinh khởi. Thí dụ ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều vụ núi lửa nổ tung tận đáy biển sâu khoảng 4,000 ft ở Thái Bình Dương. Lửa cháy ở đáy biển cũng giống y như lửa cháy ở trên mặt đất vậy. Gần đây nhất, có vụ núi lửa nổ tung tận dưới lòng nước ở xứ Iceland mà ngọn lửa bốc lên cao hơn mặt nước biển. Khoa học ngày nay cũng mới khám phá một loại nham thạch trong các rặng san hô mà chỉ cháy trong nước.
1) Chỗ nào thế lửa (hỏa đại) bốc lên mạnh hơn thế nước (thủy đại) thì đất nổi lên thành núi cao. Vì thế, nếu lấy hai viên đá đập vào nhau sẽ phát ra tia lửa hoặc nấu các cục đá kia thì nó sẽ chảy thành nước.
2) Chỗ nào thế đất (địa đại) yếu hơn thế nước (thủy đại) thì đất hóa ra mềm làm sinh ra cây cỏ. Nhưng nếu đem những cây đó đốt đi thì nó sẽ cháy thành tro (đất, địa đại) hoặc nếu đem ép những cây gỗ thì có nước chảy ra (thủy đại). Xét như vậy thì đâu đâu cũng đều có đất, nước, gió, lửa tùy theo nhân duyên mà phát sinh những hiện tượng khác nhau. Sự vật hiện tượng trong thế giới làm nhân làm duyên cho nhau, khi thành, khi trụ, khi hoại, khi không, không ngừng, không dứt. Vì vậy thế giới được duy trì tương tục vô cùng vô tận.
Vậy “Tánh giác diệu minh” làm mê mờ chân lý vũ trụ quan khiến vọng tưởng phát sinh mà tạo thành vạn pháp trong vũ trụ. Nói cách khác vạn pháp trong thế giới này là do tâm niệm của chúng sinh phát khởi mà thành. Vì thế nếu thế gian có được mưa thuận gió hòa cũng bởi con người có tâm niệm lành, biết thương yêu đồng loại, biết xóa bỏ tranh chấp đố kỵ. Ngược lại nếu con người vì tư lợi, tranh chấp, giết hại lẫn nhau thì dĩ nhiên vọng tưởng phát sinh liên tục khiến cho đất, nước, gió, lửa bất hòa mà tạo thành cuồng phong, bảo tố. Ngày nào con người còn tranh chấp, còn ý nghĩ tiêu diệt lẫn nhau thì ngày ấy còn động đất lớn, còn có những lượn sóng thần, còn bảo tố, còn núi lửa để cảnh giác con người. Do đó muốn sống hạnh phúc thanh nhàn thì do con người mà gánh chịu cảnh tang tóc đau thương thì cũng do con người chớ trời Phật không can dự vào.

II- Chúng Sinh Tương Tục:
Lại nữa, Phú Lâu Na! “Vọng minh” không phải là cái khác lạ. Do vì chúng sinh dùng cái kiến minh tri để minh tánh giác mà có sự lỗi lầm. Từ đó có cái sở minh. Sở minh đã có thì cái năng minh bị lệ thuộc vào. Vì vậy, tánh nghe không ngoài âm thanh, tánh thấy không ngoài màu sắc; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sáu vọng trần đã hình thành làm đối tượng cho “vọng năng”. Những cái thấy, nghe, ngửi, nếm, biết sanh khởi. Hễ đồng nghiệp thì hấp dẫn lúc hợp lúc ly, khi tình khi tưởng. Tánh thấy “năng minh” có thì đương nhiên có sắc sở minh hiển hiện. Chủ thế đối tượng tác động vào nhau, từ cảm tính chuyển sang lý tính, từ lý tính nảy sinh khái niệm, từ khái niệm dẫn đến tư duy.
Do tư duy có sự tưởng tượng nhận thức : Hễ ý kiến bị phủ nhận, sanh tâm lý ghen ghét. Tư tưởng được đồng tình, sanh tâm lý yêu thương. Dòng nước yêu thương kết thành chủng tử, thu nạp tưởng tượng hấp dẫn nghiệp đồng, tác hợp với “yết la lam” thành trạng thái của phôi trong thời gian gọi là “ngưng hoạt” (tinh trùng và noãn sào mới hợp nhau trong ba bốn tuần đầu). Thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh, tuỳ nghiệp đồng và thích ứng của mỗi loài mà cảm ứng. Thai nhơn tình mà có. Noãn do tưởng mà sinh. Thấp bởi hợp mà cảm. Hóa vì ly mà ứng. Tình, tưởng, hợp, ly luôn luôn vận động đổi thay theo nghiệp sở hành mà cảm thọ : Khi đi lên, lúc đi xuống xoay vần trong sáu nẻo. Đó là nguồn gốc làm chúng sinh tương tục không dừng.
Trong pháp giới thanh tịnh vốn không có chúng sinh, nhưng vì do vọng niệm từ vô thỉ mà thành vô minh rồi dần dần biến thành căn nguyên sinh ra chúng sinh. Do vậy vọng minh chính là vô minh và cũng từ cái vô minh này mà dần theo thời gian hình thành sở tướng của tứ đại và hấp thụ tứ đại để làm thân. Vọng tưởng sai lầm đã biến con người thành “vọng năng” và dĩ nhiên chấp nhận có “sở năng” bên ngoài. Một khi chấp có “năng sở” nghĩa là chấp có chủ thể và đối tượng tức là chấp có sự đối đãi phân biệt. Năng minh là lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) ở bên trong của con người và sở minh chính là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là ngoại trần. Vì thế tuy thế giới vạn pháp có bao la vô cùng vô tận, nhưng cũng không ra ngoài căn, trần cả.
Thật vậy, khi lục căn tiếp xúc với lục trần nghĩa là năng minh hòa nhập với sở minh thì ý thức vọng niệm được phát khởi. Vì nhân duyên đó mà con người chỉ nghe khi có tiếng, có âm thanh và chỉ thấy khi có sắc tướng chớ không thể thấy, nghe xa được. Nói cách khác lúc ấy kiến, văn, giác, tri nghĩa là thấy, nghe, hay, biết được hình thành. Tuy thế giới thay đổi tùy theo sở minh, nhưng tựu trung tất cả cũng nằm trong quy luật thành, trụ, hoại, không nghĩa là có đó rồi mất đó. Khi năng minh, sở minh hòa hợp thì tư tưởng phát sinh. Nếu chúng sinh đồng một tư tưởng thì thương yêu nhau, ngược lại, nếu ý bất đồng thì ghét nhau. Dòng nước ân ái yêu thương kết thành tập khí chủng tử. Ba món “Căn, Trần, Thức” hòa hợp làm nhân tạo nghiệp cho nên quả khổ tứ sinh cũng bám theo. Nếu đồng nghiệp ràng buộc nhau thì hình thành vào thai sinh hay noãn sinh. Còn ly nghiệp thì hình thành vào loài thấp sinh hay hóa sinh.
Thí dụ thai sinh là con người sinh ra con người hay con bò cũng sinh ra con bò…Noãn sinh là con vật được sinh ra bằng trứng. Chẳng hạn như con gà, con vịt, con chim, con cá sấu đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con gà..Thấp sinh là do những cơ cảm, biến đổi của thiên nhiên tạo thành. Thí dụ như con đom đóm là do hợp với khí ẩm ướt của những cây rơm, cây lúa và mưa. Do đó con đom đóm là loài thấp sinh. Còn hóa sinh là hóa hiện để sinh về một cõi tốt lành hơn mà không cần đầu thai vào người mẹ. Thí dụ, ngày xưa trưởng giả Cấp Cô Độc Tu Đạt Đa đã cúng dường tịnh xá Kỳ Viên cho Phật và chư đệ tử nên khi chết được hóa thân vào cung trời Đầu Suất (Tushita) để hưởng phước lợi.
Nhưng nguyên nhân của sự đầu thai như thế nào?
Thật ra chúng sinh trong loài tứ sinh cũng đều do một niệm vô minh mà hình thành. Chúng sinh vì tạo vọng nghiệp nên sau khi chết đi vào thân trung ấm, sắc thân không còn mà chỉ còn ngũ thông nên mắt nhìn thấy rất xa. Do tập khí ái nhiễm nên thần thức nhất định phải tìm một cảnh để yêu, cho dù xa xôi ngàn dặm, nhưng do chiêu cảm nên thấy rất gần cho nên thấy sáng thì sắc phát hiện. Khi chiêu cảm cảnh ái ân, thần thức liền chạy đến chỗ đó và “tưởng” bắt đầu hình thành.
Ngay trong lúc nam nữ đang giao cấu thì “tưởng” trong thân trung ấm phát hiện. Nếu thân trung ấm là nam thì ghét cha thương mẹ, nếu thân trung ấm là nữ thì ghét mẹ thương cha. Đó là “dị kiến thành ghét, đồng tưởng thành yêu” và thân trung ấm hấp thụ dòng ái đó mà lưu vào thai mẹ rồi thành chủng tử thọ hình. Bây giờ “tưởng” bám vào tinh cha huyết mẹ mà lập thành chấp ngã. Do “nghiệp ái làm nhân, cảnh ái làm duyên” mà ở trong thai bảy ngày nên gọi là yết-ma-lam. Được hai tuần thì bào thai gọi là Át-bồ-đàm. Ba tuần thì gọi là Tế-thi. Kiện nam là bốn tuần và Bát-la-xa là hình thể khoảng 35 ngày. Sau 35 ngày thì lục căn mới đầy đủ.
Nói tóm lại, tùy theo nghiệp đã tạo mà cảm ứng sinh vào một trong bốn loài : thai, noãn, thấp và hóa. Đó là theo nghiệp mà lưu chuyển và do dòng nước ái ân yêu thương kết thành tập khí chủng tử. Nếu hấp dẫn đồng nghiệp thì tác hợp với phôi. Phôi lớn thành thai rồi dần theo thời gian mà lục nhập, xúc, thọ, ái…được phát triển. Vì vậy thai sinh là do nhân tình mà có. Noãn sinh là do tưởng (niệm) mà sinh nghĩa là loài thú không có lòng yêu thương như con người mà chỉ có tưởng niệm về dục vọng. Thấp sinh nhờ hợp mà thành và Hóa sinh bởi phân ly mà ứng hiện. Tưởng thì nhẹ nhàng còn tình thì nặng nề. Bởi nhân duyên đó mà chúng sinh tương tục.
III- Nghiệp Quả Tương Tục - Phật bảo :
- Phú Lâu Na! Tưởng và ái gắn bó ràng buộc lẫn nhau. Ái mãi không rời kết thành nghiệp nhân tương tục : Cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu tương tục sanh lên sanh xuống không có thời kỳ chấm dứt. Hạng chúng sinh này do “dục tham” làm gốc. Tham và ái đắm đuối nặng nề, tham ái mãi không thôi. Nghiệp nhơn này khiến cho các loài thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh trong thế gian, tùy sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau. Hạng chúng sinh này do “sát tham” làm gốc.
Phú lâu Na! Do những bất thiện nghiệp như vậy, người này mắc nợ thân mạng người kia. Người kia trả nợ cũ cho người này. Người này thương cái lòng tốt của người kia. Người kia yêu cái sắc đẹp của người này. Do nhơn duyên đó trải trăm nghìn kiếp ở mãi trong ràng buộc sinh tử khổ đau. Ba món Sát, Đạo, Dâm là những yếu tố căn bản tạo thành nghiệp quả tương tục.
Phú Lâu Na! Sở dĩ có ba thứ tương tục điên đảo là do nhận thức sai lầm : Rằng phải nhờ lấy cái minh để minh tánh giác; Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu, đại địa san hà vũ trụ vạn hữu là hiện tượng hữu vi, có sinh có diệt là do kiến chấp vọng tưởng của con người. Sự thật, thể tánh của các hiện tượng vốn thanh tịnh bản nhiên là diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện. Khi tư tưởng yêu thương ràng buộc lẫn nhau thì con người trôi nổi trong sinh tử trầm luân. Lúc thì tái sinh làm cha, làm mẹ. Khi thì đầu thai làm con làm cháu, lên xuống không cùng không tận. Tưởng ái đồng kết lại thì lòng yêu thương không thể rời cho nên cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em…sanh nhau trong thế gian không bao giờ dứt. Cái khổ quả sinh tử này chung quy cũng tại vì lòng tham dục.
Tham và ái hổ tương cho nhau thì lòng tham không bao giờ ngừng dứt. Con người vì bị vô minh che lấp nên chạy theo ái dục mà phải chịu luân hồi. Thí dụ, bà vì quá thương cháu mà tái sinh làm con của cháu mình. Vì thế mà thế giới này mới là dục giới. Một khi tâm dục nghĩa là lòng mình muốn chiếm hữu hay đoạt lấy vật gì thì lòng tham bắt đầu phát khởi. Một khi lòng tham phát khởi thì tất cả các loài như thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh tùy theo sức mạnh của nó mà ăn nuốt những loài khác để tạo thành sát nghiệp. Thí dụ, con cọp ăn thịt con nai yếu đuối. Loài người săn bắn giết hại vô số súc vật. Ở biển cả sông ngòi, cá lớn nuốt cá bé…Bởi cũng vì sát nghiệp mà loài người, loài vật thay nhau tái sinh để chịu quả báo luân hồi. Thí dụ con người đi săn giết hại con nai. Con nai chết tức tưởi nên một kiếp nào đó nó tái sinh làm người và cũng đi săn để giết chết con nai khác chính là người thợ săn quả báo làm nai.
Nói cách khác vì nghiệp sát sinh mà bốn loài sát hại giết chết nhau, ăn nuốt nhau và sau cùng phải thọ báo để bị thảm hại, ăn nuốt trở lại. Đời này qua, đời khác đến vô cùng vô tận biết đến chừng nào mới chấm dứt. Do đó tư tưởng Phật giáo khuyên chúng sinh nên phát triển lòng từ bi để thương yêu tất cả mọi loài và chấm dứt nghiệp sát hại thì quả báo luân hồi mới có thể chấm dứt được. Con người vì sống với lòng tham dục nên phải chạy theo sinh tử luân hồi. Cũng vì tham dục mà con người giết hại, ăn nuốt lẫn nhau. Chủ nhân, phú hộ muốn giàu thêm nên chèn ép người nghèo khó, thế cô. Kiếp này mình ỷ thế chèn ép người tức là cướp không của người, là nợ người vì thế sang đến đời sau phải đầu thai trả nợ cho người.
Nói chung con người có chìm đắm trong sinh tử khổ đau cũng chỉ vì chạy theo tham, sân, si. Từ đó Sát, Dâm, Đạo hình thành, sai sử khiến con người càng ngày càng lún sâu trong vòng tội nghiệp. Trong Phật giáo nghiệp sát hại là đại nghiệp vì thế người Phật tử vì lòng từ bi thương xót chúng sinh, thương người như thương mình và thấy nỗi đau của chúng sinh chính là nỗi đau của mình nên không giết hại. Con người ăn thịt chúng sinh thì ngày sau chúng sinh đổi kiếp ăn thịt con người trở lại. Nếu cưỡng giết mạng chúng sinh để lấy thịt ăn thì gọi là Đạo. Mà có nợ thân mạng thì cũng là do sát tham mà ra. Do đó, nếu đền nợ cũ cho người thì gọi là đạo tham vậy. Ngày xưa tôn giả Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông, có tài thiên biến vạn hóa, thế mà trong tiền kiếp làm nghề chài lưới giết hại quá nhiều chúng sinh nên vào thời Đức Phật tuy đã tu thành Thánh mà những chúng sinh đã bị Ngài sát hại bây giờ tái sinh làm bọn ngoại đạo để sát hại Ngài.
Do đó, ngày nay ta sát hại chúng sinh thì ngày mai chúng sinh quay trở lại sát hại lại chúng ta. Vì thế nếu muốn tiêu diệt nghiệp sát sinh thì ngay bây giờ phải chấm dứt sát hại làm đau thương đến muôn loài và bồi dưỡng cũng như phát huy tình thương, lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Tuy không còn tâm sát hại, nhưng nếu vẫn còn tâm dâm thì con người vẫn bị tái sinh luân hồi vì thần thức trong thân trung ấm còn cảm nhận dục tình khi thấy cảnh ái ân của nam nữ mà lưu vào thai mẹ để trở thành chủng tử thọ hình. Muốn thoát khỏi luân hồi thì tâm dâm phải dứt cho nên thần thức lúc nào cũng như như bất động cho dù đứng trước cảnh dục tình. Lấy của người làm người đau khổ tức là nợ của người đó rồi nên kiếp sau phải đầu thai để trả cho hết những mối nợ này. Vì thế không tham, không dâm, không sát hại, không đạo thì sẽ không còn sinh tử và dĩ nhiên chặt đứt dây luân hồi.
GIÁC KHÔNG SINH MÊ THẤT ĐẠI DUNG ĐƯỢC NHAU MÀ KHÔNG CÓ GÌ TRỞ NGẠI
I- Giác không sinh mê:
- Phú Lâu Na! Ví như quặng vàng lẫn lộn với vàng rồng. Khi vàng đã nấu lọc tinh rồi thì vàng không là quặng nữa. Lại cũng như gỗ đã đốt thành tro, tro không thể hoàn nguyên thành gỗ được.
- Phú Lâu Na! Vấn đề Niết bàn của mười phương Như Lai cũng như vậy. Như Lai không bao giờ sanh lại vọng tưởng phân biệt để chấp mắc các hiện tượng hữu vi.
=> Và cũng không có việc Như Lai sanh lậu hoặc trở lại.
II- Chỉ Các Đại Có Thể Dung Nhau
- Phật bảo: Này Phú Lâu Na! Ông còn nghi ngờ. Vì sao thất đại : Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức lại có thể dung nhau? Trong thực tế ông thấy chúng thường tự xâm đoạt hủy diệt nhau.

- Phú Lâu Na! Ví như hư không, không thể của nó vốn không phải hình tướng, nhưng nó không chống đối các tướng phát huy trong nó. Phú Lâu Na! Bầu hư không vô cực kia, hễ mặt trời soi thì sáng, mây ùn thì tối, gió lay thì động, trời tạnh thì trong, hơi đọng thì đục, bụi nổi thì mù, nước lặng thì lóng lánh. Phú Lâu Na! Ông hiểu thế nào? Các tướng hữu vi sai khác dường ấy. Vậy nó nhân những cái đã có kia mà tự sinh hay nhân hư không mà có? Phú Lâu Na! Nếu bảo rằng do những cái kia tự sanh, vậy khi mặt trời soi, mặt trời sáng thì mười phương thế giới đều thành sắc của mặt trời, làm sao giữa hư không lại còn thấy mặt trời tròn? Nếu bảo rằng hư không sáng thì hư không tự soi lấy, cớ sao giữa lúc đêm mây mù không có ánh sáng soi? Vậy nên biết rằng : Cái sáng không phải mặt trời, không phải hư không, nhưng không ngoài hư không và mặt trời.
=> - Phú Lâu Na! Ông nên biết rằng : Đứng bên hiện tượng mà nhìn thì hiện tượng vốn vọng, cho nên không làm sao chỉ bày chính xác và đích thực được. Nhưng đứng trên bản thể mà tư duy, ta sẽ thấy bản thể là chơn : “Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu”, cho nên “địa” vốn không là “địa”. “Không” vốn chẳng là “không”. Thủy, hỏa, phong…cũng vậy thì làm chi có việc trở ngại không dung nhau được.
=> Phú Lâu Na! “Duyên sanh như huyển” là vậy đó. Vì vậy mà Như Lai dạy : ”Tánh sắc chơn không”. Và cũng vì vậy, Như Lai nói: “Tánh không chơn sắc…” Không có pháp nào có tự thể độc lập cố định của chính mình.
=> Tất cả vạn pháp trong thế gian hay tứ đại nói riêng đều là pháp giới tánh, đều là bản tánh chân như trong Như Lai Tạng. Mà đã là pháp giới tánh thì bao trùm khắp cả thì làm sao lại không dung được nhau.
=>>>Thật tánh của tất cả sắc, thủy, hỏa, phong là không nên trong chơn không các đại dung nạp nhau rất tự tại. Nhưng một khi nhân duyên xuất hiện thì từ trong chơn không mà diệu hữu một cách nhiệm mầu để biến thành sắc, thủy, hỏa, phong. Chơn không, pháp giới tánh thì lúc nào cũng bản nhiên thanh tịnh, nhưng pháp giới tánh duyên khởi trùng trùng vô cùng vô tận. Mỗi khi có tâm niệm thì pháp giới tánh cũng duyên theo tâm niệm ấy mà thay đổi. Nếu chúng sinh tâm niệm nước thì pháp giới tánh duyên ra thành nước. Nếu bây giờ chúng sinh tâm niệm về gió thì pháp giới tánh duyên ra thành gió. Nếu tâm niệm tất cả thì pháp giới tánh duyên ra tất cả đầy đủ đất, nước, gió, lửa. Trong hư không thì không thấy gì cả, mà thật ra cũng chính cái hư không này ngầm chứa đầy đủ các đại.
- Thí dụ như trong cái bầu trời này, nơi nào cũng có lửa, nơi nào cũng có gió, nơi nào cũng có nước, nơi nào cũng có sắc. Chúng dung nạp, nương tựa vào nhau và chỉ xuất hiện khi nào chúng sinh có tâm niệm cần đến nó mà thôi. Hiện tượng này là bất biến tùy duyên. Vì vậy hư không chỉ xuất hiện là do tướng sở minh từ tánh giác diệu minh vọng tưởng mà sinh ra. Nói cách khác, nếu tâm mình vọng tưởng hư không thì hư không mới xuất hiện. Các đại cũng thế, nếu chúng sinh vọng tưởng gió thì sẽ có gió. Vọng tưởng đất, nước, lửa thì các đại này sẽ dần dần xuất hiện.
CHỈ TÁNH DIỆU MINH HỢP VỀ NHƯ LAI TẠNG, RỜI CẢ HAI NGHĨA “PHI” (KHÔNG LÀ) VÀ “TỨC” (TỨC LÀ) CHỈ VỀ TRÁI VỚI GIÁC TÁNH, HỢP VỚI TRẦN TƯỚNG
- Phật bảo: Phú Lâu Na! Do nhận thức đánh giá của ông về Sắc Không của Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng theo cái nhận thức của ông mà có Sắc Không khắp cùng pháp giới. Vậy nên ông thấy gió thì động, hư không thì tịnh, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Ông và tất cả chúng sinh mê lầm, sống trái với giác tánh mình mà hợp với trần tướng cho nên sanh khởi cái nhận thức trần lao. Do đó có các tướng thế gian đối tượng.
CHỈ TÁNH GIÁC DIỆU MINH HỢP VỚI NHƯ LAI TẠNG
- Phật bảo: Phú Lâu Na! Như Lai sử dụng tánh giác diệu minh không sai lầm nhận thức, không đánh giá điên đảo. Như Lai Tạng là tánh giác diệu minh khắp trùm pháp giới. Vậy nên đối với Như Lai: Một là tất cả, tất cả là một. Trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ, ngồi tại đạo tràng bất động mà như ở khắp mười phương. Một thân mà trùm cả hư không vô tận, đầu một mảy lông mà hiển hiện ra vô vàn cõi Phật. Ngồi trong vi trần bé bỏng mà vận chuyển đại pháp luân, diệt hết nhận thức sai lầm trần tướng, sống hợp với giác tánh cho nên Như Lai nhìn đâu cũng là tánh chơn như sáng suốt nhiệm mầu.
CHỈ NHƯ LAI TẠNG LÀ “PHI” (KHÔNG LÀ) TẤT CẢ
- Như Lai Tạng vốn là bản thể nhiệm mầu viên mãn
. Tuy nhiên, nó không phải là tâm, không phải là không, không phải địa, không phải thủy, không phải hỏa, không phải phong. Nó không phải nhãn, không phải nhĩ, không phải tỷ, không phải thiệt, không phải thân, không phải ý. Nó không phải là sắc, không phải thanh, không phải hương, không phải vị, không phải xúc, không phải pháp. Nó không phải nhãn thức giới cho đến không phải ý thức giới. Nó không phải minh, không phải vô minh, không phải hết vô minh cho đến không phải lão tử, không phải hết lão tử. Nó không phải khổ, không phải tập, không phải diệt, không phải đạo. Nó không phải trí cũng không phải đắc. Nó không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ. Nó không phải là Như Lai, là ứng cúng, chánh biến tri. Nó không phải đại niết bàn, không phải thường, lạc, ngã, tịnh vì Như Lai Tạng không phải là pháp thế gian mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.

CHỈ NHƯ LAI TẠNG “TỨC” (LÀ) TẤT CẢ
Nhưng cái bản thể nhiệm mầu viên mãn Như Lai Tạng lại cũng tức là tâm, là không, là địa, là thủy, là hỏa, là phong. Cũng tức là nhãn, là nhĩ, là tỷ, là thiệt, là thân, là ý. Cũng tức là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp. Cũng tức là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Cũng tức là minh, là vô minh cho đến là lão tử, là hết lão tử. Cũng tức là khổ, là tập, là diệt, là đạo. Cũng tức là trí, là đắc. Cũng tức là bố thí, là trì giới, là nhẫn nhục, là tinh tấn, là thiền định, là trí tuệ cho đến cũng tức là Như Lai, là ứng cúng, là chánh biến tri. Cũng tức là đại niết bàn, là thường, là lạc, là ngã, là tịnh. Vì vậy, Như Lai Tạng biểu hiện qua tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian.
THỂ VÀ DỤNG - TÙY DUYÊN BẤT BIẾN - BẤT BIẾN TÙY DUYÊN
Khi ra biển ngắm những làn sóng lặn hụp lên xuống thì “sóng “là” nước hay sóng “không là” nước? Nếu nói sóng và nước thì chắc chắn sóng và nước là hai tức là sóng “không là” nước. Còn nếu nói rằng nếu sóng mà không có nước thì làm gì có sóng do đó sóng “là” nước và nước “là” sóng. Như vậy sóng là hiện tượng của nước và nước là bản thể của sóng, tuy hai nhưng mà một bất khả phân ly. Khi động (có gió) thì nước nổi thành sóng, nhưng khi tịnh (gió tan) thì sóng trở về với thể tánh yên tịnh của nước vậy thôi. Như Lai Tạng cũng vậy, là bất tức bất ly bởi vì Tạng là tổng thể trùm chứa tất cả mọi nguyên nhân và kết quả của sự vật hiện tượng. Còn Như Lai là thường hằng bất biến, nhưng trong cái thường hằng bất biến này lại tùy duyên mà phát sinh ra muôn sinh vạn vật. Đó là bất biến mà tùy duyên. Thí dụ, trong thế gian này nơi nào cũng đều có đất tức là dạng của địa đại, nhưng cũng từ đất này mà tùy duyên tạo thành nhà cửa, chén đĩa, lâu đài, thành quách….nhưng một ngày nào đó thì những sự tướng kia cũng theo thời gian mà biến đổi và cuối cùng cũng trở về lại với đất. Đây là tùy duyên mà bất biến vậy. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - HT Tuyên Hóa giảng.)
+ MỤC HỎI ĐÁP VỀ TỨ ĐẠI
+ Đại chủng là bốn giới - Tức đất, nước, lửa, gió - Khả năng và tính chất

- Luận: Đất, nước, gió, lửa có khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc) vì thế gọi là giới. Bốn giới này được gọi là đại chủng vì chúng làm chỗ dựa cho tất cả các loại sắc khác và vì thế tính vốn rộng khắp; hoặc vì đại chủng đất, nước, v.v., tập trung với số lượng lớn trong đất, nước, v.v., hoặc vì khởi đủ các loại tác dụng lớn.
- Hoạt động tương tác - Tạo nghiêp: Theo thứ tự trên, chúng có thể trì giữ, kết dính (nhiếp), làm chín và làm tăng trưởng.
* Địa giới có khả năng trì giữ, thủy giới có khả năng kết dính, hỏa giới có khả năng làm chín và phong giới có khả năng làm tăng trưởng. Nói “tăng trưởng” có nghĩa là làm chuyển dịch (prasarpaṇa) và lớn mạnh (vṛddhi).
* Các tính chất bốn Đại: cứng, ướt, nóng, động. Địa giới có tính cứng, thủy giới có tính ướt, hỏa giới có tính nóng, và phong giới có tính động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; cũng giống như trường hợp của ánh đèn. Phẩm Loại Túc luận (Prakaranas) và Khế kinh (Garbhāvakrantisūtra) nói: Phong giới là gì? - Là tính chất nhẹ nhàng (laghutva). Phẩm Loại Túc luận lại nói: “Tính chất nhẹ nhàng này là một sở tạo sắc.” Vì thế một pháp có tính động (iraṇātmaka) là phong giới; tức ở đây đã dựa vào tác dụng động (iraṇātmakrman) để trình bày thể tính cho nên mới nói là “nhẹ nhàng”.
+ Những khác biệt giữa đại chủng đất, v.v., là gì? Đáp: Đất là hiển và hình; Tùy thế tục đặt tên; Nước, lửa cũng như vậy; Gió là phong giới cũng là hiển sắc và hình sắc.
- Luận: Địa là màu sắc và hình dạng, có sắc xứ làm thể, thế gian gọi như vậy. Bởi vì thế gian khi chỉ cho nhau xem đất đều dựa vào màu sắc và hình dạng của nó. Về nước và lửa cũng vậy.
+ Gió chính là phong giới, vì thế gian căn cứ vào sự chuyển động để gọi tên hoặc giống như trường hợp của đất v.v. Ở đây cũng tùy theo cách gọi của thế gian nên gọi là gió. Gió chính là màu sắc và hình dạng vì thế mới nói là “cũng như vậy” (diệc dĩ).  Như thế gian nói “gió đen,” “gió xoáy,” v.v., tức đã dựa vào màu sắc và hình dạng để chỉ cho gió.
+ CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH. Nguồn gốc con Số 12 = 3 x 4
- Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới. Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng. Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: Kinh Thủ LN - Q4 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Giảng về người Bất trung - Bất hiếu - Bất nhân - Bất nghĩa:
Quán xét người đời mạt thế, những bọn người ác bất trung bất hiếu, không có nhân nghĩa, không hợp nhân đạo.
LỜI GIẢI:
Cách sau Phật Niết bàn hai ngàn năm gọi là bước vào thời mạt thế. Mạt thế là thời kỳ thế gian vật dục phúng túng hưng thạnh, phong hóa lễ luật pháp tắc biến thái băng hoại, nhơn tâm đạo đức suy vi. Đồng thời thế gian văn hóa đồi trụy, Phật pháp biến thể hiển bày trạng thái phân hóa suy tàn, con người tâm trí gian xảo buông lung tạo nhiều tội ác.
Trong thời mạt thế, người ác dãy đầy, đại để có bốn loại:
1/- Bất trung: Quốc gia lấy dân làm gốc, lấy nguyên thủ làm tôn, lấy tận trung làm trước. Đối với quốc gia, nguyên thủ tài đức, chức vụ mình đang có mà không tận trung là đại ác.
2/- Bất hiếu: Gia đình lấy cha mẹ làm tôn, nên trước phải hiếu kính. Trong giới kinh Phật nói: Nếu có người suốt trăm năm vai phải mang cha, vai trái cõng mẹ, cha mẹ đại tiểu tiện trên thân, một lòng cung dưỡng cha mẹ đầy đủ các thức ăn ngon mặc ấm quý nhất trên đời, cũng chưa báo đền được ơn cha mẹ trong giây lát.
Kinh Bồ Tát Giới nói: “Hiếu là pháp chí đạo, cũng gọi là giới”. Thế nên làm con bất hiếu cha mẹ là đại tội. Người cộng sản tự mình khinh thường hiếu nghĩa nên đấu tố cha mẹ, lại còn giáo dưỡng tuổi trẻ, xúi xử người khác đấu tố, ấy là tâm địa hùm beo lang sói, tội ác biết dường nào! Cha mẹ mà còn đem tố khổ không chút tiếc thương thì thử hỏi trên đời nầy họ còn biết kính thương ai nữa? Bảo sao họ trị dân không thống khổ, trị nước không đổ nát đói nghèo lạc hậu!
3/- Không nhân nghĩa: Đối với mọi người trong xã hội không nhân không nghĩa, trái ngược với luân thường đạo lý, thiếu mất nhân tánh lương tâm, tiêu hủy tình người. Nhân là từ bi đối với tất cả. Nghĩa là xử sự hợp tình hợp lý. Nếu xử sự bất nhân bất nghĩa là đại ác. Như người cộng sản đấu tố cha mẹ, giết người như phác cỏ cây. Đấy là hiện thân của quỷ Dọa Xoa La Sát.
4/- Chẳng thuận nhân đạo: Đạo Nho dạy ngũ luân thập nghĩa: Phụ từ, tử hiếu, huynh lương, đệ để, phu nghĩa, phụ thích, trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung. Đạo Phật dạy ngũ giới, thập thiện đều là những phương thức thực tế xây dựng đạo làm người, là đạo lý xây dựng con người lương tri thánh thiện để thực hiện xã hội tiến bộ an lành hạnh phúc.
Sách Tả Truyện nói: “Người mà bỏ cái đạo làm người thì yêu quái hưng thạnh”.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Phá căn bản giới thì tà ma yêu quỷ hưng thạnh trong đời”. Thế nên, lìa bỏ ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, và phá căn bổn giới, tức là phá bỏ nhân đạo, hủy hoại nhân luân, thì xã hội hổn loạn băng hoại, cực kỳ đại ác vậy. Trong đời mạt pháp nầy không ít người phạm phải bốn tội đại ác nêu trên. Trong chốn thiền môn, kẻ xuất gia bê tha giới luật, tu nhảy bậc, chẳng thọ giới trì trai, mà lại còn manh tâm sửa kinh chế luật, tham vọng quyền danh lợi dưỡng, mê chấp ngã mạn cống cao tự đại, hãm hại bậc bậc chân Tăng tôn trưởng, khinh thường hòa hợp tăng, hạnh nầy cũng không ít trong cửa Phật, tội ác hơn hẳn bốn hạng trên kia. Đấy là hiện tượng bất hạnh của thời mạt pháp. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

706. TỘI BẤT HIẾU
Nếu chúng sinh nào sinh ở nhân gian, không hiếu thảo với cha mẹ, không biết kính trọng Sa-môn, Phạm chí, không làm đúng như thật, không tạo phước nghiệp, không sợ tội đời sau, thì do nhân duyên ấy, khi thân hoại mạng chung, chúng sinh ấy sanh vào cảnh giới của Diêm vương. Người của Diêm vương bắt đưa đến chỗ vua và thưa rằng:
Tâu Thiên vương, chúng sinh này lúc còn làm người, không hiếu thảo cha mẹ, không biết kính trọng Sa-môn, Phạm chí, không làm đúng như thật, không tạo phước nghiệp, không sợ tội đời sau. Mong Thiên vương trừng phạt đúng theo tội trạng của nó. (Trung A Hàm, Kinh Thiên Sứ, Phẩm 6, số 64)

Phật bảo: "Trên đời có 4 hạng người (Thập Thiện Nghiệp - HT. Thích Giác Thiện):
- NGƯỜI TỪ TỐI ĐI VÀO TỐI?: Nghĩa là người này sanh ra đời chịu nhiều sự khổ, thế mà lại chẳng lo tu thiện để chuyển nghiệp xấu, lại làm việc ác, chẳng khác nào từ chỗ tối đi vào chỗ tối tăm, khổ sở hơn.
- NGƯỜI TỪ CHỖ TỐI ĐI ĐẾN CHỖ SÁNG: Là người sanh ra đời từ thân mạng cho đến vật chất không bằng ai, nhưng họ ý thức đó là nghiệp xấu đời trước nên ăn năn sám hối phát tâm cúng dường, bố thí làm lành, lánh dữ... Người như thế là biết tiến tới ánh sáng tốt đẹp cho hiện tại và tương lai.
- NGƯỜI TỪ CHỖ SÁNG ĐI ĐẾN CHỖ TỐI: Tức là người này sanh ra đời hưởng cảnh giàu sang, nhưng không biết tại thêm phước lành, lại còn tham lam, keo kiệt, kiêu căng, hống hách, tạo nhiều ác nghiệp. Người như thế chẳng khác nào từ chỗ sáng đi vào bóng tối nghèo đói, thấp hèn, khổ đau...
- NGƯỜI TỪ CHỖ SÁNG ĐI ĐẾN CHỖ SÁNG: Là người có căn lành đời trước nên sanh vào nhà tôn quý, hưởng cảnh giàu sang lại tiếp tục bổ thí, cúng dường làm nhiều việc thiện, trên kính dưới nhường... người như thế là từ chỗ sáng tiến đến ánh sáng tốt đẹp thanh cao hơn."
+ Năm hạng người hiện hữu ở đời
1. Cho là khinh: Người sau khi cho người khác các đồ nhu yếu như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Vị ấy nghĩ: “Ta là người cho, người này là người nhận” - Vị ấy khinh rẻ người nhận.
2. Sống cùng khinh rẻ: Có hạng người cùng sống với người, hai hay ba năm. Do sống với người ấy, vị ấy khinh rẻ người ấy.
3. Người nuốt tất cả: Có người khi nghe người ta tán thán hay chỉ trích người khác, liền mau mắn thích thú.
4. Người không vững chắc: Người có lòng tin nhỏ bé, có lòng tín ngưỡng nhỏ bé, có lòng ái mộ nhỏ bé, có tịnh tín nhỏ bé.
5. Người ám độn ngu si: Có người không biết các pháp thiện, bất thiện, không biết các pháp tội, không tội, không biết các pháp hạ liệt, thù thắng, không biết các pháp dự phần đen trắng. (Xem nguồn)
+ 410. MƯỜI HẠNG NGƯỜI HÀNH DỤC
1) Có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời sống lâu.
2) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
3) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
4) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
5) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợï con, dầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
6) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Nhưng khi có của cải rồi lại bị đắm nhiễm, hệ lụy. Khi đã bị hệ lụy, đắm nhiễm, không thấy được tai hoạn, không biết đến sự xuất yếu mà tiêu dùng
7) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết được sự xuất yếu mà tiêu dùng.
8) Hành dục một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là thấp hèn nhất.
9) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối thượng.
10) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết sự xuất yếu khi tiêu dùng, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu.
* Cũng như con bò có sữa, do sữa có lạc, do lạc có sanh tô, do sanh tô có thục tô, do thục tô có tô tinh. Tô tinh là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. Này Cư sĩ, cũng như vậy, so với các người hành dục khác, kẻ hành dục này là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. (Nguồn: mục 410- Trung A Hàm, Kinh Hành Dục, Phẩm 11, số 126)

+ Bốn người nầy được tìm thấy trong đời:
1. Người đi thuận dòng: Người nào đắm say dục lạc và phạm ác nghiệp là người là người đi thuận dòn.
2. Người thì đi ngược dòng: Người không đắm say dục lạc hay không phạm ác nghiệp, mà sống đời trong sạch trinh tiết, phấn đấu rất vất vả và khó khăn để làm được vậy, là người đi ngược dòng.
3. Người đứng vững vàng: Là người đã tận diệt năm hạ phần kiết sử sẽ được hoá sanh vào cõi Phạm thiên, từ đó vị ấy chứng ngộ Niết Bàn mà không từng trở lại dục giới.
4. Người đã vượt qua bờ kia và đứng trên đất khô ráo: Người đã đến bờ kia đứng trên đất khô là người đã tận diệt mọi lậu hoặc trong tâm, và, ai đã tự thân chứng ngộ, ngay trong kiếp sống nầy, tâm giải thoát và tuệ giải thoát. (TĂNG CHI BỘ KINH _ đoạn 5)

+ 772. TỲ KHEO BIẾT SỰ HƠN KÉM CỦA NGƯỜI
Thế nào là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người?
1) Đó là Tỳ-kheo biết có hai hạng người: có tín và có bất tín, người có tín là hơn, người bất tín là kém.
2) Người có tín lại có hai hạng: Thường đến gặp Tỳ-kheo và không thường đến gặp Tỳ-kheo. Người đến gặp thấy Tỳ-kheo là hơn, người không thường đến gặp Tỳ-kheo là kém.
3) Người thường đến gặp Tỳ-kheo lại có hai hạng: có lễ kính và không lễ kính.
4) Người có lễ kính là hơn; người không lễ kính là kém.
5) Người có lễ kính lại có hai hạng: có hỏi kinh và không hỏi kinh. Người có hỏi kinh là hơn, người không hỏi kinh là kém.
6) Người có hỏi kinh lại có hai hạng: nhất tâm nghe kinh và không nhất tâm nghe kinh.
7) Người nhất tâm nghe kinh là hơn, người không nhất tâm nghe kinh là kém. Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp.
8) Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
9) Người nghe rồi thọ trì pháp lại có hai hạng: nghe pháp có quán sát nghĩa và nghe pháp không quán sát nghĩa.
10) Người nghe pháp có quán sát nghĩa là hơn, người nghe pháp không quán sát nghĩa là kém. Hạng nghe pháp quán sát nghĩa lại có hai: biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp; và hạng không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp và thực hành đúng như pháp.
11) Người biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành đúng như pháp là hơn; người không biết pháp, không biết nghĩa, không hướng về pháp và thứ pháp, không tùy thuận pháp, không thực hành đúng như pháp là thấp kém.
12) Hạng biết pháp, biết nghĩa, hướng về pháp và thứ pháp, tùy thuận pháp, thực hành như pháp lại có hai hạng: Tự làm ích lợi cho mình và cũng làm ích lợi cho người khác, làm ích lợi cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người; và hạng không tự làm lợi ích cho mình và cũng không làm lợi ích cho người, không xót thương thế gian không cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời và người.
Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn và khoái lạc cho trời người. Người ấy là bậc nhất là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu giữa mọi người khác.
Ví như từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sinh tô, từ sinh tô có thục tô, từ thục tô có tô tinh. Tô tinh là thứ bậc nhất, là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu đối với những loại kia.
Nếu người nào tự làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa và lợi, an ổn khoái lạc cho trời người, thì trong hai hạng người như trên đã nói, đã phân biệt, đã thi thiết, người ấy là bậc nhất, là lớn, là trên, là tối cao, là hơn hết, là tôn quí, là tuyệt diệu. Ấy là Tỳ-kheo biết sự hơn kém của người. (Trung A Hàm, Kinh Thiện Pháp, Phẩm 1, số 1)

Xem: Tổng hợp các Hạng - Nhóm - Loại người

+ Sống Vô minh điên đảo là Đời sống phải Luân hồi trong Vòng luân hồi sinh tử.
Trích đoạn Đức Phật bảo ngài A Nan. ... Do từ vô thuỷ, tâm ông điên loạn. Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, làm cho tri kiến sinh mệt nhọc.
Giảng giải:
Do từ vô thuỷ, tâm ông điên loạn. Từ vô thuỷ kiếp đến nay, chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể – Chân tánh của ông đã bị điên đảo. ‘Điên đảo’ ở đây là chỉ cho ‘sinh tướng vô minh, đó là từ câu sinh. Từ sinh tướng vô minh phát khởi lên tri thức phân biệt các hiện tượng, vốn cũng là tự câu sinh. ‘Điên đảo’ chỉ cho vô minh. Còn ‘loạn’ chỉ cho Tam tế đã đề cập ở trước. Đó là:
1. Nghiệp tướng
2. Năng kiến tướng .
3. Cảnh giới tướng .
Nghiệp tướng khiến cho phát sinh Năng kiến tướng, Năng kiến tướng lại làm sinh khởi Cảnh giới tướng . Điều nầy rất vi tế, tuy vậy, đó không phải là điều mà hàng phàm phu biện biệt được.
Một niệm bất giác sinh ra tam tế. Khi tam tế này đã phát khởi, thì liền nút thứ nhất. Thời điểm mà Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, là khi cảnh giới tướng làm duyên để tăng trưởng thành lục thô. Điều nầy cũng đã được giảng giải ở đoạn trước. Lục thô là:
Trí tướng: Trí nầy chỉ cho trí thế gian, tức thế trí biện thông. Nó bao gồm cả hiếu biết về lính vực khao học, kỹ thuật, các loại nghề nghiệp. Vì quý vị ‘phát khởi vọng kiến,’ nên sinh khởi nên Trí tướng, và phát sinh ra cái thứ hai trong Lục thô.
Tương tục tướng: Nó không bao giờ dừng. Trí tướng chính là nút thứ hai, và Tương tục tướng chính là nút thứ ba.
Chấp thủ tướng: Sinh khởi tính chấp trước.
Kế danh tự tướng .
Khởi nghiệp tướng (production of karma).
Nghiệp hệ khổ tướng ( karmic-bound suffering). (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ 547. RA KHỎI VỎ TRỨNG VÔ MINH
Ta ở trong chúng sanh này đến từ vô minh, say đắm vô minh, bị vô minh che lấp, bị phủ kín trong vỏ trứng vô minh, thì Ta là người trước tiên quán pháp; đối với chúng sanh ấy, Ta là bậc nhất.
Cũng như gà mái sanh trứng, mười hoặc mười hai trứng, luôn luôn nghĩ, luôn luôn ấp ủ, luôn luôn sưởi ấm, luôn luôn bảo bọc. Một thời gian sau, giả sử gà mái buông trôi; gà con ở bên trong, hoặc dùng mỏ mổ, hoặc dùng móng chân mà chọi, phá vỡ trứng chui ra an ổn, đối với các gà con khác, nó là bậc nhất. Ta cũng như thế, Ta ở trong chúng sanh này, đến từ vô minh, say đắm vô minh, bị vô minh che lấp, bị bọc kín trong vỏ trứng vô minh. Ta là người trước tiên quán pháp; đối với chúng sanh ấy Ta là bậc nhất. (Trung A Hàm, Kinh Hoàng Vô Liên, Phẩm 12, số 157)

+ Quán Nội Tâm - Kinh Niệm Xứ: Ái dục - sân hận - hôm trầm - trạo hối - Nghi ngờ - Sống quán pháp - Pháp Tuệ tri - Bốn Niệm xứ.
Quán tâm: Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân". Hay với tâm có si, tuệ tri: "Tâm có si"; hay với tâm không si, tuệ tri: "Tâm không si". Hay với tâm thâu nhiếp, tuệ tri: "Tâm được thâu nhiếp". Hay với tâm tán loạn, tuệ tri: "Tâm bị tán loạn". Hay với tâm quảng đại, tuệ tri: "Tâm được quảng đại"; hay với tâm không quảng đại, tuệ tri: "Tâm không được quảng đại". Hay với tâm hữu hạn, tuệ tri: "Tâm hữu hạn". Hay với tâm vô thượng, tuệ tri: "Tâm vô thượng". Hay với tâm có định, tuệ tri: "Tâm có định"; hay với tâm không định, tuệ tri: "Tâm không định". Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: "Tâm có giải thoát"; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: "Tâm không giải thoát".
Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.
Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm.

Quán Pháp: Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp? Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Tỷ-kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục"; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục". Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có sân hận". Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có nghi". Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt". Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Tỷ-kheo tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... tuệ tri lưỡi... và tuệ tri các vị... tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi". Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay Tỷ-kheo nội tâm có trạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâm có tinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâm có hỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâm có khinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâm có định giác chi... (như trên)... hay nội tâm có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có xả giác chi". Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ kheo như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt".
Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
* Còn nhiều nội dung quán tưởng, mời xem Kinh Niệm Xứ
(Kết luận)
Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn. (Nguồn: Kinh Niệm Xứ)
+ 544. QUÁN TÂM NHƯ TÂM
Tỳ-kheo có tâm tham dục thì biết đúng như thật có tâm tham dục, có tâm vô dục thì biết đúng như thật là có tâm vô dục. Khi có sân hay không sân, có si hay không si, có ô uế hay không ô uế, có hợp hay có tan, có thấp hay có cao, có nhỏ hay có lớn; tụ hay không tụ, định hay không định, giải thoát hay không giải thoát. Cũng như vậy, có tâm giải thoát thì biết đúng như thật có tâm giải thoát; có tâm không giải thoát thì biết đúng như thật là có tâm không giải thoát. Tỳ-kheo như vậy, quán nội tâm như tâm, lập niệm tại tâm, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy là Tỳ-kheo quán tâm như tâm.
Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán tâm như tâm như vậy, đó gọi là niệm xứ quán tâm như tâm. (Trung A Hàm, Kinh Niệm Xứ, Phẩm 9, số 98)
545. QUÁN THỌ NHƯ THỌ
Tỳ-kheo khi thọ nhận cảm giác lạc liền biết đang thọ nhận cảm giác lạc, khi thọ nhận cảm giác khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác khổ, khi thọ nhận cảm giác không lạc không khổ liền biết đang thọ nhận cảm giác không lạc không khổ. Khi thân thọ nhận cảm giác lạc, thân thọ nhận cảm giác khổ, thân thọ nhận cảm giác không lạc không khổ; khi tâm thọ nhận cảm giác lạc, tâm thọ nhận cảm giác khổ, tâm thọ nhận cảm giác không lạc không khổ; cảm giác lạc khi ăn, cảm giác khổ khi ăn, cảm giác không lạc không khổ khi ăn; cảm giác lạc khi không ăn, cảm giác khổ khi không ăn, cảm giác không lạc không khổ khi không ăn; cảm giác lạc khi có dục, cảm giác khổ khi có dục, cảm giác không khổ không lạc khi có dục; cảm giác lạc khi không có dục, cảm giác khổ khi không có dục, cảm giác không lạc không khổ khi không có dục. Tỳ-kheo như vậy, quán nội thọ như thọ, quán ngoại thọ như thọ, lập niệm tại thọ, có tri, có kiến, có minh, có đạt. Như vậy gọi là Tỳ-kheo quán thân như thân.
Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni từng chi tiết quán thọ như thọ như vậy, gọi là niệm xứ quán thọ như thọ. (Trung A Hàm, Kinh Niệm Xứ, Phẩm 9, số 98)

+ Dĩ thái - Tứ đại: Dĩ thái là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi hồng trần. Dĩ thái có 4 phân thân của nó là phong, hỏa, thủy, địa. (LVLCK, 43)  
+ Dương               .....              Âm
Hỏa và Khí                       Nước và Đất
Các dấu hiệu số lẻ           Các dấu hiệu số chẵn
Tích cực, tự thể hiện        Thụ động, tiếp nhận
Năng lượng dương          Năng lượng âm

+ CÁC ĐẠI VÀ LUÂN XA: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây.
- Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre).
- Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu.
- Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài.
- Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm.
Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện. Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động.
- Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm. (LVHLT, 250)
+ Hành Khí: Tập trung năng lượng vào các ý tưởng chưa được thực hiện;  Có thể là người mơ mộng không thực tế;  Khả năng buông xả;  Thân thiện nhất trong tất cả các yếu tố; Có thể đánh giá quá cao các khả năng trí tuệ; Cần phải có khoảng cách và tính khách quan để khám phá chính mình
+ Các Dấu hiệu Không khí: Song Tử, Thiên Bình, và Bảo Bình; Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại)
- Giao tiếp. Thông minh. Thích làm việc về mặt tinh thần. Nắm bắt ý tưởng nhanh chóng. Có thể nói hoặc viết hiệu quả. Có quan điểm hợp lý. (Nguồn: Chiêm THNM 4)
+ Không khí (Air): Không khí chỉ là chất dĩ thái phức tạp và đã biến phân. (GLBN II, 258)
+ Phong (Air; không khí): Là biến phân (differentiation) của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi trực giác, cõi Bồ Đề. (LVLCK, 43)
+ Không Khí hay Không Gian: Vì trong không gian vô cùng vô tận có chứa đầy đủ địa đại. thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại và thức đại nên từ đó con người, sinh vật và vạn pháp mới được cấu tạo, hình thành một cách mầu nhiệm. (Nguồn: Phật dậy về Các Đại và Tứ Đại Tương Tác)
+ 522. PHONG GIỚI - Thế nào là phong giới? nội phong giớingoại phong giới - Đức Phật dậy
Nội phong giới là ở trong thân, được thâu nhiếp ở trong thân những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, bị chấp thủ bên trong. Đó là những gì? Đó là gió đi lên, gió đi xuống, gió trong bụng, gió ngang, gió co thắt lại, gió như dao cắt, gió nhảy lên, gió phi đạo, gió thổi qua tay chân, gió của hơi thở ra, gió của hơi thở vào, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, được chấp thủ bên trong. Này chư Hiền, đó là nội phong giới.
Ngoại phong giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. (Nguồn: mục 522- (Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

===> Phong khí tức là Gió, là Không khí, là Hành Khí, Không gian, là Phong đại, Phong giới.

494. OAI ĐỨC
Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có oai đức lớn? Nếu có kẻ nam hay người nữ không ôm lòng tật đố, người ấy thấy kẻ khác được cung kính cúng dường không sanh lòng tật đố. Nếu thấy kẻ khác có của, không có lòng ham muốn của ấy được về ta. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời rồi, lại sanh vào nhân gian, có oai đức lớn. Nguồn: mục 494- (Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

+ 481. NÓI LÁO
Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai nói láo tất phải chịu ác báo trong đời này và đời sau. Nếu ta nói láo ấy là tự hại mà cũng xuyên tạc phỉ báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, khi thân hoại mạng chung tất sẽ phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai nói láo tất phải chịu ác báo này đời này và đời sau như vậy. Nay ta nên y cứ trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ sự nói láo chăng?’ Rồi vị ấy y cứ trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ sự nói láo. Như vậy Đa văn Thánh đệ tử y trên xa lìa nói láo mà đoạn trừ sự nói láo. (Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)
+ Giới Khẩu nghiệp:
Không có lời Vọng ngữ/ Nói Dối - Nói Sai Sự Thật - Nói Láo - Nói A Dua - Nói Nịnh Hót. Cổ nhân thường nói: “Nhân vô tín tắc bất lập”. Trong xã hội cổ đại Trung Quốc đối với chữ tín vô cùng coi trọng. “Ngũ thường”, “thường” là thường hằng, là nhất định không thể mất đi, cho nên “ngũ thường” còn gọi là thường đạo, cũng chính là đạo lý cơ bản làm người: “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Phật nói rõ: “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu”. Ý nghĩa của lời nói này là “Tín là căn nguyên vào đạo, có thể sinh công đức”, cho nên “tín” gọi là công đức mẫu. Ý nghĩa của mẫu là năng sinh. Ngũ thường “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” thì bạn ở đâu cũng có thể nhìn thấy xã hội này, thời đại này là có phước, nhà Phật gọi là phước địa, phước thành. “Nhân” là nhân từ, “nghĩa” là đạo nghĩa, “lễ” là lễ tiết, trí tuệ, lòng tin thì xã hội này có phước. Cổ nhân thường nói: “Tu hành bắt đầu từ không vọng ngữ”. Phật pháp nói là: “Thường sinh tâm hoan hỷ” => Nếu như từ trên tướng mà nói, liền được tướng lưỡi rộng dài của Như Lai, đó là nói từ trên tướng.... Các nghiệp đều từ trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sinh ra. Lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn mới nhìn thấy chân tướng của vũ trụ nhân sinh (Kinh Thập Thiện_PS Tịnh Không)

+ Phật dậy không được nói sai sự thật - Dối trá
a) Nói dối - Nói láo: là không nói thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt khen dồi, sau lưng chê mạc; hay là khi ưa thì nói dịu ngọt thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chát. Tóm lại, ý nghĩ lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhất, đều thuộc về nói dối cả.
b) Nói thêu dệt: Là việc ít xít cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng cho êm tai mát dạ để cám dỗ người nghe, làm cho người say mê đắm nhiễm; cũng có khi là nói biếm, nói bâm, nói châm, nói chích làm cho người nghe phải khổ sở. Tóm lại, bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật, thêm bớt cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn tâm, sanh phiền não, đều gọi là nói thêu dệt cả. Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng

+ Phật dậy Không Nói dối (Nguồn: Chánh ngữ):
1. Không nói dối hay Nói láo hay Vọng ngữ : Chân chính trung thực, nói sự thật, không dối trá lừa gạt, chuyện có nói không, không nói có, vu oan giá họa vì bất cứ lợi ích gì để tránh bị đọa đường ác.
- Ví như: “Không thấy nói thấy, thấy nói không thấy; Nghe nói không nghe, không nghe nói nghe; Biết nói không biết, không biết nói biết; Biết trái nói phải, biết phải nói trái.”
+ Điều 2/14 điều răn Đức Phật dậy: “Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.”
+ Nói A dua - Nịnh hót: 7. Các đệ tử, tâm lý dua nịnh trái ngược hoàn toàn với đạo giải thoát. Nên biết: Dua nịnh là điều dối trá mà người xuất gia không nên có. Phải làm cho tâm ý đoan chánh, phát huy đức tánh trung trực. Đó là con đường vào đạo. Đức Phật dậy (Nguồn: Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật)

+ Vọng ngữ: “Ly hư cuồng ngữ” chính là không vọng ngữ. Dùng tâm chân thành đối nhân, xử thế, tiếp vật. Thành thật, hai chữ này xưa nay, trong ngoài nước thật sự là không phân quốc gia, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo đều tán thán, đều hoan hỷ. Vọng ngữ, lưỡng thiệt là đại giới ở trong Phật pháp. Xưa nay biết bao người tu hành, tu tích công đức nhưng không thể thành tựu, vì sao vậy? Vì từ trong vọng ngữ, lưỡng thiệt đã sơ xuất rồi. Phiền não (trong kinh Phật gọi là “hữu lậu”) khiến pháp tài công đức của bạn chảy hết, công đức mà bạn tu không còn nữa, chảy hết rồi. Lỗ chảy rất nhiều, lỗ chảy của vọng ngữ, lưỡng thiệt là lớn nhất. Lưỡng thiệt là xúi giục thị phi.(PS Tịnh Không - Tập 41 - Kinh TTNĐ)

+ I- Kinh Thập thiện, khẩu nghiệp gồm:
1. Nói Dối trá: Không Chân thật/ Thật Thà - Nói Ỷ ngữ - Nói A dua nịnh hót - Nói Thêu dệt - Nói Thêm Bớt
2. Nói Ác khẩu: Độc Ác - Nói Quát tháo - Nói Hung Ác - Nói Nhục mạ, Phỉ báng mang đến khổ đau cho người.
3. Nói lưỡng thiệt: Nói Hai Lưỡi - Đôi Chiều - Đòn Sóc 2 đầu gây hiểu lầm, chia rẽ, hận thù.
4. Nói Ỷ ngữ: Lời Vô Nghĩa - Nhảm Nhí - Phù Phiếm

+ Chất Lượng Lời Nói_Đức Phật dậy
- Nói đúng lúc,
- Nói chân thật,
- Nói đúng pháp,
- Nói đúng nghĩa,
- Nói về tịch tĩnh,
- Ưa nói về tịch tĩnh,
- Hợp thời,
- Hợp lý,
- Khéo dạy, khéo la mắng. Nguồn: mục 483- Tại đây

+ Lời Phật dậy khác cho Tu Sỹ, Thánh Hiền:
+ Các thầy phải: “Nói năng như Chánh pháp, im lặng như chánh pháp”
+ Tránh lời nhuc mạ, phỉ báng: “Chớ nên phỉ báng một ai; Đừng gây tổn hại cho người xung quanh.
Lời nói phải chân thật, đúng lúc (phù hợp với hoàn cảnh (khế cơ)", hợp Chánh pháp, ích lợi cho mình và cho người.

=> Phải biết đối tượng và hoàn cảnh, trình độ nhận thức ở mức độ nào? Nếu không, dù lời nói đúng sự thật cũng trở thành phi pháp;
+ Sinh vào cảnh trời: Có hạnh “chân thật, nhẫn nại và bố thí”. Đức Phật giải thích là các hạnh đó tuy nhỏ vẫn có thể dẫn đến các cõi Trời. (Nguồn: Chánh ngữ trong Phật Giáo)

+ Lời Nói Thận Trọng: ... "Thận trọng lời nói" có nghĩa là đừng mặc tình nói những gì mà mình thích nói. "Giữ gìn tâm ý" có nghĩa là giữ cho tâm ý mình đừng lang thang, giữ cho tâm không sinh vọng tưởng. Đừng truy cầu sự thuận lợi. "Hành vi chớ thô tháo." Giữ cho thân không phạm những nghiệp xấu.
"Đừng gây xúc não cho hết thảy mọi loài chúng sinh." Có nghĩa là đối với hết thảy mọi người cũng như mọi loài chúng sinh nào tiếp xúc với mình, đừng khiến cho họ sinh khởi phiền não. Đừng gây não loạn cho mọi loài chúng sinh. Ngay cả những người đồng tu với mình, cũng đừng gây phiền nhiễu cho họ. Đôi khi mình vô tình gây ra những lỗi lầm khiến cho sinh hoạt của họ phải bị xáo trộn; trong trường hợp như vậy, quý vị nên tìm cơ hội thuận tiện để giải thích và đừng để tình trạng đó tiếp diễn nữa.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.3)

+ Lời Nói - Trên đời nầy có ba loại người: Người nói lời có mùi hôi thối khó chịu; người nói lời có hương thơm, và người nói lời ngọt như mật (Tăng Chi Bộ_đoạn 28)

+ Vọng Ngữ: Người học Phật hiện tại lắm kẻ tự thị ta đã khai ngộ, ta là Bồ Tát, ta đã đắc thần thông đến nỗi làm lắm kẻ khác bị lầm theo. Một mai Diêm lão réo mạng, lúc lâm chung, cầu sống chẳng được, đau khổ mà chết, khó tránh khỏi địa ngục A Tỳ. Chớ nên nhiễm đắm cái thói ham cao, ưa thắng, dối mình, lừa người ấy; nếu trót dính vào thì phải sửa ngay. Còn ai không vướng phải thói ấy thì càng phải cố tránh. Thật rất mong mỏi vậy.
Sát, trộm, dâm… đều là trọng tội; nhưng vẫn còn có người biết những hành vi ấy chẳng tốt, không phải ai cũng mắc phải nên những tội ấy còn ít. Nếu chẳng tự lượng, phạm tội đại vọng ngữ, chưa đắc đã bảo đắc, chưa chứng đã nói chứng để lãnh đạo những hạng vô tri thì tội ấy càng nặng nề lắm. Hoại loạn Phật pháp, khiến chúng sanh ngờ vực, mê lầm, tội ấy chẳng thể hình dung được nổi!
Người tu hành cần phải giấu tài, ẩn đức, phơi bày tội lỗi. Nếu chuộng hư trương thanh thế, bôi mặt, bày trò thì dù có tu hành cũng bị cái tâm kiêu hư ấy phá hoại quá nửa. Vì thế, Phật đặc biệt coi tội vọng ngữ là Căn Bản Giới, nhằm để ngăn ngừa tâm hư ngụy, ngõ hầu chơn tu, thực chứng.
Thế nên, người tu hành chẳng được hướng về người khác khoe khoang công phu của chính mình. Nếu như vì chẳng hiểu rành rẽ, muốn cầu thiện tri [thức] khai thị, ấn chứng thì có thể tự trần thuật đúng ngay sự thực, chứ chẳng thể tự kiêu nói quá lên, cũng bất tất phải tự khiêm nói giảm đi, cứ nói đúng theo tình huống chân thật thì mới là đệ tử Phật chơn chánh, mới có thể ngày một tiến bộ hơn.(ẤN QUANG ĐẠI SƯ_Facebook Sơn Nguyên))

Xem: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Lời thù ghét (word of hate), lời nói độc ác, vốn hủy hoại những người cảm nhận ảnh hưởng mạnh của nó, là câu chuyện phiếm độc hại, được truyền đi vì nó gây ra một sự chấn động – những lời này giết chết những sự thôi thúc mong manh của linh hồn, cắt tận gốc rễ của sự sống, và vì thế đưa đến cái chết.
Nếu được nói dưới ánh sáng ban ngày, chúng sẽ mang lại sự trừng phạt xứng đáng; khi được thốt ra và được ghi nhận là những lời dối trá, chúng củng cố cho thế giới ảo tưởng mà người nói đang sống trong đó, và ngăn giữ y thoát ra.
Nếu được thốt ra với ý định gây thương tổn, gây sứt mẻ và gây chết chóc, chúng đi quanh co trở lại người đã phát chúng ra, và chúng sẽ gây tổn thương và giết kẻ đó.(LVHLT, 474)

+ Ngũ Giới:
+ Nói lời hung ác: Là nói những tiếng thô tục cộc cằn chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi. Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng
+ 2. Không mắng nhiếc, mạ lỵ, phỉ báng, nhục mạ - Gây đau lòng, tổn thương: Không xúc phạm = lời nói hung ác, xiên xỏ, nguyền rủa, phỉ báng, nhục mạ, nói lời kiêu căng, chỉ trích nặng lời, lời nói cộc cằn, thô lỗ. Đức Phật đã so sánh lời nói với một cái búa. Nên nói lời hoà nhã, dịu dàng, hiền hậu, đạo đức, từ bi, lợi lạc ai nghe cũng hân hoan, kính trọng. Nguồn: Chánh ngữ trong Phật Giáo
+ Phỉ báng hay Hủy báng Tam Bảo, bất luận bạn cố ý, vô ý đều là tội nặng, trong các ác nghiệp chẳng có thứ nào nặng hơn chuyện này. Bạn giết hại một người, giết hại sanh mạng, trong Kinh nói 49 ngày thì người đó đi đầu thai trở lại (Nếu họ còn phước báo ở nhân gian), do đó tội sát sanh nhỏ, tội đoạn dứt huệ mạng của chúng sanh mới lớn (Gặp Phật Pháp rất khó). (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Tất Cả Đức Phật đều khuyên tránh lời nhuc mạ, phỉ báng:
“Chớ nên phỉ báng một ai
Đừng gây tổn hại cho người xung quanh
Giữ gìn giới luật nghiêm minh
Uống ăn chừng mực cho thành thói quen
Lánh riêng sống chỗ tịnh yên
Chuyên tu thiền định, hướng miền thanh cao
Lời chư Phật dạy lành sao!”
Xem: Chánh ngữ trong Phật Giáo
Xem: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Các loại Khổ đau: Trích Kinh Đức Phật giảng cho ngài Phú Lâu Na.
Không phải là khổ là tập; chẳng phải là diệt là đạo. Không phải là trí là đắc.
HT Tuyên Hóa giảng giải:
BA THỨ KHỔ:
Trên đời nầy có nhiều loại khổ. Trước tiên có ba thứ khổ, rồi lại có tám thứ khổ.
Ba thứ khổ là: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.
- Khổ khổ là tâm trạng của người nghèo cùng. Chẳng hạn, nghèo tự nó đã là khổ, và nó trở thành khổ khổ khi người nghèo mắc bệnh, mà không có tiền để đi bác sĩ. Hoặc là người nghèo cùng ấy sống trong ngôi nhà dột nát, thình lình mùa mưa gió đến. Sống trong ngôi nhà dột nát đã khổ rồi, bị mưa dột khắp nơi trong nhà lại càng khổ hơn, chẳng có khác gì như ở ngoài trời cả.
Khổ khổ xảy ra khi người ta phải chịu đựng cảnh nghèo, thêm vào đó là không một đồng xu dính túi, không có tiền mua thức ăn, quần áo. Hoặc là có người đã không có tiền, đột nhiên nghe tin cha mình mất và không có tiền để mua quan tài.
- Hoại khổ xảy đến đối với người giàu có. Bình thường họ giàu có, rồi đến khi của cải bị tiêu tan. Chẳng hạn, có người làm ra rất nhiều tiền nhưng cất kỹ tiền trong nhà mình chứ không gởi vào ngân hàng. Đến khi nhà họ bị cháy, toàn bộ của cải bị thiêu sạch. Hoặc là vàng bạc của cải bị kẻ cắp lấy mất. Hoặc là, quý vị giữ kỹ tiền bạc của mình đến mức đi đâu cũng mang theo bên mình, không bao giờ rời, cho đến khi mình sơ ý và bị mất sạch.
- Hành khổ là cái khổ trong tiến trình sinh trưởng. Dù quý vị không trải qua khổ khổ như những người nghèo, không trải qua hoại khổ như những người giàu, nhưng quý vị vẫn có nỗi khổ khi trải qua thời thơ ấu cho đến trưởng thành, đến trung niên và đến lúc già chết. Tiến trình nầy diễn ra từ từ không dứt, và đó cũng là cái khổ. Đó là ba thứ khổ.

BÁT KHỔ ĐỜI NGƯỜI
1- Đầu tiên trong tám thứ khổ (bát khổ) là sinh khổ. Khi đứa trẻ vừa mới chào đơi, điều đầu tiên chỉ biết khóc.[8] Đứa bé không thể tự diễn đạt điều gì rõ ràng, nhưng khóc biểu hiện sự khổ. Cái đau lúc sinh ra giống như cái đau của con rùa đang còn sống mà bị bóc cái mai ra khỏi thân. Khi đứa trẻ vừa được sinh ra, mới tiếp xúc với không khí lần đầu, cái đau của nó cũng như vậy.
2- Cái khổ thứ hai là già khổ. Khi về già, người ta không điều khiển được tai mắt và tay chân. Họ không thể đi đây đó và thức ăn trở nên vô vị. Khi tuổi già đến, toàn cơ phận trong thân thể bắt đầu xuống cấp. Đó là lý do tại sao tuổi già trở nên kỳ quặc và hay cáu gắt. Họ chẳng khác gì đứa trẻ con, thế nên quý vị đừng trách móc tính tình họ làm gì.
3- Cái khổ thứ ba là bệnh khổ. Mọi sự trên thế gian nầy dường như là không công bằng cho lắm, nhưng bệnh tật thì hoàn toàn không thiên vị đối với một ai. Bất luận quý vị là giàu hay nghèo, sinh trong giòng dõi sang trọng hay nghèo hèn, ai cũng cảm thấy lo lắng bực dọc khi bệnh đến.
4- Cái khổ thứ tư là chết khổ. Cũng như vậy, đối với tất cả mọi người. Đến lúc mọi người ai cũng phải chết, bất luận người ấy là ai.
5- Cái khổ thứ năm là ái biệt ly khổ. Cái khổ phải xa lìa người thân yêu. Ai cũng biết yêu là gì, nhưng không ai nhận ra được có cái khổ trong sự yêu đương ấy–đó là nỗi khổ phải tách rời người mình yêu. Bất luận quý vị quý mến người mình thương bao nhiêu, cũng có lúc mình phải rời xa họ. Có những hoàn cảnh phát sinh khiến phải xa lìa, đó là nỗi khổ.
6- Cái khổ thứ sáu là oán tắng hội khổ. Cái khổ phải kết hợp với người mình không thích. Quý vị thực sự không thích một hạng người nào đó, nhưng quý vị cứ gặp hạng người ấy bất kỳ mình đi đâu.
7- Cái khổ thứ bảy là cầu bất đắc khổ. Cái khổ khi mong muốn những điều mà không thể đạt được.
8- Cái khổ thứ tám là ngũ ấm xí thạnh khổ. Do sắc - thọ - tưởng - hành - thức dữ dội lừng lẫy. Do vô minh mà tạo ra vô lượng nghiệp xấu ác, đến khi đời sống phải thọ quả báo khổ nạn nhiều.
Trong đoạn văn này, do dạy rằng trong Như Lai tạng là không có tứ đế–chẳng có khổ, tập, diệt, đạo đế. Tập chỉ cho phiền nãodiệt chỉ cho đạo lý để chứng đắc niết-bàn. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Các loại khổ
... Hơn nữa, bốn hoằng thệ nguyện cũng là chiếu theo ba khổ: Khổ khổ, Hành khổ, Hoại khổ của chúng sanh mà phát ra.
Khổ khổ chính là những nghèo cùng khốn khổ của chúng sanh.
Hoại khổ chính là chúng sanh dù được giàu sang, nhưng sự giàu sang đó hư hoại đi.
Hành khổ chính là đã không phải bị khổ sở vì nghèo thiếu, cũng không phải là giàu sang bị hư hoại, mà là hành khổ của vô thường biến đổi. Từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến già, từ già đến chết, suốt cả một đời niệm niệm đổi dời, cho nên có ba khổ.

Tám khổ: Sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh. Sanh là khổ, già là khổ, có bệnh là khổ, lúc chết lại càng khổ, sanh già bệnh chết đều là khổ; Ái biệt ly khổ là nỗi khổ đối với người mình yêu thích mà vì hoàn cảnh nào phải xa lìa. Yêu mà phải xa lìa là một thứ khổ, mà không yêu lại thường hội tụ ở một chỗ cũng là một thứ khổ, đó gọi là Oán Tắng hội khổ. Ví dụ: Mình không thích người ấy, ở một nơi nào đó lại chạm mặt với người ấy và cùng làm việc chung với họ, nỗi ấy gọi là Oán tắng hội khổ. Lại có một thứ gọi là Cầu bất đắc khổ, nghĩa là không toại lòng mong muốn, mong muốn được mà không thể được. Khi chưa được thì lo lắng cho được, khi đã được rồi thì sợ mất mát. Nhưng cái thứ khổ lo được lo mất không kể gì lợi hại, chính là Ngũ ấm xí thạnh khổ. Ngũ ấm là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Năm thứ này giống như là ngọn lửa cháy bừng bừng. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, năm ấm này giờ giờ khắc khắc đều đi theo trên thân thể chúng ta gây nên vô vàn sự thống khổ.

Ngoài tám khổ ra còn có vô lượng vô biên khổ nữa. Tại sao có quá nhiều khổ như vậy? Ðó là vì chúng ta trong đời quá khứ gieo trồng quá nhiều nhơn khổ, cùng làm bạn bè với chúng mà không muốn xa lìa, vì thế gieo trồng nhơn duyên của khổ này mà nhận lấy khổ quả. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Hoan hỷ (Joy): Là một tính chất của linh hồn và được nhận thức trong thể trí, khi sự chỉnh hợp xảy ra. (LVHLT, 369)
+ 468. NIỀM HỶ LẠC CỦA XUẤT GIA VÀ TẠI GIA
Này Phạm chí, nếu người tại gia mà được tiền tài tăng trưởng, kim ngân, chơn châu, lưu ly, thủy tinh đều được tăng trưởng; súc mục, lúa gạo và nô tỳ, sai dịch cũng đều được tăng trưởng. Lúc bấy giờ tại gia là khoái lạc, hoan hỷ. Do sự kiện này mà người tại gia có nhiều khoái lạc hoan hỷ.
Người xuất gia học đạo sống không tùy theo dục vọng, không tùy theo sân nhuế, lúc bấy giờ xuất gia học đạo là khoái lạc hoan hỷ. Do sự kiện này mà người xuất gia học đạo có nhiều khoái lạc hoan hỷ.
Như vậy người tại gia vì tự do mà được hoan lạc, người xuất gia vì không tự do mà được hoan lạc. (Trung A Hàm, Kinh Văn Đức, Phẩm 12, số 147)

+ Đức Phật tìm vị Thầy dẫn tu trước khi thành đạo - Thánh cầu Giải thoát:
Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?"
Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin.
Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: "Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". -- "Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này. Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng.
Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".
Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy."
Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta-là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.
Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: "Thật là vừa đủ để tinh tấn".
(Giác Ngộ)
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.
Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.
Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:
Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.
Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.
Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.
Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-lahán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp". Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy. .........

Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu (Phật hãy Thuyết pháp), vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước.
Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati: 
Cửa bất tử rộng mở,
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình.
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng,
Tối thượng vi diệu pháp,
Giữa chúng sanh loài Người.
(Ôi Phạm thiên) . Mời đọc nguồn: 26.Kinh Thánh cầu

Truyện Đức Phật Đi Tu - "571. SÁU NĂM HỌC ĐẠO VỚI CÁC THIÊN SƯ" : Ta vào thời thiếu niên trong trắng, mái tóc xanh mướt, cho đến thời tráng niên năm hai mươi chín tuổi, bấy giờ sống cực kỳ hoan lạc, vui đùa, trang sức, du hành. Ta vào lúc ấy mặc dù cha mẹ khóc lóc, thân thuộc không ai vui, nhưng Ta cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, để học đạo; thủ hộ thân mạng thanh tịnh, thủ hộ khẩu và ý mạng thanh tịnh.
- Ta đã thành tựu giới thân ấy rồi, lại muốn tìm cầu (Pháp hơn nữa: sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn), cho nên lại ... Ta muốn chứng pháp này nên sống cô độc, viễn ly, tại một nơi trống vắng, yên tĩnh. Sau khi tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, không bao lâu Ta chứng pháp ấy.
- Sau khi chứng pháp ấy rồi, muốn tìm cầu (Pháp hơn nữa: ......). Ta bèn bỏ pháp này đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn.. không bao lâu Ta chứng pháp ấy.
- Sau khi chứng pháp ấy rồi, muốn tìm cầu (Pháp hơn nữa: ......). Sau khi Ta sống cô độc, viễn ly, tại một nơi trống vắng, yên tĩnh, không bao lâu chứng được pháp ấy.
- Khi chứng pháp ấy rồi, muốn tìm cầu (Pháp hơn nữa: ......)......, không bao lâu chứng được pháp ấy.
- Ta lại suy nghĩ như vầy, ‘Pháp này không đưa đến trí, không đưa đến giác, không đưa đến Niết - Bàn. Vậy Ta hãy xả bỏ pháp này để đi tìm cầu thêm nữa, sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn’. Ta liền xả bỏ pháp ấy để đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. (Trung A Hàm, Kinh La-Ma, Phẩm 17, số 204)

+ Đức Phật tu vô lượng vô biên vô số pháp, hạnh nguyện và phương tiện trong Ba A Tăng Kỳ kiếp
Như Lai thường dùng môn tổng trì
Ví như hạt bụi các cõi nước
Giáo hóa chúng sinh khắp hết thảy
Phổ Chiếu Thiên Vương vào môn này.
‘’ Như Lai thường dùng môn tổng trì.’’ Bài kệ này vị Khả Ái Lạc Tối Thắng Quang Chiếu Thiên Vương minh bạch được, cho nên mới nói Phật thường dùng pháp môn tổng trì, để giáo hóa chúng sinh. Pháp môn tổng trì này, lại phân ra vô lượng vô biên pháp môn tổng trì, rồi lại phân ra vô lượng vô biên pháp môn tổng trì nữa. Do đó, trùng trùng vô tận, vô tận trùng trùng.
‘’ Ví như cõi nước số hạt bụi.’’ Môn đại tổng trì này, giống như cõi nước chư Phật, nhiều như số hạt bụi, tóm lại có bất khả thuyết, bất khả thuyết biển cõi nhiều như số hạt bụi.
‘’ Giáo hóa chúng sinh khắp hết thảy.’’ Đức Phật khai thị giáo hóa tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh đắc được môn tổng trì, khắp cùng tất cả cõi nước chư Phật.
‘’ Phổ Chiếu Thiên Vương vào môn này.’’ Cảnh giới này, vị Khả Ái Lạc Tối Thắng Quang Phổ Chiếu Thiên Vương, đắc được pháp môn giải thoát này.
* Trong Kinh có vô cùng nhiều bài Kệ ca ngợi, tán thán sự tu hành của đức Phật. Mời xem tất cả các Tập: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1

+ Kiến Thủ: Thủ là sự giữ chặt, không buông bỏ, như người đã nghiền rượu hay ma túy, khó mà xa lìa những thói quen ấy. Có 4 loại Thủ:
a- Dục thủ: Bám víu vào những thú vui dục lạc
b- Kiến thủ: Bám víu vào những quan điểm cá nhân hay sai lầm (những tà kiến)
c- Giới cấm thủ: Bám víu vào những tập tục nghi lễ dị đoan, mê tín, không đưa đến giải thoát hay lợi ích tinh thần.
d- Ngã chấp thủ: Bám víu vào ảo tưởng về một cái ta.
Nguồn: Kinh Vô Minh (9. => Duyên Thủ)  (Nguồn)

+ Mười Tâm “Là tâm Vô Kiến Thủ.”
- Khi quý vị trông thấy sự vật thì trong lòng liền mê chấp/ Chấp lấy - Kiến thủ, sanh khởi kiến hoặc; hễ có kiến hoặc tất có sự chấp giữ (sở thủ). (Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)
- 9- Tâm vô kiến th là tâm không nhìn. Nhìn là ch mun nm bắt. Đang đi xe, thấy cái nhà đẹp là mình nghĩ mình muốn mua, mun làm ch. Thấy món ăn ngon, là mình phải ăn mới được.  Kiến th thy và nm bt.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng về 10 Tâm Đại Bi)

+ 14. Tát bà a tha đậu du bằng (HT Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi)
Câu chú này chia làm ba phần. Khi trì tụng lên, câu chú có ba nghĩa khác nhau:
Tát bà có nghĩa là “tất cả”. Còn có nghĩa là “bình đẳng”. Nên Tát bà biểu tượng cho ý thứ hai trong mười tâm, là “bình đẳng tâm”.
A tha đậu dịch nghĩa là “phú lạc vô bầngiàu có, an lạc, không nghèo nàn về tâm linh, đạo lý, Phật pháp.
Còn dịch nghĩa là “như ý bất diệt”.
Như ý” nghĩa là ước nguyện điều gì cũng đều được thành tựu.
Bất diệt” nghĩa là sự thành tựu do nguyện ấy vĩnh viễn không tiêu mất.
Trong mười loại tâm thì đây là “vô vi tâm” nghĩa là “phú lạc vô bần” và “như ý bất diệt”.
Du bằng dịch là “nghiêm tịnh vô ưu”, là thanh tịnh và trang nghiêm. Trang nghiêm lại thêm thanh tịnh, cho nên không có sự lo phiền, ưu não. Câu chú này biểu tượng cho tâm thứ chín “Vô kiến thủ tâm”. Kiến thủ là một trong năm món “ngũ lợi sử”. Nghĩa là khi quí vị vừa trông thấy một vật gì, tâm liền khởi niệm muốn chiếm đoạt, giữ lấy. Nên với tâm thứ chínvô kiến thủ tâm là trạng thái không có mảy may vọng động về sự chấp thủ đối với pháp và ngã; đối với chủ thể cũng như khách thể; đối với ngoại cảnh cũng như dòng chuyển biến của thức tâm.

14. TIỂU KINH KHỔ UẨN
Như vầy tôi nghe. Một thời,... Mahànàma, dòng họ Sakka bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy Thế Tôn: "Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm". Tuy vậy, đôi lúc các tham pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú.
Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ: "Pháp nào tự trong ta không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các si pháp xâm nhập tâm ta và an trú?"
-- Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahànàma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng.
Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahànàma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối.
Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahànàma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối.
Và này Mahànàma, thế nào là vị ngọt các dục? Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục này:
Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức...; các hương do mũi nhận thức...; các vị do lưỡi nhận thức...; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn. Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục như vậy. Này Mahànàma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy vị ngọt các dục.
Và này Mahànàma, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này Mahànàma, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.
Này Mahànàma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả". Này Mahànàma, như vậy, sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Này Mahànàma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: "Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?" Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa". Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-lamôn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẩn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình... Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)... chúc thủ hình (đốt tay)... khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)... bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)... linh dương hình (hình phạt con dê núi)... câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)... tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)... khối trấp hình... chuyển hình... cao đạp đài... họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm của dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.
Này Mahànàma, một thời Ta ở tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, rất nhiều Nigantha (Ni-kiền Tử) tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng người, không chịu ngồi và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy. Này Mahànàma, rồi Ta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến sườn núi Isigili, tại Kalasila chỗ các Nigantha ấy ở, khi đến nơi Ta nói với các Nigantha ấy: "Chư Hiền, tại sao các Ngươi lại đứng thẳng người, không chịu ngồi xuống và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy như vậy?"
Này Mahànàma, được nói vậy các Nigantha ấy trả lời Ta như sau: "Này Hiền giả, Nigantha Nataputta - là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn diện như sau: 'Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta'. Vị ấy nói như sau: 'Này các Nigantha, nếu xưa kia Ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này. Sự không làm ác nghiệp trong tương lai chính do sự hộ trì về thân, sự hộ trì về lời nói, sự hộ trì về ý ngay trong hiện tại, ở tại nơi đây. Như vậy chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, mà không có sự tiếp tục trong tương lai. Do sự không tiếp tục trong tương lai, các nghiệp được diệt trừ; do nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn'. Và vì chúng tôi chấp nhận điều ấy, và chúng tôi kham nhẫn điều ấy, nên chúng tôi được hoan hỷ."
Này Mahànàma, khi được nói vậy Ta nói với các Nigantha ấy như sau: "Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --" Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp như thế này hay như thế kia?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu
các thiện pháp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--"Chư Hiền, theo các Ngươi nói, Nigantha các Ngươi không biết: Trong quá khứ các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không biết, trong quá khứ các Ngươi không làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Ngươi không biết các Ngươi không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Ngươi không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp.
Chư Hiền Nigantha, sự kiện là như vậy thì những kẻ săn bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigantha các Ngươi không?"
--"Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thì vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần-bà-ta-la) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama.

"Lời nói này thật sự đã được các Tôn giả Nigantha nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư. Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Và chính ta ở đây cần phải được hỏi như sau: 'Giữa các bậc Tôn Giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?'
"Hiền giả Gotama, lời nói này thật sự đã được chúng tôi nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư: Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Hãy để yên sự việc như vậy. Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Gotama: 'Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?'
--"Chư Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?
--"Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisara."
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Mahànàma thuộc giòng họ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn. (Nguồn: Tiểu Kinh Khổ Uẩn)

+ Bố thí thanh tịnh: 383. LOẠI BỐ THÌ NÀO ĐƯỢC THANH TINH
1) Thế nào gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh, không phải do người thọ nhận?
Là thí chủ thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’.
Còn người thọ nhận thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’.
2) Thế nào gọi là loại bố thí do người thọ nhận thanh tịnh, không phải do thí chủ?
Là thí chủ thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo.
Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Còn người thọ nhận thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’.
3) Thế nào gọi là loại bố thí không phải do thí chủ thanh tịnh, cũng không phải do người thọ nhận?
Là thí chủ thì không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo.
Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’. Và người thọ nhận cũng không tinh tấn, tu hành ác pháp, không thấy có đời sau, không thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Không có sự bố thí, không có quả báo của sự bố thí’.
4) Thế nào gọi là loại bố thí do thí chủ thanh tịnh và người thọ nhận cũng vậy?
Là thí chủ thì tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. Và người thọ nhận cũng tinh tấn, tu hành diệu pháp, thấy có đời sau, thấy có quả báo. Do thấy như vậy nên nói như vậy, rằng ‘Có sự bố thí, có quả báo của sự bố thí’. (Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 14, số 180)

+ 1- Sự hào phóng siêu nhiên
Hào phóng là khả năng mở rộng lòng ta để hiến dâng tất cả cho kẻ khác. Đó là liều thuốc hoá giải mọi sự bủn xỉn và bần tiện, mọi tính toán, mưu đồ và tham lam. Giàu có không đơn thuần căn cứ trên phương diện vật chất và tiền bạc, nhưng còn dựa trên khía cạnh tinh thần, học thức và khả năng yêu thương. Vì thế, mỗi người trong chúng ta đều có một chút gì để cho, để hiến dâng cho kẻ khác. Bố thí Ba-la-mật không phải tùy thuộc vào số lượng vật chất hiến dâng mà chính là khả năng mà ta có thể đặt lòng ta vào hai bàn tay của kẻ khác. Khi càng ý thức được thế nào là ích kỷ thì ta lại càng biết mở rộng lòng ta trước những kẻ khổ đau. Có những người rất nghèo, và cũng không có vốn liếng học thức cao, nhưng họ có thể bật khóc trước cảnh khổ đau và cơ hàn của kẻ khác. Ngoài tình thương ra, họ không có gì để hiến dâng, nhưng chính đó mới thật là bố thí. (Nguồn: Lục Ba La mật)

+ Siêu Bố thí - Bồ Tát Bố thí Ba La Mật: Chi tiết xin mời xem trong Kinh Hoa Nghiêm. hàng Bồ tát tu bố thí Ba la mật không tiếc cả thân mạng của mình, sẵn sàng chết để chúng sanh khác được sống.

+ Bố Thí Ba La Mật: ... Nầy Hư Không Tạng ! Nếu Bồ Tát thành tựu tám pháp có thể tịnh Đàn Ba la mật: Lìa ngã mà bố thí, lìa vì ngã mà bố thí, lìa thương yêu mà bố thí, lìa vô minh kiến mà bố thí, lià tướng bỉ ngã mà bố thí, lìa các suy tưởng mà bố thí, lìa hy vọng báo Đáp mà bố thí, lìa bỏn xẻn ganh ghét mà bố thí, tâm bình Đẳng như hư không mà bố thí. Đây là tám pháp mà Bồ Tát thành tựu thì có thể tịnh Đàn Ba la mật . Tám pháp ly nầy gọi là tịnh thí . Như hư không không có chỗ nào là chẳng Đến, Bồ Tát từ tâm bố thí cũng như vậy. Như hư không chẳng phải sắc chẳng thấy Được, Bồ Tát hành thí chẳng y dựa nơi các sắc cũng như vậy. Như hư không chẳng cảm thọ khổ vui, Bồ Tát hành thí rời lìa các sự khổ vui cũng như vậy . Như hư không không có tưởng biết, Bồ Tát hành thí rời lìa các ý tưởng cũng như vậy . Như hư không là tướng vô vi, Bồ Tát hành thí vô vi vô tác cũng như vậy . Như hư không hư giả vô tướng, Bồ Tát hành thí chẳng y dựa thức tưởng cũng như vậy . Như hư không tăng ích tất cả chúng sanh, Bồ Tát hành thí lợi ích tất cả chúng sanh cũng như vậy . Như hư không vô biên vô tận, Bồ Tát hành thí ở trong sanh tử không có cùng tận cũng như vậy. (Nguồn: Phẩm Hư Không Tạng Bồ Tát)

+ Sống trong hận thù: Tật đố và san tham hay Đố kị và ích kỷ là nguồn gốc phát sanh.
1. Sau khi được phép, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn câu hỏi đầu tiên:

- Bạch Thế Tôn, do kiết sử gì, các loài ..., dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù?
 Và Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:
- Do tật đố (Đố kị) và xan tham (Ích kỷ/ Bỏn xẻn/ Keo kiệt của Tâm tham lam). Thế nên với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù.
2. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ câu trả lời Thế Tôn, liền hỏi câu hỏi tiếp:
- Bạch Thế Tôn, tật đố, xan tham, do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì tật đố, xan tham có mặt? Cái gì không có mặt, thì tật đố xan tham không có mặt?
- Này Thiên chủ, tật đố và xan tham do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét khiến chúng sanh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có mặt thì tật đố, xan tham có mặt; ưa ghét không có mặt thì tật đố, xan tham không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, ưa ghét do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì ưa ghét có mặt? Cái gì không có mặt thì ưa ghét không có mặt?
- Này Thiên chủ, ưa ghét do dục làm nhân duyên, do dục làm tập khởi, dục khiến chúng sanh khởi, dục khiến chúng hiện hữu. Dục có mặt thì ưa ghét có mặt; dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, nhưng dục do nhân duyên gì khiến dục sanh khởi, khiến dục hiện hữu? Cái gì có mặt thì dục có mặt? Cái gì không có mặt thì dục không có mặt?
- Này Thiên chủ, dục do tầm/ Suy nghĩ làm nhân duyên, do tầm làm tập khởi; tầm khiến dục sanh khởi, tầm khiến dục hiện hữu. Tầm/ Suy nghĩ có mặt thì dục có mặt; tầm không có mặt thì dục không có mặt. (Khi tâm suy nghĩ về một đối tượng thì tham dục sinh khởi, khi tâm không suy nghĩ gì thì tham dục không sinh khởi).
- Bạch Thế Tôn, tầm/ Suy nghĩ lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi? Cái gì khiến tầm sanh khởi, cái gì khiến tầm hiện hữu? Cái gì có mặt thì tầm có mặt? Cái gì không có mặt thì tầm không có mặt?
- Này Thiên chủ, tầm lấy cái loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tướng hý luận khiến tầm sanh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hý luận có mặt thì tầm có mặt. Do các loại vọng tưởng hý luận không có mặt thì tầm/ Suy nghĩ không có mặt". (Trường Bộ Kinh II, 21.Đế Thích Sở Vấn)

+ THAM DỤC:
- Tham lam: thì đại đa số là nói về thuận cảnh. Con người gặp lúc vừa lòng xứng ý, chẳng cần biết là hoàn cảnh tinh thần hay hoàn cảnh vật chất, cứ hễ cái gì thuận theo ý mình bèn khởi tâm tham ái/ muốn chiếm giữ.
- Dục là dục vọng: nhà Phật gọi là Ngũ Dục, thế gian gọi là Thất Tình. Thất Tình Ngũ Dục người đời có ai chẳng tham ái hay chăng? Bởi tham ái Thất Tình Ngũ Dục nên chẳng thể thoát khỏi luân hồi, học Phật cũng chẳng thể thành tựu, học Thiền cũng chẳng thể “đắc Định”, niệm Phật thì hãy khoan nói đến “nhất tâm bất loạn”, dù chỉ “công phu thành phiến” cũng vẫn chẳng thể thành công, học Giáo chẳng thể “khai ngộ”, nguyên nhân chỉ vì chẳng thể buông Ngũ Dục Thất Tình xuống được. (Nguồn: Kinh Thanh Tịnh Tâm-PSTK)

+ Tam độc Tham Sân Si. Tuy là nói ba thứ “tham sân si”, ba thứ này nếu quy thành một thì chính là Tham (PS Tịnh Không_Kinh Thập Thiện, Tập 29)

- Phật dạy rằng: “Nguồn cội của mọi khổ đau trên đời đều từ 3 việc mà ra: tham, sân, si”. Trong đó, tham đứng hàng đầu, tuy nhiên phàm là con người ở đời, ai cũng có lòng tham. Từ chữ tham mới nổi lên sân hận, mới khiến con người si mê u tối, từ đó gây nên nghiệp ác.

+ Đức Phật dạy rất thực tế: “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm càng nhiều hơn”
Lòng tham của con người giống như cái túi không có đáy, cái túi không có đáy thì dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Cũng vậy, lòng tham của con người thì vô độ nên không có điểm dừng, không có giới hạn, mà lại vô hạn…
Tham lam không phải bản chất của con người, Phật dạy rằng, bất kể ai sinh ra đều như tờ giấy trắng, đều có trái tim thuần hậu và thiện lương. Nỗi tham lớn dần lên theo năm tháng, theo những điều mà con người muốn sở hữu và đang sở hữu. Càng có nhiều càng tham nhiều, càng mong nhiều lại càng tham nữa.
Dục vọng không bao giờ dừng lại, lòng tham tạo nên dục vọng và dục vọng phóng đại lòng tham. Nếu không biết tiết chế, kìm nén lòng tham thì chắc chắn con người sẽ rơi vào tai họa. Vì như Phật đã nói, lòng tham nổi lên, phúc đức tiêu tán. (Nguồn: Xem tại đây)

+ Mời xem: Phật dậy về Tam độc Tham Sân Si
+ Mời xem: PS Tịnh Không Giảng Tham - Sân - Si Và Ái dục)
+ Xem thêm: HT Tuyên Hóa khai thị về Ái Dục
+ Xem tổng hợp về Ái dục_Hòa Thượng Tuyên Hóa rất hay

+ Tham lam và Vô minh:
Tâm bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát.
Tâm bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.
=> Do vậy, do ly
tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát (Nguồn: Phẩm người ngu - Kinh Tăng Chi Bộ)

+ Tham Lam: Theo Phật pháp, tham là sự đắm say, sự ham muốn, sự đam mê một điều gì đó. Cốt lõi của lòng tham nằm ở 5 nhu cầu của con người: Tài (tài sản), sắc (sắc đẹp, hình thức bên ngoài), danh (danh thơm, tiếng tốt), thực (ăn uống), thùy (ngủ nghỉ). Khi ham muốn về 1 trong thứ này dâng lên cao hơn mức bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham và được hiển hiện với những hành động, lời nói của mình.
- Phật nói:Lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán”. Vì sao? Tham thường đi liền với ác. Người tham muốn đoạt được thứ mình muốn, lại sinh làm điều ác để thỏa mãn cho mình.
- Những dẫn dụ về lòng tham luôn đầy rẫy trong cuộc sống hằng ngày:
Người vì lòng tham mà cố gắng gầy dựng sự nghiệp, khi có của ăn của để rồi lại ưu tư lo nghĩ sợ trộm cắp.
Người giàu sang có tiền của bo bo giữ gìn, sống ích kỷ với kẻ ăn người làm, tằn tiện bố thí, khi bị mất của thì đám ngực khóc than, mất ăn mất ngủ. Lại có người giàu có bạc vạn mà chỉ chăm chút để dành, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc.
Quan lại, người có chức tước vì lòng tham mà bớt xén của công, ăn của hối lộ, bóc lột sức lao động người khác.
Người vì lòng tham mà lao vào cờ bạc, cá độ, lô đề, dẫn đến tán gia bại sản. (Nguồn: Xem tại đây)

+ Tham lam - Theo Minh triết mới: Điều này có liên quan đến tội hám lợi, mà theo nghĩa đen là ăn cắp trên cõi hạ trí. Tội tham lam có thể đưa tới bất kỳ tội lỗi nào trên cõi trần và rất mạnh mẽ. Nó liên quan tới trí lực (mental force) và là một thuật ngữ phổ cập bao hàm các ước muốn mãnh liệt mà vị trí của chúng không những ở nơi thể cảm dục mà còn ở trong thể hạ trí nữa. Thánh Paul đã đưa ra giới không tham lam khi nói rằng: “Trong bất cứ tình huống nào, ta vẫn học cách toại nguyện (content)”. Cần phải đạt được trạng thái đó trước khi thể trí được tịch lặng đến mức mà mọi sự việc của linh hồn có thể thấu nhập được.(ASCLH, 186)

+ Tham lam: Yama (hay năm giới răn: Không gây tổn hại, chân thật với cả chúng sinh, không trộm cắp, không buông lung tình dục và không tham vọng) là bổn phận chung của mọi người, dù họ thuộc giống dân nào, đang ở đâu, vào thời gian hay tình trạng khẩn trương thế nào. Khi hoàn toàn không tham lam, hành giả thấu hiểu luật tái sinh (Tài liệu MF-QU1- 100.3)

 1. THAM LAM - ĐỐI TRỊ= GIỮ GIỚI TRONG GIỚI ĐỊNH TUỆ:
+ “Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
+ Đối trị Tâm tham: Nếu có tâm tham thời phải “tu tâm” ngay, phải tập tính “thiểu dục tri túc”. Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Người thiểu dục, tri túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn vì biết đủ với những thứ mình đã có. Bỏ dần lòng tham đi để đạt tới được “vô tham”. Vô tham là không tham lam.

+ Mặc cảm: Tự ti và Tự tôn tức kiêu mạn. Tri túc biết đủ là tự mình luôn cho mình hạnh phúc
Không kiêu mạn, không cho mình là hơn người
Biết tri túc, biết xét suy
Có thì giờ đọc tụng và thực tập kinh điển
Đó là phước đức lớn nhất
Bất mạn bất tự đại: Không cho mình là giỏi, là quan trọng. Trong đạo Bụt, chữ mạn có một ý nghĩa rất đặc biệt. Thấy mình hơn người thì gọi là mạn, có mặc cảm thua người cũng gọi là mạn mà thấy mình bằng người cũng là mạn. Nghe thế, những người bạn Tây phương hỏi: Tại sao thấy mình bằng người cũng là một cái lỗi? Tại Làng Mai, mỗi khi chúng tôi tụng kinh trước pháp thoại chúng tôi thường đọc lời quán nguyện: xin đọc tụng như một cơ thể, lắng nghe như một cơ thể, vượt thoát những mặc cảm hơn người, thua người hoặc bằng người, thì có nhiều vị thiền sinh cười: Tại sao lại có mặc cảm bằng người? Theo sự tin tưởng của đa số thì mọi người sinh ra trên trái đất đều bằng nhau. Bằng người là một sự thật. Nhưng nhìn cho kỹ chúng ta thấy, con người sinh ra không bằng nhau. Người sinh ra ở nuớc Mỹ, người sinh ra ở Phi Châu, hai người sinh ra ở hai hoàn cảnh đã không bằng nhau. Sinh vào một môi trường có cơ hội và sinh vào một môi trường ít có cơ hội hơn đã là một sự bất bình đẳng. Sinh ra trong một gia đình giàu có hay trong một gia đình nghèo khổ là đã có sự bất công. Sinh ra trong một gia đình có giáo dục hay trong một gia đình không có giáo dục cũng có sự bất công. Khi sinh ra người ta không bình đẳng đâu. Nhưng chữ mạn ở đây được hiểu theo tinh thần của đạo Bụt. Đạo Bụt nói không có ngã. Có tôi trong anh và có anh trong tôi, tôi là anh mà anh cũng là tôi, đó là vô ngã. Khi là vô ngã thì không còn sự so sánh, mà khi không so sánh thì không thấy hơn người, thua người hay bằng người.
Tâm lý trị liệu Tây phương hay nói người ta bệnh là do mặc cảm tự ti. Muốn trị hết bệnh thì phải xóa bỏ mặc cảm tự ti: Tôi không có giá trị gì hết, tôi chẳng làm được trò trống gì, tôi luôn luôn thua kém người. Do mặc cảm tự tisinh ra bệnh tâm thần, cách trị liệu là làm cho người ta bỏ mặc cảm đó đi. Nhưng chúng ta không biết mặc cảm tự tôn (high self-estime) cũng là bệnh. Người cho mình hơn người cũng bị bệnh, họ khó chịu vô cùng, dương dương tự đắc, ở đây gọi là tự đại. Bất mạn, bất tự đại, đừng nên thổi phồng mình lên quá lớn như con cóc, có ngày sẽ nổ.
Trong ánh sáng giáo lý đạo Bụt, chúng ta thấy mặc cảm tự ti là bệnh, mặc cảm tự tôn là bệnh và mặc cảm bằng người cũng là bệnh tại vì thấy mình bằng người tức là còn có sự so sánh. Nếu thấy mình với người đó là vô ngã, khổ đau của người đó cũng làm mình khổ đau, hạnh phúc của người đó cũng là hạnh phúc của mình, người đó thành công thì mình cũng thành công, thấy được tính vô ngã giữa cha và con, vợ và chồng thì tự nhiên ba cái mạn không còn nữa và hạnh phúc sẽ có thật. Trong chúng, nếu có một người tu giỏi và thành công thì tất cả mọi người đều được hưởng. Nếu có một người yếu kém thì tất cả mọi người đều chăm lo cho người đó vững lên tại vì người đó cũng là mình. Như vậy mới đúng theo nguyên tắc vô ngã.
Tri túc niệm phản phúc: Tri túc là biết mình có đủ, có dư điều kiện hạnh phúc. Mình không cần đi tìm những điều kiện hạnh phúc nào khác. Khi mình thở trong chánh niệm, đem tâm trở về với thân và có mặt trong giây phút hiện tại thì mình khám phá ra mình có biết bao nhiêu điều kiện để có thể có hạnh phúc ngay bây giờ. Mình có thể thực tập câu thần chú thứ năm: Sướng quá! Hạnh phúc quá! Mình không cần phải bỏ hiện tại, chạy về tương lai để đi kiếm tìm hạnh phúc. Đó là phép tri túc, tiếng Phạn là samtustah, tiếng Pali là santutthi, dịch ra tiếng Anh là: You have already enough conditions to be happy, you don’t need to look for more.
Chỉ cần có chánh niệm thì tự nhiên hạnh phúc có mặt ngay trong giây phút hiện tại. Đức Thế Tôn nói: Pháp môn “Hiện pháp lạc trú”, ai cũng có thể thực tập được. Hiện pháp lạc trú là có hạnh phúc liền bây giờ, Dristadharmasukhavihara. Chúng ta nên nhắc nhau, trước khi hô canh chúng ta có thể thực tập: Kính thưa đại chúng, đây là giây phút hạnh phúc. Mỗi người tiếp xúc được với điều kiện hạnh phúc mình đang có thì tự nhiên có hạnh phúc liền. Trước khi ăn cơm hay chấp tác với nhau, mình nhìn sư anh nói: Sư anh ơi! Đây là giây phút hạnh phúc, mình được làm việc chung với nhau.
Tri túc không có nghĩa là khổ hạnh, chịu đựng. Tri túc là ý thức rằng mình có đủ điều kiện hạnh phúc và hạnh phúc liền. Đó là hạnh phúc rất lớn, mình là người tu thì phải có cái khôn ngoan đó. Phản phúc là lật ngược trở lại để xem xét cho cẩn thận. Niệm là nhớ nghĩ, có ý thức, biết suy xét. Niệm phản phúc là phải xét đi xét lại cho kỹ lưỡng, đừng nóng nảy, bộp chộp, biết xét suy cho thấu đáo. Chữ phản phúc trước cũng có nghĩa lật lọng, trắng thành đen, sấp thành ngửa. Nhưng chữ phản phúc ở đây có nghĩa là suy xét cho kỹ phía trên phía dưới, lật hòn đá ra xét trên dưới cho rõ ràng. (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh)

+ 223. DÒNG DÕI THẤP
Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh vào dòng dõi đê tiện?
Nếu có kẻ nam hay người nữ nào kiêu ngạo, ngã mạn, người đáng cung kính thì không cung kính, đáng tôn trọng thì không tôn trọng, đáng quý thì không quý, đáng phụng thờ thì không phụng thờ, đáng cúng dường thì không cúng dường, đáng nhường lối thì không nhường lối, đáng nhường chỗ ngồi thì không nhường chỗ ngồi, đáng chấp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi thì không chấp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, sanh nhằm dòng dõi ti tiện.
(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)
+ 224. DÒNG HỌ CAO QUÝ
Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh nhằm dòng dõi tôn quý? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không có lòng kiêu ngạo, đại mạn, người đáng cung kính thì cung kính, đáng tôn trọng thì tôn trọng, đáng quý thì quý, đáng phụng thờ thì phụng thờ, đáng cúng dường thì cúng dường, đáng nhường lối thì nhường lối, đáng nhường chỗ thì nhường chỗ, đáng chấp tay hướng về lễ bái thăm hỏi thì chấp tay hướng về lễ bái thăm hỏi. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian nhằm dòng dõi tôn quý.
(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)
Nguồn: mục 223 và 224 xem Tại đây

+ 110. CÁCH NẰM NHƯ SƯ TỬ CỦA TỲ KHEO
Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng: Này A-nan, ngươi nên nằm như cách nằm của sư tử. Tôn giả A-nan bạch rằng: Bạch Thế Tôn, sư tử, chúa tể của loài thú, nằm theo cách nào?
- Thế Tôn đáp: Này A-nan, sư tử, chúa tể của loài thú, ban ngày đi tìm ăn, xong rồi vào hang; khi muốn ngủ, bốn chân xếp chồng lên nhau, ngay đuôi ra sau, nằm bằng hông bên phải; qua đêm đến sáng hôm sau, quay lại sau nhìn thân thể. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể không ngay thẳng, thì khi thấy rồi, nó không vui. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể được ngay ngắn khắp mọi phía, thì khi thấy rồi nó liền vui mừng. Nó từ chỗ nằm đứng dậy, ở trong hang đi ra; đi ra rồi gầm gừ; gầm gừ rồi tự ngắm thân thể; tự ngắm thân thể rồi nhìn khắp bốn hướng, xoay nhìn khắp bốn hướng rồi liền rống lên ba lần, rống ba lần rồi liền đi tìm ăn. Cách thức nằm của sư tử chúa là như vậy.
- A-nan bạch rằng: Bạch Thế Tôn, cách thức nằm của sư tử, chúa tể của loài thú, là như vậy. Còn cách nằm của Tỳ-kheo phải như thế nào?
Thế Tôn đáp rằng: Này A-nan, nếu Tỳ-kheo sống nơi thôn ấp, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, khoác y ôm bát, đi vào thôn khất thực, khéo hộ trì thân thể, nhiếp thủ các căn, trụ với chánh niệm. Vị ấy từ thôn ấp khất thực xong, xếp y cất bát, rửa sạch tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai đi đến chỗ rừng vắng, hoặc đến dưới bóng cây, hoặc vào trong nhà trống, hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Ban ngày hoặc kinh hành hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm rồi. Lại vào đầu hôm hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Sau khi hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm vào lúc đầu hôm rồi, đến nữa đêm đi vào tĩnh thất để nằm, xếp làm tư Ưu-đa-la-tăng, trải lên giường, gấp y tăng-già-lê làm gối, nằm xuống phía hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau, buộc ý vào ấn tượng ánh sáng, chánh niệm, chánh trí, hằng hướng tâm niệm đến ý tưởng sẽ trỗi dậy. Sau đêm ấy liền nhanh chóng ngồi dậy, hoăc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Như thế là pháp nằm như sư tử của Tỳ-kheo.
A-nan lại nói: Này chư Hiền, Đức Thế Tôn dạy tôi cách nằm giống như sư tử; từ đó trở đi chưa hề có lần nào tôi nằm nghiêng về bên hông trái. Nếu Tôn giả A-nan nói như thế thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.
Nguồn: (Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

+ Pháp môn đoạn giảm - Pháp môn khởi tâm - Pháp môn đối trị dung tư tưởng gốc đối nghịch - Pháp môn hướng thượng
Trích: (Ðoạn giảm)
Này Cunda, ở đây đoạn giảm được các Người thực hiện khi các Người nghĩ:
(1) "Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(2) "Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(3) "Những kẻ khác có thể lấy của không cho, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ lấy của không cho", như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(4) "Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh", như vậy... (như trên)... thực hiện.
(5) "Những kẻ khác có thể nói láo, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói láo",... (như trên)...
(6) "Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi",... (như trên)...
(7) "Những kẻ khác có thể nói lời độc ác", chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác", ... (như trên)...
(8) "Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm",... (như trên)...
(9) "Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây không tham dục",... (như trên)...
(10) "Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm",... (như trên)...
(11) "Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến,... (như trên)...
(12) "Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy",... (như trên)...
(13) "Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ",... (như trên)...
(14) "Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp",... (như trên)...
(15) "Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng",... (như trên)...
(16) "Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn",... (như trên)...
(17) "Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm",... (như trên)...
(18) "Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định",... (như trên)...
(19) "Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí",... (như trên)...
(20) "Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát",... (như trên)...
(21) "Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối",... (như trên)...
(22) "Những kẻ khác có thể có trạo hối, chúng ta ở đây sẽ không có trạo hối",... (như trên)...
(23) "Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ trừ diệt nghi hoặc",... (như trên)...
(24) "Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ",... (như trên)...
(25) "Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận",... (như trên)...
(26) "Những kẻ khác có thể hư ngụy, chúng ta ở đây sẽ không hư ngụy",... (như trên)...
(27) "Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại",... (như trên)...
(28) "Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố",... (như trên)...
(29) "Những kẻ khác có thể xan tham, chúng ta ở đây sẽ không xan tham",... (như trên)...
(30) "Những kẻ khác có thể man trá, chúng ta ở đây sẽ không man trá,... (như trên)...

(31) "Những kẻ khác có thể khi cuống, chúng ta ở đây sẽ không khi cuống",... (như trên)...
(32) "Những kẻ khác có thể ngoan cố, chúng ta ở đây không thể ngoan cố",... (như trên)...
(33) "Những kẻ khác có thể cấp tháo, chúng ta ở đây không thể cấp tháo",... (như trên)...
(34) "Những kẻ khác có thể khó nói (nan thuyết), chúng ta ở đây sẽ dễ nói",... (như trên)...
(35) "Những kẻ khác có thể là ác hữu, chúng ta ở đây sẽ là thiện hữu",... (như trên)...
(36) "Những kẻ khác có thể phóng dật, chúng ta ở đây sẽ không phóng dật",... (như trên)...
(37) "Những kẻ khác có thể là bất tín, chúng ta ở đây sẽ có tín tâm",... (như trên)...
(38) "Những kẻ khác có thể không xấu hổ, chúng ta ở đây sẽ có xấu hổ",... (như trên)...
(39) "Những kẻ khác có thể không sợ hãi, chúng ta ở đây sẽ có sợ hãi",... (như trên)...
(40) "Những kẻ khác có thể nghe ít, chúng ta ở đây sẽ nghe nhiều"... (như trên)...
(41) "Những kẻ khác có thể biếng nhác, chúng ta ở đây sẽ siêng năng",... (như trên)...
(42) "Những kẻ khác có thể thất niệm, chúng ta ở đây sẽ an trú niệm",... (như trên)...
(43) "Những kẻ khác có thể liệt tuệ, chúng ta ở đây thành tựu tuệ",... (như trên)...
(44) "Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả" như vậy đoạn giảm được thực hiện.
(Khởi tâm)
Này Cunda, Ta nói rằng sự khởi tâm rất có lợi ích cho các thiện pháp, còn nói gì thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp (với tâm ý). Do vậy, này Cunda:
(1) "Những kẻ khác có thể làm hại, chúng ta ở đây sẽ không làm hại", cần phải khởi tâm như vậy.
(2) "Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh", cần phải khởi tâm như vậy... (như trên)...
(3-43) "Những kẻ khác... (như trên)...
(44) "Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", cần phải phát tâm như vậy.
(Từ bỏ)
Này Cunda, giống như một con đường không bằng phẳng, có một con đường bằng phẳng khác đối trị.
Này Cunda, giống như một bến nước không bằng phẳng, có một bến nước bằng phẳng khác đối trị.
Cũng vậy này Cunda:
(1) Ðối với con người làm hại, có sự không làm hại đối trị.
(2) Ðối với con người sát sanh, có từ bỏ sát sanh đối trị.
(3) Ðối với con người lấy của không cho, có từ bỏ lấy của không cho đối trị.
(4-43) ..., không phạm hạnh, có phạm hạnh...; nói láo, có từ bỏ nói láo...; nói hai lưỡi, có từ bỏ nói hai lưỡi...; nói ác khẩu, có từ bỏ nói ác khẩu; nói phù phiếm, có từ bỏ nói phù phiếm...;... tham dục, có không tham dục...;... sân tâm, có không sân tâm...;... tà kiến, có chánh kiến...;... tà tư duy, có chánh tư duy...;... tà ngữ, có chánh ngữ...;... tà nghiệp, có chánh nghiệp...;... tà mạng, có chánh mạng...;... tà tinh tấn, có chánh tinh tấn...;... tà niệm, có chánh niệm...;... tà định, có chánh định...;... tà trí, có chánh trí...;... tà giải thoát, có chánh giải thoát...;... bị hôn trầm thụy miên chi phối, có không bị hôn trầm thụy miên chi phối...;... trạo hối, có không trạo hối...;... nghi hoặc, có trừ diệt nghi hoặc...;... phẫn nộ, có không phẫn nộ...;... oán hận, có không oán hận...;... hư ngụy, có không hư ngụy...;... não hại, có không não hại...;... tật đố, có không tật đố...;... xan tham, có không xan tham...;... man trá, có không man trá...;... khi cuống, có không khi cuống...;... ngoan cố, có không ngoan cố... cấp tháo, có không cấp tháo...;... khó nói, có không khó nói...;... ác hữu, có thiện hữu...;... phóng dật, có không phóng dật...;... bất tín, có tín
tâm...;... không xấu hổ, có xấu hổ...;... không sợ hãi, có sợ hãi...;... nghe ít, có nghe nhiều...;... biếng nhác, có siêng năng...;... thất niệm, có an trú niệm...;... liệt tuệ, có thành tựu tuệ....
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, có không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả đối trị.

(Hướng thượng)
Này Cunda, ví như các bất thiện pháp, tất cả đều hướng hạ, còn các thiện pháp, tất cả đều hướng thượng.
Cũng vậy, này Cunda:
(1) Con người không làm hại, hướng thượng đối với người làm hại, con người từ bỏ sát sanh, hướng thượng đối với người sát sanh.
(2) Con người từ bỏ lấy của không cho, hướng thượng đối với người lấy của không cho.
(3-43) Con người ... (như trên)...
(44) Con người không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, hướng thượng đối với người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả.
(Pháp môn giải thoát)
Này Cunda, con người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy, có thể kéo lên một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không xảy ra. Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện, hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy xảy ra. Cũng vậy, này Cunda:
(1) Ðối với người làm hại, không làm hại đưa đến hoàn toàn giải thoát; đối với con người sát sanh, từ bỏ sát sanh đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(2) Ðối với con người lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho đưa đến hoàn toàn giải thoát.
(3-43) Ðối với con người không phạm hạnh, sống phạm hạnh...; đối với con người nói láo, từ bỏ nói láo...; đối với con người nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi...; đối với con người ác khẩu, từ bỏ nói ác khẩu...; đối với con người nói phù phiếm, từ bỏ nói phù phiếm...; đối với con người có tham dục, không tham dục...; đối với con người có sân tâm, không sân tâm...; đối với con người có tà kiến, chánh kiến...; đối với con người có tà tư duy, chánh tư duy...; đối với con người có tà ngữ, chánh ngữ...; đối với con người có tà nghiệp, chánh nghiệp...; đối với con người có tà mạng, chánh mạng...; đối với con người có tà tinh tấn, chánh tinh tấn...; đối với con người có tà niệm, chánh niệm...; đối với con người có tà định, chánh định...; đối với con người có tà trí, chánh trí...; đối với con người có tà giải thoát, chánh giải
thoát...; đối với con người bị hôn trầm thụy miên chi phối, không bị hôn trầm thụy miên chi phối...; đối với con người trạo hối, không trạo hối...; đối với con người nghi hoặc, không nghi hoặc...; đối với con người phẫn nộ, không phẫn nộ...; đối với con người oán hận, không oán hận...; đối với con người hư ngụy, không hư ngụy...; đối với con người não hại, không não hại...; đối với con người tật đố, không tật đố...; đối với con người xan tham, không xan tham...; đối với con người man trá, không man trá...; đối với con người khi cuống, không khi cuống...; đối với con người ngoan cố, không ngoan cố....; đối với con người cấp tháo, không cấp tháo ...; đối với con người khó nói, dễ nói...; đối với con người ác hữu, thiện hữu...; đối với con người phóng dật, không phóng dật...; đối với con người bất tín, tín tâm...; đối với con người không xấu hổ, có xấu hổ...; đối với con người không sợ hãi, có sợ hãi...; đối với con người nghe ít, nghe nhiều...; đối với con người biếng nhác, siêng năng...; đối với con người thất niệm, an trú niệm...; đối với con người liệt tuệ, thành tựu trí tuệ...
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, đưa đến hoàn toàn giải thoát.

Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn.
Này Cunda, những gì bậc Ðạo Sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng cho các Người. Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Maha Cunda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn (Nguồn: Kinh Đoạn Giảm)

+ Khổ đế: ... Đức Phật ẩn pháp đại thừa mà thị hiện pháp tiểu thừa, nên chỉ hiện thân lão tỳ kheo một thước sáu tấc để thuyết pháp Tứ Diệu Đế. Pháp Tứ Diệu Đếkhổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
Thứ nhất là khổ đế. Chư vị hãy nói xem khổ có thật hay là giả ? Đế nghĩa là chân thật; khổ là chân thật. Như một đệ tử của tôi nói :
"Nầy các khách trần ! Các ngươi hãy mau đi khỏi ! Nếu các ngươi không đi, Ta thật rất khổ."
Khách trần nếu không đi khỏi thì mình phải chịu khổ. Khách trần nếu đi khỏi thì khổ giảm thiểu dần dần.
Khổ có ba loại khổ, tức khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Lại có tám khổ, tức sanh già bệnh chết khổ (bốn loại khổ này từ thân phát xuất). Bên ngoài cũng có bốn loại khổ tức là khổ vì thương nhau mà xa lìa, khổ vì gần những người mình oán ghét, khổ vì cầu không được, khổ vì năm ấm tăng giảm hừng thạnh. Ảnh hưởng cảnh bên ngoài lại có vô số khổ đau.
"Chư khổ bức bách các tương công".
Khổ đế thật rất nhiều, chúng luôn công kích, gây chiến tranh, nên khiến cho con người bị bức bách không thể nhẫn chịu được, cơ hồ khí lực đều bị khổ chặt đứt đoạn. Khách trần đến, cái gì cũng đến, bảy tầng tám lớp. Sáu trần bên ngoài cùng sáu thức bên trong đồng đến tấn công chư vị. Mỗi việc khổ đều khiến chư vị quá khổ rồi, mà khổ lại chồng chất lên khổ. Ba loại khổ cũng đến bức bách, vô số khổ cũng đến bức bách. Tất cả khổ đều đến bức bách con người, nên gọi là "chư khổ bức bách các tương công, (bao khổ bức bách đồng công kích)".

Mời xem chi tiết bài giảng đầy đủ tại: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng

+ 26. BA LOẠI GAI NHỌN - Đức Phật dậy
Lành thay! Lành thay! Nếu là Trưởng lão Thượng tôn đại đệ tử, nên nói như thế này: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Đức Thế Tôn cũng nói: ‘Âm thanh là gai nhọn đối với thiền’. Vì sao? Vì quả thật Ta có nói như vậy:
1) Âm thanh là gai nhọn đối với thiền.
2) Phạm giới là gai nhọn đối với trì giới.
3) Trang sức thân thể là gai nhọn đối với thủ hộ các căn.
4) Tịnh tướng là gai nhọn đối với tu tập bất tịnh.
5) Sân nhuế là gai nhọn đối với tu tập từ tâm.
6) Uống rượu là gai nhọn đối với xa lìa uống rượu.
7) Thấy nữ sắc là gai nhọn đối với phạm hạnh.
8) Âm thanh là gai nhọn đối với nhập Sơ thiền.
9) Giác quán là gai đối với nhập đệ Nhị thiền.
10) Hỷ là gai nhọn đối với nhập đệ Tam thiền.
11) Hơi thở ra, hơi thở vào là gai nhọn đối với nhập đệ Tứ thiền.
12) Sắc tưởng là gai nhọn đối với nhập Không xứ.
13) Không tưởng là gai nhọn đối với nhập Thức xứ.
14) Thức tưởng là gai nhọn đối với nhập Vô sở hữu xứ.
15) Tưởng tri là gai nhọn đối với nhập Tưởng tri diệt định.
Lại cũng có ba loại gai nhọn khác; gai nhọn dục, gai nhọn nhuế và gai nhọn ngu si. Với ba loại gai này, bậc lậu tận A-la-hán đã đoạn trừ, đã biết rõ, đã nhổ sạch cội rễ, tuyệt diệt không còn sanh, ấy là bậc A-la-hán không bị gai chích, bậc A-la-hán xa lìa gai chích, bậc A-la-hán không gai, lìa gai.

+ Tổng kết về năm thứ chướng ngại:
a) Thứ nhất, tham dục chướng ngại sự bố thí, trì giới đại viên mãn của tự tánh. Do có tâm tham dục, nhất định chẳng có tâm bố thí; có ba độc Tham - Sân - Si, tâm địa chẳng thanh tịnh. Tâm chẳng thể thanh tịnh thì còn nói gì đến trì giới nữa đây?
b) Thứ hai, Sân Khuể chướng ngại từ bi, nhẫn nhục đại viên mãn nơi tự tánh.
c) Thứ ba, ngủ nghê chướng ngại tinh tấn đại viên mãn nơi tự tánh.
d) Thứ tư, Trạo Hối chướng ngại thiền định đại viên mãn của tự tánh.
e) Thứ năm, Nghi chướng ngại trí huệ đại viên mãn của tự tánh.
Chúng ta muốn viên mãn sáu Ba La Mật, nhưng nếu chẳng trừ khử năm thứ chướng ngại này sẽ chẳng thể làm được. Bởi thế, Phật dạy: “Phải nên trừ đoạn”. Chúng ta tu hành cũng phải khởi đầu từ chỗ này. Ngoài ra, còn có bảy điều chúng ta phải tu tập.
(Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Luật nghiệp Quả báo ứng: (Xem tại đây)
+ Linh hồn đầu thai - Vận (định) mệnh và sự lựa chọn có cân nhắc:….Đừng quên rằng, trong tâm thức cao của người này, y được tham khảo ý kiến trước khi đi đầu thai để xem coi y có muốn nhận chịu karma nếu gặp thất bại, thế nên, mọi việc xảy đến cho một người nào, theo một ý nghĩa rất xác thực, đều là do sự lựa chọn có cân nhắc của chính người ấy. Khi sự thật này mọi người hiểu, họ sẽ quán triệt được chân lý rằng họ luôn luôn có thể có khả năng chịu đựng hơn cái mà họ gọi là “định mệnh” (số mệnh, vận mệnh) của họ.(VLH, 167)
* Hình thành số mệnh: Bất cứ sự SINH nào cũng căn cứ vào ngày giờ sinh/ hoàn thành đưa vào sử dụng để lập lá số để biết sự phát triển, tồn vong (Lá số sinh)
- Định hình số mệnh:
Năng lượng của cung Hoàng Đạo mà một người được sinh ra trong đó, nó cho thấy vấn đề hiện tại của người ấy, nó xếp đặt bước đi hay nhịp độ đối với cuộc sống, tính chất của Phàm Ngã người ấy. Nó chi phối trạng thái hoạt động của cuộc đời người này trong lúc đầu thai.
+ Năng lượng vũ trụ với Nghiệp quả - Số mệnh: - Chín năng lượng:
Từ các Cội Nguồn xa xăm, đi vào sự sống hành tinh chúng ta và tạo ra các hiệu quả nhất định lên trên con người cá biệt và nhân loại nói chung, gồm 9 nguồn: 3 chòm sao; 7 Thái dương hệ; 5+7= 12 hành tinh; 7 Trung tâm Hành tinh; 7 Trung tâm lực thể dĩ thái(L.Xa); 12 chòm sao hoàng đạo. Cũng không thể thiếu bức xạ từ địa cầu chúng ta sống, tổng cộng là 10 nguồn, và chỉ lúc bấy giờ, bạn có thể có một phân tích và hình ảnh tạm đầy đủ về các năng lượng mà thể dĩ thái của con người (đang chi phối xác thân vốn nổi bật về tính chất máy móc và tiêu cực trong các phản ứng của nó) phải và nhất định là bao giờ cũng đáp ứng. Hiểu biết về sự đáp ứng đó và kiềm chế sáng suốt và một cách hiểu biết về các phản ứng của cá nhân là điều tối cần cho con người, nhưng chỉ có thể xảy ra ở một trình độ phát triển tương đối tiến bộ và khi con người tiến gần Thánh Đạo (hiểu về mặt chuyên môn). Trước tiên, con người học cách kiềm chế các phản ứng của mình đối với các hành tinh khi chúng chi phối và điều khiển các sự việc thuộc phàm ngã của y từ các “trạm” khác nhau của chúng trong 12 cung (houses) của lá số tử vi của con người. Điều này được thi hành theo 2 cách:

1- Lập lá số Chiêm tinh/ Tử vi giải đoán đúng và kế đó chọn các giai đoạn để xác định những gì cần làm để vô hiệu hóa các ảnh hưởng của hành tinh ở nơi nào xét thấy thích hợp để kiềm chế các phản ứng của phàm ngã. Điều này phải được làm bằng cách áp dụng sức mạnh của tư tưởng. Việc này đòi hỏi sự tin tưởng hoàn toàn vào việc tìm hiểu và lý giải của các nhà chiêm tinh học và việc biết thật đúng lúc sinh ra.
2- Bằng cách đảm nhiệm sáng suốt lập trường của Nhà Quan Sát tâm linh, và bằng cách vun trồng năng lực đáp ứng với Linh Hồn. Kế đó, từ quan điểm của Linh Hồn đó, con người phải học cách kiểm soát hoàn cảnh và các phản ứng kèm theo của phàm ngã. (Chiêm THNM, tr 24-26)

+ PHẬT NÓI KINH BẮC ĐẨU THẤT TINH DIÊN MẠNG: Khi bấy giờ Phật bảo Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Kinh này đã nói có đại oai thần lực” có công năng cứu độ tất cả trọng tội và hay diệt hết thảy nghiệp chướng của tất cả chúng sanh. Nếu có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, tể quan, cư sĩ, kẻ trai lành, người gái tín, hoặc sang, hoặc hèn, trong đời sống không luận lớn nhỏ đều thuộc sự thống lãnh của bảy vị tinh tú này chiếu soi. (Xem Kinh văn)
Xem: Nguồn gốc số mệnh - cải mệnh
Xem: Số mệnh - Định Mệnh - Định Nghiệp
Xem: Tổng hợp về xem Chiêm Tinh
Xem: Nhân Quả tổng hợp

+ Thanh Long: Thuộc Mộc, được coi là cát thần, tính tình thuần hậu, nhân từ, bổ trợ cho Dụng thần vượng tướng, tiến tài tiến lộc. Thanh Long động chủ về có chuyện vui, nhưng nếu gặp hào xấu cũng khó tránh được hung hại. 

+ Người Tu tại gia Y pháp này tu hành:
Sư nói: Chư Thiện tri thức! Muốn tu hành thì ở nhà tu cũng đặng, chẳng cần ở chùa.... Vi Thứ sử lại hỏi: Ở nhà tu hành như thế nào, xin Đại sư chỉ dạy."
Sư nói: "Ta nói cho đại chúng một bài kệ Vô Tướng. Nếu y theo đó mà tu, thì cũng như thường ở cùng ta một chỗ không khác. Bằng chẳng tu theo đó mà thế phát xuất gia, thì đối với Đạo nào có ích gì!"
Giảng:
Đại sư nói: "Tôi nay nói cho các ông nghe bài kệ Vô Tướng, các ông nương theo phương pháp này tu hành thì thường thường ở bên cạnh tôi không sai khác. Nếu các ông không y theo bài kệ này tu hành, thì dù cho xuất gia thế phát, đối với đạo có lợi ích gì?" Cho nên nói: "Đạo cần phải thực hành, không hành làm sao dụng đạo? Đức cần phải làm, không làm thì sao có đức?" Cần phải y theo phương pháp này tu hành mới có điều ích lợi.
Tụng rằng:
Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới,
Làm việc ngay há phải tu thiền!
Ân, song thân hiếu dưỡng cần chuyên,
Nghĩa, huynh đệ dưới trên tương ái,
Nhượng, hòa mục tôn ti đối đãi,
Nhẫn, muôn điều ác hại chớ gây.
Nếu bền tu như lấy lửa cọ cây,
Nơi bùn lấm nở đầy sen đỏ.
Đắng miệng ấy thuốc trừ bịnh khổ,
Nghịch tai là lời độ chánh trung.
Sửa lỗi lầm trí huệ phát sung,
Binh tội quấy tâm tùng đọa ác.
Năng làm phước, giúp người lợi lạc,
Đạo nào do thí bạc mà thành!
Vốn Bồ đề cầu ở tâm thanh,
Ngoài mộng ảo, muội manh nhọc kiếm.
Nghe nói pháp, lòng vâng tu niệm,
Cõi Thiên đường mầu nhiệm thấy liền.
Giảng:
Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới: Bình chính là không có tham sân si. Tại sao quý vị cần phải trì giới, vì có tam độc tham sân si. Nếu năng trì giới luật, thì không bị tam độc làm hại. Nếu tâm bình, chính là trong tâm không có sóng, không có sóng chính là không có vô minh. Không có vô minh, thì cần gì phải cực khổ trì giới.... mời xem trong Kinh. (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Trì Tụng CHÚ ĐẠI BI Đúng Pháp - Như Pháp Thọ Trì:
Kinh Văn Nghĩa: Quán Thế Âm Bồ-tát nói: “Nếu kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào trì tụng Thần Chú này phải phát tâm Bồ-đề rộng lớn, thề độ tất cả chúng sanh, thân trì trai giới, đối với chúng sanh khởi tâm bình đẳng, thường tụng Chú này, chớ để gián đoạn. Lại nên ở chốn tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục tinh khiết, treo phướn đốt đèn, dùng hương hoa cùng đồ ăn thức uống trăm vị để cúng dường, kềm tâm một chỗ, chớ theo dị duyên, trì tụng đúng Pháp. Lúc ấy sẽ có Nhật Quang Bồ-tát, Nguyệt Quang Bồ-tát, cùng vô lượng thần tiên đều đến chứng minh, làm tăng sự hiệu nghiệm.” (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Như Pháp Thọ Trì: Bấy giờ Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Phải gọi kinh này tên gì? Chúng con làm sao phụng trì? Phật bảo: Kinh này tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Do tên gọi đó, ông nên phụng trì. Vì cớ sao? Này Tu Bồ Đề! Phật nói Bát Nhã Ba La Mật tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật, (đó gọi là Bát Nhã Ba La Mật). Xin mời xem Kinh đầy đủ nội dung để hiểu đúng như lời Phật dậy tại đây. (Xin trích mục 13. ĐÚNG NHƯ PHÁP THỌ TRÌ Như Pháp Thọ Trì)

+ Giảng Nói Phật Pháp Tùy Căn Cơ Chúng Sinh: Trích đoạn Kinh Đức Phật dạy ngài A Nan "Lại nữa, A-nan, như ông thường biết được rằng, như ông đã rõ, ông đã được nghe giáo lý quyền thừa trước đây. Giáo lý quyền thừa đề cập đến năm uẩn, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Ông đã hiểu được toàn bộ giáo lý nầy. Nhưng, giáo lý về mười tám giới chỉ được diễn bày như là một pháp môn phương tiện cho hàng Nhị thừa và ngoại đạo để dẫn dắt họ. Nay Như Lai sẽ giảng giải giáo lý ấy thật chi tiết. Đừng trở nên chấp trước với những pháp trần nầy. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

* Mời đọc Tu Như Lý - Như Pháp thọ trì để có sự cảm ứng nhiệm mầu - Thành tựu viên mãn: Xem tại đây

Xem thêm: Thọ Trì của Pháp Sư Tịnh Không
Xem: Kinh Sống Theo Pháp
Xem thêm: Tu Như Pháp

+ Kinh Ngũ Bách Vấn: Nói Về Nhân Quả Rất Nhiều Việc Chi Tiết Trong Phật Giáo, chủ yếu GIÀNH CHO GIỚI TỲ KHEO, Xin đọc kỹ đoạn cuối để biết ĐỐI TƯỢNG THỌ TRÌ Kinh này.
1. PHẨM HỎI VỀ QUẢ BÁO PHẠM NĂM THIÊN GIỚI
Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời Đức Phật cư ngụ tại vườn trúc Ca-lan-đà thuộc thành Vương Xá. Lúc bấy giờ, Mục-kiền-liên đứng dậy bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Nay con có điều muốn thưa hỏi, xin đức Thế Tôn chỉ dạy!
Phật dạy:
- Quí thay! Nếu việc ấy có thể làm lợi ích vô lượng cho chúng sinh thì ông cứ tùy ý mà hỏi.
Mục-kiền-liên bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Vào thời mạt pháp, nếu có tì-kheo khinh mạn lời dạy của Phật, phạm giới Chúng học, sử dụng lẫn lộn những vật dụng của Tam bảo thì sẽ đọa vào chốn nào?
Đức Phật bảo Mục-kiền-liên:
- Ông hãy lắng nghe, Ta sẽ nói cho ông rõ!
Nếu tì-kheo không biết hổ thẹn, khinh mạn lời Phật dạy, phạm giới Chúng học thì chịu khổ trong địa ngục chín trăm nghìn năm, bằng thọ mạng năm trăm năm của chư thiên cõi trời Tứ Thiên Vương. Nếu tì-kheo phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, sẽ chịu khổ trong địa ngục ba ức sáu mươi nghìn năm, bằng thọ mạng một nghìn năm của chư thiên cõi trời Tam Thập Tam. Nếu tì-kheo phạm Ba-dật-đề, thì sẽ chịu khổ trong địa ngục hai mươi ức nghìn năm, bằng thọ mạng hai nghìn năm của chư thiên cõi trời Dạ-ma. Nếu tì-kheo phạm Thâu-lan-giá, thì sẽ chịu khổ trong địa ngục năm mươi ức sáu mươi nghìn năm, bằng thọ mạng bốn nghìn năm của chư thiên cõi trời Đâu-suất. Nếu tì-kheo phạm Tăng-già-bà-thi-sa, thì sẽ chịu khổ ở địa ngục hai trăm ba mươi ức bốn mươi nghìn năm, bằng thọ mạng tám nghìn năm của chư thiên cõi trời Hóa Lạc. Nếu tì-kheo phạm Ba-la-di, thì sẽ chịu khổ trong địa ngục chín trăm hai mươi mốt ức sáu mươi nghìn năm, bằng thọ mạng mười sáu nghìn năm của chư thiên cõi trời Tha Hóa Tự Tại.
2. PHẨM HỎI VỀ VẬT DỤNG CỦA PHẬT: Nội dung rất nhiều phật sự, xin xem trong Kinh
Kinh Ngũ Bách Vấn là Kinh Mục-Kiền-Liên hỏi 500 tội khinh và trọng trong giới luật, và có thêm phần chú giải nên rất thuận tiện cho người tìm hiểu về giới luật (Nguồn: Trích đoạn Kinh Ngũ Bách Vấn)

Mục Lục bản Kinh văn đầy đủ
1.PHẨM HỎI VỀ QUẢ BÁO PHẠM NĂM THIÊN GIỚI
2. PHẨM HỎI VỀ VẬT DỤNG CỦA PHẬT
3. PHẨM HỎI VIỆC THUYẾT PHÁP
4. PHẨM HỎI VỀ PHÁP KIẾT GIỚI
5. PHẨM HỎI VỀ VIỆC AN CƯ
6. PHẨM HỎI VIỆC ĐỘ NGƯỜI
7. PHẨM HỎI VIỆC THỤ GIỚI
8. PHẨM HỎI VỀ VIỆC NHẬN PHẨM VẬT CÚNG DƯỜNG
9. PHẨM HỎI VỀ BỆNH TẬT
10. PHẨM HỎI VỀ VIỆC TÌ-KHEO THỊ TỊCH
11. PHẨM HỎI VỀ BA Y
12. PHẨM HỎI VỀ BÁT
13. PHẨM HỎI VỀ CÁC VIỆC LINH TINH
14. PHẨM HỎI VỀ THỤ BA TỰ QUI
15. PHẨM HỎI VỀ THỤ NĂM GIỚI
16. PHẨM HỎI VỀ THỤ MƯỜI GIỚI
17. PHẨM HỎI VỀ SA-DI (Đại khái là Người đã nhập tăng đoàn, dưới 20 tuổi hoặc chưa phải là Tỳ Keo, Tỳ Kheo Ni)
8. VĂN SÁM HỐI SAU CHÍN MƯƠI NGÀY KIẾT HẠ

* ... Nghe Đức Phật giảng Kinh xong: Bấy giờ, Mục-kiền-liên từ chỗ ngồi đứng dậy bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Con rất vui mừng khi được nghe Như Lai dạy Tì-ni. Nhưng sau khi Như Lai diệt độ, ai có thể thụ trì Tì-ni này?
Phật bảo Mục-kiền-liên:
- Người nào học tập và tư duy Tì-ni, nên biết người đó có thể tu tập và thụ trì Tì-ni này.
Phật lại bảo:
- Sau khi Ta diệt độ, nếu có tì-kheo, tì-kheo ni nào phỉ báng người thụ trì Tì-ni này, thì kẻ đó là bạn của ma, chẳng phải là đệ tử của Ta. Bọn người này đời đời học đạo không thành, không thể vượt khỏi ba cõi. Nay Ta thương xót các chúng sinh đó mà nói kinh này.
Nghe Đức Phật nói xong, Mục-kiền-liên vô cùng vui mừng và cung kính hành trì. (Nguồn: Kinh Ngũ Bách Vấn)
Xem bản Kinh Ngũ Bách vấn bản đầy đủ

+ Định luật Nhân và Quả (Law of Cause and Effect): Định luật Nhân và Quả là định luật chi phối vật chất.  (LVHLT, 470)

* Định luật Tác động và Phản Tác động (Law of Action and Reaction): X. Định luật Nhân và Quả

+ Kinh Thiện Ác Nhân Quả: Chính tôi được nghe Ngài A Nan bạch Phật: “Kính lạy đức Thế Tôn! Nay thấy thế gian cùng một giống sanh trong đạo người, có kẻ đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, kẻ nghèo, người giàu, kẻ khổ, người vui, kẻ sang, người hèn, âm thanh bất đồng, ngôn ngữ khác nhau, có người sống lâu trăm năm chẳng chết, người ba mươi tuổi đã tử vong, kẻ mười lăm tuổi chết yểu, cho đến trẻ nhỏ bị bào thai đọa lạc. Có người đoan chánh, có kẻ bần hàn, có người xấu xí mà giàu sang, kẻ rất mạnh khỏe mà thấp kém, có người nhu nhược mà lên ngôi cao, có người khổ mà sống lâu, kẻ vui mà chết sớm, có người làm lành mà hay gặp nhiều điều khốn quẫn; kẻ làm ác lại gặp phước lợi, kẻ béo trắng lại mắt lác, kẻ xanh đen mà lại tươi đẹp, có người tuy lùn bé mà đủ ý chí cao thượng, có người tuy cao lớn mà phải làm đứa ở đê hèn, có người nhiều con trai con gái, có kẻ cô đơn một mình, có kẻ ly gia hương đói rét lang thang, có kẻ được vào cung vua ăn mặc tha hồ, có ngườì lúc trẻ thì nghèo hèn đến lúc già lại giàu sang, có người thực là vô tội lại bị bắt bớ giam hãm trong tù ngục, có nhà cha từ con hiếu, luận kinh giảng nghĩa, có nhà anh em bất hòa đấu tranh ngang trái, có người nhà cửa đàng hoàng gia sản đầy đủ, có kẻ không cửa không nhà nay đây mai đó, gửi thân nơi đất khách quê người, sống một cách phiêu lưu khốn cực, có người ở như ổ quạ hang hưu giống loài ly thú, cũng có hạng người ăn thịt sống uống máu tươi, mặc áo da lông không biết văn tự, có người an nhàn hưởng phước báo, có kẻ đi làm mướn không ai thuê, có người thông minh cao sáng, có kẻ dốt nát ngu si, có người kinh doanh mới được, có kẻ chẳng cầu tiền của tự đem lại, có kẻ giàu mà tham xẻn, có người nghèo lại rộng lòng bố thí. Có người lời nói ngọt ngào, có kẻ tiếng nói ra như gai góc, có kẻ được nhiều người ái kính, có kẻ bị mọi người xa lánh, có người từ tâm nuôi mạng chúng sanh, có kẻ sát sanh không nương tay, có người khoan dung đại lộ, lại đắc nhân tâm, có kẻ bị dân chúng bỏ rơi. Có nhà nàng dâu mẹ chồng ghét nhau, có nhà chị em dâu vui vẻ hòa hợp. Có người ham nghe pháp ngữ, có kẻ nghe kinh buồn ngủ, có hạng vũ phu vô lễ, có người hiếu học văn chương, có kẻ hay bắt chước dáng điệu những loài súc sanh. Cuối xin đức Thế Tôn nói rộng nhân quả cho đại chúng đây nghe mà nhất tâm hành thiện! Khi bấy giờ đức Thế Tôn bảo A Nan tôi rằng: Như ngươi hỏi ta chúng sanh thọ báo bất đồng là do đời trước dụng tâm khác nhau, vì thế cho nên muôn sai vạn biệt. Người đời nay được than tâm đoan chánh, là do đời trước ở trong đạo người tu hành nhẫn nhục mà được..... (Nguồn: Thiện ác nhân quả);

Xem thêm: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng;
Xem thêm: Kinh Ngũ Bách Vấn

+ Kinh Phân biệt Bố thí, Ðức Phật dạy:
- "Cho 100 người ác ăn không bằng cho 01 người thiện ăn.
- Cho 1.000 người thiện ăn không bằng cho 01 người thọ ngũ giới ăn.
- Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.
- Cho một trăm vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn.
- Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hàm ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
- Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn.
- Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
- Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam thế Phật).
- Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn". (Nguồn: Kinh phân biệt bố thí)

+ Quả báo thiện ác - Quả báo cát hung - Quả báo Họa phúc với con người
1- Phật tử cùng Tín phụng thờ Phật nhưng lại có quả báo sai biệt là vì sao?
Mời đọc trong Kinh để biết Phật giảng rõ nguyên nhân có người Tín phụng thờ Phật thì cầu được ước thấy, nhiều điều cát tường như ý, nhưng có người thì cầu gì cũng không được, lại lắm tai ương ... Tất cả đều do tu không ssungs NHƯ PHÁP - NHƯ LỜI PHẬT DẬY mà ra quả báo sai khác nhau như vậy.
2.- A-Nan xót thương người đời nhiều ác, kém đức tin.
Lời Phật dạy chí chân chí thiết, mà người tin Phật quá ít oi, đời nầy xấu ác nhiều, chúng sanh nguyền rủa lẫn nhau, thật đáng đau lòng lắm vậy! Nếu có tin lời Phật cũng chỉ một hoặc hai thì làm sao hoán cải cõi đời ác trượt nầy, nên mới tồi tệ đến như thế.
3.- A- Nan thương xót chúng sanh mà cầu Phật trụ lâu ở đời.
Sau khi Phật diệt độ, kinh pháp tuy còn mà không có người tin, rồi dần dần suy tàn tán diệt! Than ôi! Đau lòng lắm thay! Sẽ phải nương cậy vào đâu, cúi xin đức Thế Tôn vì thương xót chúng sanh mê tối lầm lạc, chưa nên vào Niết bàn.
+ Thỉnh Phật trụ ở đời.
I- A-Nan nhân đây mà nói kệ rằng.
1/ Phật hộ trì ba cõi
Ân đức khắp chúng sanh
Nguyện vì tất cả chúng
Nên chưa thể Niết bàn.
2/ Người gặp chánh pháp ít
Mê muội không rõ chân
Đáng thương kẻ bất thức
Tội chướng sâu như thế
3/ Có phước gặp Phật pháp
Vạn triệu chỉ một hai
Kinh pháp tiêu tán dần
Biết phải nương vào đâu.
II- Nghi hoặc hủy báng Tam Bảo thì tội nặng.
III- Tội nào thì quả nấy
IV- Phước báo của người thọ trì giới.
V/ Nghi quả báo tội phước.
VI- Tâm ý thế gian là nguyên nhân của nghiệp báo.
VII- Kết thúc băng lời chuyển hóa. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Quả Báo Phước nghiệp - Phước Báo - Phước Báu: Có 3 căn bản:
1. Hạng người sau đây, khi thân hoại mạng chung, được sanh làm người không may mắn vì:
- Làm phước do bố thí trên một quy mô nhỏ
- Làm phước do giới đức trên một quy mô nhỏ
- Làm phước do tu tập trên một quy mô nhỏ.
2. Hạng Người, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh làm người có may mắn vì:
- Làm phước do bố thí trên một quy mô vừa
- Làm phước do giới đức trên một quy mô vừa
- Không đạt được căn bản làm phước do tu tập.
3. Hạng Người, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tam thập Tam thiên vì:
- Làm phước do bố thí trên một quy mô to lớn
- Làm phước do giới đức trên một quy mô to lớn
- Không đạt được căn bản làm phước do tu tập.
* Có nhiều cấp bậc chư thiên mà người đó có thể được sanh đến như
- Chư Thiên ở Tam thập Tam thiên
- Chư Thiên ở Yàma thiên
- Chư Thiên ở Tusità thiên
- Chư Thiên ở Hóa lạc thiên
- Chư Thiên ở Tha hóa tự tại thiên  (Nguồn: Ba căn bản phước nghiệp)
Xem thêm: Công đức phước đức

+ Ăn uống - Ăn ít - Ăn chay - Nhịn ăn làm thân thể khỏe mạnh - Thân tâm tinh sạch ít bệnh tật
Trì trai tu phạm hạnh: Nguyên văn trong chữ Hán là trai. Trì trai tức là ăn chay chứ không ăn mặn. Nhưng chữ trai này có nghĩa khác hơn, sâu hơn nữa, khi tham cứu nguyên bản bằng tiếng Pali thì chữ trai này ngày xưa người ta sử dụng để dịch chữ thanh lọc (purification). Ngày xưa người ta dùng chữ trai chung với chữ giới, gọi là trai giới, nghĩa là ăn chay và giữ giới. Đây không phải là vấn đề riêng của người xuất gia mà đây cũng là sự thực tập của người tại gia, tức là phải khổ hạnh một chút xíu, phải tiết chế, không được hưởng thụ nhiều để có thể thanh lọc được thân và tâm. Trai giới để cho thân và tâm được nhẹ nhàng, thân tâm nhẹ nhàng thì hạnh phúc sẽ dễ dàng có được, còn thân hoặc tâm quá nặng thì hạnh phúc sẽ ít hơn. Vì vậy không những người xuất gia giữ trai giới mà người tại gia cũng nên giữ trai giới.
Tại Làng Mai thỉnh thoảng có khóa tu sức khỏe, trong khóa tu mọi người ăn rất ít, không những ăn chay mà ăn rất là ít, uống nước rất nhiều, tập thể thao rất nhiều, súc ruột (nhịn ăn) để thanh lọc thân thể. Khi thân nhẹ nhàng thì tâm cũng nhẹ nhàng, mình cũng làm thế nào để cho những lo lắng, buồn phiền, tham đắm nhẹ bớt. Mình được tham dự một khóa tu, được nghe pháp thoại, được thực tập thiền tọa, thiền hành, và đi bộ một ngày mấy giờ đồng hồ, và cố nhiên là mình không có liên hệ tình dục thì thân tâm của mình được thanh lọc. Đây không phải chỉ là thực tập của những người xuất gia mà là cả của người tại gia. Nếu biết cách thực tập thì trong giai đoạn đó mình có hạnh phúc liền, còn bị bắt buộc phải làm thì mình không có hạnh phúc lắm.
Trong nguyên văn tiếng Phạn có chữ tapas có nghĩa là khổ hạnh, tiết chế, thanh lọc. Khổ hạnh (duskaracarya) tức là thực tập tiết chế. Trì trai và giữ giới, chữ trai dịch nguyên văn từ chữ tapas, tức là tiết chế khổ hạnh. Người cư sĩ cũng nên có những giai đoạn thực tập như vậy để thanh lọc thân và tâm của mình. Giữ giới là không gần gũi, chung chạ về vấn đề sắc dục. Cho nên phạm hạnh (brahmacarya) không phải chỉ cho người xuất gia mà người tu tại gia thỉnh thoảng cũng nên làm như vậy.
Bản dịch của kinh Phước Đức là biết tinh cần, tỉnh thức. Tinh cần ở đây tức là tinh cần thanh lọc. Thành ra mình phải sửa cho gần với nguyên văn hơn. Biết ăn chay, biết tu theo phạm hạnh mình nên dịch là biết tinh cần thanh lọc thân tâmtu theo phạm hạnh thì hay hơn dịch là ăn chay. Ăn chay ở đây có nghĩa là thanh lọc thân, thanh lọc tâm, khổ hạnh một chút xíu để cho nhẹ nhàng. Trong bản dịch từ tiếng Pali mình cũng phải sửa lại là sống tinh cần, tỉnh thức. Tinh cần ở đây là chuyên cần thanh lọc thân tâm cho thường, chứ đừng có lâu lâu mới làm một lần mà mỗi năm phải làm nhiều lần. Đi một khóa tu sức khỏe, một khóa tu bảy ngày hay hai mốt ngày để thanh lọc thân tâm và tu theo phạm hạnh (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh)

+ Chú Lăng Nghiêm - Thủ Lăng Nghiêm:
- Mời đọc: Khai thị về Kinh và Chú Thủ Lăng Nghiêm
- Mời đọc: Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm

+ Ứng dụng Chú Lăng Nghiêm: Trừ ái dục và
Tôi đã nói với quý vị về việc tụng chú Lăng Nghiêm. Nếu quý vị tụng được chú Lăng Nghiêm, thì quý vị sẽ là một trong những người giàu nhất thế giới trong bảy kiếp sau. Thực vậy, nếu ngay bây giờ, nếu quý vị tụng được chú Lăng Nghiêm, thì quý vị sẽ là một trong những người giàu nhất thế giới vì quý vị nhận ra được Pháp bảo tạng nầy. Và khi quý vị đặt Pháp bảo tạng nầy vào trong tâm quý vị rồi thì còn có ai đánh cắp ra khỏi được? Bất kỳ loại kẻ cắp nào cũng không lấy được. Pháp bảo tạng nầy ở trong tự tánh của quý vị. Nó đã được cất giữ trong vòm trời Như Lai tạng của quý vị. Chẳng ai có thể tìm đến đó để lấy cắp được. Chẳng thể diễn tả nó vi diệu đến chừng nào. Nếu quý vị thâm nhập được Phật pháp, thì ngay bây giờ quý vị là một trong những người giàu nhất thế gian. Nhưng bây giờ thì quý vị chưa sử dụng tài sản đó được. Khi nào quý vị thành Phật rồi thì điều ấy sẽ thuộc về quý vị. Bây giờ gia tài ấy chỉ mới được kí thác với tên của quý vị, nhưng quý vị chưa đến tuổi trưởng thành, thế nên bây giờ chưa dùng được. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

- Chú Thủ Lăng Nghiêm tiêu trừ Ái dục: ... Như Ma-đăng-già trước kia là dâm nữ, do nhờ sức của thần chú mà tiêu trừ ái dục. Nay trong Phật pháp có tên là Tánh tỷ-khưu ni.
Giảng giải:
"Như Ma-đăng-già trước kia là dâm nữ, do nhờ sức của thần chú mà tiêu trừ ái dục". Trong đời trước, cô ta là dâm nữ, vốn nhiều ái dục. Tuy vậy, năng lực của thần chú Thủ-lăng-nghiêm đã khiến cho tiêu tan hết ái dục trong cô. Nên bây giờ chúng ta mới biết công dụng thần chú Thủ-lăng-nghiêm là để tiêu trừ ái dục trong lòng mỗi người. “Thế thì tôi chẳng muốn tụng chú Thủ-lăng-nghiêm nữa,” quý vị bác lại. “Tôi không muốn tình yêu của mình bị khô héo. Tôi muốn có tình yêu mãi mãi.”
Giữ mãi tình yêu ấy? Được rồi! Quý vị cứ mặc tình. Nếu quý vị đã thích rồi, thì chẳng ai ngăn cản được. Nhưng quý vị nên nhớ rằng thần chú Thủ-lăng-nghiêm không những chỉ trừ bỏ được nghiệp ái, mà còn có thể khiến cho tăng trưởng năng lực thần thông và trí huệ. Đó là năng lực bất khả tư nghì.
Ái tình là khổ đau. Như tôi vừa nói đến. Yêu và ghét là hai cái khổ. Chẳng hạn, hãy xem tình yêu mà không được đáp lại. Người đang yêu không nghĩ đến gì khác ngoài người mình yêu đến mức không ăn không ngủ được. Họ cứ mơ tưởng đến cách theo đuổi, nhưng cuối cùng họ vẫn không đạt được. Có phải đó là nghĩ mãi đến cái khổ hay không?
Nay trong Phật pháp có tên là Tánh tỷ-khưu ni.
Pháp danh Tánh tỷ-khưu ni của Ma-đăng-già biểu hiện sự nhận ra tự tánh của cô ta. Ngay khi Đức Phật nói pháp cho cô ta nghe, ngay lúc đó cô ta chứng ngộ, đạt được quả vị thứ ba của hàng A-la-hán, không qua các thứ bậc sơ quả đến quả vị thứ hai. Cô ta chứng ngộ ngay quả vị thứ ba. Vì cô nhận ra rằng, thấy rằng ái dục vốn là không. A-nan vẫn còn trong giai vị sơ quả, trong khi người vợ của ông trong 500 kiếp trước đã vượt qua mình quá xa.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)
+ LĂNG NGHIÊM CHÚ SỚ LƯỢC GIẢNG
Nhân duyên Ðức Phật thuyết kinh Lăng Nghiêm là vì A Nan bị Ma Ðăng Già Nữ dùng tà chú Tiên Phạm thiên mê hoặc, nhiếp dẫn vào nhà dâm, dựa kề vuốt ve, làm cho A Nan sắp bị hủy hoại giới thể. Ðức Phật sai Bồ tát Văn Thù đem chú đến cứu hộ, dắt A Nan về chỗ Phật. Vì thế nên biết Chú Lăng Nghiêm là chủ thể của Kinh Lăng Nghiêm. Nếu không có chú Lăng Nghiêm, thì không có Kinh Lăng Nghiêm. Mà Charles Luk khi phiên dịch Kinh Lăng Nghiêm ra tiếng Anh, lại võ đoán bỏ đi phần chú Lăng Nghiêm cùng với phần kiến lập thiết trí đạo tràng, nói người Tây phương đối với chú không có gì hứng thú. Ðiều này thật là hoàn toàn sai lầm. Thật như rằng lấy tai thay mắt (đối với vự việc chỉ nghe người ta nói liền tin theo mà không chịu phân tích, xét đoán), giống như thằng mù dẫn thằng đui, người ta nói sao mình cũng tào lao làm bậy theo, thật là vô tri ngu dốt, đáng thương vô cùng, đáng hổ thẹn biết bao. Ðã không thỉnh giáo với các bậc Thiện trí thức, lại lấy ý kiến nông cạn hẹp hòi của riêng mình, độc tài Kinh nghĩa, không sợ quả báo, gan to tầy trời, mà những người không hiểu biết lại a dua theo đó. Lại có những quyến thuộc của ma vương, vô cùng khiếp sợ chân lý của Kinh Lăng Nghiêm phá tà hiển chánh, thanh tịnh minh hối, chuyển mê về ngộ. (HT Tuyên Hóa giảng)

+ Kinh Hoa Nghiêm: Pháp đại thừa chân thật. Rất tuyệt vời. Ở đây có đường dẫn tới fai với nội dung chỉ tóm tắt sơ lược đề mục Kinh để tiện tra cứu. Kính xin mời quí vị tìm đọc Kinh văn gốc HT Tuyên Hóa giảng giải.
 GIỚI THIỆU
Mở đề Kinh Hoa Nghiêm ................................................13
Dẫn nhập..........................................................................18
Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm Thứ Nhất ..........................28

Giới thiệu sơ lược về bảy nơi, chín hội, ba mươi chín phẩm. Bộ Kinh nầy gồm có 45 phẩm Kinh văn, nhưng chỉ dịch ra được 39 phẩm, gồm 80 quyển.
Hội thứ nhất thì nói về "tin nhân quả".
Từ hội thứ hai đến hội thứ sáu thì nói về "sai biệt nhân quả".
Hội thứ bảy thì nói "bình đẳng nhân quả".
Hội thứ tám thì nói "thành hạnh nhân quả".
Hội thứ chín thì nói "chứng nhập nhân quả".

Hội thứ nhất có 11 quyển là : Cử quả hoan lạc sinh tín phần. Từ hội thứ hai đến hội thứ bảy cộng lại có 41 quyển là : Tu nhân khế quả sinh giải phần. Hội thứ tám có 7 quyển là : Thác pháp tiến tu thành hạnh phần. Hội thứ chín có 21 quyển là : Y nhân chứng nhập thành đức phần.

    Hội thứ nhất tại Bồ Đề Đạo Tràng Hội nầy nói sáu phẩm :
1. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm.
2. Phẩm Như Lai Hiện Tướng.
3. Phẩm Phổ Hiền Tam Muội.
4. Phẩm Thế Giới Thành Tựu.
5. Phẩm Thế Giới Hoa Tạng.
6. Phẩm Tỳ Lô Giá Na.

       Hội thứ nhì ở tại Điện Phổ Quang Minh.
     Hội nầy nói sáu phẩm :
7. Phẩm Danh Hiệu Như Lai.
8. Phẩm Bốn Thánh Đế.
9. Phẩm Quang Minh Giác.
10. Phẩm Bồ Tát Vấn Minh.
11. Phẩm Tịnh Hạnh.
12. Phẩm Hiền Thủ.
      Trên đây là mười hai phẩm diệu pháp nói ở tại nhân gian.

       Hội thứ ba ở tại Điện Diệu Thắng trên cung trời Đao Lợi.
      Hội nầy cũng nói sáu phẩm.
13. Phẩm Thăng Lên Đỉnh Tu Di.
14. Phẩm Kệ Tán Tu Di.
15. Phẩm Thập Trụ.
16. Phẩm Phạm Hạnh.
17. Phẩm Công Đức Ban Đầu Phát Tâm.
18. Phẩm Minh Pháp.

        Hội thứ tư ở tại Điện Bảo Trang Nghiêm, cung trời Dạ Ma.
Hội nầy nói bốn phẩm.
19. Phẩm Thăng Lên Trời Dạ Ma.
20. Phẩm Kệ Tán Dạ Ma.
21. Phẩm Thập Hạnh.
22. PhẩmThập Vô Tận Tạng.

      Hội thứ năm ở tại Điện Nhất Thiết Diệu Bảo Trang Nghiêm, cung trời Đâu Suất.
Hội nầy nói ba phẩm.
23. Phẩm Thăng Lên Trời Đâu Suất.
24. Phẩm Kệ Tán Đâu Suất.
25. Phẩm Thập Hồi Hướng.

      Hội thứ sáu ở tại Điện Ma Ni Bảo Tạng, cung trời Tha Hoá Tự Tại.
      Hội nầy chỉ nói một phẩm.
26. Phẩm Thập Địa.
     Trên đây là mười bốn phẩm diệu pháp nói ở trên Thiên cung.

    Hội thứ bảy ở tại Điện Phổ Quang Minh.
    Hội nầy nói mười một phẩm :
27. Phẩm Thập Định.
28. Phẩm Thập Thông.
29. Phẩm Thập Nhẫn.
30. Phẩm A Tăng Kỳ.
31. Phẩm Thọ Lượng.
32. Phẩm Bồ Tát Trụ Xứ.
33. Phẩm Thập Thân Tướng Hải.
34. Phẩm Tuỳ Hảo Quang Minh.
35. Phẩm Hạnh Phổ Hiền.
36. Phẩm Như Lai Xuất Hiện.

      Hội thứ tám tại Điện Phổ Quang Minh. Hội nầy chỉ nói một phẩm
38. Phẩm Lìa Thế Gian.

    Hội thứ chín ở tại Rừng Thệ Đa.
    Hội nầy chỉ nói một phẩm:
39. Phẩm Vào Pháp Giới.

    Giải thích chúng Bát bộ Tứ Vương (tám bộ chúng, bốn ông vua hộ đời), Bát bộ tức là :
1. A Tu La Vương.
2. Ca Lâu La Vương.
3. Khẩn Na La Vương.
4. Ma Hầu La Già Vương.
5. Dạ Xoa Vương.
6. Long Vương.
7. Cưu Bàn Trà Vương.
8. Càn Thát Bà Vương.

Tứ Vương tức là :
1. Phương bắc Đa Văn Thiên Vương.
2. Phương tây Quảng Mục Thiên Vương.
3. Phương nam Tăng Trưởng Thiên Vương.
4. Phương đông Trì Quốc Thiên Vương.
     Mỗi vị thống lãnh hai bộ chúng.

    Mười hai chúng chư thiên thuộc dục giới và sắc giới. Tại dục giới có bảy chúng :
1. Nguyệt Thiên Tử.
2. Nhật Thiên Tử.
3. Tam Thập Tam Thiên Vương.
4. Tu Dạ Ma Thiên Vương.
5. Đâu Xuất Thiên Vương.
6. Hóa Lạc Thiên Vương.
7. Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương.

    Tại Sắc giới có năm chúng :
1. Đại Phạm Thiên Vương.
2. Quang Âm Thiên Vương .
3. Biến Tịnh Thiên Vương.
4. Quảng Quả Thiên Vương.
5. Đại Tự Tại Thiên Vương.

 + Trang nguồn đầy đủ các tập: Tất cả 25 tập Kinh Hoa Nghiêm

Thủ nhãn biến thân diệu vô biên
Hàng phục chúng ma trấn tam thiên
Khảo tà quy chánh tu thiện pháp
Ma ha bát nhã nan ngôn tuyên.
Phiên dịch
Biến hình tay mắt chẳng tận cùng
Cõi nước ba ngàn an chúng ma
Khảo nghiệm chánh tà tu thiện pháp
Dùng lời há nói được ma ha. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Hóa Phật đảnh thượng pháp tối kỳ
Phổ cứu quần sinh xuất hãm ni
Công viên quả mãn siêu tam giới
Tức hoạch giác giả thọ thánh ký.
Phiên dịch
Hóa Phật đảnh thượng pháp diệu kỳ
Cứu độ quần sinh thoát bủa vây
Công quả viên thành qua ba cõi
Bồ đề thọ ký đắc thánh vị. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Đa văn đệ nhất thuộc A Nan
Quảng học thiện ký Khổng Nhan Uyên
Độc tụng đại thừa thâm bát nhã
Trí tuệ thao thao như dũng tuyền.
Phiên dịch
Nghe nhiều bậc nhất chính A Nan
Học rộng nhớ hay Khổng Nhan Uyên
Đọc tụng đại thừa sâu bát nhã
Như dòng suối cuộn trí mông mênh. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Thế thế sinh sinh pháp vương gia
Cung điện lâu các diệu liên hoa
Bất thọ thai tạng thân thanh tịnh
Tín giải hành chứng ma ha tát.
Phiên dịch
Kiếp kiếp thọ sinh nhà pháp vương
Cung điện hoa sen thơm ngát hương
Không thọ thai sinh, thân thanh thoát
Tin hiểu tu chứng đạo Bồ tát. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Túc thực đức bản chủng thắng nhân
Chư Phật Bồ tát quyến thuộc thân
Giác hải trừng thanh tâm nguyệt hiện
Đại viên kính trí cổ kim minh.
Phiên dịch
Xưa trồng cội đức hạt thiện lành
Vào nhà Bồ tát, Phật thọ sinh
Giác như trăng hiện trên dòng biếc
Trí lớn gương tròn soi cổ kim. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Nhất tâm cung kính thiên trung thiên
Chúng sinh ái niệm các chân hư
Chủng nhân kết quả cầu chư kỷ
Lễ thượng vãng lai đạo bất thiên.
Phiên dịch
Một lòng cung kính Đức Như Lai*
Ái dục chúng sinh chuỗi vọng hư
Ta chính là nhân sinh kết quả
Đến đi cung thỉnh đạo như như. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Đại từ đại bi cứu quần sinh
Đại hỷ đại xả ích hàm manh
Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo
Đại hùng đại lực Phật quả thành.
Phiên dịch
Đại từ đại bi cứu người người
Đại hỷ đại xả ích chúng sinh
Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo
Đại hùng đại lực Phật quả thành. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

+ CÁC TAY THỦ NHÃN ẤN PHÁP
+ 42 Thủ Nhã Phải Được Chân Truyền: Thông báo được công bố ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Văn Phòng Quản Trị Vạn Phật Thánh Thành: Bất cứ khi nào Hòa thượng Tuyên Hóa truyền pháp 42 Thủ Nhãn, Ngài luôn nhấn mạnhBất cứ ai truyền pháp này mà không có sự chấp thuận của tôi sẽ gặp ma chướng.” (1). Trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã đặc biệt huấn thị vị trụ trì của Vạn Phật Thánh Thành (Pháp sư Hằng Luật) như sau: “Đừng để pháp môn Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn này diệt tận. Hãy tiếp tục truyền lại cho các thế hệ sau. Việc truyền pháp này phải được tiến hành trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ngàn tay ngàn mắt (ở Phật Điện chính của Vạn Phật Thánh Thành).” (2) (Nguồn: Hòa Thượng khai thị rằng )

+ Trang 72 của quyển sách nầy cũng cho biết là 42 Thủ Nhãn nầy đều là sở tu của Bồ Tát, chứ chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát. Ngài cũng cho biết là tại Đài Loan có một vị Pháp Sư giảng Chú Đại Bi, mỗi một Thủ Nhãn vị nầy đều giảng thành một vị Bồ Tát. Ví dụ như “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn” thì vị nầy giảng là: “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát Thủ Nhãn”. Giảng như vậy là sai, sai một ly đi một dặm là vậy. Hình Thủ Nhãn tức là hình bàn tay có cầm những pháp bảo, mà cũng kỳ lạ là từ câu thứ 24.“Tát Bà Tát Bà” mới bắt đầu có Thủ Nhãn nầy và chấm dứt ở câu 75. “Ta Bà Ha” gồm có 42 hình ảnh của bàn tay với nhiều ấn quyết, mà không chấm dứt ở câu 84. “Ta Bà Ha” là câu cuối cùng, nhưng dẫu sao đi nữa thì đây cũng là những lời giải thích của vị có tu, có hành trì Thần Chú Linh Cảm nầy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vì lòng Đại Bi mà đã thể hiện ra như thế để hóa độ chúng sanh, còn tin hay không thì xin tùy theo từng người đã cảm ứng với Thần Chú nầy như thế nào, chứ bảo rằng đúng hay sai thì lại là vấn đề khác nữa. (Sách Chú Đại Bi giảng giải của HT Tuyên Hóa - Thượng Tọa Thích Minh Định dịch sang tiếng Việt)

+ Ý nghĩa Tượng Quán Âm Bồ Tát: 42 tay ở giữa nêu biểu báo thân Phật, nêu biểu 42 thánh vị tu chứng (thập trụ, thập hạnh, thập địa, thập hồi hướng, đẳng giác và diệu giác) để cứu độ 25 cõi chúng sinh trải qua 42 thánh vị để thành tựu giác ngộ.(Nguồn: Giảng về Tượng Quán Âm Bồ Tát ngàn Tay và 42 Tay Ấn Pháp)

+ Câu Chú 24. Tát bà tát bà: Câu này là Bảo Ấn/ Bảo thủ nhãn ấn pháp. Ý nghĩa tương ứng cả bài Chú Đại Bi và Tay Ấn này bao hàm cả 42 tay thủ nhãn (Nhưng quí vị phải thành tựu cả 42 Thủ nhãn thì khi đó mới sử dụng được Ấn này). Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.

Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Với Bảo ấn, quí vị có thể làm lợi lạc, an vui cho mọi loài chúng sinh. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”. (Ngài HT Tuyên Hóa đã dùng 2 lần để cứu người sắp chết sống lại nhiều năm).
Đạo Lão gọi là “Phiên thiên ấn”. Bồ – tát Quán Thế Âm gọi là “Bảo ấn”. (Nguồn: Giảng Chú Đại Bi)./.

+ Tùy theo mỗi Ấn Pháp mà có thể là dùng cả hai Tay hoặc một Tay để biểu diễn - Ngàn cánh Tay của Bồ Tát tương ứng với Ngàn Ấn Pháp. 

+ Ứng dụng Sáu Tay Ấn <=> Sáu hạnh và Sáu mắt: (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

Có 6 hạnh rất quan trọng: 

1- Cho ra
2- Buông đi (tay buông đi có 2 vị thế: Thí Vô Úy và Thí Tiếp Dẫn, 2 tay nhỏ- Xem nguồn
3- Xoa dịu (Tay xoa dịu cũng có 2 tay là Đại Bi Cam Lồ và Đại Từ Giáng Vũ
4- Gỡ rối
5- Nhấc bổng
6- Mãn nguyện
 
Đây là 6 tay mà cũng là 6 hạnh. Sáu hạnh đi với 6 mắt là:
1-Cho ra đi với mắt Tri Ân
2- Buông đi đi với mắt Thấy bản tánh
3- Xoa dịu đi với mắt Hiền lành
4- Gỡ rối đi với mắt Thấy suốt
5- Nhấc bổng đi với mắt Tha thứ
6- Mãn nguyện đi với mắt Tin sâu
Như thế là mình có mắt, có tay và có tâm. Có đủ bộ như vậy thì mình mới thấy được con đường tu dễ dàng. Nếu các bác đem bạn tới Mạn Đà La kỳ này (Thay Tượng A Di Đà thành Tượng 6 Tay Quan Âm đặt ở giữa mạn Đà La), các bác nên giới thiệu đây là con đường nhập thế, của đạo bồ tát là đạo của tình thương và của lòng từ bi mở rộng. Đây là thực hành phụng sự.
+ 42 Chủng Tử Tự trong Kinh Hoa Nghiêm: Kinh giảng về thứ tự tu hành từ thấp đến cao, một bản đồ tu hành, chỉ dẫn con đường tu đạo đến quả vị Bồ Tát, Phật quả.
Đức Phật gói nghém cảnh giới bất nhị/ Vô sắc vô hiện của Ngài vào 42 chủng tử Tự, qua Mạn đà la ... biểu hiện bản tánh của Ngài. 42 chủng tử tự (Đỉnh cao của trí tuệ) ứng vô số cửa giải thoát. Sử dụng để giúp chúng sinh, ví dụ một người đang buồn, nếu dụng chủng tử tự và câu Chú tương ứng nhập vào Tâm anh ta, mang năng lượng tình thương vào hóa giải (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)
 

+ PHẦN 42 TAY ẤN PHÁP: Mời xem chi tiết Tóm lược 42 Thủ Nhãn Ấn Pháp

Xem thêm Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi Tại đây
Xem thêm: (Xem Giới Thiệu 42 Thủ NhãnClip về Chủng tử tự)

Cấp Tu, Khoái Độ chư long vương
Quả Vãng, Pháp Đại các thiện tường
Quy y tam bảo hộ đạo trường
Hành trụ tọa ngọa vĩnh an khang.
Chú: cấp tu, pháp độ, quả vãng, pháp đại, giai thượng.
Phiên dịch
Cấp Tu, Khoái Độ, các vua rồng
Quả Vãng, Pháp Đại bậc hiền thần
Quy y tam bảo làm hộ pháp
Đi, đứng, ngồi, nằm thường an nhiên. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Khẩu nhã huyền hà biện tài hùng
Ngôn từ khảo diệu âm lượng hồng
Lý sự viên dung pháp tánh áo
Truyền Phật tâm ấn vạn thiện đồng.
Phiên dịch
Mở miệng thao thao sức biện tài
Tiếng lời vang vọng diệu thanh âm
Lý sự gồm thu trong pháp tánh
Muôn một chung đồng ấn Phật tâm. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Phạm âm liệu lượng biến thái không
Khải lung chấn quý cảnh ngu mông
Huyền diệu biến hóa bảo đạc thủ
Văn thanh ly khổ giác hoa tông.
Phiên dịch
Phạm âm réo rắt một trời không
Đui, điếc, ngu si được tỏ thông
Chuông báu diệu huyền muôn biến hóa
Nghe chuông thoát khổ ngộ hoa tông. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Niệm tư tại tư vọng quy chân
Thập phương chư Phật thụ thủ thân
Tốc chứng tam bối cửu phẩm địa
Ma ha diệu pháp thắng linh văn.
Phiên dịch
Tâm thường niệm Phật vọng hóa chân
Tay Phật mười phương tự trao truyền
Chín phẩm ba tầng mau chứng được
Ma ha diệu pháp bản kinh huyền. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Bạch cốt hoàn giao thổ vị mai
Hành nhân tu pháp thiết cung đài
Luyện thành quỷ thần tuân hiệu lệnh
Độc lâu trượng thủ bi nguyện hoài.
Phiên dịch
Xương trắng còn trên đất chưa chôn
Người tu thánh pháp dựng đài cao
Luyện thành quỷ thần tuân hiệu lệnh
Chống gậy đầu lâu nguyện đại bi. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Pháp âm hưởng triệt chấn chư thiên
Nhất thiết thiện thần y triệu lệnh
Tứ phương kết giới thiên biến hóa
Long vương hộ vệ tại hậu tiền.
Phiên dịch
Pháp âm chấn động khắp chư thiên
Tất cả thần nhân y lệnh chầu
Phân định bốn phương ngàn biến hóa
Vua rồng bảo vệ trước và sau. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Nhân Quý chinh liêu dũng vô địch
Nê hà cứu giá lập công kỳ
Cao ly đầu hàng triều thánh đế
Tha phương nghịch tặc tuyệt tông tích.
Phiên dịch
Viễn chinh Nhân Quý bậc anh hùng
Giúp nước cứu vua lập đại công
Cao ly đầu hàng triều thánh đế
Nghịch tặc phương nào lưu dấu chân. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Chư thiên khoái lạc thắng nhân gian
Phát nguyện vãng sinh đa trở nan
Đản tự thủ trì hồng liên hoa
Đàn chỉ vãng sinh phi đẳng gián.
Phiên dịch
Vui thú cõi trời hơn thế gian
Phát nguyện vãng sinh bao khó khăn
Hồng liên hoa thủ siêng tu tập
Búng tay tức khắc đã về nhà. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Thanh tịnh vô nhiễm Đại Phạm Thiên
Thọ thắng diệu lạc phúc báo toàn
Đản năng trì thử quân trì thủ
Thân thân sinh bỉ thọ như sơn.
Phiên dịch
Thanh tịnh vô nhiễm Đại Phạm Thiên
Thọ phúc báo thù thắng vẹn toàn
Chuyên cần trì pháp quân trì thủ
Thọ kiếp lâu dài như núi non. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Thiên thượng chúng bảo diệu nghiêm trang
Điạ trung phục tạng hóa ngu manh
Hải lý long cung kỳ trân hiện
Bảo khiếp thủ nhãn phóng hào quang.
Phiên dịch
Thiên giới trang nghiêm lắm ngọc ngà
Dấu trong lòng đất hóa thô sơ
Cung điện vua rồng trân bảo hiện
Hộp ngọc hào quang tỏa sáng lòa. (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

Vi diệu nan tư tử liên hoa
Bồ đề tốc chứng giải thoát pháp
Diện kiến thập phương Phật đà gia
Tòng kim bất lạc lục đạo gia.
Phiên dịch
Vi diệu đóa sen tím khó lường
Mau chóng chứng giải thoát Bồ đề
Thấy được đất Phật khắp mười phương
Sáu cõi thời thời chẳng lạc về (Nguồn: 42 Thủ nhãn CĐB - HT Tuyên Hóa)

+ Chu Kỳ: Sự chuyển động lặp đi lặp lại theo Định Luật Chu Kỳ bao chùm và điểu khiển mọi hoạt động của vạn sự, vạn vật trong vũ trụ, sự tuần hoàn của các chu kỳ tuân theo Định Luật Tuần Hoàn - Định Luật Tiến Hóa của Vũ trụ.

+ Bản chất của Chu kỳ (LVLCK, 1036 - 1040): Các nhà nghiên cứu bàn về các chu kỳ xuất hiện của các Cung năng lượng (Rays), đưa ra các niên đại độc đoán, như là 2 500 năm, cho sự biểu lộ của bất cứ Cung đặc biệt nào. Một Cung nào đó trải qua chu kỳ của nó trong đoạn thời gian đó, nhưng chỉ có cung đó thôi, các cung khác hoặc dài hơn hoặc ngắn hơn. Sự dị biệt có một ảnh hưởng lớn tới các chu kỳ Chân Ngã, và chịu trách nhiệm cho độ dài thời gian giữa các lần hóa nhập (incarnations). Một số Egos theo chu kỳ xuyên qua các lần hóa nhập của chúng và các chu kỳ qui ẩn (pralayas) của chúng rất nhanh chóng; các Chân Ngã khác trải qua các kỳ gian dài không đếm xuể, do đó không thể nói rằng có các “mức trung bình” (“averages”) bằng nhau nối tiếp với sự xuất hiện của các Egos trên cõi cảm dục chẳng hạn. Sự kiện này có liên quan tới cách diễn tả của H.P.B. về nỗ lực của Thánh Đoàn (Lodge) mỗi 100 năm. Dưới loại mãnh lực đặc biệt theo chu kỳ phát xuất từ Thánh Đoàn, dấu nước cao (high water mark) của hoạt động của Thánh Đoàn được tìm thấy một lần trong mỗi bảy chu kỳ. Tất cả những gì xuất phát trên Cung đó đều được kiểm soát bằng các nỗ lực xoắn ốc theo chu kỳ dựa trên con số 10 và các bội số của nó, và tìm thấy rung động theo chu kỳ cao siêu nhất của nó, khi nó xảy ra, trong phần tư cuối cùng của mỗi thế kỷ. Điều mà các nhà nghiên cứu hiện đại hơn của chúng ta thường hay quên trong mối liên hệ này là ở chỗ hoạt động này chỉ là biểu hiện của một loại thần lực trong số 7 thần lực có được và thần lực đó có liên quan trước tiên với nhóm các adepts (cao đồ) đang ở trên hướng năng lượng đặc biệt đó, và tất nhiên sẽ tác động nhiều lên tất cả các đệ tử và con người ở trên hướng tương tự. Đồng thời, công việc mà loại thần lực đó khai mở được Thánh Đoàn bảo trợ nói chung, vì nó là thành phần của phóng xuất lực (force emanation) của Hành Tinh Thượng Đế. Tất nhiên, lực đó rất quan trọng do sự kiện là năng lượng cung này là năng lượng của một trong ba Cung chính; nhưng trong tiến trình lập lại thăng bằng, nó sẽ được làm quân bình bởi hoạt động phóng phát có chu kỳ tương tự từ hai Cung chính kia.

Ở đây có thể thêm rằng khi điều này được nhận biết, điều sẽ trở nên rõ rệt là các khám phá khoa học có tính cách mạng vốn có thể được truy xuống nhiều thế kỷ, như là việc thiết lập Định Luật Hấp Dẫn, sự tuần hoàn của máu, xác định về bản chất của hơi nước, việc con người khám phá ra dạng thức của hiện tượng điện mà con người đã khai thác, và nhiều khám phá gần đây về chất radium, đều ở trong bộ môn riêng của các Ngài (bộ môn của Đức Mahachohan), tương tự với nỗ lực được tạo ra trong phần tư cuối của mỗi thế kỷ để thúc đẩy sự tiến hóa của con người qua một phát hiện thêm về phần nào đó của bộ GLBN. Newton, Copernicus, Galileo, Harvey và Curies đều ở trên tuyến lực riêng của họ, tức là những kẻ mang ánh sáng ngang hàng với H.P.B. Tất cả đều làm thay đổi hoàn toàn tư tưởng của thời đại của họ; tất cả đều đem đến một thúc đẩy lớn cho năng lực của con người để giải thích các định luật của thiên nhiên và để hiểu được tiến trình vũ trụ, và chỉ những ai có thị kiến giới hạn mới không nhận ra sự hợp nhất của nhiều sự thôi thúc của thần lực phát xuất từ Thánh Đoàn duy nhất.
- Các chu kỳ này sẽ không trùng hợp, vì không phải tất cả chúng đều tương tự với đường xoắn ốc 100 năm. Một ý tưởng nào đó về chu kỳ của Đức Mahachohan với các xung lực tỏa ra có thể được gom lại bằng cách xét các niên đại của các khám phá khoa học quan trọng nhất từ thời Plato (Pháp ngữ: Platon, 427 ? – 347/348 trước T.C.);

- Các chu kỳ của Cung hai cũng có thể được tính bình quân bằng một bản tóm tắt về các xuất hiện của các Đại Huấn Sư qua các thời đại.

Các phóng phát thần lực từ Đức Bàn Cổ (Manu), hay các Đấng thuộc Cung Một, được truy nguyên một cách dễ dàng khi xem xét về các giống dân, và điều này đã được làm trong việc thừa nhận các căn chủng và phụ chủng. Những gì thường bị bỏ qua đó là mỗi một trong các cung năng lượng này biểu lộ một cách xây dựng, qua các tác nhân kiến tạo hình hài, và một cách hủy diệt qua khả năng của mãnh lực hủy diệt trước khi kiến tạo. Như vậy các chu kỳ có thể được xét theo hai khía cạnh.

Chính ở điểm này mà các nhà nghiên cứu thuộc một chi bộ của phong trào minh triết thiêng liêng của chúng ta phải nhận ra sự thật rằng, giống như H.P.B. xuất lộ dựa vào một trào lưu năng lượng theo chu kỳ để hủy diệt các hình hài giới hạn phải được tìm thấy trong thế giới của khoa học và tôn giáo, cũng thế, công việc của con người cũng phải thích hợp với các phóng phát thần lực, như là công việc xây dựng của Cung hai liên kết với năng lượng của Cung bảy vào lúc này.

Khi các nhà nghiên cứu học được cách phối hợp các chu kỳ 100 năm chứa loại năng lượng cung thứ nhất với các xung lực cũng mạnh mẽ từ Cung hai và Cung ba, bấy giờ, chúng ta sẽ có việc ngưng lại nhiều tranh cãi. Không có một thôi thúc quan trọng nào sẽ đến từ Thánh Đoàn theo đường lối Cung Một, tức Cung Ý Chí hay Quyền Năng mãi cho đến khi cuối một thế kỷ. Một thôi thúc như thế theo đường lối thần lực khác đã đến khi việc khám phá ra bản chất của nguyên tử được đạt đến xuyên qua việc nghiên cứu về điện và về các chất phóng xạ, và một thôi thúc từ Ngôi Hai đang sắp xảy ra. Thật là không an toàn cho các đạo sinh với cái nhìn hạn hẹp đối với giáo điều về vấn đề các chu kỳ. Không kể đến các thôi thúc theo chu kỳ luôn luôn được ban ra, trùng lắp và thay thế, đồng thời pha trộn với nhau, có nhiều sự thôi thúc mà chúng ta có thể gọi là các thôi thúc nhỏ (và chu kỳ của 100 năm mà HPB nhắc đến chỉ là một thôi thúc nhỏ. Có một chu kỳ 1 000 năm quan trọng hơn nhiều).các chu kỳ rộng lớn với 2 500 năm, 7 000 năm, 9 000 năm, 15 000 năm và nhiều chu kỳ khác mà chỉ những đệ tử điểm đạo mới biết được và có thể theo dõi; các chu kỳ này có thể gián đoạn dựa trên bất cứ các thôi thúc nhỏ nào, và có thể được thấy xuất hiện, một cách không mong đợi, xét theo sự hiểu biết của con người bậc trung, và tuy thế họ chỉ là các sức thôi thúc quay trở lại được tạo ra theo chuyển động có chu kỳ có lẽ cách đây hàng ngàn năm.
H.P.B. có lý trong xác nhận của bà xét về sự thôi thúc của Cung một; nhưng các môn đệ của bà đều không đúng, bao giờ mà họ bỏ sót và phủ nhận sáu loại xung lực kia, bằng hoặc là quan trọng hơn, vốn có thể phát ra theo chu kỳ từ Thánh Đoàn và vốn sẽ đáp ứng với sự đáp ứng từ những người rung động với loại năng lượng đặc biệt.

Xem: Tổng hợp về Chu kỳ

+ Nguyệt cầu (The Moon): Vệ tinh của chúng ta đang tuôn đổ vào bầu thấp nhất của dãy hành tinh chúng ta (bầu D, tức Địa cầu) tất cả các năng lượng và sức mạnh của nó; và đã dời chuyển chúng qua một trung tâm mới, hầu như trở thành một hành tinh chết, trong đó, từ lúc bầu hành tinh của chúng ta ra đời, việc quay đã ngưng lại.” (LVLCK, 154–155)
+ Mặt Trăng: Mặt Trăng là hình hài chết, không có tính chất nào của chính nó, nó không có một phóng phát năng lượng nào cả, nó không thể truyền cho Địa cầu bất cứ thứ gì cả. Hành tinh ẩn dấu của Vulcan hoặc Uranus, sử dụng như sau:
(i)- Với người kém tiến hóa hay trung bình thì dùng Vulcan,
(ii)- Với Người tiến hóa cao thì làm việc với Uranus (CTHNM III, 21);
- Chân Sư DK: Khi Nói Mặt Trăng chủ thể cai quản 1 cung là Mặt trời hay Mặt trăng, tôi sẽ nói đến 2 Hành tinh ẩn giấu là Vulcan và Uranus. Các Hành tinh này có thể thay thế lẫn nhau ở công dụng của chúng. Do đó, về nội môn, Tôi nhắc đến Uranus (CTHNM, 113),
- Chân Sư DK: Mặt Trăng che dấu cả Vulcan lẫn Neptune - Đặc biệt quan trọng ở trạng thái liên kết hình hài với Tâm thức (CTHNM, 308) 
+ Thủy tinh và Mặt trăng truyền dẫn Cung 4, Nguồn: (GQ1- Cấu tạo con người)
+ Cung Mặt trăng: Tính khí, nhà, bản chất trong nhà, phẩm chất nuôi dưỡng. (Xem nguồn)

+ Mặt Trăng Là Bậc Nhất Trong các Tinh tú: Cũng như trong các ngọn núi, Tu di sơn vương là bậc nhất. Cũng như trong các dòng suối, biển lớn thu nhập nước, biển lớn là bậc nhất. .... Cũng như giữa các vì tinh tú trong hư không, mặt trăng là bậc nhất. .. trong các hội chúng, Như Lai là bậc nhất, là tối đại, là tối thượng, là tối cao, là tối tôn, là tối diệu. (Nguồn: mục 489- Trung A Hàm, Phẩm 11, số 141)
+ Kinh nghiệm thất bại từ Nguyệt cầu: Mục tiêu mỗi kiếp sống là sự phát triển của một hình hài thích hợp hơn để cho tinh thần sử dụng; và khi mục tiêu này được đạt đến, lúc bấy giờ Chủ Thể Nội Tâm xoay sự chú ý của mình đi nơi khác, sự chết đến và hình hài sẽ tan rã sau khi đã được dùng cho nhu cầu của Chủ Thể đó. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra trong mọi kiếp sống con người, mà cũng không nằm trong mỗi chu kỳ hành tinh. Bí mật của nguyệt cầu là bí mật về sự thất bại, điều này khi được hiểu rõ sẽ đưa đến một đời sống xứng đáng và đem lại một mục tiêu xứng đáng cho nỗ lực có hiệu quả nhất của chúng ta. Khi nào khía cạnh chân lý này được nhận thức một cách rộng rải, cũng như khi sự sáng suốt của nhân loại đã đầy đủ, lúc bấy giờ sự tiến hoá sẽ tiếp diễn một cách chắc chắn và sự thất bại sẽ ít đi. (LVLCK, 171)

+ Vật chất và dĩ thái và những từ đồng nghĩa - Matter and ether are synonymous terms:
Bảy cõi giới chính này thuộc thái dương hệ của chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ, chúng ta có thể từ đó thấy được lý do được Bà H. P. B. nhấn mạnh về sự kiện rằng vật chất và dĩ thái là những từ đồng nghĩa và rằng chất dĩ thái này được thấy ở dạng này hay dạng khác trên tất cả các cõi giới, và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, được gọi một cách không phân biệt là mulaprakriti hay vật chất tiền di truyền nguyên thủy, và khi được phân hoá bởi Fohat (hay Lực năng lượng sống, Thượng Đế thứ ba hay Brahma), nó được gọi là prakriti, hay vật chất. (TCF/ LVLVT, 118)

+ DĨ THÁI - NƯỚC CỦA KHÔNG GIAN: Chúng ta đã tạo ra một thuật ngữ mà chúng ta gọi là dĩ thái (ether). Nói theo huyền linh học, đây là cách hiện đại để diễn đạt “nước của không gian (“waters of space”), vốn là khối nước của ham muốn (waters of desire), mà chúng ta bị chìm ngập trong đó. Nó lên xuống liên tục và là luồng sự sống, được tạo thành với bốn mươi chín loại năng lượng, đang tuôn đổ qua hoa sen chân ngã vũ trụ, và (tỏa ra từ nó) cung cấp theo mức độ của nó để nuôi dưỡng hình tướng – thuộc thái dương, thuộc hành tinh, hoặc thuộc con người − mà nó chịu trách nhiệm. Điều này được bàn đến trong bộ sách “Luận Về Lửa Càn Khôn”. (LVHLT, 275)

+ Dĩ Thái: Dĩ thái là dạng thô trược nhất của Tiên Thiên Khí (Akasha). (GLBN I, 78)

+ Dĩ thái: Trong và qua Dĩ thái của không gian, các năng lượng từ nhiều Cội Nguồn xuất phát đang nắm giữ/ vận dụng (Play). Thể dĩ thái của hành tinh, thái dương hệ và 7 thái dương hệ (Có thái dương hệ chúng ta)... cung cấp môi trường truyền chuyển cho tất cả các năng lượng đang tác động trên và qua thái dương hệ .... Nó chuyển động liên miên không dứt- một môi trường vĩnh cửu cho việc trao đổi và truyền chuyển năng lượng.
* Dĩ thái không gian, Dĩ thái hành tinh, Dĩ thái trong con người .... mời xem tại (CTHNM, 16)

+ Dĩ thái là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi hồng trần. Dĩ thái có 4 phân thân của nó là Tứ Đại: Phong, Hỏa, Thủy, Địa. (LVLCK, 43)

+ Chất dĩ thái sẽ hoàn toàn thấy được đối với nhiều người vào cuối thế kỷ (XX-ND) này (LVHLT, 374)

+ Có 4 loại chất dĩ thái Của Các Cõi Phụ Của Cõi Trần (Cõi Hồng Trần Vũ Trụ Biểu Lộ này là 01 biến phân của Cõi Bảy - Cõi Hồng Trần Vũ Trụ, là Cõi thấp nhất của Bảy Cõi Vũ Trụ Hệ thống/ Gốc) (LVLCK, 320, 326):

a. Cõi phụ 1 - Cõi trần (cõi phụ cao nhất) chứa chất dĩ thái 1.

b. Cõi phụ 2 - Cõi trần, chất dĩ thái 2, ánh sáng cõi trần sử dụng làm phương tiện truyền đi.

c. Âm thanh tác động qua Cõi phụ 3 - Chất dĩ thái thứ 3.

d. Màu sắc có liên kết với Cõi phụ 4 - Chất dĩ thái thứ 4. Dĩ thái 4 là chất mà nhờ đó, đa số thể dĩ thái của con người được tạo thành.

+ Dĩ thái lực tức là sinh lực. (TLHNM II, 309)

+ Huyền linh học nhìn nhận có 7 Bản Tố Vũ Trụ, 4 hoàn toàn thuộc về vật chất, bản tố thứ 5, Dĩ Thái, bán vật chất, sẽ trở nên thấy được trong không khí vào cuối Cuộc Tuần Hoàn thứ 4. (GLBN I, 78)

+ Khoa Học Khám Phá Dĩ Thái: Còn Vật lý học với các khám phá về quark đã bước vào cõi phụ dĩ thái (etheric) của cõi trần. Trong tương lai, nếu khoa học có thể khám phá ra cách làm việc cới các cõi phụ dĩ thái theo cách như hiện nay đang làm việc với thế giới vật lý (ba cõi phụ 5,6,7) thì có lẽ đó là một trong những tiến bộ vĩ đại nhất.

+ DĨ THÁI Không gian - Ether: Thuật ngữ Dĩ Thái. Nói theo huyền linh học, đây là cách hiện đại để diễn đạt “nước của không gian” (“waters of space”), vốn là khối nước của ham muốn (waters of desire), mà chúng ta bị chìm ngập trong đó. Nó lên xuống liên tục và là luồng sự sống, được tạo thành với 49 loại năng lượng, đang tuôn đổ qua hoa sen chân ngã vũ trụ,...(LVHLT, 275)

(Xem: Điểm 6 - Quy Luật 5 - CT Con Người 13- Thể Hồng Trần

Xem thêm: Tổng hợp Thể Xác - Chất và Thể Dĩ Thái

Xem thêm: Tổng hợp về Con Người và Bảy Nguyên Khí

 + Dĩ thái không gian Điểm kế tiếp mà mỗi người trong các bạn cần hiểu rõ đó là sự kiện dĩ thái của không gian chính là lĩnh vực mà trong và qua đó các năng lượng từ nhiều Cội Nguồn xuất phát đang nắm giữ/ vận dụng (Play). Vì lẽ đó chúng ta chỉ đề cập tới thể dĩ thái của hành tinh, của thái dương hệ và của bảy thái dương hệ mà trong đó thái dương hệ của chúng ta là một, cũng như bàn đến thể dĩ thái rộng lớn hơn của vũ trụ mà chúng ta đang nằm trong đó. Ở đây Tôi sử dụng từ ngữ “located” (“nằm”, “có vị trí”…) một cách có cân nhắc và vì các suy đoán mà thuật ngữ đó dẫn đến. Lĩnh vực rộng lớn này, cũng như các lĩnh vực nhỏ hơn và có giới hạn hơn, cung cấp môi trường truyền chuyển (medium of transmission) cho tất cả các năng lượng đang tác động trên và qua thái dương hệ chúng ta, các bầu hành tinh chúng ta và mọi hình thức, sự sống trên các bầu này. Nó tạo thành một lĩnh vực hoạt động liên tục trong một chuyển động liên miên không dứt – một môi trường vĩnh cửu cho việc trao đổi và truyền chuyển năng lượng. (CTHNM, 17)

+ Con người bị chìm ngập trong các mãnh lực mà đối với y như là nước của không gian đối với thái-dương-hệ chúng ta. Con người nhận thấy bản thân y, giống như mặt trời và các hành tinh đi kèm mặt trời cũng nhận thấy như thế, tạo nên một phần của một tổng thể, và giống như thái-dương-hệ của chúng ta chỉ là một trong bảy thái-dương-hệ, được thu hút lại nhau tạo thành một thể (body), ...(LVHLT, 275)

+ Vật chất không gian (matter of space): Theo cách gọi một cách thực tế (graphically) của Ấn giáo thì đối với mỗi Thái Dương Hệ, vật chất không gian chung quanh nó là Cội nguồn của Vật chất (Root of Matter), hay Hỗn nguyên khí (Mulaprakriti) của Thái Dương Hệ đó. (KCVTT, 16)

+ Trường không gian (Field of space): Bản chất của trường không gian là dĩ thái, và thể sinh lực của nó được tạo bằng tổng số các thể dĩ thái của tất cả các chòm sao, các Thái Dương Hệ và các hành tinh nằm trong đó. Toàn bộ mạng lưới quý báu của vũ trụ này có một sự lưu chuyển không ngừng của các năng lượng và các thần lực, điều này tạo thành nền tảng khoa học của các thuyết chiêm tinh học. Giống như các thần lực của hành tinh và của chân nhân (chỉ ghi nhận một trong số nhiều yếu tố) đang tuôn đổ qua thể dĩ thái của từng người trên cõi trần và chi phối ngoại hiện của con người, các hoạt động và các tính chất của y, cũng thế, các thần lực khác nhau của vũ trụ đang tuôn đổ qua mọi phần thể dĩ thái của thực thể mà chúng ta gọi là không gian, rồi chi phối, định đoạt phần ngoại hiện, các hoạt động và các tính chất của mọi hình hài nằm trong chu vi vũ trụ. (CTHNM, 11)

+ Không gian bao quanh Thái Dương Hệ chúng ta: Cuộc chiến vĩ đại đầu tiên để đạt đến việc Tự ý thức trọn vẹn bắt đầu trên Cõi Hồng Trần (TCF - Luận Về Lửa Vũ Trụ, tr 625)
Cõi hồng trần vũ trụ. Đây là lực (ngoài và trong) của chính thái dương hệ và của không gian bao quanh. Nó có thể được xem như các lực của prana, tuôn đổ qua thể dĩ thái của Thượng Đế (bốn cõi phụ cao của chúng ta) vốn là dương so với ba cõi thấp hơn, đang thấm nhuần ba cõi thấp này (một phản ảnh trong vật chất, hay là trong trạng thái Brahma, của sự hợp nhất của Phụ-Mẫu) và tạo ra biểu lộ cụ thể thuần túy. Điều này giải thích tại sao thể xác có sự kiềm chế như thế trong các giai đoạn dài của sự tiến hóa của con người, vì mãnh lực thuộc loại năng lượng này tất nhiên được cảm nhận mạnh hơn nhiều so với các lực khác. Chính mãnh lực thiên thần, và vật chất, vốn rất gần gũi với chúng ta cũng như lừa dối chúng ta một cách mạnh mẽ. Ở đây có tàng ẩn bí mật của ảo lực (maya), và cũng ở đây được thấy bí ẩn của ảo tưởng (illusion). Đối với con người, nơi đây chứa giai đoạn lớn thứ nhất của trận chiến cho ngã thức đầy đủ, và cho việc huyền đồng (identification) với phương diện - Chúa (God-aspect), chớ không phải với phương diện-vật chất. Ở đây ẩn tàng lý do huyền linh giải thích tại sao con người được gọi bằng tên của cha chớ không phải tên của mẹ của y. Khi con người đã chi phối được các tinh hoa thiên thần của cõi trần, thì y kiểm soát kế tiếp các tinh hoa thiên thần của cõi cảm dục và chi phối các tinh hoa cõi trí. Nhờ đạt được điều này trong bản thể riêng của mình, bấy giờ y có thể an toàn trở thành một nhà huyền thuật và tiếp xúc, kiểm soát và hoạt động với các devas có liên quan đến các kế hoạch của Hành Tinh Thượng Đế. Khi nhận ra ba loại thần lực này, con người sẽ tìm được chìa khóa đưa đến cái bí ẩn về các trung tâm lực của mình.

A- KIẾN THỨC CHUNG
+ Nghiệp và Thời gian là hai từ có nhiều đồng nghĩa (Chân Sư DK).
+ Lá số sinh lập theo thời gian là cơ sở để dự đoán số mệnh bằng các phương pháp khác nhau. Nếu người thầy có đủ Tâm và tầm thì dù dự đoán bằng phương pháp nào, thường đều cho kết quả như nhau, không mấy khác biệt. Người dự đoán chẳng qua là tìm thời điểm mà "Nghiệp" hay Năng lượng vũ trụ tương tác tại các thời điểm khác nhau, gây ra các kết quả khác nhau, mà người nào mà trong mệnh vận có cùng năng lượng, thì chịu tác động và gây ra các kết quả khác nhau.
+ Phân nhóm/ Loại người: Theo trình độ tiến hóa gồm Người kém phát triển/ Trung bình/ Trên trung bình - Trí nguyện/ Người tiến hóa/ Thánh nhân..(Nguồn)
+ Xem số qua sự phát triển của Tâm thức: 3 trình độ: Phàm ngã/ Linh Hồn/ Tinh Thần. Ảnh hưởng của cung hoàng đạo và hành tinh ở 3 cấp độ này - Ba Cung tối quan trọng: Mặt Trăng - Mặt Trời - Cung Mọc để ước định công việc sẽ được thực hiện trong tâm thức mỗi kiếp sống.
- Với Tâm thức: Năng lượng dẫn truyền qua các Cung Hoàng và Hành tinh và chức năng tiến hóa Tâm Thức của các Cung Hoàng Đạo với Người thường/ Chí nguyện (Đệ Tử) / Điểm Đạo Đồ, với sự chỉ dẫn của các Kỳ Công, ta có thể dự đoán.... + Các Cung Hoàng Đạo biểu hiện 3 Cấp Độ Tâm Thức (Chiêm THNM, 332)

+ Chín loại năng lượng vũ trụ, các năng lượng mà thể dĩ thái của con người (đang chi phối xác thân vốn nổi bật về tính chất máy móc và tiêu cực trong các phản ứng của nó) phải và nhất định là bao giờ cũng đáp ứng. Hiểu biết về sự đáp ứng đó và kiềm chế sáng suốt và một cách hiểu biết về các phản ứng của cá nhân là điều tối cần cho con người; (Chiêm THNM, tr 24-26).

+ Biết vận mệnh: Nhờ môn chiêm tinh học, y có thể tìm ra vận mệnh của mình và biết những gì y nên làm. (CTHNM, 11)
+ Số phận và Định mệnh: Các ảnh hưởng của Hành tinh cho thấy, với người bình thường và kém tiến hóa, khi lý giải đúng, các ảnh hưởng đó có thể và chắc chắn báo hiệu số phận và định mệnh
của phàm ngã (CTHNM, 24)

+ Các nội dung chính về xem số mệnh: - Đoán về bản thân: Xuất thân - Tướng mạo - Sức khỏe - Bệnh nạn - Đạo đức - Trí tuệ và sự tiến hóa của Tâm thức - Tiền tài, danh vọng, chức vụ .... - Đoán về gia đình: Dự đoán tham khảo về vinh nhục của dòng tốc, Sức khỏe hay nghề nghiệp, bệnh nạn hay thọ yểu của bố mẹ...... - Đoán về quan hệ gia đình và xã hội: Khả năng khôn khéo trong giao tiếp, ứng sử trong gia đình và ngoài xã hội, bàn bè thân hữu, làm việc tập thể ....
- Xem số mệnh để Cải mệnh làm cuộc sống tốt đẹp hơn: Có nhiều phương pháp để cải mệnh. Nhưng mạnh mẽ và hữu hiệu và nhiệm mầu nhất là bạn nên Tu hành theo Phật dậy. Thường thực hành Thập thiện nghiệp đạo, thực hành bố thí phóng sinh để có sức khỏe, không bệnh và sống thọ. Bố thí Pháp (Kinh Phật) và chi tiền tài để tạc tượng, đúc chuông để có trí tuệ và được làm vương giả; Bố thí tiền tài và thực phẩm, đồ ăn, thức uống, đồ dùng ... cho tăng ni phật tử và các chúng sinh để được giầu sang phú quý muôn đời.....

+ Biết trước thời điểm chết: Google đã phát triển được thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán chính xác tới 95% khi nào bạn sẽ chết. Họ sử dụng dữ liệu của bệnh viện để dự đoán cho bệnh nhân (Xem trên ở Google)

B- CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN SỐ MỆNH QUA LÁ SỐ SINH
+ Dự đoán về Tâm Tính/ Đức Tính thiện lành theo Phật giáo:
- Căn cứ vào Tooltip "Lợi ích của người tu tập theo Thập thiện", và
- Căn cứ vào Bát tránh đạo để đánh giá người có các đức tính thiện lành, và
- Căn cứ Tooltip "người đại thiện" theo Đức Phật dậy
=> Làm căn cứ dự đoán số mệnh (Nguồn: Kinh thập thiện)
- Căn cứ vào Tooltip "Sửa tâm tính hay Tính cách hay Nhân cách" để dự đoán hay giúp người sửa tính cách
+ Cắn Cứ Ngũ hành Âm Dương và Mười Thần trong Dự đoán Tứ trụ để suy đoán
+ căn cứ vào các Cung Mặt Trăng, Mặt Trời, Cung Mọc và các hành tinh trong Lá số Chiêm tinh để dự đoán tính cách

+ Ba loại Lá số sinh cho 3 nhóm người:
(1)-
Thuần về vật chất bàn đến thể xác và Dĩ thái;
(2)- Chủ yếu về tình cảm, bàn đến tính chất của phàm-ngã và tính nhạy cảm của nó, hoặc trạng thái của ý thức;
(3)- Sẽ là biểu đồ về các xung lực và các tình trạng trí tuệ. - Nghiên cứu 3 biểu đồ này rất hữu ích, khi xếp chồng lên nhau sẽ cung cấp sơ đồ phàm-ngã, mô hình sự sống cá nhân (Chân Sư DK_CTHNM 7)

+ Là lá số vào thời điểm một người sinh ra: Nó bao gồm vị trí của các hành tinh của hệ mặt trờimặt trờiMặt trăng, các dấu hiệu của vòng hoàng đạo trên bầu trời. Người ta còn đưa vào lá số sinh các ngôi sao cố định, các tiểu hành tinh của hệ mặt trời như Chiron… Trên là số sinh, vòng tròn ngoài cùng chứa các cung hay dấu hiệu Hoàng Đạo, vòng tròn giữa là các nhà và các hành tinh được vẽ trong đó. Vị trí của các hành tinh (gồm cả mặt trời và Mặt trăng) được xác định so với dấu hiệu hoàng đạo.Xem mục Lá số sinh

+ Lá số Chiêm tinh/ Tử vi: Là hình ảnh của bầu trời (Các Hành Tinh, Ngôi sao) nhìn từ Trái đất, mặt hướng về Phương Nam (CTHNM1).

I- XEM QUA LÁ SỐ TỨ TRỤ (Phương pháp xem theo Công truyền/ Ngoại môn)

Lá số Tứ trụ lập theo năm tháng ngày giờ sinh, nhưng Vận mệnh thì theo tiết khí - Theo Mặt trời

II- XEM QUA LÁ SỐ TỬ VI (Phương pháp xem theo Công truyền/ Ngoại môn)

Lá số Tứ trụ lập theo năm tháng ngày giờ sinh, nhưng Vận mệnh thì theo theo Mặt trăng là chủ yếu.

III- XEM CHIÊM TINH QUA LÁ SỐ SINH:
+ Xem Nội môn hay Ngoại môn đề dùng chung 01 Lá số chiêm tinh, nhưng cách giải thích khác nhau (Nguồn)
+ Xem chiêm tinh có hai cách: (i) - Theo Công truyền/ Ngoại môn; (ii) Theo Bí truyền hay Nội môn. Cụ thể:

IV- CÁC PHƯƠNG THỨC XEM KHÁC: Còn nhiều cách xem số mệnh khác

V- TƯ VẤN CẢI MỆNH THEO SỐ MỆNH: Đây là giải pháp toàn diện, lâu dài cho kiếp sống hiện tại và cả vị lai nữa.
* Chúng tôi có dịch vụ XEM THIÊN CƠ có phí bắt buộc hoặc phí tự nguyện hoặc miễn phí tùy việc và tùy thời gian. Bạn có thể vào trang hướng dẫn Xem tại đây để cân nhắc chọn lựa sử dụng các dịch vụ của chúng tôi.

Xem : Tổng hợp về xem Chiêm Tinh
Xem: Nguồn gốc số mệnh - cải mệnh
Xem: Số mệnh - Định Mệnh - Định Nghiệp
Xem: TH về Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung
Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã
Xem: TH Con người - Cấu tạo - Đường tiến hóa
Xem: Tổng hợp về xem Chiêm tinh học


+ Ba Thập Giá ( 3 Thể Thức; 3 Phẩm tính; 3 Tam nguyên; 3 Phương Thức): Dựa trên bộ ba ý chí, ham muốn và hoạt động (ý chí hoặc động lực, mong muốn hoặc ham muốn, hoạt động hoặc khả năng thích ứng); Xem:Chiêm THNM - Thể Thức, Phẩm tính
+ Ba Thập Giá: Khả Biến/ Chung/ Khả chuyển - Cố Định - Cơ Bản/ Chủ yếu/ Chính yếu/ Cốt lõi (Xem: GQ2.1 - Giới thiệu chiêm tinh)
 + Ba Phương Thức: Mô tả cách thức chúng ta hoạt động, phẩm chất vật lý của các Cung. – Chúng thiết lập các trục và thập giá (chữ thập) trong lá số – – Các vấn đề được thực thi qua góc hợp đối nghịch và vuông góc (góc hợp cứng) – – Tất cả chúng ta đều có 12 cung, một số cung được nhấn mạnh hơn các cung khác
1. Các Cung Khả biến có tính thích nghi, linh hoạt, và phục vụ (Song TửXử NữNhân Mã và Song Ngư) – Nhưng cũng có thể quá bất nhất – Về mặt nội môn chúng giúp phát triển sự sống sắc tướng thông qua kinh nghiệm
2. Các Cung Cố định có tính vững vàng, bướng bỉnh, và quyết (Kim NgưuSư TửHổ Cáp và Bảo Bình) – Nhưng cũng có thể quá cứng nhắc – Về mặt bí truyền chúng phát triển linh hồn thông qua khủng hoảng và thử thách
3. Các Cung Chủ yếu/ Chính: Có tính mạnh mẽ, khởi xướng, và quan trọng (Bạch DươngCự GiảiThiên Bình và Ma Kết) – Nhưng có thể thiếu sự kiên trì – Về mặt bí truyền chúng thể hiện hoạt động có định hướng, được kiểm soát bởi linh hồn
+ Ba Thập Giá của vòng Hoàng đạo phản ánh Tam Nguyên được các tôn giáo công nhận ( Shiva, Vishnu, Brahma), được xem qua các khía cạnh của cuộc sống, diễn dịch thành sinh (ý chí), có, cho, giữ, phát triển (mong muốn), và làm (hoạt động) (Nguồn: Chiêm THNM 17);
+ Ba Thập Giá: Theo Tâm thức phát triển từ thấp đến cao của 12 Cung Hoàng Đạo qua các Kỳ công là: (Khả Biến - Cố Định - Cơ Bản); Xem: GQ2.1-Giới thiệu Chiêm TH);
- Ba Thập giá đều là các dòng năng lượng bắt chéo nhau (CTHNM, 290)
- Mỗi Thấp giá đều có ý nghĩa ngoại môn của nó (CTHNM, 380)
- Hành tinh quan trọng ứng thập giá: TG Cố định - Saturn;  TG Biến đổi - Mercury   TG Cơ bản - Jupiter (CTHNM, 396)
Xem thêm: Tổng hợp về Ba Thập Giá;     (Xem nguồn)  và   CTHNM 4;
Xem thêm: Chiêm THNM 17)

+ Việc thiện lành: Làm việc thiện mà muốn người thấy, thì chẳng phải là chân thiện; Làm việc ác mà sợ người biết, thì là đại ác (HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Làm việc thiện: Nên kinh có dạy “Chớ khinh việc thiện nhỏ mà không làm - Chớ xem thường việc ác nhỏ mà không tránh”. Vị Bồ Tát siêng năng làm các việc thiện (HT Tuyên Hóa giảng)

+ Phật đối với Bồ-tát nói sáu điều nguyên tắc tu hành này là có thứ lớp, dứt khoát không được đảo lộn. Điều thứ nhất là bố thí, là dạy bạn buông xả. Nếu bạn không thể buông xả thì bạn sẽ không giữ luật nghi (là trì giới). Bạn không thể giữ luật nghi thì bạn chắc chắn không thể nhẫn nhục. Bạn không thể nhẫn nhục thì bạn chắc chắn sẽ không có tiến bộ (tinh tấn). Không có tiến bộ thì làm sao có thể đắc thiền định? (Kinh TTNĐ - PS Tịnh Không)

+ Đức Phật dậy Bồ Tát nào nương theo nghiệp thiện trong lúc tu đạo:

1. Thân nghiệp - Sát Đạo Dâm
- Do có thể xa lìa sự sát sinh mà thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, sống lâu không chết yểu, chẳng bị tất cả kẻ oán thù làm tổn hại.
- Do xa lìa việc trộm cướp mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, có thể chứa nhóm đầy đủ tạng pháp của Chư Phật hơn hết không ai sánh bằng.
- Do xa lìa việc làm tà dâm mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, gia đình trinh thuận, mẹ và vợ con, không ai có thể nhìn ngắm họ bằng tâm dâm dục.

2. Khẩu nghiệp:
- Do xa lìa lời nói dối trá mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt được, xa lìa các sự hủy báng, giữ gìn chánh pháp, làm gì cũng chắc chắn, đạt được kết quả giống như nguyện ước.
- Vì xa lìa lời nói hai chiều ly gián mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, quyến thuộc hòa thuận, cùng một chí hướng, thường vui vẻ không chống trái, tranh chấp.
- Vì xa lìa lời nói thô ác mà thường thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, tất cả chúng hội đều vui vẻ quy ngưỡng, nói ra điều gì cũng được tin tưởng, tiếp nhận, không ai chống cự.
- Do xa lìa lời nói thêu dệt mà thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, lời nói luôn không dối gạt, mọi người đều kính trọng, tiếp nhận, có thể dùng phương tiện khéo léo để dứt hẳn các sự nghi ngờ lầm lạc.

3. Ý nghiệp - Tham Sân Si:
- Do xa lìa tâm tham lam mà thực hành bố thí nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, có tất cả vật gì cũng đều đem bố thí, xả bỏ, có sự tin hiểu vững chắc, đầy đủ oai lực lớn.
- Vì xa lìa tâm sân hận mà thực hành bố thí, nên thường được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, sớm tự thành tựu tâm trí vô ngại, các căn trang nghiêm, đẹp đẽ, ai thấy cũng kính mến.
- Vì xa lìa tâm ngu si tà kiến, điên đảo mà thực hành bố thí, nên thường có được của báu, giàu sang, không ai có thể chiếm đoạt, luôn được sinh vào trong nhà chánh kiến và chánh tín, gặp Phật, nghe pháp, cúng dường chúng Tăng, thường không quên tâm đại Bồ Đề.
* Đó là lúc tu đạo Bồ Tát, Đại Sĩ thực hành 10 nghiệp thiện, bằng việc bố thí trang nghiêm mà được lợi ích lớn như vậy.
Nguồn: Kinh Thập Thiện

+ Samsara: X. Vòng luân hồi.
I- VÒNG LUÂN HỒI THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Vòng luân hồi - Chỉ bánh xe vĩ đại của kiếp sống vô thường mà con người bị cuốn vào trong đó…(LVLCK, 1083).
+ Việc xoay chuyển của vòng luân hồi tức là việc một thực thể đi xuống luân hồi xuyên qua ba cõi thấp rồi quay trở lên.(LVLCK, 277)
+ Vòng tái sinh/ luân hồi: Trên vòng tái sinh, linh hồn được đưa xuống lâm phàm, sau đó trở lên và ra khỏi tù ngục của linh hồn. Nhờ việc xoay chuyển vòng luân hồi, con người học được các bài học cần thiết cho mình, theo chu kỳ, tạo ra các hiện thể biểu lộ của mình trong ba cõi thấp và theo cách này, ở dưới sự dẫn dắt của linh hồn và được Thánh Đoàn và các trường của Thánh Đoàn giúp đỡ, con người đạt được sự hoàn thiện (CVĐĐ, 92)
II- VÒNG LUÂN HỒI THEO PHẬT GIÁO
1. Vòng luân hồi - 12 nhân duyên cho ta biết:
* Hai nhân gốc của Nhân luân hồi:
- Quá khứ Vô Minh khởi đầu cho giai đoạn tích cực tạo nghiệp (Hành).
- Hiện tại Ái dục cũng khởi đầu cho giai đoạn tích cực tạo nghiệp (Hữu) Vô Minh là cha, Ái dục là mẹ, khổ đau là con.(sư Giác Tuệ)
* Hai sự thật: Theo chiều thuận từ Vô Minh đến Lão Tử: - Vô Minh, Hành => là Tập Đế quá khứ; - Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ => là Khổ Đế hiện tại; - Ái, Thủ, Hữu => là Tập Đế hiện tại; - Sanh, Lão Tử => là Khổ Đế vị lai; (Nguồn: Phật thuyết Tứ đại tương tục...)

+ NGUYÊN NHÂN CỦA LUÂN HỒI VÀ SỰ TRỞ VỀ CHÂN TÂM - NHƯ LAI TẠNG - MINH GIÁC DIỆU MINH ... Đức Phật cũng như muôn chúng sinh, ban đầu từ Hư không do mê lầm muốn lấy "Cái Sáng chồng lên cái Sáng diệu minh đã sẵn có trong Hư không" nên sinh ra Mê mờ điên đảo trong Luân hồi sinh tử.
Trích đoạn trong Kinh ngài Phú Lâu Na hỏi Đức Phật khi Minh Giác - Trở về Chân Tâm/ Như Lai Tạng ... rồi thì còn phải tiếp tục vòng luân hồi mới không như dưới đây:
Đức Phật bảo: Chính ba thứ sát đạo dâm là căn bản. Do nhân duyên đó, nghiệp quả tương tục.
Phú-lâu-na, ba thứ tương tục điên đảo ấy, đều là do tánh sáng hư vọng muốn soi rõ tánh giác. Nhân cái liễu triphát ra cảnh tướng, theo vọng tưởngkiến chấp phát sinh. Các tướng núi sông đất liền thứ lớp dời đổi. Do hư vọng nầy mà xoay vần không cùng tận.
Nếu cái diệu giác dó, vốn bản tính là diệu minh, cùng với tâm Như Lai không tăng không diệt. Không có cớ gì bỗng nhiên phát sanh các tướng hữu vi, núi sông đất liền. Như Lai nay đã chứng được bản giác diệu không, thế thì núi sông đất liền, các tập khí hữu lậu hữu vi, còn sanh khởi trở lại hay không?
Đức Phật bảo Phú-lâu-na, ví như người mê, nơi một xóm làng, lầm hướng nam thành hướng bắc, thì cái mê nầy do mê mà có, hay do ngộ mà ra? Phú-lâu-na bạch: “Người mê như vậy, cũng không do nơi mê, cũng chẳng do nơi ngộ. Sao vậy? Mê vốn không có gốc, làm sao do nơi mê được? Ngộ chẳng sinh ra mê, làm sao lại do nơi ngộ?”
Đức Phật dạy, “Nếu người mê kia, chính lúc đang mê, bỗng có người ngộ chỉ bày cho được ngộ. Phú-lâu-na, ý ông nghĩ sao? Người ấy qua được cái mê, đối với xóm làng đó, có còn sanh mê nữa không?” Bạch Thế tôn, không.
Phú-lâu-na, các Đức Như Lai trong cả mười phương cũng đều như vậy. Cái mê ấy không có gốc, tánh nó rốt ráo là không. Xưa vốn chẳng có mê, tựa như có mê có giác. Giác ngộ được cái mê rồi thì cái mê ấy không còn nữa, cái giác ấy không sinh ra cái mê.(Xem nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4)

Xem chi tiết tại trang: Tổng hợp về Luân hồi - Chết và Tái sinh

♓ Ký Hiệu Song Ngư

+ Cầu Siêu - Siêu Độ Vong Linh Thai Nhi:
Câu Hỏi 176: Lần này Hòa Thượng trở về đây, Ngài có thể khai thị, chỉ bảo cho tín đồ Đài Loan chúng con không?
Đáp: Muốn cho quốc gia được thái bình, thế giới được hòa bình thì nam nữ không được tà loạn mất căn gốc. Nếu chồng không ra chồng, vợ chẳng ra vợ, con chẳng là con, thì các vị nói đi, thiên hạ sẽ không loạn sao? Tôi xin khuyên các vị nên thủ đạo phu thê, đừng ly dị và nên lo chăm nom con cái của mình cho đàng hoàng. Nếu gia đình đều được hòa thuận vui vẻ, thì đất nước tự nhiên sẽ thái bình. Còn một việc nữa là tôi khuyên quý vị chớ nên phá thai. Quý vị thử nghĩ xem, một sanh mạng chưa ra đời mà đã trở thành oan hồn thì chúng tiểu quỷ đó sẽ đi khắp nơi để tìm mạng sống. Quý vị nói đi, như vậy thì xã hội sẽ được an ổn sao? Cần phải có vị tu đạo hạnh và không tham tài lợi mới có thể siêu độ được chúng quỷ nhỏ này. Bọn tiểu quỷ khó chịu lắm đấy, rất khó mà trị được chúng. Tội lỗi, nghiệp báo khắp nơi như vậy, thì quý vị nói là có thể an ổn được sao? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ 412. Hỏi: Xin hỏi làm sao mới có thể siêu độ được tổ tiên và cô hồn?
Đáp: Cần có bậc chân tu đại đức cao tăng, có định lực tu trì mới có thể hóa giải sự đau khổ của các linh hồn được siêu thăng thiên giới. Như vào thời Minh Triều thiền sư Long Khố siêu độ cho mẹ của vua Vạn Lịch. Trong ngày đăng đàn làm lễ cầu siêu, Ngài bảo rằng: “Ta vốn không đến, nhưng bà cứ thích ta đến, một niệm không sanh, thoát khỏi tam giới.” Chỉ với bốn câu pháp ngữ đó, mà mẹ của vua liền được siêu thăng lên trời. (Nguồn: Gậy Kim Cang Hát 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chân Sư P. làm việc theo Chân Sư R. ở Bắc Mỹ. Chính Ngài có liên quan nhiều về mặt huyền môn với các khoa học về trí tuệ, như là Khoa học Cơ Đốc Giáo và Tân Tư Tưởng, cả hai đều là các nỗ lực được Thiên Đình đưa ra với cố gắng giảng dạy cho con người biết được sự thật về những gì vô hình và quyền năng sáng tạo của thể trí. Chân Sư này có thể xác người Ái Nhĩ Lan, thuộc Cung 4, chỗ ngự của Ngài không được phép tiết lộ. Ngài đảm nhận nhiều công việc của Đức Serapis khi Đấng này chuyển chú tâm vào cuộc tiến hóa của thiên thần.

+ Âm thanh (sound, âm)  Thật là điều hiển nhiên khi nói rằng âm thanh là màu sắc và màu sắc là âm thanh... Xin bạn luôn luôn nhớ rằng mọi âm thanh đều tự biểu hiện thành màu sắc. (TVTTHL, 205) 

+ Âm thanh sản sinh ra, hay đúng hơn là thu hút các nguyên tố lại để tạo ra một ozone, việc chế tạo chất này ở ngoài tìm tay của ngành hóa học, nhưng ở trong các ranh giới (limits) của khoa luyện kim đan (alchemy). Âm thanh có thể làm hồi sinh (resurrect) ngay cả một người hoặc một con thú mà thể dĩ thái (astral “vital body”) chưa hoàn toàn tách ra khỏi thể xác bởi sự gián đoạn của tuyến từ điển (magnetic or odic chord). Với tư cách một người được cứu sống ba lần bằng quyền năng này, tác giả (tức bà H.P.Blavatsky–ND) có đủ uy tín để nói là bản thân mình biết được ít nhiều về điều đó. (GLBN II, 279)

+ Kinh Thiện Sanh: Đức Phật dậy về Đạo Đức và Bổn Phận:
+ Tránh 4 việc ác và 6 việc làm hao tổn tài sản
- Bốn nghiệp kết: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ
- Bốn trường hợp ác: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy)...
- Sáu nghiệp hao tổn tài sản:
1. Đam mê rượu chè./
2. Cờ bạc./
3. Phóng đãng./
4. Đam mê kỹ nhạc./
5. Kết bạn người ác./
6. Biếng lười.

+ Bốn hạng kẻ thù và bốn hạng người đáng thân
+ Lễ bái sáu phương hay xây dựng một xã hội hạnh phúc
* BỔN PHẬN LÀM CON - Hiếu đứng đầu:
1. Không oán trách cha mẹ không có năng lực

2. Không oán trách cha mẹ hay cằn nhằn
3. Không oán trách cha mẹ mắng mình
4. Không oán trách cha mẹ chậm chạp
5. Không oán trách cha mẹ ốm yếu
II- BỔN PHẬN CHA MẸ VỚI CON
III- BỔN PHẬN GIỮA VỢ CHỒNG
IV- BỔN PHẬN DÒNG TỘC
V- BỔN PHẦN THẦY TRÒ
VI- BỔN PHẬN BẠN BÈ VÀ LÀNG XÓM

+ Quan hệ chủ tớ, trên dưới
+ Quan hệ giữa đàn việt với Sa-môn
Xem:
Kinh Thiện Sanh

+ Chúng sinh/ Chúng sanh: Sattva (Bắc Phạn), Creatures.
- Tát đóa, tát đỏa: Sattva (chúng sinh).
+ Chúng Sinh Hữu Tình: Nếu chỉ nói hết thảy chúng sanh, Tứ Thánh pháp giới ngoài sáu nẻo cũng là chúng sanh, cũng thuộc về chúng sanh hữu tình; nhưng khi thêm chữ "chưa giải thoát‟ bèn chuyên chỉ chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi

* Trí huệ là quán sát minh liễu, định lực là chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc, phải đến cảnh giới này thì con người mới không tạo nghiệp => Mới mong Tu hành giải thoát (Trích: A DI ĐÀ PHẬT-KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN tập 10- PS TỊNH KHÔNG GIẢNG.)
+ Chúng Sinh trong Luân hồi lục đạo: Ðức Phật dạy: Ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác, đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ. (*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) _ Kinh Lăng Già

+ Các Hạng chúng sanh: ... đức Phật nói: Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu (Phật hãy Thuyết pháp), vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước.
Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati: 
Cửa bất tử rộng mở,
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình.
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng,
Tối thượng vi diệu pháp,
Giữa chúng sanh loài Người.
(Ôi Phạm thiên) . Nguồn: 26.Kinh Thánh cầu

+ Chúng sanh - Chúng sinh
... Hạt giống chủng tử được phân ra làm hai loại là: Chủng tử hữu tình và chủng tử vô tình.
Chủng tử hữu tình có thể sanh ra bốn loại động vật như: thai, noãn, thấp, hóa.
Chủng tử vô tình sẽ sanh ra thảo mộc thực vật và các loại khoáng chất như sắt, đá.
Chúng sanh hữu tình là loài có tình có tánh.
Chúng sanh vô tình là loài không có tình nhưng có tánh, gọi là: “Hữu tình vô tình, đồng viên chủng trí.
Tánh của hữu tình và vô tình thì tương thông với nhau, vì chúng vốn là một. Vô tình là tạm thời vô tình, nếu chúng có thể phản bổn hoàn nguyên trở lại bản thể, chúng cũng sẽ biến thành hữu tình. Nhưng việc nầy không phải dễ dàng vậy đâu, vì chúng phải trải qua một thời gian rất lâu mới có cơ hội phản bổn hoàn nguyên được. Cơ hội đó giống như một hạt bụi rất nhỏ trong ba ngàn đại thiên thế giới đấy. Vả lại cho dù chúng nó có chuyển thành chúng sanh hữu tình đi nữa, chúng cũng đều là loài động vật hạ cấp như con lăng quăng, con trùng, con kiến mà thôi.
Chúng ta tuy là loài hữu tình, nhưng chỉ là tạm thời chứ không phải vĩnh viễn. Nếu như chúng ta không làm người tốt thì linh tánh sẽ biến hóa suy tàn, rồi hóa thành loài thực vật vô tình. Do đó, các cây cổ thụ đều có quỷ thần trú ngụ ở bên trong. Tại sao? Bởi vì cổ thụ và quỷ thần có sự gắn bó tương thông với nhau. Người và quỷ thần cũng gắn bó tương thông với nhau, không có gì ngăn cách. Người tu hành phải hiểu rõ đạo lý nầy, đừng nên đọa lạc làm loài thực vật. Thực vật tuy có tánh, nhưng chúng không dễ gì biến thành loài hữu tình.
Hỡi các em học sinh! Mọi người đều có thể phản bổn hoàn nguyên, đều có thể thành Phật, chỉ cần các em sớm phát Bồ Đề tâm và cố gắng dụng công tu hành; nếu không, đến khi các em bị đọa lạc vào loại vô tình, biến thành loài thực vật rồi mà muốn tu hành thì khó lắm đấy. Lúc đó các em có hối hận cũng đã quá muộn màng!
Giảng ngày 6 tháng 3 năm 1984 (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị- Mục 26)

+ Lục đạo luân hồi: Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Vô Lượng Thọ Phật)

+ Chúng sanh: Chư Thiện tri thức! Chúng sanh trong tâm mình tức là: lòng tà mê, lòng giả dối, lòng bất thiện, lòng ghen ghét, lòng ác độc. Các tâm nầy đều gọi là chúng sanh. Mỗi người phải dùng tánh mình mà độ lấy mình, mới gọi là thiệt độ(Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chúng sánh: "Chúng" có nghĩa là nhiều; "sanh" tức là sinh ra. Bởi do năm nhân tốSắc (hình sắc), Thọ (cảm thọ), Tưởng (suy nghĩ), Hành (hành vi), Thức (ý thức)—buộc ràng mà tạo thành thân thể, và do tác động của nhân duyên cảnh giới mà sinh ra, nên gọi là "chúng sanh." (Nguồn: Kinh Địa Tạng - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Xa-ma-tha[24] là tiếng Phạn, Hán dịch là tịch tĩnh. Tuy vậy, đó là sự “tịch tĩnh” do nỗ lực gắng sức dụng công mà có được, hành giả đạt được loại định lực này bằng cách đè nén, đình chỉ tâm ý thức, không cho phát khởi vọng tưởng. Nên đó không phải là định rốt ráo. Đó chỉ là pháp môn phương tiện của hàng Nhị thừa mà Đức Phật giảng dạy vào thời kỳ đầu tiên.
+ Tam-ma (samāpatti)[25] là tiếng Phạn, Hán dịch là “quán chiếu”, chẳng hạn quán chiếu mười hai nhân duyên hoặc quán pháp Tứ diệu đế.
+ Thiền-na: tiếng Phạn là (dhyāna), Hán dịch là “tư duy tu” nghĩa là dụng tâm để tư duy và quán tưởng, cũng gọi là tu “chỉ quán.” Hành giả dùng tâm để theo dõi sự đến và đi, sinh và diệt của ý tưởng. Rất giống pháp tu “chỉ quán” của tông Thiên thai, chủ trương tam chỉ, tam quán: quán không, quán giả, quán trung. Cơ bản giáo lý vốn không sai khác, nhưng pháp quán này không thể so sánh được với Thủ-lăng-nghiêm đại định.
Thiền-na[26] là tĩnh lự. Nay tu theo pháp tĩnh tọa, cũng còn được gọi là thiền na. Nhưng tu theo thiền-na có pháp triệt để và cũng có pháp không triệt để. Hàng Tiểu thừa dùng tâm thức để tu thiền, nhưng thức tâm vốn là đối tượng của sinh diệt, nên pháp tu này không kiên cố.

+ Pháp tịch tĩnh: Tức là tu thiền định (HT Tuyên Hóa giảng Kinh Hoa Nghiêm - T1)

+ Tín Nguyện Hạnh:
Tùy phương tiện nhập vào một bậc, mà dùng sở trì của tất cả biển nguyện, thường cùng với trí huệ, suốt thuở vị lai thấu rõ được cảnh giới, rộng lớn bí mật hiếm có của chư Phật, khéo biết tất cả các pháp bình đẳng của chư Phật.
Những vị Bồ Tát nầy tùy thuận pháp phương tiện, mà nhập vào tất cả các bậc. Pháp phương tiện chẳng dễ gì thực hành, xem ra là phương tiện, nhưng thực hành thì chẳng phương tiện. Địa vị Bồ Tát thực hành thì phương tiện, nhưng địa vị phàm phu thực hành, thì chẳng tự tại chút nào. Bồ Tát tu hành thì phải phát hạnh nguyện, nguyện phải lớn, hạnh phải chân thật. Nếu phát nguyện không lớn thì có lúc sẽ sinh tâm thối chuyển. Cho nên tín, nguyện, hạnh như đỉnh ba chân, thiếu một thì không được.
1. Tín tâm: Trước hết phải sinh tâm tin. Cho nên : "Tin là nguồn gốc mẹ công đức, Dưỡng lớn tất cả các căn lành".
Tin pháp do chính đức Phật nói ra, tin Kinh điển là pháp của Phật nói.
2. Nguyện lực: Sinh tâm tin rồi, thì phải phát nguyện rộng lớn, rộng như biển cả, như thế thì mới sinh ra được sức lực, để giáo hóa chúng sinh.
3. Hành: Phát nguyện mà không thực hành, thì như hoa nở trong hư không, chẳng kết được quả thật, chẳng có ích gì. Dùng nguyện lực để chi trì, và trợ giúp thì thường cùng với trí huệ. Có trí huệ thì thường sinh chánh tri chánh kiến, không có trí huệ thì sinh tà tri tà kiến. Chánh tri chánh kiến, thì đi trên con đường của Phật, tà tri tà kiến thì đi vào địa ngục. Nếu muốn không đọa địa ngục, thì phải có chánh tri chánh kiến.
Bồ Tát suốt kiếp thuở vị lai, mới biết rõ cảnh giới, rộng lớn vô biên không thể nghĩ bàn, hy kỳ ít có của chư Phật. Các Ngài đều biết sự thực hành của chư Phật, là pháp bình đẳng, những gì chư Phật nói, là pháp bình đẳng, pháp chứng đắc của chư Phật, cũng là pháp bình đẳng. Do đó :"Phật Phật đạo đồng", thể tính bình đẳng, pháp thân không hai. Trí huệ bình đẳng, tức không tăng không giảm, trong ngoài bình đẳng, bi nguyện ứng khắp.......
Biển nguyện phương tiện là gì ? Tức là tu đạo phải phát nguyện, dùng pháp môn quyền xảo phương tiện, để độ tất cả chúng sinh. Thứ nguyện này rộng lớn như biển cả. Tu đạo phải đủ ba điều kiện mới vào được biển nguyện phương tiện.
Thứ nhất: Phải có tâm tin, tin rằng mình tương lai có thể thành Phật.
Thứ hai: Phải có tâm nguyện, phát nguyện tương lai thành Phật rồi nhất định rộng độ chúng sinh.
Thứ ba: Phải có tâm hành, đã có tin và nguyện mà không cung hành thực tiễn, không tinh tấn tu hành thì chẳng có ích gì. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Nguyện Hạnh: Hạnh Nguyên luôn cần song đôi không thể thiếu một, Nguyện cần bao gồm hạnh, không có hạnh - tức Đạo làm người thiện lành thì phát nguyện chỉ là giả, lời nguyện trống rỗng nào có ích gì. Phát nguyện như biển cũng cần tu đại Hạnh của Bồ tát Phổ Hiền. (PS Tịnh Không giảng)  

+ Lục Độ với giáo pháp Tiểu thừa và Đại Thừa
- Tu Lục Độ với Tiểu thừa: Cho các hàng tu hành thành tựu đến Thanh Văn - Duyên Giác. Thế nào gọi là lục độ ?
1. Bố thí,
2. Trì giới,
3. Nhẫn nhục,
4. Tinh tấn,
5. Thiền định,
6. Trí huệ.
Bố thí độ tham lận, trì giới độ phạm lỗi, nhẫn nhục độ giận hờn, tinh tấn độ lười biếng, thiền định độ tán loạn, trí huệ độ ngu si.
Phàm những ai phát Bồ-đề tâm, hành đạo Bồ-tát đều phải tu sáu pháp môn này; khi công đức viên mãn thì tới được bờ bên kia (đáo bỉ ngạn). (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)

+ Lục Độ Ba La Mật hay đại khái còn gọi là: Đáo Bỉ Ngạn - Siêu Nhiên - Siêu Hoàn hảo - Siêu Hoàn Thiện - Đạo hạnh siêu phàm - Trí tuệ siêu việt - phẩm tính Siêu nhiên chỉ phẩm tính tu Bổ Tát đạo thành tựu.
Sáu đức hạnh Ba-la-mật là :
1- Sự hào phóng siêu nhiên, (danaparamita), còn gọi là Bố thí Ba-la-mật.
2- Giới hạnh siêu nhiên, (silaparamita), còn gọi là Trì giới Ba-la-mật.
3- Sự nhẫn nhục siêu nhiên, (kshantiparamita), còn gọi là Nhẫn nhục Ba-la-mật.
4- Nghị lực siêu nhiên (viryaparamita), còn gọi là Tinh tiến Ba-la-mật.
5- Sự chú tâm (tập trung tâm thức) siêu nhiên (dhynaparamita), còn gọi là « Thiền định » Ba-la-mật.
6- Sự hiểu biết siêu nhiên (prajnaparamita), còn gọi là Trí tuệ Ba-la-mật.
* Mời xem chi tiết trên bài viết: Lục độ Ba La Mật

+ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Tu làm sao đặng chứng sáu pháp Ba la mật?
Thế Tôn nói:
- Bằng có chúng sanh nào bỏ được rượu thịt chẳng ăn, bỏ tài lợi chẳng tham, bỏ đặng ái ân chẳng mến, bỏ đặng việc ác chẳng làm, bỏ đặng nhân ngã chẳng tranh, thì đặng thứ nhất Bố thí Ba la mật.
- Có chúng sanh giữ đặng giới Phật, tập đặng uy nghi Phật, hàng lục tặc, dứt đặng việc tà mị, thì đặng thứ hai Trì giới Ba la mật. - Có chúng sanh nào hay chịu đặng người chê nhơ nhớp, hay nhịn đặng người mắng chửi, người nói lời chẳng phải lấy lời khuyên giải, việc nghịch đem đến lòng thuận chịu liền không oán hận, trái lại còn tìm phương độ thoát, thì đặng thứ ba Nhẫn nhục Ba la mật.
- Có những chúng sanh nào học đặng mười hai bộ kinh của Như Lai, thọ trì đọc tụng, biên chép giảng nói chưa thông học cho thông, chưa chứng học cho chứng, thì đặng thứ tư Tinh tấn Ba la mật.
- Có chúng sanh nào đoạn được trần duyên, dứt đặng vọng niệm, trừ đặng mê muội tán loạn, tập đặng thiền định, sức định như núi Tu di, Ma vương phá khuyấy không rối loạn, thì đặng thứ năm Thiền định Ba la mật.
- Có chúng sanh phá được vô minh không còn các tướng, lýsự đều không, thị phi dẹp hết, lời nói đứng đắn, mỗi chữ rành rõ, thì đặng thứ sáu Trí huệ Ba la mật.
Nếu người nào đặng sáu pháp Ba la mật thì người ấy đặng ra khỏi sanh tử, đặng đến bỉ ngạn, đặng siêu tam giới, đặng lên thập địa và đặng thành Phật. (Nguồn: Đại Thừa Kim Cang Luận)

+ Tu Lục Độ Ba La Mật - Hàng Bồ tát - Hàng Đại thừa tu:
"Vô trí diệc vô đắc, (không trí cũng không đắc)".
Tạng giáo Bồ Tát hành sáu độ
Tròn tu diệu giác lý rõ ràng
Vô trí phá chấp không các tướng
Không đắc không chứng rõ pháp dung
Nơi một đầu lông hiện bảo tòa
Ngồi trên hạt bụi chuyển pháp luân
Lời nói ra người liền tin ngay
Nào hay tri âm có mấy ai".
Không trí cũng không đắc. Trí là trí huệ. Đắc là chứng đắc quả vị. Đạt đến cảnh giới đó, trí huệ cũng không cần, quả vị chứng đắc cũng không có, hy vọng điều gì cũng không có. Chúng ta học Phật pháp, đều muốn đạt được trí huệ; có trí huệ rồi thì chứng đắc được quả vị Phật. Nay trí bát nhã cũng không có, muốn đắc được Phật quả cũng không thể đắc. Đấy là lạc vào không à ? Không phải vậy. Chẳng đạt được trí huệ, chẳng chứng đắc được tức là trí huệ không chấp trước. Không có chấp trước rằng mình có chỗ chứng đắc.
Tạng giáo Bồ Tát sự lục độ, (tạng giáo Bồ Tát hành sáu độ)".
Tạng giáo Bồ Tát tức là ba tạng kinh điển giáo huấn Bồ Tát. Pháp tu hành của Bồ Tát là pháp môn có trí huệ, có chứng đắc. Hành sáu pháp ba la mật tức có chấp trước. Chấp chúng sanh có thể độ được, tức là có trí huệ. Chấp trước Phật đạo có thể thành được, tức là có chứng đắc. Sáu độ là
1. Hành bố thí thì cứu độ tham lam. Phải hành bố thí thì mới không còn tham lam. Một lần bố thí thì là một lần dẹp bỏ tham lam.
2. Trì giới thì độ hủy phạm. Chư vị trì giới thì tâm được thanh tịnh, như ánh sánh tinh khiết trong sạch của hạt minh châu. Trì giới thì không có ô nhiễm. Ô nhiễm thì dơ bẩn, không tinh khiết, không trong sạch. Không trì giới giống như tờ giấy trắng bị lấm mực đen, càng lấm chừng nào thì càng đen chừng đó. Chư vị trì giới tức phải như tờ giấy, xưa nay vốn đã trắng sạch.
3. Nhẫn nhục độ sân hận. Chư vị tu nhẫn nhục thì không có nóng giận. Nếu có nóng giận thì không có nhẫn nhục. Chư vị tu nhẫn nhục thì sân hận sẽ không còn.
4. Tinh tấn độ giải đãi, làm biếng. Phải nên tinh tấn hằng ngày, luôn luôn tinh tấn, dũng mãnh tinh tấn. tinh tấn thì không có giải đãi làm biếng.
5. Thiền định độ tán loạn. Ngồi thiền hồi lâu thì có công phu tức là định trụ. Có định lực rồi thì không có tán loạn.
6. Bát nhã độ ngu si. Bát nhã khiến dẹp trừ ngu si.
Đấy là sáu độ, cũng là sáu sự tướng có thể thấy, có hình tướng nên biểu hiện được. Ví như bố thí thì không còn tham lam. A ! Vẫn còn chấp trước là nhờ bố thí mà không còn tham lam. Vì vậy, bảo rằng sáu độ tức là tạng giáo chư Bồ Tát phải nên tu.
Trên là sáu độ, cũng là sáu sự tướng có thể thấy, có hình tướng nên biểu hiện được. Ví như bố thí thì không còn tham lam. A ! Vẫn còn chấp trước là nhờ bố thí mà không còn tham lam. Vì vậy, bảo rằng sáu độ tức là tạng giáo chư Bồ Tát phải nên tu.

"Viên tu diệu giác lý đốn minh, (tròn tu diệu giác lý rõ ràng)".
Viên giáo Bồ Tát tu hành sáu độ. Viên giáo Bồ Tát tức là Diệu Giác Bồ Tát. Biệt giáo Bồ Tát cũng tu hành sáu độ. Sáu độ chỉ có lý, không có sự tướng, không có chấp trước. Gọi lý đốn minh (lý lẽ chỉ rõ minh bạch), nghĩa là tức khắc minh bạch, hiểu rõ đạo lý bố thí mà chưa từng bố thí, hành sáu độ mà chưa từng hành, vốn không chấp trước vào sự của sáu độ. Không chấp trước vào chi hết, nên gọi là không trí cũng không đắc.
Lý sáu độ có nhiều loại. Tu theo viên giáo không tạo sáu độ, làm bất cứ việc gì cũng không chấp trước, tạo việc gì ra cũng như không tạo. Tuy nhiên, chưa tạo việc thì không thể nói đã tạo việc. Nói thí mà chưa thí. "Tôi chưa bố thí mà cũng như đã bố thí".
Không thể nói như thế được. Chỉ có bố thí rồi thì mới nói rằng chưa có bố thí, mà không thể bảo rằng chưa bố thí cũng là đã bố thí.
"Vô trí phá chấp không chư tướng, (vô trí phá chấp không các tướng)".
Vô trí phá chấp tức là phá chấp trước về những phần còn lại của bát nhã. Không chư tướng tức là tất cả tướng đều là không. Mọi tướng đều là không, nên bảo rằng vô trí cũng vô đắc.
"Bất đắc phi chứng liễu pháp dung, (không đắc không chứng rõ pháp dung)".
Bất đắc tức là không có chi để chứng đắc, cũng là không chấp trước vào chứng đắc quả vị Phật. Trên, không Phật đạo có thể thành. Dưới, không chúng sanh có thể độ. Chẳng phải nói rằng không chúng sanh có thể độ, nhưng là độ mà chưa từng thấy có độ. Tuy diệt độ hết tất cả chúng sanh mà thật không có chúng sanh nào được diệt độ hết. Chẳng phải là không chúng sanh đã được độ, mà là không có chấp trước. Không nên chấp trước vào trí huệ và chứng đắc. Không này cũng chính là đại viên cảnh trí, mà trong đó không có chấp trước nào hết, nên liễu đạt pháp dung.
"Ư nhất mao đoan hiện bảo sát, (nơi một đầu lông hiện bảo tòa)".
Chứng đắc được cảnh giới này rồi thì chỉ vừa ngồi xuống liền xuất hiện một tòa bảo vương. Trong tiểu hiển đại.
"Tọa vi trần biểu chuyển pháp luân, (ngồi trên hạt bụi chuyển pháp luân)".
Ngồi trên hạt bụi mà chuyển đại pháp luân. Đó là đạo lý trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
"Thử ngôn thuyết xuất tiên thành tín, (lời nói ra người liền tin tưởng)".
Lời này vừa nói ra thì ít nhiều người đều tin tưởng.
"Vi tất tri âm hữu cơ nhân, (nào hay tri âm có mấy ai)".
Một vài người tin tưởng rồi thì không biết có bao nhiêu người tri âm (nhớ tưởng), lại cũng không có bao nhiêu người hiểu rõ đạo lý. Hư Vân lão hòa thượng bảo :
"Lên tận cõi trời tìm tri kỷ
Vẫn chưa biết được kẻ tri âm".
Thiên nhai tức là cõi trời. Tri kỷ tức là bạn thân của mình. Lên tận cõi trời tìm tri kỷ, mà không biết ai là người tri âm. Sao gọi là tri âm ? Tức là hiểu được ý phát xuất từ lời nói của mình. Không có tri âm, tức là mình có nói ra lời gì nhưng không có ai hiểu hết. Có người hiểu lời mình tức là có người tri âm.
Chư vị bảo :" Pháp sư ! Ngài giảng con đều hiểu cả. Ngài là người bạn tri âm của con. Ngài thuyết mà con không hiểu rõ, nên không phải là người tri âm. Ngài thuyết, con không hiểu và lại hiểu, con tri âm và lại không tri âm".
Tri âm và không tri âm xuất phát từ đâu ? Tôi thuyết một bài kệ, ai y chiếu theo đó mà tu hành thì người đó là tri âm. Ai không y chiếu theo đó mà tu hành thì không phải là tri âm. Tin lời tôi nói đạo lý tức là tri âm, còn ngược lại thì không phải là tri âm. Đạo lý gì ? Nơi một cọng lông, ngồi xuống liền hiện bảo sát. Ngồi trên hạt bụi, chuyển đại pháp luân. Ngồi trên một cọng lông, xuất hiện các cõi Phật. Bảo vương sát tức là cõi nước mà Phật thường giáo hóa chúng sanh. Ngồi trên hạt bụi mà chuyển đại pháp luân, giáo hóa chúng sanh. Cảnh giới này là trong tiểu mà hiển đại. Chư vị nếu hiểu rõ cảnh giới này thì là tri âm. Chư vị không hiểu rõ nhưng lại muốn tu hành. Đợi khi chư vị ngồi trên hạt bụi mà chuyển pháp luân thì liền hiểu rõ. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

 + Tu Lục độ với Đại Thừa: Khi tu hành với Hàng Bồ Tát: Trích đoạn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Kinh Pháp cho hàng Đại thừa tu tiến đến quả vị Bồ đề - Như Lai. Đức Phật bảo ngài Phú Lâu Na.
Không phải là bố thí, trì giới, không phải là tinh tấn, nhẫn nhục; không phải là thiền định, trí tuệ; không phải là ba-la-mật-đa.

HT Tuyên Hóa giảng giải:
Trong Như Lai tạng, lục độ cũng không. Trong đoạn kinh trước, tứ đế đã được giảng giải là không. Ngay sau khi chứng ngộ, Đức Phật liền giảng tứ đếtam chuyển.[11] Không tứ đế và không thập nhị nhân duyên khiến cho giáo pháp cuả hàng Thanh văn và Duyên giác cũng trở thành không. Bây giờ không lục độ khiến cho pháp của hàng Bồ-tát cũng trở thành không.
- Đầu tiên trong lục độ là bố thí. Tiếng Sanskrit có nghĩa là ban tặng, cho. Có ba loại bố thí: tài thí, pháp thí và vô uý thí. Tài thí là ban tặng vật chất tài sản cho người khác để giúp họ thoát khổ. Giảng kinh và thuyết pháp là một dạng pháp thí. Bố thí sự không sợ hãi là khi có người sợ điều gì đó và quý vị nghĩ ra cách để khuyến khích họ khiến họ không còn lo sợ nữa.
- Tiếp đếnthi-la, tiếng Sanskrit là śīla, Hán dịch là giới hạnh.[12] Có năm giới, tám giới, mười giới, 250 giới của tỷ-khưu348 giới của tỷ-khưu ni. Còn có mười giới trọng và 48 giới khinh của hàng Bồ-tát.
- Tỳ-lê-da gốc tiếng Sanskrit là vīrya,[13] Hán dịch là tinh tấn, tinh cần. Có thân tinh tấn và tâm tinh tấn. Khi tâm quý vị tinh tấn, thì quý vị sẽ tìm cầu Phật pháp mọi lúc. Khi thân tinh tấn, thì minh tu tập Phật pháp mọi lúc mọi nơi.
- Sàn-đề gốc tiếng Sanskrit là kṣānti,[14] Hán dịch là nhẫn nhục. Chúng ta nói rằng mình đang tu học Phật pháp, và không đến nỗi khó khăn lắm khi giữ giới. Điều khó là thực hành các điều giới ấy. Nhiều người tập hạnh nhẫn nhục bằng cách bảo người khác hãy nhẫn nhục đối với chính họ, và chẳng cần nhẫn nhục đối với người khác. Thế nên họ nói vớí những người không nhẫn nhục đối với họ rằng, “Anh phải học Phật pháp thật nhiều, lẽ ra anh phải nhẫn nhục hơn. Tại sao anh nổi nóng khi tôi chỉ mới nói đến anh?” Họ quở trách người khác không nhẫn nhục, nhưng chính họ lại không thể nhẫn nhục. Và tại sao họ lại duy lý như vậy? Họ tự cho rằng, “Tôi đã hiểu Phật pháp, tôi hầu như đã đạt đến vô ngã. Thế nên tôi không cần phải nhẫn. Tôi không có quan niệm về ngã, không có ngã tướng, thế nên khi nào cần phải nhẫn, đó là anh cần phải nhẫn chớ không phải tôi.” Nhưng khi đến giờ ăn, họ không nghĩ là mình có quan niệm về sự hiện hữu của con người, không có nhân tướng, thế nên họ cho rằng không cần phải có gì đó cho người khác ăn. Khi có việc cần làm, hoặc khi gặp khó khăn, họ nhớ lại rằng mình không có quan niệm có một bản ngã, thế nên họ nói rằng chẳng cần để ý đến những việc ấy. Và, nếu họ giết người, họ sẽ biện minh, “Chẳng hề gì, vì chẳng có chỗ khởi đầu của chúng sinh. Thế nên thực sự tôi chẳng giết họ.” Hoặc là vô cớ họ đánh người, khi hỏi tại sao lại làm vậy?, họ đáp, “Chẳng có cái gì gọi là chúng sinh tướng, và anh thuộc về dạng đó, thế nên tôi thực sự chẳng đánh ai cả!” Đó là loại tà tư tà kiến nơi họ. Khi ăn thịt, họ nói, “Không sao, các ông chẳng nghe nói chúng sinh có đặc tính là không có thọ giả tướng [15] đó sao? Vì nó không có thọ giả tướng, nên nó có thể chết bất kỳ lúc nào, thế nên tôi tha hồ ăn thịt nó. Lại nữa, một khi nó chết rồi, thịt nó cũng thối rữa, nếu tôi không ăn thịt nó.” Đó là luận điệu của đệ tử ngoại đạo. Họ cho rằng gia súc được nuôi chủ yếu là để cho người ăn thịt, nếu không ăn, thì chúng sẽ sinh sôi nẩy nở chật cả thế giới. “Nếu người không ăn bò, dê, heo, thì chúng sẽ nhiều vô số kể cho đến khi tràn ngập cả thế giới.” Nhưng hãy nhớ rằng, con người không ăn thịt mèo, nhưng trên thế giới chưa bị tràn ngập bởi loài mèo. Thực vậy, khi con người không ăn thịt động vật, thì không tạo ra nghiệp sát nhiều, và súc vật không sinh sôi nẩy nở nhanh chóng. Thế nên có người giải thích đạo lý sai lạc, như ý nghĩa của nhẫn nhục, và cho rằng mọi người nên nhẫn nhục với họ, nhưng chính họ lại không nhẫn nhục với người khác.
- Thiền-na gốc tiếng Sanskrit là dhyāna,[16] Hán dịch là tư duy tu, tĩnh lự. Có nhiều loại thiền. Nhưng bây giờ Đức Phật dạy rằng cũng chẳng có thiền nào cả.
- Bát-nhã, gốc tiếng Sanskrit là Prajñā,[17] Hán dịch là trí huệ. Có ba loại bát-nhã: Văn tự bát-nhã, Quán chiếu bát-nhã, và Thực tướng bát-nhã. Như vậy lục độ, hay sáu ba-la-mật-đa đều là không.
- Ba-la-mật-đa, gốc tiếng Sanskrit là pāramitā,[18] Hán dịch là đáo bỉ ngạn, qua đến bờ bên kia. Chỉ cho sự hoàn thành viên mãn một việc nào đó. Chúng ta phát tâm tu tập và thành Phật, tiến trình chuyển hoá từ phàm phu sang giác ngộ là ba-la-mật-đa. Từ phàm phu trở thành Bồ-tát cũng là một dạng của ba-la-mật-đa. Đi từ Cựu Kim Sơn sang Oakland cũng là một dạng khác của ba-la-mật-đa. Bây giờ tất cả pháp nầy trong Như Lai tạng được Đức Phật giảng là không hiện hữu. Chúng hoàn toàn là không. Trước đây khi chúng ta nói rằng trong hư không chẳng loại trừ hay ngăn ngại một tướng nào, đó là đang nói về Như Lai tạng vốn là bất không. Ở đây chúng ta đang nói về cái không của Như Lai tạng. Để diễn tả tính không của Như Lai tạng, phải dùng đến chữ không, nhưng đó không phải là hoàn toàn phủ định. Trong đó, vẫn có cái đang hiện hữu, đó là bổn diệu viên tâm. Nhưng tâm ấy không được gọi bằng tên ấy. Thế là ở đây đã mô tả không Như Lai tạng rồi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Tu Lục Độ Ba La Mật - Hàng Bồ tát - Hàng Đại thừa tu:
"Vô trí diệc vô đắc, (không trí cũng không đắc)".
Tạng giáo Bồ Tát hành sáu độ
Tròn tu diệu giác lý rõ ràng
Vô trí phá chấp không các tướng
Không đắc không chứng rõ pháp dung
Nơi một đầu lông hiện bảo tòa
Ngồi trên hạt bụi chuyển pháp luân
Lời nói ra người liền tin ngay
Nào hay tri âm có mấy ai".
Không trí cũng không đắc. Trí là trí huệ. Đắc là chứng đắc quả vị. Đạt đến cảnh giới đó, trí huệ cũng không cần, quả vị chứng đắc cũng không có, hy vọng điều gì cũng không có. Chúng ta học Phật pháp, đều muốn đạt được trí huệ; có trí huệ rồi thì chứng đắc được quả vị Phật. Nay trí bát nhã cũng không có, muốn đắc được Phật quả cũng không thể đắc. Đấy là lạc vào không à ? Không phải vậy. Chẳng đạt được trí huệ, chẳng chứng đắc được tức là trí huệ không chấp trước. Không có chấp trước rằng mình có chỗ chứng đắc.
Tạng giáo Bồ Tát sự lục độ, (tạng giáo Bồ Tát hành sáu độ)".
Tạng giáo Bồ Tát tức là ba tạng kinh điển giáo huấn Bồ Tát. Pháp tu hành của Bồ Tát là pháp môn có trí huệ, có chứng đắc. Hành sáu pháp ba la mật tức có chấp trước. Chấp chúng sanh có thể độ được, tức là có trí huệ. Chấp trước Phật đạo có thể thành được, tức là có chứng đắc. Sáu độ là
1. Hành bố thí thì cứu độ tham lam. Phải hành bố thí thì mới không còn tham lam. Một lần bố thí thì là một lần dẹp bỏ tham lam.
2. Trì giới thì độ hủy phạm. Chư vị trì giới thì tâm được thanh tịnh, như ánh sánh tinh khiết trong sạch của hạt minh châu. Trì giới thì không có ô nhiễm. Ô nhiễm thì dơ bẩn, không tinh khiết, không trong sạch. Không trì giới giống như tờ giấy trắng bị lấm mực đen, càng lấm chừng nào thì càng đen chừng đó. Chư vị trì giới tức phải như tờ giấy, xưa nay vốn đã trắng sạch.
3. Nhẫn nhục độ sân hận. Chư vị tu nhẫn nhục thì không có nóng giận. Nếu có nóng giận thì không có nhẫn nhục. Chư vị tu nhẫn nhục thì sân hận sẽ không còn.
4. Tinh tấn độ giải đãi, làm biếng. Phải nên tinh tấn hằng ngày, luôn luôn tinh tấn, dũng mãnh tinh tấn. tinh tấn thì không có giải đãi làm biếng.
5. Thiền định độ tán loạn. Ngồi thiền hồi lâu thì có công phu tức là định trụ. Có định lực rồi thì không có tán loạn.
6. Bát nhã độ ngu si. Bát nhã khiến dẹp trừ ngu si.
Đấy là sáu độ, cũng là sáu sự tướng có thể thấy, có hình tướng nên biểu hiện được. Ví như bố thí thì không còn tham lam. A ! Vẫn còn chấp trước là nhờ bố thí mà không còn tham lam. Vì vậy, bảo rằng sáu độ tức là tạng giáo chư Bồ Tát phải nên tu.
Trên là sáu độ, cũng là sáu sự tướng có thể thấy, có hình tướng nên biểu hiện được. Ví như bố thí thì không còn tham lam. A ! Vẫn còn chấp trước là nhờ bố thí mà không còn tham lam. Vì vậy, bảo rằng sáu độ tức là tạng giáo chư Bồ Tát phải nên tu.

"Viên tu diệu giác lý đốn minh, (tròn tu diệu giác lý rõ ràng)".
Viên giáo Bồ Tát tu hành sáu độ. Viên giáo Bồ Tát tức là Diệu Giác Bồ Tát. Biệt giáo Bồ Tát cũng tu hành sáu độ. Sáu độ chỉ có lý, không có sự tướng, không có chấp trước. Gọi lý đốn minh (lý lẽ chỉ rõ minh bạch), nghĩa là tức khắc minh bạch, hiểu rõ đạo lý bố thí mà chưa từng bố thí, hành sáu độ mà chưa từng hành, vốn không chấp trước vào sự của sáu độ. Không chấp trước vào chi hết, nên gọi là không trí cũng không đắc.
Lý sáu độ có nhiều loại. Tu theo viên giáo không tạo sáu độ, làm bất cứ việc gì cũng không chấp trước, tạo việc gì ra cũng như không tạo. Tuy nhiên, chưa tạo việc thì không thể nói đã tạo việc. Nói thí mà chưa thí. "Tôi chưa bố thí mà cũng như đã bố thí".
Không thể nói như thế được. Chỉ có bố thí rồi thì mới nói rằng chưa có bố thí, mà không thể bảo rằng chưa bố thí cũng là đã bố thí.
"Vô trí phá chấp không chư tướng, (vô trí phá chấp không các tướng)".
Vô trí phá chấp tức là phá chấp trước về những phần còn lại của bát nhã. Không chư tướng tức là tất cả tướng đều là không. Mọi tướng đều là không, nên bảo rằng vô trí cũng vô đắc.
"Bất đắc phi chứng liễu pháp dung, (không đắc không chứng rõ pháp dung)".
Bất đắc tức là không có chi để chứng đắc, cũng là không chấp trước vào chứng đắc quả vị Phật. Trên, không Phật đạo có thể thành. Dưới, không chúng sanh có thể độ. Chẳng phải nói rằng không chúng sanh có thể độ, nhưng là độ mà chưa từng thấy có độ. Tuy diệt độ hết tất cả chúng sanh mà thật không có chúng sanh nào được diệt độ hết. Chẳng phải là không chúng sanh đã được độ, mà là không có chấp trước. Không nên chấp trước vào trí huệ và chứng đắc. Không này cũng chính là đại viên cảnh trí, mà trong đó không có chấp trước nào hết, nên liễu đạt pháp dung.
"Ư nhất mao đoan hiện bảo sát, (nơi một đầu lông hiện bảo tòa)".
Chứng đắc được cảnh giới này rồi thì chỉ vừa ngồi xuống liền xuất hiện một tòa bảo vương. Trong tiểu hiển đại.
"Tọa vi trần biểu chuyển pháp luân, (ngồi trên hạt bụi chuyển pháp luân)".
Ngồi trên hạt bụi mà chuyển đại pháp luân. Đó là đạo lý trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
"Thử ngôn thuyết xuất tiên thành tín, (lời nói ra người liền tin tưởng)".
Lời này vừa nói ra thì ít nhiều người đều tin tưởng.
"Vi tất tri âm hữu cơ nhân, (nào hay tri âm có mấy ai)".
Một vài người tin tưởng rồi thì không biết có bao nhiêu người tri âm (nhớ tưởng), lại cũng không có bao nhiêu người hiểu rõ đạo lý. Hư Vân lão hòa thượng bảo :
"Lên tận cõi trời tìm tri kỷ
Vẫn chưa biết được kẻ tri âm".
Thiên nhai tức là cõi trời. Tri kỷ tức là bạn thân của mình. Lên tận cõi trời tìm tri kỷ, mà không biết ai là người tri âm. Sao gọi là tri âm ? Tức là hiểu được ý phát xuất từ lời nói của mình. Không có tri âm, tức là mình có nói ra lời gì nhưng không có ai hiểu hết. Có người hiểu lời mình tức là có người tri âm.
Chư vị bảo :" Pháp sư ! Ngài giảng con đều hiểu cả. Ngài là người bạn tri âm của con. Ngài thuyết mà con không hiểu rõ, nên không phải là người tri âm. Ngài thuyết, con không hiểu và lại hiểu, con tri âm và lại không tri âm".
Tri âm và không tri âm xuất phát từ đâu ? Tôi thuyết một bài kệ, ai y chiếu theo đó mà tu hành thì người đó là tri âm. Ai không y chiếu theo đó mà tu hành thì không phải là tri âm. Tin lời tôi nói đạo lý tức là tri âm, còn ngược lại thì không phải là tri âm. Đạo lý gì ? Nơi một cọng lông, ngồi xuống liền hiện bảo sát. Ngồi trên hạt bụi, chuyển đại pháp luân. Ngồi trên một cọng lông, xuất hiện các cõi Phật. Bảo vương sát tức là cõi nước mà Phật thường giáo hóa chúng sanh. Ngồi trên hạt bụi mà chuyển đại pháp luân, giáo hóa chúng sanh. Cảnh giới này là trong tiểu mà hiển đại. Chư vị nếu hiểu rõ cảnh giới này thì là tri âm. Chư vị không hiểu rõ nhưng lại muốn tu hành. Đợi khi chư vị ngồi trên hạt bụi mà chuyển pháp luân thì liền hiểu rõ. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Mời đọc bài viết để có phương pháp học Phật pháp hiệu quả: Hướng dẫn tu học Phật pháp như Phật dậy

+ Tâm Thức nhị nguyên: Con người thường dùng với Tâm thức nhị nguyên - Tâm phan duyên chứ không phải Chân Tâm, cần phân biệt Chân Tâm Tâm nhị nguyênđa số nhân loại đang sống băng tâm nhị nguyên này. Loài Người Có Căn Tánh - Bản Tánh - Tánh Người - Tâm Tánh và cả Tánh Phật trong Con Người. Xin trích đoạn ngài A Nan hỏi Đức Phật Tâm trụ ở đâu: ... Đức Phật: Con người đều do không biết hai món căn bản, nên tu tập sai lầm.
HT Tuyên Hóa giảng: ... Và do vì họ không hiểu được nên họ bị sai lầm trong khi tu tập. Kết quả thành ra mê mờ. Họ không biết làm sao hành trì cho đúng pháp chân chính. Ví dụ như ở Ấn Độ có một phái ngoại đạo chuyên thực hành pháp tu khổ hạnh bằng cách ngủ trên giường đinh. Họ cho rằng người ta sẽ được công đức nhờ dám tu tập hạnh khổ nhọc như vậy. Có công đức gì trong việc làm ấy? Dù quý vị có ngủ trên dao đi nữa, cũng vô ích mà thôi. Có một số người khác cố làm cho được những thói quen của loài bò và loài chó. Họ bắt chước y hệt cử chỉ của các loài vật này. Tại sao vậy? Đó cũng như là tình trạng nhầm lẫn mê mờ phương pháp tu hành chân chính. Họ thực hành lối tu khổ hạnh vô ích chẳng đạt được kết quả gì cả, dù họ có tu hành khổ nhọc đến đâu đi nữa.
Bây giờ Đức Phật mới đưa ra một ví dụ. Họ cũng như người nấu cát mà mong muốn thành cơm. Dù có trải qua nhiều kiếp như vi trần nhưng rốt ráo vẫn không thể đạt được những gì mong muốn.
Cát hoàn toàn chỉ biến thành cát, cát không thể biến thành thức ăn được. Những người này không hiểu được hai món căn bản nên mê mờ, nhầm lẫn trong công phu tu tập. Chung quy sẽ dẫn đến những việc tương tự như vậy. Những gì là hai món căn bản?
Một là căn bản sinh tử, từ vô thỉ, chính là tâm phan duyên mà hiện nay ông và toàn thể chúng sinh nhận làm tự tánh.
HT Tuyên Hóa giảng: "Nhận lấy tâm phan duyên này, quý vị lầm cho rằng đó chính là tự tánh. Quý vị nhận lầm tâm phàm phu làm bản tâm của mình, vậy nên làm sao mà chẳng bị luân hồi trong sinh tử?
Quý vị không nhận ra được bản tâm là gì, thay vì vậy, quý vị nhận giặc làm con, trong tương lai nó sẽ lấy sạch châu báu trong nhà cửa của quý vị. Đó chẳng gì khác hơn là vọng tưởng, nó khiến cho quý vị nghĩ rằng mình có chút thành tựu bởi đã dùng tâm phan duyên. Đây chính là sai lầm mà A-nan đã mắc phải."

Thứ hai nguyên thể thanh tịnh của bồ-đề niết-bàn từ vô thỉ. Đó chính là cái thức tinh nguyên minh của ông. Hiện nay hay sinh khởi các duyên bị ông quên mất.
HT Tuyên Hóa giảng: Thứ hai là nguyên thể thanh tịnh của bồ-đề niết-bàn từ vô thỉ.
Chẳng có khởi đầu nên Đức Phật gọi là “vô thỉ”; ngay cả những gì xảy ra trước lúc khởi đầu.
Bồ-đề là tiếng Phạn (bodhi), dịch nghĩa là giác ngộ được đạo lý. Có ba nghĩa:
1. Chơn tánh bồ-đề: tức là Phật tánh mà mọi chúng sanh đều vốn có sẵn. Thông thường mọi chúng sanh đều có chơn tánh bồ-đề này.
2. Thật trí bồ-đề: tức là trí tuệ chân chính chẳng phải là tà tuệ.
3. Phương tiện bồ-đề: Tức là phương tiện của những người sau khi đã chứng đạo, họ quán sát căn cơ, nghiệp lực của chúng sinh mà có phương cách thích hợp để giáo hóa.
Ba dạng bồ-đề này có thể xem là một, phân ra gọi là ba, thực ra chỉ là một. Cả ba chính là chân tánh bồ-đề và do nơi chân tánh bồ-đề mà có được Thật trí bồ-đề và phương tiện bồ-đề.
Rốt ráo, bồ-đề do đâu mà có? Bồ-đề chẳng từ đâu mà có mà cũng chẳng đi về đâu. Mỗi người chúng ta xưa nay vốn đã từng có sẵn tánh bồ-đề trong mình rồi. Chẳng người nào có tánh bồ-đề ít hơn hay nhiều hơn người kia. Tánh bồ-đề ấy không tăng thêm không giảm bớt; không sinh ra, không mất đi chẳng thanh tịnh, chẳng dơ uế.

Có một số người học Phật có cái nhìn chưa rõ ràng, cho rằng niết-bàn chính là chết nhưng niết-bàn là còn nhấn mạnh đến cái không phải chết. Những ai vướng mắc vào quan điểm này chưa phải là người thông hiểu Phật pháp.

Giảng về: Đó chính là thức tinh nguyên minh của ông.
Chữ “nguyên” có nghĩa là cội gốc của bản thể thanh tịnh. Nghĩa là cái mà chẳng phải nhiễm ơ, chẳng phải thanh tịnh, không thêm, không bớt. Ánh sáng của nó vốn thường soi chiếu khắp nơi. Chữ “thức” ở đây không phải là tám thức, chẳng phải mạt-na hay a-lại-da thức. Nó chẳng liên quan gì đến tám thức ấy cả. Nó chính là cái tối tinh, tối diệu của thức, thể tánh của nó bản nguyên thanh tịnh, nó chỉ là tên gọi khác của bồ-đề niết-bàn. Cụm từ được dùng ở đây là nhờ vào lối văn chương bóng bẩy tránh sự lặp lại. Nó chính là khía cạnh rất tinh vi và mầu nhiệm của thức, của Phật tánh bản hữu của chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể.

Giảng về: Hiện nay hay sinh khởi các duyên mà bị ông quên mất.
Vì những nhân duyên này sinh khởi, nên quý vị phải bị đẩy đi xa, xa mãi nơi quý vị muốn trở thành, cũng giống như người càng chạy càng xa mãi nơi mình đứng. Tôi đã từng nói trước rằng A-nan càng trả lời những vấn nạn của Đức Phật thì càng đi xa dần mục tiêu cần nhắm đến đó sao?

Tất cả các duyên này đều lưu xuất từ thức tinh nguyên minh mà có, nhưng sau một thời gian dài chấp giữ các duyên này, nên dường như bỏ quên mất thức tinh nguyên minh.

Cái gì bị bỏ quên?
Chẳng cái gì cả. Thực vậy. Thức tinh nguyên minh dường như bị bỏ quên nhưng không phải như vậy. Bản thể bổn nguyên vốn thanh tịnh. Bồ-đề niết-bàn là của báu chân thực trong nhà quý vị. Cơ bản là nó ở ngay bên cạnh quý vị nhưng quý vị không biết cách sử dụng nó để làm lợi ích cho mình. Bởi vì quý vị không biết cách sử dụng của báu ấy nên nó dường như bị bỏ quên. Như thể quý vị có một viên ngọc quý vô giá mà quý vị đem cất giấu vào nơi rất kín đến nỗi sau một thời gian dài quý vị không còn nhớ mình cất giấu viên ngọc ở đâu nữa. Khi quý vị đã quên không biết nó ở đâu thì không thể biết cách sử dụng nó cho có lợi ích. Mặc dù quý vị bị khốn quẫn nhưng không thể nào sử dụng được viên ngọc và hưởng được lợi ích từ viên ngọc quý ấy. Cũng giống như thể viên ngọc không có ở trong nhà quý vị vậy. Nên quý vị phải dùng thứ gì để thay thế? Quý vị dùng vọng tưởng của quý vị, dùng tâm phan duyên của mình để thay thế. Trong khi quý vị quên mất chơn tâm của mình và một khi chơn tâm đã bị bỏ quên thì nó cũng hoàn toàn giống như bị mất. Đây chính là lý do tại sao quý vị không thể thành Phật, thay vì vậy lại bị trói buộc trong vòng sinh tử, do vì quý vị không nhận ra chơn tâm.

"Do các chúng sinh bỏ quên tánh bản minh này, tuy trọn ngày mình sử dụng nó mà chẳng tự biết, nên bị trôi lăn oan uổng trong các cõi".
HT Tuyên Hóa giảng: Chúng sinh sống trong thể tánh thanh tịnh, trong chân tâm thường trú hằng ngày. Bởi vì vọng tưởng vốn xuất phát từ chơn tâm, đó chính là tâm phan duyên lưu xuất từ một niệm sinh khởi từ vô thỉ. Tất cả mọi hiện tượng đều chỉ là sự biểu hiện từ chân tâm và niệm khởi này theo sát quý vị từ sáng đến tối, nhưng quý vị không thể nào nhận biết được niệm ấy. Quý vị chỉ biết làm thế nào để vận dụng tâm vọng tưởng của mình mà thôi.
Chơn tâm - Phật Tánh được biểu hiện qua tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh biết (Xúc chạm), Nhạy bén linh lợi.
Đó là cách thế tự nhiên như khi tay mình cầm đồ vật. Tất cả những điều này đều là biểu hiện sự vi tế, bất khả tư nghì của chân tâm. Nhưng không ai biết được điều này. Bây giờ A-nan vẫn còn mê mờ, thế nên Đức Phật dùng rất nhiều cách ví dụ để giảng giải cho A-nan.

"Nên bị trôi lăn oan uổng trong các cõi".
HT Tuyên Hóa giảng: Vì chúng sinh mãi chấp cứng vào tâm phan duyên nên phải trôi lăn vào trong các cõi chẳng biết những nghiệp mình tạo ra hằng ngày. Nơi thọ sanh là nơi mà quý vị mong mỏi nhắm đến. Quý vị đi thẳng một mạch đến đó. Rồi quý vị sẽ kết thúc đời mình ở nơi đâu? ở trong các cõi. Đó là trong sáu nẻo luân hồi. Có ba cảnh giới lành là: cõi trời, a-tu-la và cõi người. Có ba cảnh giới không lành là súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Bất kỳ quý vị tạo ra nghiệp gì, thì quý vị phải nhận chịu quả báo của việc ấy. Do không nhận ra được chân tâm bổn tánh, nên chấm dứt đời mình trong sáu nẻo luân hồi, dù không muốn vào đó mà cũng vẫn phải vào.(Nguồn: mục 77- HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Tâm Chấp Trước - Cố Chấp - Khó Nói - Bám Chấp - Chấp Kiến:
*
Là tâm thứ 10 trong 12 nhân duyên: Chấp ngã, cho vạn vật hiện hữu, sinh diệt là thật, chết là hết và sống theo nó.

+ Bám Chấp: Tâm thức lệ thuộc vào “một ham muốn mãnh liệt về đời sống hữu thức” (Học MF-QU1 - môn 100.3)

+ Chấp trước: Giữ chắc sự việc không thể buông xả. Ôm chặt. Nghĩ về điều gì và không thể quên được nó; Dính mắc vào tư tưởng cho rằng vạn hữu là thực (dính chắc vào sự vật mà không rời lìa. Mỗi pháp đều có nhiều nghĩa tương đối, nếu chấp chặt vào một nghĩa, chẳng biết dung hòa, chẳng biết tùy nghi, chấp trước như vậy chỉ là tự hạn hẹp lấy mình mà thôi; (Nguồn)

+ Kiến trược - Chấp trước: lấy năm lợi sử làm bản thể của nó. Năm lợi sử là: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ. Kiến trược này lấy sự hiểu biết lầm lạc về sáu giác tri làm tướng, xưa nay là đạo lý đúng thật nhưng nó lại tưởng là thiên lệch thành ra tà tri tà kiến, ấy gọi là biết lầm về sáu giác tri. 
* Kiến trược tức là sự thấy chẳng chánh quyết, không thanh tịnh, có năm thứ kiến giải (thấy hiểu) không chánh đáng.
1. Thân kiến : Chấp trước thân thể là thực tại, chẳng biết là do các duyên giả hợp mà có.
2. Biên kiến : Chấp trước sinh mạng là vĩnh viễn bất biến, đó là thường kiến. Chấp trước sinh mạng tùy nhục thể mà tiêu diệt, đó là đoạn kiến. Đều rơi vào hai bên.
3. Tà kiến : Tức là nhận thức chẳng sáng suốt, thiện ác chẳng rõ, điên đảo thị phi, phán đoán sai lầm.
4. Kiến thủ kiến : Chấp kiến giải sai lầm của mình, cho rằng đúng, cuối cùng chấp mê chẳng ngộ.
5. Giới thủ kiến : Chấp trước giới điều không hợp lý của mình, hoặc hành vi sai lầm cho rằng đúng, không chịu sửa lỗi làm lành.
Năm thứ ác kiến này đáng sợ nhất. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Chấp trước: Con người trở nên chấp trước vào sự sở hữu, thường xuyên lập nên sự phân biệt về “tôi” và “cái của tôi.” Họ không thể dẹp sang một bên sự sở hữu những của cải vật chất hay sự hưởng thụ thú vui tinh thần. “Đó là máy bay của tôi/ Xe của tôi... Bất luận khi người ta sở hữu một vật gì, thì đều bị dính mắc vào vật ấy. Đàn ông/ phụ nữ/ Người thiện/ Người ác đều có sự chấp trước, chìm đắm của mình....người ta cũng khó lòng xả bỏ được nó. Họ chiếm đoạt rồi níu giữ, kiên trì bám riết lấy nó. Càng lúc càng trở nên cố chấp hơn. Tiến trình này vô tận vô biên. Những khoái lạc như thức ăn ngon, nhà cửa tiện nghi, những món giải trí hấp dẫn và những thứ thường được xem như là lợi nhuận...chúng giả tạm không bền mà cứ tưởng như nó bền vững trường cửu như nó đang hiện hữu. Mặc dù quý vị chưa nhận ra điều ấy. Nhưng đó chỉ là sự tham đắm dục lạc làm chướng ngại việc chứng đạt Phật tánh của quý vị mà thôi. Nên Đức Phật đã dạy: “Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chúng sinh không thể nhận ra được Phật tánh. ... Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật dậy “Khi tâm cuồng chợt dừng hẳn thì ngay lúc ấy là giác ngộ(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh)

+ Đức Phật gọi là người “cố chấp”, “chấp trước”, “khó nói” và là đối tượng để Ngài giáo hóa và nhắc nhở. Người cố chấp có các đặc điểm: như tằm kéo kén - xa rời Tam bảo - một chiều trong nhận thức - mắc bệnh “thần tượng” - tham, sân sâu nặng - bất hạnh và khổ đau. ... Lời kết: Dùng trí tuệ phá “tảng băng” cố chấp; Nguồn xem tại đây;     Xem thêm

+ Chấp hay cố chấp vào một điều gì đó, còn gọi là định kiến. Chính sự chấp trước này làm chúng ta đau khổ, cho nên coi nó là mối nguy hại cần phải tránh. Tránh bằng cách nào? Nguồn: Xem tại đây

+ Chấp kiến: Hiểu "Thập Nhị Nhân Duyên" thì người ta sẽ không Chấp trước, và Đức Phật đã xác định điều này trong Kinh Tương Ưng Bộ; Đức Phật đã không trả lời các câu hỏi siêu hình; Có câu truyện người mù sờ Voi và tả lại con voi làm ví dụ để giảng về Chấp trước (Người mù) và không Chấp trước; Nguồn; Xem đây

+ Chấp Trước: Phật pháp là nhân duyên sanh, cho nên ý nghĩa này rất sâu. Phàm thứ gì là nhân duyên sanh (do nhân duyên sanh ra) sẽ đều chẳng thật! Pháp được sanh bởi duyên sẽ có sanh, có diệt; có sanh có diệt sẽ chẳng thật. Vì thế, đức Phật bảo chúng ta: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (pháp còn nên bỏ, huống hồ phi pháp). Quý vị chớ nên chấp trước Phật pháp. Hễ chấp trước thân này là Ngã, trật rồi! Nếu quý vị chấp trước kinh điển là Phật pháp, cũng trật luôn! Nó là pháp được sanh bởi các duyên. Thứ nào chân thật sẽ chẳng phải là duyên sanh, nó vốn có. Tự tánh là vốn có, Tánh Đức trong tự tánh là vốn có. Trí huệ, đức năng, và tướng hảo vốn sẵn có trong tự tánh. Ý nghĩa này sâu lắm, nó biến thành cái được gọi là Triết Học cao cấp và khoa học trong hiện thời. Nói pháp duyên sanh với quý vị, đó là sơ cấp, Tiểu Học và Trung Học đều có thể học.
... Phật chẳng độ chúng sanh! Phật ban cho quý vị cái gì? Cái gì Phật cũng chẳng ban cho, bản thân quý vị đã vốn có! Vốn có, nhưng quý vị mê rồi, chẳng thể thụ hưởng. Đang mê hoặc, điên đảo, đang luân hồi trong lục đạo, sống cuộc đời thê thảm, khổ nạn như thế; Phật đến điểm hóa quý vị. Quý vị có Phật tri Phật kiến, vốn là Phật, nhưng bị mê, mê mất tự tánh (Mời xem chi tiết đầy đủ tại tại đây )

+ Tóm Lược Phật Pháp: Kinh A Hàm kể rằng có lần một đệ tử hỏi Phật Thích Ca: “Bạch Thế Tôn, giáo pháp của Thế Tôn có thể tóm tắt nói lên bằng một câu rất đơn giản hay không?” Phật trả lời: “Có thể”. Đệ tử lại hỏi: “Đó là câu gì?”
- Phật nói: “Đối với tất cả, đều không chấp trước. Đó là lời nói quan trọng nhất trong tất cả giáo pháp của Ta”.
Tiếp theo Phật lại nói: “Nếu có người nào đó “hiểu” được câu ấy, thì sẽ tin theo toàn bộ giáo pháp của Ta, nếu có người nào đó “thực hành” được câu ấy, thì tức là thực hành được toàn bộ giáo pháp của Ta”.

+ Đức Phật dạy: Sau này khi các vị A La Hán, Bồ tát, khi xuất thế cứu đời, không được xưng là: A LA HÁN, BỒ TÁT. Vì sao, vì không có một Pháp cụ thể nào gọi là A LA HÁN, BỒ TÁT, hay là Chánh Đẳng Chánh Giác.( Xem nguồn )

+ Phiền não cũng chính là chấp trước. Chấp trước chính là tên khác của phiền não. Quý vị có chấp trước thì không được giải thoát, vì còn phiền não. Vậy chấp trước là từ đâu sanh ra? Chính là do lòng ích kỷ, tự tư tự lợi sanh ra. Quý vị nếu là người không có lòng tự tư tự lợi mà đại công vô tư, thì quý vị có gì để chấp trước? Nếu quý vị không có lòng ích kỷ thì cũng không có chấp trước. Không có chấp trước thì không có phiền não; không có phiền não thì giải thoát. Ðược giải thoát tức là khai ngộ, cũng chính là thành Phật. Cho nên phiền não của chúng ta là một thứ xấu xa, tệ hại nhất. Nhưng mọi người đều không rời bỏ được thứ xấu xa ấy, mà thường gắn bó với phiền não, đi đứng nằm ngồi luôn có nhau!(Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Kinh Pháp Hoa)

Xem: Tổng hợp về Chấp trước và Phá chấp trong tu hành Cải mệnh: Chấp trước và Phá chấp tu Cải mệnh
Xem Thuật ngữ Tâm Vô Vi - Đã Phá Ngã Chấp
Xem: Tổng hợp những câu truyện về Chấp Trước ;
Xem thêm nguồn tại đây

+ Dụng công tu thiền đúng: Dụng công tham thiền cũng không nên làm quá dữ, hay quá yếu ớt, một đàng thì thái quá, một đàng bất cập. Tu hành là phải giữ trung đạo, tránh sự thiên lệch, cho nên có câu nói:
"khẩn liễu băng, mạn liễu tùng, bất khẩn bất mạn tài thành công," nghĩa là: gấp thì căng, nới thì trùng, chẳng gấp chẳng nới mới thành công. Cứ như vậy, ngày ngày dụng công, từng giờ dụng công, không gấp, không nới, dần dà tới lúc thành công và thành công tức là đạt tới cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn.
Ðạt tới cảnh giới đó không quá vui mừng, mà không đạt được cũng không quá bi ai. Như nếu quá hoan hỷ, thì ma hoan hỷ lại tới quấy nhiễu làm ta mất định lực, khiến cho từ sáng tới tối cứ khúc khích cười, không còn vẻ tự nhiên nữa. Có ai hỏi cười cái gì? Không biết.
Chẳng hiểu tại sao mà cười, như kẻ phát cuồng, đó chính là ma cuồng ám. Nếu để lòng bi ai quá độ, thì ma bi ai sẽ tới quấy nhiễu, làm ta mất định lực, khiến cho từ sáng đến tối cứ thút thít khóc, một cách bất bình thường. Hỏi tại sao khóc?
Nói: "Chúng sanh quá khổ a! Ðáng thương quá! Tôi muốn cứu độ chúng sanh." Chính mình chẳng độ được mình, thì làm sao độ được chúng sanh? Ðó chính là hiện tượng ma bi ai đến ám.
Tại thiền đường chúng ta chuyên tâm tham thiền, chân có đau cũng ráng nhẫn. Nhẫn đến cực điểm thì sẽ hết đau. (HT Tuyên Hóa giảng - Theo Facebook Palmlien)

+ Ngồi tĩnh tọa trong Pháp tham thiền tu thiền định - Nhập định
"Tam tâm tam chỉ thấu tam quan, (ba tâm ba chỉ thấu ba cửa)."
Ba tâm tức là tâm quá khứ, hiện tại, vị lai. Tâm quá khứ đã ngừng. Tâm hiện tại cũng dừng. Tâm vị lai lại dừng. Ba tâm không thể có. Tâm quá khứ không thể được. Tâm hiện tại không thể được. Tâm vị lai cũng không thể được. Ba tâm không thể được. Không thể khởi tâm quá khứ. Tâm hiện tại không thể sanh. Tâm vị lai cũng chưa có. Khi ấy, tâm không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Ba tâm của chư vị cũng không có. Sao gọi nghĩ thiện, nghĩ ác ? Tức là khi chư vị dụng công tu hành, đạt đến cảnh giới dùng thiền duyệt làm món ăn, pháp hỷ đều đầy đủ. Khi ấy, đang ngồi tĩnh tọa, chư vị khai mở sơ quan (cửa đầu), trung quan (cửa giữa), thượng quan (cửa trên). Sơ quan cũng gọi là cửa Mao Cung. Trung quan gọi là cửa Lai Tích. Thượng quan gọi là cửa Ngọc Chẩm, hay là cửa sanh tử. Cửa đầu và gữa dễ dàng phá vỡ, vượt qua, nhưng đến cửa thứ ba thì rất khó khăn. Vượt qua được cửa thứ ba, chư vị lại phải hướng về phía trước mà tiếp tục tu hành. Khi đó, chư vị đạt đến cảnh giới gì ?

"Bạch ngưu đại xa lân lân chuyển, (trâu trắng, xe lớn, chuyển từ từ)".
Trong kinh Pháp Hoa có nói đến xe lớn, trâu trắng, tức là Phật thừa, chỉ có Phật thừa mà không có thừa nào khác. Lại nữa, muốn thành Phật thì phải đi trên con đường này, thì mới ngồi trên cổ xe lớn trâu trắng. Chưa thành Phật được thì không thể ngồi trên xe này. Tức bảo rằng chúng ta dụng công đắc lực để chuyển pháp luân, giáo hóa chúng sanh.
Sao gọi là cổ xe lớn trâu trắng, mà không nói xe lớn trâu đen, hay xe lớn trâu vàng, hoặc xe lớn trâu nhiều màu ? Con trâu này màu trắng, giống như tự tánh của chúng ta không ô nhiễm. Chư vị từ từ hành pháp đại thừa. Xe trâu trắng đi trên đường đại thừa, phát ra âm thanh lân lân. Khi đó, người tu hành đạt được cảm giác. Cảm giác gì ?
"Hoàng kiểm tiểu nhi khiếu khiếu toản, (bé mặt vàng đáp tới đáp lui)".
Cảm giác như say sưa, ngủ mơ, mộng mị, tức là không biết gì là chân, gì là giả, là hư là thật, bốn chi (hay tay hai chân) rất mềm diu. Tay không có sức lực; chân cũng không có sức lực, giống như bùn non, không muốn làm gì hết. Khi ngồi thiền, hay không ngồi thiền, thân thể đột nhiên rung động nhanh chóng. Khi ấy tâm chúng ta đập. Kỳ thật không phải là tâm đập mà là lá lách đập. Sao lá lách đập ? Lá lách đập giúp chúng ta tiêu hóa dễ dàng. Chư vị chạy mau chút ít thì lá lách làm việc nhiều chút ít. Hoàng kiểm tiểu nhi là ai ? Tức là ý niệm của chư vị, nghĩa là mắt tai mũi lưỡi thân ý. Ý tại lá lách. Lá lách màu vàng, nên gọi là đứa bé mặt vàng.
"Khiếu khiếu toản", tức là đập tới đập lui. Thế nên, người thường ngồi thiền, lắm khi ngồi đến lúc không biết gì hết. "Tim tôi đập như thế nào, có bị bịnh gì không ?"
Tâm khởi lo sợ như thế. Chớ lo sợ. Đó chỉ là quá trình tu hành mà chúng ta phải vượt qua. Khi xe lớn trâu trắng chuyển pháp luân thì ý niệm cũng khởi dậy, tim đập mạnh rất nguy hiểm. Lúc đó tâm phát sanh sợ hãi. Tim đập mạnh như thỏ nhảy tới nhảy lui.
"Nhược vấn cá trung hà chỉ thú, (nếu hỏi đường hướng nơi đó thế nào)".
Nếu chư vị hỏi lý lẽ, tông chỉ này như thế nào, thì có thể đáp rằng :
"Tiền tam tam tiếp hậu tam tam, (trước ba ba tiếp, sau ba ba)".
Trước và sau có ba chỗ. Khi ấy, gặp được đường sanh tử. Trước kia, đường sanh đường tử khác nhau. Đường sanh thì đi theo đường sanh. Đường tử thì đi theo đường tử. Hiện tại thì sau ? Đường sanh đường tử nhập làm một. Sanh cũng là tử. Tử cũng là sanh. Tựa như sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Sanh tử cũng thế, không phải là hai, cũng lại không sanh không tử. ....
Có sanh nên mới có mười hai nhân duyên. Nếu không có vô minh thì không có hành. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh già bệnh chết diệt. Đó là diệt được mười hai nhân duyên. Thế nên, bảo rằng vô minh mà tận hết thì bổn tánh không. Bổn tánh không rồi thì không còn vô minh nữa. ....

Chư vị phải dụng công tu hành. Nếu không dụng công tu hành thì tiến một bước, nhưng lại lùi bốn bước. Nếu vậy thì không có công dụng gì hết. Thế nên, trừ phi không tu thì thôi, còn nếu đã tu thì ngày ngày phải tinh tấn tiến bước. Nếu thối một bước thì công phu trước đã mất hết rồi. Nếu muốn tu đạo thì phải bắt đầu trở lại. Vì thế, tu đạo phải luôn tiến bước, chớ nên thối lui. (Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hình dung: Bí mật của mọi công phu thiền định trong giai đoạn đầu chính là khả năng hình dung. (DINAI, p89)
Đây là việc đầu tiên cần thành thạo.
Người môn sinh nên đặt trọng tâm lên tiến trình này;
Mọi quá trình mới trong kĩ thuật tham thiền... cần phải và luôn bao gồm việc hình dung tưởng tượng như bước đặt nền móng.

Trong công việc của những đệ tử đang được huấn luyện cho điểm đạo, khía cạnh ngoại tại này của việc hình dung phải nhường chỗ cho một tiến trình bên trong, tiến trình này chính là bước đầu của việc định hướng năng lượng. (DINA, p89)

+ 41 bậc Bồ Tát cao thấp trong Kinh Hoa Nghiêm giảng về thức rất cụ thể: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là thức. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều có đủ 3 thứ này. Hiện nay, chúng ta đều có đủ, có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. vì vậy đã biến nhất chân pháp giới thành lục đạo luân hồi, đã biến thành lục đạo.
Nếu trong 3 thứ này chúng ta đoạn được một thứ, đã đoạn được chấp trước, trong tất cả Pháp, Pháp thế gian và Pháp xuất thế gian mà thật sự không còn chấp trước nữa, xin thưa với quý vị lục đạo không còn nữa. Lục đạo là do chấp trước biến hiện ra. Không còn chấp trước thì bạn ra khỏi lục đạo.
Ra khỏi lục đạo rồi đi đâu? bởi vì bạn còn có phân biệt nên còn có tứ thánh pháp giới tức Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Còn có tứ thánh pháp giới này là do tâm phân biệt của bạn quan hệ nặng, nhẹ biến hiện ra. Tâm phân biệt của bạn rất nặng thì bạn là thanh văn , duyên giác. Tâm phân biệt của bạn rất nhẹ thì bạn là Bồ Tát pháp giới, Phật pháp giới. Thập pháp giới do đây mà có, nếu không còn phân biệt thì siêu việt thập pháp giới bạn mới có thể phản bổn hoàn nguyên, trở về chân thật, tức nhập nhất chân pháp giới. Trong nhất chân pháp giới những địa vị của Bồ Tát cũng không đều. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói 41 vị Pháp thân đại sĩ trình độ cao thấp của những bậc Bồ Tát chia thành 41 đẳng cấp .
41 đẳng cấp này do đâu mà có ? là do vọng tưởng mà có. Những Bồ Tát trong nhất chân Pháp Giới vẫn còn có vọng tưởng. Nhưng quý vị nên biết họ không có phân biệt, họ không có chấp trước. Họ có vọng tưởng nhưng rất nhẹ. Vọng tưởng cũng gọi là vô minh. Vô minh tức là vọng tưởng. Nếu đoạn hết vô minh thì đã đoạn hết 41 phẩm vô minh thì bạn chứng được quả vị cứu cánh viên mãn. Chứng được quả vị cứu cánh viên mãn là như thế nào? Tức là chân ngã của chính mình, đã hoàn toàn khôi phục lại, thì bản lai diện mục hoàn toàn hiện ra. Đó tức là viên giáo Phật quả. Viên giáo Phật quả tức là đã hoàn toàn khôi phục lại bản lai diên mục của chính chúng ta. Đến chổ này thì chúng tôi mới nghĩ đến trong Kinh Lăng Nghiêm có nói 2 câu : ”viên mãn bồ đề quy vô sở đắc”. Viên mãn bồ đề là khôi phục lại bản lai diện mục của mình mà thôi. Cũng không có được cái gì từ bên ngoài đến. LÝ và SỰ đều là như vậy.
... Hạnh Phổ Hiềnhành Pháp cứu cánh viên mãn. Hành Pháp là phương pháp tu hành nếu dùng lời hiện nay mà nói hành pháp tức là phương pháp sinh hoạt. Ngài nêu ra một điều cương lĩnh. Đó là tu Lễ kính - Tán thán - Cúng dường...  (Nguồn: Sám hối nghiệp chướng - PS Tịnh Không)

+ Kinh Hoa Nghiêm: Pháp đại thừa chân thật. Rất tuyệt vời. Ở đây có đường dẫn tới fai với nội dung chỉ tóm tắt sơ lược đề mục Kinh để tiện tra cứu. Kính xin mời quí vị tìm đọc Kinh văn gốc HT Tuyên Hóa giảng giải.

* Mời đọc Hỏi - Đáp về các pháp tu 52 bậc Bồ Tát trong Tập 19.... Trong Kinh Hoa Nghiêm nói, Bồ Tát có 52 bậc, thứ tự đi lên (Sơ phát tâm bèn thành Chánh Giác, đó là riêng ngoài), cuối cùng tu đến bậc Diệu giác Bồ Tát, tức cũng là thành Phật vị.... 52 bậc Bồ Tát gồm 5 nhóm: Thập tín - Thập trụ - Thập hạnh - Thập Hồi hướng - Thập Địa. Mỗi nhóm có 10 bậc. Thêm 2 là Bậc Đẳng Giác; Bậc Diệu Giác (Quả vị Phật Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác),. Tr 297. T19

1. HỎI VỀ PHÁP THẬP TÍN . Tr 308. T19
2. HỎI VỀ PHÁP THẬP TRỤ. Tr 309
3. HỎI VỀ PHÁP THẬP HẠNH . Tr311
4. HỎI VỀ PHÁP THẬP HỒI HƯỚNG . Tr 313
5. HỎI VỀ PHÁP THẬP ĐỊA. Tr 315
6. HỎI VỀ PHÁP ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ (BẬC ĐẲNG GIÁC) . Tr 318
7. HỎI VỀ PHÁP QUẢ DỤNG VIÊN MÃN (BẬC DIỆU GIÁC) . Tr320

+ Mời xem trang: Tóm tắt sơ lược đề mục Kinh Hoa Nghiêm

+ Trang nguồn đầy đủ nội dung trong các tập: Tất cả 25 tập Kinh Hoa Nghiêm

+ Đức Phật giảng về tứ đại:
+ Các Đại và Tánh Các Đại: Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh nước là chơn không, tánh không là chơn thủy, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
Giảng:
"A-nan, Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh nước là chơn không." Cũng vậy, thể tánh của nước chính là chơn không. "Tánh không là chơn thủy." Thế ông cho rằng nó từ đâu mà có? Nó vốn từ trong Như Lai tạng." Nó có trong chân tâm của mỗi chúng sinh như chúng ta. Chúng ta có đầy đủ không những thủy đại, mà còn có hỏa đại, địa đại, phong đại. Hoàn toàn có đủ trong tâm chúng ta địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại , và thức đại là bảy đại, tất cả đều có đủ trong tâm chúng ta. Nhưng, mặc dù chúng hiện hữu ở đó, chúng vẫn không lẫn lộn hay ngăn ngại nhau. "Xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới. Tánh của nước vốn thường thanh tịnh và trùm khắp cả pháp giới. Ông nên biết rằng trong thể tánh thanh tịnh là sự hiện hữu mầu nhiệm (diệu hữu)."Trong chơn không là diệu hữu. Nếu ông quán chiếu sâu vào đạo lý nầy, ông sẽ liễu ngộ được. Nói cách khác, khi chính ông có công phu[89]– khi ông tọa thiền, có được định lực và phát khởi trí huệ, thì ông sẽ nhận ra rằng đạo lý được giảng giải trong kinh nầy là chân thật, không hư ngụy. Nhưng, đạo lý nầy không dễ gì hiểu được nếu ông cố dò tìm nó bằng thức tâm.
"Biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh. "Bất kỳ các loài chúng sinh trong 9 pháp giới[90] nếu có tâm mong cầu điều gì đều được đáp ứng đúng theo sở nguyện. Bất luận họ muốn điều gì, bất kỳ họ muốn bao nhiêu, đều được thỏa nguyện. Nếu quý vị muốn có một ly nước, sẽ có ly nước để uống. Nếu quý vị muốn có hai ly nước, sẽ có hai ly nước để uống. Mọi ước nguyện của mọi loài chúng sinh đều được đáp ứng xứng theo tâm lượng của họ........

+ Thức Đại và Tánh của Thức Đại
A-nan, tánh của thức đại không có nguồn gốc, duyên theo sáu căn trần hư vọng mà có. Nay ông nhìn khắp thánh chúng trong hội nầy, khi mới dùng mắt xem qua; nhìn chung, chỉ thấy như bóng trong gương, chưa phân tích rõ được.
Giảng:
Sáu đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến đã được giảng rõ. Nay thêm thức đại để thành bảy đại. 'Thức' là gì? Là sự nhận biết hoặc không nhận biết. Biết cái gì và không biết cái gì? Không biết gì cả chính là biết.
Tại sao tôi nói thức không biết gì cả? Ông nghĩ rằng ông biết được cái gì? ...... Thế nên, sáu đại được giảng giải trên đây và đại thứ bảy nầy–thức đại– cũng giống như bảy anh em ruột. .... Quý vị không nhận biết được địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại - Là Tứ đại; và quý vị không nhận biết được không đạikiến đại. Ngay cả ngài A-nan cũng không nhận biết được chúng. Thế nên Đức Phật... đã tìm ra bảy anh em của quý vị.... Quý vị đã từ bỏ của báu vốn có của mình, phong cảnh quê hương của mình. Nên khi quý vị đi xa, quý vị lìa bỏ cội gốc mà bám lấy cành nhánh. Quý vị từ bỏ những gì thân thiết gần gũi mà tìm cầu những thứ xa xôi. Quý vị đi ra và kết thân với nhiều người. Vậy chẳng phải điên đảo hay sao? Tại sao quý vị hướng ra bên ngoài kết bạn với người khác mà không nhận ra những người anh em ruột thịt của mình? Vì quý vị nhận cái hư giả làm cái chân thật. Quý vị nhận giặc làm con. Quý vị nhận giặc cướp làm bạn mình và hướng ra bên ngoài dùng thức tâm để ứng xử mọi việc.....
Trong giáo lý Tiểu thừa, khi quý vị nhận những gì hư giả làm cái chân thật và dùng thức tâm để ứng xử mọi việc thì rất là tai hại. Nay quý vị đã nhận ra cái hư giả và cái chân thật. Đã nhận ra được bảy anh em ruột thịt trong nhà, thế là bây giờ, mặc dù thức tâm là hư giả, nhưng nó đã chuyển thành Như Lai tạng. Nó vốn biến hiện từ Như Lai tạng. Đó được gọi là 'chuyển tướng thành tánh.' Trong quá khứ, quý vị đã dính mắc hoàn toàn vào tướng, nhưng nay quý vị đã nhận ra được tự tánh, quý vị sẽ không còn từ bỏ cái thân thiết gần gũi để tìm kiếm cái xa xôi nữa, không còn từ bỏ gốc để chạy theo nắm bắt nhành ngọn nữa, hoặc không còn nhận giặc làm con nữa.
"A-nan, tánh của thức đại không có nguồn gốc."– Nó không đến từ nơi nào cả. Nói cách khác, nó không có nguồn gốc. "Thế thì, nó là cái gì?" Quý vị liền hỏi.
"duyên theo sáu căn trần hư vọng mà có." Để hiện hữu, nó phải mượn nhờ sáu căn: nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ýsáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp– là 'kiến phần' và 'tướng phần.[104]'
Đến đây kinh văn sẽ đề cập đến hoạt dụng của thức.
Rồi trong tâm thức ông, theo thứ tự chỉ ra, đây là Văn-thù, Phú-lâu-na, đây là Mục-kiền-liên, đây là Tu-bồ-đề,
Ông phải suy xét thật kỹ, quán sát thật tường tận. Cái thấy phải nương nhờ con mắt ông, sắc tướng là cảnh của tiền trần. Những gì có tướng mới thành có, chẳng có tướng ắt thành không. Cái thức như vậy, do đâu mà có?
Thức thì linh động (Phân biệt, linh hoạt), cái thấy trong lặng, chẳng hòa chẳng hợp. Tánh ngửi, tánh nghe và tánh hay biết cũng đều như vậy. Chẳng lẽ tâm thức không do đâu mà có?
Nếu thức ấy chẳng do đâu sinh ra, thì nên biết tác dụng của kiến văn giác tri vốn vắng lặng cùng khắp, tánh chẳng do đâu mà có. Hai đại ấy (thức đại và kiến đại) cùng với hư không, địa, thủy, hỏa, phong, đều gọi là bảy đại, tánh thật viên dung, đều là tánh Như Lai tạng,
A-nan, tâm ông nông cạn, không ngộ được cái kiến văn, không rõ được cái giác tri vốn là tánh Như Lai tạng. Ông nên quán sát sáu chỗ thức tâm nầy là đồng hay khác, là không hay là có, là chẳng đồng chẳng khác, là chẳng không chẳng có?
Giảng:
"Không ngộ được cái kiến văn–và tánh biết ngửi, tánh biết nếm và tánh hay biết, tác dụng của chúng, và không rõ được cái giác tri đều vốn là tánh Như Lai tạng. Ông không nhận ra được đạo lý Đức Phật đã giảng giải về địa, thủy, hỏa, phong, không và kiến, ông không nhận ra được cái tánh hay biết cũng đồng là tánh Như Lai tạng. Ông không hiểu được rằng tất cả đều là tác dụng lưu xuất từ Như Lai tạng."
"Ông nên quán sát sáu chỗ thức tâm." Sáu chỗ của thức tâm là địa, thủy, hỏa, phong, không và kiến. Sáu lĩnh vực của thức tâm nầy là đồng hay khác, là không hay là có, là chẳng đồng chẳng khác? Nó chẳng đồng hay chẳng khác? Là chẳng không chẳng có? Có phải nó chẳng không mà cũng chẳng hiện hữu? Ông nói sáu thức nầy như cái gì?
Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thức là rõ biết sáng suốt, tính giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Quyển 3)

+ Thức Tâm - Thức tánh
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
Giảng:
"Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. " Theo nghiệp cảm của mỗi chúng sinh, mà các hoạt dụng của tánh thấy sẽ ứng hiện ra. "Thế gian không biết–là hàng phàm phu, những người theo giáo lý quyền thừa, những người theo ngoại đạo–lầm cho là nhân duyên, hoặc họ mê lầm gán cho đó là tánh tự nhiên. Lối suy nghĩ nầy đều sinh khởi từ "Thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là lời nói, hoàn toàn không có nghĩa chân thật. Đạo lý mà họ suy luận ra là không chân thực, nó không căn cứ từ Đệ nhất nghĩa đế, cũng chẳng phải là Thật tướng mà Như Lai đã giảng trước đây.''
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thức rõ biết sáng suốt, tính giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
Bao gồm và hiển bày trong khắp mười phương hư không, đâu có phương hướng xứ sở?(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Quyển 3)

+ Thang tiến hóa (The scale of evolution): Đạo sinh nên tập cho quen với sự thật rằng tiến lên (rising in) trên thang tiến hóa không phải là chính mình di chuyển (move) từ chỗ này đến chỗ khác mà chỉ là làm cho chính mình ngày càng có thể nhận được nhiều ấn tượng (impressions) hơn. (MTNX, 129–130)

+ Các mức độ Giác ngộ: Đức Phật nói "Như thế cho đến...". HT Tuyên Hóa giảng: Có nghĩa là các mức độ của giác ngộ, từ lục độ cho đến thập trụ, thập tín, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa; cho đến cả quả vị Phật, đều được bao gồm trong không Như Lai tạng. Từ các giai vị của hàng Bồ-tát đến quả vị Phật phải cần rất nhiều thời gian, và cần rất nhiều công hạnh tu tập, nhưng tất cả đều là không, quả vị Phật cũng là không.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Các giai đoạn tiến hóa:

4- Năm giai đoạn tiến hóa: Cuộc sống của phàm ngã đang tiến hóa có thể được chia làm 5 phần. Mỗi bậc được đo lường bằng tình trạng của Ngọn lửa Tinh thần ẩn bên trong. Như tôi đã nói cùng các bạn, theo quan điểm của Thánh đoàn thì chúng ta được đo lường bằng ánh sáng của chính mình.

-   Giai đoạn đầu: Người thoát kiếp thú trở thành sinh linh biết suy nghĩ, thời lemuria và đầu Alantis, từ bé - 7 tuổi. Thể dục vọng đồng hóa thể xác. Ngọn lửa trong Tâm như đầu Kim, chỉ L.Xa đáy cột sống hoạt động (3 Chiều).

-   Giai đoạn 2: Người thời Alantis phát triển, từ 7 - 14 tuổi. Thể dục vọng và thể xác chỉnh hợp. Ngọn lửa trong Tâm nở lớn hơn, nhưng vẫn nhỏ. Luồng Hòa xà Kundalini kích thích Luân xa Tùng Thái dương và L.xa tương ứng trong thể tình cảm hoạt động chậm.

-   Giai đoạn 3: Người có thể Trí bắt đầu phát triển, từ 14 - 28 tuổi. Thể nguyên nhân ngày càng tròn đầy, cân đối. Ánh sáng Chân Ngã nội tâm chiếu từ trung tâm đến ngoại vi, thắp sáng thể Nguyên nhân, dấu hiệu bùng cháy. Sự ham muốn hướng lên cao > Chí nguyện. Chân ngã ngày càng tỉnh thức trên cảnh giới của mình và ngày càng quan tâm đến cuộc sống của Phàm ngã. Bây giờ ngọn lửa thiêng Kundalini lên đến luân xa tim, và cả ba luân xa đều xoay trong sự hòa hợp, nhịp nhàng và trật tự.

-   Giai đoạn 4: Từ 28 - 35 tuổi. Phàm Ngã hoàn toàn điều hợp. Tham thiền thần bí đã bắt đầu. “Tôi sẽ vươn lên và về với Cha tôi.” Đây là kết quả của lần tham thiền thứ nhất. Con người giờ đây là một sinh linh có tình cảm, biết suy nghĩ và chủ động, và đang hữu thức chuyển sự phân cực từ cuộc sống Phàm ngã sang Chân ngã > Dự bị, Đệ tử. L.Xa cổ họng được kích thích. Ánh sáng rễ bừng lên thành ngọn lửa, ở trong tầm nhìn của Chân sư đang thiết tha tìm kiếm.

-   Giai đoạn 5: Bắt đầu Tham thiền huyền môn, Phàm ngã đã cảm được sự rung động của Chân ngã, đến giai đoạn cuối này trở thành Chân ngã chứ không còn là Phàm ngã nữa. Nguyên tử trường tồn hồng trần bị bỏ đi, và sự phân cực trở thành của thượng trí. Nguyên tử trường tồn thể tình cảm bị bỏ đi và sự phân cực lên đến thể bồ-đề (trực giác). Nguyên tử trường tồn hạ trí bị bỏ đi và sự phân cực lên đến atma (thể tinh thần). Bấy giờ, con người trở thành một Chân sư Minh triết, được tượng trưng ở tuổi 42, mức trưởng thành hoàn hảo trong Thái dương hệ.

-   Giai đoạn 6: Tương ứng 42 - 49 tuổi, giai đoạn hành giả có thể được điểm đạo lần 6 và lần 7, cao cùng tột.  (Nguồn: Cấu tạo con người 7 - Các Giai đoạn tiến hóa của Phàm Ngã)

+ 5- Diễn trình tiến hóa: Giống như trong mọi biểu lộ (manifestation), diễn trình tiến hóa là kết quả của ý muốn (desire), tác động lên các khả năng sáng tạo (creative faculities) và tạo ra những gì biểu lộ ra ngoại cảnh (objective). (LVLCK, 924)

+ 8- Mức Tiến Hóa: Nhờ Nghiên Cứu các Thập Giá, Chiêm Tinh Gia biết ai đó đang ở đâu trên đường tiến hóa. Mỗi Thập giá đều có ý nghĩa ngoại môn của nó (Là các biến phân ba mặt của sự sống duy nhất):

1- Thập Giá Cơ Bản ‒ Aries, Cancer, Libra, Capricorn a. Về con người thông thường, cá biệt. b. Về các cội nguồn tập thể. c. Về ý nghĩa của cuộc điểm đạo thứ 1.

2- Thập Giá Cố Định ‒ Taurus, Leo, Scorpio và Aquarius ‒ y sẽ đi đến lý giải chính xác về các sự sống: a/ Của các điểm đạo đồ. b/ Của sự thu hút tập thể thành tổng hợp. c/ Của ý nghĩa về cuộc điểm đạo thứ 3.

3- Thập Giá Khả Biến ‒ Gemini, Virgo, Sagittarius và Pisces ‒ y có thể đi đến ý nghĩa:

a/ Của các đệ tử.

b/ Của hoạt động tập thể.

c/ Ý nghĩa của cuộc điểm đạo thứ 2.

Nguồn: Chân Sư DK (CTHNM, 379, 380)

Các nội dung tiến hóa khác, rất nhiều

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

Xem thêm: Tổng hợp về Tâm thức

+ Tâm Tạo Tác - Hoạt động của Tâm: Đức Phật dạy. Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ. Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.(Nguồn: Kinh Kim Cang)

+ Tâm Tánh Chúng Sinh: Trích Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh tịnh pháp thân?
Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chơn tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

+ Tâm Bình Đẳng: Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ Năm “Dược Thảo” có ghi: “Này Ca Diếp! Cũng như vầng mây lớn bao phủ tam Thiên Đại Thiên Thế Giới rồi tuôn mưa xuống tưới mát cho tất cả cây cối và cỏ thuốc từ nhỏ đến lớn làm cho mỗi một loại tùy theo sức, tùy theo phần, tùy theo mục đích và cảnh thế mà hút lấy nước mưa để nảy nở đúng theo giống của mình. Giáo Pháp mà Phật nói ra cũng như thế đó. Pháp Phật là Pháp chung cùng của chúng sinh. Nó chỉ có một hình tướng, một ý vị mà thôi. Tánh Tướng của nó là sự giải thoát, xả ly, tịch diệt. Tức là nơi cuối cùng mà chúng sinh đạt tới sau khi đi trọn nẻo Trí của Phật, khi ấy họ mới hiểu tất cả”.

+ Tâm bình đẳng = Kim Cang Tâm: Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Có một pháp Đà la ni tên là Kim Cang tâm hay khiến chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền đặng đạo quả. Này gã trai lành! Thế nào gọi là Kim Cang tâm? Tâm này người người vẫn có không kẻ nào không, nên cái tâm bình đẳng của chúng sanh này tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao? Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ. Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.(Nguồn: Kinh Kim Cang)

+ “Là tâm Bình Đẳng.Chú Đại Bi là gì? Đó là cái tâm bình đẳng, cái tâm không phân biệt. Tâm bình đẳng là một cái tâmvô đảng vô thiên” (không phe nhóm, chẳng thiên vị); và cái tâm ấy chính là Chú Đại Bi.
Chúng ta không nên niệm Chú Đại Bi với lòng ích kỷ, phân biệt: “Người này là anh em của tôi thì tôi phải gần gũi anh ta hơn. Cô kia là bạn của tôi, thì tôi phải thân thiết với cô ta hơn. Người ấy không có quen biết gì với tôi cả, vậy tôi nên tránh xa hắn…”; bởi như thế tức là không có tâm bình đẳng.
Bình đẳng” tức là đối với anh em ruột thịt cũng vậy mà không phải là anh em ruột thịt thì cũng vậy—chúng ta xem tất cả đều như nhau, chẳng hề phân biệt thân sơ. Đối với bạn bè, anh em, và ngay cả người dưng kẻ lạ, chúng ta đều nên đãi ngộ ngang nhau, giống nhau. Nếu quý vị cư xử tử tế với anh em của mình, thì đối với mọi người khác, quý vị cũng nên tử tế giống như với anh em của quý vị vậy; như thế mới gọi là có tâm bình đẳng. Và nếu quý vị hiếu thảo với cha mẹ, thì quý vị cũng nên xem những người tuổi tác đều như cha mẹ mình, và cũng quan tâm, hiếu thuận với họ giống như với cha mẹ mình; đó là có tâm bình đẳng vậy.
Nói tóm lại, tâm bình đẳng là cái tâm “vô đảng, vô thiên.” Quý vị có tâm bình đẳng, tức là có niệm Chú Đại Bi; không có tâm bình đẳng tức là không niệm Chú Đại Bi vậy.(Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)

+ Tâm bình đẳng - Tâm Bồ tát rất cần vun bồi: Đức Phật biết hai vị đệ tử này không thực hành tâm từ bình đẳng trong khi khất thực. Đức Phật biết được tâm niệm phân biệt của họ. Thế nên Như Lai đã quở trách Tu-bồ-đề và Đại Ca-diếp đã là bậc a-la-hántâm không bình đẳng. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Thức ăn tinh khiết (pure food): Điều này bao hàm một chế độ ăn chay, được chọn với sự phân biện sáng suốt; nó đòi hỏi việc chỉ ăn các loại rau và trái cây đem lại sinh lực. Phải suy xét cẩn thận trong việc chọn thức ăn, cố tránh thức ăn quá khó tiêu, một ít thức ăn tốt lành trong sạch, tiêu hóa được hoàn toàn là tất cả những gì mà một đệ tử cần đến. Bạn hỏi đó là thức ăn gì ư? Đó là sữa, mật ong, bánh mì làm bằng lúa mì lức, tất cả các loại rau củ mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô, quả hạt (nuts), một vài loại khoai tây, gạo lức (unpolished rice), và tôi nhắc lại, chỉ cần bao nhiêu thứ nói trên để đảm bảo sự hoạt động (TVTTHL, 335)

+ Thức Ăn chay: Chọn thức ăn, sáng suốt hạn chế thức ăn khó tiêu, một ít thức ăn tươi tốt và tinh khiết được tiêu hóa hoàn toàn là tất cả những gì mà vị đệ tử cần có. Là Sữa, mật ong, bánh mì làm bằng bột mì lức, tất cả các loại rau mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô, quả hạt (nuts), khoai tây, gạo lứt, và tôi xin lặp lại, chỉ bao nhiêu thứ kể trên cũng đủ để cho cơ thể hoạt động. (TVTTHL, 334–335)

- Thức ăn chay: Người tiến hóa ăn gồm rau, quả tươi, nước tinh khiết, quả hạt (nuts) và cốc loại (grains), hoặc nấu chín, hoặc còn sống, thì bấy giờ các thể được tạo ra mới trở nên thích hợp để trở thành các hiện thể cho các Chân Ngã tiến hóa cao. (LVHLT, 84)

+ Đệ tử phải là người ăn chay nghiêm nhặt, không được vi phạm, chỉ ăn giới hạn vào việc ăn rau, đậu, trái cây và quả hạt (nut). Chỉ có như thế y mới tạo được loại thể xác có thể chịu được sự giáng nhập của Chân Nhân và đứng trước Đấng Điểm Đạo trong các thể tinh anh của mình. (ĐĐNLVTD, 196–197)

+ Khi vị đệ tử sống cuộc đời mực thước, tránh xa thịt, chất nicotin (trong thuốc lá–ND) và rượu, thực hành việc tiết dục thì tuyến tùng quả không còn teo tóp nữa mà trở nên hoạt động sớm hơn. (LVLCK, 1012)

+ Ðức Phật dạy: Ở đời vị lai, sẽ có một số người vô minh nói rằng nhiều giới luật Phật giáo cho phép ăn thịt. Họ rất thích mùi vị thịt do thói quen ăn thịt trong quá khứ, họ nói những lời đó chỉ đơn giản theo quan điểm của họ. Nhưng thật ra Phật và Thánh không bao giờ nói thịt là thức ăn _Kinh Lăng Già.

+ Tại sao người ăn chay không được ăn trứng?
Đáp: Không có gà trống, gà mái cũng có thể ấp trứng nở ra gà con như thường. Ngày xưa người ta không hiểu điều này nên họ nói là, nếu trứng không có trống thì không thể nở ra gà con. Nhưng lối nói này cũng không có gì làm chứng cớ. Tại sao người ăn trứng lại lý luận như thế? Tức là vì họ muốn ăn trứng đó mà. Bất luận trứng có trống hay không có trống, nó đều có thể sanh ra gà con, chớ không phải không thể sanh đâu. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói “Noãn duy tưởng sanh,” tức trứng do tưởng mà sanh ra.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu 252)

Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo
Xem: Đức Phật dậy Ăn chay - Ăn Thịt

+ Thể, các thể: Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng. Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử và các đơn vị nguyên tử này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng. (CTNM, 36).

+ Thể Xác: Dùng để chỉ một hình thể có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)
+ Thể xác trọng trược - Dense physical body: nhục thể, nhục thân;
+ Sthula sharira: Thể xác trọng trược / Dense physical body (LVLCK, 264)
+ Thể Xác: Là toàn thể các cơ cấu (organism) tạo thành thể xác; các cơ cấu (bộ máy) này có các chức năng khác nhau để cho phép linh hồn tự biểu lộ trên cõi trần hay cõi bên ngoài (objective plane) như là thành phần của một bộ máy vĩ đại hơn và bao quát hơn. Thể xác là bộ máy đáp ứng của con người tâm linh bên trong và cung cấp phương tiện để đưa thực thể tâm linh đó tiếp xúc được với bộ máy đáp ứng (response apparatus) của Hành Tinh Thượng Đế, tức Đấng mà trong đó chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn.(CTNM, 2)

+ Thể hồng trần để ta sử dụng, không để nó sử dụng ta; ta không làm tôi tớ nó. Nếu để nó làm chủ, trọn mục đích của cuộc đời bị hủy diệt, và con người không thể tiến bộ được.
- Huấn luyện: Khi nó đã quen làm việc theo một đường lối đặc biệt nào, nó sẽ sẵn sàng tiếp tục tự động và hoàn toàn vui thích làm việc theo đường lối đó, như trước kia nó đã thích làm theo những đường lối khác. (......đưa thể hồng trần vào trạng thái xuất thần, để cho thể cảm xúc tự do thoát ra khỏi thể hồng trần - Không khuyến khích. Chân sư DK: đó là con đường đi ngược lại sự tiến hóa)
- Nên nhớ: Cứ mỗi lần đầu thai lại thì mỗi thể vẫn giữ đúng y phẩm chất (Tạm gọi như thế) của cơ thể trước kia đã bị thải bỏ khi chết. Việc kiến tạo cơ thể không hề bị mất.
- Thể xác làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận khi có một bộ phận nào đó bị trục trặc, hoặc qua sự hài lòng của một thèm muốn này hay thèm muốn khác (LVHLT, 293)

+ Hình Hài Chánh/ Tà Đạo: Tất cả các hình hài được tạo ra ở mọi giai đoạn hoặc bị giới hạn vào tả-đạo, hoặc bao gồm lấy nó, và tuy thế lại vượt qua nó, và đi theo chính-đạo (right hand way). Câu này cung cấp chất liệu cho tư tưởng và ý nghĩa của nó thật khó mà hiểu được. Cần ghi nhớ rằng mọi hình hài, cho dù chúng theo chính-đạo hoặc tả-đạo, đều giống nhau cho đến một mức độ nào đó; chúng đi qua các giai đoạn phát triển như nhau và ở vào một lúc trong quá trình phát triển của chúng, chúng xuất hiện đồng dạng và giống nhau. Chỉ khi mục đích của chúng xuất hiện thì sự phân biệt mới trở nên rõ ràng, và do đó việc huấn luyện cho người tìm đạo theo động cơ đúng đắn như là một bước chuẩn bị cho công việc huyền linh đích thực.(LVHLT, 267)

+ Sắc thân - Thân xác ta là do Tứ đại giả hợp - Thân xác giả tạm - Xác thân hữu hình hữu hoại
Thân này là tổng tướng của sắc. Đất nước gió lửa là biệt tướng (tướng riêng) của sắc. Thân thể của chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành. Xương cốt thịt thà chính là đất. Nước mắt, nước mũi, máu, tiểu tiện, mồ hôi, là nước. Thân thể được ấm áp là nhờ có lửa. Vận động hô hấp nhờ thân thể có gió. Bốn đại hòa hợp thì thân thể còn. Chúng phân tán thì thân thể mất. Đất trở về đất đá. Nước trở về nước. Gió trở về gió. Lửa trở về lửa. Mỗi đại đều trở về cội gốc, nên không thật có. Vì thế, mọi người chấp trước vào thân thể, tự cho là có, thật là sai lầm.
Không thể cho rằng thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở. Chư vị không thể cho rằng nhà mình ở chính là mình. Thế nên đừng chấp trước nhà ở chính là mình. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

Xem: Thể Hồng trần và cách nuôi dưỡng nó thanh sạch theo Chân Sư DK
Xem: Tổng Hợp Thể Xác/ Hồng Trần (So sánh Cung 3 – 7); Chất và Thể Dĩ Thái.

+ Công Đức: Công thì phải lập, đức thì phải làm. Thế nào gọi là lập công ? Ví như, trong một trường học, có một vị thầy giáo, tận tâm tận sức đối với trường học, dạy học hết mình, và còn làm những công việc khác, đây tức là công. Đức là làm việc có lợi ích đối với tất cả mọi người, giúp người không cần đền đáp, thi ân bất cầu báo, đây tức là đức. Đức có phân ra đức lớn và đức nhỏ, chẳng phải nói làm đức phải làm lớn, còn đức nhỏ thì không làm. Thế nào gọi là đức nhỏ ? Nghĩa là đối với người khác có lợi ích rất nhỏ, cũng phải làm. Bạn làm được nhiều rồi, thì tánh đức sẽ tự nhiên lớn lên. Nếu bạn không làm, thì vĩnh viễn sẽ chẳng có đức. Do đó « Đạo thì phải hành », tu đạo là phải tu hành, chẳng phải chỉ nói suông tu đạo bằng cái miệng, suốt ngày đến tối nhớ tu đạo, mà chẳng chịu tu hành, đây gọi là « Khẩu đầu thiền » mà thôi, chẳng có ích gì. « Đức thì phải làm », đức thì phải đi làm, chẳng làm thì sẽ không có đức. Cho nên nói :
« Đạo thì phải hành, không hành sao gọi là đạo;
Đức thì phải làm, không làm sao có đức ». (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Hoa Nghiêm-T25)

+ Công đức - Phước đức: .... Vi Thứ sử bạch: "Đệ tử có nghe đức Đạt Ma lúc ban sơ hóa độ Lương Võ Đế, vua hỏi rằng: ‘Trẫm trọn đời cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước, có công đức gì?’ Đức Đạt Ma nói: ‘Thiệt không có công đức.’ Đệ tử chưa hiểu thấu lẽ ấy, xin Hòa Thượng giải cho."
Sư nói: Thiệt không có công đức. Chớ nghi lời của Thánh nhơn đời trước. Võ Đế lòng tà, không biết chánh pháp. Cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước, ấy gọi là cầu phước. Không thể lấy phước mà kể là công đức được. Công đức ở trong Pháp thân, chớ chẳng phải ở chỗ tu phước.
Sư lại nói: Thấy tánh là công, giữ lòng bình đẳng là đức. Niệm niệm tâm không ngưng trệ, thường thấy Bổn tánh, diệu dụng chơn thật, ấy gọi là công đức. Bên trong giữ lòng khiêm hạ là công, bên ngoài hành động theo lễ là đức. Tánh mình lập ra muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng lìa tánh mình là công, ứng dụng không nhiễm trần là đức. Muốn tìm cái công đức Pháp thân, thì phải y theo đây mà tu hành. Thế mới là thiệt có công đức..... Chư Thiện tri thức! Công đức phải thấy trong tánh mình, chớ chẳng phải tìm ở chỗ cúng dường và bố thí. Bởi vậy phước đức với công đức là khác nhau. Vua Võ Đế không biết Chơn lý, chớ chẳng phải Tổ Sư ta lầm.....còn dài, mời đọc Kinh văn gốc (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Công đức chính là tâm thanh tịnh. Nếu như dùng danh từ pháp tướng Phật pháp để nói, thì công đức chính là định tuệ. Bạn thấy trong tâm vừa nổi giận, thì định tuệ lập tức mất ngay, cho nên đốt cháy rừng công đức.
- Công đức mới có thể dứt sanh tử ra khỏi tam giới. Cái này chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phải sáng tỏ. Công đức là rất vô cùng không dễ dàng. Ở trong tâm hơi có một chút xíu không vui thì công đức đều không có.
- Nếu như bạn sáng hôm nay mới nổi một cơn giận, thì công đức của bạn cũng chẳng qua là mấy giờ mà thôi. Mấy chục năm tu trước đây đều đốt hết, không tính, không còn nữa. Nếu như học Phật, học cả đời, đến lúc sắp mạng chung nổi cơn giận dữ, là tiêu rồi, một lần này công đức gì cũng mất hết, điều này rất đáng sợ, đây đều là sự thật, đều là sự thật.
- Cho nên Phật khuyên chúng ta tích lũy công đức, nhất định phải tu nhẫn nhục Ba-la-mật, thì công đức của bạn mới có thể tích lũy lại được. Tích lũy công đức là rất khó, rất khó, không phải ta vẻ bề ngoài không nổi giận, ở trong tâm có một chút không vui thế cũng không được. Ở trong tâm hơi có một chút không vui là công đức không còn. Công đức này khó, vô cùng, vô cùng khó tu.
+ Phước đức không bị sân hận chướng ngại. Bạn hằng ngày nổi giận, phước báo bạn tu vẫn còn đó. Phật ở trong kinh nói cho chúng ta biết, A-tu-la phước báo rất lớn. A-tu-la tu thành như thế nào vậy? Đều là ở trong cửa Phật tu phước.
- Phước đức không thể vượt qua tam giới. Nguồn: (Trích từ Kinh KIM CANG giảng ký) Hòa Thượng Tịnh Không. Xem thêm: Công đức phước đức
+ CÔNG ĐỨC KHI TU TẬP GIỮ GIỚI CỦA 6 CĂN CỦA NGƯỜI TU HÀNH
Để chỉ cho công đức của 6 căn con người tương quan trong thế giới. Tuy nhiên xét chỗ hơn kém thì công đức của sáu căn không nhất thiết đồng nhau, như sau:
1- Xét về nhãn căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2- Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3- Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4- Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5- Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6- Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thành phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức.
+ Giải nghĩa thêm: Thế giới tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian.
- Thế là nói về thời gian cũng có nghĩa là nói về luật nhân quả báo ứng, sinh sinh diệt của hiện tượng vạn hữu.
- Giới là nói về không gian cũng còn có nghĩa là lý nhân duyên tức là tất cả mọi cấu tạo hình thành của vạn hữu trên thế gian này là do nhân duyên hòa hợp mà có.(Nguồn - Xem mục: Chỉ rõ sự ràng buộc hay siêu thoát của thế giới chúng sinh, ở nửa cuối trang)
+ 69. GIỮ GIỚI CÓ NĂM CÔNG ĐỨC
1. Cầu gì đều được như nguyện.
2. Tài sản đã có thì thêm mãi không hao sút.
3. Ở đâu cũng được mọi người kính mến.
4. Tiếng tốt đồn khắp thiên hạ.
5. Thân hoại mệnh chung được sanh lên cõi trời. (Nguồn: mục 69- (Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

+ Phật dùng Cảnh đẹp tương ưng dẫn dụ: Ngài Phú Lâu Na trình hỏi, trước đây Đức Thế Tôn có dạy: Ai muốn hưởng sung sướng, muốn nhìn cảnh đẹp hãy niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để về nước ấy ở, vì nước Đức Phật A Di Đà có đầy đủ tiện nghi và sung sướng, vậy việc ấy có thật không, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con? Đức Phật dạy Ngài Phú Lâu Na: Như Lai đem cảnh đẹp và đủ thứ quí giá cõi Thanh tịnh của Đức Phật A Di Đà để dụ người Tucòn ham muốn đủ thứ, ham muốn không bờ bến để họ quên ăn quên ngủ mà niệm (nhớ) cái Phật tánh của chính mình là Là cái Vô Lượng thọ, Vô Lượng quang, Vô Lượng công đức của chính mình. 
- Khi tâm người niệm đến được vô niệm rồi, bất ngờ, nhận được cái Tánh Thanh tịnh của chính mình; vì nhờ cái Thanh tịnh này mà nhìn thấy được màn trong suốt ngăn cách giữa Phật giới và thế giới loài người, bên kia màn trong suốt này là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh - Rất kỳ diệu, không thể diễn tả được. Thử hỏi, người dụng công niệm khi vào được vô niệm rồi và thấy được nơi Mười phương chư Phật ở, vậy, người đó có còn ham những cảnh mà Như Lai mô tả nơi cảnh giới của Đức Phật A Di Đà nữa không?
- Kính bạch Đức Thế Tôn, thưa không. Giờ chúng con đã hiểu lời dạy của Đức Thế Tôn về niệm Phật A Di Đà. Cũng từ chỗ này, mà chúng con không bị Đức Thế Tôn lừa nữa. Ngài đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra. Đức Phật mỉm cười và dạy thêm Ngài Phú Lâu Na: - Ông đã biết Như Lai gạt những người ham muốn, là ông đã nhận ra yếu chỉ lời của Như Lai dạy rồi vậy. (Nguồn: Pháp Niệm Phật cho Người sơ cơ)

+ Dùng tâm tham dẫn dụ đến nghe Pháp: ... Một ngày nọ Thứ sử Vi Cừ vì Lục Tổ Đại Sư thiết lễ Trai Tăng, thỉnh tất cả Tăng Ni, Cư sĩ, Đạo sĩ, học giả, quan viên và chư thiện tín cùng độ trai. Người làm quan thích ăn thịt, nhưng vì Thứ sử Vi Cừ tin sùng Phật pháp, vì thế khuyên mọi người đến ăn chay. ... trong một ngàn vi Tăng nhất định có A la hán, ... tiệc chay này cho muôn người.
Lễ Trai Tăng này là mời khách cho Lục Tổ, vì Lục Tổ là người xuất gia, không thể mời khách đến ăn cơm. Người tại gia nên cúng dường cho người xuất gia, mà không phải người xuất gia cúng dường người tại gia.....
Thứ sử Vi Cừ là đệ tử quy y của Lục Tổ Đại sư, nhưng ông ta muốn nhiều người đến quy y, tôn sùng, tín ngưỡng Sư phụ của mình, vì thế dùng phương thức mời mọi người đến dự Trai Tăng, cho nên có câu: "Đầu tiên phải dùng lợi dẫn dắt, sau mới có thể đưa người vào biển Phật pháp." Tham ăn mê sắc là bản tánh của con người, ai cũng muốn ăn ngon, sau khi ăn xong những món ăn ngon ngọt mà không thể nào quên được, bèn bắt đầu muốn nghe kinh. Lúc mới đến lần đầu tiên không phải vì Pháp mà là vì ăn, ăn xong là đến phần nghe Kinh, lúc đó mới phát hiện mùi vị của Pháp còn ngon hơn mùi vị của những món ăn này nhiều. Lúc đó mới thích thú mùi vị của Pháp hơn bất cứ mùi vị nào..... (Nguồn: Lục Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành
Xem: Tổng hợp các Phương tiện khéo

+ Bố thí - Cho đi đúng pháp để được Quả báo cát tường và nhiệm mầu

Biết bố thí với tâm niệm bình đẳng
Biết phụng sự những bậc đắc đạo
Biết tôn quý những kẻ đáng tôn quý trong hai giới nhân và thiên
Đó là điềm lành lớn nhất.

Đẳng tâm hành bố thí: Đẳng tâm là tâm niệm bình đẳng, biết phụng sự những bậc đắc đạo, biết tôn quý những bậc đáng quý trong hai giới trời và người, đó là điềm lành lớn nhất. Đẳng tâm là tâm niệm không kỳ thị, coi tất cả mọi loài đều bằng nhau. Khi cứu giúp người thì mình không kỳ thị, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo. Giúp là giúp thôi, tại người ta khổ nên mình giúp đó gọi là đẳng tâm hành bố thí.
Bố thí là một phép thực tập, nó đem lại cho mình hạnh phúc, nó là một trong sáu sự thực tập có thể đưa mình từ bến bờ khổ đau, hệ lụy đi sang bến bờ thảnh thơi, an lạc, gọi là Lục Ba La Mật (Six Paramitas). Lục Ba La Mật là sáu phương pháp thực tập đưa mình từ bờ bên này sang bờ bên kia gồm: bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, nhẫn nhục và trí tuệ.
Phép thứ sáu có liên hệ với nguồn năng lượng thứ năm, gọi là tuệ.
Phép thứ năm, nó liên hệ tới nguồn năng lượng thứ tư là định. Trì giới cũng liên hệ ít nhiều tới niệm định tuệ và có khi là giới định tuệ. Niệm và giới liên hệ mật thiết đến nỗi không phân biệt được, đó là trái tim của sự thực tập đạo Bụt, gọi là niệm định tuệ hay là giới định tuệ nó còn được gọi là tam vô lậu học, tức là ba sự rèn luyện, ba sự thực tập, nó giúp cho mình không rơi rụng trong thế giới của hệ lụy, sầu khổ. Vô lậu tức là không có rạn nứt, không rơi rớt xuống.
Bố thí là hiến tặng, là phân phát, là chia sẻ. Sự thực tập đó có thể đưa từ thế giới của hận thù, của khổ đau, của hệ lụy đi sang thế giới của giải thoát, của an lạc, của tình thương. Khi giận ai thì mình không muốn cho người đó cái gì hết, để dành cho người khác, nhưng nếu mình nói, thôi cho người đó đi thì tự nhiên mình hết giận liền. Đó là một đề nghị của đức Thế Tôn.

Người mình thương, lâu lâu mình giận người đó, biết trước như vậy thì bây giờ khi chưa giận mình lo mua quà trước cất trong tủ, giữ cho kỹ, để khi nào mình giận mà tháo gỡ không được thì mình nhớ lời Bụt dạy, đi kiếm món quà tặng cho người đó: anh có món quà cho em, chỉ cần nghĩ tới vậy là mình hết giận liền, rất là hay.
Bố thí không phải chỉ đối trị với sự ích kỷ, tham lam mà còn đối trị luôn với sân và si, nó đối trị cả tam độc. Khi mình biết rằng khổ đau của người đó tức là khổ đau của mình, làm cho người đó hạnh phúc thì mình được hạnh phúc hơn, đó là vô si, là trí tuệ, mà có trí tuệ thì hết khổ. Vì vậy bố thí không phải chỉ là đối trị với sự bỏn sẻn, tham lam, ích kỷ mà nó còn chuyển hóa luôn cả cái sân hận và cái si mê, cho nên gọi là Bố Thí Ba La Mật (Dana Pamarita). Vị Bồ Tát mà thực tập bố thí thì phải bố thí một cách bình đẳng, nghĩa là không phân biệt, không kỳ thị. Bố thí có nhiều loại, ở đây chúng ta chỉ nói tới ba loại là : tài thí, pháp thí và vô úy thí.

- Tài thí tức là bố thí tài vật như : tiền bạc, nhà ở, cơm áo, thuốc men…,
- Pháp thí là chỉ cho người kia phương pháp để người ấy thoát khổ. Mình biết con đường Bát Chánh Đạo nên biết cách tháo gỡ, hòa giải được cho họ, giúp họ vượt thoát buồn lo, sợ hãi. Thành ra không cần giàu có mới bố thí được, mình có trí tuệ là có thể bố thí được rất nhiều, mình có giáo pháp, mở khóa tu là pháp thí
- Thứ ba là vô úy thí tức là hiến tặng sự không sợ hãi, người kia sợ chết, người kia sợ đói, người kia sợ cô đơn. Cái sợ của người kia làm cho họ co rúm lại, khiến họ không thể có được hạnh phúc trong đời sống hàng ngày
Trên thế giới bây giờ cái sợ rất lớn, các nước đều sợ mà sợ những cái rất hão huyền, vì sợ cho nên phải mua súng, mua bom, vì sợ cho nên phải bỏ hết tiền ra để mà trang bị quân đội, không có tiền đủ để cung cấp lương thực cho dân. Thế giới bây giờ được vận hành trên cái sợ, vì sợ cho nên có nhu yếu muốn mua vũ khí mà nhiều người vì tham cho nên đã chơi trên cái sợ của người khác. Họ chế tạo vũ khí, họ nói nếu anh không mua cái này, mai mốt nó đánh anh, anh ráng chịu. Vì vậy mình biết rõ ràng rằng cái tham và cái sợ đi đôi với nhau. Vô úy thí là trao tặng sự không sợ hãi, mà muốn trao tặng sự vô úy thì chính mình phải có sự vô úy. Mình có trí tuệ, mình không sợ chết, không sợ đói, không sợ nghèo và khi mình có cái vô úy đó rồi thì mình mới có thể hiến tặng cho người khác được. Nhờ có trí tuệ mà mình không sợ hãi, còn nếu không có trí tuệ thì sợ hãi rất nhiều.
Cái sợ đó đưa tới sự chia rẽ, bạo động, đưa tới nghi ngờ, đưa tới khủng bố và chống khủng bố. Vì vậy bố thí là một trong sáu phương pháp thực tập để đưa mình từ bờ của khổ đau, của hệ lụy đi sang bờ của giải thoát, của an lạc, của tình thương, của hạnh phúc. Bồ Tát Quan Thế Âm là một vị bồ tát chuyên môn ban tặng sự không sợ hãi.

Biết phụng sự những bậc đắc đạo: Đây là vấn đề đầu tư. Mình biết bố thí một cách bình đẳng không kỳ thị rồi nhưng mình cũng biết đầu tư nữa. Những bậc đắc đạo, những người có trí sáng thì sự có mặt của những vị đó rất có lợi cho quần chúng, cho nhân gian, tại vì có mặt của những người đó là có nhiều ánh sáng, có nhiều trí tuệ vì vậy giúp người ta sẽ không đi lầm đường, lạc lối, xuôi về ba nẻo xấu ác. Do đó mình phải đặc biệt yểm trợ những bậc đắc đạo, mình không kỳ thị, nhưng mình đặc biệt chú trọng tới các vị ấy, đó là vấn đề đầu tư. Đây là giá trị đạo đức, giá trị trí tuệ. Ở trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có một đoạn khi mình mới nghe thì giống như là bố thí không có bình đẳng, đoạn đó nói rằng cho một người ác ăn cơm, không có công đức bằng cho một người hiền ăn cơm. Tại vì cho người hiền ăn cơm tức là đầu tư vào người hiền, người hiền đó có thể giúp được rất nhiều người. Cố nhiên là người ác khi đói cũng khổ, cho nên cũng cho họ ăn cơm, nhưng nếu mình có cơ hội cho người hiền ăn cơm thì công đức còn nhiều hơn nữa. Nó có nghĩa không phải là mình không cho người ác ăn cơm, nhưng trong khi bố thí thì có sự đầu tư vào trong đó. Thành ra hai cái không chống đối với nhau, nó có thể đi đôi với nhau, một bên là tâm không kỳ thị, một bên là ý hướng muốn đầu tư, nó tế nhị lắm.
Biết tôn qúy những kẻ đáng tôn qúy trong hai giới nhân và thiên: Nó cũng nằm trong tinh thần đó, nghĩa là mình phải có sự đối xử đặc biệt, tôn kính đối với người đáng tôn kính, tại vì những người đó có đạo hạnh, họ có trí tuệ. Mình yểm trợ cho những người đó thì nó có lợi lạc nhiều cho thế giới của mình. Tôn kính bậc đáng kính, cái này cũng có trong bản chữ Pali.  (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh)

+ Cúng dường đúng Pháp: ... Lễ Trai Tăng này là mời khách cho Lục Tổ, vì Lục Tổ là người xuất gia, không thể mời khách đến ăn cơmNgười tại gia nên cúng dường cho người xuất gia, mà không phải người xuất gia cúng dường người tại gia..... (Nguồn: Lục Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Niệm tưởng - Tưởng ấm hay Nghĩ tưởng: Trích Đức Phật giảng cho ngài A Nan...
Nếu cái thấy nghe nầy, rời các tướng tối sáng, động tỉnh, thông bít, thì rốt ráo nó không có tự thể. Cũng như tâm niệm, nếu rời khỏi tiền trần, là vốn không thật có.
Sao lại đem cái tâm hoàn toàn đoạn diệt ấy làm nhân tu hành, mà mong đạt được bảy quả vị thường trụ của Như Lai?
Giảng giải:
Niệm tưởng của tâm chính là thức thứ sáu, đúng thật là ‘ly khai pháp trần thì sẽ không hiện hữu, không có tự thể.’ Sao lại đem cái tâm hoàn toàn đoạn diệt ấy làm nhân tu hành, mà mong đạt được bảy quả vị thường trụ của Như Lai? Làm sao có thể dùng nó để để tu chứng bảy quả vị thường trú, Bồ-đề, Niết-bàn, Chân như Phật tính, Am-ma-la thức, Không Như Lai tạng, Đại viên cảnh trí được ?(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủi Lăng Nghiêm)

+ Niệm tưởng: Trích Đức Phật giảng cho ngài A Nan
... "A-nan, ví như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau."
Giảng:
Hành ấm giống như một dòng nước chảy xiết. A-nan, như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau. Các ngọn sóng chồm lên phía trước, phía sau vô số các ngọn sóng khác liên tục phủ lên nhau. Khi quý vị nhìn vào sóng, quý vị thấy sóng chồm về bên phải, rồi chồm về bên trái, rồi nghĩ rằng chẳng có ai theo dõi đến chúng, sóng rất có trật tự. Phần lớn, sóng chỉ có một dạng, nhưng ngọn sóng lớn lại phát tán ra thành nhiều ngọn sóng trong cùng một lúc. Những ngọn sóng ấy giống như các niệm tưởng trong tâm của con người. Trong tâm thức, trong thức thứ tám, niệm nầy sinh khởi, niệm khác hoại diệt theo sau các niệm khác dấy khởi. Sự sinh khởi và hoại diệt của các niệm trong tâm thức cũng giống như sóng trên mặt nước. Nó liên tục nối tiếp nhau, ngọn nầy kế tiếp ngọn kia, giống như niệm tưởng trong tâm con người vậy: niệm nầy dừng, niệm khác sinh khởi, niệm kia dừng, liền có niệm kế tiếp nối theo. Một niệm vừa diệt, niệm khác liền sinh, niệm kia vừa sinh, niệm sau liền diệt. Nó liên tục trình hiện như sóng, không bao giờ vượt qua nhau. Ngọn sóng đi sau không bao giờ phủ lên đầu ngọn sóng trước. Cũng vậy, niệm tưởng sau của quý vị không bao giờ phóng vọt lên trước niệm hiện tiền. Thế nên giữa các niệm có một hoạt động rất trật tự, không một chút sai lầm. Mới nhìn qua thấy các ngọn sóng tưởng như không có ranh giới, nhưng thực ra sóng di chuyển từng ngọn từng ngọn rất có trật tự và liên tục không bao giờ dừng nghỉ (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Tư Tưởng - Suy Nghĩ: Chân sư DK dạy tham thiền lập hạnh rất tốt cho bản thân (Nghĩ về đức tính tốt của bản thân, nó luôn ở quanh ta và phát huy tác dụng với ta và cả người xung quanh > Một người Tu cả nhà được hưởng
-
Người thường (Kém tiến hóa, trí tuệ chưa phát triển = Dục vọng nhiều): Tư tưởng tạo ra chủ yêu quanh quẩn, không thoát ra khỏi Hào quang người đó > Không hại cho người xung quanh
* Người ảnh hưởng: Tính toán, suy nghĩ, vận dụng năng lực trí năng > Tạo ra Hình Tư Tưởng > Sức sống riêng, có ảnh hưởng tốt, xấu đến người khác theo quy luật, nó liên kết với người tạo ra nó bằng “Từ điện
=> Tách hình TT:
Nhà Huyền thuật muốn tách nó ra khỏi người tạo ra tư tưởng, cần niệm một từ Huyền bí ...(Tiếng Phạn) >
- Đức DK: Mỗi người cần tìm và luyện cho mình một cụm từ huyền bí để tách tư tưởng của mình tạo ra khỏi Hào quang của mình - nếu muốn. Bạn là người khởi niệm tìm chọn để LÀM công việc Thiện > Bạn được hưởng Quả đó, nếu có người gợi ý thì Quả được chia cho người gợi ý ý tưởng bạn sẽ làm => Tự mình cần suy ngẫm, tìm chọn để nói, hành động về việc Thiện (
Nguồn: Cứu rỗi khỏi các hình tư tưởng)

+ Tư tưởng Thiêng liêng (Divine Thought): Theo cách nói hiện đại, Tư tưởng Thiêng liêng được gọi chính xác hơn là Thiên Ý Hồng Nguyên (Cosmic Ideation), tức Tinh thần (Spirit). (GLBN II, 39)

+ Tự tưởng và cảm giác- Thought and sensation: Trạng thái hoạt động (Activity-aspect) của Chân Thần tự biểu lộ trên cõi cảm dục dưới hình thức cảm giác và trên cõi trí dưới hình thức tư tưởng.(KCVTT, 244) 

+ Tư Tưởng Của Con Người: "GIỜI BỌ TRÊN THÂN MÌNH - HT TUYÊN HÓA KHAI THỊ "
Kinh Hoa Nghiêm nói: Trên vô số báo thân của chư Phật hiện ra vô số các lỗ chân lông. Tại mỗi lỗ chân lông lại hiện ra các cõi của chư Phật, hiện ra cả bông sen quý to lớn và vô số các lá sen.
Mỗi lá lại phóng hào quang, mỗi tia hào quang lại phóng quang nữa, hiện ra bao nhiêu sắc tướng, vô cùng vô tận. Trong hào quang hiện ra mặt trăng, trong mặt trăng lại có mặt trăng. Những loại cảnh giới đó là do chư Phật biến hiện ra.
Trên thân thể của chúng ta cũng có sự hiện xuất. Hiện ra cái gì? Hiện ra các con trùng. Trên thân thể của chúng ta có vô số các con trùng, các con trùng này còn hôi thối hơn các con giòi bọ ở cầu tiêu nữa.
Trên mình các con trùng này cũng có vô số các con vi khuẩn, mà mắt thường của chúng ta không thể thấy được, ngoại trừ những ai đã chứng được thiên nhãn thông mới có thể thấy chúng.
Các vi khuẩn đều vô cùng dơ bẩn, chẳng qua chúng ta không biết đó mà thôi. Hãy xem cái con trùng lớn này (thân thể con người), người ta trân quý nó biết bao, nó quan trọng như thế nào, lại sợ nó bị đói bị khát, còn sợ nó bị lạnh, bị nóng, nghĩ hết mọi cách để bảo vệ nó! Tại làm sao lại thương mến nó như vậy?
Nguyên do là bởi ba độc. Có tâm tham tức sẽ sanh ra con trùng tham dục. Có tâm sân bèn sanh ra con trùng sân. Có tâm si tức sẽ có con trùng ngu si, nói tóm lại, tư tưởng gì thì sẽ có con trùng cùng loại.

Tư tưởng của chúng ta còn dơ dáy hơn gấp bội các con giòi bọ trong cầu tiêu, nó chứa đựng toàn là những thứ tà tri tà kiến, chẳng có chút nào chánh tri chánh kiến.
Tư tưởng càng dơ bẩn, thì càng nghĩ tới những điều dơ bẩn, thậm chí tạo thành một thế giới dơ bẩn, đầy sự nhiễm ô, cho nên mới biến thành ngũ trược ác thế (thế giới ác có năm thứ không trong sạch.)
Ngũ trược ác thế là do chúng ta có những tư tưởng không thanh tịnh mà tạo thành. Thế giới Ta-bà này, nguyên nó không ô trược, chính do chúng ta làm cho nó thành ô trược.
Ngũ trược gồm kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược, năm thứ không trong sạch, đáng sợ biết chừng nào !
Trong tâm chúng ta có những niệm không chánh đáng, đại khái như có niệm tật đố chẳng hạn, cùng niệm chướng ngại, thường thường nổi lên mà chúng ta không thừa nhận, lại đem dấu bên trong, cho là không ai biết. Kỳ thực hành vi đó còn mười phần xấu xa hơn của bọn yêu ma quỷ quái.
Nói trắng ra, nó xấu xa đến độ có thể sánh với hành động phóng ra uế khí và mùi xú uế xông tới tận tầng trời ba mươi ba khiến Ngọc Hoàng Ðại Ðế phải bịt mũi mà chạy. Các vị nghĩ coi! Mùi xú uế đó lợi hại hay không lợi hại? Mùi hôi thối không thể nào chịu được.
Tư tưởng và hành vi của mình cũng hôi thối như vậy, mà mình không tự biết, còn tự cho mình là thanh cao, có biết đâu rằng ta đã làm ô nhiễm cái thế giới này. Bởi đó mà có ngũ trược ác thế.

Các vị nên biết, chúng ta có một niệm chánh tức chúng ta đã giúp vào cái chánh khí của trời đất; một niệm tà tức là phát ra mùi xú uế, uế khí xông lên, trời đất không chịu nổi. Ðây không phải là lời nói chơi, một câu chuyện đùa, chính ra là nó như thế. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN)

+ 17. KINH KHU RỪNG  (Vanapattha Sutta): Chọn nơi tu - Người cùng tu - Vị thầy dẫn đạo
Như vầy tôi nghe. Một thời ... Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ: "Ta sống tại khu rừng này, Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược không được chứng đạt". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, nhưng những vật dụng cần thiết cho đời sống một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật này kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt... những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không phải vì món ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược được chứng đạt". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này, phải ở lại khu rừng ấy, không được bỏ đi.
Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải ở lại khu rừng cho đến trọn đời, không được rời bỏ.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một làng nào...
Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một thị trấn nào...
Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một đô thị nào...
Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một quốc gia nào...
Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn". Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy ngay trong phần đêm ấy hay ngay trong phần ngày ấy, không phải xin phép, cần phải bỏ ngay người ấy mà đi, không cần theo sát người ấy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với ước tính này, cần phải bỏ người ấy mà đi, không có xin phép, không có theo sát.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược được chứng đạt". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với suy tính này, cần phải theo sát người ấy, không được bỏ đi.
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm không định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị người bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm chưa được định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, và vô thượng an ổn, khỏi ách phược chưa được thành đạt được thành đạt. Và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y
phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách dễ dàng". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải trọn đời theo sát người này, không được bỏ đi, dầu cho có bị xua đuổi.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn. (Nguồn: 17. Kinh Khu rừng)

+ Tóm lược Sách: Thư về Tham Thiền Huyền Môn - Letters on Occult Meditation (TTHM/ LOM)

+ Quy y vị Thầy - Khi mê thầy độ - Khi ngộ tự độ: Canh ba, khi Huệ Năng nhận lãnh y bát rồi bạch rằng: "Huệ Năng vốn là người Lãnh Nam, chẳng biết một con đường nào nơi núi này, làm sao ra đặng sông Cửu Giang?"
Ngũ Tổ nói: "Ngươi chẳng phải lo, để ta đưa ngươi đi."
Tổ đưa ta thẳng đến trạm Cửu Giang, bảo ta lên thuyền, rồi Ngũ Tổ tự cầm chèo mà đưa.
Huệ Năng nầy nói: "Thỉnh Hòa Thượng ngồi, để cho đệ tử chèo mới phải."
Ngũ Tổ nói: "Ta độ ngươi mới phải."
Huệ Năng nầy nói: "Lúc mê thì Thầy độ, ngộ rồi thì tự độ lấy mình." "Độ" tuy tên là một nhưng chỗ dùng không đồng. Huệ Năng nầy sanh nơi biên địa, giọng nói không đúng, nhờ Thầy truyền pháp, nay đã được tỏ ngộ, thì chỉ nên tự tánh tự độ (lấy tánh mình mà độ mình) mới phải."..... (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ A - Xà - Lê - Vị Thầy - Bậc thầy Chánh đạo dìu dắt hướng dẫn giúp mình tu tập chứng ngộ

Khi người xuất gia muốn đi xa, họ phải đi cùng với hai hoặc ba người. Ba người có thể gồm có một tỷ-khưu trẻ, một vị thượng tọa và một vị a-xà-lê. A-xà-lê (ācārya) là tiếng Phạn, Hán dịch quỹ phạm sư, là bậc thầy làm phép tắc, mô phạm về giới luật trong tăng chúng. Đó là bậc thầy hiểu và hành trì nghiêm túc giới luật. Có năm loại a-xà-lê:
1. Xuất gia a-xà-lê: Vị a-xà-lê giúp cho người khác được xuất gia và truyền thọ giới pháp (như mười giới sa di…)
2. Truyền giới a-xà-lê: khi truyền giới, vị a-xà-lê chỉ dạy cho giới tử những điều họ cần biết những gì phải nói khi giới tử thọ. Vị a-xà-lê sẽ hỏi giới tử có phạm giới điều trong khi giới tử còn là cư sĩ không?.
3. Yết-ma a-xà-lê: là người có thể tác pháp yết-ma[20] để cho giới tử được sám hối các tội nghiệp trong quá khứ.
4. Y chỉ a-xà-lê: là người quý vị xin được thân cận để học hỏi và tu tập Phật pháp.
5. Giáo độc a-xà-lê: là người dạy cho quý vị học tập Kinh luận và trì chú.
Một người có thể gồm đủ năm chức năng của a-xà-lê đã nêu trên. Chẳng hạn, bây giờ tôi đang giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm và dạy cho quý vị trì tụng chú Thủ-lăng-nghiêm, như vậy quý vị gọi tôi là Giáo độc a-xà-lê. Còn quý vị về tu tập cùng với tôi nơi đạo tràng này, như vậy gọi tôi là Y chỉ a-xà-lê. Tôi cũng dạy giới luật cho quý vị, hằng ngày trước chư Phật, tôi thường truyền dạy đạo hạnh cho quý vị: “khiến cho nghiệp chướng tiêu trừ và thiện căn tăng trưởng.” Khi đó tôi là yết-ma a-xà-lê. Tôi cũng thường giảng giải và trao truyền giới luật trong Phật pháp cho quý vị, đó là Truyền giới a-xà-lê. Khi có người đến cầu xin được xuất gia, tôi tiếp độ họ, đó là xuất gia a-xà-lê. A-xà-lê là người giúp mình tu tập chứng ngộ. Ngài thường ở bên cạnh mình và khuyên can: “Đừng phạm vào các chướng nạn.” Đó là a-xà-lê, nhưng A-nan không có được một vị thượng tọa và vị a-xà-lê cùng đi với mình để “ngăn ngừa vọng niệm, xa rời tội chướng.” Thế nên A-nan liền rơi vào chướng nạn. Điều sai lầm nhất A-nan mắc phải là trở về một mình trên đường.
Cơ bản người xuất gia đi đâu cũng phải nên đi hai người. Nếu đã có đủ định lực, tự mình lo liệu được mọi chuyện thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu định lực của quý vị chưa đầy đủ, thì rất dễ vướng vào ma chướng. Dễ bị xoay chuyển bởi ngoại cảnh. Ngày nay có rất nhiều tu sĩ trẻ một mình đi khắp nơi, đó là điều rất nguy hiểm.
Chúng ta vẫn phải cảm ơn A-nan, nếu Ngài không đi một mình và không mắc phải chướng nạn, làm sao chúng ta hiểu được Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Chúng ta sẽ không có cơ hội để tự mình hiểu được Kinh này vì Đức Phật Thích-ca sẽ không có được nhân duyên giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm để dạy cho chúng ta phương pháp tu tập chánh định. Thế nên chính hành động của A-nan thực sự đã giúp ích cho chúng ta rất nhiều. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Thể tánh - Tự tánh: Đức Phật bảo: A-nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt… khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh. Cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo; HT Tuyên Hóa giảng: Hết thảy mọi thứ trên thế gian này gồm cả núi sông đất liền, tất cả vạn tượng như cây cỏ, thảo mộc, sợi dây, nút thắt cho đến như cả hư không, nó vẫn có cái tên là “hư không” và dáng mạo về “hư không.” Tất cả đều có một thể tánh.
Huống gì bản tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu này là bản chất của tất cả mọi tâm niệm mà tự nó lại không có thể tánh hay sao? (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q1-Phần chánh văn-Mục 90)

+ Thể Tánh của Chân Tâm - Tự Tánh (Không phải Tâm thức/ Tâm Nhị nguyên):
Đức Phật bảo A Nan. ... Đó chínhthức tinh nguyên minh - Tâm Bản Nguyên của ông.
HT Tuyên Hóa giàng: Chữ “nguyên” có nghĩa là cội gốc của bản thể thanh tịnh. Nghĩa là cái mà chẳng phải nhiễm ơ, chẳng phải thanh tịnh, không thêm, không bớt. Ánh sáng của nó vốn thường soi chiếu khắp nơi. Chữ “thức” ở đây không phải là tám thức, chẳng phải mạt-na hay a-lại-da thức. Nó chẳng liên quan gì đến tám thức ấy cả. Nó chính là cái tối tinh, tối diệu của thức, thể tánh của nó bản nguyên thanh tịnh, nó chỉ là tên gọi khác của bồ-đề niết-bàn. Cụm từ được dùng ở đây là nhờ vào lối văn chương bóng bẩy tránh sự lặp lại. Nó chính là khía cạnh rất tinh vi và mầu nhiệm của thức, của Phật tánh bản hữu của chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể.... Bồ-đề niết-bàncủa báu chân thực trong nhà quý vị. Cơ bản là nó ở ngay bên cạnh quý vị nhưng quý vị không biết cách sử dụng nó để làm lợi ích cho mình.... Trong khi quý vị quên mất chơn tâm của mình và một khi chơn tâm đã bị bỏ quên thì nó cũng hoàn toàn giống như bị mất. Đây chính là lý do tại sao quý vị không thể thành Phật, thay vì vậy lại bị trói buộc trong vòng sinh tử, do vì quý vị không nhận ra chơn tâm.
(Theo mục 86 - 93 Đức Phật giảng về Chân Tâm và Tâm thức phân biệt..- HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Căn Tánh - Mỗi Căn đều có tự Tánh:  ... Chúng sinh sống trong thể tánh thanh tịnh, trong chân tâm thường trú hằng ngày. Bởi vì vọng tưởng vốn xuất phát từ chơn tâm, đó chính là tâm phan duyên lưu xuất từ một niệm sinh khởi từ vô thỉ. Tất cả mọi hiện tượng đều chỉ là sự biểu hiện từ chân tâm và niệm khởi này theo sát quý vị từ sáng đến tối, nhưng quý vị không thể nào nhận biết được niệm ấy. Quý vị chỉ biết làm thế nào để vận dụng tâm vọng tưởng của mình mà thôi.
Chơn tâm được biểu hiện qua tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh biết
Có người từng hỏi: “Phật tánh là gì?”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đáp:
– Tại mắt gọi là tánh thấy
– Tại tai gọi là tánh nghe
– Tại mũi gọi là tánh ngửi
– Tại lưỡi gọi là tánh nếm
– Tại thân gọi là tánh biết (do xúc chạm)
– Tại nơi ý gọi là tánh nhạy bén linh lợi
Đức Phật đã trả lời như vậy.
Cái gì là Phật tánh? Đó là tánh thấy, tánh nghe… Đó là cách thế tự nhiên như khi tay mình cầm đồ vật. Tất cả những điều này đều là biểu hiện sự vi tế, bất khả tư nghì của chân tâm. Nhưng không ai biết được điều này. Bây giờ A-nan vẫn còn mê mờ, thế nên Đức Phật dùng rất nhiều cách ví dụ để giảng giải cho A-nan.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q1-Giảng giải)

 + Đức Phật bảo: ... "Nên từ đầu đến cuối các ông đều ở trong niệm niệm sinh diệt".
Các ông chấp chặt vào thân tâm các ông, cho đó là ông chủ của mình. Các ông dùng thức tâm phân biệt làm suy nghĩ của mình. Niệm tưởng từ thức tâm là chủ thể của sinh diệt. Niệm đầu tiên sinh rồi diệt, niệm tưởng kế tiếp theo nhau sinh diệt. Sinh diệt tiếp nối sinh diệt. Quý vị hết sức chú tâm vào cảnh giới sinh diệt nên không có được sự hiểu biết chân chính về tánh thấy.
Các ông bỏ mất chân tánh, làm những việc điên đảo. Đã đánh mất tâm tánh chân thật rồi, còn nhận vật làm chính mình, nên chính mình bị trôi lăn theo vòng lưu chuyển. (Nguồn: mục 77- 94 HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Căn Tánh - Tự Tánh: ... Thế tự tánh của quý vị giống như cái gì (Tánh các căn: Tánh nghe, Tánh thấy... không phải là đối tượng sinh diệt ... Đức Phật dậy, dù thân này tiêu tan thì Tánh nghe (các Tánh) không tiêu mất khi mình chết_HT Tuyên Hóa).
Tánh Thấy - A-nan, như khi ông thấy, thì chính ông chứ chẳng phải Như Lai, tánh thấy trùm khắp đó chẳng phải ông thì ai?...
Bởi do tánh giác sáng suốt nhiệm mầu ấy, nên khiến ông vượt ra khỏi cái ‘chỉ ra được’ và cái ‘chẳng chỉ ra được’ vậy....
Phải biết tánh thấy sáng suốt nhiệm mầu nầy chẳng phải nhân chẳng phải duyên, chẳng phải tự nhiên, chẳng phải không tự nhiên.
Chẳng phải không tự nhiên, không có cái chẳng phải (phi) và chẳng chẳng phải (bất phi), không có cái phải (thị) và chẳng phải (phi thị).
Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp.
+ CÁC CĂN TÁNH - TỰ TÁNH - TÁNH NGHE, NẾM, NGỬI, XÚC TRẠM, Ý cũng tương tự. Mời xem Kinh văn gốc.
- Tánh Ngửi: Bây giờ sẽ đề cập đến mùi hương và lỗ mũi với tính biết ngửi....
- TÁNH THẤY: Đoạn giảng về Tứ đại - Tánh Không, Kiến giác và Tánh Thấy
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Xin mời quí vị đọc bài tổng hợp chuyên đề với thuật ngữ Thể dụng vi diệu: Mời xem tại đây

+ Kẻ thường nhân (Average man): Kẻ chưa tiến hóa tức là kẻ thường nhân. (CTNM, 500)

+ Thường nhân hay kẻ thường nhân là những người thuộc đủ mọi trình độ. Sơ đồ sau đây cho thấy vị thế của kẻ thường nhân: Quả vị Chân Sư trở lên | Bốn bậc đệ tử được điểm đạo | Các thứ bậc đệ tử khác | Người ở trên đường dự bị | Thường nhân thuộc mọi trình độ (ĐĐNLVTD, 49)

+ Hạng thường nhân (the average man): Nơi kẻ thường nhân, thể hạ trí tăng gia kích thước nhiều hơn, nó cho thấy một số lượng chất có tổ chức và chứa một tỷ lệ khá lớn chất liệu (matter) lấy từ các cõi phụ thứ 6, 5 và 4 của cõi trí (nguyên bản là “cõi phụ thứ 2, 3 và 4”, vì bà A. Besant đánh số cõi phụ 1 là cõi thấp nhất, thay vì là 7 như Chân Sư D.K.–ND).

+ Phàm Nhân: Các ảnh hưởng của Hành tinh, với người bình thường và kém tiến hóa, khi lý giải đúng, có thể và chắc chắn báo hiệu số phận và định mệnh của phàm ngã. Chúng nhất định chi phối và hoàn toàn kiểm soát người nào vốn không có kinh nghiệm rõ rệt về Linh hồn. Khi bắt đầu biết và đang lỗ lực kiểm soát bằng năng lượng của Linh Hồn thì ảnh hưởng của các Hành tinh tự nó Yếu đi một cách rõ rệt và ngày càng kém hẳn > Xem Mệnh cho Phàm ngã không còn đúngvì chính Thần lực đang tuôn chảy qua các Hành tinh, chứ không phải thần lực của hành tinh cho phối và kiểm soát Phàm ngã (CTHNM, 22-24)

+ Phàm phu - Thường nhân: ... đức Phật bảo: Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem cảm thọ - xem tưởng - xem các hành - xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".  (Nguồn: 22.Kinh Ví Dụ Con Rắn)

+ Phàm Phu - Đức Phật dậy:
- .... Lại nữa, Đại Huệ! Các Thanh Văn sợ cái khổ của vọng tưởng sanh tử mà cầu Niết Bàn, chẳng biết tất cả tánh sai biệt của sanh tử Niết Bàn là vọng tưởng phi tánh, do cảnh giới các căn thôi nghĩ, cho là Niết Bàn, chẳng phải chuyển Tạng Thức thành Tự Giác Thánh Trí vậy.
- Thế nên, Phật đối với phàm phu nói có Tam Thừa, nói những tâm lượng vốn chẳng thật có, họ chẳng biết cảnh giới tự tâm hiện của chư Như Lai nơi quá khứ, hiện tại, vị lai, mà so sánh chấp trước cảnh giới ngoài tâm hiện, nên thường lưu chuyển trong vòng sanh tử.
- Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp vốn vô sanh, ấy là quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật sở thuyết. Tại sao? Nói Tự Tâm Hiện, là tánh phi tánh, lìa hữu phi hữu mà sanh. Đại Huệ! Tất cả tánh vô sanh thì tất cả pháp như sừng thỏ, mà phàm phu ngu si, vì tự tánh vọng tưởng chấp cho là thật.
- Đại Huệ! Tất cả pháp Vô Sanh, là cảnh giới của Tự Giác Thánh Trí, tất cả tướng tự tánh của tất cả tánh vốn vô sanh, chẳng phải hai thứ cảnh giới vọng tưởng nhị kiến của phàm phu, kiến lập tướng tự tánh của sắc thân sở hữu của thân...(Nguồn: Xem tại đây)

+ Thượng nhân: ..... Lục Tổ Đại sư nghe đồng tử tử tế với mình như vậy bèn nói: Thượng nhân! (Thượng nhân là một cách xưng hô, người xuất gia xưng gọi sư phụ Thượng nhân, ý nói sư phụ là bậc trên). Tôi ở đây giã gạo đã hơn tám tháng, chưa từng đến hành lang ở phía trước, thỉnh Thượng nhân dẫn tôi đến trước bài kệ để khấu đầu đảnh lễ được không? (HT Tuyên Hóa giảng Lục Đàn Kinh)

777. VẤN NẠN
Phạm chí liền hỏi: Thưa Cù-đàm, kinh điển của Phạm chí nương vào đâu mà tồn tại?
Đức Thế Tôn đáp: Kinh điển của Phạm chí nương vào con người mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, con người nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Con người nương vào lúa gạo mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, lúa gạo nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Lúa gạo nương vào đất mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, đất nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Đất nương vào nước mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, nước nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Nước nương vào gió mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, gió nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Gió nương vào hư không mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, hư không nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Hư không không có nương tựa, nhưng nhân mặt trời, mặt trăng mà có hư không.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, mặt trời và mặt trăng nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Mặt trời, mặt trăng nương vào Tứ thiên vương mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Tứ thiên vương nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Tứ Thiên vương nương vào Tam thập tam thiên mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Tam thập tam thiên nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Tam thập tam thiên nương vào Diệm-ma thiên mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Diệm-ma thiên nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Diệm-ma thiên nương vào Đâu-suất-đà thiên mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Đâu-suất-đà thiên nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Đâu-suất-đà thiên nương vào Hóa lạc thiên mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Hóa lạc thiên nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Hóa lạc thiên nương vào Tha hóa lạc thiên mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Tha hóa lạc thiên nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Tha hóa lạc thiên nương vào Phạm thiên mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Phạm thiên nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Phạm thiên nương vào Đại phạm mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Đại phạm nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Đại phạm nương vào nhẫn nhục, ôn hòa mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, nhẫn nhục, ôn hòa nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Nhẫn nhục, ôn hòa nương vào Niết-bàn mà tồn tại.

Hỏi: Thưa Cù-đàm, Niết-bàn nương vào đâu mà tồn tại?
Đáp: Ý muốn của Phạm chí nương vào những sự kiện không cùng nên ông nay đã hỏi Ta về sự không có giới hạn, nhưng Niết-bàn không nương vào đâu cả. Niết-bàn là tịch diệt, Niết-bàn là tối thượng. Này Phạm chí, vì mục đích này mà nhiều người theo ta mà tu hành Phạm hạnh. Nguồn: mục 777- (Trung A Hàm, Kinh A-Già-la-ha-na, Phẩm 12, số 159)

+ Hàng Tiểu thừa: Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn)

+ Phương pháp khải bạch - Cầu xin Tam bảo, Phật hay Hiền thánh gia hộ độ trì trước khi làm vạn sự như nào cho đúng, để không bị lạc vào mê tín dị đoan là muốn cầu việc bất thiện:
Trong kinh đức Phật thường dạy thiện nam tử, thiện nữ nhân hay thiện nam - Tín nữ, như thế họ đều phải là phật tử - Đệ tử phật thì phải theo lời Phật dạy mà thực hành trong đời sống hàng ngày, không mê tín dị đoan như người thế gian. Ngày dạy, là đệ tử Phật thì nên sống ở thế gian mà không thuộc về thế gian, làm sự việc thế gian (kiếm sống và làm việc hàng ngày), nhưng không nên theo ý thế gian, tức là theo "Mê tín dị đoan", người phật tử cũng dễ lạc vào như lời PS Tịnh Không giảng như sau:
"... Chúng ta là những người học Phật, Chưa tìm hiểu rõ chân tướng sự thật bèn tin Phật Pháp, bèn niệm Kinh lạy Phật, thì đó là mê tín, chẳng sai gì cả!
Có người đối với Phật Pháp cũng Chưa tìm hiểu rõ ràng, minh bạch, bèn nói ta là mê tín, do đó họ cũng mê tín. Cái mê tín của chúng ta có ích lợi, còn mê tín của họ thì có hại, chẳng có lợi, nên cả hai đều là mê tín.
Cho nên muốn phê bình đúng đắn thì bạn nhất định phải tìm hiểu rõ ràng, nếu bạn chẳng hiểu rõ mà cứ tùy tiện nói thì sẽ rất dễ làm mích lòng, rất dễ tạo ác báo như trong Kinh đã nói. Do ngu si - Chưa tìm hiểu rõ ràng bèn nói bừa, tùy tiện phê bình, vậy là không nên, thái độ học vấn như vậy là sai lầm, chẳng đúng đắn. 
Giống như chúng ta học Phật Pháp vậy, chẳng phải nhất loạt thuận theo, nghe theo Ngài, chúng ta ở trong ấy tu học, cầu chứng, chứng minh lời Phật nói là chân thật, chẳng phải giả. Đây là điểm thù thắng của nền giáo học Phật Đà, Đức Phật nói cho bạn, giảng cho bạn hiểu rõ, tín, giải, hành, chứng. (Nguồn: PS Tịnh Không)"

Như vậy, nếu là phật tử chân chánh, không mê tín như vậy thì cần nên thực hành:
1. Đầu tiên phải phát tín tâm thành kính Tam bảo, hàng ngày lễ lạy, tùy duyên dâng cúng hương hóa ... lên Tam bảo để kiến tạo phước đức, buông xả ác duyên, tận làm việc thiện thì thân tâm được an tịnh thanh thản, Tam bảo gia hộ độ trì.
- Đức phật dậy "Tin là mẹ đẻ của công đức". Tín là then chốt - Thành công hay thất bại chính ngay trong đó.... chữ Tín trong “Tín-Nguyện-Hạnh” => Cầu nguyện đượi lợi ích. Có tín mà không có nguyện, hạnh thì đều là giả. Đây cũng giống như tòa lầu ba tầng, tin là tầng thứ nhất, nguyện là tầng thứ hai, hạnh là tầng thứ ba.....Phương pháp duy nhất có thể giúp chúng ta đoạn những ô nhiễm này chính là "đọc tụng đại thừa, vì người diễn nói". (Kinh Thập Thiện - Tập 36_PS Tịnh Không). Vậy lên lòng tin sâu dầy, mang hết thân mạng trao cho Tam Bảo, nơi Phật, Bồ Tát quyết định kể cả sống chết mới gọi là thật tin.
- Kinh Hoa Nghiêm dạy (HT Tuyên Hóa giảng): Ðức tin là nguồn đạo, là mẹ của mọi công đức. Cần hiểu thấu rằng "Niềm tin chưa đầy đủ cũng đồng nghĩa với không có niềm tin". Mời đọc tham khảo bài viết Tín tâm thành kính trong tu
2. Thứ hai: Luôn học và nghe giảng nhiều để hiểu rõ pháp phật, từ đó ứng dụng thật hành trong đời sống hàng ngày để chánh mê tín dị đoan, tin tưởng mù quáng rễ đi sai lạc vào đường tà đạo của phái ngoại đạo, rất tai hại. Là ngu mê "Bỏ Chân theo Giả". Mời đọc tham khảo bài viết: Hướng dẫn học Phật Pháp
3. Thứ ba: Thật hành làm nhiều các hạnh lành, xa lìa các hạnh xấu ác để có thành tựu về đạo đức nhân sinh trong đời sống, mà cái gốc của chữ đạo là đạo hiếu, là "hiếu thân tôn sư", là gốc của đạo người quân tử (Nhân lễ nghĩa trí tín). Tiếp rồi tiến tới tu Thập thiện nghiệp đạo và bát chánh đạo như lời Phật dạy. Tùy duyên chăm chỉ thực hành bố thí để cải tạo vận mạng của mình, giúp đời đẹp đạo, để đời đời được cát tường như ý.
Thật tu hành là tu đúng NHƯ PHÁP THỌ TRÌ mới mong có được thành tựu và cảm ứng nhiệm mầu, điều này giúp cho quí vị cải mệnh mạnh mẽ, thoát khổ được vui, vạn sự cát tường như ý trong kiếp sống này và nhiều kiếp vị lai nữa. Điều này rất quan trọng quí vị cần hiểu thấu để thực hành trong khi hành lễ lậy Phật, đọc tụng kinh chú. Mời tham khảo bài viết: Tu Như Pháp Thọ Trì

=> Khi hội đủ ba yếu tố trên, thì nên y như Kinh "A Nan vấn về Phật sự" đức Phật có dậy, trước khi muốn làm sự việc gì (Trừ việc bất thiện), thì nên đối trước bàn thờ gia tiên (Bàn thờ Phật - nếu có), KÍNH BẠCH (Khải bạch) nói rõ mong muốn với lòng tín tâm thành kính tin tưởng tuyệt đối nơi Tam bảo để được gia hộ độ trì như đức Phật nói:
"Là đệ tử Phật có thể mua bán kinh doanh thương nghiệp, đúng cân đủ thước, không nên lừa dối, làm đúng tình lý, không trái lương tâm lý tánh tự nhiên, tống táng, hôn thú, di cư đều là thế gian sự.
Là đệ tử Phật thì đối với việc thế gian ý như xin xăm bói quẻ, càu thỉnh sùng bái quỉ thần, phù chú, trù yếm, tấu sớ giải trừ, xem lựa ngày giờ tốt xấu, tất cả những thứ nầy đều không nên làm.
Phật tử thọ trì năm giới Phật chế là người phước đức. Phàm làm việc gì nên khải bạch Tam Bảo. Phật huyền thông thấu suốt không việc nhỏ nhặt nào mà không biết.
Người có giới hạnh là có đạo đức ứng hợp với chân tánh tự nhiên, chư thiên hộ trì, sở nguyện không trái ý, cảm động mười phương, đức tánh bằng trời, vun bồi công đức vĩ đại, thánh hiền ngợi khen, khó có thể nghĩ bàn. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)"

=> Như thế, với tất cả những sự việc thiện lành người phật tử đều có thể kính bạch Tam Bảo, Đức Phật, Bồ Tát để được gia hộ độ trì trước khi làm, để vạn sự mong cầu đều được như ý nguyện, rất nhiệm mầu. Trong phật pháp nói có 84.000 Pháp môn mà người Phật tử tu học đều được toại nguyện như ý, ví dụ như thọ trì đọc tụng Kinh Chú:
+ Kinh Địa Tạng để vun bồi công đức, hóa giải nghiệp chướng oan gia trái chủ, thành tựu vạn sự...
+ Kinh Dược Sư chữa lãnh mọi bệnh tật trên thế gian...
+ Kinh Chú Đại Bi chữa lành mọi bệnh nạn, tăng trưởng trí tuệ, hóa giải hàng phục quỷ thần ...Mời xem bài viết: Thọ trì Chú Đại Bi cải mệnh)
+ Niệm Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm bất cứ khi nào hoạn nạn ĐỘT NGỘT sảy đến, nếu đủ tín tâm thành kính thì chắc chắn sẽ được cứu, như người từ cõi chết trở về. Khi gặp họa đột ngột không ngờ thì phải nên niệm cho đến hơi thở cuối cùng, sự tín tâm thành kính này chắc chắn có cảm ứng nhiệm mầu không nghi ngờ. Đây là phù hợp với lời Nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm cứu độ hết thảy chúng sinh.
* Ngoài ra còn rất nhiều Pháp môn, tùy duyên người thọ trì, mời tham khảo bài viết: Các pháp tu cải mệnh

+ Mời đọc tham khảo bài viết phương pháp thờ phụng - Lễ lạy - Kính bạch Tam Bảo và Chư Phật gia hộ độ trì vạn sự trong đời sống và kinh doanh buôn bán để có được thành tựu như ý muốn: Xem tại đây

+ Hiếu Kinh của Khổng Tử: Hiếu kinh là một trong những tác phẩm của Thánh Nhân Khổng Tử truyền lại cho thế hệ sau. Hiếu là căn bổn của con người. Ai ai cũng giữ trọn đạo hiếu thì thiên hạ sẽ thái bình. Đất nước an hòa, thịnh vượng. (Nguồn: Hiếu Kinh)

+ Báo Ân Đức Cha Mẹ: Ðức Phật dạy: “Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề , đó là cách báo ân rốt ráo”. (Nguồn: Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân)

+ Hiếu đạo khó lắm thay:... Ðức Phật bảo các vị Sa-môn: Những điều mắt thấy ở thế gian (Phụng dưỡng cha mẹ đầy đủ vật chất và tinh thần) chưa phải là hiếu. Chỉ có thực hành như thế mới là hiếu. Tức có thể khiến cho cha mẹ bỏ ác, theo thiện, quy kính Tam bảo, giữ năm giới. Nếu không dùng Tam Bảo để khuyến hóa cha mẹ, thì người con tuy có hiếu dưỡng đủ đường cũng vẫn xem là bất hiếu… (Nguồn: Kinh Hiếu Tử)

+ Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân đức Phật giản về công ơn người mẹ sinh thành không thể đền đáp. Mời đọc Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân

+ Kinh Địa Tạng Bồ Tát - Kinh báo hiếu: .... Bộ Kinh này lấy gì làm tông chỉ? Tông chỉ của bộ Kinh này gồm có bốn điều và được bao hàm trong tám chữ "Hiếu Ðạo, Ðộ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân." Tám chữ này nói lên điều gì? Ðó là "tinh nghiên hiếu đạo" - đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người nếu biết giữ hiếu đạo thì trời đất sáng ngời rạng rỡ. Ðiều khiến cho trời đất cảm động cũng chính là lòng hiếu thảo, nên nói: ""Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên" (trời đất đều xem trọng đạo hiếu, hiếu là trước nhất). (Nguồn: Kinh Địa Tạng Bồ Tát - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Nguyện con mau biết tất cả Pháp - Học và nhớ nhiều tức đa văn thành tựu
Đa văn như giới hành: Đa văn là học rộng, mỗi ngày chúng ta phải học thêm, già rồi cũng vẫn phải học. Nếu cái học có tính cách nuôi dưỡng thì mình sẽ thích học chứ không phải bị bắt buộc học. Học sẽ là một niềm vui nếu cái học ấy giúp cho mình thấy rõ được con đường. Học không phải chỉ là để mở rộng kiến thức, để chứng tỏ ta biết hết mọi chuyện, mà học là để thấy được sự thật, thấy được con đường và phương pháp hành trì rõ ràng hơn để giúp cho chính mình và giúp cuộc đời. Cái học đó là một nhu yếu có thật của con người. Khi học với tinh thần đó thì chúng ta cảm thấy rất thích thú. Người tu phải có cái thích thú được học đừng để rơi vào tình trạng bị bắt buộc học để có bằng cấp.
Như giới hành là biết hành trì theo giới. Mình giữ 5 giới, giữ 10 giới, 250 giới ...
Pháp luật tinh tiến học: Siêng năng tu tập theo pháp của luật nghi. Tinh tiến là siêng năng. Chữ học ở đây có nghĩa là thực tập, thực tập pháp và luật. Pháp là giáo pháp của Bụt dạy và luật là giới luật uy nghi.
Giới luật và uy nghi có công dụng giúp mình tiết chế, bảo tồn được tự do của mình. Giới luật và uy nghi được tiếp nhận từ Bụt không phải để làm cho mình mất hết tự do. Nếu thấy những giới luật và uy nghi như những gì làm giới hạn tự do thì chúng ta chưa thấy được bản chất của nghi giới. Bản chất của giớiđem lại tự do cho mình. Giới có thể gọi là “xứ xứ giải thoát, biệt biệt giải thoát„. Có giới thì đi tới đâu cũng có tự do. Khi mình nghiện rượu hay vướng vào vòng ma túy thì mình đánh mất tự do. Không có tiền mua rượu, mua ma túy thì phải đi ăn trộm, ăn cướp, bị cơn nghiện sai sử thì mình đánh mất tự do trong tâm, bị rơi vào vòng tù tội thì mình đánh mất tự do trong thân. Đối với rượu mà mình nhìn với con mắt đó và mỉm cười với nó thì rượu không thể cám dỗ được mình. Đối với ma túy, mình cũng nhìn như vậy và nói: Thank you! I don’t need you (cảm ơn nhé, tôi không cần). Đó là tự do.
Giới và luật là để bảo tồn tự do chứ không phải để làm mất tự do của mình. Khi tiếp thọ giới mình thấy, đây là “bước tới thảnh thơi“, bước vào tự do (stepping into Freedom). Mỗi giới cho mình tự do riêng. Có 10 giới là có 10 thứ tự do, có 250 là có 250 thứ tự do. Biệt biệt giải thoát, xứ xứ giải thoát. Freedom wherever you are. Đi đâu mình cũng có tự do nếu mình mang theo giới luật và uy nghi. Chúng ta phải cầu giới, giới tử là những người cầu giới.
Tu kỷ vô sở tranh: Biết tu dưỡng thân tâm, không vướng vào những cuộc tranh chấp, không vướng vào những chuyện hơn thua, không tranh biện để chứng tỏ tôi đúng anh sai. Người ta mất rất nhiều thì giờ vì chuyện “tôi đúng anh sai”. Trong bài kệ hô canh buổi chiều có câu: Ba nghiệp lắng rồi, hết thị phi, nghĩa là không nghĩ đến chuyện đúng sai nữa. It’s nomore about thinking right or wrong. Đó là tự do. Còn vướng vào sự tranh chấp, vướng vào sự suy nghĩ “người nào đúng, người nào sai”, cố tranh chấp cho được thì mình vẫn chưa có giải thoát. Khi ngồi xuống bồ đoàn rồi thì phải buông tất cả. Nếu đang ở trong một cuộc tranh chấp thì mình nên biết, cuộc tranh chấp đó làm mình mất thì giờ, mất năng lượng, mình không có cơ hội để sống đời sống của mình cho đàng hoàng. Khi ấy phải tìm cách thoát ra khỏi sự tranh chấp càng sớm càng tốt, nói lời ái ngữ là cách thoát khỏi tranh chấp nhanh nhất, đó cũng là điều mà kinh Phước Đức dạy.

+ Pháp sám hối: .... Sau khi nghe đức Phật giảng nói. Bấy giờ ma vương Ba Tuần tự thấy mình có lỗi nên lo rầu sợ sệt Đến lạy chưn Phật rồi Đứng qua một phía.
Hư Không Tạng Bồ Tát hỏi : ‘’ Nầy Ba Tuần; Có chi mà ngươi lo rầu tiều tụy run sợ như người thất chí mà Đứng qua một phía vậy ? ‘’.
Ma vương Ba Tuần nói : ‘’Thưa Đại Sĩ; Tôi từ nơi Phật nghe nói những sự Đáng sợ như vậy nên tôi lo rầu sợ sẽ bị Đọa ác Đạo, ai sẽ cứu tôi. Ở trong pháp luật của Phật dạy tôi luôn luôn làm vô lượng sự trở ngại.Vì vậy mà tôi lo sợ lắm’’
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Nầy Ba Tuần; Trong Phật pháp có pháp xuất tội. Ông nên Đến chỗ Thế Tôn thành tâm sám hối các tội ác Đã làm chớ có làm lại nữa. Nếu ông có thể như vậy thì sẽ Được lợi ích tốt chẳng luống uổng ‘’.
Nghe lời khuyên ấy, Thiên ma Ba Tuần liền Đến chỗ Đức Phật năm vóc gieo xuống lạy chưn Đức Phật ngước nhìn Phật rơi nước mắt mà bạch rằng :’’Bạch Đức Thế Tôn; Nay tôi thành tâm sám hối từ xưa Đến nay ở trong pháp luật của Đức Phật dạy thường làm vô lượng sự trở ngại. Ngưỡng mong Đức Như Lai vì lòng từ bi thương xót thọ tôi sám hối ‘’.
Đức Phật nói : ‘’Lành thay, lành thay, nầy Ba Tuần; Ông có thể tự thấy các việc ác Đã làm, là thượng thiện thay người có thể ăn năn tội lỗi như vậy ở trong Phật pháp thì làm rộng lớn pháp tạng Như Lai. Chư Phật cũng thọ người ấy sám hối. Vì vậy nên từ nay ông chớ nên phạm nữa ‘’. (Nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật)

+ "Sám hối hay Truy hối" là đem nghiệp chướng tiêu trừ hết, "Truy hối" là đem cái nghiệp chướng làm tăng thêm > phải giác ngộ!
- Sám hối: Pháp Sư Tịnh Không Khai Thị “Sám hối là không tái phạm nữa”, vậy mới hiệu quả": Trong Phật pháp, Vô lượng vô biên pháp môn, tóm lại đến cuối cùng là pháp môn sám hối. Niệm Phật là tốt nhất cho pháp môn sám hối > bạn vãng sanh đến Tây phương Cực Lạc thế giới Sám hối: Không che giấu tội lỗi của mình đó gọi là sám, hối là sau này không còn tạo nữa! Sám hối không là truy hối (nhớ lại mà hối hận);
- Nếu Truy hối - Nghĩ, nhắc lại việc cũ: Là tội cộng thêm tội, tại vì sao? Mỗi lần bạn nghĩ đến cái ác cũ, thì lại tạo một lần nghiệp tội, vậy thì làm sao được, đó không phải là sám hối. >>> Trước tượng Phật kể khổ: "Tôi tạo những nghiệp tội .. ..v..v.., xin Phật Bồ Tát tha thứ cho tôi". Bạn làm như vậy, là lại tạo thêm một lần nghiệp > đây là tội cộng thêm tội, nghiệp tội của bạn vĩnh viễn không tiêu trừ > phải thường nghĩ đến Phật Bồ Tát, khiến cho cái ấn tượng của nghiệp tội này từ từ nhạt mất, từ từ không còn, thì sẽ tiêu trừ hết. (Nguồn: Sám hối _ PS Tịnh Không)

+ Phát Lồ sám hối: Sám hối tuyệt đối không phải ở trước Phật Bồ-tát quỳ lạy cầu xin, cái đó không có lợi ích gì, không tiêu nổi tội nghiệp. Phật Đà ở trong kinh điển luôn luôn khuyên dạy chúng ta chân thật tu hành cải tà quy chánh. Phật ở trong kinh nói phải phát lồ sám hối. Phát lồ sám hối chính là nói rõ với đại chúng là “Tôi trước đây tất cả ngôn hạnh đều sai lầm, đã gây nên những sự bất hòa giữa anh em, giữa thân thuộc, giữa bạn bè, giữa đồng nghiệp của người khác, đây là lưỡng thiệt, xúi giục. Tôi bây giờ biết sai rồi, tôi nhất định nói rõ ràng cho hai bên biết, sự bất hòa của các bạn là tội lỗi do tôi tạo nên”. Cầu xin họ tha thứ, hy vọng họ hòa hảo như lúc ban đầu thì tội lỗi lưỡng thiệt của mình mới có thể sám trừ được.(Kinh TTNĐ_Tập 42_PS Tịnh Không)

+ 554. SÁM HỐI
- Đức Thế Tôn thuyết pháp này xong, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn ly trần cấu, phát sanh pháp nhãn và các pháp. Bấy giờ, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn thấy pháp, đắc pháp, chứng pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không còn ai hơn, không tùy thuộc ai nữa, không còn do dự, đã an trú vào quả chứng đắc; đối với pháp của Thế Tôn, chứng đắc vô úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật mà bạch rằng:
Bạch Thế Tôn, con ăn năn! Bạch Thiện Thệ, con ngay từ đầu như ngu, như si, như khờ dại, như không hiểu biết, không nhận ra Bậc Lương Điền mà không tự biết. Vì sao? Vì con đã gọi Như Lai –Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác– là Hiền giả. Mong Đức Thế Tôn cho con sám hối. Sau khi sám hối, con sẽ không còn tái phạm nữa.
Đức Thế Tôn đáp: Này Tỳ-kheo, ngươi quả thực ngu si, quả thực là khờ dại, không hiểu biết nên đã gọi Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, là Hiền giả. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tự sám hối, đã thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa, như thế, này Tỳ-kheo, đối với pháp luật của bậc Thánh như vậy là tăng ích chứ không tổn hại, vì đã tự sám hối, đã tự thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa. Nguồn: mục 554- (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Lục Giới, Phẩm 13, số 162)

+ Sám Hối Trừ Nghiệp:  Ngài A Nan hỏi Đức Phật: Tì-kheo phạm tội Tăng tàn đã tỏ bày sám hối, nhưng mới được năm, ba ngày, thì nơi ấy có nạn, chúng tăng phân tán, vậy tội ấy có được tiêu trừ không? Đáp: Phải cầu chúng tăng sám hối lại, đợi mãn bảy ngày thì tội mới trừ. (Trích: Kinh Ngũ Bách Vấn)

+ Sám hối nghiệp chướng:
Con từ vô thỉ, cho tới ngày nay,
Nguyền rủa Tam-bảo, làm Nhất-xiển-đề,
Chưởi Kinh Ðại-thừa, dứt học Bát-nhã,
Giết hại mẹ cha, làm Phật đổ máu,
Bẩn chốn chùa chiền, phá phạm hạnh người
Ðốt hủy chùa tháp, ăn cắp đồ Tăng,
Dấy đủ ý sai, nói không nhân quả
Gần bạn bè xấu, nghịch lại thầy lành...
Những tội lỗi kể trên là những điều mà mình không nên phạm, tuy rất dễ bị phạm. Nếu chẳng may mình đã phạm những lỗi đó thì phải làm sao? Quý-vị đừng lo sợ. Có câu rằng: "Di thiên đại tội, nhất sám tiện tiêu." Nghĩa là tội phạm tầy trời, sám hối sạch tiêu. Tội vốn không hình tướng. Nếu mình chân chính có tâm sám hối thì sợ gì không có hy vọng. Quý-vị đừng nên coi thường mình, đừng cam tâm để bị đọa lạc.(Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)

+ Sám Hồi Tiêu Trừ Nghiệp:
Câu Hỏi 113: Phật giáo bảo là: “Định nghiệp thì không thể chuyển đổi được,” vậy nếu đã tạo ác nghiệp rồi thì nhất định là phải thọ quả báo phải không?

Đáp: Tuy nói, không thể thay đổi được định nghiệp, nhưng nhờ vào lực tam muội gia trì của Phật và Bồ Tát thì tội nghiệp cũng có thể được tiêu trừ. Nhưng chúng ta cần phải đặt hết lòng tin, sanh tâm hết sức chân thành sám hối và phải thật dũng cảm để sửa đổi các tội lỗi. Cho nên nói:
“Lúc nóng giận mà có thể vui vẻ được, thì người chết sẽ sống trở lại.
Nếu cho lời nói đây là giả, thì nên biết chư Phật không nói dối bao giờ?”

Tội lỗi dù ngập trời, nhưng một khi chúng ta sám hối thì tội lỗi liền tan. Bất luận là tội nghiệp có nặng nề bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu chúng ta thật có thể phát đại Bồ-đề tâm cùng hết lòng tín ngưỡng Tam Bảo và thiện tri thức để tu công chuộc tội. Lúc tu hành tích tụ công đức một cách đầy đủ rồi thì tự nhiên chúng ta sẽ miễn trừ được hết các tai nạn, và bịnh đau. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Bạn nghĩ về quá khứ (Truy Hối không phải sám hối): Trong quá khứ tôi đã làm rất nhiều điều sai quấy, nay rất khó chịu, thường ăn năn, và tôi coi việc bức rức này chính là sám hối".

- PS Tịnh Không: Tôi nghe thế liền bảo với họ: "Chẳng phải vậy! Đó thì là tội chồng thêm tội mà thôi. Vì sao? Vì mỗi lần nghĩ đến những tội lỗi của mình thì ấn tượng trong A Lại Da thức sâu thêm 1 nấc, lại tăng thêm 1 lần, cho nên tôi nói quý vị mỗi lần nghĩ đến là phạm thêm 1 lần, tội chồng thêm tội là như vậy. Đây chẳng phải là sám hối chân thật, nên nghiệp chướng của quý vị không cách nào tiêu trừ được. Quý vị học Phật kiểu đó là học điên đảo mất rồi".

Chúng ta phải biết rằng, Phật pháp khẳng định chẳng áo não, cũng chẳng có bức rức vì quá khứ. Những chuyện trong quá khứ dù là tội lỗi hay việc tốt thì cũng đã qua rồi, kể như xong, đừng nên nghĩ đến nó nữa.

Pháp môn sám hối là như thế này: Ta làm việc sai quấy, nay nhận ra cái lỗi của mình rồi thì ta hướng về mọi người thưa rõ những việc sai quấy này, rồi quyết tâm từ nay về sau chẳng còn làm chuyện sai quấy đó nữa. Đây mới thật sự là chân thật sám hối, sau đó thì liền buông bỏ chẳng nghĩ ngợi đến nữa.

+ Theo Minh triết Mới: Mỗi lần bạn nghĩ về điều gì, tức bạn đang tiếp thêm năng lượng "điện" và làm cho điều đó mạnh thêm, như vậy, nếu là điều xấu thì tai hại vô cùng (Chân Sư Minh Triết Tây Tạng)

+ Tu Cải mệnh - Hướng tới tương lai:
Hiểu dĩ vãng là không kể đến,
Biết vị lai có thể truy tìm.
Mọi người đều phải biết rằng việc quá khứ thì đã qua rồi, kể như xong; còn tương lai thì sắp đến, chúng ta có thể sửa đổi để đi theo con đường chân thiện. Nhưng quý vị rõ biết mà cố phạm thì tội ấy càng chồng chất thêm. Vì thế, oán trách Bồ Tát Quán Thế Âm không bảo hộ quý vị là một điều quá lầm lạc! Bồ Tát Quán Thế Âm lúc nào cũng muốn bảo hộ quý vị, nhưng tiếc thay, cửa lòng quý vị đóng chặt, không để cho Ngài tiến vào. Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ có nước thở dài: "Ôi! Chúng sanh này thật là đáng thương biết bao!" Vì thế quý vị không nên trách Bồ Tát Quán Thế Âm, mà phải tự trách mình đã thiếu nhiệt tâm. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng phẩm Phổ Môn)

+ Nhân quả trong Phật giáo: Đức Phật dậy Nhân nào quả đấy. Trồng dưa được dưa - Trồng đậu được đậu 

+ Tạo nghiệp luôn phải nhận quả báo: ... Phật nói kệ rằng, giả sử tạo nghiệp, trong trăm nghìn kiếp, nghiệp cũng không mất, đến khi nhân duyên, hòa hợp đầy đủ, thì người gây nghiệp, phải chịu quả báo. Nét mặt tươi vui, đó là cúng dàng, miệng không nói dối, đó là diệu hương, lòng không sân hận, đó là Tịnh Độ, ý không nóng nảy, đó là đạo tràng. Làm người học đạo, mà không biết nhân, suốt ngày bận bịu, ham đắm sắc trần, chỉ biết lấy nước, lau rửa mặt mình, mà không lấy thiện, gột rửa lòng mình, thôi làm mọi điều ác, đó là nhân Tịnh Độ. Dù trí hay ngu, điều cần trước nhất, là bỏ tham sân. (Nguồn: Kinh Mục Liên Sám Pháp)

+ 439. NGHIỆP HIỆN TẠI LÀ DO CHÍNH MÌNH TẠO
Ma Mạp nên biết, tạo tác nghiệp tương xứng với đoản thọ, tất chịu đoản thọ.
1) Tạo nghiệp tương xứng với trường thọ, tất được trường thọ.
2) Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều tật bệnh, tất phải chịu nhiều tật bệnh.
3) Tạo tác nghiệp tương xứng với ít tật bệnh, tất được ít tật bệnh.
4) Tạo tác nghiệp tương xứng với sự không đoan chánh, tất phải thọ sự không đoan chánh.
5) Tạo tác nghiệp tương xứng với đoan chánh, tất được đoan chánh.
6) Tạo tác nghiệp tương xứng với không oai đức, tất phải chịu không oai đức.
7) Tạo tác nghiệp tương xứng với oai đức, tất được oai đức.
8) Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi ti tiện, tất phải sanh nhằm dòng dõi ti tiện.
9) Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi tôn quý, tất được sanh vào dòng dõi tôn quý.
10) Tạo tác nghiệp tương xứng với không của cải, tất bị không của cải.
11) Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều của cải, tất được nhiều của cải.
12) Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ kém cỏi, tất bị trí tuệ kém cỏi.
13) Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ tốt đẹp, tất được trí tuệ tốt đẹp.
Chúng sanh do hành nghiệp của chính mình, do nghiệp mà thọ báo, duyên nơi nghiệp, tùy theo nghiệp xứ cao thấp mà chúng sanh có tốt đẹp hay không tốt đẹp. (Nguồn: mục 439- Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

+ Nhân Quả Nghiệp Báo - Ðức Phật dạy:
Có ba nhân căn để sự phát sanh mọi hành động (nghiệp): Tham, sân và si. Một hành động được làm bằng tâm tham, sân và si sẽ chín muồi bất cứ ở cảnh giới nào người ấy tái sanh vào; và bất cứ ở đâu hành động đó chín muồi, ở đó người ấy gặt quả (vipāka) của hành động đó, ở với nó trong đời nầy, trong đời sau và trong những vị lai.(TĂNG CHI BỘ KINH_đoạn 38)

+ Nhân Quả Nghiệp báo: Chịu thiệt là phước, Phật pháp dạy chúng ta làm như vậy (Tin sâu Nhân Quả), trong đó có đạo lý lớn. Nếu thấu triệt được đạo lý này, ít nhất phải mất hai ba mươi năm, đây là đại học vấn!. Nếu thật sự rõ ràng minh bạch, tự nhiên ta sẽ thực hành và làm được điều đó, như vậy đời sống của ta sẽ vô cùng an vui. Phải làm được mới có thể giúp người khác, mới có thể dạy bảo người khác, người ta mới tin tưởng. Thân thể mạnh khỏe, ta không bị sanh bệnh.( Trích- HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 145.)

+ Nghiệp báo với kiếp sống luân hồi: Hành động nghiệp đưa đến có hai loại:
Chánh báo: Đưa đến hình hài của mình có 5 giác quan
Y báo: Môi trường xung quanh mà hình hài mình ở trong đó.
Tùy nhân duyên mà có quả báo khác nhau. Ví dụ từ Nước (H2O) mà ta có các trạng thái/ Dụng của nước: Mưa/ Tuyết/ Nước đá/ Mây/ Sông/ Trà ... Tùy duyên mà có quả (Nguồn: Thầy Thích Nhất Hạnh)

+ Bát Chánh Đạo chỉ là một trong rất nhiều Pháp Tu Đạo Bồ Tát/ Thánh Đạo
Người tu Thánh Đạo theo các pháp sau:
- Tu “Nhẫn nhục” để có đầy đủ các tướng tốt.
- Tu “Tinh tấn” để phá trừ ma oán, sớm thành Phật.
- Tu “Thiền định” nên có thể sinh khởi pháp lành.
- Tu “Trí tuệ” để dứt bỏ vọng kiến phân biệt.
- Tu “Tâm từ” để chẳng khởi phiền não, làm hại.
- Tu “Tâm bi” để thương yêu các chúng sinh.
- Tu “Tâm hỷ” để diệt trừ tâm ganh ghét đố kị.
- Tu “Tâm xả” để được tĩnh tại, không yêu ghét...
- Tu “Tứ nhiếp pháp” để có thể giáo hóa chúng sinh.
- Tu “Tứ niệm xứ” để thành tựu pháp quán tứ niệm xứ.
- Tu “Tứ chánh cần” để đoạn trừ tất cả pháp bất thiện.
- Tu “Tứ thần túc”, đẻ thân tâm nhẹ nhàng, thư thái.
- Tu “Năm căn”, để có lòng tin vững chắc, siêng năng, không mê mờ, vọng động, luôn tĩnh lặng, thuần hòa dứt các phiền não.
- Tu “Năm lực”, để mọi thù địch đều diệt hết, không bị phá hoại.
- Tu “Bảy giác chi”, để khéo giác ngộ tất cả các pháp.
- Tu “Tám Thánh Đạo”, để có trí tuệ chân chánh, luôn hiện ra.
- Tu “Pháp chỉ”, để có năng lực trừ bỏ tất cả kết sử.
- Tu “Pháp quán”, để nhận biết tự tánh của các pháp đúng thật.
- Tu “Phương tiện”, để có cái vui của hữu vi và cái vui của vô vi.
Này Long Vương, ông nên biết 10 nghiệp thiện ấy hay khiến mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng và tất cả Pháp Phật đều được viên mãn. Vì thế, nên các ông phải nên siêng năng tu học. (Nguồn: Kinh Thập Thiện)

+ Tu Phước Đức/ Phúc không bị mất do sân hận: Tôi đã làm rất nhiều việc tốt, việc tốt là phước đức, phước đức còn đó. Phước đức không bị sân hận chướng ngại (Làm mất). Bạn hằng ngày nổi giận, phước báo bạn tu vẫn còn đó. Phật ở trong kinh nói cho chúng ta biết, A-tu-la phước báo rất lớn. A-tu-la tu thành như thế nào vậy? Đều là ở trong cửa Phật tu phước. Giống như một số người chúng ta hiện nay vậy, mỗi ngày đang tu phước, phước báo tu rất lớn, giận rất lớn, tâm ngạo mạn rất lớn, cái gì cũng không muốn thua người khác. Ngay cả thắp nhang cũng muốn thắp trước người ta, không chịu ở sau người ta. Bỏ tiền công đức, bạn bỏ ra 1 vạn, tôi bỏ ra một vạn rưởi, tôi nhất định cao hơn bạn, giống như thi đấu vậy. Người như vậy tương lai họ được quả báo thế nào? Vua A-tu-la. Là họ đi làm cái này, hưởng phước báo lớn, hưởng phước báo lớn, phước báo lớn nhân thiên này.
- Công Đức có được sẽ bị mất hết nếu nổi sân hận: Người Công đức không có (Hoặc có nhưng không giữ được do sân hận), phước đức thì rất lớn. Phước đức không thể vượt qua tam giới. Công đức mới có thể dứt sanh tử ra khỏi tam giới. Cái này chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phải sáng tỏ. Cho nên tu phước đức dễ dàng, ở trong cửa Phật dễ tu phước. Công đức là rất vô cùng không dễ dàng. Ở trong tâm hơi có một chút xíu không vui thì công đức đều không có - Tức mất hết cái đã có. Nguồn: (Trích từ Kinh KIM CANG giảng ký - Hòa Thượng Tịnh Không)

+ Duyên - Nội duyên và Ngoại duyên: Đức Phật dạy, con người sẽ sanh bệnh, nhân của bệnh là gì? Đức Phật nói tam độc, hiện nay tôi nói năm độc, năm độc tham sân si mạn nghi. Trong tâm ta có năm độc, năm độc này là nhân, nhân gặp duyên, quả báo liền hiện tiền, quả báo chính là tật bệnh. Duyên có nội duyên, có ngoại duyên.
- Nội duyên thuộc về phương diện tình cảm của mình: Oán hận não nộ phiền, ta có những thứ này.
- Ngoại duyên là tài sắc danh thực thùy, làm sao quý vị không sanh bệnh được?

Đoạn một trong ba loại này sẽ không sanh bệnh. Đương nhiên tầng cao nhất là nhân từ bên trong, đoạn tận tham sân si mạn nghi, vĩnh viễn không bị sanh bệnh. Có tham sân si mạn nghi, không có oán hận não nộ phiền, cũng không bị sanh bệnh. Có oán hận não nộ phiền, nhưng không có, xa rời tài sắc danh thực thùy, cũng không có sanh bệnh. Cả ba thứ này cùng xen nhau vào, phiền phức rất lớn, sẽ bị bệnh ngay, đạo lý là như vậy.

Phật pháp dạy chúng ta làm như vậy (Tin sâu Nhân Quả), trong đó có đạo lý lớn. Nếu thấu triệt được đạo lý này, ít nhất phải mất hai ba mươi năm, đây là đại học vấn!. Nếu thật sự rõ ràng minh bạch, tự nhiên ta sẽ thực hành và làm được điều đó, như vậy đời sống của ta sẽ vô cùng an vui. Phải làm được mới có thể giúp người khác, mới có thể dạy bảo người khác, người ta mới tin tưởng. Thân thể mạnh khỏe, ta không bị sanh bệnh.(Trích- HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 145.)

+ Đọc Tụng Kinh Có Lợi Ích - Đọc Kinh hay Tụng Kinh Có lợi ích gì - Lợi ích của việc đọc tụng Kinh Chú:
... Thế nên, tụng kinh tức là hộ giúp cho tự tánh mình. Hộ giúp việc gì ? Tức là hộ giúp khai mở trí huệ. Tụng kinh Kim Cang thì trí huệ được khai mở. Tụng tâm kinh cũng khai được trí huệ. Thế nên, chư vị bảo tụng kinh không có lợi ích nhưng kỳ thật sự lợi ích này rất lớn. Chư vị không thể thấy được lợi ích thì mới chân thật là lợi ích. Nếu chư vị thấy được lợi ích thì đó chỉ thấy ngoài da thôi. Đó là ý nghĩa của sự tụng kinh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Lợi ích đọc tụng Kinh Chú: Kinh Bảo Tích nói: “Người nghe Phật nói, niệm danh hiệu Phật, tụng đọc kinh điển, người ấy diệt được, hằng sa tội chướng; những người bố thí, thụ trì trai giới, không giết sinh linh, thọ mệnh vô cùng, người nào nhẫn nhục, tính tình nhu hòa, được vào chính định; người trừ tham vọng, dứt được phiền não; người biết quán thân, là đồ nhơ nhớp, thì xa bể ái, người tu phạm hạnh, chóng chứng Bồ Đề, người chăm thuyền định, thành bậc Chính Giác. (Nguồn: Kinh Đại Bảo Tích)

+ Các loại Ma chướng - Ma sự - Ma cảnh - Cảnh ma hay Cảnh giới khác hiện đến trong tu thiền:
+ Tại Sao Có Cảnh Giới Ma
Người tu đạo nhất định phải hiểu rõ đạo lý này một cách đúng đắn, mới không đến nổi phải sa hầm sập hố.
Tại sao xuất hiện cảnh giới ma? Chính vì quý vị tu hành, quý vị siêng năng, nó mới có. Nếu quý vị không siêng năng, thì quý vị muốn tìm cảnh giới ma này cũng chẳng cách nào tìm được, nó không thèm đoái hoài gì đến quý vị. Tại sao thế? Bởi quý vị là kẻ nghèo, dù nó có đến cũng chẳng được ích lợi gì. Bây giờ quý vị tu hành, tu đến có được bảo bối -- vì quý vị có bảo bối trong tay, cho nên nó mới tìm đến để cướp lấy bảo bối của quý vị.
Vậy khi nó đến, quý vị phải làm sao? Quý vị phải như như bất động, tỏ rõ sáng suốt; đừng nên chấp tướng, đừng khởi bất kỳ một tâm chấp trước nào, cũng không nên nghĩ: “À! Cảnh giới này thật tuyệt! Hãy xuất hiện lại lần nữa đi!” Đừng hoan nghênh nó, cũng đừng ruồng rẫy nó, cứ giống như không có chuyện gì vậy, vì đây không phải cảnh giới của sự chứng quả; nếu quý vị không mống khởi ý tưởng chứng quả này thì không sao, còn giả như tự cho mình đã chứng thánh, nói rằng: “A! bây giờ ta đã siêu xuất rồi, ngay cả vi trùng sán trong thân ta, ta cũng lôi ra được”. Với quan niệm này tức cho rằng mình đã đắc thần thông tự tại, vậy là sai lầm rồi! Quý vị chỉ cần dấy một niệm cống cao ngã mạn thì ma liền xuất hiện, nó bám theo tâm cống cao này mà chui vào trong tâm quý vị. Nó chui vào tâm quý vị rồi thế nào? Nó sẽ chi phối làm cho quý vị bị chao đảo, không đạt được định lực.
Cho nên người tu đạo, quý vị nhất định phải hiểu đạo lý này một cách đúng đắn, mới không đến nỗi phải sa hầm sụp hố, mới không đến nỗi phải lạc bước lầm đường. Nếu quý vị không hiểu Phật Pháp thì dễ dàng bước vào đường sai lầm. Quý vị không có công phu, thì chẳng thành vấn đề; nhưng khi có công phu rồi thì ma vương giờ giờ khắc khắc đều đến rình rập quý vị, thừa dịp sơ hở của quý vị để quấy nhiễu.(Nguồn: Mục Tai sao có cảnh giới Ma - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Ngồi Thiền Gặp Ma Chướng: Quý vị ngồi Thiền tới một trình độ kha khá thì sẽ có ma tới thử thách xem Ðạo - lực của quý vị ra sao. Có khi chúng hóa hiện làm kẻ nam hay người nữ với dáng mạo đẹp đẽ để dụ dỗ-nếu không động tâm thì quý vị vượt qua được thử thách, nếu động tâm thì quý vị sẽ đọa lạc. Ðây là điều vô cùng quan trọng, quý vị hãy nhớ cho kỹ! Hễ sẩy chân lỡ bước là ôm hận ngàn đời! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Ái Dục)

+ Ma Cảnh trong Tham thiền- HT Tuyên Hóa dạy: Còn có các vọng tưởng tham muốn thấy Phật, thấy hoa thì đó là giả. Nghĩ tưởng thấy gì thì con sẽ thấy cái đó, nhưng cũng là giả. Chủ yếu là ở một niệm trước chưa sanh mà thấy cảnh giới thì đó mới là thật, mới là có ý nghĩa, nhưng có lúc nó lại vẫn là thuộc về huyễn hóa. Tham thiền thì tốt nhất là không nên có cảnh giới, cái gì cũng không có, vì chỉ là không. Cũng đừng kinh sợ, hay vui thích. Vì sợ hoặc thích đều là có thể bị ma nhập, như trong kinh Lăng Nghiêm có nói về 50 loại ngũ ấm ma. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 402 )

+ Dụng Tâm với Ma Cảnh: Tâm người tu nếu có Bồ Đề Tâm/ Tâm đại từ bi, tình thương vô lượng vô biên thì sẽ không cùng rung động với Tâm ma, Tâm ma có tình yêu (Năng lượng thu vào, muốn chiếm hữu, ích kỷ... mà không phải tình thương vô kỷ), là Tâm lượng nhỏ hơn Tâm Đại Từ Bi rất nhiều, do đó cảnh giới Ma chướng khó hiện tiền, có hiện tiền cũng không vui thích làm phiền người tu, vì Tâm không tương ứng (Clip 07- Thầy Hằng Trường giảng về Tay Ấn Pháp của Thần Chú Đại Bi - Phút 37)

- "Tôi là vô lượng quang minh": Lúc bác ngồi thiền là nhắm mắt lại, cảnh giới tới thì mình để cho nó đi. Lúc nào mình cũng nói "Tôi là vô lượng quang minh", mình đứng đó và nhìn ra, thấy tất cả mọi chuyện nhưng không động đậy. Tất cả cảnh giới trồi lên rồi sẽ lắng đi. Đó là phương thức rất quan trọng. Khi ngồi thiền là mình chuẩn bị tâm lý, mình ngồi đó và không động đậy. (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Phật dậy Ma Chướng trên Đường Tu Tập (Nguồn-Trang 128): ... Quí thầy là hàng hữu học Thanh-văn, Duyên- giác,... vẫn còn một việc mà quí thầy chưa biết, là những ma sự phức tạp có thể gặp phải trong lúc tu tập thiền định. Nếu cảnh ma hiện ra mà không nhận biết, thì việc tẩy trừ tâm cấu nhiễm sẽ không làm đúng cách, lại còn rơi vào tà kiến. Hoặc là ma ngũ ấm nơi chính mình, hoặc là thiên ma, hoặc là các loại quỉ thần, li mị, những thứ ấy hiện khởi mà trong tâm nếu không biết rõ ràng, thì chắc chắn sẽ nhận giặc làm con. Mặt khác, trong lúc tu tập, mới được chút ít đã cho là đầy đủ. Như tì kheo Vô Văn, vừa được định Tứ-thiền bèn nói dối là chứng Thánh quả. Đến khi phước báo chư thiên hết rồi, tướng suy hiện ra, lại hủy báng rằng: "Đã chứng quả A-la-hán mà còn thọ thân sau!", liền bị đọa xuống địa ngục A-tì. Vậy giờ đây quí thầy hãy lắng nghe cho kĩ, Như Lai sẽ vì quí thầy mà phân biệt rành rẽ:
- Những loài thiên ma, quỉ thần kia đều có được 5 thứ thần thông (chỉ trừ lậu tận thông là không có). Vì vậy, khi ở trong định thì quỉ thần, thiên ma, vọng lượng, yêu tinh, đến quấy phá. .. Chúng quấy phá được chăng, chính là do người chủ năm ấm ở trong tâm quí thầy; người chủ nếu mất chánh niệm thì khách mới được dịp quấy phá.
- Lúc đang nhập định, nếu trí tuệ sáng tỏ, không chút mê lầm, thì các ma chướng kia không làm gì được. Năm ấm tiêu tan, nhập vào kho tàng ánh sáng, thì bọn tà ma kia đều phải chịu phận tối tăm. Lấy trí tuệ sáng suốt để phá trừ u tối, ánh sáng đi tới đâu thì bóng tối tự tiêu mất tới đó. Như thế thì yêu ma làm sao dám ở lại để quấy nhiễu người tu thiền định?
- Nếu bị năm ấm mê hoặc, không thấy rõ cảnh ma, thì, này A Nan, ngay chính thầy là con của ma, và kết quả tu tập cũng chỉ trở thành ma quân mà thôi! Như cô Ma Đăng Già, sức hãy còn yếu ớt, nhưng chỉ dùng một câu chú mà bắt thầy phải phá luật nghi của Phật, trong tám muôn hạnh chỉ phá một giới; may mà tâm thầy còn thanh tịnh nên chưa bị chìm đắm. Còn bọn ma 5 ấm đây, chúng muốn phá hoại pháp thân huệ mạng của thầy, như ông quan tể tướng, một hôm phạm tội, nhà cửa gia sản liền bị tịch biên, long đong phiêu bạt, không ai thương xót cứu giúp được.
- Tu Tâm định: Cảnh giới thiện hiện tiền, nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt - Chớ coi là đã Chứng quả Thánh mà rơi vào tà kiến (nguồn-Tr 130)
- Với tâm định trên, bấy giờ, hành giả bỗng nghe tiếng nói pháp ở trên không, hoặc nghe khắp mười phương đồng diễn bày diệu nghĩa bí mật; đó gọi là tinh thần hồn phách đắp đổi khi lìa khi hợp. Hành giả không bám chặt - Chớ coi là đã Chứng quả Thánh mà rơi vào tà kiến (nguồn-Tr 130)
* Còn nhiều cảnh bị Ma chướng cần đọc kỹ (Xem từ trang 130 đến 159)

+ Xem thêm: Chi tiết về Ma chướng

+ Cảnh Ma Chướng Khi Tham Thiền nhập định: Người nào căn lành mỏng ít, bị các tà ma ngoại đạo, hoặc quỷ thần làm não loạn, trong khi tham thiền, chúng hiện các hình tướng ghê sợ, hoặc hiện kẻ trai người gái xinh đẹp v.v... => Thì phải quán Duy tâm (Do Tâm Dụng công khi tham thiền mà có), lúc bấy giờ các ma này tiêu diệt, không còn làm gì nữa được.
Ví dụ: Hoặc chúng hiện hình chư Thiên, Bồ Tát, Phật, cũng đủ các tướng tốt; hoặc nói thần chú, nói pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ; hoặc nói pháp bình đẳng, không, vô tướng, vô nguyện, không oán, không thân, không nhơn, không quả, rốt ráo trống không vắng lặng, gọi đó là Niết bàn. Hoặc chúng làm cho hành giả biết được đời trước của mình (túc mạng thông) hoặc biết những việc quá khứ vị lai, biết đặng tâm người (tha tâm thông) biện tài vô ngại. Chúng làm cho hành giả tham luyến danh lợi ở thế gian v.v...
- Hoặc ma làm cho hành giả tánh không chừng đỗi, hay giận, hay cười, ưa ngủ, nhiều bịnh, hoặc nhiều thương xót, tâm hay giải đãi; hoặc có khi rất tinh tấn, có lúc lại bê tha hoặc sinh tâm nghi ngờ không tin, và nhiều lo nghĩ; hoặc bỏ pháp tu căn bản, trở lại tu các tạp hạnh; hoặc đắm nhiễm các việc triền phược ở thế gian; hoặc làm cho hành giả đặng chút ít phần tương tợ như các pháp tam muội, song đó là cảnh bị chứng của ngoại đạo, không phải thật tam muội;
- Hoặc làm cho hành giả ở trong Định, từ một ngày hoặc đến bảy ngày, tự nhiên đặng món ăn thơm ngon, thân tâm vui thích, không biết đói khát; khiến cho hành giả rất ưa thích. Hoặc làm cho hành giả ăn không chừng đỗi, khi nhiều khi ít, sắc mặt biến đổi luôn.
=> Khi gặp các cảnh ma như vậy
- Hành giả phải đừng quyến luyến, nhiễm trước và đừng sanh tâm vui mừng hay lo buồn, mà phải luôn luôn quán Duy tâm; nghĩa là quán do dụng công tu thiền, nên tâm hiện ra các cảnh như vậy, chứ không có gì lạ và cũng không phải chứng chi cả. Kinh Lăng nghiêm, Phật nói: "... Nếu hành giả không chấp mình được Thiền hay chứng Thánh thì tốt, còn chấp mình Thiền hay chứng Thánh thì đoạ vào tà đạo". Phải dụng tâm như thế thì các cảnh ma kia tự nhiên tiêu diệt. Nếu hành giả vui mừng, cho mình được Thiền hay chứng Đạo v.v... thì bị ma ám ảnh nhiễu hại; vì các việc ma là hiện thân của sự tham luyến vui buồn chấp thủ.
- Hành giả phải thường dùng trí huệ quán sát, siêng năng giữ gìn Chánh niệm, không nên chấp thủ, chớ để cho tâm mình đoạ vào lưới tà. Phải như thế hành giả mới xa lìa được các ma chướng. (Nguồn: Chi tiết về Ma chướng)

+ Tu thiền - Trong khi nhập định thấy cảnh giới thiện lành ứng hiện mà hành giả không bám chặt vào cảnh thiện lành, không cho mình là đã chứng bậc Thánh - Ngược lại là tà kiến, Ma chướng gồm:
+ Trong Định Thấy Phật - Hoa sen:
Cũng ở trong tâm định này, lắng trong thấu suốt, ánh sáng từ bên trong hiển hiện, chợt thấy mọi vật trong khắp mười phương đều biến thành màu vàng kim, tất cả các loài đều hóa thành chư Phật; lại thấy đức Phật Tì Lô Giá Na ngồi trên đài thiên quang, có hàng ngàn đức Phật vây quanh; trăm ức quốc độ cùng với hoa sen cùng lúc xuất hiện. Ấy gọi là tâm thức linh ngộ; nhưng đó chỉ là sự huân tập do từng được nghe kinh pháp từ bao đời, bây giờ tâm sáng phát ra chiếu soi khắp các thế giới; chỉ tạm nói là như thế, chứ không phải đã chứng bậc thánh. (nguồn-Tr 130)

+ Đức Phật dậy - Này A Nan! Mười cảnh tượng Ma Chướng như thế thường hiện ra trong lúc thiền định, đều do hành giả đối với sắc ấm chưa thấu triệt lí tánh, chỉ biết dùng thiền quán dồn nén vọng tưởng, nên hiện ra các việc đó. Chúng sinh mê muội, không tự xét tự lượng, gặp những cảnh tượng ấy thì nhầm lẫn không biết rõ, cho mình đã chứng quả thánh, thành ra mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián! Sau khi Như Lai diệt độ, quí thầy nên y theo lời dạy này, tuyên bày nghĩa lí cho chúng sinh trong đời mạt pháp; không để cho thiên ma có dịp quấy phá; đó là cách giữ gìn chánh pháp, che chở cho người tu hành thành đạo Vô-thượng.  Còn nhiều trường hợp bị Ma chướng cần đọc kỹ (Xem từ trang 137 đến 159)

+ Xem thêm: Tooltip với thuật ngữ "Chứng đắc" cũng có nhiều nội dung tương tự thuật ngữ "Cảnh giới hiện" ,,,

+ Các loại Ma: Phiền lão ma - Tử ma - Thiên ma - Ngũ ấm ma
Ngũ ấm ma: Sắc - Thọ - Tưởng - hành - Thức là ngũ ấm ma sanh phiền lão, có từ lúc mạng sanh ra đã có rồi, là nghiệp đời quá khứ mang đến
Phiền lão ma: Là Thất tình ngũ dục (nhà Phật gọi là Kiến tư - Trần sa - Vô minh phiền lão), cũng là từ tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay của bản thân khởi hiện thành.
Thiên ma: Cám dỗ ở ngoài thân, do ngũ dục và bên trong phiền lão, tâm tham ... khởi lên, cấu kết nhau hợp thành.
Tử ma: Chướng ngại khi cái chết đến, tuổi thọ hết.(Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

* Ma Ngũ ấm nghiêm trọng nhất trong các loại ma: Sắc là Thân xác. Cõi Thiên không có thân, còn Thọ Tưởng Hành Thức - Do Si mê mà có. Dùng Pháp niệm Phật có thể hàng phục các loại ma. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Các loại Ma
* Hòa Thượng giảng “Năm Mươi Ngũ Ấm Ma” trong Kinh Lăng Nghiêm vào năm 1968 tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco. Năm 1988, tại Vô Ngôn Đường, Vạn Phật Thánh Thành, quý Thầy Cô cùng các vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di bắt đầu hiệu đính lại bản dịch (Anh ngữ) dưới sự chủ trì của Hòa Thượng; khi hiệu đính, Hòa Thượng có giảng giải thêm cho một số chỗ trong kinh văn, đồng thời trả lời những nghi vấn của đệ tử. Những đoạn giảng thêm và vấn đáp gồm có 42 đoạn, dài ngắn khác nhau, được kết tập lại dưới mục Notes hay Ghi Chú cho quyển “Ngũ Ấm Ma Thiển Thích”. Khi hiệu đính đến cảnh giới Tưởng Ấm Ma thứ nhất, chỗ Kinh văn: “Nhĩ thời thiên ma, hậu đắc kỳ tiện, phi tinh phụ nhân, khẩu thuyết kinh pháp” (Khi ấy thiên ma chờ được cơ hội thuận tiện, cho tinh thần gá vào người khác, dùng miệng người đó giải thuyết kinh pháp).

Hòa Thượng giảng thêm cũng như trả lời thắc mắc. Đó là “Ghi Chú #14” dưới đây”:

Vấn đề này quí vị đừng nên hiểu một cách cứng nhắc, lời kinh dạy ra sao, đều chỉ là một cách diễn đạt để người nghe hiểu, chứ không nhất định phải là như vậy. Quí vị cần phải biết rằng ở đây không phải chỉ có năm mươi loại, mà đến năm trăm loại, năm ngàn loại, năm vạn loại, nhiều không nói hết được. Năm mươi hiện tượng ấm ma này là một cách nói tổng quát. Quí vị cũng đừng nên suy tưởng nó cao thâm huyền diệu ra sao, mà hãy xem như là lời nói chuyện của một người bình thường, không nên gắng sức chia chẻ chi li.
Tôi giảng kinh đều gọi là ‘thiển thích’ (giải thích sơ lược), tôi không ‘thâm thích’ (giải thích thâm sâu)....
Ma có nhập vào người tu hay không, chúng chướng ngại thế nào. Mời đọc chi tiết lời giảng. (Nguồn: Mời xem tại đây)

+ Các Loài Ngạ Quỷ: Chúng có rất nhiều loại, nguồn thực để sống cũng khác nhau ... (Nguồn: Xem chi tiết tại đây).

+ Đức Phật dậy về 32 loại Ngạ Quỷ: Quỷ dù có lạ lùng mấy, thì cũng do biệt nghiệp xấu từ tâm tạo nên. Tâm tạo thiên hình vạn trạng, nên quả lành, dữ cũng theo đó mà kết. Ta sẽ kể sơ tên và ác nghiệp của chúng quỷ, có rất nhiều loại: 1. Quỷ kiêu mạn, ác hạnh (Quỷ kiêu căng); 2. Khinh tăng - Gạt cúng thịt; 3. Hung ác - Bất kính Tam bảo, quyến thân; 4. Phóng túng - Chế nhạo tu sĩ; 5. Tham lam bỏn sẻn ác độc; 6. Tà kiến, hung dữ, phá chùa; 7. Ác khẩu, chửi rủa, thâm thọc; 8. Tham lam xấc ác, bạc nghĩa; 9. Sân hận, ngã mạn, ác hạnh; 10. Ác khẩu, lăng mạ người đức hạnh; 11. Phúc tội lưỡng ban (Quỷ si mê); 12. Tu dối, gạt tín đồ; .....

+ Các loại Quỷ: Bây giờ mọi người đang để tâm nghiên cứu chú Lăng Nghiêm, mới biết là quỷ cũng có đủ hình đủ dạng, muôn ngàn loài khác nhau. Chúng nó đều là do cảm quả mà thọ báo, tùy theo loài mà hiện. Trong chú Lăng Nghiêm có nêu danh nhiều vị vua của quỷ thần, trong đó có quỷ dạ xoa (nhanh lẹ), quỷ la sát (kinh sợ), quỷ thủ hồn, quỷ thủ thi, quỷ tỳ xá xá (hớp tinh khí), quỷ cưu bàn trà (làm người tê liệt, còn gọi là bóng đè, ma đè), quỷ đại thân, quỷ điên, quỷ xú (thối), quỷ phú đan na (có mùi hôi độc), quỷ nhiệt, quỷ hàn, quỷ ảnh, quỷ âm nhạc... Ngoài ra còn có quỷ ăn hoa, quỷ ăn nhau sanh sản, quỷ ăn thai, quỷ ăn hài nhi, quỷ ăn mỡ, quỷ ăn đèn, quỷ ăn ngũ cốc... Sự biến hóa của chúng, quả là vô cùng vô tận, vô lượng vô biên.

Trước đây khi chưa nghe chú Lăng Nghiêm, chúng ta đâu biết có nhiều loại quỷ như thế. Nhưng sau khi chúng ta nghe rồi, mới biết là quỷ cũng có rất nhiều chủng loại. Đương nhiên quỷ so với người thì chúng nó đông hơn nhiều. Người tạo nghiệp tội thì bị đọa xuống cảnh giới quỷ, không thể tự mình thoát ra được. HT Tuyên Hóa giảng rất dài về các loài Quỷ, mời xem: HT Tuyên Hóa Khai thị 6

+ Mời xem trang: Tóm lược tổng hợp các loại Ma Quỷ

+ Ma Ở Đâu Ra - Tại sao có ma?
Đáp:
Đó là vì trong tự tánh có ma, cho nên mới lôi cuốn ma bên ngoài vào. Ma của tự tánh là: tham, sân, si. Chúng là chất độc của tự tánh, nên mới tiếp dẫn bọn ma ở bên ngoài. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 199)

 

+ Ma: Khi Phàm ngã tách khỏi Chân Ngã: - Nếu có thể xác, nó trở thành người mất linh hồn. - Nếu không có thể xác, nó trở thành một con ma hay một hình thức của Kẻ Giữ Cửa. (LVLCK, 1017)

+ Chú giải các loài ma: Tiếng Phạn gọi là Mara, nghĩa là Giết hại, làm não hại thân tâm, tổn hại công đức, phá hoại trí tuệCó 4 loại ma:

1. Ma phiền não: Tham, Sân, Si… não hại thân tâm.
2. Ma 5 ấm (ngũ ấm ma): chấp thủ sắc thân, cảm giác, tri giác, tâm hành và nhận thức là ngã, nên bị năm ấm trói buộc.
3. Ma chết (tử ma): tử thần cắt đứt mạng sống con người làm gián đoạn sự tu tập.
4. Ma trời (thiên ma): Là tha hóa tự tại thiên, cõi trời thứ 6 của Dục giới, còn gọi là ma vương, ma ba tuần, chuyên làm trở ngại cho việc tu hành và làm việc thiện. (Nguồn: Xem tại đây);   Xem thêm: Ma Ba Tuần phá Phật vẫn làm Vua

+ Ma – cà – rồng: Ma-cà-rồng có thật, nhưng may thay, chúng hiếm có. Chúng sống dưới hoàn cảnh giống như những người tự tử, cả hai đều là vong linh lụy trần, bạn phải biết cách giúp đỡ họ, mà còn phải biết cách giúp giải thoát họ tách khỏi xiềng xích của họ ( thể sinh lực - ND) (CKDCLH, 169)

+ Ma hình (Shell): Hình tư tưởng cảm dục … giống như một ma hình được làm cho linh hoạt và phấn khích. Vì lẽ trong hình tư tưởng này có nhiều chất cảm dục và cũng có một số lượng nào đó chất trí, nó có thể tạo được sức thu hút lớn và có mức độ hữu hiệu giống như mọi ma hình, thí dụ các ma hình được tiếp xúc trong phòng cầu đồng. (SHLCTĐ, 12)

+ Ma hình:  Antakarana (giác tuyến) là hạ trí, con đường giao tiếp hay cảm thông giữa phàm ngã với thượng trí hay nhân hồn. Với vai trò là con đường hay phương tiện giao tiếp, nó bị tiêu hủy vào lúc con người từ trần, còn các tàn tích của nó sống sót dưới hình thức như là kama–rupa – ma hình (LVLCK, 137)

+ Âm ma và ma hình (Elementary and shell): Trong trường hợp của người chết trước thời gian ấn định (dying prematurely), nguyên khí thứ năm (nhân hồn–ND) không thể tách ra khỏi nguyên khí hồng trần (earthly principle) tức nguyên khí thứ tư (sinh hồn–ND). Do đó, vào lúc bị đẩy mạnh ra khỏi xác thân, âm ma rơi vào Kama loka. Âm ma (elementary) này không phải là một ma hình đơn thuần (mere shell) mà đó chính là con người, kẻ mà mới đây hãy còn sống, không thiếu mất gì cả trừ thể xác, người này không chết chút nào theo nghĩa đích thực của từ ngữ đó. Điều chắc chắn là các âm ma thuộc loại này có thể giao tiếp rất hiệu quả ở các buổi cầu đồng (spiritual seances) với cái giá nặng phải trả của họ, bởi vì thật không may, do chỗ còn đầy đủ cấu tạo cảm dục (astral constitution), chúng có thể tiếp tục tạo ra nghiệp quả (go on generating Karma), làm dịu nỗi khát sống (thirst for life) của mình bằng yếu tố thúc đẩy (spring) của tình trạng đồng cốt. (PGNM, 83)

+ Các loại ma:
Việt dịch: “Dầu có đa trí, Thiền-định hiện tiền, mà nếu chẳng dứt trừ dâm dục tất sẽ lạc vào Ma-đạo--thượng phẩm thì làm Ma-vương, trung phẩm thì làm ma-dân, hạ phẩm thì làm ma-nữ.”
Việt dịch: “Những loại ma ấy cũng có đồ chúng, tất cả đều tự xưng đã thành tựu Đạo Vô-thượng.”
Giảng nghĩa:
Quý vị xem, hạng người có chút “tiểu trí tiểu huệ” ấy vì không đoạn trừ dâm-tâm nên nói toàn những chuyện ái dục – anh yêu em, em yêu anh - cứ yêu qua yêu lại như thế rồi cuối cùng họ thành ma luôn! Thành ma rồi thì sao nữa?
“Những loại ma ấy cũng có đồ chúng.” Chúng ma ấy cũng có đồ đệ, cũng có kẻ ủng hộ chúng. “Tất cả đều tự xưng đã thành tựu Đạo Vô-thượng.” Bản thân loài ma không biết xấu hổ, kẻ nào cũng tự xưng rằng: “Tôi chính là Phật! Chúng tôi đây đều là những đấng tối cao, vô thượng!” Hễ cái gì là to lớn, thì chúng xưng chúng là cái đó. Chúng vốn là ma nhưng lại không chịu thừa nhận mình là ma, mà cứ xưng là Phật. Phật thì cũng có Phật giả mạo vậy. Trên thế gian này cái gì cũng có giả được cả, cho nên loài ma cũng có thể làm ông Phật giả. Song le, chúng không chịu nhận chúng là thứ giả. Chúng cho rằng chúng là thứ thiệt, và cũng là “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới trời, chỉ mình ta là tôn quý) nữa!
Việt dịch: “Sau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp sẽ có nhiều loại ma dân ấy hiện ra đông đảo ở thế gian, mở rộng sự tham dâm, lại tự xưng là Thiện-tri-thức, khiến cho chúng sanh bị sa vào hầm ái-kiến, lạc mất con đường Bồ-đề.”
Việt dịch: “Vậy ông dạy người đời tu pháp Tam-ma-địa, trước hết phải dứt trừ tâm dâm dục. Đó là lời minh huấn quyết định thứ nhất về tánh thanh tịnh của Như-Lai và chư Phật Thế Tôn thuở trước.” (Nguồn: Kinh Thủ LN-HT Tuyên Hóa giảng)

+ Ma Vương - Lời nguyền: “Này ông Cồ Đàm (Đức Phật). Hôm nay ta thua ông, ông còn trụ ở thế giới này, ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng: sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ! * Cảnh thiện - Ma chướng trong thiền định cần đọc kỹ (Xem từ trang 137 đến 159)

+ Ma Vương có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! (Ma Vương gọi Đức Phật). Hôm nay ta thua ông, ông còn trụ ở thế giới này, ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng: sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ! Ma Vương nói thêm: – Còn sau khi ông diệt độ, người nào dám viết lại những lời dạy về Như Lai Thanh Tịnh thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được, ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông, phụ giúp ta triệt phá người này. Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người, chưa chắc có 1 người biết pháp môn Thanh Tịnh thiền này; nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền Thanh tịnh này, để đưa người sống trong vật lý do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý được! Ma Vương lại nói thêm: – Này ông Cồ Đàm, sau này có rất nhiều người đem pháp môn tu trong vật lý, mạo danh Thanh tịnh thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả! Tiếp theo là tiếng cười của Ma Vương thật lớn và dài! Đức Phật nghe lời nguyền và tiếng cười của Ma Vương quá mạnh và dài, nên trước khi nhập Niết bàn, Như Lai có lời dạy như sau: – Này các đại đệ tử lớn của Như Lai, cũng như các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di. Các ngươi là người tu theo Thanh tịnh thiền, phải chú ý lời nguyền của Ma Vương và dạy lại cho người sau. Vị nào tu tập theo chánh pháp Thanh tịnh thiền, phải nhớ những lời nguyền của Ma Vương này! (Nguồn: Đức Phật thực hiện lời hứa với Ma Vương)

+ Các Loại Kinh Chú hay Thần Chú:
+ Phật Giáo có trên 18 Thần chú:
Buổi sáng: (1) Lăng Nghiêm; (2) Ðại Bi Tâm; (3) Như Ý Bảo Luân Vương; (4) Tiêu Tai Cát Tường; (5) Công Ðức Bảo Sơn; (6) Chuẩn Ðề; (7) Dược Sư Quán Ðỉnh; (8) Quan Âm Linh Cảm; (9) Thất Phật Diệt Tội; (10) Chú Vãng sinh Tịnh độ; (11) Ðại Cát Tường Thiên Nữ; (12) Tâm kinh Bát Nhã;(13) Tán Phật; (14) Niệm Phật và Thánh chúng; (15) Tán lễ Bổn sư; (16) Hồi hướng; (17) Tam tự quy;
Buổi chiều:(18) Đại Bi Tâm và Tâm kinh Bát Nhã; (19) Kinh A Di Đà; (20) Vãng sanh Tịnh độ; (21)- Sám Hồng danh, bao gồm:
+ Tán dương chư Phật;
+ Quy y cả tánh và tướng Tam bảo;
+ Phát bồ đề tâm;
+ Đảnh lễ Tam bảo;
+ Lạy Phật;
+ Sám hối;
+ Phát lộ;
+ Hướng nguyện theo hạnh nguyện Phổ Hiền;
+ Hồi hướng;
- Văn thí thực,
- Niệm Phật,
- Tán Phật,
- Nguyện sinh Cực lạc,
- Tán lễ Bổn Tôn,
- Cảnh sách,
- Tự Quy y Tam bảo (Theo Phật Giáo Tây Tạng)
Chi tiết Xem thêm):

+ Yoga thần chú (Mantra Yoga): Môn Yoga về âm thanh hay về linh từ sáng tạo.(ASCLH, 347)

+ Các Thần Chú khác cũng rất nhiệm mầu:
- Kính Bạch Thế Tôn ... hãy dùng Trì Cú Thần chú mà Phật kia sai chúng con đem đến đây,...
Xà lê ma ha, xà lê la ni, ưu khư mục khư, sa bà đề, ma ha sa bà đề.
Kẻ trai lành và người gái tín nào thọ hành Trì Cú Thần chú, thọ trì đọc tụng thì sẽ biết được túc mạng trong 07 đời. Trì Cú Thần chú 77 ức Đức Phật đã nói.
- Lại có Bồ Tát Di Lặc hết thảy tám mươi vị, bảo Hiền giả A Nan rằng: “Tôi cũng sẽ nói Trì Cú Thần chú:
A tri hòa tri, tra khư la la, lý my hỷ ly, my ly đề lô, lưu mi lặc.
Trì Cú Thần chú đọc tụng thọ trì sẽ biết được túc mạng trong 14 đời. Trì Cú Thần chú này là 84 ức chư Phật đã nói.
- Phật dạy A Nan: “Ta cũng sẽ nói Thần chú Trì Cú nghĩ thương chúng sanh ...:
A tri hòa tri, na tri cưu na tri, đề lê, sa la ba đề, a na ba đề, ba na đề, ba na ca hòa ni, ma ha ca hòa ni.
Nếu kẻ trai lành và người gái tín nào thọ trì đọc tụng Thần chú Trì Cú thì biết được túc mạng trong vô số kiếp. Trì Cú Thần chú này là vô số ức chư Phật đã nói.

Phật dạy A Nan:Trì Cú Thần chú này khi đi đường hành đạo phải nên niệm tụng, hoặc đến chốn quan quyền, hoặc giữa đường bị giặc, hoặc bị trùng độc, hoặc trong nạn đao binh, hoặc người cùng phi nhơn, hoặc trong những hoạn nạn ấy phải nên niệm tụng là vì Thần chú Trì Cú, chú nơi cây khô khiến sanh cành lá hoa trái, huống nữa là người ấy chỉ trì gút Thần chú mà đeo, sẽ được lành trăm bệnh tiêu trừ, tự nhiên an ổn, diệt họa trừ hung. Nam Mô Phật khiến chú này đều được tùy nguyện.

Xem TH về thần chú, matram, ...của phật giáo Xem TH về thần chú, matram ....minh triết mới

 

+ Lưu ý nhiều bản dịch thiếu về Thần Chú Đại Bi 
16. Tát bà tát đá, na ma bà tát đa (*) na ma bà già
(*) Các bản hiện đang lưu hành, được trì tụng rộng rãi ở Việt Nam thiếu năm chữ này.

+ KỆ TỤNG CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
Thủ nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn động tam thiên thế giới thì
Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ bi phổ độ Diêm phù đề (Nguồn: Chú Đại Bi - Phần Kinh văn - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Giảng chi tiết Kinh Thần Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa giảng - RẤT HAY

PHẦN ĐẦU - PHẦN GIẢNG (CÚ GIẢI)

Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi. Vì kinh văn thần chú này thuộc vào hệ mật ngôn chân ngữ. Nay để giảng giải về thần chú này, trước tiên tôi xin đưa ra một bài kệ để thuyết minh cho ý nghĩa của thần chú:

Đại bi đại chú thông thiên địa
Nhất bách nhất thiên thập vương hoan
Đại từ đại bi năng khử bệnh
Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền.

Nghĩa là:

Thần chú Đại bi có công năng thông cả thiên đường, thấu cả địa phủ. Người nào thường trì niệm chú này mỗi ngày 108 biến, niệm ngàn ngày như thế thì có thể khiến Thập điện Minh vương hoan hỷ.

Năng lực Từ và Bi của thần chú có thể chữa lành tất cả mọi tật bệnh và làm cho đài gương chiếu tội sáng ngời ngời.

* Đại bi đại chú thông thiên địa

Khi quí vị niệm thần chú này thì trời đất đều chấn động, cả pháp giới chuyển rung. Trên thông cả cõi trời, dưới thấu khắp cả các cõi giới địa ngục. Khắp cả mọi pháp giới trời người đều cảm thông và tán dương công đức.

*Nhất bách nhất thiên thập vương hoan

Nếu quí vị niệm thần chú này mỗi ngày 108 biến, niệm ngàn ngày như vậy, tức là vào khoảng 3 năm. Niệm thần chú này liên tục trong 3 năm không gián đoạn, không bỏ sót một ngày, bất luận quí vị có bận rộn như thế nào cũng không quên niệm, thì có thể khiến cho mười vị vua điều hành công việc ở chốn địa phủ cũng phải hoan hỷ. Có nghĩa là từ vua Diêm La cai quản điện thứ 10, cùng tất cả các chung sinh đang bị tội báo ở trong 10 địa ngục ấy đều được vui mừng.

*Đại từ đại bi năng khử bệnh

Năng lực Từ và Bi của thần chú này có thể chữa lành tất cả mọi bệnh tật. Vì sao gọi là chú Đại Bi? Là vì: “Bi năng bạt khổ”. Nghĩa là Bi có công năng làm cho mọi khổ nạn của chúng sinh được tiêu trừ. Còn “Từ năng dữ lạc”. Lòng Từ thường đem lại niềm vui cho chúng sinh. Vì thần chú này khả năng bớt khổ ban vui cho mọi chúng sinh nên gọi là Chú Đại Bi. Chủ yếu nhất là công năng chữa lành mọi bệnh tật. Bất luận quí vị bị bệnh gì, nếu quí vị trì niệm Chú Đại Bi, thì mọi bệnh khổ đều được tiêu trừ.

Có người sẽ thắc mắc: “Tôi đã niệm Chú Đại Bi rồi, tại sao không lành bệnh?

Quí vị chưa lành bệnh là vì quí vị chưa vận hết lòng thành trong lúc trì niệm. Với lòng chí thành, chắc chắn quí vị sẽ có được sự cảm ứng khi niệm chú.

*Nghiệt kính nhất chiếu biến cao huyền

Khi quí vị trì niệm mỗi ngày 108 biến chú Đại Bi, niệm trong 1000 ngày như thế thì Thập điện Minh Vương vui mừng và tất cả mọi bệnh tật đều được tiêu trừ. Trong suốt 1000 ngày, tức 3 năm này, quí vị đã thành tựu được khá nhiều công đức rồi. Bởi vì trong 3 năm này, mỗi ngày quí vị đều gia tâm trì tụng thần chú nên không có điều kiện để tạo tác nghiệp nhân. Quí vị không uống rượu, không ăn thịt, không ăn ngũ vị tân.

Trong địa ngục có một đài gương báo tội gọi là “nghiệt kính đài”, nếu quí vị gây một nghiệp ác nào thì nghiệp ấy sẽ hiện rõ trong đài gương kia. Cũng giống như hình ảnh đang hiện ra trên màn ảnh xi nê vậy. Ví như một người, đời này gây tội sát nhân, thì trong gương báo tội sẽ hiện ra cảnh người ấy đang giết người. Nếu người ấy gây nghiệp trộm cắp thì trong gương sẽ hiện hình người ấy đang đi ăn trộm. Nếu người ấy gây nghiệp đốt phá nhà cửa người khác thì trong gương sẽ hiện ra rõ ràng hành động đốt nhà ấy.

Còn nếu quí vị không gây tạo ác nghiệp gì cả thì sao? Thì chẳng có gì hiện ra trong kính đó cả. Vậy nên, nếu quí vị trì tụng thần Chú Đại Bi trong 3 năm thì khi gương nghiệp soi chiếu đến, tội báo của quí vị sẽ được tẩy sạch. Nơi địa ngục ấy sẽ treo lên một tấm bảng ghi rằng: “Người này đã từng trì tụng Chú Đại Bi, tội báo của người này đều đã được hóa giải toàn bộ.”

Tất cả các vị quỷ thần trong địa ngục đều cúi đầu lễ bái sùng kính người trì chú này như lễ bái cung kính chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai vậy. Đồng thời các vị quỷ thần ấy sẽ hộ trì người trì chú cũng như họ thường hầu cận chư Phật vậy, và các vị quỷ thần đều thông báo cho nhau biết là không nên quấy nhiễu người trì chú này. Thần lực của chú Đại Bi thật là không thể nghĩ bàn.

+ PHẦN GIỮA - CÚ GIẢI (Giảng giải từng câu RẤT HAY)

+ PHẦN CUỐI - Chân Ngôn => Kết quả thành tựu viên mãn mọi điều đã cầu nguyện như Pháp

81. Án tất điện đô

Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ Án luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ Án mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”.

Tất nghĩa là “thành tựu”.

Điện đô. Hán dịch là “ngã giới” là đạo tràng, lãnh thổ, cương vực của mình đã được kiết giới thành tựu. Phạm vi kiết đại giới là 800 do tuần (yojanas) và trung giới là 600 do tuần. Trong phạm vi đã được kiết giới này, hành giả thường được an lạc và yên tịnh, tất cả mọi công đức đều được thành tựu và bản nguyện đều được như ý.

Chẳng hạn như khi tôi đã kiết giới đạo tràng trong phạm vi địa hạt San Francisco (Cựu Kim Sơn) thì trong toàn bộ vùng này sẽ không xảy ra động đất hoặc những thiên tai khác. Vì các vị hộ pháp, thiện thần đều phải hộ trì cho nguyện lực của đạo tràng được thành tựu.

Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới.

82. Mạn đà ra

Mạn đà ra. Hán dịch là “đạo tràng”, cũng dịch là “Pháp hội”. Nghĩa là đạo tràng của hành giả nhất định phải thành tựu. Pháp hội của hành giả nhất định phải thành tựu.

83. Bạt đà da

Bạt đà da dịch là “Toại tâm viên mãn”. Chẳng hạn như khi tôi muốn một vi trần kh6ng hoại thì nó sẽ không hoại. Nếu tôi muốn tất cả các vi trần không bị tan hoại thì các vi trần ấy sẽ kết hợp lại với nhau. Khi tôi niệm Án, tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha với tâm nguyện sẽ không có nạn động đất xảy ra ở San Francisco (Cựu Kim Sơn), hoặc nếu có nạn động đất lớn thì nạn ấy biến thành nhỏ, nạn nhỏ thì biến thành không có. Nhờ vậy nên không có nạn động đất, không có ai sợ hãi. Thế nên gọi là sự thành tựu. Tùy theo tâm nguyện mà đều được như ý (toại tâm viên mãn). Nếu quý vị có niềm tin chí thành, thì thấy rất là màu nhiệm. Còn nếu quý vị không tin, là vì quý vị chẳng thích thú gì với những điều mầu nhiệm như trên.

84. Ta bà ha

Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi./.

- Xin mời xem giảng chi tiết Chú Đại Bi: Phần chú giải Thần Chú Đại Bi _ HT Tuyên Hóa rất hay

+ Giảng Kinh ý nghĩa Thần Chú Đại Bi của HT Thích Trí Thủ: Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo trang ghiêm cùng hàng tam thừa bát bộ và chư thần vân tập đông đủ, ngài Quán thế âm bí mật phóng hào quang soi khắp mười phương quốc độ, Ngài chấp tay bạch rằng: " Bạch Đức Thế Tôn, con có thần chú bí mật muốn nói cho mọi người biết để trì tụng cho thân tâm được an lạc, không tật bệnh, sống lâu nhiều phước lộc. Thần chú này có công năng dứt trừ các tội ác và cầu mong gì thì như ý muốn." (Nguồn: Ý Nghía Thần Chú Đại Bi _ HT Thích Trí Thủ giảng)

+ Nhật Quang Bồ Tát cùng với Đại Bi Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát có quan hệ mật thiết. Người trì tụng Đại Bi Chú được Nhật Quang Bồ Tát hợp với vô lượng Thần Nhân đi đến chứng minh kèm tăng thêm hiệu nghiệm. Phàm người trì tụng Chú Đại Bi nếu hay trì tiếp Nhật Quang Bồ Tát Đà La Ni ắt hay tịch trừ Ma Chướng, được quả báo tốt lành chẳng thể nghĩ bàn _Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn ... ghi rằng: Nhật Quang Bồ Tát (Sūrya-prabha) vì người thọ trì Đại Bi Tâm Đà La Ni, nói Đại Thần Chú để ủng hộ là:

“Nam mô bột đà cù na mê (1) Nam mô đạt ma mạc ha đê (2) Nam mô tăng già đa dạ nê (3) Để lý bộ tất tát đốt diêm nạp ma”.

Tụng Chú này diệt được tất cả tội, cũng hay đuổi được Ma và trừ thiên tai. Nếu kẻ nào tụng một biến, lễ Phật bái, Như vậy mỗi ngày, riêng ba Thời tụng Chú lễ Phật thì trong đời vị lai tùy theo chỗ thọ thân sẽ được mỗi một tướng mạo đoan chính, được quả báo đáng vui mừng” (Nguồn: Kinh Dược Sư)

 

+ Xem Thần Chú Đại Bi - Đức Phật dạy (Clip Chú Đại Bi - Phần tự
+ Xem Giảng phần giới thiệu Chú Đại Bi cực hay của HT Tuyên Hóa - Phần đầu
+ Xem: Linh ứng Chú Đại Bi - HT Tuyên Hóa

+ Pháp đọc đúng: Đọc thần Chú không nghĩ tới Thần thông - Thần quyền - Phép phù biến hóa ... Không tham gì. Buông xả vạn sự tham = Hóa thân làm bậc Thánh/ Bồ tát với Tâm Bồ đề => CHỈ DUY NHẤT TÌNH THƯƠNG RỘNG MỞ = Thành tựu siêu vượt (Nguồn: Xem tại đây)

+ TRÌ NIỆM CHÚ ĐẠI BI ĐÚNG PHÁP _ HT Tuyên Hóa Giảng
XEM KINH VỚI LÒNG THÀNH: Kẻ hậu học khi xem kinh, nên có tâm thái như sau: ba nghiệp tâm, khẩu, ý phải được thanh tịnh. Ba nghiệp trên được lắng trong thì phước huệ tròn đầy.
1. Nên thẳng mình ngồi ngay như ngồi trước đức Phật. Đó là thân nghiệp được thanh tịnh.
2. Miệng không nói lời sai trái, không cười đùa. Đó là khẩu nghiệp được thanh tịnh.
3. ý không tán loạn, dứt sạch tâm phan duyên. Đó là thanh tịnh ý nghiệp.
Khi tâm an tịnh thì ngoại cảnh lắng trong, đó là khế ngộ nguồn tâm, diệu nhập pháp lý. Khi nước lắng trong thì vẻ sáng của ngọc tự chiếu soi, mây tan trăng tự hiển bày, đại nguyện thành tựu cũng như nhập vào biển diệu nghĩa. Thấu đạt ý kinh cũng chính là đến được đỉnh núi cao trí tuệ. Nếu hành giả muốn dễ thành tựu, phải gieo trồng Đại nguyện. Khi tâm, pháp đều quên, thì mình cùng pháp giới chúng sinh đều chung lợi lạc. Có được như thế mới mong báo đáp ân sâu của Chư Phật.

+ Mỗi Tối đọc 5 biến Thần Chúa Đại Bi
KINH VĂN - Nghĩa:
Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên [Vương] rằng: “Nếu chúng sanh nào muốn tiêu trừ tai chướng ma nghiệp, thì nên lấy chỉ ngũ sắc xe làm sợi niệt. Trước tiên tụng năm biến, kế đến tụng hai mươi mốt biến, cứ tụng mỗi biến lại thắt một gút, cho đến hai mươi mốt gút như vậy, rồi đeo nơi cổ. Tâm Chú Đại Bi này là do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật quá khứ đã từng tuyên thuyết.”
LƯỢC GIẢNG:
Lúc bấy giờ, sau khi thuyết xong bài kệ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên rằng: “... tụng Chú này năm biến ...” Vì sao lại tụng năm biến? Bởi vì trên thế giới này có năm bộ lớn (Ngũ Đại Bộ):
- Phương Đông là A Súc Bộ, còn gọi là Kim Cang Bộ;
- Phương Nam là Bảo Sanh Bộ;
- Phương Tây là Liên Hoa Bộ;
- Phương Bắc là Yết Ma Bộ;
- Trung ương là Phật Bộ.

Năm biến Chú là tiêu biểu cho năm bộ nói trên. Năm bộ này cai quản cả năm đại ma quân—Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung—của thế gian. Ma cũng có Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung; Ngũ Bộ thống nhiếp Ngũ Đại Ma.
Như vậy, quý vị niệm Chú Đại Bi năm biến, rồi “lấy chỉ ngũ sắc xe làm sợi niệt.” “Ngũ sắc” tức là năm màu: xanh (dương), vàng, đỏ, trắng, đen. Màu xanh là tiêu biểu cho phương Đông, màu đỏ là phương Nam, màu trắng là phương Tây, màu đen là phương Bắc, và màu vàng là trung ương. Đó là tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Bộ.
“Tác sách” tức là bện thành sợi dây.
“Tụng Chú hai mươi mốt biến, thắt làm hai mươi mốt gút, rồi đeo vào cổ.” Bây giờ quý vị tụng Chú Đại Bi hai mươi mốt biến, và thắt hai mươi mốt gút thắt trên sợi dây ngũ sắc, xong lấy đeo nơi cổ.
“Đà La Ni này là do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ tuyên thuyết.” Đại Bi Đà La Ni này là pháp mà hằng hà sa số chư Phật đã nói ra.(Nguồn: Giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ Những bước chuẩn bị trước khi trì niệm chú đại bi.
Bồ Tát Quán Thế Âm đã hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp, khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh, lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ“.
Như vậy, thế nào là tụng trì chú đại bi đúng pháp?

Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Thần chú Đại Bi mà quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi, cho nên mỗi lần trì tụng thần chú này hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cử rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay.

Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi. Trước khi trì chú cũng phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ, nếu trước đó có đi đại tiện, tiểu tiện thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi trì tụng. Tóm lại, “Giữ gìn trai giới, ở nơi tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch, treo phan đốt đèn, dùng hương hoa cùng thực phẩm cúng dường, buộc tâm một chỗ”, đó là tất cả những điều kiện lý tưởng để hành giả trì chú Đại Bi. Tuy nhiên, như phần trên đã nói, Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện. Điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép. Trên xe, trên tàu, trên máy bay, tại sở làm, tại nhà… Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng đểø cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật. Bơỉ vì Bồ Tát đã cho chúng ta biết, mỗi lần trì tụng thần chú Đại Bi, thập phương chư Phật đều đến chứng minh.

+ Chữa Bệnh cho người: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng…
Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi.

+ Đọc Tụng Kinh Chú: Câu Hỏi 27: Trong kinh Phật có rất nhiều chữ là tiếng Phạn, vậy nên phát âm theo giọng Đài Loan hay theo giọng Quan Thoại mới là chính xác? Đáp: “Nếu lấy sắc để thấy Ta, dùng âm thanh mà cầu Ta, thì là người hành tà đạo, cho nên không thấy được Như Lai.” [Ghi chú Ban Phiên Dịch Việt Ngữ: Câu kệ trong Kinh Kim Cang.] (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Trì tụng Chú Đại Bi: Trì là không dùng miệng lưỡi đọc, nhẩm - Lưỡi không động gọi là Trì. Thực hành Trì Chú hiệu nghiệm hơn nhiều là đọc tụng bằng miệng lưỡi. Xem (Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi - Phút 30 Clip)

+ Thọ trì Chú Đại Bi: Có câu bể khổ không bờ, quay đầu là bến.
Chỉ cần chúng ta kiền thành trì tụng Đại Bi chú, ắt sẽ thấy ứng nghiệm, không thể nghĩ bàn.
Ý nghĩa của Đại Bi căn cứ câu” BI NĂNG BẠT KHỔ”, bất cứ ai gặp mọi cảnh khổ nạn, Nếu thành tâm tụng Chú Đại Bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát.... (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)
Mời xem chi tiết: Hướng Dẫn Đọc Tụng Thần Chú Đại Bi

+ Mantra Yoga: Khoa Yoga về âm thanh hay linh từ sáng tạo (creative Word). (ASCLH, 347)

+ Yogas và vai trò trong sự phát triển con người: Tất cả các Yogas khác nhau đều có vai trò của chúng trong sự phát triển của con người.

+ Laya yoga: - Khoa học về các trung tâm lực tức là laya yoga; đây là việc áp dụng định luật vào các mãnh lực của Thiên nhiên và việc con người sử dụng các mãnh lực này một cách khoa học. Nó liên quan tới việc chuyển một vài bộ bảy (septenates) của năng lượng qua các trung tâm lực trên xương sống và vào trong đầu bằng cách tiến theo dạng hình học đặc biệt nào đó. Việc này làm cho một người thành một nhà tâm thông tài giỏi và khai mở trong y một vài quyền năng tiềm tàng mà khi được phát triển, làm cho y tiếp xúc được với linh hồn của vạn vật và với khía cạnh chủ quan của thiên nhiên.(ASCLH, 78)

- Laya yoga có liên quan với thể dĩ thái, với các trung tâm lực hay các chakra trong thể đó, và liên quan với việc phân phối các luồng thần lực và việc khơi hoạt hỏa xà. (ASCLH, 121–122)

Xem: Xem Khoa học về Hơi thở Chân Sư DK dạy

Agni Yoga: Tức là khoa Yoga về lửa. (ACMVĐCTG, 171)

+ Bản Ngã - Purusha:
- Bản ngã tâm linh
(spiritual self). Bản ngã biểu hiện. Theo nghĩa đen, từ này là “Người cư trú trong thành phố” – nghĩa là trong thân thể. Nó có nguồn gốc tiếng Bắc Phạn, “pura” nghĩa là thành phố hay thân thể và “usha” dẫn xuất ở động từ “vas” là cư trú (dwell). (ĐĐTNLVTD, 223)
- Purusa, linh hồn (soul). (ASCLH, 100)
- Purusa tức là tinh thần. (ASCLH, 320)
- Purusha … Bác Ái–Minh triết. Trạng thái Vishnu.(LVLCK, 293)

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện nói được rất hay - chúng sanh trong diêm phù đề khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp” là thật đấy không phải giả. Tại vì sao? Bạn hãy nghĩ xem có chúng sanh nào khởi tâm vọng niệm mà không nghĩ đến cái TA, cái TA này rất phiền phức. Ta tức là tội, ta tức là nghiệp, niệm niệm đều vì ta.... Người thế tục có câu ngạn ngữ nói như vầy :”Con người không vì mình thì trời tru đất diệt”.... Nếu không vì ta thì đâu phải là con người. Không sai, không vì ta không phải là con người. Họ là Phật, họ là Bồ Tát, họ không phải con người. Cho nên hãy mà vì ta thì đích thật họ là con người. Đúng thật là không sai chút nào. Họ trong cõi người không ra khỏi lục đạo, vì sao Phật phải nói như vậy? Chúng ta phải hiểu cái ý của Ngài.
Phật bảo với chúng ta rằng: “Tất cả chúng sanh có chân ngã”, cái thân này là giả ngã, không phải chân ngã, giả ngã mới tạo lục đạo luân hồi, chân ngã tuyệt đối không có luân hồi. Chẳng những không có lục đạo luân hồi ngay cả thập Pháp giới cũng không có. Chân ngã trụ ở đâu, chân ngã trụ trong nhất chân pháp giới. Ai có chân ngã, Phật có chân ngã. Trong đại Kinh nói Phật có 3 thân, mỗi người chúng ta cũng có 3 thân, bản thể của thân chúng ta. Thật sự chân ngã là gì? Là pháp thân. Cho nên Phật tại trong Kinh nói mọi người tu hành, tu đến trình độ tương đương thì bạn chứng được thanh tịnh pháp thân, thanh tịnh pháp thân mới là chân ngã , trong thiền tông gọi là :
Trước khi cha mẹ chưa sanh bản lai diện mục, cái bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh tức là thanh tịnh pháp thân, trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật không phải là một người. Tỳ Lô Giá Na Phật là chân ngã của chính chúng ta, là chân thân của chúng ta gọi là Ty Lô Giá Na, Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn. Ý nghĩa của nó là biến nhất thiết sứ tức là bất cứ lúc nào, chổ nào cũng có khắp cả chổ. Nếu ở chổ này không có chân ngã thì cái thân giả này không thể hiện tiền, là thật có, nên cái giả tướng này là do chân ngã mà có. Cái ngã là thể, là tánh, do thể tánh chân thật mà hiện tướng. cho nên nhất định là có cái chân ngã này. Tất cả chúng sanh đã mê mất chân ngã mới trở thành phàm phu. Vì đã mê mất chân ngã, đã mê mất chứ không phải thực mất, đã mê mất mà thôi. Không phải thực sự mất đi chỉ là mê. Đã mê cái gì? Đã mê những giả tướng do thể tánh chân thật hiện ra những giả tướng. Trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là “duy tâm sở hiện” cái tâm đó gọi là chân, chân tâm, là chân ngã, cũng là Pháp thân. Hiện ra giả tướng, bạn đã chấp tướng, hư là hư ở chổ này, hiện ra cái giả tướng. Vì bạn không biết nó là giả tướng, nên bạn chấp trước cái giả tướng cho nó là chân, vì vậy đã quên mất cái chân tánh. Xem giả tướng cho là chân , hư là hư ở chổ này. Vì bạn có phân biệt, chấp trước nên nhất chân mới chuyển biến thành những hoàn cảnh rất phức tạp, biến thành thập pháp giới, biến thành lục đạo, biến thành tam đồ. Biến như thế nào?do thức sở biến. Cái gì gọi là thức? trong Kinh Hoa Nghiêm giảng về thức rất cụ thể: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là thức. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều có đủ 3 thứ này. Hiện nay, chúng ta đều có đủ, có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. vì vậy đã biến nhất chân pháp giới thành lục đạo luân hồi, đã biến thành lục đạo. (Nguồn: Sám hối nghiệp chướng - PS Tịnh Không)

+ Các Ngã: ... "Tôi nghe" - Chữ tôi đề cập đến "giả ngã" của hàng bồ tát. Có bốn nghĩa khác nhau về Ngã:
1. Hàng phàm phu vọng kế chấp trước thân mình cho đó là Ngã - Thật Ngã. Họ cho rằng: “Thân xác này là tôi”. Thực ra thân này chỉ là nơi trú ngụ tạm thời, giống như ở khách sạn. Hàng phàm phu không hiểu được đạo lý này.
2. Hàng ngoại đạo do vọng tưởng hư huyễn cho rằng có một thần ngã gọi là ngã, nên họ cho ngã chính là Thượng đế. Họ có nhiều dạng khác nhau về thần ngã này.
3. Hàng bồ-tát tùy thuận thế gian mà thị hiện nên gọi là “giả ngã.” Chân ngã từ trong tự tánh mà hàng bồ-tát nhắm tới là gì? Đó là thành Phật. Thành Phật là chân ngã.
4. Đối với Đức Phật, đó là chân ngã pháp thân. (Nguồn: Kinh Thủ LN - HTTH)

+ Ngã của Vô Ngã: ... "Đỏa y mông" có nghĩa là “Ngã”/ Cái Ngã của Vô Ngã. Nên quí vị phải đem toàn tâm toàn ý đảnh lễ bản ngã của chính mình, nhưng đảnh lễ cái ngã của vô ngã. Như thế có nghĩa là không có mình hay sao? Ví như khi có người đánh quí vị, quí vị không cảm thấy đau; nếu họ mắng chửi, quí vị không thấy khó chịu; nếu họ nhục mạ, quí vị thấy như thể không có việc gì xảy ra. Quí vị không nhất thiết cần phải nhẫn nhục, vì nếu dùng phép nhẫn nhục, là quí vị đã rơi vào “đệ nhị nghĩa” rồi. Trong trường hợp này, quí vị không nhất thiết cần phải “nhẫn”, vì vốn không có một bản ngã để dùng pháp nhẫn và không có một bản ngã để cho pháp nhẫn ấy tác động tới. Có nghĩa là quí vị phải hành pháp nhẫn trong “vô nhẫn”. Đó gọi là Ngã của vô ngã vậy (HT Tuyên hóa giảng Chú Đại Bi câu 10)

+ Tịnh nghiệp: Trước hết chúng tôi phải nói rõ cái gì gọi là nghiệp chướng. “Nghiệp” là tạo tác, thiện ác có chướng ngại => bạn không ra khỏi tam giới. Vậy thì chúng ta phải tu như thế nào? Phật dạy cho chúng ta tu tịnh nghiệp. Cái gì gọi là Tịnh nghiệp? nghĩa là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện mà không chấp tướng gọi là tịnh nghiệp. Chấp tướng thì không phải là tịnh nghiệp sẽ sanh ra chướng ngại cho nên nghiệp là tạo tác.
Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện nói được rất hay - chúng sanh trong diêm phù đề khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp” là thật đấy không phải giả. Tại vì sao? Bạn hãy nghĩ xem có chúng sanh nào khởi tâm vọng niệm mà không nghĩ đến cái TA, cái TA này rất phiền phức. Ta tức là tội, ta tức là nghiệp, niệm niệm đều vì ta.... Người thế tục có câu ngạn ngữ nói như vầy :”Con người không vì mình thì trời tru đất diệt”.... Nếu không vì ta thì đâu phải là con người. Không sai, không vì ta không phải là con người. Họ là Phật, họ là Bồ Tát, họ không phải con người. Cho nên hãy mà vì ta thì đích thật họ là con người. Đúng thật là không sai chút nào. Họ trong cõi người không ra khỏi lục đạo, vì sao Phật phải nói như vậy? Chúng ta phải hiểu cái ý của Ngài.
.... Hạnh Phổ Hiềnhành Pháp cứu cánh viên mãn. Hành Pháp là phương pháp tu hành nếu dùng lời hiện nay mà nói hành pháp tức là phương pháp sinh hoạt. Ngài nêu ra một điều cương lĩnh. Đó là tu Lễ kính - Tán thán - Cúng dường...  (Nguồn: Sám hối nghiệp chướng - PS Tịnh Không)

+ Tam Phước: Tu phước ba cấp độ
- Hiếu dưỡng cha mẹ ...: Phước báu Nhân Thiên, hàng Tiểu thừa - Chưa vào cửa Phật đạo, là nền tảng để bước vào của Phật.
- Thọ Tam quy y ..........: Tu phước giải thoát hàng Trung thừa - Bước vào cửa Phật, làm đệ tử Phật.
- Phát Bồ đề tâm ..........: Tu phước giải thoát hàng Đại thừa, Bồ Tát đạo. Cần có Trí tuệ chân thật có thể phân biện ... (Nguồn: HT Tịnh Không giảng - Thái Thượng Cảm Ứng Thiên: Xem tập 11)

+ Tam Phước
ĐÂY LÀ PHÁP CĂN BẢN, ĐÂU CÓ NÓI PHÁT NGUYỆN SUÔNG, CHẲNG CẦN TU HÀNH MÀ CÓ THỂ VÃNG SANH, PHẬT CHẲNG NÓI NHƯ VẬY. MUÔN VÀN XIN ĐỪNG HIỂU LẦM, CHẲNG THỂ BỎ UỔNG NHÂN DUYÊN HIẾM CÓ TRONG ĐỜI NÀY.
Trong Tam Phước tối thiểu phải làm được một điều thì bạn mới có thể vãng sanh. Nếu bạn có thể làm được điều thứ nhấtHiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại sanh vật, tu thập thiện nghiệp’, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, thì bạn có thể vãng sanh Hạ Phẩm.
Bạn có thể làm được điều thứ hai, điều thứ hai đương nhiên bao gồm điều thứ nhất, tức là cộng thêm: ‘Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’ thì bạn vãng sanh Trung Phẩm. Ðây là ba bậc vãng sanh nói trong kinh Vô Lượng Thọ.
Nâng cao thêm, nếu bạn có thể ‘Phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Ðại Thừa, khuyến tấn hành giả’ thì sẽ vãng sanh Thượng phẩm. Ðây là pháp căn bản, đâu có nói phát nguyện suông, chẳng cần tu hành mà có thể vãng sanh, Phật chẳng nói như vậy. Muôn vàn xin đừng hiểu lầm, chẳng thể bỏ uổng nhân duyên hiếm có trong đời này.
‘Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh’ là pháp căn bản, cả bộ kinh này nói về cái gì? Chính là nói về Phước thứ nhất. Bạn sẽ hỏi bốn câu trong phước thứ nhất này phải nói như thế nào? Cả bộ Ðịa Tạng Bổn Nguyện kinh này là chú giải [cho bốn câu này].
Tu học đúng như lý, như pháp, đại sư Thiện Ðạo nói: ‘Vạn tu vạn người về’, ai cũng không bỏ sót. Nếu bạn tu không đúng như pháp thì sẽ chẳng vãng sanh nổi, Phật chẳng nói sai, là bạn đã hiểu sai ý tứ trong ấy. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta ‘Ðương hiếu ư Phật’, dạy chúng ta tôn sư trọng đạo, đây là giáo nghĩa của kinh Ðịa Tạng, nhất định phải hiểu những đạo lý này. (Nguồn: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký tập 5, HT. Tịnh Không)

+ Nhẫn chịu: 1. 451. NHẪN CHỊU
Đa văn Thánh đệ tử có thể nhẫn nại đói khát, lạnh nóng, muỗi mòng, chí rận, gió nắng bức bách, tiếng dữ, gậy hèo cũng có thể nhẫn; thân thể gặp các thứ bệnh tật rất đau đớn đến gần như tuyệt mạng và những điều không khả lạc thảy đều có thể nhẫn nại. (Trung A Hàm, Kinh Văn Đức, Phẩm 12, số 147)

+ Tu hành là khổ - Tu là khổ - Tu là Phải chịu khổ
"Hữu vị Phật pháp khổ hậu điềm, (nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc)."
Hương vị Phật pháp rất ngọt ngào. Đối với Phật pháp, chư vị học được một chút thì hiểu rõ một chút. Hôm qua tôi đã giảng về lý khai ngộ. Khai ngộtiểu ngộ, trung ngộ và đại ngộ.
- Tiểu ngộ là ít hay nhiều mà sao lại gọi là tiểu ? Giống như hư không rất rộng lớn, khi đã khai ngộ từ trong ruộng tám thức, chư vị cũng vẫn không hay biết.
- Trung ngộ nghĩa là chư vị cảm giác là mình hiểu rõ được chút ít đạo lý, như lý không tăng không giảm, lý không sanh không diệt xưa nay. Hiểu rõ những đạo lý này được rồi thì gọi là trung ngộ.
- Đại ngộ tức là dứt tận sanh tử, việc gì đến hay đi cũng đều biết hết. Sau gọi là tăng ? Sau gọi là giảm ? Biết rõ lý không tăng không giảm, hoàn toàn liễu giải được lý không sanh không diệt gọi là đại ngộ.
"Nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc". Chư vị nhất định phải nhẫn chịu một chút khổ. Không phải học liên tiếp bốn năm ngày rồi cho đó là học Phật pháp đầy đủ rồi. Chư vị nhất định phải có tâm nhẫn nhục, không luận khốn khổ, gian nan gì cũng đều phải học. Ngày ngày tôi phải đến trường dạy tiếng Tàu cho học sinh. Đến lúc giảng kinh, tôi cũng phải giảng, trừ phi có những trường hợp đặc biệt. Tuyệt đối tôi không bao giờ làm biếng. Cần phải tu hành chân thật thì mới nếm được mùi vị Phật pháp, nên đầu tiên phải chịu khổ đau nhọc nhằn. Do đó, chớ có sợ khổ. Càng khổ nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy. Phải phấn chấn tinh thần, lập định chí hướng, dũng mãnh tinh tấn tiến bước. Đừng sợ khổ nhọc, gian nan.
"Đạm nhiên tịnh cực siêu tạo hóa." Đạm nhiên tức là thanh tịnh. Cực tịnh nghĩa là tịch tĩnh đến cùng tột. Siêu tạo hóa, nghĩa là siêu xuất công năng tạo hóa của trời đất.
"Đốn giác ngã pháp bổn viên dung, (liền giác ngã pháp vốn viên dung)".
Chư vị nếu hiểu rõ đạo lý này thì tức khắc biết được mình và pháp vốn là một, không có phân biệt, không hai không khác, gốc vốn là viên dung không ngại. (Nguồn: Bát Nhã Ba Đa Mật Đa Tâm Kinh_HT Tuyên Hóa giảng)

+ Đức kham nhẫn - Đức Phật dậy: ... 5. Này các đệ tử, nếu có ai xúc phạm, thương tổn thân thể các vị, các vị nên kiềm chế tâm mình, đừng để lửa sân hận thiêu đốt. Lại phải giữ lời ăn, tiếng nói, đừng buông lời ác độc để trả đũa ai. Tâm sân hận trỗi dạy sẽ làm băng hoại đạo nghiệp, cháy hết công đức tu tập. Đức tánh của kham nhẫn thì giữ giới và khổ hạnh cũng không thể sánh bằng. Thực hành đức nhẫn mới xứng danh là bậc Thượng Nhân có sức mạnh. Người nào chưa có thể chịu đựng sự nhục mạ một cách hoan hỷ, như uống cam lộ, thì chưa thể xứng danh là người vào đạo có trí. Sự sân hận sẽ thiêu hủy tất cả pháp lành, nó nguy hiểm hơn lửa dữ. Các vị phải canh phòng cẩn mật, đừng cho sân hận xâm nhập. Trong các loại giặc cướp công đức thì sân hận là nguy hiểm bậc nhất. Người thế gian sống thọ hưởng dục lạc, thiếu phương pháp chế ngự, nếu có sân hận còn có thể tha thứ được. Người xuất gia hành đạo loại bỏ mọi thứ vui của đời mà không loại bỏ được sân hận thì thật đáng trách, cũng giống như bầu trời quang đãng mà có sấm sét nổi lên là điều không thích hợp. (Nguồn: Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật)

+ Kham nhẫn: Tỳ kheo thành tựu 5 pháp kham nhẫn thì đáng được cung kính, tôn trọng, cúng dường, chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Ngược lại thì không:
1. Kham nhẫn các sắc: Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không tham đắm các sắc khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh
2. Kham nhẫn các tiếng: Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng, không tham đắm các tiếng khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh
3. Kham nhẫn các hương: Tỷ-kheo khi mũi ngửi các hương, không tham đắm các hương khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh
4. Kham nhẫn các vị: Tỷ-kheo khi lưỡi nếm các vị, không tham đắm các vị khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh
5. Kham nhẫn các xúc: Tỷ-kheo khi thân cảm các xúc, không tham đắm các xúc khả ái, có thể giữ tâm định tĩnh. (Nguồn: phẩm Vua - Tỷ Kheo)

+ Khai ngộ (Guidance, Hướng đạo): Có thể định nghĩa vấn đề khai ngộ như là vấn đề về phương pháp mà nhờ đó một người, bằng các tiến trình tự kỷ ám thị, tự đặt mình vào trạng thái thụ động và (trong khi ở trạng thái đó) trở nên biết được các khuynh hướng, các thôi thúc, các tiếng nói, các mệnh lệnh tạo ấn tượng rõ ràng, các thiên khải về các đường lối hành xử nên theo hay về các nghề nghiệp (careers) nên chọn, cộng với chỉ dẫn tổng quát về các đường lối hoạt động mà “Thượng Đế” đang đưa ra cho đối tượng đang chăm chú, thụ động tiếp thu. (TLHNM II, 480–481)

+ Khai ngộ - Chứng quả do hiểu nghĩa 2 chữ KHÁCH TRẦN Đức Phật giảng đạo: Trích đoạn: ... Rồi A-nhã Kiều-trầ̀n-na đứng dậy bạch Phật: Nay hàng trưởng lão trong đại chúng, chỉ riêng con được danh hiệu là Giải (hiểu). Nhờ ngộ được nghĩa hai chữ khách trần mà thành tựu quả vị.
Giảng:
A-nhã Kiều-trần-như là một trong năm vị tỷ-khưu đầu tiên được Phật hóa độ. Tên của Ngài dịch sang tiếng Hán là Giải bổn tế 解本 際, cũng có nghĩa là Tối sơ giải 最初解, vì Ngài là người đầu tiên giải ngộ khi nghe Đức Phật giảng Tứ diệu đế và được Đức Phật công nhận đã chứng quả a-la-hán.
Rồi A-nhã Kiều-trần-như đứng dậy bạch Phật: Nay trong hàng trưởng lão trong đại chúng, chỉ riêng con được danh hiệu là giải (hiểu). Nhờ ngộ được nghĩa hai chữ khách trần mà thành tựu quả vị.
Kiều-trần-như thưa: “Nay ở trong đại chúng này con là hàng trưởng lão, con đã lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm trong tu tập. Tại sao con nhận được danh hiệu là giải (hiểu)? Vì khi nghe Đức Phật giảng về nghĩa “khách trần,” con liền hiểu nghĩa ấy nên được khai ngộ.
A-nhã Kiều-trần-như sẽ giải thích nghĩa “khách trần” trong đoạn kinh văn tiếp theo.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn-Mục 117)

+ Khai ngộ đạo có ba mức:
Trích: ... "Hữu vị Phật pháp khổ hậu điềm, (nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc)."
Hương vị Phật pháp rất ngọt ngào. Đối với Phật pháp, chư vị học được một chút thì hiểu rõ một chút. Hôm qua tôi đã giảng về lý khai ngộ. Khai ngộtiểu ngộ, trung ngộ và đại ngộ.
- Tiểu ngộ là ít hay nhiều mà sao lại gọi là tiểu ? Giống như hư không rất rộng lớn, khi đã khai ngộ từ trong ruộng tám thức, chư vị cũng vẫn không hay biết.
- Trung ngộ nghĩa là chư vị cảm giác là mình hiểu rõ được chút ít đạo lý, như lý không tăng không giảm, lý không sanh không diệt xưa nay. Hiểu rõ những đạo lý này được rồi thì gọi là trung ngộ.
- Đại ngộ tức là dứt tận sanh tử, việc gì đến hay đi cũng đều biết hết. Sau gọi là tăng ? Sau gọi là giảm ? Biết rõ lý không tăng không giảm, hoàn toàn liễu giải được lý không sanh không diệt gọi là đại ngộ.
"Nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc". Chư vị nhất định phải nhẫn chịu một chút khổ. Không phải học liên tiếp bốn năm ngày rồi cho đó là học Phật pháp đầy đủ rồi. Chư vị nhất định phải có tâm nhẫn nhục, không luận khốn khổ, gian nan gì cũng đều phải học. Ngày ngày tôi phải đến trường dạy tiếng Tàu cho học sinh. Đến lúc giảng kinh, tôi cũng phải giảng, trừ phi có những trường hợp đặc biệt. Tuyệt đối tôi không bao giờ làm biếng. Cần phải tu hành chân thật thì mới nếm được mùi vị Phật pháp, nên đầu tiên phải chịu khổ đau nhọc nhằn. Do đó, chớ có sợ khổ. Càng khổ nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy. Phải phấn chấn tinh thần, lập định chí hướng, dũng mãnh tinh tấn tiến bước. Đừng sợ khổ nhọc, gian nan.
"Đạm nhiên tịnh cực siêu tạo hóa." Đạm nhiên tức là thanh tịnh. Cực tịnh nghĩa là tịch tĩnh đến cùng tột. Siêu tạo hóa, nghĩa là siêu xuất công năng tạo hóa của trời đất.
"Đốn giác ngã pháp bổn viên dung, (liền giác ngã pháp vốn viên dung)".
Chư vị nếu hiểu rõ đạo lý này thì tức khắc biết được mình và pháp vốn là một, không có phân biệt, không hai không khác, gốc vốn là viên dung không ngại. (Nguồn: Bát Nhã Ba Đa Mật Đa Tâm Kinh_HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chân Ngã - Ego:
-
Là Con Của Trí Tuệ (Son of Mind). (LV7C, 475)
- Là thực thể biết suy tư - Chân Ngã (Ego) của kẻ thường nhân có trú sở trên cõi phụ thứ ba của cõi trí. (LVHLT, 113)
- Chân Ngã (real man) tức hồn tinh thần. (CTNM, 346)
- Chân Ngã tức chủ thể hữu ngã thức, có bản chất và thật sự là Bác ái - Minh Triết, nhưng biểu lộ chính yếu như là ý thức sáng suốt (LVLCK, 684)
– Chân Ngã, hình ảnh (reflection) của Chân Thần, chính nó cũng là một tam bộ như tất cả các cái khác (vạn hữu) trong thiên nhiên và phản ánh ba trạng thái của thánh linh, giống như trên cõi cao, Chân Thần phản ánh ba trạng thái – Ý chí, Bác ái - Minh Triết và Thông tuệ linh hoạt – của Thượng Đế. (ĐĐNLVTD, 114)
– Kiên trì là một trong các đặc tính của Chân Ngã. Chân Ngã kiên trì vì biết mình bất tử. Phàm ngã hay nãn lòng vì biết thời gian ngắn ngủi. (ĐĐNLVTD, 776)
– Chân Ngã của con người không phải là Atman, cũng không phải là Buddhi mà là Thượng Trí; kết quả của hoạt động trí tuệ và tinh túy của cá thể hữu ngã thức biết hoạt động trí tuệ – theo ý nghĩa tâm linh cao siêu. Kinh sách cổ gọi nó là Karana Sharira (Chân Ngã thể/Linh hồn thể) trên cõi của Sutratma, vốn là “sợi chỉ vàng” mà các phàm ngã khác nhau của Chân Ngã này được xỏ xâu qua đó, giống như xâu chuỗi. (GLBN III, 89)
– Higher self tức là causal self. (ASCLH, 400)

+ Chân Ngã: ... Phật bảo với chúng ta rằng: “Tất cả chúng sanh có chân ngã”, cái thân này là giả ngã, không phải chân ngã, giả ngã mới tạo lục đạo luân hồi, chân ngã tuyệt đối không có luân hồi. Chẳng những không có lục đạo luân hồi ngay cả thập Pháp giới cũng không có. Chân ngã trụ ở đâu, chân ngã trụ trong nhất chân pháp giới. Ai có chân ngã, Phật có chân ngã. Trong đại Kinh nói Phật có 3 thân, mỗi người chúng ta cũng có 3 thân, bản thể của thân chúng ta. Thật sự chân ngã là gì? Là pháp thân. Cho nên Phật tại trong Kinh nói mọi người tu hành, tu đến trình độ tương đương thì bạn chứng được thanh tịnh pháp thân, thanh tịnh pháp thân mới là chân ngã , trong thiền tông gọi là :
Trước khi cha mẹ chưa sanh bản lai diện mục, cái bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sanh tức là thanh tịnh pháp thân, trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật không phải là một người. Tỳ Lô Giá Na Phật là chân ngã của chính chúng ta, là chân thân của chúng ta gọi là Ty Lô Giá Na, Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn. Ý nghĩa của nó là biến nhất thiết sứ tức là bất cứ lúc nào, chổ nào cũng có khắp cả chổ. Nếu ở chổ này không có chân ngã thì cái thân giả này không thể hiện tiền, là thật có, nên cái giả tướng này là do chân ngã mà có. Cái ngã là thể, là tánh, do thể tánh chân thật mà hiện tướng. cho nên nhất định là có cái chân ngã này. Tất cả chúng sanh đã mê mất chân ngã mới trở thành phàm phu. Vì đã mê mất chân ngã, đã mê mất chứ không phải thực mất, đã mê mất mà thôi. Không phải thực sự mất đi chỉ là mê. Đã mê cái gì? Đã mê những giả tướng do thể tánh chân thật hiện ra những giả tướng. Trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là “duy tâm sở hiện” cái tâm đó gọi là chân, chân tâm, là chân ngã, cũng là Pháp thân. Hiện ra giả tướng, bạn đã chấp tướng, hư là hư ở chổ này, hiện ra cái giả tướng. Vì bạn không biết nó là giả tướng, nên bạn chấp trước cái giả tướng cho nó là chân, vì vậy đã quên mất cái chân tánh. Xem giả tướng cho là chân , hư là hư ở chổ này. Vì bạn có phân biệt, chấp trước nên nhất chân mới chuyển biến thành những hoàn cảnh rất phức tạp, biến thành thập pháp giới, biến thành lục đạo, biến thành tam đồ. Biến như thế nào?do thức sở biến. Cái gì gọi là thức? trong Kinh Hoa Nghiêm giảng về thức rất cụ thể: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là thức. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều có đủ 3 thứ này. Hiện nay, chúng ta đều có đủ , có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước. vì vậy đã biến nhất chân pháp giới thành lục đạo luân hồi, đã biến thành lục đạo.... (Nguồn: Sám hối nghiệp chướng - PS Tịnh Không)

+ Đọc thêm bài viết về Chân nhân hay Chân ngã con người
+ Xem thêm về: Chân Thần

+ Phiền Lão Trược trong Ngũ trược - Nguồn cơ của sáu Trần của Con Người
Lại nữa, trong tâm ông do sự nhớ biết học tậptánh phát ra thấy biết. Dung nạp sáu trần, rời tiền trần thì không có tướng, rời cái biết thì không có tánh. Những điều đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ ba gọi là phiền não trược.
Giảng giải:
"Lại nữa, trong tâm ông do sự nhớ biết học tập mà tánh phát ra thấy biết". Tụng tập hay học tập ở đây có nghĩa là học tập nghiệp chướng cả kinh điển Phật pháp lẫn kinh luận thế gian. Dung nạp sáu trần. Những tác dụng nầy làm thành cái thấy biết – nhận biết được những thứ vốn mình chưa hề hay biết– và quan niệm, nhận thức– hiểu những điều mà mình chưa từng hiểu. Nhưng kiến thức thu thập được từ sách vở lại thuộc về trí thế gian, chưa phải là rốt ráo, chưa phải là sự khai mở chân thực của tự tánh. Khi mình đã có hiểu biết, thì sáu trần–sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp–liền thành hình. Rời tiền trần thì không có tướng. Nếu quý vị tách rời trần lao ra, thì chẳng có thực thể hoặc tướng trạng. Rời cái biết thì không có tánh. Đan dệt nhau, hư dối mà thành. Nếu chúng không kết hợp với nhau, thì chẳng có gì hư vọng. Một khi đã có chân thì liền có vọng. Không có chân thì không có vọng. Khi có vọng, thì sẽ có chân. Chân và vọng là hai khái niệm đối đãi, thuộc phạm trù tương đối. Như Lão Tử đã từng nói:
Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa, 大道廢有仁義
Trí huệ xuất, hữu đại nguỵ, 智慧出有大偽
Lục thân bất hòa, hữu hiếu từ, 六親不和有 孝慈
Quốc gia hôn loạn, hữu trung thần. 國家昏亂有忠臣.
Khi đại đạo đã tiêu trầm thì người ta mới nói về nhân nghĩa. Khi đại đạo vẫn còn lưu hành thì chẳng có ai cần đến điều nhân nghĩa. Khi mọi người đang tu đạo, ai cũng biết rõ là không nên làm cho người khác sinh khởi phiền não. Mọi người đều biết phải tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác, thế nên không cần phải nói về nhân nghĩa nữa.
Khi con người đều thông minh trên mức trung bình một tí, thì chẳng có ai trong đó có thể lừa gạt người khác. Chỉ khi nào có người thông minh xuất hiện và nhận thấy rằng những người chung quanh mình sao quá ngu mê. Do sự so sánh như vậy, họ liền quyết định làm trò lừa dối các người kia, ngoại trừ những người thông minh như họ ra, chẳng có ai nhận biết được chuyện đó. Thế nên khi có kẻ thông minh xuất hiện, thì có sự xảo trá hư nguỵ. Nếu họ thực hành đạo ngũ luân, năm đạo lý tôn trọng lẫn nhau giữa:
1. Vua và quần thần.
2. Cha và con.
3. Vợ và chồng.
4. Anh và em.
5. Bằng hữu,
thì chẳng có ai đả động tới chuyện cha hiền con hiếu. Nhưng khi cha không hiền, con phải tỏ ra có hiếu hơn; thì đây là lúc chữ hiếu được nói tới. Hoặc nếu khi con bất hiếu, thì cha phải càng hiền từ hơn. Do vậy, ‘khi lục thân bất hòa, thì mới cần người con có hiếu.”
Làm sao có thể biết được ai là trung thần trong thời kỳ đất nước yên bình? Ai là người phản nghịch? Khi đất nước yên bình những kẻ trung thần không bao giờ mang áp phích cổ động với dòng chữ “trung thần,” cũng không ai chụp vào mình cái mũ phản quốc. Nhưng khi quốc gia bị xáo trộn, lòng trung thành trong mỗi vị trung thần tự nổi dậy. Đó là lý do tại sao người thời nay đánh giá rất cao Nhạc Phi 岳飛. Vì khi đất nước bị xâm lăng, ông dám đương đầu chống trả.
Đạo lý trong đoạn kinh nầy cũng giống như điều của Lão Tử muốn nói. Nếu chỉ có một yếu tố, thì sẽ không có gì trở nên hỗn trược. Nhất chân pháp giới, hoặc Như Lai tạng, hoặc hư không–không bao giờ sinh khởi thành hỗn trược. Nhưng vì chúng kết hợp với nhau và hình thành một khối, nên hư vọng sanh khởi. Điều nầy chứng minh rằng trong mọi pháp, đều có cái chân cái nguỵ, cái giả cái thật. Thế nên, ngay cả trong Như Lai tạng, cũng có cái hư vọng phát sinh từ cái chân thật. Cũng tương tự như vậy, trong thân thể con người vốn là vật hữu hình, thể rắn; nhưng bên cạnh đó chúng ta còn có một cái bóng. Trong pháp ẩn dụ, cái bóng biểu tượng cho hư vọng sinh khởi từ cái chân thật; cái bóng biểu tượng cho vô minh. Từ vô minh mà các vấn đề khác phát sinh. Và ở đây, cái hư vọng phát sinh từ lớp thứ ba, được gọi là phiền não trược. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4- Chương IV)

Phiền não trược: lấy năm độn sử làm bản thể của nó. Năm độn sử là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, lấy phiền não bức bách làm tướng. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Phiền lão chướng: Bản thân của phiền não là chướng ngại, làm chướng ngại Niết Bàn gọi là phiền não chướng. Sở tri cũng là chướng ngại, làm chướng ngại Bồ đề. Đây là danh từ thuật ngữ trong Phật học vẫn phải giải thích thì bạn mới rõ ràng, mới có thể minh bạch. Cái gì gọi là Niết Bàn? Niết Bàn là tiếng Phạn tức nghĩa là không sanh, không diệt. Quý vị nên biết tự chúng ta không sanh, không diệt nhưng bây giờ lại có sanh diệt. Vì sao lại có sanh có diệt? là bởi vì bạn có nghiệp chướng nên đã làm chướng ngại Niết Bàn, không sanh không diệt, không sanh không diệt biến thành sanh diệt. Đây là điều bất hạnh. Tất cả phàm phu có sanh diệt, có sanh tử là vì họ có phiền não. Nếu đoạn hết phiền não thì không còn sanh diệt nữa hay nói cách khác tức không còn sanh tử nữa. Vốn là không sanh, không chết, vốn là không có sanh tử, cái đạo lý này rất sâu, rất sâu. Cái hiện tượng này cũng rất là vi tế. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng về Sám Hối)

+ Chân Nhân: Là hồn tinh thần (spiritual soul). (CTNM, 346)

+ Chân Nhân (Man), là Chân Thần đang sinh hoạt, là thực tại bị che khuất, và là cái mà Thiên thần của Đấng Hằng Hữu che giấu. Y là sự biểu lộ tổng hợp của Thiên Ý, được tượng trưng qua phẩm tính thiêng liêng được mặc khải và được biểu lộ thông qua hình tướng. Hình tướng, phẩm tính, sự sống – một lần nữa tam nguyên cổ xưa này đối mặt với chúng ta. Thực chứng Chân Thần ... Điều này bắt đầu được thực hiện ở cuộc điểm đạo thứ ba. (GQ1.1, Các trích dẫn TLHNM 18)

+ Ba khía cạnh của thể trí (GQ1.3_Giới thiệu Cung 5):
1. Thượng trí hay trí trừu tượng, là hiện thân của một tam nguyên cao hơn.
2. Hạ trí hay trí cụ thể, là trạng thái cao nhất của phàm ngã.
3. Chân Nhân hay Thái Dương Thiên Thần, là Con Trí Tuệ thuần túy, vốn biểu lộ trí thông minh, cả trừu tượng và cụ thể, và là điểm hợp nhất.

+ Đọc thêm bài viết về Chân nhân hay Chân ngã con người
+ Xem thêm về: Chân Thần

+ Luân Thường Đạo Lý (Hai cách nói)
Ngũ Luân:
Năm đạo lý tôn trọng lẫn nhau gồm Vua Thần - Cha con - Vợ chồng - Anh em - Bằng hữu.
Ngũ Thường:
Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín
* Cách nói khác: Tám đức ở Trung Quốc có hai cách nói, hai cách nói trừ đi những cái giống nhau trong đó còn lại 12 chữ. “Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Nhân, Ái, Hòa, Bình”.
Hoặc nói 12 chữ: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ; cùng với Nhân, Nghĩa, Đạo và Đức. Đó là căn bản của con người.
=> 12 chữ này là hoàn toàn tương ưng với đạo, tương ưng với nguyên tắc của tự nhiên. Không có nó - Thế giới liền loạn thôi, bạn sẽ khổ.

* Khi gia đình và xã hội sống đúng Đạo, thì vạn sự theo Đạo chẳng cần nhắc đến. Nhưng khi bất hòa phát sinh mới nói đến chữ hiếu - Đạo nghĩa - Trung thần ... Đạo lý trong đoạn kinh nầy cũng giống như điều của Lão Tử muốn nói. Nếu chỉ có một yếu tố, thì sẽ không có gì trở nên hỗn trược. Nhưng vì chúng kết hợp với nhau và hình thành một khối, nên hư vọng sanh khởi. Điều nầy chứng minh rằng trong mọi pháp, đều có cái chân cái nguỵ, cái giả cái thật. (HT Tuyên Hóa giảng)

+ Năm đức tính của con người quân tử theo Đạo đời:
1. Nhân: Nhân (trong "nhân hậu")
2. Nghĩa: Nghĩa (trong "chính nghĩa")
3. Lễ: Lễ (trong "lễ phép")
4. Trí: Trí (trong "trí tuệ")
5. Tín: Tín (trong "uy tín")
Mất nhân cách: Còn như bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa là không phải người
Người nào phạm 5 điều này thì đời sau không làm được thân người
. Chúng ta làm được năm điều này thì lương tâm không có hổ thẹn, chắc chắn đời sau được làm thân người. Chúng ta xem những người này trong xã hội ngày nay, lại so với mình, điều quan trọng nhất là tự kiểm điểm mình, tự mình có làm được hay không? Tự mình đời sau có được thân người không? Nếu như chúng ta không có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì đời sau nhất định đọa trong ba đường ác. (Nguồn: Ba Phúc Hiếu - Phụng sự Sư trưởng - Hành thập thiện)

+ Bàn về chữ Đạo: Đạo vũ trụ, đạo trời, đạo đất và đạo người, ngài Mạnh Tử có cuốn sách Đạo Đức Kinh rất tuyệt diệu. Xin mời xem đầy đủ về chữ Đạo tại: Đạo Đức Kinh của Mạnh Tử rất tuyệt đỉnh.

+ Chữ Đạo - Đạo của tự nhiên: Cái gì là đạo? Vợ chồng là đạo, cha con là đạo, anh em là đạo, bè bạn là đạo, vua tôi là đạo, (vua là người lãnh đạo, tôi là người bị lãnh đạo), đây là “ngũ luân. Hỏi bạn năm thứ này do ai đặc ra? Là ai phát minh? Là ai quy định? Không có! Đây là nguyên tắc tự nhiên. Cho dù bạn có văn hóa hay không, người mọi rợ họ cũng có, người văn minh cũng Đạọ làm người, bạn không thể nào thoát khỏi năm cái này, cho nên năm cái này là nguyên tắc tự nhiên, đây là "đạo", đạo của tự nhiên => Đức/ Ngũ Thường: Tùy thuận theo đạo chính là "đức". Đầy đủ là 8 đức tính của con người. Trái ngược với đạo thì tai nạn sẽ đến ngay. (Nguồn: Luân Lý Đạo Đức - PS Tịnh Không)

+ Tâm Tính/ Đức Tính thiện lành: Căn cứ vào Tooltip "Lợi ích của người tu tập theo Thập thiện" và Bát tránh đạo để đánh giá người có các đức tính thiện lành, Tooltip "người đại thiện" theo Đức Phật dậy => Làm căn cứ dự đoán số mệnh (Nguồn: Kinh thập thiện - PS Tịnh Không giảng)

+ Đạo làm Người rất hay: Xem 28 Điều Lời Khai thị của Ấn Quang Đại Sư

+ Đạo Đức Kinh: Nghĩa đen “Quyển sách về Tính Hoàn Thiện của Tạo Hóa” do đại triết gia Lão Tử (Lao–tze) viết ra.
- Đây là một loại vũ trụ khai tịch luận chứa đựng mọi giáo lý căn bản của Vũ trụ Khởi nguyên Luận Bí truyền. Lão Tử cho rằng vào lúc khởi thủy không có gì cả ngoại trừ Không Gian vô hạn và vô biên. Vạn vật sinh tồn và tồn tại được sinh ra trong đó từ “Cái Bản Nguyên tự hiện hữu, tự phát triển từ Chính Nó, nghĩa là Swabhâvat - Các triết gia gọi nó là Đạo (Tao, Anima Mundi), tức năng lượng chưa được tạo ra, chưa được sinh ra và hằng hữu của thiên nhiên, đang biểu lộ theo chu kỳ. Tạo Hóa cũng như con người, khi nó đạt đến thanh khiết thì sẽ đạt đến tĩnh tại và lúc bấy giờ, mọi vật trở nên hợp nhất với Đạo, vốn là cội nguồn của mọi lạc phúc và diễm phúc.
- Theo triết lý của Ấn giáo và Phật giáo, sự thanh khiết, lạc phúc và sự bất tử như thế chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập đức hạnh và sự thanh thản hoàn toàn của tinh thần trên cõi đời của chúng ta; trí óc con người phải kiềm chế và sau rốt chinh phục và thậm chí áp đảo hành động hỗn loạn của phàm ngã con người. Con người đạt đến mức độ thanh luyện đạo đức cần có càng sớm thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc càng nhiều. (Nguồn: NGMTTL, 320)

+ Đạo Đức Kinh: Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa....
Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt.
Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ “có”, có lại bắt đầu từ “không”. Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời....
Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.....
Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.
Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người “không thiện”. Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].....
Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.......
Mạnh về dám làm [can đảm, cương cường] thì chết, mạnh về không dám làm [thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường ? Danh dự với sinh mệnh, cái nào mới thật sự quý ? Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình...........
Có câu: “Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn”, há phải hư ngôn! Nên chân thành giữ lấy đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người.
=> Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.
Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi. .........(Nguồn
: Thanh Tịnh Kinh và Đạo Đức Kinh)

+ Các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ
Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý; vị này vì không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, vì không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý nên tác ý các pháp không cần phải tác ý và không tác ý các pháp cần phải tác ý.
Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp không cần phải tác ý mà vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh được sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được tăng trưởng, hay vô minh lậu chưa sanh được sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Những pháp ấy là những pháp không cần phải tác ý mà vị ấy tác ý. Này các Tỷ-kheo, và thế nào là các pháp cần phải tác ý mà vị ấy không tác ý? Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh không sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt, hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt. Những pháp ấy là những pháp cần phải tác ý mà các vị ấy không tác ý. Do vị ấy tác ý các pháp không nên tác ý, do vị ấy không tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
Vị ấy không như lý tác ý như sau: "Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta đã có mặt như thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?" Hay nay vị ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: "Ta có mặt hay ta không có mặt? Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?".

Với người không như lý tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: "Ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn. "Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; hay tà kiến này khởi lên với người ấy: "Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược. Này các Tỷ-kheo, trói buộc bởi kiến kiết sử, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói kẻ ấy không thoát khỏi khổ đau.
Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Ðó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ. (Nguồn: Kinh Các Lậu Hoặc)

+ Bảy giác chi - Như lý tác ý:
Do tác ý - Tác ý phi như lý: Làm cho các Dục tham - Sân - Hôn trầm thụy miên - Trạo hối - Nghi hoặc chưa sanh thì sanh khởi, đã phát sanh thì thêm xung mãn. Niệm giác chi - Xả giác chi chưa sanh được sanh. Đã sanh thì tăng trưởng, quảng đại.
Như lý tác ý: Làm cho các Dục tham - Sân - Hôn trầm thụy miên - Trạo hối - Nghi hoặc chưa sanh thì không thể sanh, đã phát thì tiêu trừ, đoạn tận. Niệm giác chi - Xả giác chi chưa sanh được sanh, đã sanh nhờ tu tập làm cho viên mãn.
 Mời xem tại Kinh Tương Ưng Bộ - Thiên Đại Phẩm - Mục Tương ưng giác chi

+ Phương pháp Tác ý các Pháp thiện giúp tu Tâm thanh tịnh, an định, định tĩnh ... (Theo các Tooltip):
- Tu Nội tâm - Tác ý năm tướng: ... đức Phật bảo: Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. .... Chính nhờ diệt trừ chúng (năm tướng bất thiện), nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. (Nguồn: 20.Kinh An Trú Tầm)

- Tác Ý như pháp: (Nguồn: Kinh Các Lậu Hoặc)
- Pháp Quán tự ngã - Tư lượng tự ngã - Tư lượng bản ngã - Tư tưởng đối nghịch: (Nguồn: 15. Kinh Tư Lượng)
- Pháp quán Tâm - Quán Pháp: (Nguồn: Kinh Niệm Xứ)
- Thiện sảo quán tự tâm: (Nguồn: mục 667- Trung A Hàm, Kinh Tự Quán Tâm II, Phẩm 10, số 110)

+ Kiểm tra nghiệp chướng - Chọn pháp tu: ... Trong Kinh Chiêm Sát, Bồ Tát Địa Tạng đặc biệt nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là người nghiệp nặng, như tôi (PS Định Hoằng) thuộc người nghiệp nặng, không biết ở dưới tòa có ai hơn tôi chút nào chăng? Người nghiệp nặng thì như thế nào? Bồ Tát Địa Tạng khuyên chúng ta, không thể lập tức tu định tuệ, nên y theo Sám Pháp để được thanh tịnh trước; Trong Kinh văn nói: mới bắt đầu học, nên phát tâm tu học kiên định Vô tướng trí tuệ; Như chúng ta hiện nay, muốn thâm nhập một môn Kinh Vô Lượng Thọ, cầu niệm Phật tam muội, thậm chí cầu Lý nhất tâm bất loạn, đây chính là cầu tu tập thiền định!
... Ý này chính là nói, lúc nãy quý vị dùng bánh xe thứ nhất, nếu bói đến chính mình trong mười nghiệp có trọng nghiệp, dùng bánh xe thứ hai để kiểm nghiệm bánh xe thứ nhất, nếu là mầu đen lớn lại tương ưng, đó chính là ác nghiệp rất nặng, vậy quý vị tốt nhất không nên lập tức gấp gáp thâm nhập một môn, có thể có chướng ngại, quý vị phải tiêu nghiệp trước.
Đây là Bồ Tát Địa Tạng nhắc nhở chúng ta, Ngài nói: “sở dĩ giả hà” tại sao như vậy? Người này tập khí, ác tâm đời trước rất mãnh liệt sắc bén, nên đời này phải tạo nhiều ác nghiệp, hủy phạm cấm giới, nên phạm tội rất nặng, nếu không sám hối khiến cho thanh tịnh mà tu thiền định trí tuệ, nên có nhiều chướng ngại, không có lợi ích; Hoặc thất tâm toán loạn, hoặc ngoại tà não loạn, hoặc nạp thọ tà pháp, tăng trưởng ác kiến, đây đều thuộc bị tẩu hỏa nhập ma, nên phải tu Pháp sám hối trước
Nếu không, quý vị tu tinh tấn, vì tập khí ác nghiệp của quý vị rất nặng, ác tâm rất mãnh liệt, sẽ như thế nào? Rất dễ phạm trọng giới, mà còn thất tâm sai trái, như phát thần kinh; Bệnh thần kinh, quả thực có hạng người này, đang tu như vậy tự nhiên nhẩy lầu, đây là do mắc bệnh thần kinh, hoặc tà ma bên ngoài nhiễu loạn, chính mình tiếp nhận tà pháp, tin lời những tà pháp đó, làm tăng trưởng tà kiến không thể quay đầu. Hạng người này tốt nhất khoan tu tinh tấn, phải tu Pháp sám hối trước, tinh tấn sám hối, được thân khẩu ý Thanh tịnh Luân tướng, sau đó mới tu Pháp môn của mình, như vậy sẽ không có vấn đề. (Xem Trang 64; và Clip phút 49)

+ Thứ tự tu Bảy Giác Chi: ... Còn Tôn giả Gotama sống có lợi ích gì?
-- Này Kundaliya, Như Lai có quả lợi ích của minh và giải thoát.
4) -- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, những pháp nào được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho minh và giải thoát được viên mãn?
-- Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.
5) -- Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn.
6) -- Này Kundaliya, ba thiện hành (sucaritàni) được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.
7)-- Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập, được làm cho sung mãn, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.
8) -- Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc khả ý không có tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục (ràga) khởi lên. Thân của vị ấy được an trú, tâm an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát. Và khi mắt thấy sắc không khả ý, không có tuyệt vọng (manku), tâm không có dao động, ý không có chán nản (àdìnamànaso), tâm không có tức tối (avyàpannàcetaso). Thân của vị ấy được an trú, tâm được an trú, nội phần khéo an trú, khéo giải thoát.
9-12) Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc...
13) Lại nữa, này Kundaliya, Tỷ-kheo khi ý biết pháp khả ý, không tham trước, không có hoan hỷ, không để tham dục khởi lên. ...
14) Này Kundaliya, khi nào Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, đối với sắc khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát... khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... khi ý biết pháp, đối với các pháp khả ý hay không khả ý, thân được an trú, tâm được an trú, nội phần được khéo an trú, khéo giải thoát. Này Kundaliya, hộ trì căn được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho ba thiện hành được viên mãn.
15) ...Tỷ-kheo đoạn tận thân ác hành, tu tập thân thiện hành; đoạn tận khẩu ác hành, tu tập khẩu thiện hành; đoạn tận ý ác hành, tu tập ý thiện hành. Này Kundaliya, ba thiện hành được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn.
16) ...Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, quán thọ trên các thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Kundaliya, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được viên mãn.
17) ... Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này Kundaliya, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh và giải thoát được viên mãn.
18) Khi được nói vậy, du sĩ Kundaliya bạch Thế Tôn :
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama... từ nay cho đến trọn đời con xin quy ngưỡng.

18.VIII. Thối Thất (Virdddha) hay Tấn Tu (Aradda) (S.v,82)
1) ... 2) -- Này các Tỷ-kheo, những ai thối thất bảy giác chi thì cũng thối thất Thánh đạo Tám ngành (Bát chánh đạo) đưa đến tận diệt khổ. Này các Tỷ-kheo, những ai tấn tu bảy giác chi thì cũng tấn tu Thánh đạo Tám ngành đưa đến tận diệt khổ. Thế nào là bảy? Niệm giác chi,... xả giác chi.
3) Này các Tỷ-kheo, những ai thối thất hay tấn tu bảy giác chi thì cũng thối thất hay tấn tu Thánh đạo Tám ngành đưa đến tận diệt khổ. (Nguồn: Kinh Tương ưng bộ, thiên Đại phẩm - Tương ưng Giác Chi)

+ Thứ tự Tu hành - Trình Tự Tu hành - Quy trình tu hành - Mở nút thắt ...
Kinh văn:
Mở nút phải theo thứ lớp
Khi sáu nút đã được mở, thì một cũng không còn
Nơi các căn, hãy chọn tính viên thông,
Được vào dòng , tức thành chánh giác.
Giảng:
Mở nút phải theo thứ lớp. Nhất thiết phải theo thứ tự khi mở các nút.
Quý vị sẽ hỏi: “Làm thế nào để mở theo thứ tự từng nút? Nút đầu tiên bị thắt lại như thế nào?”
Để bắt đầu, tánh Như Lai tạng vốn chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Nhưng tối tăm mê muội làm thành hư không (hối muội vi không). Ngay tại đó mà vô minh sinh khởi. Thế nên, mặc dù tánh Như Lai tạng là bất sinh bất diệt, nhưng nương nơi chân mà khởi vọng, theo đó là tâm đối tượng của sinh diệt phát sinh–đó là thức. Thức nầy phân thành thức thứ sáu, thức thứ 7 , và thức thứ 8. Nhưng cội nguồn của thức thứ 8 vốn phát khởi từ vô minh, tạo ra các thứ sinh diệt, lại là tánh của Như Lai tạng, tánh Như Lai tạng nầy lại chẳng phải là đối tượng của sinh diệt. Căn nguyên của nó chính là chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể.
Do nương nơi chân mà khởi vọng, nên tánh Như Lai tạng biến thành A-lại-da thức, tức là thức thứ 8, còn gọi là tàng thức.
Thức thứ 8 là cơ sở hiện hữu của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Do thức uẩn sinh khởi đầu tiên mà có hành uẩn. Đây là thức thứ 7, tức Mạt-na thức, còn gọi là truyền tống thức. Thức nầy truyền đạt những thông tin từ thức thứ sáu vào thức thứ 8. Chính nó lập nên hành uẩn.
Uẩn tiếp theo là tưởng uẩn; đây thức thứ sáu, còn gọi là ý thức. Thọ uẩn là một trong năm thức đầu tiên: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, mỗi thứ tương ứng với một nút thắt. Sắc uẩn được kể là 2 nút, vì nó thô trọng hơn. Như vậy, sáu nút bắt đầu với thức thứ 8 và hoạt dụng thông qua thức thứ 7 và thức thứ sáu rồi thông qua năm thức giác quan. Với sự hiện hữu của ngũ uẩn mà ngũ trược được hình thành, tạo ra không biết bao nhiêu chướng ngại.
Nếu chúng ta muốn mở những nút nầy, trước hết, chúng ta phải dừng lại không đuổi theo sắc uẩn (2 nút) nữa. Một khi hai nút nầy đã được mở ra, thì các uẩn khác như thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng được dừng lại, sáu nút đều được mở. “Các nút phải được mở theo thứ tự,” bởi vì sắc uẩn là gồm những nút thô trọng, trong khi những uẩn khác, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là cực kỳ vi tế.
“Thế tại sao chúng bắt đầu sự tạo thành từ bên trong rồi tiến hành sang bên ngoài?” Quý vị sẽ thắc mắc.
thức thứ 8 là thức đầu tiên khởi niệm tưởng phân biệt. Tất cả đều bắt nguồn từ thức thứ 8. Ngũ uẩn và thức thứ 8 kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành nút buộc luân hồi sinh tử. Vì nó bắt đầu từ thức thứ 8, nên khi mở, phải bắt đầu từ sắc uẩn (2 nút). Thứ tự nầy cũng giống như khi cởi áo quần, phải cởi từ lớp ngoài trước rồi lớp trong. Theo cách nầy, quý vị cởi từng lớp cho đến hết, như các nút được mở ra vậy. Đó là cách giải thích, nhưng thực tế là nếu quý vị cởi được một nút, thì năm nút kia cũng được mở ra luôn. Như trong bài kệ nói:
Khi sáu nút đã được mở, thì một cũng không còn. Khi sáu căn, tức là sáu nút đã được tự tại, thì cái một cũng biến mất luôn. Điều nầy sẽ được giải thích chi tiết trong đoạn văn sau.
Nơi các căn, hãy chọn tính viên thông. Phương pháp tu tập là áp dụng nỗ lực ngay từ cửa ngõ của sáu căn. Có nghĩa là, mắt không bị xoay chuyển bởi hình sắc, tai không bị xoay chuyển bởi âm thanh, mũi không bị xoay chuyển bởi hương thơm, lưỡi không bị xoay chuyển bởi mùi vị, thân không bị xoay chuyển bởi sự xúc chạm, thức không bị xoay chuyển bởi các pháp. Quý vị chuyển hoá ngay những gì xuất hiện nơi cửa của sáu căn. Quý vị hồi quang phản chiếu, không cần phải tìm cầu bên ngoài. Chỉ cần phòng hộ thân và tâm. Hãy tự tìm cầu ở trong chính mình
Để tu tập nơi sáu căn, quý vị phải chọn một căn để dẫn đến viên thông. Đức Phật đã đặt nền móng cho phương pháp nầy. Ngài đã giảng giải về 1200 công dụng của mỗi căn và chỉ cho A-nan thấy căn nào hoàn chỉnh nhất. Chẳng hạn, nhãn căn là không hoàn chỉnh, nhưng nhĩ căn thì được. Thiệt căn và ý căn cũng là những căn hoàn chỉnh. Có những căn hoàn chỉnh và có những căn thì không. Quý vị phải chọn một căn và phát huy công phu tu tập trên căn đó. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngầm ý bảo rằng nhĩ căn sẽ dẫn đến viên thông. Đức Phật mong A-nan tự quyết định trong sự lựa chon; Đức Phật muốn A-nan tự mình tìm ra sự quyết định.
Tự chọn ra một căn viên thông và được vào dòng, tức thành chánh giác.
Nhập vào dòng pháp giới của bậc thánh. Nghịch với dòng sanh tử của phàm phu.
Sau khi đã vào dòng (Nhập lưu) được rồi, mới có thể thành tựu chánh đẳng chánh giác.

(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Kinh Tương Ưng gồm các mục lục

Tập I - Thiên Có Kệ

[01] Chương Một: Tương Ưng Chư Thiên
[02] Chương Hai: Tương Ưng Thiên Tử
[03] Chương Ba: Tương Ưng Kosala
[04] Chương Bốn: Tương Ưng Ác Ma
[05] Chương Năm: Tương Ưng Tỷ Kheo Ni
[06] Chương Sáu: Tương Ưng Phạm Thiên
[07] Chương Bảy: Tương Ưng Bà La Môn
[08] Chương Tám: Tương Ưng Trưởng Lão Vangisa
[09] Chương Chín: Tương Ưng Rừng
[10] Chương Mười: Tương Ưng Dạ Xoa
[11] Chương Mười Một: Tương Ưng Sakka

Tập II - Thiên Nhân Duyên

[12] Chương Một: Tương Ưng Nhân Duyên [a, b, c]
[13] Chương Hai: Tương Ưng Minh Kiến
[14] Chương Ba: Tương Ưng Giới

[15] Chương Bốn: Tương Ưng Vô Thỉ
[16] Chương Năm: Tương Ưng Kassapa
[17] Chương Sáu: Tương Ưng Lợi Ích Đắc Cung Kính
[18] Chương Bảy: Tương Ưng Rahula
[19] Chương Tám: Tương Ưng Lakkhana
[20] Chương Chín: Tương Ưng Thí Dụ
[21] Chương Mười: Tương Ưng Tỷ Kheo

Tập III - Thiên Uẩn

[22] Chương Một: Tương Ưng Uẩn [a, b, c, d, e, f, g]
[23] Chương Hai: Tương Ưng Radha
[24] Chương Ba: Tương Ưng Kiến
[25] Chương Bốn: Tương Ưng Nhập
[26] Chương Năm: Tương Ưng Sanh
[27] Chương Sáu: Tương Ưng Phiền Não
[28] Chương Bảy: Tương Ưng Sàriputta
[29] Chương Tám: Tương Ưng Loài Rồng
[30] Chương Chín: Tương Ưng Kim Xí Điểu
[31] Chương Mười: Tương Ưng Càn-Thát-Bà
[32] Chương Mười Một: Tương Ưng Thần Mây
[33] Chương Mười Hai: Tương Ưng Vacchagota
[34] Chương Mười Ba: Tương Ưng Thiền

Tập IV - Thiên Sáu Xứ

[35] Chương Một: Tương Ưng Sáu Xứ [a, b, c, d, e, f, g]
[36] Chương Hai: Tương Ưng Thọ
[37] Chương Ba: Tương Ưng Nữ Nhân
[38] Chương Bốn: Tương Ưng Jambukhàdaka
[39] Chương Năm: Tương Ưng Sàmandaka
[40] Chương Sáu: Tương Ưng Moggalàna
[41] Chương Bẩy: Tương Ưng Tâm
[42] Chương Tám: Tương Ưng Thôn Trưởng
[43] Chương Chín: Tương Ưng Vô Vi
[44] Chương Mười: Tương Ưng Không Thuyết

Tập V - Thiên Đại Phẩm
[45] Chương Một: Tương Ưng Đạo [a, b]
[46] Chương Hai: Tương Ưng Giác Chi [a, b]
[47] Chương Ba: Tương Ưng Niệm Xứ [a, b]
[48] Chương Bốn: Tương Ưng Căn [a, b]
[49] Chương Năm: Tương Ưng Chánh Cần
[50] Chương Sáu: Tương Ưng Lực
[51] Chương Bảy: Tương Ưng Như Ý Túc
[52] Chương Tám: Tương Ưng Anuruddha
[53] Chương Chín: Tương Ưng Thiền
[54] Chương Mười: Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
[55] Chương Mười Một: Tương Ưng Dự Lưu [a,b]
[56] Chương Mười Hai: Tương Ưng Sự Thật [a, b]

Nguồn: Xem Kinh Tương Ưng

+ Thượng ngã (Higher Self): - Atma tức là Thượng Ngã. (CKMTTL, 104)
+ Là linh hồn, Chân Ngã, Biệt ngã (Individuality), Thái Dương Thiên thần. (LVLCK, 48 –ĐĐNLVTD, 207)
+ Thượng ngã hay Đại Hồn (Soul) là toàn thể ý thức của Chân Thần trong thời gian và không gian. (GDTKNM, 18)
+ Thượng Ngã vốn là một với Linh Hồn Vũ Trụ hay Toàn Linh Trí (Universal Sooul or Mind) nên có khả năng toàn tri (omniscient). (CKMTTL, 103)
+ Higher Self được dùng để chỉ nguyên khí thứ 6 hay Buddhi (dĩ nhiên kết hợp với Manas, vì nếu không có sự kết hợp đó, sẽ không có nguyên khí hay yếu tố suy tư trong hồn tinh thần – spiritual soul).. Higher Self là Atma.  (CKMTTL, 134)

+ Phàm Ngã và tương ứng Thượng Ngã- Linh Ngã (LVLCK, 64)
Cha ................... Con .................. Mẹ
Tinh thần .......... Linh hồn ........... Xác thân
Sự Sống ......... Tâm thứ............ Sắc tướng
Chân Thần ..... Chân ngã ........... Phàm ngã
Linh ngã ....... Thượng ngã ......... Phàm ngã
Tinh thần ......... Biệt ngã…......... Phàm ngã
Điểm  ............. Tam nguyên….... Tứ nguyên
Chân thần ... T.Dương T.Thần... Nguyệt T. Quân

+ Lễ Lạy Phật: ... Có một vị Bồ Tát Lặc Na nhìn thấy tình hình người Trung Quốc tin Phật mà chẳng lạy Phật, thì chẳng có ích gì. Do đó Ngài tạo một quyển lễ pháp Bảy Cách Lạy Phật, để dạy người Trung Quốc lạy Phật như thế nào (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Hoa Nghiêm-T25) 

- Lễ Lạy Tam Bảo - Phật - Bồ Tát để trở thành chính đối tượng lễ lạy: Tư thế gập người xuống đất chính là tư thế của đứa trẻ trong bào thai chứ không phải thân xác hiện tại => Chính là trở về Bồ Đề Tâm của Chư Phật, Bồ Tát => Là một với các Ngài. Khi nào lạy mà không còn nhận thức mình đang lạy nữa => Đã trở thành hóa thân của Tam Bảo hoặc đối tượng lễ lạy là Phật, Bồ Tát đó - Đây là mục đích tối hậu của việc lễ lạy.
- Để lễ lạy đúng pháp: Cần có sự thanh luyện thân tâm đúng pháp thì mới có thể trở thành hóa thân của các Ngài, ví như:
1. Phát Bồ Đề Tâm rộng lớn: Đầy đủ gồm 10 tâm với Tình thương bao dung, độ lượng, ta thứ ...
2. Nguyện cứu độ chúng sinh: Mục đích tu là để độ tất cả chúng sinh không phân biệt
3. Trì trai giữ giới: Ăn chay đúng cách cần có thời gian, dài ngắn tùy người để cơ thể dần thích nghi, chánh đột ngột sẽ sinh nhiều bệnh. Khởi đầu ngày ăn 1 bữa thịt, tháng sau cách ngày ăn một bữa ... kết hợp tu trì Kinh Chú đều đặn => Sẽ đến lúc cơ thể không còn muốn ăn thịt chúng sinh vì tình thương trong tâ, đã rộng mở. Đồng thời tu khẩu nghiệp, học Phật nghe Pháp nhiều ...
4. Khởi tâm bình đẳng: Tâm không phân biệt
5. Tụng liên tục: Đọc tụng hàng ngày hoặc bất cứ lúc nào giảnh rỗi, càng nhiều càng tốt với tâm không tán loạn => Dần tình thương/ Lòng Bác Ái và Minh triết ngày càng rộng mở, bao dung, độ lượng ... và khả năng phân biện, không còn mê tín dị đoan.
6. Có chỗ tu: Tùy duyên mà chuẩn bị chỗ hợp lý, giúp nhiếp tâm nhưng không phụ thuộc vào hoàn cảnh nhiều, vì là Tu Tại Tâm - Hãy tập quán tưởng hình ảnh Tam Bảo - Phật - Bồ Tát - Thánh Nhân hàng ngày.
7. Chế tâm nhất xứ: Tâm an trụ, hồn nhiên, an nhiên tự tại, tuyệt không có tâm khác xen tạp vào là dần dần sẽ có kết quả cảm ứng nhiệm mầu.

+ Đối tượng Lễ lạy: Kính lễ Tam Bảo ai ai cũng có. Còn tùy duyên, mỗi người chọn cho mình một hay vài Đức Phật, Bồ tát nào đó mà mình thích nhất, tự trong thâm tâm phát khởi lòng yêu kính nhất - Gọi là có duyên sâu từ tiền kiếp (Nguồn: Xem tại đây)

+ Lễ lạy Bồ Tát: Hằng ngày ta lạy Bồ Tát Quán Thế Âm, niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, ta nên làm như thế nào? Phải chăng ta có nhiều sân hận? Phải chăng chứng tật cũ ta không sửa đổi? Như thế thì bạn lạy đến hết thuở vị lai, bạn cũng chẳng thấy được Bồ Tát Quán Thế Âm. Nếu bạn cải ác hướng thiện, chân chánh trừ khử tập khí mao bệnh, sửa lỗi làm con người mới, thì nhất định Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ gia bị cho bạn. Cho nên có người tu rất nhiều năm, một chút trí huệ cũng không khai mở, có người tu hành chẳng bao lâu thì khai mở trí huệ, đắc được biện tài vô ngại. Do đó, chúng ta là người xuất gia, phải siêng tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si, cử chỉ hành động đều phải hồi quang phản chiếu, tu hành như thế mới có tiến bộ. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Hoa Nghiêm-T1)

Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

+ Chữ nhân trong Nhân nghĩa: ... Hết thảy tất cả chúng sinh đều gọi là hữu tình. Cây cỏ vô tình nhưng có tánh, có « sinh tánh », mà Nho giáo gọi là nhân. Nhân tức là tánhcòn có thể nói là đạo, cũng có thể nói là mẹ của vạn vật. Con người đương nhiên cũng có « nhân » nầy, bằng không, chẳng thể gọi là con người, nhân và con người, hợp lại gọi là đạo. Khổng Tử nói « nhân » tức là tất cả cây cỏ đều có « nhân » nầy, đều có sinh cơ. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Hoa Nghiêm - T.25)

+ Pháp Tu Nhân - Tu chữ nhân trong Nhân nghĩa lễ trí tín của Đạo Người quân tử trong dịch học đông phương
Vì tất cả nhân loại
Vun bón tâm đại từ
Nuôi dưỡng tình thương để đem lại an bình cho thế gian
Đó là điềm lành lớn nhất
Nhất thiết vi thiên hạ: Thiên hạ là nhân loại. Vì thiên hạ kiến lập đại từ ý. Đại từ là maha maitri, maha karuna. Mình là người Phật tử, mình là học trò của Bụt, là sự nối tiếp của Đức Thế Tôn thì mình phải làm phát khởi tình thương lớn. Phải có tình thương lớn và tình thương lớn đó để cho tất cả nhân loại.
Kiến lập đại từ ý: Dồn hết tất cả năng lượng vì thiên hạ (humanity) mà kiến lập một chí nguyện lớn (đại từ ý).

Vì tất cả nhân loại
Vun bón tâm đại từ
Mình có thể dịch là phải làm phát khởi tâm đại từ để phục vụ cho toàn thể nhân loại. Vì nhân loại phát khởi tâm đại từ (the mind of love) mà mình hay nói là bồ đề tâm. Bồ đề tâm tức là tâm giác ngộ (the mind of enlightenment). Trí tuệ đi đôi với tình thương, hễ có trí tuệ là có tình thương lớn, vì vậy cho nên tâm đại từ tức cũng là tâm đại trí và tâm đại từ ở đây cũng là bồ đề tâm. Phải phát khởi tâm bồ đề, phát khởi lý tưởng đại từ, đại bi để tiếp nối đức Thế Tôn. Đại từ ý là bồ đề tâm, là đại bi tâm.
Tu nhân an chúng sanh: Trong bản in Đại Tạng đời Tống, đời Minh thì chữ nhân là nhân từ và vì vậy có nhiều thầy dịch là nuôi dưỡng tình thương. Bây giờ theo tôi nghĩ thì mình dùng chữ nhân là người, nuôi dưỡng con người, tại vì nếu con người mà thành công được thì những loài khác trên thế gian sẽ được hưởng. Thành ra thay vì dùng chữ nhân là nhân từ thì mình dùng chữ nhân là người ở trong bản Đại Chánh Tân Tu này, tức là phải xây dựng con người. Con người bị tàn phá hơi nhiều thành ra phải chỉnh lý con người lại, trồng người, dựng người, phục hồi lại con người tốt đẹp. Con người bây giờ bị thương tích, bị phá sản hơi nhiều cho nên không đóng được vai trò người anh của các loài. Con người đã tàn phá trái đất và làm cho tất cả các loài khác bị đau khổ, vì vậy phải tu bổ lại con người.
Chữ tu nhân ở đây, tôi muốn dịch là tu bổ lại con người, chứ không phải là tu tập lòng từ bi, tại vì từ bi đã nói trước rồi cho nên mình không cần phải lập lại nữa. Tu nhân tức là tu bổ lại con người để cho thế giới, cho các loài khác có một cơ hội. Những loài voi, cọp, sư tử, gấu, tôm, cá, khỉ, chim, tất cả các loài cầm thú, cỏ cây, đất đá sẽ được hưởng nếu con người được tu bổ lại. Thành ra tôi muốn giữ lại chữ nhân này, mình dịch là:
Tu bổ con người để con người có khả năng đem lại an bình cho các loài khác trên thế gian
Đó là điềm lành lớn nhất
Dịch như vậy thì lời kinh sẽ đẹp, sẽ sâu hơn. Lý tưởng của mình là phát tâm bồ đề, phát lời nguyện lớn, tình thương lớn. Việc làm trước nhất là tu bổ con người, điều này cũng phù hợp với đạo lý Đông phương ngày xưa: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Phải tu bổ lại con người, phải xây dựng lại con người thì thế giới mới có một cơ hội. Vì vậy cho nên mình có thể nói đạo Phật có một nền nhân bản rất là vững mà con người là căn bản. Như tổ Lâm Tế của chúng ta nói: Con người là quan trọng nhất! Không phải Phật, Thánh là quan trọng, không phải Thiên Thần, không phải Tam thiên đại thiên thế giới, thiên đường, địa ngục là quan trọng mà chính con người là quan trọng nhất. Thành ra chủ nghĩa nhân bản rất là lớn, rất là vững mạnh và ý này càng rõ hơn trong bài kệ chót.

16. Là bậc trí giả ở trong cuộc đời
    Thường tập hạnh tạo tác những điềm lành
    Cho đến khi chính mình thành tựu được tuệ giác lớn
    Đó là điềm lành lớn nhất
Trí giả cư thế gian: Trí giả là bậc có trí tuệ, mà mình tu là để có trí tuệ. Những người có trí tuệ trong khi ở trong cuộc đời thì phải biết chế tác ra những điềm lành, chứ không phải đợi điềm lành từ bên ngoài tới. Câu này là câu trả lời trực tiếp của Bụt đối với những người phạm chí tới hỏi. Thường thường họ nói điềm lànhở trên trời có mây ngũ sắc hay có gì xuất hiện như con chim phượng hoàng, con rùa lâu năm. Nhưng mà những cái đó từ bên ngoài tới, còn chủ ý của Bụt thì những điềm lành phải từ ở bên trong đưa ra.
Thường tập cát tường hạnh: Bậc trí giả sống trong thế gian đừng chờ điềm lành từ bên ngoài đi tới mà phải tự chế tác ra điềm lành và tất cả những bài kệ này đều là để mình tự chế ra điềm lành.
Là bậc trí giả ở trong cuộc đời thường tự tập hạnh tạo tác những điềm lành cho tới khi mình thành tựu được tuệ giác lớn.
Tự trí thành tuệ kiến: Tức là thành Phật, đây là điềm lành lớn nhất.
Sau khi vị Phạm chí và các đệ tử được nghe những lời Bụt dạy họ rất hoan hỷ và nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn là một bậc hiếm có, xin cho chúng con được quy y và làm đệ tử của Ngài”. Bụt nói được và tất cả những người đó đều trở thành đệ tử của Bụt.
 (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức/Điềm lành - HT Thích Nhất Hạnh)

+ Diệt trừ - Hóa giải chướng ngại tu: Có rất nhiều chướng ngại đối với người tu hành: Xin liệt kê, tậm sếp từ thấp đến cao mà trong Kinh văn Thánh nhân giảng. Căn bản có 2 nhóm là Tự mình tu/ Thân tâm mình và Ngoại cảnh/ Trần cảnh tác động. Tự mình có 2 loại là Danh và Sắc hay Thân và Tâm hành giả, trong đó tâm ý là gốc, là chủ, thân xác là gọn, là khách. Chủ thanh tịnh thì khách khác thanh tịnh. Đối cảnh Khách trần không bám chấp, giữ tâm thanh tịnh sẽ đưa hành giả đến thành tựu viên mãn trong tu hành, là giải thoát Niết Bàn:
Vô Minh:
+ Chẳng còn ngăn ngại/ Chướng ngại - HT Tuyên Hóa giảng:
Trong không thấy thân tâm,
Ngoài chẳng có thế giới.
Nếu núi Thái sơn sụp đổ trước mắt,
Cũng xin đừng ngạc nhiên.
Có nghĩa là bất luận tai họa lớn lao nào có xảy ra, dù nhà quý vị sụp đổ, cũng mặc chúng. Nếu quý vị chẳng bận tâm đến nó, thì dù nó có sập, nó sẽ chẳng làm hại đến quý vị. Vì sao quý vị bị sự việc làm hại đến mình? Vì quý vị không buông bỏ được chúng. Quý vị bị vướng bận bởi chúng. Quý vị sợ hãi, nên quý vị bị hại. Nếu quý vị chẳng sợ hãi điều gì, nếu quý vị có được sự tỉnh táo, thì dù có ở đâu cũng chẳng hề hấn gì. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Nên dứt năm pháp, nên tu tập bảy pháp sao cho viên mãn:
- Một là tham dục; hai là nóng giận; ba là hôn trầm say ngủ; bốn là lao chao, hối hận; năm là ngờ vực. Năm thứ cái chướng này phải nên trừ dứt. Tức những thứ lớp che đậy, làm lu mờ mất Chân Tâm thường hằng vi diệu giác minh thanh tịnh bao trùm. Đây là do Chấp ngã mà ra, nên cần phải Diệt trừ ngã chấp/ Buông xuống vạn duyên là khởi đầu cần phải có, nếu không thì chỉ là tu giả, chẳng thể thành tựu.

Đang trích từ Kinh Thanh Tịnh Tâm

+ Xa Lìa Chướng Ngại - Xa Lìa Gai Nhọn - Loại Bỏ Chướng Ngại: Phật dạy Bồ-tát sáu phép Ba La Mật, trong đó nhẫn nhục là quan trọng nhất. Nhẫn nhục chính là có lòng nhẫn nại, việc tốt cũng không phải là dễ dàng thành tựu, làm gì có được phước báo lớn như vậy? Cổ đức nói: "Việc tốt nhiều giày vò", giày vò là chướng ngại. Khi bạn muốn làm một việc tốt, chướng ngại đến trùng trùng, bạn phải dùng trí tuệ để ứng phó những chướng ngại này. Con đường này đi không thông, vẫn còn con đường kia; con đường kia không thông vẫn còn con đường nọ, luôn sẽ có con đường đi được thông, không thể nói không có đường để đi. Chướng ngại là nhất định không thể tránh khỏi, phải biết được cách né tránh, phải biết chờ đợi thời tiết nhân duyên. Ở ngay trong chướng ngại học tập thành tựu hậu đắc trí của chính mình, sau đó chúng ta mới ở trong tất cả cảnh giới, thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên (Hoàn cảnh nhân sự), liền có năng lực ứng biến khéo léo, nhà Phật thường nói "phương tiện khéo léo", chúng ta liền có năng lực này. Hoàn cảnh nhân sự tốt, hoàn cảnh nhân sự xấu, đối với chúng ta đều là nơi chốn học tập, chỉ cần bạn chịu dụng tâm học tập, không thể không khai trí tuệ. Người thiện là thiện tri thức của ta, người ác cũng là thiện tri thức của ta, sau đó bạn mới có thể thể hội đến được, mới có thể tường tận chư Phật Bồ-tát vĩnh viễn sống ở trong thế giới cảm ân. Không chỉ tất cả nhân sự là lão sư, tất cả vạn vật cũng là lão sư, thế gian này, hiện tại chúng ta gọi là động vật, thực vật, khoáng vật, hiện tượng tự nhiên, từng li từng tí đều đang khai phát trí tuệ Bát Nhã của chúng ta. Chỉ cần chính mình xả bỏ “tham-sân-si-mạn”, xả bỏ tự tư tự lợi, xả bỏ thành kiến, học tập khiêm tốn, thì thành tựu vô thượng Bồ-đề không cần phải ba A Tăng Kỳ kiếp. Trên kinh Phật nói tu hành chứng quả, phải thời gian dài như vậy, gian nan như vậy, nguyên nhân là gì? Chúng sanh không khéo học, không biết học, cho nên mới cần thời gian dài như vậy. Nếu như biết học thì không cần thời gian dài đến như vậy. Biết học,tiền phương tiện chính là điều kiện thứ nhất phải hiếu học, ưa thích học, chịu học, sau đó ở nơi lão sư, ở nơi thiện tri thức, bạn sẽ có được rất nhiều giáo huấn quý báo, bạn liền sẽ học được, như vậy mới có thể thành tựu. Trên kệ khai kinh nói "trăm ngàn muôn kiếp nan tao ngộ". Chúng ta nhất định trân trọng nhân duyên này, toàn lực dụng công, cố gắng học tập, thời gian ngắn sẽ thành tựu thù thắng không gì bằng.

Chướng ngại giữa người và người cũng là do ít qua lại với nhau, ít giao lưu với nhau, thế là sanh ra hiểu lầm. Do hiểu lầm mà khởi lên nghi ngại, như vậy mới tạo thành bất hòa, tạo thành đối địch, phát triển trở thành cạnh tranh, đấu tranh. Truy cứu nguyên nhân ban đầu là do không thông, cho nên người với người phải câu thông với nhau mật thiết. Tại vì sao bạn bè cả đời chơi với nhau tốt như vậy? Vì thường hay qua lại, khi có thời gian liền thăm hỏi lẫn nhau, nói chuyện, nói đến mọi chuyện thì thông suốt, liền biến thành bạn tốt. Oan gia đối đầu, tại vì sao oan kết càng kết càng sâu? Không qua lại, không qua lại thì dò xét lẫn nhau, càng dò xét càng sai. Đây là nói rõ người với người phải câu thông, giữa gia đình với gia đình phải câu thông. Hiện tại chúng ta có kém khuyết, giữa người với người có sự ngăn cách, giữa nhà với nhà, đôi bên hàng xóm không hề qua lại, vậy thì làm sao được? (Nguồn: Kinh Thập thiện - Tập 31_ PS Tịnh Không giảng)

+ Trí Huệ Bát Nhã
... Thái nhiên tức là tâm an lạc bình thản.
"Liễu liễu thường minh chủ nhân ông, (rõ rõ thường biết, chủ nhân ông)". Chư vị phải có trí huệ bát nhã liễu liễu thường minh (rõ rõ thường biết), chớ nên để tâm bất liễu (không rõ), bất minh (không biết), hay bất minh (không biết) bất liễu (không rõ). Do đó, phải liễu () lại thêm liễu (rõ), minh lại thêm minh (biết). Liễu liễu minh minh (rõ rõ, biết biết). Minh minh liễu liễu (biết biết rõ rõ). Phải thông suốt tất cả. Không hồ đồ (mê mờ), không ngu si. Rõ biết việc không đúng mà cứ làm. Có phải đã ngu si lại tăng thêm một lớp ngu si nữa không ? Đấy chỉ vì không biết rõ ông chủ của mình. Có người nói: "Ông chủ tức là mình làm chủ được. Mình chính là ông chủ. Mình có thể bảo người khác, mà không thể bị người khác sai bảo. Bất cứ công việc gì mình cũng không làm, chỉ cần bảo người khác làm cho mình".
Có phải như thế không ? Xin đáp rằng không phải như thế.
Tâm quân thái (an nhiên thư thái). Ông chủ tức không nói lời nhảm nhí, không làm việc xằng bậy. Đó là chư vị tự làm chủ được. Làm chủ được tức tự mình có trí huệ chân chánh. Ông chủ có trí huệ chân chánh không còn có những suy nghĩ tà tri tà kiến. Nếu còn làm những việc tà quấy thì vẫn còn ngu si. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Trí tuệ chân thật từ đâu mà có? Là trí tuệ Bát Nhã vốn sẵn có trong tự tánh của bạn, không phải từ bên ngoài đến. Phật Thích Ca Mâu Ni Phật trí tuệ vốn sẵn trong tự tánh hiện tiền. Ngài có, ta cũng có; Ngài có thể hiện tiền, vì sao ta không thể hiện tiền? Các Ngài không có phiền não, ta thì có phiền não > Phiền não đoạn một phẩm, trí tuệ liền tăng thêm một phẩm, trí tuệ chân thật của bạn mới có thể hiện tiền. Trí tuệ chân thật siêu vượt thế trí biện thông rất nhiều, có thể khiến chính mình được chân thật thọ dụng .....Trí tuệ nhãn (Nhìn biết chân thật) khai rồi thì được, bạn liền có thể học rộng nghe nhiều (Thiền tông nói "đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh" ) > Kiến địa, kiến giải của bạn tràn đầy trí tuệ > Bạn có thể tự học (Tốt nghiệp) mà không cần Huấn sư ....Pháp Sư Tịnh Không

+ Âm thanh như lai - Âm thanh đức phật - Âm thanh của phật - Âm thanh của đức phật
Âm thanh Như Lai không hạn lượng
Người được giáo hóa thảy đều nghe
Mà Phật tịch nhiên luôn bất động
Giải thoát này Lạc Trí Thiên chứng.
‘’ Âm thanh Như Lai không hạn lượng.’’ Âm thanh của Như Lai vô cùng vô tận, không có hạn lượng, không có trở ngại, cho nên bất cứ đi đến đâu, cũng đều nghe được âm thanh của Phật.
Tôn giả Mục Kiền Liên vận dụng sức thần thông đi về hướng đông. Đi qua vô lượng trăm ngàn ức cõi Phật, vẫn nghe được âm thanh của Phật như ở trước mặt, nghe được rất rõ ràng, cho nên nói âm thanh của Như Lai không hạn lượng.
‘’ Người được giáo hóa thảy đều nghe.’’ Chúng sinh có duyên với Phật, đều nghe được âm thanh của Phật. Nếu chúng sinh không có duyên, thì không bàn đến, do đó :
"Nước mưa tuy nhiều,
Cỏ khô rễ không thể sống lại được,
Cửa Phật tuy rộng,
Khó độ những người không có duyên".
   Phật cũng có ba điều không thể làm được :
1. Không thể diệt được định nghiệp.
2. Không thể độ người không có duyên.
3. Không thể độ hết cõi chúng sinh.
‘’ Mà Phật tịch nhiên luôn bất động.’’ Chúng sinh không đến chỗ Phật, Phật cũng không đến chỗ chúng sinh, nhưng âm thanh của Phật, chúng sinh đều nghe khắp hết. Đó là nhân duyên gì ? Phật vẫn ngồi ở cõi Thường Tịch Quang, tu hành thường lạc ngã tịnh, vì âm thanh của Phật vô ngại, bất cứ cõi nước nào, bất cứ loại chúng sinh nào, đều nghe được âm thanh của Phật rõ ràng.
‘’ Giải thoát này Lạc Trí Thiên chứng.’’ Môn giải thoát này vị Khả Ái Lạc Đại Trí Thiên Vương chứng được. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Công đức như lai - Công đức đức phật - Công đức của phật - Công đức của đức phật

Công đức Như Lai không nghĩ bàn
Chúng sanh thấy được diệt phiền não
Khiến khắp thế gian được an lạc
Bất Động Tự Tại Thiên thấy được.

‘’ Công đức Như Lai không nghĩ bàn.’’ Như Lai làm thế nào mà tu thành ? Vì có công đức, cho nên mới thành Phật. Công đức của Phật tâm không thể suy nghĩ, không thể luận bàn.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Vào Pháp Giới có bài kệ rằng :

"Bụi cõi tâm niệm đếm biết được,
Nước trong biển lớn uống hết được,
Hư không lường được, gió buộc được, Không thể nói hết công đức Phật".

Số hạt bụi trong thế giới nhiều vô số, mỗi chúng sinh trên thế giới khởi tâm động niệm, đều có thể biết ; nước trong biển lớn có thể uống hết được, tuy nhiên hư không vô biên, cũng có thể trắc lượng được ; gió lớn tuy không có hình tướng cũng có thể buộc nó lại được, nhưng không ai có thể biết được công đức của Phật, cho nên nói công đức Như Lai không thể nghĩ bàn.
‘’ Chúng sinh thấy được diệt phiền não.’’ Vì Phật đều từ bi đối với tất cả chúng sinh, chúng sinh thấy được bèn sinh tâm hoan hỷ, cho nên chúng sinh thấy được Phật, thì phiền não tiêu sạch, đó là sự cảm ứng của công đức.
‘’ Khiến khắp thế gian được an lạc.’’ Phật làm cho tất cả chúng sinh trên thế gian, đắc được an lạc chân chánh. Do đó :

"Thân thư thái không nguy là an,
Tâm sáng suốt không buồn là lạc".

Đó là an lạc nhỏ, đắc được Niết Bàn bốn đức, là đại an lạc. Phật khiến cho chúng sinh an trụ, nơi an lạc cõi Tịnh Độ Thường Tịch Quang.
‘’ Bất Động Tự Tại Thiên thấy được.’’ Cảnh giới này, vị Bất Động Tự Tại Thiên Vương thấy được, mà vào môn giải thoát này. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Một ví dụ công đức đơn giản được sinh vào cõi trời: Đại đức Mục Kiền Liên hỏi thăm nhiều vị Trời nhờ công đức gì mà được tái sinh vào cảnh Trời. Các vị này kể ra các hành động xem như có vẻ không quan trọng là “chân thật, nhẫn nại và bố thí”. Đức Phật giải thích là các hạnh đó tuy nhỏ vẫn có thể dẫn đến các cõi Trời (được ghi lại trong Kinh Pháp Cú, khuyên không nên nói dối). Đức Phật nói kệ:
“Nói lời chân thật luôn luôn,
Dẹp cơn nóng giận dỗi hờn khó coi,
Dù ta có ít của thôi
Cũng chia bố thí cho người đến xin,
Nhờ ba việc tốt lành trên
Đưa ta đến cõi chư thiên, cõi trời.” (Nguồn: Chánh ngữ trong Phật Giáo)

+ Chúng Sinh Cõi Trời: ...Trích đoạn ngài A Nan hỏi Đức Phật trả lời: Những người tu hành không thành được đạo vô thượng bồ-đề, mà chỉ thành thanh văn, duyên giác hoặc thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma…
HT Tuyên Hóa Giảng:
Những người tu hành không thành được đạo Vô thượng bồ-đề.... Mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác.... Thanh văn là những người nghe Phật thuyết pháp mà giác ngộ. Họ tu tập pháp Tứ diệu đế. Duyên giác là những người tu tập theo pháp Thập nhị nhân duyên.
Hoặc thành ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương và quyến thuộc của ma…
Thế nào nghĩa là ngoại đạo? Những ai mà “mong cầu ở ngoài tâm có pháp” thì được xem như ngoại đạo. Thực vậy, những người mà chưa đạt được sự giác ngộ hay chưa chứng được Phật quả có thể nói theo một ý nghĩa khác, là còn ở bên ngoài đạo.
... Có tất cả ba mươi ba cõi trời hết thảy, mỗi phương Nam, Bắc, Đông, Tây của núi Tu-di có tám cõi trời – tất cả là ba mươi hai và cõi trời thứ ba mươi ba nằm trên núi Tu-di.
Chủ của cõi trời Tam thập tam thiên nguyên là một phụ nữ. Một hôm bà ta thấy tượng Phật ở trong một ngôi chùa bị dột nát. Bà ta phát tâm lợp lại mái chùa khiến cho mưa không giọt xuống tượng Phật nữa. Bà ta vốn là một người nghèo, nhưng bà khuyến khích ba mươi hai người bạn của bà cùng phát tâm cúng dường lo việc sửa chùa. Do phước đức phát sinh từ hạnh nguyện này khiến cho ba mươi ba người này được sinh vào cõi trời và trở thành thiên chủ của ba mươi ba cõi trời này.
Trong thần chú Thủ-lăng-nghiêm, câu “Nam mô nhân đà ra da.” “Nam mô” nghĩa là quy y, “Nhân đà ra da” nghĩa là thiên chủ của cõi trời Tam thập tam thiên.[48]
Cõi Trời Tứ thiên vương và cõi trời Tam thập tam thiên vương là hai cõi trời đầu tiên ở Lục dục thiên. Các cõi trời còn lại sẽ được giải thích chi tiết ở phần sau.
Ma vương cư ngụ ở Lục dục thiên. ở đó không chỉ có Ma vương mà toàn bộ ma dân cũng cư ngụ ở đó gồm: ma nữ, ma con, ma cháu và rất nhiều quyến thuộc. Ma quỷ cũng có quyến thuộc, con cháu, đồ đệ. Nó làm bá chủ một cõi trời, lập thành ma cung. Phần nhiều những người tu theo ngoại đạo đều dẫn đến kết cuộc là sinh trong các cõi này. Bậc thượng thì làm Ma vương, bậc trung thì làm ma dân, bậc hạ thì làm ma nữ. Ma nữ đặc biệt là rất đẹp và rất quyến rũ. Bất lụân quý vị là ai, như A-nan chẳng hạn dù đã chứng được quả vị thứ nhất của hàng a-la-hán, mà cũng không có đủ định lực để làm chủ mình khi nhìn thấy một ma nữ, nên A-nan đã gần như muốn thử bất cứ món gì. Ma nữ rất có quyền lực. Quý vị là những người tu đạo nên hết sức cẩn trọng đừng để loài ma này quyến rũ mình.
Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Nếu quý vị không có đủ định lực thì quý vị sẽ không thể duy trì được sự an định, khi gặp tình huống này sẽ bị ma xoay chuyển và quý vị sẽ thấy mình bị kéo lê lết theo sau một con ma nữ rồi rơi xuống hố ma.
Nếu tôi nói nhiều ma vương sẽ than phiền: “Ngài nói nhiều quá và cứ phơi bày xấu xa của chúng tôi.”. Thế nên tôi xin dừng. Nói chung là hãy nên thận trọng, hãy phát huy định lực tối cao, lúc ấy chẳng có gì để sợ hãi. Đây là sự thử nghiệm tuyệt duyệt nhất mà tôi xin ban tặng cho quý vị. .....

.... Nên bị trôi lăn oan uổng trong các cõi.
Vì chúng sinh mãi chấp cứng vào tâm phan duyên nên phải trôi lăn vào trong các cõi mà chẳng biết những nghiệp mình tạo ra hằng ngày. Nơi thọ sanh là nơi mà quý vị mong mỏi nhắm đến. Quý vị đi thẳng một mạch đến đó. Đó là trong sáu nẻo luân hồi. Có ba cảnh giới lành là: cõi trời, a-tu-la và cõi người. Có ba cảnh giới không lànhsúc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Bất kỳ quý vị tạo ra nghiệp gì, thì quý vị phải nhận chịu quả báo của việc ấy. Do không nhận ra được chân tâm bổn tánh, nên chấm dứt đời mình trong sáu nẻo luân hồi, dù không muốn vào đó mà cũng vẫn phải vào.
Cảnh giới a-tu-la có khi được xem như cảnh giới không lành. A-tu-la được gọi là những kẻ thích đánh nhau. Họ luôn luôn sẵn sàng cãi vã, nổi nóng với tất cả mọi người. a-tu-la (asuras) là tiếng Phạn, tiếng Hán dịch là vô thù 無 酬 – không có rượu–cũng có nghĩa là tác bất đoan chính 作不端正 là làm những việc không đúng đắn.
A-tu-la vốn thích uống rượu, nhưng khi họ sống ở cõi trời họ không có rượu để uống.
Còn nghĩa tác bất đoan chính, là có liên quan đến các vị a-tu-la nam, họ có thân hình xù xì, mặt mày xấu xí, môi sứt, răng vẩu. Nhưng a-tu-la nữ thì rất đẹp. Ngọc hoàng Thượng đế một khi gặp a-tu-la nữ đẹp lộng lẫy như thế liền lấy làm vợ...... Mỗi ngày vua a-tu-la đều đánh nhau với Ngọc hoàng. Ngọc hoàng trưng dụng hết biểu chương của mình (gồm vương miện, quả cầu và nghi trượng) nhưng lực lượng dữ dội hung bạo của a-tu-la chế ngự được cả ba thành phần này của Ngọc hoàng, dần dần Ngọc hoàng bị đánh bại, ông ta bị mất vị thế rất nhanh. Là một Phật tử có tín tâm, Ngọc hoàng đến đảnh lễ Đức Phật cầu cứu. Đức Phật ban cho ông tấm y ca-sa và bảo ông:
"Mang y ca-sa này về rồi cắt rọc ra thành từng giải băng nhỏ, phát cho mỗi người lính của ông một giải, ra lệnh họ cột vào cánh tay, rồi bảo họ đọc câu: “Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa” (Trí tuệ cao tột để đưa qua bờ giải thoát).
Ngọc Hoàng làm đúng như lời Phật dạy. Toàn bộ lính trời đều học thuộc lòng câu “Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa.” Khi cuộc chiến kế tiếp xảy ra, vua a-tu-la bị lính trời đánh bại. Họ hoàn toàn không tiên liệu được sức mạnh của đạo quân trời như vũ bão, chấp nhận thua cuộc một lần và mãi mãi.
A-tu-la còn được gọi là “làm những việc không đúng đắn.” Họ có phước báu ở cõi trời, nhưng không có quả báo về đức hạnh. a-tu-la không những chỉ có trong cõi trời mà ở cõi nhân gian cũng có. Quân đội, thổ phỉ và trộm cướp là a-tu-la ở trong cõi người. Nhưng ở đây phải có một sự phân biệt rõ. Ở quốc độ này (nước Mỹ) quân đội là một nghĩa vụ mà mọi người dân bắt buộc phải tham gia. Nên một số binh lính không phải là a-tu-la.
Ngoài binh lính thổ phỉ ra còn có một loại a-tu-la khác. Chẳng hạn những người có tính nóng nảy, luôn luôn xung đột với người khác, những người ấy cũng mang bản tính của a-tu-la. Nói chung, a-tu-la là những kẻ có tập khí nóng nảy.
Ngựa hoang là một loại a-tu-la. Trong giới quỷ đói (ngạ quỷ) cũng có a-tu-la.
Phần nhiều chúng sinh phải đọa vào bốn đường ác này. Đây là ý chính của đoạn kinh văn này.
Một số chúng sinh không quên mất chân tánh của mình nên sinh lại trong loài người hay loài trời, nhưng đó vẫn là “trôi lăn vào trong các cõi mà không hề biết.” Nghĩa là quý vị đã chọn lầm đường mà không biết.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Lăng Nghiêm)

+ Thần chú đưa tới quyền năng: Các thần chú nắm giữ bí mật của quyền năng, đại lược có 4 loại:
a/ Loại quan trọng nhất là thần chú hộ thân (protective mantrams).
b/ Loại thần chú kêu gọi các tinh linh và thiên thần cấp thấp, đưa họ vào phạm vi thu hút của kẻ kêu gọi họ.
c/ Loại thần chú để đặt ý muốn của người kêu gọi lên các tinh linh và thiên thần cấp thấp (lesser devas).
d/ Loại thần chú làm ngưng sự thu hút (break the charm), tạm gọi thế, và đặt các tinh linh cùng thiên thần trở lại ngoài phạm vi thu hút của người kêu gọi.
Bốn nhóm thần chú này đặc biệt liên quan đến việc kêu gọi và tiếp xúc với các đẳng cấp thấp, không được dùng nhiều, trừ phi được các đạo đồ và Chân Sư dùng đến, vì theo qui tắc chung, các vị này hoạt động qua trung gian các thiên thần chỉ đạo và các vị kiến tạo cấp cao.(TVTTHL, 177)

+ Thần Chú - Mantrams - Chân Ngôn Chữa bệnh: Trong Phật kinh nói đến "niệm chú", đích thực đây là phương pháp rất cao minh. Khi bị bệnh, Phật dạy bạn niệm chú, chú vừa niệm thì bệnh liền khỏi. Chúng ta cảm thấy việc này rất thần kỳ, thần kỳ không ngờ, kỳ thật phương pháp này rất là khoa học, nó là dùng âm nhạc để chấn động, làm cho bộ phận không thông này của bạn được đã thông. Trong Phật kinh có rất nhiều chú ngữ dùng để trị bệnh, hiện tại chúng ta niệm không linh, là vì âm niệm không chính xác, cho nên việc này nhất định phải có truyền thừa, phải khẩu truyền. Âm không chính xác thì không đạt được hiệu quả. Ngoài ra âm lượng cần phải có lớn nhỏ, phải là lời rất chuẩn xác, thì nó sẽ chấn động một bộ phận nào đó trong nội tạng thân thể bạn. Phương pháp này của Phật còn cao minh hơn so với châm cứu Trung Quốc. Châm cứu còn phải dùng kim, còn phải dùng tay để xoa bóp, phương pháp của Phật không cần thiết như vậy, dùng âm thanh để chấn động. Phương pháp rất cao minh, rất đáng tiếc là văn tự chú ngữ này ghi chép còn ở trong Đại Tạng Kinh, nhưng không có người biết đọc, bị thất truyền, thế nhưng nó nói với chúng ta một chân lý, chân lý này chính là phải "quán thông" mới được. (Kinh Thập thiện- Tập 31 - PS Tịnh Không giảng)

+ Quyền năng của niệm chú:
+ Ví dụ với Ananda
- Đệ tử của Đức Phật bị niệm bùa chú hại: .....Bà mẹ của Ma Đăng Già cũng bước tới tha thiết mời Tôn giả vào nhà, cùng lúc bà niệm chú tiên Ta-tỳ-kã-la của Phạm Thiên. Lúc này, tôn giả A Nan cảm thấy thần trí trở nên hỗn loạn. Hiệu lực của thần chú đã khống chế được Ngài. Tôn giả không tự chủ được, bước vào trong nhà như cái xác không hồn. Ma Đăng Già không kềm được cảm xúc, ôm chầm lấy Ngài A Nan, tỏ tình thương nhớ, sau đó cô đưa Tôn giả vào phòng riêng của mình. Tôn giả A Nan lúc này thần trí mơ màng giống như mặt trăng bị mây đen che kín, lờ mờ khi tỉnh, khi mê. Trong khoảnh khắc còn chút tỉnh táo đó, Ngài cố hết sức kháng cự và khẩn thiết cầu cứu với đức Như Lai: “Thế Tôn đại từ bi! Xin hãy mau cứu con! Xưa con đã tạo nhân gì, mà nay gặp phải tai nạn này?”. Lúc này, đức Phật dùng thiên nhãn quán xét, thấy Ngài A Nan đang gặp nạn, liền từ nơi đỉnh nhục kế phóng hào quang hiện ra sen báu, có hóa thân đức Phật ngồi kiết già tĩnh tọa, đồng thời lại nói thần chú bí mật, xong bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú ấy đến dẹp trừ tà chú để giải cứu A Nan. Lập tức Ngài Văn Thù Sư Lợi phóng ánh sáng chiếu đến chỗ Ngài A Nan. Lúc bấy giờ, nhờ thần chú của Như Lai, Ngài A Nan như được hào quang của Thế Tôn xua đi đám mây đen tối, bỗng nhiên tâm trí được khai thông, bừng lên tỉnh giác. A Nan thoát ra khỏi vòng tay sắc dục của Ma Đăng Già, nhanh chân một mạch về tinh xá Kỳ Viên. Ma Đăng Già nhờ thần lực của thần chú Phật đỉnh nên tâm ái dục tiêu trừ, chứng quả A-na-hàm, xuất gia theo Phật, không bao lâu sau lại chứng được quả A-la-hán. Có một số Tỳ-kheo nhìn thấy thành quả tu tập của cô mà tự hổ thẹn! Phẩm hạnh của Tỳ-kheo ni Ma Đăng Già về sau lan tỏa khắp nơi, nhiều người trong thành nghe được tin này ai nấy cũng đều cảm phục, mọi người hướng về cô sinh tâm cung kính cúng dường. (Nguồn)

+ Tụng Mật Chú: Mật Chú có nhiều quyền lực trong việc chữa trị bệnh tật khi tụng bằng tâm chân thành, tập trung sâu sắc, và ý định chính đáng. Chú Đại Bi và Chú Phật Dược là hai ví dụ như vậy. Khi tụng, mỗi Mật Chú tạo ra số lượng công đức to tát và có tác dụng chữa bệnh và biến đổi tuyệt vời (Nguồn: Phật giáo với y học)

Xem: Ví dụ về quyền năng của niệm chú
Xem TH về thần chú, matram, ...của phật giáo
Xem TH về thần chú, matram ....minh triết mới

+ Ở đây có thể là hữu ích nếu Tôi diễn tả thật đơn giản các yêu cầu cần thiết để mang lại sự biểu lộ của mục đích tâm linh cá nhân, hoặc mục đích tâm linh tập thể. Các điều này có thể được tóm gọn trong ba chữ:
1. Quyền năng (Power).
2. Tính dứt bỏ (Detachment).
3. Tính không chỉ trích (Non-criticism).
Những từ đơn giản rất thường được dùng vì ý nghĩa quen thuộc của chúng, còn ý nghĩa thực sự và giá trị huyền bí của chúng thì bị mất đi.

- Quyền năng phụ thuộc vào 2 yếu tố để biểu lộ:

a/ Sự chuyên tâm (singleness of purpose): Các đạo sinh sẽ ngạc nhiên nếu họ có thể nhìn thấy các động cơ của họ khi chúng ta thấy chúng vốn hướng dẫn ở khía cạnh chủ quan của kinh nghiệm. Động cơ hỗn hợp là phổ quát. Động cơ thuần nhất thì hiếm có và nơi nào mà nó tồn tại thì bao giờ cũng có sự thành công và thành tựu;

b/ Thiếu những trở ngại (lack of impediments).

- Yêu cầu thứ hai là tính dứt bỏ : Bí quyết cho mọi người tìm đạo là trau dồi thái độ của kẻ bàng quan và của người quan sát im lặng, và, Tôi xin nhấn mạnh từ im lặng (silent). Nhiều hoạt động huyền thuật chân chính đi đến con số không (naught) do người hoạt động và người kiến tạo trong vật chất không giữ im lặng. Do lời nói sớm và nói quá nhiều, y giết chết những gì mà y đã cố gắng để tạo ra, đứa con tư tưởng của y bị chết non... Việc vun bồi một thái độ dứt bỏ thuộc về cá nhân, với thái độ gắn bó thuộc về tinh thần, sẽ cắt tận gốc rễ cuộc sống của con người; nhưng nó sẽ hoàn lại gấp một ngàn lần cho tất cả những gì mà nó cắt đi.

Tính không chỉ trích (non-criticism) là yêu cầu thứ ba. Tôi sẽ nói gì về điều đó? Tại sao nó được coi là một yêu cầu rất thiết yếu? Bởi vì tính chỉ trích (phân tích và, hậu quả tất nhiên là sự chia rẽ) là đặc tính nổi bật của loại tâm trí và cũng của mọi phàm-ngã phối kết. Bởi vì tính chỉ trích là một yếu tố mạnh mẽ trong việc đưa đẩy chất trí và chất tình cảm vào hoạt động, và vì thế, tạo ấn tượng mạnh mẽ lên các tế bào não và thể hiện ra thành lời... Trong áp lực của cơ hội hiện tại, không có thời gian cho tính chỉ trích tồn tại giữa những người phụng sự. Họ cản trở lẫn nhau và họ gây trở ngại cho công việc.

Vào lúc này, Tôi đang có một cảm giác về sự cấp bách. Tôi khẩn thiết kêu gọi tất cả những ai đọc được các Huấn Dụ này hãy quên đi các điều ưa thích và không ưa thích của họ, bỏ qua những chướng ngại thuộc về phàm-ngã, vốn chắc chắn đang tồn tại trong chính họ và trong tất cả những ai đang hoạt động trên cõi trần, do phàm ngã gây cản trở (LVHLT, 558)

+ Việc chỉ trích có thể được dựa vào nhiều sự kiện, nhưng thường có nguồn gốc từ sự ganh ghét, tham vọng bị cản trở hay kiêu hãnh vì trí tuệ cá nhân. Nên nhớ rằng chỉ trích là một liều thuốc độc hại (virulent poison). Trong mọi trường hợp, cuối cùng, nó gây tổn thương cho kẻ chỉ trích – do việc định hướng của lời nói được phát ra – nó còn làm hại nhiều hơn cho kẻ bị chỉ trích. Khi nào sự chỉ trích là do động lực trong sạch, tình thương chân chính và mức độ lớn lao của tính vô tư (detachment), thì các thể tinh anh của kẻ bị công kích có thể vẫn không bị tác động (remain immune), nhưng các hiệu quả đối với thể xác nhất định là có, và khi nào có bất cứ chỗ yếu hay thiếu sót nào trên thể xác thì nơi đó sẽ là vùng bị nhiễm độc (locasition of the projected poison). Loại chỉ trích không phát thành lời (unvoiced criticism) thì rất nguy hại vì nó được tập trung một cách mạnh mẽ và dữ dội, mặc dù không được hướng vào cá nhân nào. Nó liên tục phát ra và theo một luồng ổn định, được phóng ra bằng sự ganh tỵ, tham vọng, tự phụ bằng sự hiểu biết riêng về một tình huống được giả dụ xảy ra và một tin tưởng rằng kẻ chỉ trích đang ở vào vị thế hiểu biết chính xác và có thể – lựa đúng cơ hội – chọn đúng hành động. Khi nào việc chỉ trích được thốt ra thành lời, tất nhiên nó được củng cố bằng sự hợp tác của những người bị tác động bởi sự chỉ trích và các ảnh hưởng của ý tưởng tập thể được định hướng này có thể đưa đến kết quả trong việc hủy hoại thể chất và gây rối loạn (disruption) thể xác của những người lãnh đạo. Đây có thể là một ý tưởng mới đối với một số người và có thể sẽ làm cho nhiều người trong các nhóm thuộc Kỷ Nguyên Mới chận đứng các ý tưởng của họ và nhờ thế giải thoát cho các nhà lãnh đạo của họ thoát khỏi ảnh hưởng tai hại do việc chỉ trích của họ gây ra. (TLHNM–II, 617–618)

Nhóm A: Chia rẽ - Hợp nhất - Kích thích; Tất cả nhân loại phải trải qua ảnh hưởng Nhóm B: Nhà thần bí - Đệ tử; Người sống cuộc đời tâm linh mới trải qua

+ Chia rẽ: Phân chia trong bản chất, tranh đấu lẫn nhau; Ở đây chúng ta gặp phải vấn đề chia rẽ trong bản chất giữa thể linh hồn, thể trí, thể tình cảm và thể xác do tất cả những thể này là những năng lượng khác nhau và là bản chất của phàm ngã và chúng xung đột với nhau; Chừng nào chúng ta còn chưa đạt đến giai đoạn giác ngộ với sự hợp nhất trọn vẹn, khi linh hồn hoàn toàn kiểm soát toàn bộ phàm ngã, thì chúng ta vẫn sẽ chưa thể giải quyết hết vấn đề xung đột năng lượng; (Nguồn GQ2.2); Xem: Vấn đề chia rẽ

+ Một trong những điều đầu tiên xảy ra khi một người đã thành công trong việc hàn gắn hoặc khắc phục những Sự Chia Rẻ nhất định là việc nhận ra ý nghĩa trước mắt về sự khỏe mạnh và về nhu cầu biểu lộ. Điều này, đến lượt nó, mang những vấn đề riêng của nó. (EP II 437);  

Tình trạng này là một cảm giác quyền lực, vốn làm cho người đó ít nhất là tạm thời, ích kỷ, nổi bật, chắc chắn về bản thân và đầy kiêu ngạo. Y biết bản thân y đang đối mặt với một thế giới lớn hơn, một chân trời rộng hơn, và những cơ hội quan trọng hơn. Cảm giác lớn hơn này do đó có thể mang lại những rắc rối và khó khăn nghiêm trọng. Xem thêm: Chia rẽ - Tích hợp (Hợp nhất) - Kích thích

+ Nghiệp Quả Của Chia Rẽ: Thực ra, nếu bạn có hỏi tôi rằng, điều gì nằm sau mọi bệnh tật, mọi thất bại, sai lầm, và thiếu biểu lộ thiêng liêng trong ba cõi thấp, thì tôi sẽ nói đó là tính chia rẽ, nó tạo ra các khó khăn chính khởi sinh trong thể dĩ thái, cộng với sự bất lực của ngoại thể hữu hình không đáp ứng được một cách thích hợp với các xung lực tinh vi ở bên trong. Đây là nguyên nhân (nguyên nhân thứ yếu, như tôi đã nêu ra ở trên) của phần lớn các bệnh tật. (TLNM/ AH, 88)

+ Quẻ Phong Thủy Hoán: Hoán là thời kỳ ly tan, chia rẽ, tưởng chừng như mọi sự sẽ đi đến chỗ bế tắc. Những bậc quân vương, có thể giải tỏa được bế tắc ấy, có thể đem lại sự đoàn kết cho dân, làm cho tình thế lại trở nên thông suốt.
- Đại tượng truyện: Sự ích kỷ và sự tàn ác làm cho lòng con người trở nên cứng rắn, làm cho con người ly tán nhau.
- Muốn giải quyết tình trạng chia rẽ, thời phải áp dụng cả cương lẫn nhu, vua tôi phải đồng lao, cộng tác, trên dưới phải dựa nương lẫn vào nhau. Muốn liên kết mọi người, nhà vua cần phải dùng tín ngưỡng, dùng đạo giáo làm chiêu bài để thu phục nhân tâm. Lúc nhân tâm chia rẽ, cũng nên đề xướng ra những đại công trình để mọi người có mấu chốt mà bám víu, có lý do để đồng lao, cộng tác.
- Hào từ và ý nghĩa:
* Hào 1 - Bắt đầu thời kỳ hoán. Sự ly tán vừa chớm nở, cần phải được ngăn chặn ngay.
* Hào 2 - Sống trong thời kỳ Hoán tán, chia ly, 2 cách:
a). Phải có một lý tưởng để bám víu, lý tưởng đó là niềm tin nơi con người;
b). Phải biết dựa nương vào người khác. Hào ở giữa quẻ Khảm, tức ở giữa cơn nguy hiểm, nên phải nương tựa Hào Sơ (Vây cánh, nhóm)
* Hào 3: Sinh ra chia rẽ là lòng vị kỷ => Cần phải diệt trừ lòng vị kỷ (là quên mình vì người). Có vậy mới khỏi hối hận, phàn nàn.
* Hào 4: Nạn bè phái - Trước hết phải dẹp nạn này, mới là vẹn hảo, toàn dân mới trở thành một khối duy nhất, bao la hơn, vĩ đại hơn.
* Hào 5: Lãnh đạo phải ban bố những mệnh lệnh mạnh mẽ, mà còn phải biết tung tiền tài, phát của cải, lúa gạo, để thu phục nhân tâm nữa
* Hào 6: Phải làm sao tránh được điều họa hại, sự tàn sát lẫn nhau, sự lưu huyếtcũng như đánh tan được mọi sự hãi hùng. (Nguồn: Hạ Kinh - Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê)

+ Hạ Trí hay chỉ trích có các tính chất (CTHNM, 231):
1. Kiêu hãnh – Chính là sự thỏa thích của trí óc, làm cho thể trí trở thành chướng ngại cho sự kiềm chế linh hồn.
2. Tính phân biệt, chia rẻ – Chính là thái độ cách ly, nó làm cho thể trí thành chướng ngại đối với các liên hệ tập thể chính đáng.
3. Tàn bạo – Vốn là sự thỏa thích với các phương pháp của phàm ngã, nó làm cho trí óc trở thành dụng cụ của ý thức quyền lực
+ Hạ trí thuộc phàm ngã tương ứng với Cung 5: Kiến thức, tức Cung của trí tuệ phân tích. Nhà khoa học là gương mẫu điển hình của loại hình này.

Hạ trí chịu trách nhiệm về khả năng nhận thức của chúng ta. Gồm việc suy nghĩ, suy luận, phân tích, so sánh, học tập, hình dung và phân biện. Tất cả các hoạt động thông thường của não bộ thuộc về trí cụ thể. Não bộ - Thành phần của thể xác và nó không suy nghĩ. Nó đơn giản là một công cụ tinh tế nhất đáp ứng với hoạt động của thể trí và chuyển nó thành hành động trong cõi hồng trần.

+ Thể hạ trí: (Facebook TT Học: Cõi hạ trí, hay cõi Devachan, hay cõi Thiên đường)

+ Thể hạ trí - Chất trí mà một con người cá biệt có thể sử dụng và tạo ấn tượng, tạo thành thể thứ tư của một loạt các bộ máy dành cho linh hồn. Đồng thời, đừng nên quên rằng 4 thể này tạo ra một bộ máy duy nhất. (CTNM, 3)

+ Với thể xác và thể cảm dục, chỉ có vật chất của 5 cõi phụ cao (các cõi theo thứ tự của chúng), vì vật chất của hai cõi phụ thấp nhất thì quá thấp đối với deva hoặc cơ thể con người, chúng đã chi phối trong Thái Dương Hệ thứ 1.

+ Thể hạ trí là thể đầu tiên mà chúng ta thấy có vật chất của tất cả các cõi phụ.

+ Thể hạ trí được cấu tạo bằng 4 loại tinh chất mà thôi, còn thể cảm dục và thể xác được tạo thành bằng 7 loại. (LVLCK, 576, 1098)

+ Thể hạ trí có dạng hình trứng, bao quanh thể xác và trải rộng nhiều hơn ra khỏi thể xác …, qua hình trứng đó luôn luôn có các hình tư tưởng thuộc nhiều loại khác nhau chạy quanh (đó là các tích chứa của thể trí con người và các tư tưởng của những kẻ chung quanh y) khiến cho hạ trí hình trứng này bị nhuốm sắc thái của các thu hút mạnh mẽ và bị đa dạng hóa bằng nhiều dạng hình học, tất cả đều ở tình trạng thay đổi liên tục hay chạy quanh. (TVTTHL, 95)

* HẠ TRÍ_(LVHLT, 80)

+ Hạ trí, tự bản thân nó, cống hiến cơ hội cho một luận đề rất dài, nhưng ở đây sẽ là đủ để đưa ra một vài cách thức mà nó gây cản trở cho những giống dân vốn tiêu biểu cho nó nhiều nhất.
a/ Bằng hoạt động mãnh liệt và hành động bị kích thích, nó ngăn cản dòng chảy xuống (downflow) của cảm hứng từ trên cao. Nó hoạt động như một bức màn tối ngăn chận sự giác ngộ cao siêu. Chỉ nhờ sự vững vàng và sự yên tĩnh ổn định mà sự tỏ ngộ mới có thể thẩm thấu, xuyên qua các thể cao, đến được bộ não vật chất và nhờ thế sẵn sàng cho việc phụng sự thực tế.
b/ Sự minh triết của Tam Thượng Thể (Triad) tồn tại cho việc sử dụng của phàm nhân, nhưng bị chận lại bởi những sự tìm tòi (disquisitions) của hạ trí. Khi ngọn lửa của thể trí cháy quá mãnh liệt, nó tạo nên một luồng chống lại với dòng giáng lưu cao siêu, và ép buộc lửa dưới thấp vào lại nơi trú ẩn. Chỉ khi nào ba luồng hỏa gặp nhau, nhờ sự điều chỉnh của ngọn lửa trí tuệ ở giữa, ánh sáng đầy đủ mới có thể đạt được, và toàn bộ cơ thể mới tràn đầy ánh sáng, ngọn lửa từ bên trên – tức ánh sáng của Tam Thượng Thể − ngọn lửa của phàm ngã – tức kundalini – và ngọn lửa của trí tuệ, − tức manas vũ trụ − phải gặp nhau trên bàn thờ. Trong sự hiệp nhất của chúng xảy ra việc thiêu rụi tất cả những gì cản trở và sự giải thoát được hoàn thành.
c/ Bằng sự phân biện – một năng lực của thể trí cụ thể (hạ trí) – các thể thấp được huấn luyện thuật phân biệt ảo giác với trung tâm của thực tại; cái chân với cái giả; ngã với phi ngã. Vì vậy, tiếp theo đó là một giai đoạn phải được vượt qua, trong đó sự chú ý của Chân Ngã (Ego) nhất thiết được tập trung vào phàm ngã và các hiện thể của nó, và trong đó, sự rung động của Tam Thượng Thể, các định luật liên quan đến sự tiến hóa đại-thiên-địa, và việc chinh phục lửa cho việc sử dụng của Thánh Linh (Divine), phải tạm thời hoãn lại. Khi con người nhanh chóng nhìn thấy sự thật trong tất cả những gì mà y tiếp xúc, và tự động chọn sự thực hoặc điều chân, lúc đó y học kế tiếp bài học về hành động đầy niềm vui, và con đường của toàn phúc sẽ mở ra trước mắt y. Khi điều này xảy ra như vậy, con đường huyền bí học trở thành thích hợp cho y, vì hạ trí đã được dùng vào mục đích của nó, và đã trở thành khí cụ của y chớ không còn là chủ của y nữa, kẻ thể hiện của y chứ không phải là kẻ ngăn trở (hinderer) y nữa.
d/ Trí cụ thể còn cản trở theo một cách khác và bất thường hơn, và là cách mà môn sinh cũng không hiểu được khi lần đầu cố gắng để đặt chân trên con đường gai góc của sự phát triển huyền bí. Khi hạ trí bất trị và chi phối hoàn toàn phàm ngã, người tìm đạo không thể hợp tác với các sự sống (lives) khác và các đường lối tiến hóa khác nhau, cho đến khi lòng bác ái thay thế cho trí cụ thể (mặc dù y có thể, về mặt lý thuyết, hiểu được các định luật chi phối sự tiến hóa của Thiên Cơ, và sự phát triển của các thực thể thái dương khác ngoài Thánh Đoàn (Hierarchy) của chính y). Thể trí chia rẻ, còn lòng bác ái thì thu hút. Thể trí tạo ra một rào cản giữa một người và mỗi deva van cầu (suppliant). Lòng bác ái phá tan mọi rào cản, và dung hợp các nhóm khác nhau trong sự hợp nhất. Thể trí đẩy ra bằng một rung động mạnh mẽ dữ dội, vứt bỏ tất cả những gì được tiếp xúc, giống như một bánh xe thải ra tất cả những gì cản trở chu vi xoay tít của nó. Lòng bác ái tập hợp tất cả vào chính nó, và tiếp tục mọi thứ với chính nó, gắn kết các đơn vị riêng biệt thành một tổng thể đồng đều hợp nhất. Thể trí gây khó chịu qua nhiệt dồi dào riêng của nó, làm khô héo và đốt cháy cái gì đến gần nó. Lòng bác ái xoa dịu và chữa lành bằng sự giống nhau của nhiệt của nó với nhiệt trong những gì mà nó tiếp xúc, và phối hợp sự ấm áp và ngọn lửa của nó với sự ấm áp và ngọn lửa của các sự sống đang tiến hóa khác. Sau cùng, thể trí đập vỡ và phá hủy trong khi lòng bác ái tạo ra sự kết hợp và hàn gắn.

+ Có 3 nhóm trí tuệ mãnh liệt kích động bản chất dục vọng: Trí tuệ hướng nội - Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng - Hướng ngoại trí tuệ (Nguồn)

+ Đức Phật Gautama đã nói rằng Thể Trí có thể làm cho một Người thành một vị Phật hay một con Thú: Nơi người trung bình, thể trí được đồng hóa với ham muốn của thể cảm dục (kama), tạo thành bản chất tâm thông thấp. Người này đang nhìn xuống vào ngoại giới, liên tục tìm kiếm những cách thức để làm thỏa mãn những nhu cầu của y. Thể trí này không được tự do hành động theo ý nó. Nó bị buộc chặt với bản chất cảm dục. Nó là nô lệ của thể cảm dục này!

+ Thể Hạ Trí: Bốn cõi phụ dưới của cõi trí được gọi là hạ trí, hay là trí cụ thể. Với trí tuệ, chúng ta học, viết và liên hệ các tư tưởng với nhau, cũng như khi phân tích, giải toán, thu thập và xử lý dữ liệu, thì phần lớn chúng ta đang sử dụng hạ trí hay cái trí cụ thể này.
- Mảnh thông tuệ của linh hồn được cấy vào trong thể trí của con người. Nó là công cụ mà qua đó sự Tự Thực Chứng được thành tựu.
- Và Hạ Trí thì Không Ổn Định và Chưa Được Huấn Luyện, và phần lớn còn Chưa Ý Thức hoặc Vô Minh.
- Hạ trí được xây dựng trên cơ sở không chính xác và liên tục thay đổi. Nó hiếu động, chuyển động không ngừng. Nó có thể được ví như một ngọn lửa nến bị phơi bày, dễ bị những cơn gió của hoàn cảnh tấn công, lập lòe, dao động, làm mồi cho những hoàn cảnh bên ngoài. Sự di chuyển không ngừng nghỉ của thể trí và sự huyên thuyên không ngừng trong trí là vấn đề lớn đối với Chân Thần, vì ảnh hưởng phát ra của nó bị mất đi như trong những cơn sóng bập bềnh của một hồ nước bẩn (thể trí không thanh khiết), bị thôi thúc bởi những niềm tin tiêu cực trong tiềm thức. Khi thể trí liên tục chất đầy những tư tưởng thấp kém, thì sự rung động của nó thấp và thô.

1. Hạ trí cụ thể tức nguyên khí lý luận. Các tiến trình giáo dục công khai bàn đến trạng thái này của con người.

2. Hạ trí hay trí cụ thể, là trạng thái cao nhất của phàm ngã.(GQ1.3_GT Cung 5):

Xem hình ảnh 4 cõi thấp - Hạ trí
Xem:  Xem Rộng Trí Tuệ là Cung 1 – 4 – 5
Xem: TH về Cõi trí, Thể trí (Thượng, hạ trí), Cung Thể Trí
Xem:  Rối loạn Chia rẽ, Kích thích, Tích hợp và cách chữa trị
Xem: TH về Trí tuệ, Cung Thể Trí Và Cõi Trí (Hạ Trí và Thượng Trí)

+ Thanh luyện thể hạ trí:   Đây là kết quả của cách làm việc chuyên cần và sự phân biện. Cần phải có 3 điều trước khi đạt đến cõi của vi tử thường tồn hạ trí (tức cõi phụ thứ tư của cõi trí–ND), và trước khi tâm thức của linh hồn thể (tâm thức đầy đủ của Thượng Ngã)

+ Ngài Bồ Tát Địa Tạng: Quý vị sẽ hỏi: “Tôi tưởng rằng chỉ có các bồ-tát đến từ tám hướng và phương trên. Nhưng cũng có bồ-tát đến từ phương dưới hay sao?”
Vâng, đó là Địa Tạng Bồ-tát chẳng hạn. Ngài đặc biệt chăm sóc mọi chúng sinh ở cõi ta-bà và các cõi giới ở phương dưới.
Bồ-đề tát-đỏa là người đã tự giác ngộ và giác ngộ cho mọi chúng sinh. Chính họ cũng là một hữu tình cũng giống như mọi chúng sinh khác, nhưng là người đã đạt được giác ngộ.
Bồ-tát là người đã tự mình tu tập giác ngộ và có năng lực giác ngộ cho người khác. Họ có thể làm lợi lạc cho chính mình và lợi lạc cho mọi loài chúng sinh. Nhưng họ chưa chứng quả vị Phật nên được gọi là bồ-tát. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1)

+ Công đức lế lạy ngài Địa Tạng Bồ Tát: Trong Kinh nói ngài Địa Tạng Bồ Tát "là mẹ" vô lượng chư Phật, hiểu là rất nhiều đức phật thành đạo đều do Bồ Tát Địa Tạng dạy bảo. Cho nên lễ lạy xưng danh cúng dường Địa Tạng Bồ Tát được nhiều công đức nhất, hơn cả Phổ Hiền Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Trí Bồ Tát ..., sự khác biệt là do mỗi chúng sanh chúng ta đều có duyên sâu với đức Bồ Tát Địa Tạng, vì ngài đã thành đạo Bồ tát quá lâu xa. (Nguồn: PS Định Hoằng giảng phút 119)

+ Lợi ích khi nghe, nhìn, đọc hay lễ lạy Địa tạng Vương Bồ tát cũng đều được lợi ích. Lợi ích với Thiên nhân cũng rất viên mãn:
- Chúng sanh trong Lục Đạo lúc sắp mạng chung mà được nghe một tiếng danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng thoáng qua lỗ tai, thì các chúng sanh đó vĩnh viễn không còn phải trải qua nỗi khổ nơi Tam Ác Đạo nữa. Huống chi là lúc sắp mạng chung, cha mẹ cùng hàng quyến thuộc đem nhà cửa, tài vật, của báu, y phục v. v... của người sắp chết đó mà đắp, vẽ hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng, hoặc làm cho người bệnh lúc chưa chết, được mắt thấy tai nghe, biết rằng hàng quyến thuộc đem nhà cửa, vật báu v. v... vì mình mà đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng; người đó nếu do nghiệp báo phải chịu bệnh nặng, thì nhờ công đức này liền được khỏi bệnh, tuổi thọ thêm lâu dài. Còn nếu người đó nghiệp báo sanh mạng đã hết, đáng phải chịu tất cả tội chướng, nghiệp chướng, và đọa vào đường ác, song nhờ công đức này nên sau khi mạng chung liền được sanh vào cõi trời, cõi người, hưởng sự vui thù thắng vi diệu, tất cả tội chướng đều được tiêu trừ.”....

- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói tiếp: “Lại nữa, này Bồ Tát Quán Thế Âm! Ta lại nói cho các ông nghe về một cảnh giới không thể nghĩ bàn nữa. Vào đời vị lai, nếu có kẻ nam người nữ nào, hoặc lúc còn bú mớm, hoặc lúc lên ba tuổi, năm tuổi, mười tuổi trở xuống mà chết mất cha mẹ - cha mẹ đã qua đời hoặc bị mất tích, cho đến chết mất anh em chị em - có anh em trai hay chị em gái bị chết hoặc thất lạc, người đó khi khôn lớn thường nhớ tưởng đến cha mẹ cùng hàng quyến thuộc, song không rõ họ lạc vào chốn nào, sanh về thế giới nào, hoặc sanh trong cõi trời nào.” Đến tuổi trưởng thành, người đó thường nhớ nghĩ và thắc mắc không biết cha mẹ, anh em, chị em cùng các thân quyến của mình đang trôi nổi lưu lạc ở nơi nào trong sáu nẻo đường—chẳng rõ họ được sanh thiên, được làm người, hoặc bị chuyển làm thân A-tu-la, ngạ quỷ, súc sanh, hay đọa địa ngục. ...
Bất luận là nghe được danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng hay trông thấy hình tượng của Ngài, người đó đều thiết tha chiêm lễ cúng dường, thì quyến thuộc của người đó, giả dụ vì nhân duyên nghiệp chướng và căn cứ theo tội chướng mà họ đã tạo ra thì họ phải bị đọa lạc trong bốn đường ác—A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh—phải trải qua đến không biết bao nhiêu đại kiếp mới được giải thoát, thì giờ đây, nhờ vào công đức đắp vẽ và chiêm lễ hình tượng Bồ Tát Địa Tạng của người đó, họ sẽ được thoát khỏi mọi nghiệp tội, được sanh trong cõi người hoặc cõi trời, hưởng thọ sự vui sướng thù thắng nhất, vi diệu nhất.

- “Như người đó lại có thể trong 21 ngày nhất tâm chiêm lễ hình tượng Bồ Tát Địa Tạng và niệm danh hiệu của Ngài đủ một vạn biến, thì sẽ được Bồ Tát hiện thân vô biên, mách bảo người đó cõi giới mà hàng quyến thuộc đã sanh về; hoặc trong giấc mộng, Bồ Tát hiện đại thần lực, đích thân dắt người đó đến các thế giới để thấy hàng quyến thuộc của mình.

- Nếu người đó lại có thể mỗi ngày đều niệm danh hiệu Bồ Tát 1000 biến, luôn đến 1000 ngày, thì người đó sẽ được Bồ Tát sai các quỷ thần và thổ địa sở tại hộ vệ trọn đời, hiện đời y phục thức ăn dư dật, không có các thứ bệnh khổ, cho đến các hoạnh sự còn không hề vào đến cửa, huống nữa là đến nơi thân! Người đó rốt ráo sẽ được Bồ Tát xoa đảnh thọ ký cho.”

- Vào đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào muốn phát lòng từ rộng lớn để cứu độ tất cả chúng sanh, muốn tu Đạo Bồ Đề Vô Thượng, muốn ra khỏi Tam Giới; những người đó thấy hình tượng Bồ Tát Địa Tạng cùng nghe danh hiệu, rồi chí tâm quy y, hoặc đem hương hoa, y phục, vật báu, đồ ăn thức uống để cúng dường chiêm lễ, thì điều nguyện cầu của các thiện nam thiện nữ đó sẽ chóng được thành tựu, vĩnh viễn không bị chướng ngại.”

-  Vào đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào muốn cầu trăm ngàn vạn ức điều nguyện, trăm ngàn vạn ức sự việc về hiện tại cùng vị lai, thì nên chỉ quy y, chiêm lễ, cúng dường, ngợi khen hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng; thì các điều sở nguyện sở cầu như thế tất đều thành tựu cả.

- Nếu lại cầu mong Bồ Tát Địa Tạng, đấng đầy đủ lòng đại từ bi, mãi mãi ủng hộ cho mình, thì người đó trong giấc chiêm bao liền được Bồ Tát xoa đảnh thọ ký cho.”

- Vào đời vị lai, nếu có người thiện nam kẻ thiện nữ nào đối với kinh điển Đại Thừa sanh lòng trân trọng thâm sâu, phát tâm không nghĩ bàn muốn đọc, muốn tụng, dầu gặp được bậc minh sư dạy bảo cho thành thục, song đọc rồi lại quên, trải đến cả tháng, cả năm vẫn không đọc tụng được; những kẻ thiện nam này vì có nghiệp chướng đời trước chưa trừ sạch, cho nên đối với kinh điển Đại Thừa không có tánh đọc tụng. “Những hạng người này, khi nghe danh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát cùng thấy hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát, thì nên đem hết bổn tâm mà cung kính bày tỏ; rồi dùng hương hoa, y phục, đồ ăn thức uống, cùng tất cả đồ chơi cúng dường Bồ Tát. Lại đem một chén nước trong đặt trước Bồ Tát một ngày một đêm, sau đó chắp tay thỉnh để uống, mặt day về hướng Nam; khi nước sắp vào miệng phải chí tâm trịnh trọng. Uống nước xong, phải kiêng cữ ngũ tân, rượu, thịt, tà dâm, vọng ngữ và các việc giết hại trong bảy ngày hoặc hai mươi mốt ngày. Những người thiện nam thiện nữ này, trong giấc chiêm bao sẽ thấy Bồ Tát Địa Tạng hiện thân vô biên đến chỗ họ ở mà rưới nước quán đảnh cho. Những người này thức dậy liền được thông minh, các kinh điển một phen lọt vào nhĩ căn thì liền nhớ mãi, không còn quên một câu kinh hay một bài kệ nữa!”

- Vào đời vị lai, nếu có những người nào ăn mặc không đủ, cầu gì cũng trái nguyện, hoặc nhiều bệnh tật, hoặc nhiều sự hung suy, nhà cửa không yên ổn, quyến thuộc bị phân tán, hoặc các hoạnh sự cứ xảy đến làm thiệt thân, khi ngủ thường mộng thấy điều kinh sợ; những người như thế, khi nghe danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng, thấy hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng, mà chí tâm cung kính niệm đủ một vạn biến, thì những sự không như ý sẽ tiêu sạch lần lần, liền được an vui, đồ ăn mặc dư dật, cho đến trong giấc mộng thảy đều an vui.”

- Vào đời vị lai, nếu có người thiện nam thiện nữ nào, hoặc vì việc làm ăn sinh sống, hoặc vì việc công chuyện tư, hoặc vì sự sanh sự tử, hoặc vì việc khẩn cấp, phải vào rừng lên núi, qua sông vượt biển, cho đến gặp nước lớn hoặc đi ngang hiểm đạo; người đó trước tiên nên niệm danh hiệu của Địa Tạng Bồ Tát một vạn biến, thì đi qua nơi nào cũng có các vị quỷ thần hộ vệ, đi đứng nằm ngồi mãi mãi được an lạc, cho đến dẫu gặp cọp, sói, sư tử... cùng tất cả mọi thứ độc hại, cũng đều không thể làm thương tổn đến được. (Nguồn: Kinh Địa Tạng - Phẩm 12: Thấy nghe được loại ích)

+ Hỏi đáp về lợi ích đọc tụng, thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát tuyệt hay:

Vạn sự việc trên đời, gần gũi với chúng sinh như ốm đau, bệnh tật, tổn thọ, sinh đẻ, phá ác nghiệp chướng, ....đều có hiệu nghiệm nhiệm mầu với người tu - trị tụng Kinh .... (Nguồn: Hỏi Đáp về Địa Tạng Bồ Tát)

+ Lễ 6 phương - Đức Phật dạy:
1. Phương đông - Cha mẹ, con:
- Con làm 5 việc: Một là phụng dưỡng cha mẹ. Hai là làm công việc thay cha mẹ. Ba là gìn giữ gia phong. Bốn là khéo quản trị tài sản thừa kế. Năm là tạo phước hồi hướng.
- Cha mẹ làm 5 việc: Một là ngăn con không làm điều ác. Hai là dạy con làm việc lành. Ba là hướng dẫn nghề nghiệp. Bốn là tác thành gia thất. Năm là trao tài sản thừa kế khi thích hợp. Đây là đạo nghĩa cha mẹ con cái.
2. Phương nam - Thầy Trò
- H
ọc trò làm 5 việc: Một là giữ lòng kính trọng. Hai là quan tâm săn sóc. Ba là chăm chỉ học hành. Bốn là đáp ứng khi cần. Năm là hấp thụ những gì được truyền dạy.
- Thầy làm 5 việc: Một là dạy trò những chuyên môn của mình. Hai là dùng phương pháp dễ hiểu. Ba là không giấu nghề. Bốn là giới thiệu tiến thân. Năm là bố trí an toàn cho trò. Ðó là đạo nghĩa thầy trò.
3. Phương tây - Hôn phối:
- Chồng làm 5 việc: Một là đối xử hoà ái. Hai là không bạc đãi khinh khi. Ba là một dạ thủy chung. Bốn là giao quyền nội chính. Năm là tùy khả năng mua sắm tư trang cho vợ.
- Vợ làm 5 việc: Một là quán xuyến công việc gia đình. Hai là cư xử với hai họ một cách đồng đều. Ba là một lòng tiết hạnh. Bốn là gìn giữ tài sản. Năm là cần mẫn trong bổn phận. Ðó là cách lễ bái phương tây tức đạo nghĩa vợ chồng.
4. Phương bắc - Bạn bè:
- Mình làm 5 việc: Một là rộng rãi. Hai là nhã nhặn. Ba là quan tâm lợi ích của bạn. Bốn là đồng cam cộng khổ. Năm là thành thật.
- Bạn tốt làm 5 việc: Một là cảnh giác bạn trước những cám dỗ. Hai là giữ hộ tài sản khi bạn sa ngã. Ba là làm nơi nương tựa cho bạn lúc sa cơ. Bốn là không bỏ bạn lúc nguy biến. Năm là cư xử tốt với người thân của bạn. Ðó là đạo nghĩa bạn bè.
5. Phương dưới - Giúp việc:
- Chủ làm 5 việc: Một là không giao việc quá sức. Hai là trả thù lao tương xứng. Ba là chăm sóc khi đau yếu. Bốn là chia sớt món ngon vật lạ. Năm là không bắt làm việc quá giờ.
- Người giúp việc làm 5 việc: Một là thức trước chủ. Hai là ngủ sau chủ. Ba là không lấy những thứ không cho. Bốn là siêng năng làm việc. Năm là giữ tiếng tốt cho chủ. Ðó là đạo nghĩa chủ tớ.
6. Phương trên - Sa môn, cư sĩ:
- Cư sỹ làm 5 việc: Một là cử chỉ thân thiện. Hai là lời nói thân thiện. Ba là tư tưởng thân thiện. Bốn là luôn mở rộng cửa đón tiếp. Năm là cúng dường tứ sự.
- Với cư sĩ, sa môn làm 5 việc: Một là hướng dẫn cư sĩ xa điều ác. Hai là hướng dẫn cư sĩ làm việc lành. Ba là luôn cư xử với tâm từ ái. Bốn là giảng giải đạo lý tường tận. Năm là chỉ đường an vui đời sau. Ðó là đạo nghĩa tăng tục.
+ Sin Ga La bày tỏ niềm hoan hỷ: Thật vi diệu, bạch đức Thế Tôn .... (Nguồn: Kinh Đảnh Lễ Sáu Phương)

+ Muốn đi về Các Phương: Lễ bái Phật khi Xuất hành đi về các phương đều được bình an, vạn sự cát tường như ý

Phật bảo Diện Thiện Duyệt:
- Hãy lắng nghe kỹ, lãnh thọ kỹ, khéo ghi nhớ và hành trì, Ta sẽ vì ông thuyết pháp ủng hộ.
Khi ấy đồng tử thơ ấu họ Thích vâng theo lời dạy và lắng nghe. Phật bảo:

- Phương Đông, cách đây hơn tám ngàn vạn ức na-thuật cõi Phật, có thế giới tên là Bạt Chúng Trần Lao, đức Phật cõi đó hiệu là Đẳng Hành Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Người nào muốn đi đến phương Đông, trước tiên nên cúi đầu quy y cúng dường Phật ở phương Đông, thì sẽ không còn sợ hãi và chẳng ai còn dám xâm phạm, nhiễu hại. Có ưa thích đi và có sự khởi hành thì chắc chắn sẽ được như nguyện, tâm chí chưa từng rối loạn và như tâm chí đã nghĩ liền được thành tựu.

- Phương Nam, cách đây hơn mười ức trăm ngàn cõi Phật có thế giới tên là Tiêu Minh Đẳng Yếu Thoát, đức Phật cõi đó hiệu là Sơ Phát Tâm Niệm Ly Khủng Úy Quy Siêu Thủ Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác, hiện đang thuyết pháp. Người nào muốn đi đến phương Nam, nên từ xa cúi đầu quy mạng đức Phật kia rồi mới khởi sự ra đi, một lòng nhớ nghĩ, ý không lìa Phật thì không còn sợ hãi, không gặp hoạn nạn.

- Phương Tây, cách đây hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên là Thiện Tuyển Trạch, đức Phật đó hiệu là Kim Cang Bộ Tích Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Người nào muốn đi đến phương Tây, trước tiên nên giảng thuyết và tư duy về pháp Bổn tịnh, hoàn toàn không còn sở kiến, không khởi, không diệt, thanh tịnh, vắng lặng và trước hết nên cúi đầu đảnh lễ đức Phật cõi đó, nhất tâm quy y rồi mới khởi sự ra đi, thì chắc chắn không còn sợ hãi, không gặp hoạn nạn.

- Phương Bắc, cách đây hơn hai vạn cõi Phật có thế giới tên là Giác Biện, Phật hiệu là Bảo Trí Thủ, Như Lai, Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Người nào muốn đi đến phương Bắc, bắt đầu ngay nơi nhà, cúi đầu đảnh lễ quy y đức Phật kia rồi mới khởi sự ra đi thì chắc chắn không còn sợ hãi và không gặp hoạn nạn.

- Phương Đông-bắc, cách đây hơn trăm vạn ức cõi Phật có thế giới tên Trì Sở Niệm, đức Phật cõi đó hiệu là Hoại Ma Mạn Độc Bộ Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Lại Như Lai kia đi đến dưới gốc cây Bồ-đề, vừa mới ngồi, nhất tâm, liền khuyến hóa các ma quyến thuộc và các thiên ma ở thế giới tam thiên đại thiên, đều an lập họ nơi Bất thối chuyển, sẽ thành đạo Chánh chơn Vô thượng. Đây là khi Như Lai đến dưới gốc cây Bồ-đề cảm hóa được. Người nào đi đến phương Đông-bắc, nên từ xa cúi đầu quy y đức Phật kia rồi sau mới đi, thì ngay nơi chỗ ở đạt được an ổn, chắc chắn không còn sự sợ hãi.

- Phương Đông-nam, cách đây hơn hai hằng hà sa các cõi Phật, có thế giới tên là Thường Chiếu Diệu, đức Phật đó hiệu là Sơ Phát Tâm Bất Thối chuyển Luân Thành Thủ Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Như Lai đó khi còn làm Bồ-tát thường chỉ dạy mọi người thực hành nghĩa “Bất thối chuyển luân” là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định bất lọan, thành tựu trí tuệ. Đây là do Như Lai khi còn làm Bồ-tát cảm hóa được. Người nào đi về phương Đông-nam, trước hết nên cúi đầu, năm vóc gieo sát đất, nhất tâm quy mạng rồi sau mới đi thì không còn sợ hãi .

- Phương Tây-nam, cách đây hơn tám vạn cõi Phật có thế giới tên là Phú Bạch Giao Lộ, đức Phật đó hiệu là Bảo Cái Chiếu Không Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Người nào đi về phương Tây-nam, trước hết nên cúi đầu đảnh lễ đức Như Lai kia, từ xa đem hoa rải dâng, niệm nơi tướng không, rồi sau mới đi thì không còn sợ hãi .

- Phương Tây-bắc, cách đây hơn sáu hằng hà sa cõi Phật, có thế giới tên là Trụ Thanh Tịnh, đức Phật đó hiệu là Khai Hóa Bồ-tát Như Lai Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Quốc độ của đức Phật đó thanh tịnh trong sạch, cũng không có ái dục, không có người nữ, xa lìa năm món dục. Người nào đi đến phương Tây-bắc, trước hết nên đảnh lễ đức Phật kia, tự quay về sám hối lỗi lầm, tịnh tu phạm hạnh rồi sau mới ra đi thì không còn sợ hãi.

- Phương dưới, cách đây hơn chín mươi hai cai cõi Phật, có thế giới tên là Niệm Vô Đảo, đức Phật đó hiệu là Niệm Sơ Phát Ý Đoạn Nghi Bạt Dục, Như Lai, Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Người nào khi muốn ngồi, hoặc ban đêm khi nằm, niệm Như Lai kia, cúi đầu quy y, thường dùng niệm từ khắp cứu giúp chúng sanh rồi sau mới ngồi hay nằm thì không còn sợ hãi, nguyện cầu điều gì chắc chắn được kết quả.

- Phương trên, cách đây hơn sáu mươi hằng hà sa các cõi Phật, có thế giới tên Ly Chư Khủng Cụ Vô Hữu Xứ Sở, đức Phật đó hiệu là Tịnh Minh Đẳng Siêu Vương Như Lai, Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện đang thuyết pháp. Người nào từ chỗ ngồi đứng dậy thường hay đảnh lễ đức Phật kia, quy y cúng dường, thường ôm ấp lòng từ, thương xót chúng sanh rồi sau mới đứng dậy đi thì không còn sợ hãi, tại chỗ đi đến được an lành vui vẻ. Do niệm như vậy nên thường được ủng hộ.

- Ông nên lãnh thọ kỹ danh hiệu chư Phật này và phụng trì, tư duy, nhớ mãi trong lòng thì chỗ muốn đi đến chắc chắn không gặp nguy khó.

Phật bảo đồng tử:

- Kinh này tên là “Diệt trừ tối tăm trong mười phương” ....

- Giả sử có người lãnh thọ kinh điển này rồi, hành trì đọc tụng và giảng thuyết cho người khác đầy đủ hoàn toàn không thiếu sót thì sẽ mau được thành tựu sở nguyện. Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di thọ trì kinh này và đọc tụng thì hoàn toàn không còn sợ hãi. Nếu đến chỗ quan huyện không bị xâm tổn. Nếu đi giữa giặc giã oán thù không bị nguy hại. Nếu đi trong lửa dữ, lửa dữ liền diệt. Nếu đi trong nước, hoàn toàn không bị chết chìm. Trời, rồng, quỷ thần, A-tu-luân, Ca-lưu-la, Chơn-đà-la, Ma-hưu-lặc, ác thần, ác ma và các chúng quỷ thần, nhơn, phi nhơn khác không dám xúc phạm. Các loài sư tử, hổ lang, mãnh thú, hùng bi không dám đến gần. Ngạ quỷ Võng lượng và quỷ Phản túc, các quỷ Hổn biên không thể nhiễu hại, cũng không có sự sợ hãi. Nếu một mình ở chỗ vắng vẻ, đồng trống, dưới gốc cây, chỗ đất trống, tức là nơi Như Lai tạo lập và đang ủng hộ.
Nếu tộc tánh tử, tộc tánh nữ (Thiện nam, Tín nữ) nào lãnh thọ kinh điển này rồi thọ trì đọc tụng, biên chép quyển kinh thì đã từng cúng dường chư Phật quá khứ, trồng các cội công đức và các công đức đã làm sắp hoàn thành.(Nguồn: Diệt trừ tối tăm trong mười phương)

Miêu tả đơn thuần giáp mộc

+ Chín Pháp Giới chúng sanh: Trong số các chúng sanh tại chín pháp giới: Hàng (1)Bồ-tát, (2) Duyên-giác,(3) Thanh-văn, (4) trời, (5) a-tu-la, (6) người, (7) súc sanh, (8) quỷ đói, (9) địa ngục), có chúng sanh thông minh và có chúng sanh ngu si. Chỉ riêng (10) Phật, vì có trí huệ đại viên kính nên hoàn toàn là thông minh và không có ngu si vô minh. (Xem thêm Chín Pháp Giới chúng sanh đều điên đảo)

+ Các Giai Vị: Chư Phật được gọi là Diệu giác, và chư Bồ-tát được gọi là Đẳng giác; Bồ-tát cũng có đủ năng lực đạt đến Diệu giác. Có năm mươi lăm giai vị[52] từ Thanh văn, Bồ-tát thẳng đến quả vị Diệu giác. Năm mươi lăm giai vị sẽ được giảng giải trong phần sau của Kinh văn.

+ Các Quả vị và Hàng thừa: Thanh Văn là tiểu thừa. Bích Chi Phật là trung thừa. Bồ Tát là đại thừa/
"Không có vô minh, cũng không tận hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết".
Đây là thuyết về lý mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên này là tu theo thừa Duyên Giác. Có mười hai loại duyên làm trợ duyên, tức trợ giúp con người sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Các ngài Duyên Giác do tu pháp mười hai nhân duyên mà hiểu rõ bao đạo lý nhân sanh, khai ngộ, chứng được quả Bích Chi Phật. Đó gọi là trung thừa. Thanh Văn là tiểu thừa. Bích Chi Phật là trung thừa. Bồ Tát là đại thừa.(Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

* Năm mươi hai Bồ-tát ở đây biểu tượng cho thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác – Năm mươi hai giai vị tu chứng của hàng Bồ-tát. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Quyển 5)

+ Hàng Hữu lậu: Trích Đức Phật giảng cho ngài A Nan trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật trả lời: Cũng là giúp cho hàng hữu lậu trong tương lai chứng được quả vị bồ-đề.
HT Tuyên Hóa giảng:
“Hàng hữu lậu trong tương lai” bao gồm cả chúng ta, những người đang ngồi học trong pháp hội nầy. Chúng ta bây giờ chính là “Hàng hữu lậu trong tương lai” được đề cập lúc ấy. Ai cũng phải trải qua quá trình “hữu lậutrước khi được công nhận là chứng được quả vị thứ tư của hàng A-la-hán. “Hữu lậu” có nghĩa là những điều sai lầm. Chẳng hạn, nếu có ai thích uống rượu, người ấy được gọi là tửu lậu, nếu có ai thích hút thuốc, người ấy được gọi là yên lậu, nếu có ai thích ăn ngon, người ấy được gọi là thực lậu, nếu có ai thích mặc đẹp, người ấy được gọi là y lậu. Nếu những ví dụ nầy chưa được rõ ràng, tôi sẽ nói theo cách khác. Nói chung, bất luận quý vị thích cái gì nhất thì đó gọi là lậu.
Quý vị sẽ có ý kiến: “Tôi thích ngồi thiền nhất, nên được gọi là thiền lậu chăng?”
Điều ấy khác hẳn. Thiền định giúp quý vị hướng thượng. Khi tôi nói đến cái gì quý vị thích nhất, đó là những thứ gì làm quý vị chìm đắm. Nếu quý vị thích những thứ khiến mình bị chìm đắm, thì đó gọi là lậu.
Hữu lậu không chỉ có nghĩa là những việc quý vị đã làm trong quá khứ. Nếu có một vọng niệm cứ khuấy động trong tâm, quý vị nghĩ rằng “ta vốn đã có sai lầm như vậy, nay ta đã thay đổi, nhưng ta vẫn nghĩ về nó và muốn tái phạm lại.” Đó là một ý tưởng hữu lậu. Nên nó thật là mãnh liệt. Lúc ấy quý vị chỉ biết để mặc cho vọng niệm khuấy động tâm mình, và quý vị sẽ bị chìm đắm. Còn nếu tâm quý vị bất động, thì quý vị sẽ được thăng hoa.
Quả vị thứ nhất, thứ hai, và thứ ba của hàng A-la-hán chưa được gọi là vô lậu, khi chứng được quả vị thứ tư của hàng A-la-hán rồi mới được gọi là vô lậu.
Làm sao để chứng được quả vị bồ-đề? Quý vị cần phải đạt được vô lậu. Nếu quý vị còn hữu lậu, thì không thể nào mong chứng được quả vị bồ-đề. Quý vị có muốn thử chẳng? Quý vị đã là kẻ hữu lậu vì quý vị đã thử từ vô thuỷ đến nay rồi. Thế nên đừng tiếp tục mê mờ nữa. Đừng hành xử như thể chưa từng bao giờ nghe tôi giảng, rồi cho rằng: “Có lẽ Sư phụ chẳng đề cập đến sai trái của mình. Ở đây có rất nhiều người nên chắc chắn sư phụ nói về một người nào đó. Lỗi lầm nhỏ nhặt của mình đâu có vấn đề gì nghiêm trọng. Ta còn yêu thích thói quen ấy và chưa muốn từ bỏ nó. Sao vậy? Vì sư phụ chưa đề cập đến mình. Có lẽ sư phụ nói đến người nào khác. "Nhưng quý vị không nên tự mình làm trò ngu xuẩn, vì quý vị sẽ đánh mất cơ hội thành Phật. Từ vô thuỷ đến nay, quý vị đã trôi lăn sinh tử trong cõi ta-bà nầy, sống rồi lại chết, chết rồi lại sống, lang thang mãi không thấy lối quay về. Thật là điên đảo. Nay quý vị đã gặp được Phật pháp, quý vị nên nhanh chóng quay đầu, dũng mãnh và tinh tấn thức tỉnh. Đừng tiếp tục rong ruổi lang thang mà quên đường về. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Hàng Tiểu thừa: Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn)

Hàng nhị thừa: Xe cừu và xe nai là dụ cho hàng Nhị thừa/ A La Hán. Xe trâu là dụ cho hàng Bồ-tát Đại thừa. Xe trâu trắng lớn là dụ cho Phật thừa, có thể chuyên chở mọi chúng sinh vượt qua dòng chảy phiền não, từ bờ sinh tử bên nầy sang bờ niết-bàn bên kia.
Quả vị Hàng A La Hán: Sơ quả - Nhị Quả - Tam quả hữu lậu chưa giải thoát. Quả vị Tứ quả - Vô lậu, giải thoát. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 Chương II)

+ Hỏi: Quả vị La Hán và Bồ Tát khác nhau ra sao ?
Đáp: "La Hán và "Bồ Tát" đều là những tên gọi, bởi do trí huệ con người không giống nhau mà ra.
Bồ Tát thì muốn làm lợi ích cho kẻ khác, còn La Hán thì chỉ tu trì cho riêng mình; song đó chẳng qua chỉ là một giai đoạn của con đường tu. (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)

+ LINH HỒN và THỨC ĐẦU THAI: Linh Hồn theo Minh Triết Thiêng Liêng. Còn Thức Đầu Thai theo Phật giáo. Cả hai đều chỉ năng lượng gốc để từ đó có con người và nhân loại trên thế gian. Về bản chất không có mấy khác biệt.
* Có một số người nói là trong đạo Phật không có quan niệm về “Linh hồn.” Vậy có đúng không?
Đáp: Có lẽ là có một số người nói như thế. Nhưng những lời nói đó đâu có thể đại diện cho cả toàn thể Phật giáo được. Từ trước tới nay, tôi chưa nghe qua đạo lý này, mà tôi cũng là một phần tử của Phật giáo vậy. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 368)

+ Tam hồn trong con người (Three souls in man): Cần nên nhớ rằng, mọi quyền năng tâm thông là các quyền năng, năng lực và năng khiếu của Linh hồn Độc Nhất (One Soul), nhưng trong thời gian và không gian, một số trong chúng là các biểu hiện của động vật thức hay sinh hồn (animal soul), một số của nhân hồn (human soul) và một số của hồn thiêng liêng (divine soul). (TLHNM II, 559)

+ Sinh hồn (Animal soul) và Linh hồn (soul): Trong thiên nhiên, có loại thần lực (force) làm linh hoạt các giới dưới nhân loại, năng lượng phú linh hồn (ensouling energy), khi được kết hợp với năng lượng của vật chất và bản ngã (self), sẽ tạo ra mọi hình hài. Hiệu quả của việc liên kết (junction) này là đưa thêm vào trí tuệ còn phôi thai của chính vật chất một khả năng cảm thụ (sentiency) và khả năng đáp ứng tiềm tàng để tạo ra một cái gì đó nằm bên trong (subjective something) mà chúng ta gọi là sinh hồn. Sinh hồn tồn tại theo bốn mức độ hay bốn trạng thái cảm thức (sentient awareness):

1. Ý thức (consciousness) của giới khoáng vật.
2. Ý thức của giới thực vật.
3. Ý thức của giới động vật.
4. Ý thức của phàm nhân (animal form) mà chân nhân hoạt động thông qua đó, mà sau rốt chỉ là một bộ phận của nhóm trên dưới hình thức cao nhất.

Thứ đến là, có loại lực tâm thông (psychic force) vốn là kết quả của sự kết hợp của tinh thần với vật chất hữu cảm thức trong giới nhân loại, nó tạo ra một trung khu tâm thông (psychic centre) mà ta gọi là linh hồn của con người (soul of man). (LVHLT, 12)

+ Linh hồn và Nhân hồn: Cần phân biệt Linh hồn trên cõi của nó, liên quan đến mô tả trong các cõi cảm dục và trí tuệ. Đó là Nhân hồn - Linh hồn phân thân đi đầu thai.
* Phải nhớ rằng
không có cái nào trong số tên gọi này và các hoạt động này (Trên cõi cảm dục, cõi trí) liên quan đến linh hồn trên cõi riêng của nó (Chân Ngã – ND), mà chỉ có liên quan tới các nhân hồn (human souls) đang luân hồi trên cõi trần mà thôi. Điều này phải được nhấn mạnh, vì trên cõi riêng của mình, các Linh hồn của tất cả mọi người đều thoát khỏi ảo tưởng (illusion), và không linh hồn nào có thể bị hủy diệt, bị lừa dối cũng không bị lôi kéo. Đó chỉ là “những linh hồn trong ngục tù”, những linh hồn này bị lệ thuộc vào các hoạt động của các tà lực (forces of evil) và chỉ trong một kỳ hạn (LVHLT, 241)

+ Nhân hồn và hồn tinh thần: Khi hai giai đoạn của Nghệ thuật Từ Trần kết thúc, linh hồn thoát xác trở nên thoát khỏi sự kềm chế của vật chất; linh hồn này được thanh luyện (tạm thời bằng các giai đoạn hoàn trả và loại bỏ) khỏi mọi sự nhiễm trược (contamination) của vật chất. Đạt được điều này không phải qua bất cứ hoạt động nào của hồn trong hình hài (soul in form), tức nhân hồn, mà là do kết quả của hoạt động của linh hồn trên cõi riêng của nó (tức là Hồn Tinh thần trên cõi Thượng trí–ND), Hồn Tinh thần này đang tách ra một phần của chính nó mà chúng ta gọi là nhân hồn. Về cơ bản, chính công việc của hồn đang phù trì (overshadowing soul, tức là Hồn Tinh thần–ND) mới là thực hiện điều này chứ hồn trong phàm ngã (soul in personality, tức Nhân hồn–ND) không hề làm việc đó. Trong giai đoạn này, nhân hồn chỉ đáp ứng với lực kéo (pull) hay lực thu hút (attractive force) của hồn tinh thần (spiritual soul) khi hồn tinh thần – với ý định có cân nhắc – kéo nhân hồn ra khỏi các lớp vỏ giam nhốt của nó. Sau đó, khi các diễn trình tiến hóa nối tiếp và linh hồn ngày càng kềm chế phàm ngã, chính là phần hồn bên trong các lớp vỏ giam nhốt này mới sẽ tạo ra – một cách hữu thức và có chú tâm – các giai đoạn từ trần. Trong các giai đoạn trước, việc giải thoát này (release) chỉ được tạo ra với sự trợ giúp của hồn tinh thần đang phù trì (overshadowing spiritual soul). Về sau, khi con người đang sống trên cõi trần với tư cách là linh hồn (tức nhân hồn–ND)– với sự liên tục đầy đủ của ý thức – chính linh hồn (soul–tức Nhân hồn) sẽ tiến hành các tiến trình tách ra, và lúc bấy giờ sẽ (với mục tiêu có định hướng) “tiến lên chỗ mà từ đó linh hồn (nhân hồn–ND) xuất phát”. (CTNM, 409–410)

 + Nhân hồn tức là Chân Ngã (Ego), một biến phân của linh hồn thế gian (world soul), vốn dĩ tự biểu lộ như một Phàm ngã (một tương ứng với tinh linh của hành tinh) và sau cùng, như một hồn tinh thần (spiritual soul) (một tương ứng với Hành Tinh Thượng Đế). (CTHNM, 113)

+ Nhân hồn được tái hóa nhập (reabsorbed, được tái thu hút) vào đại hồn (oversoul) trước khi đầu thai trở lại. (CTNM, 396)

+ Nhân hồn được tái hóa nhập theo chu kỳ (periodically) vào hồn đang ứng linh (overshadowing soul). (CTNM, 433) 

+ Jivatma - Nhân hồn (human soul). Giáo Lý Bí nhiệm dạy rằng trong vòng tiến hóa hay  này trên hành tinh này, Jivatma – nhân hồn – trải qua 7 kiểu mẫu chính hay là “căn chủng”. (LVLCK, 121)

+ Trong đa số nhân loại, nguyên khí thứ năm, tức nhân hồn, vẫn còn chưa phát triển đầy đủ. (GLBN 3, 318) 

+ Thượng trí–Tuệ giác (Manas–Buddhi), Trí tuệ–minh triết (mind–wisdom) tự biểu lộ qua nhân hồn. (CTHNM, 281) 

+ Chân Ngã luân hồi (re-incarnating Ego) tức là nhân hồn, gọi theo An Giáo là thể nguyên nhân (causal body).  (CKMTTL,  136)

+ Thượng trí (higher manas) tức là nhân hồn. (LVLCK, 457)

+ Jivatma – nhân hồn. (LVLCK, 121)

+ Chân Ngã hữu thức (conscious Ego) tức là nhân hồn. (GLBN III, 97)

+ Nhân hồn: Linh hồn là thực thể có tri giác được tạo ra qua sự hợp nhất của Cha−Tinh Thần và Mẹ−Vật Chất.
- Giới thực vật: Đó là cái mà trong giới thực vật chẳng hạn, tạo ra sự đáp ứng với tia nắng mặt trời và việc nở ra của chồi búp;
- Giới Động vật: đó là cái mà trong giới động vật khiến cho nó thương yêu chủ của nó, đi săn mồi, và tuân theo cuộc sống bản năng của nó;
- Con người: đó là cái mà trong con người, nó làm cho y ý thức về môi trường chung quanh y và nhóm của y, nó khiến cho y sống cuộc đời của y trong ba cõi của sự tiến hóa bình thường của y như kẻ bàng quan, chủ thể nhận thức, diễn viên (actor).
=> Sau rốt chính điều đó khiến cho y phát hiện rằng linh hồn này nơi y vốn có hai phần (dual), phần kia của y đáp ứng với sinh hồn (animal soul), còn phần của y thì nhận ra hồn thiêng (divine soul) của mình. Tuy nhiên, vào lúc này, đa số con người sẽ được nhận thấy là đang hoạt động một cách đầy đủ, không hoàn toàn là sinh hồn, cũng không hoàn toàn là hồn thiêng, mà có thể được xem như nhân hồn (human souls). (LVHLT, 37)

+ Nhân hồn và hồn tinh thần: Khi hai giai đoạn của Nghệ thuật Từ Trần kết thúc, linh hồn thoát xác trở nên thoát khỏi sự kềm chế của vật chất; linh hồn này được thanh luyện (tạm thời bằng các giai đoạn hoàn trả và loại bỏ) khỏi mọi sự nhiễm trược (contamination) của vật chất. Đạt được điều này không phải qua bất cứ hoạt động nào của hồn trong hình hài (soul in form), tức nhân hồn, mà là do kết quả của hoạt động của linh hồn trên cõi riêng của nó (tức là Hồn Tinh thần trên cõi Thượng trí–ND), Hồn Tinh thần này đang tách ra một phần của chính nó mà chúng ta gọi là nhân hồn. Về cơ bản, chính công việc của hồn đang phù trì (overshadowing soul, tức là Hồn Tinh thần–ND) mới là thực hiện điều này chứ hồn trong phàm ngã (soul in personality, tức Nhân hồn–ND) không hề làm việc đó. Trong giai đoạn này, nhân hồn chỉ đáp ứng với lực kéo (pull) hay lực thu hút (attractive force) của hồn tinh thần (spiritual soul) khi hồn tinh thần – với ý định có cân nhắc – kéo nhân hồn ra khỏi các lớp vỏ giam nhốt của nó. Sau đó, khi các diễn trình tiến hóa nối tiếp và linh hồn ngày càng kềm chế phàm ngã, chính là phần hồn bên trong các lớp vỏ giam nhốt này mới sẽ tạo ra – một cách hữu thức và có chú tâm – các giai đoạn từ trần. Trong các giai đoạn trước, việc giải thoát này (release) chỉ được tạo ra với sự trợ giúp của hồn tinh thần đang phù trì (overshadowing spiritual soul). Về sau, khi con người đang sống trên cõi trần với tư cách là linh hồn (tức nhân hồn–ND)– với sự liên tục đầy đủ của ý thức – chính linh hồn (soul–tức Nhân hồn) sẽ tiến hành các tiến trình tách ra, và lúc bấy giờ sẽ (với mục tiêu có định hướng) “tiến lên chỗ mà từ đó linh hồn (nhân hồn–ND) xuất phát”. (CTNM, 409–410)

+ Sinh hồn (Animal soul)
Sinh hồn làm linh hoạt và đem sinh khí cho hình hài và tạo ra sự sống tạm thời của hình hài. Trong trạng thái vô thức (unconsciousness ), sinh hồn biết được đau đớn, khổ sở, những người trông nuôi bệnh nhân đều biết rõ điều này, nhưng không có cái đau đích thực (real pain) hay khổ đích thực (true distress) bởi vì Chân nhân, tức hồn tinh thần, đã xuất ra hoặc là bởi sự đau cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự), hay là bởi thuốc mê (narcotics). (CTNM, 346)
Sinh hồn tức là ý thức động vật (animal consciousness).

+ Tâm Thức Atlantis: Con người Tình cảm Vô ý thức

3. Bây giờ tiêu điểm chú ý của linh hồn – hoạt động xuyên qua con người đang tiến hóa từ từ, đang di chuyển vào thế giới của dục vọng. Các ham muốn không còn quá mơ hồ và phôi thai. Cho đến nay chúng vẫn quan tâm tới những thôi thúc hay khao khát cơ bản : đầu tiên là một sự thôi thúc để tự bảo toàn; sau đó là sự tự duy trì qua sự thôi thúc của sự sinh sản; và tiếp theo đến sự thỏa mãn về kinh tế. Ở giai đoạn này, chúng ta có tình trạng ý thức của người vị thành niên và người man dã non nớt.

4. Dần dần tâm thức bắt đầu đáp ứng với tác động của thể trí và với năng lực phân biệt và lựa chọn giữa những ham muốn khác nhau. Các thú vui tinh tế hơn bắt đầu thực hiện sự kêu gọi của chúng; những ham muốn của con người trở nên ít thô thiển và vật chất; ham muốn mới mẻ về cái đẹp bắt đầu xuất hiện, và một cảm giác mơ hồ về các giá trị thẩm mỹ. Tâm thức đang trở nên trí-cảm (kama-manasic) nhiều hơn, và toàn bộ xu hướng của các thái độ hàng ngày hoặc các phương cách sinh hoạt, và tính cách, bắt đầu mở rộng, khai mở, và cải thiện. Mặc dù hầu hết thời gian y vẫn bị dày vò bởi ham muốn vô lý, nhưng lĩnh vực của những thỏa mãn và những thôi thúc cảm giác của y rõ ràng là ít thú tính hơn và chắc chắn nhiều tình cảm hơn. Các tính khí và cảm xúc bắt đầu được nhận thấy, và một mong muốn mơ hồ đối với hòa bình và sự thôi thúc để tìm thấy cái mơ hồ được gọi là "hạnh phúc" bắt đầu tác động. Đó là tình trạng của quần chúng tại thời điểm hiện nay, những người vẫn còn bị chi phối chủ yếu bởi những ham muốn ích kỷ, và bởi những đòi hỏi của cuộc sống bản năng. Nhân loại trên địa cầu của chúng ta vẫn còn ở giai đoạn Atlantis.
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Tiếng nói vô thinh - TNVT - The voice of the silence: Tiếng nói vô thinh đối với bất cứ người nào là tiếng nói đến từ phần thâm sâu (the part) của người ấy vốn cao hơn nơi mà tâm thức của người này có thể đạt đến, dĩ nhiên tiếng nói đó thay đổi theo mức tiến hóa của người này. Đối với những ai còn hoạt động vì phàm ngã, thì tiếng nói của Chân Ngã là tiếng nói vô thinh, nhưng khi con người đã hoàn toàn chế phục được phàm ngã và làm cho phàm ngã hợp nhất được với Chân Ngã, để cho Chân Ngã có thể hoàn toàn hoạt động xuyên qua phàm ngã, thì tiếng vô thinh chính là tiếng của Linh Thể (Atma)- tức là tinh thần tam phân trên cõi Niết Bàn. Khi đạt đến trình độ này rồi thì vẫn còn có một tiếng nói vô thinh nữa – đó là tiếng của Chân Thần (monad) nơi cõi trên. Khi con người huyền đồng (identifies) Chân Ngã với Chân Thần và đạt đến Quả vị Chân Sư (Adeptship), thì con người vẫn sẽ tìm thấy một tiếng vô thinh từ bên trên xuống đến với Ngài, nhưng lúc ấy tiếng đó có lẽ sẽ là tiếng của một trong các Thiên Sứ (Ministers) của Thái Dương Thượng Đế (Deity), tức một trong các Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logoi) theo cách gọi dành cho các Ngài. Có lẽ đến lượt Hành Tinh Thượng Đế, tiếng vô thinh sẽ là tiếng của chính Thái Dương Thượng Đế (Solar Logos), và thậm chí, đối với Thái Dương Thượng Đế, nếu có một điều gì như là tiếng vô thinh, thì đó hẳn phải là tiếng của một Thượng Đế cao cấp hơn nữa. (GLTNVT, 63)

+ GLTNVT: Giảng Luận Tiếng Nói Vô Thinh

+ Phảm Phu Và Bồ Tát khác nhau: Là vì phàm phu khi hành động chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình, không nghĩ đến sự giúp đỡ cho người khác. Còn Bồ – tát thì chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác mà không nghĩ đến mình. Khác nhau là ở điểm này. Bồ – tát thì tự làm lợi ích cho mình còn lo làm lợi ích cho người khác. Tự giác ngộ mình xong rồi giúp cho người khác giác ngộ. Tự độ hoàn toàn, lợi tha hoàn toàn. ý nghĩa của chú Đại Bi mà tôi đang giảng cũng nằm trong đạo lý này vậy.(Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi)

 

+ Sách Chân Sư DK: Tháng 11/ 1919, tôi tiếp xúc với A.A.B.(Alice A. Bailey) và yêu cầu bà giúp tôi bằng cách viết ra cũng như lo việc xuất bản một số sách — theo trình tự phổ truyền chân lý — đã đến lúc cần được cho ra. Tôi giải thích cho bà hiểu rằng sự liên hệ bằng thần giao cách cảm (viễn cảm) là một điều đã được chứng minh và là một vấn đề đang được giới khoa học quan tâm nghiên cứu. - Các sách của Ngài:

1. Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thải Dương Hệ: Có mục đích khiến cho công chúng chú ý đến sự kiện thật về Đại Đoàn Chưởng Giáo (Đ.Đ.C.G).

2. Thư về Tham Thiền Huyền Môn: Các bức thư này đã chỉ ra một khảo hướng khá mới về tham thiền

3. Luận về Lửa Vũ Trụ (Càn Khôn): Quyển sách này triển khai giáo huấn đã đưa ra trong Giáo Lý Bí Nhiệm về 3 loại lửa — lửa điện, lửa thái dương và lửa ma sát. Nó cũng đưa ra chìa khóa tâm lý cho bộ Giảo Lý Bí Nhiệm và nhằm cung ứng tài liệu nghiên cứu cho những người đệ tử và các điểm đạo đồ ở cuối thế kỷ này và đầu thế kỷ tới, mãi đến năm 2025.

4. Luận về Chánh thuật/ Luận về Huyền Linh Thuật: Nhằm huấn luyện người chí nguyện thời nay trong việc kiểm soát thể cảm dục của mình, với sự trợ giúp của thể trí, vì đến lượt thể trí ấy lại được linh hồn soi sáng.

5. Bộ Luận về Bảy Cung - Gồm 4 tập:

5.1- Gồm 2 tập đầu: Tập 1 - Luận về 7 cung và Tập 2: 7 mẫu tâm lý của 7 cung (Tâm lý học nội môn)

5.2- Tập 3 - Chiêm Tinh Học Nội Môn: Khoa chiêm tinh mới trên căn bản là linh hồn chứ không phải phàm nhân.

5.3- Tập 4 - Trị liệu huyền môn: Vấn đề trị liệu, lập cầu Antahkarana để nối liền giữa Chân thần và phàm nhân. - Sách của A.A.B và Chân Sư DK kết hợp 1. Sách Ánh Sáng của Linh Hồn: Chân Sư dịch ra tiếng Anh các câu kinh Phạn ngữ của Patanjali, còn bà đóng góp phần luận giải, thỉnh thoảng bà cũng tham khảo ý kiến tôi để nắm chắc ý nghĩa.

+ Sách Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới (Không biết có trùng với sách Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thải Dương Hệ nêu trên hay không): Có cả một loạt mắt, và một số bạn đã đọc qua quyển Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên
Mới, tập 2. Trong quyển sách đó, Chân sư DK có đưa ra Sáu Công Thức (Con Mắt) cho các đệ tử sử dụng trước khi được điểm đạo lần tiếp theo, và trong Sáu Công Thức đó, Công Thức đầu tiên nói về một loạt các con mắt và các cách nhìn khác nhau của chúng (Anh Kiệt dịch tài liệu Thầy HT giải nghĩa sách của Chân Sư)

+ Sách của riêng Bà A.A.B: Bà chứng minh rằng 1 người có thể làm 1 công việc nhất định bằng quan năng thần thông mà vẫn có thể thật sự thông minh.

1. Tâm thức của Hạt Nguyên tử.

2. Linh hồn và các Thể.

3. Từ Trí tuệ đến Trực giác.

4. Từ Bethlehem đến Calvary.

Xem: Viễn cảm của AAB với CSDK và CSKH

Nguồn: Thư Của Chân Sư DK

Xem: về các Chân Sư Minh Triết

Xem: về các tác phẩm của Chân Sư DK  

+ Bố thí - Cúng dường - Cho đi là còn mãi: Lục độ là bố thí. Tiếng Sanskrit có nghĩa là ban tặng, cho. Có ba loại bố thí: tài thí, pháp thí và vô uý thí. Tài thí là ban tặng vật chất tài sản cho người khác để giúp họ thoát khổ. Giảng kinh và thuyết pháp là một dạng pháp thí. Bố thí sự không sợ hãi là khi có người sợ điều gì đó và quý vị nghĩ ra cách để khuyến khích họ khiến họ không còn lo sợ nữa.(HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4 - Chương II)

+ Bố thí: Xuất Tâm hoan hỷ mong cầu được Bố thí, cho dù Bố thí bất cứ vật gì đều có được công đức rất lớn. Một ví dụ sinh động và nhiệm mầu về câu truyện một cậu bé Xuất Tâm Bố thí khi gặp Đức Phật Kinh hành đến, cậu bé bốc một lắm đất dâng lên Ngài với Tâm lượng chân thành, Đức Phật đã nhận đất cho vào Bảo Bát mang theo, Phật dặn Ngài A Nan Đà mang đất này về để ở Phòng của Ngài - Đức Phật dạy rằng, khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt, cậu bé sẽ được làm Vua tên A Dục, hộ trì tránh pháp. Thực tế đúng như vậy. (Nguồn: Theo Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

+ Thế Tôn cả đời tu thiện là tu ba loại bố thí (Kinh TTNĐ-Tập 54_PS Tịnh Không)
- Bố thí Tài: Thế Tôn không có tiền của, dùng thân thể, dùng thể lực (thân thể là nội tài) vì xã hội phục vụ, đây là thuộc về bố thí tài. Mỗi ngày đi dạy học khắp nơi, giáo hóa chúng sanh. Đây là bố thí nội tài.
- Bố thí Pháp: Nội dung dạy học là giúp người khai ngộ, giúp đỡ người, chỉ dạy người khác đoạn ác tu thiện, chỉ dạy người phá mê khai ngộ, đây là bố thí pháp.
- Bố thí Vô Úy: An ủi một phần chúng sanh khổ nạn, hòa lẫn thành một khối với đời sống của họ, khiến họ sinh tâm hoan hỷ, đây là bố thí vô úy.

+ Đức Phật trong Kinh dạy: "Tu tài bố thí thì sẽ có tiền của. Tu pháp bố thí thì được thông minh trí tuệ. Tu vô úy bố thí thì được khoẻ mạnh sống lâu".--- Pháp Sư Tịnh Không!  Xem thêm

+ Tài vật bố thí cho hành khất, theo nghĩa đen, “nhân đức”, cái thứ nhất trong sáu ba–la–mật của Phật giáo. (NGMTTL, 96)

+ BỐ THÍ - GỐC LÀ XUẤT TÂM LƯỢNG TỪ BI HỶ XẢ THÌ CÓ LỢI ÍCH NHIỆM MẦU

Xuất Tâm hoan hỷ mong cầu được Bố thí, cho dù Bố thí bất cứ vật gì đều có được công đức rất lớn. Một ví dụ sinh động và nhiệm mầu về câu truyện một cậu bé Xuất Tâm Bố thí khi gặp Đức Phật Kinh hành đến, cậu bé bốc một lắm đất dâng lên Ngài với Tâm lượng chân thành, Đức Phật đã nhận đất cho vào Bảo Bát mang theo, Phật dặn Ngài A Nan Đà mang đất này về để ở Phòng của Ngài - Đức Phật dạy rằng, khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt, cậu bé sẽ được làm Vua tên A Dục, hộ trì tránh pháp. Thực tế đúng như vậy. (Nguồn: Theo Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

+ Lục độ là bố thí. Tiếng Sanskrit có nghĩa là ban tặng, cho. Có ba loại bố thí: tài thí, pháp thí và vô uý thí. Tài thí là ban tặng vật chất tài sản cho người khác để giúp họ thoát khổ. Giảng kinh và thuyết pháp là một dạng pháp thí. Bố thí sự không sợ hãi là khi có người sợ điều gì đó và quý vị nghĩ ra cách để khuyến khích họ khiến họ không còn lo sợ nữa.(HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4 - Chương II)

+ Bố Thí Độ
Bố thí độ (dana paramita) tức là phép tu cúng dường, hiến tặng. Khi hiến tặng, ta được sinh qua bờ bên kia liền lập tức. Khi giận một người nào ta liền đau khổ. Nếu ta thực tập hiến tặng (bố thí), thì niềm sân hận trong ta được chuyển hóa và ta vượt sang được bờ bên kia ngay tức khắc, đó là bờ của vô sân, của an lạc, hạnh phúc và từ bi. Ta có ý muốn dâng tặng niềm vui cho người kia, muốn giúp người kia sống hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Điều này rất dễ thực tập. Ta biết trong chiều sâu tâm thức ta có hạt giống của sự độ lượng, sẵn lòng muốn làm cho người khác hạnh phúc. Những hạt giống và tâm hành này luôn luôn có mặt trong ta. Khi buồn giận, ta vung vãi sự buồn giận, bạo động và khổ đau lên những người quanh ta. Vậy điều thiết yếu trước tiên là trở về chăm sóc chính mình, thực tập tiếp xúc với hạt giống hiểu biết và thương yêu nơi tự thân. Thời gian đầu của mối liên hệ, ta cam kết là sẽ làm bất cứ điều gì cho người thương của ta hạnh phúc. Nhưng có lẽ bây giờ ta đang làm ngược lại với lời cam kết ấy. Vậy sự thực tập là trở về với cái tâm ban đầu, tiếp xúc với hạt giống thương yêu trong ta và làm đúng theo những lời mà ta đã cam kết, thì thế nào ta cũng làm cho người thương của ta hạnh phúc. ...........
Quý vị cũng đã được học về giáo lý tánh Không (the teaching on the nature of emptiness) trong sự bố thí. Theo tinh thần của giáo lý tánh Không, thì chúng ta phải thực tập bố thí theo tinh thần vô phân biệt, không kỳ thị và không đặt điều kiện. Đây là hành động cao siêu nhất của sự bố thí. Nếu quý vị bố thí theo tinh thần Bồ Tát, nghĩa là bố thí mà không thấy có người bố thí, người tiếp nhận sự bố thí và phẩm vật bố thí, thì công đức vô lượng và hạnh phúc sẽ rất lớn. Xin quý vị học hỏi sâu thêm về giáo lý này để phép thực tập bố thí đạt tới hiệu quả lớn hơn. Càng bố thí ta càng hạnh phúc và ta làm cho nhiều người chung quanh ta hạnh phúc. (Nguồn: Thiền Sư Thích Nhất hạnh giảng Bố Thí)

+ Hiểu rõ về Bố thí
I. Bố thí là gì?
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí. Bố là khắp, thí là cho. Bố thí là cho khắp tất cả. Nếu nói như vậy thì hơi đơn giản và mơ hồ. Vì cho khắp tất cả có nghĩa là cho khắp tất cả những gì mình có, hay cho khắp tất cả chúng sinh?
Khi ta đi đường gặp một kẻ nghèo khó đứng xin ăn, ta lấy năm đồng hay một cắc ra cho họ, thì ta gọi đó là bố thí cho kẻ nghèo. Trong gia đình khi ta cho con cái vật gì thì ta chỉ gọi đó là cho. Đối với những người có địa vị xã hội cao hơn ta, hay đối với hàng ông bà chú bác thì ta không gọi là cho mà gọi là Tặng hay Biếu. Rồi khi vào chùa đối với Tam Bảo ta lại có tiếng gọi khác là cúng dường. Cũng là một hành động cho mà lại có nhiều tên gọi khác nhau vì đó là tùy ở nơi đối tượng của sự cho, tức là người nhận. Mùa Xuân Tết đến, ta không thể đem một món quà đến gặp ông chủ của mình mà nói rằng: 'Tôi xin bố thí cho ông chủ món quà', hoặc gặp một vị Thầy ta nói: 'Con xin bố thí cho Thầy', hoặc ta cũng không thể nói: 'Ba cúng dường cho con một hộp bánh', v...v... Tiếng Việt của ta rắc rối lắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ý cẩn thận một chút là ta có thể gây phiền phức cho chính mình và cả người khác nữa.
Như ta đã thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bố thí. Nhưng để giản tiện bớt cho những trang sau, ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí.
II. Vì sao phải bố thí?
Vì Bố thí đem lại nhiều lợi ích sau đây : Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác; bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ; người biết bố thí thì ai cũng thương mến; bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hãi; bố thí tiêu trừ lòng tham lam bỏn xẻn; người biết bố thí thì chư Thiên ủng hộ; bố thí là con đường trong sạch mà tất cả Thánh nhân đều đã đi qua; bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt; bố thí là hành động của những người hùng; bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh); bố thí giữ gìn công đức; bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn; bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp; bố thí là nhà ở của những người cao quý, là thú vui của những bậc Thánh (Arya) và Vĩ nhân; bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo......... Mời xem giảng giải chi tiết tại: Pháp Bố thí lục độ

+ 108. CÁC PHÁP THÍ
Người tinh tấn thí người không tinh tấn

Thí đúng pháp được tâm hoan hỷ
Vì tin có nghiệp và quả báo
Loại thí này thí chủ thanh tịnh.

Không tinh tấn thí người tinh tấn
Không đúng pháp, không tâm hoan hỷ
Vì không tin nghiệp và quả báo
Loại thí này người nhận thanh tịnh.

Người giải đãi thí không tinh tấn
Không đúng pháp, không tâm hoan hỷ
Vì không tin nghiệp và quả báo
Loại thí này không được quảng báo.

Người tinh tấn thí người tinh tấn
Là đúng pháp, được tâm hoan hỷ
Vì tin có nghiệp và quả báo
Loại thí này đạt được quảng báo.

Kẻ nô tỳ và kẻ bần cùng
Hoan hỷ tự mình làm bố thí
Vì tin có nghiệp, có quả báo
Bố thí như vậy thiên nhân khen.

Khéo léo giữ gìn cả thân miệng
Đưa tay cầu xin đúng Chánh pháp
Người ly dục thí người ly dục
Đó chính là tài thí đệ nhất. Nguồn: (Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 14, số 180)

Xem thêm: Phật Thích Ca nói về bố thí trong các Kinh Tạng

+ Xã ly (Virga, dứt bỏ, Xả ly): Dửng dưng trước lạc thú và trước khổ đau, chinh phục được huyễn tưởng, chỉ có chân lý được nhận ra. (Đây là ba–la–mật thứ tư – ND).  (TNVT, 178)

 

+ Tu giải thoát luân hồi sanh tử - Đặng Thánh quả:
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Lấy chỗ công phu tu chứng nào mà đặng vượt ra ngoài phàm phu vào quả thánh đạo?
Phật nói:
- Nếu người trai lành gái tín theo đạo Phật thì phải bỏ những việc ái ân, dứt đoạn tình duyên, giữ gìn trai giới, chuyên làm mười việc lành, ba nghiệp trong sạch, xa lìa lục trần. Lập chí tìm thầy học hỏi chỗ chánh pháp, y theo thầy dạy, đừng đi theo lòng phàm dẫn dắt sai quấy, y theo Phật tu hành, nếu có công phu như vậy thì đặng chứng Tu đà hoàn.
- Có người lành tập theo uy nghi của Phật, giới luật trong sạch, một lòng ngồi tịnh, tâm không tán loạn. Thân, khẩu, ý ba nghiệp đều nhiếp phục cái tâm đối với đời, động ít tịnh nhiều, có công phu như vậy thì đặng chứng quả Tư đà hàm.
- Lại có chúng sanh trong ba nghiệp chẳng móng, sáu trần chẳng sanh, tịnh lâu công dày, tâm tánh thường hiệp nhất, tâm đối với đời lặng yên chẳng động, tâm đặng thông thả, bằng có cái công như vậy thì đặng chứng quả A na hàm.
- Có chúng sanh lấy chỗ cái tâm thong thả đó tập thành năng lực thiền định, tánh định hiện ra trước, biết rõ chân tánh của mình xưa nay vắng lặng, tâm cảnh đều không, lòng tâm lặng yên không lay động, có công như thế đặng chứng quả A la hán.
Người nào tu đặng công phu của bốn quả này, vượt ra khỏi cõi người, cõi trời lục dục vào chỗ đạo tràng vắng lặng của các bậc thánh hiền, đồng Phật xuất thế, giúp Phật độ khắp nơi, làm cho quốc độ Phật trở thành thanh tịnh. Độ mình độ người đặng trả ơn đức Phật, thẳng đến Bồ đề đạo tràng, lòng không điên đảo, nên tên là tứ quả đặng đạo của bậc thánh nhân.
Phật nói cùng Văn Thù Sư Lợi: Như người nào đặng bốn quả có lòng tin thiệt, y theo lời dạy bảo của thầy, chẳng có hai lòng, giới đức tinh nghiêm, oai nghi đầy đủ, việc đời tài sắc, ái ân, danh lợi phải đoạn bỏ cho dứt, phải tuyệt cho hết từ trước đến sau, giữ đạo một lòng tuy chưa đặng thông và hiểu nhiều, mà tâm tánh bền chặt trong sạch giải thoát cũng như Phật không khác, nên cái quả vị siêu phàm nhập thánh. (Nguồn: Đại Thừa Kim Cang Luận)

+ PHÁP TU GIẢI THOÁT NIẾT BÀN DUY NHẤT - CHƯ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG ĐỒNG TU TẬP
... Vì thức thứ 8 là thức đầu tiên khởi niệm tưởng phân biệt. Tất cả đều bắt nguồn từ thức thứ 8. Ngũ uẩn và thức thứ 8 kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành nút buộc luân hồi sinh tử. Vì nó bắt đầu từ thức thứ 8, nên khi mở, phải bắt đầu từ sắc uẩn (2 nút). Thứ tự nầy cũng giống như khi cởi áo quần, phải cởi từ lớp ngoài trước rồi lớp trong. ... Như trong bài kệ nói:
Khi sáu nút đã được mở, thì một cũng không còn. Khi sáu căn, tức là sáu nút đã được tự tại, thì cái một cũng biến mất luôn. Điều nầy sẽ được giải thích chi tiết trong đoạn văn sau.
Nơi các căn, hãy chọn tính viên thông. Phương pháp tu tập là áp dụng nỗ lực ngay từ cửa ngõ của sáu căn. Có nghĩa là, mắt không bị xoay chuyển bởi hình sắc, tai không bị xoay chuyển bởi âm thanh, mũi không bị xoay chuyển bởi hương thơm, lưỡi không bị xoay chuyển bởi mùi vị, thân không bị xoay chuyển bởi sự xúc chạm, thức không bị xoay chuyển bởi các pháp. Quý vị chuyển hoá ngay những gì xuất hiện nơi cửa của sáu căn. Quý vị hồi quang phản chiếu, không cần phải tìm cầu bên ngoài. Chỉ cần phòng hộ thân và tâm. Hãy tự tìm cầu ở trong chính mình
Để tu tập nơi sáu căn, quý vị phải chọn một căn để dẫn đến viên thông. Đức Phật đã đặt nền móng cho phương pháp nầy. Ngài đã giảng giải về 1200 công dụng của mỗi căn và chỉ cho A-nan thấy căn nào hoàn chỉnh nhất. Chẳng hạn, nhãn căn là không hoàn chỉnh, nhưng nhĩ căn thì được. Thiệt căn và ý căn cũng là những căn hoàn chỉnh. Có những căn hoàn chỉnh và có những căn thì không. Quý vị phải chọn một căn và phát huy công phu tu tập trên căn đó. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngầm ý bảo rằng nhĩ căn sẽ dẫn đến viên thông. Đức Phật mong A-nan tự quyết định trong sự lựa chon; Đức Phật muốn A-nan tự mình tìm ra sự quyết định.
Tự chọn ra một căn viên thông và được vào dòng, tức thành chánh giác.
Nhập vào dòng pháp giới của bậc thánh. Nghịch với dòng sanh tử của phàm phu.
Sau khi đã vào dòng (Nhập lưu) được rồi, mới có thể thành tựu chánh đẳng chánh giác. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ HAI MƯƠI LĂM PHÁP MÔN VIÊN THÔNG - CÁC PHÁP TU GIẢI THOÁT GỒM:

I- Viên Thông sáu Trần gồm:
1. Viên thông Thanh Trần
2. Viên thông Sắc Trần
3. Viên thông Hương Trần
4. Viên thông Vị Trần
5. Viên thông Xúc Trần
6. Viên thông Pháp Trần

II- Viên Thông Năm Căn gồm:
1. Viên thông Nhãn Căn
2. Viên thông Nhĩ Căn (Chưa tìm thấy)
3. Viên thông Tị Căn (Ví dụ trong Kinh: Người ngu đần, trí nhớ rất kém, tu học Pháp này - An cư, quán sát, đếm và điều hòa hơi thở, chứng Quả vị Vô lậu A La Hán)
4. Viên thông Thiệt Căn (Ví dụ trong Kinh: Người tu bị khẩu nghiệp, có lưỡi như lưỡi Bò, tu học Pháp này - Nhất vị thanh tịnh tâm địa, chứng Quả vị Vô lậu A La Hán)
5. Viên thông Thân Căn (Ví dụ trong Kinh: Người tu học Pháp này - Thuần tịnh cái tính biết, quên bẵng thân thể, bị đau nhưng không thấy biết đau, chứng Quả vị Vô lậu A La Hán)
III- Viên Thông sáu Thức gồm:
1. Viên thông Nhãn Thức
2. Viên thông Nhĩ Thức
3. Viên thông Tị Thức
4. Viên thông Thiệt Thức
5. Viên thông Thân Thức
6. Viên thông ý Thức

IV- Viên Thông bảy Đại gồm:
1. Viên thông Hỏa Đại
2. Viên thông Địa Đại
3. Viên thông Thủy Đại
4. Viên thông Phong Đại
5. Viên thông Không Đại
6. Viên thông Thức Đại
7. Viên thông Kiến Đại
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

* Mời xem trang chuyên đề về Pháp Tu Cải Mệnh Theo Bồ Tát Đạo/ Thánh Đạo

+ Tu tứ diệu đế: Phương Pháp tu của Hàng Thanh Văn tu - Pháp tu Tiểu thừa lên Trung thừa. Giảng giải rất chi tiết đầy đủ (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Con đường Tu tứ diệu đế: Phương Pháp tu của Hàng Thanh Văn tu - Pháp tu Tiểu thừa lên Trung thừa.
"Vô khổ tập diệt đạo, (không có khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế)".
Bao khổ bức bách cùng công kích
Tụ tập chiêu cảm tự không đồng
Tánh diệt khả chứng tột an lạc
Là đạo nên tu ngộ pháp không
Chuyển ba lần xe pháp tứ đế
Bảy giác tám chánh ý nệm cần
Một lần quán thông thành chánh quả
Lệch chân hữu dư vẫn hoá thành".
Câu :"Không khổ tập diệt đạo", là pháp tu hành của Thanh Văn, tức là pháp Tứ Đế. Thanh Văn tức nghe âm thanh của Phật mà ngộ đạo, nên gọi là Thanh Văn. Đây là những vị được Phật giáo hóa đầu tiên nhất, vì là những vị có cơ duyên tiểu thừa. Khi Phật vừa mới thành đạo, Ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm, nhưng những người tiểu thừa tuy có mắt mà không thấy được, có tai mà không nghe được. Vì pháp này rất vi diệu, cao siêu, quảng đại. Vì quá vi diệu nên người nhị thừa không thể hiểu rõ diệu pháp này. Do đó, bảo rằng thật không thể nghĩ bàn.... Vì pháp này thật không thể nghĩ bàn, người nhị thừa không có cách gì để chiếu cố (chấp nhận), hay hiểu rõ. Do đó, có tai mà không nghe được pháp viên đốn, vì quá thâm sâu, nên không thể minh bạch. Đức Phật ẩn pháp đại thừa mà thị hiện pháp tiểu thừa, nên chỉ hiện thân lão tỳ kheo một thước sáu tấc để thuyết pháp Tứ Diệu Đế. Pháp Tứ Diệu Đếkhổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Phật ba lần chuyển pháp luân Tứ Đế. ...
Chuyển tức là vận chuyển, như bánh xe luân hồi trong sáu đường, chuyển đến chuyển lui, nên gọi là ba lần chuyển pháp Tứ Diệu Đế. Ba chuyển:
1. Lần thứ nhất là thị chuyển, tức Phật nói đây là khổ, tánh bức bách, đây là tập, tánh chiêu cảm, đây là diệt, tánh có thể chứng, đây là đạo, tánh có thể tu.
2. Lần thứ hai là khuyến chuyển, đây là khổ, các con nên biết, đây là tập, các con nên đoạn, đây là diệt, các con nên chứng, đây là đạo, các con nên tu.
3. Lần thứ ba là chứng chuyển, đây là khổ, các con nên biết, ta đã biết, không cần phải biết thêm nữa. Các con phải biết, còn Ta đã từng biết qua rồi. Ta không cần đem đầu mà đặt lên đầu nữa. Đây là tập, các con nên đoạn; Ta đã đoạn rồi, không cần phải đoạn thêm nữa. Ta bảo các con nên đoạn, còn Ta đã đoạn hết rồi, không cần phải đoạn thêm nữa. Đây là diệt, các con nên tu chứng; Ta đã chứng rồi, không cần phải chứng nữa; Ta đã chứng được diệt, và pháp Niết Bàn an lạc rồi, không cần phải chứng thêm nữa, chỉ đợi các con chứng lấy. Đây là đạo, các con nên tu; Ta đã tu rồi, không cần tu nữa. Đấy là chứng chuyển, chứng minh tự đức Phật đã chứng đạt, nên Ngài bảo chúng ta phải y theo đó mà tu hành. Nếu tự chính Ngài chưa chứng đắc thì không thể bảo chúng ta tu hành.
Chư vị bảo tạo đức thì phải nên làm. Có muốn tu đạo không ? Nếu muốn thì phải y theo phương pháp mà tu hành.
Ở trên chữ "tẩu" lại có chữ "thủ", cộng thành chữ đạo. Thủ nghĩa là đầu. Tu hành là việc quan trọng nhất trên thế gian. Chư vị muốn chấm dứt sanh tử không ? Nếu muốn thì phải tu đạo. Lại nữa, tuy không muốn cắt đứt sanh tử, mà lại nói rằng không thèm tu hành. Cắt đứt sanh tử rồi thì không còn sợ sanh tử nữa. Người sống đều sợ chết. Cắt đứt sanh tử là không muốn có sanh tử, lại không sợ sanh tử. Nếu muốn chấm dứt sanh tử thì đầu tiên phải tu hành. Thế nên có chữ "thủ" ở bên trên chữ "tẩu". Nếu không tu hành thì không thể chấm dứt sanh tử được.
Đối với chữ "thủ (đầu)", chúng ta hãy phân tích thêm. Trên chữ đầu có hai điểm, nhưng nay tạm để qua một bên, không giảng ngay, mà chỉ giảng về chữ "tự". Tự tức là tự kỷ, nghĩa là phải tự chính mình tu đạo, không thể bảo người khác tu giùm mình. Không thể chỉ nói tu hành mà cắt đứt được sanh tử. Chư vị phải thật sự tạo đức, tự tu, tự lo lắng những việc quan trọng của mình. Trên chữ "tự" có một đường ngang, để dùng chi ? Mọi người trên thế gian đều chỉ có một lần sanh ra. Bắt đầu từ đâu ?
Bắt đầu từ một. Có một thì sau này mới có hai. Có hai rồi lại có ba, có bốn, có năm, cho đến vô số trăm ngàn, muôn vạn v.v..., đều từ một mà phát xuất ra. Vì vậy, một là vô số, vô số là một. Nếu không có một thì không có vô số. Nếu không có vô số thì không có một. Tôi giảng như vầy thì cho dầu ai đi nữa cũng không có thể phản đối được. Tại sao ? Vì tôi biết rằng con số trong toán học bắt đầu bằng số một.
Một là vô số, vô số là nhiều. Hiện tại, chúng ta không phải một cũng không phải nhiều, không phải nhiều cũng không phải một. Tại sao biến đổi như thế ? Thật ra cũng không có biến đổi thành số một. Số một này cũng tượng trưng cho một vòng tròn, tiếng Anh là số không. Số không bao hàm xum la vạn tượng. Chân không và diệu hữu đều nằm trong số không. Số không này phát xuất từ đâu ? Nó là biến tướng của số một hay chữ nhất. Chữ nhất này vẽ cong thành một vòng tròn, uốn thẳng lại thành chữ nhất. Số không hay vòng tròn là bổn thể của chữ nhất, lại là bổn thể của tất cả vạn vật trên thế gian, cũng là tạng đại quang minh, tánh Như Lai tạng, và Phật tánh. Phật tánh cũng là chữ nhất và chữ o. Chữ o cũng đại biểu cho tất cả sanh sanh hóa hóa ở trên thế gian, tức chân không diệu hữu, diệu hữu và chân không. Chữ o này không có điểm khởi đầu, cũng không có điểm cuối. Nếu phá chữ không này thì nó liền biến thành chữ nhất (gạch ngang). Gạch ngang (chữ nhất) là gì ? Tức là vô minh. Có một gạch ngang tức là có một phần vô minh. Khi không có gạch ngang thì đó là một vòng tròn. Khi vòng tròn đó không phá được thì đó là tánh tạng Như Lai. Chữ nhất (gạch ngang) là bắt nguồn của sự vô minh, nên bảo rằng một là nhiều, nhiều là một. Một điểm phiền não xuất sanh vô số phiền não. Vô số phiền não xuất sanh từ một điểm phiền não. Tại sao chư vị lại tạo bao việc vụng dại ? Chỉ vì một điểm vô minh. Tạo bao việc vụng dại tức là tạo bao nghiệp tội, mà phiền não cũng từ đó phát sanh ra. Vì thế, chư vị nếu muốn tu đạo thì phải uốn nắn chữ nhất (gạch ngang) thành chữ o, tức vòng tròn, phản bổn hoàn nguyên (xoay về cội gốc). Lúc đó, chư vị có thể xoay về tạng tánh Như Lai, đạt đến chân không diệu hữu.
Một chữ nhất có hai điểm. Hai điểm này là một âm và một dương. Kinh Dịch giảng một âm một dương chính là đạo. Thiếu âm thiếu dương gọi là bịnh. Thuần âm là quỷ. Thuần dương là thần, nên gọi thiếu âm, thiếu dương là bịnh.
Lại phân tích rõ hai điểm đó. Từ vô minh phát sanh ra kiến hoặc và tư hoặc, nên gọi hai điểm đó là kiến hoặc và tư hoặc. Có kiến hoặc và tư hoặc rồi thì phát sanh ra vô lượng vô số hoặc. Bao phiền não đều từ chữ nhất này khởi lên. Nếu muốn xoay về cội gốc thì phải uốn nắn chữ nhất này thành chữ o. Làm thế nào ? Không khó, chư vị chỉ việc dụng công tu hành hằng ngày, tham thiền đả tọa, thì mới uốn nắn chữ nhất thành chữ o, cũng biến thành tánh tạng đại quang minh. Chư vị bảo rằng không thể tin tưởng được những cảnh giới đó, chỉ vì tâm còn ám muội. Chư vị phải nên tin tưởng, thì mới hoàn phục được tánh tạng đại quang minh đó. Vì không tin pháp này nên mỗi ngày từ sáng đến tối không thể xa rời phiền não được. Vô minh phiền não nếu không thể xa rời, thì chư vị sẽ biến thành lóng tre đen, (là thuật ngữ của thiền tông). Một cây tre có nhiều lóng tre đen. Chư vị phải tin tưởng pháp này thì mới khôi phục lại trí huệ vốn có sẵn, xoay về lại cội gốc, đạt đến tánh tạng đại quang minh, cũng là đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quán sắc trí, thành sở hữu trí.
Tôi chỉ giảng một ít điểm trong muôn phần của chữ đạo. Nếu giảng tường tận vi tế thì sợ mất rất nhiều thời gian, vì chữ "đạo" này rất vi diệu, nên giảng hoài giảng mãi vẫn không hết. Đại sư Trí Giả giảng chữ "Diệu" trong kinh Pháp Hoa cả chín tuần. Giảng về chữ đạo, nếu nói tường tận rõ ràng thì không phải chỉ là chín mươi ngày mà cho đến chín mươi năm sợ vẫn chưa hết. Đời tôi ngắn ngủi nên chỉ giảng một vài điểm thôi.
Lại giảng thêm về chữ "đạo" này chút ít. Chúng ta vừa bàn ở trên về một âm một dương. Một âm một dương là chữ "nhân (người)". Tức bảo rằng đạo không phải ở trên trời hay ở dưới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, mà là nơi con người. Mỗi người đều có thể tu đạo, không phải từ bên ngoài vào. Ai ai cũng có thể thành đạo được hết. Tu thành đạo này tức là thành Phật. Hiện tại chư vị chưa tu thành đạo, vậy đạo này có mất không ? Không có mất. Trong mình ai ai cũng có đầy đủ đạo này hết.
Hai điểm chính là từ trên trời, có thể nói là mặt trời và mặt trăng. Một điểm là mặt trời; một điểm là mặt trăng.
* "Thị đạo ưng tu ngộ pháp không, (là đạo nên tu ngộ pháp không)".
Chư vị phải dùng mắt trí huệ để tu đạo. Người ngu si không thể tu đạo này. Có trí huệ thì mới tu được đạo này. Xoay về cội gốc tức là uốn chữ nhất (gạch ngang), thành chữ o (vòng tròn). Chữ o này chính là tạng tánh Như Lai, là tạng đại quang minh, là Phật tánh của chúng ta. Nếu có thể khôi phục lại Phật tánh tức là hiện đời thành Phật, không cần đợi trải qua ba a tăng kỳ kiếp mà tu phước huệ, trăm kiếp tu tướng hảo. Không cần đợi thời gian lâu xa như thế, mà tức khắc liền thành Phật. Vì sao chư vị vẫn chưa thành Phật ? Vì chư vị chưa biết "đạo" này, chưa tu đạo này, và không có ai dạy cho mình đạo này. Do đó, cho đến hôm nay, chư vị vẫn sanh rồi chết, chết rồi sanh, trong sáu cõi luân hồi, bị lưu chuyển tới chuyển lui. Chư vị chạy mãi trong sáu đường luân hồi thì chữ o (vòng tròn) liền biến mất. Lưu chuyển tới, lưu chuyển lui trong sáu đường luân hồi, đột nhiên sanh lên trời, đột nhiên sanh xuống đất, đột nhiên vào địa ngục, đột nhiên làm thú vật, chợt tại thiên đường, chợt xuống địa ngục, chợt vào A Tu La, chợt làm người. Bị lưu chuyển như thế, không thể thoát ra khỏi vòng luân hồi. Nếu thoát khỏi vòng luân hồi thì phá được chữ nhất này, xoay về cội gốc, đạt đến tạng quang minh Như Lai, chính là quê hương nhà cửa, đất đai của mình. Ai ai cũng tu đạo được. Có tu đạo thì mới ngộ nhân không pháp không, nhân pháp đều không, không còn chấp trước, nên bảo rằng khổ tập diệt đạo đều không.
"Tam chuyển tứ đế pháp luân vận, (ba lần chuyển xe pháp tứ đế)".
Ba lần chuyển bánh xe pháp tứ đế, bên trên tôi đã giảng rõ rồi. Chuyển vận bánh luân tức là xoay qua chuyển lại pháp môn tứ đế.
"Thất giác bát chánh ý niệm cần, (bảy phần giác, tám chánh đạo, ý niệm cần tu)".
Bảy giác tức là bảy phần giác chi, cũng gọi bảy phần bồ đề. Tám chánh tức là tám chánh đạo. Bao trùm hết bảy giác chi, tám chánh đạo, năm căn, năm lực, bốn như ý túc, bốn chánh cần, hợp lại thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
* Bảy giác/ Bảy phần bồ đề là trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, niệm, định giác phần. Tu hành y chiếu theo bảy phương pháp.
1. Sao gọi là trạch pháp giác phần ? Trạch tức là tuyển trạch. Pháp tức là phương pháp. Giác là minh bạch, hiểu rõ, cũng là giác ngộ. Đối với pháp tu hành, chư vị phải nên chọn lựa, tuyển trạch, tức là phải có trạch pháp nhãn (con mắt chọn lựa pháp), thì chư vị mới biết gì là pháp, gì là không phải pháp, gì là pháp thiện, gì là pháp ác, biết pháp trắng pháp đen, phải có sức chọn lựa tuyển trạch như thế. Không nên lấy đúng làm sai, lấy đen làm trắng, lấy lành làm ác. Nếu làm như thế thì không phải là trạch pháp giác phần. Sau khi chọn lựa, tuyển trạch xong, thì phải y theo pháp mà tu hành.
2. Y pháp tu hành tức phải tinh tấn, nên giác phần thứ hai là tinh tấn. Chư vị phải chánh tinh tấn, chớ nên tà tinh tấn. Chánh tinh tấn tức là hoặc ngồi thiền, trì chú, học giáo điển, trì giới luật, tu nhẫn nhục, tất cả pháp đó đều phải tinh tấn. Nếu không tinh tấn như hôm nay ngồi thiền, ngày mai không ngồi, hôm nay trì giới ngày mai không trì giới, hôm nay tu hạnh nhẫn nhục ngày mai lại không tu, đó không phải là tinh tấn giác phần. Có tinh tấn giác phần tức là ngày đêm sáng tối sáu thời đều hằng tinh tấn. Sáng ba thời, tối ba thời đều tinh tấn không nghỉ ngơi.
3. Sau khi tinh tấn được rồi thì có thiền duyệt (vui trong thiền định). Thiền duyệt tức là hỷ giác phần. Ví như, khi ngồi thiền, công phu ngồi đến một giờ thì tự cảm giác an lạc, tự tại, vừa ý vô cùng; hút thuốc á phiện chỉ vui thích trong chốc lát, còn khi ấy làm bất cứ việc gì chư vị đều cảm giác an lạc vui thích hết cả. Đạt đến an lạc này, gọi là hỷ giác phần.
4. Trừ giác phần- Lại nữa, khi ngồi thiền, đạt đến cảnh giới khinh an thì tâm rất là an lạc. Nhưng cảnh giới này có lúc thì sanh khởi giống như trên, có lúc thì dễ dàng sanh tẩu hỏa nhập ma. Tại sao tẩu hỏa nhập ma ? Khi sanh tâm chấp trước, tức truy cầu nắm giữ cảnh giới vừa thấy, thì ma vương liền nhập vào tâm. Nếu chư vị không chấp trước, thì ma vương không có cách nào để nhập vào. Chư vị nếu chấp vào cảnh giới nào thì ma liền hiện ra cảnh giới đó. Làm thế nào để giải ? Lúc đó phải dùng trừ giác phần. Trừ tức là thẩm tra, dọ xét các ác giác quán. Phải tẩy trừ các ác giác quán, còn chánh giác quán thì phải bảo tồn.
5. Khi chư vị trừ bỏ chấp trước thì là xả giác phần. Xả này tức là xả bỏ vọng tưởng chấp trước. Nếu không thể xả bỏ vọng tưởng chấp trước thì không đắc được tam muội và đạt đến bảy phần bồ đề.
6. Niệm giác phần - Sau khi xả được vọng tưởng chấp trước thì bảo tồn được niệm tinh tấn, mà đã bàn ở bên trên. Chớ để quên mất, niệm này đeo đuổi niệm kia (niệm huyền tại huyền), niệm niệm không quên, tu tinh tấn.
7. Định giác phần - Tu tinh tấn thì sau này đắc được định giác phần, tức thuộc bảy bồ đề phần hay bảy giác phần. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

* Tu Tứ Diệu Đế.
I- Thứ nhất là khổ đế. Chư vị hãy nói xem khổ có thật hay là giả ? Đế nghĩa là chân thật; khổ là chân thật. Như một đệ tử của tôi nói :
"Nầy các khách trần ! Các ngươi hãy mau đi khỏi ! Nếu các ngươi không đi, Ta thật rất khổ."
Khách trần nếu không đi khỏi thì mình phải chịu khổ. Khách trần nếu đi khỏi thì khổ giảm thiểu dần dần.
Khổ có ba loại khổ, tức khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Lại có tám khổ, tức sanh già bệnh chết khổ (bốn loại khổ này từ thân phát xuất). Bên ngoài cũng có bốn loại khổ tức là khổ vì thương nhau mà xa lìa, khổ vì gần những người mình oán ghét, khổ vì cầu không được, khổ vì năm ấm tăng giảm hừng thạnh. Ảnh hưởng cảnh bên ngoài lại có vô số khổ đau.
"Chư khổ bức bách các tương công".
Khổ đế thật rất nhiều, chúng luôn công kích, gây chiến tranh, nên khiến cho con người bị bức bách không thể nhẫn chịu được, cơ hồ khí lực đều bị khổ chặt đứt đoạn. Khách trần đến, cái gì cũng đến, bảy tầng tám lớp. Sáu trần bên ngoài cùng sáu thức bên trong đồng đến tấn công chư vị. Mỗi việc khổ đều khiến chư vị quá khổ rồi, mà khổ lại chồng chất lên khổ. Ba loại khổ cũng đến bức bách, vô số khổ cũng đến bức bách. Tất cả khổ đều đến bức bách con người, nên gọi là "chư khổ bức bách các tương công, (bao khổ bức bách đồng công kích)".
II- Tập đế là tập họp tất cả phiền não. Phiền não so với khách trần còn lợi hại hơn nhiều. Khách trần chỉ là hình thức khiến chúng ta thọ khổ bên ngoài thôi, nhưng chúng có thể khiến cho phiền não công kích chúng ta từ bên trong. Tại sao có phiền não ? Phiền não vốn là ông chủ của chúng ta, hiện nay đang diêu động. Bị gì mà diêu động ? Phiền não bị khách trần làm náo động. Lại vì không biết ông chủ của mình, nên phát khởi bực tức nóng giận, tức là phiền não. Chư vị hãy nói xem phiền não có lợi hại hơn khách trần không ? Chư vị có thể nói : "Này khách trần ! Các ngươi hãy đi khỏi mau lên ! Nếu các ngươi không đi, Ta thật quá khổ !"
Chư vị có thể đuổi chúng ra ngoài. Ông chủ phiền não này, chư vị muốn đuổi hắn đi chỗ nào, đến chỗ nào ? Đuổi mãi mà hắn không đi vì hắn vẫn còn ở trong nhà của chư vị. Thế nên bảo rằng hắn thật là lợi hại.
Tôi không muốn giảng về phiền não. Tại sao ? Vì nếu tôi giảng thì chư vị sẽ thấy phiền não sao quá nhiều. Lúc không giảng, chư vị không biết phiền não có ít hay nhiều, lại vì không biết nên phiền não tùy tiện phát khởi, không biết không rõ để cho chúng đi qua. Nếu tôi giảng rõ, thì chư vị nói :"Đấy là phiền não à !"
Chính là chúng. Phiền não này chồng chất lên phiền não khác. Vì vậy, tuy giảng giải và thuyết pháp đã lâu mà tôi ít giảng về phiền não. Tôi đã từng nghe chư vị giảng về phiền não rồi. Có phải chư vị bảo là có tám muôn bốn ngàn phiền não không ? Không sai ! Tôi cũng đã giảng qua tám muôn bốn ngàn phiền não rồi. Tám muôn bốn ngàn phiền não thật quá nhiều, mà tôi chưa giảng từng danh tự của mỗi phiền não. Nay, tôi sẽ kể rõ danh tự của phiền não cho chư vị nghe. Chư vị nghe danh tự, tên của chúng rồi thì sẽ dễ dàng sanh phiền não. Sanh phiền não dễ dàng hơn trước khi nghe về phiền não, nên tôi không muốn giảng, sợ chư vị phát khởi phiền não dễ dàng.
Nhưng nay đã đến lúc phải giảng, cơ duyên thành thục rồi. Hôm nay tôi sẽ giảng từng chi tiết về tên của phiền não. Phiền não có ít hay nhiều ? Có hai mươi loại phiền não. Hai mươi loại phiền não này gọi là tùy phiền não. Tùy tức là cân tùy (đi theo). Đi theo ai ? Chúng đi theo tôi và chư vị. Tôi và chư vị đi đâu thì chúng đi theo đó. Lại nữa, có sáu phiền não. Chúng là gì ? Tức là sáu phiền não căn bản. Hai mươi tùy phiền não cũng là tiểu phiền não, trung phiền não, và đại phiền não. Tiểu phiền não có nhiều hay ít ? Có mười loại. Trung phiền não có hai. Đại phiền não có tám. Đối với hai mươi loại phiền não này, chư vị hãy nói xem chúng là nhiều hay ít ? Chư vị muốn nhiều thì tôi cho nhiều. Chư vị muốn có một loại thì tôi cho một lại, muốn mười loại thì tôi cho mười loại, muốn mười lăm thì tôi cho mười lăm, muốn hai mươi thì tôi cho hai mươi.
+ Sao gọi là tiểu phiền não ? Tôi vốn muốn miêu tả hình dung phiền não cho chư vị xem, nhưng vì tốn rất nhiều thời gian nên tôi chỉ nói đơn giản thôi.
1. Thứ nhất là phẫn. Phẫn tức là phẫn nộ bất bình. Chư vị hãy nói xem đó có phải là phiền não không ? Phẫn nộ bất bình tức là tâm chư vị hỗn độn, tâm ác nỗi lên cực điểm. Chư vị có thích hay không thích ? Nếu thích thì cứ giữ lấy, còn tôi thì không thích. Giả như tôi đem phiền não cấp cho người khác. Vậy, có ai dám nhận lấy không ? Không ai dám tiếp nhận. Từ từ rồi tôi sẽ cho người.
2. Thứ hai là hận. "Tôi hận chư vị. Hận đáo để, thấu trời". Nhưng sao lại gọi là hận ? Hận tức là ngược lại với luyến ái. Sao chư vị lại hận người khác ? Vì thương họ, nhưng không thành nên trở lại oán hận. Tôi có cô đệ tử. Trước khi xuất gia, cô ta có bạn trai. Nghe cô ta đi tu nên anh chàng trở nên oán hận cô này. Vì vậy, anh ta gọi điện thoại đến chùa nói với cô ấy:" Tôi rất oán hận cô."
3. Thứ ba là lợi hại, tức là không những oán hận mà còn não hại nữa. Não tức là khổ não, hay cũng là phiền não, hoặc não oán. Tất cả đều không tự tại. Sao gọi là não ? Não tức là óc não, hay đầu não. Chư vị bị phiền não thì đầu cũng bị nhức, đôi mắt cũng nóng rực lên. Khi ấy có biết đầu lớn hay nhỏ ? Càng bị phiền toái chừng nào thì đầu to và nặng chừng ấy. Đau đến cực điểm thì bị đứt màng não, rồi sẽ chết. Có ai thích loại phiền não này không ? Nếu có ai muốn thì tôi nay sẽ bố thí cho.
4. Thứ tư là phục, nghĩa là phục tàng (che giấu), cái tàng. "Thiên phục địa tàng (trời che đất chứa)". Phục tàng (che giấu) còn lợi hại hơn phiền não, phẫn hận nữa. Phẫn hận phát xuất ra ngoài, còn che giấu thì không nói không ai biết, chỉ tự giấu kín thôi, nên gọi là che giấu. Che giấu tổn hại chính mình rất nhiều, khiến sanh bệnh loét bao tử. Người Mỹ bị bệnh này rất ít, nhưng người Tàu thì rất nhiều, cho đến người xuất gia lại càng nhiều hơn nữa. Tại sao ? Vì họ thường che giấu, giữ kín trong bụng, không để cho người khác biết rằng họ có phiền não mà lại che giấu, không dám để lộ ra ngoài. Do đó bên trong sanh bệnh loét bao tử. Nếu ai bị bệnh này thì chư vị biết chắc rằng người đó có che giấu phiền não chi trong bụng. Đây là cách giảng pháp rất chính xác. Tôi nói rõ, cặn kẻ cho chư vị nghe về loại phiền não này rồi đó !
5. Thứ năm là cuống (nói dối). Kế bên chữ ngôn là chữ cuồng (vọng). Phục tàng (che dấu) khiến người khác không biết. Vã lại, không có người hỏi, và là việc không quan trọng, nên chỉ cố giữ kín. Cuống tức là vọng ngữ (nói láo). Vốn có phiền não, nhưng khi người khác hỏi :"Vì sao anh sanh phiền não ?"
Đáp :"Không ! Tôi đâu có sanh phiền não ! Ai sanh phiền não vậy ?"
Họ hỏi lại người đó. Tự họ bị vô minh phiền não đốt cháy rực cả trời đất, mà khi chư vị hỏi thì họ nói láo và bảo rằng không có phiền não. Vì vậy tôi không muốn giảng cho chư vị nghe vì sợ đến lúc đó thì sẽ nói láo. Nếu tôi không giảng, lại không biết phương pháp, thì làm sao chư vị tránh khỏi lỗi nói láo ! Đầu tiên thì che giấu, đến cuối cùng thì lại nói láo.
6. Thứ sáu là siểm mị (nịnh bợ). Sao gọi là nịnh bợ ? Người thường hay nịnh bợ tức là trong tâm rõ ràng không thích người kia, nhưng khi gặp họ thì liền nói lời khen tán tụng, ngọt ngào. Hiện tại gọi là "vuốt đuôi ngựa". Giống như kẻ nghèo hèn, thấy người giàu có liền chào đón :"A ! Trương tiên sinh, xin hỏi thăm Ngài đi đâu vậy ?"
Đó là lời nịnh hót tổng quát.
7. Thứ bảy là kiêu ngạo. "Chư vị giàu sang thì mặc chư vị. Việc của tôi thì tôi lo. Việc của chư vị thì chư vị tự lo. Trên thế giới này, tôi là đệ nhất. Thân thể tôi lớn tựa như núi Tu Di. Tại sao tôi phải khách sáo với chư vị ? "
Ở trên là nịnh hót, còn ở đây thì không nịnh hót người khác. "Chư vị hãy lo vuốt đuôi kẻ khác đi, còn tôi thì xem thường họ."
Do đó biến thành kiêu ngạo.
8. Thứ tám là hại, nghĩa là tổn hại. "Chư vị có tiền có thế lực. Một nhát đao của tôi là chư vị lìa đời, xem coi chư vị dùng tiền và thế lực như thế nào?"
Đó là hãm hại người khác, mà không phải kiêu căng ngạo mạn, chỉ là nghĩ tưởng, tức là trong tâm muốn hãm hại người khác.
9. Thứ chín là đố kỵ. "Vì đời trước tôi không bố thí nên không có. Chư vị ai ai cũng có hết, nhưng không biết ăn cắp từ chỗ nào?"
Như tôi đã giảng ở trên là rất nhiều người có tâm đố kỵ. Chư vị đố kỵ, ganh ghét họ. Họ đố kỵ ganh ghét chư vị. Nhưng chư vị không biết rằng đố kỵ phát sanh từ đâu. Vì không biết nó phát sanh từ đâu nên tôi nói là chư vị ăn cắp nó. Vì không biết nó từ đâu đến nên giống như là ăn cắp vậy. Chư vị không biết nó, nên nay tôi sẽ chỉ cho.
10. Thứ mười là san tham (keo kiệt). Gọi keo kiệt là vì xả bỏ không được, không dám bố thí. Có một đồng xu nào thì giữ gìn nắm chặt trong bàn tay. Bóp chặt mãi cho đến khi nó biến thành nước luôn. "A ! Tiền tôi mất rồi ! Tôi không thể dùng được nữa, vì nó biến thành nước rồi !"
Trên đây là mười tiểu phiền não.
+ Hai trung phiền não là gì ?
Đó là vô tàm và vô úy, nghĩa là không biết tàm úy (hổ thẹn). Chữ tàm có chữ tâm một bên, và kế bên là chữ trảm tức trảm đầu (chém đầu). Chém đoạn phiền não, cũng là nói về chữ sát (giết). Đối với phiền não này, chính tâm mình sai quấy mà không nhận là mình sai. Như bảo rằng chư vị đã giết người thì chính là phạm pháp. Tự chư vị biết mình đang giết hại chúng sanh, mà lại không biết sám hối sửa đổi.

Chữ tàm nghĩa là chư vị lý ra phải chém đứt phiền não, mà lại không làm, nên gọi là vô tàm. Tâm giết hại còn nằm ẩn bên trong, không biết tự sửa đổi, nên gọi là vô tàm (không hổ thẹn). Sao gọi là hổ thẹn ? Nghĩa là không thể đối mặt nhìn người khác. Chư vị làm việc không quang minh chính đại, nên không dám nhìn mặt người khác. Nhưng chư vị lại không nhận rõ việc đó là không đúng. "Có quan hệ gì đâu ?"
Tạo việc sai trái rồi tự mình làm luật sư biện hộ cho mình, bảo rằng tôi có lý do này lý do nọ, chân thật đúng đắn. Đó là vô tàm (không hổ thẹn).
Quý. Sao gọi là quý ? Bên phải của chữ quý là chữ quỷ, tức quỷ thần; nghĩa là tâm chư vị không quang minh chánh đại. Vì không quang minh mà chư vị cho là đúng, nên gọi là quý. Quý tức là quý cứu, tựa như tâm chư vị có thiếu sót chi, không thể đối mặt với người, nhưng khi ấy lại không dám nói là mình không thể đối mặt với người, nói :"Tôi có làm gì sai trái đâu !"
Vô tàm, vô quý (không hổ thẹn), là hai phiền não của trung phiền não.
Lại có tám loại tùy phiền não lớn.
1. Thứ nhất là bất tín. Chư vị không nghĩ rằng bất tín không phải là phiền não à ! Chư vị có giảng gì đi nữa, họ cũng không tin là không đúng. Càng nói càng không tin. Tổng quát, dầu chư vị có nói gì đi nữa, họ cũng vẫn không tin. Chư vị bảo rằng trên trời mưa hoa rơi khắp đất, dưới đất hoa sen vàng phóng vụt lên. Dầu đang nghe nhưng họ vẫn giả bộ như không nghe. Chư vị giảng giải có lý lẽ, họ không tin. Chư vị giảng giải không có lý lẽ, họ lại càng không nghe thêm. Chư vị giảng một việc nhiều lần, nhưng họ không tin. Chư vị giảng việc đó ít lần, họ cũng không tin. Giảng nhiều họ không tin. Không giảng họ cũng không tin. Giảng về lý không, họ không tin. Giảng về lý chẳng có không, họ cũng không tin. Nói chung, tông chỉ, đường hướng của họ là không tin gì hết.

2. Giãi đãi, tức là làm biếng. Đâu có ai nghĩ rằng làm biếng là tùy phiền não lớn. Sao gọi là giãi đãi ? Giãi đãi, làm biếng nghĩa là không chuyên cần học Phật pháp. Cho dầu làm việc gì cũng giãi đãi. Thậm chí ăn cơm cũng làm biếng nữa. Ăn một muỗng rồi đợi đến năm phút sau mới ăn muỗng thứ hai. Khi ngủ cũng làm biếng, mộng mị. Khi nào họ mới không làm biếng ? Chỉ khi đánh cờ bạc thì họ mới có tinh thần.
Có người, đối với Phật pháp rất giãi đãi, tu hành cũng rất giãi đãi. Không những tự làm biếng mà lại ảnh hưởng đến những người khác nữa. Không những ảnh hưởng xấu mà họ cũng lại không muốn người khác làm việc nữa. Như tôi có một đệ tử, ngủ mãi cho đến tám giờ sáng. Tại sao ? Vì người ngủ bên cạnh phòng thức dậy sớm, nên hắn chạy qua phòng đó ngủ tiếp. Đó là một loại làm biếng. Loại làm biếng này phát sanh ra một loại phiền não. Hắn biết chư vị đều tu hành, nên nói :"Tôi không muốn tu hành. Tôi muốn chư vị không tu hành như tôi. Chư vị nỗ lực hai ngày, nhưng đến ngày thứ ba nên làm biếng đi !"
Hắn đã làm biếng rồi mà lại gây ảnh hưởng đến những người khác nữa.
3. Phóng dật. Sao gọi là phóng dật ? Phóng tức là phóng khai (mở toang). Dật tức là tản mác. Phóng dật tản mác cũng là không thủ quy củ, luật lệ. Không những không giữ quy củ mà lại còn hy vọng người người đều không giữ quy luật. Chính họ thích uống rượu, cũng muốn mọi người đều đến biển rượu để uống. Họ thích việc gì liền rủ kéo người khác đi theo. Họ muốn nhảy đầm, liền kéo mọi người đi theo. Họ thích đi xem chiếu bóng, liền kéo mọi người mà họ quen biết đi xem. Họ thích xuống địa ngục, liền kéo mọi người xuống địa ngục. Họ thích làm ngạ quỷ, nói :"Làm ngạ quỷ hay lắm. Chư vị hãy mau đi theo tôi !", nên dẫn tất cả thân bằng quyến thuộc đi vào đường ngạ quỷ. Họ muốn loài loài vật, nói :" Tôi làm người hay làm chó cũng được, nhưng làm chó lại hay hơn. Chư vị thấy mấy con chó, chúng đâu cần phải làm việc, mà lại có người hằng ngày cấp cho đồ ăn, được người che chở bảo hộ. Vậy có vui lắm không !"
Không những muốn làm chó mà lại khiến thân bằng quyến thuộc nhập vào dòng chó nữa.
4. Thứ tư là hôn trầm. Mọi người phải nên tránh đi. Nghe giảng kinh, ngồi tọa thiền, họ đều nhập định cả, nhưng kỳ thực là hôn trầm, nói :"Tôi nghe giảng kinh rất rõ ràng. Đầu tôi chỉ nghiêng xuống, muốn làm bạn với đôi chân thôi".
Đó là hôn trầm. Hôn trầm cũng là khi chư vị làm bất cứ việc gì mà tinh thần không thể khởi lên được, nên muốn ngủ. Nói rằng ngủ, nhưng không giống ngủ. Bảo rằng không ngủ, lại không tỉnh táo. Nghe giảng "Như thị ngã văn (tôi nghe như vầy)", nói :"Tôi đâu có nghe gì đâu !". Đó gọi là hôn trầm.
5. Thứ năm là trạo cử. Trạo nghĩa là nghiêng qua một bên. Cử là khởi cử dậy. Như đang nghe kinh, đầu chư vị lại động đậy. Đây không phải như ngài A Nan, vì muốn xem hào quang của Phật Thích Ca, nên nghiêng đầu qua phải trái để xem. Nếu tự mình động đậy cũng không biết ai bảo mình động đậy, thì đó gọi là trạo cử. Nếu tâm luôn bị phiền não thì phát sanh trạo cử. Một khi phiền não phát sanh, thì tâm không an, không biết chi là hay là dở, nghe giảng kinh mà không để ý đến, ngồi thiền mà cảm giác như thân đang ngồi trên bàn châm, thống khổ, đau nhức. Tâm bất an lạc cũng gọi là trạo cử. Chư vị hãy xem, nếu tôi không giảng thì chư vị không biết những tật xấu này, nhưng nó chính là phiền não lớn trong tám thứ tùy phiền não. Chư vị hãy nói xem trạo cử là gì ? Chư vị bảo trạo không phải là trạo sao? Cử không phải là cử sao ? Nếu chư vị trạo mà không trạo, đó là cử. Không cử, chính là trạo.
6. Thứ sáu là thất niệm. Thất nghĩa là mất. Thất niệm tức là quên mất chánh niệm. Hoặc giả chư vị nói rằng thất niệm chính là không còn vọng tưởng, vậy rất tốt. Tại sao có phiền não ? Chỉ vì quên mất chánh niệm. Tựa như chư vị muốn niệm Phật, nhưng khi niệm đến câu thứ ba "Nam mô A Di Đà Phật", thì tuy niệm mà quên mất chánh niệm. Chư vị muốn tụng chú Lăng Nghiêm, niệm câu "Diệu trạm tổng trì bất động Tôn, thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu ... A ! Lại đến câu gì ?"
Giống như tụng kinh, niệm chú, tụng niệm đến lúc mọi người đều dừng lại hết, không biết niệm đến chỗ nào. Đây không phải hiển thị là chư vị nhập định, như vậy là gì ? Đó là quên mất chánh niệm. Niệm kinh, niệm chú, dần dần quên mất chánh niệm, lại không phải là chư vị đều không niệm, mà niệm không ra tiếng, mọi người đều nhập vào tam muội (định), không âm thanh. Đấy là chư vị quên mất chánh niệm.
7. Thứ sáu là không có chánh tri kiến (bất chánh tri). Không có chánh tri tức là tà tri tà kiến. Không có chánh tri chánh kiến, việc đúng bảo là sai, việc sai bảo là đúng, trắng bảo là đen, đen bảo là trắng, việc tốt bảo là hư hoại, việc hư hoại bảo là việc tốt. Như tôi có vài đệ tử thường nói :"Ăn nhiều là hành khổ hạnh".
Thế nên, họ ăn nhiều thục mạng, mà lại bảo đó là hành khổ hạnh. Họ giống như những người mà tôi đã giảng ở bên trên. Họ bảo :" Tôi không màng, không quản chư vị. Khổ hạnh của chư vị là khổ hạnh. Muốn làm gì thì cứ làm".
Hôm nay tôi nói cho chư vị biết đó đều là tà tri tà kiến.
8. Thứ tám là tán loạn. Tán loạn tức là không có định lực, cũng là lo ra, để tâm chạy ra ngoài, như dùng kiếng để rọi người. Chiếu kiếng bên phải bên trái, soi này soi nọ, chiếu người này người nọ, mà không tự chiếu chính mình. Đó là không có định lực, nên gọi là tán loạn. Thiền định trị tâm tán loạn.
Bên trên đã giảng hai mươi loại tùy phiền não, lớn có tám loại, trung có hai loại, nhỏ có mười loại, cộng thành hai mươi.
+ Đối với sáu phiền não căn bản, tôi tin rằng chư vị rất quen thuộc, có thể nói chúng là những người bạn rất thân thiết với chư vị.
1. Thứ nhất là tham. Tôi tham lam, chư vị tham lam. Tham tuy là giống nhau, nhưng cũng bảo là khác nhau. Tại sao khác nhau ? Chư vị tham nhiều, còn tôi tham ít. Chư vị tham ít, còn tôi thì tham nhiều. Mỗi người đều có cái tham của chính mình. Tham lam hại chúng ta rất nhiều. Tại sao ? Chư vị vẫn chưa biết rõ sự tổn hại của tham lam. Tại sao cho đến hôm nay, chư vị vẫn chưa thành Phật ? Có phải vì còn ngu si, không có đủ trí huệ phải không ? Tham lam không bao giờ biết đủ. Cái gì cũng không sợ nhiều như tiền bạc, vật chất, hình trạng, phiền não, càng có chừng nào thì càng tốt chừng đó. Như cách dụng binh của Hàn Tín đời Hán, ông bảo rằng càng dùng binh lính nhiều chừng nào thì tốt chừng đó. Đó là biểu hiện cho sự tham lam.

2. Sân hận, giận tức. Sân hận tức là vô minh, cũng là sự giận nổ lên như pháo bông. Pháo bông còn nhỏ lắm. Hiện tại có bom nguyên tử và bom khinh khí đều đã được phát minh ra, vì do oai lực của tâm vô minh, sân hận. Sân hận cũng là loại nóng giận, tức tối.
3. Thứ ba là si mê. Tại sao chúng ta thường làm việc sai lầm ? Chỉ vì ngu si mà khiến cho chúng ta làm những việc không đáng làm, học những gì không đáng học. Ví như ngày nay có một số thanh niên thường thích hút thuốc phiện, vốn không nên hút mà lại hút. Càng hút càng ghiền, không biết gì hết, lại hút thêm. Tại sao ? Vì do ngu si. Họ nghĩ rằng hút thuốc phiện thì nhất định sẽ phát hiện ra việc kỳ lạ, như Kha Luân Bố phát hiện ra Tân thế giới. Chư vị hãy nói xem, đó có ngu lắm không ? Ngu si khiến cho họ điên đảo.
4. Thứ tư là ngã mạn hay kiêu mạn, là một loại phiền não.
5. Thứ năm là nghi hoặc, tức sanh tâm không tin. Việc gì cũng hoài nghi hết. Nghi thần nghi quỷ, nghi đúng, nghi sai, nghi mình nghi người. Đối với chính mình cũng hoài nghi. Đối với người khác cũng hoài nghi. Đạo lý chân thật chính xâc hay không chân thật chính, đều hoài nghi hết.
6. Tà kiến tức tri kiến không chánh đáng, chỉ giữ tà tri tà kiến.
Hôm nay tôi giảng về phiền não. Tôi hy vọng mọi người đều dứt tận, đừng nhận chúng làm thân thuộc hay bạn hữu. Phải nên dẹp trừ chúng, Chớ để chúng tạo thêm nghiệp tội. Chư vị giúp đỡ phiền não, phiền não giúp chư vị tạo nghiệp tội. Chư vị chuốc lấy nghiệp tội vào thân mà phiền não "ta bà ha" không quản chư vị. Chúng không quản là chư vị thọ nghiệp tội hay không thọ nghiệp tội, thọ quả báo hay không thọ quả báo. Khi thọ quả báo, phiền não chạy mất. Khi chư vị đọa xuống địa ngục, phiền não cũng không đi theo.
"Tụ tập chiêu cảm tự bất đồng, (tụ hội chiêu cảm tự không đồng)".
Căn bản phiền não có sáu loại. Tùy phiền não có hai mươi loại. Chúng thuộc về Tập Đế của Tứ Đế. Tập đế tức là tập hợp, chiêu cảm phiền não. Phiền não khiến chư vị không thể đạt đến trí huệ chân chánh. Nếu muốn đắc được trí huệ chân chánh, trước tiên chư vị phải hàng phục được phiền não. Trước khi hàng phục phiền não, chư vị phải nhận rõ chúng là phiền não, nếu không thì chư vị hàng phục cái gì ? Ví như muốn giết kẻ cướp, thì phải biết hang ổ của chúng ở đâu. Phải nhận ra mặt mũi của chúng. Nếu không thể nhận diện được thì thì khi đối diện với chúng, chư vị lại kết bạn với chúng. Tại sao ? Vì chư vị không nhận rõ là chúng ăn cắp tài vật, châu báu của mình. Phiền não cũng như thế. Chư vị phải nhận ra chúng thì sau này mới không bị chúng chuyển. Phải nên hàng phục chúng.

III- Diệt đế. Diệt đế nghĩa là như như bất động.
"Tánh diệt khả chứng cứu cánh lạc, (tánh diệt khả chứng tột an lạc)".
Nếu chứng được diệt đế tức là chứng đạt chân đế an lạc, gọi là bốn đức của niết bàn, nghĩa là thường lạc ngã tịnh. Đạt đến thường lạc ngã tịnh thì cũng là chứng được quả diệt đế. Nhưng chứng đến quả vị này chỉ là quả vị tiểu thừa của A La Hán, mới đoạn được phần đoạn sanh tử thôi, chưa đoạn hết biến dịch sanh tử, và chỉ chứng được một phần chân lý, mà không phải là diệu quả rốt ráo đại thừa.
1. Phần đoạn sanh tử là gì ? Phần tức là tôi có một phần, chư vị có một phần, mỗi người đều có một phần. Đoạn tức là tôi và chư vị, mỗi người có riêng một đoạn thân, như thân cao một thước sáu, thước bảy, thước tám v.v...Thế nên, thân của mỗi người cao thấp khác nhau. Từ sanh đến chết gọi là đoạn lạc; từ hôm nay đến ngày mai cũng gọi là đoạn lạc (từng đoạn). Tất cả phàm phu đều có đầy đủ phần đoạn sanh tử này. Người tiểu thừa đã cắt đứt phần đoạn sanh tử nên chứng quả an lạc tịch diệt. Khi chứng đắc quả tịch diệt thì phá được kiến hoặc và tư hoặc. Sao gọi là kiến ? Do chư vị đối trước cảnh giới mà sanh tâm tham lam luyến ái, bị cảnh giới làm mê hoặc. Sao gọi là tư hoặc ? Không hiểu đạo lý nên khởi tâm phân biệt. Đối với đạo lý mà không minh bạch nên sanh tâm phân biệt. Càng phân biệt chừng nào thì càng đi xa chừng đó. Càng đi xa chừng nào thì phân biệt thêm nhiều chừng đó, nên gọi là đi lạc đường.
Chứng đắc quả an lạc tịch diệt thì cắt đoạn được kiến hoặc và tư hoặc, nhưng chưa đoạn hết vô minh, mà chỉ mới hàng phục được thôi. Không những chư A La Hán chưa đoạn được vô minh mà cho đến bồ tát Đẳng Giác vẫn còn một phần sanh tướng vô minh chưa phá hẳn. Thế nên chứng đạt quả vị vô thượng tịch diệt, mà vô minh vẫn còn. Tuy cắt đứt phần đoạn sanh tử mà biến dịch sanh tử vẫn còn tồn tại.
2. Sao gọi là biến dịch sanh tử ? Biến dịch là tâm niệm sanh khởi của chúng ta. Niệm sau theo niệm trước. Niệm niệm không ngừng. Niệm niệm lưu chuyển. Một niệm sanh khởi tức một lần sanh. Một niệm diệt tức một lần chết. Đó gọi là biến dịch sanh tử. Biến dịch sanh tử này, niệm niệm không dừng, có phải gọi là sanh tử không ? Vì cảnh giới này chưa đạt đến thiền định chân chánh. Định chân chánh nghĩa là một niệm lự cũng không còn. Cảnh giới sơ thiền, tim không còn đập. Cảnh giới nhị thiền không còn hô hấp. Cảnh giới tam thiền, niệm lự đình chỉ. Cảnh giới tứ thiền, dứt niệm, không còn niệm lự, nhưng cảnh giới tứ thiền này cũng chưa phải là chứng quả, bất quá chỉ là quá trình tu đạo thôi, và không phải là tầng bậc cao siêu. Phổ thông, người tu đạo đa số có thể đạt đến cảnh giới này.
IV- Đạo đế. Diệt tức là phải chứng đắc. Đạo là phải nên tu hành. Bàn về vấn đề đạo, đầu tiên chúng ta hãy giải thích chữ đạo trước. Chữ đạo dùng chữ tẩu (đi), tức là chư vị phải đi, phải hành. Nói đến đạo là phải tu hành. Nếu không tu hành thì có lợi ích chi. Phải bước đi mà tu hành. Thế nên, đạo là hành. Không hành thì không phải là đạo. Nếu không tu hành thì chư vị là chư vị, đạo là đạo, không thể hợp nhất. Chư vị phải y pháp mà tu hành, đạo chính là chư vị, chư vị cũng chính là đạo. đạo cùng chư vị vốn không thể tách rời. Chư vị muốn tu đạo không ? Phải nên thật hành, tức là y chiếu theo phương pháp mà thật hành. Cho đến đức hạnh, đức là phải làm, không làm thì sao có đức ? Không thể từ sáng đến chiều chỉ nói "tạo đức, tạo đức, tạo đức", trên môi mép mà thật tế lại không làm. Miệng nói tạo đức mà thân lại tạo nghiệp, thì không có đức gì hết. Vì thế, bảo "Treo đầu heo, bán thịt chó".
Chư vị bảo tạo đức thì phải nên làm. Có muốn tu đạo không ? Nếu muốn thì phải y theo phương pháp mà tu hành.
Ở trên chữ "tẩu" lại có chữ "thủ", cộng thành chữ đạo. Thủ nghĩa là đầu. Tu hành là việc quan trọng nhất trên thế gian. Chư vị muốn chấm dứt sanh tử không ? Nếu muốn thì phải tu đạo. Lại nữa, tuy không muốn cắt đứt sanh tử, mà lại nói rằng không thèm tu hành. Cắt đứt sanh tử rồi thì không còn sợ sanh tử nữa. Người sống đều sợ chết. Cắt đứt sanh tử là không muốn có sanh tử, lại không sợ sanh tử. Nếu muốn chấm dứt sanh tử thì đầu tiên phải tu hành. Thế nên có chữ "thủ" ở bên trên chữ "tẩu". Nếu không tu hành thì không thể chấm dứt sanh tử được. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Con đường tu Tứ Diệu Đế là con đường đạo, cần tu cùng với tu Bát chánh đạo để được giải thoát luân hồi.
a/ Theo Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng: Trích doạn
Biết xa lìa tham dục

Sân hận và si mê
Thường tu tập để mong đạt được chánh kiến
Đó là điềm lành lớn nhất.
Thường dục ly tham dâm: Có nghĩa là mình luôn luôn muốn lìa bỏ cái ham muốn và nhất là cái ham muốn về sắc dục. Mỗi khi có ham muốn, si mê và sân hận phát khởi thì mình phải nhận diện được nó. Chữ ngộ này có nghĩa là gặp.
Năng tập thành đạo kiến: Nhờ đó mà thấy được con đường thực tập, con đường Tứ Diệu Đế. Mình biết rằng tham, sân và si gây ra khổ đau, nhìn vào những khổ đau để thấy được gốc rễ của nó, thấy gốc rễ rồi thì sẽ thấy được con đường để chuyển hóa, đó là đạo kiến. Đạo kiến là thấy được con đường Bát Chánh, thấy được Tứ Diệu Đế.

Trong đạo Bụt mình thường hay nói tới ba năng lượng, ba chất độc (tam độc): tham dục, sân hận và si mê. Những chất độc này nó là những tâm hành, nó tiêu hủy thân tâm của mình và tiêu hủy thế giới.
Có những chất độc thuộc về phạm vi hóa học ; vật lý hiện đang làm ô nhiễm môi trường, những chất độc hóa học đi vào trong nước, trong không khí, trong đất gây độc hại cho sự sống, đang tiêu diệt sự sống và các nhà khoa học, các nhà chính trị đang tìm cách khử diệt nó. Hiện giờ địa cầu bị hâm nóng là do chất khí CO2 quá nhiều trong không khí gây nên hiệu ứng nhà kính vì vậy nên các nhà khoa học đang tìm cách để chuyển hóa hoặc giảm bớt nó. Khoa học nói rằng mình có thể cô đọng chất CO2 lại, nhốt vào trong tảng đá lớn rồi chôn ở trong lòng đất. Họ còn cho chúng ta biết rằng cây cối có khả năng hút chất CO2 và chuyển hóa, nhưng hiện nay chúng ta không những không có đủ cây cối mà chúng ta còn chặt thêm cây, đốn thêm rừng. Trong nông nghiệp, khi trồng trọt mình sử dụng quá nhiều chất độc hóa học, làm ô nhiễm đất đai, sông hồ, làm ô nhiễm luôn cơ thể của con người. Trong công nghệ, sự sử dụng xe hơi và kỹ thuật chăn nuôi cũng tạo ra rất nhiều chất độc. Nếu khí hậu thay đổi mà mình không thể ngăn cản được thì trái đất nóng lên, băng tan thành nước, những thành phố gần bờ biển bị tràn ngập và hàng triệu người sẽ bị chết. Người ta biết trước như vậy.

Trong kinh này thì nói tới độc tố tâm lý, là tham, sân và si. Sự tàn phá của các độc tố này cũng ghê gớm không kém gì độc tố hóa học. Ví dụ như chuyện tham, vì tham cho nên có chiến tranh. Muốn xứ mình có đủ năng lượng cho guồng máy khổng lồ của quốc gia cho nên mình đem quân đội đi xâm chiếm vùng có dầu lửa. Tham lam, sợ hãi là những chất độc tâm lý, chứ không phải chất độc vật lý. Chính chất độc tâm lý đó tạo ra chiến tranh, gây nên đổ vỡ. Nếu có chiến tranh, nếu có khủng bố, và có chống khủng bố thì tất cả đều do sợ và bạo động (sân tức là bạo động) mà ra. Cái sợ, cái tham và cái sân có sức tàn phá ghê gớm. Những chất độc đó do mình chế tác ra quá nhiều trong đời sống hàng ngày và sức mạnh của chất độc tâm lý đó tàn phá đời sống của mình còn nhiều hơn là chất độc hóa học.
Ví dụ như chuyện tham dâm, chứng bệnh AIDS được truyền qua con đường dâm dục với những người đồng tính và những người dị tính. Bệnh AIDS đó tiêu diệt hàng triệu người ở Châu Phi cũng như ở chỗ khác. Lưỡi hái của thần Chết AIDS kết liễu sinh mạng hàng triệu người và sức tàn phá của nó còn mạnh hơn sức tàn phá của trái bom nguyên tử. Chuyện không giữ giới thứ ba đã để cho con vi khuẩn đó được truyền đi một cách rất mau chóng qua đường dâm dục và làm cho hàng triệu người chết. Hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki giết chết khoảng 200.000 (hai trăm ngàn) người, còn bệnh AIDS đã giết hàng triệu người. Thành thử mình đừng nói chỉ có chất độc hóa học mới độc hại cho sự sống mà chất độc trong tâm cũng ghê gớm lắm. Tu là để nhận diện chất độc ở bên trong và tìm cách để chuyển hóa những chất độc đó.
Bài kệ này cho ta biết rằng mỗi khi có tâm hành tham dục phát khởi thì mình phải có khả năng nhận diện nó, tại vì nó có sức phá hoại rất lớn, nó tiêu diệt mình và những người chung quanh mình. Mình phải dùng phương tiện nào để có thể chuyển hóa nó ? Đức Thế Tôn dạy rất kỹ, nếu có niệm, định, tuệ thì mình có thể ngăn chặn và chuyển hóa được tâm hành tham. Khi khát nước mà thấy một ly nước màu hồng rất đẹp thì mình thấy thèm và rất muốn uống, nhưng người ta cảnh báo nếu uống nước này vào sẽ chết, nếu không chết thì cũng ngất ngư và vì khát quá cho nên mình muốn uống, nhưng nhờ có trí tuệ cho nên mình đã không uống, tại vì mình biết rằng uống vào sẽ chết. Khi một tâm hành bạo động, sân hận phát khởi, là một hành giả mình phải có khả năng nhận diện được nó: Thở vào tôi biết đây là năng lượng của bạo động, giận hờn, năng lượng này đang tàn phá tôi và đẩy tôi tàn phá người khác cho nên tôi phải tìm cách hóa giải nó.
Theo phương phápphải có tuệ, phải có từ bi, và hiểu. Mà hiểu được thì có thể thương được và khi có hiểu, có thương thì cơn giận kia tan biến. Là người tu, mình phải biết cách dùng tâm hành này để chuyển hóa tâm hành kia. Những tâm hành như niệm, định, tuệ, từ, bi, hỷ, xả mình có thể chế tác được và khi có những tâm hành đó rồi thì mình có thể chuyển hóa được tâm hành sân, si, mạn, nghi, kiêu, sợ hãi v.v…
Ngoài đời người ta lo đối trị với chất độc hóa học còn trong đạo, mình lo đối trị độc tố trong tâm. Mình phải gọi được tên của từng độc tố một, phải học cách để có thể nhận diện từng độc tố đó và biết cách trung hòa, hóa giải chúng. Vì đạo Bụt thấy rằng khổ và vui tương tức, hoa và rác tương tức. Nếu hoa và rác đều là chất hữu cơ thì hoa có thể trở thành rác và rác có thể trở thành hoa. Tâm hành cũng vậy, thương cũng có trở thành ghét. Ban đầu thương nhau quá, nhưng nếu không biết cách thương thì sau vài năm thương biến thành ghét. Cái thương và cái ghét cũng là chất hữu cơ cho nên cái thương trở thành cái ghét được thì cái ghét cũng có thể trở thành cái thương được. Nếu biết ủ phân, ủ rác cho khéo thì mình có chất bổ nuôi hoa, cho nên mình không sợ. Những chất liệu tham, sân, si không phải đào đất chôn kỹ như người ta nghĩ tới chuyện chôn CO2 mà có thể chuyển rác thành hoa được. Có niệm, có định, có tuệ thì có từ, có bi, có tha thứ, có bao dung. Có tuệ, có từ, có bi thì mình có thể chuyển hóa được tâm hành độc hại trong con người của mình và giúp chuyển hóa tâm hành đó cho xã hội. Đó là bổn phận của người tu.
Ở ngoài đời họ có phòng thí nghiệm nghiên cứu thế nào để chuyển hóa chất độc hóa học, còn mình ngồi trong thiền đường nghiên cứu làm sao để chuyển hóa được độc tố ở trong lòng tiết ra, đó là công việc của người hành giả. Khi năng lượng của tham biểu hiện và bốc cháy thì thân thể và tâm hồn của mình cũng bị thiêu đốt. Có ngọn lửa tham dục trong lòng thì mình không thấy an, không thấy lạc, không có hạnh phúc gì hết. Con người mà bị lửa tham đốt cháy thì rất là khổ. Người đó có thể làm bất cứ cái gì và có thể gây ra khổ đau cho những người chung quanh. Nhưng nếu người đó có tu hoặc có người khác chỉ cho phương pháp tu để người đó có trí tuệ, có từ bi thì tự nhiên ngọn lửa tham đó tắt đi. Khi ngọn lửa tham tắt đi thì ta cảm thấy mát mẻ thanh lương, giống như có cơn mưa vừa mới rơi xuống. Lúc đó mình có tâm hành gọi là vô tham, mà có tâm hành vô tham thì mình có an lạc, có hạnh phúc. Kỳ sau, khi ngọn lửa tham cháy lên thì mình phải làm thế nào để cho ngọn lửa đó được dập tắt.
Ngọn lửa tham bốc cháy, nếu không phải ngọn lửa tham của một người mà là ngọn lửa tham của một đám người thì nó cháy dữ dội lắm. Ngọn lửa sân cũng vậy, khi ngọn lửa sân hận cháy lên thì mình mất hết an lạc, mình muốn đập, muốn phá, muốn tiêu diệt thế giới. Dễ sợ lắm, nhất là khi ngọn lửa đó là ngọn lửa sân tập thể thì không gì có thể ngăn chặn được. Các nhà khoa học làm thế nào để đối phó với ngọn lửa sân tập thể? Chiến tranh là kết quả của tham và sân tập thể. Ngọn lửa sân cũng tạo ra tình trạng nóng bức như ngọn lửa tham và khi biết chế tác những giọt nước từ bi để tưới lên thì nó sẽ dịu xuống.
Trừ nhiệt nhão dĩ giai đắc thanh lương: Trừ sự nóng bức là được mát mẻ. Cho nên thường thường tượng đức Bồ Tát Quan Thế Âm tay trái cầm tịnh bình có nước của từ bi và tay phải cầm một nhành dương liễu, nhúng vào nước từ bi mà rải thì tất cả phiền não, nóng bức trở thành thanh lương.
Đầu cành dương liễu vương cam lộ
Một giọt mười phương rưới cũng đầy
Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết
Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây *
Đó là phép lạ của người tu, người tu phải có khả năng diệt trừ được ngọn lửa của tham dục, ngọn lửa của sân hận và si mê, những ngọn lửa đưa tới sợ hãi, lo lắng, tuyệt vọng. Tu phải có mục đích rõ ràng, mình phải học cách để khi nào ngọn lửa tham, ngọn lửa sân bốc lên thì mình phải biết cách xử lý. Ở ngoài đời, để đối phó với chất độc hóa học người ta mới nghiên cứu, thí nghiệm. Ở trong đạo cũng vậy, để đối phó với chất độc trong lòng thì mình cũng nghiên cứu, học hỏi và thực tập. Mình biết rằng hạnh phúc làm sao có được nếu mà lửa tham, lửa sân, lửa ganh tỵ, lửa sợ hãi tiếp tục bừng cháy. Trong bài kệ này mình học rằng: Biết xa lìa tham dục sân hận và si mê thì mình phải có khả năng nhận diện để có thể có một cái thấy chính xác về con đường chuyển hóa.
Năng tập thành đạo kiến: Mình phải có khả năng tự luyện tập cho quen để mỗi khi thấy cái tham, cái sân, cái si bốc lên thì nhìn sâu vào trong đó để nhận diện học hỏi và tìm thấy được phương pháp thoát ra. Mình có thể rèn luyện mình để thực hiện được sự đạo kiến, tức cái thấy về Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Trong nguyên văn bản kinh có arya, saccana, dassana. Dassana tức là phải nhìn và thấy được cho sâu ở trong đó. Arya là diệu tức màu nhiệm. Saccana là đế, đế là sự thật. Có bốn sự thật mầu nhiệm là: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Đạo kiến này có nghĩa là thấy được Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Con đường Bát Chánh là con đường giúp cho mình đối phó, xử lý được những chất độc được chế tạo, được biểu hiện ra trong tâm thức của mình và trong tâm thức cộng đồng.
Người ta nói sức tàn phá của bom đạn, của chất hóa học mà người ta không nói một cách kỹ lưỡng tới sức tàn phá của tâm hành, như tham đắm, giận hờn, ganh tỵ, si mê, nó có tác dụng phá hoại rất là lớn. Bây giờ bệnh AIDS đã tàn phá hàng triệu người, hàng triệu người đang chết từ từ, tại vì họ không thực tập giới thứ ba. Có những em bé mới sinh ra đã mang căn bệnh đó rồi, đây là tai họa rất lớn. Mình dịch lại cho sát với nguyên văn hơn:
Biết xa lìa tham dục
Biết nhận diện và xử lý sân hận và si mê mỗi khi chúng phát khởi
Để tập luyện mà có được cái thấy chính xác về Bát Chánh Đạo
Đó là điềm lành lớn nhất

Đặt vấn đề là làm sao giải quyết được vấn nạn của xã hội, của gia đình, của trái đất thì câu trả lời là phải sử dụng Bát Chánh Đạo và phải sử dụng Bát Chánh Đạo một cách thông minh, có phương pháp thì tự nhiên ta đối phó được với những chất độc tiết ra từ trong tâm của mình. Trước hết là sự thèm khát, mình phải đối trị được với thèm khát. Thứ đến là sự giận hờn, si mê, bạo động, nó đốt cháy thế gian, nó đốt cháy con người của mình do đó mình phải có trí tuệ, phải có từ bi để xử lý nó. Làm sao có từ bi nếu không có trí tuệ? Tất cả đều nằm ở chỗ này: năng tập thành đạo kiến, làm thế nào luyện tập, để có cái thấy về Tứ Diệu Đế, về Bát Chánh Đạo? (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức/ Điềm lành - HT Thích Nhất Hạnh)

+ Quá khứ - Hiện Tại - Tương Lai: Đó là vì sự diễn tiến của Thiên Nhiên dưới sự điều động của Luật Nghiệp Quả hay của một Định Luật Thiên Nhiên bao giờ cũng tác động không ngừng. Một vị Hiền giả ẩn danh mà chỉ có vài người trong giới Huyền môn được biết, có nói :
HIỆN TẠI LÀ CON ĐẺ CỦA QUÁ KHỨ; TƯƠNG LAI LÀ CON ĐẺ CỦA HIỆN TẠI. TUY THẾ, ÔI GIỜ PHÚT HIỆN TẠI NÀY ! NGƯƠI HÁ CHẲNG BIẾT RẰNG NGƯƠI KHÔNG CÓ PHỤ MẪU, NGƯƠI CŨNG KHÔNG THỂ CÓ CON; RẰNG NGƯƠI CHỈ CÓ THỂ SINH RA CHÍNH NGƯƠI THÔI ? DÙ CHO TRƯỚC KHI NGƯƠI BẮT ĐẦU NÓI : “TA LÀ CON CHÁU CỦA QUÁ KHỨ”, THÌ NGƯƠI ĐÃ TRỞ THÀNH QUÁ KHỨ MẤT RỒI. TRƯỚC KHI NGƯƠI THỐT RA ÂM THANH CUỐI CÙNG, HÃY NGHE ĐÂY ! NGƯƠI ĐÃ KHÔNG CÒN LÀ HIỆN TẠI NỮA MÀ ĐÚNG LÀ TƯƠNG LAI VẬY. ĐÓ LÀ QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI, CÁI TAM VỊ NHẤT THỂ BAO GIỜ CŨNG VẪN TRƯỜNG TỒN, CÁI ĐẠI ẢO GIÁC (MAHÃMÃYÃ) CỦA LÝ TUYỆT ĐỐI VẪN NGỰ TRỊ KHẮP VŨ TRỤ. (GLBN, Tr 444 hay 831)

+ Ba tâm - Ba thời Quá khứ Hiện tại Vị lai

"Tam tâm tam chỉ thấu tam quan, (ba tâm ba chỉ thấu ba cửa)."
Ba tâm tức là tâm quá khứ, hiện tại, vị lai. Tâm quá khứ đã ngừng. Tâm hiện tại cũng dừng. Tâm vị lai lại dừng. Ba tâm không thể có. Tâm quá khứ không thể được. Tâm hiện tại không thể được. Tâm vị lai cũng không thể được. Ba tâm không thể được. Không thể khởi tâm quá khứ. Tâm hiện tại không thể sanh. Tâm vị lai cũng chưa có. Khi ấy, tâm không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Ba tâm của chư vị cũng không có. Sao gọi nghĩ thiện, nghĩ ác ? Tức là khi chư vị dụng công tu hành, đạt đến cảnh giới dùng thiền duyệt làm món ăn, pháp hỷ đều đầy đủ. Khi ấy, đang ngồi tĩnh tọa, chư vị khai mở sơ quan (cửa đầu), trung quan (cửa giữa), thượng quan (cửa trên). Sơ quan cũng gọi là cửa Mao Cung. Trung quan gọi là cửa Lai Tích. Thượng quan gọi là cửa Ngọc Chẩm, hay là cửa sanh tử. Cửa đầu và gữa dễ dàng phá vỡ, vượt qua, nhưng đến cửa thứ ba thì rất khó khăn. Vượt qua được cửa thứ ba, chư vị lại phải hướng về phía trước mà tiếp tục tu hành. Khi đó, chư vị đạt đến cảnh giới gì ? (Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hiện tại (Present): Hiện tại chỉ là một đường thẳng toán học (mathematical line) đang phân chia cái phần của Kỳ gian Vĩnh hằng (Eternal Duration) mà chúng ta gọi là Tương lai (Future) với phần mà chúng ta gọi là Quá khứ (Past). (GLBN I, 110)

+ Tinh linh nhân tạo hay hình tư tưởng: Những tư tưởng mơ hồ, lỏng lẻo (loose) phần lớn được tạo ra do các thể trí chưa phát triển, gom lại chung quanh chúng những đám mây tinh chất hành khí rời rạc khi đến cõi cảm dục, và trôi vật vờ, bị hút vào các đám mây khác ở khắp nơi và có bản chất tương tự, rồi bám quanh các thể cảm dục của những ai có từ điển – hoặc tốt hoặc xấu – thu hút lấy chúng, và sau một thời gian sẽ tan rã, để lại tạo nên thành phần của bầu khí chung của loài tinh chất hành khí. Khi nào chúng còn duy trì sự sống riêng biệt (separate existence) thì chúng là các thực thể linh hoạt (living entities), có cơ thể (bodies) bằng tinh chất hành khí, còn các tư tưởng có vai trò như là các sinh vật tạo linh hồn (ensouling lives), và lúc bấy giờ, chúng được gọi là các tinh linh nhân tạo (artificial elementals) hay là hình tư tưởng (thought–forms). (MTNX, 66–67)

Nơi kẻ thường nhân, tinh linh nhân tạo do cảm xúc (feelings) hoặc dục vọng (desire) tạo ra thì mạnh mẽ và rõ ràng hơn là tinh linh nhân tạo do tư tưởng (thought) tạo ra. Như vậy, một cơn giận bùng lên sẽ tạo ra một tia chớp đỏ mạnh mẽ và có đường nét rõ ràng, và nếu cơn giận kéo dài, nó sẽ tạo ra một tinh linh nhân tạo nguy hiểm, có màu đỏ, sắc nhọn, có ngạnh (barbed), nói khác đi, có mang tính chất làm hại.  Tình thương, tùy theo tính chất của nó, sẽ tạo ra các hình thể ít hay nhiều gì cũng có màu sắc đẹp đẽ, đủ mọi sắc thái, từ đỏ thẫm đến hồng dịu, vô cùng tinh tế, giống như màu hồng thật nhạt của hoàng hôn hay bình minh, tình thương cũng tạo ra các đám mây hay các hình dạngtính bảo vệ mạnh mẽ. (Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân)

+ Hình tư tưởng (Thought form): Hình tư tưởng được con người tạo nên, là sự kết hợp của bức xạ dương (positive emanation) và bức xạ âm. Cả hai đều là bức xạ của một Nhất thể (Unity), tức là Chủ thể Tư Tưởng cố kết (coherent Thinker). (LVLCK, 560)
+ Hình tư tưởng là các sự vật có thực chất (substantial things).  (ACMVĐCTG, 72)
+ Định nghĩa HÌNH TƯ TƯỞNG: MỘT THỰC THỂ SỐNG ngay khi nó được tạo ra, nó không còn phụ thuộc vào người tạo ra nó (Không thay đổi được), nó có sự thông minh sơ khai, TỒN TẠI phụ thuộc năng lượng người tạo ra nó (Sự tập chung, lặp lại) > Tạo năng lượng), luôn tìm cách thu thêm năng lượng để kéo dài sự sống của nó ở CÕI TRUNG GIỚI; MẠNH có thể hiện hình ở cõi HẠ GIỚI. Phụ thuộc vào 3 yêu tố:
(i)- Phẩm chất của tư tưởng quyết định Mầu sắc;
(ii)- Năng lượng lớn – Tư tưởng càng sắc nét, rõ rệt ;
(iii) – Bản chất mỗi tư tưởng mang hình dạng riêng biệt
* Bản thân: Chân sư DK dạy tham thiền lập hạnh rất tốt cho bản thân (Nghĩ về đức tính tốt của bản thân, nó luôn ở quanh ta và phát huy tác dụng với ta và cả người xung quanh > Một người Tu cả nhà được hưởng
-
Người thường (Kém tiến hóa, trí tuệ chưa phát triển = Dục vọng nhiều): Tư tưởng tạo ra chủ yêu quanh quẩn, không thoát ra khỏi Hào quang người đó > Không hại cho người xung quanh
* Người ảnh hưởng: Tính toán, suy nghĩ, vận dụng năng lực trí năng > Tạo ra Hình Tư Tưởng > Sức sống riêng, có ảnh hưởng tốt, xấu đến người khác theo quy luật, nó liên kết với người tạo ra nó bằng “Từ điện” > Nhà Huyền thuật muốn tách nó ra khỏi người tạo ra tư tưởng, cần niệm một từ Huyền bí ...(Tiếng Phạn) >
- Đức DK dạy: Mỗi người cần tìm và luyện cho mình một cụm từ huyền bí để tách tư tưởng của mình tạo ra khỏi Hào quang của mình-nếu muốn). Bạn là người khởi niệm tìm chọn để LÀM công việc Thiện > Bạn được hưởng Quả đó, nếu có người gợi ý thì Quả được chia cho người gợi ý ý tưởng bạn sẽ làm => Tự mình cần suy ngẫm, tìm chọn để nói, hành động về việc Thiện  (
Nguồn: Cứu rỗi khỏi các hình tư tưởng)

+ Các Tương Tác: Động, tĩnh, hợp, ly, nhạt, vị, thông, bít, sanh, diệt, tối, sáng đó là 12 tướng hữu vi
- Đức Phật dậy A Nan! Sáu căn của ông bị hạn chế là bởi “tánh giác minh” bị trở thành “minh giác”. Do vậy, tánh giác minh mất phẩm chất trong sáng bản nhiên, tác dụng với các vọng mà phát ra hay biết. Hiện nay
1-2. Với cái thấy: Ông rời tối, rời sáng thì không có cái thấy.
3-4. Với Tánh nghe: Rời động và rời tĩnh thì không có tánh nghe.
5-6. Với Mũi ngửi: Rời thông và bít thì không có tánh ngửi.
7-8. Với Lưỡi nếm: Không vị không nhạt thì không có cái nếm.
9-10. Với Xúc chạm: Không hợp, không ly thì không có tánh xúc.
11-12. Với Ý - Nhận thức: Không diệt không sanh thì cái nhận thức không có điều kiện sanh.
- Ông đừng chạy theo sự chi phối, lôi cuốn của 12 tướng hữu vi của chúng. Tùy nghị lực của ông, nhận xét tìm ưu thế của một căn, chặt nhổ gốc rễ vô minh phiền não, xoay tánh giác minh trở về vị trí bản nguyên minh diệu của nó. Phát huy thế mạnh trừ khử mê mờ, làm chủ được một căn thì năm căn còn lại sẽ được thanh tịnh giải thoát hết. (Xem mục: Ở 1/4 cuối trang - Chỉ ra hư vọng không thật. Phát minh chân tánh thì viên thoát)

I- THEO DỊCH HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH BÁT QUÁI
II- THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Định Đề 1 - Nhị Nguyên hay Âm Dương (LVHLT, 21):
- Tinh Thần         ....... Vật Chất Sự Sống
- Sắc Tướng Cha  ......       Mẹ
- Dương/ Tích Cực ....  Âm/ Tiêu Cực
- Bóng Tối           .....    Ánh Sáng
+ Ion âm và dương: Các ion âm và dương mà nhà khoa học nói tới, có bản chất là dĩ thái, và do đó, thuộc về cõi trần. Các hạt nhỏ không thấy được này của vật chất chỉ có thể được dò ra nhờ các hiệu quả của chúng và nhờ sự can thiệp vào các hoạt động của chúng, vốn là các hạt chuyển động nhanh, có liên quan với nhau và đồng thời, chính bản thân chúng bị tác động bởi một yếu tố kềm chế quan trọng hơn đang giữ cho chúng chuyển động như thế. (CTNM, 369–370)
+ Các Đại tương tác:

III - THEO PHẬT GIÁO

+ Ở THIÊN LÀ THỂ KHÍ - Các Đại Ở Hư Không Có Thể Hòa đồng: Phật bảo - Này Phú Lâu Na! Ông còn nghi ngờ. Vì sao thất đại : Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức lại có thể dung nhau? Trong thực tế ông thấy chúng thường tự xâm đoạt hủy diệt nhau... Mặt trời soi sáng, Cái Sáng không phải mặt trời, cũng không phải hư không nhưng không nằm ngoài Mặt trời và Hư không; - Phú Lâu Na! Ông nên biết rằng: Đứng bên hiện tượng mà nhìn thì hiện tượng vốn vọng, cho nên không làm sao chỉ bày chính xác và đích thực được. Nhưng đứng trên bản thể mà tư duy, ta sẽ thấy bản thể là chơn: “Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu”, cho nên “địa” vốn không là “địa”. “Không” vốn chẳng là “không”. Thủy, hỏa, phong…cũng vậy thì làm chi có việc trở ngại không dung nhau được.
- Phật dậy: Trong bản tánh minh diệu của Như Lai Tạng, ông cần phát minh hư không thì có hư không hiện ra. Ví như một dòng nước in bóng mặt trăng. Hai người cùng trông thấy bóng mặt trăng in đáy nước. Rồi người đi về Đông, người đi về Tây cả hai đều thấy có mặt trăng theo mình mà không có chuẩn đích cho mặt trăng cố định. Trước sự kiện đó không nên gạn hỏi : Mặt trăng là một, sao có thể đi theo hai hướng khác nhau? Cũng không được hỏi : Mặt trăng đã thành hai, sao trước kia hiện ra có một? => Phú Lâu Na! “Duyên sanh như huyển” là vậy đó. Vì vậy mà Như Lai dạy : ”Tánh sắc chơn không”. Và cũng vì vậy, Như Lai nói: “Tánh không chơn sắc…” Không có pháp nào có tự thể độc lập cố định của chính mình. Nguồn: Xem mục Giác không sinh mê ...

+ Ở ĐẤT THÀNH HÌNH - Âm Dương Dị Đồng: Phật dậy A Nan! Bản thể của hiện tượng vốn chung cùng, do nhơn duyên mà biến hiện thành thế giới hữu vi. Trong thể tánh không đồng không dị, phân giải sinh ra thành dị. Khác với các dị hóa hợp lại thành đồng. Tánh đồng dị đã phát minh, hai lực hấp dẫn và đề kháng cũng tự thành năng lực. Giữa sự nhiễu loạn mâu thuẫn bên trong của vật lý tâm lý và tánh hư không; Những tánh chất năng động hợp thành thế giới, tánh thể bất động là hư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Đồng dị hay không đồng dị, tất cả đều gọi là pháp hữu vi.
- Bản thể của hiện tượng là Như Lai Tạng thì bao trùm khắp 10 phương pháp giới, khắp không gian và khắp cả thời gian. Nó chính là chơn không mà diệu hữu nghĩa là từ cái không trùm khắp mà biến hóa duyên khởi một cách thần diệu, nhiệm mầu để hình thành ra muôn sinh vạn vật của thế giới hữu vi. Nhưng khi duyên hết thì tất cả các đại sẽ thu về với tự tánh ban đầu chớ không có cái gì thật mất. Vì thế không có vật gì là thật sinh hay thật mất mà chỉ là hiện tượng duyên khởi của thế gian vũ trụ trong tiến trình bất biến tùy duyên và tùy duyên bất biến. Nói cách khác, bản thể là chung cùng, nhưng tùy theo nhân duyên mà biến hiện thành ra thế giới hữu vi.

- Phẩm Tính Âm Dương Đối Chọi: Tánh đồng dị nghĩa là âm dương đối chọi. Có 3 trường hợp về tánh đồng và dị:

1) Đồng năng tương bội nghĩa là tất cả các đồng cùng trợ lực cho nhau thì sẽ tăng thêm sức mạnh. Thí dụ một người không thể kéo một khúc cây to được, nhưng nếu cộng thêm năm mười người nữa thì việc kéo rất dễ dàng.
- Dị năng tương để nghĩa là ngược lại của đồng năng tương bội - Làm giảm bớt, hao tổn sức mạnh. Mười người đang kéo khúc cây dễ dàng như vậy, bỗng nhiên bốn năm người vì có việc phải đi nên chỉ còn lại 5 người kéo thành thử kéo khúc cây bây giờ rất khó khăn.

2) Đồng tánh tương cự nghĩa là cùng giống thì khắc nhau (Tương khắc, đẩy nhau) và Dị tánh tương hấp nghĩa là khác giống thì hạp nhau (Tương hợp, hút nhau). Thí dụ hai người đàn ông nói chuyện vài phút đã thấy chán sinh ra cãi vã, trong khi một cặp nam nữ nói chuyện suốt ngày. Cũng như cực âm và dương của một cục nam châm. Để hai cực dương hay cực âm gần với nhau thì nó sẽ đẩy ra, nhưng nếu để cực âm gần với cực dương thì nó sẽ hút lại.

3) Đồng chủng tương ứng, Dị chủng tương xích nghĩa là cùng loại thì phụ cho nhau nhau và khác loại thì bị khai trừ. Thí dụ cọp chỉ sống với cọp còn bỏ dê hay thỏ vào là bị cọp ăn sống ngay.
- Vì thế trong Như Lai Tạng, chủng tử cơ bản của vạn pháp có thể kết hợp thành từng nhóm quyện chặt với nhau để tạo thành một chỉnh thể hiện tượng vạn hữu. Ngược lại những chủng tử cũng có thể phân giải hoàn toàn hoặc chuyển hóa dần dần từ lượng dẫn đến chuyển hóa hoàn toàn về chất để rồi sự vật củ mất đi để hình thành sự vật mới nối tiếp.

- Tất cả sự vật dù là đồng tánh hay dị tánh, đồng chủng hay dị chủng, đồng năng hay dị năng duyên khởi mà tạo ra muôn loài hữu tình và vô tình chúng sinh. Mà đã là vạn vật hữu hình thì tất cả đều là pháp hữu vi. Tại sao lại là pháp hữu vi? Bởi vì các pháp đó là do duyên khởi, duyên sanh hội hợp lại mà thành, chớ không có gì chắc thật cả. Vì thế mà kinh Kim Cang có câu : “Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán” nghĩa là tất cả các pháp hữu vi đều như mộng, như huyển, như bọt nước, như bóng, như sương, như điện chớp, có đó rồi mất đó.

PHẬT DẠY VỀ TƯỚNG TƯƠNG TỤC

I- Thế Giới Tương Tục - Phật bảo rằng:
-Phú Lâu Na! Tánh giác thì sáng suốt; hư không thì bất động vô tri. Hai thứ tác động thành tác năng dao động. Do đó, trong thế giới có hiện tượng lay động phát sinh (gió: phong đại). Trong tánh năng dao động, những thứ đồng chủng hòa hợp với nhau kết thành tánh chất ngại. Đây là hiện tượng kim luân được hình thành để bảo trì quốc độ (kim luân là dị dạng của địa đại, nhiếp thuộc về địa đại).
Kim luân cọ sát với không khí trong hư không biến ra năng lượng. Hiện tượng hỏa đại phát huy từ đó. Kim luân sanh nước. Tánh nước chảy xuống. Tánh lửa bốc lên. Thủy đại chảy xuống, hỏa đại bốc lên, địa đại bảo trì. Từ đó hiện tượng vật chất đủ điều kiện hoàn thành viên mãn. Chỗ sâu có là nước biển, chỗ cạn là cồn bãi, lục địa. Do nguyên nhân đó, trong biển lửa thường sanh khởi. Cồn, bãi, lục địa, sông lạch thường tuôn chảy không ngừng. Chỗ thế nước kém thế lửa kết tụ thành núi cao cho nên đánh đá thì lửa nhoáng ra. Chỗ thế đất kém thế nước hay sinh cây cỏ. Vì vậy, rừng cháy thành đất, vắt ép gỗ chảy ra nước.
Sự vật hiện tượng trong thế giới tương quan làm nhân quả cho nhau mà sanh. Xoay vần làm nhân duyên cho nhau không dứt, vì vậy thế giới duy trì tương tục vô cùng. Phần trên Đức Phật đã chỉ rõ nguyên nhân của các pháp hữu vi là do không giác ngộ chơn tánh khiến vọng tưởng phân biệt phát sinh mà thành. Vì sự mê lầm ấy mà phát sinh ra thế giới, chúng sinh và nghiệp quả.
Phong đại là gió, tượng trưng cho sức lay động vô hình. Mà vô hình là hư không vốn không có tri giác nghĩa là hư không, không hề biết thế nào là lay động hay thế nào là không lay động. Nhưng vì tâm mê mờ chơn tánh nên có năng có sở đối đãi phân biệt tạo thành vọng tưởng. Vọng tưởng này kích động tâm thể, chứa đầy hư vọng rồi biến thành tập khí đầy ắp trong hư không mà biến thành gió. Tất cả cảnh giới ở thế gian đều nương vào vọng tâm vô minh mà tồn tại, cho nên có phong đại (gió) nắm giữ trong thế giới là vậy.
Địa đại cũng là loài vô tri vô giác, không tự mình biết là loài hữu tình hay vô tình, là lỏng hay cứng, là to hay vi tế. Nhưng vì giác tánh phân biệt, nương theo nghiệp mà phát minh ra tính cứng, lập ra sự ngăn ngại cho nên trong thế gian mới có đất, đá, sỏi, cát khắp mọi nơi. Vì địa đại có tánh ngăn ngại nên tất cả những gì mà choáng một phần không gian to lớn như núi cao rừng thẳm và cực nhỏ như những vi tử trong nước hay trong không khí đều là địa đại cả. Quả địa cầu cũng như tất cả những hành tinh khác trong thế gian vũ trụ này đều kết cấu giống như nhau. Đó là bên ngoài được kết tập bằng những lớp đất đá rất cứng, nhưng bên trong là những nham thạch rất nóng ở thể lỏng, xoay động dựa theo tiến trình di động của trái đất mà nhà Phật gọi là Kim luân tức là cái nền móng căn bản để kiến tạo vật thể trên thế gian.
Gió thì lay động gặp đất ngăn cản nên có sự ma xát mà sinh ra lửa (hỏa đại). Hỏa đại không nhất thiết phải là lửa, mà có thể là tất cả sự nóng lạnh. Khi độ nóng tăng cao thì những chất cứng sẽ chảy thành nước. Nước là thể lỏng nên chảy từ cao xuống thấp trong khi lửa cháy thành khí nên bốc lên cao. Vậy tánh lửa bốc lên, tánh nước chảy xuống và tánh đất thì ngăn ngại và từ đó hiện tượng vật chất có đủ điều kiện hình thành viên mãn mà tạo ra hình dáng của thế giới.
Thời gian trôi qua khiến vật chất thay hình đổi dạng. Chỗ sâu nước dồn xuống thì gọi là biển, chỗ cạn là cồn, bãi. Chỗ đất cao nổi lên thì gọi là đồi. Vì sự sinh biến mà trong biển lửa thường sinh khởi. Thí dụ ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều vụ núi lửa nổ tung tận đáy biển sâu khoảng 4,000 ft ở Thái Bình Dương. Lửa cháy ở đáy biển cũng giống y như lửa cháy ở trên mặt đất vậy. Gần đây nhất, có vụ núi lửa nổ tung tận dưới lòng nước ở xứ Iceland mà ngọn lửa bốc lên cao hơn mặt nước biển. Khoa học ngày nay cũng mới khám phá một loại nham thạch trong các rặng san hô mà chỉ cháy trong nước.
1) Chỗ nào thế lửa (hỏa đại) bốc lên mạnh hơn thế nước (thủy đại) thì đất nổi lên thành núi cao. Vì thế, nếu lấy hai viên đá đập vào nhau sẽ phát ra tia lửa hoặc nấu các cục đá kia thì nó sẽ chảy thành nước.
2) Chỗ nào thế đất (địa đại) yếu hơn thế nước (thủy đại) thì đất hóa ra mềm làm sinh ra cây cỏ. Nhưng nếu đem những cây đó đốt đi thì nó sẽ cháy thành tro (đất, địa đại) hoặc nếu đem ép những cây gỗ thì có nước chảy ra (thủy đại). Xét như vậy thì đâu đâu cũng đều có đất, nước, gió, lửa tùy theo nhân duyên mà phát sinh những hiện tượng khác nhau. Sự vật hiện tượng trong thế giới làm nhân làm duyên cho nhau, khi thành, khi trụ, khi hoại, khi không, không ngừng, không dứt. Vì vậy thế giới được duy trì tương tục vô cùng vô tận.
Vậy “Tánh giác diệu minh” làm mê mờ chân lý vũ trụ quan khiến vọng tưởng phát sinh mà tạo thành vạn pháp trong vũ trụ. Nói cách khác vạn pháp trong thế giới này là do tâm niệm của chúng sinh phát khởi mà thành. Vì thế nếu thế gian có được mưa thuận gió hòa cũng bởi con người có tâm niệm lành, biết thương yêu đồng loại, biết xóa bỏ tranh chấp đố kỵ. Ngược lại nếu con người vì tư lợi, tranh chấp, giết hại lẫn nhau thì dĩ nhiên vọng tưởng phát sinh liên tục khiến cho đất, nước, gió, lửa bất hòa mà tạo thành cuồng phong, bảo tố. Ngày nào con người còn tranh chấp, còn ý nghĩ tiêu diệt lẫn nhau thì ngày ấy còn động đất lớn, còn có những lượn sóng thần, còn bảo tố, còn núi lửa để cảnh giác con người. Do đó muốn sống hạnh phúc thanh nhàn thì do con người mà gánh chịu cảnh tang tóc đau thương thì cũng do con người chớ trời Phật không can dự vào.

II- Chúng Sinh Tương Tục:
Lại nữa, Phú Lâu Na! “Vọng minh” không phải là cái khác lạ. Do vì chúng sinh dùng cái kiến minh tri để minh tánh giác mà có sự lỗi lầm. Từ đó có cái sở minh. Sở minh đã có thì cái năng minh bị lệ thuộc vào. Vì vậy, tánh nghe không ngoài âm thanh, tánh thấy không ngoài màu sắc; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sáu vọng trần đã hình thành làm đối tượng cho “vọng năng”. Những cái thấy, nghe, ngửi, nếm, biết sanh khởi. Hễ đồng nghiệp thì hấp dẫn lúc hợp lúc ly, khi tình khi tưởng. Tánh thấy “năng minh” có thì đương nhiên có sắc sở minh hiển hiện. Chủ thế đối tượng tác động vào nhau, từ cảm tính chuyển sang lý tính, từ lý tính nảy sinh khái niệm, từ khái niệm dẫn đến tư duy.
Do tư duy có sự tưởng tượng nhận thức : Hễ ý kiến bị phủ nhận, sanh tâm lý ghen ghét. Tư tưởng được đồng tình, sanh tâm lý yêu thương. Dòng nước yêu thương kết thành chủng tử, thu nạp tưởng tượng hấp dẫn nghiệp đồng, tác hợp với “yết la lam” thành trạng thái của phôi trong thời gian gọi là “ngưng hoạt” (tinh trùng và noãn sào mới hợp nhau trong ba bốn tuần đầu). Thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh, tuỳ nghiệp đồng và thích ứng của mỗi loài mà cảm ứng. Thai nhơn tình mà có. Noãn do tưởng mà sinh. Thấp bởi hợp mà cảm. Hóa vì ly mà ứng. Tình, tưởng, hợp, ly luôn luôn vận động đổi thay theo nghiệp sở hành mà cảm thọ : Khi đi lên, lúc đi xuống xoay vần trong sáu nẻo. Đó là nguồn gốc làm chúng sinh tương tục không dừng.
Trong pháp giới thanh tịnh vốn không có chúng sinh, nhưng vì do vọng niệm từ vô thỉ mà thành vô minh rồi dần dần biến thành căn nguyên sinh ra chúng sinh. Do vậy vọng minh chính là vô minh và cũng từ cái vô minh này mà dần theo thời gian hình thành sở tướng của tứ đại và hấp thụ tứ đại để làm thân. Vọng tưởng sai lầm đã biến con người thành “vọng năng” và dĩ nhiên chấp nhận có “sở năng” bên ngoài. Một khi chấp có “năng sở” nghĩa là chấp có chủ thể và đối tượng tức là chấp có sự đối đãi phân biệt. Năng minh là lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) ở bên trong của con người và sở minh chính là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là ngoại trần. Vì thế tuy thế giới vạn pháp có bao la vô cùng vô tận, nhưng cũng không ra ngoài căn, trần cả.
Thật vậy, khi lục căn tiếp xúc với lục trần nghĩa là năng minh hòa nhập với sở minh thì ý thức vọng niệm được phát khởi. Vì nhân duyên đó mà con người chỉ nghe khi có tiếng, có âm thanh và chỉ thấy khi có sắc tướng chớ không thể thấy, nghe xa được. Nói cách khác lúc ấy kiến, văn, giác, tri nghĩa là thấy, nghe, hay, biết được hình thành. Tuy thế giới thay đổi tùy theo sở minh, nhưng tựu trung tất cả cũng nằm trong quy luật thành, trụ, hoại, không nghĩa là có đó rồi mất đó. Khi năng minh, sở minh hòa hợp thì tư tưởng phát sinh. Nếu chúng sinh đồng một tư tưởng thì thương yêu nhau, ngược lại, nếu ý bất đồng thì ghét nhau. Dòng nước ân ái yêu thương kết thành tập khí chủng tử. Ba món “Căn, Trần, Thức” hòa hợp làm nhân tạo nghiệp cho nên quả khổ tứ sinh cũng bám theo. Nếu đồng nghiệp ràng buộc nhau thì hình thành vào thai sinh hay noãn sinh. Còn ly nghiệp thì hình thành vào loài thấp sinh hay hóa sinh.
Thí dụ thai sinh là con người sinh ra con người hay con bò cũng sinh ra con bò…Noãn sinh là con vật được sinh ra bằng trứng. Chẳng hạn như con gà, con vịt, con chim, con cá sấu đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con gà..Thấp sinh là do những cơ cảm, biến đổi của thiên nhiên tạo thành. Thí dụ như con đom đóm là do hợp với khí ẩm ướt của những cây rơm, cây lúa và mưa. Do đó con đom đóm là loài thấp sinh. Còn hóa sinh là hóa hiện để sinh về một cõi tốt lành hơn mà không cần đầu thai vào người mẹ. Thí dụ, ngày xưa trưởng giả Cấp Cô Độc Tu Đạt Đa đã cúng dường tịnh xá Kỳ Viên cho Phật và chư đệ tử nên khi chết được hóa thân vào cung trời Đầu Suất (Tushita) để hưởng phước lợi.
Nhưng nguyên nhân của sự đầu thai như thế nào?
Thật ra chúng sinh trong loài tứ sinh cũng đều do một niệm vô minh mà hình thành. Chúng sinh vì tạo vọng nghiệp nên sau khi chết đi vào thân trung ấm, sắc thân không còn mà chỉ còn ngũ thông nên mắt nhìn thấy rất xa. Do tập khí ái nhiễm nên thần thức nhất định phải tìm một cảnh để yêu, cho dù xa xôi ngàn dặm, nhưng do chiêu cảm nên thấy rất gần cho nên thấy sáng thì sắc phát hiện. Khi chiêu cảm cảnh ái ân, thần thức liền chạy đến chỗ đó và “tưởng” bắt đầu hình thành.
Ngay trong lúc nam nữ đang giao cấu thì “tưởng” trong thân trung ấm phát hiện. Nếu thân trung ấm là nam thì ghét cha thương mẹ, nếu thân trung ấm là nữ thì ghét mẹ thương cha. Đó là “dị kiến thành ghét, đồng tưởng thành yêu” và thân trung ấm hấp thụ dòng ái đó mà lưu vào thai mẹ rồi thành chủng tử thọ hình. Bây giờ “tưởng” bám vào tinh cha huyết mẹ mà lập thành chấp ngã. Do “nghiệp ái làm nhân, cảnh ái làm duyên” mà ở trong thai bảy ngày nên gọi là yết-ma-lam. Được hai tuần thì bào thai gọi là Át-bồ-đàm. Ba tuần thì gọi là Tế-thi. Kiện nam là bốn tuần và Bát-la-xa là hình thể khoảng 35 ngày. Sau 35 ngày thì lục căn mới đầy đủ.
Nói tóm lại, tùy theo nghiệp đã tạo mà cảm ứng sinh vào một trong bốn loài : thai, noãn, thấp và hóa. Đó là theo nghiệp mà lưu chuyển và do dòng nước ái ân yêu thương kết thành tập khí chủng tử. Nếu hấp dẫn đồng nghiệp thì tác hợp với phôi. Phôi lớn thành thai rồi dần theo thời gian mà lục nhập, xúc, thọ, ái…được phát triển. Vì vậy thai sinh là do nhân tình mà có. Noãn sinh là do tưởng (niệm) mà sinh nghĩa là loài thú không có lòng yêu thương như con người mà chỉ có tưởng niệm về dục vọng. Thấp sinh nhờ hợp mà thành và Hóa sinh bởi phân ly mà ứng hiện. Tưởng thì nhẹ nhàng còn tình thì nặng nề. Bởi nhân duyên đó mà chúng sinh tương tục.
III- Nghiệp Quả Tương Tục - Phật bảo :
- Phú Lâu Na! Tưởng và ái gắn bó ràng buộc lẫn nhau. Ái mãi không rời kết thành nghiệp nhân tương tục : Cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu tương tục sanh lên sanh xuống không có thời kỳ chấm dứt. Hạng chúng sinh này do “dục tham” làm gốc. Tham và ái đắm đuối nặng nề, tham ái mãi không thôi. Nghiệp nhơn này khiến cho các loài thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh trong thế gian, tùy sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau. Hạng chúng sinh này do “sát tham” làm gốc.
Phú lâu Na! Do những bất thiện nghiệp như vậy, người này mắc nợ thân mạng người kia. Người kia trả nợ cũ cho người này. Người này thương cái lòng tốt của người kia. Người kia yêu cái sắc đẹp của người này. Do nhơn duyên đó trải trăm nghìn kiếp ở mãi trong ràng buộc sinh tử khổ đau. Ba món Sát, Đạo, Dâm là những yếu tố căn bản tạo thành nghiệp quả tương tục.
Phú Lâu Na! Sở dĩ có ba thứ tương tục điên đảo là do nhận thức sai lầm : Rằng phải nhờ lấy cái minh để minh tánh giác; Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu, đại địa san hà vũ trụ vạn hữu là hiện tượng hữu vi, có sinh có diệt là do kiến chấp vọng tưởng của con người. Sự thật, thể tánh của các hiện tượng vốn thanh tịnh bản nhiên là diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện. Khi tư tưởng yêu thương ràng buộc lẫn nhau thì con người trôi nổi trong sinh tử trầm luân. Lúc thì tái sinh làm cha, làm mẹ. Khi thì đầu thai làm con làm cháu, lên xuống không cùng không tận. Tưởng ái đồng kết lại thì lòng yêu thương không thể rời cho nên cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em…sanh nhau trong thế gian không bao giờ dứt. Cái khổ quả sinh tử này chung quy cũng tại vì lòng tham dục.
Tham và ái hổ tương cho nhau thì lòng tham không bao giờ ngừng dứt. Con người vì bị vô minh che lấp nên chạy theo ái dục mà phải chịu luân hồi. Thí dụ, bà vì quá thương cháu mà tái sinh làm con của cháu mình. Vì thế mà thế giới này mới là dục giới. Một khi tâm dục nghĩa là lòng mình muốn chiếm hữu hay đoạt lấy vật gì thì lòng tham bắt đầu phát khởi. Một khi lòng tham phát khởi thì tất cả các loài như thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh tùy theo sức mạnh của nó mà ăn nuốt những loài khác để tạo thành sát nghiệp. Thí dụ, con cọp ăn thịt con nai yếu đuối. Loài người săn bắn giết hại vô số súc vật. Ở biển cả sông ngòi, cá lớn nuốt cá bé…Bởi cũng vì sát nghiệp mà loài người, loài vật thay nhau tái sinh để chịu quả báo luân hồi. Thí dụ con người đi săn giết hại con nai. Con nai chết tức tưởi nên một kiếp nào đó nó tái sinh làm người và cũng đi săn để giết chết con nai khác chính là người thợ săn quả báo làm nai.
Nói cách khác vì nghiệp sát sinh mà bốn loài sát hại giết chết nhau, ăn nuốt nhau và sau cùng phải thọ báo để bị thảm hại, ăn nuốt trở lại. Đời này qua, đời khác đến vô cùng vô tận biết đến chừng nào mới chấm dứt. Do đó tư tưởng Phật giáo khuyên chúng sinh nên phát triển lòng từ bi để thương yêu tất cả mọi loài và chấm dứt nghiệp sát hại thì quả báo luân hồi mới có thể chấm dứt được. Con người vì sống với lòng tham dục nên phải chạy theo sinh tử luân hồi. Cũng vì tham dục mà con người giết hại, ăn nuốt lẫn nhau. Chủ nhân, phú hộ muốn giàu thêm nên chèn ép người nghèo khó, thế cô. Kiếp này mình ỷ thế chèn ép người tức là cướp không của người, là nợ người vì thế sang đến đời sau phải đầu thai trả nợ cho người.
Nói chung con người có chìm đắm trong sinh tử khổ đau cũng chỉ vì chạy theo tham, sân, si. Từ đó Sát, Dâm, Đạo hình thành, sai sử khiến con người càng ngày càng lún sâu trong vòng tội nghiệp. Trong Phật giáo nghiệp sát hại là đại nghiệp vì thế người Phật tử vì lòng từ bi thương xót chúng sinh, thương người như thương mình và thấy nỗi đau của chúng sinh chính là nỗi đau của mình nên không giết hại. Con người ăn thịt chúng sinh thì ngày sau chúng sinh đổi kiếp ăn thịt con người trở lại. Nếu cưỡng giết mạng chúng sinh để lấy thịt ăn thì gọi là Đạo. Mà có nợ thân mạng thì cũng là do sát tham mà ra. Do đó, nếu đền nợ cũ cho người thì gọi là đạo tham vậy. Ngày xưa tôn giả Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông, có tài thiên biến vạn hóa, thế mà trong tiền kiếp làm nghề chài lưới giết hại quá nhiều chúng sinh nên vào thời Đức Phật tuy đã tu thành Thánh mà những chúng sinh đã bị Ngài sát hại bây giờ tái sinh làm bọn ngoại đạo để sát hại Ngài.
Do đó, ngày nay ta sát hại chúng sinh thì ngày mai chúng sinh quay trở lại sát hại lại chúng ta. Vì thế nếu muốn tiêu diệt nghiệp sát sinh thì ngay bây giờ phải chấm dứt sát hại làm đau thương đến muôn loài và bồi dưỡng cũng như phát huy tình thương, lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Tuy không còn tâm sát hại, nhưng nếu vẫn còn tâm dâm thì con người vẫn bị tái sinh luân hồi vì thần thức trong thân trung ấm còn cảm nhận dục tình khi thấy cảnh ái ân của nam nữ mà lưu vào thai mẹ để trở thành chủng tử thọ hình. Muốn thoát khỏi luân hồi thì tâm dâm phải dứt cho nên thần thức lúc nào cũng như như bất động cho dù đứng trước cảnh dục tình. Lấy của người làm người đau khổ tức là nợ của người đó rồi nên kiếp sau phải đầu thai để trả cho hết những mối nợ này. Vì thế không tham, không dâm, không sát hại, không đạo thì sẽ không còn sinh tử và dĩ nhiên chặt đứt dây luân hồi.
GIÁC KHÔNG SINH MÊ THẤT ĐẠI DUNG ĐƯỢC NHAU MÀ KHÔNG CÓ GÌ TRỞ NGẠI
I- Giác không sinh mê:
- Phú Lâu Na! Ví như quặng vàng lẫn lộn với vàng rồng. Khi vàng đã nấu lọc tinh rồi thì vàng không là quặng nữa. Lại cũng như gỗ đã đốt thành tro, tro không thể hoàn nguyên thành gỗ được.
- Phú Lâu Na! Vấn đề Niết bàn của mười phương Như Lai cũng như vậy. Như Lai không bao giờ sanh lại vọng tưởng phân biệt để chấp mắc các hiện tượng hữu vi.
=> Và cũng không có việc Như Lai sanh lậu hoặc trở lại.
II- Chỉ Các Đại Có Thể Dung Nhau
- Phật bảo: Này Phú Lâu Na! Ông còn nghi ngờ. Vì sao thất đại : Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức lại có thể dung nhau? Trong thực tế ông thấy chúng thường tự xâm đoạt hủy diệt nhau.

- Phú Lâu Na! Ví như hư không, không thể của nó vốn không phải hình tướng, nhưng nó không chống đối các tướng phát huy trong nó. Phú Lâu Na! Bầu hư không vô cực kia, hễ mặt trời soi thì sáng, mây ùn thì tối, gió lay thì động, trời tạnh thì trong, hơi đọng thì đục, bụi nổi thì mù, nước lặng thì lóng lánh. Phú Lâu Na! Ông hiểu thế nào? Các tướng hữu vi sai khác dường ấy. Vậy nó nhân những cái đã có kia mà tự sinh hay nhân hư không mà có? Phú Lâu Na! Nếu bảo rằng do những cái kia tự sanh, vậy khi mặt trời soi, mặt trời sáng thì mười phương thế giới đều thành sắc của mặt trời, làm sao giữa hư không lại còn thấy mặt trời tròn? Nếu bảo rằng hư không sáng thì hư không tự soi lấy, cớ sao giữa lúc đêm mây mù không có ánh sáng soi? Vậy nên biết rằng : Cái sáng không phải mặt trời, không phải hư không, nhưng không ngoài hư không và mặt trời.
=> - Phú Lâu Na! Ông nên biết rằng : Đứng bên hiện tượng mà nhìn thì hiện tượng vốn vọng, cho nên không làm sao chỉ bày chính xác và đích thực được. Nhưng đứng trên bản thể mà tư duy, ta sẽ thấy bản thể là chơn : “Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu”, cho nên “địa” vốn không là “địa”. “Không” vốn chẳng là “không”. Thủy, hỏa, phong…cũng vậy thì làm chi có việc trở ngại không dung nhau được.
=> Phú Lâu Na! “Duyên sanh như huyển” là vậy đó. Vì vậy mà Như Lai dạy : ”Tánh sắc chơn không”. Và cũng vì vậy, Như Lai nói: “Tánh không chơn sắc…Không có pháp nào có tự thể độc lập cố định của chính mình.
=> Tất cả vạn pháp trong thế gian hay tứ đại nói riêng đều là pháp giới tánh, đều là bản tánh chân như trong Như Lai Tạng. Mà đã là pháp giới tánh thì bao trùm khắp cả thì làm sao lại không dung được nhau.
=>>>Thật tánh của tất cả sắc, thủy, hỏa, phong là không nên trong chơn không các đại dung nạp nhau rất tự tại. Nhưng một khi nhân duyên xuất hiện thì từ trong chơn không mà diệu hữu một cách nhiệm mầu để biến thành sắc, thủy, hỏa, phong. Chơn không, pháp giới tánh thì lúc nào cũng bản nhiên thanh tịnh, nhưng pháp giới tánh duyên khởi trùng trùng vô cùng vô tận. Mỗi khi có tâm niệm thì pháp giới tánh cũng duyên theo tâm niệm ấy mà thay đổi. Nếu chúng sinh tâm niệm nước thì pháp giới tánh duyên ra thành nước. Nếu bây giờ chúng sinh tâm niệm về gió thì pháp giới tánh duyên ra thành gió. Nếu tâm niệm tất cả thì pháp giới tánh duyên ra tất cả đầy đủ đất, nước, gió, lửa. Trong hư không thì không thấy gì cả, mà thật ra cũng chính cái hư không này ngầm chứa đầy đủ các đại.
- Thí dụ như trong cái bầu trời này, nơi nào cũng có lửa, nơi nào cũng có gió, nơi nào cũng có nước, nơi nào cũng có sắc. Chúng dung nạp, nương tựa vào nhau và chỉ xuất hiện khi nào chúng sinh có tâm niệm cần đến nó mà thôi. Hiện tượng này là bất biến tùy duyên. Vì vậy hư không chỉ xuất hiện là do tướng sở minh từ tánh giác diệu minh vọng tưởng mà sinh ra. Nói cách khác, nếu tâm mình vọng tưởng hư không thì hư không mới xuất hiện. Các đại cũng thế, nếu chúng sinh vọng tưởng gió thì sẽ có gió. Vọng tưởng đất, nước, lửa thì các đại này sẽ dần dần xuất hiện.
CHỈ TÁNH DIỆU MINH HỢP VỀ NHƯ LAI TẠNG, RỜI CẢ HAI NGHĨA “PHI” (KHÔNG LÀ) VÀ “TỨC” (TỨC LÀ) CHỈ VỀ TRÁI VỚI GIÁC TÁNH, HỢP VỚI TRẦN TƯỚNG
- Phật bảo: Phú Lâu Na! Do nhận thức đánh giá của ông về Sắc Không của Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng theo cái nhận thức của ông mà có Sắc Không khắp cùng pháp giới. Vậy nên ông thấy gió thì động, hư không thì tịnh, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Ông và tất cả chúng sinh mê lầm, sống trái với giác tánh mình mà hợp với trần tướng cho nên sanh khởi cái nhận thức trần lao. Do đó có các tướng thế gian đối tượng.
CHỈ TÁNH DIỆU MINH HỢP VỚI NHƯ LAI TẠNG
- Phật bảo: Phú Lâu Na! Như Lai sử dụng tánh giác diệu minh không sai lầm nhận thức, không đánh giá điên đảo. Như Lai Tạng là tánh giác diệu minh khắp trùm pháp giới. Vậy nên đối với Như Lai: Một là tất cả, tất cả là một. Trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ, ngồi tại đạo tràng bất động mà như ở khắp mười phương. Một thân mà trùm cả hư không vô tận, đầu một mảy lông mà hiển hiện ra vô vàn cõi Phật. Ngồi trong vi trần bé bỏng mà vận chuyển đại pháp luân, diệt hết nhận thức sai lầm trần tướng, sống hợp với giác tánh cho nên Như Lai nhìn đâu cũng là tánh chơn như sáng suốt nhiệm mầu.
CHỈ NHƯ LAI TẠNG LÀ “PHI” (KHÔNG LÀ) TẤT CẢ
- Như Lai Tạng vốn là bản thể nhiệm mầu viên mãn
. Tuy nhiên, nó không phải là tâm, không phải là không, không phải địa, không phải thủy, không phải hỏa, không phải phong. Nó không phải nhãn, không phải nhĩ, không phải tỷ, không phải thiệt, không phải thân, không phải ý. Nó không phải là sắc, không phải thanh, không phải hương, không phải vị, không phải xúc, không phải pháp. Nó không phải nhãn thức giới cho đến không phải ý thức giới. Nó không phải minh, không phải vô minh, không phải hết vô minh cho đến không phải lão tử, không phải hết lão tử. Nó không phải khổ, không phải tập, không phải diệt, không phải đạo. Nó không phải trí cũng không phải đắc. Nó không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ. Nó không phải là Như Lai, là ứng cúng, chánh biến tri. Nó không phải đại niết bàn, không phải thường, lạc, ngã, tịnh vì Như Lai Tạng không phải là pháp thế gian mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.

CHỈ NHƯ LAI TẠNG “TỨC” (LÀ) TẤT CẢ
Nhưng cái bản thể nhiệm mầu viên mãn Như Lai Tạng lại cũng tức là tâm, là không, là địa, là thủy, là hỏa, là phong. Cũng tức là nhãn, là nhĩ, là tỷ, là thiệt, là thân, là ý. Cũng tức là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp. Cũng tức là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Cũng tức là minh, là vô minh cho đến là lão tử, là hết lão tử. Cũng tức là khổ, là tập, là diệt, là đạo. Cũng tức là trí, là đắc. Cũng tức là bố thí, là trì giới, là nhẫn nhục, là tinh tấn, là thiền định, là trí tuệ cho đến cũng tức là Như Lai, là ứng cúng, là chánh biến tri. Cũng tức là đại niết bàn, là thường, là lạc, là ngã, là tịnh. Vì vậy, Như Lai Tạng biểu hiện qua tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian.

THỂ VÀ DỤNG: TÙY DUYÊN BẤT BIẾN - BẤT BIẾN TÙY DUYÊN

Khi ra biển ngắm những làn sóng lặn hụp lên xuống thì “sóng “là” nước hay sóng “không là” nước? Nếu nói sóng và nước thì chắc chắn sóng và nước là hai tức là sóng “không là” nước. Còn nếu nói rằng nếu sóng mà không có nước thì làm gì có sóng do đó sóng “là” nước và nước “là” sóng. Như vậy sóng là hiện tượng của nước và nước là bản thể của sóng, tuy hai nhưng mà một bất khả phân ly. Khi động (có gió) thì nước nổi thành sóng, nhưng khi tịnh (gió tan) thì sóng trở về với thể tánh yên tịnh của nước vậy thôi. Như Lai Tạng cũng vậy, là bất tức bất ly bởi vì Tạng là tổng thể trùm chứa tất cả mọi nguyên nhân và kết quả của sự vật hiện tượng. Còn Như Lai là thường hằng bất biến, nhưng trong cái thường hằng bất biến này lại tùy duyên mà phát sinh ra muôn sinh vạn vật. Đó là bất biến mà tùy duyên. Thí dụ, trong thế gian này nơi nào cũng đều có đất tức là dạng của địa đại, nhưng cũng từ đất này mà tùy duyên tạo thành nhà cửa, chén đĩa, lâu đài, thành quách….nhưng một ngày nào đó thì những sự tướng kia cũng theo thời gian mà biến đổi và cuối cùng cũng trở về lại với đất. Đây là tùy duyên mà bất biến vậy. (Nguồn: Xem mục Dùng Phật nhãn nhìn lên ....)
Nguồn: Phật thuyết Tứ đại tương tục
MỤC HỎI ĐÁP VỀ TỨ ĐẠI
+ Đại chủng là bốn giới - Tức đất, nước, lửa, gió - Khả năng và tính chất

- Luận: Đất, nước, gió, lửa có khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc) vì thế gọi là giới. Bốn giới này được gọi là đại chủng vì chúng làm chỗ dựa cho tất cả các loại sắc khác và vì thế tính vốn rộng khắp; hoặc vì đại chủng đất, nước, v.v., tập trung với số lượng lớn trong đất, nước, v.v., hoặc vì khởi đủ các loại tác dụng lớn.
- Hoạt động tương tác - Tạo nghiêp: Theo thứ tự trên, chúng có thể trì giữ, kết dính (nhiếp), làm chín và làm tăng trưởng.
* Địa giới có khả năng trì giữ, thủy giới có khả năng kết dính, hỏa giới có khả năng làm chín và phong giới có khả năng làm tăng trưởng. Nói “tăng trưởng” có nghĩa là làm chuyển dịch (prasarpaṇa) và lớn mạnh (vṛddhi).
* Các tính chất bốn Đại: cứng, ướt, nóng, động. Địa giới có tính cứng, thủy giới có tính ướt, hỏa giới có tính nóng, và phong giới có tính động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; cũng giống như trường hợp của ánh đèn. Phẩm Loại Túc luận (Prakaranas) và Khế kinh (Garbhāvakrantisūtra) nói: Phong giới là gì? - Là tính chất nhẹ nhàng (laghutva). Phẩm Loại Túc luận lại nói: “Tính chất nhẹ nhàng này là một sở tạo sắc.” Vì thế một pháp có tính động (iraṇātmaka) là phong giới; tức ở đây đã dựa vào tác dụng động (iraṇātmakrman) để trình bày thể tính cho nên mới nói là “nhẹ nhàng”.
+ Những khác biệt giữa đại chủng đất, v.v., là gì? Đáp: Đất là hiển và hình; Tùy thế tục đặt tên; Nước, lửa cũng như vậy; Gió là phong giới cũng là hiển sắc và hình sắc.
- Luận: Địa là màu sắc và hình dạng, có sắc xứ làm thể, thế gian gọi như vậy. Bởi vì thế gian khi chỉ cho nhau xem đất đều dựa vào màu sắc và hình dạng của nó. Về nước và lửa cũng vậy.
+ Gió chính là phong giới, vì thế gian căn cứ vào sự chuyển động để gọi tên hoặc giống như trường hợp của đất v.v. Ở đây cũng tùy theo cách gọi của thế gian nên gọi là gió. Gió chính là màu sắc và hình dạng vì thế mới nói là “cũng như vậy” (diệc dĩ).  Như thế gian nói “gió đen,” “gió xoáy,” v.v., tức đã dựa vào màu sắc và hình dạng để chỉ cho gió.
+ CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH. Nguồn gốc con Số 12 = 3 x 4
- Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới. Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng. Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: Xem mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)
Nguồn Tất cả nội dung trên đều ở trang (Nguồn: Xem mục Chương 7 - Phật thuyết các Đại vốn không ngăn ngại ...)

Nguồn: Phần 1: Phân biệt các Giới: Đại chủng bốn giới - Tứ đại: Đất nước Gió Lửa

+ Kiến tánh: Năng lực kiến tánh
+ Thấy được Chân Ngã: Năng lực kiến tánh.

+ Năng lực kiến tánh (Ability to see the Self): Trong câu kinh trước, chúng ta đã thấy rằng việc thanh luyện (purification) cần phải có bốn phần và liên quan tới 4 hiện thể. Các kết quả của sự thanh khiết (purity) này cũng có bốn phần và cũng liên quan đến bốn thể. Theo thứ tự của các hiện thể, các kết quả này là:
1/ Chế ngự được các cơ quan (conquest of the organs)…... Nơi thể xác.
2/ Có được tinh thần thanh thản (quiet spirit)…………… Nơi thể cảm dục.
3/ Có được sự định trí (concentration) ………………..…Nơi thể hạ trí.
4/ Có được năng lực kiến tánh ……………
Đây là kết quả tổng hợp của (năng lực thấy được Chân Ngã) ba tình trạng của ba thể trên. (ASCLH, 204–205)

+ Minh Tâm Kiến Tánh: Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân. (Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

+ Người tham thiền thường nói "Minh tâm kiến tánh," minh tâm chính là không có bụi nhơ, kiến tánh chính là thấy được ánh sáng thanh tịnh. Phải không có bụi nhơ mới có thể thấy được ánh sáng thanh tịnh. Nếu có bụi nhơ thì không thể thấy được ánh sáng thanh tịnh. Cho nên "minh tâm kiến tánh" chính là minh bản tâm mình, kiến bản tánh của mình (minh tự bản tâm, kiến tự bản tánh). Tánh của bản tâm như trong Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể."
Chân tâm thường trụ chính là minh tâm; tánh tịnh minh thể tức là thanh tịnh minh thể, cũng là tánh Như Lai Tạng. Minh tâm kiến tánh cũng là rõ biết tánh Như Lai Tạng sẵn có của chính mình. Ðó cũng gọi là "không nhơ." (Nguồn: Phẩm Phổ Môn về Bồ Tát Quán Âm - Kinh Pháp Hoa)

+ Tâm trí hắc ám - Tâm trí mê mờ

... Tóm lại, quý vị tin vào lời kinh thì ứng dụng vào bất cứ việc gì cũng đều có linh nghiệm, hiệu dụng phi thường. Nếu quý vị không tin thì sẽ không có công hiệu. Vì thế trong biển lớn Phật pháp, chỉ có lòng tin mới vào được. Ðại pháp của Phật giống như biển cả vô lượng vô biên, mênh mông không biết sâu rộng bao nhiêu? Nếu quý vị có lòng tin thì Phật có thể tiếp dẫn quý vị bước vào.
Sáng trong sạch không nhơ: Thế nào gọi là "không nhơ?" Nhơ là bụi nhơ, cũng là thứ không thanh tịnh. Quý vị không có thứ bụi nhơ không thanh tịnh ấy thì tự nhiên tỏa ra ánh sáng thanh tịnh. Thứ ánh sáng thanh tịnh này là đối với bụi nhơ mà nói. Không có bụi nhơ thì có ánh sáng thanh tịnh; ngược lại, có bụi nhơ thì không có ánh sáng thanh tịnh. Thế nào là không có bụi nhơ? Tức là không có vọng tưởng. Quý vị không có vọng tưởng tức là không có bụi nhơ. Nếu quý vị khởi một vọng tưởng thì có một lớp bụi nhơ, khởi hai vọng tưởng thì có hai lớp bụi nhơ, ba vọng tưởng thì có ba lớp bụi nhơ. Vọng tưởng càng nhiều thì bụi nhơ càng dày.
Người tham thiền thường nói "Minh tâm kiến tánh," minh tâm chính là không có bụi nhơ, kiến tánh chính là thấy được ánh sáng thanh tịnh. Phải không có bụi nhơ mới có thể thấy được ánh sáng thanh tịnh. Nếu có bụi nhơ thì không thể thấy được ánh sáng thanh tịnh. Cho nên "minh tâm kiến tánh" chính là minh bản tâm mình, kiến bản tánh của mình (minh tự bản tâm, kiến tự bản tánh). Tánh của bản tâm như trong Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể."
Chân tâm thường trụ chính là minh tâm; tánh tịnh minh thể tức là thanh tịnh minh thể, cũng là tánh Như Lai Tạng. Minh tâm kiến tánh cũng là rõ biết tánh Như Lai Tạng sẵn có của chính mình. Ðó cũng gọi là "không nhơ."
Trời huệ phá tối tăm: Mặt trời huệ tức là trí huệ giống như mặt trời, chiếu tan tất cả hắc ám. Thế nào là hắc ám? Hắc ám rất nhiều, ví dụ: Quý vị không có lòng tin, là hắc ám; không có trí huệ, là hắc ám; không có nguyện tâm, là hắc ám; không có thật hành tâm, là hắc ám. Lại nữa, quý vị không giữ giới luật, chính là hắc ám; quý vị không tu Ðịnh lực, Huệ lực chính là hắc ám; quý vị tu hành không y chiếu theo Giới Ðịnh Huệ cũng chính là đi trên con đường hắc ám. Trái lại, quý vị tu hành theo Giới Ðịnh Huệ, chính là quang minh. Cho nên "Trời huệ phá tối tăm," mặt trời trí huệ phá tan tất cả mọi tối tăm. Quý vị muốn đi nghe Phật pháp, là quang minh. Quý vị nghĩ: "Mình nghe pháp đã mấy ngày rồi, cũng không thấy có gì hay. Vị Pháp sư này ngồi trên pháp tòa, giảng tới giảng lui chỉ có bao nhiêu đó. Mình nghe không biết mấy lần rồi, chỉ là dạy người ta dứt trừ tham sân si, tu giới định huệ mà thôi. Mình nghe chán cả tai."
Quý vị chán không muốn nghe chính là hắc ám hiện tiền đấy! Trái lại nghe không thấy chán: "Vị Pháp sư này giảng pháp, càng nghe càng có nghĩa lý, càng có ý vị. Thậm chí tiếng nói giọng cười của vị Pháp sư này, mình nghe kinh xong, vẫn còn đọng lại những lời thuyết pháp ở bên tai mình. Suốt ngày từ sáng đến tối, tiếng thuyết pháp của vị Pháp sư như còn vang bên tai." Ðó chính là quang minh đấy! Trái lại không muốn nghe pháp chính là hắc ám. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn về Bồ Tát Quán Âm - Kinh Pháp Hoa)

+ Hạnh phúc - Con đường tâm linh:
Quý vị đã có một con đường tâm linh chưa? Nếu không có một chiều hướng tâm linh thì mình làm sao đối diện và giải quyết được những khó khăn và khổ đau trong đời sống hàng ngày? Mình phải có một bình diện tâm linh (spiritual dimension)!
Trong thời đại toàn cầu hóa của chúng ta, người ta đặt câu hỏi: Chúng ta có cần theo một tôn giáo không? Có thể có một đời sống tâm linh mà không cần tôn giáo hay không? Is this spiritual path possible without religion? Có thể không cần tin vào một Thượng đế hay một vị thần linh mà vẫn có thể có một con đường tâm linh không? (spituality without God, without religion).
Hiện nay có nhiều nhà nhân bản cho rằng: Ta có thể có một con đường tâm linh mà không cần tin vào một tôn giáo hay một thần linh nào. Như vậy chúng ta có thể có được một nền tâm linh toàn cầu. Global spirituality is something possible. Trong đạo Bụt thì đây không phải là một điều khó khăn tại vì đạo Bụt thật ra không phải là một tôn giáo. Đạo Bụt không bắt ta tin vào một vị thần linh hay tin vào những giáo điều cứng ngắc. Đạo Bụt có rất nhiều tự do. Đứng trên phương diện Phật tử thì chấp nhận chuyện đó là một điều dễ dàng.
Hạnh phúc chính là con đường
Vấn đề hạnh phúc có liên hệ tới con đường. Con đường đưa tới hạnh phúc hay hạnh phúc chính là con đường? Nếu có một con đường và tin vào con đường đó thì mình có hạnh phúc liền chứ không cần phải đi cực khổ trên con đường bao nhiêu năm mới có hạnh phúc. Mỗi người trong chúng ta phải tự hỏi: Mình có con đường chưa? Mình có hạnh phúc với con đường đó không? Nếu có rồi thì đó là một điềm lành lớn. Khi đọc bài kệ tiếp chúng ta thấy ý đó rõ ràng hơn.

Không nên cầu may mắn: Cầu kiểu hạnh là cầu may. Xét theo tình trạng cách mình sống và làm việc thì mình không có được kết quả đó nhưng mình cứ hy vọng, mong cầu nó sẽ xảy ra cho mình
Không đi cầu khẩn ở các đền miếu, không đi theo các giới trời và người để hy vọng người ta ban bố cho mình một hạnh phúc nào đó. Chúng ta thêm vào chữ tránh họa cũng hay. Người ta đi cầu đảo như cúng sao giải hạn, một phần là để cầu phúc, một phần là để tránh tai họa có thể xảy đến cho họ. Không chạy theo các giới trời và người để cầu mong được phúc và tai họa, cũng không có nhu yếu tới cầu đảo ở các đền miếu, đó là điềm lành lớn nhất. (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh)

+ Con đường Dự bị là Con đường Thanh luyện. (TLHNM, 307)
+ Con đường dự bị: Trong thực tế, con đường dự bị là toàn thể kinh nghiệm sống (life experience), trước khi bước lên con đường đệ tử (discipleship). (CTHNM, 279)
7. Con đường Dự Bị (EP II 206)
Các Thần bí gia, có ý thức về nhị nguyên, bị giằng xé giữa các cặp đối lập, nhưng chưa thể thanh thản cho đến khi họ được an trụ vào linh hồn. Đây là những người đang đấu tranh, nhạy cảm, mong mỏi được giải thoát khỏi tình trạng không thích hợp và khỏi sự hiện tồn trong thế giới ngày nay. Các bản chất trí tuệ của họ sống động và tích cực nhưng họ vẫn chưa thể kiểm soát chúng như họ muốn, và sự giác ngộ cao siêu cho đến nay vẫn còn là một niềm hy vọng vui tươi và triển vọng cuối cùng.(GQ1.1, tr 24,Trích dẫn TLHNM)

+ DUY TRÌ THIỀN ĐỊNH: Lỗ lực trước tiên - Qua Đoàn Người Phụng Sự Thế Gian đang trong tiến trình thành lập, Thánh Đoàn đang tìm cách tự hiển lộ, và khôi phục lại những bí pháp cho nhân loại mà chúng vốn thực sự thuộc về họ. Nếu nỗ lực tiếp tục thì điều cần thiết cơ bản là tất cả các bạn, tất cả các phụng sự-viên trên thế giới, vốn đã cảm nhận được linh thị hoặc đã thấy một phần của kế hoạch dự trù, nên tự dốc sức mình trở lại cho việc phụng-sự nhân loại, nên tự cam kết thực hiện việc trợ giúp hết khả năng của bạn (hãy suy gẫm các lời này, và tìm cho ra ý nghĩa của chúng), và nên hy sinh thời giờ và cống hiến tiền bạc của bạn để thúc đẩy nỗ lực của Các Đấng Cao Cả. Trên hết, không được ngừng công việc thiền định của bạn; hãy duy trì sự liên kết bên trong; lúc nào cũng tưởng nghĩ đến chân lý.(LVHLT, 521)

+ Hai qui luật về hoạt động sống phải được dạy cho người tìm đạo trẻ tuổi:
− Y phải được dạy để tập trung vào hoạt động xây dựng, và kiềm chế không phá đổ trật tự sống cũ. Y phải được sắp đặt cho việc xây dựng tương lai, và cho việc tư duy theo các đường lối mới. Y phải được cảnh báo không để phí thời gian vào việc công kích những gì không được ưa thích, mà thay vào đó phải dồn hết mọi năng lượng của y vào việc tạo ra ngôi đền mới của vị Chúa (Lord) mà qua đó sự vi diệu có thể được biểu lộ. Bằng cách này, sự chú ý của công chúng sẽ dần dần được tập trung vào các công trình tạo tác mới mẻ và đẹp đẽ, còn các tạo tác đã có cũ kỹ sẽ rơi vào tình trạng suy tàn vì thiếu sự quan tâm và vì thế sẽ biến mất.
− Y cũng phải được dạy rằng óc đảng phái không hề là một dấu hiệu của sự phát triển tâm linh. Do đó, y sẽ không dùng các từ chống (anti) cái này hoặc ủng hộ (pro) cái kia. Các thuật ngữ như thế tự động phát sinh ra lòng căm ghét và sự chỉ trích, và nỗ lực chống lại sự thay đổi. Chúng đặt người sử dụng vào thế phòng thủ. Mỗi tầng lớp con người đều là một nhóm các huynh đệ. Người Công giáo, Do Thái, Ngoại Đạo, người Tây Phương và Đông Phương tất cả đều là con của Thượng Đế. (LVHLT, 421)

+ Con đường Chánh đạo cho người sơ cơ - Bạn có thể đặt câu hỏi: Có phải có một số qui luật đơn giản mà kẻ sơ cơ nhiệt tình và chân thành có thể áp dụng cho khoa học về kiến tạo này, và chúng rất rõ ràng và súc tích đến nỗi chúng sẽ tạo ra hiệu quả cần thiết chăng? Có đấy, và Tôi sẽ diễn đạt chúng một cách đơn giản để cho người sơ cơ, nếu y noi theo chúng, sẽ thoát khỏi những nguy hiểm của ma thuật, và học cách kiến tạo phù hợp với thiên cơ. Nếu y noi theo các qui luật mà Tôi đưa ra, y sẽ tránh được vấn đề phức tạp mà chính y đã tạo ra một cách mù quáng, và vấn đề này thực ra sẽ che mất ánh sáng ban ngày, làm đen tối thế giới của y, và giam y trong một bức tường của các hình tư tưởng mà đối với y, nó sẽ thể hiện cái ảo tưởng vĩ đại đặc thù của chính y.

Những qui luật này có thể nghe quá đơn giản cho người tìm đạo thông thái, còn đối với những người sẵn lòng để trở thành như những đứa trẻ nhỏ, họ sẽ nhận thấy chúng là một thông tin hướng dẫn vào chân lý một cách an toàn, và cuối cùng sẽ giúp cho họ có thể vượt qua các bài trắc nghiệm dành cho quả vị cao đồ (adeptship). Một số được diễn đạt bằng các thuật ngữ mang tính biểu tượng, còn một số khác tất nhiên là những bức màn che, số khác nữa diễn tả chân lý theo đúng thực tướng của nó.

1. Hãy xem xét thế giới của tư tưởng, và tách cái giả ra khỏi cái chân.
2. Hãy tìm hiểu ý nghĩa của ảo tưởng, và ở giữa của nó có sợi chỉ vàng của chân lý.
3. Hãy kiểm soát thể tình cảm, vì những con sóng nổi lên trên các vùng biển bão tố của cuộc sống sẽ nhấn chìm người đang bơi, che giấu mặt trời, và làm cho mọi kế hoạch thành vô hiệu.
4. Hãy phát hiện rằng bạn có một thể trí và học sử dụng nó theo hai cách.
5. Hãy tập trung nguyên khí suy tư lại, và hãy làm chủ thế giới trí tuệ của bạn.
6. Hãy biết rằng chủ-thể tư tưởng và tư tưởng của y, và những gì vốn là phương tiện của tư tưởng có bản chất đa dạng, nhưng lại là duy nhất trong thực tại tối thượng.
7. Hãy hành động như chủ-thể tư-tưởng, và hãy biết rằng thật là không thích đáng để bán rẻ tư tưởng của bạn cho việc sử dụng thấp kém của ý muốn chia rẽ.
8. Năng lượng của tư tưởng vốn dành cho việc lợi ích của mọi người và cho việc xúc tiến Thiên Cơ của Thượng Đế. Do đó đừng dùng nó cho các mục đích ích kỷ của bạn.
9. Trước một hình-tư-tưởng do bạn tạo ra, hãy hình dung chủ đích của nó, xác định mục tiêu của nó, và kiểm tra động cơ thúc đẩy.
10. Đối với bạn, là người tìm đạo trên con đường của sự sống, con đường của sự kiến tạo hữu thức chưa phải là mục tiêu. Công việc tẩy sạch bầu không khí của tư tưởng, ngăn chận nhanh chóng các cánh cửa của tư tưởng dẫn tới sự thù ghét và sự đau khổ, tới sự sợ hãi, sự ghen tỵ và dục vọng thấp kém, cơ bản phải đi trước các công việc kiến tạo hữu thức. Hãy xem xét hào quang của ngươi, hỡi người du khách trên đường.
11. Hãy giám sát kỹ lưỡng các cánh cổng của tư tưởng. Hãy canh chừng (sentinel) dục vọng. Hãy xua đuổi mọi sự sợ hãi, mọi sự thù ghét, mọi sự tham lam. Hãy đề phòng và tìm kiếm.
 12. Vì sự sống hầu hết được tập trung trên cõi của sự sống cụ thể, nên những từ ngữ và lời nói của bạn sẽ cho thấy tư tưởng của bạn. Hãy chú ý kỹ các điều này.
13. Lời nói có ba loại:
− Những lời tầm phào (idle words) sẽ tạo ra hậu quả cho từng lời. Nếu lời lẽ tốt và nhân từ, không có gì cần được thực hiện. Nếu ngược lại, việc trả giá không thể bị trì hoãn lâu.
− Những lời ích kỷ (selfish words), được đưa ra với ý định mạnh mẽ, sẽ dựng nên một bức tường chia rẽ. Cần thời gian dài mới phá vỡ bức tường đó, và do đó mới phóng thích cái ý định ích kỷ được tích chứa. Hãy xem xét động lực của bạn, và tìm cách dùng các lời lẽ nào để hòa trộn sự sống nhỏ bé với mục đích rộng lớn của ý chí Thượng Đế.
− Lời thù ghét (word of hate), lời nói độc ác, vốn hủy hoại những người cảm nhận ảnh hưởng mạnh của nó, là câu chuyện phiếm độc hại, được truyền đi vì nó gây ra một sự chấn động – những lời này giết chết những sự thôi thúc mong manh của linh hồn, cắt tận gốc rễ của sự sống, và vì thế đưa đến cái chết.
=> Nếu được nói dưới ánh sáng ban ngày, chúng sẽ mang lại sự trừng phạt xứng đáng; khi được thốt ra và được ghi nhận là những lời dối trá, chúng củng cố cho thế giới ảo tưởng mà người nói đang sống trong đó, và ngăn giữ y thoát ra.
=> Nếu được thốt ra với ý định gây thương tổn, gây sứt mẻ và gây chết chóc, chúng đi quanh co trở lại người đã phát chúng ra, và chúng sẽ gây tổn thương và giết kẻ đó.

14. Tư tưởng vô bổ, tư tưởng ích kỷ, ý nghĩ thù ghét độc ác nếu được chuyển thành lời nói, sẽ tạo ra một nhà tù, đầu độc mọi dòng suối của sự sống, dẫn đến bệnh tật, gây ra thảm họa và sự chậm trễ. Vì vậy, hãy dịu dàng, tử tế và tốt lành trong chừng mực mà bạn có thể. Hãy giữ sự tĩnh lặng, rồi ánh sáng sẽ đi vào.

15. Đừng nói về “cái ta”. Đừng thương cảm cho số phận của mình. Các ý tưởng về bản ngã và về thân phận thấp kém của bạn sẽ ngăn không cho tiếng nói nội tâm của chính linh hồn bạn vang đến tai bạn. Hãy nói về linh hồn; hãy bàn luận sâu về thiên cơ; hãy quên mình đi trong việc kiến tạo cho thế giới. Như thế định luật về hình hài được bù đắp. Như thế qui luật bác ái mới có thể bắt đầu thế giới đó.
Những qui luật đơn giản này sẽ đặt nền móng hợp lý cho việc tiến tới công tác huyền thuật, sẽ làm cho thể trí rõ ràng và mạnh mẽ, đến nỗi động cơ đúng đắn sẽ kiểm soát, và hoạt động thực sự trong việc xây dựng sẽ có thể thực hiện được. (LVHLT, 473)

+ Con đường phát triển tâm linh:  Tất cả các hợp chất thô trược đều bị loại ra khỏi thể hạ trí, vì thế, các đối tượng của giác quan không còn tìm được chất liệu để đáp ứng thuận tiện với các rung động của chúng trong thể hạ trí hoặc thể cảm dục tiếp cận với hạ trí nữa. Thể hạ trí của họ chỉ chứa các hợp chất tinh anh của 1 trong 4 cõi phụ của cõi hạ trí mà thôi, và trong số này thì chất liệu của các cõi phụ 5 và 4 (nguyên văn: “cõi phụ 3 và 4”–ND) có thành phần vượt trội hơn rất nhiều, hơn hẵn chất liệu của cõi phụ 6 và 7 (nguyên văn: “2 và 1”), khiến cho nó đáp ứng được với mọi hoạt động cao siêu của trí tuệ, mọi giao tiếp tế nhị với các nghệ thuật cao siêu, với mọi rung cảm thanh bai của các tình cảm cao thượng. Một thể như thế sẽ giúp cho linh hồn ngự bên trong có thể tự biểu lộ một cách đầy đủ hơn nhiều trong vùng thấp của cõi trí, và trong cõi cảm dục lẫn cõi trần. Chất liệu của thể hạ trí đó có khả năng đáp ứng với các rung động ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, các xung lực từ các cõi cao uốn nắn cho nó thành một cơ cấu cao siêu và tinh vi hơn. Một thể (hạ trí) như thế nhanh chóng trở nên sẵn sàng để tái tạo lại mọi xung lực của linh hồn, nhờ đó, linh hồn có khả năng biểu lộ trên các cõi phụ thấp của cõi trí; thể hạ trí đó ngày càng trở nên một khí cụ hoàn hảo để hoạt động trong cõi hạ trí này. (MTNX, 134–141)

+ Thể hạ trí có dạng hình trứng, bao quanh thể xác và trải rộng nhiều hơn ra khỏi thể xác …, qua hình trứng đó luôn luôn có các hình tư tưởng thuộc nhiều loại khác nhau chạy quanh (đó là các tích chứa của thể trí con người và các tư tưởng của những kẻ chung quanh y) khiến cho hạ trí hình trứng này bị nhuốm sắc thái của các thu hút mạnh mẽ và bị đa dạng hóa bằng nhiều dạng hình học, tất cả đều ở tình trạng thay đổi liên tục hay chạy quanh. (TVTTHL, 95)

Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã
Xem: Biệt ngã tính/ Ngã hóa;
Xem: Phân nhóm/ Loại về Hạng người ....
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

+ Phật Giáo: Chúng ta đã nói rất nhiều lần rồi, Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục chí thiện viên mãn của Phật Đà, cho nên không luận chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau đều phải nên học Phật, vì sao vậy? Phật pháp là trí tuệ cứu cánh viên mãn, hư không pháp giới tất cả chúng sanh đều cần đến trí tuệ, cần đến trí tuệ chân thật, cần đến trí tuệ viên mãn mới có thể trải qua đời sống hạnh phúc mỹ mãn. Chúng sanh sống ở thế gian, sống khổ đến như vậy, vì sao đời sống khổ đến như thế? Vì không có trí tuệ, sống ở trong phiền não, lo buồn, gian nan, đây là điều rất bất hạnh. Phật pháp muốn độ chúng sanh, "độ" là ý nghĩa của giúp đỡ, hiệp trợ. Hiệp trợ chúng sanh lìa khổ được vui, đây không phải là một khẩu hiệu rỗng không, mà là mục tiêu chân thật.(Kinh Thập thiện- Tập 31 - PS Tịnh Không giảng)

+ Hai Quan Điểm Triết Lý Tôn Giáo khác biệt:
- Tôn Giáo Hữu Thần:
Có Thượng Đế - Mọi thứ là do Thượng đế tạo nên.
- Tôn Giáo Vô Thần:
Không Có Thượng Đế. Ví dụ như Kỳ Na giáo, Phật giáo, và Ấn giáo, một con người có nhiều kiếp sống. Họ tin rằng một số kinh nghiệm trong kiếp sống này là hậu quả của những hành động của họ trong kiếp sống trước (Nguồn: Đại Lai Lạt Ma giải đáp thắc mắc)

+ Phật giáo là triết lý tôn giáo do Đức Phật Thích Ca dạy ra. Hiện nay, chia làm 2 giáo hội rõ rệt: Nam Tông và Bắc Tông. Không chính xác hoàn toàn.
- Nam Tông - Gần với nguyên thủy hơn vì đã bảo tồn một cách cẩn thận hơn các giáo huấn ban đầu của Đức Phật.
- Bắc Tông - Giới hạn vào các nước như Tây Tạng, Trung Hoa và Nê–pan.
* Phật giáo Nam Tông đi gần và thực sự không đi lệch khỏi các giáo huấn dành cho đại chúng hay hiển giáo của Đức Thích Ca, nhờ bởi nhiều cuộc kiết tập được tổ chức sau khi Đức Bổn Sư viên tịch.
* Giáo hội Bắc Tông là kết quả của giáo huấn bí truyền của Phật Thích Ca mà Ngài chỉ dạy riêng cho các Tỳ Khưu và La Hán được tuyển chọn của Ngài.
Trong thời đại chúng ta, Phật giáo không thể được phán đoán một cách đúng đắn thực sự bằng hình thức này hoặc hình thức kia trong số các hình thức đại chúng công truyền của nó.
- Phật giáo chân chính chỉ có thể được đánh giá bằng cách phối hợp phần triết học của Nam Tông và phần siêu hình học của Bắc Tông. Nếu một bên có vẻ quá đả phá thần tượng và cứng nhắc thì bên kia quá siêu hình và siêu việt, các sự kiện bị chứa đầy cỏ dại của học thuyết ngoại lai của Ấn Độ – nhiều vị thần của Đền Thờ Phiếm Thần đã được đem trồng vào mảnh đất Tây Tạng dưới các tên mới – đó là do cách diễn tả đại chúng của Phật giáo trong cả 2. Một cách tương tự, cả hai giáo hội có mối liên hệ nhau như Đạo Tin Lành so với Thiên Chúa giáo La Mã. Cả hai đều sai lầm do quá nhiệt tâm và do các giải thích lầm lạc, mặc dù không một tu sĩ Nam Tông lẫn tu sĩ Bắc Tông nào đã bao giờ cố tình đi lệch khỏi Chân Lý, vả lại, họ còn hành động theo các mệnh lệnh của giai cấp tăng lữ, theo tham vọng, hay theo lợi lộc và quyền hành cá nhân như các giáo hội sau này đã làm. (CKMTTL, 245)

+ Buông Lung Tình Dục: Buông lung thì thuận theo dòng đời sinh tử luận hồi. Buông xả thì ngược lại.

+ Buông Xả (Từ bỏ/ Buông xả/ Xả bỏ) buông lung: Có được nhiều lợi ích, đường đạo thênh thang, con đường chân chính dẫn đến xa lìa luân hồi sinh tử. (Xem phẩm Không buông lung)

+ Buông lung tình dục: Là một trong 5 giới răn. Khi tiết chế không buông lung tình dục, hành giả sẽ có được năng lượng, cần thông qua việc tạo ra một "thái độ tinh thần đối kháng" và sống thiền định trong trạng thái đó để phá bỏ buông lung. (MF-QU1)

+ Quá độ và lệch lạc về tính dục: Những ai làm cho thân xác mình trở nên suy nhược do sự quá độ và bại hoại (lệch lạc) tính dục sẽ phải đầu thai với thân hình dị dạng (deformed), mắc bệnh động kinh (epileptic), kèm theo một loại bệnh nào đó hoặc mắc một khiếm khuyết nào đó trong não bộ, ý chí yếu ớt (weakness of will) và có khuynh hướng nhiễm lại các tật xấu trước kia.(VLH, 198)

+ Tính dục (Sex): Thực ra, tính dục là bản năng hướng về sự hợp nhất: trước tiên hợp nhất ở cõi trần. Mặc dù bị hiểu sai lệch nhiều, đó là nguyên tắc tự nhiên (innate principle) của thần bí học (mysticism), đó là tên gọi mà chúng ta gán cho sự thúc đẩy tới hợp nhất với cái thiêng liêng (the divine). Giống như mọi điều khác mà người ít tiến hóa đã nói tới, chúng ta đã hiểu sai và làm lệch lạc một ý niệm thiêng liêng  và làm giãm giá trị (prostituted) một động lực phi vật chất (immaterial urge) thành một ham muốn vật chất (material desire). Chúng ta đã đảo ngược chiều hướng của năng lượng tại bí huyệt xương mông (sacral energy), vì thế, bản chất động vật và các chức năng của nhân loại bậc trung trở thành quá phát triển. (CTNM, 180)

+ Phái Tính (Sex): Chính vì tính chất cân bằng này trong Libra mà chòm sao này có thể được kết hợp một cách đặc biệt với vấn đề phái tính hơn là bất cứ chòm sao nào khác + Kết hợp phái tính thực sự (True sexual Union): Đây là cách sinh sản ở giai đoạn sau của Căn chủng thứ ba. (GLBN III, 173–174)

+ Tình dục là gốc của khổ. Bởi vì có tình, có dục là có chấp trước. Trong kinh “A Hàm” có câu chuyện kể, Phật hỏi học trò: “Các người nói xem nước 4 đại dương nhiều hay là nước mắt chúng ta đổ ra vì trong quá khứ phải biệt ly với người thân, bên nào nhiều hơn?” Học trò trả lời: “Nước mắt đổ ra nhiều hơn”. Đức Phật tỏ ra vui vẻ, vì học trò của mình đã trả lời đúng (Nguồn: Xem tại đây)

7.3. Định luật về tính dục (law of Sex): Đây là tên gọi được dùng để chỉ mãnh lực mang lại sự phối hợp thể chất của hai cực liên quan với giới động vật, và của con người khi xem con người như là đáp ứng với tiếng gọi của bản chất động vật. Tự nó có liên quan với việc bảo vệ hình hài trong chu kỳ đặc biệt này và bảo tồn hình hài đó.

- Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

+ Quỉ La Sát - Rakshasas: Còn gọi là Yêu ma, yêu quỷ, yêu tinh

+ Quỷ La sát: Thổi giạt thuyền bè của họ trôi tấp nơi nước quỷ La-sát. Quỷ La-sát là loài quỷ ăn tinh khí của người, và đều là phái nữ, chuyên môn ăn tinh khí người ta. Nếu thuyền bị gió bão trôi giạt vào nước quỷ La-sát, chỉ cần trên thuyền có một người phát tâm xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì tất cả người trên thuyền, cho đến trăm ngàn vạn ức chúng sanh, đều được thoát nạn La-sát. Do nhân duyên đó mà tên vị Bồ-tát này là Quán Thế Âm.......

+ Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thời những ác quỷ ấy còn không dám lấy mắt dữ mà nhìn người huống lại làm hại đặng. Giả sử lại có người, hoặc có tội hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thảy đều đứt rả, liền được giải thoát.

HT Tuyên Hóa giảng: Ðoạn kinh này nói về việc giải trừ nạn quỷ Dạ-xoa, La-sát và nạn gông cùm xiềng xích. Nếu quỷ Dạ-xoa cùng La-sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên. Sao gọi là cõi nước tam thiên đại thiên? Nhân vì ba ngàn (thiên) nên gọi là cõi nước tam thiên đại thiên. Thế giới chúng ta ở đây gồm có một mặt trời, một mặt trăng, một núi Tu Di, một tứ thiên hạ. Một tứ thiên hạ gồm bốn châu lớn: Nam Thiệm Bộ châu, Bắc Câu Lô châu, Tây Ngưu Hóa châu và Ðông Thắng Thần châu. Bốn bộ châu lớn này thành một tứ thiên hạ. “Một” đây là chỉ một núi Tu Di, một mặt trời, một mặt trăng và bốn châu. Một ngàn núi Tu Di, một ngàn mặt trời mặt trăng, một ngàn tứ thiên hạ, gọi là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới thành một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới mới tính là một đại thiên thế giới. Vì có ba chữ ngàn nên gọi là Tam thiên (ba ngàn) đại thiên thế giới.
Nếu trong Tam thiên đại thiên thế giới đầy dẫy cả quỷ Dạ-xoa cùng La-sát. Quỷ Dạ-xoa bao gồm: Phi hành dạ-xoa, Ðịa hành dạ-xoa và Không hành dạ-xoa. Quỷ Dạ-xoa chạy rất nhanh, hỏa tiễn bây giờ cũng chạy không kịp tốc độ của nó, vì thế nó còn có tên là Tốc tật quỷ hay Tiệp tật quỷ. La-sát là quỷ ăn tinh khí, nó chuyên môn ăn tinh khí của người. Muốn đến hại người. Loại quỷ Dạ-xoa, La-sát này chuyên môn hại người, đến đâu cũng tìm cách quấy rầy người. Như quý vị muốn phát tâm Bồ-đề, chúng nhất định không bao giờ thích, cố ý gây rắc rối cho quý vị, nghĩ ra mọi cách ngăn cản khiến quý vị không thể tu hành được rồi thối thất đạo tâm. Từ trước quý vị đã phát tâm Bồ-đề một cách mạnh mẽ, nhưng nó lại lẻn vào thân tâm quý vị làm cho quý vị tự nhiên khởi lên vọng tưởng: “Tu hành làm chi! Học Phật-pháp để làm gì! Thôi đừng nên học Phật-pháp nữa! Ði chỗ khác chơi, mọi việc đều tự do theo ý mình, thích nhảy đầm thì nhảy, thích nghe âm nhạc thì nghe. Còn học Phật ư! Cái này không được làm, cái kia không được làm, có biết bao cái không được làm! Lại không được xem hát, không được uống rượu, không được hút thuốc nữa, cả khối việc phải kiêng cử! Phật-pháp quả là càng học càng rắc rối!” Ai có ý nghĩ đó tức là bị quỷ Dạ-xoa, La-sát đến xúi bẫy đó. Có người muốn xuất gia. Nó xui vị ấy nghĩ: “A, xuất gia cực lắm! Cả ngày làm việc quần quật, lại ăn không ngon, mặc không đẹp, cực khổ quá mức! Ði tu để làm gì?” Nghĩ thế rồi thối tâm đi. Lại có vị muốn làm Tỳ-kheo-ni, quỷ Dạ-xoa, La-sát sẽ đến giục vị ấy nghĩ: “Ối chào! Nên đi lấy chồng đi! Lấy chồng mỗi ngày có chồng bầu bạn, vừa lòng thích ý hơn.” Làm cho quý vị đừng phát tâm Bồ-đề nữa, chính là công việc của quỷ Dạ-xoa La-sát đấy. Chúng chuyên môn làm tổn hại đạo tâm Bồ-đề, phá hoại việc tu hành của người. Vì thế nói: “Muốn đến hại người.”
Nghe người xưng danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm. Cho dù có rất nhiều quỷ Dạ-xoa, La-sát muốn đến làm hại, gây phiền phức cho người. Nhưng một khi chúng nghe quý vị niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” thì những ác quỷ ấy còn không dám lấy mắt dữ để nhìn. Một khi quý vị niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, tự nhiên hào quang tỏa sáng, bọn quỷ ấy muốn nhìn quý vị cũng không nhìn thấy được. Vì chúng thấy quý vị có ánh sáng chói lòa như đèn điện, mở mắt không ra. Cho nên nói là: Còn không thể lấy mắt dữ tợn để nhìn. Huống lại làm hại đặng. Cả đến mắt cũng không thể mở thì làm sao gia hại được? Tự nhiên nó phải chạy xa thôi. Vì thế quý vị phải luôn luôn niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì sẽ được Ngài bảo hộ cho.
Giả sử lại có người, là giả sử còn có một người. Hoặc có tội hoặc không tội. Không luận là có tội hay không. Bị gông cùm xiềng xích trói buộc thân mình. Người có tội tất nhiên bị chính phủ bắt giữ, bị còng tay, chân mang gông. Người “có tội” là chỉ người phạm tội; còn người “không tội” là chỉ người bị oan uổng, bị vu cáo, bản thân không phạm phải tội lỗi mà bị chính phủ bắt giữ cầm tù trong ngục, tay mang còng, chân mang gông. Gông cùm xiềng xích là những hình cụ xử phạt mà tội nhân phải mang, nó dùng để trói buộc người. Nếu xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Nếu ngay lúc đó người ấy có thể xưng niệm “Nam-mô Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.” Thì thảy đều đứt lìa. Những thứ hình cụ gông cùm xiềng xích này bèn tự nhiên bị gãy đứt. Liền được giải thoát. Tức thời được giải thoát ngay vì còng tự động đứt, gông tự nhiên mở.
Nói tóm lại, bất cứ hình cụ nào đang ở trên thân đều tự nhiên rơi xuống. Việc này tôi đã chứng kiến rất nhiều. Có lần đó, tôi ở chùa Nam Hoa, vào thời kỳ Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, tôi gặp một vị Sư bị quân Nhật bắt giam vào ngục, tay chân đều bị xiềng xích cả. Vị Sư ấy ở trong ngục suốt ngày đều niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm miên mật không dứt. Vào một buổi chiều, bỗng nhiên những gông cùm trên thân Sư đều bị gãy đứt, cửa ngục cũng tự động mở ra nên trốn thoát được.

Hóa giải nạn: Quỷ thần - La sát - Rồng độc - Quỹ dữ - Ác thú
Hoặc gặp ác La-sát
Rồng độc các quỷ dữ
Nhờ sức niệm Quán Âm
Thảy đều không dám hại.

Hoặc là quý vị đến nơi núi hoang rừng vắng, chỗ không có bóng người, và gặp phải quỷ La-sát, rồng độc, hay các loài quỷ khác. Quỷ La sát hung dữ phi thường, giống như người Dao ở Trung Hoa chuyên môn ăn thịt người vậy.
Rồng độc cũng có thể hại người. Chúng thường chiếm cứ một vùng, hoặc trong ao hồ, hoặc ở sông lớn, hễ có người đi qua chỗ ở của chúng thì bị chúng phun nọc độc, trúng vào phải chết. Có thứ rồng độc lớn, thậm chí hớp một hơi có thể khiến cả thuyền và người đều chạy tuốt vào bụng, thật là lợi hại!
Còn quỷ, thì chẳng phải chỉ có một thứ mà có rất nhiều, như Ða tài quỷ, Thiểu tài quỷ, Vô tài quỷ v.v...
"Ða tài quỷ" như là các vị Thổ địa, Thành hoàng. Họ tuy đều là quỷ, nhưng là thủ lãnh của quỷ, cũng như Quỷ vương vậy.
"Thiểu tài quỷ" là quỷ nghèo, dù cho có tiền cũng có rất ít.
"Vô tài quỷ" thì thực sự là không có tiền của chi cả.
Vậy thì, quỷ mà còn dùng tiền sao? Thật ra quỷ không cần dùng tiền, nhưng do tập quán xấu cho nên bọn Ða tài quỷ khi cai quản những quỷ khác cũng tham ô. Thiểu tài quỷ, Vô tài quỷ cũng giống như người ta vậy, suốt ngày từ sáng tới tối đều mong muốn có thêm được tí tiền. Tuy không cần dùng tiền, nhưng vì bọn họ chấp trước thành thói quen, thành một thứ mê muội, cho nên mới ưa thích tiền. Tiền họ dùng là tiền giấy, ở Trung Hoa người ta thường đốt giấy tiền cho quỷ chính là muốn mua chuộc, lấy lòng bọn quỷ.

Nếu quý vị gặp những quỷ La-sát, rồng độc hoặc các thứ quỷ thần ấy, quý vị có thể niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì những ác quỷ ấy tự nhiên trốn mất. Tại sao thế? Tại vì khi quý vị niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, trong miệng có phát ra ánh sáng, tất cả những loài quỷ đều sợ ánh sáng nên không thể làm hại quý vị được.

Hoặc ác thú vây quanh
Nanh vuốt nhọn đáng sợ
Nhờ sức niệm Quán Âm
Ðều vội vàng bỏ chạy.
Ác thú tức là lang sói, hổ, beo, những dã thú này chuyên môn ăn thịt người. Ở các núi của nước Mỹ không có hổ, nhưng ở Trung Hoa và Ấn Ðộ thì hổ rất nhiều. Lúc nhỏ, có lần tôi đi vào trong núi, đi 5, 6 ngày trời vào chỗ không có người ở, có gặp những ác thú ấy. Nhưng tôi rất lấy làm lạ là không biết tại sao chúng không ăn thịt tôi. Răng của ác thú bén nhọn như dao, móng vuốt cứng chắc như móc sắt. Ðương khi quý vị gặp những ác thú vây quanh như thế mà biết niệm ngay Bồ-tát Quán Thế Âm, thì bọn chúng chẳng những không dám làm hại quý vị mà còn bỏ chạy tức khắc. Tại sao lại bỏ chạy? Vì Bồ-tát Quán Thế Âm có sức cảm ứng linh thiêng (linh cảm) khiến cho bọn chúng một khi nhìn thấy quý vị, tự nhiên sanh lòng sợ hãi, lật đật trốn chạy xa.

Ngoan xà và phúc yết
Khí độc xông mịt mù
Nhờ sức niệm Quán Âm
Theo tiếng tự bỏ đi.
Ngoan xà là một thứ rắn độc, phần lớn màu đen. Phúc, ở Trung Hoa gọi là Diên xà (rắn mối), thường thấy ở trên diềm mái nhà. Thứ rắn này rất nhiều ở Thái Lan, thường xuất hiện vào buổi tối và ré lên, cũng không sợ người. Nó có bốn chân nhỏ, thường chạy tới chạy lui ở trên mái nhà.
Phúc xà là loại rắn rất độc. Yết tức là bò cạp, nếu ai bị nó đốt thì có thể trúng độc lập tức chết ngay. Bọn chúng đều có khí độc xông mịt mù, thật là độc dữ vô cùng! Thậm chí làm cho người mất mạng như chơi. Dù gặp phải những loại rắn độc như thế, nếu bọn chúng nghe tiếng quý vị niệm "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát" thì sẽ đều tự động chạy trốn mất, không dám tác oai, tác quái nữa.

Trên đây là Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn:
Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.
Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.
Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.
Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Tu Thập thiện: ... Cơ sở Thập thiện Nghiệp đạo là Cảm ứng thiên, cơ sở của Cảm ứng thiên là Đệ Tử Quy; Thập Thiện Nghiệp Đạo coi như đã xong thì hai điều ở trước không có gì để nói, vì Bồ Tát Địa Tạng đã giám định cho chúng ta, nên chúng ta mới có thể an ổn, mới có tín tâm, thì ra bây giờ là lúc thâm nhập Kinh Vô Lượng Thọ hay các Kinh Đại Thừa, Pháp tu Đại thừa. (Trang 64 - Kinh Chiêm Sát)

+ Thập Thiện: Bạn phải hiểu được “thiện nghiệp” này là thiện nghiệp của trời người. Người có được Thập thiện này là đã xa lìa và không còn bị đọa lạc ba đường ác. Vì họ vô tham, vô sân, vô si, họ lìa tham sân si rồi. Tham sân si là nghiệp nhân của ba đường ác. Phật yêu cầu chúng ta: “Ngày, đêm thường niệm thiện pháp (chính là chỉ thập thiện), tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp” (PS Tịnh Không_Kinh TTNĐ)

+ Mục tiêu Kinh Thập Thiện: Ở trong phương tiện, điều quan trọng nhất là “Từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo chính là giảng giải hai câu này (Tập 13, 14 trang 14)

+ Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo - Mười Nghiệp: Ðức Phật dạy, có 10 hành động từ thân, khẩu, ý, rất nhiều người đời ưa thích thực hiện:
- Ba nghiệp từ thân, một là sát hại, hai là trộm cắp, ba là ngoại tình.
- Bốn nghiệp từ miệng, một là lừa dối, hai là đâm thọc, ba là lời ác, bốn là tán gẫu.
- Ba nghiệp từ ý, một là tham ái, hai là giận dữ, ba là si mê.
* Vì mười nghiệp ác, rất nhiều chúng sanh sống trong bất hạnh, khổ đau cho mình, gây họa cho người. Đến lúc qua đời, sanh vào cõi dữ. Những người có trí thấy rõ hậu quả của các nghiệp xấu nên nỗ lực tu, tinh tấn làm phúc, chuyển hóa thân tâm.- KINH PHÂN BIỆT NGHIỆP BÁO.
+ Mười nghiệp thiện là chỗ nương tựa - Đức Phật dậy: Ví như tất cả thành ấp, xóm làng đều nương nơi mặt đất mà được đứng vững. Tất cả cỏ thuốc, cây cối, rừng rậm cũng đều nương vào đất mà được sinh trưởng.
- Mười nghiệp thiện này cũng như thế, là chỗ nương tựa vững chắc cho hàng Trời người.

Tập 6 - 7: "Tất cả Pháp từ Tâm tưởng sanh" hay Thân người khó được nhưng rễ mất; Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp_ Y báo tùy theo chánh báo chuyển; Tâm là tinh thần, không phải vật chất (Chân tâm và Vọng tâm) - Sắc là vật chất; Đức Phật dậy. (MỜI XEM TÓM LƯỢC Ở ĐÂY)

Nguồn - Xem đầy đủ Kinh Thập thiện - PS Tịnh Không giảng

Kinh gốc Đức Phật nói Kinh Thập Thiện: Xem tại đây

+ Người Tu dụng công đúng: Người tu hành phải tu làm sao để dẹp bỏ “cái tôi” (ngã tướng). Nếu không còn “cái tôi” thì chuyện gì cũng nhẫn nại, cam chịu được. Cảnh giới có tới, quý vị cũng chẳng động tâm. Hãy xem mình như hư không. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Ái Dục)

+ Tu Hành - Sống Đúng Pháp: Đức Phật dạy “Chư Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy” (Trung Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305) => Pháp là phương tiện.

+ Thay đổi tâm niệm - Sửa đổi tâm niệm - Thay đổi tư tưởng cực kỳ quan trọng:
.... Trong Tu tập bằng cách thắp hương niệm Phật trước khi có chuyện gì xảy ra là một phương pháp tạo sự thay đổi. Hoạ và phước chỉ nằm trong một niệm. Lão Tử nói:
- "Khi nghĩ đến điều thiện, điều thiện ấy sẽ ảnh hưởng đến những việc chưa xảy ra và đem đến sự tốt lành.
- Khi nghĩ đến điều ác, điều ác ấy sẽ ảnh hưởng đến những việc chưa xảy ra và đem đến sự rắc rối."
Trong mối liên hệ nầy, có loại quỷ thần thiện và có loại quỷ thần ác. Quý vị không nên nghĩ rằng quỷ thần nào cũng tốt. Công việc của ác thần là trả lại cho mình cái đúng như vậy. Họ xử phạt bất kỳ người nào làm điều sai trái. Thiện thần bảo hộ những người làm điều thiện. Mỗi loại quỷ thần đều có nhiệm vụ khác nhau. Thế nên chỉ cần thay đổi một niệm là điều cực kỳ quan trọng. Thực tế là một vị Vua có thể khiến người khác chịu chết thay cho mình, Vua không để cho quan Tể tướng hoặc thần dân chịu chết thế mình, hoặc để cho dân chịu mất mùa đói kém một năm, mà (Vua tâm niệm với điềm rất xấu sắp sảy ra với mình_NTH ghi chú nghĩa) tự mình chịu tai hoạ và đã chuyển xấu thành tốt. Thế nên những vấn đề nầy đều có thể thay đổi. Nó không dứt khóat cố định.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Tu sửa Tánh Người - Tâm tánh:
+ Tâm và tánh nương tựa và gắn liền với nhau và tuỳ thuộc vào 3 yếu tố :
- Nghiệp quá khứ: sở dĩ chúng ta hiện hữu ở trên đời, có tấm thân ngủ uẩn nầy là do cái nghiệp nầy. Dứt nghiệp là dứt tái sanh.
- Căn: hay sắc thần kinh mà nơi đó tâm xuất phát. Ở đây chúng ta thử trả lời câu hỏi « tâm ở đâu? =» -Tâm ở chỗ mà đối tượng được nhận biết. Thực ra đối với loài người nó không ra ngoài 6 căn. Còn đối với những chúng sanh có thức tánh khác chúng ta không biết rõ, chỉ có Đức Phật mới biết được.
- Trần là cảnh mà tâm bắt được, đa số đều là quả của nghiệp quá khứ. Những cảnh nầy thường hay lập đi, lập lại trong đời sống là để cho ta trả cái nghiệp của quá khứ. Và cũng hay lập lại trong nội tâm tạo thành những sơ đồ tái diễn không ngừng của tâm thức.
Chúng ta phải biết cách để chấm dứt, để tự giải thoát khỏi sự tái diến của những sơ đồ nầy. Trước hết mỗi người có lẽ cũng nên tìm hiểu tâm tánh của chính mình, để cố gắng cải thiện cho hoàn mỹ.
+ Tu là sửa tâm - Chuyển nghiệp 6 bản tánh:
1- Tham: Thì hãy chuyển đổi sự ham muốn vào những thức ăn tinh thần, hay ham muốn làm việc phước thiện thay vì đi tìm cung ứng thức ăn cho ngũ quan.
2- Sân : Thì cố gắng làm sao lúc về già con cháu đừng xa lánh, hay lúc gần chết, tâm sân đừng phát khởi, để đưa mình vào 4 cõi sống bất hạnh.
3- Si : Thì phải cố gắng học hỏi hơn người, người ta học 1 thì mình phải học 10 để có một hiểu biết sâu rộng và cái nhìn chân xác về thực tại;Ráng ngủ ít lại và tập luyện cho tâm nhiều tỉnh giác.
4- Tín : Thì phải nên rèn luyện chánh kiến và sự hiểu biết sâu rộng để khỏi rơi vào tình trạng hoài nghi hay dễ tin.
5- Minh: Thì nên đem tài năng và đức độ để phục vụ con người. Thay vì dùng sự thông minh của mình để đi đè bẹp người.
6- Tầm: Thì nên giới hạn sự tìm hiểu, tò mò của mình vào những địa hạt có lợi ích thực tiễn, thay vì tò mò soi mói chuyện người khác hoặc những chuyện vô bổ. (Nguồn: Nghiên cứu Tâm Tánh)

+ Sáu Loại bệnh Trong Phật Giáo: Đặc biệt, lục độ Ba La Mật có thể được sử dụng để chữa sáu loại bệnh trong Phật giáo:
1) Rộng lượng chữa trị tham lam,
2) Trì giới chữa trị phạm giới,
3) Nhẫn nhục chữa trị hận thù,
4) Tinh tấn chữa trị giải đãi,
5) Thiền định chữa trị tâm nhiễu loạn, và
6) Bát Nhã (trí tuệ) chữa trị vô minh.
Y dược của lục độ Ba La Mật cho phép chúng ta điều phục tâm và kiến tạo ra mối an bình và hòa hợp với tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi chấp nhận lấy Phật Pháp, chúng ta có thể giải quyết những xung đột trong cuộc sống thường ngày một cách dễ dàng hơn, và phát triển một tâm trí lành mạnh và một cá tính độ lượng.

+ Phật lại dạy rằng: "Chỉ học thuộc lòng và nhiều kiếp nhớ ghi Kinh Văn diệu pháp của Phật, cũng không bằng một ngày chuyên tu vô lậu nghiệp. Xa lìa hai khổ thương ghét thế gian...". (Nguồn: Mục Lại rơi vào thuyết nhân duyên đối đãi ....)

+ Bí quyết thời khóa Tu đều đặn: Tu Hành, cần định khóa sớm tối, bạn duy trì đều chỉ 5 phút mỗi thời khóa, không có gián đoạn, sẽ thành tựu hơn nhiều là mỗi thời 30 phút nhưng ngày có ngày không, là giải đãi, chẳng thể thành tựu (PS Tịnh Không)

+ Tu hành bắt đầu: Khởi đầu của người Tu là từ "Hiếu thân tôn sư_Địa Tạng Bồ Tát", tức hiếu thảo Cha Mẹ, tôn trọng Thầy Tổ. Bồ-tát Địa Tạng dạy học là đặt nền móng, dạy lớp một tiểu học, Bồ-tát Quan Âm dạy lớp hai, Bồ-tát Văn Thù dạy lớp ba, Bồ-tát Phổ Hiền dạy lớp bốn. Lớp một còn chưa có dạy tốt, vậy thì những lớp sau đó không thể dạy nổi (Nguồn)

+ NGÀN VẠN PHẦN CHỚ NGHĨ RẰNG MỖI NGÀY NIỆM MẤY BỘ KINH CHÍNH LÀ TU HÀNH, còn cảm thấy là mình tu hành khá lắm! Khi chẳng niệm kinh thì tâm không kiêu ngạo, niệm kinh rồi bèn tưởng mình là ghê gớm lắm. Tôi có thể thuộc lòng kinh Vô Lượng Thọ, mấy người còn thua tôi xa lắc! Như vậy là quý vị không niệm kinh thì không có phiền não đó, chẳng tạo tội nghiệp; sau khi quý vị thuộc kinh nhuần nhuyễn rồi, hằng ngày sanh phiền não, tạo tội nghiệp khắp mọi chỗ, đều là do hiểu lầm nghĩa chân thật của Như Lai. (Xem: PS Tịnh Không giảng về Tu hành)

+ Pháp Đoạn Trừ Vô Minh: (Mục 420. NĂM CĂN VÀ NĂM TRIỀN CÁI)
Nếu khi Như Lai xuất thế, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu; vị ấy đoạn trừ cho đến năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, tu tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Đó là nếu muốn đoạn trừ vô minh nên tu Năm căn. Như vậy, số đoạn, giải thoát, quá độ, bạt tuyệt, diệt, chỉ, tổng tri và biệt tri. Nguồn: mục 420- (Trung A Hàm, Kinh Lệ, Phẩm 18, số 222)

+ Tu hành: nhà Phật thường nói: “Phật pháp ở thế gian không phá hoại pháp thế gian” - Thế gian pháp với Pháp xuất thế đều không chướng ngại nhau; (Nguồn Kinh Thập thiện - Tập 37 - PS Tịnh Không giảng)

+ Thứ lớp trong tu hành: Phật đối với Bồ-tát nói 6 điều nguyên tắc tu hành này là có thứ lớp, dứt khoát không được đảo lộn. Điều thứ nhất là bố thí, là dạy bạn buông xả. Nếu bạn không thể buông xả thì bạn sẽ không giữ luật nghi (giữ luật nghi là trì giới). Bạn không thể giữ luật nghi thì bạn chắc chắn không thể nhẫn nhục. Bạn không thể nhẫn nhục thì bạn chắc chắn sẽ không có tiến bộ (tiến bộ là tinh tấn). Không có tiến bộ thì làm sao có thể đắc thiền định? (Kinh TTNĐ_PS Tịnh Không giảng)

+ Đức Phật dạy Về Pháp Của Ngài “Chư Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy” (Trung Bộ Kinh 1, Kinh Ví Dụ Con Rắn, trang 305).

+ Câu Hỏi 122:
1) Phật, Bồ Tát có thể gánh vác dùm nghiệp chướng của chúng sanh, phải không?
2) Làm sao để phân biệt được ai là vị sư chân chánh?
Đáp:
1) Quý vị có tội mà biết sửa đổi thì Phật, Bồ Tát sẽ có quyền lực tha tội cho quý vị. Còn nếu quý vị có lỗi mà không chịu sửa đổi lại chuyên môn nhờ vào Phật, Bồ Tát gánh vác tội chướng cho quý vị thì là hết chỗ nói rồi.
2) Nếu muốn phân biệt ai là minh sư chân chánh thì hãy xét coi vị đó có tâm tranh, tâm tham không? Xem vị đó có phải là người ích kỷ, tự lợi không? Thấy vị đó có thường nói những lời như: phương tiện xảo thuật, dối trá không? Nếu là người như vậy mà vẫn còn cho là thiện tri thức, thì cũng là hết chỗ nói luôn!(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

+ Người trí luôn nhớ nghĩ: Bực trí giả có 12 điều luôn luôn phải nghĩ tới không bao giờ lãng quên: Một là khi gà gáy sáng, đã nghĩ tới tội lỗi mà lo làm việc phúc đức để đền bù lại; Hai là nhớ việc hầu hạ tôn thân; Ba là gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước; Bốn là phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại; Năm là phải nghĩ trước mới nói sau để khỏi phải lầm lạc; Sáu là phải nghĩ đến những kẻ lạc lầm mà đem lời trung chánh dạy bảo nhắc nhủ họ; Bảy là phải là nghĩ đến những kẻ nghèo khổ để thương xót cấp hộ; Tám là phải lo làm việc bố thí nếu mình có của; Chín là phải nghĩ đến việc ăn uống cho có chừng độ; Mười là phải nhớ giữ sự công bình khi phân xử hoặc phân chia; Mười một là phải nhớ đem ân từ ban bố cho nhân gian; Mười hai là phải thường nghĩ đến sự huấn luyện nếu mình là quân sĩ hay võ quan.
Đấy là mười hai điều mà kẻ trí giả phải nghĩ đến. Vậy nên trong kinh có câu: "Làm việc gì phải lo dự bị trước, như vậy sự nghiệp sẽ mỗi ngày mỗi lớn không khi nào thất bại." (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Pháp lành của người Tu Bồ tát đạo: đức Phật dậy, Bồ Tát có một pháp để có thể cắt đứt sự khổ trong tất cả các đường ác “Nghĩa là suốt ngày đêm thường nhớ nghĩ, tư duy quán xét pháp lành, làm cho các pháp lành tăng lên trong mỗi ý nghĩ, chẳng cho chút nghiệp ác nào xen vào.
- Đây có thể làm cho các ác dứt hẳn, pháp thiện tròn đầy, thường được gần gũi Chư Phật, Bồ Tát cùng các Thánh Chúng khác. Gọi là pháp lành ấy tức các hàng Trời, người, Bồ Tát, Thanh văn, Bồ Đề Độc Giác, Bồ Đề Phật Đà.
- Tất cả đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, cho nên gọi là pháp lành. Pháp này chính là Thập Thiện nghiệp đạo: "Hoàn toàn xa lìa sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói hai chiều, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, tham lam, sân hận và ngu si.” (Nguồn: Kinh thập thiện nghiệp đạo)

+ 613. TÁM PHÁP SUY NIỆM CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
1) Đạo từ vô dục chứ không phải từ hữu dục mà chứng đắc.
2) Đạo từ tri túc chứ không phải từ không nhàm tởm mà chứng đắc.
3) Đạo từ viễn ly chứ không phải từ chỗ ưa tụ hội, không phải từ sự sống chỗ tụ hội, không phải từ sự sống hội hợp tụ hội mà chứng đắc.
4) Đạo từ tinh cần chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc.
5) Đạo từ chánh niệm, chứ không phải từ tà niệm mà chứng đắc.
6) Đạo từ chỗ định ý chứ không phải từ loạn ý mà chứng đắc.
7) Đạo từ trí tuệ chứ không phải từ ngu si mà chứng đắc.
8) Đạo từ chỗ không hý luận, ưa sự không hý luận, hành sự không hý luận; chứ không phải từ hý luận, không phải từ sự ưa hý luận, không phải từ sự hành hý luận, mà chứng đắc. Nguồn: mục 613- (Trung A Hàm, Kinh Bát Niệm, Phẩm 7, số 74)

+ Các chủ đề thường suy ngẫm - Hãy suy ngâm: “Ponder on this” là câu đức DK thường sử dụng trong các sách của mình để lưu ý người đọc hãy suy gẫm để hiểu được những ý nghĩa thâm sâu đằng sau những câu nói của Ngài. Thống kê có tất cả 323 lần mà Ngài sử dụng câu nói trên trong 18 quyển sách của Ngài. Đó những trường hợp Ngài trực tiếp lưu ý người đọc nên suy gẫm. Nhà xuất bản Lucis Trust Publishing có xuất bản quyển sách Ponder on This như một compilation những câu nói như trên của đức DK , sắp theo từng chủ đề. (Nguồn: Hãy suy ngẫm kỹ_Chân Sư DK)

+ Các Thừa - Các Hàng: Các Hàng Thừa như Nhất - Nhị - Tam Thừa hay Tiểu - Trung - Đại Thừa. Các hàng Phàm Phu - Thanh văn - Duyên Giác - Bồ tát - Phật. Hàng Thanh Văn:
- Các vị có căn cơ Đại thừa đều nhận rõ tâm tính viên mãn sáng suốt.
- Duy chỉ có các vị trong hàng Thanh văn tuy đã phá được chấp ngã, nhưng vẫn còn chấp pháp nên không thấu rõ cái chơn đối với cái vọng mà chưa lãnh hội được. (Nguồn)

+ Hàng Tiểu thừa: Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q1-Phần chánh văn)

+ Đại Thừa (Mahayana): Một hệ phái triết học Phật giáo, nghĩa đen là “Cổ Xe Lớn” (“Great Vehicle”). Một hệ thống thần bí, do Đức Nagarjuna lập ra. Kinh sách của phái này được viết trong thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa.  (CKMTTL, 265)

+ Trong hiển giáo có chia ra Ðại thừaTiểu thừa.
- Tiểu thừa
cũng gọi là Nhị thừa, tức Thanh văn thừa và Duyên giác thừa.
- Ðại thừa là Bồ-tát thừa.
(Nguồn: Khai thị 4 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hàng Nhị Thừa - A La Hán: Trích đoạn ngài Phú Lâu Na hỏi Đức Phật trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm
HT Tuyên Hóa giảng:
Đó là lý do Đức Phật gọi họ là “định tánh Thanh văn”– hàng A-la-hán– “tiêu nha bại chủng” để quở trách tính tự mãn của họ. Họ không có một động lực để tiến tu. Vừa chứng được sơ quả hay nhị quả A-la-hán, họ chẳng mong tiến tu nữa. Họ tự thỏa mãn một cách tiêu cực. Họ quyết định “Ở đây quá tốt rồi.”
Đức Phật còn giải thích cho tất cả những vị A-la-hán chưa chứng được nhân khôngpháp không, nhưng có tâm hướng về thượng thừa. Điều nầy chỉ cho những vị A-la-hán chưa chứng được nhân không và pháp không, nhưng hồi tâm từ tiểu thừa hướng về Đại thừa. Đức Phật sẽ giảng giải cho tất cả mọi người trong chúng hội đều được nghe.
Xe cừu và xe nai là dụ cho hàng Nhị thừa/ A La Hán. Xe trâu là dụ cho hàng Bồ-tát Đại thừa. Xe trâu trắng lớn là dụ cho Phật thừa, có thể chuyên chở mọi chúng sinh vượt qua dòng chảy phiền não, từ bờ sinh tử bên nầy sang bờ niết-bàn bên kia. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4)

+ Thừa Duyên Giác tu: "Không có vô minh, cũng không tận hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết".
Đây là thuyết về lý mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên này là tu theo thừa Duyên Giác. Có mười hai loại duyên làm trợ duyên, tức trợ giúp con người sanh rồi lại chết, chết rồi lại sanh. Các ngài Duyên Giác do tu pháp mười hai nhân duyên mà hiểu rõ bao đạo lý nhân sanh, khai ngộ, chứng được quả Bích Chi Phật. Thanh Văn là tiểu thừa. Bích Chi Phật là trung thừa. Bồ Tát là đại thừa.(Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

I- CÁC HÀNG DANH VỊ TRONG PHẬT GIÁO

a/ Các Hạng người
Hàng phàm phu: Người sống thuận theo bản năng. Không tu, thường sống ác, vô đạo đức. Thường lợi mình hại người.
Hàng đại nhân: Người giữ ngũ giới. Người tu đạo người quân tử. Thường lợi mình và lợi người.
Hàng thánh nhân: Người giữ ngũ giới, Tu Thập thiện và Bát chánh đạo. Nghiêm trì giới luật và tu thiền định. Bậc Thiện tri thức.

b/ Hàng danh vị người xuất gia
Hàng Xa di: Người tu ít tuổi
Hàng Tỳ kheo: Người tu là nam giới
Hàng Tỳ kheo ni: Người tu là nữ giới

c/ Các Hàng - Phân theo mức tu cải mệnh
Người không tu: Người sống trong vô minh u tối. Không tin nhân quả, luân hồi.....
Người tu đạo thế gian: Tu đạo "Người quân tử". Là người tin hiểu biết về nhân quả. Tin rằng "Có phúc mặc sức mà ăn". Thương làm lành - Lánh giữ. Giữ ngũ giới, hành thập thiện tùy duyên..... Nên tu thiền định để phát triển trí tuệ.
Người tại gia tu theo Phật giáo: Tu đạo thế gian. Tin sâu nhân quả, tu học phật pháp. Giữ ngũ giới, hành thập thiện..... Thường tu thiền định như hàng xuất gia để phát triển trí huệ. Có thể thành tựu giải thoát luân hồi sanh tử.
Hàng A la hán: Tu theo phật pháp. Hiểu thấu nhân quả. Nhận thức luân hồi toàn là khổ đau. Quyết tâm tu giải thoát luân hồi. Pháp tu hành theo Tứ đế: Khổ - Tập - Diệt - Đạo và Bát chánh đạo. Hiểu về Luật tự nhiên và thuyết duyên sinh..... Tu tập thiền định để phát triển trí huệ. Thành tựu giải thoát luân hồi sanh tử.
Hàng Thanh văn: Tu như hàng A la hán và tu thêm Pháp mười hai nhân duyên thuận nghịch......
Hàng Duyên giác: Như hàng thanh văn tu. Nhưng mức độ cao hơn, thực hành nhiều giới luật hơn.......
Hàng Bồ tát: Như hàng thanh văn, duyên giác tu. Nhưng có thêm với lời phát nguyện rộng lớn độ thoát tất cả chúng sanh.

d/ Theo mười pháp giới chúng sanh
1. Hàng địa ngục
2. Hàng ngạ quỷ
3. Hàng súc sinh
4. Hàng A Tu La
5. Hàng nhân loại - Người
6. Hàng trời
7. Hàng Thanh văn
8. Hàng Duyên giác
9. Hàng Bồ Tát
10. Hàng Phật

II- CÁC THỪA TRONG PHẬT GIÁO

+ Phật giáo Đại Thừa, Phật giáo Tiểu Thừa (Mahyna system or School of the Great Vehicle, Hnayna System or school of the Little Vehicle). Hệ thống Phật giáo Tiểu Thừa phát triển từ thời rất xa xưa; trong khi Hệ thống Đại Thừa về sau mới có, chỉ phát sinh sau khi Đưc Phật tịch diệt.(GLBN I, 112)

+ Đại Thừa (Mahayana): Một hệ phái triết học Phật giáo, nghĩa đen là “Cổ Xe Lớn” (“Great Vehicle”). Một hệ thống thần bí, do Đức Nagarjuna lập ra. Kinh sách của phái này được viết trong thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa.  (CKMTTL, 265)

+ Hai Quan Điểm Triết Lý Tôn Giáo khác biệt:
- Tôn Giáo Hữu Thần:
Có Thượng Đế - Mọi thứ là do Thượng đế tạo nên
- Tôn Giáo Vô Thần:
Không Có Thượng Đế. Ví dụ như Kỳ Na giáo, Phật giáo, và Ấn giáo, một con người có nhiều kiếp sống. Họ tin rằng một số kinh nghiệm trong kiếp sống này là hậu quả của những hành động của họ trong kiếp sống trước (Nguồn: Đại Lai Lạt Ma giải đáp thắc mắc)
+ Thượng Đế
(God):

- Là ánh sáng và là tình thương. (SHLCTĐ, 406)
- Theo nghĩa đại thiên địa, Thượng Đế là Đấng Thầy của vạn vật và Ngài là tất cả sự toàn tri, là toàn thể mọi trạng thái tâm thức (thường dễ thấy). Ngài là linh hồn của vạn vật và linh hồn của nguyên tử vật chất, cũng như linh hồn của con người là một phần của nhận thức vô biên của Ngài. (ASCLH, 49)
- Thượng Đế (God) tức là nguyên nhân bản sơ.(ASCLH, 175)
+ Planetary Spirit : Planetary Spirit là một danh xưng khác dành cho Thượng Đế của hành tinh chúng ta, một trong “Bảy Tinh Quân trước Thánh Tòa” và do đó, là một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế. Ngài đang ở trên cung tiến hóa thăng thượng của vũ trụ và đã trải qua nhiều giai đoạn vượt quá các giai đoạn của con người. (LVLCK, 105)
Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

+ Thiên chúa - Thượng Đế là Thế Gian Tự Tại Chủ Thiên Vương mà một số người tin

Thế Gian Tự Tại Chủ Thiên Vương được môn giải thoát, khiến cho chúng sinh gặp được Phật thì sinh tín tạng.
Giảng: Vị Thế Gian Tự Tại Chủ Thiên Vương này, tức là Thiên Chúa hoặc là Thượng Đế mà một số người tin. Vị này tuy nhiên làm Chúa Trời nhưng vẫn không biết đủ (tri túc). Lại đến nhân gian để làm Tự Tại Chủ, dạy người nhân gian khởi tâm tham, tâm sân, tâm si, dạy người nhân gian tin mình, tín ngưỡng mình, sùng bái mình, còn phán giáo nói rằng :
1. Tin ta thì được cứu, không tin ta thì không được cứu. Người có tâm tham, nghe rồi thì nghĩ rằng họ sẽ được cứu bèn tin Thuợng đế.
2. Người nào tin ta thì được sinh về nước Chúa, ai không tin thì đọa địa ngục. Tóm lại bất cứ có bao nhiêu tội lỗi, chỉ cần tin Thượng đế, thì sẽ được sinh lên thiên đường. Bất cứ có bao nhiêu thiện nghiệp, nếu không tin Thượng đế thì sẽ đọa vào địa ngục. Người có tâm sân hận nghe rồi thì muốn nổi nóng, tạo ra nhiều nghiệp, bây giờ tin Thượng đế thì sẽ được cứu cho nên liền tin.
3. Tin ta thì là con của Thượng đế, không tin ta thì là quyến thuộc của ma quỷ. Người có tâm si mê, nghe rồi thì một lòng muốn làm con của Thượng đế, tôi phải sinh về đất Chúa, do đó bèn tin Thượng đế.
Người ngu si thì bất cứ ai nói điều gì, họ đều tin là thật. Nếu có ai nói : ‘’ Trứng gà đẻ ở trên cây ‘’ họ cũng sẽ tin. Tại sao ? Vì họ chẳng có năng lực biện rõ thị phi, đó tức là mê tín.
Cho nên vị Thế Gian Tự Tại Chủ ở tại nhân gian lập giáo mà hành đại đạo, đến khắp nơi dùng quan hệ tình cảm để thuyết giáo, dạy người tin Chúa trời, Chúa trời là thần vạn năng, sáng được thế giới, tạo vạn vật, xét đoán tội người, nhưng không công bằng, là giáo đồ thì có quyền ưu tiên thăng lên thiên đường, chẳng phải giáo đồ thì không thể tha thứ, còn phải chịu tội.
Nói về vị Chúa trời này bây giờ đã phản tỉnh. Vị này đã kiểm thảo lại những gì đã làm trong quá khứ, biết phạm sự sai lầm, cho nên bây giờ sám hối nói : ‘’ Tin ta thì nương tựa không vững, chết rồi tuy nhiên sinh lên thiên đường, nhưng khi hưởng hết phước trời thì vẫn phải chịu sinh tử, chẳng phải pháp rốt ráo. Chỉ có tin Phật pháp mới chân chánh được cứu, vĩnh viễn chấm dứt sinh tử.’’
Vị Thiên Vương này, khiến chúng sinh gặp được Phật, thì sinh tín tạng. Phật là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, bất cứ Thần, Thánh, Chúa trời đều không thể so sánh với trí huệ của Phật. Vì Phật có đại trí huệ không thể sánh được. Vị Thiên Vương này đắc được môn giải thoát này.  (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Tình thương (Love, Bác ái, Thuật ngữ bác Khá):
* Tình yêu: Nhân ái - Hy sinh - Tha thứ - Bao dung - Cảm thông => Bác Ái: Giác ngộ -  Từ Bi - Tự tại (Người mẹ => Giác ngộ là Mẹ Quan Âm Bồ Tát)

+ Tâm từ bi: Theo hiện tại mà nói, là lòng yêu thương...PS Tịnh Không (Lòng yêu thương một chiều, như Mẹ yêu con, không có vấn vương, đòi hỏi, mưu cầu ......)

+ Bác ái - Minh Triết: Đặc điểm của Cung 2 là sự thu hút hay hấp dẫn, từ tính. Hai khía cạnh của Cung 2 là
- Bác ái (Love), nhấn mạnh về phương diện “Tâm, Chữa lành, Cứu Rỗi”, và khía cạnh
- Minh triết (Wisdom) nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết. (Nguồn: Năng lượng 7 cung/ Khóa học GQ-MF)
+ Trạng thái Bác ái: Linh hồn tức là trạng thái Bác ái (LVHLT, 382)
+ Định luật Bác Ái: Thực ra chỉ là định luật của Thái Dương Hệ đang biểu hiện trên tất cả các cõi.
+ Ý chí Bác ái (ý muốn thương yêu): Ý chí bác ái tự biểu lộ bằng năng lực hấp thu rộng rãi các yếu tố khác nhau, tuy nhiên, vẫn đưa ra cơ hội đồng đều cho tất cả.(SHLCTĐ, 131)

+ Tình thương là biểu lộ của Minh Triết trên cõi cảm dục.(KCVTT,  244)
+ Tình thương về thực chất, là một mãnh lực hay năng lượng khách quan vì hiệu quả của nó tùy thuộc vào loại hình thức mà nó tiếp xúc và tùy thuộc vào những gì mà nó đang tác động. (SHLCTĐ, 265)

+ Tình thương không phải là xúc cảm hay tình cảm và không có liên quan gì với thương cảm (vốn là sự lệch lạc của tình thương đích thực) mà là sự quyết tâm không lay chuyển để làm những gì lợi ích nhất cho toàn thể nhân loại hay cho tập thể (nếu bạn không thể có được ý niệm rộng lớn hơn) và làm điều này với bất cứ giá nào của riêng mình và bằng cách hy sinh tối đa. (SHLCTĐ, 277)
+ Tình thương là năng lượng và đó là một chất có thật như vật chất trọng trược. Chất đó có thể được dùng để xua đuổi mô bị bệnh và cung cấp chất thay thế lành mạnh vào chỗ của chất liệu nhiễm bệnh để chất này bị loại ra.(CTNM, 102)
+ Tình thương là biểu hiện sự sống của chính Thượng Đế, tình thương là mãnh lực kết hợp làm cho mọi vật thành tổng thể (Tôi muốn bạn suy gẫm câu này) và tình thương là tất cả những gì hiện hữu.(CTNM, 356)
+ Tình thương là sự cảm thông tinh tế, năng lực để nhận thức những gì đã tạo ra tình trạng hiện tại và do đó, không có sự chỉ trích; nó bao hàm sự im lặng do từ tâm vốn dĩ đưa tới việc sẵn sàng hàn gắn và chỉ biểu lộ khi không có trạng thái gò bó của sự im lặng và con người không còn phải làm tĩnh lặng bản chất thấp của mình nữa và làm êm dịu tiếng nói của ý kiến riêng của mình ngõ hầu cảm thông và đạt được sự đồng nhất hóa với những gì phải được yêu thương. (SHLCTĐ, 99)
+ Tình thương không phải là một tình cảm hay một cảm xúc, nó cũng không phải là một dục vọng hay một động cơ ích kỷ để làm điều phải trong đời sống hàng ngày. Tình thương là sự phát động một sức mạnh nó làm vận chuyển bầu thế giới, nó đưa đến sự hội, sự kết hợp sự đoàn kết, chính nó là cái động lực thúc đẩy Thượng Đế hành động, sáng tạo. Tình thương là một vật khó vun trồng, vì tính chất con người vốn ích kỷ…(Huấn thị đầu tiên của Chân Sư DK)
+ Tình thương của Thượng Đế: Thực ra, đó là mãnh lực thu hút bằng từ điện, đang đưa mỗi kẻ hành hương hướng về Ngôi Nhà của Từ Phụ. Chính mãnh lực này được khơi dậy (stir) trong tâm nhân loại và biểu hiện qua trung gian các Đấng Hóa Thân của thế gian, qua sự khát khao huyền bí học hiện hữu nơi mọi người, qua mọi phong trào nhắm mục tiêu tạo phúc lợi cho nhân loại, qua các khuynh hướng từ thiện và giáo dục đủ loại và (trong điều được gọi là thế giới tự nhiên) qua bản năng che chở của tình mẫu tử. (LVHLT, 321)

+ 26. Sao Gọi Là Lòng Nhân?
Nhân giả ái nhơn là người có lòng thương yêu mọi người. Chữ nhân nầy nếu đối theo con người mà nói, nhân là sự biểu hiện lòng nhân từ, có tư tưởng tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, gọi là: “Chuyện gì mình không muốn thì đừng đẩy cho người.” Việc gì tự bản thân mình không thể chấp nhận, thì chớ gán cho ai. Nếu gán ép cho người những việc mà tự mình đã không thích, đó là người không có lòng nhân. (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị- Mục 26)

+ Đức Phật dạy Phật tử phải tu tập tứ vô lượng tâm:
Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.
Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt.
Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới.
Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị.
Xả có bốn thứ:
- Xả Tài/ Thí Tài: Đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”;
- Xả pháp/ Thí Pháp: Đem giáo pháp, giáo lý cho người thời gọi là “pháp xả”.
- Xả vô úy/ Thí vô úy: Đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô uý xả”.
- Xả phiền não: Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là “phiền não xả”.

III- Đại Từ Đại Bi: Tâm từ bi rộng lớn của chư Phật, Bồ tát cứu độ tất cả chúng sinh; Ban vui cứu khổ. Đặc biệt ám chỉ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Xem nguồn

Xem: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết
Xem Tứ vô lượng tâm;
Xem: TH về Từ Bi Hỷ Xả và Tình thương Bác Ái

+ Giới luật là gì?
Tức ngăn việc xấu, phòng việc quấy, không làm điều ác, ngăn cấm tất cả lỗi lầm. Ðó chính là mọi việc ác không làm, tất cả việc thiện đều làm. Cho nên phải làm tất cả điều lành, không làm tất cả việc gì ác.
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
Phật nói đến ngũ giới, trọng yếu của nó rất phi thường, mọi người đều hiểu nó rất mật thiết với mỗi cá nhân chúng ta. Quí vị giữ qui củ, không buông thả thời trí tuệ tự tánh quí vị gia tăng. Giữ giới luật có thể sanh ra định, cuộc sống an định sẽ có trí tuệ. Nếu không giữ giới thời không có an định, không an định sẽ không có trí tuệ. Giữ giới như trời xanh thăm thẳm không gợn mây. Nếu không giữ giới như: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vông ngữ, uống rượu làm bậy nói càn, như trên không trung đang trong sáng bỗng có đám mây đen. Mây đen có lúc che khuất mặt trời, quí vị sẽ không thấy ánh sáng. Không thấy được ánh sáng, tức hắc ám, hắc ám là ngu si vô minh. Thậm chí mang thân mình đi mất, chui vô bụng heo làm heo, vào bụng trâu làm trâu, vào bụng ngựa làm ngựa. Ðiều đó là tự tánh của con người biến hóa như hóa học trong xưởng hóa chất, thành quả của thí nghiệm.
Người giữ giới tự tánh thanh tịnh, đem cái hắc ám của tự tánh quét bỏ đi. Người không giữ giới, mây đen sẽ trùng trùng vô tận, một ngày không giữ giới, tự tánh ô nhiễm đầy mây đen. Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình, cho nên nhất định phải nghiêm trì giới luật. Quý vị giữ gìới là Chánh pháp, không giữ giới là Mạt pháp.... Tối thượng nhất là học giới luật Phật đã để lại. (Nguồn: Giữ giới luật là vận chuyển càn khôn - HT Tuyên Hóa)

+ Giới luật - Giới cấm:
-  Nghiêm Trì Giới Luật - Học Nhẫn Nhục
Giới luật là sanh mạng của người tu hành. Người phạm giới cũng bi ai, đau khổ giống như sanh mạng mình đã bị đứt đoạn. Lúc đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã từng nói với tôn giả A Nan rằng: “Lấy giới làm thầy.” Đây cũng là sự chứng minh về tánh trọng yếu của giới luật. Nghiêm là nghiêm minh, cũng có nghĩa là trang nghiêm minh sát. Người tu hành không được tùy tiện nói năng lung tung. Lúc nào cần thì nói, mà nói cũng phải có chừng mực, hợp pháp, không được nói năng hồ đồ. Nói theo cách khác, khi đi đứng nằm ngồi, nhất định đều phải có thứ tự, không phải là tôi muốn như thế nầy thì tôi làm như thế nầy, đó không phải là giữ giới luật.
Trì là trì giữ, cũng có nghĩa là dùng tay nắm giữ một cách cẩn thận, thời khắc nào cũng chú ý, không giải đãi. Chúng ta nên tập trung tinh thần để giữ gìn giới luật.
Giới là phòng phi, ngăn ngừa chuyện sai trái, cũng có nghĩa là cấm ngưng các việc ác, gọi là: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,” không làm các việc ác, vâng làm các điều lành. Giới là khuyên răn trước khi chúng ta phạm tội.
Luật là trừng phạt người sau khi đã phạm tội. Ví như rắn, khi bò thì nó uốn cong mình, đến lúc chun vào ống cống thì nó thẳng mình ra, đó là công dụng của giới luật. Luật là pháp luật, bất luận khi chúng ta làm việc gì cũng phải phù hợp với quy luật, gọi là: “Không có com-pa thì không vẽ thành tròn được.” Chúng ta không nên hành động một cách tùy tiện, như làm cản trở tự do hoặc xâm phạm lợi ích của kẻ khác.
Nói tóm lại, nghiêm trì giới luật là không nổi giận. Khi công phu tu nhẫn nhục của chúng ta đã đúng mức thì dù gặp nghịch cảnh, thuận cảnh gì, chúng ta cũng đều chịu đựng được các thử thách mà không động tâm. Hơn nữa chúng ta vẫn giữ được tâm bình khí hòa và xử sự một cách điềm tĩnh. Khi đạt đến trình độ như thế, chúng ta sẽ không thể không giữ quy củ nề nếp. Phàm người không giữ quy củ là bởi công phu tu nhẫn nhục chưa đủ, cho nên họ mới không thể kiềm chế được ngọn lửa vô minh, để rồi bị nó thiêu rụi hết cả công đức mà họ đã tu được bấy lâu. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng trì giới luật - Tu nhẫn nhục)

+ Giới Luật Căn Bản
Giới luật căn bản chỉ có một, tức là không tự tư ích kỷ. Người có lòng ích kỷ sẽ phạm giới, nếu không có tâm ích kỷ sẽ không phạm giới. Cùng lý lẽ trên, ai có lòng ích kỷ sẽ phạm pháp, và người nào không có tâm ích kỷ sẽ không phạm pháp. Như có một số người bị tòa án pháp luật phán xét không công bình. Đó là vì thuở xưa họ đã có những hành vi không công bình đối với kẻ khác, cho nên ngày nay kẻ khác cũng đem việc không công bình mà gán vào cho họ.
Quý vị nên mở lớn mắt ra để chỉnh đốn lại tư tưởng của mình và hãy nhìn xem: Những người phạm pháp trên cõi đời nầy, thật ra đều là do lòng ích kỷ của họ dẫn khởi. Tất cả những người không giữ đúng quy củ đều phát nguồn từ lòng ích kỷ. Nếu như họ không có lòng ích kỷ, họ sẽ không phạm các pháp luật trên thế gian nầy.
Cho nên nếu quý vị có thể thực hành theo Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ thì quý vị chẳng những sẽ làm người tốt trên thế gian, mà quý vị cũng có thể là Thánh nhân xuất thế nữa. Nguyên nhân thế giới hỗn loạn là bởi người ta ích kỷ, chưa có thể vì đại công mà vô tư được....
Cho nên khi học giới luật vào mỗi thứ sáu, chúng ta phải hết sức thành tâm cung kính thì mới đạt được chỗ lợi ích. (Nguồn: Giới Luật Căn Bản - HT Tuyên Hóa)

+ 4. KINH SỢ HÃI KHIẾP ÐẢM (Bhayabherava Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Bà-la-môn Janussoni đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Janussoni bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, có những Thiện nam tử, vì lòng tin Tôn giả Gotama, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị lãnh đạo. Ðối với những vị này, Tôn giả Gotama giúp ích rất nhiều. Ðối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị khích lệ sách tấn. Các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm của Tôn giả Gotama.
-- Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, có những Thiện nam tử, vì lòng tin nơi Ta, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta là vị lãnh đạo của họ. Ta đã giúp ích rất nhiều cho họ. Ta là vị khích lệ sách tấn cho họ. Và các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm của Ta.
-- Tôn giả Gotama, thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Con nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định.
-- Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định.
Này Bà-la-môn, xưa kia khi Ta chưa chứng ngộ chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta nghĩ như sau:
"Thật khó kham nhẫn những trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn ly!
Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chưa chứng Thiền định!"
Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn, hay Bà-la-môn nào, khẩu nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có ý nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có mạng sống không thanh tịnh sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước mạng sống không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có mạng sống không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Mạng sống Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với mạng sống thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát mạng sống hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.

Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tham dục, có ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước tham dục, có ái dục cường liệt, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tham dục, ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta không có tham dục, Ta là một trong những bậc Thánh, không có tham dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có tham dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tâm sân hận ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, có tâm sân hận ác ý, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tâm sân hận, ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta có từ tâm. Ta là một trong những bậc Thánh có từ tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu".
Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta có từ tâm như vậy, Ta cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị hôn trầm thụy miên chi phối, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có hôn trầm thụy miên. Ta là một trong những bậc Thánh không có hôn trầm thụy miên, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có hôn trầm thụy miên như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào dao động, tâm không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị dao động, tâm không an tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có dao động, tâm không phải không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có dao động, tâm được an tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh không có dao động, tâm được an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu".
Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta được an tịnh như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước nghi hoặc, do dự, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta diệt trừ được do dự. Ta là một trong những bậc Thánh diệt trừ được nghi hoặc, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta diệt trừ được nghi hoặc như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào khen mình, chê người sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước khen mình, chê người, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có khen mình, chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu.
Ta không có khen mình, không có chê người, Ta là một trong những bậc Thánh không có khen mình, không có chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta không có khen mình, không có chê người như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.

Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào run rẩy, sợ hãi sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước run rẩy, sợ hãi, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có run rẩy, sợ hãi, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có lông tóc dựng ngược, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có lông tóc dựng ngược, Ta là một trong những bậc Thánh, không có lông tóc dựng ngược như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta là người ít dục. Ta là một trong những bậc Thánh ít dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta là người ít dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước biếng nhác, kém tinh tấn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta siêng năng, tinh tấn. Ta là một trong những bậc Thánh siêng năng, tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta siêng năng, tinh tấn như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thất niệm, không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước thất niệm, không tỉnh giác, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thất niệm, không phải không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta an trú niệm. Ta là một trong những bậc Thánh an trú niệm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta quán sát Ta an trú niệm như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không định tĩnh, tâm bị tán loạn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước không định tĩnh, tâm bị tán loạn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta được định tĩnh, tâm không bị tán loạn sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu định tâm. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu định tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu định tâm như vậy, từ cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Do nguyên nhân nhiễm trước liệt tuệ, đần độn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên.
Ta không có liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu trí tuệ.
Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu trí tuệ, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu trí tuệ như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Trong những đêm được biết đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nửa tháng, trong những đêm như vậy, Ta hãy đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông tóc dựng ngược, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối, để Ta có thể thấy sự sợ hãi khiếp đảm ấy". Này Bà-la-môn, sau một thời gian, trong những đêm được biết đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nữa tháng, trong những đêm như vậy, Ta đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông tóc dựng ngược như vậy, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối. Này Bà-la-môn, trong khi ta ở tại các chỗ ấy, một con thú có thể đến, hay một con công làm rơi một cành cây, hay gió làm rung động các lá rơi; Ta khởi lên ý nghĩ: "Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến!". Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Sao Ta ở đây, chỉ để mong đợi sự sợ hãi khiếp đảm chớ không gì khác? Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy".
Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không đứng, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đi kinh hành qua lại. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-lamôn, Ta không kinh hành qua lại, Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang đứng. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang ngồi. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm.
Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày. Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau:
"Vị hữu tình nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: "Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạccho loài Trời và loài Người". (Nguồn: Trích đoạn Kinh Sợ hãi - Khiếp đảm)

+ Kinh là gì: ví dụ: Bát nhã ba la mật đa là pháp. Tâm là ví dụ. Kinh là bộ kinh này. Kinh có thông danh và biệt danh. Thông danh là thống nhiếp hết mọi bộ kinh. Biệt danh là mỗi bộ kinh có danh tự riêng biệt, những bộ kinh khác không có tên giống nhau. Tâm kinh bát nhã ba la mật đa là biệt danh của bộ kinh này. Bộ tâm kinh bát nhã ba la mật đa này thuộc trong bộ Bát Nhã, biểu thị tâm trong tâm.
Sao gọi là kinh ? Kinh tức là kinh pháp thường bất chuyển, không thể thay đổi. Một chữ cũng không thể bỏ được, hay cũng không một chữ được. Đó là kinh pháp thường bất biến.
Lại "kinh" là một con đường, nghĩa là tu hành phải đi qua một con đường nhất định. Chư vị có muốn tu hành à ? Nhất định chư vị phải đi trên đường đạo này. Nếu chư vị không đi trên đường đạo này thì sẽ bị lạc vào rừng rậm hoang vu. Chư vị phải nên đi trên đường tu hành thì không bị lạc đường. Ngày này qua ngày nọ đều được bình an, sáng suốt. Sao gọi là đi lạc ? Vì chư vị xưa nay quên mất, không biết tụng niệm kinh này. Qua ba bốn tháng, không tụng niệm nên quên mất, mới đi lạc. Tụng kinh được lợi ích gì ? "Tụng kinh không được lợi ích gì cả, chỉ mất thời gian, tốn sức thôi. Tụng bộ kinh này từ đầu cho đến cuối tốn khí lực, thời gian, tinh thần. Sao lại cho là có ích lợi ?"

Kinh cũng có bốn loại ý nghĩa, tức là quán, nhiếp, thường, pháp.
Chữ quán, nghĩa là quán xuyến, tức là tất cả nghĩa lý đều nối thông với nhau như nối lại tất cả đường chỉ với nhau.

Nhiếp tức là nhiếp trì hóa độ những chúng sanh có duyên lành. Kinh năng nhiếp thủ những chúng sanh có cơ duyên, tùy theo bịnh mà cho thuốc. Sao gọi là nhiếp ? Chư vị có thấy nam châm hút sắt không ? Tuy sắt ở xa, nhưng nam châm vẫn hút được. Kinh cũng giống như nam châm hút sắt. Tất cả chúng sanh như sắt cứng, ương ngạnh cứng cõi, tánh nóng giận hẩy hừng, lỗi lầm đầy dẫy. Nhưng nhờ sức hút của kinh, tâm tánh chúng sanh từ từ nhũn nhặn, tập khí cững dần dần tiêu hết.

Chữ thường nghĩa là vĩnh viễn thường hằng bất biến. Mãi không biến đổi là từ đầu đến cuối, từ xưa đến nay, đều y chiếu theo kinh mà tu hành.

Pháp là phương pháp. Dùng phương pháp này để tu hành. Đời quá khứ, hiện tại và vị lai đều dùng phương pháp này mà tu hành. Vì vậy ba đời đồng tôn kính gọi là pháp. Xưa và nay không đổi nên gọi là thường.
Lại nữa, kinh nghĩa là mực thước. Thợ mộc xưa kia dùng dây nhuộm phấn đen. Khi muốn gạch lằn ngang liền căng dây ra, rồi ấn xuống. Khi lấy dây lên tạo ra một lằn phấn đen để làm mực thước, không như hiện nay có phấn có thước kẻ đường ngay ngắn.
Tóm lại, kinh là quy củ, tiêu chuẩn, mực thước. Nay chúng ta nghiên cứu kinh Bát nhã, cũng là y theo quy tắc Bát Nhã. Chư vị nếu y theo quy tắc Bát Nhã thì nhất định sẽ khai mở trí huệ.

Giải thích danh đề tổng quát.
Giảng về đề kinh, đại khái cũng giống như những lời giảng ở phần trên. Nay giảng trạch về người phiên dịch. Hiện tại, chúng ta hiểu rõ bộ kinh này phải nhớ ơn người phiên dịch. Nếu không có người phiên dịch, sợ rằng ngày nay chúng ta không thể đọc, nghe được tên kinh này. Nếu không được nghe, không được đọc đến tên kinh này thì chúng ta y chiếu theo kinh nào, phương pháp nào để tu hành ? Không có phương pháp thì làm sao chúng ta tìm được con đường tu hành. Thế nên, chúng ta phải tri ân người phiên dịch kinh. Trải qua bao thời đại, người dịch giả, vì lòng từ bi giáo hóa chúng sanh nên phát tâm phiên dịch kinh điển và lưu truyền lại cho đến hôm nay. Thế nên, công đức của người phiên dịch kinh điển không thể nghĩ bàn, thật to lớn. Người phiên dịch kinh này là ai ? Chính là do tam tạng pháp sư Đường Huyền Trang vâng chiếu dịch kinh. Đường tức là Đường triều. Tam tạng là kinh tạng, luật tạng, và luận tạng. Tạng kinh có rất nhiều bộ kinh. Tạng luật giảng về giới luật. Tạng luận giảng về đạo lý kinh điển.
Pháp Sư là lấy pháp làm thầy, đem pháp bố thí cho người. Dùng tam tạng kinh điển của Phật pháp làm thầy mình, và đem pháp giáo hóa chúng sanh, nên gọi là tam tạng Pháp Sư. Mỗi vị pháp sư hiện nay tôn tam tạng kinh điển làm thầy và đem pháp ra giáo hóa chúng sanh. Đầy đủ hai nghĩa này thì chư vị mới có thể gọi họ là vị pháp sư tôn kính pháp làm thầy và dùng pháp để giáo hóa chúng sanh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Phật Giáo là Pháp chân thật, chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay mê đắm trong sanh tử lục đạo, Phật lay tỉnh chúng ta, dạy chúng ta phải giác ngộ. Chân Chánh Giác ngộ thì Ngã chẳng còn nữa, bạn mới có thể thoát lìa tam giới, lục đạo, chẳng còn Ta nữa.
Cho nên tôi khuyên mọi người, đừng có Ta, chúng ta sống trên Thế Giới này để làm gì? Để diễn kịch. Diễn cách nào?
- Kinh Điển chính là kịch bản, y theo kịch bản mà diễn thì sẽ chẳng có ý niệm về Ta.
Chiếu theo kịch bản, kịch bản dạy chúng ta làm như thế nào, hoàn toàn y theo kịch bản để diễn kịch. Hết thảy Kinh do Phật nói đều là kịch bản, Phật diễn theo bản Kinh ấy, Bồ Tát diễn theo bản Kinh ấy, do đó họ trên thế gian này gọi là du hý thần thông.
Nếu bạn hỏi các Ngài có ý tứ về tự kỷ về Ta, về mình không?
Chẳng có.
Kinh do Phật nói ra, đó có phải là ý tứ của Phật không? Không phải. Trong Kinh Bát Nhã, Đức Phật đã phủ nhận, Phật chẳng giảng Kinh, chẳng có ý tứ của riêng mình.
Vậy Kinh Điển rốt cuộc là gì? Kinh Điển là trong tự tánh vốn sẵn như vậy.
Thế nên chúng ta sinh sống như vậy là sống đời sống của tự tánh vốn có, đời sống vốn có của tự tánh tức là đời sống của Phật, Bồ Tát, làm gì có ý tứ về mình. Vĩnh Gia đáp Lục Tổ rất hay Phân biệt cũng chẳng có Ý, chấp trước cũng chẳng có ý, Phân biệt, chấp trước chẳng phải ý tứ của mình, ý tứ gì? Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.
- Chúng sanh phân biệt như thế nào, thì tôi noi theo phân biệt như vậy, Chúng sanh chấp trước như thế nào thì tôi noi theo chấp trước như vậy, Tự tôi chẳng có phân biệt và cũng chẳng có chấp trước, do đó phân biệt, chấp trước đều chẳng có ý, như vậy tự tại biết bao! Vô ngã, vô ngã thì sẽ chẳng có sanh tử, tất cả đều là biểu diễn, là diễn kịch.
Phải hiểu đạo lý này, đây mới là chân tướng sự thật của nhà Phật, và cũng là chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sinh. Nếu bạn chẳng chịu diễn kịch thì sẽ phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi. (Nguồn: PS Tịnh Không)

+ Giáo pháp: “Kinh A Hàm kể rằng có lần một đệ tử hỏi Phật Thích Ca: – “Bạch Thế Tôn, giáo pháp của Thế Tôn có thể tóm tắt nói lên bằng một câu rất đơn giản hay không?” Phật trả lời: “Có thể”. Đệ tử lại hỏi: “Đó là câu gì?” Phật nói: – “Đối với tất cả, đều không chấp trước. Đó là lời nói quan trọng nhất trong tất cả giáo pháp của Ta”. Tiếp theo Phật lại nói: – “Nếu có người nào đó “hiểu” được câu ấy, thì sẽ tin theo toàn bộ giáo pháp của Ta, nếu có người nào đó “thực hành” được câu ấy, thì tức là thực hành được toàn bộ giáo pháp của Ta”. (Nguồn: Kinh A Hàm - Tóm Tắt Giáo Pháp Đức Phật)

+ Thánh Đệ tử - Thiện tri thức - Người quân tử: ... đức Phật bảo: Và này chư Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem cảm thọ - xem tưởng - xem các hành - xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn. (Nguồn: 22.Kinh Ví Dụ Con Rắn)

+ Nhà Hiền triết: Biểu tượng là quyển sách (Năng lượng 7 cung - Khóa học GQ/ MF)

+ Tại sao gọi họ là Thánh Hiền? Vượt thời gian vượt không gian, cái không gian thời gian đó là đã bao gồm tất cả. Nếu họ không vược qua không gian thời gian thì đó không thể gọi là thánh học được.Thánh học là cùng với bổn tánh bổn thiện, những danh từ này không phải dể hiểu, chúng ta nói cách khác, đó là phép tắc của tự nhiên, nguyên tắc của đại tự nhiên, sự vận hành của đại tự nhiên vĩnh hằng không thay đổi. Cái mà đạo gia gọi là “đạo”, đạo chính là nguyên tắc của đại tự nhiên. (Nguồn: Luân Lý Đạo Đức - PS Tịnh Không)

+ Thánh Hiền: Thành phần nào tạo thành Hiền Thánh Tăng? Chính là các đại Bồ tát, các đại A la hán, các đại Tỳ kheo tăng (Nguồn: Hòa Thương Tuyên Hóa giảng về Chú Đại Bi)

+ Thánh Hiền - Chân Thiện Tri Thức: hoặc Thiện hữu (善友), Ðạo hữu (道友);
Danh từ chỉ một người bạn đạo. Trong thời Phật giáo nguyên thuỷ, danh từ này được dùng để chỉ một vị tăng đầy đủ những đạo hạnh như nắm vững lí thuyết Phật pháp và tinh thông thiền định, có thể giúp đỡ những vị khác trên con đường tu học.
Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni rất quý trọng tình bạn trên con đường giải thoát. Ngài dạy như sau: » Cả một cuộc đời tầm đạo đều lấy tình bạn làm căn bản… Một Tỉ-khâu, một Thiện tri thức, một người bạn đồng hành – từ một vị này người ta có thể mong đợi rằng, ông ta sẽ tinh cần tu học Bát chính đạo để đạt giải thoát cho chính mình và những người bạn đồng hành.«
Dần dần, danh từ này cũng thường được sử dụng để chỉ những người tìm đạo, trong giới Cư sĩ và cả trong Tăng già. Trong những bài thuyết pháp, các vị Thiền sư thường dùng các biểu thị Thiện tri thức, Ðạo lưu… để chỉ những người hâm mộ Phật pháp đang chú tâm lắng nghe.
Người ta thường phân Thiện tri thức thành ba hạng:
1. Giáo thụ thiện tri thức, là những người có khả năng hướng dẫn, dạy dỗ trên con đường tu hành, là bậc thầy;
2. Ðồng hạnh thiện tri thức, là những người đồng chí, đồng hạnh, tức là người bạn tốt, trung thành;
3. Ngoại hộ thiện tri thức, là những người giúp cho những tiện nghi, tạo điều kiện tốt cho người tu hành. (Nguồn: Thiện Chi Thức)

+ Hiền Thánh: Quy y Tam bảo tức là quy y với toàn thể chư Phật trong ba đời, khắp cả mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng tức là quy y với tất cả pháp trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng chính là đem hết thân tâm tánh mạng quy y với tất cả các bậc Hiền thánh tăng trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới.
Hư không, chẳng bao giờ cùng tận. Tất cả các cõi nước đều nằm trong pháp giới này. Có tất cả mười pháp giới, trong đó bốn cõi giới của các bậc Thánh Hiền và sáu cõi giới của chúng sanh phàm phu. Bốn cõi giới của bậc Hiền Thánh là: Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác.
Sáu cõi giới phàm phu là: Trời, người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
Hiền Thánh Tăng: Chúng ta cũng quy y Tăng bảo suốt cả ba đời, cùng tận hư không pháp giới. Thành phần nào tạo thành Hiền Thánh Tăng? Chính là các đại Bồ tát, các đại A la hán, các đại Tỳ kheo tăng. (HT Tuyên Hóa Giảng Chú Đại Bi, Câu 76)

+ Bậc Thiện chi thức: Trích Bồ tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Hành trì làm sao tên là thiện trí thức?
Đức Phật nói: Thiện trí thức tâm tánh mềm mỏng hòa nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không ái luyến vật chất, tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét. Có đại phương tiện độ mình độ người, tùy theo căn tánh cũa mỗi người mà giáo hóa, đủ pháp tổng trì. Lòng tốt đối với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hiệp ý kinh. Người nào đầy đủ mấy việc này là thiện trí thức.
Nếu có trí tuệ hơn người, phước đức siêu quần, không chỗ nào chẳng lành, không pháp nào chẳng biết. Làm tai mắt cho cõi người cõi trời, là rường cột trong Phật pháp, cầm cái cân trong Phật Tổ, làm lãnh tụ trong pháp môn. Mở cửa chánh đạo, ngăn dẹp đường tà, nối thành dòng Phật, trồng trí huệ thơm khắp, lấy tâm ấn tâm lưu truyền chẳng dứt. Căn cơ lớn, diệu dụng lớn, hạnh nguyện lớn, uy lực lớn. Đây gọi là đại thiện trí thức chân chánh.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)
641. THÁNH NHÂN
- Là người xa lìa các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, làm gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lão bệnh tử.
+ Hàng Tiểu thừa: Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn)

+ CÁC VỊ ĐỀU LÀ THIỆN TRI THỨC - HT TUYÊN HÓA KHAI THỊ:
Các vị thiện tri thức! Tại sao lại xưng hô quý vị là thiện tri thức? Nếu chẳng phải là thiện tri thức thì quý vị chẳng khi nào đến Bát-nhã đường (thiền đường).
Phàm đến Bát-nhã đường để tu hành thì tất cả đều là thiện tri thức, do đó mới xưng hô quý vị là thiện tri thức.
Bát-nhã là tiếng Phạn (Prajna), dịch nghĩa thành trí huệ. Quý vị đều là bậc đại trí huệ mới đến Bát-nhã đường. Tại sao là đại trí huệ? Bởi trong các kiếp quá khứ quý vị đã từng gieo nhiều căn lành, nhiều hạt giống Bồ-đề.
Cũng chính là trong quá khứ, quý vị đã đời đời kiếp kiếp cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng. Ðã tích lũy những công đức như thế, thì ngày nay nhân duyên thành tựu, mới tham dự khóa thiền.
Ðây chẳng phải là nhân duyên nhỏ, mà là nhân duyên to lớn, cũng là nhân duyên của việc liễu sinh thoát tử, mà cũng có thể nói là nhân duyên thành Phật. Bởi các lý do trên nên mới xưng hô quý vị là thiện tri thức.
Thiện tri thức chính là biết con đường thiện, không biết con đường ác. Nếu biết đường ác thì phải kêu là ác tri thức. Thế nào là thiện tri thức?
Thiện tri thứcchánh tri chánh kiến, hành động hợp với Phật pháp, tu tập chiếu theo Phật pháp, từng hành động cử chỉ đều tương ứng với Phật pháp.
Thế nào là ác tri thức? Ác tri thức thì tà tri, tà kiến, chuyện gì cũng đi ngược với Phật pháp, tức như câu nói "bội đạo nhi trì," quay lưng với đạo mà đi.
Nay quý vị tụ hội tại Bát-nhã đường, nhất tâm thiền định để cầu khai ngộ và đại trí huệ. Nếu thực sự sáng suốt, chân chánh giác ngộ, quý vị sẽ tuyệt đối không làm chuyện điên đảo nữa. Giác ngộ và sáng suốt như vậy nhất loạt đều do công phu tu hành mà thành tựu.
Bởi vậy kẻ tu hành không nên sợ khổ, sợ khó khăn. Khi đã ngồi thiền thì chân đau cũng mặc, lưng mỏi cũng không quan tâm, phải giữ vững tinh thần đại vô úy, sống chết với thiền, sống chết với tu, tuyệt đối không thể vì đau mỏi mà đầu hàng, phải làm kẻ đại trượng phu, đại anh hùng.
Kẻ tu hành cần phải có một sự kiên nhẫn không lay chuyển, một ý chí không lùi bước, trước mọi nghịch cảnh tuyệt đối không cúi đầu, tuyệt đối không bị khuất phục.
Chân đau lại càng cố chịu đựng, lưng mỏi càng cố gắng. Buồn ngủ ư? Mở to hai mắt, thách thức ma ngủ. Càng buồn ngủ càng tốt, đàng nào cũng tham, tham cho tới lúc dương khí đầy đủ trở lại, thì ma ngủ phải bỏ chạy.
Nếu như chúng ta không chiến đấu với ma ngủ, thì ta sẽ muôn đời làm nô lệ cho nó, nghe theo mệnh lệnh của nó và sẽ chịu nó sai khiến. (Theo Facebook Palmlien)

+ Hiền Nhân: Là người vừa có trí huệ vừa Thiện căn đầy đủ
- Người trí tuệ thông minh mà không có thiện căn: Loại người này, chúng rất thông minh như những người khác. Tuy nhiên, chúng làm việc gì cũng đều không thông minh, luôn làm những việc sai lầm, chuyên môn không giữ luật lệ. Những việc có hại đến người khác thì chúng đều làm. Chúng thường nói những điều làm loạn trật tự xã hội, vì sợ thiên hạ không bị loạn;
- Người có thiện căn mà không có trí huệ. Có thiện căn là vì đời trước có làm những việc lành, nhưng không nghiên cứu kinh điển, nên không có trí huệ, rất ngu si. Bàn về chánh báo, có người tướng mạo đầy đủ, thọ mạng lâu dài, được phú quý. Lại có người tướng mạo xấu xí, thọ mạng ngắn ngủi, chết lúc tuổi còn nhỏ. Tất cả đều do tiền nhân hậu quả, (nhân trước quả sau). (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh-HT Tuyên Hóa giảng)

+ Ðức Phật dạy, bực đại hiền có 12 hạnh tốt:
1. Một là học rộng hiểu nhiều;
2. Hai là không phạm giới luật trong kinh dạy;
3. Ba là kính thờ Tam Bảo;
4. Bốn là thọ lãnh pháp lành không quên;
5. Năm là kiềm chế được tham sân si;
6. Sáu là tu tập được pháp tứ đẳng tâm;
7. Bảy là ưa làm việc ân đức;
8. Tám là không nhiễu hại chúng sanh;
9. Chín là hay hóa độ được người bất nghĩa;
10. Mười là không lầm lộn việc lành việc ác.
Kinh dạy: "Gặp được bực đại hiền rất khó - như ít có lắm vậy - các bực ấy ở đâu thì bà con quyến thuộc và người chung quanh đều được nhờ cậy." (Nguồn: KINH HIỀN NHÂN.)

+ Cách nhận biết người hiền - Nhu thuận - Ôn hòa: Chỉ cần xem khi đối mặt với những hành vi, lời nói bất khả ý (Trái nghịch ý mình), xúc phạm mình mà vị ấy vẫn hết sức hiền lành, nhu thuận, ôn hòa, khi ấy mới thật là người hiền, nhu thuận, ôn hòa vì họ đã tu thành tựu chữ Nhẫn. (Nguồn: 21.Kinh ví dụ cái cưa)

+ Bậc đại hiền hay Đại thiện - Thánh Hiền - Hiền Thánh - Hiền Triết - Đại Thiện tri Thức - Thánh nhân - Bậc thánh - Đại Bồ Tát:
Chỉ những ai có đủ đạo đức lương thiện là cao cấp (Trong xã hội), còn lại là ti tiện (Đức Phật - Kinh Trường Bộ)

 

+ Phật lại dạy rằng: “A Nan, nếu không trừ tâm sát hại mà muốn cầu được đạo, thì cũng như người tu bịt hai lỗ tai của mình, la tiếng thật lớn, mà muốn cho mọi người không nghe thì không thể được”. (Nguồn)
+ Nghiệp sát - Chết yểu: Thưa Thế tôn, hữu tình bị chết yểu là do nghiệp gì mà bị như vậy? Đức Phật bảo: Do sát sanh nên bị như vậy. Nghiệp sát có 10 loại:

1. Tự tay giết.
2. Khuyên người khác giết.
3. Thấy giết thì hoan hỷ.
4. Tùy hỷ việc giết.
5. Giết bào thai.
6. Khuyên trục thai cho chết.
7. Oán thù mà giết.
8. Giết bằng cách đoạn nam căn.
9. Bằng phương tiện giết.
10. Sai người giết.
Mười thứ như vậy đưa đến quả báo chết yểu.
+ Không làm 10 loại như trên thì được quả báo trường thọ

+ Đoạn hai: Quả báo của nghiệp sát sanh.

1. A-Nan thỉnh bạch Phật: A-Nan lại bạch Phật rằng: Có người không phải tự tay mình sát sanh, không tự tay mình sát sanh là không có tội, phải vậy không, bạch đức Thế Tôn?

2. Phật dạy rằng: Sai khiến người làm việc sát sanh tội nặng hơn là tự mình làm? Vì sao? Bởi vì, hoặc là kẻ nô tì, người ngu muội, trẻ con, hạng thấp hèn không biết tội phước, hoặc là bị quan quyền sai sử chứ không phải tự ý xuất phát làm việc sát sanh. Do đó, tuy mắc tội sát sanh, nhưng tâm và việc chẳng đồng, khinh trọng khác biệt. Sai khiến người sát sanh là cố ý phạm, âm thầm ôm lòng ngu ác, thích thú tự tay sát hại sanh mạng chúng sanh, như thế thiếu mất từ tâm, khi dối Tam Bảo, lừa đảo lương tâm, tổn thương sanh mạng, tội nặng không biết đường nào! (Nguồn: KINH ANAN VẤN PHẬT SỰ CÁT HUNG
HT Tịnh Không giảng)
Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng
Xem thêm: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Nhân quả của Nghiệp sát - Nghiệp báo tội sát sanh - Nghiệp báo tội sát sinh - Quả báo tội sát sanh - Quả báo tội sát sinh

A-Nan lại bạch Phật rằng: Có người không phải tự tay mình sát sanh, không tự tay mình sát sanh là không có tội, phải vậy không, bạch đức Thế Tôn?
Phật dạy rằng: Sai khiến người làm việc sát sanh tội nặng hơn là tự mình làm? Vì sao? Bởi vì, hoặc là kẻ nô tì, người ngu muội, trẻ con, hạng thấp hèn không biết tội phước, hoặc là bị quan quyền sai sử chứ không phải tự ý xuất phát làm việc sát sanh. Do đó, tuy mắc tội sát sanh, nhưng tâm và việc chẳng đồng, khinh trọng khác biệt. Sai khiến người sát sanh là cố ý phạm, âm thầm ôm lòng ngu ác, thích thú tự tay sát hại sanh mạng chúng sanh, như thế thiếu mất từ tâm, khi dối Tam Bảo, lừa đảo lương tâm, tổn thương sanh mạng, tội nặng không biết đường nào!
Sát sanh tạo nghiệp oán thù tương báo, đời đời phải gánh chịu oan ương, không thể đoạn dứt, hiện đời bất an, thường gặp phải tai họa hung hiểm.
Khi bỏ thân người thì phải đọa vào địa ngục, được ra khỏi địa ngục lại đọa vào súc sanh, bị người làm thịt. Cứ thế ba đường tám nạn số vạn ức kiếp thịt mình cung cấp cho người, chưa có lúc nào dứt, thân chịu khốn khổ, phải ăn cỏ uống nước mương rạch.
Loài súc sanh cầm thú hiện nay trong đời, đều do tạo nhân đời trước, khi làm người thì vô đạo bạo ngược, ám hại tổn thương sanh mạng, không tin nhân quả, do vậy mà ngày nay phải cái quả báo như thế. Đời đời làm việc oán thù thì phải bồi thường cho nhau, đồng tánh linh mà mang thân khác biệt, tội sâu như vậy đó. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

29. Quả Báo Sát Sanh

Sự thù oán lớn nhất của thế giới không gì hơn là “sát sanh”. Cho nên nói: “Giết người đền mạng, thiếu nợ trả tiền.” Nếu quý vị giết cha, anh của người ta thì người ta sẽ giết cha, anh của quý vị. Cứ như vậy mà tàn sát lẫn nhau, không bao giờ chấm dứt. Bởi nhân sát sanh quá nhiều, cho nên quả báo đến rất mau, gọi là: “hiện thế hiện báo” tức quả báo hiện tiền. Tôi xin lược nói hai ví dụ về quả báo nghiệp sát ........... (Mời xem chi tiết: HT Tuyên Hóa khai thị - Mục 29)

+ CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI SẮP LÂM CHUNG SẼ SANH VỀ CẢNH GIỚI NÀO ?

Trong kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ, đức Phật bảo:

– Nếu người sắp lâm chung, dự biết thời khắc, chánh niệm rõ ràng, tắm gội mặc áo, an lành qua đời, ánh sáng chiếu thân, thấy tướng hảo Phật, các điềm lành đều hiện ra, biết chắc người này quyết định vãng sanh Tịnh Độ.

– Nếu người niệm Phật trì giới không có tâm tinh tấn, lúc sắp mạng chung không có tướng lành, không có tướng ác. Địa phủ không thâu, An Dưỡng chẳng nhận, như ngủ mà đi. Người này lòng nghi ngờ chưa đoạn dứt nên sanh về Nghi Thành(*), thọ hưởng vui vẻ trong năm trăm năm, tu Tín, Nguyện thêm mới được về Tịnh Độ.

– Nếu người khởi tâm thương xót, chánh niệm hiện tiền, đối với tài sản, vợ con tâm không luyến ái, đôi mắt trong sáng, ngẩng mặt mỉm cười, nghĩ tưởng thiên cung sẽ đến rước ta, tai nghe thiên nhạc, mắt thấy đồng tử cõi trời. Lúc bỏ báo thân này, nhất định sanh về Thiên giới.

– Nếu người sanh tâm nhu nhuyến, khởi tâm phước đức, thân không bệnh hoạn, nghĩ nhớ cha mẹ vợ con, đối với việc thiện ác tâm không lầm lẫn, tâm tư ngay thẳng, di chúc gia tài từ biệt mà đi. Người này nhất định sanh về cõi người.

– Nếu người giận dữ mà nhìn quyến thuộc, đưa tay nắm bắt hư không, tiểu tiện không hay, thân thường hôi thối, hai mắt đỏ hoe, thường nằm úp mặt, co về bên trái, toàn thân đau nhức.

Hoặc thấy tướng ác, miệng không nói được, rên rỉ kêu gào, oan trái hiện ra, tâm thức tán loạn, mê hoặc điên đảo, toàn thân lạnh buốt, bàn tay nắm chặt, thân cứng như đá. Người này lúc mạng chung nhất định sanh về cõi Địa ngục.

– Nếu người hay liếm môi, thân nóng như lửa, thường lo đói khát, ưa nói về ăn uống, miệng há không ngậm lại, tham luyến tài sản, mạng sống dây dưa khó dứt, chết không nhắm mắt. Người này nhất định vào đường Ngạ quỷ.

– Nếu người thân mang bệnh nặng như ở trong mây mù, tâm hồn mê man tán loạn, sợ nghe danh hiệu Phật, ưa thích ăn mùi vị máu thịt, không chịu nghe lời khuyên bảo, ái luyến vợ con, tay chân co quắp, toàn thân xuất mồ hôi, nói lời thô ác, thường nuốt nước miếng. Tướng ấy hiện ra, nhất định đi vào đường súc sanh.

CHÚ THÍCH:

(*) Nghi Thành:
Nơi sanh về của các hành giả tu các công đức bằng tâm nghi hoặc trong các cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà. Hành giả dù được vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc, nhưng vẫn còn chưa hiểu thật tướng, nên đức Phật mới đáp ứng căn cơ của họ mà thị hiện cõi hóa sanh, đó là Nghi Thành.

Nam Mô A Di Đà Phật ! Đại Sư Ưu Đàm !

+ Đời Sống sau khi chết: Cho đến nay, ít có người tiến hóa đủ để sau khi chết, thấy mình có được một hiện thể phần lớn làm bằng chất trí (mental substance). Chỉ có các đệ tử và các vị đạo đồ, tức là những người hầu như sống trong thể trí, sau khi chết, tức khắc thấy mình ở trên cõi trí. Đa số con người đều thấy mình ở cõi cảm dục, khoác lấy lớp vỏ (shell) bằng chất cảm dục (astral matter) và phải chịu một giai đoạn thải bỏ (olimination) bên trong vùng ảo giác (illusory area) của cõi cảm dục.(CTNM, 486)

+ Các Tự Tánh không chết theo xác thân: Đức Phật bảo ngài A Nan: Do các chúng sinh từ vô thủy đến nay, theo các thứ sắc thanh, truy đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển. Chưa từng khai ngộ bản tánh thanh tịnh thường trụ vi diệu.
Giảng giải:
Khi sự hiện hữu của thân xác đến tận cùng, khi thân thể tàn tạ và chết đi, thì mạng quang của quý vị dời chuyển; nhưng tánh giác, tánh nghe của quan niệm thì không biến hoại. Do các chúng sinh từ vô thủy đến nay, theo các thứ sắc thanh. Do đâu mà các chúng sinh chưa được thành Phật? Vì sao họ không hiểu đạo? Chỉ vì họ truy đuổi theo sắc thanh từ vô lượng vô biên kiếp trong quá khứ cho đến ngày nay. Họ đuổi theo sắc trần và thanh trần rồi dính mắc với chúng. Họ truy đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển, mãi mãi, và họ Chưa từng khai ngộ. Họ nhận lầm vọng rồi cho là chân và bị xoay chuyển theo các trần cảnh nầy. Họ quá dính mắc với những cái vọng và chẳng nhận ra cái gì chân, thế nên bây giờ họ chẳng biết bản tánh thanh tịnh thường trụ vi diệu. Họ không hiểu được đạo lý này, vốn rất vi diệu, chân thật và thường trụ.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4, Chương V)

+ Phật dạy về 4 đường ác và 6 việc làm hao tổn tài sản:
+ 4 nghiệp xấu ác đó là: Sát sinh hại vật, trộm cướp lường gạt của người khác, tà dâm, nói dối hại người, đây là bốn điều xấu ác;
+ 6 điều nguy làm hao tổn tài sản là:

1. Say sưa rượu chè: Tài sản tiêu hao; Gây sự tranh cãi; Phát sanh bệnh tật; Đánh mất danh dự; Lõa lồ trâng tráo; Trí tuệ suy giảm.
2. Đi lại không giờ giấc có 6 điều nguy là: Không giữ được mình; Không giữ được vợ con; Không giữ được tài sản; Dễ bị tình nghi; Thành nạn nhân tin đồn; Chuốc lấy ưu phiền.
3. La cà chốn du hí, vũ trường5 đều nguy là:  Công việc đình trệ; Thối thất siêng năng; Mất nhiều thời gian; Hao tốn tiền của; Bận rộn tâm tìm chỗ vũ nhạc ca hát.
4. Đam mê cờ bạc có 6 điều nguy là: Thắng sinh thù oán; Thua bị khổ đau; Tài sản bị tổn thất; Lời nói không hiệu lực; Bạn bè khinh miệt; Người đời không dám gả cưới.
5. Giao du bạn xấu ác có 6 điều nguy là: Ảnh hưởng thói cờ bạc; Ảnh hưởng thói điếm đàng; Ảnh hưởng thói rượu chè; Ảnh hưởng thói gian xảo; Ảnh hưởng thói lường gạt; Ảnh hưởng thói côn đồ.
6. Quen biếng nhác với 6 lý do là: Nghĩ rằng lạnh quá;  Nghĩ rằng nóng quá_ Nghĩ rằng sớm quá_ Nghĩ rằng trễ quá_ Nghĩ rằng đói quá,_ Nghĩ rằng No quá. Nguồn: xem tại đây và xem Phật dậy 4 điều sâu ác và 6 cửa hao tài

+ Giới thứ năm: Đức Phật dạy Không được uống rượu. Tất cả những thứ có chất men làm say người hay chất độc hại người đều không được uống. Chính mình không uống đã đành, mà cũng không được ép nài người khác uống. Ép nài, khuyến khích người khác uống, tội lại nặng hơn cả chính mình uống nữa. Lúc lâm bệnh nặng, uống các thứ thuốc không lành, lương y bảo phải dùng rượu hòa vào thuốc, thì tạm được dùng. Nhưng trước khi dùng phải bạch cho chúng Tăng biết. Khi hết bệnh, không được tiếp tục uống thuốc có hòa rượu ấy nữa. Không uống riệu được:
a) Bảo toàn hạt giống trí tuệ:
b) Ngăn ngừa những nguyên nhân sanh ra tội lỗi:
- 10 tai hại của rượu mà trong Kinh đã nói đến:
1 - Của cải rơi mất;
2 - Tăng trưởng lòng giết hại;
3 - Trí tuệ kém dần;
4 - Sự nghiệp chẳng thành;
5 - Thân tâm nhiều khổ;
6 - Thân hay tật bệnh;
7 - Tâm sân hận bồng bột, ưa cãi lẫy;
8 - Phước đức tiêu mòn;
9 - Tuổi thọ giảm bớt;
10 - Mạng chung đọa vào địa ngục.
Lợi Ích Của Sự Cấm Uống rượu
a) Về phương diện cá nhân: Người không uống rượu thì tránh được 10 điều hại vừa kể trên.
b) Về phương diện đoàn thể: Gia đình được yên vui, con cái ít tật bệnh, xã hội được hòa mục, nòi giống được hùng cường.
+ Đức Phật dậy về 35 tác hại của riệu
Đức Phật đã dạy Ưu - bà - tắc Nan Đề Ca về 35 tác hại của rượu như sau:
1. Rượu là nguyên nhân làm cho của cải hiện tại bị tiêu hao, khánh kiệt. Vì sao thế? Vì khi uống rượu say người ta không thể giữ được chừng mực, sinh ra hoang phí vô độ.
2. Nó là nguyên nhân của mọi bệnh tật.
3. Là nguồn gốc của mọi sự đấu tranh.
4. Khi say, để thân thể lõa lồ mà không biết xấu hổ.
5. Bị tiếng xấu loan truyền, khiến mọi người không kính trọng.
6. Làm lu mờ trí tuệ.
7. Những của cải đáng lẽ thu được thì không thu được, những gì đã có được thì bị mất mát.
8. Những điều đáng lẽ phải giữ bí mật thì đều đem nói với kẻ khác.
9. Mọi sự nghiệp thường bị bỏ dở nửa chừng, không làm đến nơi đến chốn.
10.Say rượu là nguyên nhân của ưu sầu vì trong lúc say làm những việc sai trái, đến khi tỉnh rồi thì cảm thấy hổ thẹn, lo âu.
11. Sức lực của thân thể bị suy giảm.
12. Dung sắc trở nên tiều tụy.
13. Không biết kính trọng đối với cha.
14. Không biết kính trọng đối với mẹ.
15. Không biết tôn kính với các Sa-môn.
16. Không biết tôn kính với các Bà-la-môn.
17. Không biết tôn kính với chú bác và những bậc trưởng thượng, vì khi say thì tâm trí mờ mịt, không thể phân biệt phải trái.
18. Không biết tôn kính với Đức Phật.
19. Không biết tôn kính với giáo pháp.
20. Không biết tôn kính với các chư Tăng.
21. Ưa làm bạn với những kẻ ác.
22. Xa lánh những bậc hiền đức.
23. Làm kẻ phá giới.
24. Không biết tàm quý.
25. Không giữ được mối thân tình với những người bà con.
26. Sinh ra phóng túng đối với sắc dục.
27. Mọi người đều ghét bỏ, không muốn gặp mặt.
28. Những người bà con thân thiết và bạn bè tâm phúc đều xa lánh.
29. Làm những việc bất thiện.
30. Phế bỏ những việc thiện.
31. Những người sáng suốt và những bậc hiền trí không tin dùng, vì hễ uống rượu vào thì sinh ra bướng bỉnh.
32. Xa lìa cảnh giới Niết Bàn.
33. Gieo cái nhân ngu si.
34. Đến lúc mệnh chung, sinh vào nẻo ác.
35. Nếu được tái sinh làm người thì sẽ sinh vào những gia đình có người bị bệnh tâm thần.
Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng
Xem: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Phật dậy: Ngươi phải thi ân bố thí mới có thể tránh được nạn nghèo. Ngươi không hiểu ý nghĩa của sự vái lạy 6 hướng, để ta giải cho ngươi nghe:

 - Ngoảnh mặt qua hướng Đông thì ngươi phải nhớ tới cha mẹ ngươi.

 - Ngoảnh qua hướng Tây, ngươi phải nhớ tới vợ con ngươi.

 - Ngoảnh qua hướng Bắc, ngươi phải nhớ tới bằng hữu, thân thuộc của ngươi.

 - Ngoảnh qua hướng Nam, ngươi phải nhớ tới tình Sư-đệ.

 - Ngươi ngước mặt lên Trời thì phải nhớ tới các nhà Sư đã dạy dỗ ngươi về Đạo-đức.

 - Ngươi cúi mặt xuống đất thì ngươi phải nhớ tới bạn bè, tôi tớ, đã giúp ngươi trong công việc làm ăn. (Nguồn: Kinh Thiện Sinh)

+ Lục đạo luân hồi: Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)

II- LUÂN HỒI THEO PHẬT GIÁO: THAM - DÂM - SÁT - ĐẠO LÀ GỐC LUÂN HỒI_ĐỨC PHẬT

A- Thế giới tương tục: Vọng tưởng giao xen phát sinh, lần lượt làm chủng tử cho nhau. Do nhân duyên đó mà thế giới tương tục
Giảng giải:
Vọng tưởng giao xen phát sinh, lần lượt làm chủng tử cho nhau.
Giao tức giao xen với nhau. Vọng tức là tâm hư vọng và cảnh hư vọng. Ban đầu là do sai lầm muốn soi lại tánh giác (vọng minh) mà thành có u tối, hỗn trược của hư không. Cái sáng, cái tối ấy xâm đoạt nhau thành ra diêu động nên sanh ra phong đại. Chấp cứng cái vọng minh mà thành ra có địa đại. Phong đại và kim luân cọ xát nhau mà thành hoả đại. Kim loại và hỏa đại thiêu đốt nhau mà thành thủy đại. Nên tứ đại chính là do vọng tưởng giao xen phát sinh.
Chỉ một niệm vọng tưởng sinh khởi, lửa và nước liền thành chủng tử của núi sông do sự giao xen lẫn nhau. Do nhân duyên đó mà thế giới tương tục. Từ sự giao xen lẫn nhau nầy mà tạo nên chủng tử, thế giới hoại diệt rồi lại sinh khởi, bắt đầu rối kết thúc. Thành, trụ, hoại, không cùng vô số tướng trạng, sự tương tục của thế giới là vô cùng vô tận, tiếp diễn không bao giờ dừng nghỉ.

B- Chúng sinh tương tục: Khi tình, khi tưởng, khi hợp, khi ly, thay đổi lẫn nhau. Các loài thọ nghiệp báo cũng theo nhau lên xuống. Do nhân duyên đó mà chúng sinh tương tục.
Giảng giải:
Khi tình, khi tưởng, khi hợp, khi ly, thay đổi lẫn nhau. Có một sự kết hợp, phân ly lẫn nhau liên tục, lần nầy qua lần khác. Và do nghiệp báo mà mỗi loài theo nhau sinh khởi rồi chìm đắm liên tục không dứt. Do phải chịu nghiệp báo, chúng sinh làm thân loài chim trên trời rồi biến thành cá dưới nước. Do nhân duyên đó mà chúng sinh tương tục. Chúng sinh là những loài phải chịu trải qua mười hai loại sanh:
1. Thai sanh; 2. Noãn sanh; 3. Thấp sanh; 4. Hoá sanh; 5. Hữu sắc; 6. Vô sắc; 7. Hữu tưởng; 8. Vô tưởng; 9. Phi hữu sắc; 10. Phi vô sắc; 11. Phi hữu tưởng; 12. Phi vô tưởng.
Đây là tiến trình liên tục không dừng nghỉ của chúng sinh. Đầu tiên chúng ta thảo luận về sự tương tục của thế giới. Kế tiếp chúng ta bàn về sự tương tục của chúng sinh.

C- Nghiệp Quả Tương Tục - Trích đoạn Phật bảo Phú Lâu Na :
- Phú Lâu Na! Tưởng và ái gắn bó ràng buộc lẫn nhau. Ái mãi không rời kết thành nghiệp nhân tương tục : Cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu tương tục sanh lên sanh xuống không có thời kỳ chấm dứt. Hạng chúng sinh này do “dục tham” làm gốc. Tham và ái đắm đuối nặng nề, tham ái mãi không thôi. Nghiệp nhơn này khiến cho các loài thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh trong thế gian, tùy sức mạnh yếu, ăn nuốt lẫn nhau. Hạng chúng sinh này do “sát tham” làm gốc.
Phú lâu Na! Do những bất thiện nghiệp như vậy, người này mắc nợ thân mạng người kia. Người kia trả nợ cũ cho người này. Người này thương cái lòng tốt của người kia. Người kia yêu cái sắc đẹp của người này. Do nhơn duyên đó trải trăm nghìn kiếp ở mãi trong ràng buộc sinh tử khổ đau. Ba món Sát, Đạo, Dâm là những yếu tố căn bản tạo thành nghiệp quả tương tục.
Phú Lâu Na! Sở dĩ có 3 thứ tương tục điên đảo là do nhận thức sai lầm:
- Rằng phải nhờ lấy cái minh để minh tánh giác;
- Tánh giác diệu minh, bản giác minh diệu, đại địa san hà vũ trụ vạn hữu là hiện tượng hữu vi, có sinh có diệt là do kiến chấp vọng tưởng của con người. Sự thật, thể tánh của các hiện tượng vốn thanh tịnh bản nhiên là diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện. Khi tư tưởng yêu thương ràng buộc lẫn nhau thì con người trôi nổi trong sinh tử trầm luân. Lúc thì tái sinh làm cha, làm mẹ. Khi thì đầu thai làm con làm cháu, lên xuống không cùng không tận.
- Tưởng ái đồng kết lại thì lòng yêu thương không thể rời cho nên cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em… sanh nhau trong thế gian không bao giờ dứt. Cái khổ quả sinh tử này chung quy cũng tại vì lòng tham dục.
Tham và ái hổ tương cho nhau thì lòng tham không bao giờ ngừng dứt. Con người vì bị vô minh che lấp nên chạy theo ái dục mà phải chịu luân hồi.
- Thí dụ luân hồi: Bà vì quá thương cháu mà tái sinh làm con của cháu mình. Vì thế mà thế giới này mới là dục giới. Một khi tâm dục phát khởi nghĩa là lòng mình muốn chiếm hữu hay đoạt lấy vật gì thì lòng tham bắt đầu phát khởi. Một khi lòng tham phát khởi thì tất cả các loài như thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh tùy theo sức mạnh của nó mà ăn nuốt những loài khác để tạo thành sát nghiệp. Thí dụ, con cọp ăn thịt con nai yếu đuối. Loài người săn bắn giết hại vô số súc vật. Ở biển cả sông ngòi, cá lớn nuốt cá bé… Bởi cũng vì sát nghiệp mà loài người, loài vật thay nhau tái sinh để chịu quả báo luân hồi. Thí dụ con người đi săn giết hại con nai. Con nai chết tức tưởi nên một kiếp nào đó nó tái sinh làm người và cũng đi săn để giết chết con nai khác chính là người thợ săn quả báo làm nai.
Nói cách khác vì nghiệp sát sinh mà 4 loài sát hại giết chết nhau, ăn nuốt nhau và sau cùng phải thọ báo để bị thảm hại, ăn nuốt trở lại. Đời này qua, đời khác đến vô cùng vô tận biết đến chừng nào mới chấm dứt. Do đó tư tưởng Phật giáo khuyên chúng sinh nên phát triển lòng từ bi để thương yêu tất cả mọi loài và chấm dứt nghiệp sát hại thì quả báo luân hồi mới có thể chấm dứt được. Con người vì sống với lòng tham dục nên phải chạy theo sinh tử luân hồi. Cũng vì tham dục mà con người giết hại, ăn nuốt lẫn nhau. Chủ nhân, phú hộ muốn giàu thêm nên chèn ép người nghèo khó, thế cô. Kiếp này mình ỷ thế chèn ép người tức là cướp không của người, là nợ người vì thế sang đến đời sau phải đầu thai trả nợ cho người.
Nói chung con người có chìm đắm trong sinh tử khổ đau cũng chỉ vì chạy theo tham, sân, si. Từ đó Sát, Dâm, Đạo hình thành, sai sử khiến con người càng ngày càng lún sâu trong vòng tội nghiệp. Trong Phật giáo nghiệp sát hại là đại nghiệp vì thế người Phật tử vì lòng từ bi thương xót chúng sinh, thương người như thương mình và thấy nỗi đau của chúng sinh chính là nỗi đau của mình nên không giết hại. Con người ăn thịt chúng sinh thì ngày sau chúng sinh đổi kiếp ăn thịt con người trở lại. Nếu cưỡng giết mạng chúng sinh để lấy thịt ăn thì gọi là Đạo. Mà có nợ thân mạng thì cũng là do sát tham mà ra. Do đó, nếu đền nợ cũ cho người thì gọi là đạo tham vậy. Ngày xưa tôn giả Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông, có tài thiên biến vạn hóa, thế mà trong tiền kiếp làm nghề chài lưới giết hại quá nhiều chúng sinh nên vào thời Đức Phật tuy đã tu thành Thánh mà những chúng sinh đã bị Ngài sát hại bây giờ tái sinh làm bọn ngoại đạo để sát hại Ngài.
Do đó, ngày nay ta sát hại chúng sinh thì ngày mai chúng sinh quay trở lại sát hại lại chúng ta. Vì thế nếu muốn tiêu diệt nghiệp sát sinh thì ngay bây giờ phải chấm dứt sát hại làm đau thương đến muôn loài và bồi dưỡng cũng như phát huy tình thương, lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Tuy không còn tâm sát hại, nhưng nếu vẫn còn tâm dâm thì con người vẫn bị tái sinh luân hồi vì thần thức trong thân trung ấm còn cảm nhận dục tình khi thấy cảnh ái ân của nam nữlưu vào thai mẹ để trở thành chủng tử thọ hình. Muốn thoát khỏi luân hồi thì tâm dâm phải dứt cho nên thần thức lúc nào cũng như như bất động cho dù đứng trước cảnh dục tình. Lấy của người làm người đau khổ tức là nợ của người đó rồi nên kiếp sau phải đầu thai để trả cho hết những mối nợ này. Vì thế không tham, không dâm, không sát hại, không đạo thì sẽ không còn sinh tử và dĩ nhiên chặt đứt dây luân hồi. (Nguồn: Phật thuyết Tứ đại tương tục...)

+ Nghiệp quả tương tục: Trích Đức Phật giảng cho ngài Phú Lâu Na:
Chính ba thứ sát đạo dâm là căn bản. Do nhân duyên đó, nghiệp quả tương tục.
Giảng giải:
Nghiệp quả do đâu mà có? Nó phát sinh từ ba thứ sát, đạo, dâm. Nếu quý vị giết hại, là mình đã tạo nghiệp sát. Nếu quý vị trộm cắp, đó là tạo nghiệp trộm đạo. Nếu quý vị tham đắm nữ sắc, đó là quý vị đã tạo nghiệp dâm. Ba nghiệp nầy còn gọi là ba món độc đối với cơ thể. Chính nó là cội gốc căn bản. Do nhân duyên đó, nghiệp quả tương tục. Sự tương tục của nghiệp báo nầy đã làm nên sự tương tục của chúng sinh, và từ sự tương tục của chúng sinh mà tạo nên sự tương tục của thế giới. Sự tương tục của thế giới trở lại tác động đến sự tương tục của nghiệp quả. Thế là vòng luân hồi tự nó hoàn chỉnh và khép kín. Nó chấm dứt rồi lại bắt đầu. Đó là cách mà thế giới hiện hữu và tồn tại. Nếu quý vị nghĩ rằng thế giới thực sự tốt đẹp–đầy hứng thú và tốt lành–thì hãy lao vào mà hưởng thụ. Nếu quý vị nghĩ rằng không phải như vậy, thì quý vị có khả năng về đến nhà mình. Ở đâu là nhà mình? Đó là quả vị Phật.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4)

+ Giảng về Luân Hồi Sinh Tử: Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật giảng: ... Lời chỉ dạy nầy là phần rất rất quan trọng trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Nó liên quan với một điểm then chốt: vấn đề luân hồi sinh tử. Nếu quý vị hiểu được chương nầy, thì quý vị có thể nhanh chóng chấm dứt luân hồi sinh tử. Nếu quý vị chưa thể hiểu được, thì phải có gấp đôi nỗ lực và tinh tấn trong việc tu học ... Đức Phật bảo A Nan:
Hay thay, A-nan! Ông muốn biết câu sinh vô minh là đầu mối khiến ông phải luân hồi sinh tử, thì nó chính là sáu căn của ông chứ không phải là cái gì khác. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

Xem chi tiết tại trang: Tổng hợp về Luân hồi - Chết và Tái sinh

+ Tóm lược Sách: Số phận của các Quốc Gia - Destiny of the Nations (SPCCQG/ DN)

+ Vận Mệnh Quốc Gia: ... Nếu quốc gia thịnh vượng, thì mọi hiện tượng nhỏ nhặt đều là tốt lành. Nếu đất nước suy thóai, thì mọi hiện tượng dù nhỏ nhặt đều là không lành. Nếu chỉ một người có được phước báo, thì những người còn lại đều được hưởng ánh sáng lành ấy. Nếu người dân sống dưới sự dẫn dắt của người thiếu phước báo, thì họ phải chịu nhiều đau khổ. Hãy nhìn vào người lãnh đạo quốc gia, tổng thống của một nước, nếu ông ta có phước báo, thì người dân sẽ tuân hành theo ông ta và đều hưởng được phước báo. Nếu ông ta không có phước báo, thì người dân theo ông ta đều phải chịu đau khổ. Nên có thể nói rằng vị nguyên thủ quốc gia là phải chịu trách nhiệm về mọi hòan cảnh.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Nhiều kinh điển Phật giáo khác nhau mô tả nguyên nhân của bệnh cũng tương tự như nhau. Ví dụ, Kinh Phật Chuẩn Đoán nói rằng có 10 nguyên nhân và tình trạng của bệnh tật. Những lý do này là:

1) ngồi quá lâu trong một thời gian dài mà không di chuyển,
2) ăn quá nhiều,
3) buồn bã,
4) mệt mỏi,
5) ham muốn tình dục quá mức,
6) giận dữ,
7) trì hoãn đại tiện,
8) trì hoãn tiểu tiện,
9) giữ hơi thở, và
10) giữ hơi ga.

Tiếp cận các nguyên nhân gây bệnh từ một góc độ hơi khác biệt, Đại Luận Xả Và Thiền Minh Sát vạch ra sáu nguồn gốc về bệnh tật. Chúng được mô tả là:

1) mất quân bằng trong bốn tứ đại (đất, nước, lửa, và gió),
2) thói quen ăn uống không đều đặn,
3) phương pháp thiền định sai lạc,
4) rối loạn bởi thần linh,
5) quỷ ám, và
6) nghiệp lực xấu.

Căn bệnh bắt nguồn từ hầu hết các căn gốc này có thể được chữa khỏi nếu mọi người cải tiến cách ăn uốngý thức hơn về quá trình tự nhiên của cơ thể, và cố nghỉ ngơi thật nhiều. Tuy nhiên, ba nguyên nhân sau cùng 4) - 6) có liên quan đến nghiệp quả, và ta phải thi hành để cải thiện cá tánh và thanh tịnh hóa tâm để hầu mong được chữa khỏi. Một người bị ảnh hưởng trong ba lý do sau cùng cần phải dành nhiều thời gian tu tâmsám hối, và làm điều chân thiện. Chỉ có khi đó căn bệnh mới bắt đầu biến mất. Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) nói rằng căn bệnh được gây ra bởi các nguyên nhân và điều kiện từ nội bộ hoặc ngoại bộ. Tuy nhiênThanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đề cập đến các nguyên nhân khác của bệnh tật, nhưng quá nhiều để liệt kê ở đây. Tất cả các lý thuyết về những nguyên nhân khác biệt của bệnh tật có thể được chia thành hai loại chính: A) sự mất quân bằng trong tứ đại và B) sự hiện hữu của tam độc tham, sân, và si. Sau đây là chi tiết bàn luận về hai phân loại này.

A. Mất Quân Bằng Của Tứ Đại

Theo Phật giáo, cơ thể được bao gồm bốn yếu tố (tứ đạivô thường - đất, nước, lửa, và gió. Chỉ có thần thức được tái sinh một trong sáu cõi...

Súc Tích Luận Xả Và Thiền Minh Sát ghi rằng mỗi một trong tứ đại có thể gây ra 101 bệnh, với tổng số 404 bệnh có thể xảy ra. Mỗi phần tứ đại được kết nối với một số loại bệnh. Ví dụ, 

- Yếu tố đất có liên quan đến các bệnh làm cho cơ thể trở nên nặng nề, cứng, và đau đớn, chẳng hạn như viêm khớp xương; 
- Yếu tố nước công kích cơ thể gây ra tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu hóa
- Yếu tố lửa gây ra sốt, táo bón, và các vấn đề đi tiểu; cuối cùng
- Yếu tố gió liên quan đến khó thở và nôn mửa.

Trong Kim Quang Minh Kinh . Vị y sĩ trả lời đứa con trai rằng, "Chúng ta sống qua bốn mùa mỗi ba tháng, hoặc sáu mùa mỗi hai tháng trong một số địa hạt trên thế giới. Dẫu rằng bốn hay sáu, chúng ta phải sống theo từng mùa, ăn thực phẩm tương ứng với nóng và lạnh, ấm áp và mát mẻ. Bằng phương pháp này, cơ thể chúng ta sẽ được lợi ích. Một vị y sĩ giỏi có đủ khả năng quy định các thực phẩm và thuốc men chính đáng để thích hợp với tứ đại và nuôi dưỡng cơ thể bệnh nhân trong từng mùa riêng biệt. Khi mỗi mùa và thực phẩm cân đối, cơ thể do đó cũng được quân bằng."

B. Tham LamSân Hận, và Si Mê

Tham, sân, và si, đôi khi được gọi là "tam độc", cũng là lý do tại sao mọi người cùng bị tai họa với bệnh tật. ... Kinh Duy Ma Cật (Vimaỉakirti Sutra) ghi rằng, "Tất cả các bệnh tật tôi đang mang bây giờ được chuyển hóa từ những ý nghĩ hão huyền mà tôi đã có trong quá khứ ... bởi vì con người chấp thủ vào một "bản ngã", phiền não và bệnh tật liền có cơ hội được nảy nở trong cơ thể họ.”..

1. Tham Lam: Tham lam được định nghĩa là niềm mong mỏi không phù hợp và quá lố cho một điều gì đó. Ví dụ, một người thường hay ăn quá độ khi có một bữa ăn hợp khẩu vị. Tham lam như thế có thể dẫn đến bội thực và thức ăn sẽ không được tiêu hóa bình thường. Hoặc, một người có thể rất thích thức ăn nọ khiến họ ăn quá mức hơn thường xuyên. Đây là loại tham muốn mà khi không thể nào được thỏa mãn có thể gây ra bệnh béo phì, mỏi mệt, và trở ngại về tim. Tham lam không bao giờ chẳng có hậu quả.

Trong Đại Xả Luận Giải và Thiền Minh Sát, có nhận định rằng quá nhiều chấp thủ với những gì chúng ta cảm nhận bằng âm thanhmùi vịthị giácvị giác, và xúc giác có thể gây ra cả hai thứ bệnh tâm lý và thể chất. ... Trong lý thuyết sức khỏe Phật giáo, những người quá lệ thuộc vào ngoại hình sẽ bị bệnh gan. Những người quá lệ thuộc vào âm thanh sẽ bị bệnh thận. Những người quá lệ thuộc vào hương vị sẽ bị bệnh phổi. Những người quá lệ thuộc vào mùi vị sẽ bị bệnh tim mạch; và những người quá lệ thuộc vào sờ mó sẽ bị bệnh lá lách... tốt nhất là duy trì một thái độ cân xứng và thực hành Trung Đạo[4] , là cách tốt nhất để tiếp cận ngủ nghỉ, ăn uống, và tập thể dục.  

2. Sân Hận: Quyển thứ mười bốn của Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) ghi rằng, "Sân hận là cảm xúc độc hại nhất so với hai loại độc kiatác hại của nó vượt xa tất cả các phiền não khác. Trong chín mươi tám sự giày vò[5]sân hận là điều khó khăn nhất để khuất phục; trong tất cả các vấn đề tâm lýsân hận là điều khó khăn nhất để chữa trị." Mặc dù sân hận là một vấn đề tâm lý, nó cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về thể chất. Ví dụ, khi lo âu và giận dữ nảy sinh ra ở một người, các mạch máu siết lại, gây ra độ tăng áp huyết, và do đó vượt thêm phần nguy cơ cho cơn đau tim.

... Giận dữ gây cho máu lưu thông không đều hòa, có thể tạo ảnh hưởng hiểm hại trên toàn bộ cơ thể. Nó hoạt động như một sự tắc nghẽn, khiến cho thân thể và tâm trí khó tiếp thu trong lúc chữa trị. Khi những cảm xúc kích động được giảm dần và bệnh nhân có thể trải nghiệm một cảm giác an lạc, sự hồi phục sẽ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Giận dữ và thù hận đặc biệt là điều bất lợi cho quá trình điều trị, và trong thực tế, thường làm vấn nạn thêm phần trầm trọng.

3. Si Mê: Khi một kẻ ngu muội, họ không thể hiểu được hoặc nhìn thấy những điều như chính sự chân thậtĐa số trong chúng ta đều như vậy khi nói đến bệnh tật. Chúng ta không thể nào hoặc không sẵn sàng xem xét tận gốc rễ của căn bệnh.

Theo nghiên cứu y học gần đây, "Khi một người không vui vẻ, tức giận, hay bị áp lực, não bộ của họ phát tác ra các kích thích tố được gọi là adrenaline và nor- adrenaline, có thể hoạt động như loại độc tố."

...Ví dụ, Đức Phật dạy rằng để loại trừ tham lam, một người có thể quán chiếu sự ô nhiễm. Khi một người thiền định về ô nhiễm, họ sẽ trải nghiệm được sự giảm thiểu cho cơn khát vọng..

+ Phật pháp dạy chúng ta làm như vậy (Tin sâu Nhân Quả), trong đó có đạo lý lớn. Nếu thấu triệt được đạo lý này, ít nhất phải mất hai ba mươi năm, đây là đại học vấn!. Nếu thật sự rõ ràng minh bạch, tự nhiên ta sẽ thực hành và làm được điều đó, như vậy đời sống của ta sẽ vô cùng an vui. Phải làm được mới có thể giúp người khác, mới có thể dạy bảo người khác, người ta mới tin tưởng. Thân thể mạnh khỏe, ta không bị sanh bệnh.

Đức Phật dạy, con người sẽ sanh bệnh, nhân của bệnh là gì? Đức Phật nói tam độc, hiện nay tôi nói năm độc, năm độc tham sân si mạn nghi. Trong tâm ta có năm độc, năm độc này là nhân, nhân gặp duyên, quả báo liền hiện tiền, quả báo chính là tật bệnh. Duyên có nội duyên, có ngoại duyên.

- Nội duyên thuộc về phương diện tình cảm của mình: Oán hận não nộ phiền, lo lắng, sợ hãi ..ta có những thứ này.

- Ngoại duyên là tài sắc danh thực thùy, làm sao quý vị không sanh bệnh được? Đoạn một trong ba loại này sẽ không sanh bệnh. Đương nhiên tầng cao nhất là nhân từ bên trong, đoạn tận tham sân si mạn nghi, vĩnh viễn không bị sanh bệnh. Có tham sân si mạn nghi, không có oán hận não nộ phiền, cũng không bị sanh bệnh. Có oán hận não nộ phiền, nhưng không có, xa rời Tài sắc danh thực thùy, cũng không có sanh bệnh. Cả ba thứ này cùng xen nhau vào, phiền phức rất lớn, sẽ bị bệnh ngay, đạo lý là như vậy.

Đức Phật dạy chúng ta phải đoạn nhân, nhân chính là tham sân si mạn nghi. Nghi là đối với giáo huấn của thánh hiền, không hoài nghi đối với thánh hiền nhân, không hoài nghi đối với giáo huấn của thánh hiền, đối với điển tích của thánh hiền. Điều này rất quan trọng, Vì sao vậy? Chúng ta khai mở được trí tuệ hay không là nhờ vào nó, không có giáo huấn của thánh hiền, chúng ta khai trí tuệ từ đâu? Không có trí tuệ không thể giải quyết được vấn đề. ( Trích- HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 145.)

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TẬT THEO CHÂN SƯ TÂY TẠNG

- Vi phạm Định Luật Tuần Hoàn là một nguyên nhân của bệnh tật (EH 90)

Tôi muốn nói đến, trước hết, với tiền đề cơ bản rằng bệnh tật và trở ngại thể chất không phải là kết quả của suy nghĩ sai lầm. Chúng có lẽ không là kết quả của bất kỳ suy nghĩ nào, hay chúng sinh ra do sự thất bại trong việc tuân theo các luật cơ bản thống trị Tâm Thức Thượng Đế. Một ví dụ thú vị của sự thất bại này là sự thật rằng con người không tuân theo Luật cơ bản về Nhịp Điệu, luật thống trị tất cả các quá trình trong tự nhiên, và con người là một phần của tự nhiên.

Sự thất bại trong việc hoạt động theo Luật Tuần Hoàn chính là gây ra khó khăn nội tại trong việc sử dụng và lạm dụng kích thích tình dục. Thay vì con người được thống trị bởi các biểu hiện theo chu kỳ của xung động tình dục, và đời sống của anh ta, vì thế, được cai quản bởi một nhịp điệu nhất định; ở thời điểm này chưa tồn tại thứ như thế, ngoại trừ trong những chu kỳ mà người phụ nữ trải qua, và những điều này ít được chú ý đến. Tuy nhiên, đàn ông, không bị thống trị bởi bất kỳ chu kỳ nào như thế, đã bị phá vỡ cũng trong nhịp điệu mà cơ thể người phụ nữ nên là trực thuộc, và điều đó - hiểu một cách đúng đắn - sẽ xác định tập quán của mối quan hệ tình dục, một cách tự nhiên cũng bao gồm cả xung động của người đàn ông nữa. Thất bại trong việc tuân theo Luật Tuần Hoàn và giáng cấp những dục vọng theo sự điều khiển mang tính chu kỳ là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tật; và vì những luật này được đưa ra trong cõi trí, một người có thể nói một cách hợp pháp rằng sự vi phạm của họ có một cơ sở tâm trí. Điều này có thể là trường hợp nếu giống dân đang hoạt động về thể trí, nhưng nó không phải vậy. Trong thế giới hiện đại ngày nay, bắt đầu xuất hiện khắp nơi việc vi phạm những luật tinh thần này, đặc biệt là Luật Chu Kỳ, luật xác định thủy triều, điều khiển các sự kiện thế giới và cũng tác động đến cá nhân và thiết lập những thói quen nhịp điệu của đời sống - một trong những khuynh hướng thúc đẩy chính dẫn đến sức khỏe tốt.

Do phá vỡ Luật Nhịp Điệu, con người đã làm tan rã những mãnh lực mà nếu được sử dụng đúng đắn, sẽ gúp cơ thể khỏe mạnh; bởi làm thế, con người đã tạo nên nền tảng cho sự suy nhược tổng quan và những khuynh hướng hữu cơ nội tại mà chúng có khuynh hướng mở đường cho sức khỏe yếu và cho phép những vi khuẩn đi vào cơ thể, tạo ra những dạng thức bên ngoài của bệnh tật nguy hiểm. Khi nhân loại lấy lại được sự hiểu biết về việc sử dụng đúng đắn thời gian (điều đó sẽ xác định Luật Nhịp Điệu trên cõi hồng trần), và có thể xác định những chu trình đúng đắn cho những biểu hiện khác nhau của lưc sống trên cõi hồng trần, như vậy cái trước đây là thói quen bản năng sẽ trở thành sự sử dụng thông minh của tương lai. Điều này cấu thành một nền khoa học hoàn toàn mới, và nhịp điệu của các quá trình tự nhiên và việc thiết lập, như những thói quen, những chu kỳ đúng đắn cho chức năng thể chất, sẽ đem lại một kỷ nguyên mới về sức khỏe và tình trạng thể chất khỏe mạnh của toàn bộ giống dân.

+ Có 5 nhóm bệnh tật chính:
1/ Các bệnh do di truyền:
a/ Có sẵn trong chính hành tinh và có hiệu quả nhất định trên nhân loại qua việc tiếp xúc với đất và nước.
b/ Đã phát triển vào các thời kỳ xa xưa trong chính nhân loại và truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
c/ Đặc trưng của gia đình đặc biệt nào đó và được kế thừa bởi người của gia đình này như là một phần của nghiệp quả đã định của người ấy. Các linh hồn giáng nhập vào một số gia đình nào đó nhân cơ hội này.
2/ Các bệnh tật bị gây ra bởi các khuynh hướng trong chính con người. Các bệnh này là do cung thiên tượng của con người chi phối – hoặc là cung thái dương, hoặc là cung đang lên của y (sẽ được nghiên cứu sau).
3/ Các bệnh lây nhiễm vốn có nguồn gốc tập thể và dính líu đến con người như là một phần của nghiệp quả tập thể của con người, nhưng thường thường không liên quan đến nghiệp quả cá biệt của con người.
4/ Các bệnh tật và tai nạn mắc phải vốn là kết quả của hành động bất cẩn hay các thói quen thiếu khôn ngoan trong kiếp sống này và nhất định là chi phối nghiệp quả trong tương lai của con người. Ở đây có điểm lý thú liên quan đến tai nạn có thể được nêu ra. Thường thường tai nạn được gây ra bởi những gì có thể được xem như là “sự bùng nổ của mãnh lực”. Các bùng nổ này do một người hay do một nhóm người tạo ra do sự thù hận hoặc ganh tỵ hoặc không tha thứ, mà các tính chất phản ứng lại hay là bị “quay ngược trở lại” vào cuộc đời cá nhân.
5/ Các bệnh của những nhà thần bí mà hiện nay chúng ta đang đề cập tới. Nói chung, các bệnh này đều gây ra bởi năng lượng của một bí huyệt thấp đã khai mở và linh hoạt đang được chuyển vào bí huyệt cao. (TLHNM II, 547–548)
+ Bệnh tật chỉ có trong thế giới hiện tượng (SHLCĐD9CG, 36)

* Tham khảo: 5. Bài báo viết về virus và vi khuẩn (Do bác MQ-MFVN dịch): Một xem xét cơ bản là loại cảm xúc hoặc đam mê làm cho các loại vi-rút hoặc vi khuẩn khác nhau biểu hiện như một tác nhân hủy diệt và một gói thông tin tiêu cực hoặc phá hủy được thu hút từ thể cảm xúc của hành tinh, và chuyển động tích cực bởi cảm xúc tiêu cực và hoạt động của cá nhân. Cúm rõ ràng không phải là bệnh hoa liễu bởi vì cảm xúc "sợ hãi" là nguyên nhân của nó "có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi và lo lắng", trong khi "ham muốn vô độ" là cảm xúc mạnh mẽ là nguyên nhân của các bệnh xã hội / hoa liễu.

+ 267. HAY BỊ BỊNH_Đức Phật : Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ đa phần có tật bệnh?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nhiễu hại chúng sanh; người ấy hoặc nắm tay, hoặc dùng cây đá, hoặc dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh.
Người ấy thọ nghiệp này, tạo thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, chịu nhiều tật bệnh. Nguồn: xem mục 267- (Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)

+ Nguồn Gốc Bệnh Tật (Nguồn: Phật Thuyết Phật Y Kinh)

+ Thân người vốn có bốn bệnh:
1. Đất: đất thuộc về thân
2. Nước: nước thuộc về miệng
3. Lửa: lửa thuộc về mắt => lửa ít lạnh nhiều thì mắt mờ.
4. Gió: gió thuộc về tai
Gió tăng thì khí khởi lên, lửa tăng thì nhiệt khởi lên, nước tăng thì lạnh khởi lên, đất tăng thì lực mạnh lên. Vốn từ nơi 4 bệnh này, mà sinh ra bốn trăm bốn bệnh.

- Mùa xuân từ tháng giêng, tháng hai, tháng ba lạnh nhiều - Là vì vạn vật đều sinh ra, nhờ lạnh mà đâm chồi gọi là lạnh nhiều.
- Mùa hè từ tháng tư, tháng năm, tháng sáu gió nhiều - Là vì vạn vật hoa quả tươi tốt âm dương tụ họp gọi là gió nhiều.
- Mùa thu từ tháng bảy, tháng tám, tháng chín nóng - Là vì vạn vật bị khô héo gọi là nóng nhiều.
- Mùa đông từ tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai có gió lạnh - Là vì vạn vật hoàn toàn đã mất hết nhiệt gọi là có gió có lạnh.

Xuân Hè: Từ tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bảy được nằm. Vì sao? Vì gió nhiều cho nên thân thể tỏa ra.
Thu Đông: Từ tháng tám, chín, mười, mười một, mười hai, giêng, hai không được nằm. Vì sao? Vì lạnh nhiều cho nên thân co lại.

- Ba tháng mùa Xuân có lạnh, nên không được ăn mì đậu - Nên ăn gạo tẻ, sữa đặc và những vật được nấu chín.
- Ba tháng mùa hè có gió, không được ăn khoai, đậu, lúa mì - Nên ăn gạo tẻ, uống sữa.
- Ba tháng mùa thu có nóng, không được ăn gạo tẻ, sữa đặc - Nên ăn gạo tấm, bột gạo rang, lúa mì.
- Ba tháng mùa đông có gió lạnh và âm dương hòa hợp - Nên ăn gạo tẻ, canh đậu phụ, sữa đặc.

=> Khi nằm có lúc gió khởi có lúc diệt, có lúc lửa khởi có lúc diệt, lạnh có lúc khởi lúc diệt.

+ Người bị bệnh có 10 nguyên nhân:

1. Người ngồi lâu không ăn cơm.
2. Ăn không tiêu.
3. Lo buồn.
4. Lao lực.
5. Dâm dục.
6. Giận dữ.
7. Nhịn đại tiện.
8. Nín tiểu tiện.
9. Ngăn chặn thượng phong.
10. Bít hạ phong.
=> Đó là mười nguyên nhân sinh bệnh.
Đức Phật nói:
+ Có chín nguyên nhân, mạng sống chưa diệt tận mà bị chết bất ngờ:
1. Không nên ăn cơm mà ăn cơm.
2. Ăn cơm không chừng mực.
3. Không tập cách ăn.
4. Không xuất ra.
5. Làm cho dừng lại.
6. Không giữ giới.
7. Gần gũi với ác tri thức.
8. Vào trong nhà không đúng thời, không hành đúng như pháp.
9. Có thể tránh mà không tránh.

+ Người ăn nhiều có năm tội:
1. Ngủ nhiều.
2. Nhiều bệnh.
3. Nhiều dâm.
4. Không đọc tụng kinh.
5. Đắm nhiễm nhiều nơi thế gian.

+ Bệnh tật phát sinh là từ chữ THÔNG (Không Thông - Tắc Nghẽn - Thông Đạt - Lưu Thông): PS Tịnh Không nói khi giảng, gần đây, tôi khắc mấy cái ấn chương nhỏ chỉ có một chữ "Thông", tặng cho không ít các bạn đồng tu. Chúng ta nghĩ từ cá nhân cho đến đại vũ trụ, ngay trong đây sản sanh ra chướng ngại, đều là do không thông. Thông thì có thể giải quyết vấn đề, ở cá nhân mà nói, thân thể của chúng ta khỏe mạnh, tại vì sao thân thể không khỏe mạnh? Chính là vì khí huyết của chúng ta không thông, cho nên chúng ta mới có thể bị bệnh. Chúng ta xem phương pháp trị bệnh của người xưa, dùng châm cứu, dùng xoa bóp, loại phương pháp này ở vào thời xưa rất phổ biến, không cần phải uống thuốc. Thầy thuốc cao minh, biết được bạn có chỗ nào sanh ra trở ngại, chỉ cần đem trở ngại này bài trừ, khiến máu huyết lưu thông, bạn liền hồi phục khỏe mạnh. Uống thuốc chỉ là phương pháp bất đắc dĩ. Trong Phật kinh nói đến "niệm chú", đích thực đây là phương pháp rất cao minh. Khi bị bệnh, Phật dạy bạn niệm chú, chú vừa niệm thì bệnh liền khỏi. Chúng ta cảm thấy việc này rất thần kỳ, thần kỳ không ngờ, kỳ thật phương pháp này rất là khoa học, nó là dùng âm nhạc để chấn động, làm cho bộ phận không thông này của bạn được đã thông (Kinh Thập thiện- Tập 31 - PS Tịnh Không giảng)

+ Nguyên nhân Bệnh nạn: Bản thể của Pháp là không, do đó bạn không nên chấp trước vào pháp. Nên nếu bạn đối với pháp mà không thể nhìn suốt, rồi buông bỏ thì bạn vẫn chưa được tự tại.
- Người có lòng thù hằn, thì sẽ có con quỷ mặt đỏ.
- Người có lòng oán ghét, thì sẽ có con quỷ mặt vàng.
- Người có lòng áo não, thì sẽ có con quỷ mặt trắng.
- Người có lòng sân nộ, thì sẽ có con quỷ mặt xanh.
- Người có lòng phiền toái, thì sẽ có con quỷ mặt đen.
- Người thù hằn thì hại tim.
- Người oán ghét thì hại tỳ.
- Người áo não thì hại phổi.
- Người sân nộ thì hại gan.
- Người phiền muộn thì hại thận.
Con trẻ, khi sinh lý chưa trưởng thành, mà đã đi tìm đối tượng yêu đương thì (thân thể và tinh thần) sẽ bị tổn thương, lại bị thiệt thòi nữa.

Tu hành không cần tìm kiếm chỗ cao, chỗ xa xăm. Đạo thì tại trước mắt mình, tức là trong tâm mình. Vọng tâm thì ý ngựa, tâm khỉ vượn Ý thì lăng xăng như con ngựa, tâm thì nhảy nhót như con khỉ. Nếu bạn có thể nhận thức Tâm Này thì tu hành nhất định mới có cảm ứng.
Có người hỏi tôi : Khi tới Tây Phương, Thầy làm sao hoằng dương Phật pháp ?.
Tôi xin đáp rằng : Tôi hoàn toàn dựa vào Quán Thế Ân Bồ Tát, Chú Đại Bi và Chú Lăng Nghiêm.
Hỏi : Như có một số cư sĩ tại gia nói với chúng con rằng : "Nghiệp chướng mà đến rồi thì mình không tiến bộ được và còn muốn thoái lùi nữa". Nhưng nếu đó là định nghiệp thì chúng con nên trả lời họ như thế nào ? Chúng con có nên ép buộc họ tiếp tục tinh tấn không ?.
Đáp : Nên xem tình hình lúc đó, tùy người cho thuốc, tùy theo chứng bệnh cho thuốc. Phiền não và Bồ Đề giống như nước và băng - Phiền não tức là Bồ Đề. Có lúc mình bị đặt vào chỗ chết nhưng rồi lại được sống sót; gặp việc không thể nhẫn mà mình phải nhẫn, chuyện khó qua cũng phải vượt qua thì mới đúng. Không cần phải tự chui đầu vào rọ, không có đường cùng đâu. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN-Q4 )

+ PHÂN BIỆT MANDALA VÀ MANDARA
Mandala và mandara là hai chữ Phạn cùng được phiên âm là mạn đà la. Do đó chúng thường bị hiểu lầm là giống nhau, và cùng ý nghĩa. Nhưng thật ra, mandarava, gọi là thiên hoa, tức là một loại hoa trên cõi trời.

Để diễn tả hoa trời, mandara có ý nghĩa là thiên diệu (kỳ diệu của cõi trời), duyệt ý (vui vẻ), thích ý (hợp với ý mình), tạp sắc (nhiều màu sắc), viên (tròn đầy), nhu nhuyến thanh (có âm thanh dịu dàng), khuých (đơn thanh), bạch (màu trắng).
Chữ mandara này thường được thấy trong chữ mạn đà lặc hoa, mạn na la hoa, mạn đà la phạn hoa, mạn đà la phàm hoa. Hoa này rất lớn thì gọi là ma ha mạn đà la hoa. Mạn đà la hoa là một trong 4 loại hoa trên trời, màu nó đỏ rực và cực đẹp, khiến người nhìn vào thì sinh vui vẻ.

+ Mandala là một đàn tràng mà hành giả dùng để thăng hóa tâm thức.

Mandala Siêu Độ (Vô Lượng Quang Minh) là một phương thức giúp vong linh thăng hóa lên cõi trên. Sự thực hành của mandala Siêu Độ đòi hỏi sự thành tâm, nghiêm túc, và tình thương của những người thân nhân tham dự lễ trì tụng.

Khi được như vậy, thêm với sự gia trì của những thần chú bất khả tư nghì, mandala sẽ khởi tác năng lượng vô hạn cứu độ chúng sinh. Khi đó chư Phật bồ tát cũng phóng quang hiện thân để tiếp dẫn.(Nguồn)

CÁC LOẠI ĐÀN TRÀNG - MANDALA

1. Theo Kinh Kim Cang Đỉnh, có 4 loại mandala chính trong Chân Ngôn Tông của Phật Giáo:

Maha mandala: Đại Mạn đà la, gồm những hình ảnh của chư tôn, Phật bồ tát,thánh hiền, đầy đủ với dung mạo trang nghiêm. Thí dụ như Thành Thân Hội trong mandala Kim Cang Giới.
Samaya mandala: Tam-Muội-Da Mạn đà la, gồm những khí trượng, bảo vật, dùng để biểu tượng thệ nguyện của chư Phật bồ tát. Thí dụ như đức Quán Âm dùng nhành dương liễu và tịnh bình, đức Địa Tạng dùng minh châu và tích trượng. Ngoài những pháp khí bảo vật như vậy, trên tay các ngài thường có kết ấn (mudra).
Dharma mandala: Pháp Mạn đà la, gồm những chủng tử tự hoặc là chân ngôn của chư Phật bồ tát viết ra (giống như chữ Phạn). Đôi khi ta còn thấy kinh văn hoặc văn nghĩa mô tả cảnh giới trong thiền định (tam muội) hoặc diễn tả pháp thân, hoặc pháp giới.
Karma mandala: Yết-Ma Mạn đà la, gồm tượng đúc tạc chư tôn, Phật bồ tát, diễn tả hành trạng, sự nghiệp của các vị đó.
Karma mandala: Yết-Ma Mạn đà la, gồm tượng đúc tạc chư tôn, Phật bồ tát, diễn tả hành trạng, sự nghiệp của các vị đó.
Bốn thứ mạn đà la trên đều là hình vẻ hoặc tượng đúc.

2. MẠN ĐÀ LA VIÊN DUNG
+ Triết lý nền tảng: Kinh Bát Nhã

Theo kinh Bát Nhã , nhất là Tâm Kinh Bát Nhã , thì “Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị”.

Nghĩa là: thân xác này là bản thể Chân Không, và Chân Không cũng chính thật là sắc thân này. Cảm xúc, tư tưởng, thói quen, tâm thức, đều cũng như vậy, tức chúng đều là Chân Không.

Đây là triết lý căn bản nền tảng của lý Bát Nhã.

+ Triết lý nền tảng: Kinh Hoa Nghiêm

Theo kinh Hoa Nghiêm, thế giới sai thù gọi là Sự; thế giới của chân lý gọi là Lý. Thế giới của sắc, thọ, tưởng, hành, thức gọi là Sự. Vũ trụ của Chân Lý, Phật tánh, Chân Không thì gọi là Lý. Hai thế giới, hai vũ trụ này thì không hề dị biệt, không hề sai khác.

Sở dĩ ta thấy sai khác vì ta đứng trong phạm trù của thế giới sai biệt, với cái nhìn chia chẻ, với tâm lý vui buồn, với quan điểm đúng sai…do đó chúng ta không có khả năng, không sao thấy được đặc tính ‘Bất Nhị’ (không phải hai thứ tương đối). Nhưng bản tánh Sự và Lý thì thật sự là Bất Nhị. Vì bản tánh bất nhị của Sự và Lý nên ta gọi mandala biểu tượng đặc tính này là mandala Viên Dung.

+ Cấu trúc của mandala Viên Dung

Mandala Viên Dung dựa vào hai triết lý của kinh Bát Nhã và Kinh Hoa Nghiêm mà thiết lập.

- Biểu tượng của ngũ uẩn: Để diễn tả vũ trụ của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), ta có thể dùng 5 hình vuông để biểu hiện chúng. Trong chân ngôn tông, ngũ uẩn còn được biết tới dưới tên là ngũ đại: địa, thủy, hỏa, phong, không. Ngũ uẩn thì chỉ vào thân ta, còn ngũ đại thì chỉ vào thế giới bên ngoài. Do đó hai hệ thống này tương ưng với nhau, một cái là phạm trù vi tiểu (micro) một cái thì phạm trù cự đại (macro). Năm hình vuông này ta đặt tên là 5 hình vuông Ngũ Uẩn hoặc 5 tầng Ngũ Đại.

- Biểu tượng của Phật tánh: Để diễn tả vũ trụ của chân lý, Phật tánh Bất Nhị, Chân Không, thông thường ta dùng hình tròn. Hình tròn này ta đặt tên là vòng tròn Pháp Giới Bất Nhị.

- Biểu tượng của trí huệ: Nếu muốn diễn đạt trí huệ giác ngộ, một thứ tuệ giác có khả năng trực nhận Chân Không, thì ta cũng dùng một hình tròn để đại biểu. Vòng tròn này ta đặt tên là vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát.
Hai thứ hình này, tròn và vuông được xử dụng rất phổ biến trong tất cả mandala Phật Giáo.

Làm sao để biểu hiện rằng ‘ngũ uẩn là Chân Không’ trong mandala?

Về hình dạng của mandala thì ‘ngũ uẩn là Chân Không’ là hình 5 hình vuông Ngũ Uẩn nằm trong vòng tròn Pháp Giới Bất Nhị.

Để biểu hiện trí huệ giác ngộ hiện hữu trong vòng Ngũ Uẩn, thì ta đặt vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát vào trong 5 hình vuông Ngũ Uẩn.

Trước hết ta phải có những vật thể đại biểu cho ngũ uẩn. Thí dụ:

Những thức ăn đã nấu, đại biểu cho sắc uẩn, cũng là đại biểu cho Địa Đại.
Những thứ nước uống, đại biểu cho thọ uẩn, cũng là đại biểu cho Thủy Đại.
Những cây nến, đèn cầy, đại biểu cho tưởng uẩn, cũng là Hỏa Đại.
Những lá trà, hoa, quả, đại biểu cho hành uẩn, cũng là Phong Đại.
thứ hương đốt, đại biểu cho thức uẩn, cũng là Không Đại.
Tất cả những vật thể này đều sắp thứ tự theo năm hình vuông Ngũ Đại.

Để đại biểu cho triết lý ‘ngũ uẩn là không’, ta di chuyển những vật thể ở trong 5 hình vuông ra hình tròn Pháp Giới.

Làm sao để biểu hiện rằng ‘Chân Không tức là ngũ uẩn’ trong mandala?

Trong vòng tròn Pháp Giới, ta sẽ đặt những thứ hương không màu sắc, không có khói, nhưng có mùi thơm. Hương này tức là đại biểu cho Chân Không, cho Phật tánh. Sự lan tỏa của mùi hương thơm khắp nơi trong mandala thì đại biểu cho sự hiện hữu của Chân Không khắp vũ trụ nhị nguyên của Ngũ Đại.

Làm sao để giúp chúng sinh trong cõi âm được siêu độ, qua mandala này?

Siêu độ tức là đi từ vũ trụ sinh tử luân hồi tới vũ trụ giải thoát tự tại.

Trước hết, ta nên ghi nhớ rằng: vũ trụ của sinh tử luân hồi là vũ trụ của ngũ uẩn, Ngũ Đại. Đây là vũ trụ mà chúng sinh bị kẹt trong vòng luẩn quẩn. Vũ trụ này được đại biểu 5 hình vuông Ngũ Uẩn.

- Vì tất cả những thứ trong mandala đều có tính đại biểu, do đó ta sẽ dùng những bài vị, trên đó có tên của những vong linh, để đại biểu cho sự hiện diện của các vong linh đó.
- Sau đó, những thân nhân quyến thuộc sẽ đại diện vong linh, cầm những bài vị ấy, ngồi trong 5 hình vuông Ngũ Uẩn.

Kế đó, vũ trụ giải thoát tự tại tức là vũ trụ của chư Phật bồ tát, tức là cõi tịnh độ, cõi Phật, thế giới Hoa Tạng trang nghiêm. Vũ trụ này cũng là vũ trụ của trí huệ bất khả tư nghì của chư Phật, nó được đại biểu bằng hình tròn Tuệ Giác Giải Thoát.

- Trong vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát, ta sẽ an trí một tượng Phật A Di Đà (Amitayus hoặc Amitabha) trong suốt, ngồi kiết ấn Di Đà, để đại biểu cho trí tuệ giải thoát tối cao, tối cứu cánh. Ngài chính là đại biểu cho Vô Lượng Quang Minh, tự tại giải thoát.

Trong mandala, làm sao ta đưa vong linh tới chỗ giải thoát? Ta đem bài vị từ 5 hình vuông Ngũ Uẩn vào trong vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát, để các bài vị đó vào với đức Phật Di Đà. Đó chính là biểu tượng của sự chuyển di tâm thức, từ nơi sinh tử vào cõi giải thoát, từ chỗ mê muội tới chỗ giác ngộ.

Vì mandala có đặc tính và năng lực khiến chúng sinh giải thoát, nên mandala này ngoài tên là mandala Viên Dung, còn có thể gọi là mandala Siêu Độ. (Nguồn: các loại đàn - Mandala)

+ Mạn Đà La - Kiết Giới: Thưa các bác, chiết gii là chia mặt đất, ch ngài Huyền Trang đang ngồi ra thành hai ch: trong vòng tròn gi là ch an toàn, bên ngoài vòng tròn gi là không an toàn.  Bên trong gi là chỗ thanh tnh, bên ngoài là ch ô uế.  Mình suy ra bên trong gi là ch an lc, bên ngoài là chỗ đau kh;  bên trong là ch thánh hin, bên ngoài là ch ma quái;  bên trong là mình gii thoát, t tbên ngoài là thế nào mình cũng bị trói, b buc, bị đọa, b lc. 

Vòng tròn đó tượng trưng cho chuyện mình làm ngày hôm nay: Mạn Đà La.  Mạn Đà La là mình v một vòng tròn, đại chúng vào trong vòng tròn đó.  Vòng tròn đó là gì?  Là vòng githoát ca Pht, B Tát ch không phải gì hơn. 

Độc đáo hơn nữa, mình v không nhng mt vòng tròn mà hai vòng.  Vòng đầu tiên mình vào có năm hình vuông tượng trưng cho chỗ chúng sinh .  Chúng sinh lúc by gi gi là hồi đầhướng ni, tc là những người tham gia Pháp Hi vào ngồi trong vòng tròn đầu tiên, vào ngtrong năm hình vuông.  Năm hình vuông đó tượng trưng cho Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thc.  Tc là mình vào trong ch thanh tịnh hơn (ở ngoài mình càng nhiu loạn cào cào hơn nữa).  Vào sâu hơn trong năm hình vuông đó còn một vòng tròn cui cùng; đó chính là vòng tròn của gii thoát, của đức Pht bn tôn trong Pháp Hi.  Trong Pháp Hội Đại Bi Quan Âm thì đức Quan Thế Âm B Tát ng gia.  Các bác thy rằng vòng tròn trong cùng đó không khác gì vòng tròn caTôn Ng Không vẽ để ngài Huyền Trang, đức Tam Tng ngi xung. 

Vòng đó là vòng linh thiêng nhất, linh thiêng vô cùng.  Nếu Tôn Ngộ Không đọc câu chú thì chư tăng ni chúng ta cũng đọc câu chú. Câu chú đó là câu chú kiết gii, câu chú Đại Bi. Câu chú đó làm cho chỉ có chư Phật, chư Bồ Tát hin hin trong vòng đó mà thôi. ...(Mời xem đầy đủ tại nguồn: Thầy Hằng Trường - Ý nghĩa Mạn Đà La - Chú Đại Bi)
 
+ Lập mạn đà la: Thưa các bác, tối nay bên Orange County của mình sẽ có Mạn Đà La Di Đà, tức là Mạn Đà La Vô Lượng Quang Minh và mình sẽ cầu nguyện. Như các bác biết, Mạn Đà La là một nơi tập trung của chư Phật, chư Bồ Tát, cũng không phải là một chuyện khó hiểu. Khi mình lập ra một Mạn Đà La, mình cúng dường hương hoa, thỉnh mời chư Phật, chư Bồ Tát tới, và làm đúng quy củ thì thường thường rất linh nghiệm. Tuy mình không phải là chư tăng ni nhưng với lòng thành thỉnh mời, mình lạy các ngài và trì chú thì chư Phật, chư Bồ Tát lúc nào cũng xuất hiện cả. Cho nên tối nay sẽ là một buổi tối linh thiêng lắm các bác.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)
 
* Xem các Clip Thầy Hằng Trường giảng về Mạn Đà la: Xem tại đây
 
+ Sáu hạnh ứng 6 Tay: Thưa các Bác, Mạn Đà La Đại Bi Quán Âm năm nay đặc biệt vô cùng, vì nó nói đến cách thức làm sao đem bản tánh của ngài Quán Âm đi vào trong vũ trụ của hiện tượng giới, của sự pháp giới. Nếu muốn cho cuộc sống được vô ngại, mình phải đem Quán Âm Bồ tát vào trong cuộc sống, tức là mình phải đem sáu điều tu hành căn bản nhất vào cuộc sống. Sáu điều này chính là: Cho ra, Buông đi, Xoa dịu, Gỡ rối, Nhấc bổng và Mãn nguyện. Đó là sáu cái tay của đức Quán Âm. Mạn Đà La thay Tượng A Di Đà ở giữa thành tượng Bồ tát Quan Âm 6 tay

- Xem thêm Mạn Đà la Quán Âm Lục Tý: Mandala Thầy Hằng Trường

- Xem thêm ứng dụng: Mạn Đà La Bồ Tát Quan Thế Âm trị bệnh

+ Cúng Dường Tam Bảo Ca Nhạc:

Hỏi: Như có lúc nghe được một bài hát hoặc một khúc nhạc rất hay, chúng con có thể đem bài hát đó cúng dường Phật và Bồ Tát không? Chúng con nên cúng dường như thế nào?
Đáp: Thì cũng cứ hát đi, nhưng quý vị phải biết bản nhạc đó không có khuynh hướng dâm loạn hoặc có ý tà dâm, thì mới chánh đáng. Hiện ở Vạn Phật Thành chúng ta cũng có những bài hát Phật giáo và đều có thể dùng để cúng dường Phật. Thí dụ như khi chúng ta tán tụng trước đức Phật, thì đó cũng là dùng các bài ca để cúng dường Phật vậy. Trong Kinh Pháp Hoa cũng có nói rất rõ là các bài hát có âm nhạc, những bài chú tán tụng đều có thể cúng dường được hết.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 213)

+ Người tu tại gia cần thực hành Sự thế gian mà không có Ý thế gian - Thế gian sự và Thế gian ý

A-Nan lại bạch Phật: “Vào thời mạt pháp, các đệ tử học Phật cùng với việc đời hằng ngày tương duyên sanh tồn, liệu lý việc nhà hệ lụy đến thân miệng thì phải làm cách nào trong trần mà không nhiễm trần.
Phật nói: Nầy A-Nan! Người có thọ giới pháp của Phật, thành tín phụng hành, hiếu thuận cha mẹ, dè dặt cẩn thận hành vi, quy kính Tam Bảo, hiếu dưỡng cha mẹ, tận trung quốc dân, trong tâm ngoài thân cẩn trọng hành thiện, tâm miệng hợp nhau, như thế cho dù làm việc thế gian mà không có ý thế gian.
LỜI GIẢI:
Đức Phật trả lời câu hỏi của tôn giả A-Nan, Ngài mở lượng từ bi giải nghi chỉ rõ đường lối cho hàng tại gia cư sĩ biết thế nào là phương pháp sống của người Phật tử chưa thoát ly gia đình.
Người phát tâm tu học Phật, điều căn bản là phải tiếp thọ giới pháp của Phật. Giới pháp mà đức Phật chế ra là quy củ có thừa đủ năng lực đưa con người trở nên hiền lương thánh thiện, mô phạm cho đời. Điều rất căn bản cho bước đầu của người tu học Phật không thể thiếu, là quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới, tiếp theo đó tiến lên bước nữa là thọ Thập thiện giới, Bồ Tát giới, Bát quan trai giới, tu tịnh nghiệp, tham thiền. Tất cả những điều trên đây đều là sinh hoạt giáo học hành trì thiết yếu của người cư sĩ tại gia. Được xưng là Phật tử thì phải chí tâm thành tín thọ trì, y giáo phụng hành. Không lãnh thọ hành trì những điều trên đây mà xưng là tin Phật, là Phật tử, ấy là lạm xưng. Dù hiểu biết giáo lý đầy bụng, phục vụ Phật pháp suốt đời, mà không thành tâm quy y thọ trì giới pháp, viện lý do nầy khác để chối từ, kinh Phật gọi đó là người mới từ ba đường ác ra, hoặc sắp rơi vào đường ác, nên nghiệp chướng sâu dày trở ngại sự phát tâm thọ trì giới pháp, mang tà niệm hộ trì Tam Bảo, phụng hành Phật đạo. Dù cho họ thông minh tài trí, quyền quý giàu sang mà không tin thọ giới pháp, thì đó cũng chỉ là hình thức một trong tám nạn của “thế trí biện thông” mà thôi. Nếu không tu tâm bồi đức, thì không tránh khỏi nghiệp lực dẫn dắt vào con đường trầm luân tối tăm.
Điều cần yếu trước nhất là người tu học Phật là hiếu thuận cha mẹ, kính thờ sư trưởng, đấy là con đường sáng bằng thẳng đưa đến chân lý đạo giải thoát. Về tinh thần Đại thừa Phật pháp thì ngài Địa Tạng Bồ Tát thể hiện cho cái đức Hiếu. Địa Tạng có nghĩa là đại địa tàng chứa chở che. Vạn vật từ đất sanh trưởng, đến lúc hủy hoại dù tốt xấu sạch dơ cũng lại trở về đất, đất lại thản nhiên dung nạp. Thành hình từ đất và hoại hình về đất. Đức tánh nhẫn nhục dung nạp của Địa Tạng Bồ Tát như đại địa, đủ để làm tấm gương soi sáng cho người học Phật, cũng còn là pháp học căn bản của hiếu thuận vậy.
Người có lòng hiếu thuận thì tánh nhứt định dung hòa có thể tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, vô lượng phước huệ cũng từ đây sanh trưởng. Người học đạo giác ngộ cũng khởi đi từ hiếu kính cha mẹ, kính thờ sư trưởng, hòa thuận mọi người. Người chân thành hiếu thuận thì không dám làm điều xấu ác với tha nhơn, không dám kiêu mạn với bất cứ ai, khởi tâm động niệm trong mọi thời lúc, tạo tác hành vi trong mọi trường hợp đều thận trọng nhớ đến nhân quả.
Quy y Tam Bảo, ở đây đặc biệt lưu ý hành giả là quy y tự tánh Tam Bảo. Nghĩa là xoay lại nội tâm quy y chính tự tánh Tam Bảo của mình. Quy y Phật tức là quay về nương tựa tự tánh sáng suốt của chính mình. Quy y pháp tức là quay về nương tựa tự tánh từ bi hỷ xả của chính mình. Quy y Tăng tức là quay về với tánh thanh tịnh hòa hợp của chính mình. Trong người mình có đầy đủ đức tánh sáng suốt, từ bi, hỷ, xả, thanh tịnh, hòa hợp, tức là có đủ đức tánh Tam Bảo, gọi là tự tánh Tam Bảo. Nhưng từ lâu vọng động dong ruỗi theo dục lạc trần cảnh làm cho tự tánh Tam Bảo lu mờ. Giờ đây nhờ Phật khai thị chỉ bày, chúng ta có dịp hồi tâm xoay lại tự tánh để khai triển tiến lên cảnh giới đồng thể Tam Bảo như chư Phật. Chúng ta nào khác gì đứa trẻ mồ côi, trước khi cha mẹ mất có cất ngọc trong chéo áo và căn dặn khi nào đói khổ thì lấy ra dùng. Nhưng bé mồ côi kia quá u mê ham chơi mà quên lời cha mẹ dặn dò, lại đành cam phận sống trong cảnh nghèo đói lang thang. Đến khi sực nhớ lại lời cha mẹ dặn dò năm xưa, đứa trẻ mồ côi lấy ngọc cất trong chéo áo ra dùng thì lập tức không còn sống đời bần cùng lang thang nữa. Cũng giống như thế, nay chúng ta nhờ sư trưởng hướng đạo, học hiểu giáo pháp của Phật, xoay lại sống nội tâm phát huy Phật tánh từ bi hỷ xả thanh tịnh hòa hợp thì ngay đó chấm dứt lầm lạc khổ đau, trở nên thong dong an lành thanh nhàn giải thoát.
Hiếu dưỡng cha mẹ, tận trung quốc dân”. Đây là những điều sinh hoạt hằng ngày của người Phật ttử phải ghi nhớ. “Thế nào là hiếu dưỡng cha mẹ?”. Cứ là đem trọn hết hiếu tâm cung dưỡng cha mẹ no ấm, mạnh khỏe, vận dụng tâm thành ý hòa hầu hạ cha mẹ, làm cho cha mẹ an vui. Dốc ý chí nỗ lực tạo sự nghiệp như cha mẹ kỳ vọng, để cho cha mẹ vui lòng mãn nguyện. Khéo khuyên cha mẹ phát tâm quy y Tam Bảo, thọ trì giới pháp, tu tâm sửa tánh hành thiện, hộ trì Phật pháp, ấy là phụng dưỡng thân thể và huệ mạng của cha mẹ. Được như thế là tròn hiếu đạo.
Thế nào gọi là “Tận trung quốc dân?”. Phật dạy chúng ta phải trung thành với quốc dân, tận lực phục vụ xã hội, hoàn thành trách nhiệm, thanh liêm với chức vụ. Đối với Phật pháp, người Phật tử phải ý thức tự đặt cho mình trách nhiệm hộ trì chánh pháp đạo thống, tận lực phát huy giáo nghĩa Phật Đà để quốc dân thuần lương, tận tâm hiệp trợ bồi dưỡng nhân tài để chúng sanh được thấm nhuần đạo pháp lợi lạc nhân sanh, đó là kỳ vọng của Phật, về ý nghĩa tận trung quốc gia.
Trong tâm ngoài thân cẩn trọng hành thiện”. Làm việc thiện với tâm thành, thân tâm tương hợp, chứ không phải làm thiện để cầu danh thủ lợi, hay để được tiếng khen. Nên kinh nói: “Thân miệng hợp nhau”. Nhiều người làm thiện vì danh lợi, miệng nói đạo đức sặc mùi từ bi hỷ xả mà trong lòng tà niệm, như thế chỉ được phước hữu hạn không đạt được phước báo ba la mật. Làm thiện với tâm chấp trước, không vô tư thanh tịnh. Nên chỉ được quả báo nhân gian hữu hạn. Cũng ý nghĩa nầy, người Phật tử ủng hộ bậc chân tăng hành đạo thì phước đức tăng trưởng vô lượng. Ngược lại, hộ đạo cho những hạng tà tăng thì phước đức chẳng những không tăng trưởng mà còn tổn phước nữa là khác. Vì sao? Bởi vì kẻ tà tăng tâm niệm hành vi tà ngụy, mà lại đem tâm lực tài vật ủng hộ cúng dường thì giúp họ được phương tiện để lợi dưỡng tự đắc làm tổn thương đạo pháp, phá sản niềm tin của những người có tâm thành chánh tín muốn học Phật.
Học đạo không tìm minh sư hướng dẫn, hộ đạo không lựa chân tăng cúng dường trợ giúp, làm thiện với tâm niệm không thanh tịnh là rơi vào tà đạo chứ không phải Phật đạo, ấy là kết duyên làm quyến thuộc với chúng ma chứ không phải quyến thuộc Bồ đề Tam Bảo, và như vậy quả báo sẽ phải sanh về cảnh giới ma. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật bảo tôn giả A Nan rằng: “Ông nay muốn chứng đắc đạo quả Vô tượng Bồ đề, thì tâm phải hoàn toàn thanh tịnh để chân tánh diệu tâm hiển bày, tâm miệng chân trực, tuyệt đối không có tướng quanh co xen giữa”. Kinh Quán Vô Lượng Thọ xác định: Tâm chân trực là tâm chí thành thanh tịnh, tâm của đại Bồ Tát.
Ở đây, ý chỉ của Phật khuyên người hành đạo nên chân trực thân miệng ý. Đem ba nghiệp thân miệng ý chân trực hành đạo, giúp đời thì nhất định sẽ được quả báo chơn thừa vô tượng. Nên trong Nghi Thức Hồng Danh Sám Hối nói: “Con nay phát tâm không phải để cầu được phước báo của nhơn thiên, Thanh Văn, Duyên Giác hay cả dến quyền thừa Bồ Tát đi nữa con cũng chẳng cầu, mà chỉ một lòng cầu được quả tối thượng thừa, nên con phát tâm bồ đề”. Đem thân miệng ý chân trực trung thành hành đạo thì dù làm việc đời cũng thành việc đạo, việc nhỏ cũng được phước báo lớn. Nên Phật pháp nói: “Tà nhơn thuyết chánh pháp, chánh pháp biến thành tà. Chánh nhơn thuyết tà pháp, tà pháp biến thành chánh”. Cũng trong ý nghĩa này, kinh đây nói: “Như thế cho dù làm việc thế gian mà không có ý thế gian”.
A-Nan thưa với Phật: Thế nào là thế gian sự? Thế nào là thế gian ý? Thật khó phân biệt.
LỜI GIẢI:
A-Nan nghe Phật nói thế gian sự mà không thế gian quả, thật chưa lý giải tường tận ý nghĩa nầy, nên lại thưa Phật: “Thế nào là thế gian sự? Thế nào là thế gian ý?” Tại sao có thẻ làm thế gian sự mà không có thế gian ý xen tạp chỉ huy? Để mọi người thấu rõ ý nghĩa, phân biệt việc làm, nên tôn giả A Nan lại bạch hỏi Phật lần nữa, để Phật minh xác giải thích tường tận.
CHÁNH VĂN:
Phật nói: Là đệ tử Phật thể mua bán kinh doanh thương nghiệp, đúng cân đủ thước, không nên lừa dối, làm đúng tình lý, không trái lương tâm lý tánh tự nhiên, tống táng, hôn thú, di cư đều là thế gian sự.
LỜI GIẢI:
Thế gian sự thì vô số kể không thể nào nói hết. Ở đây đức Phật chỉ nêu vài việc làm thí dụ để giảng giải cho chúng ta hiểu rõ Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật pháp không trở ngại thế gian pháp. Thế gian pháp là điều mà chúng ta thường nhựt sinh hoạt, như ăn, uống, ngủ nghỉ, thân quyến bằng hữu, ân nghĩa giúp đỡ, hôn quan tang tế, mà hành giả công phu tu tập Phật pháp cũng sinh hoạt ở trong những sự vụ lớn nhỏ hằng ngày đó. Nhưng hành giả tu Phật có khác với kẻ thường tìnhthấu rõ thế gian mộng huyễn, các pháp vô thường, nên thanh thản buông thả, khởi lòng vị tha phương tiện dùng giả hiển thật, lấy huyễn độ chân, nên ở trong đời làm việc đời mà không nhiễm đời. Như hoa sen trong bùn mà không dính mùi bùn hôi tanh.
Đức Phật đã khuyến bảo chúng ta: Những người làm đệ tử Phật, phát tâm Đại thừa, hành Tứ nhiếp pháp thì sẽ vô ngại đối với thế gian sự. Chẳng hạn như có thể kinh doanh thương nghiệp, mua bán hàng hóa, miễn là thành tín tương kính, tâm ý chân trực tiếp vật đãi nhơn, cần lợi lạc nhân nghĩa đạo đức, chớ không cần hư danh tiền tài bên ngoài. Lợi ích hợp đạo tự lợi lợi tha ấy là “lợi hành và đồng sự” của Tứ nhiếp pháp. Các Bồ Tát muốn vào đời hóa đạo độ sanh, nhiều lúc cũng phải mang thân hình của người cư sĩ hòa quang đồng trần, dùng thân miệng ý nhiếp pháp để cảm hóa người đời. Dù ở trường hợp hoàn cảnh nào, người Phật tử vẫn giữ vững tâm lượng bao dung, ý tình chân trực trung tín như chánh pháp “thuận tình hợp lý, không trái lương tâm lý tánh tự nhiên”. Khéo biết vận dụng bốn đức “nhân ái tín nghĩa” để phục vụ xã hội, làm phước lợi nhân quần. Khéo dùng Tứ nhiếp pháp cảm hóa hướng đạo thế nhân, mà thế nhân không cảm thấy mình bị cảm hóa hướng đạo, tự nguyện hồi đầu về với đạo cả. Như thế, đệ tử Phật làm việc thế gian như thương nghiệp tống táng, hôn lễ, di cư v.v... đều hành Bồ Tát đạo, hình thái là thế gian sự mà thực chất không thế gian ý.
CHÁNH VĂN:
Là đệ tử Phật thì đối với việc thế gian ý như xin xăm bói quẻ, càu thỉnh sùng bái quỉ thần, phù chú, trù yếm, tấu sớ giải trừ, xem lựa ngày giờ tốt xấu, tất cả những thứ nầy đều không nên làm.
LỜI GIẢI:
Đoạn kinh trên đây, đức Phật giảng thuyết về thế gian ý để cho người Phật tử thể hội suốt thông không nên mê tín tà ma thần quỷ ngụy tạo phù phép, mà phải tu dưỡng đạo đức ngay nội tại bản tâm. Việc mê tín rất nhiều hình thái, hoặc do những loài yêu ma hiện hình người, hoặc do người nặng nghiệp tà ma tạo ra những điều thần bí quái dị nhắm đúng hiếu kỳ, hợp tâm lý sợ hải ỷ lại, để thỏa lòng tham vọng của người đời, lâu ngày thành tạp khí mê tín thần linh ma quỷ. Suy cho cùng tánh lý, ngẫm cho kỹ lời Phật dạy trong tam tạng kinh điển, hễ người có thọ trì giới pháp, chánh tâm hành thiện, chuyên cần tu bồi phước đức thì tự nhiên được các thiện thần trời người hộ trì. Sách sử xưa nay ghi rõ những bậc thuần chân tu hành, những người đạo đức dù ở núi cao rừng thẳm, hoặc nơi đồng không mông quạnh vắng vẻ, xa cách đô thị, phồn hoa, mà các thức ăn mặc thuốc men không thiếu đời sống an lành không tai ương hoạn nạn, danh thơm đạo đức rạng ngời khắp nhân gian. Trái lại, kẻ bôn ba danh lợi sống nơi phồn hoa đô hội thị thành, quên chuyện giới hạnh tu tâm dưỡng tánh làm lành bồi phước, lại có kẻ chỉ đem tâm cầu thần cúng quỷ xin xăm bói quẻ, lẽ tất nhiên chiêu cảm ác thần ác quỷ thân gần ủng hộ. Khi hết cúng tế thần quỷ, thì thần quỷ quở phát, bịnh hoạn tai ương từ đó phát sanh. Người biết thọ trì giới pháp làm việc phước đức được thiện thần ủng hộ. Phật Bồ Tát khai quang hướng đạo. ngược lại, không thọ trì giới pháp, sống phóng túng dục lạc lợi danh, cầu thần linh ma quỷ, xin xăm bói quể thì sẽ được tà ma thần linh ủng hộ lợi lộc nhứt thời, để rồi sau đó phải khốn đốn. Bởi lòng tham sân của các thần quỷ không khi nào thắng qua được giới đức. Nên cổ đức tiên hiền lấy kinh nghiệm sống của mình mà có lời thống thiết khuyên chúng ta: “Đức trọng quỷ thần kinh”. Người có đạo đức cao dày thì quỷ thần tất nhiên phải kính trọng hộ trì, mà không phải làm những chuyện mê tín xin xăm bói quẻ cúng bái cầu khẩn thượng đế ban phước trừ họa. Đức dày thì tai họa tiêu. Thiếu phước thì ác quỷ ác thần lộng hành. Phước đức song toàn thì trời người thần quỷ chung nhau hộ trì. Tổ tiên ta có lời khuyên “ở có đức mặc sức mà hưởng”. Câu nói nôm na giản dị mà mang ý nghĩa thâm sâu, thầm khuyên người đời bỏ tà tâm mê tín, dừng bước tham dục lợi danh.
Đức Phật nói: Là đệ tử Phật nên biết những điều:
1/- Không nên bói quẻ xin xăm, xem tướng đoán mạng, dự trắc vận số kiết hung họa phước, lượng định phong thủy địa lý,
2/- Không nên đồng bóng cầu cơ tin thờ quỷ thần cô tiên đồng cốt.
3/- Không nên luyện bùa ngải, phù họa quái hình trừ tà yếm quỷ trị bịnh tà ma.
4/- không nên dùng phù chú tà thuật hình nộm trấn áp.
5/- Không nên thờ cúng tà thần tà quỷ, khẩn cầu bái vọng, giống loại thầy pháp.
6/- Không nên dùng sớ văn tấu trình thiên đế thần linh, cầu xin quỷ thần giải mở oán cứu, tiêu trừ tai họa.
7/- Không nên làm việc tuyển lựa ngày giờ tốt xấu, coi tuổi định duyên đoán phận.
Bảy điều trên đây là những điều thế tục mê tín, trái với lý tánh chân tâm, không hợp với đạo đức tu tâm dưỡng tánh. Cúng bái thần linh tà quỷ chỉ thêm mang lụy vào thân. Đức Phật khuyên hàng Phật tử nên chánh tín phụng thờ Tam Bảo, tu tạo phước đức để làm tư lương trên đường hạnh phúc giác ngộ. Không những đức Phật khuyên mà Khổng Tử cũng nói với môn đồ: “Kính quỷ thần mà nên xa đó”. Phật đem chánh pháp giảng nói để chúng sanh khải phát chánh trí thể đạt chân lý, nên người Phật tử sống bằng trí huệ giới đức, chứ tuyệt đối không theo thói đời mê tín. Nhân thiện tất được quả thiện. Nhân ác tất chịu quả ác. Nhân tà tất phải quả báo tà. Nhân chánh thì được quả báo chánh. Nhân quả báo ứng mảy may không sai. Người đời nông cạn, bị hạn hẹp trong lợi danh, không vận dung chánh trí trong đời sống, không chịu tu tâm dưỡng tánh hành thiện bố thí cúng dường, lại cầu xin xăm bói quẻ để cầu vận mệnh tốt. Hạng người như thế thật là mù quáng dại dột nhứt đời.
Vào một ngày nọ có một tín chủ giàu có, ngoài sở nhà đang ở giá hơn triệu mỹ kim, còn có năm bảy sở nhà cho mướn, với sắc mặt lo âu, thân hình tiều tụy, lên chùa quỳ trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên khấn vái xin xăm. Thường thì tín chủ khấn vái xong sắc mặt bình thản an vui ẩn hiện rồi lặng lẽ ra về, không mấy khi muốn gặp tăng ni trong Phật Học Viện, có lẽ sợ phải cúng tiền chăng? Nhưng lần nầy thì khác hẳn, tín chủ tìm gặp vị tri khách với vẻ mặt lo âu, yêu cầu được gặp Hòa Thượng Giám Đốc để được thăm hỏi vài chuyện cần cấp. Tỳ kheo Quê Mùa tôi không có mấy khi tiếp khách thập phương mà phải dừng tay đang dịch kinh, để tiếp tín chủ. Vừa thấy mặt tôi, đôi mắt tín chủ như ứa lệ với giọng buồn rầu:
- Bạch thầy! Mấy hôm rày người con không được vui. Con vừa xin quẻ xăm xấu quá, xin thầy coi dùm và phải làm sao cho tốt?
- Để vừa lòng tín chủ, xem xong, quả tình lời xăm nói hạn vận không tốt. Nhân cơ hội này muốn độ cho người tín chủ mở tâm keo kiết để biết gieo phước lành, nên Tỳ kheo quê mùa tôi hỏi: “Vậy tín chủ có tín sự linh cảm của đức Bồ Tát Quán Thế Âm không?
- Bạch thầy con tin lắm. Mỗi lần có việc gì là con lên lạy cầu Ngài đều được kết quả tốt, nhưng lần này sao lòng con cảm thấy bất an, mà xăm lại xấu quá. Xin thầy chỉ cách cho con được an.
- Vậy thì nên phát tâm ấn tống kinh. Nhà gần Phật Học Viện, mỗi tối cố gắng về cùng với chư Tăng tụng kinh cầu nguyện để tiêu tai giải hạn. Nếu đến Viện không được thì ở nhà mỗi tối nên tụng kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư cầu nguyện.
- Dạ bạch thầy! Con bận lám không thể tụng kinh được. Con lên đây cầu Phật bà cho con được có tiền vui vẻ, té ra xăm xấu thế nầy con đâu có tiền ấn tống kinh, làm việc phước thiện. Xin cảm ơn thầy, chào thầy con phải đi gấp.
- Tỳ kheo quê mùa tôi im lặng thương xót cho người tín chủ giàu có kia, đối với việc vun bồi phước đức quá ư khó khăn. Hai ngày sau nghe tin người tín chủ bị tai nạn xe vào nhà thương trong tình trạng bất tỉnh, tôi sửng sốt nhìn lên tượng Phật bất giác bật tiếng thương than: Phải chi tín chủ biết phát tâm tụng kinh, niệm Phật, làm thiện thành tâm cầu nguyện, dùng phước đức để giải tai ương, chắc có lẽ vượt qua được tai nạn đáng thương tâm! Thế nên, những gì Phật dạy, chúng ta cố gắng làm thì nhất định sẽ được an lành hạnh phúc. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Tưởng ấm và Hành ấm: Trích Đức Phật giảng cho ngài A Nan. .... Do vậy nên biết tưởng ấm không thật, vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
Giảng:
Nếu tưởng ấm chẳng phải từ nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên, thì rốt ráo tánh của nó là gì?
Đó là tánh Như Lai tạng, là diệu chân như tánh của Như Lai tạng. Do vậy nên biết– ông nên phải biết tưởng ấm không thật. Tưởng ấm, một trong ngũ ấm, là hư vọng, không thật, hư vọng sinh ra rồi hư vọng diệt mất.
Cội nguồn sinh khởi của cái hư vọng nầy là gì? Nó sinh khởi từ trong diệu chân như tánh của Như Lai tạng. Từ chân mà khởi vọng. Thế nên các tướng hư vọng hiện ra. Các lý lẽ về miệng tiết ra nước bọt (Khi nghĩ về me chua) và lòng bàn chân có cảm giác rờn rợn (Khi đứng trên cao) phát sinh từ đâu? Chúng phát sinh từ hư vọng. Hư vọng từ đâu sinh ra? Nó sinh ra từ diệu chân như tánh của Như Lai tạng. Do vậy nó vốn chẳng phải nhân duyên, chẳng phải tánh tự nhiên.
"A-nan, ví như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau."
Giảng:
Trên đã giảng về tưởng ấm. Phần nầy của kinh văn sẽ nói về hành ấm. Trong tiếng Hán, chữ hành - 行 còn đọc là heng. Hành ấm giống như một dòng nước chảy xiết. A-nan, như dòng nước chảy mạnh, các làn sóng nối tiếp, lớp trước lớp sau chẳng vượt khỏi nhau. Các ngọn sóng chồm lên phía trước, phía sau vô số các ngọn sóng khác liên tục phủ lên nhau. Khi quý vị nhìn vào sóng, quý vị thấy sóng chồm về bên phải, rồi chồm về bên trái, rồi nghĩ rằng chẳng có ai theo dõi đến chúng, sóng rất có trật tự. Phần lớn, sóng chỉ có một dạng, nhưng ngọn sóng lớn lại phát tán ra thành nhiều ngọn sóng trong cùng một lúc. Những ngọn sóng ấy giống như các niệm tưởng trong tâm của con người. Trong tâm thức, trong thức thứ tám, niệm nầy sinh khởi, niệm khác hoại diệt theo sau các niệm khác dấy khởi. Sự sinh khởi và hoại diệt của các niệm trong tâm thức cũng giống như sóng trên mặt nước. Nó liên tục nối tiếp nhau, ngọn nầy kế tiếp ngọn kia, giống như niệm tưởng trong tâm con người vậy: niệm nầy dừng, niệm khác sinh khởi, niệm kia dừng, liền có niệm kế tiếp nối theo. Một niệm vừa diệt, niệm khác liền sinh, niệm kia vừa sinh, niệm sau liền diệt. Nó liên tục trình hiện như sóng, không bao giờ vượt qua nhau. Ngọn sóng đi sau không bao giờ phủ lên đầu ngọn sóng trước. Cũng vậy, niệm tưởng sau của quý vị không bao giờ phóng vọt lên trước niệm hiện tiền. Thế nên giữa các niệm có một hoạt động rất trật tự, không một chút sai lầm. Mới nhìn qua thấy các ngọn sóng tưởng như không có ranh giới, nhưng thực ra sóng di chuyển từng ngọn từng ngọn rất có trật tự và liên tục không bao giờ dừng nghỉ (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

 

+ Nghiệp chướng: Thứ tư là luận bàn về dụng.
"Lực dụng khu trừ tam trược, (dùng lực dẹp trừ ba chướng trược".
Dùng lực gì ? Ðể làm gì ? Dùng tâm kinh bát nhã ba la mật đa để làm chi ?
Tức là dùng lực dụng của kinh này để phá trừ ba chướng.
Một là báo chướng. Hai là nghiệp chướng. Ba là phiền não chướng.
Bàn về nghiệp chướng thì nghiệp tức là sự nghiệp, công nghiệp. Không luận người xuất gia hay tại gia, nhất định đều có sự nghiệp. Tạo ra sự nghiệp rồi thì nhiều vấn đề khó khăn phát sanh. Khi có khó khăn thì liền sanh phiền não, rồi gặp bao việc không vui. Ðó gọi là nghiệp chướng.
Bộ tâm kinh này năng phá trừ được ba chướng. Làm sao phá trừ được ? Do có trí huệ chân chánh, trí huệ vi diệu, tâm như như bất động, và chân tâm nên phá trừ được ba chướng. Chúng ta hiểu rõ giáo nghĩa tâm kinh bát nhã ba la mật đa thì mới có trí huệ chân chánh, dẹp trừ được ba chướng.(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chướng nạn trở ngại tu:
Hỏi: Có một số cư sĩ hỏi chúng con là khi gặp nghiệp chướng, họ thối chí và muốn bỏ cuộc. Nếu đây là định nghiệp chúng con phải trả lời với họ như thế nào? Chúng con có nên khuyên họ tiếp tục tinh tấn thêm?

HT Tuyên Hóa: Tùy vào hoàn cảnh, quý vị phải tùy theo bệnh mà cho thuốc. Phiền não và Bồ đề như băng và nước. Phiền não tức là Bồ Đề. Nơi chỗ tử vong, là cuộc sống mới bắt đầu. Khi tới mức không còn nhẫn chịu được nữa mà mình nhẫn chịu được, khi nào tới cánh cổng mà mình nghĩ sẽ không vượt qua được mà lại vượt qua được, thì như thế mới là đáng kể. Không có gì là đường cùng cả, quý vị không nên nhốt mình vào trong góc hẻm. Xe đến trước núi ắt sẽ có đường đi (3).

Tôi nhớ khoảng 7 hay 8 năm về trước, có một cư sĩ ở New York mời một vị sư đến cư trú tại chùa của ông ta. Nhưng vì ông ta thường hay cãi nhau với vị sư nên vị sư ấy cuối cùng mới bỏ đi. Ngôi chùa là do vị cư sĩ xây lên, nhưng vì ông ta muốn dùng vị sư để thu hút người, ông thường hay sai khiến vị sư. Vị sư đó khi mới tới chùa, đã không vừa ý khi bị một cư sĩ sai khiến, cho nên hai người cứ hay tranh cãi và cuối cùng thì vị sư đã ra đi. Vị cư sĩ rất thất vọng và đã gọi điện thoại cho tôi, nói ông ta sẽ đóng cửa chùa vì ông ta quá chán chường. Ông ấy kể cho tôi nghe mọi vấn đề, kể khổ với tôi, hy vọng là tôi sẽ ngã về phía ông ta và chỉ trích vị sư. Như vậy thì ông ta sẽ là người chiến thắng và sẽ cảm thấy mình đúng.
Nhưng tôi bảo ông ta cứ đóng cửa chùa đi. Tôi nói “Ông đáng ra nên đóng cửa chùa từ lâu rồi!.” Ông ấy lặng thinh. Sự im lặng kéo dài chừng mười phút. Khi thấy ông ấy không còn gì để nói, tôi bảo “Thuở đó khi ông còn nghèo, ông dùng danh nghĩa của Phật giáo để làm giàu. Giờ đây khi giàu có rồi, ông đáng ra nên đóng cửa chùa và nên “qua cầu rút ván”, quên hết những ơn mà đạo Phật đã làm cho ông. Nếu ông không quên ơn thì cần báo ơn. Cỏn nếu ông quên ơn thì ông không cần phải báo ơn. Cho nên đó là lỗi của ông nếu ông phải đóng cửa chùa.” Tôi khiển trách ông ta như thế và từ đó đến nay ông ấy vẫn chưa đóng cửa chùa. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng giải)

+ CÁC PHÁP: Gồm Pháp Thế gian và Xuất thế gian
+ Phật Pháp - Giáo Lý Của Đức Phật: Cũng gồm Pháp Thế GianPháp Xuất Thế Gian
+ Pháp Thế Gian - Pháp Ngoại Đạo - Pháp Tiểu thừa của Hàng Nhị Thừa Thanh văn Duyên giác (Là giáo pháp của thời A-hàm. Không hiểu về pháp môn Thật tướng. Đệ nhất nghĩa đế chính là Thật tướng) - Giáo Lý Quyền Thừa - Pháp Nhân Duyên Và Tự Nhiên - Pháp Hý Luận:
Trích ngài A Nan hỏi Đức Phật: ...Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Nay con không biết nghĩa đó như thế nào? HT Tuyên Hóa giảng:
.. Sự cố chấp của A-nan thật là sâu nặng. Trước đây ông đã được nghe Đức Phật giảng giải về lý nhân duyên và tự nhiên. Cơ bản đó là giáo lý quyền thừa, pháp phương tiện thiện xảo; pháp ấy chưa phải là pháp chân thật. Bây giờ Đức Phật mới giảng giải pháp môn chân thật (Đang giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm), mà A-nan lại chẳng dám tin. A-nan đã tin chắc vào pháp môn phương tiện Đức Phật đã giảng trước đây, đến nỗi bây giờ A-nan phải nghi ngờ cả pháp chân thật.(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

* Tóm lược các Loại Pháp trong Phật Pháp (Nhân Trắc Học viết)
- Theo căn cơ chúng sinh: Pháp Tiểu thừa - Trung thừa và Đại thừa
- Pháp do nhân duyên sinh: Dùng cho Hàng vị tu đến Trung thừa, tạo tiền đề tu Bồ Tát đạo, hướng đến quả vị Phật.
- Thật Pháp: Pháp Đại thừa - Dùng cho hàng A La Hán Vô tiến tu lên Hàng Bồ Tát và đạt quả vị Phật quả. Ví như Kinh Thủ Lăng nghiêm - Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm - Kinh Pháp Hoa ...

*  Tóm lược các Loại Pháp trong nhân gian (Nhân Trắc Học viết)
- Tu Đạo đức thế gian hướng đến Pháp chánh đạo: Giành cho người tu hành tại gia, họ tin vào nhân quả, có thể tin vào có luân hồi. Đây là khởi đầu tốt đẹp giúp họ sớm phát triển trí tuệ, tiến tới hiểu và sống theo cách xóa bỏ Vô minh, hướng đến các Pháp tu hành cao hơn. Họ thường sống trong thanh thản, an vui dù việc gì sảy đến, họ có khả năng xả bỏ duyên xấu ác đến nhanh, họ thường sống mạnh khỏe, tuổi thọ cao...
- Pháp Hắc đạo - Sống luôn vì mình - Hại người làm vui: là của Hạng người không tin nhân quả nghiệp báo, không tin có luân hồi sanh tử. Họ sống trong đau khổ hết kiếp này đến kiếp khác. Luôn than trời trách người vì họ luôn sống trong Vô minh nặng lề, thường mê tín dị đoan ... Rất đáng thương.

* Mời đọc sách: Nghệ thuật sống của Người quân tử
* Mời đọc: Vài Pháp tu cải mệnh toàn diện
* Mời đọc: Tổng hợp những truyện về Phật Pháp nhiệm mầu

+ Phật Giáo là Pháp chân thật, chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay mê đắm trong sanh tử lục đạo, Phật lay tỉnh chúng ta, dạy chúng ta phải giác ngộ. Chân Chánh Giác ngộ thì Ngã chẳng còn nữa, bạn mới có thể thoát lìa tam giới, lục đạo, chẳng còn Ta nữa.
Cho nên tôi khuyên mọi người, đừng có Ta, chúng ta sống trên Thế Giới này để làm gì? Để diễn kịch. Diễn cách nào?
- Kinh Điển chính là kịch bản, y theo kịch bản mà diễn thì sẽ chẳng có ý niệm về Ta.
Chiếu theo kịch bản, kịch bản dạy chúng ta làm như thế nào, hoàn toàn y theo kịch bản để diễn kịch. Hết thảy Kinh do Phật nói đều là kịch bản, Phật diễn theo bản Kinh ấy, Bồ Tát diễn theo bản Kinh ấy, do đó họ trên thế gian này gọi là du hý thần thông.
Nếu bạn hỏi các Ngài có ý tứ về tự kỷ về Ta, về mình không?
Chẳng có.
Kinh do Phật nói ra, đó có phải là ý tứ của Phật không? Không phải. Trong Kinh Bát Nhã, Đức Phật đã phủ nhận, Phật chẳng giảng Kinh, chẳng có ý tứ của riêng mình.
Vậy Kinh Điển rốt cuộc là gì? Kinh Điển là trong tự tánh vốn sẵn như vậy.
Thế nên chúng ta sinh sống như vậy là sống đời sống của tự tánh vốn có, đời sống vốn có của tự tánh tức là đời sống của Phật, Bồ Tát, làm gì có ý tứ về mình. Vĩnh Gia đáp Lục Tổ rất hay Phân biệt cũng chẳng có Ý, chấp trước cũng chẳng có ý, Phân biệt, chấp trước chẳng phải ý tứ của mình, ý tứ gì? Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.
- Chúng sanh phân biệt như thế nào, thì tôi noi theo phân biệt như vậy, Chúng sanh chấp trước như thế nào thì tôi noi theo chấp trước như vậy, Tự tôi chẳng có phân biệt và cũng chẳng có chấp trước, do đó phân biệt, chấp trước đều chẳng có ý, như vậy tự tại biết bao! Vô ngã, vô ngã thì sẽ chẳng có sanh tử, tất cả đều là biểu diễn, là diễn kịch.
Phải hiểu đạo lý này, đây mới là chân tướng sự thật của nhà Phật, và cũng là chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sinh. Nếu bạn chẳng chịu diễn kịch thì sẽ phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi. (Nguồn: PS Tịnh Không)

+ Con đường đạo: Pháp tu TRUNG ĐẠO - Là con đường Chánh đạo mà chính Đức Phật đã dậy qua nhiều Kinh văn Phật Giáo. Là con đường như Lưỡi dao cạo thật khó đi. Quí vị phải cân bằng giữa Học Giáo lý Kinh Văn Phật pháp và tu tập thật hành hàng ngày để làm người Quân tử. Nên nghiêm trì giới luật, thực hành Thập thiện nghiệp đạo và Bát Chánh đạo. Thực hành Tham thiền tu Định lực hàng ngày để phát triển trí huệ, như thế mới có thể tránh rơi vào Tà đạo/ Ngoại đạo mà trở lên rời xa Chánh đạo, sẽ mãi vẫn ở trong vòng Luân hồi khổ đau, rất đáng sợ. Có câu "Thân người khó được - Phật Pháp khó nghe". Quí vị cần học hiểu để biết rằng ngàn vàng chẳng mua được trí tuệ chân thật, chỉ có tu hành mới mong thành tựu. Như HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, là Vạn vật đồng nhất thể, hiểu là trong nghe giảng Kinh và tu tập, quí vị nên nhất tâm hòa làm một với người giảng hay vị Thầy Chánh đạo mình hướng tới, ví như đọc Chú Đại Bi thì Tâm làm một với Bồ Tát Quan Thế Âm - Gọi là tu Hóa thân Bồ Tát Quan Thế Âm, như vậy mới đúng Pháp và thu được nhiều thành tựu nhanh chóng (Lời NTH)

+ Bồ Tát Quán Tự Tại - Pháp tu hành giải thoát Niết Bàn chân thật:

Hành đạo tu thân chớ tìm ngoài
Tự tánh Bát nhã nhân thâm mật
Bọt trắng tiêu, sóng đen dừng
An nhiên bước lên bờ Niết Bàn
Thời qua thời chớ đánh mất dịp
Thận trọng thận trọng giữ thiên chân
Mờ mờ ảo ảo thông tin tức
Vội vội vàng vàng thấy bổn tôn."

Hành tức là tu hành. Thâm là đối ngược với thô thiển mà gọi là thâm. Bát nhã là trí huệ. Ba la mật đa là đạt đến bờ giác. Thời là thời gian.
Đoạn này nói về Bồ Tát Quán Tự Tại tu hành thâm nhập bát nhã, chớ không phải tu bát nhã thô thiển. Sao gọi là thâm bát nhã ? Đó là diệu trí huệ. Sao gọi là bát nhã thô thiển ? Đó là giáo pháp tiểu thừa, bốn diệu đế, mười hai nhân duyên. Nhờ diệu trí huệ chân chánh mới đạt đến bờ giải thoát. Nếu chư vị không có trí huệ chân chánh thì không thể đạt đến bờ giác được. Ai năng đạt đến bờ giác ? Là Bồ Tát Quán Tự Tại.
Nơi đây Phật Thích Ca Mâu Ni đề cử ra Bồ Tát Quán Tự Tại, là vị Bồ Tát tu hành pháp Bát Nhã thậm thâm và đã đạt đến bờ giải thoát. Thế nên nói rằng hành thâm bát nhã ba la mật đa thời.

Người nhị thừa chỉ tu bát nhã thô thiển mà không tu pháp bát nhã thậm thâm. Sao gọi là bát nhã thô thiển ? Tức là năng phân tích, gở tháo pháp không. Tích tức là phân tích. Phân tích vi tế. Phân tích nhũng gì ? Phân tích sắc pháp, tâm pháp. Sao gọi là sắc pháp ? Sắc pháp là có hình có tướng, có thể nhìn thấy được. Sao gọi là tâm pháp ? Tâm pháp là không thể nhìn thấy được. Hữu hình tức là có sắc pháp. Vô hình tức là tâm pháp. Hữu hình là gì ? Tất cả vật có tướng trạng đều gọi là hữu hình. Tâm pháp thì vô hình vô tướng, chỉ có trí giác. Có trí giác và vô hình vô tướng gọi là tâm pháp. Có hình tướng nhưng lại vô tri giác là sắc pháp. Sắc trong năm uẩn tức là sắc pháp, thọ, tưởng, hành, thức cũng gọi là tâm pháp. Thọ tưởng hành thức thì vô hình tướng. Lúc Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm bát nhã ba la mật đa, thì thấy rõ năm uẩn đều không. Ngài nhận thấy chúng đều không. Ngài bảo : "Sắc không khác không, không không khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như thế. Thọ tưởng hành thức giống như sắc pháp, cũng là không"=> nói về Tánh không. (Mời đọc Kinh gốc tại: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ TRÌ TỤNG - TRÌ CHÚ - TRÌ NIỆM CHÚ
+ Thọ Trì:
Thọ: Là Nhận lấy, vui thích và cung kính nhận lấy.
Trì: Là gìn giữ duy trì, y theo mà làm với Tâm chân thành, cung kính với tín tâm không chút nghi ngờ.

+ Trì tụng Chú Đại Bi: Trì là không dùng miệng lưỡi đọc, nhẩm - Lưỡi không động gọi là Trì. Thực hành Trì Chú hiệu nghiệm hơn nhiều là đọc tụng bằng miệng lưỡi. Xem (Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi - Phút 30 Clip)

+ Khi trì chú, niệm Phật thì nhất định là nên quán tưởng phải không (Câu Hỏi 246) ?
Đáp: Nếu quý vị quán tưởng thì có thể bớt được một chút vọng tưởng. Không quán tưởng thì vọng tưởng nhiều thêm một chút.
- Chữa Bệnh Nhiệm mầu: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng… chữa. Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Trì tụng Mật Chú: Mật Chú có nhiều quyền lực trong việc chữa trị bệnh tật khi tụng bằng tâm chân thành, tập trung sâu sắc, và ý định chính đáng. Chú Đại Bi và Chú Phật Dược là hai ví dụ như vậy. Khi tụng, mỗi Mật Chú tạo ra số lượng công đức to tát và có tác dụng chữa bệnh và biến đổi tuyệt vời (Nguồn: Phật giáo với y học)

+ Tụng Chú không thành tiếng: HT Tuyên Hóa giảng giải về Tụng Chú không phát ra tiếng - Niệm trong Tâm Trí:
Trích đoạn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật dạy A Nan về Tánh nghe và tiếng chuông: ..... Khi tiếng chuông hết ngân và Đức Phật hỏi như vậy, La-hầu-la biết việc mình phải làm tiếp theo; ông rất là thông minh. La-hầu-la nổi tiếng là người tu tập mật hạnh. Mọi người không biết là ông ta đang tu tập. Không ai biết hằng ngày ông thực hành công phu. Ông ta công phu như thế nào? Ông ta có thể nhập định vào mọi lúc, mọi nơi. Khi vào phòng tắm, ông ta cũng nhập định. Khi ăn, ông vẫn ăn nhưng ông đang ở trong định. Tâm ông không để vào thức ăn. Không ai biết được chuyện đó, thể nên ông được xem là người mật hạnh đệ nhất. Hãy lấy việc tụng Chú Thủ-lăng-nghiêm làm ví dụ, không ai thấy La-hầu-la trì tụng chú, nhưng ông ta có thể tụng thuộc lòng. Không ai biết ông học lúc nào, nhưng ông tụng làu làu. Vì La-hầu-la là đệ nhất tu tập mật hạnh,.........(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4, Chương V)

+ Tụng Trì Đúng Pháp - Y Pháp Thọ Trì: Kinh Văn Nghĩa: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, thì lúc đó Ta sẽ sai bảo tất cả Thiện Thần, Long Vương, Kim Cang Mật Tích, thường theo hộ vệ, không rời bên mình, như gìn giữ tròng mắt, như bảo hộ tánh mạng của chính họ vậy.”
Lược giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát dạy tiếp: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp... ” Thứ “pháp” mà Quán Thế Âm Bồ-tát nói đến ở đây là pháp gì? Đó là pháp “Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn”—pháp môn Bốn Mươi Hai Bàn Tay! Quý vị phải biết rằng: Hiện tại tôi giảng Kinh Đại Bi bởi vì quý vị cần phải hiểu rõ mọi chỉ dẫn để có thể tu tập cho đúng pháp.
“Y pháp thọ trì” tức là tu tập và hành trì đúng theo những gì đã dạy trong pháp Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn, và đó không phải chỉ tụng làu làu một mách từ “Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da. Nam Mô A Lị Da...” cho đến hết bài Chú Đại Bi là đủ. Không phải đơn thuần như thế! Cho nên, đối với pháp môn này, quý vị cần phải được “chân truyền,” tức là phải được chính thức và thật sự truyền dạy một cách đúng đắn thì mới được; bằng không, nếu không được chân truyền, mà chỉ toàn là nói suông và xem kinh nghĩa thôi, thì chẳng thể nào hiểu nổi! (Nguồn: Giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ Trì Chú trước tiên phải theo Cánh tâm thành ý: Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý; tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. "Thành" tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả, tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.
Nếu không "chánh tâm, thành ý," nếu trong lòng đầy dẫy tư tưởng sai lầm, làm hại kẻ khác, tức là mình làm chuyện của ma. Pháp của ma vương là hại người, không lợi ích cho ai cả.
Nếu thật sự muốn tu hành thì trong bất cứ trường hợp nào cũng không được làm hại kẻ khác. Phải nuôi tâm làm lợi chúng sinh; không được học Chú để hàng phục ma quỷ hoặc đi đấu với người khác.
Người theo Phật Giáo không có kẻ thù, không tìm người để trả thù. Ðối với kẻ cố ý hại mình, mình phải nhẫn nại, tu hạnh Nhẫn Nhục Ba-la-mật; không sinh tâm báo thù. Ðó là chỗ cao siêu, là ưu điểm của Phật Giáo mà các tôn giáo khác thiếu sót.
Tôn chỉ hết sức trọng yếu của Phật Giáo là: Nếu bạn là ma quỷ thì tôi tuyệt đối không làm tổn hại bạn, không sinh lòng đối kháng, mà ngược lại, sẽ tìm cách để nhiếp thọ bạn. Ðây là giáo nghĩa đặc biệt nhất của đạo Phật. Ðối với chúng sinh luôn phát tâm từ bi, không làm hại kẻ khác.
"Tụng trì, mặc niệm, thiểu ý ngôn." Câu chú "Yin two na" (Nhân đa la) dịch nghĩa là tụng trì, hoặc là mặc niệm, hoặc thiểu ý ngôn; tức là mình không cần nói nhiều, cũng không vọng tưởng nhiều, chuyên tâm thì linh, tán loạn thì không cảm ứng.
Thế nào là chuyên nhất? Tức là luôn luôn đừng sinh tâm làm hại chúng sinh. Nếu có tâm làm hại kẻ khác thì tương lai sẽ gặp chuyện hết sức nguy hiểm; bởi vì: "Ða hành bất nghĩa tất tự tệ." (Nếu luôn làm chuyện bất nghĩa, thì mình sẽ tự tiêu diệt mình.)
Mình hại kẻ khác tức là mình đã hại chính mình. Mình giết cha người, thì có kẻ chắc chắc sẽ giết cha mình; mình giết anh người thì sẽ có kẻ giết anh mình; đó là luật nhân quả. Là Phật tử thì cần phải làm lành lánh dữ. Nếu không tạo nhân ác, thì sẽ tránh được quả ác trong tương lai.
Khổng Tử nói rằng: "Ngôn tất trung tín, Hành tất đốc kính, Tuy man mạch chi bang, hành hỹ." (Lời nói chân thật, Hành động chắc thật, cung kính, thì dù ở nơi nguy hiểm cũng vẫn được an toàn.). Xem nguồn: Trì chú theo Chánh pháp và Thành ý.

+ Thọ Trì:
Thọ: Là Nhận lấy, vui thích và cung kính nhận lấy.
Trì: Là gìn giữ duy trì, y theo mà làm với Tâm chân thành, cung kính với tín tâm không chút nghi ngờ.

+ Trì tụng Chú Đại Bi: Trì là không dùng miệng lưỡi đọc, nhẩm - Lưỡi không động gọi là Trì. Thực hành Trì Chú hiệu nghiệm hơn nhiều là đọc tụng bằng miệng lưỡi. Xem (Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi - Phút 30 Clip)

+ Trì niệm mật chú: HT Tuyên Hóa giảng giải về Tụng Chú không phát ra tiếng - Niệm trong Tâm Trí:
Trích đoạn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật dạy A Nan về Tánh nghe và tiếng chuông: ..... Khi tiếng chuông hết ngân và Đức Phật hỏi như vậy, La-hầu-la biết việc mình phải làm tiếp theo; ông rất là thông minh. La-hầu-la nổi tiếng là người tu tập mật hạnh. Mọi người không biết là ông ta đang tu tập. Không ai biết hằng ngày ông thực hành công phu. Ông ta công phu như thế nào? Ông ta có thể nhập định vào mọi lúc, mọi nơi. Khi vào phòng tắm, ông ta cũng nhập định. Khi ăn, ông vẫn ăn nhưng ông đang ở trong định. Tâm ông không để vào thức ăn. Không ai biết được chuyện đó, thể nên ông được xem là người mật hạnh đệ nhất. Hãy lấy việc tụng Chú Thủ-lăng-nghiêm làm ví dụ, không ai thấy La-hầu-la trì tụng chú, nhưng ông ta có thể tụng thuộc lòng. Không ai biết ông học lúc nào, nhưng ông tụng làu làu. Vì La-hầu-la là đệ nhất tu tập mật hạnh,.........(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4, Chương V)

+ Khi trì chú, niệm Phật thì nhất định là nên quán tưởng phải không (Câu Hỏi 246) ?
Đáp: Nếu quý vị quán tưởng thì có thể bớt được một chút vọng tưởng. Không quán tưởng thì vọng tưởng nhiều thêm một chút.
- Chữa Bệnh: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng… chữa.
Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành: Nếu quý vị lấy sáu đại tông chỉ nầy làm cơ sở, và rèn luyện thân tâm, tức quý vị sẽ được tự do sanh tử.
(Ghép gọn 6 đại tông chỉ còn 5 => Tương ứng ngũ giới ) 

1 - Không tranh: Không tranh là kể cả không nổi nóng. Một chút nóng giận cũng không được. Với ai mình cũng không phát cáu. Không nổi nóng thời phiền muộn vô minh cũng sẽ giảm bớt đi. Phiền não dứt rồi thì trí huệ sẽ phát sanh, và chúng ta cư xử với mọi người bằng tấm lòng từ bi.
* Không tranh với bất cứ người nào. Tự giữ những gì mình nên có, và không nên có những thứ mình không cần. Tuyệt đối là không nổi nóng.

+ Ngũ giới: 1 - Không Tranh: Nếu không tranh sẽ không dẫn đến sát sanh. Sát sanh là do tâm tranh hiện lên tác quái. Khi tranh thì chỉ muốn mình thắng, đối phương thua, dù có chết hại vô số.
2 - Không tham: Không tham tài cũng không tham sắc; không tham danh cũng không tham lợi, cái gì mình cũng không tham muốn. Mà hãy nên: Anh cần cái gì thì tôi sẽ cho anh cái ấy.
* Bất luận những gì về vật chất, hễ mình có đủ dùng là được rồi, và cái gì cũng không tham. Đồ vật của tôi, nếu anh cần thì tôi sẽ cho anh. Chúng ta đừng nên keo tham tiếc của.

+ Ngũ giới: 2 - Không Tham: Không tham thì sẽ không trộm cắp. Tại sao lại đi ăn cắp đồ của người khác? Là bởi mình có tâm tham lam. Nếu bạn không có tâm tham lam, thì có kẻ tặng, bạn cũng không lấy. Lòng tham mà trừ thì nhất định không phạm tội ăn cắp.
3 - Không cầu: Không truy cầu bên ngoài, những thứ không nên có thì mình tuyệt đối không cần đến.
* Không tìm cầu những thứ bên ngoài, gọi là: “Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao,” người không tìm cầu tức là người có nhân cách cao thượng. Phàm người có nhân cách là người thiểu dục tri túc, ít muốn biết đủ. Người nào không tham tài, không tham sắc, không tham danh, không tham ăn, không tham ngủ thì tâm người ấy sẽ được nhiều an lạc và lòng họ cũng không cảm thấy lo sợ gì cả.

+ Ngũ giới: 3 - Không Truy Cầu: Không truy cầu thì sẽ không khởi ý niệm dâm dục. Dâm dục là do mình có mong cầu. Con gái mong con trai, con trai mong cầu bạn gái, đó là thứ truy cầu kẻ đối phương. Không những chỉ cầu thôi mà còn truy, theo đuổi nữa, giống như cái khoan, cứ nhắm về phía trước mà khoan. Nếu không có sở cầu, thì làm sao còn ý niệm tà dâm? Một chàng trai tuấn tú, một cô gái xinh xắn bất quá chỉ là hai bị thịt hôi hám mà thôi. Tại sao tham luyến chứ? Nếu không có sở cầu thì mình không sao phạm giới dâm này.
4 - Không tự tư, ích kỷ: Nguyên nhân chúng ta không thể thành Phật và bị đọa xuống tam ác đạo cũng là vì tự tư ích kỷ. Nếu chúng ta không có lòng ích kỷ, thời bất kỳ tội nghiệp gì cũng không có.
* Bất cứ vật gì thuộc về công cộng để mọi người thuận tiện dùng, chúng ta không được cất dấu cho riêng mình. Quý vị có thể bố thí, tức là quý vị không có lòng tự tư, ích kỷ, gọi là: “Xem tất cả người già như cha mẹ ta, thương tất cả trẻ thơ như thương con em mình.” Đó là sự biểu hiện của người không có lòng tự tư ích kỷ. Sự thành lập các trường đại học, trung học, tiểu học và viện dưỡng lão tại Vạn Phật Thánh Thành vốn cũng từ tư tưởng đó.

+ Ngũ giới: 4 - Không ích Kỷ (Không vọng ngữ): Không ích kỷ sẽ giúp mình chẳng nói láo - Không nói vọng ngữ. Người ta nói dối vì sợ mất đi lợi ích riêng mình, nên tâm ích kỷ mới tác quái. Rồi mình mới đi lừa người khác, nói lời dối trá, muốn người khác không biết được bộ mặt thật của mình.
5 - Không tự lợi: Chúng ta không nên vì lợi ích cá nhân mà bất chấp thủ đoạn để làm lắm chuyện phi pháp, hoặc làm những việc tổn hại đến kẻ khác.
* Là xả mình vì người. Việc gì có lợi thì ta nhường cho người khác làm. Trái lại, việc gì không lợi thì để lại mình làm. Tuyệt không bao giờ có tham đồ về danh văn lợi dưỡng, mua danh câu tiếng, vì đó là những tư tưởng tự tư, tự lợi.

+ Ngũ giới: 5 - Không Tư Lợi: Không tư lợi sẽ giúp mình không phạm tửu giới. Con người vì sao uống rượu? Là vì muốn hưởng thụ, muốn thân thể mình sung sướng. Nhưng sung sướng làm tâm mình mê loạn khủng hoảng; cứ tưởng rằng đã trở thành thần tiên, tiêu dao trên trời vậy. Khi đã say rượu thì lại chửi rủa người khác, muốn làm gì thì làm, tăng trưởng thêm lòng dâm dục. Có người muốn đem rượu lại trợ cho huyết khí được lưu thông sảng khoái. Nhưng uống rồi thì mọi sự đều quên hết. Cũng đồng một loại với hút thuốc phiện, xì ke, ma túy. Ðó đều do tâm tự lợi hoành hành; cho nên mới đi uống rượu.
6 - Không vọng ngữ: Tức là nói thật. Chúng ta tuyệt không dối gạt kẻ khác, hay nói những lời nghe như thiệt nhưng lại là giả. 
* Miệng có bốn tội ác là: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu và lưỡng thiệt. Người mà phạm một trong các tội ác nầy, tương lai sẽ bị đọa địa ngục bạt thiệt cắt lưỡi. Vọng ngữ là một trong Năm Giới. Người học Phật Pháp, nhất định nên nghiêm giữ Năm Giới. Vọng ngữ là gì? Là nói lời giả dối, gọi là: Thấy - nói không thấy; không thấy - nói thấy; nghe - nói không nghe, không nghe - nói nghe; không hiểu - nói hiểu, hiểu - nói không hiểu; biết - nói không biết, không biết - nói biết. Đó tức là vọng ngữ.

* HT Tuyên Hóa giảng, trong năm điều trên đã bao hàm Không Vọng Ngữ, vì muốn nhấn mạnh nên tách ra để cảnh báo lời nói vọng ngữ "Chưa chứng đạo nói đã chứng - Chứng đạo nói chưa chứng ...) (Nguồn: Xem tại đây)

Như vậy, Lục Ðại Tông-chỉ chính là Ngũ-giới. Tại sao không nói Ngũ-giới? Là vì danh từ Ngũ-giới nghe quen rồi, nên khi nghe không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu thì người ta thường nói: "Tôi biết rồi, bạn nói mãi lời nầy làm chi?" Bởi vậy nên đổi thành: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và không nói dối. Những danh từ này ai ai cũng nghe qua, cũng đã biết rồi. Nhưng rất ít người thật sự thực hành chúng, vậy tôi lại nhắc lại rằng:

Tôi cũng vì hai thầy Tam Bộ Nhất Bái, đi ba bước lạy một lạy mà nói Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thành. Nhưng cho đến hôm nay, dù họ đã ngừng Tam Bộ Nhất Bái rồi mà họ vẫn chưa thực hành được bao nhiêu. Tại Vạn Phật Thành, tất cả mọi người đều nói về Lục Đại Tông Chỉ nầy. Ai có thể thực hành theo một cách đầy đủ thì người đó sẽ ra khỏi tam giới, sẽ thành Phật. Nếu tự mình không thể thực hành theo, mình cũng không nên oán trách người khác đã không giúp đỡ mình. Chỗ hiểu biết của tôi là ở Lục Đại Tông Chỉ nầy. Bất luận làm việc gì, nếu quý vị có thể giữ đúng theo Lục Đại Tông Chỉ thì quý vị sẽ không tạo nghiệp đâu. Đó là điều kiện tối cơ bản để thành Phật. Nếu chúng ta có thể làm được thì thế giới sẽ được thái bình. Khi người và người không có sự tranh giành với nhau, thế giới nầy làm sao mà không hòa bình cho được. Giữa người và người không có sự tham lam, như tôi không muốn những gì của quý vị, cũng chẳng tham các tài vật không chánh đáng, tức lúc đó mọi người sẽ cùng nhau chung sống trong hòa bình. Một khi mọi người đều không tham, không cầu, không tranh, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thì thế giới tự nhiên sẽ hòa bình và vĩnh viễn sẽ không có sự phân tranh. Quý vị là những người học Phật, trước tiên hãy nên nhận thức rõ ràng về những điều kiện cơ bản nầy. Như vậy đối với việc học Phật, quý vị mới được nhiều lợi ích lớn lao.
Giảng ngày 13 tháng 6 năm 1987 (Nguồn: Giảng về lục đại tông chỉ - HT Tuyên Hóa)
+ Lục đại tông chỉ tức cũng tương ứng ngũ giới: Xem tại đây

+ Tu Tăng thượng tâm - 20. KINH AN TRÚ TẦM (Vtakkasanthàna Sutta).

Như vầy tôi nghe.... Thế Tôn thuyết giảng như sau: Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng.
Ở đây, Tỷ-kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người thợ
mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác; chư Tỷ-kheo, cũng vậy, khi một Tỷ-kheo y cứ một tướng nào, tác ý một tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy: "Ðây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo". Nhờ quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người đàn bà hay người đàn ông trẻ
tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang sức nếu một xác rắn, hay xác chó, hay xác người được quàng vào cổ, người ấy phải lo âu, xấu hổ, ghê tởm. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy nhờ quán sát... nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người có mắt, không
muốn thấy các sắc pháp nằm trong tầm mắt của mình, người ấy nhắm mắt lại hay ngó qua một bên. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi không ức niệm, không tác ý... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Ví như một người
đang đi mau, suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại". Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại". Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: "Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống". Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm  xuống". Chư Tỷ-kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến... (như trên)... được an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ... đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục... liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong... được an trú, an tịnh nhất tâm, định tĩnh.
Ví như một người lực
sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại. Chư Tỷ kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy tác ý hành tướng các tầm và an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã an trú trong đạo tầm pháp môn. Vị ấy có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn; vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. (Nguồn: 20.Kinh An Trú Tầm)

+ Gặp họa và Hóa giải Nạn: Đao gậy - Dao gậy - Đạo tặc - Súng ống - Ác nhân hại người - Nạn cướp phá:
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi nước tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo hàng quý báu đi qua nơi đường hiểm trở. Trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ hãi, các ông nên nhất tâm xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ-tát đó hay ban cho chúng sanh niềm không lo sợ. Các ông nếu xưng danh hiệu Ngài thì sẽ đặng thoát khỏi oán tặc này.”

Các người buôn nghe rồi, đều cất tiếng niệm: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát,” vì xưng niệm danh hiệu Bồ-tát mà được giải thoát.

Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi nước tam thiên đại thiên. Giả sử bất cứ chỗ nào trong cõi nước tam thiên đại thiên này đều có oán tặc. “Oán tặc” là ngày xưa họ có oan trái với quý vị nên đời này làm giặc để cướp của cải của quý vị. Có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo hàng hóa đi qua nơi hiểm trở. Có một người thương chủ dẫn theo rất nhiều người lái buôn, lại có mang theo rất nhiều vật quý giá trị phi thường, đi qua một nơi có nhiều giặc cướp thổ phỉ. Trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ hãi, các ông nên nhất tâm xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ-tát đó hay ban cho chúng sanh niềm không lo sợ. Các ông nếu xưng danh hiệu Ngài thì sẽ đặng thoát khỏi oán tặc này.” Nhưng trong số những người lái buôn đó có một người đề nghị với mọi người như thế này: “Thưa quý ông, quý anh em, quý bạn! Các vị đừng nên sợ hãi. Mọi người chúng ta nên nhất tâm chuyên niệm ‘Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát’ đi, vì vị Bồ-tát này hay dùng tinh thần vô úy bảo hộ cho tất cả chúng sanh. Chúng ta nếu nhất tâm niệm danh hiệu Ngài thì tuy hiện tại chúng ta gặp bọn oán tặc, chúng ta tự nhiên sẽ được thoát nạn, sẽ không phải bị chúng cướp giựt hay giết hại.” Các người buôn nghe rồi, đều cất tiếng niệm: “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát.” Vì xưng niệm danh hiệu Bồ-tát mà được giải thoát. Những người lái buôn kia nghe nói rồi đều đồng loạt cất tiếng niệm: “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát.” Nhờ niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm nên được thoát khỏi nạn oán tặc, không bị thổ phỉ cướp giựt. Nhơn vì có sự linh cảm không thể nghĩ bàn ấy nên mỗi người đều phải thành tâm thật ý xưng niệm danh hiệu Ngài, chớ có hoài nghi. ...

Nếu lại có người sắp sửa bị hại, xưng danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thì dao gậy của người cầm liền gãy từng đoạn mà đặng thoát khỏi.
Ðoạn văn kinh này là nói về nạn dao gậy. Nếu có người sắp sửa bị hại, mà có thể xưng danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm thì dao gậy của người cầm, người cầm là nói về người muốn giết hại, cầm dao bén và gậy gộc trong tay, sắp sửa muốn ra tay. Liền gãy từng đoạn. Ðúng lúc quý vị niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, tự nhiên cổ của quý vị cứng hơn dao thép của người kia. Xưa nay dao bao giờ cũng cứng hơn cổ, nhưng bây giờ lúc dao chém đến cổ, tự nhiên bị gãy vụn. Nếu không tin, quý vị cứ thử xem cổ mình có cứng bằng dao không? Con dao có bị gãy từng khúc không? Ðó là nhờ sức đại oai thần của Bồ Tát Quán Thế Âm nên mới khiến cho cổ cứng như đá tảng đến nỗi dao của người ấy tự nhiên bị gãy vụn. Mà đặng thoát khỏi. Nhờ đó mà được giải thoát nạn dao gậy. Vì lẽ gì được thoát khỏi? Do vì người ấy phát tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Có người hoài nghi: “Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm mà được linh cảm như thế sao?” Chẳng những được như thế mà còn linh cảm hơn thế nữa! Chỉ cần quý vị thành tâm tin tưởng, thành tâm niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì sẽ được sự cảm ứng theo ý mong cầu.

+ Họa ác nhân hại người:
Giả sử sanh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Nhờ sức niệm Quán Âm
Hầm lửa biến thành ao.
Giả sử có người muốn hãm hại, ví như buôn bán chung với quý vị, cùng lên núi với quý vị. Khi đi qua vực sâu muôn trượng, người ấy vì muốn giựt tiền vốn của quý vị bèn sanh tâm mưu hại, xô quý vị rơi xuống vực sâu. Ngay lúc đó, quý vị chỉ cần chí thành xưng niệm: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát” thì sẽ được bình an vô sự. Người kia dù có xô quý vị rớt trong hầm lửa đi nữa, thì hầm lửa ấy cũng biến thành ao nước. Quý vị không cần phải dùng phương pháp nào khác, cũng không cần phải niệm bất cứ chú gì, chỉ cần nhất tâm chuyên niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì sẽ có cảm ứng, sẽ được một sức mạnh vô hình đến cứu hộ, cảm ứng này thật bất khả tư nghì. Vì thế chúng ta ở chỗ nào nơi nào cũng đều niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì tương lai sẽ được Bồ-tát bảo hộ cho. Cảnh giới cảm ứng đó thật là nói không thể hết được.

+ Họa ác nhân hại người
Hoặc ở đỉnh Tu Di
Bị người xô rớt xuống
Nhờ sức niệm Quán Âm
Như mặt nhật trên không.
Tu Di là tiếng Phạn, dịch là núi Diệu Cao, là núi cao lớn nhất trong vũ trụ. Ðỉnh Tu Di ở đây, không nhất định là chỉ đỉnh núi Tu Di, mà là chỉ chỗ rất cao. Nghĩa là giả sử quý vị đang ở trên đỉnh cao chót vót, cao như núi Tu Di vậy, mà bị người xô té xuống, ngay lúc ấy, nếu quý vị có thể niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì sẽ như mặt nhật trên không, tức như là mặt trời đang ở giữa hư không, không thể bị tổn hoại. Chẳng phải chỉ nói ở trên núi cao xô quý vị té chết, mà cũng có thể là có người bảo quý vị leo đến đầu thang, chờ lúc quý vị đến chỗ cao nhất, họ mới chặt phía dưới thang. Bây giờ quý vị muốn lên cũng không được mà muốn xuống cũng không xong; đó gọi là lên không lên, xuống không xuống, tình trạng rất là nguy hiểm.
Cũng như thế, giả sử mọi người đều cung kính quý vị, khen ngợi quý vị đến cực điểm, rồi sau lại không cung kính nữa, làm quý vị chới với như thể từ trên chót núi Tu Di té ngã xuống. Lúc bấy giờ nếu quý vị có thể niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì sẽ không có phiền não gì cả, giống như mặt trời ở giữa hư không chiếu sáng muôn dặm, không còn có chút phiền não gì, mà trái lại, rất thư thái, rất có định lực, khen chê đều không động tâm. Ðây cũng là một ý nghĩa khác của câu “Như mặt nhật trên không.”

+ Nạn cướp bóc, người ác hại
Hoặc bị người ác đuổi
Rớt xuống núi kim cương
Nhờ sức niệm Quán Âm
Chẳng tổn đến mảy lông.
Thế nào là người ác? Ðó là người không biết đạo lý, chuyên làm việc giết người, đốt nhà. Lý lẽ của họ là: “Của anh là của tôi, của tôi cũng là của tôi. Tiền của anh là của tôi, tiền của tôi lại là của tôi.” Quý vị xem việc đó có đúng đạo lý không? Những người ác đó có cường quyền mà không có công lý. Họ chỉ dùng thế lực để hiếp đáp người khác mà không kể đến công lý là gì. “Rượt đuổi” là quý vị chạy đi đâu, họ cũng theo quý vị đến đó, luôn luôn canh chừng quý vị. Giả sử quý vị bị những người ác như thế rượt đuổi, nhơn một lúc sơ hở không cẩn thận, không chú ý, quý vị bị rơi vào vực sâu muôn trượng của núi kim cương. Nếu quý vị không niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì sẽ rớt vào trong khe núi, chắc chắn sẽ mất mạng, thậm chí xương thịt tan nát, toàn bộ da thịt gân xương đều nát nhừ như cám, không tìm thấy tử thi đâu cả. Nhưng nếu quý vị có thể niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì ngay đến một sợĩ lông cũng không bị hao tổn. Quý vị thấy có kỳ lạ không chứ! Núi kim cương biểu thị cho vách cao muôn trượng, cứng rắn phi thường, rắn chắc như là kim cương vậy. Khi gặp những sự nguy hiểm như thế mà quý vị có thể niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, thì nhất định có đại cảm ứng – Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ đến cứu độ quý vị, khiến cho việc rủi hóa may, gặp hung hóa cát, nguy mà không nguy, hiểm mà chẳng hiểm.

Hoặc gặp oán tặc vây
Cầm dao muốn gia hại
Nhờ sức niệm Quán Âm
Ðều liền khởi từ tâm.
Phía trước đềụ cập đến người ác là những người còn có chút kiêng dè, không phải là hại người công khai. Oán tặc nói ở đây chính là kẻ ngang nhiên đánh cướp của cải, giết người đốt nhà, không việc ác nào chẳng làm. Những gì chúng ta gặp phải đều có quan hệ nhân quả đời trước. “Oán tặc” chính là những người có oán hận với ta, hoặc là đời trước ta từng trộm cắp đồ vật của họ, hoặc giết hại họ, hoặc có điều không phải với họ, cho nên đời này mới gặp nhau liền biến thành oán tặc. Ấy gọi là: “Giết người phải thường mạng, thiếu nợ phải trả tiền.” Quý vị giết người ta, người ta cũng sẽ giết lại quý vị; quý vị cướp của người, thì phải trả tiền lại cho họ. Tất cả mọi thứ đều có sự quan hệ liên đới.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi từng nêu lên một công án.
- Ngài nói: “Tôi đời đời kiếp kiếp giữ giới không trộm cắp, chưa từng trộm cắp đồ vật của ai, lấy gì để chứng minh? Tôi có thể lấy một hạt châu rất đắt tiền để ngay nơi cửa thành, không cần phải canh, mà ba ngày sau vẫn còn nguyên vẹn, không bị người lượm mất. Do đó có thể chứng minh rằng lời nói của tôi là thành thật.”
Nhưng vẫn có người không tin, nên Ngài thí nghiệm thử. Ngài lấy một hạt châu quý đem ra cửa thành thả ở chỗ đông người, dễ thấy nhất. Quả nhiên ba ngày sau, hạt châu vẫn ở chỗ cũ, không bị người nhặt lấy. Ðó là do Ngài đời đời kiếp kiếp giữ giới trộm cắp rất thanh tịnh, cho nên mới có quả báo ấy.
Vì thế, chúng ta hiện đời nếu gặp oán tặc thì đành phải cam chịu; cho dù bị mất những thứ gì hoặc bị tổn thất gì, đều không cần phải quá buồn bã, mà phải vui vẻ đón nhận, không nên oán trời trách người.
Nhớ lại hồi ở chùa Nam Hoa tôi đã từng gặp phải nạn oán tặc. Năm nọ, trước vía Quán Âm – ngày 19 tháng 9 – một ngày, có rất nhiều thổ phỉ muốn đánh cướp chùa Nam Hoa. Bọn họ đập cửa ầm ầm, nhưng tôi không mở. Một lát cửa sau bị bọn thổ phỉ phá tung.
Lúc đó, trước sau và hai bên đều có thổ phỉ cầm súng chĩa về phía tôi, nói: “Muốn chết cho chết luôn.” Có tên hét lên dọa đánh tôi. Nhưng lúc đó tôi không cảm thấy sợ hãi gì cả, nói chuyện với họ rất tự nhiên.
Tôi hỏi họ: “Tại sao các anh muốn đánh tôi?”
Họ hỏi vặn lại: “Tại sao ông không mở cửa?”
Tôi trả lời: “Giả sử anh là tôi, và tôi là anh, hẳn các anh cũng không muốn mở cửa! Tại sao thế? Vì các anh đến đây là để lấy đồ vật của tôi chớ không phải là tặng quà.”
Nghe tôi nói thế, họ lại bảo: “Ðưa chi phiếu ra đây!”
Lúc đó tôi đương mặc một chiếc áo tràng vá nát, tôi nói: “Các chú xem chiếc áo tôi đang mặc đây này, thì cũng biết tôi là người có chi phiếu không?”
Chúng nhìn qua một lượt, lại hỏi: “Vậy ở đây ai có tiền hả?”
Tôi nói: “Tôi là Giáo thọ của Phật học viện này, các vị kia đều là học sinh cả. Tôi làm Giáo thọ mà không có tiền, thì học sinh làm gì có tiền? Nếu mấy chú không tin thì cứ vào phòng tôi xem thử. Nếu thấy có vật gì đáng giá hoặc có bảo bối gì thì cứ cầm lấy!”
Lúc ấy trong phòng tôi thật ra có hai món bửu bối, mà lại là hai bửu bối “sống.” Ấy là một chú Sa-di và một vị Pháp sư. Hai người này khi nghe thổ phỉ đến kêu cửa, thì tay chân bủn rủn, sợ đến nỗi đi không được, bò đến chỗ tôi nói:
-“Pháp sư ơi, làm sao bây giờ? Tôi sợ quá đi mất!
Tôi nói: “Không sao đâu! Quý vị cứ vào phòng tôi, chui đại xuống gầm giường trốn là được!”
Bấy giờ tôi lại bảo bọn thổ phỉ đi vào phòng xem cái gì lấy được thì lấy, cả hai người sợ đến phát run lẩy bẩy, răng đánh vào nhau cầm cập! Rốt cuộc bọn thổ phỉ lại không vào phòng tôi. Ngay lúc đó, có vị Pháp sư thấy tôi nói chuyện với bọn thổ phỉ có vẻ thân thiện, cũng từ trong phòng bước ra định góp chuyện.
Thầy vừa bước ra, bọn thổ phỉ thật lạ lùng, vội bước lên chĩa súng vào người, vây quanh đòi đánh, làm Thầy sợ hãi đến phát khóc. Lúc đó trong lòng tôi rất khó chịu, tôi nói:
-“Ông ấy cũng không có tiền đâu, các ông muốn tiền thì cứ đòi ở tôi đây nè!”
Nhưng bọn thổ phỉ không để ý gì đến tôi, cứ theo ông ta đòi tiền. Ông ta nói:
-“Hãy vào phòng tôi mà lấy!”
Nói rồi dẫn bọn thổ phỉ đi lấy hơn hai trăm đồng. Có lẽ là tiền dành dụm được trong bao nhiêu năm, cuối cùng rơi vào tay thổ phỉ.
Qua ngày hôm sau, vị Pháp sư ấy nói với các Tăng sinh rằng:
-“Ở chùa Nam Hoa có hơn hai trăm người mà chỉ có vị Pháp sư này là không biết sợ thôi.
Tôi mới nói với các vị ấy: “Không phải chỉ mình tôi đâu, trong chùa có đến bốn vị không biết sợ đấy.”
Vị thứ nhất là ai?
-“Là Lục Tổ Ðại sư, Lão tăng nhập định ngồi ở đó như như bất động. Thổ phỉ đến là việc của họ, họ cướp cái gì thì cướp, Ngài không để ý đến.
-“Người thứ hai là Hám Sơn Ðại sư, Ngài cũng ngồi như lão tăng nhập định, yên lặng không lay động.
-“Người thứ ba là Ðan Ðiền Tổ sư, Ngài không có đại định lực như Lục Tổ và Hám Sơn Ðại sư, còn ngước đầu lên (vì nhục thân của Ngài lưng hơi còng) nhìn bọn thổ phỉ.
-“Người thứ tư mới đến lượt tôi.”
“Hoặc gặp oán tặc vây; Cầm dao muốn gia hại; Nhờ sức niệm Quán Âm; Ðều liền khởi từ tâm.” Khi gặp bọn oán tặc tôi không sanh tâm lo sợ, mà rốt cuộc bọn thổ phỉ ấy không đánh cũng không bắn tôi gì cả. Tại sao thế? Vì lúc đó tôi đã niệm Bồ Tát Quán Thế Âm; ban đầu họ đối với tôi rất hung dữ, nhưng thấy tôi là một ông thầy tu rách rưới, mới nghĩ: “Ông thầy tu này thiệt đáng thương!” nên phát khởi lòng từ bi mà không gây phiền phức cho tôi.

Trên đây là Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn:
Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.
Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.
Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.
Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Ðức Phật dạy: Kẻ đại ác, đại khái có 15 tội nặng - Tội của kẻ phàm ngu:
1. Một là sát sanh;
2. Hai là trộm cắp;
3. Ba là quen thói dâm ô;
4. Bốn là dối trá;
5. Năm là nịnh hót;
6. Sáu là chuốt ngót;
7. Bảy là gièm pha;
8. Tám là khinh bực hiền sĩ;
9. Chín là tham sự ô trược;
10. Mười là buông lung;
11. Mười một là say sưa;
12. Mười hai là ganh ghét kẻ hiền;
13. Mười ba là hủy báng đạo đức;
14. Mười bốn là sát hại thánh nhân;
15. Mười lăm là không kể tội lỗi.
- Trong kinh có câu: "Gian ngược, tham lam, oán người lương thiện, làm việc bất chính, thì khi chết, đọa vào ác đạo." (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Kẻ đáng sợ - Ác nhân theo Thiền sư dậy:
- Những kẻ mặt mũi đẹp đẽ, ăn mặt sang trọng, nói năng ngọt ngào nhưng trong lòng chứa đầy âm mưu thủ đoạn lường gạt hại người, kẻ đó mới đáng sợ.
- Những kẻ hành tà đạo, tôn thờ thần linh, ma quỷ nhưng nói ra toàn chuyện đạo đức giả hình, biến người nghe thành những con cừu non khờ dại, kẻ đó mới đáng sợ.
- Những kẻ quản trị những công ty lớn, miệng nói trung thành, tín nhiệm nhưng gian tham, lường gạt khách hàng khiến cả trăm ngàn người tán gia bại sản, kẻ đó mới đáng sợ.
- Những kẻ âm mưu thống trị nhân loại nhưng nói ra toàn chuyện nhân nghĩa, đạo đức để lừa mị, kẻ đó mới đáng sợ.
- Những kẻ đứng sau lưng những thế lực đen tối, buôn bán nô lệ, đàn bà, trẻ em, đứng đầu những tổ chức trùm ma túy kết thành bè đảng Mafia, không chuyện tàn ác nào mà không dám làm, những kẻ đó mới đáng sợ.
- Những kẻ dùng ngòi bút, diễn đàn như gươm súng để đàn áp người cô thế, đầu độc dư luận, bóp méo sự thật, phỉ báng, vu oan giá họa người lương thiện như thế mới đáng sợ.
Còn như ông (Người có tướng mạo hung ác) thì chẳng có gì đáng sợ cả. (Nguồn: xem mục Chỉ rõ chỗ hư vọng của sáu căn)

+ Thế nào là người ác? Ðó là người không biết đạo lý, chuyên làm việc giết người, đốt nhà. Lý lẽ của họ là: "Của anh là của tôi, của tôi cũng là của tôi. Tiền của anh là của tôi, tiền của tôi lại là của tôi." Quý vị xem việc đó có đúng đạo lý không? Những người ác đó có cường quyền mà không có công lý. Họ chỉ dùng thế lực để hiếp đáp người khác mà không kể đến công lý là gì. Quý vị chạy đi đâu, họ cũng theo quý vị đến đó, luôn luôn canh chừng quý vị. Giả sử quý vị bị những người ác như thế rượt đuổi, nhơn một lúc sơ hở không cẩn thận, không chú ý, quý vị bị rơi vào vực sâu muôn trượng của núi kim cương.

Oán tặc: Phía trước đềụ cập đến người ác là những người còn có chút kiêng dè, không phải là hại người công khai. Oán tặc nói ở đây chính là kẻ ngang nhiên đánh cướp của cải, giết người đốt nhà, không việc ác nào chẳng làm. Những gì chúng ta gặp phải đều có quan hệ nhân quả đời trước. "Oán tặc" chính là những người có oán hận với ta, hoặc là đời trước ta từng trộm cắp đồ vật của họ, hoặc giết hại họ, hoặc có điều không phải với họ, cho nên đời này mới gặp nhau liền biến thành oán tặc. Ấy gọi là: "Giết người phải thường mạng, thiếu nợ phải trả tiền." Quý vị giết người ta, người ta cũng sẽ giết lại quý vị; quý vị cướp của người, thì phải trả tiền lại cho họ. Tất cả mọi thứ đều có sự quan hệ liên đới. (Nguồn: Kinh Pháp Hoa - Phẩm Phổ Môn)

+ Người ác: Tất cả vua của quỷ thần đều có oai đức lớn. Họ có thể chém yêu quái, trừ tai họa và chế phục bọn ngoại đạo. Họ dùng pháp Chiết Phục để hàng phục tất cả bàng môn tả đạo, ma mị yêu tinh, ngưu quỷ, xà thần. Phàm là những phần tử xấu, tà tri tà kiến, tà thuật tà pháp, họ đều có khả năng hàng phục hết. Họ có thể sanh thiện, diệt ác, trừ tà, phá ma.
Ác ma là ví cho những kẻ không màng chi đến đạo lý. Phàm những kẻ ngang ngược không màng đến lý lẽ thì rất quái gở và hống hách, họ đều là từ bọn ác ma chuyển thế mà thành. Quý vị có đối xử tốt với chúng bao nhiêu, chúng cũng không biết là quý vị tốt. Cho đến quý vị đem cả máu thịt mình mà hy sinh cho chúng, chúng vẫn không biết đủ, mà cũng chẳng cám ơn vì chúng có lòng tham không đáy. Tại sao vậy? Bởi chúng đã trải qua nhiều kiếp huân tập thói ác, cho nên các ác tập đó đã trở nên thâm căn cố đế, và tánh xấu được hình thành từ sự u tối gàn dở mà chúng lại không chịu sửa đổi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa Khai thị 6)

+ Cảm ứng Tâm Linh: Cảm ứng đạo giao, tâm chân thành có thể cảm. Tâm của chúng ta là tâm hư ngụy, là tự tư tự lợi, tham sân si mạn. Chúng ta theo đuổi những danh vọng lợi dưỡng này, loại tâm này là tâm luân hồi, không thể cảm ứng với Phật Bồ Tát. Đạo lý này nhất định phải biết.
Tâm như thế nào mới có thể cảm ứng với Phật Bồ Tát vậy? Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, tâm từ bi, niệm niệm cảm ứng đạo giao với Phật Bồ Tát.(Kinh TTNĐ - Tập 61 - PS Tịnh Không giảng)

+ Đức Tin Với cảm ứng: D.K: Năng lượng của Đức tin có thể làm khởi động các dòng năng lượng cao siêu vốn có thể hóa giải hoặc trì hoãn bệnh tật (karma - minhtrietmoi.org)
- Nguyện vọng phải phát khởi trước khi có sự lưu nhập của nguồn cảm hứng tinh thần. Phàm ngã phải thở ra trước khi có sự thở vào của Chân ngã cao siêu.

+ Thành tựu Cảm ứng khi Tu: Khi quý vị nỗ lực tu hành, đầu óc quý vị không nên bị phân tán. Quý vị nên có chút định lực. Nếu quý vị có được định lực rồi, thì trí tuệ sẽ phát sinh. Nhưng nếu quý vị thiếu định lực, thì trí tuệ sẽ không hiển lộ. Điều này rất là quan trọng. Chúng ta không thể phạm những sai lầm nhỏ nhặt nhất. Như có câu: Sai một ly, đi một dặm (*)

Nếu quý vị chỉ sai một chút xíu thì sự tu tập của quý vị sẽ không có cảm ứng gì. Dù quý vị tu tập Pháp gì, quý vị đều cần phải nhẫn nại. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Cảm Ứng Tu hành)

+ Cảm Ứng Đạo Giao: Tu Đạo muốn hồi hướng cho Cha mẹ. Nếu con thành tâm, thì dù cha mẹ con có xa cách bao nhiêu đi nữa cũng được cảm ứng đạo giao; còn nếu như con không thành tâm, thì mẹ con dù có ở ngay trước mặt con cũng không có cảm ứng gì.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 245)

+ Linh Ứng nhiệm mầu của Thần Chú Đại Bi: Nên biết rằng nếu chúng ta thành tâm tụng Chú Đại Bi, chắc chắn có cảm ứng. Chú Đại Bi thông thiên địa, và có thể chữa khỏi tất cả 84.000 các loại bệnh trên thế gian. Nhưng người tụng chú phải thành tâm mới có cảm ứng. Họ cũng không được nói dối để có hiệu quả. Nếu quý vị luôn nói dối thì tụng Chú Đại Bi sẽ không có linh ứng gì. ... Với dịch bệnh hoành hành dân làng, HT Tuyên Hóa đã không chờ được mời, mà dẫn vài đệ tử đi xung quanh làng bị dịch bệnh tụng Thần Chú Đại Bi = Dịch bệnh giảm, hết nhanh. Còn với cá nhân, cần xem họ có Lòng thành kính và tín tâm đến để cân nhắc, không nên tiếp tay cho cái ác. (Mời xem Những Việc Hòa Thượng Tuyên Hóa đã ứng dụng Thần Chú nhiệm mầu)

+ HT Tuyên Hóa, vấn đáp ký lục.
- HỎI : Nếu như có người làm nghề giết gà, giết vịt để sinh sống, chúng ta nên có pháp môn phương tiện nào để khuyên giải họ không ?.
ĐÁP : Nếu lúc trước làm chuyện lầm lỗi, khi biết ra là sai quấy thì con nên sửa đổi. Cho nên bảo là : "Quá năng cái, quy ư vô", nghĩa là biết sai mà chịu sửa thì xem như vô tội.
- HỎI : Trong sách có nói về Chú Đại Bi như : "Thân bị bệnh nan y quấy rầy, tức thời sẽ tiêu trừ hết". Nhưng có một số người nói : "Chuyện này không thể được, vì chẳng lẽ mình bị bệnh, rồi chỉ cần niệm Chú Đại Bi thì sẽ hết bệnh sao"? Thịnh Hòa Thượng khai thị.
ĐÁP : Tâm thành tất linh. Nếu không thành tâm, dù niệm cũng không linh nghiệm. Nếu các vị thành tâm niệm tức sẽ linh ứng. Cho nên nói : "Khi oán hận mà sanh tâm hoan hỷ, thì người chết sẽ sống trở lại. Nếu cho đây là lời giả dối, thì nên biết chư Phật không nói dối bao giờ". Do đó mình có lòng tin, tất nhất định sẽ có cảm ứng. Chú Đại Bi có thể trị được 8 vạn 4 ngàn thứ bệnh trên thế gian, nhưng phải là người có thiện căn. Người không có thiện căn, dù muốn niệm cũng niệm không ra và có muốn trị bệnh cũng không ăn nhằm gì.

+ Chú Đại Bi chữa khỏi ung thư và trị quỷ thần (Xem nguồn)

+ Hiển mật - Cảm ứng tâm linh: 6) Hiển Mật: “Hiển” là hiển lộ rõ ràng; “Mật” là bí mật kín đáo. Quý vị trì tụng Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm thì có lúc được sự cảm ứng rõ ràng, và cũng có lúc được sự cảm ứng âm thầm.
Cảm ứng rõ ràng tức là sự cảm ứng mà mọi người đều có thể nhìn thấy, đều biết được.
Ví dụ như quý vị đang ngồi trong phòng, nhất tâm nhất ý niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, bất ngờ có hỏa hoạn xảy ra. Lúc ấy, chỉ cần quý vị có thể thành tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì dù cho nhà bên cạnh có bị cháy, nhà của quý vị vẫn được vô sự. Nhưng đó phải là vô ý chứ không phải cố ý!.....
Như nhà kế bên cháy mà nhà mình không cháy; đó không phải là hiển lộ rõ ràng sao? Ai nấy đều biết rõ: “A! Người ấy nhờ niệm Quán Thế Âm Bồ Tát nên được sự cảm ứng đấy! Tin Phật thật là có sự mầu nhiệm.” Ðó là sự cảm ứng hiển lộ.
Lại còn có sự cảm ứng bí mật nữa. Ví dụ đáng lẽ quý vị phải gặp tai nạn hoặc té xuống biển bị nước cuốn, nhưng trong vô hình, được sự cảm ứng từ Quán Thế Âm Bồ Tát, quý vị không phải gặp sự nguy hiểm ấy nữa. Trong thầm kín, Ngài làm cho tai nạn của quý vị tiêu mất đi, mà ngay cả quý vị cũng hoàn toàn không hay biết; đó gọi là sự cảm ứng bí mật.
Như có người đáng lẽ bị chết thiêu trong trận hỏa hoạn, nhưng nhờ người ấy tin tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài bèn âm thầm giải trừ tai nạn cho. Ðó cũng là sự cảm ứng bí mật.
Thậm chí quý vị đang ngồi trên phi cơ, lẽ ra phi cơ bị trục trặc – giao thông hiện nay tuy rất tiện lợi, song số người tử vong do phi cơ, xe lửa, xe taxi… gây ra cũng rất nhiều-nhưng quý vị nhờ tụng phẩm Phổ Môn, nhờ niệm chú Ðại Bi, nhờ tin tưởng ở Quán Thế Âm Bồ Tát, nên Ngài âm thầm, không để cho ai biết, lặng lẽ giúp quý vị “chuyển rủi thành may.” Ðó gọi là “gặp hung hóa kiết, biến nguy thành an.”
Nhân có sự quan hệ Hiển Mật cho nên nói Phẩm Phổ Môn. Phẩm này có Hiển Mật Viên thông-Hiển cũng viên thông mà Mật cũng viên thông; bởi Hiển Mật đều viên thông cả, nên công đức của Phẩm Phổ Môn là không thể nghĩ bàn.
Phẩm Phổ Môn có vô số diệu dụng, chú Ðại Bi cũng có những diệu dụng như thế. Bây giờ tôi kể một việc cảm ứng xảy ra ở quê tôi cho quý vị nghe.
Ở Ðông Bắc (Mãn Châu) quê tôi, có một người nông dân rất giàu có. Mùa thu năm ấy, ông chất nông phẩm lên xe đem ra chợ bán; bán xong mang tiền về nhà. Khi còn cách nhà độ ba dặm đường, bất ngờ gặp phải đám thổ phỉ chặn đường đánh cướp. Người nông dân này thấy phía trước có cướp thì hốt hoảng than thầm: “Phải làm sao đây? Chạy trốn ư?” Nhưng bọn thổ phỉ nhìn thấy rồi, muốn trốn cũng không được; nếu không trốn thoát thì nhất định phải bị cướp. Ngay lúc ấy, ông ta niệm chú Ðại Bi, và chiếc xe ngựa của ông ta cứ thẳng đường tiến tới trước.
Khi xe ông tiến gần đến chỗ bọn thổ phỉ, thì từ trong đám thổ phỉ có một người bước ra, đi đến trước xe và nói: “Ông đưa roi cho tôi để tôi đánh xe cho!”
Ông nghe lời, đưa roi đánh xe cho người kia. Xe ông đi ngang qua chỗ đám thổ phỉ mà bọn họ dường như không thấy không nghe gì cả, cho nên ông không bị cướp. Ðợi xe chạy tới chỗ bọn thổ phỉ không còn thấy được nữa, người đánh xe giùm ấy trả roi lại cho ông và nói: “Bây giờ ông hãy đi đi, không có việc gì nữa đâu.”
Ông nông dân ấy vì nhìn thấy người đánh xe giúp mình vốn từ trong đám thổ phỉ đi ra, nên cứ đinh ninh anh ta cũng là thổ phỉ, mới nói: “Thưa tiên sinh, hôm nay nhờ tiên sinh cứu giúp mà tôi khỏi bị nạn cướp, dám hỏi quý danh tiên sinh là chi? Hiện ở đâu? Tương lai tôi sẽ đến quý phủ hầu bái tạ.”
Người kia đáp: “Tôi tên là A Thệ Dựng.”
Quý vị niệm chú Ðại Bi ắt đều biết rõ, trong chú Ðại Bi không phải có một vị Hộ pháp tên là A Thệ Dựng sao? Trong đồ hình, vị Hộ pháp ở phía sau vai có hai cánh, tên là A Thệ Dựng. Nhưng đương lúc ấy, người nông dân lại tự hỏi: “Ồ, A Thệ Dựng là ai vậy kìa?” Bấy giờ ông ta quên bẵng rằng “A Thệ Dựng” chính là một câu trong chú Ðại Bi và là tên của một vị Hộ pháp.
Tới chừng vị A Thệ Dựng ấy đi rồi, không còn nhìn thấy nữa, người nông dân mới sực nhớ ra: “À, đây không phải là vị Hộ pháp A Thệ Dựng trong chú Ðại Bi hay sao?” Song, khi ông nhớ ra thì tìm không thấy “A Thệ Dựng” nữa, chẳng biết là đã đi về đâu!
Trên đây là một trong những cảnh giới không thể nghĩ bàn của chú Ðại Bi. Nếu như người nông dân ấy nghĩ: “Ðể mình thử niệm chú Ðại Bi xem có linh nghiệm không,” tất A Thệ Dựng sẽ không hiện thân đến cứu ông ta. Chính nhờ ông ta không có ý muốn thử nghiệm, mà chỉ một lòng tin tưởng: “Trì niệm chú Ðại Bi thì sẽ có thể gặp hung hóa kiết, đổi nguy thành an”; và quả nhiên ông ta được toại ý nguyện, không bị thổ phỉ cướp bóc. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Kinh Pháp Hoa)

+ Linh Ứng nhiệm mầu của Thần Chú Đại Bi: Nên biết rằng nếu chúng ta thành tâm tụng Chú Đại Bi, chắc chắn có cảm ứng. Chú Đại Bi thông thiên địa, và có thể chữa khỏi tất cả 84.000 các loại bệnh trên thế gian. Nhưng người tụng chú phải thành tâm mới có cảm ứng. Họ cũng không được nói dối để có hiệu quả. Nếu quý vị luôn nói dối thì tụng Chú Đại Bi sẽ không có linh ứng gì. ... Với dịch bệnh hoành hành dân làng, HT Tuyên Hóa đã không chờ được mời, mà dẫn vài đệ tử đi xung quanh làng bị dịch bệnh tụng Thần Chú Đại Bi = Dịch bệnh giảm, hết nhanh. Còn với cá nhân, cần xem họ có Lòng thành kính và tín tâm đến để cân nhắc, không nên tiếp tay cho cái ác. (Mời xem Những Việc Hòa Thượng Tuyên Hóa đã ứng dụng Thần Chú nhiệm mầu)

+ Linh Cảm Quán Thế Âm
Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi và linh cảm ra sao, thật là không thể nghĩ bàn. Nếu mọi người chúng ta thành tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhất định nghiệp chướng sẽ tiêu trừ, căn lành sẽ tăng trưởng. Có rất nhiều sự tích nói về sự linh cảm của Ngài, nay tôi xin kể một chuyện xẩy ra tại đất Mỹ. Có một bà đến nhà thương để sanh con. Ðây là một trường hợp đẻ khó, nên bác sĩ phải giải phẫu để lấy đứa nhỏ ra, nhưng trong khi mổ người ta cắt phải ống dẫn nước tiểu của sản phụ mà không hay biết. Sau khi mổ và khâu lại, người sản phụ về nhà được mấy ngày mà không hề đi tiểu tiện, trong khi đó thân thể sưng lên. Thấy sự việc xảy ra bất thường, bà này bèn đến bác sĩ hỏi bệnh nhưng bác sĩ cũng không hiểu là bệnh gì. Sau thấy toàn thân phù thũng, bệnh nhân đành phải đi khám lại bệnh tình, lúc đó huyết áp đã xuống thấp tới 18 độ, độc tố tích lại cùng mình, không cách gì chữa trị, đành nằm chờ chết. Một số thân hữu của nạn nhân gọi điện thoại tới Vạn Phật Thành cầu cứu. Người ta báo cáo cho tôi hay, tôi bảo họ hãy thành tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Họ rất thành tâm niệm Ngài Quán Âm, và chỉ hai tiếng rưỡi đồng hồ sau, phù thũng tiêu dần, huyết áp tăng lên, đường nước tiểu thông trở lại, nạn nhân phục hồi sức khỏe rất nhanh chóng rồi xuất viện. Các sự tích về trường hợp từ cửa tử thần, hay từ bệnh nguy ngập mà hồi sanh, hay các chuyện tiêu tai giải nạn, ở tại thành Vạn Phật, kể ra không hết, nay tôi chỉ kể một câu chuyện đó mà thôi.

+ HT Tuyên Hóa, vấn đáp ký lục.
- HỎI : Nếu như có người làm nghề giết gà, giết vịt để sinh sống, chúng ta nên có pháp môn phương tiện nào để khuyên giải họ không ?.
ĐÁP : Nếu lúc trước làm chuyện lầm lỗi, khi biết ra là sai quấy thì con nên sửa đổi. Cho nên bảo là : "Quá năng cái, quy ư vô", nghĩa là biết sai mà chịu sửa thì xem như vô tội.
- HỎI : Trong sách có nói về Chú Đại Bi như : "Thân bị bệnh nan y quấy rầy, tức thời sẽ tiêu trừ hết". Nhưng có một số người nói : "Chuyện này không thể được, vì chẳng lẽ mình bị bệnh, rồi chỉ cần niệm Chú Đại Bi thì sẽ hết bệnh sao"? Thịnh Hòa Thượng khai thị.
ĐÁP : Tâm thành tất linh. Nếu không thành tâm, dù niệm cũng không linh nghiệm. Nếu các vị thành tâm niệm tức sẽ linh ứng. Cho nên nói : "Khi oán hận mà sanh tâm hoan hỷ, thì người chết sẽ sống trở lại. Nếu cho đây là lời giả dối, thì nên biết chư Phật không nói dối bao giờ". Do đó mình có lòng tin, tất nhất định sẽ có cảm ứng. Chú Đại Bi có thể trị được 8 vạn 4 ngàn thứ bệnh trên thế gian, nhưng phải là người có thiện căn. Người không có thiện căn, dù muốn niệm cũng niệm không ra và có muốn trị bệnh cũng không ăn nhằm gì.

+ Chú Đại Bi chữa khỏi ung thư và trị quỷ thần (Xem nguồn)
+ Xem: Chánh Tâm Thành ý Trì Chú để có Cảm ứng Linh nghiệm
+ Xem thêm: Sách: Chữa Lành Bệnh Tật - Hóa Giải Ác Nạn - Cầu Được Ước Thấy Bằng Phật Pháp Nhiệm Mầu

+ Lời hứa cúng giường/ Bố thí rất cần thật làm:
Nói đến đây, nhớ lại lúc ở Hồng Kông tôi có một đệ tử quy y xấu tánh. Xấu tánh như thế nào? Anh ta tên là Trương Ngọc Giai, đã làm hại người. Nhà anh ta mở tiệm thuốc tây, lời không biết bao nhiêu mà kể. Song, số tiền kiếm được là từ việc hại người. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, vì đất nước vừa trải qua khói lửa chiến tranh nên bịnh truyền nhiễm lan tràn, lúc ấy ở đại lục Trung Hoa chỗ nào cũng có bịnh ôn dịch hoành hành. Bấy giờ Trương Ngọc Giai cùng với một người rất giàu có hùn vốn đi buôn. Hai người cùng ngồi thuyền ra ngoại quốc để mua thuốc tây mang về Hồng Kông bán lại. Trên đường về, thuyền ra tới biển khơi, anh ta liền xô người bạn xuống biển. Người bạn ấy vì không biết niệm Bồ-tát Quán Thế Âm nên bị chết đuối. Thế là Trương Ngọc Giai một mình chiếm trọn cả số vốn thuốc tây ấy. Khi trở về Hồng Kông, anh ta bán lại được rất nhiều tiền. Anh ta lại còn ngụy tạo thuốc giả để bán, vì thế càng phát tài thêm. Sau khi phát tài rồi thế nào? Ðại khái là bị oan oan tương báo, anh ta mắc phải ung thư.
Bấy giờ ở Hồng Kông có sáu vị thầy thuốc rất giỏi, đều đoan chắc anh ta nội trong một trăm ngày là chết. Thế là anh ta lật đật đăng báo tìm người cứu mạng, hứa hẹn nếu ai có thể trừ tuyệt được chứng bịnh ung thư thì anh ta tình nguyện tặng hai trăm ngàn Mỹ kim để đền ơn. Hồi ấy, hai trăm ngàn Mỹ kim ở Hồng Kông rất có giá trị, nhưng cũng không có người nào đến bày cách cứu mạng cho anh ta. Bấy giờ anh ta mới đến chùa lạy Phật.
Có một hôm, anh đến Tây Lạc Viên hỏi tôi làm sao có thể trừ được bịnh? Tôi nói với anh: “Muốn trừ được bịnh này, anh phải làm nhiều việc tốt, cúng dường Tam Bảo, gieo trồng công đức. Trước tiên anh phải quy y Tam Bảo, có như thế họa may bịnh anh mới đỡ được!”
Vì thế anh ta mới quy y với tôi vào ngày 18 tháng 9 âm lịch năm đó. Sau khi anh quy y rồi, tôi khuyên anh ta nên phát tâm làm việc tốt. Bấy giờ nhằm lúc người xuất gia từ Trung Hoa tỵ nạn đến Hồng Kông có đến hơn hai, ba ngàn người, nhưng đa số các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni ấy y phục chẳng đủ dùng, cũng không có nơi chốn để nương náu. Vì thế tôi mới bảo anh ta cúng dường cho mỗi vị Tăng hoặc Ni một xấp vải (may được hai bộ đồ tu) và hai mươi đồng tiền Hồng Kông, anh ta bằng lòng với lời yêu cầu đó. Nhưng bấy giờ ở Hồng Kông có nhiều vị Thầy, nhất là lão Pháp sư, nghe tin Trương Ngọc Giai quy y với tôi, bèn trổ hết thần thông ra. Trổ thần thông như thế nào? Vị này tìm bạn hữu, vị kia nhờ thân thích, lân la phan duyên với Trương Ngọc Giai, bảo anh ta đến chùa họ làm việc công đức. Những vị lão Pháp sư này đều là người rất có danh vọng, lại là người có uy quyền trong Phật giáo, nên kết thân được ngay với Trương Ngọc Giai. Vì thế, Trương Ngọc Giai lúc thì đi làm công đức ở chùa này, lúc lại làm công đức ở chùa nọ, thế rồi hai mươi đồng mà tôi kêu gọi cúng dường cho mỗi Pháp sư ở Ðại Lục sang anh ta không cúng đủ. Anh ta chỉ cúng dường năm đồng và một xấp vải hạng trung mà thôi. Vì tôi đã nói với quý Thầy quý Sư cô là sẽ cúng dường mỗi vị hai mươi đồng mà bây giờ chỉ có năm đồng thôi thì làm sao đây? Rốt cuộc chính tôi phải lén đi mượn tiền, không để cho người khác biết. Tiền mượn được cộng thêm năm đồng của Trương Ngọc Giai cho đủ hai mươi.
Trương Ngọc Giai không giữ lời hứa là vì bị các vị lão Pháp sư ấy dụ dỗ phan duyên thôi. Số tiền đó trước kia dự tính cúng dường cho chư Tăng Ni, nhưng lại dùng vào việc khác; vì thế tôi cũng không có trách anh ta, việc đó coi như đã qua đi. Lúc trước các thầy thuốc đều đoán anh ta sống không quá một trăm ngày, bây giờ quá một trăm ngày anh ta vẫn còn sống, đến lúc đó các vị Hòa thượng dụ dỗ phan duyên mới nói:
-A! Ðó là kết quả do chúng tôi bái sám cho anh đó!
Vị lão Pháp sư kia lại nói: “Ðó là do chúng tôi chí thành tụng kinh cho anh đấy!”
Một vị Pháp sư nọ lại nói: “À! Chúng tôi mỗi ngày cầu nguyện cho anh trước Ðức Phật đấy!”
Mỗi một vị Pháp sư đều có công hết! Lúc đó tôi không có chút công lao gì cả, tôi cũng không nói với anh ta vấn đề gì hết.
Qua sáu năm, Trương Ngọc Trai vẫn chưa chết, bấy giờ tôi đương cất chùa Từ Hưng ở núi Ðại Dự, Hồng Kông. Ngôi chùa này đại khái có thể chứa được trên hai trăm người. Nghe tôi cất chùa, với bổn phận là đệ tử, anh ta sai người đem một số tiền đưa cho tôi làm chùa. Tôi không thèm để mắt đến, cũng chẳng mở ra xem, cầm liệng ra ngoài cửa, nói với người ấy:
-“Số tiền này có được không chính đáng, không trong sạch, tôi không cần những thứ tiền này, anh hãy cầm về trả lại cho ông ấy!”
Người gia nhân đem tiền về lại, việc đó làm Trương Ngọc Giai sợ quá! Anh ta lại nhờ một vị lão Pháp sư dụ dỗ phan duyên lúc trước tên là Ðịnh Tây đến năn nỉ tôi và đưa tiền.
Tôi nói: “Bây giờ công trình làm chùa đã xong, tôi không cần tiền nữa. Anh ta có tiền, có thể làm những công đức phụ khác. Có biết bao nhiêu là chùa, bao nhiêu vị Pháp sư, anh ta thích làm gì thì cứ làm.”
Vị lão Pháp sư ấy không tiện nói tiếp bèn trở về. Hai năm sau, vào tháng Giêng, tôi tuyên cáo với mọi người: “Trương Ngọc Giai quy y với tôi đã tám năm rồi, tôi vốn đợi anh ta thực hiện lời hứa, nhơn vì anh ta phát tâm cúng hai trăm ngàn Mỹ kim để làm chùa mà cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện. Tôi không đợi được nữa, về sau Trương Ngọc Giai có xảy ra bất cứ vấn đề gì, tôi cũng không biết đến.”
Sau khi nói mấy câu đó, chưa đầy nửa năm, bịnh ung thư của anh ta tái phát. Khi sắp chết, anh ta lại sai người đến cầu xin tôi. Vì anh ta đến chùa khác lễ bái, làm các Phật sự đều không linh nghiệm, không có cảm ứng, nên mới lại tìm đến tôi. Nhưng tôi cũng không biết đến, tôi nói là tôi đã phát biểu không còn biết đến bất cứ việc gì của anh ta kia mà. Thế rồi mấy ngày sau anh ta chết. Kỳ lạ thay, Pháp sư Ðịnh Tây, người dụ dỗ phan duyên anh ta lúc trước, cũng mắc chứng ung thư, bịnh khoảng hơn một năm cũng chết. Lại còn có một vị cư sĩ theo lão Pháp sư móc nối Trương Ngọc Giai với Pháp sư Ðịnh Tây, cũng mắc bịnh ung thư mà chết. Vì thế có thể nói bọn họ ba người là nhất thể, sống thì cùng sống, và chết vì một chứng bịnh như nhau. Tại sao Trương Ngọc Giai lại bị chết như thế? Vì anh ta xô người bạn rớt xuống biển chết chìm. Người ấy lúc sống không biết niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, chắc chắn là sau khi chết làm oan hồn đến báo ứng khiến cho Trương Ngọc Giai sanh bịnh ung thư. Lẽ ra, Trương Ngọc Giai đã quy y Tam Bảo, nếu anh ta có lòng tin chân chánh thì cũng không phải chết. Nhơn vì lòng tin không vững chắc, dù cho không chết sau khi quy y một trăm ngày, nhưng tám năm sau cũng phải chết. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Kinh Pháp Hoa)

+ Hành Thổ:
Dương Âm Hỏa và Khí                   
Nước và Đất
Các dấu hiệu số lẻ       
Các dấu hiệu số chẵn Tích cực, tự thể hiện   
Thụ động, tiếp nhận Năng lượng dương     
Năng lượng âm

+ Thổ: Dựa vào các giác quan và lí luận thực tiễn; Hiểu biết bẩm sinh về cách thức thế giới vật chất hoạt động;  Kiên nhẫn, tự kỷ luật, tháo vát;  Kiên trì, bền bỉ - Thực tế, truyền thống, thận trọng, đáng tin cậy;  Có thể cứng nhắc, tuân thủ thói quen và cách tiếp cận tuyến tính với thế giới
+ Dấu hiệu hành thổ với Cung Hoàng Đạo: Kim Ngưu, Xử Nữ, và Ma Kết  (Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại)
+ Thực tế. Ổn định. Đặt tầm quan trọng vào sự an ninh. Kiên nhẫn. Siêng năng. Ý chí mạnh mẽ. Có thể ép bản thân để đạt được mục tiêu dài hạn. (Nguồn: Chiêm THNM 4)

+ Địa trong chữ Địa Tạng Bồ Tát: ... bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu chữ "địa (đất)." "Ðịa" có mười nghĩa, nhưng mười ý nghĩa này cũng chưa diễn đạt hết được công năng của "Ðịa," tuy vậy tôi sẽ giảng sơ lược:
1) Rộng Lớn (Quảng Ðại). Ý nghĩa thứ nhất là "quảng đại." Qúy vị thấy Ðất có quảng đại, rộng lớn không? Có lẽ trong quý vị có người đang nghĩ: "Thầy ơi, Thầy không cần giảng nữa, ý nghĩa rộng lớn của Ðất ai mà chẳng biết!" Thì chính vì ai ai cũng biết nên tôi càng cần phải giảng hơn nữa, để mọi người có thể biết được nhiều thêm một chút nữa!
2) Nơi Nương Tựa Của Chúng Sanh (Chúng Sanh Y). Ðất là nơi nương tựa của mọi chúng sanh; tất cả chúng sanh đều nhờ vào Ðất mà sinh trưởng. Qúy vị nghĩ xem, có chúng sanh nào mà chẳng sống nhờ trên Ðất hay không? Thật vậy, không một chúng sanh nào sống trong hư không cả! Ðó là ý nghĩa thứ hai của "Ðịa."
3) Đất Không Ưa Ghét (Ðịa Vô Hảo Ố). Ðất không ưa thích, cũng chẳng ghét bỏ ai. Ðất không hề phân biệt, lựa chọn: "Ê, tên chúng sanh này, ta cho ngươi ở chỗ đó. Còn tên chúng sanh kia, hãy cút đi, ta không thích ngươi!" Bất luận chúng sanh nào, dù tốt hay xấu, thiện hay ác, dù là cọp, beo hay hươu, nai... tất cả đều sống trên Ðất, đều nhờ Ðất mà sinh tồn. Ngoài ra, Ðất không sinh tâm tốt, cũng chẳng nảy tâm xấu. Có người nói: "Tôi hiểu điều đó - Ðất hoàn toàn không có tri giác!" Qúy vị cho rằng Ðất không có tri giác sao? Tri giác của Ðất không phải là điều mà tri giác chúng ta có thể hay biết được. Ðất cũng có tri giác của Ðất, và Ðất cũng là một trong những chúng sanh vậy.
4) Tiếp Thọ Mưa Lớn (Thọ Ðại Vũ). Ðất có thể tiếp thọ những cơn mưa lớn. Trời mưa lớn cách mấy, Ðất cũng đều tiếp nhận, hấp thụ được cả.
5) Sanh Cỏ Cây (Sanh Thảo Mộc). Ðất có thể sản sinh mọi thứ cỏ, cây.
6) Chủng Tử Nương Gởi (Chủng Sở Y Ký). "Chủng" là chủng tử, hạt giống. Tất cả hạt giống đều được vùi trong lòng đất, cho nên Ðất là nơi ký thác, nương nhờ của mọi chủng tử.
7) Sanh Châu Báu (Sanh Chúng Bảo). Ý nghĩa thứ bảy là gì? Ðiều này lẽ ra không nên nói, vì e rằng nghe xong thì ai nấy đều đổ xô đi tìm châu báu! Ý nghĩa thứ bảy của Ðất chính là "sanh chúng bảo"- trong lòng đất có chứa rất nhiều thứ quý báu.
8) Sản Sanh Thuốc (Sản Chư Dược). Tất cả mọi dược phẩm, mọi thứ thuốc, đều do Ðất sản sanh.
9) Gió Thổi Không Động (Phong Xuy Bất Ðộng). Gió không bao giờ lay động được Ðất; dù gió lốc mạnh cách mấy cũng chẳng thể nào thổi Ðất đi được. Thế động đất thì sao? Ðộng đất không phải là do gió thổi!
10) Không Sợ Sư Tử Gầm (Sư Tử Hống Bất Kinh). Ðây là ý nghĩa thứ mười của Ðất. Sư tử gầm lên một tiếng thì muôn loài đều run sợ, duy có Ðất là chẳng mảy may kinh động.
Trên đây là mười ý nghĩa của chữ "Ðịa" trong danh hiệu của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát. (Nguồn: Kinh Địa Tạng Bồ Tát - HT Tuyên Hóa giảng)

+ CÁC ĐẠI VÀ LUÂN XA: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây.
- Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre).
- Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu.
- Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài.
- Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm.
Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện. Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động.
- Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm.(LVHLT, 250)

+ Đạo Dưỡng Sinh cần đi đôi với Đạo Tâm Thanh tịnh: Bạn chỉ thực hành được Đạo dưỡng sinh, tuy rất tốt nhưng Tâm bệnh vẫn đang mang, nguồn Bệnh tật là đây (PS Tịnh Không Giảng)
+ 1. Ngủ là yếu tố quan trọng nhất. Thời gian ngủ nên từ 21h đến 3h sáng;
+ 20. “Nằm lâu hại khí”, “Ngồi lâu hại thịt”, “Nhàn hạ ắt khí ứ đọng”;
+ 21. Thầy giáo dạy người, bác sỹ trị bệnh, kỳ thực chính là đang chỉ ra cái “cơ” này của bạn, khiến cái “cơ” này của bạn khai mở. cái “cơ” này có lúc cũng gọi là “then chốt”,
+ 49. Tâm
thuộc tính Hỏa, Thận thuộc tính Thủy, Tâm Thận liên hệ tương hỗ. Hỏa cần giáng hạ, Thủy cần thăng lên, Thủy Hỏa tương tề, ắt khí trong thân thể sẽ bộc phát.
71. Khoa học chân chính - Chính là nhân duyên quả báo. Không tin nhân quả, thì không phải là khoa học chân chính.

53. Trường hợp Dưỡng sinh tốt - Chết sớm: Là vì quá yêu quý cái thân xác này, sợ phải chịu xấu hổ, sợ bị nuông chiều, sợ chịu thiệt, sợ bị mắc lừa, lo trước lo sau, nhìn ngang nhìn dọc, lo lắng hốt hoảng, tính toán thiệt hơn …Càng sợ chết, càng chết nhanh/ Tâm luôn nghĩ muốn trường sinh, trái lại càng nhanh chết.

90. Tình chí (7 loại tình cảm của con người) đối với bệnh tật có mối tương quan mật thiết với nhau, có một số bệnh tật là do tình chí gây ra, bạn dùng thuốc trị liệu, trị mãi mà vẫn không khỏi, đối với loại bệnh tật này, muốn cởi chuông thì phải tìm người buộc chuông. Ngũ chí có thể gây bệnh, ngũ chí cũng có thể giải trừ bệnh.

91. Dưỡng sinh phải không được sợ chết. Người sợ chết dương khí không đủ, dương khí không đủ, tử thần sẽ tìm ra được bạn. Đạo gia giảng, người tu luyện cần có một khí chất anh hùng. Nhân, trí, dũng không thể thiếu một trong ba.
Xem: Danh Y Hoa Đà; 100 Lời dậy Danh Y Cổ và 100 Lời dạy của Danh Y 112 tuổi

51. PP dưỡng tĩnh: an tọa (nằm) trên giường, đặt thân tâm nhất tề hạ xuống, toàn thân như hòa tan, không được phép dùng một chút khí lực nào, như thể không có cái thân thể này vậy, hô hấp tùy theo tự nhiên, tâm cũng không được phép dùng lực, một niệm khởi lên cũng là đang dùng lực. Để tâm đặt xuống tận dưới bàn chân, như thế có thể dẫn hỏa đi xuống, dẫn thủy đi lên, tự nhiên toàn thân khí huyết sẽ thông thuận.

52. Yếu quyết tu luyện: Tĩnh lặng theo dõi, tránh dùng lực (Cần xem chi tiết)_Danh Y 112 Tuổi.

69. Tùy kỳ tự nhiên là cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh. Một người khi sinh ra, vận mệnh của anh ta căn bản là đã có định số rồi. Anh ta nên làm gì, không nên làm gì, nên ăn gì, không nên ăn gì, nếu như có thể thuận theo vận số của bản thân mà làm, thì sẽ có thể được bình an vô sự. Cho nên dưỡng sinh tuyệt đối không đơn giản là bắt trước, bảo sao làm vậy..... Cần làm được thuận theo tự nhiên của đại tự nhiên bên ngoài, ngoài ra còn phải thuận theo lẽ tự nhiên của vận mệnh bên trong bản thân, hai điều này đều không thể thiếu được. 

78. Đối với bác sỹ mà nói, tâm định thần nhất, người được chữa bệnh có tín tâm kiên định, lưỡng tâm tương hợp, có thể trị được bách bệnh.
80. Trung Dung, là nguyên tắc căn bản của dưỡng sinh
. Khí huyết trong cơ thể người cũng là một cặp âm dương, huyết là âm là thể, khí là dương là dụng. huyết là mẹ của khí, khí là chủ tướng của huyết. Khí không đủ, dễ mắc các bệnh do ứ trệ tạo nên như mọc u, tắc động mạch; khí quá độ; dễ mắc các bệnh về xuất huyết não. Cho nên, chỉ khi khí huyết cân bằng, con người mới có thể khỏe mạnh. 

93. Tập trung tinh thần định khí, quên đi cả bản thân và mọi sự vật. Đó là cốt lõi của dưỡng sinh.

99. Nếu ngẫu nhiên bị đau bụng, hắt hơi, ho, phát sốt v.v… đều là hệ thống phục hồi thân thể của chúng ta đang hoạt động, đừng có quá lạm dụng thuốc khi vừa mới xuất hiện bệnh trạng, nếu không chính thuốc ấy sẽ phá hoại chức năng phục hồi thân thể của bạn, khi mà chức năng phục hồi của bạn bị suy yếu hoặc mất đi, thế thì bạn đã giao vận mệnh của mình cho thuốc rồi. Nên nhớ rằng, nếu bệnh trạng không nghiêm trọng, biện pháp tốt nhất là dưỡng tĩnh, an tâm tĩnh khí có thể khiến hệ thống sữa chữa của bản thân hoàn thành được công tác phục hồi. Cần thận trọng khi dùng thuốc, để cho hệ thống hồi phục chức năng của cơ thể được khôi phục, đây mới chính là đạo chân chính trong việc giữ gìn sức khỏe.
Xem: Danh Y Hoa Đà; 100 Lời dậy Danh Y Cổ và 100 Lời dạy của Danh Y 112 tuổi

+ Người Xuất Gia: Đức Phật dậy. Người xuất gia ngủ bốn giờ, nhằm lúc trung dạ. Ở Ấn Độ thời gian được chia thành ba thời ban ngày, ba thời ban đêm, một ngày ở Ấn Độ thời cổ là sáu thời. Trung dạ là từ mười giờ đêm đến hai giờ sáng, đó là thời gian để người xuất gia ngủ nghỉ, hai giờ sáng thức dậy tụng khóa sáng, một ngày chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ. Hiện tại, chúng ta nghiệp chướng nặng nề, người Tây Dương đề xướng ngủ tám tiếng. Ngủ hơn tám tiếng là chẳng như pháp! Nếu có thể giảm bớt một, hai tiếng, tôi cho rằng ngủ sáu tiếng là được lắm rồi. Một phần quang âm là một phần thọ mạng đấy nhé!(Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm_PS Tịnh Không)

+ Ăn uống đúng cách - Hợp bốn mùa: Xem Kinh Phật Thuyết Y Kinh _ Rất tuyệt

+ Chứng được chánh giác: Chỉ cần đoạn tham sân si là chứng được chánh giác - Là bậc A La Hán.  Trong Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, quí vị đã chứng được chánh giác rồi, không còn lục đạo nữa, miên viễn thoát ly lục đạo luân hồi. Nhưng còn phân biệt. (Nguồn)
+ Người trụ ở nhóm chánh đạo, sẽ do 5 việc mà biết, gồm: 1. Đáng cười thì cười; 2. Đáng hoan hỉ thì hoan hỉ; 3. Đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ; 4. Đáng xấu hổ thì xấu hổ; 5. Nghe lời lành thì để ý (Nguồn)
+ Các Hàng - Các Thừa: Các Hàng Thừa như Nhất - Nhị - Tam Thừa hay Tiểu - Trung - Đại Thừa. Các hàng Phàm Phu - Thanh văn - Duyên Giác - Bồ tát - Phật. Hàng Thanh văn:
- Các vị có căn cơ Đại thừa đều nhận rõ tâm tính viên mãn sáng suốt.
- Duy chỉ có các vị trong hàng Thanh văn tuy đã phá được chấp ngã, nhưng vẫn còn chấp pháp nên không thấu rõ cái chơn đối với cái vọng mà chưa lãnh hội được. (Nguồn)
+ Hàng Tiểu thừa: Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn)
+ Hàng Thanh Văn: Trích đoạn Đức Phật dạy ngài A Nan. Các ông là hàng Thanh văn hẹp hòi không hiểu biết, không thông đạt được thật tướng thanh tịnh. Nay Như Lai bảo ông phải biết chiêm nghiệm, không nên trì hoãn trên đường tu đạo giác ngộ nhiệm mầu.
HT Tuyên Hóa giảng:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Các ông là hàng Thanh văn . Các ông là hàng Nhị thừa, hiểu biết hẹp hòi. Tâm của các ông cạn cợt và nhỏ nhoi, trí thức của các ông rất thấp kém. Các ông hòan toàn vô trí. Hàng Thanh văn các ông chỉ biết lợi mình mà không biết làm lợi lạc cho người khác. Các ông chỉ biết đến mình mà không đoái hòai khổ đau của các loài chúng sinh khác. Các ông là hàng ‘Ngã không A-la-hán[51].”
Vô minh’ là không có trí huệ chân chính. Tri thức nói ở đây, tuy vậy không phải là tri kiến của hàng phàm phu, mà là trí huệ chân chính của Phật pháp Đại thừa. Các ông không có trí huệ chân chính của Phật pháp Đại thừa. Điều nầy cũng liên quan đến Đệ nhất nghĩa của đại định vi diệu Thủ Lăng Nghiêm. Hàng Thanh văn các ông không thể nào hiểu được điều nầy, và không thông đạt được thật tướng thanh tịnh. “Thông đạt” có nghĩa là nhận thức được. Nay tâm các ông chấp trước nặng nề, tâm phân biệt các ông tạo ra quá lớn, nên các ông cần phải nhận biết những tinh tuý của giáo lý Đại thừa, là Phật pháp Đại thừa, tức thật tướng thanh tịnh.
Thật tướng là gì? Thật tướng tức vô tướng. Đây là giải thích thứ nhất. Mà không vật nào là không có thật tướng. Hết thảy các pháp đều xuất sinh từ thật tướng. Đó là ý nghĩa Thật tướng tức vô tướng, và không vật nào là không có thật tướng. Nghĩa thứ ba là vô tướng mà không có vật nào chẳng phải là thật tướng. Hết thảy các pháp đều xuất sinh từ thật tướng. Thế nên “thật tướng” là bản thể của các pháp.
Thế quý vị có muốn tìm thấy thật tướng, vì nó là bản thể của các pháp chăng? Rốt ráo nó giống như cái gì? Quý vị không nhìn thấy nó được. Như thể nó được gán cho cái tên “thật tướng” thế thôi. Như Lão Tử nói: “Đạo khả đạo, phi thường đạo.” Nếu có thể nói về đạo của mình, nếu quý vị có thể giải thích được đạo ấy, thì đó không còn là đạo thường hằng nữa. “Danh khả danh phi thường danh.” Nếu quý vị có một cái tên để gọi ra, thì đó không còn là cái tên bất diệt nữa. Rồi ông nói thêm: “Vô danh thiên địa chi thuỷ. Hữu danh vạn vật chi mẫu.” Triết học của Lão Tử là như vậy. Những gì tôi trình bày hôm nay là giúp cho quý vị dễ hiểu giáo lý mình đang học hơn.
Thật tướng tức là chân không và cũng tức là diệu hữu. Quý vị cho rằng chân không là hư không chăng? Không phải. Vì trong chân không xuất sinh diệu hữu. Diệu hữu chắc chắn không phải là sự hiện hữu (thông thường). Chân không chẳng phải là hư không, và diệu hữu không phải lúc nào cũng hiện hữu. Vì nó không thực có, nên được gọi là diệu hữu. Thật tướng cũng có đạo lý y như vậy. Nếu quý vị thông đạt được nghĩa nầy, thông suốt được việc nhỏ thì thông suốt được hết mọi việc.
Thế tự tánh của quý vị giống như cái gì?
Tự tánh giống như hư không. Quý vị nói xem trong hư không có vật gì chăng? Có rất nhiều thứ trong hư không, nhưng quý vị không thấy được. Sự hiện hữu trong hư không gọi là diệu hữu. Tướng không trong hư không chính là chân không. Vì chân không chẳng phải không, nên được gọi là diệu hữu. Vì diệu hữu mà không hiện hữu, nên gọi là chân không. Hai tên vốn chỉ là một. Tuy nhiên, khi quý vị quán chiếu thâm sâu thì sẽ thấy một tên cũng không có. Đặt cho nó một cái tên cũng như gắn thêm trên đầu một cái đầu nữa. Quý vị nói: “Đây là chân không, đây là diệu hữu, đây là thật tướng.” Điều ấy càng tăng thêm chấp trước nơi quý vị. Vì bản thể chân thật của các pháp vốn không có một thứ gì cả. Khi quét sạch tất cả các pháp, tức là xa lìa được các tướng. Như văn kinh trước đã nói: “Ly nhất thiết tướng, tức nhất thiết pháp.” Lìa tất cả các tướng thế gian tức là Pháp. Nhưng nhiều người không thể nào tự mình xa lìa được các tướng thế gian nầy. Và vì họ không thể nào tự mình xa lìa được các tướng thế gian nầy, nên họ không thể nhập được vào các pháp. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q2)

+ Hàng A La Hán - Hàng Nhị Thừa: Trích đoạn ngài Phú Lâu Na hỏi Đức Phật trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm
HT Tuyên Hóa giảng: Lậu chính là phiền não. Những thứ phiền não và tập khí mà A-nan và các vị đã chứng quả A-la-hán như ngài vẫn chưa trừ sạch hết được. Đó được gọi là tập khí hữu lậu còn lưu lại từ kiếp trước. Nó nhiều hay ít tuỳ theo nghiệp. Phải chứng được quả vị thứ tư của hàng A-la-hán mới được gọi là chứng quả vô lậu.
Đó là lý do Đức Phật gọi họ là “định tánh Thanh văn”– hàng A-la-hán– “tiêu nha bại chủng” để quở trách tính tự mãn của họ. Họ không có một động lực để tiến tu. Vừa chứng được sơ quả hay nhị quả A-la-hán, họ chẳng mong tiến tu nữa. Họ tự thỏa mãn một cách tiêu cực. Họ quyết định “Ở đây quá tốt rồi.”
Đức Phật còn giải thích cho tất cả những vị A-la-hán chưa chứng được nhân khôngpháp không, nhưng có tâm hướng về thượng thừa. Điều nầy chỉ cho những vị A-la-hán chưa chứng được nhân không và pháp không, nhưng hồi tâm từ tiểu thừa hướng về Đại thừa. Đức Phật sẽ giảng giải cho tất cả mọi người trong chúng hội đều được nghe.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni sắp sửa giảng bày chân thắng nghĩa trong thắng nghĩa, pháp vi diệu thù thắng trong thù thắng vi diệu, để khiến cho hàng A-la-hán chứng được quả vô lậu, để họ đạt được quả vị vô học. Chứng được quả vị ‘vô lậu’ có nghĩa là trừ sạch tập khí của chính mình, không còn phiền não, căn bản vô minh không còn nữa. Thế nên một người đã phá trừ được căn bản vô minh thì dứt sạch phiền não. Do phiền não và căn bản vô minh vốn không có thực, nên chúng ta đừng xem nó là ghê gớm dữ dằn lắm; nếu chúng thật có hình tướng, thì chắc chúng đã tràn ngập cả hư không pháp giới nầy.
Xe cừu và xe nai là dụ cho hàng Nhị thừa/ A La Hán. Xe trâu là dụ cho hàng Bồ-tát Đại thừa. Xe trâu trắng lớn là dụ cho Phật thừa, có thể chuyên chở mọi chúng sinh vượt qua dòng chảy phiền não, từ bờ sinh tử bên nầy sang bờ niết-bàn bên kia. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4)
+ Làm sao chúng sinh trong ba cõi thế gian, cùng với hàng Thanh văn Duyên giác xuất thế gian, đem tâm sở tri suy lường Vô thượng bồ-đề của Như Lai, dùng ngôn ngữ thế gian để nhập vào tri kiến Phật?  (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Hàng Thanh Văn: Ngài A Nan bạch Phật: Chính con cũng do nhân duyên mà được khai ngộ. Bạch Thế tôn, nghĩa nầy chẳng riêng hàng Thanh văn nhỏ tuổi hữu học như chúng con, mà các vị ngay trong hội nầy như Đại Mục-kiền-liên, Xá-lợi-phất, Tu-bồ-đề... từ khi theo các vị Bà-la-môn, nghe lý nhân duyên của Phật, liền phát tâm khai ngộ, chứng được quả vô lậu.
Giảng giải:
... Giai vị thứ tư của hàng A-la-hán mới được gọi là ‘vô học.’ Những người còn trong giai vị sơ quả đến quả vị thứ ba đều được gọi là hữu học. Thanh văn là những vị A-la-hán chứng đạo nhờ nghe Đức Phật giảng pháp.
Đại Mục-kiền-liên ... từ khi theo các vị Phạm chí[1]–tức bà-la-môn, theo thuyết tự nhiên–nghe lý nhân duyên của Phật, liền phát tâm khai ngộ, chứng được quả vô lậu. Họ nghe giáo lý thập nhị nhân duyên do Đức Phật giảngđược chứng ngộ. Họ trở thành A-la-hán vô lậu. Họ không còn vô minh nữa. Đó là: Khi các lậu hoặc đã diệt trừ sạch, trở thành tứ quả A-la-hán– chứng được quả tỉch diệt vô lậu. Các công hạnh tu tập đã hoàn tất,không còn phải trải qua luân hồi sinh tử nữa.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)

+ Quả vị Thánh: Trích đoạn Kinh: ... Khi ấy, Đức Thế tôn duỗi cánh tay đâu-la miên sáng chói, xòe năm ngón tay, bảo A-nan cùng toàn thể đại chúng: Khi mới thành đạo, Như Lai đến vườn Lộc uyển, có dạy cho năm anh em tỷ-khưu A-nhã Kiều-trần-như cùng ông và tứ chúng rằng: Tất cả chúng sinh bị mê hoặc bởi khách trầ̀n phiền não nên chẳng được giác ngộ, chứng quả a-la-hán. Lúc đó các ông nhân đâu mà được khai ngộ, thành tựu quả vị thánh?(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển1 - Phần chánh văn-Mục 116)

+ Nhận biết bậc trí tuệ: Trẫm muốn nghe lời Ngài dạy, và nếu như có người nào khác đến, thì Trẫm làm sao biết được người đó là bậc trí?
Hiền Nhân đáp:
- Chỗ vấn đáp của người trí bao giờ cũng khác xa kẻ tầm thường. Không lời nói nào của họ mà không phải là lời lành. Bực thầy bao giờ cũng chính đáng. Và những đức tánh nầy chứng tỏ rằng kẻ ấy là bực trí giả: nhân từ, mềm mỏng, cẩn thận, chắc thật, ôn hòa nhà nhặn, lời nói hoạt bát và hay hâm mộ các việc lành. Bệ hạ đừng có nghi nan gì nữa.
Nghe lời nói, thấy việc làm của họ, có thì biết là tâm và khẩu giống nhau . Xem cách cư xử, vẻ đi đứng của họ mà biết là không giả dối; nghiệm việc họ làm, cách ăn mặc, cách làm lụng cũng dư biết là bực trí tuệ.
Đàm luận với người trí phải cho vừa ý họ, mà muốn vừa ý họ thì thực là khó.
- Trẫm muốn tôn thờ người trí mà đừng làm mất ý họ thì phải làm sao ?
- Kính mà đừng khinh, nghe lời dạy phải làm theo vì chỗ hiểu biết của người trí rất đúng, bao giờ họ cũng thể theo chính đạo và không có tâm tham cầu, lại có thể suy xét rõ được việc quá khứ, hiện tại và vị lai. Tầm mắt của bực trí giả rất rộng: họ thấy rõ muôn vật trong không gian và thời gian đều chỉ là biến hiện, muôn pháp đều quay về nơi nhất điểm không tịch bản nhiên.
Kẻ trí giả nhìn thấy rõ ràng đời là một sự biến đổi tang thương; trẻ trung rồi sẽ già nua, cường tráng rồi sẽ suy nhược, có sống thì sẽ có chết; giàu sang như mây nổi, đều là vô thường cả. Cho nên, lúc an ổn phải nghĩ đến khi nguy ngập, khi hưng thạnh thì nghĩ đến lúc vô thường, người lành thì kính mến, người ác thì phải lánh xa. Có giận hờn ai thì nên trừ bỏ, đừng vì thế mà gây ác hại người. Nhu hòa mà khó xâm phạm, yếu đuối mà người khó thắng. Người trí như vậy đó, ta không nên khinh thường.
- Trẫm hết sức cung kính tôn sùng người trí, như thế có phước chi chăng?
- Người trí thì theo phép thánh hiền, thường làm việc nhân từ và ưa dạy dỗ kẻ ngu muội trở nên sáng suốt như họ. Người trị nước thì nên ban bố ân huệ cho kẻ biết làm lành, kẻ tu hành thì lo dắt dẫn mọi người về nơi chánh đạo; quốc gia có cấp nạn thì cùng nhau đàm luận lo toan; tới lui phải biết thời mới khỏi bị sự nghi ngờ oán trách. Tuy có ân rộng đức lớn với người, nhưng đừng mong cầu người báo đáp; thờ người trí thì được phước và trọn đời không mắc phải tai nạn. Bệ hạ đừng có nghi nan. Pháp chánh trị không nên trái với lý đạo, dạy dân làm lành thì càng ngày càng thêm lợi ích cho nước. (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Chứng Đạo - Điểm đạo: Có nghĩa là bắt đầu hay tiến nhập vào sự sống tâm linh hay vào giai đoạn mới trong sự sống đó. Đó là bước đầu và các bước kế tiếp trên Thánh đạo. Theo nghĩa đen, một người được điểm đạo lần thứ nhất là người đã đi bước đầu tiên vào giới Tinh thần, đã dứt khoát vượt qua khỏi giới nhân loại để vào giới siêu nhân loại. (ĐĐNLVTD, 10).

- Về thực chất, điểm đạo là việc chuyển ra khỏi các kiềm chế cũ xưa, đi vào sự kiềm chế của các giá trị thiên về tâm linh hơn và ngày càng cao sâu hơn. Điểm đạo là việc mở rộng ý thức để đưa tới việc thừa nhận ngày càng nhiều các thực tại nội tâm. Đó cũng là việc thừa nhận một ý thức đổi mới về việc cần có thay đổi và điều khiển một cách khôn ngoan các thay đổi cần thiết này sao cho có thể tạo ra tiến bộ thật sự; ý thức được mở rộng trở nên bao dung hơn và bao quát về mặt thiêng liêng, có sự kiềm chế mới và mạnh mẽ hơn của linh hồn khi linh hồn ngày càng đảm nhận hướng đi cho sự sống của cá nhân, của một quốc gia và của thế giới.(SHLCTĐ, 136).

Khi dọn mình để được điểm đạo, kẻ tìm đạo cần phải làm được 3 điều:

a/ Kiểm soát mọi hoạt động của phàm ngã tam phân. Điều này bao hàm việc đặt năng lượng thông tuệ vào mọi nguyên tử thuộc 3 thể của mình – thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí. Theo nghĩa đen, đó là sự tỏa chiếu của Brahma hay Ngôi Ba, của Thượng Đế nội tâm.

b/ Hằng ngày, kiểm soát lời nói trong mọi giây phút. Đây là điều dễ nói nhưng khó thực hành nhất. Kẻ nào làm được sẽ mau đến gần mức giải thoát. Đây không phải là tính ít nói, tính lầm lì, im lặng, thầm lặng, vốn thường là đặc trưng cho bản chất kém tiến hóa, mà thực ra đó là tình trạng thiếu khả năng diễn đạt. Ở đây là việc dùng ngôn từ một cách có kềm chế để thành đạt một vài mục tiêu, tiết kiệm năng lượng của lời nói lúc không cần thiết – một vấn đề hoàn toàn khác. Nó đòi hỏi việc hiểu biết các chu kỳ, các thời kỳ và mùa tiết, nó đòi hỏi việc hiểu biết về quyền năng của âm thanh và về các hiệu quả do lời nói tạo ra; nó bao hàm việc thấu hiểu về các mãnh lực kiến tạo của thiên nhiên và việc vận dụng các mãnh lực đó một cách đúng đắn và được dựa trên khả năng vận dụng chất liệu cõi trí và khởi động chất liệu đó để tạo ra trong chất liệu cõi trần các kết quả phù hợp với mục đích đã được minh định của Thượng Đế nội tâm. Đó là sự tỏa chiếu của Ngôi Hai của Đại Ngã, Vishnu, hay trạng thái kiến tạo hình hài, đó là đặc tính quan trọng nhất của linh hồn trên cảnh giới riêng của linh hồn. Hãy suy gẫm kỹ điều này.

c/ Tham thiền để đạt được mục đích của Chân Ngã. Nhờ thiền định như thế, trạng thái thứ nhất ngày càng vượt trội và ý chí hữu thức của Thượng Đế nội tại mới có thể tự biểu lộ ở cõi trần. (ĐĐNLVTD, 156–157)

+ Điểm Đạo: Dù nhận điểm đạo trong Capricorn, con người là một Điểm đạo đồ trước khi được điểm đạo, đây là bí ẩn của cuộc điểm đạo (CTHNM, 258)

+ Tu chứng lên bậc: Ðức Phật dạy:
Này Câu-hi-la, sau khi đã chứng được quả Tư-đà-hàm rồi mà muốn chứng được quả A-na-hàm thì phải tinh cần tư duy năm pháp thọ ấm này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là chỗ cần tư duy. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm thọ ấm này mà tinh cần tư duy thì cũng sẽ chứng được quả A-na-hàm. Sau khi đã chứng được quả A-na-hàm, mà muốn chứng được quả A-la-hán, cần phải tinh tấn tư duy về năm pháp thọ ấm này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì đây là chỗ cần tư duy. Nếu Tỳ-kheo nào, đối với năm thọ ấm này mà tinh cần tư duy, thì cũng sẽ chứng được quả A-la-hán. (Nguồn: Kinh A Hàm)

+ Người làm 10 nghiệp thiện mà dùng giới để trang nghiêm thì có năng lực sinh khởi tất cả lợi ích chân thật trong Phật Pháp, đầy đủ nguyện rộng lớn. Vì trang nghiêm bằng các Pháp sau nên có thành Tựu:
- “Nhẫn nhục”, nên được âm thanh viên mãn của Phật, đầy đủ các tướng tốt.
- “Tinh tấn” nên có thể phá trừ ma oán, nhập vào tạng pháp của Phật.
- “Thiền định” nên có thể sinh khởi niệm, huệ, hổ thẹn và khinh an.
- “Trí tuệ” nên có thể dứt hẳn tất cả vọng kiến phân biệt.
- “Tâm từ” nên đối với các chúng sinh chẳng khởi phiền não, làm hại.
- “Tâm bi” nên thương yêu các chúng sinh, thường chẳng nhàm chán xả bỏ.
- “Tâm hỷ” nên thấy người tu tập nghiệp thiện tâm không ganh ghét.
- “Tâm xả” nên đối với cảnh thuận hay nghịch tâm không yêu thích hoặc bực tức.
- “Tứ nhiếp pháp” nên luôn siêng năng giáo hóa tất cả chúng sinh.
- “Tứ niệm xứ” nên khéo có thể tu tập pháp quán tứ niệm xứ.
- “Tứ chánh cần” nên đều có thể đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, thành tựu tất cả pháp thiện.
- “Tứ thần túc”, nên thường làm cho thân tâm nhẹ nhàng, thư thái.
- “Năm căn”, nên lòng tin vững chắc sâu xa, siêng năng chẳng biếng trễ, thường không mê mờ, vọng động, luôn tĩnh lặng, thuần hòa dứt các phiền não.
- “Năm lực”, nên mọi thù địch đều diệt hết, không ai có thể phá hoại được.
- “Bảy giác chi”, nên thường khéo giác ngộ tất cả các pháp.
- “Tám Thánh Đạo”, nên đạt được trí tuệ chân chánh, luôn hiện ra ở trước.
- “Pháp chỉ”, nên có năng lực trừ bỏ tất cả kết sử.
- “Pháp quán”, nên có thể nhận biết tự tánh của các pháp đúng như thật.
- “Phương tiện”, nên sớm thành tựu đầy đủ cái vui của hữu vi và cái vui của vô vi.
Này Long Vương, ông nên biết 10 nghiệp thiện ấy hay khiến mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng và tất cả Pháp Phật đều được viên mãn. Vì thế, nên các ông phải nên siêng năng tu học. (Nguồn: Kinh Thập Thiện)

+ Tu thành tựu: Kinh Vô Lượng Thọ phẩm 37, Phật nói: " Tu 1 ngày 1 đêm ở cõi ta bà hơn làm lành ở cõi Vô Lượng Thọ cả 100 năm. Tại sao vậy? Cõi nước của đức phật đó đều hành thiện tích đức, không có một chút ác. Tu thiện ở ta bà 10 ngày đêm hơn làm lành 1000 năm ở các cõi phật khác. Tại sao vậy? Vì cõi nước phật ở phương khác thì phước đức tự nhiên có, không có duyên để làm ác, chỉ có thế giới ta bà này thiện ít ác nhiều, toàn là khổ độc chưa từng ngừng nghỉ"

+ Thành Tựu Công phu: ... Nhưng để sử dụng được Bảo ấn này (Trong Chú Đại Bi), trước hết quí vị phải thành tựu công phu tu tập đã. Nếu công phu chưa thành tựu thì chẳng có kết quả gì. Thế nào nghĩa là thành tựu công phu tu hành? Cũng giống như đi học. Trước hết, quí vị phải vào tiểu học, rồi lên trung học, rồi thi vào đại học. Rồi cuối cùng có thể được học vị Tiến sĩ.
Tu tập để thành tựu Bảo ấn này cũng như đạt được học vị Tiến sĩ vậy. Nhưng tạm ví dụ vậy thôi, chứ Bảo ấn này không có gì so sánh được.
... Tôi (Hòa Thượng Tuyên Hóa khi còn là chú Sa Di ở chùa lúc mới tu) làm những việc mà không ai muốn làm và chỉ ăn một ngày một bữa trưa, không ăn phi thời. Tu tập chính là sửa đổi những sai lầm vi tế. Nếu khi chưa chuyển hoá được những lỗi lầm nhỏ nhặt ấy, có nghĩa là mình còn thiếu năng lực trong công phu. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng câu 24. Tát bà tát bà trong Thần Chú Đại Bi)

+ Thành Tựu Năm Pháp: Tỳ kheo thành tựu 5 pháp thì đáng được cung kính, tôn trọng, cúng dường, chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Ngược lại thì không xứng đáng:
1. Biết nghe: Khi Pháp và Luật do Như Lai thuyết được thuyết giảng, nhiệt tâm, tác ý, hoàn toàn chú tâm lắng tai nghe pháp
2. Biết sát hại: Đối với các dục tâm đã khởi lên, không có gìn giữ, nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu; đối với sân tầm đã sanh…đối với các hại tầm đã sanh…đối với các pháp ác, bất thiện đã sanh hay chưa sanh, không có gìn giữ nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu.
3. Biết phòng hộ: - Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung - tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được bảo vệ, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. - Khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc… khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung - tướng riêng. Khi ý căn không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn.
4. Biết kham nhẫn: Tỷ-kheo kham nhẫn lạnh, nóng, đói khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, những cách nói mạ lỵ, phỉ báng, các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, nhói đau, chói đau, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người.
5. Biết đi đến: Tỷ-kheo, phương hướng nào trước kia chưa từng đi, tại đây mọi hành được chỉ tịnh, mọi sanh y được từ bỏ, ái được đoạn diệt, ly tham, hoại diệt, Niết-bàn, vị ấy đi đến chỗ ấy một cách mau chóng (Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo):

+ Tu hành thành tựu:
Nhiều người tu tập đã nhiều năm, nhưng vẫn chưa thành tựu được nhiều. Tại sao vậy? Đó là bởi vì lúc chúng ta lạy Phật, chúng ta không làm như mình đang lạy Phật, và khi chúng ta niệm danh hiệu Phật, thì chúng ta không như đang niệm Phật. Hành động của chúng ta luôn bị chút ô nhiễm. Ví dụ như khi chúng ta đang tụng kinh, chúng ta không nên bị chi phối bởi bất cứ những gì xảy ra chung quanh mình. Nếu có tiếng gõ cửa, chúng ta không nên quay lại nhìn để xem ai đến. Hoặc chúng ta cũng không nên nhìn coi là ai đang bước xuống lầu. Làm như vậy là đã bị chuyển bởi âm thanh. Chính vì chúng ta chưa bỏ được những thói quen xấu này nên chúng ta không được một sự cảm ứng nào khi tụng kinh. Nếu tiếng chuông cửa reo lên, người giữ cửa sẽ lo chuyện đó. Những người đang tụng kinh không cần phải để ý đến chuyện mở cửa.
Khi niệm danh hiệu Phật, quý vị phải tập trung tâm trí. Cho dù có bất cứ âm thanh gì chung quanh mình, quý vị đều không nên để ý nghe. Quý vị chỉ nên nhận biết được âm thanh của tiếng niệm danh hiệu Phật mà thôi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quý vị giống như là một khúc gỗ vô tri vô giác hoặc là đống đất không biết gì cả. Mặc dù quý vị nhận biết, quý vị chỉ nên để ý đến âm thanh niệm hồng danh Phật, và đừng bận tâm đến những việc không phải của quý vị.

Khi quý vị lạy Phật, quý vị cũng phải tập trung tâm trí và phải rất thành tâm. Phật đang ở trước mặt của quý vị; quý vị không nên nghĩ rằng việc lễ lạy có thể làm qua loa, hay nghĩ đó chỉ là một nghi lễ. Hoàn toàn không phải như vậy. Khi đầu quý vị cúi xuống chạm tấm đệm khi lễ lạy, quý vị không nên quay đầu qua một bên để nhìn những người khác. Quý vị không nên nhìn bên trái hay bên phải, bởi vì như vậy là thiếu sự tôn kính đối với Phật. Mỗi một người trong quý vị nên suy nghĩ thật kỹ: khi quý vị lạy Phật, quý vị vẫn chưa chịu buông bỏ xuống hết mà cứ nhìn quanh thì quý vị đang lạy vị Phật nào? Khi quý vị đang tụng kinh hoặc niệm danh hiệu Phật, nếu quý vị không cần đi vệ sinh thì, quý vị không cần phải đi nhà vệ sinh để nhìn quanh. Nếu quý vị thật sự cần đi nhà vệ sinh thì không sao, nhưng quý vị không nên cố tình đi nhà vệ sinh khi không cần thiết phải đi, hoặc vô trong nhà bếp để nói chuyện. Những lỗi lầm này sẽ cản trở sự thành tựu trong việc tu tập của quý vị.
Khi quý vị nỗ lực tu hành, đầu óc quý vị không nên bị phân tán. Quý vị nên có chút định lực. Nếu quý vị có được định lực rồi, thì trí tuệ sẽ phát sinh. Nhưng nếu quý vị thiếu định lực, thì trí tuệ sẽ không hiển lộ. Điều này rất là quan trọng. Chúng ta không thể phạm những sai lầm nhỏ nhặt nhất. Như có câu: Sai một ly, đi một dặm (*)
Nếu quý vị chỉ sai một chút xíu thì sự tu tập của quý vị sẽ không có cảm ứng gì. Dù quý vị tu tập Pháp gì, quý vị đều cần phải nhẫn nại. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Cảm Ứng Tu hành)

+ Thành tựu của người tu đúng như Pháp: NGƯỜI TU ĐÚNG THÌ QUA THỜI GIAN CÁC DẤU HIỆU SAU THƯỜNG HIỆN RA:
1. Phong cách điềm nhiên, nhẹ nhàng, bình tĩnh, thư thái: vì qua một quá trình dụng tâm, kiểm soát tâm, giống như việc thuần hóa một con thú hoang dại, quen nhảy nhót, là tâm chúng ta. Sau một thời gian, nếu người ấy kiểm soát tâm tốt, buông bỏ cái tôi, xả ly sự kiêu mạn thuộc về sở trường, sở đoản của bản ngã thì sự điềm đạm, điềm nhiên và thư thái sẽ hiện ra, nó là kết quả tự nhiên của một cái tâm đã được chế ngự và thuần hóa.
2. Mặt mũi, tướng mạo nhìn tươi và sáng: vì giữa tâm và thân tướng, chúng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Một người mà trong tâm an vui, có tu tập và chuyển hóa được các nghiệp chướng thì dần dần diện mạo bên ngoài của người ấy nhìn sẽ rất sáng, mặt lúc nào cũng rất tươi vui, không có u sầu, đau buồn, lúc nào cũng tràn đầy sức sống. Người nào có được những điều như vậy, thì đây là một dấu hiệu của người tu đúng.
3. Giọng nói có ái ngữ, nồng hậu: đây là do bên trong tâm người ấy tu qua thời gian đã có sự tăng trưởng tâm từ tâm bi, một tình thương bình đẳng, và rộng lớn với tất cả muôn loài. Từ sự thương yêu chân thành cho dù giọng nói mộc mạc, chất phát mà vẫn đầy nhân văn, ấm áp, nồng hậu và đến được lòng người..
Và hơn nữa, cũng do sau một quá trình tu và kiểm soát khẩu nghiệp, biết cân nhắc trước khi cất lời, nên những lời nói của họ dần trở nên rất chuẩn mực. Như họ không nói dối, không nói ác khẩu, không nói hai lưỡi, không nói chia rẻ, không nói xấu, viết xấu đả kích, bộ nhọ sau lưng người...
4. Đời sống tinh thần mãn túc, cuộc sống vật chất ổn định không bị thiếu thốn: nhiều người tu, nhưng càng tu mà càng càng nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật chất căn bản bức bách. Đây là dấu hiệu của tu mà không có phước, thiếu phước, vì không biết làm phước. Nên người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.
5. Mọi việc đều chuyển từ xấu thành tốt: trong cuộc sống, khi sinh hoạt, giao lưu và làm ăn trong xã hội, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp toàn thuận lợi cả. Có những lúc cũng khó khăn, hoặc bị đặt trong những tình huống khó xử, khó giải quyết, rất nan giải. Thế nhưng người tu tốt, chắc chắn sẽ chuyển được nghiệp cũ và có được sự gia hộ của Chư Phật, nhờ đó họ sẽ từ từ tháo gỡ ra được mọi bế tắc. Mọi việc xấu sẽ biến thành tốt dần dần như ý nguyện. ''Phước tùy tâm sanh. Cảnh tùy tâm chuyển'' là thế!
6. Trong gia đình thì thường gặp may mắn, thuận hòa, an vui: do tâm được huân tu tốt, tâm từ lan tỏa tốt nên tâm của người tu ấy sẽ lan tỏa những nguồn năng lượng tốt ra xung quanh, và những người sống chung cùng, sống gần sẽ dần bị thay đổi theo, là cũng hiền lành, và thánh thiện dần. Một khi cảm hóa đươc ai cũng hiền lành, tức là họ cũng đang gieo nhân lành, tức có quả thiện quả may mắn hạnh phúc. Hơn nữa, khi một người tu tốt từ trường của họ sẽ tự động thu hút quý nhân giúp đỡ cho gia đình và quyến thuộc cuả người ấy. Nên gia đình người đó cũng sẽ gặp được nhiều may mắn hạnh phúc.
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của người tu đúng hiện ra, bạn có thể viết thêm những đặc điểm khác dựa trên trải nghiệm cá nhân. Còn nếu chúng ta tu thời gian mà không có dấu hiệu nào trên đây hết. Thì cần nên xem xét lại cách tu, có thể mình đang tu sai, tu trật điều gì đó. Tu có nghĩa là chuyển hóa tư tưởng và hành vi và sống có hạnh phúc hơn, chớ không phải tu là để thể hiện và phô trương cho đời thấy vậy..?(Pháp Chủ: Thích Phổ Tuệ - Fcebook: Luc Duy Thanh Tung)

+ Trạng thái tướng trạng khi có thành tựu trong tu hành:
Chết, ai ai cũng đều không thích chết. Những loại khổ này đều gọi là khổ. Nay chúng ta tu hành nên phải dẹp trừ ba khổ, tám khổ, vô lượng khổ, nên gọi là độ thoát tất cả khổ ách.
"Độ qua khổ ải xuất luân hồi, (vượt qua biển khổ xuất luân hồi)".
Mọi khổ đều nằm trong biển khổ. Nếu chư vị vượt qua hết tất cả khổ ách thì chắc chắn sẽ thoát khỏi sáu nẻo luân hồi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời.
"Vũ tễ thanh tịnh nguyệt chánh huy, (mưa tạnh trời trong trăng sáng hiện)".
Khi ấy mưa tạnh tức là không còn hạt mưa nào hết. Bầu trời trong sáng. Trăng sáng hiển hiện. Mặt trăng trong không trung chiếu sáng. Năm ấm đều không. Không còn năm ấm giống như không còn mây, mưa. Bầu trời trong sáng, thanh tịnh. Trăng treo lơ lững, muôn dặm không áng mây. Cảnh giới này khiến chư vị phát sanh trí huệ chân chánh, chiếu sáng khắp cả, nhờ đó mà độ thoát qua hết tất cả khổ ách.
"Càn nguyên đạo thể nhân trung thánh, (Càn nguyên đạo thể thánh giữa người)".
Khi chứng sơ quả A La Hán, thân thể chư vị tràn ngập khí dương. Càn là số dương trong kinh dịch, nên gọi là càn nguyên. Đạo thể là thể chất của việc tu đạo. Trung nhân thánh là thánh nhân trong loài người.
"Bất hoại kim khu thế thượng hy, (vàng chẳng hoại diệt thế gian hiếm)".
Khi chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, chư vị cắt đứt được tám mươi tám phần kiến hoặc. Thân thể chư vị bất hoại như vàng ròng, trên thế gian rất hiếm có.
"Thoát sanh hà thuận thiên niên dược, (thoát sanh tử cần chi thuốc tiên)".
Xưa, vua Thái Thủy (221-207 BC) đến đảo Bồng Lai tìm thuốc trẻ mãi không già, giải thoát sanh tử. Chư vị không cần thiết phải đi tìm thuốc trẻ mãi không già, chỉ nên độ thoát hết tất cả khổ ách. Khi đó muốn sống thì sống, muốn chết thì chết. Chết sống do tự chính mình. Vua Diêm La không thể cai quản được, giống như tổ Bồ Đề Đạt Ma.
"Chứng diệt khải thị vạn kiếp kỳ, (chứng diệt đợi chi muôn kỳ kiếp)".
Pháp bốn diệu đế : Khổ, tập, diệt đạo. Khi chứng đắc diệt đế thì thành đạo, đắc vô dư Niết Bàn, không đợi trải qua tám muôn bốn ngàn kiếp, mà mau chứng đắc vô dư Niết Bàn.
"Nhị tử vĩnh vong ngũ trụ tận, (hai chết mất hẳn năm trụ diệt)".
Chư vị chứng đến độ thoát tất cả khổ ách, vượt khỏi vòng luân hồi, đắc được thân kim cang bất hoại. Khi ấy nhị tử mãi không mất. Sao gọi là nhị tử ? Có phải là chết hai lần không ? Không phải là chết hai lần mà là hai lần chết. Một lần là phần đoạn sanh tử. Một lần là biến dịch sanh tử. Gọi là hai lần chết.
Khi chứng quả A La Hán thì cắt đứt phần đoạn sanh tử.
Khi chứng quả vị Bồ Tát mới cắt đứt biến dịch sanh tử.
Nay, Bồ Tát Quán Thế Âm đã cắt đứt được biến dịch sanh tử.
"Ngũ trụ tận (tận hết năm trụ)": kiến trụ phiền não, là trụ ái kiến; trụ ái dục; trụ sắc ái; trụ vô sắc ái; trụ vô minh ái.
Vì năm trụ ái này mà chúng ta sanh chấp trước, biến thành năm loại phiền não.
Bồ Tát Quán Thế Âm dẹp trừ hết năm loại phiền não này.
"Tiêu diêu pháp giới nhậm đông tây, (dạo chơi pháp giới khắp đông tây)".
Tiêu diêu có nghĩa là tự tại. Tự tại cũng là tiêu diêu. Tiêu diêu cũng là tự do. Tự do, nghĩa là an lạc, sung suớng. Sao an lạc sung sướng ? Vì có thể tùy tiện đi nơi này nơi nọ. Muốn đến nơi nào cũng được hết. Tiêu diêu pháp giới nhậm đông tây. Chư vị thấy cảnh giới này có an lạc lắm không, tự do lắm không ! Tiêu diêu, tự do, đó là tánh pháp giới chân chánh bình đẳng. Khi hai lần chết và năm trụ đều tận diệt thì đắc được tự do. Đó là tự do chân thật, an lạc chân thật, bình đẳng chân thật, và tiêu diêu chân thật. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh -1- HT Tuyên Hóa giảng)

+ KHI NGƯỜI PHỤ NỮ PHÁ THAI GIẾT CON, NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ PHẢI CHỊU NGHIỆP TỘI SÁT SANH, GIẾT CON MÌNH HAY KHÔNG?
[Hỏi] Thưa Pháp Sư, con có một anh bạn nói với con: anh ấy đã bỏ 5 cháu và cũng có ra ngoài với người phụ nữ khác và đã bỏ tiếp 13 cháu, anh ấy hỏi việc này có phải do anh ấy không? Và hỏi thêm: 13 cháu đã bỏ bên ngoài đó có phải là trách nhiệm của anh ấy không? Con trả lời: tất nhiên là có rồi! Anh ấy nói: vậy liên quan đến tôi ở chỗ nào, kể cả 5 đứa con đã bỏ đi của vợ tôi cũng đâu có liên quan gì đến tôi? Cho nên hiện tại trong xã hội, đại đa số mọi người cho rằng việc phá thai là do người nữ. Là một người đàn ông, anh ấy phải gánh lấy trách nhiệm gì? Có phải chịu Nhân-Quả cho việc phá thai không ạ?
[Đáp] Tội nghiệp này là như nhau! Những anh linh nhỏ bé đó sẽ không buông tha anh ta. Lúc anh ta có vận khí, gặp vận may những anh linh nhỏ bé này sẽ không đi tìm anh ta, họ đợi đến khi anh ta qua vận may rồi, lúc mà xui rủi đến thì chúng sẽ xuất hiện. Bọn chúng sẽ đợi cơ hội để báo thù người cha này của chúng.

Người nữ mà phá thai thì người nam phải chịu tội chung. Việc giết người này quá tàn nhẫn, quá tàn nhẫn, bạn nhất định không được làm chuyện này!
...Đừng nói chi đến việc giết người này, mà thông thường những việc làm [của quý vị] có liên quan đến tham - sân - si đều có tội rất nặng. Hà huống chi phá thai là giết người, không phải giết người bình thường mà là giết con của mình, quý vị nhất định không được làm chuyện này! Quả báo rất nặng nề, quả báo chính ở địa ngục. Nếu nghĩ đến cái khổ ở địa ngục thì quý vị sẽ không dám làm việc này.
Cho nên con người ta hiện nay chưa từng được nghe dạy qua những giáo dục này. Trong gia đình không có dạy, trường học cũng không có dạy luôn, trong xã hội cũng không nghe nhắc đến. Tôi khi còn nhỏ được rất nhiều người chỉ dạy, cha mẹ dạy, người lớn dạy bây giờ thì không còn nghe nữa! Không có ai nói đến cho nên cái xã hội này loạn mất.
Việc loạn động của xã hội có rất nhiều người hỏi tôi: "xã hội này còn có thể khôi phục lại nền hòa bình không?". Mọi người đã không có niềm tin vào việc này, lòng người đã hư hoại rồi. Làm thế nào để khôi phục lại đây? Phải nhờ vào GIÁO DỤC! Không còn cách nào khác nữa, không còn cách nào có thể làm được, chỉ có GIÁO DỤC mới làm được thôi. Cho nên người xưa đã có nói: "KIẾN QUỐC QUÂN DÂN, GIÁO HỌC VI TIÊN" [Quân dân lập quốc, phải lấy việc dạy học làm đầu]
Chỉ cần quý vị thực hiện tốt vấn đề giáo dục thì việc gì cũng có thể giải quyết hết. Thực sự chúng ta hãy nhìn Trung Quốc xưa kia có nền luân lý đạo đức, giáo dục nhân quả cho nên họ làm sao mà dám làm những sự việc này, thật sự không dám, nam nữ gì cũng không dám. (Nguồn: Xin Đừng Phá Thai Giết Con)

+ Vong Linh Thai Nhi do Phá Thai - Tiểu Quỷ: Tôi xin khuyên các vị nên thủ đạo phu thê, đừng ly dị và nên lo chăm nom con cái của mình cho đàng hoàng. Nếu gia đình đều được hòa thuận vui vẻ, thì đất nước tự nhiên sẽ thái bình. Còn một việc nữa là tôi khuyên quý vị chớ nên phá thai. Quý vị thử nghĩ xem, một sanh mạng chưa ra đời mà đã trở thành oan hồn thì chúng tiểu quỷ đó sẽ đi khắp nơi để tìm mạng sống. Quý vị nói đi, như vậy thì xã hội sẽ được an ổn sao? Cần phải có vị tu đạo hạnh và không tham tài lợi mới có thể siêu độ được chúng quỷ nhỏ này. Bọn tiểu quỷ khó chịu lắm đấy, rất khó mà trị được chúng. Tội lỗi, nghiệp báo khắp nơi như vậy, thì quý vị nói là có thể an ổn được sao? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Phá Thai tội rất nặng - Không thể sám hối
Trong Kinh Phật Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt có đoạn nói: "Có mười loại nghiệp có thể khiến chúng sanh bị quả báo đoản mạng: 1) Tự mình làm việc giết hại; 2) khuyến khích kẻ khác làm việc giết hại... 7) hủy hoại thai tạng (tức là tự mình phá thai); 8) bảo kẻ khác hủy hoại (tức là khuyên người khác phá thai)... Mười nghiệp kể trên mang lại quả báo đoản mạng."
Ngoài ra, trong Kinh Phật Thuyết Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Tướng, Đức Phật nói: "Nếu kẻ nào cố ý phá thai và thai bị chết, kẻ đó đã phạm tội không thể sám hối được vậy."(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)

+ Bỏ trẻ Phá thai: Vô cùng tai hại, linh hồn thai nhi luôn luôn đi cùng người mẹ như bóng với hình, với lòng oán hận và chỉ trực chờ đến mạt vận thì sẽ trả thù, rất đáng sợ. Bởi theo Luật, khi nó đã đầu thai thì không thể trở về nơi nó xuất phát đi đầu thai, là vì cái Xác cũ nó đã chết, xác mới bị hủy hoại, cho lên nó cứ vất vưởng theo người Mẹ, rất đáng thương (Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi: Xem tại đây)

+ Mời đọc các câu truyện và bài giảng về nạo Phá thai tội lỗi đáng sợ: Xem tại đây

+ Giác ngộ (Illumination):
+ Sự giác ngộ và ánh sáng của tri thức có thể được xem như là các thuật ngữ đồng nghĩa.(ACMVDCTG, 144)
+ Sự giác ngộ và nhận thức chân lý cũng là các thuật ngữ đồng nghĩa, nhưng cần nhớ rằng trong trường hợp này, chân lý không phải là chân lý trên các cõi trừu tượng mà là chân lý cụ thể và khả tri – tức là chân lý có thể được trình bày và diễn tả bằng các hình thức và thuật ngữ cụ thể. (ACMVDCTG, 145)
+ Đây là một từ ngữ nên được dùng một cách dứt khoát để chỉ tâm thức siêu nhân loại. Bản năng thiêng liêng này khiến cho một người nhận biết được cái tổng thể mà y là một phần trong đó. Sự giác ngộ tác động xuyên qua linh hồn của con người bằng cách dùng bí huyệt đầu, và sau rốt làm tràn ngập mọi bí huyệt bằng ánh sáng hay năng lượng, như vậy, liên kết một người bằng tâm thức với tất cả các phần tương ứng của Tổng thể thiêng liêng. (TLHNM–II, 233)

+ Giác ngộ tám điều: Là đệ tử Phật thì phải thường cả ngày lẫn đêm hết lòng thành kính đọc và nghĩ nhớ tám điều giác ngộ này:
1- Giác ngộ rằng cuộc đời là vô thường;
2- Giác ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau
3- Giác ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán,
4- Giác ngộ rằng tính lười biếng đưa đến chỗ đọa lạc;
5- Giác ngộ rằng chính vì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sinh tử.
6- Giác ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sinh ra nhiều oán hận và căm thù, và vì thế lại tạo thêm những nhân xấu
7- Giác ngộ rằng năm thứ dục vọng [5] đã gây nên tội lỗi và hoạn nạn
8-
Giác ngộ rằng vì lửa sinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ

Tám điều như vậy đều là chỗ giác ngộ của chư Phật, Bồ Tát, bậc Đại Nhân.... (Nguồn HT Thích Nhất Hạnh giảng: Kinh Bát Nhã Đại Nhân Giác)

+ Hình thức Giác ngộ: Trong ba hình thức giác ngộ. Sự giác ngộ của hàng A-la-hán và Bích-chi Phật[1] là để phân biệt họ với hàng phàm phu chưa giác ngộ.
Bích-chi Phật ngộ đạo thông qua tu tập mười hai nhân duyên.
Hàng A-la-hán ngộ đạo nhờ tu tập Tứ diệu đế.
Chư vị Bồ-tát khác hẳn hàng Bích-chi Phật và A-la-hán. Họ kiên quyết giúp cho mọi chúng sinh được giác ngộ, và cũng được gọi là làm lợi lạc quần sinh.
Nói tóm lại, A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ-tát là người đã tu tập giác ngộ. Ở đây, chúng ta có thể nói một người tu tập lần lượt đạt được các quả vị A-la-hán, rồi Bích-chi Phật, rồi đến quả vị bồ-tát thông qua phương tiện Lục độ ba-la-mật và vô số công hạnh. Như một người hiện thân ở cả ba trình độ tu tập khác nhau.
Ba hình thức giác ngộ có thể thảo luận rất dài. Còn nếu muốn thực hành thì có rất nhiều sự sai biệt. Trong mỗi trình độ lại có nhiều cấp độ khác nhau. Trong sự phân biệt lại có thêm nhiều phân biệt. Tiến trình của hình thức giác ngộ này rất nhiều giai đoạn. Cho đến khi ba hình thức giác ngộ này được viên mãn mới gọi là hoàn thành.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh - Quyển 1)

+ Các mức độ Giác ngộ: Đức Phật nói "Như thế cho đến...". HT Tuyên Hóa giảng: Có nghĩa là các mức độ của giác ngộ, từ lục độ cho đến thập trụ, thập tín, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa; cho đến cả quả vị Phật, đều được bao gồm trong không Như Lai tạng. Từ các giai vị của hàng Bồ-tát đến quả vị Phật phải cần rất nhiều thời gian, và cần rất nhiều công hạnh tu tập, nhưng tất cả đều là không, quả vị Phật cũng là không.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Xem HT Thích Thanh Từ giảng giải rất chi tiết về Giác ngộ tại: Kinh Bát Nhã Đại Nhân Giác

+ Huyền gia Tinh thần (Thánh Đoàn): Gồm những người thuộc về giới thứ 5 và giới thứ 6 là thành viên;
+ Thánh Đoàn = Huyền Giai Tinh Thần:
Một tên gọi chỉ các đệ tử đang hoạt động thuộc mọi đẳng cấp.(SHLCTĐ, 20)
+ Thánh Đoàn: Luôn mạnh mẽ và kiên định, bao giờ cũng hướng đến sự cứu rỗi thế gian (Học MF- Khóa MQ)
+ Thánh Đoàn là một đoàn thể cứu độ vĩ đại, gồm có các Đấng Cao Cả đã giải thoát, có nhiệt tâm, hoạt động theo cấu trúc nhóm với mọi hình hài và sự sống trong mọi giới, đặc biệt là với mọi linh hồn. (SHLCTĐ, 526)
+ Thánh Đoàn là một trạm năng lực và ánh sáng. (SHLCTĐ, 557)
+ Nhóm các Đấng Tinh thần trên các nội cảnh giới của Thái Dương Hệ, các Ngài là các mãnh lực thông tuệ của thiên nhiên, điều khiển các diễn trình tiến hóa. Chính các Ngài tách ra thành 12 Huyền Giai. Trong hệ thống hành tinh của chúng ta, tức hệ địa cầu, có một hình phản chiếu của Thánh Đoàn này mà các nhà huyền linh học gọi là Đại Đoàn Huyền linh, Thánh Đoàn này hợp thành bởi các vị Chohans, các Chân Sư và các đệ tử được điểm đạo, hoạt động xuyên qua đệ tử của các Ngài và nhờ đó, hoạt động khắp thế gian. (ĐĐNLVTD, 218)
+ “Huyền giai này gồm những Đấng đã hoàn toàn chiến thắng vật chất, và đã đạt mục tiêu qua cùng những bước tiến mà các cá nhân đang thực hiện ngày nay. Những nhân vật tinh thần này, các vị cao đồ và Chân sư, đã phấn đấu và chiến đấu để chiến thắng và chế ngự cõi trần. Các Ngài phấn đấu trong chướng khí, sương mù, nguy hiểm, khó khăn, đau buồn và thống khổ của đời sống hằng ngày. Các Ngài đã tiến lên từng bước trên con đường đau khổ, đã trải qua mọi kinh nghiệm, và khắc phục bao nỗi khó khăn, và đã chiến thắng.. . . Vì đã thấu đáo sự tự do qua việc hy sinh hình thể nhờ lửa tinh luyện, các Ngài có bàn tay mạnh mẽ, khả năng kiên trì cho dù khi hình thể dường như phải chịu quá nhiều đau khổ, và lòng yêu thương chiến thắng mọi trở lực, vì có nền tảng là sự nhẫn nại và kinh nghiệm (Huyền giai - MQ)
+ Huyền Giai con người (Nhân loại) là Huyền giai Sáng tạo Thứ tư (Thực gia là thứ 9) trong số 7 Huyền Giai đang hoạt động hay biểu lộ (CTHNM, 46 và 298);
+ Huyền Giai thứ 4 (Thứ 9): Là Huyền giai của Chân Thần con người. (LVLCK, 1099);
+ Jerusalem: Tân Jerusalem (new Jerusalem), Thánh Đoàn.(VMCQG, 23)
+ Jerusalem (nghĩa đen là “chốn yên bình”) không phải là thủ đô của một nước nhỏ gọi là Palestine hay là Thánh Địa. Từ này tượng trưng cho một thế giới thái bình - một thế giới mà nhờ các nỗ lực tự lực của riêng nó, đã đạt được một yên tịnh chung và đã đạt được một mức nào đó đối với các liên giao đúng đắn giữa con người.(SHLCTĐ, 575)
+ Jewel in the lotus (Ngọc sáng trong hoa sen, Hồn linh bảo): Chính là sinh điểm nhờ đó Chân Thần giáng xuống cõi trần và do đó, là nguyên khí sự sống của tất cả các hiện thể vô thường – đã phát triển, chưa phát triển hoặc đang phát triển. Sinh điểm này chứa trong chính nó mọi khả năng, tiềm năng, kinh nghiệm và mọi hoạt động rung động. Nó là hiện thân của ý chí hiện tồn, của tính chất hấp dẫn từ điện (thường được gọi là bác ái) và trí tuệ linh hoạt sẽ giúp cho sự sinh động và bác ái được biểu lộ trọn vẹn. Phát biểu và định nghĩa nêu trên có tìm mức rất quan trọng. Do đó, điểm ở trung tâm này thực sự là vạn hữu và ba trạng thái khác của sự sống – như được liệt kê – chỉ là các dấu hiệu về sự tồn tại của nó. Nó là cái có khả năng rút về Cội Nguồn của nó, hoặc là tự chồng chất lên chính mình hết lớp vật liệu này đến lớp khác; nó là nguyên nhân của cái gọi là Kẻ Hành Hương vĩnh cửu trở về nhà Đấng Từ Phụ sau bao thiên kỷ kinh nghiệm, cũng như những gì tạo ra thực nghiệm sau rốt đưa tới kinh nghiệm và biểu hiện tối hậu.(VCVTDT, 169–170)

Xem: Sơ đồ Huyền giai Thái dượng - Hành tinh - Tinh thần/ Thánh đoàn
Xem Tổng hợp về huyền giai
Sơ đồ: Vị trí Huyền giai Tinh thần với tiến hóa.

Xem: Huyền Giai Tinh thần = Thánh Đoàn

+ Tóm lược Sách: Sự Hiển Lộ của Thánh Đoàn - Externalisation of the Hierarchy (SHLCTĐ/ EXH)

+ Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn Xem: Sơ đồ Huyền giai Thái dượng - Hành tinh - Tinh thần/ Thánh đoàn

+ Các giác - Bảy phương pháp tu: Bảy tiến trình - Bảy giác phần hay Bảy phần Bồ đề trong 32 phẩm trợ đạo trong tu hành tham thiền tu thiền định của Hàng Thanh văn tu:
"Thất giác bát chánh ý niệm cần, (bảy phần giác, tám chánh đạo, ý niệm cần tu)".

Bảy giác tức là bảy phần giác chi, cũng gọi bảy phần bồ đề. Tám chánh tức là tám chánh đạo. Bao trùm hết bảy giác chi, tám chánh đạo, năm căn, năm lực, bốn như ý túc, bốn chánh cần, hợp lại thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
* Bảy giác/ Bảy phần bồ đề là trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, niệm, định giác phần. Tu hành y chiếu theo bảy phương pháp.
1. Sao gọi là trạch pháp giác phần ? Trạch tức là tuyển trạch. Pháp tức là phương pháp. Giác là minh bạch, hiểu rõ, cũng là giác ngộ. Đối với pháp tu hành, chư vị phải nên chọn lựa, tuyển trạch, tức là phải có trạch pháp nhãn (con mắt chọn lựa pháp), thì chư vị mới biết gì là pháp, gì là không phải pháp, gì là pháp thiện, gì là pháp ác, biết pháp trắng pháp đen, phải có sức chọn lựa tuyển trạch như thế. Không nên lấy đúng làm sai, lấy đen làm trắng, lấy lành làm ác. Nếu làm như thế thì không phải là trạch pháp giác phần. Sau khi chọn lựa, tuyển trạch xong, thì phải y theo pháp mà tu hành.
2. Y pháp tu hành tức phải tinh tấn, nên giác phần thứ hai là tinh tấn. Chư vị phải chánh tinh tấn, chớ nên tà tinh tấn. Chánh tinh tấn tức là hoặc ngồi thiền, trì chú, học giáo điển, trì giới luật, tu nhẫn nhục, tất cả pháp đó đều phải tinh tấn. Nếu không tinh tấn như hôm nay ngồi thiền, ngày mai không ngồi, hôm nay trì giới ngày mai không trì giới, hôm nay tu hạnh nhẫn nhục ngày mai lại không tu, đó không phải là tinh tấn giác phần. Có tinh tấn giác phần tức là ngày đêm sáng tối sáu thời đều hằng tinh tấn. Sáng ba thời, tối ba thời đều tinh tấn không nghỉ ngơi.

3. Sau khi tinh tấn được rồi thì có thiền duyệt (vui trong thiền định). Thiền duyệt tức là hỷ giác phần. Ví như, khi ngồi thiền, công phu ngồi đến một giờ thì tự cảm giác an lạc, tự tại, vừa ý vô cùng; hút thuốc á phiện chỉ vui thích trong chốc lát, còn khi ấy làm bất cứ việc gì chư vị đều cảm giác an lạc vui thích hết cả. Đạt đến an lạc này, gọi là hỷ giác phần.
4. Trừ giác phần- Lại nữa, khi ngồi thiền, đạt đến cảnh giới khinh an thì tâm rất là an lạc. Nhưng cảnh giới này có lúc thì sanh khởi giống như trên, có lúc thì dễ dàng sanh tẩu hỏa nhập ma. Tại sao tẩu hỏa nhập ma ? Khi sanh tâm chấp trước, tức truy cầu nắm giữ cảnh giới vừa thấy, thì ma vương liền nhập vào tâm. Nếu chư vị không chấp trước, thì ma vương không có cách nào để nhập vào. Chư vị nếu chấp vào cảnh giới nào thì ma liền hiện ra cảnh giới đó. Làm thế nào để giải ? Lúc đó phải dùng trừ giác phần. Trừ tức là thẩm tra, dọ xét các ác giác quán. Phải tẩy trừ các ác giác quán, còn chánh giác quán thì phải bảo tồn.

5. Khi chư vị trừ bỏ chấp trước thì là xả giác phần. Xả này tức là xả bỏ vọng tưởng chấp trước. Nếu không thể xả bỏ vọng tưởng chấp trước thì không đắc được tam muội và đạt đến bảy phần bồ đề.
6. Niệm giác phần - Sau khi xả được vọng tưởng chấp trước thì bảo tồn được niệm tinh tấn, mà đã bàn ở bên trên. Chớ để quên mất, niệm này đeo đuổi niệm kia (niệm huyền tại huyền), niệm niệm không quên, tu tinh tấn.
7. Định giác phần - Tu tinh tấn thì sau này đắc được định giác phần, tức thuộc bảy bồ đề phần hay bảy giác phần. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

IV- Đạo đế. Diệt tức là phải chứng đắc.
Đạo là phải nên tu hành. Bàn về vấn đề đạo, đầu tiên chúng ta hãy giải thích chữ đạo trước. Chữ đạo dùng chữ tẩu (đi), tức là chư vị phải đi, phải hành. Nói đến đạo là phải tu hành. Nếu không tu hành thì có lợi ích chi. Phải bước đi mà tu hành. Thế nên, đạo là hành. Không hành thì không phải là đạo....

Đối với chữ "thủ (đầu)", chúng ta hãy phân tích thêm. Trên chữ đầu có hai điểm, nhưng nay tạm để qua một bên, không giảng ngay, mà chỉ giảng về chữ "tự". Tự tức là tự kỷ, nghĩa là phải tự chính mình tu đạo, không thể bảo người khác tu giùm mình. Không thể chỉ nói tu hành mà cắt đứt được sanh tử. Chư vị phải thật sự tạo đức, tự tu, tự lo lắng những việc quan trọng của mình. Trên chữ "tự" có một đường ngang, để dùng chi ? Mọi người trên thế gian đều chỉ có một lần sanh ra. Bắt đầu từ đâu ?
Bắt đầu từ một. Có một thì sau này mới có hai. Có hai rồi lại có ba, có bốn, có năm, cho đến vô số trăm ngàn, muôn vạn v.v..., đều từ một mà phát xuất ra. Vì vậy, một là vô số, vô số là một. Nếu không có một thì không có vô số. Nếu không có vô số thì không có một. Tôi giảng như vầy thì cho dầu ai đi nữa cũng không có thể phản đối được. Tại sao ? Vì tôi biết rằng con số trong toán học bắt đầu bằng số một.

Một là vô số, vô số là nhiều. Hiện tại, chúng ta không phải một cũng không phải nhiều, không phải nhiều cũng không phải một. Tại sao biến đổi như thế ? Thật ra cũng không có biến đổi thành số một. Số một này cũng tượng trưng cho một vòng tròn, tiếng Anh là số không. Số không bao hàm xum la vạn tượng. Chân không và diệu hữu đều nằm trong số không. Số không này phát xuất từ đâu ? Nó là biến tướng của số một hay chữ nhất. Chữ nhất này vẽ cong thành một vòng tròn, uốn thẳng lại thành chữ nhất. Số không hay vòng trònbổn thể của chữ nhất, lại là bổn thể của tất cả vạn vật trên thế gian, cũng là tạng đại quang minh, tánh Như Lai tạng, và Phật tánh. Phật tánh cũng là chữ nhất và chữ o. Chữ o cũng đại biểu cho tất cả sanh sanh hóa hóa ở trên thế gian, tức chân không diệu hữu, diệu hữu và chân không. Chữ o này không có điểm khởi đầu, cũng không có điểm cuối. Nếu phá chữ không này thì nó liền biến thành chữ nhất (gạch ngang). Gạch ngang (chữ nhất) là gì ? Tức là vô minh. Có một gạch ngang tức là có một phần vô minh. Khi không có gạch ngang thì đó là một vòng tròn. Khi vòng tròn đó không phá được thì đó là tánh tạng Như Lai. Chữ nhất (gạch ngang) là bắt nguồn của sự vô minh, nên bảo rằng một là nhiều, nhiều là một. Một điểm phiền não xuất sanh vô số phiền não. Vô số phiền não xuất sanh từ một điểm phiền não. Tại sao chư vị lại tạo bao việc vụng dại ? Chỉ vì một điểm vô minh. Tạo bao việc vụng dại tức là tạo bao nghiệp tội, mà phiền não cũng từ đó phát sanh ra. Vì thế, chư vị nếu muốn tu đạo thì phải uốn nắn chữ nhất (gạch ngang) thành chữ o, tức vòng tròn, phản bổn hoàn nguyên (xoay về cội gốc). Lúc đó, chư vị có thể xoay về tạng tánh Như Lai, đạt đến chân không diệu hữu.
Một chữ nhất có hai điểm. Hai điểm này là một âm và một dương. Kinh Dịch giảng một âm một dương chính là đạo. Thiếu âm thiếu dương gọi là bịnh. Thuần âm là quỷ. Thuần dương là thần, nên gọi thiếu âm, thiếu dương là bịnh.
Lại phân tích rõ hai điểm đó. Từ vô minh phát sanh ra kiến hoặc và tư hoặc, nên gọi hai điểm đó là kiến hoặc và tư hoặc. Có kiến hoặc và tư hoặc rồi thì phát sanh ra vô lượng vô số hoặc. Bao phiền não đều từ chữ nhất này khởi lên. Nếu muốn xoay về cội gốc thì phải uốn nắn chữ nhất này thành chữ o. Làm thế nào ? Không khó, chư vị chỉ việc dụng công tu hành hằng ngày, tham thiền đả tọa, thì mới uốn nắn chữ nhất thành chữ o, cũng biến thành tánh tạng đại quang minh. Chư vị bảo rằng không thể tin tưởng được những cảnh giới đó, chỉ vì tâm còn ám muội. Chư vị phải nên tin tưởng, thì mới hoàn phục được tánh tạng đại quang minh đó. Vì không tin pháp này nên mỗi ngày từ sáng đến tối không thể xa rời phiền não được. Vô minh phiền não nếu không thể xa rời, thì chư vị sẽ biến thành lóng tre đen, (là thuật ngữ của thiền tông). Một cây tre có nhiều lóng tre đen. Chư vị phải tin tưởng pháp này thì mới khôi phục lại trí huệ vốn có sẵn, xoay về lại cội gốc, đạt đến tánh tạng đại quang minh, cũng là đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quán sắc trí, thành sở hữu trí.
Tôi chỉ giảng một ít điểm trong muôn phần của chữ đạo. Nếu giảng tường tận vi tế thì sợ mất rất nhiều thời gian, vì chữ "đạo" này rất vi diệu, nên giảng hoài giảng mãi vẫn không hết. Đại sư Trí Giả giảng chữ "Diệu" trong kinh Pháp Hoa cả chín tuần. Giảng về chữ đạo, nếu nói tường tận rõ ràng thì không phải chỉ là chín mươi ngày mà cho đến chín mươi năm sợ vẫn chưa hết. Đời tôi ngắn ngủi nên chỉ giảng một vài điểm thôi.
Lại giảng thêm về chữ "đạo" này chút ít. Chúng ta vừa bàn ở trên về một âm một dương. Một âm một dương là chữ "nhân (người)". Tức bảo rằng đạo không phải ở trên trời hay ở dưới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, mà là nơi con người. Mỗi người đều có thể tu đạo, không phải từ bên ngoài vào. Ai ai cũng có thể thành đạo được hết. Tu thành đạo này tức là thành Phật. Hiện tại chư vị chưa tu thành đạo, vậy đạo này có mất không ? Không có mất. Trong mình ai ai cũng có đầy đủ đạo này hết.
Hai điểm chính là từ trên trời, có thể nói là mặt trời và mặt trăng. Một điểm là mặt trời; một điểm là mặt trăng.
* "Thị đạo ưng tu ngộ pháp không, (là đạo nên tu ngộ pháp không)".
Chư vị phải dùng mắt trí huệ để tu đạo. Người ngu si không thể tu đạo này. Có trí huệ thì mới tu được đạo này. Xoay về cội gốc tức là uốn chữ nhất (gạch ngang), thành chữ o (vòng tròn). Chữ o này chính là tạng tánh Như Lai, là tạng đại quang minh, là Phật tánh của chúng ta. Nếu có thể khôi phục lại Phật tánh tức là hiện đời thành Phật, không cần đợi trải qua ba a tăng kỳ kiếp mà tu phước huệ, trăm kiếp tu tướng hảo. Không cần đợi thời gian lâu xa như thế, mà tức khắc liền thành Phật. Vì sao chư vị vẫn chưa thành Phật ? Vì chư vị chưa biết "đạo" này, chưa tu đạo này, và không có ai dạy cho mình đạo này. Do đó, cho đến hôm nay, chư vị vẫn sanh rồi chết, chết rồi sanh, trong sáu cõi luân hồi, bị lưu chuyển tới chuyển lui. Chư vị chạy mãi trong sáu đường luân hồi thì chữ o (vòng tròn) liền biến mất. Lưu chuyển tới, lưu chuyển lui trong sáu đường luân hồi, đột nhiên sanh lên trời, đột nhiên sanh xuống đất, đột nhiên vào địa ngục, đột nhiên làm thú vật, chợt tại thiên đường, chợt xuống địa ngục, chợt vào A Tu La, chợt làm người. Bị lưu chuyển như thế, không thể thoát ra khỏi vòng luân hồi. Nếu thoát khỏi vòng luân hồi thì phá được chữ nhất này, xoay về cội gốc, đạt đến tạng quang minh Như Lai, chính là quê hương nhà cửa, đất đai của mình. Ai ai cũng tu đạo được. Có tu đạo thì mới ngộ nhân không pháp không, nhân pháp đều không, không còn chấp trước, nên bảo rằng khổ tập diệt đạo đều không.
"Tam chuyển tứ đế pháp luân vận, (ba lần chuyển xe pháp tứ đế)".
Ba lần chuyển bánh xe pháp tứ đế, bên trên tôi đã giảng rõ rồi. Chuyển vận bánh luân tức là xoay qua chuyển lại pháp môn tứ đế.
"Thất giác bát chánh ý niệm cần, (bảy phần giác, tám chánh đạo, ý niệm cần tu)".
Bảy giác tức là bảy phần giác chi, cũng gọi là bảy phần bồ đề. Tám chánh tức là tám chánh đạo. Bao trùm hết bảy giác chi, tám chánh đạo, năm căn, năm lực, bốn như ý túc, bốn chánh cần, hợp lại thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Bảy phần bồ đề là trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, niệm, định giác phần. Tu hành y chiếu theo bảy phương pháp.
1. Sao gọi là trạch pháp giác phần ? Trạch tức là tuyển trạch. Pháp tức là phương pháp. Giác là minh bạch, hiểu rõ, cũng là giác ngộ. Đối với pháp tu hành, chư vị phải nên chọn lựa, tuyển trạch, tức là phải có trạch pháp nhãn (con mắt chọn lựa pháp), thì chư vị mới biết gì là pháp, gì là không phải pháp, gì là pháp thiện, gì là pháp ác, biết pháp trắng pháp đen, phải có sức chọn lựa tuyển trạch như thế. Không nên lấy đúng làm sai, lấy đen làm trắng, lấy lành làm ác. Nếu làm như thế thì không phải là trạch pháp giác phần. Sau khi chọn lựa, tuyển trạch xong, thì phải y theo pháp mà tu hành.
2. Y pháp tu hành tức phải tinh tấn, nên giác phần thứ hai là tinh tấn. Chư vị phải chánh tinh tấn, chớ nên tà tinh tấn. Chánh tinh tấn tức là hoặc ngồi thiền, trì chú, học giáo điển, trì giới luật, tu nhẫn nhục, tất cả pháp đó đều phải tinh tấn. Nếu không tinh tấn như hôm nay ngồi thiền, ngày mai không ngồi, hôm nay trì giới ngày mai không trì giới, hôm nay tu hạnh nhẫn nhục ngày mai lại không tu, đó không phải là tinh tấn giác phần. Có tinh tấn giác phần tức là ngày đêm sáng tối sáu thời đều hằng tinh tấn. Sáng ba thời, tối ba thời đều tinh tấn không nghỉ ngơi.

3. Sau khi tinh tấn được rồi thì có thiền duyệt (vui trong thiền định). Thiền duyệt tức là hỷ giác phần. Ví như, khi ngồi thiền, công phu ngồi đến một giờ thì tự cảm giác an lạc, tự tại, vừa ý vô cùng; hút thuốc á phiện chỉ vui thích trong chốc lát, còn khi ấy làm bất cứ việc gì chư vị đều cảm giác an lạc vui thích hết cả. Đạt đến an lạc này, gọi là hỷ giác phần.
4. Trừ giác phần- Lại nữa, khi ngồi thiền, đạt đến cảnh giới khinh an thì tâm rất là an lạc. Nhưng cảnh giới này có lúc thì sanh khởi giống như trên, có lúc thì dễ dàng sanh tẩu hỏa nhập ma. Tại sao tẩu hỏa nhập ma ? Khi sanh tâm chấp trước, tức truy cầu nắm giữ cảnh giới vừa thấy, thì ma vương liền nhập vào tâm. Nếu chư vị không chấp trước, thì ma vương không có cách nào để nhập vào. Chư vị nếu chấp vào cảnh giới nào thì ma liền hiện ra cảnh giới đó. Làm thế nào để giải ? Lúc đó phải dùng trừ giác phần. Trừ tức là thẩm tra, dọ xét các ác giác quán. Phải tẩy trừ các ác giác quán, còn chánh giác quán thì phải bảo tồn.

5. Khi chư vị trừ bỏ chấp trước thì là xả giác phần. Xả này tức là xả bỏ vọng tưởng chấp trước. Nếu không thể xả bỏ vọng tưởng chấp trước thì không đắc được tam muội và đạt đến bảy phần bồ đề.
6. Niệm giác phần - Sau khi xả được vọng tưởng chấp trước thì bảo tồn được niệm tinh tấn, mà đã bàn ở bên trên. Chớ để quên mất, niệm này đeo đuổi niệm kia (niệm huyền tại huyền), niệm niệm không quên, tu tinh tấn.
7. Định giác phần - Tu tinh tấn thì sau này đắc được định giác phần, tức thuộc bảy bồ đề phần hay bảy giác phần.

+ Tám chánh đạo.
1. Thứ nhất là chánh kiến. Kiến tức là ý kiến. Nơi ý niệm có một kiến (thấy). Kiến này phải nên chân chánh, nghĩa là kiến giải phải chánh xác. Nếu không có chánh kiến thì dễ dàng lạc vào đường tà. Nếu kiến giải chân chánh thì đi được trên đường thẳng. Tại sao gọi là chánh kiến, tà kiến ? Nếu bảo rằng phải nên học Phật pháp. Phật pháp là chân chánh, phải nên học. Đó là chánh kiến. Nếu như học đánh cờ bạc, chơi bời, làm biếng, hại người, đó gọi là tà kiến. Vì vậy chánh kiến rất quan trọng.

2. Nếu có chánh kiến rồi thì có chánh tư duy. Có kiến giải rồi thì phải có suy nghĩ; suy nghĩ việc này việc nọ là đúng hay không đúng. Học Phật pháp là một công việc tối thượng nhất trên thế gian. Không sai trái tức là chánh tư duy. Tà tư duy nghĩa là khi học Phật pháp cho rằng không có lợi ích chi. Họ nghĩ :"Trong thời đại khoa học, Phật pháp giảng đến giảng lui chỉ khuyên người làm việc thiện, làm người tốt thôi. Hiện nay ai là người tốt ? Không có ai là người tốt hết, chỉ toàn là người xấu không thôi. Tôi thấy ông A kia, chuyên tạo việc xấu, mà lại có tiền, có rượu để uống, cái gì cũng có."
Suy nghĩ rằng học Phật pháp không có ích chi như thế, tức là tà kiến, đi trên đường tà. Nếu có chánh tư duy thì không lạc vào đường tà.
3. Có chánh tư duy thì kế tiếp là có chánh ngữ. Chánh ngữ tức là lời nói nào cũng đều chính xác, không nói lời say sưa, cáu tiết, không dẫn người lạc vào đường tà. Nói lời chân chánh, chánh xác, khiến ai ai cũng đều vui thích lắng nghe, vui thích làm theo.
4. Có chánh ngữ rồi thì có chánh nghiệp, tức tự tìm, hành nghề chân chánh. Ai ai cũng biết rõ nghề nghiệp chân chánh là gì, chớ nên làm những nghề nghiệp phạm pháp.
5. Thứ năm là chánh mạng. Có chánh nghiệp thì sanh mạng chân chánh.
6. Thứ sáu là chánh tinh tấn. Tạo chánh nghiệp thì phải nên tinh tấn. Chớ nên tinh tấn tạo những nghiệp bất chánh.
7. Thứ bảy là chánh niệm.
8. Thứ tám là chánh định.
Đó là tám chánh đạo.

Bốn như ý túc tức là dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, niệm như ý túc, tư duy như ý túc.
Bốn niệm xứ tức là thân, thọ, tâm, pháp. Quán thân bất tịnh. Quán thọ là khổ. Quán tâm vô thường. Quán pháp vô ngã. Bốn chánh cầnđiều lành chưa sanh khiến cho sanh khởi, điều lành đã sanh khiến cho tăng trưởng. Đó là giảng về phương diện điều lành. Những điều ác chưa khiến cho không sanh khởi. Những điều ác đã sanh khởi khiến cho chúng đoạn diệt. Đó là nói về phương diện điều ác.

Năm căn là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Năm căn này phát sinh ra năm lực. Tín có tín lực. Tấn có tấn lực. Niệm có niệm lực. Định có định lực. Huệ có huệ lực.
* Cộng năm căn năm lực lại thành mười. Bốn niệm xứ, bốn như ý túc, bảy phần bồ đề, tám chánh đạo cộng chung là ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

"Nhất đản quán thông thành thánh quả, (một lần quán thông thành thánh quả)".
Chư vị tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, thì một ngày nào đó sẽ đột nhiên quán thông, minh bạch, hiểu rõ. Lúc ấy, chư vị chứng được quả thánh.
"Thiên chân hữu dư nãi hoá thành, (lệch chân hữu dư nãi hóa thành)".
Chư vị chớ nghiêng trụ tại niết bàn hữu dư, thiên chân hữu dư, niết bàn chính là hóa thành, nghĩa là thành này do biến hóa mà có, không phải là thật. Đạt đến thiên chân hữu dư niết bàn, tức là không phải niết bàn cứu cánh, nên phải còn tu thêm nữa. Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng

+ Tu ngộ Pháp không:
IV- Đạo đế. Diệt tức là phải chứng đắc.
Đạo là phải nên tu hành. Bàn về vấn đề đạo, đầu tiên chúng ta hãy giải thích chữ đạo trước. Chữ đạo dùng chữ tẩu (đi), tức là chư vị phải đi, phải hành. Nói đến đạo là phải tu hành. Nếu không tu hành thì có lợi ích chi. Phải bước đi mà tu hành. Thế nên, đạo là hành. Không hành thì không phải là đạo. Nếu không tu hành thì chư vị là chư vị, đạo là đạo, không thể hợp nhất. Chư vị phải y pháp mà tu hành, đạo chính là chư vị, chư vị cũng chính là đạo. đạo cùng chư vị vốn không thể tách rời. Chư vị muốn tu đạo không ? Phải nên thật hành, tức là y chiếu theo phương pháp mà thật hành. Cho đến đức hạnh, đức là phải làm, không làm thì sao có đức ? Không thể từ sáng đến chiều chỉ nói "tạo đức, tạo đức, tạo đức", trên môi mép mà thật tế lại không làm. Miệng nói tạo đức mà thân lại tạo nghiệp, thì không có đức gì hết. Vì thế, bảo "Treo đầu heo, bán thịt chó".

Chư vị bảo tạo đức thì phải nên làm. Có muốn tu đạo không ? Nếu muốn thì phải y theo phương pháp mà tu hành.
Ở trên chữ "tẩu" lại có chữ "thủ", cộng thành chữ đạo. Thủ nghĩa là đầu. Tu hành là việc quan trọng nhất trên thế gian. Chư vị muốn chấm dứt sanh tử không ? Nếu muốn thì phải tu đạo. Lại nữa, tuy không muốn cắt đứt sanh tử, mà lại nói rằng không thèm tu hành. Cắt đứt sanh tử rồi thì không còn sợ sanh tử nữa. Người sống đều sợ chết. Cắt đứt sanh tử là không muốn có sanh tử, lại không sợ sanh tử. Nếu muốn chấm dứt sanh tử thì đầu tiên phải tu hành. Thế nên có chữ "thủ" ở bên trên chữ "tẩu". Nếu không tu hành thì không thể chấm dứt sanh tử được.
Đối với chữ "thủ (đầu)", chúng ta hãy phân tích thêm. Trên chữ đầu có hai điểm, nhưng nay tạm để qua một bên, không giảng ngay, mà chỉ giảng về chữ "tự". Tự tức là tự kỷ, nghĩa là phải tự chính mình tu đạo, không thể bảo người khác tu giùm mình. Không thể chỉ nói tu hành mà cắt đứt được sanh tử. Chư vị phải thật sự tạo đức, tự tu, tự lo lắng những việc quan trọng của mình. Trên chữ "tự" có một đường ngang, để dùng chi ? Mọi người trên thế gian đều chỉ có một lần sanh ra. Bắt đầu từ đâu ?
Bắt đầu từ một. Có một thì sau này mới có hai. Có hai rồi lại có ba, có bốn, có năm, cho đến vô số trăm ngàn, muôn vạn v.v..., đều từ một mà phát xuất ra. Vì vậy, một là vô số, vô số là một. Nếu không có một thì không có vô số. Nếu không có vô số thì không có một. Tôi giảng như vầy thì cho dầu ai đi nữa cũng không có thể phản đối được. Tại sao ? Vì tôi biết rằng con số trong toán học bắt đầu bằng số một.

Một là vô số, vô số là nhiều. Hiện tại, chúng ta không phải một cũng không phải nhiều, không phải nhiều cũng không phải một. Tại sao biến đổi như thế ? Thật ra cũng không có biến đổi thành số một. Số một này cũng tượng trưng cho một vòng tròn, tiếng Anh là số không. Số không bao hàm xum la vạn tượng. Chân không và diệu hữu đều nằm trong số không. Số không này phát xuất từ đâu ? Nó là biến tướng của số một hay chữ nhất. Chữ nhất này vẽ cong thành một vòng tròn, uốn thẳng lại thành chữ nhất. Số không hay vòng tròn là bổn thể của chữ nhất, lại là bổn thể của tất cả vạn vật trên thế gian, cũng là tạng đại quang minh, tánh Như Lai tạng, và Phật tánh. Phật tánh cũng là chữ nhất và chữ o. Chữ o cũng đại biểu cho tất cả sanh sanh hóa hóa ở trên thế gian, tức chân không diệu hữu, diệu hữu và chân không. Chữ o này không có điểm khởi đầu, cũng không có điểm cuối. Nếu phá chữ không này thì nó liền biến thành chữ nhất (gạch ngang). Gạch ngang (chữ nhất) là gì ? Tức là vô minh. Có một gạch ngang tức là có một phần vô minh. Khi không có gạch ngang thì đó là một vòng tròn. Khi vòng tròn đó không phá được thì đó là tánh tạng Như Lai. Chữ nhất (gạch ngang) là bắt nguồn của sự vô minh, nên bảo rằng một là nhiều, nhiều là một. Một điểm phiền não xuất sanh vô số phiền não. Vô số phiền não xuất sanh từ một điểm phiền não. Tại sao chư vị lại tạo bao việc vụng dại ? Chỉ vì một điểm vô minh. Tạo bao việc vụng dại tức là tạo bao nghiệp tội, mà phiền não cũng từ đó phát sanh ra. Vì thế, chư vị nếu muốn tu đạo thì phải uốn nắn chữ nhất (gạch ngang) thành chữ o, tức vòng tròn, phản bổn hoàn nguyên (xoay về cội gốc). Lúc đó, chư vị có thể xoay về tạng tánh Như Lai, đạt đến chân không diệu hữu.
Một chữ nhất có hai điểm. Hai điểm này là một âm và một dương. Kinh Dịch giảng một âm một dương chính là đạo. Thiếu âm thiếu dương gọi là bịnh. Thuần âm là quỷ. Thuần dương là thần, nên gọi thiếu âm, thiếu dương là bịnh.
Lại phân tích rõ hai điểm đó. Từ vô minh phát sanh ra kiến hoặc và tư hoặc, nên gọi hai điểm đó là kiến hoặc và tư hoặc. Có kiến hoặc và tư hoặc rồi thì phát sanh ra vô lượng vô số hoặc. Bao phiền não đều từ chữ nhất này khởi lên. Nếu muốn xoay về cội gốc thì phải uốn nắn chữ nhất này thành chữ o. Làm thế nào ? Không khó, chư vị chỉ việc dụng công tu hành hằng ngày, tham thiền đả tọa, thì mới uốn nắn chữ nhất thành chữ o, cũng biến thành tánh tạng đại quang minh. Chư vị bảo rằng không thể tin tưởng được những cảnh giới đó, chỉ vì tâm còn ám muội. Chư vị phải nên tin tưởng, thì mới hoàn phục được tánh tạng đại quang minh đó. Vì không tin pháp này nên mỗi ngày từ sáng đến tối không thể xa rời phiền não được. Vô minh phiền não nếu không thể xa rời, thì chư vị sẽ biến thành lóng tre đen, (là thuật ngữ của thiền tông). Một cây tre có nhiều lóng tre đen. Chư vị phải tin tưởng pháp này thì mới khôi phục lại trí huệ vốn có sẵn, xoay về lại cội gốc, đạt đến tánh tạng đại quang minh, cũng là đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quán sắc trí, thành sở hữu trí.
Tôi chỉ giảng một ít điểm trong muôn phần của chữ đạo. Nếu giảng tường tận vi tế thì sợ mất rất nhiều thời gian, vì chữ "đạo" này rất vi diệu, nên giảng hoài giảng mãi vẫn không hết. Đại sư Trí Giả giảng chữ "Diệu" trong kinh Pháp Hoa cả chín tuần. Giảng về chữ đạo, nếu nói tường tận rõ ràng thì không phải chỉ là chín mươi ngày mà cho đến chín mươi năm sợ vẫn chưa hết. Đời tôi ngắn ngủi nên chỉ giảng một vài điểm thôi.
Lại giảng thêm về chữ "đạo" này chút ít. Chúng ta vừa bàn ở trên về một âm một dương. Một âm một dương là chữ "nhân (người)". Tức bảo rằng đạo không phải ở trên trời hay ở dưới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, mà là nơi con người. Mỗi người đều có thể tu đạo, không phải từ bên ngoài vào. Ai ai cũng có thể thành đạo được hết. Tu thành đạo này tức là thành Phật. Hiện tại chư vị chưa tu thành đạo, vậy đạo này có mất không ? Không có mất. Trong mình ai ai cũng có đầy đủ đạo này hết.
Hai điểm chính là từ trên trời, có thể nói là mặt trời và mặt trăng. Một điểm là mặt trời; một điểm là mặt trăng.
* "Thị đạo ưng tu ngộ pháp không, (là đạo nên tu ngộ pháp không)".
Chư vị phải dùng mắt trí huệ để tu đạo. Người ngu si không thể tu đạo này. Có trí huệ thì mới tu được đạo này. Xoay về cội gốc tức là uốn chữ nhất (gạch ngang), thành chữ o (vòng tròn). Chữ o này chính là tạng tánh Như Lai, là tạng đại quang minh, là Phật tánh của chúng ta. Nếu có thể khôi phục lại Phật tánh tức là hiện đời thành Phật, không cần đợi trải qua ba a tăng kỳ kiếp mà tu phước huệ, trăm kiếp tu tướng hảo. Không cần đợi thời gian lâu xa như thế, mà tức khắc liền thành Phật. Vì sao chư vị vẫn chưa thành Phật ? Vì chư vị chưa biết "đạo" này, chưa tu đạo này, và không có ai dạy cho mình đạo này. Do đó, cho đến hôm nay, chư vị vẫn sanh rồi chết, chết rồi sanh, trong sáu cõi luân hồi, bị lưu chuyển tới chuyển lui. Chư vị chạy mãi trong sáu đường luân hồi thì chữ o (vòng tròn) liền biến mất. Lưu chuyển tới, lưu chuyển lui trong sáu đường luân hồi, đột nhiên sanh lên trời, đột nhiên sanh xuống đất, đột nhiên vào địa ngục, đột nhiên làm thú vật, chợt tại thiên đường, chợt xuống địa ngục, chợt vào A Tu La, chợt làm người. Bị lưu chuyển như thế, không thể thoát ra khỏi vòng luân hồi. Nếu thoát khỏi vòng luân hồi thì phá được chữ nhất này, xoay về cội gốc, đạt đến tạng quang minh Như Lai, chính là quê hương nhà cửa, đất đai của mình. Ai ai cũng tu đạo được. Có tu đạo thì mới ngộ nhân không pháp không, nhân pháp đều không, không còn chấp trước, nên bảo rằng khổ tập diệt đạo đều không.
"Tam chuyển tứ đế pháp luân vận, (ba lần chuyển xe pháp tứ đế)".
Ba lần chuyển bánh xe pháp tứ đế, bên trên tôi đã giảng rõ rồi. Chuyển vận bánh luân tức là xoay qua chuyển lại pháp môn tứ đế.
"Thất giác bát chánh ý niệm cần, (bảy phần giác, tám chánh đạo, ý niệm cần tu)".
Bảy giác tức là bảy phần giác chi, cũng gọi là bảy phần bồ đề. Tám chánh tức là tám chánh đạo. Bao trùm hết bảy giác chi, tám chánh đạo, năm căn, năm lực, bốn như ý túc, bốn chánh cần, hợp lại thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Bảy phần bồ đề là trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, niệm, định giác phần. Tu hành y chiếu theo bảy phương pháp.
1. Sao gọi là trạch pháp giác phần ? Trạch tức là tuyển trạch. Pháp tức là phương pháp. Giác là minh bạch, hiểu rõ, cũng là giác ngộ. Đối với pháp tu hành, chư vị phải nên chọn lựa, tuyển trạch, tức là phải có trạch pháp nhãn (con mắt chọn lựa pháp), thì chư vị mới biết gì là pháp, gì là không phải pháp, gì là pháp thiện, gì là pháp ác, biết pháp trắng pháp đen, phải có sức chọn lựa tuyển trạch như thế. Không nên lấy đúng làm sai, lấy đen làm trắng, lấy lành làm ác. Nếu làm như thế thì không phải là trạch pháp giác phần. Sau khi chọn lựa, tuyển trạch xong, thì phải y theo pháp mà tu hành.
2. Y pháp tu hành tức phải tinh tấn, nên giác phần thứ hai là tinh tấn. Chư vị phải chánh tinh tấn, chớ nên tà tinh tấn. Chánh tinh tấn tức là hoặc ngồi thiền, trì chú, học giáo điển, trì giới luật, tu nhẫn nhục, tất cả pháp đó đều phải tinh tấn. Nếu không tinh tấn như hôm nay ngồi thiền, ngày mai không ngồi, hôm nay trì giới ngày mai không trì giới, hôm nay tu hạnh nhẫn nhục ngày mai lại không tu, đó không phải là tinh tấn giác phần. Có tinh tấn giác phần tức là ngày đêm sáng tối sáu thời đều hằng tinh tấn. Sáng ba thời, tối ba thời đều tinh tấn không nghỉ ngơi.

3. Sau khi tinh tấn được rồi thì có thiền duyệt (vui trong thiền định). Thiền duyệt tức là hỷ giác phần. Ví như, khi ngồi thiền, công phu ngồi đến một giờ thì tự cảm giác an lạc, tự tại, vừa ý vô cùng; hút thuốc á phiện chỉ vui thích trong chốc lát, còn khi ấy làm bất cứ việc gì chư vị đều cảm giác an lạc vui thích hết cả. Đạt đến an lạc này, gọi là hỷ giác phần.
4. Trừ giác phần- Lại nữa, khi ngồi thiền, đạt đến cảnh giới khinh an thì tâm rất là an lạc. Nhưng cảnh giới này có lúc thì sanh khởi giống như trên, có lúc thì dễ dàng sanh tẩu hỏa nhập ma. Tại sao tẩu hỏa nhập ma ? Khi sanh tâm chấp trước, tức truy cầu nắm giữ cảnh giới vừa thấy, thì ma vương liền nhập vào tâm. Nếu chư vị không chấp trước, thì ma vương không có cách nào để nhập vào. Chư vị nếu chấp vào cảnh giới nào thì ma liền hiện ra cảnh giới đó. Làm thế nào để giải ? Lúc đó phải dùng trừ giác phần. Trừ tức là thẩm tra, dọ xét các ác giác quán. Phải tẩy trừ các ác giác quán, còn chánh giác quán thì phải bảo tồn.

5. Khi chư vị trừ bỏ chấp trước thì là xả giác phần. Xả này tức là xả bỏ vọng tưởng chấp trước. Nếu không thể xả bỏ vọng tưởng chấp trước thì không đắc được tam muội và đạt đến bảy phần bồ đề.
6. Niệm giác phần - Sau khi xả được vọng tưởng chấp trước thì bảo tồn được niệm tinh tấn, mà đã bàn ở bên trên. Chớ để quên mất, niệm này đeo đuổi niệm kia (niệm huyền tại huyền), niệm niệm không quên, tu tinh tấn.
7. Định giác phần - Tu tinh tấn thì sau này đắc được định giác phần, tức thuộc bảy bồ đề phần hay bảy giác phần.

+ Tám chánh đạo.
1. Thứ nhất là chánh kiến. Kiến tức là ý kiến. Nơi ý niệm có một kiến (thấy). Kiến này phải nên chân chánh, nghĩa là kiến giải phải chánh xác. Nếu không có chánh kiến thì dễ dàng lạc vào đường tà. Nếu kiến giải chân chánh thì đi được trên đường thẳng. Tại sao gọi là chánh kiến, tà kiến ? Nếu bảo rằng phải nên học Phật pháp. Phật pháp là chân chánh, phải nên học. Đó là chánh kiến. Nếu như học đánh cờ bạc, chơi bời, làm biếng, hại người, đó gọi là tà kiến. Vì vậy chánh kiến rất quan trọng.

2. Nếu có chánh kiến rồi thì có chánh tư duy. Có kiến giải rồi thì phải có suy nghĩ; suy nghĩ việc này việc nọ là đúng hay không đúng. Học Phật pháp là một công việc tối thượng nhất trên thế gian. Không sai trái tức là chánh tư duy. Tà tư duy nghĩa là khi học Phật pháp cho rằng không có lợi ích chi. Họ nghĩ :"Trong thời đại khoa học, Phật pháp giảng đến giảng lui chỉ khuyên người làm việc thiện, làm người tốt thôi. Hiện nay ai là người tốt ? Không có ai là người tốt hết, chỉ toàn là người xấu không thôi. Tôi thấy ông A kia, chuyên tạo việc xấu, mà lại có tiền, có rượu để uống, cái gì cũng có."
Suy nghĩ rằng học Phật pháp không có ích chi như thế, tức là tà kiến, đi trên đường tà. Nếu có chánh tư duy thì không lạc vào đường tà.
3. Có chánh tư duy thì kế tiếp là có chánh ngữ. Chánh ngữ tức là lời nói nào cũng đều chính xác, không nói lời say sưa, cáu tiết, không dẫn người lạc vào đường tà. Nói lời chân chánh, chánh xác, khiến ai ai cũng đều vui thích lắng nghe, vui thích làm theo.
4. Có chánh ngữ rồi thì có chánh nghiệp, tức tự tìm, hành nghề chân chánh. Ai ai cũng biết rõ nghề nghiệp chân chánh là gì, chớ nên làm những nghề nghiệp phạm pháp.
5. Thứ năm là chánh mạng. Có chánh nghiệp thì sanh mạng chân chánh.
6. Thứ sáu là chánh tinh tấn. Tạo chánh nghiệp thì phải nên tinh tấn. Chớ nên tinh tấn tạo những nghiệp bất chánh.
7. Thứ bảy là chánh niệm.
8. Thứ tám là chánh định.
Đó là tám chánh đạo.

Bốn như ý túc tức là dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, niệm như ý túc, tư duy như ý túc.
Bốn niệm xứ tức là thân, thọ, tâm, pháp. Quán thân bất tịnh. Quán thọ là khổ. Quán tâm vô thường. Quán pháp vô ngã. Bốn chánh cầnđiều lành chưa sanh khiến cho sanh khởi, điều lành đã sanh khiến cho tăng trưởng. Đó là giảng về phương diện điều lành. Những điều ác chưa khiến cho không sanh khởi. Những điều ác đã sanh khởi khiến cho chúng đoạn diệt. Đó là nói về phương diện điều ác.

Năm căn là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Năm căn này phát sinh ra năm lực. Tín có tín lực. Tấn có tấn lực. Niệm có niệm lực. Định có định lực. Huệ có huệ lực.
* Cộng năm căn năm lực lại thành mười. Bốn niệm xứ, bốn như ý túc, bảy phần bồ đề, tám chánh đạo cộng chung là ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

"Nhất đản quán thông thành thánh quả, (một lần quán thông thành thánh quả)".
Chư vị tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, thì một ngày nào đó sẽ đột nhiên quán thông, minh bạch, hiểu rõ. Lúc ấy, chư vị chứng được quả thánh.
"Thiên chân hữu dư nãi hoá thành, (lệch chân hữu dư nãi hóa thành)".
Chư vị chớ nghiêng trụ tại niết bàn hữu dư, thiên chân hữu dư, niết bàn chính là hóa thành, nghĩa là thành này do biến hóa mà có, không phải là thật. Đạt đến thiên chân hữu dư niết bàn, tức là không phải niết bàn cứu cánh, nên phải còn tu thêm nữa. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

III- Diệt đế. Diệt đế nghĩa là như như bất động.
"Tánh diệt khả chứng cứu cánh lạc, (tánh diệt khả chứng tột an lạc)".
Nếu chứng được diệt đế tức là chứng đạt chân đế an lạc, gọi là bốn đức của niết bàn, nghĩa là thường lạc ngã tịnh. Đạt đến thường lạc ngã tịnh thì cũng là chứng được quả diệt đế. Nhưng chứng đến quả vị này chỉ là quả vị tiểu thừa của A La Hán, mới đoạn được phần đoạn sanh tử thôi, chưa đoạn hết biến dịch sanh tử, và chỉ chứng được một phần chân lý, mà không phải là diệu quả rốt ráo đại thừa.
1. Phần đoạn sanh tử là gì ? Phần tức là tôi có một phần, chư vị có một phần, mỗi người đều có một phần. Đoạn tức là tôi và chư vị, mỗi người có riêng một đoạn thân, như thân cao một thước sáu, thước bảy, thước tám v.v...Thế nên, thân của mỗi người cao thấp khác nhau. Từ sanh đến chết gọi là đoạn lạc; từ hôm nay đến ngày mai cũng gọi là đoạn lạc (từng đoạn). Tất cả phàm phu đều có đầy đủ phần đoạn sanh tử này. Người tiểu thừa đã cắt đứt phần đoạn sanh tử nên chứng quả an lạc tịch diệt. Khi chứng đắc quả tịch diệt thì phá được kiến hoặc và tư hoặc. Sao gọi là kiến ? Do chư vị đối trước cảnh giới mà sanh tâm tham lam luyến ái, bị cảnh giới làm mê hoặc. Sao gọi là tư hoặc ? Không hiểu đạo lý nên khởi tâm phân biệt. Đối với đạo lý mà không minh bạch nên sanh tâm phân biệt. Càng phân biệt chừng nào thì càng đi xa chừng đó. Càng đi xa chừng nào thì phân biệt thêm nhiều chừng đó, nên gọi là đi lạc đường.
Chứng đắc quả an lạc tịch diệt thì cắt đoạn được kiến hoặc và tư hoặc, nhưng chưa đoạn hết vô minh, mà chỉ mới hàng phục được thôi. Không những chư A La Hán chưa đoạn được vô minh mà cho đến bồ tát Đẳng Giác vẫn còn một phần sanh tướng vô minh chưa phá hẳn. Thế nên chứng đạt quả vị vô thượng tịch diệt, mà vô minh vẫn còn. Tuy cắt đứt phần đoạn sanh tử mà biến dịch sanh tử vẫn còn tồn tại.
2. Sao gọi là biến dịch sanh tử ? Biến dịch là tâm niệm sanh khởi của chúng ta. Niệm sau theo niệm trước. Niệm niệm không ngừng. Niệm niệm lưu chuyển. Một niệm sanh khởi tức một lần sanh. Một niệm diệt tức một lần chết. Đó gọi là biến dịch sanh tử. Biến dịch sanh tử này, niệm niệm không dừng, có phải gọi là sanh tử không ? Vì cảnh giới này chưa đạt đến thiền định chân chánh. Định chân chánh nghĩa là một niệm lự cũng không còn. Cảnh giới sơ thiền, tim không còn đập. Cảnh giới nhị thiền không còn hô hấp. Cảnh giới tam thiền, niệm lự đình chỉ. Cảnh giới tứ thiền, dứt niệm, không còn niệm lự, nhưng cảnh giới tứ thiền này cũng chưa phải là chứng quả, bất quá chỉ là quá trình tu đạo thôi, và không phải là tầng bậc cao siêu. Phổ thông, người tu đạo đa số có thể đạt đến cảnh giới này.

Mời xem chi tiết bài giảng đầy đủ tại: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng

+ Chánh tâm - Thành ý mới có cảm ứng khi học trì chú
Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý; tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. "Thành" tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả, tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.
Nếu không "chánh tâm, thành ý," nếu trong lòng đầy dẫy tư tưởng sai lầm, làm hại kẻ khác, tức là mình làm chuyện của ma. Pháp của ma vương là hại người, không lợi ích cho ai cả.
Tôn chỉ hết sức trọng yếu của Phật Giáo là: Nếu bạn là ma quỷ thì tôi tuyệt đối không làm tổn hại bạn, không sinh lòng đối kháng, mà ngược lại, sẽ tìm cách để nhiếp thọ bạn. Ðây là giáo nghĩa đặc biệt nhất của đạo Phật. Ðối với chúng sinh luôn phát tâm từ bi, không làm hại kẻ khác. Xem nguồn: Trì chú theo Chánh pháp và Thành ý.

+ Nhất tâm niệm Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm

Chúng ta niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Âm phải nên liên tục không ngừng, như một dòng suối luôn chảy, niệm cho đến khi mọi thứ thành một. Đi, đứng, nằm, ngồi, chúng ta đều niệm danh hiệu Quán Âm. Chúng ta phải chú tâm và chớ quên niệm danh hiệu Ngài trong từng ý nghĩ. Mỗi niệm phải được rõ ràng, dứt khoát; và chúng ta nhất định không được hôn trầm hoặc có vọng tưởng trong khi niệm. Phải nhất tâm niệm, không có nghĩ tưởng gì cả ngoài những từ: “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, không được rời danh hiệu dù chúng ta đang đi, đứng, nằm, ngồi.
Nếu quý vị nhớ tưởng đến Bồ Tát Quán Thế Âm, thì Ngài cũng sẽ nhớ tưởng đến quý vị. Quý vị niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm với mong muốn Ngài sẽ từ bi cứu vớt mọi chúng sanh; Ngài niệm danh hiệu quý vị với mong muốn quý vị lìa khổ, được vui, miễn trừ tai ương bệnh tật, tội diệt phước sanh. Ngài hy vọng quý vị sẽ tăng trưởng Bồ Đề và viên mãn Đạo tâm.
Chúng ta không nên để Bồ Tát Quán Âm phải thất vọng. Ngài rất từ bi và luôn toàn tâm nghĩ đến chúng ta, chúng ta nên gạt mọi thứ qua một bên và chỉ nên tập trung vào niệm danh hiệu Ngài. Nếu chúng ta có thể làm được như vậy thì Ngài chắc chắn sẽ gia hộ dù chúng ta đang đi, đứng, thức hay ngủ. Ngài cũng sẽ giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, và tăng trưởng thiện căn. Được sự gia hộ của Bồ Tát Quán Âm, chúng ta nên kiên cố tâm Bồ Đề và dũng mảnh tinh tấn không một phút giậy giải đải. Chúng ta không nên nói chuyện nhiều. Nếu quý vị quyết định không nói, không ăn, không ngủ thì cũng tốt; nhưng không thể không tu. Mỗi người đều phải tu hành. Chúng ta nên xem mỗi thời mỗi khắc và mỗi ngày đều là thất Quán Âm vậy. Thật vậy, chúng ta nên sẳn lòng tu tập Pháp môn không thể nghĩ bàn của trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Âm, mỗi tháng, mỗi năm, và mỗi đại kiếp. Đừng nghĩ rằng quý vị có thể nhàn rỗi một khi khóa tu kết thúc bởi vì quý vị không thật sự tự do trừ phi quý vị đã khai ngộ. Vì vậy chớ có tư tưởng thối lui. Chúng ta đều phải nên mong ước có khóa tu Quán Âm nữa để có thể tiếp tục phát triển công phu tu tập của chúng ta.
Công dụng của việc niệm danh hiệu Quán Âm có thể được so sánh với việc dùng tay để mặc đồ và khi ăn. Danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì tương đương với tay mà quý vị dùng để mặc quần áo. Khi quý vị ăn, quý vị phải sử dụng đũa hoặc nĩa để đưa thức ăn vào miệng; tương tự như vậy, quý vị phải niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Âm để mà nuôi dưỡng Pháp thân.
Niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm thì cũng tương tự với việc mở cửa. Chúng ta bị nhốt trong ngục tối vô minh, và danh hiệu Quan Âm là chìa khóa cho cánh cửa ngục đó. Mỗi lần chúng ta niệm danh hiệu là lúc cánh cửa vô minh được mở ra một ít. Chúng ta càng niệm thì cánh cửa đó lại càng mở ra nhiều hơn. Chúng ta sử dụng chìa khóa trí tuệ của Bồ Tát Quan Âm để khai mở cho cánh cửa vô minh của chúng ta. Thời điểm khi cánh cửa ấy được mở ra là lúc chúng ta hốt nhiện khai ngộ, đốn ngộ. Đạo Khổng có nói về cảnh giới khoát nhiên quán thông, nhưng đó chỉ là khai ngộ một phần, không phải là khai ngộ hoàn toàn. Khi khai ngộ, người tu phá vỡ vô minh và cắt đứt cội nguồn của sinh tử từ vô thủy.
Bồ Tát Quán Âm luôn lắng nghe âm thanh của mọi chúng sanh và giải cứu tất cả thoát khỏi khổ đau. Ngài có nhân duyên thâm sâu đặc biệt đối với chúng sanh ở cõi Ta Bà của chúng ta. Có rất nhiều trường hợp Bồ Tát Quán Âm đã bảo hộ và chiếu ánh quang minh đến người. Tại sao chúng ta vẫn chưa đạt được cảm ứng như thế? Do chúng ta không thành tâm. Chúng ta có quá nhiều vọng tưởng. Một mặt chúng ta niệm danh hiệu Ngài, nhưng mặt khác tâm chúng ta lại chạy theo ngoại cảnh và khởi đủ loại niệm bất tịnh, vì vậy mà chúng ta chỉ để lãng phí thời gian mà thôi. Chúng ta nên nhận thức rằng cuộc sống này vốn ngắn ngủi. Nếu chúng ta không tu hành một cách nghiêm túc ngay bây giờ, thì chúng ta có lẽ sẽ không còn cơ hội nào khác nữa.
Chúng ta hãy biết quý trọng thời gian và đừng để nó trôi đi vô ích. Đừng vô tâm chỉ chạy theo đám đông. Quý vị phải tận dụng cơ hội này để tu hành tại tu viện bằng cách trì niệm danh hiệu Quan Âm một cách thành tâm. Quý vị sẽ hoàn tất khóa chỉ khi quý vị đạt được Niệm Quán Âm Tam muội (Niệm Phật Tam-muội), một cảnh giới chánh niệm không bị phong ba bão táp giao động. Chớ bỏ sót điểm này.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Niệm Bồ Tát Quan Âm)

+ Niệm Quán Âm Trong Tự Tánh
Nay chúng ta chuyên tâm một lòng niệm Ngài Quán Âm Bồ Tát, vậy ta cũng phải niệm Ngài Quán Âm trong tự tánh của chúng ta. Chúng ta phải nghĩ rằng ở bên ngoài có cái gì, bên trong cũng có cái đó, như ở bên ngoài có Quán Thế Âm Bồ Tát thì bên trong cũng có Quán Thế Âm Bồ Tát. Bởi vậy, khi niệm Ngài Quán Âm thì ta phải làm sao niệm cho trong và ngoài là một, không phải hai.
Trong tự tánh của chúng ta, đã gồm đủ mọi đức tánh của vô lượng chư Phật đông như số cát sông Hằng, cho nên khi miệng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì trong lòng cũng phải chí thành tha thiết, mọi tạp niệm đều chẳng sanh, mọi vọng niệm đều dứt bặt, và chỉ nhất tâm chuyên chú vào niệm. Không mong ước điều gì, không tham một sự gì, cũng chớ nên có ý nghĩ: "Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để làm gì?" Phải coi việc niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chính là một tự tánh bổn phận.
Chúng ta niệm đến trình độ "niệm mà chẳng niệm, chẳng niệm mà niệm," đó là cảnh giới tự tánh Quán Thế Âm hiện tiền, kết thành một khối, quên người quên mình, như vậy còn chỗ nào là phiền não nữa? Còn chỗ nào là vô minh? Ðến cảnh giới vô ngại tự tại thì đại viên kính trí sẽ hiển lộ, bình đẳng tánh trí sẽ hiện tiền, rồi diệu quan sát trí cũng như thành sở tác trí đều đầy đủ. Có đủ bốn trí, nhưng chỉ mới tới giai đoạn đầu, bởi trong bốn trí còn trăm ngàn vạn loại khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Chẳng phải mới thấy các trí xuất hiện mà cho rằng chúng cùng với bốn trí của chư Phật là giống nhau. Bất luận ở giai đoạn nào, tới được quả vị nào, thứ bậc không phải nhất loạt ngang nhau.
Người tu hành phải hiểu rõ ý nghĩa "sai một ly đi một dặm," phải tự nhắc mình dụng công đi đúng hướng, tránh rẽ ngang, khỏi đi vào bàng môn ngoại đạo, và lầm vào tình trạng tà tri tà kiến. Phải luôn luôn giữ chánh tri chánh kiến, tức chánh niệm mới hiện tiền.
Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát tức là niệm Quán Thế Âm Bồ Tát của chúng ta chớ không phải niệm Quán Thế Âm Bồ Tát của người khác. Thế nào gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát của ta? Chính là ta với Quán Thế Âm Bồ Tát là cùng một thể, niệm như vậy, nghĩa là ta cũng có đức từ bi, cũng có hỷ xả của Quán Thế Âm Bồ Tát, và cũng đầy đủ "bẩy nạn, hai cầu," cũng ba mươi hai ứng thân như Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.(Nguồn: Khai thị 3-HT Tuyên Hóa)

+ Tại Sao Chúng Ta Phải Vào Thất Quán Âm
Chúng ta cần niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ-tát một cách thường xuyên. Kỳ thực đối với người tu hành, thì ngày nào cũng coi như ở trong thất. Còn đối với chúng ta, vì chưa từng dụng công nên mới cần phải định ra một thời gian, để tất cả mọi người tu hội lại, rồi cùng nhau cử hành nhập thất, cái đó gọi là khắc kỳ thủ chứng. Trong vòng bảy ngày này, mọi duyên bên ngoài đều buông bỏ, một niệm chẳng sanh, chuyên tâm nhất chí, trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Niệm danh hiệu của Ngài sẽ có thể lìa mọi tà tri tà kiến đồng thời tăng trưởng chánh tri chánh kiến. Trong lúc niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì tâm bình hòa, hơi thở đều đặn, tinh thần tập trung. Không nên có ý ganh đua, có tâm cạnh tranh. Ganh đua và cạnh tranh là hành vi của người thế tục. Tu hành là không đua với người đời, không ganh với ai, mọi người đều cùng nhau dụng công. Người nào ráng sức dụng công cũng vậy, cũng coi như chính ta dụng công. Có tư tưởng đó thì hết tranh đua hơn kém. Người tu hành cũng không nên buông lung và sợ vất vả, phải thường xuyên tinh tấn, luôn luôn tinh tấn, tinh tấn từng giờ, từng khắc, từng phút, từng giây. Một phút tinh tấn là một phút cảm ứng; mười phút tinh tấn là mười phút cảm ứng.
Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, trong lòng có chân thành chăng? Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát ở trên trông thấy rất rõ. Ai niệm Ngài với một lòng chân thành, người đó sẽ được Ngài gia hộ cho trí huệ sáng suốt, căn lành tăng trưởng, tội ác tiêu diệt, ba chướng diệt trừ - tức nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, tóm lại hết thảy ác nghiệp đều được tiêu diệt. Bởi vậy, phàm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải niệm hết sức chân thành. Ai niệm chân thành, kẻ đó được lợi ích; ai niệm không chân thành, tuyệt đối không gặp cảm ứng.
Trong thất Quán Âm, có người niệm một cách chân thành, nhưng cũng có người niệm một cách tùy hỷ, mà chưa phải là thật lòng. Thấy mọi người niệm, mình cũng niệm; thấy mọi người chạy, mình cũng chạy; thấy mọi người ngồi, mình cũng ngồi, trước sau chân tâm vẫn không nẩy sanh (chân tâm nghĩa là không có vọng tưởng). Khi niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, không thấy tâm tham, cũng không có tâm cầu, tức là có chân tâm. Không tranh, không ích kỷ, tự lợi, cái đó cũng thuộc về chân tâm. Dụng công với chân tâm, mọi nghiệp chướng đều được tiêu trừ. Tâm không chân, nghiệp chướng vẫn bám riết theo. Cho nên, trong thời gian nhập thất Quán Âm, hay nhất là: "bớt một câu nói, thêm một tiếng niệm." Có câu rằng: Ðả đắc niệm đầu tử, hứa nhữ pháp thân hoạt, nghĩa là làm chết tạp niệm thì pháp thân sẽ hiển hiện (sống).
Người tu hành, vì chuyện dứt sanh tử, vì mục đích cứu độ chúng sanh mà dụng công tu tập, chẳng phải vì cầu được cảm ứng. Có câu rằng: Tư y y chí, tư thực thực chí; nghĩ tới áo thì có áo - áo đến - nghĩ tới ăn thì có ăn, nghĩ chuyện gì thì có chuyện đó, đây là cảnh giới của chư thiên, nhưng tới lúc phước trời hưởng hết thì lại trở về luân hồi chịu khổ. Người tu đạo nên hướng tới pháp rốt ráo là giải thoát, mới mong ra khỏi được tam giới, mới dứt được phần đoạn sanh tử......

Niệm Quán Âm Khi Khẩn Cấp
Hôm nay tôi xin truyền cho quý vị một yếu quyết. Ðó là yếu quyết để áp dụng trong giờ phút thật khẩn cấp. Gặp những trường hợp đó chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng hốt hoảng, chuyện sống chết hãy tạm gác một bên, một lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn sự hiểm nguy sẽ hóa thành tốt lành, thoát khỏi ách nạn.
Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy nghĩ rằng: "Ðàng nào cũng chết, vậy trước khi chết ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, biết đâu đó là niềm hy vọng." Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.
Khi đi máy bay, gặp lúc trên không máy bay gặp nạn, sắp bị rớt. Ngay lúc đó chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì rằng Ngài Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát chuyên cứu khổ cứu nạn, một vị Bồ-tát có cầu có ứng, nếu chẳng niệm danh hiệu Ngài, thì sanh mạng của chúng ta vô cùng nguy hiểm, không còn hy vọng gì nữa. Lúc đó chúng ta đem hết lòng thành niệm, cảm ứng tới đức từ bi của Ngài, thì toàn thể sanh mạng trên máy bay được cứu vớt. Vào thất Quán Âm chúng ta cũng phải khởi lên những ý tưởng như vậy để hạ công phu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Chúng ta lại tưởng tượng khi đi xe lửa, và giả thử ngay khi biết xe lửa trật đường rầy, tức là trong khoảng thời gian đường tơ kẽ tóc đó, nếu chúng ta không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, toàn thể hành khách trên chuyến xe đó đều gặp nạn tử vong. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là phát ra lời kêu cứu, Bồ-tát nghe được tiếng kêu thì dầu có cách xa cả vạn ngàn sông núi, Ngài cũng tới ngay, tiếp cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, linh nghiệm vô cùng.
Lại tưởng tượng chúng ta đi tàu trên biển, chẳng may gặp cảnh tàu sắp đắm, cái nguy cơ gửi thân trong bụng cá. Trong phút nguy cấp ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tới phút chót cũng niệm, tới giây chót cũng niệm. Nếu được như vậy, nhất định là hung hóa cát.
Lại giả thử ta ngồi trên xe hơi đang chạy nhanh trên đường, hốt nhiên xe không thể làm chủ được nữa, bay qua lề đường bên bờ vực sâu, vách dựng thẳng đứng. Xe hơi mà rớt xuống đáy vực thì là hết đời, xương tan thịt nát. Ngay lúc đó nếu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, với tất cả lòng thành khẩn, xe hơi sẽ đáp xuống an toàn, kinh hoàng nhưng không nguy hiểm. Ðây chính là sự cảm ứng của pháp niệm Quán Âm.
Trong giờ phút khẩn cấp hiểm nghèo, niệm được một câu Quán Thế Âm Bồ Tát thì bằng cả trăm vạn câu niệm trong lúc bình thường. Tại sao vậy? Bởi trong lúc không có gì nguy hiểm, lời mình niệm chưa đủ tha thiết, lòng mình chưa đủ thành khẩn. Cho nên, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải hết lòng kiền thành, hết lòng chân thực, thì cảm ứng đó mới thật là không thể nghĩ bàn.
Vừa rồi tôi có nói với Quả Khiêm rằng: "Ngày nay ở tại Vạn Phật Thành này con có niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì hãy tưởng tượng như khi ở trên thuyền mà thành tâm khẩn niệm, tất sẽ có cảm ứng. Hồi đó, trong lúc sóng to gió lớn, nguy hiểm vạn phần như vậy, nếu không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì đâu còn hy vọng có ngày nay. Có niệm Quán Âm mới có phần hy vọng, hoặc giả được cứu vớt, cho nên đã hết lòng khẩn niệm thì cuối cùng tai nạn sẽ vượt qua, gió im sóng lặng, đến được bến bờ. Bây giờ con niệm Quán Âm còn để thì giờ để nghỉ ngơi, ấy là vì nay không còn ở trong cảnh ngộ nguy hiểm như trước." Sự thực thì:
Một ngày qua đi, mạng cũng giảm dần,
Như cá thiếu nước, có gì mà vui!
Ðại chúng!
Phải lo tinh tấn, cứu lấy cho mình.
Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật!"
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy nơi tùy lúc mà niệm, nói một cách khác, đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm được cả. Miệng niệm hay tâm niệm, công đức cũng ngang nhau, đừng khởi tâm phân biệt, lúc nào cũng tùy duyên. Phải nhớ rằng chờ tới lúc mạng chung mới niệm thì đã quá muộn, không còn cơ hội nữa. Vì vậy mới có câu: "Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật." (Nguồn: Khai thị 4-HT Tuyên Hóa)

+ Tu đạo Bồ đề: Bảy phần Bồ đề - Bảy giác/ Bảy phần giác chi:
"Thất giác bát chánh ý niệm cần, (bảy phần giác, tám chánh đạo, ý niệm cần tu)".

Bảy giác tức là bảy phần giác chi, cũng gọi bảy phần bồ đề. Tám chánh tức là tám chánh đạo. Bao trùm hết bảy giác chi, tám chánh đạo, năm căn, năm lực, bốn như ý túc, bốn chánh cần, hợp lại thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
* Bảy giác/ Bảy phần bồ đề là trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, niệm, định giác phần. Tu hành y chiếu theo bảy phương pháp.
1. Sao gọi là trạch pháp giác phần ? Trạch tức là tuyển trạch. Pháp tức là phương pháp. Giác là minh bạch, hiểu rõ, cũng là giác ngộ. Đối với pháp tu hành, chư vị phải nên chọn lựa, tuyển trạch, tức là phải có trạch pháp nhãn (con mắt chọn lựa pháp), thì chư vị mới biết gì là pháp, gì là không phải pháp, gì là pháp thiện, gì là pháp ác, biết pháp trắng pháp đen, phải có sức chọn lựa tuyển trạch như thế. Không nên lấy đúng làm sai, lấy đen làm trắng, lấy lành làm ác. Nếu làm như thế thì không phải là trạch pháp giác phần. Sau khi chọn lựa, tuyển trạch xong, thì phải y theo pháp mà tu hành.
2. Y pháp tu hành tức phải tinh tấn, nên giác phần thứ hai là tinh tấn. Chư vị phải chánh tinh tấn, chớ nên tà tinh tấn. Chánh tinh tấn tức là hoặc ngồi thiền, trì chú, học giáo điển, trì giới luật, tu nhẫn nhục, tất cả pháp đó đều phải tinh tấn. Nếu không tinh tấn như hôm nay ngồi thiền, ngày mai không ngồi, hôm nay trì giới ngày mai không trì giới, hôm nay tu hạnh nhẫn nhục ngày mai lại không tu, đó không phải là tinh tấn giác phần. Có tinh tấn giác phần tức là ngày đêm sáng tối sáu thời đều hằng tinh tấn. Sáng ba thời, tối ba thời đều tinh tấn không nghỉ ngơi.

3. Sau khi tinh tấn được rồi thì có thiền duyệt (vui trong thiền định). Thiền duyệt tức là hỷ giác phần. Ví như, khi ngồi thiền, công phu ngồi đến một giờ thì tự cảm giác an lạc, tự tại, vừa ý vô cùng; hút thuốc á phiện chỉ vui thích trong chốc lát, còn khi ấy làm bất cứ việc gì chư vị đều cảm giác an lạc vui thích hết cả. Đạt đến an lạc này, gọi là hỷ giác phần.
4. Trừ giác phần- Lại nữa, khi ngồi thiền, đạt đến cảnh giới khinh an thì tâm rất là an lạc. Nhưng cảnh giới này có lúc thì sanh khởi giống như trên, có lúc thì dễ dàng sanh tẩu hỏa nhập ma. Tại sao tẩu hỏa nhập ma ? Khi sanh tâm chấp trước, tức truy cầu nắm giữ cảnh giới vừa thấy, thì ma vương liền nhập vào tâm. Nếu chư vị không chấp trước, thì ma vương không có cách nào để nhập vào. Chư vị nếu chấp vào cảnh giới nào thì ma liền hiện ra cảnh giới đó. Làm thế nào để giải ? Lúc đó phải dùng trừ giác phần. Trừ tức là thẩm tra, dọ xét các ác giác quán. Phải tẩy trừ các ác giác quán, còn chánh giác quán thì phải bảo tồn.

5. Khi chư vị trừ bỏ chấp trước thì là xả giác phần. Xả này tức là xả bỏ vọng tưởng chấp trước. Nếu không thể xả bỏ vọng tưởng chấp trước thì không đắc được tam muội và đạt đến bảy phần bồ đề.
6. Niệm giác phần - Sau khi xả được vọng tưởng chấp trước thì bảo tồn được niệm tinh tấn, mà đã bàn ở bên trên. Chớ để quên mất, niệm này đeo đuổi niệm kia (niệm huyền tại huyền), niệm niệm không quên, tu tinh tấn.
7. Định giác phần - Tu tinh tấn thì sau này đắc được định giác phần, tức thuộc bảy bồ đề phần hay bảy giác phần. 
(Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Bổn phận thầy trò:

A-Nan lại bạch Phật: “Người làm thầy có thể tùy ý la mắng đệ tử không cần theo đạo lý, nhân lỗi nhỏ làm thành to, như thế có thể không tội lỗi chăng?” Đức Phật đáp: Không thể được! Không thể được! Tình nghĩa thầy trò, ân nghĩa tương cảm tự nhiên rất là sâu đậm, sư đệ thăm hỏi tương thân tương kính như nhau.
Trách phải hợp lý, dạy phải hợp đạo, điều gì không muốn ai làm cho mình thì chớ nên làm cho người khác, tôn giữ rộng truyền lễ nghĩa giới pháp, chớ tạo oán hờn kiện tụng.
Đệ tử cũng như vậy, sư đệ ân nghĩa chân thành, thầy phải tròn bổn phận thầy, đệ tử phải tròn bổn phận đệ tử, chớ bài báng nhau, ôm lòng ác độc tạo nên oán hận, việc nhỏ xé thành to, hậu quả tự thiêu hủy mình.
Là người đệ tử phải biết kính thuận với bậc thầy tốt, cẩn thận chớ nên ác ý chống đối thầy. Ác ý đối với thầy không khác gì ác ý đối với Phật, Pháp, Tăng, cha mẹ, như thế thì trời không che, đất không chở.
Quán xét người đời mạt thế, những bọn người ác bất trung bất hiếu, không có nhân nghĩa, không hợp nhân đạo. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Làm thầy có được trách phạt - La mắng học trò:

A-Nan lại bạch Phật: “Người làm thầy có thể tùy ý la mắng đệ tử không cần theo đạo lý, nhân lỗi nhỏ làm thành to, như thế có thể không tội lỗi chăng?”

Đức Phật đáp: Không thể được! Không thể được! Tình nghĩa thầy trò, ân nghĩa tương cảm tự nhiên rất là sâu đậm, sư đệ thăm hỏi tương thân tương kính như nhau.
Trách phải hợp lý, dạy phải hợp đạo, điều gì không muốn ai làm cho mình thì chớ nên làm cho người khác, tôn giữ rộng truyền lễ nghĩa giới pháp, chớ tạo oán hờn kiện tụng. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Đạo làm người đối với người vị thầy và người thiện lành đức cao trọng
A-Nan lại bạch Phật rằng: “Người thường thế gian hoặc là đệ tử có ý ác đối với bậc thầy hay với người đạo đức thì tội đó như thế nào?
Phật dạy A-Nan: Phàm làm người nên quý mến người thiện, không nên đố kỵ. Hễ ai có ý ác đối với người đạo đức, bậc sư trưởng tốt thì chẳng khác gì có ác ý đối với chư Phật.
Thà lấy cây cung vạn thạch tự bắn vào mình chớ không thể ác ý đối với bậc sư trưỏng tốt và người đạo đức. Phật hỏi: “Nầy A-Nan, tự bắn vào thân mình có đau không?” A-Nan thưa: “Bạch đức Thế Tôn, đau lắm, đau lắm”. Đức Phật nói: “Cũng như vậy đó, người ôm giữ ác ý đối với người đạo đức, bậc sư trưởng tốt, là tạo thảm kịch đớn đau như tên bắn vào thân”.
Phật dạy làm người đệ tử không nên khinh mạn đối với bậc thầy, không nên ác ý đối với người đạo đức, phải xem các bậc thầy như Phật, không nên khinh mạn đố kỵ, thấy họ làm việc lành thiện nên khởi tâm tùy hỷ công đức. Người có giới đức thì cảm động đến các trời, thiên long, quỷ thần đều kính trọng. Phật dạy, thà đem thân quăng vào lửa, dùng dao bén cắt thịt mình, cẩn thận chớ đố kỵ với bậc thiện nhơn. Đố kỵ với người lành thiện thì tội không phải nhỏ, nên phải cẩn thận cẩn thận lắm vậy, hỡi các người ơi! (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Nhân quả tội Kinh mạn - Nhạo báng người khác

Thấy người hiền đức chớ nên khinh mạn, thầy người lành thiện chớ nên nhạo báng, không nên nhân lỗi nhỏ mà làm cho lớn tội, xử sự trái pháp vô lý thì mắc phải tội, tội phước đều có chứng cứ, vậy mà không cẩn thận ư?
LỜI GIẢI:
Đoạn kinh đây Phật dạy chúng ta sửa đổi tập khí cổ hủ, cải thiện tánh tình để cho tâm lý tiến bộ, cẩn thận không để thân tâm tạp nhiễm.
Thói thường kẻ phàm phu thấy người hiền đức được đời kính trọng tin tưởng nể vì, mình không được bằng thì lại sanh tâm đố kỵ thị phi mỉa mai chê bai hủy báng, nhiều lúc còn xem như thù địch, đây là bệnh thái tâm lý ích kỷ, tinh thần không được lành mạnh chánh thường. Phật dạy người Phật tử nên sưa đổi tâm lý để cho ngày một thêm tân tiến chân thiện mỹ. Nghĩa là thấy người hiền dức, bậc thầy đạo hạnh nên thành tâm cung kính, cúng dường, hộ trợ để giúp đời, hoằng pháp lợi sanh.
Đời nhà Đường ở Trung Hoa có ngài Ấn Tông pháp sư vốn là một vị cao tăng chủ trì chùa Pháp Tánh, tăng chúng đông số trăm. Lục Tổ Huệ Năng sau khi được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát, theo lời căn dặn của thầy, Huệ Năng phải rời khỏi tòng lâm Hoàng Mai ngay đêm đó để lánh về phương Nam đến huyện Tứ Hội, nhưng vẫn bị kẻ ác theo dõi muốn hại, để tránh nạn, Hụê Năng phải giả dạng nhập bọn thợ săn ẩn tích suốt mười năm. Một ngày nọ quán biết cơ duyên hoằng pháp đã đến lúc thuần thục, Huệ Năng tìm đến chùa Pháp Tánh trong lúc pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Đại Bát Niết Bàn cho đại chúng. Huệ Năng thấy hai nhà sư đang nhìn lá phướn bay, một vị cho phướn động, một vị cho là gió động. Hai nhà sư đang hồi hăng say viện dẫn lý lẽ “phướn động, gió động” tranh luận sôi nổi, khiến cho tăng chúng vây quanh hào hứng theo dõi cuộc tranh luận của hai sư. Huệ Năng với thân hình chất phác, tóc tai hờm sờm, bước vào lên tiếng: “A! Chẳng phải gió động, mà cũng chẳng phải phướn động. Chính tâm hai nhân giả động đấy!” Mọi người kinh ngạc tỉnh ngộ trố mắt nhìn Huệ Năng. Riêng Ấn Tông đảnh lễ Huệ Năng rồi hỏi: “Hành giả nhất định không phải là người thường”. Tuy Huệ Năng còn là hình thức một cư sĩ, hình dáng thô lậu, nhưng qua câu nói khiến cho Ấn Tông đảnh lễ tôn làm thầy, cầu hỏi yếu nghĩa huyền diệu đạo lý. Huệ Năng nói: “Hoàng Mai không giáo truyền, chỉ luận kiến tánh, không luận thiền định giải thoát”. Ấn Tông hỏi: Tại sao không luận thiền định giải thoát?”. Huệ Năng nói: “Thiền định giải thoát là nhị pháp, không phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp không hai”. Ở đây ta nên chú ý, Huệ Năng sở tu sở truyền là nhứt thừa thượng pháp, trực chỉ chân tâm, minh tâm kiến tánh, nên nói “chỉ luận kiến tánh, Phật pháp là pháp không hai”. Người học đạo phải suy ngẫm kỹ ý nghĩa nầy để dẹp tâm phân biệt, diệt tâm nhơn ngã, hạ cờ kiêu mạn, đoạn sạch gai gốc tự ái ích kỷ danh lợi đang tiềm phục nơi tâm thức. Huệ Năng nói tiếp: “Phàm phu thấy hai, trí giả đạt đạo thấy tánh không hai, tánh không hai tức là Phật tánh”. Ấn Tông nghe xong hoan hỷ lãnh thọ, xuống tóc cho Huệ Năng, nguyện phụng thờ như bậc thầy. Lục Tổ Huệ Năng được Ấn Tông hộ trì giúp đỡ nên thuận duyên khai Đông Sơn pháp môn hoằng dương thiền pháp rộng độ nhân gian, khởi đi từ đấy.
Ta thấy pháp sư Ấn Tông đường đường là bậc danh tăng, viện chủ ngôi chùa Pháp Tánh danh tiếng vang lừng, tăng chúng đông đảo, nhưng khi thấy Tổ Huệ Năng là bậc thông bác đạo hạnh ẩn tàng dưới hình thức thô lậu, lại do chính tay mình xuống tóc làm tăng, rồi cũng chính mình xin được tôn thờ người ấy làm thầy. Điều nầy cho chúng ta thấy đúng là tinh thần “tôn hiền trọng đạo, xả kỷ vị nhơn”, làm được như vậy phải là người phi thường, lòng đã sạch ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái mới lập nổi đại công đức, đại thiện nghiệp, lưu danh thơm gương sáng đến hậu thế.
“Thấy người lành thiện không nên nhạo báng”. Phật dạy chúng ta chớ nên làm trở ngại người biết làm thiện. Bảy đời đức Phật đều dạy: “Các điều ác đừng làm, nên làm các điều lành, phải thanh tịnh tâm ý, đó là ý nghĩa chân thật lời dạy của các đức Phật”. Người làm việc thiện dù người đó là thân hay thù, làm thiện nhiều hay ít, ta nên tùy hỷ khen ngợi để cho họ phấn khởi phát tâm hành thiện hơn nữa, tùy hỷ khuyến khích là cơ duyên để cho họ quay về đường thiện, đồng thời tự vấn tự kích phát chính bản thân ta tại sao sa sút tâm lành không hành thiện như họ. Trái lại thấy người làm việc lành thiện ta biếm nhẻ chế nhạo dèm pha làm cho họ đâm ra thối tâm nhụt chí hành thiện, tức là ta đem nước sôi tưới vào cội tâm Bồ đề của người, đồng thời bới gốc Bồ đề tâm của ta cho khô héo. Người tu học Phật phải biết tùy hỷ khuyến hóa hỗ trợ người làm việc lành thiện, phải khéo khuyến hóa người trở thành người chân thiện mỹ, đó mới gọi là lành thiện lợi tha đệ nhứt trong nhân gian. Trái lại, có cử chỉ lời nói làm trở ngại, làm hoài nghi, làm thối tâm người hành thiện, nhất là trở ngại kẻ ác đang hướng về thiện, ấy là người đệ nhất ác trong thế gian.
Thế nào gọi là trở ngại người lành thiện? Như thấy có người bố thí giúp đỡ người nghèo khó hoạn nạn, cúng dường chư tăng, xây chùa đúc tượng, đi chùa nghe thuyết pháp quy y công quả, đã không khuyến khích lại biếm nhẻ, nhạo báng cười cười khinh ngăn cản, đó là tội ác đệ nhất. Kẻ tà tâm ác ý gây trở ngại người làm việc lành thiện, dù cho họ thuộc giàu sang quan chức học thức, hay đến cả kẻ làm cha mẹ đi nữa, mà đối với đạo đức Phật pháp không có tâm tán trợ cũng gọi đó là kẻ vô minh, tâm chất yêu ma, chướng ngại phá hại người lương thiện có tâm chí tiến thân trên đường chân thiện mỹ.
“Không nên nhân lỗi nhỏ mà lmà cho lớn tội”. Phàm là sư trưởng đối với đệ tử nên có lòng thương như con nhỏ, cứ giới pháp như chánh lý đem hết tâm trí khả năng mà dạy dỗ để bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia đạo pháp. Dùng ân đức để giáo hóa học trò, nếu chúng có lầm lỗi nên từ hòa thống thiết khuyên dạy, chớ nên khuấy động tội nhỏ thành to, hình phạt nặng nề, trách mắng thậm tệ, như thế chẳng những tránh được đệ tử ôm giữ lòng oán hận, mà còn cảm hóa đồ đệ cải ác theo thiện, trở thành người hiền lương quân tử, nên nói “ân đức sư trưởng vượt hơn cha mẹ” là ý nghĩa nầy vậy.
“Xử sự trái pháp vô lý thì mắc phải đại tội, tội phước đều có chứng cứ, vậy mà không cẩn thận ư?” Câu kinh nầy, đức Phật khuyên chúng ta phải để tâm lưu ý đến nhân quả. Đặc biệt, bậc sư trưởng có bổn phận giáo dưỡng đệ tử, hướng đạo môn đồ và thể hiện mô phạm cho người trần thế kính ngưỡng. Nên sư trưởng tâm lượng ích kỷ danh lợi công cao, đạo hạnh yếu kém thì không tránh khỏi xử sự pháp vô lý, ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái ngự trị nơi tâm thức và hành vi làm di lụy tạo thành đồ đệ bất hạnh bất tri như kinh luật nói: “Chẳng còn biết kính các bậc thượng trung hạ tọa, nào có khác đám Bà la môn ồn ào tụ tập ăn nói hồ đồ. Bất kính thượng trung hạ tọa, Bà la môn tụ hội vô thù”. Như thế thanh danh tông môn bị tổn thương, niềm tin đạo pháp dần dần bị phá sản, quốc gia xã hội phải gánh thêm đám người khuyển mã thất hạnh, đạo pháp phải chịu thêm nạn ký sinh trùng. Trách nhiệm của bậc thầy quan trọng như vậy, nên Phật pháp gọi Hòa thượng là thân giáo sư, là Sư trưởng. Thân giáo sư hay sư trưởng là người mang trọng trách bồi dưỡng tri thức nhơn cách huệ mạng cho đệ tử thành người trượng phu làm rồng voi chuyên chở đạo pháp, đồng thời cũng là trượng phu quân tử ở đời, là kẻ sĩ của quốc gia dân tộc. Do đó nên Hòa thượng, Sư trưởng phải đủ cả khẩu giáo, ý giáo và thân giáo là khuôn thước mô phạm hướng đạo đệ tử.
Cổ đức nói: “Nuôi con mà không dạy dỗ như nuôi heo. Nuôi đệ tử mà không dạy dỗ như nuôi beo. Làm điều bất thiện người biết được thì bị trừng phạt. Làm điều bất thiện người không biết được thì quỷ thần trách phạt. Dùng thuốc giết người bị đọa mười tám tầng địa ngục. Dạy đệ tử nhầm lẫn bị đọa mười chín tầng địa ngục”. Huống nữa là chủ trì ngôi già lam Tam Bảo, lãnh đạo tăng đoàn, mô phạm thiên hạ mà không chánh tâm tịnh ý chuyên trì giới luật, bồi dưỡng phước đức, như pháp y lý hành đạo hóa tha, thì tội phước báo rõ ràng, tự quán biết, tự nghiêm trị chẳng phải thêm lời luận bàn. Cổ đức dạy: “Cư xử cư xử cư dị xử nan! Tri kỷ tri bỉ. Tiên trách kỷ hậu trách bỉ”. Đây là chỉ nam tu tĩnh tiến thân. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Tỳ kheo tu hành ngoại đạo - Người tu ngoại đạo - Người tu theo tà đạo

Các ma tỳ kheo ở trong tứ chúng chỉ nghĩ nhớ đến lỗi người, tự mình không dứt ác, đố kỵ người hiền đức lương thiện, làm cho họ bị tổn hoại, chẳng nghĩ đến làm thiện, chỉ nghĩ đến việc bạo hành đố kỵ người hiền, việc công đức tự mình đã không làm mà còn hại người khác đang làm để cho bại hoại, làm cho ý đạo tuyệt dứt không thể thực hành.
LỜI GIẢI:
Đoạn kinh trên đây, đức Phật giảng nói cho tôn giả A-Nan biết, vào thời mạt pháp cách Phật Niết bàn lâu xa, như thời đại chúng ta đang sống đây và về sau nữa, trong hàng xuất gia có tỳ kheo do ma ngụy trang làm những hành vi ngôn ngữ vô luân thất đức trái ngược giới luật để cho Phật pháp sớm băng hoại. Về việc xấu ác nầy, đặc biệt kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển sáu, đức Phật huyền ký rất rõ.
Khi thế đạo nhân tâm suy vi, lòng người nhiều nghi ngờ, thì hiện tượng tăng già đối với giới luật kinh điển phần nhiều yếu kém, ham thích hình thức lợi dưỡng quyền danh, tăng đoàn thiếu thanh tịnh hòa hợp, làm cho chư thiện thần xa lánh, chính là lúc chúng tà ma nhân cơ hội xâm nhập ngụy trang làm tăng đoàn, hoặc cư sĩ hộ đạo dùng xảo thuật mưu thần chước quỷ khiến cho người chân chất thật thà bị mê hoặc tưởng họ làm việc Phật pháp nên tin theo. Những ma tỳ kheo nầy, nếu tự thấy mình yếu kém thì họ liên kết với kẻ lợi danh hoặc luồn cúi làm tay sai cho quan quyền hầu dựa vào đấy để tạo thế lực, đồng thời ý đồ để cho người tâm đạo trí đức thức giả nghi ngờ khó phân định, sanh tâm khinh chê xa lánh các bậc tỳ kheo đạo hạnh chân tu, từ đó Phật pháp thiếu người hộ đạo hoằng pháp, dần dần nhân gian lu mờ đạo pháp.
Chúng ma tỳ kheo kết giao với chúng quỷ cư sĩ suốt ngày tâm ý nghĩ đến quyền danh, kết bè dựa thế để phá hủy các chân tỳ kheo đạo hạnh. Các vị chân tỳ kheo nầy tâm tâm niệm niệm hành trì giới luật, hoằng dương Phật pháp, kiến thiết đạo tràng, đào tạo nhân tài, trừ tà hiển chánh. Trong lúc đó chúng ma tỳ kheo thường dùng đủ thủ thuật quỷ kế phá hoại nhằm mục đích để các chân tỳ kheo thối tâm nguyện hoằng truyền Phật pháp lợi lạc nhơn sanh, để rồi từ đó các thức giả có tâm đạo e ngại xa lánh không còn nhiệt tình hộ pháp. Nên kinh nói: “Việc công đức tự mình không làm mà còn cố tâm phá hoại người khác đang làm để cho bại hoại, làm cho Phật pháp lu mờ, ý đạo tuyệt dứt không thể thực hành”. Lão Tử nói: “Cường lương giả, bất dắc kỳ tử”. Kẻ bá đạo cường bạo tung hoành đời nào cũng có. Theo lời Phật huyền ký thì thời mạt pháp chúng ma tỳ kheo ngụy làm tăng để làm băng hoại sự hòa hợp thanh tịnh của Tăng đoàn, dùng đạo tạo danh vọng riêng tư, làm hư hỏng giềng mối thanh cao của đạo pháp, ngày một thêm nhiều. Sự nhiễu loạn trong Phật pháp khó dập tắt, chỉ còn phương pháp là người chân chánh xuất gia phải nghiêm trì giới luật thanh tịnh để trang nghiêm Phật pháp, người tại gia phải cẩn trọng trong việc biết chọn bậc minh sư để học đạo và chánh tâm hộ pháp. Nếu có nhiều người biết tôn trọng nghiêm trì giới luật, biết chọn bậc minh sư tu học thì trong Phật pháp giảm thiểu đi tình trạng suy đồi. Người xuất gia mà tâm đắm trước chức tước quyền danh lợi dưỡng thường kết thân với chánh quyền thì gọi là ác thế tỳ kheo, cũng gọi là ma tỳ kheo tức là hình thức tỳ kheo, mà tâm chất ma. Trái lại tỳ kheo có đời sống khác hẳn hạng ma tỳ kheo trên kia thì gọi là thiện thế tỳ kheo. Chân tỳ kheo tức là tỳ kheo tâm chất Phật. Chúng ta đang sống trong thời mạt pháp hiện tượng trên đây hiển bày thật rõ mười mươi. Người có tâm đạo nên hết sức cẩn trọng khi phát tâm tu học.
CHÁNH VĂN:
Tỳ kheo tham dục vụ tục, nhiều mưu cầu lợi dưỡng, gồm chứa tiền của tự hủy hại mình, trọng tiền của, xem thường đạo nghiệp, chết đọa đường ác địa ngục vô gián, ngạ quỷ súc sanh.
LỜI GIẢI:
Đoạn kinh trên đây đức Phật cho thấy hạng ác thế tỳ kheo trọng tiền của hơn là đạo nghiệp, tất phải chiêu cảm quả báo trong ba đường ác. Hạng này tâm thức ngập đầy chất độc lợi dưỡng quyền danh, sống vì hơn thua, mưu đồ tiền của danh vọng, chứ không vì sự nghiệp giác ngộ giải thoát, hoằng pháp lợi sanh. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Điềm lành - Điềm cát tường - Điềm may - Điều lành - Điều cát tường - Điều may mắn lớn nhất trong Kinh điềm lành hay Kinh cát tường hay Kinh Phước đức hay Kinh những điều may mắn lớn nhất:

1. Bụt được tôn quý hơn cả trong hai giới trời và người
    Vì Người thường có khả năng đưa ra vị những giáo nghĩa mầu nhiệm của một bậc Như Lai
    Một ngày kia, có một vị đạo sư Bà la môn tới hỏi:
    Cái gì mới thật là điềm lành lớn nhất?
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng giải:
Thầy trò hơn 500 người vượt núi, băng rừng đến nơi Bụt ở. Sau khi đảnh lễ Bụt/ Đức Phật vị đạo sĩ chắp tay hỏi:
- Bạch Đức Thế Tôn, mỗi quốc gia trên thế giới đều có cái nhìn khác nhau về điềm lành. Vậy theo Ngài, cái gì mới là điềm lành thật sự lớn nhất? Điềm lành nào là điềm lành lớn nhất trong tất cả các điềm lành? Vâng, Thế Tôn, chúng con muốn được nghe.

Ngài dạy:
Ngay lúc đó với lòng xót thương. Bụt đã thuyết giảng về những gì thiết yếu và chân thật.
2. Có niềm tin nơi chánh pháp và có hạnh phúc trong khi học hỏi giáo pháp, đó là điềm lành lớn nhất.
=> Cũng tức là có được con đường tìm đạo chánh pháp. Trong Kinh Phước đức có bài kệ, ý nghĩa tương tự:
    Lánh xa kẻ xấu ác
    Được gần gũi người hiền
    Tôn kính bậc đáng kính
    Là phước đức lớn nhất

3. Không chạy theo các giới trời và người,
    để cầu mong ban phúc và tránh họa,
    cũng không đến cầu đảo ở các đền miếu,
    đó là điềm lành lớn nhất.

4. Chọn được môi trường tốt,
    có nhiều bạn hiền, có dịp làm những việc phúc đức,
    giữ lòng cho trinh bạch và chân chánh,
    đó là điềm lành lớn nhất.

5. Biết bỏ ác theo lành
    Không uống rượu, biết tiêt chế
    Không đắm trong sắc dục
    Đó là điềm lành lớn

6. Học rộng biết trì giới
    Siêng năng tu tập theo giáo pháp và luật nghi
    Biết tu dưỡng thân tâm, không vướng vào các cuộc tranh chấp
    Đó là điềm lành lớn nhất

7. Là người con hiếu thảo, có cơ hội phụng dưỡng mẹ cha
    Biết chăm sóc gia đình, giữ cho trong nhà êm ấm
    Không để cho lâm vào cảnh nghèo đói
    Đó là điềm lành lớn nhất

8. Không kiêu mạn, không cho mình là hơn người
    Biết tri túc, biết xét suy
    Có thì giờ đọc tụng và thực tập kinh điển
    Đó là phước đức lớn nhất

9. Biết nhẫn nhục khi nghe điều bất như ý
    Có hạnh phúc mỗi khi được gặp người xuất gia
    Mỗi khi nghe pháp hết lòng tiếp nhận để hành trì
    Đó là điềm lành lớn nhất

10. Biết ăn chay, biết tu theo phạm hạnh
    Có hạnh phúc khi gặp các hiền đức
    Biết nương vào các bậc có trí sáng
    Đó là điềm lành lớn nhất.

11. Có niềm tin, có một đời sống tâm linh
    Tâm ý ngay thẳng, không bị hoài nghi che lấp
    Có quyết tâm lánh xa ba nẻo về xấu ác
    Đó là điềm lành lớn nhất

12. Biết bố thí với tâm niệm bình đẳng
    Biết phụng sự những bậc đắc đạo
    Biết tôn quý những kẻ đáng tôn quý trong hai giới nhân và thiên
    Đó là điềm lành lớn nhất.

13. Biết xa lìa tham dục
    Sân hận và si mê
    Thường tu tập để mong đạt được chánh kiến
    Đó là điềm lành lớn nhất.

14. Biết buông bỏ những nghiệp vụ phi nghĩa
    Có khả năng áp dụng đạo pháp vào đời sống hằng ngày
    Biết theo đuổi một lý tưởng đáng được theo đuổi
    Đó là điềm lành lớn nhất

15. Vì tất cả nhân loại
    Vun bón tâm đại từ
    Nuôi dưỡng tình thương để đem lại an bình cho thế gian
    Đó là điềm lành lớn nhất

16. Là bậc trí giả ở trong cuộc đời
    Thường tập hạnh tạo tác những điềm lành
    Cho đến khi chính mình thành tựu được tuệ giác lớn
    Đó là điềm lành lớn nhất

Trí giả cư thế gian: Trí giả là bậc có trí tuệ, mà mình tu là để có trí tuệ. Những người có trí tuệ trong khi ở trong cuộc đời thì phải biết chế tác ra những điềm lành, chứ không phải đợi điềm lành từ bên ngoài tới. Câu này là câu trả lời trực tiếp của Bụt đối với những người phạm chí tới hỏi. Thường thường họ nói điềm lànhở trên trời có mây ngũ sắc hay có gì xuất hiện như con chim phượng hoàng, con rùa lâu năm. Nhưng mà những cái đó từ bên ngoài tới, còn chủ ý của Bụt thì những điềm lành phải từ ở bên trong đưa ra.
Thường tập cát tường hạnh: Bậc trí giả sống trong thế gian đừng chờ điềm lành từ bên ngoài đi tới mà phải tự chế tác ra điềm lành và tất cả những bài kệ này đều là để mình tự chế ra điềm lành.
Là bậc trí giả ở trong cuộc đời thường tự tập hạnh tạo tác những điềm lành cho tới khi mình thành tựu được tuệ giác lớn.
Tự trí thành tuệ kiến: Tức là thành Phật, đây là điềm lành lớn nhất.
Sau khi vị Phạm chí và các đệ tử được nghe những lời Bụt dạy họ rất hoan hỷ và nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn là một bậc hiếm có, xin cho chúng con được quy y và làm đệ tử của Ngài”. Bụt nói được và tất cả những người đó đều trở thành đệ tử của Bụt.
 (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức/Điềm lành - HT Thích Nhất Hạnh)

+ Kinh phước đức - Kinh Cát tường - Kinh điềm lành:
Trong Tạng Kinh chữ Hán này chúng ta tìm được trong Kinh Pháp Cú và Kinh Pháp Cú Thí Dụ một Kinh tương đương với Kinh Phước Đức. Trong Kinh Pháp Cú nguyên bản bằng tiếng Pali không có Kinh Phước Đức, nhưng trong Kinh Pháp Cú Hán Tạng thì có Kinh này.
Hôm nay chúng ta học Kinh Phước Đức trong Hán Tạng để so sánh với Kinh Phước Đức của Tạng Pali.
Hữu phạm chí đạo sĩ, lai vấn hà cát tường: Có một vị đại sĩ bà là môn tới hỏi, cái gì mới thật là điềm lành lớn nhất? Kinh Phước Đức, trong bản chữ Hán có tên là Kinh Cát Tường, cát tường có nghĩa là điềm lành. Thí dụ thấy mây năm sắc là một điềm lành. Kinh này chúng ta có thể dịch ra tiếng ViệtKinh Điềm Lành. Chữ cát tường tiếng Pali là mangala, dấu hiệu của sự may mắn. Maha mangala là điềm lành lớn, maha-mangala-sutta là Kinh Điều May Mắn Lớn Nhất.
Nếu đem hai Kinh so sánh (hai Kinh)với nhau ta thấy tổng thể gần như nhau, cấu trúc của hai kinh có khác nhau và có thêm vài sai khác nhỏ nữa.

1. Bụt được tôn quý hơn cả trong hai giới trời và người
    Vì Người thường có khả năng đưa ra vị những giáo nghĩa mầu nhiệm của một bậc Như Lai
    Một ngày kia, có một vị đạo sư Bà la môn tới hỏi:
    Cái gì mới thật là điềm lành lớn nhất?

Ngay lúc đó với lòng xót thương. Bụt đã thuyết giảng về những gì thiết yếu và chân thật.
Ngài dạy:
1. Có niềm tin nơi chánh pháp và có hạnh phúc trong khi học hỏi giáo pháp, đó là điềm lành lớn nhất.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng giải:
Thầy trò hơn 500 người vượt núi, băng rừng đến nơi Bụt ở. Sau khi đảnh lễ Bụt/ Đức Phật vị đạo sĩ chắp tay hỏi:
- Bạch Đức Thế Tôn, mỗi quốc gia trên thế giới đều có cái nhìn khác nhau về điềm lành. Vậy theo Ngài, cái gì mới là điềm lành thật sự lớn nhất? Điềm lành nào là điềm lành lớn nhất trong tất cả các điềm lành? Vâng, Thế Tôn, chúng con muốn được nghe.
Ngài dạy:
Ngay lúc đó với lòng xót thương. Bụt đã thuyết giảng về những gì thiết yếu và chân thật.
2. Có niềm tin nơi chánh pháp và có hạnh phúc trong khi học hỏi giáo pháp, đó là điềm lành lớn nhất.
Không nên cầu may mắn: Cầu kiểu hạnh là cầu may. Xét theo tình trạng cách mình sống và làm việc thì mình không có được kết quả đó nhưng mình cứ hy vọng, mong cầu nó sẽ xảy ra cho mình.
Trong Kinh Phước đức có bài kệ, ý nghĩa tương tự:
    Lánh xa kẻ xấu ác
    Được gần gũi người hiền
    Tôn kính bậc đáng kính
    Là phước đức lớn nhất

Hạnh phúc chính là con đường
Vấn đề hạnh phúc có liên hệ tới con đường. Con đường đưa tới hạnh phúc hay hạnh phúc chính là con đường? Nếu có một con đường và tin vào con đường đó thì mình có hạnh phúc liền chứ không cần phải đi cực khổ trên con đường bao nhiêu năm mới có hạnh phúc. Mỗi người trong chúng ta phải tự hỏi: Mình có con đường chưa? Mình có hạnh phúc với con đường đó không? Nếu có rồi thì đó là một điềm lành lớn. Khi đọc bài kệ tiếp chúng ta thấy ý đó rõ ràng hơn.
=> Hạnh phúc cũng tức là có được con đường tìm đạo chánh pháp.

3. Không chạy theo các giới trời và người,
    để cầu mong ban phúc và tránh họa,
    cũng không đến cầu đảo ở các đền miếu,
    đó là điềm lành lớn nhất.

Không đi cầu khẩn ở các đền miếu, không đi theo các giới trời và người để hy vọng người ta ban bố cho mình một hạnh phúc nào đó. Chúng ta thêm vào chữ tránh họa cũng hay. Người ta đi cầu đảo như cúng sao giải hạn, một phần là để cầu phúc, một phần là để tránh tai họa có thể xảy đến cho họ. Không chạy theo các giới trời và người để cầu mong được phúc và tai họa, cũng không có nhu yếu tới cầu đảo ở các đền miếu, đó là điềm lành lớn nhất.

4. Chọn được môi trường tốt,
    có nhiều bạn hiền, có dịp làm những việc phúc đức,
    giữ lòng cho trinh bạch và chân chánh,
    đó là điềm lành lớn nhất.

Chọn môi trường sống tốt - Cát tường là điềm lành - Điềm Phước đức
Giải nghĩa:
Chọn được môi trường tốt,
có nhiều bạn hiền, có dịp làm những việc phúc đức,
giữ lòng cho trinh bạch và chân chánh,
đó là điềm lành lớn nhất.
Hữu hiền trạch thiện cư: Trạch là chọn. Thiện là lành mạnh, không bạo động, không đam mê. Cư là môi trường nơi cư trú. Người dạy: Khi sống, chúng ta phải biết chọn một môi trường tốt cho chính mình và cho các con cháu của mình. Sống trong một môi trường lành mạnh, có tình thương thì đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành một người hữu ích cho xã hội, còn nếu sống trong môi trường chứa đầy những bạo động, thèm khát thì lớn lên chúng sẽ hư hỏng. Không chỉ chọn một môi trường tốt mà chúng ta còn phải cùng nhau có ý thức tạo ra một môi trường tốt để người khác cũng được nương nhờ. Khi quý vị có cơ hội được tham dự một khóa tu, quý vị thấy môi trường của khóa tu rất tốt, ở đây quý vị cảm thấy thân tâm mình khỏe nhẹ và hiền hậu hơn, nên khi về lại thành phố của mình quý vị mang theo quyết tâm tạo ra một môi trường tu tập nhỏ mời bạn bè tới sinh hoạt chung. Như vậy là không chỉ quý vị được hưởng, con cháu quý vị được hưởng mà bè bạn xung quanh cũng được hưởng lây. Đó chính là lời nhắn nhủ của Đức Thế Tôn. Mình phải chọn môi trường tốt và phải đóng góp vào việc tạo ra môi trường tốt đó.

Trong giáo lý Tứ Thực tức Bốn loại thức ăn thì lý tưởng của mình là một loại thức ăn. Là một người xuất sĩ, chúng ta có lý tưởng. Lý tưởng là nguồn thực phẩm đầu tiên gọi là tư niệm thực. Mình phải nuôi mình bằng chất liệu lý tưởng....
Nhưng làm sao cho lý tưởng được sống mãi, sống hoài? Làm sao để mình đừng chán, đừng nửa chừng bỏ dở, tại vì mất lý tưởng là mất hết hạnh phúc. Câu trả lời là phải có một môi trường, tại vì môi trường là chỗ để nuôi dưỡng lý tưởng. Vì vậy chúng ta phải chọn cho được một môi trường, chúng ta phải có tăng thân bên cạnh. Khi biết lánh xa kẻ xấu ác, thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính thì tự nhiên mình có môi trường tốt, đó là tâm thức cộng đồng, là nguồn thực phẩm thứ hai: thức thực. Mỗi sáng được ngồi thiền với nhau là mình đang tiêu thụ nguồn thực phẩm đó..... Vì vậy khi ngồi xuống hành giả phải lập tức mở lòng ra để cho đại chúng ôm lấy mình, để tiếp nhận năng lượng chánh niệm to lớn từ đại chúng.
Chúng ta hãy tưởng tượng có một nhóm người bị cơn nghiện sai khiến, sắp sửa đi đánh cướp để có tiền mua ma túy. Năng lượng đó rất xấu, nó vừa thèm khát vừa bạo động, vừa hung dữ và mù quáng. Nếu mình ở trong nhóm người như vậy thì mình đang hấp thụ những loại thực phẩm rất độc hại, do đó mình phải lánh xa kẻ xấu ác, phải thân cận người hiền, phải tôn kính những bậc đáng kính. Nếu không thì cả thân lẫn tâm của mình sẽ mang bệnh...

Sắc thân thừa trinh chánh - Biết làm đẹp cho tự thân bằng sự trinh bạch và chân chính. Giữ thân cho trinh bạch và chân chính, đó là điềm lành lớn nhất.

Trong ánh sáng giáo lý đạo Bụt, chúng ta thấy mặc cảm tự ti là bệnh, mặc cảm tự tôn là bệnh và mặc cảm bằng người cũng là bệnh tại vì thấy mình bằng người tức là còn có sự so sánh. Nếu thấy mình với người đó là vô ngã, khổ đau của người đó cũng làm mình khổ đau, hạnh phúc của người đó cũng là hạnh phúc của mình, người đó thành công thì mình cũng thành công, thấy được tính vô ngã giữa cha và con, vợ và chồng thì tự nhiên ba cái mạn không còn nữa và hạnh phúc sẽ có thật. Trong chúng, nếu có một người tu giỏi và thành công thì tất cả mọi người đều được hưởng. Nếu có một người yếu kém thì tất cả mọi người đều chăm lo cho người đó vững lên tại vì người đó cũng là mình. Như vậy mới đúng theo nguyên tắc vô ngã.
Dĩ thời tụng tập kinh: Có thì giờ đọc tụng kinh điển. Tụng là đọc, tập là thử đem ra áp dụng, ví dụ như phải đem ra áp dụng câu thần chú thứ năm. Mình học được cái gì thì phải đem ra áp dụng. Tập là thực tập, mình tụng kinh và phải áp dụng những gì mình học trong kinh. Có cơ hội phụng dưỡng mẹ cha, biết tri túc, biết suy xét cho thấu đáo, có thì giờ để đọc tụng và thực tập theo kinh điển, đó là điềm lành lớn nhất.

Nghe điều gì bất như ý thì phải biết kiên nhẫn, mình phải học hạnh lắng nghe. Trong kinh dạy: vui mừng khi được gặp các thầy các sư cô vì mỗi khi gặp các thầy, các sư cô thì mình thấy trong người khỏe nhẹ, được học hỏi nhiều điều hay bởi các thầy, các sư cô đại diện cho sự tu tập, cho trí tuệ, cho tình thương... Mỗi khi nghe giảng thì liền tiếp nhận và đem ra hành trì. Đó là điềm lành lớn nhất.

5. Biết bỏ ác theo lành
    Không uống rượu, biết tiêt chế
    Không đắm trong sắc dục
    Đó là điềm lành lớn

6. Học rộng biết trì giới
    Siêng năng tu tập theo giáo pháp và luật nghi
    Biết tu dưỡng thân tâm, không vướng vào các cuộc tranh chấp
    Đó là điềm lành lớn nhất

Đa văn như giới hành: Đa văn là học rộng, mỗi ngày chúng ta phải học thêm, già rồi cũng vẫn phải học. Nếu cái học có tính cách nuôi dưỡng thì mình sẽ thích học chứ không phải bị bắt buộc học. Học sẽ là một niềm vui nếu cái học ấy giúp cho mình thấy rõ được con đường. Học không phải chỉ là để mở rộng kiến thức, để chứng tỏ ta biết hết mọi chuyện, mà học là để thấy được sự thật, thấy được con đường và phương pháp hành trì rõ ràng hơn để giúp cho chính mình và giúp cuộc đời. Cái học đó là một nhu yếu có thật của con người. Khi học với tinh thần đó thì chúng ta cảm thấy rất thích thú. Người tu phải có cái thích thú được học đừng để rơi vào tình trạng bị bắt buộc học để có bằng cấp.
Như giới hành là biết hành trì theo giới. Mình giữ 5 giới, giữ 10 giới, 250 giới ...
Pháp luật tinh tiến học: Siêng năng tu tập theo pháp của luật nghi. Tinh tiến là siêng năng. Chữ học ở đây có nghĩa là thực tập, thực tập pháp và luật. Pháp là giáo pháp của Bụt dạy và luật là giới luật uy nghi.
Giới luật và uy nghi có công dụng giúp mình tiết chế, bảo tồn được tự do của mình. Giới luật và uy nghi được tiếp nhận từ Bụt không phải để làm cho mình mất hết tự do. Nếu thấy những giới luật và uy nghi như những gì làm giới hạn tự do thì chúng ta chưa thấy được bản chất của nghi giới. Bản chất của giớiđem lại tự do cho mình. Giới có thể gọi là “xứ xứ giải thoát, biệt biệt giải thoát„. Có giới thì đi tới đâu cũng có tự do. Khi mình nghiện rượu hay vướng vào vòng ma túy thì mình đánh mất tự do. Không có tiền mua rượu, mua ma túy thì phải đi ăn trộm, ăn cướp, bị cơn nghiện sai sử thì mình đánh mất tự do trong tâm, bị rơi vào vòng tù tội thì mình đánh mất tự do trong thân. Đối với rượu mà mình nhìn với con mắt đó và mỉm cười với nó thì rượu không thể cám dỗ được mình. Đối với ma túy, mình cũng nhìn như vậy và nói: Thank you! I don’t need you (cảm ơn nhé, tôi không cần). Đó là tự do.
Giới và luật là để bảo tồn tự do chứ không phải để làm mất tự do của mình. Khi tiếp thọ giới mình thấy, đây là “bước tới thảnh thơi“, bước vào tự do (stepping into Freedom). Mỗi giới cho mình tự do riêng. Có 10 giới là có 10 thứ tự do, có 250 là có 250 thứ tự do. Biệt biệt giải thoát, xứ xứ giải thoát. Freedom wherever you are. Đi đâu mình cũng có tự do nếu mình mang theo giới luật và uy nghi. Chúng ta phải cầu giới, giới tử là những người cầu giới.
Tu kỷ vô sở tranh: Biết tu dưỡng thân tâm, không vướng vào những cuộc tranh chấp, không vướng vào những chuyện hơn thua, không tranh biện để chứng tỏ tôi đúng anh sai. Người ta mất rất nhiều thì giờ vì chuyện “tôi đúng anh sai”. Trong bài kệ hô canh buổi chiều có câu: Ba nghiệp lắng rồi, hết thị phi, nghĩa là không nghĩ đến chuyện đúng sai nữa. It’s nomore about thinking right or wrong. Đó là tự do. Còn vướng vào sự tranh chấp, vướng vào sự suy nghĩ “người nào đúng, người nào sai”, cố tranh chấp cho được thì mình vẫn chưa có giải thoát. Khi ngồi xuống bồ đoàn rồi thì phải buông tất cả. Nếu đang ở trong một cuộc tranh chấp thì mình nên biết, cuộc tranh chấp đó làm mình mất thì giờ, mất năng lượng, mình không có cơ hội để sống đời sống của mình cho đàng hoàng. Khi ấy phải tìm cách thoát ra khỏi sự tranh chấp càng sớm càng tốt, nói lời ái ngữ là cách thoát khỏi tranh chấp nhanh nhất, đó cũng là điều mà kinh Phước Đức dạy.

7. Là người con hiếu thảo, có cơ hội phụng dưỡng mẹ cha
    Biết chăm sóc gia đình, giữ cho trong nhà êm ấm
    Không để cho lâm vào cảnh nghèo đói
    Đó là điềm lành lớn nhất

Trong đời sống gia đình, cần giữ và thực hành lễ nghĩa cha mẹ - Con cái - Hàng xóm .., đối người tiếp vật như Đức Phật dậy.
Không phạp là thiếu thốn, nghèo đói. Đừng để cho gia đinh bị thiếu thốn, nghèo đói.
Là người con hiếu thảo, có cơ hội phụng dưỡng mẹ cha, biết chăm sóc gia đình, giữ cho trong nhà êm thấm, không để lâm vào cảnh nghèo đói. Đó là điềm lành lớn nhất. Có một chút khác biệt, bên kinh Điềm Lành là không để cho gia đình rơi vào nghèo đói thiếu thốn, còn trong kinh Phước Đức là yêu thương gia đình mình.

8. Không kiêu mạn, không cho mình là hơn người
    Biết tri túc, biết xét suy
    Có thì giờ đọc tụng và thực tập kinh điển
    Đó là phước đức lớn nhất

 

Trong ánh sáng giáo lý đạo Bụt, chúng ta thấy mặc cảm tự ti là bệnh, mặc cảm tự tôn là bệnh và mặc cảm bằng người cũng là bệnh tại vì thấy mình bằng người tức là còn có sự so sánh. Nếu thấy mình với người đó là vô ngã, khổ đau của người đó cũng làm mình khổ đau, hạnh phúc của người đó cũng là hạnh phúc của mình, người đó thành công thì mình cũng thành công, thấy được tính vô ngã giữa cha và con, vợ và chồng thì tự nhiên ba cái mạn không còn nữa và hạnh phúc sẽ có thật.
Dĩ thời tụng tập kinh: Có thì giờ đọc tụng kinh điển. Tụng là đọc, tập là thử đem ra áp dụng, ví dụ như phải đem ra áp dụng câu thần chú thứ năm. Mình học được cái gì thì phải đem ra áp dụng. Tập là thực tập, mình tụng kinh và phải áp dụng những gì mình học trong kinh. Có cơ hội phụng dưỡng mẹ cha, biết tri túc, biết suy xét cho thấu đáo, có thì giờ để đọc tụng và thực tập theo kinh điển, đó là điềm lành lớn nhất.
Nghe điều gì bất như ý thì phải biết kiên nhẫn, mình phải học hạnh lắng nghe. Trong kinh dạy: vui mừng khi được gặp các thầy các sư cô vì mỗi khi gặp các thầy, các sư cô thì mình thấy trong người khỏe nhẹ, được học hỏi nhiều điều hay bởi các thầy, các sư cô đại diện cho sự tu tập, cho trí tuệ, cho tình thương... Mỗi khi nghe giảng thì liền tiếp nhận và đem ra hành trì. Đó là điềm lành lớn nhất.

9. Biết nhẫn nhục khi nghe điều bất như ý
    Có hạnh phúc mỗi khi được gặp người xuất gia
    Mỗi khi nghe pháp hết lòng tiếp nhận để hành trì
    Đó là điềm lành lớn nhất

Sở văn thường dục nhận: Nghe điều gì bất như ý thì phải biết kiên nhẫn, mình phải học hạnh lắng nghe. Dù người kia nói những câu không dễ chịu thì mình cũng phải lắng nghe. Đây là sự thực tập lắng nghe với tâm từ bi (the practice of deep listening, compassionate listening). Mình đừng phản ứng liền, phải lắng nghe để hiểu, có hiểu mới thương, mới giúp người kia được.

10. Biết ăn chay, biết tu theo phạm hạnh
    Có hạnh phúc khi gặp các hiền đức
    Biết nương vào các bậc có trí sáng
    Đó là điềm lành lớn nhất.

Trì trai tu phạm hạnh: Nguyên văn trong chữ Hán là trai. Trì trai tức là ăn chay chứ không ăn mặn. Nhưng chữ trai này có nghĩa khác hơn, sâu hơn nữa, khi tham cứu nguyên bản bằng tiếng Pali thì chữ trai này ngày xưa người ta sử dụng để dịch chữ thanh lọc (purification). Ngày xưa người ta dùng chữ trai chung với chữ giới, gọi là trai giới, nghĩa là ăn chay và giữ giới. Đây không phải là vấn đề riêng của người xuất gia mà đây cũng là sự thực tập của người tại gia, tức là phải khổ hạnh một chút xíu, phải tiết chế, không được hưởng thụ nhiều để có thể thanh lọc được thân và tâm. Trai giới để cho thân và tâm được nhẹ nhàng, thân tâm nhẹ nhàng thì hạnh phúc sẽ dễ dàng có được, còn thân hoặc tâm quá nặng thì hạnh phúc sẽ ít hơn. Vì vậy không những người xuất gia giữ trai giới mà người tại gia cũng nên giữ trai giới.

Tại Làng Mai thỉnh thoảng có khóa tu sức khỏe, trong khóa tu mọi người ăn rất ít, không những ăn chay mà ăn rất là ít, uống nước rất nhiều, tập thể thao rất nhiều, súc ruột (nhịn ăn) để thanh lọc thân thể. Khi thân nhẹ nhàng thì tâm cũng nhẹ nhàng, mình cũng làm thế nào để cho những lo lắng, buồn phiền, tham đắm nhẹ bớt. Mình được tham dự một khóa tu, được nghe pháp thoại, được thực tập thiền tọa, thiền hành, và đi bộ một ngày mấy giờ đồng hồ, và cố nhiên là mình không có liên hệ tình dục thì thân tâm của mình được thanh lọc. Đây không phải chỉ là thực tập của những người xuất gia mà là cả của người tại gia. Nếu biết cách thực tập thì trong giai đoạn đó mình có hạnh phúc liền, còn bị bắt buộc phải làm thì mình không có hạnh phúc lắm.

Trong nguyên văn tiếng Phạn có chữ tapas có nghĩa là khổ hạnh, tiết chế, thanh lọc. Khổ hạnh (duskaracarya) tức là thực tập tiết chế. Trì trai và giữ giới, chữ trai dịch nguyên văn từ chữ tapas, tức là tiết chế khổ hạnh. Người cư sĩ cũng nên có những giai đoạn thực tập như vậy để thanh lọc thân và tâm của mình. Giữ giới là không gần gũi, chung chạ về vấn đề sắc dục. Cho nên phạm hạnh (brahmacarya) không phải chỉ cho người xuất gia mà người tu tại gia thỉnh thoảng cũng nên làm như vậy.

Bản dịch của kinh Phước Đức là biết tinh cần, tỉnh thức. Tinh cần ở đây tức là tinh cần thanh lọc. Thành ra mình phải sửa cho gần với nguyên văn hơn. Biết ăn chay, biết tu theo phạm hạnh mình nên dịch là biết tinh cần thanh lọc thân tâm và tu theo phạm hạnh thì hay hơn dịch là ăn chay. Ăn chay ở đây có nghĩa là thanh lọc thân, thanh lọc tâm, khổ hạnh một chút xíu để cho nhẹ nhàng. Trong bản dịch từ tiếng Pali mình cũng phải sửa lại là sống tinh cần, tỉnh thức. Tinh cần ở đây là chuyên cần thanh lọc thân tâm cho thường, chứ đừng có lâu lâu mới làm một lần mà mỗi năm phải làm nhiều lần. Đi một khóa tu sức khỏe, một khóa tu bảy ngày hay hai mốt ngày để thanh lọc thân tâm và tu theo phạm hạnh

11. Có niềm tin, có một đời sống tâm linh
    Tâm ý ngay thẳng, không bị hoài nghi che lấp
    Có quyết tâm lánh xa ba nẻo về xấu ác
    Đó là điềm lành lớn nhất

Giảng: Tín tức là niềm tin và niềm tin này không phải là niềm tin nơi một đấng thần linh mà nơi một con đường. Tín là một năng lượng, khi mình có năng lượng của niềm tin thì mình có sức mạnh, và có hạnh phúc. Trong đạo Bụt có nói tới năm nguồn năng lượng gọi là ngũ lực (panca balani): tín, tấn, niệm, định, tuệ.
Tín là năng lượng của niềm tin, chính nó tạo ra những năng lượng khác;
Tấn là sự chuyên cần, chuyên cần tu học, thực tập;
Niệm tức là năng lượng của sự có mặt đích thực;
Định là năng lượng của sự tập trung;
Tuệ: những năng lượng này đưa tới trí tuệ, mà trí tuệ là lưỡi gươm có khả năng chặt đứt những sợi dây sầu khổ, lo lắng, tham đắm v.v… Năm nguồn năng lượng đó tạo ra bậc trí sáng, những bậc hiền nhân.
Dĩ tín hữu đạo đức: Hữu đạo đức là có một đời sống tâm linh. Không có một đời sống tâm linh thì mình không có năng lượng để đối diện, để tháo gỡ những khó khăn trong nội tâm của mình. Đời sống tâm linh được làm bằng năm nguồn năng lượng (tín, tấn, niệm, định, tuệ) và tu tập là để chế tác năm nguồn năng lượng này.
Chánh ý hướng vô nghi: Ở đây tôi dịch là tâm ý ngay thẳng, nhưng mình nên dịch lại là hướng về sự thực tập chánh kiến (right view). Chánh ý tức là chánh kiến mà chánh kiến là yếu tố đầu của Bát Chánh Đạo. Chánh kiến tức là tuệ. Khi có được chánh kiến rồi thì mình không nghi ngờ, không thắc mắc nữa, đó gọi là chánh ý hướng vô nghi. Hướng về phía thực hiện được chánh kiến để đi đến chỗ không ngờ vực, không thắc mắc nữa nghĩa là nó đi đôi với con đường tâm linh. Con đường tâm linh là con đường Bát Chánh Đạo, nó bắt đầu từ chánh kiến rồi tới chánh tư duy. Chánh ý cũng có nghĩa là chánh tư duy (right thinking). Chánh kiến và chánh tư duy đều được bao gồm trong danh từ chánh ý.
Dục thoát tam ác đạo: Có nhu yếu không muốn đi về ba nẻo tối tăm: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

12. Biết bố thí với tâm niệm bình đẳng
    Biết phụng sự những bậc đắc đạo
    Biết tôn quý những kẻ đáng tôn quý trong hai giới nhân và thiên
    Đó là điềm lành lớn nhất.
Giảng: Đẳng tâm hành bố thí - Đẳng tâm là tâm niệm bình đẳng, biết phụng sự những bậc đắc đạo, biết tôn quý những bậc đáng quý trong hai giới trời và người, đó là điềm lành lớn nhất. Đẳng tâm là tâm niệm không kỳ thị, coi tất cả mọi loài đều bằng nhau. Khi cứu giúp người thì mình không kỳ thị, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo. Giúp là giúp thôi, tại người ta khổ nên mình giúp đó gọi là đẳng tâm hành bố thí. Cần hành bố thí ba la mật là không thấy người thí - Vật thí - Nhận thí để có được quả báo nhiệm mầu....
Biết phụng sự những bậc đắc đạo: Đây là vấn đề đầu tư. Mình biết bố thí một cách bình đẳng không kỳ thị rồi nhưng mình cũng biết đầu tư nữa. Những bậc đắc đạo, những người có trí sáng thì sự có mặt của những vị đó rất có lợi cho quần chúng, cho nhân gian, tại vì có mặt của những người đó là có nhiều ánh sáng, có nhiều trí tuệ vì vậy giúp người ta sẽ không đi lầm đường, lạc lối, xuôi về ba nẻo xấu ác. Do đó mình phải đặc biệt yểm trợ những bậc đắc đạo, mình không kỳ thị, nhưng mình đặc biệt chú trọng tới các vị ấy, đó là vấn đề đầu tư. Đây là giá trị đạo đức, giá trị trí tuệ. Ở trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có một đoạn khi mình mới nghe thì giống như là bố thí không có bình đẳng, đoạn đó nói rằng cho một người ác ăn cơm, không có công đức bằng cho một người hiền ăn cơm. Tại vì cho người hiền ăn cơm tức là đầu tư vào người hiền, người hiền đó có thể giúp được rất nhiều người. Cố nhiên là người ác khi đói cũng khổ, cho nên cũng cho họ ăn cơm, nhưng nếu mình có cơ hội cho người hiền ăn cơm thì công đức còn nhiều hơn nữa. Nó có nghĩa không phải là mình không cho người ác ăn cơm, nhưng trong khi bố thí thì có sự đầu tư vào trong đó. Thành ra hai cái không chống đối với nhau, nó có thể đi đôi với nhau, một bên là tâm không kỳ thị, một bên là ý hướng muốn đầu tư, nó tế nhị lắm.

13. Biết xa lìa tham dục
    Sân hận và si mê
    Thường tu tập để mong đạt được chánh kiến
    Đó là điềm lành lớn nhất.
Thường dục ly tham dâm: Có nghĩa là mình luôn luôn muốn lìa bỏ cái ham muốn và nhất là cái ham muốn về sắc dục. Mỗi khi có ham muốn, si mê và sân hận phát khởi thì mình phải nhận diện được nó. Chữ ngộ này có nghĩa là gặp.
Năng tập thành đạo kiến: Nhờ đó mà thấy được con đường thực tập, con đường Tứ Diệu Đế. Mình biết rằng tham, sân và si gây ra khổ đau, nhìn vào những khổ đau để thấy được gốc rễ của nó, thấy gốc rễ rồi thì sẽ thấy được con đường để chuyển hóa, đó là đạo kiến. Đạo kiến là thấy được con đường Bát Chánh, thấy được Tứ Diệu Đế. .....
..... Năng tập thành đạo kiến: Mình phải có khả năng tự luyện tập cho quen để mỗi khi thấy cái tham, cái sân, cái si bốc lên thì nhìn sâu vào trong đó để nhận diện học hỏi và tìm thấy được phương pháp thoát ra. Mình có thể rèn luyện mình để thực hiện được sự đạo kiến, tức cái thấy về Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Trong nguyên văn bản kinh có arya, saccana, dassana. Dassana tức là phải nhìn và thấy được cho sâu ở trong đó. Arya là diệu tức màu nhiệm. Saccana là đế, đế là sự thật. Có bốn sự thật mầu nhiệm là: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Đạo kiến này có nghĩa là thấy được Tứ Đế và Bát Chánh Đạo. Con đường Bát Chánh là con đường giúp cho mình đối phó, xử lý được những chất độc được chế tạo, được biểu hiện ra trong tâm thức của mình và trong tâm thức cộng đồng......
Trong đạo Bụt mình thường hay nói tới ba năng lượng, ba chất độc (tam độc): tham dục, sân hận và si mê. Những chất độc này nó là những tâm hành, nó tiêu hủy thân tâm của mình và tiêu hủy thế giới......
Trong kinh này thì nói tới độc tố tâm lý, là tham, sân và si. Sự tàn phá của các độc tố này cũng ghê gớm không kém gì độc tố hóa học....
Theo phương pháp là phải có tuệ, phải có từ bi, và hiểu. Mà hiểu được thì có thể thương được và khi có hiểu, có thương thì cơn giận kia tan biến. Là người tu, mình phải biết cách dùng tâm hành này để chuyển hóa tâm hành kia. Những tâm hành như niệm, định, tuệ, từ, bi, hỷ, xả mình có thể chế tác được và khi có những tâm hành đó rồi thì mình có thể chuyển hóa được tâm hành sân, si, mạn, nghi, kiêu, sợ hãi v.v…...
Ngoài đời người ta lo đối trị với chất độc hóa học còn trong đạo, mình lo đối trị độc tố trong tâm. Mình phải gọi được tên của từng độc tố một, phải học cách để có thể nhận diện từng độc tố đó và biết cách trung hòa, hóa giải chúng.....
Trừ nhiệt nhão dĩ giai đắc thanh lương: Trừ sự nóng bức là được mát mẻ. Cho nên thường thường tượng đức Bồ Tát Quan Thế Âm tay trái cầm tịnh bình có nước của từ bi và tay phải cầm một nhành dương liễu, nhúng vào nước từ bi mà rải thì tất cả phiền não, nóng bức trở thành thanh lương.
Đó là phép lạ của người tu, người tu phải có khả năng diệt trừ được ngọn lửa của tham dục, ngọn lửa của sân hận và si mê, những ngọn lửa đưa tới sợ hãi, lo lắng, tuyệt vọng. Tu phải có mục đích rõ ràng, mình phải học cách để khi nào ngọn lửa tham, ngọn lửa sân bốc lên thì mình phải biết cách xử lý.....
Có chánh kiến rồi sẽ có chánh tư duy. Tư duy trên căn bản chánh kiến thì tư duy này cũng không kỳ thị, không lưỡng nguyên, tư duy theo tuệ giác tương tức. Tư duy như vậy thì sẽ không còn tham, sân, si. Có chánh kiến sẽ có chánh ngữ: lời nói này tạo ra sự hòa hợp mà không gây chia rẽ. Có chánh kiến rồi sẽ có chánh nghiệp: hành động của mình mang tính cách che chở, bảo hộ, cứu trợ, nó không tàn sát, kỳ thị nữa. Có chánh kiến thì mới có chánh tinh tấn, chánh mạng. Có chánh kiến thì mới có chánh niệm và chánh định. Tóm lại chánh kiến đưa tới bảy cái chánh kia.
Niệm, định càng hùng hậu thì tuệ giác càng lớn. Vì vậy cho nên chúng ta biết rằng trái tim của sự thực tập đạo Bụt là tam vô lậu học, tức là niệm, định, tuệ. Niệm, định, tuệ là tam học (the three kinds of trainings). Chánh niệm hùng hậu thì có chánh định. Chánh niệm và chánh định hùng hậu thì có chánh kiến, tức là tuệ giác, tức là có cái thấy rất là sáng rõ. Có cái thấy sáng rồi thì tư duy cũng đúng, nói năng cũng đúng và hành động cũng đúng, càng sáng thì làm càng đúng. Vì vậy cho nên trái tim của sự thực tập đạo Bụt là niệm (smrti), định (samadhi), tuệ (prajna).....
Tất cả đều nằm ở chỗ này: năng tập thành đạo kiến, làm thế nào luyện tập, để có cái thấy về Tứ Diệu Đế, về Bát Chánh Đạo?
14. Biết buông bỏ những nghiệp vụ phi nghĩa
    Có khả năng áp dụng đạo pháp vào đời sống hằng ngày
    Biết theo đuổi một lý tưởng đáng được theo đuổi
    Đó là điềm lành lớn nhất

Biết buông bỏ những nghiệp vụ phi nghĩa (như đức Phật vẫn dạy, sản xuất và buôn bán vũ khí súng đạn, dao hay sát sanh, buôn bán thịt, thực phẩm độc hại, cân đong thiếu hụt lừa người ... hại người và vật).
Năng cần tu đạo dụng: Giáo pháp mà mình học hỏi phải làm thế nào để áp dụng được trong đời sống hàng ngày, đó là đạo dụng. Còn mình chỉ nói lý thuyết mà không áp dụng được thì không ích lợi gì, cho nên mình mới sử dụng danh từ Đạo Phật Ứng Dụng. Làm sao ứng dụng được? Ứng dụng đạo Phật như thế nào để có thể chuyển hóa được, dập tắt được những ngọn lửa tham, ngọn lửa sân, ngọn lửa sợ hãi, nghi ngờ ở trong lòng người? Phải cụ thể lắm mới được. Bắt đầu bằng chánh niệm để thấy được, nhận diện được những khổ đau đang có mặt, rồi nhìn vào trong bản chất những khổ đau để tìm ra gốc rễ, lúc đó mình mới có thể thấy được con đường đạo kiến (tập thành đạo kiến). Thấy được con đường đạo kiến mình mới có thể áp dụng được đạo Phật vào trong đời sống hàng ngày.
Những nhà chính trị, những nhà doanh nghiệp có những khổ đau, khó khăn của họ và mình phải nhận diện những khó khăn, khổ đau của họ trước khi mình hiến tặng cho họ những phương pháp để họ có thể tu tập, chuyển hóa.
Tôi nhớ lần đầu tiên mở khóa tu cho giới doanh nghiệp ở Làng Mai, tôi phải học hỏi rất nhiều. Tôi phải viết thư, phải cầu cứu với các bạn hữu, với các Phật tử xin họ nói cho tôi biết nhiều hơn về những khổ đau, những khó khăn của các nhà doanh nghiệp. Các bạn đã gửi tới cho tôi rất nhiều bài về những thành công, những thất bại, những lo lắng, những khổ đau của giới nhà giàu, giới doanh thương và tôi đã nghiên cứu những tài liệu ấy rất kỹ. Do đó, đến khóa tu tôi mới đưa ra được những phương pháp để họ có thể ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Sau đó có những nhà doanh nghiệp viết thư cho tôi nói rằng: “Thầy ơi, khóa tu dành cho giới doanh thương đã giúp chúng tôi rất nhiều. Lần đầu tiên chúng tôi có cơ hội nhìn lại cuộc đời của mình, nhìn lại những đau khổ, những vấn đề của chúng tôi, lần đầu tiên chúng tôi thấy có ánh sáng. Khóa tu chấm dứt ba bốn tháng rồi nhưng chúng tôi tiếp tục có thêm tuệ giác. Tuệ giác tới hàng ngày nhờ khóa tu đó, bây giờ chúng tôi thấy rõ hơn con đường mà mình phải đi và những phương pháp để đối trị với những khổ đau, những khó khăn trong đời sống hàng ngày”.

Sau khóa tu có nhiều nhà doanh nghiệp đã viết thư báo cáo như vậy và những bài pháp thoại trong khóa tu đã được đánh máy và in thành một cuốn sách bán rất chạy tại Mỹ và Hàn Quốc đó là cuốn Power, bản tiếng Việt của cuốn sách đó có tựa là Quyền Lực Đích Thực. Cuốn sách Power cũng như khóa tu đó là Đạo Phật Ứng Dụng cho những nhà doanh thương, những nhà chính trị. Hiện tại cuốn sách đó được lưu hành rộng rãi trong rất nhiều nước.
Chúng tôi cũng đã tổ chức khóa tu cho các nhà tâm lý trị liệu. Khóa tu đầu tiên được tổ chức ở Colorado và sau đó chúng tôi còn tổ chức nhiều khóa tu nữa. Những gì mà đức Thế Tôn dạy về tâm, về phương pháp điều phục tâm, đã được đem ra chia sẻ với các nhà tâm lý trị liệu. Chư tổ nói rằng nếu mình biết được sự vận hành của tâm như thế nào thì sự thực tập sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy cho nên tôi có viết cuốn sách The Mind of Transformation, Understanding Our Mind, đó cũng thuộc về phạm vi Đạo Phật Ứng Dụng trong lĩnh vực tâm lý trị liệu.
Biết theo đuổi lý tưởng đáng được đeo đuổi
Cái gì mà mình cho là cao đẹp nhấtđáng để cho mình đầu tư tất cả con người của mình vào thì mình mới làm, chứ không phải ai mời gì cũng làm. Tham gia chuyện này, tham gia chuyện kia, rốt cuộc chẳng làm được gì hết. Phải chuyên tâm vào một cái mà mình cho là cao đẹp nhất để không mất thì giờ của mình.

15. Vì tất cả nhân loại
    Vun bón tâm đại từ
    Nuôi dưỡng tình thương để đem lại an bình cho thế gian
    Đó là điềm lành lớn nhất

Mình có thể dịch là phải làm phát khởi tâm đại từ để phục vụ cho toàn thể nhân loại. Vì nhân loại phát khởi tâm đại từ (the mind of love) mà mình hay nói là bồ đề tâm. Bồ đề tâm tức là tâm giác ngộ (the mind of enlightenment). Trí tuệ đi đôi với tình thương, hễ có trí tuệ là có tình thương lớn, vì vậy cho nên tâm đại từ tức cũng là tâm đại trí và tâm đại từ ở đây cũng là bồ đề tâm. Phải phát khởi tâm bồ đề, phát khởi lý tưởng đại từ, đại bi để tiếp nối đức Thế Tôn. Đại từ ý là bồ đề tâm, là đại bi tâm.
Chữ tu nhân ở đây, tôi muốn dịch là tu bổ lại con người, chứ không phải là tu tập lòng từ bi, tại vì từ bi đã nói trước rồi cho nên mình không cần phải lập lại nữa. Tu nhân tức là tu bổ lại con người để cho thế giới, cho các loài khác có một cơ hội. Những loài voi, cọp, sư tử, gấu, tôm, cá, khỉ, chim, tất cả các loài cầm thú, cỏ cây, đất đá sẽ được hưởng nếu con người được tu bổ lại. Thành ra tôi muốn giữ lại chữ nhân này, mình dịch là:
Tu bổ con người để con người có khả năng đem lại an bình cho các loài khác trên thế gian
Đó là điềm lành lớn nhất

16. Là bậc trí giả ở trong cuộc đời
    Thường tập hạnh tạo tác những điềm lành
    Cho đến khi chính mình thành tựu được tuệ giác lớn
    Đó là điềm lành lớn nhất

Trí giả cư thế gian: Trí giả là bậc có trí tuệ, mà mình tu là để có trí tuệ. Những người có trí tuệ trong khi ở trong cuộc đời thì phải biết chế tác ra những điềm lành, chứ không phải đợi điềm lành từ bên ngoài tới. Câu này là câu trả lời trực tiếp của Bụt đối với những người phạm chí tới hỏi. Thường thường họ nói điềm lànhở trên trời có mây ngũ sắc hay có gì xuất hiện như con chim phượng hoàng, con rùa lâu năm. Nhưng mà những cái đó từ bên ngoài tới, còn chủ ý của Bụt thì những điềm lành phải từ ở bên trong đưa ra.
Thường tập cát tường hạnh: Bậc trí giả sống trong thế gian đừng chờ điềm lành từ bên ngoài đi tới mà phải tự chế tác ra điềm lành và tất cả những bài kệ này đều là để mình tự chế ra điềm lành.
Là bậc trí giả ở trong cuộc đời thường tự tập hạnh tạo tác những điềm lành cho tới khi mình thành tựu được tuệ giác lớn.
Tự trí thành tuệ kiến: Tức là thành Phật, đây là điềm lành lớn nhất.
Sau khi vị Phạm chí và các đệ tử được nghe những lời Bụt dạy họ rất hoan hỷ và nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn là một bậc hiếm có, xin cho chúng con được quy y và làm đệ tử của Ngài”. Bụt nói được và tất cả những người đó đều trở thành đệ tử của Bụt.

Kinh rất dài, mời xem giảng giải kinh văn gốc (Nguồn: Kinh Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh giảng)

+ Nghiệp hủy báng - Phỉ báng Tam Bảo tội rất nặng

2- Nghi hoặc hủy báng Tam Bảo thì tội nặng.
CHÁNH VĂN:
4/ Ân Phật quá lớn lao
Tội do chúng sanh tạo
Trống pháp chấn tam giới
Thế sao không được nghe?
5/ Đời trược nhiều kẻ ác
Vẫn tự đọa điên đảo
Chê trách hủy báng Phật
Tà mị hủy chánh chân.
6/ Không tin đời có Phật
Nói Phật chẳng đại đạo
Người này chẳng phải người
Tự trồng các gốc tội. (Nguồn: Kinh A Nan vấn về Phật sự)

+ Phân biệt Chánh Pháp và Tà Pháp - Chánh Đạo và Tà Đạo hay Ngoại đạo

a/ Chánh pháp - Thánh nhân: Là những Thiện tri thức, nghiêm trì ngũ giới, cao hơn là hàng trăm giới luật trong nhà phật quy định, thành tựu thập thiện và Bát chánh đạo. Vài đặc điểm chánh rễ nhận biết như HT Tuyên Hóa giảng: Nếu quý vị lấy sáu đại tông chỉ nầy làm cơ sở, và rèn luyện thân tâm, tức quý vị sẽ được tự do sanh tử. Lục Đại Tông Chỉ là:
1 - Không tranh: Không tranh là kể cả không nổi nóng. Một chút nóng giận cũng không được. Với ai mình cũng không phát cáu. Không nổi nóng thời phiền muộn vô minh cũng sẽ giảm bớt đi. Phiền não dứt rồi thì trí huệ sẽ phát sanh, và chúng ta cư xử với mọi người bằng tấm lòng từ bi.
2 - Không tham: Không tham tài cũng không tham sắc; không tham danh cũng không tham lợi, cái gì mình cũng không tham muốn. Mà hãy nên: Anh cần cái gì thì tôi sẽ cho anh cái ấy.
3 - Không cầu: Không truy cầu bên ngoài, những thứ không nên có thì mình tuyệt đối không cần đến.
4 - Không ích kỷ: Nguyên nhân chúng ta không thể thành Phật và bị đọa xuống tam ác đạo cũng là vì tự tư ích kỷ. Nếu chúng ta không có lòng ích kỷ, thời bất kỳ tội nghiệp gì cũng không có.
5 - Không tự lợi: Chúng ta không nên vì lợi ích cá nhân mà bất chấp thủ đoạn để làm lắm chuyện phi pháp, hoặc làm những việc tổn hại đến kẻ khác.
6 - Không vọng ngữ: Tức là nói thật. Chúng ta tuyệt không dối gạt kẻ khác, hay nói những lời nghe như thiệt nhưng lại là giả.
Tại Vạn Phật Thành, tất cả mọi người đều nói về Lục Đại Tông Chỉ nầy. Ai có thể thực hành theo một cách đầy đủ thì người đó sẽ ra khỏi tam giới, sẽ thành Phật. Bất luận làm việc gì, nếu quý vị có thể giữ đúng theo Lục Đại Tông Chỉ thì quý vị sẽ không tạo nghiệp đâu. Đó là điều kiện tối cơ bản để thành Phật. Nếu chúng ta có thể làm được thì thế giới sẽ được thái bình. Khi người và người không có sự tranh giành với nhau, thế giới nầy làm sao mà không hòa bình cho được. Giữa người và người không có sự tham lam, như tôi không muốn những gì của quý vị, cũng chẳng tham các tài vật không chánh đáng, tức lúc đó mọi người sẽ cùng nhau chung sống trong hòa bình. Một khi mọi người đều không tham, không cầu, không tranh, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thì thế giới tự nhiên sẽ hòa bình và vĩnh viễn sẽ không có sự phân tranh. Quý vị là những người học Phật, trước tiên hãy nên nhận thức rõ ràng về những điều kiện cơ bản nầy. Như vậy đối với việc học Phật, quý vị mới được nhiều lợi ích lớn lao.
Bậc Thiện tri thức luôn thành tựu các Đại Tông chỉ này. Người xuất gia nếu không thành tựu các Đại tông chỉ trên thì không phải đệ tử Phật theo đúng nghĩa Chánh đạo, không chân thật hộ trì Chánh pháp - Rễ vào ngoại đạo, thậm trí tà đạo. (Nguồn: Xem bài giảng đầy đủ của HT Tuyên Hóa)

b/ Tà pháp - Thầy tà hay Ngoại đạo: Nhân đây, người viết xin giới thiệu bảy điểm rất quan trọng trong việc phân biệt chánh tà:
1. Vị Thầy lấy việc trao đổi chồng vợ, nam nữ hoang dâm, buông thả vô độ, làm mồi nhử để thu hút đồ chúng, và xem như là phương tiện để cứu thế gian; đó là tà.
2. Vị Thầy khơi dậy lòng tham của đồ chúng bằng cách nói rằng mình có thể dùng bùa, chú, và thần tài để giúp họ trở nên giàu có; đó là tà.
3. Vị Thầy khuyến khích trực tiếp hay gián tiếp việc giết hai chúng sanh và ăn thịt chúng sanh, còn nói rằng mình có thể dùng bùa chú để cứu độ vong linh của những chúng sanh bị ăn thịt; đó là tà.
4. Vị Thầy thực hành các loại khổ hạnh kỳ dị, tự làm thương tổn để tác động chúng sanh, và gọi đó là chịu khổ thay cho chúng sanh; đó là tà.
5. Vị Thầy dùng thần thông và các điều kỳ dị làm "công cụ" để thu hút những chúng sanh có lòng hiếu kỳ; đó là tà.
6. Vị Thầy tự ý thêm bớt, sửa đổi các quả vị tu hành trong Phật Giáo và giải thích lệch lạc ý nghĩa của "tín, giải, tu, chứng," còn tự cho mình là giáo chủ; đó là tà.
7. Vị Thầy tự lập ra tông phái rồi tự xưng là giáo chủ mà chính mình lại không có căn bản chân thật về đạo lý Phật Giáo;

Chỉ cần vi phạm một trong các điều trên đều không phải là thầy Chánh => đó là tà đạo. (Nguồn: Chánh Pháp là gì - HT Tuyên Hóa giảng giải)

+ KINH CHÁNH KIẾN: Tôi đã được nghe, có tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên đến thăm, sau khi đảnh lễ dưới chân Đức Phật, tôn giả ngồi xuống một bên và thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn. Cúi xin Người giảng giải ý nghĩa của từ Chánh kiến, Phật bảo:
- Người đời thường nghiêng về 2 khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là 2 quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm. Vì vướng vào tri giác sai lầm đó cho nên mới kẹt vào hoặc “ý niệm có”, hoặc “ý niệm không.” Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Phần lớn người đời đều bị kẹt vào chấp mắc và bảo thủ. Người không bị kẹt vào chấp và thủ thì không còn nắm giữ và vọng tưởng về cái ngã nữa. Người ấy biết cái khổ, chẳng hạn, khi có điều kiện phát sinh thì nó phát sinh, khi hết điều kiện tồn tại thì nó tiêu diệt. Người ấy không còn nghi hoặc gì nữa cả. Cái thấy của người ấy không do ảnh hưởng của kẻ khác mà có, trái lại do chính người ấy tự đạt được. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến. Đó là cách trình bày chánh kiến của Như Lai. Người có tri kiến chân chính khi quán sát về sự sinh khởi của thế gian không thấy thế gian là không. Người có tri kiến chân chính khi quan sát về sự hoại diệt của thế gian không thấy thế gian là có. Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác. Như Lai lìa hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo. Nghĩa là: “Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì có cái kia sinh.” Từ vô minh mà có hành, từ hành mà có thức, từ thức mà có danh sắc, từ danh sắc mà có lục nhập, từ lục nhập mà có xúc, từ xúc mà có thọ, từ thọ mà có ái, từ ái mà có thủ, từ thủ mà có hữu, từ hữu mà có sinh, từ sinh mà có lão tử, và khổ đau chồng chất thành khối. Nếu vô minh không còn thì hành không còn, hành không còn thì thức không còn, thức không còn thì danh sắc không còn, danh sắc không còn thì lục nhập không còn, lục nhập không còn thì xúc không còn, xúc không còn thì thọ không còn, thọ, không còn thì ái không còn, ái không còn thì thủ không còn, thủ không còn thì hữu không còn, hữu không còn thì sinh không còn, sinh không còn thì lão tử không còn và nguyên khối khổ đau chồng chất kia bị tiêu diệt. Phật nói kinh này xong, tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên thấy tâm bừng sáng giải thoát, cắt đứt được các hệ lụy và chứng quả A-la-hán. (Nguồn: Kinh Chánh Kiến)

+ Phước báo hay Phúc báo:
Người hành thiện bỏ ác luôn luôn có phước báo. Đắc biệt với Người chịu khó tu hành - Thật hành tu đúng như lý như pháp thọ trì theo lời Phật dậy thì chắc chắc có phước báo vượt trội, cát tường như ý muốn. Phương pháp gieo duyên tạo nguồn phước báo là thực hành Bố thí Ba la mật.
Đức Phật trong Kinh dạy: "Tu tài bố thí thì sẽ có tiền của. Tu pháp bố thí thì được thông minh trí tuệ. Tu vô úy bố thí thì được khoẻ mạnh sống lâu". (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Kinh Phân biệt Bố thí, Ðức Phật dạy:
- "Cho 100 người ác ăn không bằng cho 01 người thiện ăn.
- Cho 1.000 người thiện ăn không bằng cho 01 người thọ ngũ giới ăn.
- Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.
- Cho một trăm vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn.
- Cho một ngàn vạn vị Tư Ðà Hàm ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
- Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn.
- Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
- Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam thế Phật).
- Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn". Xem thêm: Kinh phân biệt bố thí

+ 409. MƯỜI BỐN LOẠI BỐ THÍ RIÊNG
1) Thiện nam tử hay thiện nữ có tín nhân bố thí cho Đức Như Lai, bố thí cho Duyên giác, bố thí cho A-la-hán, bố thí cho A-la-hán hướng, bố thí cho A-na-hàm, bố thí cho A-na-hàm hướng, bố thí cho Tư-đà-hàm, bố thí cho Tư-đà-hàm hướng, bố thí cho Tu-đà-hoàn, bố thí cho Tu-đà-hoàn hướng, bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục, bố thí cho người tinh tấn, bố thí cho người không tinh tấn, bố thí cho súc sanh.
2) Bố thí cho súc sanh được phước trăm lần hơn.
3) Bố thí cho người không tinh tấn được phước ngàn lần hơn.
4) Bố thí cho người tinh tấn được phước trăm ngàn lần hơn.
5) Bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục được phước ức trăm ngàn lần hơn.
6) Bố thí cho vị Tu-đà-hoàn hướng được phước vô lượng.
7) Bố thí cho vị đắc Tu-đà-hoàn được phước vô lượng.
8) Bố thí cho vị Tư-đà-hàm hướng được phước vô lượng.
9) Bố thí cho vị đắc Tư-đà-hàm được phước vô lượng.
10) Bố thí cho vị A-na-hàm hướng được phước vô lượng.
11) Bố thí cho vị đắc a-na-hàm được phước vô lượng.
12) Bố thí cho vị A-la-hán hướng được phước vô lượng.
13) Bố thí cho vị đắc A-la-hán được phước vô lượng.
14) Huống nữa là bố thí cho Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.
Đây là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được đại quảng báo. Nguồn: mục 409- (Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 14, số 180)

+ Lắng nghe và biết nhẫn nhục là điềm lành lớn nhất

Biết nhẫn nhục khi nghe điều bất như ý
Có hạnh phúc mỗi khi được gặp người xuất gia
Mỗi khi nghe pháp hết lòng tiếp nhận để hành trì
Đó là điềm lành lớn nhất
Sở văn thường dục nhận: Nghe điều gì bất như ý thì phải biết kiên nhẫn, mình phải học hạnh lắng nghe. Dù người kia nói những câu không dễ chịu thì mình cũng phải lắng nghe. Đây là sự thực tập lắng nghe với tâm từ bi (the practice of deep listening, compassionate listening). Mình đừng phản ứng liền, phải lắng nghe để hiểu, có hiểu mới thương, mới giúp người kia được.
Nhạo dục kiến sa môn: Có sự thích thú muốn được gặp những người xuất gia, với điều kiện là người xuất gia đó dễ thương, là người tu thật. Theo nguyên tắc, người xuất gia là người có học hỏi chánh pháp, là người có hành trì đàng hoàng, nếu gặp được người đó là có lợi. Còn nếu gặp, người đó chỉ nói chuyện buôn bán thị phi thì không phải là sa môn, mà là giả sa môn. Trong kinh dạy: vui mừng khi được gặp các thầy các sư cô vì mỗi khi gặp các thầy, các sư cô thì mình thấy trong người khỏe nhẹ, được học hỏi nhiều điều hay bởi các thầy, các sư cô đại diện cho sự tu tập, cho trí tuệ, cho tình thương.
Mỗi giảng triếp thính thọ: Mỗi khi nghe pháp thì hết lòng tiếp nhận để hành trì. Triếp có nghĩa là thường thường, lập tức. Mỗi khi nghe giảng thì liền tiếp nhận và đem ra hành trì. Đó là điềm lành lớn nhất. (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh)

+ Chọn môi trường sống tốt - Môi trường sống cát tường - Môi trường phong thủy tốt - Phong thủy cát tường là điềm lành - Điềm cát tường - Điềm Phước đức
Giải nghĩa:
Chọn được môi trường tốt,
có nhiều bạn hiền, có dịp làm những việc phúc đức,
giữ lòng cho trinh bạch và chân chánh,
đó là điềm lành lớn nhất.
Hữu hiền trạch thiện cư: Trạch là chọn. Thiện là lành mạnh, không bạo động, không đam mê. Cư là môi trường nơi cư trú. Người dạy: Khi sống, chúng ta phải biết chọn một môi trường tốt cho chính mình và cho các con cháu của mình. Sống trong một môi trường lành mạnh, có tình thương thì đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành một người hữu ích cho xã hội, còn nếu sống trong môi trường chứa đầy những bạo động, thèm khát thì lớn lên chúng sẽ hư hỏng. Không chỉ chọn một môi trường tốt mà chúng ta còn phải cùng nhau có ý thức tạo ra một môi trường tốt để người khác cũng được nương nhờ. Khi quý vị có cơ hội được tham dự một khóa tu, quý vị thấy môi trường của khóa tu rất tốt, ở đây quý vị cảm thấy thân tâm mình khỏe nhẹ và hiền hậu hơn, nên khi về lại thành phố của mình quý vị mang theo quyết tâm tạo ra một môi trường tu tập nhỏ mời bạn bè tới sinh hoạt chung. Như vậy là không chỉ quý vị được hưởng, con cháu quý vị được hưởng mà bè bạn xung quanh cũng được hưởng lây. Đó chính là lời nhắn nhủ của Đức Thế Tôn. Mình phải chọn môi trường tốt và phải đóng góp vào việc tạo ra môi trường tốt đó.
Có được môi trường tốt rất quan trọng. Những ý này có đầy đủ trong Kinh Phước Đức. Nếu đem hai Kinh so sánh với nhau ta thấy tổng thể gần như nhau, cấu trúc của hai kinh có khác nhau và có thêm vài sai khác nhỏ nữa.
Trong Kinh Phước Đức nói rõ: Lánh xa kẻ xấu ác, gần gũi người hiền, tôn kính bậc đáng kính. Tuy trong Kinh không dùng chữ môi trường, nhưng chúng ta phải hiểu đó cũng là môi trường. Vấn đề môi trường là một vấn đề rất lớn. Các sư cô, sư chú ở Bát Nhã dù có khó khăn, có hiểm nguy đến mấy vẫn không chịu đi chỗ khác vì các sư cô, sư chú thấy được rằng, môi trường tăng thân là quan trọng nhất. Đánh mất môi trường tăng thân là đánh mất tất cả. Tìm ra được một môi trường tốt là một dấu hiệu đại cát tường.
Trong giáo lý Tứ Thực tức Bốn loại thức ăn thì lý tưởng của mình là một loại thức ăn. Là một người xuất sĩ, chúng ta có lý tưởng. Chừng nào lý tưởng còn thì mình còn hạnh phúc, chừng nào mình cảm thấy chán, mình đánh mất tâm ban đầu thì chừng đó hạnh phúc không còn nữa. Lý tưởng là nguồn thực phẩm đầu tiên gọi là tư niệm thực. Mình phải nuôi mình bằng chất liệu lý tưởng. Có chất liệu lý tưởng thì hai mắt mình sáng, bước chân mình vững chãi, mình biết mình đang đi về đâu vì mình đã có đường đi. Mình cứ tâm tâm niệm niệm rằng mình có một lý tưởng và mình phải giữ cho lý tưởng, cho tâm ban đầu đó sống mạnh hoài thì mình mới có hạnh phúc.
Nhưng làm sao cho lý tưởng được sống mãi, sống hoài? Làm sao để mình đừng chán, đừng nửa chừng bỏ dở, tại vì mất lý tưởng là mất hết hạnh phúc. Câu trả lời là phải có một môi trường, tại vì môi trường là chỗ để nuôi dưỡng lý tưởng. Vì vậy chúng ta phải chọn cho được một môi trường, chúng ta phải có tăng thân bên cạnh. Khi biết lánh xa kẻ xấu ác, thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính thì tự nhiên mình có môi trường tốt, đó là tâm thức cộng đồng, là nguồn thực phẩm thứ hai: thức thực. Mỗi sáng được ngồi thiền với nhau là mình đang tiêu thụ nguồn thực phẩm đó. Hai trăm người cùng ngồi với nhau, người nào cũng thở, người nào cũng làm lắng dịu thân tâm, buông bỏ những giận hờn, lo lắng, chế tác được chất liệu hỷ và lạc. Trong khi ngồi thiền mình ăn thực phẩm đó, mình để cho năng lượng rất hiền, rất lành của đại chúng thấm sâu vào thân tâm mình. Ngồi thiền không phải là ngồi trong một ốc đảo có bao nylon bọc kín xung quanh, không đi ra đi vào được. Ngồi thiền phải giống như một giọt nước trong dòng sông, để dòng sông đưa mình đi. Vì vậy khi ngồi xuống hành giả phải lập tức mở lòng ra để cho đại chúng ôm lấy mình, để tiếp nhận năng lượng chánh niệm to lớn từ đại chúng.
Chúng ta hãy tưởng tượng có một nhóm người bị cơn nghiện sai khiến, sắp sửa đi đánh cướp để có tiền mua ma túy. Năng lượng đó rất xấu, nó vừa thèm khát vừa bạo động, vừa hung dữ và mù quáng. Nếu mình ở trong nhóm người như vậy thì mình đang hấp thụ những loại thực phẩm rất độc hại, do đó mình phải lánh xa kẻ xấu ác, phải thân cận người hiền, phải tôn kính những bậc đáng kính. Nếu không thì cả thân lẫn tâm của mình sẽ mang bệnh. Muốn có sức khỏe thì phải có thực phẩm tốt, thực phẩm cho thân và thực phẩm cho tâm. Mình phải tìm một môi trường lành, môi trường tăng thân, trong đó mọi người đều có hướng đi, có lý tưởng tốt. Ở trong môi trường đó thì tự nhiên thực phẩm mà mình tiêu thụ sẽ trở nên hiền lành. Sống trong tăng thân thì lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, quét tước, dọn dẹp, mình đều được bảo bọc bởi năng lượng hiền lành ấy. Đó là thức thực, là năng lượng tập thể rất lành. Khi chấp tác với tăng thân, khi đi thiền hay ngồi thiền với tăng thân thì quí vị phải biết tiêu thụ năng lượng tập thể đó. Mỗi người trong chúng ta đều có lý tưởng, có niềm vui và khi đi chung hay ngồi chung với nhau chúng ta sẽ tạo ra một năng lượng tập thể rất tốt lành, rất bổ dưỡng. Khi đi vào trong đại chúng mình phải mở lòng ra, mở hình hài ra để tiếp nhận năng lượng tốt đó. Đó là nguồn thực phẩm thứ hai gọi là thức thực. Tuy chưa tu nhưng tới ngồi đó mình đã thấy khỏe nhờ có năng lượng rất lành. Mình phải cảm thấy sự có mặt của sư chị, sư anh, sư em ở xung quanh và mình cũng hiến tặng năng lượng lành của mình cho sư chị, sư anh, sư em. Phía trước có sư chị, sư anh, sư em, phía sau, bên trái, bên phải cũng có sư chị, sư anh, sư em, phải thấy rõ ràng như vậy. Và mình cảm thấy hạnh phúc được ngồi để thở và tiêu thụ không khí trong lành của tăng thân. Không khí đó do chính mình chế tác, năng lượng tốt đó do mình tạo ra với nhau, mình được hưởng thụ và các bạn thiền sinh tới với mình cũng được hưởng thụ.
Khi lập Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu bên Đức chúng ta biết viện là một trường học. Nhưng Viện Phật Học của mình không giống một trường học tại vì trong viện có một tăng thân. Khi trình bày với báo chí, chúng tôi có cắt nghĩa cho họ về sự khác biệt: Không phải chúng tôi chỉ có một trường học và những giáo sư giảng dạy, mà chúng tôi còn có một tăng thân thường trú. Tăng thân thường trú là một cơ thể đêm ngày chế tác ra năng lượng lành. Những người tới tu học cũng được hưởng năng lượng lành này. Họ được ngồi thiền, được đi thiền, được nghe Pháp, được ăn cơm với tăng thân. Đó là một tư lương. Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu khác với những trường học đại học khác tại vì nó có năng lượng sẵn đó để mình được hưởng mỗi khi tới học một khóa. Chúng tôi cung cấp hai loại thực phẩm, thứ nhất là lý tưởng và thứ hai là môi trường.
Trong thế giới hiện nay có quá nhiều bạo động, quá nhiều thèm khát, nhiều kỳ thị và giận hờn. Nếu không biết giữ gìn thì mình sẽ bị năng lượng đó thấm vào và mình cũng sẽ bị sự bạo động, thèm khát tàn phá sức khỏe và tàn phá sự tươi mát lành mạnh của mình và cả con cháu mình. Khi các em bé được gửi trong một môi trường có thèm khát, bạo động thì em bé sẽ hư. Năng lượng của sự bạo động, thèm khát, kỳ thị sẽ đi vào trong em bé. Mình phải làm thế nào để cung cấp cho em bé một môi trường tốt. Hiện nay trong học đường có rất nhiều bạo động, kỳ thị cho nên nhiều bậc cha mẹ không muốn gửi con mình tới trường mà trái lại muốn làm ra một ngôi trường để con mình tới học. Họ bàn với nhau thành lập nên ngôi trường hiền lành cho con mình đi học. Điều đó thuộc về vấn đề thực tập chế tác môi trường.
Khi lấy thức ăn, đi vào thiền đường, ngồi xuống ăn cơm với đại chúng thì mình tiếp nhận nhiều nguồn thực phẩm: Thực phẩm trong bát là đoàn thực (edible food). Còn những sư anh, sư chị, sư em và những bạn tu đang ngồi thở, mỉm cười hạnh phúc và cảm thấy có hỷ có lạc, là thức thực. Mình không chỉ tiêu thụ thức ăn trong bát mà còn tiêu thụ tình anh chị em đó là năng lượng lành mạnh và thánh thiện của tăng thân. Một bữa ăn như vậy không phải chỉ là ăn cơm mà còn có những món ăn tinh thần rất bổ dưỡng. Đi thiền hành cũng là ăn năng lượng của tăng thân, đi như một dòng sông. Ngồi thiền chung cũng là một sự tiêu thụ. Đừng tự bỏ đói mình, đi ngồi thiền là đi ăn, là đi tiếp nhận thực phẩm. Mỗi chúng ta phải có cái nhìn như vậy về sự thực tập. Tại sao lại trốn ngồi thiền, trốn thiền hành? Tại sao lại bỏ đói chính mình? Mình cần những thức ăn bổ dưỡng đó. Mỗi khi gần đến giờ ngồi thiền mình phải tới ngồi trước năm mười phút tại vì nó rất lành mạnh và bổ dưỡng cho tâm hồn. Mình phải thấy niềm vui trong khi thực tập thiền đi, thiền ngồi, thiền thở. Trong truyền thống của chúng ta, thực tập thiền tức là nuôi dưỡng. Niềm vui, hạnh phúc của sự thực tập thiền là thức ăn (thiền duyệt vi thực).
Sở dĩ trong thời khóa có giờ ngồi thiền, giờ đi thiền là để mình ăn. Chính lúc chấp tác cũng vậy, khi chấp tác mình có thức ăn của tình huynh anh chị em. Chính mình chế tác ra thức ăn đó, thức ăn này không phải được mua ngoài chợ. Thức ăn này chính do mình tự chế tác ra cũng như rau do tự mình trồng.
Thường tiên vi phúc đức: Trong bản tiếng Việt chúng ta có câu: Thường tạo tác nhân lành. Trong bản chữ Hán cũng như trong bản Pali có ý: Trong quá khứ đã có cơ hội tạo tác nhân lành. Chữ tiên ở đây có nghĩa như vậỵ Chúng ta nên sửa lại là: Đã có dịp gieo trồng những hạt giống tốt và đã làm những việc phúc đức, cho đúng với nguyên văn. Quý vị hãy ngồi hồi tưởng lại xem trong quá khứ mình đã có cơ hội gieo trồng hạt giống lành hay chưa? Quý vị đã tụng bài:
Các Đức Thế Tôn thường trú trên đời, xin thương xót con.
Nếu con đã từng bố thí, dù chỉ là một nắm cơm.
Nếu con đã từng từng cứu độ chúng sanh, dù chỉ là vài con sâu con kiến.
Nếu con đã từng nói lời dễ thương, dù chỉ một vài câu làm cho người bớt khổ.
Nếu ngồi nhớ ra rằng mình đã từng gieo những hạt giống như vậy trong quá khứ thì mình nên mừng vì đó là điềm lành. Trong Kinh Pháp Hoa có nói: Có những nhân thấy rất nhỏ, nhưng chính những nhân đó đưa chúng ta tới kết quả rất lớn. Có một người đi vào trong tháp hay trong miếu tự nhiên thốt ra: nam mô A Di Đà Phật, chỉ cần nói một câu nhưng chính nhờ hạt giống nhỏ xíu ấy mà sau này người đó thành Phật (Nhất sinh nam mô Phật, da dĩ thành Phật đạo). Mình đã từng phát khởi được tâm niệm lành, đã từng nói được lời lành và đã từng làm được điều lành thì tất cả những điều lành trở thành vốn liếng của mình. Sau này mình thành công được là nhờ vốn liếng đó. Mình đã tạo tác những nhân lành trong quá khứ và trong giây phút hiện tại mình có thể làm thêm.
Sắc thân thừa trinh chánh: Chữ sắc 勅 ở đây không có nghĩa là hình sắc mà có nghĩa là giữ gìn cẩn thận. Trong chữ sắc có chữ lực 力 tức là công phu lao tác. Sắc có nghĩa là giữ gìn để bảo hộ. Có khi chữ sắc cũng được dùng như chữ sức 飾 tức đồ trang sức. Chữ sắc chúng ta có thể hiểu như chữ sức tức là làm đẹp cho tự thân. Thân là tự thân. Trinh là sự trong sáng không chung chạ bậy bạ. Chánh là thẳng, không nghiêng, là đoan chính, không có tâm tà, không đi quyến rũ người, không lẳng lơ, giữ cho thật thẳng, thật trong sáng.
Sắc thân thừa trinh chánh, chữ thừa ở đây có nghĩa là đảm đang, nắm lấy tình trạng, chịu trách nhiệm về cái đó. Thừa là tiếp nối, nhận lấy trách nhiệm. Mình phải chịu trách nhiệm về việc làm đẹp cho tự thân bằng sự trinh bạch và chân chính. Câu này chúng ta có thể dịch như sau: Biết làm đẹp cho tự thân bằng sự trinh bạch và chân chính. Giữ thân cho trinh bạch và chân chính, đó là điềm lành lớn nhất.
Chúng ta đã từng nghe pháp thoại về đau khổ và hạnh phúc. Khổ đau và hạnh phúc tương tức với nhau cũng như sen và bùn. Trong vị ngọt của hạnh phúc có vị đắng của khổ đau. Chúng ta biết gốc rễ của các cảm thọ nằm ở sắc, hành và tưởng. Sắc, thọ, tưởng và hành là bốn dòng sông. Những lạc thọ, khổ thọ và xả thọ đều có gốc rễ ở sắc uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Chúng ta đã học rằng, xử lý khổ đau cũng là tạo dựng hạnh phúc. Mỗi giây phút là một cơ hội cho mình xử lý khổ đau và là một cơ hội cho mình tạo dựng hạnh phúc.
Người hành giả phải có khả năng của người làm vườn tức là phải chuyển hóa được rác và chế tác ra hoa. Chúng ta chỉ có thể nhận diện lạc thọ một cách rõ ràng trên bối cảnh của khổ đau. Nhờ có khổ đau mà mình nhận diện được hạnh phúc. Vì vậy chúng ta không nên đàn áp khổ đau, không nên chạy trốn khổ đau. Chúng ta có thể sử dụng khổ đau để làm nổi bật lên hạnh phúc. Chúng ta không đàn áp, không chạy trốn khổ thọ, phải ôm lấy khổ thọ để nhận diện hạnh phúc đang có.
Có một điều mà chúng ta cần phải học là những cái gọi là xả thọ đều có thể được hành giả biến thành lạc thọ. Cái mà ta gọi là xả thọ, chính nó là một an thọ. Đau răng là khổ thọ, không đau răng là xả thọ. Nhưng thật ra không đau răng có thể là lạc thọ (feeling of well-being). Một neutral feeling có thể biến thành một feeling of well-being.
Trong dòng sông cảm thọ của chúng ta có rất nhiều giọt nước khổ thọ, nhưng cũng có một số giọt nước lạc thọ và rất nhiều giọt nước xả thọ. Nhưng đối với người tu tất cả xả thọ đều có thể biến thành lạc thọ. Khi biết đem chánh niệm soi vào thì xả thọ sẽ thành lạc thọ. Không đau răng là một hạnh phúc, không bệnh tật là một hạnh phúc, sự vắng mặt của đam mê, của giận hờn có thể trở thành hạnh phúc. Chúng ta có quyền thực tập câu linh chú thứ năm: Đây là giây phút hạnh phúc (This moment is a happy moment). Bất cứ giây phút nào chúng ta cũng có thể đọc câu linh chú này, trước khi làm việc, trong khi làm việc, trước khi ăn cơm, trong khi ăn cơm. Khi ta có chánh niệm thì giây phút đó trở thành ra lạc thọ. (Nguồn: Kinh Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh giảng)

+ Tính chất của tứ đại:
- Tính chất của Đất - Thổ đại:
Tính chất của đất rất sâu, dày và rộng, nhờ vậy mà đất có khả năng tiếp nhận, ôm lấy và chuyển hóa tất cả mọi thứ trong đó có các chất nhơ bẩn, hôi hám v.v… mà con người trút xuống. Đất không bao giờ tẩy chay, xua đuổi, ghét bỏ, kêu van hay oán trách một lời.

- Tính chất của nước - Thủy đại: Nước cũng vậy. Dung lượng của nước rất mênh mông, sâu rộng và uyển chuyển, vì thế nước có khả năng tiếp nhận, ôm lấy, dung chứa và thanh lọc tất cả.(Nguồn: Thích Nhất Hạnh)

+ Ba-la-mật cũng là mật hạnh, đại hạnh của Bồ tát. Nếu dùng bố thí độ xan tham, trì giới độ phá giới.... thì còn hạn chế trong việc đối trị; ở đây, lục độ với tinh thần Ba-la-mật có sự hài hòa giữa trí tuệ, từ bi và hùng lực. Bằng trí tuệ, Bồ tát thấy tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng do mê muội không nhận ra, nên mãi tạo nghiệp và trầm luân trong sanh tử. Vì thế, Bồ tát phát khởi lòng từ bi, nguyện độ tận chúng sinh trong ba cõi sáu đường. Có từ bi, các Ngài có đủ hùng lực, thi thiết mọi phương tiện quyền xảo tùy căn cơ giáo hóa chúng sinh, dù bao nghịch cảnh vẫn không thối chí.
Ba-la-mật còn có nghĩa là cứu cánh, rốt ráo. Mục đích cuối cùng của đời tu, cũng như bản hoài của chư Phật đối với tất cả chúng sanh, là nhận ra và hằng sống với bản tâm thanh tịnh thường nhiên của chính mình. Đó là Phật tánh, chân tâm, bản lai diện mục... Nhận ra bản tâm là chánh nhân thành Phật, hằng sống trọn vẹn với bản tâm là viên mãn Phật quả.

1. Bố thí Ba-la-mật
Hiểu theo sự, bố thí là chia sẻ, ban cho, cung cấp; gồm 3 loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí là bố thí tài sản vật chất (ngoại tài) hoặc công lao, thân mạng của chính mình (nội tài). Pháp thí là dùng lời khuyên răn về đạo đức làm người, khiến ngưới bỏ ác hướng thiện, hoặc dùng chánh pháp hướng dẫn người tu hành để được giác ngộ giải thoát. Tài thí giúp người đỡ phần khốn khó về thân trong một thời gian nhất định; trong khi tóm lược một pháp yếu, con người có thể áp dụng suốt đời tu, nên pháp thí có thể mang đến sự bình ổn nội tâm trong thời gian lâu dài. Người bố thí tài chỉ có một khả năng nào đó để đáp ứng một phần nhu cầu của người nhận; còn người giảng được một đoạn kinh hay, thì dù số người nghe đông bao nhiêu cũng đều có phần lợi lạc. Lại nữa, tài thí chỉ có giá trị nhất thời, trong lúc pháp thí giúp vĩnh thoát sinh tử nên giá trị vô hạn. Như vậy, so với tài thí thì pháp thí thù thắng hơn rất nhiều, nhưng người bố thí phải có trình độ về đạo học và biết cách thu phục nhân tâm.
Vô úy thí là giúp người bớt sợ hãi bằng lời nói hay việc làm. Từ những điều sợ hãi nhỏ nhặt như sợ côn trùng, sợ bóng đen... Đến những nỗi khiếp đảm đối với thiên tai, chiến tranh, bịnh tật, chết chóc... những lời an ủi động viên hoặc hành động bảo bọc vỗ về sẽ làm con người cảm thấy bình an hơn. Thậm chí lúc sắp lâm chung, nếu được nghe kinh kệ, nghe niệm hồng danh chư Phật hoặc được hướng dẫn về những điều cần làm khi bước qua bên kia cửa tử, người sắp mất có thể yên tâm ra đi với một cận tử nghiệp thiện lành.
Hiểu theo lý, bố thí nghĩa là buông xả. Kinh Kim-Cang, Đức Phật dạy: “Bồ tát đối với pháp không nên có chỗ trụ mà làm việc bố thí... Nếu Bồ tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ bàn”. Khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi duyên mà tâm không dính mắc, không khởi niệm phân biệt phê phán, làm tất cả việc vì người khác mà không trụ tướng, đó là hoàn toàn buông xả phù hợp với ý nghĩa sâu xa của bố thí Ba-la-mật.
Như thế, bố thí Ba-la-mật vừa làm lợi cho mình vừa có ích cho người. Đối với người, đây là một nghệ thuật sống, giúp người bớt khốn khổ, bớt sợ hãi lo âu, đem đến niềm an ủi, sự ấm áp của tình người. Không chỉ có tài sản mới bố thí được, mà một lời nói hay, một việc làm nhỏ, một nụ cười vui… phát xuất từ tâm chân thành thiết tha đều mang nhiều lợi lạc. Mọi công đức đều xuất phát từ tâm ý, tâm càng thanh tịnh, càng bớt ngã chấp thì kết quả của việc làm càng lớn lao. Đối với mình, càng bố thí ta càng giảm được lòng tham, càng có niềm vui khi việc làm có ích cho cộng đồng. Tiến thêm một bước, thực hiện hạnh buông xả, ta có thể tự tại an nhiên trước mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc sống. Hình ảnh các thiền sư “đói đến thì ăn, mệt ngủ khò” và khi hết duyên, ngồi kiết già thị tịch trước các môn đệ, là những hình ảnh sáng ngời của sự tự tại đối với sinh và tử. (Nguồn: Lục độ Ba la mật)

+ Đạo Phật ứng dụng - Phật Pháp ứng dụng trong đời sống: Đây là Các điềm lành lớn nhất - Các Điềm cát tường - Các Điềm Phước đức - Các Điềm may mắn lớn nhất.

Tất cả đều nằm ở chỗ này: năng tập thành đạo kiến, làm thế nào luyện tập, để có cái thấy về Tứ Diệu Đế, về Bát Chánh Đạo?
14. Biết buông bỏ những nghiệp vụ phi nghĩa
    Có khả năng áp dụng đạo pháp vào đời sống hằng ngày
    Biết theo đuổi một lý tưởng đáng được theo đuổi
    Đó là điềm lành lớn nhất

Biết buông bỏ những nghiệp vụ phi nghĩa (như đức Phật vẫn dạy, sản xuất và buôn bán vũ khí súng đạn, dao hay sát sanh, buôn bán thịt, thực phẩm độc hại, cân đong thiếu hụt lừa người ... hại người và vật).
Năng cần tu đạo dụng: Giáo pháp mà mình học hỏi phải làm thế nào để áp dụng được trong đời sống hàng ngày, đó là đạo dụng. Còn mình chỉ nói lý thuyết mà không áp dụng được thì không ích lợi gì, cho nên mình mới sử dụng danh từ Đạo Phật Ứng Dụng. Làm sao ứng dụng được? Ứng dụng đạo Phật như thế nào để có thể chuyển hóa được, dập tắt được những ngọn lửa tham, ngọn lửa sân, ngọn lửa sợ hãi, nghi ngờ ở trong lòng người? Phải cụ thể lắm mới được. Bắt đầu bằng chánh niệm để thấy được, nhận diện được những khổ đau đang có mặt, rồi nhìn vào trong bản chất những khổ đau để tìm ra gốc rễ, lúc đó mình mới có thể thấy được con đường đạo kiến (tập thành đạo kiến). Thấy được con đường đạo kiến mình mới có thể áp dụng được đạo Phật vào trong đời sống hàng ngày.
Những nhà chính trị, những nhà doanh nghiệp có những khổ đau, khó khăn của họ và mình phải nhận diện những khó khăn, khổ đau của họ trước khi mình hiến tặng cho họ những phương pháp để họ có thể tu tập, chuyển hóa.
Tôi nhớ lần đầu tiên mở khóa tu cho giới doanh nghiệp ở Làng Mai, tôi phải học hỏi rất nhiều. Tôi phải viết thư, phải cầu cứu với các bạn hữu, với các Phật tử xin họ nói cho tôi biết nhiều hơn về những khổ đau, những khó khăn của các nhà doanh nghiệp. Các bạn đã gửi tới cho tôi rất nhiều bài về những thành công, những thất bại, những lo lắng, những khổ đau của giới nhà giàu, giới doanh thương và tôi đã nghiên cứu những tài liệu ấy rất kỹ. Do đó, đến khóa tu tôi mới đưa ra được những phương pháp để họ có thể ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Sau đó có những nhà doanh nghiệp viết thư cho tôi nói rằng: “Thầy ơi, khóa tu dành cho giới doanh thương đã giúp chúng tôi rất nhiều. Lần đầu tiên chúng tôi có cơ hội nhìn lại cuộc đời của mình, nhìn lại những đau khổ, những vấn đề của chúng tôi, lần đầu tiên chúng tôi thấy có ánh sáng. Khóa tu chấm dứt ba bốn tháng rồi nhưng chúng tôi tiếp tục có thêm tuệ giác. Tuệ giác tới hàng ngày nhờ khóa tu đó, bây giờ chúng tôi thấy rõ hơn con đường mà mình phải đi và những phương pháp để đối trị với những khổ đau, những khó khăn trong đời sống hàng ngày”.

Sau khóa tu có nhiều nhà doanh nghiệp đã viết thư báo cáo như vậy và những bài pháp thoại trong khóa tu đã được đánh máy và in thành một cuốn sách bán rất chạy tại Mỹ và Hàn Quốc đó là cuốn Power, bản tiếng Việt của cuốn sách đó có tựa là Quyền Lực Đích Thực. Cuốn sách Power cũng như khóa tu đó là Đạo Phật Ứng Dụng cho những nhà doanh thương, những nhà chính trị. Hiện tại cuốn sách đó được lưu hành rộng rãi trong rất nhiều nước.
Chúng tôi cũng đã tổ chức khóa tu cho các nhà tâm lý trị liệu. Khóa tu đầu tiên được tổ chức ở Colorado và sau đó chúng tôi còn tổ chức nhiều khóa tu nữa. Những gì mà đức Thế Tôn dạy về tâm, về phương pháp điều phục tâm, đã được đem ra chia sẻ với các nhà tâm lý trị liệu. Chư tổ nói rằng nếu mình biết được sự vận hành của tâm như thế nào thì sự thực tập sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy cho nên tôi có viết cuốn sách The Mind of Transformation, Understanding Our Mind, đó cũng thuộc về phạm vi Đạo Phật Ứng Dụng trong lĩnh vực tâm lý trị liệu.
Biết theo đuổi lý tưởng đáng được đeo đuổi
Cái gì mà mình cho là cao đẹp nhấtđáng để cho mình đầu tư tất cả con người của mình vào thì mình mới làm, chứ không phải ai mời gì cũng làm. Tham gia chuyện này, tham gia chuyện kia, rốt cuộc chẳng làm được gì hết. Phải chuyên tâm vào một cái mà mình cho là cao đẹp nhất để không mất thì giờ của mình.

15. Vì tất cả nhân loại
    Vun bón tâm đại từ
    Nuôi dưỡng tình thương để đem lại an bình cho thế gian
    Đó là điềm lành lớn nhất

Mình có thể dịch là phải làm phát khởi tâm đại từ để phục vụ cho toàn thể nhân loại. Vì nhân loại phát khởi tâm đại từ (the mind of love) mà mình hay nói là bồ đề tâm. Bồ đề tâm tức là tâm giác ngộ (the mind of enlightenment). Trí tuệ đi đôi với tình thương, hễ có trí tuệ là có tình thương lớn, vì vậy cho nên tâm đại từ tức cũng là tâm đại trí và tâm đại từ ở đây cũng là bồ đề tâm. Phải phát khởi tâm bồ đề, phát khởi lý tưởng đại từ, đại bi để tiếp nối đức Thế Tôn. Đại từ ý là bồ đề tâm, là đại bi tâm.
Chữ tu nhân ở đây, tôi muốn dịch là tu bổ lại con người, chứ không phải là tu tập lòng từ bi, tại vì từ bi đã nói trước rồi cho nên mình không cần phải lập lại nữa. Tu nhân tức là tu bổ lại con người để cho thế giới, cho các loài khác có một cơ hội. Những loài voi, cọp, sư tử, gấu, tôm, cá, khỉ, chim, tất cả các loài cầm thú, cỏ cây, đất đá sẽ được hưởng nếu con người được tu bổ lại. Thành ra tôi muốn giữ lại chữ nhân này, mình dịch là:
Tu bổ con người để con người có khả năng đem lại an bình cho các loài khác trên thế gian
Đó là điềm lành lớn nhất

16. Là bậc trí giả ở trong cuộc đời
    Thường tập hạnh tạo tác những điềm lành
    Cho đến khi chính mình thành tựu được tuệ giác lớn
    Đó là điềm lành lớn nhất

Trí giả cư thế gian: Trí giả là bậc có trí tuệ, mà mình tu là để có trí tuệ. Những người có trí tuệ trong khi ở trong cuộc đời thì phải biết chế tác ra những điềm lành, chứ không phải đợi điềm lành từ bên ngoài tới. Câu này là câu trả lời trực tiếp của Bụt đối với những người phạm chí tới hỏi. Thường thường họ nói điềm lànhở trên trời có mây ngũ sắc hay có gì xuất hiện như con chim phượng hoàng, con rùa lâu năm. Nhưng mà những cái đó từ bên ngoài tới, còn chủ ý của Bụt thì những điềm lành phải từ ở bên trong đưa ra.
Thường tập cát tường hạnh: Bậc trí giả sống trong thế gian đừng chờ điềm lành từ bên ngoài đi tới mà phải tự chế tác ra điềm lành và tất cả những bài kệ này đều là để mình tự chế ra điềm lành.
Là bậc trí giả ở trong cuộc đời thường tự tập hạnh tạo tác những điềm lành cho tới khi mình thành tựu được tuệ giác lớn.
Tự trí thành tuệ kiến: Tức là thành Phật, đây là điềm lành lớn nhất.
Sau khi vị Phạm chí và các đệ tử được nghe những lời Bụt dạy họ rất hoan hỷ và nói rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn là một bậc hiếm có, xin cho chúng con được quy y và làm đệ tử của Ngài”. Bụt nói được và tất cả những người đó đều trở thành đệ tử của Bụt.

Kinh rất dài, mời xem giảng giải kinh văn gốc (Nguồn: Kinh Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh giảng)

+ Tu Tám chánh đạo.
1. Thứ nhất là chánh kiến. Kiến tức là ý kiến. Nơi ý niệm có một kiến (thấy). Kiến này phải nên chân chánh, nghĩa là kiến giải phải chánh xác. Nếu không có chánh kiến thì dễ dàng lạc vào đường tà. Nếu kiến giải chân chánh thì đi được trên đường thẳng. Tại sao gọi là chánh kiến, tà kiến ? Nếu bảo rằng phải nên học Phật pháp. Phật pháp là chân chánh, phải nên học. Đó là chánh kiến. Nếu như học đánh cờ bạc, chơi bời, làm biếng, hại người, đó gọi là tà kiến. Vì vậy chánh kiến rất quan trọng.
2. Nếu có chánh kiến rồi thì có chánh tư duy. Có kiến giải rồi thì phải có suy nghĩ; suy nghĩ việc này việc nọ là đúng hay không đúng. Học Phật pháp là một công việc tối thượng nhất trên thế gian. Không sai trái tức là chánh tư duy. Tà tư duy nghĩa là khi học Phật pháp cho rằng không có lợi ích chi. Họ nghĩ :"Trong thời đại khoa học, Phật pháp giảng đến giảng lui chỉ khuyên người làm việc thiện, làm người tốt thôi. Hiện nay ai là người tốt ? Không có ai là người tốt hết, chỉ toàn là người xấu không thôi. Tôi thấy ông A kia, chuyên tạo việc xấu, mà lại có tiền, có rượu để uống, cái gì cũng có."
Suy nghĩ rằng học Phật pháp không có ích chi như thế, tức là tà kiến, đi trên đường tà. Nếu có chánh tư duy thì không lạc vào đường tà.
3. Có chánh tư duy thì kế tiếp là có chánh ngữ. Chánh ngữ tức là lời nói nào cũng đều chính xác, không nói lời say sưa, cáu tiết, không dẫn người lạc vào đường tà. Nói lời chân chánh, chánh xác, khiến ai ai cũng đều vui thích lắng nghe, vui thích làm theo.
4. Có chánh ngữ rồi thì có chánh nghiệp, tức tự tìm, hành nghề chân chánh. Ai ai cũng biết rõ nghề nghiệp chân chánh là gì, chớ nên làm những nghề nghiệp phạm pháp.
5. Thứ năm là chánh mạng. Có chánh nghiệp thì sanh mạng chân chánh.
6. Thứ sáu là chánh tinh tấn. Tạo chánh nghiệp thì phải nên tinh tấn. Chớ nên tinh tấn tạo những nghiệp bất chánh.
7. Thứ bảy là chánh niệm.
8. Thứ tám là chánh định.
Đó là tám chánh đạo.
Bốn như ý túc tức là dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, niệm như ý túc, tư duy như ý túc.
Bốn niệm xứ tức là thân, thọ, tâm, pháp. Quán thân bất tịnh. Quán thọ là khổ. Quán tâm vô thường. Quán pháp vô ngã. Bốn chánh cầnđiều lành chưa sanh khiến cho sanh khởi, điều lành đã sanh khiến cho tăng trưởng. Đó là giảng về phương diện điều lành. Những điều ác chưa khiến cho không sanh khởi. Những điều ác đã sanh khởi khiến cho chúng đoạn diệt. Đó là nói về phương diện điều ác.
Năm căn là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Năm căn này phát sinh ra năm lực. Tín có tín lực. Tấn có tấn lực. Niệm có niệm lực. Định có định lực. Huệ có huệ lực.
* Cộng năm căn năm lực lại thành mười. Bốn niệm xứ, bốn như ý túc, bảy phần bồ đề, tám chánh đạo cộng chung là ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
"Nhất đản quán thông thành thánh quả, (một lần quán thông thành thánh quả)".
Chư vị tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, thì một ngày nào đó sẽ đột nhiên quán thông, minh bạch, hiểu rõ. Lúc ấy, chư vị chứng được quả thánh.
"Thiên chân hữu dư nãi hoá thành, (lệch chân hữu dư nãi hóa thành)".
Chư vị chớ nghiêng trụ tại niết bàn hữu dư, thiên chân hữu dư, niết bàn chính là hóa thành, nghĩa là thành này do biến hóa mà có, không phải là thật. Đạt đến thiên chân hữu dư niết bàn, tức là không phải niết bàn cứu cánh, nên phải còn tu thêm nữa. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Con đường tu Bát chánh đạo - Chuyển hóa Tham Sân Si - Đạt Giới Định Tuệ hay Huệ tiến đến giải thoát:
Ở trong Bát Chánh Đạo có:

- Chánh kiến: là thấy đúng, cái thấy tương tức, cái thấy không kỳ thị
- Chánh tư duy: tư duy đi theo chiều hướng của hiểu và của thương
- Chánh ngữ: lời nói đi theo chiều hướng của hiểu và thương
- Chánh nghiệp: hành động cũng đi theo chiều hướng hiểu và thương.
- Chánh tinh tấn: bỏ công phu ra tu tập, luyện cho mình có được một cái thấy chính xác.
- Chánh mạng: có nghề nghiệp, có phương tiện sinh sống mà nó không đi trái với chánh kiến. Nghề nghiệp của mình không đem lại sự tàn hại cho con người, cho những loài khác và cho môi trường của sự sống
- Chánh niệm: ý thức được những gì đang xảy ra trong mình và xung quanh mình
- Chánh định: duy trì được cái thấy chính xác

Nhưng tất cả đều được soi sáng bởi chánh kiến. Tập thành đạo kiến là luyện tập như thế nào để thấy được con đường Bát Chánh Đạo. Chánh kiến tức là tuệ, là hoa trái của sự thực tập. Mình ngồi thiền, mình tu tập để đạt tới cái thấy chính xác, đó gọi là chánh kiến, là trí tuệ, là bát nhã. Cái thấy đó là cái thấy không kỳ thị, không lưỡng nguyên, một khi có cái thấy đó thì không còn tham đắm, giận hờn, ganh tỵ nữa. Cái đó gọi là Bát Nhã Ba La Mật, tức là trí tuệ đưa tới bờ bên kia.
Có chánh kiến rồi sẽ có chánh tư duy. Tư duy trên căn bản chánh kiến thì tư duy này cũng không kỳ thị, không lưỡng nguyên, tư duy theo tuệ giác tương tức. Tư duy như vậy thì sẽ không còn tham, sân, si. Có chánh kiến sẽ có chánh ngữ: lời nói này tạo ra sự hòa hợp mà không gây chia rẽ. Có chánh kiến rồi sẽ có chánh nghiệp: hành động của mình mang tính cách che chở, bảo hộ, cứu trợ, nó không tàn sát, kỳ thị nữa. Có chánh kiến thì mới có chánh tinh tấn, chánh mạng. Có chánh kiến thì mới có chánh niệm và chánh định. Tóm lại chánh kiến đưa tới bảy cái chánh kia.
Niệm, định càng hùng hậu thì tuệ giác càng lớn. Vì vậy cho nên chúng ta biết rằng trái tim của sự thực tập đạo Bụt là tam vô lậu học, tức là niệm, định, tuệ. Niệm, định, tuệ là tam học (the three kinds of trainings). Chánh niệm hùng hậu thì có chánh định. Chánh niệm và chánh định hùng hậu thì có chánh kiến, tức là tuệ giác, tức là có cái thấy rất là sáng rõ. Có cái thấy sáng rồi thì tư duy cũng đúng, nói năng cũng đúng và hành động cũng đúng, càng sáng thì làm càng đúng. Vì vậy cho nên trái tim của sự thực tập đạo Bụt là niệm (smrti), định (samadhi), tuệ (prajna).
Đặt vấn đề là làm sao giải quyết được vấn nạn của xã hội, của gia đình, của trái đất thì câu trả lời là phải sử dụng Bát Chánh Đạo và phải sử dụng Bát Chánh Đạo một cách thông minh, có phương pháp thì tự nhiên ta đối phó được với những chất độc tiết ra từ trong tâm của mình. Trước hết là sự thèm khát, mình phải đối trị được với thèm khát. Thứ đến là sự giận hờn, si mê, bạo động, nó đốt cháy thế gian, nó đốt cháy con người của mình do đó mình phải có trí tuệ, phải có từ bi để xử lý nó. Làm sao có từ bi nếu không có trí tuệ? Tất cả đều nằm ở chỗ này: năng tập thành đạo kiến, làm thế nào luyện tập, để có cái thấy về Tứ Diệu Đế, về Bát Chánh Đạo? (Nguồn: Kinh Cát tường/ Phước đức/ Điềm lành - HT Thích Nhất Hạnh)

+ CÁC PHÁP: Gồm Pháp Thế gian và Xuất thế gian
+ Phật Pháp - Giáo Lý Của Đức Phật: Cũng gồm Pháp Thế GianPháp Xuất Thế Gian
+ Pháp Thế Gian - Pháp Ngoại Đạo - Pháp Tiểu thừa của Hàng Nhị Thừa Thanh văn Duyên giác (Là giáo pháp của thời A-hàm. Không hiểu về pháp môn Thật tướng. Đệ nhất nghĩa đế chính là Thật tướng) - Giáo Lý Quyền Thừa - Pháp Nhân Duyên Và Tự Nhiên - Pháp Hý Luận:
Trích ngài A Nan hỏi Đức Phật: ...Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Nay con không biết nghĩa đó như thế nào? HT Tuyên Hóa giảng:
.. Sự cố chấp của A-nan thật là sâu nặng. Trước đây ông đã được nghe Đức Phật giảng giải về lý nhân duyên và tự nhiên. Cơ bản đó là giáo lý quyền thừa, pháp phương tiện thiện xảo; pháp ấy chưa phải là pháp chân thật. Bây giờ Đức Phật mới giảng giải pháp môn chân thật (Đang giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm), mà A-nan lại chẳng dám tin. A-nan đã tin chắc vào pháp môn phương tiện Đức Phật đã giảng trước đây, đến nỗi bây giờ A-nan phải nghi ngờ cả pháp chân thật.(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Giáo pháp tu lục độ:

+ Giáo pháp tu thiền:
- Tham thiền huyền môn theo Minh triết mới, minh triết cả các Chân sư và Thánh đoàn.
- Tu Thiền chỉ - Thiền quán: Đức Phật giảng trong Kinh văn

+ Các Phẩm trợ đạo trong Phật giáo: Có nhiều phẩm trợ đạo trong tu hành

* Tóm lược các Loại Pháp trong Phật Pháp (Nhân Trắc Học viết)
- Theo căn cơ chúng sinh: Pháp Tiểu thừa/ Nhị thừa và Đại thừa
- Pháp do nhân duyên sinh: Dùng cho Hàng vị tu đến Tiểu thừa, tạo tiền đề tu Bồ Tát đạo, hướng đến quả vị Phật.
- Thật Pháp: Pháp Đại thừa - Dùng cho hàng A La Hán Vô tiến tu lên Hàng Bồ Tát và đạt quả vị Phật quả. Ví như Kinh Thủ Lăng nghiêm - Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm - Kinh Pháp Hoa ...

+ Tóm lược các Loại Pháp trong nhân gian (Nhân Trắc Học viết)
- Tu Đạo đức thế gian hướng đến Pháp chánh đạo: Giành cho người tu hành tại gia, họ tin vào nhân quả, có thể tin vào có luân hồi. Đây là khởi đầu tốt đẹp giúp họ sớm phát triển trí tuệ, tiến tới hiểu và sống theo cách xóa bỏ Vô minh, hướng đến các Pháp tu hành cao hơn. Họ thường sống trong thanh thản, an vui dù việc gì sảy đến, họ có khả năng xả bỏ duyên xấu ác đến nhanh, họ thường sống mạnh khỏe, tuổi thọ cao...
- Pháp Hắc đạo - Sống luôn vì mình - Hại người làm vui: là của Hạng người không tin nhân quả nghiệp báo, không tin có luân hồi sanh tử. Họ sống trong đau khổ hết kiếp này đến kiếp khác. Luôn than trời trách người vì họ luôn sống trong Vô minh nặng lề, thường mê tín dị đoan ...Rất đáng thương.

* Mời đọc sách: Nghệ thuật sống của Người quân tử
* Mời đọc: Vài Pháp tu cải mệnh toàn diện
* Mời đọc: Tổng hợp những truyện về Phật Pháp nhiệm mầu
* Mời đọc: Tổng hợp về Hỏi - Đáp về Tâm Linh - Phật Pháp trong tu hành

+ Phòng Thở - Phong tu thiền
Tại nhà, quý vị nên thiết lập một phòng thở tương tự như một thiền đường. Phòng Thở không cần phải lớn. Nhiều căn nhà được thiết kế với đủ các loại phòng – nào là phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng đồ chơi v.v… nhưng chưa có nhà nào thiết kế phòng thở. Tôi đề nghị mỗi gia đình nên thiết lập một phòng để mọi người trong gia đình có cơ hội trở về phục hồi lại sự thăng bằng và bình an trong cuộc sống. Trong căn phòng đó, quý vị chỉ cần đặt một cái bàn nhỏ, thấp, trên bàn chỉ cần chưng một bình hoa và một tượng Bụt nhỏ nhưng phải thật đẹp. Bình hoa tượng trưng cho sự tươi đẹp, lành mạnh và chân thật trong ta – cái đẹp đó là chất liệu của hiểu biết và thương yêu. Quý vị cũng nên thỉnh thêm một cái chuông nhỏ, vài bồ đoàn và gối ngồi thiền. Quan trọng là phải chọn những gối ngồi thiền cho vừa để quý vị có thể ngồi được lâu, thoải mái mà không bị đau hoặc tê chân. Khi tôi chọn đúng gối, tôi có thể ngồi tới hai tiếng hoặc lâu hơn mà không bị đau hoặc tê chân. Nếu không, tôi chỉ có thể ngồi được ba mươi hoặc bốn mươi phút là phải đổi chân. Quý vị phải thử ngồi qua nhiều loại gối khác nhau để tìm ra gối ngồi thích hợp nhất để có thể giúp quý vị ngồi một cách vững chãi, thoải mái ít nhất là ba mươi phút.
Tại phòng thở này, ta thực tập y như ta đã từng thực tập tại các thiền đường của tu viện. Khi bước vào phòng thở, ta đặt tay lên nắm cửa trong khi thở vào và mở cửa trong khi thở ra. Ta bước vào phòng thở như ta bước vào Tịnh Độ hay Nước Chúa không khác. Ta phải làm cho được và mời con cái của ta cùng thực tập với ta. Ta phải biến căn nhà của ta thành Tịnh Độ, thành lãnh thổ của bình an, của hạnh phúc. Mỗi khi thân tâm có sự bực bội, giận hờn, bối rối, bất an hoặc khủng hoảng, quý vị nên đi vào phòng thở, thỉnh lên ba tiếng chuông và tập thở. Dùng hơi thở chánh niệm để chăm sóc những cảm thọ giận hờn, bực bội trong lòng. Đây là cách xây dựng hòa bình hữu hiệu nhất. Nếu bản thân mình không làm được, mình sẽ không có gì để trao truyền cho con cái của mình để chúng học hỏi và biết cách chăm sóc những cảm thọ khó chịu, những cảm xúc mạnh mỗi khi nó phát khởi?....

Là cha mẹ, mỗi buổi tối trước khi các cháu sắp đi ngủ, quý vị có thể mời các cháu vào phòng thở để thực tập ngồi yên và thở khoảng hai đến năm phút. Quý vị có thể dạy cho các cháu cách thỉnh chuông và tập thở chánh niệm theo tiếng chuông. Trong các khóa tu cho các cháu thiếu nhi, tôi thường dạy cho các cháu cách thỉnh chuông và thở trong chánh niệm. Cả nhà ngôi quây quần bên nhau, thỉnh lên một tiếng chuông để tất cả cùng thở – mỗi tiếng chuông quý vị thở vào và thở ra ba lần thật thoải mái, đưa thân và tâm trở về một mối, dùng hơi thở để làm cho thân tâm an tịnh, lắng dịu trở lại. Trong khi thở, quý vị có thể thực tập mỉm cười để cho những bắp thịt trên khuôn mặt được thư giãn. Quý vị thực tập như vậy với ba tiếng chuông; trong ba tiếng chuông ấy, ta có được chín cơ hội để thở vào và thở ra. Được ngồi yên và biết mình đang còn thở là món quà vô cùng quý giá, là hạnh phúc lớn. Sau đó mọi người nhìn nhau và ý thức sự có mặt của nhau. Đó là cái nhìn của sự trân quý và niềm biết ơn. Sau khi cháu thỉnh xong ba tiếng chuông, các cháu có thể đi ngủ trước. Quý vị có thể tiếp tục ngồi thêm năm, mười phút nữa nếu muốn, nhưng không nên quá gắng sức hay cố ép mình. Có những lúc quý vị cần ngồi lâu hơn để phục hồi lại chính mình. Điều đó tùy thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày quý vị thực tập ngồi thiền đều đặn như thế khoảng mười tới mười lăm phút, thì tự thân quý vị sẽ được nuôi dưỡng rất nhiều.(Nguồn: Thích Nhất Hạnh)

I- MẦU SẮC CỦA NGŨ HÀNH THEO NGŨ HÀNH ĐÔNG PHƯƠNG

+ Hành Kim - mầu trắng; Hành Thủy mầu đen; Hành Hỏa mầu đỏ; Hành Mộc mầu xanh; hành Thổ mầu Vàng;

II- MẦU SẮC CỦA CÁC ĐẠI: TỨ ĐẠI - NGŨ ĐẠI - LỤC ĐẠI - THẤT ĐẠI THEO PHẬT PHÁP
1- Về Khí - Mầu Mây_ Kinh A Hàm: Mây có 4 thứ: màu trắng; màu đen; màu đỏ; màu hồng.
- Mây có màu trắng vì yếu tố đất đặc biệt nhiều;
- Mây có màu đen vì yếu tố nước đặc biệt nhiều hơn;
- Mây có màu đỏ vì yếu tố lửa đặc biệt nhiều hơn;
- Mây có màu hồng vì yếu tố gió đặc biệt nhiều hơn.
Mây cách mặt đất từ 20 - 4000 dặm. Nguồn: Mục 29- Tại đây

2- Mầu sắc của Nhân khí theo các Đại
... Bà vốn không tin Trời Đất, nghe Ngài nói thế lại càng thêm nghi mà hỏi rằng:
- Có phải sau khi chết, con người thật biến thành quỷ không?
- Sao chỉ nói người chết rồi mới thành quỷ? Có người lúc còn sống, tâm chứa toàn tâm quỷ, nói lời quỷ, làm việc quỷ, vậy có khác gì với ma quỷ đâu? Người thường sân hận tức là quỷ mặt đỏ, người thường oán hờn tức quỷ mặt vàng, người hay buồn não tức quỷ mặt trắng, người dễ nóng giận tức quỷ mặt xanh, người thường phiền muộn tức quỷ mặt đen. Nếu dùng sân, oán, não, nộ, phiền mà đối đãi với người thì là năm loài quỷ trên, sẽ luôn quấy phá gia đình, trong nhà tuyệt đối không an, lại tổn tài hao khí, tai hoạn xảy đến liên miên.
Ngài lại dạy:
- Tâm là thần; thần cũng là tâm. Nếu bà làm chuyện chi cũng khởi từ lương tâm, tức là trọng kính đối với thần, nếu bội ngược lương tâm thì cũng như là khi dối thần. Sau khi chết chắc chắn sẽ bị đọa vào địa ngục, chịu bao thứ khổ. Khi ấy muốn thoát khổ, e rằng không còn kịp nữa. Nhân vì chúng sanh đã quay lưng với sự giác ngộ, hợp với trần lao, mê chân theo vọng, xa rời bổn tánh của mình, tìm cầu vật chất ảo huyền ở thế gian, nên phải tự thọ lãnh quả báo. Nếu biết xoay chuyển lại, bỏ trần hiệp giác, xã vọng qui chân, thì đồng Phật không khác, mãi mãi thoát ly lục đạo luân hồi, chấm dứt sanh tử.... (Nguồn: Tiểu sử HT Tuyên Hóa - Mục 17)

III- MẦU SẮC CỦA CÁC ĐẠI: TỨ ĐẠI - NGŨ ĐẠI - LỤC ĐẠI - THẤT ĐẠI THEO MINH TRIẾT CHÂN SƯ TÂY TẠNG

I- THEO MINH TRIẾT MỚI

+ Đạo tâm (aspiration, hoài bảo) : Từ ngữ “đạo tâm” xuất phát từ tiếng La tinh “ad”: hướng đến (“to”) và “spirare”: hít, thở (“to breathe, to breathe towards”) như tự điển Webster đã ghi. Từ ngữ “spirit” (tinh thần) cũng có cùng nguồn gốc. Đạo tâm phải đi trước cảm hứng (inspiration). Phải có hơi thở ra từ Phàm ngã trước khi có thể có hơi thở vào (breathing in) của trạng thái cao. Theo quan điểm của thần bí học Đông phương, đạo tâm bao hàm ý niệm về lửa. Nó chỉ một ước vọng mãnh liệt và một quyết tâm nhiệt thành để sau rốt thực hiện ba điều đối với người tìm đạo. Nó phóng ra một ánh sáng mãnh liệt lên các vấn đề của người tìm đạo và tạo ra lò lửa thanh luyện mà Phàm ngã phải bước vào để cho mọi ô trược đều bị thiêu đốt, và nó cũng hủy diệt mọi chướng ngại có thể chận giữ y lại đàng sau. (TTTĐTG, 93)

+ Ham muốn thuộc loại cao siêu được gọi là đạo tâm.  (SHLCTĐ, 32)

+ Người Có Đạo Tâm: Với mục đích hữu thức, y mong mỏi bước đi trong các nơi tối tăm của sự sống nhập thể, và cũng với mục đích hữu thức, y tìm cách rút lui vào trung tâm riêng của y. Từ đây y trở thành một người có đạo-tâm (aspirant).
Đời sống của người có đạo tâm bắt đầu lặp lại các chu kỳ trước đó. Y bị tấn công bởi một sự kích thích bất ngờ của bản chất xác thân, và bị lôi cuốn dữ dội bởi những ham muốn và khát vọng xưa cũ. Điều này có thể được nối tiếp bằng một chu kỳ mà trong đó thể xác có ý thức về việc luồng năng lượng thiết yếu chảy ra khỏi nó, và bị suy nhược (devitalised), bởi vì không phải là đối tượng của sự chú ý. Việc này giải thích cho nhiều bệnh tật và sự thiếu sinh lực (vitality) của nhiều người trong số các phụng-sự-viên được đánh giá cao nhất của chúng ta. Tiến trình tương tự có thể ảnh hưởng đến thể tình cảm, và các giai đoạn của sự phấn khích và của đạo tâm dâng cao nhất luân phiên với các giai đoạn trầm cảm sâu xa nhất và thiếu sự chú tâm. Luồng triều lên (flow) có thể chuyển đến thể trí và tạo ra một chu kỳ hoạt động trí tuệ mạnh mẽ. Việc nghiên cứu liên tục, tư tưởng dồi dào, sự điều nghiên sắc sảo và một sự thôi thúc trí tuệ vững chãi, sẽ là đặc trưng cho trí tuệ của người có đạo tâm. Một chu kỳ có thể kế tiếp chu kỳ này, trong đó mọi nghiên cứu đều không vừa ý, và thể trí dường như hoàn toàn bị bỏ phế và thụ động. Đó là một nỗ lực để suy tư, và sự vô nghĩa của các trạng thái tư tưởng tấn công vào thể trí. Người có đạo tâm quyết định rằng tồn tại (to be) thì tốt hơn nhiều so với hành động (to do). “Có thể nào những mảnh xương khô này còn sống chăng?” Y tự hỏi, và không mong muốn thấy chúng tái sinh. (LVHLT, 245)

II- THEO PHẬT GIÁO

+ Đạo Tâm - Tâm Đại thừa: ...Vì sao thế? Bởi hết thảy chư Phật đều dùng Mười Hai Nhân Duyên để làm Pháp tánh.
Bây giờ con đã nghe được Ta thuyết Mười Hai Nhân Duyên này, thì con sẽ được Phật tánh thanh tịnh và có thể làm bậc Pháp khí. Ta nay sẽ vì con mà nói một Đạo chân thật. Con hãy tư duy và gìn giữ một niệm này. Một niệm này gọi là Đạo tâm. Mà Đạo tâm còn gọi là tâm Đại Thừa.
Vì căn tánh của chúng sanh không giống nhau, nên chư Phật và Bồ-tát phân biệt mà nói có ba thừa. Trong niệm niệm con phải luôn luôn gìn giữ Đạo tâm này và chớ để quên mất. Dù thân bị năm uẩn [sắc, thọ, tưởng, hành, thức] thiêu đốt, bị bốn con rắn [đất, nước, gió, lửa] ăn nuốt, bị ba độc [tham, sân, si] não loạn, bị sáu tên giặc [sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp] chiếm đoạt, và bị hết thảy chúng ma đến xâm nhiễu, thì cũng không thể nào biến đổi Đạo tâm này.
Nhân do được Đạo tâm như thế, nên thân sẽ kiên cố như kim cang, tâm bao la như hư không, và không gì có thể trở ngại hay phá hoại.
Nhân do được thân tâm bất hoại, nên liền đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nhân do đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nên sẽ có thường lạc ngã tịnh.
Khi đã có đầy đủ bốn đức của tịch diệt, thì sẽ liền có thể xa rời sát quỷ vô thường này cùng sanh già bệnh chết và các sự thống khổ ở địa ngục.’(Nguồn: Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Thần Chú Bảo Vệ Các Em Bé)

+ Phật giáo Đại Thừa, Phật giáo Tiểu Thừa (Mahyna system or School of the Great Vehicle, Hnayna System or school of the Little Vehicle). Hệ thống Phật giáo Tiểu Thừa phát triển từ thời rất xa xưa; trong khi Hệ thống Đại Thừa về sau mới có, chỉ phát sinh sau khi Đức Phật tịch diệt. (GLBN I, 112)

+ Đại Thừa (Mahayana): Một hệ phái triết học Phật giáo, nghĩa đen là “Cổ Xe Lớn” (“Great Vehicle”). Một hệ thống thần bí, do Đức Nagarjuna lập ra. Kinh sách của phái này được viết trong thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa. (CKMTTL, 265)

+ Các Hàng - Các Thừa:
- Các vị có căn cơ Đại thừa đều nhận rõ tâm tính viên mãn sáng suốt.
- Duy chỉ có các vị trong hàng Thanh văn tuy đã phá được chấp ngã, nhưng vẫn còn chấp pháp nên không thấu rõ cái chơn đối với cái vọng mà chưa lãnh hội được. (Nguồn)
+ Hàng Tiểu thừa: Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q1-Phần chánh văn)

+ Đại Thừa (Mahayana): Một hệ phái triết học Phật giáo, nghĩa đen là “Cổ Xe Lớn” (“Great Vehicle”). Một hệ thống thần bí, do Đức Nagarjuna lập ra. Kinh sách của phái này được viết trong thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa.  (CKMTTL, 265)

+ Trong hiển giáo có chia ra Ðại thừaTiểu thừa.
- Tiểu thừa
cũng gọi là Nhị thừa, tức Thanh văn thừa và Duyên giác thừa.

- Ðại thừa là Bồ-tát thừa. (Nguồn: Khai thị 4 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hàng Nhị Thừa - A La Hán: Trích đoạn ngài Phú Lâu Na hỏi Đức Phật trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm
HT Tuyên Hóa giảng:
Đó là lý do Đức Phật gọi họ là “định tánh Thanh văn”– hàng A-la-hán– “tiêu nha bại chủng” để quở trách tính tự mãn của họ. Họ không có một động lực để tiến tu. Vừa chứng được sơ quả hay nhị quả A-la-hán, họ chẳng mong tiến tu nữa. Họ tự thỏa mãn một cách tiêu cực. Họ quyết định “Ở đây quá tốt rồi.”
Đức Phật còn giải thích cho tất cả những vị A-la-hán chưa chứng được nhân không và pháp không, nhưng có tâm hướng về thượng thừa. Điều nầy chỉ cho những vị A-la-hán chưa chứng được nhân không và pháp không, nhưng hồi tâm từ tiểu thừa hướng về Đại thừa. Đức Phật sẽ giảng giải cho tất cả mọi người trong chúng hội đều được nghe.
Xe cừu và xe nai là dụ cho hàng Nhị thừa/ A La Hán. Xe trâu là dụ cho hàng Bồ-tát Đại thừa. Xe trâu trắng lớn là dụ cho Phật thừa, có thể chuyên chở mọi chúng sinh vượt qua dòng chảy phiền não, từ bờ sinh tử bên nầy sang bờ niết-bàn bên kia. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4)

+ Tham khảo phân loại các Hàng theo mức tu đạo: Sơ lược về Phân loại (Nhân trắc học)

I- CÁC HÀNG DANH VỊ TRONG PHẬT GIÁO

a/ Các Hạng người
Hàng phàm phu: Người sống thuận theo bản năng. Không tu, thường sống ác, vô đạo đức. Thường lợi mình hại người.

Hàng đại nhân: Người giữ ngũ giới. Người tu đạo người quân tử. Thường lợi mình và lợi người.
Hàng thánh nhân: Người giữ ngũ giới, Tu Thập thiện và Bát chánh đạo. Nghiêm trì giới luật và tu thiền định. Bậc Thiện tri thức.

b/ Hàng danh vị người xuất gia
Hàng Xa di: Người tu ít tuổi

Hàng Tỳ kheo: Người tu là nam giới
Hàng Tỳ kheo ni: Người tu là nữ giới

c/ Các Hàng - Phân theo mức tu cải mệnh
Người không tu: Người sống trong vô minh u tối. Không tin nhân quả, luân hồi.....

Người tu đạo thế gian: Tu đạo "Người quân tử". Là người tin hiểu biết về nhân quả. Tin rằng "Có phúc mặc sức mà ăn". Thương làm lành - Lánh giữ. Giữ ngũ giới, hành thập thiện tùy duyên..... Nên tu thiền định để phát triển trí tuệ.
Người tại gia tu theo Phật giáo: Tu đạo thế gian. Tin sâu nhân quả, tu học phật pháp. Giữ ngũ giới, hành thập thiện..... Thường tu thiền định như hàng xuất gia để phát triển trí huệ. Có thể thành tựu giải thoát luân hồi sanh tử.
Hàng A la hán: Tu theo phật pháp. Hiểu thấu nhân quả. Nhận thức luân hồi toàn là khổ đau. Quyết tâm tu giải thoát luân hồi. Pháp tu hành theo Tứ đế: Khổ - Tập - Diệt - Đạo và Bát chánh đạo. Hiểu về Luật tự nhiên và thuyết duyên sinh..... Tu tập thiền định để phát triển trí huệ. Thành tựu giải thoát luân hồi sanh tử.
Hàng Thanh văn: Tu như hàng A la hán và tu thêm Pháp mười hai nhân duyên thuận nghịch......
Hàng Duyên giác: Như hàng thanh văn tu. Nhưng mức độ cao hơn, thực hành nhiều giới luật hơn.......
Hàng Bồ tát: Như hàng thanh văn, duyên giác tu. Nhưng có thêm với lời phát nguyện rộng lớn độ thoát tất cả chúng sanh.

d/ Theo mười pháp giới chúng sanh
1. Hàng địa ngục

2. Hàng ngạ quỷ
3. Hàng súc sinh
4. Hàng A Tu La
5. Hàng nhân loại - Người
6. Hàng trời
7. Hàng Thanh văn
8. Hàng Duyên giác
9. Hàng Bồ Tát
10. Hàng Phật

+ Đại thừa: Thế nào gọi là trang nghiêm Bồ Tát thừa ?
... đức Phật bảo: Nầy Hư Không Tạng ! Thừa là nói vô lượng vậy, là vô biên vậy, là khắp cùng tất cả như hư không rộng lớn dung thọ tất cả chúng sanh vậy. Chẳng cùng chung với Thanh Văn, Bích Chi Phật nên gọi là Đại thừa.
Còn nữa, thừa ấy dùng chánh an trụ tứ nhiếp pháp làm vành, dùng chơn tịnh thập thiện nghiệp làm căm, dùng tịnh công Đức tư lương làm cốt, dùng kiên cố thuần chí cứu cánh làm chốt ốc, dùng thiện thành tựu các thiền giải thoát tam muội làm trục càng thùng xe, dùng tứ vô lượng tâm làm khéo Đẩy xe, dùng thiện tri thức làm người ngự xe, dùng biết thời biết phi thời làm phát Động, dùng tiếng vô thường khổ không vô ngã là sách tiến, dùng dây báu thất giác làm cương, dùng tịnh ngũ căn làm dây chằng cột, dùng Đại bi ngay thẳng làm tràng, dùng Tứ chánh cần làm trục, dùng Tứ niệm xứ làm an lành, dùng Tứ thần túc làm tiến mau, dùng thắng Ngũ lực làm giám trận, dùng Bát chánh Đạo làm tiến thẳng, với tất cả chúng sanh vô ngại huệ minh làm hiên mui, dùng vô trụ lục Ba la mật hồi hướng Nhứt thiết trí, dùng vô ngại tứ Đế vượt Đến bờ kia, Đây là Đại thừa vậy. Thừa này là sở thọ của chư Phật, là sở quán của Thanh Văn và Bích Chi Phật, là sở thừa của tất cả Bồ Tát, là chỗ Đáng Được kính lễ của Thiên Đế Thích, Phạm Thiên và Hộ Thế Tứ Thiên Vương, là chỗ Đáng cúng dường của tất cả chúng sanh, là chỗ Đáng ngợi khen của tất cả người trí, là chỗ Đáng hướng về của tất cả thế gian, tất cả kẻ oán ghét chẳng thể khinh chê Được, tất cả các ma chẳng thể phá hoại Được, tất cả ngoại Đạo chẳng thể trắc lượng Được, tất cả thế trí chẳng thể tranh Được, thừa này thù thắng không có gì hơn Được, Được các hiền thánh thủ hộ, thừa này tùy nguyện có thể Đến tất cả Phật giới, vì vậy mà thừa này chiếu sáng khắp nơi vì có thể phóng màn lưới quang minh, thừa này có tiếng lớn vì hay xuất sanh các pháp môn, thừa này chí ý mạnh cứng vì chẳng thối hườn, thừa này bền vững vì chẳng biếng trễ, thừa này Đứng thẳng vì chẳng khuynh Động, thừa này các sự việc Đều Đủ vì hay thỏa mãn tất cả nguyện lành, Đây gọi là Đại thừa các Đại thệ trang nghiêm vậy. (Nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật)

+ Các Đấng Thiêng Liêng:
– Ah–hi tức là Thiên Trí (Universal mind) – Ah–hi, các Đấng Kiến Tạo vĩ đại (greater Builders), các Ngài là các Tinh Quân thi hành ý chí của Thái Dương Thượng Đế, các Ngài sử dụng phần lớn hai cõi để giao tiếp với nhau và với các đoàn thể của các Ngài: Một là cõi thứ hai, nơi mà các Ngài giao tiếp bằng phương tiện tinh thần mà hiện nay con người không thể hiểu được. Hai là cõi trí, nơi mà các Ngài giao tiếp với tất cả các sự sống thứ yếu bằng loại viễn cảm thuộc thể trí. (LVLCK, 815)
– Ah–hi: các Đấng Thiêng liêng (Celestial Beings). (GLBN I, III)

+ Tu sai pháp - Không như pháp thọ trì:  Những người tu thiền định thường có ba trạng thái trong lúc dụng công, đó là Hôn trầm, Tán loạn, Vô ký. Hôn trầm nghĩa là bị buồn ngủ, ngủ gục, tâm trí không kiểm soát tư tưởng. Tán loạn: Trong lúc chuyên chú theo dõi nội tâm nhưng nhiều loại vọng tưởng khởi lên liên tục, làm cho tâm không định tỉnh được. Vô ký: Nghĩa  là không bị hôn trầm, tán loạn, nhưng vọng niệm sinh khởi hành giả không phân biệt là đúng với Pháp tu hay chẳng đúng với Pháp tu, như thế gọi là vô ký. (Nguồn: Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo)

+ Tu hành sai Pháp - Tu sai pháp rất nguy hiểm (Ví dụ con rắn)
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do  nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp.
Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước.
Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy.
Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp... chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.

+ Chiếc bè qua sông: Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn". Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.
Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp. (Nguồn: 22. Kinh ví dụ con rắn)

+ Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo - Gieo Quẻ Chiêm Sát
Những người xem thiên cơ làm ăn tốt là chứng minh người thế gian đối với kiết hung họa phước có chồng chất nghi ngờ. Họ đều muốn biết một chút tin tức, để làm thế nào có thể tránh hung tìm kiết, họ đều giữ một cái tâm cầu may này. Bạn có tai nạn, bạn có thể trốn tránh nổi không? Trốn tránh không khỏi. Quả báo nhất định phải tự chịu. Bạn có phước, cái phước đó bạn không cần, bạn muốn bỏ đi cũng không bỏ được, phước cứ đi theo bạn. Phật không cho phép chúng ta đi làm những sự việc này.

Trong kinh A Nan Hỏi Phật Việc Tốt Xấu, Phật đối với gieo quẻ, xem tướng, tử vi, phong thủy, hết thảy không cho phép chúng ta đi hỏi. Ngài nói đây là ý thế gian, đệ tử Phật có thể làm việc thế gian, nhưng không được phép làm ý thế gian, lời nói này quá rõ ràng, minh bạch. Phật thật là từ bi đến cực điểm, chúng sanh có căn tánh, có mê hoặc này, cứ luôn muốn gieo quẻ để hỏi, cho nên Phật cũng thuận theo tập khí của chúng sanh, Ngài đã nói ra bộ kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo để dạy đệ tử Phật chúng ta, nếu như đối với kiết hung có nghi hoặc thì gieo quẻ thế nào. Chúng ta nhìn thấy bộ kinh điển này, thì nghĩ đến Phật thật sự là từ bi đến cực điểm, vì chúng ta mà mở rộng cửa phương tiện. Nhưng phương pháp gieo quẻ đó, phần trước đều dạy bạn phải tu như thế nào thì mới có thể có được cảm ứng. Nếu bạn không có công phu tu học, thì bạn không thể có cảm ứng. Ở Trung Quốc chúng ta nhìn thấy có một cuốn sổ tay nhỏ “Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Khóa”. Đó cũng là sách xem bói. Phần trước đại sư Ấn Quang có viết một bài tựa rất rõ ràng, trước khi gieo quẻ phải thật cung kính, phải thật thành khẩn niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 108 biến. Đây là cầu cảm ứng, điều này rất có đạo lý. Tại sao vậy? Thành tắc linh. Bạn niệm Phật hiệu hơn 100 biến rồi thì tâm định, tâm thành rồi. Nếu như chúng ta vĩnh đoạn tham sân si thì tâm này là chân tâm, là trực tâm chánh kiến, tâm Bồ-đề của bạn liền hiện tiền. Cho nên, tất cả kiết hung họa phước không cần phải đi hỏi nữa. Giờ nào cũng là giờ tốt, ngày nào cũng là ngày tốt, ở đâu cũng là chỗ tốt, không có gì là không kiết tường, vẫn là nguyên lý mà Phật đã nói ở trong bộ kinh này là “cảnh tùy tâm chuyển”. Tâm của bạn thuần thiện, không ác thì cảnh duyên của bạn thảy đều chuyển đổi hết. Chúng ta phải biết đạo lý này. (Nguồn: Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo) - Cần tải về để xem;

Ví dụ: ... Học trò của Thanh Lương đại sư là đại sư Tông Mật, theo ngài Thanh Lương đại sư học kinh Hoa Nghiêm; nhưng Ngài nhận thấy bộ kinh này không khế hợp căn tánh mình, bèn đối trước Đại Tạng Kinh rút thử một cuốn, cầu Phật, Bồ Tát chỉ dẫn cho mình. Kết quả Ngài rút ra được cuốn kinh Viên Giác, thế là Ngài trọn đời dốc công phu nơi kinh Viên Giác, dùng kinh Hoa Nghiêm để phát huy kinh Viên Giác. Ngài viết năm bản chú giải kinh Viên Giác: Viên Giác Kinh Đại Sớ, Lược Sớ, Đại Sớ Chi Sao, Lược Sớ Chi Sao[2]…. Đến nay là cả ngàn năm sau, hậu nhân hễ nói đến việc chú giải kinh Viên Giác đều dùng những bản chú giải của đại sư Tông Mật. Quyền uy chân chánh là do chuyên tinh[3], chỉ có như vậy mới có thể thành tựu.(Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Clip giảng Kinh Chiêm Sát - Phần Sám hối

- Đối tượng tu pháp Chiêm Sát Sám: ... Làm bánh xe gỗ theo Kinh Chiêm Sát; ... Thế nên, trong Chiêm Sát Sám Nghi, Đại Sư Ngẫu Ích ở phần khuyên tu là khuyên mười hai hạng người tu Sám Pháp này đều bao hàm ở trong đó, tôi sẽ đọc qua cho mọi người nghe sẽ hiểu hơn. Đại Sư Ngẫu Ích nói: “Nếu đệ tử Phật, muốn tu chính Pháp xuất thế, muốn hiện tại không có các chướng duyên, muốn trừ diệt ngũ nghịch thập ác và trọng nghiệp vô gián, muốn cầu tư sinh chúng cụ đều được sung mãn nhiêu ích” (Trang 56; Clip phút 49)
- Trong Kinh Chiêm Sát, Bồ Tát Địa Tạng đặc biệt nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là người nghiệp nặng, như tôi thuộc người nghiệp nặng, không biết ở dưới tòa có ai hơn tôi chút nào chăng? Người nghiệp nặng thì như thế nào? Bồ Tát Địa Tạng khuyên chúng ta, không thể lập tức tu định tuệ, nên y theo Sám Pháp để được thanh tịnh trước; Trong Kinh văn nói: mới bắt đầu học, nên phát tâm tu học kiên định Vô tướng trí tuệ; Như chúng ta hiện nay, muốn thâm nhập một môn Kinh Vô Lượng Thọ, cầu niệm Phật tam muội, thậm chí cầu Lý nhất tâm bất loạn, đây chính là cầu tu tập thiền định!
Ý này chính là nói, lúc nãy quý vị dùng bánh xe thứ nhất, nếu bói đến chính mình trong mười nghiệp có trọng nghiệp, dùng bánh xe thứ hai để kiểm nghiệm bánh xe thứ nhất, nếu là mầu đen lớn lại tương ưng, đó chính là ác nghiệp rất nặng, vậy quý vị tốt nhất không nên lập tức gấp gáp thâm nhập một môn, có thể có chướng ngại, quý vị phải tiêu nghiệp trước.
Đây là Bồ Tát Địa Tạng nhắc nhở chúng ta, Ngài nói: “sở dĩ giả hà” tại sao như vậy? Người này tập khí, ác tâm đời trước rất mãnh liệt sắc bén, nên đời này phải tạo nhiều ác nghiệp, hủy phạm cấm giới, nên phạm tội rất nặng, nếu không sám hối khiến cho thanh tịnh mà tu thiền định trí tuệ, nên có nhiều chướng ngại, không có lợi ích; Hoặc thất tâm toán loạn, hoặc ngoại tà não loạn, hoặc nạp thọ tà pháp, tăng trưởng ác kiến, đây đều thuộc bị tẩu hỏa nhập ma, nên phải tu Pháp sám hối trước (Trang 64; Clip phút 49)

- Sám hối và ấn chứng: Tội nhẹ đối đầu sám hối là được, tìm một người sám hối là được, tội nặng phải thủ tướng sám hối. Thủ tướng sám chính là một trong các phương pháp sám của Chiêm Sát Sám, chẳng qua nó không giống với một số thủ tướng sám khác; Các thủ tướng sám thông thường khác ví như Pháp Hoa sám, Đại Bi sám, phải thấy hảo tướng; Trong Phạm Võng Bồ Tát giới, cũng có Phạm Võng sám, nó cần thấy hảo tướng;
Như thế nào gọi là hảo tướng: như thấy Phật, thấy ánh sáng, thấy hoa, thấy trong định hoặc thấy trong mộng đều được, đây gọi là thấy hảo tướng; Nếu như không thấy những hảo tướng này, vậy thì tội không tiêu diệt được, nhưng điều này không dễ. Quý vị thấy Phật được mấy lần? Thấy hoa sen được mấy lần? Rất khó!
Vậy Chiêm Sát Sám thì sao? Lấy thân khẩu ý, Tam Luân Thanh tịnh Luân tướng, đây gọi là thấy tướng hảo. Điều này rất đúng, đây chính là thủ tướng sám; Nếu dùng thủ tướng sám được Thanh tịnh Luân tướng thì những trọng tội đó có thể diệt trừ; Mà cách sám hối này có thể diệt trừ được nghịch tội; Nghịch tội còn nặng hơn phạm trọng giới, phạm trọng giới là gì? Trọng giới sát sinh như giết người gọi là giới nặng, giới trộm cắp như ăn trộm ngũ tiền trở lên, có một cách tính là khoảng một nghìn đài tệ trở lên, điều này rất dễ phạm, phải cẩn thận; (Nguồn: Sách trang 60; Clip giảng phút thứ 38 của PS Định Hoằng )

Clip này chủ yếu giảng về Sám Pháp (Ở cuối cuốn sách của PS Định Hoằng)
Sám đầy đủ: Từ trang 5 đến trang 20
Sám rút gọn: ngài khuyên mỗi buổi sáng có thể tu rút gọn bài Sám hối trang 18 và 19
Phút thứ 7: Mục đích để hỏi nghiệp chướng nặng nhẹ quá khứ - Hiện tại - Vị lai, tìm xem nghiệp nào nặng nhất để tu tập tiêu trừ hóa giải nghiệp đó trước
Phút thứ 22: Bồ Tát Địa Tạng khuyên nếu có nghiệp nặng thì nên tu sám hối trước, trong Kinh nói tu sám nhiều nhất là 1.000 ngày tu sám đúng như Pháp thọ trì thì được Tâm thanh tịnh, làm tiền đề để tu các pháp khác như Niệm Phật Ba La Mật hay tu Thiền định, Tu Giới - Định - Tuệ. => Cách này có thể đạt được kết quả, cũng rất an toàn là vì tội chướng, Thiên ma, Oan gia không còn nhiễu loạn vì được Bồ Tát Địa Tạng gia hộ độ trì, bên ngoài cũng ít nhiễu loạn. Theo đó nếu có cảm ứng, cảnh giới hiện (Nếu có) là thật, không phải giả như pháp tu thông thường mà chưa Sám hết tội chướng, cảnh giới thường là giả.
Phút 25: Thời mạt phát, chúng sinh nghiệp rất nặng thì Kinh này là thuốc thần để chữa trị. Đức Phật nói, sau khi ngài nhập diệt, trong khoảng thời gian đức Phật Di Lặc chưa ra đời, ngài Địa Tạng Bồ Tát thay mặt đức Phật làm giáo chủ cõi Ta Bà. => Bộ Sám Pháp này rất thù thắng.
Phút thứ 38: Sám hối tột cùng thì đắc được giới thanh tịnh luân tướng. So với Lương Hoàng Sám, Thủy Sám thì Kinh Chiêm Sát còn thù thắng hơn, là vì loại trừ được cảnh giới ma chướng không thật. Tức Sám Chiêm Sát nếu đắc Giới Tịnh luân tướng thì báo có, không thì quẻ chiêm sát báo không, rất an toàn và khách quan và an toàn cho người tu.
Phút thứ 49: Muốn biết nghiệp chướng đười trước, thì dùng LUÂN TƯỚNG thứ nhất để kiểm tra. Khi có được BÁNH XE GỖ rồi, thì khi lễ lạy theo Pháp Kinh Luân Tướng (Có Clip hướng dẫn - Chưa biết), lễ lạy Tam Bảo và niệm 1000 danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Ma Ha Tát (Đại Bồ Tát) rồi tung bánh xe gỗ lên để xem nghiệp đười trước của chính mình. Nếu phát hiện nghiệp nặng, rất nặng ... Cần có đàn tràng, tràng phang bảo cái, hương hoa, nước ... cúng dường, đọc tụng Chú Đại Bi hoặc niệm Bồ Tát Quán Âm để sái tịnh phòng thờ (Nước sạch và cành Dương liễu vảy khắp phòng).
Phút thứ 55: Kiểm tra Thanh tịnh luân tướng qua Chiêm sát, tung ba lần tổng cộng chín bánh xe mầu đỏ là được. Khi đạt được Thanh tịnh luân tướng thì tức là tội nghiệp đã diệt trừ sạch. Người nghiệp chướng nặng nhất nếu tu sám đúng Như Pháp thọ trì thì sám nhiều nhất là 1.000 ngày là đạt Thanh tịnh luân tướng, tức không nghiệp nào mà không trừ diệt.
Phút thứ 135: Sám hối hộ người khác có nghiệp chướng nặng cũng hiệu nghiệm. 
Phút thứ 145: Tự tánh vốn thanh tịnh không ô nhiễm, nghiệp chướng thì là giả không phải thật, cho nên Sám hối có thể diệt trừ vì nó cũng hư vọng. So sánh các pháp Sám như Lương Hoàng Sám, Thủy sám ..., không bằng Chiêm sát sám. Hồi hướng công đức mỗi buổi lễ = Pháp sám rất thù thắng. Phát nguyện: Đại Sư Ngẫu Ích thêm vài Kinh Chiêm Sát.

Xem Clip giảng Kinh Chiêm Sát - PS Định Hoằng giảng

Sách Hướng dẫn Làm Quẻ - Gieo Quẻ có ứng nghiệm - Trang 61 - 64

+ Tu Hành: Pháp tu TRUNG ĐẠO - Là con đường Chánh đạo mà chính Đức Phật đã dậy, áp dụng cho mọi Pháp tu (Lời HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Q1)

+ Kiểm tra nghiệp chướng - Chọn pháp tu: ... Trong Kinh Chiêm Sát, Bồ Tát Địa Tạng đặc biệt nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là người nghiệp nặng, như tôi (PS Định Hoằng) thuộc người nghiệp nặng, không biết ở dưới tòa có ai hơn tôi chút nào chăng? Người nghiệp nặng thì như thế nào? Bồ Tát Địa Tạng khuyên chúng ta, không thể lập tức tu định tuệ, nên y theo Sám Pháp để được thanh tịnh trước; Trong Kinh văn nói: mới bắt đầu học, nên phát tâm tu học kiên định Vô tướng trí tuệ; Như chúng ta hiện nay, muốn thâm nhập một môn Kinh Vô Lượng Thọ, cầu niệm Phật tam muội, thậm chí cầu Lý nhất tâm bất loạn, đây chính là cầu tu tập thiền định!
... Ý này chính là nói, lúc nãy quý vị dùng bánh xe thứ nhất, nếu bói đến chính mình trong mười nghiệp có trọng nghiệp, dùng bánh xe thứ hai để kiểm nghiệm bánh xe thứ nhất, nếu là mầu đen lớn lại tương ưng, đó chính là ác nghiệp rất nặng, vậy quý vị tốt nhất không nên lập tức gấp gáp thâm nhập một môn, có thể có chướng ngại, quý vị phải tiêu nghiệp trước.
Đây là Bồ Tát Địa Tạng nhắc nhở chúng ta, Ngài nói: “sở dĩ giả hà” tại sao như vậy? Người này tập khí, ác tâm đời trước rất mãnh liệt sắc bén, nên đời này phải tạo nhiều ác nghiệp, hủy phạm cấm giới, nên phạm tội rất nặng, nếu không sám hối khiến cho thanh tịnh mà tu thiền định trí tuệ, nên có nhiều chướng ngại, không có lợi ích; Hoặc thất tâm toán loạn, hoặc ngoại tà não loạn, hoặc nạp thọ tà pháp, tăng trưởng ác kiến, đây đều thuộc bị tẩu hỏa nhập ma, nên phải tu Pháp sám hối trước
Nếu không, quý vị tu tinh tấn, vì tập khí ác nghiệp của quý vị rất nặng, ác tâm rất mãnh liệt, sẽ như thế nào? Rất dễ phạm trọng giới, mà còn thất tâm sai trái, như phát thần kinh; Bệnh thần kinh, quả thực có hạng người này, đang tu như vậy tự nhiên nhẩy lầu, đây là do mắc bệnh thần kinh, hoặc tà ma bên ngoài nhiễu loạn, chính mình tiếp nhận tà pháp, tin lời những tà pháp đó, làm tăng trưởng tà kiến không thể quay đầu. Hạng người này tốt nhất khoan tu tinh tấn, phải tu Pháp sám hối trước, tinh tấn sám hối, được thân khẩu ý Thanh tịnh Luân tướng, sau đó mới tu Pháp môn của mình, như vậy sẽ không có vấn đề. (Xem Trang 64; và Clip phút 49)

+ Tu Tam phước: Khởi đầu đường tu, điều đầu tiên của “Tam Phước” là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đây là gốc, không tu chân thật thì không thể tiến bước trên đường đạo.(PS Tịnh Không)

+ MỚI TU cần vượt qua 4 loại Nghiệp Chướng để Tu Hành Phật Pháp:

1./- Hôn trầm;

2./- Vọng niệm tán loạn;

3./- Ác cảnh bức bách;

4./- Thân thể đột nhiên sanh bệnh hoặc truyện gia đình công việc bức bách (Nguồn: Xem Tại đây)

 + CÁC PHÁP TU CHO NGƯỜI MỚI TU
1. Thực Hành Thập thiện nghiệp đạo
+ Thân: Không sát sinh - Trộm cắp - Tà dâm
+ Khẩu: Không nói dối - Hai Lưỡi - Đôi chiều - Truyện nhảm nhí
+ Ý - Suy nghĩ: Không Tham - Sân Hận - Si Mê
2. Đọc Kinh Phật Và Lễ lạy Phật đều đặn: Ví dụ, mới tu nên đọc Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện; Kinh A DI Đà Phật;
3. Học một trong các Thần chú Phật đã dậy: Ví dụ Thần Chú Đại Bi; Trì Cú Thần Chú ...

+ Mới tu - Giảng về Tu Thập trụ (Trong kinh Hoa Nghiêm, nơi phần Trị Địa Trụ ở phẩm Thập Trụ): Xem các Clip thày Hằng Trường giảng rất hay. Mời xem: (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Sơ Phát Tâm Tu Thập Trụ 1-2-3-4-5); (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Tu Trị Địa Trụ 1-2-3); (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Tu Hành Trụ 1-2-3-4-5-6) ...

2. Pháp Tu Người Quân Tử
+ Tu thân: Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
* Đạt đạo. Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân[1]. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam cương hay còn gọi là Tam tòng.
* Đạt đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là ngũ thường.
* Biết thi, thư, lễ, nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "thi, thư, lễ, nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
+ Hành đạo của Người quân tử
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, thiên hạ bình ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:

* Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).

* Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ).

Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọn lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.

Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường). Nguồn: Đạo Nho Giáo

+ Phụng sự: Người Tu Hành cần Phụng sự vô kỷ, không phân biệt với tất cả chúng sinh

+ Tu Tại Gia _ Đức Phật dậy: Trong quyển Ưu-bà-tắc giới kinh, đức Phật dạy rằng: “Tại gia còn bị nhiều sự ràng buộc nơi gia đình, khó bề tu học, nhưng nếu tu học được thì công đức nhiều hơn người xuất gia”.
- Ông Anatapandica, tàu dịch là Cấp-Cô-Độc, một Đại phú hộ, có hỏi Phật: ”Bạch Phật, lòng tôi muốn làm lành và ban ân huệ cho muôn loài vạn vật, xin Phật giải bày cho tôi rõ coi, muốn đắc đạo tôi có phải bỏ gia thế, bỏ sự sản của tôi đặng đi ta bà như Phật chăng ?”

Phật bèn đáp: “Người nào giữ tròn Đạo Bát Chánh thì sẽ hưởng đặng hạnh phúc của sự tu hành. Người nào ham mến giàu sang thì mau trừ thói ích kỷ đó đi, đừng để nó nhiễm trong lòng mà phải mang hại. Còn người nào tiền của dư muôn, đã không quí trọng nó, lại còn làm việc phải, đó là người ban hạnh phúc cho nhân loại.

Ta khuyên ngươi hãy cần mẫn trong công việc làm ăn của ngươi, đừng bỏ nhà cửa đi đâu. Không phải tại cuộc đời, tại sự giàu sang hay là quyền thế bắt con người làm tôi mọi cho nó, song tại sự ham mến cuộc đời, tại sự ham mến cảnh giàu sang, tại sự ham mến quyền tước, nó giam hãm con người vào vòng vật chất.

Người tu ở tại nhà có đắc quả chăng?

Người đã quyết chí tu hành thì dầu ở hoàn cảnh nào cũng đều có kết quả. Tục ngữ có nói: “Nhứt là tu ở tại nhà, hai là tu ở non núi, thứ ba là tu ở chùa”. Đây là so sánh các hoàn cảnh, nơi nào dễ tu, nơi nào khó tu mà thôi.(Theo Facebook Vũ Ngọc Minh - trích từ Bạch Liên - thongthienhoc.com)

+ CHỌN PHÁP TU VỚI CÔNG ĐỨC TU CÁC CĂN: Mỗi người mỗi khí chất, theo đó mỗi người có điểm mạnh yếu khác nhau, cần chọn điểm mạnh, ít trở ngại nhất để tu

Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10= 1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới.
Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng: 
1. Xét về nhãn căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2. Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3. Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4. Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5. Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6. Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thánh phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức.
=> A Nan! Ông muốn ngược dòng sinh tử hãy xét 6 căn ông hiện thọ dụng. Cái nào hợp, cái nào ly, căn nào sâu, căn nào cạn, căn nào viên thông, căn nào không viên thông. Nếu khai ngộ được một căn viên thông thì đảo ngược tất cả dòng nghiệp vô thỉ. Đối với hiệu quả tu hành, bấy giờ một ngày bằng một kiếp.
Tôi nay đã chỉ rõ cho ông: Sáu căn, căn nào cũng trong sáng và đều có số lượng công năng. Tùy ông chọn lựa. Thích hợp căn nào tôi sẽ hướng dẫn cho ông để ngày thêm tăng tiến.
Mười phương Như Lai, căn, trần, thức, 18 giới đều là công cụ để viên mãn Vô thượng Bồ-Đề. Căn cơ trí tuệ còn non nớt, ông cần đi sâu tu tập một căn. Một căn thanh tịnh thì sáu căn đồng thời được tháo mở hoàn toàn thanh thoát.
Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: Xem mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)

+ 479. NỔI KHỔ CỦA TẠI GIA & XUẤT GIA
Nếu người tại gia mà tiền tài không tăng trưởng, kim ngân, chơn châu, lưu ly, thủy tinh thảy đều không tăng trưởng; súc mục, lúa, gạo cùng nô tỳ, sai dịch cũng không tăng trưởng; lúc bấy giờ người tại gia ưu sầu, khổ não. Do sự kiện này mà người tại gia có nhiều ưu tư khổ nhọc, trong lòng mang nhiều sầu bi.
Nếu người xuất gia học đạo mà sống theo dục vọng, theo sân nhuế, ngu si, lúc bấy giờ xuất gia học đạo có nhiều ưu sầu khổ não. Do sự kiện này mà có người xuất gia có nhiều ưu tư khổ nhọc, trong lòng chất nhiều sầu bi => Như vậy người tại gia vì không được tự do mà khổ, và người xuất gia học đạo vì tự do mà khổ. (Nguồn: Mục 479- (Trung A Hàm, Kinh Văn Đức, Phẩm 12, số 147)

+ Hỏi cách người tu ăn chay cùng gia đình: Sau cùng còn 1 vấn đề, họ nói khi tôi chưa tiếp xúc Phật pháp thì đời sống đơn giản an vui, thế nhưng từ sau khi tiếp xúc học Phật qua, phát hiện khi cùng ở chung với mọi người, đời sống thay đổi quá phức tạp, thậm chí ngay đến nồi chén cũng đều không thể đụng chạm, cái này không thể ăn, cái kia không đúng pháp, tôi đang do dự có nên bước vào của Phật hay không?

- Ví dụ Pháp Sư Tịnh Không tiếp đón Mẹ: Khi ăn cơm tôi hỏi bà muốn ăn thứ gì? Bà nói muốn ăn cá. Tôi liền bảo nhà bếp mua cá, mỗi bữa ăn đều dọn ra trước mặt bà, trong lúc bà ăn, bà xem thấy mọi người chúng tôi đều ăn chay, bà ở qua 1 tuần, sau đó trở về Thượng Hải, từ đó trở về sau bà liền ăn trường chay. Phải chính bà tự động phát tâm, chúng tôi không thể khuyên bà, khổ cực cả 1 đời, muốn ăn 1 chút cá cũng không ăn được, vậy thì làm sao được ?” Phật pháp ở nơi ăn uống có khai duyên, nhất định phải nên biết (Cần tùy duyên mà phát tâm ăn chay mới đúng pháp) (Pháp Sư Tịnh Không giảng)

+ Tu Tại Gia: Câu Hỏi 23: Còn ở tại nhà mà xuất gia, vậy có phải thật là xuất gia không?
Đáp: Nếu người tại gia, ở nhà mà có thể xa lìa được trần cấu thì cũng giống như là người xuất gia. Vậy người trong cảnh trần tục mà tâm thoát khỏi phàm trần, cũng như trồng hoa trong giếng, thì hoa đó không bị nhiễm trần. Là người xuất gia mà trong tâm nhiễm đầy trần cấu, thì cũng giống như người tại gia. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Tu Cảm Ứng Thiên: ... Cơ sở Thập thiện Nghiệp đạo là Cảm ứng thiên, cơ sở của Cảm ứng thiên là Đệ Tử Quy; Thập Thiện Nghiệp Đạo coi như đã xong thì hai điều ở trước không có gì để nói, vì Bồ Tát Địa Tạng đã giám định cho chúng ta, nên chúng ta mới có thể an ổn, mới có tín tâm, thì ra bây giờ là lúc thâm nhập Kinh Vô Lượng Thọ hay các Kinh Đại Thừa, Pháp tu Đại thừa. (Trang 64 - Kinh Chiêm Sát)

+ Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên: Là một quyển sách khuyến thiện tốt nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ngài Đại Sư Ấn Quang hết sức tán thán. Đại Sư Ấn Quang một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa, Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Lão Pháp sư Tịnh Không cũng đều khích lệ người đời "khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng".

Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho - Thích - Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.

Sách Thái Thượng Cảm Ứng Thiên hàm nhiếp đầy đủ những lý luận về việc đón kiết, tránh hung, phước thiện, cho đến những đạo lý về mối họa dâm, lời kinh vang vọng đến thượng thiên, chấn động đại địa, hễ đọc đến tâm liền xúc động. Cái gì gọi là thiện? Cái gì gọi là ác? Người làm việc thiện sẽ được thiện báo thế nào? Kẻ làm điều ác sẽ bị ác báo ra sao? Hiểu rõ được căn nguyên rồi, nhìn người sẽ vô cùng thấu suốt. Còn có kẻ ngu không chịu làm thiện, mặc tình làm điều xấu ác, lại dùng cái tâm tự tư tự lợi xem đó là điều hiển nhiên. Ngược lại, nay ta đã biết, những kẻ tự tư tự lợi sẽ bị tổn hại lợi ích rất lớn, rước lấy đại tai ương, há còn dám không khuyến khích nhau làm điều lương thiện để mong thoát họa, gặp phước hay sao? Vì lẽ đó, đây là cuốn sách rất ích lợi cho người đời. Các vị đại Nho thời xưa đa phần đều dựa vào cuốn sách này mà tu hành.

ĐẠI SƯ ẤN QUANG KHUYÊN THỌ TRÌ THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN TRỰC GIẢNG

Tính người vốn thiện, nhưng do đối cảnh gặp duyên, không gắng lòng kiểm soát, dần dần khởi niệm chấp trước, sinh tâm yêu ghét, khởi các loại tình kiến, bản tính bị mai một đều vì những thứ như thế cả. Thế nên, thánh nhân thời xưa rủ lòng thương ban lời dạy dỗ, kỳ vọng người đời theo đó mà làm, nhằm hồi phục cái tâm vốn thiện. Lời dạy tuy có nhiều, nhưng đều không ngoài việc “cách vật trí tri, minh minh đức, chỉ ư chí thiện”........, Dưới đây xin tóm lược các chương:

CHƯƠNG 01 - Minh nghĩa:  Nhân quả như hình với bóng... (HT Tịnh Không giảng từ Tập 1 - 5)

CHƯƠNG 02 - Giám sát: Trời đất có Thần ghi tội lỗi nặng nhẹ, định thọ mạng ngắn dài, theo đó chiêu cảm họa hoạn nhiều phúc ít, sao sấu chiếu. Có Thần tam, Bắc đẩu thần quân chiếu sét, ghi chép tội lỗi quanh năm. Táo quân tấu trình bẩm báo việc trần gian. (Tập 6-11)
Câu 14- “Kỳ quá đại tiểu, hữu sổ bách sự, dục cầu trường sanh giả, tiên tu tị chi; Tóm lược: Quá thất đại tiểu, hữu kỉ bách chủng”: Tội nặng trừ 12 năm thọ mạng, tội nhẹ giảm trăm ngày; Giảng giải: (Tập11)

CHƯƠNG 03 - Tích thiện - Phước báu: Từ câu 15 đến câu 36
Tóm lược chương: Thường làm lành lánh dữ, xa lìa tà niệm. Trung thành và hiếu thảo, anh em kính nhường nhau, mình làm gương để cảm hóa người. Cứu giúp kẻ nghèo hèn cô đơn, trẻ nhỏ, lúc cấp bách. Không gây tổn hại, vui cùng với điều thiện, buồn cùng kẻ sa cơ lỡ bước, sót thương kẻ làm ác. Không xét lỗi người, không khoe khoang mình. Tu nhẫn nhục, thi ân không cầu báo đáp. Cho rồi chớ hối tiếc....
Câu 15: Đạo là gì? Ngũ giới - Thập thiện là Đạo, đây là mức thấp nhất của Đạo - Đạo làm người ai ai cũng phải có, tương ứng Tịnh Nghiệp Tam Phước. (Tập 11)

CHƯƠNG 04 - Thiện báo: Người tu tích đức hành thiện được trời Phật, Thần linh bảo hộ, không cầu mà tự đến. Tà thần ác quỷ tự lánh xa ....

CHƯƠNG 05- Chư ác:
+ Phần Thượng: Hành vi trái luân thường đạo lý
Ác là việc phi nghĩa
Trái đạo, trái lương tâm
Dùng thủ đoạn độc ác
Cho đó là tài năng.
Nhẫn tâm và tàn bạo
Mưu toan hại người hiền.
Thầm khinh khi cha mẹ
Bất kính với thầy cô
Bất trung với chức phận
Gạt gẫm người ngây ngô
Chê bai bạn đồng học........

+ CHƯƠNG 06 - Phần hạ:
Dùng tà thuật, độc dược hại người. Hành vi trái đạo bất hiếu, cướp đoạt, tham danh lợi, thủ đoạn sảo trá, đê hèn. Sống phóng dật hưởng lạc quá độ - Lộc tận nhân vong, chớ lên hưởng hết phước. Không oán trười trách người. Ngu mê nghe lời vợ, làm trái đạo mẹ cha dạy dỗ. Quân tử và Tiểu nhân khác nhau ở dụng Tâm. Trọng đạo nghĩa, giữ ngũ giới. Bố thí đúng pháp, chớ sinh tâm hối tiếc. Nên sống an phận. Dâm quá độ sinh con ngu đần, tổn âm đức. Chớ khẩu phật tâm xà. Ham mê riệu thịt khó tránh sát đạo dâm. Qủe Khiêm - Kinh dịch, sáu hào cát tường....
Khâm liệm không như lễ.
Cúng tế chẳng chí thành.
Tổ tiên dù đã khuất.
Anh linh vẫn thường quanh.

Thường tự mình thề thốt
Nguyền mình và rủa người
Dù thọ mạng chưa hết.
Ác báo sắp đến rồi.

Không bước qua giếng, bếp.
Giếng vốn có vị Thần
Bếp có ngài Táo Quân
Xin chớ có mạn khinh.

Hướng Bắc có sao Đẩu
Nơi ngự của thần linh
Chớ hướng về phương này
Khạc nhổ, đại tiểu tiện.

Tránh làm các việc sau:
Khạc nhổ hướng sao băng
Tay chỉ trỏ cầu vồng
Chỉ nhật, nguyệt, tinh tú
Chăm chú nhìn mặt trăng.

 CHƯƠNG 07 - Ác báo: Tội ác nặng nhẹ - Tư mệnh thần định đoạt, phán thọ mạng ngắn dài. Nếu chế chưa trả hết, di hại đến con cháu đời sau. Dùng thế lực ức ép đoạt của, cả gia đình chịu tội, giảm thọ.

CHƯƠNG 08- Chỉ vi (Chi ra ý nghĩa tinh thâm vi diệu): Tâm khởi niệm thiện ác chịu nhận quả báo tương ứng.

CHƯƠNG 09- Sám hối: 
Từng làm việc sai trái
Sau biết tự ăn năn
Không còn gieo nhân ác
Thiện hạnh ngày mỗi tăng.
Lâu dần việc thiện nhỏ
Sẽ chứa đầy chum to
Việc cát tường như ý
Ắt sẽ đến không lo.
Họa chuyển dần thành phúc
Từ sám hối mà ra.

CHƯƠNG 10: Giới định

Hiền nam tử, nữ nhân
Mỗi ngày miệng, mắt, thân
Đều là thiện không khác
Ba năm như một ngày
Trời sẽ ban phúc báu.

Kẻ nói, nhìn, làm ác
Trong thời gian ba năm
Một ngày tạo ba nghiệp
Trời sẽ giáng họa tai.

Rõ ràng việc họa phúc
Do chính mình gây nên
Thấu rõ đạo lý trên
Nên hành Thiên Cảm Ứng.

Mời quí vị xem bản đầy đủ lời giảng của Ấn Quang Đại Sư: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

+ Mời đọc PS Tịnh Không giảng từ tập 1 đến tập 128: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

+ Thế gian năm ác trược: ... Mười phương thế giới của chư Phật thiện nhiều ác ít rất dễ khai hóa. Chỉ có thế gian năm ác trược này rất là cực khổ. Ta nay thành Phật ở đây để giáo hóa quần sanh bỏ năm điều dữ, dứt năm sự thống khổ, lìa năm sự thiêu đốt, điều phục tâm ý khiến làm năm điều lành, phước đức được thành tựu. Những gì là năm?
Điều thứ nhất: Các loài chúng sanh ở thế gian thích làm điều ác, mạnh hiếp yếu, chèn ép nhau, tàn sát tổn hại ăn nuốt lẫn nhau, không biết làm lành để chịu hậu quả, nên có kẻ cùng khổ, cô độc, câm điếc đui ngọng, si ác ngông cuồng là do đời trước không tin đạo đức, không chịu làm lành. Những hạng tôn quí, hào phú, hiền minh, trưởng giả, trí dõng tài cao là do biết từ ái hiếu thuận, tu thiện tích đức từ đời trước.
Khi còn sanh tiền đã làm sai trái, sau khi mạng chung vào chốn u minh chuyển thọ thân hình sanh vào các nẻo, nên có địa ngục, súc sanh – ví như lao ngục ở thế gian có cực hình kịch khổ – thần thức tùy tội đã tạo mà thọ mạng có dài ngắn theo nhau trả báo, tội ác chưa hết lại tiếp tục chịu tội, xoay vần nhiều kiếp không thôi rất khó giải thoát, khổ thống không thể nói hết được! Ác đạo tuần hoàn cảm ứng tự nhiên, tuy không báo ứng tức thời, nhưng thiện ác chung qui vẫn phải chịu quả báo.
Điều thứ hai: Nhân loại thế gian không theo pháp luật, hoang dâm thái quá mặc tình phóng túng, trên thì không minh, tại vị không chính, hãm hại oan uổng, tổn hại trung lương, tâm miệng khác biệt, mưu toan nhiều bề, trong ngoài dối trá, giận dỗi ngu si, muốn lợi về mình, tham lam không chán, lợi hại được thua, oán giận thành thù, tan nhà mất mạng, không xét trước sau, giàu có keo kiệt không chịu bố thí, chất chứa cho đầy, nhọc tâm khổ thân, đến khi mạng chung không đem được gì, thiện ác họa phước tùy nghiệp thọ sanh, hoặc sanh vào nơi sung sướng hay vào chốn khổ độc. Thấy người làm lành lại còn hủy báng không chịu bắt chước, thường nghĩ trộm cắp, rình đoạt của người, tiêu phá hết rồi lại đi tìm nữa. Chết đọa vào ba đường ác chịu vô lượng khổ, xoay vần nhiều kiếp rất khó ra khỏi, đau khổ vô cùng.
Điều thứ ba: Người đời nương nhau mà sống còn trong trời đất, thọ mạng chẳng được là bao? Kẻ bất lương tâm không chính đính, ôm lòng tà ác, luôn nghĩ dâm dục, phiền não tràn hông, thái độ tà ngụy buông lung, hao tổn tài sản, làm điều phi pháp, ai cầu xin gì cũng không chấp thuận, lại còn tụ bè kết đảng, hưng binh gây chiến đánh cướp giết hại, chiếm đoạt bức hiếp chu cấp cho vợ con, no thân hưởng lạc, khiến người chán ghét, lo lắng khổ cực, tạo nhiều tội ác, chết vào tam đồ chịu vô lượng khổ, qua lại nhiều kiếp, khó được giải thoát, khổ đau khôn xiết.
Điều thứ tư: Người ta ở đời không chịu tu thiện, nói dối, nói lời hung dữ, nói đâm thọc, nói thêu dệt, ganh ghét người lành, hãm hại người hiền, bất hiếu với cha mẹ, khinh mạn sư trưởng, chẳng thành tín với bằng hữu, tự cao tự đại, cho mình có lý, cậy mình ỷ thế, lấn hiếp mọi người mong người kính nể, không biết hổ thẹn, ôm lòng kiêu mạn, khó thể giáo hóa. Nhờ chút phước đức từ đời trước, đời này làm ác phước đức mất hết, thọ mạng hết rồi, các điều ác bao vây, oán cừu dẫn dắt không sao tránh khỏi, chỉ việc tiến vào vạc lửa, thân thể tan nát, tâm thần thống khổ, bấy giờ nghĩ lại ăn năn thì đã muộn rồi!
Điều thứ năm: Người đời phóng túng lười biếng không chịu làm lành, tu sửa thân tâm; cha mẹ khuyên bảo, ngang trái chống đối như là oan gia, phụ bạc ân nghĩa không chút báo đền, phóng túng lêu lổng, rượu chè xa hoa, đần độn bướng bỉnh, chẳng chút lễ nghĩa, không thể can gián, giao tiếp lục thân quyến thuộc không chút ân tình, không nhớ ơn cha mẹ, không đoái nghĩa thầy trò bằng hữu, chỉ lo cho tự thân, không được một điều lành, không tin Phật pháp, không tin sanh tử thiện ác, muốn hại hiền nhân, phá hoại Phật pháp, ngu si mông muội tự cho thông minh, không biết từ đâu sanh đến, chết sẽ đi về đâu, bất nhơn bất thuận lại muốn trường thọ. Thương xót khuyên bảo lại không chịu nghe, khô hơi khản tiếng cũng thành vô ích. Tâm ý cố chấp không chịu thấu hiểu. Mạng chung cận kề hối tiếc đã không tu thiện, đến khi nhắm mắt ăn năn hối hận sao còn kịp nữa!
Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối. Ai hay biết được? Chỉ có đức Phật biết rõ khai thị chỉ dạy, người tuân hành rất ít, nên sanh tử không thôi, ác đạo không dứt. Người đời tạo ác như thế, nên tự nhiên có ba đường ác, chịu vô lượng khổ, xoay vần nhiều kiếp không có hạn kỳ ra khỏi, khó được giải thoát đau đớn không thể nói được. Do vậy nên có ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu, như lò lửa lớn thiêu đốt thân người.
Nếu tự nhứt tâm giữ ý, đoan thân chánh niệm, ngôn hành tương xứng, chí tâm làm lành không làm việc ác, thì được độ thoát, đầy đủ phước đức được trường thọ đến đạo Bồ đề. Đây là năm điều đại thiện. (Nguồn: Kinh Vô Lượng Thọ- Phẩm 35)

+ Ngũ trược: Trích đoạn Đức Phật dậy A Nan và Đại chúng: ... Trong thân ông tướng cứng là đất, tướng ướt là nước, hơi nóng là lửa, lay động là gió. Do bốn thứ ràng buộc nầy mà phân chia tâm giác ngộ sáng suốt vi diệu vắng lặng viên mãn trùm khắp của ông thành ra cái thấy nghe hay biết. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục.
Giảng giải:
Bây giờ Đức Phật giảng giải đến tứ đại. Trong thân ông tướng cứng là đất. Da thịt gân xương là yếu tố đất trong thân thể. Tướng ướt là nước. Nước miếng, nước mắt, máu, và các chất bài tiết là yếu tố nước. Hơi nóng là lửa. Thân nhiệt là thuộc về yếu tố lửa. Chức năng nầy giúp cho cơ thể luôn luôn duy trì được nhiệt độ điều hòa. Lay động là gió. Sự hô hấp lưu thông là thuộc về yếu tố gió. Do bốn mối ràng buộc nầy, bốn yếu tố kết hợp. Chúng hòa lẫn nhau. Yếu tố nầy kết hợp với yếu tố kia, và nó làm thành một thành phần độc lập. Trước khi quý vị biết đến nó, thì nó đã kết hợp với nhau và tạo thành một nhóm gọi là ‘khối lượng thân thể.’ Nên chân tánh của quý vị không có cách nào để hiển bày ra được. Thế nên nương trong cái châncái hư vọng sinh khởi. Chân tâm thanh tịnh giác ngộ sáng suốt vi diệu viên mãn: tánh Như Lai tạng, vốn thanh tịnh, là chân tánh bồ-đề, đã bị phân chia. Diệu giác minh tâm bị phân chia; ở mắt, thì thành tánh thấy. Chạy qua tai thì thành tánh nghe. Nên có câu kệ.
Nguyên y nhất tinh minh 元依一精明
Phân thành lục hòa hợp. 分成六和合
Đến thân thì thành xúc giác, đến tâm thì thành cái biết–ý thức. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục. Bốn yếu tố đất nước lửa gió tạo thành năm lớp vẩn đục, tức là ngũ trược ác thế.

Thế nào là vẩn đục? A-nan, ví như nước trong, vốn sẵn là thanh khiết. Lại như các thứ bụi đất tro cát, vốn là chất ngăn ngại. Hai thể chất ấy vốn đã như vậy, không hợp nhau được. Như có người thế gian lấy bụi đất kia ném vào nước trong, Trạng thái khuấy trộn đó gọi là vẩn đục. Năm lớp vẩn đục của ông cũng giống như vậy.
A-nan, ông thấy hư không khắp cả mười phương thế giới, mà chẳng thấy phân ra hư không và tánh thấy. (Tuy vậy) có hư không mà không có thực thể, có tánh thấy mà không có tánh biết. Hai bên đã đan dệt với nhau mà thành.
Đây là lớp thứ nhất, gọi là ‘kiếp trược.’

+ Ngũ Trược: Có hai loại giải thích cần phân biệt
Sự giải thích về ngũ trược mà tôi có lần đã nói ở trước là hoàn toàn khác với ở đoạn nầy. Đoạn kinh trước là nói về ngũ trược trong phạm trù thế giới, còn ở đây ngũ trược được giải thích trong phạm trù thân thể của mình. Thực vậy, cái hỗn trược bên ngoài sở dĩ có là do ngũ trược bên trong. Vì vậy nên quý vị nên tịnh hoá các ngũ trược cụ thể hữu hình, thì các ngũ trược bên ngoài sẽ được tiêu trừ. Như vậy có hai loại
- Ngũ trược trong phạm trù thế giới.
- Ngũ trược trong Thân Thể Con Người:
1. Kiếp trược
2. Kiến Trược
3. Phiền Lão trược
4. Chúng sinh trược
5. Mạng trược (N
guồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Đời ác năm trược là gì ? Thế giới này chúng ta đang ở có năm thứ cấu nhiễm.
1. Kiếp trược : Đến thời đại mạt pháp, tuổi thọ con người đến lúc thấp nhất thì thành diệt kiếp, có ba tai nạn lớn.
2. Kiến trược : Trong tâm con người đầy dẫy tư tưởng ngũ chủng kiến (năm thứ thấy không chân chánh) tức là : Thân kiến, biên kiến, giới thủ kiến, kiến thủ kiến, tà kiến.
3. Phiền não trược : Trong tâm con người đầy dẫy năm thứ ngu độn tức là : Tham dục, sân hận, ngu si, ngã mạn, nghi hoặc.
4. Chúng sinh trược : Sinh mạng của chúng sinh là do năm uẩn giả hợp mà thành, phải chịu sinh già bệnh chết, đủ sự thống khổ và phiền não, vĩnh viễn luân hồi trong sáu nẻo.
5. Mạng trược : Sinh mạng của chúng sinh khổ nhiều vui ít, thọ mạng như sương buổi sáng, khoảng nháy mắt thì quỷ vô thường đến, thì sinh mạng sẽ chấm dứt.
Thân chúng sinh dễ được, nhưng thân người khó được, vì con người là thông minh nhất trong các loại chúng sinh, cho nên được thân người chẳng phải dễ. Cổ đức nói :
"Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, Nước lớn khó sinh, bạn hiền khó gặp".
Bây giờ người Mỹ đều có phước báu, nếu không có phước báu thì không thể sinh vào nước Mỹ. Có người nói : ‘’ Tây phương Cực Lạc Thế Giới là nước Mỹ bây giờ.’’ Mới nghe còn có chút nghi ngờ, không tin lời nói như thế, nhưng phân tích tỉ mỉ thì thật có lý. Thế giới Cực Lạc, căn cứ tên gọi mà suy nghĩ nghĩa của nó, là vui sướng đến cùng cực, mà chẳng có chút lo lắng gì. Bây giờ khắp nơi trên thế giới chịu sự uy hiếp về chiến tranh, uy hiếp về lương thực kinh tế, mà nước Mỹ là một nước giàu mạnh, không bao giờ sợ thiếu lương thực và chẳng sợ có chiến tranh, đây là thế giới cực lạc ở nhân gian. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Đời ác năm trược: Đức Phật bảo : Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó. Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la... ở thế gian nghe Phật nói rồi đều hoan hỷ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni lại bảo thêm ngài Xá-lợi-phất: "Ta lại cho ông biết một tin hay này; như ta hôm nay giống như ta bây giờ đang khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của bộ Kinh này, chư Phật ở sáu phương cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của bộ Kinh này; hơn nữa không phải chỉ riêng ta khen ngợi chư Phật, mà Chư Phật cũng lại khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta nữa. Các Ngài nói: "Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni làm được những việc rất khó, ít có." Ngài thật là cao cả, Ngài thật là hiếm có, làm được những việc mà người ta không làm nổi, những việc khó khăn, ít có trên đời Ngài đều có thể làm được. Người đã nghe Kinh đều biết ý nghĩa của Thích Ca Mâu Ni; Thích Ca là Năng nhơn, Mâu Ni là Tịch mặc. Năng nhơn là giáo hóa tất cả chúng sanh. Tịch mặc là hồi quang phản chiếu tu một thứ định. Năng nhơn là động, Tịch mặc là tịnh, thường động thường tịnh, động tịnh không hai, đó gọi là tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, đã tùy duyên mà lại bất biến, đã bất biến mà lại tùy duyên. Ngài là "Vô vi mà vô bất vi, vô tác mà vô bất tác", vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni là không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn ở chỗ nào? - Ngài hay ở cõi Ta-bà, Ta-bà là tiếng Phạn, dịch là Kham nhẫn. Kham năng nhẫn thọ được điều gì? Kham năng nhẫn thọ được những điều đau khổ. Bởi vì ở thế giới Ta-bà chỉ có khổ mà không có vui, nhưng chúng sanh ở thế giới này có tánh nhẫn nại rất to lớn, có thể nhẫn nại được các nỗi khổ ấy, ở cảnh giới khổ mà không biết là khổ, vì thế nên gọi thế giới Ta-bà là đời ác năm trược. Thế giới Ta-bà có năm thứ trược, ác thế thì rất xấu, mà Phật đã thành Phật được, tại sao chúng ta không thể thành Phật được ư? Nhân vì chúng ta bị đời ác ngũ trược này vây hãm. Ngũ trược này giống như bùn vậy, chúng ta rút chân này lên thì chân kia bị lún xuống, rốt cuộc không có cách nào rút chân ra khỏi đời ác ngũ trược được. Nhưng Ðức Phật Thích Ca rất có bản lãnh, rất có thần thông, Ngài có thể bảo ta nhảy một cái là ra khỏi ngay. Do nhảy một cái mà được ra khỏi nên có câu: "Trong một sát-na lìa ngũ trược", trong một sát-na mà lìa được năm trược ác thế.
Sao gọi là ngũ trược?
1. Kiếp trược: Ðó là thời gian ô trược. Sự ô trược thời gian do đâu mà có? Thời gian ấy, bốn trược kia càng ngày càng thêm, càng ngày càng dữ dội và lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể của nó. Phải có sự giúp đỡ của bốn trược: Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược mới có thể biến thành Kiếp trược được. Cho nên Kiếp trược lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể hừng hực mãi không ngừng làm tướng của nó, như lửa càng cháy càng bùng lên là tướng của nó.
2. Kiến trược: lấy năm lợi sử làm bản thể của nó. Năm lợi sử là: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ. Kiến trược này lấy sự hiểu biết lầm lạc về sáu giác tri làm tướng, xưa nay là đạo lý đúng thật nhưng nó lại tưởng là thiên lệch thành ra tà tri tà kiến, ấy gọi là biết lầm về sáu giác tri.
3. Phiền não trược: lấy năm độn sử làm bản thể của nó. Năm độn sử là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, lấy phiền não bức bách làm tướng.
4. Chúng sanh trược: Thứ trược này lấy ba duyên hòa hợp làm tự thể. Ba duyên là duyên cha, duyên mẹ và nghiệp duyên của chính mình. Lấy sự luân hồi không dứt làm tướng, có ba duyên hòa hợp rồi mới luân hồi không dứt, lặn đầu này trồi đầu kia, đời này họ Trương, đời sau họ Lý, hoặc đời này làm Tỳ-kheo-ni, đời sau làm Tỳ-kheo, rồi đời sau nữa làm Tỳ-kheo-ni nữa. Sau Tỳ-kheo-ni lại làm Tỳ-kheo nữa, thật là kỳ diệu biết bao! Như thế chuyển tới chuyển lui luân hồi không dứt.
5. Mạng trược: Mạng là sức nóng, hơi thở và thức. Lại có thuyết là tuổi thọ, sức nóng và thức làm thể, lấy sự rút mất tuổi thọ làm tướng. Từ nhỏ tới lớn, từ lớn tới già, từ già tới chết, đó là tướng của mạng.
Trên đây là Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược mà Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở trong đời ác ngũ trược chứng được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nói cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni chính mình đã biết rõ, nói thứ pháp này là pháp rất ít người có thể tin được. Này Xá-lợi-phất, nên biết rằng; Này Xá-lợi-phất! Ông nên biết rằng: Ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó. Ta ở trong đời ác ngũ trược chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nói cho tất cả thế gian nghe thứ Phật pháp rất khó tin này. Thật là việc hết sức khó khăn. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói như thế, nhưng tôi (lời của Hòa Thượng) lại nói là rất dễ dàng. Tại sao thế? Chỉ cần niệm một câu Nam mô A Di Ðà Phật, cho nên rất là dễ dàng, đã không tốn tiền lại không tốn sức, tốn thời gian, vì thế tôi nói pháp môn này là một pháp môn dễ dàng quá sức. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh A Di Đà)

+ Thân đàn ông và Thân đàn bà khác nhau:
- Đàn ông có 7 thứ báu: Có chí khí, dạo chơi không sợ hãi - Thường làm chủ, nắm quyền hành - Tự chủ, tự lập tài sản, lập nghiệp - An thân, giúp việc quan quyền, hiếu dưỡng cha mẹ - Thánh tri, hay quyết đoán sự việc - An bang giao lưu khắp cả, sự lý dung hòa - Định tánh, gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh.
- Đàn bà có 5 thứ lậu là chẳng đặng: Làm chủ Thân - Làm chủ trong nhà - Làm chủ người khác - Làm chủ súc vật - Làm vị Thánh. (Nguồn: Kinh Kim Cang)

+ Phụ nữ trong xã hội: ... Đại sư Ấn Quang ở trong “Văn Sao” cật lực chủ trương: “Phụ nữ, sự nghiệp vĩ đại nhất của họ, cống hiến lớn nhất của họ đối với tất cả chúng sanh, đối với quốc gia xã hội, đối với dân tộc chính là chăm sóc con cái”. Toàn tâm toàn lực chăm sóc, bồi dưỡng chúng, con cái của bạn có tài đức, con cái của bạn hiểu biết, đây chính là rường cột của quốc gia, của xã hội. Làm thế nào để bồi dưỡng? Do mẹ bồi dưỡng giáo dục. Ấn Tổ nói, hiện nay sự nghiệp vĩ đại nhất của phụ nữ đã vứt bỏ rồi, họ không làm, họ tìm một công việc nhỏ ở trong xã hội, đây là điên đảo. Cho nên, tiêu chuẩn đúng, sai của các bậc thánh hiền quả thật không giống như người thế gian chúng ta, họ nhìn rất xa, nhìn rất sâu.

+ Tổng Hợp nhiều lời Phật dậy về người Phụ nữ.
1. Nữ nhân: Này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.
2. Nam nhân: Này các Tỷ-kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một người đàn ông hoàn toàn không khả ý đối với nữ nhân. => Rất nhiều điều Đức Phật dạy liên quan đến người đàn bà, RẤT ĐÁNG ĐÁNG VÀ SUY NGẪM. (Nguồn: Kinh tương ưn bộ)

+ Sức mạnh người đàn bà với người đàn ông:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
1. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
2. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
3-5.Ta không thấy một hương... một vị... một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương... vị... xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.
6. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.
7-10. Ta không thấy một tiếng... một hương... một vị... một xúc nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng... hương... vị... xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà. (Nguồn: Phẩm Sắc- Kinh Tăng Chi Bộ)

+ Tam tòng - Tứ đức:
-  Tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con"
-  Tứ đức: Tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.
Công: khéo léo trong việc làm.
Dung: hòa nhã trong sắc diện.
Ngôn: mềm mại trong lời nói.
Hạnh: nhu mì trong tính nết. (Nguồn: Đạo Nho Giáo)

+ Ba giai đoạn tu đạo: Mục tiêu giáo học của Phật pháp có ba tầng lớp, chúng ta ở ngay trong lúc giảng giải cũng thường hay nhắc đến.
Giai đoạn thứ nhất là dạy người “đoạn ác tu thiện”. Hồi đầu - Quay đầu là bờ. Khai ngộ Phật Pháp phân biệt thiện ác.
Giai đoạn thứ hai là dạy người “phá mê khai ngộ”. Xóa bỏ Vô minh - Xa lìa tà kiến, mê tín dị đoan.
Giai đoạn thứ ba là “chuyển phàm thành Thánh”. (PS Tịnh Không giảng)

+ Giai Đoạn Học Đạo - Giai Đoạn Học Minh Triết - Giai Đoạn Học Kinh Điển - Giai Đoạn Tu Học:  Thông thường, tiến trình Tu học Minh Triết có 4 giai đoạn: Lầu thông - Sự thông - Suốt thông - Thần thông

1/ Làu thông
Giai đoạn học để hiểu ý nghĩa đen ra nghĩa bóng, hiu cho thông kinh điển, học t nhng b kinh nhỏ đến lớn, từ rễ đến khó ... Học để hiu rt quan trọng để mình thm nhng triết lý thì cũng phải mất  4, 5 năm. Giai đoạn này là để biết nhng tp hp trí huệ mà chư tổ sư đã truyền đạli, mình phải thấm vào trong đó, vào văn hoá  của kinh điển đó... và mình thay đổi bản đồ trong não, thay đổi cái nhìn ca mình... Giai đoạn nói hay lắm nhưng không làm được như giáo lý, như rõ ràng là đời sng, vợ con, gia đình, công việc ca h rt là không thun, không đàng hoàng, sinh ra đủ th mâu thun c, tuy vy, h vn làu thông và h ging gii rt hay.

2/ S thông 

Khi họ đem những triết lý học được để họ nhìn đời (nhìn ch không phi làm), thì t t h s thấy đây là nhân, đây là quả, đây là duyên, ri t t, bản đồ trong não ca h, h lng lên mt thc ti khác, h thy thc tđó theo một lăng kính mới, đó là cái nhìn của chư Thánh NhânTừ đó, họ mới đạt ti mức độ gi là s thông.  

H bắt đầu thay đổi cuộc đời ca h, vì hiểu được chút chút, nhưng không được mnh m. Chuyn của người ta thì dễ thấy lắm nhưng của mình thì mình lkhông thy.  

Cho nên, s thông là cái tâm, cái ngã của mình nó chưa thông.  Chỉ thy bên ngoài thôi nhưng chưa đem vào trong thân, trong tâm được.  Mình có th nói chuyn cngười ta d dàng lắm nhưng chuyện của mình thì không nói được, cho nên không thay đổđược vn mng ca mình..

Làu thông, đức Huệ Năng gọi là thuyết thông, nói cho gii, còn s thông là mình thấy đó, chỉ cho người ta thì đúng đạo lý lắm, còn mình, điểm mù ca chính mình thì mình li không nhra được.

3/ Sut thông 
Giai đoạn là mình nhìn vào bên trong, thấy đượnhng mc cm, thấy được nhng ni nim, biết được con đường ca mình, biết được course of action, biết được là mình phi phát triển như thế nào.  Biết được rõ ràng cái mt ca mình, đây là điểm mù, đây là bóng tối.  Biết để làm sao mình sa.  Ri t chỗ đó, mình nhìn ra bên ngoài để mình thấy té ra đây là điểm mù, té ra là như vậy… Cái nhìn ca mình s xuyên sulm, và mình có th dn t lý ti s, dn t s v lý. Dn t lý ti s là bây giờ, mình đã thấm trong người triết lý nhà Pht ri, cho nên mình có th suy ra, nhìn s việc đó từ trong bng mình, mình nhìn ra ch không phi từ trong kinh điển mà ra nữa.

Trong rut ca mình sáng ra, cho nên mình thấy được bên ngoài.  Rồi mình đem những chuyn bên ngoài, mình dn li ti triết lý nhà Phật, đem về li ti bng ca mình và mình biết: a, thì ra đây là cảm nhận đây. Mức độ của người này gi là sut thông. Từ kinh điển ra chuyện đời, ri t chuyện đời này h dn gii tr li chân lý, thành ra cm nghiệm được. Cho nên giai đoạn thứ ba là giai đoạn không phi ch là hiu mà cm nghiệm được mt cách sâu sắc. Do đó, họ thay đổi được cuộc đời ca mình.
Nhân vt này, trong qu dch, gi là phi long ti thiên, bi vì h tri thiên mnh, h biết được mnh ca h, họ tìm được con đường để họ thay đổi chính mình. Nếu đi từ làu thông ti s thông, ri ti sut thông thì sut thông là một lý tưởng rcao vì mình thay đổi được vn mng của mình thì còn gì hay hơn nữa. Mình biết đượchuyn gì mình không nên làm, .. biết rõ lòng mình hoàn toàn sáng sut, mình phát trin theo chiều hướng tâm linh hướng thượng vô cùng.  
 
Sut thông làm cho mình biết được thiên nhãn ca mình. Người làu thông ch hiu bằng óc. Người Sự thông, ra đời liên hệ được, thấy được, óc bắt đầu cm nhận đượvới con tim. Suốt thông không phi là óc và tim phi hp vi nhau, mà to ra linh tánh.  Mình nhìn linh tánh, hiểu được và linh tánh hướng dẫn mình.  Nhưng linh tánh chưa hoàn toàn m ra hết, mình hiểu và làm được theo tng tâm thức.
 
Người sut thông này cphi nâng tâm thc mình lên tng vị tha hơn, sống vì người khác hơn. Họ thy rõ chân lý rồi nhưng chưa thể đem thân mng mình hiến dâng cho người khác được thì vn còn kt. Người sut thông có th là một người không làm gì cho xã hi nhiu, ngồi trong nhà, đọkinh sách.  Ra làm chuyn này, chuyn kia, bt k chuyện gì cũng thông suốt được cái lý, nói rất hay, điềđạm, nh nhàng, thấy được chuyện đời, đem vào đạo, vào trong lòng ca mình, nhưng mà bây giờ nói đi hiến dâng đời mình để làm nhng chuyện khác như đi tới chùa quét nhà thì có thể làm nhưng không thể làm luôn được. Do vì cái thy cao quá, tâm mình vượt ra nhiều quá, hơn người ta nhiu, thấy được điểm mù của người ta d dàng, thy  được những người thấp hơn mình dễ dàng, dạng người này, không phi là kiêu ngạo nhưng mà cái nhìn ca h quá cao.
 

4/ Thn thông 

Cái cao ca những người này phải đem vô lại trong đạchúng, trong tp th.  H không phải là người kiêu ngo, cách nhìn ca h rt là cao, h phđem cách nhìn của h chia s cho tp th.  H phi làm việc như mọi người, gi là thao quang. Thao quang là đem ánh sáng của mình bc lại.  Dưỡng hối, nuôi dưỡng ánh sáng đó trong bóng ti.  Hòa quang đồng trần, mình làm như tất c mọi người.  Người ta không nhìn ra ánh sáng của mình.  Mình đem ánh sáng đó vào trong tập thể để tạo ra văn hóa, một li t chc, một phương thức sng mà tt c mọi người, ai cũng bắt đầu theo mình làm, h bắt đầu đi từ làu thông ra s thông, ti suốt thông.  Người như vậy, người biết kiến to tp th, biết thay đổi văn hóa, làm cho nhiều người vượt lên trên (ch không phi là mt mình mình).  Dạng đó là dng của tâm lượng bồ tát.  Người đó gọi là thn thôngThn là vì h không kt trong bngã ca h.  Sng mt hi ri các bác s thy mình cn ch thanh tnh, mình muốn đi nhậtht, mun sng mt mình cho yên tịnh.  Cái đó là bác vn còn kt trong dng sut thông, là dng xut thế, ra ngoài, không cần để ý gì đến cuộc đời.  Mình nhìn thy trần gian ô trược, lòng người tráo tr, không chân thật, không đáng tin cậy. Thn thông là dng xut tc và nhp thế, là lý tưởng cao đẹp nht.  Chỉ có con đường b tát mi ti ch thn thông, tức là mình đi kiến tạo văn hóa để cho mọi người thay đổi, kiến tmt t chức để mọi người vào t chức đó họ thay đổi tâm trng và tâm thái ca h.  
 
Mình nên cn những người giảng dn t lý ti s, t s v lý. T tâm h, họ nói ra để thay đổi cuộc đời. T cuộc đời, họ nhìn để mà thay đổi tâm mình. Mình cn support ca những người thn thông, là nhng người thay đổi tp thể, đem văn hóa tốt lành hơn. Người tu theo Pht pháp không ngng chuyn hóa, không ngừng thay đổi. Mình cần những tấm gương này dẫn đạo.(Nguồn: Xem tại đây)

+ Phát triển trí tuệ: ... Ở dưới tòa, một vị thiện hữu thành tựu bản lĩnh tham học thì mới có năng lực tham học. Cái bản lĩnh này là gì vậy? Trong kinh Bát Nhã gọi là “căn bản trí”. Tham vấn khắp tất cả thiện tri thức là thành tựu “hậu đắc trí”, trí tuệ mới viên mãn. Kinh Hoa Nghiêm cuối cùng đã làm nên tấm gương cho chúng ta, Thiện Tài Đồng Tử gần gũi Bồ Tát Văn Thù, một vị thiện tri thức, đó là sư thừa. Ở dưới tòa, Văn Thù đã đạt được căn bản trí, sau đó ra đi tham học, 53 tham nữa là thành tựu viên mãn hậu đắc trí, vậy là trí tuệ viên mãn rồi.
Không có căn bản trí bạn sẽ không có năng lực tham học. Căn bản trí là thật trí, trí tuệ chân thật. Họ có năng lực phân biệt chân vọng; có năng lực phân biệt tà-chánh, đúng-sai, thiện-ác, lợi-hại. Họ vừa tiếp xúc liền biết rõ, cho nên ra đi tham học, bất kể gặp người thế nào, bất kể gặp phải việc gì, đối với họ đều là khai trí tuệ, không bị gặp phải chướng ngại. Nếu như bạn không có cái nội lực này, bạn ra đi tham học, một vị thiện tri thức chỉ bạn đi một con đường, hai vị thiện tri thức tức là hai con đường, ba vị thiện tri thức chính là ở ngã ba đường, bốn vị thiện tri thức tức là ở ngã tư, vậy thì bạn đi về đâu? Bạn không biết đi đường nào rồi. Bạn có nội lực, bạn có thể biện biệt, có thể nhận thức thế là không sợ, có gần gũi nhiều thiện tri thức đi nữa, nhưng phương hướng của bạn, mục tiêu của bạn chắc chắn không thay đổi. (Nguồn: HT Tịnh KHông giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Tập 11)

+ Đọc Tụng Kinh có Lợi ích Phát triển trí tuệ hay trí huệ bát nhã:
Kinh là gì: ví dụ: Bát nhã ba la mật đa là pháp. Tâm là ví dụ. Kinh là bộ kinh này. Kinh có thông danh và biệt danh. Thông danh là thống nhiếp hết mọi bộ kinh. Biệt danh là mỗi bộ kinh có danh tự riêng biệt, những bộ kinh khác không có tên giống nhau. Tâm kinh bát nhã ba la mật đa là biệt danh của bộ kinh này. Bộ tâm kinh bát nhã ba la mật đa này thuộc trong bộ Bát Nhã, biểu thị tâm trong tâm.
Sao gọi là kinh ? Kinh tức là kinh pháp thường bất chuyển, không thể thay đổi. Một chữ cũng không thể bỏ được, hay cũng không một chữ được. Đó là kinh pháp thường bất biến.
Lại "kinh" là một con đường, nghĩa là tu hành phải đi qua một con đường nhất định. Chư vị có muốn tu hành à ? Nhất định chư vị phải đi trên đường đạo này. Nếu chư vị không đi trên đường đạo này thì sẽ bị lạc vào rừng rậm hoang vu. Chư vị phải nên đi trên đường tu hành thì không bị lạc đường. Ngày này qua ngày nọ đều được bình an, sáng suốt. Sao gọi là đi lạc ? Vì chư vị xưa nay quên mất, không biết tụng niệm kinh này. Qua ba bốn tháng, không tụng niệm nên quên mất, mới đi lạc. Tụng kinh được lợi ích gì ? "Tụng kinh không được lợi ích gì cả, chỉ mất thời gian, tốn sức thôi. Tụng bộ kinh này từ đầu cho đến cuối tốn khí lực, thời gian, tinh thần. Sao lại cho là có ích lợi ?"

Này chư vị cư sĩ ! Đừng để tâm vô minh che lấp. Chư vị đừng tìm cầu lợi ích. Càng tìm cầu thì càng không chân thật. Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng (nếu còn có tướng thì đều là hư giả cả). Nếu có hình có tướng mà chư vị có thể thấy được thì không phải là lợi ích chân thật. Tại sao lại không thấy được ích lợi ? Chư vị tụng kinh một lần thì tự tánh được rửa sạch một lần. Như khi chư vị tụng kinh Kim Cang, tụng qua một lần thì hiểu rõ ý nghĩa của kinh đôi chút. Tụng hai lần thì hiểu thêm nữa. Tụng ba lần thì lại càng hiểu rõ thêm. Tụng kinh khiến trí huệ tự tánh càng gia tăng. Nhưng khi trí huệ gia tăng thì chư vị không thể thấy, chỉ tự cảm giác thôi. Thế nên, lợi ích của sự tụng kinh không thể nói hết được.
Nhưng, không nên vì tụng kinh mà sanh ra phiền não. Chớ nói ": Này đạo hữu ! Đạo hữu tụng kinh quá nhanh, khiến tôi theo không kịp. Hoặc đạo hữu tụng kinh quá chậm, khiến tôi phải đợi. Hoặc tiếng tụng kinh của đạo hữu không hay lắm, khiến tôi không thích nghe."
Không nên dùng công phu tu học như thế. Chúng ta biết rằng mọi người đều là những kẻ mới bắt đầu học Phật pháp. Không phải ai cũng biết tụng kinh hết, hay có người biết tụng mà không muốn tụng. Nhưng, tất cả mọi người đều phải đồng tụng kinh. Được như thế thì ai ai cũng đều đồng huân tu tập. Lại nữa, không nên mình tìm lỗi xấu người; người khác tìm lỗi xấu mình. Nếu thật có lỗi xấu thì thì mọi người nhất định phải tự mình nhìn thấy. Nếu không tự mình nhìn thấy thì lỗi xấu càng ngày càng nhiều; tu hành không thể tương ưng với đạo được. Thế nên, tụng kinh tức là hộ giúp cho tự tánh mình. Hộ giúp việc gì ? Tức là hộ giúp khai mở trí huệ. Tụng kinh Kim Cang thì trí huệ được khai mở. Tụng tâm kinh cũng khai được trí huệ. Thế nên, chư vị bảo tụng kinh không có lợi ích nhưng kỳ thật sự lợi ích này rất lớn. Chư vị không thể thấy được lợi ích thì mới chân thật là lợi ích. Nếu chư vị thấy được lợi ích thì đó chỉ thấy ngoài da thôi. Đó là ý nghĩa của sự tụng kinh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Giảng về Phiền lão - Sóng phiền lão trở ngại phát triển trí huệ bát nhã:
Nay y chiếu theo kệ của tôi mà giảng giải.

"Hành đạo tu thân mạc ngoại tầm, (hành đạo tu thân chớ tìm ngoài)".
Chư vị muốn tu đạo, tu thân, thì chớ tìm bên ngoài. Không nên hướng ngoại tìm cầu, mà hãy tìm lại tự tánh của mình.
"Tự tánh bát nhã thâm mật nhân, (tự tánh bát nhã nhân thâm mật)".
Trong tự tánh bát nhã có hạt giống thâm mật.
"Bạch lãng xung tiêu hắc ba chỉ, (sóng bạc tiêu lặn biển đen dừng)".
Lúc tu đạo, sóng bạc tức là trí huệ, như nước chảy tạo thành sóng màu sắc trắng.
Sóng biển đen tức là phiền não. Khi sóng đen ngừng thì trí huệ tăng, pháp thậm thâm cũng cao siêu. Hành bát nhã ba la mật đa, lưu xuất pháp thậm thâm không ? Vì pháp này rất cao siêu, nhìn xem không thể thấy, nên gọi là bát nhã thậm thâm. Sóng đen dừng tức là phiền não dừng.

"Niết bàn bỉ ngạn nhậm vận đăng, (bờ Niết Bàn, từ từ leo lên)".
Một khi đã có trí huệ thì tự nhiên biết cách để đạt đến bờ niết Bàn, không bỏ phí sức lực nào.
"Thời hề thời vật thác quá, (thời qua thời chớ để trôi qua)".
Chúng ta tu đạo, thời gian rất quý báu, đừng để chúng trôi qua vô ích. Thế nên, thời qua thời chớ để trôi đi. Thời gian nào ? Tức là lúc hành thâm bát nhã ba la mật. Chư vị chớ nên để thời gian trôi qua vô ích.
"Thận chi thận thủ thiên chân, (thận trọng, thận trọng giữ thân chân)".
Chư vị phải cẩn thận, đừng để thời gian trôi mất, ngày đêm luống qua vô ích. Hiện tại phải tu hành đắc được pháp bát nhã thậm thâm, chân lý cao thượng.
"Yểu yểu minh minh thông hưu tức, (mờ mờ ảo ảo thông tin tức)".
Mờ mờ ảo ảo, nói nghe nhưng thực không nghe, nói thấy nhưng thực không thấy.
"Hoảng hoảng hốt hốt kiến bổn tôn, (vội vội vàng vàng thấy bổn tôn)".
Hiện nay, chư vị phải được tin tức mờ mờ ảo ảo, vội vội vàng vàng thấy bổn chân. Lại như không có hình tướng mà nói thấy hình tướng. Thấy bổn tôn tức là thấy rõ tự tánh của chính mình. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Đọc tụng Kinh Địa Tạng Bồ tát: Nên trì Tụng vào buổi tối - là vì Bạn phải tụng và hồi hướng cho Quỉ thần;

+ Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh là pháp căn bản, cả bộ kinh này nói về cái gì? Chính là nói về Phước thứ nhất. Bạn sẽ hỏi bốn câu trong phước thứ nhất này phải nói như thế nào? Cả bộ Ðịa Tạng Bổn Nguyện kinh này là chú giải [cho bốn câu này Hiếu dưỡng cha mẹ - Phụng sự sư trưởng - Từ tâm bất sát - Tu thập thiện nghiệp’]
Tu học đúng như lý, như pháp, đại sư Thiện Ðạo nói: ‘Vạn tu vạn người về’, ai cũng không bỏ sót. Nếu bạn tu không đúng như pháp thì sẽ chẳng vãng sanh nổi, Phật chẳng nói sai, là bạn đã hiểu sai ý tứ trong ấy. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta ‘Ðương hiếu ư Phật’, dạy chúng ta tôn sư trọng đạo, đây là giáo nghĩa của kinh Ðịa Tạng, nhất định phải hiểu những đạo lý này. (Nguồn: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký tập 5, HT. Tịnh Không)

+ Thực hành "Gieo Quẻ Chiêm Bói" với người Tu hành chân thật, theo Kinh được Đức Phật cho diễn nói Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo - Sách Hướng dẫn Làm Quẻ - Gieo Quẻ có ứng nghiệm - Trang 61 - 64

+ Giáo dục (Education): Giáo dục là việc luyện tập được đưa ra một cách sáng suốt, nhờ đó cho phép thanh niên trên thế giới tiếp xúc với môi trường của họ một cách sáng suốt và lành mạnh, tự thích nghi với các hoàn cảnh hiện có. (GDTKNM, 80–81)

+ Giáo dục phải là tiến trình mà nhờ đó thanh niên được dạy cách suy đoán từ nguyên nhân đến kết quả, để biết được lý do tại sao một số hành động nào đó bị ràng buộc một cách không tránh được để tạo ra một số kết quả nhất định và tại sao [dựa vào một vận cụ (equipment) trí tuệ và tình cảm nào đó, cộng với một đánh giá về tâm lý được biết chắc], các khuynh hướng cuộc sống rõ rệt có thể được xác định và một vài nghề nghiệp và cách sinh sống mang lại hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển, một lĩnh vực kinh nghiệm có lợi và hữu ích. (GDTKNM, 82–83)

+ Giáo dục Hoa ngữ dạy người điều gì, chúng ta phải nên hiểu rõ. Trung Hoa từ thời Hạ, Thương, Chu đến cuối đời nhà Thanh, tông chỉ giáo dục không hề thay đổi. Tông chỉ là gồm có ba việc:
- Thứ nhất, dạy bạn hiểu rõ mối quan hệ giữa người và người, bạn phải nên làm người như thế nào.
- Thứ hai, dạy bạn mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh tự nhiên.
- Thứ ba, dạy bạn hiểu rõ quan hệ giữa con người và thiên địa quỷ thần.

Bạn có thể thông đạt tường tận thì bạn chính là thánh nhân. Giáo dục của nhà Phật cũng là ba sự việc này. Nhà Phật cho dù là Tiểu Thừa hay Đại Thừa, cho dù là tông phái nào, tông chỉ của giáo dục cũng là ba điều:
- Điều thứ nhất là chuyển ác thành thiện, trong Ngũ Thừa Phật pháp (Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát thừa) là Phật pháp của hàng trời, người, bạn sẽ không bị đọa vào ba đường ác.
- Điều thứ hai là chuyển mê thành ngộ, bạn có thể siêu vượt sáu cõi luân hồi, siêu vượt ra khỏi tam giới, làm A-la-hán, Bích-chi-Phật, Bồ-tát, Phật.
- Điều thứ ba là chuyển phàm thành Thánh, đó chính là siêu vượt mười pháp giới, trong kinh Hoa Nghiêm thì gọi là Pháp Thân Đại Sĩ. (Nguồn: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - Tập 2)

+ Loại người không Thể Khuyên can.
Kinh chép: "Nói Pháp cho người ngu nghe cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ thì không thể khuyên can. Ðức Phật dạy - Có 10 trường hợp:
1. Một là tham lam che mất lương tri;
2. Hai là tham đắm sắc đẹp;
3. Ba là [Kinh in thiếu đoạn nầy] ;
4. Bốn là kẻ ngang tàn bạo ngược;
5. Năm là kẻ nhút nhát;
6. Sáu là kẻ khờ khạo lừ đừ;
7. Bảy là kẻ kiêu ngạo buông lung;
8. Tám là người ưa đấu tranh;
9. Chín là người chấp tập tục si mê;
10. Mười là kẻ tiểu nhân.
Ấy là mười trường hợp ta không thể khuyên can. Kinh chép: "Nói Pháp cho người ngu nghe cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ thì không thể khuyên can." (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Những tánh khiến người ấy trở thành khó nói/ Khó góp ý/ Khó tư vấn, chỉ bảo?
(1) Chư Hiền, ở đây, vị Tỷ-kheo có ác dục bị ác dục chi phối;
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo khen mình chê người, như vậy là một tánh khiến trở thành khó nói.
(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối;
(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành người có hiềm hận;
(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp;
(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ;
(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chống đối vị đã buộc tội mình;
(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã buộc tội mình;
(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình;
(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề,
để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình;
(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội;
(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo hư ngụy và não hại;
(13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo tật đố và xan tham;
(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo lừa đảo và lường gạt;
(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo ngoan mê và quá mạn;
(16) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả;
Chư Hiền, như vậy được gọi là những tánh khiến trở thành khó nói. (Nguồn: 15. Kinh Tư Lượng)

Khuyên bảo lẫn nhau để dứt trừ lỗi, đó là nói có sự giúp đỡ qua lại với nhau. Trong Phật pháp, thực sự rõ biết rằng nhân quả [báo ứng] tương quan trong cả ba đời: [quá khứ, hiện tại và tương lai], cho nên việc khuyên bảo sửa lỗi là quan trọng thiết yếu hơn hết.

Chỉ khuyên can không quá 3 lần: Tập khí xấu ác rất nặng nề, trong sách Luận ngữ có nói đến. Sách Luận ngữ là do Khổng tử nói ra. “Bạn bè [khuyên can] quá nhiều lần thì thành ra xa cách.” Cho nên, hiện nay so [với thời trước] khó khăn hơn rất nhiều. Khuyên bảo sửa lỗi không được quá ba lần. [Khuyên can] ba lần trở lên thì đã thành kẻ ác rồi, tình bạn bè thành ra xa cách. Không chỉ là xa cách, mà còn kết thành oán thù. Do đó có thể biết rằng, việc khó nhất trong đời này là [hiểu được] lòng người. Đó gọi là: “Thành tựu công việc đã khó, làm người còn khó hơn.”

=> Người thực sự thấu tình đạt lý, Nho gia gọi là người quân tử, là người thực sự thông hiểu ý nghĩa [thích hợp] lòng người. Thấu tình đạt lý đến mức rốt ráo thì đó là bậc thánh nhân, trong Phật pháp chúng ta tôn xưng là Phật, Bồ Tát. Chúng ta ngày nay tội lỗi đầy mình, khởi tâm động niệm, nói năng hành động đều là bất thiện, chư Phật, Bồ Tát vì sao không đến khuyên bảo sửa lỗi cho ta? Vì sao không thể đến dạy dỗ chúng ta?

Chúng ta tự mình suy ngẫm xem, chư Phật, Bồ Tát đến dạy dỗ, liệu chúng ta có tiếp nhận hay không? Không thể tiếp nhận. [Khuyên bảo] quá ba lần liền thấy phiền toái, ghét giận, rồi cũng sẽ xem chư Phật, Bồ Tát là kẻ oan gia thù nghịch. Cho nên chư Phật, Bồ Tát vì lòng từ bi mà không đến với chúng ta. Các ngài không đến là từ bi, là bảo vệ mối quan hệ tốt, không để quan hệ tốt hiện nay với quý vị phải hóa thành xa cách. Đợi khi nào quý vị thực sự giác ngộ, thực sự muốn quay đầu, ở trong sáu đường đã chịu đựng đủ mọi khổ não, bừng lên được một ý niệm giác ngộ, một niệm quay đầu hướng thượng, khi ấy [chư Phật, Bồ Tát] sẽ đến [giúp quý vị] như những người bạn tốt. Phương thức của chư Phật, Bồ Tát là như vậy, rất đáng cho chúng ta tham khảo.

[Nếu người ta] không chịu nghe lời khuyên thẳng thắn, không chịu nghe lời hiền thiện, thì hãy tạm thời rời xa. Nhất định phải đợi khi họ muốn quay đầu hướng thiện mới quay lại tiếp cận. Như thế là ý nghĩa cảm ứng giao hòa trong đạo hết sức lớn lao. (Trích lục từ: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải, Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến. Giảng ngày 20 tháng 9 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 101, số hồ sơ: 19-012-0101)

+ Lục nghệ: ... Khổng Tử có ba ngàn học sinh. Ngài thông suốt lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, gọi là lục nghệ. Ðệ tử Ngài có bảy mươi hai người cũng thông suốt lục nghệ. Lễ tức là những lễ tiết, lễ nghi về hôn nhân, mai táng, hay là cúng tế. Nhạc tức là âm nhạc. Xạ tức là bắn cung. Ngự tức là cởi ngựa, đánh xe. Thư tức là ghi chép, lịch sử. Số tức là toán thuật. Mỗi một môn nào cũng phải hoàn toàn tinh thông, thì mới được gọi là một người hoàn toàn. (Nguôn: Xem tại đây)

+ Các nghành Nghề chính theo Đào tạo đại học:
01. Chăm sóc và thể dục thẩm mỹ
02. Du lịch và dịch vụ nhà hàng khách sạn
03. Giáo dục và đào tạo
04. Máy tính và công nghệ thông tin
05. Khóa học xã hội và truyền thông
06. Khoa học ứng dụng và cơ bản
07. Kinh doanh và quản lý
08. Kiến trúc và xây dựng
09. Kỹ thuật
10. Luật
11. Nghệ thuật sáng tạo và thiết kế
12. Nhân văn
13. Nông nghiệp và thú ý
14. Y tế và sức khỏe (Nguồn: Nghành nghề - đào tạo đại học)

+ Ngũ giới theo Phật dậy
1. Giới sát: Không sát sinh
2. Giới đạo: Không trộm cướp
3. Giới dâm: Không tà dâm
4. Giới vọng: Không nói dối hay sai sự thật
5. Giới Không uống diệu: Uống riệu say thành người loạn tâm trí - Trí tuệ mê mờ, ngu tối. Biến con người thành con thú giữ.

+ Ngũ giới - Minh Triết mới (ASCLH, 184):
1. Vô tổn hại (harmlessness).
2. Chân thật (truth).
3. Không trộm cắp (abstention from theft).
4. Tiết dục (abstention from incontinence).
5. Không tham lợi (abstention from avarice).

+ Theo Ngũ thường nhà nho/ Dịch học
1. Nhân: Không gây tổn hại; Không sát sanh hại vật; Bảo vệ sự sống muôn loài; Tâm Từ Bi; Đạo hiếu
2. Nghĩa: Không tham lợi; Trung thành; Tâm Hỷ Xả
3. Lễ: Kính trọng, Lễ phép, Lễ lạy; Ca ngợi, tán thán Tam Bảo Phật Pháp Tăng; Tin sâu Nhân quả - Luân hồi;
4. Trí: Xóa bỏ vô minh - Không còn mê tín dị đoan vì đã có đủ trí tuệ phân biện cát hung, tốt sấu, quan trọng và không quan trọng, lên làm và không nên làm; Hiểu rõ về Nhân nào thì quả đấy.
5. Tín: Sống chân thật - Không nói dối;

+ Theo Lục đại tông chỉ cung tương tự Ngũ giới
1. Không tranh, tức là không sát sinh.
2. Không tham, tức là không trộm cắp.
3. Không cầu, tức là không dâm dục.
4. Không ích kỷ, tức là Không nói giối.
5. Không tư lợi, tức là không uống rượu./. (Nguồn: Xem Tại đây)

Xem thêm: Giữ Ngũ giới - HT Tuyên Hóa
Xem thêm: Giữ ngũ giới

+ Hay Cười - Hay Khóc: ... Trước đây tôi đã nói qua rằng: Ngồi ở đâu cũng đừng lay động đầu gối. Đứng ở đâu cũng không rung quần. Khi mừng chớ cười to như phát cuồng. Lúc nổi giận cũng không cao giọng gào thét. Cho nên gọi là: Nghĩ trước nói sau, vui rồi thì cười, phải nghĩa mới lấy, đến đâu cũng đều nghĩ về người khác, chứ không nghĩ cho cá nhân mình. Cho nên người học Phật, thứ nhất là phải giữ giới luật. Vì sao ai đó có thể không khóc, không cười? Không khóc, không cười tức là có định lực. Người không có định lực mới khóc, mới cười. Quý vị có được định lực thì mới có trí tuệ. Quý vị không có định lực, tức là quý vị không có giữ giới. Quý vị nói mình có trí tuệ, nhưng lại không dùng được chút nào (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tám gió - Gió nghiệp - Khổ đau cũng là một loại gió:
Sao gọi là tám gió. Tức là xưng, kỵ, khổ, lạc, lợi, suy, đắc, thất.
1. Xưng nghĩa là xưng tán, tán thán, ca tụng - KHEN. "A ! Đạo hữu thật là Phật tử chân chính, lại hiểu rõ Phật pháp, có trí huệ, cũng rất thông minh, biện tài vô ngại !" 
Đó là xưng tán chư vị
2. Kỵ nghĩa là kỵ phúng, khiển trách, chỉ trích - CHÊ. "Sao đạo hữu lại học Phật pháp. Hiện tại là thời đại khoa học. Học những lời cổ xưa cả mười tám đời, thật không có ý nghĩa gì hết. Hãy suy nghĩ kỹ. Thời đại khoa học sao lại học Phật pháp, nhân nhân quả quả, vô nhân vô ngã. Trong thời đại khoa học, mình là mình và người lại là người." Đó là lời kỵ phúng (chê bai).
3. Khổ - KHỔ ĐAU cũng là một loại gió.
4. Lạc tức là an lạc - HẠNH PHÚC, sung sướng. Ăn ngon, mặc đẹp, ở sang trọng, ngày ngày đều sung sướng an lạc. Việc gì cũng mong tốt đẹp hết. Đó là một loại gió.
5. Lợi tức là lợi ích, danh vọng - DANH THƠM. "Tôi tu hành rất khổ cực. Tôi cũng không khởi vọng tưởng, lại có người cúng dường cả chục ngàn đồng để giúp tôi xây chùa, nên tâm tôi rất vui vẻ".
6. Suy là suy bại, không danh vọng - TIẾNG XẤU. Có người muốn phá hoại, nói :" Hòa Thượng kia không tốt. Việc gì thầy cũng làm. Chớ nên tin tưởng thầy đó. Tốt nhất là hãy tin tôi."
7. Đắc nghĩa là lợi dưỡng ĐƯỢC.
8. Thất tức là không lợi dưỡng - MẤT.
Chúng đều là gió cả. Gió mưa tám hướng mà không khinh sợ thì tám gió thổi đến cũng không động.

"Quyện chi tắc thối tạng ư mật, (cuộn lại giữ gìn trong bí mật)".
Bộ kinh này phải nên để nơi thanh tịnh, không nên để nơi bất kính. Chư vị phải tôn kính bộ kinh này.
"Phóng chi tắc di lục giáp trung, (mở ra chấn động khắp thế gian)".
Một khi mở kinh ra thì trí huệ Bát Nhã phóng quang đầy khắp sáu phương (tức đông tây nam bắc và trên dưới). Chư vị có thấy pháp môn Bát Nhã vi diệu lắm không. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Kinh Tám ngọn gió đức Phật dậy
1. Được và Mất (Làbha và Alàbha)
Được và mất, hay nói cách khác, lợi lộc và lỗ lãi. Dĩ nhiên, khi được lợi thì người ta thỏa thích, vui mừng. Nhưng đến khi lỗ lã thì phiền não bắt đầu khởi phát. Nhiều trường hợp lỗ lã quan trọng làm cho người ta loạn trí, lắm khi đưa đến cảnh quyên sinh mạng sống, nếu không còn chịu đựng được nữa. Chính trong những hoàn cảnh tương tợ, ta phải biểu dương tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản, không để quá chao động. Trong lúc vật lộn với đời sống, tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng, lúc trầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng đối phó, nhất là trong nghịch cảnh.
Mất một vật gì, tất nhiên ta cảm thấy buồn. Nhưng chính cái buồn ấy không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phải nghĩ rằng ai đó có thể hưởng vật kia, mặc dầu họ hưởng một cách bất chánh. Ước mong người ấy được vui vẻ, an lành và hạnh phúc. Hoặc giả ta có thể tự an ủi: "Đây chỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng." Hoặc giả ta có thể chấp nhận một thái độ triết lý cao thượng: "Không có gì là 'Ta', không có cái gì là 'Của Ta'".
Ta phải dũng cảm chịu đựng những lỗ lã, thua thiệt, mất mát. Phải đương đầu với nó, và như câu "họa vô đơn chí" diễn tả, nó có thể đến một cách đột ngột, từng đoàn, từng đám đông, chớ không đơn độc. Ta phải điềm tĩnh đối phó, với tâm Xả (upekkhà) hoàn toàn, và nghĩ rằng: đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đức tánh Xả ly cao thượng nầy.
2. Danh tiếng: Danh Thơm và Tiếng Xấu (Yasa và Ayasa)
Danh thơm và tiếng xấu là cặp thăng trầm khác mà ta phải đối phó hàng ngày.
Danh thơm, chúng ta hoan hỷ đón mừng. Tiếng xấu thì chúng ta không thích. Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm cho ta phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thích được trứ danh...
Thật ra, chúng ta không cần chạy theo danh thơm, tiếng tốt. Nếu ta xứng đáng, ắt nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ thì ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mời ong, hay mời bướm.
Còn tiếng xấu thì sao? Chúng ta không thích nghe, hay nghĩ đến. Chắc chắn là khi những lời nói xấu lọt vào tai, nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng, khó chịu. Nỗi khổ tâm càng sâu đậm hơn, nếu những lời gọi là tường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công và hoàn toàn sai lạc.....
3. Ca Tụng và Khiển Trách (Pasamsà và Nindà)
Được ca tụng và bị khiển trách là hai hoàn cảnh thăng trầm khác, hằng ảnh hưởng đến nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, khi được ca tụng thì ta nở mặt nở mày, hân hoan thỏa thích. Lúc bị khiển trách thì tinh thần suy sụp, ủ dột buồn rầu. Đức Phật dạy rằng giữa những lời ca tụng hay khiển trách, bậc thiện trí không thỏa thích, cũng không ủ dột ưu phiền, mà tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dưới cơn bão táp phong ba của đời sống. Nếu chúng ta xứng đáng, những lời khen tặng quả thật êm tai. Nhưng nếu ta không xứng đáng, như trường hợp có người nịnh bợ, thì những lời ấy dù có êm tai, cũng sẽ làm cho ta thất vọng, và là một tai hại....
Kẻ si mê lầm lạc chỉ tìm cái xấu, cái hư của người khác mà không nhìn cái tốt cái đẹp của ai....
Nguyền rủa, chửi mắng là chuyện thường tình. Càng hoạt động, càng phục vụ, chúng ta càng trở nên trưởng thành hơn, và càng phải chịu vu oan, nói xấu, phỉ báng nhiều hơn.
4. Hạnh Phúc và Đau Khổ (Sukha và Dukkha)
Hạnh phúc và đau khổ là cặp thăng trầm cuối cùng. Nó cũng có nhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại.
Điều gì làm được dễ dàng là hạnh phúc. Cái gì khó chịu đựng là đau khổ. Thông thường, thỏa mãn điều mong ước là hạnh phúc. Nhưng, liền khi vừa đạt được điều mong ước ấy, ta đã ước mong một loại hạnh phúc khác. Phần đông chúng ta thỏa thích trong sự thọ hưởng những lạc thú của đời sống. Nhưng cũng có hạng người thỏa thích trong sự từ khước, buông bỏ các lạc thú ấy. Không luyến ái, hay vượt lên trên mọi khoái lạc vật chất, là hạnh phúc đối với người đạo đức. Hạnh phúc Niết Bàn -- tức trạng thái thoát ra khỏi mọi đau khổ -- là hình thức hạnh phúc cao thượng nhất.
Chúng ta vui vẻ đón mừng hạnh phúc. Nhưng đau khổ thì không được niềm nở tiếp nhận. Đau đớn (vật chất) và phiền muộn (tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức. Chúng ta đau khổ khi phải chịu bệnh hoạn, già yếu, đó là lẽ tự nhiên. Phải điềm tĩnh chịu đựng những khổ đau đó.
Lắm khi chúng ta phải xa lìa thân bằng, quyến thuộc. Cảnh biệt ly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận thức rằng mọi kết hợp đều phải chấm dứt trong cảnh biệt ly. Đó là luật Vô thường, và đây là cơ hội quý báu để ta thực hành tâm Xả....... (Nguồn: Tám Pháp Thế Gian)

+ Xem thêm về tám ngọn gió: Tám pháp thế gian

+ Có 3 nhóm trí tuệ mãnh liệt kích động bản chất dục vọng:
2.3.1. Người hướng nội về mặt trí tuệ: Bận rộn một cách sâu sắc với các hình tư tưởng tự tạo và thế giới tư tưởng được họ tạo ra, tập trung quanh một hình tư tưởng năng động duy nhất mà họ đã xây dựng. Họ luôn luôn làm việc hướng tới một bước ngoặt, và bước ngoặt này có thể được giải thích bởi thế giới như: sự phát hiện một thiên tài; một nỗ lực sáng tạo nào đó; hoặc những biểu lộ dữ dội của sự tuyệt vọng khi người này cố gắng để thoát khỏi kết quả của sự nghiền ngẫm bên trong của y theo đường lối đã chọn. (460-1)
2.3.2. Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng: Trong các giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi – chuyển sự tập trung thông qua việc gợi lên một mối quan tâm khác cao hơn, bởi sự phát triển ý thức xã hội, và nếu có thể bằng sự tiếp xúc với linh hồn. Nếu không nó sẽ làm cho người này cuối cùng trở thành không thể xúc động, vì y trở nên cố thủ trong một thành lũy của các hình tư tưởng riêng của y liên quan đến bản thân y và hoạt động của y. Loại người cung 1 và 5 dễ xảy ra. (461)
2.3.3. Người hướng ngoại về mặt trí tuệ: Những người trở nên hướng ngoại mạnh mẽ bởi sự mong muốn áp đặt các kết luận họ đã đạt được lên trên đồng loại của họ. những người cung 3 và 6 dễ bị sự rối loạn này. Họ gồm mọi loại người, từ nhà thần học có thiện ý và người theo giáo điều cố chấp hầu như được tìm thấy trong các trường phái tư tưởng; đến người cuồng tín làm cho cuộc sống thành một gánh nặng cho mọi người xung quanh y khi y tìm cách áp đặt quan điểm của y lên họ; và người điên vì trở nên bị ám ảnh với linh thị của y rằng y phải được cất giữ cẩn thận. (462)
(Xem: Rối loạn Chia rẽ, Kích thích, Tích hợp và cách chữa trị )

Nguồn: Tổng hợp về cõi trí - thượng và hạ trí

+ Phân biện (Viveka, discrimination): Tư ngữ Bắc Phạn Viveka là phân biện. Chính bước đầu tiên trên con đường huyền linh học ... là sự phân biện giữa thực với hư, giữa bản thể với hiện tượng, giữa Ngã với Phi Ngã, giữa tinh thần với vật chất. (ĐĐTNLVTD, 225)

+ Phân biện: thể trí học cách chọn lựa điều tốt, cái đẹp và sự thật (GQ2.7)

+ Phân Biện_CSDK: Thường hiểu là sự phân biện giữa cái chân và cái giả đã đưa con người vào Đường Đạo. Hiểu như thế thì đúng, nhưng cần hiểu hơn thế nữa, phải được thực hành, chẳng những chỉ lúc mới bước vào Đường Đạo mà thôi, mà còn ở mỗi bước đi trên đó, mỗi ngày cho đến hết con Đường Đạo. Con bước vào Đường Đạo vì con được biết rằng chỉ có trên đó con mới tìm được những điều đáng thâu thập. Người không hiểu biết làm lụng để được giàu sang và quyền thế, nhưng những sự giàu sang và quyền thế này chỉ kéo dài lâu lắm là một đời thôi, bởi thế chúng không thật. Có nhiều sự việc lớn lao hơn những sự giàu sang và quyền thế này – những sự việc đó có thật và lâu bền; một khi con đã thấy những sự việc này, con sẽ không còn ham muốn những cái kia nữa.
Trên Thế Gian này chỉ có 2 hạng người: Hạng hiểu biết và không hiểu biết; và chính sự hiểu biết này mới là điều đáng kể; Tôn Giáo và chủng tộc của một người không phải là điều quan trọng. Điều thật quan trọng chính là sự hiểu biết này, sự hiểu biết về Cơ Trời đối với Con Người. Vì Thượng Đế có một Thiên Cơ, và Thiên Cơ đó là sự tiến hóa. Khi người nào đã trông thấy Thiên Cơ và thật sự hiểu nó, y không thể không làm việc cho nó, hòa mình làm một với nó, vì nó vinh quang và đẹp đẽ vô cùng. Thế cho nên, vì y đã hiểu, y sẽ thuận theo lẽ Trời, quyết tâm làm lành lánh dữ, phục vụ sự tiến hóa chớ không phải vì ích kỷ. (Nguồn: Sách Dưới Chân Thầy)

Xem: Tổng hợp về Hạnh Phân Biện

+ LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ NHÌN THẤU ĐỂ CÓ MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC
- KHÔNG TRANH CHẤP LÀ TỪ BI 
- KHÔNG TRANH LUẬN LÀ TRÍ TUỆ 
- KHÔNG NGHE THẤY LÀ SỰ THANH TỊNH
- KHÔNG QUAN SÁT LÀ SỰ TỰ TẠI
- KHÔNG THAM LAM LÀ BỐ THÍ
- BỎ ÁC LÀ CÁI THIỆN
- SỬA ĐỔI BẢN THÂN LÀ SÁM HỐI
- NHÚN NHƯỜNG CHÍNH LÀ LỄ PHẬT
- THA THỨ LÀ GIẢI THOÁT
- BIẾT ĐỦ CHÍNH LÀ BIẾT BUÔNG BỎ
- LỢI CỦA MỌI NGƯỜI CHÍNH LÀ CÁI LỢI CỦA BẢN THÂN.
  * NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
+ Ðức Phật dạy:
"Tỳ-kheo các ông! Nếu có trí huệ thì không tham đắm, vướng mắc. Thường tự xét mình, chẳng để có sai sót. Như vậy thì ở trong pháp ta có thể được giải thoát. Nếu chẳng được vậy, thì chẳng phải người tu đạo, cũng chẳng phải người thế tục, chẳng có tên để gọi.
"Trí huệ thật là chiếc thuyền bền chắc đưa người vượt qua biển già, bệnh, chết; lại như ngọn đèn lớn sáng soi trong chỗ vô minh đen tối; như món thuốc hay trị được hết thảy bệnh tật; như cái rìu sắc bén đốn ngã cây phiền não. Vậy nên các ông phải lấy các môn trí huệ là nghe biết, suy xét, tu tập mà tự làm tăng thêm phần ích lợi. Nếu người được sự chiếu sáng của trí huệ, thì dù chỉ có mắt thịt, nhưng chính thật là người thấy rõ tất cả. Như vậy gọi là trí huệ." - Nguồn: Xem tại đây
+ Trí huệ chân chính (True idea): Một ý tưởng xuất phát từ các phân cảnh trực giác của tâm thức thiêng liêng là một trí huệ chân chính.(VCVTDT, 189)
+ Trí huệ Từ Đâu Mà Có: TRÍ HUỆ CHẲNG LÌA GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, NHẤT ĐỊNH TỪ GIỚI - ĐỊNH MÀ KHAI TRÍ HUỆ, TRÍ HUỆ MỚI THẤU LỘ. (Nguồn: PS Tịnh Không Giảng)

+ Chân thật: Điều này chủ yếu có liên quan tới việc sử dụng lời nói và các cơ quan phát âm, và có liên quan tới sự “chân thật tận thâm tâm” (“truth in the inmost part”) sao cho sự chân thật biểu lộ ra bên ngoài. (ASCLH, 185)

+ Ăn thịt - Ðức Phật dạy: Ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác (súc sinh, ngạ quỷ, thiên nhân, v.v.), đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ. (*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) _ Kinh Lăng Già

+ Ca Diếp hỏi Phật rằng: "Sao hồi trước Ngài cho phép tỳ kheo ăn 'ba loại tịnh nhục' hoặc ngay cả 'chín loại tịnh nhục'?"
Phật trả lời: "Ta định chế như thế vì sự cần thiết vào lúc đó, và để dẫn độ dần dần cho tới khi họ thật sự bỏ được thịt." _ Kinh Niết Bàn.
* Tam tịnh nhục là 3 món thịt: 
1. Mắt chẳng ngó thấy người ta giết con vật. 

2. Tai chẳng nghe tiếng con vật bị giết. 
3. Chẳng nghi là giết vì mình. 

+ Không ăn thịt:
Vịêt dịch: đức Phật bảo “A Nan ! Ta cho phép chúng Tỳ-khưu ăn Ngũ Tịnh-nhục; thịt ấy đều do thần lực của Ta hóa sanh chớ vốn không có mạng căn. Bà-la-môn các ông ở nơi nóng, ẩm, lại thêm có đá sạn nên rau cỏ không sống được; vì thế, Ta dùng thần lực đại bi gia hộ, do đại từ bi mà giả gọi là thịt cho các ông có được cái vị. Làm sao sau khi Như Lai diệt độ, những kẻ ăn thịt chúng sanh lại gọi là Thích tử (Đệ tử phật Thích Ca) được?”

+ MUỐN ĐỘ CHÚNG SINH THÌ TRƯỚC HẾT MÌNH ĐỪNG ĂN THỊT - Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.

Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!

Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh (Nguồn: Vô Lượng Thọ Phật)

+ Minh Triết Mới - Thức ăn động vật (kém hơn là dùng khoáng chất làm thuốc) đã tạo ra sự pha trộn thần chất và pha trộn các rung động vốn không hợp nhau. Giới thực vật ở vào một tình huống hoàn toàn khác hẵn, một phần nghiệp quả của giới này nằm trong việc cung cấp thức ăn cho con người. Việc này đưa đến kết quả là sự chuyển hóa cần thiết sự sống của giới đó vào giai đoạn cao hơn (giai đoạn động vật) vốn là mục tiêu của giới thực vật. Tất nhiên việc chuyển hóa sự sống thực vật xảy ra trên cõi trần. Do đó, sẽ có lợi khi chọn thực vật làm thức ăn. Việc chuyển hóa đời sống của súc vật vào giới nhân loại xảy ra trên các phân cảnh trí cảm. Do đó, hiểu về mặt huyền bí, dùng súc vật làm thức ăn cho con người sẽ không có lợi. (LVLCK, 645–646)

+ Giới Định Tuệ/ Huệ - Tam Minh là ba nguồn Tâm lực sáng suốt, thấu tột khắp không gian, thời gian, không chướng ngại. Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy đó là Ba Pháp Yếu từ Bát Chánh Đạo mà xưa kia Bồ tát Tất-đạt-đa tu hành trải qua ba vô số kiếp, đối trị với ba căn bệnh độc chướng Tham-sân-si và nay Ngài đã thành tựu Vô thượng Bồ đề:
- Giới  gồm Chánh ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh mạng.
- Định gồm Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm và Chánh định.
- Huệ  gồm Chánh kiến, Chánh Tư duy. Đó là điều kiện tiên quyết để đi vào Thánh đạo và đạt tới Niết-bàn. (Nguồn:Xem tại đây)

+ Căn bản trí - Trí Huệ: Đức Phật dạy chúng ta cầu căn bản trí, cầu căn bản trí chính là tu giới định tuệ,
- Nhân giới được định,
- Nhân định phát tuệ,
Tuệ đó là căn bản trí. Tuệ đó có thể chính chúng ta cũng không biết, khởi tác dụng mới biết, khởi tác dụng là gì? Căn bản không thông qua tư duy, người khác đặt câu hỏi, quý vị tùy khẩu trả lời, giải đáp của trí tuệ, đó là gì? Căn bản trí khởi tác dụng, khởi tác dụng quý vị sẽ biết. Không khởi tác dụng là bát nhã vô tri, đó là căn bản trí. Khởi tác dụng vô sở bất trí, không ai hỏi thì không biết, có người hỏi lập tức xuất hiện. Đây không phải tri thức, đây là trí tuệ chân thật.(Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Tam Vô lậu học - Giới Định Tuệ:
Việt dịch: Đức Phật bảo ngài A-Nan: “Ông thường nghe Ta tuyên thuyết ba nghĩa quyết định của sự tu hành trong Tỳ-nại-da. Đó là: Nhiếp tâm là giới, do Giới sanh Định, do Định phát Huệ. Đó gọi là Tam Vô-Lậu Học.”
Giảng nghĩa:
Đức Phật nói với ngài A-Nan rằng: “Ông luôn luôn được nghe những gì Ta nói. Vậy khi Ta giảng về các đạo lý trong Giới-luật, hẳn ông đã từng nghe Ta nêu ra những đạo lý tu hành này. Tu hành thì cần phải căn cứ theo ba nghĩa quyết định--ba điều cố định, bất biến, dứt khoát không thể sửa đổi. Vậy, ba nghĩa quyết định đối với sự tu hành này là gồm những gì? Đó là: Nhiếp tâm là Giới, do Giới sanh Định, do Định phát Huệ.” Ba nghĩa quyết định này là về Giới, Định và Huệ. “Nhiếp” tức là nhiếp thủ, nhiếp trì, có nghĩa là thâu giữ, thu hút, giống như đá nam-châm hút sắt vậy.
Thế nào gọi là “nhiếp tâm”? Tâm của chúng ta, đặc biệt là cái tâm phan-duyên, suốt ngày chỉ toàn âm mưu, toan tính chuyện lợi dụng người khác, nghĩ cách kết thân với những người giàu có hoặc có thế lực để dựa dẫm, trục lợi. Lúc nào cũng nghĩ ngợi những chuyện như thế tức là có tâm phan-duyên, và chính là không nhiếp tâm. “Nhiếp tâm” có nghĩa là thâu hồi cái tâm phan-duyên trở lại, không cho nó đi “phan duyên,” không để cho nó chạy rông nữa. Thế nhưng, cái tâm này, quý vị không muốn nó chạy, nó cũng tự động chạy; quý vị bảo nó đừng khởi vọng tưởng, song chưa tới một phút là vọng tưởng lại ùn ùn dấy lên rồi! Vọng tưởng này ngừng thì vọng tưởng kia dấy khởi, niệm trước vừa diệt thì niệm sau liền sanh; niệm sau vừa diệt thì niệm sau nữa lại sanh – đó chính là cái tâm phan-duyên “niệm niệm chẳng ngừng” vậy.
Thế thì bây giờ phải làm sao? Phải nhiếp trì tâm phan-duyên--thâu nhiếp cái tâm ấy trở lại và giữ nó ở yên một chỗ! Chúng ta sở dĩ không thể thành Phật, không thể khai ngộ, không thể liễu Đạo, chính là vì chúng ta chưa khống chế được cái tâm này. Nếu khống chế được cái tâm này, giữ được nó ở yên một chỗ, thì chẳng có chuyện gì mà chúng ta không làm được; và bấy giờ, mọi việc đều thành công, mọi sự đều thành tựu. Cho nên, trước hết, chúng ta cần phải thâu nhiếp và chế ngự cái tâm phan-duyên; và đó chính là Giới, tức là biện pháp để “chỉ ác phòng phi” (chấm dứt điều ác và ngăn ngừa sự sai trái).
Trước hết, quý vị cần phải có được Giới. Có được Giới thì cũng giống như chậu nước đục được để yên, không bị khuấy động. Khi không còn chao động nữa thì đất cát từ từ lắng xuống đáy chậu, nước trở nên trong trẻo. Đó là “do Giới sanh Định” vậy. “Định” tức là không dao động, không chao đảo. Do không dao động mà sanh ra “Định.” Khi không còn bị dao động, lay chuyển nữa, tức là có được Định rồi, thì sẽ “do Định phát Huệ”; như lời Bồ-tát Văn-Thù Sư-Lợi:
“Sạch tột, sáng thông suốt.”
(Tịnh cực, quang thông đạt.)
Hễ trong sạch tới cực điểm thì tự nhiên ánh sáng sẽ soi tỏ, xuyên suốt tất cả; “quang thông đạt” tức là được khai ngộ. “Do Định phát Huệ” nghĩa là từ trong Định sẽ nảy sanh trí huệ chân chánh.
“Đó gọi là Tam Vô-Lậu Học.” Giới, Định và Huệ được gọi chung là ba môn học vô-lậu. Nếu quý vị giữ Giới thì sẽ có được Định, và từ Định sẽ nảy sanh Trí-huệ. (Nguồn: Kinh Thủ LN - HT Tuyên Hóa)

+ Định và Huệ - Đức Phật nói:
Như huyễn tam-ma-đề

Trong khoảnh khắc, vượt hàng vô học.
Giảng giải:
Còn gọi bằng một tên khác, Như huyễn tam-ma-đề. Tam-ma-đề là tiếng Sanskrit, Samāpatti; Hán dịch là đẳng trì; có nghĩa là duy trì tính quân bình của định (samadhi) huệ. Bằng trí huệ, ta có thể mở được sáu nút. Với định, ta sẽ không tạo ra sáu nút nữa. Trong Tam-ma-đề, định huệ đẳng trì nầy, hành giả có thể trong khoảnh khắc, vượt hàng vô học. ‘Trong khoảnh khắc’, tức là ‘trong khoảng khảy móng tay.’ Chẳng mất chút nào thời gian, quý vị có thể vượt qua vị trí của hành hữu học và đạt đến vị trí của hàng vô học, có nghĩa là, quả vị thứ tư của hàng A-la-hán. Sơ quả, quả vị thứ nhì, quả vị thứ ba vẫn còn ở trong hàng hữu học. Chỉ trong khoảng gảy móng tay, hành giả có thể chứng được quả vị thứ tư, thành A-la-hán...
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Giảng về Giới Định Huệ/ Tam vô lậu học: Tam vô lậu học gồm có ba phần gọi là Giới-Định-Huệ. Sau này các Bác sẽ thấy ba giai đoạn này rất gần và tương tợ với những chuyện Thầy thường nói về kỹ thuật, nghệ thuật, và đạo thuật là ba giai đoạn tiến hoá trong cuộc sống. Bất kỳ chuyện gì mình làm cũng đi từ kỹ thuật cho đến khi tay mình quen, thuần thục rồi, thì tới nghệ thuật, nghệ thuật giỏi rồi thì đến đạo thuật; khi mình đạt tới đạo thuật là bất kỳ lúc nào trong cuộc sống, mình cũng có thể lan toả ra cái đạo. Nhưng đối với những người bắt đầu tu, Giới là kỷ cương, khuôn phép. Định là sự an định của tâm hồn. Huệ là sự sáng suốt do tâm hồn an định đó tạo ra. Đó là ý nghĩa thông thường nhất.

Hồi xưa đức Phật có cho một thí dụ rằng, “Nếu các con muốn bật đèn cầy lên, gió nhiều quá, con lấy tay che lại, con che phía trước, thì gió đánh phía sau, con che phía sau, thì gió đánh ngang hông, con che ngang hông, thì gió đánh phía dưới lên, con phải làm sao? Con đem đèn cầy vào trong phòng kín, đóng cửa lại, thì gió không tạt, lửa đèn cầy không bị tắt. Phòng kín đó là Giới, là khuôn phép ngăn chận gió bên ngoài đánh vào. Khi bị gió, lửa đèn cầy lúc nào cũng phập phồng, lên xuống; khi để đèn cầy vào phòng thì đèn lắng xuống, lửa cháy to lên, mạnh, và sáng. Sự mạnh và sáng đó là Định với Huệ đi liền với nhau. Định là sự lắng đọng của ngọn lửa, Huệ là sự toả sáng; hai thứ đó gần như đi liền với nhau, nên mình khó thấy được. Đó là một thí dụ về Giới-Định-Huệ hay nhất và căn bản nhất của nhà Phật, và chính đức Phật là người dạy cho chúng ta thấy để mà tu.

Ứng dụng tu Giới Định Huệ trong buôn bán rất hay, mời xem trang nguồn thầy giảng rõ: Thầy Hằng Trường giảng Giới Định Huệ

+ Hệ Mặt Trời nằm trong thiên hà có tên Ngân hà, xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài. Trong không gian, Ngân hà có cấu trúc xoắn ốc chặn ngang với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng, chứa khoảng hơn 100 tỷ ngôi sao tập trung chủ yếu ở vùng cách trung tâm Ngân hà khoảng 3.000-4.000 năm ánh sáng và giảm dần ở phía rìa.

 

MỤC LỤC
1_ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai ......................................................... Tr.01
2_ Ấn quyết, Chân Ngôn của Phật Dược Sư........................................................... Tr.17
3_ Thất Phật Dược Sư ............................................................................................. Tr.22
4_ Dược Sư Tam Tôn.............................................................................................. Tr.57
5_ Dược Sư Như Lai và tám vị Đại Bồ Tát ............................................................ Tr.73
6_ Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng......................................................................... Tr.83
7_ Dược Sư Đàn Pháp........................................................................................... Tr.203
8_ Dược Sư Lưu Ly Quang Tiêu Trừ Tai Nạn Niệm Tụng Nghi Quỹ (No.922) . Tr.211
9_ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh Nghi Quỹ Pháp (No.923) ............................... Tr.231
10_ Dược Sư Như Lai Niệm Tụng Nghi Quỹ (No.924A) ................................... Tr.250
11_ Dược Sư Như Lai Niệm Tụng Nghi Quỹ (No.924B) .................................... Tr.254
12_ Dược Sư Như Lai Nghi Quỹ Nhất Cụ (No.924C) ........................................ Tr.255
13_ Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng
Nghi Quỹ (No.925)
.) Quyển Thượng ................................................................................................ Tr.265
.) Quyển Hạ ........................................................................................................ Tr.274
14_ Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng
Nghi Quỹ Cúng Dường Pháp (No.926)......................................................................... Tr.282
15_ Dược Sư Thất Phật Cúng Dường Nghi Quỹ Như Ý Vương Kinh (No.927) Tr.308
16_ Dược Sư Thất Phật Cúng Dường Nghi Quỹ Kinh Bản Tựa Khắc Lại
(No.928)......................................................................................................................... Tr.336
16_ Biểu Tượng Của Cõi Tịnh Thổ Tịnh Lưu Ly (No.929) ................................ Tr.343
17_ Phật nói Kinh Bản Nguyện của Dược Sư Như Lai_Đại Tạng (No.449)........ Tr.345
18_ Kinh Bản Nguyện Công Đức của Đức Lưu Ly Quang Như Lai_ Đại Tạng (No.450)
....................................................................................................................................... Tr.356
19_ Kinh Bản Nguyện Công Đức của bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang _Đại Tạng
(No.451)
_ Quyển Thượng ................................................................................................ Tr.397
_ Quyển Hạ ........................................................................................................ Tr.406
20_ Dược Sư Tam Muội Hành Pháp_ Vạn Tự Tục Tạng Kinh (No.1483)
............................................................................................................................. Tr.417
21_ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Sám Pháp _ Vạn Tự Tục Tạng Kinh (No.1484)
_ Quyển Thượng ................................................................................................ Tr.436
_ Quyển Trung .................................................................................................. Tr.453
_ Quyển Hạ ........................................................................................................ Tr.460
22_ Phật nói Kinh Quán hai Bồ Tát Dược Vương Dược Thượng (No.1161) ..... Tr.465
23_ Nghi Thức trì tụng Pháp Dược Sư ............................................................... Tr.480
24_ Nghi Thức tụng niệm Dược Sư Pháp ........................................................... Tr.487
25_ Mục lục ......................................................................................................... Tr.499

Chi tiết xin xem tại kinh: (Nguồn: Kinh Dược Sư, trang 250 bản pdf)
Mời xem giảng: Kinh Dược Sư - HT Tuyên Hóa giảng

+ Tâm Thanh Tịnh - Tâm giải thoát: Trong đoạn kinh này, đức Phật dạy chúng ta: Hiểu đơn giản nhất “Thanh tịnh tâm’” tức là tâm được giải thoát. Tâm giải thoát thì huệ cũng sẽ giải thoát. Vậy thì cái tâm này giải thoát như thế nào? Giải thoát là cách nói hình dung, tỷ dụ. Chẳng hạn như một người bị dây rợ trói chặt, chẳng tự tại, chẳng tự do, giờ đây có ai tháo gỡ cho, ngay lập tức bèn tự tại. Hiện thời tâm chúng ta chẳng tự tại, rất giống như người bị dây thừng trói chặt. Những dây thừng đó chính là vọng tưởng, phiền não, ưu lự, vướng mắc, trói buộc tâm ta chẳng được tự tại, mà Huệ chính là tác dụng của Tâm. Tâm chẳng tự tại, bèn chẳng có Huệ; tâm được tự tại, Huệ bèn hiện tiền.... Trong kinh đức Phật dạy: Y báo chuyển theo chánh báo. Hoàn cảnh là y báo, nhân tâm là chánh báo. Nhân tâm chẳng thanh tịnh thì hoàn cảnh làm sao thanh tịnh được? Muốn cho hoàn cảnh thanh tịnh thì tâm phải cầu thanh tịnh trước đã! Nhưng tâm con người muốn đạt thanh tịnh thì phương pháp tối hiệu quả duy nhất là Phật pháp. Đích xác là Phật pháp có thể thanh tịnh thân tâm, khiến cho tâm chúng ta được giải thoát. Tâm thanh tịnh là tâm giải thoát, tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ chân thật. (Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm)

+ Tâm Thanh Tịnh thì Huyết Thanh Tịnh: Do đó tâm khởi phiền não ác nghiệp thì không chỉ là biểu hiện của tâm bệnh mà còn có thể dẫn đến “thân bệnh”. Trong “Chánh pháp niệm xứ kinh quán thiên phẩm” có nói: “Tâm thanh tịnh thì huyết thanh tịnh, huyết thanh tịnh thì nhan sắc (mặt) thanh tịnh”. Có thể nói Phật giáo đã đưa ra sự liên hệ chặt chẽ giữa tâm lý, hành vi của con người với sinh lý, bệnh tật cho đến cả cá nhân con người và xã hội, chỉ cho chúng sinh con đường thoát ly mọi thống khổ của tâm bệnh, thân bệnh, từ đó mà đạt đến cảnh giới Niết bàn an lạc vĩnh hằng.(Nguồn)

+ Tâm thanh tịnh:
Tâm thanh nước hiện trăng
Ý tịnh trời sạch mây

+ Ngủ và chết (Sleep and death): Con người hay quên rằng mỗi đêm, trong các giờ ngủ, chúng ta chết đối với cõi trần nhưng sống và hoạt động ở nơi khác. Họ quên rằng họ đã có được khả năng rời bỏ thể xác Bởi vì cho đến nay, con người không thể đem trở lại vào ý thức bộ óc hồng trần các hồi ức đối với những gì đã qua và đối với khoảng thì giờ xảy ra sau đó của cuộc sống linh hoạt, họ không liên kết được việc chết và ngủ. Sau rốt, sự chết chỉ là một khoảng thì giờ dài trong sự sống để hoạt động ở cõi trần, người ta chỉ “xuất ngoại” trong một thời gian dài. Nhưng tiến trình ngủ hằng ngày và tiến trình chết ngẩu nhiên đều giống nhau, với sự dị biệt duy nhất là trong lúc ngủ, sợi dây từ khí (magnetic thread) hay là dòng năng lượng (current of energy) mà sinh lực chạy theo đó được giữ nguyên và tạo ra con đường trở lại với thể xác.  Trong cái chết, sinh mệnh tuyến (life thread) này bị đứt hay gảy. Khi điều này xảy ra, thực thể hữu thức không trở lại với nhục thân, và thể này vì thiếu nguyên khí cố kết (principle of coherence) bấy giờ sẽ tan rã. (LVHLT, 494–495)

+ Thế gian nói: Người Chết Sống Lại nhiệm mầu. Đây là kết quả của đọc tụng Kinh Dược Sư đúng Pháp, xin xem đoạn trích:

Này A Nan! Thân người khó được, ở trong Tam Bảo tin kính tôn trọng cũng khó có thể được. Nghe danh hiệu của Đức Như Lai ấy còn khó hơn gấp bội việc này.

Này A Nan ! Vô lượng Hạnh Bồ Tát, vô lượng các phương tiện khéo, vô lượng Nguyện rộng lớn của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy. Ta muốn một kiếp hoặc hơn một kiếp, nói về Hạnh Nguyện Bồ Tát của Đức Như Lai ấy, cho đến cùng kiếp cũng chẳng thể xét tìm hết những việc làm với Nguyện lớn thù thắng xưa kia của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy.

Bấy giờ trong Chúng có vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Cứu Thoát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo lộ một bắp tay, quỳ gối phải sát đất, hướng về Đức Bà Già Ba, chắp tay cong mình, bạch rằng:"Đại Đức Thế Tôn ! Ở đời vị lai sẽ có chúng sanh: thân bị bệnh nặng, tật bệnh lâu dài, gầy ốm, chẳng ăn được phải chịu đót khát, miệng cổ khô ráo, tướng chết hiện trước mặt, mắt không nhìn thấy, cha mẹ, thân quyến, bạn bè, Tri Thức vây quanh khóc lóc. Hình xác của người ấy nằm tại chỗ của mình mà Diêm Ma Sứ Nhân (Yama-ceṭa) dẫn Thần Thức của kẻ đó, đến trước mặt Diêm Ma Pháp Vương (Yama-dharma-rāja), sau lưng người này có vị Thần Đồng Sinh, tùy theo việc người ấy đã làm , hoặc tội hoặc phước, tất cả đều biên chép, gìn giữ hết, rồi trao cho Diêm Ma Pháp Vương. Thời Diêm Ma Pháp Vương tìm hỏi người ấy, tính toán việc đã làm, tùy theo thiện, tuỳ theo ác mà phân xử.

Nếu hay vì người bệnh này, quy y Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy, như Pháp cúng dường, liền được bình phục. Khi Thần thức của người này được quay trở lại thời như từ mộng tỉnh giấc, tự mình nhớ biết. Hoặc trải qua 7 ngày, hoặc 21 ngày, 35 ngày, 49 ngày... Thần Thức quay về xong, thì nhớ đủ hết thảy nghiệp báo lành dữ. Do tự mình chứng biết cho nên dù phải bị mất mạng cũng chẳng dám tạo nghiệp ác nữa. Chính vì thế cho nên kẻ trai lành, người nữ thiện có lòng tin, cần phải cúng dường Đức Dược Sư Như Lai".

Khi ấy Tuệ Mệnh A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng:"Thiện Nam Tử! Nên cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy như thế nào ?"

Cứu Thoát Bồ Tát nói:" Ðại Đức A Nan ! Nếu có người bệnh muốn khỏi bệnh nặng, nên vì người này, bảy ngày bảy đêm thọ nhận tám phần Trai Giới. Nên đem thức ăn uống với mọi loại vật dụng, tuỳ theo sức mà bày biện, cúng dường Tỳ Kheo Tăng, ngày đêm sáu thời lễ bái cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy, đọc tụng Kinh này 49 biến, thắp 49 ngọn đèn. Nên làm bảy pho tượng của Đức Như Lai ấy, trước mỗi một Tượng đều để bảy ngọn đèn, mỗi một ngọn đèn lớn như bánh xe. Hoặc lại cho đến 49 ngày, ánh sáng chẳng dứt . Nên làm cái Phan lụa ngũ sắc dài 49 thước (Xích: thước Tàu)....

... “Rải các thứ hoa, đốt các hương quý, bệnh thời khỏi hết, tai nạn giải thoát”, rải các loại hoa để cúng dường đức Dược Sư, đốt các loại hương quý như trầm thủy hương, trầm hương, đàn hương, chiên đàn hương loại nhãn “ngưu đầu” v.v.. Được vậy, mọi thứ bệnh đều hết, các thứ tai nạn đều được giải trừ.
“Bấy giờ Tôn giả A-nan hỏi ngài Cứu Thoát:”. Ngài đại diện các chúng sanh mà hỏi thật kỹ càng: “Bạch thiện nam tử! Tại làm sao mà mạng người đã hết, có thể tăng thêm?” Bạch Thiện nam tử! Cớ làm sao người ta đã tới lúc tận mạng, mà đời sống còn được kéo dài thêm, sức khỏe còn được tốt thêm, lợi ích được cả hai đàng như vậy? Đó là điều khó hiểu.
“Ngài Cứu Thoát nói: Bạch đại đức! Ngài há chẳng nghe Như Lai nói có chín thứ chết uổng ư? Bồ-tát Cứu Thoát đáp lại như sau: Này Đại đức! Chẳng lẽ Tôn giả chưa được nghe đức Như Lai nói về chín loại chết uổng (hoạnh tử) do các tai vạ bất ngờ xảy đến hay sao? “Bởi vậy khuyên làm phướn đèn nối mạng, tu mọi phước đức. Vì tu phước đức không bị ách nạn tới lúc mạng chung”, bởi các lẽ ấy, kinh Phật mới khuyên các chúng sanh phải sắm phướn và đèn, tu mọi phước đức. Bởi sắm sửa các thứ cúng dường và làm những việc phước đức nên cuộc đời của họ chẳng gặp khổ nạn, không bị các cảnh chết uổng vì tai bay vạ gió

Lại nữa, Ðại Đức A Nan ! Hàng Quán Đỉnh Sát Lợi Vương, nếu có tai nạn xảy ra, nghĩa là người dân bị nạn bệnh dịch, nước khác xâm bức, nạn phản nghịch ngay trong nước, nạn Tinh Tú biến ra nhiều điềm quái dị, nạn Nhật Thực Nguyệt Thực, nạn mưa gió chẳng đúng thời, nạn quá thời tiết không mưa.

Lúc đó, vị Quán Đỉnh Sát Lợi Vương này nên đối với tất cả chúng sinh, khởi tâm Từ Mẫn, tha cho kẻ bị cột trói giam cầm, y theo Pháp Thức cúng dường đã nói lúc trước mà cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy.

Lúc vị Quán Đỉnh Sát Lợi Vương dùng căn lành này, do Thắng Nguyện xưa kia của Đức Thế Tôn Dược Sư lưu Ly Quang Như Lai ấy cho nên cảnh giới của vị vua ấy liền được an ổn, mưa gió đúng thời, lúa mạ được mùa, quốc độ giàu có. Hết thảy chúng sinh trong tất cả quốc giới, không có bệnh, an vui, phần lớn sống vui vẻ.

Ở quốc giới ấy cũng không có các Quỷ Thần ác của hàng Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), Tỳ Xá Xà (Piśāca) ... nhiễu loạn chúng sinh. Hết thảy tướng ác đều ngưng, chẳng hiện. Vị Quán Đỉnh Sát Lợi Vương ấy được sống lâu, sắc đẹp, mạnh khỏe, không có bệnh, được tự tại và được tăng thêm lợi ích"

Bấy giờ, Tuệ Mệnh A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng:"Thiện Nam Tử! Vì sao mạng sống đã hết mà có thể kéo dài được nữa ?"

Cứu Thoát Bồ Tát nói:" Này A Nan ! Há ông chẳng nghe Đức Như Lai nói về chín cách chết đột ngột sao (Còn có rất nhiều cách chết đột ngột khác) ? Chính vì thế cho nên dạy dùng phương tiện Chú Dược.

Quí vị cần nghiên cứu kỹ trong bản kinh để có được sự nhiệm mầu: Xem Kinh Công Đức Dược Sư_tr 350

Xem thêm: Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

+ Người Chết đột ngột: Những kẻ “bất đắc kỳ tử” tốt bụng và trong sạch (khi bị chết đột ngột sẽ giống như –ND) ngủ trong Akasa (chất dĩ thái không gian, v..v..-ND) không biết gì đến tình trạng thay đổi của họ. Những kẻ rất hung ác và không thanh tịnh (impure), phải chịu mọi hành hạ (tortures) của một loại ác mộng kinh khiếp. Đa số kẻ bất đắc kỳ tử – không thật tốt mà cũng không thật xấu, các nạn nhân của tai nạn hoặc bạo hành (kể cả kẻ bị ám sát) – thì có một số ở trạng thái ngủ, một số khác trở thành các loại quỉ trong Thiên Nhiên (Nature pisachas) – xem mục từ “Quỉ” –ND), trong khi đó một thiểu số có thể trở thành nạn nhân cho hạng đồng cốt, và rút ra một tập hợp các uẩn (Skandhas) mới nơi đồng tử nào thu hút chúng. Số này có thể không nhiều, số phận của chúng có thể là đau buồn nhất. (Thư của Ch. S. 239)

+ Đời Sống sau khi chết: Cho đến nay, ít có người tiến hóa đủ để sau khi chết, thấy mình có được một hiện thể phần lớn làm bằng chất trí (mental substance). Chỉ có các đệ tử và các vị đạo đồ, tức là những người hầu như sống trong thể trí, sau khi chết, tức khắc thấy mình ở trên cõi trí. Đa số con người đều thấy mình ở cõi cảm dục, khoác lấy lớp vỏ (shell) bằng chất cảm dục (astral matter) và phải chịu một giai đoạn thải bỏ (olimination) bên trong vùng ảo giác (illusory area) của cõi cảm dục. (CTNM, 486);

+ Xem Chết về cõi nào: Trong kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ, đức Phật bảo: Ngài chỉ dẫn cách nhìn người sắp lâm chung để biết cõi tương ứng người đó sẽ vào đó.

+ Yểm quỷ làm ta bị bóng đè nằm trong 8 bộ quỷ thần: Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già (HT T.Không-Kinh Phật); Tin gốc

+ Phản ứng theo bản năng (Thầy Hiệu trường bình giảng sách Chân Sư):
Tôi (Chân Sư DK) không có ý định chỉ bàn riêng đến các ảo cảm đặc thù, mà chỉ muốn trao cho bạn một công thức mà - với một ít thay đổi và bổ sung - có thể giúp cho cá nhân và nhóm trong nhiệm vụ xóa tan ảo cảm.

1. Chân sư DK nói rằng Ngài không có ý định đề cập đặc biệt tới các ảo cảm cụ thể, vì Ngài đã liệt kê chúng ở trang 122, 123 của quyển sách Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới. Ngài chỉ cung cấp cho bạn một công thức mà với những thay đổi và bổ sung nhỏ có thể phục vụ cá nhân và nhóm trong nhiệm vụ xóa bỏ ảo cảm. Chân sư DK luôn luôn thực tế, và dù tầm vóc tư tưởng của Ngài thật vĩ đại, Ngài là một thành viên thực tế của Thánh Đoàn, cho chúng ta những phương pháp thực sự hữu ích.
Tôi muốn bắt đầu bằng cách nói rằng nhu cầu đầu tiên đối với con người là hiểu được rằng các phản ứng,

2. Thầy HT: Các bạn lưu ý từ “phản ứng”, từ đầu tiên trong nhóm từ các phản ứng, các ý tưởng, các ham muốn và kinh nghiệm, và khi bạn tìm thấy ở mình một phản ứng tự phát nào đó vượt lên trước khả năng của chính bạn để theo dõi phản ứng, bạn có thể nghi ngờ rằng có một ảo cảm nào đó đang rình rập.

+ Thầy HT: Các ý tưởng,
3. Chân Sư: Từ ý tưởng ở đây được dùng theo ý nghĩ thông thường, không phải các nguyên hình trên các cõi cao.

Thầy HT: Các ham muốn và kinh nghiệm trong đời sống của con người, về phương diện bản chất cảm xúc, bị chi phối bởi một hay nhiều ảo cảm, rằng y là nạn nhân của nhiều ảo cảm, đã nảy sinh qua nhiều kiếp sống, bám rễ sâu vào lịch sử quá khứ của y mà y phản ứng lại theo bản năng.

4. Chân Sư: Y phản ứng lại theo bản năng vì các ảo cảm đã bám rễ trong chúng ta từ rất lâu, có thể hàng triệu năm.

5. Chân Sư: Phản ứng theo bản năng, nghĩa là không suy nghĩ, không giám sát hoặc kiểm soát, hoàn toàn tự động - đó là lãnh vực của mặt trăng. Trong chiêm tinh học, Mặt trăng liên quan đến cái trong bạn được gọi là tiềm thức hoặc bản chất thứ hai. Do đó, bạn gần như có thể nhìn vào vị trí của mặt trăng, nhà của nó, dấu hiệu của nó, các góc hợp, v.v. để thấy các xu hướng đó, bởi vì ngoài các Cung, các dấu hiệu của hoàng đạo đều mang theo các ảo cảm đặc biệt của chúng, và sẽ là điều tốt để chúng ta có một ý tưởng về cách thức các năng lượng chiêm tinh không được quản lý có thể đóng góp phần vào tình trạng ảo cảm của chúng ta.

6. Chân Sư: Vì vậy, chúng ta phải nhận thực được, dù chúng ta có thể không nghĩ về điều này, rằng thực sự là chúng ta bị kiểm soát bởi một hoặc nhiều ảo cảm.

7. Chân sư DK là bậc thầy trong việc đặt tên, mô tả, xác định chính xác các ảo cảm mà đệ tử của Ngài đang chịu, ngay cả khi các ảo cảm đó không nằm trong số những ảo cảm thông thường hoặc được liệt kê .

8. Chân Sư: Ngài nói, tất cả những ảo cảm này có một lịch sử rất cổ xưa, và tiềm thức—nơi ẩn chứa lịch sử quá khứ đó—có thể trở lại sôi sục, và khi chúng ta chinh phục được ảo cảm, chúng ta đang cứu chuộc quá khứ và tiết lộ sự thật mà các khuynh hướng bản năng đã che giấu.

WEBINAR ẢO CẢM — LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT ÁNH SÁNG (P. 1). Đây là phần lược dịch webinar Ảo cảm số 19 của Thầy Hiệu trưởng. Trong webinar, Thầy Hiệu trưởng giảng giải trang 207-209 của quyển Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới.- Anh Kiệt dịch

+ Nguyên nhân của bạo loạn, cách mạng và chiến tranh: TRANH GIÀNH QUYỀN LỢI
Bản năng sinh tồn đưa đến tranh dành quyền lợi. Tranh dành quyền lợi đưa đến hận thù, giận dữ và mất mát. Hận thù, giận dữ và mất mát sẽ đưa đến bạo loạn, cách mạng và chiến tranh. Chuỗi dài lôi kéo đó không biến cải được tâm thức con người mà chỉ đưa đến khổ đau chồng chất mà thôi. Hạt mầm của bản năng sinh tồn vẩn còn nguyên bên trong tâm thức, nó nẩy mầm, bắt rễ, ăn sâu vào tâm thức và cả trên da thịt mình. Tranh dành quyền lợi, nổi loạn, chiến tranh, cách mạng chỉ là hậu quả bùng ra bên ngoài. Đức Phật diệt ngay hạt mầm đó của bản năng sinh tồn một cách thật đơn giản: một chiếc bình bát trên tay_Nguồn: Đại Lai Lạt Ma

+ Tri giác tinh thần (spiritual perception) tức bản năng trực giác có nghĩa là việc chuẩn bị sẵn sàng (preparedness) cho việc điểm đạo Biến Dung, tức điểm đạo lần 3. (ĐĐTKNM II, 267)

Khai Mở trí tuệ - Trí huệ qua đọc tụng Kinh Chú:
Tụng kinh được lợi ích gì ? "Tụng kinh không được lợi ích gì cả, chỉ mất thời gian, tốn sức thôi. Tụng bộ kinh này từ đầu cho đến cuối tốn khí lực, thời gian, tinh thần. Sao lại cho là có ích lợi ?"
Này chư vị cư sĩ ! Đừng để tâm vô minh che lấp. Chư vị đừng tìm cầu lợi ích. Càng tìm cầu thì càng không chân thật. Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng (nếu còn có tướng thì đều là hư giả cả). Nếu có hình có tướng mà chư vị có thể thấy được thì không phải là lợi ích chân thật. Tại sao lại không thấy được ích lợi ? Chư vị tụng kinh một lần thì tự tánh được rửa sạch một lần. Như khi chư vị tụng kinh Kim Cang, tụng qua một lần thì hiểu rõ ý nghĩa của kinh đôi chút. Tụng hai lần thì hiểu thêm nữa. Tụng ba lần thì lại càng hiểu rõ thêm. Tụng kinh khiến trí huệ tự tánh càng gia tăng. Nhưng khi trí huệ gia tăng thì chư vị không thể thấy, chỉ tự cảm giác thôi. Thế nên, lợi ích của sự tụng kinh không thể nói hết được.
Nhưng, không nên vì tụng kinh mà sanh ra phiền não. Chớ nói ": Này đạo hữu ! Đạo hữu tụng kinh quá nhanh, khiến tôi theo không kịp. Hoặc đạo hữu tụng kinh quá chậm, khiến tôi phải đợi. Hoặc tiếng tụng kinh của đạo hữu không hay lắm, khiến tôi không thích nghe."
Không nên dùng công phu tu học như thế. Chúng ta biết rằng mọi người đều là những kẻ mới bắt đầu học Phật pháp. Không phải ai cũng biết tụng kinh hết, hay có người biết tụng mà không muốn tụng. Nhưng, tất cả mọi người đều phải đồng tụng kinh. Được như thế thì ai ai cũng đều đồng huân tu tập. Lại nữa, không nên mình tìm lỗi xấu người; người khác tìm lỗi xấu mình. Nếu thật có lỗi xấu thì thì mọi người nhất định phải tự mình nhìn thấy. Nếu không tự mình nhìn thấy thì lỗi xấu càng ngày càng nhiều; tu hành không thể tương ưng với đạo được. Thế nên, tụng kinh tức là hộ giúp cho tự tánh mình. Hộ giúp việc gì ? Tức là hộ giúp khai mở trí huệ. Tụng kinh Kim Cang thì trí huệ được khai mở. Tụng tâm kinh cũng khai được trí huệ. Thế nên, chư vị bảo tụng kinh không có lợi ích nhưng kỳ thật sự lợi ích này rất lớn. Chư vị không thể thấy được lợi ích thì mới chân thật là lợi ích. Nếu chư vị thấy được lợi ích thì đó chỉ thấy ngoài da thôi. Đó là ý nghĩa của sự tụng kinh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Học cách Phát triển Thể trí: Mục tiêu của mọi công việc của một người tìm đạo là để hiểu các khía cạnh đó của thể trí mà y phải học cách làm việc với chúng. Do đó công việc của y có thể được tóm tắt như sau:

1. Y phải học cách suy tư; để phát hiện rằng y có một bộ máy được gọi là thể trí, và khám phá các năng lực và quyền năng của nó. Các điều này cũng đã được phân tích kỹ cho chúng ta trong hai quyển đầu của bộ Yoga Sutras của Patanjali.

2. Kế tiếp y phải học cách trở về với các diễn trình tư tưởng của y và các khuynh hướng tạo ra hình hài, và khám phá các ý tưởng đang nằm dưới hình-tư-tưởng thiêng liêng, tiến trình thế giới, và vì thế học cách làm việc trong sự phối hợp với thiên cơ, và làm cho việc kiến tạo hình-tư-tưởng của y phụ thuộc vào những ý tưởng này. Y phải học cách thâm nhập vào thế giới của các ý tưởng thiêng liêng này và nghiên cứu “mô hình của các sự vật trong Cõi Trời” như nó được gọi
366 trong Kinh Thánh. Y phải bắt đầu làm việc với các bản thiết kế mà theo đó vạn-vật hiện tồn được lên khuôn và được nắn tạo. Bấy giờ y trở thành một nhà nghiên cứu thuộc trường phái biểu tượng (student-symbolist), và từ một kẻ sùng bái hình tượng, y trở thành một người theo chủ nghĩa lý tưởng thiêng liêng. Tôi sử dụng những từ này theo ý nghĩa và ngụ ý thực sự của chúng.

3. Từ chủ nghĩa lý tưởng đã được phát triển đó, y phải tiến sâu hơn nữa, cho đến khi y đi vào lĩnh vực trực giác thuần túy. Bấy giờ, y có thể rút ra chân lý tại cội nguồn của nó. Y tiến nhập vào thể trí của chính Thượng Đế. Y trực cảm (intuits) cũng như lý-tưởng-hóa (idealises), và nhạy cảm với các tư tưởng thiêng liêng. Chúng làm phong phú tâm trí của y. Về sau y gọi những cái này là các khả năng trực giác, khi y thể hiện chúng ra thành các ý tưởng hoặc các lý tưởng, dựa mọi hoạt động và quản lý công việc của y vào chúng.

4. Kế đó, y đi theo công việc kiến tạo hình-tư-tưởng một cách hữu thức, được dựa trên những ý tưởng thiêng liêng này, phát ra dưới hình thức các trực giác từ Toàn-Linh-Trí (Universal Mind). Điều này tiến triển nhờ thiền định.
=> Mỗi đạo sinh chân chính đều biết rằng điều này bao hàm sự định trí để tập trung hoặc định hướng hạ trí vào thượng trí. Tạm thời thì những khuynh hướng tạo ra hình-tư tưởng bình thường bị kiềm chế. Nhờ thiền định, vốn là quyền năng trí tuệ tự giữ chính nó trong ánh sáng, và trong ánh sáng đó nó sẽ trở nên ý thức về thiên cơ (LVHLT, 366)

+ Năng lực làm tĩnh lặng thể hạ trí sao cho tư tưởng từ các phân cảnh trừu tượng và từ các cảnh giới trực giác có thể tìm được một trang giấy tiếp nhận có thể ghi chính các tư tưởng lên đó. Ý tưởng này đã được nhiều sách nói về định trí và tham thiền giải rõ nên tôi không cần nói rõ thêm. Đó là kết quả của việc thực hành vất vả trong nhiều năm.

+ Nguy hiểm khi Thể trí bị ức chế: Một số người nhờ có ý chí mạnh mẽ nên trong tham thiền có thể đạt đến mức kiềm hãm được ngay những diễn tiến trong hạ trí. Nếu các bạn hình dung thể trí là một hình bầu dục, bao quanh thể xác và phần nhiều ló ra ngoài thể xác, nếu bạn biết rằng những hình tư tưởng đủ loại (là những gì chứa trong thể trí hành giả và tư tưởng của những người chung quanh) đang liên tục luân chuyển trong hình bầu dục đó, vì thế, thể trí hình trứng này được tô điểm bằng những điều hấp dẫn nổi bật va nhiều dạng hình học khác nhau, tất cả đều ở trong tình trạng biến động hay luân chuyển, thì có lẽ các bạn sẽ hiểu được phần nào điều tôi muốn nói. Khi hành giả tìm cách buộc thể trí yên lặng bằng cách ức chế hay đè nén tất cả sự vận hành của tư tưởng, y sẽ làm các hình tư tưởng ngưng lại bên trong hình bầu dục của thể trí, y sẽ làm đình chỉ sự luân chuyển và có thể gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Sự ức chế này có tác dụng trực tiếp đến bộ não của xác thân và đây là nguyên nhân của phần lớn sự mệt mỏi sau khi tham thiền. [96] Nếu cứ tiếp tục dồn ép như thế, nó sẽ gây tai họa cho hành giả. Tất cả những người mới tập thiền ít nhiều gì cũng có làm điều này, nếu họ không học cách đề phòng thì họ sẽ làm vô hiệu bước tiến của mình và làm trì hoãn sự phát triển. Những hậu quả thực ra có thể còn nghiêm trọng hơn nữa. - Thể trí thanh tịnh - Tĩnh lặng: Phương pháp đúng để loại trừ tư tưởng, làm sao có thể trí thanh tịnh mà không phải dùng ý chí để đè nén. Bạn nên, sau khi đã thu tâm thức lên cõi trí, tại một điểm nào đó trong não bộ, hành giả nhẹ nhàng xướng Thánh ngữ 3 lần. Y hãy hình dung luồng hơi thở phát ra là một sức mạnh thanh lọc, và nếu tiếp tục nó sẽ quét sạch những hình tư tưởng đang luân chuyển ra khỏi hình trứng của thể trí. Sau khi xướng xong, y hãy nhận thức rằng thể trí của mình đã hết sạch các hình tư tưởng. - Sau đó hành giả nên nâng sự rung động của mình càng cao càng tốt. Kế đến là nâng sự rung động đó vượt khỏi hạ trí lên đến thể nguyên nhân, để đem lại sự tác động trực tiếp của Chân nhân vào 3 hạ thể. Nếu giữ được tâm thức ở cấp cao và giữ được mức rung động của Chân nhân (trên cảnh giới của Chân nhân) thì hành giả sẽ giữ được thể trí trong trạng thái quân bình. Nó không còn mang sự rung động thấp kém nào tương tự như rung động của các hình tư tưởng đang luân chuyển trong môi trường chung quanh nó. Mãnh lực của Chân nhân sẽ luân chuyển trong hình trứng của thể trí, khiến cho không đơn vị tư tưởng dạng hình học nào ở ngoài có thể xâm nhập và hành giả sẽ tránh được những nguy hiểm của sự ức chế. Có thể làm nhiều hơn nữa khi, với thời gian cố gắng, chất liệu trong thể trí theo nhịp rung động này trở nên bền vững và sẽ tự động loại bỏ tất cả những gì thấp kém và bất hảo.(Thư 24.07.1920_TTHM)

+ "Niết-bàn" Hán dịch là Bất sinh bất diệt. (HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Niết Bàn: Trong trần thế chỉ có đạo Niết Bàn là cao quý hơn tất cả.
Vì sao? Vì Niết Bàn cảnh giới không có sự già nua, bệnh chết, không đói lạnh, không tai hoạn nước lửa, không oan gia, không trộm cướp, không dục vọng ân ái, không lo buồn hoạn nạn, không tất cả những khổ sở đớn đau. Cảnh giới ấy là diệt độ. Diệt độ không phải một sự chết, nhưng đây là sự giải thoát tự tại thôi.
Cảnh giới hoàn toàn an vui, một niềm vui thanh tịnh vô biên, có thể kiến lập cảnh giới ấy trên trần thế, cho riêng mình và cho chung tất cả muôn loài. Bệ hạ hãy tự lo tự tu, tự tỉnh lấy. Bệ hạ hãy tự thương lấy Bệ hạ. (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Đây là Đức Phật nói về sự khác biệt về ý nghĩa Niết Bàn (Chánh Pháp và Ngoại Đạo).
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Phật nói Niết Bàn, pháp nào gọi là Niết Bàn? Mà các ngoại đạo đối với pháp Niết Bàn mỗi mỗi sanh khởi vọng tưởng khác nhau?
Phật bảo Đại Huệ : Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, Ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng: Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
- Như vọng tưởng Niết Bàn của các ngoại đạo, vọng tưởng của họ chẳng tùy thuận Niết Bàn. Hoặc có ngoại đạo diệt ấm, giới, nhập, lìa cảnh giới tham dục, thấy pháp vô thường, tâm và tâm pháp chẳng sanh, chẳng ghi nhớ cảnh giới quá khứ, vị lai, hiện tại, thọ ấm hết như ngọn đèn tắt, như chủng tử hoại, vọng tưởng chẳng sanh, nghĩ những cảnh giới này cho là Niết Bàn. Đại Huệ! Họ chẳng do hoại tánh kiến, gọi là Niết Bàn.
- Đại Huệ! Hoặc có ngoại đạo cho "từ phương này đến phương kia" gọi là giải thoát, thấy cảnh giới của tưởng ấm diệt cũng như gió ngưng; Hoặc thấy năng giác sở giác đoạn diệt, gọi là giải thoát. Hoặc thấy mỗi mỗi tướng của tư tưởng là cái nhân sanh ra khổ, qua suy nghĩ rồi, chẳng khéo giác tri tự tâm hiện lượng, kinh sợ nơi tưởng mà thấy Vô Sanh, sanh tâm ưa thích, tưởng là Niết Bàn.
Hoặc có tưởng mà thấy Vô Sanh, sanh tâm ưa thích, tưởng là Niết Bàn. Hoặc có ngoại đạo, biết các pháp trong ngoài tự tướng cộng tướng nơi quá khứ, hiện tại, vị lai có tánh chẳng hoại, cho là Niết Bàn. Hoặc đối với ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng tất cả pháp ngoại, tưởng là Niết Bàn. Hoặc có ngoại đạo, trí huệ bị ác kiến thiêu đốt chấp có ngã, kiến tự tánh làm căn bản, thấy tự tánh và sĩ phu, giữa hai có chút ngăn cách, nói Thần ngã của sĩ phu hay sanh tự tánh, vì do sĩ phu sanh ra, gọi là tự tánh, ví như Minh Sơ (1), Cầu Na (2) là y theo Thần ngã ban sơ sanh giác. Cầu Na dụ cho vi trần, cho Cầu Na là tác giả, nói từ vi trần sanh tứ đại, cũng như từ sĩ phu sanh tự tánh, rồi chấp có Thần ngã chấp cõi mười phương, cho là Niết Bàn.
- Hoặc có ngoại đạo nói hết phước và phi phước, hoặc nói các phiền não chẳng do tu trí huệ mà tự dứt, hoặc thấy Cõi Trời Tự Tại ( là Thượng Đế của Bà La Môn Giáo tiếng Sanskrit là Mahesvara) là kẻ chơn thật tạo tác sanh tử, cho là Niết Bàn.
Hoặc nói chúng sanh ở nơi này chết thọ sanh nơi khác, lần lượt luân hồi từ tám ngàn kiếp đến nay, vô nhân tự có, do đó chấp trước sanh tử chẳng có nhân nào khác, rồi chấp trước vô nhân, tưởng là Niết Bàn.
Hoặc nói từ tự tánh sanh tứ đại, tứ đại sanh ý, ý sanh trí, trí sanh ngũ phần, ngũ phần sanh ngũ tri căn, ngũ tri căn sanh ngũ nghiệp căn, ngũ nghiệp căn sanh ngũ đại, gọi là hai mươi lăm Minh Đế của tự tánh, hay sanh các pháp rồi trở về tự tánh thì lìa tất cả sanh tử. Chấp Minh Đế này cho là đắc đạo Chơn Đế, tưởng là Niết Bàn.

- Hoặc thấy tướng nhất dị, đồng chẳng đồng hòa hợp sanh khởi công đức như vi trần sanh khởi thế giới, vi trần là năng tác, thế giới là sở tác, tức là công đức, cho là Niết Bàn. Hoặc thấy vạn vật như cây gai nhọn, như sự lộng lẫy của con công và đủ thứ bửu vật, chẳng có kẻ tác, vô nhân tự có, cho là Niết Bàn.
- Đại Huệ! Hoặc có hai mươi lăm Minh Đế là chơn thật, và cho Lục Đức Luận1. Thật, 2. Đức, 3. Nghiệp, 4. Tứ Đại, 5. Hòa hợp, 6. Đồng dị là nhân sanh ra các pháp, nói giữ được hai pháp này hộ trì quốc độ chúng sanh, khiến được an lạc tức là Niết Bàn.
Hoặc cho thời gian là kẻ tác tạo ra thời tiết thế gian, kẻ giác như thế, tưởng là Niết Bàn.
Hoặc thấy tánh, hoặc thấy phi tánh, biết là tánh phi tánh, thấy có giác này với Niết Bàn sai biệt mà chẳng khác, tưởng là Niết Bàn.
Đủ thứ vọng tưởng so đo chấp trước của ngoại đạo sở thuyết, nơi lý chẳng thành, bậc Trí nên bỏ những thuyết này vậy.

- Đại Huệ! Niết Bàn vọng tưởng của ngoại đạo, tất cả đều đoạn kiến chấp nhị biên mà họ cho là Niết Bàn. Mỗi mỗi Niết Bàn của ngoại đạo họ tự lập luận, bậc trí huệ quán sát vọng tưởng của họ, tâm ý khứ lai, trôi giạt lưu động, hoặc sanh hoặc diệt, lập như vô sở lập, thật thì chẳng có kẻ đắc Niết Bàn.

- Đại Huệ! Pháp Niết Bàn của Ta thuyết là khéo giác tự tâm hiện lượng, chẳng chấp ngoài tánh, lìa nơi tứ cú, thấy chỗ như thật, chẳng đọa tự tâm hiện và vọng tưởng nhị biên, năng nhiếp sở nhiếp bất khả đắc, tất cả đo lường chẳng thấy sở thành, đối với vọng chấp chơn thật của phàm phu chẳng nên nhiếp thọ. Người xả bỏ rồi thì đắc pháp Tự Giác Thánh Trí, biết hai Vô Ngã, lìa hai phiền não, trừ sạch hai chướng, lìa hẳn hai sanh tử, dần dần lên chư Địa, đến địa vị Như Lai, các Tam muội thâm sâu, lìa tâm, ý, ý thức, đều như bóng huyễn, gọi là Niết Bàn. Đại Huệ! Ngươi và các Đại Bồ Tát cần nên tu học, chóng xa lìa tất cả kiến chấp Niết Bàn của ngoại đạo. (Nguồn: Xem tại đây)

+ Làm người có 20 điều khó - Đức Phật dạy rằng:
1- Nghèo khổ bố thí là khó
2- Giàu sang học đạo là khó
3- Bỏ thân mạng vì lẽ phải là khó
4- Hiểu được và thông suốt kinh Phật là khó
5- Sinh cùng thời với Phật và gặp Phật là khó
6- Nhẫn chịu được sắc dục là khó
7- Thấy tốt đẹp không ham cầu là khó
8- Bị nhục mà không oán hờn là khó
9- Có thế lực không cậy uy quyền là khó
10- Đối cảnh tâm không lay động là khó
11- Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó
12- Trừ diệt cống cao ngã mạn là khó
13- Không khinh khi người chưa học là khó
14- Thực hành tâm bình đẳng là khó
15- Chẳng nói phải trái là khó
16- Gặp được thiện tri thức là khó
17- Học đạo, kiến tánh là khó
18- Tùy duyên hóa độ là khó
19- Thấy cảnh vô tâm là khó
20- Khéo biết phương tiện độ sinh là khó
Xem nguồn: Phật dậy Làm người có 20 điều khó

+ Điều khó ở đời: ... Có mười hai điều khó: Một là làm việc với người ngu; Hai là yếu đuối chống lại được với sức mạnh; Ba là thù nhau mà ở chung một nhà; Bốn là học ít mà đứng ra nghị luận; Năm là nghèo hèn mà trả nợ; Sáu là ra trận không có tướng sĩ; Bảy là thờ vua trọn đời; Tám là học đạo mà thiếu mất tín tâm; Chín là làm ác mà muốn được quả báo đẹp; Mười là sinh ra đời gặp Phật; Mười một là nghe được chánh pháp của Phật; Mười hai là làm theo được chánh pháp ấy mà thành tựu . Đấy là mười hai cái thật khó. Kinh dạy: "Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Ngài là khó, vâng làm theo được giáo pháp ấy thật là khó."(Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Đức tính cần có: Nhận thức được cái hợp nhất, đầu óc phóng khoáng, khoan dung, khiêm nhường, hòa nhã và bác ái, từ mẩn, kiên nhẫn. (TLHNM–I, 201–210);

+ Môn sinh - Người chí nguyện: Điều lý tưởng là sống ở thế gian nhưng không thuộc về thế gian, cho nên chỉ có người đệ tử ở mức tiến hóa cao hay ngay trước khi được Điểm đạo mới được phép ẩn dật trong một thời gian. Chỉ có sự từ bỏ ở nội tâm là đáng kể, và thái độ vô kỷ đối với hoàn cảnh mới quan trọng, chứ không phải việc ẩn thân ở một nơi riêng biệt nào.(TVTTHM)

+ Đức tính đặc biệt:
- Sức mạnh, can đảm, kiên định, chân thực xuất phát từ tính hoàn toàn không e sợ;
- Năng lực cai trị, khả  năng thấu hiểu các vấn đề vĩ đại bằng đường lối hiểu biết rộng rãi và vận dụng con người cùng với các phương tiện.

+ Đức tính tốt được người cung kính: Có năm tính tốt nầy thì được người cung kỉnh: Một là nhu hòa và nhẫn nhịn; Hai là cung kính và có tín tâm; Ba là mau mắn và ít nói; Bốn là lời nói đi đôi với việc làm; Năm là đối với bạn càng lâu càng thâm hậu . Năm đặc tính ấy làm cho người ta cung kính mình. Trong kinh có câu: "Nếu biết thương lấy mình thì phải dè dặt giữ mình. Các bậc hiền sĩ có chí hướng thượng cao xa học hiểu chính đáng thì không bao giờ lầm lạc."(Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

Xem: Tổng hợp về Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung
Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã
Xem: Biệt ngã tính/ Ngã hóa;
Xem: Phân nhóm/ Loại về Hạng người ....

+ Người xấu - Đáng Ghét: Ðức Phật dạy: Có 5 cái đáng ghét:
1. Một là ác khẩu hại người;
2. Hai là gièm pha, siểm nịnh, và thúc giục sự đấu tranh;
3. Ba là rầy rà không thuận hòa;
4. Bốn là ganh ghét và trù rủa;
5. Năm là nói hai lưỡi gạt người .
Kinh dạy rằng: "Làm cho kẻ khác mệt nhọc và mình muốn mong sự hay ho về phần mình thì chỉ rước họa vào thân, tự gây lấy oán thù sâu nặng." (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

+ Ham muốn là dính mắc vào những đối tượng khoái lạc (Tài liệu MF-QU1 - 100.3)

+ Ham Muốn (CTHNM, 231):
1. Tính dục – mối liên hệ giữa các cặp đối ứng. Các cặp đối ứng này có thể được vận dụng một cách ích kỷ hoặc pha trộn tuyệt diệu.
2. Tiện nghi vật chất – Các điều kiện sống, được chiếm hữu ích kỷ.
3. Tiền tài – lũng đoạn một cách ích kỷ (Tôi tạm dùng cách diễn đạt như thế)

+ Đức Phật dạy, vì dục làm ô nhiễm cho nên tai thích nghe tiếng hay, mũi thích mùi thơm, lưỡi thích vị ngon, thân thích trơn láng, ý niệm tham thích; vì dục khuyấy động, tâm tham các pháp… gồm năm món dục, từ nhân duyên khởi rồi tâm lấy đó làm vui.(Xem Kinh Lòng Ham Muốn)

+ Tâm không ham muốn: ‘Khi các Tỳ-kheo đã vào trong, mong ta ngồi trên ghế cao hơn hết, được ngồi chỗ bậc nhất, được nước rửa bậc nhất, được thức ăn bậc nhất’, Tỳ kheo khác nhìn thấy mà không sanh tâm ác. Nếu người ấy không sanh tâm ác, không sanh tâm ham muốn thì cả hai đều là thiện. Nguồn: mục 342 - (Trung A Hàm, Kinh Uế Phẩm, Phẩm 8, số 87)

+ Yêu thích (desire, ưa thích, ham muốn, ham mê, dục vọng): Là gắn bó (attachment) với các đối tượng đem lại thích thú (pleasure)(ASCLH, 135)

+ Cõi Người - Nhân loại: Được thiết lập trên nền tảng của ham muốn và dục vọng khám phá, hưởng thụ. Đây là nơi mà hạnh phúc và khổ đau xen lẫn nhau một cách hoàn hảo đủ để thôi thúc con người hướng đến hành trình tâm linh. Nhân để sinh vào cõi Người là sự trì giữ năm giới (không sát sinh, không uống rượu, không tà dâm, không trộm cắp, không nói dối). Xem nguồn

+ Kinh Bồ tát Bạch Thỏ Vương - Nhân duyên chẳng ăn thịt: (Trong Kinh: Vua thỏ trắng thời ấy, hiện nay là thân Ta Thích Ca Mâu Ni Phật. Thỏ con đó nay là La Hầu La, là con của Đức Phật.)
Trích đoạn trong Kinh: ... Khi ấy vua thỏ nói Kệ này xong, liền bảo các con thỏ rằng: “Nay Ta đem thân, muốn cúng dường Pháp, các ngươi thích hợp nên mỗi mỗi đều tùy vui. Tại sao thế ? Vì Ta từng ở nhiều Kiếp chôn thân vô số, ba Độc ( tham, sân, si ) đã sai khiến làm hình chim thú, sống không có căn cứ, chết không có căn cứ, chưa từng vì Pháp. Nay Ta muốn vì Pháp vô thượng cho nên vứt bỏ thân mệnh để cúng dường Pháp Sư ”
Lúc bấy giờ, vị Thần cây núi liền gom củi thơm lại, rồi nhóm lửa. Mẹ con thỏ vua nhiễu quanh bàn chân của Tiên Nhân đủ bảy vòng, rồi bạch rằng: “Đại Sư ! Nay con vì Pháp, xin cúng dường Tôn Giả”.
Tiên Nhân bảo rằng: “Ngươi là súc sinh, tuy có Tâm Từ muốn vui vẻ cúng dường, nhưng làm sao mà có thể làm như thế ?”
Thỏ thưa với Tiên Nhân: “Con tự đem thân của mình cúng dường Nhân Giả vì muốn Pháp trụ lâu, khiến cho chúng sinh được nhiêu ích”
Nói lời đó xong, liền bảo thỏ con rằng: “ Con ơi ! Ta sắp cúng dường Pháp Sư, con có thể tự mình tìm kiếm cỏ, nước… con nên buộc Tâm suy nghĩ chánh niệm, niệm niệm không rời Tam Bảo”.
Lúc đó thỏ con nghe điều mẹ đã nói, liền quỳ xuống thưa với mẹ rằng: “Như mẹ đã nói vì Đại Pháp vô thượng nên muốn cúng dường. Con cũng nguyện vui theo.” Nói lời này xong, liền tự nhảy vào trong lửa, thỏ mẹ cũng tùy theo sau nhảy vào. Ngay lúc Bồ Tát buông bỏ thân thì Trời Đất chấn động lớn, cho đến Sắc Giới cùng với chư Thiên đều tuôn mưa hoa Trời đến chỗ của Bồ Tát Vua Thỏ xả thân để cúng dường.
Sau khi thịt chín thời vị Thần cây núi bạch với Tiên Nhân rằng: “Mẹ con thỏ vua vì cúng dường cho nên ném thân vào trong lửa. Nay thịt đã chín, Ngài có thể ăn” . Bấy giờ, Tiên Nhân ấy nghe vị Thần cây nói, thì buồn bã chẳng nói nên lời, hồi rất lâu mới bình phục tâm trở lại. Tiên Nhân gắng kiềm nỗi lòng bi thương, âm thầm không một lời, đem Kinh Đại Từ Tam Muội Quang Đại Bi Hải Vân Kinh từng câu từng chữ viết lên lá cây, viết xong rồi lại nói Kệ rằng:
“ Chẳng thà thiêu thân móc con mắt
Chẳng nỡ giết hại, ăn chúng sanh
Kinh Từ Bi Chư Phật đã thuyết
Trong Kinh nói người thực hành Từ
Thà phá xương tủy đầu rơi rụng,
Chẳng nỡ nuốt thịt, ăn chúng sanh
Như Phật đã nói kẻ ăn thịt
Người này hành Từ chẳng đầy đủ
Thường bị đoản mệnh, thân nhiều bệnh
Mê đắm sinh tử, chẳng thành Phật”
Khi Tiên Nhân ấy nói Kệ này xong, nhân đây phát lời Thề rằng:
“Nguyện Ta đời đời chẳng khởi niệm giết hại chúng sanh, luôn đời đời kiếp kiếp chẳng ăn nuốt thịt chúng sanh, thường vào Bạch Quang Minh Từ Tâm Tam Muội mãi cho đến thành Phật, đặt ra giới cấm không ăn thịt ” . Nói dứt lời này xong, tự ném mình vào trong lửa, cùng với thỏ xả thân bỏ mạng.
Lúc đó Trời Đất chấn động theo sáu cách. Do sức của Thiên Thần cho nên cây phóng ra ánh sáng màu vàng ròng rực rỡ chiếu soi hàng ngàn cõi nước. Lúc bấy giờ, những người dân trong nước ấy thấy ánh sáng màu vàng ròng phát ra từ cây trên núi, liền lần theo ánh sáng đi đến, đã thấy Tiên Nhân cùng với hai con thỏ chết ngay trong lửa. Họ thấy bài Kệ đã nói và kèm được Kinh Phật, nên cầm lấy quay về dâng lên Đức Vua. Đức vua nghe Pháp này, liền truyền bá lưu hành, khiến cho người nghe được việc này đều phát Đạo Tâm Chánh Chân Vô Thượng. (Nguồn: Kinh Bồ tát Bạch Thỏ Vương)

- Lại có vô lượng Chủ Thần Phương Hướng. Đó là : Chủ Thần Phương Hướng Biến Trụ Nhất Thiết. Chủ Thần Phương Hướng Phổ Hiện Quang Minh. Chủ Thần Phương Hướng Quang Hành Trang Nghiêm. Chủ Thần Phương Hướng Chu Hành Bất Ngại. Chủ Thần Phương Hướng Vĩnh Đoạn Mê Hoặc. Chủ Thần Phương Hướng Phổ Du Tịnh Không. Chủ Thần Phương Hướng Đại Vân Tràng Âm. Chủ Thần Phương Hướng Kế Mục Vô Loạn. Chủ Thần Phương Hướng Phổ Quán Thế Nghiệp. Chủ Thần Phương Hướng Chu Biến Du Lãm.

Giảng giải: Lại có vô lượng vô biên Chủ Thần Phương Hướng. Chủ Thần Phương Hướng tức là thần quảng lý về phương hướng. Phương có mười phương, trong mười phương lại có thể phân ra làm trăm ngàn vạn phương. Nhưng có năm phương chủ yếu tức là : Đông, tây, nam, bắc và giữa. Năm phương nầy thuộc về ngũ hành. Phương đông thuộc mộc, phương nam thuộc hỏa, phương tây thuộc kim, phương bắc thuộc thủy, chính giữa thuộc thổ. Một năm bốn mùa thịnh vượng ở năm phương và ngũ hành. Mùa xuân thuộc mộc, thịnh vượng hướng đông, mùa hạ thuộc hỏa, thịnh vượng hướng nam, mùa thu thuộc kim, thịnh vượng hướng tây, mùa đông thuộc thủy, thịnh vượng hướng bắc, thổ thịnh vượng chính giữa, chính giữa là tứ thông bát đạt, cho nên thịnh vượng suốt bốn mùa.
Phương đông Giáp ất mộc, thuộc về màu xanh, thần quảng lý phương đông gọi là Thanh đế. Phương nam Bính đinh hỏa thuộc màu đỏ, thần quảng lý phương nam gọi là Xích đế. Phương tây Canh tân kim thuộc màu trắng, thần quảng lý phương tây gọi là Bạch đế. Phương bắc Nhâm quý thủy, thuộc màu đen, thần quảng lý phương bắc gọi là Hắc đế. Chính giữa Mậu kỷ thổ thuộc màu vàng, thần quảng lý chính giữa gọi là Huỳnh đế. Những vị thần năm phương nầy mỗi vị đều có chức vụ riêng. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1)

+ Khởi tâm muốn khai ngộ thì không bao giờ ngộ

Đó là nói về người tu đạo, đừng nghĩ rằng tôi khai ngộ, tôi khai ngộ, tôi khai ngộ. Vì sao tôi chưa khai ngộ ? Làm thế nào tôi mới khai ngộ được ? Đi tới đi lui cũng chưa khai ngộ. Leo lên trèo xuống cũng chưa khai ngộ. Ngồi thiền cả một giờ vẫn chưa khai ngộ. Làm sao mới được khai ngộ ? Nếu chư vị có tâm này thì vĩnh viễn không thể khai ngộ. Tại sao ? Chư vị muốn khai ngộ tức che lấp mất tâm khai ngộ đó, tựa như ông người nước Tống muốn giúp mạ lên cao (Nhấc nhổ mạ lên). Vì vậy bảo rằng nói ăn mà không ăn, giúp mạ lên cao, rất phí công sức, không thể dụng được. Chư vị phải bình tâm tịnh khí tu hành, chân thật từng bước mà đi, đừng hỏi rằng ngày mai tôi có được khai ngộ hay không, khi nào tôi mới khai ngộ ?
Chư vị chớ giữ những tâm này, chúng chỉ là vọng tưởng. Chư vị nếu có vọng tưởng thì đã dẫm mất tâm khai ngộ rồi. Khai ngộ sợ vọng tưởng. Tại sao tâm chư vị lại run sợ ? Chính là sợ vọng tưởng, cũng là sợ khai ngộ. Chư vị muốn khai ngộ thì tim đánh bình bịch. Tim đập liên tục, tức là vô hình chung nghiệp chướng sợ hãi :"Nếu nó khai ngộ thì mình phải làm gì ?" Nghiệp chướng không thể làm gì được.(Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Mong cầu như Pháp để có sự nhiệm mầu:
Trích Kinh văn: Vì những chúng-sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.
Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, và vì nếu chấp tướng phi-pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi-pháp. Đức Phật dạy:
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng tiếng tăm cầu ta,
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như-Lai.
Nhiều lời dạy đáng ghi nhớ trong tu hành, mời quí vị đọc. (Nguồn: Kinh Kim Cang Bát Nhã ba La Mật)

+ Khi muốn mong cầu - Đức Phật dậy:
(VI) (176) Mong Cầu
1.- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như Sàriputta, Moggallàna”.
Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử Tỷ-kheo của ta, tức là Sàriputta, Moggallàna.
2. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như Khema và Tỷ-kheo-ni Uppalavannà”.
Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử Tỷ-kheo-ni của ta, tức là Khema và Uppalavannà.
3. Này các Tỷ-kheo, nam cư sĩ có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như gia chủ Citta, và Hatthaka người Alavì”.
Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử nam cư sĩ của ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka người Alavì.
4. Này các Tỷ-kheo, nữ cư sĩ có lòng tin, nếu chơn chánh mong cầu, hãy mong cầu như sau: “Mong ta sẽ được như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantaki, mẹ của Nandà”.
Này các Tỷ-kheo, họ là cán cân, là đồ để đo lường các đệ tử nữ cư sĩ của ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantaki, mẹ của Nandà.(Nguồn: Phẩm Tư Tâm Sở - Kinh Tăng Chi Bộ)

+ Tu thiền - Trong khi nhập định thấy cảnh giới thiện lành ứng hiện mà hành giả không bám chặt vào cảnh thiện lành, không cho mình là đã chứng bậc Thánh - Ngược lại là tà kiến, Ma chướng gồm:
+ Tu định mà sắc ấm chưa phá trừ, suy xét tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, trong khoảnh khắc thấy thân này như bóng, ngoại cảnh như mây, bốn đại không còn kết hợp, không có gì ngăn ngại; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn trước mắt. Nhưng đó chỉ là do dụng công tư duy mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. (nguồn-Tr 130)

+ Khả năng suy cứu tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, tự thấy thân mình rỗng suốt, hành giả bỗng nhiên từ trong thân mình, nhặt ra những con sán lãi, mà thân vẫn bình thường, không bị thương tổn; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn nơi hình thể. Nhưng đó chỉ là do tu tập tinh tiến mà tạm được kết quả như thế, đều không phải đã chứng bậc thánh, ví như dưới đây.
+ Thấy Phật - Hoa sen: Tâm định này ... trăm ức quốc độ cùng với hoa sen cùng lúc xuất hiện - Chưa chứng.
+ Thấy mầu bảy báu: Tâm định này, ... thấy mười phương hư không đều thành màu bảy báu, trăm báu, màu xanh vàng đỏ trắng - Chưa chứng.
+ Trong đêm thấy vật như ban ngày: Trong tâm định này, tĩnh lặng rỗng suốt, phát sinh ánh sáng tinh thuần, không loạn động, bỗng nhiên nửa đêm, ở trong nhà tối mà hành giả trông thấy mọi vật tỏ rõ như giữa ban ngày, mà những vật trong nhà tối ấy vẫn y nhiên, không chút gì thay đổi. Đó là tâm tinh tế kín nhiệm làm lắng trong cái thấy, nên thấy rõ suốt chỗ tối tăm mà tạm được như thế, Chưa chứng.
+ Tứ chi không cháy, không đau: Trong tâm định, thấy tứ chi đồng như cây cỏ, dù lửa đốt hay dao cắt cũng không có cảm giác gì; - Chưa chứng.
+ Thấy 10 phương bảy báu, lầu các chói sáng cùng hằng hà xa chư Phật đầy khắp: Trong tâm định này, thấy 10 phương sơn hà đại địa đều biến thành Phật độ, đầy đủ bảy báu, chói sáng cùng khắp - Chưa chứng.
+ Thấy cảnh tượng - Lời nói phương xa: Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến những cảnh sâu xa, bỗng ở giữa đêm, hành giả thấy những cảnh tượng ở phương xa, nào chợ búa, giếng nước, đường lớn, hẻm nhỏ, nào bà con quyến thuộc; và nghe cả lời nói ở những nơi ấy. Đó là do tâm bị định lực dồn nén, dồn ép đến cùng khiến ánh sáng bay ra mà thấy được chỗ xa cách, chứ không phải là đã chứng bậc thánh.
+ Thấy mình là thiện chi thức - Có khả năng biến hình: Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến chỗ tinh thuần cùng cực, hành giả tự thấy mình là một vị thiện tri thức, rồi thấy hình thể biến cải, chốc chốc lại thay đổi hình này dáng nọ một cách vô cớ. Đó là tà tâm. Hành giả phòng hộ tâm không cẩn mật, để cho các giống li mị, thiên ma ám nhập, không duyên cớ mà nói pháp, tuồng như thông đạt diệu nghĩa; nhưng đó chỉ là ma lực sai sử, không phải thật đã chứng bậc thánh.
* Này A Nan! Mười cảnh tượng như thế thường hiện ra trong lúc thiền định, đều do hành giả đối với sắc ấm chưa thấu triệt lí tánh, chỉ biết dùng thiền quán dồn nén vọng tưởng, nên hiện ra các việc đó. Chúng sinh mê muội, không tự xét tự lượng, gặp những cảnh tượng ấy thì nhầm lẫn không biết rõ, cho mình đã chứng quả thánh, thành ra mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián! Sau khi Như Lai diệt độ, quí thầy nên y theo lời dạy này, tuyên bày nghĩa lí cho chúng sinh trong đời mạt pháp; không để cho thiên ma có dịp quấy phá; đó là cách giữ gìn chánh pháp, che chở cho người tu hành thành đạo Vô-thượng.
* Còn nhiều trường hợp bị Ma chướng cần đọc kỹ (Xem từ trang 137 đến 159)

+ Tu thiền - Trong khi nhập định thấy cảnh giới thiện lành ứng hiện mà hành giả không bám chặt vào cảnh thiện lành, không cho mình là đã chứng bậc Thánh - Ngược lại là tà kiến, Ma chướng gồm:
+ Thấy mầu bảy báu hay Mầu sắc đẹp:
Cũng ở trong tâm định này, suy cứu tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, quán sát không ngừng, ức chế hàng phục tự tâm; cố gắng thái quá, bỗng thấy mười phương hư không đều thành màu bảy báu, hoặc màu trăm báu, tất cả đồng thời đầy khắp mà không chướng ngại nhau; các màu xanh vàng đỏ trắng, mỗi mỗi hiện ra tinh thuần, không hỗn tạp. Đó chỉ là do dụng công ức chế thái quá, khiến cho định lực vượt hơn tuệ lực mà tạm có kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh.

+ Trong đêm thấy vật như ban ngày: Cũng ở trong tâm định này, tĩnh lặng rỗng suốt, phát sinh ánh sáng tinh thuần, không loạn động, bỗng nhiên nửa đêm, ở trong nhà tối mà hành giả trông thấy mọi vật tỏ rõ như giữa ban ngày, mà những vật trong nhà tối ấy vẫn y nhiên, không chút gì thay đổi. Đó là tâm tinh tế kín nhiệm làm lắng trong cái thấy, nên thấy rõ suốt chỗ tối tăm mà tạm được như thế, không phải là đã chứng bậc thánh.
+ Thấy 10 phương bảy báu, lầu các chói sáng cùng hằng hà xa chư Phật đầy khắp: Cũng ở trong tâm định này, thành tựu tâm thanh tịnh; dụng công làm trong sạch tâm đến cùng cực, hành giả bỗng thấy mười phương sơn hà đại địa đều biến thành Phật độ, đầy đủ bảy báu, chói sáng cùng khắp; lại thấy hằng sa chư Phật đầy khắp cõi hư không, lầu các đại điện trang nghiêm hoa lệ; nhìn xuống thấy địa ngục, nhìn lên thấy thiên cung, rõ ràng không chướng ngại. Đó là ngày thường nghe kinh pháp mà khởi tâm ưa thích cảnh thanh tịnh và chán ghét cảnh uế nhiễm, quán tưởng huân tập lâu ngày mà hóa thành như thế, chứ không phải là đã chứng bậc thánh. (nguồn-Tr 130)

+ Trạng thái tĩnh lặng - Thanh thản lặng lẽ bên trong: Đó là trạng thái “thanh thản lặng lẽ” mà Kinh văn đang nói đến. Trong đó cái thấy, nghe, hiểu, biết hoàn toàn vắng bặt, nhưng định trung độc đầu ý thức vẫn đang còn hoạt dụng.... hàng ngoại đạo cho trạng thái này là tột đỉnh, họ hết sức cố gắng để duy trì trạng thái định này. Không để nó tiêu tán mất. Họ không muốn công phu của mình trở nên vô dụng. ... Đó không phải là cảnh giới chân thực, khi quý vị đến được trạng thái này sẽ thấy mọi việc diễn ra rất tốt đẹp, nhưng với cái nhìn từ Phật pháp thì quý vị chưa đạt được ngay cả bước đầu tiên. Đừng tự thỏa mãn ... (Nguồn: mục 95 HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Chứng Quả vị: Giải Thoát Khổ đau - Thoát khổ được vui - Tự do tự tại:
Chết, ai ai cũng đều không thích chết. Nay chúng ta tu hành nên phải dẹp trừ ba khổ, tám khổ, vô lượng khổ, nên gọi là độ thoát tất cả khổ ách.
"Độ qua khổ ải xuất luân hồi, (vượt qua biển khổ xuất luân hồi)".
Mọi khổ đều nằm trong biển khổ. Nếu chư vị vượt qua hết tất cả khổ ách thì chắc chắn sẽ thoát khỏi sáu nẻo luân hồi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người, trời.
"Vũ tễ thanh tịnh nguyệt chánh huy, (mưa tạnh trời trong trăng sáng hiện)".
Khi ấy mưa tạnh tức là không còn hạt mưa nào hết. Bầu trời trong sáng. Trăng sáng hiển hiện. Mặt trăng trong không trung chiếu sáng. Năm ấm đều không. Không còn năm ấm giống như không còn mây, mưa. Bầu trời trong sáng, thanh tịnh. Trăng treo lơ lững, muôn dặm không áng mây. Cảnh giới này khiến chư vị phát sanh trí huệ chân chánh, chiếu sáng khắp cả, nhờ đó mà độ thoát qua hết tất cả khổ ách.
"Càn nguyên đạo thể nhân trung thánh, (Càn nguyên đạo thể thánh giữa người)".
Khi chứng sơ quả A La Hán, thân thể chư vị tràn ngập khí dương. Càn là số dương trong kinh dịch, nên gọi là càn nguyên. Đạo thể là thể chất của việc tu đạo. Trung nhân thánh là thánh nhân trong loài người.
"Bất hoại kim khu thế thượng hy, (vàng chẳng hoại diệt thế gian hiếm)".
Khi chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, chư vị cắt đứt được tám mươi tám phần kiến hoặc. Thân thể chư vị bất hoại như vàng ròng, trên thế gian rất hiếm có.
"Thoát sanh hà thuận thiên niên dược, (thoát sanh tử cần chi thuốc tiên)".
Xưa, vua Thái Thủy (221-207 BC) đến đảo Bồng Lai tìm thuốc trẻ mãi không già, giải thoát sanh tử. Chư vị không cần thiết phải đi tìm thuốc trẻ mãi không già, chỉ nên độ thoát hết tất cả khổ ách. Khi đó muốn sống thì sống, muốn chết thì chết. Chết sống do tự chính mình. Vua Diêm La không thể cai quản được, giống như tổ Bồ Đề Đạt Ma.
"Chứng diệt khải thị vạn kiếp kỳ, (chứng diệt đợi chi muôn kỳ kiếp)".
Pháp bốn diệu đế : Khổ, tập, diệt đạo. Khi chứng đắc diệt đế thì thành đạo, đắc vô dư Niết Bàn, không đợi trải qua tám muôn bốn ngàn kiếp, mà mau chứng đắc vô dư Niết Bàn.
"Nhị tử vĩnh vong ngũ trụ tận, (hai chết mất hẳn năm trụ diệt)".
Chư vị chứng đến độ thoát tất cả khổ ách, vượt khỏi vòng luân hồi, đắc được thân kim cang bất hoại. Khi ấy nhị tử mãi không mất. Sao gọi là nhị tử ? Có phải là chết hai lần không ? Không phải là chết hai lần mà là hai lần chết. Một lần là phần đoạn sanh tử. Một lần là biến dịch sanh tử. Gọi là hai lần chết.
Khi chứng quả A La Hán thì cắt đứt phần đoạn sanh tử.
Khi chứng quả vị Bồ Tát mới cắt đứt biến dịch sanh tử.
Nay, Bồ Tát Quán Thế Âm đã cắt đứt được biến dịch sanh tử. Chữ vong (mất), đây không phải là tử vong (chết mất). Trong sách đại học nói :" Nhi kim vong hỷ (như nay mất rồi)". Chữ 'vong' đọc là không. Chúng ta có thể đọc là vong, hay không cũng được, không cần giảng giải.
Hai loại chết này đều không.
"Ngũ trụ tận (tận hết năm trụ)". Nghĩa là năm trụ phiền não. Chúng là gì ?
Thứ nhất, kiến trụ phiền não, là trụ ái kiến.
Thứ hai, trụ ái dục.
Thứ ba, trụ sắc ái.
Thứ tư, trụ vô sắc ái.
Thứ năm, trụ vô minh ái.
Vì năm trụ ái này mà chúng ta sanh chấp trước, biến thành năm loại phiền não.
Bồ Tát Quán Thế Âm dẹp trừ hết năm loại phiền não này.
"Tiêu diêu pháp giới nhậm đông tây, (dạo chơi pháp giới khắp đông tây)".
Tiêu diêu có nghĩa là tự tại. Tự tại cũng là tiêu diêu. Tiêu diêu cũng là tự do. Tự do, nghĩa là an lạc, sung suớng. Sao an lạc sung sướng ? Vì có thể tùy tiện đi nơi này nơi nọ. Muốn đến nơi nào cũng được hết. Tiêu diêu pháp giới nhậm đông tây. Chư vị thấy cảnh giới này có an lạc lắm không, tự do lắm không ! Tiêu diêu, tự do, đó là tánh pháp giới chân chánh bình đẳng. Khi hai lần chết và năm trụ đều tận diệt thì đắc được tự do. Đó là tự do chân thật, an lạc chân thật, bình đẳng chân thật, và tiêu diêu chân thật. (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh -1- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tám chứng đắc trong tu thiền định: Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy có thể nghĩ "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh.
Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú trong giới luật của bậc Thánh. (Nguồn: Kinh Đoạn Giảm)

+ Chứng đắc trong thiền định:
Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)...đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy gọi là Tỷ- kheo...(như trên)... đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy, gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có một vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy (mọi vật) với trí tuệ, các lậu hoặc được diệt trừ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác mà mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Vị ấy đã vượt khỏi tham trước ở đời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. (Nguồn: 25.Kinh bẫy mồi)

+ Làm người Thiện Tín xứng danh: Đệ tử Phật
IX. Khuyên nhủ các thiện tín tại gia 
-
1. Dạy về luân thường đại giáo
* Phải tận tánh học Phật mới có thể tận hết luân thường học Khổng. Phải tận hết luân thường học Khổng mới có thể tận tánh học Phật. Thử coi những bậc đại trung, đại hiếu và những vị phát huy tâm pháp của thánh hiền trong Nho Giáo xưa nay không vị nào là chẳng nghiên cứu kinh Phật sâu xa, ngầm tu thầm chứng. Hợp hai đạo Phật và Nho lại thì cả hai cùng tốt đẹp, tách ra thì cả hai cùng bị tổn thương; bởi lẽ, người trong cõi đời không ai chẳng thuộc trong vòng luân thường, mà cũng không ai ra khỏi tâm tánh được. Để trọn vẹn luân thường tâm tánh ấy thì dùng “chẳng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện” của nhà Phật để khắc kỷ, giữ lễ, ngăn lòng tà, giữ lòng thành, dùng “cha hiền, con hiếu, anh nhường, em kính” để hỗ trợ. Do vậy, cha con, anh em v.v... dắt dìu nhau cùng trọn vẹn luân thường, tâm tánh, trừ khử phiền hoặc huyễn vọng để khôi phục Phật tánh sẵn có. Chẳng những về thể là một, mà về dụng cũng chẳng có hai!
* Phải biết rằng Phật pháp là pháp chung của cả chín pháp giới, không một ai là chẳng nên tu mà cũng không ai là chẳng thể tu nổi. Những kẻ nói Phật giáo vứt bỏ nhân luân, làm hại thánh đạo đều là những kẻ mù chẳng thấy hình sắc cứ luận càn. Vì sao nói như thế? Đức Phật đối với cha dạy lòng từ, với con dạy lòng hiếu, với vua dạy lòng nhân, với bầy tôi dạy lòng trung, chồng xướng vợ theo, anh nhường, em kính.
Với những lời lẽ hay đẹp, những hành vi tốt đẹp, không điều nào kinh Phật lại chẳng thuật rõ túc nhân hậu quả, tiền nhân hậu quả. Những điều Phật dạy về lòng từ, lòng hiếu... giống với Nho Giáo, nhưng những điều đạo Phật dạy về nhân quả ba đời thì Nho giáo còn chưa bao giờ được nghe đến, huống hồ là “đoạn Hoặc chứng chân” và “viên mãn Bồ Đề, quy về pháp vô sở đắc”! Tiếc là những kẻ ấy chưa được biết đến, chứ nếu đọc kỹ, nghĩ chín, ắt sẽ khóc lóc, đau đớn, tiếng rền cả đại thiên thế giới, buồn thương vì tội lỗi báng Phật vậy!
* Muốn học Phật, Tổ, trước hết phải giữ pháp Thánh Hiền. Nếu như thiếu sót bổn phận, trái nghịch luân thường thì đã là kẻ tội nhân danh giáo, còn làm đệ tử Phật sao được? Phật giáo tuy vượt ngoài thế pháp, nhưng gặp vua nói Nhân, gặp bầy tôi nói Trung, gặp cha nói Từ, gặp con nói Hiếu, từ cạn mà lần đến sâu, hạ học thượng đạt (học từ những điều căn bản, thấp kém, nhưng đạt được những điều cao quý). Hãy đọc kỹ An Sĩ Toàn Thư, ắt sẽ biết được đại khái vậy!
* Muốn làm Phật tử chân thật, phải bắt đầu làm chân Nho trước đã. Nếu đối với những sự như chí tâm thành ý, khắc kỷ, giữ lễ, giữ lòng kính, trọng lòng thành, hiếu đễ, vui vẻ, cung kính... mà chẳng thể tu tập, đôn đốc thì nền tảng chẳng kiên cố, học Phật sao được? Chọn lấy tôi trung trong đám con hiếu; kẻ tánh hạnh trái nghịch Nho phong lẽ nào gánh vác được gia nghiệp của Như Lai, trên nối tiếp huệ mạng, dưới hóa độ chúng sanh cơ chứ?
Phật pháp không sự gì to lớn chẳng bao hàm, không điều gì nhỏ nhặt chẳng nêu lên. Dù là pháp thế gian hay xuất thế gian, không một pháp nào lại chẳng thuộc phạm vi của Phật pháp. Những kẻ câu nệ, hủ bại trong thế gian thường cứ bảo “xuất gia là trái nghịch luân lý”, họ đều là hạng chưa suy xét thấu đáo đã vội hủy báng, sợ mắc nghẹn nên bỏ ăn, tự chôn vùi tánh mạng, thật là đáng thương!
Nếu có mở rộng được tầm mắt thì mới biết Phật pháp lưu truyền rộng rãi khắp trong ngoài Trung Hoa, đạo pháp thạnh hành cả hai ngàn năm qua, được rất nhiều vua thánh, tôi hiền, hào kiệt, vĩ nhân hộ trì, truyền bá. Lẽ đương nhiên đạo ấy phải là chân đạo mà phàm tình chẳng thể suy lường được nổi! Dù có bị một hai gã nho sĩ câu nệ, hủ bại bài xích, hay những tên vua bạo ác hủy phá, rốt cuộc hai tay vẫn không che nổi mặt trời, ngửa mặt nhổ lên trời, chỉ càng tự phô bày cái thấy biết kém cỏi, ít ỏi của mình mà thôi, tự lầm lạc gây tạo tội lỗi, chứ rốt cuộc Phật pháp có bị tổn hại gì đâu?
Lại có kẻ bề ngoài làm ra vẻ chê bai Phật pháp, chứ bề trong lại thực sự tu chứng. Từ đời Tống đến nay, những bậc danh nho không có ai là chẳng như vậy cả! Cho nên Quang tôi nói “thành ý chánh tâm do vậy hãy còn khiếm khuyết” thật đúng là lời bàn quyết định vậy!
* Đối với việc học Phật, vốn phải trọn vẹn nhân đạo mới hòng hướng đến được. Nếu chẳng thật sự thực hành hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, dù có suốt ngày thờ Phật, Phật cũng chẳng gia hộ! Ấy là vì Phật giáo bao gồm hết thảy các pháp thế gian, xuất thế gian. Vì thế với cha nói Từ, với con nói Hiếu, khiến ai nấy đều tận hết bổn phận làm người, sau đấy mới tu pháp xuất thế. Ví như muốn dựng lầu cao vạn trượng, ắt trước hết phải đắp nền móng kiên cố, khai thông đường nước thì lầu cao vạn trượng mới có thể xây lên được, mới vĩnh cửu chẳng hư hoại. Nếu như nền móng chẳng vững, ắt chưa xây xong đã sụp.
Sách Luận Ngữ nói: “Tuyển trung thần ư hiếu tử chi môn” (chọn tôi trung từ nơi con hiếu); học Phật cũng giống như vậy. Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào Thiền Sư: “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Sư dạy: “Đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành”. Muốn học Phật pháp, phải khắc kỷ, dè dặt, việc gì cũng đều phải phát xuất từ cái tâm chân thật mà làm. Người như vậy mới đáng gọi là chân Phật tử. Nếu tấm lòng gian ác, lại toan mượn Phật pháp để tránh tội nghiệp, có khác gì trước đã uống thuốc độc, sau lại uống thuốc bổ, muốn cho thân thể khỏe mạnh, nhẹ nhàng, kéo dài tuổi thọ, phỏng có được chăng?
* Đại trượng phu muốn văn chương thiên hạ, công nghiệp vang dội vũ trụ, nhưng chẳng thể đoạn Hoặc chứng chân, liễu sanh thoát tử thì chỉ là chấp vào cái bên ngoài, bỏ sót cái bên trong, chấp cái Có tuy nó chỉ là đằng ngọn, bỏ đi cái Không dù nó chính là đằng gốc. Người đời ai có thể vẹn toàn được mọi việc, chúng ta chỉ nên gắng sức giữ vẹn luân thường, tận lực tu Tịnh nghiệp là được, cần gì phải bận tâm đến điều gì khác nữa!
* Trộm nghĩ Nho lễ coi trọng cúng tế Xuân Thu, Thích giáo đặt nặng việc quanh năm truy tiến. Nghĩ đến cái ân nguồn nước, cội cây mà thực hành cẩn thận, chu đáo việc truy tiến thì thế gian, xuất thế gian nào có gián đoạn chi?

Ấn Quang Đại sư - Ngài đã tu hành thành tựu, có nhiều lời dạy cho Phật tử tại gia rất tuyệt diệu, mời đọc giáo lý của ngài: Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

+ Thiện Nam Tử - Thiện Nữ Nhân trong Kinh Phật thường nói
- Làm người quân tử: Là Người thường tu đạo của Người quân tử, hướng đến thành tựu Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín và thực hành các lời dạy của Thánh hiền, ví như Bác Hồ hay Khổng Tử, Lão Tử, đức Phật đã dạy.
- Làm người Phật tử: Người tu Thập thiện nghiệp đạo, thường tu mười nghiệp lành gồm Không sát sinh - Không trộm cắp - Không Tà dâm - Không nói dối - Không nói hai lưỡi, đôi chiều - Không nói lời ác độc - Không nói truyện thị phi vô nghĩa - Không tham lam - Không sân hận - Không si mê (Thường xuyên học Phật pháp để khai mở trí tuệ)

+ GẬY KIM CƯƠNG HÉT.
HT Tuyên Hóa, vấn đáp ký lục.
- HỎI : Nếu như có người làm nghề giết gà, giết vịt để sinh sống, chúng ta nên có pháp môn phương tiện nào để khuyên giải họ không ?.
ĐÁP : Nếu lúc trước làm chuyện lầm lỗi, khi biết ra là sai quấy thì con nên sửa đổi. Cho nên bảo là : "Quá năng cái, quy ư vô", nghĩa là biết sai mà chịu sửa thì xem như vô tội.
- HỎI : Trong sách có nói về Chú Đại Bi như : "Thân bị bệnh nan y quấy rầy, tức thời sẽ tiêu trừ hết". Nhưng có một số người nói : "Chuyện này không thể được, vì chẳng lẽ mình bị bệnh, rồi chỉ cần niệm Chú Đại Bi thì sẽ hết bệnh sao"? Thỉnh Hòa Thượng khai thị.
ĐÁP : Tâm thành tất linh. Nếu không thành tâm, dù niệm cũng không linh nghiệm. Nếu các vị thành tâm niệm tức sẽ linh ứng. Cho nên nói : "Khi oán hận mà sanh tâm hoan hỷ, thì người chết sẽ sống trở lại. Nếu cho đây là lời giả dối, thì nên biết chư Phật không nói dối bao giờ". Do đó mình có lòng tin, tất nhất định sẽ có cảm ứng. Chú Đại Bi có thể trị được 8 vạn 4 ngàn thứ bệnh trên thế gian, nhưng phải là người có thiện căn. Người không có thiện căn, dù muốn niệm cũng niệm không ra và có muốn trị bệnh cũng không ăn nhằm gì.
- HỎI : Đang lúc ngồi tĩnh tọa, có khi trong đầu lại khởi lên các ảo tưởng như đa số người mắc phải. Ngài có thể giải thích sơ về các hiện tượng thường xuất hiện trong lúc tọa Thiền không ?.
ĐÁP : Các hiện tượng đó đều là huyễn vọng không thật. Những gì con thấy đều là do 50 loại biến hóa nói trong Kinh Lăng Nghiêm. Nếu con thấy các hiện tượng đó mà cho là mình đã thành tựu thì tội nghiệp lắm thay !.
- HỎI : Ngồi Thiền và Tham Thiền là một chuyện hay là hai chuyện khác nhau ?.
ĐÁP : Danh từ ngồi Thiền và Tham Thiền tuy không giống nhau, nhưng có nghĩa là một. Tham Thiền là thật muốn hiểu rõ minh bạch, không còn hồ đồ nữa.
Nguồn Nguyên Minh.

+ Chọn Pháp Tu hay Chọn Cách Tu Thánh Đạo - Tu Bồ Tát Đạo - Tu Giải Thoát - Tu Đại Thừa và cần tu Như Pháp Thọ trì để có thành tựu các Pháp Môn Tu hành.
* Dưới đây là những gợi ý mà Nhân Trắc Học với vốn kiến thức hạn hẹp của mình, mong muốn phổ biến Phật Pháp đến mọi người. Do đó, không thể tránh khỏi sự nông cạn, phiến diện ... Kính đề nghị quí vị hãy tìm đọc các Kinh Phật gốc và các bài giảng giải Kinh của các bậc Thánh hiền hàng Bồ Tát đạo để chánh xa vào con đường Hắc đạo/ Ngoại đạo mà không biết đường ra, đặc biệt trong thời Mạt pháp này.

+ Chọn lựa pháp môn tà hay chánh phải đặc biệt chú ý: Tùy căn cơ mục đích chọn pháp phù hợp. Phàm hết thảy kinh điển Đại Thừa đều là những pháp môn dạy chúng ta siêu thoát tam giới, liễu sanh thoát tử. Dù pháp môn quyết định bình đẳng, đều có thể đạt đến mục tiêu và hiệu quả giống như nhau; nhưng vì căn tánh của chúng ta chẳng tương đồng, nếu pháp môn chẳng đúng với căn tánh, chúng ta tu học sẽ gặp khó khăn, chẳng thể thấy thành tựu ngay trong một đời này được. Bởi thế, phải chọn lựa pháp môn. Ngay trong một đời này, mấu chốt để tu hành thành hay bại là chọn lựa pháp môn thích hợp hay không! Nếu muốn cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ thì chọn lấy pháp môn Tịnh Độ. Trong hiện tại, mỗi một pháp môn đều có tà - chánh, đều có giả - thật (có pháp chỉ được lợi ích một phần, có pháp được lợi ích viên mãn). Đây là điều phải chú ý, phải hiểu những phương pháp ấy.(Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

A- Tu hành theo Tiểu thừa:
+ Gồm các Hàng tu tại gia để Cải mệnh toàn diện, làm cho cuộc sống hạnh phúc viên mãn hơn, giảm thiểu khổ đau, bệnh nạn, sống thọ hết số trời định. Hơn thế nữa, nó tạo tiền đề cho các kiếp luân hồi được vinh hoa phú quý, vạn sự tốt lành viên mãn hơn. Giúp tránh bị đọa ba đường ác khổ đau tột cùng, ngày được làm người vô cùng tối tăm mịt mùng, xa vời vợi ...
+ Giáo lý dùng để tu hành căn bản như: Đạo người quân tử gồm Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín. Học và thực hành đối nhân sử thế trong gia đình và xã hội như đạo Cha con - Vợ chồng - Quân thần - Bạn bè - Chủ tớ ..., luôn sống thuận theo trời đất, học hiểu và tin sâu vào Nhân Quả báo ứng, luôn phấn đấu làm lành lánh giữ trong đời sống hàng ngày như: Không tranh - Không tham - Không nói giối - Không nóng giận thù hận - Không uống riệu.

B- Tu hành theo Trung thừa:
Gồm những người tìm đạo - Người chí nguyện quyết tâm tìm chọn và đi theo con đường tiến đến giải thoát luân hồi sinh tử. Con đường tu để chứng các quả vị đến Hàng Thanh văn - Duyên giác của Hàng A La Hán còn Hữu lậu, hay các Bậc điểm đạo đến bậc 3 theo Minh triết thiêng liêng, họ chưa giải thoát luân hồi sinh từ, nhưng đã rất gần đến quả vị giải thoát luân hồi, tiến bước đến giải thoát Niết bàn vi diệu.
+ Giáo lý dùng để tu hành căn bản như: Học hiểu và tu thập thiện nghiệp đạo, nghiêm trì giới luật

C- Tu hành theo Đại thừa: Con đường tu lên cao để chứng quả vị của Hàng A La Hán Vô lậu - Giải thoát Niết Bàn - Con đường Bồ Tát Đạo, tiến đến Phật quả vi diệu, trở về Tánh Diệu Giác Minh Thanh Tịnh Bao Trùm Như Lai Tạng bất sinh bất diệt.

+ Đức Phật dạy Thanh Tịnh Thiền:
+ Các ông muốn cho Phật tánh của chính mình hiện ra, các ông chỉ cần để tâm tự nhiên thanh tịnh nhưng luôn hằng biết là đủ.
Còn các ông tu dụng công kiểu này, hành thiền kiểu nọ tức các ông khuấy động Tâm Vật Lý của chính các ông Bị Động, càng dụng công càng bị động thêm, thì làm sao Phật Tánh Hiển Lộ ra được ?.
Vì nguyên lý này, mà Đức Phật dạy vị nào tu theo Pháp môn thiền thanh tịnh là không được dụng công.
+ Đức Phật dạy:
Khi ông chưa vào được Trung tâm vận hành Nhân quả Luân hồi, mà ông muốn thấy Màn trong suốt, ông vừa khởi niệm muốn, là cái màn vô minh xuất hiện ra liền, thì làm sao ông thấy được. Việc làm thiết thực của người tu Thanh tịnh thiền chỉ có 2 việc chánh:

1- Phải học hỏi cho thật rõ pháp môn Thanh tịnh thiền này.
2- Giúp được nhiều người hiểu để mình có công đức.
– Khi mình được khối công đức lớn rồi, không cần mong thấy và biết, cũng tự nhiên thấy và biết. Nguồn Người buôn bán tu
+ Các phương pháp thanh tịnh thiền Phật giáo
- Điều kiện: Phải thực hành Giới - Định - Tuệ hàng ngày
1. Thiền hành: Là đi kinh hành... là phương pháp giúp cơ thể vận động và tâm thư giãn, thảnh thơi theo mỗi bước chân đi.
2. Thiền trụ: Là đứng trụ một chỗ, 2 gót chân chạm nhau, bàn chân chữ V. Hai tay buông thỏng tự nhiên, không gượng ép. Mắt khép vừa, miệng ngậm, tâm theo dõi hơi thở... một đức tính kiên định, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
3. Thiền ngọa: Nằm ngủ trong tỉnh giác... giúp cho người tu thiền luôn tỉnh giác, không gặp ác mộng, dậy tinh thần sảng khoái và minh mẫn.
4. Thiền tọa: Ngồi an định có 3 bước: điều thân, điều tức và điều tâm (Nguồn)
ĐỨC PHẬT CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH.
- Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới.
Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng: 
1. Xét về nhãn căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2. Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3. Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4. Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5. Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6. Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thành phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức.
=> A Nan! Ông muốn ngược dòng sinh tử hãy xét 6 căn ông hiện thọ dụng. Cái nào hợp, cái nào ly, căn nào sâu, căn nào cạn, căn nào viên thông, căn nào không viên thông. Nếu khai ngộ được một căn viên thông thì đảo ngược tất cả dòng nghiệp vô thỉ. Đối với hiệu quả tu hành, bấy giờ một ngày bằng một kiếp.
Tôi nay đã chỉ rõ cho ông: Sáu căn, căn nào cũng trong sáng và đều có số lượng công năng. Tùy ông chọn lựa. Thích hợp căn nào tôi sẽ hướng dẫn cho ông để ngày thêm tăng tiến.
Mười phương Như Lai, căn, trần, thức, 18 giới đều là công cụ để viên mãn Vô thượng Bồ-Đề. Căn cơ trí tuệ còn non nớt, ông cần đi sâu tu tập một căn. Một căn thanh tịnh thì sáu căn đồng thời được tháo mở hoàn toàn thanh thoát.
Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: Xem mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)

+ Người buôn bán tu thanh tịnh thiền, việc phải làm hàng ngày là:
– Cứ lo việc buôn bán của mình.

– Tâm ông lúc nào cũng thanh tịnh, rỗng lặng và hằng tri.
Ông hãy lấy câu đừng chấp Ngã làm kim chỉ Nam, như:
– Việc người khác ông đừng xen vào.
– Đừng cho pháp môn mình tu là cao hơn hết.
– Không rủ người khác tu theo pháp môn Thanh tịnh thiền này.
Vì sao vậy? Vì mỗi người đều có Tổng nghiệp riêng của họ. Tuy nhiên, nếu có ai hỏi, thì ông nói cho người hỏi nghe, nhưng ông phải dè dặt. Nếu họ thích, tìm cách giúp họ, còn họ có ý gì khác, thì thôi.
- Khi ông chưa vào được Trung tâm vận hành Nhân quả Luân hồi, mà ông muốn thấy Màn trong suốt, ông vừa khởi niệm muốn, là cái màn vô minh xuất hiện ra liền, thì làm sao ông thấy được. Việc làm thiết thực của người tu Thanh tịnh thiền chỉ có 2 việc chánh:
1- Phải học hỏi cho thật rõ pháp môn Thanh tịnh thiền này.
2- Giúp được nhiều người hiểu để mình có công đức.
– Khi mình được khối công đức lớn rồi, không cần mong thấy và biết, cũng tự nhiên thấy và biết.
Xem Người buôn bán tu thanh tịnh thiền

+ Tỳ Keo/ Người Tu có được dạy người Kinh doanh buôn bán không? Ngài A Nan hỏi Đức Phật:

Hỏi: Tì-kheo dạy người khác buôn bán thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm tội Xả đọa.

Chú giải: Tì-kheo lẽ ra nên tu hạnh tịnh mạng xuất li, lại cũng dạy người tu hạnh này. Nếu ngược lại, tì-kheo dạy bảo người buôn bán, khởi tâm tham; Lại bởi xem thường giới của Phật chế định, dạy cho người nhân duyên trói buộc nên vị ấy phạm tội Xả đọa. (Trích: Kinh Ngũ Bách Vấn)

+ Tánh Đức: Là do bổn tánh hiển lộ. Bổn Tánh phát khởi tác dụng thì gọi là “Tánh Đức”. Bổn Tánh viên mãn, Tánh Đức cũng viên mãn. Tam Học nơi Tánh ĐứcGiới, Định, Huệ. “Giới Học” có nghĩa là điều gì cũng phải gìn giữ. Bởi thế, chúng ta cần hiểu rõ: Nói riêng về Giới trong Tam Học Giới - Định - Huệ của Đại Thừa Phật pháp thì Giới tuyệt đối chẳng phải chỉ hạn cuộc trong Ngũ Giới, Bát Giới, Thập Giới, Tỳ Kheo Giới, Bồ Tát Giới! Giới Học viên mãn có nghĩa là hết thảy những lời đức Phật giáo huấn chúng ta đều là Giới Học, đều phải tuân thủ, nó cũng là từ Tánh Đức lưu lộ.
Nói cách khác, xử thế, đãi người, tiếp vật đúng lý đúng pháp. Nếu như còn có tham dục tức là chẳng đúng lý đúng pháp; vì vẫn còn có “tư tâm” thì Tánh Đức chẳng thể hiện tiền. Bởi thế, đức Phật dạy chúng ta phải đoạn trừ tham dục và tư tâm. Nói ra rất có đạo lý, nghe dễ dàng sao, nhưng đoạn trừ rất khó. Bởi lẽ, hễ còn chưa phá được Ngã Chấp thì khởi tâm động niệm, điều gì cũng là vì mình: tôi tham, tôi si, tôi mê. Muốn đoạn trừ dục vọng thì trước hết phải buông xuống, cơ sở để buông xuống là “khán phá” (thấy rỗng toang). Cứ hễ khán phá được thì sẽ tự nhiên buông xuống được. (Nguồn: Kinh Thanh Tịnh Tâm-PSTK)

+ Chân Tâm: Vô hình - vô tướng - Vô vi (Không cò gì làm) - Vô sanh diệt - Vô tác - Vô thanh - Vô sắc - Bất động .... Bất nhị => Không thể nhận biết, nhưng biểu hiện, tướng trạng của nó ta có thể nhận biết qua Quang Minh, tác dụng là Bác Ái - Minh triết/ Chân Thiện Mỹ. Tu Chủng tử để phát triển Chân Tâm - Đức Thiện Tài Đồng Tử là ví dụ sinh động (Đồng tử nghĩa là Tâm trẻ chung/ Thay đổi không ngừng) học pháp môn 42 Chủng Tử. (Nguồn: Xem tại đây)

Ngài Bồ Tát Thiện Tri Chúng Nghệ - Ngài có trí huệ bát nhã ba la mật - Ngài thu nhập vạn sự vào Chân Tâm/ Thể/ Không hình không tướng... - Dùng Chủng Tử Tự/ Hạt giống Vô Lậu để biểu hiện - Dùng Hào Quang của Chân Tâm làm Tướng trạng, qua Hào quang sẽ biết/ Phương tiện biểu diễn vạn sự ở thế gian hay xuất thế gian/ Là Dụng. Biết tất cả nghệ thuật sống, tu hành toàn diện nhất, Ngài là vị Thầy dạy Thiện Tài Đồng Tử.
>>> TU 42 CHỦNG TỬ TỰ = TU TOÀN DIỆN VÀ THÀNH TỰU VIÊN MÃN VÔ LƯỢNG PHÁP THẾ GIAN VÀ XUẤT THẾ GIAN.(Nguồn: Xem tại đây)

+ Chân Tâm hiển lộ: Giảng về Pháp Tu Phóng Quang với Chủng Tử Tự ( Xem Clip 1: Xem tại đây)

Phóng Quang Minh/ Hào Quang: Mang ánh sáng hiểu biết chân tướng vũ trụ vào chỗ Vô minh tối tăm, thiếu hiểu biết sáng suốt, thường mê tín dị đoan ... thông qua các Chủng Tử Tự.
Hạt giống Vô lậu luôn luôn phát hào quang không bao giờ dứt. Pháp tu trì là qua hít thở, hít vào mang các Hạt giống hào quang/ Chủng Tử Tự vào trong Tâm trong vài phút, kèm theo quán tưởng hào quang bừng sáng vô lượng trong tâm luân/ Nhất nguyên
(Điểm giữa xương cứng của phía trước lồng ngực)
Hóa giải ....: làm ăn thua lỗ .... Dùng Chủng tử tự: Xem phút .. - Đọc là
Hóa giải sợ hãi: làm ăn thua lỗ .... Dùng Chủng tử tự: Xem phút ... - Đọc là
Hóa giải lỗi buồn: phiền muội, buồn bực đau khổ do mất việc, hiểu lầm, nganh nghét, đố kị, cô đơn, làm ăn thua lỗ .... Dùng Chủng tử tự: Xem phút ... - Đọc là

Tiếp theo: Tu Phóng Quang dùng các Chủng Tử Tự (Xem Clip 2: Xem tại đây)

* Điểm tâm luân/ Nhất nguyên: Điểm giữa xương cứng của phía trước lồng ngực.
* Các chủng tử tự có trong phẩm 39 Kinh Hoa Nghiêm

+ Chủng tử hóa giải sự rối ren, mất phương hướng: Cùng lúc lo làm quá nhiều việc, nguyên nhân từ quan hệ, bệnh khổ, mất việc làm, thất tình ...Dùng Chủng tử tự:  (Phút ...) - Đọc là

+ Chủng tử hóa giải đối diện với bóng tối quá khứ với điểm mù của cái tôi: Những tội nghiệp mình đã làm quá khứ, những hối hận, lầm lỡ ngặm nhấm ... làm mình đau khổ khi đối diện với cái tôi/ Cái Ngã của mình .... Dùng Chủng tử tự:  Xem phút 16 - Hạt giống hình như mặt trăng/ Nguyệt tinh ma Ni thủ - Đọc là

+ Chủng tử hóa giải tính tham muốn vô độ: Không tha thứ, kiếm lợi, kiếm danh, luôn trà đạp lên người khác ... người độc ác: Dùng Chủng tử tự độc đáo nhất trong các Chủng tử tự trong Kinh Hóa Nghiêm:  Xem phút 22 - Đọc là

+ Đạo Giáo Tu Thân Tâm Hợp nhất:

Đạo giáo hi xưa nghĩ ti bùa chú, mê tín ..v.v...  Đến thời ông Trương Bá Đoan là một người trong văn hóa khai m; và ông nói “không”, không phi bên ngoài đâu, mà là bên trong Đạo Giáo với phái Tu Thân Tâm hợp nhất có thut ng rt quan trng, là “Luyn Tinh hóa Khí, luyn Khí hóa Thn, và luyn Thn nhp hư”.  Đó là cái phương thc làm sao luysc nóng trong người mình, luyn sc nóng để tr thành mt cái năng lượng ni ti glà Energy.  Sc nóng này hi t kinh khng lm.  Cái Tinh là sc nóng bên ngoài thôi, nhưng khi mà nó chuyn thành ni ti thì rt là mnh.  Sc nóng lên ti Solar Plexus, từ đó nó chuyn hóa lên trên đỉnh đầu ca mình.  Gi là “Luyn Tinh hóa Khí, luyn Khí nhp ThnThn là đỉnh đầu, trên đó có ch gi là cung Ni Hoàn, Ni Hoàn là ch mà họ mượn t kinh điển Pht giáo, Nirvana là Ni Hoàn.  Từ đó mình bắt đầu nhp hư, nhp hư là ti ch bt nh. Tc là quá trình tu luyđó là không còn là bên ngoài na các Bác, và nht là h nói thêm mt câu rt là đặt bit na gi là:  “Ngũ Khí Triu Nguyên”, là năm cái năng lượng trong Tâm, Cang, T, Phế, Thn. Tu làm sao tr v gc gác ca nó.  Gc gác ca nó chính là Tâm linh. Do đó h thiết lp ra được cái quan h gia thân và luyn thân này như thế nào để mà khc phc cái Vng Tâm và đạt ti cái Chân Tâm.  Đó là mt s phát minh độđáo nhất ở trong văn hc cĐạo giáo; và ảnh hưởng đó lan truyn ra khp mi nơi; đi vào trong Pht giáo.  Vì thi Tng bắt đầu chảnh hưởng rt ln v cái dng t, dng ng.  Cái chữ Đạo, là cái ch thun túy ca những ngườĐạo giáo được áp dng extensively trong kinh đin nhà Pht. 

Khi ngài Trương Bá Đoan này chết, có ngài Trương Bá Đoan, glà “Hậu Sinh Kh Úy, là ông Vương Trùng Dương, là mt nhân vt tu luyn rt là thâm sâu vô cùng, người dy tt cả đệ tử làm sao mà năng lượng ca ngũ tạng trong người ca mình phi hi t li - Là hài hòa li.  Ông nói như thế này:  “Cái Tâm ca mình là cái nhà ca cái Thn, là cái Spririt; cái Gan là cái nhà ca cái Hn, gi là cái Soul; cái Thn là cái nhà ca Tinh, là Vitality; cái Phi là cái nhà ca Phách, có nghĩa là communicative, community đó, communicative là liên lc, liên h, community là mt cái tp th; và cái T là cái năng lượng ca Ý chí, hay là Will power.”  Ông nói rng tt c nhng năng lượng đó, làm sao mà hi tụ li, tr v nguyên bn ca nó, tr li lúc nó chưa có phân ra làm năm.  Khi mà bn cht ca 1 phân ra làm 5 tr thành năm cái loi khí trong Tâm, Cang, T, Phế, Thn. Tu mt hri, thì năm cái năng lượng Tâm, Cang, T, Phế, Thn này nó hi t li thì cái Chân Tâm nó s hin hin ra. 

Đó là triết lý căn bn nht của ngườĐạo giáo, gi là Internal Alchemy, có nghĩa là s tu luyn chuyn hóa ni ti, và đó là một bước cách mng cĐạo giáo.  Rt tiếc là s cách mng đó không được gi cho ti ngày hôm nay na.  Các Bác biết là Đạo quan không phbùa chú, thì cũng là thn thông qung đại, nói nhng chuyn trên trời, dưới đất, mê tín và đồng thi từ từ người ta không còn biết cách làm sao luyn Tinh hóa Khí, luyn Khí hóa Thn, luyn Thn nhp hư”.  Và người ta đã quên cách làm sao mà cho ngũ tng hi t chân khí, gi là Quy Nguyên, cho nên ông Trương Bá Đoan, ông viết mt cun sách gi là “Ngộ Chân”, ngộ chân nghĩa là giác ng Chân tánh ca mình; là đim chính ca con đường này.

Ông Vương Trùng Dương sáng lp ra mt phái gi là Toàn Chân, mình dch ra tiếng M gComplete Reality.  Phái này dạy cho con người mình thc tnh, ch không có mê mui.  Rtiếc là câu chuyn ca Kim Dung làm cho mình nghĩ rng là phái Toàn Chân này ch là phái võ ngh lung tung hết, và là phái  gn phái C M ca cô Tiu Long N, tht ra đó ch là chuyn gi s thôi, nhưng mà s tht ông Vương Trùng Dương là một người rt là độđáở trong Đạo gia, và đã làm mt cách mng rt ln, đào to rt là nhiều người đi theo con đường chính đạo.

Hôm nay nói rng s kết hp ca Thân và Tâm không phi Pht giáo mcó mà thôi, mà chính trong Đạo giáo đã nói ri. Trong nhà Pht, thì mình nói là mình phi ngi tnh lặng, để mà m ra tng tng ánh sánh, xuyên phá tng tng ánh sáng, Sc, Thọ, Tưởng, Hành, Thc.  Còn bên Đạo giáo thì nói rng hãy để cho năm khí tr lnguyên dng ca nó gi là Ngũ Khí Triu Nguyên.  Tt cả đều nói ti cái connection, cái liên h gia Thân và Tâm.  Nghĩa là nếu mình không chuyn hóa cái Thân thì mình không có cơ hi chuyn hóa cái Tâm đâu.  Vì cái Tâm nó vng và không nghe li mình đâu.  Cho nên mun vy, chúng ta phi tiên hc l, hu hc văn.  Phi làm sao hiđược cái l nghĩa để cho mình đừng có chạy sai đường và mình phi làm sao tu cái thân, cái năng lượng trong thân xác mình, chuyn hóa như thế nào đó để cho mình càng ngày càng có dương tính, càng ngày ng hướng thin hơn, ch không phi là cái năng lượng ch ích k mà thôi.  Đo Phhay một chổ là cái năng lượng thân th mình có, thì mình chia s vi chúng sanh để mình phát trin lòng v tha. (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Kinh Pháp Hoa - Diệu dụng
Trích đoạn Đức Phật bảo A Nan: Khi ấy, Thế tôn thương xót hàng Thanh văn Duyên giác trong chúng hội đối với bồ-đề tâm chưa được tự tại, và những chúng sinh phát bồ-đề tâm sau khi Phật đã diệt độ trong đời mạt pháp, khai thị con đường tu hành thượng thừa vi diệu.
Giảng giải:
Khi ấy, Thế tôn thương xót hàng Thanh văn Duyên giác trong chúng hội đối với bồ-đề tâm chưa được tự tại, và những chúng sinh phát bồ-đề tâm – họ là những người chưa được giác ngộ – sau khi Phật đã diệt độ trong đời mạt pháp. Đức Phật giảng pháp không phải chỉ để cho những người trong hội chúng, mà còn cho cả chúng sinh trong đời mạt pháp, chính là chỉ cho hàng chúng sinh như chúng ta hiện nay. Khi Đức Phật còn tại thế, ngài đã biết ngay là trong thời mạt pháp, chúng sinh sẽ rất khó hàng phục, rất khó chỉ dạy; do vậy ở đây ngài Khai thị con đường tu hành thượng thừa vi diệu. Đó là Đại thừa, pháp môn nầy được Đức Phật giảng dạy rất rõ trong kinh Pháp Hoa. Đức Phật khai thị pháp nầy để cho những người tu tập chúng ta ngày nay dễ thành tựu hơn.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - HT Tuyên Hóa giảng giải:
- Xem toàn văn: Xem tại đây
- Xem trích riêng đoạn giảng Phẩm Phổ Môn về Bồ Tát Quán Âm: Xem tại đây

+ Kinh Pháp Hoa - HT Thích Trí Tịnh Việt dịch từ Hán văn:

Mục Lục:
Tâm Nguyện Của Dịch Giả
Thay Lời Tựa
Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh

A.- Phần Tổng Hiện
Quyển I
   1. Tự Phần
B.- Phần Khai Phật-Tri-Kiến
   2. Phương tiện phẩm
Quyển II
   3. Thí dụ phẩm
   4. Tín giải phẩm
Quyển III
   5. Dược thảo dụ phẩm
   6. Thọ ký phẩm
   7. Hóa thành dụ phẩm
Quyển IV
   8. Ngũ bá đệ tử thọ ký phẩm
   9. Thọ-học vô-học nhơn-ký phẩm
   10. Pháp sư phẩm
C.- Phần Thị Phật-Tri-Kiến
   11. Hiện Bửu tháp phẩm
D.- Phần Ngộ-Phật Tri-Kiến
   12. Ðề-Bà-Ðạt-Ða phẩm
   13. Trì phẩm
Quyển V
    14. An-lạc hạnh phẩm
   15. Tùng địa dũng xuất phẩm
   16. Như Lai thọ-lượng phẩm
   17. Phân biệt công đức phẩm
Quyển VI
   18. Tùy-hỷ công đức phẩm
   19. Pháp-sư công-đức phẩm
   20. Thường-Bất-Khinh Bồ-Tát phẩm
   21. Như Lai thần-lực phẩm
   22. Chúc-lụy phẩm
E.- Phần Nhập Phật-Tri-Kiến
   23. Dược-Vương Bồ-Tát bổn-sự phẩm
Quyển VII
   24. Diệu-Âm Bồ-Tát phẩm
   25. Quán-Thế-Âm Bồ-Tát Phổ-Môn phẩm (HT Tuyên Hóa giảng)
   26. Ðà-La-Ni phẩm
   27. Diệu-Trang-Nghiêm-Vương bổn-sự phẩm
   28. Phổ-Hiền Bồ-Tát khuyến-phát phẩm
Sự Tích Trì Tụng Kinh Pháp-Hoa Ðược Linh Nghiệm
* Nguồn: Kinh Pháp Hoa - HT Thích Trí Tịnh - Việt dịch

+ Chứng Sơ quả A La Hán - Trí tuệ chân chính: Trích ... Khi quý vị chứng được sơ quả a-la-hán, đoạn diệt được tám mươi tám món kiến hoặc thì sẽ có được trí tuệ chân chính. Lúc ấy quý vị có thể thấy được các niệm vô minh sinh khởi phiền não trong mình cũng nhiều như cát sông Hằng. Mặt trời trí tuệ chiếu soi vào khách trần phiền não. Trí tuệ chân chính ví như ánh sáng mặt trời chiếu qua khe cửa. Hang động âm u của vô minh sẽ được chiếu sáng, lúc ấy quý vị sẽ nhận ra khách trần phiền não, và quý vị sẽ được giác ngộ.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn_Mục 118)

+ Chứng Quả Tu Đà Hoàn:

Đức Phật bảo A-nan, “Nay ông đã chứng quả Tu-đà-hoàn. Đã diệt trừ được kiến hoặc[7] của chúng sinh và thế gian trong tam giới. Nhưng do chưa biết rõ những tập khí hư vọng chứa nhóm trong căn từ vô thủy. Các tập khí ấy phải do nhờ tu nhân mới trừ hết được. Huống gì trong đó, còn phải chịu sanh trụ dị diệt và nhiều chi tiết về sanh trụ dị diệt?
Giảng giải:
Đức Phật bảo A-nan, “Nay ông đã chứng quả Tu-đà-hoàn, quả vị thứ nhất của hàng A-la-hán. Tu-đà-hoàn có nghĩa là ‘nhập lưu’–nhập vào dòng pháp tánh của các bậc thánh đã giác ngộ. Cũng có nghĩa là “nghịch lưu”– đối với sáu trần mà hàng phàm phu trải qua. Trong kinh Kim Cương giải thích về bốn quả vị A-la-hán nầy rất rõ ràng. Kinh nói rằng người đã chứng quả vị ‘nhập lưu’ có nghĩa là vị ấy không còn nhập vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. ‘Không nhập’ có nghĩa là không bị xoay chuyển bởi sáu trần. Các bậc nầy dù thấy cái gì đẹp hoặc xấu, tâm các vị cũng không dao động, vì họ đã đoạn trừ được 88 thứ kiến hoặc. Các ngài không còn bị lay động bởi thấy nghe, ngửi hoặc các cảm nhận khác. Giai vị nầy của hàng A-la-hán còn được gọi là Dự lưu–dự vào dòng Thánh.
Đã diệt trừ được kiến hoặc của chúng sinh và thế gian trong tam giới. Điều nầy chỉ cho 88 thứ kiến hoặc. Nhưng do chưa biết rõ những tập khi hư vọng chứa nhóm trong căn từ vô thủy. Những tập khí nầy đã được chứa nhóm từ vô thỉ đến nay. Các tập khí ấy phải do nhờ tu nhân mới trừ hết được. Huống gì trong đó, còn phải chịu sanh trụ dị diệt và nhiều chi tiết về sanh trụ dị diệt? Còn có các thứ phân biệt pháp chấp, câu sanh pháp chấp cùng trần sa hoặc, sinh trụ dị diệt. Sinh trụ dị diệt tức là bốn tướng vô minh, tại một niệm bất giác mà sinh ra tam tế. Có nghĩa là phải chịu chi phối bởi nhiều mối tương quan, hoàn cảnh, nhân duyên. Chỉ bằng tu tập mới có thể đoạn trừ những tập khí từ vô thủy kiếp nầy.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Các Pháp Tu Thánh Đạo - Các Pháp Tu Bồ Tát Đạo - Các Pháp Tu Giải Thoát - Các Pháp Tu Đại Thừa
+ Nguyên nhân có Luân hồi: Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dậy nguyên nhân của Sinh Tử Luân hồi cho hàng Đại Thừa và các cách Tu giải thoát Niết Bàn gồm:
... Hay thay, A-nan! Ông muốn biết câu sinh vô minh đầu mối khiến ông phải luân hồi sinh tử, thì nó chính là sáu căn của ông chứ không phải là cái gì khác.
Ông cũng muốn biết Vô thượng bồ-đề khiến ông mau được giải thoát an lạc vắng lặng diệu thường, đó cũng chính là sáu căn của ông, chẳng phải gì khác.
Đức Phật bảo A-nan:Căn và trần đồng một gốc, trói và mở chẳng phải là hai. Bản tính của thức là hư vọng, như hoa đốm giữa hư không.”
A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn), nhân các căn mà có tướng (của trần). Tướng (phần sở kiến) kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau.
Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến, đó tức cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác?
HT Tuyên Hóa giảng:
Các ông lập nên một tri kiến khác trên cái tri kiến vốn đã là hư vọng. Đó tức là cội gốc vô minh. Ông đã nhận ra rằng tri kiến của mình vốn là không có tự thể, thế nên ông không khởi một niệm tưởng nào căn cứ trên tri kiến ấy. Ngay trong tri kiến ấy mà không khởi một niệm tưởng phân biệt nào chính là tương ưng với Đạo. Đó chính là niết-bàn vô lậu chân tịnh. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác? Trong chỗ vắng bặt tri kiến, làm sao còn dung chứa một thứ gì khác? Nơi ấy chính là bản nguyên thanh tịnh pháp giới. Tại sao ông lại muốn đưa thêm một thứ gì nữa vào trong đó? Tại sao lại chồng thêm tri kiến lên trên tri kiến? Nguyên lý nầy cũng như trong đoạn kinh trước đã nói, “Bản giác vốn là diệu minh, nhưng hư vọng nên thành minh giác.”

.... Thế nên, các pháp hữu vi sinh khởi từ chân không (true emptiness). Nhưng bản chất của các pháp hữu vi là không (śūnya).
Vì duyên sanh, nên chúng như huyễn. Các pháp hữu vi sinh khởi khi hội đủ nhân duyên. Nhưng, khi nhân duyên sinh khởi, thì chúng cũng sẽ diệt. Thế nên, bản thể của các pháp là không (śūnya). Đó là lý do tại sao nói rằng các pháp như huyễn.
các pháp là vô vi, nên chẳng sinh chẳng diệt. Quý vị cho rằng thể tánh các pháp hữu vi là không, thế thì các pháp vô vi thì sao? Thể tánh của chúng có phải là không chăng? Đúng vậy. Chúng không sinh không diệt.
... Trong chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể, mê muội phát sinh thành vô minh.

+ HAI MƯƠI LĂM PHÁP MÔN VIÊN THÔNG - CÁC PHÁP TU GIẢI THOÁT GỒM:
I- Viên Thông sáu Trần gồm:
1. Viên thông Thanh Trần
2. Viên thông Sắc Trần
3. Viên thông Hương Trần
4. Viên thông Vị Trần
5. Viên thông Xúc Trần
6. Viên thông Pháp Trần

II- Viên Thông Năm Căn gồm:
1. Viên thông Nhãn Căn
2. Viên thông Nhĩ Căn (Chưa tìm thấy)
3. Viên thông Tị Căn (Ví dụ trong Kinh: Người ngu đần, trí nhớ rất kém, tu học Pháp này - An cư, quán sát, đếm và điều hòa hơi thở, chứng Quả vị Vô lậu A La Hán)
4. Viên thông Thiệt Căn (Ví dụ trong Kinh: Người tu bị khẩu nghiệp, có lưỡi như lưỡi Bò, tu học Pháp này - Nhất vị thanh tịnh tâm địa, chứng Quả vị Vô lậu A La Hán)
5. Viên thông Thân Căn (Ví dụ trong Kinh: Người tu học Pháp này - Thuần tịnh cái tính biết, quên bẵng thân thể, bị đau nhưng không thấy biết đau, chứng Quả vị Vô lậu A La Hán)
III- Viên Thông sáu Thức gồm:
1. Viên thông Nhãn Thức
2. Viên thông Nhĩ Thức
3. Viên thông Tị Thức
4. Viên thông Thiệt Thức
5. Viên thông Thân Thức
6. Viên thông ý Thức

IV- Viên Thông bảy Đại gồm:
1. Viên thông Hỏa Đại
2. Viên thông Địa Đại
3. Viên thông Thủy Đại
4. Viên thông Phong Đại
5. Viên thông Không Đại
6. Viên thông Thức Đại
7. Viên thông Kiến Đại

(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Pháp tu nhẫn nhục - Tu Nhẫn Ba La mật

Nầy Hư Không Tạng ! Như trăng trong nước không có trì giới phá giới,Bồ Tát rõ biết tất cả các pháp như thủy nguyệt không có trì giới phá giới củng như vậy .Đây là Bồ Tát hành Giới Ba La mật bình Đẳngvới hư không vậy . Nầy Hư Không Tạng! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hành nhẩn Ba la mật bình Đẳng với hư không:

Nếu Bồ Tát bị người mắng chửi chẳng báo lại vì biết rõ vô ngã, bị người Đánh chẳng báo lại vì biết rõ không nhơn,bị ngươì giận ghét chẳng báo lại vì lìa thấy có, bị người oán thù chẳng báo lại vì bỏ lìa hai kiến chấp. Đây gọi là Bồ Tát thành tựu bốn pháp hành Nhẫn Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Nầy Hư Không Tạng ! Nếu Bồ Tát thành tự tám pháp thì cò thể tịnh Nhẫn Ba la mật:

Bồ Tát khéo tịnh nội thuần chí mà tu Nhẫn Ba la mật. Bồ Tát khéo tịnh ngoại chẳng hy vọng mà tu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát nơi thượng trung hạ cứu cánh vô ngại tu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát tùy thuận pháp tánh không bị nhiễm trước mà tu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát lìa tất cả kiến chấp Đồng hư không mà tu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát dứt tất cả giác quán Đồng vô tướng mà tu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát bỏ tất cả nguyện Đồng vô nguyện mà tu Nhẫn Ba la mật . Bồ Tát trừ tất cả các hành Đồng vô hành mà tu Nhẫn Ba la mật . Đây gọi là Đại Bồ Tát thành tựu tám pháp có thể tịnh Nhẫn Ba la mật vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Như hư không không có ghét không có thương, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật không có ghét thương cũng như vậy . Như hư không không có biến Đổi, Bồ Tát tâm cứu cánh không biến Đổi tu Nhẫn Ba la mật cũng như vậy . Như hư không không có kém tổn, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm cứu cánh không có kém tổn cũng như vậy . Như hư không không có sanh không có khởi, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm không có sanh khởi cũng như vậy . Như hư không không có hí luận, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm không có hí luận cũng như vậy . Như hư không không có ân báo, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật với tất cả chúng sanh chẳng mong quả báo cũng như vậy . Như hư không vô lậu vô hệ phược, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật lìa tất cả lậu chẳng hệ phược tam giới cũng như vậy.

Nầy Hư Không Tạng ! Bồ Tát lúc hành Nhẫn Ba la mật chẳng có quan niệm họ Đến mắng tôi tôi có thể nhịn chịu, cũng chẳng thấy người mắng kẻ bị mắng và cách mắng, chẳng quan niệm ấy, chẳng hí luận rằng họ rỗng không tôi cũng rỗng không, cũng chẳng suy nghĩ rằng âm thanh như vang do gì mà phát ra, cũng chẳng quan niệm rằng tôi phải còn họ thì quấy, cũng chẳng quan niệm rằng họ vô thường tôi cũng vô thường, cũng chẳng nghĩ rằng họ ngu tôi trí, cũng chẳng tưởng rằng chúng ta nên hành nhẫn nhục.

Nầy Hư Không Tạng ! Như có người vì cầu nhánh cây sa la nên cầm búa bén vào rừng sa la Đến một cây sa la lớn chặt lấy một nhánh, các nhánh sa la khác chẳng nghĩ rằng họ chặt nhánh ấy mà chẳng chặt tôi, nhánh bị chặt cũng chẳng nghĩ rằng tôi Đã bị chặt các nhánh khác không bị chặt, tất cả nhánh bị chặt cùng chẳng bị chặt Đếu chẳng có quan niệm ghét thương . Lúc hành Nhẫn Ba la mật, Đại Bồ Tát quán biết tất cả pháp tánh như cỏ cây tường vách ngói Đá, mà thị thân thể bị chặt chém Đứt rời Để giáo hóa chúng sanh, không có giận ghét, không có thương yêu, hoàn toàn không có nhớ nghĩ phân biệt . Đây là Bồ Tát hành Nhẫn Ba la mật bình Đẳng với hư không. (Nguồn: Phẩm Hư Không Tạng Bồ Tát hỏi Phật)

I- Chủng tử tự với Mạn Đà La Trì Chú Đại Bi:

+ Chủng Tử Tự: Chủng tử phát xuất từ đâu: Mời xem Thầy Hằng Trường giảng tại Clip ; Chủng tử tự 1Chủng tử tự 2

+ Chủng tử : ... Bi vy cho nên trong k Pháp hi 2017 này, còn gi là Mandala Đại Bi Quán Âm, Thchn mt chng t t hay mt ht ging quang minh. Ht ging quang minh này chính là chng t JA.  JA có nghĩa là Nhp Thế Gian Hi Thanh Tnh.  Thế nào là ht ging quang minh?  Ht ging quang minh tc là Dharma. Dharma hay pháp có nghĩa là khi các Bác càng tng, càng chuyên chú thì s khai m ca ht ging này s bùng v lên, giúp cho mình chng ngộ được s thanh tnh mà đức Phđã tng chng ng.  Ý nghĩa của chng tử JA rt hay, nhp thế gian là đi vào trong đời, hi là bin vô cùng rng lớn. .... Năm nay, chng t JA sẽ được dùng để kết ni mình vi Quán Âm B tát và còn đượdùng vào mt mđích khác na là mình xin nhp thế gian hi thanh tnh.  Cho nên sau khi xong Mandala, khi chúng ta đi vào đời làm vic thì lúc nào cũng được s thanh tnh c.  Mình đi ti s thanh tnh, nhp vào trong s thanh tnh ch không b tràn ngp trong sự đau kh và nghin ngp. Ký hiệu chủng tử JA mời xem tại trang nguồn: Thầy Hằng Trường giảng về JA

+ 42 Chủng tử tự: Gii thích này da vào tinh thn và triết lý cũng như sự tu tp ca 42 chng t t trong kinh Hoa Nghiêm, không phi là s tu tp ca thiền định hít thở thông thường mà các Bác đã quen ri.  Cho nên Thy hy vng là các Bác có th ti tu tp mt chng t t trong Mandala, chng t tự đó chính là chủng t JA.  Chng t JA là chng t t mà ánh sáng lan tỏa để khi chúng ta đi vào trong cuộc sng phàm tục thì tâm mình lúc nào cũng thanh tịnh, nh nhàng.   Chng t t JA còn có cái tên rt là hay gi là Nhp Thế Gian Hi Thanh Tnh.  Nhp vào s thanh tnh  trong biển ô trược ca thế gian. (trang nguồn: Thầy Hằng Trường giảng về JA)

II- Chủng tử Theo Minh Triết Mới

- Chủng tử 2: Định đoạt tính chất của thể dĩ thái như là một hiện thể mà nhờ đó các thần lực cung có thể tiếp xúc được với thể xác trọng trược. Nó định giới hạn cho cấu trúc dĩ thái hay là sinh võng (vital web) mà năng lượng sau này sẽ luân lưu theo đó và có liên kết một cách đặc biệt với trung tâm lực đặc biệt (trong số 7 bí huyệt) vốn sẽ là bí huyệt sinh động và linh hoạt nhất trong lần luân hồi tới.

- Chủng tử 3 mang lại chìa khóa cho thể cảm dục mà con người sẽ được an trụ vào đó trong lần luân hồi tới. Đừng quên rằng ở đây tôi đang nói về kẻ thường nhân chứ không nói đến người tiến hóa, đệ tử hay đạo đồ. Chính chủng tử này – qua các lực mà nó thu hút – giúp con người lập liên hệ trở lại với những người mà trước đây y yêu thương hay đã có sự tiếp xúc chặt chẽ. Một sự kiện cần được nhận biết rằng ý tưởng của nhóm chi phối một cách chủ quan tất cả các lần lâm phàm, và con người đi đầu thai, không những do ý muốn của riêng y là khao khát có được kinh nghiệm ở cõi trần mà còn theo sự thôi thúc của nhóm (group impulse) và theo cùng với nghiệp quả của nhóm cũng như hợp với nghiệp quả của riêng y.

+ 42 Chủng Tử Tự trong Kinh Hoa Nghiêm: Kinh giảng về thứ tự tu hành từ thấp đến cao, một bản đồ tu hành, chỉ dẫn con đường tu đạo đến quả vị Bồ Tát, Phật quả.
Đức Phật gói nghém cảnh giới bất nhị/ Vô sắc vô hiện của Ngài vào 42 chủng tử Tự, qua Mạn đà la ... biểu hiện bản tánh của Ngài. 42 chủng tử tự (Đỉnh cao của trí tuệ) ứng vô số cửa giải thoát. Sử dụng để giúp chúng sinh, ví dụ một người đang buồn, nếu dụng chủng tử tự và câu Chú tương ứng nhập vào Tâm anh ta, mang năng lượng tình thương vào hóa giải (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Chấm dứt biệt nghiệp: X. Ước muốn giải thoát.

+ Ước muốn/ nguyện giải thoát: Khi một người bắt đầu ước muốn giải thoát thì y được dạy thực hànhtừ bỏ các thành quả của hành động”; nghĩa là y từ từ xóa bỏ trong chính mình ý muốn chiếm hữu bất cứ đối tượng nào. Một cách tự nguyện và có cân nhắc, trước tiên, chính y khước từ đối tượng đó và như vậy, tập cho chính mình quen hành động một cách mãn nguyện mà không cần có nó. Sau một thời gian, y không còn nhớ đến nó nữa và y thấy lòng ưa thích đối tượng đó biến mất khỏi tâm trí y. Trong giai đoạn này, y phải rất thận trọng, không xao lảng bất cứ việc gì thuộc về nhiệm vụ của mình, vì y đã trở nên lãnh đạm trước kết quả mà việc đó mang lại cho y, và y tập làm tròn mọi bổn phận với sự chú tâm cần trọng, trong khi vẫn hoàn toàn dửng dưng trước các kết quả đưa đến. Khi nào đạt được mức hoàn hảo trong việc này, không còn ưa thích mà cũng không ghét bỏ bất cứ đối tượng nào nữa, lúc đó, y không còn tạo ra nghiệp nữa. Do không còn mong cầu bất cứ điều gì nơi cõi trần hoặc nơi Devachan, y không còn bị lôi cuốn vào nơi đâu cả; y không còn ham muốn gì, mà cũng không còn gì có thể ban phát được cho y, mọi khoen nối giữa chính y với chúng đều bị tách rời hết. Đây là cách chấm dứt biệt nghiệp, nếu xét về mặt làm phát sinh nghiệp mới. (MTNX, 297-298)

+ Giải thoát phải có Trí huệ và Định lực: - Trí huệ là quán sát minh liễu - Định lực là chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc => Phải đến cảnh giới này thì con người mới không tạo nghiệp (Trích: A DI ĐÀ PHẬT-KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN tập 10- LÃO PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG GIẢNG GIẢI)

+ Cầu đạo Giác Ngộ - Cầu Đạo Giải Thoát - Cầu Đạo Vô Thượng Bồ Đề: Trích đoạn Phật dạy về Cầu đạo trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật bảo Phú Lâu Na:

Do vì không siêng năng cầu đạo giác ngộ vô thượng. Chỉ thích nghĩ đến Tiểu thừa, được một ít liền cho là đủ.
Giảng giải:
Ở đây Đức Phật quở trách Phú-lâu-na rất nặng. “Tại sao ông không trừ được trần lao phiền não? Tại sao tâm ông dao động để cho được trần lao phiền não khởi dậy? Đó là do vì không siêng năng cầu đạo giác ngộ vô thượng. Ông không thường lưu tâm đến việc tu tập đạo giác ngộ vô thượng, nhưng chỉ thích nghĩ đến Tiểu thừa, được một ít liền cho là đủ. Ông chỉ ham thích giáo lý của hàng Nhị thừa và hài lòng với sự chứng đắc các quả vị thấp nhỏ.”
Phần này trong kinh văn rất quan trọng. Mọi người nên tự phản tỉnh nơi chính mình. Tự hỏi rằng mình có thực tâm tinh tấn cầu đạo giác ngộ vô thượng không? Quý vị có chân thực cần cầu Phật pháp không? Nếu quý vị thực tâm muốn thâm nhập Phật pháp, quý vị cần phải siêng năng cầu đạo vô thượng bồ-đề. Hàng ngày quý vị hãy tự hỏi rằng mình đang làm gì ở đây? “Có phải là chỉ theo đám đông? Họ cười thì tôi cười, Họ nói thì tôi nói chăng?” Nếu quý vị là người chỉ theo đám đông, thì quý vị chưa phải là người đang tu tập công phu. Nếu quý vị thực tâm hạ thủ công phu, thì thậm chí khi người bên cạnh nói, quý vị cũng chẳng biết họ nói gì. Nếu có người đi qua, quý vị cũng không thấy.
“Tôi không phải là người điếc, Tôi chẳng phải là người câm,” quý vị nói. “Tại sao tôi không thấy được họ? Tại sao tôi không nghe họ nói?”
Nếu quý vị không thấy và không nghe, dù quý vị chẳng phải là người điếc hoặc người mù, thì đó là điều vi diệu. Thế là quý vị thực sự đạt được điều gì đó rồi. Quý vị không mù, không điếc, nhưng:
Nhãn quán hình sắc nội bất hữu
眼 觀 形 色 內 不 有
Nhĩ thính trần sự tâm bất tri.
耳 聽 塵 事 心 不 知
Nếu quý vị có thể được như vậy, thì tôi biết ngay là quý vị đang siêng năng cầu đạo vô thượng bồ-đề. Nếu không được như vậy, thì quý vị phải dũng mãnh lên, thực tâm đặt mình trên con đường đạo, cần cầu đạo giác ngộ vô thượng.
Một hôm có người hỏi tôi, “Ở đây chẳng có nơi nào yên tĩnh cả.” Nếu trong mình tự yên tĩnh, thì mọi nơi đều yên tĩnh. Nếu tự trong mình không được yên tĩnh, thì nơi nào cũng rối loạn cả. Nếu trong tâm quý vị không được yên tĩnh và bị xoay chuyển bởi ngoại cảnh, thì đi đâu quý vị cũng có ngoại cảnh đi theo. Bất luận quý vị đi đâu–lên núi, xuống biển, ở ngoài trời, trong nhà, trong cốc, ngoài hiên nhà–bất luận đi đâu quý vị cũng không được yên tĩnh. Vì quý vị thậm chí không được hòa hợp với chính mình. Quý vị trở nên bực dọc với chính mình. Tại sao vậy? Vì quý vị không thể làm chủ được hoàn cảnh chung quanh mình. Quý vị đã bị nó tác động.
Khi có ai đi ngang qua một người đang tinh tấn hành trì, thì người đang tu đạo ấy chẳng để ý người đi qua; nếu có ai nói điều gì đó ở bên cạnh, người ấy cũng không nghe.
Quý vị có thể phản đối, “Thầy luôn luôn khuyến khích làm những việc khó làm. Con không thể nào làm được.”
Nếu quý vị tìm ra cách để làm cho được cái việc khó làm ấy, thì đó là điều đáng nói. Tất cả mọi chuyện đều là vô nghĩa nếu quý vị chứng đạo. Nếu quý vị có thể chuyển thành phố ồn ào thành như núi rừng yên tĩnh, thì quý vị đã có chút công phu.
Thế thì, hãy tự hỏi mình đã tinh tấn cầu đạo vô thượng bồ-đề chưa. Hay chỉ đến đây để tìm lỗi người khác? “Thế này thì hoàn toàn đúng, nhưng thế nọ thì hoàn toàn sai.” Có phải quý vị chỉ chỉa máy quay phim về phía bên ngoài để thu hình người khác chứ không phải của chính mình? Quý vị nên tự hồi quang phản chiếu, quay cái nhìn lại bên trong mình. Quý vị có thực sự tu hành trong suốt thời gian mình đang ở đây để học Phật pháp hay không? Nếu không được như vậy, có nghĩa là quý vị đã lãng phí thời gian. Nếu quý vị thật sự tu hành nghiêm chỉnh, hãy tự hỏi mình thử mình đã có được những lợi lạc gì? Nếu chưa có được điều gì cả, thì nên nỗ lực tinh cần hơn. Hãy lấy ví dụ học chú Thủ-lăng-nghiêm. Quý vị đã làm được gì? Quý vị có tụng thuộc lòng được chăng? Rốt ráo, Kinh Thủ-lăng-nghiêm được nói là nhân có chú Thủ-lăng-nghiêm. Nếu không có chú Thủ-lăng-nghiêm, thì cũng sẽ không có Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Thế nên nếu quý vị không hiểu được nội dung Kinh Thủ-lăng-nghiêm, gọi là tạm được nếu như quý vị tụng thuộc lòng chú Thủ-lăng-nghiêm. Nhưng đừng bận tâm đến điều nầy nhiều quá. Quý vị vẫn ăn khi đói và vẫn ngủ khi mệt. Đừng quá quan tâm đến chuyện học thuộc lòng chú Thủ-lăng-nghiêm đến mức không thể nuốt nổi thức ăn và bị chứng mất ngủ. Nếu quý vị lo lắng thái quá, đến mức sẽ giảm khả năng học chú.
Tôi đã bảo quý vị là hãy nhìn mà đừng thấy, lắng nghe chứ đừng nghe tiếng. Nhưng mọi người đều bị xoay chuyển bởi hoàn cảnh mà không tự kiềm chế được. Quý vị để ý nhiều đến việc gì khi lần đầu thấy chúng. Nhưng thời gian sau thì quên ngay, và sự việc ấy không còn tồn tại trong quý vị nữa. Lấy cái đồng hồ làm ví dụ. Đồng hồ cũ thường kêu “tick, tock” rồi đổ chuông. Nếu quý vị có một cái đồng hồ như vậy, thì ban đầu quý vị còn chú ý đến tiếng “tick, tock” của nó, nhưng sau khi quen rồi, quý vị chẳng còn nghe gì nữa cả. Nếu để ý đến, thì vẫn nghe tiếng “tick, tock,” nhưng nếu không để ý, như thể chẳng nghe gì cả. Điều nầy chứng minh rằng nếu tâm mình chẳng vướng mắc vào thứ gì, thì chẳng có gì tồn tại. Đó là ý nghĩa câu trên: ...
Khi quý vị theo đại chúng đi ngồi thiền, nhưng rồi than phiền có người cục cựa miết. Người bên cạnh mình cử động, nhưng đừng trách cứ họ. Đó chỉ là do mình chưa có nhiều định lực. Nếu mình có định lực, dù bất luận người bên cạnh có cử động đến mức nào, mình cũng chẳng biết. Vì sao quý vị biết được người bên cạnh cử động? Vì chính mình đang động. Tâm mình đang động.
Đó là một việc. Có việc lớn, việc nhỏ, việc xấu, việc tốt. Việc quý vị cần phải làm là cách thế nào để vận dụng Phật pháp mà tu hành, còn những việc khác chẳng có vấn đề gì.
Quý vị sẽ phản đối, “Nhưng con không thể nào vận dụng được.” Nếu quý vị không thể vận dụng được, quý vị phải nghĩ ra cách để làm. Quý vị phải duy trì công phu vào một hướng. Khi công phu đã sâu, tự nhiên quý vị hoàn toàn không bị xoay chuyển bởi hoàn cảnh. Khi đã có được định lực, chẳng có cảnh giới nào làm động tâm mình được. ....
Con người thường cư xử bốc đồng do họ thiếu học vấn. Nếu định lực mình sung mãn, thì dù có việc gì quá xấu, quý vị vẫn có thể tác động đến nó khiến trở thành tốt hơn. Chẳng hạn, tôi từng kể cho quý vị nghe, hễ khi nào tôi ở Cựu Kim Sơn thì ở đó không xảy ra động đất. Những ai chưa thâm hiểu Phật pháp thì cho đó là điều khó tin nỗi. Nhưng nếu quý vị thâm nhập Phật pháp và thực hành công phu cho đến chừng nào có được định lực, sẽ thấy bất kì mình đến đâu, đại địa đều bình an. Hoàn toàn chắc chắn ở đó không có vấn đề gì. Nên bây giờ chúng ta đang tu tập định lực, đến khi chúng ta thực sự có được định lực, thì sẽ có sự bình an bất kì mình đến nơi đâu. Nếu chúng ta không có định lực, thì dù có ở nơi an ổn vẫn không được an ổn, vì tâm mình đang dao động. Với định lực, quý vị có thể xoay chuyển hoàn cảnh chung quanh mình. Điều nầy rất quan trọng.
Do vây, trước hết, quý vị phải học thuộc lòng chú Thủ-lăng-nghiêm, rồi còn phải tu tập Thủ-lăng-nghiêm đại định. Với Thủ-lăng-nghiêm đại định, chúng ta chẳng còn lo ngại điều gì cả; quý vị thật sự thấy mình vững chãi. Thế nên bây giờ khi tôi đang nói đây thì mặt đất ở Cựu Kim Sơn vẫn vững chãi, và dù bom nguyên tử có rơi xuống đây, cũng chẳng hề gì, nó sẽ không nổ. Quý vị phải có niềm tin và đừng sợ. Với chú Thủ-lăng-nghiêm, và với thực tế là chúng ta đang nghe giảng Kinh Thủ-lăng-nghiêm thì chẳng có gì để sợ cả. Chư Phật và Bồ-tát chắc chắn sẽ che chở cho chúng ta khi đang học Phật pháp ở đây, nên quý vị đừng bận tâm. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Tứ diệu đế (ASCLH, 141) ; (TLHNM–II, 155):
1. Chân lý Aryan về Khổ (Ill). Cuộc sống trong thế giới hiện tượng không thể tách khỏi đau khổ và phiền não/ Là thực trạng đau khổ của con người
2. Chân lý Aryan về việc phát sinh cái khổ  – (Tập). Nguyên nhân của đau khổ là ham muốn cuộc sống trong thế giới hiện tượng/ Là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
3. Chân lý Aryan về việc chấm dứt cái khổ – (Diệt). Việc diệt khổ chỉ đạt được bằng cách diệt trừ ham muốn sống trong cõi hiện tượng/ Là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau
4. Chân lý Aryan về Con đường đưa đến Diệt Khổ – (Đạo). Con đường đưa đến diệt khổ là bát chánh đạo / Là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau. (Nguồn: Tứ diệu đế)

+ Tứ diệu đế: Giảng giải rất chi tiết đầy đủ (Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -3 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tứ Diệu đế: ... 17. - “Này các đệ tử, đối với bốn chân lý thánh, nếu có chỗ nào chưa thấu đáo, thì nên thưa hỏi, Như Lai sẽ chỉ bày cho các con.” Thế Tôn khuyên nhắc ba lần như vậy, bốn chúng đều im lặng, không ai còn thắc mắc.
Lúc ấy, tôn giả A-nậu-lâu-đà bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn, dù cho mặt trăng có thể trở nên nóng, mặt trời có trở nên lạnh, nhưng Bốn Chân Lý Thánh mà Như Lai đã dạy không thể nào thay đổi được. Khổ đế là thực trạng đau khổ của cuộc đời: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thù ghét mà phải gặp mặt là khổ, thương yêu mà phải chia lìa là khổ, chấp vào năm nhóm nhân thể là khổ. Diệt đế là trạng thái hết sạch mọi đau khổ và nguyên nhân đau khổ, là an lạc, Niết-bàn. Đạo đế là con đường dẫn đến an lạc, là tám chánh đạo, là trung đạo, không có con đường nào khác. Bạch Thế Tôn, cả bốn chúng đều không còn thắc mắc gì về bốn chân lý cao thượng nầy nữa. (Nguồn: Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật)

+ Đức Phật như lương y - Biết bệnh cho thuốc: ..... 16. Này các đệ tử, hãy thường xuyên nhớ đến các công đức để từ bỏ tất cả mọi phóng dật, như là tránh xa bọn giặc cướp tài sản thánh. Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã tuyên nói chánh pháp lợi ích rốt ráo. Về phần mình, các vị hãy nỗ lực tinh tấn thường xuyên, đừng để cuộc đời trôi qua vô ích, sau này ăn năn, hối hận đã muộn. Như Lai như là vị lương y, rõ biết bịnh lý, cho toa thuốc hợp bịnh trạng từng người. Uống hay không uống không phải là lỗi của lương y. Như Lai lại cũng như người chỉ đường, chỉ rõ đâu là con đường nên đi và hướng đến giải thoát. Biết rõ đường lành mà không chịu cất bước lên đường không phải là lỗi của vị đạo sư! (Nguồn: Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật)

+ Biết bệnh - Cho thuốc: Lành bệnh là thuốc hay - Hợp cơ là pháp diệu.

Tôn giả Xá Lợi Phất có hai vị đệ tử tu hành nhiều năm mà chẳng thành tựu. Xá Lợi Phất hỏi đức Phật là lý do gì ? Đức Phật hỏi : ‘’ Vị đó trước khi xuất gia làm nghề ? ‘’
Xá Lợi Phất đáp: ‘’ Một là thợ bạc, một là xem mộ.’’ Đức Phật nói : ‘’ Nên dạy vị Tỳ kheo thợ bạc tu pháp sổ tức (đếm hơi thở), dạy vị Tỳ kheo xem mộ tu pháp quán xương trắng, như vậy thì có thể thành tựu.’’
Tôn giả Xá Lợi Phất trở về dạy tu theo như thế, không lâu hai vị đều chứng quả. Đó là theo căn tính thích ứng với họ mà thí giáo.
Theo bệnh cho thuốc: Chúng sinh đều có bệnh phiền não, bệnh tham lam, bệnh sân hận, bệnh ngu si, vô minh .v.v. Thậm chí có tám vạn bốn ngàn thứ bệnh. Phật pháp là thuốc thần, người thuyết pháp là bác sĩ. Bác sĩ trước hết phải xem bệnh gì ? Sau đó dùng thuốc thích đáng để điều trị. Bệnh nhiệt thì dùng thuốc mát, bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt, như vậy mới hy vọng thuốc công hiệu chữa lành bệnh. Do đó :
"Thuốc không hay dở, lành bệnh là thuốc hay; Pháp không cao thấp, hợp cơ là pháp diệu".
Gặp chúng sinh căn lành thành thục, thì dạy họ xuất gia tu đạo. Gặp chúng sinh không có căn lành, thì dạy họ trồng căn lành tu phước đức. Gặp chúng sinh đã trồng căn lành, thì dạy họ phương pháp làm tăng trưởng căn lành.
Tóm lại, đã tăng trưởng thì khiến cho thành thục. Đã thành thục khiến cho giải thoát. Cho nên vì chúng sinh thuyết pháp đoạn trừ tâm nghi của họ, mà sinh ra tâm tin, đắc được môn giải thoát không chướng ngại. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Hồi quan (Panorama, hồi cố, quay lại nhìn): Một cách từ từ, vị chúa của xác thân (lord of the body) tự rút ra, được bao bằng thể dĩ thái màu tím-xám (violet-grey) và đắm chìm trong cơn đại định của cuộc hồi quan (hồi cố) về kiếp sống đã qua của mình, mà trong phút lâm chung (deathhour) đang tháo mở ra trước mắt y với đầy đủ mọi chi tiết. Trong bức tranh sự sống đó có tất cả các biến cố của kiếp sống, cả nhỏ lẫn lớn. Y thấy được các tham vọng việc mình với sự thành công hay thất bại của chúng, các nỗ lực, các chiến thắng, các sai hỏng, các thương yêu, các oán thù; khuynh hướng vượt trội của tổng thể hiện ra một cách rõ rệt, tư tưởng chỉ đạo trong kiếp sống nổi bật lên và tự in sâu vào linh hồn, đánh dấu vùng mà phần lớn kiếp sống sau khi chết (post-mortem existence) của y sẽ được trải qua trong đó. Trang nghiêm biết bao cái thời điểm mà con người đứng đối mặt với sự sống của mình, và từ cửa miệng của quá khứ, con người nghe được điều tiên báo (presage) đối với tương lai của mình. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, con người thấy được thực tướng của mình, nhận biết được mục đích kiếp sống của mình, biết được sức mạnh, độ chính xác và cái tốt đẹp của Thiên Luật (the Law). (MTNX, 94)

+ Nói Ỷ ngữ - Thuộc giới nói giối: Ỷ ngữ, người thế gian thường nói là “mau mồm mau miệng”, rất biết nói chuyện, lời ngon tiếng ngọt, nhưng ý đồ bất thiện, lừa gạt người khác, dẫn người khác đi theo hướng bất thiện. Những lời này nghe thì hay, ai cũng thích nghe, nhưng tội lỗi lớn vô cùng. Ỷ ngữ có loại hữu ý, có loại vô ý. Chính là lời nói đường mật, mọi người rất ưa thích nghe, thế nhưng nội dung thì (hay) bất thiện. Chúng ta dùng một số thí dụ của xã hội hiện đại thì mọi người liền hiểu được. Điện ảnh, truyền hình, ca vũ, âm nhạc, hội họa, ngày nay gọi là văn nghệ, mỗi một người đều ưa thích xem. Ỷ ngữ là bao gồm tất cả văn nghệ, ai mà không ưa thích văn nghệ? Thế nhưng nội dung trong đó bất thiện, dạy người “tham sân si mạn”, dạy người “sát đạo dâm vọng”, nội dung hoàn toàn trái ngược với mười thiện, biểu đạt, dùng lời hiện đại mà nói là văn nghệ cao độ, vậy còn gì để nói không?

- Chúng ta trước tiên phải nhận rõ ỷ ngữ, nội hàm của nó là gì, đem nó nhận thức rõ ràng. Chúng ta có thể dùng thủ pháp này để hoằng pháp lợi sanh, chỉ cần điều chỉnh nội dung thì chuẩn xác rồi. Giáo hóa chúng sanh nhất định phải biết được chúng sanh hiện tại có bệnh gì, chúng ta phải làm thế nào để đối trị căn bệnh đó. Chúng sanh hiện tại bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa, cách dạy của chúng ta là phải đề xướng trung hiếu, phải giảng nhân nghĩa. Người khác bất nghĩa với ta, ta phải có nghĩa với họ; họ bất nhân đối với ta, ta phải có nhân đối với họ, đây là giáo hóa chúng sanh. Họ không biết ân đức, chúng ta tri ân báo ân; họ không hiểu được hiếu thuận cha mẹ, chúng ta hiếu thuận cha mẹ; họ không hiểu được tôn sư trọng đạo, chúng ta tôn sư trọng đạo, làm cho đại chúng xã hội xem, đây là biểu diễn. Cuộc đời như vở kịch, chư Phật Bồ-tát ứng hóa ở thế gian chính là làm diễn viên, diễn cho mọi người xem, nói cho mọi người nghe, đây gọi là phổ độ chúng sanh (Kinh Thập Thiện_PS Tịnh Không)

+ Đức Phật dậy không nói Vô nghĩa/ Vô ích - Nhảm Nhí - Phù Phiếm - Giễu cợt. Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng

+ “Ngôn từ mỹ diệu” không phải là nói âm thanh nghe hay, âm thanh nghe hay dĩ nhiên là có trong đó. Ý của “mỹ diệu” càng sâu xa hơn nữa, là khiến người khác nghe thấy hoan hỷ tiếp nhận, lời nói này của bạn là lời vàng ngọc, đây gọi là mỹ diệu. Chúng ta hiện nay nói là hợp tình, hợp lý, hợp pháp, thật sự là từ trong nhân từ, bác ái lưu xuất ra, đây là thuộc về tịnh nghiệp. Nhất định là từ trong tâm thanh tịnh lưu xuất ra, cũng có thể tịnh hóa nhân tâm, tịnh hóa tam nghiệp. Đây đích thực là khế lý, đích thực là mỹ diệu.(Kinh Thập Thiện_PS Tịnh Không)
4. Không nói lời phù phiếm: Chuyện phù phiếm, nhảm nhí, vô nghĩa hay u mê... mất yên tĩnh và định tâm. Nói sau lưng là tà ngữ, không xét đúng/ Sai.

− Những lời tầm phào (idle words) sẽ tạo ra hậu quả cho từng lời. Nếu lời lẽ tốt và nhân từ, không có gì cần được thực hiện. Nếu ngược lại, việc trả giá không thể bị trì hoãn lâu. (LVHLT, 474)
Xem: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Điểm đạo trượng (Rod of Initiation, Huyền lực trượng) - Có 4 loại

1/ Loại Vũ Trụ, được một vị Vũ Trụ Thượng Đế sử dụng để điểm đạo cho một vị Thái Dương Thượng Đế  và ba vị Hành Tinh Thượng Đế chính yếu.
2/ Loại Thái Dương Hệ, được một vị Thái Dương Thượng Đế sử dụng để điểm đạo cho một Hành Tinh Thượng Đế.
3/ Loại Hành Tinh, được một vị Hành Tinh Thượng Đế sử dụng trong các cuộc điểm đạo chủ yếu thứ ba, thứ tư và thứ  năm, cùng với hai cuộc điểm đạo cao hơn.
4/ Loại Thánh Đoàn, được Thánh Đoàn sử dụng cho các cuộc điểm đạo nhỏ và cho hai cuộc điểm đạo đầu tiên trên cõi trí do Đức Bồ Tát chủ trì.

Tất cả các Điểm Đạo Trượng đều tạo ra các hiệu quả:
1. Kích thích các tiềm hỏa (latent fires) cho đến khi các lửa này cháy bừng.
2. Tổng hợp các luồng hỏa qua một tác động huyền linh, việc này đưa các luồng hỏa vào trong phạm vi của nhau.
3. Làm tăng mức rung động của một bí huyệt nào đó, dù là trong con người, một Hành Tinh Thượng Đế hay một Thái Dương Thượng Đế.
4. Mở rộng tất cả các thể, nhưng đầu tiên là linh hồn thể.
5. Khơi dậy luồng hỏa hậu (tức là lửa ở đáy xương sống) và giúp nó đi lên. Luồng hỏa này và luồng hỏa của thể trí được hướng dẫn theo một số đường – hoặc các tam giác – bằng cách đi theo Điểm đạo Trượng khi nó di chuyển theo một cách thức đặc biệt.  (ĐĐNLVTD, 126–128)

+ Các Điểm Đạo Trượng được sạc bằng Fohat, do đó, chúng mới có tác dụng.(LVLCK, 213)

+ An trụ vào chính mình

Hạ trí đạt tới ý tưởng trừu tượng nhờ lý luận, và nhờ làm như thế, hạ trí mới bay vọt lên cao nhất, chạm đến ngưỡng của cõi vô sắc tướng (tức là từ cõi thượng trí trở lên. ND) và lờ mờ thấy được những gì nằm bên kia. Linh hồn (Thinker) cảm nhận được các ý tưởng này và quen sống trong các ý tưởng đó. Khi năng lực lý luận trừu tượng càng được phát triển và trở nên lão luyện, thì linh hồn trở nên có hiệu lực trong cõi riêng của nó và bắt đầu sự sống hoạt động tích cực trong lãnh vực riêng của linh hồn. Những người như thế ít để ý đến sự sống của giác quan, ít chú tâm đến bề ngoài hoặc ít đặt tâm trí vào hình ảnh của các đối tượng bên ngoài. Năng lực của những người này được thu tập vào trong (in drawn), không còn đổ xô ra ngoài để tìm thỏa mãn nữa. Họ an trụ vào chính họ, dành hết thì giờ vào các vấn đề triết lý, vào các khía cạnh sâu xa của sự sống và tư tưởng, tìm cách hiểu tận nguyên nhân hơn là bận tâm đến kết quả, và ngày càng tiến gần hơn đến việc nhận biết Đấng Duy Nhất (the One) ẩn dưới mọi thiên sai vạn biệt (diversities) của bản thể bên ngoài. (MTNX, 240)

+ Nhất tâm xưng danh: Quan trọng là ở chỗ nhất tâm (Niệm Phật, Bồ Tát, Trì chú ...). Quý vị chớ nhị tâm, tam tâm và lại càng không nên tứ tâm. Quý vị càng nhiều tâm, nhưng không giống với làm việc công đức đâu, càng nhiều càng tốt. Tâm càng nhiều lại càng không tốt. Tại sao? Vì tâm một khi nhiều tức sẽ tán loạn, tán loạn tức là không chuyên nhất, không chuyên nhất thì bất linh, không có công hiệu. Nếu quý vị nhị tâm xưng danh thì không linh ứng, mà tam tâm xưng niệm lại càng không có tác dụng. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Phẩm Phổ Môn)
+ Nhất tâm, Nhất tâm bất loạn (Tension): Ý nghĩa huyền bí của “nhất tâm” (chừng nào mà tôi có thể giải thích nó bằng ngôn từ hữu hạn) là “Ý chí tập trung bất biến” (“focused immovable Will”). Sự nhất tâm đúng đắn là sự đồng nhất hóa của bộ óc và linh hồn với trạng thái ý chí, và cách duy trì sự đồng nhất hóa đó – không đổi và không lay chuyển – bất luận ở vào tình huống và khó khăn nào. (CVĐĐ, 45)

+ Điểm nhất tâm bất loạn: (Point of tension)
- Điểm nhất tâm là nơi mà sự kiềm chế của linh hồn (soul control) trở thành có thật và lộ rõ. (ACMVĐCNL, 259)
- Đối với đệ tử bậc trung, điểm nhất tâm sẽ được tìm thấy trên các cõi trí (mental levels), đòi hỏi phải có thể trí giác ngộ và sự tiếp xúc với linh hồn ngày càng tăng. (ACMVĐCNL, 264)

+ Nhất niệm: Trong Kinh Đức Phật nói: Giữ tâm một chỗ, chẳng có chuyện gì không làm được. Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, nhất định niệm đến khi tâm thanh tịnh của bạn khơi dậy, tâm thanh tịnh là chân tâm, vọng niệm mất hết, chân tâm hiện tiền, công đức ở chỗ này.(Nguồn: PS Tịnh Không)

+ 126. NHẤT TÂM
Tỳ-kheo như vậy hoặc tản bộ, hoặc ra vào, hoặc quay nhìn hai bên, co duỗi, cúi ngước, cầm y bát, tiếp nhận ẩm thực, hoặc tả hữu tiện lợi, hoặc ngủ hoặc thức, hoặc ngồi hoặc đứng, nói năng hay im lặng, vào bất cứ lúc nào, thường niệm nhất tâm, không mất oai nghi. Đó là nhất tâm. Cũng như một người đi giữa đám đông, hoặc đi ở trước, ở giữa hay ở cuối, thường an ổn, không có điều sợ hãi. Ma-nạp, Tỳ-kheo như vậy,... cho đến, nói năng im lặng, thường niệm nhất tâm, không buồn không sợ. (Nguồn: mục 126- Xem tại đây)

+ Pháp bình đẳng là gì ? Tức là chẳng có tâm tham, chẳng có tâm sân, chẳng có tâm si. Biến tham sân si ba độc, thành giới định huệ ba học, do đó có câu :

"Siêng tu giới định huệ, Diệt trừ tham sân si".

Mười chữ này là pháp căn bản của người tu đạo. Ai làm được thì người đó có tư cách xưng là Sa môn.
Các vị đã từng nghe Kinh nhiều rồi, riêng pháp cơ bản quên mất rồi. Bây giờ tự hỏi mình, còn tâm tham chăng ? Còn tâm sân chăng ? Còn tâm si chăng ? Nếu còn thì có thể dùng pháp bố thí để trị tâm tham, dùng pháp môn từ bi để trị tâm sân, dùng pháp môn Bát Nhã để trị tâm si, đó là pháp bình đẳng.
Lúc này có người hỏi :"Nói về bình đẳng, phải chăng xem tâm tham có bao nhiêu ? Bố thí bao nhiêu ? Nếu nhiều, nửa tâm tham nửa bố thí, như vậy là bình đẳng chăng" ! Chẳng phải. Nếu bỏn xẻn và bố thí bình đẳng, sân hận và từ bi bình đẳng, ngu si và Bát nhã bình đẳng đó là giả bình đẳng chớ chẳng phải là chân thật bình đẳng. Tại sao ? Vì nửa âm nửa dương, phải hoàn toàn thuộc về dương thì mới là chân chánh bình đẳng. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ 64. ĐỐI XỬ VỚI TÔI TỚ
- Chủ đối với tớ có năm điều để sai bảo:
1. Tùy khả năng mà sai sử.
2. Phải thời cho ăn uống.
3. Phải thời thưởng công lao.
4. Thuốc thang khi bệnh.
5. Cho có thời giờ nghỉ ngơi.
- Tôi tớ phải lấy năm điều phụng sự chủ:
1. Dậy sớm.
2. Làm việc chu đáo.
3. Không gian cắp.
4. Làm việc có lớp lang.
5. Bảo tồn danh giá chủ.
Nếu chủ đối với tớ được như vậy thì phương ấy được an ổn không điều chi lo sợ. Nguồn: mục 64- (Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)
+ 115. NĂM ĐIỀU SĂN SÓC ĐỆ TỬ
Thầy cũng có năm điều để săn sóc đệ tử:
1. Dạy dỗ có phương pháp.
2. Dạy những điều chưa biết.
3. Giải nghĩa rành rõ những điều trò hỏi.
4. Chỉ cho những bạn lành.
5. Dạy hết những điều mình biết không lẫn tiếc. Nguồn mục 115- (Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)

+ Người Tìm Đạo/ Tu Hành: Người học Phật có hai hạng nhất định có thành tựu:

a) Một là người thông minh phi thường, nhà Phật thường gọi là “thượng căn lợi trí”. Hạng người này vừa nghe Phật pháp, giác ngộ ngay lập tức. Sau đó bèn chân chánh y giáo phụng hành, hạng người như vậy nhất định có thể thành tựu.

b) Hạng người thứ hai là “thiện căn sâu dày”. Hạng người đối với những lời giáo huấn của Phật, Bồ Tát bèn nỗ lực vâng làm, họ chẳng cần biết đến lý luận, cứ dựa theo lời chỉ dạy của Phật mà làm theo. Hạng người chân thật như thế có thể thành tựu.(Nguồn: Tu Thanh Tịnh Tâm)

+ Một người tìm đạo trong các giai đoạn đầu thực tế luôn luôn là một kẻ mộ đạo. Để đạt đến tiêu chuẩn được lập ra bởi một người bạn và huấn sư mến yêu, y đấu tranh, phấn đấu và tiến bộ. Sau đó, mục tiêu của lòng mộ đạo và nỗ lực hăng hái của y được thay thế bằng sự sùng bái một trong những Đấng Cao Cả, tức là các Huynh Trưởng của nhân loại. Y dồn mọi năng lực và các sức mạnh của bản thể mình vào việc phụng sự các Ngài. Động lực này, đến lượt nó, chắc chắn và đều đặn được thay thế bằng một tình yêu thương mãnh liệt dành cho nhân loại, và tình yêu của một cá nhân (mà y bao giờ cũng quá hoàn hảo) không còn được nhìn thấy trong tình yêu đối với toàn bộ tình huynh đệ của con người. Không ngừng nghỉ, khi linh hồn ngày càng kiểm soát nhiều hơn khí cụ (instrument) của mình, và bản chất linh hồn biểu lộ một cách đều đặn, tình yêu này cũng được thay thế bằng tình yêu đối với lý tưởng, đối với Thiên Cơ, và đối với các mục đích ẩn bên dưới chính vũ trụ. Con người đi đến chỗ biết chính mình không gì khác hơn là một vận hà, mà qua đó các lực tinh thần có thể hoạt động, và nhận ra chính mình là một thành phần của Sự Sống Duy Nhất (the One Life). Sau đó, y thấy ngay cả nhân loại chỉ là tương đối và không đáng kể, và trở nên đắm mình trong Thiên Ý vĩ đại (great Will). (LVHLT, 204)

+ Người Tìm Đạo/ Tu Hành: Người học Phật có hai hạng nhất định có thành tựu:

a) Một là người thông minh phi thường, nhà Phật thường gọi là “thượng căn lợi trí”. Hạng người này vừa nghe Phật pháp, giác ngộ ngay lập tức. Sau đó bèn chân chánh y giáo phụng hành, hạng người như vậy nhất định có thể thành tựu.
b) Hạng người thứ hai là “thiện căn sâu dày”. Hạng người đối với những lời giáo huấn của Phật, Bồ Tát bèn nỗ lực vâng làm, họ chẳng cần biết đến lý luận, cứ dựa theo lời chỉ dạy của Phật mà làm theo. Hạng người chân thật như thế có thể thành tựu.(Nguồn: Tu Thanh Tịnh Tâm)

+ Người tìm đạo là người có thể trí thiên về tâm linh.(SHLCTĐ, 392)
+ Người tìm đạo là đệ tử của các đệ tử cấp thấp . (ASCLH, 53)
+ Người tìm đạo là người sẵn sàng, hoặc đã bước lên con đường đệ tử dự bị. (CTNM, 34)
+ Người Tìm Đạo Bậc Trung: Thừơng nhân - Đa số nhân loại hiện nay (LVHLT, 448)

+ 6. Những người tìm đạo – Các linh hồn suy tư (EP II 206): Là những thể trí ... ngày càng tăng đều đặn về số lượng và giành lấy quyền lực khi quá trình giáo dục của chúng ta và các khám phá khoa học của chúng ta mang lại những kết quả, và mở rộng nhận thức của con người ... tinh hoa của gia đình nhân loại, đang đạt được thành công trong một bộ môn nào đó của đời sống con người ... các nhà văn, nghệ sĩ, nhà tư tưởng trong các lĩnh vực khác nhau của kiến ​​thức và nguyện vọng của con người, các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà khoa học, công nhân lành nghề và nghệ nhân, và tất cả những ai ... có những ý tưởng và làm việc với chúng vì lợi ích tối hậu của gia đình nhân loại. . những người tìm đạo trên thế gian, và những người đang bắt đầu đưa những lý tưởng phụng sự vào tâm thức của họ.(GQ1.1, tr 24, TLHNM)

+ Người tìm đạo - Những linh hồn biết suy tưởng và những người có trí óc mở mang. Con số những người này ngày càng tăng thêm đều đặn và mạnh mẽ hơn lên khi các chương trình giáo dục và các khám phá khoa học của chúng ta mang lại kết quả và mở rộng tìm hiểu biết của con người. Họ tạo thành tinh hoa của gia đình nhân loại và là những người đang đạt được thành công trong một số địa hạt của sự sống nhân loại. Đó là các văn sĩ, nghệ sĩ, các tư tưởng gia trong các lĩnh vực khác nhau của tri thức và khao khát hiểu biết của nhân loại, các nhà chính trị, các vị lãnh đạo tôn giáo, các khoa học gia, các công nhân có kỹ năng và thợ thủ công, và tất cả những ai, dù thuộc vào lớp đi trước, song vẫn nuôi các ý tưởng, các dự tính để làm việc cho lợi ích sau cùng của gia đình nhân loại. Đó là những người có đạo tâm trên thế gian và là những người bắt đầu đưa lý tưởng phụng sự vào ý thức mình. (TLHNM II, 206)

+ Người chí nguyện (Con đường dự bị): Là người có nguyện vọng thực hiện một điều cao thượng hay tốt đẹp. Nguyện vọng này mang lại cuộc sống, sự suy tưởng và đức hạnh chân chính đến mức nào đó. Điều đó được gọi là đức hạnh. Lập hạnh là một trong những thành tựu quan trọng nhất đối với người chí nguyện. Người chí nguyện xem xét những phương diện nào nơi chính mình cần điều chỉnh, và những đức hạnh cần có, tăng cường các phẩm tính tích cực cũng như loại bỏ những nhược điểm hay khuyết điểm trong phàm ngã. - Trên Con Đường Dự bị, người chí nguyện liên tục cố gắng để phối hợp các hạ thể - thể xác/ thể dĩ thái, các lĩnh vực cảm dục và hạ trí để phát triển một “phàm ngã tích hợp” qua sức hấp dẫn của linh hồn đối với các mãnh lực cấp thấp. Dù người chí nguyện chính yếu vẫn còn đồng hóa với phàm ngã, nay y đã có mục đích tâp trung vào Chân ngã hay “Linh hồn” là nguồn năng lượng cao siêu và tâm thức tinh thần (MQ 5; tr3)

+ Người tìm đạo - Họ đang trở nên ý thức với loại năng lượng cơ bản thứ 5 – là năng lượng của linh hồn. Những người chí nguyện tự thích ứng để phù hợp với mối quan hệ tập thể đã chọn của họ. Họ rèn luyện phàm ngã tích hợp đến sự thể hiện cao nhất của các năng lực của nó, sao cho những năng lực này có thể được sử dụng để trợ giúp nhu cầu của tập thể, và nhờ thế mà phàm ngã của người chí nguyện có thể được tích hợp vào nhóm. Qua đó sự sống tập thể được phong phú, những tiềm năng tập thể được gia tăng, và ý thức tập thể được tăng cường. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức)

+ Hãy nhớ rằng không một người tìm đạo nào, dù chân thành và tận tụy đến đâu, mà không có những lỗi lầm. Nếu y không còn lỗi lầm thì y sẽ là một Chân Sư (adept). Mọi người tìm đạo vẫn còn ích kỷ, vẫn còn dễ cáu giận và dễ bị kích thích, vẫn bị phiền muộn và thậm chí đôi khi hận thù. Thường thường sự nổi giận và sự thù hận đó có thể được gợi lên bởi những gì mà chúng ta gọi là những nguyên nhân chính đáng. Sự bất công về phía những người khác, sự độc ác đối với con người và thú vật, lòng hận thù và sự ác độc của những huynh hữu của họ nhất định là làm khơi dậy trong họ những phản ứng tương ứng, và gây cho họ nhiều đau khổ và sự chậm trễ. Có một điều phải luôn được ghi nhớ. Nếu một người tìm đạo gợi lên sự căm thù trong một người đồng bạn, nếu y khơi dậy nơi người bạn ấy sự nóng giận, và nếu y gặp phải sự không ưa thích và sự đối kháng, chính là vì bản thân y không phải là hoàn toàn vô tổn hại; vẫn còn trong y những hạt giống của phiền muộn, vì có một định luật trong thiên nhiên nói rằng chúng ta nhận lại (get) những gì chúng ta cho ra (give), và tạo ra những sự phản động phù hợp với sự hoạt động của chúng ta, dù là về thể chất, về tình cảm hoặc về trí tuệ.(LVHLT, 483)

+ Người Tâm Linh/ Tiến hóa: Các ảnh hưởng của Hành tinh, với người bình thường và kém tiến hóa, khi lý giải đúng, có thể và chắc chắn báo hiệu số phận và định mệnh của phàm ngã. Chúng nhất định chi phối và hoàn toàn kiểm soát người nào vốn không có kinh nghiệm rõ rệt về Linh hồn. Khi bắt đầu biết và đang lỗ lực kiểm soát bằng năng lượng của Linh Hồn thì ảnh hưởng của các Hành tinh tự nó Yếu đi một cách rõ rệt và ngày càng kém hẳn > Xem Mệnh cho Phàm ngã không còn đúng, vì chính Thần lực đang tuôn chảy qua các Hành tinh, chứ không phải thần lực của hành tinh cho phối và kiểm soát Phàm ngã (CTHNM, 22-24)

+ Tham thiền lúc bình minh: Việc tham thiền muộn trong ngày, khi các xúc cảm (emotions) đã bị xáo trộn, và khi chúng ở trạng thái hoạt động đầy đủ, thì không có hiệu quả bao nhiêu. Thời gian tĩnh lặng có được sau giấc ngủ là thời gian thích hợp để tham thiền có hiệu quả. Lúc đó, thể cảm dục, tức bản chất xúc cảm, trở nên yên tĩnh hơn nhiều sau khi thể này đã chìm vào cái hối hả rộn rịp (bustle) của cõi đời. Có một mãnh lực (influence) tốt lành sẽ tuôn tràn ra từ giờ phút bình minh yên tĩnh đó, mãnh lực này sẽ bảo vệ suốt cả ngày, còn các tình cảm, nhờ đã lắng dịu và tĩnh lặng, sẽ dễ tuân theo (amenable to) sự kềm chế hơn.(KCVTT, 302–303)

Xem: Tham thiền huyền môn theo Raja yoga (GQ-MF)
Xem: TH về các P.Pháp và con đường Tham Thiền
Xem: Tổng hợp Huyền học - Huyền Bí Học - Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

+ Pháp tuệ tri - Pháp suy tư - Pháp suy tầm - Pháp nghiền ngẫm:

Tôi nghe như vầy: ... Thế Tôn thuyết giảng như sau: Chư Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.

Chư Tỷ-kheo, rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: "Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm này đưa đến tự hại", dục tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm đưa đến hại cả hai", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi lên... (như trên)... hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: "Hại tầm này khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Hại tầm này đưa đến tự hại"... "Hại tầm diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", hại tầm biến mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận hại tầm. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm... (như trên)... về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm.
Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này, đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy?
Chư Tỷ-kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các thiện pháp.
Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: "Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động.

Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi vô sân tầm khởi lên... (như trên)... vô hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri như vậy: "Vô hại tầm này khởi lên nơi Ta và vô hại tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm... không phải từ nhân duyên ấy, mà Ta thấy sợ hãi. Và nếu Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân Ta có thể mệt mỏi; khi thân Ta mệt mỏi thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động, tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động.
Chư Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm... (như trên)... nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm.
Chư Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng hè, khi tất cả lúa gạo đã cất vào kho thóc, một người mục đồng chăn giữ các con bò. Khi người mục đồng ở dưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc cần phải làm, và người ấy nghĩ: "Ðây là những con bò". Chư Tỷ-kheo, cũng vậy ở đây, có việc cần phải làm, và Ta nghĩ: "Ðây là những pháp".
Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm.
Chư Tỷ-kheo, Ta ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng trí. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Chư Tỷ-kheo, trong đêm canh đầu Ta chứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.
Chư Tỷ-kheo, trong đêm canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Ðây là khổ", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", thắng tri như thật: "Ðây là khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là các lậu hoặc diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt".
Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Chư Tỷ-kheo, trong đêm canh ba, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật nhiệt tâm tinh cần.
Chư Tỷ-kheo, giống như trong khu rừng rậm rạp có một hồ nước lớn thâm sâu, và một đoàn nai lớn sống gần một bên. Có một người đến, không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, đưa đến hoan hỷ, người ấy sẽ chận đóng con đường này lại, sẽ mở con đường nguy hiểm, sẽ đặt con mồi đực, sẽ đặt con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy, sau một thời gian đoàn nai lớn ấy gặp ách nạn và hao mòn dần. Chư Tỷ-kheo, có một người đến, muốn đoàn nai ấy được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được yên ổn, được an toàn, người ấy sẽ mở con đường này, sẽ đóng con đường nguy hiểm lại, sẽ đem con mồi đực đi, sẽ hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy đoàn nai lớn ấy sau một thời gian sẽ được tăng trưởng, hưng thịnh, thành
mãn.
Chư Tỷ-kheo, Ta nói ví dụ ấy để giải thích ý nghĩa như sau: Chư Tỷ-kheo, hồ nước lớn, thâm sâu chỉ cho các dục. Chư Tỷ-kheo, đoàn nai lớn chỉ cho các loài hữu tình. Chư Tỷ-kheo, con người không muốn chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho ác ma. Chư Tỷ-kheo, con đường nguy hiểm chỉ cho con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Chư Tỷ-kheo, con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Chư Tỷ-kheo, con mồi cái chỉ cho vô minh. Chư Tỷ-kheo, còn người muốn chúng được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ chỉ cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta mở con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ, Ta đóng con đường nguy hiểm, Ta mang đi con mồi đực, Ta hủy bỏ con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, những gì vị Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Người. Chư Tỷ-kheo, đây là các gốc cây, đây là các chỗ trống. Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta. (Nguồn: 19.Kinh Song Tâm)



+ Đức Phật dậy: Nếu xa lìa lời nói thêu dệt thì liền thành tựu được 3 pháp chắc chắn:
1. Một là, chắc chắn được bậc trí thương mến.
2. Hai là, chắc chắn có thể dùng trí tuệ giải đáp mọi câu hỏi đúng sự thật.
3. Ba là, chắc chắn có được oai đức hơn hết, không hư dối đối với hàng Trời, người.
Đây là 3 pháp, nếu có thể đem hồi hướng lên quả vị Bồ Đề Vô Thượng thì sau khi thành Phật, sẽ đạt các chỗ được thọ ký của Như Lai luôn đích thật.

+ Đức Phật dậy: Nếu xa lìa lời nói hai chiều thì liền được 5 loại pháp chẳng thể hư hoại:
1. Một là, được thân bất hoại vì không ai hại được.
2. Hai là, được quyến thuộc bất hoại vì không ai phá được.
3. Ba là, được tín tâm bất hoại vì thuận theo nghiệp đã có.
4. Bốn là, được pháp hạnh bất hoại vì sự tu tập kiên cố.
5. Năm là, được thiện tri thức bất hoại vì không hề lừa dối.
Đây là 5 pháp, nếu có thể đem hồi hướng lên quả vị Bồ Đề Vô Thượng thì sau khi thành Phật, được quyến thuộc chân chánh, các ma, ngoại đạo chẳng thể phá hoại.
Nguồn: Kinh thập thiện nghiệp đạo
Nguồn: Kinh thập thiện nghiệp đạo
Xem: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Đức Phật dậy: Nếu xa lìa lời nói dối thì liền đạt 8 loại pháp được Chư Thiên khen ngợi:
1. Một là, miệng thường sạch sẽ với mùi thơm của hoa sen xanh.
2. Hai là, được người đời tin phục.
3. Ba là, lời nói ra luôn có chứng cứ, được hàng Trời, người kính mến.
4. Bốn là, thường đem lời ái ngữ an ủi mọi người.
5. Năm là, được tâm an vui thù thắng, ba nghiệp thanh tịnh.
6. Sáu là, lời nói không lầm lỗi, tâm thường vui vẻ.
7. Bảy là, nói năng trang trọng, hàng Trời, người phụng hành.
8. Tám là, trí tuệ thù thắng không ai chế ngự được. Nguồn: Kinh thập thiện
+ Đức Phật dậy: Nếu xa lìa lời nói thêu dệt thì liền thành tựu được 3 pháp:
1. Một là, chắc chắn được bậc trí thương mến.
2. Hai là, chắc chắn có thể dùng trí tuệ giải đáp mọi câu hỏi đúng sự thật.
3. Ba là, chắc chắn có được oai đức hơn hết, không hư dối đối với hàng Trời, người. Nguồn: Kinh thập thiện
Xem: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Nói đôi chiều - Hai lưỡi - Lưỡng Thiệt: Lưỡng Thiệt là “Xúi giục, ly gián”, trong 4 loại lỗi của miệng thì lấy đây làm trọng. Trong khẩu nghiệp, điều quan trọng nhất là “Lưỡng thiệt”. Tuy vọng ngữ rất phổ biến, nhưng cái hại của lưỡng thiệt hơn hẳn vọng ngữ quá nhiều. Người lưỡng thiệt nhỏ, kích động thị phi khiến cho nhà bạn bất hòa, phá hoại gia đình của người ta, phá hoại vợ chồng người ta, đây là nhỏ. Lưỡng thiệt lớn là xúi giục cho hai nước bất hòa, thậm chí là xảy ra chiến tranh, tổn hại biết bao nhiên nhân mạng, tài sản, tội này là nặng. Lưỡng thiệt lớn hơn nữa là trêu chọc Phật pháp, nhà Phật gọi là “phá hòa hợp tăng”. Trong tội ngũ nghịch, tội này thì rất nặng, còn nặng hơn việc xúi giục hai quốc gia phát động chiến tranh. Hai nước chiến tranh thì thương vong chỉ là thân mạng, phá hòa hợp tăng là đoạn pháp thân huệ mạng của tất cả chúng sanh....Phật dạy chúng ta: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. (Kinh Thập Thiện_PS Tịnh Không).

+ Những lời ích kỷ (selfish words), được đưa ra với ý định mạnh mẽ, sẽ dựng nên một bức tường chia rẽ. Cần thời gian dài mới phá vỡ bức tường đó, và do đó mới phóng thích cái ý định ích kỷ được tích chứa. Hãy xem xét động lực của bạn, và tìm cách dùng các lời lẽ nào để hòa trộn sự sống nhỏ bé với mục đích rộng lớn của ý chí Thượng Đế.
Nếu được thốt ra với ý định gây thương tổn, gây sứt mẻ và gây chết chóc, chúng đi quanh co trở lại người đã phát chúng ra, và chúng sẽ gây tổn thương và giết kẻ đó.(LVHLT, 474)

+ Đức Phật dậy:
3. Không nói Hai lưỡi như thêu dệt thêm bớt để chia rẽ hay đả phá:
Tránh "tà ngữ” với ác tâm.

- Không nói lời hai lưỡi, đòn xóc hai đầu, làm người ghét nhau, thù nhau.
- Không được nói lời thêu dệt, thêm bớt, nói châm chọc gây buồn phiền và khởi tà niệm.
- Không gây tạo ác cảm cho 2 bên thù oán, sân hận đấu tranh.
- Có dịp thì khuyên can người nói tà ngữ. (Nguồn: Chánh ngữ trong Phật Giáo)

Nguồn: Kinh thập thiện nghiệp đạo
Xem: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng
Xem: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Phật dậy người xuất gia: Dầu nói ngàn ngàn lời, nhưng không gì lợi ích, tốt hơn một câu nghĩa, nghe xong, được tịnh lạc.
"Này các Tỷ- kheo, có 10 đề tài nói chuyện này:
Câu chuyện về ít dục - biết đủ - viễn ly - về không tụ hội - về tinh tấn - về giới - về định - về tuệ - về giải thoát - về giải thoát tri kiến. Này các Tỷ-kheo, có 10 đề tài để nói chuyện này, nếu các Thầy tiếp tục nói những câu chuyện liên hệ đến 10 đề tài để nói chuyện này, thời các Thầy có thể với ánh sáng của mình đánh bạt ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực, có uy lực, còn nói gì của các du sĩ ngoại đạo?" ( Kinh Pháp Cú, kệ số 100, ghi lời Phật khuyên nhắc người xuất gia về ý nghĩa lợi ích của lời nói); (xem nguồn)

+ Lời nói hay ngôn ngữ giao tiếp thiện lành: Chư Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà các Ngươi có thể dùng khi nói với các người khác: đúng thời hay phi thời, chơn thực hay không chơn thực, nhu nhuyến hay thô bạo, có lợi ích hay không lợi ích, với từ tâm hay với sân tâm.... Chư Tỷ kheo, ở tại đây, các Ngươi cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta sẽ không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người này với tâm câu hữu với từ. Và với người này là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng địa vô biên, không hận, không sân". Chư Tỷ-kheo, như vậy các Ngươi cần phải học tập.
Chư Tỷ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta.
Chư Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như vậy. (Nguồn: 21.Kinh ví dụ cái cưa)

+ Phát Biểu theo Đời sống nhân sinh:
- Ý kiến phát biểu: Khi nhận xét, đánh giá về một sự vật, một con người, hay một hành động thì đó được gọi là “ý kiến”. Thí dụ: Nhận xét về mọi người hay vật, các ý kiến khác nhau không dễ chứng minh được là đúng hoặc sai.
- Nói Theo Sự kiện: Là khái niệm về một sự thật và có thể chứng mình được là đúng hay sai. Thí dụ: Trong lý lịch tự khai, có thể kiểm chứng bằng các bằng chứng bằng thẩm tra hay hồ sơ đính kèm.
* Phỉ báng, nhục mạ hay vu khống: Dựng truyện, nói, phổ biến thông tin không đúng sự thật về một người có thể bị pháp luật trừng trị, ở VN đều là tội hình sự.

+ 13. Lời nói có ba loại:

− Những lời tầm phào (idle words) sẽ tạo ra hậu quả cho từng lời. Nếu lời lẽ tốt và nhân từ, không có gì cần được thực hiện. Nếu ngược lại, việc trả giá không thể bị trì hoãn lâu.
− Những lời ích kỷ (selfish words), được đưa ra với ý định mạnh mẽ, sẽ dựng nên một bức tường chia rẽ. Cần thời gian dài mới phá vỡ bức tường đó, và do đó mới phóng thích cái ý định ích kỷ được tích chứa. Hãy xem xét động lực của bạn, và tìm cách dùng các lời lẽ nào để hòa trộn sự sống nhỏ bé với mục đích rộng lớn của ý chí Thượng Đế.
− Lời thù ghét (word of hate), lời nói độc ác, vốn hủy hoại những người cảm nhận ảnh hưởng mạnh của nó, là câu chuyện phiếm độc hại, được truyền đi vì nó gây ra một sự chấn động – những lời này giết chết những sự thôi thúc mong manh của linh hồn, cắt tận gốc rễ của sự sống, và vì thế đưa đến cái chết.
Nếu được nói dưới ánh sáng ban ngày, chúng sẽ mang lại sự trừng phạt xứng đáng; khi được thốt ra và được ghi nhận là những lời dối trá, chúng củng cố cho thế giới ảo tưởng mà người nói đang sống trong đó, và ngăn giữ y thoát ra.
Nếu được thốt ra với ý định gây thương tổn, gây sứt mẻ và gây chết chóc, chúng đi quanh co trở lại người đã phát chúng ra, và chúng sẽ gây tổn thương và giết kẻ đó. (LVHLT, 474)

+ Giới: Phật bảo Anan - Thế nào là nhiếp tâm? Ta gọi là giới. Trong luật những tội có phân ra nặng nhẹ, mà tội dâm, sát, đạo, vọng là nặng nhất. (Nguồn)

+ Thọ Giới - Giữ Giới - Nghiêm Trì Giới Luật: Lại nữa, còn có vấn đề thọ giới. Trong Pháp hội giảng giải và tu tập Kinh Thủ Lăng Nghiêm, còn có nhiều người phát nguyện thọ Năm giới, Tám giới của người cư sĩ tại gia, và thọ giới Bồ-tát. Những người thọ Năm giới, Tám giới của người cư sĩ tại gia được gọi là Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di, tức là Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ đã thọ giới. Những ai đã thọ giới Bồ-tát rồi được gọi là một vị Bồ-tát. Vốn người xuất gia mới được thọ Bồ-tát giới, nhưng do ý nghĩa của Bồ-tátnhững ai làm lợi cho mình và lợi cho người, nên cư sĩ tại gia cũng được thọ Bồ-tát giới. Thọ giới là điều cực kỳ quan trọng trong đạo Phật. Tất cả quý vị muốn thọ giới đừng nên bỏ lỡ dịp may. Quý vị có thể thọ một giới, hai giới, ba giới, bốn giới, năm giới, tám giới, mười giới trọng và 48 giới khinh. Cư sĩ không được thọ 10 giới vì đó là giới của Sa-di. Thọ nhận và giữ một giới điều được gọi là thọ bán tiểu giới. Nhận hai giới được gọi là thọ bán giới. Nhận ba giới được gọi là thọ quá bán giới. Nhận năm giới được gọi là thọ toàn giới.
Giới thứ nhất là không sát sinh; nhưng, nếu quý vị chưa thể dừng hẳn việc giết hại được, thì quý vị có thể thọ nhận giới thứ hai, là không được trộm cắp. Nếu quý vị vẫn còn thích uống rượu, như tôi có một vị đệ tử uống rượu; và nếu quý vị chưa muốn thọ giới thứ năm, là không được dùng rượu và những chất gây nghiện, thì quý vị có thể thọ nhận giới thứ nhất là không sát hại, giới thứ hai là không trộm cắp và giới thứ ba là không tà dâm. Giới thứ tư là không nói dối. Nếu quý vị thấy rằng, "Tôi còn thích nói đối, tôi chưa thể thọ giới không được nói dối," thì quý vị có thể nhận 4 giới: không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm và không uống rượu. Có khi quý vị nói rằng mình không thể ngừng sự giết hại được – đôi khi vô ý giết phải kiến, muỗi– nếu đã thọ giới rồi mà phạm phải thì về sau mang tội rất nặng. Thì quý vị có thể quyết định chưa thọ nhận riêng giới sát. Điều ấy tuỳ thuộc vào quý vị, nhưng đừng bỏ lỡ cơ hội thọ giới.
Tôi không ngại khi nói cho quý vị biết rằng ở Trung Hoa, nếu muốn thọ giới, quý vị phải trả 200 đô-la. Sao vậy? Vì ở đó có người xem việc ấy như là một dịch vụ buôn bán. Quý vị phải trả tiền. Tiền mà tôi nói đó không phải là để may giới y mà quý vị thấy các Phật tử đã thọ giới sử dụng. Hai trăm đô-la là chi phí phải trả cho pháp sư và chùa. Tuy vậy, tôi chẳng để ý đến chuyện đó. Quý vị có tiền hay không chẳng thành vấn đề. Thực vậy, với mọi người tham dự Pháp hội giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm nầy, tôi đều tặng mỗi người một đôi giày la-hán. Nhưng đôi giày la-hán nầy không phải là để khuyến khích quý vị tu tập thành A-la-hán–chỉ lợi mình mà không lợi cho người–Nó có ý nghĩa nhắc nhở quý vị nhớ rằng pháp tu thành A-la-hán là con đường của hàng Tiểu thừa, và nhắc quý vị nên đi theo con đường Đại thừa. Quý vị nên mang đôi giày của A-la-hán và tu tập theo Bồ-tát hạnh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Các Pháp - Giữ giới: Tỷ-kheo thành tựu 5 pháp đặt hy vọng vào sự đoạn diệt các lậu hoặc
1- Vị Tỷ-kheo có giới - Giữ giới: Sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhiệm, chấp nhận, và học tập trong các học pháp;
2- Là bậc nghe nhiều, giữ gìn điều được nghe, tích tập điều được nghe, đối với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, đối với các pháp như vậy, được nghe nhiều, được thọ trì, đã được ghi nhớ nhờ đọc tụng, chuyên ý quán sát, khéo thể nhập nhờ chánh kiến;
3- Đối với Bốn niệm xứ, tâm khéo an trú; vị ấy sống tinh cần tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho thành tựu các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp;
4- Có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với sự thể nhập thuộc bậc Thánh vào con đường đưa đến đoạn tận khổ đau.

5- Vị ấy suy nghĩ như trên: “Ta có giới, sống hộ trì với sự hộ trì của giới bổn, (Cả 4 đề mục) .... tại sao ta lại không đặt hy vọng vào sự hoại diệt các lậu hoặc?”
Nguồn: Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo

+Đức Phật dậy:
I- Về Thân:

1. Không sát sinh được thành tựu 10 pháp xa lìa phiền não: Không sợ hãi - Rộng tâm từ - Không giận giữ - ít bệnh tật - Sống thọ - Phi nhân bảo vệ - Ngủ ngon, lành - Diệt trừ thù oán và thù oán tự giải - Không sợ về đường ác - Chết sinh lên cõi trời
2. Không trộm cắp được 10 pháp tin cậy: Tài sản không thể hư hại - Người thương mến - Không bị lừa - 10 phương khen - Không sợ tổn hại - Tiếng tốt vang xa - Không khiếp sợ - Mọi mặt không bị khuyết - Có Tâm bố thí - Chết được sinh Thiên
3. Không tà dâm thì đạt 4 loại pháp được người trí khen ngợi: Các Căn điều hòa - Dứt hẳn sự loạn động - Thế gian khen ngợi - Vợ không thể bị xâm hại
II- Về Khẩu:

1. Nếu xa lìa lời nói dối thì liền đạt 8 loại pháp được Chư Thiên khen ngợi
2. Nếu xa lìa lời nói hai chiều thì liền được 5 loại pháp chẳng thể hư hoại
3. Nếu xa lìa lời nói thô ác thì liền thành tựu được tám việc làm trong sáng
4. Nếu xa lìa lời nói thêu dệt thì liền thành tựu được 3 pháp chắc chắn
III- Về Ý:
1. Nếu xa lìa tham lam được 5 pháp tự tại: Các Căn đầy đủ, sống tự tại - Tài sản không thể bị oán tặc chiếm -  Phước đức tự tại, của cải đầy đủ như mong muốn - Được nhận vật quý lạ như vua - Của cải có ngoài mong đợi hơn cả 5 lần
2. Nếu xa lìa sân hận được 8 pháp vui vẻ: Tâm không bị tổn hại - Tâm không dận giữ - Không có Tâm tranh chấp - Tâm nhu hòa, ngay thẳng - Đạt Tâm từ của bậc Thánh - Tâm phụng sự vô kỷ - Thân tướng đẹp, trang nghiêm, được tôn kính - Sinh cõi Trời Phạm Thiên;
3. Nếu xa lìa ngu si/ Si mê thì liền thành tựu được 10 pháp công đức: Tâm và bạn bè chân thật - Tin nhân quả, thà chết không ác - Quy Y Phật, chẳng theo vị Trời - Tâm chánh kiến, ngay thẳng, dứt hẳn lưới nghi về lý số tốt xấu - Thường sinh hàng trời, người, chẳng sinh đường ác - Vô lượng phước đức và trí tuệ dần tăng trưởng - Xa lìa lẻo ác, theo Thánh hiền - Xả bỏ nghiệp ác - An trụ trong nhận biết không trướng ngại - Chẳng rơi vào hoạn nạn

Nguồn: Kinh thập thiện nghiệp đạo

+ Giới không được trộm cướp: Lấy những tài vật thuộc quyền sở hữu của người, mà không có sự ưng thuận, hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, ngọc ngà... cho đến vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt... người ta không cho mà mình tự lấy đều là trộm cướp. Trộm cướp có nhiều hình thức: Ỷ mạnh bè đảng giật ngang của người là ăn cướp; cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu là ăn cướp; bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lời, cầm bán giá rẻ mạt là ăn cướp; tích trữ đầu cơ để bán giá chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình rập, lén lút lấy của người là ăn trộm; cân non, đong thiếu, trốn xâu, lậu thuế, được của người ta mà không tìm cách trả lại là ăn trộm. Nếu vì nghèo nàn thiếu thốn, vợ ốm con đau, thiếu gạo thiếu thuốc, nên phải buộc lòng gian xảo, thì tội còn được châm chế; chứ đã giàu có, ăn sung mặc sướng, lên xe xuống ngựa mà còn lường gạt người lấy của, cướp công, để sống một cách vương giả trên mồ hôi nước mắt của kẻ nghèo đói, thì tội ác thật nặng nề!
- Người Giữ giới được nhiều lợi ích thiết thực (Nguồn)
+ Không Trộm Cướp: Phật dạy rằng: “A Nan, nếu không đoạn trừ trộm cướp, mà muốn cầu cho được đạo quả, thì cũng như người rót nước vào chén bể mà muốn cho đầy, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thể đầy được”.(Nguồn)

+ Không trộm cắp: Vị đệ tử phải ngay thẳng trong mọi công việc của mình và không chiếm hữu bất cứ cái gì không đúng thật của mình. Đây là ý niệm rộng lớn bao hàm nhiều hơn là sự việc chỉ dùng thể xác chiếm lấy của cải người khác. (ASCLH, 185)
Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng
Xem thêm: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Giới Dâm: Nếu Phật tử tự mình dâm dục, bảo người dâm dục với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ, cùng phi đạo mà hành dâm dưới mọi hình thức: nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục. Là Phật tử, đối với tất cả mọi đối tượng trên, không được cố ý dâm dục và phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả chúng sanh, đem pháp thanh tịnh răn dạy người; trái lại, không có tâm từ bi, làm cho mọi người sanh việc dâm dục, không phân biệt súc sanh cho đến mẹ con, chị em trong lục thân cũng hành dâm. Phật tử này phạm Ba La Di tội.(Nguồn)

+ Tình dục là gốc của khổ. Bởi vì có tình, có dục là có chấp trước.
Trong kinh “A Hàm” có câu chuyện kể, Phật hỏi học trò: “Các người nói xem nước 4 đại dương nhiều hay là nước mắt chúng ta đổ ra vì trong quá khứ phải biệt ly với người thân, bên nào nhiều hơn?” Học trò trả lời: “Nước mắt đổ ra nhiều hơn”. Đức Phật tỏ ra vui vẻ, vì học trò của mình đã trả lời đúng;

- Có tình dục là có đau khổ, bi ai, nước mắt chảy. Cái khổ đó là do chấp trước. Chấp trước vào tình dục cho nên đau khổ. Nếu anh có người bạn, bị người yêu là nam hay nữ từ bỏ, anh không cảm thấy đau khổ, nhưng nếu bản thân anh bị người yêu là nam hay nữ từ bỏ, anh sẽ cảm thấy rất đau khổ, bởi vì anh cảm thấy đối phương, tức người mình yêu là “của anh”. Nhưng sự thực không phải như vậy, đối phương không phải là do anh đẻ ra, dựa vào đâu mà nói rằng là “của anh”, thân thể, tư tưởng, ý nghĩ đều là của cô ta, đâu phải là của anh. Chỉ cần anh nhận thức rõ, cô ta không phải là của anh, thì anh sẽ bớt đau khổ. Anh khổ là vì anh chấp trước cô ấy là của anh.

Vì bản chất tình dục là thống khổ, cho nên tình dục vĩnh viễn không thể nào thỏa mãn đầy đủ được. Đau khổ là có chấp trước. Không phải chỉ có chúng ta là phàm phu mới chấp trước. Có những người tu hành rất tốt cũng chấp trước. Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng
Xem thêm: Kinh thiện ác nhân quả
Xem: Giữ ngũ giới

+ Ngân quang tuyến (Sutratma; life thread, silver cord, silver thread, thread soul, sinh mệnh tuyến):

- Là mối liên hệ từ lực (magnetic link) mà Thánh kinh Cơ Đốc giáo nói đến như là “sợi dây bạc” (silver cord”), sợi chỉ ánh sáng sinh động (thread of living light) này nối liền Chân Thần tức Tinh thần nơi con người với bộ óc hồng trần.(ASCLH, 59)

- Ngân quang tuyến nối liền và làm sinh động mọi hình hài thành một tổng thể hoạt động và biểu hiện trong chính nó ý chí và mục tiêu của thực thể đang biểu lộ, đó là một người, một vị Thượng Đế hay một tinh thể (crystal). (CVĐĐ, 449) 

- Ngân quang tuyến (sinh mệnh tuyến, sutratma hay life thread) được làm bằng chất liệu của cõi thứ nhì (cõi Đại Niết Bàn–ND). (KCVTT, 134)

- Sutratma tức là tuyến (thread) nối liền nhiều thể khác nhau và đi từ Chân Thần trên cõi cao của riêng nó (tức cõi Đại Niết Bàn–ND), xuyên qua linh hồn thể trên các cõi phụ cao của cõi trí xuống tới thể xác. (ASCLH, 318–319)

+ Định Luật Luân Hồi:  (Law of Reincarnation) Toàn thể mục đích của Luật Luân Hồi là đi đến chỗ sau rốt Chân Ngã sẽ học được cách tạo ra một hiện thể của tâm thức (vehicle of consciousness), để, nhờ hiện thể đó, chân ngã có thể phản chiếu ra (mirror forth) mọi trạng thái thuộc Đấng Thánh Linh (divinity, Phật Tánh, Chơn Như) của nó dưới trạng thái quân bình hoàn hảo. (VLH, 140)

+ Định luật Luân Hồi (Law of Rebirth, Luật Tái Sinh): Định luật này là hệ luận chính của Định luật Tiến Hóa. Ở Tây phương, định luật chưa bao giờ được hiểu đúng, còn ở Đông phương, nơi mà định luật này được thừa nhận là nguyên lý cai quản sự sống, nó lại tỏ ra không hữu ích vì có hậu quả ru ngủ (soporific) và gây hại cho sự tiến bộ. Đạo sinh phương Đông xem luật này như là dịp đem lại cho họ nhiều thì giờ; điều này đã làm cho nỗ lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu thành vô hiệu. Người Thiên Chúa giáo bậc trung lầm lẫn định luật Luân Hồi với cái mà họ gọi là “thoái bộ luân hồi của linh hồn” (“the transmigration of souls”) và thường tin rằng luân hồi có nghĩa là chuyển con người vào thân thể của con thú hay của các hình thức sự sống thấp kém hơn. Chẳng đúng chút nào cả. Khi sự sống của Thượng Đế tiến tới qua hết hình hài này đến hình hài khác thì sự sống đó trong các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên cứ tuần tự tiến tới từ các hình hài khoáng chất thành hình hài thảo mộc và từ thảo mộc thành hình hài động vật; từ giai đoạn hình hài động vật, sự sống của Thượng Đế chuyển vào giới nhân loại và chịu sự chi phối của Luân Hồi, chứ không phải Luật Thoái Bộ Luân Hồi. Đối với những ai biết được ít nhiều về Luật Tái Sinh hay Luân Hồi (Reincarnation) thì lầm lẫn này có vẻ buồn cười. Giáo lý hay thuyết luân hồi giáng nỗi sợ hãi xuống người Thiên Chúa Giáo chính thống; tuy nhiên, nếu có ai đặt với họ câu hỏi mà các môn đồ đã hỏi Đức Christ về người mù: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người hay cha mẹ người, mà người sinh ra thì mù như vậy?” (John IX:2) thì họ không chịu nhận các ngụ ý đó, hoặc là họ tỏ vẻ cười nhạo hay nao núng (dismay) khi xảy ra trường hợp đó. Nói chung, cách trình bày cho thế gian ý tưởng về luân hồi của các nhà khảo cứu huyền học hay các nhà Theosophy bậc trung đều đáng phàn nàn. Đáng phàn nàn vì ý tưởng đó đã được trình bày một cách thiếu sáng suốt. Cái hay nhất của họ có thể được nói đến là họ đã làm cho quảng đại quần chúng được làm quen với lý thuyết này. Tuy nhiên, nếu được trình bày một cách sáng suốt hơn thì có lẽ thuyết này đã được chấp nhận rộng rãi hơn ở Tây phương. Nếu mục tiêu của Đức Christ là giảng dạy về các mối liên hệ đúng đắn giữa con người ở khắp nơi thì giáo huấn của Ngài phải nhấn mạnh vào Luật Luân Hồi. Điều này tất nhiên phải như thế, vì khi thừa nhận định luật này, người ta sẽ tìm được giải pháp cho mọi vấn đề của nhân loại và giải đáp được nhiều nghi vấn của con người. Triết thuyết này sẽ là một trong các chủ đề then chốt (keynotes) của tôn giáo mới trên thế gian, cũng như là tác nhân soi sáng để hiểu rõ hơn các sự việc trên thế giới. Trước đây, lúc Đức Christ còn hiện hữu trên cõi trần, Ngài đã nhấn mạnh sự thật về linh hồn và giá trị của cá nhân. Ngài nói cho con người biết rằng họ có thể được cứu vớt bằng sự sống của linh hồn và của Christ nội tâm. Ngài cũng nói rằng “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (“except a man be born again, he cannot see the kingdom of God”– John III:3). Chỉ có linh hồn mới có thể làm công dân của cõi đó. (Trích T. Kinh,  91).

+ Luật Luân hồi/ Nghiệp quả: ... Nên nhớ rằng, trong thực tế, mọi nhóm huyền linh và các tác phẩm về huyền học đều thiếu sáng suốt khi đặt tìm quan trọng vào tiền kiếp (past incarnation) và vào việc nhớ lại tiền kiếp. Việc nhớ lại này không thể kiểm chứng hợp lý được – Bất cứ ai cũng có thể nói hay đưa ra chuyện gì túy thích. Cách giảng dạy đó đã đưa ra nhiều quy luật tưởng tượng được cho là chi phối phương trình thời gian (time equation) và khoảng cách giữa các kiếp sống mà quên rằng thời gian là một năng lực của ý thức não bộ (brain–consciousness) và khi tách rời khỏi bộ óc thì thời gian không có nữa (non–existent); người ta đã luôn luôn nhấn mạnh vào việc trình bày các mối liên hệ theo sự tưởng tượng. Từ trước đến giờ, giáo huấn được đưa ra về luân hồi đã làm hại nhiều hơn là lợi. Chỉ có một yếu tố vẫn còn giá trị: hiện giờ sự hiện hữu của Luật Luân Hồi đã được hàng ngàn người bàn bạc và chấp nhận. Ngoài việc biết được định luật này có thật, chúng ta không biết nhiều về nó. Những ai do kinh nghiệm mà biết được bản chất thật của việc luân hồi đều nghiêm chỉnh bài bác các chi tiết không thể có và thiếu sáng suốt được các đoàn thể huyền linh học và Theosophy đưa ra như là có thực. Luật Luân Hồi vẫn có, nhưng cho đến nay, chúng ta chưa biết gì về các chi tiết tác động của nó. Chỉ có thể nói vài điều về luật này một cách chính xác và các điều này cho thấy không có sự mâu thuẩn nào:

  1. Định luật Luân hồi là một định luật thiên nhiên vĩ đại trên hành tinh chúng ta.
  2. Đó là một tiến trình được thiết lập và tiến hành theo định luật Tiến hóa.
  3. Nó liên quan mật thiết và bị chi phối bởi Luật Nhân Quả.
  4. Đó là tiến trình phát triển liên tiếp, giúp con người tiến hóa, từ các hình hài thô sơ nhất của chủ nghĩa vật chất thiếu suy xét đến sự hoàn thiện tâm linh và nhận thức sáng suốt, giúp cho con người trở thành thành viên của Thiên Quốc.
  5. giải thích các dị biệt giữa con người và – cùng với Luật Nhân Quả (ở phương Đông được gọi là Luật Nghiệp Quả) – nó giải thích các dị biệt về hoàn cảnh và thái độ đối với đời sống.
  6. Đó là biểu hiện cho trạng thái ý chí của linh hồn, chứ không phải là kết quả của bất cứ việc ấn định nào của hình hài; chính linh hồn trong mọi hình hài mới luân hồi, chọn lựa và kiến tạo các thể xác, thể cảm dục và hạ trí thích hợp để nhờ đó mà học được các bài học cần thiết kế tiếp.
  7. Đối với nhân loại, định luật Luân hồi tác dụng trên cõi linh hồn. Việc chuyển kiếp (incarnation) được thúc đẩy và điều khiển từ phân cảnh linh hồn, trên cõi trí.
  8. Linh hồn chuyển kiếp theo nhóm, theo chu kỳ và theo định luật, mục đích để đạt được các liên giao hoàn toàn với Thượng Đế và với đồng loại.
  9. Theo luật Luân Hồi. Việc phát triển tăng tiến bị chi phối, phần lớn bởi nguyên khí trí tuệ, vì “khi con người suy tưởng như thế nào trong tâm thì y trở nên như thế ấy” (“as a man thinketh in his heart, so is he”). Các lời vắn tắt này cần được xem xét thật kỹ càng.
  10. Theo Luật Luân Hồi, con người từ từ phát triển thể trí, kế đó, thể trí bắt đầu kiểm soát bản chất xúc cảm, tình cảm và sau rốt phát hiện ra linh hồn cùng là bản chất và môi trường của linh hồn đối với con người.
  11. Ở mức độ phát triển này, con người bắt đầu bước lên Con Đường Trở Về Cội Nguồn, và sau nhiều kiếp sống, dần dần tự định hướng tiến tới Thiên giới.
  12. Khi nào nhờ mở được trí, có được minh triết, thực hành việc phụng sự và do hiểu biết, con người đã học được việc không đòi hỏi gì cho bản ngã hay chia rẽ, thì bấy giờ, y mới từ bỏ được lòng ham sống trong ba cõi thấp và mới thoát được Định luật Luân Hồi.
  13. Giờ đây, con người có được ý thức tập thể, biết được nhóm linh hồn của mình, biết được linh hồn trong mọi hình hài và đã đạt được – như Đức Christ đề ra – giai đoạn hoàn thiện giống như Đấng Christ, tiến đến “được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Bản dịch T.Kinh, nhà XB T. Ch. Giáo, trang 201). (“Measure of the stature of the fulness of the Christ” – Eph. IV:13) (STLCĐC, 115–119)

Xem thêm: Tổng hợp về Luân hồi sáu cõi

+ Si: Là Ngu Si - Tin vào Tà kiến: Kinh văn: “Phục thứ Long vương, nhược ly tà kiến, tức đắc thành tựu thập công đức pháp”. Bộ kinh Thập thiện mở đầu dạy chúng ta: “Ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp”.

“Tà kiến” là ngu si. Ngu si biểu hiện ra bên ngoài chính là tà tri tà kiến. Tà tri tà kiến là cách nghĩ sai lầm, cách nhìn sai lầm. Cách nghĩ, cách nhìn của bạn hoàn toàn trái ngược với tự tánh, đây gọi là si. Cho nên, si chính là tà kiến. Có thể xa lìa ngu si, đây là việc khó khăn nhất, khó hơn nhiều so với hai điều phía trước. Trong thập thiện, bảy điều phía trước đều dễ dàng đoạn, chỉ có một điều sau cùng này là khó đoạn. Trong kinh điển Phật có một ví dụ, đoạn si hoặc giống như ngó sen đứt còn vương tơ, rất khó đoạn sạch sẽ. Đoạn phiền não, giới và định, trì giới, tu định thì được. Trong mười điều này thì chín điều phía trước có thể trì giới. Thân và khẩu có thể không phạm, có thể tu định. Định có thể đoạn tham, sân, nhưng mà si thì vô phương. Muốn đoạn si thì nhất định phải khai trí tuệ. Sau khi trí tuệ mở rồi thì si mới có thể đoạn sạch. Không khai trí tuệ thì không có biện pháp nào cả. Chúng ta phải biết rằng, ngu si là gốc rễ của mọi phiền não. Tại sao lại có tham, tại sao lại có sân? Là vì ngu si. Tại sao thân tạo ra sát-đạo-dâm; khẩu tạo ra vọng ngữ, lưỡng thiệt? Đều là do ngu si. Từ đó cho thấy, khai trí tuệ là quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của tu học Phật pháp là ở khai trí tuệ. Khai trí tuệ mới đoạn được gốc rễ ngu si phiền não. Cách khai trí tuệ như thế nào vậy? Nhất định phải nương giới để được định, do định khai tuệ. Phật đã nói với chúng ta cái thứ lớp này. Đây là quá trình mà tất cả chư Phật mười phương ba đời phải tu học, chúng ta muốn tu cũng không thể ngoại lệ.

Biết bao nhiêu người muốn tu, mà tu cả đời cũng không thể khai trí tuệ. Nguyên nhân do Giới không thanh tịnh thì định cũng không đạt được, vậy làm sao có trí tuệ? Cái trí tuệ không có giới định, trong Phật pháp gọi là “thế trí biện thông”, nhà Nho gọi là “cái học nhồi nhét”, không phải trí tuệ. Bạn nghe nhiều, thấy nhiều, nhớ rất nhiều, đây không phải từ trong tự tánh, mà toàn là đến từ bên ngoài, đây là “cái học nhồi nhét”. Nhà Nho đối với sự việc này nói rất hay: “Cái học nhồi nhét không đủ để làm thầy người khác vậy”. Qua đó có thể thấy, thời xưa lựa chọn thầy, không chọn người học nhồi nhét, mà chọn thầy thật sự có tu, có chứng. Gọi là “có tu” chính là phải đem những thứ đã học được hoàn toàn thực hiện. Nếu không thể thực hiện thì đó là giả, chứ không phải thật. Người chân tu nhất định thực hiện, điểm này vô cùng quan trọng. Thực hiện chính là ở trong Phật pháp gọi là “trì giới”. Trì giới mới có thể được định. Thiền định thật sâu mới khai trí tuệ, định cạn vẫn không có trí tuệ. Nhà Phật nói: “Tứ thiền bát định” đều không có trí tuệ, cho nên không ra khỏi tam giới. Vì vậy, cái định công này phải sâu thì mới khai trí tuệ.

Tà kiến - Chấp trước cái thân này là “Ta”, Phật nói với chúng ta, nghiệp nhân của cõi quỷ là tham dục. Cái đứng đầu chính là tham tính cho mình, tham ái cái cơ thể này, cái sắc thân này, đây là điều đầu tiên, là gốc rễ của tham dục. Chúng ta không biết cái thân này là giả, Phật nói rất hay: “Tứ đại, ngũ uẩn giả hợp mà sanh”, không phải thật.

Tà kiến: Không tin có Nhân Quả, tin nhân quả không sâu vẫn là người hồ đồ =>>> Phải Quy Y (“Quy y” Chính là trong kinh thường nói: “Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”) - Lấy Phật làm Thầy... Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta “lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường”. Chúng ta đối với tất cả thiên thần, quỷ thần phải tôn kính, tán thán, cúng dường. Điều này nhất định phải có, đối với quỷ thần phải có thái độ này ; Nguồn: Kinh Thập thiện - Tập 37Tập 38 PS Tịnh Không giảng.

+ Còn thế nào là si độc? Si là ngu si. Ngu si mà chẳng biết mình ngu si, đó là ngu si đấy. Có kẻ cho mình là người rất thông minh, có trí huệ; nhưng trên thực tế, nếu quý vị hỏi anh ta: "Anh từ đâu đến đây? Tương lai anh sẽ về đâu?" thì anh ta không biết. Ðến không biết mình từ đâu đến, đi không biết mình đi về đâu, quý vị thử nghĩ xem người như thế có phải là thông minh không? Nhưng chính anh ta lại không thừa nhận mình là người ngu si. Ấy là:
Việc nhỏ lợi danh người người thích,
Việc lớn sanh tử chẳng ai lo.
Trên thế gian này, việc tìm cầu danh lợi tuy là nhỏ, nhưng người ta suốt ngày quần quật bôn ba, thậm chí hại bạn, giết người, phóng hỏa đều là vì lợi cả. Nếu không vì "lợi" cũng vì "danh"! Trên thế gian này, số quốc gia cùng con người không đếm kể hết, song tựu trung lại có hai hạng người: Một là cầu danh, hai là cầu lợi. Danh lợi nó chi phối, làm điên điên đảo đảo biết bao nhiêu người vẫn chưa giác ngộ được. Từ khi sanh ra đến lúc chết, đều ở trong tình trạng bon chen, giành giật, có người ham làm quan, có người ham phát tài, có người ham được con cái, cho đến những ham muốn nghiêng về khoái lạc. Khát vọng một đời, chờ đợi mọi thứ khoái lạc, nhưng mà chưa hưởng thụ được bao nhiêu rồi phải chết. Chết rồi đi về đâu cũng không biết! Lúc sống đều tự cho mình là phi thường, cảm thấy chính mình thật là không ai bằng. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - HT Tuyên Hóa giảng)

30. BA NGHIỆP CỦA Ý
Những gì ba nghiệp của ý cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo?
1) Tham lam; thấy tài vật và các tư cụ sinh sống của người khác thường tham lam ước muốn sao cho được về của mình.
2) Sân nhuế; trong ý ôm ấp oán ghét, nghĩ rằng: chúng sanh kia đáng giết, đáng trói, đáng bắt, đáng loại bỏ, đáng đuổi đi, mong cho kẻ kia thọ khổ vô lượng.
3) Tà kiến/ Ngu si: Sở kiến điên đảo, thấy như vầy, nói như vầy: ‘không có bố thí, không có trai phước, không có chú thuyết, không có nghiệp thiện ác, không có nghiệp báo thiện ác, không có đời này, đời sau; không có cha mẹ, trên đời không có bậc chân nhân đi đến chỗ chí thiện, khéo vượt qua, khéo hướng đến, ở đời này và đời sau mà tự chứng tri, tự giác ngộ, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú.
Đó là ba nghiệp do ý cố tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ ấy khổ báo. Nguồn: (Trung A Hàm, Kinh Tư, Phẩm 2, số 15)
+ Si trong Phật dậy là Người Ngu Si: Có người không biết các pháp thiện, bất thiện, không biết các pháp tội, không tội, không biết các pháp hạ liệt, thù thắng, không biết các pháp dự phần đen trắng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người ám độn ngu si. Xem: Nguồn

+ 62 Tà kiến - Kinh Phạm Võng: ... Nội dung bản Kinh rất dài, có thể chia ra ba phần: (1) các giới-luật; (2) các kiến-chấp; (3) nguyên-nhân vướng vào các kiến-chấp đó và cách vượt thoát.
1. Các giới-luật là các điều răn-cấm, gồm có ba cấp: Tiểu-giới dành cho kẻ tu-hành thấp; Trung-giới và Đại-giới dành cho bực tu-hành cao.
2.- Các kiến-chấp là các tà-kiến khiến nghiệp-lực lôi-kéo kẻ dính mắc phải trôi-lăn mãi trong cõi Luân-hồi. Có tất cả 62 kiến-chấp: 18 kiến-chấp liên-quan về quá-khứ và 44 kiến-chấp liên-quan về tương-lai. Trong 44 kiến-chấp về tương-lai bao gồm 5 luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận.
Năm luận-chấp về Hiện-tại Niết-bàn-luận này do các Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương rằng, trong hiện-tại bản-ngã của chúng-sanh có thể đạt tới cõi Niết-bàn tối-thượng: (1) khi bản-ngã tận hưởng năm món dục-lạc (thú vui vật-chất) do các giác-quan mang đến; (2) khi bản-ngã ấy biết lià xa các dục-lạc, đạt đến cõi Sơ-thiền; (3) khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Nhị-thiền; (4) khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Tam-thiền; (5) khi bản-ngã ấy ... đạt đến cõi Tứ-thiền. (TN. Mtl 2006-02-27)
3.- Nguyên-nhân vướng vào các kiến-chấp là sự chấp-thủ vào các kinh-nghiệm do sự xúc-cảm của các căn gây nên các cảm-thọ, rồi từ thọ đến ái, từ ái đến thủ (tức là sự chấp-thủ). Nếu biết như-thật các cảm-thọ: sự tập-khởi, sự diệt-trừ, vị ngọt, sự nguy-hiểm và sự xuất-ly khỏi chúng, sẽ vượt ra ngoài các kiến-chấp đó. (Nguồn: 62 Tà kiến - Kinh Phạm Võng)

+ Pháp Ly dục - Diệt Ái Dục - Xa lìa Ái Dục - Xa lìa tà dâm = Niệm Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm.

... Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền đặng ly dục.
Giả như có những chúng sanh nào, lòng đặc biệt dâm dục quá nhiều. Có người vừa học Phật vừa sanh tâm dâm dục, học Phật-pháp càng nhiều, tâm dâm dục càng phát triển mạnh. Cả ngày từ sáng đến tối khởi lên vọng tưởng dâm dục cuồn cuộn như giòng nước chảy tràn. Ðó là một thứ tư tưởng, hành vi cùng biểu hiện rất xấu xa! Vậy thì phải làm sao? Quý vị đừng buồn, cũng đừng lo! Chỉ cần thường cung kính niệm Bồ Tát Quán Thế Âm là được. Nhưng chỉ đơn thuần tụng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm vẫn chưa đủ, mà phải đem lòng cung kính chân thành đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Âm thật nhiều nữa.

Ðảnh lễ Phật và Bồ-tát là một biểu hiện rất cung kính. Nhưng có một số người không biết lý lẽ này, nhất là những người ngoại đạo, nhìn thấy người ta lạy Phật rồi phê bình một cách mù quáng rằng: "Ðó đều là ngẫu tượng, là thứ gỗ khắc hay tô đắp mà thành, lạy làm chi?" Tại vì chính mình không có huệ nhãn, không thấy được cảnh giới Phật quang chiếu khắp mới sanh ra đại ngã mạn như thế, thậm chí coi mình còn hơn Phật cho nên mới nói cần gì phải lạy Phật! Ðó chính là kẻ ngu si mắc phải sai lầm quá lớn! Nếu thường cung kính niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì tâm dâm dục của quý vị tự nhiên lìa khỏi. Có người nói: "Thật là bậy quá! Tôi thích dâm dục mà bây giờ không có nữa, phải làm sao đây?" Nếu quý vị thích có, cũng không cần phải lo, rồi sẽ có. Nếu quý vị không thích có rồi sẽ được không có. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tham thiền - Quán tưởng diệt trừ tâm dục - Tình dục (nguồn)
- 7 quán Bất tịnh quán (Không trong sạch) khi: Cấu hợp - Sinh - Vị trí Bào Thai - Lớn bằng Máu mẹ - Sinh bẩn -  Da bọc dơ bẩn, 9 lỗ tiết bẩn - Chết thân giữa nát;
- 9 quán: Thân lúc chết - Thâm bầm lạnh lẽo - Thân thối giữa - Thối tha máu mủ - Giòi bọ - Gân và Xương - Trơ Xương trắng - Tản mạn - Đốt thành tro - PS Tịnh Không - Quán Trừ Dâm dục
+ Quán Tứ Đế: Khổ Đế (Về sự khổ) - Tập Đế (Nguồn gốc khổ) - Diệt Đế (Chấm dứt khổ) - Đạo Đế (Con đường chấm dứt khổ)
+ Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, Chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, Chánh niệm, chánh định.
+ Quán Chiếu: Đức Phật dạy có 5 đề mục chúng ta cần quán chiếu mỗi ngày: - Tuổi già //  Bệnh //  Chết //  Không thường còn //  Luật nhân quả. "Vui thay, chúng ta sống, Không bệnh, giữa ốm đau!  Giữa những người bệnh hoạn,  Ta sống, không ốm đau." (kinh PHÁP CÚ)
Xem: Quán Tứ Thánh Đế/ Diệu Đế/ Tứ đế và Bát chánh đạo
Xem: Kinh Quán Tưởng Thanh Tịnh Sắc Thân của Dược Vương Bồ-tát và Dược Thượng Bồ-tát
Xem: Phật dạy về quán tưởng Lìa Ái Dục

+ Tham thiền làm thế nào để thực hiện Đại từ bi Tâm Quán? 

a. Quán chúng sinh duyên từ: Quán sát cảnh khổ của chúng sinh ở trong cõi dục giới mà phát khởi lòng từ.

- Những kẻ bị đọa ở địa ngục hiện đang bị hành phạt, loài ngạ quỷ đói khát.
- Loài súc sanh (trâu, bò heo, gà…) bị hành hình, phân thây xẻ thịt làm thức ăn cho loài khác…
- Loài a tu la phải đấu tranh chém giết
- Chúng sanh ở cõi trời khi hết phước đức cũng phải bị đọa lạc
- Những cảnh khổ của kiếp người…

Thấy được những cảnh khổ của chúng sinh, để cho lòng từ bi phát khởi, Phật dạy ta phải xem tất cả chúng sinh như là bà con thân thuộc trong một đại gia đình. Nhân loại như đang sống trong một ngôi nhà lớn và rộng ra các loài khác cũng là thành phần của một đại gia đình, do nghiệp duyên ràng buộc, có thể họ đã là bà con quyến thuộc của ta trong kiếp trước hoặc sẽ là anh em cha mẹ ta trong những kiếp tương lai…

b. Quán Pháp duyên từ: Cao hơn một bậc, hành giả có thể quán sát thấy tất cả chúng sanh đều có chung pháp tánh cho nên nói như ngài Duy Ma Cật, “vì chúng sanh bệnh nên ta bệnh”, chúng sanh khổ nên ta khổ và vì thế ta tìm cách cứu độ chúng sanh. Ta cứu khổ nhưng không cần biết đối tượng được cứu khổ và cũng không chấp rằng ta đang cứu khổ vì ta và chúng sanh đã đồng một bản thể, đồng một pháp giới tánh.
Trong thiền định, đọc Thần Chú giúp Tâm an định, 10 Tâm của Thần Chú là chủ đề Minh sát/ Suy ngẫm. (Nguồn: Giảng Thần Chú Đại Bi với Thiền Định)

Xem tổng hợp về Ái dục_Hòa Thượng Tuyên Hóa rất hay

+ Cầu con trai - Cầu con giái: ... Nếu có người nữ nào, hoặc cầu con trai, lễ bái cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, bèn sanh được bé trai phước đức trí huệ; hoặc cầu con gái, bèn sanh bé gái có tướng đẹp đẽ, do gieo trồng gốc phước đời trước, được mọi người kính mến.
Ðức Phật sau khi nói những việc trên xong, lại bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: “Bồ Tát Quán Thế Âm chẳng những có sức oai thần cứu được bảy nạn, giải được ba độc như vừa nói, mà lại còn có rất nhiều thần thông diệu dụng làm lợi ích cho chúng sanh, vì thế chúng sanh phải nên thường thường tâm niệm Bồ-tát này.” Ðiều này mọi người phải đặc biệt chú ý! Thường phải tâm niệm, là không phải chỉ niệm ở đầu môi mà tâm không niệm. Tóm lại, phải niệm niệm nhớ tưởng, luôn luôn ghi nhớ danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm.
Nếu có người nữ nào hoặc cầu con trai. Giả như có một người nữ muốn cầu có một đứa con trai. Cầu như thế nào mới được như nguyện? Phải theo đúng như Phẩm Phổ Môn trong Kinh Pháp Hoa đã dạy, tức là phải lễ bái, đồng thời dùng hương hoa trái cây… cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, tự nhiên có thể được một đứa bé trai đầy đủ phước đức trí huệ. Nếu cầu con gái, thì có thể sanh một đứa bé gái tướng mạo đoan chánh, mắt mũi tai miệng đều cân đối xinh đẹp cả. Gốc phước do trồng đời trước, được mọi người kính mến. Tại sao lại được tướng mạo đoan chánh trang nghiêm đẹp đẽ như thế? Ðó đều là do đời trước, hoặc mua hương hoa, dùng các thứ trang nghiêm để cúng dường Phật, Bồ-tát. Do chứa nhóm công đức cúng Phật thuở xưa kia nên được đời đời tướng mạo đầy đủ, trang nghiêm tốt đẹp, ai thấy cũng kính mến.
Này Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm có oai lực như thế! Nếu có chúng sanh cung kính lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm thì phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh phải nên thọ trì danh hiệu của Ngài. ...

+ Người nữ Cầu sinh con trai hay Cầu sinh con gái. Cầu được ước thấy - Pháp cầu con linh nghiệm

... Nếu có người nữ nào, hoặc cầu con trai, lễ bái cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, bèn sanh được bé trai phước đức trí huệ; hoặc cầu con gái, bèn sanh bé gái có tướng đẹp đẽ, do gieo trồng gốc phước đời trước, được mọi người kính mến.
Ðức Phật sau khi nói những việc trên xong, lại bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: "Bồ Tát Quán Thế Âm chẳng những có sức oai thần cứu được bảy nạn, giải được ba độc như vừa nói, mà lại còn có rất nhiều thần thông diệu dụng làm lợi ích cho chúng sanh, vì thế chúng sanh phải nên thường thường tâm niệm Bồ-tát này." Ðiều này mọi người phải đặc biệt chú ý! Thường phải tâm niệm, là không phải chỉ niệm ở đầu môi mà tâm không niệm. Tóm lại, phải niệm niệm nhớ tưởng, luôn luôn ghi nhớ danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm.
Nếu có người nữ nào hoặc cầu con trai. Giả như có một người nữ muốn cầu có một đứa con trai. Cầu như thế nào mới được như nguyện? Phải theo đúng như Phẩm Phổ Môn trong Kinh Pháp Hoa đã dạy, tức là phải lễ bái, đồng thời dùng hương hoa trái cây... cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, tự nhiên có thể được một đứa bé trai đầy đủ phước đức trí huệ. Nếu cầu con gái, thì có thể sanh một đứa bé gái tướng mạo đoan chánh, mắt mũi tai miệng đều cân đối xinh đẹp cả. Gốc phước do trồng đời trước, được mọi người kính mến. Tại sao lại được tướng mạo đoan chánh trang nghiêm đẹp đẽ như thế? Ðó đều là do đời trước, hoặc mua hương hoa, dùng các thứ trang nghiêm để cúng dường Phật, Bồ-tát. Do chứa nhóm công đức cúng Phật thuở xưa kia nên được đời đời tướng mạo đầy đủ, trang nghiêm tốt đẹp, ai thấy cũng kính mến.
Này Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm có oai lực như thế! Nếu có chúng sanh cung kính lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm thì phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh phải nên thọ trì danh hiệu của Ngài.

Trên đây là Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn:
Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.
Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.
Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.
Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Hóa giải ác nạn: Bị Xiền xích - Tù tội - Tử hình
Hoặc bị khổ phép vua
Sắp bị đem hành hình
Nhờ sức niệm Quán Âm
Dao gãy vụn từng đoạn.

Phép vua thì không vị nể nhân tình. Nếu phạm phải phép vua thì bị chém đầu. Nhưng cũng có người không phạm mà bị bắt chém đầu là do bị vu cáo; do đó, luật pháp của quốc gia có lợi ích cho người mà cũng có khi làm hại người. Lợi ích là bởi có thể trừng phạt những người phạm tội, còn có hại là đối với những người không phạm pháp mà bị người vu khống. Ví như có người làm chứng giả, nói:

"Anh ta làm những việc xấu xa như thế, chính mắt tôi thấy đây!"

Thế rồi các quan tòa cũng không kể là "ba bảy hăm mốt," phán quyết ngay là người ấy có tội, bắt đem chém đầu, nhưng thực ra đương sự không có làm những việc phạm pháp ấy. Luật sư không chánh nghĩa, người phạm pháp rõ ràng có thể biện hộ cho họ thành vô tội, còn người rõ ràng không có tội, lại chứng minh là có tội. Quý vị xem trên thế giới này, muốn tìm được chân lýụ thì tìm ở đâu chư? Trên thế gian này thực ra không có chân lý mà chỉ có cường quyền thôi. Muốn tìm chân lý thì phải tìm ở trong Phật giáo. Cho nên, quý vị hoặc có tội, hoặc không tội, mà vướng phải luật pháp, lúc sắp bị hành hình, trong thời gian ngắn ngủi ấy (chỉ e rằng quý vị sợ quá đến nhũn người đi rồi quên tất cả thôi) nếu quý vị không quá sợ hãi, vẫn nhớ niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, thì ngọn dao sắp chém đầu quý vị sẽ tự nhiên gãy vụn thành từng đoạn, chứng tỏ rằng cổ của quý vị cứng hơn kim cương cho nên dao mới gãy nát như vậy. Nhưng nếu quý vị có lòng hoài nghi, cố ý phạm tội, thì đầu quý vị nhất định bị rơi rụng. Ðó là vì đối với Bồ Tát Quán Thế Âm, quý vị không có lòng tin, chỉ muốn thử nghiệm, thì đương nhiên không thể có cảm ứng được. Nếu có lòng tin chân chánh thì tất cả mọi việc đều có cảm ứng.

+ Bị nhốt lao ngục - Tù đầy - Tam giam - Tạm giữ
Hoặc tù cấm già tỏa
Tay chân bị xiềng xích
Nhờ sức niệm Quán Âm
Bỗng nhiên được giải thoát.

Thế nào gọi là tù? Theo chữ Hán, tù (囚) tức là người (人) bị nhốt trong bốn bức tường (口). Cấm là ngăn cấm không được tự do. Già nghĩa là cái gông. Phạm nhân chẳng những bị nhốt vào trong ngục mà còn phải mang gông nữa. Cái gông là gồm hai miếng gỗ kháp lại, ở giữa có khoét một lỗ hổng vừa đủ rộng để mang vào cổ và có thể khóa lại để tội nhân không thể nào trốn được. Tỏa tức là xiềng cùm chân, xích khóa tay.

Như tôi từng nói, phàm người có gia đình phải nên sớm giác ngộ, chớ để cho ba việc lớn giam hãm. Ba việc ấy là gì? Cha mẹ ví như cái gông mang trên cổ, con cái thì như cái còng tay. Ðừng cho rằng có con cháu là thích ý, loại còng này một khi mang vào thì cởi không ra. Có vợ thì không khác nào bị xiềng chân lại, cũng không được tự do.

Hôm nay, có một người đệ tử, nói thế này:

-"Tôi mượn của chánh phủ hơn hai ngàn đồng, nếu bây giờ muốn xuất gia thì hai ngàn đồng này không thể trả được, cho nên trước hết phải đi làm để trả xong hết nợ rồi mới quyết định xuất gia được."

Anh ta nói thiệt hay giả tôi không cần biết, tôi chỉ xin nói trước với mọi người là có thể khi anh ta trả hết nợ rồi thì chân lại bị mắc vào một thứ cùm nào đó, nhưng tôi hy vọng là anh ta sẽ không mang cùm để có thể làm một vị nhân thiên sư biểu của nước Mỹ. Tôi đem việc này nói với mọi người đểạ ai nấy cùng cầu nguyện, chúc anh ta được thành công sớm làm lãnh tụ Phậât giáo nước Mỹ.

Hiện tại nước Mỹ rất cần người xuất gia, hễ có ai muốn xuất gia, bất luận trước kia họ là người như thế nào, tôi đều nhiệt liệt tán thán, chỉ cần sau khi xuất gia họ có thể tuân giữ quy củ là được. Tôi tận lực đào tạo hàng Trưởng lão cho nước Mỹ, nhưng tự họ không theo kịp vì không có căn bản, rễ chưa bám sâu. Tuy nhiên, tôi mong muốn vun bồi để trong giới Phật giáo nước Mỹ, mỗi người xuất gia đều là một vị Trưởng lão, thậm chí là một Tổ sư của đạo Phật ở nước Mỹ.

Tay chân một khi bị hình cụ trói buộc, mất hết tự do thì phải làm sao? Chỉ cần niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì tự nhiên được giải thoát.

Trước đây ở Trung Hoa có một vị Hòa thượng bị dân tộc miền núi (người Dao) bắt được, trói lại nhốt trong phòng. Dân ở đây tánh tình rất dã man, chuyên môn bắt người Hán giết để ăn thịt. Vị Hòa thượng này lúc bình thường rất tin tưởng Bồ Tát Quán Thế Âm, cho nên lúc đó ngài không hề sợ hãi, chỉ nhất tâm niệm Bồ Tát Quán Thế Âm. Ông cứ niệm, niệm mãi, kết quả có một con hổ đến phòng giam của ngài phá tung cửa để ngài tự do trốn thoát. Găẽp cảnh nguy hiểm như thế mà lại có thể hóa nguy thành an, cho nên niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm được sự ứng nghiệm không thể nói hết được......

Tranh tụng đến cửa quan
Trong quân trận sợ hãi
Nhờ sức niệm Quán Âm
Các oán lùi tan ngay.
Giảng: Tranh tụng đến cửa quan: “Tranh” là đấu tranh. ... Thời kỳ này không phải là Thiền định kiên cố, cũng không phải là Tự miếu kiên cố, mà là Ðấu tranh kiên cố. Nước này đấu tranh với nước kia, nhà này đấu tranh với nhà kia, người này đấu tranh với người kia, súc sanh đấu tranh với súc sanh, quỷ đấu tranh với quỷ, nơi nào cũng đều đấu tranh cả.....

“Tụng” là tố tụng, thưa kiện. Tranh tụng tức là đưa nhau đến tòa án để tranh cãi cho ra lẽ. Tranh cãi thì cần phải mời luật sư. Có một số luật sư có thể đem việc có lý nói thành vô lý, việc vô lý nói thành có lý. Ấy gọi là thị phi điên đảo.

Mấy tháng trước đây, báo chí đăng tin có một người đàn bà mưu sát chồng, nhưng bà ta có quá nhiều tiền, mới hứa hẹn với vị luật sư rằng, nếu cãi cho bà được trắng án thì bà sẽ trả cho một khoản tiền rất hậu hỉ. Vị luật sư ấy biết rõ bà ta là người giết chồng, nhưng trước pháp đình dùng mọi lý lẽ biện hộ, bẻ cong sự thật khiến cho bà ta được miễn tội. Ôi! Quý vị nói như thế có công lý hay không? Chỉ có tiền thôi, dù giết người cũng không có tội! Ðó chính là tranh tụng đấy. Ðã không có tội, thì khỏi phải đền mạng. Như vậy há chẳng phải là trên thế giới không còn chân lý nữa hay sao? Xưa nay đến pháp đình là cốt tìm ra lẽ phải, nhưng đến đó có luật sư biện hộ cho, rồi có đạo lý cũng biến thành không đạo lý, không đạo lý cũng biến thành có đạo lý. Quý vị xem thế giới này phải chăng là thế giới tối tăm hắc ám?

“Ðến chỗ quan”: Ðến chỗ quan chính là ra tòa, đến pháp đình tìm lẽ phải, xem lý do của ai đầy đủ, ai là người không có tội. Nhưng khi đến đó rồi, lý do của quý vị dù đầy đủ nhất, mà quý vị không tiền thì thành có tội. Còn lý do của quý vị không đầy đủ, quý vị không có đạo lý, mà quý vị có tiền thì là người vô tội. Cho nên thế giới này bị tiền bạc chi phối, vùi lấp lương tâm con người đi.

Trong quân trận sợ hãi: Sợ sệt và kinh hãi ở trước quân trận, như tình hình hiện giờ ở Việt Nam (1968). Tại nơi đó, tuy đầy dẫy hãi hùng, nhưng nhờ sức niệm Quán Âm, nếu quý vị tụng niệmNam mô Quán Thế Âm Bồ Tát,” thì các oán đều lui tan, tất cả oán hận đều không còn nữa. Ðấu tranh chốn cửa quan và trong quân trận, đều là nhân vì đời đời kiếp kiếp kết oán rất nhiều, nên mới tụ hội lại một chỗ để đền trả quả báo cho nhau; nhưng quý vị nếu hay trì niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì những quả báo như thế đều có thể giảm bớt, nặng biến thành nhẹ, còn nhẹ trở thành không có. Nếu không niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì những vấn đề ấy sẽ trở thành nghiêm trọng, nếu niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì sẽ giảm nhẹ đi. Cho nên cảnh giới của Bồ Tát Quán Thế Âm không thể nghĩ bàn, không phải người thường có thể biết được.

Trên đây là Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn:
Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.
Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.
Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.
Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Hóa giải: Bị Chú sớ - Thuốc độc - Ngộ độc - Yểm mỵ
Chú trớ, các thuốc độc
Muốn hại đến thân đó,
Nhờ sức niệm Quán Âm
Người gây lại gánh chịu.

Chú là niệm chú; Trớ cũng giống như chú. Chú có rất nhiều thứ, Mật tông có nhiều chú nhất. Các vị Lạt-ma ở Tây Tạng có một loại chú, chỉ cần niệm trong bảy ngày là có thể khiến người khác chết được. Có thứ chú giết người, có thứ chú làm lợi ích cho người. Chú nói ở đây là thứ chú hại người. Các thuốc độc là chỉ chung cho tất cả các loại thuốc độc. Khi quý vị gặp phải những loại chú trớ, thuốc độc làm phương hại đến cơ thể, trong tình cảnh đó, nếu quý vị nhất tâm niệm: "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát," thì những chú trớ cùng thuốc độc này chẳng những không thể làm hại được quý vị mà còn trở lại làm hại chính hung thủ.

Xưa kia ở Trung Hoa có một người chuyên môn đoán quẻ và đoán rất đúng. Do đâu mà người ấy đoán được linh diệu như thế? Vì trong thân người ấy có yêu quái ma quỷ giúp đỡ. Thứ ma quỷ này mỗi năm ăn một đứa đồng nam và một đứa đồng nữ, do đó ông thầy bói toán này mỗi năm đều phải bắt cóc một đứa bé trai và một đứa bé gái để cúng tế ma quỷ ấy. Năm đó, ông ta bắt được một đứa bé gái mà ở nhà thường được dạy niệm Quán Thế Âm Bồ-tát. Ðương lúc bị nhốt trong phòng để chờ ma quỷ đến ăn thịt, đứa bé ấy liền niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm. Một lát sau, ma quỷ đến và đứng ngoài cửa sổ nhìn vào. Từ mắt của quỷ phóng ra hai luồng ánh sáng chiếu thẳng vào người đứa bé. Ðứa bé ấy nhơn miệng niệm Bồ-tát Quán Thế Âm nên từ trong miệng nó cũng phóng ra một luồng ánh sáng. Bỗng nhiên đứa bé cảm thấy có một cái gì thật lớn từ trên nóc nhà rớt xuống. Ngỡ là yêu quái đến sắp ăn thịt mình, đứa bé sợ quá kêu toáng lên. Ðúng lúc ấy, bên ngoài có vị quan đi tuần đêm vừa tới, nghe thấy trong nhà có tiếng con nít kêu khóc cầu cứu bèn phá cửa xông vào, và phát hiện xác một con đại mãng xà. Con đại mãng xà này chính là loại Ma-hầu-la-già (Maharaga).

Kết quả là người bói toán ấy bị quan phủ bắt, và thẩm vấn: "Tại sao ông bắt bé gái ấy nhốt trong đó?"

Ông ta đáp: "Tôi được một vị tiên giúp tôi bói toán, vị tiên ấy mỗi năm phải ăn một bé trai và một bé gái. Mấy năm nay tôi đều cúng tế như vậy, nhờ thế vị tiên ấy giúp tôi bói toán rất linh nghiệm, kiếm được rất nhiều tiền."

Thế rồi ông ta bị bắt giam vào ngục, xử phạt theo pháp luật. Vị thầy bói ấy bói toán rất linh nghiệm, nhưng không tính được kết cuộc của chính mình là bị luật pháp trừng phạt và chém đầu răn chúng.

Ðó là một thí dụ về: "Chú trớ, các thuốc độc, muốn hại đến thân đó, nhờ sức niệm Quán Âm, người gây lại gánh chịu." Cho nên, hại người rốt cuộc là hại chính mình vậy!

Câu "Người gây lại gánh chịu," ngày xưa Tô Ðông Pha đã từng sửa là "Hai bên đều vô sự." Ông ta cho là Phật giáo rất trọng lòng từ bi, nếu nói "Người gây lại gánh chịu" tức là làm hại chính người ấy thì há chẳng phải là thiếu từ bi sao? Câu sửa của ông ta có ý nói: Người niệm chú trớ và người bị trù ếm thảy đều bình an vô sự. Kỳ thật, ý đó là sai lầm. Tại sao thế? Phật giáo tuy dạy giới sát, phóng sanh, nhưng mà "trừ bạo để được an lành." Trừụ ác chính là một mặt của thiện. Giả như không trừ người ác, họ sẽ làm hại đến người lương thiện.

Nếu họ trù ếm, hay dùng thuốc độc hại người mà kết cuộc họ không bị hề hấn chi, há không phải là khuyến khích cho họ sao? Họ không hại được người, nhưng trước sau vẫn có ý muốn hại người. Họ hại không được người này thì lại có ý muốn hại người khác, mà người khác ấy nếu không biết niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì có thể bị chết vì họ! Nếu biết niệm, dĩ nhiên họ hại không được rồi; nhưng người không biết niệm Bồ Tát Quán Thế Âm lại rất nhiều, nên nói "Hai bên đều vô sự" thì không đúng, phải là "Người gây lại gánh chịu" mới không lầm lẫn. Phải khiến cho người ác tự họ chịu đựng một ít khổ, họ nhận lấy quả báo ấy cũng là xứng đáng, để về sau họ tự nhiên không dám hại người nữa.

Trên đây là Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm - Phẩm Phổ Môn:
Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.
Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.
Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.
Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Quán Thế Âm (Kwan-shi [shai]-Yin/Avalokiteshvara): Diệu Âm biểu lộ của vũ trụ, vốn chủ động nên là dương tính. Quán Thế Âm (Ngôi Con, đồng nhất với Ngôi Cha) là hoạt động tuyệt đối và vì không có liên hệ trực tiếp với các đối tượng của giác quan nên bị coi là thụ động.

+ Quán Thế Âm tức Ngôi Lời (Logos). (Thư của Ch. Sư;  379)

+ Quan Âm: (Kwan-Yin) tức Buddhi (Hồn Thiêng, nguyên khí thứ 6) là hiện thể của Quán Thế Âm. Quan Âm là nguyên khí nữ, tức nguyên khí thụ động biểu lộ, vốn biểu hiện ra cho mọi tạo vật để cứu vớt mọi người khỏi hậu quả tội lỗi. (Thư của Ch. S. 377)

+ TỰ TÁNH QUAN ÂM, TỰ TÁNH DI ĐÀ
- Nếu quý vị muốn học theo hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm, điều đó rất dễ, chỉ cần quý vị thực hành pháp từ bi, quý vị luôn có tấm lòng từ bi đối với tất cả mọi người.
Thực hành pháp từ bi. Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ. Nghĩa là “từ” có khả năng mang đến niềm vui cho tha nhân, “bi” là giúp dứt trừ nỗi khổ cho người. Vui này là niềm vui chân thật, không phải là niềm vui giải trí theo kiểu thế gian như đi đặt cược, cỡi ngựa, xem phim, khiêu vũ v.v.. Vui theo kiểu đó vui chính là khổ. Vậy thế nào là niềm vui chân thật? Quý vị làm cho người thật sự hiểu rõ, khiến cho người thật sự giác ngộ. Như vậy chính là mang đến cho người niềm vui thật sự. Không hề hồ đồ, dứt vô minh, hiển pháp tánh, đây mới chính là niềm vui chân thật. Nếu quý vị muốn học theo Bồ Tát Quán Thế Âm thì trước tiên nên thực hành pháp từ bi.

Thế nào gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí? Đó là vui thích bố thí. Nơi Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng, Xả vô lượng, ở nơi bốn vô lượng tâm từ bi hỷ xả này mà quý vị có thể thực hành hỷ và xả, đó chính là đang học theo Bồ Tát Đại Thế Chí. Bồ Tát Đại Thế Chí là đại hỷ đại xả, còn Bồ Tát Quán Thế Âm là đại từ đại bi.

Qúy vị có thể tự tịnh ý chí mình, tự tịnh tâm mình, quay trở về cội nguồn bản tâm sáng suốt mầu nhiệm, tánh giác tròn sáng, trở về với cội nguồn tánh như lai tạng của mình, đó chính là Phật Thích Ca Mâu Ni, là năng nhơn.

Nếu quý vị có thể giữ tâm công bình ngay thẳng, không hề có chút riêng tư, đối với bất kỳ ai đều bình đẳng mở lòng từ lớn, đó là cách hành xử của Đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là như thế. Đây là cách tôi ví dụ, quý vị không nên nói: “Ô, công bình ngay thẳng chính là Đức Phật A Di Đà”. Quý vị không nên sanh lòng chấp trước. Nghe kinh pháp, sợ nhất là chấp trước, rồi nói: “A, tôi nghe có một vị Thầy nói công bình ngay thẳng chính là Phật A Di Đà”. Nếu chấp như vậy thì quý vị đang làm cho hình tượng Đức Phật A Di Đà không có giá trị gì cả. Tóm lại, “nếu quý vị có thể giữ tâm công bình ngay thẳng, đó là hành vi của Phật A Di Đà”, đây chỉ là cách nói ví dụ của tôi.

A, quan trọng nhất là câu này – nhân ngã. Có nhân có ngã là có núi tu di; có núi tu di là không có cao như thế nữa. Qúy vị xem, đây đều do có ngã mà ra. Nhân có tướng của nhân, ngã có tướng của ngã; nhân có cái khuôn của nhân, ngã có cái khuôn của ngã. Cái khuôn này cũng cao như thể núi tu di vậy. Tiếng Phạn là tu di, tiếng Hoa gọi là “diệu cao”, cái diệu cao này không biết là bao cao, bởi nó quá mầu diệu. Cho nên người cống cao ngã mạn gọi là tu di. Quý vị còn phân biệt nhân và ngã thì còn có núi tu di. Hiện giờ quý vị nghe rõ rồi chứ? Nhân ngã chính là tu di. Cho nên công bình ngay thẳng là Phật A Di Đà, nó chỉ là một cách nói ví dụ. Ở đây tôi muốn hướng dẫn cho quý vị: ngay nơi tự tánh của mình đi gặp Đức Phật A Di Đà, ngay nơi tự tánh của mình để thấy biết rõ tất cả lỗi lầm.(Xem nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tượng Quan Thế Âm tại Vạn Phật Thánh Thành: Vạn Phật Thánh Thành đã tổ chức một Pháp Hội lớn vào ngày 4 tháng 11, 1979 để mừng: (1) Khai Quang Vạn Phật Thánh Thành, (2) Khai Quang thánh tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, (3) Thành Lập Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới, (4) Viên mãn thuyết giảng toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm do Hoà Thượng thuyết giảng trong 9 năm, (5) Viên mãn chuyến hành hương Tam Bộ Nhất Bái cầu nguyện hoà bình thế giới do Tỳ Kheo Hằng Thật và Tỳ Kheo Hằng Triều thực hiện sau hai năm chín tháng lễ lạy, khởi hành từ Kim Luân Thánh Tự ở Los Angeles. Dưới đây là phần trích từ các bài nói chuyện của Hoà Thượng Tuyên Hoá trong dịp lễ này. (Xin mời xem HT Tuyên Hóa giảng nói)

+ PHẨM PHỔ MÔN:

Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm: ... Phẩm Phổ Môn diễn bày công đức thần thông diệu dụng và cảnh giới không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Quán Thế Âm....
Bồ Tát Quán Thế Âm cứu bảy thứ nạn, giải trừ ba thứ độc và đáp ứng hai thứ mong cầu của chúng sanh.
Bảy thứ nạn này trong kinh văn nói rất tỉ mỉ; đó là nạn lửa, nạn nước, nạn quỷ La-sát (gió bão), nạn đao gậy, nạn ác quỷ, nạn gông cùm (lao tù), và nạn oán tặc.
Ba thứ độc là gồm những thứ nào? Ðó là ba độc tham, sân, si.
Hai điều cầu mong tức là cầu mong sanh con trai và cầu mong sanh con gái.....

Phật bảo: Này Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức Hằng hà sa Bồ-tát, lại suốt đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc men… Ông nghĩ thế nào? Công đức của thiện nam tử, thiện nữ nhơn đó có nhiều chăng?
Vô Tận Ý đáp: “Rất nhiều, thưa Thế Tôn!”
Phật nói: “Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, cho đến chỉ một lần lễ bái cúng dường, thì phước đức của hai người này đồng nhau không khác, trong trăm ngàn muôn ức kiếp không thể cùng tận.”
HT Tuyên Hóa giảng giải: Ðức Phật sau khi nói những việc cứu bảy nạn, giải ba độc, ứng hai điều cầu mong của Bồ Tát Quán Thế Âm vừa xong, lại nói: “Này Vô Tận Ý! Vị Bồ Tát Quán Thế Âm này có oai lực như vừa nói ở trên, nếu có chúng sanh nào hay cung kính và phát tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm thì phước đức của người ấy nhất định tồn tại không uổng phí. Vì lý do ấy, các chúng sanh đều phải nên thọ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm.” Nếu quý vị có thể trong tâm thường trì niệm Bồ Tát Quán Thế Âm thì được phước báo công đức không thể nghĩ bàn, vi diệu khó lường.
Phật lại bảo: “Này Vô Tận Ý! Giả sử có người thọ trì danh hiệu của rất nhiều Bồ-tát, nhiều như số cát trong sáu mươi hai ức sông Hằng, và chẳng những chỉ niệm tụng mà còn suốt đời dùng hương hoa đèn quả, hoặc bốn thứ: thức ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc men… để cúng dường Tam Bảo. Ý ông như thế nào? Những thiện nam tín nữ ấy có được công đức nhiều hay không?”
Sau khi Phật nói xong, Bồ Tát Vô Tận Ý đáp: “Công đức này rất nhiều.”
Phật lại bảo: “Giả sử còn có người hay niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Chẳng cần nói người ấy có suốt đời cúng dường, mà chỉ có thể trong một thời gian rất ít lễ lạy cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm, thì phước đức của hai người này như nhau. Trong trăm ngàn muôn ức kiếp phước đức này cũng không cùng tận.”
Này Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm được vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế.
Bồ Tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Quán Thế Âm như thế nào đi khắp thế giới Ta-bà này? Như thế nào nói pháp cho chúng sanh nghe? Sức phương tiện của những việc đó như thế nào?”
Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: Này thiện nam tử, nếu có chúng sanh trong cõi nước nào, đáng dùng thân Phật để được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật nói pháp độ họ.
Ðáng dùng thân Bích-chi Phật để được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Bích-chi Phật nói pháp độ họ.
Ðáng dùng thân Thanh-văn để được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Thanh-văn nói pháp độ họ.
Ðáng dùng thân Phạm vương để được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phạm vương nói pháp độ họ.
Ðáng dùng thân Ðế Thích để được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Ðế Thích nói pháp độ họ.
Ðáng dùng thân Tự Tại Thiên để được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Tự Tại Thiên nói pháp độ họ.
Ðáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên để được độ thoát thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên nói pháp độ họ.
Ðức Phật nghe Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi như thế, mới đáp: “Này thiện nam tử! Giả sử như trong các cõi nước ở ba ngàn đại thiên thế giới có chúng sanh nào đáng dùng thân Phật mới có thể độ cho họ thành Phật thì Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ thị hiện thân Phật đến nói pháp cho chúng sanh ấy nghe.”
Ðến đây có người hỏi: “Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ là Bồ-tát chứ chưa thành Phật mà sao có thể hiện thân Phật để nói pháp được! Ðó chẳng phải mạo xưng là Phật sao?”
-Không phải đâu! Nhân vì Bồ Tát Quán Thế Âm trong vô lượng kiếp về quá khứ đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Sau khi thành Phật, Ngài vì không quên chúng sanh nên mới trở lại thế giới này, ẩn giấu thân Phật mà hiện thân Bồ-tát để cứu giúp chúng sanh. Ðó gọi là “ẩn lớn hiện nhỏ.” La-hán là “hồi Tiểu hướng Ðại;” Bồ Tát Quán Thế Âm là “hồi Ðại hướng Tiểu.” Ngài từ thân Phật lại “quay ngược thuyền Từ,” cũng như người ta nói: “Quay xe trở lại,” mục đích là để cứu vớt chúng ta là những chúng sanh đau khổ.
Cho nên Bồ Tát Quán Thế Âm tuy bề ngoài hiện thân Bồ-tát, kỳ thật bên trong ngầm chứa Phật hạnh. Ẩn bên trong là hạnh nguyện của chư Phật, hành vi của chư Phật. Ðó là lý do tại sao Bồ Tát Quán Thế Âm có thể hóa hiện thân Phật để thuyết pháp cho chúng sanh, chớ không phải mạo xưng là Phật để dối gạt chúng sanh.

Trên đây là Đức Phật giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Chánh niệm/ Chú Tâm: ... Do đó các chữ niệm và chánh niệm có thể là tối nghĩa và mơ hồ khi được sử dụng để dịch chữ sati trong tiếng Pa-li là sự chú tâm. Thiết nghĩ nếu dịch thẳng chữ này ra tiếng Việt là sự "chú tâm" thì thật hết sức dễ hiểu cho nhiều người, thay vì dùng tiếng Hán là "niệm" hay "chánh niệm".(Tác giả Nguyên Phong - Sách Thiền Theo Dõi Hơi Thở_Đức Phật/ Tr 52)

+ Chánh niệm là nhớ đúng nghĩ đúng, là giai đoạn thứ 7 trong Bát Thánh đạo.
- Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
- Chánh niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của chư pháp.
- Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm".
- Nơi thân tỉnh thức bằng cách thực tập tập trung vào hơi thở
- Nơi cảm thọ tỉnh thức bằng cách quán sát sự đến đi trong ta của tất cả mọi hình thức của cảm thọ, vui, buồn, trung tính:
- Nơi những hoạt động của tâm tỉnh thức bằng cách xem coi tâm ta có chứa chấp dục vọng, sân hận, lừa dối, xao lãng, hay tập trung: 
- Nơi vạn pháp tỉnh thức bằng cách quán sát bản chất vô thường của chúng từ sanh trụ dị diệt để tận diệt chấp trước và luyến ái
- Có chánh niệm về thân, chánh niệm về thọ cảm, chánh niệm về ý, chánh niệm về pháp. (Nguồn)
+ 126. CHÁNH NIỆM
Thế nào là chánh niệm? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm tùy thuận niệm, phản chiếu giải thoát niệm, suy niệm, biến mãn suy niệm, liên tục ức niệm, tâm niệm không xao lãng. (Nguồn: mục 126 - Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

+ Chú tâm Tỉnh thức có thể xem như tương đương với chánh niệm trong Bát chánh đạo. Sau khi thực hiện được sự tỉnh thức hay chánh niệm, mới có thể đi xa hơn tức là tập trung suy tư đề quán xét một đối tượng, tập trung là dạng thể tương đương với chánh định, tức sự chú tâm đích thực.
Thể dạng cao nhất của chú tâm là sự quán thấy siêu việt của các đấng như lai (tathagata), sự quán thấy ấy vượt lên trên mọi đối nghịch, mọi khái niệm nhị nguyên và quy ước. Đó mới đích thực là sự chú tâm siêu nhiên, gọi là thiền định Ba-la-mật.
Ba thể dạng vừa kể tương ứng với ba cấp bậc thăng tiến của khả năng trút bỏ được xao lãng và những bấn loạn trong tâm thức. Ba cấp bậc chú tâm ấy được định nghĩa như sau :
a) Sự chú tâm của những người mới tập (sukhaviharayadhyana) : tức là sự chú tâm còn vướng mắc trong mục đích tìm kiếm phúc hạnh và trong sáng bằng cách chận đứng những diễn đạt bấn loạn của tâm thức. Cảm nhận nhưng không diễn đạt một cách hỗn loạn giống như trút bỏ được gánh nặng. Đó là những kinh nghiệm thoải mái và dễ chịu, dễ thu hút người tu tập và làm cho họ bám vào đấy để tìm cách liên tục tái tạo trở lại sự thoải mái, tình thế ấy cũng là một nguy cơ chân đứng sự thăng tiến. Vậy chỉ nên xem trạng thái ấy là một thể dạng thư giản của tâm thức và cần phải tiếp tục đi xa hơn, tức là quán thấy trực tiếp tánh Không.
b) Sự chú tâm quán thấy ý nghĩa minh bạch của mọi hiện tượng (gunanirharayadhyna) : kinh sách xác định thể dạng tâm thức của những người mới tập như vừa kể trên đây là một thể dạng ấu trĩ, giống như một liều thuốc an thần của những người bị bịnh thần kinh ; người bịnh trở thành lệ thuộc và cần đến phương thuốc chữa trị ấy để tìm thấy trạng thái dễ chịu và thoải mái. Vì thế, chận đứng sự diễn đạt của tâm thức chưa đủ, phải tìm hiểu một cách thật lành mạnh và chính xác tánh Không của bất cứ những cảm nhận nào từ giác cảm và tâm thức tạo ra, phải đi xa hơn thể dạng an bình để tìm thấy sự Giác ngộ.
c) Sự chú tâm siêu việt của các bậc như lai (sattvarthakriyanusthanayadhyna) : là sự chú tâm vượt lên trên cả tánh Không, trút bỏ khái niệm về tánh Không, thoát khỏi sự « hiểu biết » về tánh Không. Đó là thể dạng tỉnh thức đến vô cực, một trạng thái thật sâu xa của tâm thức. Trong thể dạng đó mọi tạo dựng của tâm thức, mọi khái niệm và quán thấy nhị nguyên đều tan biến hết.(Nguồn: Lục độ Ba La Mật)

+  Chánh niệm: Chánh niệm là niệm trí huệ vô lậu, không còn hữu lậu nữa. Không còn hữu lậu tức là không có tâm dâm dục. Không có tâm dâm dục tức chánh niệm. Có tâm dâm dục tức là tà niệm. Có người nói: "Người ấy có tâm dâm dục đối với tôi, nhìn thấy mắt họ là biết ngay." Nếu không có tâm dâm dục, sao lại đi nhìn vào mắt người ta? Mình có tâm gì? Chính mình nếu không có tâm dâm dục, làm sao biết người ta có? Nếu không có thì là thanh tịnh hoàn toàn, trong sạch không nhiễm ô, chính mình không có chút tư tưởng nào về việc đó cả thì làm sao biết được kẻ đối diện mình có tâm dâm dục? Vậy thì rõ ràng là không diệt trừ tâm dâm dục, không dứt tâm dâm dục chính là tà niệm, không phải chánh niệm. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Có Chánh ức niệm (Quá khứ) và chánh quán niệm (Quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai) (Sách: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn)

+ Linh cảm (Inspiration, linh hứng) Sự linh cảm tương tự với trạng thái đồng cốt nhưng hoàn toàn thuộc về Chân Ngã. Nó sử dụng thể trí như là phương tiện truyền đạt tới bộ óc những gì mà linh hồn biết được ... Linh cảm xuất phát trên các phân cảnh cao; nó hàm ý một trình độ tiến hóa rất cao vì nó dính líu đến Chân Ngã thức và cần đến việc dùng chất liệu nguyên tử, như vậy mở ra một phạm vi rộng lớn đối với người truyền đạt. Nó đưa tới kết quả (spell) một cách an toàn. Nên nhớ rằng linh hồn luôn luôn thánh thiện; nó có thể thiếu kiến thức trong ba cõi thấp và có khuyết điểm ở phương diện này nhưng nó không hàm chứa một tệ hại nào. Linh cảm luôn luôn an toàn trong khi trạng thái đồng cốt luôn luôn phải tránh.

+ Pháp môn Hư Không Ấn - Pháp Hư không
... Đức Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm ấy cùng chư Bồ Tát Đều lên ngồi tòa sư tử vọt ở hư không cao bằng tám mươi ức cây Đa la, Phật vì chư Bồ Tát nói pháp môn hư không ấn.
Sao gọi là pháp môn hư không ấn?
Như tất cả pháp lấy hư không làm môn vì không có trụ xứ vậy, môn vô trụ xứ của tất cả pháp vì không có hình tướng vậy, môn vô hình tướng của tất cả pháp vì quá các hành xứ vậy, môn vô hành xứ của tất cả pháp vì trong ngoài thanh tịnh vậy, môn thanh tịnh của tất cả pháp vì tánh nó không ô nhiễm vậy, môn vô nhiễm của tất cả pháp vì tự tánh tịch tĩnh vậy, môn tịch tĩnh của tất cả pháp vì vốn không có tâm ý thức vậy, môn vốn không của tất cả pháp vì rời lìa vật và chẳng phải vật vậy, môn không có vật của tất cả pháp vì không có giáo tướng vậy, môn không có giáo tướng của tất cả pháp vì không có hình Đoạn vậy, môn không có hình Đoạn của tất cả pháp vì rời lìa nhơn duyên cảnh giới vậy, môn không có nhơn duyên cảnh giới của tất cả pháp vì tướng tịch diệt vậy, môn tịch diệt của tất cả pháp vì rời lìa hai tướng vậy, môn vô nhị của tất cả pháp vì xả biệt dị vậy, môn không có dị biệt của tất cả pháp vì nhập vào nhứt tướng vậy, môn nhứt tướng của tất cả pháp vì tự tướng thanh tịnh vậy, môn tự tướng thanh tịnh của tất cả pháp vì quá tam thế vậy, môn quá tam thế của tất cả pháp vì chẳng rời bình Đẳng vậy, môn chẳng rời bình Đẳng của tất cả pháp vì tướng ảo hóa chẳng phải tướng vậy, môn ảo hóa tướng của tất cả pháp vì thể chẳng thiệt vậy, môn không có thể của tất cả pháp vì không có tác tướng vậy, môn vô tác của tất cả pháp vì thân tâm xa lìa vậy, môn viễn ly của tất cả pháp vì lìa tướng lìa vô tướng vậy, môn vô tướng của tất cả pháp vì tướng bất Động vậy, môn tướng bất Động của tất cả pháp vì không có chỗ y dựa vậy, môn không có y xứ của tất cả pháp vì an trụ vô tế vậy, môn không có tế hạn của tất cả pháp vì không có ổ hang vậy, môn không có ổ hang của tất cả pháp vì không có ngã không có ngã sở vậy, môn không có ngã ngã sở của tất cả pháp vì không có chủ vậy, môn vô chủ của tất cả pháp vì tánh vô ngã vậy, môn vô ngã của tất cả pháp vì nội thanh tịnh vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! -Đức Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai vì chư Bồ Tát mà nói rộng pháp môn hư không ấn như vậy. Lúc Đức Như Lai ấy nói pháp có vô lượng a tăng kỳ chư Bồ Tát hiểu biết các pháp tánh cùng hư không bình Đẳng, ở trong các pháp Được vô sanh nhẫn.

Nầy Xá Lợi Phất ! ở quốc Độ Đai Trang Nghiêm ấy, chỗ Phật Nhứt Bửu Trang Nghiêm có một Đại Bồ Tát tên là Hư Không Tạng dùng Đại trang nghiêm Để tự trang nghiêm, nơi các nguyện bất khả tư nghị là tối thắng hơn cả, Được oai Đức trong tất cả công Đức, Được vô ngại tri kiến bất khả tư nghị, dùng Bồ Tát công Đức Để tự trang nghiêm, dùng các tướng hảo Để trang nghiêm thân mình, tùy chúng sanh Đáng Được Độ dùng thiện thuyết pháp trang nghiêm miệng mình, dùng bất thối Định trang nghiêm tâm mình, dùng các tổng trì trang nghiêm niệm, nhập vào các pháp vi tế trang nghiêm ý, thuận quán pháp tánh trang nghiêm tinh tiến, dùng kiên cố thệ trang nghiêm chí thuần, dùng quyết Định xong trang nghiêm việc Được làm, từ nhứt Địa Đến nhứt Địa trang nghiêm cứu cánh, xả các sở hữu trang nghiêm bố thí, dùng tâm thanh tịnh lời nói lành trang nghiêm giới, với các chúng sanh tâm không chướng ngại trang nghiêm nhẫn nhục, các sự việc Đều trọn Đủ trang nghiêm tinh tiến, nhập Định du hí thần thông trang nghiêm thiền, khéo biết phiền não tập khí trang nghiêm Bát Nhã, vì cứu hộ chúng sanh trang nghiêm từ tâm, chẳng bỏ rời các chúng sanh trang nghiêm lòng bi, tâm không do dự trang nghiêm nơi hỷ, rời lìa các ghét thương trang nghiêm nơi xả, du hí các thiền Định trang nghiêm thần thông, Được tay vô tận bửu trang nghiêm công Đức, phân biệt rõ tâm hành các chúng sanh trang nghiêm trí, dạy chúng sanh những pháp lành trang nghiêm nơi giác, Được huệ sáng sạch trang nghiêm huệ minh, Được Đúng nghĩa pháp và từ trang nghiêm biện tài, phá ma và ngoại Đạo trang nghiêm những vô úy, Được Phật vô lượng công Đức Để tự trang nghiêm, thường dùng các lỗ lông thuyết pháp Để trang nghiêm nơi pháp, thấy pháp minh của chư Phật Để trang nghiêm tự minh, hay soi sáng các Phật quốc Độ Để trang nghiêm quang minh, lời nói không có lỗi lầm Đễ trang nghiêm sở thuyết, thần thông theo chỗ thích nói Để trang nghiêm giáo thọ, thần thông Đến rốt ráo bốn thần túc Để trang nghiêm biến hóa, thần thông nhập vào chỗ bí mật của Phật Để trang nghiêm chư Như Lai, thần thông tự giác ngộ chánh trí Để trang nghiêm pháp tự tại, như thuyết mà làm không gì có thể phá hoại Được Để trang nghiêm tất cả thiện pháp kiên cố.

Nầy Xá Lợi Phất ! Hư Không Tạng Đại Bồ Tát ấy thành tựu vô lượng công Đúc như vậy, nay cùng mười hai ức Đại Bồ Tát Đồng phát ý muốn Đến thế giới Ta Bà nầy lễ lạy ta cúng dường cung kính vây quanh, cũng vì kinh Đại Phổ Tập nầy mà phân biệt ít phần pháp môn, lại cũng vì chư Bồ Tát từ mười phương Đến hội sanh Đại pháp minh, lại vì tăng ích khai phap Đại thừa, lại vì thọ trì Như Lai pháp, lại vì vô lượng chúng sanh phát sanh thiện căn, lại vì dùng thiện pháp Điều phục các ma và ngoại Đạo, lại vì thị hiện Bồ Tát du hí thần thông vậy.
Hư Không Tạng Đại Bồ Tát ấy muốn Đến Đây nên trước có thoại ứng như vậy ‘’ .
Lúc -Đức Thế Tôn nói sự ấy rồi, Hư Không Tạng Bồ Tát cùng mười hai ức Đại Bồ Tát cung kính vây quanh Đồng Đến chỗ Đức Nhứt Bửu Trang Nghiêm Như Lai bạch rằng : ‘’ Bạch Đức Thế Tôn ! Chúng tôi muốn Đến Ta Bà thế giới lễ bái cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni ‘’.
-Đức Nhứt Bửu Trang Nghiêm Phật nói : ‘’Các ông muốn qua Đó thì tùy ý, nên phải biết thời ‘’.
Kinh văn rất dài, mời xem trực tiếp Kinh văn tại nguồn: Phẩm Hư Không Tạng Bồ Tát

+ Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát Vấn Phật. Mời xem nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật

+ Pháp Thế Gian và Xuất Thế Gian: Nhà Phật thường nói: “Phật pháp ở thế gian không phá hoại pháp thế gian”- Thế gian pháp với Pháp xuất thế đều không chướng ngại nhau; (Nguồn Kinh Thập thiện - Tập 37 - PS Tịnh Không giảng)

+ Việc nghiên cứu về 7 cung khiến cho tính nhị nguyên của con người được giải quyết, với sự thông tuệ lớn lao hơn (EP 119/120)

Khi bản chất thực sự của bảy cung được hiểu biết, và khi tác động của chúng lên nhân loại trong việc thể hiện bảy loại người cũng được thông hiểu, bấy giờ chúng ta sẽ tiếp cận chủ đề về tính nhị nguyên của con người với trí thông tuệ lớn lao hơn. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn bản chất của các mãnh lực vốn cấu thành hết cái này đến cái khác trong những nhị nguyên này. Đây là khoa học bí truyền thực sự.
Khoa học về bảy tính chất, hay cung, và ảnh hưởng của chúng trên vô số hình tướng mà chúng uốn nắn và tiếp sinh lực, là cách tiếp cận mới sẽ đến, cùng với phương pháp đúng đắn về việc đào tạo và phát triển gia đình nhân loại.

- Khoa học công truyền hiện đại biết nhiều về hình tướng bên ngoài, hay khía cạnh vật chất, và bản chất điện của nó.
- Khoa học bí truyền biết nhiều về bản chất của các năng lượng và những tính chất chủ quan vốn nhuốm màu và quy định hình tướng.
* Khi hai kiến thức này được mang lại với nhau một cách thông minh, chúng ta sẽ phát triển một khoa tâm lý chân thật hơn và chính xác hơn, và một khoa học mới về văn hóa nhân loại. Lúc bấy giờ, công việc của con người đang hợp nhất – con người, là thực thể tâm linh, và con người, là linh hồn điều khiển – sẽ tiến nhanh về phía trước. Một kiến thức về các cung cùng với các khuynh hướng và năng lượng của chúng sẽ mang nhiều sự giác ngộ cho những người phụng sự trong lĩnh vực của những khoa học khác nhau …(Trích tài liệu tóm lược Tâm lý học nội môn - Khóa GQ - Trường MF)

+ Liệu những kiến thức khoa học của phương Tây về sắc tướng, và minh triết phương Đông được tích lũy và thừa hưởng về bản chất của Linh Hồn có thể được kết hợp lại cùng với nhau một cách thông minh để cho biểu đạt hoàn hảo của Linh Hồn có thể được tạo ra qua trung gian của cơ chế đó? Liệu vật chất có thể tiến lên hướng đến tâm trí và Linh Hồn và Tinh Thần - hãy gọi nó bằng tên nào bạn muốn - và liệu Tinh Thần có thể, hỗ trợ sự thúc giục tiến lên đó, hoàn thiện phương tiện mà thông qua đó nó thể hiện, và vì thế chiếu sáng rạng rỡ hơn? (SAM, 29)

+ Đức Phật dậy có 8 pháp thế gian làm tùy chuyển thế giới. Đó là:
- Lợi dưỡng và không lợi dưỡng
- Danh vọng và không danh vọng
- Tán thán và chỉ trích
- An lạc và đau khổ.
Những pháp này vô thường Không thường hằng, biến diệt. Biết chúng, giữ chánh niệm Bậc trí quán biến diệt Pháp khả ái, không động Không khả ái, không sân Các pháp thuận hay nghịch Được tiêu tan không còn. Sau khi biết con đường Không trần cấu, không sầu Chơn chánh biết sanh hữu Đi đến bờ bên kia.
- Ngài giảng rằng khi chúng ta gặp phải 1 trong 8 sự kiện ấy, chúng ta không nên bám theo các điều thuận lợi như: lợi dưỡng, danh vọng, tán thán, an lạc; và chúng ta cũng không nên sân hận với các điều bất thuận lợi như: không lợi dưỡng, không danh vọng, chỉ trích, đau khổ. (Nguồn: Tám Pháp Thế Gian)

+ Phật Pháp: Phật pháp là pháp giải thoát lìa thế gian. Pháp lìa thế gian là pháp không đi ngược lại với cái biết, nhưng phải dựa trên cái biết và vượt trên mọi cái biết bằng một chánh pháp.
- Là Pháp lìa ngã vượt ra khỏi Nhân, Ngã, Thiện, Ác, Sanh, Tử. (vô ngã vô nhân, phi thiện ác, liểu sanh tử). Và dĩ nhiên dựa vào thế gian để chế ngự bằng pháp lìa ngã, sống với thế gian mà không hoà nhập với thế gian. (Nguồn)

+ Pháp thế gian: Đức Phật bảo: Tại sao gọi Đó là xuất thế gian ư ?
Nầy Hư Không Tạng ! Ngũ thọ ấm gọi là thế gian. Bồ Tát khéo phân biệt ngũ ấm, quán nó vô thường nhẫn Đến như tánh Niết bàn rồi, biết trong Đạo ấy không có thế gian và pháp thế gian, biết Đạo ấy là vô lậu là xuất thế gian không có buộc dính, Đây gọi là xuất thế gian. Đây gọi là Bồ Tát Đạo vậy. (Nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật)

+ Thảo mộc - Cây cỏ
Nầy Hư Không Tạng ! Thế nào là Bồ Tát nơi thập nhị nhơn duyên khéo Được thắng trí phương tiện rời lìa các kiến chấp nhị biên ?
Bồ Tát biết tất cả duyên sanh pháp nhiếp thuộc về cái khác : Thuộc nhơn, thuộc duyên, thuộc hòa hiệp và thuộc sở do . Các pháp ấy Đều từ cảnh giới duyên sanh Đều riêng có sở nhơn Đều riêng có sở y, các pháp mỗi mỗi Đều tự minh không có tâm không có tướng sai khác .

Như bên ngoài các cỏ cây lùm rừng Đều không có các căn không có ghi nhớ không có hay biết, vì y dựa các Đại chủng bèn Được tăng trưởng, mỗi mỗi Đều không có tướng sai khác . Các pháp bên trong cũng như vậy, y dựa gây tạo các nghiệp tăng trưởng tất cả các pháp, không có các tướng ngã nhơn chúng sanhthọ mạng, cũng không có tác giả thọ giả . Các pháp lúc sanh không có gì là năng sanh, lúc diệt không có gì là năng diệt . (Nguồn: Xem tại đây)

+ X. Saptaparna - Cây Có Bảy Lá

+ Kinh chú Đà La Ni Thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm Tiêu Phục Độc Hại - Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni Chú Kinh

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại giảng đường Trùng Các của Tinh Xá Đại Lâm trong vườn cây Am La thuộc nước Tỳ Xá Ly cùng với 1250 vị Tỳ Kheo ... Bấy giờ Đức Thế Tôn cùng với 4 Chúng, 8 Bộ: Trời, Rồng, người, Phi Nhân… cung kính vây quanh.

Vào lúc ấy tất cả nhân dân của nước Tỳ Xá Ly đang mắc bệnh Đại Ác. Một là mắt đỏ như máu, hai là 2 lỗ tai tuôn ra mủ, ba là trong lỗ mũi chảy máu, bốn là lưỡi bị cấm không có tiếng nói, năm là các vật dụng để ăn liền đều hóa thành cứng rít, sáu là Thức bị ngăn bít giống như người say. Lại có 5 Dạ Xoa tên là Khất Noa Ca La (Krïsïnïa Kàla) mặt đen như mực, có 5 con mắt, lộ nanh chó hướng lên trên, hút tinh khí của con người.

Khi ấy trong thành Tỳ Xá Ly có vị Trưởng Giả tên là Nguyệt Cái cùng với 500 vị Trưởng Giả đồng hàng đi đến nơi Phật ngự, cúi đầu làm lễ, lui về một bên rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Người dân của nước này đang bị Đại Ác, vị lương y Kỳ Bà đã dùng hết Đạo Thuật mà chẳng thể cứu nổi. Nguyện xin Đức Thiên Tôn đem lòng Từ Mẫn vì tất cả mà cứu tế bệnh khổ khiến cho được khỏi tai hoạn”

Thời Đức Phật bảo Trưởng Giả rằng: “Cách đây chẳng xa, ở ngay phương chính Tây có Đức Phật Thế Tôn tên là Vô Lượng Thọ (Amitàyus). Nơi ấy có Bồ Tát tên là Quán Thế Âm (Avalokite’svara) và Đại Thế Chí (Mahà Sthamapràpta) thường dùng Từ Bi xót thương tất cả, cứu tế khổ ách. Nay ngươi nên đem 5 vóc cúi sát đất hướng về nơi ấy làm lễ, đốt hương, rải hoa, buộc niệm sổ tức khiến cho Tâm chẳng tán loạn, trải qua khoảng 10 niệm, vì chúng sinh mà cầu thỉnh Đức Phật và 2 vị Bồ Tát ấy”

Vừa nói xong thì trong hào quang của Đức Phật, được nhìn thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitàyus) và 2 vị Bồ Tát. Do thần lực của Như lai mà Đức Phật và 2 vị Bồ Tát ấy cùng đến nước này, trụ ngoài cổng thành Tỳ Xá Ly. Đức Phật, 2 vị Bồ Tát và các Đại Chúng phóng ra ánh hào quang lớn chiếu soi Tỳ Xá Ly đều thành màu vàng ròng.

Bấy giờ người dân Tỳ Xá Ly liền có đủ Dương Chi Tịnh Thủy (Nước trong sạch của nhành Dương Liễu) đem trao cho Quán Thế Âm Bồ Tát. Cầu xin Đức Đại Bi Quán Thế Âm xót thương cứu hộ tất cả chúng sinh mà nói Chú.

Quán Thế Âm Bồ Tát muốn dạy cho khắp cả chúng sinh nên nói rằng: “Ngày nay, các ngươi cần phải một lòng xưng niệm Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng, nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát, Bậc Đại Bi Đại Danh Xưng cứu hộ khổ ách”.

Như đây, 3 lần xưng Tam Bảo, 3 lần xưng danh Quán Thế Âm Bồ Tát, đốt mọi danh hương, cúi 5 vóc sát đất, hướng về phương Tây, một lòng một ý khiến định hơi thở, vì muốn thoát khỏi ách khổ, cầu thỉnh Quán Thế Âm. Hợp 10 ngón tay chắp lại rồi nói Kệ là:

Nguyện cứu con thoát khổ
Đại Bi che tất cả
Phóng khắp hào quang tịnh
Diệt trừ màn Si Ám
Vì miễn khổ sát hại
Phiền não với mọi bệnh
Đi đến nơi con ở
Cho con đại an lạc
Nay con cúi đầu lễ
Nghe tên bậc cứu ách
Nay con tự quy y
Đấng cha lành Thế Gian
Nguyện xin quyết định đến
Miễn con khỏi ba Độc
Cho con đời này vui
Cùng với Đại Niết Bàn
Lại bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Thần Chú như vậy quyết định là tốt lành và cũng là Đại Từ Đại Bi Đà La Ni Án của chư Phật 10 phương trong 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Người nghe Chú này thì vĩnh viễn hết sạch mọi khổ, thường được an vui, mau lìa 8 nạn, được niệm Phật Định, đời này gặp Phật. Nay con sẽ nói Thần Chú Cứu Hộ Chúng Sinh của chư Phật 10 phương.

Đa gia tha_ Ô hô nị (Gọi là Hảo Đầu Quỷ) Mô hô nị (Gọi là Si Quỷ) Thát bà nị (Gọi là Phạ Nhân Quỷ) Diêm bà nị (Gọi là Phạ Nhân Quỷ) Đam Bà Nị (Gọi là Bạn Nhân Quỷ) An trà lị (Gọi là Bất Bạch Quỷ) Bát trà lị (Gọi là Bạch Quỷ) Thủ bệ đế (Gọi là Thanh Quỷ) Bát bát trà trà la la (Gọi là Quỷ Mẫu, Tiền Quỷ Mẫu) Bà tư nị

Đa điệt tha (Như thị) I lê mị lê (Gọi là Khứ Quỷ) Đề lê thủ lê (Gọi là Bạn Nhân Quỷ) Gia ba lê (Gọi là Đái Độc Lâu Quỷ và Phộc Trước Lưỡng Giáp) Khư Đề đoan kỳ (Gọi là Thực Nhi Quỷ) Chiên đà lê (Gọi là Tựu Nhân Quỷ) Ma đặng kỳ (Gọi là Sư Tử Đầu Quỷ, Ma Vương Quỷ, Sư Tử Đầu) Lặc xoa lặc xoa (Thủ hộ tất cả chúng sinh) Tát bà tát đỏa bà bà gia bệ (Gọi là Tất cả loài Quỷ) Sa ha (Aån đi)

Đa trà tha già đế già đế nị già đế (Nói là: Đã đi) Tu lưu tỳ, tu lưu tỳ (Đi đi đừng đến nữa) Lặc xoa lặc xoa (Nói là: Phòng Hộ) Tát bà bà gia bệ (Nói là:Ẩn đi)

Lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như Thần Chú này cũng là điều mà vô lượng chư Phật ba đời ở 10 phương diễn nói. Người tụng trì Chú này là nơi hộ trì của chư Phật, Đại Bồ Tát. Được miễn lìa sự sợ hãi, đao, gậy, thứ độc hại và khiến được mau khỏi các loại bệnh tật

Khi nói lời này thì người dân Tỳ Xá Ly lại bình phục như cũ.

Nguồn: Kinh Chú Thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm Tiêu Phục Độc Hại

 

+ Pháp Bố thí:
1- Sự hào phóng siêu nhiên
Hào phóng là khả năng mở rộng lòng ta để hiến dâng tất cả cho kẻ khác. Đó là liều thuốc hoá giải mọi sự bủn xỉn và bần tiện, mọi tính toán, mưu đồ và tham lam. Giàu có không đơn thuần căn cứ trên phương diện vật chất và tiền bạc, nhưng còn dựa trên khía cạnh tinh thần, học thức và khả năng yêu thương. Vì thế, mỗi người trong chúng ta đều có một chút gì để cho, để hiến dâng cho kẻ khác. Bố thí Ba-la-mật không phải tùy thuộc vào số lượng vật chất hiến dâng mà chính là khả năng mà ta có thể đặt lòng ta vào hai bàn tay của kẻ khác. Khi càng ý thức được thế nào là ích kỷ thì ta lại càng biết mở rộng lòng ta trước những kẻ khổ đau. Có những người rất nghèo, và cũng không có vốn liếng học thức cao, nhưng họ có thể bật khóc trước cảnh khổ đau và cơ hàn của kẻ khác. Ngoài tình thương ra, họ không có gì để hiến dâng, nhưng chính đó mới thật là bố thí.
Sự hào phóng hay bố thí gồm có ba thể dạng :
a) Tài thí (danaparamita) : tức là bố thí hiện vật hay tài chính cho những người thật sự thiếu thốn, bần hàn, hoặc cho các cơ quan từ thiện. Bố thí nhưng không chờ đợi sự hồi đáp hay biết ơn của người nhận, không cầu mong được hưởng những điều xứng đáng, không bám víu và chờ đợi hậu quả của hành vi bố thí. Ta đói nhưng có kẻ đói hơn, ta chia miếng ăn làm đôi, thế thôi và không nghĩ gì nữa. Ta vừa mua vé số, ta gặp một người ăn xin, ta bố thí để cầu mong trúng số độc đắc, như thế không phải là bố thí. Một người giàu có, dù là bất chính hay lương thiện, trích ra một phần nhỏ để bố thí trong mục đích trấn an lương tâm, hoặc nhắm vào mục đích mua danh, cũng không phải là bố thí.
Bố thí ở một cấp bậc cao hơn nữa, là hiến dâng những gì quý giá nhất, hiếm hoi và tha thiết nhất đối với ta, hành vi ấy gọi là Đại bố thí.
Bố thí một phần thân thể, hay cả mạng sống của ta vì sự an vui và sinh tồn của kẻ khác gọi là Bố thí Ba-la-mật. Kinh sách kể chuyện trong một kiếp trước, Đức Phật đã từng hy sinh thân xác mình để nuôi một con cọp mẹ gầy nhom vì đói, chỉ còn xương và da không có sửa nuôi con. Có những vị tu hành tự thiêu để đánh thức lương tâm kẻ khác trước những ý đồ vô minh của họ, đó là hành vi của những người Bồ-tát đã đạt được ít nhất địa giới thứ nhất trong mười địa giới của người Bồ-tát. Bị kích động bởi hận thù, cuồng tín hay vì mục đích chính trị, tự hy sinh thân xác để gây ra một hành vi bạo động làm thiệt hại sinh mạng kẻ khác, không phải là bố thí.
Phật giáo Nam tông thường tạc một pho tượng Phật đứng thẳng, tay trái duỗi thẳng và bàn tay mở rộng tượng trưng cho bố thí. Tay phải co lại trước ngực, lòng bàn tay hướng ra phía trước như đang đẩy ra, tượng trưng cho can đảm và sự che chở chúng sinh khỏi những lo âu và sợ hãi. Vậy mỗi khi ta bố thí mà còn do dự hay tính toán thì ta hãy nhìn lên tượng Phât để hiểu rằng Đức Phật khuyên ta như thế nào với bàn tay để ngữa…(Nguồn: Bố thí lục ba la mật)

+ THÍ THỰC:

- Thí là việc làm đứng đầu lục độ vạn hạnh có 3 cách để làm, Tài thí cũng gọi là tư sanh thí, pháp thí và vô úy thí
- Thực là Thức ăn trong tiếng Trung Hoa.
Thí thực là bố thí thức ăn và ý nghĩa ăn của Phật Giáo như sau:
1) Đoạn thực: thức ăn cứng, có thể chia thành phần như cơm, cháo, rau, canh, thịt, cá v.v. & các thức vật có hương vị làm xúc cảm tâm thức.
2) Xúc thực: Ăn với thức quan hay biết mùi vị, tức là cách ăn của Quỷ, Thần thọ hưỡng hương vị mà thôi.
3) Tư thực: ăn với sự kiện thần giao tư tưởng, là phép ăn của bậc Thiên trên cỏi sắc giới, ăn với phương thức thuyền duyệt tức là không chủ về vật phẩm ăn mà chỉ thọ hưỡng hơi hương, luôn luôn xem việc ăn là đạo vị, thanh tịnh.
4) Thức thực: ăn qua sự giao cảm của thức thứ 8, phép ăn nầy bậc Thánh, Phàm có khác nhau, bậc Thánh hưỡng thụ một cách hồn nhiên không phân biệt, còn bậc phàm phân biệt là ngon, dở; do chỗ phân biệt mà có tham muốn rồi khởi lên tư tưởng tham ăn đến bị vào vòng sinh tử, luân hồi.
Nghi thức thí thực này thường được tổ chức vào mùa Vu Lan Báo Hiếu, vào dịp đại lễ khánh thành chùa hoặc 49 ngày cho người vừa qua đời hay ngày cúng cơm, để hồi hướng công đức siêu độ cho vong linh.

Nhận thấy sự khổ đau cùng tột của loài ngạ quỷ mang hình thù quái vị, bởi do nghiệp chướng, tham lam bòn sẻn đời trước mà chiêu cảm quả báo đời này. Đức Phật với tâm từ bi vô tận đã thuyết ra nhiều pháp môn phương tiện để cứu độ. Một trong các pháp môn phương tiện để cứu độ loài ngạ quỷ đó là pháp chẩn tế cô hồn.
Trong pháp nghi này, Đức Phật đã thuyết ra rất nhiều chơn ngôn thần chú, như Phổ triệu thỉnh chơn ngôn, Tịnh nghiệp chướng chơn ngôn, Phá địa ngục chơn ngôn, Khai yết hầu chơn ngôn, Biến thực chơn ngôn, Biến thủy chơn ngôn... để chỉ cho họ thấy được đâu là nẻo chánh đường tà, khiến họ dứt trừ được tâm tham lam bỏn sẻn, hồi tâm hướng thiện một lòng tu hành, được vĩnh viễn thoát hẳn các sự khổ não của cảnh giới ngạ quỷ.
Đấy chính là tác dụng và mục đích của pháp chẩn tế cô hồn, mà trong các chùa, sau khi kết thúc bất kỳ một pháp sự nào, đều có tổ chức nghi thức cúng cô hồn này....
Lễ cúng cô hồn bắt nguồn từ kinh Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh, dựa theo câu chuyện giữa ông A Nan Đà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). (Nguồn: Ngạ Quỷ và Thí Thực)

+ Cúng Thí Thực Cho Ngạ Quỷ: Theo Kinh Du già tập yếu cứu A nan Đà la ni Diệm khẩu quỹ nghi, tên khác là Kinh Phật Thuyết Đà La Ni Cứu Bạt Ngạ Qủy Diệm Khẩu, cũng có tên: Theo Kinh thì hành lễ phải được truyền thừa, nếu không thì bị tội trộm Pháp. Quí vị rất cần đọc kỹ Kinh văn gốc trước khi muốn thực hành. Xin mời xem chi tiết Kinh tại đây

+ Các Loài Rồng: Ðáng dùng thân trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, nhân và phi nhân v.v… để được độ thoát thì hiện ra các thứ thân ấy nói pháp độ họ.
“Rồng” có rất nhiều loại: có loại rồng ở trên trời, có loại rồng ở dưới biển, có loại rồng giữ kho tàng. Rồng ở trên trời thì làm hộ pháp ở trên trời; rồng dưới biển thì ở trong Long cung, làm thủ lãnh bọn tôm cá trạnh. Rồng giữ kho tàng là loại rồng do tâm tham dẫn dắt mà tìm đến canh giữ kho châu báu người ta chôn dưới đất. Lại còn có loại rồng chuyên làm mưa. Ngày xưa có rất nhiều rồng, bây giờ thông thường người ta ít thấy rồng rồi bảo là không có thứ động vật này; kỳ thật, loài rồng có rất nhiều. Vào thời Lục Tổ Ðại-sư có một con rồng chuyên phun hơi độc, khói mù. Nếu người nào trúng phải độc của khói mù này sẽ sanh bịnh nặng, thậm chí bất trị rồi chết. Nền Thiền đường của chùa Nam Hoa hiện nay nguyên là đầm của con rồng độc. Ðầm này diện tích khoảng một mẫu; không ai biết được đầm sâu bao nhiêu. Thuở ấy, trong đầm lại có một con rồng đang ở. Rồng này không phải là rồng hiền mà là con rồng dữ chuyên hại người. Nó thường làm cho chúng ở chùa Nam Hoa sanh bịnh, không tu hành được. Một hôm Lục Tổ Ðại-sư đến bên đầm, con rồng này hiện thân hình đầy chật cả cái đầm ấy. Lục Tổ Ðại-sư thấy thế cười nói .... (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Long Vương - Long là con rồng:

Lại có vô lượng các Đại Long Vương. Đó là : Long Vương Tỳ Lâu Bác Xoa. Long Vương Sa Kiệt La. Long Vương Vân Âm Diệu Tràng. Long Vương Diệm Khẩu Hải Quang. Long Vương Phổ Cao Vân Tràng. Long Vương Đức Xoa Ca. Long Vương Vô Biên Bộ. Long Vương Thanh Tịnh Sắc. Long Vương Phổ Vận Đại Thanh. Long Vương Vô Nhiệt Não.

Giảng: Long (rồng) thuộc về đường súc sinh, nhưng chúng có thần thông, biến lớn, biến nhỏ ; lớn thì trấn đầy biển cả ; nhỏ thì ẩn tàng ở trong hạt bụi. Lúc ẩn lúc hiện, khi ẩn thì nhìn chẳng thấy, khi hiển thì hiện ra. Chúng có bản lãnh biến hóa vô cùng như vậy, lại có oai lực không thể sánh được. Đáng lý ra chúng phải sung sướng khoái lạc ! Nhưng chúng cũng có bốn thứ thống khổ: 

1. Khổ về làm thức ăn cho chim Đại Bàng : Thứ chim này chuyên ăn rồng, ngoài mười vạn tám ngàn dặm có thể thấy rồng dưới nước (tức là rồng sắp chết), lập tức bay đến bắt ăn.
2. Hành dâm thì khổ. : Rồng đực rồng cái giao hợp, đuôi thì phải hiện ra hình thể con rắn, sự biến hóa này phải chịu đủ thứ thống khổ.
3. Khổ về trùng : Ở trong da rồng có rất nhiều con trùng nhỏ ăn thịt uống máu, rất ngứa ngáy khó chịu, đó cũng là khổ.
Phương Tây Thiên Vương tên là Tỳ Lâu Bác Xoa, dịch là "quảng mục", vì cặp mắt của vị này có đủ thứ màu, thấy rộng bốn phương cho nên được tên này. Vị Thiên Vương này quản hạt hai bộ, một là rồng, hai là Phú Đơn Na.
4. Khổ về cát nóng đốt thân : Vì trong da có trùng, rồng bèn đến bãi cát nóng, dùng cát chà lăn cho hết ngứa, nhưng cát bị ánh nắng mặt trời, do đó cát rất nóng, khiến cho rồng cũng khó mà chịu được, đó cũng là khổ.
Rồng có bốn thứ sinh : Sinh bằng thai, bằng trứng, bằng biến hóa và sinh bằng ẩm thấp. Biến hóa thành rồng có năm loài :
1. Voi hóa rồng.
2. Rắn hóa rồng.
3. Ngựa hóa rồng.
4. Cá hóa rồng.
5. Ếch hóa rồng.

Voi hình rồng, Long Vương Thiện Trụ là chủ.
Rắn hình rồng, Long Vương Nan Đà là chủ.
Ngựa hình rồng, Long Vương A Na Bà Đạt Đa là chủ.
Ếch hình rồng, Long Vương Ma Na Tư là chủ.
       Năm vị Long Vương đại biểu năm hình rồng.
Tâm sân loài rồng rất nặng, thích nóng giận, chuyên phóng chất độc hại người. Vì quá khứ chúng siêng tu pháp đại thừa, cho nên có thần thông, nhưng không giữ giới luật, do đó bị đọa làm súc sinh. Nhiệm vụ của chúng là giữ cung điện cõi trời, nổi mây làm mưa bảo hộ Phật pháp.
Phú Đơn Na là tên của loài quỷ, dịch là "xú ngạ quỷ". Trên thân của chúng bay ra một thứ mùi hôi thối, thứ mùi hôi này, nếu người nào hít vào thì sẽ bị sốt nặng, mất tự chủ, mất trí. Chúng dùng pháp thuật này để hại người, cho nên gọi là nhiệt tật quỷ. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Quán Thế Âm Thập Nhứt Diện Thần Chú Tâm Kinh hay Thập Nhất Diện Quan Âm Thần Chú

Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Đạo tràng trong thành Thất-la-phiệt,...

Quán Tự Tại Đại Bồ-tát bạch đức Phật rằng: “Kính thưa đức Thế tôn! Con có thần chú Tâm gọi là Thập Nhứt Diện đủ đại oai lực, mười một câu-chi chư Phật đã nói, con nay xin muốn nói để làm lợi ích an lạc cho hết thảy hữu tình, trừ tất cả bệnh, diệt tất cả ác, chấm dứt tất cả việc bất tường, trừ tất cả ác mộng tưởng, ngăn tất cả sự chết phi thời, khiến các kẻ ác tâm được thanh tịnh, kẻ có buồn khổ được an vui, kẻ có oán đối được hòa giải. Ma quỷ chướng ngại đều bị tiêu diệt, tâm sở nguyện đều được xứng ý. ...  Vậy cho nên, nếu có kẻ tịnh tín, thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v., muốn thọ trì đọc tụng thần chú nầy, phải nên cung kính chí tâm buộc niệm, mỗi lúc sáng chiều như Pháp thanh tịnh niệm tụng chú nầy 108 biến, nếu thường hay như thế, hiện thân thu hoạch được 10 món lợi ích thù thắng. Những gì là mười?”

1) Thân người ấy thường vô bịnh

2) Thường được mười phương chư Phật nhiếp thọ

3) Tài bảo, y thực thọ dụng vô tận

4) Hay hàng phục oán địch mà không lo sợ

5) Khiến các bậc tôn quý trước ngôn cung kính

6) Cổ độc, quỷ mị không thể trúng thương

7) Tất cả đao trượng không thể hại được

8) Nước không thể nhận chìm

9) Lửa không thể đốt

10) Không bị hoạnh tử

Lại còn được bốn món công đức thù thắng nữa:

1) Khi mạng lâm chung được thấy chư Phật

2) Khi lâm chung không đọa các ác thú

3) Không nhân vì sự hiểm nguy mà chết

4) Được sinh Cực Lạc thế giới.

Thưa đức Thế tôn! thần chú nầy của con có đại oai lực. ... Nếu có thể ngày đêm đọc tụng thọ trì thần chú nầy, con sẽ khiến người đó đã có mong cầu điều chi đều được như ý. Nếu có thể mỗi nửa tháng, hoặc ngày 14, hoặc ngày rằm, thọ trì trai giới như Pháp thanh tịnh, buộc tâm nơi con tụng thần chú này, liền ở trong sanh tử vượt bốn vạn kiếp.

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn khen ngợi đức Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! ... Ta cũng vui mừng cho phép ông nói thần chú đó, ông nên nói đi.”

Lúc bấy giờ, Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát liền từ tòa đứng dậy, trịch vai áo bên hữu, gối hữu sát đất mà bạch đức Phật rằng: “Kẻ tụng chú nên nói như thế này:

· Kính lễ Tam Bảo.

· Kính lễ Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như Lai.

· Kính lễ nhứt thiết Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

· Kính lễ Thánh Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát Đại bi giả.

Đát Điệt Tha: Ám, Đạt Ra Đạt Ra, Địa Lý Địa Lý, Đổ Rô Đổ Rô, Nhứt Lai Phạt Lai, Chiếc Lệ Chiếc Lệ, Bát ra Chiếc Lệ Bát ra Chiếc Lệ Câu tố mế Câu tô ma phạt lệ Nhứt Lí Nhí Lí, Chỉ Lí Chỉ Trí, Thạ La Ma Ba Nại Gia, Thuật Đà Tát Đỏa, Mạt ha Ca Lô Ní Ca, Tóa Ha.

Bạch đức Thế tôn! Đây là thần chú căn bản. Nếu có người trì tụng, thì thu hoạch được những công đức thù thắng như trên đã nói.

· Kính lễ Tam Bảo.

· Kính lễ Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như Lai.

· Kính lễ nhứt thiết Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

· Kính lễ Thánh Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát Đại bi giả.

Đát Điệt Tha: Kha Kha Kha Kha, Nhứt Lệ Nhí Lệ, Chỉ Lệ Bệ Lệ, Khí Lệ Hế Lệ, Sa Ha.

Kính thưa Thế tôn! Đây là Thủy chú và Y chú. Nếu muốn vào đạo tràng, trước nên tắm rửa, sau lấy thần chú này chú vào trong nước bảy biến, sái thân kết tịnh. Lại lấy thần chú này chú trong áo mặc bảy biến, rồi sau mới mặc vào.

· Kính lễ Tam Bảo ...(4 dòng như trên)

Đát Điệt Tha: Trổ Rô Trổ Rô, Kha Kha Kha Kha, Sa Ha.

Thưa đức Thế tôn! Chú này là Hương chú, là Đăng chú. Nếu khi vào đạo tràng, khi muốn thiêu hương cúng dường, trước dùng thần chú này trong hương bảy biến, nhiên hậu mới thiêu. Khi muốn thắp đèn, trước dùng chú này chú trong dầu bảy biến, sau mới thắp đèn.

· Kính lễ Tam Bảo ...(4 dòng như trên)

Đát Điệt Tha: Tử Lí Tử Lí, Địa Lí Địa Lí, Tử Lí Địa Lí, Sa Ha.

Thưa đức Thế tôn! Đây là Hoa hương man chú. Nếu vào đạo tràng, khi muốn dùng hoa, hương man để cúng dường, trước lấy thần chú này chú trong hoa bảy biến dùng tán rải nơi Tôn tượng, lại lấy thần chú này chú vào hương bột bảy biến rồi thoa vào Tôn tượng, lại lấy chú này chú vào tràng hoa bảy biến để đem trang nghiêm Tôn tượng.

· Kính lễ Tam Bảo ...(4 dòng như trên)

Đát Điệt Tha: Ta Đệ Ta Đệ, Tử Địa Tử Địa, Tố Đổ Tố Đổ, Sa Ha.

Thưa đức Thế tôn! Đây là cúng Phật hiến chú. Nếu muốn lấy đồ ẩm thực, hoa quả… vv, để cúng dường Phật, trước tụng chú này 21 biến, nhiên hậu mới phụng hiến.

· Kính lễ Tam Bảo. ...(4 dòng như trên)

Đát Điệt Tha: Mạc Tử Đạc Tử, Chiếc Lí Chiếc Lí, Hổ Rô Hổ Rô, Chủ Rô Chủ Rô, Tố Rô Tố Rô, Mẫu Rô Mẫu Rô, Sa Ha.

Thưa đức Thế tôn! Đây là Tân chú (tân: củi). Nếu muốn trên căn bản thần chú tùy việc lúc làm, trước lấy chú này chú trong cây Xà-để hoa một biến rồi mới đem mà nhúm lửa. Lại riêng lấy Xà-để hoa cắt lấy làm 31 đoạn, mỗi đoạn dài một tấc Tàu, dùng sữa, bơ, mật thoa cho ướt và trải qua một đêm, mỗi khi lấy một đoạn thì chú một biến, rồi bỏ vào trong lửa cho đến hết 31 đoạn nhiên hậu mới tùy việc mà làm.

· Kính lễ Tam Bảo. ...(4 dòng như trên)

Đát Điệt Tha: Nhứt Lí Nhí Lí, Tỉ Lí Để Lí, Chí Lí Hế lí, Sa Ha.

Thưa đức Thế tôn! Đây là Kiết giới thần chú. Khi muốn kiết giới, trước dùng chú này chú trong nước bảy biến tán sái bốn phương, hoặc chú trong giới tử (hạt cải) hoặc chú trong tịnh khôi (tro sạch) đều đến bảy biến cũng rải bốn mặt, tùy tâm xa gần tức thành ranh giới mà làm phòng hộ.

· Kính lễ Tam Bảo. ...(4 dòng như trên)

Đát Điệt Tha: Tỉ Đê Tỉ Đê, Để Đê Để Đê, Chỉ đê chi đê, Phỉ đê phỉ đê, Yết Xa Yết Xa, Bạc Già Phạm A Lị Gia Bà Lô Chỉ Đế Thập Phạt Ra Táp Phạ Bà Phạ Nẫm, Sa Ha.

Thưa đức Thế tôn! Đây là thần chú thỉnh con trở về bổn cung. Nếu đã làm việc gì rồi, khi thỉnh con trở về bổn cung nên dùng thần chú này chú trong nước bảy biến tán sái bốn phương, con liền trở về ngay.

Kính thưa đức Thế tôn! Thần chú như vậy tuy không có thành lập (đàn pháp) mà cũng có thể ra làm các sự nghiệp. Chí tâm niệm tụng, nguyện gì cũng thành tựu.

Nếu bịnh sốt rét một ngày một lần lên cơn, hoặc hai ngày một lần lên cơn, hoặc ba ngày một lần phát, hoặc bốn ngày một lần phát, hoặc bịnh quỷ mị, hoặc Bộ-đa quỷ làm bịnh, hoặc Trà-ki-ni làm bịnh, hoặc Tất-xá-giá làm bịnh, hoặc Yết-tra-bổ-đát-na làm bịnh, hoặc quỷ điên làm bịnh, hoặc giảng quỷ làm bịnh (giảng: động kinh), hoặc các thứ ác quỷ làm bịnh đều lấy thần chú này trị cho người bệnh kia 108 biến tức được trừ lành.

Nếu người bị chướng trọng, dùng chỉ ngũ sắc tụng thần chú làm gút, trì một biến gút một gút cho đúng 108 gút, lấy đeo vào cổ bịnh nhân hoặc đeo trên tay thì tội chướng tiêu diệt, bệnh tật liền trừ lành. Nếu người bị bịnh đinh thủng, ung thủng, ghẻ chòm, ghẻ phỏng, ung thư, nhọt sảy, ghẻ lở ...các thứ ác bịnh, hoặc bị đao, tên, gươm, thuẫn làm bị thương, rắn, rít, bò cạp, ong độc cắn mổ đều lấy thần chú này chú bảy biến tức được trừ lành.

Nếu người bị chướng trọng thì chú nơi huỳnh thổ dẻo, trì đến bảy biến, thoa nơi chỗ bịnh thì đau khổ liền trừ lành. Nếu người bị bịnh nóng phong, thiên phong, chu phong, tai điếc mũi nghẹt cảm phong hết thảy bịnh đều nên chí tâm tụng niệm chú này, chú người bịnh hoạn kia 108 biến, bịnh tức trừ lành. Nếu ngưới bị chướng trọng lấy dầu hoặc bơ ngâm với hoa bì và thanh mộc hương, mỗi thứ chú bảy biến, liền dùng thoa nơi thân, hoặc nhỏ nơi lỗ tai, lỗ mũi hoặc cho uống, người bịnh hoạn kia liền lành. Nếu còn có các thứ tật bịnh khác, đều nên chí tâm lấy thần chú này mà chú hoặc tự niệm tụng, tức được trừ lành.

Kính thưa đức Thế tôn! Nếu muốn thành lập thần chú này (lập đàn) nên trước hết lấy cây bạch chiên đàn hương cứng tốt không có tỳ vết, khắc làm tượng Quán Tự Tại Bồ-tát dài một nửa khuỷu tay. .... Tạo tượng này rồi, muốn cầu nguyện thì ..... Lúc bấy giờ đại địa bỗng nhiên rung động. Tự thân tượng này cũng liền vận động, từ mặt trên cùng, trong miệng phát ra tiếng ngợi khen hành giả rằng: “Lành thay, lành thay thiện nam tử, con có thể chịu khó cầu nguyện một cách khẩn khiết như thế. Ta sẽ khiến cho con sở nguyện được đầy đủ, khiến cho con ở nơi đây bay lên hư không mà đi, hoặc lại khiến cho con du hành vô ngại, hoặc làm vua trong hàng trì chú tiên nhân, hoặc khiến được như ta tự tại vô chướng ngại.”

Lại nữa, ... v.v. không còn làm chướng ngại hành giả nữa. Lại nữa, hành giả nơi lúc nguyệt thực, lấy một lượng bơ để đầy trong đồ đựng bằng bạc, đem để trước tượng niệm tụng thần chú này cho đến khi mặt trăng hoàn sinh như cũ, liền lấy ăn vào, trong thân có các bịnh gì đều lành.

Lại nữa, .. Nếu hòa với nước nóng mà tắm rửa thân kia, thời tất cả chướng ngại, tất cả ác mộng, tất cả dịch bịnh đều được lành hẳn.

Lại nữa, nếu có oán tặc ..... khiến oán tặc quân không thể tiến tới được.

Lại nữa, nếu nhân súc trong quốc độ bị dịch khởi, nơi trước tượng này nhúm lửa bằng cây nhậm-bà, lại riêng lấy củi này cắt ra 1.008 đoạn nhỏ bằng một tấc Tàu, rồi lấy mỗi đoạn thoa dầu hạt cải, chú một biến bỏ vào trong lửa cho đến hết. Lại lấy chỉ lụa đào làm bảy gút, chú một biến gút một gút treo trên đảnh tượng Phật (mặt thứ 11) hay khiến cho bịnh dịch tất cả tiêu trừ. Khi tật bệnh đã được trừ rồi, hành giả mở bỏ chú dây cột ra.

Lại nữa, nếu có bọn Trà-kỳ-ni, Bộ-đa quỷ...vv., làm thành bịnh, nên lấy chỉ trắng làm 21 chú gút, chú một biến, gút một gút, rồi đem để trên đỉnh mặt từ bi phía trước trải qua một đêm rồi mở lấy, đem đeo trên cổ bịnh nhân, bịnh tức liền lành. Nếu nghiệp chướng nặng nề không trừ lành được, nên lấy dây đã chú, chú trở lại 108 biến đem cột vào chỗ cột trước (trên đảnh tượng mặt từ bi) trải qua một đêm rồi mở lấy đem đeo trên cổ bịnh nhân, thì chắc chắn được trừ lành.

Lại nữa, nếu có người trường bịnh khốn khổ không lành hoặc ác thần quỷ vào nhà, nên lấy 108 cái huân lục hương, ở trước tượng này, mỗi cái chú một biến, bỏ vào trong lửa cho đến hết; lại lấy dây làm 21 gút, mỗi chú gút một gút, đem treo trước mặt từ bi trên đảnh, trải qua một đêm rồi mở lấy trên trên cổ người bịnh, bịnh ấy trừ lành, ác quỷ chạy trốn.

Lại nữa, nếu bị oán thù rình tìm muốn hại, tranh cãi, ếm trù muốn làm suy hại, nên lấy các thứ hương hoa ...v.v, các vật cúng dường nơi tượng, lấy cây Bà-phước-ca trước tượng mà thiêu đốt, lấy vân đài tử 108 cái, mỗi cái chú một biến bỏ vào trong lửa, lại lấy chỉ trắng gút làm 108 gút mỗi chú gút một gút, đem chỉ đó cột trên đảnh tượng mặt sân nộ bên tả, trải qua một đêm mở lấy dây này, xưng tên kẻ oán thù, cắt ra mỗi một gút đem bỏ mỗi chỗ khác nhau, mỗi lần xưng thì mỗi lần cắt cho đến hết, hiện tại kẻ oán cừu kia làm gì thì bất toại ý, tự nhiên quy phục.

Lại nữa, có người muốn cầu các việc lành tốt, lấy chỉ ngũ sắc gút làm một chú-dây 108 gút, chú một biến gút một gút, lại ở nơi trước tượng chú bảy biến, đem dây đó cột trên đảnh mặt từ bi phía trước, trải qua một đêm, xong rồi mở lấy đeo trên thân của mình thì việc sở cầu đều được như ý.

Lại nữa, nếu biết trong thân có các chướng nạn, sở cầu thiện sự phần nhiều không như tâm, suy họa thường thường vô nhân (không duyên cớ) mà đến, nên lấy nước hương thơm tắm thân tượng này, lại lấy nước tắm này chú 108 biến, rồi đem tắm thân tượng Tỳ-na-dạ-ca, lại lấy nước đó chú 108 biến, rồi tự sái nơi thân của người bị chướng nạn, thì tất cả chướng nạn tự nhiên bị tiêu diệt, các điều mong cầu thảy đều như ý.

Khi Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát nói kinh này rồi, tất cả đại chúng đồng thời khen rằng: “Lành thay, lành thay đại sĩ! Ngài hay vì muốn lợi ích an lạc các hữu tình nên nói thần chú này, chúng con vui mừng tùy hỷ, cũng nguyện thọ trì.”

- Quan hệ giữa Thập Nhất Diện và Thập Nhất Diện Quan Âm, trong kinh Hữu Vô Biên Phật Độ Công Đức nói:

Thập Nhất Diện Quan Âm còn được gọi là Thập Nhất Phật, phía trước có ba mặt với tướng hảo rất từ bi, phân rỏ là: Thích Ca Thế Giới Năng Tịch Phật, An Lạc Thế giới Vô Ngại Quang Phật, Cà Sa Tràng Thế Giới Kim Cang Kiên Cố Hoan Hỷ Phật.... Trong Thập Nhất Diện này, phía trước ba mặt (Tam diện) với tướng tĩnh lặng, đó là công đức của Đông Phương Đại Viên Cảnh Trí, là Bất Động Phật từ xưa đến nay luôn tĩnh lặng, biểu thị cho ý nghĩa chấm dứt các tai nạn. Chi tiết hình tướng Thập Nhất Phật và công đức, cách tụng niệm xem trong kinh văn.

- Hình Tướng Thập Nhất Diện Quan Âm:
Căn cứ theo Kinh Thập Nhất Diện Quan Thế Âm Thần Chú .... Mười một mặt của Thập Nhất Diện Quan Âm, mỗi mặt đều có ý nghĩa tượng trưng khác nhau.... Chi tiết xin mời xem mô tả hình tướng trong kinh văn.(Nguồn: Quán Thế Âm Thập Nhứt Diện Thần Chú Tâm Kinh_Thư viện hoa sen)

+ Bản kinh Thập Nhất Diện Quan Âm có mô tả hướng dẫn 52 Ấn (Các ngón tay kết ấn), cách lập đàn tràng và trì tụng đầy đủ hơn: (Bản Kinh có hướng dẫn các ngón tay kết ấn)

+ Tu xóa bỏ nghiện ngập vạn thứ trên thế gian

Chủng tử : Trong Pháp hi 2017, còn gi là Mandala Đại Bi Quán Âm, Thchn mt chng t t hay mt ht ging quang minh. Ht ging quang minh này chính là chng t JA.  JA có nghĩa là Nhp Thế Gian Hi Thanh Tnh. Ht ging quang minh tc là Dharma. Dharma hay pháp có nghĩa là khi các Bác càng tng, càng chuyên chú thì s khai m ca ht ging này s bùng v lên, giúp cho mình chng ngộ được s thanh tnh mà đức Phật đã tng chng ng.  Ý nghĩa của chng tử JA rt hay, nhp thế gian là đi vào trong đời, hi là bin vô cùng rng lớn ... Năm nay, chng t JA sẽ được dùng để kết ni mình vi Quán Âm B tát và còn đượdùng vào mt mđích khác na là mình xin nhp thế gian hi thanh tnh.  Cho nên sau khi xong Mandala, khi chúng ta đi vào đời làm vic thì lúc nào cũng được s thanh tnh c.  Mình đi ti s thanh tnh, nhp vào trong s thanh tnh ch không b tràn ngp trong sự đau kh và nghin ngp.

Nói chung khi mà Bác vào trong cõi trn gian này thế nào cũng có nghin ngp, mun cho nghin ngp biến mt thì mình hãy thường ngi im lng mà quán hay là tưởng tượng chng t JA, và đọc chú.  Đương nhiên câu chú đó khi Bác ti hđạo vi Thy thì Bác s hiu (Trao truyền trực tiếp). Nếu Bác không có thi gian hđạo, thì khi Bác đến Mandala Đại Bi Quán Âm, Bác sẽ đọchú Đại Bi vi tt c mọi người, mt mt mình đọc chú Đại Bi, “Nam mô hc ra đát na đa ra dda…”, một mt thì mình nhm mt li và hình dung chng t JA trong đầu ca mình. Ký hiệu chủng tử JA mời xem tại trang nguồn: Thầy Hằng Trường giảng về JA

Huyền Trang là tên của một vị pháp sư. Căn cơ của Ngài rất thâm hậu, áo diệu. Cảnh giới của Ngài thật không thể nghĩ bàn. Bàn về Phật giáo đời cận đại, Ngài là một vị pháp sư rất cao thâm, vĩ đại. Vì sao ? Ngài qua Ấn Độ thỉnh kinh. Khi ấy, chưa có phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa, tàu bè, chỉ dùng ngựa thôi. Thế nên, Ngài cỡi ngựa từ Tân Cương qua trung tâm Á Tế Á, vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn đến Ấn Độ. Cuộc hành trình của Ngài xa viễn, gian khổ. Chưa ai làm được như Ngài. Trước khi qua Ấn Độ thỉnh kinh, mỗi ngày Ngài thực tập đi bộ từ sáng đến tối. Vùng gần nhà không có núi, Ngài sắp ghế bàn lại với nhau, rồi nhảy qua bàn qua ghế, thực tập cách leo núi, trèo non. Vì vậy trên đường từ trung tâm Á Tế Á đến Ấn Độ, tuy có rất nhiều núi non hiểm trở cheo leo, nhưng nhờ khi ở nhà Ngài đã từng thực tập chuẩn bị rồi nên Ngài đi như bay, bao nguy hiểm đều vượt khỏi. Cuối cùng, Ngài đạt mục đích là đến được Ấn Độ. Ngài lưu lại Ấn Độ mười bốn năm ròng rã, rồi sau đó thỉnh kinh trở về nước để phiên dịch.

Phụng chiếu dịch; phụng là thừa phụng; chiếu là chiếu thư; dịch tức là phiên dịch. Từ tiếng Phạm của Ấn Độ, phiên dịch thành tiếng Hoa. Nay có nhiều vị cư sĩ thông đạt Anh văn, Phạm văn, Đức văn v.v... Nếu có thể phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ ở tây phương thì công đức thật vô lượng. Ảnh hưởng này không phải một đời mà kéo dài đời này qua đời nọ. Người tây phương sẽ rất tri ân. Vì vậy, tôi hy vọng mỗi vị Phật đừng để người sau thất vọng, mà hãy mau học tiếng Tàu, rồi phiên dịch kinh điển ra tiếng Anh, ngõ hầu cống hiến phục vụ cho người tây phương. Hãy tranh thủ mà làm. Ngày nay thế giới thật là hư hoại. Chỉ có Phật pháp mới năng vãn hồi cứu độ kiếp ác này. Nếu mọi người đều không hiểu Phật pháp thì e sợ rằng thế giới sẽ đến thời kỳ diệt vong. Đạo Gia Tô nói về ngày tận thế. Ngày tận thế cũng không xa lắm đâu ! Nếu kinh điển Phật giáo được phiên dịch qua tiếng Anh, khiến người người đều thông hiểu Phật pháp, biết rõ rằng không nên lười biếng, cố gắng tiến bước phát tâm tu đạo. Nếu được như thế thì ngày tận thế càng lúc càng xa vời, và không biết con người sẽ sống đến bao nhiêu đại kiếp nữa, hoặc giả không có luôn ngày tận thế. Tại sao ? Vì Phật pháp thường chuyển đại pháp luân, nên khiến mặt trời luôn trụ mãi, không tan mất đi. Vì vậy, không có ngày tận thế. Mọi việc trên thế gian đều sống động cả. Chúng không chết cứng, ù lỳ. Ngày tận thế thật chẳng phải là ngày tận thế. Nếu đến ngày tận thế, cũng không chính là ngày tận thế. Việc quan trọng là nếu mọi người đều học Phật pháp thì chắc sẽ không có ngày tận thế. Nếu không ai chịu học Phật pháp thì ngày tận thế đã đến. Lý này rất sống động chứ không cứng nhắc. Giống như lúc trước có tin rằng trong tháng tư năm nay thành phố Cựu Kim Sơn sẽ có động đất, cả thành phố đều sẽ bị chìm xuống biển. Tin đồn này không phải mới phát sanh trong năm nay mà năm trước cũng đã có rồi. Nhiều kẻ giàu có, sợ chết chìm nên đã bỏ đi đến sống nơi khác. Năm rồi tôi có nói rằng chư vị chỉ nên cố gắng học Phật pháp thì thành phố Cựu Kim Sơn sẽ không bị động đất. Năm nay tôi lại nói rằng chư vị nên thành tâm tụng chú đại bi, học Phật pháp. Tôi bảo đảm với chư vị là thành phố Cựu Kim Sơn sẽ không bị động đất. Những lời này tôi cũng đã từng nói với chư vị rồi. Tại sao cho đến nay Cựu Kim Sơn cũng chưa có động đất ? Có phải là do sự cảm ứng không ? Chư vị thành tâm tụng chú Lăng Nghiêm, học Phật pháp nên thiên long bát bộ đều ủng hộ đạo tràng. Vì vậy, không phát sanh động đất. Việc này cũng giống như ngày tận thế. Ngày tận thế chuyển thành ngày không tận thế. Hà huống có sự động đất ở vùng Cựu Kim Sơn ? Muốn động đất cũng không có động đất, như chúng ta muốn dời nhà nhưng không tìm được nơi thích hợp nên không thể đời đi được. Không thể tìm được nơi tương xứng nên vùng Cựu Kim Sơn sẽ không bị động đất. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Bảy Báu: Vàng - Bạc - Lưu ly - Pha lê - Xa cừ - Xích châu và Mã não: Đức Phật vin vào bàn thất bảo, tay vịn vào chiếc bàn làm bằng bảy thứ báu. Chiếc bàn ở trước Đức Phật được làm bằng bảy thứ báu. Vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, và mã não. Lưu ly có khi được gọi là đá quý. Pha lê ngày nay không còn đặc biệt quý hiếm trong thời đại ngày nay khi thuỷ tinh được dùng phổ biến, nhưng thời xưa, pha lê rất khó kiếm, thế nên nó được xem là loại quý. Xa cừ đôi khi có những đường vân rất đẹp trong đó. Và mã não có hình như óc ngựa màu đỏ và trắng. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Các thứ báu: .... Nếu có trăm ngàn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, các thứ báu… mà vào biển lớn. Giả sử gió bão thổi giạt thuyền bè của họ trôi tấp nơi nước quỷ La-sát. Trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thời các người đó đều thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm.
HT Tuyên Hóa giảng: Ðoạn văn này là nói về nạn quỷ La-sát, nạn thứ ba trong bảy nạn, cũng có thể gọi là nạn gió bão. Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, các thứ báu.
Con người trong thế gian tham muốn những thứ này vì cho đó là quý báu. Kỳ thật nó là vật ở ngoài thân. Quý vị không rõ vật báu của Tự-tánh mình mà lại đi tham đắm của báu bên ngoài để được những thứ không có tác dụng gì cả, không quan hệ gì với Tự-tánh của mình. Nhưng đa số người lại thích tìm vàng. Quốc gia nào cũng đều thích vàng. Vì mọi người đều cho nó là một thứ báu vật hy hữu nên ngày đêm nghĩ cách kiếm tìm, thậm chí các quốc gia giao chiến với nhau cũng là vì thứ vàng này. Tại sao người ta lại quý vàng như thế? Vì nó rất ít, vì ít cho nên trở thành quý. Nếu như vàng nhiều như đất thì người ta cũng không coi nó có giá trị là bao.
Ấy là: “Vật do ít thành ra quý!”
Vàng bạc: Bởi vì ít cho nên ai cũng thích, thậm chí nằm mơ cũng thấy vàng... Những người chuyên môn đãi vàng, vì muốn đến nước Mỹ để tìm vàng mà bị chôn thân trong biển không ít. Tôi nghĩ rằng số người chết rất nhiều, vì trước đây sự giao thông không tiện lợi như bây giờ, tin tức loan truyền cũng không được thông suốt, cho nên số người chết cũng không biết là bao nhiêu. Những người ấy muốn đi tìm vàng trên đường thì gặp gió bão, đang đi trên biển lại bị gió bão thổi mạnh, người và thuyền đều chìm cả. Vàng là vật quý báu bậc nhất, bạc được kể bậc nhì.
Ngoài ra còn có lưu ly, mà người Trung Hoa gọi là Thanh sắc bảo, bửu bối màu xanh.
Xa cừ là một loại đá quý, ở trên mặt có lộ ra những đường vân giống như vết xe lăn trên bùn, cứ cách một đường trắng lại có một đường sáng ánh giống như một đường rãnh, cho nên gọi là Xa cừ. Tuy nhìn thấy hình như có đường rãnh mà dùng tay sờ lên mặt đá lại bằng phẳng trơn láng, không có dấu vết. Ðá này là một trong bảy loại báu vật.
Mã não là một thứ ngọc đá. Thứ đá này giống như óc ngựa, trên màu đá sắc trắng lộ ra từng đường từng đường vân li ti màu đỏ giống như gân máu, cho nên gọi là Mã não.
San hô là loại cây san hô dưới biển, có cây cao tới một thước, tôi đã thấy có cây cao hơn ba tấc. San hô là một loại hóa thạch, do loài trùng ở dưới nước biến thành thực vật có hình dạng giống như cây. Chất liệu của nó giống như ngọc đá cho nên thật là quý giá.

Ở Trung Hoa có một người nhà giàu tên là Thạch Sùng, ông ta rất thích so sánh sự giàu sang với người khác. Một hôm ông ta đến dự yến tiệc ở nhà một vị Hoàng thân bà con với Vua. Lúc ấy Vua ban cho vị Hoàng thân một cây san hô cao độ hơn sáu tấc. Vì là của Vua ban nên tự nhiên phải là quý trọng đặc biệt. Vị Hoàng thân mời Thạch Sùng đến nhà mình, sau bữa cơm, mới đưa cây san hô ra khoe. Nào ngờ Thạch Sùng lấy tay bẻ vụn cây ấy, khiến cho vị Hoàng thân lo sợ quá, mới nói: “Cây này là của Hoàng thượng ban cho, sao ông lại bẻ gẫy đến nỗi không còn giá trị gì nữa thế!”
Thạch Sùng nói: “Ngài đừng lo! Tôi sẽ đổi cho ngài một cây san hô khác, ngày mai ngài đến nhà tôi tùy ý lựa chọn, thích cây nào tôi sẽ biếu ngài cây đó.”
Hôm sau vị Hoàng thân đến nhà Thạch Sùng để xem thử, thì thấy lồ lộ ở phòng khách một dãy san hô cao một thước! Hoàng thân nhìn thấy nghĩ bụng: “A! Mình dù là Hoàng thân, nhưng giàu chưa bằng một góc anh Thạch Sùng này!” Nghĩ rồi bèn lựa một cây san hô vừa ý đem về. Về sau, Thạch Sùng rốt cuộc nhân vì quá giàu mà phải chết. Ấy gọi là “chết vì của.” Người ta tại sao mà chết? Chính là vì chữ tài ấy! “Chim chết vì ăn, người chết vì của.” Chim tại sao mà chết? Chính vì chữ thực mà ra. Chúng sanh điên đảo như vậy đấy!
Hổ phách là một loại khoáng chất màu vàng thẫm, trong suốt, do nhựa cây tùng biến thành.
Trân châu (ngọc trai) là vật thể hình tròn sản xuất từ con trai, lung linh trong suốt, sáng lấp lánh thật đáng yêu.
(Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Kinh Pháp Hoa)

+ TÂM THAM LAM CỦA CON NGƯỜI QUÁ NẶNG

Chúng ta ngày nay sống trên trái đất này, trái đất là quốc độ, là môi trường sống của chúng ta. Mọi người đều đã thấy, đã nghe, nhiều người nói rằng trái đất này đã lâm bệnh rồi, mà là bệnh cực kỳ nghiêm trọng. Nơi nơi đều xảy ra thiên tai, hiểm họa. Những thiên tai, hiểm họa ấy từ đâu mà ra? Đều từ tâm niệm tham lam, sân hận, si mê biến hiện ra.

- Tâm tham là Nước: Tâm tham lam [của con người] quá nặng, tâm tham ấy là nước, nên tai họa lũ lụt hiện ra trước mắt.
- Tâm sân hận là Lửa: Sân hận [của con người] quá nặng, tai họa lửa thiêu liền hiện ra trước mắt.
- Tâm ngu si là Gió: Ngu si [chiêu cảm] tai họa gió bão.
- Tâm không bình đẳng là Đất: Không bình đẳng [chiêu cảm] động đất.

=> Trạng thái tâm của đại đa số quần chúng trong xã hội chúng ta hiện nay thế nào mà chiêu cảm những thiên tai, hiểm họa như thế?

Thiên tai, hiểm họa có thể tiêu trừ, có thể hóa giải. Tôi thường nói rằng, khoa học kỹ thuật không làm được điều đó. Các biện pháp chính trị, vũ lực, quân sự hay kinh tế cũng không làm được. Tất cả đều do nơi tâm địa con người. Chuyển biến tâm địa con người thì duy nhất chỉ có thể nhờ vào nền giáo dục của thánh hiền. Nền giáo dục của thánh hiền là một nền giáo dục bình đẳng.

Vậy nội dung của một nền giáo dục như thế là gì? Chính là ý nghĩa cảm ứng [chúng ta đang bàn]. Nếu đối với ý nghĩa này đã hiểu rõ ràng, đối với chân tướng sự thật này đã nhận biết sáng tỏ, thì mỗi lúc khởi tâm động niệm liền tự nhiên có sự kiềm chế, soát xét lại, từ đó biết nỗ lực làm việc thiện.

GIẢNG GIẢI CẢM ỨNG THIÊN BÀI 5 _HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG (NGUYỄN MINH TIẾN VIỆT DỊCH).

+ Tu tâm định tĩnh giúp cơ thể không mỏi mệt: Trích đoạn ... đức Phật bảo: Chư Tỷ-kheo, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: "Ly dục tầm này khởi lên nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động.

... Đức Phật bảo: Chư Tỷ-kheo, Ta phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán loạn được an trú, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. (Nguồn: 19. Kinh Song Tâm)

+ Thực Hành Tín nguyện:
“Trong Di Đà Yếu Giải lấy ghét bỏ Ta bà, vui cầu Cực Lạc làm nguyện”, nguyện này là gì? Là nguyện sanh Tịnh độ. “Lại lấy tín nguyện trì danh làm nhất thừa nhân nhân”, tôi nguyện đi, nhưng đi như thế nào? Tín, nguyện, trì danh quý vị sẽ đi được. Trong đời này của chúng ta chỉ làm ba việc này. Làm ba việc này thông thường nói, Phần tử tri thức đọc kinh là quan trọng, nhất định phải bắt đầu từ việc đọc kinh, không có căn bản này, tín nguyện không kiên cố.
- Đọc kinh chỉ nên đọc bộ Kinh Vô Lượng Thọ, hoặc là Kinh A Di Đà. Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ là cùng một bản, một kinh gọi là đại bổn, còn một kinh gọi là tiểu bổn. Văn tự có ít nhiều không giống nhau, nghĩa lý hoàn toàn tương đồng, cho nên thuộc về đồng bộ. Nhưng Kinh Vô Lượng Thọ nói tường tận, Kinh Di Đà nói đơn giản. Tường tận có ưu điểm, giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, kiên định tín nguyện, có được ưu điểm này. Đọc, mỗi ngày phải đọc kinh văn, coi việc đọc kinh văn như khóa tu cần thiết của chúng ta, khóa tụng sáng và tối.(Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

 

+ 5- NGHI NGỜ - NGHI HOẶC
- Không phân biệt được Pháp lành giữ, không có tín tâm và khả năng thực hành giáo lý lên nghi ngờ (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ 16. KINH TÂM HOANG VU (Cetokhila Sutta)
Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này không xảy ra. Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ?

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm chưa được diệt trừ.
         Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.
Thế nào là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào đối với những dục, không phải không tham ái... không phải không khát ái, tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không phải không tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham ái ... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống thiên nặng về khoái lạc về sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghỉ, khoái lạc về thụy miên. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê cho đến bụng chứa đầy... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư chưa được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh với mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ:
"Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được đoạn tận.
          Như vậy là năm tâm triền phược chưa được đoạn tận.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu này, chưa đoạn tận năm tâm triền phược này, vị ấy có thể lớn mạnh trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này không xảy ra.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã diệt trừ năm tâm hoang vu, đã đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này có xảy ra.
Thế nào là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo không nghi ngờ bậc Ðạo , không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai đã được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Tăng, không do dự, quyết đoán, tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba đã được diệt trừ.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ học pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư đã được diệt trừ.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã được diệt trừ.
               Như vậy là năm tâm hoang vu đã được diệt trừ.
Thế nào là năm tâm triền phược đã được đoạn tận?
Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không có khát ái, tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ nhất đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không có tham ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa đầy, sống không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc về ngủ nghĩ, khoái lạc về thụy miên... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ tư đã được đoạn tận.
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác", tâm vị ấy hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ năm đã được đoạn tận.
           Như vậy là năm tâm triền phược đã được đoạn tận.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đã đoạn tận năm tâm triền phược này, thời vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiện này có xảy ra.
Vị này tu tập như ý túc câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tinh tấn Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tâm Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc câu hữu với tư duy Thiền định; và tinh cần hành với nỗ lực là thứ năm.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười lăm pháp kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Chư Tỷ-kheo, như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái, những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự mong ước: "Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng, hay với mỏ của chúng, có thể thoát ra một cách yên ổn", những con gà con ấy, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng hay với mỏ của chúng, có khả năng thoát ra một cách yên ổn. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn. (Nguồn: 16. Kinh Tâm Hoang Vu)

+ Nghi hoặc: .... Bèn thấy đại Bồ Tát Di Lặc từ nơi khác đến, có vô lượng chư Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, .............. Thiện Tài thấy rồi, hoan hỉ hớn hở, năm thể sát đất.

Bấy giờ, Bồ Tát Di Lặc quán sát Thiện Tài, chỉ thị đại chúng, khen ngợi công đức của Thiện Tài, mà nói kệ rằng:  Tr 233

Sinh tâm nghi hoặc, thì sẽ ở trong sương mù, không biết được phương hướng, tìm chẳng được con đường chân chánh. Phải tin tam tạng mười hai bộ, lời nói hành động phải phải căn cứ nơi tam tạng Kinh điển, không đi trật đường, đó mới là bản sắc của người tu đạo ... Tr269

Nếu ai nghe pháp nầy
Mà sinh tâm thệ nguyện
Nên biết người như vậy
Đã được lợi rộng lớn.  Tr 271

Sáu mươi ba bài kệ ở trên là khen ngợi Thiện Tài (Di Lặc BT khen).
Hai mươi sáu bài kệ trước là khen quả đức, bảy bài kệ kế tiếp là khen hiện đức, tám bài kệ kế tiếp là khen gặp hữu đức, năm bài kệ kế tiếp là khen sớm thành bậc hạnh đức, bảy bài kệ cuối là tổng minh các đức.  (Nguồn: Tr274 - T24. Kinh Hoa Nghiêm)

+ Do đó, các hành tinh hệ sẽ rơi vào nhóm tương tự, và việc này sẽ mở ra cho các nhà nghiên cứu một lĩnh vực ức đoán rộng lớn. Bảy Đấng Prajapatis thuộc về hai nhóm ba, với một Đấng cai quản. Các nhà nghiên cứu cần nhớ kỹ khi nghiên cứu thái dương hệ, các cõi, các hành tinh hệ, con người và nguyên tử, đó là việc phân nhóm của các đường hoặc các dòng năng lượng trong các chu kỳ tiến hóa đương nhiên rơi vào bốn phân chia :
1/ 1 - 3 - 3.
2/ 4 - 3.
3/ 3 - 4.
4/ 3 - 1 - 3.

- Cách chia 1 có thể được hiểu dưới định luật về các tương ứng khi bản chất của cõi nguyên tử của thái dương hệ, ba cõi dĩ thái vũ trụ, và ba cõi nỗ lực của con người được điều nghiên liên quan với nhau.
- Cách chia 2 trở nên dễ hiểu hơn khi sự liên lạc chặt chẽ giữa bốn cõi dĩ thái vũ trụ và ba cõi thấp được hiểu rõ. Việc này có thể trở nên sáng tỏ bằng việc nghiên cứu về 4 chất dĩ thái hồng trần và 3 cõi phụ thấp của cõi trần chúng ta.
- Cách chia 3manh mối đối với bí ẩn của nó trong cấu tạo của cõi trí, với ba cõi phụ vô sắc tướng và bốn cõi phụ hữu sắc tướng của cõi đó.
- Cách chia 4 có thể hiểu được khi người nghiên cứu đi đến việc hiểu biết về bản chất riêng của nó như là một Tam Thượng Thể Tinh Thần, một thể chân ngãmột con người tam phân hạ đẳng. Nhà nghiên cứu cũng có thể tiến tới phân chia thứ nhất một cách tương tự và xem chính mình như một mãnh lực đầu tiên hay Chân Thần, một mãnh lực tam phân hay Ego và một năng lượng tam phân hạ đẳng, hay là phàm ngã, nên nhớ rằng ở đây chúng ta chỉ bàn đến năng lượng sáng tạo và bàn đến trạng thái biểu lộ của Brahma khi trạng thái đó tự kết hợp với trạng thái Vishnu. (Nguồn: LVLCK, 923, tập 2)

 + Bộ số 666 - 777 - 888: Không hề có sự cố định về thời gian tạm ngưng, đó chỉ là vấn đề nhu cầu của linh hồn mà thôi; (VLH, 199)
+ Người ta cho rằng bí nhiệm ẩn tàng trong 777 lần luân hồi. Con số này đem lại cơ hội cho nhiều suy gẫm. Cần nói rõ rằng đó không phải là con số chu kỳ luân hồi mà con người phải vượt qua nhưng nó nắm giữ chìa khóa cho 3 chu kỳ chính đã nói trước (chu kỳ của Chân Thần, chu kỳ của Chân Ngã, và chu kỳ của Phàm ngã –ND). Trước tiên, con số này áp dụng cho Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống hành tinh chúng ta chứ không phải cho các hành tinh hệ khác. Mỗi Đức Hành Tinh Thượng Đế có con số của Ngài, còn con số của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta ẩn giấu trong 3 con số nói trên, cũng như 666 và 888 nắm giữ cái huyền bí được che giấu của hai Đức Hành Tinh Thượng Đế khác. Số 777 này cũng là số chuyển hóa, vốn là công việc căn bản của tất cả các Hành.

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số Và Thuật Ngữ

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số

Xem: Tương Ứng Bảy Cảnh Giới Sự Sống Thái Dương

NHỮNG VÍ DỤ CỦA QUY LUẬT— EXAMPLES OF THE LAW
1. Luật Tương Ứng và # 3
- 3. Theo Luật Tương Ứng, cõi trí tuệ có một tương ứng trong cõi phụ thứ ba của cõi hồng trần, cõi mà trong đó khoa học đang tiến vào. Tâm trí có, đối với biểu hiện chính của nó trong thế giới vật chất, cái mà chúng ta gọi là nền văn minh khoa học của chúng ta. (LVCT/ TWM, 389)
2. Luật Tương Ứng và # 6 - The Law of Correspondences and # 6
- Ảnh hưởng phát xuất từ cõi phụ thứ sáu của cõi bồ đề kêu gọi ra một phản hồi đối ứng từ vật chất cõi phụ thứ sáu trong các thể khác, và nguyên lý thứ sáu của bồ đề theo Luật Tương Ứng làm tăng cường rung động đó.
Hải Vương Tinh vì thế có một tác động sâu sắc và một kết nối gần gũi với cõi trung giới - cõi cảm dục - cõi thứ sáu, hay với phần chất lỏng của cơ thể con người và của thể vật chất của hành tinh, cũng với (LVLCK/ TCF, 898)

3. Luật Tương Ứng và 1-3-7 và 2-4-6 — The Law of Correspondences and 1-3-7 and 2-4-6 (TLHNM/ EP II 88-9)
Hai cung phần lớn là mục tiêu nỗ lực của nhân loại là cung một và cung hai. Một cung là mục tiêu của chư thiên hay sự tiến hóa thiên thần, cung thứ ba. Tất cả ba cung này tiếp xúc với hai cực, và sự đạt được mục tiêu vào cuối chu trình đánh dấu thành tựu của Đấng Thượng Đế Thái Dương.
Điều này một lần nữa bị giấu kín trong bí ẩn. Cung thứ bảy và cung một rất gần gũi với nhau, với cung thứ ba kết nối chúng, và thế là chúng ta có mối quan hệ được biểu đạt: 1. 3. 7.

Cũng có một mối liên hệ mật thiết giữa các cung 2. 4. 6., với cung thứ 5 ở một vị trí đặc biệt, ngay tại điểm trung tâm của sự thành tựu, ngôi nhà của chân ngã hay linh hồn, cõi giới hiện thân của tâm trí, điểm hoàn thành của phàm ngã, và sự phản chiếu trong ba thế giới của chân thần tam phân.

- Cung I… Ý Chí, thể hiện như quyền lực, sức mạnh trong sự hiển lộ của Thiên Cơ của Thượng Đế.
- Cung III… Sự thích ứng của hoạt động với trí tuệ. Cung này là cung chủ yếu trong thái dương hệ trước đây; nó là nền tảng của thái dương hệ này, và nó được kiểm soát bởi Đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan).
- Cung VII… Nghi lễ hay tổ chức. Đây là sự phản chiếu trên cõi hồng trần của hai cung trên, là tương tự được kết nối với Đức Văn Minh Đại Đế. Nó điều khiển [Trang 89] những mãnh lực nguyên tố và quá trình cuộn vào trong và khía cạnh hình tướng của ba vương quốc trong tự nhiên. nắm giữ bí ẩn giấu kín về màu sắc và âm thanh vật chất. Nó là quy luật.
Ba cung này cùng nhau ôm trọn và hiện thân cho tất cả. Chúng là Quyền Lực, Hoạt Động và Luật được biểu hiện.
- Cung II.... Bác Ái và Minh Triết, cung tổng hợp là mục tiêu của hệ thống này, nắm giữ tất cả trong sự hài hòa và mối quan hệ mật thiết.
- Cung IV… Sự biểu đạt của Hài Hòa, vẻ đẹp, âm nhạc và hợp nhất.
- Cung VI… Cung của sự Tận Tâm đến lòng nhiệt huyết của người chí nguyện, và sự hy sinh phàm ngã cá nhân vì lợi ích tốt đẹp cho tất cả, với mục tiêu trong cái nhìn về sự hài hòa và vẻ đẹp, được thúc đẩy bởi tình yêu thương.

Hai nhóm cung này có thể được liên hệ với nhau như sau:

Cung 1. 3. 7 là những cung lớn kết nối với hình tướng, với quá trình tiến hóa, với trí tuệ hoạt động của hệ thống, và với những quy luật điều khiển đời sống trong tất cả các dạng thức ở tất cả các vương quốc trong tự nhiên.
Cung 2. 4. 6 là những cung kết nối với đời sống bên trong, mở rộng thông qua những hình tướng đó, các cung của động lực, chí nguyện và hy sinh. Các cung này trước hết là về phẩm chất.

Cung 1. 3. 7 liên quan đến những thứ cụ thể và đến chức năng hoạt động của vật chất và hình tướng từ cõi giới thấp nhất đến cõi giới cao nhất.
4. Luật Tương Ứng và 1, 2, 3 — The Law of Correspondences and 1, 2, 3 (LVLCK, TCF 586-7)
- Cung đầu tiên của Ý Chí hay Quyền Lực là phương diện đầu tiên của bản thể - Tất Cả, và trong lần tuôn đổ thứ ba, 83 đi xuống [Trang 587] đến cõi thứ năm, cùng với các chân thần khác. Một sự tương ứng vi tế hiện hữu giữa các chân thần của Ý Chí trên cõi thứ năm, quy luật thứ năm, và Cung thứ năm.
- Cung thứ hai của phương diện Bác Ái - Minh Triết nắm giữ sự điều khiển trên các cõi giới thứ tư và thứ sáu, và thống trị các Quy Luật về Sự Gắn Kết và Điều Khiển Điện Từ, và Luật cõi cảm dục của Tình Yêu Thương. Có một sự kết nối lẫn nhau trực tiếp giữa các Cung trừu tượng và các quy luật của các cõi giới nơi mà chúng đặc biệt kiểm soát.
- Cung thứ ba về phương diện Hoạt Động, điều khiển những Quy Luật về sự Tan Rã và về Cái Chết, trên các cõi giới thứ ba và thứ bảy.
Vì thế, mọi thứ sẽ rõ ràng cho người môn sinh minh triết thiêng liêng cẩn thận rằng:
1. Phương diện Quyền Lực - Cung 1, Các cõi giới 1 và 5, và những Quy Luật về Cố Định và Rung Động, tạo thành một khối liên kết nhau.
2. Phương diện Tình Thương - Cung 2, Các cõi giới 2, 4, 6, và những Quy Luật về Gắn Kết, Điều Khiển Điện Từ, và Tình Yêu Thương, tạo nên một đơn vị khác.
3. Phương diện Hoạt Động—Cung 3, Các cõi giới 3 và 7, và các Quy Luật về Phân Rã, Hy Sinh và Chết, tạo nên một nhóm khác nữa.
5. Những ví dụ thêm— Further examples
+ Trong đời sống này, rung động chính của bạn chạy theo dòng 2-4-6, tạo nên sự tăng cường những phẩm chất cung thứ hai của bạn và biểu thị cho nhu cầu cần có một yếu tố cân bằng nào đó. Tuy nhiên, sự khó khăn sẽ được trợ giúp và vấn đề sẽ được hỗ trợ hướng đến giải pháp bởi sự kiện rằng cơ thể vật chất của bạn thuộc cung bảy, nó đem đến rung động của dòng năng lượng 1-5-7. Điều này là một hỗ trợ rất lớn cho bạn. Trên cõi hồng trần, vì thế, bạn có nhiệm vụ cân bằng sự vượt trội của các thuộc tính, phẩm chất và nhịp điệu của cung hai. (NĐTTKNM/ DINA I, 666)

+ Điều cần lưu ý tiếp theo là các cung phàm ngã - chỉ với một ngoại lệ - là các cung trên dòng 1- 3- 5- 7, cho ta thấy từ đó khuynh hướng bảo tồn cân bằngbù trừ lại sự điều khiển mạnh mẽ của dòng 2- 4- 6. Tôi muốn từ cân bằng này ở nhiều trong tâm trí của bạn khi bạn nghiên cứu công việc của Ashram (cộng đồng tu học) và nhóm tương quan lẫn nhau. Chỉ có người cân bằng mới có thể thật sự đáp ứng được nhu cầu của những người tin tưởng anh ta giảng dạy và có thể quản lý được với minh triết hai dòng của mãnh lực tổng hợp được hợp lại trong mỗi quá trình giảng dạy. Hai dòng này [Trang 178] là năm dòng năng lượng tạo nên thiết bị của người thầy giáo và những gì tạo nên thiết bị của người được dạy (người học). (NĐTTKNM/ DINA I 177)

+ Một trong những điều thú vị cần lưu ý (khi một người nghiên cứu khuynh hướng cung của bạn) đó là tất cả ba thể thấp của bạn ở trên dòng 1- 3- 5- 7, nhưng cung phàm ngã của bạn thuộc cung 6, trên dòng 2- 4- 6. Tại sao nó lại như vậy? Lý do đó là sự điều khiển của linh hồn bạn trong kiếp sống này có đủ quyền lực để gợi lên một phản ứng trên tất cả ba thể thấp của phàm ngã, và cung phụ thứ 6 của những cung thống trị của ba thể đó hoạt động tích cực đến nỗi nó trở thành một nhân tố chủ yếu. Vì thế bạn có một cung sáu phàm ngã. (NĐTTKNM/ DINA I 428)

+ Có một khuynh hướng trong tâm trí của những nhà nội môn luôn hướng đến những dòng mãnh lực vĩ đại: 1 - 3 - 5 - 7 và 2 - 4 - 6. (CCVĐĐ/ RI 593)

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số Và Thuật Ngữ

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số

Xem: Tương Ứng Bảy Cảnh Giới Sự Sống Thái Dương

Xem Tooltip: Đánh số xuống - Chiều tiến hóa

Xem Tooltip: Tương ứng số

Xem: Huyền giai sáng tạo - Sự tiến hóa

HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ - BỘ SỐ HAY NHÓM CÁC SỐ

A- HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC CON SỐ

I- THEO MINH TRIẾT MỚI

+ Số 3: Bản chất là 3 x 3 = 9. Như vậy 9 có bản chất cấp 3 (LVLCK, 1165). Cũng theo LVLCK, Ba cung gốc tự phân thân, mỗi cung làm 3 loại năng lượng => Có 3 nhóm, mỗi nhóm có 9 năng lượng;

+ Năm bí huyệt với 48 cánh hoa của chúng do đó được tổng hợp thành hoa sen có 2 cánh hoa, và khi đó chúng ta có 48 cộng với 2 bằng 50, con số của phàm-ngã hoàn thiện, vì 5 là con số của người và 10 là con số của sự hoàn hảo. Cũng về mặt biểu tượng, nếu tổng số của 48 cánh hoa của 5 bí huyệt được thêm vào 96 cánh hoa của bí huyệt giữa hai lông mày, số 144 hiện ra. Con số này có nghĩa công việc được hoàn thành của 12 Huyền Giai sáng tạo, 12 lần 12 và do đó tập hợp linh hồn chủ quan và thể xác khách quan trong sự hợp nhất và sự nhất-quán hoàn hảo. Đây là viên mãn. Số 144 cộng với các con số này, tức số 1000 (số cánh hoa trong hoa sen của bí huyệt đầu), và bạn có số của những người được cứu trong Sách Khải Huyền (Book of Revelations), 144.000 người có thể đứng trước mặt Thượng Đế, vì ba con số không (000 − ciphers) được tìm thấy ngụ ý cho phàm-ngã. Khi con người đã hoàn thành nơi y công việc vĩ đại, khi số 144.000 được xem như tượng trưng cho mức độ thành tựu của y, bấy giờ y có thể đứng trước Thượng Đế − bấy giờ không chỉ trước khi Thiên Thần của Bản Lai Diện Mục (Angel of the Presence) mà là trước chính Bản Lai Diện Mục (Presence Itself). (LVHLT, 200)

+ Bộ số 666 - 777 - 888: Không hề có sự cố định về thời gian tạm ngưng, đó chỉ là vấn đề nhu cầu của linh hồn mà thôi; (VLH, 199)
+ Người ta cho rằng bí nhiệm ẩn tàng trong 777 lần luân hồi. Con số này đem lại cơ hội cho nhiều suy gẫm. Cần nói rõ rằng đó không phải là con số chu kỳ luân hồi mà con người phải vượt qua nhưng nó nắm giữ chìa khóa cho 3 chu kỳ chính đã nói trước (chu kỳ của Chân Thần, chu kỳ của Chân Ngã, và chu kỳ của Phàm ngã –ND). Trước tiên, con số này áp dụng cho Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống hành tinh chúng ta chứ không phải cho các hành tinh hệ khác. Mỗi Đức Hành Tinh Thượng Đế có con số của Ngài, còn con số của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta ẩn giấu trong 3 con số nói trên, cũng như 666 và 888 nắm giữ cái huyền bí được che giấu của hai Đức Hành Tinh Thượng Đế khác. Số 777 này cũng là số chuyển hóa, vốn là công việc căn bản của tất cả các Hành.

II- THEO PHẬT GIÁO

III- THEO DỊCH HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

B- HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC BỘ SỐ - NHÓM SỐ

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số Và Thuật Ngữ

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số

Xem: Tương Ứng Bảy Cảnh Giới Sự Sống Thái Dương

+ Nhân loại chỉ mới ở ngưỡng của việc trở nên thiên về trí tuệ (LVHLT, 439)

+ Giới Nhân loại thật sự: Ở hai trong số ba cõi thấp - tức cảm dục và hồng trần – thì 5 cõi phụ của nỗ lực con người là 5 cõi phụ cao nhất. Hai cõi phụ thấp nhất, tức cõi phụ 6 và 7 là cõi mà chúng ta có thể diễn tả như là “thấp lè tè” và liên hệ với các hình thức sự sống thấp dưới toàn thể nhân loại. Chúng ta có một sự tương đồng được củng cố trong sự kiện rằng 2 căn chủng có trước nhất trong cuộc tuần hoàn này dứt khoát không phải là nhân loại và rằng chính căn chủng thứ 3 mới thực sự là nhân loại lần đầu tiên. Do đó, đếm từ dưới lên trên, thì chỉ cõi phụ thứ 3 trên cõi trần và cõi cảm dục mới đánh dấu sự khởi đầu cho cố gắng của nhân loại, còn lại 5 cõi phụ thấp phải được chinh phục. Trên cõi trí, 5 cõi phụ thấp phải được chinh phục trong cuộc tiến hoá thuần tuý nhân loại. Khi tâm thức được tập trung trên cõi phụ 5 (tính từ dưới lên) lúc bấy giờ các cõi trừu tượng – theo quan điểm con người trong ba cõi thấp - bất ngờ xảy đến 2 cõi phụ tổng hợp, biểu lộ qua sự tổng hợp của 5 giác quan. Trong cuộc tiến hoá của Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có cùng một sự kiện: 5 cõi nỗ lực, tức 5 cõi thấp của Thái dương hệ và hai cõi trừu tượng cao hơn, tức cõi tinh thần hay cõi Chân Thần và cõi thiêng liêng hay cõi Thượng Đế. (LVLCK, 187)

+ Cõi Người - Nhân loại được thiết lập trên nền tảng của ham muốn và dục vọng khám phá, hưởng thụ. Đây là nơi mà hạnh phúc và khổ đau xen lẫn nhau một cách hoàn hảo đủ để thôi thúc con người hướng đến hành trình tâm linh. Nhân để sinh vào cõi Người là sự trì giữ năm giới (không sát sinh, không uống rượu, không tà dâm, không trộm cắp, không nói dối). Xem nguồn

+ Tương Ứng Trung tâm lực với Nhân Loại:  Ở đây có một lời, và là một gợi ý. Một cách tượng trưng, Thánh Đoàn của hành tinh tạo thành bí huyệt đầu của nhân loại, và các thần lực của các Ngài tạo thành các lực của bộ não. Trên cõi trần có một nhóm lớn những người tìm đạo, các đệ-tử dự bị và các đệ-tử chính thức, họ đang tìm cách để đáp ứng với “bí huyệt đầu”, một số có ý thức, một số vô thức. Họ được tập hợp từ mọi lĩnh vực biểu lộ, nhưng tất cả đều sáng tạo theo cách này hoặc cách khác. Đến lượt họ, họ tạo thành những gì có thể được gọi một cách tượng trưng là “tuyến tùng quả” của nhân loại. Giống như trong con người cá biệt, tuyến này thường không hoạt động và ở trạng thái hôn thụy, cũng thế, trong nhân loại, nhóm các tế bào trong não của thể kết hợp này không hoạt động, nhưng dao động theo các rung động của bí huyệt đầu – tức Đại Đoàn huyền linh (the occult Hierarchy). Một số tế bào đã thức tỉnh. Hãy để chúng tăng cường nỗ lực của chúng và nhờ thế đánh thức các tế bào khác. Những người tiên phong của gia đình nhân loại, các nhà khoa học, nhà tư tưởng và các nghệ sĩ tạo thành tuyến yên. Họ biểu lộ trí cụ thể nhưng lại thiếu nhận thức trực giác và chủ nghĩa lý tưởng vốn sẽ đặt họ (nói tượng trưng) vào tuyến tùng quả; tuy thế họ lỗi lạc, biểu cảm và có óc khám phá. Mục tiêu của Thánh Đoàn (lại nói một cách tượng trưng) là làm cho tuyến tùng quả mạnh lên và, do đó, có tính thu hút đến nỗi tuyến tùng quả của những sự sống tế bào có thể được kích thích, và nhờ đó mang lại một sự tương tác chặt chẽ. Điều này sẽ dẫn đến tác động mạnh mẽ đến nỗi sẽ có một luồng chảy của các tế bào mới tới tuyến tùng quả, và đồng thời một phản ứng mạnh mẽ được thiết lập đến nỗi toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến luồng đi lên của nhiều sự sống được kích thích để thay thế cho những sự sống đang tìm đường tiến vào trung tâm nỗ lực của Thánh Đoàn (LVHLT, 277)

+ Có thể nói rằng con người rơi vào ba nhóm chính:

1. Đại đa số, vốn là những người không tốt cũng không xấu, nhưng chỉ không suy nghĩ và hoàn toàn chìm đắm vào trong triều lưu tiến hóa và trong hoạt động phát triển một ngã thức thực sự, cùng với sự trang bị cần thiết.

2. Một số nhỏ, có số lượng rất nhỏ, vốn là những người hoạt động một cách rõ rệt và hữu thức ở khía cạnh vật chất − hoặc (nếu bạn thích diễn tả nó như thế) ở khía cạnh của tà lực. Họ có uy lực trên cõi trần, nhưng quyền năng của họ thì tạm thời chứ không vĩnh cửu. Định luật của vũ trụ, vốn là luật bác ái, không ngừng chống lại họ, và từ trong điều có vẻ như là ác, cái tốt sẽ xuất hiện.

3. Một số lớn vốn là những người tiên phong đi vào giới linh hồn, họ là người tiêu biểu cho các ý tưởng trong kỷ nguyên mới, và là người gìn giữ cái khía cạnh của Minh-Triết Muôn Thuở (Ageless Wisdom) vốn sắp được tiết lộ cho nhân loại. Nhóm này bao gồm những người nam lẫn nữ, vị tha và thông minh trong mỗi lĩnh vực của nỗ lực con người, của người tìm đạo và các đệ-tử, của các điểm đạo đồ, − họ xướng lên nốt (note) cho các nhóm và các kiểu người (types) khác nhau − và của chính Thánh Đoàn Huyền Linh (Occult Hierarchy). Ảnh hưởng của nhóm các huyền bí gia và các bậc thức giả này thì cực kỳ lớn lao, và cơ hội hoạt động hợp tác với nhóm đó vào lúc này thì dễ dàng đạt tới hơn vào bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử nhân loại.

Nhóm thứ nhất thì không suy nghĩ, hai nhóm kia đang bắt đầu suy tư và sử dụng các định luật của tư tưởng. Tôi muốn bàn đến việc sử dụng tư tưởng của người tìm đạo. (LVHLT, 482)

+ Nhân Duyên Sinh Các Cõi: Trong vòng luân hồi theo nghĩa mô tả những cõi giới trong luân hồi là kết quả của những nghiệp nhân tương ứng. Xét ở khía cạnh các trạng thái Tâm, có thể nói, hàng ngày, thậm chí trong từng giây phút, chúng ta có đủ trải nghiệm của 6 cõi luân hồi trong tâm.
- Khi chúng ta khởi tâm sân hận, đó là trải nghiệm về cõi Địa ngục trong chính bản thân.
- Khi dấy lên tâm tham lam, chúng ta trở thành một chúng sinh của Ngã quỷ.
- Khi khởi tâm ngu si, mê muội, chúng ta trải nghiệm trạng thái Súc sinh.
- Khi kiêu hãnh ngã mạn, chúng ta trải nghiệm trạng thái tâm của chư Thiên.
- Nếu sinh tâm ganh ghét, đố kỵ, chúng ta liền trở thành loài Atula.
Như vậy, nếu phản tỉnh quán chiếu mỗi ngày, chúng ta thấy tâm mình không ngừng luân hồi trong sáu đạo. Vì vậy, việc tu tập rèn luyện để chuyển hóa những tâm luân hồi tiêu cực này là cần thiết trong từng hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta hàng ngày. ( Xem nguồn )

+ Cõi Người: Chiếu sáng khắp thế gian: Trí huệ sáng suốt của Bồ Tát Quán Thế Âm rực rỡ chiếu khắp cả thế giới Phàm thánh đồng cư. Cõi mà chúng ta hiện đang sống đây gọi là cõi Phàm thánh đồng cư, còn gọi là "Thế gian Phàm thánh đồng cư," tức là nơi mà phàm phu và thánh nhân cùng ở chung ( HT Tuyên Hóa giảng Kinh Pháp Hoa - Phẩm Phổ Môn)

+ Thất nghiệp: Người đang thất nghiệp, nghĩa là đang bị thiếu phước (Kiếp trước không tạo được nhiều phước lành)

+ Cải mệnh thất nghiệp ta phải:
- Một: Nhiệt tình àm những việc không công, phục vụ xã hội như đắp đường, xây nhà, vào chùa công quả; phụ làm cầu, dọn vệ sinh xóm làng - khu phố,…việc gì đến cũng yêu thích. Ham học, ham làm để làm người có ích cho xã hội, dù không được trả lương, không cần đợi ai nhắc nhở, xem mọi việc tốt đời đẹp đạo như của chính gia đình mình. Rồi vào chùa công quả, phụ giúp trong các ngày Lễ. Xả bỏ cái tôi như “địa vị xã hội; lòng tự trọng, danh tiếng ...".
- Hai: Biết cứu giúp người trong cơn nguy khốn: Ví dụ có lần mình đi trên con đường vắng, bất chợt nhìn thấy một người bị đau đớn nằm lăn lộn trên đường. Do động lòng trắc ẩn, mình dừng lại hỏi han, và biết họ đang đau bụng. Sợ họ bị đau ruột thừa nên mình vội đỡ lên xe đưa ngay tới bệnh viện. Nhờ được cấp cứu kịp thời nên họ thoát chết. Chỉ có thế thôi mà sau này nhiều quả báo lành sẽ trở lại với mình dù chỉ một lần giúp người trong cơn nguy khốn.
- Ba: Sám hối những lỗi lầm do cố ý hay do si mê mà ta đã gây ra từ kiếp xưa.
- Bốn: Hàng ngày lễ Phật và nguyện rằng: Lạy Phật từ bi, con hiện tại do thiếu phước nên không có việc làm. Xin Phật gia hộ cho con, nếu có nơi nào làm ra những sản phẩm hữu ích mà đồng ý tiếp nhận con vào làm, dù lương nhiều hoặc ít thì con sẽ cố gắng sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà làm phước, để đền bù những ác nghiệp quá khứ của con, (thậm chí đem toàn bộ tiền lương mỗi tháng đi làm phước hết).
- Năm: Tinh tấn tu tập thiền định theo mục tiêu Vô ngã để nhận ra và chỉnh sửa lại cách sống sai lầm của mình.
- Sáu: Phải tránh xa cám dỗ nguy hiểm: tiền bạc, danh vọng, quyền lực, và tình dục, giống như tránh lửa. Hạn chế tối đa sự hưởng thụ, đặc biệt nếu nhiều về tình dục, nó sẽ đốt hết phước của họ rất nhanh, chẳng mấy chốc mà “thân tàn ma dại, chết non”, hao tổn sức khỏe, sự minh mẫn, và tâm hồn trong sáng của mình. Luôn có ý thức vươn tới sự tốt đẹp, biết quý trọng thành quả lao động, hạn chế sự hưởng thụ, biết tu tập thì trong trái tim sẽ nảy nở niềm vui chân chính, chăm chỉ cần mẫn, say mê sáng tạo, tìm thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống cho mình, cho xã hội. Đó cũng yếu tố nhân quả, phước đức giúp ta thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của thất nghiệp và đói nghèo.(THIỀN TÔN PHẬT QUANG)

Xem thêm cải mệnh theo Phật dậy: tại đây  và Tại đây  và theo Phật dậy_NTH)
Xem: Cải mệnh để khỏe và giầu sang
Xem: Số mệnh - Định Mệnh - Định Nghiệp

+ DƯỢC SƯ PHẬT GIA TRÌ DƯỢC VẬT TRỊ BỆNH PHÁP
Tu Pháp này, dùng 7 ngày, 21 ngày, hoặc 49 ngày làm một kỳ hạn. Mỗi ngày tu Pháp từ một đến ba lần. Nếu chuyên tu Pháp này dùng làm Thường Khóa (khóa tu hàng ngày) ắt công hiệu rất lớn

_Kính Lễ:
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (3 lần)
Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát (3 lần)
Nam mô Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng (3 lần)
_Cầu Nguyện:
Đệ Tử (họ tên là…) chí thành cầu xin Đức Đại Từ Đại Bi Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai với các Đại Thánh Chúng trong Dược Sư Hải Hội, chẳng trái ngược
với Bản Thệ, thương xót chúng hữu tình, gia trì vào thuốc này [hoặc thức ăn, hoặc nước sạch, hoặc người bệnh (họ tên là….)] khiến cho người bệnh (họ tên là…) với tất cả chúng sinh hữu tình trong Pháp Giới được tiêu trừ bệnh khổ, thân tâm mạnh khỏe, kéo dài thọ mệnh.

Nguồn: Kinh DƯỢC SƯ PHẬT GIA TRÌ DƯỢC VẬT TRỊ BỆNH PHÁP - Trang 200

+ Chú Thủy - Trì Chú Vào Nước Tịnh Thủy - Không có vi trùng

Trong Thần Chú Dược Sư Quán Đỉnh Chân Ngôn :

Thần chú này được trích ra từ nơi Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Theo như trong Kinh, Đức Phật Thích Ca nói nếu có chứng bệnh gì mà cứ nhất tâm trì chú này trong nước tịnh thủy đủ 108 biến rồi uống vào thì các bệnh đều lành.

Còn như những người mà trọn đời thọ trì chú này thì đặng khỏi bệnh tật và được sống lâu, đến lúc mạng chung lại được sinh về cõi Tịnh Lưu Ly. Nhưng phải biết rằng: chú này được gọi là "Quán Đỉnh" là nói chú này do nơi đỉnh quang của Phật mà thuyết ra. Người nào nếu thọ trì đọc tụng chú này mà đặng thanh tịnh ba nghiệp (thân, miệng, ý) thì hào quang Phật chiếu ngay đến nơi đỉnh môn của người trì tụng ấy một cách mát mẻ như rưới nước cam lồ vậy (Xem Giá trị và Ý nghĩa Thần Chú)

+ Chú Thủy chữa bệnh - Đức Phật cho phép: A Nan Đà Hỏi Đức Phật: Tì-kheo bị bệnh thủng được phép nhờ người niệm thần chú để chữa trị không? Đức Phật đáp: Được.

Chú giải: Thủng là căn bệnh do các khí hàn và nhiệt kết tụ lại mà thành, tức do phong đại không điều hòa mà sinh. Nếu tì-kheo bị bệnh này, thường thì cho uống thuốc để khí lưu thông. Trong nội giáo có pháp Chú thủy có thể dùng để trị bệnh này chăng? Đức Phật cho phép. Bởi duyên khởi sâu xa của bệnh này là do tâm vọng tưởng điên đảo mà sinh, thần chú có thể giúp tiêu trừ vọng tưởng. Trong kinh “Quán đỉnh” ghi: “Gia trì một trăm lẻ tám biến thần chú vào nước không có vi trùng, rồi cho người bệnh uống, thì tất cả bệnh khổ đều tiêu trừ”, chính là ý này. (Xem nguồn - Phần 9 - Phẩm hỏi về bệnh tật )

+ Dùng Nước Đại Bi chữa bệnh (Câu thần chú số 42. Hô lô hô lô hê rị - Tay Ấn Pháp số 3 - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

Hô lô hô lô. Hán dịch là “tác pháp vô niệm” cũng dịch là “tác pháp tự tại”. Trong câu chú Hô lô hô lô ma ra đã giảng ở trước có nghĩa là “tác pháp như ý”, khi tác pháp vẫn còn khởi lên ý niệm. Còn trong câu chú Hô lô hô lô hê rị thì vắng bặt sự khởi niệm khi tác pháp. Nếu khi hành trì ấn pháp này, mà còn khởi niệm tức là còn vọng tưởng. Nếu hành giả không khởi niệm, tức là không còn vọng tưởng nên đạt được khả năng “tác pháp tự tại” và trở thành người có năng lực Quán Tự Tại. Đó chính là vị Bồ tát thường quán sát âm thanh ở thế gian để cứu độ một cách tự tại, Bồ tát Quán Thế Âm.

Câu chú này là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, là ấn pháp thứ ba trong số bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng giải thoát cho chúng sanh khỏi những tai ương bệnh hoạn.

Các vị xuất gia khi gặp người bệnh, trì chú này vào trong ly nước, cho người bệnh uống thì có thể được khỏi bệnh. Nếu bệnh không lành, thì phải quán sát lại toàn bộ nhân duyên. Nếu gặp duyên lành, khi quý vị uống nước có trì chú Đại Bi thì liền được lành bệnh, là do đã đặt hết niềm tin vào Bồ tát Quá Thế Âm. Nếu không được lành bệnh, có thể là do quý vị thiếu lòng tin nơi Bồ tát.

Sự thực là như vậy, nay tôi sẽ truyền pháp này cho quý vị luôn. Để cho ly nước có trì chú Đại Bi, có được năng lực như vậy, quý vị không cần phải trì tụng toàn văn bài chú này, mà chỉ cần trì tụng câu Hô lô hô lô hê rị năm lần rồi dùng tay kiết ấn ba lần búng vào phía trên ly nước. Rồi trao cho người bệnh uống sẽ được khỏi hẳn. Có khi bệnh không lành, có khi bệnh lành hẳn. Tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên giữa hành giả và người bệnh. Nếu quý vị có nhân duyên sâu dày với người bệnh, thì khi họ uống xong nước có trì chú Đại Bi liền được khỏi bệnh. Còn nếu người bệnh không có duyên với hành giả, thì dù họ có uống nước đã trì chú, nhưng vì họ không có niềm tin ở Bồ tát Quán Thế Âm, thì bệnh họ không được lành hẳn.

Nói chung có vô lượng nhân duyên để tạo thành pháp duyên cơ bản này. Nếu người bệnh đã có công phu hành trì và phát tâm chí thành, khi uống nước có trì chú vào là liền khỏi bệnh. Còn nếu quý vị có tu tập nhưng thiếu lòng chí thành, thiếu sự tin tưởng vào chú Đại Bi thì dù uống nước đã trì chú cũng chẳng ích lợi gì. Còn nếu quý vị có tâm chí thànhdù không tu tập đi nữa, thì khi uống nước đã trì chú cũng có được sự lợi ích. Những người vốn đã tạo nghiệp chướng sâu dày, nếu được uống nước đã trì chú vào thì không đủ tạo nên nặng lực để chuyển hóa bệnh của họ. Còn nếu người có nghiệp nhẹ khi uống nước đã trì chú vào thì có thể phát sinh năng lực to lớn. Đó là năng lực do thường xuyên trì niệm chú Đại Bi, đã tạo ra một năng lực cảm ứng đạo giao. Chính năng lực này đã chữa lành bệnh.

Thế nên bất luận trường hợp nào,trùng trùng duyên khởi quyết định sự thành công. Đừng nghĩ rằng: “Tôi đã hành trì Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, tôi đã trì chú Đại Bi vào trong nước, tại sao chẳng có chút nào hiệu nghiệm?”

Đó chẳng phải là nước trì chú Đại Bi không có hiệu nghiệm. Chỉ vì công phu của quý vị chưa được đắc lực, nên hiệu quả không được bao nhiêu.

Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.

Dùng nước Đại Bi để chữa bệnh cho người là một pháp môn thực hành Bồ tát đạo. Nhưng quý vị muốn tu pháp này trước hết phải thực hành mọi hạnh nguyện của hàng Bồ tát. Phải luôn luôn giữ tâm niệm “vô ngã”, “vô nhân”. Nghĩa là trong tâm không còn bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả nữa. Quý vị đừng nghĩ rằng: “Tôi chữa lành bệnh của chúng sanh được, khi tôi trì chú Đại Bi, tôi tạo ra được sự cảm ứng vô cùng lớn lao”.

Nếu quý vị khởi niệm như thế, nghĩa là quý vị đã khởi dậy ngã chấp. Với ngã chấp ấy, liền bị rơi vào ma chướng, dù quý vị không có tâm niệm ngã chấp nhưng rất dễ bị gặp ma chướng khi tu tập pháp môn này. Bệnh nào cũng do nghiệp chướng hoặc ma chướng.

- Nếu bệnh vì nghiệp, thì chẳng có vấn đề gì khi quý vị chữa trị cho họ.

- Còn nếu bệnh do ma chướng, khi quý vị chữa trị cho họ có nghĩa là quý vị tuyên chiến với ma vương, nó có thể hãm hại quý vị. Nếu đạo lực của quý vị chưa đầy đủ, quý vị có thể bị thu phục vào cảnh giới của ma. Còn nếu quý vị có được đạo lực và tạo được đôi chút ảnh hưởng với chúng, thì chúng sẽ liên tục tìm mọi cách để đánh bại quý vị.

Tôi (Hòa Thượng Tuyên Hóa) vốn thích chữa bệnh cho mọi người nên khi có ai bị bệnh, tôi tìm mọi cách để chữa cho họ. Nhưng sau đó, tôi phải đối đầu với ma chướng rất trầm trọng. Ở Mãn Châu, có một loài thủy quái muốn dìm chết tôi, nhưng nó thất bại. Tuy vậy, có 50 – 60 người bị chết và hơn 800 căn nhà bị thủy quái này phá hủy. Sau đó, trên đường đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, loài thủy quái đó lại tìm cách lật thuyền của tôi, chỉ chút xíu nữa là tôi biến thành thức ăn của cá. Từ đó mỗi khi đi hoằng hóa đây đó, tôi thường ít khi chữa bệnh.

Thế nên chữa bệnh là cách tốt nhất để kết duyên, nhưng đó cũng rất dễ kết oán với quyến thuộc nhà ma. Nó có điểm tốt và cũng có điểm không hay. Nếu quý vị làm việc đó mà tâm niệm không vướng mắc vào bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì quý vị có thể xoay chuyển mọi tình huống. Còn nếu quý vị không tự chuyển hóa mọi tâm niệm của chính mình khỏi bốn tướng trên thì rất dễ rơi vào ma chướng. Cho nên, kết duyên với chúng sanh qua việc chữa bệnh cho họ là một vấn đề đòi hỏi năng lực tu tập rất cao.

+ Kinh chữa bệnh trĩ:
Khi có nhiều người bị bệnh trĩ, ngài A Nan đến hỏi, Đức Phật bảo: Này A-nan! Ông hãy lắng nghe kinh Liệu trĩ bệnh rồi lãnh thọ, đọc tụng, ghi nhớ kĩ không để quên sót, rồi sau đó thuyết lại cho mọi người cùng nghe. Như thế tất cả các chứng bệnh trĩ sẽ lành. Đó là các bệnh trĩ do phong, trĩ do nhiệt, trĩ do tâm, trĩ do cả ba hợp lại gây ra; hoặc là trĩ từ máu; hay các ung nhọt trong bụng, trong mũi, trong răng, trong lưỡi, trong tai, trên đỉnh đầu, trên tay chân, trong xương sống, trong đường phân tiểu, ung nhọt xuất hiện trên toàn thân. Các bệnh trĩ và ung nhọt như vậy nhất định sẽ khô lành, rơi rụng, tiêu trừ. A-nan-đà! Ông hãy lãnh thọ và trì tụng bài thần chú này. Đức Phật liền tuyên thuyết:
Đát điệt tha, át lan đế, át lam mê, thất lị tì, thất lí thất lí, ma yết thất chí, tam ma bạt đô, sa ha.

Này A-nan-đà! Trên dãy Đại Tuyết sơn vương ở phương bắc có cây sa-la Nan Thắng rất cao lớn. Hoa của nó có ba thời kì: một là lúc mới trổ, hai là lúc nở tròn đầy, ba là lúc khô héo. Bệnh trĩ này khô rụng cũng giống như hoa kia đến lúc héo khô rồi rơi rụng vậy, không bao giờ chảy máu hay tuôn mủ nữa. Tất cả đều khô lành,vĩnh viễn không còn đau đớn. Nếu người nào thường xuyên tụng kinh này sẽ được trí Túc mạng, nhớ được những việc trong bảy đời quá khứ, thành tựu chú pháp. Sa ha! Thế Tôn thuyết thần chú:
Đát điệt tha, thiêm mê thiêm mê, xả thiêm mê, thiêm một nễ, xả thiêm nê, sa ha.
Nghe Đức Phật thuyết kinh này xong, cụ thọ A-nan-đà và đại chúng vui vẻ tin nhận và cung kính hành trì.

Kinh còn nữa, mời quí vị xem Kinh văn gốc: Kinh Chữa Bệnh Trĩ

+ Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Thần Chú Bảo Vệ Các Em Bé:

Người phá thai tội rất nặng, nếu biết chân thật sám hối thì rất tuyệt.

Nay Ta sẽ lại vì con mà nói bài kệ vô thường của chư Phật quá khứ đã nói khi các Ngài thành Phật Đạo.

Các hành đều vô thường
Là pháp của sanh diệt
Khi sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt an vui nhất’

Khi nghe Pháp xong, người nữ Điên Đảo hoan hỷ vô cùng, tâm hoát nhiên thanh tịnh, minh liễu khai ngộ. Sau đó, nàng nương thần lực của Phật rồi bay lên hư không với độ cao bằng bảy cây cọ và ngồi tĩnh tọa an nhiên.........

Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo vua Thắng Quân:
“Vào thuở quá khứ, người nữ này đã từng làm mẹ kế. Bởi lòng ganh tị, bà dùng thuốc độc giết chết 30 đứa con của người vợ trước.
Những đứa con bị giết đó đều thề rằng:
‘Ta nguyện đời đời kiếp kiếp luôn sanh làm con của bà ấy, rồi sẽ liền chết yểu để khiến bà khổ xiết và đau đớn thảm thiết.’
Nhưng bây giờ người nữ này đã tới đây nghe Ta giảng Kinh Trường Thọ, dù chỉ nghe được một bài kệ thì oan gia trái chủ sẽ từ đây vĩnh tuyệt.”
Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo các đại chúng:
“Khi người mẹ có thai, Ma vương Ác Giả liền phóng rắn độc của bốn đại và ác tặc của sáu trần vào ở trong thai nhi. Nếu bất cứ một thứ nào ở trên không điều hòa thì mạng căn liền dứt. Ta có một thần chú, khéo có thể giúp tăng thêm thọ mạng của em bé. Nếu đứa bé nào bị bệnh hoạn khốn khổ, một khi nghe chú này của Ta qua lỗ tai, thì không gì là chẳng lành. Ngoài ra, chú này còn có thể khiến ác quỷ tháo chạy biệt tăm.”
Chú thuyết như vầy:
|| bách mi, bách mi – đe vi, cờ si ni, cờ si ni, cờ se min, chu re, chu ra, chu ri, hu ra, hu ra, du ri, du ra, du ri, ba ra, ba ri – mun cha, chi đe, bi đe, ban che, ma the, chi đa – ca re, sờ qua ha ||

|| padmi padmi-devī kṣīni kṣīni kṣemin, jūre jūra jūrī, hūrā hūrā, yu rī, yu ra, yu rī, para pari-muñca, chide bhide bhañje māthe chida-kare svāhā ||
Đức Phật bảo:
“Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào thọ trì đọc tụng thần chú này, như họ muốn tụng chú này cho em bé đang ở trong bào thai, hoặc cho em bé đã sanh rồi, hay cho các em bé mắc bệnh, thì trong bảy ngày bảy đêm hãy thắp hương rải hoa, biên chép Kinh này để cúng dường, và chí tâm tín thọ, thì tất cả trọng bệnh cùng nghiệp chướng ở đời trước của chúng đều sẽ được tiêu trừ.”.........

Con đã từng nghe Đại Đức Thế Tôn tuyên thuyết Cát Tường Đại Thần Lực Chương Cú. Ngài bảo rằng, nếu có chúng sanh nào nghe qua thần chú này một lần thì ở suốt trăm ngàn đời họ sẽ không bao giờ bị đoản mạng. Họ sẽ được trường thọ và không mắc bệnh khổ. Tuy họ có bốn loại ma đang cư ngụ trong thân thể, nhưng chúng sẽ không thể ngang ngược lộng hành. Thần chú này giúp họ tăng trưởng thọ mạng. Họ có thể sống đến trọn 120 tuổi, hoặc không già không chết, và cho đến được quả vị không thoái chuyển.
Nếu có đệ tử nào của Phật đang mắc bệnh hoạn trầm trọng mà nghe được thần chú này, thì sẽ liền thoát khỏi bị chúng ác quỷ đoạt mất tánh mạng.”
Chú thuyết như vầy:
|| ta đi a tha, chân đờ ri, chân đờ ra – vi đe, chân đờ ra ma, hùm, chân đờ ra – qua te, chân đờ ra – bu re, chân đờ ra – cha de, chân đờ ra – ti re, chân đờ ra – vi me, chân đờ ra – đu ru, chân đờ ra – bờ ra be, chân đờ ra – u ta re, chân đờ ra – ba ti de, chân đờ ra – ba me, chân đờ ra – kha ghe, chân đờ ra lô ke, sờ qua ha ||
|| tadyātha, candri, candra-vide, candrama hūṃ, candravate, candra-pūre, candra-jaye, candra-tire, candra-vime, candra-dhuru, candra-prabhe, candra-uttare, candra-patīye, candra-bhāme, candra-khaḍge, candrāloke svāhā ||
Đức Phật bảo:
“Lành thay, lành thay, Kim Cang Lực Sĩ! Ông nay có thể tuyên thuyết Thần Chú Cát Tường để Bảo Hộ Các Em Bé này, thì ông sẽ sớm làm bậc đại đạo sư của tất cả chúng sanh.
Này Diệu Cát Tường! Nên biết rằng, chư Phật quá khứ đều tuyên thuyết thần chú như vậy. Nó có năng lực bảo hộ người tu hành, khéo có thể tăng trưởng thọ mạng cho hàng trời người, có thể diệt trừ hết thảy tội cấu ác kiến, và có thể hộ vệ tất cả người trì Kinh để họ tăng thêm thọ mạng.”......

Lại nữa, Diệu Cát Tường! Sau khi Ta diệt độ, trong đời ác năm trược sẽ có các bậc làm cha mẹ, tuy con cái đã lớn khôn nhưng vẫn luôn thương nhớ và lo lắng. Thế nên họ sanh ra tâm bệnh.
Vì sao thế? Thí dụ như khi con trai trưởng thành và bị bắt đi quân dịch. Bởi là pháp luật của đất nước nên không thể làm gì hơn, vì thế mà cha mẹ lo âu. Đây gọi là tâm bệnh. Hoặc khi con gái khôn lớn và xuất giá theo chồng. Ở bên phía chồng, chúng bị người khinh khi, vợ chồng không hòa thuận, vì thế mà cha mẹ lo âu. Đây gọi là tâm bệnh. Do bởi tâm bệnh nên sanh ra ưu sầu khổ não. Do bởi bệnh tích tập từ ưu sầu khổ não nên hiện đời phải đoản mạng. Nhưng nếu họ có thể biên chép và thọ trì Kinh này thì sẽ được trường thọ. Do bởi uy lực của Kinh nên con cái của họ bình an, sống hòa thuận, và tâm bệnh của bản thân cũng được tiêu trừ.....

 ...... Nếu ai muốn chuyển đọc Kinh Pháp này, họ có thể lập đàn thanh tịnh, lớn nhỏ tùy theo kích cỡ của căn phòng.

Nguồn: Mời xem: Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Thần Chú Bảo Vệ Các Em Bé

+ Vợ chồng hiếm muộn - Chậm có con - Mong có con - Mong muốn có con

Giả sử khi vợ chồng giao hợp, tinh dịch sẽ bị quỷ bạo ác ăn nuốt nên khiến họ không thể có con. Nhưng nếu họ có thể biên chép và thọ trì Kinh này thì sẽ liền thoát miễn khổ báo đó. (Nguồn: Mời xem: Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Thần Chú Bảo Vệ Các Em Bé)

+ Trị các bệnh về mắt: Chữa bệnh cận thị - Chữa bệnh viễn thị - Chữa bệnh loạn thị - Chữa loạn thị mắt ...

Sáng trong sạch không nhơ
Trời huệ phá tối tăm
Hay phục tai phong hỏa
Chiếu sáng khắp thế gian.
Bốn câu kệ này thật là kỳ diệu không thể nói! Kỳ diệu như thế nào? Bốn câu kệ này có thể trị được bịnh về mắt. Người nào mắt có bịnh, nếu có thể thường xuyên đọc bốn câu kệ tụng này, thì mắt có thể khá hơn. Nhưng bịnh mắt dù khá, mà quý vị cần phải chính mình phát sanh trí huệ mới có thể trị lành triệt để được. Nếu như chưa phát sanh trí huệ, thì dù cho tạm thời khỏi bịnh, tương lai có thể sẽ tái phát. Trong quyển "Quán Âm Dị Ký" có ghi chép việc trị lành bịnh mắt. Làm sao có thể trị bịnh mắt được? Ðó là cảnh giới không thể nghĩ bàn, do nhờ sức oai thần của Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ. Tóm lại, quý vị tin vào lời kinh thì ứng dụng vào bất cứ việc gì cũng đều có linh nghiệm, hiệu dụng phi thường. Nếu quý vị không tin thì sẽ không có công hiệu. Vì thế trong biển lớn Phật pháp, chỉ có lòng tin mới vào được. Ðại pháp của Phật giống như biển cả vô lượng vô biên, mênh mông không biết sâu rộng bao nhiêu? Nếu quý vị có lòng tin thì Phật có thể tiếp dẫn quý vị bước vào.
Sáng trong sạch không nhơ: Thế nào gọi là "không nhơ?" Nhơ là bụi nhơ, cũng là thứ không thanh tịnh. Quý vị không có thứ bụi nhơ không thanh tịnh ấy thì tự nhiên tỏa ra ánh sáng thanh tịnh. Thứ ánh sáng thanh tịnh này là đối với bụi nhơ mà nói. Không có bụi nhơ thì có ánh sáng thanh tịnh; ngược lại, có bụi nhơ thì không có ánh sáng thanh tịnh. Thế nào là không có bụi nhơ? Tức là không có vọng tưởng. Quý vị không có vọng tưởng tức là không có bụi nhơ. Nếu quý vị khởi một vọng tưởng thì có một lớp bụi nhơ, khởi hai vọng tưởng thì có hai lớp bụi nhơ, ba vọng tưởng thì có ba lớp bụi nhơ. Vọng tưởng càng nhiều thì bụi nhơ càng dày.
Người tham thiền thường nói "Minh tâm kiến tánh," minh tâm chính là không có bụi nhơ, kiến tánh chính là thấy được ánh sáng thanh tịnh. Phải không có bụi nhơ mới có thể thấy được ánh sáng thanh tịnh. Nếu có bụi nhơ thì không thể thấy được ánh sáng thanh tịnh. Cho nên "minh tâm kiến tánh" chính là minh bản tâm mình, kiến bản tánh của mình (minh tự bản tâm, kiến tự bản tánh). Tánh của bản tâm như trong Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể."
Chân tâm thường trụ chính là minh tâm; tánh tịnh minh thể tức là thanh tịnh minh thể, cũng là tánh Như Lai Tạng. Minh tâm kiến tánh cũng là rõ biết tánh Như Lai Tạng sẵn có của chính mình. Ðó cũng gọi là "không nhơ."
Trời huệ phá tối tăm: Mặt trời huệ tức là trí huệ giống như mặt trời, chiếu tan tất cả hắc ám. Thế nào là hắc ám? Hắc ám rất nhiều, ví dụ: Quý vị không có lòng tin, là hắc ám; không có trí huệ, là hắc ám; không có nguyện tâm, là hắc ám; không có thật hành tâm, là hắc ám. Lại nữa, quý vị không giữ giới luật, chính là hắc ám; quý vị không tu Ðịnh lực, Huệ lực chính là hắc ám; quý vị tu hành không y chiếu theo Giới Ðịnh Huệ cũng chính là đi trên con đường hắc ám. Trái lại, quý vị tu hành theo Giới Ðịnh Huệ, chính là quang minh. Cho nên "Trời huệ phá tối tăm," mặt trời trí huệ phá tan tất cả mọi tối tăm. Quý vị muốn đi nghe Phật pháp, là quang minh. Quý vị nghĩ: "Mình nghe pháp đã mấy ngày rồi, cũng không thấy có gì hay. Vị Pháp sư này ngồi trên pháp tòa, giảng tới giảng lui chỉ có bao nhiêu đó. Mình nghe không biết mấy lần rồi, chỉ là dạy người ta dứt trừ tham sân si, tu giới định huệ mà thôi. Mình nghe chán cả tai."
Quý vị chán không muốn nghe chính là hắc ám hiện tiền đấy! Trái lại nghe không thấy chán: "Vị Pháp sư này giảng pháp, càng nghe càng có nghĩa lý, càng có ý vị. Thậm chí tiếng nói giọng cười của vị Pháp sư này, mình nghe kinh xong, vẫn còn đọng lại những lời thuyết pháp ở bên tai mình. Suốt ngày từ sáng đến tối, tiếng thuyết pháp của vị Pháp sư như còn vang bên tai." Ðó chính là quang minh đấy! Trái lại không muốn nghe pháp chính là hắc ám. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn về Bồ Tát Quán Âm - Kinh Pháp Hoa)

+ Chắp tay cung kính: Trích đoạn: ... Mặc dù A-nan và đại chúng được nghe Đức Phật chỉ dạy như vậy, nhưng tâm chưa được khai ngộ nên vẫn im lặng, mong Như Lai dùng lời từ bi chỉ dạy thêm. Nên đứng chắp tay, lắng lòng trông chờ Đức Phật thương xót chỉ bày.
Giảng:
Mong Như Lai dùng lời nói từ bi chỉ dạy thêm,
Họ suy nghĩ “chúng ta hy vọng Như Lai sẽ đem lòng từ bi chỉ dạy thêm cho chúng ta. Nên đứng chắp tay.
Tại sao đại chúng chắp tay cung kính? Điều ấy biểu thị sự nhất tâm thành ý. Trong họ chỉ còn tồn tại một tâm duy nhất, chẳng phải hai. Khi hai tay của quý vị tách rời ra, người ta bảo rằng quý vị có đến mười tâm và khi hai tay chắp lại thì chỉ còn có một tâm. Vì khi hai tay chắp lại với nhau thì các tâm niệm gom lại trở thành một. Lắng lòng tức là làm cho tâm ý trở thành trong sáng, yên tĩnh. Không chứa nhiều rác rến trong đầu nữa. Dọn dẹp sạch sẽ rác bẩn trong đầu ra rồi đổ đi nơi khác.
Trông chờ Đức Phật thương xót chỉ bày. Đại chúng vẫn trông chờ Đức Phật đem lòng từ bi chỉ dạy thêm, nhờ đó mà đại chúng được khai ngộ, thoát khỏi mê mờ.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn-Câu 115)

+ Đó là tâm Đại Từ Bi.
Đại Từ Bi Tâm chính là Đại Bi Tâm Đà-La-Ni. Lòng “từ” có thể ban vui, tâm “bi” có thể cứu khổ; do đó nếu quý vị có được lòng từ bi bao la, rộng lớn thì đó chính là Chú Đại Bi vậy. Quý vị đã nghe rõ cả chưa? Đại Bi Tâm chính là Đại Bi Chú, Đại Bi Chú chính là Đại Bi Tâm. Quý vị có tâm Đại Bi tức là quý vị đang niệm Chú Đại Bi; nếu quý vị không có tâm Đại Bi tức là quý vị chưa niệm Chú Đại Bi vậy!

Hằng ngày, cho dù từ sáng đến tối quý vị luôn lầm rầm tụng niệm: “Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da…,” nhưng nếu quý vị không có lòng đại từ đại bi thì đó không phải là niệm Chú Đại Bi. Trái lại, nếu quý vị chẳng hề niệm Chú Đại Bi, song thâm tâm lúc nào cũng tồn giữ tấm lòng đại từ đại bi, thì đó chính là quý vị đang trì niệm Chú Đại Bi vậy! Quý vị hiểu rõ cả rồi chứ? Cho nên, song song với việc niệm Chú, quý vị cần phải nuôi dưỡng cái tâm Đại Từ Bi nữa, như thế mới là chân chánh niệm Chú! (Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)

* Phát tâm đại bi: Thương xót hết thảy chúng sinh, chịu vô lượng khổ não trong vòng luân hồi sinh tử, thệ nguyện cứu vớt họ.

+ Tâm Đại Từ Bi: Tương ứng luân xa số 4. Thọ trì Chú Đại Bi thì luân xa số 4 phát triển mạnh mẽ, tỏa ra Hào quang từ đây.(Nguồn: Giảng Chú Đại Bi: Xem tại đây)

III- Đại Từ Đại Bi: Tâm từ bi rộng lớn của chư Phật, Bồ tát cứu độ tất cả chúng sinh.

- Luận Đại trí độ quyển 27 nói: Đại từ là ban vui cho tất cả chúng sinh, Đại bi là cứu khổ cho tất cả chúng sinh.
- Kinh Quán vô lượng thọ (Đại 12, 343 hạ), nói: Tâm Phật là đại từ bi. Phật đem tâm đại từ bi vô duyên nhiếp thụ tất cả chúng sinh.
- Luận Đại trí độ quyển 27 (Đại 25, 256 trung), nói: Đại từ của Bồ tát đối với Phật là nhỏ, đối với Nhị thừa là lớn, nên tạm gọi là đại. Đại từ đại bi của Phật mới thực là đại. [X. luận Phật địa Q.5]. (xt. Từ Bi).
* Đức từ bi rộng lớn, những đặc tính của chư Phật và chư Bồ Tát; ban vui cứu khổ. Đặc biệt ám chỉ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.( Xem nguồn)
+ 'Đại từ bi!' Đây là tâm từ bi không phân biệt, dành cho ngay cả những ai không có duyên với mình. Đó là lòng từ rộng khắp, lòng từ bi đối với mọi chúng sinh. Với tâm đồng thể đại bi, các ngài sẽ giúp chúng sinh nhổ sạch mọi loại khổ đau và ban cho họ nhiều niềm vui cao tột. Các ngài giúp cho chúng sinh nhận ra mặt mũi của mình khi cha mẹ chưa sinh ra.[136] Đó được gọi là:
Đại bi dành cho những chúng sinh không có duyên.
Đại từ dành cho những chúng sinh có cùng thể tánh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Các loài trong Đường dữ - Đường ác đạo - Cõi dữ - Cõi ác đạo

Các loài trong đường dữ
Ðịa ngục, quỷ, súc sanh
Khổ sanh già bịnh chết
Lần đều khiến dứt sạch.
Ðường dữ (evil destinies) hay ác đạo chính là những nơi bất thiện, và chẳng phải chỉ có một mà có rất nhiều.
Tổng quát thì có bốn loài là:
-A-tu-la,
-ngạ quỷ,
-súc sanh,
-địa ngục.
A-tu-la thì như trước đã giải thích rồi, họ chính là đấu tranh kiên cố; những loại chúng sanh thích đấu tranh đều thuộc vào A-tu-la. Ðịa ngục do đâu mà có? Ấy là do nghiệp chướng của mỗi cá nhân chúng ta mà hình thành. Quý vị tạo tội ác gì thì sẽ có địa ngục tương ứng với tội ác đó hiện ra. Ðịa ngục lại chia ra rất nhiều thứ.
Kinh Ðịa Tạng nói:
"Ngục lớn có mười tám, kế đó có năm trăm ngục nhỏ, lại có hàng ngàn trăm vô lượng vô biên địa ngục."
Ðịa ngục có phải giống như nhà tù ở thế gian không? Do người ta làm ra cái nhà rất chắc chắn, chờ khi có người phạm tội thì đem nhốt vào đó chăng? Không phải thế! Ðịa ngục là do tội ác của mỗi cá nhân mà hiện ra. Quý vị tạo ác nghiệp sát nhân thì sẽ có địa ngục sát nhân hiện ra; tạo tội ác đốt nhà thì sẽ có địa ngục đốt nhà hiện ra. Bởi tạo ác nghiệp gì thì sẽ có địa ngục đó hiển hiện, vì thế chủng loại địa ngục không có nhất định. Ðến khi trả nghiệp xong rồi thì địa ngục ấy sẽ tự biến mất. Nghiệp chưa hết thì địa ngục vẫn còn. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - Quán Thế Âm)

+ Ánh sáng của linh hồn nằm ở vùng tuyến tùng quả, hoạt động thông qua và phải được điều động (directed) qua mắt phải vốn là (như bạn đã được dạy) cơ quan của tuệ giác thể (buddhi). (TLHNM II, 610)

+ Trong các từ “ánh sáng của linh hồn” chúng ta có một diễn đạt tóm tắt mục đích, kế hoạch, ý chí của các thực thể đó, các ngài nhập thể trong hình dạng con người, và đôi khi hoạt động bên ngoài xác thân, có trách nhiệm hiện thực hóa các ý niệm thiêng liêng trong bốn giới trong thiên nhiên. Giới nhân loại, vượt trội nhất, là phương tiện biểu lộ cho Thiên Trí, và khi các con của Thượng Đế, trong hình hài con người được hoàn thiện, các vấn đề của thế giới thiên nhiên sẽ được giải quyết ở một mức độ rộng lớn. Các con của Thượng Đế có ý thức đầy đủ, biết về chính mình khi ở trong hình dạng con người (và cho đến nay họ còn ít ỏi), quả thật là đang kiến tạo bộ óc của sự sống hành tinh.(LVHLT, 460)

+ Thuật ngữ “ánh sáng của trực giác”, chúng ta đã truyền đạt cho thể trí của chúng ta loại năng lượng vốn tiêu biểu cho mục tiêu, ý chí của Thượng Đế, tức Thiên Cơ, khi chúng ta xem xét nó (LVHLT, 460)

+ Cầu cúng quỷ thần:

CON NGƯỜI SÁT SINH, ĂN THỊT] BẢO LÀ “CÚNG QUỶ THẦN”, THẦN CÓ ĂN ĐÂU? HUỐNG CHI ĐÃ GỌI LÀ “THẦN”, ẮT PHẢI VÂNG GIỮ ĐỨC THÔNG MINH, CHÁNH TRỰC, ẮT PHẢI CHUẨN THEO VIỆC THIỆN HAY ÁC ĐỂ GIÁNG PHƯỚC HAY GIEO HOẠ...
THẾ TỤC MÊ HOẶC, COI ÁC LÀ THIỆN, COI TẠO NGHIỆP LÀ TU PHƯỚC, [KẺ NHƯ VẬY] RẤT NHIỀU. ĐIỀU MẮT NHÌN THẤY THẢM NHẤT, LÒNG THẤY XÓT XA NHẤT, KHÔNG GÌ BẰNG CHUYỆN CÚNG TẾ QUỶ THẦN. PHÚ QUÝ ĐẠI GIA LUÔN GIẾT CON VẬT LỚN ĐỂ TẾ: MỘT MẶT ĐỂ CẦU ĐƯỢC NHIỀU PHƯỚC, MỘT MẶT ĐỂ PHÔ TRƯƠNG SỰ GIÀU CÓ.
Còn những nhà nghèo khó cũng phải giết gà, giết vịt để cầu thần thường bảo hộ, ngõ hầu phước thọ tăng thêm, lâu dài hơn, mọi việc đều như ý. Chẳng biết thiên địa lấy hiếu sanh làm đức, quỷ thần lấy thiên địa làm chủ tể các sự, há chẳng phải là tâm ấy trái thiên nghịch địa ư? Vì hưởng một kỳ tế lễ của ta, mà khiến cho vô số sanh mạng cùng chịu nỗi khổ cắt xẻ, ông thần ấy còn đáng gọi là một vị chánh thần thông minh, chánh trực, thưởng thiện, phạt ác nữa chăng? Nguyên do là bọn ngu phu tham ăn, chỉ mượn danh quỷ thần, giết thú lớn, vật nhỏ, cốt sao thỏa thích bụng miệng của chính mình, quen dần thành thói, chẳng biết là đã tạo đại ác nghiệp!
Bảo là “cúng quỷ thần”, thần có ăn đâu? Huống hồ đã gọi là “thần”, ắt phải vâng giữ đức thông minh, chánh trực, ắt phải chuẩn theo việc thiện hay ác để giáng phước hay gieo vạ. Há có phải là ai sát sanh cúng bái mình, dù nó làm ác, vẫn cứ giáng phước; kẻ nào chẳng sát sanh cúng tế mình, dù có làm thiện, cũng cứ gieo vạ ư? Nếu vậy, tâm hạnh của ông thần ấy có khác gì tâm hạnh của bọn tiểu nhân vô lại nơi chợ búa đâu? Làm sao có thể xưng là ông thần thông minh, chánh trực được nữa? Đã là một vị thần thông minh, chánh trực, chắc chắn chẳng vì thói yêu tà, quỷ quái này mà chẳng tuân thủ đạo đức, nhân nghĩa!
(Trích: Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Mục IV: Khuyên chú trọng nhân quả, Giảng những điểm trọng yếu trong việc kiêng giết)

+ DỤC VỌNG CỦA CON NGƯỜI CÓ 5 ĐỘC: THAM - SÂN - SI - MẠN - NGHI VÀ ÁI DỤC NẶNG LỀ KHÔNG THỂ TU GIẢI THOÁT
* PS Tịnh Không giảng nghĩa: Trong kinh luận duy thức nói: Tứ đại phiền não thường tương tùy, nên cơ bản của Mạt na chính là tứ đại phiền não.
- Vọng Tâm: Đầu tiên là Từ Ngã kiến, Mạt na là ngã chấp, ngã kiến. Chấp trước một phần kiến phần của A lại da, kiến phần của A lại da là vô lượng vô biên vô tận vô số, nó chỉ chấp trước một phần, xem phần này là tâm của mình. Đây là vọng tâm, là gốc của phiền não.
- Ngã Ái
- Từ Vọng tâm (Ngã chấp + Ngã kiến) dấy khởi lên Ngã ái. Quý vị xem có Cái ta - Ngã kiến, liền sinh ra ngã ái (ngã ái là tham). Ngã si là ngu si. Ngã mạn, mạn là sân nhuế. Kiến ái si mạn, bốn đại phiền não này thường tương tùy không gián đoạn. Nếu như đoạn tận bốn đại phiền não này, không còn nữa, chuyển Mạt na thành bình đẳng tánh trí, đây chính là pháp thân Bồ Tát. Pháp thân Bồ Tát chuyển bát thức thành tứ trí, siêu việt mười pháp giới, không ở trong mười pháp giới nữa. Chúng ta biết, nên chuyển như thế nào? Buông bỏ bốn đại phiền não này, phá thân kiến, là trí tuệ chân thật!
+ Đốn bỏ dụng vọng:
Đức Phật nhấn mạnh thêm phải đón bỏ rừng dục vọng như tham ái, sân hận và si mê. Do rừng dục vọng mà phát sinh sợ sệt. Hãy đốn ngã cả hai thứ rừng, rừng cây to và rừng cây nhỏ của dục vọng. Ở đây, cây to là những dục vọng lớn, có nhiều mặt năng lực và cây nhỏ là những dục vọng nhỏ, ít năng lực hơn. (Nguồn: Phật dậy về Tam độc Tham Sân Si)

+ Tham lam - Theo Minh triết mới: Điều này có liên quan đến tội hám lợi, mà theo nghĩa đen là ăn cắp trên cõi hạ trí. Tội tham lam có thể đưa tới bất kỳ tội lỗi nào trên cõi trần và rất mạnh mẽ. Nó liên quan tới trí lực (mental force) và là một thuật ngữ phổ cập bao hàm các ước muốn mãnh liệt mà vị trí của chúng không những ở nơi thể cảm dục mà còn ở trong thể hạ trí nữa. Thánh Paul đã đưa ra giới không tham lam khi nói rằng: “Trong bất cứ tình huống nào, ta vẫn học cách toại nguyện (content)”. Cần phải đạt được trạng thái đó trước khi thể trí được tịch lặng đến mức mà mọi sự việc của linh hồn có thể thấu nhập được.(ASCLH, 186).

+ 1. THAM LAM - ĐỐI TRỊ= GIỮ GIỚI TRONG GIỚI ĐỊNH TUỆ:
+ “Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
+ Đối trị Tâm tham: Nếu có tâm tham thời phải “tu tâm” ngay, phải tập tính “thiểu dục tri túc”. Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Người thiểu dục, tri túc thì có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn vì biết đủ với những thứ mình đã có. Bỏ dần lòng tham đi để đạt tới được “vô tham”. Vô tham là không tham lam.
- Ngũ trần Dục Lạc: Ở đời, có 5 món dục lạc muốn nhất là: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. “Ngũ trần dục lạc” ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều. Tham tiền thời phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những phương tiện bất chính để chiếm đoạt và khi mất thì lại đau khổ. Đối với sắc đẹp nên quán thân là bất tịnh, tham sắc thì nhiều khi lại lao vào những mưu chước tồi tệ để thỏa lòng dục vọng. Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào lòn ra cúi, lao tâm khổ trí. Tham ăn uống cao lương mỹ vị thì bị nhiều bệnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ. Tham ngủ nghỉ thì trí não hóa đần độn. Ngũ trần dục lạc đó chính là những nguyên nhân ràng buộc kiếp người vào vòng sinh tử, luân hồi, sa đọa.
2. SÂN HẬN - ĐỐI TRỊ = ĐỊNH TRONG GIỚI ĐỊNH TUỆ
+ “Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù.
- Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”. Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở thành nóng giận. Nhưng nên nhớ rằng trên đời này không ai tránh khỏi bị khiển trách, bị chê bai, khó tránh khỏi miệng thế gian như Đức Phật đã từng đưa nhận xét:
+ Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra.” Và: “Một đốm lửa sân, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức.” Đức Phật khuyên: “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các ngươi.”
=> Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người nào không nổi sân, thì tâm không khổ não, tâm không tranh giành, tâm nhu hòa ngay thẳng, tâm từ bi như Phật, thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sinh, thân tướng trang nghiêm được chúng sinh tôn kính và vì có đức nhẫn nhục nên sẽ được mau sinh lên cõi Phạm Thiên.
+ Nóng giận - Tạo ra độc tố: Giáo sư Elma giảng dạy tại đại học Stanford, Mỹ từng làm một thí nghiệm nổi tiếng. Ông thu thập hơi thở của người tức giận, bi thương, phiền não thở ra rồi dẫn vào một cái chai có đựng nước thuốc. Ông phát hiện màu sắc của nước ở trong chai này có sự thay đổi. Hơi thở của người tức giận làm cho nước chuyển thành màu tím, của người bi thương khiến nước chuyển thành màu xám. Sau đó ông đổ nước này lên những con chuột, một khoảng thời gian thì chúng run rẩy và chết. Thực nghiệm này chứng minh rằng, khi tức giận cơ thể sẽ sản sinh ra độc tố. (Nguồn: Tại đây)
+ Nóng giận - Hận Thù: Đức Đại Lai Lạt Ma hướng dẫn cách ứng sử với người gặp khổ đau

HỎI: Ngài có thể nói với chúng tôi vấn đề ngài vượt thắng thù oán và sợ hãi như thế nào? Và ngài có thể đưa ra một ánh sáng của thiền nào đó không?
ĐÁP: Có nhiều mức độ của thù oán và nó có thể được diễn tả như một cảm nhận xấu đối với người tạo ra rắc rối, kẻ thù, hay bạn bè. Nhưng sân hận là một bộ phận cảm xúc của chúng ta, vốn mọc lên như một cơ cấu phòng vệ trong một con người khi người ấy chạm trán với những hoàn cảnh tiêu cực hay nguy hiểm. Nói một cách sinh học, các cảm xúc như sân hận, khát vọng, và dính mắc là cần thiết cho sự tồn tại.
=> Thù oán có thể được diễn tả như dư âm của sân hận vốn duy trì và day dứt trong một thời gian dài.
Tôi không có thù oán, nhưng nếu tôi thấy điều gì đó sai trái, tôi trở nên sân hận giận hờn. Sau khủng hoảng ở Tây Tạng vào ngày 10 tháng Ba năm 2008, tôi cảm thấy những cảm xúc giống như mà tôi đã cảm nhận vào ngày 10 tháng Ba năm 1959, khi tôi mất tự do – bất lực, bất lực, và băn khoăn. Tuy thế, những cảm xúc hiện hữu khác, khi sau khủng hoảng 2008, tôi đã quán tưởng những cán bộ Trung Cộng và tôi đã hoán đổi sự sợ hãi và sân hận của họ cho sự nhẫn nhục và từ bi của tôi. Rõ ràng, nó không giải quyết bất cứ vấn nạn nào, nhưng nó giúp tôi trong việc duy trì sự an bình tinh thần của tôi.
Ta có thể cầu nguyện để tiêu trừ thù oán. Theo tâm lý học Phật giáo, việc đối phó với các cảm giác tiêu cực là quan trọng. Thù oán vốn sắp khởi lên phải được đối phó ngay lúc đầu. Sự kích thích hoạt động như một chất xúc tác cho sân hận phát triển thành thù oán. Vào lúc đó, chúng ta cần nhớ rằng sân hận không phải là một giải pháp nhưng chỉ giúp làm tàn phá niềm hạnh phúc. Điều đó giúp cho việc giảm thiểu các tư tưởng khó chịu hình thành trong tâm thức.
Điều kiện của thân thể cũng liên quan, như một thân thể yếu đuối có thể làm nghiêm trọng sự tiêu cực, nhưng một thân thể khỏe mạnh sẽ đưa đến kết quả trong một tâm tư mạnh mẽ vốn sẽ không bị quấy rầy một cách dễ dàng. Qua sự thực hành, chúng ta cần nghiên cứu để tách rời chính ta khỏi sân hận, vốn sẽ làm cho ta nhìn vào sân hận một cách hợp lý và cuối cùng đánh bại nó một cách hoàn toàn. Nếu sân hận lan tỏa khắp tâm tư, thì nó trở thành khó khăn để loại trừ.
=> Tâm lý Phật giáo và tâm lý học Ấn Độ giáo có những yếu tố như thiền chỉ và thiền quán giải thích những phương pháp để tìm cách giải quyết vấn nạn này của tâm thức.
Khi tôi đi ngang qua những thị trấn của Ấn Độ, tôi thấy những đền thờ như Shiva lingam, Ganesh – tôi tự hỏi tại sao không xây dựng những phòng ốc nơi mà các tín đồ có thể ngồi và thảo luận các kinh điển hơn là những đền thờ chỉ như một ngôi nhà cho một bức tượng đơn độc của một bổn tôn mà thôi? Tôi thường nói với những người Tây Tạng đừng tạo dựng thêm các tượng Phật nữa. Tôi là một Phật tử nhưng tôi biết rằng tượng Phật sẽ không bao giờ nói; nhưng tốt hơn là in thêm kinh sách vốn có thể chứng tỏ lợi lạc hơn thêm. Những kinh điển đã tồn tại hơn ba nghìn năm qua, nhưng điều thiếu vắng là sự học hỏi chúng. Nhiều người Ấn Độ là những tín đồ rất ngoan hiền, nhưng họ không chú ý đến việc học hỏi các kinh điển. (Nguồn: Đại Lai Lạt Ma giải đáp thắc mắc)
3. SI MÊ - NGU SI - VÔ MINH ĐỐI TRỊ= TUỆ TRONG GIỚI ĐỊNH TUỆ
+ “Si” là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại v.v… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Si, vô minh theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng vô minh là điều ô trược tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch
- Hai ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bạch với Đức Phật rằng họ không thể thuyết phục được ông thầy của họ trước kia đến gặp Đức Phật và nghe giáo pháp vì vị này còn quá luyến ái tín đồ riêng. Nhân dịp này Đức Phật giải thích sự khác biệt giữa người suy luận chân chính với người suy luận sai lầm và hậu quả dĩ nhiên của mỗi lối suy luận:
+ (Pháp Cú 11)
Những gì không thật, hão huyền
Lại cho là thật và tin vô bờ,
Những gì chân thật lại ngờ
Lại cho không thật, chỉ là giả thôi,
Nghĩ suy lầm lạc mất rồi
Thấy sao chân thật rạng nơi pháp mầu.
+ (Pháp Cú 12)
Biết đây là thật để tin
Biết kia không thật, hão huyền mà thôi
Nghĩ suy theo đúng đường rồi
Thấy ngay chân thật rạng nơi pháp mầu.
+ Lợi ích của không si mê: Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không si mê, thì thành tựu được các pháp công đức sau đây: được ý vui chân thiện và bạn chân thiện; tin nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm ác; chỉ quy y Phật; tâm ngay thẳng, có chính kiến; sinh lên cõi trời, khỏi bị đọa vào ba đường ác; hưởng phúc huệ; không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp và khỏi bị nạn dữ v.v…

IV- TAM ĐỘC + ÁI DỤC = NGUỒN GỐC KHỔ ĐAU
+ 4. ÁI DỤC:
+ PS Tịnh Không: Ái là Tham, Dục là danh từ chung để chỉ “tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ”.(Nguồn: Tham - Sân - Si Và Ái dục)
+ Đức Phật dạy Ái dục gồm: Người tham ái vợ con, nô tỳ, kẻ sai bảo, quyến thuộc, ruộng đất, nhà cửa, quán xá, tài vật xuất vốn và lời lãi, tạo tác những nghiệp có ái, có cấu bẩn, có nhiễm, có trước, đó gọi là tập. Người kia biết ái tập Khổ tập Thánh đế này. Thời quá khứ là khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do đó nói là Khổ Thánh đế. Nguồn: mục 119 Chân thật ...
+ Đức Phật giảng rằng, "Tam độc" sở dĩ như vậy là do những khuynh hướng, các thói quen của họ đã có từ nhiều kiếp trong quá khứ. Khi Đại đức A Nan bạch hỏi rõ lý do, Đức Phật giải thích thêm rằng đó là do 4 nguồn cội “tham, sân, si, và ái dục”:
+ Định nghĩa Ái dục: Tức sự tham ái. Đồng nghĩa với ái trước, ái nhiễm, ái chấp - Ái chấp là hưởng thụ tình ái. Ấn Độ có Ái dục kinh, là sách chỉ nam về tính ái có tiếng trên thế giới, nhân sĩ thượng lưu cũng nhờ sách chỉ nam này mà có được sự chỉ dẫn về sinh hoạt tính ái. Tính dục là một loại bản năng của con người chỉ đứng sau thực dục.
- (I) Nghĩa của Ái Dục: Luyến ái và dục vọng, hoặc tình thương yêu gia đình
- (II) Thuật ngữ Ái Dục - Những lời Phật dạy về trong Kinh Pháp Cú:
6) Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ dong ruổi theo dục cảnh chẳng chút ngại ngùng, bởi vậy người đã có tâm tà kiến, hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi dạt hoài
12) Luyến ái vợ con: Đối với người trí, sự trói buộc bằng dây gai, bằng cây, bằng sắt chưa phải kiên cố, chỉ có lòng luyến ái vợ con tài sản mới thật sự là sự trói buộc chắc bền
+ Khát ái. Thô kệch hay vi tế, luôn là nguyên nhân chủ yếu những bất hạnh lớn trong đời. Ái dục làm ta bám víu vào đời sống với mọi hình thức và do đó dẫn dắt ta mãi mãi phiêu bạt trong vòng luân hồi.
(Pháp Cú 251)
Lửa nào có thể sánh ngang
Lửa tham dục nọ dữ dằn vô biên,
Không còn cố chấp nào bền
Bằng tâm sân hận nổi lên cấp kỳ,
Lưới nào trói buộc dầm dề
So ra với lưới ngu si buộc ràng,
Sông nào chìm đắm cho bằng
Dòng sông ái dục cuốn phăng bao người.
Nguồn: Phật dậy về Tam độc Tham Sân Si
+ Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tam độc “tham, sân, si” là những nguyên nhân gây ra bất hạnh và phiền não, ưu tư cho con người. Tham, sân, si có thể được tìm thấy một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của chính mình cũng như của kẻ khác. Kinh nghiệm cho ta biết bất cứ ở đâu hay lúc nào, nếu tham sân si có mặt và ngự trị thì cuộc sống riêng hay chung đều trở nên xấu xa đau khổ. Tham sân si là sản phẩm của con người và xã hội và chính chúng là nguyên nhân làm hư hại cuộc sống an lành của loài người giống như bông tre nở từ cây tre và là biểu tượng suy tàn của cây tre, nghĩa là khi tre trổ bông là lúc tre tàn lụi.
+ Không luyến ái: Đức Phật khuyên các thầy “Thực hành tâm không luyến ái vì khi nào còn rừng rậm tham, sân, si thời các thầy còn chịu đau khổ.
- Đốn bỏ dụng vọng: Đức Phật nhấn mạnh thêm phải đón bỏ rừng dục vọng như tham ái, sân hận và si mê. Do rừng dục vọng mà phát sinh sợ sệt. Hãy đốn ngã cả hai thứ rừng, rừng cây to và rừng cây nhỏ của dục vọng. Ở đây, cây to là những dục vọng lớn, có nhiều mặt năng lực và cây nhỏ là những dục vọng nhỏ, ít năng lực hơn.

+ Đối trị Dục vọng = Giới Định Tuệ: “Tham, Sân, Si” là nguyên nhân của cuộc sống đau khổ, cần phải tiêu diệt, Đức Phật cũng nói cho chúng ta biết còn có 3 pháp nữa là “Vô tham, Vô sân, Vô si” là những yếu tố tâm lý cần nên phát triển để xây dựng cuộc sống an lành. Muốn phát triển ba pháp thiện này chúng ta phải tu dưỡng theo chánh đạo gồm “Giới, Định và Tuệ”.

+ Mạng Trược trong Ngũ trược - Mạng trược tức là ngu si.

Cái thấy nghe của ông vốn chẳng phải là tánh nào khác, do các trần cách trở nên bỗng nhiên trở thành khác. Tánh thì vẫn biết nhau, nhưng trong phần dụng thì trái nghịch nhau. Cái đồng cái khác mất hẳn chuẩn đích, cùng đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ năm, gọi là mạng trược.
Giảng giải:
A-nan và tất cả các ông đều chưa chứng được quả vô lậu, cái thấy nghe của ông vốn chẳng phải là tánh nào khác. Chúng chẳng phải là hai thứ xuất phát từ hai nguồn. Chúng là một và đồng nhất. Do các trần cách trở nên bỗng nhiên trở thành khác. Tánh thì vẫn biết nhau, nhưng trong phần dụng thì trái nghịch nhau. Tánh thấy và tánh nghe cùng chia nhau một nguồn hiểu biết chung. Nghĩa ở đây là:
Nguyên y nhất tinh minh 元依一精明
Phân thành lục hòa hợp. 分成六和合
Thế nên chân tánh sáng suốt có một cái biết chung, nhưng chức năng, tác dụng của sáu thứ thì khác nhau. Sự phân chia thành sáu phương diện gây ra những tác dụng khác nhau mà lại trái nghịch nhau. Mắt có thể thấy chứ không thể nghe. Tai có thể nghe chứ không thể thấy. Mũi có thể ngửi chứ không nghe, không thấy được. Lưỡi có thể nếm biết mùi vị chứ không thấy nghe, ngửi được. Cái đồng cái khác mất hẳn chuẩn đích. Nó không có tính nhất định. Vì sáu căn mất hẳn tính đồng nhất với nhau, nên tác dụng của nó cũng mất hẳn tính chính xác. Nó vốn không đồng không khác, nhưng nhìn qua hai phương diện, thấy thiếu sự phân định rõ ràng dứt khoát. Do vậy nên nói, “Cái đồng cái khác mất hẳn chuẩn đích.”
Cùng đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ năm, gọi là mạng trược. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Mạng trược: Mạng là sức nóng, hơi thở và thức. Lại có thuyết là tuổi thọ, sức nóng và thức làm thể, lấy sự rút mất tuổi thọ làm tướng. Từ nhỏ tới lớn, từ lớn tới già, từ già tới chết, đó là tướng của mạng. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Về câu ‘’ Ngu si kiến trược rất đáng sợ.’’ Ngu si tức là mạng trược. Vì sao ? Vì vận mạng người ngu si là ô trược, sinh ra thì chẳng thông minh, đều có mối quan hệ với nhau. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm-T1)

+ Các Độc bất thiện - Các dục vọng: Tham Lam (Tham Dục - Tham Ái Dục) - Sân - Si trong 5 độc gồm cả Kiêu mạn (Cống cao - Ngã mạn - Ngạo mạn) - Ghi hoặc

I. Dục vọng (desire):
- Dục vọng là sức mạnh của phàm ngã (form nature). (CTHNM, 388)
- Dục vọng xuất phát từ cõi cảm dục, tạo ra biểu lộ trên cõi trần. (LVLCK, 692)
- Dục vọng là việc gắn bó (attachment) với các đối tượng vui thích (objects of pleasure).(ASCLH, 134)
- Dục vọng vốn là ý chí trên cõi thấp. (KCVTT, 248)
- Chừng nào mà con người chưa tiến gần đến tính thiêng liêng (divinity, Phật tánh) thì con người vẫn còn cần đến các thôi thúc của dục vọng (the urgings of desires), và dục vọng chỉ trở nên trong sạch hơn (purer) và bớt đi tính vị kỷ khi con người càng tiến tới. Tuy thế, các dục vọng đều trói buộc con người vào vòng luân hồi, và nếu muốn được giải thoát, con người phải diệt hết dục vọng. (MTNX, 297)
- Dục vọng là Ý Chí bị bao phủ trong chất cảm dục (astral matter).(KCVTT,   237)
+ Dục vọng - Hạ trí: Là chất trí cảm, tức Thể cảm dục được pha trộn với Thể hạ trí một cách yếu ớt và là lớp áo bằng vật chất của mọi dục vọng và cảm giác của chúng ta, nhờ đó, chúng được biểu hiện. (ASCLH, 10, 24)
+ Đa phần nhân loại ngày nay sống trong dục vọng, dù đó là dục vọng tốt, dục vọng tinh thần hay những ham muốn xấu xa hoặc ích kỷ. Đức D.K dùng một câu bao trọn điều nầy: Nhân loại (chưa giác ngộ và thường nhân) sống, chuyển động, và tồn tại thông qua luân xa tùng thái dương nầy. Đối với một thường nhân những ham muốn, dục vọng lại là những động lực giúp họ tiến hóa. Những ham muốn, tham vọng, xúc động chính thực đều là năng lượng hay mãnh lực trên cõi trung giới vì “Tất cả đều là năng lượng” (Bài thiền số 1 Chân Sư DK; GQ2)

+ Cấu uế - Các ác bất thiện pháp - Các việc xấu ác:

Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.
Phẫn lộ và bất mãn do sự việc không như ý mình là dạng cấu uế xấu xa. (Nguồn: Kinh Không Uế Nhiễm)

+ Cấu uế: Trích đoạn mục 3. ÁC TUỆ
Nếu có ai hành khổ hạnh một cách tân khổ, do hành khổ hạnh nên không có tín tâm, giải đãi, không chánh niệm, chánh trí, có đủ ác tuệ. Hành khổ hạnh như vậy là cấu uế (Nguồn: Kinh Trung A Hàm)

+ Tâm ‘Cấu nhiễm’ có thể là sâu dày, trầm trọng đén mức có đủ để cho quý vị bị đoạ vào các cõi giới chúng sinh thấp kém. Cấu nhiễm là chỉ cho tâm tham, sân và si. A-nan mong cầu được hiểu rõ hơn. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.5)

+ Ý chí và dục vọng (Will and desire): - Ý chí và dục vọng đều là các phát xạ của lực (force emanations). Chúng khác nhau ở tính chất và mức độ rung động, nhưng về bản thể đều là các dòng năng lượng, một bên tạo thành xoáy sơ khởi hay trung tâm hoạt động, có tính chất ly tâm, và một bên có tính chất hướng tâm và là nhân tố chính trong việc bồi đắp dần vật chất vào trong một hình hài xung quanh xoáy trung tâm. (LVLCK, 1017) 

+ Mầm mống của ý chí bắt đầu tự biểu lộ trong giai đoạn tiến hóa lớn lao thứ hai của tâm thức. Dục vọng và ý chí dẫn dắt các hành động của con người, ngay cả ý chí còn được định nghĩa như là dục vọng  đang hiện ra một cách chiến thắng từ sự phản kháng (contest) của dục vọng. Nhưng đây là một quan điểm thô thiển và phiến diện, không giải thích được gì cả. Dục vọng là năng lượng hướng ngoại (out-going energy) của Chủ Thể Tư Tưởng (Thinker, Linh hồn), chiều hướng của nó được xác định bằng sự thu hút của các đối tượng bên ngoài. Ý chí là năng lượng hướng ngoại của Chủ Thể Tư Tưởng, chiều hướng của nó được xác định bằng các kết luận được lý trí (reason) rút ra từ các kinh nghiệm trong quá khứ, hay bằng huệ giác trực tiếp (direct intuition, trực  giác đốn ngộ) của chính linh hồn. Nói cách khác, dục vọng được dẫn dắt từ bên ngoài, còn ý chí được dẫn dắt từ bên trong. Vào lúc bắt đầu công cuộc tiến hóa của con người, dục vọng hoàn toàn làm chủ và thôi thúc con người theo đủ mọi hướng. Vào giữa cuộc tiến hóa, dục vọng và ý chí luôn luôn xung đột nhau, chiến thắng đôi khi thuộc về bên này, đôi khi nằm về bên kia. Vào cuối cuộc tiến hóa, dục vọng tàn lụi đi, ý chí trở nên thống ngự, không còn bị chống đối, không còn bị thách thức nữa. (MTNX, 233-234)

+ Thành tựu hay Lợi ích của xa lìa ngu xi/ Xóa bỏ Vô minh:
- Một là, được tâm ý ưa thích chân thật, bạn bè cũng chân thật.
- Hai là, tin tưởng sâu xa vào nhân quả, nên thà chết chứ không làm việc ác.
- Ba là, chỉ Quy Y Phật, chẳng theo vị Trời nào khác.
- Bốn là, tâm chánh kiến, ngay thẳng, dứt hẳn tất cả lưới nghi về lý số tốt xấu.
- Năm là, thường được sinh trong hàng Trời người chẳng còn rơi vào đường ác.
- Sáu là, vô lượng phước đức và trí tuệ dần dần tăng thêm.
- Bảy là, hoàn toàn xa lìa nẻo tà, đi theo con đường của bậc Thánh.
- Tám là, không dấy khởi thân kiến, xả bỏ các nghiệp ác.
- Chín là, an trụ trong sự nhận biết không chướng ngại.
- Mười là, chẳng rơi vào các hoạn nạn.
Đây là mười pháp, nếu có thể đem hồi hướng đến quả vị Bồ Đề Vô Thượng, thì sau khi thành Phật sẽ sớm đạt được pháp của tất cả Phật, thành tựu thần thông tự tại. (Nguồn: Kinh thập thiện)

+ Xa lìa các duyên - Chân Tâm hiện: ... Đức Phật bảo A Nan: Nếu có thể xa lìa các duyên hòa hợp và không hòa hợp, thì diệt trừ được các nhân sinh tử, đó chính là tánh giác ngộ tròn đầy không sinh không diệt, chính là chân tâm bản giác thanh tịnh thường trú.
HT Tuyên Hóa giảng:
Văn trên đã nói về y báo và chánh báo. “Y báo” là núi sông, đất bằng, nhà cửa, lầu các, phòng xá. “Chính báo” là thân người. Y báo thì phải chịu trải qua các tiến trình thành, trụ, họai, không. Chánh báo thì phải trải qua các tiến trình sinh, lão, bệnh, tử.
Thế nào là thành, trụ, họai, không?
Trong thế giới nầy, một lần tăng một lần giảm được gọi là một kiếp.[72] Khi mạng sống của con người đạt đến đỉnh cao nhất là 84.000 năm, cứ 100 năm, chiều cao của con người sẽ giảm trung bình mỗi năm 1 inch, và mạng sống của con người giảm mỗi năm trung bình 1 tuổi, tiếp tục giảm như thế cho đến khi mạng sống con người chỉ còn 10 tuổi; rồi tiếp tục tăng lại cho đến khi 84.000 tuổi, đó được gọi là một kiếp. Một ngàn kiếp là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp. Bốn trung kiếp là một đại kiếp. Giai đoạn hình thành thế giới mất 20 tiểu kiếp. Giai đoạn trụ kéo dài 20 tiểu kiếp. Giai đoạn hoại 20 tiểu kiếp. Giai đoạn không 20 tiểu kiếp. Đó có nghĩa là tiến trình thành, trụ, họai, không. Hai mươi tiểu kiếp thành là 1 trung kiếp.
Hai mươi tiểu kiếp trụ là 1 trung kiếp. Hai mươi tiểu kiếp hoại là 1 trung kiếp. Hai mươi tiểu kiếp không là 1 trung kiếp. Thế là tất cả hai mươi tiểu kiếp của các tiến trình thành, trụ, họai, không tạo thành 4 trung kiếp. Gom lại 4 trung kiếp là 1 đại kiếp.
Đối với chánh báo thì trải qua các tiến trình sinh, lão, bệnh, tử. Con người cần 20 năm để sinh ra lớn lên, 20 năm để học tập trưởng thành, 20 năm bệnh và già yếu, 20 sau cùng họ tiến dần đến cái chết.
Có hai loại sinh tử: phần đoạn sinh tử– sự sống chết, sinh diệt của xác thân– và biến dịch sinh tử. Thuật ngữ phần đoạn sinh tử xuất phát từ thực tế là mỗi người đều có một thọ mạng riêng và mỗi người có một thân tướng khác nhau. Chẳng hạn, chiều cao của quý vị có thể là 5 feet[73] 6 inches, và chiều cao của tôi là 5 feet 9 inches, trong khi người khác thì cao 3 feet. Mọi người đều có một thân tướng khác nhau. Hàng phàm phu là đối tượng của phần đoạn sinh tử.
Các vị thuộc hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác, đã chấm dứt được phần đoạn sinh tử, nhưng họ vẫn còn trong vòng biến dịch sinh sinh tử.
Thế nào là “biến dịch sinh sinh tử?” Có nghĩa là niệm này kế tiếp niệm khác sinh khởi mãi không dừng. Niệm niệm kế tiếp sinh khởi, niệm niệm kế tiếp hoại diệt.
Nhân của sinh tử chính là vô minh, duyên của sinh tử chính là nghiệp thức. Khi nhân – vô minh, và duyên –nghiệp thức nầy hòa hợp với nhau thì có sinh tử. Như Đức Phật dạy trong kinh nầy:
Nếu có thể xa lìa các duyên hòa hợp–sự hòa hợp của nhân vô minh và duyên nghiệp thức–và không hòa hợp– và sự kết hợp của bất kỳ các nhân duyên không hòa hợp–
thì diệt trừ được các nhân sinh tử. Khi ấy quý vị thóat khỏi phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử.
Đó chính là tánh giác ngộ tròn đầy không sinh không diệt. Khi xa lìa sạch mọi nguyên nhân sinh tử thì quý vị đạt được quả niết-bàn vi diệu, tánh giác ngộ tròn đầy không sinh không diệt.
Chính là chân tâm bản giác thanh tịnh thường trú.
Đó chính là chân tâm, là bản tánh giác ngộ thường trú không sinh không diệt: nghĩa là Tự tánsi(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Người thú: Vào thời kỳ xa xăm cách nay 21 triệu năm, khi con người vừa mới có hình người và khi họ có liên quan chặt chẽ với giới động vật - Danh xưng là “người thú”.(CTNM, 226)

2. Người thú: (EPII 203-4)

Những linh hồn vốn chỉ ý thức sự sống ở cõi trần và sự cảm giác ... chậm chạp, trì trệ, không nói được, bị bối rối bởi môi trường của họ ... đang ngủ về mặt tình cảm, và hoàn toàn không thức tỉnh về trí tuệ ... Họ có thể đào bới và khuân vác, dưới sự chỉ đạo; họ ăn, ngủ và sinh sản, theo bản năng tự nhiên của thể xác động vật. (GQ1.1, trích dẫn EPII,22)

+ Người Lemuria - Người có ham muốn thú vật – Những linh hồn còn trẻ thơ (EPII 24)

Trong các giai đoạn đầu ... "tâm thức Lemurian" là đặc điểm của người sống theo giác quan, khía cạnh rời rạc đó của linh hồn đang cư trú và thấm nhuần hình dạng con người ... bất kỳ tâm thức con người thật sự nào có thể hiện diện, đều là trì trệ, còn phôi thai và không có tổ chức; nó không có thể trí như chúng ta hiểu về điều đó, và chỉ được nhận ra bởi một sự đồng nhất hóa hoàn toàn với thể xác và các hoạt động của nó. Đây là giai đoạn của các phản ứng bất động chậm chạp đối với sự khổ đau, niềm vui, sự đau đớn, đối với sự thôi thúc và sự thỏa mãn ham muốn ... Hết kiếp này sang kiếp khác trôi qua, và từ từ năng lực đồng nhất hóa hữu thức gia tăng, với sự ham muốn ngày càng tăng cho một phạm vi lớn hơn của những sự thỏa mãn; linh hồn nội tại và sinh động trở nên ngày càng ẩn sâu hơn, là tù nhân của bản chất hình tướng. - (EP II 204-5)

Các linh hồn đang bắt đầu tích hợp và sống động về mặt tình cảm và thông linh ... bản chất động vật thức tỉnh và bản chất dục vọng đang trở nên phát triển ... được nhận thấy trong tất cả các giống dân đến một mức độ nhỏ, một số trong số người da đen. . tương đối trẻ con ... những linh hồn trẻ thơ... có khí cụ trí tuệ và một số có thể được huấn luyện để sử dụng nó, (nhưng) sự chú trọng của đời sống hoàn toàn dựa trên hoạt động thể chất khi nó được thúc đẩy bởi ham muốn thuộc loại nào đó để thỏa mãn... Những linh hồn này đều là những tương ứng hiện đại đối với các nền văn hóa Lemuria cổ. - (EP II 24) Toàn bộ các mãnh lực của sự sống tập trung vào thể xác, và các ham muốn được biểu lộ khi đó là những ham muốn vật chất; đồng thời có một xu hướng đang phát triển hướng tới những ham muốn tinh tế hơn, đó là do thể cảm dục gợi lên.(GQ1.1,Các trích dẫn EPII,22)

+ Cá tính - Tánh xấu của mỗi loài chúng sinh

... Hoặc người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, liền đặng lìa lòng giận.
Giận hờn là gì? Chính là nổi nóng, chính là phiền não, cũng là vô minh. Giận hờn lợi hại giống như lửa vậy.
Ấy là: "Một đốm lửa giận, có thể đốt tiêu cả rừng công đức."
Người xưa cũng nói: "Ngàn ngày gánh củi một mồi lửa."
Ý nói quý vị đốn củi một ngàn ngày chỉ cần một đốm lửa châm vào có thể đốt cháy sạch. Ðó là hình dung bình thường chúng ta tích tạo bao công đức thiện nghiệp, dù tu hành bao lâu mà một khi quý vị nổi cáu lên, phừng lửa vô minh, thì bao nhiêu công đức tích tụ được đều đốt sạch cả. Hạng người nào thích nổi lửa vô minh thế? Chính là A-tu-la đấy.

Mỗi cá nhân đều có một xu hướng riêng.
- Người thuộc Phật đạo, tính cách đa số là từ bi;
- Người thuộc Tiên đạo thì ưa thích thanh nhàn,
- Người thuộc Nhân đạo thì đều có nhân duyên với mọi người;
- Người thuộc Quỷ đạo thì tánh hay giảo hoạt, không muốn thua thiệt, là người không thành thật, lén lén lút lút, và cũng giống như quỷ La-sát đã nói ở trước, đều có ý "muốn đến hại người."
- Người thuộc Súc sanh đạo thì nặng về tham dục, bất luận thứ gì họ đều không sợ nhiều, càng nhiều càng tốt, tham mãi không chán.
- Người thuộc A Tu-la đạo thì hay phát cáu, những người này hễ động đến thì nổi giận ngay, cáu gắt om sòm.

Những người như thế thì phải làm sao? Có cách gì có thể sửa đổi được? Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã đem pháp môn này dạy bảo cho quý vị kỹ càng, đó là phải thường niệm: "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát." Hơn nữa, phải tiếp tục luôn luôn không gián đoạn.
"Thường" nghĩa là không dứt. Mỗi khi lên chùa, gặp chỗ nào có thờ Phật, hoặc thờ Bồ Tát Quán Thế Âm thì phải cung kính cúi đầu đảnh lễ. Cũng không nên hôm nay lạy, rồi ngày mai không lạy; sáng nay đảnh lễ, chiều tối lại không đảnh lễ. Nếu chịu kiền thành hằng thường kính lễ chư Phật Bồ-tát, lâu dần rồi bịnh nổi cáu ấy sẽ không còn nữa, mà chính mình cũng không biết vì sao? Nếu quý vị không tin, tôi sẽ đem kinh nghiệm của chính mình nói cho quý vị nghe. Tôi trước kia là người rất dễ nổi giận, hễ nói đánh là đánh, nói mắng là mắng ngay. Năm tôi 12, 13 tuổi rất thích đánh nhau. Bất luận là người lớn bao nhiêu, đến với tôi thì phải nghe tôi chỉ huy, nếu không nghe tôi chỉ huy thì tôi đánh! Dù chết cũng phải đánh, đánh đến chừng nào chịu hàng phục mới thôi. Thế gọi là gì? Ðó chính là một thứ hành động của A-tu-la. Về sau tôi học Phật, mới biết thói giận bướng như thế là không tốt, phải cải hóa tự tân mới được, nên thường cung kính niệm Bồ Tát Quán Thế Âm. Cho nên bây giờ làm sư phụ, tôi phải tu hạnh nhẫn nhục. Có lúc đồ đệ đến hiếp đáp, trước hết tôi nổi cáu, nhưng rồi nhỏ nhẹ ôn hòa, nhẫn nhục cho đến khi người ấy từ từ hiểu ra, tự nhận biết lỗi mình. Vì trước đây tôi chọc người khác giận nên bây giờ tôi bị đệ tử đến hiếp đáp. Có thể nói đây là một thứ quả báo! Có người hỏi: "Ðồ đệ nào dám hiếp đáp thầy vậy?" Người nào hiếp đáp tôi thì người đó tự biết. (Nguồn: Phẩm Phổ Môn - HT Tuyên Hóa giảng)

+ 10. KINH NIỆM XỨ (Satipatthàna Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo. Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn. Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
(Quán thân)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri:
"Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.
Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một  vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
(Quán thọ)
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".
Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.
(Quán tâm)
Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân". Hay với tâm có si, tuệ tri: "Tâm có si"; hay với tâm không si, tuệ tri: "Tâm không si". Hay với tâm thâu nhiếp, tuệ tri: "Tâm được thâu nhiếp". Hay với tâm tán loạn, tuệ tri: "Tâm bị tán loạn". Hay với tâm quảng đại, tuệ tri: "Tâm được quảng đại"; hay với tâm không quảng đại, tuệ tri: "Tâm không được quảng đại". Hay với tâm hữu hạn, tuệ tri: "Tâm hữu hạn". Hay với tâm vô thượng, tuệ tri: "Tâm vô thượng". Hay với tâm có định, tuệ tri: "Tâm có định"; hay với tâm không định, tuệ tri: "Tâm không định". Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: "Tâm có giải thoát"; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: "Tâm không giải thoát".
Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.
Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm.
(Quán pháp)
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục"; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục". Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có sân hận". Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có nghi". Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt". Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Tỷ-kheo tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... tuệ tri lưỡi... và tuệ tri các vị... tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi". Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay Tỷ-kheo nội tâm có trạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâm có tinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâm có hỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâm có khinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâm có định giác chi... (như trên)... hay nội tâm có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có xả giác chi". Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ kheo như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt".
Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
(Kết luận)
Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn. (Nguồn: Kinh Niệm Xứ)

+ Pháp Quán: Quán bản ngã - Quán tự ngã - Tư lượng tự ngã - Tư lượng bản ngã - Tư tưởng đối nghịch - Quán tâm - Quán sát tâm

(1) Chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải tư lượng tự ngã với tự ngã như sau:
"Người này có ác dục, bị ác dục chi phối nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta có ác dục, bị ác dục chi phối, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không có ác dục, sẽ không bị ác dục chi phối."
(2) "Người này khen mình chê người, nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta khen mình chê người, các người khác sẽ không ưa ta, sẽ không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không khen mình chê người."
(3) "Người này có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối, nên ta không ưa người ấy... Và nếu ta có ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối";
(4) "Người này phẫn nộ, vì vị phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta không phẫn ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận";
(5) "Người này phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta có phẫn ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp";
(6) "Người này phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ nên Ta không ưa người ấy...Và nếu ta phẫn ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ";
(7) "Người này bị buộc tội, trở lại chống đối vị đã buộc tội mình, nên Ta không ưa người ấy...Và nếu ta có bị ........, cần phải phát tâm: Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chống đối vị buộc tội mình";
(8) "Người này bị buộc tội trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình, nên Ta không ưa người ấy...Và nếu ta có bị ........, cần phải phát tâm: Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chỉ trích vị buộc tội mình";
(9) "Người này bị buộc tội, trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình, nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta có bị ........, cần phải phát tâm: Ta có bị buộc tội, sẽ không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình";
(10) "Người này bị buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn của mình, nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta bị ........, cần phải phát tâm: Ta bị buộc tội sẽ không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ra ngoài vấn đề, và không để lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn của mình";
(11) "Người này bị buộc tội, không giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta bị ........, cần phải phát tâm: Ta bị buộc tội, sẽ giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội biết";
(12) "Người này hư ngụy và não hại nên Ta không ưa người ấy...Và nếu ta có ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không hư ngụy và não hại";
(13) "Người này tật đố và xan tham nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta có ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không tật đố và xan tham";
(14) "Người này khi cuống và lường gạt nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta có ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không khi cuống và lường gạt";
(15) "Người này ngoan mê và quá mạn nên ta không ưa người ấy...Và nếu ta có ........, cần phải phát tâm: Ta sẽ không ngoan mê và quá mạn";
(16) "Người này chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả nên ta không ưa người ấy, không thích người ấy. Và nếu ta chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, các người khác sẽ không ưa ta, không thích ta". Chư Hiền, Tỷ-kheo khi biết vậy, cần phải phát tâm như sau: "Ta sẽ không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả".
Chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau:
(1) "Không biết ta có ác dục, có bị ác dục chi phối không?"
Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo quán sát và biết rằng:
"Ta có ác dục và bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. 
"Ta không có ác dục, không bị ác dục chi phối", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo phải quán sát tự ngã với tự ngã như sau:
"Không biết ta có khen mình chê người hay không? Ta không khen mình chê người... phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(3) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, bị phẫn nộ chi phối không...? Ta không có phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối... phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(4) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ, vì phẫn nộ làm nhân, trở thành có hiềm hận không...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người hiềm hận... các thiện pháp.
(5) Lại nữa... không biết ta có phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp...? Ta không có phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân, trở thành người cố chấp... các thiện pháp.
(6) Lại nữa,... không biết ta có phẫn nộ, thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ...? Ta không có phẫn nộ, không thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ... phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(7) Lại nữa...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chống vị đã buộc tội ta... phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(8) Lại nữa...? Ta bị buộc tội, ta không trở lại chỉ trích vị đã buộc tội ta ... phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(9) Lại nữa...?  Ta bị buộc tội, ta không trở lại chất vấn vị đã buộc tội ta ... phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(10) Lại nữa...? Ta bị buộc tội, ta không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, không trả lời ngoài vấn đề, và ta không để lộ sự phẫn nộ, sân hận và bất mãn của ta... phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học các thiện pháp.
(11) Lại nữa...? Ta bị buộc tội, Ta có giải thích thỏa mãn hành động của ta cho vị buộc tội biết... phải sống ... ngày đêm tu học các thiện pháp.
(12) Lại nữa, không biết ta có hư ngụy và não hại...? Ta không có hư ngụy và não hại... phải sống ... ngày đêm tu học các thiện pháp.
(13) Lại nữa, không biết ta có tật đố và xan tham...? Ta không có tật đố và xan tham...phải sống ... ngày đêm tu học các thiện pháp.
(14) Lại nữa, không biết ta có khi cuống và lường gạt...? Ta không có khi cuống và lường gạt... phải sống ... ngày đêm tu học các thiện pháp.
(15) Lại nữa... không biết ta có ngoan mê và quá mạn...? Ta không có ngoan mê và quá mạn... phải sống ... ngày đêm tu học các thiện pháp.
(16) Lại nữa, chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo cần phải quán sát tự ngã như sau:
"Không biết ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả không?"
"Ta có chấp trước thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ những ác, bất thiện pháp ấy. 
"Ta không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy.
Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp đã được đoạn trừ trong nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Chư Hiền, ví như một phụ nữ hay một đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang điểm, tự quán sát mặt mày của mình trong một tấm kính sạch sẽ và trong suốt, hay trong một bát nước trong sáng. Nếu người ấy thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy tinh tấn đoạn trừ bụi bặm hay cấu uế ấy. Nếu người ấy không thấy bụi bặm hay cấu uế trên mặt mình, thì người ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: "Thật sự ta được điều tốt đẹp; thật sự ta được thanh tịnh".
Cũng vậy chư Hiền, nếu trong khi quán sát, Tỷ-kheo thấy rõ rằng tất cả các ác, bất thiện pháp chưa đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy cần phải tinh tấn đoạn trừ các ác, bất thiện pháp ấy. Chư Hiền, nếu Tỷ-kheo trong khi quán sát thấy rõ rằng các ác, bất thiện pháp đã đoạn trừ ở nội tâm, thì chư Hiền, Tỷ-kheo ấy phải sống với tâm niệm hoan hỷ, ngày đêm tu học thiện pháp.
Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên) thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahamoggallana. (Nguồn: 15. Kinh Tư Lượng)

+ Cần Quán như thật với Chánh trí tuệ: ... Đức Phật bảo: Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ các sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào... Bất cứ tưởng nào... Bất cứ hành nào... Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác".(Nguồn: 22.Kinh ví dụ con rắn)

+ Quán Sát tâm - Dùng Tư Tưởng đối nghịch trong tham thiền để Tu tâm thiện lành. Giáo lý dạy chúng ta rất nhiều câu mẫu thiện lành làm đối nghịch với các ác tâm, ác pháp cần xa lìa, trừ diệt trong tu. Vài ví dụ đã có trong Tooltip)

- Quán bản ngã - Quán tự ngã - Tư lượng tự ngã - Tư lượng bản ngã. (Xem Tooltip)

 

 

 

+ 129. CHÁNH QUÁN CÁC PHÁP
Biết sự tốt xấu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy.
Biết tập hữu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy.
Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm được tích tập với tưởng như vậy.
Nếu Tỳ-kheo tích tập được tâm xuất gia học đạo, tích tập được tưởng vô thường, tích tập được tưởng vô thường nên khổ, tích tập được tưởng khổ nên vô ngã, tích tập được tưởng bất tịnh, tích tập được tưởng thức ăn ghê tởm, tích tập được tưởng tất cả thế gian không có gì hoan lạc, tích tập được tưởng về sự chết.
Biết sự tốt xấu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết tập hữu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy. Biết như thật sự tập khởi, diệt tận, vị ngọt, tai hoạn và sự xuất yếu của thế gian; tâm đã được tích tập với tưởng như vậy; đó được gọi là Tỳ-kheo đoạn ái, trừ kết; đã chánh tri, chánh quán các pháp rồi liền được tận cùng sự khổ. Nguồn mục 129 - (Trung A Hàm, Kinh Chư Pháp Bổn, Phẩm 10, số 113)

+ Những câu hỏi về tu Pháp Ba la mật được Phật trả lời.

Hư Không Tạng Đại Bồ Tát nói kệ Đáp Công Đức Quang Minh Vương Đại Bồ Tát rồi bạch Đức Phật rằng :'' Bạch Đức Thế Tôn !
Thế nào là Bồ Tát thật hành Đàn Ba la mật bình Đẳng với hư không ?
Thế nào là Bồ Tát hành Thi la Ba la mật, hành Nhẫn Ba la mật, hành Tiến Ba la mật, hành Thiền Ba la mật, hành Bát Nhã Ba la mật bình Đẳng với hư không?
Thế nào là Bồ Tát hành công Đức, hành trí bình Đẳng với hư không?
Thế nào là Bồ Tát chẳng rời lìa như như mà niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên, như Đức Phật Đã hứa khả?
Thế nào là Bồ Tát tu hành các pháp bình Đẳng như Niết bàn?
Thế nào là Bồ Tát khéo phân biệt hành tướng?
Thế nào là Bồ Tát thọ trì pháp tạng chư Phật, tùy theo Như Lai chỗ giác ngộ tánh tướng các pháp như thiệt biết tánh tướng các pháp rồi mà chẳng thủ chẳng xả ?
Thế nào là Bồ Tát phân biệt các chúng sanh từ vô thỉ Đến nay thanh tịnh mà giáo hóa các chúng sanh ?
Thế nào là Bồ Tát khéo thuận phát hành thành tựu Phật pháp ?
Thế nào là Bồ Tát bất thối thần thông nơi các Phật pháp Đều Được tự tại ?
Thế nào là Bồ Tát nhập pháp môn thậm thâm mà hàng Thanh văn, hàng Bích Chi Phật chẳng nhập Được ?
Thế nào là Bồ Tát nơi thập nhị nhân duyên Được thắng trí phương tiện xa lìa nhị biên kiến chấp ?
Thế nào là Bồ Tát Được ấn Như Lai ấn cho như như vô phân biệt trí phương tiện ?
Thế nào là Bồ Tát nhập môn pháp giới, tánh thấy tất cả pháp tánh bình Đẳng ?
Thế nào là Bồ Tát thuần chí kiên cố như kim cương, nơi Đại thừa nầy tâm an trụ bất Động ?
Thế nào là Bồ Tát tự thanh tịnh giới mình như Phật giới ?
Thế nào là Bồ Tát Được Đà la ni trọn chẳng thất niệm ?
Thế nào là Bồ Tát Được Như Lai gia trì biện tài vô ngại ?
Thế nào là Bồ Tát Được tự tại thị hiện thọ sanh tử ?
Thế nào là Bồ Tát phá các oán Địch lìa bỏ bốn ma ?
Thế nào là Bồ Tát lợi ích chúng sanh trang nghiêm công Đức ?
Thế nào là Bồ Tát lúc thế gian không có Phật mà hay làm Phật sự ?
Thế nào là Bồ Tát Được hải ấn tam muội khéo có thể biết Được tâm hành của các chúng sanh ?
Thế nào là Bồ Tát biết Được các trần giới vô ngại ?
Thế nào là Bồ Tát oai nghi hạnh thành tựu lìa các tối tăm Được quang minh thù thắng ở trong các pháp Được tự nhiên trí mau Được thành tựu Nhứt thiết trí hành ? '' .

-Đức Phật nói : ''Lành thay, lành thay, nầy Hư Không Tạng ! ... Dưới đây xin tóm lược vài mục như sau:

Nếu Ngã thanh tịnh > Bố thí thanh tịnh > Nguyện cũng tịnh > Bồ đề tịnh > Các pháp đều tịnh => Bồ tát thành tựu pháp hành thanh tịnh bình đẳng với Hư không.

Bồ Tát thành tựu 8 Pháp tịnh thí: Lìa ngã mà bố thí, lìa vì ngã mà bố thí, lìa thương yêu mà bố thí, lìa vô minh kiến mà bố thí, lià tướng bỉ ngã mà bố thí, lìa các suy tưởng mà bố thí, lìa hy vọng báo Đáp mà bố thí, lìa bỏn xẻn ganh ghét mà bố thí, tâm bình Đẳng như hư không mà bố thí.

Bồ tát bố thí bình đẳng, không có phân biệt, không hý luận, chẳng sinh tâm cầu quả báo...

Nầy Hư Không Tạng ! Như trăng trong nước không có trì giới phá giới, Bồ Tát rõ biết tất cả các pháp như thủy nguyệt không có trì giới phá giới củng như vậy .Đây là Bồ Tát hành Giới Ba La mật bình Đẳngvới hư không vậy . Nầy Hư Không Tạng! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hành nhẩn Ba la mật bình Đẳng với hư không.

Nầy Hư Không Tạng ! Như hư không không có ghét không có thương, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật không có ghét thương cũng như vậy . Như hư không không có biến Đổi, Bồ Tát tâm cứu cánh không biến Đổi tu Nhẫn Ba la mật cũng như vậy . Như hư không không có kém tổn, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm cứu cánh không có kém tổn cũng như vậy . Như hư không không có sanh không có khởi, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm không có sanh khởi cũng như vậy . Như hư không không có hí luận, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật tâm không có hí luận cũng như vậy . Như hư không không có ân báo, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật với tất cả chúng sanh chẳng mong quả báo cũng như vậy . Như hư không vô lậu vô hệ phược, Bồ Tát tu Nhẫn Ba la mật lìa tất cả lậu chẳng hệ phược tam giới cũng như vậy.

Đức Phật giảng giải rất dài, mời đọc trực tiếp Kinh văn tại nguồn: Pháp hội Hư Không Tạng Bồ Tát

Trích vài đoạn Kinh Pháp khen ngợi đức Phật - Ca ngợi đức Phật - Tán thán đức Phật
+ Giảng: ‘’ Như Lai ra đời rất khó gặp.’’ Vị Thế Gian Tự Tại Chủ Thiên Vương này nói : ‘’ Như Lai xuất hiện ra đời, không dễ gì gặp được.’’ Do đó :
‘’ Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn ức kiếp khó gặp được,
Nay con thấy nghe được thọ trì,
Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai.’’
Đây là bài kệ mở đầu Kinh. Bất cứ tụng niệm Kinh gì, thì trước hết đọc bài kệ này. Bài kệ này là pháp khen ngợi, do Võ Tắc Thiên vào đời Đường trước tác. Tuy trong việc chính trị nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên là người lãng mạn, nhưng trong Phật giáo bà ta là người đại hộ pháp. Nếu chẳng có bà ta đề xướng Phật pháp, thì chúng ta hôm nay sợ chẳng thấy được bộ Kinh Hoa Nghiêm này.
‘’ Vô lượng biển kiếp gặp một lần.’’ Diệu giác quả vị Phật này, là Phật chí tôn vô thượng, chẳng có gì so sánh cao hơn Ngài được, chẳng có gì so sánh tôn quý hơn Ngài được. Phải trải qua trăm ngàn vạn ức kiếp mới có thể gặp một lần, chẳng phải thường gặp được.
‘’ Khiến khắp chúng sinh sinh tin hiểu.’’ Mục đích Phật xuất hiện ra đời là : làm cho tất cả chúng sinh sanh chánh tín, khiến cho tất cả chúng sinh y theo pháp mười hai nhân duyên tu hành, mới có thể chấm dứt sinh tử, chấm dứt bốn sự khổ lớn : Sinh, già, bệnh, chết. Tại sao Phật xuất gia ? Vì muốn biết rõ sinh từ đâu đến ? Chết sẽ đi về đâu ? Cho nên mới đi tầm đạo sáu năm tu khổ hạnh, cũng không giải quyết được vấn đề sinh tử. Cuối cùng ngồi tĩnh tọa dưới cội bồ đề, mà ngộ được sinh tử, pháp mười hai nhân duyên. Pháp này tuy nhiên là pháp tiểu thừa, nhưng là pháp cơ bản sinh tử. Người đại thừa đừng có chấp trước, cho rằng pháp tiểu thừa là pháp tự liễu hán, có tư tưởng như thế là hoàn toàn sai lầm. Ví như Bát chánh đạo trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo là cơ bản của Phật giáo, nếu không hiểu rõ Bát chánh đạo, không tu Bát chánh đạo, chỉ tu pháp đại thừa, e rằng công đức chẳng viên mãn. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1)

+ Tán thán đức Phật: ..... Hư không Tạng Đại Bồ Tát nói những diệu kệ khen Phật (Mời xem Kinh) rồi bạch rằng : '' Bạch Đức Thế Tôn ! Có ít Điều muốn hỏi mong Thế Tôn cho phép, nếu Được Phật cho phép mới dám thưa hỏi, tại sao, vì Đức Thế Tôn có vô lượng tri kiến hay biết được chúng sanh các căn có thuần thục có chưa thuần thục, vì Đức Thế Tôn sáng suốt trừ bỏ các tối tăm, vì Đức Thế Tôn rõ nghĩa khéo nói phân biệt rành các cú nghĩa, vì Đức Thế Tôn biết thời giờ chẳng quá hạn, vì Đức Thế Tôn chỗ nói chẳng lầm Đúng như lời mà làm chẳng sai, vì Đức Thế Tôn biết thời giờ tùy sở hành của chúng sanh mà thuyết pháp, vì Đức Thế Tôn khéo du hý thông Đạt các thần thông, vì Đức Thế Tôn khéo chơn thiệt quán tâm hành của chúng sanh, vì Đức Thế Tôn rất không ô nhiễm ở trong các pháp Được Đại tự tại, vì Đức Thế Tôn tự tỏ ngộ giác liễu các pháp, vì Đức Thế Tôn chế ngự tà kiến chúng sanh dạy cho họ vào chánh kiến, vì Đức Thế Tôn là Đại y vương có thể làm cho vô thỉ thế giới chúng sanh dứt hẳn các bệnh não, vì Đức Thế Tôn Đại lực thành tựu thập lực, vì Đức Thế Tôn vô úy thành tựu tứ vô úy, vì Đức Thế Tôn tối thắng thành tựu thập bát bất cộng pháp, vì Đức Thế Tôn Đại từ cứu tế tất cả chúng sanh tâm thường vô ngại, vì Đức Thế Tôn Đại bi hành tri kiến vô ngã cứu khổ tất cả chúng sanh, vì Đức Thế Tôn Đại hỷ hành thiền Định giải thoát tam muội Đến cứu cánh, vì Đức Thế Tôn Đại xả hành dứt tất cả ghét thương tâm như hư không, vì Đức Thế Tôn Được bình Đẳng giác liễu các Phật pháp vô ngại, vì Đức Thế Tôn không có lòng ghét thương cứu cánh thanh tịnh khen chê không lay Động Được, vì Đức Thế Tôn không có hy vọng trí huệ Đầy Đủ nơi lợi dưỡng kính khen không mong cầu, vì Đức Thế Tôn tất cả tri kiến tất cã Phật hành xứ Đều Đã cứu cánh. Bạch Đức Thế Tôn ! Tôi biết Được Đức Thế Tôn có vô lượng vô biên công Đức thành tựu như vậy, vì thế ở trong các pháp môn tôi có ít Điều muốn hỏi ''. (Nguồn: Kinh Đại Bảo Tích - Pháp hội Hư Không Tạng BT)

* Trong các Kinh Phật, chỗ nào cũng có những đại Bồ Tát tán thán đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn nói rằng ca ngợi mãi mãi cũng không bao giờ hết được.

+ Đức Phật dậy - Này A Nan! Mười cảnh tượng Ma Chướng như thế thường hiện ra trong lúc thiền định, đều do hành giả đối với sắc ấm chưa thấu triệt lí tánh, chỉ biết dùng thiền quán dồn nén vọng tưởng, nên hiện ra các việc đó. Chúng sinh mê muội, không tự xét tự lượng, gặp những cảnh tượng ấy thì nhầm lẫn không biết rõ, cho mình đã chứng quả thánh, thành ra mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián! Sau khi Như Lai diệt độ, quí thầy nên y theo lời dạy này, tuyên bày nghĩa lí cho chúng sinh trong đời mạt pháp; không để cho thiên ma có dịp quấy phá; đó là cách giữ gìn chánh pháp, che chở cho người tu hành thành đạo Vô-thượng.  Còn nhiều trường hợp bị Ma chướng cần đọc kỹ (Xem từ trang 137 đến 159)

+ Phần Bốn: Khí Công và Tà Chánh
Ngày nay cả thế giới đều nói về khí công. Và sự nhiệt tình về khí công là một "ngành nghề mới". Có những kẻ xấu làm cho khí công trở thành "tà khí", bởi vì "khi người chánh thực hành tà pháp, tà pháp trở thành chánh; khi người tà thực hành chánh pháp, chánh pháp trở thành tà." Khí công trở thành công cụ "kiếm tiền" và "phát thần thông". Bởi vì đã đi xa chánh đạo, khí công trở thành một loại quỷ công.
Hòa Thượng đã nhận định về khí công như sau:
"Khí công" là một danh xưng không phù hợp. "Khí" là không có tri giác cho nên nó căn bản không có "công", vì thế phải gọi là "thần công," 'quỷ công," "ma công", hoặc "yêu công".
“Thần công" tức là "thần nhi minh chi, tồn hồ kỳ nhân", có nghĩa là trong khi bảo trì chánh niệm, dùng tinh thần để cho thần sử dụng năng lực của mình. Do đó gọi là "thần công". Nhưng "thần công" vẫn liên hệ đến ý thức và chưa đến cảnh giới biến hóa rốt ráo; người đó vẫn còn chấp tướng.
"Thần công" là thần chi phối khí, không phải khí chi phối thần. Khi thần công đến, người đó không nhảy lên nhảy xuống hoặc chạy lung tung, cũng không nói năng bừa bãi. Thần công tương đối hiền hòa. Khi "quỷ công" đến, người đó nhảy nhót, run rẩy, khóc cười vô lối. Đó là một "ngũ quỷ ban vận pháp" (phép vận chuyển năm con quỷ). Mấy con quỷ được thả lỏng và nhập vào thân người, làm người đó nói năng bậy bạ, bởi vì quỷ công vốn không có định tính và định lực.
Còn "ma công" và "yêu công" thì đều chẳng biết lý lẽ, luôn kiêu ngạo và gây hại cho người, chuyên hành dâm dục, và tất cả bọn chúng là hiện thân của yêu ma quỷ quái.
Những người có "khí công" chân chánh thì không nhảy nhót, khóc lóc kêu la, cũng không tham giàu có hưởng thụ hoặc tìm cách rêu rao quảng cáo.
Hòa Thượng không phản đối khí công, chỉ khai thị rằng chúng ta cần phải có nhận thức chân chánh, cần phải có "Trạch Pháp Nhãn" (con mắt biết chọn pháp). Điều nầy nói lên rằng:
"Thần công, quỷ công, ma công, yêu công - đều gọi là khí công. Bởi có chân, có giả, có chánh, có tà, nên cần có Trạch Pháp Nhãn". (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng)

+ Các vị Thần - Những vị Thần trong Kinh Hoa Nghiêm

- Những vị Thần Chấp Kim Cang là: Thần Chấp Kim Cang Diệu Sắc Na La Diên. Thần Chấp Kim Cang Nhật Luân Tốc Tật Tràng. Thần Chấp Kim Cang Tu Di Hoa Quang. Thần Chấp Kim Cang Thanh Tịnh Vân Âm. Thần Chấp Kim Cang Chư Căn Mỹ Diệu. Thần Chấp Kim Cang Khả Ái Lạc Quang Minh. Thần Chấp Kim Cang Đại Thụ Lôi Âm. Thần Chấp Kim Cang Sư Tử Vương Quang Minh. Thần Chấp Kim Cang Mật Diệm Thắng Mục. Thần Chấp Kim Cang Liên Hoa Quang Ma Ni Kế.
- Lại có Thần Thân Chúng số đông như hạt bụi Phật thế giới. Tên của các Ngài là : Thần Thân Chúng Hoa Kế Trang Nghiêm. Thần Thân Chúng Quang Chiếu Thập Phương. Thần Thân Chúng Hải Âm Điều Phục. Thần Thân Chúng Tịnh Hoa Nghiêm Kế. Thần Thân Chúng Vô Lượng Oai Nghi. Thần Thân Chúng Vô Lượng Quang Nghiêm. Thần Thân Chúng Tịnh Quang Hương Vân. Thần Thân Chúng Thủ Hộ Nhiếp Trì. Thần Thân Chúng Phổ Hiện Nhiếp Thủ. Thần Thân Chúng Bất Động Quang Minh.
- Lại có Thần Túc Hành số đông như hạt bụi Phật thế giới. Đó là : Thần Túc Hành Bảo Ấn Thủ. Thần Túc Hành Liên Hoa Quang. Thần Túc Hành Thanh Tịnh Hoa Kế. Thần Túc Hành Nhiếp Chư Thiện Kiến. Thần Túc Hành Diệu Bảo Tinh Tràng. Thần Túc Hành Lạc Thổ Diệu Âm.
Thần Túc Hành Chiên Đàn Thụ Quang. Thần Túc Hành Liên Hoa Quang Minh. Thần Túc Hành Vi Diệu Quang Minh. Thần Túc Hành Tích Tập Diệu Hoa.
- Lại có Thần Đạo Tràng số đông như hạt bụi Phật thế giới. Đó là : Thần Đạo Tràng Tịnh Trang Nghiêm Tràng. Thần Đạo Tràng Tu Di Bảo Quang. Thần Đạo Tràng Lôi Âm Tràng Tướng. Thần Đạo Tràng Vũ Hoa Diệu Nhẫn. Thần Đạo Tràng Hoa Anh Quang Kế. Thần Đạo Tràng Vũ Bảo Trang Nghiêm. Thần Đạo Tràng Dũng Mãnh Hương Nhãn. Thần Đạo Tràng Kim Cang Thể Vân. Thần Đạo Tràng Liên Hoa Quang Minh. Thần Đạo Tràng Diệu Quang Chiếu Diệu.
- Lại có Thần Chủ Thành số đông như hạt bụi Phật thế giới. Đó là : Thần Chủ Thành Bảo Phong Quang Diệu. Thần Chủ Thành Diệu Nghiêm Cung Điện. Thần Chủ Thành Thanh Tịnh Hỉ Bảo. Thần Chủ Thành Ly Ưu Thanh Tịnh. Thần Chủ Thành Hoa Đăng Diệm Nhãn. Thần Chủ Thành Diệm Tràng Minh Hiện. Thần Chủ Thành Thịnh Phước Quang Minh. Thần Chủ Thành Thanh Tịnh Quang Minh. Thần Chủ Thành Hương Kế Trang Nghiêm. Thần Chủ Thành Diệu Bảo Quang Minh.
- Lại có Thần Chủ Đất số đông như hạt bụi Phật thế giới. Đó là : Thần Chủ Đất Phổ Đức Tịnh Hoa. Thần Chủ Đất Kiên Phước Trang Nghiêm. Thần Chủ Đất Diệu Hoa Nghiêm Thụ. Thần Chủ Đất Phổ Tán Chúng Bảo. Thần Chủ Đất Tịnh Mục Quán Thời. Thần Chủ Đất Diệu Sắc Thắng Nhãn. Thần Chủ Đất Hương Mao Phát Quang. Thần Chủ Đất Duyệt Ý Âm Thanh. Thần Chủ Đất Diệu Hoa Toàn Kế. Thần Chủ Đất Kim Cang Nghiêm Thể.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Núi. Đó là : Chủ Thần Núi Bảo Phong Khai Hoa. Chủ Thần Núi Hoa Lâm Diệu Kế. Chủ Thần Núi Cao Tràng Phổ Chiếu. Chủ Thần Núi Ly Trần Tịnh Kế. Chủ Thần Núi Quang Chiếu Thập Phương. Chủ Thần Núi Đại Lực Quang Minh. Chủ Thần Núi Oai Quang Phổ Thắng. Chủ Thần Núi Vi Mật Quang Luân. Chủ Thần Núi Phổ Nhãn Hiện Kiến. Chủ Thần Núi Kim Cang Mật Nhãn.
- Lại có Chủ Thần Rừng số đông không thể nghĩ bàn. Đó là : Chủ Thần Rừng Bố Hoa Như Vân. Chủ Thần Rừng Trạch Cán Thư Quang. Chủ Thần Rừng Sinh Nha Phát Diệu. Chủ Thần Rừng Cát Tường Tịnh Diệp. Chủ Thần Rừng Thùy Bố Diệm Tạng. Chủ Thần Rừng Thanh Tịnh Quang Minh. Chủ Thần Rừng Khả Ý Lôi Âm.
Chủ Thần Rừng Quang Hương Phổ Biến. Chủ Thần Rừng Diệu Quang Hồi Diệu. Chủ Thần Rừng Hoa Quả Quang Vị.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Dược. Đó là : Chủ Thần Dược Cát Tường. Chủ Thần Dược Chiên Đàn Lâm. Chủ Thần Dược Thanh Tịnh Quang Minh. Chủ Thần Dược Danh Xưng Phổ Văn. Chủ Thần Dược Mao Khổng Quang Minh. Chủ Thần Dược Phổ Trị Thanh Tịnh. Chủ Thần Dược Đại Phát Hống Thanh. Chủ Thần Dược Tế Nhật Quang Tràng. Chủ Thần Dược Minh Kiến Thập Phương. Chủ Thần Dược Ích Khí Minh Mục.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Ngũ Cốc. Đó là : Chủ Thần Ngũ Cốc Nhu Nhuyến Thắng Vị. Chủ Thần Ngũ Cốc Thời Hoa Tịnh Quang. Chủ Thần Ngũ Cốc Sắc Lực Dũng Kiện. Chủ Thần Ngũ Cốc Tăng Trưởng Tinh Khí. Chủ Thần Ngũ Cốc Phổ Sinh Căn Quả. Chủ Thần Ngũ Cốc Diệu Nghiêm Hoàn Kế. Chủ Thần Ngũ Cốc Nhuận Trạch Tịnh Hoa. Chủ Thần Ngũ Cốc Thành Tựu Diệu Hương. Chủ Thần Ngũ Cốc Kiến Giả Ái Lạc. Chủ Thần Ngũ Cốc Ly Cấu Tịnh Quang.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Sông. Đó là : Chủ Thần Sông Phổ Phát Tấn Lưu. Chủ Thần Sông Phổ Khiết Tuyền Giản. Chủ Thần Sông Ly Trần Tịnh Nhãn. Chủ Thần Sông Thập Phương Biến Hống. Chủ Thần Sông Cứu Hộ Chúng Sinh. Chủ Thần Sông Vô Nhiệt Tịnh Quang. Chủ Thần Sông Phổ Sinh Hoan Hỉ. Chủ Thần Sông Quảng Đức Thắng Tràng. Chủ Thần Sông Quang Chiếu Phổ Thế. Chủ Thần Sông Hải Đức Quang Minh.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Biển. Đó là : Chủ Thần Biển Xuất Hiện Bảo Quang. Chủ Thần Biển Thành Kim Cang Tràng. Chủ Thần Biển Viễn Ly Trần Cấu. Chủ Thần Biển Phổ Thủy Cung Điện. Chủ Thần Biển Cát Tường Bảo Nguyệt. Chủ Thần Biển Diệu Hoa Long Kế. Chủ Thần Biển Phổ Trì Quang Vị. Chủ Thần Biển Bảo Diệm Hoa Quang. Chủ Thần Biển Kim Cang Diệu Kế. Chủ Thần Biển Hải Triều Lôi Âm.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Nước. Đó là : Chủ Thần Nước Phổ Hưng Vân Tràng. Chủ Thần Nước Hải Triều Vân Âm. Chủ Thần Nước Diệu Sắc Luân Kế. Chủ Thần Nước Thiện Xảo Tuyền Phục. Chủ Thần Nước Ly Cấu Hương Tích. Chủ Thần Nước Phước Kiều Quang Âm. Chủ Thần Nước Tri Túc Tự Tại. Chủ Thần Nước Tịnh Hỉ Thiện Âm. Chủ Thần Nước Phổ Hiện Oai Quang. Chủ Thần Nước Hống Âm Biến Hải.
- Lại có vô số Chủ Thần Lửa. Đó là : Chủ Thần Lửa Phổ Quang Diệm Tạng. Chủ Thần Lửa Phổ Tập Quang Tràng. Chủ Thần Lửa Đại Quang Phổ Chiếu. Chủ Thần Lửa Chúng Diệu Cung Điện. Chủ Thần Lửa Vô Tận Quang Kế. Chủ Thần Lửa Chủng Chủng Diệm Nhãn. Chủ Thần Lửa Thập Phương Cung Điện. Chủ Thần Lửa Oai Quang Tự Tại. Chủ Thần Lửa Quang Minh Phá Ám. Chủ Thần Lửa Lôi Âm Điện Quang
- Lại có vô lượng Chủ Thần Gió. Đó là : Chủ Thần Gió Vô Ngại Quang Minh. Chủ Thần Gió Phổ Hiện Dũng Nghiệp. Chủ Thần Gió Phiêu Kích Vân Tràng. Chủ Thần Gió Tịnh Quang Trang Nghiêm. Chủ Thần Gió Lực Năng Kiệt Thủy. Chủ Thần Gió Đại Thanh Biến Hống. Chủ Thần Gió Thụ Diểu Thùy Kế. Chủ Thần Gió Sở Hành Vô Ngại. Chủ Thần Gió Chủng Chủng Cung Điện. Chủ Thần Gió Đại Quang Phổ Chiếu.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Không. Đó là : Chủ Thần Không Tịnh Quang Phổ Chiếu. Chủ Thần Không Phổ Du Thâm
Quảng. Chủ Thần Không Sinh Cát Tường Phong. Chủ Thần Không Ly Chướng An Trụ. Chủ Thần Không Quảng Bộ Diệu Kế. Chủ Thần Không Vô Ngại Quang Diệm. Chủ Thần Không Vô Ngại Thắng Lực. Chủ Thần Không Ly Cấu Quang Minh. Chủ Thần Không Thâm Viễn Diệu Âm. Chủ Thần Không Quang Biến Thập Phương.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Phương Hướng. Đó là : Chủ Thần Phương Hướng Biến Trụ Nhất Thiết. Chủ Thần Phương Hướng Phổ Hiện Quang Minh. Chủ Thần Phương Hướng Quang Hành Trang Nghiêm. Chủ Thần Phương Hướng Chu Hành Bất Ngại. Chủ Thần Phương Hướng Vĩnh Đoạn Mê Hoặc. Chủ Thần Phương Hướng Phổ Du Tịnh Không. Chủ Thần Phương Hướng Đại Vân Tràng Âm. Chủ Thần Phương Hướng Kế Mục Vô Loạn. Chủ Thần Phương Hướng Phổ Quán Thế Nghiệp. Chủ Thần Phương Hướng Chu Biến Du Lãm.
- Lại có vô lượng Chủ Thần Ban Đêm. Đó là : Chủ Thần Ban Đêm Phổ Đức Tịnh Quang. Chủ Thần Ban Đêm Hỉ Nhãn Quán Thế. Chủ Thần Ban Đêm Hộ Thế Tinh Khí. Chủ Thần Ban Đêm Tịch Tịnh Hải Âm. Chủ Thần Ban Đêm Phổ Hiện Cát Tường. Chủ Thần Ban Đêm Phổ Phát Thụ Hoa. Chủ Thần Ban Đêm Bình Đẳng Hộ Dục. Chủ Thần Ban Đêm Du Hí Khoái Lạc. Chủ Thần Ban Đêm Chư Căn Thường Hỉ. Chủ Thần Ban Đêm Xuất Sinh Tịnh Phước
- Lại có vô lượng Chủ Thần Ban Ngày. Đó là : Chủ Thần Ban Ngày Thị Hiện Cung Điện. Chủ Thần Ban Ngày Phát Khởi Huệ Hương. Chủ Thần Ban Ngày Lạc Thắng Trang Nghiêm. Chủ Thần Ban Ngày Hương Hoa Diệu Quang. Chủ Thần Ban Ngày Lạc Tác Hỉ Mục. Chủ Thần Ban Ngày Phổ Hiện Chư Phương. Chủ Thần Ban Ngày Đại Bi Quang Minh. Chủ Thần Ban Ngày Thiện Căn Quang Chiếu. Chủ Thần Ban Ngày Diệu Hoa Anh Lạc.
- Lại có vô lượng A Tu La Vương. Đó là : A Tu La Vương La Hầu. A Tu La Vương Tỳ Ma Chất Đa La. A Tu La Vương Xảo Huyễn Thuật. A Tu La Vương Đại Quyến Thuộc. A Tu La Vương Đại Lực. A Tu La Vương Biến Chiếu. A Tu La Vương Kiên Cố Hạnh Diệu Trang Nghiêm. A Tu La Vương Quảng Đại Nhân Huệ. A Tu La Vương Xuất Hiện Thắng Đức. A Tu La Vương Diệu Hảo Âm Thanh.
- Lại có vô số Ca Lâu La Vương không thể nghĩ bàn. Đó là : Ca Lâu La Vương Đại Tốc Tật Lực. Ca Lâu La Vương Vô Năng Hoại Bảo. Ca Lâu La Vương Thanh Tịnh Tốc Tật. Ca Lâu La Vương Tâm Bất Thối Chuyển. Ca Lâu La Vương Đại Hải Xứ Nhiếp Trì Lực. Ca Lâu La Vương Kiên Cố Tịnh Quang. Ca Lâu La Vương Xảo Nghiêm Quan Kế. Ca Lâu La Vương Phổ Tiệp Thị Hiện. Ca Lâu La Vương Phổ Quán Hải. Ca Lâu La Vương Phổ Âm Quảng Mục.
- Lại có vô lượng Khẩn Na La Vương. Đó là : Khẩn Na La Vương Thiện Huệ Quang Minh Thiên. Khẩn Na La Vương Diệu Hoa Tràng. Khẩn Na La Vương Chủng Chủng Trang Nghiêm. Khẩn Na La Vương Duyệt Ý Hống Thanh. Khẩn Na La Vương Bảo Thụ Quang Minh. Khẩn Na La Vương Kiến Giả Hân Lạc. Khẩn Na La Vương Tối Thắng Quang Trang Nghiêm. Khẩn Na La Vương Vi Diệu Hoa Tràng. Khẩn Na La Vương Động Địa Lực. Khẩn Na La Vương Nhiếp Phục Ác Chúng.
- Lại có vô lượng vô biên Ma Hầu La Già Vương. Đó là : Ma Hầu La Già Vương Thiện Huệ. Ma Hầu La Già Vương Thanh Tịnh Oai Âm. Ma Hầu La Già Vương Thắng Huệ Trang Nghiêm Kế. Ma Hầu La Già Vương Diệu Mục Chủ. Ma Hầu La Già Vương Như Đăng Tràng Vi Chúng Sở Quy. Ma Hầu La Già Vương Tối Thắng Quang Minh Tràng. Ma Hầu La Già Vương Sư Tử −c. Ma Hầu La Già Vương Chúng Diệu Trang Nghiêm Âm. Ma Hầu La Già Vương Tu Di Kiên Cố. Ma Hầu La Già Vương Khả Ái Lạc Quang Minh.
- Lại có vô lượng Dạ Xoa Vương. Đó là : Dạ Xoa Vương Tỳ Sa Môn. Dạ Xoa Vương Tự Tại Âm. Dạ Xoa Vương Nghiêm Trì Khí Trượng. Dạ Xoa Vương Đại Trí Huệ. Dạ Xoa Vương Diệm Nhãn Chủ. Dạ Xoa Vương Kim Cang Nhãn. Dạ Xoa Vương Dũng Kiện Tý. Dạ Xoa Vương Dũng Địch Đại Quân. Dạ Xoa Vương Phú Tư Tài. Dạ Xoa Vương Lực Hoại Cao Sơn.
Lại có vô lượng các Đại Long Vương. Đó là : Long Vương Tỳ Lâu Bác Xoa. Long Vương Sa Kiệt La. Long Vương Vân Âm Diệu Tràng. Long Vương Diệm Khẩu Hải Quang. Long Vương Phổ Cao Vân Tràng. Long Vương Đức Xoa Ca. Long Vương Vô Biên Bộ. Long Vương Thanh Tịnh Sắc. Long Vương Phổ Vận Đại Thanh. Long Vương Vô Nhiệt Não.
Lại có vô lượng Cưu Bàn Trà Vương. Đó là : Cưu Bàn Trà Vương Tăng Trưởng. Cưu Bàn Trà Vương Long Chủ. Cưu Bàn Trà Vương Thiện Trang Nghiêm Tràng. Cưu Bàn Trà Vương Phổ Nhiêu Ích Hành. Cưu Bàn Trà Vương Thậm Khả Bố Úy. Cưu Bàn Trà Vương Mỹ Mục Đoan Nghiêm. Cưu Bàn Trà Vương Cao Phong Huệ. Cưu Bàn Trà Vương Dũng Kiện Tý. Cưu Bàn Trà Vương Vô Biên Tịnh Hoa Nhãn. Cưu Bàn Trà Vương Quảng Đại Thiên Diện A Tu La Nhãn.
Lại có vô lượng Càn Thát Bà Vương. Đó là : Càn Thát Bà Vương Trì Quốc. Càn Thát Bà Vương Thụ Quang. Càn Thát Bà Vương Tịnh Mục. Càn Thát Bà Vương Hoa Quan. Càn Thát Bà Vương Phổ Âm. Càn Thát Bà Vương Lạc Giao Động Diệu Mục. Càn Thát Bà Vương Diệu Âm Sư Tử Tràng. Càn Thát Bà Vương Phổ Phóng Bảo Quang Minh. Càn Thát Bà Vương Kim Cang Thụ Hoa Tràng. Càn Thát Bà Vương Lạc Phổ Hiện Trang Nghiêm. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Ngũ Trược: Có hai loại giải thích cần phân biệt
Sự giải thích về ngũ trược mà tôi có lần đã nói ở trước là hoàn toàn khác với ở đoạn nầy. Đoạn kinh trước là nói về ngũ trược trong phạm trù thế giới, còn ở đây ngũ trược được giải thích trong phạm trù thân thể của mình. Thực vậy, cái hỗn trược bên ngoài sở dĩ có là do ngũ trược bên trong. Vì vậy nên quý vị nên tịnh hoá các ngũ trược cụ thể hữu hình, thì các ngũ trược bên ngoài sẽ được tiêu trừ. Như vậy có hai loại
- Ngũ trược trong phạm trù thế giới.
- Ngũ trược trong Thân Thể Con Người:

I - NGŨ TRƯỢC TRONG THÂN XÁC CON NGƯỜI
+ Kiến Trược
Thân ông hiện bám lấy tứ đại làm tự thể, nên cái thấy nghe hay biết bị ngăn ngại. Trở lại làm cho các thứ đất nước lửa gió thành ra có cái hay biết. Các thứ đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ hai gọi là kiến trược.
Giảng giải:
Thân ông hiện bám lấy tứ đại làm tự thể. Ông không có được tự do, vì tứ đại đã hợp thành thân thể ông rồi. Cùng với sự kết hợp nầy, là sự hình thành nên các tánh thấy nghe hay biết. Bốn yếu tố nầy đã khiến cho các tánh thấy nghe hay biết ấy bị ngăn ngại. Trở lại làm cho các thứ đất nước lửa gió thành ra có cái hay biết. Nó chạy tới chạy lui, và một nhận thức sai lầm sanh khởi. Khi điều ấy xảy ra, các thứ đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ hai gọi là kiến trược. Các nhận thức sai lầm lại giao xen với nhau tạo nên nhận thức sai lầm khác, đó là kiến trược. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Kiến trược: lấy năm lợi sử làm bản thể của nó. Năm lợi sử là: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ. Kiến trược này lấy sự hiểu biết lầm lạc về sáu giác tri làm tướng, xưa nay là đạo lý đúng thật nhưng nó lại tưởng là thiên lệch thành ra tà tri tà kiến, ấy gọi là biết lầm về sáu giác tri. 
* Kiến trược tức là sự thấy chẳng chánh quyết, không thanh tịnh, có năm thứ kiến giải (thấy hiểu) không chánh đáng.
1. Thân kiến : Chấp trước thân thể là thực tại, chẳng biết là do các duyên giả hợp mà có.
2. Biên kiến : Chấp trước sinh mạng là vĩnh viễn bất biến, đó là thường kiến. Chấp trước sinh mạng tùy nhục thể mà tiêu diệt, đó là đoạn kiến. Đều rơi vào hai bên.
3. Tà kiến : Tức là nhận thức chẳng sáng suốt, thiện ác chẳng rõ, điên đảo thị phi, phán đoán sai lầm.
4. Kiến thủ kiến : Chấp kiến giải sai lầm của mình, cho rằng đúng, cuối cùng chấp mê chẳng ngộ.
5. Giới thủ kiến : Chấp trước giới điều không hợp lý của mình, hoặc hành vi sai lầm cho rằng đúng, không chịu sửa lỗi làm lành.
Năm thứ ác kiến này đáng sợ nhất. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Như Lai ra đời - Đức Phật ra đời
Như lai ra đời rất khó gặp
Vô lượng biển kiếp gặp một lần
Khiến khắp chúng sinh sinh tin hiểu
Tự Tại Thiên Vương được môn này.

Giảng: ‘’ Như Lai ra đời rất khó gặp.’’ Vị Thế Gian Tự Tại Chủ Thiên Vương này nói : ‘’ Như Lai xuất hiện ra đời, không dễ gì gặp được.’’ Do đó :

‘’ Phật pháp cao siêu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn ức kiếp khó gặp được,
Nay con thấy nghe được thọ trì,
Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai.’’

Đây là bài kệ mở đầu Kinh. Bất cứ tụng niệm Kinh gì, thì trước hết đọc bài kệ này. Bài kệ này là pháp khen ngợi, do Võ Tắc Thiên vào đời Đường trước tác. Tuy trong việc chính trị nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên là người lãng mạn, nhưng trong Phật giáo bà ta là người đại hộ pháp. Nếu chẳng có bà ta đề xướng Phật pháp, thì chúng ta hôm nay sợ chẳng thấy được bộ Kinh Hoa Nghiêm này.
‘’ Vô lượng biển kiếp gặp một lần.’’ Diệu giác quả vị Phật này, là Phật chí tôn vô thượng, chẳng có gì so sánh cao hơn Ngài được, chẳng có gì so sánh tôn quý hơn Ngài được. Phải trải qua trăm ngàn vạn ức kiếp mới có thể gặp một lần, chẳng phải thường gặp được.
‘’ Khiến khắp chúng sinh sinh tin hiểu.’’ Mục đích Phật xuất hiện ra đời là : làm cho tất cả chúng sinh sanh chánh tín, khiến cho tất cả chúng sinh y theo pháp mười hai nhân duyên tu hành, mới có thể chấm dứt sinh tử, chấm dứt bốn sự khổ lớn : Sinh, già, bệnh, chết. Tại sao Phật xuất gia ? Vì muốn biết rõ sinh từ đâu đến ? Chết sẽ đi về đâu ? Cho nên mới đi tầm đạo sáu năm tu khổ hạnh, cũng không giải quyết được vấn đề sinh tử. Cuối cùng ngồi tĩnh tọa dưới cội bồ đề, mà ngộ được sinh tử, pháp mười hai nhân duyên. Pháp này tuy nhiên là pháp tiểu thừa, nhưng là pháp cơ bản sinh tử. Người đại thừa đừng có chấp trước, cho rằng pháp tiểu thừa là pháp tự liễu hán, có tư tưởng như thế là hoàn toàn sai lầm. Ví như Bát chánh đạo trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo là cơ bản của Phật giáo, nếu không hiểu rõ Bát chánh đạo, không tu Bát chánh đạo, chỉ tu pháp đại thừa, e rằng công đức chẳng viên mãn.
‘’ Tự Tại Thiên Vương được môn này.’’ Cảnh giới này, vị Thế Gian Tự Tại Thiên Vương thấy rõ, đắc được môn giải thoát này. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1)

+ Đức Phật Tu Hạnh nhẫn nhục và Tu Hạnh Bố thí - Tu nhẫn nhục hay Tu Bố thí

Vô lượng biển kiếp tu phương tiện
Tịnh các cõi nước khắp mười phương
Pháp giới như như thường bất động
Tịch Tĩnh Đức Thiên ngộ môn này.

Giảng: ‘’ Vô lượng biển kiếp tu phương tiện.’’ Phật tu hành công đức thành Phật, chẳng phải trong một đời một kiếp mà thành tựu được, mà là trong vô lượng đại kiếp tu nhiều pháp môn mà thành tựu. Do đó :
"Ba Tăng Kỳ tu phước huệ, Trăm kiếp trồng tướng tốt".
Trải qua thời gian lâu dài, tu lục độ vạn hạnh, nhiều phương tiện pháp môn, không thể nhẫn cũng nhẫn được, không thể xả bỏ cũng xả bỏ được, không thể nhường cũng nhường được, đó mới là tu hành. Nếu người nhẫn được, bạn nhẫn được, người xả được bạn xả được, người nhường được bạn nhường được, vậy đó chẳng phải người tu đạo, mà là một nhóm người.

Những gì không nhẫn được cần phải nhẫn ? Giống như lúc Đức Phật tại nhân địa tu hạnh nhẫn nhục. Lúc đó tên gọi là Nhẫn Nhục Tiên Ông, tu hành trong núi Tuyết. Một ngày nọ vua Ca Lợi dẫn cung phi mỹ nữ đi vào trong núi săn bắn. Cung phi mỹ nữ phát hiện có một người ngồi dưới gốc cây, mới đến hỏi Tiên Ông hoàn cảnh tu hành. Lúc đó Tiên Ông thuyết pháp cho bọn cung phi mỹ nữ. Vua Ca Lợi phát hiện bọn cung nữ đi đâu mất mới đi tìm, thấy bọn cung nữ ngồi xung quanh Tiên Ông khi nói khi cười. Vua Ca Lợi bèn sinh tâm hoài nghi, nghi rằng vị Tiên Ông này động lòng phàm tục mới đến hỏi tội, nổi giận hỏi
Tiên Ông rằng : ‘’ Nhà ngươi tu hạnh gì ? ‘’
Tiên Ông đáp : ‘’ Tu hạnh nhẫn nhục.’’
Vua nói : ‘’ Ta sẽ chặt tứ chi của nhà ngươi ra, xem nhà ngươi nhẫn được chăng ? ‘’ Nói xong bèn chặt tứ chi của Tiên Ông, rồi hỏi : ‘’ Nhà ngươi nhẫn được chăng ?‘’
Tiên Ông nói : ‘’ Nhẫn được.’’
Vua nói : ‘’ Có gì để chứng minh nhà ngươi nhẫn được ? ‘’
Tiên Ông đáp : ‘’ Nếu tôi không nhẫn được thì tứ chi đã chặt ra không thể khôi phục lại. Nếu thật sự tôi nhẫn được thì tứ chi của tôi sẽ khôi phục lại như cũ.’’ Vừa nói xong thì tứ chi khôi phục lại bình thường, đó là câu chuyện chứng minh được sự nhẫn nhục.
Những gì không xả được cần phải xả ? Lúc đức Phật tu hành tại nhân địa, thì lóc thịt bố thí cho chim ưng, xả thân cứu hổ đói. Một ngày nọ chim ưng hung ác rượt bắt chim cáp. Chim cáp kinh sợ bay đến chỗ đức Phật, cầu Phật bảo hộ. Chim ưng bay đến nói với đức Phật rằng : ‘’ Ông là người tu đạo, đều có tâm từ bi, ông cứu sinh mạng chim cáp, nhưng tôi phải chết đói, làm thế nào đây ? ‘’ Do đó Phật bèn cắt thịt thân mình để cho chim ưng, cắt hết thịt mới ngừng. Đó là hành Bồ Tát đạo.

Một ngày nọ đức Phật tu hành ở trong núi Tuyết, trời tuyết rơi quá nhiều, khắp nơi đều biến thành màu trắng, động vật chẳng có thức ăn, khổ sở khó tả được. Đức Phật thấy một con cọp mẹ dẫn cọp con đi tìm thức ăn. Cọp mẹ đói quá thể lực kiệt sức, cọp con kiệt sức cũng đi không muốn nổi. Đức Phật thấy thảm trạng như vậy bèn sinh tâm từ bi : ‘’ Ta xả thân của ta có thể cứu sống hai sinh mạng này.’’ Do đó hy sinh thân mạng cứu sống cọp mẹ cọp con. Đó là tinh thần thật là vĩ đại ! Chúng ta là người tu đạo ít nhất phải có tâm từ bi, ban bố cho chúng sinh phương tiện. Do đó người xuất gia, lấy từ bi làm hoài bảo, phương tiện làm gốc, tiến thêm bước nữa phải đạt được sự hy sinh tiểu ngã để hoàn thành đại ngã.
Phải nhường những gì không thể nhường ? Đức Phật trong quá khứ, làm thái tử nước Diệp Ba tên là Tu Đại Noa. Thái tử rộng tu bố thí, sau đó bị vua cha Thấp Ba đuổi ra khỏi hoàng cung. Thái tử dẫn vợ là Man Viên và hai con trai và gái vào rừng sâu sinh sống. Thái tử cõng con trai, vợ bồng con gái trải qua nhiều ngày mới đến rừng sâu núi thẳm làm am mà ở.
Lúc đó, có vị Bà La Môn từ xa đến xin hai đứa con, thái tử đều bố thí. Trời Đế Thích biết cũng hiện ra thân khác đến xin người vợ, thái tử cũng bố thí, nhưng gửi chỗ thái tử, thái tử thấy lạ bèn hỏi : ‘’ Tại sao ? ‘’ Trời Đế Thích biết tâm thái tử kiên cố, vì bố thí mà hy sinh tất cả, mới hiện ra thân trời nói với thái tử : ‘’ Tôi là Thích Đề Hoàn Nhân, đặc biệt đến đây để thử tâm của Ngài phải chăng trước sau như một ? Nay mới thấy, quả thật như thế, đáng kính đáng phục ! ‘’
Việc không thể nhường mà nhường được, Đức Phật cũng làm được. Do đó :

"Trong thì xả bỏ đầu mắt tủy não, Ngoài thì xả bỏ đất nước vợ con".
Sự khổ hạnh khó làm mà làm được, đó là pháp phương tiện, cho nên nói :‘’ Vô lượng biển kiếp tu phương tiện.’’
‘’ Tịnh khắp cõi nước trong mười phương.’’ Đức Phật dùng trí huệ quang minh để chiếu soi, để thanh tịnh, để trang nghiêm cõi nước chư Phật trong mười phương. Do đó, quang minh của Phật chiếu khắp tận hư không khắp pháp giới. Tóm lại, không có chỗ nào mà chẳng thanh tịnh, chẳng chỗ nào mà chẳng trang nghiêm.
‘’ Pháp giới như như thường bất động.’’ Pháp giới chẳng có biến đổi, như như bất động.
‘’ Tịch Tĩnh Đức Thiên ngộ môn này.’’ Đạo lý này vị Tịch Tĩnh Đức Thiên Vương thấy được. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1)

+ Đức Phật ở đâu - Phật trụ ở đâu - Phật thường trụ ở đâu sau khi nhập Niết Bàn

Thế gian Như Lai không chỗ nương
Ví như hình bóng hiện các cõi
Pháp tánh rốt ráo không sinh khởi
Thắng Kiến Thiên Vương vào môn này.
‘’ Thế gian Như Lai không chỗ nương.’ Phật ở trong thế gian, chẳng có xứ sở nhất định, cũng chẳng có quốc độ giáo hóa nhất định. Tại sao ? Vì tất cả cõi nước trong mười phương, đều là nơi Đức Phật giáo hóa. Trong Kinh Phạm Võng nói : ‘’ Ta đến thế giới Ta Bà này giáo hóa chúng sinh đã tám ngàn lần.’’
‘’ Ví như hình bóng hiện các cõi.’’ Tại sao nói Phật chẳng có chỗ nương ? Chẳng có cõi nước nhất định ? Vì thân của Phật giống như ánh sáng, hình bóng, hiện khắp trong tất cả cõi nước, tất cả thế giới.
‘’ Pháp tánh rốt ráo không sinh khởi.’’ Bổn thể của pháp tánh rốt ráo chẳng sinh diệt. Trong Kinh Bát Nhã nói : ‘’ Không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt,’’ tức là đạo lý các pháp không tướng.
‘’ Thắng Kiến Thiên Vương vào môn này.’’ Đây là đạo lý thấy được của vị Tối Thắng Kiến Thiên Vương, vị này còn nhập vào trong môn giải thoát này, và tinh tấn tu hành pháp môn các pháp không tướng này. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - T1)

+ Các Cõi Trời - Các Tầng trời
Trời Tam Thiền gọi là Ly Hỷ Diệu Lạc, ở cõi trời này chẳng cần hoan hỷ cảnh giới nữa, cảnh giới thuần túy rất vi diệu khoái lạc. Trời Tam Thiền này có ba cõi trời :
1. Trời Thiểu Tịnh: Thiên chúng ở cõi trời này đã thoát khỏi tâm vui mừng, đắc được khoái lạc tịch tĩnh vi diệu. Sự khoái lạc này là từ nội tâm sinh ra, chẳng phải từ ngoại cảnh mà có.
2. Trời Vô Lượng Tịnh: Thiên chúng ở cõi trời này, thân tâm đắc được khinh an như hư không, là cõi trời khoái lạc nhất (người tu đạo không nên ở cõi trời này, vì quá khoái lạc mà quên tu hành, rất dễ đọa lạc).
3. Trời Biến Tịnh: Thiên chúng ở cõi trời này, đắc được thuần chân thanh tịnh diệu lạc, tiêu diệt tất cả tâm hoan hỷ. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - T1)

* Có rất nhiều cõi trời, mỗi cõi có chúng sinh tương ứng. Mời xem Kinh Hoa Nghiêm, Kinh THủ Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa và nhiều Kinh khác.

+ Pháp nhiếp - Bốn loại nhiếp thọ

Tam luân của Phật lấy bốn pháp nhiếp làm chủ, cho nên nói nhiếp hóa chúng sinh. Nhiếp là nhiếp thọ, giống như hút sắt vậy. Nhiếp phân làm hai thứ :
1. Nhiếp hữu hình, giống như có người ở Nữu Ước, tiếp được thơ hoặc điện thoại của bạn bè ở Cựu Kim Sơn, bèn đến Cựu Kim Sơn.
2. Nhiếp vô hình, tức là nhiếp tinh thần, tức cũng là thần túc thông, có thể nhiếp người đến. Ví như có người vốn chưa từng thấy mặt, hoặc là chỉ thấy trong mộng, thì người này bèn đến, đó là tác dụng về nhiếp tinh thần.
Phật thường dùng nhiếp hữu hình và vô hình, để nhiếp hóa chúng sinh, dùng đủ loại thần thông để nhiếp hóa chúng sinh, dùng từ bi hỷ xả để nhiếp hóa chúng sinh.

Tóm lại có bốn loại nhiếp :
1. Bố Thí : Phân làm ba loại :
A. Bố thí tài : Thấy người khốn khổ hoạn nạn, dùng vàng bạc vật chất để cứu họ, họ sẽ cảm động mà tin bạn.
B. Bố thí pháp : Thấy người không rõ sự lý, dùng Phật pháp nhân quả để khai đạo cho họ, khiến cho họ khai mở trí huệ, họ sẽ cảm động mà tin bạn.
C. Bố thí không sợ hãi : Thấy người bất hạnh, dùng lời khéo để an ủi họ, làm cho họ không hoảng hốt sợ hãi, họ sẽ cảm động mà nương tựa bạn. Như vậy sẽ phát sinh cảm tình với chúng sinh thì dễ gần gũi chúng sinh.
2. Ái ngữ : Tức là lời nói thái độ giống như cha mẹ nói với con cái, không những nhu hòa mà còn từ bi, đối với chúng sinh cũng lại như thế, khiến cho chúng sinh có hảo cảm. Do đó :

‘’ Lời hay nửa câu ấm suốt ba mùa Đông.’’

Lời nói là biểu đạt sự cảm tình. Biết dùng người thì kết duyên lành khắp nơi, không biết dùng người thì kết duyên ác kháp nơi. Cho nên người tu đạo phải rộng kết duyên lành.

Có câu chyện như vầy, lúc Đức Phật còn tại thế, Đức Phật và hai vị Tôn giả Ca Diếp và A Nan đi đến xứ nọ thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh. Gặp lúc mùa hạ thời tiết nóng bức, mồ hôi chảy nhễ nhại, bèn đến nghỉ dưới gốc cây. Lúc bấy giờ Đức Phật thấy một phụ nữ đến giếng gánh nước bèn sai Tôn giả A Nan đi xin nước. A Nan dến bên giếng, người thiếu phu nổi giận, không những không cho nước, mà còn mắng chửi Tôn giả A Nan. Tôn giả A Nan im lặng cúi đầu trở về chỗ Phật. Phật sai Tôn giả Ca Diếp đến xin nước, Tôn giả Ca Diếp đến bên giếng, người phụ nữ cười hỏi : ‘’ Thầy đến đây làm gì ? ‘’ Tôn giả Ca Diếp nói rõ ý của mình đến, thì người phụ nữ này múc đầy hai bầu nước, một bầu cúng dường Phật, một bầu cúng dường ngài Ca Diếp. Tôn giả A Nan thấy như vậy, trong tâm nghi vấn, bèn hỏi Phật là nhân duyên gì ? Phật bèn nói ra một đoạn nhân duyên trong vô lượng kiếp. Lúc đó người phụ nữ này là con chuột, vì quan hệ nghiệp chướng, chuột bị xe cáng chết ở giữa đường, thân thể đã hôi thối. Tôn giả A Nan là một vị Tỳ kheo đi ngang qua, ngửi thấy mùi chuột thối muốn mửa ra, tâm nghĩ lão chuột đáng chết, rồi bịt mũi đi qua. Đằng xa cũng có một Tỳ kheo đi đến, đó là tiền thân Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả phát tâm từ bi, thấy chuột chết thật đáng thương xót, mới mai táng xác chuột dưới đất, rồi vì nó mà niệm bảy lần Chú Vãng Sinh, cho nên nó mới có duyên sinh làm người. Đó là nhân quả kết duyên lành hoặc kết duyên ác.
3. Lợi hành : Tức là có lợi gì thì phân chia đồng đều cho mọi người, không thể chiếm làm của riêng. Nên học Bảo Thúc Nha và Quản Trọng về việc chia vàng. Hai người hợp tác làm ăn, đến khi chia lợi nhuận thì Quản Trọng lấy phần nhiều, còn Bảo Thúc Nha thì ít hơn. Có người cho rằng không công bằng, mới hỏi Bảo Thúc Nha tại sao lại như thế ? Bảo Thúc Nha nói : ‘’ Quản Trọng có mẹ già còn sinh tiền, ăn uống phải có dinh dưỡng, cho nên mới lấy phần nhiều.’’ Quản Trọng nghe được điều này rất cảm động vô cùng, rất cảm kích nói rằng : ‘’ Cha mẹ là người sinh ta, người biết ta là Bảo Thúc Nha.’’
4. Đồng sự : Bồ Tát nghĩ muốn độ người gì, thì hiện ra thân đó, cho nên Bồ Tát Quán Thế Âm có ba mươi hai thân tướng. Đáng dùng thân người nam độ được, thì hiện thân người nam để độ, đáng dùng thân người nữ độ được, thì hiện ra thân người nữ để độ. Đáng dùng thân sĩ, nông, công, thương độ được thì hiện ra thân sĩ, nông, công, thương để độ. Tóm lại, phải hiện ra thân cùng thân, cùng thân phận, thì mới độ được dễ dàng. Nếu với chúng sinh giống nhau, chẳng có giới hạn, không phân biệt đó đây, như vậy thì bạn với chúng sinh thành một thể, lúc đó thuyết pháp cho chúng sinh nghe, thì hiệu quả trăm phần trăm.
Vị Thiên Vương này, đắc được môn giải thoát : bốn pháp nhiếp, để nhiếp hóa chúng sinh. Ở trên là môn giải thoát của mười vị Biến Tịnh Thiên Vương. Dưới đây là những bài kệ của các vị đó. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Ngũ Trược: Có hai loại giải thích cần phân biệt
Sự giải thích về ngũ trược mà tôi có lần đã nói ở trước là hoàn toàn khác với ở đoạn nầy. Đoạn kinh trước là nói về ngũ trược trong phạm trù thế giới, còn ở đây ngũ trược được giải thích trong phạm trù thân thể của mình. Thực vậy, cái hỗn trược bên ngoài sở dĩ có là do ngũ trược bên trong. Vì vậy nên quý vị nên tịnh hoá các ngũ trược cụ thể hữu hình, thì các ngũ trược bên ngoài sẽ được tiêu trừ. Như vậy có hai loại
- Ngũ trược trong phạm trù thế giới.
- Ngũ trược trong Thân Thể Con Người:

+ Chúng Sinh Trược trong Ngũ trược - Nguồn cơ của Sáu Trần của Con Người

Lại nữa, tâm ông sớm chiều sanh diệt không ngừng. Cái thấy biết thì cứ muốn lưu mãi ở thế gian, mà nghiệp báo chuyển vần luôn luôn đổi dời từ cõi nầy đến cõi khác. Những điều đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ tư gọi là chúng sinh trược.
Giảng giải
"Lại nữa, tâm ông sớm chiều sanh diệt không ngừng". Niệm tưởng của ông sanh rồi diệt suốt ngày không hề dừng nghỉ. "Cái thấy biết thì cứ muốn lưu mãi ở thế gian". Cái thấy biết ở đây chỉ cho ý muốn của quý vị, vẫn thích lưu lại mãi ở thế gian nầy. Quý vị muốn bất tử. Quý vị muốn lưu lại nơi nầy mãi mãi và không bao giờ chết, mà nghiệp báo chuyển vần luôn luôn đổi dời từ cõi nầy đến cõi khác. Cái thân nghiệp báo của quý vị đi đầu thai từ cõi nầy đến cõi khác, từ đời nầy đến đời kia. Những điều đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ tư gọi là chúng sinh trược. Vì tâm tưởng của quý vị luôn luôn tương tục sanh và tương tục diệt, cũng giống như những chúng sinh tương tục sống chết. Do vậy, gọi là chúng sinh trược. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Chúng sanh trược: Thứ trược này lấy ba duyên hòa hợp làm tự thể. Ba duyên là duyên cha, duyên mẹ và nghiệp duyên của chính mình. Lấy sự luân hồi không dứt làm tướng, có ba duyên hòa hợp rồi mới luân hồi không dứt, lặn đầu này trồi đầu kia, đời này họ Trương, đời sau họ Lý, hoặc đời này làm Tỳ-kheo-ni, đời sau làm Tỳ-kheo, rồi đời sau nữa làm Tỳ-kheo-ni nữa. Sau Tỳ-kheo-ni lại làm Tỳ-kheo nữa, thật là kỳ diệu biết bao! Như thế chuyển tới chuyển lui luân hồi không dứt. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Ngũ Trược: Có hai loại giải thích cần phân biệt
Sự giải thích về ngũ trược mà tôi có lần đã nói ở trước là hoàn toàn khác với ở đoạn nầy. Đoạn kinh trước là nói về ngũ trược trong phạm trù thế giới, còn ở đây ngũ trược được giải thích trong phạm trù thân thể của mình. Thực vậy, cái hỗn trược bên ngoài sở dĩ có là do ngũ trược bên trong. Vì vậy nên quý vị nên tịnh hoá các ngũ trược cụ thể hữu hình, thì các ngũ trược bên ngoài sẽ được tiêu trừ. Như vậy có hai loại
- Ngũ trược trong phạm trù thế giới.
- Ngũ trược trong Thân Thể Con Người:

+ Kiếp Trược - Thời Phần là ngũ trược trong thân thể con người
Trong thân ông tướng cứng là đất, tướng ướt là nước, hơi nóng là lửa, lay động là gió. Do bốn thứ ràng buộc nầy mà phân chia tâm giác ngộ sáng suốt vi diệu vắng lặng viên mãn trùm khắp của ông thành ra cái thấy nghe hay biết. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục.
Thế nào là vẩn đục? A-nan, ví như nước trong, vốn sẵn là thanh khiết. Lại như các thứ bụi đất tro cát, vốn là chất ngăn ngại. Hai thể chất ấy vốn đã như vậy, không hợp nhau được. Như có người thế gian lấy bụi đất kia ném vào nước trong, Trạng thái khuấy trộn đó gọi là vẩn đục. Năm lớp vẩn đục của ông cũng giống như vậy.

A-nan, ông thấy hư không khắp cả mười phương thế giới, mà chẳng thấy phân ra hư không và tánh thấy. (Tuy vậy) có hư không mà không có thực thể, có tánh thấy mà không có tánh biết. Hai bên đã đan dệt với nhau mà thành. Đây là lớp thứ nhất, gọi là ‘kiếp trược.’
     Giảng giải:
A-nan, ông thấy hư không khắp cả mười phương thế giới, mà chẳng thấy phân ra hư không và tánh thấy. Ông có thể phân biệt ra cái nào là tánh thấy, cái nào là hư không chăng? Có một đường vạch ngang giữa tánh thấy và hư không hay sao? Có nghĩa là tánh thấy và hư không là một và đồng nhất. Quý vị có thể nhìn thấy, nhưng cơ bản là không có ‘vật’ để thấy. Tánh thấy chính là hư không và hư không là tánh thấy. (Tuy vậy) có hư không mà không có thực thể–“Thể của nó chính là hư không,” có người lý luận. Được rồi, thế thì hãy giữ cái thể ấy rồi đưa tôi xem. Quý vị chẳng nắm bắt được nó. Rốt ráo trong đó chẳng có gì cả. Tánh thấy chính là ở trong hư không. Nhưng sẽ không bao giờ có chút nào sự chống trái nhau giữa hư không và tánh thấy. Dù nó đang hiện hữu, nhưng tánh thấy không bao giờ đòi hỏi hư không phải di tản đi nơi khác. Không có sự xung đột nào giữa hai thứ ấy. Mặc dù bây giờ là thời mạt pháp, là thời kỳ đấu tranh kiên cố, nhưng hư không và tánh thấy chẳng có chút bất hòa nào.
Có tánh thấy mà không có tánh biết. Tánh thấy tự nó vắng bặt cái biết; tánh biết nằm trong chính mình, chứ không nằm trong tánh thấy của quý vị và ngược lại. Trong trường hợp nầy, ở đâu có hư không thì không có thực thể và có tánh thấy thì không có cái biết. Hai bên đã đan dệt với nhau mà thành. Đây là lớp thứ nhất, gọi là kiếp trược. Đó là cách thức mà kiếp, được hình thành. Người thế gian không có việc gì để làm nên ném ít đất bụi vào trong nước; và bây giờ quý vị đã bị hòa lẫn tánh thấy của mình với hư không cũng tương tự nhau. Kết quả là tạo nên kiếp trược. Chữ kiếp có gốc tiếng Sanskrit là kalpa,[3] dịch nghĩa là thời phần.
Bây giờ Đức Phật giảng giải đến tứ đại. Trong thân ông tướng cứng là đất. Da thịt gân xương là yếu tố đất trong thân thể. Tướng ướt là nước. Nước miếng, nước mắt, máu, và các chất bài tiết là yếu tố nước. Hơi nóng là lửa. Thân nhiệt là thuộc về yếu tố lửa. Chức năng nầy giúp cho cơ thể luôn luôn duy trì được nhiệt độ điều hòa. Lay động là gió. Sự hô hấp lưu thông là thuộc về yếu tố gió. Do bốn mối ràng buộc nầy, bốn yếu tố kết hợp. Chúng hòa lẫn nhau. Yếu tố nầy kết hợp với yếu tố kia, và nó làm thành một thành phần độc lập. Trước khi quý vị biết đến nó, thì nó đã kết hợp với nhau và tạo thành một nhóm gọi là ‘khối lượng thân thể.’ Nên chân tánh của quý vị không có cách nào để hiển bày ra được. Thế nên nương trong cái châncái hư vọng sinh khởi. Chân tâm thanh tịnh giác ngộ sáng suốt vi diệu viên mãn: tánh Như Lai tạng, vốn thanh tịnh, là chân tánh bồ-đề, đã bị phân chia. Diệu giác minh tâm bị phân chia; ở mắt, thì thành tánh thấy. Chạy qua tai thì thành tánh nghe. Nên có câu kệ.
Nguyên y nhất tinh minh 元依一精明
Phân thành lục hòa hợp. 分成六和合
Đến thân thì thành xúc giác, đến tâm thì thành cái biết–ý thức. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục. Bốn yếu tố đất nước lửa gió tạo thành năm lớp vẩn đục, tức là ngũ trược ác thế.

Thế nào là vẩn đục? A-nan, ví như nước trong, vốn sẵn là thanh khiết. Lại như các thứ bụi đất tro cát, vốn là chất ngăn ngại. Hai thể chất ấy vốn đã như vậy, không hợp nhau được. Như có người thế gian lấy bụi đất kia ném vào nước trong, Trạng thái khuấy trộn đó gọi là vẩn đục. Năm lớp vẩn đục của ông cũng giống như vậy.
A-nan, ông thấy hư không khắp cả mười phương thế giới, mà chẳng thấy phân ra hư không và tánh thấy. (Tuy vậy) có hư không mà không có thực thể, có tánh thấy mà không có tánh biết. Hai bên đã đan dệt với nhau mà thành.
Đây là lớp thứ nhất, gọi là ‘kiếp trược.’(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+  Kiếp trược: Ðó là thời gian ô trược. Sự ô trược thời gian do đâu mà có? Thời gian ấy, bốn trược kia càng ngày càng thêm, càng ngày càng dữ dội và lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể của nó. Phải có sự giúp đỡ của bốn trược: Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược mới có thể biến thành Kiếp trược được. Cho nên Kiếp trược lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể hừng hực mãi không ngừng làm tướng của nó, như lửa càng cháy càng bùng lên là tướng của nó. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ 120. CHÁNH ĐỊNH
Thế nào là chánh định? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó, nếu tâm trụ, thiền trụ, thuận trụ, không loạn, không tán, chuyên nhất. Nguồn: (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

Chánh định: Chánh định là Tam-muội, còn gọi là Chánh thọ. Chánh định là dùng trí huệ vô lậu để tu định, thứ định này tất cả cảnh giới tà không thể lay động được. Tôi giảng kinh cho quý vị nghe, quý vị nhớ được một câu thì đi đến bất cứ đâu cũng dùng không hết. Nhưng nếu quý vị không nhớ được câu nào, quên sạch hết thì đi đến đâu sẽ bị cảnh giới ấy lay chuyển, chạy theo cảnh giới ấy, đó là không có chánh định. Có người nói: "Tôi biết tôi không có chánh định." Ðã biết là không có, sao không dùng chánh định? Cũng như có mấy người nọ, khi nghe tôi giảng điều gì đó đều nói: "I know, I know." Ðã biết sao còn phạm phải sai lầm? (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

Chánh định: Là tập trung tư tưởng tu tập thiền định, vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người. (Sách: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn)

123. CHÁNH MẠNG
Thế nào là chánh mạng? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó phải là mong cầu vô lý, không do nhiều tham dục mà không biết vừa đủ, không làm các thứ xảo quyệt bùa chú, để sinh sống bằng tà mạng. Chỉ theo chánh pháp mà mong cầu y phục, chớ không phải với phi pháp, cũng theo chánh pháp để mong cầu thực phẩm, giường chõng, chớ không phải với phi pháp. Nguồn mục 123 - (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

5. Chánh mạng. Chánh mạng đối lại với tà mạng. Sao gọi là tà mạng?
i) Hiện tướng khác người để hiện bày việc kỳ lạ. Những người này biểu hiện ta đây không giống với người khác: "Các vị xem tôi đây khác với mọi người!" Như ở Hương Cảng có một vị Pháp sư người Trung Hoa cố ý đắp y Tiểu thừa. Ở Ðài Loan cũng có những người như vậy, mục đích của họ chỉ là lôi kéo sự chú ý của người khác để được cúng dường. Một số người có mắt như mù, liền cho họ là bảo bối rồi đến cúng dường.
ii) Tự nói mình có công đức. Những người này tự khoe khoang công đức của chính mình, nói Viện Dưỡng Lão kia là của tôi lập nên, hoặc nói tôi xuất ra bao nhiêu tiền để làm trường học, độ được một số đệ tử, lập nên một số cảnh chùa, cúng dường mấy trăm vị Hòa thượng. Tóm lại, đó là sự khoe khoang công đức của mình. Kỳ thực, chỉ có những người ngu si mới tin được lời họ; còn người có trí huệ, giả sử nhắm mắt lại, chỉ nghe họ nói cũng có thể biết được đó là lời nói khoác.
iii) Bói toán. Gieo quẻ, tính toán số mạng tốt xấu cho người khác. Những hạnh nghiệp này chẳng phải chỉ người tại gia, mà người xuất gia cũng có làm. Họ có thể nói với kẻ dễ tin: "Anh nên đưa tôi một triệu bạc để làm việc thiện, nếu không thì ngày mai có thể phải chết đấy!" Kẻ ấy nghe nói một triệu có thể mua được tánh mạng thì đâu phải là nhiều, liền đồng ý đưa ngay. Nhưng đâu có biết rằng giả sử không đưa tiền cũng không nhất định ngày mai phải chết. Hoặc họ nói: "Ngày mai anh có thể gặp được một việc tốt đẹp. Chỉ cần hôm nay anh đưa trước năm mươi lượng vàng làm việc công đức, thế nào ngày mai anh cũng được năm trăm lượng vàng." Kẻ ấy nghĩ thầm: "Một lượng lãi tới mười lượng, có gì mà tiếc!" Thế rồi bị lường gạt. Kết quả ngày thứ hai chẳng những không có vàng, cả đến thầy bói cũng không thấy đâu nữa, bèn cho là đã gặp bậc thần tiên.
iv) Lớn tiếng ra oai. Có những vị Thầy thích lớn tiếng hò hét vô duyên cớ, khiến cho người nể sợ. Những người ấy còn cho rằng vị Thầy này tiếng nói rổn rảng mà cung kính vị ấy. Ðây tức là tà mạng. Nếu khi giảng pháp, phòng rộng lớn mà người đông, thì có thể giảng kinh lớn tiếng. Nhưng nếu có micro thì không cần phải to tiếng quá. Cứ nói chuyện bình thường, chẳng cần phải hò hét lớn tiếng. Người lớn tiếng ra oai lại chẳng biết đó là một trong năm thứ tà mạng.
v) Nói lên sự cúng dường để khích động người khác. Ví dụ nói: "Anh biết không! Tôi đến nhà cư sĩ ăn một bữa trai thật ngon, họ còn dùng nấm mèo trắng, nấm đông-cô... để đãi tôi, thật là một bữa ngon quá sức!" Hoặc đến nhà một cư sĩ niệm câu thần chú để khiến người khác cho họ ăn ngon. Một khi niệm chú như thế, vị cư sĩ ấy cảm thấy chính mình phải nên cúng dường một ít thức ăn, thậm chí không có tiền, phải đi vay mượn để mua đồ chay cúng dường vị Thầy. Ðâu biết rằng vị Thầy ấy đã phạm vào năm thứ tà mạng rồi. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

5. Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác. (Sách: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn)

124. CHÁNH NGHIỆP
Thế nào là chánh nghiệp? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài ba diệu hành thuộc thân, còn các ác hành khác nơi thân đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội. nguồn mục 124 - (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

4. Chánh nghiệp, là thân nghiệp thanh tịnh. Dùng trí vô lậu để trừ bỏ tà nghiệp của bản thân. Tà nghiệp là gì? Cũng tức là niệm dâm dục. Một số người mượn câu "Không tức là sắc, sắc tức là không" mà hành động sai quấy, đây tức là tà nghiệp. Trí vô lậu tức là trí huệ không có những thứ không chánh đáng. Có người chỉ có tà huệ, bảo họ làm việc đứng đắn thì họ không biết làm, nhưng nếu bảo họ làm việc bậy bạ (như hành dâm...) thì họ thông minh hơn những người khác, đó là tà nghiệp. Chánh nghiệp thuộc về thân nghiệp. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

4. Chánh nghiệp: Hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh. (Sách: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn)

+ Chánh Ngữ (bát chánh đạo) trong Phật Giáo: Là Nói lợi mình và Người.
- Kinh tương ưng bộ: Chánh ngữ là từ bỏ các lời nói láo - hai lưỡi - độc ác - phù phiếm.

1. Không nói dối hay Nói láo hay Vọng ngữ (Giới 2 trong 5 Giới - Người tại gia tạo Khẩu nghiệp): Chân chính trung thực, nói sự thật, không dối trá lừa gạt, chuyện có nói không, không nói có, vu oan giá họa vì bất cứ lợi ích gì để tránh bị đọa đường ác.
2. Không  như mắng nhiếc, mạ lỵ, phỉ báng, nhục mạ - Gây đau lòng, tổn thương: Không xúc phạm = lời nói hung ác, xiên xỏ, nguyền rủa, nói lời kiêu căng, chỉ trích nặng lời, lời nói cộc cằn, thô lỗ. Đức Phật đã so sánh lời nói với một cái búa. Nên nói lời hoà nhã, dịu dàng, hiền hậu, đạo đức, từ bi, lợi lạc ai nghe cũng hân hoan, kính trọng.
3. Không nói Hai lưỡi như thêu dệt thêm bớt để chia rẽ hay đả phá: Tránh "tà ngữ” với ác tâm. Không nói lời hai lưỡi, đòn xóc hai đầu, làm người ghét nhau, thù nhau. Không được nói lời thêu dệt, thêm bớt, nói châm chọc gây buồn phiền và khởi tà niệm. Không gây tạo ác cảm cho 2 bên thù oán, sân hận đấu tranh. Có dịp thì khuyên can người nói tà ngữ.
4. Không nói lời phù phiếm: Chuyện phù phiếm, nhảm nhí, vô nghĩa hay u mê... mất yên tĩnh và định tâm. Nói sau lưng là tà ngữ, không xét đúng/ Sai. Xem: Chánh ngữ trong Phật Giáo
+ 125. CHÁNH NGỮ
Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó ngoài bốn diệu hành thuộc miệng, còn các ác hành khác nơi miệng đều viễn ly, đoạn trừ, không hành, không tạo tác, không tập hợp và không tụ hội. (Nguồn mục 125 - (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31))

3. Chánh ngữ: Là trong lời nói của chính mình không có một chút ý nào dâm loạn. Những lời nói ra đều thật đứng đắn. Nếu ai có nói với mình những lời không đứng đắn, mình cũng phải nói với họ những lời đứng đắn mà không được dùng lời không đứng đắn đáp lại. Ðó tức là chánh, là khẩu nghiệp thanh tịnh. Trên đời này bất cứ người nào cũng gặp phải điều ấy. Nếu có ai nói những lời không đứng đắn, chẳng cần phê bình họ nói không đúng, mà không nên tiếp cận với họ là được. Nhưng mặt khác, bạn không cần cho họ là nói lời không chánh đáng, thế thì không chánh đáng cũng biến thành chánh đáng. Chánh tư duy tức là ý thanh tịnh, mà chánh ngữ là khẩu nghiệp thanh tịnh.  (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

3. Chánh ngữ: Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.(Sách: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn)

Chánh tư duy: Tư duy là ở bên trong, người ta không thể thấy được, chính mình phải dùng trí huệ vô lậu. Tôi nhiều lần giảng cho quý vị nghe về vô lậu, nhưng càng giảng quý vị càng lậu thêm. Giả sử có được chút trí huệ nào cũng bị chảy sạch hết. Nước trí huệ rịn chảy hết thì có lửa vô minh sanh ra. Pháp mà tôi giảng cho quý vị nghe là pháp hay nhất mà cả trong thiên hạ này không pháp nào hay hơn. Nếu không chịu chú ý, chẳng nghe cho kỹ thì dù Ðức Phật Thích Ca tái thế cũng cứu không được quý vị. Vô lậu tức là không có tà tư tà kiến. Không có tâm dâm dục tức là vô lậu. Có tâm dâm dục tức là hữu lậu. Chánh tư duy tức là vô lậu, tà tư duy tức là hữu lậu. Tư duy thuộc về tâm, cũng là ý. Trong ý niệm không khởi một niệm không chính đáng nào tức là Chánh tư duy.  (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

Chánh tư duy: Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi mình và người. (Sách: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn)

+ 127. CHÁNH NIỆM CHÁNH TRÍ
Nếu Tỳ-kheo nào không thường hay lãng quên, có chánh trí thì thường xuyên có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ gìn các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát liền chứng đắc Niết-bàn. Nguồn mục 127 - (Trung A Hàm, Kinh Niệm, Phẩm 5, số 44)

+ 132. CHÁNH TƯ DUY
Thế nào là chánh tư duy? Đó là khi vị Thánh đệ tử suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc học suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh; hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sát tâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự tư sát, tư sát toàn diện, tùy thuận tư sát, điều nào nên niệm thì niệm, điều nào nên hy vọng thì hy vọng. nguồn mục 132 - (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

+ 9. KINH CHÁNH TRI KIẾN (Sammàditthi Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".--"Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- Chư Hiền, chánh tri kiến, chánh tri kiến, được gọi là như vậy. Chư Hiền, cho đến như thế nào, một Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chúng tôi từ xa đến để được hiểu ý nghĩa lời nói ấy từ Tôn giả Sariputta. Thật lành thay, nếu Tôn giả Sariputta giảng cho ý nghĩa lời nói ấy. Sau khi nghe Tôn giả Sariputta, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
-- Chư Hiền, vậy hãy nghe, hãy khéo tác ý. Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Hiền giả! - Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Sariputta.
Tôn giả Sariputta nói như sau:
(Thiện và bất thiện)
-- Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện?
Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.
Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền,
như vậy gọi là thiện.
Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

(Thức ăn)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta và hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
- Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn, tuệ tri tập khởi của thức ăn, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn, và tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, chư Hiền khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thức ăn, thế nào là tập khởi của thức ăn, thế nào là đoạn diệt của thức ăn, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn? Chư Hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh. Thế nào là bốn? Ðoàn thực, loại thô hay loại tế, xúc thực là thứ hai, tư niệm thực là thứ ba, thức thực là thứ tư. Từ tập khởi của ái có tập khởi của thức ăn, từ đoạn diệt của ái có đoạn diệt của thức ăn. Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp,
Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức ăn như vậy, tuệ tri tập khởi của thức ăn như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thức ăn như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức ăn như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

(Tứ diệu đế)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả, có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ, tuệ tri Tập khởi của khổ, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ, tuệ tri con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là Khổ, thế nào là Tập khởi của khổ, thế nào là Ðoạn diệt của khổ, thế nào là con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Chư Hiền, như vậy gọi là Khổ.
Chư Hiền, thế nào là Tập khởi của khổ? Chính là ái đưa đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham hướng đến tái sanh, cùng khởi hỷ dục và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chư Hiền, như vậy gọi là Tập khởi của khổ.

Chư Hiền, thế nào là Ðoạn diệt của khổ? Ðó là sự đoạn diệt ly tham, không có dư tàn, sự quăng bỏ, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái ấy.
Chư Hiền, thế nào là con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ? Chính là Thánh Ðạo Tám Ngành đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri Khổ như vậy, tuệ tri Tập khởi của khổ như vậy, tuệ tri Ðoạn diệt của khổ như vậy, tuệ tri con Ðường đưa đến đoạn diệt của khổ như vậy, khi ấy vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Già và chết)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử... (như trên)... thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết, tuệ tri tập khởi của già chết, tuệ tri đoạn diệt của già chết, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến,... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già chết, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào, trong từng mỗi loại hữu tình, sự già cả, suy lão, rụng răng, tóc bạc da nhăn, tuổi thọ ngày một hao mòn, bại hoại các căn; chư
Hiền, như vậy gọi là già. Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết. Già như vậy và chết như vậy, chư Hiền, như vậy gọi là già chết. Từ sự tập khởi của sanh, có sự tập khởi của già chết, từ sự đoạn diệt của sanh, có sự đoạn diệt của già chết.
Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết, tức là: Chánh Tri kiến... (như trên)... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri già chết như vậy, tuệ tri tập khởi của già chết như vậy, tuệ tri đoạn diệt của già chết như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của già chết như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên... (như trên)..., và thành tựu diệu pháp này.
(Sanh)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sanh, tuệ tri tập khởi của sanh, tuệ tri đoạn diệt của sanh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là sanh, thế nào là tập khởi của sanh, thế nào là đoạn diệt của sanh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chư Hiền, như vậy gọi là sanh.
Từ sự tập khởi của hữu có sự tập khởi của sanh, từ sự đoạn diệt của hữu, có sự đoạn diệt của sanh, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sanh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri được sanh như vậy, tuệ tri được tập khởi của sanh như vậy, tuệ tri được đoạn diệt của sanh như vậy, tuệ tri được con đường đưa đến đoạn diệt của sanh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... (như trên)... như vậy... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
(Hữu)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu, tuệ tri tập khởi của hữu, tuệ tri đoạn diệt của hữu, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, chư Hiền, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là hữu, thế nào là tập khởi của hữu, thế nào là đoạn diệt của hữu, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu? Chư Hiền, có ba hữu này: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Từ tập khởi của thủ, có tập khởi của hữu; từ đoạn diệt của thủ có đoạn diệt của hữu và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hữu như vậy, tuệ tri tập khởi của hữu như vậy, tuệ tri đoạn diệt của hữu như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hữu như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Thủ)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri tập khởi của thủ, tuệ tri đoạn diệt của thủ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thủ, thế nào là tập khởi của thủ, thế nào là đoạn diệt của thủ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ? Chư Hiền, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Từ tập khởi của ái, có tập khởi của thủ; từ đoạn diệt của ái, có đoạn diệt của thủ; và Thánh Ðạo Tám Ngành
này là con đường đưa đến đoạn diệt của thủ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thủ như vậy, tuệ tri tập khởi của thủ như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thủ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thủ như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên và thành tựu diệu pháp này.
(Ái)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái, tuệ tri tập khởi của ái, tuệ tri đoạn diệt của ái, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là ái, thế nào là tập khởi của ái, thế nào là đoạn diệt của ái, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của ái? Chư Hiền, có sáu loại ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Từ tập khởi của thọ, có tập của ái, từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của ái, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của ái, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri ái như vậy, tuệ tri tập khởi của ái như vậy, tuệ tri đoạn diệt của ái như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của ái như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp.
(Thọ)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ, tuệ tri tập khởi của thọ, tuệ tri đoạn diệt của thọ, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thọ, thế nào là tập khởi của thọ, thế nào là đoạn diệt của thọ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ? Chư Hiền, có sáu loại thọ này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Từ tập khởi của xúc, có tập khởi của thọ; từ đoạn diệt của xúc, có đoạn diệt của thọ; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thọ, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thọ như vậy, tuệ tri tập khởi của thọ như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thọ như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thọ như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Xúc)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc, tuệ tri tập khởi của xúc, tuệ tri đoạn diệt của xúc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc? Chư Hiền, có sau loại xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc, và
Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc như vậy, tuệ tri tập khởi của xúc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của xúc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Nhập)
-- Lành thay, Hiền giả...câu hỏi như sau: Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập, tuệ tri tập khởi của sáu nhập, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là sáu nhập, thế nào là tập khởi của sáu nhập, thế nào là đoạn diệt của sáu nhập, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập? Chư Hiền, có sáu nhập này: nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Từ tập khởi của danh sắc có tập khởi của sáu nhập; từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu nhập; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.

Chư Hiền, khi nào vị Thánh đệ tử tuệ tri sáu nhập như vậy, tuệ tri tập khởi của sáu nhập như vậy, tuệ tri đoạn diệt của sáu nhập như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của sáu nhập như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu hạnh pháp này.
(Danh sắc)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc, tuệ tri tập khởi của danh sắc, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là danh sắc, thế nào là tập khởi của danh sắc, thế nào là đoạn diệt của danh sắc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý, chư Hiền, như vậy gọi là danh; bốn đại và sắc do bốn đại tạo thành, chư Hiền, như vậy gọi là sắc; như vậy đây là danh và đây là sắc, Chư Hiền, như vậy gọi là danh sắc. Từ tập khởi của thức, có tập khởi của danh sắc; từ đoạn diệt của thức, có đoạn diệt của danh sắc; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri danh sắc như vậy, tuệ tri tập khởi của danh sắc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của danh sắc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của danh sắc như vậy, khi ấy, vị ấy, đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Thức)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức, tuệ tri tập khởi của thức, tuệ tri đoạn diệt của thức, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là thức, thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức? Chư Hiền, có sáu loại thức này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Từ tập khởi của hành, có tập khởi của thức; từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt
của thức; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của thức, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri thức như vậy, tuệ tri tập khởi của thức như vậy, tuệ tri đoạn diệt của thức như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của thức như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Hành)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành, tuệ tri tập khởi của hành, tuệ tri đoạn diệt của hành, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là hành, thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hành? Chư Hiền, có ba loại hành này: thân hành, ngữ hành, tâm hành. Từ tập khởi của vô minh, có tập khởi của hành; từ đoạn diệt của vô minh, có đoạn diệt của hành; và Thánh
Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hành, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri hành như vậy, tuệ tri tập khởi của hành như vậy, tuệ tri đoạn diệt của hành như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của hành như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Vô minh)
-- Lành thay, Hiền giả... (như trên)... Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác...?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh, tuệ tri tập khởi của vô minh, tuệ tri đoạn diệt của vô minh, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, khi ấy, Thánh đệ tử có chánh tri kiến... (như trên)... và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh? Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh. Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô minh; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri vô minh như vậy, tuệ tri tập khởi của vô minh như vậy, tuệ tri đoạn diệt của vô minh như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên... và thành tựu diệu pháp này.
(Lậu hoặc)
-- Lành thay, Hiền giả!
Các vị Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời nói Tôn giả Sariputta, liền hỏi thêm Tôn giả Sariputta câu hỏi như sau:
-- Này Hiền giả, có thể có pháp môn nào khác, nhờ pháp môn này Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này?
-- Chư Hiền, có thể có. Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là lậu hoặc, thế nào là tập khởi của lậu hoặc, thế nào là đoạn diệt của lậu hoặc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc? Chư Hiền, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc, tức là: Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri lậu hoặc như vậy, tuệ tri tập khởi của lậu hoặc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của lậu hoặc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta. (Nguồn: Kinh Chánh Tri Kiến)

+ Nước Cát tường - Nước Cam Lồ - Ao Thất Bảo - Ao bảy báu
Phật thấy Xá-lợi-phất không biết thỉnh Phật dạy tiếp, nên Ngài lại nói tiếp: "Trong cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu. Ao này là thiên nhiên chớ không phải nhân tạo, cho nên gọi là ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó."

Nước này có tám thứ công đức:
1. Ấm mát: Tức là nghĩa ấm áp và mát mẻ. Nếu người xuống ao nước này rồi, muốn nóng thì nóng, muốn mát thì mát. Ðây là công đức không thể nghĩ bàn.
2. Sạch sẽ: Nước ở nhân gian càng rửa càng hôi, nhưng người ấy đến ao bảy báu tắm rửa, không những không thể làm nước hôi dơ mà chỉ có càng tắm rửa càng sạch sẽ mềm mại; nước đó giống như sữa bò vậy, vừa trơn láng vừa thoải mái. Ðây cũng là một thứ xúc trần mà là xúc trần rất vi diệu, một thứ cảm giác tuyệt diệu không thể so sánh được.
3. Ngon ngọt: Nước này không cần uống, chỉ cần dùng để rửa trên thân, thân tâm cũng cảm thấy ngọt lịm. Lúc tôi trú tại động Quán Âm ở Hương Cảng, trong động cũng có một thứ nước ngọt. Một hôm có một cô đệ tử đi theo tôi, sau khi ăn bánh mì, uống một ít nước suối ấy, cô ta rất ngạc nhiên, hỏi tôi: "Có phải người ta bỏ đường vào nước suối không?" Tôi nói: "Không có đâu!" Cô ta lại hỏi: "Sao nước lại ngọt quá như vậy?" Tôi nói: "Ðó là Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát cho cô uống nước cam lồ đấy." Nghe nói như thế cô ta rất vui mừng. Cô thấy chiếc y của tôi đang mặc quá cũ bèn may cúng tôi một lúc hai bộ mới. Tôi nghĩ có lẽ do cô uống được nước cam lồ đây.
4. Mềm nhẹ: Nước này không nặng mà rất nhẹ, mềm mại phi thường.
5. Nhuận trạch: Nhuận là nhuần thấm, trạch là sáng ướt. Người dơ có thể rửa thành sạch sẽ, giả sử bạn là người đen cũng có thể rửa thành người trắng. Cho nên tắm rửa sạch sẽ rồi trên thân phát ánh sáng.
6. An hòa: Sau khi tắm nước này, thân tâm đều an ổn hòa dịu, không có một chút nóng nảy, không có lửa vô minh, cũng không phiền não. Do nhờ an hòa nên giả sử có ai mắng bạn, bạn cũng không giận, có ai đánh bạn, bạn cũng như không có gì. Ðối xử với mọi người đều hòa thuận, thật là tốt đẹp biết bao!
7. Trừ đói khát: Người đã tắm rửa ở nước tám công đức của ao bảy báu thì không ăn uống cũng không thấy đói, lại không cần phải uống sữa hay ăn bánh mì, cho nên thế giới Cực Lạc có điều kỳ diệu như thế!
8. Nuôi lớn các căn: Sau khi dùng thứ nước tám công đức này rồi, các căn sẽ được thanh tịnh: Người mù thấy được ánh sáng, kẻ điếc khôi phục lại tánh nghe; nếu mũi không thông, không ngửi được hương vị, dùng nước này rửa vào thì sẽ thông hơi biết mùi, bất cứ bệnh mũi nặng như thế nào cũng có thể chữa lành. Cũng có thể làm cho ăn ngon miệng, tay chân có thể làm được mọi việc mà không cảm thấy mệt mỏi. Chẳng những thế mà còn có thể làm tăng trưởng thiện căn, tiêu trừ được ác nghiệp, công đức ấy thật là rất lớn! Chúng ta phải nên gấp rút tu hành, mong sớm được về tắm trong ao bảy báu của thế giới Cực Lạc để trưởng dưỡng thiện căn.
Trên đây là đại ý của nước tám công đức, nếu nói kỹ hơn thì mỗi thứ công đức nói đến mấy đại kiếp cũng vẫn chưa hết. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Khổng Phu Tử ở trong “Chu Dịch Hệ Từ Truyện” đã từng nói: Chánh kiến ưa thích chánh kiến, tà kiến ưa thích tà kiến;

+ KINH CHÁNH KIẾN: Tôi đã được nghe, có tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên đến thăm, sau khi đảnh lễ dưới chân Đức Phật, tôn giả ngồi xuống một bên và thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn. Cúi xin Người giảng giải ý nghĩa của từ Chánh kiến, Phật bảo:
- Người đời thường nghiêng về 2 khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là 2 quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm. Vì vướng vào tri giác sai lầm đó cho nên mới kẹt vào hoặc “ý niệm có”, hoặc “ý niệm không.” Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Phần lớn người đời đều bị kẹt vào chấp mắc và bảo thủ. Người không bị kẹt vào chấp và thủ thì không còn nắm giữ và vọng tưởng về cái ngã nữa. Người ấy biết cái khổ, chẳng hạn, khi có điều kiện phát sinh thì nó phát sinh, khi hết điều kiện tồn tại thì nó tiêu diệt. Người ấy không còn nghi hoặc gì nữa cả. Cái thấy của người ấy không do ảnh hưởng của kẻ khác mà có, trái lại do chính người ấy tự đạt được. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến. Đó là cách trình bày chánh kiến của Như Lai. Người có tri kiến chân chính khi quán sát về sự sinh khởi của thế gian không thấy thế gian là không. Người có tri kiến chân chính khi quan sát về sự hoại diệt của thế gian không thấy thế gian là có. Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác. Như Lai lìa hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo. Nghĩa là: “Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì có cái kia sinh.” Từ vô minh mà có hành, từ hành mà có thức, từ thức mà có danh sắc, từ danh sắc mà có lục nhập, từ lục nhập mà có xúc, từ xúc mà có thọ, từ thọ mà có ái, từ ái mà có thủ, từ thủ mà có hữu, từ hữu mà có sinh, từ sinh mà có lão tử, và khổ đau chồng chất thành khối. Nếu vô minh không còn thì hành không còn, hành không còn thì thức không còn, thức không còn thì danh sắc không còn, danh sắc không còn thì lục nhập không còn, lục nhập không còn thì xúc không còn, xúc không còn thì thọ không còn, thọ, không còn thì ái không còn, ái không còn thì thủ không còn, thủ không còn thì hữu không còn, hữu không còn thì sinh không còn, sinh không còn thì lão tử không còn và nguyên khối khổ đau chồng chất kia bị tiêu diệt. Phật nói kinh này xong, tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên thấy tâm bừng sáng giải thoát, cắt đứt được các hệ lụy và chứng quả A-la-hán. (Xem: Kinh Chánh Kiến)
+ 122. CHÁNH KIẾN_Đức Phật dậy:

Thế nào là chánh kiến? Đó là khi vị Thánh đệ tử khi suy niệm về khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo; hoặc quán sát về sự tạo tác trước kia của mình, hoặc suy niệm về các hành, hoặc thấy các hành là tai họa, hoặc thấy Niết-bàn là tịch tĩnh. Hoặc khi bằng suy niệm không nhiễm trước mà quán sáttâm hoàn toàn giải thoát, trong đó là sự giản trạch, giản trạch toàn diện, giản trạch quyết định, giản trạch pháp, nhận định, toàn diện nhận định, quán sát minh đạt. Nguồn: Mục 122 (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

+ “Chánh kiến” chính là trực tâm khởi dụng, Tâm chân thành tột đỉnh, “chánh kiến” là thâm tâm, đại bi tâm; Trong “Quán kinh” nói tâm hồi hướng phát nguyện, đây là chánh tri chánh kiến; Người chân thật tu hành có thêm Xem Quẻ theo Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác để biết sấu tốt của nghiệp quả, từ đó biết sửa mệnh tu hành. (Nguồn: Kinh Thập thiện - Tập 37 - PS Tịnh Không giảng)

+ Chánh kiến: Ðây không phải là cái thấy của mắt thấy, mà là cái thấy của kiến giải trong tâm. Thế nào là kiến giải chính xác? Tức là dùng hành vi vô lậu để quan sát kiến giải của chính mình có chính xác hay không, tức là vật phi lễ chớ nhìn, cái gì không chánh đáng thì không nên xem, vì bất chánh là tà kiến. Ví dụ thầy Tỳ-kheo thấy người không chánh đáng thì không nên nhìn. Cho nên các Tỳ-kheo đều không đi xem phim, không ca múa hát xướng, cũng không cố đi xem nghe. Nếu thích đi xem thì không phải là có chánh kiến, thậm chí trong lòng có nghĩ tưởng đến cũng là không chánh kiến. Nhưng nếu có việc không chánh đáng ở trước mắt, cũng không nghĩ đó là bất chánh mà cho là chánh đáng, đó cũng là chánh kiến. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Chánh tín (Chánh kiến/ Phân Biện): Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp. (Sách: Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn)

+ Vật Phẩm Phong Thủy: Câu Hỏi 38: Đa số người ta nói là: Muốn có phong thủy tốt thì nên treo một tấm gương ở trước cửa chánh. Phía bên trái căn nhà nên đặt một chậu kiểng màu xanh. Phía trên đầu giường của chủ nhà nên treo hai thanh kiếm, và dọc theo lối đi thì nên treo cái chuông gió. Làm vậy có phải không?
Đáp:
1) Tấm gương biểu thị cho sự thanh tịnh, là thân tướng chúng ta được trong sạch khi ra khỏi nhà. Quét nhà là quét rác ra khỏi cửa, khiến cho chúng ta được sạch sẽ. Gương cũng là sự sáng tỏ, hiểu rõ sự và lý, biết – Chấp nhận theo định mạng tri túc, biết – không tham, không cầu. Vậy mà có một số người không biết, lại tin vào tà thuyết. Họ nghĩ rằng treo gương chiếu yêu ma thì tà ma không dám xâm phạm vào nhà. Nếu có ý nghĩ như vậy, thì tà ma đã nhập vào thân thể họ rồi.

2) Cây kiểng màu xanh chỉ là một cách trang trí trong nhà.

3) Kiếm trí huệ cắt dây tình ái để chúng ta đừng lạng quạng. Hai thanh kiếm chỉ là biểu tượng cho nam và nữ, mỗi người cầm giữ một kiếm. Không treo kiếm thì tà ma không đến, một khi treo lên thì tà ma sẽ tới chiến đấu với quý vị, bao lần ai thắng, ai bại không thể nào biết được.

4) Chuông gió tượng trưng cho sự điêu linh, tàn tạ. Ý nói trong gia đạo suy bại, mỗi ngày một lụng bại dần.

Tóm lại, phong thủy thì không ngoài tự tâm. Tâm địa tốt, quang minh chánh đại thì mọi việc đều tốt – không tốt cũng sẽ tốt. Còn nếu tâm địa không lương thiện, thì mỗi mỗi đều không tốt. Lúc đó việc tốt cũng biến thành không tốt. Vì vậy đức Phật nói: “Tất cả đều do tâm tạo.” Người xưa cũng nói: “Người đời cho rằng huyệt mạch ở trong núi, nhưng nào ai biết huyệt ở tại trong tâm.” Những kẻ giang hồ thuật sĩ hay cãi bướng, tự chế ra các lý luận không chính đáng để lừa gạt người ngu. Thật đáng thương! Đáng thương thay! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Vật phẩm phong thủy:
... Văn-thù Sư-lợi Pháp vương tử.
..Văn-thù-sư-lợi còn gọi là Mạn-thù-sư-lợi.... Vị Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi này khi sanh ra có mười việc cát tường, chứng tỏ rằng công đức của vị Bồ-tát này đầy đủ bậc nhất trên thế giới. Mười thứ cát tường ấy là:
1. Ánh sáng đầy nhà: Khi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi được sanh ra thì ở trong nhà có một thứ ánh sáng,... biểu thị ánh sáng trí huệ Bát-nhã của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi,...
2. Cam lộ đầy sân: Cam lộ là loại nước thuốc bất tử, chỉ trên trời mới có. ....
3. Ðất trồi lên bảy báu: Từ đất sanh ra bảy thứ châu báu: Vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.... Tại sao gọi là thất bảo? Tại vì hiếm có, không phải ai ai cũng có được, cho nên gọi là bảy báu vật....
4. Thần mở kho tàng ẩn giấu: Chuyển Luân Thánh vương có bảy báu, trong đó có một thứ là Tạng thần bảo, chính là vị thần cai quản kho báu. Bảy báu từ dưới đất lộ ra là bảy báu từ dưới đất trồi lên, kho báu này là của người trước chôn giấu, bây giờ vị thần giữ cửa kho khui mở ra, nên từ dưới đất lộ ra. Báu vật này cũng đều có thể dùng được.
5. Gà sanh trứng phụng: Gà vốn sanh ra gà, nhưng hiện tại, gà lại sanh ra phụng hoàng. Phụng hoàng là một thứ chim cát tường, người thấy được phụng hoàng nhất định sẽ gặp chuyện tốt lành. Ðức Khổng Tử từng nói: "Chim Phụng không đến, hà đồ không hiện ra, ta không còn muốn truyền đạo nữa." Ý ngài nói: "Chim Phụng hoàng cũng không đến, cũng không có Hà đồ lạc thư xuất hiện, ta muốn dừng lại không còn tuyên dương đạo đức nữa.
6. Heo sanh con vảy rồng: Gà sanh ra phụng còn chưa lạ lùng bằng heo sanh ra con có vảy rồng. Xưa nay, rồng sanh ra rồng, nhưng bây giờ heo sanh ra rồng, vì heo con trên mình có vảy, cho nên gọi là rồng.
7. Ngựa sanh kỳ lân: Xưa nay ngựa sanh ra ngựa, bây giờ ngựa lại sanh ra kỳ lân. Kỳ lân là một loại thú báo hiệu điềm tốt, ở Trung Hoa vào thời Ðường Nghiêu, kỳ lân, phụng hoàng rất nhiều, ai cũng có thể thấy được.... Trâu sanh bạch trạch: Trâu sanh ra một loại thú màu trắng. Bạch trạch là một loại thú ít có, đã không giống trâu, ngựa, lại không giống lừa, ấy gọi là Tứ bất tượng, là con thú hình dáng ngựa mà lại có móng trâu, sừng trâu, đó cũng là một loại thú hiện điềm lành.
9. Lúa biến thành vàng: Lúa, xưa nay có thể làm gạo, bây giờ biến thành vàng thì làm sao ăn được? Có người nói: "Có thể đem nó bán đi rồi mua rất nhiều gạo về." Ðó thật là một người thông minh. Người ấy lại hỏi: "Ai có tâm tham?" Tôi nói: "Tôi cũng có tâm tham, tham muốn mọi người mau thành Phật."
10. Voi đủ sáu ngà: Xưa nay voi chỉ có hai ngà, nhưng khi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi sanh ra thì voi của nhà ngài mọc đủ sáu ngà.
Trên đây là mười việc cát tường như ý xuất hiện khi Bồ-tát Văn-thù sanh ra, đại biểu cho mười độ Ba-la-mật của hàng Thập địa Bồ-tát Ðại trí Văn-thù-sư-lợi, không giống với các vị Bô-tát khác. Nếu mình muốn quen biết với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, muốn thấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, thì trước tiên phải nhớ mười việc cát tường này. Tuy Bồ-tát không có tâm phân biệt, nhưng nếu mình biết được nhiều điểm của ngài thì mới gần được ngài thêm. Tại sao chúng ta phải biết càng nhiều càng tốt về cảnh giới của mỗi vị Bồ-tát? Vì có như thế mỗi vị Bồ-tát đều có thể làm thiện tri thức hoặc anh em bè bạn của chúng ta được. Trong tương lai, mỗi người chúng ta đều có thể là thiện tri thức của Bồ-tát, cho nên không nên tự mình coi thường mình.(Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Người Tu không bị Phong Thủy xấu tương tác làm hại:
- Đức Phật dậy về nguyên lý tương Tác Của Các Đại: Như Lai Tạng bây giờ nếu tùy duyên tác động vào tâm chúng sinh, con người sẽ phát sinh ra những cảm giác vui buồn, hờn giận, thương ghét, tốt xấu, hơn thua, phải quấy…nhưng nếu chúng sinh biết xoay về bản thể chân thật của mình thì vui buồn tan biến, thương ghét không còn và tâm sẽ trở về với tự tánh thanh tịnh bất biến của nó. Nói cách khác, Như là bất biến còn Lai là tùy duyên. Vì thế Như Lai là bất biến tùy duyên và cũng tùy duyên bất biến. Có tùy duyên bất biến nên chúng sinh mới có thể hóa giải vô minh phiền não để trở về sống với chơn tâm, tánh giác diệu minh của chính mình. (Nguồn: Xem mục Dùng Phật nhãn nhìn lên ....)
+ Ý nghĩa không gian và Thời gian theo Phật giáo có thể chia làm hai mặt:
- Không gian: Nếu đứng về phương diện không gian thì đạo Phật chủ trương rằng vạn pháp là do nhân duyên hòa hợp mà thành.
- Thời gian: Còn đứng về phương diện thời gian thì vạn pháp là do nhân và quả mà thành tựu.(Nguồn: Mục Lại rơi vào thuyết nhân duyên đối đãi ....)

+ Giảng về Phong Thủy: THÔNG THOÁNG - Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên là Phong thủy tốt (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Tóm lược về Ngài A Nan - Đệ tử gần gữi của Đức Phật Thích Ca mâu Ni
Ngài A Nan nói với Đức Phật: Con thường tự suy nghĩ những tướng tốt này không phải do ái dục mà sanh ra. Sao vậy? Vì dục khí thì thô nặng và dơ bẩ̉n. Từ sự uế tạp và thối tha ấy giao hợp với nhau tạo thành một thứ tinh huyết hỗn tạp. Từ đó không thể sinh ra một thân thể thù thắng, thanh tịnh, sáng chói vi diệu như khối vàng tía này, do đó mà con khá́t ngưỡng, theo Phật xuất gia.
Giảng:
Khi A-nan thường tự suy nghĩ những tướng tốt này không thể do ái dục sinh ra.
A-nan thường dùng tâm thức phân biệt của hàng phàm phu, tâm phàm phu là chủ thể của sự sinh diệt. A-nan nghĩ : làm sao mà ba mươi hai tướng tốt kia lại có thể được sinh ra từ sự đam mê, dâm dục và tình yêu luyến ái được?
A-nan đã từ bỏ một thứ tình yêu, đó là tình luyến ái của gia đình để lấy một tình yêu khác đó là yêu vẻ đẹp phát ra từ thân tướng trang nghiêm vi diệu của Đức Phật. Đó là lý do khiến A-nan xuất gia.
Ngay đây, A-nan đã phát khởi sai lầm.
A-nan xuất gia không phải vì ước nguyện chân chính là tu tập đạo lý nên sau khi xuất gia rồi, A-nan chỉ tập trung vào việc học tập kinh điển.
Nhưng vì A-nan chỉ quan tâm duy nhất đến tình yêu nơi thân thể của Đức Phật, nên không lo tu tập định lực. A-nan nghĩ rằng “Đức Phật là anh em chú bác với con, trong tương lai Đức Phật sẽ trao cho con định lực.” A-nan không nhận ra rằng chẳng ai có thể thay thế cho mình trong khi tu tập, cả thân lẫn tâm. A-nan rất thông minh, có lẽ còn thông minh hơn bất kỳ người nào ở đây. Nhưng khi A-nan tập trung vào việc học tập kinh điển thay vì phí thời giờ vào việc thiền định, tư chất A-nan lại tỏ ra quá lanh lợi. A-nan thông thạo ngôn từ nhưng đó không phải là cốt tủy. A-nan có thể thuộc lòng tất cả các bài pháp Đức Phật đã giảng dạy không hề sai một chữ, nhưng chẳng có được chút định lực nào cả, nên A-nan đã bị hàng phục bởi tà chú “Tiên phạm thiên” của con gái Ma-đăng-già̀.
Thay vì học hỏi từ trí tuệ, học hỏi sự tỉnh giác, đạo đức của Đức Phật, A-nan chỉ tự mình mô phỏng theo hình tướng của Như Lai. Trong đời trước, có lẽ A-nan quá đắm chấp vào hình tướng, thế nên A-nan chỉ chú ý vào khía cạnh hời hợt của sự vật. Mặc dù A-nan thuộc lòng các kinh Đức Phật đã giảng, nhưng không chú tâm vào chỉ thú Kinh muốn nhắm đến. A-nan quá bận tâm đến hình tướng của Đức Phật đến nỗi ngày nào mà không được nhìn thấy Đức Phật thì ngày đó A-nan không được vui.
Tâm bình đẳng mới khế hợp với đạo. Vì A-nan ưa thích thân tướng trang nghiêm của Đức Phật, nên A-nan có thể từ bỏ sức hấp dẫn sâu đậm của tình ái thế tục và xả bỏ râu tóc để xuất gia. Khi Đức Phật còn tại thế, những vị theo Phật xuất gia, không cần phải cạo tóc. Đức Phật chỉ cần nói : “Lành thay, lành thay, ông nay đã từ bỏ cuộc sống thế tục, để sống đời xuất gia; hãy để cho râu tóc tự rụng và đắp y hoại sắc vào người.”
Ngay sau khi Đức Phật nói xong, râu tóc của vị tỷ-khưu ấy tự rơi xuống, vì Đức Phật đã dùng thần thông khiến cho râu tóc tự rụng. Nay Đức Phật đã nhập niết-bàn, chúng ta phải phát nguyện thọ giới tại giới đàn. Nhưng khi Đức Phật còn tại thế, các tỷ-khưu có được giới thể ngay sau khi Đức Phật nói những lời vắn tắt “Thiện lai! Tỷ-khưu,” họ được đắp giới y liền.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ A Nan-đà.
Tôn giả A Nan là em chú Bác của Phật. A Nan-đà là tiếng Phạn, dịch là Khánh Hỷ, vì ngài ra đời đúng vào ngày Phật thành đạo. Khi Phật chứng quả, mọi người đều vui mừng, cho nên cha ngài lấy điều khánh hỷ đặt tên cho ngài.
Trong hàng các đệ tử thì Tôn giả A Nan là người đa văn bậc nhất. Những kinh điển Phật nói ra đều do ngài A Nan kiết tập mà thành; những pháp mà Phật nói ra, Tôn giả A Nan đều ghi nhớ rất rõ ràng, mãi mãi không quên sót. Tôn giả A Nan chẳng những có trí nhớ phi thường mà định lực của ngài cũng không kém. Ngài có tám thứ cảnh giới bất khả tư nghì.
1. Không thọ thỉnh riêng. Sao gọi là thỉnh riêng? Tức là một vị trong chúng tăng đơn độc đến nhà thí chủ để tiếp nhận cúng dường. Trong Kinh Lăng Nghiêm từng thuật lại việc ngài A Nan tiếp nhận thỉnh riêng mà gặp Ma-đăng-già nữ trước hết dùng chú thuật của Phạm thiên sai sử ngài, suýt nữa mất cả đạo hạnh. Sau khi Phật nói chú Lăng Nghiêm, sai Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đem thần chú này cứu ngài A Nan về. Từ đó về sau ngài không còn dám thọ thỉnh riêng nữa. Lần trước sau khi được giáo huấn, ngài không muốn lại còn có những việc tương tự như thế. Trong luật, Phật dạy: "Bất cứ Tỳ-kheo nào cũng không được thọ thỉnh riêng." Thí dụ: Có mười vị Tỳ-kheo, có vị cư sĩ đặc biệt thích một vị trong số đó và chỉ thỉnh một vị ấy đi ứng cúng, việc ấy không thể được. Trái lại, cả mười người cùng đi ứng cúng thì được cho phép. Ngài A Nan nhơn vì trước đây thọ thỉnh riêng mà gặp phải việc đáng tiếc, nên sau đó không tiếp nhận bất cứ việc thỉnh riêng nào khác. Ðó là một thứ cảnh giới bất khả tư nghì.
2. Không nhận y cũ của Phật. Có một số Tỳ-kheo đều muốn giành nhau mặc y cũ của Phật, vì họ cho rằng đắp mặc y cũ của Phật có thể sanh trí huệ, diệt tội nghiệp, kỳ thực đó đều là biểu hiện một thứ tâm tham. Tôn giả A Nan thì không chịu đắp mặc y cũ của Phật. Ðó là thứ cảnh giới bất khả tư nghì thứ hai của ngài.
3. Không gặp mặt phi thời. Tức là lúc không đáng thăm thì ngài không thăm, lúc đáng thăm thì ngài mới thăm hỏi. Tức là hợp với quy củ mới thăm viếng, không hợp với quy củ thì không thăm viếng.
4. Không sanh tâm nhiễm. Tôn giả A Nan theo Phật lên trời, đến Long cung, hoặc cung điện A-tu-la, thấy rất nhiều Thiên nữ, A-tu-la nữ và Long nữ, tất cả đều đẹp đẽ vô song, nhưng ngài chưa bao giờ có sanh tâm dâm dục, nên nói rằng không sanh tâm nhiễm.
5. Biết cảnh định của Phật. Tôn giả A Nan biết Phật nhập vào định gì mà các Tỳ-kheo khác đều không biết được. Ðó là cảnh giới bất khả tư nghì thứ năm.
6. Biết chúng sanh nghe pháp được lợi ích như thế nào. Tôn giả A Nan biết Phật ở trong định giáo hóa tất cả chúng sanh và tất cả chúng sanh được những lợi ích gì ngài đều biết rõ.
7. Hiểu rõ pháp Phật. Tôn giả A Nan hoàn toàn hiểu rõ tất cả pháp Phật nói. Ðây là cảnh giới bất khả tư nghì thứ bảy của ngài.
8. Nghe pháp không hỏi lại. Tôn giả A Nan nghe qua pháp Phật rồi ghi nhớ mãi mãi không cần phải thưa hỏi lại.
Ðó là Tôn giả A Nan có tám cảnh giới bất tư nghì mà các Tôn giả khác không có được.(Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Ngài A Nan gặp nạn Dâm nữ: Trích HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm: ... Sao còn phải nhờ Phật đảnh thần chú của Như Lai, khiến cho lửa dâm trong tâm Ma-đăng-già dứt sạch và chứng quả A-na-hàm. Thành rừng tinh tấn trong pháp của Như Lai. Sông ái khô cạn, khiến cho ông được giải thoát.
Giảng giải:
Đức Phật bảo, “Ông học Phật pháp rất nhiều, nhưng tâm ông bối rối khi gặp phụ nữ. Ông mất tự chủ, và theo người phụ nữ vào nhà cô ta, và khi đã đến đó rồi thì ông đã đến bên bờ vực của những việc làm không thể nào tưởng tượng nỗi. Điều gì khiến ông như vậy?” Lúc đó, Đức Phật như một quan toà buộc tội A-nan. Sao còn phải nhờ Phật đảnh thần chú của Như Lai và nhờ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi mang đi cứu ông? Chính ông nhớ được rất nhiều về mười hai bộ kinh, tại sao ông không đọc khi gặp cô ta? Tại sao ông mất tự chủ? Ông thấy phụ nữ rồi quên tất cả mọi thứ. Cách ông nhìn như vậy, điều còn lại chăng trên thế gian chỉ là phụ nữ.
"Khiến cho lửa dâm trong tâm Ma-đăng-già dứt sạch". Vô minh, lửa dâm dục trong tâm cô ta tức thì dứt sạch, và chứng quả A-na-hàm, quả vị thứ ba của hàng A-la-hán. A-nan trở thành người quan trọng đối với cô hơn là cuộc sống của riêng cô. Cô về nhà nói với bà mẹ rằng bà phải đánh bẫy A-nan cho cô ta. Mẹ cô ta tụng thần chúTiên Phạm thiên’ và A-nan trở nên tối tăm mặt mũi. Nhưng tà thuật không thể chế ngự A-nan hoàn toàn. Nếu A-nan chẳng có chút nào để ý đến con gái của Ma-đăng-già, thì thần chú ấy chẳng có tác dụng gì. Chắc chắn rằng con gái của Ma-đăng-già đã hớp hồn A-nan. A-nan đã nhìn trộm cô ta vài lần rồi. “Cô gái quá đẹp!” Định không nhìn nữa, A-nan quay đầu đi nơi khác nhưng lại nhìn lui. Sau khi nhìn trộm cô ta vài lần như thế, lòng mơ tưởng về sắc đẹp của cô con gái Ma-đăng-già đã hình thành trong tâm A-nan. Thế nên khi bà mẹ đọc chú, A-nan liền bị mê muội trong nháy mắt. Nếu không có tâm mơ tưởng sắc đẹp con gái Ma-đăng-già, A-nan sẽ không bị đi theo cô gái.
Đức Phật nhận thấy rằng A-nan đang ở bên bờ vực của sự huỷ phạm giới thể, nên ngài liền nói thần chú Phật đảnh Thủ-lăng-nghiêm. Ngài sai Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi mang thần chú đi cứu hộ A-nan. Khi Văn-thù-sư-lợi đến nhà Ma-đăng-già đọc thần chú, tâm A-nan liền sáng rỡ. “Sao ta lại ở đây? A-nan tự hỏi, rồi A-nan liền trở về Kỳ viên của ông Cấp Cô Độc. A-nan đã ở ngay ranh giới sự quan hệ với con gái của Ma-đăng-già. Khi Văn-thù-sư-lợi đến đọc thần chú Phật đảnh Thủ-lăng-nghiêm, A-nan bất thần nhảy lên, cầm lấy y phục và chạy về Kỳ viên. Khi con gái của Ma-đăng-già thấy A-nan đã bỏ chạy, cô ta đuổi theo, hỏi A-nan, “Sao chàng lại bỏ đi vào lúc quan trọng như thế nầy?” Cô ta khóc lóc. Thế là A-nan chạy về Kỳ viên cùng với con gái của Ma-đăng-già đang đuổi theo sau lưng. Khi vừa đến nơi, Đức Phật hỏi cô ta, “Cô đến đây có chuyện gì?”
Cô trả lời, “Con yêu A-nan.”
“A-nan có điều gì khiến cô yêu?” Đức Phật hỏi.
Cô ta đáp, “Con yêu cái mũi của A-nan.”
“Ta sẽ bảo A-nan cắt cái mũi trao cho cô.” Đức Phật liền trả lời.
Cô ta tiếp tục , “Con yêu đôi mắt của A-nan.”
“Ta sẽ bảo A-nan móc đôi mắt ấy trao cho cô.” Đức Phật ngắt lời.
Cô ta đòi tiếp, “Con yêu khuôn mặt của A-nan.”
“Điều ấy rất dễ,” Đức Phật đáp, “Ta sẽ bảo A-nan lạng nó ra và cô có thể mang về.”
“Nhưng nếu ngài cắt nó đi, thì khuôn mặt ấy sẽ không còn vẻ yêu kiều nữa,” cô ta phản đối.
“Nếu nó không còn vẻ yêu kiều nữa, thế tại sao cô thấy được vẻ yêu kiều của nó ngay khi chưa bị thay đổi?”
Ngay lúc cô suy nghĩ tìm cách trả lời thì chứng ngộ, đạt đến quả vị thứ ba của hàng A-la-hán. Vì cô quá yêu A-nan, nên cô ta chứng ngộ ngay tức thì khi Đức Phật khai thị cho cô ta.
"Thành rừng tinh tấn trong pháp của Như Lai."
Tôi sẽ nói cho quý vị biết, bây giờ thì quý vị chưa biết sợ việc quan hệ tính phái nam nữ; điều mà tất cả quý vị cần phải làm là tỉnh thức và thực sự nhận ra chung quanh mình hiện là gì? Lúc ấy sẽ có vài tia hy vọng cho quý vị. Chỉ sợ là quý vị không chịu tỉnh thức. Nhưng sẽ hoàn toàn là mê muội và tụt hậu nếu nghĩ rằng đó là nguồn hạnh phúc. Trong thực tế, đó thực sự là điều khổ đau. Nếu quý vị thực sự nhận ra, thì sẽ không bao giờ mắc phải lần nữa. Nếu không, quý vị vẫn nghĩ về điều ấy ngay khi còn thức và mơ tưởng khi ngủ và sẽ không bao giờ dứt bỏ nó được.
"Sông ái khô cạn". Ái tình như dòng nước chảy xiết không bao giờ ngừng, xoáy tít quanh mình. Nhưng khi con gái của Ma-đăng-già nghe Đức Phật giảng pháp, trong lòng cô ta, dòng sông ái đó khô mất. Lửa tình ái chuyển thành thân kim cương bất hoại. Khiến cho ông được giải thoát. Vì con gái của Ma-đăng-già đã chứng được quả vị thứ ba của hàng A-la-hán, cô không còn muốn giữ tình yêu ấy với A-nan nữa, nên A-nan bây giờ được tự do.
Đến lúc nầy, A-nan vẫn là người mới chứng được quả vị sơ quả A-la-hán. Chưa được quả vị thứ hai, Nhưng con gái của Ma-đăng-già đã vượt qua A-nan, cô ta đã chứng được quả vị thứ ba của hàng A-la-hán.
Trong 500 đời trước, A-nan và con gái của Ma-đăng-già đã là vợ chồng của nhau. Thế nên khi cô ta thấy A-nan, liền phải lòng cô ta đã gặp lại chồng mình trong những đời trước. Tình yêu của cô ta đối với A-nan là không thể nào tránh khỏi được. Thực vậy, có lẽ họ đã có lời thề nguyền trong những kiếp trước. Trong kiếp sống sau cùng gần nhất, cô ta có lẽ đã nói với A-nan, “Trong tương lai, chúng ta sẽ làm vợ chồng nhau mãi mãi. Đừng bao giờ xa nhau.” Đó là lý do tại sao tình yêu giữa hai người quá mạnh đến mức họ yêu nhau ngay khi vừa thấy nhau. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)

+ Đức Phật bảo ngài A Nan ở lại cõi Ta Bà giúp đỡ chúng sinh

KINH VĂN: A-nan, ông nay chưa nên vội vào niết-bàn, dù ông đã đạt được quả vị vô học. Hãy lưu giữ lời nguyện đi vào cõi đời mạt pháp kia, phát lòng đại bi cứu độ các chúng sanh có lòng tin chân chánh sâu xa, khiến cho họ không mắc vào tà ma, giúp cho họ có được chánh tri kiến. Nay Như Lai đã giúp ông thoát ra khỏi sinh tử. Nay ông vâng lời Phật dạy, đó gọi là báo ơn Phật.
GIẢNG:
A-nan, ông nay chưa nên vội vào niết-bàn, chưa nên nhập niết-bàn sớm. Hãy thay Như Laiở lại cõi ta-bà này mà giáo hóa chúng sanh.
Mặc dù ông đã đạt được quả vị vô học. Hãy lưu giữ lời nguyện đi vào cõi đời mạt pháp kia. Dù nay ông đã đạt được quả vị vô học (Lúc ấy A-nan đã chứng được quả vị thứ nhì của hàng a-la-hán, chưa chính thức đạt được quả vị vô học. Tuy vậy, con đường công phu tu tập dẫn đến việc chứng ngộ của A-nan rất sáng sủa, thế nên ngài được xem như người đã đạt được quả vị ấy).
Đức Phật dạy: Ông nên nhớ lấy lời nguyện đại từ bi, khi thời kỳ chánh pháp đã qua, thời tượng pháp không còn nữa, thời mạt pháp sẽ đến. Lúc ấy hãy phát lòng đại từ bi cứu độ các chúng sanh có lòng tin chân chánh sâu xa. A-nan, ông hãy phát tâm đại từ đại bi cứu độ tất cả chúng sanh có lòng tin chân chánh ở trong thời mạt pháp.
Khiến họ không mắc vào tà ma. Hãy cứu độ chúng sanh, khiến họ phát khởi niềm tin vào nơi ông, để họ khỏi bị mê hoặc bởi ma vương, khiến họ không theo ma vương, dùng phương tiện của ma nhiễu hại chúng sanh nữa.
Giúp họ, những chúng sanh trong thời mạt pháp có được chánh tri kiến. Có nghĩa là ông và tôi, và những chúng sanh ngay bây giờ chớ không ai khác. Quý vị nên nhắc nhở thức tỉnh lấy mình, tự mình phải có chánh tri kiến.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại dạy:
Này A-nan, Như Lai đã giúp ông ra khỏi sanh tử. Ông đã chấm dứt được sanh tử luân hồi, ông đã chứng được quả vị thứ hai của hàng a-la-hán, và ông đã biết được con đường đi đến quả vị thứ tư. Vì thế qua kết quả công phu tu hành của ông, có thể nói rằng ông sẽ vượt qua sanh tử.
Nay ông vâng lời Phật dạy, đó gọi là báo ơn Phật. (Nguồn: Kinh Thủ LN -Q9 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Pháp tu Hạnh Đầu đà:

Tôn giả Ma-ha Ca Diếp là người có địa vị rất quan trọng trong Phật giáo. Chư Phật thuyết pháp, các vị Ðại Phạm thiên cùng tụ hội và dâng hoa sen bằng vàng lên cúng Phật. Có một hôm, Phật cầm hoa sen vàng đưa ra trước đại chúng, bấy giờ, trong pháp hội có hàng trăm vạn trời, người, không ai biểu lộ thái độ gì, chỉ có Tôn giả Ma-ha Ca Diếp mỉm cười. Lúc đó Phật nói: "Ta có Chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm, pháp môn tâm ấn, thật tướng vô tướng, đã truyền cho Ca Diếp." Vì thế ngài Ca Diếp là Tổ đời thứ nhất của Phật giáo ở Thiên Trúc. Tôn giả hiện giờ vẫn còn sống ở thế giới này. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, Tôn giả Ma-ha Ca Diếp bèn đến núi Kê Túc ở Vân Nam nhập định, đợi lúc Ðương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật ra đời thành Phật, ngài mới đem cà-sa viền vàng giao cho Ðức Phật Di Lặc, chừng đó ngài mới hoàn tất những việc cần làm.
Khi Tôn giả Ca Diếp quy y Phật xuất gia làm Tỳ-kheo thì đã một trăm sáu mươi tuổi, qua bốn mươi chín năm Phật thuyết pháp, hơn ba trăm hội giảng kinh, Tôn giả đã hơn hai trăm tuổi. Từ khi Phật nhập diệt đến nay đã hơn ba ngàn năm, có rất nhiều người tu hành đến núi Kê Túc để triều bái Tổ sư Ca Diếp. Núi Kê Túc thường có ba thứ ánh sáng: ánh sáng Phật, ánh sáng vàng, ánh sáng bạc. Khi đến núi Kê Túc lễ lạy, nếu người có lòng chí thành thì có thể nghe được tiếng chuông vang ra từ trong núi, chỉ nghe tiếng chuông chứ không thấy chuông, cách núi Kê Túc mấy trăm dặm đều có thể nghe được. Ðó thật là cảnh giới bất khả tư nghì!
Tôn giả Ca Diếp là người được hai cái bậc nhất trong số đệ tử Phật. 1) Ðầu-đà bậc nhất, 2) Tuổi cao bậc nhất. Trong các đệ tử của Phật, luận về tuổi tác thì không có ai hơn ngài. Trong hàng đệ tử của Phật, ngài ăn rất kham khổ, thọ dụng rất kham khổ, tu hành cũng rất kham khổ, cho nên được tôn là hạnh Ðầu-đà bậc nhất.
Ðầu-đà là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Ðẩu Tẩu tức là phấn chấn tinh thần, mạnh mẽ tinh tấn. Ðầu-đà tức là thực hành khổ hạnh, có mười hai thứ khổ hạnh, mười hai hạnh Ðầu-đà này là biểu hiện sự trụ trì Phật pháp. Chỉ cần có người tu hạnh Ðầu-đà thì Phật pháp còn trụ lâu ở thế gian; nếu không có người tu hạnh Ðầu-đà thì Phật pháp bị diệt mất. Mười hai hạnh Ðầu-đà là:

1. Mặc y phấn tảo: Y phấn tảo là gì? Tức là loại y phục hoặc vải mà người ta đã dùng rồi không cần nữa, vứt bỏ đi thì người xuất gia đem những thứ y phục đó về giặt sạch may thành y phục của mình. Mặc những thứ y phục này có những lợi ích gì? Có lợi ích rất lớn là khiến cho mình không còn tâm tham, không thích y phục đẹp, mặc thứ y phục này khiến cho trong lòng rất an tịnh, bớt đi lòng tham, cũng khiến cho người khác không có tâm tham. Nếu mình mặc bộ y phục quá đẹp, người khác có thể sanh ra một thứ lòng hâm mộ, từ hâm mộ sanh ra ganh ghét, từ ganh ghét sanh ra tâm tham, kế đó sanh ra tâm trộm cắp. Nếu mặc y phấn tảo thì không có ai muốn đến lấy trộm, đó là có lợi cho mình mà cũng có lợi cho người khác; cũng là những y phục Phá nạp mà người xuất gia hay mặc. Vì thế người xuất gia cũng gọi là "Nạp tử", có nghĩa là nói người xuất gia mặc y Phá nạp.
2. Chỉ có ba y, bình bát, tọa cụ: Tức là những đồ vật mà người xuất gia được có. Ba y là:
- Ðại y: Có loại hai mươi lăm điều, một trăm lẻ tám miếng. Thứ y này đắp mặc khi giảng kinh thuyết pháp hay khi vào Hoàng cung.
- Thất điều y: Là y bảy điều, đắp mặc khi lễ sám lạy Phật.
- Ngũ y: Là y năm điều, đắp mặc khi chấp lao phục dịch, đi ra vào, đón rước tiếp đãi khách khứa.
Tại sao chỉ có ba y, bình bát và tọa cụ? Ðó cũng là khuyên bảo phải tri túc, chớ tham nhiều vật chất. Dưới đây là nói về vật thực, có năm mục:
3. Thường khất thực: Thường ôm bát đi khất thực, tự mình không nấu nướng.
4. Theo thứ lớp khất thực: Tức là ngừng ở mỗi nhà khất thực, không nói là bỏ nhà người nghèo khổ mà đến nhà người giàu có để khất thực. Nếu ngừng lại ở từng nhà thì một ngày hóa duyên trước cửa bảy nhà. Nếu bảy nhà đều không cúng dường thì ngày hôm đó không ăn. Không thể lựa chọn mà phải bình đẳng khất thực. Không giống như Tôn giả Tu-Bồ-đề và Ðại Ca Diếp có tâm phân biệt. Tôn giả Ðại Ca Diếp chuyên đến nhà người nghèo để khất thực, vì ngài nghĩ rằng người nghèo thật đáng thương, nếu không gieo trồng phước lành cho họ thì đời sau lại càng khổ hơn, vì thế ngài cứ đến hóa duyên người nghèo. Trái lại, Tôn giả Tu-Bồ-đề lại chuyên hóa duyên người có tiền mà không hóa duyên người nghèo khổ. Ngài cho rằng: "Người giàu, nếu đời nay không gieo trồng phước lành thì đời sau lại nghèo khổ." Mỗi vị đều trình bày lý do của mình, Ðức Phật mới quở trách các vị ấy là bậc A-la-hán có tâm phân biệt không bình đẳng.
5. Giữa ngày ăn một bữa: Sáng sớm và chiều tối không ăn chi hết, chỉ đúng trưa (từ 11-12 giờ) mới ăn. Có người không hiểu Phật pháp, cho rằng giữa ngày ăn một bữa chính là Trì ngọ. Trì ngọ là buổi sáng ăn, buổi chiều không ăn. Nếu sáng, chiều và trưa đều ăn thì gọi là "Năng cật." Giữa ngày ăn một bữa, là tu hành theo chế độ của Phật dạy, nhơn vì giữa ngọ là thời gian Phật ứng cúng. Sáng sớm là chư Thiên ăn, quá Ngọ là súc sanh ăn, chiều tối là ngạ quỷ ăn. Tại sao người xuất gia không ăn chiều? Vì ăn chiều khua đũa bát, ngạ quỷ có thể đến cướp lấy thức ăn, nhưng mà thức ăn một khi vào miệng liền biến thành lửa đỏ, nhơn đó mà sanh lòng sân hận, rồi làm cho người xuất gia sanh bịnh. Thế nên người xuất gia không ăn chiều.
6. Ăn ít một chút: Tức là không ăn quá nhiều, nếu ăn quá nhiều, bụng không có chỗ chứa thức ăn cho nên phải bận rộn rất nhiều cho việc tiêu hóa.
7. Quá ngọ không uống nước cô đặc: Nước cô đặc là nước ép từ trái cây, sữa bò, sữa đậu nành. Quá giờ Ngọ, người tu hạnh Ðầu-đà chơn chính thì không uống những thứ nước cô đặc ấỵ
Có người chỉ tu một thứ hạnh Ðầu-đà, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn thứ, hoặc tu trọn vẹn các hạnh Ðầu-đà, đều là tuỳ theo sức mình mà thực hành. Năm mục ở trên là về ăn uống, còn năm mục sau đây là về mặc ở. Người tu hành cũng không tránh khỏi các vấn đề ăn mặc, ở, đi; cho nên có mười hai thứ hạnh Ðầu-đà.
8. Ở nơi A-lan-nhã: A-lan-nhã dịch là Tịch tịnh xứ, tức là chỗ rất ít bóng người, không có thứ tiếng tạp loạn, đó là nơi mắt không thấy thì miệng không ham, tai không nghe thì tâm không phiền. Giống như người thấy đồ ăn ngon thì sanh ra lòng muốn ăn. Tai không nghe nhiều tiếng ồn ào thì trong lòng không sanh phiền não, còn ở chỗ vắng lặng thì dễ dụng công tu hành, dễ ngộ đạo.
9. Ở dưới bóng cây: Người tu hành ở dưới bóng cây, nhưng không quá ba đêm. Ở qua hai đêm thì phải dời chỗ. Tại sao thế? Vì nếu ở đó ba đêm thì sẽ có người đến cúng dường. Vì người tu hạnh Ðầu-đà không mong cầu phan duyên, không mong cầu được cúng dường thức ăn ngon.
10. Ở lộ thiên: Tức là ở khoảng đất trống.
11. Ở gò mả: Tức là ở bên gò mả khiến cho tự mình có một thứ cảm giác để đối trị với tánh buông lung: "Này, ở đó có người chết, nếu không tu hành về sau ta cũng giống như thế, ta phải gấp rút tu hành mới được." Ở bên gò mả thì không thể nào lười biếng được.
12. Lưng không dính chiếu: Tức là thường ngồi không nằm, không có nằm khi ngủ nghỉ, như thế mới có thể dụng công mà không lười nhác.
Tôn giả Ca Diếp chẳng phải chỉ tu một thứ hạnh Ðầu-đà, mà cả mười hai hạnh Ðầu-đà đều tu trọn vẹn. Ðến khi ngài hơn hai trăm tuổi, Phật thấy ngài tu hạnh Ðầu-đà, không nhẫn tâm để ngài khổ cực quá, có một hôm Tôn giả Ca Diếp đến ra mắt Phật, Phật chia nửa tòa cho Tôn giả Ca Diếp cùng ngồi rồi nói với ngài rằng: "Ông nay tuổi đã quá già rồi, nên nghỉ bớt đi, chớ nên theo hạnh Ðầu-đà cực khổ như thế nữa." Tôn giả Ca Diếp nghe Phật dạy, chỉ cười mà không đáp. Nhưng khi ngài trở về vẫn tu hạnh Ðầu-đà, không cho rằng mình tuổi tác đã cao mà ngưng tu hạnh Ðầu-đà. Ðức Phật biết việc ấy nên vui vẻ nói: "Trong Phật pháp của ta, hạnh Ðầu-đà của Ca Diếp có thể làm cho Phật pháp trụ thế năm trăm năm nữa." Cho nên ngài Ca Diếp được khen là hạnh Ðầu-đà bậc nhất.
Mười hai hạnh Ðầu-đà là việc tu hành của người xuất gia, có một số người tại gia nói: "Mười hai hạnh Ðầu-đà là để cho người xuất gia tu, chứ nói với người tại gia chúng tôi để làm gì?"
Câu nói này mới nghe dường như rất đúng, nhưng xét kỹ lại một chút thật là quá mê si! Tại sao biết được mình trước kia không phải là người tu hành, chưa từng tu hạnh Ðầu-đà? Có thể là các vị quên mất đấy, nên bây giờ tôi xin nhắc lại.
Làm sao mình biết đời sau mình không xuất gia? Hoặc là đời sau hạt giống Bồ-đề của mình được thành thục, công đức viên mãn, mình sẽ xuất gia? Nếu vào đời sau sẽ tu mười hai hạnh Ðầu-đà, thì sẽ cảm thấy rất quen thuộc, rất tương ưng, đó là do đời nay được nghe đến, cho nên đời sau mới rất thích thú mà tu hành. Ðó cũng là do quá khứ gieo trồng nhơn lành nên đời nay kết được quả lành vậy. Hoặc là đời nay gieo trồng nhơn lành này, đời sau kết được quả lành kia. Ai dám chắc mình mãi mãi là người tại gia? Ai dám chắc mình mãi mãi không là người xuất gia? Ai cũng không thể nói mình mãi mãi là phàm phu. (Nguồn: Giảng Kinh A Di Đà)

+ Tham ăn và khổ hạnh quá đáng: (Glutton and foolish asceticism) Một kẻ tham ăn trong kiếp trước, giờ đây sẽ phải gánh lấy một bộ máy tiêu hóa có khuyết điểm (a faulty digestive system), điều này cũng áp dụng cho người nào cố tình tự bỏ đói mình qua sự khổ hạnh quá đáng (thiếu sáng suốt). (VLH, 198)

+ Niệm Phật Vãng Sanh - Niệm Phật Ba Na Mật

Thân tác chứng là mạnh khỏe, trường thọ, chẳng già, chẳng bệnh, chẳng cần phải uống thuốc, cũng chẳng phải tẩm bổ. Những thứ thuốc bổ, đồ bổ đó đều kèm theo nhiễm ô và tật bệnh. Chỉ có mỗi “thanh tịnh tâm” có dinh dưỡng cao nhất, có hiệu quả nhất. A Di Đà Phật là đồ bổ tốt nhất. Nếu có thể chân thành niệm Phật thì chính là ngày dùng đồ bổ. Trong mấy bài kệ ghi ở đầu cuốn Vô Lượng Thọ Kinh, lão cư sĩ Hạ Liên Cư có viết: (Phật nói khó tin, thật khó tin, Trong ức vạn người, một hai biết)

Đúng là chẳng sai một điểm nào! Pháp môn tốt đẹp như thế đó bày ra trước mặt mà không ai biết cả, thật là đáng tiếc! Hôm nay, tôi cũng trao cho quý vị đồ bổ, đồ dinh dưỡng tốt nhất là “thanh tịnh tâm”. Nếu như quý vị tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh làm sao còn suy lão, còn đổ bệnh được nữa? Bởi thế, tôi thường nói: “Pháp môn này là pháp môn không già, không bệnh, không chết”. Nói không chết tức là vì lúc vãng sanh, thấy A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, bèn theo chân Phật A Di Đà, tức là theo Ngài khi đang còn sống, chứ chẳng phải là chết rồi mới đi. (Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm)

+ Hỏi: Hiếu dưỡng cha mẹ mà trước sau không thể buông xả được cha mẹ thì khi lâm chung niệm Phật có thể được vãng sanh hay không?

Không thể vãng sanh, khi lâm chung nhất định trong lòng chỉ có Phật, không thể có cha mẹ, có cha mẹ thì họ phải quay trở lại, lại phải luân hồi trong 6 cõi. Nhớ lúc này, thế nào gọi là hiếu? Ta chuyên tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, ta đến được thế giới Cực Lạc rồi, ta trở lại tiếp dẫn cha mẹ, vậy mới thật Hiếu! Đến thế giới Cực Lạc liền có cái năng lực này, vì sao vậy? Chỉ cần bước vào thế giới Tây Phương Cực Lạc, đều là Bồ Tát bất thối, họ liền có năng lực giúp cha mẹ vãng sanh, thế nhưng cha mẹ nhất định phải sám hối nghiệp chướng tội nghiệp họ tạo ra, họ phải sám hối, họ phải tin tưởng. Khi bạn đi, lúc lâm chung ra đi thì hiện thoại tướng cho họ thấy, họ tin tưởng. Như ở Hong Kong, vào thập niên 70, mẹ của Hà Thế Lễ vãng sanh, Hà Thế Lễ có địa vị rất cao ở Hong Kong, cả nhà của ông đều là tín đồ KiTo, chỉ có bà mẹ niệm Phật, thế nhưng họ rất là hiếu thuận, trong nhà có Phật đường, họ không chướng ngại mẫu thân niệm Phật, mẫu thân cũng không khuyên họ tin Phật giáo. Khi mẫu thân mở đại hội vãng sanh, tiếp đón một số ký giả ngồi mà vãng sanh, rõ ràng tường tận, khi đi người cả nhà đều xem thấy. Lão thái thái biểu diễn như vậy, người cả nhà liền tin Phật.

Hỏi: phía sau câu hỏi thứ 6, trong lúc lão pháp sư khai thị, có nói người niệm Phật chân thật cầu vãng sanh, không uống thuốc, không đi khám bệnh, 1 lòng cầu vãng sanh, có rất nhiều đệ tử chiếu theo như vậy mà làm, như vậy ở ngay trong bệnh khổ, đau đớn niệm Phật có thể vãng sanh hay không? Còn một số đệ tử học truyền thống văn hóa thì làm trái ngược, suốt ngày bổ cái này, dưỡng cái kia, bồi dưỡng cái thân thể này, quyến luyến như vậy đối với thân thể, khi lâm chung niệm Phật, nếu như vẫn không buông xả cái thân thể này, có bị chướng ngại hay không?

Câu hỏi này hỏi rất hay, thế nhưng ở câu phía trước, người chân thật cầu vãng sanh, niệm Phật, không uống thuốc không khám bệnh, họ không thể có đau khổ, nếu khi họ có đau khổ thì họ không thể vãng sanh. Tôi vào năm xưa, việc này khoảng là 25 năm trước, khi tôi ở Hoa Kì, ở tại bang Michigan, lúc đó tôi đang giảng Kinh bên đó, hội Phật giáo người Hoa mời tôi làm hội trưởng, tôi quen biết với lão Hoàng Niệm Tổ cũng ngay bên đó, duyên rất sâu. Lúc đó, bên đó có 1 Hoa kiều, người Trung Quốc, ở bên đó mở 1 tiệm mì, gọi là Châu Quảng Đại, 1 vị cư sĩ, cũng không thể gọi là cư sĩ, vì ông không có tôn giáo tín ngưỡng, bị bệnh ung thư, bác sĩ tuyên bố ông chỉ có thể sống được khoảng 2 tháng, bảo người nhà đem ông về nhà, người nhà lúc này mới đến cầu thần, hy vọng có kì tích xuất hiện, biết được chúng tôi có đạo tràng liền chạy đến nơi của chúng tôi.

Đạo tràng chúng tôi ở nơi đó có mấy vị cư sĩ rất nhiệt tâm, đi đến thăm ông, xem thấy dáng vẻ của ông, thật là không được rồi, không cách gì hồi phục được sức khỏe. Cho nên liền khẩn trương khuyên ông, đem thế giới Cực Lạc giới thiệu với ông. Ông vừa nghe liền hoan hỉ, ông liền tiếp nhận. Nói với người nhà của ông, không cần mời bác sĩ cho ông nữa, cũng không cần đi tìm kiếm kì tích gì đó, ông quyết định cầu sanh Tịnh Độ, bảo mọi người trong nhà, thảy đều giúp ông trợ niệm. Khi vừa mới trợ niệm, ông vốn dĩ rất đau đớn, thì không còn đau nữa, hiệu quả liền xuất hiện, ông không hề đau đớn, niệm qua 3 ngày, rất an lành mà ra đi, rất tỉnh táo rất sáng suốt, khi hỏa thiêu, còn lưu lại xá lợi, đây là Học Hội Tịnh Tông Hoa Kì đưa người đầu tiên vãng sanh, 1 điển hình rất tốt, ông chỉ có 3 ngày, khi cầu vãng sanh, 3 ngày liền đi, đó là gì vậy? Với sự khổ của ma bệnh, ông không bằng lòng tiếp nhận cái thống khổ này, nghe nói thế giới Cực Lạc tốt như vậy, vậy thì vì sao không đi? Ý niệm vừa chuyển đổi, bệnh của ông liền không đau, thống khổ liền không còn. Còn nếu đang ở trong hoàn cảnh thân tâm đau khổ, vậy thì không thể vãng sanh. Bệnh khổ có nặng nề hơn khi ý niệm vừa chuyển đổi, bệnh khổ của họ không còn, cũng không cần dùng thuốc giảm đau. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

Kết duyên lành - Kết ác duyên:
2. Ái ngữ : Tức là lời nói thái độ giống như cha mẹ nói với con cái, không những nhu hòa mà còn từ bi, đối với chúng sinh cũng lại như thế, khiến cho chúng sinh có hảo cảm. Do đó :
‘’ Lời hay nửa câu ấm suốt ba mùa Đông.’’
Lời nói là biểu đạt sự cảm tình. Biết dùng người thì kết duyên lành khắp nơi, không biết dùng người thì kết duyên ác kháp nơi. Cho nên người tu đạo phải rộng kết duyên lành.
Có câu chyện như vầy, lúc Đức Phật còn tại thế, Đức Phật và hai vị Tôn giả Ca Diếp và A Nan đi đến xứ nọ thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh. Gặp lúc mùa hạ thời tiết nóng bức, mồ hôi chảy nhễ nhại, bèn đến nghỉ dưới gốc cây. Lúc bấy giờ Đức Phật thấy một phụ nữ đến giếng gánh nước bèn sai Tôn giả A Nan đi xin nước. A Nan dến bên giếng, người thiếu phu nổi giận, không những không cho nước, mà còn mắng chửi Tôn giả A Nan. Tôn giả A Nan im lặng cúi đầu trở về chỗ Phật. Phật sai Tôn giả Ca Diếp đến xin nước, Tôn giả Ca Diếp đến bên giếng, người phụ nữ cười hỏi : ‘’ Thầy đến đây làm gì ? ‘’ Tôn giả Ca Diếp nói rõ ý của mình đến, thì người phụ nữ này múc đầy hai bầu nước, một bầu cúng dường Phật, một bầu cúng dường ngài Ca Diếp. Tôn giả A Nan thấy như vậy, trong tâm nghi vấn, bèn hỏi Phật là nhân duyên gì ? Phật bèn nói ra một đoạn nhân duyên trong vô lượng kiếp. Lúc đó người phụ nữ này là con chuột, vì quan hệ nghiệp chướng, chuột bị xe cáng chết ở giữa đường, thân thể đã hôi thối. Tôn giả A Nan là một vị Tỳ kheo đi ngang qua, ngửi thấy mùi chuột thối muốn mửa ra, tâm nghĩ lão chuột đáng chết, rồi bịt mũi đi qua. Đằng xa cũng có một Tỳ kheo đi đến, đó là tiền thân Tôn giả Ca Diếp, Tôn giả phát tâm từ bi, thấy chuột chết thật đáng thương xót, mới mai táng xác chuột dưới đất, rồi vì nó mà niệm bảy lần Chú Vãng Sinh, cho nên nó mới có duyên sinh làm người. Đó là nhân quả kết duyên lành hoặc kết duyên ác. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Nước Mỹ - Hoa Kỳ

Đời ác năm trược là gì ? Thế giới này chúng ta đang ở có năm thứ cấu nhiễm.
1. Kiếp trược : Đến thời đại mạt pháp, tuổi thọ con người đến lúc thấp nhất thì thành diệt kiếp, có ba tai nạn lớn.
2. Kiến trược : Trong tâm con người đầy dẫy tư tưởng ngũ chủng kiến (năm thứ thấy không chân chánh) tức là : Thân kiến, biên kiến, giới thủ kiến, kiến thủ kiến, tà kiến.
3. Phiền não trược : Trong tâm con người đầy dẫy năm thứ ngu độn tức là : Tham dục, sân hận, ngu si, ngã mạn, nghi hoặc.
4. Chúng sinh trược : Sinh mạng của chúng sinh là do năm uẩn giả hợp mà thành, phải chịu sinh già bệnh chết, đủ sự thống khổ và phiền não, vĩnh viễn luân hồi trong sáu nẻo.
5. Mạng trược : Sinh mạng của chúng sinh khổ nhiều vui ít, thọ mạng như sương buổi sáng, khoảng nháy mắt thì quỷ vô thường đến, thì sinh mạng sẽ chấm dứt.
Thân chúng sinh dễ được, nhưng thân người khó được, vì con người là thông minh nhất trong các loại chúng sinh, cho nên được thân người chẳng phải dễ. Cổ đức nói :
"Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, Nước lớn khó sinh, bạn hiền khó gặp".
Bây giờ người Mỹ đều có phước báu, nếu không có phước báu thì không thể sinh vào nước Mỹ. Có người nói : ‘’ Tây phương Cực Lạc Thế Giới là nước Mỹ bây giờ.’’ Mới nghe còn có chút nghi ngờ, không tin lời nói như thế, nhưng phân tích tỉ mỉ thì thật có lý. Thế giới Cực Lạc, căn cứ tên gọi mà suy nghĩ nghĩa của nó, là vui sướng đến cùng cực, mà chẳng có chút lo lắng gì. Bây giờ khắp nơi trên thế giới chịu sự uy hiếp về chiến tranh, uy hiếp về lương thực kinh tế, mà nước Mỹ là một nước giàu mạnh, không bao giờ sợ thiếu lương thực và chẳng sợ có chiến tranh, đây là thế giới cực lạc ở nhân gian(Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Trừ dâm = Hàng phục - Đoạn trừ - Chuyển hóa Tâm dâm - Quán tưởng diệt trừ tâm dục - Tình dục - 7 quán Bất tịnh quán (Không trong sạch) khi: Cấu hợp - Sinh - Vị trí Bào Thai - Lớn bằng Máu mẹ - Sinh bẩn -  Da bọc dơ bẩn, 9 lỗ tiết bẩn - Chết thân giữa nát; Hoặc Quán 9 quán: Thân lúc chết - Thâm bầm lạnh lẽo - Thân thối giữa - Thối tha máu mủ - Giòi bọ - Gân và Xương - Trơ Xương trắng - Tản mạn - Đốt thành tro (nguồn); Xem thêm: Quán Trừ Dâm dục
- Tịnh Độ: Cầu sanh Tịnh Độ không yêu cầu bạn đoạn căn - Phải phục đoạn, là hàng phục tâm dâm dục lại. Lấy đá đè cỏ, đè nó xuống không cho khởi dậy, không hiện hành, không khởi tác dụng, các vị niệm A Di Đà Phật thì nhất định vãng sanh. Hàng phục dâm dục
- Theo Tiểu thừa, thì nhờ đoạn trừ tình dục mà được giải thoát.
- Phật giáo Đại thừa không đoạn trừ phiền não, không đoạn trừ tình dục, mà là chuyển hóa tình dục, cũng tức là lấy trí tuệ Bát Nhã để chuyển hóa tham, sân, si. Bồ Tát thường giảng 8 chữ: “Đồng thể đại bi, vô duyên đại từ”. Đó chính là nói về chuyển hóa tình dục, khuyên chúng ta không phải đoạn trừ cha mẹ mình, như vậy là khác với việc đoạn trừ tình cảm đối với cha mẹ. Xem: Nguồn

+ Đoạn trừ phiền não: Dùng hiểu biết và lý trí của mình, quyết loại bỏ các phiền não mang lại sự khổ đau cho mình và người. - Ví dụ: Đoạn trừ dâm dục - Tức quyết loại bỏ hành vi hay tư tưởng dâm dục ra khỏi đầu(Nguồn: Chế ngự năng lượng tình dục Đoạn trừ hay Chuyển hóa)

+ Đoạn trừ dâm dục: Muốn trở về nguồn cội, thì trước hết phải dứt sinh tử, sinh tử không dứt, thì không thể trở về nguồn cội. Muốn dứt sinh tử, trước hết phải dứt hẳn tâm dâm dục. Nếu không dứt hẳn tâm dâm dục thì, không những không cách chi dứt sinh tử, càng không cách chi ra khỏi tam giới. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói :
"Tâm dâm dục không trừ,
Không thể ra khỏi trần lao".
Không trừ tâm dâm, mà muốn thành tựu đạo nghiệp, thì giống như nấu cát làm cơm, người ngu nói mộng, đó là việc tuyệt đối không thể được! (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

+ Khắc phục Tâm Dâm Dục: Câu Hỏi 26: Xin hỏi Hòa Thượng là chúng con nên dùng pháp phương tiện khống chế như thế nào để khắc phục tâm dâm dục, tâm sợ hãi, và tâm hoài nghi?
Đáp: Không ăn thịt, không ăn hành, không ăn tỏi và không ăn các thứ có chất cay nồng kích thích. Nên quán tưởng “người nam là cha ta, người nữ là mẹ ta.” Và một khi nghĩ như vậy thì tâm dâm dục sẽ không sanh khởi được đâu.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

Xem thêm: Phiền lão và khổ đau_PS Tịnh Không
Xem thêm: Giữ ngũ giới

+ Kinh Thất Phật Dược Sư (do Ngài Nghĩa Tịnh dịch) ghi rằng: “Có tám vị Đại Bồ Tát tên là:Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát”

1_ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī-bodhisatva) dịch âm là: Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi; dịch ý là Diệu Cát Tường. Lại có tên là Văn Thù Sư Lợi
Đồng Chân, Nhu Đồng Văn Thù Bồ Tát. Tôn này đại biểu cho Trí Đức, Tuệ Đức, Chứng Đức của tất cả chư Phật.

2_ Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva): là vị Bồ Tát có hạnh nguyện Đại Bi (Mahā-kāruṇa) luôn quán sát lắng nghe âm thanh cầu cứu của chúng
sinh liền hóa hiện vô số Hóa Thân đến cứu khổ.

3_ Đắc Đại Thế Bồ Tát (Mahā-sthāma-prāpta-bodhisatva): còn gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát. Tôn này dùng ánh sáng Trí Tuệ chiếu khắp tất cả khiến cho tất cả chúng sinh được sức vô thượng. Lại nữa khi Ngài bước đi thì tất cả Đại Địa ở mười phương Thế Giới đều chấn động, cho nên có tên gọi là Đại Thế Chí

4_ Vô Tận Ý Bồ Tát (Akaṣaya-matir-bodhisatva) Vị Bồ Tát này do quán Nhân Duyên, Quả Báo của tất cả hiện tượng sự vật đều là vô tận, nên phát Tâm “Bên trên cầu Công Đức của chư Phật không có cùng tận, bên dưới cứu độ chúng sinh không có cùng tận”. Do vậy có tên gọi là Vô Tận Ý

5_ Bảo Đàn Hoa Bồ Tát (Ratna-maṇḍala-puṣpa-bodhisatva): còn có tên Phạn là Ratna-dāna-puṣpa- bodhisatva tức Bảo Thí Hoa Bồ Tát. Tôn này dùng hoa vạn hạnh gom tập Phước Báu ban bố cho khắp tất cả chúng sinh khiến cho họ tự mình tìm ra phương cách dùng Phước Báu trang nghiêm

6_ Dược Vương Bồ Tát (Bhaiṣaijya-rāja-bodhisatva): Tôn này có Tâm Nguyện hay đem thuốc men tốt ban bố cho chúng sinh để chữa trị hai loại bệnh khổ về thân và Tâm của chúng sinh

7_ Dược Thượng Bồ Tát (Bhaiṣaijya-samudgata-bodhisatva): Tôn này cũng có Tâm Nguyện dùng thuốc tốt để chữa trị hai loại bệnh khổ về thân và Tâm cho tất cả chúng sinh.

8 _ Di Lặc Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva) dịch âm Hán Việt là Di Đế Lệ, Mai Đê Lê, Mê Đế Lệ, Mai Đát Lệ, Mỗi Đát Lý, Mai Đát Lệ Dược, Muội Đát Lý Duệ…là họ của Bồ Tát, nghĩa là Từ Thị, còn tên của Ngài là A Dật Đa (Ajita) nghĩa là Vô Năng Thắng.

Bồ Tát Di Lặc có hiệu là Từ Thị, tên hiệu đó xác lập căn bản tối hậu là Bản Nguyện Sở Hạnh của Ngài. Ngay trên Duyên Khởi, đời đời kiếp kiếp Ngài đều tu tập Tam Muội Từ Tâm (Maitra-citta-samādhi), thực hiện Từ Hạnh (Maitra-caryā) để cứu độ chúng sinh. Đức đặc biệt của Di Lặc là sau khi bứt trừ sự thống khổ của các chúng sinh, liền tiến thêm một bước là ban cho chúng sinh niềm vui của Pháp (Pháp Lạc) (Nguồn: Kinh Dược Sư)

+ Các Đại Bồ tát:  ... Có các vị đại Bồ Tát, nhiều như số hạt bụi mười Phật thế giới, cùng nhiễu quanh Đức Phật.
Danh hiệu của các Ngài là: Đại Bồ Tát Phổ Hiền. Đại Bồ Tát Phổ Đức Tối Thắng Đăng Quang Chiếu. Đại Bồ Tát Phổ Quang Sư Tử Tràng. Đại Bồ Tát Phổ Bảo Diệm Diệu Quang. Đại Bồ Tát Phổ Âm Công Đức Hải Tràng. Đại Bồ Tát Phổ Trí Quang Chiếu Như Lai Cảnh. Đại Bồ Tát Phổ Bảo Kế Hoa Tràng. Đại Bồ Tát Phổ Giác Duyệt Ý Thanh. Đại Bồ Tát Phổ Thanh Tịnh Vô Tận Phước Quang. Đại Bồ Tát Phổ Quang Minh Tướng.
Đại Bồ Tát Hải Nguyện Quang Đại Minh. Đại Bồ Tát Vân Âm Hải Quang Vô Cấu Tạng. Đại Bồ Tát Công Đức Bảo Kế Trí Sinh. Đại Bồ Tát Công Đức Tự Tại Vương Đại Quang. Đại Bồ Tát Thiện Dũng Mãnh Liên Hoa Kế. Đại Bồ Tát Phổ Trí Vân Nhật Tràng. Đại Bồ Tát Đại Tinh Tấn Kim Cang Tề. Đại Bồ Tát Hương Diệm Quang Tràng. Đại Bồ Tát Đại Minh Đức Thâm Mỹ Âm. Đại Bồ Tát Đại Phước Quang Trí Sinh. Mời xem kỹ trong Kinh có giảng chi tiết về các Ngài. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - T1- HT Tuyên Hóa)

+ Đá Kim cương: Đá kim cương là vật cứng chắc nhất. Có ba thứ tác dụng đó là : Cứng chắc, sáng, và sắc bén.
1. Cứng chắc: Là biểu thị chí nguyện của con người phải kiên cố, bất cứ vật gì cũng không thể phá hoại được.
2. Sáng: Tức là quang minh, biểu thị trí huệ của con người phải sáng suốt.
3. Sắc bén: Là biểu thị sự tinh tấn của con người, phải nhanh chóng như sự sắc bén của thanh kiếm. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - T1- HT Tuyên Hóa)

+ Kim cương tâm: (The Diamond Heart). Theo Phật Giáo Bí Truyền và ngay cả Phật Giáo Công Truyền Bắc Tông. A di Buddha,…. Đấng Huyền Vi Độc Nhất (the One Unknown), vô thủy vô chung, tương đồng với Thái Cực Thượng Đế (Parabrahman), phát ra một Linh quang chói lọi từ cõi U-Minh (Darkness). Đây là Thượng Đế (Logos), Ngôi Một (the First), hay Vajradhara, tức Tối Thắng Phật (the Supreme Buddha), cũng được gọi là Dorjechang. Với cương vị là Vị Chúa của mọi Bí Nhiệm (Lord of all Mysteries), Ngài không thể biểu lộ, mà chỉ gởi vào thế giới biểu lộ Quả Linh Tâm (Heart) của Ngài, tức “Kim Cương Tâm” (“Diamond Heart”, tức Vajrasattva hay là Dorjesempa. Đây là Thượng Đế Ngôi Hai (Second Logos) tức Thượng Đế Sáng Tạo (Logos of Creation). (GLTNVT, 73)

+ Tôi nghe như vầy.
Bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy" rất là quan trọng. Phàm là bắt đầu Kinh của Đức Phật nói, đều có bốn chữ nầy. Dùng bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy" để mở đầu Kinh. Có sáu ý nghĩa :
1. Khác với ngoại đạo : Tức là chẳng giống như ngoại đạo. Vì Kinh của ngoại đạo mở đầu thì dùng hai chữ "A Ẩu". A là không, Ẩu là có. Pháp nói ra chẳng phải có thì là không, cho nên dùng A Ẩu hai chữ để mở đầu Kinh. Phật pháp thì chẳng phải như thế. Phật pháp thì chẳng có chẳng không, chẳng không chẳng có, chẳng rơi vào có, chẳng rơi vào không. Ngoại đạo cho rằng có tức là có, không có thì là không, đó là "hai bên". Phật pháp thì không rơi về hai bên, cho nên dùng bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy", để đại biểu mở đầu Kinh.
Hai chữ "Như Vầy" là chỉ lời văn của Pháp. "Tôi Nghe": Nghĩa là lãnh nạp. Thế nào là chỉ lời văn của pháp ? "Như Vầy": Tức là pháp nầy, không "Như Vầy" thì chẳng phải pháp nầy. Pháp nầy là pháp gì ? Tức là pháp trung đạo liễu nghĩa. Thế nào gọi là lãnh nạp ? "Tôi Nghe", tức là Tôn Giả A Nan nghe pháp, nghe được pháp nầy, nghĩa là lãnh thọ tiếp nạp.
2. Dứt tranh luận : Tranh tức là tâm háo thắng, là trái với đạo, sinh ra bốn tướng : tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, và tướng thọ mạng, làm sao đắc được tam muội ! Tranh những gì ? Tranh đệ nhất, tức là bây giờ chúng sinh đều muốn tranh đệ nhất, cho nên có tranh luận. Bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy" là biểu thị bộ Kinh nầy chẳng phải Tôn giả A-Nan tự nói, mà là nghe được từ Đức Phật. Vì đây là Đức Phật nói, cho nên đại chúng không có gì để nói, do đó mà chẳng còn tranh luận nữa.
3. Không tăng giảm : Từ "Tôi Nghe Như Vầy" về sau, nhất thời, Phật tại xứ nào ? với đại chúng bao nhiêu ? nói Kinh gì ? Tất cả đệ tử không dám sửa đổi, không thể nhuận sắc, tức là Kinh văn không thể tăng một chữ, cũng không thể giảm một chữ.
4. Dứt sự nghi ngờ của đại chúng : Vì Tôn Giả ANan ở trong đại chúng, Ngài là người trẻ tuổi nhất, đương nhiên đạo đức không đủ để cảm hoá người, nhưng Đức Phật đem Tạng Pháp truyền trao cho Ngài, dạy Ngài kết tập Kinh điển. Khi Tôn giả A-Nan lên pháp toà, thì đại chúng sinh ra ba điều nghi hoặc.
A : Nghi hoặc Đức Phật Thích Ca không vào Niết Bàn ? Còn trở lại thuyết pháp cho chúng ta. Vì Ngài A-Nan cũng có 32 tướng tốt trang nghiêm giống như Đức Phật, chỉ thân thấp hơn thân của Phật một chút mà thôi.
B : Nghi hoặc mười phương chư Phật đến thuyết pháp ?
C : Nghi hoặc Tôn giả A-Nan đột nhiên chứng được quả vị Phật? Vì tướng tốt của Tôn giả rất trang nghiêm. Khi Tôn Giả A Nan mở miệng nói: "Tôi Nghe Như Vầy", thì đầu não của các vị đại A La Hán tỉnh lại, không mê hoặc nữa.
5. Sinh tín tâm: Khiến cho tất cả chúng sinh sinh tín tâm, vì pháp "Như vầy" là đáng tin, pháp "không như vầy" thì không đáng tin. Cho nên nói "Như vầy" là chỉ lời văn của pháp.
6. Thuận đồng: Đều thuận đồng với chư Phật ba đời, vì ba đời chư Phật mở đầu Kinh điển, đều nói bốn chữ "Tôi Nghe Như Vầy", cho nên Kinh của Phật câu thứ nhất mở đầu là : "Tôi Nghe Như Vầy".
Khi Đức Phật sắp vào Niết Bàn thì Ngài A Nan chưa chứng quả A La Hán, cũng chưa đoạn dục khử ái, cho nên đau đớn khóc lóc rơi lệ bi ai đến cực điểm, chẳng còn nhớ đến việc gì. Lúc đó, Tôn Giả A Nậu Lâu Đà đến nói với Tôn giả A Nan :"A Nan ! Đừng quá bi ai, Phật đem tất cả Tạng Pháp truyền cho Ngài, Ngài là người tương lai kết tập Kinh điển, trách nhiệm trọng đại, bây giờ nên đi thưa hỏi Đức Phật, việc tương lai phải làm như thế nào ?" Tôn Giả A Nan nói : Phật vào Niết Bàn rồi, tương lai còn có việc gì nữa mà hỏi ? Chẳng còn việc gì nữa." Tôn Giả A Nậu Lâu Đà nói :"Phật vào Niết Bàn rồi, việc quan trọng trong tương lai là hoằng dương Phật pháp, phải mau đến hỏi Đức Phật !" Tôn Giả A Nan hỏi lại :"Vậy tôi phải hỏi Đức Phật về vấn đề gì ?" Tôn Giả A Nậu Lâu Đà nói :"Có bốn vấn đề vô cùng quan trọng, không hỏi không được".
1. Khi Đức Phật còn ở đời thì chúng ta nương theo Phật, khi Phật vào Niết Bàn rồi thì chúng ta nương theo ai ? Tôn Giả A Nan cảm thấy vấn đề nầy rất có đạo lý, tương lai chúng ta đi ở đâu ? điều nầy nên hỏi.
2. Khi Đức Phật còn ở đời thì chúng ta nương Phật làm thầy, khi Phật vào Niết Bàn rồi thì chúng ta nương theo ai làm thầy ? Tôn Giả A Nan nghĩ nếu không có Phật thì làm sao tu hành ? Vấn đề nầy không hỏi không được.
3. Khi Đức Phật còn ở đời thì những Tỳ Kheo ác tánh, Phật có thể hàng phục, khi Đức Phật vào Niết Bàn rồi thì do ai điều phục ? Làm sao điều phục ? Tôn Giả A Nan cảm thấy vấn đề nầy cũng nghiêm trọng, càng nên hỏi.
4. Khi kết tập Kinh điển thì mở đầu Kinh văn phải dùng chữ gì ? Tôn Giả A Nan nghĩ vấn đề nầy càng nên hỏi Đức Phật. Do đó, Tôn Giả A Nan đến bên cạnh Đức Phật, hỏi bốn vấn đề nầy. Phật trả lời cho Ngài A Nan :"Khi ta vào Niết Bàn rồi thì y theo Bốn Niệm Xứ mà trụ", đó là câu trả lời thứ nhất. "Khi ta vào Niết Bàn rồi thì phải lấy giới làm thầy", đây là câu trả lời thứ hai. "Khi ta vào Niết Bàn rồi, nếu có Tỳ Kheo ác tính không giữ giới luật, thì đừng nói năng gì với họ", đó là câu trả lời thứ ba. "Khi kết tập Kinh điển thì mở đầu Kinh dùng :"Tôi Nghe Như Vầy", đó là câu trả lời thứ tư. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 1 - HT Tuyên Hóa)

PHẨM THẾ CHỦ DIỆU NGHIÊM THỨ NHẤT

"Phẩm" : Tức là phẩm loại. Phẩm nầy nói về chủ thế gian và chủ xuất thế gian, đủ loại cảnh giới trang nghiêm vi diệu, trang nghiêm cõi nước, trang nghiêm cõi Phật không thể nghĩ bàn.
"Thế" : Tức là thế giới.
"Chủ" : Tức là chủ nhân. Chủ nhân của thế giới là Đức Phật. Ngài không những là chủ thế gian, mà còn là chủ xuất thế gian. Chủ thế gian tức là tất cả Chuyển Luân Thánh Vương, tức cũng là : Kim Chuyển Luân Vương, Ngân Chuyển Luân Vương, Đồng Chuyển Luân Vương, và Thiết Chuyển Luân Vương. Bốn vị Luân Vương nầy, chỉ làm được chủ thế gian mà không làm được chủ xuất thế gian.
"Diệu" : Thì không thể dùng tâm suy nghĩ, không thể dùng lời nói để bàn luận, nghĩa là nghĩ không đến, nói không ra.
"Nghiêm" : Tức là trang nghiêm. Sự trang nghiêm nầy chẳng phải một số người có thể biết được, thấy được. "Thứ nhất" : Nghĩa là bắt đầu, phẩm nầy thuộc về phẩm thứ nhất, cho nên gọi là Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm Thứ Nhất. (Nguôn: KInh Hoa Nghiệm - T1 - HT Tuyên Hóa)

+ Nhược nhân dục liễu tri Tam thế nhất thiết Phật. Ưng quán pháp giới tánh Nhất thiết duy tâm tạo

Vào đời Đường có vị xuất gia tên là Vương Minh Cán. Vị đó tuy xuất gia làm hoà thượng, nhưng không tu hành. Một ngày nọ, bị quỷ vô thường bắt đi, vị đó gặp Bồ Tát Địa Tạng, dạy vị đó một bài kệ Kinh Hoa Nghiêm :
"Nhược nhân dục liễu tri Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán pháp giới tánh Nhất thiết duy tâm tạo".
Nghĩa là :
"Nếu ai muốn biết rõ Tất cả Phật ba đời
Hãy quán tánh pháp giới Hết thảy do tâm tạo".

Vị đó thấy vua Diêm Vương thì đọc ra bài kệ nầy, do đó được phóng thích. Bài kệ nầy không những cứu được sinh mạng của vị đó, mà cũng cứu được chúng sinh thọ khổ dưới địa ngục. Các bạn thấy đó ! Bài kệ nầy có diệu dụng như thế, cho nên phải tụng Kinh Hoa Nghiêm, phải lạy Kinh Hoa Nghiêm, phải ấn tống Kinh Hoa Nghiêm, thì nhất định có công đức vô lượng. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm-HT Tuyên Hóa - T1)

+ Phàm là chỗ nào có Kinh điển thì chỗ đó có Phật:
Mỗi câu Kinh Hoa Nghiêm đều là Pháp Bảo vô thượng, nếu chúng ta cung hành thực tiễn, y chiếu nghĩa lý Kinh văn tu hành, thì nhất định sẽ thành Phật. Cho nên, Kinh Hoa Nghiêm cũng có thể nói là mẹ của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm là pháp thân của chư Phật. Đức Phật tán thán Kinh Kim Cang rằng : "Phàm là chỗ nào có Kinh điển thì chỗ đó có Phật". Chỗ nào có bộ Kinh Hoa Nghiêm nầy thì có Phật tại chỗ đó, bất quá nghiệp chướng của bạn quá sâu nặng, đối diện mà cũng chẳng thấy Phật, do đó có câu :"Đối diện bất thức Quán Thế Âm" (Đối diện chẳng nhận ra Bồ Tát Quán Thế Âm). Các bạn thấy vị Bồ Tát Quán Thế Âm nầy, ngàn tay ngàn mắt, luôn luôn phóng ra quang minh vô ngại, chiếu khắp tất cả chúng sinh có duyên trong ba ngàn đại thiên thế giới. Thế mà chúng ta hằng ngày lễ Phật tại đây, niệm Phật, lạy Bồ Tát Quán Âm, niệm Bồ Tát Quán Âm, cũng chẳng thấy Bồ Tát Quán Âm, mà thành ra bắt chước, tức là họ lạy, ta cũng lạy theo, họ niệm ta cũng niệm theo, đó là cảnh giới chuyển theo người, mà chẳng chân chánh trở về trong thâm tâm của mình. (Nguồn: Giảng Kinh Hoa Nghiêm - HTT.Hóa - Tập 1)

+ Chánh Đạo: Là Phật Pháp do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên thuyết.

+ Ngoại đạo là gì? Đáp: Là tâm cầu pháp ở bên ngoài. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp câu hỏi 367)

+ Ngoại Đạo:

1- Đức Phật giảng về sự khác biệt của Phật nói và Ngoại Đạo về ý nghĩa của Thường. Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:
- Thế Tôn! Thế Tôn sở thuyết cảnh giới thường bất tư nghì của Đệ Nhất Thánh Trí và cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa, chẳng phải những Ngoại Đạo sở thuyết nhân duyên thường bất tư nghì ư? Phật bảo Đại Huệ:

Chẳng phải nhân duyên đắc thường bất tư nghì của ngoại đạo. Tại sao? Thường bất tư nghì của những ngoại đạo, chẳng do tự tướng thành. Nếu thường bất tư nghì chẳng do tự tướng thành thì cớ sao được hiển hiện thường bất tư nghì? Lại nữa, Đại Huệ! Bất tư nghì nếu do tự tướng thành thì ắt phải là pháp thường, nếu do người làm ra thì chẳng thể thành thường bất tư nghì, vì do làm mới có, chẳng phải thường có vậy.
- Đại Huệ! Ta nói Đệ Nhất Nghĩa thường bất tư nghì, tướng nhân thành Đệ Nhất Nghĩa là lìa tánh phi tánh, nên đắc tướng tự giác mà vô tướng. Cái nhân của Đệ Nhất Nghĩa Trí, vì có cái nhân lìa tánh phi tánh, ví như hư không vô tác, Niết Bàn tận diệt, nên chính pháp ấy tự thường, chẳng do tạo tác thành thường. Như thế, chẳng đồng với định luận thường bất tư nghì của ngoại đạo.
- Đại Huệ! Thường bất tư nghì này do chư Như Lai Tự Giác Thánh Trí chứng đắc, nên thường bất tư nghì của Tự Giác Thánh Trí, cần phải tu học.
- Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo chẳng có tánh thường, vì có cái nhân của tướng khác, chẳng phải cái nhân của sức tướng tự thành.
- Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của ngoại đạo có sở tác, tánh phi tánh vô thường, theo kiến chấp suy tư tự cho là thường.

- Đại Huệ! Pháp ta cũng dùng nhân duyên như thế, vì tánh phi tánh, chẳng lập sở tác, chẳng có thường kiến, nơi cảnh giới Tự Giác Thánh Trí, nói cái thường ấy tự vô nhân. Đại Huệ! Nếu các ngoại đạo lập cái nhân tướng thành thường bất tư nghì, lập cái nhân của tự tướng, nói tánh phi tánh, thì đồng như sừng thỏ, vì pháp thường bất tư nghì của họ chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng. Các ngoại đạo có cái lỗi như thế. Tại sao? Vì chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng, đồng như sừng thỏ, chẳng phải do tự tướng vốn sẵn đầy đủ.
- Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của Ta do tướng tự giác chứng đắc, lìa sở tác, tánh phi tánh, nên tự vốn là thường, chẳng phải ngoài tánh phi tánh, suy nghĩ pháp vô thường cho là thường. Đại Huệ! Nếu ngoài tánh phi tánh, pháp vô thường suy nghĩ cho là thường, là cái thuyết thường bất tư nghì của ngoại đạo. Vì họ chẳng biết cái tướng của tự nhân thường bất tư nghì vốn saün đầy đủ, nên xa cách với tướng cảnh giới đắc Tự Giác Thánh Trí, họ chẳng nên thuyết.
- Lại nữa, Đại Huệ! Các Thanh Văn sợ cái khổ của vọng tưởng sanh tử mà cầu Niết Bàn, chẳng biết tất cả tánh sai biệt của sanh tử Niết Bàn là vọng tưởng phi tánh, do cảnh giới các căn thôi nghĩ, cho là Niết Bàn, chẳng phải chuyển Tạng Thức thành Tự Giác Thánh Trí vậy.
- Thế nên, Phật đối với phàm phu nói có Tam Thừa, nói những tâm lượng vốn chẳng thật có, họ chẳng biết cảnh giới tự tâm hiện của chư Như Lai nơi quá khứ, hiện tại, vị lai, mà so sánh chấp trước cảnh giới ngoài tâm hiện, nên thường lưu chuyển trong vòng sanh tử.
- Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp vốn vô sanh, ấy là quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật sở thuyết. Tại sao? Nói Tự Tâm Hiện, là tánh phi tánh, lìa hữu phi hữu mà sanh. Đại Huệ! Tất cả tánh vô sanh thì tất cả pháp như sừng thỏ, mà phàm phu ngu si, vì tự tánh vọng tưởng chấp cho là thật.
- Đại Huệ! Tất cả pháp Vô Sanh, là cảnh giới của Tự Giác Thánh Trí, tất cả tướng tự tánh của tất cả tánh vốn vô sanh, chẳng phải hai thứ cảnh giới vọng tưởng nhị kiến của phàm phu, kiến lập tướng tự tánh của sắc thân sở hữu của thân. Đại Huệ! Chuyển cái tướng năng nhiếp, sở nhiếp của Tạng Thức mà phàm phu đọa vào nhị kiến của sanh, trụ, diệt, hy vọng tất cả tánh có sanh, sanh những vọng tưởng hữu và phi hữu, chẳng phải Thánh Hiền vậy.

2. Lục sư ngoại đạo: Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là lục sư ngoại đạo?
Thế Tôn nói: Khi ta nhập diệt rồi, có nhiều thứ ma Ba tuần xen vào trong pháp ta. Ở chùa cạo đầu mặc áo Phật xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt uống rượu làm nhơ bẩn đức Phật....(Nguồn: Xem tại đây)

+ Câu 46 Chú Đại Bi: Bồ đề dạ - Bồ đề dạ

Bồ đề dạ. Hán dịch là “Giác đạo”. Muốn thành tựu giác đạo thì trước hết, quý vị phải có được giác tâm. Nếu không có giác tâm, thì không thể nào tu tập để thành tựu đạo giác ngộ. Hành giả trước hết phải có tâm liễu ngộ chân thực rồi mới có thể tu tập đến chỗ thành tựu đạo nghiệp được. Hai câu chú này gọi là Bất thối kim luân thủ nhãn ấn pháp. Đó chính là tâm bồ đề kiên cố không bao giờ thoái chuyển.

Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt. Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng. Thử xem có nơi đâu trên thế giới này có được một pháp hội tinh tấn như thế này, ngày nào cũng đến đây để nghe giảng kinh? Còn có nơi đâu khác trên thế giới mà pháp âm tuôn trào như thác, như sông mãi không ngừng như ở đây?

Nên khi đã có duyên ngặp gỡ được pháp hội, quý vị phải thu xếp công việc, dù có bận rộn bao nhiêu, bất luận pháp sư giảng đề tài gì, người nào giảng cũng phải đến nghe. Đừng có phân biệt giữa pháp sư giảng hay và người giảng kém, rồi chỉ đến nghe người giảng hay. Nếu quý vị vẫn kiên trì đến nghe bất luận pháp sư nào giảng, lâu ngày chày tháng, chắc chắn quý vị sẽ thâm nhập được vào dòng đạo lý chân thật. Dù ai giảng đi nữa, quý vị cũng nên đến nghe để hộ trì cho pháp hội. Nếu một tuần có giảng pháp bảy đêm thì quý vị cũng nên tham dự cả bảy đêm. Đừng nên lười biếng!

Pháp môn này khó gặp được đã từng hằng triệu kiếp nay rồi. Một khi đã có duyên được gặp thì phải nên tinh tấn tu học. Sự tinh tấn chính là “tâm Bồ đề” kiên cố dõng mãnh vậy.

Nếu bỏ mất tâm Bồ đề mà mong ngày thành đạo thì không khác gì nấu cát mà mong thành cơm. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy:

“Vong thấ Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị chư ma nghiệp”.

Nghĩa là: “Bỏ quên tâm Bồ đề dù tu ngàn thiện pháp như làm việ ma vậy”.

Về bất thối, có ba dạng:

- Thứ nhất là vị bất thối: Nếu hành giả đã chứng quả A la hán tồi, thì không còn trở lại hàng phàm phu nữa, Nếu hành giả đã chứng quả Bồ tát rồi thì không còn rơi lại hàng A la hán nữa. Nếu hành giả đã chứng đắc quả vị Phật rồi thì không còn trở lại hàng Bồ tát nữa. Trừ những vị muốn thị hiện hóa thân để giáo hóa chúng sanh. Ví dụ như hành giả có thể phát nguyện: “Nay tôi đã thành tựu quả vị Phật rồi, tôi muốn hiện thân Tỳ kheo để giáo hóa chúng sanh”. Điều ấy hoàn toàn đúng.

- Thứ hai là niệm bất thối: Đôi khi hành giả phát khởi tâm niệm: “Tu học Phật pháp thật chán, tôi không còn muốn tu hành hoặc đi giảng pháp gì nữa cả!”. Đây là niệm thoái thất. Khi hành giả khởi niệm thoái thất, thì ma chướng liền theo ngay, vì ma vương rất vui khi người tu hành khởi niệm lui sụt.

Một khi quý vị đã đạt được “niệm bất thối”, thì càng nghe pháp, càng muốn được nghe nhiều hơn.

Niệm bất thối là tâm lượng của hành giả không còn bị trôi lăn trong dòng thức biến “bất giác vọng động nữa”, không còn trải qua bốn tướng sinh trụ dị diệt của niệm khởi nữa. Niệm bất thối luôn được lưu xuất từ Bồ đề tâm, là bạn đồng hành của tâm kiên cố. Kiên cố là nét đặc trưng của tâm Bồ đề. Niệm bất thối và tâm kiên cố là nền tảng của đại nguyện Bồ tát. Niệm bất thối là niệm mà vô niệm. Vô niệm mà tự niệm “niệm vô niệm, vô niệm nhi tự niệm”. Niệm này là niệm vi mật hiện tiền, không thể suy lường. Niệm bất thối luôn luôn đi với hạnh bất thối.

- Thứ ba là hạnh bất thối: Nghĩa là thực hành đạo Bồ tát. Tuy làm mọi việc trong vô số cảnh giới mà không hề rời bản tâm, rời đại nguyện, rời niệm bất thối. Niệm Kim cang nguyện, thực hành Kim cang hạnh không thể nghĩ bàn.

Đứng trên nhân thừa mà luận, thì hạnh bất thối là sự hành trì tinh tấn, miên mật với tâm tinh tấn dõng mãnh hướng tới Phật thừa.

Khi quý vị hành trì Bất thối Kim Luân thủ nhãn ấn pháp, thì từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị sẽ không còn thối chuyển. Nhưng quý vị phải tinh tấn hành trì! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi)

+ Kệ Sám hối trong Kinh Hoa Nghiêm

Thuở xưa con tạo các nghiệp ác

Đều do vô thuỷ tham sân si

Từ thân miệng ý mà sinh ra

Tất cả con nay đều sám hối.

Hoặc

Xưa con đã tạo bao ác nghiệp

Đều do gốc bởi tham sân si

Từ thân miệng ý phát sinh ra

Tất cả nay con xin sám hối.

* Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Hoa Nghiêm - Tập 25

+ Đặc điểm nổi bật nhất của cung 6 là sự Sùng Tín, Trung Thành, Nhiệt Huyết. (Con chó - biểu tượng trung thành, hình người cầu nguyện và đoàn khách hành hương biểu tượng sự sùng tín hay biểu tượng cho chủ nghĩa quá khích cực đoan, một khía cạnh thấp của cung 6. Hình lính cứu hỏa tượng trưng cho lòng can đảm, tượng Nữ thần tự do tượng trưng cho lòng nhiệt huyết, hi sinh cho tổ quốc. Trái tim rỉ máu cũng là biểu tượng của lòng nhiệt huyết tự hi sinh.

- Điểm tiêu cực của cung 6 là sự cuồng tín, không chấp nhận cái gì khác với lý tưởng mình tôn thờ. Nhược điểm này phải được chuyển hóa bằng đặc tính tích cực của cung 2 là sự bao dung, bao gồm tất cả vào mình. (Nguồn: TLHNM 1)

+ Đau khổ (pain) hay Đau buồn:
- Đau khổ là hậu quả tạo ra khi thể cảm dục bị an trụ một cách sai lầm. Đau khổ là hậu quả của việc không thể làm cân bằng các cặp đối hợp một cách chính xác. Nó cho thấy sự thiếu quân bình. (ASCLH, 71)
- Đau khổ chỉ bị tạo ra do sự đối kháng và là một giai đoạn cần thiết trong diễn trình tiến hóa. (LVLCK, 215)
- Đối với Chân Sư, sự đau khổ không còn nữa. Ở cõi trần, phần lớn là đau khổ trong vật chất. Còn sự đau khổ ẩn trong sự hiểu biết, không phải là sự cản trở, thì các giới cao nhất mới cảm nhận được. (TVTTHL, 37)
+ Cội nguồn hay Nguyên nhân của Khổ đau: Đức Phật dậy gồm 10 nghiệp ác là sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, nói hai chiều, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, tham lam, sân hận và ngu si.” (Nguồn: Kinh thập thiện)

+ Cầu sống - Cầu chết chẳng xong: Thế gian rất nhiều người như thế
Bệnh giống như vậy cầu Phật, Bồ Tát được không?
Được, có lợi ích, nhưng phải hỏi bạn chịu tin hay không?
Ngạn ngữ thường nói: Lộc hết người mất, người ấy là người mất nhưng lộc Chưa hết. Nói cách khác, phước báo của kẻ ấy Chưa hưởng hết, hoặc là thọ mạng đã đến nhưng phước báo Chưa hưởng hết. Chỉ còn cách nằm trên giường hưởng.
Cần làm: Mang tài sản của người đó đi bố thí đúng pháp - Người đó được lợi ích lớn. Nếu còn phước được sống thì khỏi bệnh, nếu hết phước phải chết thì chết đỡ khổ đau cho mình và người, ngoài ra người đó còn được lợi ích cho kiếp sau. (Xem: PS Tịnh Không giảng)

+ Sống khổ - Cách ứng sử: Đức Đại Lai Lạt Ma hướng dẫn cách ứng sử với người gặp khổ đau.
- Tôi tin rằng mọi người nên chú ý hơn đến những giá trị nhân bản và sự tỉnh thức. Nó giúp năng lực của chúng ta để đối diện những thử thách. Cho nên đề nghị tốt nhất mà tôi có thể nói, và tôi trích ra từ một vị Thầy Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ tám là "Nếu có một giải pháp, thì đừng nãn lòng và hãy tìm ra giải pháp. Nếu không có giải pháp, thế thì không cần phải chán nãn". Tôi đồng ý với lời dạy đặc biệt ấy vì lo lắng chỉ làm người ấy gia tăng căng thẳng.(Nguồn: Đại Lai Lạt Ma giải đáp thắc mắc)

 Câu 37 Chú Đại Bi: Thất na thất na

+ Câu Thần Chú Đại Bi số 37. Thất na thất na:

Câu chú này được dịch là “Đại trí tuệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Bảo cảnh được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.

Đại trí huệ là gì? Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Có đại trí huệ, thì mỗi niệm đều là biểu hiện của trí bát nhã, mỗi tâm niệm đều lưu xuất từ Đại Quang Minh. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí tuệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.

Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí tuệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn.

Những người có trí tuệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chính tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chính lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí tuệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chính tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vạy.

Nhưng quý vị không thể nào biết rõ việc làm nào hư ngụy nên cứ mãi khăng khăng tạo nghiệp ác. Quý vị không thể nào biết được rõ ràng thế nào là phạm giới, nên cứ thế mà làm, ráng hết sức để làm cho được, cứ muốn nhìn cho được dù thực sự đó là những thứ chướng ngại. Những hành vi như thế là sự ngu muội tột cùng, biểu lộ hoàn toàn sự non yếu trí tuệ.

Ồ! Không – Quý vị có thể phản đối – Tôi là người có trí tuệ, tôi chỉ sai lầm trong nhất thời thôi!

Chỉ sai lầm một lần thôi cũng có nghĩa là vô minh, không có trí tuệ rồi. Người có đại trí tuệ không hề có tư tưởng sai lầm. Thế nên Tôn giả A Nan đã phát nguyện:

Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng
Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.

Nghĩa là:
“Giúp cho con tiêu trừ vọng tưởng sai lầm trong muôn ức kiếp”.
Khiến con chẳng cần trải qua a tăng kỳ kiếp mà chứng ngộ được pháp thân”.

Tôn giả đã phát nguyện tiêu trừ vọng tưởng không những chỉ một, hai, ba, bốn, năm hay một trăm kiếp nhưng trong vô số kiếp.

Nhưng tại sao trong tâm ta lại có quá nhiều vọng tưởng như thế? Khi một vọng tưởng đi qua, vọng tưởng khác kế tiếp theo, và khi vọng tưởng ấy tiêu mất, vọng tưởng sau lại sinh khởi tiếp nối. Giống như sóng trên mặt biển. Quý vị cứ nghĩ rằng đại dương là vật vô tình, nhưng thực sự nó chẳng phải là thứ ở ngoài tâm quý vị mà có. Biển cả cũng được lưu xuất từ trong tâm niệm của chúng sanh. Sóng biển không ngừng nổi lên rồi chìm xuống, cũng hoàn toàn giống như vọng tưởng của chúng sanh chẳng bao giờ ngừng. Nó liên tục mãi. Vọng tưởng trước vừa biến mất, vọng tưởng sau liền tiếp nối, vọng tưởng này tiếp nối vọng tưởng kia, xoay vần tương tục, nối theo nhau không dứt, như dòng thác không bao giờ ngừng. Không có vọng tưởng nào muốn rơi lại đằng sau cả, chúng đều hoàn toàn muốn phóng vọt lên phía trước. Vì sao mà quý vị lại mắc phải quá nhiều vọng tưởng như vậy? Chỉ vì không có trí tuệ. Nếu quý vị có trí tuệ, thì chẳng còn mảy may vọng tưởng và sóng cũng không còn xao động nữa. Như trong câu thơ:

Thanh phong đồ lai
Thủy ba bất hưng

Nghĩa là:

“Gió trong lành thổi đến,
Biển không còn sóng xao”.

Khi trong công phu mà quý vị đạt được định lực, cũng như sóng biển đã lặng yên. Khi có được định lực thì nước trí tuệ hiển hiện, không còn một gợn sóng, chẳng còn một niệm vọng tưởng nào nữa. Lúc đó là thanh tịnh chân thực. Đó là lúc:

“Nhất trần bất nhiễm
Vạn lự giai không”

Thực vậy, khi một người không còn bị vướng dù chỉ một hạt bụi vô minh thì chẳng còn phải lo nghĩ một điều gì nữa cả, mọi thứ trên đời này đều là không. Đó chính là biểu hiện của đại trí tuệ.

Người có trí tuệ thường thành công trong bất kỳ mọi việc, còn người thiếu trí tuệ thường bị thất bại trong bất kỳ việc gì mà họ nhúng tay vào. Do vậy nên trí tuệ là vô cùng quan trọng.

Ngu muội là gì? Vô minh chính là ngu muội. Ngu muội cũng chỉ là từ vô minh mà ra. Khi vô minh sinh khởi, con người hoàn toàn bị mất sáng suốt. Quý vị hãy hỏi một người vừa mới làm một việc sai lầm xong thì rõ:

- Tại sao anh lại làm việc đó?

Họ sẽ trả lời:

- Tôi không rõ nữa …

Đó chính là do ngu muội, do sự thiếu sáng suốt, thiếu trí tuệ. Nhưng dù họ hành động mê lầm do vô minh, nhưng họ lại không chịu từ bỏ vô minh. Họ lại khăng khăng:

- Tôi biết chứ. Tôi biết nó sai mà! Thật là quái lạ. Con người mê muội chỉ do vì không có trí tuệ, không đạt được Đại viên cảnh trí, vì họ không chịu công phu hành trì Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Nếu họ tu tập ấn pháp này, thì sẽ không còn ngu muội nữa; bất luận chuyện gì xảy ra. Đó là khi:
Phùng quỷ sát quỷ
Phùng Phật sát Phật

Đây cũng như việc cầm một cây dao thật bén, chặt ngay mọi vọng tưởng vừa lóe lên. Đại trí tuệ cũng như một con dao bén hay còn được ví như thanh gươm.

Quý vị có thể nói: “Gươm trí tuệ rất nặng, không, không dễ gì cầm kiếm ấy được”! Đó là vì quý vị chưa từng cầm nó. Thực ra, sử dụng kiếm này chẳng cần sử dụng chút sức lực nào cả. Nếu quý vị chưa từng cầm nó lên thì thấy nó quá nặng. Nếu quý vị đã cầm lên rồi, thì thấy nó nhẹ. Nếu quý vị không chịu cầm lên, thì nhẹ biến thành nặng. Nếu quý vị chịu cầm lên, thì nặng biến thành nhẹ. Sao vậy? Vì quý vị đã cầm lên rồi!

Nếu quý vị nói: “Tôi biết rằng gươm trí tuệ rất quan trọng, nhưng quá nặng. Tôi không thể nhấc lên nổi”. Và quý vị không sờ tới gươm. Thế nên gươm trí tuệ càng nặng thật. Nhưng một khi quý vị đã sờ vào kiếm, đã vung gươm lên rồi thì mọi sự hiểu biết đều bén nhọn như lưỡi gươm, chẳng còn một chút rắc rối nào nữa cả. Thế nên tôi thường nói với quý vị rằng:

“Mọi việc đều tốt đẹp cả”. Chính là phát xuất từ đạo lý này. Nếu quý vị gặp nhiều việc rắc rối, là vì quý vị không có thanh gươm trí tuệ. Nếu quý vị có được thanh kiếm trí tuệ ấy, thì sẽ chẳng còn chuyện gì rắc rối nữa cả. Màu nhiệm là ở điểm này.

Núi sông đất liền, lâu đài nhà cửa, thế giới y báo cũng như chánh báo đều không vượt ra ngoài tâm niệm hiện tiền của chúng ta.

Cái gì là thế giới y báo? Núi sông, đất liền, lâu đài nhà cửa gọi là thế giới y báo. Thế giới chánh báo là thân tâm của chúng ta, chính là nơi mà con người chúng ta thọ nhận sự báo ứng. Nếu quý vị đã hiểu được sự báo ứng khi chính mình thọ nhận, nghĩa là quý vị không còn vô minh nữa. Không còn vô minh nghĩa là có trí tuệ. Điều này được ví như tấm gương:

Vật lai tắc ánh
Vật khứ tắc không.

Nghĩa là: “Vật đến liền chiếu. Vật biến hoàn không”. Tấm gương chẳng lưu giữ dấu vết gì cả. Kẻ trí thường thản nhiên với mọi chuyện và cứ để nó trôi qua mà lòng chẳng còn vướng bận điều gì.

Mặc dù kẻ trí chẳng lưu giữ điều gì lại trong lòng, nhưng mọi sự vật thường tự hiển bày. Và mặc dù nó thường tự hiển bày nhưng chẳng hề bị vướng mắc.

Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí tuệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”.

Khi đã tụng một lần rồi là không còn quên nữa, đã tụng được hai, ba lần, vài trăm lần rồi thì chẳng thể nào quên được nữa. Đó là phải cố gắng để ghi nhớ. Còn khi quý vị chỉ cần nhìn hoặc nghe lướt qua một lần rồi nhớ mãi không quên, chẳng cần phải dụng công ghi nhớ nữa, đó là khi trí tuệ của quý vị chiếu sáng như một đài gương trong.

Người có trí tuệ đều biết rằng mọi hiện tượng đều lưu xuất từ tự tâm của mình. Nếu quý vị hiểu được điều này thì mình sẽ không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Sao vậy? Vì mọi sự việc đều lưu xuất từ tâm mình, nên những thứ vui buồn giận ghét đều là sở hữu của chính mình. Dù nó tốt hay xấu, cũng chẳng có vấn đề gì cả.

Mặc dù nói về cảnh giới ấy thì rất dễ, nhưng tiếp xúc với cảnh giới ấy không phải dễ dàng gì, cần phải có công phu mới tiếp xúc được với cảnh giới ấy. Những người không có công phu sẽ nói:

“Đối với tôi, chẳng có vấn đề gì rắc rối cả”.

Bên ngoài thì như thế, nhưng vấn đề rắc rối đang phát sinh và chống đối với nhau ở bên trong. Những người có trí tuệ chân chính thì rất hiếm.

Quý vị cũng nên phân biệt rõ trí tuệ thế gian và trí tuệ xuất thế gian. Trí tuệ thế gian còn gọi là Thế trí biện thông, là có thể nhào nặn ngay ra một đạo lý khi nào cần đến. Nơi nào không có đạo lý, họ có thể tạo dựng ra, khiến mọi người nghe rất hợp lý. Những kẻ mê muội nghe họ nói liền nghĩ rằng:

“Ồ! Họ đề cập đến những đạo lý rất đúng”. Thực ra, nếu quý vị có được trí tuệ chân chính, quý vị sẽ không bị đắm chìm trong mớ lý luận ngu muội của họ. Người ta thường nói: “Trong dương có âm”.

Cũng vậy, trong trí tuệ cũng có sự ngu muội – sự ngu muội một cách trí tuệ. Mặt khác, trong âm có dương. Bên trong sự ngu muội ẩn chứa một trí tuệ. Chẳng hạn như quý vị có thể thấy một người chẳng nói năng gì cả, dường như là kẻ quê mùa dốt nát, nhưng anh ta làm những việc chân chính. Anh ta có thể hiện thân một kẻ hồ đồ mê muội, nhưng luôn luôn ứng xử khế hợp với đạo lý. Có rất nhiều người như vậy.

Khi quan sát người khác, quý vị sẽ tự chiêm nghiệm ra chính tự thân mình có được trí tuệ sáng suốt hay không. Nếu quý vị có trí tuệ chân chính, thì quý vị không bị người klhác sai sử, dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Còn nếu quý vị không có trí tuệ, quý vị sẽ bị người khác xui khiến làm điều xằng bậy.

Trí tuệ và ngu muội có một mối quan hệ trực tiếp. Đó là hai mặt của một chỉnh thể. Vắng bóng vô minh thì trí tuệ hiển bày. Và vô minh sinh khởi khi thiếu vắng trí tuệ. Trong vô minh có trí tuệ và chính trong trí tuệ có bóng dáng của vô minh. Sao lại như thế? Vì trí tuệ và vô minh là một. Nếu quý vị biết vận dụng, thì đó là trí tuệ. Còn nếu không biết vận dụng thì đó là vô minh. Chẳng hạn như khi quý vị nâng thanh gươm trí tuệ lên thì đó chính là trí tuệ; còn khi quý vị buông thanh gươm ấy xuống thì đó là vô minh. Đó không phải là hai mà chỉ là một. Thế nên quý vị đừng bao giờ nói rằng mình đang đi tìm kiếm trí tuệ và đang xua đuổi vô minh. Không ai làm được việc ấy bao giờ. Chủ yếu chỉ là sự “hồi đầu”.

Có thể lấy ví dụ của bàn tay để biểu tượng cho trí tuệ và mặt kia là biểu hiện cho vô minh. Nếu quý vị muốn cầm nắm một đồ vật bằng mặt kia của bàn tay thì không thể nào làm được cả, nhưng nếu quý vị dùng chính bàn tay của mình thì mới lấy được đồ vật. Việc không lấy được đồ vật là biểu tượng cho vô minh và việc sử dụng bàn tay để lấy được vật là biểu tượng cho trí tuệ. Đó là hai khía cạnh của chỉ một ý nghĩa chung nhất, tùy thuộc vào sự vận hành của quý vị.

Có người lại nói: “Nay tôi đã hiểu rồi. Vô minh và trí tuệ chính là bàn tay của tôi”. Lại sai lầm nữa! Bàn tay chỉ là ví dụ. Đừng nên cho rằng trí tuệ và vô minh chính là bàn tay. Cũng giống như ví dụ ngón tay và mặt trăng (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Đức Phật lấy ví dụ dùng ngón tay để chỉ cho người thấy mặt trăng. Đừng nhầm lẫn ngón tay chính là mặt trăng.

Thất na thất na là “đại trí tuệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện” – là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng. Như đức Phật A Di Đà trước khi thành chánh giác, khi đang tu tập nhân địa với hình tướng của một Tỳ kheo, Ngài đã phát 48 lời nguyện rộng lớn. Bồ tát Phổ Hiền cũng đã phát 10 Đại nguyện Vương. Bồ tát Quán Thế Âm cũng phát vô số lời nguyện cũng như các vị Tổ sư đã từng phát nguyện. Tôi đang giảng cho quý vị nghe về việc phát đại nguyện. Còn có lập nguyện được hay không là do ở quý vị. Tôi đưa đề tài này ra giảng vì tôi đoán chắc là quý vị chưa được thông hiểu. Nhưng không phải là tôi bắt buộc quý vị phải phát nguyện. Nay quý vị đang tu học Phật pháp, mỗi người nên tự mình lập hạnh nguyện, càng lớn càng tốt. Lập nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng cao. Hiện nay chúng ta đều đang tu nhân và chưa ai thành Phật cả, chúng ta nên phát lời nguyện ở nơi nhân địa mà tu hành. Mỗi người nên viết rà lời nguyện của mình thật chi tiết. Đừng phát nguyện một cách hời hợt, qua loa, cho có nguyện mà phải thiết thực như: “Con nguyện cứu độ tất cả mọi loài chúng sanh”.

Thật chứ? Làm sao quý vị có thể độ chúng sanh được. Khi suốt ngày quý vị cứ tìm mọi cách để được ăn ngon, mặc đẹp, ở nơi xa hoa tráng lệ. Việc cứu độ chúng sanh trước hết là độ chúng sanh nơi cái miệng chuyên nói lời vọng ngôn của quý vị, độ cái bụng ham ăn, độ cái thân ham thích sung sướng của chính mình trước đã. Cho nên quý vị phải thẳng thắn và minh bạch trong khi phát nguyện. Hiện tại mình phát nguyện gì? Tương lai sẽ ra sao? Như ở trong quá khứ, chúng ta có thể quên lãng những gì đã từng ứng dụng tu hành. Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ thực hành điều gì? Mỗi người Phật tử đều phải nên có lời phát nguyện. Nay ở trong nhân địa, lời phát nguyện càng lớn thì trong tương lai, kết quả sẽ càng cao. Nếu quý vị đặt tất cả nguyện lực của mình vào một lỗ chân lông, thì quý vị có thể phát một thệ nguyện lớn ngay từ trong lỗ chân lông.

Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến.

Tại sao chư Phật và chư Bồ tát đều phát nguyện khi tu đạo? Vì khi đã phát nguyện rồi, mình mới tự mình hành động tương ứng với nguyện đã lập. Ví dụ như Bồ tát Địa Tạng khi tu hành ở nhân địa, Ngài đã phát lời nguyện vĩ đại:

…“Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận
Phương chứng Bồ đề”.

Nghĩa là:

“Chúng sanh độ hết
Mới chứng Bồ đề
Địa ngục nếu còn
Con chưa thành Phật”.

Nguyện lực này cực kỳ vĩ đại. Chúng ta cũng nên phát nguyện. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Tham thiền huyền linh: Tức là tham thiền bằng trí. (TLHNM–II, 449)

+ Người nên Tham thiền nội môn hay huyền môn (NTTHM/ NTTNM)

- Tham thiền giúp chúng ta tiếp xúc và cuối cùng kết nối với phần thiêng liêng của chúng ta – Linh Hồn hay Chân Ngã), "Cái Tôi Cao Cả Hơn", trái ngược với cái tôi thấp kém, bao gồm thể xác, thể tình cảm và thể trí của chúng ta. Ba thể thấp này được gọi chung là phàm ngã. Mục đích của thiền định là mang đến phàm ngã sự nhận thức về khía cạnh Linh Hồn và đặt các thể thấp hơn của chúng ta dưới sự kiểm soát của nó.

- Tham thiền là phương tiện nhờ đó phàm ngã trở nên trong sạch, gắn kết, và được nâng lên để cho việc tiếp xúc với Linh hồn thành khả dĩ. Linh hồn đã đồng hành cùng với chúng ta từ thuở ban sơ khi chúng ta người và trong suốt thời gian đó đã chờ đợi chúng ta bước vào vùng ảnh hưởng của nó. Phàm ngã cho tín hiệu sẵn sàng và Linh hồn đáp ứng. Cả hai tham gia vào việc xây dựng chiếc cầu để trở thành kênh giao thông giữa các bề đo cao và thấp. Tham thiền là phương tiện để cho sự tiếp xúc này xảy ra và hoàn thiện, đạt đến mực tột cùng trong sự kết hợp giữa Phàm ngã và Linh hồn.

- Có những Định luật vũ trụ ẩn tàng chi phối tiến trình tiến hóa này. Những định luật này cách thức Phàm ngã trở nên gắn kết, chuyển hóa, cho đến khi nó phản ảnh rung động cao hơn của Linh hồn. Chính là những định luật vũ trụ ẩn tàng này, những “Định luật của Linh hồn” xác định cách thức ta tiến hóa về mặt tinh thần và đạt đến mục tiêu hoàn thiện đã định ra sao. Hình thức tham thiền sử dụng và áp dụng những định luật này được gọi là tham thiền huyền môn. Chữ huyền môn (occult) có nghĩa là bị che dấu, ẩn tàng, và tham thiền huyền môn là dạng tham thiền sử dụng những năng lượng vô hình mạnh mẽ này.

- Tham thiền huyền môn khác những phương pháp tham thiền hiện đại khác vì nó liên hệ mật thiết với cái trí. Nó đi xa hơn phương pháp tham thiền thần bí vốn tìm kiếm sự ngây ngất xuất thần trong sự hợp nhất với Thượng đế mà thôi. Nhiều người là nhà thần bí hay tín đồ sùng đạo mong ước trải nghiệm được cảm giác trong khi tham thiền. Tham thiền huyền môn khác điều này vì cái trí được nhấn mạnh thay vì cảm xúc. Thông qua cách tiếp cận thiên về trí tuệ và trực tiếp trải nghiệm chúng ta có thể đạt đến tri thức của Linh hồn bằng phương pháp tham thiền huyền môn.

- Ý nghĩa chính xác nhất của tham thiền huyền môn — ghi nhận, giải thích, áp dụng. Chúng hàm ý hoạt động trí tuệ, có quan hệ đến nhân và quả, tiếp xúc với nguồn cảm hứng, và sau đó là khả năng sử dụng và áp dụng thành quả của tham thiền.

- Chúng ta học cách làm cho hạ trí hòa nhịp với thượng trí và linh hồn thông qua sự điều khiển có ý thức. Một tư tưởng hay một “ý tưởng hạt giống” (chủng đề) được suy gẫm trong ánh sáng của Linh hồn có thể làm phát sinh những tư tưởng mới, sự soi sáng tâm trí mà hạ trí giải thích và áp dụng.

+ Người Không Nên Tham Thiền Huyền Môn:

- Tiểu vũ trụ - Chân nhân tạo ra một thể nhất định dùng cho những cứu cánh nhất định. Chân nhân nhắm đến một sự hoàn mãn nào đó bằng cách gom góp một số vật liệu rung động theo cùng nhịp điệu, chịu sự chi phối của một số qui luật trong một kiếp sống nhất định, và nhắm đến một mục tiêu cụ thể, chứ không phải tất cả các mục tiêu khả dĩ có.

Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế. Đó là môi trường biểu lộ của Chân nhân và là phương cách để Chân nhân đạt được một mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu này có thể là hoạch đắc đức hạnh bằng cách trả giá cho tật xấu. Đó có thể là đạt được sự thành thạo trong kinh doanh bằng cố gắng cung cấp những nhu yếu của đời sống. Đó có thể là mở mang tính nhạy cảm bằng cách phát hiện những điều độc ác trong bản chất. Đó có thể là phát triển lòng yêu thương vô kỷ bằng cách đáp lại lời kêu cầu của những người phụ thuộc đang thiếu thốn. Hoặc đó có thể là chuyển hóa dục vọng bằng phương pháp tham thiền trên Đường Đạo. Chính mỗi linh hồn phải tự tìm lấy mục tiêu. Trong việc thu đạt khả năng trí tuệ để tham thiền, người môn sinh quên mất chính điều y cần đạt khi mang xác phàm, thành ra kết quả chỉ là sự phát triển không đồng đều và tạm thời phí thời gian.
- Một Chân nhân đã có 3 thể để biểu hiện và đặt chúng trong vòng giới hạn với mục đích trước mắt là đưa vào thể nguyên nhân khả năng “hiểu biết các sự kiện cơ bản của đời sống bằng trí tuệ.” Mục tiêu của kiếp sống này là phát triển trí năng của môn sinh, là dạy cho y những sự kiện cụ thể và khoa học, mở mang thể trí của y, để dùng cho công việc sau này. Y có thể phát triển quá độ về mặt tình cảm hay sùng tín thái quá. Y có thể bỏ ra nhiều kiếp để mơ ước, để nhìn ngắm các linh ảnh và tham thiền thần bí. Nhu cầu lớn của y là phải thực tiễn, phải có đầy đủ lương tri, phải hiểu chương trình của Phòng Học tập và áp dụng sự hiểu biết đã học được một cách thực tế ở cõi trần. Tuy nhiên, dù cho vòng giới hạn của y có vẻ ngăn cản và hạn chế các khuynh hướng sẵn có nơi y, và dù đã có sắp xếp khiến cho dường như phải học những bài học của cuộc sống thực tiễn ở thế gian, y cũng không chịu học, mà chỉ đi theo lối nào dễ dàng cho y nhất. Y tưởng đến những mơ ước của mình, và sống xa rời thế sự. Y không làm tròn ý muốn của Chân nhân mà bỏ lỡ cơ hội.  Y chịu nhiều đau khổ, và trong kiếp tới y cũng cần ở trong sự sắp xếp tương tự với sức thôi thúc mạnh hơn và một vòng giới hạn chặt chẽ hơn, cho đến khi nào y thực hiện được ý muốn của Chân nhân y. => Người như thế, tham thiền không giúp đỡ gì được mà chỉ gây trở ngại. Vì Tham thiền là dành cho những ai đạt mức tiến hóa mà thể nguyên nhân đã phần nào nở nang già dặn và họ đang bước vào một trong những cấp chót của Phòng Học tập.(TTHM, thư 29.7.1920)

+ Tham Thoại Đầu: Câu “Niệm Phật là ai, ai đang niệm Phật,” tức là phải nghiền ngẫm, nghiên cứu mới được, chớ không phải là dùng câu đó để hỏi. Đây là phải tham (nghiền ngẫm) cũng giống như lấy dùi khoan lỗ, chừng nào dùi thấu qua được là biết ngay. Nếu chưa thấu qua thì dù con có hỏi cũng không hiểu đâu. Vì là pháp môn “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” tức ngôn ngữ, lời nói đều dứt đoạn và chỗ tâm hành cũng diệt hết, nên không ai nói ra được. Dù có người nào có thể nói cho con biết đi nữa thì cũng đều là giả cả. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 186)

+ Mẫu câu tham thoại đầu: Thời chư Tổ sư, các thoại đầu để hành giả tham thiền có rất nhiều, nhưng phổ thông nhất là các câu thoại đầu sau:

1. Khi chưa có trời đất, ta là cái gì ?
2. Muôn pháp về một, một về chổ nào ?
3. Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao ?
4. Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
5. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ? (HT Tuyên Hóa giảng)

Xem Tham thiền - Nhập định và những nguy hiểm cần tránh và Tổng quan về Tham Thiền
Xem: Tham thiền huyền môn theo Raja yoga (GQ-MF)
Xem: TH về các P.Pháp và con đường Tham Thiền
Xem: Tổng hợp Huyền học - Huyền Bí Học - Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

+ Quả Địa trong Phật giáo:

A-nan, nghĩa thứ nhất là, nếu các ông muốn xả bỏ pháp Thanh văn, tu Bồ-tát thừa, thể nhập vào tri kiến Phật, nên phải xét kỹ nhân địa lúc phát tâm và quả địa khi giác ngộ là đồng hay là khác?
Giảng giải:
A-nan, nghĩa thứ nhất là, nếu các ông muốn xả bỏ pháp Thanh văn, nếu hàng Thanh văn Duyên giác các ông muốn xả bỏ pháp Tiểu thừa và pháp Nhị thừa, tu Bồ-tát thừa, thể nhập vào tri kiến Phật, nên phải xét kỹ nhân địa lúc phát tâm và quả địa khi giác ngộ là đồng hay là khác? Ông nên quán sát thật tường tận nguyên nhân lúc mới ban đầu phát tâm bồ-đề. “Quả địa” là cảnh giới của hàng Bồ-tát. Cái nhân lúc mới phát tâm và kết quả lúc được giác ngộ là giống nhau hay khác nhau?(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Sự khai mở (unfoldment).
- Sự sống ở tâm của thái dương-hệ đang tạo ra một sự khai mở các năng lượng của vũ trụ từ sự tiến hóa, mà cho đến nay, con người hữu hạn không thể hình dung được.
- Tâm Linh: Tương tự, trung tâm năng lượng mà chúng ta gọi là khía cạnh tâm linh trong con người (qua việc sử dụng vật chất hoặc chất liệu) đang tạo ra một phát triển tiến hóa của cái mà chúng ta gọi là linh hồn, và nó là sự biểu lộ cao nhất của các biểu lộ thuộc sắc tướng – giới nhân loại. Con người là sản phẩm cao nhất của sự hiện tồn trong ba cõi thấp. Bằng thuật ngữ con người (man), Tôi ám chỉ con người tâm linh, tức một con của Thượng Đế đang lâm phàm. Các hình tướng của mọi giới trong thiên nhiênnhân loại, động vật, thực vật và khoáng vật − góp phần vào sự biểu lộ đó. Năng lượng của Ngôi Ba của thánh linh hướng tới sự thiên khải của linh hồn, hay là Ngôi Hai, mà đến lượt nó tiết lộ trạng thái cao nhất. Phải luôn nhớ rằng bộ Giáo Lý Bí Nhiệm của H.P. Blavatsky diễn tả điều này một cách chính xác bằng các từ “Sự Sống mà chúng ta xem như là một hình thức hiện tồn, đang biểu lộ trong cái được gọi là Vật Chất; hay những gì mà, phân biệt chúng một cách không chính xác, chúng ta gọi là tinh thần, linh hồn và vật chất trong con người. Vật chất là vận thể cho sự biểu lộ của linh hồn trên cõi hiện tồn này, còn linh hồn là vận thể trên cõi cao hơn cho sự biểu lộ của tinh thần, và ba hình thức này là một tam bộ (trinity) được sự sống tổng hợp, sự sống này thấm nhuần cả ba”. (GLBN, 79 – 80, quyển I).

- Khai mở Linh Hồn: Nhờ sử dụng vật chất, linh hồn khai mở và tìm thấy sự tột đỉnh của nó trong linh hồn con người, và bộ luận này sẽ quan tâm đến sự khai mở của linh hồn đó và việc con người khám phá ra nó. (LVHLT, 14)

+ Tâm rộng mở: Phía trên thì dễ dạy - Trái thì rễ thương - Phải thì rễ chịu - Dưới rễ thở. (Nguồn: Xem tại đây)

+ Tâm thức, các trạng thái nối tiếp (Succession of states of consciousness).
1. Thực ra, Vũ trụ chỉ là một tập hợp bao la của các trạng thái tâm thức. SD II, 633; I, 70, 626.
2. Tinh thần và tâm thức là các tên gọi đồng nghĩa. SD I, 43, 125, 349, 593.
3. Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều được phú cho tâm thức. SD I, 105.

+ Sáu loại tâm thức như được biểu hiện trong Giới Thiên Nhiên trên năm cõi tiến hóa của nhân loại. (SD I, 123; II, 678)

+ Khi bậc điểm đạo đồ nỗ lực mở rộng tâm thức của mình, khi anh ta học được cách ổn định tâm thức mình trong Tam Nguyên Tinh Thần, khi đó anh ta trở thành một phần của nỗ lực huyền giai vĩ đại và liên tục hướng đến “Nơi của Ánh Sáng Điện Quang Minh,” ánh sáng lạnh minh bạch của lý trí, là chìa khóa đầu tiên của cánh cửa đầu tiên.(CCVĐĐ/ RI 139)
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Chữa Bệnh: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng… Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi.

- Đọc Tụng: Câu Hỏi 27: Trong kinh Phật có rất nhiều chữ là tiếng Phạn, vậy nên phát âm theo giọng Đài Loan hay theo giọng Quan Thoại mới là chính xác? Đáp: “Nếu lấy sắc để thấy Ta, dùng âm thanh mà cầu Ta, thì là người hành tà đạo, cho nên không thấy được Như Lai.” [Ghi chú Ban Phiên Dịch Việt Ngữ: Câu kệ trong Kinh Kim Cang.] (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ VÀI ẤN THÔNG DỤNG trong 52 Ấn Chú của Bồ Tát Quan Thế Âm: 50 Ấn Pháp chính, 2 Ấn Khách

 10. Quán Thế Âm Cam Lộ Ấn Chú thứ 10:

Hai tay: đem ngón út, ngón vô danh hợp nhau dựng thẳng. Dựng thẳng ngón giữa phụ trên cạnh ngón Vô Danh, mở đầu ngón tay khoảng 2 phân (2/3cm). Đem 2 ngón trỏ đều vỗ ngay lưng ngón giữa. để đầu ngón tay ngay lóng trên. Kèm co 2 ngón cái
vào trong lòng bàn tay, 2 đầu ngón trụ ở vạch lóng giữa của 2 ngón Vô Danh. Hai cổ tay dính nhau, đem gốc 2 cổ tay để dính ngay trên trái tim. Hướng lòng bày tay rũ xuống bên dưới.
Chú là:

“Úm (1) a lê gia (2) bà lộ chỉ đế nhiếp-bạt la gia (3) bồ đề tát đỏa gia (4) ma ha tát đỏa gia (5) ma ha ca lô ni ca gia (6) đá điệt tha (7) la trí đế, đế-lý chi trí (8) a yết xa, a yết xa (9) bà già bạn (10) a lê gia (11) bà lộ chỉ đế nhiếp-bạt la (12) sa mê thất địa (130 a nô bà la dạ tha (14) sa ha (15)”

*) OṂ_ ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
TADYATHĀ: RAṬITE TRICIṬI_ AGACCHA AGACCHA BHAGAVĀNĀRYĀVALOKITEŚVARA SVAME SIDDHI ANUVARA YATHĀ SVĀHĀ

Pháp Ấn Chú này. Khi vị Thầy hành Đạo thỉnh Ta (Quán Thế Âm) trở về Cung thời dùng Ấn này ấn vào nước, Chú vào nước 7 biến rải tán 4 phương thì Ta liền đi trở về.

_Bạch Đức Thế Tôn! Thần Chú như vậy tuy chẳng lập thành mà hay thành biện mọi loại sự nghiệp, chí Tâm tụng niệm thì không có gì chẳng được quả nguyện

Nếu bị bệnh sốt rét: hoặc một ngày phát một lần, hoặc 2 ngày phát một lần, hoặc 3 ngày phát một lần, hoặc 4 ngày phát một lần.

Nếu bị bệnh Quỷ: hoặc bị Quỷ ác đánh, hoặc Quỷ Tử Mẫu đánh, hoặc Trà Chỉ Ni (Ḍākiṇī) tạo làm, hoặc Tỳ Xá Già (Piśāca) tạo làm, hoặc Yết Tra Bố Đan Na (Kaṭapūtana) tạo làm, hoặc Quỷ điên cuồng hoặc La Sát làm, hoặc Giản Quỷ làm, hoặc mọi loại Quỷ ác khác tạo làm… đều dùng Ấn Chú này ấn vào người bệnh, Chú 108 biến liền được trừ khỏi.

Nếu người có tội chướng nặng. Dùng sợi dây 5 màu, một lần Chú thì kết một gút, như vậy kết thành 108 gút rồi đeo trên cổ người bệnh, hoặc cột trên cánh tay thì tội chướng tiêu diệt, bệnh liền trừ khỏ.

Nếu bị Đinh Thũng, Điên Thũng. Hoặc thân bị bệnh nhọt, mụn trứng cá (sang bào), mụn nhọt độc (sang thư), nhọt ghẻ lở (Dương Tiển), mọi loại nhọt ác. Hoặc bị đao, tên, giáo mác gây thương tích. Rắn, bò cạp, rết, ong độc cắn chích … đều dùng Chú này chú vào 7 biến liền được trừ khỏi.

Nếu bị Chướng nặng. Chú vào bùn đất màu vàng 7 biến, dùng xoa bôi ở chỗ bị bệnh liền được trừ khỏi

Nếu bị Phong Bệnh, Hoãn Phong, Thiên Phong. Hoặc bị nhóm bệnh: Phế Phong, Hàm Phong, tai điếc, mũi nghẹt… đều ấn vào chỗ bị bệnh, chí Tâm tụng Chú 108 biến thì bệnh liền trừ khỏi.

Nếu bị Chướng nặng. Dùng dầu mè, hoặc dùng Ngưu Tô hòa với vỏ hoa chưng sắc. Hoặc dùng Thanh Mộc Hương hòa với dầu mè… chưng sắc xong, làm thành cao.

Mỗi lần dùng Ấn này, ấn chú 7 biến, đem xoa bôi trên thân hoặc nhỏ giọt vào tai, mũi. Hoặc khiến uống vào thì bệnh liền trừ khỏi

Nếu có mọi loại bệnh tật khác, đều dùng Ấn này ấn vào nơi bị bệnh, chí Tâm tụng Chú liền được trừ khỏi

Thần Lực của Chú này, nói chẳng thể hết. Nếu người trì Pháp cúng dường lần lượt xong, làm Ấn này để dính trên trái tim, tụng Chú này thời thương xót tất cả các chúng sanh, ban Cam Lộ cho tất cả Quỷ Thần thì tất cả Quỷ Thần đều rất vui vẻ, chẳng gây bệnh khổ cho tất cả chúng sanh.

11. Đào Sổ Châu Ấn thứ 11:

Tay trái: đem đầu ngón cái vịn đầu ngón Vô Danh làm lỗ hổng, xỏ xâu chuỗi ở trong lỗ hổng ấy, duỗi thẳng ngón giữa, co lóng giữa của ngón trỏ đè lóng trên ở lưng ngón giữa, duỗi thẳng ngón út. Tay phải đem ngón cái, ngón Vô Danh bấm xâu chuỗi,
các ngón còn lại đồng với tay trái (lại không có Chú riêng)

Ấn này thông dụng cho tất cả các Chú. Nếu dùng Ấn này, ngày ngày tụng Chú, niệm Phật, sám hối sẽ được bốn Thiền Định, mau thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác), tùy Nguyện thành biện.

12. Quân Trì Ấn Chú thứ 12:

Hợp hai cổ tay, 4 ngón từ ngón trỏ trở xuống cùng trụ đầu ngón, kèm co 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay, mở phần chính giữa của lòng bàn tay.
Chú là:
“Úm (1) a lê gia (2) bà lộ chỉ đế nhiếp-bạt la gia (3) bồ đề tát đỏa gia (4) ma ha tát đỏa gia (5) ma ha ca lô ni ca gia (6) đá điệt tha (7) thuế đế, bà ly la đà lễ (8) a du chỉ, du chỉ (9) ba bả di (10) sa ha (11)”

*)OṂ ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA
MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
TADYATHĀ: ŚVETE PARI-RADHRI AŚUCĪ ŚUCĪ BHAVA ME_ SVĀHĀ

Nếu ngày ngày chẳng được tắm gội, ngày ngày rửa tay súc miệng… làm Ấn này, tụng Chú lúc trước thì tuy chẳng tắm gội tức sẽ tắm gội, thân rất sạch sẽ, vào trong Đào Tràng, hộ thân, kết Giới, thỉnh Quán Thế Âm, làm Ấn Chú này xong, tụng Chú 21 biến thì tất cả chư Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Bát Nhã Bồ Tát, Kim Cang, chư Thiên… đều rất vui vẻ.

21. Quán Thế Ấm Quyến Sách Ấn thứ 21:

Trước tiên, tay trái co ngón út, ngón vô danh, đem ngón cái đè lên móng ngón làm cái lỗ hổng. Tiếp theo, tay phải đem ngón cái từ bên dưới nhập vào trong lỗ hổng, 4 ngón còn lại nắm quyền, đem đầu ngón cái đè trên móng 4 ngón. Kèm dựng thẳng
ngón trỏ trái, ngón giữa trái

Dùng Đại Chú bên trên cột trói Quỷ, trị bệnh. Nếu khi Bỉ Chỉ (Vīci: loài lừa dối, loài khiến cho lạc lối) ác muốn chẳng cho thi hành thời làm Pháp này liền chặt đứt sự chẳng cho thi hành ấy. Tất cả Quỷ Thần khó hàng phục, dùng Ấn này cột trói. Trị tất
cả bệnh dùng Ấn này ắt có hiệu nghiệm lớn.

Nếu cùng với người khác luận nghị, làm Pháp này liền khiến cho đối phương bị ngắc ngứ, chẳng thể hỏi đáp

Tất cả Pháp cột trói đều dùng Ấn này. Nếu muốn cởi bỏ thời Tâm tác tưởng buông tha, liền được giải thoát

41. Quán Thế Âm Mẫu Ấn thứ 41:

Tay trái: co ngón út, đem ngón cái đè trên móng ngón út làm lỗ hổng. Tay phải đem ngón út từ bên dưới nhập vào lỗ hổng, đem ngón cái đè trên móng ngón út dạng như móc khóa. Để đầu 2 ngón vô danh dính nhau, đều bật 2 ngón giữa ngay lưng móng ngón vô danh, đầu ngón dính nhau. Đem đầu 2 ngón trỏ để cạnh gốc móng vô danh, đầu ngón đừng dính nhau, mở ra khoảng 1 phân (1/3cm), đưa ngón trỏ qua lại

Chú là:
“Na mô a lê gia (1) bà lộ chỉ đế nhiếp-bạt la gia (2) bồ đề tát đỏa gia (3) ma ha tát đỏa gia (4) ma ha ca lô ni ca gia (5) đá điệt tha (6) ca tra, tỳ ca tra (7) cương ca tra (8) ca tra, tỳ ca tra (9) cương ca tra (10) bà ca bà để (11) tỳ xã duệ (12) sa ha (13)”

*)OṂ ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA
MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
TADYATHĀ: KAṬA VIKAṬA KAṂKAṬA_ KAṬA VIKAṬA KAṂKAṬA
BHAGAVATI VIJAYE SVĀHĀ

Ấn với Chú này dùng thông cho tất cả

 

45. Quán Thế Âm Quân Trì Ấn Chú thứ 45:

Kèm 2 bàn chân đứng trên mặt đất. Tay trái nắm quyền hướng cánh tay lên trên, để cổ tay ngay phía trước vai, đừng để chạm vào vai, phần bên trong cổ tay hướng về vai. Tay phải duỗi cánh tay hướng xuống dưới, duỗi hết 5 ngón tay, lui7ng bàn tay
đừng dính vào lá lách

Chú là:
“Na mô a lê gia (1) bà lộ chỉ đế nhiếp-bạt la gia (2) bồ đề tát đỏa gia (3) ma ha tát đỏa gia (4) ma ha ca lô ni ca gia (5) đá điệt tha (6) Úm (7) tỳ lang già nễ (8) sa ha (9)”

*)OṂ ĀRYĀVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA
MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
TADYATHĀ: OṂ_ VILAṄGHIN SVĀHĀ

47. Bát Na Ma Ấn thứ 37 (Padma_ Đường nói là Liên Hoa Ấn)

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa ngón giữa, mở đầu ngón ra khoảng 2 phân (2/3cm) hướng lên trên để trên đảnh đầu, thông với tất cả dụng. Chú vào hạt cải trắng với tro rồi dùng.

48. Bạt Chiết La Mẫu Sắt-Tri Ấn thứ 48 (Vajra-muṣṭi_ Đường nói là Kim Cang Quyền Ấn)

Dựa theo Ương Câu Xá Ấn lúc trước, chỉ sửa 2 ngón trỏ hơi co lại đều để ở lóng trên tại lưng của ngón giữa, đừng dính đầu nhau mà mở ra khoảng 1 phân (1/3cm).
Kèm 2 ngón cái đè cạnh lóng giữa của ngón giữa

49. A Xoa Ma La Ấn cũng gọi là Đá Xa Ba La Mật Đa Ấn thứ 49 (Daśa-mālā_Đường nói là Thập Độ Bỉ Ngạn Ấn, cũng nói là Sổ Châu Ấn)

Dựa theo lúc trước, chỉ sửa 2 ngón út đều co ngay trong lòng bàn tay, cạnh 2 lòng bàn tay dính nhau, đều co đầu 2 ngón cái để cạnh lóng bên dưới của ngón trỏ

Tổng cộng 5 Ấn bên trên, thông dụng Quân Trì Chú lúc trước Pháp Ấn Chú này. Nếu người ngày ngày dùng nước nóng thơm tắm gội, vào nơi Đạo tràng, hộ Thân, kết Giới, mọi loại cúng dường, làm Pháp này thì người này quyết định được Bất Thoái Chuyển.

Chi tiết đầy đủ xin xem: Thập Nhất Diện Quán Thế Âm kèm các Ấn Pháp 

+ Xem: Chánh Tâm Thành ý Trì Chú để có Cảm ứng Linh nghiệm

+ Chú Đại Bi chữa khỏi ung thư và trị quỷ thần (Xem nguồn)

+ Xem Thần Chú Đại Bi - Đức Phật dạy (Clip Chú Đại Bi - Phần tự

+ Xem Giảng phần giới thiệu Chú Đại Bi cực hay của HT Tuyên Hóa - Phần đầu

+ Xem Giảng Chú Đại Bi cực hay của HT Tuyên Hóa

+ Xem: Linh ứng Chú Đại Bi - HT Tuyên Hóa

+ Người khó sanh đẻ - Sanh khó - Khóa sinh - Sinh khó - Sinh đẻ khó

Lại nữa, Diệu Cát Tường! Sau khi Ta diệt độ, trong đời ác năm trược sẽ có những người nữ đang mang thai mà giết hại động vật để lấy ăn thịt, hoặc ăn các loại trứng chim. Bởi chẳng có một chút lòng từ mẫn nên ở đời hiện tại, họ sẽ mắc phải quả báo đoản mạng và quả báo sanh khó. Do bởi sanh khó nên họ có thể bị chết. Hoặc dù có sanh được đứa con này ra đi nữa, nhưng nó là oan gia trái chủ chứ không phải đứa con hiền đức. Nhưng nếu họ có thể phát thệ nguyện rộng lớn và biên chép Kinh này, thì sẽ liền sanh dễ dàng, không có các tai chướng, mẹ con đều an vui. Như muốn con trai hay con gái thì sẽ tùy theo ước nguyện mà được sanh cả.” (Nguồn: Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Thần Chú Bảo Vệ Các Em Bé)

+ Những điều quái dị - Điềm chẳng lành

Tai nạn khởi lên”, khi trong nước gặp những tai nạn như hạn hán, lụt lội, gió bão;như là dịch nạn”, bệnh ôn dịch gây nhiều chết chóc trong dân chúng; “nước khác xâm lấn”, hoặc nạn xâm lấn do nước láng giềng hay một nước khác mang quân tới, “phản nghịch trong nước”, hoặc giả trong nước có phần tử phiến loạn nổi lên chống lại quốc vương;
“Nạn về tinh tú, sao xấu mọc ra”, đây là nói các sao trên trời biến đổi hình dáng một cách khác thường. Có khi người ta thấy vì sao nào đó như bốc hỏa, có vì sao thì nổ tan, có khi sao băng đầy trời, hoặc trường hợp sao chổi tiến sát địa cầu. Những sự biến dạng kỳ quái này thường là nguyên nhân sanh ra các tai nạn như đao binh, hỏa tai, thủy nạn, ôn dịch lưu hành trên trái đất.
“Nhật thực nguyệt thực”, nạn nhật thực và nguyệt thực. Mặt trời hay mặt trăng đương soi sáng rồi bỗng nhiên biến mất, đó là nhật thực và nguyệt thực. Mặt trời vốn nóng, khi nhật thực thì đổi thành mát; ánh trăng thì đương mát đổi thành nóng. Đó chính là những sự tình bất thường.
“Mưa gió trái mùa, đến mùa chẳng mưa”, Chưa cần có mưa thì trời lại đổ mưa, không muốn có gió thì trời lại nổi gió. Khi mưa thì mưa lớn, còn gió thì làm đổ nhà đổ cửa. Gió mưa như vậy là trái mùa, không đúng thời tiết, là một tai nạn. Đến khi cần mưa thì lại xảy ra cảnh hạn hán, lại cũng là một cái nạn.

Trong Kinh văn nói rằng, nếu lãnh đạo quốc gia lễ kính Phật Dược Sư đúng Pháp, có thể hóa giải tai ương hoạn nạn sắp sảy đến. Mời xem chi tiết trong Kinh. (Nguồn: Kinh Dược Sư - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Điều quái dị - các điềm chẳng lành:
Lại nữa, Diệu Cát Tường! Sau khi Ta diệt độ, trong đời ác năm trược sẽ có những Thanh Tín Nam, Thanh Tín Nữ tin theo tà kiến điên đảo, không tin Chánh Pháp trong Kinh điển Đại Thừa. Các chúng sanh như thế, cho dù được sở hữu vô lượng trăm ngàn vàng bạc đi nữa thì vẫn ôm lòng bỏn xẻn. Họ chỉ tham cầu tiền tài danh lợi, không thể bố thí, hoặc tương cứu những ai nghèo khổ túng thiếu. Lại không thể biên chép, thọ trì, và đọc tụng 12 Bộ Kinh. Họ sẽ không bao giờ thoát ra khỏi khổ ách vô thường của đường ác. Những người như vậy, cảnh nhà sa sút: chim đậu ở dưới bếp lò, rắn bò vào phòng, chó thình lình trèo lên nóc nhà, chuột kêu hàng trăm tiếng lạ khác nhau, các loài cầm thú hoang dã tranh nhau vào nhà, hoặc hàng trăm loại yêu tinh quỷ quái xuất hiện nơi cư trú. Bởi thấy những điều quái dị như thế nên trong lòng sanh phiền não. Do phiền não tích tập nên họ bị đoản mạng. Nhưng nếu họ có thể biên chép, thọ trì, lưu thông, và đọc tụng Kinh này thì sẽ liền có thể tồi phá các điều quái dị như thế và sẽ được trường thọ. (Nguồn: Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Thần Chú Bảo Vệ Các Em Bé)

+ Cõi Niết Bàn:  Cõi thứ năm, tức cõi Niết Bàn, là cõi của trạng thái cao nhất của con người đối với Thượng Đế bên trong chúng ta, trạng thái này được các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng gọi là Atma, tức Chân Ngã (the Self). Đó là cõi của sự sống thuần khiết (pure existence), của các quyền năng thiêng liêng dưới biểu lộ (manifestation) đầy đủ nhất của chúng trong vũ trụ ngũ phân của chúng ta – những gì ở bên kia, tức cõi thứ sáu và thứ bảy được ẩn giấu trong ánh sáng không thể tưởng tượng được của Thượng Đế. (MTNX, 184)

+ Atmic plane là trú sở (home) của Atma con người.  (KCVTT,  236)  

I- KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN THEO MINH TRIẾT MỚI
+ Không gian:
Minh Triết Cổ dạy rằng “Không gian là một thực thể." Chiêm tinh học nội môn liên quan đến đời sống của thực thể này và đến những mãnh lực và những năng lượng, những xung động và nhịp điệu, những chu kỳ và thời gian và mùa tiết Chiêm tinh học bàn đến.” (CTHNM, 14)

+ Không gian (Space):
- Không gian chính là Thái Uyên (The Deep). (Thư của Ch.S. 379).
- Không gian và vật chất (substance) là các thuật ngữ đồng nghĩa; vật chất là tập hợp các sự sống nguyên tử, nhờ đó mà mọi hình hài được kiến tạo. (CVĐĐ, 105)
- Chân Sư thoát khỏi các giới hạn của thời gian, mặc dù không thoát được các giới hạn của không gian, bởi vì không gian là một Thực Thể vĩnh hằng (eternal Entity) (CVĐĐ, 437)
- Đối với Thái Dương Thượng Đế, không gian, theo sát nghĩa, là dạng thức (form) mà trong đó, các hoạt động hữu thức và mục tiêu của Ngài được hoàn thành – vòng giới hạn Thái Dương. Một cách tương tự, không gian mà trong đó một Hành Tinh Thượng Đế thực thi các kế hoạch của Ngài chẳng khác gì so với không gian thái dương khi tâm thức của Ngài đủ mở rộng để sử dụng. (LVLCK, 281)
+ Thời gian (time):
- Thời gian chính là trình tự các biến thái (modifications) (hay hoạt động – activities, ASCLH, 17) của thể trí, thời gian cũng kết liễu nhường chỗ cho Hiện tại Vĩnh cửu. (ASCLH, 428)
- Thời gian là chuỗi của các sự việc xảy ra (sequence of events) và của các trạng thái ý thức theo sự ghi nhận của bộ óc xác thân. Nơi nào không có bộ óc của thể xác thì những gì mà nhân loại hiểu theo ý nghĩa thời gian (by time) không còn nữa (non–existent). Việc gỡ bỏ các ngăn trở (barriers) của hình hài, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác sẽ đưa đến nhận thức ngày càng tăng về Hiện Tại Vĩnh Cửu (Eternal Now). (CTNM, 403–404)
- Trên cõi trí, không có thời gian. (LVHLT, 480)
- “Thời gian” chỉ là một ảo tưởng phát sinh do sự nối tiếp của các trạng thái tâm thức khi chúng ta trải qua kỳ gian Vĩnh Hằng, nơi nào không có tâm thức để cho ảo tưởng có thể phát sinh thì nơi đó sẽ không có thời gian, thời gian “yên nghỉ”. (GLBN I, 110)
- Thời gian và Nghiệp quả là 2 từ đồng nghĩa (Chân Sư DK)

II- KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN THEO PHẬT HỌC
+ Phật dậy Hư Không/ Không Gian Là Đồng Và Thế Giới Là Dị
A Nan! Bản thể của hiện tượng vốn chung cùng, do nhơn duyên mà biến hiện. Trong thể tánh không đồng không dị, phân giải sinh ra thành dị. Khác với các dị hóa hợp lại thành đồng. Tánh đồng dị đã phát minh, hai lực hấp dẫn và đề kháng cũng tự thành năng lực. Giữa sự nhiễu loạn mâu thuẫn bên trong của vật lý tâm lý và tánh hư không; những tánh chất năng động hợp thành thế giới, tánh thể bất động là hư không. Hư không là đồng, thế giới là dị. Đồng dị hay không đồng dị, tất cả đều gọi là pháp hữu vi.

+ Định nghĩa Hư Không - Không Gian (Nguồn: Định nghĩa Hư Không)
- Hư Không tức Không gian:
Khái niệm quan trọng trong đạo Phật. Hư không được hiểu là » không gian « Có 2 thứ không gian:

1. Không gian do sắc thể quy định mà thành và
2. Không gian vô cùng tận - Hư Không.
* Khái niệm đầu thuộc sắc thể (Ngũ uẩn), khái niệm sau là một trong 6 yếu tố (Giới), không có tự tính nhưng lại là cơ sở của mọi sắc thể và của Tứ đại chủng là đất, nước, gió, lửa. Hư không (khái niệm thứ hai) là tính Không, rời mọi sắc thể, thường còn và không thể mô tả nghĩ bàn;
- Hư Không - Khoảng không bao la, gồm có 5 nghĩa: Trùm khắp, thường hằng, không bị ngăn ngại, không phân biệt, dung nạp hết thảy muôn vật. Hoặc:
- Theo Tông kính lục quyển 6, thì Hư không có 10 nghĩa: Không chướng ngại, cùng khắp, bình đẳng, rộng lớn, vô tướng, thanh tịnh, bất động, hữu không, không không, vô đắc;
+ Trong Không gian/ Hư không: Vì trong không gian vô cùng vô tận có chứa đầy đủ 7 đại nên từ đó con người, sinh vật và vạn pháp mới được cấu tạo, hình thành một cách mầu nhiệm. ... Tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau vì thế trong hư không có đầy đủ các đại mà chúng không tương tàn, tương diệt vì các đại cùng chung một thể tánh. Đó là chơn không (bất biến).
+ Trong không gian vũ trụ này thì chỗ nào cũng có 7 Đạiđịa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại (nhận thức trực giác) và thức đại (nhận thức tư duy, phân biệt). Các Đại ở Thái Cực/ Nhất Nguyên/ Như Lai Tạng thì Tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau, vì thế tuy trong hư không có đầy đủ các đại mà chúng không tương tàn, tương diệt vì các đại cùng chung một thể tánh. Đó là chơn không (bất biến). Khi biến hiện (Lưỡng Nghi/ Âm Dương) thì thành vạn vật. (Nguồn: Chương thứ bảy - Phật dậy về Các Đại và Tứ Đại Tương Tác)

+ Ý nghĩa không gian và Thời gian theo Phật giáo có thể chia làm hai mặt:
- Không gian: Nếu đứng về phương diện không gian thì đạo Phật chủ trương rằng vạn pháp là do nhân duyên hòa hợp mà thành.
- Thời gian: Còn đứng về phương diện thời gian thì vạn pháp là do nhân và quả mà thành tựu.(Nguồn: Mục Lại rơi vào thuyết nhân duyên đối đãi ....)

+ Thời gian Tiểu Kiếp - Trung Kiếp - Đại Kiếp:... Đức Phật bảo A Nan: Nếu có thể xa lìa các duyên hòa hợp và không hòa hợp, thì diệt trừ được các nhân sinh tử, đó chính là tánh giác ngộ tròn đầy không sinh không diệt, chính là chân tâm bản giác thanh tịnh thường trú.
HT Tuyên Hóa giảng:
Văn trên đã nói về y báo và chánh báo. “Y báo” là núi sông, đất bằng, nhà cửa, lầu các, phòng xá. “Chính báo” là thân người.
Y báo thì phải chịu trải qua các tiến trình thành, trụ, họai, không. Chánh báo thì phải trải qua các tiến trình sinh, lão, bệnh, tử.
Thế nào là thành, trụ, họai, không?
Trong thế giới nầy, một lần tăng một lần giảm được gọi là một kiếp.[72] Khi mạng sống của con người đạt đến đỉnh cao nhất là 84.000 năm, cứ 100 năm, chiều cao của con người sẽ giảm trung bình mỗi năm 1 inch, và mạng sống của con người giảm mỗi năm trung bình 1 tuổi, tiếp tục giảm như thế cho đến khi mạng sống con người chỉ còn 10 tuổi; rồi tiếp tục tăng lại cho đến khi 84.000 tuổi, đó được gọi là một kiếp. Một ngàn kiếp là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp. Bốn trung kiếp là một đại kiếp. Giai đoạn hình thành thế giới mất 20 tiểu kiếp. Giai đoạn trụ kéo dài 20 tiểu kiếp. Giai đoạn hoại 20 tiểu kiếp. Giai đoạn không 20 tiểu kiếp. Đó có nghĩa là tiến trình thành, trụ, họai, không. Hai mươi tiểu kiếp thành là 1 trung kiếp.
Hai mươi tiểu kiếp trụ là 1 trung kiếp. Hai mươi tiểu kiếp hoại là 1 trung kiếp. Hai mươi tiểu kiếp không là 1 trung kiếp. Thế là tất cả hai mươi tiểu kiếp của các tiến trình thành, trụ, họai, không tạo thành 4 trung kiếp. Gom lại 4 trung kiếp là 1 đại kiếp.
Đối với chánh báo thì trải qua các tiến trình sinh, lão, bệnh, tử. Con người cần 20 năm để sinh ra lớn lên, 20 năm để học tập trưởng thành, 20 năm bệnh và già yếu, 20 sau cùng họ tiến dần đến cái chết.... (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1)

+ Thời gian một kiếp - Tiểu - Trung - Đại Kiếp: Trích ngài A Nan tán thán Đức Phật trong Kinh, sau đoạn giảng về Thức đại. HT Tuyên Hóa giảng Kinh:
Trừ vọng tưởng điên đảo của con từ ức kiếp.
Chẳng trải qua nhiều a-tăng-kỳ kiếp mà được pháp thân.
Giảng:
"Trừ– làm tiêu tan vọng tưởng điên đảo của con từ ức kiếp." Một kiếp139.600 năm,[125] một ngàn kiếp là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp. Bốn trung kiếp là một đại kiếp. Ức kiếp ở đây biểu tượng cho con số không thể tính đếm được về thời gian. Từ vô thủy đến nay, vọng tưởng điên đảo đã tiêu tan sạch, từ ngày nay hoặc ngày mai sẽ không còn sinh khởi nữa. Nó sinh khởi cách đây từ vô lượng vô lượng kiếp, tích lũy dần dần từng chút. Đó là những tập khí. Tập khí là bản chất của vọng tưởng điên đảo. Tập khí làm cho vọng tưởng điên đảo sinh khởi. 'Điên đảo' có nghĩa là xem cái thật thành cái giả và nhận cái giả làm cái thật. Họ nhận cái đen làm trắng. Quý vị nói với họ cái ấy trắng thì họ bảo là đen.
Họ làm mọi chuyện đảo ngược. Người ta nghĩ một đường, thì kẻ điên đảo nghĩ một đường khác. Họ luôn luôn muốn có một cách khác người. 
Khiến cho con "Chẳng trải qua nhiều a-tăng-kỳ kiếp mà được pháp thân."
'A-tăng-kỳ[126]' là tiếng Sanskrit có nghĩa là 'vô số lượng.' Phải cần đến ba đại a-tăng-kỳ kiếp mới thành tựu Phật quả. Từ sơ phát tâm đến hàng Sơ địa Bồ-tát phải cần một a-tăng-kỳ kiếp. Từ Sơ địa Bồ-tát đến Thập địa Bồ-tát phải trải qua một a-tăng-kỳ kiếp nữa. Từ Bát địa Bồ-tát đến quả vị Diệu giác, thành tựu quả vị Phật phải cần một a-tăng-kỳ kiếp nữa là ba. Thời gian ba kiếp dài vô số lượng nầy là bao nhiêu? Thật là con số lớn lao vô cùng.
A-nan nghe được pháp môn vi diệu mà Đức Phật vừa khai thị, đã khiến cho A-nan được khai ngộ. Do A-nan đã khai ngộ, nên không cần phải trải qua một thời gian dài ba đại a-tăng-kỳ kiếp như vậy mới thấy được Pháp thân.
Nhưng 'thấy được' pháp thân ở đây không phải chứng ngộ. Đó chỉ là nhận ra được đạo lý về pháp thân. A-nan còn phải tu hành nhiều hơn nữa mới thực sự gọi là chứng được pháp thân. A-nan phải tinh tấn trong công phu nhiều hơn nữa. A-nan đã biết rằng mình không cần phải trải qua một thời gian dài ba đại a-tăng-kỳ kiếp trước khi tu tập thành Phật. A-nan biết rằng chân tâm thường trú thanh tịnh sáng suốt. A-nan biết rằng chính mình và mọi sắc tướng đều là chân tâm sáng suốt nhiệm mầu của Như Lai tạng. Do A-nan đã nhận ra như vậy, ngài biết rằng mình sẽ nhanh chóng thành tựu Phật quả. (
Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Thể - Dụng - Tánh Của Nước và Dòng Nước:

Trích Kinh Phật Dậy. ... A-nan, tánh của dòng nước (Sóng lớp lớp chồng lên nhau theo chật tự) như vậy chẳng do hư không sinh ra, chẳng phải do nước mà có, cũng chẳng phải tánh nước, cũng chẳng lìa hư không và nước.
- Nếu lìa hư không và nước thì hư không vốn chẳng có trong và ngoài; ngoài nước ra vốn chẳng có dòng nước.
Giảng:
Nếu lìa hư không và nước – ông muốn nói rằng dòng chảy ấy tách rời hẳn hư không và nước mà có. Nhưng hư không vốn chẳng có trong và ngoài; ngoài nước ra vốn chẳng có dòng nước. Tách rời khỏi nước thì chẳng có dòng chảy nào cả. Nên nói lìa khỏi nước mà có dòng chảy là không đúng. Ông sẽ cho rằng chẳng lìa (khỏi nước mà có dòng chảy), điều ấy cũng sai luôn. Phân tích rốt ráo, A-nan, ông nói như thế nào về việc nầy? Đó chẳng phải là cái gì hiện hữu do nước hoặc hư không. Cội nguồn của nóNhư Lai tàng diệu chân như tánh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Xin mời quí vị đọc bài tổng hợp chuyên đề với thuật ngữ Thể dụng vi diệu: Mời xem tại đây

+ Căn chủng thứ tư: Dân tộc thuộc căn chủng thứ tư được tìm thấy trên hành tinh chúng ta là người Trung Quốc, người Nhật, nhiều chủng tộc Mông Cổ khác nhau ở Trung Á (và họ ít nhiều bị pha trộn lẫn nhau với giống dân Caucase) cùng với các nhóm lai giống được tìm thấy trong nhiều đảo ở các biển phía Nam trong các đại dương và các bán cầu, cũng như hậu duệ của các chủng tộc mà cách đây hàng triệu năm đã làm cho lục địa Nam Mỹ nổi danh vì nền văn minh của nó. (GDTKNM, 119)

+ Căn chủng hiện nay của chúng ta (căn chủng 5) đã xuất hiện được khoảng một triệu năm (1.000.000) (GLBN 2, 376)

+ Chi chủng thứ tư - Phụ chủng thứ sáu: Các đại họa (catalysms) có bản chất toàn cầu sẽ xảy đến trong vòng 1.000 năm tới. Các lục địa sẽ bị rung chuyển (shaken); đất đai sẽ bị nâng lên và chìm xuống, tột đỉnh trong thảm họa vật chất sâu xa sẽ diễn ra trên thế giới vào lúc kết thúc chi chủng thứ tư (fourth branch race) của phụ chủng 6 (sixth subrace). Việc này sẽ mở đầu trong căn chủng non trẻ thứ sáu. (LVLCK, 467)

+ Các đại họa (catalysms) có bản chất toàn cầu sẽ xảy đến trong vòng 1.000 năm tới. Các lục địa sẽ bị rung chuyển (shaken); đất đai sẽ bị nâng lên và chìm xuống, tột đỉnh trong thảm họa vật chất sâu xa sẽ diễn ra trên thế giới vào lúc kết thúc chi chủng thứ tư (fourth branch race) của phụ chủng 6 (sixth subrace). Việc này sẽ mở đầu trong căn chủng non trẻ thứ sáu. (LVLCK, 467)

+ Tháng sinh cho biết ngày cơ hội. Cánh cửa rộng mở. Tháng đặc biệt mà một Linh hồn đi vào luân hồi được biểu thị cho linh hồn đó tháng mà linh hồn đã thoát ra vòng luân hồi trong một chu kỳ sống trước đây. Thí dụ, nếu linh hồn đã qua đời trong tháng được chi phối bởi cung Leo, nó sẽ tái sinh trong cùng cung đó, tiếp tục lại sợi dây kinh nghiệm mà nó để lại, và bắt đầu với cùng một loại năng lượng và với sự trang bị đặc biệt, mà cùng với những thứ đó linh hồn đã ra khỏi kiếp sống trần gian, cộng với sự thành tựu về tư tưởng và thái độ bàng quan hữu thức. Tính chất của năng lượng và bản chất của các mãnh lực cần được vận dụng trong kiếp sống được chỉ ra cho linh hồn theo cách này.(Xem Chiêm TH nội môn 7).

+ Xem thêm: Chết và Tái sinh (Nói về việc Tu thập thiện nghiệp với nhân quả của việc chết và tái sanh. Việc tái sanh phụ thuộc rất lớn vào Nghiệp chướng và Tâm thức con người tại thời điểm lúc chết rất quan trọng)

+ Hương đốt - Các loại Hương thơm - Hương quí đốt chúng dường

... Này Tôn giả A-nan! Nếu mà các vị hoàng hậu hoàng phi, công chúa thái tử, vương tử đại thần, phụ tá cùng với thể nữ trong cung, các quan và dân, mắc bệnh chịu khổ, và ách nạn gì, cũng nên dựng cây phướn thần năm sắc, thắp đèn tiếp sáng, phóng sanh các loài, rải các thứ hoa, đốt các hương quý, bệnh thời khỏi hết, tai nạn giải thoát. Bấy giờ Tôn giả A-nan hỏi ngài Cứu Thoát: Bạch thiện nam tử! Tại làm sao mà mạng người đã hết, có thể tăng thêm? Ngài Cứu Thoát nói: Bạch Đại đức! Ngài há chẳng nghe Như Lai nói có chín thứ chết uổng (hoạnh tử) ư? Bởi vậy khuyên làm phướn đèn nối mạng, tu mọi phước đức. Vì tu phước đức không bị ách nạn tới lúc mạng chung.
“Các Quán đảnh vương hàng Sát-đế-lị, sống lâu mạnh khỏe, vô bệnh tự tại, lợi ích đều tăng”, các ách nạn đều qua khỏi, các ông hoàng sát-đế-lị, được tấn phong quán đảnh, ai nấy đều sống lâu, khang kiện, được tự tại vì vô bệnh, lợi ích đều tăng.
“Này Tôn giả A-nan! Nếu mà các vị hoàng hậu hoàng phi, công chúa thái tử, vương tử đại thần, phụ tá cùng với thể nữ trong cung, các quan và dân, mắc bệnh chịu khổ, và ách nạn gì, cũng nên dựng cây phướn thần năm sắc, thắp đèn tiếp sáng, phóng sanh các loài”, Này ông A-nan! Nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, trừ quân - tức là thái tử, người kế vị ngôi báu - các vương tử, các vị đại thần hoặc quan phụ tá, các thể nữ trong cung, hết thảy các quan cho đến thứ dân, vì bệnh hoạn mà đau khổ, hoặc giả vì các ách nạn khác, thời cũng phải dựng phướn thần năm sắc, đốt bốn mươi chín ngọn đèn, tiếp sáng luôn luôn không để đèn tắt, bày trước bảy pho tượng đức Dược Sư, rồi phải phóng sanh các loại, những chúng sanh sắp sửa phải chết.
Rải các thứ hoa, đốt các hương quý, bệnh thời khỏi hết, tai nạn giải thoát”, rải các loại hoa để cúng dường đức Dược Sư, đốt các loại hương quý như trầm thủy hương, trầm hương, đàn hương, chiên đàn hương loại nhãn “ngưu đầu” v.v.. Được vậy, mọi thứ bệnh đều hết, các thứ tai nạn đều được giải trừ.
“Bấy giờ Tôn giả A-nan hỏi ngài Cứu Thoát:”. Ngài đại diện các chúng sanh mà hỏi thật kỹ càng: “Bạch thiện nam tử! Tại làm sao mà mạng người đã hết, có thể tăng thêm?” Bạch Thiện nam tử! Cớ làm sao người ta đã tới lúc tận mạng, mà đời sống còn được kéo dài thêm, sức khỏe còn được tốt thêm, lợi ích được cả hai đàng như vậy? Đó là điều khó hiểu.
“Ngài Cứu Thoát nói: Bạch đại đức! Ngài há chẳng nghe Như Lai nói có chín thứ chết uổng ư? Bồ-tát Cứu Thoát đáp lại như sau: Này Đại đức! Chẳng lẽ Tôn giả chưa được nghe đức Như Lai nói về chín loại chết uổng (hoạnh tử) do các tai vạ bất ngờ xảy đến hay sao? “Bởi vậy khuyên làm phướn đèn nối mạng, tu mọi phước đức. Vì tu phước đức không bị ách nạn tới lúc mạng chung”, bởi các lẽ ấy, kinh Phật mới khuyên các chúng sanh phải sắm phướn và đèn, tu mọi phước đức. Bởi sắm sửa các thứ cúng dường và làm những việc phước đức nên cuộc đời của họ chẳng gặp khổ nạn, không bị các cảnh chết uổng vì tai bay vạ gió. (Nguồn: Kinh Dược Sư - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Mưa Thuận Gió Hòa - Mưa gió đúng thời

....“Thời thiện căn ấy và sức bổn nguyện đức Như Lai kia”, do căn lành cúng dường đức Dược Sư và cũng do sức đại nguyện của Ngài; “khiến cho cả nước, liền được an ổn, mưa gió đúng thời”, mà trong nước được bình an vô sự, mưa thuận gió hòa, như chúng ta thường nghe những câu: “cứ năm ngày thì gió, mười ngày thì mưa, gió không làm cây rên xiết, mưa không làm đất lở”. Lại có câu:
Thiên nhai tiểu vũ nhuận như tô
Thảo sắc dao khán cận khước vô
Tối thị nhất niên xuân hảo xứ
Tuyệt thăng yên liễu mãn hoàng đô[1]
Tạm dịch:
Lất phất mưa rơi ướt tựa dầu
Xa trông lầm tưởng cỏ xanh mầu
Bốn mùa chỉ độc xuân là quý
Tơ liễu khói giăng khắp đế đô
Mưa nhỏ tưới xuống, trông giống như phủ lên mặt đất một lớp mỡ. Đó là loại mưa làm đất cát phì nhiêu, làm cho cỏ cây tươi tốt, chớ không phải như những trận mưa trút nước khiến cho cả khối đất bị vỡ nát cuốn trôi. Còn gió thì hiền hòa, chẳng phải là những cơn bão lốc làm đổ nhà cửa, đổ cây cối. Gió mưa thuận hòa thì “cốc giá thành thục”, lúa cấy thì được mùa; “hết thảy hữu tình, vô bệnh mừng vui”, như vậy thì hết thảy các loại hữu tình, con người cũng như mọi chúng sanh đều không bị bệnh tật, sống trong cảnh an vui; trong nước không thấy các cảnh giết người, cướp của, đốt nhà, hay những hành vi bạo lực. Nay thì ngày ngày xảy ra những việc ấy, rất là đáng ngại, cũng bởi vì chúng ta bất hạnh sanh vào thời nhiễu loạn như vậy. (Nguồn: Kinh Dược Sư - HT Tuyên Hóa giảng)

c) Pháp thí (dharmadana) : một số kinh sách xếp Pháp thí vào hàng thứ hai trước khi nói đến Vô úy thí, nhưng cũng có kinh sách xếp vào hàng thứ ba hay thứ nhất vì tính cách đặc biệt của thể dạng Bố thí này. Pháp thí có nghĩa là hiến dâng và truyền lại cho kẻ khác Đạo Pháp, tức những lời giáo huấn của Đức Phật. Ta thường hiểu chỉ có Tăng đoàn mới đủ tư cách hiến dâng Đạo Pháp, nhưng thật ra bất cứ ai cũng có thể hiến dâng Đạo Pháp, tùy theo khả năng tu tập và hiểu biết của mình. Có thể ta không biết nhiều về Đạo Pháp nhưng ta vẫn có thể tụng một bài kinh cho người khác nghe, nghe kinh cũng có thể làm tan biến một phần nào sự sợ hãi, lời tụng chân thành của ta cũng có thể làm cho người nghe đến gần với Đạo Pháp hơn.
Trong hành vi Pháp thí, ta cũng nên cẩn thận. Tại sao phải cẩn thận ? Vì Pháp thí rất tế nhị, tùy vào trình độ của ta và của người nhậnnhất là người nhận có sẳn sàng hay không, mức độ vô minh và cái ngã của họ đang tác hại họ như thế nào ? Lời Pháp ta cầu mong hiến dâng cho họ có phù hợp với hoàn cảnh tâm thức của họ hay không ? Pháp thí phải cẩn thận là như vậy. Ngoài ra, Pháp thí còn cần đến sự chân thật và can đảm nữa, chính kinh nghiệm về những gì mà Đạo Pháp đã đem đến cho ta sẽ giúp ta can đảm để Pháp thí. Một vài người cư sĩ hay tỳ kheo dùng tài hùng biện, hoặc lối kể chuyện khôi hài và hấp dẫn để mê hoặc người nghe, lấy Đạo Pháp làm bùa án ngữ mọi sự suy luận, những hành vi như thế không phải là Pháp thí. Pháp thí cũng không phải là thủ đoạn áp đặt một đức tin, dù là đức tin nơi Phật, nhưng đúng hơn là cách giúp kẻ khác suy luận, phán đoán để họ tự tìm lấy một con đường cho họ.
Còn một khía cạnh nữa mà kinh sách ít nói đến và ít nhấn mạnh là tính cách tích cực và tầm quan trọng của việc quảng bá Đạo Pháp trong khi Đức Phật còn tại thế và cả trong những thế kỷ tiếp theo sau đó. Trong giai đoạn tiên khởi này, việc phố biến Đạo Pháp nhất thiết nhờ vào cách truyền khẩu. Người này kể lại cho người kia những lời Phật dạy, cha kể lại cho con, vợ kể lại cho chồng, thầy kể lại cho trò, Tăng đoàn tu tập với nhau, giải thích cho nhau. Ngày nay, việc học thuộc lòng kinh điển vẫn còn lưu truyền trong các tu viện của Phật giáo Tây tạng. Học thuộc và tìm hiểu những lời giảng huấn của Phật, kèm thêm những kinh nghiệm đạt được do sự tu tập của mỗi người để giảng cho nhau và chỉ cho nhau, gọi là Pháp thí. Chính nhờ Pháp thí mà Đạo Pháp đã vượt qua nhiều trăm năm không cần đến chữ viết trong giai đoạn đầu, và cũng nhờ đó đã lưu truyền cho đến ngày nay một cách vô cùng phong phú. Với những kỷ thuật hiện đại với băng dĩa và mọi phương tiện truyền thông để phổ biến, ta không có quyền làm cho Đạo Pháp nghèo nàn và mai một. Đối với chúng ta hôm nay, học hỏi Đạo Pháp để truyền lại cho nhau thật là cần thiết. Ý thức được như thế ta sẽ thán phục hơn những thế hệ Phật tử của hơn hai ngàn năm trước : có mấy người trong số họ được đi học, nhưng chỉ nhờ thành tâm, cố gắng và lòng mộ đạo của họ mà hôm nay đây, tất cả chúng ta được may mắn thừa hưởng một nền Đạo Pháp thật tuyệt vời.
Pháp thí còn có nghĩa là nên nói những gì ta học hỏi được và hiểu được một cách chân thật, nêu lên những kinh nghiệm của ta về những điều học hỏi ấy một cách kín đáo và khiêm tốn, đồng thời ta cũng sẳn sàng thú nhận những gì không biết hoặc không hiểu, tránh tất cả những thí dụ vướng mắc trong dị đoan và mê tín, nhất là luôn luôn phải dựa vào chánh Pháp và không đi ra ngoài chánh Pháp. (Nguồn: Bố thí lục ba la mật)

b) Vô úy thí (abhayadana) : tức là che chở và bảo vệ trực tiếp hay gián tiếp mọi sinh linh yếu đuối, khờ khạo, ngây ngô, không phương tiện tự vệ trước bạo lực, lo buồn, sợ hãi và chết chóc. Tùy theo khả năng của mỗi người, vô úy thí cũng có nghĩa giản dị là dẫn đường cho những kẻ lạc lối, ủy lạo và an ủi những kẻ lỡ vận, chia xẻ những xót xa của những người đang đau khổ. Khi thấy một người rơi vào hoàn cảnh khổ đau cùng cực, ta hy sinh tất cả để chăm sóc cho họ. Khi thấy sinh vật bị chở đến lò sát sinh, tuy không thể giải thoát cho chúng, nhưng ta vẫn có thể đọc nhẫm một câu kinh để xót thương và hồi hướng cho những sinh vật ấy, đồng thời cầu xin cho người đồ tể gây ra đau đớn một cách thản nhiên và vô tình, sớm ý thức được sự hung bạo của họ, dù hành vi giết hại chỉ là sự bắt buộc vì kế sinh nhai. Nhưng những đau đớn trực tiếp do bàn tay của họ gây ra sẽ đem đến những hậu quả trực tiếp cho họ, những hậu quả ấy có thể xảy ra rất sớm hay trong lâu dài, nhưng không sao tránh khỏi được. Thả một con chim đang bị nhốt trong lồng, một con cá trong chậu cũng gọi là vô úy thí, đó là cách che chở sinh vật trước sợ hãi và khổ đau. Một thí dụ thực tiển, khi có một con kiến rơi vào ly nước ta đang uống, ta không tức giận và thốt lên một lời thô tục, nhưng ta nên lấy một cây tăm để vớt nó ra. Dù nó không biết kêu la, nhưng ta vẫn nghe thấy tiếng cầu cứu của nó, tiếng cầu cứu ấy vang lên từ trong tận cùng của tim ta. Phật dạy rằng một việc lành dù nhỏ cách mấy cũng nên làm, một việc ác dù nhỏ cách mấy cũng không làm.
Vô úy thí cũng giản dị có nghĩa là giúp kẻ khác đừng lo sợ, chẳng hạn giúp họ tránh khỏi mê tín, dị đoan, bói toán... Những thứ ấy bề ngoải có vẻ tạo ra sự an tâm và tin tưởng, nhưng thật ra là cội nguồn của mọi thứ lo âu và sợ hãi. Vậy, chính ta phải can đảm và giúp cho kẻ khác can đảm. Hãy nhìn bàn tay của Phật đẩy ra phía trước để nhắc nhở ta hãy bảo vệ lấy ta và mọi sinh linh trước sợ hãi và lo âu. (Nguồn: Bố thí lục ba la mật)

+ Kinh Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm:
Trích kinh văn - PS Tịnh Không giảng giải: ... Nhược chư Thanh Văn tu tập chánh hạnh, dục đắc thanh tịnh tâm giả.
(Nếu các Thanh Văn tu tập chánh hạnh, muốn đạt được tâm thanh tịnh)
Trước hết, Ngài nêu lên đề mục giảng dạy. Chữ “chư Thanh Văn" chỉ các vị học pháp Tiểu Thừa; từ Sơ Quả cho đến Tứ Quả hoàn toàn bao gồm trong loại này.
Tu tập chánh hạnh”: Chúng ta biết Chánh Hạnh của người tu Tiểu Thừa là Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm, trung tâmBát Chánh Đạo. Thật ra, Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo không phải chỉ dành riêng cho người học Tiểu Thừa, người học Đại Thừa cũng chẳng thể thoát ra ngoài được. Chúng ta thấy trong trước tác của Thiên Thai đại sư, Tứ Niệm Xứ được phân thành bốn giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên để giảng. Tứ Niệm Xứ của Tạng Giáo đương nhiên là Tiểu Thừa; Thông Giáo, Biệt Giáo, Viên Giáo thuộc về Đại Thừa. Tiểu Thừa có Tứ Niệm Xứ; Đại Thừa cũng có Tứ Niệm Xứ. Tiểu Thừa có Bát Chánh Đạo, Đại Thừa có lúc nào không có Bát Chánh Đạo? Do đó biết là Ba Mươi Bảy Đạo Phẩm chung cho hết thảy Phật pháp, chẳng riêng gì Đại Tiểu Thừa, Tông Môn, Giáo Hạ, Hiển, Mật thảy đều viên mãn đầy đủ. Nhìn từ góc độ này, lời Phật khai thị vừa sâu vừa rộng, nào phải chỉ hạn cuộc nơi Tiểu Thừa Thanh Văn; chúng ta phải đặc biệt chú ý điều này.
Muốn đạt được tâm thanh tịnh” chính là trọng điểm của toàn bản kinh này, nghĩa là làm thế nào mới hòng đạt được tâm thanh tịnh? Chuyện này rất quan trọng đối với việc tu hành của chúng ta vậy.

Bộ kinh này do đức Phật khi còn tại thế giảng cho những người xuất gia. Người xuất gia ngủ bốn giờ, nhằm lúc trung dạ. Ở Ấn Độ thời gian được chia thành ba thời ban ngày, ba thời ban đêm, một ngày ở Ấn Độ thời cổ là sáu thời. Trung dạ là từ mười giờ đêm đến hai giờ sáng, đó là thời gian để người xuất gia ngủ nghỉ, hai giờ sáng thức dậy tụng khóa sáng, một ngày chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ. Hiện tại, chúng ta nghiệp chướng nặng nề, người Tây Dương đề xướng ngủ tám tiếng. Ngủ hơn tám tiếng là chẳng như pháp! Nếu có thể giảm bớt một, hai tiếng, tôi cho rằng ngủ sáu tiếng là được lắm rồi. Một phần quang âm là một phần thọ mạng đấy nhé! Thế gian thường nói: “Một tấc quang âm, một tấc vàng”. Quang âm trọng yếu như thế đó, cho nên phải gìn giữ quang âm quý báu, nỗ lực tu hành.

 Tổng kết Kinh Thanh tịnh tâm, đức Phật nói 5 thứ chướng ngại:
1) Tham dục chướng ngại sự bố thí, trì giới đại viên mãn của tự tánh. Do có tâm tham dục, nhất định chẳng có tâm bố thí; có ba độc Tham - Sân - Si, tâm địa chẳng thanh tịnh => nói gì đến trì giới nữa đây?
2) Sân Khuể chướng ngại từ bi, nhẫn nhục đại viên mãn nơi tự tánh.
3) Ngủ nghê chướng ngại tinh tấn đại viên mãn nơi tự tánh.
4) Trạo Hối chướng ngại thiền định đại viên mãn của tự tánh.
5) Nghi chướng ngại trí huệ đại viên mãn của tự tánh.
Chúng ta muốn viên mãn sáu Ba La Mật, nhưng nếu chẳng trừ khử năm thứ chướng ngại này sẽ chẳng thể làm được. Bởi thế, Phật dạy: “Phải nên trừ đoạn”. Chúng ta tu hành cũng phải khởi đầu từ chỗ này. Ngoài ra, còn có bảy điều chúng ta phải tu tập.
Những gì là bảy pháp?
1. Trạch pháp giác chi: “Chọn lựa pháp môn tà hay chánh phải đặc biệt chú ý”. Tùy căn cơ mục đích chọn pháp phù hợp.
2. Niệm giác chi: Phải hiểu được điều hòa thân tâm, nên rất cần vị thầy "Biết bệnh - Cho thuốc", chỉ dẫn để thân tâm khỏe mạnh để tiến tu.
3. Tinh tấn giác chi: Tinh thần thuần chẳng tạp niệm. Tấn là tiến chứ không lùi. Nên chuyên tinh thâm sâu để có thành tựu cao siêu.
4. Hỷ giác chi: Tu đúng sẽ đạt được trạng thái khinh an, tự tại, thong dong vì đã xả bỏ mọi phiền lão chấp trước. Trí tuệ tăng trưởng.
5. Khinh an giác chi: Tu đạt thân tâm nhẹ nhàng. Nên nhớ không sanh tâm ngã mạn sẽ mất đi trạng thái khinh an.
6. Định giác chi: Tu thiền đạt định lực, pháp môn giành cho người trí. Muốn thành tựu phải trừ chướng ngại, nghiêm trì giới.
7. Xả giác chi: Xả là buông bỏ, Pháp thế gian phải bỏ đã đành, mà pháp xuất thế gian cũng phải bỏ luôn. Không xả rễ tham ái, chấp trước.
Hãy nên tu tập bảy pháp như thế.

Hiện tiền chứng lấy tự quả, hết bờ mé khổ.
Giảng: “Hiện tiền” là chẳng phải đợi đến đời sau, chứng quả ngay trong đời này, chứng được quả viên mãn. Đây chính là điều chúng tôi thường nói: “Phá một phần vô minh, chứng được một phần Pháp Thân”. “Khổ biên tế” là lục đạo luân hồi. “Tận khổ biên tế” là vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, chẳng còn lưu chuyển sanh tử nữa, siêu thoát tam giới, thành Pháp Thân đại sĩ. (Nguồn
: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Trích Kinh đoạn ... Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: ... Xin đức Thế Tôn mở lòng đại từ, lập những pháp phương tiện chỉ dạy cho những chúng sanh sơ cơ thấy tánh thành Phật, lại vì đời sau những chúng sanh mới bước vào nhà Phật, tìm học mối đạo đặng chánh tri kiến, không bị tà giáo phỉnh hoặc, không dụng công nhiều mà đặng thành đạo quả. Đức Phật nói: Hay lắm! Hay lắm! Nầy Văn Thù Sư Lợi, ông có phương tiện lớn lao, thỉnh hỏi Như Lai chỉ dạy ba căn và con đường tu hành ngay thẳng cho chúng sanh đời sau mới vào cửa đạo, theo lời ông hỏi ta sẽ nói rõ. Trong đại chúng đều lặng yên để nghe Phật nói pháp.
Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Có một pháp Đà la ni tên là Kim Cang tâm hay khiến chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền đặng đạo quả. Này gã trai lành! Thế nào gọi là Kim Cang tâm? Tâm này người người vẫn có không kẻ nào không, nên cái tâm bình đẳng của chúng sanh này tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao?
Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ.
Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.

Phật nói: Người này không bao lâu sẽ được thành Phật; nếu có người trai lành, gái tín muốn cầu Phật đạo, mà không rõ được tâm của mình thì không thể thành Phật. Nếu có người người rõ được tâm, thấy được tánh, y theo Phật dạy tu hành, quyết định thành Phật, còn hơn công đức tụng ba mươi muôn biến kinh Kim Cang cũng không sánh kịp.
Tại sao? Hết thảy các Đức Phật và các pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư Phật đều tự nơi tâm mình phát sinh ra, vô cùng vô tận, không hư không lộn, nên gọi là ngộ Phật tâm. Cho nên Phật cùng chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin, nên có người làm Phật có người làm chúng sanh.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Sao gọi là Kinh Kim Cang?
Đức Thế Tôn nói: Kim Cang là thí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh, trên sáu căn thường hiện ra hào quang sáng suốt, chói lòa trời đất, đầy đủ công đức như số cát sông Hằng, sanh ra tứ quả tứ tướng, thập thánh tam hiền nhẩn đến ba mươi hai tướng của đức Như lai và tám mươi việc tốt. Hết thảy công đức đều từ nơi mình, do tâm địa mà ra chứ không phải tìm nơi ngoài mà được.

Tại sao? Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân. (Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

 320. KHÔNG CÓ NIỆM - Không có dục - Không bỏn xẻn ganh tị ...
- Nếu không có tư thì không có niệm. Nếu không có niệm thì không có dục. Nếu không có dục thì không có yêu và không yêu. Nếu không có yêu và không yêu thì không có bỏn sẻn và ganh tị. Nếu không có bỏn sẻn và ganh tị thì không có dao gậy, đấu tranh, thì nghịch, dua nịnh, dối trá, nói láo, nói hai lưỡi, trong tâm không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện. Như vậy, toàn khối lớn đau khổ này tiêu diệt. (Nguồn: 320 - Trung A Hàm, Kinh Thích Vấn, Phẩm 11, số 134)

+ Nhân nguyên sống trong hận thù: Tật đố và san tham hay Đố kị và ích kỷ là nguồn gốc phát sanh.

1. Sau khi được phép, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn câu hỏi đầu tiên:
- Bạch Thế Tôn, do kiết sử gì, các loài ..., dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù?
 Và Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:
- Do tật đố (Đố kị) và xan tham (Ích kỷ/ Bỏn xẻn/ Keo kiệt của Tâm tham lam).
- Này Thiên chủ, tật đố và xan tham do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét khiến chúng sanh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có mặt thì tật đố, xan tham có mặt; ưa ghét không có mặt thì tật đố, xan tham không có mặt.....
- Này Thiên chủ, ưa ghét do dục làm nhân duyên, do dục làm tập khởi, dục khiến chúng sanh khởi, dục khiến chúng hiện hữu. Dục có mặt thì ưa ghét có mặt; dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt.....
- Này Thiên chủ, dục do tầm/ Suy nghĩ làm nhân duyên, do tầm làm tập khởi; tầm khiến dục sanh khởi, tầm khiến dục hiện hữu. Tầm/ Suy nghĩ có mặt thì dục có mặt; tầm không có mặt thì dục không có mặt. (Khi tâm suy nghĩ về một đối tượng thì tham dục sinh khởi, khi tâm không suy nghĩ gì thì tham dục không sinh khởi)....
- Này Thiên chủ, tầm lấy cái loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tướng hý luận khiến tầm sanh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hý luận có mặt thì tầm có mặt. Do các loại vọng tưởng hý luận không có mặt thì tầm/ Suy nghĩ không có mặt". (Trường Bộ Kinh II, 21.Đế Thích Sở Vấn)

+ Nguyên nhân có sự sống khổ đau:.... Phật nói tất cả khổ là từ mê mà ra. Mê cái gì vậy? Mê mất đi chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Vũ trụ chính là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Chúng ta đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính chúng ta không thể không thấu hiểu. Nhân sanh chính là mình. Đối với chính mình, đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình hoàn toàn vô tri, không biết gì hết, một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy.

Bạn xem những người đi bái lạy thần mình thì rất rõ ràng. Họ đi bái thần hỏi tiền đồ của chính mình, hỏi tương lai của chính mình, đó chẳng phải là đối với chính mình, đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình không hiểu gì hết nên phải đi hỏi người khác? Vậy thần mình có biết được hay không vậy? Không thấy được là biết. Có người nói vị thần này rất linh, tôi cũng gặp được một số đồng tu nói với tôi thần minh ở nơi kia rất hiển linh, họ thường hay đi. Tôi liền hỏi ngược lại họ, giả như một trăm người đi hỏi thần minh này mà một trăm người đều linh thì tôi tin tưởng thần minh này linh. Nhưng nếu nói 100 người đi cầu mà chỉ có một mình bạn linh thì đó là do vận may của bạn đến đúng lúc, không phải do thần minh nhận biết. Một người có đầu óc tỉnh táo sáng suốt một chút thì dễ dàng nhận ra. Bạn đi bái thần, thần bảo hộ bạn phát tài, không sai, hôm nay quả nhiên phát tài, đó là do trong mạng của bạn có, không bái thần thì cũng phát tài, vừa bái thần thì cũng đúng lúc liền cho rằng thần minh linh hiển. Khi những người khác đi cầu khẩn vì sao họ không phát tài được vậy? Chỉ riêng bạn phát tài, thăng quan? Có thể thấy, cái việc này không do thần minh thao túng. Đây là đều vô tri, mê tín, hoàn toàn mê mất đối với mình và hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ nạn. Cho nên phương pháp giáo dục của Phật tập trung vào nhân tố này. Phật đề xướng phá mê khai ngộ, hay nói cách khác, Phật dạy chúng ta nhận thức chính mình chuẩn xác, nhận thức hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, làm một người chân thật giác ngộ mà không mê hoặc, tư tưởng kiến giải, hành vi của chúng ta hoàn toàn phù hợp với chân tướng sự thật. Vậy thì không mê, như vậy mới có thể được lợi lạc, lìa khổ được vui......... Pháp Sư Tịnh Không giảng lý, mời bạn xem thêm

+ Nguyên nhân có sự sống khổ đau:.... Phật nói tất cả khổ là từ mê mà ra. Mê cái gì vậy? Mê mất đi chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Vũ trụ chính là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Chúng ta đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính chúng ta không thể không thấu hiểu. Nhân sanh chính là mình. Đối với chính mình, đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình hoàn toàn vô tri, không biết gì hết, một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy. Bạn xem những người đi bái lạy thần mình thì rất rõ ràng. Họ đi bái thần hỏi tiền đồ của chính mình, hỏi tương lai của chính mình, đó chẳng phải là đối với chính mình, đối với hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình không hiểu gì hết nên phải đi hỏi người khác? Vậy thần mình có biết được hay không vậy? Không thấy được là biết. Có người nói vị thần này rất linh, tôi cũng gặp được một số đồng tu nói với tôi thần minh ở nơi kia rất hiển linh, họ thường hay đi. Tôi liền hỏi ngược lại họ, giả như một trăm người đi hỏi thần minh này mà một trăm người đều linh thì tôi tin tưởng thần minh này linh. Nhưng nếu nói 100 người đi cầu mà chỉ có một mình bạn linh thì đó là do vận may của bạn đến đúng lúc, không phải do thần minh nhận biết. Một người có đầu óc tỉnh táo sáng suốt một chút thì dễ dàng nhận ra. Bạn đi bái thần, thần bảo hộ bạn phát tài, không sai, hôm nay quả nhiên phát tài, đó là do trong mạng của bạn có, không bái thần thì cũng phát tài, vừa bái thần thì cũng đúng lúc liền cho rằng thần minh linh hiển. Khi những người khác đi cầu khẩn vì sao họ không phát tài được vậy? Chỉ riêng bạn phát tài, thăng quan? Có thể thấy, cái việc này không do thần minh thao túng. Đây là đều vô tri, mê tín, hoàn toàn mê mất đối với mình và hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình. Đây là nguồn gốc của tất cả khổ nạn. Cho nên phương pháp giáo dục của Phật tập trung vào nhân tố này. Phật đề xướng phá mê khai ngộ, hay nói cách khác, Phật dạy chúng ta nhận thức chính mình chuẩn xác, nhận thức hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, làm một người chân thật giác ngộ mà không mê hoặc, tư tưởng kiến giải, hành vi của chúng ta hoàn toàn phù hợp với chân tướng sự thật. Vậy thì không mê, như vậy mới có thể được lợi lạc, lìa khổ được vui......... Pháp Sư Tịnh Không giảng lý, mời bạn xem thêm

+ Bản chất đau khổ: “ Nên nhớ rằng, bất cứ nỗ lực nào cũng tạo ra kháng lực, và kháng lực trong thể xác của con người biểu lộ dưới hình thức đau đớn. Một phần lớn các đau khổ và phiền não xảy ra do bởi con người phản kháng lại Định Luật Nghiệp Quả và phẫn uất với các hoàn cảnh bắt buộc mà luật đó áp đặt lên họ, Vun trồng một tâm trí thăng bằng và một nhân sinh quan hợp lý sẽ làm giảm bớt tình trạng này đi nhiều. (VLH, 265)
Xem: TH Các chướng ngại và Chứng đạo - Điểm đạo
Xem thêm:
Phiền lão và khổ đau_PS Tịnh Không

+ 208. ĐỐ KỴ - Ganh gét Thù Nghịch và Diệt trừ đố kị
- Thế nào là Đa văn Thánh đệ tử y trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch? Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Ai đố kỵ thù nghịch tất phải thọ ác báo đời này và đời sau. Nếu ta đố kỵ thù nghịch ấy là tự hại và cũng xuyên tạc hủy báng người khác. Chư Thiên và các vị phạm hạnh có trí sẽ chê bai học giới của ta, các phương đều nghe đồn tiếng xấu của ta. Khi thân hoại mạng chung tất phải đi đến ác xứ, sanh trong địa ngục. Ai đố kỵ thù nghịch tất phải thọ ác báo này đời này và đời sau như vậy, nay ta có nên y cứ trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch chăng?’ Rồi vị ấy y cứ trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch. Như vậy, Đa văn Thánh đệ tử y cứ trên không đố kỵ thù nghịch mà đoạn trừ đố kỵ thù nghịch. Nguồn 208- (Trung A Hàm, Kinh Bô-lị-đa, Phẩm 17, số 203)

+ Suy tư sáng suốt, không chỉ về các vấn đề gợi sự chú ý mà còn về mọi vấn đề có ảnh hưởng đến nhân loại. Nó bao hàm cách diễn giải vấn đề tư tưởng và khả năng lý giải. Nó cũng có nghĩa là có khả năng để tạo các hình tư tưởng bằng chất liệu tư tưởng (thought matter) và dùng các hình tư tưởng này vào việc giúp đỡ quần chúng. Kẻ nào không biết suy tư rõ ràng và có một thể hạ trí chưa phát triển là kẻ sống trong sương mù, và một người còn trong sương mù thì chỉ là một người mù dẫn đường cho người mù.

+ Suy ngẫm kỹ - Nghiền ngẫm kỹ: Chân Sư DK dạy: Những kiến thức ĐẶC BIỆT ẩn chứa điều tuyệt diệu được trao truyền, nếu nghiền ngẫm để hiểu đúng, ứng dụng được vào đời sống = TUYỆT ĐỈNH NHÂN GIAN, bởi vì: KHI YÊN LẶNG SUY NGHĨ ĐIỀU ĐÓ TRONG TÂM, ÁNH SÁNG CÓ THẺ ĐẾN VÀ NGỌN LỬA NỘI TẠI SẼ BÙNG CHÁY VỚI SỨC NÓNG NHIỀU HƠN (Thư về TTHM-188)

+ Suy tư - Quán sát:
- Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm... (như trên)... về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm.
- Chư Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm... (như trên)... nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm. (Nguồn: 19.Kinh Song Tâm)

+ Tương tục của chúng sinh - Chúng sinh tương tác - Chúng sinh tương tục - Thức Tương Tác - Tư tưởng tương tác
Trích đoạn trong Kinh: ... Hào quang ấy đồng thời từ các cõi nước kia, đến rừng Kỳ-đà, rót xuống đảnh Đức Như Lai. Tất cả đại chúng ở đây đều được điều chưa từng có.
HT Tuyên Hóa giảng:
Hào quang ấy đồng thời, hào quang mà Đức Như Lai nhiều như số vi trần phóng ra từ đỉnh đầu các ngài, từ các cõi nước kia–từ quốc độ mà các Đức Phật đang trú trì–đến rừng Kỳ-đà. Lưu ý rằng đó là các đạo hào quang phóng đến rừng Kỳ-đà, không phải là chính chư Phật. Hào quang từ mỗi Đức Như Lai nhiều như cát sông Hằng và nhiều như vi trần, đến rót xuống đảnh Đức Như Lai, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Điều nầy biểu tượng cho giáo pháp của các Đức Như Lai đều đồng như nhau. Giáo pháp Đức Phật nầy giảng nói cũng là giáo pháp mà Đức Phật nầy tuyên bày. Là đồng nhất như nhau. Ánh sáng thì tương tức tương nhập và tâm chúng sinh cũng tương nhập. Hào quang của chư Phật vốn tương tức tương nhập nên hào quang chính là Phật tâm. Đồng một thể tánh với tâm chúng sinh. Nếu quý vị có tâm bực bội người nào đó, thì người ấy sẽ nhận biết ngay, dù quý vị không nói một lời nào. Chẳng phải người ấy biết một cách có chủ ý, trên bình diện thức thứ sáu (ý thức) thì vốn có sự phân biệt, nhưng có sự cảm ứng từ trong thức thứ 8. Người kia có cái biết từ bình diện thức thứ 8tâm con người vốn có tính tương tức tương nhập. Khoa học ngày nay đã khám phá ra điều nầy, rằng có một mối tương quan vô hình, như điện tín, có thể liên lạc với nhau rất nhanh dù cách nhau rất xa. Và tâm con người có một hệ thống điện báo hỗ tương lẫn nhau. Điều ấy không thể nhìn thấy được qua mắt thường, nhưng nếu quý vị chân thực có được sự viên thông và đạt được Phật nhãn vô ngại, thì quý vị sẽ thấy rõ tại sao mình biết được niệm tưởng sinh khởi trong tâm người khác. Đó là vì người kia đã gửi đi một bức điện tín. Nếu quý vị đã mở được Phật nhãn hoặc huệ nhãn, thì quý vị tự nhiên sẽ nhận biết và có thể thấy được điều ấy.
Vì những bức điện tín nầy mà người ta nhận ra được ngay khi quý vị có niệm tưởng bất bình với họ. Bức điện tín của quý vị đến, và đến lúc nó cũng trở nên bực dọc cùng với quý vị. Có người có thiện cảm với người khác, và điều ấy cũng như vậy, người kia cũng nhân biết được sự thiện cảm ấy, nhưng điều ấy được đáp lại chậm hơn. Nếu quý vị muốn có sự ảnh hưởng đến người khác để có sự chuyển hoá bằng phương tiện tác động tích cực, thì quý vị nên dùng những ý tưởng tốt để tác động đến họ, nhưng tiến trình sẽ chậm từng bước một. Dần dần quý vị sẽ khiến cho họ thức tỉnh. Khi họ thức tỉnh, trở lại sự ứng xử của họ sẽ theo hướng tích cực.
Nay tôi đã giải thích hệ thống điện tín nầy vận hành giữa hai người, sẽ có người không tin những gì tôi nói. Tuy nhiên, đó là sự thực. Trong tương lai, khi quý vị thực sự mở được Phật nhãn, quý vị sẽ không còn hoài nghi gì về giáo lý nầy nữa. Lúc ấy quý vị sẽ nhận ra rằng, “Ồ! Lúc ấy tôi chẳng tin, nhưng đó là sự thực.” Các hào quang đều rót xuống đảnh đầu Đức Như Lai biểu tượng cho sự đồng nhất giáo pháp của chư Phật và sự phóng chiếu hào quang giữa các Đức Phật. Pháp tối thượng mà chư Phật giảng nói là đồng nhất.
Tất cả đại chúng ở đây đều được điều chưa từng có. Không ai hiểu ra được họ thấy điều gì đang xảy ra. “À! Tại sao chư Phật trong 10 phương phóng quang rồi rót xuống đảnh đầu Đức Phật chúng ta? Trong đó biểu tượng điều gì?” Quý vị có thể nào tưởng tượng ra tại sao lại có vô số hào quang được phóng ra bởi các Đức Phật Như Lai nhiều như vi trần? Hào quang nhiều vô số, không thể tính kể được. Nhưng cũng chẳng lẫn lộn chút nào. Mỗi đạo hào quang đều chiếu soi rất rõ vào đảnh đầu của Như Lai. Những ai đã mở được Phật nhãn, những ai đã chứng được ba quả vị đầu của hàng A-la-hán thì không hiểu được những gì họ thấy. Ngay cả những vị đã chứng được quả vị thứ tư cũng không hiểu được tường tận. Nguyên do họ không hiểu được là vì họ chưa bao giờ thấy việc này xảy ra trước đây. “Được điều chưa từng có” có nghĩa là họ chưa từng thấy điều như thế nầy xảy ra bao giờ. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.5)

+ Tổng Quan Thế Giới (World View) Cõi phụ cao nhất của cõi trí được gọi là Tổng Quan Thế Giới. (CKDCLH, 177)

+ Quyền năng/ Huyền công/ Thần thông (power, siddhis):
+ Hành tinh - Các đặc tính hiển lộ
(CTHNM 390):
Saturn  – Chi phối các khả năng mộ đạo.

Mercury– Chi phối các khả năng trí tuệ.
Jupiter   – Điều hành các khả năng tình cảm.
Mặt Trời – Điều hành các khả năng cai trị.
Mars     – Chi phối các khả năng ích kỷ.
Venus    – Chi phối các khả năng kiên trì.
Mặt Trăng – Chi phối các bản năng” (GLBN III, 463 hay CTHNM, 715).

Xem Rộng Bảng Các Đặc Tính Cung Phàm Ngã
Xem Rộng Bảng Các Đặc Tính Cung Linh Hồn
Xem:
TH Đặc Tính Cai Quản - Đặc Điểm - Tính Chất - Quy Nạp - Quản Về - Chủ Về 7 Cung
Xem: TH Đặc Tính Cai Quản - Đặc Điểm - Tính Chất - Quy Nạp - Quản Về - Chủ Về Chòm Sao & Cung Hoàng Đạo
Xem: Tổng hợp về Mặt Trời/ Thái Dương và Cung Mặt Trời
Xem: Tổng hợp về Mặt Trăng và Cung Mặt Trăng
Xem: Tổng hợp về Cung Mọc
Xem: Tổng Hợp Về Cung Thể Cảm dục/ Xúc Cảm/ Vía / Tình Cảm
Xem: TH Về Quyền Năng Tâm Linh / Thông Linh/ Thần Thông
Xem: Tổng Hợp Về Chòm Sao và Tinh Tòa
Xem: Tổng Hợp Về Mầu Sắc Và Âm Thanh
Xem: Tổng Hợp Về Chu Kỳ

+ Tu Tâm - Dưỡng tánh để thanh luyện Thân Tâm: Bất cứ ai muốn tu thì khởi đầu cần thực hành thành tựu các Hạnh này:
- Loại bỏ Chướng ngại: Diệt trừ chấp Ngã - Loại bỏ Phiền lão - Phiền lão trược trên đường tu - Loại bỏ các Gai nhọn theo Đức Phật dậy: (Nguồn: Kinh Thập thiện - Tập 31_ PS Tịnh Không giảng)
- Tu để biến cải - Diệt trừ các Tâm hoang dã và Tâm ác trược: Mời đọc nội dung các Tâm và cách quán sát Tâm tu thành tựu tại "16. Kinh Hoang vu" đức Phật dậy rất tỷ mỷ.

+ Đức Phật dậy Pháp Thanh Tịnh Thân tâm:
- “Không tranh giành” chính là từ bi.
- “Không tranh cãi” chính là trí tuệ.
- “Không nghe” chính là thanh tịnh.
- “Không nhìn” chính là tự tại.
- “Tha thứ” chính là giải thoát.
- “Biết đủ” chính là buông.
- Trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”,
- Được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”.
- Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng.
- Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.

+ Tu Thanh tịnh Tâm - Tâm giải thoát: Pháp tu căn bản, gốc của người tu. Mời đọc Pháp tu tại: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh

+ Đoạn trừ phiền não: Dùng hiểu biết và lý trí của mình, quyết loại bỏ các phiền não mang lại sự khổ đau cho mình và người. - Ví dụ: Đoạn trừ dâm dục - Tức quyết loại bỏ hành vi hay tư tưởng dâm dục ra khỏi đầu.

+ Học Phật như thế nào để không bị chướng ngại?
Đáp: Học Phật sẽ gặp phải chướng ngại, chỉ là xem tự mình có định lực hay không thôi. Nếu quý vị có đủ định lực và huệ lực thì gặp chuyện gì quý vị cũng có thể giải quyết một cách dễ dàng, chớ không bị chướng ngại làm cản trở. Nếu quý vị quá ngu muội, thì dù có bị con muỗi chích một cái quý vị cũng cho đó là chướng ngại, con ruồi hất cẳng một cái thì cũng cho là chướng ngại. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 200)

+ Tiến trình tu Tâm - Thành tựu: ... Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn. (Nguồn: 24.Kinh trạm xe)

+ Tu Thân Tâm bất hoại: Là pháp tu Tâm Kim cang - Thanh tịnh Pháp thân đức Phật dậy, là tu trở về Chân tánh, để được Thân Tâm bất hoại. Là Pháp tu Bồ Tát đạo - Giải thoát luân hồi sinh tử, tiến nhập Niết Bàn.
* Người tu thành tựu Thân Tâm Kim Cang là người minh tâm kiến tánh, thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân. (Đọc Pháp tu tại: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

Xem nguồn: Chế ngự năng lượng tình dục Đoạn trừ hay Chuyển hóa
Xem thêm: Phiền lão và khổ đau_PS Tịnh Không

+ Nhân duyên đức Phật giảng pháp: ... đức Phật nói sau khi đắc đạo Chánh đẳng chánh giác: Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu (Phật hãy Thuyết pháp), vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước.
Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati: 
Cửa bất tử rộng mở,
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình.
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng,
Tối thượng vi diệu pháp,
Giữa chúng sanh loài Người.
(Ôi Phạm thiên) . Nguồn: 26.Kinh Thánh cầu

+ Đức Phật Nói Pháp - Lời Nói Viên Âm:
Trích đoạn A Nan xin Phật giảng nói Pháp: ...“Cúi mong Đức Phật thương xót, tuyên dạy viên âm, nhổ sạch gốc nghi ngờ trong con, để quay về đạo vô thượng.”
Giảng:
“Cúi mong Đức Phật thương xót, tuyên dạy lời viên âm.” Viên âm là âm thanh viên dung không ngăn ngại. Viên âm tức là nhất âm. Nên nói rằng: “Đức Phật chỉ dùng một âm thanh mà thuyết pháp, chúng sinh tuỳ theo căn cơ nghiệp lực mình đều được hiểu.” Khi loài người nghe nhất âm, họ cũng hiểu được; khi chư thiên nghe nhất âm, chư thiên cũng hiểu được; khi loài ngạ quỷ nghe nhất âm, ngạ quỷ cũng hiểu được; ngay cả khi loài súc sinh nghe nhất âm, loài súc sinh cũng hiểu được. Mọi loài chúng sinh– người, trời, Bồ-tát, A-la-hán, đại tỷ-khưu, loài vật, loài ở địa ngục, quỷ đói–mỗi loài đều hiểu được giáo lý Đức Phật giảng giải bằng nhất âm. Khi Đức Phật giảng pháp, chúng sinh chỉ cần có duyên với Đức Phật, bất luận họ ở xa Đức Phật bao nhiêu, họ đều có thể nghe lời nói của Đức Phật như thể họ đang ở ngay bên cạnh Ngài vậy. Không cần bận tâm đến khoảng cách. Quý vị xem đó có vi diệu không?(Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q2)

+ Đức Phật Giảng Về Phật Pháp: ..... Những gì được giảng giải trước đây đều là pháp phương tiện. Pháp đang được giảng nói bây giờ là Đệ nhất nghĩa đế, là giáo lý rốt ráo của Trung đạo, hoàn toàn khác với pháp môn được giảng nói trước đây. Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới–tất cả các pháp nầy đều không sinh khởi do nhân duyên, cũng chẳng sinh khởi do tự nhiên.
Trước đây Đức Phật đã dùng pháp nhân duyên để phá tan thuyết tự nhiên do ngoại đạo chủ trương. Đây là lí do tại sao A-nan chấp trước vào pháp nhân duyên sinh mà chưa thể nào giải trừ được. A-nan không thể nào từ bỏ được ý tưởng ấy. Ông nghĩ rằng pháp mà Đức Phật giảng nói trước đây sẽ không bao giờ thay đổi, không bao giờ khác đi. Tại sao bây giờ Đức Phật lại phủ nhận những đạo lý trước đây ngài đã giảng nói? Vì chính Đức Phật cũng không công nhận rằng các pháp ngài đã nói trước đây là mâu thuẫn, Đúng vậy không? Ngài nói ngược lại với những điều đã giảng trước đây. Đến mức A-nan phải phát sinh vô số nghi nan và còn muốn hỏi rất nhiều điều. Thế nên bây giờ Đức Phật bảo A-nan rằng trước đây ngài nói pháp nhân duyên sinhđể phá trừ thuyết tự nhiên sinh của ngoại đạo; pháp ấy chưa phải là rốt ráo. Đó không phải là pháp môn cứu cánh. Bây giờ đã đến lúc giảng nói pháp Trung đạo liễu nghĩa, pháp Đệ nhất nghĩa đế. Những pháp Như Lai giảng nói trước đây không còn hợp thời nữa; đừng tiếp tục chấp dính vào nó nữa. A-nan vẫn chưa hiểu được điều nầy; thế nên ông tiếp tục hỏi.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.3)

+ ĐỨC PHẬT CÓ GIẢNG PHÁP KHÔNG? Trích đoạn Đức Phật giảng cho ngài Phú Lâu Na trong Kinh:
Chẳng phải là minh, chẳng phải vô minh; chẳng phải là hết minh, chẳng phải hết vô minh. Như vậy cho đến chẳng phải là hết lão, hết tử, chẳng phải là hết lão, chẳng phải hết tử.
Giảng giải:
Đức Phật giảng pháp tuỳ duyên có lúc nói pháp và có lúc quét sạch tất cả pháp. Khi Đức Phật sắp nhập niết-bàn, có đệ tử hỏi, “Bạch Thế tôn, giáo pháp mà ngài đã tuyên thuyết, vào đời sau, chúng con sẽ phải lưu thông như thế nào?”
Quý vị có nghĩ rằng Đức Phật sẽ trả lời như thế nào không? Ngài trả lời, “Như Lai chưa từng thuyết pháp.” Nay quý vị đừng nghĩ rằng qua câu trả lời nầy, Đức Phật đã bị chút ít lẩm cẩm khi gần nhập niết-bàn. Hoàn toàn không phải như vậy. Ngài nói rằng, “Nếu có người bảo rằng Như Lai đã từng thuyết pháp dù chỉ một chữ, tức là huỷ báng Như Lai.”
Thế là ngài đã giảng pháp suốt 49 năm, khai mở hơn 300 hội giảng kinh nhưng chưa từng nói một lời nào! Vậy là như thế nào? Cơ bản là Đức Phật giảng pháp, nhưng sau khi ngài giảng xong thì chúng biến mất. Thế nên có câu kệ:
Tảo nhất thiết pháp 掃 一 切 法
Ly nhất thiết tướng. 離一 切 相.
Đó là để dạy mọi người không nên chấp cứng vào pháp. Là để ngăn ngừa những người sẽ nói, “Tôi phải y cứ đúng như pháp Đức Phật đã dạy.” Nếu có người nói như vậy, tức là vướng vào pháp chấp, tức họ sẽ khó đạt được pháp không. Để cho mọi người đều đạt được cả nhân không và pháp không, nên trong đoạn văn nầy, Đức Phật phủ nhận mọi điều ngài đã nói.
Quý vị sẽ nói, “Tôi đã đạt được nhân không và pháp không rồi, bây giờ từ sáng đến tối tôi chỉ còn biết ngủ. Tôi chẳng cần tu học gì nữa cả. Rốt ráo tất cả là nhân không. Thế nên chỉ cần ngủ thôi.”
Thế thì quý vị vẫn còn bị chấp vào cái ‘ngủ.’ Khi nào cái ngủ ấy hết rồi, thì đó mới thực sự là không. Nếu vẫn còn ngủ, thì vẫn chưa thể là không. Vấn đề là quý vị cần phải làm cho chấp pháp và chấp ngã hoàn toàn không.
Kinh Kim Cương nói rằng pháp Đức Phật giảng nói giống như chiếc bè. Tưởng tượng sẽ mệt nhọc xiết bao khi quý vị mang chiếc bè trên vai sau khi dùng nó để qua sông rồi. Chiếc bè chỉ giúp cho quý vị vượt qua bên kia sông. Quý vị phải lìa bỏ nó khi đã đến bờ rồi. Tương tự như vậy, mục đích của giáo phápchuyển hoá phiền não cho chúng ta. Một khi phiền não không còn, thì cũng chẳng cần đến pháp nữa. Nhưng trước khi phiền não dứt sạch, thì mình chẳng làm đượcnếu không có giáo pháp. Nếu quý vị từ chối giáo pháp vào lúc nầy, chắc chắn phiền não sẽ tăng trưởng.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
Chúng ta học tập giáo pháp là để dứt trừ phiền não. Nay tôi nói với quý vị vài điều về chân Phật pháp. Quý vị phải dứt trừ phiền não. Nếu học Phật pháp cả ngàn năm mà không dứt trừ được phiền não, thì cũng giống như chưa học được điều gì.
Quý vị sẽ hỏi, “Làm sao để dứt trừ phiền não?” Chỉ cần giữ tâm đừng bị lay động bởi những cảnh giới chung quanh. Nếu tâm quý vị không bị xoay chuyển bởi mọi hoàn cảnh, nghĩa là quý vị đã có định lực. Đó chính là Phật pháp.
“Vì sao các ngài nói rằng Phật pháp vốn không có cái ‘phải’ và cái ‘chẳng phải’?”
Lục tổ đã dạy chúng ta:
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?
Thế nên mọi hiện tượng trên đều được phủ nhận.
Nếu quý vị có thể hiểu được rằng Phật pháp vốn không có cái ‘phải’ và cái ‘chẳng phải,’ thì quý vị đã được chứng ngộ. Lục tổ đã hỏi ngài Huệ Minh, “Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác. Ngay lúc ấy, cái gì là bản lai diện mục của Thượng toạ Minh?”[7]
Chẳng nghĩ thiện, đó chính là không có cái ‘phải.’ Chẳng nghĩ ác, đó chính là không có cái ‘chẳng phải.’ Tu hành tinh tấn đến mức không có cái ‘phải’ và cái ‘chẳng phải,’– có nghĩa là đến mức không có cái thiện, cái ác nữa–và nỗ lực nhận rõ mọi cảnh giới đang diến ra. Sự vắng bặt ý niệm ‘phải’ và ‘chẳng phải,–ý niệm thiện, ác– thì chính ngay đó là Phật tánh, là bổn diệu viên minh. Nếu quý vị đạt được điều ấy, thì quý vị có tất cả, và đồng thời quý vị cũng chẳng có cái gì cả; nhưng, không phải là chấp cứng vào các cảnh giới hiện tiền ấy. Khi nào thì quý vị có tất cả, và quý vị có những gì? Quý vị có tất cả pháp bảo trong Như Lai tạng. Mà quý vị chẳng có gì hết thảy; có nghĩa là quý vị chẳng còn chút nào phiền não. Trong Như Lai tạng có rất nhiều phiền não cũng như có rất nhiều pháp bảo. Tại sao quý vị không có được những pháp bảo ấy? Vì quý vị có quá nhiều phiền não, và vì trong bụng quý vị đã chứa quá nhiều thứ rồi. Thế nên, nếu quý vị có quá nhiều phiền não, thì quý vị chỉ còn chứa được một ít nước pháp–pháp tánh nhỏ nhoi. Nếu mọi phiền não đều được chuyển hoá, thì chính nó là nước pháp; đó chân thật là pháp tánh của quý vị.
Đừng có sợ rằng mình có quá nhiều tập khí. Tập khí càng nhiều, thì pháp tánh càng lớn. Nhưng đừng để nó chuyển thành tập khí, vì nếu quý vị để mặc như vậy, thì sẽ làm mất tác dụng tánh linh của mình. Quý vị sẽ khởi đầu bằng trí thông minh và kết thúc bằng ngu muội nếu quý vị làm như vậy. Phật pháp dạy quý vị dứt trừ phiền não, rồi những phiền não nầy sẽ chuyển thành bồ-đề, như băng tan thành nước. Khi nước đông lại, băng chính là phiền não của quý vị; khi băng tan, phiền não hết, ngay đó chính là bồ-đề. Chẳng có gì quá khó hiểu về chuyện nầy. Toàn bộ những gì quý vị cần phải làm là thay đổi, và quý vị sẽ thành tựu.
"Chẳng phải là minh"–chẳng phải là tánh giác–"chẳng phải vô minh"– không phải là sai lầm hư vọng sinh khởi từ cái một chân thật– "chẳng phải là hết minh, chẳng phải hết vô minh. Như vậy cho đến chẳng phải là hết lão, hết tử, chẳng phải là hết lão, chẳng phải hết tử". Giáo pháp thập nhị nhân duyên cũng biến thành không.
Giáo pháp được giảng bây giờ chính là không Như Lai tạng. Kế đến, quý vị sẽ được giải thích Như Lai tạng vốn là không và bất không. Thế nên quý vị thấy, Như Lai tạng vốn không chỉ đơn thuần là một trạng thái, mà nó có vài điều khác biệt trong nầy. Vậy nên quý vị đừng thấy rằng mình biết được vài thuật ngữ Phật pháp rồi kể rằng mình đã hiểu được tất cả. Có thể quý vị chỉ biết về Như Lai tạng, nhưng quý vị còn phải biết cách làm cho Như Lai tạng thành không; và quý vị biết được Như Lai tạng là bất không, nhưng rồi quý vị phải nhận ra được Như Lai tạng vốn vừa là không vừa là bất không. Quá rắc rối, phải không? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4 - Chương II)

+ Người Phụng Sự Vô Kỷ: Trong thời gian căng thẳng và vất vả này, hỡi những người anh em của tôi, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng không cần phải cảm thấy vô dụng hay bé nhỏ. Những nhóm người đệ tử mới là những Nhóm Hạt Giống; họ đang ở trong bóng tối hay trong giai đoạn phát triển và trong quá trình mở rộng—phát triển một cách thầm lặng. Giai đoạn này là quan trọng nhất cho sức khỏe của hạt giống và khả năng của nó để có thể cắm rễ mạnh mẽ xuống và xâm nhập một cách chậm rãi và đều đặn hướng lên đến ánh sáng. Vì thế trọng trách và năng lực đóng góp vào Thời Đại Mới được đặt lên chúng ta. (DINA I 74) 

+ Phụng sự với Tiền tài: Người tìm đạo hiểu rõ giá trị huyền linh của tiền tài trong việc phụng sự. Y không tìm điều gì cho chính mình, trừ những gì có thể giúp y hoàn thành được công việc; y xem tiền tài và những gì mà tiền tài có thể mua được như là những món nên dùng cho người khác và như là phương tiện để đưa tới kết quả cho các kế hoạch của Chân Sư khi y nhận ra các kế hoạch này. Ý nghĩa huyền bí của tiền tài ít được con người hiểu rõ, tuy một trong các thử thách lớn nhất đối với tình trạng một người trên Đường Dự Bị là những gì liên quan đến thái độ của y và cách hành xử của y đối với những gì mà tất cả mọi người tìm kiếm để thỏa mãn ham muốn. Chỉ có kẻ nào không ham muốn gì hết cho riêng mình mới có thể trở thành kẻ thu nhận nguồn tài chính phong phúkẻ phân phối tài nguyên của vũ trụ. Trong các trường hợp khác, khi tài sản gia tăng, chúng không đem lại điều gì ngoại trừ phiền não, lo lắng, không vừa lòng và lạm dụng. (ĐĐNLVTD, 78–79)

- Phụng sự: Về bản thể, phụng sự là phương pháp khoa học để biểu hiện bác ái – minh triết dưới ảnh hưởng của cung này hay cung khác trong số 7 cung, tùy theo cung linh hồn của vị đệ tử đang phụng sự.(CTHNM, 494)

- Phụng sự: Là một từ ngữ khác để chỉ việc sử dụng mãnh lực của linh hồn cho lợi ích của tập thể. (LVHLT, 205)

+ Tu Đạo Là Dụng Công Trong Và Ngoài: Khi cầu nguyện là chúng con đã có luồng linh khí bên trong giúp cho vạn vật được lợi ích. Vậy ngoài việc cầu nguyện ra, chúng con có phải đi ra ngoài để làm thêm các việc từ thiện nữa không?
Đáp: Tu đạo là nên “Nội công ngoại quả,” trong tu đức, ngoài hiện quả. Phải trong công, ngoài quả. Chúng ta không chỉ nghiêng về một bên nào hết. Khi lập công bên ngoài, chúng ta không chấp trước vào những công đức mà mình đã được. Trong tu đức thì lòng trong sạch, ít dục, nên giữ tâm ý thanh tịnh. Nếu ít ham muốn thì mới có lợi ích cho mình. Còn nếu trừ được tâm tham thì sẽ làm lợi ích cho người.

- Là một Hoa Kiều ở hải ngoại, con thường than thở là muốn giúp đỡ mà không giúp được. Vậy cứu cánh là như thế nào mới có thể giúp đỡ được đồng bào Trung Hoa?

Đáp: Thì tự mình ráng sức tận tâm làm các việc thiện là đủ rồi. Trong tâm không nên có tư tưởng hạn hẹp là chỉ giúp người Trung Hoa hay một người nào đó thôi. Phàm hễ là những người gặp gian nan khốn khổ là chúng ta đều nên dốc lòng giúp đỡ. Quan trọng hơn nữa là: đừng nổi giận. Nếu tự mình có thể sửa đổi thành một người tốt tức là giúp đỡ Trung Hoa vậy. Vì con là một phần tử của người Hoa, nếu con làm việc chánh đáng tức là đã làm tăng thêm được một phần chánh khí cho Trung Hoa rồi đó. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc Câu Hỏi 115 và 181 )

+ Phụng sự - Việc phải làm: ... đức Phật nói:
Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình". Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy.
Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ, ở đây là trách nhiệm Ta phải làm".
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm". (Nguồn: 22.Kinh ví dụ con rắn)

+ Khi giao tiếp với những người mà Chân Thần ở trên cung giống nhau hay cung bổ sung nhau, người ta sẽ nhận ra rằng họ tiến tới với nhau một cách đầy thiện cảm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, sự tiến hóa tất phải là vượt xa đối với cung Chân Thần nào có tác động rộng lớn. Vì thế đa số các trường hợp không thuộc loại này (Vì là người chưa tiến hóa rất cao).
- Với người tiến hóa trung bình, tức là kẻ đang phấn đấu để gần đạt đến lý tưởng, sự giống nhau của cung Chân Ngã sẽ tạo ra sự thông cảm lẫn nhau và đưa đến tình thân hữu. Hai người ở trên cùng cung Chân Ngã thì dễ dàng hiểu được quan điểm của nhau và họ dễ trở thành bạn tâm đắc, với lòng tin không lay chuyển đối với nhau, vì mỗi người đều nhận biết người kia hành động như chính mình hành động vậy.
- Nhưng khi nào (thêm vào với sự tương đồng của cung Chân Ngã), bạn có cùng cung phàm ngã thì bấy giờ bạn có được một trong các điều hiếm thấy là một tình bạn hoàn hảo, một cuộc hôn phối thành công, một khoen nối không đứt đoạn giữa cả hai. Điều này thực sự hiếm có.
- Khi 2 người ở cùng cung phàm ngã, nhưng cung Chân Ngã có khác nhau, bạn có thể có các tình bạn và các lôi cuốn ngắn ngủi và đột ngột, có tính chất thoáng qua như con bướm.
* Cần ghi nhớ các điều này và khi nhận thức được các điều đó, bạn sẽ có được khả năng thích nghi. (LVHLT, 111–112)

Xem: TH Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung
Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã

+ Tự tưởng và cảm giác- Thought and sensation: Trạng thái hoạt động (Activity-aspect) của Chân Thần tự biểu lộ trên cõi cảm dục dưới hình thức cảm giác và trên cõi trí dưới hình thức tư tưởng.(KCVTT, 244)

+ Tư tưởng Thiêng liêng (Divine Thought): Theo cách nói hiện đại, Tư tưởng Thiêng liêng được gọi chính xác hơn là Thiên Ý Hồng Nguyên (Cosmic Ideation), tức Tinh thần (Spirit). (GLBN II, 39)

+ Thật Tướng và Hư Không Trong Phật Giáo
- Thật tướng tức là chân không và cũng tức là diệu hữu. Quý vị cho rằng chân không hư không chăng? Không phải. Vì trong chân không xuất sinh diệu hữu. Diệu hữu chắc chắn không phảisự hiện hữu (thông thường). Chân không chẳng phảihư không, và diệu hữu không phải lúc nào cũng hiện hữu. Vì nó không thực có, nên được gọi là diệu hữu. Thật tướng cũng có đạo lý y như vậy. Nếu quý vị thông đạt được nghĩa nầy, thông suốt được việc nhỏ thì thông suốt được hết mọi việc.
- Thật tướng là gì? Thật tướng tức vô tướng. Đây là giải thích thứ nhất. Mà không vật nào là không có thật tướng. Hết thảy các pháp đều xuất sinh từ thật tướng. Đó là ý nghĩa Thật tướng tức vô tướng, và không vật nào là không có thật tướng. Nghĩa thứ ba là vô tướng mà không có vật nào chẳng phải là thật tướng. Hết thảy các pháp đều xuất sinh từ thật tướng. Thế nên “thật tướng” là bản thể của các pháp.

... Nếu rời hẳn các tướng sắc không, động tĩnh, thông tắc, hợp ly, sinh diệt thì rốt ráo không có một pháp nào cả.
Thật Tướng: ... HT Tuyên Hóa giảng: Bấy giờ Thế tôn bảo A-nan rằng: "Trước đây ông nhàm chán các pháp Tiểu thừa Thanh văn Duyên giác. Ông đã quyết định từ bỏ hẳn pháp môn của hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác, giáo pháp của thời A-hàm, phát tâm cầu đạo Vô thượng Bồ-đề. Nay ông phát tâm siêng năng cầu đạo giác ngộ Vô thượng, đạo giác ngộ của hàng Bồ-tát. Do vậy, nên nay là lúc Như Lai sẽ chỉ bày cho ông Đệ nhất nghĩa đế. Như Lai sẽ giảng giải pháp môn Thật tướng cho ông. Đệ nhất nghĩa đế chính là Thật tướng.
ba loại Thật tướng:
1. Thật tướng vô tướng (vô tướng chi thật tướng): Không còn các tướng hư vọng, tất cả đều là Nhất chân bình đẳng thật tướng. Tức là Không Như Lai tạng.
2. Thật tướng của cái chẳng phải vô tướng (vô bất tướng chi thật tướng): Hoàn toàn đều chẳng phải là vô tướng, chỉ tuỳ duyên mà biến hiện ra tất cả tướng.
3. Thật tướng của chẳng tướng nào không phải là tướng (vô tướng vô bất tướng chi thật tướng): Tức là Không bất không Như Lai tạng. Cũng gọi là diệu hữu chân không, chân không diệu hữu.
Dù kể là ba, nhưng chỉ là một, đó là Thật tướng. Thật tướng là không có tướng, nhưng chẳng có gì là không có tướng cả. Đó là lý chân không diệu hữu, diệu hữu chân không. Nếu cứu xét đến tột cùng, thì vốn chẳng có tướng gì cả. Nhưng trong cái chẳng có tướng gì ấy lại có tất cả. Thế nên chẳng có tướng gì chính là chân không, và có tất cảdiệu hữu.
Đạo lý đang được giảng giải sẽ đưa đến sự giải thích về Bảy đại đất, nước, lửa, gió, không, kiến và thức trùm khắp cả pháp giới. Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới đã đề cập trước đây được giải thích là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng, nhưng chúng chưa được nói trùm khắp cả pháp giới.
Chân Như Tự Tánh: A-nan, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Giảng:
A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng Thật tướng, và cũng là chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước.  (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.1)

+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương I và II
Các Tướng - Đức Phật bảo Phú Lâu Na: Thế nên trong ấy, gió thì động, hư không thì tĩnh lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Chúng sinh mê lầm, trái ngược tánh giác, hợp với trần cảnh. Nên phát ra trần lao và các tướng thế gian.
Giảng giải:
Thế nên – do vì sắc và không tương tục xâm đoạt lẫn nhau trong tánh Như Lai tạng, trong đó sinh khởi tác dụng cùng với các tướng hữu vi. Do các nguyên nhân nầy, mà sắc và không trở thành hiện hữu, tướng và dụng của nó trùm khắp cả pháp giới. Trong ấy, trong tánh Như Lai tạng, gió thì động, hư không thì tĩnh lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Nguyên nhân là do chúng sinh mê lầm. Ở trong chỗ vô số hiện tượng ấy, chúng sinh trở nên mê lầm. Họ không nhận ra được đạo lý về chân tâm, nên họ bị mê muội. Do vậy, nên trong chân tâm (phần chân) của tánh Như Lai tạng đã sinh khởi nên tam tế lục thô.
Nhất niệm bất giác sinh tam tế. 一念不覺生三細
Cảnh giới vi duyên trưởng lục thô. 景界為緣長六粗
Như tôi đã giải thích ở trên, tam tếnghiệp tướng, chuyển tướng và hiện tướng. Lục thôtrí tướng, tương tục tướng, chấp thủ tướng, kế danh tự tướng, khởi nghiệp tướng và khổ hệ nghiệp tướng. Một khi chúng sinh đã phát khởi lên những tướng nầy, họ liền bị mê mờ. Một khi đã mê mờ, thì họ trái ngược tánh giác, hợp với trần cảnh. Họ quay lưng lại với giác tánh và thích dính mắc với sáu trần. Đây là vì họ nghĩ rằng, trong tánh Như Lai tạng có sự xung đột lẫn nhau. Do vậy nên họ quay lưng lại với tánh giác và hợp với cảnh trần. Nên phát ra trần lao và các tướng thế gian. Núi sông đất liền và sự tương tục của thế giới trở thành hiện hữu......(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.4 - Chương II)

+ Cần suy ngẫm kỹ - Cần nghiền ngẫm kỹ: Chân Sư DK dạy: Hãy suy ngẫm kỹ điều này - Những kiến thức ĐẶC BIỆT ẩn chứa điều tuyệt diệu được trao truyền, nếu nghiền ngẫm để hiểu đúng, ứng dụng được vào đời sống = TUYỆT ĐỈNH NHÂN GIAN, bởi vì: KHI YÊN LẶNG SUY NGHĨ ĐIỀU ĐÓ TRONG TÂM, ÁNH SÁNG CÓ THẺ ĐẾN VÀ NGỌN LỬA NỘI TẠI SẼ BÙNG CHÁY VỚI SỨC NÓNG NHIỀU HƠN (Thư về TTHM-188)

+ TTHM-183: Con người truyền đạt cho Thiên thần những ý kiến khách quan. Các Thiên Thần sẽ ban giải cho con người Từ lực để chữa trị. Các Thiên Thần gìn giữ Prana, như con người giữ nguyên khí thứ 5 hay Trí tuệ.

+ TTHM-184: Mặt Trời trung tâm thái dương hệ chúng ta; Trái Tim là trung tâm con người

+ TTHM-185: Prana- Hiểu đúng => Biết bí quyết sức khoẻ hoàn hảo

+ TTHM-187: Viêm Kim Cương gắn trên đỉnh Thần Trượng nó tập chung được 3 loại lửa:

(i)-Tia lửa thiêng - Nguyên khí thứ năm
(ii)- Tia lửa Trí tuệ - Tam nguyên
(iii)- Luồng Hoả hậu - Kundalini của Tứ hạ thể. Nó tương tự như thấu kính hội tụ gom được ánh sáng mặt trời để làm bùng lên một ngọn lửa hoà hợp => Như thế, mọi quyền năng sẽ biểu lộ đầy đủ, các chất không tinh khiết, căn bã sẽ bị đốt sạch = Hành giả đạt đích

+ Nguyên nhân sinh ra hý luận - Nguyên nhân có hý luận - Hý luận phát sinh

... Tôn giả Mahakaccana giảng như sau: Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại.
Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc ... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ...
Chư Hiền, ... Nếu quý vị muốn, hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, hãy hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải đáp như thế nào, hãy như vậy thọ trì.

Đức Phật bảo: Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Hiền trí. Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Ðại tuệ. Chư Tỷ-kheo, nếu các Người hỏi Ta ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như Mahakaccana đã trả lời. Như vậy là chính nghĩa lời dạy ấy, hãy như vậy thọ trì....
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn (Nguồn: 18. Kinh Mật Hoàn)

+ Chư Hiền, thế nào là những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói?
(1) Chư Hiền, Tỷ-kheo không có ác dục, không bị ác dục chi phối, như vậy là một đức tánh khiến trở thành dễ nói.
(2) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khen mình chê người;
(3) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không bị phẫn nộ chi phối;
(4) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ làm nhân trở thành người hiềm hận;
(5) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ làm nhân trở thành cố chấp;
(6) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không phẫn nộ, không vì phẫn nộ thốt ra những lời liên hệ đến phẫn nộ;
(7) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không trở lại chống đối vị đã buộc tội mình;
(8) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chỉ trích vị đã khiển trách mình;
(9) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội không trở lại chất vấn vị đã buộc tội mình;
(10) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, không tránh né vấn đề với một vấn đề khác, trả lời ra ngoài vấn đề, để lộ phẫn nộ, sân hận và bất mãn của mình.
(11) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo bị buộc tội, giải thích thỏa mãn hành động của mình cho vị buộc tội.
(12) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không hư ngụy và não hại.
(13) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không tật đố và xan tham.
(14) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không khi cuống và lường gạt.
(15) Lại nữa, chư Hiền, Tỷ-kheo không ngoan mê và quá mạn
(16) Lại nữa, hư Hiền, Tỷ-kheo không chấp trước thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả, như vậy là một đức tánh trở thành dễ nói.
Chư Hiền, như vậy được gọi là những đức tánh khiến trở thành dễ nói. (Nguồn: 15. Kinh Tư Lượng)

+ Tình yêu: Nhà tâm lý học người Mỹ Robert Sternberg phân loại tình yêu, với 3 thành phầnCảm xúc yêu thương, đam mê và sự gắn bó.
1. Say mê/ Điên cuồng: Đây là khoảng thời gian mà mọi người hầu như không biết nhau, nhưng lại cảm thấy một sự hấp dẫn lẫn nhau. Họ không chắc có điểm chung nào, nhưng họ vẫn ở bên nhau. Sự mê đắm này có thể biến đổi thành một cái gì đó hoàn chỉnh hơn theo thời gian, thường ít sảy ra.
2. Thích nhau: Bạn luôn có thể là chính mình. Trong loại tình yêu này, mọi người thường được thống nhất bởi những sở thích chung, quan điểm về cuộc sống và cảm giác được hiểu. Sự thân mật như vậy mà không có niềm đam mê và cam kết sẽ có nhiều khả năng dẫn đến tình bạn hơn là tình yêu chính thức.
3. Tình yêu trống rỗng: Các cặp vợ chồng trải qua loại tình yêu này chỉ có cam kết mà không có sự thân mật và đam mê. Đôi khi loại mối quan hệ này xuất hiện sau một tình yêu lớn, nhiệt tình, và đôi khi ngược lại: những người trải nghiệm tình yêu trống rỗng có thể thay đổi, điều đó làm tăng thêm niềm đam mê với cảm xúc của họ.
4. Tình yêu lớn/ Ngốc nghếch: Loại tình yêu này bao gồm cam kết và niềm đam mê và quen thuộc với nhiều cặp vợ chồng. Đây là loại tình yêu tồn tại khi 2 người thực sự thu hút lẫn nhau và sẵn sàng theo một số truyền thống như đám cưới xa hoa, trao đổi lời thề, và chia sẻ trách nhiệm gia đình, nhưng không có sự thân mật thực sự. Các cặp vợ chồng như vậy có thể sống cùng nhau trong một thời gian dài, nhưng hạnh phúc của họ là tương đối. Trong thực tế, họ không cảm nhận được bạn đời của mình như một người bạn.
5. Tình yêu lãng mạn: Loại tình yêu này bao gồm niềm đam mê và sự thân mật. Những người trong các cặp vợ chồng như vậy được thu hút với nhau và cảm thấy thoải mái bên cạnh nhau, nhưng họ không sẵn sàng để thực hiện các cam kết nghiêm trọng. Thường không đạt đến mức sống chung hay hôn nhân.
6. Đồng hành: Tình yêu đồng hành bao gồm cam kết và thân mật. Các mối quan hệ như vậy mạnh hơn nhiều so với tình bạn bình thường , và có một sự gắn kết thực sự giữa các đối tác. Tuy nhiên, đây là một thỏa thuận khá trinh tiết bởi vì loại tình yêu này thiếu niềm đam mê. Thường có thể phát sinh sau nhiều năm của một người quen hay hôn nhân.
7. Tình yêu trọn vẹn/ Tuyệt vời: Tình yêu này bao gồm tất cả 3 thành phần: niềm đam mê, sự thân mật tình cảm và cam kết. Tất nhiên, mức độ của họ không phải lúc nào cũng bằng nhau, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là tất cả họ đều ở đây. Bạn hiếm khi có thể thấy loại mối quan hệ này, nếu có thì thật tốt.
+ Các nhà tâm lý học chắc chắn rằng một người trải nghiệm nhiều loại tình yêu khác nhau trong cuộc đời của họ. (Xem: Bảy loại Tình Chí)

+ Bản chất tình yêu: Khi tình yêu lên đến cực điểm, thì nó trở lại chỗ đối nghịch với nó, đó là ghét. Tại sao cái ghét phát sinh?. Vì có yêu. Vì sao có yêu? Vì có ghét. Và điều gì tiếp tục xảy ra giữa những cặp vợ chồng, cha mẹ và con cái là chuyện của những nhân trong quá khứ đã kết thành quả trong đời hiện tại. Một số vợ chồng ‘tương kính như tân – xem trọng nhau như khách.’ Họ rất tôn trọng lẫn nhau. Phụ nữ Trung Hoa mỗi khi mang thức ăn cho chồng đều dùng hai tay nâng lên ngang lông mày của mình, trong phong thái rất kính trọng. Người chồng cũng rất tôn trọng người vợ mình, họ giống như những người bạn thân thiết. Không có tình cảm thấp hèn nơi họ. Thế nên nếu những cặp vợ chồng vốn đã có quan hệ thân thiết từ nhiều đời trước, thì đời nay họ sẽ rất hợp nhau. Người chồng không được làm điều gì xúc phạm đền người vợ và người vợ cũng không được làm điều gì tổn thương đến người chồng. Khi một cặp vợ chồng có sự thân thiết, hai người đều giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Nếu người vợ bị bệnh, người chồng phải nhanh chóng tìm bác sĩ để chữa trị. Nếu người chồng mệt nhọc, người vợ phải tìm cách để chồng mình được nghỉ ngơi. Có nhiều cặp vợ chồng đến với nhau với những nguyên nhân không thuận. Cũng vậy, đó là do những nhân oán hận nhau trong đời trước, đời nầy họ tìm đến với nhau, bất luận người chồng nói điều gì, người vợ cũng cãi lại. Bất luận người vợ suy nghĩ điều gì, người chồng cũng bác bỏ. Đời sống gia đình trở nên hoàn toàn rối rắm và luôn luôn có sự tranh cãi nhau từ sáng đến tối. Chồng đánh vợ, vợ trả đũa bằng cánh đánh vào đầu chồng, nên người chồng rất ngượng ngùng khi ra ngoài công chúng. Như vậy có phải khổ không? Bắt đầu với tình yêu và chấm dứt bằng sự oán hận. Thế nên người ta nói tình yêuđồng nhất với đau khổ.
Suốt ngày người ta nói yêu, yêu, yêu. Yêu cái gì? Yêu ngày này qua ngày khác, Yêu cho đến chết. Nhưng nói thử xem, quý vị yêu ai? Nếu hiểu được đạo lý nầy, hai thứ khổ yêu và ghét sẽ không còn nữa. Nếu quý vị không hiểu đạo lý này, thì cả hai thứ khổ ắt vẫn xung khắc nhau. Do vậy, chúng ta tu tập để giác ngộ, để hiểu rõ, để chúng ta không bị xoay chuyển bởi cảnh khổ nầy. Nên đừng yêu và ghét gì cả. Đó chính là Trung đạo.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)
+ Tình yêu bền vững: Truyện hòn Đá hỏi Đức Phật về Tình yêu. Đức Phật cười cười nói: ...."Sau khi tình yêu đã đến một mức độ nhất định, nó sẽ biến thành tình thân. Lúc này, con sẽ coi cô ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc đời con, như vậy con cũng càng thêm lòng bao dung và thấu hiểu đối phương. Chỉ có tình thân mới là thứ ông trời sắp đặt sẵn khi con mới chào đời...... "Tình yêu bắt đầu từ sự tán thưởng lẫn nhau, vì rung động mà yêu nhau, vì không thể tách rời mới quyết định đi đến hôn nhân. Nhưng muốn bên nhau trọn đời quan trọng nhất cần có sự bao dung và thấu hiểu lẫn nhau, chấp nhận khuyết điểm của nhau". (Nguồn: Câu chuyện về Đức Phật và hòn đá)

+ Nhân Duyên Tình Yêu nảy nở qua luân hồi: Ví dụ về Ngài A Nan - Đệ tử gần gữi của Đức Phật Thích Ca mâu Ni. Trích đoạn HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm: ... Trong 500 đời trước, A-nan và con gái của Ma-đăng-già đã là vợ chồng của nhau. Thế nên khi cô ta thấy A-nan, liền phải lòng cô ta đã gặp lại chồng mình trong những đời trước. Tình yêu của cô ta đối với A-nan là không thể nào tránh khỏi được. Thực vậy, có lẽ họ đã có lời thề nguyền trong những kiếp trước. Trong kiếp sống sau cùng gần nhất, cô ta có lẽ đã nói với A-nan, “Trong tương lai, chúng ta sẽ làm vợ chồng nhau mãi mãi. Đừng bao giờ xa nhau.” Đó là lý do tại sao tình yêu giữa hai người quá mạnh đến mức họ yêu nhau ngay khi vừa thấy nhau. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)

+ Phật chia người vợ ra thành 7 loại:
1. Bất cứ người vợ nào có tâm hiểm độc, hai lòng, không sống chung thủy, một dâm nữ ham muốn thú vui xác thịt với người khác, bỏ rơi chồng mình, quan hệ mờ ám với người đàn ông khác chỉ vì choáng ngợp trước sự giàu có hay vẻ ngoại hình, luôn khinh bỉ chồng, tính tình hiếu chiến.
Người vợ này không lắng nghe chồng, không trung thành, không biết giữ gìn tài sản cho chồng, khinh khi ông chồng. Đây gọi là làm vợ như kẻ sát nhân. Hạng vợ xấu ác - Đê tiện.
2. Người vợ không chung sức vun vén chăm sóc kinh tế gia đình, lại hay tiêu sài hoang phí của cải tài vật, dù là ít do chồng làm ăn kiếm được, không vâng lời và không trung thành với chồng. Đây là làm vợ như kẻ ăn trộm. Hạng vợ xấu ác.
3. Người vợ ỷ lại, lười biếng, không lời từ ái, không chút nhu hòa, phát ngôn thô tháo, thích lấn lướt chồng, không muốn làm gì hết, lại tham ăn, thô bạo, thích nói lời ác, vợ thường hành xử độc đoán, tàn nhẫn, đàn áp, hống hách, cứng đầu, không trung thành, không gìn giữ tài sản của chồng. Nói ra những lời cay đắng, những câu tàn nhẫn, những lời khó chịu, và thô lỗ, Người đàn bà mà bắt nạt người đã cấp dưỡng cho mình. Đây là làm Vợ như một chủ nhân - Vợ Độc Đoán. Hạng vợ xấu xa.
4. Người vợ có lòng thương yêu, lo lắng, chở che, giúp chồng hết mực; có cách giữ gìn, làm giàu tài sản của chồng tạo ra, thường trìu mến, thân ái bảo vệ chồng như mẹ bảo vệ và chăm con đứa con trai. Quan tâm đến tất cả mọi nhu cầu của chồng, trung thành, hết lòng vì chồng. Đây là làm vợ như mẹ. Hạng vợ cát tường.
5. Người vợ thùy mị, đoan trang, khiêm tốn, nhún nhường, hiểu và thuận phục đối với chồng mình như với anh ruột trong một gia đình, kính trọng chồng, như em gái đối với anh cả, sống thuận theo ý chồng. Vợ xem chồng như người anh lớn của mình. Bảo vệ tài sản và trung thành với chồng. Ðó là làm vợ như em út. Hạng vợ cát tường.
6. Người vợ hiểu biết, thông cảm, niềm nở, vui vẻ, hòa thuận với chồng như thể hội ngộ một người bạn bè từ lâu mới gặp, sung sướng khi thấy chồng, như gặp người bạn cũ sau bao năm xa cách, người có đạo đức, sống thanh tịnh. Người vợ này khiêm hạ, dễ bảo, trung thành và biết bảo vệ tài sản của chồng. Ðó là làm vợ như bạn bè. Hạng vợ cát tường.
7. Người vợ tính tình mềm mỏng, không chút nóng nảy, không giận, hờn dỗi; dù khi bị chồng đối xử không đẹp vẫn khéo nhường nhịn, không hề lỗ mãng, lớn tiếng chửi lại; biết tùy thuận chồng, khéo léo khuyên răn, thuyết phục chồng mình, thường vẫn bình tĩnh, chịu đựng mọi hành vi của chồng với lòng từ mẫn, tâm không biết giận. Không than phiền, chịu đựng những thiếu sót của chồng, nếu có, một cách âm thầm, dễ bảo, khiêm hạ, trung thành và bảo vệ tài sản của chồng. Là Vợ Tận Tụy - Như người phục vụ/ Người hầu. Hạng vợ cát tường nhất.

+ Đức Phật nói: Ta đã nói đến ba bà vợ sau đây: bà vợ giống như "Kẻ Giết Người", Bà vợ giống như "Người Ăn Trộm", và bà vợ giống như "Người Chủ nhân/ Độc Tài", Khi ba bà vợ nầy chết đi, họ sẽ bị đọa vào cõi địa ngục sâu thẳm, và tăm tối.
Nhưng ngược lại, bốn bà vợ sau đây: bà vợ giống như "Bà Mẹ", bà vợ giống như "Cô Em Gái", bà vợ giống như "Người Bạn", Và bà vợ giống như "Người Hầu Hạ", bởi vì họ luôn luôn sống vững vàng, trong vòng đạo đức, nên bốn bà vợ nầy khi chết đi, họ sẽ được tái sinh vào cõi trời.

* Nguồn tham khảo:  Về bảy loại vợBảy loại vợ - Kinh Tăng Tri Bộ và các bài viết về bảy loại vợ khác

+ Bốn loại sống chung (KinhTăng chi I):
- Đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ.
- Đê tiện nam sống chung với Thiện nữ.
- Thiện nam sống chung với đê tiện nữ.
- Thiện nam sống chung với Thiện nữ” (Nguồn: Kinh Thiện Sanh - Đạo Làm Người - Vợ Chồng)

+ 12. ÐẠI KINH SƯ TỬ HỐNG (Mahàsìhanàda Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú tại Vesali (Tỳ-xá-ly), ở phía ngoài thành, trong một khu rừng phía Tây.
Lúc ấy Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, vào thành Vesali để khất thực.
Tôn giả Sariputta nghe Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi nói như sau trong hội chúng ở Vesali: "Samôn Gotama không có pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh; Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm và thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Rồi Tôn giả Sariputta khất thực xong, sau khi ăn và đi khất thực trở về đến chỗ ở Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Sunakkhatta thuộc bộ lạc Licchavi, vừa mới từ bỏ Pháp và Luật này, nói lời nói như sau trong hội chúng Vesali: ""Sa-môn Gotama không có pháp thượng nhân... (như trên)... diệt tận khổ đau".
-- Này Sariputta, Sunakkhatta phẫn nộ và ngu si, do phẫn nộ nên nói lên lời ấy. Này Sariputta, Ông ta nghĩ: "Ta sẽ nói xấu". Thế mà kẻ ngu Sunakkhatta lại nói lời tán thán Như Lai. Này Sariputta, ai nói như sau là tán thán Như Lai: "Pháp ấy được thuyết giảng cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia, sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn, vị đã chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua thành, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên". Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp này về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng chư Thiên và loài Người, xa và gần".
Này Sariputta, đối với Sunakkhatta ngu si kia sẽ không có tùy pháp nào về Ta như sau: "Ðây là Thế Tôn, sau khi đi sâu vào tâm chúng sanh, tâm loài Người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau: "Tâm có tham biết là tâm có tham. Hay tâm không tham biết là tâm không tham... tâm chuyên chú... tâm tán loạn... đại hành tâm... không phải đại hành tâm... tâm chưa vô thượng... tâm vô thượng... Tâm Thiền định... Tâm không Thiền định... tâm giải thoát... tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát". Vị ấy biết như vậy.
(Mười lực của Như Lai)
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười?
(1) Ở đây, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (Tri thị xứ phi xứ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.
(2) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (Tri tam thế nghiệp báo lực.) Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(3) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới (Tri nhứt thiết đạo trí lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(4) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt (Tri thế gian chủng chủng tánh lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(5) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình (Tri tha chúng sanh chưởng chưởng dục lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri ... chuyển Phạm luân.
(6) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(7) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định (Tri chư Thiền tam muội lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(8) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Ngài nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này.
Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(9) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
(10) Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực. Chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy mà còn nói: "Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau". Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy; không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, như Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu Thiền định, thành tựu trí tuệ có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Bốn pháp vô sở úy)
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là bốn?
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì, một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn, mà quý vị tự xưng đã chứng ngộ hoàn toàn". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ mà quý vị tự xưng đã đoạn trừ". Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì... có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Những pháp này được gọi là các chướng ngại pháp khi được thực hành thời không có gì gọi là chướng ngại pháp cả". Này Sariputta, vì Ta không thấy... đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta thấy không có lý do gì một Sa-môn Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chỉ trích Ta đúng pháp rằng: "Pháp do quý vị thuyết giảng không đưa đến mục tiêu đặc biệt, không có khả năng hướng thượng, không có thể dẫn người thực hành đến diệt tận khổ đau".
Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, có bốn pháp vô sở úy, chính nhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sử tử trong các hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Tám hội chúng)
Này Sariputta, có tám Hội chúng này: Hội chúng Sát-đế-lị, Hội chúng Bà-la-môn, Hội chúng Gia chủ, Hội chúng Sa-môn, Hội chúng Tứ thiên vương, Hội chúng Tam thập tam thiên, Hội chúng Màra, Hội chúng Phạm thiên. Này Sariputta, có tám Hội chúng này. Này Sariputta, Như Lai thành tựu bốn pháp vô
sở úy như vậy, đến gần và vào tám Hội chúng này.
Này Sariputta, Ta nhớ lại Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Sát-đế-lị. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận; này Sariputta, ta thấy không có lý do gì để nghĩ rằng: "Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, Ta nhớ lại, Ta đã đến hàng trăm Hội chúng Bà-la-môn... (như trên)... Hội chúng Gia chủ... Hội chúng Sa-môn... Hội chúng Tứ thiên vương... Hội chúng Tam thập tam thiên... Hội chúng Màra... Hội chúng Phạm thiên. Tuy vậy, trước khi Ta ngồi xuống tại chỗ ấy, trước khi Ta nói chuyện và trước khi Ta đàm luận, này Sariputta, Ta thấy không có một lý do gì để nghĩ rằng: "Chắc chắn sự sợ hãi và run sợ sẽ đến ám ảnh Ta". Này Sariputta, vì Ta thấy không có lý do gì như vậy, nên Ta sống đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được vô úy.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Bốn loại sanh)
Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.
Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh.
Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những
loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh. Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp. Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh.
Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc
loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh.
Này Sariputta có bốn loại sanh như vậy. Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy... người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục, như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Năm sanh thú và Niết bàn)
Này Sariputta, có năm loại sanh thú này. Thế nào là năm? Ðịa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, loài Người, chư Thiên.
(1) Này Sariputta, Ta tuệ tri địa ngục, con đường đưa đến địa ngục và hành lộ đưa đến địa ngục. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, sự việc này ta cũng tuệ tri. (Kinh Trung Bộ Page 60 of 809)
(2) Và này Sariputta, Ta tuệ tri bàng sanh, con đường đưa đến bàng sanh và hành lộ đưa đến bàng sanh. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào bàng sanh, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(3) Và này Sariputta, Ta tuệ tri ngạ quỷ, con đường đưa đến ngạ quỷ và hành lộ đưa đến ngạ quỷ. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ngạ quỷ, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(4) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri loài Người, con đường đưa đến thế giới loài Người và hành lộ đưa đến thế giới loài Người. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài Người, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(5) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri chư Thiên, con đường đưa đến Thiên giới và hành lộ đưa đến Thiên giới. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, thế giới này, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri Niết-bàn, con đường đưa đến Niết-bàn và hành lộ đưa đến Niết-bàn. Tùy theo hành nghiệp, do đoạn trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sự việc này, Ta cũng tuệ tri.
(1) Này Sariputta, ở đây, với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người. Do hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Ta thấy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố than sâu hơn thân người, đầy vun than hừng, không có lửa ngọn, không có khói, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi khô cổ, đắng họng, khát nước, và đi thẳng đến hố than ấy chỉ bằng một con đường.
Một người có mắt thấy người ấy, có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố than kia". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố than ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy".
Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
(2) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào bàng sanh". Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy kẻ ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào bàng sanh, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố phân, sâu hơn thân người, đầy những phẩn uế, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hố phân ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố phân ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy
người kia rơi vào hố phân ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
(3) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào ngạ quỷ, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt". Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất không bằng phẳng, với lá thưa thớt, với bóng che từng đám lưa thưa. Và một người đi đến bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con
Kinh Trung Bộ

(2) Và này Sariputta, Ta tuệ tri bàng sanh, con đường đưa đến bàng sanh và hành lộ đưa đến bàng sanh. Tùy theo hạnh nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào bàng sanh, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(3) Và này Sariputta, Ta tuệ tri ngạ quỷ, con đường đưa đến ngạ quỷ và hành lộ đưa đến ngạ quỷ. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ngạ quỷ, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(4) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri loài Người, con đường đưa đến thế giới loài Người và hành lộ đưa đến thế giới loài Người. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài Người, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
(5) Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri chư Thiên, con đường đưa đến Thiên giới và hành lộ đưa đến Thiên giới. Tùy theo hành nghiệp, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, thế giới này, sự việc này Ta cũng tuệ tri.
Và này Sariputta, Ta cũng tuệ tri Niết-bàn, con đường đưa đến Niết-bàn và hành lộ đưa đến Niết-bàn. Tùy theo hành nghiệp, do đoạn trừ các lậu hoặc, sau khi tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sự việc này, Ta cũng tuệ tri.
(1) Này Sariputta, ở đây, với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người. Do hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy. Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Ta thấy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố than sâu hơn thân người, đầy vun than hừng, không có lửa ngọn, không có khói, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi khô cổ, đắng họng, khát nước, và đi thẳng đến hố than ấy chỉ bằng một con đường.
Một người có mắt thấy người ấy, có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố than kia". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố than ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục như vậy".
Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt.
(2) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào bàng sanh". Sau một thời gian, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ta thấy kẻ ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào bàng sanh, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng như có một hố phân, sâu hơn thân người, đầy những phẩn uế, và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hố phân ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hố phân ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia rơi vào hố phân ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
(3) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào ngạ quỷ, phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt". Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất không bằng phẳng, với lá thưa thớt, với bóng che từng đám lưa thưa. Và một người đi đến bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và phải cảm thọ những cảm giác cực khổ, thống khổ, khốc liệt. Này Sariputta, cũng vậy ở đây với tâm của Ta... (như trên)... thống khổ, khốc liệt.
(4) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta biết tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào loài người". Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào loài người, và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng như có một cây sống trên miếng đất bằng phẳng với lá sum sê, với bóng cây rậm rạp. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến cây ấy chỉ bằng một con đường. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ của người này như vậy và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến cây ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, ngồi hay nằm dưới bóng cây ấy và cảm thọ được nhiều cảm giác lạc thọ. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây, với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ.
(5) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy... sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Sau một thời gian... Ta thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một ngôi lầu, có gác nhọn, có tô vôi cả trong lẫn ngoài, được che gió, có then chốt đóng lại và có các cửa sổ khép kín. Tại đây có một sàng tọa, trải nệm lông dài, trải nệm màu trắng, trải nệm bông có thêu hoa, trải nệm bằng da sơn dương gọi là kadali, có nệm với khuôn màu treo phía trên, có gối dài màu đỏ cả hai đầu. Và một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến ngôi lầu ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến ngôi lầu ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia ngồi hay nằm trong ngôi lầu ấy, trong gác nhọn ấy, trên sàng tọa ấy và cảm thọ được nhiều cảm thọ cực lạc. Này Sariputta, cũng vậy, ở đây với tâm của Ta... được nhiều cảm giác lạc thọ.
(6) Này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy". Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc. Này Sariputta, giống như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ, và không xa hồ ấy có khu rừng rậm rạp. Một người đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước và đi thẳng đến hồ sen ấy. Một người có mắt thấy người ấy có thể nói: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, và bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đi đến hồ sen ấy". Sau một thời gian, người ấy sẽ thấy người kia, sau khi tẩm mình vào hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước và làm cho dịu bớt mọi ưu tư, mệt mỏi, phiền não, sau khi ra khỏi hồ liền qua ngồi hay nằm trong rừng cây rậm rạp ấy và cảm thọ những cảm giác cực lạc. Cũng vậy, này Sariputta, ở đây với tâm của Ta, Ta tuệ tri tâm của một số người: "Hành nghiệp của người này như vậy, cử chỉ như vậy, bước vào đạo lộ như vậy, sẽ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát như vậy". Sau một thời gian, Ta thấy vị ấy đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, cảm thọ những cảm giác cực lạc.
Này Sariputta, năm loại này là năm sanh thú. Này Sariputta, có ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy, và nói: "Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuộc trắc nghiệm". Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu thiền định, thành tựu trí tuệ, có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy, không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy, thì người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên.
(Khổ hạnh của Bồ-tát)
Này Sariputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.
Này Sariputta, ở đây, khổ hạnh của Ta như sau: Ta sống lõa thể, phóng túng, không theo khuôn phép, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn tngười đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Ta chỉ nhận đồ ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng. Ta nuôi sống chỉ với một chén, nuôi sống chỉ với hai chén, nuôi sống chỉ với bảy chén. Ta chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy Ta sống theo hạnh tiết chế ăn uống cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Ta chỉ ăn cỏ lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nivara, ăn da vụn, ăn trấu, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc áo phấn tảo y, mặc vỏ cây tititaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Ta sống nhổ râu tóc, Ta theo tập tục sống nhổ râu tóc, Ta theo hạnh thường đứng không dùng chỗ ngồi, Ta là người ngồi chỏ hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chỏ hỏ. Ta dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nằm đấy, sống ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Như vậy Ta sống theo hạnh hành hạ, dày vò thân thể theo nhiều cách. Này Sariputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.
Này Sariputta, ở đây hạnh bần uế của Ta như sau: Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Như gốc cây tinduka bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng; cũng vậy, này Sariputta, trên thân Ta bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Này Sariputta, Ta không nghĩ rằng: "Với tay của Ta, Ta hãy phủi sạch bụi bặm này đi, hay những người khác với tay của họ hãy phủi sạch bụi bặm này đi cho Ta". Này Sariputta, Ta không có nghĩ như vậy. Này Sariputta, như vậy là sự bần uế của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự yểm ly của Ta. Này Sariputta, tỉnh giác, Ta đi tới; tỉnh giác Ta đi lui, Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư: "Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong những ác đạo của họ!" Này Sariputta, như vậy là sự yểm ly của Ta.
Này Sariputta, như thế này là sự độc cư của Ta. Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, giống như một con thú rừng thấy người liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Cũng vậy, này Sariputta, khi Ta thấy người chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi, hay người tiều phu, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: "Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!" Này Sariputta, như vậy là hạnh độc cư của Ta.
Này Sariputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các người chăn bò không có mặt, rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sariputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta.
Này Sariputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sariputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược. Này Sariputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong những đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp.
Rồi này Sariputta, những bài kệ kỳ diệu từ trước chưa từng được nghe sau đây được khởi lên:
Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh, Cô độc sống trong rừng kinh hoàng, Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm, Ẩn sĩ, trong lý tưởng đăm chiêu.
Này Sariputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sariputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sariputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sariputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn". Họ nói: "Chúng ta sống nhờ trái táo", và họ ăn trái táo, họ ăn bột táo, họ uống nước trái táo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo.
Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: "Trái táo thời ấy to lớn". Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu.
Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ da bụng" chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện", thì Ta ngã qụy úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn". Họ nói: "Chúng ta sống nhờ đậu xanh... (như trên)... chúng ta sống nhờ vừng mè... (như trên)... chúng ta sống nhờ hột gạo", và họ ăn hột gạo, họ ăn hột gạo nghiền thành bột, họ uống nước gạo, và họ ăn hột gạo dưới nhiều hình thức. Này Sariputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một hột gạo. Này Sariputta, có thể các Người nghĩ như sau: "Hột gạo thời ấy to lớn". Này Sariputta, chớ có hiểu như vậy. Vì hột gạo thời ấy giống với hột gạo hiện tại. Này Sariputta, trong khi Ta chỉ sống ăn một hột gạo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột của một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo, khô cằn. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy sờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện", thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.
Này Sariputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ. Chính Thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ luân hồi". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự luân hồi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên (Suddhavasa).
Này Sariputta, nếu Ta luân hồi tại Tịnh cư thiên thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ sanh khởi". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự sanh khởi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta sanh khởi tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ an trú". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự an trú mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sariputta, nếu Ta an trú tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ tế tự". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài khi ta-là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh hay làm vị Bà-la-môn giàu có.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ thờ lửa". Này Sariputta, thật không dễ gì tìm được sự thờ lửa mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-l?có làm lễ quán đảnh, hay
làm vị Bà-la-môn giàu có.
Này Sariputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: "Khi một thiếu niên còn trẻ tuổi, tóc đen nhánh, huyết khí sung mãn, trong tuổi thanh xuân, người ấy thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng. Nhưng khi người ấy già cả, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi đến đoạn cuối cuộc đời, khi đã tám mươi, chín mươi hay một trăm tuổi, khi ấy trí tuệ biện tài tối thượng ấy bị đoạn trừ". Này Sariputta, chớ có quan niệm như vậy. Này Sariputta, nay Ta đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi dến đoạn cuối cuộc đời, tuổi Ta nay đã đến tám mươi.
Này Sariputta, ở đây Ta có bốn vị đệ tử, tuổi thọ đến một trăm, đã sống một trăm tuổi, thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu chuyên tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đầy đủ trí tuệ biện tài tối thượng. Này Sariputta, ví như một người bắn cung thiện xảo, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ, có thể dễ dàng bắn ngang qua bóng một cây ta-la. Cũng vậy, những vị này với chánh niệm đệ nhất như vậy, được thành tựu trí tuệ biện tài tối thượng như vậy, nếu những vị này hỏi Ta nhiều lần một câu hỏi về Bốn Niệm xứ, và nếu Ta, được hỏi nhiều lần như vậy, phải giải thích cho họ hiểu và nếu họ được Ta giải thích như vậy, có thể hiểu như đã giải thích, và nếu họ không hỏi Ta về những vấn đề phụ thuộc và các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức. Này Sariputta, dầu vậy, sự thuyết pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự giải thích cú pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự trả lời các câu hỏi của Như Lai cũng chưa hoàn tất, khi mà bốn đệ tử của Ta, tuổi thọ đến một trăm tuổi, đã sống một trăm tuổi, đã từ trần sau một trăm tuổi. Này Sariputta, nếu Ông có gánh Ta trên giường đi chỗ này chỗ kia, thật sự trí tuệ biện tài của Như Lai không có gì thay đổi.
Này Sariputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: "Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người". Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau:
"Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người".
Lúc bấy giờ Tôn giả Nagasamala đứng sau lưng Thế Tôn và quạt cho Ngài! Tôn giả Nagasamala bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Sau khi nghe pháp môn này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
-- Này Nagasamala, do vậy pháp môn này gọi là "Pháp môn Lông tóc dựng ngược". Ông hãy như vậy thọ trì.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Tôn giả Nagasamala hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn. (Nguồn: Kinh Đại Sư Tử Hống)

Thiền hành: Muốn loại bỏ khái niệm có một chúng sanh, thiền sinh cần phải hành thiền Quán Sát Tứ Đại bằng cách chia chẻ thân thể này ra làm bốn thành phần và quán sát riêng biệt từng thành phần một. Mỗi thành phần như vậy gọi là Một Đại.

1. Địa Đại:

Địa đại không có nghĩa là Đất như chúng ta thường biết, mà là những gì có bên trong Đất cũng như trong các Vật Khác.
“Tính Chất Cứng Mềm” đó là đặc tính của Địa đại.
Đun tay vào nước bạn cảm thấy mềm. Sự mềm mại này là Địa đại. Bạn tìm thấy Địa đại khắp mọi nơi.
Công năng của Địa đại là làm nền tảng để những vật khác có thể đặt lên đấy.
Đối với thiền sinh hành thiền minh sát về đề mục Địa đại, thì sự biểu hiện của Địa Đại là thâu nhận hay chấp nhận.
Bởi vậy, các bạn phải hiểu Địa đại theo đặc tính, công năng sự thể hiện của nó.
Tóm lại, đặc tính của Địa đại là Cứng, Mềm. Công năng của Địa đại là Làm Nền Tảng. Và sự biểu hiện của Địa đại là Sự Thâu Nhận hay Chấp Nhận vật gì.

2. Thủy Đại:

Thủy đại ở đây không có nghĩa là Nước như chúng ta thường biết. Thủy đại có đặc tính “chảy giọt xuống”, “dính hút”, “kết hợp” hay “lỏng”. Thủy đại có mặt trong mọi vật có sự kết hợp, hay trong đất, trong gỗ, trong gạch đá, …
Sự kết hợp hay Sự dính hút làm cho vật liên kết lại với nhau là đặc tính của Thủy đại.
Công năng của Thủy đại là “làm cho mạnh lên”. Thủy đại làm cho mạnh lên những gì tiếp xúc với nó.
Sự biểu hiện của Thủy đại trong thiên nhiên là “kết hợp vật chất lại với nhau”. Khi chế nước vào bột chẳng hạn, thì ta thấy cục bột dẻo. Nước đã kết dính bột lại với nhau. Sự kết dính lại với nhau là sự biểu hiện của Thủy đại.
Khi hành thiền thỉnh thoảng sự biểu hiện này sẽ đến với bạn. Bạn sẽ thấy hay hiểu Thủy đại đôi khi qua đặc tính, đôi khi qua công năng, và đôi khi qua sự biểu hiện.
Tóm lại, đặc tính của Thủy đại là “Sự Kết Hợp” hay “Sự Dính Hút”. Công năng của Thủy đại là “Làm Cho Mạnh Lên”. Biểu hiện Thủy đại là “Kết Hợp Vật Chất Lại Với Nhau”.

3. Hỏa Đại:

Đây không phải là Lửa hiểu theo nghĩa thông thường, nhưng là trạng thái của lửa, tính chất của lửa, như sức nóng chẳng hạn. Sức nóng hay lửa làm cho vật “chín mùi, trưởng thành, hay già nua”. Nói nóng, ta cũng bao gồm cả lạnh. “Nóng”, “Lạnh” hay “Nhiệt Độ” là đặc tính của Hỏa đại.
Khi bạn cảm thấy nóng hay lạnh là bạn đang cảm giác được Hỏa đại. Và khi cơ thể trưởng thành hay già nua, đó là tác dụng của Hỏa đại.
Công năng của Hỏa đại là làm cho vật “trưởng thành”, làm cho vật “nóng” hay “lạnh”.
Sự biểu hiện của Hỏa đại là “tiếp tục cung cấp cho sự mềm dẻo”. Chẳng hạn như bạn đang nấu vật gì thì vật được nấu sẽ mềm. Cũng vậy, sức nóng trong cơ thể làm cho cơ thể bạn dẻo, do đó cơ thể bạn già nua dần.
Tóm lại, đặc tính của Hỏa đại là “Nóng, Lạnh, hay Nhiệt Độ”. Công năng của Hỏa đại là “Làm Cho Vật Nóng hay Lạnh”. Biểu hiện của Hỏa đại là “Tiếp tục cho sự mềm dẻo”.
Có bốn loại Lửa:

Nhiệt độ cơ thể làm cho cơ thể nóng, hay bạn đau thì thân nhiệt gia tăng.
Lửa làm cho cơ thể bạn trưởng thành già nua.
Lửa làm cho người hay vật nóng lên, đó là sức nóng quá độ. Khi bạn cảm cúm, cơ thể bạn rất nóng, đó là sức nóng quá độ.
Lửa tiêu hóa thức ăn, nhờ lửa này mà bốn loại thực phẩm: ăn, uống, nhai, mút được tiêu hóa. Khi bạn có lửa tiêu hóa tốt hay lửa dạ dày tốt, thì cơ thể có thể tiêu hóa tất cả những gì bạn ăn. Khi bạn không có lửa tiêu hóa tốt, thì bao tử của bạn gặp rắc rối.
4. Phong Đại:

Đặc tính của Phong đại là “bành trướng, dãn nở, hay làm phồng lên”. Khi thổi hơi vào một quả bóng, quả bóng phồng lên. Phong đại cũng làm cho bạn đứng hay ngồi thẳng không bị cong xuống. Đó là sự “nâng đỡ của gió đến từ mọi phía”.
Công năng của gió là “tạo ra sự di động”. Khi bạn di chuyển thì sự di chuyển của bạn là do Phong đại gây ra.
Sự biểu hiện của Phong đại là “sự vận chuyển”.
Tóm lại, đặc tính của Phong đại là “Bành Trướng, Dãn Nở, hay Làm Phồng Lên và Nâng Đỡ”. Công năng của của gió là “Tạo Ra Sự Di Động”. Biểu hiện của Phong đại là “Sự Vận Chuyển”.

Có sáu loại gió:

Gió hướng lên làm bạn nấc cụt hay nôn mửa.
Gió hướng xuống tống phân hay nước tiểu ra ngoài.
Gió trong bụng ngoài ruột.
Gió trong ruột.
Gió chạy trong khắp tứ chi trong thân.
Gió hơi thở ra ngoài.
Khi bạn đi hoặc co ruỗi thì Phong đại làm việc. Phong đại được gây ra bởi Tâm hay Ý muốn của bạn.

Bây giờ hãy tìm cách quán sát Tứ Đại trong khi đi.
Khi đi, trước tiên bạn dỡ chân lên. Lúc dỡ chân lên bạn thấy nhẹ. Sự nhẹ này được gây ra bởi Hỏa đại.
Khi dỡ chân lên có sự chuyển động. Sự chuyển động do Phong đại gây ra.
Khi đưa chân bước về phía trước, sự chuyển động cũng do Phong đại gây ra.
Khi hạ chân xuống, bạn thấy chân nặng, sự nặng này do sự có của Thủy đại.
Khi chân chạm đất hay chạm nền nhà, bạn cảm thấy sự cứng hay mềm của cả nền nhà lẫn chân bạn. Sự cứng mềm này là đặc tính của Địa đại.
Chỉ trong một bước đi bạn có thể phân biệt biết được Bốn Đại. Khi dỡ chân lên thì Hỏa đại và Phong đại trội hơn cả. Khi đưa chân bước về phía trước bạn nhận ra Phong đại. Khi đặt chân xuống bạn thấy được Thủy đại. Khi chân đạp lên đất bạn cảm thấy được Địa đại.
Như vậy là thiền sinh đã quán sát được cả Bốn Đại trong một bước đi, mặc dầu thoạt đầu thiền sinh không ghi nhận được sự hiện diện của tất cả Bốn Đại.
Khi thiền sinh thấy các Đại một cách rõ ràng thì ý niệm về một chúng sanh biến mất. Lúc này, thiền sinh thấy rằng chỉ có Bốn Đại mà thôi. Bốn Đại đang đi, Bốn Đại đang đứng, v.v… Khi chỉ thấy Tứ Đại đi, đứng, nằm, ngồi thì bạn sẽ không thấy có một con người đang làm tác động này; như vậy ý niệm về một chúng sanh biến mất.

Sự quán sát Tứ Đại được giảng giải trong kinh này bằng một ví dụ và chú giải đã giải thích như sau:
Khi người đồ tể nuôi một con bò, đem nó đến chổ giết thịt, cột bò vào một cột cây rồi giết bò, thì người đồ tể vẫn còn ý niệm về một con bò, một chúng sanh. Nếu có ai hỏi ông ta đang làm gì, thì đồ tể sẽ nói: “tôi cho bò ăn” hay “tôi đang giết bò”.
Ngay cả sau khi giết bò, trước khi xẻ thịt và cắt ra từng miếng, ông ta vẫn còn duy trì ý niệm rằng đó là một con bò. Nhưng sau khi xẻ bò ra, cắt thành từng miếng nhỏ và đặt lên bàn để bán ở ngã tư đường, thì người đồ tể mất hẳn ý niệm về một con bò. Nếu có ai hỏi ông ta bán gì, ông ta không thể nào trả lời “tôi bán bò”, ông ta sẽ trả lời là “tôi bán thịt bò”. Như vậy sau khi đã cắt bò ra từng miếng, người đồ tể đã mất hẳn ý niệm về một con bò.
Tương tự như vậy, khi thiền sinh cắt mình ra thành Bốn Đại – tất cả những gì trên cơ thể thiền sinh cũng chỉ là Bốn Đại – như vậy là thiền sinh sẽ mất ý niệm về một thiền sinh, một con người.

Đức Phật dạy cách hành thiền để loại bỏ ý niệm “có một chúng sinh”.
Ví dụ trên đây không thể đưa đến kết luận rằng thiền sinh phải ý niệm hóa Tứ Đại.

Tứ Đại Đức Phật dạy không phải là ý niệm chế định, mà là một phần của chân lý tuyệt đối hay “Chân Đế” gồm Tâm, Tâm Sở, Sắc Pháp và Niết Bàn. Đây là “Chân Đế”, khác với “Tục Đế”. Thiền sinh phải “Thấy” Tứ Đại qua việc hành thiền của mình. Thiền sinh sẽ gặt hái được nhiều lợi ích qua cách hành thiền này.

Khi bạn quán sát Tứ Đại trên thân thể của mình thì bạn đã quán sát thân trên nội thân; khi bạn bỗng nhiên suy nghĩ đến Tứ Đại trên thân thể người khác thì bạn đã quán sát thân trên ngoại thân. Khi bạn quán sát Tứ Đại trên chính thân mình rồi quán sát Tứ Đại trên thân người khác thì bạn đã quán sát cả hai, thân trên nội thân và thân trên ngoại thân.
Khi bạn thấy rằng chỉ có Tứ Đại mà chẳng có người hay chúng sanh gì cả thì bạn không dính mắc, luyến ái vào bất cứ mọi thứ gì trên cõi đời. Như vậy là bạn đã: Không chấp trước vào bất cứ một điều gì trên cõi đời do ngũ uẩn tạo thành này.
Khi không luyến ái, dính mắc thì không còn tạo ra nghiệp. Khi không có nghiệp thì sẽ không có bám víu vào đời sống và thọ thân sau, và không có tái sanh. Lúc ấy bạn sẽ đạt đến chổ chấm dứt vòng luân hồi tái sinh. Nguồn: Đức Phật dậy thiền hành quán tứ đại

+ 8. KINH ÐOẠN GIẢM (Sallekha Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Cunda, vào buổi chiều từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng dậy, đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Maha Cunda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, có những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận. Bạch Thế Tôn, đối với một Tỷ-kheo, có tác ý ngay từ ban đầu, thời có thể đoạn trừ những sở kiến ấy hay không, có thể xả ly những sở kiến ấy hay không?
-- Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, - chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cài này không phải tự ngã của tôi", có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy. (Nguồn: Kinh Đoạn Giảm)

+ 6. KINH ƯỚC NGUYỆN
(Akankheyya Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
-- Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các đồng phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và tôn trọng!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nay hưởng thọ các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh! Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung, nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ (và nhờ vậy) được quả báo lớn, lợi ích lớn!", Tỷ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không phải bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục bất lạc được khởi lên!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng, tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Có những giải thoát tịch tĩnh, siêu thoát Sắc giới, thuộc Vô sắc giới. Mong rằng ta có thể cảm xúc với thân và sống an trú trong cảnh giới ấy!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta trừ diệt ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn bị đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng trừ diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, ta chứng được Nhứt Lai, chỉ phải trở lại đời một lần nữa để đoạn tận khổ đau!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng, trừ diệt năm hạ phần kiết sử, ta được hóa sanh, chứng được Niết-bàn ngay tại cảnh giới ấy, không còn trở lui thế giới này nữa!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta chứng được các loại thần thông! Một thân ta hiện ra nhiều thân, nhiều thân ta hiện ra một thân; ta hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua thành, qua núi như đi ngang hư không, ta độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; ta đi trên nước không chìm như trên đất liền; ta ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; ta có thể, thân ta có thần thông bay cho đến Phạm Thiên!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)...các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng, chư Thiên và loài Người, ở xa hay ở gần!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người. Tâm có tham, ta biết tâm có tham. Tâm không tham, ta biết tâm không tham. Tâm có sân, ta biết tâm có sân. Tâm không sân, ta biết tâm không sân. Tâm có si, ta biết tâm có si. Tâm không si, ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú, ta biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn, ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành, ta biết tâm đại hành. Tâm không đại hành, ta biết tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng, ta biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng, ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định, ta biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định, ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát, ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, ta biết tâm không giải thoát!" Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp, ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này, Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, thọ mạng đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chúng. Các Tôn giả, chúng sanh nào làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn các Tôn giả, chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh, ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích
sống tại các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Với sự diệt trừ các lậu hoặc, sau khi tự tri tự chứng, ta chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, tâm giải thoát, tuệ giải thoát không có lậu hoặc!", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và tu học các học giới. Như vậy, phàm đã nói gì, chính duyên ở đây mà nói vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn. (Nguồn: Kinh Ước Nguyện)

+ Thắng tri:

Này Bà-la-môn, trong đêm canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Ðây là khổ", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", thắng tri như thật: "Ðây là khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là các lậu hoặc diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt".
Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". (Nguồn: Trích đoạn Kinh Sợ hãi - Khiếp đảm)

+ Đức Phật Chứng Được Các Tầng Thiền

Này Bà-la-môn, Ta tinh cần, tinh tấn, không lười biếng. Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an, không có dao động, tâm được định tĩnh, chuyên nhất.
Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Diệt tầm, diệt tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba.
Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng trí. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi
đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Này Bà-la-môn, trong đêm canh đầu Ta chứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

Này Bà-la-môn, trong đêm canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Ðây là khổ", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", thắng tri như thật: "Ðây là khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là các lậu hoặc diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt".
Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"

Này Bà-la-môn trong đêm canh ba, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật nhiệt tâm tinh cần.
Này Bà-la-môn, Ông có thể có tư tưởng như sau: "Nay Sa-môn Gotama chưa diệt trừ tham, chưa diệt trừ sân, chưa diệt trừ si, nên sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, chớ có hiểu như vậy. Do Ta quán sát hai mục đích mà Ta sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu.
Tự thấy sự hiện tại lạc trú và vì lòng thương tưởng chúng sanh trong tương lai.
-- Chúng sanh trong tương lai được Tôn giả Gotama thương tưởng, vì Tôn giả là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử; từ này trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. (Nguồn: Trích đoạn Kinh Sợ hãi - Khiếp đảm)

2. KINH TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC (Sabbàsava Sutta)
Như vầy tôi nghe.... Thế Tôn nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn phòng hộ tất cả lậu hoặc". Hãy nghe và khéo tác ý. Ta sẽ nói". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Thế Tôn nói như sau: (Tóm lược)
-- Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: Có như lý tác ý và không như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ......cụ thể tóm lược:

- Sống như lý tác ý: Chỉ khởi suy nghĩ tương ứng với các pháp chánh đạo, chánh pháp tà đạo, ngoại đạo để đoạn trừ lậu hoặc.
- Phải sống phòng hộ Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý để đoạn trừ lậu hoặc.
- Cảnh giác với thọ dụng như Y phục, món ăn uống, dược phẩm trị bệnh để đoạn trừ lậu hoặc.
- Phải tu kham nhẫn: Lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát; Lời nói mạ lị phỉ báng. Nhẫn các cảm thọ về thân, thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người để đoạn trừ lậu hoặc.
- Phải biết tránh lé: Voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, rắn, khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước. Chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc rễ bị đồng tu nghi ngờ, khinh thường để đoạn trừ lậu hoặc.
- Phải tu trừ diệt mới đoạn trừ: Không có chấp nhận dục niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (dục niệm ấy); không có chấp nhận sân niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (sân niệm ấy); không có chấp nhận hại niệm đã khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (hại niệm ấy); không chấp nhận các ác bất thiện pháp luôn luôn khởi lên, từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại (các ác bất thiện pháp ấy) để đoạn trừ lậu hoặc.
- Phải tu tập mới đoạn trừ: Tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; như lý giác sát tu tập trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập tinh tấn giác chi... tu tập hỷ giác chi... tu tập khinh an giác chi... tu tập định giác chi... tu tập xả giác chi; xả giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên để đoạn trừ lậu hoặc.
Chi tiết xem tại Kinh Tất Cả các Lậu Hoặc

+ Phật dạy về 4 đường ác và 6 việc làm hao tổn tài sản:

+ 4 nghiệp xấu ác đó là: Sát sinh hại vật, trộm cướp lường gạt của người khác, tà dâm, nói dối hại người, đây là bốn điều xấu ác;

+ 6 điều nguy làm hao tổn tài sản là:

1. Say sưa rượu chè: Tài sản tiêu hao; Gây sự tranh cãi; Phát sanh bệnh tật; Đánh mất danh dự; Lõa lồ trâng tráo; Trí tuệ suy giảm.
2. Đi lại không giờ giấc có 6 điều nguy là: Không giữ được mình; Không giữ được vợ con; Không giữ được tài sản; Dễ bị tình nghi; Thành nạn nhân tin đồn; Chuốc lấy ưu phiền.
3. La cà chốn du hí, vũ trường5 đều nguy là:  Công việc đình trệ; Thối thất siêng năng; Mất nhiều thời gian; Hao tốn tiền của; Bận rộn tâm tìm chỗ vũ nhạc ca hát.
4. Đam mê cờ bạc có 6 điều nguy là: Thắng sinh thù oán; Thua bị khổ đau; Tài sản bị tổn thất; Lời nói không hiệu lực; Bạn bè khinh miệt; Người đời không dám gả cưới.
5. Giao du bạn xấu ác có 6 điều nguy là: Ảnh hưởng thói cờ bạc; Ảnh hưởng thói điếm đàng; Ảnh hưởng thói rượu chè; Ảnh hưởng thói gian xảo; Ảnh hưởng thói lường gạt; Ảnh hưởng thói côn đồ.
6. Quen biếng nhác với 6 lý do là: Nghĩ rằng lạnh quá;  Nghĩ rằng nóng quá_ Nghĩ rằng sớm quá_ Nghĩ rằng trễ quá_ Nghĩ rằng đói quá,_ Nghĩ rằng No quá. Nguồn: xem tại đây và xem Phật dậy 4 điều sâu ác và 6 cửa hao tài

+ Phật dạy về 4 đường ác và 6 việc làm hao tổn tài sản:

+ 4 nghiệp xấu ác đó là: Sát sinh hại vật, trộm cướp lường gạt của người khác, tà dâm, nói dối hại người, đây là bốn điều xấu ác;

+ 6 điều nguy làm hao tổn tài sản là:

1. Say sưa rượu chè: Tài sản tiêu hao; Gây sự tranh cãi; Phát sanh bệnh tật; Đánh mất danh dự; Lõa lồ trâng tráo; Trí tuệ suy giảm.
2. Đi lại không giờ giấc có 6 điều nguy là: Không giữ được mình; Không giữ được vợ con; Không giữ được tài sản; Dễ bị tình nghi; Thành nạn nhân tin đồn; Chuốc lấy ưu phiền.
3. La cà chốn du hí, vũ trường5 đều nguy là:  Công việc đình trệ; Thối thất siêng năng; Mất nhiều thời gian; Hao tốn tiền của; Bận rộn tâm tìm chỗ vũ nhạc ca hát.
4. Đam mê cờ bạc có 6 điều nguy là: Thắng sinh thù oán; Thua bị khổ đau; Tài sản bị tổn thất; Lời nói không hiệu lực; Bạn bè khinh miệt; Người đời không dám gả cưới.
5. Giao du bạn xấu ác có 6 điều nguy là: Ảnh hưởng thói cờ bạc; Ảnh hưởng thói điếm đàng; Ảnh hưởng thói rượu chè; Ảnh hưởng thói gian xảo; Ảnh hưởng thói lường gạt; Ảnh hưởng thói côn đồ.
6. Quen biếng nhác với 6 lý do là: Nghĩ rằng lạnh quá;  Nghĩ rằng nóng quá_ Nghĩ rằng sớm quá_ Nghĩ rằng trễ quá_ Nghĩ rằng đói quá,_ Nghĩ rằng No quá. Nguồn: xem tại đây và xem Phật dậy 4 điều sâu ác và 6 cửa hao tài

+ Phật dạy về 4 đường ác và 6 việc làm hao tổn tài sản:

+ 4 nghiệp xấu ác đó là: Sát sinh hại vật, trộm cướp lường gạt của người khác, tà dâm, nói dối hại người, đây là bốn điều xấu ác;

+ 6 điều nguy làm hao tổn tài sản là:

1. Say sưa rượu chè: Tài sản tiêu hao; Gây sự tranh cãi; Phát sanh bệnh tật; Đánh mất danh dự; Lõa lồ trâng tráo; Trí tuệ suy giảm.
2. Đi lại không giờ giấc có 6 điều nguy là: Không giữ được mình; Không giữ được vợ con; Không giữ được tài sản; Dễ bị tình nghi; Thành nạn nhân tin đồn; Chuốc lấy ưu phiền.
3. La cà chốn du hí, vũ trường5 đều nguy là:  Công việc đình trệ; Thối thất siêng năng; Mất nhiều thời gian; Hao tốn tiền của; Bận rộn tâm tìm chỗ vũ nhạc ca hát.
4. Đam mê cờ bạc có 6 điều nguy là: Thắng sinh thù oán; Thua bị khổ đau; Tài sản bị tổn thất; Lời nói không hiệu lực; Bạn bè khinh miệt; Người đời không dám gả cưới.
5. Giao du bạn xấu ác có 6 điều nguy là: Ảnh hưởng thói cờ bạc; Ảnh hưởng thói điếm đàng; Ảnh hưởng thói rượu chè; Ảnh hưởng thói gian xảo; Ảnh hưởng thói lường gạt; Ảnh hưởng thói côn đồ.
6. Quen biếng nhác với 6 lý do là: Nghĩ rằng lạnh quá;  Nghĩ rằng nóng quá_ Nghĩ rằng sớm quá_ Nghĩ rằng trễ quá_ Nghĩ rằng đói quá,_ Nghĩ rằng No quá. Nguồn: xem tại đây và xem Phật dậy 4 điều sâu ác và 6 cửa hao tài

+ Phật dạy về 4 đường ác và 6 việc làm hao tổn tài sản:

+ 4 nghiệp xấu ác đó là: Sát sinh hại vật, trộm cướp lường gạt của người khác, tà dâm, nói dối hại người, đây là bốn điều xấu ác;

+ 6 điều nguy làm hao tổn tài sản là:

1. Say sưa rượu chè: Tài sản tiêu hao; Gây sự tranh cãi; Phát sanh bệnh tật; Đánh mất danh dự; Lõa lồ trâng tráo; Trí tuệ suy giảm.
2. Đi lại không giờ giấc có 6 điều nguy là: Không giữ được mình; Không giữ được vợ con; Không giữ được tài sản; Dễ bị tình nghi; Thành nạn nhân tin đồn; Chuốc lấy ưu phiền.
3. La cà chốn du hí, vũ trường5 đều nguy là:  Công việc đình trệ; Thối thất siêng năng; Mất nhiều thời gian; Hao tốn tiền của; Bận rộn tâm tìm chỗ vũ nhạc ca hát.
4. Đam mê cờ bạc có 6 điều nguy là: Thắng sinh thù oán; Thua bị khổ đau; Tài sản bị tổn thất; Lời nói không hiệu lực; Bạn bè khinh miệt; Người đời không dám gả cưới.
5. Giao du bạn xấu ác có 6 điều nguy là: Ảnh hưởng thói cờ bạc; Ảnh hưởng thói điếm đàng; Ảnh hưởng thói rượu chè; Ảnh hưởng thói gian xảo; Ảnh hưởng thói lường gạt; Ảnh hưởng thói côn đồ.
6. Quen biếng nhác với 6 lý do là: Nghĩ rằng lạnh quá;  Nghĩ rằng nóng quá_ Nghĩ rằng sớm quá_ Nghĩ rằng trễ quá_ Nghĩ rằng đói quá,_ Nghĩ rằng No quá. Nguồn: xem tại đây và xem Phật dậy 4 điều sâu ác và 6 cửa hao tài

+ Hình dung/ Mường tượng/ Tưởng tượng (Visualisation): - Nhờ thực hành năng lực hình dung, mắt thứ ba được phát triển. - Trong lúc hình dung, các hình hài được hình dung, các ý tưởng và các trừu xuất, vốn được khoác lấy và được vận chuyển bằng chất trí, được phác họa cách con mắt thứ ba một vài inch (inch = 2,54 cm). Chính việc hiểu biết về điều này khiến cho nhà yoga ở phương Đông nói đến việc “định trí trên chóp mũi”. Đàng sau câu nói đánh lạc hướng này có che giấu một chân lý vĩ đại. (LVLCK, 1012)

+ Chân Sư DK: Em phải hiểu rằng quyền năng của trí tưởng tượng sáng tạo thật to lớn (Khoa học hơi thở)

+ Hình dung: Bí mật của mọi công phu thiền định trong giai đoạn đầu chính là khả năng hình dung. (DINAI, p89)
Đây là việc đầu tiên cần thành thạo.
Người môn sinh nên đặt trọng tâm lên tiến trình này;
Mọi quá trình mới trong kĩ thuật tham thiền... cần phải và luôn bao gồm việc hình dung tưởng tượng như bước đặt nền móng.

Trong công việc của những đệ tử đang được huấn luyện cho điểm đạo, khía cạnh ngoại tại này của việc hình dung phải nhường chỗ cho một tiến trình bên trong, tiến trình này chính là bước đầu của việc định hướng năng lượng. (DINA, p89)

+ Phật giáo có đoạn trừ hoặc chuyển hóa - Tiểu thừa, thì nhờ đoạn trừ phiền nào. VD: Đoạn trừ tình dục mà được giải thoát. - Đại thừa không đoạn trừ phiền não. VD: Không đoạn trừ tình dục, mà là chuyển hóa tình dục, cũng tức là lấy trí tuệ Bát Nhã để chuyển hóa tham, sân, si.  tức là triển khai tâm địa rộng lớn để chuyển hóa sự chấp trước của tình dục. Bồ Tát thường giảng 8 chữ: “Đồng thể đại bi, vô duyên đại từ”. Đó chính là nói về chuyển hóa tình dục, khuyên chúng ta không phải đoạn trừ cha mẹ mình, như vậy là khác với việc đoạn trừ tình cảm đối với cha mẹ (Nguồn)

+ Đoạn trừ và Kết quả theo Đức Phật: Nếu các tỳ-kheo đoạn trừ tham nhiễm, tâm liền được giải thoát. Đoạn trừ vô minh, huệ liền được giải thoát. Trừ tham nhiễm ô gọi là "Thân tác chứng", là mạnh khỏe, trường thọ, chẳng già, chẳng bệnh, chẳng cần phải uống thuốc, cũng chẳng phải tẩm bổ. Những thứ thuốc bổ, đồ bổ đó đều kèm theo nhiễm ô và tật bệnh. Chỉ có mỗi “thanh tịnh tâm” có dinh dưỡng cao nhất, có hiệu quả nhất. A Di Đà Phật là đồ bổ tốt nhất. (Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Đoạn trừ phiền não: Dùng hiểu biết và lý trí của mình, quyết loại bỏ các phiền não mang lại sự khổ đau cho mình và người. - Ví dụ: Đoạn trừ dâm dục - Tức quyết loại bỏ hành vi hay tư tưởng dâm dục ra khỏi đầu
* Việc này khác với chuyển hóa phiền não ở chỗ: Dùng Tâm thức để chuyển hóa, biến cải phiền não để nó không ảnh hưởng đến mình từ trong tư tưởng, bằng cách phát triển tình thương và sự phân biện, xóa bỏ vô minh ... (Nguồn: Chế ngự năng lượng tình dục Đoạn trừ hay Chuyển hóa)

+ Phá trừ ba chướng: ... Bộ tâm kinh này năng phá trừ được ba chướngbáo chướng, nghiệp chướng và phiền não chướng. Làm sao phá trừ được ? Do có trí huệ chân chánh, trí huệ vi diệu, tâm như như bất động, và chân tâm nên phá trừ được ba chướng. Chúng ta hiểu rõ giáo nghĩa tâm kinh bát nhã ba la mật đa thì mới có trí huệ chân chánh, dẹp trừ được ba chướng. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)
Xem thêm: Phiền lão và khổ đau_PS Tịnh Không

Xem thêm: A Xà Thế Vương Vấn Ngũ Nghịch Kinh

+ Kinh Pháp - Kinh Văn trong Phật giáo

Bát nhã ba la mật đa là pháp. Tâmví dụ. Kinh là bộ kinh này.
Kinh có thông danh và biệt danh.
Thông danh là thống nhiếp hết mọi bộ kinh. Biệt danh là mỗi bộ kinh có danh tự riêng biệt, những bộ kinh khác không có tên giống nhau. Tâm kinh bát nhã ba la mật đa là biệt danh của bộ kinh này. Bộ tâm kinh bát nhã ba la mật đa này thuộc trong bộ Bát Nhã, biểu thị tâm trong tâm.

Sao gọi là kinh ? Kinh tức là kinh pháp thường bất chuyển, không thể thay đổi. Một chữ cũng không thể bỏ được, hay cũng không một chữ được. Đó là kinh pháp thường bất biến.
Lại "kinh" là một con đường, nghĩa là tu hành phải đi qua một con đường nhất định. Chư vị có muốn tu hành à ? Nhất định chư vị phải đi trên đường đạo này. Nếu chư vị không đi trên đường đạo này thì sẽ bị lạc vào rừng rậm hoang vu. Chư vị phải nên đi trên đường tu hành thì không bị lạc đường. Ngày này qua ngày nọ đều được bình an, sáng suốt. Sao gọi là đi lạc ? Vì chư vị xưa nay quên mất, không biết tụng niệm kinh này. Qua ba bốn tháng, không tụng niệm nên quên mất, mới đi lạc. Tụng kinh được lợi ích gì ? "Tụng kinh không được lợi ích gì cả, chỉ mất thời gian, tốn sức thôi. Tụng bộ kinh này từ đầu cho đến cuối tốn khí lực, thời gian, tinh thần. Sao lại cho là có ích lợi ?"
Này chư vị cư sĩ ! Đừng để tâm vô minh che lấp. Chư vị đừng tìm cầu lợi ích. Càng tìm cầu thì càng không chân thật. Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng (nếu còn có tướng thì đều là hư giả cả). Nếu có hình có tướng mà chư vị có thể thấy được thì không phải là lợi ích chân thật. Tại sao lại không thấy được ích lợi ? Chư vị tụng kinh một lần thì tự tánh được rửa sạch một lần. Như khi chư vị tụng kinh Kim Cang, tụng qua một lần thì hiểu rõ ý nghĩa của kinh đôi chút. Tụng hai lần thì hiểu thêm nữa. Tụng ba lần thì lại càng hiểu rõ thêm. Tụng kinh khiến trí huệ tự tánh càng gia tăng. Nhưng khi trí huệ gia tăng thì chư vị không thể thấy, chỉ tự cảm giác thôi. Thế nên, lợi ích của sự tụng kinh không thể nói hết được.
Nhưng, không nên vì tụng kinh mà sanh ra phiền não. Chớ nói ": Này đạo hữu ! Đạo hữu tụng kinh quá nhanh, khiến tôi theo không kịp. Hoặc đạo hữu tụng kinh quá chậm, khiến tôi phải đợi. Hoặc tiếng tụng kinh của đạo hữu không hay lắm, khiến tôi không thích nghe."
Không nên dùng công phu tu học như thế. Chúng ta biết rằng mọi người đều là những kẻ mới bắt đầu học Phật pháp. Không phải ai cũng biết tụng kinh hết, hay có người biết tụng mà không muốn tụng. Nhưng, tất cả mọi người đều phải đồng tụng kinh. Được như thế thì ai ai cũng đều đồng huân tu tập. Lại nữa, không nên mình tìm lỗi xấu người; người khác tìm lỗi xấu mình. Nếu thật có lỗi xấu thì thì mọi người nhất định phải tự mình nhìn thấy. Nếu không tự mình nhìn thấy thì lỗi xấu càng ngày càng nhiều; tu hành không thể tương ưng với đạo được. Thế nên, tụng kinh tức là hộ giúp cho tự tánh mình. Hộ giúp việc gì ? Tức là hộ giúp khai mở trí huệ. Tụng kinh Kim Cang thì trí huệ được khai mở. Tụng tâm kinh cũng khai được trí huệ. Thế nên, chư vị bảo tụng kinh không có lợi ích nhưng kỳ thật sự lợi ích này rất lớn. Chư vị không thể thấy được lợi ích thì mới chân thật là lợi ích. Nếu chư vị thấy được lợi ích thì đó chỉ thấy ngoài da thôi. Đó là ý nghĩa của sự tụng kinh.
Kinh cũng có bốn loại ý nghĩa, tức là quán, nhiếp, thường, pháp.
Chữ quán, nghĩa là quán xuyến, tức là tất cả nghĩa lý đều nối thông với nhau như nối lại tất cả đường chỉ với nhau.
Nhiếp tức là nhiếp trì hóa độ những chúng sanh có duyên lành. Kinh năng nhiếp thủ những chúng sanh có cơ duyên, tùy theo bịnh mà cho thuốc. Sao gọi là nhiếp ? Chư vị có thấy nam châm hút sắt không ? Tuy sắt ở xa, nhưng nam châm vẫn hút được. Kinh cũng giống như nam châm hút sắt. Tất cả chúng sanh như sắt cứng, ương ngạnh cứng cõi, tánh nóng giận hẩy hừng, lỗi lầm đầy dẫy. Nhưng nhờ sức hút của kinh, tâm tánh chúng sanh từ từ nhũn nhặn, tập khí cững dần dần tiêu hết.
Chữ thường nghĩa là vĩnh viễn thường hằng bất biến. Mãi không biến đổi là từ đầu đến cuối, từ xưa đến nay, đều y chiếu theo kinh mà tu hành.
Pháp là phương pháp. Dùng phương pháp này để tu hành. Đời quá khứ, hiện tại và vị lai đều dùng phương pháp này mà tu hành. Vì vậy ba đời đồng tôn kính gọi là pháp. Xưa và nay không đổi nên gọi là thường.
Lại nữa, kinh nghĩa là mực thước. Thợ mộc xưa kia dùng dây nhuộm phấn đen. Khi muốn gạch lằn ngang liền căng dây ra, rồi ấn xuống. Khi lấy dây lên tạo ra một lằn phấn đen để làm mực thước, không như hiện nay có phấn có thước kẻ đường ngay ngắn.
Tóm lại, kinh là quy củ, tiêu chuẩn, mực thước. Nay chúng ta nghiên cứu kinh Bát nhã, cũng là y theo quy tắc Bát Nhã. Chư vị nếu y theo quy tắc Bát Nhã thì nhất định sẽ khai mở trí huệ.

Giải thích danh đề tổng quát.
Giảng về đề kinh, đại khái cũng giống như những lời giảng ở phần trên. Nay giảng trạch về người phiên dịch. Hiện tại, chúng ta hiểu rõ bộ kinh này phải nhớ ơn người phiên dịch. Nếu không có người phiên dịch, sợ rằng ngày nay chúng ta không thể đọc, nghe được tên kinh này. Nếu không được nghe, không được đọc đến tên kinh này thì chúng ta y chiếu theo kinh nào, phương pháp nào để tu hành ? Không có phương pháp thì làm sao chúng ta tìm được con đường tu hành. Thế nên, chúng ta phải tri ân người phiên dịch kinh. Trải qua bao thời đại, người dịch giả, vì lòng từ bi giáo hóa chúng sanh nên phát tâm phiên dịch kinh điển và lưu truyền lại cho đến hôm nay. Thế nên, công đức của người phiên dịch kinh điển không thể nghĩ bàn, thật to lớn. Người phiên dịch kinh này là ai ? Chính là do tam tạng pháp sư Đường Huyền Trang vâng chiếu dịch kinh. Đường tức là Đường triều. Tam tạng là kinh tạng, luật tạng, và luận tạng. Tạng kinh có rất nhiều bộ kinh. Tạng luật giảng về giới luật. Tạng luận giảng về đạo lý kinh điển.
Pháp Sư là lấy pháp làm thầy, đem pháp bố thí cho người. Dùng tam tạng kinh điển của Phật pháp làm thầy mình, và đem pháp giáo hóa chúng sanh, nên gọi là tam tạng Pháp Sư. Mỗi vị pháp sư hiện nay tôn tam tạng kinh điển làm thầy và đem pháp ra giáo hóa chúng sanh. Đầy đủ hai nghĩa này thì chư vị mới có thể gọi họ là vị pháp sư tôn kính pháp làm thầy và dùng pháp để giáo hóa chúng sanh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Sắc không Không sắc - Sắc bất dị không - Không bất dị sắc hay Sắc tức thị không - Không tức thị sắc hay Sắc chẳng khác không - Không chẳng khác sắc:
Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc, (sắc không khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc).

"Sắc bất dị không hữu nhược vô
Không bất dị sắc thể dụng thù
Sắc tức thị không chân nguyên triệt
Không tức thị sắc vọng lưu khô
Sơn hà đại địa duy thức hiện
Mộng huyễn phao ảnh như thị hồ
Thận vật ngoại cầu trì trung đạo
Phóng hạ nhiễm duyên tức lai như
Dịch :
Sắc chẳng khác không có lại không
Không chẳng khác sắc cùng thể dụng
Sắc tức là không thấu nguồn chân
Không tức là sắc nguồn vọng cạn
Núi sông non nước hiện duy thức
Bọt ảnh huyễn mộng như thế đấy
Chớ cầu ngoài, nên giữ trung đạo
Xả bỏ nhiễm duyên tức Lai Như".

"Sắc bất dị không hữu nhược vô, (sắc chẳng khác không có lại không)".
Sao gọi là sắc ? Tức là hình tướng. Sao gọi là không ? Tức là vô hình tướng. Sao lại gọi sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc ? Đây nói về đạo lý cùng tột, liễu nghĩa triệt để. Tất cả núi non, sông biển, đất đá, nhà cửa, phòng xá, v.v... đều là sắc. Sắc trụ ở nơi đâu ? Sắc trụ tại hư không. Không trụ tại nơi đâu ? Không cũng trụ tại nơi sắc. Sắc và không có thể bảo là không hai. Sắc không khác không, lại không phải là hai.
Không chẳng khác sắc. Hư không cùng sắc không có hai. Không bao gồm sắc. Sắc cũng bao gồm không. Bên ngoài thì thấy có hai, nhưng thật tế vốn là một. Ví dụ, nơi đây vốn trống rỗng, mà chư vị lại đem cái bàn để ra đây, tức là có. Trước khi đem bàn ra, nơi đây vốn là hư không. Khi đem bàn ra thì còn có hư không nữa không ? Cũng là có. Không gian cũng vẫn còn, bất quá bị cái bàn chiếm một khoảng thôi. Lại nói hư không này có sắc hay không ? Không này vốn cũng có sắc. Sắc tức là không. Chúng ta phân tích hình sắc mãi thì cuối cùng sẽ biến thành không. Tại sao thế ? Thân thể chúng ta dựa nơi sắc pháp. Do gì tạo thành ? Do bốn đại tạo thành. Sắc thân do bốn đại đất, nước, gió, lửa, hợp thành, cũng là sắc. Phân tích kỷ thì khi chúng ta chết đi, bốn đại này sẽ trở về cội gốc. Đất trở về với đất; nước trở về với nước; gió trở về với gió; lửa trở về với lửa. Sắc thân tan biến mất. Sắc tức là không. Tuy nay có sắc tướng mà tương lai thì không có, nên nói là sắc chẳng khác không, thực có thực không. Tuy có nhưng lại đồng với không.

- "Không chẳng khác sắc thể dụng thù, (không chẳng khác sắc cùng thể dụng)".
Không chẳng khác sắc, nhưng có thể có dụng. Không là thể không. Sắc là dụng của không. Thể và dụng tuy hai nhưng vốn là một.
- "Sắc tức là không chân nguyên triệt, (sắc tức là không thấu nguồn chân)".
Chư vị phải biết sắc thật chất vốn từ không. Cội gốc này nếu chư vị đạt đến được thì sẽ hiểu rõ triệt để.
- "Không tức thị sắc vọng lưu khô, (Không tức là sắc nguồn vọng cạn)".
Chư vị phải hiểu rõ không tức là sắc. Không có vọng tưởng thì nguồn vọng khô cạn. Lại sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Đấy, có thể nói là chư vị tu đạo thì mới đắc được cảnh giới đó. Sắc này cũng là sắc đẹp. Sắc đẹp đại biểu cho sắc đẹp nam nữ. Chư vị chân chánh tu đạo đắc được cảnh giới an lạc thì cùng cảnh giới này như một, nên sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Khi tu đạo đắc được an lạc này thì so với vấn đề khoái lạc nam nữ gấp trăm ngàn lần, không thể so sánh được. Vì vậy, không chẳng khác sắc.
Sắc tức là không. Trên hình sắc, chư vị phải hiểu rõ lý không, đừng trụ vào, chẳng có gì để chấp trước, không nắm giữ, không xả bỏ, cũng không thọ, chính là không. Không chẳng khác sắc; không tức là sắc. Trên lý không đắc được an lạc chân chánh. Khi đó, những tư tưởng hay vọng tưởng của chư vị đều không còn. Vì sao ? Đạt đến cảnh giới an lạc này thì càng an lạc thêm, vì đã xả bỏ tâm vọng tưởng.
- "Sơn hà đại địa duy thức hiện, (sông núi nước non hiện duy thức)".
'Sơn hà đại địa' tức đất đá núi sông, là sắc pháp. Sắc pháp này xuất hiện từ đâu ? Từ tâm thức phân biệt của chúng ta xuất hiện ra. Nếu chúng ta năng chuyển hóa tâm thức phân biệt thì núi sông đất đai cũng không còn.
- "Mộng huyễn phao ảnh như thị hồ, (bọt ảnh huyễn mộng như thế đấy)".
Tất cả tướng đẹp đều là mộng cả. Ai ai cũng biết mộng mị, đều nằm mộng, nhưng hỏi nằm mộng như thế nào, thấy mộng ra sao ? Chỉ tự trả lời cho chính mình thôi. Có mà không phải thật, không chính xác nhất định. Hoặc nói :" Ban ngày nghĩ tưởng như thế nào thì đến tối mơ như thế ấy."
Hoặc nói :"Trước kia tôi đã thấy những cảnh giới này, nên gọi đó là mộng".
Lại có khi không nghĩ đến việc đó, nhưng đến tối thì mơ thấy, vậy giảng giải làm sao ? Có lúc không thấy qua cảnh giới mà lại nằm mơ thấy, thì giải thích thế nào ? Giải thích không được. Có phải tỉnh từ trong giấc mộng không ? Cũng rất mơ hồ. Thậm chí nằm mộng rồi mà quên, không nhớ gì cả. Chư vị hãy suy nghĩ xem, khoảng mười tiếng sau khi mơ mộng, chúng ta đều quên hết những gì xảy ra trong mộng, huống chi những sự việc trong đời quá khứ, lại nói không tin có đời trước. Tất cả việc đời quá khứ chúng ta đều quên cả. Chỉ sau mười giờ là chúng ta hoàn toàn quên hết những gì xảy ra trong mộng, nói chi tất cả sự việc trong đời quá khứ.
Một người đang lúc mộng mị, giả như có người bảo :" Đạo hữu nay phát tài, làm quan lớn, có nhiều vợ con, nhiều tài sản, nhưng chúng đều không thật, chỉ là mộng thôi."
Nhưng người đang mộng mị đó, không tin tưởng cho rằng lời kia là thật. "A ! Cái gì ! Hiện tại tôi đang phát tài, làm quan lớn, vợ con nhiều, tài sản to tát, sao lại nói là mộng ? "
Họ không tin tưởng chính họ đang mơ mộng. Đợi khi thức giấc, không ai bảo cho mà chính tự họ biết rằng họ vừa trải qua cơn mộng mị, thấy mình phát tài làm quan lớn, vợ con nhiều, tài sản giàu có. Chúng vốn không thật; không nói cũng tự biết vì đã tỉnh giấc mộng.
Chư vị phải biết rằng chúng ta hiện đang mơ mộng ! Tôi bảo :"Chư vị đang nằm mộng, nếu không tin, đợi khi tu đạo đắc quả thì mới biết rõ. A ! Xưa kia, bất cứ những việc gì mà tôi làm đều là ảo mộng hết, vì mình vốn chưa tự làm chủ chính mình. Bây giờ mới biết là những việc xưa kia mình làm xác thật chỉ nằm mơ thôi.
'Huyễn', sao gọi là huyễn ? Huyễn tức là xuất phát từ huyễn hóa. Nhà ảo thuật từ không mà tự hóa thành có, tự có mà hóa thành không, biến hóa không lường, khiến trẻ con cho pháp huyễn thuật là thật, mà người lớn khi nhìn xem thì biết đó là không vọng, giả tạo chế ra. Đó là huyễn.
'Phao' tức là bọt nước, không lâu bền, không thường hằng.
Ảnh tức là bóng ảnh. Bóng ảnh là thật hay giả ? Chư vị nói nó giả, nhưng nó thật có tồn tại. Chư vị nhìn thấy, nói nó là thật, nhưng lại không thể nắm bắt lấy. Vậy, chư vị nói nó là thật hay giả ? Những bóng ảnh này phát sanh từ đâu ? Nghiêng về phía dương thì không có bóng. Ngã về phía âm thì có bóng. Chư vị đi nơi đâu thì nó đi theo đến đó. Bóng ví như ma. Nó luôn đi theo chư vị mãi. Thế nên, người nhút nhát sợ ma, thấy bóng ma liền sợ hãi, chạy lánh xa, nhưng ma đó chính là bóng dáng của người thật. Nhưng bóng ảnh này, khi sống thì hiện bóng, khi chết không còn thân thể thì bóng biến thành ma. nếu không có bóng thì biến thành thần, nhưng thần và ma không hai, mà là một. Nếu khí dương sung túc thì lúc đi không có bóng ngã theo. Khí âm nếu đầy đủ thì khi đi liền có bóng chạy theo. Thế nên, chúng ta thường nghiêng về bên có khí lực mạnh. Nếu chư vị tạo công đức nhiều thì được sanh lên trời. Nếu chư vị tạo tội ác nhiều thì phải bị đọa xuống địa ngục.
Vì vậy bảo rằng bọt nước, bóng ảnh huyễn mộng như thế.(Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh-1-HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chân không - Thuyết Chân Không:
"Thận vật ngoại cầu trì trung đạo, (chớ tìm cầu ngoài, trì trung đạo)".
Chư vị chẳng nên hướng ngoại tìm cầu. Tự trong thân tâm đã có đầy đủ.
" Phóng hạ nhiễm duyên tức lai như, (xả bỏ duyên nhiễm tức Lai Như)".
Sao gọi là duyên nhiễm ? Nhiễm tức là nhiễm ô. Duyên tức là nhân duyên. Chư vị phải nên phóng xả. Sao gọi là duyên nhiễm ? Duyên tức là tâm tham, sân, si, giết hại, uống rượu, dùng nha phiến. Chư vị phải xa rời duyên nhiễm thì đồng vào nhà Như Lai. Lai Như tức là từ nay cho đến ngày thành Phật không xa. Khi thành Phật thì gọi là Như Lai. Chúng ta chưa thành Phật nên gọi là Lai Như. Lai thì năng Như. Không lai thì không như. Lai đến nơi nào ? Lai đến nơi thành Phật. Những duyên nhiễm này phải nên xả bỏ hết thì mới là Lai Như. Như nghĩa là mọi việc đều hợp lý, không có việc gì chướng ngại. Nếu mọi việc còn chướng ngại thì không gọi là Lai Như.
Không này chính là chân không. Sắc cũng là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu cũng là chân không. Chân không này xuất sanh từ đâu ? Xuất sanh từ nhất như, cũng từ sắc pháp phát khởi ra. Nơi nào cũng có sắc pháp. Từ hư không cũng hiện ra sắc pháp, nên nói sắc không khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, cũng là thuyết chân không mà chẳng phải không, diệu hữu mà chẳng phải hữu. Tại nơi chẳng không chẳng có, chư vị nên hiểu kỹ. Đấy là chân chánh hiểu rõ Phật pháp. Giống như bên trên bàn về mộng. Chư vị mộng đến mộng lui mà không biết. Mộng rồi tỉnh, tỉnh rồi mộng cũng thế. Vì vậy chúng ta sanh ra như thế nào, chết đi ra sao, vẫn không biết. Trong cái không biết mà hiểu rõ đó là giác ngộ. Do đó, bảo rằng sắc tức là cội nguồn của chân không. Hiểu rõ chân lý không tức là sắc thì dòng vọng tưởng khô cạn. Vọng tưởng đoạn hết, không còn nữa. Vì thế, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý không và sắc, và cũng phải lãnh hội đạo lý phi không, phi sắc. Ngài Lục Tổ nói : "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy, cái gì là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?"
Không nghĩ thiện là không phải không, không nghĩ ác, cũng là không phải sắc. Nơi chẳng phải sắc, chẳng phải không đó, chư vị hãy nghiên cứu kỹ, đó chính là giác ngộ được cảnh giới vừa là không mà vừa là sắc. Do đó, chư vị phải hiểu rõ sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Trong chân không có chân sắc; trong chân sắc có chân không, tức là tại sắc pháp cũng có bổn thể của chân không, và tại pháp không cũng là sắc. Như núi là sắc pháp. Chư vị san bằng thì thành không. Trước lúc san bằng núi thì có không chăng ? Cũng tại chỗ đó. Khi có không rồi thì sắc còn hay mất ? Sắc cũng còn nơi đó. Hãy xem coi chỗ nào là không ? Sắc cũng tại nơi đó. Không cùng sắc là một như băng với nước. Sao không biến thành sắc ? Như trời lạnh thì nước biến thành đá. Sao sắc biến thành không ? Trời nóng khiến nước đá tan thành không. Lại có thể nói rằng trong không trung, nhiều hạt bụi hợp lại thành một sắc tướng, nhân duyên tán thì biến thành không. Thế nên, không cũng là sắc, sắc cũng là không. Bảo rằng hạt bụi đó không thể chuyển hóa, cũng là một ví dụ, lại không bảo hạt bụi là nước đá được. Sợ chư vị chưa hiểu rõ nên lấy ví dụ nước đá và nước lỏng. Chư vị đừng hiểu lầm là hạt bụi và không biến thành nước và nước đá. Chư vị hãy suy nghĩ, giống như đầu đặt lên đầu, lại biến thành chấp trước. Gốc vốn không chấp trước. Tôi không có phương cách khiến chư vị hiểu rõ đạo lý sắc không chẳng khác. Từ từ thì chư vị sẽ tham ngộ đạo lý này hoặc sẽ minh bạch rõ ràng.(Nguồn: Bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh-1-HT Tuyên Hóa giảng)

+ Đời như Mộng Huyễn - Như Bọt Bóng - Như ảo ảnh Không thật

- "Mộng huyễn phao ảnh như thị hồ, (bọt ảnh huyễn mộng như thế đấy)".
Tất cả tướng đẹp đều là mộng cả. Ai ai cũng biết mộng mị, đều nằm mộng, nhưng hỏi nằm mộng như thế nào, thấy mộng ra sao ? Chỉ tự trả lời cho chính mình thôi. Có mà không phải thật, không chính xác nhất định. Hoặc nói :" Ban ngày nghĩ tưởng như thế nào thì đến tối mơ như thế ấy."
Hoặc nói :"Trước kia tôi đã thấy những cảnh giới này, nên gọi đó là mộng".
Lại có khi không nghĩ đến việc đó, nhưng đến tối thì mơ thấy, vậy giảng giải làm sao ? Có lúc không thấy qua cảnh giới mà lại nằm mơ thấy, thì giải thích thế nào ? Giải thích không được. Có phải tỉnh từ trong giấc mộng không ? Cũng rất mơ hồ. Thậm chí nằm mộng rồi mà quên, không nhớ gì cả. Chư vị hãy suy nghĩ xem, khoảng mười tiếng sau khi mơ mộng, chúng ta đều quên hết những gì xảy ra trong mộng, huống chi những sự việc trong đời quá khứ, lại nói không tin có đời trước. Tất cả việc đời quá khứ chúng ta đều quên cả. Chỉ sau mười giờ là chúng ta hoàn toàn quên hết những gì xảy ra trong mộng, nói chi tất cả sự việc trong đời quá khứ.
Một người đang lúc mộng mị, giả như có người bảo :" Đạo hữu nay phát tài, làm quan lớn, có nhiều vợ con, nhiều tài sản, nhưng chúng đều không thật, chỉ là mộng thôi."
Nhưng người đang mộng mị đó, không tin tưởng cho rằng lời kia là thật. "A ! Cái gì ! Hiện tại tôi đang phát tài, làm quan lớn, vợ con nhiều, tài sản to tát, sao lại nói là mộng ? "
Họ không tin tưởng chính họ đang mơ mộng. Đợi khi thức giấc, không ai bảo cho mà chính tự họ biết rằng họ vừa trải qua cơn mộng mị, thấy mình phát tài làm quan lớn, vợ con nhiều, tài sản giàu có. Chúng vốn không thật; không nói cũng tự biết vì đã tỉnh giấc mộng.
Chư vị phải biết rằng chúng ta hiện đang mơ mộng ! Tôi bảo :"Chư vị đang nằm mộng, nếu không tin, đợi khi tu đạo đắc quả thì mới biết rõ. A ! Xưa kia, bất cứ những việc gì mà tôi làm đều là ảo mộng hết, vì mình vốn chưa tự làm chủ chính mình. Bây giờ mới biết là những việc xưa kia mình làm xác thật chỉ nằm mơ thôi.
'Huyễn', sao gọi là huyễn ? Huyễn tức là xuất phát từ huyễn hóa. Nhà ảo thuật từ không mà tự hóa thành có, tự có mà hóa thành không, biến hóa không lường, khiến trẻ con cho pháp huyễn thuật là thật, mà người lớn khi nhìn xem thì biết đó là không vọng, giả tạo chế ra. Đó là huyễn.
'Phao' tức là bọt nước, không lâu bền, không thường hằng.
Ảnh tức là bóng ảnh. Bóng ảnh là thật hay giả ? Chư vị nói nó giả, nhưng nó thật có tồn tại. Chư vị nhìn thấy, nói nó là thật, nhưng lại không thể nắm bắt lấy. Vậy, chư vị nói nó là thật hay giả ? Những bóng ảnh này phát sanh từ đâu ? Nghiêng về phía dương thì không có bóng. Ngã về phía âm thì có bóng. Chư vị đi nơi đâu thì nó đi theo đến đó. Bóng ví như ma. Nó luôn đi theo chư vị mãi. Thế nên, người nhút nhát sợ ma, thấy bóng ma liền sợ hãi, chạy lánh xa, nhưng ma đó chính là bóng dáng của người thật. Nhưng bóng ảnh này, khi sống thì hiện bóng, khi chết không còn thân thể thì bóng biến thành ma. nếu không có bóng thì biến thành thần, nhưng thần và ma không hai, mà là một. Nếu khí dương sung túc thì lúc đi không có bóng ngã theo. Khí âm nếu đầy đủ thì khi đi liền có bóng chạy theo. Thế nên, chúng ta thường nghiêng về bên có khí lực mạnh. Nếu chư vị tạo công đức nhiều thì được sanh lên trời. Nếu chư vị tạo tội ác nhiều thì phải bị đọa xuống địa ngục.
Vì vậy bảo rằng bọt nước, bóng ảnh huyễn mộng như thế.(Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh-1-HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hàng nhị thừa: Xe cừu và xe nai là dụ cho hàng Nhị thừa/ A La Hán. Xe trâu là dụ cho hàng Bồ-tát Đại thừa. Xe trâu trắng lớn là dụ cho Phật thừa, có thể chuyên chở mọi chúng sinh vượt qua dòng chảy phiền não, từ bờ sinh tử bên nầy sang bờ niết-bàn bên kia. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 Chương II)

+ Xe Trâu trắng đi trên đường Đại thừa - Phật thừa
"Tam tâm tam chỉ thấu tam quan, (ba tâm ba chỉ thấu ba cửa)."
Ba tâm tức là tâm quá khứ, hiện tại, vị lai. Tâm quá khứ đã ngừng. Tâm hiện tại cũng dừng. Tâm vị lai lại dừng. Ba tâm không thể có. Tâm quá khứ không thể được. Tâm hiện tại không thể được. Tâm vị lai cũng không thể được. Ba tâm không thể được. Không thể khởi tâm quá khứ. Tâm hiện tại không thể sanh. Tâm vị lai cũng chưa có. Khi ấy, tâm không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Ba tâm của chư vị cũng không có. Sao gọi nghĩ thiện, nghĩ ác ? Tức là khi chư vị dụng công tu hành, đạt đến cảnh giới dùng thiền duyệt làm món ăn, pháp hỷ đều đầy đủ. Khi ấy, đang ngồi tĩnh tọa, chư vị khai mở sơ quan (cửa đầu), trung quan (cửa giữa), thượng quan (cửa trên). Sơ quan cũng gọi là cửa Mao Cung. Trung quan gọi là cửa Lai Tích. Thượng quan gọi là cửa Ngọc Chẩm, hay là cửa sanh tử. Cửa đầu và gữa dễ dàng phá vỡ, vượt qua, nhưng đến cửa thứ ba thì rất khó khăn. Vượt qua được cửa thứ ba, chư vị lại phải hướng về phía trước mà tiếp tục tu hành. Khi đó, chư vị đạt đến cảnh giới gì ?

"Bạch ngưu đại xa lân lân chuyển, (trâu trắng, xe lớn, chuyển từ từ)".
Trong kinh Pháp Hoa có nói đến xe lớn, trâu trắng, tức là Phật thừa, chỉ có Phật thừa mà không có thừa nào khác. Lại nữa, muốn thành Phật thì phải đi trên con đường này, thì mới ngồi trên cổ xe lớn trâu trắng. Chưa thành Phật được thì không thể ngồi trên xe này. Tức bảo rằng chúng ta dụng công đắc lực để chuyển pháp luân, giáo hóa chúng sanh.
Sao gọi là cổ xe lớn trâu trắng, mà không nói xe lớn trâu đen, hay xe lớn trâu vàng, hoặc xe lớn trâu nhiều màu ? Con trâu này màu trắng, giống như tự tánh của chúng ta không ô nhiễm. Chư vị từ từ hành pháp đại thừa. Xe trâu trắng đi trên đường đại thừa, phát ra âm thanh lân lân. Khi đó, người tu hành đạt được cảm giác. Cảm giác gì ?
"Hoàng kiểm tiểu nhi khiếu khiếu toản, (bé mặt vàng đáp tới đáp lui)".
Cảm giác như say sưa, ngủ mơ, mộng mị, tức là không biết gì là chân, gì là giả, là hư là thật, bốn chi (hay tay hai chân) rất mềm diu. Tay không có sức lực; chân cũng không có sức lực, giống như bùn non, không muốn làm gì hết. Khi ngồi thiền, hay không ngồi thiền, thân thể đột nhiên rung động nhanh chóng. Khi ấy tâm chúng ta đập. Kỳ thật không phải là tâm đập mà là lá lách đập. Sao lá lách đập ? Lá lách đập giúp chúng ta tiêu hóa dễ dàng. Chư vị chạy mau chút ít thì lá lách làm việc nhiều chút ít. Hoàng kiểm tiểu nhi là ai ? Tức là ý niệm của chư vị, nghĩa là mắt tai mũi lưỡi thân ý. Ý tại lá lách. Lá lách màu vàng, nên gọi là đứa bé mặt vàng.
"Khiếu khiếu toản", tức là đập tới đập lui. Thế nên, người thường ngồi thiền, lắm khi ngồi đến lúc không biết gì hết. "Tim tôi đập như thế nào, có bị bịnh gì không ?"
Tâm khởi lo sợ như thế. Chớ lo sợ. Đó chỉ là quá trình tu hành mà chúng ta phải vượt qua. Khi xe lớn trâu trắng chuyển pháp luân thì ý niệm cũng khởi dậy, tim đập mạnh rất nguy hiểm. Lúc đó tâm phát sanh sợ hãi. Tim đập mạnh như thỏ nhảy tới nhảy lui. Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Người học Phật có hai hạng nhất định có thành tựu:
a) Một là người thông minh phi thường, nhà Phật thường gọi là “thượng căn lợi trí”. Hạng người này vừa nghe Phật pháp, giác ngộ ngay lập tức. Sau đó bèn chân chánh y giáo phụng hành, hạng người như vậy nhất định có thể thành tựu.
b) Hạng người thứ hai là “thiện căn sâu dày”. Hạng người đối với những lời giáo huấn của Phật, Bồ Tát bèn nỗ lực vâng làm, họ chẳng cần biết đến lý luận, cứ dựa theo lời chỉ dạy của Phật mà làm theo. Hạng người chân thật như thế có thể thành tựu.
Con người chân thật chẳng phải là đơn giản đâu nhé, xét về mặt vãng sanh, người thượng căn lợi trí chẳng theo kịp được họ. Vì sao người chân thật có được thành tựu như thế? Chúng tôi đọc Đại Kinh rồi mới hiểu rõ. Nguyên do là hạng người này trong đời quá khứ, đời đời tu tập, tích lũy vô lượng thiện căn, trong đời này nhân duyên thành thục, bèn đối với lời giáo hối của Phật, Bồ Tát chẳng hề so đo cứ y giáo phụng hành, cho nên được thành tựu. Hạng thượng căn lợi trí, trí huệ thông minh tuyệt đỉnh ta học theo chẳng được, nhưng học theo người chân thật chúng ta đều có thể học được.
Vì sao người chân thật nghe được, còn chúng ta nghe chẳng được? Chúng ta nghe những điều Phật dạy trong kinh thảy đều châm chước, cắt xén đi rất nhiều cho nên chẳng thể thành tựu. Mọi người hãy nên hoàn toàn y giáo phụng hành; điều này chúng ta phải nhớ kỹ, phải tích cực tu tập! (Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Học một biết mười - Một Kinh Thông suốt, Tất cả Kinh thông suốt hay hết thảy Kinh thông suốt:
Tôi lại thưa cùng quý vị đồng tu để mọi người có tâm quyết định, tôi chứng minh cho mọi người thấy. Chúng ta thường nghe trong nhà Phật nói: “Một kinh thông suốt, hết thảy kinh thông suốt”. Câu nói này ngàn vạn phần đúng đắn, tuyệt đối chẳng hư giả, mãi đến năm nay tôi mới chứng nhập được cảnh giới này. Trước kia, chẳng cần biết giảng kinh tại đâu, tự mình phải mang theo bộ kinh, trong đó có những câu mình ghi chú. Năm nay những kinh có những lời ghi chú đó tôi không cần dùng đến nữa. Bởi thế, quý vị mời tôi giảng kinh, cứ tùy tiện lấy một bản kinh nào trong Đại Tạng ra, tôi cũng đều có thể giảng giải cho mọi người, chẳng cần phải chuẩn bị trước. Điều này xác chứng lời cổ nhân nói “một kinh thông suốt, hết thảy kinh thông suốt” ngàn vạn phần xác đáng. Nếu muốn học thật nhiều kinh điển thì do vì quá phiền phức, quá hỗn tạp, chỉ e cả một đời này một kinh cũng chẳng thể thông, sao không tập trung tinh lực để thâm nhập một môn vậy? Cổ Thánh Tiên Hiền nói chẳng sai chút nào: “Chẳng nên tham dục”. (Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Xem Thiện Ác - Xem cát hung - Xem họa phúc - Xem ngày giờ với đệ tử Phật.
* 3. A-Nan cầu xin Phật giảng giải ý nghĩa thế gian sự, thế gian ý.
A-Nan thưa với Phật: Thế nào là thế gian sự? Thế nào là thế gian ý? Thật khó phân biệt.
Phật nói: Là đệ tử Phật có thể mua bán kinh doanh thương nghiệp, đúng cân đủ thước, không nên lừa dối, làm đúng tình lý, không trái lương tâm lý tánh tự nhiên, tống táng, hôn thú, di cư đều là thế gian sự.
đệ tử Phật thì đối với việc thế gian ý như xin xăm bói quẻ, càu thỉnh sùng bái quỉ thần, phù chú, trù yếm, tấu sớ giải trừ, xem lựa ngày giờ tốt xấu, tất cả những thứ nầy đều không nên làm. (Nguồn: KINH ANAN VẤN PHẬT SỰ CÁT HUNG - HT Tịnh Không giảng)

III- XEM CHIÊM TINH QUA LÁ SỐ SINH:
+ Xem Nội môn hay Ngoại môn đề dùng chung 01 Lá số chiêm tinh, nhưng cách giải thích khác nhau (Nguồn)
+ Trong lá số chiêm tinh, cần nhớ rằng hiện giờ tháng và cung hoàng đạo không trùng hợp nhau chút nào. VD: Mặt trời thực ra không ở trong Hải Sư (Leo) trong tháng 8. (Thuật ngữ bác Khá)

+ Các Cung đặc biệt quan trọng trong lá số chiêm tinh: - Cung Mặt Trời/ Thái dương: - Cung mặt trăng - Cung Mọc (Cung mệnh theo CTHNM). (17 độ Bạch Dương. Cũng là đường giáp cung thứ nhất; Các cung : 12 phần lá số; Số của cung ở trong vòng bên trong. (Nguồn: Chiêm tinh học)

+ Lá số Chiêm Tinh lập theo năm tháng ngày giờ sinh, nhưng Vận mệnh thì tùy theo mức tiến hóa của mỗi người mà có phương pháp tương ứng:
(i) - Theo Công truyền/ Ngoại môn; (ii) Theo Bí truyền hay Nội môn. Cụ thể:
I- Xem thông thường/ Ngoại môn/ Công truyền:
1. Xem Vận mệnh
của phàm nhân kém tiến hóa hoặc chỉ phát triển ở mức trung bình thì thường lá số ấy đoán đúng đến mức gây kinh ngạc. Tuy nhiên, với người tiến hóa cao, người chí nguyện, đệ tử và điểm đạo đồ là người bắt đầu chế ngự các ngôi sao chiếu mệnh và do thế mà kiểm soát được các hành động của mình, dự đoán họ sẽ kém/ Không chính xác (Thư Chân Sư DK);
2.  Hai cách xem: Phương pháp là Lá số hành tinh quá cảnh và Lá số tiến trình và một số kỹ thuật mới. Nguồn: Chiêm THNM 6

3. Xem hành tinh tương ứng với lực tác động lên chủ thể, các Cung Hoàng đạo tương ứng với cách thức các lực đó tác động, và Nhà, nơi các lực đó tác động vào. 3 nhóm Cung Hoàng Đạo gồm: Cung Chính, Cung Cố định, và Cung Khả biến; Các Nhà: Các Nhà Góc, Nhà Kế và Cadent. Xem mục 12 nhà
4. Điều khôn ngoan là luôn xem Cung đối nghịch hoặc cung hoàn tất (CTHNM, 384)
5. Liên hệ hỗ tương giữa 12 cung hoàng đạo với 12 hành tinh (CTHNM, 64): 12 Hành tinh đang chi phối 12 cung, ảnh hưởng mạnh mẽ phàm ngã, cộng với nghiệp quả. - 12 chòm sao kích thích linh hồn bên trong hình hài, tạo ra hoạt động bên trong và biểu hiện bên ngoài:
a. Cung thái dương chi phối con người dần đáp ứng với linh hồn, còn gọi là “thế mạnh của Mặt Trời Khả Hữu”
b. Giai đoạn phát triển theo cung mệnh, thúc đẩy tiến hóa và khai mở sự sống nội tâm, gọi là “Mặt Trời của Triển Vọng”

+ Khi tôi đọc một lá số, với mỗi Cung Mặt Trăng, Mặt Trời, cung Mọc, tôi sẽ dùng kỳ công của Hercules cho từng cung để có chút thông tin về người đó. Ví dụ như cung Mọc Hổ Cáp, liên hệ với kỳ công của Hercules ở Hổ Cáp để hiểu được điều gì tôi cần vượt qua và thực hiện. Tôi sử dụng châm ngôn của phàm ngã cho cung Mặt Trăng và Mặt Trời; dùng linh từ cho cung Mặt Trời và cung Mọc. Những linh từ này là những hướng dẫn được đưa đến bởi Đấng Thái Dương Thiên Thần của chúng ta khi chúng ta tái sinh lại vào kiếp sống trong mỗi cung. Chúng thiết lập khuynh hướng cho đời sống phàm ngã, và những chiều cao mà con người bên trong, hay linh hồn, có thể khao khát đạt đến. Xem nguồn: Các chỉ dẫn trên trong Chiêm tinh học nội môn 10  

II- Xem Chiêm tinh học bí truyền/ Nội môn:
Là xem để định hướng con người cho mỗi kiếp sống theo sự định hướng của Linh hồn. Phương pháp này chỉ áp dụng với những người có Tâm thức tiến hóa ở trình độ nhất định, tức thể hạ trí đã phát triển, cuộc sống đã có định hướng đến các mục tiêu Linh hồn (Phụng sự nhân loại), tức họ chọn cuộc sống phụng sự vô kỷ - Luôn sẵn sàng vì người khác, vì tập thể và cả nhân loại, rộng hơn là với hết thảy chúng sinh, thay vì chọn cuộc sống vị kỷ - Nặng về chính mình và gia đình, dòng tộc hay đơn vị nhỏ của mình của đa số nhân loại hiện nay;

+ Thân Thể Khinh an - Pháp hỷ - Thân thể nhẹ nhàng - Thân tâm nhẹ nhàng
Thứ tư, Hỷ Giác Chi. Hỷ là pháp hỷ, là lợi ích tối sơ của học Phật. Nó là trạng thái mình nhất định cảm thấy khinh an, tự tại. Bình thường chúng ta vì phiền não rất nặng, cho nên rõ ràng là thân thể rất nặng nề, thế nhưng nếu công phu đắc lực thân thể bèn khinh an (nhẹ nhàng, yên ổn). Phiền não càng ít, trí huệ bèn tăng trưởng, thân thể cũng nhẹ nhàng, thong dong, đi đường chẳng ngại mệt, đặc biệt là leo cầu thang, bước nhanh hơn người khác.

Trong quá khứ, thầy Lý Bỉnh Nam lập giảng đường Từ Quang ở Đài Trung, nóng lạnh gì cũng đi dạo, dẫn môn đệ đi lên núi. Lúc đó, thầy Lý đã hơn bảy mươi tuổi, môn đệ mới hai mươi mấy, lúc leo núi, thầy Lý là người thứ nhất lên đến đỉnh, học trò theo sau thở phì phò, chẳng được như thầy, nguyên nhân là thầy Lý thân thể nhẹ nhàng. Lúc đó, thân thể tôi cũng rất nhẹ, nên vẫn theo kịp được thầy, đó là “khinh an, pháp hỷ”. Chỉ cần tu được Hỷ Giác Chi, nhất định sẽ đạt được cảnh giới này.

Thế nhưng, phải nhớ kỹ, đạt được cảnh giới đó chẳng được sanh tâm hoan hỷ, đừng sanh tâm ngạo mạn, cho là mình có chút công phu, rất là phi thường đấy nhé. Phải đặc biệt chú ý, phải chân chánh giác ngộ, chớ có điên đảo, đừng vì đó mà sanh phiền não, kẻo lại bị đọa lạc. Bởi vậy, điều thứ tư Hỷ Giác Chi và điều thứ năm Khinh An Giác Chi kết hợp với nhau.(Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Chướng ngại phát triển quyền năng tâm linh: Về mối liên hệ giữa tình trạng có nhãn thông với sự tinh khiết về mặt sinh lý của Nhà Nhãn thông (Seer). Câu hỏi cần trả lời: “Tại sao đời sống độc thân và sự trinh khiết lại là điều kiện tất yếu của hàng đệ tử thông thường khi muốn phát triển các quyền năng tâm linh thần bí? Câu trả lời Nếu chúng ta biết được rằng Con Mắt thứ ba trước là cơ quan sinh lý, rồi sau đó, do sự biến mất từ từ của tính chất tâm linh và việc tăng tiến của tính chất vật chất, bản chất tâm linh vì bị bản chất vật chất dập tắt nên nó trở thành một cơ quan thoái hóa mà hiện nay các nhà sinh lý học chỉ hiểu được đôi chút (giống như lá lách). Trở ngại lớn nhất trên đường phát triển tâm linh và nhất là để hoạch đắc các quyền năng nhờ yoga là hoạt động của các khả năng sinh lý. Do tác động hỗ tương, hoạt động tình dục cũng có liên quan chặt chẽ với tủy sống và chất xám của bộ óc. Dĩ nhiên, tình trạng bình thường và bất thường của bộ óc và mức độ hoạt động tích cực của tủy sống sẽ tác động mạnh mẽ lên tuyến tùng quả, bởi vì, do con số các “trung tâm”, ở vùng đó, từ lâu đã kềm chế một số lớn các tác động sinh lý của cơ cấu động vật, và cũng do sự gần gũi mật thiết của cả hai nên tủy sống phải có một tác động “cảm ứng” rất mạnh lên tùng quả tuyến. (GLBN III, 297) (Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo)

+ Thủ Ấn/ Đát Điệt Tha trong câu 18. Đát điệt tha - án (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi)
Trong Bát nhã tâm kinh có nói: “Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết...”
Đát điệt tha Hán dịch là “tức thuyết chú viết”. Còn dịch là “Sở vị”. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Tâm đại bi mà nói ra chơn ngôn này, nói bằng các chủng tự của Phạm Thiên.
Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.....

+ Bát Nhã Tâm Kinh Ba La Mật Đa:
Kinh này được phân ra thành hai phần : 1/ Giải thích tổng quát về danh đề . 2/ Giải thích riêng về văn nghĩa.
Phần giải thích về danh đề được phân làm hai : Kinh đề và nhân đề.
Bàn về đề mục của kinh, trong ba tạng kinh điển, mười hai phần giáo có bảy loại lập đề.

Đoạn mở đầu: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệc đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn, tam thế chư Phật y bát nhã ba la cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư, cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

(Bộ tâm kinh là tâm trong tâm bát nhã, tuy chỉ có hai trăm sáu mươi chữ mà lấy chữ tâm trong kinh bát nhã làm chủ thể, nên gọi tâm trong tâm)
Thứ nhất là giải thích danh nghĩa.
"Diệu trí phương hà đạt bỉ ngạn, (dùng diệu trí mới đạt bờ giác)".
Sao gọi là diệu trí ? Bát Nhã là diệu trí. Đạt đến bờ bỉ ngạn (bờ giác) tức là bát nhã ba la mật đa. Vì thế, chư vị dùng trí bát nhã thì mới đạt đến bờ giác.
"Chân tâm tự năng khế giác nguyên, (chân tâm tự khế hợp nguồn giác)".
Chân tâm này là chữ tâm, cũng là bát nhã. Chư vị có trí huệ vi diệu bát nhã. Khi có chân tâm này, thì tự nhiên năng khế hợp với nguồn giác, cũng là tương hợp với bổn giác của chư Phật, đắc được thể của bổn giác. Khế hợp được tức là tương hợp được, cùng hiệp thành một khối.
" Pháp dụ lập danh vượt đối đãi, (lập danh pháp dụ vượt đối đãi)".
Tâm kinh bát nhã ba la mật đa lấy pháp và dụ mà lập danh đề. Bát nhã ba la mật đa là pháp. Tâm là dụ. Bát nhã là gì ? Bát nhã có ba loại văn tự bát nhã, quán chiếu bát nhã, thật tướng bát nhã. Dùng văn tự bát nhã mà xuất sanh quán chiếu bát nhã. Dùng quán chiếu bát nhã mà khế hợp với thật tướng bổn giác bát nhã. Cùng tột thật tướng bát nhã chính là trí huệ, tức là trí huệ vi diệu, cũng gọi là trí huệ triệt để. Trí huệ này thật triệt liễu, là trí huệ để mình trở về quê nhà, tức là trí huệ của chư Phật.
Sao nói như thế ? Vì trí huệ bát nhã chính là chân tâm. Chân tâm cũng là trí huệ. Chữ 'bát nhã' được dịch là 'chân tâm'. Kinh này nói về tâm trong tâm. Đây là tâm mà sáu trăm quyển bát nhã luôn đề cập tới. Bộ kinh này nói về tâm trong tâm. Bát nhã là tâm, cũng là tâm trong tâm. Tâm trong tâm nghĩa là tâm, nên gọi là tâm kinh. Vì chữ 'bát nhã' được dịch là 'nhất chân tâm', nên kinh đại bát nhã cũng gọi là kinh 'đại chân tâm'. Tâm này không phải là tâm giả dối, mà là diệu lý thật dụng.
Bộ tâm kinh là tâm trong tâm bát nhã, tuy chỉ có hai trăm sáu mươi chữ mà lấy chữ tâm trong kinh bát nhã làm chủ thể, nên gọi tâm trong tâm. Nay lại nói chữ tâm này, chính là tâm trong tâm, nên gọi là tâm kinh. Chân tâm biểu hiện chân tâm, nên dùng một chữ tâm. Pháp này là bát nhã ba la mật đa, cũng là pháp đạt đến bờ giác. Tâm là dụ. Kinh này lấy tâm trong một đời người làm chủ thể, nên tuyệt không và vượt ngoài đối đãi. Pháp tuyệt không đối đãi này cũng không có pháp nào đối đãi được, siêu việt, vượt ngoài cảnh giới đối đãi.

Thể của Kinh này là gì:  Thứ hai là hiển thể.
"Không chư pháp tướng thể tuyệt ngôn, (pháp tướng vốn không, thể không lời)".
Tức là không có tướng của các pháp, cũng là các pháp không tướng. Không tướng tức không có tướng thật. Không chư pháp tướng được dùng làm thể của kinh. Tuyệt ngôn ngữ tức là không chi nói được. Thể đó là không chư pháp tướng; việc chi cũng không có, cho đến lời nói hay ho của chư vị cũng thế. Thể đã tuyệt ngôn ngữ tức là kinh xa lìa tướng của ngôn ngữ lời nói. Xa rời tâm thường duyên theo hình tướng, xa lìa tướng văn tự, xa rời tất cả tướng, tức xa rời tất cả pháp.

Phá trừ các Chướng ngại - Các chướng nạn:
Thứ tư là luận bàn về dụng.
"Lực dụng khu trừ tam trược, (dùng lực dẹp trừ ba chướng trược".
Dùng lực gì ? Ðể làm gì ? Dùng tâm kinh bát nhã ba la mật đa để làm chi ?
Tức là dùng lực dụng của kinh này để phá trừ ba chướng. Ba chướng là gì ?
Một là báo chướng. Hai là nghiệp chướng. Ba là phiền não chướng.
1. Báo chướng có hai loại là chánh báo và y báo. Sao gọi là chánh báo, y báo?
Chánh báo tức là chúng ta đang thọ báo trong hiện tại, cũng là thân thể chính mình. Y báo tức là y cứ theo cuộc sống mà thọ báo, như y phục, thức ăn, chỗ ở, v.v... Chánh báo của con người là thân thể đẹp xấu, khỏe mạnh hay bịnh tật, tướng mạo anh tuấn hay xấu xí, người người trông thấy đều hoan hỷ, ái kính hay ghét bỏ. Hoặc giả người có trí huệ, hay có thiện căn. Tuy nhiên trong mỗi hạng, cũng phân làm hai:

Thứ nhất, người có trí huệ mà không có thiện căn. Vì sao thế ? Những hạng người này đa số đều từ quỷ quái yêu ma mà sanh ra trên thế gian. Như sơn tinh ở núi lâu năm thành yêu quái, là loài si mị võng lượng (quỷ xuất sanh từ gỗ đá). Những loại quỷ thần đầu trâu mặt ngựa này là những yêu tinh lâu năm thường ăn thịt người, hay những yêu quái đã chết lâu rồi, nay trở lại làm người. Chúng rất thông minh như những người khác. Tuy nhiên, chúng làm việc gì cũng đều không thông minh, luôn làm những việc sai lầm, chuyên môn không giữ luật lệ. Những việc có hại đến người khác thì chúng đều làm. Chúng thường nói những điều làm loạn trật tự xã hội, vì sợ thiên hạ không bị loạn. Loại người này có trí huệ mà không có thiện căn.

Lại nữa, người có thiện căn mà không có trí huệ. Có thiện căn là vì đời trước có làm những việc lành, nhưng không nghiên cứu kinh điển, nên không có trí huệ, rất ngu si. Bàn về chánh báo, có người tướng mạo đầy đủ, thọ mạng lâu dài, được phú quý. Lại có người tướng mạo xấu xí, thọ mạng ngắn ngủi, chết lúc tuổi còn nhỏ. Tất cả đều do tiền nhân hậu quả, (nhân trước quả sau).

Y báo là y phục, thức ăn, nhà cửa v.v...Y báo cũng là quả báo của đời quá khứ. Ðời trước trồng nhân lành thì đời này được quả báo tốt. Ðời trước trồng quả ác thì đời này chịu quả báo xấu. Tương lai có thể còn chịu quả báo xấu nữa. Ðó là báo chướng.

Bàn về nghiệp chướng thì nghiệp tức là sự nghiệp, công nghiệp. Không luận người xuất gia hay tại gia, nhất định đều có sự nghiệp. Tạo ra sự nghiệp rồi thì nhiều vấn đề khó khăn phát sanh. Khi có khó khăn thì liền sanh phiền não, rồi gặp bao việc không vui. Ðó gọi là nghiệp chướng.

Nói về phiền não chướng thì chúng ta ai ai cũng có ít nhất một loại phiền não. Phiền não này phát sanh từ đâu ? Nó do tâm tham, tâm sân, tâm si phát khởi ra. Sao chư vị phát sanh phiền não ? Vì có tâm tham, nên tham không được liền sanh phiền não. Vì có tâm sân hận nóng giận, mọi sự tình đều không hợp với tâm ý chư vị, liền phát sanh phiền não. Vì tâm ngu si, không sáng suốt, nên phát sanh phiền não. Vì còn tâm ngã mạn, kiêu căng, nên xem thường người khác, nên phát sanh phiền não. Vì tâm nghi, đối với tất cả sự tình đều phát sanh hoài nghi. Do có hoài nghi nên tạo ra phiền não. Lại vì còn tà kiến, nên kiến giải của chư vị không chánh đáng, nên phát sanh phiền não. Nếu có chánh tri chánh kiến, tức có trí huệ chân chánh thì đối với mọi việc, chư vị đều hiểu rõ ràng. Vì thông suốt từ đầu đến cuối nên không sanh phiền não. Vì vậy, phiền não do tâm tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn, tà kiến phát khởi lên.

Bộ tâm kinh này năng phá trừ được ba chướngbáo chướng, nghiệp chướng và phiền não chướng. Làm sao phá trừ được ? Do có trí huệ chân chánh, trí huệ vi diệu, tâm như như bất động, và chân tâm nên phá trừ được ba chướng. Chúng ta hiểu rõ giáo nghĩa tâm kinh bát nhã ba la mật đa thì mới có trí huệ chân chánh, dẹp trừ được ba chướng......

Kinh là gì: ví dụ: Bát nhã ba la mật đa là pháp. Tâm là ví dụ. Kinh là bộ kinh này. Kinh có thông danh và biệt danh. Thông danh là thống nhiếp hết mọi bộ kinh. Biệt danh là mỗi bộ kinh có danh tự riêng biệt, những bộ kinh khác không có tên giống nhau. Tâm kinh bát nhã ba la mật đa là biệt danh của bộ kinh này. Bộ tâm kinh bát nhã ba la mật đa này thuộc trong bộ Bát Nhã, biểu thị tâm trong tâm.
Sao gọi là kinh ? Kinh tức là kinh pháp thường bất chuyển, không thể thay đổi. Một chữ cũng không thể bỏ được, hay cũng không một chữ được. Đó là kinh pháp thường bất biến.
Lại "kinh" là một con đường, nghĩa là tu hành phải đi qua một con đường nhất định. Chư vị có muốn tu hành à ? Nhất định chư vị phải đi trên đường đạo này. Nếu chư vị không đi trên đường đạo này thì sẽ bị lạc vào rừng rậm hoang vu. Chư vị phải nên đi trên đường tu hành thì không bị lạc đường. Ngày này qua ngày nọ đều được bình an, sáng suốt. Sao gọi là đi lạc ? Vì chư vị xưa nay quên mất, không biết tụng niệm kinh này. Qua ba bốn tháng, không tụng niệm nên quên mất, mới đi lạc.....

"Quyện chi tắc thối tạng ư mật, (cuộn lại giữ gìn trong bí mật)".
Bộ kinh này phải nên để nơi thanh tịnh, không nên để nơi bất kính. Chư vị phải tôn kính bộ kinh này.
"Phóng chi tắc di lục giáp trung, (mở ra chấn động khắp thế gian)".
Một khi mở kinh ra thì trí huệ Bát Nhã phóng quang đầy khắp sáu phương (tức đông tây nam bắc và trên dưới). Chư vị có thấy pháp môn Bát Nhã vi diệu lắm không ?
+++ Đoạn đầu: Mời đọc Kinh gốc tại: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng

+++ Đoạn 1: giảng về Tánh Không - Diệu hữu - Đại diệu dụng của Tánh Phật - Phật tánh trong con người

Hành đạo tu thân chớ tìm ngoài
Tự tánh Bát nhã nhân thâm mật
Bọt trắng tiêu, sóng đen dừng
An nhiên bước lên bờ Niết Bàn
Thời qua thời chớ đánh mất dịp
Thận trọng thận trọng giữ thiên chân
Mờ mờ ảo ảo thông tin tức
Vội vội vàng vàng thấy bổn tôn."

Hành tức là tu hành. Thâm là đối ngược với thô thiển mà gọi là thâm.
Bát nhã là trí huệ. Ba la mật đa là đạt đến bờ giác. Thời là thời gian.
Đoạn này nói về Bồ Tát Quán Tự Tại tu hành thâm nhập bát nhã, chớ không phải tu bát nhã thô thiển.
Sao gọi là thâm bát nhã ? Đó là diệu trí huệ.
Sao gọi là bát nhã thô thiển ? Đó là giáo pháp tiểu thừa, bốn diệu đế, mười hai nhân duyên. Nhờ diệu trí huệ chân chánh mới đạt đến bờ giải thoát....
Vì sao thế ? Tâm chúng ta cũng chính là tánh. Một khi quay về liền hợp xứ. Hợp tức là tương hợp. Tương hợp với gì ? Cùng tương hợp với Phật tánh. Chư vị cùng Phật tánh tương hợp, rồi trở về cội gốc, lại xuất sanh diệu dụng. Diệu dụng này chính giúp thành tựu Phật quả, gọi là trở về nhất lai, cũng là ông Phật của chư vị.
"Thấy sắc tức không thọ nạp thế".
Thấy sắc tức không, nghĩa là thấy được sắc mà sắc vốn là không. Sao nói sắc vốn không ? Phàm phu chúng ta đều chấp trước sắc này. Chấp vào sắc gì ? Tổng thể của sắc. Sắc pháp tuy có nhiều loại, mà tổng thể của sắc chính là thân thể chúng ta, gọi là sắc thân. Sao sắc thân lại là không? "Thật sự thân này có mà !"
Chư vị biết mặc đồ, ăn uống, ngủ nghỉ, sao chẳng biết không ? Nếu chư vị hiểu rõ sắc thân này được hình thành như thế nào thì chư vị sẽ hiểu rõ tánh không của nó. Vì vậy nên giảng về chân không tích pháp, cũng là pháp phân tích. Thân này là tổng tướng của sắc. Đất nước gió lửa là biệt tướng (tướng riêng) của sắc. Thân thể của chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành. Xương cốt thịt thà chính là đất. Nước mắt, nước mũi, máu, tiểu tiện, mồ hôi, là nước. Thân thể được ấm áp là nhờ có lửa. Vận động hô hấp nhờ thân thể có gió. Bốn đại hòa hợp thì thân thể còn. Chúng phân tán thì thân thể mất. Đất trở về đất đá. Nước trở về nước. Gió trở về gió. Lửa trở về lửa. Mỗi đại đều trở về cội gốc, nên không thật có. Vì thế, mọi người chấp trước vào thân thể, tự cho là có, thật là sai lầm. Sao thân thể không phải là mình ? Thân thể không phải là mình. Mình là gì ? Có thể giữ gìn thân thể, có thể thấy, nghe, ngửi, biết, nhận thức bằng tri giác. Tri giác này cũng là mình. Thân thể là gì ? "Thân thể chính là mình, mình là thân thể".
Không thể cho rằng thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở. Chư vị không thể cho rằng nhà mình ở chính là mình. Chư vị gọi nhà ở chính là mình thì sợ rằng người ngoài cười cho. Nhưng nói thân thể chính là mình thì không ai cười cả. Sao không ai cười chư vị ? Vì ai cũng cho rằng thân thể chính là mình, tức là chấp nhà ở chính là mình. Thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, biết đều là Phật tánh. Phật tánh cũng chính là tự tánh của chư vị. Thân thể bất quá chỉ do nhân duyên hòa hợp. Nhân duyên ly biệt thì thân thể phân tán. Thế nên, chư vị đừng cho rằng thân thể chính là mình. Mình ở trong nhà, những việc bên ngoài không thể biết. Thế nên đừng chấp trước nhà ở chính là mình.
Bàn về sắc, chư vị hãy phân tích rõ, nó cũng là không. Do từ không mà biến thành sắc pháp. Đất nước gió lửa hợp thành thân thể mà có người lại nói rằng thượng đế tạo ra người. Dùng gì để tạo ra ? Cũng dùng đất nước gió lửa mà tạo thành. Chúng ta cũng có thể dùng một chút đất, nước, gió, lửa để tạo ra thân người. Ai ai cũng đều tạo ra người khác được. Con người do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Nhân duyên biệt ly thì thân thể phân tán. Thế nên đừng gọi thân thể là mình. Sắc tức là không. Chư vị nếu hiểu rõ sắc tức là không thì không chấp trước thân thể là mình. Tất cả vật dụng thuộc về mình, mình đều bảo tồn, phụ trợ. Đó là làm nô lệ cho thân mình. Tâm của chư vị chính là tánh tri giác. Chư vị phải hiểu rõ thân thể là sắc pháp, là giả hợp, đừng nên chấp trước. Nếu không chấp trước thân thể tức là phá được sắc uẩn. Khi phá được sắc uẩn rồi thì nó biến thành không.
Thọ nạp như thế. Thọ uẩn cũng giống như sắc uẩn, là không thật có.
"Vọng tưởng quyện lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn....

Chân không bát nhã chính là diệu hữu - Diệu hữu phi hữu chính là chân không:
Trong không chẳng có sắc. Đó là bàn tiếp về đoạn văn ở trên. Bên trên, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Vì chân không chẳng có sắc thọ tưởng hành thức. Bổn thể của thọ tưởng hành thức vốn là không. Sáu căn, mắt tai mũi lưõi thân ý cũng không có. Sáu trần, sắc thanh hương vị xúc pháp chẳng có luôn. Sáu thức, thức của mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là không.
Tâm kinh này đàm luận về lý không tức chân không bát nhã. Chân không bát nhã chính là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu tức là chân không. Do đó bảo rằng chân không không ngăn ngại diệu hữu, diệu hữu không ngăn ngại chân không, chân không là diệu hữu, diệu hữu cũng là chân không. Vì thế, bên trên kinh cũng nói rằng sắc không khác không, không chẳng khác sắc.
(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Mặt Trời lên - Ánh Sáng Chiếu soi: Trích Đức Phật dậy.... A-nan, ông thường ở trong chúng, hai thời mang bình bát khất thực. Trong đó, khi gặp tô, lạc, đề hồ, gọi là những món quý.
Giảng:
Từ sữa làm thành sữa đông (lạc), từ sữa đông làm thành bơ (sinh tô), từ bơ (sinh tô) làm thành phó-mát (thục tô), từ thục tô làm thành đề-hồ[17], là chất tinh túy nhất được tinh chế từ sữa.
Thời kỳ thuyết giáo đầu tiên của Đức Phật được gọi là Thời Hoa Nghiêm.
Thời Hoa Nghiêm được ví như lúc mặt trời mới mọc, ví khi mặt trời mới mọc thì chiếu ánh sáng đầu tiên cho các đỉnh núi cao. Đỉnh núi cao biểu tượng cho các vị Đại Bồ-tát. Kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsaka sutra) là để giáo hóa hàng Bồ-tát. Thế nên khi Đức Phật nói Kinh Hoa Nghiêm, những vị thuộc hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác, đều "có mắt mà như mù." Họ không nhận ra được Đức Phật thị hiện thành thân Đức Phật Lô-xá-na[18] lớn một trượng sáu. Hàng Nhị thừa chỉ nhìn được kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao một trượng sáu như một lão tỉ-khưu già bình thường. Họ "có tai không nghe được giáo pháp viên đốn của Như Lai.[19]" Họ không nghe được giáo lý viên đốn vi diệu trong Kinh Hoa Nghiêm.
Năm thời kỳ thuyết giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được ví như sự tinh chế sữa. Giáo pháp trong Kinh Hoa Nghiêm cũng giống như sữa nguyên chất. Người lớn có thể tiêu hóa được sữa nầy, người trẻ con thì không thể nào dùng sữa nguyên chất nầy thường xuyên được. Giáo pháp thời kỳ Hoa Nghiêm là để giáo hóa riêng cho hàng Bồ-tát. Cũng giống như sữa được lấy trực tiếp từ bò.
Thời kỳ thuyết giáo thứ hai của Đức Phật là Thời A-hàm - có nghĩa là không một pháp ngoại đạo nào có thể sánh được - Pháp Tiểu thừa. Trong ví dụ về sự tinh chế sữa, Thời A-hàm được ví như sữa đông (lạc), được tinh chế từ sữa nguyên chất. Tính chất của sữa đông (lạc) không đậm đặc lắm, trẻ con dùng rất tốt. Nó rất dễ tiêu hóa. Ví như mặt trời mới mọc, thời kỳ thuyết giáo thứ hai được biểu tượng cho ánh sáng mặt trời chiếu đến vùng thung lũng, có nghĩa là vùng đất thấp hơn, ánh sáng mặt trời cũng chiếu đến được.
Thời kỳ thuyết giáo thứ ba của Đức Phật là Thời Phương đẳng.[23] Trong ví dụ về sự tinh chế sữa, Thời Phương đẳng được ví như bơ (sinh tô), do trích từ sữa đông (lạc) mà ra. Ví như ánh sáng mặt trời chiếu rộng khắp mọi nơi trên mặt đất.
Thời kỳ thuyết giáo thứ tư của Đức Phật là Thời Bát-nhã.[24] Trong ví dụ về sự tinh chế sữa, Thời Bát-nhã được ví như phó-mát (thục tô), do tinh chế từ sữa bơ (sinh tô) mà ra. Ví như ánh sáng mặt trời vào lúc gần trưa.
Thời kỳ thuyết giáo thứ năm của Đức Phật là Thời Pháp Hoa –Niết-bàn. Trong ví dụ về sự tinh chế sữa, thời nầy được ví như đề-hồ, là chất được tinh chế từ phó-mát (thục tô). Hương vị của Kinh Pháp Hoa–Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, có khi còn gọi là Kinh Hoa Sen[25]– là vô thượng diệu vị. Trong ví dụ về ánh sáng mặt trời, Kinh Pháp Hoa được ví như mặt trời chiếu ngay trên đỉnh đầu. Lúc chính ngọ, mặt trời chiếu khắp mọi vật, cả đỉnh núi cao, cả thung lũng, và khắp cả mặt đất nơi đồng bằng.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q.3)

+ Giảng về Năm thời - Các Thời kỳ Thuyết pháp của Đức Phật:
Thứ năm là nói rõ giáo tướng.
"Thục tô phán tác kỳ giáo nghĩa, (thục tô xác định giáo nghĩa này".
Dùng thục tô mà xác định nghĩa lý tâm kinh bát nhã ba la mật đa. Thục tô là thời đức Phật thuyết pháp Bát Nhã lần thứ tư. Đức Phật thuyết pháp có năm thời tám giáo. Năm thời tám giáo này do Trí Giả đại sư tông Thiên Thai phân lập ra.
Nay tôi y chiếu hai nghĩa trí huệ quyền thậtthuyết về năm thừa.
1. Thời Hoa Nghiêm: Lần đầu tiên đức Phật thuyết pháp, vừa quyền vừa thật, cộng thảy hai mươi mốt ngày. Ngài thuyết ra thật pháp, thật trí, và quyền trí. Sao gọi là thật trí và quyền trí ? Kinh Hoa nghiêm giảng về đạo lý của pháp giới, mà trong đó có sự pháp giới và lý pháp giới. Sự lý vô ngại pháp giới, sự sự vô ngại pháp giới. Giáo nghĩa này tuy Phật vì Bồ Tát mà thuyết, nhưng cũng là pháp phương tiện quyền xảo cùng trí huệ chân thật của Phật pháp. Thời kinh Hoa Nghiêm là nhất quyền và nhất thật, (một quyền, một thật).
2. Thời A Hàm : Lần thứ hai, duy chỉ có quyền giáo pháp mà không thật pháp. Giảng về quyền giáo, dùng pháp môn phương tiện quyền xảo để dạy dỗ, giáo hóa chúng sanh. Trong thời thứ hai, chỉ có quyền pháp chứ không có thật pháp, không có thật trí.
3. Thời phương đẳng : Là thời thứ ba, có ba loại quyền, một loại thật. Tại sao? Vì thời này là bốn giáo đồng luận đàm. Bốn giáo là tạng, thông, biệt, viên. Dẹp phá thiên chấp tiểu giáo, tán thán đại giáo. Thiên chấp tức kiến chấp thiên lệch của chư vị không đúng. Phá tiểu, tức nói giáo lý tiểu thừa không đúng. Tán đại tức là tán thán đại thừa, phô trương viên giáo. Sao gọi là phương đẳng ? Vì đồng đàm luận bốn giáo. Đồng thời khi giảng về đạo lý bốn giáo cũng nói về ba loại quyền pháp, tức tạng, thông, biệt. Loại quyền pháp này cũng là viên giáo.
4. Thời Bát Nhã : Là thời thứ tư, có hai loại quyền và một loại thật. Hai loại quyền là thông giáo và biệt giáo. Một loại thật là viên giáo.
5. Thời Pháp Hoa, Niết Bàn : Chỉ có thật pháp mà không có quyền pháp, có thật trí, không có quyền trí, lại không có pháp phương tiện quyền xảo.
Năm thời bên trên luận bàn y cứ theo pháp quyền thật. Năm thời này thường được giảng tới giảng lui. Mỗi lần giảng kinh đều nhắc đến. Chư vị nếu thông được điểm nào thì hiểu được điểm đó. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chuyển Hóa: Là phương pháp mà nhờ đó cái thấp được thu hút bởi cái cao, nhờ đó mãnh lực được chuyển hóa thành năng lượng, nhờ đó, năng lượng của 3 trung tâm thấp được chuyển lên 3 trung tâm cao (đầu, tim và cổ họng), sau đó cho phép vị đệ tử điểm đạo tập trung tất cả năng lượng vào trong 3 trung tâm điều khiển ở trong đầu. Tiến trình chuyển hóa này diễn tiến dưới sự thôi thúc của kinh nghiệm sống hằng ngày, dưới hiệu quả thu hút của sự giao tiếp với linh hồn và như là kết quả tất yếu của chính sự tiến hóa. (CVĐĐ, 278–279)

+ Sự chuyển hóa có liên hệ đến biểu hiện của sức sống trên 3 cõi thấp của sự sinh hoạt và tiến hóa của nhân loại. (CVĐĐ, 280)

+ Chuyển hóa: Là thay đổi và tái định hướng năng lượng của thể trí, của các tình cảm và của bản chất xác thân sao cho chúng dùng để khai mở Chân Ngã chứ không chỉ khai mở các bản chất tâm thông và xác thể. (TTTĐTG, 79)

+ Phật giáo có đoạn trừ hoặc chuyển hóa - Tiểu thừa, thì nhờ đoạn trừ phiền nào. VD: Đoạn trừ tình dục mà được giải thoát. - Đại thừa không đoạn trừ phiền não. VD: Không đoạn trừ tình dục, mà là chuyển hóa tình dục, cũng tức là lấy trí tuệ Bát Nhã để chuyển hóa tham, sân, si.  tức là triển khai tâm địa rộng lớn để chuyển hóa sự chấp trước của tình dục. Bồ Tát thường giảng 8 chữ: “Đồng thể đại bi, vô duyên đại từ”. Đó chính là nói về chuyển hóa tình dục, khuyên chúng ta không phải đoạn trừ cha mẹ mình, như vậy là khác với việc đoạn trừ tình cảm đối với cha mẹ (Nguồn)

+ Các mức chuyển hóa: Trong Tooltip có Chuyển hóa vừa hay Trung chuyển hóa - Chuyển hóa cao hay Siêu chuyển hóa - Chuyển hóa dục vọng cần tham khảo

+ Tự Tại: Phật dạy 10 điều tự tại phải ghi nhớ trọn đời trọn kiếp.

1. Thọ tự tại: Cuộc sống là hữu hạn, không ai có thể an bài, duyên vạn kiếp mà không lâu, kề bên một niệm mà không ngắn, đây là thọ tự tại. Vì thế, đừng bận tâm cuộc đời dài hay ngắn, chỉ quan tâm làm thế nào để sống thật tốt.
2. Tài tự tại: Hết thảy mọi vật lực đều là quả báo từ kiếp trước, cầu không được, mong không có, chỉ tự mình bồi đắp.
3. Nghiệp tự tại: Chúng sinh tùy nghiệp mà ở, tùy nghiệp mà đầu thai, tùy phiền não nghiệp tập mà lập nghiệp.
4. Sinh tự tại: Sinh ra là hữu duyên, sinh ở đâu, làm con ai đều là tiền duyên nghiệp báo, không thể thay đổi.
5. Nguyện tự tại: Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm, còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
6. Tâm tự tại: Nội tâm tự do, không tham lam, không muộn phiền, không dục vọng, nhất nhất đều an nhiên.
7. Như ý tự tại: Cái gì phải tới sẽ tới, cái gì phải đi sẽ đi, bất luận ra sao thì con người cũng không có khả năng cản trở hay né tránh, nên cứ bình thản mà đón nhận.
8. Pháp tự tại: Tu hành sẽ viên mãn, độ hóa sẽ giác ngộ, nhất tâm chấp niệm Phật giáo.
9. Thắng thua tự tại: Thắng chính bản thân mình là thắng lớn nhất, thua chính bản thân mình là thua lớn nhất.
10. Trí tự tại: Tích trí để hành thiện và sống thiện, người có trí thì tinh thông, người không có trí thì ngu dốt. Trí là để nâng cao bản thân, không phải vì danh lợi.
Xem: 66 Lời Phật dậy trong cuộc sống
Xem: Lời Phật dậy về đạo làm người
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

+ Quán tự tại là gì:
Quán Tự Tại Bồ Tát. Quán tức là quán tưởng. Tự Tại là trong mọi thời đều an lạc, không buồn, không bị trở ngại. Không trở ngại tức là Quán Tự Tại. Chư vị nếu bị trở ngại thì không tự tại.

"Hồi quang phản chiếu Quán Tự Tại".

Chư vị hồi quang phản chiếu thì quán tự tại. Bằng ngược lại thì không thể quán tự tại. Sao gọi là hồi quang phản chiếu ? Hồi quang phản chiếu tức là trong mọi việc đều phải tự hỏi chính mình. Ví như người khác đối xử không tốt, thì mình phải tự hỏi lấy rằng tại sao như thế. Mình phải tự suy nghĩ. A ! Nguyên nhân vì mình không tốt. Đó gọi là hồi quang phản chiếu. Nếu có người đối xử không tốt mà không kể mình đúng hay sai, liền đùng đùng đánh đối phương lỗ đầu chảy máu. Thật là tự mình không có lý trí. Chư vị hồi quang phản chiếu thì có lý trí. Vì thế, hồi quang phản chiếu là quán tự tại. Hãy tự hồi quang phản chiếu xem coi mình có được tự tại hay không ? Tự tại tức là tự chính mình. Tại tức là hiện tại ngay nơi đây. Tôi sẽ giải thích cho chư vị từng chữ một. Sao gọi là ngay tại đây ? Nói cách khác, chư vị có khởi vọng tưởng hay không ? Nếu khởi vọng tưởng thì không được tự tại. Không có vọng tưởng thì được tự tại. Ngay tại nơi đây, chư vị hãy nhìn xem, thật rất đơn giản ! Chư vị hồi quang phản chiếu tức là tự xem coi mình có vọng tưởng hay không. Có vọng tưởng tức không tự tại. Không vọng tưởng tức được tự tại. Chư vị thấy có vi diệu lắm không !(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ "Như như bất động tâm quân thái, (như như bất động tâm thư thái)".

Như như bất động tức là không pháp nào mà không như như. Tất cả pháp đều là như pháp. Mọi phiền não, chướng ngại đều không có. Như như bất động cũng là định lực. Tâm quân thái nghĩa là tâm luôn luôn thư thái an nhiên.
Kinh Pháp Hoa nói :"Kỳ tâm thái nhiên (tâm thư thái an nhiên này)". (Nguồn tại: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Bị cảnh chuyển và Chuyển được cảnh giới trong tu hành
"Lục chủng thần thông hồn an sự, (sáu thần thông chỉ thông thường)".

Nếu chư vị thường tự làm chủ thì sẽ đắc được sáu thần thông. Sáu thần thông là thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm tâm, thần túc thông, túc mệnh thông, lậu tận thông. Sao chư vị không có sáu thần thông ? Vì chư vị không tự làm chủ được. Gặp cảnh giới liền chấp trước, nên bị cảnh chuyển. Thấy việc lạ kỳ, tâm tư thay đổi, tức chư vị bị cảnh chuyển mà chưa chuyển được cảnh. Nếu chư vị có thể chuyển được cảnh thì bất cứ cảnh giới nào đến, không thể bị giao động. Đừng nói lúc tỉnh giác mà khi mộng mị cũng không bị cảnh giới chuyển. Đó mới thực là chủ nhân ông.

Nếu làm chủ được thì có trí huệ chân chánh. Khi ấy sáu thần thông là chuyện bình thường. Không phải là việc khó có mà rất phổ thông, bình thường. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Đối cảnh không bị cảnh chuyển khi gặp các cảnh giới trong tham thiền tu thiền định:
Vì vậy, không chẳng khác sắc.
Sắc tức là không. Trên hình sắc, chư vị phải hiểu rõ lý không, đừng trụ vào, chẳng có gì để chấp trước, không nắm giữ, không xả bỏ, cũng không thọ, chính là không. Không chẳng khác sắc; không tức là sắc. Trên lý không đắc được an lạc chân chánh. Khi đó, những tư tưởng hay vọng tưởng của chư vị đều không còn. Vì sao ? Đạt đến cảnh giới an lạc này thì càng an lạc thêm, vì đã xả bỏ tâm vọng tưởng.
- "Sơn hà đại địa duy thức hiện, (sông núi nước non hiện duy thức)".
'Sơn hà đại địa' tức đất đá núi sông, là sắc pháp. Sắc pháp này xuất hiện từ đâu ? Từ tâm thức phân biệt của chúng ta xuất hiện ra. Nếu chúng ta năng chuyển hóa tâm thức phân biệt thì núi sông đất đai cũng không còn.
- "Mộng huyễn phao ảnh như thị hồ, (bọt ảnh huyễn mộng như thế đấy)".
Tất cả tướng đẹp đều là mộng cả. Ai ai cũng biết mộng mị, đều nằm mộng, nhưng hỏi nằm mộng như thế nào, thấy mộng ra sao ? Chỉ tự trả lời cho chính mình thôi. Có mà không phải thật, không chính xác nhất định. Hoặc nói :" Ban ngày nghĩ tưởng như thế nào thì đến tối mơ như thế ấy."
'Huyễn', sao gọi là huyễn ? Huyễn tức là xuất phát từ huyễn hóa. Nhà ảo thuật từ không mà tự hóa thành có, tự có mà hóa thành không, biến hóa không lường, khiến trẻ con cho pháp huyễn thuật là thật, mà người lớn khi nhìn xem thì biết đó là không vọng, giả tạo chế ra. Đó là huyễn.
'Phao' tức là bọt nước, không lâu bền, không thường hằng.
Ảnh tức là bóng ảnh. Bóng ảnh là thật hay giả ? Chư vị nói nó giả, nhưng nó thật có tồn tại. Chư vị nhìn thấy, nói nó là thật, nhưng lại không thể nắm bắt lấy. Vậy, chư vị nói nó là thật hay giả ? Những bóng ảnh này phát sanh từ đâu ? Nghiêng về phía dương thì không có bóng. Ngã về phía âm thì có bóng. Chư vị đi nơi đâu thì nó đi theo đến đó. Bóng ví như ma. Nó luôn đi theo chư vị mãi. Thế nên, người nhút nhát sợ ma, thấy bóng ma liền sợ hãi, chạy lánh xa, nhưng ma đó chính là bóng dáng của người thật. Nhưng bóng ảnh này, khi sống thì hiện bóng, khi chết không còn thân thể thì bóng biến thành ma. nếu không có bóng thì biến thành thần, nhưng thần và ma không hai, mà là một. Nếu khí dương sung túc thì lúc đi không có bóng ngã theo. Khí âm nếu đầy đủ thì khi đi liền có bóng chạy theo. Thế nên, chúng ta thường nghiêng về bên có khí lực mạnh. Nếu chư vị tạo công đức nhiều thì được sanh lên trời. Nếu chư vị tạo tội ác nhiều thì phải bị đọa xuống địa ngục.
Vì vậy bảo rằng bọt nước, bóng ảnh huyễn mộng như thế.(Nguồn: Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh-1-HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chữ Không - Tánh Không:
Nay giảng về không vì Bát Nhã đàm luận về không.
Tánh không có rất nhiều loại. Nay chỉ giản lược nói về năm loại.

1. Thứ nhất là ngoan hư không. Ngoan tức là ngoan bì (ngu hèn). Gọi là hư không vì nó vô tri vô thức, không có sự tồn tại của tánh tri giác. Tất cả mọi người đều biết là hư không (trống rỗng). Mọi người đều chấp trước hư không. Mắt thấy hư không nhưng không có tánh tri giác, nên gọi là ngoan hư không. Phàm phu chấp trước cũng là ngoan hư không.
Sao gọi là hư không ? Tức là không có chi hết, nhưng có thật là chân không, không ? Không phải, đó là ngoan (ngu ngơ) hư không. Đây là hư không mà phàm phu thường chấp trước.

2. Thứ hai là đoạn diệt không. Đó là gì ? Là không mà ngoại đạo chấp trước vào. Ngoại đạo không biết ý nghĩa của không. Họ cho rằng người chết rồi là hết, đoạn diệt luôn, cũng là không. Thế nên, họ chấp vào đoạn diệt không.
3. Thứ ba là pháp không quán. Người nhị thừa tu tích pháp không quán. Tích cũng là phân tích sắc tức là sắc, tâm tức là tâm. Họ không biết tất cả đều là không. Thế nên không thể đắc và chứng được diệu lý chân không, chỉ tạm trú tại hóa thành thôi, không đồng với địa vị của Bồ Tát. Hóa thành là nơi không vọng, chỉ là trạm dừng chân. Họ tu loại tích pháp không quán, nên gọi là bát nhã thô thiển. Bát nhã thô thiển tức là bát nhã không thâm sâu. Họ tu hành pháp bát nhã này thì chấm dứt phần đoạn sanh tử, nhưng biến dịch sanh tử vẫn còn. Sao gọi là phần đoạn sanh tử ? Ai ai cũng có thân thể. Chư vị có một phần. Tôi có một phần. Từ sanh đến chết có một đoạn. Một phần một đoạn gọi là phần đoạn sanh tử. Phần đoạn cũng gọi là hình đoạn của mỗi người. Chư vị cao năm thước. Họ cao sáu thước. Lại có người cao bảy thước. Mỗi người đều có một phần đoạn. Thánh nhân chứng sơ quả, nhị quả, tam quả, và tứ quả A La Hán chặt đứt được phần đoạn sanh tử mà vẫn còn biến dịch sanh tử.
Sao gọi là biến dịch sanh tử ? Biến tức là biến hóa. Dịch tức là dung dịch, cũng là biến hóa, giao dịch, mậu dịch. Biến dịch sanh tử là gốc của phần đoạn sanh tử. Vì sao gọi là thế ? Biến dịch sanh tử cũng là bao loại vọng tưởng. Những vọng tưởng này luôn lưu xuất, vọng niệm trước diệt, vọng niệm sau sanh, vọng niệm sau diệt, vọng niệm kế lại sanh. Sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên gọi là biến dịch sanh tử. một niệm diệt tức là mất. Một niệm sanh tức là đã sanh, cũng là vọng niệm của chúng ta. Tứ quả A La Hán chưa đoạn diệt hẳn hết, nên chỉ có Bồ Tát đại thừa mới năng đoạn tận hết. Biến dịch sanh tử cũng là cội gốc sanh tử của chúng ta. Sao chúng ta có sanh tử ? Vì chúng ta có vọng tưởng. Những vọng tưởng này phát sanh từ đâu ? Vọng tưởng vốn do vô minh phát sanh. Vì có vô minh nên mới phát sanh bao loại vọng tưởng.
4. Thứ tư là thể pháp không quán: Duyên Giác tu thể pháp không quán
5. Thứ năm là diệu hữu không quán: Bồ Tát tu diệu hữu không quán
Chân không diệu hũu.
Lúc Bồ Tát Quán Thế Âm hành thâm bát nhã ba la, Ngài soi thấy năm uẩn đều không. Đó là đắc được công năng tu hành bát nhã ba la mật đa. Nay y chiếu theo kệ của tôi mà giảng giải.
"Hành đạo tu thân mạc ngoại tầm, (hành đạo tu thân chớ tìm ngoài)".
Chư vị muốn tu đạo, tu thân, thì chớ tìm bên ngoài. Không nên hướng ngoại tìm cầu, mà hãy tìm lại tự tánh của mình.
"Tự tánh bát nhã thâm mật nhân, (tự tánh bát nhã nhân thâm mật)".
Trong tự tánh bát nhã có hạt giống thâm mật.
"Bạch lãng xung tiêu hắc ba chỉ, (sóng bạc tiêu lặn biển đen dừng)".
Lúc tu đạo, sóng bạc tức là trí huệ, như nước chảy tạo thành sóng màu sắc trắng. Sóng biển đen tức là phiền não. Khi sóng đen ngừng thì trí huệ tăng, pháp thậm thâm cũng cao siêu. Hành bát nhã ba la mật đa, lưu xuất pháp thậm thâm không ? Vì pháp này rất cao siêu, nhìn xem không thể thấy, nên gọi là bát nhã thậm thâm. Sóng đen dừng tức là phiền não dừng.
"Niết bàn bỉ ngạn nhậm vận đăng, (bờ Niết Bàn, từ từ leo lên)".
Một khi đã có trí huệ thì tự nhiên biết cách để đạt đến bờ niết Bàn, không bỏ phí sức lực nào.
"Thời hề thời vật thác quá, (thời qua thời chớ để trôi qua)".
Chúng ta tu đạo, thời gian rất quý báu, đừng để chúng trôi qua vô ích. Thế nên, thời qua thời chớ để trôi đi. Thời gian nào ? Tức là lúc hành thâm bát nhã ba la mật. Chư vị chớ nên để thời gian trôi qua vô ích.
"Thận chi thận thủ thiên chân, (thận trọng, thận trọng giữ thân chân)".
Chư vị phải cẩn thận, đừng để thời gian trôi mất, ngày đêm luống qua vô ích. Hiện tại phải tu hành đắc được pháp bát nhã thậm thâm, chân lý cao thượng.
"Yểu yểu minh minh thông hưu tức, (mờ mờ ảo ảo thông tin tức)".
Mờ mờ ảo ảo, nói nghe nhưng thực không nghe, nói thấy nhưng thực không thấy.
"Hoảng hoảng hốt hốt kiến bổn tôn, (vội vội vàng vàng thấy bổn tôn)".
Hiện nay, chư vị phải được tin tức mờ mờ ảo ảo, vội vội vàng vàng thấy bổn chân. Lại như không có hình tướng mà nói thấy hình tướng. Thấy bổn tôn tức là thấy rõ tự tánh của chính mình.

Soi thấy năm uẩn đều không.
"Ba quang phổ chiếu thấu ba tài
Nhất quy hợp xứ lại nhất lai
Thấy sắc tức không thọ nạp thế
Vọng tưởng chuyển lưu, tan hạnh nghiệp
Thức vẫn phân biệt đủ năm âm
Gương hoa trăng nước tuyệt trần ai
Không mà chẳng không rõ đại dụng
Thấy như chưa thấy vui vô vàn".

"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài, (ba quang phổ chiếu thấu ba tài)".
Ba quang là mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Phổ chiếu tức là phổ biến chiếu sáng. Ba tàitrời, đất, người.
Ba quang là văn tự bát nhã quang, quán chiếu bát nhã quang, thật tướng bát nhã quang. Thật tướng bát nhã quang tức là thậm thâm bát nhã quang. Soi thấy năm uẩn đều không. Dùng ba quang chiếu thấu ba tài, tức chiếu khắp trời, đất, người.

"Nhất quy hợp xứ lại nhất lai".
Nhất quy hợp xứ tức tự tánh của mình. 'Nhất' là nói tự tánh. 'Hợp xứ' cũng là chỗ của tự tánh. Xưa nay muôn pháp đều quy về một. Một quy về hợp xứ. Ngài Thần Quang có nói bài kệ :
"Muôn pháp quy về một
Một quy về hợp nhất
Thần Quang vốn chẳng sớm biết Đạt Ma
Vếch tai núi quỳ nghe Ngài dạy chín năm
Chỉ cầu thoát khỏi Diêm La".
Vì sao thế ? Tâm chúng ta cũng chính là tánh. Một khi quay về liền hợp xứ. Hợp tức là tương hợp. Tương hợp với gì ? Cùng tương hợp với Phật tánh. Chư vị cùng Phật tánh tương hợp, rồi trở về cội gốc, lại xuất sanh diệu dụng. Diệu dụng này chính giúp thành tựu Phật quả, gọi là trở về nhất lai, cũng là ông Phật của chư vị.
"Thấy sắc tức không thọ nạp thế".
Thấy sắc tức không, nghĩa là thấy được sắc mà sắc vốn là không. Sao nói sắc vốn không ? Phàm phu chúng ta đều chấp trước sắc này. Chấp vào sắc gì ? Tổng thể của sắc. Sắc pháp tuy có nhiều loại, mà tổng thể của sắc chính là thân thể chúng ta, gọi là sắc thân. Sao sắc thân lại là không? "Thật sự thân này có mà !"
Chư vị biết mặc đồ, ăn uống, ngủ nghỉ, sao chẳng biết không ? Nếu chư vị hiểu rõ sắc thân này được hình thành như thế nào thì chư vị sẽ hiểu rõ tánh không của nó. Vì vậy nên giảng về chân không tích pháp, cũng là pháp phân tích.
Thân này là tổng tướng của sắc. Đất nước gió lửa là biệt tướng (tướng riêng) của sắc. Thân thể của chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành. Xương cốt thịt thà chính là đất. Nước mắt, nước mũi, máu, tiểu tiện, mồ hôi, là nước. Thân thể được ấm áp là nhờ có lửa. Vận động hô hấp nhờ thân thể có gió. Bốn đại hòa hợp thì thân thể còn. Chúng phân tán thì thân thể mất. Đất trở về đất đá. Nước trở về nước. Gió trở về gió. Lửa trở về lửa. Mỗi đại đều trở về cội gốc, nên không thật có. Vì thế, mọi người chấp trước vào thân thể, tự cho là có, thật là sai lầm. Sao thân thể không phải là mình ? Thân thể không phải là mình. Mình là gì ? Có thể giữ gìn thân thể, có thể thấy, nghe, ngửi, biết, nhận thức bằng tri giác. Tri giác này cũng là mình. Thân thể là gì ? "Thân thể chính là mình, mình là thân thể".

Không thể cho rằng thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở. Chư vị không thể cho rằng nhà mình ở chính là mình. Chư vị gọi nhà ở chính là mình thì sợ rằng người ngoài cười cho. Nhưng nói thân thể chính là mình thì không ai cười cả. Sao không ai cười chư vị ? Vì ai cũng cho rằng thân thể chính là mình, tức là chấp nhà ở chính là mình. Thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, biết đều là Phật tánh. Phật tánh cũng chính là tự tánh của chư vị. Thân thể bất quá chỉ do nhân duyên hòa hợp. Nhân duyên ly biệt thì thân thể phân tán. Thế nên, chư vị đừng cho rằng thân thể chính là mình. Mình ở trong nhà, những việc bên ngoài không thể biết. Thế nên đừng chấp trước nhà ở chính là mình.
Bàn về sắc, chư vị hãy phân tích rõ, nó cũng là không. Do từ không mà biến thành sắc pháp. Đất nước gió lửa hợp thành thân thể mà có người lại nói rằng thượng đế tạo ra người. Dùng gì để tạo ra ? Cũng dùng đất nước gió lửa mà tạo thành. Chúng ta cũng có thể dùng một chút đất, nước, gió, lửa để tạo ra thân người. Ai ai cũng đều tạo ra người khác được. Con người do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Nhân duyên biệt ly thì thân thể phân tán. Thế nên đừng gọi thân thể là mình. Sắc tức là không. Chư vị nếu hiểu rõ sắc tức là không thì không chấp trước thân thể là mình. Tất cả vật dụng thuộc về mình, mình đều bảo tồn, phụ trợ. Đó là làm nô lệ cho thân mình. Tâm của chư vị chính là tánh tri giác. Chư vị phải hiểu rõ thân thể là sắc pháp, là giả hợp, đừng nên chấp trước. Nếu không chấp trước thân thể tức là phá được sắc uẩn. Khi phá được sắc uẩn rồi thì nó biến thành không.
Thọ nạp như thế. Thọ uẩn cũng giống như sắc uẩn, là không thật có.
"Vọng tưởng quyện lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh -1- HT Tuyên Hóa giảng)

+ "Chân không bát nhã chính là diệu hữu - Diệu hữu phi hữu chính là chân không"
Trong không chẳng có sắc. Đó là bàn tiếp về đoạn văn ở trên. Bên trên, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Vì chân không chẳng có sắc thọ tưởng hành thức. Bổn thể của thọ tưởng hành thức vốn là không. Sáu căn, mắt tai mũi lưõi thân ý cũng không có. Sáu trần, sắc thanh hương vị xúc pháp chẳng có luôn. Sáu thức, thức của mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là không. Tâm kinh này đàm luận về lý không tức chân không bát nhã. Chân không bát nhã chính là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu tức là chân không. Do đó bảo rằng chân không không ngăn ngại diệu hữu, diệu hữu không ngăn ngại chân không, chân không là diệu hữu, diệu hữu cũng là chân không. Vì thế, bên trên kinh cũng nói rằng sắc không khác không, không chẳng khác sắc.
(Nguồn: Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh -2- HT Tuyên Hóa giảng)

+ Sắc thân - Thân xác ta là do Tứ đại giả hợp - Thân xác giả tạm - hữu hình hữu hoại
Thấy sắc tức không, nghĩa là thấy được sắc mà sắc vốn là không
. Sao nói sắc vốn không ? Phàm phu chúng ta đều chấp trước sắc này. Chấp vào sắc gì ? Tổng thể của sắc. Sắc pháp tuy có nhiều loại, mà tổng thể của sắc chính là thân thể chúng ta, gọi là sắc thân. Sao sắc thân lại là không? "Thật sự thân này có mà !"

Chư vị biết mặc đồ, ăn uống, ngủ nghỉ, sao chẳng biết không ? Nếu chư vị hiểu rõ sắc thân này được hình thành như thế nào thì chư vị sẽ hiểu rõ tánh không của nó. Vì vậy nên giảng về chân không tích pháp, cũng là pháp phân tích.
Thân này là tổng tướng của sắc. Đất nước gió lửa là biệt tướng (tướng riêng) của sắc. Thân thể của chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành. Xương cốt thịt thà chính là đất. Nước mắt, nước mũi, máu, tiểu tiện, mồ hôi, là nước. Thân thể được ấm áp là nhờ có lửa. Vận động hô hấp nhờ thân thể có gió. Bốn đại hòa hợp thì thân thể còn. Chúng phân tán thì thân thể mất. Đất trở về đất đá. Nước trở về nước. Gió trở về gió. Lửa trở về lửa. Mỗi đại đều trở về cội gốc, nên không thật có. Vì thế, mọi người chấp trước vào thân thể, tự cho là có, thật là sai lầm. Sao thân thể không phải là mình ? Thân thể không phải là mình. Mình là gì ? Có thể giữ gìn thân thể, có thể thấy, nghe, ngửi, biết, nhận thức bằng tri giác. Tri giác này cũng là mình. Thân thể là gì ? "Thân thể chính là mình, mình là thân thể".

Không thể cho rằng thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở. Chư vị không thể cho rằng nhà mình ở chính là mình. Chư vị gọi nhà ở chính là mình thì sợ rằng người ngoài cười cho. Nhưng nói thân thể chính là mình thì không ai cười cả. Sao không ai cười chư vị ? Vì ai cũng cho rằng thân thể chính là mình, tức là chấp nhà ở chính là mình. Thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, biết đều là Phật tánh. Phật tánh cũng chính là tự tánh của chư vị. Thân thể bất quá chỉ do nhân duyên hòa hợp. Nhân duyên ly biệt thì thân thể phân tán. Thế nên, chư vị đừng cho rằng thân thể chính là mình. Mình ở trong nhà, những việc bên ngoài không thể biết. Thế nên đừng chấp trước nhà ở chính là mình.
Bàn về sắc, chư vị hãy phân tích rõ, nó cũng là không. Do từ không mà biến thành sắc pháp. Đất nước gió lửa hợp thành thân thể mà có người lại nói rằng thượng đế tạo ra người. Dùng gì để tạo ra ? Cũng dùng đất nước gió lửa mà tạo thành. Chúng ta cũng có thể dùng một chút đất, nước, gió, lửa để tạo ra thân người. Ai ai cũng đều tạo ra người khác được. Con người do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Nhân duyên biệt ly thì thân thể phân tán. Thế nên đừng gọi thân thể là mình. Sắc tức là không. Chư vị nếu hiểu rõ sắc tức là không thì không chấp trước thân thể là mình. Tất cả vật dụng thuộc về mình, mình đều bảo tồn, phụ trợ. Đó là làm nô lệ cho thân mình. Tâm của chư vị chính là tánh tri giác. Chư vị phải hiểu rõ thân thể là sắc pháp, là giả hợp, đừng nên chấp trước. Nếu không chấp trước thân thể tức là phá được sắc uẩn. Khi phá được sắc uẩn rồi thì nó biến thành không.
Thọ nạp như thế. Thọ uẩn cũng giống như sắc uẩn, là không thật có.
"Vọng tưởng quyện lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tam Quang Phổ - Trời Trăng Sao và Tam Tài Thiên Địa Nhân - Trời Đất Người:

Hiện nay, chư vị phải được tin tức mờ mờ ảo ảo, vội vội vàng vàng thấy bổn chân. Lại như không có hình tướng mà nói thấy hình tướng. Thấy bổn tôn tức là thấy rõ tự tánh của chính mình.
Soi thấy năm uẩn đều không.
"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài
Nhất quy hợp xứ phục nhất lai
Kiến sắc tức không thọ nạp thị
Vọng tưởng quyện lưu hành nghiệp bài
Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ
Cảnh hoa thủy nguyệt tuyệt trần ai
Không nhi bất không minh đại dụng
Kiến do vị kiến lạc khoái tai."
Dịch :
"Ba quang phổ chiếu thấu ba tài
Nhất quy hợp xứ lại nhất lai
Thấy sắc tức không thọ nạp thế
Vọng tưởng chuyển lưu, tan hạnh nghiệp
Thức vẫn phân biệt đủ năm âm
Gương hoa trăng nước tuyệt trần ai
Không mà chẳng không rõ đại dụng
Thấy như chưa thấy vui vô vàn".
"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài, (ba quang phổ chiếu thấu ba tài)".
Ba quang mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Phổ chiếu tức là phổ biến chiếu sáng. Ba tài trời, đất, người. Ba quangvăn tự bát nhã quang, quán chiếu bát nhã quang, thật tướng bát nhã quang. Thật tướng bát nhã quang tức là thậm thâm bát nhã quang. Soi thấy năm uẩn đều không. Dùng ba quang chiếu thấu ba tài, tức chiếu khắp trời, đất, người.
"Nhất quy hợp xứ lại nhất lai".
Nhất quy hợp xứ tức tự tánh của mình. 'Nhất' là nói tự tánh. 'Hợp xứ' cũng là chỗ của tự tánh. Xưa nay muôn pháp đều quy về một. Một quy về hợp xứ. Ngài Thần Quang có nói bài kệ :
"Muôn pháp quy về một
Một quy về hợp nhất
Thần Quang vốn chẳng sớm biết Đạt Ma
Vếch tai núi quỳ nghe Ngài dạy chín năm
Chỉ cầu thoát khỏi Diêm La".
Vì sao thế ? Tâm chúng ta cũng chính là tánh. Một khi quay về liền hợp xứ. Hợp tức là tương hợp. Tương hợp với gì ? Cùng tương hợp với Phật tánh. Chư vị cùng Phật tánh tương hợp, rồi trở về cội gốc, lại xuất sanh diệu dụng. Diệu dụng này chính giúp thành tựu Phật quả, gọi là trở về nhất lai, cũng là ông Phật của chư vị. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tam Quang Phổ - Trời Trăng Sao và Tam Tài Thiên Địa Nhân - Trời Đất Người:

Hiện nay, chư vị phải được tin tức mờ mờ ảo ảo, vội vội vàng vàng thấy bổn chân. Lại như không có hình tướng mà nói thấy hình tướng. Thấy bổn tôn tức là thấy rõ tự tánh của chính mình.
Soi thấy năm uẩn đều không.
"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài
Nhất quy hợp xứ phục nhất lai
Kiến sắc tức không thọ nạp thị
Vọng tưởng quyện lưu hành nghiệp bài
Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ
Cảnh hoa thủy nguyệt tuyệt trần ai
Không nhi bất không minh đại dụng
Kiến do vị kiến lạc khoái tai."
Dịch :
"Ba quang phổ chiếu thấu ba tài
Nhất quy hợp xứ lại nhất lai
Thấy sắc tức không thọ nạp thế
Vọng tưởng chuyển lưu, tan hạnh nghiệp
Thức vẫn phân biệt đủ năm âm
Gương hoa trăng nước tuyệt trần ai
Không mà chẳng không rõ đại dụng
Thấy như chưa thấy vui vô vàn".
"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài, (ba quang phổ chiếu thấu ba tài)".
Ba quang mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Phổ chiếu tức là phổ biến chiếu sáng. Ba tài trời, đất, người. Ba quangvăn tự bát nhã quang, quán chiếu bát nhã quang, thật tướng bát nhã quang. Thật tướng bát nhã quang tức là thậm thâm bát nhã quang. Soi thấy năm uẩn đều không. Dùng ba quang chiếu thấu ba tài, tức chiếu khắp trời, đất, người.
"Nhất quy hợp xứ lại nhất lai".
Nhất quy hợp xứ tức tự tánh của mình. 'Nhất' là nói tự tánh. 'Hợp xứ' cũng là chỗ của tự tánh. Xưa nay muôn pháp đều quy về một. Một quy về hợp xứ. Ngài Thần Quang có nói bài kệ :
"Muôn pháp quy về một
Một quy về hợp nhất
Thần Quang vốn chẳng sớm biết Đạt Ma
Vếch tai núi quỳ nghe Ngài dạy chín năm
Chỉ cầu thoát khỏi Diêm La".
Vì sao thế ? Tâm chúng ta cũng chính là tánh. Một khi quay về liền hợp xứ. Hợp tức là tương hợp. Tương hợp với gì ? Cùng tương hợp với Phật tánh. Chư vị cùng Phật tánh tương hợp, rồi trở về cội gốc, lại xuất sanh diệu dụng. Diệu dụng này chính giúp thành tựu Phật quả, gọi là trở về nhất lai, cũng là ông Phật của chư vị.(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Các uẩn đều không - Ngũ uẩn đều không - Năm uẩn đều không là bàn về Tánh không - Chữ Không trong phật giáo:
Chư vị phải cẩn thận, đừng để thời gian trôi mất, ngày đêm luống qua vô ích. Hiện tại phải tu hành đắc được pháp bát nhã thậm thâm, chân lý cao thượng.

"Yểu yểu minh minh thông hưu tức, (mờ mờ ảo ảo thông tin tức)".
Mờ mờ ảo ảo, nói nghe nhưng thực không nghe, nói thấy nhưng thực không thấy.
"Hoảng hoảng hốt hốt kiến bổn tôn, (vội vội vàng vàng thấy bổn tôn)".
Hiện nay, chư vị phải được tin tức mờ mờ ảo ảo, vội vội vàng vàng thấy bổn chân. Lại như không có hình tướng mà nói thấy hình tướng. Thấy bổn tôn tức là thấy rõ tự tánh của chính mình.

Soi thấy năm uẩn đều không.

"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài
Nhất quy hợp xứ phục nhất lai
Kiến sắc tức không thọ nạp thị
Vọng tưởng quyện lưu hành nghiệp bài
Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ
Cảnh hoa thủy nguyệt tuyệt trần ai
Không nhi bất không minh đại dụng
Kiến do vị kiến lạc khoái tai."
Dịch :
"Ba quang phổ chiếu thấu ba tài
Nhất quy hợp xứ lại nhất lai
Thấy sắc tức không thọ nạp thế
Vọng tưởng chuyển lưu, tan hạnh nghiệp
Thức vẫn phân biệt đủ năm âm
Gương hoa trăng nước tuyệt trần ai
Không mà chẳng không rõ đại dụng
Thấy như chưa thấy vui vô vàn".

"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài, (ba quang phổ chiếu thấu ba tài)".
Ba quang là mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Phổ chiếu tức là phổ biến chiếu sáng. Ba tài là trời, đất, người. Ba quang là văn tự bát nhã quang, quán chiếu bát nhã quang, thật tướng bát nhã quang. Thật tướng bát nhã quang tức là thậm thâm bát nhã quang. Soi thấy năm uẩn đều không. Dùng ba quang chiếu thấu ba tài, tức chiếu khắp trời, đất, người.
"Nhất quy hợp xứ lại nhất lai".
Nhất quy hợp xứ tức tự tánh của mình. 'Nhất' là nói tự tánh. 'Hợp xứ' cũng là chỗ của tự tánh. Xưa nay muôn pháp đều quy về một. Một quy về hợp xứ. Ngài Thần Quang có nói bài kệ :
"Muôn pháp quy về một
Một quy về hợp nhất
Thần Quang vốn chẳng sớm biết Đạt Ma
Vếch tai núi quỳ nghe Ngài dạy chín năm
Chỉ cầu thoát khỏi Diêm La".
Vì sao thế ? Tâm chúng ta cũng chính là tánh. Một khi quay về liền hợp xứ. Hợp tức là tương hợp. Tương hợp với gì ? Cùng tương hợp với Phật tánh. Chư vị cùng Phật tánh tương hợp, rồi trở về cội gốc, lại xuất sanh diệu dụng. Diệu dụng này chính giúp thành tựu Phật quả, gọi là trở về nhất lai, cũng là ông Phật của chư vị.
"Thấy sắc tức không thọ nạp thế".
Thấy sắc tức không, nghĩa là thấy được sắc mà sắc vốn là không. Sao nói sắc vốn không ? Phàm phu chúng ta đều chấp trước sắc này. Chấp vào sắc gì ? Tổng thể của sắc. Sắc pháp tuy có nhiều loại, mà tổng thể của sắc chính là thân thể chúng ta, gọi là sắc thân. Sao sắc thân lại là không? "Thật sự thân này có mà !"
Chư vị biết mặc đồ, ăn uống, ngủ nghỉ, sao chẳng biết không ? Nếu chư vị hiểu rõ sắc thân này được hình thành như thế nào thì chư vị sẽ hiểu rõ tánh không của nó. Vì vậy nên giảng về chân không tích pháp, cũng là pháp phân tích. Thân này là tổng tướng của sắc. Đất nước gió lửa là biệt tướng (tướng riêng) của sắc. Thân thể của chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành. Xương cốt thịt thà chính là đất. Nước mắt, nước mũi, máu, tiểu tiện, mồ hôi, là nước. Thân thể được ấm áp là nhờ có lửa. Vận động hô hấp nhờ thân thể có gió. Bốn đại hòa hợp thì thân thể còn. Chúng phân tán thì thân thể mất. Đất trở về đất đá. Nước trở về nước. Gió trở về gió. Lửa trở về lửa. Mỗi đại đều trở về cội gốc, nên không thật có. Vì thế, mọi người chấp trước vào thân thể, tự cho là có, thật là sai lầm. Sao thân thể không phải là mình ? Thân thể không phải là mình. Mình là gì ? Có thể giữ gìn thân thể, có thể thấy, nghe, ngửi, biết, nhận thức bằng tri giác. Tri giác này cũng là mình. Thân thể là gì ? "Thân thể chính là mình, mình là thân thể".
Không thể cho rằng thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở. Chư vị không thể cho rằng nhà mình ở chính là mình. Chư vị gọi nhà ở chính là mình thì sợ rằng người ngoài cười cho. Nhưng nói thân thể chính là mình thì không ai cười cả. Sao không ai cười chư vị ? Vì ai cũng cho rằng thân thể chính là mình, tức là chấp nhà ở chính là mình. Thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, biết đều là Phật tánh. Phật tánh cũng chính là tự tánh của chư vị. Thân thể bất quá chỉ do nhân duyên hòa hợp. Nhân duyên ly biệt thì thân thể phân tán. Thế nên, chư vị đừng cho rằng thân thể chính là mình. Mình ở trong nhà, những việc bên ngoài không thể biết. Thế nên đừng chấp trước nhà ở chính là mình.
Bàn về sắc, chư vị hãy phân tích rõ, nó cũng là không. Do từ không mà biến thành sắc pháp. Đất nước gió lửa hợp thành thân thể mà có người lại nói rằng thượng đế tạo ra người. Dùng gì để tạo ra ? Cũng dùng đất nước gió lửa mà tạo thành. Chúng ta cũng có thể dùng một chút đất, nước, gió, lửa để tạo ra thân người. Ai ai cũng đều tạo ra người khác được. Con người do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Nhân duyên biệt ly thì thân thể phân tán. Thế nên đừng gọi thân thể là mình. Sắc tức là không. Chư vị nếu hiểu rõ sắc tức là không thì không chấp trước thân thể là mình. Tất cả vật dụng thuộc về mình, mình đều bảo tồn, phụ trợ. Đó là làm nô lệ cho thân mình. Tâm của chư vị chính là tánh tri giác. Chư vị phải hiểu rõ thân thể là sắc pháp, là giả hợp, đừng nên chấp trước. Nếu không chấp trước thân thể tức là phá được sắc uẩn. Khi phá được sắc uẩn rồi thì nó biến thành không.
Thọ nạp như thế. Thọ uẩn cũng giống như sắc uẩn, là không thật có.
"Vọng tưởng quyện lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Không muốn tu - Miễn cưỡng tu đều không phải là Đạo:
"Ma ha phản chuyển bát nhã thuyền, (ma ha chuyển ngược thuyền bát nhã".
Ma ha nghĩa là lớn. Chuyển ngược tức là đảo chuyển trở lại. Đảo chuyển như thế nào ? Tức đảo chuyển thuyền bát nhã. Tại sao chư vị muốn đảo chuyển thuyền bát nhã mà không đảo chuyển bát nhã ? Đảo chuyển gì ? Đó là đảo chuyển ngu si của mình. Chuyển được tức là niết bàn. Chuyển ngược dòng nước, phải dùng hết sức lực chứ không thể dể duôi mà đi được. Tuy nhiên, không cần phải đợi ba a tăng kỳ mà trong một đời, hai đời, ba đời v.v..., có thể đắc được trí huệ chân chánh. Nói thời gian dài quá thì chúng ta đâm ra chán ngán, không muốn tu. Không muốn tu cũng không thể miễn cưỡng. Miễn cưỡng không phải là đạo. Thế nên đệ tử của tôi muốn đọa lạc thì cứ đọa lạc. Chư vị không muốn chuyển ngược thuyền bát nhã, thì thuận theo dòng nước lớn mà trôi xuống, càng trôi xuống thì càng xa. Nếu chư vị chuyển ngược, tức là đi trở lên dòng nước. Nếu không muốn phản chuyển, thì sẽ đi xuống theo dòng hạ lưu. Xem thấy chư vị đang đi lên thượng lưu, rồi lại chạy xuống theo dòng hạ lưu. Cho lên Đức Phật nói Quay đầu là bờ, chỉ có quay đầu là con đường duy nhất giải thoát luân hồi sinh tử khổ đau vô cùng này. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Diệu Minh Chân Tâm: .... Như vậy cho đến ngũ ấm, lục nhập, từ thập nhị xứ cho đến thập bát giới, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt.
Giảng:
“Như vậy.” Tại sao Như Lai nói rằng các tướng huyễn hóa sinh khởi hư vọng? Đạo lý mà Như Lai đã giảng giải cũng giống như vậy đối với mọi phần loại khác nhau của ngũ ấm– sắc, thọ, tưởng, hành, thức–lục nhập– có nghĩa là 6 căn , mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý–từ thập nhị xứ– 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cùng với 6 trần: sắc, thanh hương, vị, xúc, pháp– cho đến thập bát giới– 6 căn, 6 trần và 6 thức phát sinh ra do khi căn và trần tiếp xúc nhau: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, và ý thức. Sáu căn và 6 trần kết hợp thành 12 xứ, cùng với 6 thức tạo thành 18 giới. Các thứ sắc pháp và tâm pháp nầy, đều do nhân duyên hòa hợp mà hư vọng sinh ra, khi nhân duyên hòa hợp thì hư vọng sinh ra, khi nhân duyên tách rời, hư vọng gọi là diệt. Khi nhân duyên không hòa hợp thì hư vọng diệt mất. Đây là tánh của sinh diệt. Các sắc pháp và tâm pháp nầy đều chỉ biến hiện từ tâm. Nên Đức Phật bảo A-nan: “Thân tâm của ông, đều là vật biến hiện từ trong diệu minh chân tâm.” Lại nữa: “Ông không biết rằng sắc thân của ông, cho đến núi sông, hư không, đất liền đều là vật bao hàm trong diệu minh chân tâm.”(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1)

+ Diệu Minh Chân Tâm: Thân tâm ông đều là vật hiện ra từ trong diệu minh chân tinh diệu tâm.
Giảng:
“Thân tâm ông đều là vật hiện ra từ trong diệu minh chân tinh diệu tâm.” “Thân ông” có nghĩa là thân thể ông đang mang hiện nay, và “tâm ông” có nghĩa là tâm thức của ông. Cả 2 đều là biểu hiện từ diệu minh chân tinh diệu tâm. Đó có phải là vượt lên trên và bên ngoài thức tâm mà có một diệu minh chân tâm khác hay sao?
Không phải vậy. Đó chính là thức tâm của quý vị, nó vốn ở trong diệu minh chân tâm, nhưng vì chúng sinh không biết vận dụng diệu minh chân tâm nầy, nhận lầm thức tâm làm chân tâm. Thực là sai lầm, họ đã nhận giặc làm con. Do đó khiến họ phát sinh vô số điên đảo.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q2)

+ Kinh Kim Cang - Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận
Bộ Kinh Đức Phật tuyên giảng những câu hỏi do Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi, nhằm giúp những người sơ cơ mới bước vào con đường tu học đạo Phật - Rất tuyệt đỉnh nhân gian. Xin trích đoạn đầu của Kinh:

... Bấy giờ Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi biết những tâm niệm của bốn chúng, nên phương tiện từ chỗ ngồi đứng dậy; đến trước đức Phật mà bạch rằng: Xin đức Thế Tôn mở lòng đại từ, lập những pháp phương tiện chỉ dạy cho những chúng sanh sơ cơ thấy tánh thành Phật, lại vì đời sau những chúng sanh mới bước vào nhà Phật, tìm học mối đạo đặng chánh tri kiến, không bị tà giáo phỉnh hoặc, không dụng công nhiều mà đặng thành đạo quả. Đức Phật nói: Hay lắm! Hay lắm! Nầy Văn Thù Sư Lợi, ông có phương tiện lớn lao, thỉnh hỏi Như Lai chỉ dạy ba căn và con đường tu hành ngay thẳng cho chúng sanh đời sau mới vào cửa đạo, theo lời ông hỏi ta sẽ nói rõ. Trong đại chúng đều lặng yên để nghe Phật nói pháp.

Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Có một pháp Đà la ni tên là Kim Cang tâm hay khiến chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền đặng đạo quả. Này gã trai lành! Thế nào gọi là Kim Cang tâm? Tâm này người người vẫn có không kẻ nào không, nên cái tâm bình đẳng của chúng sanh này tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao?
Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ.
Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.

Phật nói: Người này không bao lâu sẽ được thành Phật; nếu có người trai lành, gái tín muốn cầu Phật đạo, mà không rõ được tâm của mình thì không thể thành Phật. Nếu có người người rõ được tâm, thấy được tánh, y theo Phật dạy tu hành, quyết định thành Phật, còn hơn công đức tụng ba mươi muôn biến kinh Kim Cang cũng không sánh kịp.
Tại sao? Hết thảy các Đức Phật và các pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư Phật đều tự nơi tâm mình phát sinh ra, vô cùng vô tận, không hư không lộn, nên gọi là ngộ Phật tâm. Cho nên Phật cùng chúng sanh tâm tánh như nhau, tại người tu và không tu, tin cùng chẳng tin, nên có người làm Phật có người làm chúng sanh.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Sao gọi là Kinh Kim Cang?
Đức Thế Tôn nói: Kim Cang là thí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh, trên sáu căn thường hiện ra hào quang sáng suốt, chói lòa trời đất, đầy đủ công đức như số cát sông Hằng, sanh ra tứ quả tứ tướng, thập thánh tam hiền nhẩn đến ba mươi hai tướng của đức Như lai và tám mươi việc tốt. Hết thảy công đức đều từ nơi mình, do tâm địa mà ra chứ không phải tìm nơi ngoài mà được.

Tại sao? Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân.
Mời quí vị đọc bản Kinh Kim Cang: Đọc bản Kinh tại đây

I - NGUỒN GỐC CON NGƯỜI THEO PHẬT PHÁP

+ Nguồn gốc Thân tâm của con người
Nên biết thân ông cùng với pháp thân thanh tịnh của các Đức Như Lai, theo đó (Chân Tánh thường hằng) mà phát minh, thì thân Như Lai gọi là chính biến tri, còn thân của ông gọi là tánh điên đảo.
- Thân điên đảo là gì, chỗ nào điên đảo trong thân chúng sinh: “Sắc, tâm, các duyên, các tâm sở sử cùng các pháp sở duyên, đều do tâm biến hiện.”
HT Tuyên Hóa giảng:
“Sắc, tâm, các duyên, các tâm sở sử cùng các pháp sở duyên.”, Như Lai đã nói rất nhiều lần.”
“Sắc” là chỉ cho các sắc pháp, và “tâm” là chỉ cho tâm pháp. Theo Bách pháp minh môn luận, có 11 sắc pháp và 8 tâm pháp. Tâm pháp thuộc về 8 thức tâm vương. Có 51 thứ thuộc về tâm sở pháp, 24 thứ thuộc về tâm bất tương ưng pháp, có nghĩa là không tương ưng với sắc pháp, không tương ưng với tâm pháp, hay với vô vi pháp. Cùng với 6 pháp vô vi, tạo thành tất cả 100 pháp.
Các duyên có nghĩa là 4 duyên:
- Thân nhân duyên 親 因 緣: duyên dựa trên nhân tức thời.
- Tăng thượng duyên 增 上 緣.
- Thứ đệ duyên 次 弟 緣: còn gọi là đẳng vô gián duyên.
- Sở duyên duyên 所 緣 緣.
“Đều do tâm biến hiện.” Tất cả các pháp đều sinh khởi từ nhân duyên và không pháp nào vượt ra ngoài biểu hiện dù chỉ trong một niệm tưởng từ chân tâm. Từ đó mà tất cả các phápnúi sông, đất liền, cỏ cây cùng vô số hiện tượng sinh thành. Chúng đều xuất sinh từ tâm; tất cả các pháp ấy đều bao gồm trong tâm. Chẳng phải các pháp nầy chứa đựng bản tâm mà trái lại: tuyệt đối tất cả các pháp chung quanh ta, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, tất cả đều lưu xuất từ bản tâm. Nếu quý vị nhận ra chân tâm thường trú của mình, thì tất cả các pháp nầy không còn hiện hữu nữa.
- Thân tâm ông đều là vật hiện ra từ trong diệu minh chân tinh diệu tâm.
Giảng:
“Thân ông” có nghĩa là thân thể ông đang mang hiện nay, và “tâm ông” có nghĩa là tâm thức của ông. Cả 2 đều là biểu hiện từ diệu minh chân tinh diệu tâm. Đó có phải là vượt lên trên và bên ngoài thức tâm mà có một diệu minh chân tâm khác hay sao?
Không phải vậy. Đó chính là thức tâm của quý vị, nó vốn ở trong diệu minh chân tâm, nhưng vì chúng sinh không biết vận dụng diệu minh chân tâm nầy, nhận lầm thức tâm làm chân tâm. Thực là sai lầm, họ đã nhận giặc làm con. Do đó khiến họ phát sinh vô số điên đảo. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q2)

+ Con Người do đâu mà có: Trích: A-nan bạch Phật: Bạch Thế tôn, Như Lai thường nói về nhân duyên hòa hợp rằng: Tất cả các thứ biến hoá trong thế gian đều nhân bốn thứ 'đại' mà phát sinh. Giảng: Đó là đất, nước, lửa, gió.
Khi chúng ta còn sống, thân thể chịu sự điều khiển của mình, nhưng sau khi chết thì tứ đại tan rã. Hơi ấm trong thân trở về với lửa. Các chất dịch trở về với nước. Các chất rắn trở về với đất. Hơi thở trở về với gió.
Những người không hiểu biết gì về thân thể thường muốn tìm cách trợ giúp thêm cho cái thân bằng mọi cách. Họ không biết rằng theo cách nầy thì bản tâm mình trở thành nô lệ cho một thân xác hư giả. Hằng ngày người ta sống trong điên đảo, vội vã tới lui một cách cực nhọc và tán loạn. Rốt ráo là để đạt đến điều gì? Rốt ráo trong đó có ý nghĩa gì trong đó? Quý vị thử hỏi mọi người điều nầy xem và thấy họ sẽ giống như A-nan, há hốc mồm ra và chẳng nói được lời nào. Họ không thể nào tìm ra được một nguyên do. Vì mọi người đều không hiểu về thân thể của mình, họ dành hết sức lực cho một chuyện chết. Họ không biết vận dụng năng lực họ vào trong việc sống. 'Chuyện chết' đề cập ở đây là như thế nào? Mặc dù chúng ta còn đang sống, nhưng thân xác chúng ta được xem như là đã chết rồi. Cái đang sống được nói đến là gì? Mặc dù chúng ta không biết là nó đang sống, nhưng tinh thần chúng ta rất trẻ và đầy sức sống– đó chính là Phật tánh hằng có của chúng ta. Nhưng người ta không biết là họ phải nhận ra Phật tánh của mình, thay vì vậy, họ lại đem hết sức lực dồn vào thân xác mình. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.3)

Xem: T.H Tooltip và Thuật Ngữ, Cấu Tạo Con Người

+ Thân Và Tâm - Thể Dụng của Thân và Tâm của con người hoạt động tạo nghiệp - Đức Phật dạy:

Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ, thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Sao gọi là Kinh Kim Cang?
Đức Thế Tôn nói: Kim Cang là thí dụ tánh của mình, còn Kinh thì thí dụ tâm của mình. Nếu người rõ tâm mình, thấy tánh mình, người này tự trong thân có Kinh, trên sáu căn thường hiện ra hào quang sáng suốt, chói lòa trời đất, đầy đủ công đức như số cát sông Hằng, sanh ra tứ quả tứ tướng, thập thánh tam hiền nhẩn đến ba mươi hai tướng của đức Như lai và tám mươi việc tốt. Hết thảy công đức đều từ nơi mình, do tâm địa mà ra chứ không phải tìm nơi ngoài mà được.

Tại sao? Nếu có người minh tâm kiến tánh thường nghe tâm Phật của mình, thường thường nói pháp, thường thường độ chúng sanh, thường thường hiện thần thông, thường thường làm việc Phật, hiểu được lý như vậy mới gọi là thọ trì Kinh Kim Cang, mới gọi là Kim cang bất hoại thân. (Nguồn: Kinh Kim Cang)

+ Tâm Tánh Chúng Sinh: Trích Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh tịnh pháp thân?
Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chơn tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

+ Vòng Tiến hóa Thuận - Nghịch (CTHNM, 382): Trên vòng thuận chiều kim đồng hồ: Từ Aries đến Taurus, xuyên qua Pisces. Dành cho nhân loại thông thường. Trên Vòng Xoay Ngược Chiều: Aries đến Pisces, xuyên qua Taurus. Dành cho Đệ Tử và Điểm Đạo Đồ.

+ Tiến Hóa 2 giai đoạn (CTHNM, 64) :
- Giai đoạn 1 - Thuận chiều - Nhân loại hiện nay - Chiều Vật chất: Cung Thái Dương (Mặt Trời) Chi phối con người (Phàm Ngã), con người dần dần thích hợp để sau đó đáp ứng với Linh Hồn.
- Giai đoạn 2 - Đảo nghịch - Đệ tử, Điểm đạo đồ - Tâm Linh - Thăng Thượng: Sự đáp ứng của Phàm ngã ngày càng tăng với các năng lượng, bị che dấu bởi Cung mệnh (Cung Mọc). Các năng lượng đó tạo ra điều bất ngờ và gây ra việc thúc đẩy diễn trình tiến hóa và việc khai mở sự sống nội tâm. ... Qua hiệu ứng của năng lượng tuôn đổ từ các Cung Hoàng Đạo, con người được chuẩn bị cho BƯỚC NGOẶT VỀ ĐỊNH HƯỚNG, trong đó con người từ từ và dần dần ĐẢO NGƯỢC CÁCH THỨC TIẾN BỘ DƯA TRÊN VÒNG SINH HÓA (Lúc bấy giờ, Y đi từ Dương Cưu đến Song Ngư xuyên qua Kim Ngưu, Hổ Cáp, Ma Kết thay vì chuyển từ Dương Cưu đến Kim Ngưu xuyên qua Nhân Mã, Hải Sư, Bắc Giải. Bộ 3 của các Chòm sao nói trên trong 2 lộ trình lớn này chung quanh Hoàng Đạo có một hiệu quả rõ rệt và quan trọng(Gọi là Cung có ảnh hưởng tối thượng). Trong tiến trình này, nguyên khí trí tuệ (Thể Trí) biết phân biện .....

+ Các đặc điểm của cá nhân vốn đang bắt đầu hoạt động như một phàm-ngã có thể được liệt kê vắn tắt như sau. Chúng đơn giản, rõ ràng và ích kỷ một cách rõ rệt. Đừng nên quên rằng bước đầu tiên trên con đường dẫn đến tính cá nhân tất yếu là tính ích kỷ. Cũng nên nhớ kỹ rằng trở ngại đầu tiên đối với phàm-ngã tiến bộ và tiến hóa cao là tính cá nhân hay là việc kéo dài thái độ ích kỷ. Do đó, các đặc điểm theo sự phát triển tuần tự của chúng như sau:
1. Khả năng nói: Tôi là, tôi ước muốn, tôi mong muốn, tôi quyết chí.
2. Ý thức ở nơi trung tâm của vũ trụ nhỏ bé của con người. “Các Cõi Trời di chuyển xung quanh tôi, và các ngôi sao quay theo các con đường của chúng quanh tôi” là phương châm của giai đoạn này.
3. Ý thức về những biến cố (drama) và khả năng tự hình dung mình như là trung tâm của môi trường của mình.
4. Ý thức trách nhiệm và khả năng xem các thành viên xung quanh của gia đình nhân loại là phụ thuộc vào mình.
5. Ý thức về tầm quan trọng – kết quả tự nhiên của những điều ở trên. Việc này thể hiện thành sức mạnh và ảnh hưởng nơi nào có một thực thể thực sự và luôn luôn thức tỉnh đàng sau nhân vật (persona), và thể hiện thành sự khoe khoang và sự khoa trương nơi nào mà một tạo vật bé nhỏ ích kỷ hoạt động.
6. Khả năng sử dụng toàn bộ năng lực để cho thể trí và não bộ hoạt động đồng bộ, và do đó mà bản chất tình cảm bị phụ thuộc, bị ngăn chận hoặc bị kiểm soát. Điều này bao hàm sự phát triển ổn định của khả năng sử dụng tư tưởng.
7. Khả năng sống một cuộc đời được phối kết sao cho toàn bộ con người hoạt động và được hướng dẫn bởi mục đích (biểu lộ năng lượng ý chí), bởi mong muốn (biểu lộ năng lượng của bản chất tình cảm hay bản chất tâm linh), và bằng sức sống vốn lôi cuốn hiện thể vật chất đi theo mục đích và mong muốn.
8. Năng lực gây ảnh hưởng, chi phối, hướng dẫn và nắm giữ những kẻ khác trong phạm vi của mục đích cá nhân và mong muốn cá nhân.
Khi giai đoạn này đã đạt tới, ba năng lượng vốn tạo ra một phàm-ngã đã được hòa hợp và kết hợp thành công, và bộ máy hoặc khí cụ của bản ngã nội tại trở thành một tài sản tiện lợi và đáng giá. Con người là một nhân vật đầy uy lực và trở thành trung tâm của một nhóm; y nhận thấy mình là một tâm điểm cho các sự sống khác, và là một cá nhân có ảnh hưởng lôi cuốn, chi phối những người khác, phối hợp các đơn vị nhân loại thành các nhóm và các tổ chức. Y trở thành người đứng đầu của các tổ chức và của các đảng phái, của các đoàn thể tôn giáo và chính trị, và của các quốc gia trong một số trường hợp. Như thế các phàm-ngã vượt trội xuất hiện và nhận thấy sở trường của họ; do đó họ phát hiện sự dị biệt giữa trung tâm quyền lực, tức bản ngã, với khí cụ (equipment); cuối cùng họ bắt đầu ý thức về thiên hướng (vocation) theo ý nghĩa thực sự của thuật ngữ này. (LVHLT, 393)

+ Tánh thấy - Mười biểu hiện của nó: Đức Phật giảng về Cái thấy và Tánh thấy
Đức Phật bảo A-nan có gì khác nhau giữa màu tối đen mà người mù thấy được và màu tối đen mà người sáng mắt nhìn thấy khi họ ở trong phòng tối?
Giảng:
Bóng tối mà người sáng mắt thấy được trong phòng tối không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng hay đèn đuốc có gì khác với bóng tối mà người mù thấy được chăng? Nếu một người mù và một người sáng mắt cùng ở trong một căn phòng tối, hai màu tối đen mà hai người nhìn thấy có khác nhau chăng?
Việt dịch:
Bạch Thế tôn, đúng vậy. Hai màu tối đen, một do người ở trong phòng tối thấy và một do người mù thấy được không có gì khác nhau.
Giảng:
Hai màu tối đen ấy đều giống nhau.
Đức Phật đáp: Đúng vậy!
Kinh văn:
112. A-nan! Nhược vô nhãn nhơn toàn kiến tiền hắc, hốt đắc nhãn quang, hoàn ư tiền trần, kiến chủng chủng sắc, danh nhãn kiến giả. Bỉ ám trung nhân, toàn kiến tiền hắc, hốt hoạch đăng quang, diệc ư tiền trần, kiến chủng chủng sắc, ưng danh đăng kiến.
Việt dịch:
A-nan, nếu người mù chỉ thấy được màu tối đen khi bỗng dưng được sáng mắt lại, thấy được đủ loại sắc tướng, ông gọi đó là do mắt thấy. Và khi người ở trong phòng tối kia, chỉ thấy phía trước hoàn toàn tối đen, bỗng dưng thấy được mọi vật nhờ có đèn sáng, lẽ ra nên gọi đèn thấy là đúng hơn.
Giảng:
Đức Phật bảo A-nan: A-nan nếu người mù chỉ thấy được màu tối đen, khi bỗng dưng được sáng mắt lại, thấy được đủ loại sắc tướng…
Ông nói chẳng có gì khác nhau giữa hai thứ màu tối đen. Nhưng sẽ là gì nếu người mù trong ví dụ này bỗng dưng được sáng mắt lại, mắt họ thấy được đủ vật tượng ở khắp mọi nơi?
Ông gọi đó là do mắt thấy
Đó là ý kiến của ông, nhưng còn trường hợp khi người ở trong phòng tối kia thấy được mọi vật nhờ có đèn sáng thì sao? Người sáng mắt ở trong phòng tối cũng chỉ thấy được một màu đen tối, nhưng một khi bật đèn sáng lên thì người ấy vẫn có thể thấy được tất cả mọi thứ. Theo luận điểm của ông, lẽ ra ông nên nói đèn thấy là đúng hơn.
Tại sao Đức Phật nói như vậy? Người ở trong phòng tối thì không thể thấy, nhưng khi đèn sáng lên thì họ có thể thấy được. Người mù thì không thể thấy được nhưng nếu họ được sáng mắt trở lại thì họ vẫn có thể thấy được. Nếu khi người mù kia chợt sáng mắt lại rồi khi người ở trong phòng tối kia thấy được nhờ đèn sáng thì lẽ ra nên gọi là cái thấy ấy là đèn. Đức Phật hỏi: Có đúng vậy không?
Kinh văn- Việt dịch:
Nếu cái thấy do đèn thì đèn đã có được cái thấy, nên chẳng gọi là đèn; và nếu là đèn thấy thì quan hệ gì đến ông?
Giảng:
Nếu cái thấy từ đèn thì đèn đã có được cái thấy, nên chẳng gọi là đèn. Và nếu là đèn thấy thì quan hệ gì đến ông?
Nếu thực sự đèn có thể nhìn thấy và quan sát được thì chẳng có việc gì quan hệ đến ông cả.
Kinh văn:
114. Thế nên phải biết, đèn làm hiển lộ các vật thể. Còn cái thấ́y đó là do ở mắt, chứ không phải đèn. Khi mắt nhận rõ các vật thể thì tánh thấy đó chính là tâm, chẳng phải là mắt.
Giảng:
Đèn làm cho hình dáng các vật thể hiển hiện rõ ràng nhưng nhờ mắt mới nhận ra được các vật thể ấy. Cùng một biểu tượng như vậy, khi mắt nhận rõ các vật thể, thì tánh thấy đó chính là tâm, chẳng phải là mắt.
1. Chúng ta đang nghiên cứu nghĩa thứ nhất trong 10 biểu hiện của tánh thấy mà Đức Phật đã mười lần khai thị tánh thấy, bảy lần gạn hỏi về tâm. Đây là lần thứ nhất. Đức Phật chỉ bày tánh thấy là do tâm, không phải từ mắt.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn)

+ Tánh thấy là chủ Hư không - là Chân tâm: Trích ... Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không, lay động trần. Do lay động mà có nghĩa là trầ̀n.
HT Tuyên Hóa giảng: Vô minh, phiền não nhiều vô số như những hạt bụi trần đang lay động. Nhưng hư không thì không lay động. Hư không biểu thị cho tánh thấy của ta, vốn luôn luôn không lay động. Tánh thấy đó là người chủ chân thực, là chân tâm thường trụ của chúng ta, vốn chẳng đến, chẳng đi.
Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không, trong suốt và lặng lẽ, không lay động, đó được gọi là hư không.
Lay động là trần, do lay động mà có tên gọi là trần. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn - Mục 119)

+ Trạng thái Tâm thức Độc Đầu Ý Thức có bốn loại:
Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thản, lặng lẽ bên trong, đều do bóng dáng của sự phân biệt pháp trầ̀n vẫn còn.
Giảng:
Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thản, lặng lẽ bên trong.
Cho dù tạm thời quý vị ngưng hẳn lại việc thấy, nghe, hiểu, biết, đó cũng chỉ là trạng thái của sự vắng lặng. Chứng đạt được trạng thái này cũng cần phải có công phu. Một khi quý vị đã diệt được hẳn sự thấy, nghe, hiểu, biết, là quý vị có thể an trụ trong trạng thái khinh an. Đó là cảm giác lặng lẽ không có niệm vọng động và quý vị không phải làm gì trong đó cả. Tâm quý vị hoàn toàn vắng lặng và không còn phải lo ngại điều gì cả. Ngoại đạo cho đây là cảnh giới cao tột nhất mà người tu hành có thể đạt được. Họ ngồi yên lặng và không còn thấy mình (vô ngã), thấy người (vô nhân) nữa. Thấy mọi vật đều trống không, kể cả thân thể họ cũng tan biến luôn và họ cho đó là chỗ dụng công đắc lực. Đó là ý nghĩa của “sự thanh thản lặng lẽ bên trong” ở trong phần chánh văn.
Thực ra, đây là chỉ có được chút cảm ứng nhờ vào công phu đắc lực, nhờ vào sự đào luyện tâm linh nên giữ được “sự thanh thản, lặng lẽ bên trong” này.
Vậy nên hàng ngoại đạo cho trạng thái này là tột đỉnh, họ hết sức cố gắng để duy trì trạng thái định này. Không để nó tiêu tán mất. Họ không muốn công phu của mình trở nên vô dụng.
Nhưng thực ra trong dạng cảnh giới này, đều do bóng dáng của sự phân biệt pháp trần vẫn còn. Cảnh giới “thanh thản lặng lẽ” bên trong ấy chỉ là hoạt dụng của thức thứ sáu (ý thức) và tâm thức. Chữ pháp ở trong chánh văn có nghĩa là đối tượng của tâm ý thức. Đến đây thì năm thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) biến mất. Cái nghe và cái thấy không còn hướng ra bên ngoài nữa, tánh ngửi và tánh nếm không còn tác động đến quý vị nữa và thân xác không còn bị ảnh hưởng bởi sự xúc chạm nữa. Thức thứ sáu (ý thức) lúc này được gọi là “độc đầu ý thức.” Nó chỉ hoạt động khi năm thức trước ngưng hoạt động. Chẳng hạn như trong mơ là một biểu hiện của độc đầu ý thức. Còn trạng thái “thanh thản, lặng lẽ” đề cập trong kinh văn là một trường hợp khác. Đó là khi năm thức trước đã hoàn toàn vắng bặt rồi, quý vị cảm thấy cái thấy nghe, hiểu biết của mình hoàn toàn biến mất, nhưng quý vị vẫn còn ý thức. Trong đó vẫn còn bóng dáng của pháp trần rất nhỏ nhiệm vi tế, rất khó nhận biết tường tận được. Đó chính là sự phân biệt pháp trần còn rơi rớt lại trong tâm. Đó không phải là cảnh giới chân thực, khi quý vị đến được trạng thái này sẽ thấy mọi việc diễn ra rất tốt đẹp, nhưng với cái nhìn từ Phật pháp thì quý vị chưa đạt được ngay cả bước đầu tiên. Đừng tự thỏa mãn, hãy nên cứu xét lại mình cẩn thận hơn. “Ồ! Đây là cảnh giới tuyệt diệu do ngồi thiền.” Thay vì vậy, quý vị nên tiếp tục công phu tiến tới. Nếu quý vị dừng lại ở đây thì rất dễ rơi vào ngoan không, nơi mà cái thấy, nghe, hiểu, biết biến mất và không còn một thứ gì nữa cả. Nhưng cảnh giới ngoan không ấy chẳng ích lợi gì cho việc phát triển kinh nghiệm thiền của quý vị cả. Thức thứ sáu (ý thức) và độc đầu ý thức là cái dễ dàng dẫn quý vị đến con đường tẻ và sự sai lầm.
Độc đầu ý thức có bốn loại:
Tán vị độc đầu: tâm tán loạn hàng ngày thường sinh khởi niệm phân biệt.
Cuồng loạn độc đầu: khi có người phát điên và nói năng cuồng loạn. Thức thứ sáu (ý thức) của họ lúc ấy ở trong sự cuồng loạn, họ không điều khiển ý thức được nữa.
Mộng trung độc đầu: khi trong mơ, quý vị thấy mọi thứ với đầy đủ sắc màu và những vật kỳ dị là độc đầu ý thức đang tác yêu tác quái.
Định trung độc đầu: đó là trạng thái “thanh thản lặng lẽ” mà Kinh văn đang nói đến. Trong đó cái thấy, nghe, hiểu, biết hoàn toàn vắng bặt, nhưng định trung độc đầu ý thức vẫn đang còn hoạt dụng.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần Kinh văn-Mục 95)

+ Tánh Phân biệt của Tâm nhị nguyên: Trích Đức Phật bảo ngài A Nan: Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thản, lặng lẽ bên trong, đều do bóng dáng của sự phân biệt pháp trầ̀n vẫn còn.
Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy không phải là tâm. Nhưng ông phải suy xét chính chắn, nếu có một thể tánh phân biệt khi rời hẳn tiền trần thì đó chính là tâm ông.
Nếu tánh phân biệt này khi rời hẳn tiền trần mà không còn tự thể thì đó chỉ là bóng dáng phân biệt của tiền trần.
Nếu quý vị không thể nào tìm thấy được tự thể của tánh phân biệt khi tách rời hẳn tiền trần thì đó chỉ là bóng dáng phân biệt của tiền trần. Đó không phải là chân tâm.
Trần ấy chẳng phải là thường trụ, khi nó biến diệt thì cái tâm ấy cũng như lông rùa sừng thỏ. Ắt pháp thân ông cũng đồng như đoạn diệt. Ai là người tu chứng vô sinh pháp nhẫn?
Khi đối diện với tiền trần mà quý vị móng khởi tâm niệm, quý vị sẽ cho rằng ở đó có một niệm phân biệt và niệm phân biệt chính ấy là tâm của mình. Nếu khi đối diện tiền trần lại có tâm phân biệt, còn khi không đối diện tiền trần thì không có tâm phân biệt. Tâm phân biệt ấy cũng biến diệt luôn vậy. Vậy nên khi không gặp tiền trần thì không khởi tâm niệm, khi không có tâm phân biệt, thì tâm ông ở đâu? Tâm ấy cũng giống như lông rùa sừng thỏ.
HT Tuyên Hóa giảng đoạn trên:
Khi nào rùa mọc lông? Không bao giờ. Khi nào thì thỏ mọc sừng? Không bao giờ. Như thế ông hoàn toàn chẳng có tâm.
Ắt pháp thân của ông đồng như đoạn diệt.
Bởi vì ông chẳng có tâm nên pháp thân của ông cũng không hiện hữu. Làm sao mà ông lại có được pháp thân khi chẳng có tâm?
Nếu tánh phân biệt này khi rời hẳn tiền trần mà không còn tự thể thì đó chỉ là bóng dáng phân biệt của tiền trần.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần Kinh văn-Mục 96)

+ Nhân Tánh: Trích câu Hỏi 33: Tại sao học Phật pháp lại phải tọa thiền? Đáp: Tức là phải học tập vô lượng kinh điển, vô lượng trí huệ trong tự tánh của chúng ta. Trong nhân tánh vốn có vô lượng pháp môn nhưng con người cứ bỏ gốc để chạy theo ngọn, rồi hướng ra ngoài truy cầu chớ không biết hồi quang phản chiếu.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Chánh biến chi - Chính biến chi nói về Pháp Thân của Như Lai và Chúng sinh:
Nên biết thân ông cùng với pháp thân thanh tịnh của các Đức Như Lai, theo đó mà phát minh, thì thân Như Lai gọi là chính biến tri, còn thân của ông gọi là tánh điên đảo.
Giảng:
“Một khi đã có mê lầm trong mê lầm, thì chúng sinh liền cho rằng thân họ và pháp thân thanh tịnh của Như Lai là khác nhau. Nên biết thân ông cùng với pháp thân thanh tịnh của các Đức Như Lai, theo đó mà phát minh. Trên cái mê lại chồng thêm mê, nên chúng sinh không hiểu được đạo lý nầy.
“Thân Như Lai gọi là chính biến tri, còn thân của ông gọi là tánh điên đảo. Họ cho rằng thân Như Lai là thân chính biến tri, tức tự biết rõ chân tâm bao trùm khắp mọi pháp giới, là tâm giác ngộ chân chính. Và họ cho rằng tâm mình là điên đảo vì mê mờ và vô minh. Họ sẽ cho rằng bản tánh mình là điên đảo.”
- Thân điên đảo là gì, chỗ nào điên đảo trong thân chúng sinh: Như Lai thường nói: “Sắc, tâm, các duyên, các tâm sở sử cùng các pháp sở duyên, đều do tâm biến hiện.”
HT Tuyên Hóa giảng:
 “Như Lai thường nói: Sắc, tâm, các duyên, các tâm sở sử cùng các pháp sở duyên.” , Như Lai đã nói rất nhiều lần.”
“Sắc” là chỉ cho các sắc pháp, và “tâm” là chỉ cho tâm pháp. Theo Bách pháp minh môn luận, có 11 sắc pháp và 8 tâm pháp. Tâm pháp thuộc về 8 thức tâm vương. Có 51 thứ thuộc về tâm sở pháp, 24 thứ thuộc về tâm bất tương ưng pháp, có nghĩa là không tương ưng với sắc pháp, không tương ưng với tâm pháp, hay với vô vi pháp. Cùng với 6 pháp vô vi, tạo thành tất cả 100 pháp.
Các duyên có nghĩa là 4 duyên:
- Thân nhân duyên 親 因 緣: duyên dựa trên nhân tức thời.
- Tăng thượng duyên 增 上 緣.
- Thứ đệ duyên 次 弟 緣: còn gọi là đẳng vô gián duyên.
- Sở duyên duyên 所 緣 緣.
“Đều do tâm biến hiện.” Tất cả các pháp đều sinh khởi từ nhân duyên và không pháp nào vượt ra ngoài biểu hiện dù chỉ trong một niệm tưởng từ chân tâm. Từ đó mà tất cả các phápnúi sông, đất liền, cỏ cây cùng vô số hiện tượng sinh thành. Chúng đều xuất sinh từ tâm; tất cả các pháp ấy đều bao gồm trong tâm. Chẳng phải các pháp nầy chứa đựng bản tâm mà trái lại: tuyệt đối tất cả các pháp chung quanh ta, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, tất cả đều lưu xuất từ bản tâm. Nếu quý vị nhận ra chân tâm thường trú của mình, thì tất cả các pháp nầy không còn hiện hữu nữa.
* Thân tâm ông đều là vật hiện ra từ trong diệu minh chân tinh diệu tâm.
Giảng:
“Thân ông” có nghĩa là thân thể ông đang mang hiện nay, và “tâm ông” có nghĩa là tâm thức của ông. Cả 2 đều là biểu hiện từ diệu minh chân tinh diệu tâm. Đó có phải là vượt lên trên và bên ngoài thức tâm mà có một diệu minh chân tâm khác hay sao?
Không phải vậy. Đó chính là thức tâm của quý vị, nó vốn ở trong diệu minh chân tâm, nhưng vì chúng sinh không biết vận dụng diệu minh chân tâm nầy, nhận lầm thức tâm làm chân tâm. Thực là sai lầm, họ đã nhận giặc làm con. Do đó khiến họ phát sinh vô số điên đảo. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q2)

+ CON NGƯỜI HÌNH THÀNH THẾ NÀO
Trích đoạn Đức Phật bảo, “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền?”
HT Tuyên Hóa giảng giải:
Đoạn kinh văn nầy mở đầu cho phần cực kỳ quan trọng trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Vì nội dung đoạn kinh này sẽ giải thích tại sao con người trở thành người. Đức Phật bảo, “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền? Ông hỏi tại sao trong thanh tịnh bản nhiên, tại sao núi sông đất liền bỗng nhiên sanh khởi. Ông hỏi tại sao những thứ nầy lại sinh khởi từ trong Như Lai tạng.”
Đức Phật bảo, “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền? Ông hỏi tại sao trong thanh tịnh bản nhiên, tại sao núi sông đất liền bỗng nhiên sanh khởi. Ông hỏi tại sao những thứ nầy lại sinh khởi từ trong Như Lai tạng.”
Ông chẳng thường nghe Như Lai giảng bày, tánh giác là diệu minh, bản giác là minh diệu hay sao? Phú-lâu-na bạch, “Thưa Thế tôn, con thường nghe Phật chỉ dạy nghĩa ấy.”
Giảng:
“Tánh giác”tự tánh chân thật sáng suốt của mỗi người. “Diệu minh”tỉch lặng mà thường toả chiếu. Chữ “diệu” còn biểu tượng cho tánh thanh tịnh. “Tánh giác” là một chân lý–Phật tánh vốn có trong tất cả mọi người chúng ta, tánh bản hữu ban sơ khiến phát sinh vô số hiện tượng “Diệu minh” chỉ cho sự toả chiếu mà vẫn thường tỉch lặng. Dù tỉch lặng, mà vẫn có khả năng soi chiếu toàn thể pháp giới. “Bản giác” là bản tánh ban sơ, vốn có trong mỗi chúng ta, không tăng không giảm, không sinh không diệt, không cấu không tỉnh. Bản giác còn gọi là “thủy giác”.[7] Vô minh sở dĩ có là do sự sinh khởi của một niệm bất giác trong tự tánh. Nương nơi bản giác mà có một niệm bất giác nầy– đó chính là do cái dụng của tuỳ duyên.
Đức Phật đưa ra hai vấn đề nầy có ý nghĩa rất sâu:
1. Hiển bày căn nguyên vô minh của vạn pháp, rời chỗ nầy thì vô minh không có nơi y cứ, do vô minh nương nơi chân mà khởi vọng, nương nơi bản giác mà có bất giác, rồi khởi cái dụng của tuỳ duyên.
2. Hiển bày tính tỉch diệt vốn tự có đầy đủ, không cần phải nhờ vào soi chiếu của vọng minh, tức không cần nhờ vào vọng minh mà vẫn chiếu khắp cả đại thiên thế giới.
Phú-lâu-na bạch, “Thưa Thế tôn, con thường nghe Phật chỉ dạy nghĩa ấy. Thế tôn vẫn thường giảng nghĩa lý ấy.”
Đức Phật bảo, “Ông nói giác minh, có phải là bản tánh sáng suốt (minh), nên gọi là giác; hay ông cho rằng tánh giác đó vốn là không minh, thế nên gọi là minh giác?”
Giảng giải:
Đức Phật bảo, “Ông nói giác minh, có phải là bản tánh sáng suốt (minh), nên gọi là giác?” “Giác minh” tức là nói đến “tánh giác diệu minh” và “bản giác minh diệu.” Đức Phật hỏi Phú-lâu-na, “Có phải ông muốn nói tánh giác là hoàn toàn, tuyệt đối sáng suốt (minh)? Chẳng phải đó là những gì ông muốn đề cập đến ‘giác’? Hay ông cho rằng tánh giác đó vốn là không minh, thế nên gọi là minh giác?” Có phải đây là những gì ông nuốn đề cập đến minh giác?” Đức Phật hỏi Phú-lâu-na.
Phú-lâu-na thưa, “Nếu cái không minh đó mà gọi là giác, thì nó chẳng minh được cái gì.” 
Giảng giải:
Đến lúc nầy, Phú-lâu-na cũng bị hấp tấp khi phải trả lời Đức Phật. Phú-lâu-na nói, “Nếu cái không minh đó mà gọi là giác, thì nó chẳng minh được cái gì.” Nếu giác đã được gọi là giác mà không cần sự soi chiếu (minh giác) thêm vào nó, thì chẳng có cái gì được nó soi chiếu cả.” Ý của Phú-lâu-na ở đây là chắc hẳn người ta phải đưa thêm ánh sáng vào cho tánh giác. Nhưng Phú-lâu-na đã lầm. Sao vậy? Tánh giác là hoàn toàn tuyệt đối sáng suốt (minh), nên không cần phải đưa thêm ánh sáng vào cho tánh giác. Ánh sáng mà quý vị đưa thêm vào không phải là tánh giác chân thật. Điều đó cũng giống như viên ngọc ma-ni (mani), vốn nó đã tự sáng từ trong bản chất của ngọc rồi. Chắc chắn không thể nào tách rời ngọc ma-ni ra khỏi bản chất sáng của ngọc. Chẳng phải tánh sáng ấy được đưa thêm vào cho viên ngọc trở nên sáng. Việc cần đưa thêm tánh sáng vào cũng giống như cần phải bật đèn lên để hết tối. Nhưng tánh giác ở đây không cần phải “bật đèn” mới có, vì bản chất của tánh giác vốn đã là sáng suốt rồi. Thế nên ở đây Phú-lâu-na đã mắc phải một sai lầm.
Phật dạy, “Nếu không có sở minh thì không có minh giác; có sở minh thì chẳng phải là giác, không có sở minh thì chẳng phải là minh. Không minh thì lại chẳng phải là tánh giác trạm minh.”
Giảng giải:
Phật dạy, “Nếu không có sở minh thì không có minh giác; có sở minh thì chẳng phải là giác. Nếu ông cho rằng nếu không có cái sáng (minh) được thêm vào tánh giác thì sẽ không có minh giác. Như Lai nói rằng đó chẳng phải là giác nếu như ông thêm cái sáng (minh) vào tánh giác. Mà không có sở minh thì chẳng phải là minh. Có lẽ ông nói rằng không cần phải thêm cái sáng (minh) vào tánh giác vì tánh giác vốn chẳng cần minh mới có. Tuy nhiên, không minh thì lại chẳng phải là tánh giác trạm minh.”
“Không minh–không sáng suốt,” là chỉ cho căn bản vô minh. “Cái vô minh (không minh–không sáng suốt) của ông thì chẳng phải tánh giác trạm minh.
Đó là những gì Đức Phật muốn giảng bày. Tánh giác trạm minh thì bất sinh bất diệt, bất cấu bất tỉnh. Tánh giác được gọi là “trạm” vì nó vốn thanh tịnh, trong lặng như mặt nước. Thế nên thật là sai lầm khi quý vị muốn đưa thêm cái sáng vào cho tánh giác. Thêm cái sáng vào cho tánh giác là thêm cái hư vọng vào cái chân thật. Nếu quý vị không đưa thêm cái sáng vào cho tánh giác, thì sẽ không có cái hư vọng trong cái chân thật.
Tánh giác tất là minh, do vọng tưởng mà có ra minh giác.
Giác chẳng phải là cái gì cần phải tác động vào mới sáng (sở minh), nhân có minh mà lập ra sở, Đã hư vọng lập ra sở rồi, mới lập nên cái năng hư vọng nơi ông. Thế nên trong cái không giống, không khác, bỗng dưng thành ra có khác.

Giác chẳng phải là cái gì cần phải tác động vào mới sáng (sở minh), nhân có minh mà lập ra sở, Đã hư vọng lập ra sở rồi, mới lập nên cái năng hư vọng nơi ông. Thế nên trong cái không giống, không khác, bỗng dưng thành ra có khác.
Giảng giải:
Giác chẳng phải là cái gì cần phải tác động vào mới sáng (sở minh). Tánh giác và bản giác chắc chắn là không phải là cái mà cần phải có tánh sáng tác động vào mới khiến cho nó mới là tánh giác được. Nó là tánh giác vốn sáng suốt từ xưa nay. Nhân có minh mà lập ra sở. Nếu ông đưa cái sáng tác động thêm vào, nghĩa là đã lập nên một đối tượng (sở)–có một đối tượng nào đó là tánh sáng. Một đối tượng (sở)–là chỉ cho nghiệp tướng, là tướng thứ nhất trong tam tế. Vọng tưởng nầy tạo nên nghiệp tướng. Khi một đối tượng (sở) được tạo nên, thì quý vị như là một chủ thể hư vọng– (năng) được hình thành. Một khi chủ thể ấy là hư vọng, là nghiệp tướng, thì quý vị sẽ hành xử theo hư vọng. Nó chính là cội nguồn của quý vị. Vốn chẳng cần phải minh (soi sáng) tánh giác, nhưng với suy nghĩ hư vọng nầy, nghiệp tướng hình thành và từ đó những sai lầm chủ quan được tạo thành cả một chuỗi tiến trình hư vọng. Đó là tướng vọng tưởng thứ hai, gọi là chuyển tướng.
Ý nghĩa chính trong phần nầy của kinh văn là nhằm chỉ cho chúng ta biết, căn bản chúng ta vốn là Phật. Thế tại sao chúng ta lại thành phàm phu? Tại sao các chúng sinh chưa thành Phật? Vấn đề nằm ở đâu? Vốn chúng ta không khác gì Phật. Chúng sinh có thể được chuyển hoá từ chính ngay trong Phật tánh. Chúng được chuyển hoá bằng cách nào? Chư Phật có hằng triệu hóa thân lưu xuất từ chân tánh giác ngộ sáng suốt của các ngài. Phật tánh vốn sáng suốt, điều ấy là chỉ cho tánh sáng suốt vi diệu (diệu minh) của bản giác. Bản giác là bản tánh giác ngộ vốn có trong mỗi chúng ta, và đó cũng chính là Phật quang. Từ trong Phật quang nầy mà hóa xuất các loài chúng sinh. Để minh họa điều nầy, tôi tạm dùng một ví dụ dù chưa được chính xác lắm, nhưng cũng làm cho đạo lý trên sáng tỏ thêm. Hóa thân của chư Phật cũng giống như tấm ảnh của một người, chỉ khác là tấm ảnh không biết nó là vật vô tri. Trong khi ảnh tượng của chư Phật là những hoá thân. Thông qua hoá thân, Đức Phật hình thành một người mà bản tánh của họ thừa hưởng từ Phật, và cá tính của người ấy có những nét giống Phật như đúc. Cũng giống như khi soi trong gương, khi chúng ta đi qua trước gương liền có sự phản chiếu, khi chúng ta đi qua rồi thì trong gương mất dạng. Hoá thân của chư Phật cũng y như vậy. Bản giác giống như tấm gương. Bỗng dưng trong gương có ảnh hiện ra, điều ấy cũng như sự sinh khởi của một niệm vô minh ban đầu. Ngay khi niệm vô minh ấy vừa sinh khởi, mọi loài chúng sinh liền hiện hữu. Bản giác vốn là diệu minh. Phú-lâu-na muốn đưa ánh sáng vào cho tánh giác. Nhưng tánh giác giống như là ngọn đèn luôn luôn sáng tỏ. Nếu quý vị bật nhẹ công tắc, quý vị sẽ có được điều mình đang mong đợi. Phú-lâu-na nghĩ rằng nếu mình bật công tắc lên thì đèn sẽ sáng, và nếu đóng công tắc thì ánh sáng sẽ tắt. Nhưng điều ấy là hoàn toàn không cần thiết. Bản thể của tánh giác vốn là đã sáng rồi, không cần phải làm điều gì nữa thì nó mới trở nên sáng. Đó chính là điểm then chốt.
(Xem nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4)

+ Cơ thể con người: Cơ thể cấu tạo con người căn bản gồm Thân và Tâm. Theo Phật giáo, thân tâm được hình thành do con người nhận lầm Thức tâm phân biệt luôn thay đổi sinh diệt thay cho Diệu minh Chân tâm thường trụ không sinh không diệt. Do nhận thức sai lầm này mà nhận giặc/ Thuận theo các thức căn sinh diệt làm mình, cho lên phải luân hồi.

+ Cơ Thể Hỏa Tinh Quân - Agni: Mỗi một trong 7 Hỏa Tinh Quân được phân hoá ra thành nhiều nhóm hoả thực thể, từ các Thiên Thần Tinh Quân của một cõi giới xuống đến các hoả tinh linh nhỏ bé của các lò lửa trong nhà (LVLCK, 87)

+ Cơ Thể Tinh Quân (Hỏa Tinh Quân Vũ Trụ - Fohat): Bảy Hỏa Tinh Quân/ Chơn Linh (Agni) hợp thành cơ thể Ngài. Ngài là Đấng Thông Tuệ Linh Hoạt của lửa, là cơ bản của Lửa bên trong của Thái Dương Hệ. Ba vị Huynh Trưởng ngự trị trên cõi 1, 3, và 5 hay là trên cõi Tối Đại Niết Bàn (adi), cõi Niết Bàn (atma) (1) và cõi trí (manas). Bảy Đấng này hợp thành tinh hoa của Tinh Quân vũ trụ - Là Fohat;

Cơ Thể Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế: Tương tự (Như Hỏa Tinh Quân), Bảy vị Chohans (Một Tinh Quân/ Chân Sư/ Master) với các nhóm môn đồ gắn bó của các Ngài, hợp thành bản thể hay các trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Đến phiên các Đấng này lại hợp thành bản thể của Thái Dương Thượng Đế.

+ Cơ Thể Thượng Đế Vũ Trụ: Là Thượng Đế ba Ngôi chưa biểu lộ Thất phân (Biểu lộ Thất phân hợp lại thành Ba ngôi), gồm: a. Tinh Quân Ý Chí Quyền Năng vũ trụ: Nắm giữ tương lai trong thiên cơ và tâm thức của Ngài. b. Tinh Quân Bác Ái và Minh Triết vũ trụ: Ngài tiêu biểu cho mọi Hiện tại. Ngài là Sự Sống hữu thức. Ngài là Đấng Con Thiêng và sự sống cùng bản chất Ngài tiến hoá xuyên qua mọi hình thức hiện hữu; c. Tinh Quân Trí Tuệ Hoạt Động vũ trụ: Ngài là sự sống của vật chất, Lửa bên trong tiềm tàng của vật chất. Bản chất của Ngài là bản chất của lửa đang nằm ở tâm của mặt trời, của hành tinh và của các hình hài vật chất của con người. Ngài là toàn bộ của quá khứ;
* Đây là biểu lộ của 3 Lửa của Thượng Đế Ngôi 3.

+ Thượng Đế Duy Nhất: Tất cả 3 Đấng là Các Con của một Từ Phụ, cả 3 là các trạng thái của Thượng Đế Duy Nhất (LVLCK, 83)

I - THEO MINH TRIẾT MỚI

+ Chúng ta có 3 thành phần chính trong cấu tạo của chúng ta: Chân thần, Linh hồn, và Phàm ngã. (Trích TL MQ/ MF)

+ Con người là biểu hiện của 7 nguyên khí và hoạt động của 5 cõi giới, trong đó 7 + 5 được thấy là manh mối cho bí ẩn của 7 và 5 chòm sao của hoàng đạo. (CTHNM, 483)

+ Thể: Dùng để chỉ một hình thể có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)

+ Thể, các thể: Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng. Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử và các đơn vị nguyên tử này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng. Các thể gồm Thể Xác - Dĩ thái và Thể Cảm dục/ Tình cảm và Thể Trí (Thượng trí và Hạ trí) và Phàm ngã (Tổng hợp 3 thể thấp) và Chân Ngã và Chân Thần; (CTNM, 36).

+ Con người có 7 thể để hoạt động trên các cõi giới khác nhau. 3 thể cao (Tam nguyên tinh thần) và 4 thể thấp (tứ nguyên hạ). 4 thể thấp (Xác - Dĩ Thái - Cảm Dục - Trí) này được xem là 3 (tam nguyên hạ) khi chúng ta xem thể nhục thân và thể dĩ thái cấu thành một thể là thể hồng trần,hay thể xác/ Thể Vật Lý - Thể Hồng trần tam phân gồm: (1) Thể dĩ thái. (2) Các nadis chủ yếu. (3) Xác thân. Thể Trí gồm hạ trí và Thượng trí. Tất cả gọi là Thể Phàm Ngã. Cao hơn là Thể Linh Hồn/ Linh tánh; Thể Chân Thần.

+ Thể cảm dục và thể hạ trí đều là vật chất (Theo cách riêng của nó) (LVLCK, 73)

+ Linh hồn được nghiên cứu với tư cách là một trung tâm tâm thức, và các thể với tư cách là các trung tâm của kinh nghiệm (EPII 335); (Trích TLHNM)

+ Trong mỗi kiếp sống, Phàm Ngã con người thuộc 1 trong 7 cung đó, luân phiên thay đổi tùy theo cung Chân Ngã. Sau lần điểm đạo thứ 3, con người xác định được vị trí linh hồn của mình (tôi tạm nói như thế) ở trên 1 trong 3 cung chính... Phàm Ngã vô thường thay đổi hết cung này đến cung khác, hết kiếp này đến kiếp khác, cho đến khi mọi tính chất đều được phát triển và biểu lộ. (TLHNM I, 128–129).

+ Cơ thể con người: Chất liệu của 2 phân cảnh (cõi phụ) thấp nhất của cõi trần và cõi cảm dục không bao giờ được kiến tạo thành cơ thể con người như ngày nay; chất liệu đó có rung động quá thấp và có mức độ quá thô trược ngay cả đối với hạng người thấp kém nhất trên địa cầu hiện giờ. Cũng cần nói thêm rằng nơi kẻ thường nhân, chất liệu của một cõi phụ nào đó sẽ chiếm đa số tùy theo mức tiến hóa của người đó. (LVLCK,942)

II - THEO PHẬT PHÁP

+ Ngũ Ấm: Sắc - Thọ - Tưởng - hành - Thức là ngũ ấm. Sắc là Thân xác. Cõi Thiên không có thân, còn Thọ Tưởng Hành Thức - Do Si mê mà có. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Thân Tâm hay Danh Sắc: Đức Phật dạy rằng con người là sự tập hợp của 2 thành phần chính gọi là danh và sắc.
Danh - Tâm: Là phần tư tưởng gồm có 4 hợp tố, đó là thọ, tưởng, hành và thức.
Sắc - Thân xác: Gồm có nội sắc và ngoại sắc, nhưng đại để là sự kết hợp của đất, nước, gió, lửa. (Xem nguồn)

+ Con người - Tứ đại: Do tứ đại và Ngũ ấm mà ra chúng sinh. Ngũ ấm là Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức là ngũ ấm. Sắc là Thân xác do tứ đại làm thành. Cõi Thiên không có thân xác tứ đại, nhưng còn Thọ Tưởng Hành Thức - Do Si mê mà có. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Con Người - Tứ đại: Trích: A-nan bạch Phật: Bạch Thế tôn, Như Lai thường nói về nhân duyên hòa hợp rằng: Tất cả các thứ biến hoá trong thế gian đều nhân bốn thứ 'đại' mà phát sinh.
Giảng:
"A-nan bạch Phật: Bạch Thế tôn, Như Lai thường nói– Bạch Thế tôn, Như Lai thường nói về các pháp nhân duyên và các pháp hòa hợp rằng. Thế tôn nói rằng Tất cả các thứ biến hoá trong thế gian–'thế gian' ở đây là chỉ cho hữu tình thế gian và khí thế gian–tất cả mọi thứ biến hoá trong thế gian đều nhân bốn thứ 'đại' mà phát sinh."
Thế nào là bốn thứ 'đại' (tứ đại)? Đó là đất, nước, lửa, gió. Thân thể con người là hợp thể của tứ đại.
- Những phần cứng và chắc trong thân thể là thuộc về địa đại (đất),
- Hơi nóng trong cơ thể thuộc về hoả đại (lửa).
- Nước dãi, đàm dịch, nước mắt thuộc về thuỷ đại (nước).
- Hơi thở thuộc về phong đại (gió).
Khi chúng ta còn sống, thân thể chịu sự điều khiển của mình, nhưng sau khi chết thì tứ đại tan rã. Hơi ấm trong thân trở về với lửa. Các chất dịch trở về với nước. Các chất rắn trở về với đất. Hơi thở trở về với gió.
'Chuyện chết' đề cập ở đây là như thế nào? Mặc dù chúng ta còn đang sống, nhưng thân xác chúng ta được xem như là đã chết rồi. Cái đang sống được nói đến là gì? Mặc dù chúng ta không biết là nó đang sống, nhưng tinh thần chúng ta rất trẻ và đầy sức sống– đó chính là Phật tánh hằng có của chúng ta. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.3)

+ Chân Tâm - Tâm Kim Cang bất hoại: Đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Có một pháp Đà la ni tên là Kim Cang tâm hay khiến chúng sanh một phen thấy, một phen nghe liền đặng đạo quả. Này gã trai lành! Thế nào gọi là Kim Cang tâm? Tâm này người người vẫn có không kẻ nào không, nên cái tâm bình đẳng của chúng sanh này tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao?
Hết thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ => Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm.(Nguồn: Kinh Kim Cang)

Xem: T.H Tooltip và Thuật Ngữ, Cấu Tạo Con Người

+ 12 Nhân Duyên khiến Con người luân hồi: Vô minh => Hành => Thức => Danh Sắc => Lục Nhập => Xúc => Thụ => Ái => Thủ => Hữu => Sinh, Lão bệnh tử (Nguồn 12 nhân duyên)

NHÃN THỨC: A-nan, như ông đã rõ, nhãn căn và sắc trần làm duyên, phát sinh nhãn thức.
Thức đó nhân nơi nhãn căn mà sinh ra, lấy nhãn căn làm giới; hay nhân sắc trần[45] mà sinh ra, lấy sắc trần làm giới?
A-nan, nếu nhân nhãn căn phát sinh mà không có sắc trần và hư không thì không thể phân biệt được. Dù có thức của ông, thì dùng được vào việc gì?
Lại nữa cái thấy của ông, ngoài những sắc xanh vàng đỏ trắng thì không thể biểu hiện được. Vậy do đâu mà lập giới?
Nếu nhân sắc trần sinh ra, khi có hư không thì chẳng có sắc, lẽ ra cái thức của ông phải diệt. Làm sao thức ấy biết được tánh hư không?
Nếu khi sắc tướng biến đổi, ông cũng biết rằng sắc tướng ấy biến đổi. Nhưng cái thức của ông thì không biến đổi, thế do đâu mà giới được lập?
Nếu nhãn thức biến đổi khi sắc trần biến đổi, thì tự nhiên sắc trần không thành giới được. Nếu nhãn thức không biến đổi thì sẽ thường hằng, thức đã từ sắc sinh ra, lẽ ra nó phải không biết được hư không ở đâu.
Giả sử nhãn thức cùng phát sinh từ cả hai thứ nhãn căn và sắc trần, thì khi hợp lại, phải có một điểm nối ở giữa; khi rời ra thì phải còn một điểm tiếp giáp của hai bên. Như thế là thể tính tạp loạn, làm sao thành giới?
Do vậy, ông nên biết nhãn căn và sắc trần làm duyên, sinh ra giới của nhãn thức. Cả ba chỗ nầy đều không thực có. "Nên cả ba giới của nhãn căn, sắc trần và nhãn thức đều vốn không phải tính nhân duyên, cũng chẳng phải tính tự nhiên." (Nó chỉ là biểu hiện của tánh chân như nhiệm mầu từ Như Lai tạng_HT Tuyên Hóa)(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

NHĨ THỨC: A-nan, như ông đã rõ, nhĩ căn và thanh trần làm duyên, sinh ra nhĩ thức.
Giảng:
"A-nan, như ông thường biết được rằng, như ông đã rõ, nhĩ căn và thanh trần làm duyên, sinh ra nhĩ thức." Nhĩ căn nghe được thanh trần, kết hợp với nhau thành nhân duyên. Qua đó nhĩ thức phát sinh. Từ nhĩ căn sinh ra một bản tánh tạo nên sự phân biệt, đó chính là nhĩ thức.
Thức nầy do nhĩ căn sinh ra, lấy nhĩ căn làm giới; hay do thanh trần sinh ra, lấy thanh trần làm giới?
A-nan, nếu nhĩ thức do nhĩ căn sinh ra, mà không có hai tướng động tĩnh hiện tiền, thì nhĩ căn cũng không có cái biết. Mà đã không biết gì, cái biết còn không thành, thì thức có hình tướng gì?
Nếu cho rằng tai nghe, vậy khi không động tĩnh, cái nghe cũng không thành. Làm sao mà lỗ tai, chỉ là hình sắc, tiếp xúc với trần cảnh để được gọi là thức giới. Vậy giới nhĩ thức do đâu mà lập?
Nếu nhân thanh trần mà sinh, thì nhĩ thức cũng nhân thanh trần mà có, ắt không dính líu gì đến cái nghe. Không nghe thì cũng không biết các tướng thanh trần ở đâu.
Giả sử nhĩ thức do thanh trần sinh ra, dù cho thanh trần nhân cái nghe mà có tướng, thì cái nghe lẽ ra phải nghe được nhĩ thức.
Nếu không nghe được nhĩ thức, thì thanh trần không phải là giới của nhĩ thức. Nếu nghe được thì nhĩ thức đồng như thanh trần. Nhĩ thức đã bị nghe, thì lấy gì để biết là nghe được cái thức? Còn nếu không biết, thì rốt ráo cũng như cây cỏ.
Không lẽ thanh trần và cái nghe xen tạp thành giới ở giữa? Không có vị trí của giới ở giữa, thì các tướng trong ngoài làm sao mà lập được?
Do vậy nên biết, nhĩ căn và thanh trần làm duyên, sinh ra giới nhĩ thức. Cả ba chỗ nầy đều không thực có. Nên cả ba giới của nhĩ căn, thanh trần và nhĩ thức đều vốn không phải tính nhân duyên, cũng chẳng phải tính tự nhiên.
(Cả ba giới trên, cũng vậy, chẳng gì khác hơn chính là sự biểu hiện tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng _HT Tuyên Hóa giảng)(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

TỊ THỨC: A-nan, như ông đã rõ, tị căn và hương trần làm duyên, sinh ra tị thức.
Thức nầy do tị căn sinh ra, lấy tị căn làm giới; hay do hương trần sinh ra, lấy hương trần làm giới?
A-nan, nếu tị thức nhân tị căn sinh ra, Ông lấy cái mũi thịt có hình tướng như hai móng tay, hay lấy cái tính biết ngửi khi mũi lay động làm tị căn?
Nếu nhận hình tướng mũi thịt, thì chất thịt là thân căn; thân biết tức là cảm xúc. Đã gọi thân căn thì không phải tị căn, đã gọi là cảm xúc tức là xúc trần đối với thân căn. Vậy tị căn còn không có tên gọi, làm sao lập thành giới?
Nếu lấy cái ngửi biết làm tị căn, thì trong tâm ông lấy cái gì làm cái nhận biết? Nếu lấy mũi thịt làm cái nhận biết, thì cái biết của chất thịt vốn là xúc trần chứ không phải là của tị căn.
Nếu lấy hư không làm cái ngửi biết, thì hư không tự biết, còn xác thịt lẽ ra không biết. Như thế, lẽ ra hư không là ông. Thân của ông mà ông không biết, thì A-nan hiện nay lẽ ra cũng không tồn tại.
Nếu lấy hương làm cái ngửi biết, thì cái ngửi biết thuộc về hương trần, có can dự gì đến ông?
Nếu các mùi thơm thối sinh ra do tị căn của ông, thì hai mùi thơm thối kia không sinh ra do cây y lan và cây chiên đàn. Mùi hương từ hai cây đó không đi đến mũi ông, ông tự ngửi mũi ông để biết là thơm hay thối. Nếu thối thì không phải thơm, thơm thì không phải thối.
Nếu cả hai mùi thơm thối đều ngửi được cả, thì một mình ông phải có hai tị căn, ở trước tôi hỏi đạo phải có hai ông A-nan. Vị nào là tự thể của ông?
Còn nếu tị căn là một, thì thơm thối không hai. Thối đã thành thơm, thơm đã thành thối. Hai tánh đó đã không có, giới do đâu mà lập?
Nếu tị thức nhân hương trần mà sinh, thì tị thức đã nhân hương trần mà có. Cũng như con mắt thấy, nhưng không thể nào thấy được chính nó. Tị thức nhân hương trần mà có, lẽ ra không biết được hương trần.
Nếu biết được hương trần, thì không phải do hương trần sinh ra. Nếu không biết được hương trần, thì không phải là tị thức. Hương trần mà không biết có tánh ngửi, thì hương giới không thành. Tị thức mà không biết hương trần, thì giới của nó ắt không phải do hương trần lập nên.
Đã không có thức trung gian thì nội căn ngoại trần cũng không thành, và những điều ngửi biết kia, tất cả đều là hư vọng.
Vậy nên biết rằng tị căn, hương trần làm duyên, sinh ra giới tị thức. Cả ba chỗ đều không. Cả ba giới của tị căn, hương trần, và tị thức đều vốn không phải tính nhân duyên, cũng không phải tính tự nhiên.
Giảng:
"Vậy nên biết rằng – Tất cả cũng đều là biểu hiện của tánh chân như nhiệm mầu từ Như Lai tạng. Chúng đều không có một gốc gác nhất định.
Quý vị đừng dính mắc vào pháp phương tiện mà tôi đã giải thích trước đây; mười tám giới, mười hai xứ đều là hư vọng, luống dối, không thực có. Nhưng, để dẫn dắt hàng Nhị thừa nên cần phải giảng nói mọi điều từ trong pháp môn phương tiện nầy. Cơ bản là nó không thực có.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

THIỆT THỨC: A-nan, như ông đã rõ, thiệt căn và vị trần làm duyên, sinh ra thiệt thức.
Thức nầy lại nhân thiệt căn sinh ra, lấy thiệt căn làm giới; hay nhân vị trần sinh ra, lấy vị trần làm giới?
A-nan, nếu nhân thiệt căn sinh ra, thì trong thế gian, các loại mía (ngọt), mơ (chua), hoàng liên (đắng), muối (mặn), tế tân, gừng quế (cay), đều không có vị. Ông hãy tự nếm lưỡi mình xem là ngọt hay đắng?
Nếu thấy lưỡi đắng, thì lấy gì để nếm được lưỡi? Lưỡi đã không tự nếm được, lấy gì để mà hay biết? Còn nếu lưỡi không đắng, thì vị trần vốn không tự sinh, làm sao mà lập thành giới?
Nếu nhân vị trần sinh ra, thì thiệt thức đã là vị rồi, nó cũng giống như thiệt căn, lẽ ra không tự nếm được. Làm sao còn biết là có vị hay không có vị?
Lại tất cả các vị không phải do một vật sinh ra. Các vị đã do nhiều vật sinh ra, thì thiệt thức cũng phải có nhiều tự thể.
Giảng:
... "Các vị đã do nhiều vật sinh ra, thì thiệt thức cũng phải có nhiều tự thể. Nhưng thể của thiệt thức thì không có nhiều cái đa dạng như vậy."
Đoạn kinh nầy chỉ ra một thực tế thiệt thức là bất biến. Nó 'tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên.' Vậy nên dù có rất nhiều thứ sinh ra rất nhiều vị, nhưng thiệt thức không theo vô số vị trần để có nhiều tự thể. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải điều nầy một cách có chủ ý để khiến cho A-nan phải hiểu rằng thiệt thức vốn phát sinh từ Như Lai tạng. Không phải do một vị trần riêng biệt nào hoặc thiệt căn sinh ra thiệt thức.
Nếu tự thể của thiệt thức là một và thể đó thật do vị trần sinh ra, thì các vị mặn nhạt chua cay cùng hòa hợp mà sinh ra, các vị khác nhau ấy sẽ biến thành chỉ cùng một vị, lẽ ra phải không có sự phân biệt.
Không có phân biệt thì không được gọi là thức. Làm sao còn gọi là thiệt, vị và thức giới?
Chẳng lẽ hư không sinh ra tâm thức ông?
Nếu thiệt căn và vị trần hòa hợp thì giữa nó vốn không tự tánh. Làm sao giới được sinh ra?
Vậy nên biết rằng thiệt căn, vị trần làm duyên, sinh ra giới thiệt thức. Cả ba chỗ đều không. Cả ba giới của thiệt căn, vị trần, và thiệt thức đều vốn không phải tính nhân duyên, cũng không phải tính tự nhiên.
Giảng:
... Nó không phải được sinh ra từ nhân duyên, cũng chẳng phải được sinh ra từ tự nhiên. Vì nếu nó được sinh ra từ nhân duyên thì sẽ bị rơi vào phạm trù có (hữu). Còn nếu nó được sinh ra từ tự nhiên thì sẽ bị rơi vào phạm trù không (vô). Có (hữu), không (vô) đều chẳng phải là nghĩa rốt ráo của Trung đạo. Đó là nghĩa nhân duyên được giảng dạy trong giáo lý Quyền thừa,[57] và là chủ thuyết tự nhiên của hàng ngoại đạo. Rốt ráo, giới của thiệt thức từ đâu sinh ra? Cũng vậy, đó là biểu hiện tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

THÂN THỨC: A-nan, như ông đã rõ, thân căn và xúc trần làm duyên, sinh ra thân thức.
Thức nầy lại nhân thân căn sinh ra, lấy thân căn làm giới; hay nhân xúc trần sinh ra, lấy xúc trần làm giới?
A-nan, nếu do thân căn sinh ra, ắt là không có cái biết về hai duyên hợp và ly, thì thân căn còn biết được gì?
Nếu nhân xúc trần sinh ra, ắt không cần đến thân của ông. Lẽ nào không có thân mà biết được hợp li?
A-nan, vật thì không biết cảm xúc, thân căn có biết, nên có cảm xúc.
Những gì thân biết được chính là xúc trần, những gì biết được về xúc trần chính là thân căn. Đã là cảm xúc thì không phải thân căn, mà đã là thân căn thì không phải cảm xúc.
Cả hai tướng thân căn và xúc trần vốn không có xứ sở. Nếu xúc trần hợp với thân căn, tức là tự thể của thân căn. Còn nếu rời hẳn thân căn, thì cũng như các tướng hư không.
Trong ngoài đã không thành, làm sao mà thức lập được ở giữa? Giữa đã không lập được, thân thức ông sinh ra, do đâu mà lập thành giới?
Vậy nên biết rằng thân căn, xúc trần làm duyên, sinh ra giới thân thức. Cả ba chỗ đều không. Cả ba giới của thân căn, xúc trần, và thân thức đều vốn không phải tính nhân duyên, cũng không phải tính tự nhiên.
Giảng:
Những đạo lý đa dạng được giải thích ở trên đều nhằm chỉ ra rằng giới của thân thức không thể nào tìm thấy được. Nó vốn không có giới.
"Vậy nên biết rằng. Nó là biểu hiện của tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng, không thể nào tìm thấy một gốc gác có thực của chúng. Thế nên, không được so sánh pháp môn phương tiện Quyền thừa với Thiệt pháp."
Những gì được giảng giải trước đây đều là pháp phương tiện. Pháp đang được giảng nói bây giờ là Đệ nhất nghĩa đế, là giáo lý rốt ráo của Trung đạo, hoàn toàn khác với pháp môn được giảng nói trước đây. Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới–tất cả các pháp nầy đều không sinh khởi do nhân duyên, cũng chẳng sinh khởi do tự nhiên.
Trước đây Đức Phật đã dùng pháp nhân duyên để phá tan thuyết tự nhiên do ngoại đạo chủ trương. Đây là lí do tại sao A-nan chấp trước vào pháp nhân duyên sinh mà chưa thể nào giải trừ được. A-nan không thể nào từ bỏ được ý tưởng ấy. Ông nghĩ rằng pháp mà Đức Phật giảng nói trước đây sẽ không bao giờ thay đổi, không bao giờ khác đi. Tại sao bây giờ Đức Phật lại phủ nhận những đạo lý trước đây ngài đã giảng nói? Vì chính Đức Phật cũng không công nhận rằng các pháp ngài đã nói trước đây là mâu thuẫn, Đúng vậy không? Ngài nói ngược lại với những điều đã giảng trước đây. Đến mức A-nan phải phát sinh vô số nghi nan và còn muốn hỏi rất nhiều điều. Thế nên bây giờ Đức Phật bảo A-nan rằng trước đây ngài nói pháp nhân duyên sinhđể phá trừ thuyết tự nhiên sinh của ngoại đạo; pháp ấy chưa phải là rốt ráo. Đó không phải là pháp môn cứu cánh. Bây giờ đã đến lúc giảng nói pháp Trung đạo liễu nghĩa, pháp Đệ nhất nghĩa đế. Những pháp Như Lai giảng nói trước đây không còn hợp thời nữa; đừng tiếp tục chấp dính vào nó nữa. A-nan vẫn chưa hiểu được điều nầy; thế nên ông tiếp tục hỏi.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Tại sao cần thiết phải tu tập?
Vì quý vị không thể tự mình làm chủ được. Có thể tự chủ và sáng suốt minh mẫn lúc tỉnh, nhưng mất tự chủ khi bối rối. Khi còn mạnh khỏe thì tự chủ được, còn khi bệnh hoạn thì mất tự chủ. Quý vị bất lực. Có thể quý vị còn giữ được tự chủ khi bệnh và không mê mờ hoặc làm những việc điên đảo, nhưng vẫn không tự chủ được khi ngủ. Quý vị có thể nói rằng mình giữ được tự chủ khi ngủ, nhưng khi mơ thì không thể nào giữ được, trở nên điên đảo. Nếu quý vị giữ được tự chủ khi mơ, thì vẫn còn có thể trở nên điên đảo, mất tự chủ khi sắp chết. Vào lúc tứ đại phân rã, dù lúc đó quý vị có thích nói, “Tôi chưa muốn chết bây giờ,” thì cái chết cũng chẳng có chút lễ độ nào dành cho quý vị cả. Quý vị chắc chắn phải từ bỏ cuộc sống mà ra đi.

Chúng ta tu đạo là để duy trì sự tự chủ khi đang còn khoẻ mạnh, khi chúng ta đang tỉnh giác và còn minh mẫn, khi bệnh, khi ngủ, khi mơ, ngay cả khi chết. Nếu chúng ta được như muốn chết là chết, và đến mức nếu không muốn chết, thì cứ sống mà không gặp vấn đề gì cả, thoát khỏi mọi ràng buộc, thế thì mới có thể nói là mình tự tại đối với sinh tử. Nếu muốn sống, vẫn được; và nếu muốn chết, vẫn có thể chết liền. Chẳng hạn, nếu muốn sống, quý vị có thể sống đến hàng ngàn năm như Tổ Ma-ha Ca-diếp. Nếu quý vị muốn chết, liền có thể chết trong tư thế đứng, ngồi hoặc nằm. Quý vị muốn làm bất cứ cách nào mình thích. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Hồi Quang phản chiếu:
Quán Tự Tại Bồ Tát. Quán tức là quán tưởng. Tự Tại là trong mọi thời đều an lạc, không buồn, không bị trở ngại. Không trở ngại tức là Quán Tự Tại. Chư vị nếu bị trở ngại thì không tự tại.

"Hồi quang phản chiếu Quán Tự Tại".

Chư vị hồi quang phản chiếu thì quán tự tại. Bằng ngược lại thì không thể quán tự tại. Sao gọi là hồi quang phản chiếu ? Hồi quang phản chiếu tức là trong mọi việc đều phải tự hỏi chính mình. Ví như người khác đối xử không tốt, thì mình phải tự hỏi lấy rằng tại sao như thế. Mình phải tự suy nghĩ. A ! Nguyên nhân vì mình không tốt. Đó gọi là hồi quang phản chiếu. Nếu có người đối xử không tốt mà không kể mình đúng hay sai, liền đùng đùng đánh đối phương lỗ đầu chảy máu. Thật là tự mình không có lý trí. Chư vị hồi quang phản chiếu thì có lý trí. Vì thế, hồi quang phản chiếu là quán tự tại. Hãy tự hồi quang phản chiếu xem coi mình có được tự tại hay không ? Tự tại tức là tự chính mình. Tại tức là hiện tại ngay nơi đây. Tôi sẽ giải thích cho chư vị từng chữ một. Sao gọi là ngay tại đây ? Nói cách khác, chư vị có khởi vọng tưởng hay không ? Nếu khởi vọng tưởng thì không được tự tại. Không có vọng tưởng thì được tự tại. Ngay tại nơi đây, chư vị hãy nhìn xem, thật rất đơn giản ! Chư vị hồi quang phản chiếu tức là tự xem coi mình có vọng tưởng hay không. Có vọng tưởng tức không tự tại. Không vọng tưởng tức được tự tại. Chư vị thấy có vi diệu lắm không !(Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hồi Quang Phản Chiếu trong Tu hành của các Căn Tánh để trở về Chân Tâm - Tâm Bản nguyên - Tánh Như Lai Tạng diệu giác minh thanh tịnh bao chùm để giải thoát Niết Bàn.
Sáu căn của ông cũng giống như vậy. Trong thể tánh tuyệt đối giống nhau, lại sinh ra cái tuyệt đối khác nhau.
Giảng giải:
Chúng vốn là đồng, mắt hoạt dụng như là mắt, tai hoạt dụng như là tai, mũi hoạt dụng như là mũi, lưỡi hoạt dụng như là lưỡi, thân hoạt dụng như là thân, ý hoạt dụng như là ý. Vốn chúng là một và đồng. Nhưng ngay điểm nầy mà chúng phân chia ra. Thậm chí ngay lúc đó, chúng vẫn còn tốt nếu chúng hoà hiệp với nhau. Chúng đều có thể hồi quang phản chiếu. Mắt có thể xuay lại tánh thấy vào bên trong. Tai có thể lắng nghe bên trong và nghe được tự tánh. Mũi không bị xoay chuyển bởi mùi hương bên ngoài. Lưỡi không bị xoay chuyển bởi mùi vị. Thân không bị xoay chuyển bởi sự xúc chạm, và thức không bị ảnh hưởng các ý niệm tâm hành. Nếu chúng cùng kết hợp với nhau và cùng hồi quang phản chiếu, thì chúng sẽ là một. Nhưng chúng không thể hoà hiệp thành một được. Mắt thấy sắc, mũi ngửi hương và truy tìm theo chúng, lưỡi tìm cầu vị ngon lạ và bị xoay chuyển bởi chúng, thân thích xúc chạm và bị ràng buộc bởi chúng, tâm ý bị ảnh hưởng bởi suy tưởng trói buộc chúng. Điều quan trọng là đừng đuổi theo chúng, nhưng người phàm phu không thể nào tránh khỏi việc theo đuổi nầy. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Cõi trí theo Bí truyền: Cõi trí có 3 dạng thức của thể trí, tạo ra phần quan trọng nhất của bản chất con người:
1. Hạ trí cụ thể tức nguyên khí lý luận. Các tiến trình giáo dục công khai bàn đến trạng thái này của con người.
2. Con của trí tuệ hay Chân Ngã hay Linh hồn. Đây là nguyên khí trí tuệ và được gọi bằng nhiều tên, như là Thái Dương Thiên thần, nguyên khí Christ, .v.v... Tôn giáo có bàn đến.
3. Thượng trí trừu tượng, tác nhân bảo quản ý niệm và truyền chuyển sự giác ngộ đến cho hạ trí khi mà hạ trí giao tiếp được với linh hồn.

+ Trí tuệ thuần túy: Được gọi là Thượng Trí.(MTNX, 193)

+ Bốn cung/ Tứ nguyên trí tuệ: Liên hệ tới nghiệp quả của 4 vị Hành Tinh TĐ, là 4 Cung thứ yếu, lo về Hài Hoà, Tri Thức, Tư Tưởng Trừu Tượng và Nghi Lễ (Cung 3 tổng hợp 4 cung này) (LVLCK, 145).

+ Thể trí hình bầu dục, bao quanh và ló ra ngoài thể xác, mang hình tư tưởng đủ loại liên tục luân chuyển trong đó...(TVTTHM, 95)

+ Thể trí là khả năng tư duy của chúng ta, là khí cụ của chúng ta để xử lý thông tin, soạn thảo tài liệu (một cách hợp lý, có trình tự, vòng vo, linh hoạt, tách biệt). Nó cũng hàm chứa năng lực hình dungtưởng tượng.
* Người trung bình, thể trí được đồng hóa với ham muốn của thể cảm dục, tạo thành bản chất tâm thông thấp. Người này đang nhìn xuống vào ngoại giới, liên tục tìm kiếm những cách thức để làm thỏa mãn những nhu cầu của y. Thể trí này không được tự do hành động theo ý nó. Nó bị buộc chặt với bản chất cảm dục. Nó là nô lệ của thể cảm dục này! + Hạ Trí có tính Then Chốt, vì nó có thể được Kết Hợp hoặc với Linh hồn, hoặc với Phàm ngã. (GQ1- Người & TT)

+ Ba khía cạnh của thể trí (GQ1.3_GT Cung 5):
1. Thượng trí hay trí trừu tượng, là hiện thân của một tam nguyên cao hơn.
2. Hạ trí hay trí cụ thể, là trạng thái cao nhất của phàm ngã.
3. Chân Nhân hay Thái Dương Thiên Thần, là Con Trí Tuệ thuần túy, vốn biểu lộ trí thông minh, cả trừu tượng và cụ thể, và là điểm hợp nhất.

+ Triết học gọi 3 dạng thức (GDTKNM, 5):
1. Trí tiếp nhận - Các nhà tâm lý học bàn đến.
2. Trí biệt ngã tức Con của Trí tuệ.
3. Trí giác ngộ tức thượng trí.

+ Ba chức năng Thể Trí - Giác quan thứ 6: Người chí nguyện ghi nhớ, nắm bắt sẽ tiến bộ nhanh chóng trên đường Đạo (ASCLH, 125):
1- Giao tiếp, tiếp nhận => Chuyển thông tin đến Chân nhân/ Người chi kiến = Ý thức phàm nhân
2- Công năng 5 phương tiện đầu Yoga mang lại = Nối kết não bộ với Linh hồn
3- Công năng 3 phương tiện cuối Yoga mang lại, được Linh hồn dùng làm cơ quan tri kiến

+ Ba chức năng Thể trí (LVHLT, 365):
- Trí cụ thể là khả năng kiến tạo hình hài. Các tư tưởng (thoughts) là các sự việc (things).
- Trí trừu tượng là khả năng kiến tạo mô hình (pattern), hay là thể trí làm việc với các bản thiết kế mà dựa vào đó các hình hài được lên khuôn (modelled).
- Trực giác hay lý trí thuần túy là khả năng giúp cho con người đi vào sự giao tiếp với Thiên Trí và hiểu được Thiên Cơ về phương diện tổng hợp, lĩnh hội được Thiên Ý hoặc tách ra một chân lý cơ bản và thuần túy nào đó. 

+ Chức năng của Bác Ái và Thể Trí:
- Bác ái là tác nhân hợp nhất vĩ đại, xung lực thu hút hàng đầu, thuộc vũ trụ và tiểu thiên địa, nhưng thể trí là nhân tố sáng tạo chính và là tác nhân vận dụng (utiliser) các năng lượng của vũ trụ.
- Bác ái thu hút, còn thể trí thì thu hút, xô đẩy và kết hợp, cho nên tiềm năng của nó là không thể tưởng tượng đượcBác ái là tác nhân hợp nhất vĩ đại, xung lực thu hút hàng đầu, thuộc vũ trụ và tiểu thiên địa, nhưng thể trí là nhân tố sáng tạo chính và là tác nhân vận dụng (utiliser) các năng lượng của vũ trụ. Bác ái thu hút, còn thể trí thì thu hút, xô đẩy và kết hợp, cho nên tiềm năng của nó là không thể tưởng tượng được...(LVHLT, 125)

+ Tri kiến trong Phật giáo: Đức Phật bảo. ... A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn), nhân các căn có tướng (của trần). Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau.
Giảng:
A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn). Tri thức phân biệt sinh khởi là do sáu trần. Nhân các căn mà có tướng (của trần). Tướng của sáu trần sinh khởi là do ở sáu căn. Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau. Kiến (phần) ở đây là chỉ cho trần (đối tượng của cái biết; e: sense-awareness) như đã được đề cập trước tiên. Cả tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính. Tướng biểu hiện ra chỉ vì do sáu căn hiệp với sáu trần; do vì điều ấy không thực; nó hoàn toàn là hư vọng. Kiến cũng là hư vọng. Nó ‘như bó lau tựa vào nhau.’ Các bó lau ở đây chỉ cho một căn gốc chung, từ đó mà hai cọng lau mọc lên. Nó chỉ có thể đứng được nếu chúng là hai, một cọng sẽ rơi nếu cọng kia nhã xuống. Sáu căn, sáu trần, sáu thức cũng tương tự như vậy. Căn và trần phải cùng tác dụng lẫn nhau để tạo nên sáu thức. Chỉ riêng một thứ sẽ không đứng vững được. Một ẩn dụ khác nữa, bó lau ví như cái hố sâu, nên khi nhìn xuống, dường như có gì ở trong đó, nhưng trong đó hoàn toàn chẳng có gì cả. Điều ấy biểu tượng cho tính chất hư vọng của sáu căn và sáu trần.

Kinh văn:
Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến, đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác?
Giảng:
Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến. Các ông lập nên một tri kiến khác trên cái tri kiến vốn đã là hư vọng. Đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Ông đã nhận ra rằng tri kiến của mình vốn là không có tự thể, thế nên ông không khởi một niệm tưởng nào căn cứ trên tri kiến ấy. Ngay trong tri kiến ấy không khởi một niệm tưởng phân biệt nào chính là tương ưng với Đạo. Đó chính niết-bàn vô lậu chân tịnh. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác? Trong chỗ vắng bặt tri kiến, làm sao còn dung chứa một thứ gì khác? Nơi ấy chính là bản nguyên thanh tịnh pháp giới. Tại sao ông lại muốn đưa thêm một thứ gì nữa vào trong đó? Tại sao lại chồng thêm tri kiến lên trên tri kiến? Nguyên lý nầy cũng như trong đoạn kinh trước đã nói, “Bản giác vốn là diệu minh, nhưng hư vọng nên thành minh giác.”(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Câu Sinh - Câu sanh: Thuật ngữ trong Phật giáo trong việc phát sinh Tướng các Trần cảnh

Do từ vô thuỷ, tâm ông điên loạn. Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, làm cho tri kiến sinh mệt nhọc.
Giảng giải:
Do từ vô thuỷ, tâm ông điên loạn. Từ vô thuỷ kiếp đến nay, chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể–chân tánh–của ông đã bị điên đảo. ‘Điên đảo’ ở đây là chỉ cho ‘sinh tướng vô minh, đó là từ câu sinh. Từ sinh tướng vô minh phát khởi lên tri thức phân biệt các hiện tượng, vốn cũng là tự câu sinh. ‘Điên đảo’ chỉ cho vô minh. Còn ‘loạn’ chỉ cho Tam tế đã đề cập ở trước. Đó là:
1. Nghiệp tướng
2. Năng kiến tướng .
3. Cảnh giới tướng .
Nghiệp tướng khiến cho phát sinh Năng kiến tướng, Năng kiến tướng lại làm sinh khởi Cảnh giới tướng . Điều nầy rất vi tế, tuy vậy, đó không phải là điều mà hàng phàm phu biện biệt được.
Một niệm bất giác sinh ra tam tế. Khi tam tế này đã phát khởi, thì liền nút thứ nhất. Thời điểm mà Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, là khi cảnh giới tướng làm duyên để tăng trưởng thành lục thô. Điều nầy cũng đã được giảng giải ở đoạn trước. Lục thô là:
Trí tướng: Trí nầy chỉ cho trí thế gian, tức thế trí biện thông. Nó bao gồm cả hiếu biết về lính vực khao học, kỹ thuật, các loại nghề nghiệp. Vì quý vị ‘phát khởi vọng kiến,’ nên sinh khởi nên Trí tướng, và phát sinh ra cái thứ hai trong Lục thô.
Tương tục tướng: Nó không bao giờ dừng. Trí tướng chính là nút thứ hai, và Tương tục tướng chính là nút thứ ba.
Chấp thủ tướng: Sinh khởi tính chấp trước.
Kế danh tự tướng .
Khởi nghiệp tướng (production of karma).
Nghiệp hệ khổ tướng ( karmic-bound suffering). (Nguồn: HT Tuyên Hóa-Kinh TLN - Q. 5)

+ Đại A La hán hay Đại Bồ Tát: ... Tất cả các vị đều là bậc đại a-la-hán đã chứng quả vô lậu, phật tử trú trì, khéo vượt qua các cõi, thường ở nơi các cõi nước thành tựu các uy nghi.
HT Tuyên Hóa giảng:
Những vị đại tỷ-khưu này không chỉ đơn thuần là đại tỷ-khưu, họ là những vị bồ-tát hiện thân tỷ-khưu nên nói rằng:
Nội bí bồ-tát hạnh
Ngoại hiện Thanh văn thân.
( Bên trong tâm nguyện Bồ-tát; Bên ngoài hiện tướng Thanh văn).
Các ngài đúng là bồ-tát, tự bản tâm đã sẵn có căn tánh Đại thừa. Bên ngoài các ngài thực hành pháp của hàng Tiểu thừa và hiện thân Đại a-la-hán đã chứng quả vô lậu.
Một người chứng được quả vị đầu tiên được gọi là tiểu a-la-hán, người chứng được quả vị thứ tư được gọi là đại a-la-hán. Tuy vậy, nếu một vị a-la-hán đã chứng được quả vị thứ tư mà không chịu tiếp tục tiến lên trong việc tham cứu và công phu tu tập thì họ được gọi là hàng định tánh Thanh văn, họ dừng lại ở vị trí cố định ấy. Họ đạt được chút ít thành quả và tự hài lòng. Mặc dù những gì họ đạt được chẳng có gì lớn lắm, nhưng họ cho như thế đã đầy đủ và không quan tâm đến việc tiến bộ hơn nữa. Nếu họ tiếp tục tham cứu và công phu tu tập, họ có thể đạt được quả vị bồ-tát. Đây là ý nghĩa của chữ đại a-la-hán trong pháp hội Thủ-lăng-nghiêm.
Như đã giải thích ở trên, a-la-hán[11] là tiếng Phạn. Có ba nghĩa: sát tặc, vô sinh và ứng cúng. Trong khi các vị tỷ-khưu chỉ có thể nhận được đồ cúng dường từ cõi của loài người, thì một vị sơ quả a-la-hán có thể nhận vật phẩm cúng dường của người và trời, chẳng hạn như của quốc vương hay thiên chủ.
Các vị đại a-la-hán có thể nhận vật phẩm cúng dường không những chỉ của người và trời ở cõi thế gian mà còn nhận vật phẩm cúng dường từ cõi xuất thế gian tức là từ chư Thiên đã vượt qua cõi trời Lục dục. Đại a-la-hán có thể nhận của cúng dường của hàng bồ-tát, vì họ đã cắt đứt tất cả phiền não ngoài tam giới, trong khi các vị sơ quả a-la-hán chỉ mới cắt đứt được các phiền não trong tam giới. Thế nên các vị đại a-la-hán có thể nói là có thể được các vị bồ-tát cúng dường. Mặc dù họ hiện thân tỷ-khưu và không thực hành đạo bồ-tát, nhưng trong tâm họ đã có lòng cao thượng của bồ-tát, và họ có thể dần dần đạt đến quả vị bồ-tát. Trong kiếp trước, họ đã thành Phật rồi, nhưng do họ phát tâm hộ trì cho Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hoằng truyền Phật pháp, nên họ hiện thân tỷ-khưu lập hạnh a-la-hán. Về cơ bản, những vị a-la-hán này là những đại bồ-tát.
A-la-hán còn được gọi là vô sinh, có nghĩa là đã chứng được vô sinh pháp nhẫn.
A-la-hán còn được gọi là sát tặc vì họ hoàn toàn dẹp sạch được kẻ cướp là vô minh.
Người đã chứng được đạo quả rồi thì không còn những lậu hoặc nữa: không còn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu nữa. Khi đạt được vô lậu nghĩa là không còn rơi vào ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới nữa. Chúng ta đang sống trong cõi Dục, mặc dù chúng ta đang sống trên trái đất, nhưng thực ra chúng ta là một phần của cõi trời ở Dục giới.

Gọi là cõi Dục là vì con người ở đó luôn luôn có tâm niệm ham muốn mà không lúc nào biết dừng lại. Họ tham muốn hai thứ: vật chất của cải và tình dục. Tham muốn của cải vật chất là thích sử dụng và có được mọi thứ. Chẳng hạn như khi quý vị chưa có nhà, thì thích mua một cái nhà. Còn khi quý vị đã có một cái nhà rồi, thì thích mua một cái khác đẹp hơn. Đó là tham muốn nhà cửa. Trong quá khứ, người ta thường thích mua nhiều ngựa quý để cỡi, ngày nay họ thích mua xe hơi sang trọng. Đầu tiên, họ mua một chiếc xe cũ nát, nhưng khi họ lái chiếc xe ấy đi khắp nơi, mọi người đều nhìn với vẻ khinh khi, nên họ quyết định mua một chiếc đẹp hơn, nhưng họ vẫn chưa mua được một chiếc xe đời mới nhất. Một khi họ so sánh xe của họ với những chiếc xe đời mới nhất, họ lại thấy xe của mình chưa được tốt cho lắm, thế nên họ mua ngay một chiếc mới. Đó là ham muốn xe hơi. Cuối cùng, tham vọng của họ lên đến mức khi đã có xe hơi rồi, họ lại quyết định mua máy bay. Khi đã có máy bay rồi, họ lại muốn mua tàu thủy. Họ ham muốn vật chất không bao giờ chán. Họ không bao giờ nói: “Ta đã thỏa mãn rồi, ta đã có đầy đủ rồi, ta không muốn thêm thứ gì nữa cả. Ta không ham muốn điều gì nữa cả.”

Các vị đại a-la-hán khéo vượt qua các cõi, đó là 25 cõi hữu trong tam giới.
Thường ở nơi các cõi nước. Họ có thể ở khắp mọi nơi, trong cả mười phương, không chỉ ở cõi Ta-bà, vì họ là những vị a la-hán, có năng lực thần thông biến hóa, nên họ có thể bay trên không hay đi đứng tự tại như ý muốn.
Có người hỏi: “Nếu họ có thể đi khắp mọi nơi tại sao tôi không bao giờ thấy họ ở nước Mỹ?”
Dù họ có đến nước Mỹ, quý vị cũng không thể nào thấy hay biết được, vì lúc Đức Phật còn tại thế, quý vị chưa được sinh ra đời.
Họ thường được thành tựu các uy nghi.
Dáng vẻ tôn nghiêm đáng kính sợ gọi là oai. Phong cách mẫu mực, mọi người đều quý trọng, muốn noi theo gọi là nghi. Họ là những người đáng tôn kính vì họ hoàn toàn khác biệt với kẻ phàm phu về mọi mặt, mọi người khi gặp họ đều kính trọng.
“Ồ! Vị này là bậc chí thiện, xứng đáng được kính trọng và tán thán.”
Các vị đại tỷ-khưu ấy dù có đi đâu, họ đều không nhìn một cách tò mò vào mọi sự việc, không liếc nhìn chung quanh như dự tính ăn cắp một vật gì. Mắt họ thường nhìn ngay sống mũi, nhìn thẳng xuống miệng rồi khéo quan sát tâm mình, khi đi, họ nhìn không quá ba feet[13] về phía trước. Với phong thái ấy, họ có thể tự hồi quang phản chiếu. Do họ giữ oai nghi như thế, họ không bao giờ phóng túng, đùa cợt, cười giỡn. Họ đạt được vẹn phần trang nghiêm, nên gọi là thành tựu các oai nghi.
(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Chuyển Pháp Luân - Bánh Xe Đại Pháp: Theo Đức Phật chuyển pháp luân, khéo kham nhận lời di chúc của Đức Phật. Giữ giới luật tinh nghiêm, làm bậc mô phạm trong ba cõi. Ứng thân vô số lượng để độ thoát chúng sinh trong đời vị lai, cứu giúp họ vượt khỏi các ràng buộc nơi cõi trần.
Giảng:
Theo Đức Phật chuyển pháp luân. Các vị a-la-hán thường thân cận với Đức Phật, không phải là họ chỉ làm thị giả cho Đức Phật, lấy khăn hoặc mang trà để báo đáp ân của Đức Phật mà họ còn giúp Đức Phật hoằng dương Phật pháp, gọi là chuyển pháp luân. Đây không có nghĩa là chuyển pháp luân trong lục đạo mà là chuyển bánh xe đại pháp.
Quý vị sẽ hỏi: “Sao gọi là pháp luân?”
Vì bánh xe ấy có thể nghiền nát các vật. Cối xay có thể nghiền nát gạo và ngũ cốc. Pháp luân có thể nghiền nát cả bàng môn tả đạo và đập tan, phá hủy mọi tà kiến.
Bánh xe cũng có công năng vận chuyển, như tàu thuyền chuyên chở hàng hóa từ Úc châu sang Mỹ châu. Cũng vậy, pháp luân có thể chuyển hóa con người từ biển sinh tử đến bờ giải thoát, niết-bàn. Thuyết pháp cũng giống như con thuyền đưa con người từ nơi này đến nơi khác vậy. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Chuyển Pháp Luân: A Nan nói: Con nghe Đức Phật cùng bốn vị đệ tử là Mục Kiền Liên - Tu Bồ Đề - Phú Lâu Na - Xá lợi phất cùng chuyển pháp luân. HT Tuyên Hóa giảng: Chuyển pháp luân có nghĩa là đem giáo pháp Đức Phật đã giảng dạy mà giáo hóa chúng sinh, làm cho giáo pháp ấy được lưu truyền bằng cách này hoặc bằng cách khác ở khắp mọi nơi. Cũng như đạo lý trong kinh Thủ-lăng-nghiêm nay được giảng giải khắp mọi đạo tràng vậy. Đó là lý do được gọi là pháp luân “bánh xe pháp.” Việc chuyển bánh xe pháp khiến cho đạo lý được hiển bày và quét sạch thiên ma ngoại đạo. Khi những tà phái ngoại đạo nào gặp bánh xe pháp này, những tà kiến đó liền bị nghiền nát.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Trưởng giả: ... Trong thành cũng có các vị trưởng giả cư sĩ đồng thời thiết lễ̃ trai tăng, mong được thỉnh Phật đến cúng dường.
Giảng:
Cần phải có đủ mười đức hạnh mới được gọi là Trưởng giả
1. Tánh quý: Dòng dõi vua chúa hoặc quý tộc.
2. Vị cao: Giữ địa vị cao trong hàng quan chức
3. Đại phú: rất giàu của cải vật chất.
4. Oai mãnh: Tác phong oai vệ lẫm liệt, phong cách dõng mãnh, khẳng khái, trọng nghĩa. Là người rất quyết đoán, không chần chừ do dự.
5. Trí thâm: trí tuệ thập phần cao siêu.
6. Niên kỳ: tuổi từ 50 – 70, tuổi cao, đức trọng.
7. Hạnh tị̣nh: Hành vi đặc biệt thanh tịnh và giữ giới luật tinh nghiêm.
8. Lễ bị: Rất nhã nhặn với mọi người, không bao giờ tỏ ra thô lỗ hoặc phải hạ mình. Dù phong cách là đại trượng phu, nhưng không bao giờ làm tổn thương người khác. Khi gặp nhau họ cúi mình xá chào rồi hỏi thăm sức khỏe, họ không bao giờ bộc lộ dù chỉ chút thô lỗ.
9. Thượng thán: được những người thuộc tầng lớp quý trọng tán thán đức hạnh.
10. Hạ tâm: những người dưới đều đặt hết niềm tin tưởng vào họ, đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với họ, mong muốn cho họ trở thành quan đại thần, hoặc đuợc giàu có. Sao vậy? Vì đáp lại kẻ thuộc hạ sẽ được hưởng tài sản và địa vị từ gia chủ của mình. Kẻ trưởng giả rất hoan hỷ trong việc bố thí nên trưởng giả càng có nhiều của cải, thì thuộc hạ càng vui mừng. Với cương vị quan đại thần, mọi nỗ lực của trưởng giả là hết lòng làm vui lòng người dân và số đông dân chúng càng trông cậy vào người trưởng giả.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Thuật Ngữ PHẦN TỰ trong Kinh văn Phật Pháp được hiểu như thế nào? Trích đoạn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm - HT Tuyên Hóa giảng về Phần Tự như sau:

Từ câu “Như thị ngã văn–Như thật tôi nghe” tới câu “quy lai Phật sở –về nơi chỗ Phật” được gọi là “Phần tự.” Phần tự gồm có:
Chứng tín tự: là phần nêu ra đầy đủ sáu món thành tựu, chứng tỏ kinh này là đích thực do Đức Phật thuyết.
Toàn phần “tự” này cũng có thể gọi là phần “tái bút” mặc dù nó nằm ngay phần đầu của kinh.
Quý vị sẽ hỏi:
“Như vậy sẽ mâu thuẫn chăng – sao kinh lại có hai phần “tự” và “tái bút” cùng một nơi?”
Vì khi Đức Phật nói kinh này, phần “tự” không có. Đến khi Ngài A-nan kiết tập Kinh tạng, phần tự này mới có, từ lý do này nên phần ấy được gọi là phần “tái bút.”
Phần tự này cũng còn được gọi là “Thông tự” vì các kinh khác cũng có phần tự y như vậy. Nó còn được gọi là “Kinh tiền tự”, phần tự khởi đầu của kinh văn, cho dù phần ấy đến khi A-nan kiết tập kinh điển rồi mới có “Kinh hậu tự” (phần tự được viết thêm sau khi kiết tập kinh).
Phần thứ hai của phần “tự” được gọi là “phát khởi tự” giải thích nhân duyên liên hệ giữa A-nan và con gái của Ma-đăng-già dẫn đến việc Đức Phật nói kinh này.
Đây là điều rất quan trọng cho những người học Phật pháp để dễ phân biệt những phần khác nhau của kinh văn. Với cách này, quý vị có thể dễ dàng “thâm nhập kinh tạng”, làm cho quý vị sẽ được “trí tuệ như biển.” Thực ra, quý vị nên suy nghĩ như vậy: “Chính mình đã giảng nói bộ kinh này, đạo lý trong kinh đều lưu xuất từ tâm mình.” Nếu nghĩ được như vậy thì kinh và bản tâm của quý vị đã hợp thành một phiến, thế nên chẳng có “sâu” chẳng có “cạn.” Quý vị sẽ không còn thấy học kinh là khổ nữa, mà chỉ là một việc rất bình thường.
Pháp hành văn trong kinh Thủ-lăng-nghiêm này rất hay rất tuyệt diệu. Trong tất cả các tác phẩm cổ văn của Trung Hoa, như Tứ thư và Ngũ kinh đều rất hay. Nhưng trong đời tôi, tôi thích bản kinh này nhất. Thầy Hằng Định, đệ tử của tôi ở Hồng Kông có thể đọc thuộc lòng kinh này từ đầu đến cuối không vấp một chữ. Thầy cũng đọc thuộc lòng được Kinh Pháp Hoa. Thầy đã học các kinh ấy trong năm năm. Tôi xem Kinh Thủ-lăng-nghiêm là áng văn chương tuyệt diệu nhất. Người nào muốn học Trung văn thì không nên bỏ qua cơ hội thâm nhập vào Kinh Thủ-lăng-nghiêm này. Bất kỳ ai muốn thông thạo văn pháp tiếng Trung Hoa đều phải thông hiểu toàn bộ văn học Trung Hoa. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 1 - HT Tuyên Hóa giảng giải)

+ Tâm Linh: Đức Phật giảng nói với ngài A Nan: Tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật. Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thật là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì trong thân ông. Liệu có nơi nào thấy được trong thân trước rồi sau mới thấy cảnh vật bên ngoài chăng?
Giảng:
Tâm linh” có nghĩa tâm là vật tối linh trong tất cả vạn vật và tâm có cái dụnghiểu biết rõ ràng, rộng khắp mọi vật. Thế mà tâm linh của ông thông suốt rõ ràng tất cả mọi vật thì đó chỉ là cái biết của thức tâm.
Nếu tâm hiện tiền thông suốt rõ ràng ấy thực là ở trong thân ông, thì trước hết nó phải biết được những gì ở trong thân ông.
Đức Phật đồng ý rằng nếu tâm của A-nan thực ở trong thân, như A-nan nói thì A-nan trước tiên phải biết tất cả những thứ trong thân mình ra sao, cũng giống như người ở trong giảng đường có thể thấy được những gì đang ở trong đó. Nhưng liệu có người nào thấy được trong thân trước rồi sau mới quan sát được cảnh vật bên ngoài chăng?
Đức Phật hỏi A-nan như vậy. Đức Phật biết rằng A-nan chưa hiểu được, A-nan vẫn hoàn toàn chưa biết được bản thể chơn tâm ra sao. A-nan vẫn khéo léo vận dụng vọng tưởng, tức thức tâm của mình để trả lời. Thế nên Đức Phật tiếp tục giảng giải. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q 1-Phần Kinh văn)

+ Khiếu Huyệt: Con người chúng ta cũng được sinh ra từ rất nhiều nhân duyên khác nhau.
“Ngũ tạng” gồm có: tim, gan, tỳ, phổi, thận.
“Lục phủ” gồm: ruột già, ruột non, tam tiêu, túi mật, bao tử, bàng quang.
“Lục phủ” nằm ẩn bên trong, được gọi là “dơ bẩn” vì mọi thứ ở trong đó đều là phân và nước tiểu.
Còn về khiếu huyệt, con người có bảy khiếu huyệt đó là hai mắt, hai mũi, hai lỗ tai và một miệng - nơi mà quý vị không ngừng tìm cách lấp đầy cho nó. Ngày hôm nay quý vị ăn vào thật no, nhưng ngày mai lại đói. Thế nên quý vị lại ăn để lấp đầy lỗ trống đó nhưng ngày hôm sau quý vị lại đói nữa. Mọi thứ đều đã tiêu mất rồi. Bên trong là sự tiêu hóa những chất mới và loại trừ những chất cũ. Tiến trình này gây cho con người vô số phiền nhiễu. Ăn cũng là việc quá phiền phức.
Ở nơi tạng phủ thì tối, nơi khiếu huyệt thì sáng. Vì tạng phủ nằm ẩn trong thân, nên nó bị tối. Làm sao mà người ta biết được những thứ bên ngoài? Vì nhờ những khiếu huyệt, nên nơi đó thì sáng. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Thực Tướng - trong Phật Pháp: Trích ngài A Nan hỏi Đức Phật: ... A-nan bạch Phật: “Bạch Thế tôn con được nghe Thế tôn cùng với Ngài Văn-thù-sư-lợi và các vị Pháp vương tử bàn về nghĩa thực tướng.
“Đây chính là những lời Đức Phật đã giảng giải chứ không phải là những lời con bịa ra. Chính Thế tôn đã nói như vậy.”
Ngay khi A-nan vừa mở miệng trình bày, A-nan liền muốn biện minh cho luận điểm của mình bằng cách viện dẫn lời dạy của Đức Phật. Quả là A-nan có rất nhiều biện tài.
Văn-thù-sư-lợi là Bồ-tát Diệu Cát Tường, còn gọi là Bồ-tát Diệu Đức. Ngài cùng với Bồ-tát Quán Thế Âm, vị Bồ-tát thường lắng nghe âm thanh ở thế gian và Bồ-tát Phổ Hiền, vị Bồ-tát biểu tượng cho nguyện lực vĩ đại, là các vị Đại Bồ-tát, là những Pháp vương.
Thế nào là nghĩa “thực tướng”? Thực tướng nghĩa là tướng chân thực, cũng còn gọi là chân tâm hằng có của chúng ta xưa nay.
Thực tướng có ba nghĩa:
Vô tướng tức là thực tướng. Tức là không có một tướng hư vọng nào cả. Nhưng mà bản thể của nó chẳng phải là không.
Nhưng không có gì là không có tướng. Vô tướng chính là thực tướng. Tức là tùy duyên mà hiện hữu. Hết thảy các sự hiện hữu mầu nhiệm trên thế gian vốn đều chẳng phải là không có tướng.
Nhưng chẳng phải vô tướng là thực tướng. Tức là chân không nhưng chẳng ngại diệu hữu. Diệu hữu chẳng ngại chân không. Như thật muốn nói đến sự hiện hữu chân thực, ắt phải dứt tuyệt hẳn các tướng, rời hẳn các danh xưng, vì thực tướng vốn chẳng dính một vật.
Như thật muốn nói đến hết thảy đều là không thì điểm linh quang từ chân tâm vốn chẳng phải mê mờ, ứng dụng thảy đều tự tại.
Thế tôn cùng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói về thực tướng, nó chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, tức nói về chân tâm vốn không hình tướng, bản nhiên vốn thường thanh tịnh, rời xa tất cả hình tướng.
Chân tâm vốn đã vô tướng, vốn không có nơi chốn, nên không thể nói ở trong hay ở ngoài được. Lại nữa, chân tâm vốn tròn đầy, bao trùm khắp chốn, giống như hư không. Nên tuy không ở nơi nào, nhưng không nơi nào mà chẳng có.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Phân biệt Chính Giác - Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Các con có thể từ 2 phương diện, mắt nhìn, tai nghe để quan sát, nghiệm chứng. Bởi vì ngôn hạnh của người hoàn toàn chính giác, ắt sẽ không có bất kỳ chút dơ bẩn nào, ắt sẽ không có tình trạng lúc thì minh bạch thanh tịnh, lúc thì hỗn tạp ô nhiễm, ắt sẽ luôn luôn thuần khiết thanh tịnh, chứ không phải thuần khiết thanh tịnh nhất thời. Họ ắt sẽ không hiển lộ lầm lỗi kiểu như tự mãn, ngạo mạn. Bất kể là họ trước hay sau khi nổi tiếng, ắt sẽ tự nhiên hiển hộ ra chính hành, chứ không phải vì e dè, sợ hãi điều gì mà tự ước chế mình. Họ ắt sẽ do nội tâm hoàn toàn trừ sạch tham lam dục vọng mà thể hiện ra rời xa ngũ dục, bất kể là họ ở cùng với tăng đoàn hay ở riêng một mình. Họ ắt sẽ không coi thường, ghét bỏ bất kỳ học trò nào mà họ đã từng dạy bảo, bất kể học trò đó tu được tốt hay không tốt. - Ngoài quan sát, nghiệm chứng bằng mắt nhìn, tai nghe ra, vẫn còn phải tiến thêm bước nữa là hỏi trực diện, để xác nhận những điểm nói trên. Một vị Như Lai hoàn toàn chính giác, đối diện với những câu hỏi trực diện về những vấn đề nói trên, ắt sẽ có câu trả lời khẳng định cho từng vấn đề một, bởi vì những điều này đều đã trở thành phong cách mẫu mực và phẩm chất đặc trưng của Như Lai, mặc dù Như Lai không có ý triển hiện bộc lộ ra. - Các trò nên gần gũi với những người thầy thuyết Pháp như thế này: Đối với Pháp dẫn dắt vào từng tầng từng tầng dần vào thâm sâu. Các học trò theo thầy như thế sẽ càng ngày càng được mọi người tôn trọng. Thầy ấy có thể dạy dỗ bằng phương thức hoàn chỉnh thể hiện so sánh thiện ác. Thầy ấy có thể khiến học trò thông qua những dạy bảo rõ ràng mà sinh ra trí huệ hiện chứng, đạt được chứng quả vị, và đến giải thoát: Mục tiêu dạy dỗ của Như Lai. Như vậy, các học trò có thể nảy sinh tịnh tín đối với Như Lai chính giác hoàn toàn, đối với chính Pháp mà Như Lai khéo dạy dỗ, đối với chính Đạo tu hành của tăng già. Tịnh tín này đối với nghi ngờ của những người khác về Phật, Pháp, tăng già có là cứu cánh hay không, thì các học trò có thể tự tin đưa ra câu trả lời khẳng định. - Bất kỳ người nào, chỉ cần căn cứ vào các điểm như nói ở trên để quan sát, nghiệm chứng, là có thể gây dựng vững chắc tịnh tín đối với Như Lai, không bị dao động bởi bất kỳ ai khác như các Sa Môn khác, Bà La Môn, Trời, Ma, Phạn (Brahma). Đây chính là quan sát, nghiệm chứng căn cứ theo Pháp, biết được người đó đã là Như Lai hoàn toàn chính giác. - Đức Phật thấy trước ghi trong kinh “Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm” có nói, tương lai sẽ có một vị Đại Giác Giả, vào thời kỳ mạt Pháp “Chuyển chính Pháp Luân”, hồng dương Đại Pháp do Ngài truyền, “Ánh sáng chiếu thế gian”. (Theo Chánh Kiến)

+ Hàng Tiểu thừa: Đối với Tiểu thừa, sơ quả a-la-hán được xem như là dự vào bậc Thánh rồi nhưng với bồ-tát thừa thì chưa.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần chánh văn)

+ Bất Sanh Bất Diệt:

Đây Đức Phật nói rõ về ý nghĩa Bất Sanh Bất Diệt khác với trong Bà La Môn Giáo (Hinduism) và Kỳ Na Giáo (Jainism)
Khi ấy, Đại Hụê Bồ Tát lại thừa oai thần Phật mà bạch rằng :
- Bạch Thế Tôn! Pháp Bất Sanh Bất Diệt của Thế Tôn hiển thị chẳng có gì lạ. Tại sao? Vì lập cái nghia Nhân của tất cả ngọai đạo, cũng nói Bất Sanh Bất Diệt, Thế Tôn cũng nói chẳng phải số lượng duyên diệt, là Niết Bàn Bất Sanh Bất Diệt. Thế Tôn! Ngoại đạo nói nhân duyên sanh thế gian, Thế Tôn cũng nói do vọng tưởng vô minh nghiệp ái làm duyên sanh khởi thế gian. Họ nói nhân, đây nói duyên, ấy chỉ là danh từ sai biệt thôi. Nhân duyên các vật cũng như thế, Thế Tôn với ngọai đạo lập luận chẳng có sai biệt. Ngoại đạo nói vi trần, thắng diệu, tự tại, chúng sanh, chúa v.v... Có chín sự vật bất sanh, bất diệt; Thế Tôn cũng nói tất cả tánh bất sanh, bất diệt, hữu và vô bất khả đắc. Ngoại đạo cũng nói tứ đại chẳng hoại, tự tánh bất sanh bất diệt, tứ đại thường là tứ đại, cho đến luân hồi lục đạo mà chẳng xa lìa tự tánh; Thế Tôn sở thuyết cũng như thế. Cho nên con nói chẳng có gì lạ. Nay cúi xin Thế Tôn vì đại chúng thuyết pháp đặc biệt, kỳ lạ hơn các pháp ngoại đạo. Nếu pháp chẳng sai biệt thì tất cả ngoại đạo cũng đều là Phật,vì cùng nói Bất Sanh Bất Diệt vậy. Lại, Thế Tôn nói nơi một thế giới mà có nhiều Phật ra đời là chẳng có chỗ đúng, nếu theo lời sở thuyết trên thì trong một thế giới phải có nhiều Phật, vì pháp ngoại đạo với Phật chẳng sai biệt vậy.
Phật bảo Đại Huệ :
- Ta nói Bất Sanh Bất Diệt, chẳng đồng Bất Sanh Bất Diệt của ngoại đạo. Tại sao? Vì các ngoại đạo họ chấp có tánh của tự tánh để đắc tướng bất sanh bất biến, Ta chẳng như thế mà đọa sự hữu và vô. Đại Huệ! Pháp Ta nói lìa hữu và vô, lìa sanh diệt, phi tánh phi vô tánh, mỗi mỗi pháp như mộng huyễn hiện, nên phi vô tánh. Nói Vô Tánh là sắc tướng chẳng có tự tánh nhiếp thọ, hiện như chẳng hiện, nhiếp như chẳng nhiếp. Do đó nên nói tất cả tánh vô tánh, cũng phi vô tánh. Hễ giác được tự tâm hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sanh, yên ổn an lạc, dứt hẳn việc thế gian.(Nguồn: Xem tại đây)

+ Kinh Lăng Nghiêm Thật hay Giả:
Câu Hỏi 148: Tại sao các học giả Phật giáo lại bảo rằng: Kinh Lăng Nghiêm là giả?
Đáp: Tại vì kinh Lăng Nghiêm nói lên những lời quá chân thật. Kinh nói rõ đến tận gốc các tật xấu của con người khiến cho bọn yêu ma, quỷ quái không nơi lẫn trốn mà phải hiện ra nguyên hình. Bởi thế, họ không thể không nói kinh Lăng Nghiêm là giả. Vì, nếu nói là thật thì: một là họ không làm nổi, hai là họ không thể thủ trì Bốn Điều Răn Dạy Thanh Tịnh, và ba là họ cũng không thể tu theo hai mươi lăm pháp môn viên thông.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm - LỜI GIỚI THIỆU
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật
Tại Ấn Độ ngày xưa, Kinh Thủ-lăng-nghiêm được xem như một thứ quốc bảo, rất hạn chế việc truyền bá ra nước ngoài. Sự thận trọng như vậy rất cần thiết,hành giả tự tu tự học Kinh Thủ-lăng-nghiêmthiếu sự hướng dẫn của các bậc chân sư thì khó tránh khỏi mạng lưới tà kiến, những hiện tượng quái dị.
Năm Mươi Hiện Tượng Ấm Ma là phần cuối của bộ Kinh Thủ-lăng-nghiêm được Đức Phật mô tả rõ ràng về trạng thái tâm lý của hành giả; về phạm vi giới hạn của mỗi ấm; về những biến tướng quái dị làm mê hoặc hành giả, và sau cùng là lời cảnh giác thiết thực.
Sở dĩ có những trở ngại này (ma; s: mara ) là do tâm lý nôn nóng về danh lợi, về ý hướng muốn thành Phật tức khắc của các hành giả còn non kém. Đó là hậu quả tai hại của nhận thức sai lầm về tinh thần “sự–lý viên dung” trong đạo Phật.
Để chữa trị căn bệnh này, Đức Thế tôn đã dạy rõ:
“Lý tắc đốn ngộ, thừa ngộ tinh tiêu,
Sự phi đốn trừ, nhơn thứ đệ tận.”
Nghĩa là:
Phần lý tánh thì có thể giác ngộ ngay tức khắc, nhờ sự giác ngộ này mà các nhận thức sai lầm đều tiêu tan. Nhưng phần sự tướng (hành động) thì không thể trừ diệt ngay lập tức mà phải lần lượt theo thứ lớp mới hết sạch.
Nguyên tác tiếng Anh của bản dịch này có tựa đề: “ The Shurangama Sūtra–The Fifty Skandha Demon States” của Hòa Thượng THÍCH TUYÊN HÓA nhằm mục đích truyền bá chánh pháp, tiêu trừ tà kiến, giúp hành giả đạt được kết quả chân thật trong việc tu hành.
Đại đức Thích Nhuận Châu trong thời gian tu học tại Tịnh thất Từ Nghiêm đã phát tâm dịch tác phẩm này ra Việt ngữ để tỏ lòng biết ơn trong muôn một đối với đại nguyện truyền bá chánh pháp của Hòa Thượng giữa thời đại “nhiều chuyện” này.
Cùng với ý hướng ấy, tôi xin trân trọng viết lời giới thiệu để tán dương công đức. Chắc rằng bản dịch đầu tay này khó tránh khỏi sự vụng về thiếu sót. Kính mong Chư Tôn đức hoan hỷ sửa sai và có lời chỉ giáo cần thiết để các bản in sau được hoàn chỉnh hơn.
Chùa Phổ Hiền - Mạnh Xuân, Kỷ Mão 1999 - THÍCH QUẢNG HẠNH (Nguồn: Kinh Thủ-lăng-nghiêm Q.10)

+ KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG GIẢI gồm:
- QUYỂN I: Thủ-lăng-nghiêm (Śūraṃgama) là tiếng Sanskrit, có nghĩa là “Bền chắc nhất trong tất cả mọi thứ.” Tất cả mọi hiện tượng, mọi vật thể, như núi, sông, đất đai, nhà cửa, người, vật, các loài sinh từ bào thai, từ trứng, từ nơi ẩm thấp hoặc loài hóa sinh.[9] Tất cả những hiện tượng đều phải được thể nghiệm qua chiều sâu và tính vững chãi mới có thể đạt được bản thể của định, bản thể của “mật nhơn.” Khi hành giả đạt được “đại định của “mật nhơn”, người ấy là một bằng chứng của “liễu nghĩa.” Khi một hành giả đã đạt được liễu nghĩa, nghĩa là hành giả ấy đã tu tập lục độ vạn hạnh của bồ-tát, đã chứng được “đại hạnh.” Chứng được “đại hạnh” rồi sau đó mới thành tựu được loại định cứu cánh kiên cố nhất trong các hiện tượng, đó là “đại quả”– kết quả lớn nhất trong tất cả các kết quả........... Kinh rất hay, giảng kỹ về Thiền định và định lực, xin mời xem chi tiết (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh)

QUYỂN II: (Xem nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q2)
QUYỂN III: (Xem nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)
QUYỂN IV - CHƯƠNG I - NGUYÊN DO SINH KHỞI TƯƠNG TỤC: (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Quyển 4 - Chương I)
QUYỂN IV - CHƯƠNG II - SỰ DUNG THÔNG CỦA CÁC ĐẠI CHỦNG (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng  - Quyển 4 - Chương II)
QUYỂN IV - Chương III - A-NAN CHẤP VÀO NHÂN DUYÊN (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Quyển 4 - Chương III)
QUYỂN IV - Chương IV - A-NAN CHẤP VÀO NHÂN DUYÊN (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Quyển 4 - Chương IV)
QUYỂN IV - Chương V - NGHE KHÔNG PHẢI LÀ TIẾNG (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng - Quyển 4 - Chương V)
Bản dịch Việt ngữ: Thích Nhuận Châu - Hạ An cư, Ất Dậu 2005 - Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm. BR-VT.

* Các quyển V - VI - VII - VIII - IX - X do hiện tại trên trang thuvienhoasen.org hiện Nhân Trắc Học chưa tìm thấy, lên đã đưa lên trang Nhân Trắc Học. Mời quí vị quan tâm xem để biết và phổ biến cho nhiều người được biết, cùng giúp nhau tu Chánh Đạo và tránh được các chướng nạn trong quá trình tu hành nói chung, tu thiền định nói riêng.

+ Tâm Vô Sanh Pháp Nhẫn:
.... Lúc bấy giờ Đức Thế tôn chỉ dạy cho A-nan và cả đại chúng, muốn cho tâm họ được vô sanh pháp nhẩn.
“Vô sanh pháp nhẫn” nghĩa là gì? Có ba loại “nhẫn.” Sinh nhẫn, pháp nhẫn và vô sinh pháp nhẫn. Là trạng thái chẳng có sinh mà cũng chẳng có pháp. Tức là trạng thái chẳng có pháp sinh ra, cũng chẳng có pháp diệt đi. Khi quý vị đã đạt được vô sinh pháp nhẫn, quý vị sẽ thấy mỗi một pháp giới trong lục phàm[56] và tứ thánh[57] chẳng có một pháp nào được sinh ra và cũng chẳng có một pháp nào hoại diệt. Pháp giới tứ thánh siêu việt hẳn dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Trong khi sáu cõi giới phàm phu lại nằm trong tam giới, nhưng trong ấy chẳng có cõi giới nào sinh ra hoặc diệt đi. Vậy nên bản thể của các pháp là như như bất động. Vì các pháp vốn như như bất động nên các pháp chẳng sinh chẳng diệt.
Trước khi được khai ngộ, quý vị nghĩ: “Ồ! Không, chẳng có sinh cũng chẳng có diệt, vạn pháp đều tan biến thành không cả.” Khi một nỗi sợ hãi len vào tâm tư quý vị: quý vị không thể nào chịu đựng nổi ý niệm về sự sợ hãi ấy. Nhưng nếu một khi quý vị đã chứng được cảnh giới bất sinh bất diệt – thực ra thì cảnh giới ấy chẳng có vẻ gì là khác lạ như quý vị thường nghĩ và khó có thể chịu đựng nổi về cảnh giới ấy, vì quý vị đã chứng được vô sinh pháp nhẫn rồi. Nên chắc chắn là quý vị sẽ có được sự cảm ứng rất lớn với đạo không thể nghĩ bàn được.
Trạng thái cảm ứng đạo giao xảy ra khi quý vị sắp sửa đạt đến sự giác ngộ nhưng chưa có được sự biểu hiện. Khi sự cảm ứng đạo giao xảy ra, chỉ còn có một cách duy nhất là quý vị ôm ấp nó trong tim mình. Chỉ một mình mình biết, không thể đi quanh nói cho người nào khác biết được. Đó được gọi là cảnh giới vô sinh pháp nhẫn. Khi quý vị thấy được rằng tất cả núi sông đất liền đều lưu xuất từ tự tánh của mình: thấy được rằng ba cõi chỉ là biểu hiện của tâm, thấy được rằng vạn pháp chỉ là biến hiện của thức. Một khi quý vị chứng được cảnh giới ấy thì mọi sự, mọi pháp đều thoát khỏi ý niệm sinh diệt. Mọi hiện tượng mà quý vị thấy được như núi sông đất liền, cỏ cây hoa lá đều chỉ là một hiện hữu nhất như. Đó chính là vô sanh pháp nhẫn vậy.

Đức Bồ-tát Quan Thế Âm có nói: “Sinh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền”[58] (Khi đã vượt qua cảnh giới sinh diệt rồi thì cảnh giới tịch diệt chính ở ngay trong hiện tại.)
Từ nơi toà sư tử, đức phật xoa đầu A-nan rồi bảo rằng:
Như Lai thường nói các pháp phát sinh đều do từ tâm biểu hiện. Tất cả nhân quả và thế giới nhiều như vi trần đều nhân nơi tâm mà có thể tính (hiện hữu)
"HT Tuyên Hóa giảng: Tất cả nhân quả nhân tiếp liền nhân, quả nối liền quả, hết thảy các pháp trên thế gian và suốt khắp thế giới nhiều như vi trần đều nhân nơi tâm mà có. Tất cả đều là sự hiển bày từ tâm chúng ta. Thế nên cổ văn Trung Hoa có câu:
Nhược nhân thức đắc tâm
Đại địa vô thốn thổ.
(Nếu người nào nhận ra được bản tâm của mình, thì dưới chân mình không còn có một tấc đất).
Vậy thì đó là cái gì? Đất dưới chân mình đi đâu mất rồi? Đó là một cách diễn tả của Thiền tông về sự trớ trêu của điều bất khả tư nghì. Thật là không may khi chưa nhận ra được bản tâm của mình, nên trái đất vẫn là một hạt bụi rất lớn."

Đức Phật lại gọi tên A-nan một lần nữa,
A-nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt… khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh, cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo.
"HT Tuyên Hóa giảng: Hết thảy mọi thứ trên thế gian này gồm cả núi sông đất liền, tất cả vạn tượng như cây cỏ, thảo mộc, sợi dây, nút thắt cho đến như cả hư không, nó vẫn có cái tên là “hư không” và dáng mạo về “hư không.” Tất cả đều có một thể tánh."
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ PHẬT DẬY CHỈ RÕ CHỖ HƯ VỌNG CỦA SÁU CĂN VÀ CHỌN PHÁP TU MỘT CĂN <=> SÁU CĂN THANH TỊNH
Bạch Thế Tôn! Ông A Nan thưa. Vì sao đi sâu vào một căn lại có thể khiến cho sáu căn đồng thời thanh tịnh? Phật dạy rằng:
- A Nan! Ông được quả Tu Đà Hoàn, song tập khí vô thỉ còn thiếu, chưa thể một lúc tháo gở những lớp vô minh: sinh, trụ, dị, diệt.
- Ông hãy xét kỹ, sáu căn hiện tiền là một hay là sáu? Nếu bảo là một thì lỗ tai sao không thấy, con mắt sao không nghe, đầu sao không đi, chân sao không nói? Còn nếu quyết định cho là sáu thì hiện tôi đang dạy cho ông pháp môn tu hành, vậy trong sáu căn của ông, căn nào tiếp thu, căn nào lãnh thọ?
Ông A Nan thưa:
-Tôi dùng lỗ tai nghe lời Phật dạy.
Phật bảo:
- Ông dùng lỗ tai nghe, vậy thì lỗ tai ông tự nghe nào dính dáng gì đến thân và miệng. Mà miệng ông thì hỏi nghĩa, thân ông thì đứng dậy tỏ vẻ kính vâng? Lấy đó mà suy nghĩ thì căn không phải một cũng không phải sáu. Mà cũng một cũng sáu. Tại vì sự chấp mê điên đảo vô thỉ cho nên cái thể viên minh kia lại sanh ra một, sanh ra sáu. Ví như không không tham hợp với các vật. Lu, bình, lọ, cốc do hình trạng đồ vật khác nhau mà hư không thành ra sai khác. Trừ bỏ đồ vật ấy đi thì người ta gọi hư không là một. Sự thật, hư không kia không vì ông mà thành đồng hay khác; huống nữa lại gọi là một hay không phải là một.
* Sáu căn hay biết của ông cũng vậy......
Tiếp theo, Đức Phật giảng về Nhãn quan cho ngài A Nan
- Thế nên A-nan! Nay ông phải biết, khi thấy sáng thì cái thấy không phải là sáng, khi thấy tối thì cái thấy không phải là tối, khi thấy hư không thì cái thấy không phải là hư không, khi thấy ngăn bít thì cái thấy không phải là ngăn bít.
HT Tuyên Hóa giảng:
Thế nên, A-nan! Do nghĩa lý vừa được giải thích, "nay ông phải biết, khi thấy sáng thì cái thấy không phải là sáng". Khi ông nhìn thấy sáng, thì cái thấy của ông chắc chắn không phải là sáng, tánh thấy của ông chắc chắn không phải là sáng, chắc chắn tánh thấy của ông không nhờ ánh sáng mà có được; tánh thấy của ông hòan toàn không bị cảnh ấy xoay chuyển.
"Khi thấy tối thì cái thấy không phải là tối", khi thấy tối đen thì cái thấy của quý vị chắc chắn không phải là cái tối. Cái thấy của quý vị vẫn không thay đổi. Nó cũng giống như cái thấy khi thấy được sáng; cái thấy là đồng nhất, chắng có gì khác biệt.
"Khi thấy hư không thì cái thấy không phải là hư không". Khi quý vị thấy hư không thì cái thấy của quý vị chắc chắn không bị xoay chuyển bởi hư không. Cái thấy ấy không chạy theo hư không.
"Khi thấy ngăn bít thì cái thấy không phải là ngăn bít".
Khi quý vị thấy nơi bị ngăn bít thì chắc chắn cái thấy của quý vị không phải theo đó mà trở nên ngăn bít. Tánh thấy không thể nào bị biến chuyển theo hòan cảnh bên ngoài. Tánh thấy không hề bị lay động bởi ngoại cảnh. Đó chính là tánh thấy thường trụ bất sinh bất diệt của quý vị.
Bốn nghĩa đã thành tựu. Ông lại nên biết khi ông thấy (biết) được tánh thấy, thì tánh thấy không phải là cái (bị) thấy. Tánh thấy còn vượt xa cả cái thấycái thấy còn không thể bắt gặp tánh thấy được. Làm sao ông còn nói nhân duyên tự nhiên và tướng hòa hợp?(Nguồn: xem mục Chỉ rõ chỗ hư vọng của sáu căn)

+ Tu sáu căn theo Pháp Đại Thừa - Tu Bồ Tát đạo: Trích đoạn Đức Phật bảo ngài A Nan:
Nghĩa thứ hai, các ông chắc muốn phát tâm bồ-đề, sanh tâm đại dõng mãnh với bồ-tát thừa, quyết định rời bỏ các tướng hữu vi. ( Giảng: ‘Hưũ vi’ là chỉ cho tất cả các pháp được tạo tác. Mọi thứ có hình tướng đều là pháp hữu vi.)
Ông nên xét rõ cội gốc phiền não. Những thứ vô minh phát nghiệp nhuận sanh từ vô thủy đến nay, là do ai làm ai chịu?
A-nan, ông tu đạo bồ-đề, nếu không quán sát rõ cội gốc phiền não, thì không thể biết được căn trần hư vọng, điên đảo chỗ nào. Chỗ (điên đảo) còn không biết, làm sao hàng phục được nó, để thủ chứng quả vị Như Lai?
A-nan, ông xem người muốn mở các gút buộc trong thế gian, nếu không thấy chỗ gút, thì làm sao biết mở?
Nhưng chẳng nghe hư không bị ông phá vỡ bao giờ. Sao vậy? Hư không chẳng có hình tướng, nên chẳng có thắt và mở.
Như hiện nay sáu thứ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, làm mai mối cho giặc, tự cướp của báu trong nhà.
Do đây mà chúng sinh trong thế giới từ vô thủy phát sinh sự ràng buộc, không thể thoát khỏi các hiện tượng thế gian.

Ông nên xét rõ cội gốc phiền não. Những thứ vô minh phát nghiệp nhuận sanh từ vô thủy đến nay, là do ai làm ai chịu?

A-nan, ông tu đạo bồ-đề, nếu không quán sát rõ cội gốc phiền não, thì không thể biết được căn trần hư vọng, điên đảo chỗ nào. Chỗ (điên đảo) còn không biết, làm sao hàng phục được nó, để thủ chứng quả vị Như Lai?

A-nan, ông xem người muốn mở các gút buộc trong thế gian, nếu không thấy chỗ gút, thì làm sao biết mở?

Nhưng chẳng nghe hư không bị ông phá vỡ bao giờ. Sao vậy? Hư không chẳng có hình tướng, nên chẳng có thắt và mở.

Như hiện nay sáu thứ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, làm mai mối cho giặc, tự cướp của báu trong nhà.

Do đây mà chúng sinh trong thế giới từ vô thủy phát sinh sự ràng buộc, không thể thoát khỏi các hiện tượng thế gian.

A-nan, thế nào gọi là chúng sinh và thế giới? Thế là dời đổi, giới là phương hướng.(Thế là thời gian; có nghĩa là dời đổi; Giới là không gian, tức là phương vị, nơi chốn. Hai từ nầy ghép lại gọi là thế giới_HT Tuyên Hóa)

Nay ông nên biết các phương đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, trên, dưới là giới; quá khứ, vị lai, hiện tại là thế. Phương vị có mười, số lưu chuyển của thời gian có ba (các phương đông, tây, nam, bắc– bốn phương – và tây nam, đông bắc, tây bắc– bốn hướng_HT Tuyên Hóa)

Hết thảy chúng sinh đan dệt cái giả dối mà thành. Sự dời đổi trong thân và thế giới gắn bó với nhau.

Nhưng tánh của thế giới ấy dù có thiết lập tuy cả mười phương, định vị có rõ ràng. Thì thế gian chỉ nhận phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc. Phương trên phương dưới không có vị trí rõ ràng, ở giữa cũng không có phương vị nhất định. Số bốn đã rõ, nhân với số thế. Ba lần bốn, bốn lần ba thành ra mười hai. (tam thế và tứ phương).

Nhân cho ba lớp, mười thành trăm, thành ngàn. Tổng quát trước sau trong lục căn, mỗi cănmột ngàn hai trăm công đức.[6]

A-nan, trong sáu căn đó, ông lại khắc định điểm mạnh điểm yếu. Như nhãn căn xem thấy phía sau tối, phía trước sáng; phương trước hoàn toàn sáng, phía sau hoàn toàn tối. Nhìn qua lại hai bên, chỉ được hai phần ba (⅔). Tóm lại, công năng của nhãn căn không được hoàn toàn. Trong ba phần công đức, một phần không có. Nên biết nhãn căn chỉ có tám trăm công đức.

Như nhĩ căn nghe khắp cả mười phương không sót. Động thì giống như có xa, có gần; tĩnh thì không ngằn mé. Nên biết nhĩ căn viên mãn một ngàn hai trăm công đức.

Như tỉ căn biết ngửi thông cả lúc thở ra thở vào. Có ra có vào, nhưng gián đoạn trong khoảng giữa. Xét kỹ tỉ căn ba phần khuyết một. Nên biết tỉ căn chỉ có tám trăm công đức.

Như thiệt căn có thể diễn nói về trí thế gian và xuất thế gian. Lời nói có phần hạn, nhưng lý thì vô cùng. Nên biết thiệt căn viên mãn một ngàn hai trăm công đức.

Như thân căn biết sự xúc chạm, biết các cảm xúc khó chịu và dễ chịu. Khi tiếp xúc thì biết, khi rời ra thì không. Rời ra chỉ một, hợp lại thành hai. Xét kỹ thân căn ba phần khuyết một. Nên biết thân căn chỉ có tám trăm công đức.

Như ý căn âm thầm dung nạp tất cả các pháp thế gian - xuất thế gian trong mười phương ba đời. Dù thánh hay phàm, chẳng pháp nào mà không bao dung đến tột cùng ngằn mé. Nên biết ý căn viên mãn một ngàn hai trăm công đức.

A-nan, nay ông muốn ngược dòng ái dục sinh tử, quay ngược lại các căn lưu ngại, đến chỗ không sinh diệt.
Ông nên xét trong sáu căn hiện đang thọ dụng nầy. Căn nào hợp, căn nào ly. Căn nào sâu, căn nào cạn. Căn nào viên thông, căn nào không viên mãn?

Nếu ngay nơi đây ngộ được căn tánh viên thông, ngược với dòng nghiệp hư vọng đan dệt từ vô thủy kia, theo tính viên thông, thì đối với việc tu tập ở các căn không viên thông hiệu quả sẽ gấp bội, một ngày bằng một kiếp.

Nay Như Lai đã chỉ rõ sáu căn vắng lặng sáng suốt viên thông, vốn có đầy đủ công đức như vậy. Tuỳ ông xét kỹ căn nào có thể nhập đạo được. Như Lai sẽ giảng rõ, giúp ông tiến bộ hơn.

Chư Phật Như Lai ở trong mười phương, đối với mười tám giới, mỗi giới tu hành đều được viên mãn vô thượng bồ-đề. Trong các giới đó, không có cái nào hơn kém.

Chỉ vì căn cơ ông còn thấp kém, chưa thể ở trong trí huệ viên mãn tự tại ấy được. Nên Như Lai mới giảng nói, khiến cho ông chỉ cần đi sâu vào một căn.

Vào một căn không còn vọng tưởng, thì cả sáu căn kia đồng thời thanh tịnh.

A-nan bạch Phật rằng, “Bạch Đức Thế tôn, thế nào là ngược dòng, đi sâu vào một căn, khiến cho sáu căn đồng thời thanh tịnh?”

Đức Phật bảo A-nan, “Nay ông đã chứng quả Tu-đà-hoàn. Đã diệt trừ được kiến hoặc[7] của chúng sinh và thế gian trong tam giới. Nhưng do chưa biết rõ những tập khí hư vọng chứa nhóm trong căn từ vô thủy. Các tập khí ấy phải do nhờ tu nhân mới trừ hết được. Huống gì trong đó, còn phải chịu sanh trụ dị diệt và nhiều chi tiết về sanh trụ dị diệt?

Nay ông hãy xem sáu căn hiện tiền là một hay là sáu? A-nan, nếu nói là một thì sao lỗ tai không thấy, mắt sao không nghe. Cái đầu sao không biết đi, chân sao không nói được?

Nếu các căn ấy quyết định là sáu, như nay Như Lai ở trong hội chúng vì các ông mà tuyên dương pháp môn vi diệu. Vậy trong các căn của ông cái gì đến lãnh thọ?

Do vậy nên biết, nếu không phải một thì phải là sáu, nếu không phải sáu thì phải là một. Thế nên các căn của ông, rốt ráo chẳng phải là một, chẳng phải là sáu.

A-nan nên biết, các căn ấy không phải là sáu, không phải là một. Do từ vô thủy đến nay điên đảo chấp trước, nên đối với tánh viên trạm, sinh ra nghĩa một và sáu. Ông đã chứng quả Tu-đà-hoàn, tuy chấp vào sáu đã tiêu, nhưng cái chấp một chưa quên. (Cái gì là “một?” Nó biểu tượng cho sự đắm chấp vào các pháp, một loại chấp trước vẫn đang còn. Mặc dù sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đã được tiêu trừ, nhưng cái chấp vào các pháp vẫn chưa được trừ sạch_HT Tuyên Hóa)

Như bầu hư không, chung hợp với các vật. Do hình trạng các vật có khác, nên gọi là hư không có khác. Nếu bỏ các vật ra mà quán sát hư không, thì nói hư không là một.(Đó là lý do ông không thể nói là sáu mà cũng không thể nói là một. Nó chẳng phải là một cũng chẳng phải là sáu. Nó chính là bầu hư không rộng lớn. Nếu quý vị giống như bầu hư không rộng lớn, tại sao còn muốn giữ lại quá nhiều vô minh phiền não? Chỉ vì quý vị không thể rời bỏ những điều nầy và không nhận ra được bản lại diện mục. Và do vì không nhận ra bản lại diện mục của mình, nên không thể nhập được trí huệ cứu cánh_HT Tuyên Hóa)

Hư không kia làm sao vì ông mà thành đồng hay khác? Huống chi lại gọi là một hay chẳng phải một. Thế ông đã biết, sáu căn thọ dụng cũng giống như vậy.

Do hai thứ tối sáng hiển bày lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viênphát ra cái thấy. Cái thấy ánh hiện ra thành sắc, kết sắc thành căn. Bổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘nhãn căn’ như trái bồ đào. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo sắc.

Do hai tướng động tỉnh đối chọi lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái nghe. Cái nghe ánh hiện ra thành tiếng, cuộn cái tiếng lại thành căn. Bổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘nhĩ căn’ là lá sen non. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo âm thanh.

Do hai tướng thông và bít phát hiện lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra tính ngửi. Tính ngửi ánh hiện ra thành hương, thu nạp các hương thành căn. Bổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘tỉ căn’ như hai móng tay duỗi xuống. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo hương.

Do vị nhạt và vị khác xen lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra tính nếm. Tính nếm ánh hiện ra thành vị, thu nạp các vị thành căn. Bổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi hình thể của ‘thiệt căn’ như mặt trăng lưỡi liềm. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo vị.

Do hai tướng ly và hợp cọ xát lẫn nhau, kết dính sự yên lặng trong tánh diệu viên mà phát ra cái biết xúc chạm. Tính biết xúc chạm ánh hiện thành xúc, thu nạp các xúc thành căn. Bổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi thể của ‘thân căn’ như cái trống cơm. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo xúc.

Do hai thứ sinh diệt tương tục lẫn nhau, kết dính tánh yên lặng nơi tánh diệu viên mà phát ra cái biết. Tính biết ánh hiện thành các pháp, thu nạp các pháp thành căn. Bổn nguyên của căn là tứ đại thanh tịnh. Nhân đó gọi là ‘ý tư,’ như cái thấy trong nhà tối. Phù căn tứ trần giong ruổi chạy theo pháp. (Đoạn kinh nầy nói đến ý căn, tức thức thứ sáu, là đối tượng của sinh diệt. Khi niệm trước vừa đình chỉ, niệm sau liền sinh khởi. Năng lực của tánh biết là thu nạp các pháp, chính là trần cảnh. Ý căn bị thu hút bởi pháp trần_HT Tuyên Hóa)

A-nan, sáu căn như vậy do tánh giác minh soi lại tính minh giác. Làm mất tính sáng suốt kia, kết dính với cái vọng mà phát ra ánh sáng. (Ánh sáng - Đó thuộc về quang minh của thức thứ tám_HT Tuyên Hóa)

Vậy nên nay ông rời tối rời sáng, thì không có cái thể của thấy. Rời động rời tỉnh, thì không có cái nghe. Không có thông không bít, thì tính ngửi không phát sinh. Không có mùi vị, không lạt, thì tính nếm không có. Không rời xa, không kết hợp thì tánh xúc chẳng có. Không sanh không diệt, thì cái biết gá chỗ nào?

Ông chỉ cần không theo động tĩnh hợp li, điềm biến thông tắc, sanh diệt ám minh, mười hai tướng như vậy.

Tuỳ theo đó mà nhổ sạch một căn, thoát khỏi dính mắc, hàng phục nó từ bên trong. Hàng phục rồi trở về cội nguồn chân tâm, và phát ra tính sáng suốt vi diệu vốn có. Khi tánh sáng suốt phát minh thì năm mối kết dính kia cũng được mở sạch. (Hàng phục vô minh từ trong chính mình. Chuyển hoá mọi vọng tưởng. Khi vô minh và vọng tưởng đã được hàng phục, mình sẽ được quay về với bản nguyên, tức chân tâm. Khi một căn được nhổ sach những dính mắc, thì những căn khác đang bị khằng dính cũng được nhổ sạch. Chúng đồng thời được giải thoát._HT Tuyên Hóa)

Không do tiền trần mà khởi lên cái thấy biết, thì cái sáng suốt sẽ không theo căn, chỉ gá nơi căn mà tánh sáng phát ra. Do đó mà sáu căn được dùng thay cho nhau.

A-nan, ông sao không biết, trong hội chúng nầy, ông A-na-luật-đà không có mắt vẫn thấy. Rồng Bạt-nan-đà không có tai vẫn nghe. Thần nữ Căng-già không có mũi ngửi được mùi hương. Ông Kiều-phạm-ba-đề lưỡi khác lưỡi người mà vẫn nếm được mùi vị. Thần Thuấn-nhã-đa không có thân mà vẫn biết xúc chạm. Do hào quang của Như Lai ánh ra mà tạm hiện có thân, chứ bản chất của ông là gió, chứ không có thân thể. Các vị Thanh văn được tịch diệt trong diệt tận định như Ma-ha Ca-diếp trong hội nầy, ý căn đã diệt từ lâu rồi, mà vẫn rõ biết cùng khắp nhưng không do ở tâm niệm.

A-nan, nay các căn của ông nếu đã hoàn toàn nhổ sạch, sáng suốt bên trong sẽ phát ra. Như thế các phù trần và các tướng biến hoá trong thế gian như nước nóng làm tan băng. Ứng với tâm niệm,
A-nan như người thế gian kia gom cái thấy nơi mắt, nếu biểu nhắm kín thì tướng tối hiện ra. Cả sáu căn đều tối, thì đầu và chân đều giống nhau. Người kia lấy tay rờ quanh ngoài thân thể, tuy không thấy được nhưng đã nhận ra đầu và chân rồi thì cái hiểu biết vẫn như nhau.

Nếu sáng là duyên cần thiết của cái thấy, thì khi tối sẽ thành ra không thấy. Chứ không có ánh sáng mà phát ra cái thấy, thì các tướng không thể nào làm mờ tối được.

Căn trần đã tiêu, làm sao tánh giác minh chẳng thành viên mãn và vi diệu?

(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Chiên Đàn - Trầm Hương: Trích Đức Phật giảng. A-nan, ông hãy ngửi mùi hương chiên đàn trong lò, hương ấy nếu đốt đến một thù, thì cả thành Thất-la-phiệt trong khoảng 40 dặm đều ngửi được mùi thơm.
Giảng:
Bây giờ sẽ đề cập đến mùi hương và lỗ mũi với tính biết ngửi. “Lại nữa, A-nan, ông hãy ngửi mùi hương chiên đàn trong lò. Ông hãy ngửi mùi hương được đốt lên. Khi hương ấy nếu đốt đến một thù.” Theo đơn vị đo lường Trung Hoa, một thù (chu– 銖) gồm 24 lượng (liang– 兩), và 16 lượng là một cân (chin – 斤) , khoảng chừng 1⅓ pound.[13] Nên một thù là một miếng trầm hương rất nhỏ. Chiên-đàn hương[14] còn gọi là ngưu đầu chiên-đàn.[15] Tương truyền hương nầy xuất xứ từ Bắc Câu Lô châu.[16] Khi quý vị đốt một miếng rất nhỏ hương chiên-đàn nầy thì mùi thơm liền xông khắp một vùng bán kính chừng 40 lý–khoảng chừng 13 dặm Anh. Ở đây chúng ta không nói là khói bay lên thấu trời, nhưng thực là mùi hương đã xông lên thấu khắp. Hơn nữa, các dịch bệnh và bệnh hay lây đều được xua tan khi hương thơm nầy tràn ngập trong không khí. Các loại vi trùng đều biến mất cả. “Cả thành Thất-la-phiệt trong khoảng 40 dặm đều ngửi được mùi thơm.”
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Vật Cực thì Biến- Cực điểm thì biến: Trích đoạn ... Đây là một ví dụ cực thối thành thơm, cực thơm thành thối (Khi có mùi hương Trầm thì Mùi thối bị lấn át). Đối với con người cũng đúng như vậy. Nơi chỉ có người xấu ác thì thường có một mùi hôi thối–ai cũng ngửi thấy khó chịu. Nhưng, có khi chỉ cần một người tốt trong đó, họ lan toả đức hạnh của mình tạo nên sự chuyển hoá người xấu thành tốt. Sự hiện diện của họ ví như hương chiên-đàn. Nên nói: khi sự việc đạt đến cực điểm của nó ắt sẽ thay đổi trở lại. Khi bế tắc cùng cực thì sẽ có sự hanh thông.[49] Khi điều gì đạt đến mức tồi tệ nhất, thì nó trở nên tốt đẹp. Và khi việc gì đạt đến mức tốt đẹp nhất, thì nó trở nên tồi tệ. Chẳng hạn, khoa học tiến bộ của thế giới ngày nay đưa đến rất nhiều khám phá mới. Nhưng khi sự phát minh ấy đã đạt đến cực điểm, thì thế giới sẽ bị huỷ hoại. Và, sau đó con người sẽ hoàn toàn ngu si. Thế thì, sau thời gian dài ở trong ngu muội, họ sẽ bắt đầu phát minh ra nhiều thứ trở lại, và khi họ phát minh ra được nhiều thứ, thế giới sẽ bị huỷ hoại trở lại. Phương thức tồn tại của thế giới nầy là như vậy. Nó biến chuyển theo từng chu kỳ. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Ngũ Vị: "A-nan, nếu nhân thiệt căn sinh ra."Nếu thiệt thức được sinh ra từ thiệt căn, "thì trong thế gian, các loại mía (ngọt), mơ (chua)"– mơ là trái rất chua mà đã đề cập trong quyển trước, Đức Phật nói rằng chỉ cần nghĩ đến nó là nước miếng tiết ra. Hoàng liên[55] là một loại dược phẩm rất đắng. Thạch diêm là muối mà chúng ta thường dùng. Tế tân cũng là một loại dược phẩm rất đắng. Khương, quế là gừng và quế, một loại dược phẩm rất cay.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Nước Hạt Châu Phương Như - Hạt Châu:

Trích đoạn Phật dậy A Nan về Tứ Đại - Thủy Đại ..."Muốn cầu thái âm tinh để pha chế huyễn dược. Các vị ấy vào đêm trăng sáng, tay cầm hạt châu phương chư, hứng nước từ mặt trăng.”

Họ muốn dùng thái âm tinh[86] pha chế thành một loại huyễn dược để mê hoặc lòng người. Loại huyễn dược nầy giống như loại LSD[87] ngày nay vậy, tuy không pha chế bằng thái âm tinh nhưng rất gần với loại huyễn dược đề cập trong kinh. Thuốc nầy khiến cho người uống thấy mọi thứ rất kỳ ảo và nghĩ rằng mình cũng biến thành các thứ kỳ ảo ấy. Thuốc khiến cho não trạng con người rối lọan, điên đảo và không còn được tin cậy nữa.

Vào đêm trăng rằm, tức ngày 15 âm lịch mỗi tháng, họ đem dụng cụ ra–một cái mâm vuông và hạt châu phương chư[88]–để hứng nước tinh khiết. Khi hạt châu phương chư hướng về mặt trăng đêm rằm, nước sẽ tiết ra và đọng lại trong mâm. Nước nầy sẽ dùng để pha chế huyễn dược. Chắc là không có được nhiều.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Nam Mô: Trích đoạn HT Tuyên Hóa giảng Kinh, ý nghĩa chữ Nam Mô
Cách đây vài năm, có một chú đệ tử gọi tôi bốn năm lần từ Nữu-ước. Có điều gì rất khác thường. Chú luôn luôn muốn gặp được tôi. Chú quy y với tôi từ 13 tuổi. Trước đó, chú trải qua vài trạng thái lạ. Dù đang tuổi còn trẻ, nhưng chú lại bị đau tim. Bác sĩ yêu cầu phải nằm yên 5 năm. Chú không thể ngồi dậy, không thể đi được dù vài bước. Lúc ấy chú nhận được điện tín của tôi. Trong khi người thân và bạn bè đồng thanh niệm “Nam mô A-di-đà Phật,” thì chú lại gọi tên tôi, “Nam mô Pháp sư Độ Luân.” Nam mô [10] có nghĩa là cung kính đem hết thân mạng nương tựa vào. Chú ngồi niệm trong tư thế hoa sen ở trên giường. Sự thành tâm của chú thật là bất thường đối với một người còn quá nhỏ, và chú ngồi niệm như thế suốt hơn 70 ngày, Rồi chú thấy tấm hình chuyển sang người thật, đang dang tay xoa đầu chú. Sau đó, bệnh tim và mọi triệu chứng bện đều biến mất. Vào lúc đó, chú không hề gặp tôi. Chuyện nầy nghe như chuyện bịa đặt khó tin, nhưng đó chính là kinh nghiệm của chú. Sau khi được chữa lành bệnh, chú đến chùa tìm gặp tôi. Chú quy y, rồi ngồi thiền. Tôi thường ít dạy thiền khi ở Hông Kong. Nếu có ai muốn tập thiền, họ cứ tự mình tu tập. Chú ấy cũng vậy. Khi đi học ở trường, vào giờ ra chơi, chú lên trên đồi để ngồi thiền, hoặc ngay cả trong phòng tắm– bất kỳ nơi nào thấy thuận tiện. Sau một năm, chú được khai Phật nhãn, từ đó chú hiểu rõ thực chất mọi sự việc đang diễn ra rất rõ ràng.
Một việc khác xảy ra cũng với chú đệ tử nầy. Chú vốn rất lùn–có lẽ vì trước đây chú đã bị bệnh. Nhưng, tiếng Anh của chú rất giỏi, khi có người Mỹ đến thăm, tôi phải nhờ chú phiên dịch. Dù chú nói tiếng Anh rất lưu loát, nhưng người Mỹ xem thường chú vì thấy chú chỉ là đứa trẻ con. Rồi có hôm tôi nói với chú, “Hãy lớn nhanh lên! Chú thấp quá nên ai cũng nghĩ rằng chú chỉ là đứa bé con, dù chú có thông minh bao nhiêu, họ vẫn không xem trọng chú.” Chú rất nghe lời. Chú về nhà, và tuần sau bỗng lớn vụt lên 3 inches. Bây giờ chú còn cao hơn tôi.
Cách đây vài hôm chú gọi tôi và muốn tôi sang Nữu-ước. Nhưng vì tôi đang giảng kinh cho quý vị, tôi bảo là không thể đi được, dù chú rất mong muốn được gặp tôi. “Bây giờ tôi đang giảng kinh.” Tôi trả lời, “Và tôi không thể bỏ số đông đang nghe kinh chỉ vì một người muốn gặp tôi. Nếu chú thực tâm muốn gặp tôi, hãy sang Cựu Kim Sơn.”
Chú quyết định sang Cựu Kim Sơn, nhưng thấy không đủ thời gian. Nên ngày hôm sau chú gọi điện cho tôi báo tin chú đang lên đường. Nếu không phải vì đang giảng Kinh Thủ-lăng-nghiêm, nếu không phải vì Phật pháp, tôi thật mong muốn gặp chú đệ tử nầy. Chú đặt nhiều niềm tin ở tôi và khá thâm nhập Phật pháp.
Khi tôi còn ở Hồng Kông, chú thường dịch những bài giảng của tôi sang tiếng Quảng Đông. Chú thật xứng hợp với tôi, khi tôi vừa nói xong một câu, chú liền nắm lấy và giải thích trọn vẹn ý nghĩa. Có người phản đối rằng, “Thầy trủ trì đâu có nói như vậy, đó là chú ấy thêm thắt vào.” Thực sự là tôi đã bảo chú ấy hãy giải thích rộng ý nghĩa. Vì chú đã được khai Phật nhãn nên chú biết tôi muốn chú phải diễn đạt giáo lý thật chi tiết. Những gì chú nói đều đúng như những gì tôi giảng. Thế nên tôi là chú nhỏ lười biếng và để chú ấy nói thay. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Chân Không trong Phật giáo: Trích đoạn Đức Phật giảng về Như Lai Tạng là Không - là Bất không - là Không và Bất không, HT Tuyên Hóa giảng:
Do đó đều chẳng phải là các pháp thế gian và xuất thế gian. Tức là bản nguyên vi diệu sáng suốt cuả Như Lai tạng.
Giảng giải:
Đó là những gì đã được nói ở đoạn văn trên. Đó chính là không Như Lai tạng. Do đó đều chẳng phải là các pháp thế gian và xuất thế gian. Như Lai tạng là không. Trong đó chẳng có pháp nào. Điều nầy được gọi là:
Tảo nhất thiết pháp 掃 一 切 法
Ly nhất thiết tướng. 離一 切 相.
Sự vắng bặt tất cả các pháp chính chân không. Chân không có thể xuất sinh diệu hữu.
Thế gian” là chỉ cho sáu cõi giới của hàng phàm phu. “Xuất thế gian” chỉ cho cảnh giới của bốn quả vị của bậc Thánh. Tức là bản nguyên vi diệu sáng suốt cuả Như Lai tạng. Mặt khác, các hiện tượng thế gian và xuất thế gian vốn chỉ là Như Lai tạng–vốn là minh là diệu. Nó vốn là diệu tâm, vắng lặng mà thường chiếu soi, chiếu soi mà thường rỗng lặng. Kinh văn trong đoạn nầy nói rằng Như Lai tạng là ‘không’, đoạn kinh văn: sau sẽ nói tất cả các pháp đều ‘là’ Như Lai tạng, là nguyên minh tâm diệu.

Chân Không khác Hư Không: ... Thật tướng tức là chân không và cũng tức là diệu hữu. Quý vị cho rằng chân không là hư không chăng? Không phải. Vì trong chân không xuất sinh diệu hữu. Diệu hữu chắc chắn không phải là sự hiện hữu (thông thường). Chân không chẳng phải là hư không, và diệu hữu không phải lúc nào cũng hiện hữu. Vì nó không thực có, nên được gọi là diệu hữu. Thật tướng cũng có đạo lý y như vậy. Nếu quý vị thông đạt được nghĩa nầy, thông suốt được việc nhỏ thì thông suốt được hết mọi việc.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Quyển 4 - Chương II)

+ Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng:
Liễu biệt là thức uẩn
. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Thuyết Chân Không:
"Thận vật ngoại cầu trì trung đạo, (chớ tìm cầu ngoài, trì trung đạo)".
Chư vị chẳng nên hướng ngoại tìm cầu. Tự trong thân tâm đã có đầy đủ.
" Phóng hạ nhiễm duyên tức lai như, (xả bỏ duyên nhiễm tức Lai Như)".
Sao gọi là duyên nhiễm ? Nhiễm tức là nhiễm ô. Duyên tức là nhân duyên. Chư vị phải nên phóng xả. Sao gọi là duyên nhiễm ? Duyên tức là tâm tham, sân, si, giết hại, uống rượu, dùng nha phiến. Chư vị phải xa rời duyên nhiễm thì đồng vào nhà Như Lai. Lai Như tức là từ nay cho đến ngày thành Phật không xa. Khi thành Phật thì gọi là Như Lai. Chúng ta chưa thành Phật nên gọi là Lai Như. Lai thì năng Như. Không lai thì không như. Lai đến nơi nào ? Lai đến nơi thành Phật. Những duyên nhiễm này phải nên xả bỏ hết thì mới là Lai Như. Như nghĩa là mọi việc đều hợp lý, không có việc gì chướng ngại. Nếu mọi việc còn chướng ngại thì không gọi là Lai Như.
Không này chính là chân không. Sắc cũng là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu cũng là chân không. Chân không này xuất sanh từ đâu ? Xuất sanh từ nhất như, cũng từ sắc pháp phát khởi ra. Nơi nào cũng có sắc pháp. Từ hư không cũng hiện ra sắc pháp, nên nói sắc không khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, cũng là thuyết chân không mà chẳng phải không, diệu hữu mà chẳng phải hữu. Tại nơi chẳng không chẳng có, chư vị nên hiểu kỹ. Đấy là chân chánh hiểu rõ Phật pháp. Giống như bên trên bàn về mộng. Chư vị mộng đến mộng lui mà không biết. Mộng rồi tỉnh, tỉnh rồi mộng cũng thế. Vì vậy chúng ta sanh ra như thế nào, chết đi ra sao, vẫn không biết. Trong cái không biết mà hiểu rõ đó là giác ngộ. Do đó, bảo rằng sắc tức là cội nguồn của chân không. Hiểu rõ chân lý không tức là sắc thì dòng vọng tưởng khô cạn. Vọng tưởng đoạn hết, không còn nữa. Vì thế, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý không và sắc, và cũng phải lãnh hội đạo lý phi không, phi sắc. Ngài Lục Tổ nói : "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy, cái gì là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh ?"
Không nghĩ thiện là không phải không, không nghĩ ác, cũng là không phải sắc. Nơi chẳng phải sắc, chẳng phải không đó, chư vị hãy nghiên cứu kỹ, đó chính là giác ngộ được cảnh giới vừa là không mà vừa là sắc. Do đó, chư vị phải hiểu rõ sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Trong chân không có chân sắc; trong chân sắc có chân không, tức là tại sắc pháp cũng có bổn thể của chân không, và tại pháp không cũng là sắc. Như núi là sắc pháp. Chư vị san bằng thì thành không. Trước lúc san bằng núi thì có không chăng ? Cũng tại chỗ đó. Khi có không rồi thì sắc còn hay mất ? Sắc cũng còn nơi đó. Hãy xem coi chỗ nào là không ? Sắc cũng tại nơi đó. Không cùng sắc là một như băng với nước. Sao không biến thành sắc ? Như trời lạnh thì nước biến thành đá. Sao sắc biến thành không ? Trời nóng khiến nước đá tan thành không. Lại có thể nói rằng trong không trung, nhiều hạt bụi hợp lại thành một sắc tướng, nhân duyên tán thì biến thành không. Thế nên, không cũng là sắc, sắc cũng là không. Bảo rằng hạt bụi đó không thể chuyển hóa, cũng là một ví dụ, lại không bảo hạt bụi là nước đá được. Sợ chư vị chưa hiểu rõ nên lấy ví dụ nước đá và nước lỏng. Chư vị đừng hiểu lầm là hạt bụi và không biến thành nước và nước đá. Chư vị hãy suy nghĩ, giống như đầu đặt lên đầu, lại biến thành chấp trước. Gốc vốn không chấp trước. Tôi không có phương cách khiến chư vị hiểu rõ đạo lý sắc không chẳng khác. Từ từ thì chư vị sẽ tham ngộ đạo lý này hoặc sẽ minh bạch rõ ràng......

Chân không bát nhã chính là diệu hữu - Diệu hữu phi hữu chính là chân không:
Trong không chẳng có sắc. Đó là bàn tiếp về đoạn văn ở trên. Bên trên, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Vì chân không chẳng có sắc thọ tưởng hành thức. Bổn thể của thọ tưởng hành thức vốn là không. Sáu căn, mắt tai mũi lưõi thân ý cũng không có. Sáu trần, sắc thanh hương vị xúc pháp chẳng có luôn. Sáu thức, thức của mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là không. Tâm kinh này đàm luận về lý không tức chân không bát nhã. Chân không bát nhã chính là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu tức là chân không. Do đó bảo rằng chân không không ngăn ngại diệu hữu, diệu hữu không ngăn ngại chân không, chân không là diệu hữu, diệu hữu cũng là chân không. Vì thế, bên trên kinh cũng nói rằng sắc không khác không, không chẳng khác sắc.
(Nguồn: Bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh-1-HT Tuyên Hóa giảng)

+ Hải Ấn trong Như Lai: Trích đoạn Đức Phật dậy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm

... Ông và chúng sinh cũng đều như vậy. Chân tâm giác ngộ quý báu đều đầy đủ trong mỗi người. Nhưng khi Như Lai ấn ngón tay thì hải ấn phát ra hào quang, còn các ông chỉ tạm móng khởi tâm, thì trần lao liền nổi dậy.
HT Tuyên Hóa giảng giải:
Các nhạc cụ đều cần phải có một nhạc công điều khiển nó mới phát ra tiếng–nhạc cụ có thể tốt, hay, nhưng âm thanh phát ra chưa thể là hay nếu không có nhạc công–đó là dụ cho Như Lai tạng. Đức Phật nói với Phú-lâu-na. “Ông và chúng sinh cũng đều như vậy. Với suy nghĩ của hàng phàm phu, ông cố gắng suy lường trắc độ cảnh giới của Như Lai, nên ông rất hợp với ví dụ này. Chân tâm giác ngộ quý báu đều đầy đủ trong mỗi người. Mọi người đều tự có đầy đủ. Nhưng khi Như Lai ấn ngón tay thì hải ấn phát ra hào quang.” Như Lai ở đây là chính Đức Phật tự xưng. “Hải ấn là gì? Đó là một loại tam-muội mà Đức Phật có được, vạn tượng đều hiện rõ trong định nầy như thể nó được đóng bằng một dấu ấn. Khi mặt biển hoàn toàn yên lặng, có thể phản chiếu mọi vật tượng; đó là nghĩa của hải ấn phát quang. Còn các ông chỉ tạm móng khởi tâm, thì trần lao liền nổi dậy. Ngay khi một niệm tưởng vừa khởi lên trong tâm thức, thì trần lao liền khởi dậy. Tâm vọng tưởng liền tự hiển lộ ra liền.” Đức Phật chỉ cần ấn ngón tay là hải ấn liền phát ra hào quang, là biểu tượng cho cảnh giới vi diệu của chư Phật. Phú-lâu-na và các loài hữu tình không có được cảnh giới vi diệu như vậy. Họ ở trong trạng thái đầy dẫy trần lao phiền não.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Tánh Bản Nhiên:
Cái chẳng phải hòa hợp thì gọi là tánh bản nhiên. Bản nhiên chẳng phải là bản nhiên, hòa hợp chẳng phải là hòa hợp. Hòa hợp và bản nhiên đều rời bỏ, ngay cả cái rời bỏ đều chẳng phải. Câu nói nầy mới được gọi là pháp không hí luận.
Giảng giải:
Hòa hợp” là chỉ cho nhân duyên. Khi tự nhiên chẳng phải là tự nhiênhòa hợp không có nhân duyên của hòa hợp, thế là hòa hợp và bản nhiên đều rời bỏ. Hai thuyết tự nhiên và hòa hợp đều được khiển trừ. Ngay cả cái rời bỏ đều chẳng phải. Khi tách rời hẳn nhân duyên và tự nhiên, thì còn nhân duyên và tự nhiên, cả hai pháp đều phải khiển trừ. Câu nói nầy mới được gọi là pháp không hí luận. Chẳng phải nhân duyên cũng chẳng phải tự nhiên. Đó mới là lời giải thích chân thực vì đó không phải là hí luận–đó không phải là lời nói để đánh đố. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)

+ Trạng Thái Thân Ý Nhẹ Nhàng - Thân Tâm Nhẹ Nhàng
Trích đoạn: A-nan và đại chúng nghe Phật chỉ dạy, nghi lầm tiêu trừ, thân ý nhẹ nhàng, được điều chưa từng có.
Giảng giải:
A-nan và đại chúng nghe Phật chỉ dạy pháp mô vi diệu, nghi lầm tiêu trừ. Trước đó, Phú-lâu-na và A-nan đã có nghi lầm như thế nầy, như toàn thể đại chúng trong pháp hội. Bây giờ lời chỉ dạy của Đức Phật đã dập tắt mọi nghi ngờ của họ. Tâm ngộ được thật tướng. Họ nhận ra được đạo lý Như Lai tạng vốn là không và bất không, hiểu được chân lý của thực tướng.
Thân ý nhẹ nhàng. Thật khó diễn tả trạng thái ‘nhẹ nhàng’ của thân ý như trong kinh nầy. Cũng vậy, chỉ có người uống nước mới tự biết được nước nóng hay lạnh. Trạng thái ‘nhẹ nhàng’ của thân ý chính là cảnh giới có được khi tu thiền. Gọi đó là phương tiện vốn có lúc ban đầu. Khi hành giả đã có được chút ít công phu đắc lực; hành giả thấy có được niềm vui rất đặc biệt. Tâm đạt được niềm hoan hỷ tối cao và thân cảm thấy rất nhẹ nhàng thanh thản. Hành giả ngồi mà chân không đau và thân không nhức mỏi; không một niệm vọng tưởng nào trong đầu; không còn biết cái đau và vọng tưởng đi đâu mất. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương III)

+ Trạng thái tĩnh lặng - Thanh thản lặng lẽ bên trong:
Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thản, lặng lẽ bên trong, đều do bóng dáng của sự phân biệt pháp trầ̀n vẫn còn.
HT Tuyên Hóa giảng:
Dù có diệt hết cái thấy, nghe, hiểu, biết mà giữ được sự thanh thản, lặng lẽ bên trong.
Cho dù tạm thời quý vị ngưng hẳn lại việc thấy, nghe, hiểu, biết, đó cũng chỉ là trạng thái của sự vắng lặng. Chứng đạt được trạng thái này cũng cần phải có công phu. Một khi quý vị đã diệt được hẳn sự thấy, nghe, hiểu, biết, là quý vị có thể an trụ trong trạng thái khinh an. Đó là cảm giác lặng lẽ không có niệm vọng động và quý vị không phải làm gì trong đó cả. Tâm quý vị hoàn toàn vắng lặng và không còn phải lo ngại điều gì cả. Ngoại đạo cho đây là cảnh giới cao tột nhất mà người tu hành có thể đạt được. Họ ngồi yên lặng và không còn thấy mình (vô ngã), thấy người (vô nhân) nữa. Thấy mọi vật đều trống không, kể cả thân thể họ cũng tan biến luôn và họ cho đó là chỗ dụng công đắc lực. Đó là ý nghĩa của “sự thanh thản lặng lẽ bên trong” ở trong phần chánh văn.
Thực ra, đây là chỉ có được chút cảm ứng nhờ vào công phu đắc lực, nhờ vào sự đào luyện tâm linh nên giữ được “sự thanh thản, lặng lẽ bên trong” này.
Vậy nên hàng ngoại đạo cho trạng thái này là tột đỉnh, họ hết sức cố gắng để duy trì trạng thái định này. Không để nó tiêu tán mất. Họ không muốn công phu của mình trở nên vô dụng.
Nhưng thực ra trong dạng cảnh giới này, đều do bóng dáng của sự phân biệt pháp trần vẫn còn. Cảnh giới “thanh thản lặng lẽ” bên trong ấy chỉ là hoạt dụng của thức thứ sáu (ý thức) và tâm thức. Chữ pháp ở trong chánh văn có nghĩa là đối tượng của tâm ý thức. Đến đây thì năm thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) biến mất. Cái nghe và cái thấy không còn hướng ra bên ngoài nữa, tánh ngửi và tánh nếm không còn tác động đến quý vị nữa và thân xác không còn bị ảnh hưởng bởi sự xúc chạm nữa. Thức thứ sáu (ý thức) lúc này được gọi là “độc đầu ý thức.”chỉ hoạt động khi năm thức trước ngưng hoạt động. Chẳng hạn như trong mơ là một biểu hiện của độc đầu ý thức. Còn trạng thái “thanh thản, lặng lẽ” đề cập trong kinh văn là một trường hợp khác. Đó là khi năm thức trước đã hoàn toàn vắng bặt rồi, quý vị cảm thấy cái thấy nghe, hiểu biết của mình hoàn toàn biến mất, nhưng quý vị vẫn còn ý thức. Trong đó vẫn còn bóng dáng của pháp trần rất nhỏ nhiệm vi tế, rất khó nhận biết tường tận được. Đó chính là sự phân biệt pháp trần còn rơi rớt lại trong tâm. Đó không phải là cảnh giới chân thực, khi quý vị đến được trạng thái này sẽ thấy mọi việc diễn ra rất tốt đẹp, nhưng với cái nhìn từ Phật pháp thì quý vị chưa đạt được ngay cả bước đầu tiên. Đừng tự thỏa mãn, hãy nên cứu xét lại mình cẩn thận hơn. “Ồ! Đây là cảnh giới tuyệt diệu do ngồi thiền.” Thay vì vậy, quý vị nên tiếp tục công phu tiến tới. Nếu quý vị dừng lại ở đây thì rất dễ rơi vào ngoan không, nơi mà cái thấy, nghe, hiểu, biết biến mất và không còn một thứ gì nữa cả. Nhưng cảnh giới ngoan không ấy chẳng ích lợi gì cho việc phát triển kinh nghiệm thiền của quý vị cả. Thức thứ sáu (ý thức) và độc đầu ý thứccái dễ dàng dẫn quý vị đến con đường tẻ và sự sai lầm.
Độc đầu ý thức có bốn loại:
Tán vị độc đầu: tâm tán loạn hàng ngày thường sinh khởi niệm phân biệt.
Cuồng loạn độc đầu: khi có người phát điên và nói năng cuồng loạn. Thức thứ sáu (ý thức) của họ lúc ấy ở trong sự cuồng loạn, họ không điều khiển ý thức được nữa.
Mộng trung độc đầu: khi trong mơ, quý vị thấy mọi thứ với đầy đủ sắc màu và những vật kỳ dị là độc đầu ý thức đang tác yêu tác quái.
Định trung độc đầu: đó là trạng thái “thanh thản lặng lẽ” mà Kinh văn đang nói đến. Trong đó cái thấy, nghe, hiểu, biết hoàn toàn vắng bặt, nhưng định trung độc đầu ý thức vẫn đang còn hoạt dụng. (Nguồn: mục 95 HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Cấu Tạo Xác Thân - Thể xác của Con Người với Tứ Đại và Ngũ Hành

Trích đoạn Đức Phật dậy A Nan và Đại chúng: ... Trong thân ông tướng cứng là đất, tướng ướt là nước, hơi nóng là lửa, lay động là gió. Do bốn thứ ràng buộc nầy mà phân chia tâm giác ngộ sáng suốt vi diệu vắng lặng viên mãn trùm khắp của ông thành ra cái thấy nghe hay biết. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục.
Giảng giải:
Bây giờ Đức Phật giảng giải đến tứ đại. Trong thân ông tướng cứng là đất. Da thịt gân xương là yếu tố đất trong thân thể. Tướng ướt là nước. Nước miếng, nước mắt, máu, và các chất bài tiết là yếu tố nước. Hơi nóng là lửa. Thân nhiệt là thuộc về yếu tố lửa. Chức năng nầy giúp cho cơ thể luôn luôn duy trì được nhiệt độ điều hòa. Lay động là gió. Sự hô hấp lưu thông là thuộc về yếu tố gió. Do bốn mối ràng buộc nầy, bốn yếu tố kết hợp. Chúng hòa lẫn nhau. Yếu tố nầy kết hợp với yếu tố kia, và nó làm thành một thành phần độc lập. Trước khi quý vị biết đến nó, thì nó đã kết hợp với nhau và tạo thành một nhóm gọi là ‘khối lượng thân thể.’ Nên chân tánh của quý vị không có cách nào để hiển bày ra được. Thế nên nương trong cái châncái hư vọng sinh khởi. Chân tâm thanh tịnh giác ngộ sáng suốt vi diệu viên mãn: tánh Như Lai tạng, vốn thanh tịnh, là chân tánh bồ-đề, đã bị phân chia. Diệu giác minh tâm bị phân chia; ở mắt, thì thành tánh thấy. Chạy qua tai thì thành tánh nghe. Nên có câu kệ.
Nguyên y nhất tinh minh 元依一精明
Phân thành lục hòa hợp. 分成六和合
Đến thân thì thành xúc giác, đến tâm thì thành cái biết–ý thức. Trước sau tạo thành năm lớp vẩn đục. Bốn yếu tố đất nước lửa gió tạo thành năm lớp vẩn đục, tức là ngũ trược ác thế.

Thế nào là vẩn đục? A-nan, ví như nước trong, vốn sẵn là thanh khiết. Lại như các thứ bụi đất tro cát, vốn là chất ngăn ngại. Hai thể chất ấy vốn đã như vậy, không hợp nhau được. Như có người thế gian lấy bụi đất kia ném vào nước trong, Trạng thái khuấy trộn đó gọi là vẩn đục. Năm lớp vẩn đục của ông cũng giống như vậy.
A-nan, ông thấy hư không khắp cả mười phương thế giới, mà chẳng thấy phân ra hư không và tánh thấy. (Tuy vậy) có hư không mà không có thực thể, có tánh thấy mà không có tánh biết. Hai bên đã đan dệt với nhau mà thành.
Đây là lớp thứ nhất, gọi là ‘kiếp trược.’

+ Cấu tạo Sắc Thân - Xác thân do Tứ đại giả hợp mà làm thành:
Sắc pháp tuy có nhiều loại, mà tổng thể của sắc chính là thân thể chúng ta, gọi là sắc thân. Sao sắc thân lại là không? "Thật sự thân này có mà !"
Chư vị biết mặc đồ, ăn uống, ngủ nghỉ, sao chẳng biết không ? Nếu chư vị hiểu rõ sắc thân này được hình thành như thế nào thì chư vị sẽ hiểu rõ tánh không của nó. Vì vậy nên giảng về chân không tích pháp, cũng là pháp phân tích. Thân này là tổng tướng của sắc. Đất nước gió lửa là biệt tướng (tướng riêng) của sắc. Thân thể của chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành. Xương cốt thịt thà chính là đất. Nước mắt, nước mũi, máu, tiểu tiện, mồ hôi, là nước. Thân thể được ấm áp là nhờ có lửa. Vận động hô hấp nhờ thân thể có gió. Bốn đại hòa hợp thì thân thể còn. Chúng phân tán thì thân thể mất. Đất trở về đất đá. Nước trở về nước. Gió trở về gió. Lửa trở về lửa. Mỗi đại đều trở về cội gốc, nên không thật có. Vì thế, mọi người chấp trước vào thân thể, tự cho là có, thật là sai lầm. Sao thân thể không phải là mình ? Thân thể không phải là mình. Mình là gì ? Có thể giữ gìn thân thể, có thể thấy, nghe, ngửi, biết, nhận thức bằng tri giác. Tri giác này cũng là mình. Thân thể là gì ? "Thân thể chính là mình, mình là thân thể".
Không thể cho rằng thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở. Chư vị không thể cho rằng nhà mình ở chính là mình. Chư vị gọi nhà ở chính là mình thì sợ rằng người ngoài cười cho. Nhưng nói thân thể chính là mình thì không ai cười cả. Sao không ai cười chư vị ? Vì ai cũng cho rằng thân thể chính là mình, tức là chấp nhà ở chính là mình. Thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, biết đều là Phật tánh. Phật tánh cũng chính là tự tánh của chư vị. Thân thể bất quá chỉ do nhân duyên hòa hợp. Nhân duyên ly biệt thì thân thể phân tán. Thế nên, chư vị đừng cho rằng thân thể chính là mình. Mình ở trong nhà, những việc bên ngoài không thể biết. Thế nên đừng chấp trước nhà ở chính là mình.
Bàn về sắc, chư vị hãy phân tích rõ, nó cũng là không. Do từ không mà biến thành sắc pháp. Đất nước gió lửa hợp thành thân thể mà có người lại nói rằng thượng đế tạo ra người. Dùng gì để tạo ra ? Cũng dùng đất nước gió lửa mà tạo thành. Chúng ta cũng có thể dùng một chút đất, nước, gió, lửa để tạo ra thân người. Ai ai cũng đều tạo ra người khác được. Con người do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Nhân duyên biệt ly thì thân thể phân tán. Thế nên đừng gọi thân thể là mình. Sắc tức là không. Chư vị nếu hiểu rõ sắc tức là không thì không chấp trước thân thể là mình. Tất cả vật dụng thuộc về mình, mình đều bảo tồn, phụ trợ. Đó là làm nô lệ cho thân mình. Tâm của chư vị chính là tánh tri giác. Chư vị phải hiểu rõ thân thể là sắc pháp, là giả hợp, đừng nên chấp trước. Nếu không chấp trước thân thể tức là phá được sắc uẩn. Khi phá được sắc uẩn rồi thì nó biến thành không. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - 1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Mai mối trong hôn nhân:

Đến khi Khổng Tử san định lại Lục thư: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Nhạc và Kinh Xuân Thu. Từ đó đến nay có người làm môi giới, mà công việc của họ là chọn người nam người nữ nào hợp nhau. Nếu họ cùng thích hợp tuổi tác, hình dáng, tính tình, họ sẽ giới thiệu “Người phụ nữ trẻ đó rất có đức hạnh.” “Cậu học trò kia rất thông minh.” Khi lời giới thiệu được công nhận, tức mọi việc hôn nhân xem như được tiến hành. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Sự Thật - Đức Phật dậy: Trên đời có ba thứ mà không thể che dấu đó là Mặt Trời - Mặt Trăng - Sự Thật.

+ BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ

Lời Phật Dạy về Bốn Sự Thật Cao Quý đôi khi được so sánh với một vị bác sĩ khi ông chẩn đoán bệnh tật, và khi ông cho toa thuốc điều trị. Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất cho chúng ta biết chúng ta bệnh gì, và Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra căn bệnh nầy. Sự Thật Cao Quý Thứ Ba mang đến cho chúng ta niềm hy vọng chữa dứt căn bệnh nầy.

Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật. Bốn sự thật cao quý là:

1. SỰ THẬT VỀ SỰ ĐAU KHỔ (DUKKHA)

2. SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ ĐAU KHỔ (SAMUDAYA)

3. SỰ THẬT VỀ CÁCH CHẤM DỨT SỰ ĐAU KHỔ (NIRHODHA)

4. SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CHÚNG TA KHỎI SỰ ĐAU KHỔ (MAGGA)
* Nguồn tại đây: Phật dạy về bốn sự thật

+ Tam cương với người quân tử
Tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).

trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc“chết người”

Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo bề tôi chết đi nữa thì bề tôi cũng phải tuân lệnh, nếu bề tôi không tuân lệnh thì bề tôi không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.
Phụ tử: ("phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu)")
Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)

Nguồn: Đạo Nho Giáo

+ Người tin sâu luật nhân quả có biểu hiện:
1. Không bao giờ làm điều xấu ác, chuyên nghĩ thiện, làm thiện, sống khiêm tốn giản dị, sẵn sàng giúp đỡ người khác với khả năng vốn có của mình.
2. Người tin luật nhân quả khi gặp điều không như ý, không đổ lỗi cho người, luôn nhẫn lỗi về mình, tỉnh táo sáng suốt sửa lỗi lầm.
3. Sống khiêm tốn, khiêm hạ, không đề cao bản thân, không tự khen mình, khi được khen khiêm tốn cảm ơn và bình thản cho qua, không chấp vào lời khen, danh vọng.Khi có thành quả cao không kiêu mạn.
4. Sống có trách nhiệm, cẩn thận kỹ lưỡng,cố gắng gieo nhân tốt, tránh những sai lầm tạo nhân xấu.
5. Luôn tu nhẫn nhục, nhẫn nhịn để hoá giải nghiệp xấu đồng thời tạo thêm nhiều phước lành cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
6. Trải lòng yêu thương tới muôn người, muôn loài, sống chân thành, vị tha, bao dung độ lượng.
Vui với thành quả, niềm vui của mọi người.
Xót thương trước đau khổ của chúng sinh.
Luôn làm lợi ích cho người cho vật trong khả năng vốn có của bạn thân.
7. Người tin luật nhân quả không cầu phước hưởng thụ cho riêng mình, có phước nhiều từ chối hưởng thụ, sống giản đơn, bình dị.
Có phước lại tiếp tục làm phước cứu giúp mọi người khi có duyên,hướng về giác ngộ giải thoát.
8. Người tin luật nhân quả biết sống tuỳ duyên.
9. Người tin sâu luật nhân quả, giầu lòng tôn kính Đức Phật, Quý trọng Pháp, tôn kính chư tăng cúng dường Tam Bảo, hộ trì Phật Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp được theo bước chân Đức Phật phụng sự chúng sinh! (Theo Facebook Phạm Minh Thùy Sưu tầm)
- Mời xem Ấn Quang Đại Sư giản về Tin Sâu Nhân Quả

+ Quy Y Phật: Phật là Giác, là Quy Y Giác ngộ chứ không phải hình tướng của Đức Phật.

Ý nghĩa của “quy y” chính là lấy Phật làm thầy. Chư thiên thiện thần, trí tuệ của họ cao hơn chúng ta nên họ cũng có thể chỉ dạy cho chúng ta, chúng ta đối với họ phải tôn kính. Chư thiên thiện thần phần lớn cũng là quy y Phật, cũng đều là học trò của Phật. Trong kinh điển chúng ta thường đọc thấy, vua trời Đại Phạm, vua trời Đao Lợi thường hay thỉnh chư Phật Bồ-tát đến thiên cung để giảng kinh thuyết pháp, cho nên chúng ta biết, chư thiên thiện thần cũng là học trò của Phật. Chúng ta nhất định phải lấy Phật làm thầy, tùy thuận theo giáo giới của Phật Đà để tu học, vậy là đúng rồi. Cõi trời tuy tốt, nhưng kiến tư phiền não của họ chưa đoạn hết, chỉ có thể nói phiền não của họ nhẹ hơn của chúng ta, phước báo của họ lớn hơn phước báo của chúng ta, quả vị đạt được không phải cứu cánh, không phải viên mãn. Chúng ta phải tìm một vị thầy thật sự có công đức, trí tuệ viên mãn là tốt. Chúng ta chọn Phật làm thầy, thì những chư thiên thiện thần này có trách chúng ta không? Không trách. Nếu chúng ta cho rằng, “trước đây tôi thờ thần, bây giờ tôi quy Phật rồi, không thờ thần nữa, thì vị thần này nhất định rất giận, nhất định muốn kiếm chuyện với tôi”. Chúng ta nghĩ như vậy là sai rồi! Không ngờ rằng, nếu như vị thần đó nhìn thấy bạn quy y Phật, chọn Phật làm thầy, thần rất vui mừng, vô cùng hoan hỷ tán thán, bạn làm rất đúng, bạn không hề làm sai, những thần này đều biến thành hộ pháp của bạn. Thần thông minh hơn chúng ta, chánh trực hơn chúng ta. Nếu như vị thần này nhìn thấy bạn quy y Phật, họ còn kiếm chuyện với bạn, không hoan hỷ mà còn trả thù bạn, thì đây không phải chánh thần, đó là yêu ma quỷ quái. Yêu ma quỷ quái sẽ hại người, chánh thần sẽ phù hộ người. Chúng ta chọn Phật làm thầy là quyết định chính xác. Nhưng đối với thiên thần khác nhất định phải tôn kính, tôn trọng và tán thán.

Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta “lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường”. Chúng ta đối với tất cả thiên thần, quỷ thần phải tôn kính, tán thán, cúng dường. Điều này nhất định phải có, đối với quỷ thần phải có thái độ này. Chúng ta đối với những chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau thì cũng cần phải lễ kính, tán thán, cúng dường, đây là hạnh Phổ Hiền. Bạn muốn hỏi tại sao vậy? Trong đại kinh Phật nói với chúng ta, trong tất cả chúng sanh có nam, có nữ (trong cõi súc sanh chúng ta nói có trống, có mái). Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta, “tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật”, đạo lý chính là chỗ này. Bạn thử xem, tâm lượng này bao lớn? Cái tri kiến này là chánh tri chánh kiến, cho nên lưu xuất ra một cách tự nhiên, yêu thương tất cả chúng sanh còn trọng hơn so với yêu thương mạng sống của chính mình. Vì yêu thương chúng sanh, vì cứu hộ chúng sanh mà bỏ mạng sống của mình cũng không hề luyến tiếc. Mạng sống còn có thể bỏ, huống hồ là vật ngoài thân, đâu có đạo lý nào không bỏ được? Đâu có lý nào không thể cúng dường? Người khác đến tìm chúng ta [cầu xin sự giúp đỡ], trừ khi bản thân chúng ta không có năng lực, nếu có năng lực thì nhất định phải giúp họ. Tín đồ thiên chúa giáo bên châu Phi đến tìm tôi, muốn tôi tặng họ một chiếc xe hơi. Ở Châu Phi nơi ấy rất khổ, có một bệnh viện bệnh nhân rất nhiều, họ ở cách bệnh viện rất xa, phương tiện giao thông thiếu thốn, nên họ đến tìm tôi xin giúp đỡ. Đương nhiên tôi phải tặng cho họ, không thể nói, đó là người ngoại quốc, người Châu Phi, đó là thiên chúa giáo, không phải Phật giáo, tôi không có cái nhìn như vậy. Tất cả mọi chúng sanh, tôn giáo khác nhau, quốc gia khác nhau, chủng tộc khác nhau đều là một thể. Chúng ta không có năng lực thì đành phải chịu, nhưng có năng lực thì nhất định hết lòng hết sức giúp đỡ họ, đây là bổn phận, là nhiệm vụ, huống hồ người ta tự đề xuất yêu cầu? Không đề xuất, chúng ta nhìn thấy, nghe thấy đều phải chủ động đi cứu giúp, đi giúp đỡ. Chúng ta đối xử với người như vậy, thì người ta đối với ta cũng giống như vậy. Chúng ta cần phải tin sâu nhân quả mới được.

Tùy thuận lời giáo huấn của Phật Đà là “quy y Phật”. “Quy y” thực hiện như thế nào? Chính là trong kinh thường nói: “Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”. Bạn có thể làm được câu nói này là bạn đích thực quy y. Trong kinh điển, Phật chỉ dạy điều gì, chúng ta phải tiếp nhận toàn bộ.

“Trì” là vĩnh viễn gìn giữ không để mất đi. Biết rõ mà cố phạm là chữ “trì” không còn nữa. “Trì” là gìn giữ vĩnh viễn, y giáo phụng hành.

“Đọc tụng” là lợi mình, lợi người. Bản thân ta mỗi ngày đọc tụng, ôn xưa biết nay. Hằng ngày tiếp nhận lời giáo huấn của Phật Đà, mở cuốn kinh ra là giống như Phật ở trước mặt vậy, nghe Phật thuyết pháp, nghe lời giáo huấn của Phật.

“Vì người diễn thuyết”. “Diễn” là phải làm được. Phật dạy cho chúng ta bộ Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo này, chúng ta phải đem thập thiện nghiệp đạo làm được, làm cho đại chúng xã hội thấy. Làm cho người ta thấy thì đây gọi là diễn. “Thuyết” là vì người khác diễn thuyết. “Diễn” là thân giáo, “thuyết” là ngôn giáo, đây chính là quy y Phật chân chánh. Nếu như chỉ là học tập ở trong kinh điển, mà không thể thực tiễn vào trong đời sống thường ngày của chúng ta, vậy thì không có quy y, đây chỉ là hình thức, không có thực chất. Thực chất nhất định phải vì người diễn nói. Diễn ở trước, nói ở sau. Trước tiên phải làm được, sau khi làm được rồi mới nói. Đây là người chân chánh học Phật, đích thực thực tiễn. Nguồn: PS Tịnh Không giảng

+ Quy Y Pháp: Pháp là Chánh, là tự nhiên, không do con người làm ra.

Thứ hai quy y Pháp, Pháp là kinh sách, trong kinh sách nói những gì? Kinh sách giảng là chánh tri chánh kiến, chánh mà không tà. Con người chúng ta thường nói cải tà quy chánh. Cải tà quy chánh đó chính là quy y Pháp. Pháp là gì? Pháp là chánh. Bây giờ có người nói chân lý, Pháp là chân lý. Chân lý không phải con người làm ra, không phải con người phát minh, không phải con người xây dựng nên, chân lý là tự nhiên. Ở Trung Quốc, ngũ luân là Pháp, ngũ thường cũng là Pháp, tứ duy bát đức đều là Pháp, nó là tiêu chuẩn của chánh tà. Chúng ta nên tuân thủ, chánh mà không tà. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng tại: http://bit.ly/tinhdodaikinh-tap425)

+ Quy Y Tăng: Tăng là Thanh tịnh, không có phiền lão, thời nay rất hiếm, không có tăng đoàn thanh tịnh chân thật.

Quy y Tăng, Tăng nghĩa là gì? Tăng là người học Phật, là người xuất gia, chỗ này các vị nhất định nên ghi rõ. Tăng là thường chỉ cho người tu hành, nó là đoàn thể. Bốn người trở lên cùng nhau tu hành thì đây gọi là Tăng đoàn, cái đoàn thể này gọi là Tăng đoàn. Cho nên Tăng dịch ra thành chữ hán có nghĩa là chúng, người Trung Quốc là ba người, chúng nhiều là ba người, ba người trở lên. Cổ Ấn Độ là bốn người, bốn người trở lên ở chung cùng nhau tu hành, thì đây gọi là Tăng đoàn. Tăng đoàn quan trọng nhất là thanh tịnh, cho nên lục hòa kính, bốn người ở cùng nhau thật sự tu lục hòa kính thì đây gọi là Tăng đoàn. Ở trong Tăng đoàn này tu học như lý như pháp, trên thế giới chỉ cần xuất hiện tăng đoàn này ở một nơi, chư Phật hộ niệm, thiên long thiện thần ủng hộ, nơi này chắc chắn sẽ không có thiên tai. Trên thế giới này có hay không? Không có, thật không có. Hai người ở cùng nhau đã cải lộn, đã có ý kiến. Cho nên quan trọng nhất trong Tăng đoàn chính là kiến hòa đồng giải, điều thứ nhất không làm được, mỗi người đều có ý kiến của mình. Lúc nào bốn người ở cùng nhau đều buông xả, buông xả cái gì? Tu Đà Hoàn thì được rồi. Buông xả tự tư tự lợi, buông xả thân kiến, đây là điều thứ nhất. Buông xả biên kiến chính là đối lập, buông xả thành kiến, cái gì gọi là thành kiến? Tôi cho rằng thế này…, đó chính là thành kiến. Có thành kiến không thể tùy thuận chúng sanh, không có thành kiến thì có thể hằng thuận chúng sanh. Người không có thành kiến cái gì cũng tốt, vì sao vậy? Họ không có phân biệt, họ không có chấp trước, tuy có khởi tâm động niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, thì gần với Phật Bồ Tát. Ngay cả A La Hán phân biệt đều rất ít, chấp trước không còn nữa, vẫn còn một chút phân biệt, đó là A La Hán. Bồ Tát ngay cả phân biệt cũng không còn, tâm của họ mới thanh tịnh. Cho nên Tăng là ý nghĩa của thanh tịnh, tịnh mà không nhiễm, nhiễm là cái gì? Phiền não, tập khí. Họ không có phiền não không có tập khí, cũng chính là nói họ không có tự tư tự lợi, họ không có danh văn lợi dưỡng, họ không có tham sân si mạn nghi, những thứ này đều không còn nữa. Cho nên tâm thanh tịnh hiển bày, tịnh mà không nhiễm.(Nguồn: PS Tịnh Không giảng tại: http://bit.ly/tinhdodaikinh-tap425)

+ d) Phương thức học giỏi: “Ba Trong, Ba trên”
Vùng cạnh Thôn Ngài, có một học sinh họ Đường mười bốn tuổi, thân thể yếu ớt, thường hay bệnh hoạn, lại rất ngu độn, học chi rồi cũng quên hết. Tuy cha mẹ, Thầy cô giáo bao lần đốc thúc nghiêm khắc dạy dỗ nhưng chẳng được kết quả gì. Chính bản thân em cũng phiền não về sự ngu si của mình.
Khi ấy, em thường nghe người trong Thôn kể về sự tích của Ngài, nên có ý định đến xem vị cao Tăng này có thể giúp được em không? Ngày nọ, em hẹn với mười lăm bạn đồng học đến lạy Ngài, cầu xin Quy y và khẩn cầu Ngài từ bi chỉ dạy làm thế nào khai mở trí tuệ, thuộc bài dễ dàng, và nhớ dai hơn?
Ngài bảo chúng:
- Muốn học giỏi, phải theo phương pháp Ba trong, ba trên. Ba trong là khi học bài phải đặt vào ba chỗ:
1) trong tâm,
2) trong miệng,
3) trong mắt.
Tức là dùng mắt xem bài, dùng miệng đọc bài, và dùng tâm để tư duy bài học.
Ba trên nghĩa là phải học luôn luôn:
1) trên đường,
2) trên gối,
3) trên cầu vệ sinh.
Lúc đi trên đường thường nên suy gẩm, nhớ lại bài học mà thầy cô vừa dạy, về nhà, lúc lên giường, trước khi nhắm mắt ngủ, phải đọc qua một lần những bài vừa học ở Trường, và lúc ngồi trên cầu vệ sinh đừng để uổng phí thời giờ nghĩ viễn vong mà nên chuyên tâm, nhớ lại những gì mình học vừa qua.
- Khi học bài phải để hết cả tâm trí vào bài vở và chỉ thấy có quyển sách thôi, nếu có ai thổi kèn bên tai các con, các con cũng không nghe. Nếu có những màu sắc sáng chói, lộng lẫy chiếu trước mắt, các con cũng không thấy. Các con nếu cứ thế mà chuyên tâm nhất ý, thì không việc gì mà không đạt được, huống chi nói về việc học thuộc bài?
Bọn học trò nghe qua hiểu rõ, và ghi khắc lời dạy vào lòng. Sau khi trở về, chúng y theo lời dạy của Ngài, quả nhiên trí tuệ khai sáng. Từ học sinh bình thường, chúng trở thành xuất sắc, thông minh. Cha mẹ và Thầy Cô giáo của các em đều không khỏi kinh ngạc. Chuyện truyền ra xa, học sinh từ khắp nơi không ngừng tìm đến Ngài xin Quy y và cầu Ngài dạy dỗ.(Nguồn: Tiểu sử HT Tuyên Hóa - Mục 17)

+ Đọc Kinh Chú phát triển trí tuệ:
Tụng kinh được lợi ích gì ? "Tụng kinh không được lợi ích gì cả, chỉ mất thời gian, tốn sức thôi. Tụng bộ kinh này từ đầu cho đến cuối tốn khí lực, thời gian, tinh thần. Sao lại cho là có ích lợi ?"
Này chư vị cư sĩ ! Đừng để tâm vô minh che lấp. Chư vị đừng tìm cầu lợi ích. Càng tìm cầu thì càng không chân thật. Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng (nếu còn có tướng thì đều là hư giả cả). Nếu có hình có tướng mà chư vị có thể thấy được thì không phải là lợi ích chân thật. Tại sao lại không thấy được ích lợi ? Chư vị tụng kinh một lần thì tự tánh được rửa sạch một lần. Như khi chư vị tụng kinh Kim Cang, tụng qua một lần thì hiểu rõ ý nghĩa của kinh đôi chút. Tụng hai lần thì hiểu thêm nữa. Tụng ba lần thì lại càng hiểu rõ thêm. Tụng kinh khiến trí huệ tự tánh càng gia tăng. Nhưng khi trí huệ gia tăng thì chư vị không thể thấy, chỉ tự cảm giác thôi. Thế nên, lợi ích của sự tụng kinh không thể nói hết được.
Thế nên, tụng kinh tức là hộ giúp cho tự tánh mình. Hộ giúp việc gì ? Tức là hộ giúp khai mở trí huệ. Tụng kinh Kim Cang thì trí huệ được khai mở. Tụng tâm kinh cũng khai được trí huệ. Thế nên, chư vị bảo tụng kinh không có lợi ích nhưng kỳ thật sự lợi ích này rất lớn. Chư vị không thể thấy được lợi ích thì mới chân thật là lợi ích. Nếu chư vị thấy được lợi ích thì đó chỉ thấy ngoài da thôi. Đó là ý nghĩa của sự tụng kinh. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Người sanh Lòng Nghi/ Nghi ngờ Thần Chú Đại Bi có Linh nghiệm hay không?

Kinh Văn nghĩa:... "Chỉ trừ một việc, nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ, huống hồ tội nặng? Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân xa của Bồ-đề."
Lược Giảng_HT Tuyên Hóa:
Tuy nhiên, "chỉ trừ một việc." Câu này vô cùng quan trọng; vậy thì ngoại trừ trường hợp nào? Ðó là trường hợp "nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi."
Nếu quý vị cứ phân vân: "Không biết Chú này có linh nghiệm như thế thật không nhỉ? Có thật là có sự mầu nhiệm đến thế không? Tuy nói rằng trì tụng Chú này thì được cảm ứng, nhưng đó chỉ toàn là nghe người ta kể lại chứ mình vẫn chưa được chứng kiến tận mắt; chẳng biết có đúng là như vậy hay không?"; tức là quý vị không có lòng tin đối với Thần Chú. Mà hễ quý vị không tin thì thế nào? Thì sẽ hoàn toàn không linh nghiệm! Vì sao ư? Bởi vì quý vị không đặt trọn lòng tin nơi Thần Chú!
Thí dụ, khi quý vị nhờ bạn bè làm giùm một việc gì đó, thì quý vị cần phải thật tâm tín nhiệm họ; bằng không, họ sẽ chẳng muốn giúp quý vị! Tương tự như thế, quý vị cần phải tuyệt đối tin tưởng vào Thần Chú này; bằng không, "thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ."
"Ðối với Thần Chú còn sanh lòng nghi" cũng có nghĩa là không "y giáo phụng hành," không làm đúng theo các đạo lý bao hàm trong Thần Chú. Thí dụ Quán Thế Âm Bồ-tát căn dặn là hành giả mỗi ngày phải tụng Chú Ðại Bi đủ năm biến, thì quý vị không tụng năm biến mà lại tụng bốn biến, còn nói rằng: "Bớt đi một biến thì đâu có gì quan trọng?! Tụng nhiều hay ít thì cũng vậy thôi; miễn có tụng là được rồi!" Thế là, hôm nay lười biếng nên chỉ tụng một biến rồi nghỉ; hôm sau siêng năng hơn nên tụng luôn một lúc đến một trăm biến để bù lại! Như vậy thì có khác gì hôm nay ăn một lúc hết hai mươi chén cơm, rồi sang ngày mai thì không ăn gì cả? Không ăn gì cả thì đói chịu không nổi; còn ăn luôn hai chục chén cơm thì bụng no anh ách cũng chẳng dễ chịu tí nào! Việc tụng Chú Ðại Bi tuy về hình tướng thì không hoàn toàn giống như việc ăn cơm, song tính cách thì cũng tương tự. Trong kinh đã dặn mỗi ngày tụng năm biến thì chúng ta phải mỗi ngày chăm chỉ tụng đủ năm biến; nhất định phải đều đặn như thế, chứ đừng tụng sáu biến, mà cũng chớ nên tụng bốn biến!
Có người phân trần: "Tôi vốn kém trí nhớ, nên cứ lẫn lộn, không biết là mình đã tụng đủ năm biến hay chỉ mới tụng bốn biến!" Nói như thế tức là quý vị hoàn toàn chẳng có tụng niệm gì cả! Bởi quý vị không thể nhớ được kia mà! Tụng được bao nhiêu biến mà chính mình cũng không nhớ rõ, thì một biến cũng chẳng thành lập! Do đó, quý vị cần phải ghi nhớ cho rõ ràng rành mạch.
Lại có người thắc mắc: "Tôi vừa bắt đầu niệm Chú thì đầu óc cứ mơ mơ màng màng; như thế có kể là có tụng không?" Như thế thì không kể; đó là ngủ gà ngủ gật chứ không phải là tụng Chú!
Có người thì kể lể: "Mỗi lần tôi tu Pháp là hai mắt cứ ríu lại, mở không ra!" Như thế cũng không tính, bởi quý vị chỉ tu niệm một cách hồ đồ, điên đảo, thiếu sáng suốt. Quý vị cần phải y theo giáo pháp mà tu tập trong sự tỉnh táo, minh mẫn mới được!
Cũng có người tự biện hộ rằng: "Tôi chỉ phạm một vài sai sót nho nhỏ thôi thì chắc cũng không sao; vị Thần của Chú không thể nào biết được! Hiện tại tôi chưa tụng Chú, thì vị Chú Thần chưa đến, vậy tôi có uống chút xíu rượu cũng chẳng hề gì!" Suy nghĩ như thế tức là quý vị "còn sanh lòng nghi," không có tín tâm đối với Chú. Phải như thế nào mới gọi là thật sự có tín tâm đối với Chú? Phải thành khẩn, không mảy may gợn chút hoài nghi, và phải theo đúng khuôn phép, nền nếp mà tu hành!
"Huống hồ tội nặng?" Tội nhỏ nghiệp nhẹ mà còn không tiêu trừ được, thì tội lớn nghiệp nặng lại càng khó thể tiêu trừ hơn nữa!
"Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân Bồ-đề về lâu xa." Mặc dù quý vị tụng Chú với lòng nghi thì tội nặng không thể được tiêu trừ ngay, song quý vị vẫn có thể gieo được cái nhân Bồ-đề cho chính mình về sau. Hạt giống Bồ-đề này, đến một đại kiếp nào đó trong tương lai sẽ nẩy mầm Bồ-đề và sẽ lớn mạnh, kết thành quả Bồ-đề. Cho nên, một khi đã trồng cái nhân rồi, thì sớm muộn gì nó cũng đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái.(Nguồn: Giảng giải Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ “Là tâm Vô Thượng Bồ Đề”: Quý vị phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, thì đó chính là Chú Đại Bi; nếu quý vị không có Đạo tâm Vô Thượng Bồ Đề, thì không phải là niệm Chú Đại Bi vậy.

+ 10- Tâm vô thượng bồ đề: tâm lúc nào cũng hướng thượng, hướng ti s giác ng cao nhất.  Đó là tâm lúc nào mình cũng muốn ngi thin tnh lặng, lúc nào cũng muốn khai m. Mười tâm đó quyện li với nhau thành định nghĩa của ch Ma ha ca lô ni ca da.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng 10 Đại Bi Tâm)

+ Sai Khiến Tất Cả Quỷ Thần - Hàng Phục Thiên Ma - Chế Phục Ngoại Đạo

- Kinh Văn Nghĩa: “Bấy giờ, Ta dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay hộ trì, làm cho người ấy từ đó về sau có thể thọ trì tất cả sách vở thế gian, thông đạt tất cả điển tịch Phệ-đà cùng pháp thuật của ngoại đạo. Người nào tụng trì Thần Chú này thì có thể trị được tám vạn bốn ngàn thứ bệnh ở thế gian, chẳng bệnh nào không khỏi; lại cũng có thể sai khiến được tất cả quỷ thần, hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo.”
Lược giảng:
“Bấy giờ, Ta dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay hộ trì.” Quán Thế Âm Bồ-tát nói tiếp: “Lúc ấy, Ta sẽ dùng một ngàn con mắt để dõi theo và duỗi một ngàn cánh tay ra để che chở, hộ trì người tụng Chú Đại Bi đó. Chẳng những thế, Ta còn làm cho người ấy từ đó về sau có thể thọ trì tất cả sách vở thế gian, thông đạt tất cả điển tịch Phệ-đà —kinh điển của ngoại đạo—cùng pháp thuật của ngoại đạo. Người nào tụng trì Thần Chú này thì có thể trị được tám vạn bốn ngàn thứ bệnh ở thế gian, chẳng bệnh nào không khỏi.”
Thế gian này có tới tám vạn bốn ngàn thứ bệnh mà Chú Đại Bi đều có thể trị lành được tất cả. Bất luận là bị cancer hoặc mắc phải bệnh gì đi nữa, nếu quý vị thành tâm thiết tha tụng niệm Chú Đại Bi thì đều được khỏi bệnh. Những bệnh nan y, bất cứ thuốc men gì cũng không chữa trị được, thì Chú Đại Bi đều có thể trị lành được; vì thế mà nói là “vô bất si giả” (chẳng bệnh nào không khỏi.)
Trong câu “vô bất si giả,” chữ “si” hàm ý lành bệnh, khỏi bệnh. Theo Hán tự, chữ “si” này nếu có thêm chữ “bệnh” đứng bên cạnh thì thành ra chữ “sái,” có nghĩa là lành bệnh, hết bệnh. Như vậy, câu trên sẽ là “vô bất sái giả,” và ngụ ý là chẳng có bệnh nào mà không thuyên giảm, chẳng có bệnh nào mà không trị lành cả!
Ngoài ra, người trì tụng Chú Đại Bi “lại cũng có thể sai khiến được tất cả quỷ thần.” “Sai khiến được tất cả quỷ thần” là thế nào? Tức là người ấy bảo làm việc gì thì các quỷ thần liền răm rắp làm việc đó, bảo đi đâu thì lập tức đi đấy. Chẳng những thế, người ấy còn có thể “hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo” nữa.
- Kinh Văn Nghĩa: “Nếu ở chốn sơn dã tụng Kinh tọa Thiền mà có các sơn tinh, tạp mị, vọng lượng, quỷ thần, hoành hành não loạn làm cho tâm không được an định, tụng Chú này một biến thì các quỷ thần đó đều bị trói lại hết.”
Lược giảng:
“Nếu ở chốn sơn dã tụng Kinh tọa Thiền mà có các sơn tinh, tạp mị, vọng lượng, quỷ thần, hoành hành não loạn làm cho tâm không được an định...”. Giả sử quý vị sống ở chốn núi non vắng vẻ, không người lai vãng, mà tụng Kinh hay ngồi Thiền, thì thường có các quỷ thần như sơn yêu thủy quái, ly mị vọng lượng đến quấy nhiễu, tác oai tác quái, khiến cho quý vị bị loạn tâm. Bấy giờ, nghĩ đến việc tụng Kinh thì quý vị cảm thấy rất phiền muộn, chán chường: “Tụng Kinh để làm gì kia chứ?”; hoặc muốn ngồi Thiền nhưng vừa ngồi xuống thì vọng tưởng lại mon men dấy lên: “Ngồi thế này thật không thoải mái chút nào. Hết đau chân thì lại mỏi lưng mỏi cổ, ê ẩm cả người. Ui chao, thôi đứng dậy quách cho rồi!”
Vì sao lại như thế? Đó là vì quý vị bị chúng ma tới quấy nhiễu, chọc phá, làm cho quý vị thấy trong lòng bứt rứt xốn xang, không thể nào ngồi yên được. Chúng lại tỉ tê dụ dỗ: “Ngồi Thiền để làm gì? Thôi, đừng tu hành nữa, theo bọn tôi đi chơi đi, ngoài kia có nhiều trò vui chơi náo nhiệt lắm! Bạn ở đây thì phải nào là tụng Kinh, nào là ngồi Thiền, lại còn phải tuân theo đủ các thứ quy củ luật lệ rắc rối nữa, chẳng thú vị gì cả! Hãy mau mau nhập bọn làm quyến thuộc với chúng tôi đi! Xem kìa, thế giới của chúng ta thật là nhộn nhịp v.v...”
Ma Vương còn có thể xui khiến quý vị sanh khởi những vọng tưởng như: “Nam nữ hành dâm là không thành vấn đề.” Chúng ma là những kẻ phá hoại, chúng đến cốt để phá hoại Định tâm, phá hoại Giới tâm và phá hoại Huệ tâm của quý vị, làm cho Giới Định Huệ của quý vị đều tiêu tan.
Muốn tu hành theo Bồ-tát Đạo thì quý vị cần phải có mười thứ tâm; thế nhưng hễ bị Ma Vương quấy phá thì mười thứ tâm ấy liền bị lung lay, không thể an trụ vững vàng được nữa! Bấy giờ, tâm quý vị vốn “trụ” ở đức Tín song nay thì tín tâm không còn nữa; mà không có tín tâm thì sẽ sanh lòng “bất tín.”
Quý vị muốn giữ tâm trì niệm, nhớ nghĩ—muốn chuyên chú tụng Kinh, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng—thì Ma Vương lại xui khiến quý vị trở nên ngần ngừ do dự: “Thôi, đi ngủ một giấc cho khỏe!” Và như thế là cái lòng niệm tưởng của quý vị cũng tiêu tan.
“Niệm tâm” không có thì lòng tinh tấn cũng chẳng còn, quý vị không còn hăng hái tu học nữa: “Có chắc là tu hành thì sẽ thành Phật được hay không? Biết đâu đó chỉ là chuyện hoang đường, không đáng tin?” Và thế là cái tâm tinh tấn này cũng chẳng “trụ” được nữa.
Tâm Tinh Tấn không “trụ” thì không có tâm trí huệ—Huệ Tâm cũng chẳng “trụ” được.
Huệ Tâm không “trụ” thì không có Định Tâm—Định Tâm cũng chẳng “trụ” được.
Định không “trụ” thì không có Tâm Bất Thối—“bất thối tâm” liền biến thành “thối tâm.” Hễ sanh tâm thối chuyển thì sẽ không còn lòng hộ trì Phật Pháp; bấy giờ quý vị sẽ khởi những vọng tưởng như: “Mình cần gì phải cúng dường Tam Bảo? Để Tam Bảo cúng dường cho mình chẳng tốt hơn ư?” Như có những cư sĩ đòi hỏi Tam Bảo phải hộ pháp cho họ, đó cũng là điển hình của trường hợp tâm Hộ Pháp không “trụ” vậy.
Tâm Hộ Pháp không “trụ” thì tâm hồi hướng cũng không “trụ”—không có tâm hồi hướng.
Tâm Hồi Hướng không có thì Giới Tâm cũng chẳng “trụ,” quý vị cũng chẳng còn chú ý thọ trì Giới Luật nữa.
Và cuối cùng là Nguyện Tâm cũng chẳng “trụ” nữa; thế thì còn phát nguyện gì nữa? Bấy giờ quý vị sẽ nghĩ ngợi lẩn thẩn: “Tôi không phát nguyện, không hứa hẹn điều gì cả. Tôi muốn thế nào thì cứ thế ấy, tự do biết bao! Tội gì lập nguyện rồi chính mình lại bị ràng buộc bởi lời nguyện đó? Như thế thì gò bó quá, mất tự do nhiều quá!” Thế là Nguyện Tâm cũng chẳng “trụ” nữa.
Như vậy, mười “trụ tâm” biến thành mười “bất trụ tâm.” Vì sao quý vị lại có mười “bất trụ tâm” ư? Đó là do sự phá hoại của Ma Vương! Ma Vương chui luồn len lỏi vào mọi ngỏ ngách trong tâm quý vị, khiến tư tưởng của quý vị có sự biến chuyển.
“Tụng Chú này một biến thì các quỷ thần đó đều bị trói lại hết.” Nếu quý vị gặp phải tình trạng như trên, trong lòng cảm thấy phiền não, bứt rứt rối loạn, đó là bởi Ma Vương muốn phá hoại quý vị; bấy giờ, quý vị hãy tụng Chú Đại Bi một biến, tức thì các quỷ thần và Ma Vương sẽ bị tóm bắt và trói gô lại.(Nguồn: Giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ Sở Trường của mỗi người: Nhân gian có câu: Ai có sở trường nấy

+ Sở Trường của Kim Cang Hộ Pháp

.... Lại thuyết kệ sắc lệnh rằng: ... Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ-tát nói một bài kệ, ra lệnh cho tất cả các Thiện Thần đều phải che chở, ủng hộ người thọ trì Chú Đại Bi.
“Ta sai Mật Tích Kim Cang Sĩ,/ Ô Sô, Quân Trà, Ương Câu Thi.” Đây là tên của các vị Kim Cang Hộ Pháp. Mỗi vị Kim Cang đều có thần lực riêng của mình. Có câu “ai có sở trường nấy”—chư vị Hộ Pháp cũng vậy, vị nào cũng có sở trường hoặc đặc điểm của vị ấy.
Thí dụ, có vị Hộ Pháp thì phát nguyện rằng: “Nếu có người nào tụng Chú Đại Bi được một trăm lẻ tám (108) biến, thì tôi sẽ thường xuyên túc trực để ủng hộ người đó; cho dù phải hy sinh tánh mạng, tôi cũng quyết bảo vệ người trì Chú ấy cho bằng được!”
Trong khi đó, có vị lại nguyện rằng: “Nếu có người nào tụng được dù chỉ một chữ hoặc một câu của Chú Đại Bi, thì tôi sẽ vĩnh viễn ủng hộ và bảo vệ người đó!”
Cũng có vị Hộ Pháp nguyện rằng: “Nếu có người nào, đừng nói là tụng Chú Đại Bi, cho dù chỉ nghe được danh hiệu ‘Chú Đại Bi’ thôi, thì tôi nguyện sẽ bảo vệ và khiến cho mọi điều mong cầu của người đó đều được thành tựu, muốn gì được nấy.”
Tuy rằng mỗi vị Kim Cang Hộ Pháp đều lập một lời thệ nguyện khác nhau, nhưng tựu trung, tất cả đều cùng chung một mục đích—đó là gì? Đó là ủng hộ người trì Chú Đại Bi, ủng hộ người nghe Chú Đại Bi, ủng hộ người có tín tâm chân chánh đối với Chú Đại Bi.
Trong Kinh có nói rằng, nếu chúng ta “còn sanh chút lòng nghi, ắt không được kết quả toại nguyện”; cho nên, nếu quý vị không có tín tâm đối với Chú Đại Bi, thì quý vị sẽ không thể có được sự thành tựu.(Trích giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ Thần Chú - Matram Của Hắc Đạo - Hắc Thuật: Tà Chú/ Tà Yếm/ Tà Thuật/ Yếm Mị/ Ếm Thư Hại Người

KINH VĂN - Nghĩa:

“Chúng sanh ác trược khởi lòng ác,
Trù ếm thư chú kết oán thù,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Trù ếm trở về người trù yếm.”

LƯỢC GIẢNG:

“Chúng sanh ác trược, lòng bất thiện.” Có nhiều chúng sanh, quý vị bảo họ sanh thiện tâm thì họ không chịu nghe theo, nhưng bảo họ hãy thường xuyên sanh lòng bất thiện, tâm đố kỵ, tâm chướng ngại, thì họ lại nảy sanh những thứ tâm ấy rất dễ dàng.
“Trù ếm thư chú kết oán thù.” “Yếm mị chú thư” tức là tà chú, tà thuật thư ếm hại người. Có phái ngoại đạo dường như có một loại chú thư. Trong Mật Tông chẳng hạn, có một loại chú mà kẻ nào niệm được bài chú này, tu luyện được thứ phép thuật này, thì nội trong bảy ngày, kẻ ấy bảo quý vị chết thì quý vị sẽ chết, bảo quý vị sống thì quý vị được sống. Cho nên, Mật Tông xem ra cũng rất lợi hại! Quý vị nào có bạn bè theo Mật Tông thì cần phải cẩn thận một chút! Nếu quý ý đắc tội với họ, thì coi chừng họ sẽ niệm chú cho quý vị chết! Thế nhưng, đây chính là một thứ tánh nết của A tu la, không có tâm từ bi. Như vậy tức là “yếm mị.”
Họ làm một “tiểu nhân” tức là một hình nhân nho nhỏ, trên đó có ghi rõ “sanh thần bát tự” [năm tháng ngày giờ sinh viết theo can chi] của quý vị; rồi hôm nay thì lấy kim chọc vào mắt hình nhân cho mù, ngày mai dùng kim đâm vào tai hình nhân cho điếc, ngày mốt lấy kim châm vào cổ họng hình nhân—và bấy giờ quý vị sẽ bị đứt hơi mà chết! Đây là phép thuật của bàng môn tả đạo.
Tuy nhiên, quý vị chớ nên sợ hãi, chỉ cần quý vị có thể niệm Chú Đại Bi, thì họ có dùng phép thuật gì cũng đều không công hiệu cả.
“Kết oán thù.” “Kết” tức là cột vào với nhau; “oán thù” tức là thù hận vô cùng sâu nặng.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết xưng tụng Thần chú Đại Bi, thì “trù ếm trở về nơi bổn nhân.” Họ muốn ám hại người khác, nhưng các phép thuật độc ác đó lại trở về nơi thân họ, khiến họ tự thọ quả báo! (Nguồn: Giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ Não Bộ Con Người:

Thưa các bác, người đứng hàng đầu, lãnh đạo về chuyện nghiên cứu về não là ông Daniel Amen. Nghĩa là sức khỏe tinh thần chính là sức khỏe của cái não. Nhiều khi, có những bịnh mà mình tưởng là bịnh về tâm lý, tâm thần nhưng thật sự ra không phải.
Ông Amen kể một ví dụ rất hay. Ông nói có một cô nọ đi nghỉ hè với gia đình. Không ngờ rằng khi tới một chỗ nọ thì thấy một đàn nai rất đẹp, dễ thương vô cùng. Họ mừng rỡ vì đâu có ngờ gặp được một đàn nai như vậy. Không ngờ, 10 ngày sau khi gặp đàn nai, cô về thì bắt đầu bị huyễn tưởng, bắt đầu nghe những âm thanh lung tung trong đầu. Người ta tưởng là cô bị bịnh tâm thần, cho nên họ đem cô tới các BS về tâm lý, tâm thần và cho cô uống thuốc để giảm hallucinations.
Cho tới khi ông Amen rà cái não của cô mới biết là không phải do bịnh tâm thần mà vì não của cô bị infection do một loại giống như rận của nai (lyme disease). Con rận này ảnh hưởng rất mạnh vô não, chỉ là một bộ phận nhỏ thôi, mà làm cho cô sinh ra huyễn tưởng, sinh ra đủ thứ chuyện và cô bị bịnh. Khi biết như vậy rồi thì ông chỉ cần cho thuốc trụ sinh (antibiotic) thôi thì cô trở lại bình thường.
Do đó, sức khỏe của não cũng là sức khỏe tinh thần. Thầy nghiên cứu, đọc sách của ông cũng như là coi trên youtube, ông liệt kê những chuyện làm cho não bị tổn hại.
Đây là câu trả lời của thầy cho bác đã đặt câu hỏi.
1- Bịnh phì nộn, béo quá, to quá là một trong những nguyên nhân chính làm cho não tệ hại đi (obesity).
2- Bịnh sleep apnea là bịnh ngủ ban đêm, nửa chừng rồi mình ngừng thở.
3- Bịnh áp huyết cao (hypertension). Có nhiều người blood pressure không cao mấy, chỉ cao chút xíu thôi, nhưng trong một thời gian dài, cũng ảnh hưởng tới não.
4- Bịnh tiểu đường.
5- Pre-diabetic là trước khi bị bịnh tiểu đường là đường đã chạy tầm bậy trong người mình rồi và nó cũng ảnh hưởng tới cái não vô cùng. Có những thứ thuốc không tốt, có chất benzol vô trong người, trong đầu của mình.
6- Khi các bác ăn nhiều process food, tức là đồ ăn đóng hộp. Đồ ăn đóng trong hộp, trong thùng, đã trãi qua nhiều quá trình làm cho các thứ thực phẩm này mất đi chất bổ, mất đi sức sống.
7- Pesticides: thuốc chống sâu, bọ. Những thứ thuốc này rất nguy hiểm. Nhiều khi các bác không rửa rau cho đàng hoàng, các chất thuốc đó còn trong rau rồi mình ăn vào, rồi từ từ nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới não, thần kinh.
8- Sugar: đường. Đường này chính là những thứ đường high fructose syrup. Nếu các bác mua cái gì mà có để chữ sugar là không nên, các bác càng ăn nhiều thì cái não càng chạy tầm bậy. Cái mà mình có thể ăn là ăn honey (mật) hoặc ăn những thứ lấy từ cây xương rồng ra, nhưng những thứ này cũng tạm được thôi. Mình nên tránh ăn những thứ đường hóa học.
9- Những thứ gọi là artificial colors, tức là những thứ làm thêm màu. Bác thấy hộp nào mà có để artificial colors, tức là màu nhân tạo thì các bác đừng ăn. Những cái sweetener, nhiều khi các bác đi uống cà phê, thấy họ cho những cái bao nho nhỏ, trong đó có bao cà phê và có những bao cho nó ngọt, là nhân tạo, những cái đó cũng không nên vì nó sẽ làm hư đi những tế bào trong não. Tế bào não không chịu đựng nổi những thứ đó.
10- Unbalanced hormone level là khi những hormones của mình không cân bằng. Hoặc là khi bác có những bịnh gọi là stress kinh niên, tức là những bức xúc kinh niên. Thí dụ như ngày nào bác cũng đi vào trong office, mà ngày nào bác đi vô chỗ đó cũng thấy khó chịu, khó chịu, khó chịu, tại vì bác ghét người đó mà ngày nào bác cũng phải gặp mặt cả. Thì đó cũng làm cho não của mình hư.
11- Điều cuối cùng, điều đáng ngạc nhiên vô cùng là negative thinking, tức là những tư tưởng tiêu cực. Tư tưởng tiêu cực cũng làm cho (blood flow) sự tuần hoàn của máu trong não cũng giảm bớt đi.
Có lẽ cái cuối cùng cả là điều làm cho thầy ngạc nhiên vô cùng khi mà thầy đọc bài viết của ông này là ông nói rằng: ngay như những lúc mà mình bỏ thời gian ra với những người nào không khỏe (unhealthy), lúc nào cũng có những tư tưởng negative cả, thí dụ như bác bắt phone lên nói chuyện với một người mà người đó complain từ đầu tới cuối, bác nghĩ là mình nghe complaint để cho họ giảm bớt phiền não, không, té ra cái não của mình cũng bị giảm bớt hiệu năng và não của mình cũng ở trong trạng thái rất tệ hại, hại cho cái não mình.
Đó là vì sao bác không nên gắn liền với TV, với phim truyện violence, giết chóc, làm những chuyện phi nhân, phi nghĩa thì cái não của mình nó chịu không nổi, rồi từ từ trở thành chronic, tức là kinh niên như vậy. Cái não của mình càng ngày càng bết bát đi. Đó là những cái mà bình thường mình không thể ngờ được.
Đó cũng là cái làm cho thầy ngạc nhiên vô cùng. Té ra là giao du với những người chuyên nói thị phi hay là chuyện dữ dằn, hay là negative, tiêu cực quá, mà mình gọi là không có healthy habits, không có thói quen tốt về nói năng hay là sự suy nghĩ thì té ra mình cũng bị ảnh hưởng luôn.
Sau này sẽ biết thì ra đó là vì miror neuron trong người mình, thường thường là mình phản chiếu lại tất cả những chuyện gì người ta nói, những cảm xúc gì mà người ta đem lại, vô trong đầu mình. Do đó, mình tránh nói chuyện tiêu cực và tránh nghe những chuyện tiêu cực, chuyện xấu xa.
Cho nên, cái não kinh khủng lắm, khi sức khỏe của cái não bị decline (xuống dốc) thì cả người của mình bị xuống dốc theo. Cho nên mình phải có những hoạt động khác.
Hôm nay, vì không đủ giờ, mình chỉ nói chừng đó thôi và kết luận là chúng ta nên làm sao ăn no ngủ kỹ và mình nên làm sao tránh chơi (hang out) với những người lúc nào cũng nói chuyện tiêu cực, tiêu cực, lúc nào cũng nói xấu, nói xấu, lúc nào cũng làm cho những thứ trong đầu mình nó mệt đi.
Đó có lẽ là một kết luận quan trọng nhất, không phải từ thầy nói ra mà từ ông Amen là một người nghiên cứu rất giỏi về não, đã khuyên mình mà chính thầy cũng ngạc nhiên, thì ra là những điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe của cái não.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

- Cách duy trì sức khỏe não: Có những chuyện làm cho não của mình tốt:
1- Great nutrition, những món ăn rất tốt mà thầy sẽ đi vô chi tiết, cho biết các món ăn nào giúp cho não mình tốt.
2- Exersise, mình phải tập thể thao, những môn thí dụ như Càn Khôn Thập Linh, Càn Khôn Sống Vui Khỏe là những môn rất hay. Yoga có những động tác phối hợp với não, làm cho não thấy những động tác đó, nó học và đem máu vào não nhiều hơn. Những động tác đó, bản thân của nó làm cho não của mình phải suy nghĩ và tốt hơn. Cho nên, tất cả các môn thể thao, môn võ đều rất tốt, từ yoga cho tới các môn võ đều rất tốt.
3- Meditation: ngồi tĩnh lặng, đừng động đậy gì hết và để cho tâm của mình chú ý. Việc chú ý vào một chỗ là một cách làm cho não của mình được lành trị một cách rất tốt.
4- Mình nên có quan hệ tình cảm tốt với những người xung quanh. Quan hệ gọi là quan hệ tình thương (loving relationships) thí dụ như với cha mẹ mình, với vợ chồng, với con cái, với bạn bè, thầy trò…Những quan hệ tình cảm đó mà mình biểu hiện được, nhất là mình phải biết làm một động tác gọi là khen, appreciate, mình tán thán, cảm kích, bày tỏ lòng biết ơn, tri ân tới tất cả những người xung quanh. Khi mà mình bày tỏ tình thương của mình, thì tự nhiên, não của mình tiết ra những hormones, trong trạnh thái lành trị rất nhiều bịnh trong đầu và trong tinh thần của mình nữa.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Tu Hóa Thân Và Hiển Thị Pháp Thân của Bồ Tát Quan Âm:

- Tu Hóa Thân: ... Như vậy, nếu chúng ta muốn “Làm sao trở thành đức Quán Thế Âm”, trong Chân Ngôn tông cũng như trong kinh Hoa Nghiêm, mình có những bước đi, từ Thập Tín lên Thập Trụ lên Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, và Diệu Giác. Thập Tín là gì? Có nghĩa là mình tin sâu, tin tuyệt đối vào. Vào ai? Vào chân tâm bất nhị của mình. Nhưng nói như thế thì quá mù mờ, mình không biết chân tâm nằm ở đâu. Thí dụ, trong pháp môn Tịnh độ, mình tin đức Phật A Di Đà, mình tin Ngài thì tự nhiên Ngài mới có thể cứu độ mình được. Cũng vậy, thay vì mình nói mình tin vào chân tâm bất nhị, thì mình có thể nói là mình tin vào lòng đại từ, đại bi của đức Quán Thế Âm Bồ tát. Sự tin tưởng sâu sắc vào sự đại từ, đại bi đó, thì mình sẽ trở thành lòng đại từ, đại bi.(Nguồn_Thầy Hằng Trường giảng: Tu Hóa thân Bồ tát Quan Thế Âm)

- Hiển Thị Pháp Thân: Thầy nói tiếp con đường song song với Tu Tập Hóa Thân, gọi là con đường tu tập để Hiển Thị Pháp Thân.  Con đường này bắt đầu đương nhiên bằng Pháp thân cho nên mình phải tụng chú Đại Bi. ... Chú Đại Bi tức là Pháp thân ở trong dạng gọi là Đại Từ Đại Bi.  Bác trì 1 biến chú Đại Bi, xong rồi quán chủng tử tự HRIH, nếu không quán cũng không can gì, để bác bắt đầu với lòng Đại Bi, lòng Từ Bi. Sau đó, phải đi qua quá trình để đủ sức hiển hiện Pháp thân nên bác phải ngồi thư giãn. Thư giãn từ trên đỉnh đầu xuống hết toàn thân. Rồi bắt đầu để cho hơi thở vi tế hơn, thở thật chậm, thật nhẹ; thở làm sao mà càng lúc mình càng thấy bất động, tĩnh lặng hơn.

Khi thở tĩnh lặng rồi thì bắt đầu quán từ trên đỉnh đầu có một sợi chỉ gọi là sợi dây dọi, nối từ đỉnh đầu xuống tới rún.  Bác thở từ trên đỉnh đầu xuống (theo dây dọi), vì đây là sự khai mở của chân tâm. Hít vào đỉnh đầu xuống tới rún trong một hơi. Khi thở ra, cứ giữ sự chú ý nơi lỗ rún là được.  Rồi lại hít vào từ trên đi xuống, chớ không chạy vòng.  Thở nhiều lần như vậy.  Sợi dây dọi hay sợi chỉ đó thật sự ra chỉ là phương tiện thôi. Sau này, từ từ nó lớn hơn, trở thành giống như cây bút chì, rồi cây viết, cuối cùng nó thành như cột trụ, gọi là quang trụ hay trụ quang minh.... Khi bác thấy nó càng lúc càng sáng, càng tĩnh lặng thì bác bắt đầu đặt 5 chủng tử rất quan trọng vào. Những chủng tử này có ý nghĩa gì?  Là mình đem chân tâm của mình đi vào trong ngũ ấm. Từ trong ngũ ấm, mình tỏa chiếu nó ra để bao nhiêu sự chấp trước của mình mới tan biến được. Đầu tiên, bác để chủng tự DHA ở trên đỉnh đầu của mình và tốt nhất trong thời gian mới tập, từ 1 tháng – 3 hay 6 tháng, bác nên đọc 5 biến 1 lần – 1 lần.  Tức là đọc câu chú như thế này: Chi tiết xem tại Thầy Hằng Trường Giảng Tu Hóa Thân Quan Âm

+ Truyền Thừa:

Mình đã nói về tay buông đi và tay xoa dịu rồi nhưng có bác cứ thắc mắc hỏi thầy là: ‘Thưa Thầy, xin Thầy tóm tắt chút xíu về Bảo Bát liên hệ với Bảo Bình như thế nào. Con cứ áy náy, không biết làm sao tu Bảo Bình bởi vì Thầy chưa có dạy mà, bây giờ làm sao, tu như thế nào?’

– Thì xin bác từ từ, để thầy tìm cách thầy dạy Bảo Bình cho các bác. Nhưng mà trước hết, điều mà thầy xin các bác nên chú ý là như thế này.

Phương pháp của mình tu là phương pháp sử dụng tha lực của chư Phật, chư Bồ TátTu với hải hội của Hoa Nghiêm, hải hội Quan Âm Bồ Tát, tức là không phải tu một mình mà mình có vô số những vị bồ tát khác cùng tu. Cho nên nhiều khi có cảm giác lẻ loi, buồn, chỉ có một mình mình thì bác phải ngồi nhắm mắt lại, hình dung có vô số chư Phật, chư Bồ Tát chung quanh mình chứ không phải một mình mình. Nhiều khi chính thầy, thầy cũng quán sát như vậy để ra khỏi cảm nhận lẻ loi, bị bỏ rơi, không ai hiểu mình, không ai thích mình, không ai chơi với mình cả. Sự quán tưởng đó rất quan trọng.

Nhưng nếu mình chỉ tưởng tượng thôi thì đâu có hay các bác. Chư Bồ Tát, khi các ngài thành đạo rồi, các ngài mới có thần lực hay định lực. Các ngài gói ghém thần lực hay định lực, sự giác tri (awareness) của các ngài vào trong hình ảnh của chủng tử tự, đó gọi là Pháp Mạn Đà La (chủng tử tự). Các ngài gói ghém sức mạnh thần thông của các ngài vào trong một vật bảo bối thì gọi là Yết Ma Mạn Đà La hay là Nghiệp Mạn Đà La.  Đó là hai cái mà bây giờ mình đang tu.

Mình tu cái gì? Pháp Mạn Đà La là chủng tử tự và Yết Ma Mạn Đà La tức là cái bảo bối.  Những cái đó đã gói ghém thần lực của chư Phật, chư Bồ Tát. Tại sao khi các bác có bảo bối thì đem cho thầy xông hương rồi thầy niệm câu chú vào trong đó để làm chi vậy? – để cho nó trở thành cái bảo bối của bác nhưng mà nó được truyền thừa từ chư Phật, từ đức Quan Thế Âm Bồ Tát xuống. Cho nên vấn đề rất quan trọngmình phải được xông hương và phải được truyền thừa.

Như vậy, nếu không được truyền thừa mà tự đọc sách, tự tu thì rất là lâu, ví như sản xuất cái chén, nếu không có truyền thừa thì phải rất lâu mới làm thành, còn được truyền thừa thì mất thời gian ngắn sẽ nắm được mọi bí quyết bí mật và tránh được nguy hại => Lý do cần phải được truyền thừa. (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

+ Tu Tay Ấn Pháp Lục Tý: Bảo Bát và Bảo Bình

Thầy trở lại với vấn đề của Bảo Bát.  Bảo Bát rất hay là bởi vì nó hút vào đó, thu vào đó, nhiếp (chữ dùng đúng là chữ nhiếp) thu vào đó tất cả những cái mà mình gọi là tập khí. Tập khí là gì? – Thói quen.  Tại sao mình gọi là thói quen? – Là bởi vì mình làm đi làm lại hoài và bây giờ mình không còn chú ý tới nữa, nó automatic tới với mình.  Nhưng mà vì automatic nên có nhiều chuyện nằm ở phía dưới sự suy nghĩ của mình mà mình không để ý tới.  Đó là gì? – Tham, sân, si, giận dữ…đủ thứ chuyện…Lòng ham muốn, dục vọng đều nằm ở dưới đó và nó không đi theo con đường của sự suy nghĩ đâu.  Con đường này mình gọi là high road mà là low road, tức là con đường thấp ở dưới này, nó làm cho mình nổi điên một cách bất ngờ.  Đó gọi là con đường phi lý trí (irrational).

Con đường phi lý trí này nó tới với mình mà ai cũng có.  Thầy thường gọi là con rắn nằm dưới hầm, lúc nào nó cũng có ở đó, và nó không nghe lời mình (phi lý trí mà).

Bây giờ, khi bác tu Bảo Bát là làm cho năng lượng phía dưới được hóa giải đi.  Cái này bác không cần nghe kể chuyện đâu, bác tu một hồi rồi bác sẽ thấy lạ lắm, thường thường mình có thói xấu nói cái này cái nọ, tự nhiên nó biến mất và thay bằng những thói đẹp hơn.  Bác sẽ thấy là tim của mình có nhiều tình thương hơn, lời của mình dịu dàng, nhỏ nhẹ hơn, óc của mình sáng suốt hơn và con đường của mình chuyên chú, hướng thượng nhiều hơn.  Đó là những cảm nghiệm gần như là chắc chắn khi các bác tu Bảo Bát.  Bảo Bát sẽ làm cho những tập khí thay đổi.

 

Thưa các bác, khi tu Bảo Bát là mình bắt đầu chuyển hóa cái tập khí đó.  Nhưng Bảo Bình là sao?

Bảo Bình thì sâu hơn. Bảo Bình là lấy hết những chủng tử, hạt giống tạo ra tập khí đó.

Các bác thấy là khi bác trồng một cái gì xuống như bỏ một cái hột xuống thì bác thấy lạ lắm.  Hột đó có khả năng hấp thụ nước, chất bổ chung quanh đất mà không thể có ánh sáng.  Bác đem hột bỏ ra ngoài ánh sáng là hột chết liền.  Nó phải chờ được ấp ủ trong đất, thì tự nhiên có một cái mầm nảy lên, một cái mầm nhỏ rồi một cái cây từ từ mọc lên.  Đó là một quá trình rất đặc biệt, vì cái sức sống trồi lên đó, gọi là tập khí, còn cái hạt giống thì nằm trong tạng thức của mình.  Bây giờ, Bảo Bình làm cho những hạt giống nào xấu biến mất, nhưng Bảo Bát là làm cho tất cả những tập khí xấu trồi lên bị thu hút đi, để từ từ chuyển thành tập khí tốt.  Nhưng tập khí tốt đó ở đâu ra? Nó nằm trong hạt giống tốt.  Cho nên tại sao mình tu Bảo Bình.  Tu Bảo Bình là để mình trồng những hạt giống tốt đó vô.  Nhưng những hạt giống tốt đó làm sao mà trồng?  Những hạt giống tốt đó làm sao mà có?  – Những hạt giống tốt đó tượng trưng trong cái chuỗi mà mình gọi là ngọc châu, cái chuỗi mà mình gọi là chuỗi hạt (mình lần hạt). Đó tượng trưng cho những hạt giống, và những chủng tử tự đều là hạt giống cả.

Cho nên khi bác tu Lục Tý, 6 cái tay, tại sao bác phải quán chữ đó, tại sao bác phải có cái tay, phải tụng nó và tiếp theo sau Lục Tý, bác phải tu liền cái Bảo Bát?  – Là để mình bắt đầu thay đổi những thói quen.

Nếu bác chưa có Bảo Bát thì bác cần có Bảo Bát để tập tu liềnKhông cần tu xong 6 cái tay rồi bác mới tu, bây giờ tu được rồi.  Vấn đề thay đổi tập khí quan trọng lắm.  Khi các bác tu rồi, các bác sẽ bắt đầu thấy, chuyện gì mình cũng phải bỏ công phu ra cả, không thể nào lười biếng mà thành công được đâu các bác ơi.

Tạm thời đây là câu trả lời của thầy:

– Bảo Bát là làm thay đổi thói quen, tập khí.

– Bảo Bình là làm cho tất cả những chủng tử, những hạt giống trong cả cái ruộng đó nó sẽ thay đổi.

Cám ơn các bác đã lắng nghe, chúc các bác một đêm an lành.

Ngày mai mình sẽ có bài mới.

Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện. (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

+ Gần đất xa trời: Câu thành ngữ nói về vận hạn sắp hết. Nếu bản thay đổi tâm thức, cách sống từ vị kỷ sang vị Tha thì có thể hóa giản bệnh nạn. Vì phẩm tính của Trời là tình thương vị tha bao la, nếu bạn làm nhiều việc thiện thì tự nhiên đổi lại thành gần trời xa đất, sự lành lại đến. (Nguồn: thầy Hằng Trường giảng)

+ Các mức độ Giác ngộ: Đức Phật nói "Như thế cho đến...". HT Tuyên Hóa giảng: Có nghĩa là các mức độ của giác ngộ, từ lục độ cho đến thập trụ, thập tín, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa; cho đến cả quả vị Phật, đều được bao gồm trong không Như Lai tạng. Từ các giai vị của hàng Bồ-tát đến quả vị Phật phải cần rất nhiều thời gian, và cần rất nhiều công hạnh tu tập, nhưng tất cả đều là không, quả vị Phật cũng là không.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Thập trụ: Trong kinh Hoa Nghiêm có phẩm giảng về Thập Trụ, mục Trị Địa Trụ_HT Tuyên Hóa (Nguồn: Xem tại đây).

+ Tu Thập Trụ Trong Tâm Thức Vị Tha/ Tầng thứ 2 để khai mở Tâm thức (Trụ = An trụ trong tâm thức khai mở):
* Giới thiệu về Thập Trụ: Có 4 tầng tâm thức từ dưới lên, người tu đi từ Vị ngã => Vị tha => Vô ngã => Bất nhị.
Tầng thứ 1: Tâm thức Vị ngã/ thuộc Phàm nhân chưa tu - Đa số nhân loại. Người tu chuyển hóa từ vị ngã sang vị tha.
Tầng thứ 2: Tâm thức vị tha này có 3 bậc (từ dưới lên) - Bồ Tát đạo: Thập trụ - Thập hạnh - Thập hồi hướng
Tầng thứ 3: Tâm thức Vô ngã có 2 phần (Dưới lên): Từ Sơ địa Bồ Tát - Nhị địa Bồ Tát .... Thất địa Bồ Tát
Tầng thứ 4: Tâm thức Bất nhị có ... (Dưới lên): Từ Bát địa Bồ Tát đến Thập địa Bồ Tát
* Kinh Hoa Nghiêm nói: TU MỘT LÀ TẤT CẢ, đây là Mô hình Viên Dung/ Mô hình mới phù hợp trí tuệ phát triển - Tức là thành tựu Sơ địa Bồ Tát sẽ ứng với Tâm Phật, Bồ Tát không khác. Pháp tu này ứng với Chân Tâm được mở rộng/ Vòng tâm thức liên tục, liên tục lan tỏa ra vô cùng vô tận, tuy là nó mở rộng trên cùng một mặt phẳng (Như giọt nước lan tỏa), cho đến khi tương ứng với Tâm thức Phật, Bồ Tát, vì Tâm Bất nhị của Phật, Bồ Tát nằm ở tất cả các tầng mức từ thấp đến cao, cho lên thành tựu Tâm bất nhị ở tầng thấp, cũng tương ứng với Tâm Phật Bồ Tát, xem như Tâm Phật, Bồ Tát đã bao trùm đồng nhất với Tâm thức của người tu. Điều này khác biệt hoàn toàn với Mô hình Hành Bố, là cách tu tiến hóa lên từng bậc thang tiến hóa, là phép tu thời xưa cách này ngàn năm.(Nguồn: Xem tại đây)

Mời xem các Clip Thầy Hằng Trường giảng chi tiết dưới đây:
1. Sơ Phát Tâm Vị Tha - Thập Trụ: Khởi đầu từ Tâm thức Vị ngã tiến lên Vị tha, là khởi phát tâm làm lành lánh giữ, noi gương Thánh nhân chánh đạo mà tu, ví như Phật, Bồ Tát. (Nguồn: Sơ Phát Tâm Tu Thập Trụ 1-2-3-4-5)

2. Tâm Vị Tha - Trị Địa Trụ: Tu sửa đổi tâm vị ngã thành vị tha, tức thay tâm vì mình thành vị tha - Lợi mình tức là lợi tha. (Nguồn: Tu Trị Địa Trụ 1-2-3)

3. Tâm Vị Tha - Tu Hành Trụ: Tu tâm rộng mở, tuy còn tán loạn, từng bước cân bằng để an trụ bất động, tiến tới tu nhập thất rất quan trọng để có thành tựu. Thay đổi hoàn toàn tâm thức vị ngã thành vị tha. Nhận thức vạn sự Vô thường, Vô ngã, không còn phân biệt (Để thành tựu cần trên dưới 10 năm tu hành và tham thiền đều đặn hàng ngày). Thoát khỏi ngũ ấm. nhận thức được thân thể không thật, là ảo ảnh. Tu hành là phải tìm sự khó khăn, khổ hạnh, khổ đau. Còn nếu Tu hành để tìm sự an toàn thì là bản năng của Bản ngã, không tiến hóa được, dậm chân tại chỗ. (Nguồn: Tu Hành Trụ 1-2-3-4-5-6-7);

4. Tâm Vị Tha - Tu Hành Trụ lên Sinh quý trụ: Khi nhập thất tu tâm thiền định, trong định sẽ nhận thấy Vạn sự như Pháp giới, chúng sinh giới, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành ... là Không; Địa, thủy, hỏa, Phong đều không ... Khi xuất định Nhập Thế - Như mình Sinh ra một lần nữa với mức tiến hóa cao tột, thay đổi toàn diện cả Thân Tâm. Khi đó, ta sẽ có cái nhìn cuộc sống Vô thường, đúng thật là ảo ảnh ... => Thay đổi tầm nhìn từ Chánh Pháp, dùng Pháp Xuất thế gian kiến giải Pháp thế gian như Đức Phật dạy như đứng trên đỉnh tòa nhà cao nhìn xuống ngã tư đường - Nhìn toàn cảnh (Nguồn: Tu Hành Trụ)

4.1. Tâm Vị Tha - Tu Hành Trụ lên sinh quý trụ: Tổng hợp lại, cần tu thiền Nhập thất mỗi năn vài lần ngắn ngày cho đến đủ 1000 ngày càng tốt, để có định lực để giữ Tâm luôn trong định - Tĩnh lặng nhìn đời và thực hành ban giải tình thương ... (Nguồn: Tu Hành Trụ - Sinh Quý Trụ);
* Tổng kết ba trụ đầu tiên: Người tu khởi đầu là thay đổi tâm lượng bao trùm của mình, giúp đỡ chúng sinh theo gương các vị Bồ Tát, từ đó mang lại hạnh phúc cho chính mình. Tu thiền giúp an định, mở tâm vô vi vững chắc, thấy được thực chất của ngũ ấm (Nguồn: Nhìn lại ba trụ đầu)

4.2. Tâm Vị Tha - Sinh Quý trụ tiếp: Cần tu nhập thất để tiến hóa Tâm thức. Ra thất - Nhập Thế Phụng sự chúng sinh vô kỷ, từng bước giải thoát luân hồi sống trên đời mà không bị đời chuyển, thực hành phụng sự theo cách hiểu Chánh Pháp xuất thế gian, nhìn thấu bản chất con người Vô minh và luôn tha thứ và từng bước giúp họ giải thoát... Cần chủ động tạo nhiều duyên lành với chúng sinh, vì KHÔNG CÓ DUYÊN THÌ KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC, (Nguồn: Tu Hành Trụ - Sinh Quý Trụ 1,2,3)

5. Tâm Vị Tha - Thập trụ, Cụ túc phương tiện: Khi Tu thành tựu nhập thất, vị Bồ Tát bất thối chuyển, luôn độ hóa cứu độ chúng sinh vô điều kiện, với lòng hy sinh vị tha vô bờ; (Clip 4) - Vị Bồ tát dùng Phương Tiện thiện sảo giúp làm lợi ích chúng sinh, thay đổi số mệnh với người có duyên, giúp chúng sinh mở lòng, không bị kẹt trong Vô minh để hướng thượng. Độ là ĐẢ THÔNG MỌI TẮC NGHẼN trong vạn sự cho chúng sinh. (Nguồn: Cụ Túc Phương Tiện Trụ 1, 2, 3, 4, 5, 6 )
* Tổng kết nhìn lại năm trụ: Hiện không xem được, bị lỗi (Nguồn: Nhìn lại năm trụ)

6. Tâm Vị Tha - Thập trụ, Chính Tâm Trụ: Định lực/ Từ Bi lực nếu mình thành tựu không gì phá được. Việc tiếp xúc với chúng sinh rất quan trọng, vì là cơ hội trả nghiệp, chỉ có gặp chướng duyên khuấy động quấy phá lên thì Ta mới dùng Tâm trong Định từ bi hóa giải để triệt tiêu nghiệp đó đi, làm trong sạch Tâm thức đang lắng đọng (Vì tâm định chúng không sinh động) trong tâm (Nguồn: Chính Tâm Trụ 1, 2, 3, 4, 5,  )

7. Tâm Vị Tha - Thập trụ, Bất Thối Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Bất Thối Trụ 1, 2   )

8. Tâm Vị Tha - Thập trụ, Đồng Chơn Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Đồng Chơn Trụ...1, 2, 3, 4)

9. Tâm Vị Tha - Thập trụ, Pháp Vương Tử Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Pháp Vương Tử Trụ 1, 2, 3, 4, 5, 6)

10. Tâm Vị Tha - Thập trụ, Quán Đỉnh Trụ: Mời xem trực tiếp (Nguồn: Quán Đỉnh Trụ...1, 2, cuối)

+ Tu Năm T - Con Đường Khai Mở Tâm thức: Mời xem trực tiếp (Tu năm T có 10 Clip)

Xem danh sách tất cả các Clip - Bài giảng của Thầy Hằng Trường về Thập trụ: Xem tại đây

+ Lễ Vu Lan Và Cúng Thí Thực cho Ngạ Quỷ: Vậy lễ Vu Lan có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không? Không!. Đây là hai lễ cúng khác nhau nhưng được cử hành trong cùng một ngày.

+ Lế Vu Lan: Lễ Vu Lan xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu, nghe theo lời dạy của Đức Phật, đã lập trai đàn cầu nguyện vào ngày rằm tháng 7 để cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, và ngày này đã trở thành ngày lễ hằng năm để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát (Cõi Ngạ quỷ được giải thoát sinh lên các cõi trời) trong một số nước Á Đông.
* 15/07 âm lịch - Đó cũng là ngày kỷ niệm ngài Mục-kiền-liên có được thiên nhãn thông. Khi được như vậy, việc ngài làm trước hết là tìm xem mẹ mình đang ở đâu. Ngài thấy mẹ mình đang ở địa ngục (Ngạ quỷ đói khát) và chịu nhiều nỗi khổ. ... Ngài cầu xin Đức Phật giúp đỡ mẹ mình. Đức Phật bảo Mục-kiền-liên, “Mẹ ông nghiệp chướng sâu nặng. Ông không thể nào tự mình cứu được. Ông phải cầu thỉnh chư tăng trong khắp mười phương cứu giúp, thì mẹ ông mới mong thoát khỏi cảnh khổ và được an lạc.” Ngoài ra không còn cách nào hơn nữa. Thế là từ đó trở đi, vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, việc cúng dường không chỉ để giúp cho mẹ mình trong đời nầy thoát khổ, được an vui, mà còn giúp độ thoát cho cha mẹ bảy đời cùng thân bằng quyến thuộc. Pháp hội được cử hành theo nghi thức để chúng Tăng chú nguyện cứu giúp cho mẹ ngài Mục-kiền-liên được gọi là Vu-lan-bồn. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

- Cúng Thí Thực Ngạ Quỷ: Lễ cúng cô hồn bắt nguồn từ kinh Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh, dựa theo câu chuyện giữa ông A Nan Đà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). (Nguồn: Ngạ Quỷ và Thí Thực);
Theo Kinh Du già tập yếu cứu A nan Đà la ni Diệm khẩu quỹ nghi, tên khác là Kinh Phật Thuyết Đà La Ni Cứu Bạt Ngạ Qủy Diệm Khẩu, cũng có tên: Theo Kinh thì hành lễ phải được truyền thừa, nếu không thì bị tội trộm Pháp. Quí vị rất cần đọc kỹ Kinh văn gốc trước khi muốn thực hành. Xin mời xem chi tiết Kinh tại đây

+ Cô Hồn - Vong Linh Người Chết Vì Oan Nghiệp Chưa Siêu Thóat:

Trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa Việt Nam, việc cúng Cô hồn hay Đàn tràng Chẩn tế là một pháp thức để cầu siêu cho các vong linh của những người đã chết mà vì oan nghiệp chưa siêu thoát. Nghi thức này được gọi là Thập loại Chúng sinh, như Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du hay Thập loại Cô hồn.
Thập loại cô hồn được phân loại như sau :
1. Thủ hộ quốc giới: Loại oan hồn vị quốc vong thân;
2. Phụ tài khiếm mạng: Loại oan hồn chết vì trái chủ oan gia, trụy thai, sẩy thai;
3. Khinh bạc Tam Bảo: Loại oan hồn vì tạo nghiệp bất hiếu, phụ nghịch, vô đạo;
4. Giang hà thủy nịch: Loại oan hồn chết sông, chết biển;
5. Biên địa tà kiến: Loại oan hồn ở nơi biên ải hẻo lánh xa xăm;
6. Ly hương khách địa: Loại oan hồn phiêu bạc tha hương, chết đường, chết bụi;
7. Phó hỏa đầu nhai: Loại oan hồn chết vì tự tử, trầm mình xuống sông, núi, chết đâm, chết chém;
8. Ngục tù trí mạng: Loại oan hồn chết vì bị tra tấn, khổ nhục trong lao tù;
9. Nô tì kết sử: Loại oan hồn chết vì bị nô lệ, hành hạ, đày đọa;
10. Manh mung ám á: Loại oan hồn lúc sống bị đui, què, câm, điếc, cô quả không ai chăm sóc.
- Đàn tràng (mandala) chẩn tế,Trai đàn hay làm chay và chạy kinh đàn, là một nơi tổ chức các nghi lễ của Mật Giáo, dùng sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho các loại cô hồn hay vong linh vì oan nghiệp chưa siêu thoát đang còn sống trong thế giới mong lung. Một trai đàn cúng thí thường kéo dài từ 3 tiếng đến 7 tiếng đồng hồ.(Nguồn: Ngạ Quỷ và Thí Thực)

+ Thần Quyền: Mê tín - Thường tin vào đối tượng bên ngoài mà chính bản thân mình không có, họ thường cầu xin ... thuộc văn hóa phục tùng vô điều kiện trong vô minh.

Các nấc thang cao dần: Chiều hướng văn hóa khai mở tăng tiến dần tương ứng: Từ Phục tùng => Khai mở => Tình thương/ Bao dung => Giác ngộ

+ Tự Tín: Vô quyền - Chính mình có quyền

+ Tín tổ: Tin vào luật lệ

+ Tôn giáo, Tổ chức: Có quyền năng thuộc về tổ chức.

* Giữa 2 cấp này thường có tổ chức biến chứng: Tôn giao làm giầu - Buôn thần bán thánh

+ Tôn giáo tự giác: Thời Đức Phật, không có tổ chức trên dưới, tất cả đều lấy giới luật làm thầy. Khi Đức Phật nhập diệt, chỉ có người mang danh ĐẠI ĐỨC mà thôi. Đây là văn hóa mà bạn cần phải tự tu mà không nhờ tha nhân. Ví dụ: Tự tu Trì Chú Đại Bi mới mục đích giác ngộ/ Bao dung vạn sự không phân biệt là đúng tu hành Phật dạy (Nguồn: Xem tại đây)

+ Lý Sự - Rõ lý hiểu sự

Lý: Là bản tánh của Pháp, chỉ có một tánh bao dung, tự tại

Sự: Là sự biểu hiện của Pháp thành vô lượng pháp môn, hình dạng tương ứng, tùy duyên, tùy mức tâm thức ...

Muốn Rõ lý hiểu sự: Tu 3 chủng tử tự tương ứng 3 dung gồm ở đỉnh là Hàm dung/ Trực tâm - dưới là Bao dung/ Đại Bi Tâm (Trái) và Viên dung/ Thân tâm (phải). Hình Ba chủng tử tự và cách tu mời xem Clip Thầy Hằng Trường giảng

 

+ Văn Hóa Tâm Linh - Văn Hóa Tu Hành - Văn Hóa Tu Đạo

Văn hóa này khác với văn hóa đạo đời/ Văn hóa thế gian là thứ văn hóa đề cao trí tuệ của cái tôi, thường gắn với quyền lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ... mà từ vị trí quyền lực đó, họ rễ áp đặt ý chí cá nhân, coi thường người trong tổ chức, tự cho mình cái quyền mắng riếc, kỷ luật, kết nạp hay loại bỏ ai đó theo thành kiến cá nhân mà không tuân theo quy chế tổ chức và hoạt động của nhóm.

Văn hóa Tâm linh là tình thương rộng mở, không có cái Ta trong đó, nếu có ở vị trí lãnh đạo, quản lý, chỉ huy thì đó chỉ là trách nhiệm tạm thời để đạt được mục tiêu lan tỏa tình thương của Hạnh Bồ Tát đạo đến với chúng sinh, họ không cho chức vị đó là đặc quyền đặc lợi chi cả, họ luôn sẵn sàng từ bỏ nó để chuyển giao cho người khác mà không chút vị kỷ, tiếc nuối. Vì mục tiêu của văn hóa tâm linh là giúp tất cả mọi người hướng đến tu hành giải thoát, mà hoạt động của bất cứ tổ chức/ Nhóm hội nào cũng chỉ đáp ứng mục tiêu duy nhất này.

Thứ văn hóa này có thể tóm lược qua Sáu ch T (Thương, Tha th, Thôi, Tùy, Thoáng, Thông):  Thương, Tha th, Thôi, Tùy (lúc nào cũng biếđược đặc tánh đại tđại bi, đặc tánh d thương, đặc tánh t bi h xđặc tánh trí hu, ca Pht tánh, tùy theo đó và không đi trái ngược vi s lưu chuyn ca ánh sáng t trong chân tâm; tùy là như vy ch không phi ai nói gì mình làm theo c), Thoáng (tâm thn lúc nào cũng m rng, tâm lúc nào cũng m, thn, tc là trí óc cao nht, spirit lúc nào cũng m, ch không đóng, tc là mình lúc nào cũng hướng thượng, lúc nào cũng m ra, ch không phi lúc nào mình cũng kt trong mđịnh kiến, thành kiến và nht là trong mt chc v), và cui cùng là Thông (s cm thông tình người vi nhau, cm thông nhau và thông cm).

Mời xem bài giảng rất hay của Thầy Hằng Trường về Tổ chức và hoạt động của nhóm Từ Bi Phụng Sự: Xem tại đây

+ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Nhóm Tâm Linh/ Nhóm Phụng Sự/ Nhóm Từ Bi

Bất cứ tổ chức Tâm linh nào cũng nên có Văn hóa, Tổ chức và Hoạt động riêng. Ví dụ về Nhóm Từ Bi Phụng Sự ví như ngôi nhà có 3 tầng thì do Thầy Hằng Trường giảng:

Mục Tiêu - Tầng 1 - Ý Chí: Tng hai là cu trúc t chc. Cu trúc t chc này là tng quan trng nhbi vì mi mt công vic gì thì đều phi có trình tự, trước sau, trái phi, cn có thi gian tính trước, chuyn nào nên làm trước, chuyn nào kế tiếp, không thể đảo ln. S liên kết không ngng t chuyn này đến chuyn n to thành mt quá trình gi là process hay còn gi là mtrình t ca nhng vic làm.  Quá trình đó lúc nào cũng cn phi có mt nhóm người lãnh đạo hay là nhóm PAEI.  P có nghĩa là nhóm performing, nhóm làm vic.  A là nhóm administrator, lúc nào cũng phi có một đầu não t chc cho nhng hoạt động.  E là nhóm strategist, nhóm kế hoch, chng hn như vùng nào nên m ra, đóng li.  Và ch I là integration, philosophy, cái triết lý chủ đạo, để làm cho c nhóm theo đui, liên kết vi nhau. 

Tổ Chức và Quy Chế - Tầng 2 - Bác Ái và Minh Triết: Cho nên các Bác trong nhóm B tát đạo, hay bt k mt nhóm nào thì các Bác đều biết rng mình có mt t chc. Có điu Thy không mun cái t chđó tr thành nhng t chging như  ngoài đời, càng t chc thì càng có quyn v chc v, càng cm thy mình cao, thí dtôi là hội trưởng này, tôi là nhóm trưởng này, đn trưởng kia, v.v…”.  Tổ chc cmình cũng có team leads, hay team leaders, nhưng sau khi xong công chuyn nào ri, thì mình gii tán (volatile). 
Volatile structure để chi vy?  Để những người mi vô có th vào được, và mình sng dễ dàng, d th hơn, mình không nghĩ rng lúc nào mình cũng có chuyn phi làm c.  Thành ra cái đặc bit cu trúc ca t chc kiu này không phi là mt t chc làm cho mình phđi vào trong s kiên định, kiên c, kiên trì, kiên chp vào mt chc v,  và làm cho mình cm thy lúc nào mình cũng nh nhàng, mình vào được và ra được rt d dàng.

Hoạt Động - Tầng 3 - Hoạt động sáng tạo vì mục tiêu chung: Tng 3 trên cùng là tng hoạt động. Tng hoạt động bao gm tt c nhng hoạt động ca hi TBPS trong đại chúng như chương trình ITC, chương trình ngi thin, chương trình đi quét dn, chương trình đi phng s bên ngoài, đng dường, đi quyên tin, đi giúp những người t nạn cho đến chương trình quan hoài các Bác trong hi.  Tt c nhng hoạt động ca tng ba đó không th nào có nếu không có tng hai. 

* Văn Hóa - Tầng Âm/ Tầng hầm/ Ẩn dấu - Là Pháp Thiện lành hướng đến Pháp xuất thế gian: Văn hóa của Nhóm đều là một vài lĩnh vực phù hợp mức tiến hóa của Nhóm nhưng không nằm ngoài thứ Văn Hóa Tu Bồ Tát Đạo. Do đó, Văn hóa này là Pháp Thế gian hướng đến Pháp xuất thế gian, cho lên cần một vị Thầy đã tu theo Chánh đạo (Ăn chay trì giới ...), cao hơn là vị Thẩy đã có thành tựu bước đầu trên con đường Bồ Tát Đạo giúp phổ biến, giảng giải và định hướng để Nhóm không bị lạc vào Hắc đạo/ Chệch đường tu. Văn hóa nhóm để kết chặt cái tổ chức này lại. (Nguồn: Xem tại đây)

+ Tinh linh của các bản tố; các tạo vật có liên quan đến 4 lãnh vực, hay các bản tố: Địa (Earth), Phong (Air), Hỏa (Fire), và Thủy (Water). Ngoại trừ một số ít ở đẳng cấp cao và các vị cai quản, chúng là các mãnh lực của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh. (ĐĐTNLVTD, 217)

– Tinh linh là các thực thể còn phải tiến hóa thành người vào một thời gian trong tương lai. (GLBN III, 235)

– Tinh linh là các mãnh lực bán-thông-tuệ của các giới. (GLTNVT, 311)

Các tinh linh có bản chất dưới nhân loại. Sự kiện chúng có thể được tiếp xúc chúng trên cõi cảm dục không có gì đảm bảo rằng chúng ở trên con đường tiến hóa thăng thượng. Trái lại, chúng ở trên con đường tiến hóa giáng hạ, trên vòng cung đi xuống. Chúng có mặt trên mọi cõi giới, riêng các loại tinh linh dĩ thái – như là thần lùn, thổ tinh linh, thổ tiểu tiên thì được biết rõ hơn. Chia thành 4 nhóm:

1. Tinh linh của đất (Thổ tinh linh).

2. Tinh linh của nước (Thủy tinh linh).

3. Tinh linh của không khí (Phong tinh linh).

4. Tinh linh của lửa (Hỏa tinh linh).

* Nếu các bạn có thể biết được, thì chúng là tinh hoa của mọi vật. Chúng là những loài tinh hoa của thái dương hệ, có bốn cấp bậc, như chúng ta biết trong chu kỳ thứ tư này, trên hành tinh thứ tư hay là địa cầu.( TVTTHL, 174)

- Các nhà kiến tạo dĩ thái, tức là tinh linh phụ trách việc kiến tạo thể xác con người. (KCVTT, 77)

* Vì các câu thần chú và các hình thức thiền để tiếp xúc với các thần, các thiên thần hay các vị thần kiến tạo, và để kêu gọi các tinh linh hay là các hình thức sinh tồn hạ đẳng, trên thực tế đều như nhau và trong những bức thư này nên xem như vậy(TVTTHM, 174)

+ Ở Thái dương hệ này, Hỏa Tinh linh đông nhất, nhì đến Tinh Linh Không khí hiện diện khắp các cõi. Thủy hay Thổ tinh linh ít hơn nhiều, chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số Hành tinh của Thái dương hệ (CTHNM, 188)

+ Các Luân xa mà qua đó sự sống Tinh Linh (SSTL) và Linh hồn hoạt động (EP II 290. 304)

1. Đời sống 3 tinh linh này được tạo thành chủ yếu ở 3 luân xa thấp nhất:

1. LX xương cùng, -  SSTL trí tuệ       => LX cổ họng.
2. LX tùng T.Dương- SSTL cảm dục   => Luân xa tim.
3. LX đáy cột sống, - SSTL hồng trần => Luân xa đầu.

- Sự sống của linh hồn nội tại qua 3 luân xa cao.

1. Luân xa đầu         -  Tâm thức trí tuệ.
2. Luân xa cổ họng  -  Tâm thức sáng tạo.
3. Luân xa tim          - Tâm thức cảm giác[304]

+ Tinh Linh Thiên Nhiên - Tinh Linh Ngũ Hành: Gồm các Tiên nữ, thổ thần, thần. Người ta thấy chúng trong chất dĩ thái cũng như trong các thể bằng chất hơi, chất lỏng. Các sinh linh bé nhỏ bận rộn này thường che các hoạt động ở cõi trần trọng trược của chúng nhờ ảo cảm và phủ lớp màn che giấu biểu lộ bên ngoài của chúng. (LVLCK, 892)

+ Mãnh lực Thiên nhiên tức là Tinh linh thiên nhiên. Tinh linh thiên nhiên tức là các Tinh linh Ngũ hành có khả năng thông linh.(GLBN I, 202)

+ Linh hồn của các Hành Tố. Các sinh vật tiến hóa trong 4 giới hay 4 Hành – địa, phong, hỏa và thủy. Tín đồ Do Thái Bí giáo gọi các tạo vật này là Thổ tinh linh (thuộc về đất), Phong tinh linh (thuộc về không khí), Hỏa tinh linh ( thuộc về lửa) và Thủy tinh linh (thuộc về nước). Ngoại trừ một vài loại cao cấp và các vị điều khiển của chúng, các tạo vật này là các mãnh lực của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh. Với vai trò là các tác nhân thấp kém của các nhà Huyền linh học, các mãnh lực này có thể tạo ra các hiệu quả khác nhau. Nhưng nếu được các “Âm ma” sử dụng – trong trường hợp chúng bắt đồng tử phục tùng – chúng sẽ lừa gạt người dễ tin. Tất cả các sinh linh vô hình thấp kém được tạo ra trên cõi thứ 5, 6 và 7 của bầu khí quyển trái đất chúng ta được gọi là các Elementals (tinh linh): Peris, Devas, Djins, Sylvans, Satyrs, Fauns, Elves, Dwarfs, Trolls, Kobolds, Brownies, Nixies, Goblins, Pinkies, Banshees, Moss People, White Ladies, Spooks, Fairies, vv… và vv… (NGMTTL, 111–112)

+ Các Tinh linh thiên nhiên thuộc các phân cảnh dĩ thái (Elementals of the Ethers). Bây giờ, chúng ta xem xét các phân cảnh dĩ thái của cõi trần hay là 4 phân cảnh cao nhất của cảnh hồng trần. Các phân cảnh dĩ thái này chỉ là các mức độ vật chất của cõi trần thuộc loại hiếm hơn và được tinh luyện hơn tuy thuộc về cõi trần. Trong đa số sách giáo khoa, chúng được đặt tên như sau:

1. Dĩ thái 1 hay chất liệu vi tử (atomic matter).

2. Dĩ thái 2 hay chất liệu á vi tử (sub–atomic matter).

3. Dĩ thái 3 hay chất liệu siêu dĩ thái (super–etheric matter).

4. Dĩ thái 4 hay chất dĩ thái đơn thuần (simply etheric matter).

Cho đến nay, dĩ thái 4 là chất duy nhất được các nhà khoa học nhận biết và là đề mục trong các tìm tòi hiện nay của họ, mặc dù họ có thể hiểu được chút ít chất này.

+ Tinh linh sinh lực (Pranic elementals): Các tinh chất nhỏ bé của lửa này (minute fiery essences) có khả năng thẩm thấu (permeate) qua cấu trúc (texture) của cơ thể con người, của một thân cây hay của tất cả những gì có thể có trong giới nhân loại, giới thực vật và động vật, và hòa hợp với lửa của hệ thống tiểu thiên địa.(LVLCK, 67)

+ Tinh linh nhân tạo hay hình tư tưởng: Những tư tưởng mơ hồ, lỏng lẻo (loose) phần lớn được tạo ra do các thể trí chưa phát triển, gom lại chung quanh chúng những đám mây tinh chất hành khí rời rạc khi đến cõi cảm dục, và trôi vật vờ, bị hút vào các đám mây khác ở khắp nơi và có bản chất tương tự, rồi bám quanh các thể cảm dục của những ai có từ điển – hoặc tốt hoặc xấu – thu hút lấy chúng, và sau một thời gian sẽ tan rã, để lại tạo nên thành phần của bầu khí chung của loài tinh chất hành khí. Khi nào chúng còn duy trì sự sống riêng biệt (separate existence) thì chúng là các thực thể linh hoạt (living entities), có cơ thể (bodies) bằng tinh chất hành khí, còn các tư tưởng có vai trò như là các sinh vật tạo linh hồn (ensouling lives), và lúc bấy giờ, chúng được gọi là các tinh linh nhân tạo (artificial elementals) hay là hình tư tưởng (thought–forms). (MTNX, 66–67)

Nơi kẻ thường nhân, tinh linh nhân tạo do cảm xúc (feelings) hoặc dục vọng (desire) tạo ra thì mạnh mẽ và rõ ràng hơn là tinh linh nhân tạo do tư tưởng (thought) tạo ra. Như vậy, một cơn giận bùng lên sẽ tạo ra một tia chớp đỏ mạnh mẽ và có đường nét rõ ràng, và nếu cơn giận kéo dài, nó sẽ tạo ra một tinh linh nhân tạo nguy hiểm, có màu đỏ, sắc nhọn, có ngạnh (barbed), nói khác đi, có mang tính chất làm hại.  Tình thương, tùy theo tính chất của nó, sẽ tạo ra các hình thể ít hay nhiều gì cũng có màu sắc đẹp đẽ, đủ mọi sắc thái, từ đỏ thẫm đến hồng dịu, vô cùng tinh tế, giống như màu hồng thật nhạt của hoàng hôn hay bình minh, tình thương cũng tạo ra các đám mây hay các hình dạng có tính bảo vệ mạnh mẽ.

+ Tinh linh hồng trần:

-  Tinh linh hồng trần là tên gọi dành cho sự sống đã hội nhập của thể xác.(CTNM, 462)
-  Là toàn thể các nguyên tử sinh động của phàm ngã (body nature)(LVLCK, 118)

+ Tinh linh của lửa: Các hình hài trọng trược hơn của cuộc sống thể hơi, thường được gọi là hỏa tinh linh, tinh linh của lửa. Chúng trực tiếp ở dưới sự kiềm chế của Hỏa tinh quân, Tinh quân của cõi trí.(LVHLT, 389)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí.(CTHNM, 188)

+ Hoả tinh linh (Cõi Trần), các hoả tinh linh nhỏ bé mà người ta có thể thấy đang nhảy múa trong mọi ngọn lửa, chăm sóc lửa của lò sưởi, của nhà ở và lửa của xưởng máy (LVLCK, 87)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn 

+ Tinh linh của không khí (Elemental of the air): Tinh linh của không khí được hiểu một cách tượng trưng là lớp nền (substratum) của năng lượng đang tác động qua các hình hài của thể dĩ thái. (LVHLT, 216)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí. (CTHNM, 188)

+ Tinh linh của đất (Elemental of earth): Là toàn thể nhiều sinh linh tạo thành thể xác.  (LVHLT, 215)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí. (CTHNM, 188)

+ Tinh linh cảm dục (Astral elemental, Desire–elementals): - Sự sống giáng hạ tiến hóa bé nhỏ tạo thành Tinh linh cảm dục của chúng ta. (LVHLT, 311)

- Các tinh linh thiên nhiên có liên quan đến việc tạo ra thể cảm dục của loài vật và loài người được dành cho tên gọi đặc biệt là tinh linh cảm dục (còn gọi là “thần cảm dục“ – desire–gods) vì chúng được làm cho sinh động một cách mạnh mẽ bằng đủ loại dục vọng và luôn luôn dự vào việc kiến tạo thể cảm dục của con vật lẫn con người. (MTNX, 76)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí. (CTHNM, 188)

+ Các tinh linh thiên nhiên của vật chất trọng trược nhất (The elementals of densest matter). Đây là các tác nhân hoạt động và tác nhân kiến tạo có liên hệ đến phần hữu hình và biểu hiện ra bên ngoài của mọi biểu lộ. Theo nghĩa đen, toàn bộ chúng hợp thành những gì mà con người có thể đụng tới, nhìn thấy và tiếp xúc được trên cõi trần. … Trong số các thần hoạt động thuộc phân cảnh thấp nhất của cõi trần, người ta thấy có một số hình thức sự sống ngầm dưới đất mà các sách huyền linh cổ có nói tới. Người ta thấy tận trong lòng đất có sự tiến hóa của loại tinh linh đặc biệt rất giống với con người. Các vị này có thân thể thuộc loại đặc biệt thô kệch, không thể được xem như thể xác một cách rõ ràng theo tên gọi mà chúng ta hiểu. Họ cư trú trong các vùng đất cố định, hoặc là các nhóm, dưới một hình thức cai trị thích hợp với nhu cầu của họ trong các hang động trung ương sâu nhiều dặm dưới lớp vỏ địa cầu. Công việc của các thần này có liên quan chặt chẽ với giới khoáng chất, và các “hỏa thiên thần” (“agnichaitans”) của các đám cháy lớn đều ở dưới sự kiểm soát của các thần này. Các thể của họ được cấu tạo để cho có thể chịu nỗi áp suất lớn. Họ không tùy thuộc vào luồng khí lưu chuyển tự do như con người, mà cũng không bực bội vì sức nóng cao độ có bên trong địa cầu. Ở đây, chỉ có thể nói ít về các sự sống này, vì các thần này có liên hệ với các phần ít quan trọng của thể xác của Hành Tinh Thượng Đế, có sự tương ứng về mặt tiểu vũ trụ nơi chân và giò (feet and legs) của con người. Các thần này là một trong các yếu tố gây ra chuyển động vừa quay tròn vừa tiến tới của một hành tinh.

+ Các tinh linh thiên nhiên và các thiên thần thứ yếu của chất lỏng (Elementals and lesser devas of liquid matter). Nhiều nhóm thủy thần (water devas) thuộc loại hoạt động đã được các văn sĩ viết thần thoại tập hợp một cách sơ sài dưới các tên gọi nữ thủy tiên (undines), nữ nhân ngư (mermaids) và các cách diễn tả khác, còn nhiều nữa, và điều này tất nhiên rõ ràng thôi khi nhớ rằng tổng số nước trên địa cầu  (biển lớn, biển nhỏ, sông, hồ và suối) vượt xa phần khô hay đất liền, và mọi giọt nước trong chính nó là một sự sống bé nhỏ, làm tròn chức năng của nó và chạy suốt chu kỳ của nó. Các hình thức thần thoại nói ở trên chỉ là vô số sự sống tạo thành một hình hài mà qua đó, vị thần đang tiến hóa tìm cách biểu lộ.

+ Các Tinh linh cõi trần (Physical plane Elementals). Các thiên thần có thể được chia thành ba nhóm trên cõi trần: 1.Các tác nhân truyền đạt Ý chí của Thượng Đế. 2.Các tác nhân vận dụng năng lượng được triển khai. 3.Các tác nhân tích chứa thần lực.

Xem: Tổng Hợp Các Tinh Linh Và Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thần

+ Ảnh tay ấn số 24

42ThuPhapAnChuDaiBi_24

+ Ảnh tay ấn số 25

42ThuPhapAnChuDaiBi_25

+ Ảnh tay ấn số 26

42ThuPhapAnChuDaiBi_26

+ Ảnh tay ấn số 27

42ThuPhapAnChuDaiBi_27

+ Ảnh tay ấn số 28

42ThuPhapAnChuDaiBi_28

 

+ Ảnh tay ấn số 29

42ThuPhapAnChuDaiBi_29

+ Ảnh tay ấn số 30

42ThuPhapAnChuDaiBi_30

+ Ảnh tay ấn số 31

42ThuPhapAnChuDaiBi_31

+ Ảnh tay ấn số 32

42ThuPhapAnChuDaiBi_32

+ Ảnh tay ấn số 33

42ThuPhapAnChuDaiBi_33

+ Ảnh tay ấn số 34

42ThuPhapAnChuDaiBi_34

+ Ảnh tay ấn số 35

42ThuPhapAnChuDaiBi_35

+ Ảnh tay ấn số 36

42ThuPhapAnChuDaiBi_36

+ Ảnh tay ấn số 37

42ThuPhapAnChuDaiBi_37

+ Ảnh tay ấn số 38

42ThuPhapAnChuDaiBi_38

+ Ảnh tay ấn số 39

42ThuPhapAnChuDaiBi_39

+ Ảnh tay ấn số 40

42ThuPhapAnChuDaiBi_40

+ Ảnh tay ấn số 41

42ThuPhapAnChuDaiBi_41

+ Ảnh tay ấn số 42

42ThuPhapAnChuDaiBi_42

+ Kim Cang: Biểu tượng năng lực tâm linh vô thượng được so sánh với viên ngọc quý nhất, kim cương với sự trong suốt và sáng ngời của nó, các màu khác được phản chiếu trong ấy, mà nó vẫn giữ được tính không màu sắc của nó. Nó có thể cắt đứt được mọi vật rắn khác, trong khi không một thứ gì có thể cắt đứt được nó.

(A) Nghĩa của Kim Cang:
1) Kim Cang chùy của vua Trời Đế Thích
2) Biểu tượng của mặt trời
3) Một trong thất bảo
(B) Ba đặc tánh của Kim Cang:
1) Cứng rắn
2) Chiếu sáng
3) Sắc bén
- Trong Phật giáo, kim cang có thể cắt đứt mọi phiền não, khiến cho chúng sanh có được đại trí để tiến đến tâm Bồ đề. (Nguồn: Thuật ngữ Kim Cang)

+ Kiếm Ấn: Loại ấn tướng trong Mật giáo biểu thị dao kiếm, chia ra 3 loại:
1. Bất động minh vương kiếm ấn: Ấn tướng có hình thanh kiếm ở trong bao kiếm, tức là tay phải làm hình kiếm, tay trái làm bao kiếm.
2. Đại nhật kiếm ấn, có 2 thứ:
a) Kim giới tam muội da hội Đại nhật ấn, cũng gọi Tì lô giá na Kim cương giới tự tại khế, Ngũ Phật quán đính ấn, Bảo quan ấn. Ấn tướng này, 2 tay đan vào nhau và nắm lại, 2 ngón giữa dựng đứng, hợp lại, đốt tay trên co lại làm hình thanh kiếm, 2 ngón trỏ duỗi ra đặt trên lưng 2 ngón giữa.
b) Khai tháp ấn: Hai tay chắp lại, giữa lòng bàn tay để rỗng, đốt giữa của 2 ngón tay trỏ co lại, 2 đầu ngón tay chống nhau, 2 ngón cái đè lên đốt trên của 2 ngón trỏ, khoảng giữa 2 ngón cái hơi mở ra giống như hình thanh kiếm.

3. Văn thù kiếm ấn: Ấn kiếm hình Tam muội da của bồ tát Văn thù. Trong pháp cúng dường ngài Văn thù, ấn này còn được gọi là Kim cương lợi kiếm ấn, Kim cương lợi diệu ấn, Kim cương trí kiếm ấn. Ngoài ra, còn có Đại tuệ đao ấn, cũng gọi Kiếm ấn, là một ấn khế chân ngôn của hội Như lai thân. [X. phẩm Mật ấn kinh Đại nhật, Thánh Quán tự tại quán hành quĩ; Bí sao vấn đáp Q.10]. (Nguồn: Thuật ngữ Kiếm Ấn)

+ Kim cang vương bảo giác: Đó gọi là Diệu liên hoa, vi diệu và mầu nhiệm. Hoa sen sinh ra từ bùn nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn dơ. Nó mọc trong bùn nhưng chính nó lại thanh tịnh, và hoa sen lẫn quả của nó hình thành cùng lúc. Đó chính là Kim cang vương bảo giác. Kim cangkim loại cứng chắc nhất. Nó biểu tượng cho trí huệ. Không có thứ gì có thể phá huỷ hay xuyên thủng được trí huệ. ‘Vương’ có nghĩa là tự tại, như một vị Vua vậy. ‘Bảo giác’ là chỉ cho chân tâm chúng ta. Nếu quý vị có thể không bị chấp thủ vào tướng phần và kiến phần, thì có thể trở về với nguồn tâm gốc tánh, có thể trở về trong tánh Như Lai tạng. Tức đã chuyển thức thành trí. Khi sự chuyển y đã viên mãn, thì tướng phần và kiến phần chuyển thành Diệu liên hoa–Bảo giác.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Án Ma Ni Bát Di Hồng - OM MANI PADME HUM
Nếu quý vị có thể thường xuyên trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh thì sẽ chiêu cảm được sáu đạo ánh sáng có công năng biến đổi sự tối tăm của sáu nẻo luân hồi trở nên sáng rạng.
Sáu chữ nầy gọi là “Chú Lục Tự Đại Minh”, mỗi chữ đều có thể phóng ra một luồng ánh sáng.
(Hiểu đúng về Mật Tông/ Mật Chú: Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị nghe về Mật tông. Lời chú, thật ra không có gì bí mật cả. Sở dĩ được gọi là Mật tông, vì khi quý vị trì tụng lời chú, bản thân quý vị sẽ nhận được sự linh cảm mà tôi không thể biết được; khi tôi trì tụng lời chú, thì bản thân tôi sẽ có được sự linh cảm mà quý vị không thể biết được. Vì chúng ta không thể biết được công năng và sức mạnh của lời chú đối với mỗi người, cho nên gọi là Mật tông; chứ bản thân bài chú tuyệt đối không phải là Mật tông. Chính năng lực của chú mới là “mật”. Đó là ý nghĩa của Mật tông vậy.

“Mật,” thì không có cách gì để truyền đạt. Điều bí mật chính là năng lực của bài chú. Không ai có thể nói cho quý vị biết chú nầy có năng lực gì, hoặc quý vị trì tụng thì sẽ như thế nào, như thế nào; mà “như người uống nước, nóng lạnh tự biết”—chỉ có quý vị tự mình biết mình mà thôi, người khác không thể nào biết được, do đó gọi là “mật”. Năng lực là bí mật, sự cảm ứng là bí mật, diệu dụng là bí mật, chứ không phải bài chú là bí mật! Bây giờ quý vị đều hiểu rõ rồi chứ?)

Bây giờ tôi sẽ giảng về Chú Lục Tự Đại Minh (nên đọc một khóa liên tục 7 ngày)
Đầu tiên là chữ “Án”. Khi quý vị tụng chữ “Án” nầy, tất cả quỷ thần đều phải chắp tay lại. Vì sao phải chắp tay lại? Đó là giữ gìn pháp tắc, tuân theo khuôn phép. Quý vị tụng một chữ nầy, thì tất cả quỷ thần đều không dám gây rối, không dám không tuân theo mệnh lệnh. Chữ nầy có nghĩa là “tiếng dẫn” (dẫn thanh), là tiếng mở đầu dẫn tới những lời chú tiếp theo, cho nên khi đọc chú, đầu tiên đều đọc chữ nầy.
“Ma Ni” chính là “mâu ni”. “Mâu ni” là tiếng Phạn, dịch là “trí tịch,” tức là dùng trí huệ để làm sáng tỏ tất cả các đạo lý, và do đó đạt đến trạng thái tịch diệt vô sanh. Lại có thể dịch là “ly cấu,” nghĩa là rời xa tất cả bụi bặm dơ bẩn, ví như viên ngọc “như ý,” rất toàn hảo, không có chút tỳ vết. Viên bảo châu “như ý” nầy có công năng sanh trưởng tất cả công đức, có thể đáp ứng mọi sở nguyện của con người.
“Bát Di” vốn nên đọc là “Bát Đặc Di,” dịch là “quang minh viên giác”; cũng dịch là “liên hoa khai,” tức là diệu tâm của Bồ tát Quán Thế Âm, diệu tâm ấy viên mãn đầy đủ, vô ngại. Đó là chữ “bát di.”
Chữ “Hồng” có nghĩa là “xuất sanh” - Tất cả mọi thứ đều có thể được sanh ra từ chữ “Hồng” nầy. Lại có nghĩa là “ủng hộ” - Niệm chữ nầy thì liền cảm ứng chư hộ pháp thiện thần đến trợ giúp, che chở cho quý vị. Lại còn có nghĩa là “tiêu tai” —quý vị có tai nạn gì, tụng chữ nầy liền được tai qua nạn khỏi. Lại cũng có nghĩa là “thành tựu” —bất luận quý vị cầu nguyện điều gì, đều có thể được thành tựu như ý.

Một khi quý vị niệm Chú Lục Tự Đại Minh, thì sẽ có vô lượng chư Phật, vô lượng Bồ tát và vô số hộ pháp Kim Cang thường xuyên đến ủng hộ quý vị. Cho nên, Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nói xong Chú Lục Tự Đại Minh nầy, liền có bảy ức đức Phật đến vây quanh, ủng hộ. Năng lực và diệu dụng của Chú Lục Tự Đại Minh không thể nghĩ bàn, sự cảm ứng đạo giao cũng không thể nghĩ bàn. Do vậy nên gọi là Mật tông. Nếu giảng chi tiết hơn thì ý nghĩa nhiều đến vô lượng vô biên, không thể nào nói cho hết được; thế nên tối nay tôi chỉ giảng sơ lược cho đại chúng nghe mà thôi.

Nếu quý vị có thể thường xuyên trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh thì sẽ chiêu cảm được sáu đạo ánh sáng có công năng biến đổi sự tối tăm u ám của sáu nẻo luân hồi trở nên sáng rạng. Điều cần thiết là quý vị phải chuyên tâm trì tụng mới có thể đạt được thứ Tam-muội này. Bấy giờ, ánh sáng không chỉ chiếu khắp trong sáu nẻo luân hồi, mà cả mười Pháp giới cũng biến thành “quang minh tạng”. Tôi hy vọng mọi người dù bận rộn đến đâu cũng nên nhín chút thì giờ để trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh nầy. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Lục Tự Đại Minh);

+ Lục Tự Đại Minh Thần Chú: ... Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống thế gian, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này. Đây là câu thần chú có sức mạnh vô cùng to lớn một số những lợi ích to lớn như là:
* Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn là hiển lộ của ngôn ngữ và năng lực trí tuệ của tất cả chư Phật. Nó là một phương tiện để bảo vệ tâm khỏi những niệm tưởng mê lầm, chặt đứt vô minh và khai mở trí tuệ. Thần chú này có thể cứu giúp và làm nguôi dịu hàng trăm và hàng ngàn khổ đau và khốn khó của chúng sinh.
* Trong chính đời này, đơn giản trì tụng OM MANI PADME HUM sẽ xua tan bệnh tật, ốm đau và các thế lực ma quỷ, sẽ trở nên hạnh phúc, an lạc và đầy đủ.
* Trì tụng câu chú này sẽ tăng cường sức mạnh thiền định và phát triển những cấp độ thiền định sâu sắc hơn trong đời này, thứ sẽ tiếp tục trong nhiều đời tương lai.
* Lúc chết, sẽ không sinh vào ba đọa xứ mà vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc hay trong chính cõi Tịnh Độ của Đức Quán Thế Âm và ở đó, sẽ dần dần đạt đến Phật quả.
- Chính đức Quan Âm đã cúng dàng lên đức Phật câu chân ngôn Lục tự Đại Minh này, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài Phật sự cao quý là cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi các khổ nạn trên con đường tiến đến giác ngộ. (Nguồn: Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương).

+ Theo Mật Tông:  Chân ngôn đại bi Lục tự là hiện thân tinh túy tâm giác ngộ của hết thảy chư Phật, tinh túy của Ngũ bộ Phật và tinh túy trì giữ bí mật.
- Chân ngôn này chứa đựng khẩu truyền tinh túy trong từng chủng tử của sáu chủng tử chân ngôn, là phẩm hạnh Ba la mật tuyệt hảo và là cội nguồn của hết thảy chư Phật, cội nguồn của tất cả thành tựu, đem lại phúc lợi và an bình cho tất cả chúng sinh và là con đường giác ngộ và giải thoát.
- Chỉ nhờ tu tập trì niệm sáu chữ chân ngôn này (là khẩu giác ngộ siêu việt tinh túy của hết thảy các pháp) hành giả có thể đạt được quả vị Vô học và trở thành bậc giải thoát hướng dẫn chúng sinh.
- Dù một lần được nghe chân ngôn này vào lúc chết, loài kiến và các động vật sẽ thoát khỏi thân nghiệp báo và tái sinh trong cõi Tịnh độ.
- Việc trì niệm sáu chữ chân ngôn này, giống như mặt trời tỏa chiếu trên núi tuyết, sẽ khiến tất cả nghiệp xấu và chướng ngại mà hành giả đã tích lũy từ vô thủy trong luân hồi được tịnh hóa và tiêu trừ, đến giây phút lâm chung sẽ được vãng sinh vào cảnh giới Tịnh độ.
- Thiền định về chân ngôn này hành giả có thể đạt được tam học Văn, Tư, Tu. Tất cả các pháp sẽ xuất hiện là Pháp thân và cánh cửa kho tàng công hạnh lợi ích chúng sinh sẽ được rộng mở.
- Hành trì chân ngôn này sẽ giúp hành giả không bị trôi dạt nơi cánh cửa tái sinh của lục đạo luân hồi và sẽ đạt được quả vị Ba la mật, đồng thời tịnh hóa tất cả nghiệp nhiễm ô, phiền não đau khổ, các thói quen tập khí xấu và chuyển hóa tất cả hiện tướng bên ngoài thành cảnh giới Tịnh độ của Tam thân.
Mật Tông
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Om Mani Padme Hum

Xem thêm Dụng công 7 ngày đọc Án Ma Ni ..

+ An Vị Tượng Bồ Tát: Câu Hỏi 39: Khi an vị tượng Bồ Tát, chúng con có phải lựa ngày và chọn phương hướng hay không?
Đáp: Không cần phải chọn ngày và lựa chỗ. Quý vị nên đặt tượng Bồ Tát ở chỗ cao, cao khoảng nửa thân phía trên của mình là được. Coi ngày, xem hướng đều là tư tưởng của bọn yêu ma quỷ quái. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Pháp Sư Huyền Trang:
Pháp Sư là lấy pháp làm thầy, đem pháp bố thí cho người. Dùng tam tạng kinh điển của Phật pháp làm thầy mình, và đem pháp giáo hóa chúng sanh, nên gọi là tam tạng Pháp Sư. Mỗi vị pháp sư hiện nay tôn tam tạng kinh điển làm thầy và đem pháp ra giáo hóa chúng sanh. Đầy đủ hai nghĩa này thì chư vị mới có thể gọi họ là vị pháp sư tôn kính pháp làm thầy và dùng pháp để giáo hóa chúng sanh.....

Huyền Trang là tên của một vị pháp sư. Căn cơ của Ngài rất thâm hậu, áo diệu. Cảnh giới của Ngài thật không thể nghĩ bàn. Bàn về Phật giáo đời cận đại, Ngài là một vị pháp sư rất cao thâm, vĩ đại. Vì sao ? Ngài qua Ấn Độ thỉnh kinh. Khi ấy, chưa có phương tiện giao thông như máy bay, xe lửa, tàu bè, chỉ dùng ngựa thôi. Thế nên, Ngài cỡi ngựa từ Tân Cương qua trung tâm Á Tế Á, vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn đến Ấn Độ. Cuộc hành trình của Ngài xa viễn, gian khổ. Chưa ai làm được như Ngài. Trước khi qua Ấn Độ thỉnh kinh, mỗi ngày Ngài thực tập đi bộ từ sáng đến tối. Vùng gần nhà không có núi, Ngài sắp ghế bàn lại với nhau, rồi nhảy qua bàn qua ghế, thực tập cách leo núi, trèo non. Vì vậy trên đường từ trung tâm Á Tế Á đến Ấn Độ, tuy có rất nhiều núi non hiểm trở cheo leo, nhưng nhờ khi ở nhà Ngài đã từng thực tập chuẩn bị rồi nên Ngài đi như bay, bao nguy hiểm đều vượt khỏi. Cuối cùng, Ngài đạt mục đích là đến được Ấn Độ. Ngài lưu lại Ấn Độ mười bốn năm ròng rã, rồi sau đó thỉnh kinh trở về nước để phiên dịch.

Phụng chiếu dịch; phụng là thừa phụng; chiếu là chiếu thư; dịch tức là phiên dịch. Từ tiếng Phạm của Ấn Độ, phiên dịch thành tiếng Hoa. Nay có nhiều vị cư sĩ thông đạt Anh văn, Phạm văn, Đức văn v.v... Nếu có thể phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ ở tây phương thì công đức thật vô lượng. Ảnh hưởng này không phải một đời mà kéo dài đời này qua đời nọ. Người tây phương sẽ rất tri ân. Vì vậy, tôi hy vọng mỗi vị Phật đừng để người sau thất vọng, mà hãy mau học tiếng Tàu, rồi phiên dịch kinh điển ra tiếng Anh, ngõ hầu cống hiến phục vụ cho người tây phương. Hãy tranh thủ mà làm. Ngày nay thế giới thật là hư hoại. Chỉ có Phật pháp mới năng vãn hồi cứu độ kiếp ác này. Nếu mọi người đều không hiểu Phật pháp thì e sợ rằng thế giới sẽ đến thời kỳ diệt vong. Đạo Gia Tô nói về ngày tận thế. Ngày tận thế cũng không xa lắm đâu ! Nếu kinh điển Phật giáo được phiên dịch qua tiếng Anh, khiến người người đều thông hiểu Phật pháp, biết rõ rằng không nên lười biếng, cố gắng tiến bước phát tâm tu đạo. Nếu được như thế thì ngày tận thế càng lúc càng xa vời, và không biết con người sẽ sống đến bao nhiêu đại kiếp nữa, hoặc giả không có luôn ngày tận thế. Tại sao ? Vì Phật pháp thường chuyển đại pháp luân, nên khiến mặt trời luôn trụ mãi, không tan mất đi. Vì vậy, không có ngày tận thế. Mọi việc trên thế gian đều sống động cả. Chúng không chết cứng, ù lỳ. Ngày tận thế thật chẳng phải là ngày tận thế. Nếu đến ngày tận thế, cũng không chính là ngày tận thế. Việc quan trọng là nếu mọi người đều học Phật pháp thì chắc sẽ không có ngày tận thế. Nếu không ai chịu học Phật pháp thì ngày tận thế đã đến. Lý này rất sống động chứ không cứng nhắc. Giống như lúc trước có tin rằng trong tháng tư năm nay thành phố Cựu Kim Sơn sẽ có động đất, cả thành phố đều sẽ bị chìm xuống biển. Tin đồn này không phải mới phát sanh trong năm nay mà năm trước cũng đã có rồi. Nhiều kẻ giàu có, sợ chết chìm nên đã bỏ đi đến sống nơi khác. Năm rồi tôi có nói rằng chư vị chỉ nên cố gắng học Phật pháp thì thành phố Cựu Kim Sơn sẽ không bị động đất. Năm nay tôi lại nói rằng chư vị nên thành tâm tụng chú đại bi, học Phật pháp. Tôi bảo đảm với chư vị là thành phố Cựu Kim Sơn sẽ không bị động đất. Những lời này tôi cũng đã từng nói với chư vị rồi. Tại sao cho đến nay Cựu Kim Sơn cũng chưa có động đất ? Có phải là do sự cảm ứng không ? Chư vị thành tâm tụng chú Lăng Nghiêm, học Phật pháp nên thiên long bát bộ đều ủng hộ đạo tràng. Vì vậy, không phát sanh động đất. Việc này cũng giống như ngày tận thế. Ngày tận thế chuyển thành ngày không tận thế. Hà huống có sự động đất ở vùng Cựu Kim Sơn ? Muốn động đất cũng không có động đất, như chúng ta muốn dời nhà nhưng không tìm được nơi thích hợp nên không thể đời đi được. Không thể tìm được nơi tương xứng nên vùng Cựu Kim Sơn sẽ không bị động đất. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Đại Sư Huyền Trang - Đường Tăng - Tôn Ngộ Không - Chư Bát Giới
Hỏi: Tại sao người ta không kính bái Đường tăng đại sư Huyền Trang, mà lại kính bái Tôn Ngộ Không? Vậy Tôn Ngộ Không là có thật hay không?
Đáp: Tại vì Tôn Ngộ Không – có cây gậy vàng, lại biết nhào lộn ngược xuôi, lên trời, xuống địa ngục, không chỗ nào mà không đến được, cho nên ai ai cũng ái mộ. Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đều là các nhân vật có thật, nhưng họ chỉ là những tinh linh yêu quái vô hình theo giúp đỡ và hộ trì Ngài Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh Kinh. Phàm phu mắt thịt không thể nào thấy họ được. Họ không có thật thể như người phàm mà là một khối tánh linh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 274)

+ “Là tâm Vô Tạp Loạn.” Quý vị không nên có cuồng tâm dã tánh, không nên có cái tâm tạp loạn.(Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)

+ Tại Sao Lại Tụng 5 biến Chú Đại Bi:

Lúc bấy giờ, sau khi thuyết xong bài kệ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên rằng: “… tụng Chú này năm biến …” Vì sao lại tụng năm biến? Bởi vì trên thế giới này có năm bộ lớn (Ngũ Đại Bộ):

- phương Đông là A Súc Bộ, còn gọi là Kim Cang Bộ;
- phương Nam là Bảo Sanh Bộ;
- phương Tây là Liên Hoa Bộ;
- phương Bắc là Yết Ma Bộ;
- trung ương là Phật Bộ.

Năm biến Chú là tiêu biểu cho năm bộ nói trên. Năm bộ này cai quản cả năm đại ma quân—Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung—của thế gian. Ma cũng có Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung; Ngũ Bộ thống nhiếp Ngũ Đại Ma.

Như vậy, quý vị niệm Chú Đại Bi năm biến, rồi “lấy chỉ ngũ sắc xe làm sợi niệt.” “Ngũ sắc” tức là năm màu: xanh (dương), vàng, đỏ, trắng, đen. Màu xanh là tiêu biểu cho phương Đông, màu đỏ là phương Nam, màu trắng là phương Tây, màu đen là phương Bắc, và màu vàng là trung ương. Đó là tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Bộ.

“Tác sách” tức là bện thành sợi dây.

“Tụng Chú hai mươi mốt biến, thắt làm hai mươi mốt gút, rồi đeo vào cổ.” Bây giờ quý vị tụng Chú Đại Bi hai mươi mốt biến, và thắt hai mươi mốt gút thắt trên sợi dây ngũ sắc, xong lấy đeo nơi cổ.

“Đà La Ni này là do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ tuyên thuyết.” Đại Bi Đà La Ni này là pháp mà hằng hà sa số chư Phật đã nói ra. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Ngũ Sắc trong Chú Đại Bi:

Lúc bấy giờ, sau khi thuyết xong bài kệ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên rằng: “… tụng Chú này năm biến …” Vì sao lại tụng năm biến? Bởi vì trên thế giới này có năm bộ lớn (Ngũ Đại Bộ):

-phương Đông là A Súc Bộ, còn gọi là Kim Cang Bộ;
-phương Nam là Bảo Sanh Bộ;
-phương Tây là Liên Hoa Bộ;
-phương Bắc là Yết Ma Bộ;
-trung ương là Phật Bộ.

Năm biến Chú là tiêu biểu cho năm bộ nói trên. Năm bộ này cai quản cả năm đại ma quân—Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung—của thế gian. Ma cũng có Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung; Ngũ Bộ thống nhiếp Ngũ Đại Ma.

Như vậy, quý vị niệm Chú Đại Bi năm biến, rồi “lấy chỉ ngũ sắc xe làm sợi niệt.” “Ngũ sắc” tức là năm màu: xanh (dương), vàng, đỏ, trắng, đen. Màu xanh là tiêu biểu cho phương Đông, màu đỏ là phương Nam, màu trắng là phương Tây, màu đen là phương Bắc, và màu vàng là trung ương. Đó là tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Bộ.

“Tác sách” tức là bện thành sợi dây.

“Tụng Chú hai mươi mốt biến, thắt làm hai mươi mốt gút, rồi đeo vào cổ.” Bây giờ quý vị tụng Chú Đại Bi hai mươi mốt biến, và thắt hai mươi mốt gút thắt trên sợi dây ngũ sắc, xong lấy đeo nơi cổ.

“Đà La Ni này là do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ tuyên thuyết.” Đại Bi Đà La Ni này là pháp mà hằng hà sa số chư Phật đã nói ra. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

Chân Truyền:

Nghĩa: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, thì lúc đó Ta sẽ sai bảo tất cả Thiện Thần, Long Vương, Kim Cang Mật Tích, thường theo hộ vệ, không rời bên mình, như gìn giữ tròng mắt, như bảo hộ tánh mạng của chính họ vậy.”

Lược giảng:

Quán Thế Âm Bồ-tát dạy tiếp: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp… ” Thứ “pháp” mà Quán Thế Âm Bồ-tát nói đến ở đây là pháp gì? Đó là pháp “Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn”—pháp môn Bốn Mươi Hai Bàn Tay! Quý vị phải biết rằng: Hiện tại tôi giảng Kinh Đại Bi bởi vì quý vị cần phải hiểu rõ mọi chỉ dẫn để có thể tu tập cho đúng pháp.

“Y pháp thọ trì” tức là tu tập và hành trì đúng theo những gì đã dạy trong pháp Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn, và đó không phải chỉ tụng làu làu một mách từ “Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da. Nam Mô A Lị Da…” cho đến hết bài Chú Đại Bi là đủ. Không phải đơn thuần như thế! Cho nên, đối với pháp môn này, quý vị cần phải được “chân truyền,” tức là phải được chính thức và thật sự truyền dạy một cách đúng đắn thì mới được; bằng không, nếu không được chân truyền, mà chỉ toàn là nói suông và xem kinh nghĩa thôi, thì chẳng thể nào hiểu nổi! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Ban giải lòng Bác Ái: Chân Sư chỉ dẫn cách ban giải tình thương hay lòng Bác Ái của Thượng Đế cho chúng sinh, bằng cách là bạn rút nó ra từ Bí huyệt Tim (Theo dịch giả bác Thông Thiên Học)

+ So Sánh Phẩm Tính Người Đông - Tây:

Đối với nhân loại đang tiến hóa thì người phương Đông cũng như trái tim trong cơ thể con người. Đó là nguồn của ánh sáng, của sự sống, nhiệt lực và sinh lực. Người phương Tây đối với nhân loại cũng như bộ não hay hoạt động trí tuệ đối với xác thân, đó là yếu tố tổ chức chỉ đạo, khí cụ của hạ trí, là kho tích lũy các sự kiện. Sự dị biệt trong toàn cả “bản tính” của người phương Đông và của người Âu hay Mỹ thật quá lớn và ai ai cũng đều biết rõ nên có lẽ tôi khỏi phải nói đến nữa.

Người Đông phương thiên về triết lý, bản tính mơ mộng, qua nhiều thế kỷ đã được tập suy tư trừu tượng, thích những biện chứng khó hiểu, tính tình yếu đuối và thái độ chậm chạp. Qua nhiều thời đại suy tưởng siêu hình, sống chay lạt, tính trì trệ, thích bảo thủ những hình thức và qui luật sống nghiêm khắc, đã tạo nên mẫu người trái ngược hẳn với người anh em phương Tây.

Người phương Tây thích thực tế, làm việc có hệ thống, năng động, hành động mau lẹ, lệ thuộc sự tổ chức (vốn là một hình thức khác của nghi lễ), được thúc đẩy bằng trí tuệ rất cụ thể, thích thu đạt, ưa chỉ trích, làm tận lực khi công việc trôi chảy mau lẹ, và dùng lý trí quyết định nhanh chóng khi cần thiết. Họ không thích những tư tưởng trừu tượng nhưng biết đánh giá khi hiểu được và khi họ có thể làm những tư tưởng [trang 113] đó thành hiện thực ở cõi trần. Họ dùng luân xa đầu nhiều hơn luân xa tim, và luân xa cổ họng của họ thường được sinh động.

Người Đông phương thì dùng luân xa tim nhiều hơn luân xa đầu và tất nhiên là dùng trung tâm ở đầu tương ứng với luân xa tim. Luân xa ở đáy xương sọ, đầu cột sống hoạt động mạnh mẽ hơn luân xa cổ họng.

Người Đông phương tiến hóa bằng cách thu tâm thức vào luân xa đầu, qua cố gắng tham thiền tích cực. Đó là luân xa y phải chế ngự. Y học hỏi bằng cách dùng các câu thần chú một cách khôn ngoan, bằng cách sống ẩn dật và tham thiền theo những phương thức đặc biệt, mỗi ngày nhiều giờ trong thời gian dài.

Người Tây phương trước hết phải nhằm rút tâm thức vào luân xa tim, vì họ đã dùng luân xa đầu quá nhiều. Họ thường sử dụng các hình thức tập thể thay vì các chú nguyện dùng riêng cho cá nhân. Họ không thường làm việc trong đơn độc như người anh em phương Đông mà phải tập trung tâm thức ngay cả trong sự náo nhiệt và quay cuồng của cuộc sống kinh doanh và trong những đám đông ở các đô thị lớn. Họ dùng những hình thức tập thể để đạt mục tiêu của mình, và việc đánh thức luân xa tim tự biểu lộ trong phụng sự. Vì vậy, người phương Tây phải chú trọng đến tham thiền ở luân xa tim và cuộc sống phụng sự sau đó.

Thế nên, các bạn sẽ thấy rằng khi bắt đầu làm công tác thực sự huyền môn thì phương pháp có thể khác nhau và nhất thiết phải khác nhau ở phương Đông và phương Tây, nhưng mục đích thì giống nhau. Chẳng hạn như chúng ta phải ghi nhớ rằng một phương pháp thiền có thể giúp cho người phương Đông phát triển, lại có thể gây nguy hiểm và tai hại cho người anh em Tây phương, hoặc nói ngược lại cũng vậy. Nhưng bao giờ mục đích cũng vẫn như nhau. Những hình thức có thể là cá nhân hay tập thể. Những câu thần chú có thể được mỗi người đọc riêng hay đọc chung cả nhóm. Người ta có thể đặc biệt chú ý khai mở những luân xa khác nhau, [trang 114] nhưng những kết quả vẫn đồng nhất. Sự nguy hiểm sẽ xảy ra khi người phương Tây cố gắng tu tập theo những quy luật chỉ hợp với người Đông phương, như tôi đã vạch rõ nhiều lần. Các Đấng cao cả đang dùng sự minh triết của các Ngài để trừ khử mối nguy này. Mỗi giống dân một phương pháp khác nhau, mỗi dân tộc một hình thức dị biệt, nhưng cũng cùng những hướng dẫn minh triết ở nội giới, cũng cùng Phòng Minh triết vĩ đại, cũng cùng một Cửa Điểm đạo thu nhận tất cả vào bên trong thánh điện…

Để kết thúc vấn đề này, tôi muốn đưa ra một lời ngụ ý: Cung Bảy (Định luật Nghi thức hay Trật tự) đang gia tăng quyền lực và cho người phương Tây những gì mà từ lâu đã là đặc quyền của người phương Đông. Cơ hội hiện nay rất lớn lao, và trên đà chế ngự của cung này có sức thúc đẩy cần thiết (nếu áp dụng đúng) sẽ đưa người Tây phương đến dưới chân Đức Chúa tể Hoàn cầu.(TTHM_Những nguy hiểm khi tham thiền)

+ Ở NHÀ TỤNG KINH NIỆM PHẬT CÓ THỂ ĐÁNH PHÁP KHÍ HAY KHÔNG?

Hỏi: Ở nhà tụng kinh, niệm Phật, có thể đánh pháp pháp khí hay không?

Hòa Thượng Tịnh Không trả lời: Các vị phải nên biết, dụng ý của pháp khí là gì? Dụng ý là để cho mọi người chúng ta cùng nhau cộng tu, âm thanh, âm điệu, động tác được đồng loạt chỉnh tề, trang nghiêm đạo tràng. Đánh pháp khí ít nhất phải có 2 người trở lên, như vậy là cần thiết, nếu chỉ có một người, vậy thì không cần thiết. Đạo lý này nhất định phải hiểu. Không phải đánh pháp khí thì Phật Bồ Tát hoan hỉ, còn không đánh pháp khí thì Phật Bồ Tát không hoan hỉ. Phật Bồ Tát còn sanh phiền não sao? Cách nghĩ của chúng ta như vậy là sai rồi. Cho nên pháp khí là tiết tấu của âm nhạc, ý nghĩa là giúp đạo tràng trang nghiêm, đồng loạt chỉnh tề.(HT Tịnh Không giảng_Facebook Ngọc Diệp)

ĐỨC PHẬT DẬY: TÁM PHẨM CHẤT TUYỆT VỜI VÀ KỲ DIỆU CỦA PHẬT PHÁP

(1) Giống như là biển cả dốc xuống dần dần, và nghiêng xuống từ từ, chứ không phải đột ngột dốc xuống thẳng tắp như vực thẳm; Pahārāda, cũng như thế về Giáo Pháp và Giới Luật: Đây là một sự huấn luyện, thực tập dần dần, rồi tiến bộ từ từ; vì không có cách nào hiểu rõ một cách đột ngột chân lý tột cùng. [Nghĩa là, sẽ không có sự đột nhiên hiểu ra chân lý tột cùng, nhanh chóng như bước chân nhẩy vọt của một con ếch. Ngay từ lúc bắt đầu đi tu, nếu không sống hoàn toàn đạo đức, từ bi v.v., thì không thể đạt được quả A-la-hán. Chỉ bằng cách tu hành sống đời đức hạnh, tập trung tâm ý và dùng trí tuệ, rồi tu theo một thứ tự thích hợp - tức là giới, định, tuệ - mà người tu có thể đạt được quả A-la-hán.] Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu đầu tiên mà các Tỳ Kheo nhận ra trong Giáo Pháp và Giới Luật và đó là lý do mà họ đã vui thích.

(2) Giống như biển cả là sự ổn định và nước không tràn lan ra khỏi ranh giới của nó; cũng như thế, khi Như Lai dạy các đệ tử học hỏi về giới luật, họ sẽ không vi phạm vì họ xem giới luật là mục đích sống của đời họ. [Thí dụ như đối với các đệ tử cao quý như các vị Tu-Đà-Hoàn v.v., thì giới luật không thể nào làm cho tan vỡ.] Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ hai của Giáo Pháp và Giới Luật....

(3) Giống như là biển cả không dung chứa một xác chết hay một thây ma, biển sẽ nhanh chóng đẩy xác vào bờ rồi xô nó lên mặt đất; cũng như thế, Tăng Đoàn sẽ không dung chứa một tăng sĩ vô đạo đức trong hàng ngũ của mình, người mà có tính tình xấu xa, bất tịnh, có hành vi đáng ngờ vực, có những hành động bí mật, sống không đúng như một tăng sĩ khổ hạnh mà sống như một tăng sĩ giả hiệu, không trong sạch nhưng giả vờ sống trong sạch, thối tha đến tận lõi, nhiều dục vọng và có hành vi ghê tởm. Trong trường hợp nầy, Tăng Đoàn sẽ nhanh chóng tập họp và khai trừ ngay tăng sĩ đó. Mặc dù lúc tăng sĩ nầy hãy còn ngồi tập họp chung với Tăng Đoàn, nhưng người nầy cách xa Tăng Đoàn, cũng như Tăng đoàn cách xa người nầy. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ ba của Giáo Pháp và Giới Luật....

(4) Giống như những con sông mạnh mẽ sau khi đã đổ ra biển cả, không còn ai gọi tên những con sông nầy nữa, vì tên chúng nay được thay thế bằng biển cả; cũng như thế, khi những người thuộc bốn giai cấp - quý tộc, Bà la môn, thường dân và kẻ hầu hạ - khi xuất gia đi tu trở thành tăng sĩ, rồi tuân theo Giáo Pháp và Giới Luật lập nên bởi Như Lai, không còn ai gọi tên cũ và giai cấp của những người nầy, vì những vị tăng sĩ nầy nay được gọi là Những Người Con Thuộc Dòng Họ Đức Phật Thích Ca. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ tư của Giáo Pháp và Giới Luật....

(5) Giống như là biển cả, nước biển không tăng cũng không giảm, dù tất cả các dòng nước, dòng sông trên thế giới chảy ra biển cả, cộng với nước mưa từ trên trời rơi xuống; cũng như thế, dù có nhiều tăng sĩ tu hành đạt đến Niết Bàn, yếu tố Niết Bàn không có để lại "phần còn dư", nghĩa là không có tăng hay giảm trong yếu tố Niết Bàn. [Giả dụ như trong nhiều tỷ năm, vào thời không có Đức Phật xuất hiện, không có một người nào tu đạt đến Niết Bàn, ta cũng không thể nói Niết Bàn hoàn toàn trống chỗ. Nói một cách khác, trong cuộc đời Đức Phật, mỗi lần khi ngài giảng Pháp, có vô số người đạt đến Niết Bàn, ta cũng không thể nói Niết Bàn đã đầy hết chỗ.] Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ năm của Giáo Pháp và Giới Luật ....

(6) Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật....

(7) Giống như biển cả, có nhiều vật quý giá khác nhau về thể loại và mầu sắc như: ngọc trai, đá quý v.v.; cũng như thế, trong Giáo Pháp và Giới Luật có nhiều điều quý báu. Sau đây là những điều quý báu: bốn nền tảng chánh niệm hay tứ niệm xứ, bốn nỗ lực đúng, bốn cơ sở thành công, năm khả năng thiêng liêng, năm thần thông, bẩy yếu tố giác ngộ, và Bát Chánh Đạo. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ bẩy của Giáo Pháp và Giới Luật....

(8) Giống như biển cả là nơi trú ngụ của những sinh vật khổng lồ; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật là nơi cư trú của những người sống đời cao thượng: các vị Tu-Đà-Hoàn và các vị tu hành để đạt được quả Nhập Lưu [còn tái sinh từ 1 đến 7 lần vào cõi dục giới]; các vị Tư-Đà-Hàm và các vị tu hành để đạt được quả Nhất Lai [còn tái sinh 1 lần vào cõi dục giới]; các vị A-Na-Hàm và các vị tu hành và đạt được quả Bất Lai [không còn tái sinh vào cõi dục giới]; các vị A-La-Hán và các vị tu hành để đạt được quả A-La-Hán [không còn luân hồi, sinh tử]. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ tám của Giáo Pháp và Giới Luật, mà các Tỳ Kheo đã nhiều lần nhận ra và đó là lý do mà họ đã vui thích.

"Pahārāda, đây là tám phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu trong Giáo Pháp và Giới Luật, mà các Tỳ Kheo đã nhiều lần nhận ra và đó là lý do mà họ đã vui thích." (Nguồn: Xem tại đây)

+ 615. TÁM PHÁP TẰNG HỮU CỦA CHƯ TỲ KHEO
- Tương Tự Như Tám Pháp Đại hại: Này Bà-la-la, trong Chánh pháp luật của ta (Đức Phật) cũng có tám pháp vị tằng hữu, khiến cho các Tỳ-kheo thấy được bèn hoan lạc trong đó. Những gì là tám? Nguồn: mục 615- (Trung A Hàm, Kinh A-Tu-La, Phẩm 4, số 35)

+ PHÁP PHẬT: Về Thánh của Pháp đều Không (Xem Clip 42 Chủng tử Bát Nhã)

+ Người xuất gia ngủ bốn giờ, nhằm lúc trung dạ. Ở Ấn Độ thời gian được chia thành ba thời ban ngày, ba thời ban đêm, một ngày ở Ấn Độ thời cổ là sáu thời. Trung dạ là từ mười giờ đêm đến hai giờ sáng, đó là thời gian để người xuất gia ngủ nghỉ, hai giờ sáng thức dậy tụng khóa sáng, một ngày chỉ ngủ bốn tiếng đồng hồ. Hiện tại, chúng ta nghiệp chướng nặng nề, người Tây Dương đề xướng ngủ tám tiếng. Ngủ hơn tám tiếng là chẳng như pháp! Nếu có thể giảm bớt một, hai tiếng, tôi cho rằng ngủ sáu tiếng là được lắm rồi. Một phần quang âm là một phần thọ mạng đấy nhé! Thế gian thường nói: “Một tấc quang âm, một tấc vàng”. Quang âm trọng yếu như thế đó, cho nên phải gìn giữ quang âm quý báu, nỗ lực tu hành. (Nguồn: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)

+ Trị buồn ngủ - Ngủ gật

Trong Tăng Chi Bộ Kinh ghi: Một hôm Phật dùng thiên nhãn quan sát nơi khu rừng chư Tăng ẩn tu, thấy ngài Mục Kiền Liên đang tọa thiền bị ngủ gật, Phật liền đến dạy:

(Nếu ông ngồi bị ngủ gật nên khởi tưởng để đánh tan ma ngủ gật. Trường hợp khởi tưởng không hết thì quán pháp. Quán pháp không hết thì tụng đọc kệ chú. Tụng đọc kệ chú nếu không hết, dùng hai tay nắm hai trái tai kéo xuống, xoa tay, xoa chân. Nếu còn ngủ nữa thì đi rửa mặt. Nếu rửa mặt không hết ra ngoài xem trăng, xem sao hoặc quán ánh sáng. Quán ánh sáng không hết thì đi kinh hành trụ tâm ở trước. Cuối cùng nếu không hết thì nằm như sư tử (nghiêng phía tay mặt hai chân chồng lên).

Bình:

Thùy miên là một món phiền não trong năm món phiền não (ngủ cái) che đậy chân tánh chúng sanh. Nó là cái nhân làm cho chân tánh bị lu mờ, trí tuệ không phát sanh được (dù một món cũng có hại). Vì thế, người tu Thiền định muốn được tam muội phải xua đuổi con ma thùy miên không cho đến gần. Những phương tiện Phật dạy trên là cây roi sắt đập mạnh vào con ma buồn ngủ. Đuổi mạnh và đuổi nó đi xa thật xa, không cho nó bén mảng đến chỗ chúng ta ngồi tu.

Trích sách "Nhặt Lá Bồ Ðề". HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ

+ KINH CỬA BẠI VONG - Thành Công hay Thất Bại (Parâbhavasutta)

Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn ở tại Sâvatthi trong rừng Jeta, vườn Anâthapindika. Lúc bấy giờ, khi đêm gần tàn, một vị thiên nhân, với dung sắc thù thắng chiếu sáng khắp rừng Jeta, đi đến Thế Tôn. Sau khi đi đến, kính lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, thiên nhơn ấy bạch Thế Tôn bằng những bài kệ:

Con hỏi Gotama
Về bại vong con người
Con đến hỏi Thế Tôn
Gì là cửa bại vong?

Thật dễ hiểu thành công
Cũng dễ hiểu bại vong
Thích chánh pháp thành công
Ghét chánh pháp bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ nhất về bại vong
Thứ hai xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Ưa mến kẻ bất thiện
Không ưa mến người thiện
Ưa thích pháp bất thiện
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ hai về bại vong
Thứ ba xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Người ưa thích ngủ nghỉ
Thích đám đông, thụ động
Lười biếng, thường giận dữ
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ ba về bại vong
Thứ tư xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Ai đối với mẹ cha
Già yếu tuổi trẻ hết
Giàu có không cung dưỡng
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ tư về bại vong
Thứ năm xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Ai với Bà la môn
Sa môn, khất sĩ khác
Nói dối và lừa gạt
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ năm về bại vong
Thứ sáu xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Người giàu có tài sản
Có vàng và thực phẩm
Một mình hưởng vị ngọt
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ sáu về bại vong
Thứ bảy xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Người tự hào đẳng cấp
Tài sản và dòng họ
Khinh rẻ bà con mình
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ bảy về bại vong
Thứ tám xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Người say đắm đàn bà
Thích rượu, mê cờ bạc
Hoang phí mọi lợi tức
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ tám về bại vong
Thứ chín xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Với vợ không biết đủ
Có mặt giữa gái chơi
Bị thấy với vợ người
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ chín về bại vong
Thứ mười xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Người tuổi trẻ đã qua
Cưới vợ còn non trẻ
Ghen nàng không ngủ được
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Thứ mười về bại vong
Mười một xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Đàn bà hoặc đàn ông
Ghiền rượu và xài phí
Được địa vị quyền thế
Ấy là cửa bại vong

Như thế chúng con rõ
Mười một về bại vong
Mười hai xin Ngài nói
Gì là cửa bại vong?

Tài sản ít, ái lớn
Sanh trong nhà vua chúa
Ở đó muốn trị vì
Ấy là cửa bại vong

Bại vong này trong đời
Hiền triết khéo quan sát
Đầy đủ thánh tri kiến
Sống ở đời hạnh phúc.
HT Thích Thiện Châu dịch.
Nguồn:Hoa Đức

 

Mời xem Kinh gốc: Kinh Bại Vong

+ NIỆM ÁC VÀ NGƯỜI THÙ

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói: Người thù địch có bảy điều kiện mong cho kẻ thù với mình:

1. Mong cho kẻ thù với mình nhan sắc xấu xí.

2. Mong cho kẻ thù với mình ngủ không được.

3. Mong cho kẻ thù với mình không được lợi ích, thường tổn giảm.

4. Mong cho kẻ thù với mình bị phá sản.

5. Mong cho kẻ thù với mình không được danh vọng.

6. Mong cho kẻ thù với mình không được bạn bè.

7. Mong cho kẻ thù với mình chết đọa đường dữ.

Như thế, Người tu chúng ta cần loại bỏ các ý nghĩ xấu ác để tránh nghiệp quả xấu ác đến mình

+ Sự Thật - Đức Phật dậy: Trên đời có ba thứ mà không thể che dấu đó là Mặt Trời - Mặt Trăng - Sự Thật.

+ BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ

Lời Phật Dạy về Bốn Sự Thật Cao Quý đôi khi được so sánh với một vị bác sĩ khi ông chẩn đoán bệnh tật, và khi ông cho toa thuốc điều trị. Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất cho chúng ta biết chúng ta bệnh gì, và Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra căn bệnh nầy. Sự Thật Cao Quý Thứ Ba mang đến cho chúng ta niềm hy vọng chữa dứt căn bệnh nầy.

Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật. Bốn sự thật cao quý là:

1. SỰ THẬT VỀ SỰ ĐAU KHỔ (DUKKHA)

2. SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ ĐAU KHỔ (SAMUDAYA)

3. SỰ THẬT VỀ CÁCH CHẤM DỨT SỰ ĐAU KHỔ (NIRHODHA)

4. SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CHÚNG TA KHỎI SỰ ĐAU KHỔ (MAGGA)

Chúng ta hãy xem xét từng sự thật cao quý, dưới đây.

1) SỰ THẬT VỀ SỰ ĐAU KHỔ (DUKKHA):

Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất thường được dịch là "Cuộc đời là đau khổ." Nhiều người khi mới bước chân vào đạo Phật, và ngay khi họ nghe câu nói trên, họ đã chẳng còn muốn lắng nghe Phật Pháp nữa, họ đã chẳng còn muốn học hỏi nữa.

Tuy nhiên, từ ngữ Pali dukkha cũng ám chỉ, bất cứ điều-gì tạm-thời, điều-gì có điều-kiện, hoặc là một sự tổng-hợp của nhiều thứ khác nhau. Thậm chí những gì quý giá, và thú vị cũng chỉ là tạm-thời, bởi vì những điều nầy sẽ chấm dứt.

Liên quan đến bản chất của cuộc đời, là bản chất của cái-tôi. Có phải con người chúng ta cũng chỉ là tạm-thời, cũng là có điều-kiện, và cũng là tổng-hợp của nhiều thứ khác nhau không? Chúng ta đã hiểu rằng cuộc đời là vô thường, tuy nhiên, chúng ta có hiểu chúng ta cũng là vô thường không? Đức Phật dạy rằng trước khi chúng ta hiểu biết về cuộc sống, và về cái chết, chúng ta phải cần phải hiểu biết về bản thân của chúng ta.

2) SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ ĐAU KHỔ (SAMUDAYA):

Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì dạy rằng nguyên nhân của sự đau khổ là sự ham muốn, hoặc là sự thèm khát (tanha).

Chúng ta tiếp tục đi tìm kiếm một cái gì đó, bên ngoài chúng ta để giúp cho chúng ta hạnh phúc. Tuy nhiên, dù cho chúng ta có thành công biết bao nhiêu chăng nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ hài lòng.

Đức Phật dạy rằng sự thèm khát nầy, phát sinh từ sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Chúng ta đi qua cuộc đời nầy, bằng cách chụp-giữ-lấy hết vật-nầy sang vật-khác, để chúng ta có được cảm giác an toàn. Chúng ta dính mắc không chỉ những thứ về vật chất, mà chúng ta còn dính mắc với những ý-nghĩ, với những ý-kiến về bản thân, và với thế giới chung quanh chúng ta.

Sau đó, chúng ta cảm thấy thất vọng, vì mọi người không cư xử theo đường lối của chúng ta, vì thế, sự thất vọng của chúng ta ngày càng tăng lên, bởi vì cuộc sống chúng ta đã diễn ra, không giống như sự mong đợi của chúng ta.

Lời Phật Dạy về nghiệp, và về sự tái sinh, liên quan chặt chẽ đến Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì nầy.

3) SỰ THẬT VỀ CÁCH CHẤM DỨT SỰ ĐAU KHỔ (NIRHODHA):

Lời Phật Dạy về Bốn Sự Thật Cao Quý đôi khi được so sánh với một vị bác sĩ khi ông chẩn đoán bệnh tật, và khi ông cho toa thuốc điều trị. Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất cho chúng ta biết chúng ta bệnh gì, và Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra căn bệnh nầy. Sự Thật Cao Quý Thứ Ba mang đến cho chúng ta niềm hy vọng chữa dứt căn bệnh nầy.

Đức Phật dạy rằng nếu chúng ta thực tập siêng năng, chúng ta có thể chấm dứt được sự ham muốn.

Trước kia, chúng ta giống như con chuột bạch chạy vòng quanh bánh xe không ngừng nghỉ, tuy nhiên, nay chúng ta đã chấm dứt được sự rượt đuổi vui thích nầy, và nay chúng ta đạt tới sự giác ngộ (hoặc là sự tỉnh thức). Các bậc giác ngộ sống trong trạng thái gọi là Niết Bàn.

4) SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CHÚNG TA KHỎI SỰ ĐAU KHỔ (MAGGA):

Trong Sự Thật Cao Quý Thứ Tư, Đức Phật như một vị bác sĩ, ngài viết toa thuốc cho căn bệnh của chúng ta: đó là Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo). Không giống như nhiều tôn giáo khác, chúng ta sẽ không có ích-lợi đặc biệt nào khi chúng ta chỉ tin tưởng vào giáo lý của Đức Phật. Thay vào đó, trọng tâm của Đạo Phật là chúng ta phải thực hành giáo lý, phải hằng sống với giáo lý, rồi chúng ta phải tự bước chân đi trên Con Đường Cao Quý Có Tám Phần nầy.

Mời Quý thiện hữu xem thêm bài viết Tiếng Anh tại đây: Phật dạy về bốn sự thật

+ Khổng Tử nói: “Tử Hạ thích chơi với kẻ mạnh hơn mình, Tử Cống lại thích chơi với kẻ thua kém mình. Ta nghe nói, muốn hiểu một người có thể quan sát bạn bè và thân phụ người đó; muốn hiểu một quân vương có thể quan sát sứ giả mà ông ta phái đi; muốn hiểu tính chất đất đai có thể quan sát cây cối sinh trưởng trên đất ấy. Vì thế mới nói: ‘chơi với người hay giống như đi vào căn phòng trồng hoa lan, lâu dần sẽ không cảm nhận được hương thơm của nó nữa, vì khi đó mình cũng hòa vào mùi hương hoa rồi; ở với người xấu cũng giống như đi đến chợ cá, lâu dần cũng không còn thấy mùi hôi tanh nữa vì cũng quen mất rồi’. Vì thế, người quân tử cần biết cẩn trọng chọn lựa người ở cùng với mình”.

+ Nếu nước vào thuyền

Khổng Tử nói: “Thuyền không có nước thì không đi được, nhưng nếu nước vào trong thuyền thì thuyền cũng bị chìm; vua không có dân thì không có gì để gọi là trị quốc, nhưng nếu dân trèo lên đầu vua thì quốc gia cũng không còn. Vì thế, vua ở trên cao không thể không cẩn trọng; thần dân ở dưới thấp không thể không có sự ràng buộc”.

Câu 48 Chú Đại Bi: Di đế rị dạ

Di đế rị dạ. Hán dịch là “chánh lượng”. Cũng dịch là “đại lượng”; nghĩa là số lượng rất nhiều, không đếm được. Còn dịch là “đại từ bi tâm” nghĩa là tâm từ bi quá rộng lớn, không có ngằn mé. Tâm từ bi này bảo hộ che chở cho tất cả mọi loaì chúng sanh và giúp cho họ được an vui, khiến cho chúng sanh thể nhập với bản tâm của mình, thoát khỏi sợ hãi và tránh xa mọi tai ương.

Đây là Tích thượng thủ nhãn ấn pháp. Trên đầu tích trượng có chín vòng tròn bằnh đồng. Lúc xưa, người xuất gia đi đâu cũng mang theo tích trượng. Mỗi khi đi đường, chín vòng kim loại này sẽ tạo nên âm thanh, báo động cho các loài côn trùng tránh xa để khỏi bị dẫm đạp lên mình. Tích trượng là một loại pháp khí trong Phật giáo. Bồ tát Địa Tạng thường dùng tích trượng như là chìa khóa để mở cửa các địa ngục. Vì vậy nên hành giả tu tập ấn pháp này phải nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn, phát nguyện cứu giúp cho toàn thể mọi loài chúng sanh.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

 

Câu 49 Chú Đại Bi: Na ra cẩn trì

Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền ái” hoặc là “Hiền thủ” cũng dịch là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”. Nghĩa là người đứng đầu trong các bậc Thánh hiền, họ là thượng thủ, là bậc khó tìm cách bảo bọc, che chở cho chúng sanh, khéo độ thoát cho chúng sanh đến quả vị tối cao.

Đây là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp. Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 50 Chú Đại Bi: Địa lỵ sắt ni na

Địa lỵ sắt ni na. Hán dịch là “Kiên lợi”. Còn có nghĩa là “Kiếm”. Đây là Bảo kiếm thủ nhãn ấn pháp. Trước đây khi giảng về bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, tôi có nói rằng ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ly, mỵ, võng lượng. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, ly mỵ vọng lượng đều ngoan ngoãn quy phục bởi vì họ sợ ấn pháp Bảo kiếm này của hành giả. Ấn pháp này rất oai hùng. Nếu có loài thiên ma ngoại đạo nào không tuân phục ấn pháp, hành giả có thể trừng phạt ngay bằng Bảo kiếm này.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 51 Chú Đại Bi: Ba da ma na

Ba da ma na có ba ý: Thứ nhất là “danh văn” nghĩa là tên của hành giả được lưu truyền khắp mười phương thế giới. Nghĩa thứ hai là “Hỷ xưng” là mười phương thế giới đều vui mừng khen ngợi công đức của hành giả. Thứ ba là “thành danh”, “nhất thiết nghĩa thành tựu”. Có nghĩa là mọi danh tiếng, mọi công hạnh đều được thành tựu thật nghĩa và rốt ráo.

Đây là Bảo tiễn ấn pháp. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này thành tựu sẽ liền gặp được thiện hữu tri thức.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 52 Chú Đại Bi: TA BÀ HA

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến 14 lần.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Câu 53 Chú Đại Bi: Tất đà da

Chữ Tất đà da có năm nghĩa: Thứ nhất là “Thành tựu đốn kiết”. Thứ hai là “thành biện”. Thứ ba là “thành lợi”. Thứ tư là “nhất thiết nghĩa thành tựu” và thứ năm là “sở cung xưng tán”.

Thành tựu đốn kiết nghĩa là khi sử dụng thần chú này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành (kiết), toại nguyện.

Có người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà không được toại nguyện tức thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự tương ứng từ nỗ lực dụng công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ không có sự thành tựu. Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu.

Tất đà dạ còn có nghĩa là “thành biện”. Nghĩa là hành giả làm bất cứ việc gì thì kết quả đều đạt được viên mãn.

Cũng gọi là “thành lợi” là vì mọi việc làm đều được thành tựu lợi ích.

Nhất thiết nghĩa thành tựu có nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng đều được thành tựu.

Sở cung xưng tán có nghĩa là mọi người đều đến khen ngợi, cung kính tán dương công đức của hành giả.

+ Câu 55 Chú Đại Bi: Ma ha tất đà da

Ma ha tất đà dạ. Ai cũng đều biết Ma ha có nghĩa là lớn. Câu chú này có nghĩa là hành giả đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu được công đức thù thắng và đạo nghiệp viên mãn. Trong mọi việc, hành giả đều đạt được sự thành tựu viên mãn cao tột.

Cả hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà haBảo kinh thủ nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của Kinh điển, chính là Pháp bảo. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi lạc vô cùng vô tận. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh. Nghĩa là có được khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.

Ký ức của chúng ta thường hoạt động theo một lối riêng. Cũng như không thể nào đi nếu không có cây gậy. Sau khi đọc được điều gì, chúng ta không thể nhớ rõ ràng hết được. Chỉ khi nào cần cho sự học tập của mình, chúng ta mới lục lại tìm kiếm hay tra cứu lại những ghi chép. Tại sao trí nhớ của mình lại quá kém. Vì quý vị chưa từng hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp này. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này, quý vị sẽ đạt được sự hiểu biết thông tuệ và kiến thức rất đa dạng. Giống như Tôn giả A Nan, là đệ tử đa văn đệ nhất của đức Phật. Có thể nói Ngài A Nan đã hành trì Bảo kinh ấn pháp mà chẳng nghi ngờ gì. Ngài đã thành tựu ấn pháp này từ vô lượng kiếp rồi, nên khi nghe được điều gì, thì không còn quên nữa. Ngay cả Ngài có thể nhớ được những điều Ngài chưa từng nghe. Tại sao tôi nói như vậy? Vì Tôn giả A Nan ra đời cùng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Như thế nên hai mươi năm trước, khi A Nan chưa xuất gia, thì những bài thuyết pháp của đức Phật Ngài A Nan chưa được nghe. Thế thì làm sao A Nan có thể kết tập toàn bộ Kinh điển sau khi đức Phật nhập Niết bàn? Vì A Nan được nghe các vị trưởng lão giảng lại những bài Kinh mà đức Phật đã thuyết từ trước, hoặc chính do đức Phật giảng lại cho A Nan nghe khi A Nan nhập định nên A Nan thừa biết rõ nguyên nhân của sự nhớ giỏi này là nhờ đã hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp thành tựu.

Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để có được trí nhớ tốt?” Câu trả lời đơn giản là hãy hành trì Bảo kinh ấn pháp. Những người nhớ được Kinh rõ ràng là có duyên với ấn pháp này.

Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở trí tuệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.

+ Câu 54, câu 56 Chú Đại Bi: Ta Bà Ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành gi. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 60 Chú Đại Bi: Na ra cẩn trì

Na ra cẩn trì. Hán dịch là “ái hộ” nghĩa là thường nỗ lực bảo bọc che chở tất cả chúng sanh. Câu chú này cũng mang ý nghĩa đại Từ Bi. Đây là Bảo bình thủ nhãn ấn pháp.

Câu 61 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 62 Chú Đại Bi: Ma ra na ra

Ma ra. Hán dịch là “Như ý”

Na ra. Hán dịch là “Tôn thượng”.

Đây là Quyến sách thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ.

Quyến sách thủ nhãn ấn pháp có rất nhiều diệu dụng. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường.

Trong đạo giáo gọi ấn pháp này là “Khổn tiên thằng”.

Câu 63 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 64 Chú Đại Bi: Tất ra tăng a mục khư da

Tất ra tăng. Hán dịch là “thành tựu – ái hộ”. Nghĩa là thường đem hết sức mình để bảo hộ che chở cho tất cả chúng sanh.

A mục khư da. Hán dịch là “bất không, bất xả”.

Bất không có nghĩa là hữu. Nhưng đây có nghĩa là diệu hữu.

Bất xả có nghĩa là “Bất xả nhất pháp”. Không từ bỏ một việc gì, phải thông thạo tất cả các pháp. Nên có câu kệ:

“Chân như lý thượng bất lập nhất trần.
Phật sự môn trung bất xả nhất pháp”.

Nghĩa là:

“Trên phương diện bản thể, lý tánh tức chân như, thì không cần lập một thứ gì nữa cả, dù chỉ là hạt bụi.
Nhưng về mặt sự tướng, có nghĩa là việc hành trì, tu đạo thì không được bỏ qua một pháp nào cả”.

A mục khư da còn có nghĩa nữa là “ái chúng, hòa hợp”. Nghĩa là thương yêu, hòa hợp, thường cứu giúp tất cả chúng sanh.

Câu chú này còn có nghĩa khác là trong tự tánh của mỗi chúng sanh đều có đủ tánh tự tại và tánh công đức thường vẫn tròn đầy.

Đây là Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì ấn pháp này thành tựu, hành giả có thể tránh được nạn tù tội, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ mọi lúc, hành giả đều không bị vướng phải các chướng nạn về quan quyền nữa.

Quý vị sẽ hỏi: “Nếu tôi tu tập ấn pháp này, liệu tôi có thể phạm pháp mà vẫn không bị bỏ tù hay sao?”

Không! Là Phật tử, quý vị không được phạm pháp. Nếu quý vị đã thông hiểu Phật pháp và phát tâm tu học Phật pháp rồi, thì làm gì có chuyện phạm pháp nữa? Còn nếu quý vị làm chuyện phạm pháp, tất nhiên phải bị bắt và ở tù.

Tuy nhiên, đôi khi có những người vô tội bị bắt ở tù. Đây là vì họ chưa bao giờ tu tập Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp này.

Câu 65 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 66 Chú Đại Bi: Ta bà ma ha a tất đà dạ

Như quý vị đã biết, thế giới chúng ta đang sống là thế giới Ta bà. Ta bà có nghĩa làkham nhẫn”. Còn được dịch là “nhẫn ái”. Còn dịch là “Thiện thuyết, thiện đáo”.

Kham nhẫn có nghĩa là chúng sanh như chúng ta khó có thể chịu đựng nổi những sự thống khổ ở cõi giới Ta bà này.

Nhẫn ái có nghĩa là chúng sanh thế giới Ta bà này không những có thể chịu đựng mọi khổ đau mà còn sanh khởi lòng thương yêu mọi loài nữa.

Thiện thuyết, thiện đáo nghĩa là, luôn luôn nói lời tốt đẹp, lợi ích khi ở trong thế giới Ta bà. Cùng khuyến khích mọi người hiện thân đến ở cõi giới Ta bà này.

Ma ha là lớn. Đây có nghĩa là pháp Đại thừa, tức là Bồ tát đạo.

A tất đà dạ. Hán dịch là “vô lượng thành tựu”. Nghĩa là tu tập pháp Đại thừa của hàng Bồ tát có công năng đưa hành giả đến bờ bên kia một cách rốt ráo và thành tựu vô lượng công đức.

Đây là Bồ đào thủ nhãn ấn pháp. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng của Bồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.

Tất la tăng a mục khư da. Ở trong đồ hình mạn đà la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh.

Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà ha là bổn thể của Bồ tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh cho chúng sanh.

Câu 67 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 68 Chú Đại Bi: Giả kiết ra a tất đà dạ

Giả kiết ra a tất đà dạ. Hán dịch là “Kim cang luân”. Còn gọi là Kim cang Bạt chiết la. Kim cang luân này có hình tròn nhưng có khác so với Kim cang luân khác. Câu chú này còn có nghĩa là “Hàng phục oán ma”. Khi trong tâm luôn luôn sinh khởi xung khí và bất bình thì gọi là ma. Khi ấy họ thường phê phán mọi điều. Họ nói “Chư Phật thường làm những việc sai trái, cho đến hành Bồ tát, A la hán, chư Thiên, Diêm Vương cũng đều như thế”. Họ phản đối kịch liệt và hằn học đối với tất cả mọi điều. “Tất cả đều là tà vạy”. Họ giống như kẻ cuồng si, chẳng để ý gì đến pháp luật nữa. Họ luôn xung khắc với toàn cả thế gian. Trong nhân gian gọi loại người này là điên cuồng. Trong hàng quỷ thần thì hạng người này được gọi là Ma. Nộ khí của loài ma oán này thường xôn g khắp cõi Trời. Nó thường giận dữ: Ai cũng đều quá vô lễ với ta!”. Hoặc nó nói: “Phật hả? Ta sẽ đánh bại ngay. Bồ tát hay A la hán ta cũng hạ gục luôn. Còn loài người, ta sẽ ăn thịt hết. Ma quỷ thì ta sẽ chà nát dưới gót chân. Ta sẽ xé nát thân chúng ra cho đến chết!” Oán khí loại ma này thật ghê rợn.

Đây là Bạt chiết la thủ nhã ấn pháp. Với Kim cang luân, hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”.

Kim cang luân ấn pháp không những chỉ có công năng hàng phục thiên ma ngoại đạo, mà còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. Đạo giáo gọi âm thanh này là “Ngũ Lôi Oanh Đảnh”.

Sấm sét vốn thường phát sinh từ trên Trời, nhưng các Đạo sĩ Lão giáo có thể phóng ra tiếng sấm từ lòng bàn tay khi họ kết một loại ấn gọi là Chưởng tâm lôi. Tiếng sấm sét vang ra khiến cho thiên ma bị chấn động, thậm chí còn có thể khiến thịt da nó bị tan tành từng mảnh.

Khi giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tôi có nói về một người bạn thân, có khả năng sử dụng được ấn pháp này. Khi quý vị hành trì thành tựu ấn pháp này rồi, thì sấm sét sẽ vang rền khi quý vị sử dụng ấn pháp và tiếng vang của nó sẽ hàng phục được tất cả các loài ma oán.

A tất đà dạ. Hán dịch là “Vô tỷ thành tựu”. Hành giả trì chú này sẽ được thành tựu công đức rất lớn; không có gì so sánh được, cho nên mới khiến cho các loài ma oán đều quy đầu phục thiện.

Câu 69 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

 

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 70 Chú Đại Bi: Ba đà ma yết tất đà dạ

Ba đà ma. Hán dịch là “Hồng liên hoa”.
Yết tất đà dạ. Hán dịch là “Thiện trắng”.

Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý.

Câu 71 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

 

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 72 Chú Đại Bi: Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ

Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền thủ”. Hiền là thánh hiền. Thủ là giữ gìn, canh giữ hộ trì.
Bàn đà ra dạ dịch nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại.

Đây là Thí vô úy thủ nhãn ấn pháp mà Bồ tát Quán Thế Âm thường dùng để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi.

Câu 73 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

 

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 74 Chú Đại Bi: Ma bà lợi thắng yết ra da

Ma bà lợi thắng. Hán dịch là “Đại dõng”, cũng dịch là “anh hùng đức”, nghĩa là đức hạnh của bậc đại anh hùng. Bồ tát Quán Thế Âm cũng được gọi như thế.

Yết ra da. Hán dịch là “sinh tánh” hoặc là “bổn tánh”. Nghĩa là tự tánh bản hữu của chúng sanh vốn sẵn có đức hạnh của bậc đại anh hùng. Đức hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp, ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới.

Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này.

Quý vị có thể thắc mắc: “Thế thì tôi chỉ cần hành trì một ấn pháp này thôi cũng đủ, chẳng cần hành trì bốn mươi mốt ấn pháp kia nữa”.

Nếu quý vị lười biếng thì cứ làm. Nếu không phải là kẻ lười biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Mặt khác, quý vị muốn làm kẻ lười biếng và thích tu tập để trở thành một vị Bồ tát lười thì cứ tu tập ấn pháp cuối cùng này trong bốn mươi hai ấn pháp kia. Sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới thành tựu được. Tuy nhiên, vì quý vị là người lười biếng nên sẽ không được thành tựu sớm là điều hiển nhiên. Thế nên các pháp đều là bất định. Nếu quý vị không muốn trở thành một vị Bồ tát lười, quý vị sẽ chẳng bận tâm thời gian lâu hay mau để tu tập các ấn pháp này.

Câu 75 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

 1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da

Nam – mô là “Quy mạng kính đầu”. Có nghĩa là: “Con xin đem toàn thể sinh mạng của con về nương tựa vào chư Phật”. Cái bản ngã của chính mình không còn nữa. Mà con xin dâng trọn vẹn thân mạng mình lên chư Phật. Nếu chư Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết. Con hoàn toàn tin vào chư Phật. Đó gọi là “Quy mạng”.

Nói tổng quát. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là “Xin quy y Tam Bảo vô biên vô tận trong khắp mười phương”.

Đó chính là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm. Quí vị nên khởi tâm Từ Bi mà trì niệm. Mặc dù đó là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm, nhưng cũng có nghĩa là quy y với toàn thể chư Phật trong mười phương, suốt cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi quí vị trì niệm thần chú này. Không những chỉ nhắc nhở mình quy y với Tam Bảo thường trụ trong khắp mười phương vô biên vô tận mà còn khiến cho tất cả mọi loài hữu tình khi nghe được thần chú này cũng đều quay về quy y, kính lễ mười phương ba đời thường trụ Tam Bảo (Đó là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo - Cao thượng và quý báu nhất thế gian và xuất thế gian)

Chân chính quy y Tam bảo có nghĩa là phải từ bỏ việc ác, quay về đường thiện, sửa đổi mọi lỗi lầm. Như một người được khai sinh lại với tên mới, từ đây chỉ làm thuần túy những việc lành. Không làm những việc xấu ác nữa. Như thế mới đạt được lợi ích thiết thực. Chính vì vậy mà câu chú: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là: “Quy y Tam bảo vô cùng vô tận trong khắp mười phương”.

Khi quí vị trì niệm chú này, cũng có thể giúp tiêu trừ được những ách nạn cho quí vị. Lúc gặp tai chướng, quí vị hay thường trì niệm: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì tai chướng ấy liền được tiêu trừ. Tai nạn lớn sẽ biến thành tai nạn nhỏ, và nếu gặp tai nạn nhỏ thì cũng sẽ được tiêu sạch. Chú này được gọi là “Tiêu tai pháp”, là một trong năm bộ chú hộ ma.

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da cũng còn được gọi là “Tăng ích pháp”. Nghĩa là từ trước đến nay quí vị đã từng gieo trồng nhiều thiện căn, và vẫn thường trì tụng chú này, thì thiện căn của quí vị sẽ tăng trưởng thêm gấp nhiều lần, lợi lạc không kể xiết.

Quí vị có thể niệm toàn bộ chú Đại Bi, hoặc chỉ cần niệm câu chú đầu tiên này thôi: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da là “Thành tựu pháp”, bất luận quí vị muốn điều gì, thì sở nguyện sở cầu của quí vị đều được thành tựu như ý muốn. Nếu quí vị không có con trai mà muốn cầu sinh con trai, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da sẽ sinh được con trai. Nhưng quí vị phải trì niệm với tâm trí thành, không phải chỉ niệm một hai ngày rồi thôI, mà phải niệm liên tục ít nhất là trong ba năm. Nếu quí vị không có được bạn tốt, mà muốn gặp được một người, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì liền gặp được ngay bạn lành. Nếu quí vị trì niệm được toàn thể bài chú Đại Bi thì quá tốt, nếu không chỉ cần niệm câu đầu tiên Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, cũng sẽ thành tựu những công đức không thể nghĩ bàn.

Câu chú này cũng còn được gọi là “Hàng phục pháp”. Năng lực của câu chú đó có thể hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo khi nó nghe đến câu chú này.

Tuy vậy, câu chú này không phải là “Câu triệu pháp”. Khi quí vị trì niệm một câu chú thuộc trong “Câu triệu pháp” thì tất cả các loại yêu ma quỷ quái khắp nơi đều đến trình diện và có thể bắt giữ, hoặc sai khiến được chúng.

Vậy nên, câu chú Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da này có công năng rất mạnh, không thể suy lường được. Nếu nói chi tiết, thì không thể nào cùng tận được.

Tóm lại, trong câu Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, thì Nam mô có nghĩa là “quy mạng kính đầu”. Hắc ra đát na là “bảo”. Đá ra dạ có nghĩa là “Tam”. Da nghĩa là “Lễ”.

Nghĩa toàn câu là: “Xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biên trong khắp cả mười phương, suốt cả ba đời”. Chúng ta phải cúi đầu đảnh lễ thường trụ Tam bảo.

Vì sao gọi là vô tận vô biên? Vì chư Phật trong thời quá khứ là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời hiện tại là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời vị lai là vô cùng vô tận. Cho nên Tam bảo là vô biên vô tận.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 77 Chú Đại Bi: Nam mô a lị da

Nam mô. Hán dịch là “quy y”.

A lị da. Hán dịch là “Thánh giả”, cũng có nghĩa là “Thánh Hiền”. Câu chú này thể hiện sự quy y với tất cả các Hiền Thánh Tăng.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Câu 78 Chú Đại Bi: Bà lô kiết đế. Hán dịch là “quán”. Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 79 Chú Đại Bi: Thước bàn ra da

Thước bàn ra da. Hán dịch là “tự tại”. Toàn câu Bà lô kiết đế thước bàn ra da có nghĩa là Quán Tự Tại tức là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 81 Chú Đại Bi: Án tất điện đô

Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ Án luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ Án mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”.

Tất nghĩa là “thành tựu”.

Điện đô. Hán dịch là “ngã giới” là đạo tràng, lãnh thổ, cương vực của mình đã được kiết giới thành tựu. Phạm vi kiết đại giới là 800 do tuần (yojanas) và trung giới là 600 do tuần. Trong phạm vi đã được kiết giới này, hành giả thường được an lạc và yên tịnh, tất cả mọi công đức đều được thành tựu và bản nguyện đều được như ý.

Chẳng hạn như khi tôi đã kiết giới đạo tràng trong phạm vi địa hạt San Francisco (Cựu Kim Sơn) thì trong toàn bộ vùng này sẽ không xảy ra động đất hoặc những thiên tai khác. Vì các vị hộ pháp, thiện thần đều phải hộ trì cho nguyện lực của đạo tràng được thành tựu.

Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 82 Chú Đại Bi: Mạn đà ra

Mạn đà ra. Hán dịch là “đạo tràng”, cũng dịch là “Pháp hội”. Nghĩa là đạo tràng của hành giả nhất định phải thành tựu. Pháp hội của hành giả nhất định phải thành tựu.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 83 Chú Đại Bi: Bạt đà da

Bạt đà da dịch là “Toại tâm viên mãn”. Chẳng hạn như khi tôi muốn một vi trần không hoại thì nó sẽ không hoại. Nếu tôi muốn tất cả các vi trần không bị tan hoại thì các vi trần ấy sẽ kết hợp lại với nhau. Khi tôi niệm Án, tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha với tâm nguyện sẽ không có nạn động đất xảy ra ở San Francisco (Cựu Kim Sơn), hoặc nếu có nạn động đất lớn thì nạn ấy biến thành nhỏ, nạn nhỏ thì biến thành không có. Nhờ vậy nên không có nạn động đất, không có ai sợ hãi. Thế nên gọi là sự thành tựu. Tùy theo tâm nguyện mà đều được như ý (toại tâm viên mãn). Nếu quý vị có niềm tin chí thành, thì thấy rất là màu nhiệm. Còn nếu quý vị không tin, là vì quý vị chẳng thích thú gì với những điều mầu nhiệm như trên.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Câu 57 Chú Đại Bi: Tất đà du nghệ

Tất đà. Hán dịch là “thành tựu lợi ích”.

Du nghệ. Hán dịch là “Vô vi” hay còn gọi là “hư không”.

+ Câu 58 Chú Đại Bi: Thất bà ra dạ

Thất bàn ra dạ. Hán dịch là “Tự tại”. Đây là Bảo khiếp thủ nhãn ấn pháp. Hành giả thành tựu ấn pháp này có thể sử dụng lấy tất cả các thứ châu báo ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi ích cho chúng sanh. Ý của câu chú này nói rằng ở nơi thể tánh mà thường được tự tại và thành tựu vô lượng công đức.

+ Câu 59 Chú Đại Bi: Ta bà ha

+ Ta Bà Ha: Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

(Ta bà ha của câu Thần Chú số 52: Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này)

Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 80: Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.

- Ta bà ha của câu Thần Chú số 84: Ta bà ha dịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.

Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.

Đến đây thì Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni và chú Đại Bi đã được giảng giải xong. Nay tôi cũng đã giảng hết bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó là phần sau của Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni. Còn phần sau nữa là khoa nghi hành trì, là phương pháp tu hành, nay tôi không nhắc lại nữa.

Năm trước, một số đệ tử có tâm nguyện được nghe giảng chú Đại Bi. Đến nay quý vị nghe giảng gần một năm. Pháp hội này được xem như thành tựu viên mãn.

Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.

Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.

Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Phật - Bồ Tát độ trì tùy duyên: Kinh Đại Nhật, quyển 1, phần 1 “Nhập Chân ngôn Môn Trụ Tâm” có ghi: “Thế Tôn! Đấng Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri đắc được Nhất Thiết Trí Trí rồi lại vì vô lượng chúng sinh rộng nói phân bày tùy theo mỗi một nẻo (6 nẻo luân hồi), mỗi một loại Tính Dục, mỗi một đạo phương tiện để diễn nói Nhất Thiết Trí Trí. Hoặc đạo Thanh Văn Thừa, hoặc đạo Duyên Giác Thừa, hoặc đạo Đại Thừa, hoặc đạo Ngũ Thông Trí, hoặc nguyện sinh về cõi Trời, hoặc nói về Pháp sinh trong hàng: Người, Rồng, Dạ Xoa, Càn Đạt Bà cho đến Pháp sinh trong hàng Ma Hầu La Già. Nếu có chúng sinh đáng được Phật độ liền hiện thân Phật, hoặc hiện thân Thanh Văn, hoặc hiện thân Duyên Giác, hoặc thân Bồ Tát, hoặc thân Phạm Thiên, hoặc thân Na La Diên, Tỳ Sa Môn cho đến thân của hàng Ma Hầu La Già, Nhân, Phi Nhân …v…v… mỗi mỗi đều đầy đủ ngôn âm với mọi uy nghi của từng loại Thân nhưng vẫn có một vị của đạo Nhất Thiết Trí Trí, ấy là vị Giải Thoát của Như Lai”.

Như thế Đức Phật dựa trên những căn tính khác nhau, những lập trường khác nhau của chúng Hữu Tình để giúp họ quán sát và phân biệt được Chân Tính của từng Pháp Môn. Từ đó giúp chúng sanh tự rèn luyện đức tin, Trí Tuệ và hành vi của mình nhằm tịnh hóa Thân Tâm, cải sửa hoàn cảnh, đạt đƣợc sự tự do tự tại.

+ Định luật tác động và phản tác động - Law of action and reaction

+ Ảnh Tay Ấn Số 01

42ThuPhapAnChuDaiBi_01

+ Ảnh tay ấn số 02

42ThuPhapAnChuDaiBi_02

 

 

 

+ Sự Việc Cát Tường - Hộ Chú Cát Tường: Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Thế Tôn ngự gần Savatthi (Xá Vệ) tại Jetavana (Kỳ Đà Viên), vườn của ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Bấy giờ đêm khuya sắp tàn, có một vị Chư Thiên toả ánh sáng rực rỡ, chiếu sáng cả khu Kỳ Đà Viên, đến gần và đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi lui sang một bên. Vị Chư Thiên đứng đó, và hỏi Đức Thế Tôn bằng bài kệ: “Có rất nhiều Trời, Người Khát khao điều hạnh phúc, Suy ngẫm sự Cát Tường. Cho con biết điều gì Là Cát Tường tối thượng?”

1. “Không gần kẻ ngu si. Biết kết thân người trí. Tôn kính phải tùy khi dành cho người xứng đáng. Là Cát Tường tối thượng.

2. Cư trú nơi thích hợp. Tích đức khéo giữ gìn. Biết chọn riêng cho mình. Con đường đi chính đáng. Là Cát Tường tối thượng.

3. Sở học cần sâu rộng. Thủ công khéo tay nghề. Luật lề được huấn luyện. Nói chuyện thạo kỹ năng. Là Cát Tường tối thượng.

4. Phụ mẫu luôn hiếu đễ, thê, tử phải chăm coi. Không phiền rối lôi thôi. Trong việc làm sinh sống. Là Cát Tường tối thượng.

5. Hành sự tâm quảng đại. Chính trực giữ lòng chân. Tương trợ với tương lân. Lỗi người không trách cứ. Là Cát Tường tối thượng.

6. Không làm điều quấy trái. Tránh sử dụng chất say. Cẩn trọng khéo giác hay Trong hành vi thiện pháp. Là Cát Tường tối thượng.

7. Khiêm cung và kính trọng. Biết chấp nhận hài lòng, Ơn nhận khắc ghi công, Tùy thời nghe giảng Pháp. Là Cát Tường tối thượng.

8. Tính tình luôn kham nhẫn. Nhu thuận biết nghe vâng. Gặp thánh nhân thích gần. Tùy thời đàm luận Pháp. Là Cát Tường tối thượng.

9. Thực hành trong phạm hạnh. Sống cuộc sống thánh nhân. Tứ Đế liễu nghĩa chân. Niết Bàn tâm chứng ngộ. Là Cát Tường tối thượng.

10. Tâm đối cảnh thế gian. Không mảy may chao đảo. Không dấy lên phiền não. Vô nhiễm và bình an. Là Cát Tường tối thượng.

=> Đạt được những điều này. Mọi nơi không chướng ngại. Trải khắp nẻo hành trình. Bình yên không sự cố.

Nguồn: Kinh hạnh Phúc hay Hộ Chú Cát Tường ( Theo bài viết của Tỳ Kheo Minh Tâm tự Thiện Tâm Mùa Hè Năm Mùi Tháng Giêng 2015 tại Hoa Nghiêm Thiền Đường Melbourne - Australia).

+ Ảnh tay ấn số 03

42ThuPhapAnChuDaiBi_03

+ Ảnh tay ấn số 04

42ThuPhapAnChuDaiBi_04

+ Ảnh tay ấn số 05

42ThuPhapAnChuDaiBi_05

+ Ảnh tay ấn số 06

42ThuPhapAnChuDaiBi_06

+ Ảnh tay ấn số 07

42ThuPhapAnChuDaiBi_07

+ Ảnh tay ấn số 08

42ThuPhapAnChuDaiBi_08

+ Ảnh tay ấn số 09

42ThuPhapAnChuDaiBi_09

+ Ảnh tay ấn số 10

42ThuPhapAnChuDaiBi_10

+ Ảnh tay ấn số 11

42ThuPhapAnChuDaiBi_11

+ Ảnh tay ấn số 12

42ThuPhapAnChuDaiBi_12

+ Ảnh tay ấn số 13

42ThuPhapAnChuDaiBi_13

+ Ảnh tay ấn số 14

42ThuPhapAnChuDaiBi_14

+ Ảnh tay ấn số 15

42ThuPhapAnChuDaiBi_15

+ Ảnh tay ấn số 16

42ThuPhapAnChuDaiBi_16

+ Ảnh tay ấn số 17

42ThuPhapAnChuDaiBi_17

+ Ảnh tay ấn số 18

42ThuPhapAnChuDaiBi_18

+ Ảnh tay ấn số 19

42ThuPhapAnChuDaiBi_19

 

 

+ Ảnh tay ấn số 20

42ThuPhapAnChuDaiBi_20

+ Ảnh tay ấn số 21

42ThuPhapAnChuDaiBi_21

+ Ảnh tay ấn số 22

42ThuPhapAnChuDaiBi_22

+ Ảnh tay ấn số 23

42ThuPhapAnChuDaiBi_23

+ Ban Đêm - Ngủ Nghỉ: Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí tuệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn (HT Tuyên Hóa giảng câu Chú Đại Bi số 37)

Câu 42 Chú Đại Bi: Hô lô hô lô hê rị (Tay Ấn Pháp số 3 - Dùng Nước Đại Bi chữa bệnh)

Hô lô hô lô. Hán dịch là “tác pháp vô niệm” cũng dịch là “tác pháp tự tại”. Trong câu chú Hô lô hô lô ma ra đã giảng ở trước có nghĩa là “tác pháp như ý”, khi tác pháp vẫn còn khởi lên ý niệm. Còn trong câu chú Hô lô hô lô hê rị thì vắng bặt sự khởi niệm khi tác pháp. Nếu khi hành trì ấn pháp này, mà còn khởi niệm tức là còn vọng tưởng. Nếu hành giả không khởi niệm, tức là không còn vọng tưởng nên đạt được khả năng “tác pháp tự tại” và trở thành người có năng lực Quán Tự Tại. Đó chính là vị Bồ tát thường quán sát âm thanh ở thế gian để cứu độ một cách tự tại, Bồ tát Quán Thế Âm.

Câu chú này là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, là ấn pháp thứ ba trong số bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng giải thoát cho chúng sanh khỏi những tai ương bệnh hoạn.

Các vị xuất gia khi gặp người bệnh, trì chú này vào trong ly nước, cho người bệnh uống thì có thể được khỏi bệnh. Nếu bệnh không lành, thì phải quán sát lại toàn bộ nhân duyên. Nếu gặp duyên lành, khi quý vị uống nước có trì chú Đại Bi thì liền được lành bệnh, là do đã đặt hết niềm tin vào Bồ tát Quá Thế Âm. Nếu không được lành bệnh, có thể là do quý vị thiếu lòng tin nơi Bồ tát.

Sự thực là như vậy, nay tôi sẽ truyền pháp này cho quý vị luôn. Để cho ly nước có trì chú Đại Bi, có được năng lực như vậy, quý vị không cần phải trì tụng toàn văn bài chú này, mà chỉ cần trì tụng câu Hô lô hô lô hê rị năm lần rồi dùng tay kiết ấn ba lần búng vào phía trên ly nước. Rồi trao cho người bệnh uống sẽ được khỏi hẳn. Có khi bệnh không lành, có khi bệnh lành hẳn. Tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên giữa hành giả và người bệnh. Nếu quý vị có nhân duyên sâu dày với người bệnh, thì khi họ uống xong nước có trì chú Đại Bi liền được khỏi bệnh. Còn nếu người bệnh không có duyên với hành giả, thì dù họ có uống nước đã trì chú, nhưng vì họ không có niềm tin ở Bồ tát Quán Thế Âm, thì bệnh họ không được lành hẳn.

Nói chung có vô lượng nhân duyên để tạo thành pháp duyên cơ bản này. Nếu người bệnh đã có công phu hành trì và phát tâm chí thành, khi uống nước có trì chú vào là liền khỏi bệnh. Còn nếu quý vị có tu tập nhưng thiếu lòng chí thành, thiếu sự tin tưởng vào chú Đại Bi thì dù uống nước đã trì chú cũng chẳng ích lợi gì. Còn nếu quý vị có tâm chí thành và dù không tu tập đi nữa, thì khi uống nước đã trì chú cũng có được sự lợi ích. Những người vốn đã tạo nghiệp chướng sâu dày, nếu được uống nước đã trì chú vào thì không đủ tạo nên nặng lực để chuyển hóa bệnh của họ. Còn nếu người có nghiệp nhẹ khi uống nước đã trì chú vào thì có thể phát sinh năng lực to lớn. Đó là năng lực do thường xuyên trì niệm chú Đại Bi, đã tạo ra một năng lực cảm ứng đạo giao. Chính năng lực này đã chữa lành bệnh.

Thế nên bất luận trường hợp nào, có trùng trùng duyên khởi quyết định sự thành công. Đừng nghĩ rằng: “Tôi đã hành trì Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, tôi đã trì chú Đại Bi vào trong nước, tại sao chẳng có chút nào hiệu nghiệm?”

Đó chẳng phải là nước trì chú Đại Bi không có hiệu nghiệm. Chỉ vì công phu của quý vị chưa được đắc lực, nên hiệu quả không được bao nhiêu.

Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.

Dùng nước Đại Bi để chữa bệnh cho người là một pháp môn thực hành Bồ tát đạo. Nhưng quý vị muốn tu pháp này trước hết phải thực hành mọi hạnh nguyện của hàng Bồ tát. Phải luôn luôn giữ tâm niệm “vô ngã”, “vô nhân”. Nghĩa là trong tâm không còn bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả nữa. Quý vị đừng nghĩ rằng: “Tôi chữa lành bệnh của chúng sanh được, khi tôi trì chú Đại Bi, tôi tạo ra được sự cảm ứng vô cùng lớn lao”.

Nếu quý vị khởi niệm như thế, nghĩa là quý vị đã khởi dậy ngã chấp. Với ngã chấp ấy, liền bị rơi vào ma chướng, dù quý vị không có tâm niệm ngã chấp nhưng rất dễ bị gặp ma chướng khi tu tập pháp môn này. Bệnh nào cũng do nghiệp chướng hoặc ma chướng.

- Nếu bệnh vì nghiệp, thì chẳng có vấn đề gì khi quý vị chữa trị cho họ.

- Còn nếu bệnh do ma chướng, khi quý vị chữa trị cho họ có nghĩa là quý vị tuyên chiến với ma vương, nó có thể hãm hại quý vị. Nếu đạo lực của quý vị chưa đầy đủ, quý vị có thể bị thu phục vào cảnh giới của ma. Còn nếu quý vị có được đạo lực và tạo được đôi chút ảnh hưởng với chúng, thì chúng sẽ liên tục tìm mọi cách để đánh bại quý vị.

Tôi (Hòa Thượng Tuyên Hóa) vốn thích chữa bệnh cho mọi người nên khi có ai bị bệnh, tôi tìm mọi cách để chữa cho họ. Nhưng sau đó, tôi phải đối đầu với ma chướng rất trầm trọng. Ở Mãn Châu, có một loài thủy quái muốn dìm chết tôi, nhưng nó thất bại. Tuy vậy, có 50 – 60 người bị chết và hơn 800 căn nhà bị thủy quái này phá hủy. Sau đó, trên đường đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, loài thủy quái đó lại tìm cách lật thuyền của tôi, chỉ chút xíu nữa là tôi biến thành thức ăn của cá. Từ đó mỗi khi đi hoằng hóa đây đó, tôi thường ít khi chữa bệnh.

Thế nên chữa bệnh là cách tốt nhất để kết duyên, nhưng đó cũng rất dễ kết oán với quyến thuộc nhà ma. Nó có điểm tốt và cũng có điểm không hay. Nếu quý vị làm việc đó mà tâm niệm không vướng mắc vào bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thì quý vị có thể xoay chuyển mọi tình huống. Còn nếu quý vị không tự chuyển hóa mọi tâm niệm của chính mình khỏi bốn tướng trên thì rất dễ rơi vào ma chướng. Cho nên, kết duyên với chúng sanh qua việc chữa bệnh cho họ là một vấn đề đòi hỏi năng lực tu tập rất cao.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 43 Chú Đại Bi: Ta ra ta ra

Quý vị nghe âm vang của câu chú này rất hùng, phải không? Ta ra Ta ra dịch là “Kiên cố lực”, là thần lực rất mạnh mẽ, không một thứ gì có thể lay chuyển được.

Kiên cố lực này có thể phá hủy và hàng phục tất cả các loài thiên ma ngoại đạo.

Đây là Kim cang xử thủ nhãn ấn pháp. Công năng của ấn pháp này là hàng phục tất cả các loại ma oán.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 44 Chú Đại Bi: Tất lỵ tất lỵ

Tất lỵ Tất lỵ có ba nghĩa: Thứ nhất là “dõng mãnh” như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại. Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại. Thứ ba nghĩa là “cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.

Tôi thường nói với các đệ tử của tôi rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? Họ chẳng khác gì một thứ mà người Quảng Đông thường gọi là “thủy bì” là túi da đựng nước mềm nhũn. Còn ở Đông Bắc thì gọi là “thảo bao”, là cái túi rơm để đựng hạt giống mềm yếu và vô dụng. Nên hãy nhớ điều này: bất kỳ ai muốn phát nguyện trở thành đệ tử của tôi là phải luôn luôn vượt thắng mọi điều, phải có tâm kiên cố như chùy Kim Cang vậy. Còn như “thủy bì” và “thảo bao” thì không thể nào theo nổi.

Tất lỵ tất lỵ là Hợp chưởng thủ nhãn ấn pháp. Có thể khiến cho tất cả long xà, hổ lang, sư tử, nhân cùng phi nhân phát tâm kính ngưỡng. Tuy nhiên, hành giả phải thực sự có tâm dõng mãnh, vượt thắng và tâm bất thối chuyển. Công năng của ấn pháp này không phải là ở chỗ ngôn thuyết mà phải bằng nỗ lực hành trì.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 45 Chú Đại Bi: Tô rô tô rô

Tô rô tô rô. Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.

Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 47 Chú Đại Bi: Bồ đà dạ - Bồ đà dạ

Câu chú này với câu trước giống nhau, chỉ khác âm giữa Bồ đà dạ. Hán dịch là “trí giả” và “tác giả”.
- Trí là hiểu biết chân chính, là trí tuệ.
- Giác là sự tỉnh thức.

Người có được sự hiểu biết chân chính là người đã giác ngộ đích thực và có được trí tuệ.

Đây là Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp. Chữ hóa Phật trong Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp chính là “giác giả”. Vị Bồ tát hành trì thành tựu Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp cũng chính là “trí giả”. Cơ bản, “trí” và “giác” vốn chẳng khác nhau.

Giác là sự giác ngộ, là giai đoạn sau của cái biết tròn đầy chân thực (trí).

Tri là cái biết toàn triệt, là giai đoạn trước của giác ngộ. Nếu quý vị tu tập Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp thành tựu rồi thì quý vị sẽ là người có trí tuệ chân chính, là người đã tự mình giác ngộ rồi. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì mười phương chư Phật sẽ liền đến xoa đầu thọ ký cho quý vị trong tương lai sẽ chứng được quả vị Phật.

Trong khi đang niệm Phật hoặc trì chú, hoặc tọa thiền, hành giả đôi khi có cảm giác là lạ trên đỉnh đầu, như thể có một loài côn trùng bò quanh đầu vậy, nhưng khi quý vị lấy tay sờ đầu thì thấy không có gì lạ. Tôi sẽ nói cho quý vị biết đó là gì. Lúc ấy, chính chư Phật trong mười phương đến xoa đầu thọ ký cho quý vị sẽ thành tựu Phật quả trong tương lai. Nhưng vì quý vị chưa có được thiên nhĩ thông nên không nghe được; vì chưa có được thiên nhãn thông nên quý vị không thấy được. Tuy vậy, chư Phật trong mười phương thực sự đã rời bổn độ du hành đến đạo tràng xoa đầu thọ ký cho quý vị. Thế nên nếu quý vị có phước duyên gặp được, thì đây là một cảm ứng xuất phát từ công phu hành trì của quý vị. Nhưng quí vị không được khởi tâm mê đắm, hay ngã mạn mà nghĩ rằng: “À! Chư Phật vừa đến xoa đầu thọ ký hộ trì cho tôi”. Nếu quý vị khởi niệm vui mừng hay hãnh diện vì điều này cũng đều là chấp trước. Dù đây là triệu chứng tốt lành, mà khi quý vị đã khởi tâm đắm chấp rồi, thì cũng trở nên xấu.

Trong chương cuối của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật trình bày rất nhiều cảnh giới, tất cả đều là cảm ứng xuất phát từ nỗ lực dụng công tu hành. Nhưng nếu hành giả nghĩ rằng mình đã chứng được cảnh giới vi diệu, thì hành giả trở nên bị chấp trước và liền lạc vào tà ma ngoại đạo, liền bị ma chướng. Do vậy, khi tu tập pháp này, quý vị phải tự an trú trong trạng thái “như như bất động”. Cho dù có gặp cảnh giới tốt hoặc xấu, cũng giữ tâm không dao động. Khi tâm không dao động, là quý vị có được định lực, trí tuệ sẽ phát sinh. Có trí tuệ chân chính, quý vị sẽ trở thành “trí giả” và “tác giả”.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Nam – mô là “Quy mạng kính đầu”. Có nghĩa là: “Con xin đem toàn thể sinh mạng của con về nương tựa vào chư Phật”. Cái bản ngã của chính mình không còn nữa. Mà con xin dâng trọn vẹn thân mạng mình lên chư Phật. Nếu chư Phật cho con sống thì con sống; bảo con chết thì con chết. Con hoàn toàn tin vào chư Phật. Đó gọi là “Quy mạng”.

Nói tổng quát. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là “Xin quy y Tam Bảo vô biên vô tận trong khắp mười phương”.

Đó chính là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm. Quí vị nên khởi tâm Từ Bi mà trì niệm. Mặc dù đó là bản thể của Bồ – tát Quán Thế Âm, nhưng cũng có nghĩa là quy y với toàn thể chư Phật trong mười phương, suốt cả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi quí vị trì niệm thần chú này. Không những chỉ nhắc nhở mình quy y với Tam Bảo thường trụ trong khắp mười phương vô biên vô tận mà còn khiến cho tất cả mọi loài hữu tình khi nghe được thần chú này cũng đều quay về quy y, kính lễ mười phương ba đời thường trụ Tam Bảo (Đó là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo - Cao thượng và quý báu nhất thế gian và xuất thế gian)

Chân chính quy y Tam bảo có nghĩa là phải từ bỏ việc ác, quay về đường thiện, sửa đổi mọi lỗi lầm. Như một người được khai sinh lại với tên mới, từ đây chỉ làm thuần túy những việc lành. Không làm những việc xấu ác nữa. Như thế mới đạt được lợi ích thiết thực. Chính vì vậy mà câu chú: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da có nghĩa là: “Quy y Tam bảo vô cùng vô tận trong khắp mười phương”.

Khi quí vị trì niệm chú này, cũng có thể giúp tiêu trừ được những ách nạn cho quí vị. Lúc gặp tai chướng, quí vị hay thường trì niệm: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì tai chướng ấy liền được tiêu trừ. Tai nạn lớn sẽ biến thành tai nạn nhỏ, và nếu gặp tai nạn nhỏ thì cũng sẽ được tiêu sạch. Chú này được gọi là “Tiêu tai pháp”, là một trong năm bộ chú hộ ma.

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da cũng còn được gọi là “Tăng ích pháp”. Nghĩa là từ trước đến nay quí vị đã từng gieo trồng nhiều thiện căn, và vẫn thường trì tụng chú này, thì thiện căn của quí vị sẽ tăng trưởng thêm gấp nhiều lần, lợi lạc không kể xiết.

Quí vị có thể niệm toàn bộ chú Đại Bi, hoặc chỉ cần niệm câu chú đầu tiên này thôi: Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da là “Thành tựu pháp”, bất luận quí vị muốn điều gì, thì sở nguyện sở cầu của quí vị đều được thành tựu như ý muốn. Nếu quí vị không có con trai mà muốn cầu sinh con trai, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da sẽ sinh được con trai. Nhưng quí vị phải trì niệm với tâm trí thành, không phải chỉ niệm một hai ngày rồi thôI, mà phải niệm liên tục ít nhất là trong ba năm. Nếu quí vị không có được bạn tốt, mà muốn gặp được một người, hay niệm Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da thì liền gặp được ngay bạn lành. Nếu quí vị trì niệm được toàn thể bài chú Đại Bi thì quá tốt, nếu không chỉ cần niệm câu đầu tiên Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, cũng sẽ thành tựu những công đức không thể nghĩ bàn.

Câu chú này cũng còn được gọi là “Hàng phục pháp”. Năng lực của câu chú đó có thể hàng phục thiên ma, chế phục ngoại đạo khi nó nghe đến câu chú này.

Tuy vậy, câu chú này không phải là “Câu triệu pháp”. Khi quí vị trì niệm một câu chú thuộc trong “Câu triệu pháp” thì tất cả các loại yêu ma quỷ quái khắp nơi đều đến trình diện và có thể bắt giữ, hoặc sai khiến được chúng.

Vậy nên, câu chú Nam mô hắc ra đát ra đá ra dạ da này có công năng rất mạnh, không thể suy lường được. Nếu nói chi tiết, thì không thể nào cùng tận được.

Tóm lại, trong câu Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, thì Nam mô có nghĩa là “quy mạng kính đầu”. Hắc ra đát na là “bảo”. Đá ra dạ có nghĩa là “Tam”. Da nghĩa là “Lễ”.

Nghĩa toàn câu là: “Xin đem hết thân, tâm, tính mạng của mình quy y và kính lễ Tam Bảo vô tận vô biên trong khắp cả mười phương, suốt cả ba đời”. Chúng ta phải cúi đầu đảnh lễ thường trụ Tam bảo.

Vì sao gọi là vô tận vô biên? Vì chư Phật trong thời quá khứ là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời hiện tại là vô cùng vô tận. Chư Phật trong thời vị lai là vô cùng vô tận. Cho nên Tam bảo là vô biên vô tận.

+ Bổ xung thêm nội dung từ giảng câu 75 Chú Đại Bi

Sáu cõi giới phàm phu là: Trời, người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

Mười phương là: Bắc, Đông, Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, đó là tám. Thêm phương trên và phương dưới tất cả là mười.

Khi nào quý vị có được ngũ nhãn, lục thông rồi thì quý vị mới thâm nhập được vào chân Kinh. Có nghĩa là quý vị đọc được “vô tự chân Kinh”. Trong hư không, bất kỳ lúc nào thích, quý vị đều đọc được chân kinh mà không cần hở môi....

Đá ra dạ có nghĩa là “tam”: ba. Chúng ta quy y với Tam Bảo trong suốt mười phương, ba đời cùng tận hư không pháp giới.

Da có nghĩa là “đảnh lễ”. Là quy y và cung kính đảnh lễ trước Tam Bảo.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

 

Câu 02 Chú Đai Bi: Nam Mô A Rị Da

Nam mô như đã giảng ở trên, nghĩa là “đem hết thân tâm, tánh mạng quy y và kính lễ, học tập chư Phật và chư Bồ – tát”.

A rị có nghĩa là “Thánh giả”. Có nghĩa là người xa lìa tất cả các ác pháp. Nên Nam mô A rị da có nghĩa là kính lễ các bậc Thánh giả, người đã xa lìa tất cả các pháp bất thiện.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Câu 03 Chú Đai Bi: Bà lô yết đế thước bát ra da (Thầy Hằng Trường giảng là “Bà lô kiết đế thước bát ra da”)

Bà lô yết đế có nghĩa là “quán” trong danh hiệu Quán Thế Âm Bồ – tát. Cũng được dịch là “quang” từ danh hiệu Vairocana (Tỳ – lô - giá - na) nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu – hào quang chiếu khắp mọi nơi. Còn được dịch là: “Sở quán sát” nghĩa là cảnh giới được quán chiếu, được quán sát đến.

Thước bát ra da có nghĩa là “tự tại”.

Ý nghĩa toàn câu là quán chiếu quán sát một cách rộng khắp và tự tại. Đó chính là ý nghĩa của danh hiệu Bồ – tát Quán Tự Tại, Bồ – tát Quán Thế Âm. Có nghĩa là quan sát, lắng nghe âm thanh ở cõi thế gian để cứu độ một cách tự tại. Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ “Bà lô kiết đế thước bát ra da”:  Mình nói tới ý nghĩa của chữ “Quán”.  Quán là lắng nghe, và chng nghim, cm nghim li mà không b kở đâu cả.  Nhìn vào trong, nhìn ra ngoài, nhìn vào chính mình mà không b kt.  Và mình nói ti cách quan trng nht trong câu: “Quán tự tại”. chữ “Quán” này cũng có nghĩa là 
bày t mt s quan hoài, bài tỏ tm lòng của mình đối với người khác.  Ti vì nếu Quán, nếnhìn, mà mình không đem một hành động nào của tình thương, thì cái Quán đó chỉ là cái Quán của phương pháp xuất tục, là phương pháp cho mình t tu thôi.  Nếu mình thấy đượnỗi đau khổ của chúng sinh thì mình làm gì để vơi bớt sự đau khổ đó?  Đó là cái tâm thái củB tát. Mình thấy người ta kh thì mình làm gì?... Cho nên khi mình đọc câu chú: “Bà lô kiết đế thước bát ra da”, mình đừng quên rng mình đọc không chưa đúng, mình phải hin thực tình thương đó bằng s quan hoài, mình hãy tìm cách làm nhng chuyn nh nh cho những người trẻ hơn, cho người thiếu tuổi tác hơn mình, cho người thiếu kinh nghiệm hơn mình.

T Ti là khi mà mình ra khi nhng bóng ti trong tâm thc thì mình s thy mình tự ti vô cùng.  Quán T Ti không phi là quán s t ti của người khác.  Nh cách quán này mà mình được s t ti.  S t tại đó do đâu mà ra?  – Do mình lng nghe tiếng lòng ca mình và lng nghe tiếng lòng ca k khác. (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

+ Câu 04 Chú Đai Bi: Bồ đề tát đỏa bà da
Mọi người đều biết Bồ đề xuất phát từ tiếng Phạn là Bodhi. Có nghĩa là Giác.
Tát đỏa có nghĩa là “độ” là vượt qua (bể khổ) cũng như đưa người khác vượt qua (bể khổ) đến bờ giải thoát.
Bồ Đề tát đỏa bà da có nghĩa là một vị Bồ – tát đã tự giác ngộ giải thoát và giúp cho mọi chúng sinh được giác ngộ giải thoát như mình.
Bà da có nghĩa là “đảnh lễ”.
Da có nghĩa là khấu đầu đảnh lễ. Cúi đầu đảnh lễ ai? Đảnh lễ các vị Bồ – tát đã tự giác ngộ giải thoát cho chính mình rồi, còn giúp cho người khác được giác ngộ giải thoát.
Câu thần chú này là muốn nhắc đến Bồ – tát Bất Không Quyến Sách áp đại binh. Nghĩa là khi quí vị tụng câu thần chú này thì Bồ – tát Bất Không Quyến Sách đem binh tướng của cõi trời đến để hộ trì cho quí vị. Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Bồ đề tát đỏa bà da: Câu đó, khi đọc lên tức là mình quy mạng Đức Bồ tát, là mình trở thành Bồ tát. Mình bước từ vị trí phàm phu mà trở thành Bồ tát ngay lập tức khi mình đọc câu chú này.

Một khi mình đọc ‘Bồ đề tát đỏa bà da’ là mình gỡ cặp kính màu đó ra để mình thấy ngay từ trong chân tâm ra.  Mình phải bước từ phàm phu ra bồ tát, hàng ngày mình phải làm như vậy (Thân tâm phải hành động đúng như Bồ Tát). Nhưng mà thế nào là bước ra khỏi phàm phu mà lên bồ tát?  – tức là mình phải trở thành bồ tát - là một vị thức tỉnh. – Đặc tính thức tỉnh của một vị bồ tát là ngài luôn luôn giữ sự chuyên chú vào sứ mạng vị tha của ngài. Các bác nhớ câu này nha.

Giữ sự chuyên chú của mình vào con đường vị tha, vào sứ mạng vị tha. Đó là cái kinh khủng nhất của một vị bồ tát.

Cho nên các bác càng lớn tuổi, nhất là các bác từ năm chục tuổi trở lên thì nên thức tỉnh lại, lấy sứ mạng đặt trước mặt của mình. Sứ mạng gì? – Xây dựng hội Từ Bi Phụng Sự đi, xây dựng cái nhóm của mình đi. Mình có một sứ mạng trước mặt thì mình mới bắt đầu trở thành bồ tát được.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

Câu 05 Chú Đai Bi: Ma ha tát đỏa bà ha

Ma – ha có 3 nghĩa: Đại: lớn; Đa: nhiều; và Thắng: hoàn hảo.
1. Ma – ha với nghĩa là Đại: tức chỉ cho người phát tâm bồ đề rộng lớn.
2. Ma – ha với nghĩa là Đa: tức chỉ cho số lượng. Có rất nhiều người phát tâm bồ đề.
3. Ma – ha với nghĩa là Thắng: tức nói đến những người đã phát tâm bồ đề rộng lớn đều đạt đến chỗ thành tựu viên mãn, được nhiều lợi lạc rất thù thắng.

Tát - đỏa nghĩa của chữ Tát - đỏa trong câu chú này không giống như nghĩa trong câu trên. Trong câu chú trên, Tát - đỏa có nghĩa là “độ” – vượt qua bờ bên kia. Có nghĩa là giải thoát. Còn trong câu chú này. Tát - đỏa có nghĩa là “Dõng mãnh giả” là người can đảm, không sợ hãi. Cũng có nghĩa là “Tinh tấn giả”, là người tu hành rất siêng năng.

Bà - Da Hán dịch là “Hướng tha đảnh lễ” nghĩa là: “Con xin đê đầu đảnh lễ các vị đại Bồ – tát, là những người rất dõng mãnh, rất tinh tấn, không bao giờ sợ hãi, và nguyện phát tâm bồ đề trước chư vị Bồ – tát này.”

Các vị đại Bồ – tát đã tự giác ngộ, giải thoát cho chính mình rồi còn phát nguyện giúp cho vô số chúng sanh khác được giác ngộ và giải thoát như mình. Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Ma ha tát đỏa bà da: Như các bác thấy, sau câu Bồ Đề tát đỏa bà da ri, giác ng xong ri thì ti câu Ma ha tát đỏa bà da”: mình trở nên vĩ đại bên trong... Đọc câu Ma ha tát đỏa bà da để cho tâm mình, để cho ht ging khai mở trong người lúc nào cũng có. Nhờ đọc đi đọc li nhiu lần như vậy, các bác s thy thn lc của Chú Đại Bi s làm cho mình một ngày đẹp trời nào đó, tự nhiên tnh ngộ ra.  Thì ra mình là vĩ đại.  Những người họ mng, h chi, h nói xu, h ch nói ti cái danh, cái tên, tui, cái mt, cái áo của mình đang mc thôi, ch không phải thân mình đâu. Mình không phải là cái áo mà là cái thân phía trong. Cái thân ví dụ như cái Chân Tâm.  Cái áo ví dụ như cái tên tuổi, nhng mc cm, cm xúc, cm giác, nhng th mình mang vào ch không phi nhng thứ vĩnh hằng bt biến đâu. 

Nhng thứ vĩnh hằng bt biến tc là Chân Tâm, ví dụ như cái thân.  Những cái làm cho mình nhỏ bé ví như cái áo. Chúng ta hãy nhn din nhng cái đẹp đẽ của chính mình hơn là lúc nào mình cũng lo tìm mặc áo đẹp.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

Câu 06 Chú Đai Bi: Ma ha ca lô ni ca da

Ma – ha có 3 nghĩa: lớn, nhiều và thù thắng như trên đã giảng.
Ca – lô Hán dịch là “Bi”.
Ni – ca nghĩa là “Tâm”.
Hợp lại, Ma ha ca lô ni ca có nghĩa là “Tâm đại bi”.
Da có nghĩa là đảnh lễ, như đã giảng ở trên. Toàn câu chú Ma ha ca lô ni ca da có nghĩa là: “Cúi đầu đảnh lễ thần chú Đại bi tâm Đà - la – ni.”

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 07 Chú Đại Bi: Án

Án nghĩa là “Bổn mẫu”, là “Chú mẫu” mẹ của tất cả mọi thần chú; cũng chính là “Phật mẫu” mẹ của tất cả chư Phật.

Mẹ của chư Phật có nghĩa là mẹ của nguồn tâm trong mọi loài chúng sinh, vì nguồn tâm của chúng sinh vốn có sẵn mọi trí tuệ, thường xuất sinh các pháp lành, nên gọi là “Bổn mẫu”.

Thông qua năng lực của thần chú mà mười pháp muôn được hiển bày.

1. Pháp môn thứ nhất là “Tự”: là đầu nguồn, làm xuất sinh mọi chủng tự.

2. Thứ hai là “Cú”. Trong kinh văn hoặc trong thần chú, “Cú” có nghĩa là một câu.

3. Thứ ba là “Quán”: là quán chiếu, quán sát, vận dụng năng lực quán chiếu mà hành trì.

4. Thứ tư là “Trí”: là trí tuệ, dùng thanh gươm trí tuệ để cắt đứt tất cả phiền não. Trí tuệ tức là pháp môn lưu xuất từ Bát Nhã Ba La Mật, đó là trí tuệ viên mãn nhất. Còn “quán” là lưu xuất từ pháp môn Thiền định Ba La Mật.

5. Thứ năm là “Hành”: nghĩa là tu tập, nương theo giáo pháp mà hành trì.

6. Thứ sáu là “Nguyện”: nghĩa là cần phải phát nguyện, nương theo giáo pháp chân chính mà tu hành.

7. Thứ bảy là “Giáo”: nghĩa là y cứ theo giáo pháp chân chính mà tu hành. Nếu quí vị không nương theo lời dạy của đức Phật mà tu hành, thì dù quí vị có tu hành đến nhiều kiếp như số cát sông Hằng đi nữa thì vẫn không có kết quả gì cả. Cũng như thể nấu cát mà mong thành cơm vậy.

Tuy nhiên, để có thể tu tập xứng hợp với giáo lý chân chính của đức Phật thì trước hết, quí vị phải thông hiểu về giáo pháp đó một cách tường tận.

8. Thứ tám là “Lý”: nghĩa là đạo lý. Nếu quí vị có thể nhập được vào Phật pháp vi diệu thì mới có được sự hiểu biết thông đạt về giáo pháp ấy. Nếu quí vị không khế hội được diệu pháp này, thì quí vị chỉ là người tu tập trong sự mù quáng. Dù quí vị có tu hành bao lâu đi nữa, cũng không đạt được sự thành tựu.

9. Thứ chín là “Nhân”: Trong đời này quí vị phải gieo trồng những nhân thù thắng, nhân tốt lành, nhân thanh tịnh, thì quá khứ quí vị sẽ gặt được quả thù thắng, quả vi diệu và quả thanh tịnh.

10. Thứ mười là “Quả”: Quả tương ứng sẽ đạt được sau khi đã gieo trồng nhân. Đó là diệu quả, quả vị giác ngộ tối thượng.

Như vậy từ chữ án, xuất sinh ra mười pháp môn vi diệu. Nên khi quí vị trì niệm thần Chú Đại Bi, niệm đến chữ án thì tất cả các loài quỷ thần đều chắp tay vô cùng cung kính, không dám tỏ ra khinh suất hoặc lơ là khi nghe hành giả trì tụng thần Chú Đại Bi. Chữ án có một năng lực mạnh mẽ mà đến nỗi khiến cho các loài ác quỷ, ác thần đều phải cung kính chấp trì. Công năng của thần chú thật to lớn, thần lực thật không thể nghĩ bàn.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 08 Chú Đại Bi: Tát bàn ra phạt duệ

Tát bàn ra, Hán dịch là “tự tại”. Nghĩa là khi quí vị trì tụng thần chú này, thì Tứ đại thiên vương đều đến làm Hộ pháp cho quí vị.

Phạt duệ, Hán dịch là Thế tôn, cũng dịch là Thánh tôn.
Nguyên câu chú này có nghĩa là Tự tại Thế tôn. Tự tại Thánh tôn, tức là Đức Phật tự tại, ý là xưng tán Phật bảo.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 09 Chú Đai Bi: Số đát na đát tả

Chữ Số có hai âm là Shù và Shùo. Người ta thường niệm là “Shù”.

Số Đát Na có nghĩa là “pháp” (Dharma). Pháp gì? Pháp này còn gọi là “Diệu thắng pháp”. Cũng gọi là “Cao thượng thắng sinh”. Có nghĩa là không có gì vượt trội hơn pháp này nữa. Thắng sinh có nghĩa là từ pháp này xuất sinh ra năng lực rất thù thắng.

Còn một cách dịch khác của chữ Số là “Diệu sinh” hoặc “Thắng thân”. Diệu sinh tức là vượt lên trên mọi sự vi diệu. Thắng thân nghĩa là thể của pháp ấy rất thù thắng.

Còn có một cách dịch khác nữa của chữ Số, là “Tối thượng thừa địa”. Nghĩa là cảnh giới của hành giả sẽ trải qua sau khi chứng được Thập địa của hàng Bồ – tát.

Đát Na là biểu tượng của Pháp bảo.

Đát Tả là biểu tượng cho Tăng bảo.

Cho nên toàn thể câu chú án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tảbiểu tượng cho Tam bảo. Có nghĩa là chúng ta phải nên ngưỡng nguyện đến sự gia hộ của Tam bảo. Nên khi trì niệm đến câu thần chú này, có nghĩa là thỉnh cầu, ngưỡng nguyện đến lực gia trì của Tam bảo.

Đát tả còn có nghĩa là dùng giáo pháp để răn dạy các loài quỷ thầndùng thần chú để triệu tập quỷ thần đến mà dạy bảo chúng theo tinh thần chánh pháp.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 10 Chú Đai Bi: Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da

Xưa nay dường như quí vị luôn luôn Nam mô với một người nào khác chứ chưa bao giờ Nam mô với chính mình. Người tu hành không cần phải đi Nam mô một khách thể nào khác mà phải Nam mô ngay với chính mình.

Nam mô có nghĩa là tôi, chính tôi quay trở về quy y với Tam bảo vô cùng vô tận khắp mười phương.

Nam mô còn có nghĩa là đem tự ngã của chính mình thể nhập trọn vẹn vào cả pháp giới khắp cả mười phương. Tức là thể nhập vào Tam bảo vô cùng vô tận khắp cả mười phương.

Tất kiến lật có nghĩa là “hoàn toàn”. Tức là đem hết toàn tâm, toàn ý để quy y và đảnh lễ Tam bảo.

Đỏa y mông có nghĩa là “Ngã”. Đó chính là cái Ngã của Vô Ngã. Nên quí vị phải đem toàn tâm toàn ý đảnh lễ bản ngã của chính mình, nhưng đảnh lễ cái ngã của vô ngã. Như thế có nghĩa là không có mình hay sao? Ví như khi có người đánh quí vị, quí vị không cảm thấy đau; nếu họ mắng chửi, quí vị không thấy khó chịu; nếu họ nhục mạ, quí vị thấy như thể không có việc gì xảy ra. Quí vị không nhất thiết cần phải nhẫn nhục, vì nếu dùng phép nhẫn nhục, là quí vị đã rơi vào “đệ nhị nghĩa” rồi. Trong trường hợp này, quí vị không nhất thiết cần phải “nhẫn”, vì vốn không có một bản ngã để dùng pháp nhân và không có một bản ngã để cho pháp nhẫn ấy tác động tới. Có nghĩa là quí vị phải hành pháp nhẫn trong “vô nhẫn”. Đó gọi là Ngã của vô ngã vậy.

A lị da ở trên đã giảng qua, có nghĩa là “Thánh giả”. ở đây tức là phải hết lòng đảnh lễ “cái ngã” ấy của Thánh giả. Vô lượng vô biên chư Bồ Tát, hết thảy Thiên Long bát bộ đều phải đảnh lễ cái ngã trong vô ngã của bậc Thánh giả. Cái ngã ấy bao trùm khắp vô lượng vô biên vũ trụ. Có rất nhiều bậc Thánh giả. Họ là ai? Dưới đây, tôi sẽ giảng rõ.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 11 Chú Đai Bi: Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà

Bà lô kiết đế dịch là “Quán”.

Thất Phật ra dịch là “Tự tại” hoặc là thế âm. Âm thanh ở trong thế gian. Đây chính là Bồ – tát Quán Thế Âm.

Bà lô kiết đế thất Phật ra là Quán Thế Âm, cũng chính là Quán Tự Tại. Hai danh hiệu này không nhất định phải là Bồ – tát Quán Thế Âm mới được gọi là Quán Tự Tại hay Quán Thế Âm, mà nếu khi quí vị đã đạt được tự tại rồi, thì quí vị chính là Bồ – tát Quán Tự Tại. Khi quí vị có được năng lực cứu độ tất cả mọi loài chúng sinh, thì quí vị chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì vậy, một khi quí vị đã thể nhập và vận dụng trọn vẹn pháp này rồi thì chính quí vị là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nếu tôi đạt được tự tại trong việc vận dụng pháp này thì chính tôi cũng là hóa thân của Bồ – tát Quán Thế Âm.

Lăng đà bà dịch là “hải đảo”, chỉ cho núi Phổ Đà (Potala), nơi Bồ – tát Quán Thế Âm thường thị hiện. Có sách nói núi Phổ Đà ở nước Trung Hoa. Phổ Đà có nghĩa là “hoa trắng nhỏ” vì nơi núi ấy có loài hoa trắng nở rất nhiều. Trên núi có một cung điện được kiến tạo ở trong hang đá gọi là “Cung Từ Bi”, đó là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm thường thị hiện. Nơi đó được trang hoàng bằng bảy thứ châu báu: vàng, bạc, xà cừ, pha lê, trân châu, ngọc bích, mã não. Nhưng không phải ai cũng đến được nơi cung điện này.

Bà lô kiết đế thất Phật ra là vị Bồ – tát có đầy tâm nguyện đại từ bi.

Lăng đà bà là cung điện Từ Bi, nơi Bồ – tát Quan Thế Âm thường thị hiện.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Trong câu chú này, Nam mô vẫn có nghĩa là “quy y” và “quy mạng kính đầu”.

Câu 12 Chú Đại Bi: Nam mô na ra cẩn trì

Na ra dịch nghĩa là “Hiền” – bậc hiền giả, chỉ cho hàng Bồ Tát.

Cẩn trì dịch là “ái”, có nghĩa là tình thương yêu. Trong ý niệm lòng Từ Bi bảo hộ, che chở cho mọi loài. Thế nên lòng từ bi của bậc Hiền giả (Bồ – tát) thường đem đến sự bao bọc, che chở cho chúng sinh. Trước đây tôi đã giảng về 10 loại tâm được đề cập trong Kinh Đại Bi Tâm Đà - la – ni. Quí vị nên y cứ theo mười loại tâm này mà công phu tu tập.

Na ra cẩn trì, Hán dịch là “Hiền ái thiện hộ” có liên quan đến nghĩa thứ nhất, nghĩa là thứ 6 và nghĩa thứ 10 trong 10 loại Tâm: Đó chính là Tâm Đại Bi, Tâm Cung Kính và Tâm Vô Thượng bồ đề.

Câu chú này đại biểu cho 3 loại tâm như trên.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 13 Chú Đại Bi: Hê rị ma ha bàn đa sa mế

Hê rị có nghĩa là “Tâm”. Tâm này có ý nghĩa gì trong 10 nghĩa? Nghĩa thứ 4 là vô nhiễm trước tâm. Tâm này giúp cho quí vị duy trì bản tâm thanh tịnh của mình. Khi quí vị khởi tâm niệm tham, sân, si, mạn, nghi… thì tâm quí vị liền bị ô nhiễm, không còn thanh tịnh nữa. Khi tâm quí vị không mong khởi những niệm ô nhiễm ấy, thì tâm quí vị được thanh tịnh.

Ma ha có nghĩa là “Đại”, cũng có nghĩa là “Trường”.

Bàn đà sa mế nghĩa là sao? Nếu tôi không nói, chắc chắn quí vị chẳng thể nào biết được. Nên quí vị muốn biết thì trước tiên tôi phải giảng. Lúc đó quí vị mới hiểu được. Quí vị mới nói rằng: “Thì ra ý nghĩa của cân chú ấy là như thế”. Bàn đà sa mế có nghĩa là “đại quang minh” nghĩa là hào quang rực rỡ chiếu khắp.

Bàn đà sa mế lại còn được dịch là “Trường chiếu mệnh” nghĩa là ánh sáng thường chiếu soi rộng khắp mọi nơi.

Nguyên câu Hê rị ma ha bàn đa sa mế có nghĩa là “Tâm đại quang minh”. Nghĩa là ánh sáng của tâm lực, quang minh của tâm lực thường chiếu rộng khắp, mãi mãi siêu việt cả không gian vô cùng, thời gian vô tận; từ một vi trần cho đến vô cùng vô tận thế giới đều có sự hiện hữu của ánh sáng ấy.

Quí vị sẽ nói: “à, cái đại quang minh của tâm ấy, tôi đã nghe trong kinh giảng nói rất nhiều rồi, và…”

Vâng, nhưng trừ phi quí vị không nghe tôi giảng giải thần Chú Đại Bi thì quí vị không thể nào biết được. Tôi sẽ giảng cho quí vị rõ. Thật là khó gặp được người nào có thể giảng giải về Chú Đại Bi một cách rõ ràng tường tận. Thực vậy, hoàn toàn thực tình mà nói, không mấy người thể nhập được rốt ráo ý nghĩa của thần chú Đại Bi hoặc là chuyển được ý nghĩa của thần chú.

Sẽ có người hỏi: “Thế làm sao Sư phụ biết được?”

Quí vị khỏi cần phải hỏi tôi. Vì tôi đã không hỏi thì thôi, chứ quí vị đừng nên hỏi tôi tại sao mà tôi biết được. Dĩ nhiên là tôi phải biết. Nếu tôi không biết, tôi không thể nào giảng giải cho quí vị nghe được. Vì thế đừng nên hỏi tại sao tôi lại biết.

Thay vì quí vị hỏi tại sao tôi biết, thì quí vị hãy quay trở lại hỏi chính mình. Tại sao mình lại không biết? Nếu quí vị biết được lý do tại sao mình không biết, thì quí vị sẽ rõ được tại sao tôi biết. Trái lại, nếu quí vị không thể nào rõ được tại sao quí vị không biết, thì quí vị cũng không thể nào rõ được lý do tại sao tôi biết. Đó chính là điều làm nên sự kỳ diệu vậy.

Chẳng hạn có người đã hỏi tôi rằng: “Tại sao Thầy làm người xuất gia?” Tôi đã không trả lời câu hỏi đó mà hỏi lại rằng: “Tại sao anh lại không làm người xuất gia? Nếu anh biết được lý do vì sao anh không xuất gia, thì anh sẽ hiểu được vì sao tôi lại xuất gia”. Hỏi về đạo lý trong Phật pháp cũng như vậy. Thay vì quí vị hỏi: “Làm sao mà tôi hiểu được đạo lý ấy?”, thì quí vị hãy tự hỏi lại chính mình tại sao mình không hiểu được. Khi quí vị đã hiểu được tại sao mình không biết thì quí vị sẽ hiểu được tại sao tôi lại biết được đạo lý ấy. Nay quí vị đều là những người có nhiều thiện căn nên được dự pháp hội giảng chú Đại Bi. Vậy quí vị phải nên hộ trì, bảo trọng cho thiện căn của mình. Tự mình phải khéo vận dụng thiện căn ấy để tu học và liễu nhập Phật pháp, đừng để hoài phí một phút giây nào cả.

Hiện tại chúng ta đang sống vào thời mạt pháp. Chư Phật và Bồ – tát rất ít thị hiện ở thế gian. Thời gian này, lòng người đang tiến dần đến chỗ hoang liêu, điêu tàn, không dễ gì gặp được chánh pháp, cũng không dễ gì gặp được bậc chân thiện tri thức.

Có lần tôi bảo các đệ tử rằng: “ở Đài Loan có mở Đại giới đàn, năm huynh đệ các con nên đến đó cầu thỉnh để được thọ giới pháp”. Các đệ tử gửi thư cho tôi biết nhiều người ở Đài Loan nói với họ rằng: “Chẳng cần phải tu hành gì cũng có thể thành tựu đạo nghiệp”. Các đệ tử của tôi trả lời rằng: “Chúng tôi cũng là những con người như những con người khác, nếu không chịu tu hành thì làm sao có thể tựu thành Phật đạo? Nếu không công phu hành trì thì làm sao liễu ngộ được chánh pháp”. Nếu quí vị nói rằng không cần phải dụng công tu tập mà cũng thành Phật, liễu đạo thì trước đây đức Phật chẳng cần vào núi Tuyết tu suốt sáu năm làm gì, rồi sau đó đến ngồi dưới cội bồ đề tinh chuyên thiền định suốt 49 ngày, đến khi sao Mai vừa mọc thì Ngài tựu thành chánh giác.

Đức Phật còn phải tu hành mới thành tựu chánh giác. Còn mỗi chúng sinh như chúng ta, nếu không tinh tấn tu hành thì làm sao có thể thành Phật được? Ai ai cũng đều biết phải nhờ vào tu hành mới đạt được Phật quả, nhưng người chân thật tu hành thì rất ít; và ai cũng đều biết nếu không chịu tu hành thì đều có thể bị đọa vào địa ngục, nhưng người không chịu tu hành thì không sao kể xiết. Nghiệp lực thế gian thật là không thể nghĩ bàn!

Quí Phật tử! Sống trong thời mạt pháp mà có được điều kiện để nghiên cứu Phật pháp thì nên dõng mãnh tinh tấn lên, không nên biếng nhác, hãy siêng năng công phu, tinh cần đạo nghiệp mới mong có ngày thành tựu. Nếu không tinh tấn dõng mãnh mà mong thành tựu đạo nghiệp thì không thể nào có được. Vì thế nên quí vị đừng ngại gian nan, khổ nhọc, chướng duyên, tai ách… mọi thứ nên quên. Phải đánh trống dõng mãnh lên để cho tinh thần phấn chấn, chỉ một hướng thẳng đến công phu mới mong có ngày thành tựu quả vị Phật.

Tôi đang nói về sự vi diệu của Phật pháp. Nếu quí vị không phát khởi niềm tin vào trí tuệ siêu việt thì đạo lý này đối với quí vị cũng chẳng có lợi ích gì. Quí vị có thể thâm nhập Phật pháp từ mọi sinh hoạt trong cuộc sống, từ mỗi bước chân lặng lẽ của thời gian trong toàn thể pháp giới…

Trong Phật pháp, điều gì quí vị cũng muốn diễn bày cho rõ ràng minh bạch thì thường bị đánh mất những nghĩa lý sâu mầu vi diệu. Nay tôi dù có trình bày hết về diệu lý của Phật pháp, nhưng nếu quí vị không tin sâu và không hành trì thì điều tôi giảng không còn là diệu pháp nữa. Hơn nữa sự hành trì cần phải thường xuyên vào mọi lúc, mọi nơi với tinh thần tinh tấn, không lui sụt, không biếng nhác. Đây là điều khẩn thiết nhất. Nếu quí vị mọi thời, mọi lúc đều hướng về phía trước mà nỗ lực công phu thì nhất định một ngày kia sẽ trực nhận ra “mặt mày xưa cũ” của chính mình.

Bàn đà sa mế dịch nghĩa là “đại quang minh” hay “trường chiếu minh”, tiêu biểu cho nghĩa thứ năm trong mười nghĩa của tâm, đó là “quán tâm không”. Thông qua “quán tâm không”, hành giả mới có được trí tuệ. Với trí tuệ, hành giả mới có được quang minh. Có được quang minh, mới tỏa chiếu, soi sáng khắp mọi pháp giới được. Tức là không còn tối tăm, mê muội, tức là không còn vô minh.

Sao gọi là “vô minh”, vì tâm của quí vị không có được sự tỏa chiếu soi sáng khắp mọi pháp giới, do vì quí vị không có được “đại quang minh”. Nếu quí vị có được “đại quang minh” thì tâm quí vị liền có được sự tỏa chiếu soi sáng khắp mọi pháp giới, có nghĩa là quí vị đã chuyển hóa được vô minh. Một khi vô minh đã bị chuyển hóa sạch rồi, thì pháp tánh hiển hiện, đây chính là trí tuệ chân thật của quí vị.

Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.

Thời ấy, vua Lương Vũ Đế cũng như mọi người đều rất kính trọng và tin phục các Thiền sư. Bất luận khi họ gặp những sự kịên gì trong đời sống, như sinh con, cha mẹ qua đời, cưới hỏi… họ đều cung thỉnh các Thiền sư đến để tụng kinh chú nguyện.

Một hôm, có một gia đình giàu có thỉnh Thiền sư đến tụng kinh chú nguyện nhân dịp đám cưới người con gái của họ, đồng thời thỉnh Thiền sư ban cho vài lời chúc mừng để mong rằng trong tương lai, việc hôn nhân đều được tốt lành như ý. Thiền sư Chí Công đến nhà ấy, khi nhìn thấy cô dâu chú rể, Ngài liền nói:

“Thật cổ quái, thật cổ quái!”
“Cháu cưới bà nội”

“Thật cổ quái” nghĩa là xưa nay chưa từng có một việc như vậy. Đây không phải là chuyện xưa nay thường xảy ra. Thật kỳ lạ khi nhìn một đứa cháu cưới bà nội mình làm vợ. Trên thế gian này, nếu không thông đạt những nhân duyên trong thời quá khứ thì không thể nào lý giải được những mối quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em, bè bạn… của nhau. Vì sao? Vì mọi người đều có thể là chồng hoặc vợ của nhau trong đời trước. Một người có thể là cha hoặc là con của nhau trong nhiều đời trước. Hoặc một người đều là mẹ và con gái của nhau trong đời trước. Ông nội của quí vị trong đời trước lại kết hôn với cháu gái của quí vị trong đời này. Hoặc là bà ngoại đời trước lại tái sinh làm con gái của quí vị. Tất cả mọi việc đều có thể xảy ra, và đều chịu sự biến hóa khôn lường.

Trong nhà này, chuyện “cháu cưới bà nội” là do trước kia, khi bà nội sắp mất, bà trăn trối lại với toàn gia quyến: “Con trai ta vừa mới cưới vợ và đã có con nối dòng. Con gái ta cũng đã có chồng, ta không còn bận tâm gì nữa”. Bà ta hoàn toàn thỏa mãn và đã gạt mọi sự bận tâm qua một bên, ngoại trừ một điều: còn đứa cháu nội, “tương lai rồi sẽ ra sao? Ai sẽ chăm sóc nó? Liệu người vợ của nó có đảm đang hay không? Ta không thể nào không lo cho nó được!”

Bà nắm tay đứa cháu nội và qua đời. Người ta bảo rằng nếu mọi việc đều toại nguyện, lúc lâm chung có được tâm trạng thơ thới thì người chết sẽ nhắm mắt. Còn nếu không, thì người chết không nhắm mắt được. Bà lão nói: “Bà rất lo lắng cho cháu, bà chết không nhắm mắt được”. Nói xong, bà ra đi mà mắt vẫn mở. Thần thức của bà vẫn còn lo âu. Khi đến gặp Diêm vương, bà ta than khóc, thưa rằng:

- Tôi còn đứa cháu nội, không ai chăm sóc nó.
Diêm vương đáp:
- Được rồi, bà hay trở lại dương gian chăm sóc cho nó

Nói xong, bà ta được đầu thai trở lại trong cõi trần. Khi đến tuổi thành hôn, bà ta lấy người cháu nội trước đây của bà ta. Vì vậy nên nói “cháu lấy bà nội”. Quí vị thấy có phải là cổ quái thật không?

Chỉ vì một niệm ái luyến không buông xả được mà tạo nên biết bao duyên nghiệp buộc ràng về sau. Bà ta chỉ vì bận tâm vì đứa cháu, mà về sau phải làm vợ cho nó. Quí vị thử nghĩ lại xem, đây chẳng phải là chuyện cổ quái hay sao?

Quí vị sẽ hỏi: “Làm sao mà Thiền sư Chí Công biết được điều ấy?” Thiền sư biết được là vì Ngài đã đạt được ngũ nhãn và lục thông. Nên chỉ cần nhìn qua, là Ngài liền biết được ngay kiếp trước của cô dâu vốn là bà nội của chú rể. Chỉ vì bà nội đã khởi một niệm ái luyến sai lầm nên nay phải đầu thai trở lại làm người, và làm vợ của đứa cháu nội mình. Một niệm lành còn như thế huống gì là niệm ác, hoặc khởi trùng trùng niệm ác thì luân hồi trong tam đồ lục đạo biết bao giờ dứt, biết bao giờ mới mong ra khỏi.

Thiền sư lại nhìn trong số khách đến dự đám cưới, có một bé gái đang ăn thịt, Ngài nói: “Con gái ăn thịt mẹ”.

Vì miếng thịt mà em bé đang ăn là thịt dê, con dê này vốn là mẹ của em bé đầu thai lại. Kiếp trước bà ta đã tạo nghiệp ác quá lớn nên đã phải đọa làm dê. Nay lại bị chính con mình ăn thịt. Vòng oán nghiệp khởi dậy do vô minh của chúng sinh không lời nào kể hết được. Chư Bồ Tát thương xót, phát tâm cứu độ chúng sinh là do điểm này.

Khi Thiền sư nhìn các nhạc công, thấy có vị đang đánh trống. Ngài nói:
“Con trai đang đánh bố”.

Vì cái trống ấy bịt bằng da lừa. Con lừa này chính là cha của anh nhạc công đầu thai vào. Con lừa này bị giết thịt, lấy da làm mặt trống. Thật là đau thương cho kiếp luân hồi.
Ngài nhình quanh đám cưới, nói tiếp:

“Heo dê ngồi ở trên”

Ngài thấy có vô số loài heo, cừu, dê, gà được đầu thai trở lại làm người, nay họ đều là bà con thân quyến của nhau nên cũng đến dự đám cưới này.

Nhìn trong bếp, Ngài nói:
“Lục thân bị nấu trong nồi”.

Chính là cha mẹ, anh em, bà con, bè bạn do kiếp trước đã sát sinh heo, gà quá nhiều để ăn, nay lại bị đọa làm heo, dê, gà trở lại; rồi bị giết thịt, bỏ vào nồi chiên nấu trở lại.

Ngài nói tiếp:

“Mọi người đều vui vẻ chúc mừng nhau”

Mọi người đến dự đám cưới đều rất vui vẻ mà chúc tụng nhau. Ngài tự than với mình rằng:

“Trông thấy cảnh ấy mà lòng đau xót, ta biết đó chính là những oán nghiệp xoay vần vay trả, tạo nên nỗi khổ chất chồng”.

Thiền sư Chí Công biết rõ nhân quả khi nhìn vào gia đình này. Làm sao chúng ta có thể hiểu được hết chuỗi nhân quả của từng gia đình với trùng trùng khác biệt nhau ra sao. Cho nên những người tu đạo phải rất cẩn trọng trong khi tu nhân, vì khi nhân duyên chín mùi sẽ gặt lấy quả tương ứng với nhân đã gieo. Tại sao người lại trở lại làm người? Là để trả nợ, trả những món nợ nhân quả ở thế gian. Nếu quí vị không tìm cách trả món nợ này thì nợ nần vẫn tiếp tục, như món nợ đã vay của ngân hàng vậy.

Tôi nhớ một câu chuyện này nữa. Có một gia đình nuôi một con lừa, dùng nó để kéo cối xay và chuyên chở. Người chủ thấy lừa quá chậm chạp nên thường dùng roi đánh nó để thúc giục. Con lừa làm việc miệt mài trong cực nhọc cho đến khi chết. Nó được đầu thai làm người. Khi người chủ hay đánh đập lừa chết, lại đầu thai làm một người phụ nữ. Khi cả hai người này đến tuổi thành hôn thì họ cưới nhau.

Quí vị có biết cặp vợ chồng này sống với nhau như thế nào không? Suốt ngày người chồng đánh đập người vợ. Ông đánh vợ bất kỳ lúc nào, bất luận đang cầm vật gì trên tay, cả lúc đang ăn cơm cũng đánh vợ bằng đũa. Ông ta vừa đánh vừa chửi, cho dù người vợ chẳng làm điều gì sai trái.

Một hôm Thiền sư Chí Công đi qua nhà họ. Người phụ nữ bèn thưa với Ngài:

- Chồng con ngày nào cũng đánh và chửi con qúa chừng mà con không biết tại sao. Bạch Ngài, xin Ngài hãy dùng ngũ nhãn, lục thông bảo cho con biết mối tương quan nhân quả của chúng con đời trước ra sao mà đời này chồng con đánh đập và chửi mắng con hoài vậy?

Thiền sư Chí Công đáp:

- Tôi sẽ nói rõ tương quan nhân quả của hai người cho mà nghe. Trong đời trước, bà là một người đàn ông. Ngày nào bà cũng đánh đập chửi mắng con lừa, thúc giục nó phải kéo cối xay bột.

Ông chủ ấy thường đánh con lừa bằng cái chổi tre. Nay ông chủ được đầu thai lại làm người phụ nữ, đó chính là bà. Còn con lừa thì được đầu thai làm người chồng. Nay ông ta thường hay đánh đập chửi mắng bà cũng như kiếp trước bà đã thường đánh chửi ông tức là con lừa vậy. Nay bà đã hiểu rõ nhân quả tương quan với nhau rồi, tôi sẽ bày cho một cách để chấm dứt vòng oán nghiệp này. Bà hãy cất giấu tất cả mọi dụng cụ trong nhà ngoại trừ cái chổi đuôi ngựa (chổi dây). Khi người chồng thấy chẳng còn vật gì dùng để đánh cô, anh ta sẽ cầm chổi dây này để đánh. Cứ để cho anh ta đánh vài trăm roi, thì nợ cũ của bà mới được trả. Lúc đó, bà mới báo cho anh ta biết nhân đời trước và quả đời sau báo ứng với nhau rất rõ ràng như tôi vừa giải thích cho bà. Anh ta sẽ không còn đánh bà nữa.

Người phụ nữ làm đúng như lời Thiền sư Chí Công chỉ dạy. Khi người chồng về đến nhà, ông ta liền kiếm vật gì đó để đánh vợ. Chỉ còn thấy chiếc chổi đuôi ngựa, ông ta cầm lấy và đánh. Thông thường như mọi khi, cô ta tìm cách chạy trốn. Nhưng lần này cô ta kiên nhẫn ngồi đó chịu đòn cho đến khi ông chồng ngừng tay.

Thấy lạ, ông ta hỏi tại sao bà không bỏ chạy. Cô ta kể lại việc được Thiền sư Chí Công giải thích cặn kẽ tương quan nhân quả của hai người. Ông chồng nghe xong ngẫm nghĩ: “Như thế thì từ nay ta không nên đánh chửi cô ta nữa. Nếu còn đánh, thì kiếp sau cô ta sẽ đầu thai trở lại rồi tìm ta để đánh chửi”. Từ đó ông chồng không còn đánh mắng người vợ nữa.

Thế nên quí vị phải biết mọi người đều có sự quan hệ với nhau tương ứng với nhân đã tạo. Quí vị chẳng thể nào biết được trong đời trước, ai đã từng là mẹ, là anh, là cha hay là chị em của mình. Cái nhân đã tạo ở đời trước sẽ tạo thành quả đời này và nhất định có liên quan đến bà con quyến thuộc của mình. Nếu quí vị hiểu được đạo lý nhân quả, thì quí vị có thể chuyển hóa, biến cải được nhân bằng cách từ bỏ những việc ác.

Còn một chuyện nữa về Thiền sư Chí Công. Một ngày Ngài ăn hai con chim bồ câu. Ngài rất thích món ăn này. Người đầu bếp nghĩ rằng món thịt bồ câu chắc là rất ngon nên ngày nọ anh ta quyết định nếm thử. Anh ta làm việc này với hai ý nghĩ: một mặt là muốn thử xem thức ăn hôm nay mình làm có ngon hay không? một mặt khác anh ta nghĩ rằng Ngài Chí Công ngày nào cũng thích ăn bồ câu, nhất định đây là một món ăn rất ngon, nên muốn thưởng thức một chút rồi mới đem đến cho Thiền sư dùng.

Khi người đầu bếp mang thức ăn đến. Ngài nhìn đĩa thức ăn và hỏi:

- Hôm nay có ai nếm trộm thức ăn này? Có phải chính anh không?

Người đầu bếp liền chối. Thiền sư liền bảo:

- Anh còn chối. Tôi sẽ cho anh thấy tận mắt ai là người nếm trộm. Hãy nhìn đây!

Ngài liền ngồi ăn. Ăn hết hai con bồ câu rồi, Ngài liền há miệng rộng, trong đó, một con bồ câu liền vẫy cánh bay ra còn con kia thì bị mất một cánh, không thể bay lên được.

Thiền sư mới bảo:

- Anh thấy đó, nếu anh không nếm trộm thì tại sao con bồ câu này không thể bay được?

Chính là vì ông đã ăn hết một cánh của nó.

Chuyện này làm cho anh đầu bếp biết Thiền sư Chí Công không phải là người thường. Ngài chính là hóa thân của Bồ – tát. Thế nên Ngài có năng lực biến những con bồ câu bị nấu thành thức ăn rồi thành bồ câu sống. Không phải là Bồ – tát, không làm chuyện này được.

Thiền sư Chí Công còn thường ăn một loại cá gọi là Tuệ Ngư. Cũng đem cá ra nấu nướng rồi Ngài ăn từ đuôi lên đầu. Nhưng sau đó Ngài lại há miệng ra làm cá sống lại. Vì vậy, những việc này là rất thường đối với cảnh giới của hàng Bồ – tát. Thiền sư Chí Công là một vị Bồ – tát, nhưng không bao giờ Ngài nói: “Các ngươi biết không, ta là một vị Bồ – tát, ta đang giáo hóa chúng sanh, ta có đại nguyện này, hạnh nguyện kia…” Các vị không bao giờ mong khởi ý niệm ấy. Cho nên chúng ta là hàng phàm phu, dù có thấy Chư Phật hay Bồ – tát cũng không thể nào nhận biết được. Việc làm của Bồ – tát cũng gần như hành xử của người thường, nhưng thực chất lại không giống nhau. Là vì phàm phu khi hành động chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình, không nghĩ đến sự giúp đỡ cho người khác. Còn Bồ – tát thì chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác mà không nghĩ đến mình. Khác nhau là ở điểm này. Bồ – tát thì tự làm lợi ích cho mình còn lo làm lợi ích cho người khác. Tự giác ngộ mình xong rồi giúp cho người khác giác ngộ. Tự độ hoàn toàn, lợi tha hoàn toàn. ý nghĩa của chú Đại Bi mà tôi đang giảng cũng nằm trong đạo lý này vậy.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 14 Chú Đại Bi: Tát bà a tha đậu du bằng

Câu chú này chia làm ba phần. Khi trì tụng lên, câu chú có ba nghĩa khác nhau:
Tát bà có nghĩa là “tất cả”, “bình đẳng”. Nên Tát bà biểu tượng cho ý thứ hai trong mười tâm, là “bình đẳng tâm”.

A tha đậu dịch nghĩa là “phú lạc vô bần” giàu có, an lạc, không nghèo nàn về tâm linh, đạo lý, Phật pháp.

Còn dịch nghĩa là “như ý bất diệt”.

“Như ý” nghĩa là ước nguyện điều gì cũng đều được thành tựu.

“Bất diệt” nghĩa là sự thành tựu do nguyện ấy vĩnh viễn không tiêu mất.

Trong mười loại tâm thì đây là “vô vi tâm” nghĩa là “phú lạc vô bần” và “như ý bất diệt”.

Du bằng dịch là “nghiêm tịnh vô ưu”, là thanh tịnh và trang nghiêm. Trang nghiêm lại thêm thanh tịnh, cho nên không có sự lo phiền, ưu não. Câu chú này biểu tượng cho tâm thứ chín “Vô kiến thủ tâm”. Kiến thủ là một trong năm món “ngũ lợi sử”. Nghĩa là khi quí vị vừa trông thấy một vật gì, tâm liền khởi niệm muốn chiếm đoạt, giữ lấy. Nên với tâm thứ chín – vô kiến thủ tâm là trạng thái không có mảy may vọng động về sự chấp thủ đối với pháp và ngã; đối với chủ thể cũng như khách thể; đối với ngoại cảnh cũng như dòng chuyển biến của thức tâm.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 15 Chú Đại Bi: A thệ dựng

A thệ dựng la tiếng Phạn, dịch nghĩa “vô tỷ pháp”. Không có pháp nào có thể so sánh được với pháp này. Còn có nghĩa là “vô tỷ giáo” nghĩa là không có đạo giáo nào có thể so sánh được. Câu chú này biểu tượng cho tâm thứ bảy, được gọi là “ty hạ tâm”, là tâm rất cung kính và tùy thuận bất kỳ người nào mình gặp. Câu chú này còn biểu tượng cho tâm thứ tám, gọi là “vô tạp loạn tâm”. Đây chính là pháp thanh tịnh, không chút cấu nhiễm, chính là pháp bát nhã tâm của Quán Thế Âm Bồ – tát.

Mười loại tâm này là tướng của Đà - la – ni, chúng ta phải đem những đạo lý này hành trì không xao nhãng và gián đoạn. Chúng ta tu tập theo tinh thần của kinh Đại bi tâm Đà la ni thì chắc chắn sẽ thành tựu đạo nghiệp, đắc thành chánh quả.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 16 Chú Đai Bi: Tát bà tát đá, na ma bà tát đa, na ma bà già

Tát bà tát đá là tiếng Phạn, dịch là “Đại thân tâm Bồ – tát”.

Na ma bà tát đa. Hán dịch là “đồng trinh khai sĩ”, là tên gọi khác của pháp vương tử, cũng là hàng Bồ – tát. “Đồng trinh” biểu tượng cho bản tánh. Còn “khai sĩ” cũng là một danh hiệu khác của Bồ –tát, có nơi gọi là “đại sĩ”. Các vị Bồ – tát lúc sắp thành tựu Phật quả, đều được gọi là pháp vương tử, tên gọi của hàng Thập địa Bồ – tát.

Na ma bà già. Hán dịch là “Vô đẳng đẳng”. Giống như ý nghĩa trong Bát nhã tâm kinh “Cố tri Bát – nhã ba – la – mật - đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô lượng chú, vô đẳng đẳng chú”.

Quí vị có thể hỏi: “Cái gì không thể sánh bằng?” “Đó là bà già, Hán dịch là Thế tôn”. Bà già là chư Phật thường trụ ở khắp trong mười phương.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 17 Chú Đai Bi: Ma phạt đạt đậu

Ma phạt đạt đậu dịch nghĩa là “Thiên thân, thế hữu”.

Câu chú này có nghĩa là: “Kính lạy chư Bồ – tát, xin hãy duỗi lòng từ cứu giúp con. Xin các Ngài hãy là thân quyến ở cõi trời của chúng con và là người bạn ở cõi thế gian này của chúng con, để hộ trì cho mọi thiện pháp được thành tựu”.

Câu chú này thỉnh nguyện sự gia trì của mười phương chư Phật và chư Bồ – tát.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 19 Chú Đai Bi: A bà lô hê

A bà lô hê chính là Bồ – tát Quán Thế Âm. Có nghĩa là “quán sát”. Dùng trí tuệ để quán sát mọi âm thanh ở thế gian. Trong thế gian có nhiều loại âm thanh. Bồ – tát Quán Thế Âm quán sát âm thanh, tiếng kêu than cầu xin cứu khổ của người ở thế gian khi họ không thể vượt qua nổi những khổ nạn.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 18 Chú Đai Bi: Đát điệt tha - án

Trong Bát nhã tâm kinh có nói: “Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết...”

Đát điệt tha Hán dịch là “tức thuyết chú viết”. Còn dịch là “Sở vị”. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Tâm đại bi mà nói ra chơn ngôn này, nói bằng các chủng tự của Phạm Thiên.

Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.

Đát điệt tha lại còn có nghĩa là vô lượng pháp môn tu học và trí huệ nhãn vô lượng. Đó là ý nghĩa của “Sở vị”.

Chữ án như đã nói ở trước, khi quí vị trì niệm trì niệm đến chữ án thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính, lắng nghe người niệm chỉ giáo. Chữ án còn có công năng lưu xuất nhiều pháp môn sau đây.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 20 Chú Đai Bi: Lô ca đế

Lô ca đế nghĩa là “Tự tại” hoặc là “Thế Tôn”. Hợp lại hai câu trên A bà lô hê lô ca đế nghĩa là Bồ – tát dùng trí tuệ để quán sát âm thanh ở thế gian. Chính là danh hiệu của Bồ – tát Quán Thế Âm.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 21 Chú Đai Bi: Ca ra đế

Ca ra đế dịch là “Bi giả” là người có lòng từ bi rộng lớn, thường cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau và thất vọng. Người mà có thể cứu giúp cho chúng sinh vơi bớt khổ đau là một người “đại bi”.

Ca ra đế còn có nghĩa là “tác giả”. Người có thể làm cho đạo nghiệp sinh khởi, giúp cho mọi chúng sinh đều phát tâm bồ - đề, phát nguyện làm những việc khó làm như hành Bồ – tát đạo để tiến tới tựu thành Phật quả.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 22 Chú Đai Bi: Di hê rị

Di hê rị dịch nghĩa là “Thuận giáo”. Khi quí vị trì tụng đến câu chú này, nghĩa là quí vị tự phát nguyện: “Con nhất quyết thực hành theo hạnh nguyện của Bồ – tát Quán Thế Âm, sẽ giáo hoá cho tất cả chúng sanh. Con nguyện nương theo giáo pháp Ngài đã dạy mà tu hành”.

Di hê rị còn có nghĩa là “Y giáo phụng hành”. Nương theo lời dạy của Bồ – tát Quán Thế Âm cũng như Quán Thế Âm của tự tâm để thực sự tu trì.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 23 Chú Đai Bi: Ma ha bồ đề tát đoả

Ma ha có nghĩa là “đại” là to lớn.

Bồ - đề có nghĩa là “giác đạo”, là giác ngộ được đạo lý chân chính.

Tát đoả. Hán dịch là “đại dũng mãnh giả”. Câu này có nghĩa chư vị Bồ – tát là người phát tâm đại bồ - đề rất dũng mãnh và phát tâm tu hạnh Bồ đề. Phát bồ đề tâm nghĩa là gieo trồng nhân giác ngộ, tu bồ - đề hạnh là vun trồng, tưới tẩm cho hạnt giống bồ - đề đã gieo được nảy mầm, rồi mới mong gặt được quả giác ngộ, tức là quả vị Vô thượng bồ - đề.

Đây là ý nghĩa của câu chú Ma ha Bồ đề tát đoả. Câu chú này thuyết minh về công hạnh trang nghiêm viên mãn của chư vị Bồ – tát là do định huệ song tu. Khi Định đã lắng trong thì Huệ cũng được chiếu sáng. Khi Huệ đã viên mãn, thì Định viên dung. Vì Bồ – tát Quán Thế Âm đã đạt được định lực viên mãn, nên xuất sinh trí tuệ sáng suốt. Vì Bồ – tát đã đạt được trí tuệ viên mãn, nên Ngài mới đạt được định lực lắng trong. Không có Định thì chẳng có Huệ và không có Huệ thì chẳng đạt được Định. Nên gọi định huệ không hai là vậy.

Do nhờ tu tập vô số công hạnh mà Bồ – tát được trang nghiêm thân tướng nên chư vị không rời bỏ một pháp nào dù nhỏ bé hoặc vô cùng vi tế. Dù một việc thiện nhỏ nhất, cho đến lớn nhất, chư vị Bồ – tát đều hoàn tất chu đáo. Nên kinh có dạy”

“Chớ khinh việc thiện nhỏ mà không làm

Chớ xem thường việc ác nhỏ mà không tránh”.

Các vị Bồ – tát thường siêng năng làm các điều thiện và dứt khoát từ bỏ các việc ác, chư vị phát bồ - đề tâm và đạt được quả vị giác ngộ Vô thượng bồ - đề. Chư vị trang nghiêm pháp thân bằng vô số công hạnh. Chư vị phát đại bi tâm, thực hành đại pháp vô duyên từ tuỳ theo tâm lượng của chúng sinh mà làm Phật sự. Nhưng chính các vị Bồ – tát, tự bản tánh và bản thể của các Ngài không hề gợn một mảy may tướng trạng của chúng sinh tâm. Các Ngài tự thấy mình và toàn thể chúng sinh có đồng một thể tánh, không hề phân hai. Các Ngài không chỉ chịu khổ cho riêng mình, mà ước nguyện giúp cho chúng sinh thoát khỏi mọi khổ luỵ. Dù các Ngài chuyển hoá tất cả mọi sự thống khổ cho chúng sinh mà không hề dính mắc chút nào vào việc mình có độ thoát cho chúng sinh. Các Ngài không bao giờ tự cho rằng:

“Tôi đã cứu độ cho anh rồi, nay anh phải cám ơn tôi. Tôi đã giúp anh thoát khỏi mọi phiền não, anh phải tỏ ra biết ơn tôi”.

Chính vì chư vị Bồ – tát không có tâm niệm như vậy, nên các Ngài mới có thể ứng hiện ba mươi hai thân tướng, để kịp thời đáp ứng mọi tâm nguyện của mọi loài chúng sinh. Chẳng hạn như cần ứng hiện thân Phật để độ thoát chúng sinh, thì chư vị Bồ – tát liến ứng hiện thân Phật để giảng dạy giáo pháp cho chúng sinh khiến họ được giải thoát. Nếu cần thiết hiện thân Bích Chi Phật, thì các Ngài liền ứng hiện thân Bích Chi Phật để giáo hoá chúng sinh, giúp họ được giải thoát. Cũng như vậy, các Ngài có thể ứng hiện thân A la hán, vua chúa... để giúp cho chúng sinh được độ thoát. Chư vị Bồ – tát có khả năng hóa hiện thành ba mươi hai ứng thân để cứu độ các loài chúng sinh. Các Ngài cũng có được mười bốn pháp vô uý và bốn pháp bất khả tư nghì. Đó là bốn loại thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn. Các Ngài đã chứng đạt được quả vị chân thật viên thông, đã thành tựu quả vị Vô thượng bồ - đề. Đó là sự thành tựu quả vị của Bồ – tát Quán Thế Âm.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 24 Chú Đại Bi: Tát bà tát bà

Tát bà tát bà. Hán dịch là “nhất thiết lợi lạc”. Câu chú này bao hàm cả Bảo thủ nhãn ấn pháp, nghĩa là mang đến mọi thứ lợi lạc cho mọi người.

Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.

Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Với Bảo ấn, quí vị có thể làm lợi lạc, an vui cho mọi loài chúng sinh. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”.

Người Trung Hoa đều biết có một vị Tiên, biết sử dụng một ấn chú gọi là “Phiên thiên ấn”. Người con của Quảng Thành vương cũng có một phiên thiên ấn. Chính là ấn này vậy. Đạo Lão gọi là “Phiên thiên ấn”. Bồ – tát Quán Thế Âm gọi là “Bảo ấn”.

Nếu quí vị dụng công hành trì thì nhất định sẽ thành tựu Bảo ấn này. Khi thành tựu rồi, nếu có người vừa mới chết hoặc sắp chết, quí vị chỉ cần trì ấn này vào một tờ giấy, và viết vài dòng cho Diêm vương: “Hãy tha cho người này sống lại ngay. Hãy tha cho anh ta trở về dương gian”. Diêm vương không dám từ chối. Diệu dụng của Bảo ấn có thể giúp cho người chết sống lại. Nhưng để sử dụng được Bảo ấn này, trước hết quí vị phải thành tựu công phu tu tập đã. Nếu công phu chưa thành tựu thì chẳng có kết quả gì.

Thế nào nghĩa là thành tựu công phu tu hành? Cũng giống như đi học. Trước hết, quí vị phải vào tiểu học, rồi lên trung học, rồi thi vào đại học. Rồi cuối cùng có thể được học vị Tiến sĩ.

Tu tập để thành tựu Bảo ấn này cũng như đạt được học vị Tiến sĩ vậy. Nhưng tạm ví dụ vậy thôi, chứ Bảo ấn này không có gì so sánh được.

Tát bà tát bà nghĩa là “lợi lạc cho tất cả mọi loài chúng sinh”. Quí vị thấy sự diệu dụng vô biên đến như thế. Nên gọi ấn này là Bảo ấn. Nếu quí vị muốn sử dụng được Bảo ấn này thì phải công phu tu trì qua cả bốn mươi hai thủ nhãn. Tát bà tát bà chỉ là một trong bốn mươi hai ấn pháp ấy mà thôi.

Có người nghe tôi giảng như vậy sẽ khỏi nghĩ rằng: “Ta sẽ tu tập Bảo ấn này ngay để bất kỳ lúc nào có người sắp chết, ta sẽ sử dụng ấn này, ra lệnh cho Diêm vương không được bắt người ấy chết”. Quí vị cứ thực hành, quí vị có thể giúp người kia khỏi chết, như ng đến khi quí vị phải chết, thì chẳng có người nào giúp quí vị thoát khỏi chết bằng Bảo ấn này cả.

Tôi đã có dịp sử dụng ấn này hai lần. Một lần ở Mãn Châu và một lần ở Hương Cảng. Lần ở Mãn Châu là trường hợp cứu một người sắp chết. Người này chắc chắn sẽ chết nếu tôi không sử dụng Bảo ấn này. Vào một chiều trời mưa ngày 18 tháng 4 âm lịch. Một người tên là Cao Đức Phúc đến chùa Tam Duyên, nơi tôi đang ngụ. Anh ta quỳ trước tượng Phật, cầm một cây dao bọc trong giấy báo, chuẩn bị sẵn sàng chặt tay để cúng dường chư Phật. Quí vị nghĩ sao? Anh ta khôn ngoan hay không? Dĩ nhiên là quá ngu dại. Tuy nhiên sự ngu dại của anh ta lại xuất phát từ lòng hiếu đạo. Quí vị biết không. Mẹ anh ta bị bệnh trầm trọng gần chết. Do vì thường ngày mẹ anh ta nghiện thuốc phiện nặng. Nhưng bệnh bà quá nặng đến mức hút thuốc phiện cũng không được nữa. Bà ta nằm co quắp, chẳng ăn uống gì. Đầu lưỡi đã trở sang màu đen, môi miệng nứt nẻ. Bác sĩ Đông, Tây y đều bó tay, không hy vọng gì còn chữa trị được. Nhưng người con trai của bà nguyện: “Lạy Bồ – tát rất linh cảm, con nguyện đến chùa Tam Duyên chặt tay cúng dường chư Phật. Với lòng chí thành, con nguyện cho mẹ con được lành bệnh”.

Ngay khi chàng trai sắp chặt tay, có người nắm tay anh ta lôi lại đằng sau rồi nói: “Anh làm gì thế, anh không được vào đây mà tự sát”.

Anh ta trả lời:

- “Tôi chỉ chặt tay cúng dường chư Phật, cầu nguyện cho mẹ tôi được lành bệnh. Ông đừng cản tôi”.

Chàng trai chống lại, nhưng người kia không để cho anh ta chặt tay nên liền cho người báo cho Hoà thượng trụ trì biết. Hoà thượng cũng không biết phải làm sao, Ngài liền phái cư sĩ Lý Cảnh Hoa, người hộ pháp đắc lực của chùa đi tìm tôi.

Dù lúc ấy, tôi vẫn còn là chú Sa – di. Tôi được giao nhiệm vụ như là tri sự ở chùa Tam Duyên, chỉ dưới Hoà thượng trụ trì. Tôi chỉ là một chú tiểu, nhưng không giống như những chú tiểu cùng ăn chung nồi, cùng ngủ chung chiếu. Tôi thức dậy trước mọi người và ngủ sau tất cả mọi người. Tôi làm những việc mà không ai muốn làm và chỉ ăn một ngày một bữa trưa, không ăn phi thời. Tu tập chính là sửa đổi những sai lầm vi tế. Nếu khi chưa chuyển hoá được những lỗi lầm nhỏ nhặt ấy, có nghĩa là mình còn thiếu năng lực trong công phu.

Hoà thượng trụ trì giao việc đó cho tôi. Tôi liền đến bạch Hoà thượng:

- “Phật tử đến cầu Hoà thượng cứu giúp. Nay Hoà thượng lại giao cho con. Hoà thượng làm cho con thật khó xử”.

Hoà thượng trụ trì bảo:

- “Con hãy đem lòng từ bi mà cứu giúp họ”.

Hoà thượng dạy những lời rất chí lý. Tôi vốn chẳng ngại khó nhọc, nên khi nghe những lời đó, tôi rất phấn khích, tôi thưa:

- Bạch Hoà thượng, con sẽ đi.

Tôi bảo chàng trai:

- Anh hãy về nhà trước, tôi sẽ theo sau.

Anh ta nói:

- Nhưng thầy chưa biết nhà con?

Tôi đáp:

- Đừng bận tâm về tôi. Hãy cứ về nhà trước.

Lúc ấy là vào khoảng năm giờ chiều, mặt trời vừa xế bóng. Anh ta đi theo đường lộ chính, còn tôi đi theo đường mòn. Nhà anh ta cách chùa chừng sáu dặm. Anh ta quá đỗi sửng sốt khi về đến nơi, anh ta đã thấy tôi ngồi đợi anh trong nhà.

- Bạch thầy, sao mà thầy biết nhà con mà đến sớm thế?

Tôi nói:

- Có lẽ anh vừa đi vừa chơi, hoặc anh ham xem bóng đá hay truyền hình gì đó.

Cậu ta đáp:

- Thưa không, con cố hết sức đi thật nhanh để về nhà.

Tôi nói:

- Có lẽ xe đạp của anh đi không được nhanh như xe tôi, nên tôi đến trước.

Ngay khi vào thăm bà mẹ, tôi thấy không thể nào cứu sống bà ta được. Nhưng tôi vẫn quyết định cố gắng hết sức để cứu bà. Tôi dùng Bảo ấn viết mấy dòng:

“Chàng trai này có tâm nguyện rất trí thành, nguyện chặt tay cúng dường chư Phật để cứu mẹ sống. Tôi đã ngăn cản anh ta chặt tay. Bằng mọi cách, xin cho mẹ anh ta được sống”.

Tôi gửi Bảo ấn đi, sáng hôm sau bà ta vốn đã nằm bất động suốt bảy, tám ngày nay, chợt ngồi dậy gọi con trai bằng tên tục.

- Phúc ơi... Phúc ờ... mẹ đói quá, cho mẹ tí cháo...

Chàng trai suốt bảy, tám ngày nay không nghe mẹ gọi. Nay cực kỳ vui sướng. Anh ta chạy đến bên giường nói với mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đã nằm liệt giường suốt tám ngày nay. Nay mẹ khoẻ rồi chứ?

Bà ta trả lời:

- Chẳng biết bao lâu nữa. Mẹ bị rượt chạy trong một cái hang tối đen thăm thẳm không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng ánh sao hay đèn đuốc gì cả. Mẹ chạy và cứ chạy hết ngày này qua ngày khác để tìm đường về nhà mình. Mẹ có kêu, nhưng chẳng ai nghe. Cho đến đêm hôm qua, mẹ mới gặp một vị sư khổ hạnh mang y cà sa đã mòn cũ, vị này đã dẫn mẹ về nhà... Con cho mẹ ăn tí cháo loãng để cho đỡ đói.

Người con nghe mẹ nói đến vị sư, liền hỏi:

- Nhà sư mẹ gặp dung mạo như thế nào?

Bà đáp:

- Ngài rất cao. Nếu mẹ được gặp lại, mẹ sẽ nhận ra ngay.

Lúc đó tôi đang nghỉ trên giường. Anh ta liền đến bên tôi, chỉ cho mẹ và hỏi:

- Có phải vị sư này không?

Bà nhìn tôi chăm chú rồi kêu lên:

- Đúng rồi, chính thầy là người đã đưa mẹ về nhà.

Lúc đó, toàn gia quyến chừng mười người, gồm cả già trẻ, đều quỳ xuống trước mặt tôi thưa:

- Bạch Thầy, Thầy đã cứu mẹ con sống lại. Nay toàn gia đình chúng con cầu xin được quy y thọ giới với Thầy. Bất luận nhà chùa có việc gì, con nguyện đem hết sức mình xin làm công quả, và tuân theo lời chỉ dạy của Thầy để tu hành.

Về sau, dân cả làng này đều đến chùa xin quy y và cầu xin tôi chữa bệnh cho họ. Tôi bảo:

- Tôi chỉ có phép chữa bệnh bằng cách đánh đòn. Quí vị có chịu thì tôi chữa.

Họ đồng ý và tôi phải chữa. Có nghĩa là bắt người bệnh nằm xuống, đánh một người ba hèo bằng cái chổi tre. Đánh xong, tôi hỏi:
- Đã hết bệnh chưa?
Thật là ngạc nhiên. Họ lành bệnh thật!

Đó là một chuyện phiền phức xảy ra ở Mãn Châu. Lần thứ 2 tôi dùng Bảo ấn này là ở Hương Cảng. Khi bố của cô Madalena Lew 79 tuổi bị bệnh. Các vị bói toán đều bảo rằng ông ta chắc chắn sẽ qua đời trong năm nay. Ông ta đến gặp tôi xin quy y Tam Bảo để cầu nguyện gia hộ cho ông được sống thêm ít năm nữa.

Ông thưa:

- Bạch Thầy. Xin Thầy giúp cho con được sống thêm một thời gian nữa.

Tôi bảo:

- Thế là ông chưa muốn chết. Tôi sẽ giúp cho ông sống thêm 12 năm nữa? Được chưa?

Ông rất mừng vội đáp:

- Thưa vâng, được như thế thật là đại phúc.

Rồi tôi chú nguyện cho ông ta và ông ta được sống thêm 12 năm nữa.

Tuy nhiên, quí vị không nên dùng ấn pháp này để giúp cho người ta khỏi chết hoặc là cứu họ sống lại khi họ đã chết rồi. Nếu quí vị làm như vậy, quí vị trở nên đối đầu với Diêm vương. Lúc ấy Diêm vương sẽ nói:

- Được rồi. Thầy đã giúp cho người ta khỏi chết, nay Thầy phải thế mạng.

Đến khi quí vị gặp cơn vô thường; chẳng có ai dùng Bảo ấn này để giúp được cả. Nếu quí vị nghĩ rằng mình có thể sử dụng Bảo ấn để cứu mình khỏi chết là quí vị lầm. Diệu dụng của ấn pháp cũng giống như lưỡi dao, tự nó không thể cắt đứt được chuôi dao của chính nó. Nên khi quí vị gặp bước đường cùng, thì cũng giống như chuyện vị Bồ – tát bằng đất nung:

Bồ Tát bằng đất nung đi qua biển.
Khó lòng giữ thân được vẹn toàn.

Vậy nên nếu quí vị dù đã thông thạo trong khi sử dụng ấn pháp này, cũng phải công phu hành trì thêm. Vì lý do này mà tôi ít để ý đến việc riêng của người khác nữa.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

 

Câu 25 Chú Đại Bi: Ma ra ma ra

Hai câu chú này, Hán dịch là “tăng trưởng”. Cũng có nghĩa là “như ý” hoặc “tuỳ ý”. Đó là công năng của Như ý Châu thủ nhãn, làm tăng trưởng phước huệ, làm cho mọi việc đều được tốt lành như ý.

“Như ý” nghĩa là tuỳ thuận với tâm nguyện mà được đáp ứng.

Quí vị có thấy lợi ích vô biên của ấn pháp này không? Vì vậy nên công năng ấn pháp này là thứ nhất trong bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Diệu dụng của Như ý Châu thủ nhãn vượt ngoài sự diễn tả bằng ngôn ngữ.

Nếu quí vị muốn giàu có, hãy hành trì theo thủ nhãn ấn pháp này. Một khi đã thành tựu rồi, thì quí vị sẽ có được mọi thứ và không còn bận tâm vì nghèo khổ nữa. Quí vị luôn luôn giàu có và được vô lượng phước lạc.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 26 Chú Đại Bi: Ma hê ma hê rị đà dựng

Ma hê ma hê. Hán dịch là “Vô ngôn cực ý”

“Vô ngôn” nghĩa là không cần phải nói nữa.

“Cực ý” có nghĩa là ý niệm kia đã đạt đến chỗ tối thượng, đã đạt chỗ vi diệu rồi.

Ma hê ma hê cũng còn có thể dịch là “tự tại”. Tự tại như Đại Phạm Thiên Vương: không buồn, không phiền, không lo, không giận. Suốt ngày đều được tự chủ và an vui.

Đây là “ngũ sắc vân thủ nhãn”. Khi biết ấn này, sẽ làm lưu xuất ra mây lành ngũ sắc, và hành giả sẽ đạt được năng lực tự tại phi thường. Diệu dụng và năng lực tự tại của ấn pháp này thực là vô lượng vô biên.

Rị đà dựng là “Thanh Liên Hoa thủ nhãn”. Có nghĩa là “Liên hoa tâm”. Khi quí vị hành trì ấn pháp này thành tựu, sẽ được mùi hương hoa sen xanh toả ra, và được mười phương chư Phật tán thán. Sự vi diệu thật khó có thể nghĩ bàn. Đúng là:

Pháp Phật cao siêu thật nhiệm mầu
Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu!

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 27 Chú Đại Bi: Cu lô cu lô yết mông

Cu lô cu lô. Hán dịch là “tác pháp”, hoặc dịch là “tác dụng trang nghiêm”, lại còn có nghĩa là “xuy loa giải giới”. Đây ta chính là Bảo loa thủ nhãn ấn pháp.

Nay chúng ta đang sống trong thời mạt pháp. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trì tụng chú Đại Bi là khế hợp với chân tinh thần Phật pháp rồi, nhưng thực ra không phải thế. Chú Đại Bi là gọi thay cho bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và diệu dụng của chú Đại Bi là diệu dụng của bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó chính là toàn thể của chú Đại Bi. Nếu quí vị chỉ biết trì niệm chú Đại Bi mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì như người có tay mà không có chân, nên không thể đi được. Mặt khác, nếu quí vị chỉ biết hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp mà không trì niệm chú Đại Bi thì cũng như người có chân mà không có tay, không làm gì được cả. Cũng vô dụng mà thôi. Vậy nên để liễu triệt chú Đại Bi, trước hết quí vị phải thông đạt bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp rồi phải trì tụng chú Đại Bi nữa, mới được gọi là người thành tựu rốt ráo diệu pháp này của chư Phật.

Không phải chỉ vừa mới nghe pháp sư giảng về chú Đại Bi xong rồi liền nói:
- “à! Tôi đã hiểu được câu chú đó nghĩa là gì rồi”.

Hiểu như thế cũng chẳng ích lợi gì cả. Cũng giống như người có thân thể nhưng chẳng có tay chân gì cả. Quí vị đã có đủ cả thân thể, tay chân, phải giúp cho chúng hoạt động phối hợp với nhau mới làm nên phước đức được.

Bảo loa thủ nhãn ấn pháp là dùng để tác pháp khi quý vị kiến lập đạo tràng, quý vị nên dùng Bảo loa ấn pháp này. Khi quý vị tác pháp này thì những âm thanh vang lên tận cõi trời, thấu tận địa ngục. Khắp cõi nhân gian, và khắp mọi nơi đều có ảnh hưởng. Bất kỳ mọi nơi nào nghe đến âm thanh này đều ở trong sự điều khiển của người trì ấn pháp. Các loài yêu ma quỷ quái đều phải tuân phục, không thể xâm hại. Đây còn gọi là sự kiết giới. ấn pháp này còn gọi là “tác dụng trang nghiêm”. Có nghĩa là dùng cơn lốc quang minh tâm lực của Bảo loa ấn pháp sẽ tạo nên một pháp âm vi diệu, khiến cho đất bằng hoá thành vàng ròng, đều được trang nghiêm bằng bẩy thứ châu báu. Thật là vi diệu khó thể nghĩ bàn. Quý vị Phật tử đang tu học Phật Pháp nên biết rằng trong 300 năm trở lại đây, không có ai hành trì được bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và cũng chẳng có ai thông hiểu được các ấn pháp này.

Nay chúng ta đã hiểu được chú Đại Bi, chúng ta nên chí thành và phát tâm kiên cố hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này. Rồi sẽ có được diệu dụng.

Yết mông là tiếng Phạn, vốn là ngôn ngữ của Đại phạm thiên, chứ không phải là ngôn ngữ của ấn Độ, nhưng văn pháp ngôn ngữ ấn Độ cũng căn cứ trên ngôn ngữ của Đại phạm thiên.

Yết mông là tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự”, cũng dịch là “công đức”. Có nghĩa là làm tất cả mọi việc có công đức lợi lạc cho mọi người. Làm việc lợi lạc công đức cho mọi người cũng chính là tạo công đức cho chính mình. Bồ – tát thực hành hạnh tư lợi và lợi tha, tự giác ngộ giải thoát cho mình và giác ngộ giải thoát cho người khác.

Câu chú này nói đến sự thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú Yết mông yết mông...

Không những quí vị trì tụng chú mà còn hành trì mật ấn. Khi trì tụng cả hai pháp này, quí vị mới có thể tạo nên mọi công đức. Khi quí vị trì tụng chú Đại Bi, đồng thời cũng thông hiểu được cách hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì quí vị mới có thể thành tựu lục độ vạn hạnh. Diệu dụng bất khả tư nghì, không bao giờ nói hết được. Nếu có thể nói được chỗ nhiệm mầu ấy thì nó phải có ngần mé. Mà những điều mầu nhiệm thì không có hạn lượng, không có chỗ khởi đầu và kết thúc. Với sự trì niệm Yết mông, quí vị có thể thành tựu được vô lượng công đức. Trong nhiều đời sau, quí vị mãi mãi được trang nghiêm bởi hương thơm của hoa sen trắng và luôn luôn được hộ trì.

Sự vi diệu, mầu nhiệm của chú Đại Bi dù có tán thán cũng không bao giờ hết, không bao giờ cùng tận.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 28 Chú Đại Bi: Độ lô độ lô, phạt già ra đế

Độ lô độ lô. Hán dịch là “độ hải” nghĩa là vượt qua biển khổ sinh tử. Còn dịch nghĩa “minh tịnh”.

Khi đã vượt qua biển khổ sinh tử rồi, quí vị sẽ đạt được trí tuệ sáng suốt, chứng nhập bản thể thanh tịnh, đến được bờ bên kia, tức thể nhập Niết Bàn. Từ trong bản thể sáng suốt thanh tịnh ấy, trí tuệ sẽ được lưu xuất, quí vị sẽ hiểu rõ được tất cả mọi pháp môn, chắc chắn quí vị sẽ chấm dứt được vòng sinh tử. Với đại định, tâm quí vị hoàn toàn thanh tịnh. Đó là định lực, khi quí vị có được định lực chân chánh thì có thể vãng sanh ở cõi tịnh độ tươi sáng, đó là thế giới Cực Lạc.

Đây là Nguyệt Tịnh Ma Ni thủ nhãn ấn pháp, là diệu pháp Đà - la – ni do Bồ – tát Nguyệt Quang tuyên thuyết. ấn pháp Nguyệt Tịnh thủ nhãn này có công năng đưa mọi người đến chỗ sáng suốt và an lạc.

Phạt già ra đế là Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp.(Chưa rõ thuộc Tay ấn pháp nào)

Phạt Già Ra đế. Hán dịch là “Quảng bác trang nghiêm”, còn có nghĩa là “Quảng đại”. Cũng dịch là “độ sinh tử”. Nếu quí vị tu tập hành trì Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp này thì quí vị có thể vượt qua biển khổ sinh tử, có nghĩa là giải thoát. Nếu quí vị không công phu hành trì ấn pháp bàng bi thủ nhãn này, thì không thể nào vượt thoát bể khổ sinh tử, đến bờ giải thoát, niết bàn được.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 29 Chú Đại Bi: Ma ha phạt già da đế

Câu chú này có nghĩa là “Tối thắng, đại pháp đạo”.

Pháp là quảng đại, tối thắng và đạo cũng quảng đại, tối thắng. Pháp đạo là chân lý vượt lên trên tất cả mọi sự thù thắng nhất trên đời.

Đây là Bảo Kích thủ nhãn ấn pháp. ấn pháp này có công năng hàng phục các loại thiên ma và ngoại đạo. Công năng của ấn pháp này rất lớn. Chẳng hạn ấn pháp này có thể bảo vệ quốc gia chống nạn ngoại xâm. Nếu quốc gia của quí vị sắp bị xâm lăng, và nếu quí vị hành trì ấn pháp này thì vô hình trung, quân giặc bắt buộc phải rút lui.

Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 30 Chú Đại Bi: Đà la đà la

Tiếng Phạn rất khó hiểu. Ngay cả những ai đã học tiếng Phạn thông thạo rồi cũng khó có thể hiểu được mật chú và giảng giải rõ ràng được. Tôi chỉ nhờ hiểu một chút ít thần chú Đại Bi mà thôi.

Đà là đà laTịnh bình thủ nhãn ấn pháp. Trong tịnh bình này chứa nước cam lồ. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng cành dương liễu rưới nước cam lồ lên khắp chúng sanh trong sáu đường. Bất luận ai gặp nạn khổ hay bệnh tật gì, nếu được Bồ – tát Quán Thế Âm rưới nước cam lồ thì đều giải thoát khỏi tai nạn ấy.

Đà la đà la. Hán dịch là “Năng tổng trì ấn”, là tâm lượng của toàn chúng sinh. Chính là Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Cam lồ thủ nhãn ấn pháp, Tịnh bình thủ nhãn ấn pháp và Dương chi thủ nhãn ấn pháp – tất cả ba ấn pháp ấy để rưới nước cam lồ lên toàn thể chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi tam đồ lục đạo.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 31 Chú Đại Bi: Địa lỵ ni

Địa lỵ ni. Hán dịch rất nhiều nghĩa. Thứ nhất là “thậm dõng” nghĩa là dũng khí mãnh liệt. Cũng có nghĩa là “tịnh diệt hoặc khiết tịnh”.

“Thậm dũng” là dạng tướng động.
“Tịnh diệt” là dạng tĩnh.
Còn dịch là “Gia trì và thôi khai”.

- “Gia trì” có nghĩa là làm cho các ác pháp đều được chuyển hoá, hướng về phụng hành theo thiện pháp.

- “Thôi khai” là làm cho các nghiệp chướng, tai nạn của chúng sinh đều được tiêu trừ.

Đây là Cu thi thiết câu thủ nhãn ấn pháp. Gọi tắt là thiết câu ấn pháp, có công năng làm cho tất cả quỷ thần, thiên long bát bộ đến hộ trì cho hành giả. Nếu quí vị công phu hành trì thành tựu thủ nhãn này, thì có thể bảo thiên long làm mưa và sẽ có mưa ngay, nếu hành giả cần có gió, họ sẽ làm ra gió ngay, khi hành giả muốn mưa gió đừng hoành hành thế gian nữa, mưa gió sẽ hết ngay.

Quí vị sẽ nói: “Tôi không tin như vậy”. Đúng vật! Đó chính là lý do mà tôi muốn nói cho quí vị nghe, tất cả chỉ là vì quí vị không tin. Không có niềm tin và không ở trong cảnh giới này thì khó lòng hiểu nổi.

Nếu muốn, quí vị có thể hỏi những người vừa mới từ Đài Loan trở về ngày hôm nay về cơn mưa ở Đài Loan. Khi tôi nói chuyện với Phật tử ở Đài Loan qua điện thoại, họ cho biết trời đang mưa và rất lạnh. Họ mong muốn thời tiết được ấm áp và bớt mưa. Tôi bảo họ hãy yên tâm, chuyện đó sẽ xảy ra. Họ lại thắc mắc:

- Sư phụ có thể khiến trời hết mưa hay sao?

Tôi chỉ nói vắn tắt:

- Quí Phật tử hãy đợi xem trời có tạnh mưa hay không?

Ngay khi tôi vừa cúp điện thoại, thì trời bắt đầu tạnh ráo. Họ đều cho đó là chuyện lạ kỳ. (Những ai đã đến Đài Loan năm 1969 để dự giới đàn, đều có thể chứng kiến chuyện này. Trời mưa dầm ở Keelong Đài Loan ít nhất cũng là 48 ngày, nhiều nhất là 53 ngày. Chúng tôi đang ở Đài Loan để thọ giới. Cả tự viện không còn chất đốt, một khi củi đã bị ướt rồi, thì không còn cách nào để sưởi cho khô lại được. Tuy nhiên, vào sáng ngày 18/4 như đã nói ở trên, đúng ngay lúc chúng tôi vừa chấm dứt cuộc điện đàm thì mặt trời vừa hiện ra, bầu trời trở nên sáng trong và khí trời trở nên ấm áp liền. Chú thích của người dịch từ Hoa văn sang Anh Ngữ).

Thực ra, đó chẳng phải là gì khác, chính là năng lực của thiết câu thủ nhãn ấn pháp. Quí vị chỉ cần kiết ấn và gọi: “Thiên long, đừng làm mưa nữa!” thì trời sẽ dứt mưa ngay. Loài rồng sẽ chấp hành theo lệnh của quí vị và chỉ khi quí vị đã thành tựu ấn pháp này và đã thông thạo thiết câu thủ nhãn. Rồng phun mưa sẽ tuân theo ấn pháp này và đình chỉ việc làm mưa liền.

Quí vị sẽ nghĩ là tôi nói đùa nhưng đúng là như vậy. Bây giờ, tôi đang giảng kinh cho quí vị nghe và tôi đang nói với quí vị bằng chân ngữ. Đây không phải là chuyện nói đùa.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 32 Chú Đại Bi: Thất phật ra da

Mỗi khi quí vị niệm Thất Phật ra da thì toàn pháp giới này có một luồng chớp sáng phát ta. Cứ mỗi niệm Thất Phật ra da là có một luồng quang minh phóng ra bao trùm cả vũ trụ.

Thất Phật ra da được dịch là “phóng quang”. Còn dịch là “tự tại”. Phiên âm từ tiếng Phạn “Isara” như trong chữ “Avalokihesvara”. ở đây có nghĩa là “Quán”, vì có quán chiếu thâm sâu rồi mới được “tự tại”. Nếu quí vị không có sức quán chiếu thâm sâu, thì quí vị sẽ không đạt được năng lực tự tại.

Quán chiếu nghĩa là hướng vào bên trong tự tâm mà công phu chứ không phải hướng ra ngoại cảnh bên ngoài. Nghĩa là hướng vào bên trong mà quán chiếu không ngừng. Hãy tự hỏi: “Ta có hiện hữu hay không?”. Ông chủ có hiện hữu trong chính tự thân quí vị hay không? Quí vị có làm chủ được mình hay không? Mặt mũi xưa nay của ông chủ có hiện hữu hay không? Thường trụ chơn tâm thể tánh thanh tịnh có hiện hữu hay không? Nếu những cái đó đều hiện hữu, có nghĩa là quí vị đạt được tự tại. Còn nếu không hiện hữu, có nghĩa là quí vị không có được tự tại.

Sự phóng quang cũng mang ý nghĩa tự tại. Nếu quí vị đạt được năng lực tự tại, thì quí vị có thể phóng quang. Nếu chưa có được năng lực tự tại, thì không thể phóng quang được.

Thất Phật ra da cũng được dịch là “Hoả diệm quang”, cũng gọi là Hoả quang. Đó là lửa, nhưng không phải là lửa phát sinh từ tập khí phiền não, như quí vị thường nói: “Tôi vừa nổi nóng như lửa”. Đó cũng không phải là lửa xuất phát từ sự sân hận, phẫn nộ, căm hờn của quí vị, mà đó chính là lửa trí tuệ. Đó cũng chính là nước từ trí tuệ tiết ra để dập tắt lửa vô minh. Trí tuệ chân chính hiển lộ khi lửa vô minh bị dập tắt. Đó chính là Hoả Diệm Quang.

Khi quí vị trì tụng Thất Phật ra da tức là quí vị đang phóng quang. Nhưng trước tiên quí vị phải có được năng lực tự tại. Không có năng lực tự tại thì quí vị không thể nào phóng quang được. Hãy nhớ kỹ điều này.

Đây là Nhật Tinh Ma Ni thủ nhãn ấn pháp. ấn pháp này có công năng chữa trị bệnh mắt mờ không thấy rõ. Dùng ấn pháp này khiến cho mắt được sáng lại.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 33 Chú Đại Bi: Giá ra giá ra

Giá ra giá ra dịch nghĩa là “hành động”. Đó là hành động như quân đội thi hành một mệnh lệnh hành quân. Hành quân là một mệnh lệnh nếu quí vị không tuân hành, có nghĩa là chống lệnh.

Đây là Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp. Khi quí vị rung chuông, âm thanh vang lên khắp không gian, thông cả thiên đàng, chấn động cả địa giới. Nếu quí vị cần thực hiện việc gì, chỉ cần rung chuông lớn, các loài chư thiên, thiện thần, yêu ma quỷ quái đều tuân theo mệnh lệnh của quí vị. Chẳng hạn như khi có động đất, quí vị chỉ cần rung chuông lên rồi ra mệnh lệnh: “Quả đất không được rung lên như vậy”, trái đất trở về trạng thái yên bình ngay.
Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp cực kỳ diệu dụng. Nếu quí vị muốn hát với một âm điệu tuyệt vời, thì hãy công phu hành trì ấn pháp này. Khi công phu thành tưu rồi, tiếng hát của quí vị trong suốt như tiếng đại hồng chung vang lên trong không gian.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 34 Chú Đại Bi: Ma ma phạt ma la

Ma ma. Hán dịch là “ngã sở thọ trì”. Đó chính là một loại mệnh lệnh hành động. Có nghĩa là “mọi việc tôi làm bảo đảm chắc chắn phải được thành tựu”.

Ma ma là Bạch phất thủ nhãn ấn pháp. ở Trung Hoa, các đạo sĩ và Tăng sĩ Phật giáo thường sử dụng phất trần, các vị cao tăng thường cầm phất trần khi đăng bảo toạ để thuyết pháp.

Bạch phất thủ nhãn ấn pháp có công năng trừ sạch mọi nghiệp chướng của thân, trừ được mọi chướng nạn và bệnh tật. Chỉ cần phất lên thân vài lần là có thể tiêu trừ mọi nghiệp chướng và chữa lành mọi ma chướng sinh ra bệnh tật.

Bạch phất thủ nhãn ấn pháp có rất nhiều công dụng, nhưng người biết cách dùng ấn pháp này lại rất ít. Tôi biết hiện nay có rất ít người sử dụng được ấn pháp này.
Năm người Tây phương đầu tiên vừa đi thọ giới Cụ túc ở Đài Loan đã trở về. Họ đã trở thành những vị Tỷ Khưu, Tỷ Khưu Ni chân chính. Họ vừa về đến phi trường vào lúc 4 giờ 30 chiều nay, chuyến bay 910 của hãng hàng không Trung Hoa. Ngày nay Phật giáo Giảng Đường đã có được nhiều xe hơi nên toàn thể Phật tử hộ pháp trong đạo tràng cũng như toàn thể Phật tử ở San Francisco – Cựu Kim Sơn – Hoa Kỳ - đều có thể ra phi trường để đón mừng các vị tân Tỷ Khưu.

Bình thường, tôi chẳng muốn đến phi trường nhưng trong chuyến bay ấy có chở về vài tượng Phật, nên tôi ra phi trường để nghênh đón tượng Phật chứ không phải để đón các đệ tử của tôi. Các đệ tử của tôi cũng không cần tôi đón, cũng chẳng cần đưa. Khi họ đi Đài Loan thọ giới, tôi đã nói với họ rằng:

“Khi mê thì thầy độ
Khi ngộ rồi tự độ”.

Nay họ phải tự độ chính họ, họ đã ra đi, nay lại trở về. Chắc chắn họ phải tự tìm ra con đường từ phi trường về chùa. Họ chẳng cần tôi phải chỉ dẫn: “Quẹo ở đó, đi theo đường này, đó là đường về chùa”.

Điều buồn cười nhất là khi họ viết thư báo cho tôi biết họ đã bỏ quên một thùng Kinh. Tôi bảo:

“Bỏ quên kinh chẳng có gì quan trọng. Điều quan trọng chính là không có ai trong các con bị bỏ quên”. Năm người đi thọ giới và nay năm người đều đã trở về. Sao vậy? Vì tôi đã mua bảo hiểm ở chư vị Bồ – tát, nên để cho bất kỳ ai bị bỏ sót lại là điều không thể chấp nhận được. Nếu một người không về, tức là chư vị Bồ – tát không thực hiện đúng hợp đồng. Thế nên tôi rất tin tưởng rằng tất cả các giới tử sẽ trở về và dịch vụ bảo hiểm của chư vị Bồ – tát không cần phải thanh toán hợp đồng.

Quí vị nên nhớ một điều. Những người thọ giới Cụ túc trở về hôm nay là những vị Tổ khai sơn của Phật giáo Mỹ quốc. Đừng xem việc này đơn giản. Điều này rất chân thực. Đừng như những kẻ tự cho mình là Phật tử, chỉ nằm ở nhà mà thích gọi mình là “Tổ tại gia”. Thực vậy, cách đây vài hôm, có một vị Tổ sư tự phong đến đây và muốn hát tặng cho tôi nghe. Tôi giễu cợt ông ta: “Thật chán khi nghe ông hát”. Ông ta chỉ bật lên: “ồ!”, một tiếng rồi bỏ đi.

Phạt ma ra là “Hàng ma kim cang hộ pháp”, tay cầm bánh xe bằng vàng. Vị hộ pháp này có thể hoá thân lớn như núi Tu Di.

Phạt ma ra. Hán dịch là “Tối Thắng Ly Cấu”, có nghĩa đó là pháp thù thắng nhất, xa lìa tất cả mọi cấu nhiễm ở thế gian. Còn có nghĩa là “vô tỷ như ý”. Vì không có gì có thể sánh với pháp này và tuỳ tâm nguyện của mình mà mọi điều xảy ra như ý muốn.

Đây là Hoá cung Điện thủ nhãn ấn pháp. Nếu quí vị hành trì được ấn pháp này thành tựu, thì đời đời quí vị sẽ được sống cùng một trụ xứ với đức Phật (như trong một cung điện), không còn phải thọ sinh vào các loài thai sinh, noãn sinh và thấp sinh nữa. Công dụng của sự thành tựu ấn pháp này là đời đời được sống cùng chư Phật.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 35 Chú Đại Bi: Mục đế lệ

Mục đế lệDương chi thủ nhãn ấn pháp của đức Phật. Đó là nhánh cây mà quí vị thường thấy Bồ – tát Quán Thế Âm cầm ở một tay, còn tay kia Bồ – tát cầm một tịnh bình. Nhành dương này được Bồ – tát nhúng vào tịnh bình rồi rưới lên cho tất cả mọi chúng sinh bị đau khổ. Nước này không như nước thường. Đó là nước cam lồ. Chúng sinh nào được nước này tưới nhuận sẽ có nhiều lợi lạc. Nước cam lồ có thể giúp cho mọi chúng sinh thoát khỏi khổ luỵ đói khát và bản tâm đạt được thanh lương.

Mục đế lệ còn dịch nghĩa là “giải thoát”. Đó là giải thoát khỏi mọi khổ nạn, bệnh tật và chướng ngại. Nên Bồ – tát Quán Thế Âm thường dùng Dương chi thủ nhãn ấn pháp này để giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn và những điều bất như ý. Bề ngoài, chú này dường như không có gì quan trọng lắm, nhưng một khi quí vị công phu hành trì ấn pháp này thành tựu rồi, thì không những quí vị có thể giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi bệnh tật và khổ nạn mà còn có thể hàng phục cả thiên ma ngoại đạo. Khi những thiên ma ngoại đạo được thấm nhuận nước cành dương này, họ tự nhiên hồi tâm hướng thiện, thực hành theo chánh pháp. Do vậy, Dương chi thủ nhãn có diệu dụng vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn.

Giọt nước cam lồ từ bàn tay Bồ – tát Quán Thế Âm không những chỉ giúp cho quí vị thoát khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn mà còn có một diệu dụng khác, khi một người sắp chết, nếu có phước duyên, được Bồ – tát Quán Thế Âm rảy nước lồ thì có thể sống lại. Tất cả các loài cây cỏ thảo mộc đã khô héo nếu được nước cam lồ tưới xuống cũng được hồi sinh. Cây cỏ là loài vô tình, mà khi được nước cam lồ tưới tẩm còn được nảy mầm, đơm hoa, kết trái như vậy nên chúng sinh là loài hữu tình sẽ được lợi lạc biết bao. Đó là diệu dụng của Dương chi thủ nhãn ấn pháp.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 36 Chú Đại Bi: Y hê y hê

+ Y hê y hêĐộc lâu trượng ấn thủ nhãn ấn pháp. Hán dịch là “thuận giáo”.

Nghĩa là một khi quí vị nhờ ai làm việc gì đó, họ đều ưng thuận. Khi quí vị dùng chánh pháp để giáo hoá, họ đều vâng lời. Câu chú này còn dịch là “tâm đáo”. Nghĩa là trong tâm hành giả ước nguyện điều gì, nhờ năng lực của chú này đều được thành tựu. Câu chú này khiến cho Ma – hê – thủ – la vương, là một Thiên ma ngoại đạo thường cho rằng mình là vĩ đại nhất, cũng phải cung kính chắp tay đến nghe lời chỉ giáo khi nghe có người trị tụng thần chú này, không dám trái nghịch. Thế nên khi quí vị trì niệm câu Y hê Y hê, thì Ma – hê – thủ – la vương liền đến, bất kỳ tâm nguyện của hành giả như thế nào, vị này liền thi hành ngay, đáp ứng đúng như sở nguyện của người trì chú.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 38 Chú Đại Bi: A ra sam Phật ra xá lợi

+ Giảng nghĩa câu 38. A ra sam Phật ra xá lợi:

- A ra sam dịch là “Chuyển luân pháp vương”, tức là vị Đại Pháp Vương thường chuyển cỗ xe đại pháp, thường tuyên thuyết diệu nghĩa Đại thừa. Giáo nghĩa này thậm thâm vi diệu, không ai có thể diễn nói tường tận được, nhưng hiện nay quý vị đang được nghe giảng từng chi tiết rõ ràng.

Đó là ý nghĩa của câu chú này. Đây là “Chưởng thượng hóa Phật ấn thủ nhãn ấn pháp”. Quý vị nên hành trì ấn pháp này. Khi thành tựu rồi, đời đời khi được sinh ra liền thân cận bên Phật để học hỏi giáo pháp.

Có rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho rằng: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây chính là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có một vị Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị muốn nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát cả.

Có thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như thế là một sai lầm.

Nên khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang, trong kinh này họ đã giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn mươi hai vị Bồ tát. Đó hoàn toàn sai lầm. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong kinh là các pháp tu của hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm này, không nên xác tín mà không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải thích Phật pháp cho người nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính xác về những gì mình đưa ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm.

A ra samChưởng thượng Hóa Phật thủ nhãn ấn pháp mà các vị Bồ tát đều phải tu hành.

Quý vị lại hỏi: “Bồ tát nào?”

Đây chẳng phải là một vị Bồ tát nào riêng biệt cả. Bất kỳ người nào hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì người ấy chính là Bồ tát. Bất luận người nào không tu tập bốn mươi hai ấn pháp thì người ấy không phải là Bồ tát. Nếu quý vị tu tập bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp được thành tựu thì có thể minh chứng rõ ràng quý vị đã dự vào hàng Bồ tát rồi.

Phật ra xá lợi dịch là “giác thân tử”. Đây là Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp, là pháp môn của chư vị Bồ tát tu tập. Khi Bồ tát tu tập thủ nhãn này thành tựu, thì chư Phật trong mười phương nhiếp thọ và tiếp dẫn hành giả đến các thế giới Phật khắp trong mười phương.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 39 Chú Đại Bi: Phạt sa phạt sâm

Phạt sa, phạt sâm dịch là “Hoan ngữ hoan tiếu”. Có nghĩa là rất hoan hỷ khi giảng nói. Còn dịch nghĩa là “Đại trượng phu” và “Vô thượng sĩ”.

Đây là Bảo cung thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu ấn pháp này, nếu là người tại gia thì có thể được làm quan cận thần, người xuất gia có thể chứng được quả vị A la hán.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 40 Chú Đại Bi: Phật ra xá da

Ở câu trên, Phật ra xá lợi. “Xá lợi”dịch nghĩa là “Giác thân tử”. Còn trong câu Phật ra xá da, “xá da” dịch là “Tượng”: con voi. Nghĩa là khi quý vị đã giác ngộ rồi, thì tâm thể quý vị được ví như một con voi chúa, còn được gọi là Pháp vương tử. Quý vị có thể là Pháp vương tối cao trong tất cả các pháp môn. Nói chung, ý nghĩa của câu chú này là: Tâm giác ngộ như một tượng vương cao quý.

Phật ra xá da là nói về bổn thể của đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là bổn sư của Bồ tát Quán Thế Âm. Vì Bồ tát Quán Thế Âm tỏ lòng tôn kính đức bổn sư của mình nên Bồ tát đã đảnh lễ đức Phật A Di Đà trong khi tuyên thuyết chú Đại Bi. Nên đức Phật A Di Đà phóng hào quang để tiếp độ cho người trì chú này.

Phật ra xá da là Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai thủ nhãn, có Bạch liên hoa thủ nhãn, Thanh liên hoa thủ nhãn, Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu các ấn pháp này, hành giả sẽ được diện kiến mười phương chư Phật. Vì vậy Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp rất trọng yếu.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

Câu 41 Chú Đại Bi: Hô lô hô lô ma ra

Hô lô hô lô ma ra. Hán dịch là “Tác pháp như ý”. Cũng dịch là “Tác pháp mạc ly ngã”.

Đây là Kim trọc ngọc hoàn thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, thì mọi việc đều được như tâm nguyện nên gọi là “Như ý”.

Còn “Tác pháp mạc ly ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.

Hành trì “Kim trọc ngọc hoàn ấn pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy không sai lệch.

Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Thần Chú Đại Bi

+ Thần Chú Cứu Hộ Chúng Sinh: Bấy giờ Đức Thế Tôn cùng với 4 Chúng, 8 Bộ: Trời, Rồng, người, Phi Nhân… cung kính vây quanh.
Vào lúc ấy tất cả nhân dân của nước Tỳ Xá Ly đang mắc bệnh Đại Ác. Một là mắt đỏ như máu, hai là 2 lỗ tai tuôn ra mủ, ba là trong lỗ mũi chảy máu, bốn là lưỡi bị cấm không có tiếng nói, năm là các vật dụng để ăn liền đều hóa thành cứng rít, sáu là Thức bị ngăn bít giống như người say. Lại có 5 Dạ Xoa tên là Khất Noa Ca La (Krïsïnïa Kàla) mặt đen như mực, có 5 con mắt, lộ nanh chó hướng lên trên, hút tinh khí của con người.

Bấy giờ người dân Tỳ Xá Ly liền có đủ Dương Chi Tịnh Thủy (Nước trong sạch của nhành Dương Liễu) đem trao cho Quán Thế Âm Bồ Tát. Cầu xin Đức Đại Bi Quán Thế Âm xót thương cứu hộ tất cả chúng sinh mà nói Chú.
Quán Thế Âm Bồ Tát muốn dạy cho khắp cả chúng sinh nên nói rằng: “Ngày nay, các ngươi cần phải một lòng xưng niệm Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng, nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát, Bậc Đại Bi Đại Danh Xưng cứu hộ khổ ách”.

Như đây, 3 lần xưng Tam Bảo, 3 lần xưng danh Quán Thế Âm Bồ Tát, đốt mọi danh hương, cúi 5 vóc sát đất, hướng về phương Tây, một lòng một ý khiến định hơi thở, vì muốn thoát khỏi ách khổ, cầu thỉnh Quán Thế Âm. Hợp 10 ngón tay chắp lại rồi nói Kệ là:
Nguyện cứu con thoát khổ
Đại Bi che tất cả
Phóng khắp hào quang tịnh
Diệt trừ màn Si Ám
Vì miễn khổ sát hại
Phiền não với mọi bệnh
Đi đến nơi con ở
Cho con đại an lạc
Nay con cúi đầu lễ
Nghe tên bậc cứu ách
Nay con tự quy y
Đấng cha lành Thế Gian
Nguyện xin quyết định đến
Miễn con khỏi ba Độc
Cho con đời này vui
Cùng với Đại Niết Bàn
Lại bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Thần Chú như vậy quyết định là tốt lành và cũng là Đại Từ Đại Bi Đà La Ni Án của chư Phật 10 phương trong 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Người nghe Chú này thì vĩnh viễn hết sạch mọi khổ, thường được an vui, mau lìa 8 nạn, được niệm Phật Định, đời này gặp Phật. Nay con sẽ nói Thần Chú Cứu Hộ Chúng Sinh của chư Phật 10 phương.

Đa gia tha_ Ô hô nị (Gọi là Hảo Đầu Quỷ) Mô hô nị (Gọi là Si Quỷ) Thát bà nị (Gọi là Phạ Nhân Quỷ) Diêm bà nị (Gọi là Phạ Nhân Quỷ) Đam Bà Nị (Gọi là Bạn Nhân Quỷ) An trà lị (Gọi là Bất Bạch Quỷ) Bát trà lị (Gọi là Bạch Quỷ) Thủ bệ đế (Gọi là Thanh Quỷ) Bát bát trà trà la la (Gọi là Quỷ Mẫu, Tiền Quỷ Mẫu) Bà tư nị

Đa điệt tha (Như thị) I lê mị lê (Gọi là Khứ Quỷ) Đề lê thủ lê (Gọi là Bạn Nhân Quỷ) Gia ba lê (Gọi là Đái Độc Lâu Quỷ và Phộc Trước Lưỡng Giáp) Khư Đề đoan kỳ (Gọi là Thực Nhi Quỷ) Chiên đà lê (Gọi là Tựu Nhân Quỷ) Ma đặng kỳ (Gọi là Sư Tử Đầu Quỷ, Ma Vương Quỷ, Sư Tử Đầu) Lặc xoa lặc xoa (Thủ hộ tất cả chúng sinh) Tát bà tát đỏa bà bà gia bệ (Gọi là Tất cả loài Quỷ) Sa ha (Aån đi)

Đa trà tha già đế già đế nị già đế (Nói là: Đã đi) Tu lưu tỳ, tu lưu tỳ (Đi đi đừng đến nữa) Lặc xoa lặc xoa (Nói là: Phòng Hộ) Tát bà bà gia bệ (Nói là:Ẩn đi)

Lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như Thần Chú này cũng là điều mà vô lượng chư Phật ba đời ở 10 phương diễn nói. Người tụng trì Chú này là nơi hộ trì của chư Phật, Đại Bồ Tát. Được miễn lìa sự sợ hãi, đao, gậy, thứ độc hại và khiến được mau khỏi các loại bệnh tật”
Khi nói lời này thì người dân Tỳ Xá Ly lại bình phục như cũ.
Đề nghị xem kỹ Kinh văn gốc. Nếu thọ trì đọc tụng đúng như lý như pháp sẽ có được sự nhiệm mầu.
Xem nguồn: Kinh chú Đà La Ni Thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm Tiêu Phục Độc Hại

 

+ NGƯỜI CÓ TRÍ TRÁNH ĐƯỢC NÊN TRÁNH: Có chín nguyên nhân, mạng sống chưa diệt tận mà bị chết bất ngờ:
1. Không nên ăn cơm mà ăn cơm:
Tức là ăn những thứ không ưa ý, ăn không theo thời tiết bốn mùa và ăn những thứ đã bỏ đi mà lấy lại ăn.
2. Ăn cơm không chừng mực: Ăn uống vô độ tức là không biết tiết độ trong khi ăn, ăn quá nhiều, ăn quá no.
3. Không tập cách ăn: Ăn những thứ không quen tức là khi đi đến một nước khác, do không biết tập tục ăn uống của người ta, ăn phải những thức ăn không quen và ăn uống trái giờ thường lệ, không chịu tập ăn chút chút trước cho quen dần thức ăn.
4. Không xuất ra: Không kịp tiêu hoá nghĩa là mới ăn xong, thức ăn chưa tiêu hoá đã ăn thêm thứ khác, hoặc khi uống thuốc xổ mà chưa xổ hết liền ăn trở lại.
5. Làm cho dừng lại: Nín đại tiểu tiện nghĩa là lúc cơ thể muốn đại tiểu tiện mà không đi liền, kiềm chế quá lâu, hoặc kiềm chế hạ phong.
6. Không giữ giới tức là phạm vào năm giới cấm, sống đời gian dâm, xâm phạm vợ con người khác, bị luật pháp trừng trị bỏ tù hoặc xử tử, hoặc bị tra tấn đến chết, hoặc bỏ đói đến chết, hoặc vượt ngục trốn thoát ra ngoài bị oán gia hại chết, hoặc lo sợ buồn sầu đến chết.
7. Gần gũi với ác tri thức: Gần gũi người ác nghĩa là người ta làm điều ác mà mình cũng đến gần gũi, chơi thân.
8. Vào trong nhà không đúng thời, không hành đúng như pháp: Nhập cư bất hợp pháp và không biết luật pháp sở tại để thi hành nghĩa là sáng sớm hoặc chiều tối đi qua nước khác, hoặc đi vào vùng chiến sự, bị quan phủ truy bắt mà không trốn; hoặc vào nhà người ta, trông thấy những điều không đáng thấy, nghe được những điều không đáng nghe, phạm vào những điều không đáng phạm, nhớ những điều không đáng nhớ…
9. Có thể tránh mà không tránh: đó là khi gặp những trâu điên, ngựa chứng, chó dại, rắn độc, hoặc gặp nước dữ, lửa lớn, hoặc hầm hố vực sâu, hoặc xe ngựa chạy quá nhanh, hoặc gặp người say, người ác cầm đao đâm chém nhau lại ra can gián… đó là những trường hợp tránh được mà không chịu tránh, để rồi lâm nạn vong thân.

Người có trí nên biết, những điều gì tránh được thì hãy tránh để có được hai điều lợi. Thứ nhất là được trường thọ. Thứ hai là được nghe chánh pháp, cũng được tu tập lâu dài.

(Nguồn: Phật Thuyết Phật Y Kinh)

+ Theo đạo Phật có 4 cách chết (Nguồn):
a/ Chết vì hết tuổi thọ: Tuổi thọ của mỗi loài sinh vật đã được định trước theo những định luật di truyền và những điều kiện sinh sống của mỗi loài, mỗi cá thể. Tuổi thọ của con người có nhiều người sống trên 100 tuổi khi đời sống văn minh.
b/ Chết vì hết nghiệp: Nghiệp ở đây có thể được hiểu là sinh nghiệp của kiếp sống đó hoặc nghiệp của toàn bộ kiếp sống của một chúng sinh, như vậy chúng sinh nầy đã đắt đạo quả A la Hán, đã thoát khỏi dòng sinh tử luân hồi.
c/ Chết vì hết tuổi thọ và hết nghiệp: Đây là cái chết của người lớn tuổi, đã sống hết tuổi thọ sinh học và đồng thời hết nghiệp của kiếp sống đó - hoặc là cái chết của một vị A la Hán đã hết tuổi thọ. Những vị nầy đã chết vì hết tuổi thọ và đồng thời cũng chấm dứt mọi nghiệp báu từ những tiền kiếp.
d/ Chết vì một Đoạn nghiệp: Có những Đoạn nghiệp cho quả làm cắt đứt thình lình dòng sinh nghiệp trước kỳ hạn của kiếp sống. Đây là cái chết bất đắc kỳ tử do tai nạn, bịnh tật, hoặc tự tử. (Sinh nghiệp là năng lực có thể làm phát sinh và duy trì tâm và sắc trong đời sống hiện tại, đồng thời lúc vừa chết có khả năng tái tạo một đời sống mới, nó là sức mạnh để đưa đi tái ).
+ Xem: Chết và Tái sinh (Nói về việc Tu thập thiện nghiệp với nhân quả của việc chết và tái sanh. Việc tái sanh phụ thuộc rất lớn vào Nghiệp chướng và Tâm thức con người tại thời điểm lúc chết rất quan trọng)

+ Ăn Uống Bốn Mùa: Phật dậy - Trong thân thể con người vốn có bốn thứ bệnh. Một là bệnh do đất, hai là bệnh do nước, ba là bệnh do lửa, bốn là bệnh do gió. Khi yếu tố gió lấn lướt các yếu tố khác thì hơi thở dồn dập; lửa lấn lướt thì nhiệt lượng cơ thể tăng cao; nước trấn áp thì người lạnh như băng; đất tăng trưởng thì cơ thể trở nên trầm nịch nặng nề. Đó là nguyên nhân phát sinh ra bốn thứ bệnh. Từ bốn thứ bệnh này lại phát sinh ra 404 thứ bệnh khác.

Yếu tố đất thuộc về thân, nước thuộc về miệng, lửa thuộc về mắt, gió thuộc về tai.

Nếu lửa yếu (tức là nhiệt lượng cơ thể tụt xuống quá thấp – ND) mà khí lạnh lại tăng nhiều thì sinh ra bệnh mù mắt.

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba của mùa xuân thời tiết có nhiều khí lạnh

Tháng tư, tháng năm, tháng sáu mùa hạ thì gió nhiều.

Tháng bảy, tháng tám, tháng chín mùa thu thì tiết trời rất nóng.

Tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai mùa đông trời vừa gió vừa lạnh.

Vì sao mùa xuân lại có nhiều khí lạnh? Bởi mùa xuân là mùa của vạn vật sinh trưởng, khi vạn vật đều sinh trưởng thì khí lạnh thoát ra nhiều, do đó mà trong không khí có nhiều khí lạnh.

Còn mùa hạ lại có gió nhiều là bởi vì vạn vật cây cỏ xum xê, âm dương tụ hợp cho nên có gió nhiều.

Đến mùa thu thời tiết lại rất nóng là do vạn vật đều đã kết trái mãn mùa, cây khô trái chín nên có nhiều khí nóng.

Còn mùa đông vừa gió vừa lạnh là bởi muôn loài đều đi ngủ, vạn vật cây cỏ phần lớn đều rụi tàn, nhiệt lượng đều đã tiêu tán hết cho nên tiết trời vừa gió vừa lạnh.

- Các tháng ba, bốn, năm, sáu, bảy nên nằm và nghỉ ngơi nhiều một chút. Vì sao? Vì gió nhiều, cơ thể dễ bị giải gióng năng lượng.

- Tháng tám, tháng chín, tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai, tháng giêng và tháng hai thì không nên nằm và nghỉ ngơi quá nhiều, bởi vì thời tiết bên ngoài lạnh, nên cơ thể có xu hướng co rút lại (do đó phải hoạt động nhiều để điều hòa - ND).

Ba tháng mùa xuân thời tiết có nhiều khí lạnh, vì vậy không nên ăn giá đậu, mà nên ăn cơm, bơ sữa và những thức ăn có chứa nhiều nhiệt lượng.

Ba tháng mùa hạ có nhiều gió, không nên ăn khoai sọ, đậu, lúa mì; nên ăn cơm, nhũ lạc (pho mai).

Ba tháng mùa thu tiết trời có nóng, không nên ăn cơm, bơ sữa; nên ăn cơm tấm, cám rang, gạo rang, mật, lúa nếp.

Ba tháng mùa đông, thời tiết vừa có nhiều gió, vừa lạnh, âm dương hòa hợp, nên ăn cơm, hồ đậu (kidney beans), canh, bơ sữa.

Có lúc nghỉ ngơi khiến cho yếu tố gió lấn lướt các yếu tố khác, nhưng cũng có khi nó giảm. Có lúc nghỉ ngơi lại khiến yếu tố lửa tăng trưởng, nhưng cũng có lúc nó giảm; có khi lạnh tăng, có lúc giảm. Nói chung, có mười nhân duyên khiến người bị bệnh.

Một là, ngồi nhiều mà không ăn.

Hai là ăn không điều độ.

Ba là lo lắng, buồn rầu.

Bốn là quá mệt mỏi, khổ cực.

Năm là dâm dục quá độ.

Sáu là nóng giận, sân si.

Bảy là nín đại tiện.

Tám là nín tiểu tiện.

Chín là nín thở.

Mười là nín hạ phong.

Từ mười nhân duyên này mà phát sinh ra bệnh tật.

Nguồn: Xem Kinh Phật Thuyết Y Kinh _ Rất tuyệt

+ Thức ăn sạch: Ngài A Nan hỏi Đức Phật: Những gì cần phải sạch, có bao nhiêu vật cần phải làm sạch?

Đáp: Rau quả nên dùng dao gọt, tay bóc, lửa đốt để làm sạch; chỉ có gạo là cần dùng lửa nấu chín. Quả đã lấy sạch hạt thì ăn sẽ không hề gì.

- Hỏi: Rau sống đã rửa sạch, nhưng còn gốc rễ, tì-kheo được phép dùng không?

Đáp: Được.

Chú giải: Nếu là rau sống, củ cải… thì đều có thể ăn cả gốc rễ. Như rau cải, cần phải bỏ rễ, nhưng nếu rửa thật sạch thì không cần bỏ rễ cũng có thể ăn, nên mới nói là được. Hoặc lúc đi trên đường không tiện làm cũng có thể dùng. (Trích Kinh Ngũ Bách Vấn)

 

DƯỢC SƯ ĐÀN PHÁP - Lập Đàn Tràng - Đàn Trường

Theo truyền thống phổ thông của Mật Giáo thì Đạo Trường được gọi là Đàn Trường (Maṇḍala) hay vòng đai pháp thuật để có thể tách biệt với khu vực phàm tục chung quanh ngỏ hầu hiển lộ được thần lực và thâu đạt trực kiến các luật lệ tâm linh.

Do đó Maṇḍala là một biểu đồ chỉ một Thần Tính trong sự liên hệ Tâm Linh hay vũ trụ, trong đó Thần Tính được biểu thị qua hình ảnh nhân vật hoặc minh họa những căn vận qua chữ Cổ Phạn hay nương nhờ vào những hình tượng khác. Một số Maṇḍala biểu thị cho sự cô đọng toàn thể vũ trụ gồm có chư Phật, chư Bồ Tát, Chư Thiên, chư Thần Thánh, Ma Quỷ, sông, núi, biển, cung điện, vật báu, văn tự Kinh Điển, Ấn Quyết…Nói cách khác Maṇḍala tượng trưng cho Chân Thật Giới bằng hình tướng và sắc thể, biểu thị cho tướng mạo sai biệt biến hiện trên 6 Đại (Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức) qua hình tượng hoặc căn vận. Mỗi Maṇḍala có một câu Chú (Mantra) hay Chủng Tự (Bīja) hướng dẫn và sau khi được một Đạo Sư (Guru) ấn chứng nghĩa là di chuyển sức mạnh huyền bí (Prāna-pratiṣṭha) của mình vào trong đó thì Maṇḍala sẽ biến hóa vô cùng tùy theo công năng và căn cơ của người thực hiện để minh xác năng lực tâm linh. Vì thế Maṇḍala chính là cây cầu nối giữa Thế Giới thường ngày của tri giác có thời gian tính với Thế Giới Trí Tuệ không có thời gian tính. Một khi Hành Giả đã quán tưởng và gia trì các Chân Ngôn đến chỗ tự đồng hóa là một với Maṇḍala thì Hành Giả sẽ thành tựu quyền năng vượt thoát những xiềng xích của cuộc sống khổ đau.

Pháp tu Mật ở Ấn Độ nói là: “Để ngăn ngừa Ma Chướng xâm nhập mà vẽ khu vực hình tròn, hình vuông hoặc xây dựng Đàn đất. Có lúc bên trên vẽ tượng Phật Bồ Tát. Khi xong việc rồi thì phá bỏ tượng đi cho nên thường dùng khu vực vẽ hình tròn hoặc hình vuông để làm Địa Vực và gọi là Man Trà La (Maṇḍala). Do coi bên trong Địa Vực ấy tràn đầy chư Phật và Bồ Tát mà gọi là Luân Viên Cụ Túc “

Ở trong Luật cũng nói là: “Tránh sự bất tịnh mà ở mỗi trường hợp làm Man Trà La”

Theo nghĩa rộng hơn, Maṇḍala được dịch âm là Man Đà La, Man Trà La, Mạn Trà La, Mạn Noa La, Mãn Noa La và được dịch ý là Đàn, Đạo Trường, Tụ Tập, Luân Viên Cụ Túc.

Đại Nhật Kinh Sớ quyển 4 ghi là : “Man Trà La có các ý nghĩa là

1) Luân Viên Cụ Túc: là các Tôn như bánh xe xoay vòng bốn phía ở Phổ Môn của Đại Nhật Như Lai, hiệp trợ Đức Đại Nhật khiến cho chúng sinh được vào Phổ Môn

2) Phát Sinh: là hay nuôi dưỡng Phật Chủng để sinh Phật Thọ Vương (Phật Quả). Lại do ý nghĩa của Phạn Ngữ , Maṇḍala là tinh chế sữa bò làm Đề Hồ cho nên Maṇḍala biểu thị cho sự thuần tĩnh dung diệu của Phật Quả tức là địa vị Cực Vô Tỷ không có địa vị nào hơn”

Mật Giáo đời sau nhận định rằng sự chủ yếu của Man Trà La là ý Tụ Tập tức là đất cư ngụ của chư Phật, Bồ Tát, Thánh Giả. Ấn Độ đắp Đàn đất (Thổ Đàn) tức là y theo đồ hình trên làm các Tôn, sau khi xong việc lại phá bỏ đi. Ở Trung Hoa, Nhật Bản thì chuyên dùng giấy và lụa để vẽ hình các Tôn (Mộc Đàn), hoặc đơn giản tại nơi chốn ấy rưới vảy nước thanh tịnh mà thành Thủy Đàn Man Trà La có 4 loại gọi là Tứ Chủng Man Trà La hay gọi tắt là Tứ Man gồm
có :

1) Đại Man Trà La (Tôn Hình Man Trà La): là hình vẽ các Tôn đầy đủ dung mạo, tướng tốt

2) Tam Muội Gia Man Trà La: Do Tam Muội Gia (Samaya) của các Tôn biểu thị cho Bản Thệ , là các vật khí được cầm trong tay như: Đao, kiếm, gậy, bổng, khí trượng, Kinh Điển… Khi dùng hình vẽ ghi các vật hoặc tạo tay kết Ấn Khế mà được gọi là Tam Muội Gia Man Trà La

3) Pháp Man Trà La (Chủng Tử Man Trà La): là hình vẽ các chủng tử với Chân Ngôn của các Tôn đặt ở Bản Vị của các Tôn. Hoặc dùng Tam Ma Địa (Samādhi) của Pháp Thân (Dharmakāya) rồi lấy tất cả văn nghĩa của Kinh Luận mà ghi nhận Tôn Vị

4) Yết Ma Man Trà La: là hình tượng biểu thị các sự nghiệp uy nghi của các Tôn

Bốn loại Man Trà La này đều có 3 thứ Man Trà La là :

a) Đô Hội (Đô Môn, Phổ Môn) Man Trà La: là các Tôn cùng tụ tập một chỗ như Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathāgata) được dùng làm trung tâm cho 2 Bộ Man Trà La (Thai Tạng Giới Man Trà la và Kim Cương Giới Man Trà La) b) Bộ Đô Man Trà La: là bộ phận của các Tôn như Phật Đỉnh Man Trà La của Phật Bộ (Buddha kulāya), Thập Nhất Diện Quán Am Man Trà La của Liên Hoa Bộ (Padma Kulàya)

c) Biệt Tôn (Nhất Môn) Man Trà La: là dùng một Tôn làm trung tâm như Thích Ca Man Trà La, Như Ý Luân Man Trà La Y theo sự thuyết Pháp của Kinh Đại Nhật thì có thể quy nạp nơi ba loại thân bí mật là :

1_ Chữ: là Pháp Man Trà La (Dharma-maṇḍala)

2_ Ấn: là Tam Muội Gia Man Trà La (Samaya-maṇḍala)

3_ Hình: là Đại Man Trà La (Mahā Maṇḍala)

Ba Thân này đều đầy đủ sự nghiệp uy nghi nên gọi là Yết Ma Man Trà La (Karma-maṇḍala)

Bốn loại Man Trà La này tuy viên mãn đầy đủ vạn Đức nhưng tổng quát thì quy về một mà siêu việt sự tương đối, đây là Thể Đại Man Trà La. Do đầy đủ sự sai biệt của mọi tướng nên gọi là Tướng Đại Man Trà La. Do đầy đủ nghiệp dụng của 3 Mật nên gọi là Dụng Đại Man Trà La.

Lại nữa do 4 Man Trà La nhiếp tất cả tướng trạng tồn tại nên đối với 6 Đại, Thể Đại, Tam Mật Dụng Đại mà gọi là Tứ Man Tướng Đại .

Ngoài ra còn có thuyết nói về Tam Chủng Tứ Man Trà La là :

1) Nói về đời quá khứ : Tập trung chúng Thánh nơi Pháp Hội do Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai nói Pháp, gọi là Tự Tính Hội Tứ Man

2) Nói về đời vị lai: Ảnh tượng với sự ghi chép tô vẽ, gọi là Thế Gian Trụ Trì Man Trà La

3) Nói về đời hiện tại : Du Hành Giả gọi là Hành Giả tu hành Tứ Man Riêng 4 Trí Ấn (Tứ Ấn) gồm Đại Trí Ấn, Tam Muội Gia Trí Ấn, Pháp Trí Ấn, Yết Ma Trí Ấn cùng với 4 Man có chỗ dị đồng tức là đồng thể mà khác tên. Hoặc nói là Tứ Man đối với Thể vốn có của Hữu Tình mà có tên, còn Tứ Ấn thì đối với sự tu hành sinh ra mà có tên

_Tu Pháp Đàn: tức Đàn được dùng theo Pháp tu. Khi tu Pháp thời an trí tượng Phật, Tam Muội Gia kèm phối trí vật được cúng với nhóm dụng cụ dùng để cúng. Y theo bảy ngày dựng lập Đàn Pháp. Ở đây có Đại Đàn, Hộ Ma Đàn, Tiểu Đàn…

Đại Đàn là bên trên vẽ làm Chủ Đàn là Bản Tôn của Pháp tu Hộ Ma Đàn là ở chính giữa hoặc ở một bên của Đại Đàn có an trí một lò lửa thiêu đốt phẩm vật. Hình của cái lò tùy theo nhóm Pháp Tăng Ích… mà có hình vuông tròn khác nhau. Như Pháp Tức Tai làm Đàn hình tròn, Pháp Tăng Ích làm Đàn hình
vuông, Pháp Điều Phục làm hình tam giác, Pháp Câu Triệu, Kính Ái làm đàn hoa sen Tiểu Đàn dùng cho Đàn riêng của nhóm Quán Đỉnh

.)Lại y theo hình dạng của Đàn mà phân chia: hình vuông là Địa Luân Đàn, hình tròn là Thủy Luân Đàn, hình tam giác là Hỏa Luân Đàn, hình nửa vành trăng là Phong Luân Đàn

.)Nếu là Giới Trường để cùng nhau thọ nhận Giới thì xưng là Giới Đàn, Nơi chốn có an trí tượng Phật thì xưng là Phật Đàn

.)Đàn Thành có hai bộ phận là Đàn và cái thành.

Thành là cái thành ở bên ngoàn Đàn Tháp, hình vuông vức, dựng các tòa, điện báu cúng phụng chư Phật Bồ Tát

Đàn phân làm hai bộ phận Hiển Mật.

- Hiển Đàn làm hình tròn có nhiều lớp, bên trong dựng phướng báu, trên đỉnh phướng có dù lọng trang sức… các tầng phân biệt cúng phụng chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, Hộ Pháp…

- Mật Đàn cúng phụng các Đức Như Lai thuộc Mật Bộ của Bản Tôn, là Nội Quyến Thuộc chuyên tu Đạo Trường

_Dược Sư Đàn được y cứ các Kinh Quỹ của Đức Phật Dược Sư như: Dược Sư Lưu Ly Quang Bí Mật Tu Trì Nghi Quỹ, Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang
Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh, Thất Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Bản Nguyện Công Đức Kinh mà tạo lập.

Dược Sư Đàn minh họa sự tụ tập của chư Phật Bồ Tát trong Dược Sư Hải Hội nhằm nhắc nhở con người nên thỉnh Phật trụ ở đời, thỉnh Pháp trụ ở đời và cùng nhau tu tạo Công Đức, lợi ích cho mình cho người

Tùy theo sự truyền thừa mà Dược Sư Đàn có nhiều dạng khác nhau. Thông thường đều dựng lập Đàn theo hình tướng của Bản Tôn Dược Sư với các Tôn quyến thuộc

.) Dược Sư Tam Tôn Pháp Đàn (Mời xem nhiều ảnh tông tượng trong Kinh văn)

Nguồn: Phật Thuyết Kinh Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như lai - Trang 203 - Fai pdf

Xem thêm: Các loại Mạn Đà La Web Thầy Hằng Trường

+ DƯỢC SƯ NHƯ LAI NIỆM TỤNG NGHI QUỸ - Niệm Tụng hay Đọc Tụng Kết Nguyện Chú

Một thời Đức Phật ngự dưới cây Nhạc Âm ở Duy Gia Ly (Vaiśali) cùng với 3 vạn 6 ngàn vị Đại Bồ Tát, 8 vạn vị Tỳ Khưu, 12 vị Thần Vương với các hàng quyến thuộc, các vị Đại Thần Vương của 8 Bộ Trời Rồng đến dự. Đức Phật ở trong Đại Chúng Hội của nhóm như vậy nói Pháp này xong thì Đại Chúng nghe được thảy đều vui vẻ. Pháp ấy tên là KẾT NGUYỆN THẦN CHÚ. Tức thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) nói Chú là :

“Nam mô bạc già phiệt đế, tỳ sát xã lũ lô, tế lưu ly bát lạt bà hạt la xà gia, đát tha yết đa. Đát điệt tha: Án, tỳ sát thệ, tỳ sát thệ, tỳ sát xã, tam một yết đế, sa bà ha”

*) NAMO BHAGAVATE BHAṢAIJYA-GURU VAIḌURYA-PRABHARĀJĀYA TATHĀGATĀYA ARHATE SAYAKSAṂBUDDHĀYA TADYATHĀ: OṂ_ BHAIṢAIJYE BHAIṢAIJYE BHAIṢAIJYA SAMUDGATE_ SVĀHĀ

Nếu có người thọ trì Chân Ngôn này thì hay bạt trừ tất cả tội nặng sinh tử đời quá khứ trong thân, chẳng phải trải qua sự đọa lạc ở Tam Đồ (3 nẻo ác), hiểm nạn, 9 hoạnh (9 cách chết đột ngột), vượt qua mọi nỗi khổ. Trong 10 phương Thế Giới tuỳ nơi an vui tương ứng với Pháp Tự Tại Vô Ngại.

Như vậy nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện nào thọ trì đọc tụng Chân Ngôn này. Ngày đêm tinh cần, dùng nước thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, giữ các Cấm Giới, như Pháp tụng Chân Ngôn đủ 10 vạn biến. Tìm được nơi thanh tịnh, như Pháp Trị Địa, dùng đất sạch tô bồi khiến cho bằng phẳng, lấy phân bò sạch hòa với Đàn Hương xoa tô Đàn Trường, lấy mọi loại tạp bảo trang nghiêm Đàn, đặt tượng Đức Dươc Sư Như Lai ở chính giữa Đàn, tay trái của Đức Như Lai ôm Dược khí (Bình đựng thuốc) cũng gọi là Vô Giá Châu (viên ngọc Vô Giá) tay phải kết Ấn Tam Giới, mặc áo cà sa , ngồi Kiết Già trên Đài hoa sen. Bên dưới Đài Sen là 12 vị Thần Tướng là bậc Thượng Thủ của 8 vạn 4 ngàn quyến thuộc. Lại làm Đài Sen trong uy quang của Đức Như Lai đặt 2
vị Bồ Tát Nhật Quang (Sūrya-prabha) và Nguyệt Quang (Candra-prabha). Như vậy an bày 5 màu sắc vây chung quanh 4 phương của Đàn. Sát phía trước đặt 2 cái bình sành sứ có chạm vỏ ốc (Śaṅkha: Thương Khư ngõa khí) chứa nước Át Già, tùy ý thọ dụng, dâng hiến , thừa sự Tôn Tượng.Ở trước Tượng niệm tụng 49 ngày hoặc 21 ngày.

Vẽ Tượng, đặt Hiền Bình ở 4 góc Đàn. Như vậy trong 7 ngày đêm tụng Chú cho đủ trăm ngàn vạn biến thì tuỳ theo Tâm mong cầu sẽ được vô lượng quả báo, ngoại trừ kẻ chẳng chí tâm. Ứng Pháp như vậy, bao nhiêu lợi ích chẳng thể nói hết, các công năng khác cũng chẳng thể nói hết được.

===> Nếu lại học phấp bắt ấn: Tiếp lại nói về Dược Sư Như Lai Căn Bản Ấn. Đem 2 ngón trỏ đặt bên dưới 8 ngón, cài ngược nhau trong lòng bàn tay, đưa 2 ngón cái qua lại (Xem hình trong Kinh văn). (Nguồn: Kinh Dược Sư, trang 250 bản pdf)

+ Kinh Kim Cang Bát Nhã ba La Mật: Nội dung chính trong Kinh Văn gồm:
- Hàng Bồ Tát khi phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác phải thì phải trụ tâm như thế nào?
- Thiện nhân tin sâu Kinh này có rất nhiều lợi ích: ... Như có ai nghe những câu trong bài nầy sanh lòng tin trong sạch nhẫn đến chừng trong khoảng một niệm. Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai đều thấy, đều biết, những chúng-sanh đó đặng phước-đức vô-lượng dường ấy. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.
Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, và vì nếu chấp tướng phi-pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi-pháp.
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng tiếng tăm cầu ta,
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như-Lai.
(Nguồn: Kinh Kim Cang Bát Nhã ba La Mật)
+ Kinh Tinh Yếu Bát Nhà Ba La Mật
Bồ-tát Quán Tự Tại khi tu hành Bát-nhã ba-la mật sâu xa, soi thấy năm uẩn đều Không, vượt mọi khổ ách.
Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác Không. Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không, Không tức là sắc.
Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.
Xá-lợi Tử! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí và không thủ đắc.
Vì không thủ đắc nên Bồ-tát y theo Bát-nhã bala-mật-đa thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niếtbàn. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã bala-mật-đa thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là chú rất sáng chói, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ não, chân thật không hư dối, nên được gọi là chú Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Nên thuyết chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yếtđế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tát bà-ha. (3 lần) Nguồn: Xem trích Kinh tại đây_Ở phần nửa cuối sách

+ Đánh răng và lợi ích (Dưới đây là đoạn hỏi - Đáp sử dụng cho các Tỳ Kheo - Người Tu hành. Mọi người tham khảo, tùy duyên áp dụng:

Ngài A Nan Da hỏi Đức Phật: Nếu tì-kheo không dùng cành dương chải răng thì phạm tội gì?

Đáp: Phạm tội Đọa.

Chú giải: Trong luật nói dùng cành dương có năm lợi ích: Một là miệng không đắng, hai miệng không hôi, ba là trừ gió độc, bốn là trừ nhiệt, năm là trừ đàm và mắt sáng… Nếu không dùng cành dương thì trái với năm lợi ích trên. Không dùng cành dương, không chỉ mất lợi ích mà còn phạm tội. Lại gọi kẻ ấy là người nhiễm ô, không cho lễ Phật và hòa thượng… Vì thế phải nên siêng năng chà răng, chớ có lười biếng.

Hỏi: Trời chưa sáng được phép dùng cành dương không?

Đáp: Sau khi sao mai xuất hiện mới được phép dùng. Nếu dùng không đúng thời thì phạm tội Đọa.

Hỏi: Sau buổi cơm trưa được phép dùng cành dương chải răng không?

Đáp: Được. Nếu không dùng nước tro, bồ kết và cành dương thì đều phạm tội Đọa. Nếu qua giờ Ngọ mới dùng cũng phạm tội Đọa. Sau giờ Ngọ trừ uống thuốc, còn tất cả cỏ cây có mùi vị đều không được đưa vào miệng, nếu không sẽ phạm tội Đọa.

Hỏi: Nếu không có cành dương, được phép xỉa hay chải răng bằng các loại cây khác không?

Đáp: Đều được.

Chú giải: Tất cả những loại dùng để trừ cấu bẩn ở răng miệng thì đều có thể dùng. Kệ chú “Dương chi” đều có ghi trong bộ Tì-ni nhật dụng.

Xem nguồn: Kinh Ngũ Bách Vấn_A Nan hỏi Đức Phật

+ Nghiệp quả của việc bào chế thuốc cho người bệnh dùng gây chết người:

Ngài A Nan hỏi Đức Phật: Tì-kheo bào chế thuốc men bố thí cho người, nhưng không biết cách pha chế, người uống vào liền chết thì phạm tội gì?

Đáp: Nếu có tâm tốt ban cho thì không phạm tội, còn có tâm ác ban cho thì phạm tội trọng. (Trích: Kinh Ngũ Bách Vấn)

Điều Phục Tâm:

Hỏi : Rinpoche, trong pratimoksa của hinayana, ngài nói đến các hoặc khởi lên và vài ý nghĩa về việc điều phục các hoặc ấy. Điều phục dầu sao cũng ám chỉ là hoặc không thực sự bị tiêu trừ, nhưng chỉ được đẩy đi, thế nên nó thực ra vẫn còn có mặt trong chúng ta.

Rinpoche : Không có chỗ nào cho phiền não trú ở trong tâm được. Phục hoặc có nghĩa là chúng ta không để cho hoặc khởi lên trong tâm mình. Santideva cho một thí dụ về việc ấy như sau. Nếu chúng ta ra sức diệt kẻ địch, thì kẻ địch ấy sẽ đi đến một nơi khác, và khi hắn đủ mạnh để trả thù, hắn sẽ trở lại trả hận. Nhưng hoặc rất là yếu; chúng không có chỗ nào để đi hết, và cũng không có chỗ để trở lại. Một khi chúng bị loại trừ rồi, chúng không thể trở lại nữa (Nguồn: Xem tại đây)

+ Cúng Tế - Thờ Cúng - Cúng Thí:

Ngài A Nan Đà hỏi Đức Phật: Tì-kheo dạy cư sĩ không cúng tế tất cả người chết là đúng lí không?

Đáp: Không đúng! Dù cha mẹ không thụ thực, nhưng vì cung kính cúng dường thì cư sĩ cũng được phúc.(Trích Kinh Ngũ Bách Vấn)

 

+ Thống nhất thuật ngữ giữa các tác giả dịch Minh triết mới:

- Từ Tập đoàn Tiên Thánh hoặc Hội đoàn Tiên thánh hay Thánh đoàn.
- Từ thể phách, thể vía hay Thể dĩ thái (hoặc thể sinh lực) và thể tình cảm.
- Từ Đệ tử nhập môn hay Đệ tử Chính thức/ Accepted Disciple.

+ Bốn đức niết-bàn được đề cập ở trong đoạn kinh này. ‘An lạc’ là chân lạc, còn ‘tự tại’ là đức tính của chân ngã. Nếu quý vị còn có một cái ngã, thì quý vị không thể có được tự tại. Nếu quý vị muốn đạt được giải thoát, quý vị phải giải trừ cái ngã ấy. ‘Vắng lặng’ biểu tượng cho ‘chân tịnh’. ‘diệu thường’ biểu tượng cho chân thường. “Đây là Bốn đức niết-bàn vô dư y, và cũng chính là sáu căn của ông, chẳng phải gì khác. A-nan, ông có nhận ra không?”(Nguồn: HT Tuyên Hóa -Kinh TLN - Q.5)

+ Các thuật ngữ xuất gia và truyền giới, dạy tu:
Xuất gia a-xà-lê: Vị a-xà-lê giúp cho người khác được xuất gia và truyền thọ giới pháp (như mười giới sa di…)
Truyền giới a-xà-lê: khi truyền giới, vị a-xà-lê chỉ dạy cho giới tử những điều họ cần biết những gì phải nói khi giới tử thọ nhận giới pháp. Vị a-xà-lê sẽ hỏi giới tử có phạm giới điều trong khi giới tử còn là cư sĩ không?.
Yết-ma a-xà-lê: là người có thể tác pháp yết-ma[20] để cho giới tử được sám hối các tội nghiệp trong quá khứ.
Y chỉ a-xà-lê: là người quý vị xin được thân cận để học hỏi và tu tập Phật pháp.
Giáo độc a-xà-lê: là người dạy cho quý vị học tập Kinh luận và trì chú. (Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Kinh Kim Cang tuyệt đỉnh nhân gian. Trong Kinh có rất nhiều thuật ngữ rất sát thực cho người tu chánh đạo - Con đường ngay thẳng để người sơ cơ mới bước vào con đường tu học đạo Phật, do Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Đức Phật, gồm các thuật ngữ liên quan đến NHỮNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN chỉ dạy cho CHÚNG SINH SƠ CƠ mới bước vào nhà Phật: Mời xem bản Kinh Kim Cang

+ Sách Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ (ĐĐTNLVTDH/ IHS)

+ Sách: Linh Hồn và các Cơ Chế của Nó - The Soul and its Mechanism (LHVCCCCN/ SAM)

+ Thông tin Quỷ Thần tin được không: Tôi trong những năm gần đây có duyên phần rất đặc biệt, có rất nhiều nhà ngoại cảm đến tìm tôi, họ tiếp xúc với quỷ thần. Từ những thông tin nhà ngoại cảm tiết lộ, chúng tôi tỉ mỉ quan sát, việc này rất quan trọng. Vì sao vậy? Vì không nên bị quỷ thần lừa gạt. Bị quỷ thần lừa gạt là một sai lầm nghiêm trọng rồi, cho nên tỉ mỉ quan sát những quỷ thần này truyền rao tin tức có như lý hay không? Nếu như hợp tình hợp lý hợp pháp thì việc này chúng ta có thể tham khảo. Nếu như trái ngược tình lý và pháp thì chúng ta tuyệt đối không thể tiếp nhận, bạn mà tiếp nhận thì bạn sẽ bị lừa. Bạn bị người khác lừa thì còn có thể chấp nhận được, bạn mà bị quỷ thần lừa gạt thì nói xem có oan uổng hay không? Cho nên việc này phải có trí huệ, không thể làm việc theo cảm tình.( HT. Tịnh Không, Kinh Vô Lượng Thọ 10, tập 309.)

+ THỦ DÂM VÍ NHƯ TỰ SÁT. CĂN BỆNH CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN TẠI !

Ông nói năm sáu năm qua, từ sau khi ra trường, mắc bệnh xương khớp rã rời, gần như đã chết một nửa người. Có phải vì [trong thuở còn đi học ấy] bạn bè đàn đúm tụ họp, cùng nhau đọc tiểu thuyết[1] đến nỗi chân tinh mất mát, thủ dâm liên tục, do vậy mới có hiện tượng ấy hay chăng? Đấy chính là căn bệnh chung của lũ học sinh trong hiện tại, trong mười đứa có đến tám chín đứa [vướng phải]. Do cha mẹ, thầy, bạn đều chẳng chịu nhắc đến, nên kẻ bị bệnh ngày thấy càng nhiều, chẳng thể ngăn dứt được! Do chuyện này, Quang liền cho in tám trăm cuốn Thọ Khang Bảo Giám. Hễ kẻ trẻ tuổi gặp Quang, Quang đều nói rõ lẽ lợi – hại với họ, bảo họ giữ gìn thân thể đừng phạm. Dù là thủ dâm hay tà dâm đều phải nghiêm túc kiêng dè, đừng phạm; ngay như vợ chồng ăn nằm với nhau cũng phải có chừng mực, cũng như biết kiêng kỵ để khỏi đến nỗi bị mất mạng oan uổng! Nếu không, người cực tốt cũng vẫn có thể chết vì chuyện này. Xúm nhau đổ thừa cho số mạng, chẳng biết tự mình đã nộp mạng!

Ông còn rất trẻ mà đã bị bệnh, hãy nên thường đọc sách ấy, cũng như bảo Đức Chánh thường đọc. Đôi bên răn nhắc lẫn nhau, ngõ hầu những đứa con đã sanh như Quân Tốn v.v… đều được mũm mĩm, trưởng thành, tánh tình hiền thiện, vợ chồng ông sống hạnh phúc đến già, cùng sanh Tây Phương.

[1] Chữ “tiểu thuyết” ở đây nhằm chỉ những thứ tiểu thuyết bị coi là “dâm thư” do khơi gợi tình yêu trai gái suồng sã.

(Trích từ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên)

????????????A DI ĐÀ PHẬT????????????
XIN THƯỜNG NIỆM

+ NGHIÊN CỨU HỌC HỎI: Có ba nhóm sáchba loại người nghiên cứu và học hỏi trong đó (CTHNM 17):

1. Sách về Sự Sống – Các Điểm Đạo Đồ ‒ 12 chòm sao.

2. Sách về Minh Triết – Các Đệ Tử ‒ 12 hành tinh.

3. Sách về Hình Hài hay về Sự Biểu Lộ ‒ Nhân Loại 12 Huyền Giai Sáng Tạo (12 Creative Hierarchies).

+ Nghiên cứu kiến thức huyền môn, các bạn cần nhớ 2 điều:

1- Các bạn phải kiểm soát (Chế ngự) các sức mạnh tinh linh: Sau này, sẽ có tiết lộ các nghi thức và nghi lễ, để chúng ta có thể dùng tiếp xúc với nhiều loại tinh linh khác nhau và chế ngự chúng. Cung Nghi lễ giáng lâm trong thời đại hiện nay giúp thực hiện dễ dàng hơn. - Các tinh linh của lửa, các thủy tinh và các tinh linh thấp kém hơn đều có thể được chế ngự qua các nghi thức. Nghi thức này gồm ba loại:

a- Nghi thức bảo vệ, để các bạn tự hộ thân.

b- Nghi thức kêu gọi, để kêu gọi các tinh linh và làm chúng xuất hiện. [176]

c- Nghi thức kiểm soát và điều khiển các tinh linh, khi đã triệu tập chúng lại.

2- Các bạn phải hợp tác với các thiên thần: Đối với các vị thiên thần thì các bạn sử dụng trạng thái minh triết hay bác ái, trạng thái thứ hai của Thượng Đế, là phương diện kiến tạo. Nhờ tình thương và ước vọng mạnh mẽ mà các bạn có thể đạt đến họ, và bước đầu (vì các bạn cũng đang ở trên con đường tiến hóa thăng thượng như họ) là tiếp xúc với họ. Bởi vì trong tương lai các bạn và họ phải cộng tác để hướng dẫn các mãnh lực tinh linh và để trợ giúp nhân loại. Thật không an toàn chút nào cho nhân loại, những con người khờ dại đáng thương, khi họ tìm cách tiếp xúc với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ mà chưa được nối kết với các thiên thần nhờ sự tinh khiết trong đức hạnh và sự cao thượng của tâm hồn. (CTHNM, 175)

Câu hỏi Q4- Các cõi giới có nên được đánh số từ ‘trên cao’ xuống đến ‘dưới thấp’ hay từ ‘dưới thấp’ đến ‘trên cao’, hay theo cả hai cách? Hệ thống đánh số như thế có lợi ích gì không?

+ Người chí nguyện phải nỗ lực định hướng cuộc đời mình từ trên cao xuống dưới— The aspirant must endeavour to direct his life from above downwards: [Quy luật X] Tôi muốn nhắc nhở các bạn ở đây rằng chúng ta đang xem xét công việc mà một bậc điểm đạo đồ phải hoàn thành, và không xem xét nỗ lực thông thường của người chí nguyện vất vả để làm việc với và quản lý những mãnh lực vận hành thông qua biểu đạt vào vật chất. Những điều này, từ các cấp độ 48 cõi phụ đang chờ đợi để kết tinh bản thân chúng vào trong thế giới biểu hiện vật chất. Người chí nguyện phải luôn làm việc từ bên ngoài vào bên trong và phải nỗ lực để định hướng đời mình từ trên cao xuống dưới thấp, sao cho những mãnh lực này được anh ta thống trị chứ không phải chúng thống trị anh ta. (CCVĐĐ/ RI 182)

+ Những con số trên cao là quan trọng nhất từ góc độ tiến hóa của tâm thức— The above numbers are most important from the angle of the evolution of consciousness: Người môn sinh nên nghiên cứu rất cẩn thận ở đây về tầm quan trọng của các con số ba, bốn và năm trong sự tiến hóa tâm thức. Môn số học cho đến nay đã được nghiên cứu chủ yếu, và một cách đúng đắn, từ phương diện vật chất, nhưng chưa được nghiên cứu nhiều từ góc độ năng lượng ý thức. Ví dụ như, Tam Nguyên Tinh Thần, thường được các môn sinh chúng ta xem như là một tam giác được tạo bởi các nguyên tử trường tồn mana - bồ đề và atma; hình khối vuông biểu hiện cho con người vật chất cấp thấp, và ngôi sao năm cánh thường có một diễn giải rất vật chất. Tất cả những góc độ tầm nhìn này là cần thiết, và phải đi trước việc nghiên cứu phương diện chủ thể, nhưng chúng đặt sự nhấn mạnh lên vật chất hơn là trên chủ thể; dù vậy, chủ thể nên được nghiên cứu về mặt tâm lý học. Trong thái dương hệ này, những con số trên cao là quan trọng nhất từ góc độ tiến hóa của tâm thức. [Trang 696] Trong hệ thống trước đây, con số sáu và số bảy nắm giữ bí ẩn giấu kín. Trong hệ thống kế tiếp, nó sẽ là hai và một. (LVLCK/ TCF 695)

+ Điểm đạo và bí ẩn của những con số— Initiation and the mystery of numbers: Môn số học cho đến nay đã được nghiên cứu chủ yếu, và một cách đúng đắn, từ phương diện vật chất, nhưng chưa được nghiên cứu nhiều từ góc độ năng lượng ý thức.

- (697) Sự điểm đạo và bí ẩn của những con số chủ yếu liên quan đến tâm thức, và về cơ bản không liên quan đến “khả năng hoạt động trên một cõi giới,” cũng như năng lượng của vật chất, như có thể được thấy từ nhiều cuốn sách huyền môn. Chúng liên quan đến đời sống chủ thể, cuộc sống như một phần của tâm thức và sự tự thực chứng của một Đấng Thượng Đế hành tinh, hay Chủ Tể của một Cung, và không phải đời sống trong vật chất như chúng ta hiểu. (LVLCK/ TCF, 696)

+ Cung 1 và Cung 7 - cõi giới cao nhất và thấp nhất— Ray 1 and Ray 7 - the highest and lowest planes:

- Cung thứ nhất: Phương diện cung đầu tiên của Chân Thần; (CTHNM/ EA 92)

- Cung thứ bảy, điểm của sự cụ thể sâu sắc nhất và đậm đặc nhất. (TLHNM/ EP II 226)

TIẾN HÓA LÀ NỖ LỰC ĐI LÊN— EVOLUTION IS STRIVING UPWARDS
Trong quá trình phát triển tiến hóa đi lên — In the march of evolution upwards (LHVCCCCN/ SAM 46)

+ Nếu Bản Ngã tồn tại - và điều này phải được thể hiện - và nó là Linh Hồn ý thức thiêng liêng, liệu nó có thể không ý thức về cõi hồng trần cũng như những liên hệ thiêng liêng của nó? Nếu nó là năng lượng chủ đạo, tạo nên tất cả biểu hiện—và điều này cũng phải được chứng minh—liệu năng lượng đó có thể không thích ứng với cấu trúc [Trang 29] mà nó sử dụng theo một cách thông tuệ và quan trọng để có thể đạt được những kết quả tốt nhất? Liệu những kiến thức khoa học của phương Tây về sắc tướng, và minh triết phương Đông được tích lũy và thừa hưởng về bản chất của Linh Hồn có thể được kết hợp lại cùng với nhau một cách thông minh để cho biểu đạt hoàn hảo của Linh Hồn có thể được tạo ra qua trung gian của cơ chế đó? Liệu vật chất có thể tiến lên hướng đến tâm trí và Linh Hồn và Tinh Thần - hãy gọi nó bằng tên nào bạn muốn - và liệu Tinh Thần có thể, hỗ trợ sự thúc giục tiến lên đó, hoàn thiện phương tiện mà thông qua đó nó thể hiện, và vì thế chiếu sáng rạng rỡ hơn?(LHVCCCCN/ SAM 29)

+ Vương quốc thứ tư trong tự nhiên nhất định đã được thu hút tiến lên hướng đến vương quốc thứ năm đang xuất hiện.(SPCCQG/ DN, 112)

+ Trong thời gian căng thẳng và vất vả này, hỡi những người anh em của tôi, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng không cần phải cảm thấy vô dụng hay bé nhỏ. Những nhóm người đệ tử mới là những Nhóm Hạt Giống; họ đang ở trong bóng tối hay trong giai đoạn phát triển và trong quá trình mở rộng—phát triển một cách thầm lặng. Giai đoạn này là quan trọng nhất cho sức khỏe của hạt giống và khả năng của nó để có thể cắm rễ mạnh mẽ xuống và xâm nhập một cách chậm rãi và đều đặn hướng lên đến ánh sáng. Vì thế trọng trách và năng lực đóng góp vào Thời Đại Mới được đặt lên chúng ta. (NĐTTKNM/ DINA I 74)

+ Như chúng ta đã thấy, những cánh hoa của luân xa tùng thái dương đang hướng lên đến luân xa tim. Điều này, trên thực tế, có nghĩa là năng lượng cảm xúc, ham muốn và tham vọng (trong nhân loại như một toàn thể) đang nỗ lực hướng lên về phía con đường cao cả hơn.(TLNM/ EH 174).

+ Khi bậc điểm đạo đồ nỗ lực mở rộng tâm thức của mình, khi anh ta học được cách ổn định tâm thức mình trong Tam Nguyên Tinh Thần, khi đó anh ta trở thành một phần của nỗ lực huyền giai vĩ đại và liên tục hướng đến “Nơi của Ánh Sáng Điện Quang Minh,” ánh sáng lạnh minh bạch của lý trí, là chìa khóa đầu tiên của cánh cửa đầu tiên. (CCVĐĐ/ RI 139)

TINH THẦN VƯƠN XUỐNG DƯỚI— SPIRIT REACHES DOWNWARDS

+ … khi con người tinh thần, chân ngã hay người tư duy trên cõi riêng của mình tham dự vào phần tiến trình giải thoát của mình và hai giai đoạn cuối được xảy ra từ trên xuống dưới. (ASCLH/ LOS 179-180)

+ Sau đó, năng lượng từ phương diện tinh thần, phương diện đầu tiên của Cha, sẽ trở nên sẵn có và sẽ tuôn đổ thông qua luân xa đầu đến luân xa ajna, kết hợp năng lượng phàm ngã và năng lượng linh hồn. Sau đó, bằng hành động của ý chí, nó sẽ được phóng chiếu xuống cột sống, qua trung tâm alta chính, tác động đến tuyến động mạch cảnh. Khi nó đi xuống cột sống, nó tiếp sức sống cho hai phương diện của các luân xa; khi [Trang 211] nó đi tới luân xa gốc, nó kết hợp với năng lượng tiềm ẩn của vật chất của chính nó, và vì thế, bạn có được sự hợp nhất của ba năng lượng thiêng liêng và sự biểu hiện trong con người ba phương diện thiêng liêng. (TLNM/ EH 210-1)

+ Trong trung tâm não bộ, ngự trị trong tuyến tùng, chúng ta được nghe bảo là tòa nhà của linh hồn, một tiền đồn của đời sống Thượng Đế, một tia sáng của ngọn lửa tinh thần thuần khiết. Đây là điểm thấp nhất mà đời sống tinh thần thuần khiết trực tiếp từ Chân Thần, Cha chúng ta trên Thiên Đàng, tiếp xúc hay chạm đến. (ASCLH/ LOS 318-9)

+ Khi lửa kundalini và sinh lực sống prana tiến hành công việc của mình, và kênh nối ngày càng trở nên rõ ràng hơn, các luân xa sẽ càng hoạt động tích cực hơn, và cơ thể tinh khiết hơn, ngọn lửa [Trang 125] của tinh thần, hay ngọn lửa từ Chân Ngã, đổ xuống tích cực hơn cho đến khi một ngọn lửa sáng rỡ thực sự tỏa ra từ đỉnh đầu. (LVLCK/ TCF 124)

+ [Trong] giống dân Aryan — một giống dân sẽ chứng kiến thấy nhiều người điểm đạo hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại, và sẽ, theo một ý nghĩa đặc biệt, chứng kiến sự giáng hạ của Vương Quốc Thượng Đế đến Trái Đất như là kết quả của rất nhiều người trên bậc thang tiến hóa. Cũng giống như người đệ tử [Trang 593] hay bậc điểm đạo đồ là một phàm ngã thấm đẫm linh hồn, nhân loại sẽ - trên cõi hồng trần - cũng thấm đẫm linh hồn, vì thế kết tinh Thiên Quốc và tạo nên một vương quốc mới trong tự nhiên. Sự giáng hạ tinh thần vĩ đại này sẽ là phần mở đầu (nếu tôi có thể sử dụng từ đó) cho sự xuất hiện của Đấng Christ giữa các dân tộc trên thế giới và bởi một dòng chảy kỳ diệu của bác ái - minh triết. (CCVĐĐ/ RI 592-3) 

+ Các ví dụ chứng minh đánh số thứ tự vòng Hoàng đạo Công truyền/ Chiều thuận_Chân Sư DK - Tôi muốn bạn ghi nhớ câu đó trong suốt cuộc bàn thảo của chúng ta về cung thứ 6 này của hoàng đạo (hoặc là cung thứ 7 nếu người ta không xét vòng đảo ngược) (CTHNM, 285)

+ Vòng Tiến hóa Thuận - Nghịch (CTHNM, 382):

- Thuận chiều kim đồng hồ: Từ Aries đến Taurus, xuyên qua Pisces. Dành cho nhân loại thông thường.

- Trên Vòng Xoay Ngược Chiều: Aries đến Pisces, xuyên qua Taurus. Dành cho Đệ Tử và Điểm Đạo Đồ.

+ Do đó, cung Taurus này là cung thứ 11 trên vòng thông thường của sự chú tâm và sự sống bên ngoài, đi trước mỗi chu kỳ mới của cách biểu hiện lâm phàm. Taurus cũng là cung thứ 2 trên vòng đảo ngược (CTHNM, 432)

+ Sự đảo nghịch: .... Con người từ từ và dần dần đảo ngược cách thức tiến bộ của mình dựa trên vòng sinh hóa và bắt đầu quyết tâm đi tìm lại cội nguồn của mình. Lúc bấy giờ, y đi từ Aries (Dương Cưu) đến Pisces (Song Ngư) xuyên qua Taurus (Kim Ngưu), Scorpio (Hổ Cáp) và Capricorn (Nam Dương/ Ma Kết), thay vì chuyển từ Aries đến Taurus xuyên qua Sagittarius (Nhân Mã). Leo (Hải Sư) và Cancer (Bắc Giải). (CTHNM, 64)  

+ Tâm Quán Không - Bồ Tát Quán Tự tại:
Hành tức là tu hành. Thâm là đối ngược với thô thiển mà gọi là thâm. Bát nhã là trí huệ. Ba la mật đa là đạt đến bờ giác. Thời là thời gian.
Đoạn này nói về Bồ Tát Quán Tự Tại tu hành thâm nhập bát nhã, chớ không phải tu bát nhã thô thiển. Sao gọi là thâm bát nhã ? Đó là diệu trí huệ. Sao gọi là bát nhã thô thiển ? Đó là giáo pháp tiểu thừa, bốn diệu đế, mười hai nhân duyên. Nhờ diệu trí huệ chân chánh mới đạt đến bờ giải thoát. Nếu chư vị không có trí huệ chân chánh thì không thể đạt đến bờ giác được. Ai năng đạt đến bờ giác ? Là Bồ Tát Quán Tự Tại.
Nơi đây Phật Thích Ca Mâu Ni đề cử ra Bồ Tát Quán Tự Tại, là vị Bồ Tát tu hành pháp Bát Nhã thậm thâm và đã đạt đến bờ giải thoát. Thế nên nói rằng hành thâm bát nhã ba la mật đa thời.
Người nhị thừa chỉ tu bát nhã thô thiển mà không tu pháp bát nhã thậm thâm. Sao gọi là bát nhã thô thiển ? Tức là năng phân tích, gở tháo pháp không. Tích tức là phân tích. Phân tích vi tế. Phân tích nhũng gì ? Phân tích sắc pháp, tâm pháp. Sao gọi là sắc pháp ? Sắc pháp là có hình có tướng, có thể nhìn thấy được. Sao gọi là tâm pháp ? Tâm pháp là không thể nhìn thấy được. Hữu hình tức là có sắc pháp. Vô hình tức là tâm pháp. Hữu hình là gì ? Tất cả vật có tướng trạng đều gọi là hữu hình. Tâm pháp thì vô hình vô tướng, chỉ có trí giác. Có trí giác và vô hình vô tướng gọi là tâm pháp. Có hình tướng nhưng lại vô tri giác là sắc pháp. Sắc trong năm uẩn tức là sắc pháp, thọ, tưởng, hành, thức cũng gọi là tâm pháp. Thọ tưởng hành thức thì vô hình tướng. Lúc Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm bát nhã ba la mật đa, thì thấy rõ năm uẩn đều không. Ngài nhận thấy chúng đều không. Ngài bảo : "Sắc không khác không, không không khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như thế. Thọ tưởng hành thức giống như sắc pháp, cũng là không"=> nói về Tánh không.
Chữ Không - Tánh Không:
Nay giảng về không vì Bát Nhã đàm luận về không.
Tánh không có rất nhiều loại. Nay chỉ giản lược nói về năm loại.

1. Thứ nhất là ngoan hư không. Ngoan tức là ngoan bì (ngu hèn). Gọi là hư không vì nó vô tri vô thức, không có sự tồn tại của tánh tri giác. Tất cả mọi người đều biết là hư không (trống rỗng). Mọi người đều chấp trước hư không. Mắt thấy hư không nhưng không có tánh tri giác, nên gọi là ngoan hư không. Phàm phu chấp trước cũng là ngoan hư không.
Sao gọi là hư không ? Tức là không có chi hết, nhưng có thật là chân không, không ? Không phải, đó là ngoan (ngu ngơ) hư không. Đây là hư không mà phàm phu thường chấp trước.

2. Thứ hai là đoạn diệt không. Đó là gì ? Là không mà ngoại đạo chấp trước vào. Ngoại đạo không biết ý nghĩa của không. Họ cho rằng người chết rồi là hết, đoạn diệt luôn, cũng là không. Thế nên, họ chấp vào đoạn diệt không.
3. Thứ ba là pháp không quán. Người nhị thừa tu tích pháp không quán. Tích cũng là phân tích sắc tức là sắc, tâm tức là tâm. Họ không biết tất cả đều là không. Thế nên không thể đắc và chứng được diệu lý chân không, chỉ tạm trú tại hóa thành thôi, không đồng với địa vị của Bồ Tát. Hóa thành là nơi không vọng, chỉ là trạm dừng chân. Họ tu loại tích pháp không quán, nên gọi là bát nhã thô thiển. Bát nhã thô thiển tức là bát nhã không thâm sâu. Họ tu hành pháp bát nhã này thì chấm dứt phần đoạn sanh tử, nhưng biến dịch sanh tử vẫn còn. Sao gọi là phần đoạn sanh tử ? Ai ai cũng có thân thể. Chư vị có một phần. Tôi có một phần. Từ sanh đến chết có một đoạn. Một phần một đoạn gọi là phần đoạn sanh tử. Phần đoạn cũng gọi là hình đoạn của mỗi người. Chư vị cao năm thước. Họ cao sáu thước. Lại có người cao bảy thước. Mỗi người đều có một phần đoạn. Thánh nhân chứng sơ quả, nhị quả, tam quả, và tứ quả A La Hán chặt đứt được phần đoạn sanh tử mà vẫn còn biến dịch sanh tử.
Sao gọi là biến dịch sanh tử ? Biến tức là biến hóa. Dịch tức là dung dịch, cũng là biến hóa, giao dịch, mậu dịch. Biến dịch sanh tử là gốc của phần đoạn sanh tử. Vì sao gọi là thế ? Biến dịch sanh tử cũng là bao loại vọng tưởng. Những vọng tưởng này luôn lưu xuất, vọng niệm trước diệt, vọng niệm sau sanh, vọng niệm sau diệt, vọng niệm kế lại sanh. Sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên gọi là biến dịch sanh tử. một niệm diệt tức là mất. Một niệm sanh tức là đã sanh, cũng là vọng niệm của chúng ta. Tứ quả A La Hán chưa đoạn diệt hẳn hết, nên chỉ có Bồ Tát đại thừa mới năng đoạn tận hết. Biến dịch sanh tử cũng là cội gốc sanh tử của chúng ta. Sao chúng ta có sanh tử ? Vì chúng ta có vọng tưởng. Những vọng tưởng này phát sanh từ đâu ? Vọng tưởng vốn do vô minh phát sanh. Vì có vô minh nên mới phát sanh bao loại vọng tưởng.
         4. Thứ tư là thể pháp không quán: Duyên Giác tu thể pháp không quán
         5. Thứ năm là diệu hữu không quán: Bồ Tát tu diệu hữu không quán
Chân không diệu hũu.
Lúc Bồ Tát Quán Thế Âm hành thâm bát nhã ba la, Ngài soi thấy năm uẩn đều không. Đó là đắc được công năng tu hành bát nhã ba la mật đa. Nay y chiếu theo kệ của tôi mà giảng giải.
"Hành đạo tu thân mạc ngoại tầm, (hành đạo tu thân chớ tìm ngoài)".
Chư vị muốn tu đạo, tu thân, thì chớ tìm bên ngoài. Không nên hướng ngoại tìm cầu, mà hãy tìm lại tự tánh của mình.
"Tự tánh bát nhã thâm mật nhân, (tự tánh bát nhã nhân thâm mật)".
Trong tự tánh bát nhã có hạt giống thâm mật.
"Bạch lãng xung tiêu hắc ba chỉ, (sóng bạc tiêu lặn biển đen dừng)".
Lúc tu đạo, sóng bạc tức là trí huệ, như nước chảy tạo thành sóng màu sắc trắng. Sóng biển đen tức là phiền não. Khi sóng đen ngừng thì trí huệ tăng, pháp thậm thâm cũng cao siêu. Hành bát nhã ba la mật đa, lưu xuất pháp thậm thâm không ? Vì pháp này rất cao siêu, nhìn xem không thể thấy, nên gọi là bát nhã thậm thâm. Sóng đen dừng tức là phiền não dừng.
"Niết bàn bỉ ngạn nhậm vận đăng, (bờ Niết Bàn, từ từ leo lên)".
Một khi đã có trí huệ thì tự nhiên biết cách để đạt đến bờ niết Bàn, không bỏ phí sức lực nào.
"Thời hề thời vật thác quá, (thời qua thời chớ để trôi qua)".
Chúng ta tu đạo, thời gian rất quý báu, đừng để chúng trôi qua vô ích. Thế nên, thời qua thời chớ để trôi đi. Thời gian nào ? Tức là lúc hành thâm bát nhã ba la mật. Chư vị chớ nên để thời gian trôi qua vô ích.
"Thận chi thận thủ thiên chân, (thận trọng, thận trọng giữ thân chân)".
Chư vị phải cẩn thận, đừng để thời gian trôi mất, ngày đêm luống qua vô ích. Hiện tại phải tu hành đắc được pháp bát nhã thậm thâm, chân lý cao thượng.
"Yểu yểu minh minh thông hưu tức, (mờ mờ ảo ảo thông tin tức)".
Mờ mờ ảo ảo, nói nghe nhưng thực không nghe, nói thấy nhưng thực không thấy.
"Hoảng hoảng hốt hốt kiến bổn tôn, (vội vội vàng vàng thấy bổn tôn)".
Hiện nay, chư vị phải được tin tức mờ mờ ảo ảo, vội vội vàng vàng thấy bổn chân. Lại như không có hình tướng mà nói thấy hình tướng. Thấy bổn tôn tức là thấy rõ tự tánh của chính mình.

Soi thấy năm uẩn đều không.
"Ba quang phổ chiếu thấu ba tài
Nhất quy hợp xứ lại nhất lai
Thấy sắc tức không thọ nạp thế
Vọng tưởng chuyển lưu, tan hạnh nghiệp
Thức vẫn phân biệt đủ năm âm
Gương hoa trăng nước tuyệt trần ai
Không mà chẳng không rõ đại dụng
Thấy như chưa thấy vui vô vàn".

"Tam quang phổ chiếu thấu tam tài, (ba quang phổ chiếu thấu ba tài)".
Ba quang là mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Phổ chiếu tức là phổ biến chiếu sáng. Ba tàitrời, đất, người.
Ba quang là văn tự bát nhã quang, quán chiếu bát nhã quang, thật tướng bát nhã quang. Thật tướng bát nhã quang tức là thậm thâm bát nhã quang. Soi thấy năm uẩn đều không. Dùng ba quang chiếu thấu ba tài, tức chiếu khắp trời, đất, người.

"Nhất quy hợp xứ lại nhất lai".
Nhất quy hợp xứ tức tự tánh của mình. 'Nhất' là nói tự tánh. 'Hợp xứ' cũng là chỗ của tự tánh. Xưa nay muôn pháp đều quy về một. Một quy về hợp xứ. Ngài Thần Quang có nói bài kệ :
"Muôn pháp quy về một
Một quy về hợp nhất
Thần Quang vốn chẳng sớm biết Đạt Ma
Vếch tai núi quỳ nghe Ngài dạy chín năm
Chỉ cầu thoát khỏi Diêm La".
Vì sao thế ? Tâm chúng ta cũng chính là tánh. Một khi quay về liền hợp xứ. Hợp tức là tương hợp. Tương hợp với gì ? Cùng tương hợp với Phật tánh. Chư vị cùng Phật tánh tương hợp, rồi trở về cội gốc, lại xuất sanh diệu dụng. Diệu dụng này chính giúp thành tựu Phật quả, gọi là trở về nhất lai, cũng là ông Phật của chư vị.
"Thấy sắc tức không thọ nạp thế".
Thấy sắc tức không, nghĩa là thấy được sắc mà sắc vốn là không. Sao nói sắc vốn không ? Phàm phu chúng ta đều chấp trước sắc này. Chấp vào sắc gì ? Tổng thể của sắc. Sắc pháp tuy có nhiều loại, mà tổng thể của sắc chính là thân thể chúng ta, gọi là sắc thân. Sao sắc thân lại là không? "Thật sự thân này có mà !"
Chư vị biết mặc đồ, ăn uống, ngủ nghỉ, sao chẳng biết không ? Nếu chư vị hiểu rõ sắc thân này được hình thành như thế nào thì chư vị sẽ hiểu rõ tánh không của nó. Vì vậy nên giảng về chân không tích pháp, cũng là pháp phân tích.
Thân này là tổng tướng của sắc. Đất nước gió lửa là biệt tướng (tướng riêng) của sắc. Thân thể của chúng ta do đất nước gió lửa hợp thành. Xương cốt thịt thà chính là đất. Nước mắt, nước mũi, máu, tiểu tiện, mồ hôi, là nước. Thân thể được ấm áp là nhờ có lửa. Vận động hô hấp nhờ thân thể có gió. Bốn đại hòa hợp thì thân thể còn. Chúng phân tán thì thân thể mất. Đất trở về đất đá. Nước trở về nước. Gió trở về gió. Lửa trở về lửa. Mỗi đại đều trở về cội gốc, nên không thật có. Vì thế, mọi người chấp trước vào thân thể, tự cho là có, thật là sai lầm. Sao thân thể không phải là mình ? Thân thể không phải là mình. Mình là gì ? Có thể giữ gìn thân thể, có thể thấy, nghe, ngửi, biết, nhận thức bằng tri giác. Tri giác này cũng là mình. Thân thể là gì ? "Thân thể chính là mình, mình là thân thể".

Không thể cho rằng thân thể chính là mình được, vì thân thể chỉ giống như nhà ở. Chư vị không thể cho rằng nhà mình ở chính là mình. Chư vị gọi nhà ở chính là mình thì sợ rằng người ngoài cười cho. Nhưng nói thân thể chính là mình thì không ai cười cả. Sao không ai cười chư vị ? Vì ai cũng cho rằng thân thể chính là mình, tức là chấp nhà ở chính là mình. Thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, biết đều là Phật tánh. Phật tánh cũng chính là tự tánh của chư vị. Thân thể bất quá chỉ do nhân duyên hòa hợp. Nhân duyên ly biệt thì thân thể phân tán. Thế nên, chư vị đừng cho rằng thân thể chính là mình. Mình ở trong nhà, những việc bên ngoài không thể biết. Thế nên đừng chấp trước nhà ở chính là mình.
Bàn về sắc, chư vị hãy phân tích rõ, nó cũng là không. Do từ không mà biến thành sắc pháp. Đất nước gió lửa hợp thành thân thể mà có người lại nói rằng thượng đế tạo ra người. Dùng gì để tạo ra ? Cũng dùng đất nước gió lửa mà tạo thành. Chúng ta cũng có thể dùng một chút đất, nước, gió, lửa để tạo ra thân người. Ai ai cũng đều tạo ra người khác được. Con người do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Nhân duyên biệt ly thì thân thể phân tán. Thế nên đừng gọi thân thể là mình. Sắc tức là không. Chư vị nếu hiểu rõ sắc tức là không thì không chấp trước thân thể là mình. Tất cả vật dụng thuộc về mình, mình đều bảo tồn, phụ trợ. Đó là làm nô lệ cho thân mình. Tâm của chư vị chính là tánh tri giác. Chư vị phải hiểu rõ thân thể là sắc pháp, là giả hợp, đừng nên chấp trước. Nếu không chấp trước thân thể tức là phá được sắc uẩn. Khi phá được sắc uẩn rồi thì nó biến thành không.
Thọ nạp như thế. Thọ uẩn cũng giống như sắc uẩn, là không thật có.
"Vọng tưởng quyện lưu hạnh nghiệp an bài, (vọng tưởng chuyển lưu, nghiệp an bài)".
Vọng tưởng là tưởng uẩn. Quyện lưu tức là hành uẩn. Hành nghiệp an bài là hành uẩn được an bài cùng hành nghiệp.
"Thức nãi liễu biệt ngũ âm cụ, (thức cũng liễu biệt đủ năm ấm)".
Liễu biệt là thức uẩn. Phân biệt đầy đủ năm ấm. Năm ấm là sắc thọ tưởng hành thức.
"Cảnh hoa thủy nguyệt liễu trần ai, (hoa gương trăng nước tuyệt bụi trần)".
Năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giống như hoa hiện trong gương, như trăng hiện trên mặt nước. Tuyệt bụi trần tức là không còn một vết ô nhiễm bụi trần. Nói lên ý nghĩa là năm uẩn đều không.
"Không nhi bất không minh đại dụng, (không mà chẳng không rõ đại dụng)".
Chư vị phải hiểu rõ năm uẩn đều không. Lúc không hiểu rõ năm uẩn là không thì có nhiều phiền não, vọng tưởng. Hiểu rõ được thì chuyển thức thành trí. Khi ấy đắc đại diệu dụng phi thường. Hiểu rõ diệu dụng này tức thấy mà như chưa thấy thì an lạc sung sướng.
"Kiến do vị kiến lạc khoái tai, (thấy như chưa thấy, vui vô vàn)".
Nơi chân không xuất sanh ra diệu hữu, cùng đại dụng. Khi ấy chư vị thấy rõ mà cũng đồng như chưa thấy. Không bị cảnh giới chuyển. Có thế, chư vị mới đắc được an lạc chân chánh. Vì vậy nói rằng vui vẻ vô vàn. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh -1- HT Tuyên Hóa giảng)

+ “Là tâm Không Quán.” Chúng ta cần phải quán tưởng về tánh “không” của tất cả các pháp. Có “không quán,” thấy được các pháp đều là “không,” thì quý vị sẽ không còn chấp trước gì nữa cả. (Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)

+ Tâm Quán Không / Quán Tâm Không: ... Bàn đà sa mế dịch nghĩa là “đại quang minh” hay “trường chiếu minh”, tiêu biểu cho nghĩa thứ năm trong mười nghĩa của Bồ Đề Tâm, đó là “quán tâm không”. Thông qua “quán tâm không”, hành giả mới có được trí tuệ. Với trí tuệ, hành giả mới có được quang minh. Có được quang minh, mới tỏa chiếu, soi sáng khắp mọi pháp giới được. Tức là không còn tối tăm, mê muội, tức là không còn vô minh.

Sao gọi là “vô minh”, vì tâm của quí vị không có được sự tỏa chiếu soi sáng khắp mọi pháp giới, do vì quí vị không có được “đại quang minh”. Nếu quí vị có được “đại quang minh” thì tâm quí vị liền có được sự tỏa chiếu soi sáng khắp mọi pháp giới, có nghĩa là quí vị đã chuyển hóa được vô minh. Một khi vô minh đã bị chuyển hóa sạch rồi, thì pháp tánh hiển hiện, đây chính là trí tuệ chân thật của quí vị. (Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi)

+ Kiến Lập Đạo Tràng: Dùng tay Ấn Bảo loa thủ nhãn ấn pháp, tương ứng câu 27. Cu lô cu lô yết mông trong Thần Chú Đại Bi - HT Tuyên Hóa giảng:

Cu lô cu lô. Hán dịch là “tác pháp”, hoặc dịch là “tác dụng trang nghiêm”, lại còn có nghĩa là “xuy loa giải giới”. Đây ta chính là Tay số 27 - Bảo loa thủ nhãn ấn pháp.

Nay chúng ta đang sống trong thời mạt pháp. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trì tụng chú Đại Bi là khế hợp với chân tinh thần Phật pháp rồi, nhưng thực ra không phải thế. Chú Đại Bi là gọi thay cho bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và diệu dụng của chú Đại Bi là diệu dụng của bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó chính là toàn thể của chú Đại Bi. Nếu quí vị chỉ biết trì niệm chú Đại Bi mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì như người có tay mà không có chân, nên không thể đi được. Mặt khác, nếu quí vị chỉ biết hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp mà không trì niệm chú Đại Bi thì cũng như người có chân mà không có tay, không làm gì được cả. Cũng vô dụng mà thôi. Vậy nên để liễu triệt chú Đại Bi, trước hết quí vị phải thông đạt bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp rồi phải trì tụng chú Đại Bi nữa, mới được gọi là người thành tựu rốt ráo diệu pháp này của chư Phật.

Không phải chỉ vừa mới nghe pháp sư giảng về chú Đại Bi xong rồi liền nói:
- “à! Tôi đã hiểu được câu chú đó nghĩa là gì rồi”.

Hiểu như thế cũng chẳng ích lợi gì cả. Cũng giống như người có thân thể nhưng chẳng có tay chân gì cả. Quí vị đã có đủ cả thân thể, tay chân, phải giúp cho chúng hoạt động phối hợp với nhau mới làm nên phước đức được.

Bảo loa thủ nhãn ấn pháp là dùng để tác pháp khi quý vị kiến lập đạo tràng, quý vị nên dùng Bảo loa ấn pháp này. Khi quý vị tác pháp này thì những âm thanh vang lên tận cõi trời, thấu tận địa ngục. Khắp cõi nhân gian, và khắp mọi nơi đều có ảnh hưởng. Bất kỳ mọi nơi nào nghe đến âm thanh này đều ở trong sự điều khiển của người trì ấn pháp. Các loài yêu ma quỷ quái đều phải tuân phục, không thể xâm hại. Đây còn gọi là sự kiết giới. ấn pháp này còn gọi là “tác dụng trang nghiêm”. Có nghĩa là dùng cơn lốc quang minh tâm lực của Bảo loa ấn pháp sẽ tạo nên một pháp âm vi diệu, khiến cho đất bằng hoá thành vàng ròng, đều được trang nghiêm bằng bẩy thứ châu báu. Thật là vi diệu khó thể nghĩ bàn. Quý vị Phật tử đang tu học Phật Pháp nên biết rằng trong 300 năm trở lại đây, không có ai hành trì được bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp và cũng chẳng có ai thông hiểu được các ấn pháp này.

Nay chúng ta đã hiểu được chú Đại Bi, chúng ta nên chí thành và phát tâm kiên cố hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này. Rồi sẽ có được diệu dụng.

Yết mông là tiếng Phạn, vốn là ngôn ngữ của Đại phạm thiên, chứ không phải là ngôn ngữ của ấn Độ, nhưng văn pháp ngôn ngữ ấn Độ cũng căn cứ trên ngôn ngữ của Đại phạm thiên.

Yết mông là tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự”, cũng dịch là “công đức”. Có nghĩa là làm tất cả mọi việc có công đức lợi lạc cho mọi người. Làm việc lợi lạc công đức cho mọi người cũng chính là tạo công đức cho chính mình. Bồ – tát thực hành hạnh tư lợi và lợi tha, tự giác ngộ giải thoát cho mình và giác ngộ giải thoát cho người khác.

Yết Mông: Câu chú này nói đến sự thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Tay số 18 - Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú Yết mông yết mông...

Không những quí vị trì tụng chú mà còn hành trì mật ấn. Khi trì tụng cả hai pháp này, quí vị mới có thể tạo nên mọi công đức. Khi quí vị trì tụng chú Đại Bi, đồng thời cũng thông hiểu được cách hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì quí vị mới có thể thành tựu lục độ vạn hạnh. Diệu dụng bất khả tư nghì, không bao giờ nói hết được. Nếu có thể nói được chỗ nhiệm mầu ấy thì nó phải có ngần mé. Mà những điều mầu nhiệm thì không có hạn lượng, không có chỗ khởi đầu và kết thúc. Với sự trì niệm Yết mông, quí vị có thể thành tựu được vô lượng công đức. Trong nhiều đời sau, quí vị mãi mãi được trang nghiêm bởi hương thơm của hoa sen trắng và luôn luôn được hộ trì.

Sự vi diệu, mầu nhiệm của chú Đại Bi dù có tán thán cũng không bao giờ hết, không bao giờ cùng tận. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Trực Tâm là Đào Tràng: Tịnh Danh Kinh dạy _Kinh Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng”.
- Đạo tràng nghĩa là gì? Chư Phật Như Lai, đại đạo ở đâu thì ở đó gọi là đạo tràng, cổ thánh tiên hiền, nơi hành đạo gọi là đạo tràng. Hành đạo, sinh hoạt là hành đạo. Họ ở đâu thì nơi đó gọi là đạo tràng, không nhất định là chỉ chùa chiền am đường, không phải vậy.

(Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Chữ THÔNG (Không Thông - Tắc Nghẽn - Thông Đạt - Lưu Thông): PS Tịnh Không nói khi giảng, gần đây, tôi khắc mấy cái ấn chương nhỏ chỉ có một chữ "Thông", tặng cho không ít các bạn đồng tu. Chúng ta nghĩ từ cá nhân cho đến đại vũ trụ, ngay trong đây sản sanh ra chướng ngại, đều là do không thông. Thông thì có thể giải quyết vấn đề, ở cá nhân mà nói, thân thể của chúng ta khỏe mạnh, tại vì sao thân thể không khỏe mạnh? Chính là vì khí huyết của chúng ta không thông, cho nên chúng ta mới có thể bị bệnh. Chúng ta xem phương pháp trị bệnh của người xưa, dùng châm cứu, dùng xoa bóp, loại phương pháp này ở vào thời xưa rất phổ biến, không cần phải uống thuốc. Thầy thuốc cao minh, biết được bạn có chỗ nào sanh ra trở ngại, chỉ cần đem trở ngại này bài trừ, khiến máu huyết lưu thông, bạn liền hồi phục khỏe mạnh. Uống thuốc chỉ là phương pháp bất đắc dĩ. Trong Phật kinh nói đến "niệm chú", đích thực đây là phương pháp rất cao minh. Khi bị bệnh, Phật dạy bạn niệm chú, chú vừa niệm thì bệnh liền khỏi. Chúng ta cảm thấy việc này rất thần kỳ, thần kỳ không ngờ, kỳ thật phương pháp này rất là khoa học, nó là dùng âm nhạc để chấn động, làm cho bộ phận không thông này của bạn được đã thông. Trong Phật kinh có rất nhiều chú ngữ dùng để trị bệnh, hiện tại chúng ta niệm không linh, là vì âm niệm không chính xác, cho nên việc này nhất định phải có truyền thừa, phải khẩu truyền. Âm không chính xác thì không đạt được hiệu quả. Ngoài ra âm lượng cần phải có lớn nhỏ, phải là lời rất chuẩn xác, thì nó sẽ chấn động một bộ phận nào đó trong nội tạng thân thể bạn. Phương pháp này của Phật còn cao minh hơn so với châm cứu Trung Quốc. Châm cứu còn phải dùng kim, còn phải dùng tay để xoa bóp, phương pháp của Phật không cần thiết như vậy, dùng âm thanh để chấn động. Phương pháp rất cao minh, rất đáng tiếc là văn tự chú ngữ này ghi chép còn ở trong Đại Tạng Kinh, nhưng không có người biết đọc, bị thất truyền, thế nhưng nó nói với chúng ta một chân lý, chân lý này chính là phải "quán thông" mới được.

Chướng ngại giữa người và người cũng là do ít qua lại với nhau, ít giao lưu với nhau, thế là sanh ra hiểu lầm. Do hiểu lầm mà khởi lên nghi ngại, như vậy mới tạo thành bất hòa, tạo thành đối địch, phát triển trở thành cạnh tranh, đấu tranh. Truy cứu nguyên nhân ban đầu là do không thông, cho nên người với người phải câu thông với nhau mật thiết. Tại vì sao bạn bè cả đời chơi với nhau tốt như vậy? Vì thường hay qua lại, khi có thời gian liền thăm hỏi lẫn nhau, nói chuyện, nói đến mọi chuyện thì thông suốt, liền biến thành bạn tốt. Oan gia đối đầu, tại vì sao oan kết càng kết càng sâu? Không qua lại, không qua lại thì dò xét lẫn nhau, càng dò xét càng sai. Đây là nói rõ người với người phải câu thông, giữa gia đình với gia đình phải câu thông. Hiện tại chúng ta có kém khuyết, giữa người với người có sự ngăn cách, giữa nhà với nhà, đôi bên hàng xóm không hề qua lại, vậy thì làm sao được?

(Kinh Thập thiện- Tập 31 - PS Tịnh Không giảng)

+ Chu kỳ thế giới (World period): - Ring (Thư của Ch, S., 160)
- Bảy căn chủng hợp thành một chu kỳ thế giới. (LVLCK, 62)
- Bảy chu kỳ thế giới tạo thành một cuộc tuần hoàn (round). (LVLCK, 63)

+ Điểm thứ nhì là những ảnh hưởng này (biểu lộ thành màu sắc khi chúng tiếp xúc với vật chất) vận chuyển theo những chu kỳ có trật tự riêng biệt. Chúng ta mô tả những chu kỳ vừa kể là sự nhập cuộc hay ra đi của một cung. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư này thường có 4 cung thay đổi nhau tác động trong bất cứ thời gian nào. Nói điều này là tôi muốn các bạn ghi nhớ rằng dù tất cả các cung đều biểu hiện trong thái dương hệ, nhưng ít nhiều gì cũng có những cung đồng thời nổi bật vào những giai đoạn biểu hiện nhất định.(TTHM, 233)

+ Trong thời gian chuyển tiếp, sự pha trộn màu sắc hết sức phức tạp, nhưng cũng có tính tương trợ và giúp ích lẫn nhau. Theo hiện tại và của thời gian trong tam giới thì ảnh hưởng này hầu như rất ít ỏi, không thể đánh giá được (TTHM, 234)

+ Đại Chu Kỳ (Maha Yuga): Có 4.320.000 năm của con người. Gồm có 4 chu kỳ sau:
- Krita yuga       ..…  1.728.000 năm thế tục (mortal year)
- Treta yuga       ….. 1.296.000 năm thế tục.
- Dwapora yuga…..     864.000 năm thế tục.
- Kali yuga        …..     432.000 năm thế tục. (LVLCK, 39)

Ngũ Phúc gồm:

1. “Trường thọ” là mệnh không chết non, hơn nữa tuổi thọ lâu dài.

2. “Phú quý” là tiền tài dư dật hơn nữa còn có địa vị tôn quý.

3. An khang” là thân thể khỏe mạnh và tâm linh an bình.

4. “Hảo đức” là tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh

5. “Thiện chung” là có thể dự đoán được ngày chết của mình. Lúc cuối cùng, không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau, trong nội tâm không lo lắng hay phiền não, an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian.

 

“Ngũ phúc” hợp lại mới tạo thành một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc, một khi tách rời ra thì không còn ổn nữa. Ví dụ, có người trường thọ lại nghèo hèn qua ngày, có người phú quý nhưng thân thể lại không tốt, có người nghèo hèn mà thiện chung, có người phú quý lại gặp tai họa bất ngờ…

Trong “ngũ phúc”, quan trọng nhất là phúc thứ tư – “Hảo đức”. Chính là có được tấm lòng lương thiện, nhân hậu trầm tĩnh, đây là tướng có phúc nhất. Bởi vì đức là căn nguyên của phúc, phúc là kết quả của đức tạo thành. Chỉ có “Hảo đức” đôn hậu thuần khiết, mới có thể nuôi dưỡng bốn phúc khác, khiến chúng không ngừng lớn mạnh, mà phần này chúng ta có thể hoàn toàn khống chế, cho nên những người già thường nói phải tích đức làm việc thiện.

Theo NTDTV.com

 

+ Sự Nghiệp Lớn: Cổ nhân có câu: “Không tại vị, đừng mưu chánh sự”, dùng Phật pháp để nói, nhiều người có tài ba, trí tuệ nhưng không có phước báo, phước báo không đủ. Tuy họ có đức hạnh, có học vấn, có trí tuệ, nhưng họ không tại vị, không có quyền, nên họ không thể thúc đẩy sự nghiệp lớn được, vì thế họ chỉ có thể đi dạy ở trong trường học, rất khó phát huy năng lực của họ. Do không có quyền thế tương ưng, cho nên tuy thời hiện tại họ không khởi tác dụng sự nghiệp lớn được, nhưng không thể nói họ không tài ba, trí tuệ được. Họ sẽ đào tạo nên lớp người đệ tử - Người kế thừa cho hiện tại và tương lai. Nhà Phật nói hoằng pháp với hộ pháp phải phối hợp thật mật thiết thì Phật pháp mới có thể phát huy mạnh mẽ. Cũng vậy, ở đời phải có đạo đức, tài ba trí tuệ chân thật và phải có sự phối hợp chặt chẽ của giới lãnh đạo chính trị thì mới mong thành sự nghiệp lớn được. Ở trong đây đều phải có trí tuệ chân thật, người hoằng pháp có trí tuệ, người hộ pháp cũng phải có trí tuệ. Người hộ pháp không có trí tuệ thì không biết tốt xấu, không biết nhìn người. (Kinh TTNĐ-Tập 61_PS Tịnh Không)

BĐLTDH: Định Luật này là một trong Bảy định luật của Thái Dương Hệ

Ba ngôi chân nhân:

- Ngôi (i)- Atma (Ắt-ma);

- Ngôi (ii)- Boud dhi ( Bồ-đề);

- Ngôi (iii)- Manas ( Trí-tuệ )

+ Kinh Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Bạc-già-phạm[1] an trụ tại rừng Nhàn Tịch Pháp, nước Ma-kiệt-đà[2]. Bấy giờ Ngài đang ngồi nơi tòa sư tử trên đài sen hồng bằng bồ-đề kim cang vi diệu bền chắc có vật báu trang hoàng. Lại có số đại Bồ-tát nhiều như hạt bụi nhỏ trong mười bất khả thuyết câu-chi na-dữu-đa trăm nghìn cõi Phật và vô lượng trời, người, a-tố-lạc[3]… vây quanh.

Bấy giờ, trong hội có đại bồ-tát Bất Khả Tư Nghị Quang Vương nương oai thần của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, chắp tay cung kính thưa:

– Bạch đức Thế Tôn! Các cõi nước của chư Phật, thời gian và sự trang nghiêm có hơn kém chăng?

Đức Phật dạy:

Này thiện nam! Một kiếp ở thế giới Sách-ha[4] của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Quang. Một kiếp ở thế giới Cực Lạc chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Ca-sa Tràng của Đức Phật Kim Cang Kiên Cố Hoan Hỉ. Một kiếp ở thế giới Ca-sa Tràng chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Bất Thoái Luân Âm của Đức Phật Cực Diệu Viên Mãn Hồng Liên Phu Thân. Một kiếp ở thế giới Bất Thoái Luân Âm chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Tuyệt Trần của Đức Phật Pháp Tràng. Một kiếp ở thế giới Tuyệt Trần chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Minh Đăng của Đức Phật Sư Tử. Một kiếp ở thế giới Minh Đăng chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Diệu Quang của Đức Phật Biến Chiếu. Một kiếp ở thế giới Diệu Quang chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Nan Siêu của Đức Phật Thân Phóng Pháp Quang. Một kiếp ở thế giới Nan Siêu chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Trang Nghiêm của Đức Phật Nhất Thiết Thần Thông Tuệ Quang Vương. Một kiếp ở thế giới Trang Nghiêm chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Kính Luân của Đức Phật Nguyệt Giác.

Thiện nam tử! Cứ như vậy dần dần tăng cho đến thế giới sau cùng trong số lượng thế giới nhiều như hạt bụi nhỏ trong mười bất khả thuyết câu-chi na-dữu-đa trăm nghìn cõi Phật. Một kiếp của cõi Phật trong thế giới sau cùng này chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Liên Hoa Đức của Đức Phật Hiền Đức. Ở thế giới ấy, các chúng Bồ-tát tu tập hạnh nguyện thù thắng của bồ-tát Phổ Hiền.

Thiện nam tử! Giống như ngày đêm của các thế giới tăng dần, thì thân tướng, thọ mạng của chư Phật và thế giới của Bồ-tát trang nghiêm cũng đều như vậy. Do phúc đức của chúng hữu tình[5] tăng dần, nên nếu có người nam người nữ nào nghe được pháp môn Hiển thị vô biên Phật độ công đức này mà vui vẻ kính tin, thụ trì đọc tụng, tư duy đúng nghĩa lí, giảng thuyết cho mọi người nghe, thì khi sắp mạng chung, vô lượng chư Phật khắp mười phương đều hiện trước mặt người ấy, an ủi khen ngợi, giúp người ấy tăng trưởng vô lượng thiện căn, tùy nguyện vãng sinh vào cõi nước thanh tịnh của chư Phật, cho đến chứng đắc Vô thượng chánh đẳng Bồ-đề. Sinh ra đời nào cũng thường nhớ đến túc mệnh[6], tu hạnh Bồ-tát, chóng được viên mãn.

Nghe Đức Bạc-già-phạm nói kinh này xong, đại bồ-tát Bất Khả Tư Nghị Quang Vương, trời, người, a-tố-lạc… và toàn chúng hội đều vui vẻ tin nhận, cung kính hành trì.

Nguồn: Kinh Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức

Xem thêm: Thế Giới Cực Lạc/ Cõi Nước Cực Lạc - Đức Phật Hiệu VÔ LƯỢNG THỌ

+ Kinh Hiển Vô Biên Phật Độ Công Đức

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Bạc-già-phạm[1] an trụ tại rừng Nhàn Tịch Pháp, nước Ma-kiệt-đà[2]. Bấy giờ Ngài đang ngồi nơi tòa sư tử trên đài sen hồng bằng bồ-đề kim cang vi diệu bền chắc có vật báu trang hoàng. Lại có số đại Bồ-tát nhiều như hạt bụi nhỏ trong mười bất khả thuyết câu-chi na-dữu-đa trăm nghìn cõi Phật và vô lượng trời, người, a-tố-lạc[3]… vây quanh.

Bấy giờ, trong hội có đại bồ-tát Bất Khả Tư Nghị Quang Vương nương oai thần của Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, chắp tay cung kính thưa: Bạch đức Thế Tôn! Các cõi nước của chư Phật, thời gian và sự trang nghiêm có hơn kém chăng?

Đức Phật dạy:

Này thiện nam! Một kiếp ở thế giới Sách-ha[4] của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Quang. Một kiếp ở thế giới Cực Lạc chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Ca-sa Tràng của Đức Phật Kim Cang Kiên Cố Hoan Hỉ. Một kiếp ở thế giới Ca-sa Tràng chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Bất Thoái Luân Âm của Đức Phật Cực Diệu Viên Mãn Hồng Liên Phu Thân. Một kiếp ở thế giới Bất Thoái Luân Âm chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Tuyệt Trần của Đức Phật Pháp Tràng. Một kiếp ở thế giới Tuyệt Trần chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Minh Đăng của Đức Phật Sư Tử. Một kiếp ở thế giới Minh Đăng chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Diệu Quang của Đức Phật Biến Chiếu. Một kiếp ở thế giới Diệu Quang chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Nan Siêu của Đức Phật Thân Phóng Pháp Quang. Một kiếp ở thế giới Nan Siêu chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Trang Nghiêm của Đức Phật Nhất Thiết Thần Thông Tuệ Quang Vương. Một kiếp ở thế giới Trang Nghiêm chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Kính Luân của Đức Phật Nguyệt Giác.

Thiện nam tử! Cứ như vậy dần dần tăng cho đến thế giới sau cùng trong số lượng thế giới nhiều như hạt bụi nhỏ trong mười bất khả thuyết câu-chi na-dữu-đa trăm nghìn cõi Phật. Một kiếp của cõi Phật trong thế giới sau cùng này chỉ bằng một ngày một đêm ở thế giới Liên Hoa Đức của Đức Phật Hiền Đức. Ở thế giới ấy, các chúng Bồ-tát tu tập hạnh nguyện thù thắng của bồ-tát Phổ Hiền.

Thiện nam tử! Giống như ngày đêm của các thế giới tăng dần, thì thân tướng, thọ mạng của chư Phật và thế giới của Bồ-tát trang nghiêm cũng đều như vậy. Do phúc đức của chúng hữu tình[5] tăng dần, nên nếu có người nam người nữ nào nghe được pháp môn Hiển thị vô biên Phật độ công đức này mà vui vẻ kính tin, thụ trì đọc tụng, tư duy đúng nghĩa lí, giảng thuyết cho mọi người nghe, thì khi sắp mạng chung, vô lượng chư Phật khắp mười phương đều hiện trước mặt người ấy, an ủi khen ngợi, giúp người ấy tăng trưởng vô lượng thiện căn, tùy nguyện vãng sinh vào cõi nước thanh tịnh của chư Phật, cho đến chứng đắc Vô thượng chánh đẳng Bồ-đề. Sinh ra đời nào cũng thường nhớ đến túc mệnh[6], tu hạnh Bồ-tát, chóng được viên mãn.

Nghe Đức Bạc-già-phạm nói kinh này xong, đại bồ-tát Bất Khả Tư Nghị Quang Vương, trời, người, a-tố-lạc… và toàn chúng hội đều vui vẻ tin nhận, cung kính hành trì.

Đường Huyền Trang dịch. Bản Việt dịch của Thích Bửu Hà. Nguồn: Xem Kinh tại đây

+ PHẬT NÓI KINH TRÌ CÚ THẦN CHÚ

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại nước Xá Vệ, rừng cây Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Độc, cùng với các vị đại Tỳ Khưu chúng, gồm có 1250 người, còn Bồ Tát thì hơn muôn vị. Bây giờ từ cõi Phật đây trải qua ức trăm ngàn cõi Phật. Có thế giới gọi Vô Lượng Hoa, Đức Phật kia hiệu Ngài là Đăng Tôn Vương Như Lai Vô Sở Trước Chí Chơn Đẳng Chánh Giác hiện nay Ngài đang nói pháp ở đó. Phật sai hai vị Bồ Tát: một gọi là Vô Lượng Quang Minh, hai là Đại Quang Minh. Khi hai vị Bồ Tát đến chỗ đức Thích Ca Văn Phật cúi đầu sát nơi chân Phật rồi lui đứng một bên mà bạch Đức Phật rằng:

“Kính thưa Thế Tôn! Từ cõi Phật này trải qua ức trăm ngàn nước Phật, có thế giới Vô Lượng Hoa, Phật kia hiệu là Đăng Tôn Vương Như Lai sai chúng con đến thăm Thế Tôn có được bình thường chăng? Các chúng được an ổn không chi khác ư? Thiên long, quỷ thần, ngạ quỷ, nữ quỷ Cưu Hằng hoặc người và phi nhơn, cọp beo thú dữ muốn được không não loạn, quấy rối nhân dân, vậy nên hãy dùng Trì Cú Thần chú mà Phật kia sai chúng con đem đến đây, vì nghĩ thương chúng sanh muốn cho họ an vui, được danh thơm lành tốt, được tiếng tăm khen ngợi, được sức oai thần như vậy.

Xà lê ma ha, xà lê la ni, ưu khư mục khư, sa bà đề, ma ha sa bà đề.

Phật dạy A Nan: Thọ trì Trì Cú Thần chú chấp trì đọc tụng, gặp đời Phật rất khó, Trì Cú Thần chú gặp được còn khó hơn. Kẻ trai lành và người gái tín nào thọ hành Trì Cú Thần chú gặp được còn khó hơn. Kẻ trai lành và người gái tín nào thọ hành Trì Cú Thần chú, thọ trì đọc tụng thì sẽ biết được túc mạng trong bảy đời. Người thọ trì ấy tất cả Phù Đà quỷ thần, người cùng phi nhơn không dám gần gũi, nhiễu loạn, độc xà không dám chích, độc dược tự tiêu trừ, đao bén chẳng trúng thương, vương giặc chẳng dám hại, Phạm Vương không dám giận. Trì Cú Thần chú bảy mươi bảy ức Đức Phật đã nói, hủy phạm người trì Thần chú đây sẽ đắc đại trọng tội.

Lại có Bồ Tát Di Lặc hết thảy tám mươi vị, bảo Hiền giả A Nan rằng: “Tôi cũng sẽ nói Trì Cú Thần chú, nghĩ thương chúng sanh muốn họ được an vui, được danh thơm lành, được tiếng tăm khen ngợi, được sức oai thần như thế.

A tri hòa tri, tra khư la la, lý my hỷ ly, my ly đề lô, lưu mi lặc.

Phật dạy A Nan: Thọ trì Trì Cú Thần chú chấp trì đọc tụng. Gặp Phật ra đời rất khó. Trì Cú Thần chú đọc tụng thọ trì sẽ biết được túc mạng trong mười bốn đời. Người thọ trì ấy tất Phù Đà quỷ thần, người và phi nhơn không dám gần gũi nhiễu loạn, rắn độc không dám chích, thuốc độc tự nhiên trừ, dao bén không trúng thương, nạn vua chẳng dám hại, Phạm Vương chẳng dám giận. Trì Cú Thần chú này là tám mươi bốn ức chư Phật đã nói. Hủy báng người trì chú đắc đại trọng tội.

Phật dạy A Nan: “Ta cũng sẽ nói Thần chú Trì Cú nghĩ thương chúng sanh khiến được an vui, được danh thơm lành tốt, được tiếng tăm khen ngợi, được sức oai thần như thế:

A tri hòa tri, na tri cưu na tri, đề lê, sa la ba đề, a na ba đề, ba na đề, ba na ca hòa ni, ma ha ca hòa ni.

Phật dạy A Nan: “Người thọ trì đọc tụng Trì Cú Thần chú này gặp Phật ra đời rất khó, Trì Cú Thần chú càng rất khó hơn. Nếu kẻ trai lành và người gái tín nào thọ trì đọc tụng Thần chú Trì Cú thì biết được túc mạng trong vô số kiếp. Người thọ trì ấy tất cả Phù Đà quỷ thần, người cùng phi nhơn không dám gần gũi nhiễu loạn, độc xà không dám chích, độc dược tự nhiên trừ, dao bén chẳng tổn thương, nạn vua chẳng dám hại, Phạm Thiên chẳng dám giận. Trì Cú Thần chú này là vô số ức chư Phật đã nói. Hủy phạm người trì chú sẽ đắc đại trọng tội.

Phật dạy A Nan: “Trì Cú Thần chú này khi đi đường hành đạo phải nên niệm tụng, hoặc đến chốn quan quyền, hoặc giữa đường bị giặc, hoặc bị trùng độc, hoặc trong nạn đao binh, hoặc người cùng phi nhơn, hoặc trong những hoạn nạn ấy phải nên niệm tụng là vì Thần chú Trì Cú, chú nơi cây khô khiến sanh cành lá hoa trái, huống nữa là người ấy chỉ trì gút Thần chú mà đeo, sẽ được lành trăm bệnh tiêu trừ, tự nhiên an ổn, diệt họa trừ hung. Nam Mô Phật khiến chú này đều được tùy nguyện.

Phật nói kinh này rồi hết thảy đại chúng hết lòng vui mừng (Xem nguồn: 12-phật Nói Kinh Trì Cú Thần Chú)

+ 10. Hoàng Tài Thần - 1 trong 5 họ thần tài:
Hoàng Tài Thần là một trong năm họ tài thần chủ về tài phú, có khả năng giúp cho chúng sanh thoát khỏi cảnh nghèo khổ, thiếu thốn và được tài nguyên thăng tiến phong phú hơn. Trong ngôn ngử Tây Tạng, Thần Tài Thần là Tạng Ba Lạp Ta Ba Thời gian đầu tiên khi đức Thích Ca giảng kinh Đại Bát Nhã trên núi Linh Thứu, tất cả các loại ma quỷ, thần từ trước đến nay thường gây ra trở ngại đã làm cho núi cao sụp lỡ, khiến đại chúng kinh hoàng. Lúc nầy Hoàng Tài Thần liền hiện thân để bảo vệ, sau đó Đức Thế Tôn đã dặn dò ngài Hoàng Tài Thần rằng trong thời vị lai hãy giúp cho tất cả chúng sanh nghèo khổ
trong thế gian. Hoàng Tài Thần đã nhận lời ủy thác của Phật và trở thành một đại hộ pháp trong Phật môn.

Bổn tôn hình tướng ngài là bụng to, thân hình nhỏ, hai tay mạnh mẽ sức lực, da màu vàng hoe. Tay mặt Ngài cầm Ma Ni châu, tay trái nắm một con chuột đang nhả viên ngọc quí. Đầ ngài đội mũ Ngủ Phật, thân mặc thiên y trang sức bằng những tràng hạt ngọc quí và hoa sen màu lam.
Ngực Ngài đeo tràng hạt ngọc Ô Ba La. Ngài ngồi trên nguyệt luân hoa sen, an nhiên với chân trái co lại, chân phải đạp lên trên những con ốc biển quí báu.

Thành tâm trì tụng tâm chú Hoàng Tài Thần, sẽ được sự bảo vệ và tài nguyện được thăng tiến, tăng trưởng, không bị cảnh ngèo khó, tránh được mọi tình trạng túng quẫn kinh tế. Nếu như phát tâm Vô Thượng Bồ Đề cũng như phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi cảnh nghèo khổ, chắc rằng phước đức vô lượng.
Thần Chú:
Tibetan : Om. Jambhala Jalandraye So Ha
Hán-việt: Án. Tạng bạt lạp, trát niệm trát da. Tóa ha

Nguồn: Xem tại đây

+ Kinh Đại Y Vương - Kinh Lương Y

Tôi nghe như vầy: Một thời Phật trú tại nước Ba-la-nại, trong vườn Lộc Dã, nơi trụ xứ của các tiên nhân. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có bốn pháp thành tựu gọi là bậc Đại Y Vương, xứng đáng ngôi vị vua, chức phận vua. Những gì là bốn? Thứ nhất là khéo biết bệnh; thứ hai là khéo biết nguyên nhân của bệnh; thứ ba là khéo biết cách đối trị bệnh; bốn là khéo biết trị bệnh để về sau bệnh không còn tái phát nữa.

“Thế nào gọi là lương y khéo biết bệnh? Nghĩa là lương y biết rành các thứ bệnh, đây gọi là lương y khéo biết bệnh.

“Thế nào là lương y khéo biết nguyên do của bệnh? Nghĩa là lương y biết rành bệnh này do gió khởi, do đàm ấm khởi, mũi đã khởi, khí lạnh khởi, do các sự việc hiện tại khởi, do thời tiết khởi; đó gọi là lương y khéo biết nguyên do của bệnh.

“Thế nào là lương y khéo biết cách đối trị bệnh? Nghĩa là lương y biết rành các thứ bệnh, nên thoa thuốc, cho mửa, cho xổ, nên nhỏ mũi, nên xông, nên cho ra mồ hôi. Có các cách đối trị như thế gọi là lương y khéo biết cách đối trị.

“Thế nào là lương y khéo biết trị bệnh rồi về sau bệnh không còn tái phát nữa? Nghĩa là lương y khéo trị tất cả bệnh, khiến rốt ráo dứt trừ, sau này vĩnh viễn không trở lại nữa. Đó gọi là lương y khéo biết trị bệnh không còn tái phát nữa.

“Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác là Bậc Đại Y Vương thành tựu bốn đức, chữa lành bệnh chúng sinh cũng như thế. Những gì là bốn đức? Đó là Như Lai biết đây là Khổ Thánh đế đã biết như thật; đây là Khổ tập Thánh đế đã biết như thật; đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết như thật, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết như thật.

“Này các Tỳ-kheo! Các lương y thế gian đối trị với cội gốc sinh không biết như thật cách, đối trị cội gốc lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não không biết như thật. Còn Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác là vị Đại Y Vương, biết như thật cách đối trị với cội gốc sinh, lão, tử, ưu, bi, khổ, não. Vì thế nên Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác được gọi là Đại Y Vương.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Nguồn: Kinh Đại Y Vương - Kinh Lương Y (Trích Đại Tạng Kinh Việt Nam – kinh Tạp A Hàm Tập 2 – Kinh Số 389)

+ Kinh Liệu Trĩ Bệnh - KINH PHẬT THUYẾT LIỆU TRĨ BỆNH

 

Nguồn: KINH PHẬT THUYẾT LIỆU TRĨ BỆNH

+ Đức Phật và Kỳ Bà/ Kỳ Vực qua Kinh Phật Thuyết Nại Nữ Kì Vực Nhơn Duyên Kinh

Nguồn: Phật Thuyết Nại Nữ Kì Vực Nhơn Duyên Kinh

+ Kim Quang Minh Kinh - Suvarnaprabhasottama Sutra

 

Nguồn: Kim Quang Minh Kinh

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
PL 2546 – DL 2002
----------o0o----------
PHẬT THUYẾT
ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG KINH
Pháp sư Nghĩa Tịnh dịch Phạn văn ra Hán văn
Việt dịch Tỳ kheo Thích Ấn Nghiêm
---o0o---
Nguồn
http://www.thuvienhoasen.org
Chuyển sang ebook 02-11-2015
Người thực hiện :
Thu Đinh - Diệu Hương Thủy - thuhoaidinh.hn@gmail.com
Nam Thiên - namthien@gmail.com
Link Audio Tại Website http://www.phapthihoi.org

Lưu ý: Kinh này chỉ có thể dùng với người tu học chánh đạo có Chánh Tâm mới có thể áp dụng mang lại hiệu lực chân thật, vì nếu Thâm Tâm không thanh tịnh tương ứng thì rất khó thành tựu, không ứng nghiệm nhiệm mầu được - Xin đọc kỹ bản Kinh - Nhân Trắc Học lưu ý./.

+ Kinh Khổng Tước Minh Vương bản gốc chữ Phạn đã khắc thành hiện còn. Đó là pháp tu chuyên trừ bệnh hoạn tai ương của Mật giáo. Lại kinh Khổng Tước pháp này cũng cầu được dứt trừ mưa dầm, lũ lụt, nắng hạn và sự sinh sản khó khăn của người phụ nữ.

Tuy y cứ kinh chú Phật Mẫu Đại Kim Diệu Khổng Tước Minh Vương, nhưng phải theo quy củ lập đàn tràng và nghi thức của Mật giáo. Sau khi lập đàn tràng, hành, hành giả phải họa tượng Phật, Bồ Tát và tượng Khổng Tước Vương các vị Thiên Long, Dược Xoa... Ở phần phụ quyển 3 có thuật cách thức kiến đàn,
họa tượng, cúng dường...

Căn cứ vào sách Khổng Tước Minh Vương Họa Tượng, Đàn Tràng Nghi thức Sa Phược Sao, quyển thứ 69 có chỉ rõ cách thức thiết đàn. Khổng Tước Chú Vương Kinh ở quyển ba có bản đồ kiến đàn , nhưng rất tiếc bản đồ này đã bị thất lạc. Vậy hành giả nên thiết lập đàn nghi theo điều kiện mình sẵn có như: trú xứ, các bàn án, đồ thờ tự..v..v.. Nghĩa là mình có phương tiện gì thì lập đàn theo phương tiện ấy. Tốt nhất phải y cứ theo phụ bản “Kinh Khổng Tước Chú Vương kiến đàn” quyển Hạ sau đây mà hành Điều cần hơn hết là phải thành tâm tín lễ tụng niệm. Thân, miệng, ý được tinh mật thì cảm ứng đạo giao khó thể nghĩ bàn, chắc chắn có hiệu năng không sai vậy. Kính mong Chư Tôn Đức và các Thiện tri thức chỉ giáocho tôi những chỗ sai lầm, vì sự phiên dịch không thể nào tránh khỏi khiếm khuyết. Thành tâm cảm tạ.

*{(Ghi chú về lập đàn tràng (Trong Kinh ở phần phụ thêm ở cuối sách - Đức Phật dạy A nan Đà Pháp thức lập đàn tràng , họa tượng):

Đức Phật bảo A Nan Đà rằng: Nếu có người nam, người nữ tâm muốn cầu nguyện điều chi như gặp mưa bão lớn, đại hạn, hoặc gặp giặc giã đao binh, các bệnh tật, phàm gặp tất cả việc bất như ý. Muốn đọc tụng Đại Khổng Tước Chú Vương này để cầu tiêu diệt, hành giả nên tác pháp như thế này. Có thể ở đất bằng phẳng sạch sẽ lập đàn tràng nhỏ, cao khoảng vuông vức bốn mét. rồi lấy phân con trâu vàng ở núi tuyết ăn cỏ thơm, đừng cho dính đất, về trét lên đàn tràng (nếu ở nơi khác thì lấy hương bột trộn hồ keo). Trong đàn, đặt hình tượng Phật, mặt hướng về Tây, bên trái tượng Phật, đặt tượng Khổng Tước Vương, dùng lụa trắng vẽ như Pháp. Dùng lông đuôi Khổng Tước ba, bốn cọng, đặt bình cắm vào, cũng dùng phân trâu trét lên. Ba việc này có một cũng được. Thứ đến, dùng hoa bạch yết ca, hoa bạch la yết tỳ la, hoa thi lợi sa, rãi khắp trên đàn. Ở trước Phật, tùy khả năng dọn các thứ ăn uống dâng cúng dường. Ở trước tượng Bồ Tát Đại Khổng Tước Vương, để nước mật, nước đường cát, sửa bò và bánh, một mâm thức ăn. Hết lòng dâng cúng, tay mình cầm hương đốt lên quỳ trước Phật và Thánh Chúng, Tứ Đại thiên Vưong, xưng tên mỗi vị, chí tâm triệu thỉnh đến ủng hộ mình và quyến thuộc đều được an ổn, sống lâu trăm tuổi.

- Bàn án phương Đông thờ các vị Tứ Thiên vưong, Trì Quốc Thiên Vương, Kiền Thác Bà Chư thần.
- Bàn án phương Nam thờ các vị Tăng Trưởng Thiên Vương, Câu Bàn Trà,Thiên vưong và Chư Thần.
- Bàn án Phưong Tây thờ các vị Quảng Mục Thiên vương và các Long Thần
- Bàn án phương Bắc thờ các vị Sa Môn Thiên Vương, Dược Xoa Chư Thần.
(Viết tên các vị Thiên Vương và danh mục các Thần vào các bài vị mà thờ cho trang trọng)

Tất cả bàn án thờ này, cũng dùng hương hoa, các ẩm thực cúng dường như trước, nên làm lễ kiền thỉnh, đốt đàn dâng hương hoa, vái tên trai chủ, quyến thuộc, khổ chủ, bệnh nhân, cầu các vị Long Thần Thiên Vương hộ trì. Lấy cành dương liễu, hoặc lông chim Khổng Tước, hoặc thế lông chim sẻ lớn cũng được, nhúng vào tịnh thủy, trì thần chú 21 biến (chú Đại Bi, các thần chú của Phật, Thập chú,..v.v..) rưới vào bệnh nhân trai chủ, quyến thuộc để cầu trừ bệnh, tiêu tai nạn. Đó là mật chú trong Mật Tông cầu mật hộ. Các chú sư gia trì ngồi dưới án phật, như án Phật bên hữu phía Tây thì chú sư ngồi phía Đông mà gia trì.

Các đồ cúng dường Thiên Long, Thần Quỷ, cúng xong thì chôn dưới đất, hoặc bỏ vào ao nước, không được ăn các đồ cúng ấy, cũng chẳng được dẫm đạp lên trên.
Nếu gia chủ gặp gia duyên nghèo, thì tùy tiện mà thi thiết, miễn sự kính cẩn và thành tâm cầu nguyện thì sẽ được toại nguyện như ý.

PHỤ Ý: “Thế gian thường hay tin những thi quỷ, trùng tang (thây ma thành quỷ đứng dậy, hoặc ngày chết, có trùng tang liên táng, bà con hay chết theo. Các sự cố ấy là dị đoan của đời sống, của loài người, tưởng như có thật, đôi khi trường hợp trùng với sự kiện thoạt nhiên xảy đến. Vì những hư thực ấy cũng làm cho chúng sanh sống đau khổ phập phồng lo âu.

Nên Đức Đại Bi Thế Tôn tùy theo thành kiến sợ sệt của chúng sanh, chỉ dạy thêm đạo tràng, để đối pháp trị, không theo cách thức ngoại đạo ngụy tạo đa đoan làm khổ lụy chúng sanh mà không được hậu quả tốt”

Có thể nói, những tác pháp của ngoại đạo trử bệnh, không được thành biện, mà đem Khổng Tước Chú Vương thi thố trong đạo tràng ra thao tác chú nguyện thì được thành tựu hiệu quả ngay.

Như Đức Thế Tôn nói: Giá như có người phạm tội ngũ nghịch, nếu hay lập được pháp đàn này, thao tác hành trì được bảy lần đạo tràng chú nguyện, ắt tội nghiệp nặng tiêu trừ và làm cho tâm kẻ có tội được an tịnh, tiêu trừ bệnh khổ. Tốt nhất phải có lòng tin thanh tịnh thì cầu nguyện được toại nguyện như ý (nhất tâm thành biện).

Đức Phật cũng nói - A Nan Đà, lại có tâm chú, ông nên thọ trì: NAM MÔ PHẬT ĐÀ DÃ, NAM MÔ ĐẠT MA GIÃ, NAM MÔ TĂNG GIÀ DÃ, NAM MÔ KIM QUANG MINH KHỔNG TƯỚC VƯƠNG, NAM MÔ MA HA MA DU LỢI MINH CHÚ VƯƠNG, ĐÁC ĐIỆT THA AN TRÍ PHẠT TRÍ, THÁCH KẾ THẠT LẶC, THÁCH KẾ ÁC YẾT TỬ, MẠC YẾT TỬ NHẤT LÝ NHỈ LỆ KỲ LỆ, HỘ LÔ LẠC THÍCH, MẠC HA HỘ LÔ LẠC THÍCH, BỘ ĐĂNG CẤP MẾ, ĐỂ MINH KỲ TÂY, MẠC HA VƯƠNG YẾT TÂY.TÓA HA.

A Nan Đà, Ma Ha Ma Du Lợi tâm chú này là chú tất cả chư Phật tuyên thuyết . Đây là chỉ lược nói chú pháp. Nếu muốn thọ trì đọc tụng thì phải kiến tạo đạo tràng như pháp thức đã nói thì những nguyện cầu chi đều được thành tựu. Nếu sự cố chẳng được toại tâm thì phải đoan tọa (ngồi nghiêm túc bán già hoặc kiết già) trì Tâm chú (Bát nhã, Đại bi), phải trước lễ bái thành tâm sám hối tội lỗi, đem thanh tịnh tâm cúng dường Phật, rồi mới tụng chú. Thân, miệng, ý cho tịnh mật tương ưng, không cho một vọng tưởng nhỏ nhặt xen vào. Nếu trong lúc ngủ nghỉ mộng thấy trượng phu tướng (người đàn ông cao lớn, vạm vỡ trang nghiêm đẹp đẽ) đến trước mặt mình, tức là tụng chú có linh ứng. Nếu thấy người nữ tướng mạo đoan nghiêm ứng đến, tức là các vị thiên thần, tiên cảm chứng thương mến sự cầu khẩn trong trạng thái tâm thành nên hiện chứng.

Có những sự sai biệt như thế, nếu dốc lòng chí tín, chí kính, tinh tấn thọ trì chú pháp để cầu mật hộ, có thể họa thêm tượng Ma Ha Du Lợi Bồ Tát. Lại trang trí trước tượng là tượng Khổng Tước Vương, cần nhất án vọng thờ phải thanh lịch để dễ dàng phát tín tâm. Khung cảnh thờ tự nghiêm túc, giúp cho hành giả sở quán được thanh tịnh, nên tất cả những hiện trạng sợ hãi và tất cả bệnh khổ từ từ giảm lần cho đến kết quả tiêu trừ. Cần chọn ngày có trăng sáng để đàn tràng được quang đãng.

CHÚ Ý:

Không được kiến lập đàn tràng như thế này trong mùa Hạ lạp an cư ba tháng của chư Tăng, vì không đúng như pháp.
Người trì chú pháp tắm rửa sạch sẽ, mặc pháp y thanh tịnh, lễ bái thành kính. Bằng pháp sự cúng dường , dâng hoa tươi tốt , xông hương thơm. Tạo trợ duyên ngoại cảnh khế hợp với nội tâm để tụng niệm chí thành, tụng tâm chú bảy biến ( Bát nhã tâm chú) cầu nguyện: Nguyện Chư Phật (Bạt Già Phạt Đế)thương xót chúng con, quang giáng đạo tràng, chứng minh nạp thọ cúng dường. Và xin cầu chư Thiên, Thiện Thần, Bát Bộ Thiên Long ai mẫn nạp thọ cúng lễ đàn tràng của chúng con, đồng gia hộ cho trai
chủ.................và quyến thuộc được vô lượng an lạc, tai nạn tật bệnh tiêu trừ, viễn ly khổ nạn. Đạo tràng cúng lễ xong thì phải kính cẩn thỉnh Chư Tôn, Thiên Long, Bát Bộ , Thần Tiên trở về chốn cũ.

Nhớ cho! Các đồ cúng, dụng cụ của chư Thiên, chư Tiên, chư Thần, phải chôn nơi kín đáo, như trước đã nói.
Hành giả cầu nguyện trong đàn tràng này, không có một niệm nghi ngờ về chú pháp thì quyết định hiệu quả linh nghiệm không sai.

Ngài A Nan Đà đã nghe lời Phật dạy xong, chắp tay vâng thọ và đảnh lễ lui ra.

Hết Kinh. Đây là trích ở đoạn cuối của Kinh )}*

QUYỂN THƯỢNG
PHẬT THUYẾT ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG KINH

a- Pháp phương tiện lập đàn trước khi tụng đọc Kinh Đại Khổng Tước Chú Vương.

Lúc bấy giờ Đức Bạt Già Phạm 2 bảo Tôn giả A Nan Đà: “ Nếu có các Thầy Tỳ khưu, Tỳ khưu Ni, các vị quốc vương, đại thần, hàng thiện nam, thiện nữ muốn nguyện cầu điều chi thì phải phát tâm quy mạng với Đức Ma Ha Ma Du Lị Chú Vương, bằng cách thiết lập đàn tràng , thỉnh Phật, Bồ Tát, tuyên triệu Trời, Rồng, Dược Xoa...v.v...rồi sau mới đọc tụng kinh chú thì các sở cầu đều được toại nguyện”.
Nam mô Phật đà dã.
Nam mô Đạt ma dã.
Nam mô Tăng già dã.
Nam mô bảy vị Phật quá khứ Chánh biến tri.
Nam mô Di Lặc Bồ Tát và tất cả Chư Đại Bồ tát
Nam mô các vị Độc giác, Thinh văn, Bốn quả, Bốn hướng 3.

(Lưu ý: Theo Chánh Kinh Đức Phật có lưu ý - Này A Nan Đà, khi thỉnh quý vị long Vương phải đọc đúng danh xưng rồi cầu các vị ấy khởi từ tâm gia hộ.
Kính xin:
Trì Quốc Thiên Vương thương tưởng tôi
Ế La Bạn Noa khởi lòng từ........
(Có rất nhiều vị cần thỉnh - Xin xem Chánh kinh theo đường dẫn dưới đây)

Con nay xin kính lễ các bậc Thánh đức. Con đang trì tụng kinh Đại Khổng Tước Chú Vương. Nguyện sự mong cầu được toại ý.
Lại xin kiến thỉnh các vị thần hoặc ở cõi trời, ở trên đất, ở hư không, ở trong nước, nghe lời đọc tụng của tôi.

Lại thỉnh các vị Trời, Rồng, A Tu La, Ma Lâu Đa, Yết Lộ Trà, Kiền Thát Bà, Khẩn Na La, Mạc Hô Lạc Già, Dược Xoa, Yết Lạc Sát Bà, Tất Lệ Đa, Tất Xá Giá, Bộ Đa, Câu Bàn Trà, Bố Đơn na, Yết Tra Bố Đơn Na, Tất Kiền Đà, Ôn Ma Đà, Xa Dạ, A Ba Tam Ma La, Ô Tất Đa Lạc Ca.

Sau xin mời các vị Quỷ Thần khởi niệm lành lắng nghe: Vị ăn tinh khí, vị ăn thai, vị uống huyết, vị ăn thịt, vị ăn mỡ nước, vị ăn óc tủy, vị ăn các chi tiết cơ thể, vị ăn đồ sống, vị nuốt sinh mạng, vị ăn đồ cúng tế, vị ăn không khí, vị ăn mùi hương, vị ăn lông tóc, vị ăn hoa, vị ăn quả, vị ăn ngũ cốc, vị ăn than lửa, vị ăn máu mủ, vị ăn đồ đại tiện, tiểu tiện, vị ăn đàm rãi, vị ăn nước miếng, vị ăn nước mũi, vị ăn thức ăn thừa, vị ăn đồ nôn mữa, vị ăn đồ ô uế, vị uống nước dơ bẩn,..v.v..

* Lưu ý - Cần nghiên cứu kỹ CÁC CHỮ MẦU XANH này: Xem Chánh Kinh bên dưới để tùy việc mà kêu thỉnh các dạng sinh linh Lành hay dữ tương ứng với việc cần cầu như bệnh nạn nơi thân như Rắn cắn, tà pháp mê hoặc, ếm đối, dùng chú thuật ..., hay ốm đau như ghẻ lở, bệnh hủi, bệnh nhọt, bệnh hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lở chảy nước vàng, bệnh ung thư, thân thể da đen rít, bệnh nhiệt, bệnh trĩ. Bệnh khô gầy, èo uột, còi khòm, thân đau bầm dập.....hay những nỗi kinh Vua quan, lửa nước, binh đao ...

Các vị có tâm ác độc mưu hại, hay rình mò, làm đoản mạng người khác, không tạo lợi ích cho ai. "Nay tôi bày lễ hương hoa, các thức ăn uống hiến cúng các vị". Xin mời quý vị đến đàn tràng này, nghe tôi đọc tụng kinh Đại Khổng Tước Chú Vương, trừ bỏ tâm niệm báo ác, phát khởi lòng từ bi, nơi Phật Pháp Tăng, sanh tín tâm thanh tịnh.

Nay tôi bày lễ hương hoa, các thức ăn uống hiến cúng các vị. Mong tất cả khởi lòng hoan hỷ, nghe tôi đọc chú:

"Tôi nay vì họ mà kiết giới, kiết địa, trì tụng chú này khiến cho họ an ổn TÓA HA.
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Kính xin chư Phật thường hộ niệm,
Mong tất cả khởi lòng hoan hỷ, nghe tôi đọc chú:"

ĐÁT ĐIỆT THA, KHẢ LÍ CÁT LA LÍ, CÂU BÀN TRỈ YẾT CHỈ NỄ, KIẾM MẠT LA KỲ NỄ, HA LỢI ĐỂ, HA LỢI KÊ THỈ, HÁT RI BĂNG YẾT LỆ, LAM THÍCH BÁT LẶC LAM THÍCH, CA LA BA THẾ, YẾT THÍCH DU ĐẠT LÍ, DIÊM MA ĐỘ ĐỂ, DIÊM MA YẾT LẠC SÁT TỬ, BỘ ĐA YẾT LẶC TẮC NỄ.

Xin các vị Thần hưởng thọ hương hoa và các thức ăn uống, đều phát tâm hoan hỷ ủng hộ tín chủ......... cùng quyến thuộc luôn luôn được an ổn. Tất cả ách nạn, tật bệnh, lo âu, sợ sệt, các nạn ngục tù, trói buộc, đói khát đều được tiêu trừ và được sống lâu trăm tuổi, hưởng phước trăm thu. Chú lực thành tựu tóa ha.

(Nguyên chú trong Chánh kinh phía dưới bản kinh:

ĐÁT ĐIỆT THA, NHỨT TRĨ, TỈ TRĨ, CHỈ TRĨ,HẾ TRĨ, MẬT TRĨ NỄ TRĨ, KHA ĐỚI NA ĐỚI, GIÀ ĐỚI ĐỘC GIÀ ĐỚI, YẾT TRĨ PHẠTCỤ TRĨ, BÀNG TÔ TẤT XÁ CHỈ NỄ, KHẢ LỘ HÁN NỄ, Ô LÔ HÁN NỄ, Ý LỆ MÊ LỆ, YẾT LỆ ĐỂ LÝ ĐỂ LÝ, MÊ LỆ MÊ LỆ, ĐIỂM MÊ ĐIỂM MÊ, NHỨT CHÍ MẬT CHÍ, BỆ SÁT TRA, ĐÁT, NHÍP BÁT LỆ, TỲ MẠT LỆ, TỲ
MẠT LỆ, HỐT RÔ HỐT RÔ, ÁT THUYẾT MỤC KHÍ, CA LÍ CA LÍ, MẠC HA CA LÍ, BÁT LẶC CHỈ LẶC NOA, TRỈ THÍ, CỦ RÔ CỦ RÔ, CHI BỐ RÔ, CÔ RÔ CÔ RÔ, HÔ RÔ BÀ, HÔ RÔ BÀ, ÁT TÁP MA, ĐÀM BÀ ĐÀM BÀ ĐỘ ĐÀM BÀ, ĐỘ MA ĐÀM BÀ, CÙ RA DÃ, TÁT RA DÃ, BỆ DU BỆ DU, HẾ RỊ HẾ RỊ, MẬT RỊ MẬT RỊ, ĐỂ RỊ ĐỂ RỊ, HẾ RI HẾ RI,
TỲ RỊ TỲ RỊ, CHỦ RÔ CHỦ RÔ, MẪU HÔ, MẪU HÔ, MẪU HÔ, MẪU HÔ, MẪU HÔ, MẪU RÔ, MẪU RÔ, MẪU RÔ, MẪU RÔ, MẪU RÔ, HÔ RÔ, HÔ RÔ, HÔ RÔ, HÔ RÔ, HÔ RÔ, HÔ HÔ, HÔ HÔ, HÔ HÔ, HÔ HÔ, HÔ HÔ, BÀ BÀ BÀ BÀ, BÀ BÀ BÀ BÀ, BÀ BÀ BÀ BÀ, XÀ LA XÀ LA, XÀ LA XÀ LA, XÀ LA XÀ LA, XÀ LA XÀ LA, XÀ LA XÀ LA, ĐÀM MA ĐÀM MẠT NỄ, ĐÁP PHẠ ĐÁP BÁT NỄ, NẠI RA NẠI LẶC NỄ, BÁT GIẢ BÁT GIẢ NỄ, TRA ĐỔ TỊ, YẾT THIỆN NỄ, BỘT RỊ SƠN NỄ, TIỆP BỐ TRA NỄ, ĐA BÁT NỄ, HA TÍCH NỄ, HA LẶC NỄ, CA LẶC NỄ, KIẾN BÁT NỄ, MẠC ĐẠC NỄ, MẠN TRÌ THÍCH KẾ, CA MAN YẾT RỊ, MAN YẾT RỊ, XÀ YẾT RỊ, THƯỚC YẾT RỊ, THƯỚC YẾT RỊ, THƯỚC YẾT RỊ, THƯỚC YẾT RỊ, THƯỚC RỊ NỄ, ĐỘ MA, ĐỘ MẠC NỄ, TẤT ĐỘ MẾ CỤ RA DÃ, BỆ RA DÃ, BÁT RỊ BỆ RA DÃ, NHỨT LÝ CHỈ TỬ SA HA )
"Thần chú này đọc lên sở cầu như nguyện, như nắng hạn gặp mưa,lũ lụt được tạnh ráo. Lại gặp tai nạn lửa cháy, nạn trộm cướp. nạn vua quan, giặc giã. Hoặc các bệnh ôn dịch, bệnh truyền nhiễm, hoạnh ương đói khá.Tất cả khổ nạn tai trời ách nước, nếu chí thành kiến lập đàn tràng và nhất tâm đọc chú này, cảm ứng không sai"

b- Phần Chánh Kinh_Đức Phật dạy A Nan Đà:

Tôi nghe như vầy:
Một thủa nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại thành Thất La Phiệt, trong vườn ông Trưởng giả Cấp Cô Độc và rừng cây to của Thát tử Kỳ Đà dâng cúng, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Đại Tỳ khưu Tăng chứng Thánh quả A La Hán.

Lúc bấy giờ có vị thầy Sa Đề (Savati) phát tâm xuất gia từ thửơ nhỏ, mới vứa thọ Cụ túc giới, đang học giới kinh. Tỳ khưu Sa Để hiệp cùng chúng Tăng dọn dẹp cây củi và sửa chữa lại các phòng tắm. Đang khi làm việc, bỗng có con rắn mun đen lớn, từ trong bọng cây mục bò ra cắn vào ngón chân cái phía bàn chân phải của thầy. Nọc độc lan truyền khắp thân, thầy quá đau đớn, lăn lộn rên la, bọt dãi trong miệng trào ra, đôi mắt trợn dọc nhìn lên hư không, gào khóc, rên rĩ.

Tôn giả A Nan Đa trông thấy nỗi thống khổ của thầy Sa Để, quá xúc động nên vội chạy thẳng đến chỗ Phật ngự quỳ lạy thưa rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn, Tỳ khưu Sa Để mắc nạn rắn độc cắn, trong tình trạng nguy kịch sắp chết. Cầu xin Đức Như lai đại bi dùng phương pháp nào để cứu chữa cho?
Đức Phật nghe xong, liền phán bảo:
- Này A Nan Đa, ông nên làm theo lời ta dạy, hãy mau đem Đại Khổng Tước Chú Vương, vì Tỳ khưu Sa Để mà nhiếp thọ cứu giúp. Phải làm phép kiết giới, kiết địa, khiến được an ổn, bao nỗi thống khổ đều được tiêu trừ. Hoặc bị dao gậy làm tổn thương, hoặc vì các độc làm não hại, thảy đều dứt hẳn.

Lại thỉnh các vị Trời, Rồng, A Tố La, Ma Lâu Đà,.........(Xin xem trong chánh kinh)

* Đoạn Chú này dùng để cầu chữa cứu người tai ách bệnh tật, quỷ thần làm hại, nước lửa họa hoạn đến nơi ....

+ Phật bảo A Nan Đà: Thủa xưa, ở phía Nam núi Tuyết có Khổng Tước Vương tên là Kim Quang Minh. Mỗi sáng, chiều thường đọc tụng Chú Vương Đại
Khổng Tước, nên suốt ngày đêm đều được an lành. Chú rằng:

NAM MÔ PHẬT ĐÀ DA.
NAM MÔ ĐẠT MẠ DA.
NAM MÔ TĂNG GIÀ DA.
ĐÁT ĐIỆT THA, HÔ HÔ HÔ HÔ HÔ HÔ ........ ( rất dài - Xin xem trong chánh kinh)

* Đoạn Chú này dùng để cầu sở nguyện hàng ngày an ổn

+ Phật bảo - Này A Nan Đà, vua Khổng Tước kia có lúc lãng quên, chẳng tụng Đại Khổng Tước Chú Vương, mà thỏa thích cùng với chúng Khổng Tước thế nữ vui chơi du hí, từ núi rừng này đến núi rừng khác. Ham dâm ái phóng dật, khiến hôn mê sa vào vực thẳm hang sâu, lấy đó tự cho là nơi an ổn khoái lạc, mà chẳng biết oan gia săn lùng theo đuổi, dùng lưới bẫy giăng bắt vua Khổng Tước. Đến khi bị oán giặc trói buộc mới sợ hãi, sanh lòng chánh niệm, nhớ lại đọc tụng Đại Khổng Tước Chú Vương tự nhiên được giải thoát, kể cả quyến thuộc cũng được an ổn, liền vội vàng bay về chỗ cũ, tuyên nói chú Đà La Ni rằng:
NAM MÔ PHẬT ĐÀ DA.
NAM MÔ ĐẠT MẠ DA.
NAM MÔ TĂNG GIÀ DA.
NAM MÔ TÔ BẠT NOA, BÀ TÁT TÀ MẠ DU LỢI, YẾT RA SÂN NHÃ.
NAM MÔ MẠC HA, MA DU LỢI Ý, TỲ ĐỊA RA SÂN NHÃ.
ĐÁT ĐIỆT THA. TẤT ĐỂ TÔ TẤT ĐỂ, MỒ CHIẾC NỄ MỘC SOÁT NỄ,
MỘT ĐẾ TỲ MỘC ĐỂ, A MẠC LỆ TỲ MẠC LỆ, NIẾT MẠC LỆ BAN
ĐẠT LỆ, MANG YẾT LỆ, HẾ LAN NHÃ YẾT BỆ,YẾT RỊ ĐÁT NẢNH
HÁT BỆ, BẠT ĐIỆT LỆ, TÔ BẠT ĐIỆT LỆ, TAM MẠN ĐA BẠT ĐIỆT
LỆ, TÁC BÀ NAI THA, SA ĐÁT NỄ, BÁT MA RA AN THA, SA ĐÁT NỄ,
TÁC BÀ NẠI THA, SA ĐÁT NỄ, TÁC BÀ MANG YẾT LA, SA ĐÁT NỄ,
MẠT NẠI TỬ, MA NẠI TỬ, MẠC HA MA NẠI TỬ, AN BỘ KỲ, AN SẤT
BỘ ĐẾ, AN SUẤT ĐẾ, AN LẶC THỆ, TỲ LẶC THỆ, TỲ MẠT LỆ, A
MẬT LẬT ĐẾ, A MẠT LỆ, A MẠT LỆ NỄ, BẠC LA HAM MẾ, BẠC RA
HAM MA, SA LỆ, BỘ LUẬT NẾ, BỘ LUẬT NOA, MẠN NÔ LẶC THẾ, A
MẬT LẬT ĐA, TĂNG THỊ PHẠT NỄ, THẤT RỊ BẠC ĐIỆC LỆ, CHIÊN
ĐIỆT LỆ, CHIÊN ĐẠT BÁT LẶC TỈ, TÔ LỢI Ý, TÔ LỢI DA THIÊN ĐẾ,
TỈ ĐA BÀ ĐẾ, TÔ PHẠT NẾ, BẠC RA HAM MA, CỤ MẾ, BẠC RA HAM
MA, TỤ SUẤT ĐẾ, TÁT BẠT ĐÁC RA, A BÁT ĐẾ YẾT ĐẾ, SA HA,
NẴNG MỒ TÁT BÀ PHẬT ĐÀ NẪM, SA TẤT ĐỂ.
Chúng tôi tên là..................và các quyến thuộc xin được sở cầu nguyện mãn, các vị ủng hộ sống lâu trăm tuổi, hưởng phước trăm thu.

HỐT CHÁNH, DU CHÁNH, CỤ CHÁNH, MẪU CHÁNH SA HA.

+ Đức Phật cũng nói - Lại nữa A Nan Đà: Lúc xưa, Kim Quang Minh Khổng Tước Vương, vì không sanh dị kiến chấp ta, chấp thân ta là Khổng Tước Vương, nên nay mới
có diệu lực nói Đại Khổng Tước Chú Vương tâm chú. Liền nói chú rằng: (Mời xem chánh kinh)

+ A Nan Đà, tâm chú Đại Khổng Tước Chú Vương này, nếu những người gặp mọi trường hợp sau đây đều nên tụng niệm. Như đi vào xóm làng, hoặc đến chỗ A Lan Nhã (chùa chiền) vắng lặng, hoặc nơi chánh đạo, hoặc đến chỗ tà ác, hoặc vào cung vua, hoặc nơi giặc cướp đấu tranh, gặp nước lửa, oan gia và đối trước chỗ đông người. Hoặc bị rắn rít, bò cạp, các độc trùng làm hại gây bao nỗi sợ hãi. Nào gặp phong nhiệt, bệnh đàm ấm, hoặc ba tập bệnh, hoặc bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh, mỗi mỗi bệnh phát sanh, đều nên tụng niệm tâm chú. Nếu khổ não bức bách cũng cần chí thành trì tụng.

- Này A nan Đà, nếu lại có người bị tử tội chờ xử lý hình phạt, phải thế bằng tiền của mới được tha. Hoặc bị xử đánh bằng roi trượng rồi mới tha. Có khi xử phạt roi trượng còn phải bị quát mắng hủy nhục mới được tha. Hoặc bị hù dọa chửi mắng khiến run sợ mới được tha. Trong lúc run sợ mà trì tụng chú này rồi, tự nhiên được thoát khỏi. Tất cả khổ não thảy đều tiêu tan hết.

+ Lại nữa A Nan Đà, cũng có minh chú này, ông cần phải thọ trì. Liền nói chú rằng:
ĐÁT ĐIỆT THA, CHỈ LÝ NHĨ LÝ, KIẾT LÝ NHĨ LÝ, KÊ ĐỖ MỘ LỆ, BỘ
TÁT ĐẾ, BỘ SA HIỆT LỢI NỄ, BỘ ĐÀ NÊ, BỘ ĐÀ YẾT LẶC NỄ, KÊ
PHẠT ĐẾ, KÊ PHẠT TRA MỘ LỆ, Y TRÍ NHIẾP PHẠT LÊ, ĐAM THÍCH
ĐAM THÍCH, TẤT LÊ DƯƠNG YẾT LỆ, KHẢ PHẠT ĐẾ, BÁT RỊ PHẠT
ĐẾ.

Trai chủ tên họ.................và quyến thuộc nhờ chú lực thánh tựu mà sở cầu được mãn nguyện.

NẴNG MỒ BẠT GIÀ PHẠT ĐẾ, NHỨT TRÍ TRÍ CA DA, NHƠN ĐẠT LA,
CÙ TỬ CA DA, KHẢ PHIẾN NÊ, BA PHIẾN NẾ, BA TÁN NỄ CỦ LÊ,
KIẾP TẤT LA MẬT ĐẾ, NHỨT LÍ MẬT ĐẾ.
NẴNG MỒ BẠT DÀ PHẠT ĐÔ, PHẬT ĐÀ DÃ, TẤT MIẾN ĐÔ MẾ.

Trai chủ họ tên..............và quyến thuộc nhờ chú lực thành tựu tóa ha.

+ Phật bảo - A Nan Đà, ta chưa thấy những Người, Trời, Ma ,Phạm, Sa môn, Bà la môn, hết thảy thế gian nếu hay thọ trì, đọc tụng Đại Khổng Tước Chú Vương này nên kiết giới, kiết địa để tự ủng hộ cầu tiêu tai, giải nạn, nguyện được an lạc, mà lại gặp những quả báo xấu đến với họ.
Dù các vị Trời, cha mẹ, vợ con, quyến thuộc.
Các vị Rồng, cha mẹ, vợ con, quyến thuộc..... (Còn nữa, mời xem chánh Kinh)

Như vậy các vị Trời, Rồng, Dược Xoa, Quỷ, Thần cùng các thân bằng quyến thuộc thường hay chờ cơ hội của người lầm lỗi, sai trái mà phát khởi ác bệnh. Dù các vị ấy có ác tâm cũng không thể nhiễu hại người kia được. Tại sao vậy? Do vì người kia thường trì tụng Minh Chú này. Nếu những Trời, Rồng, Quỷ, Thần nào manh động, khởi tâm não hại người kia thì khi trở về trú xứ, bị các tập thể Trời, Rồng, Quỷ, Thần không dung nạp nữa.
Nếu trong chúng đó có ai vi phạm Đại Minh thần chú siêu giới pháp này thì đầu của kẻ ấy phải vỡ ra bảy phần giống như đầu hột tiêu lan hương bóc vỏ ra thành các mảnh vụn.

+ Phật bảo: _“Lại nữa, A Nan Đà, còn có Minh Chú phải cần hộ trì, liền nói chú rằng:

ĐÁT ĐIỆT THA, Y LÍ NHĨ LÍ, CHỈ LÍ NHĨ LÍ, KIÊN CHỈ ĐỘC ĐẾ, MỤC
ĐẾ TÔ MỤC ĐẾ, AN TRÀ NAN TRÀ, TÚY NA TRÀ, TẤT ĐIỆN ĐÔ.

Trai chủ họ tên..............và quyến thuộc cầu tiêu trừ tật bệnh và mọi việc được an ổn.

+ Chú này nữa:

A RA BA RA, CÙ ĐỔ HẾ CA, Y LÍ NHĨ LÍ, TẦN BỐ LÍ CA, ÔN ĐỘC CA,
ÔN TRA ĐỘC CA, CA ĐẠT ĐỖ, CA ĐẠT ĐỖ CA, Y LÍ NHĨ LÍ, ĐỂ LÍ
NHĨ LÍ, TAM MẠN ĐÁ ĐA, NGẬT LẬT ĐÓA, HÔ RÔ HÔ RÔ, HẾ LÍ HẾ
LÍ, NHỈ LÍ NHỈ LÍ, TỈ LÍ TỈ LÍ, CHỈ LÍ CHỈ LÍ, THI LỢI SƯ NOA MỘ
SAM, CHỦ RÔ CHỦ RÔ, CHỦ RÔ CHỦ RÔ, CHIẾT LÁ CHIẾT LÁ,
CHÁNH LÍ CHÁNH LÍ, CHỦ RÔ CHỦ RÔ, TỲ TRÍ TỲ TRÍ, THỨC XÍ
THỨC XÍ, NHỨT TRÍ TỲ TRÍ, XÍ XÍ XÍ XÍ, HỐT THỤ HỐT THỤ, HỐT
THỤ HỐT THỤ, HỐT THỤ HỐT THỤ, HỐT THỤ HỐT THỤ, HỐT THỤ
HỐT THỤ, MA LA MA LA, YẾT LA YẾT LẶC NI, CHIÊM BỆ BÁT LẶC
CHIÊM BỆ, ĐỘT SẮC TRA, BÁT LA ĐỘT SẮC TRA, CHIÊM BỆ NHỈ.

Trai chủ tên họ...................và quyến thuộc cầu xin gia hộ, khiến được an ổn, kiết giới kiết địa, thọ mạng trăm năm, thành tựu pháp chú tóa ha.

+ Lại nói chú rằng:
ĐÁT ĐIỆT THA, CHẤT SẤT LỆ, CHẤT THẤT LỆ MỘ LỆ, YẾT LỆ, YẾT
LA MA LỆ, PHÍN LỆ, PHÍN LA MA LỆ, ÂU RÔ RÔ, ÂU RÔ ÂU RÔ, ÂU
RÔ ÂU RÔ, ÂU RÔ ÂU RÔ, KHƯ RA PHẠT RÔ NOA, TÌ LỆ TÌ LỆ, ĐÀ
Ý ĐÀ Ý, A RÔ MẠC RÔ, TÚY RÔ TÚY RÔ.
Dứt trừ các độc, những kẻ ác tâm, răng miệng độc, thân căn độc,các thức ăn uống độc. Nguyện ánh sáng từ bi của Phật diệt trừ các độc hại.

+ TÚY RÔ TÚY LỆ TRỈ, BẠC RA BẠC LẠC TRỈ, BẠT RỊ TRỈ, TÌ RỊ HẾ RỊ. Diệt trừ các độc, không còn tất cả thứ độc hay làm hại được.

+ Bảy Đức Phật Thế tôn
Bậc Chánh Biến Tri Giác
Và những vị Thanh văn
Oai thần diệt các độc.
Ế LA MÊ LA, Y LÍ MÊ LÍ, ĐỂ LÍ ĐỂ LÍ MÊ LA, ĐỂ HA ĐỘ HA, TỲ MA
ĐỘ MA, ĐỂ LA MẠT THỂ MA, ĐỘ MA, MA TÚY KIẾM BÀ, TỐN BÀ
ĐÀM BÀ, TAM MA ĐAM BÀ, KHA TRỆ NA TRỆ, ĐỂ LA QUÂN XÀ NA TRỆ.
Trai chủ họ tên ............... và quyến thuộc sự nghiệp được thành tựu. Trong tất cả thời ta thường nghĩ thương chúng sinh.

+ Lại nữa:

Y LÍ KIẾT TỨ, BỘ TÁT TRỆ, BỘ ĐÀ HIỆT LỢI NỄ, TRỈ PHẠT ĐẮC TRỈ,
TRỈ PHẠT ĐẮC CA, MỘ LỆ, NHỨT ĐỂ NHIẾP PHẠT LỆ. ĐAM BỆ
ĐAM BỆ, TẤT RỊ DƯƠNG YẾT LỆ, KHÁ PHẠT TRÍ BÁT RỊ PHẠT TRÍ,
NẴNG MỒ BẠT GIÀ PHẠT ĐÔ.

Xin được sở cầu mãn nguyện.

+ Lại nữa:

 cần xưng tụng: NHƠN ĐẠT LA, NHỨT ĐỂ TRA DÃ, CÙ ĐỖ HẾ CA DÃ,
BÍ LĂNG GIÀ LÍ CA DÃ, AN LỆ ĐÁT LỆ, QUÂN ĐÁT LỆ, AN TRÍ NẠI
TRÍ, CỦ NẠI TRÍ, KHA THIẾT NÊ BA THIẾT NÊ, BA PHA NÊ CÂU LỆ,
NAM MÔ PHẬT ĐÀ MẪM BẠT GIÀ PHẠT ĐẢM.

Trai chủ tên họ.................và quyến thuộc sở cầu nguyện mãn tóa ha.

+ Lại nữa:

Nam mô Tỳ Bà Thi (Phật)
Ngồi nơi cây Vô Ưu
Kính lễ Phật Thi Khí .... (Còn dài, mời xem chánh kinh)

Bảy Đức Thế Tôn đều nói chú rằng:
ĐÁT ĐIỆT THA, Y LÍ NHĨ LÍ, KÊ LÍ CHẤT LÍ, KÊ LÍ BỒ LÍ, Ô ĐÀ LA,
TÚY ĐỔ MỒ ĐỆ, ĐỘ TÁT RA HÔ HÔ YẾT LAN THỆ, YẾT LAN THỆ
MỘ LỆ, Y TRÍ NHIẾP PHẠT ĐA, CỦ ĐỔ LÍ, NA LA DIỄN NỄ, BÁT
THIẾT NỄ, BÁT THIẾT BÁT THIẾT NỄ, KIẾP TẤT LA BÀ TÚY ĐỔ, Y LÍ BÀ.

Nguyện cầu tôi thành tựu. ĐẠT LA NHĨ TRA MẠN ĐÁT LA, BÁT ĐÀ TÓA HA

+ Lại nữa: Này A Nan Đà, có Đại Dược Xoa gọi là Sách Ha, chủ Thế giới Trời Phạm Thiên vương, có Đế Thích Tứ Đại Thiên Vương và hai mươi tám Đại tướng Dược Xoa, cùng chung tuyên bố:
- “Nếu có người nam, người nữ nào thọ trì danh hiệu Đại Dược Xoa, có kẻ ác tâm muốn não hại thì đầu của kẻ ác tâm kia phải vỡ ra làm bảy phần, như đầu hột tiêu lan hương bóc vỏ”.
Liền nói chú rằng: ĐÁT ĐIỆT THA ...(Còn dài, mời xem chánh kinh)

Phật dậy: A Nan Đà, nếu lúc tụng kinh trì chú, phải đọc như thế này:

Đại Khổng Tước Chú vương là lời chư Phật nói ra, nguyện xin các Ngài thường dùng thần lực ủng hộ chúng tôi khiến được nhiều lợi ích, làm chỗ an ổn vắng lặng cho chúng tôi nương về. Khiến chúng tôi không gặp tai nạn, thuốc độc, dao, gậy xâm tổn đến.
Chúng tôi y theo pháp, kiết giới, kiết địa, kiến lập đạo tràng. Xin nguyện trừ được các ưu não, sống lâu trăm tuổi, hưởng phước trăm thu.

Lại nữa A Nan Đà, có các Dược Xoa và Đại Dược Xoa Vương ở trong các biển lớn, sông rạch, suối ao, hoặc trên núi Diệu Cao, nơi đồng nội, xóm làng, vườn rừng, các ngã tư đường. Lại có Đại Dược Xoa ở tại vương đô A Trạch Ca Phạt Đa, các nơi, các chốn, xin các vị đem Đại Khổng Tước Chú Vương Kinh đến ủng hộ cho chúng tôi.

Trai chủ họ tên.........và quyến thuộc đều được tiêu trừ tật bệnh , tai nạn tiêu dung, hưởng thêm phước thọ. Liền đọc chú:
ĐÁT ĐIỆT THA, YẾT RỊ HA RỊ NỄ, CHIẾT LÍ GIÁ LÍ NỄ, BẠT LẶC
MẠT NỄ, BẠT LA MẠT NỄ, MỒ HÁN NỄ, TẤT ĐAM ĐẠT NỄ CHIÊM
BẠT NỄ TỎA XÀ BỘ, SA HA.

Lại nữa, A nan Đà, ở phương Đông có Đại Thiên Vương tên Trì Quốc là chủ lãnh Kiền Thát Bà, Lấy vô lượng trăm nghìn Kiền Thát Bà làm quyến thuộc giữ gìn cõi phương Đông. Có rất nhiều con cháu, anh em, quân, tướng, đại thần, tạp sứ, cũng lấy Đại khổng Tước Chú Vương đến ủng hộ trai chủ họ tên................ và quyến thuộc. Xin được tiêu trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, hưởng phước trăm thu.
ĐÁT ĐIỆT THA, THỤ THỤ RÔ, THỤ THỤ RÔ, THỤ THỤ RÔ, THỤ THỤ RÔ, THỤ THỤ RÔ, RÔ THỤ RÔ, MẾ SA HA.

Lại nữa, A nan Đà, ở phương nam có Đại Thiên Vương tên Tăng Trưởng, là chủ lãnh Câu Bàn Trà. Lấy vô lượng trăm nghìn Câu Bàn Trà làm quyến thuộc giữ gìn cõi phương Nam. Có rất nhiều con cháu, anh em, quân, tướng, đại thần, tạp sứ, cũng lấy Đại Khổng Tước Chú Vương đến ủng hộ trai chủ họ tên.................... và quyến thuộc. Xin được tiêu trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, hưởng phước trăm thu.

ĐÁT ĐIỆT THA, BỆ LỤC KHÊ,BỆ LỤC KHÊ, AN MẬT ĐÁT RA, DÀ
ĐÁT NỄ, BẠT RÔ NOA BÁT ĐỂ, THÍCH NỘ MA RĨ NỄ, THÍCH LÍ NỄ
BỔ SẤT RỊ KÊ, CHU, CHỦ CHẤT CHỦ, TÓA HA.

Lại nữa, A Nan Đà, ở phương Tây có Đại Thiên Vương Quảng Mục, là chủ lãnh Na Già, lấy vô lượng trăm nghìn Na Già làm quyến thuộc giữ gìn cõi phương Tây. Có rất nhiều con cháu anh em, quân, tướng, đại thần, tạp sứ, cũng lấy Đại Khổng Tước Chú Vương đến ủng hộ trai chủ họ tên......... và quyến thuộc. Xin được tiêu trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, hưởng phước trăm thu.
ĐÁT ĐIỆT THA, BỆ ĐỖ RỊ BỆ ĐỖ RỊ, BỆ ĐỖ RỊ BỆ ĐỖ RỊ, MẠC TRÍ
ĐẾ MẠT TRÍ ĐẾ, CÔ TRÍ CÔ TRÍ, BÍ ĐỔ MẠT ĐỂ, BÍ ĐỔ MẠT ĐỂ, HÔ
HÔ HÔ HÔ, HÔ HÔ HÔ HÔ, HỒ RÔ HỒ RÔ, HỒ RÔ HỒ RÔ, HỒ RÔ HỒ
RÔ, CHỦ CHỦ CHỦ CHỦ, CHỦ CHỦ CHỦ CHỦ, GIẢ GIẢ GIẢ GIẢ,
GIẢ GIẢ GIẢ GIẢ, THỤ TÓA HA.

Lại nữa, A Nan Đà, ở phương Bắc có Đại Thiên Vương Bích Thất La Mạt Noa, là chủ lãnh Dược Xoa. Lấy vô lượng trăm mghìn Dược Xoa làm quyến thuộc giữ gìn cõi phương Bắc. Có rất nhiều con cháu, anh em, quân, tướng, đại thần, tạp sứ, cũng lấy Đại khổng Tước Chú Vương đến ủng hộ trai chủ họ tên.................. và quyến thuộc. Xin được tiêu trừ ưu não, sống lâu trăm tuổi, hưởng phước trăm thu.

ĐÁT ĐIỆT THA, TÔ RỊ TÔ RỊ, THẤT RỊ THẤT RỊ MẠT ĐỂ, HẾ RỊ HẾ RỊ
MẠT ĐỂ, KIẾT RỊ RỊ HẾ RỊ RỊ, TỲ RÔ TỲ RÔ, BĂNG YẾT LỆ, CHỦ RÔ
CHỦ RÔ, BÀN ĐỖ MẠT ĐỂ, YẾT ĐẢM TỲ SAM, BÀN ĐỖ MẠT ĐỂ TÓA HA

+ Lại nữa:

Đông phương Trì Quốc Thiên,
Nam phương hiệu Tăng Trưởng,
Tây phương tên Quảng Mục,
Bắc phương Đa Văn Thiên,
Bốn Đại Thiên Vương đó,
Có danh xưng cứu thế,
Bốn phương thường ủng hộ.
Đại quân đủ oai đức,
Ngoại oán đều hàng phục,
Đối phương chẳng dám khinh.
Ánh sáng và thần lực,
Đẩy lùi các sợ hãi.
Trời cùng A Tu La,
Có lúc cũng đành nhau,
Các vị trên đến giúp,
Khiến Trời thắng an ổn.
Các chúng Trời như trên,
Đều trì Đại Chú Vương,
Giúp trai chủ quyến thuộc,
Không bệnh, thọ bá niên.
ĐÁT ĐIỆT THA, Ế LỆ MÊ LỆ, HẾ LỆ HẾ LỆ, ĐỂ LỆ MẬT LỆ, THẤT LỆ BÀ THẾ, ĐÀM THÍCH ĐỖ ĐÀM THÍCH.
(Cầu nguyện như mắc các bệnh khổ, tai nạn đao binh, kể các sự bức xúc, bất như ý, mệt nhọc, cứ nêu họ tên mình cũng như quyến thuộc ra để cầu nguyện thì sẽ được toại ý như nguyện).

+ Lại nữa:

HẾ LÍ NHỈ LÍ, ĐAM THÍCH ĐỖ ĐAM THÍCH, AN TRÍ, PHẠT TRÍ, BÁT LẶC MA, ĐỖ PHẠT TRÍ.

Sự cầu nguyện được thành tựu.

Hết Chánh kinh: Xin mời xem kinh chú Phật Mẫu Đại Kim Diệu Khổng Tước Minh Vương

 PHẦN NGOÀI CHÁNH KINH - GÓP Ý TẠO NIỀM TIN

Bàn về Mật giáo: Nhờ tỷ giáo lý luận trong phạm trù khoa học, ta thấy sự tương quan giữa vật chất và tâm linh chỉ là nhất quán. Các nhà triết học và khoa học đã đi đến một kết luận bất ngờ là: “Nếu sự vật gồn những đặc tính, và khi những đặc tính ấy chỉ có trong trí não, thì tất cả khách quan trong vũ trụ gồm:Vật chất, Năng lực, nguyên tử, ngôi sao đều không có thực tại mà chỉ là sự cấu tạo của ý thức hay là những biểu tượng tạo ra bởi giác quan của con người”. Nên nhà bác học lớn của Anh quốc là Bertrand Russell nói rằng: “Đạo Phật bắt đầu từ chỗ khoa học không thể tiến tới được nữa vì những giới hạn của phương tiện khoa học. Nhưng chinh phục của đạo Phật thuộc về tâm”.

Nhà bác học vật lý nói về thuyết Tương đối của Mỹ là Albert Einstein lại ca tụng đạo Phật:

- Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu của nền khoa học tân tiến, tôn giáo đó chính là Phật giáo....v.v...Cơ cấu thực tại của sự vật chỉ là một trong các lĩnh vực đã được Đức Phật nói đến cách đây hơn 2000 năm trong hệ tư tưởng của Phật giáo”

Người tu hành Mật giáo, khi quán trí hành giả được cao độ, thì các tâm sở Định Huệ rất ưu việt, khế hiệp với ý thức tâm vương rồi dần dần biến thành diệu quan sát trí, thể nhập cảnh giới bất khả tư nghì của Phật và Bồ Tát. Bởi thế, nhà bác học Bertrand Russell mới bảo: “ Chinh phục của đạo Phật thuộc về tâm linh kỳ diệu”.

Vì vậy, hành giả tu về Mật giáo nếu trì chú được nhất tâm an trú tam muội tương ưng (thân, miệng, ý thanh tịnh) thì được cảnh giới tâm linh huyền diệu vĩ đại.

QUYỂN TRUNG
PHẬT THUYẾT ĐẠI KHỔNG TƯỚC CHÚ VƯƠNG KINH

Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh phụng chiếu dịch văn Phạn ra văn Hán. Thượng tọa Thích Ấn Nghiêm dịch văn Hán ra văn Việt.
Lại nữa, A Nan Đà, ông phải thụ trì các vị Đại Dược Xoa quân chủ, danh tự có sai khác, các vị ấy được biết như là:

Trưởng tử Câu Bê La
Tên gọi San Thệ Da
Luôn ở gần loài người
Tại nước Nhĩ Si La
Phần nhiều trong nhơn chúng
Đến cầu ban lời thật.

Những vị này cũng lấy Đại Khổng Tước Chú Vương đến ủng hộ cho trai chủ họ tên................và quyến thuộc, nguyện trừ các ưu não, sống lâu trăm tuổi ,
hưởng phước trăm thu.

ĐÁT ĐIỆT THA, BẠT LỆ BẠT CÁC LỆ, MA ĐĂNG KỲ CHIÊN TRÀ LÍ,
BỔ RÔ SƠN NỄ, TỲ CHỈ LÍ NỄ, CU RỊ KIÊN ĐA RỊ, CHIÊN TRÀ LÍ MA
ĐĂNG KỲ THƯỢNG MA LÍ NỄ, HẾ LÍ NHỈ LÍ, KHA YẾT ĐA YẾT ĐỂ,
KIÊN ĐÀ RỊ, CÔ SẮT SỈ, CA BẠT RỊ TÌ HA NỄ, HẾ LÍ HẾ LÍ, KIẾM BẾ
SA HA.
Thần Câu Lưu Tôn Đà
Ở Ba Tra Lê Tử.
A Bát La Bố Đa
Ở Ấp Túy Thổ Nô.
Chúa Dược Xoa Thế La .......

Nguyên Kinh còn dài - Xem trong kinh Nguồn: Phật Thuyết Đại Khổng Tước Chú Vương Kinh

+ Mục 5_Cứu giúp người phá Giới:
Trong bảy Đức Phật Dược Sư thì chỉ có riêng Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai phát Nguyện cứu giúp người phá Giới

Nguyện lớn thứ năm: Nguyện Ta đời sau, lúc được Bồ Đề thời nếu có các hữu tình ở trong Pháp của Ta, tu hành Phạm Hạnh, tất cả đều khiến được chẳng khuyết Giới, khéo phòng hộ ba Nghiệp, không có huỷ phạm bị đoạ trong nẻo ác. Giả sử có huỷ phạm mà nghe tên của Ta xong, chuyên niệm thọ trì, chí tâm phát lộ (tỏ bày hối lỗi) liền trở lại được thanh tịnh, cho đến Bồ Đề. Chi tiết xin xem tại kinh: Kinh Dược Sư

1_ Nhật Quang Bồ Tát, tên Phạn là Sūrya-prabha, dịch âm là Tô Lợi Gia Bát La Bà. Lại xưng là Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nhật Diệu Bồ Tát hay Nhật Quang Phổ Chiếu Bồ Tát.
Danh hiệu Nhật Quang Bồ Tát được lấy từ ý tưởng: “Mặt trời phóng ra ngàn ánh sáng chiếu khắp thiên hạ, phá mọi ám tối”. Vị Bồ Tát này y theo Bản guyện Từ Bi, Tam Muội Phổ Thí chiếu diệu Pháp Giới, bụi thế tục… phá nát sự tối tăm của sinh tử giống như ánh sáng mặt trời chiếu khắp thế gian, cho nên có tên này.

Nhật Quang Bồ Tát vị đứng hầu bên trái Đức Phật Dược Sư, cùng với vị Nguyệt Quang Bồ Tát đứng hầu bên phải, là hai vị Đại Phụ Tá của Đức Phật Dược Sư trong quốc thổ Tịnh Lưu Ly ở phương Đông. Đây là hai vị Bồ Tát thượng thủ của vô lượng chúng Bồ Tát, thọ trì kho báu Chính Pháp của Đức Dược Sư Như Lai.

+ Nhật Quang Bồ Tát cùng với Đại Bi Chú của Quán Thế Âm Bồ Tát có quan hệ mật thiết. Người trì tụng Đại Bi Chú được Nhật Quang Bồ Tát hợp với vô lượng Thần Nhân đi đến chứng minh kèm tăng thêm hiệu nghiệm. Phàm người trì tụng Chú Đại Bi nếu hay trì tiếp Nhật Quang Bồ Tát Đà La Ni ắt hay tịch trừ Ma Chướng, được quả báo tốt lành chẳng thể nghĩ bàn

_Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn ... ghi rằng: Nhật Quang Bồ Tát (Sūrya-prabha) vì người thọ trì Đại Bi Tâm Đà La Ni, nói Đại Thần Chú để ủng hộ là:

“Nam mô bột đà cù na mê (1) Nam mô đạt ma mạc ha đê (2) Nam mô tăng già đa dạ nê (3) Để lý bộ tất tát đốt diêm nạp ma”.

Tụng Chú này diệt được tất cả tội, cũng hay đuổi được Ma và trừ thiên tai. Nếu kẻ nào tụng một biến, lễ Phật bái, Như vậy mỗi ngày, riêng ba Thời tụng Chú lễ Phật thì trong đời vị lai tùy theo chỗ thọ thân sẽ được mỗi một tướng mạo đoan chính, được quả báo đáng vui mừng”

2_Nguyệt Quang Bồ Tát, tên Phạn là Candra-prabha, dịch âm là Tán Nại La Bát La Bà. Lại xưng là Nguyệt Tịnh Bồ Tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Xuất xứ của Nguyệt Quang Bồ Tát có nhiều Thuyết chẳng đồng nhau, thông thường có ba loại giải thích:
1_ Ngài là vị Đế Vương cổ xưa của Ấn Độ, tức là tiền thân của Đức Thích Ca tu Bồ Tát Hạnh ở đời quá khứ.

Kinh Hiền Ngu, quyển 6_Kinh Nguyệt Quang Bồ Tát_Kinh Đại Bảo Tích, quyển 80… ghi chép là: “Vị vua này có Đại Uy Đức, sau này bố thí cái đầu cho Bà La Môn Lao Độ Sai để đầy đủ Hạnh Đàn Ba La Mật. Lại xưng là Nguyệt Quang Bồ Tát”

2_Nguyệt Quang là tên gọi khác của Ba Tư Nặc (Prasenajit) là vua của nước Xá Vệ (Śrāvastī) ở Trung Ấn Độ khi Đức Phật còn tại thế.

Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật, quyển Thượng nói rằng: “Chủ của nước Xá Vệ là vua Ba Tư Nặc có tên gọi là Nguyệt Quang”

3_Nguyệt Quang Bồ Tát là vị hầu cận bên phải Đức Phật Dược Sư (Bhaiṣaijyaguru-buddha) tại Thế Giới Tịnh Lưu Ly (Vaiḍurya) ở phương Đông cùng với vị hầu cận bên trái Đức Phật Dược Sư là Nhật Quang Bồ Tát (Sūrya-prabha). Cả ba vị này được hợp xưng là Đông Phương Tam Thánh.

Trong Phật Pháp thì Nguyệt Quang Bồ Tát biểu thị cho sự lắng tâm tĩnh lự nhập vào Thiền Định (tĩnh định), ánh sáng trong suốt rực rỡ có thể dung nhiếp mỗi một chúng sinh trong Đại Thiên khiến cho miễn trừ được sự bức não của ba Độc Tham, Sân, Si

Căn cứ vào sự ghi chép trong Kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện thời Nguyệt Quang Bồ Tát cùng với Nhật Quang Bồ Tát đồng là bậc thượng thủ của vô lượng vô số chúng Bồ Tát, Thứ Bổ Phật Xứ (Vị Bồ Tát chờ thành Phật) thọ trì kho báu Chính Pháp của Đức Dược Sư Như Lai

_Nguyệt Quang Bồ Tát lại được xưng là Nguyệt Thần (Thần mặt trăng) là vị Thần Tiên được lưu truyền rất rộng trong dân gian Trung Quốc

_Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni ghi nhận bài Nguyệt Quang Bồ Tát Đà La Ni là:

“Thâm đê đế đồ tô tra (1) A nhược mật đế ô đô tra (2) Thâm kỳ tra (3) Ba lại đế (4) Gia di nhược tra ô đô tra (5) Câu la đế tra kỳ ma tra (6) sa bà ha”.

Tụng Chú này năm biến, lấy chỉ ngũ sắc làm sợi dây Chú (Chú Sách) rồi cột buộc ở chỗ bị đau nhức. Chú này do bốn mươi hằng hà sa chư Phật đời quá khứ đã nói, nay tôi cũng nói, vì các Hành Nhân mà làm ủng hộ để trừ tất cả chướng nạn, trừ sự đau nhức của tất cả bệnh ác, thành tựu tất cả Pháp lành, xa lìa tất cả các sự sợ hãi.

Đức Phật bảo: “Này A Nan ! Ông nên dùng Tâm sâu xa trong sạch mà thọ trì Đà La Ni này, rộng nói lưu truyền nơi cõi Diêm Phù Đề đừng để cho đoạn tuyệt. Đà La Ni này có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh trong ba cõi. Tất cả bịnh khổ ràng buộc nơi thân, dùng Đà La Ni này mà trị thì không có bệnh nào chẳng khỏi.

Dùng Đại Thần Chú chú vào cây khô héo thì cây ấy còn được sinh cành lá, hoa quả huống chi hữu tình là chúng sanh Thức. Nếu thân có bệnh hoạn, dùng Chú này trị
mà chẳng lành, ắt không có chuyện đó Thiện Nam Tử! Sức uy thần của Đà La Ni này chẳng thể luận bàn! Chẳng thể luận bàn! Khen ngợi không thể hết được! Nếu chẳng phải là người từ đời quá khứ lâu xa đến nay đã rộng gieo căn lành, thì cho đến tên gọi còn chẳng được nghe, huống chi là được thấy! Đại Chúng các ông, Trời, Người, Rồng,Thần… nghe Ta khen ngợi đều nên tùy vui”

(Nguồn: Kinh Dược Sư)

+12 Địa chi: Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi.
+ Thời gian: Dùng các địa chi này để làm tên gọi cho 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm.

+ Các (12) vị Đại Tướng Dược Xoa: Các vị tướng trong Kinh Dược Sư - Chữa bệnh mầu nhiện, có nhiều tương ứng với các tên trong Dịch học đông phương như Tý - Sửu ... Thanh Long, Câu Trần ..
- Thập Nhị Thần Tướng Dược Xoa Pháp: 12 vị Dược Xoa Đại Tướng là 12 vị Đại tướng ở trước tòa ngồi của Đức Dược Sư Như Lai, quản lý sự mạnh khỏe (kiện khang), đẩy lùi bệnh tật, thoát lìa nạn khổ, tiêu tai diên thọ.
Theo ý nghĩa sâu xa hơn: 12 vị Thần Tướng Dược Xoa là thân hóa hiện của chư Phật Bồ Tát, nhận trọng trách thực hành Phật Nguyện và hộ trì chúng sinh. Mỗi vị Thần Tướng đều thống lãnh bảy ngàn Dược Xoa quyến thuộc, tổng cộng thành tám vạn bốn ngàn Dược Xoa. (Xem trong Kinh Dược Sư, trang 188)

+ 12 Đại Tướng Dược Xoa: Lúc đó trong Chúng có mười hai vị Đại Tướng Dược Xoa đều ngồi ngay trong Hội, ấy là:

1. Ðại Tướng Cung Tỳ La (Kumbhīra), Đại Tướng Bạt Chiết La (Vajra), Đại Tướng Mê Xí La (Mihira), Đại Tướng An Để La (Andira), Đại Tướng Át Nễ La (Majira), Đại Tướng Săn Để La (Śandira), Đại Tướng Nhân Ðạt La (Indra), Đại Tướng Ba Di La (Pajra), Đại Tướng Ma Hổ La (Makura), Đại Tướng Chân Ðạt La (Siṇḍura), Đại Tướng Chiêu Ðỗ La (Catura), Đại Tướng Tỳ Yết La (Vikarala).

Mười hai vị Đại Tướng Dược Xoa này, mỗi một vị đều có bảy ngàn Dược Xoa dùng làm quyến thuộc, cùng lúc mở lời bạch với Đức Phật rằng:"

Thế Tôn ! Nay chúng con nương vào uy lực của Đức Phật, được nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nên chẳng còn sợ hãi nẻo ác nữa. Tướng Soái chúng con cùng chung một lòng, cho đến hết đời xin quy y Phật Pháp Tăng, thề sẽ gánh vác tất cả hữu tình để làm các việc nghĩa lợi, nhiêu ích, an vui. Tùy theo những chỗ nào, làng xóm, thành, nước, ấp, Không Nhàn, trong rừng ... Nếu có lưu bố Kinh này, hoặc lại có người thọ trì danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cung kính cúng dường thì quyến thuộc của chúng con đều hộ vệ người đó, đều khiến cho giải thoát tất cả nạn khổ. Mọi mong cầu của chư Hữu đều khiến cho đầy đủ. Hoặc có tật ách, cầu vượt thoát cũng nên đọc tụng Kinh này, dùng sợi tơ năm màu kết danh tự của con. Như nguyện xong, sau đó mở gút kết"

Bấy giờ Đức Thế Tôn khen các Đại Tướng Dược Xoa rằng: "Lành thay ! Lành thay Đại Dược Xoa Tướng ! Các ông nhớ báo ân đức của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thường nên nhớ làm lợi ích an vui như vậy cho tất cả hữu tình" (Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư_Trang 393)

+ CÁC TƯƠNG ỨNG SỐ 12 - CÁC TÊN GỌI KHÁC (Mỗi tên đều có hình tướng tượng trưng riêng)
a. Tạng Truyền Phật Giáo ghi nhận hình tướng của 12 vị Đại Tướng Dược Xoa là:
1_Chấp Ẩm Dược Xoa Đại Tướng:
2_Chấp Ngôn Dược Xoa Đại Tướng:
3_ Chấp Phong Dược Xoa Đại Tướng:
4_ Chấp Khổ Dược Xoa Đại Tướng:
5_Chấp Mâu Dược Xoa Đại Tướng:
6_Chấp Tưởng Dược Xoa Đại Tướng:
7_Chấp Nghiêm Dược Xoa Đại Tướng:
8_Hồng Hôi Kim Cương Dược Xoa Đại Tướng:
9_Cực Úy Dược Xoa Đại Tướng:
10_Trượng Thủ Dược Xoa Đại Tướng:
11_Chấp Động Dược Xoa Đại Tướng:
12_Viên Mãn Dược Xoa Đại Tướng:
Y theo Phật Điển ghi chép thì 12 vị Thần Tướng ấy ở trong 12 giờ của ngày đêm, bốn mùa, 12 tháng thay phiên nhau thống lãnh quyến thuộc thủ hộ chúng sinh.

Riêng việc phối trí 12 vị Thần Tướng với 12 vị Thời Thần thì có ba dòng truyền thừa

- Cách thứ nhất (Nguyệt Tướng): bắt đầu khởi từ Hợi ngược lên cho đến Tý (Nguyệt Tướng) tức Cung Tỳ La là Hợi Thần, Bạt Chiết la là Tuất Thần .... Tỳ Yết La là Tý Thần.

1) Tỳ Yết La (Vikarala_Viên Tác Dược Xoa hay Cần Nộ Đại Tướng) tức Tý Thần, thân màu vàng hoặc đỏ, cầm bánh xe báu hay đinh ba, Bản Địa là Thích Ca Phật (Śākyamuṇi-buddha), Chủng Tử là chữ BHA (᛬)

2) Chiêu Đổ La (Catura_ Chấp Động Dược Xoa hay Hộ Thế Đại Tướng) tức Sửu Thần, thân màu xanh lam, cầm cái chày báu hay cây kiếm, Bản Địa là Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi-bodhisatva), Chủng Tử là chữ HŪṂ (㜪) 

- ... Cùng các Thần Dần - Mão - Thìn - Tị - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất

12) Cung Tỳ La (Kuṃbhīra_ Cực Úy Dược Xoa hay Khả Úy Đại Tướng) tức Hợi Thần, thân màu vàng, cầm cái chày báu, Bản Địa là Di Lặc Bồ Tát (Maitreyabodhisatva), Chủng Tử là chữ YU (ᜈ) 

_Truyền thống theo Nguyệt Tướng, còn ghi nhận hình tượng của 12 Thần Tướng Dược Xoa theo cách khác là: 1. Thiên Không (Giờ Hợi) - 2. Câu Trần (Giờ Tuất) - 3. Châu Tước (Giờ Dậu) - 4. Thái Thường (Giờ Thân) - 5. Thái Âm (Giờ Mùi) - 6. Huyền Vũ (Giờ Ngọ) - 7. Đằng Xà (Giờ Tị) - 8. Thanh Long (Giờ Thìn) -9. Thiên Hậu (Giờ Mão) - 10. Bạch Hổ (Giờ Dần) - 11. Lục Hợp (Giờ Sửu) - 12. Thiên Nhất (Giờ Tý)

1_Cung Tỳ La (Kuṃbhīra, hay Kuṃbira): Thiên Không - Di Lặc Bồ Tát (Maitreyabodhisatva) - thủ hộ giờ Hợi

2_Phạt Chiết La (Vajra): Câu Trần - Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahā-sthāma-prāpta-bodhisatva) - giờ Tuất

....... Các tên tương tự

12_Tỳ Yết La (Vikarala, hay Vikala): Thiên Nhất - Thích Ca Như Lai (Śākya-muṇitathāgata), là vị Thần thủ hộ giờ Tý

 *) Cách thứ hai (Nguyệt Lệnh): khởi từ Dần thuận đến Tý (Nguyệt Lệnh) tức Cung Tỳ La là Dần Thần, Bạt Chiết La là Mão Thần..... Tỳ Yết La là Sửu Thần. 

*) Cách thứ ba: khởi từ Tý thuận đến Hợi tức Cung Tỳ La là Tý Thần, Bạt Chiết La là Sửu Thần..... Tỳ Yết La là Hợi Thần.

Trong cách thứ ba này, khi 12 vị Đại Tướng Dược Xoa hiện thân Phi Nhân (Amanuṣya) với thân người đầu thú… thì các Ngài đại biểu cho 12 vị Thần Lục Đinh Lục Giáp và được xưng gọi là: Giáp Dần Tướng Quân, Đinh Mão Tòng Thần, Giáp Thìn Tướng Quân, Đinh Tỵ Tướng Quân, Giáp Ngọ Tướng Quân, Đinh Mùi Tòng Thần, Giáp Thân Tướng Quân, Đinh Dậu Tướng Quân, Giáp Tuất Tướng Quân, Đinh Hợi Tòng Thần, Giáp Tý Tướng Quân, Đinh Sửu Tòng Thần…gồm 6 vị Âm Thần và 6 vị Dương Thần. Hình tượng của các vị này thường được thấy trong các Man Đa La như Man Đa La của Diệu Kiến Bồ Tát (Su-darśana, hay Su-dṛ ṣṭa) để thực hành Nhương Tinh Pháp Hội.

Đạo Giáo Trung Quốc ghi nhận Lục Đinh Lục Giáp Hộ Thân Thần Chú là:

“Đinh Sửu diên ngã thọ, Đinh Hợi câu ngã hồn, Đinh Dậu chế ngã phách, Đinh Mùi khước ngã tai, Đinh Tỵ độ ngã nguy, Đinh Mão độ ngã ách Giáp Tý hộ ngã thân, Giáp Tuất bảo ngã hình, Giáp Thân cố ngã mệnh, Giáp Ngọ thủ ngã hồn, Giáp Thìn trấn ngã linh, Giáp Dần dục ngã chân”.

_Thân Bản Địa (tức Bản Địa Thần) của 12 Đại Tướng Dược Xoa:

Từ Bản Tích Nhị Môn của Kinh Pháp Hoa cùng với Bản Địa Gia Trì của Kinh Đại Nhật đã hình thành tư tưởng “Bản Thể của Phật, Bồ Tát hiện bày mọi loại Thân để tế độ chúng sinh” … như Phẩm Thọ Lượng của Kinh Pháp Hoa, Thai Tạng Giới Tứ Trùng Mạn Trà La của Kinh Đại Nhật đã nói tức hiện đủ tư tưởng này. Trong ba Thân của Phật thì Pháp Thân, Báo Thân là Bản Địa, còn Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya) là Thùy Tích.

===> Do đó, 12 vị Dược Xoa Đại Tướng là các vị Hộ Pháp trọng yếu ắt phải có Bản Địa Thần tương ứng để đối ứng.

_Hán Truyền Phật Giáo ghi nhận Bản Tôn duyên với năm sinh trong Xuất Sinh Niên Tuyển Trạch là:
Năm Tý thuộc về con chuột, nếu sinh vào năm này thì có thể tuyển chọn Thiên Thủ Thiên Nhãn, cũng là Quán Thế Âm Bồ Tát làm Bản Tôn tu tập.
Năm Sửu thuộc con trâu, Hư Không Tạng Bồ Tát
Năm Dần thuộc con cọp, Hư Không Tạng Bồ Tát
Năm Mão thuộc con thỏ, Văn Thù Bồ Tát
Năm Thìn thuộc con Rồng, Phổ Hiền Bồ Tát
Năm Tỵ thuộc con rắn, Phổ Hiền Bồ Tát
Năm Ngọ thuộc con ngựa, Đại Thế Chí Bồ Tát
Năm Mùi thuộc con dê, Đại Nhật Như Lai (tu Đại Nhật Như Lai của Mật Pháp)
Năm Thân thuộc con khỉ, Đại Nhật Như Lai
Năm Dậu thuộc con gà, Bất Động Minh Vương
Năm Tuất thuộc con chó, A Di Đà Phật
Năm Hợi thuộc con heo, A Di Đà Phật
_Tùy theo sự truyền thừa mà chữ chủng tử của 12 Thần Tướng Dược Xoa được ghi nhận khác nha./.

+ Kinh Công Đức Phật Dược Sư Quang Vương Như Lai: Đức Phật bảo, này A Nan! Thân người khó được, ở trong Tam Bảo tin kính tôn trọng cũng khó có thể được. Được nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai còn khó hơn điều đó.

Bấy giờ trong Chúng có vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Cứu Thoát, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, cong mình chắp tay, rồi bạch Phật rằng:

"Đại Đức Thế Tôn ! Thời Tượng Pháp chuyển, có các chúng sanh bị mọi loại tai nạn gây khốn ách, bệnh lâu dài, gầy ốm, chẳng thể ăn uống, miệng cổ khô ráo, thấy các phương mờ tối, tướng chết hiện trước mặt, mắt không nhìn thấy, cha mẹ, thân quyến, bạn bè, Tri Thức vây quanh khóc lóc. Thân của người ấy nằm tại chỗ của mình thấy Diêm Ma Sứ (Yama-ceṭa) dẫn Thần Thức ấy, đến trước mặt Diêm Ma Pháp Vương (Yama-dharma-rāja). Các hữu tình có vị Thần Câu Sinh, tùy theo việc người ấy đã làm, hoặc tội hoặc phước, tất cả đều biên chép đủ, gìn giữ hết, rồi trao cho Diêm Ma Pháp Vương. Lúc đó Diêm Ma Pháp Vương tìm hỏi người ấy, tính toán việc đã làm, tùy theo tội phước mà phân xử.

Thời quyến thuộc tri thức của người bệnh ấy, nếu hay vì người ấy, quy y Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thỉnh các Chúng Tăng chuyển đọc Kinh này, Thắp đèn bảy tầng, treo Ngũ Sắc Tục Mệnh Thần Phan (Cành phan Thần năm màu nối tiếp mạng sống). Hoặc có chốn đó, Thần Thức của kẻ ấy quay trở lại, như ngay trong mộng, hiểu thấu tự thấy. Hoặc trải qua 7 ngày, hoặc 14 ngày, hoặc 21 ngày, 35 ngày, 49 ngày... Lúc Thần Thức ấy quay về thời như từ mộng tỉnh dậy, đều tự nhớ biết quả báo đã được của nghiệp Thiện, Bất Thiện. Do tự mình chứng thấy quả báo của nghiệp cho đến bị mất mạng cũng chẳng tạo các nghiệp ác nữa.

Chính vì thế cho nên kẻ trai lành, người nữ thiện có lòng tin trong sạch đều nên thọ trì danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tuỳ theo sức làm được mà cung kính cúng dường"

Khi ấy A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng: "Thiện Nam Tử! Nên cung kính cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy như thế nào ? Làm sao tạo được Tục Mệnh Phan Đăng?"

Cứu Thoát Bồ Tát nói:" Ðại Đức! Nếu có người bệnh muốn khỏi bệnh khổ, nên vì người ấy, bảy ngày bảy đêm thọ trì tám phần Trai Giới. Nên đem thức ăn uống với vật dụng khác, tuỳ theo sức mà bày biện, cúng dường Bật Sô Tăng, ngày đêm sáu thời lễ bái cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy, đọc tụng Kinh này 49 biến, thắp 49 ngọn đèn, làm bảy pho hình tượng của Đức Như Lai ấy, trước mỗi một Tượng đều để bảy ngọn đèn, mỗi một ngọn đèn lớn như bánh xe, cho đến 49 ngày, ánh sáng chẳng dứt, làm cành Phan lụa ngũ sắc dài 49 gang tay, nên thả đủ loại chúng sinh đến 49 loài thì có thể được vượt qua nạn nguy ách, chẳng bị các tai nạn, Quỷ ác bắt giữ.

Lại nữa A Nan ! Nếu hàng Sát Đế Lợi Quán Đỉnh Vương, lúc có tai nạn xảy ra, nghĩa là chúng dân bị nạn bệnh dịch, nạn nước khác xâm bức, nạn phản nghịch ngay trong nước, nạn Tinh Tú biến ra nhiều điềm quái dị, nạn Nhật Thực Nguyệt Thực, nạn mưa gió chẳng đúng thời, nạn quá thời tiết không mưa. Vị Sát Đế Lợi Quán Đỉnh Vương ấy lúc đó nên đối với tất cả hữu tình, khởi tâm Từ Bi, tha cho kẻ bị cột trói giam cầm, y theo Pháp cúng dường đã nói lúc trước mà cúng dường Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy.

Do căn lành này với sức Bản Nguyện của Đức Như Lai ấy khiến cho quốc giới của vị vua ấy liền được an ổn, mưa gió đúng thời, lúa mạ được mùa, tất cả hữu tình không có bệnh được hoan lạc, tất cả tướng ác liền đều ẩn mất. Vị Sát Đế Lợi Quán Đỉnh Vương ấy sống lâu, sắc đẹp, mạnh khỏe, không có bệnh, được tự tại và được tăng thêm lợi ích"

Này A Nan ! Nếu Đế Hậu, Phi Chủ, Trữ Quân, Vương Tử, Đại Thần, Phụ Tướng, Trung Cung Biện Nữ, trăm quan, người dân bị bệnh gây khổ với ách nạn khác...cũng nên dựng làm Ngũ Sắc Thần Phan, thắp đèn sáng liên tục, thả các sinh mệnh, rải hoa đủ màu, đốt mọi hương thơm nổi tiếng thì bệnh được trừ khỏi, thoát khỏi mọi nạn"

Bấy giờ, A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng:"Thiện Nam Tử! Vì sao mạng sống đã hết mà có thể tăng thêm ích lợi ?"

Cứu Thoát Bồ Tát nói:" Đại Đức ! Há ông chẳng nghe Đức Như Lai nói có chín cách chết đột ngột sao ? Chính vì thế cho nên khuyên làm Tục Mệnh Phan Đăng tu các Phước Đức. Do tu Phước cho nên thọ mệnh ấy chẳng trải qua nạn khổ".

Cứu Thoát Bồ Tát nói:" Đại Đức ! Há ông chẳng nghe Đức Như Lai nói có chín cách chết đột ngột sao ? Chính vì thế cho nên khuyên làm Tục Mệnh Phan Đăng tu các Phước Đức. Do tu Phước cho nên thọ mệnh ấy chẳng trải qua nạn khổ".

Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư_Trang 383

+ Kinh Công Đức Dược Sư Phật - Dược Sư Lưu Ly Quang Bản Nguyện Công Đức - Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú - Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng

PHẬT NÓI KINH BẢN NGUYỆN CỦA DƯỢC SƯ NHƯ LAI
Hán dịch: Đời Tuỳ_ Thiên Trúc Tam Tạng ĐẠT MA CẬP ĐA

Việt dịch: HUYỀN THANH

.... Bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử rằng:"Mạn Thù Thất Lợi ! Hoặc có chúng sinh chẳng nhận biết Thiện Ác, tham lam nhiều không có chán, chẳng biết bố thí với quả báo của việc ban cho, ngu si không có Trí, khuyết thiếu gốc tin (Tín Căn), gom tiền của cất chứa bảo vệ, chẳng muốn chia cho. Chúng sinh của nhóm này không có tâm bố thí cho nên thấy người đến xin, tâm họ chẳng vui như cắt thịt trên thân.

Lại có vô lượng chúng sanh keo kiệt tham lam, tự mình chẳng dám tiêu dùng, cũng chẳng muốn cho cha mẹ, vợ con... huống chi là đày tớ, người làm thuê với người đi xin khác. Chúng sinh của nhóm này ở nhân gian, chết đi sẽ sinh vào nẻo Quỷ đói, hoặc nẻo súc sanh.

Do xưa kia ở nhân gian đã từng được nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cho nên hoặc tại nẻo Quỷ đói hoặc nẻo súc sinh mà danh hiệu của Đức Như Lai tạm được hiện trước mặt, liền ở lúc nhớ thời từ chốn ấy chết đi, được sinh trở lại trong cõi người, được Túc Mệnh Trí, sợ hãi nẻo ác, chẳng ham dục lạc, thích hành Tuệ Thí, khen ngợi người bố thí, tất cả hết thảy đều hay buông cho. Dần dần đem đầu, mắt, tay,chân, máu, thịt, thân mình đều cho người đến cầu xin, huống chi là tài vật khác.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi ! Có các chúng sinh tuy phụng thờ Như Lai, thọ trì học câu cú, nhưng lại phá Giới, phá Hạnh, phá nơi Chính Kiến. Hoặc thọ học câu cú, giữ gìn Cấm Giới, nhưng chẳng cầu nghe nhiều (đa văn), chẳng hiểu được nghĩa thâm sâu trong Tu Đa La (Sutra:Khế Kinh) do Đức Phật đã nói. Hoặc lại đa văn nhưng Tăng Thượng Mạn, tự cho mình đúng còn kẻ khác là sai, nghi ngờ chê bai Chính Pháp, làm bạn đảng của Ma. Người ngu si của nhóm này với vô lượng trăm ngàn câu chi na do tha chúng sinh khác hành Tà Đạo sẽ bị đọa vào Địa Ngục. Chúng sinh của nhóm này ở trong Địa Ngục, lưu chuyển không có kỳ hạn.

Do được nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy cho nên ở chốn Địa Ngục, nhờ uy lực của Đức Phật ấy cho nên tạm được danh hiệu của Đức Như Lai hiện trước mặt. Tức thời bỏ mạng, sinh trở lại cõi người, Chính Kiến tinh tiến, tâm trong sạch thuần thiện, liền hay bỏ nhà, ở trong Giáo của Đức Như Lai, xuất gia học Đạo, dần dần lần lượt tu hành các Hạnh của Bồ Tát.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi ! Hoặc có chúng sinh do ganh ghét, chỉ khen ngợi mình, chẳng khen người khác. Các chúng sinh này do tự cao khinh chê người khác nên bị đọa vào ba ác, trong vô lượng ngàn năm chịu các nỗi khổ đau làm hại. Trải qua vô lượng ngàn năm xong, từ nơi đó chết đi, sinh vào nẻo súc sanh làm bò, ngựa, lạc đà, lừa, bị roi gậy đánh đập, đói khát dày vò, thân phải chở nặng tuỳ theo đường mà đi. Nếu sanh trong cõi người, thường ở chốn hèn kém, làm đày tớ cho người, chịu sự sai khiến của kẻ khác.

Nếu xưa kia trong cõi người, được nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy, do căn lành này được thoát khỏi mọi khổ, các căn mạnh bén, thông tuệ biết nhiều, luôn cầu gốc Thiện, được cùng bạn lành thường đi theo nhau, hay chặt đứt lưới Ma, đập nát vỏ vô minh, khô cạn sông phiền não, thoát khỏi tất cả sinh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ não.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi ! Có các chúng sanh ưa thích sự ngang trái chia lìa, cùng nhau tranh cãi, kiện cáo. Nhóm này làm cho chúng sanh phát khởi tâm ác; thân miệng với ý luôn làm các việc ác, vì muốn tổn hại nhau nên mỗi mỗi đều thường đem những việc không lợi ích làm hại nhau. Hoặc cáo triệu Thần Rừng, Thần Cây, Thần Núi, Thần ở gò mả, mọi loại Thần riêng biệt, giết các súc sanh, lấy máu thịt ấy cúng tế cho tất cả Dạ Xoa, La Sát ăn máu thịt. Viết chép tên của người oán kèm làm hình tượng của họ, thành tựu mọi thứ độc hại, Chú Thuật, Yểm Mỵ, Cổ Đạo, Chú của Khởi Thi Quỷ... vì muốn chặt đứt mạng sống và phá hoại thân thể của người đó.

Do nghe được danh hiệu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cho nên các việc ác này chẳng thể gây thương tổn, đều được trợ nhau khởi tâm hiền lành (Từ Tâm), tâm lợi ích, không có tâm nghi ngờ oán giận... mỗi mỗi đều vui thích, cùng nhau nhiếp thọ.

Lại nữa, Mạn Thù Thất Lợi ! Các hàng bốn Chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di này với kẻ trai lành, người nữ thiện có lòng tin... thọ nhận tám phần Trai Giới, hoặc trong một năm, hoặc là ba tháng, thọ trì các Giới. Dùng căn lành này, tùy theo sự vui thích, tùy theo sự nguyện cầu.

... Nếu có người nữ được nghe nói danh hiệu của Đức Như Lai này rồi chí tâm thọ trì thì người này về sau lìa hẳn thân nữ"

Đức Phật bảo: "Này A Nan! Pháp Môn này có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Bản Nguyện Công Đức, cũng gọi là Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu
Tình Kết Nguyện Thần Chú, cũng gọi là Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng, nên trì như vậy"

Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư Phật_Trang 345

+ Quán Đỉnh Cát Tường Đà La Ni Chú: Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Kệ này xong, vì người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, ủng hộ Kinh này nên nói Quán Đỉnh Cát Tường Đà La Ni, liền nói Chú là:

“Đa điệt tha: Ô đam tỳ lỵ (Gọi là: Quỷ trú ngoài núi) Đâu tỳ lỵ (Gọi là: Quỷ ở hang núi) Đam bệ Gọi là: Lạn Mục Quỷ) Ba la đam bệ (Gọi là: Thực Tàn Quả Quỷ, trụ dưới tất cả cây có quả trái, ăn phần dư sót) Nại tra tu nại tra (Gọi là: Quỷ ưa thích ăn trộm) Chi bạt tra (Gọi là: Quỷ giết hại loài cá) Mâu na gia (Gọi là: Xuất Gia Quỷ) Tam ma gia (Gọi là: Tam Muội Quỷ) Đàn Đề (Gọi là: Tróc Trượng Quỷ) Nị la chỉ thi (Gọi là: Hảo Phát Nữ Quỷ _ Quỷ ưa thích phụ nữ có mái tóc tốt đẹp) Bà la cưu ty (Gọi là: Trụ Phá Cơ Quỷ _ Quỷ hay phá da thịt) Ô lỵ (Gọi là: Anh Quỷ) Nhương cù lỵ (Gọi là: Vĩ Quỷ_ Quỷ có đuôi) sa ha”

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất rằng: “Như Quán Đỉnh Đà La Ni Chương Cú này quyết định là Cát Tường. Nếu có người được nghe, thọ trì, đọc tụng thì phá được Nghiệp Chướng ác, trọn đời chẳng bị chết đột ngột (Hoạnh Tử)”

Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như câu Đại Cát Tường của Thần Chú này ban cho khắp cả không có sự sợ hãi. Khi xưa Đức Thế Tôn ở nơi Đức Phật nào mà nghe được Câu Cú này? Nguyện xin Đức Thế Tôn phân biệt, giải nói để đời vị lai được nghe biết khắp cả mà được an vui lớn, thoát lìa sự chết đột ngột và dao, gậy, thuốc độc, nước, lửa, trộm cướp chẳng thể gây hại được”

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất rằng: “Vào thời quá khứ Ta ở nơi Vô Lượng Đức Phật được nghe Câu Cú này rồi thọ trì đọc tụng liền vượt qua tội của 8 ngàn vạn kiếp sinh tử. Ta lại nhớ về 80 vạn kiếp trong thời quá khứ có Đức Phật Thế Tôn tên là Nhất Thiết Thế Gian Thắng đầy đủ mười Hiệu. Đức Phật Thế Tôn ấy vì Ta diễn nói Chương Cú như trên. Ta liền đếm hơi thở khiến Tâm chẳng tán loạn. Đột nhiên giải được Âm Ngữ mà tiêu trừ Kiết Sử, được Vô Sinh Pháp Nhẫn, trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện nghe được Kinh này rồi thọ trì, đọc tụng, ghi chép, giải nói liền vượt qua tội của vô lượng A Tăng Kỳ kiếp sinh tử, tiêu phục độc hại chẳng cùng đối diện với tai họa”

Đức Phật nói lời ấy xong thì 500 Trưởng Giả Tử được Vô Sinh Pháp Nhẫn. Vô số Người, Trời phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Nhóm ông Xá Lợi Tử, A Nan bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Quán Phật Tam Muội Hải Thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni Chú này là nơi chốn đi đến tất cả Cát Tường như là nơi yêu kính của Chúng Phạm Thiên Vương”

Đức Phật bảo A Nan rằng: “Đúng thế! Đúng thế! Như ông đã nói. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện được nghe tên gọi của đầu đề Kinh này thường được thấy Phật với các Bồ Tát, có đầy đủ căn lành sinh về cõi Phật thanh tịnh”

Khi nói Phẩm này thì 80 ức Thiên Tử, Thiên Nữ với Rồng, Quỷ, Thần thảy đều vui vẻ phát Tâm Bồ Đề. Nhóm ông Xá Lợi Phất, A Nan nghe Đức Phật nói xong liền lễ Phật rồi lui ra.

Đề nghị xem kỹ Kinh văn gốc. Nếu thọ trì đọc tụng đúng như lý như pháp sẽ có được sự nhiệm mầu.

Xem nguồn: Kinh chú Đà La Ni Thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm Tiêu Phục Độc Hại

+ Thần Chú Đại Cát Tường Lục Tự Chương Cú Cứu Khổ: Đức Phật bảo: “Này A Nan! Đại thành Vương Xá có một nữ nhân bị ác quỷ nhiếp tên là Chiên Đà Lợi (Canïdïari). Ngày đêm Quỷ đó hiện thành hình người chồng đến quấy nhiễu cô gái này. Vì thân bị vướng tinh của con Quỷ nên sinh ra 500 Quỷ con. Ông còn nhớ chuyện đó không? Vào lúc ấy, Ta dạy cho cô gái này xưng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhờ Tâm lành tiếp nối mà được vào cảnh giới lành.

Này A Nan! Nên biết sức uy thần của Bồ Tát này khiến Ác Quỷ bị tiêu phục, được thấy sắc tượng không thể sánh của thân Ta. Vào lúc ấy mỗi mỗi lỗ chân lông của Ta hiện ra hoa sen báu, vô số vị Hóa Phật khác miệng cùng lời xưng tán Bậc Đại Bi Thí Vô Úy khiến cho người nữ thọ trì đọc tụng thông suốt. Công Đức của Chú này dứt sạch 3 Chướng, thoát khỏi lửa của ngục Tam Giới, chẳng thọ mọi khổ, 404 bệnh một Thời chẳng khởi.

Giả sử có chúng sinh vào trận chiến đấu sắp sửa bị hại. Nếu tụng niệm Chú này, xưng niệm danh hiệu Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát thì như con chim ưng cất cánh bay lên liền được giải thoát.

Nếu có chúng sinh thọ đại khổ não bị giam giữ trong nhà tù, bị gông cùm xiềng xích với các hình phạt từ 1 ngày cho đến 7 ngày, từ một tháng cho đến 5 tháng thì cần phải Tĩnh Tâm, buộc niệm vào một chỗ, xưng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát và Quy Y Tam Bảo, xưng niệm tên Ta 3 lần, tụng Đại Cát Tường Lục Tự Chương Cú Cứu Khổ Thần Chú sẽ được giải thoát. Chú là:

Đa điệt tha: An đà lỵ bát trà lỵ chỉ do lỵ (Gọi là: Trước Anh Lạc Quỷ _ Quỷ đeo Anh Lạc) Đàn đà lỵ (Gọi là: Tróc Thiết Bổng Quỷ _ Quỷ bắt cây gậy sắt) Đàn đa lỵ (Gọi là Tróc Cân Quỷ _ Quỷ bắt cái cân) Để gia bà đà (Gọi là: Dữ Nhân Quang Quỷ) Gia xa bà đà (Gọi là: Văn Quỷ _Quỷ nghe ngóng) Phả la nị kỳ (Gọi là: Trường Xuất Xỉ Quỷ _ Quỷ ló nanh dài) Nan đa lỵ (Gọi là Đại Thân Quỷ _ Quỷ có thân to lớn) Bà gia lỵ (Gọi là: Đại Diện Quỷ _ Quỷ có cái mặt to lớn) A lô nỉ (Gọi là: Bế Mục Quỷ _ Quỷ nhắm mắt) Bạc cưu lỵ (Gọi là: Trước Chung Quỷ _ Loại Quỷ này có đeo cái chuông) Mạc cưu lệ (Gọi là Phi Đầu Quỷ) Đâu tỳ lê (Gọi là: Trụ Thạch Quật Quỷ_ Quỷ trú ở trong hang đá) Sa Ha

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Thần Chú này xong lại bảo A Nan rằng: “Như có kẻ trai lành, người nữ thiện, Đệ Tử trong 4 Bộ được nghe danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và thọ trì đọc tụng Lục Tự Chương Cú. Nếu đi qua nơi trống vắng (Hoang dã) bị mê mờ quên mất lối đi mà tụng Chú này thì Quán Thế Âm Bồ Tát dùng Đại Bi xông ướp Tâm hóa thành hình tượng người chỉ đường dẫn lối khiến cho được an ổn.

Nếu bị đói khát thì hóa làm suối, giếng, quả trái cho ăn uống khiến được no đủ.

Giả sử lại có người gặp đại họa đối mặt, quên mất đất nước, vợ con, tài sản cùng hội với Oán Tằng (Oán ghét) mà xưng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tụng niệm Chú này, Sổ Tức cột niệm, ý không có phân tán trải qua 49 ngày thời Đấng Đại Bi (Mahà Kàrunïika) hóa làm hình Trời (Thiên Tượng) và làm hình Đại Lực Quỷ Thần Vương tiếp rước quay trở về ất cũ khiến cho được an ổn.

Nếu lại có người vào trong biển sâu tìm vật báu. Lên núi cao, nơi vắng vẻ gặp phải cọp, sói, sư tử, trùng độc, rắn độc, Dạ Xoa, La Sát, Cưu Bàn Trà với các Quỷ ác cướp đoạt tinh khí mà xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 3 lần và tụng Chú này liền được giải thoát.

Nếu có đàn bà gặp nạn lúc sinh sản sắp sửa bị chết mà xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 3 lần và tụng trì Chú này liền được giải thoát.

Nếu gặp giặc đại ác cướp đoạt tài sản mà xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 3 lần và tụng trì Chú này thì giặc cướp khởi Tâm Từ (Maitri Citta) liền bỏ qua mà cho đi.

Này A Nan! Nên biết như vị Bồ Tát này và Thần Chú đó quyết định là Cát Tường, thường hay tiêu phục tất cả độc hại, chân thật chẳng hư dối, ban cho khắp cả chúng sinh trong 3 cõi khiến cho không có sự sợ hãi, làm đại ủng hộ cho đời này an vui, đời sau sinh vào nơi gặp Phật nghe Pháp mau được giải thoát. Uy Thần của Chú này rực rỡ vô lượng hay khiến cho chúng sinh thoát khổ Địa Ngục, khổ Ngạ Quỷ, khổ Súc Sinh, Khổ A Tu La và 8 nạn khổ… giống như nước diệt lửa sạch hết không còn sót.

A Nan! Nên biết nếu có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và trì Chú này sẽ được đại thiện lợi, tiêu phục độc hại. Đời này đời sau việc chẳng lành vĩnh viễn dứt hẳn không còn dư sót và đều đầy đủ Trì Giới, Tinh Tiến, Niệm, Định, Tổng Trì.

A Nan! Nên biết nếu có người nghe Lục Tự Chương Cú Cứu Khổ Y Vương Vô Thượng Thần Chú này, xưng niệm danh tự Đại Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát thì tiêu trừ tội cấu, liền ngay đời này được thấy 80 ức chư Phật đều đến trao tay, vì mình mà nói thần lực công đức của Bậc Thí Vô Úy và Lục Tự Chương Cú. Đã nhìn thấy Phật cho nên liền được Vô Vong Tuyền Đà La Ni (Đà La Ni xoay chuyển không bị quên)”

_ Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Kệ là: ...

Đề nghị xem kỹ Kinh văn gốc. Nếu thọ trì đọc tụng đúng như lý như pháp sẽ có được sự nhiệm mầu.

Xem nguồn: Kinh chú Đà La Ni Thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm Tiêu Phục Độc Hại

+ Cuồng tín: Điểm tiêu cực của cung 6 là sự cuồng tín, không chấp nhận cái gì khác với lý tưởng mình tôn thờ. Nhược điểm này phải được chuyển hóa bằng đặc tính tích cực của cung 2 là sự bao dung, bao gồm tất cả vào mình.(Trích năng lượng của 7 cung - Học MF)

+ Cuồng tín - Bè phái: Mọi hình tư tưởng đều được tạo ra dưới sự thúc đẩy của một tình cảm hay ước muốn nào đó. Trong các trường hợp hiếm hoi, nó có thể được tạo ra dưới ánh sáng giác ngộ, và do đó, biểu hiện cho trực giác. Nhưng đối với đa số nhân loại, động lực thôi thúc lôi cuốn chất trí vào hoạt động là một động lực về tình cảm, hay là một ham muốn mạnh mẽ, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc ích kỷ hoặc vị tha.

Cần nhớ rằng hình tư tưởng được cấu tạo như thế sẽ, hoặc ở lại trong hào quang riêng của người tạo ra nó, hoặc là tìm cách đi đến mục tiêu được nhắm vào. Trong trường hợp thứ nhất, nó sẽ tạo thành một phần của một bức tường dày đặc các hình tư tưởng như thế bao quanh khắp người ấy hay tạo thành hào quang thể trí (mental aura) của y và sẽ tăng thêm sức mạnh khi người này để ý tới nó cho đến khi nó lớn đến nỗi nó sẽ gạt bỏ thực tại ra khỏi y, hoặc là nó sẽ năng động và mạnh mẽ đến nỗi người ấy sẽ trở thành nạn nhân của những gì mà y tạo ra.  Hình tư tưởng sẽ mạnh hơn là kẻ tạo ra nó, thế nên kẻ tạo ra hình tư tưởng trở thành bị chiếm cứ (possessed, bị ám ảnh) bởi các ý tưởng riêng của mình và bị lèo lái bởi sự sáng tạo riêng của mình. (Đây là trường hợp cuồng tín–ND)

Trong trường hợp thứ hai, hình tư tưởng của người tạo ra sẽ tìm cách đi vào hào quang thể trí của một người khác, hay là đi vào một nhóm nào đó. Ở đây, bạn có mầm mống của công tác tà thuật (evil magical work) và việc áp đặt một thể trí mạnh lên thể trí yếu hơn. Nếu nó tìm cách đi vào một nhóm nào đó, các hình thức thôi thúc tương tự (nằm trong hào quang của nhóm) sẽ liên kết với nó, có cùng tốc độ hay phạm vi rung động. Bấy giờ, cùng một sự việc xảy ra trong hào quang của nhóm như đã xảy ra trong vòng giới hạn (ring–pass–not) của cá nhân – nhóm sẽ có chung quanh nhóm một bức tường ngăn cản bằng các hình tư tưởng, hoặc sẽ bị ám ảnh bởi một ý tưởng nào đó. Đây là manh mối của mọi khuynh hướng bè phái (fanaticism) và là manh mối của một số hình thức cực kỳ rồ dại (insanity). (LVHLT, 484)

+ Cung Thể xác – Dĩ thái: Hoặc cung 3 hoặc cung 7

Hãy nhìn vào cơ thể của bạn. Có phải nó có cơ bắp, mạnh mẽ hay chắc nịch, rất năng động và bận rộn (3) hoặc mảnh khảnh hơn (7)? Duyên dáng khi di chuyển và nhảy múa (7), hoặc cường tráng hơn và lực lưỡng, có lẽ cùng với việc không khéo sắp xếp thời gian (3)? Cơ thể có thể được thúc đẩy làm việc nhiều giờ mà không cần ăn, có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào (3), hay nó cần những bữa ăn đều đặn, và hoạt động tốt hơn với trình tự, nghi lễ (7)? (Trích từ năng lượng 7 cung - Khóa học GQ/ MF)

+ Cung Thể cảm dục/ Cảm xúc: Hoặc Cung 2 hoặc Cung 6

Những cảm xúc được thể hiện như thế nào?

- Bạn có cho là sự việc mang tính cá nhân nếu có ai đó từ chối một cái gì đó quan trọng đối với bạn (6);

- hoặc bạn có thể xem xét sự từ chối một cách vô ngã hơn (2)?

Nếu bạn bị phản bội bởi người mà bạn yêu thương và tin tưởng:

- Có phải bạn bị thất vọng và tổn thương sâu sắc, nhưng mặt khác bạn lại lặng lẽ không có phản ứng (2);

- hoặc bạn có những khao khát sâu đậm, đam mê một cách rất mãnh liệt, phản ứng và hung hăng, tức giận và ghen tuông (6)?

- Có phải bạn đã đang cố gắng để thay đổi hành vi của bạn vì những phản ứng hung hăng và sự giận dữ của bạn đã đưa bạn vào rắc rối trong quá khứ, và bây giờ bạn được thanh thản hơn và có khả năng dốc hết lửa của bạn vào sự khát vọng hay sự cống hiến cho (6) điều tốt cao cả hơn? (Trích từ năng lượng 7 cung - Khóa học GQ/ MF)

+ Xác định Cung Linh hồn: Bất cứ cung nào trong Bảy Cung

- Hãy hỏi “Có phải tôi đang khao khát một cái gì đó cao cả hơn và tốt đẹp hơn hay không?” Một câu trả lời “có” cho thấy rằng Cung Linh hồn đang ảnh hưởng tới tính cách và có thể được tìm thấy.

- Hãy suy gẫm những câu hỏi sau đây, tìm kiếm câu trả lời tận trong tâm.

1. Các phẩm chất tốt của tôi và các điểm mạnh của tôi là gì? Tôi có những sự ban tặng hoặc kỹ năng đặc biệt nào?

2. Có phải có những phẩm chất hoặc điểm mạnh mới đang xuất hiện hay không? Nếu có thì chúng là gì?

3. Tôi thích cách nào nhất để giúp đỡ thế giới? Các khát vọng cao nhất của tôi là gì? Năng khiếu nào sẽ đáp ứng nhất cho nhu cầu trong tâm tôi, để giúp mọi người? (trích năng lượng của 7 cung - Khóa GQ/ MF)

+ Cung Linh hồn là Cung 1
Kinh nghiệm: một trách nhiệm năng động của ý chí và quyền năng tinh thần đối với việc xúc tiến Thiên Cơ.
Việc sử dụng các mãnh lực hủy diệt nhằm dọn đường cho các Nhà Kiến Tạo.

Ý chí quyền lực để hợp tác.

Quyền lực được thực hiện như là vũ khí chính của bác ái.

Sự đồng nhất hóa với nhịp điệu của Tổng Tthể.

Việc chấm dứt sự cô lập. EPII 40

Lương tâm tinh thần: thúc giục họ gìn giữ các nguyên tắc và các giá trị tinh thần.
Đóng góp lớn nhất: động viên và giải phóng những người khác.
Các mục tiêu: trở thành những nhà lãnh đạo nhân từ đầy quyền lực, đáp ứng những điều tốt đẹp nhất, và / hoặc giải thoát mọi người khỏi cảnh nô lệ và áp bức.
Hoạt động yêu thích nhất: loại bỏ tất cả những điều không thiết yếu và được tự do hoàn hảo.
Cảm giác thiêng liêng lớn lao nhất: đồng nhất hóa với Đại Ngã Duy Nhất, và niềm vui được ở trong sự hiện diện của sức mạnh và quyền lực của Thượng Đế.
Mong muốn của tâm hồn: “Trở thành Đấng Độc Nhất vô nhị “.
Các thiên hướng: Tài chính trị, cầm quyền, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giám sát, chính trị, ngành ngoại giao hiện đại, các lực lượng, bất kỳ nghề nghiệp nào đòi hỏi năng lực ý chí rất lớn, sức mạnh và sức chịu đựng, khả năng đứng vững khi đối mặt với mọi trở ngại, khả năng hủy diệt khi cần.
Các đệ tử biểu lộ mãnh lực Cung 1 với quyền năng năng động, mục đích, sức mạnh, lòng can đảm, tính kiên định và sự trung thực xuất phát từ tính vô úy tuyệt đối. Họ có thể đứng một mình. Họ vững vàng và chịu đựng đối với mọi trở ngại. Họ muốn đạt được sự giải thoát và tự do đối với mọi thứ.

Linh hồn Cung Một. Năng lượng của Ý chí hay Quyền Lực. Trạng thái của Tác nhân Hủy Diệt (EP II 80) Các linh hồn trên cung này được nói tới một cách huyền bí là “đâm sầm để lấy lối của họ vào luân hồi”. Họ chiếm đoạt một cách năng nỗ những gì mà họ cần. Họ không cho phép sự trở ngại trong những việc làm thỏa mãn những ham muốn của họ. Họ đứng một mình trong một sự biệt lập tự hào, hãnh diện về sức mạnh của họ, và tính nhẫn tâm của họ. Những tính chất này phải được chuyển hóa thành việc sử dụng thông minh quyền năng vốn làm cho chúng thành yếu tố mạnh mẽ trong Thiên Cơ, và các trung tâm lực có tính thu hút, tập hợp những người phụng sự và các mãnh lực xung quanh họ. Một minh họa cho điều này có thể được nhìn thấy trong hoạt động của Chân Sư Morya, Ngài là trung tâm, trung tâm hấp dẫn có từ tính của tất cả các nhóm nội môn, ban cho họ, bằng quyền năng của Ngài, khả năng phá hủy những gì không mong muốn trong đời sống của các đệ tử. Chớ quên rằng công việc kích thích những gì cần thiết là một trong những nhiệm vụ chính của một Chân Sư, và năng lực của một đệ tử để hủy diệt những gì hạn chế y thì rất cần thiết. Các linh hồn của cung này thấu hiểu, vì họ đi vào luân hồi do mong muốn. Điều này biểu lộ bản chất của sự thể hiện mãnh lực được dùng. Có một mức độ mãnh liệt trong kỹ thuật của họ. Cuối cùng, họ “chiếm lấy cõi giới thiên đàng bằng vũ lực.”

Kỹ thuật Hội Nhập của Cung Một : “Tình yêu quyền lực phải thống trị. Cũng phải có sự phủ nhận những hình thức không vận dụng quyền lực. /Linh từ phát ra từ linh hồn tới hình tướng: ‘Hãy đứng lên. Hãy khẩn trương hướng ra ngoài để vào sự sống. Hãy đạt được một mục tiêu. Đối với bạn, không phải có một vòng tròn, mà là một đường thẳng. /Hãy chuẩn bị hình thể. Hãy để mắt nhìn về phía trước, không ở một bên nào. Hãy để đôi tai đóng lại đối với tất cả những tiếng nói bên ngoài, và những bàn tay được nắm chặt, cơ thể căng lên, và thể trí tỉnh táo. Cảm xúc không được sử dụng trong việc xúc tiến Thiên Cơ. Lòng bác ái hãy chiếm vị trí của nó. /Biểu tượng của một điểm ánh sáng di động xuất hiện phía trên trán. Chủ âm của sự sống mặc dù không được thốt ra, nhưng vẫn được nghe rõ:… ‘Tôi tiến tới quyền lực Tôi là Đấng Duy Nhất. Chúng tôi là một Nhất Nguyên (Unity) nắm quyền lực. Và tất cả phục vụ cho quyền lực và vinh quang của Đấng Duy Nhất.'”(EPII 351,352)

Phương pháp Dứt Bỏ: “Hãy để cho các Mãnh Lực đến với nhau. Hãy để chúng leo tới Chốn Cao Thâm, và từ địa vị cao quý đó, hãy để cho linh hồn nhìn ra trên một thế giới bị hủy diệt. Bấy giờ, hãy để linh từ phát ra: ‘Tôi vẫn còn tồn tại !'”(EPI 416)

Khuynh Hướng của Cung Một: phương pháp Dứt Bỏ – Định Luật Đẩy: “Khu vườn vẫn được tiết lộ. Hoa và cây của nó sống trong vẻ đẹp có trật tự. Tiếng thì thầm của những con ong và côn trùng đang bay trên cánh của chúng được nghe thấy từ mọi phía. Không khí đầy mùi hương. Những màu sắc làm náo loạn tới màu xanh của bầu trời …. / Gió của Thượng Đế, hơi thở thiêng liêng của Ngài, quét qua khu vườn …. Các bông hoa nằm rạp xuống. Các cây gập lại, bị tàn phá bởi gió. Sự hủy diệt mọi vẻ đẹp được theo sau bởi cơn mưa. Bầu trời đen tối. Người ta thấy sự đổ nát. Rồi đến cái chết …. / Sau đó, một khu vườn khác! nhưng lần này có vẻ xa xôi. Hãy gọi một người làm vườn. Người làm vườn, tức linh hồn, trả lời. Hãy gọi mưa, gió, mặt trời đang thiêu đốt. Hãy gọi người làm vườn. Sau đó, hãy để cho công việc tiến hành. Luôn luôn sự hủy diệt đi trước quy luật của cái đẹp. Sự đổ nát đi trước sự thật. Khu vườn và người làm vườn phải tỉnh táo! Công việc tiếp tục. (EPII 166,167)

Linh hồn Cung Một: Sự Giác Ngộ

“Thiên thần của Bản Lai Diện Mục (The Angel of the Presence) đứng trong ánh sáng thiêng liêng – trung tâm và nơi gặp gỡ của nhiều mãnh lực. / Những mãnh lực này gặp gỡ và phối hợp. Chúng tập trung vào đầu của người đứng trước Thiên Thần. / Họ đứng, mắt đối mắt, và mặt đối mặt, và tay trong tay. Ý chí tăng cường ý chí và bác ái đáp ứng bác ái. Ý muốn-quyền lực hợp nhất với ý muốn-yêu thương, và sức mạnh với minh triết gặp nhau. Hai điều này là một. Từ điểm thống nhất cao đó, Đấng đã được giải thoát đứng ra và nói: “Tôi trở về từ nơi tôi xuất phát; Tôi thực hiện cuộc hành trình của tôi từ cõi vô sắc tướng đến cõi sắc tướng. Tôi sẽ hiện hữu. Tôi sẽ hoạt động. Tôi sẽ phụng sự và cứu rỗi. Tôi sẽ nâng cao nhân loại. Tôi phụng sự Thiên Cơ với ý chí, Tổng Thể với quyền lực. ” (EPII 45)

Nguồn: Nhận dạng các cung

 

+ Cung Linh hồn thuộc Cung Hai
• Kinh nghiệm: một sự tràn ngập rực rỡ của minh triết đầy yêu thương.

Việc kiến tạo một cách khôn ngoan, liên quan đến Thiên Cơ.

Tính bao gồm.

Một sự khao khát đối với minh triết và chân lý.

Sự nhạy cảm với Tổng Thể.

Sự từ bỏ tà thuyết lớn về tính chia rẻ.

Sự tiết lộ ánh sáng.

Sự giác ngộ chân thật.

Chánh ngữ nhờ minh triết được tạo ra. EPII 40

• Sự đóng góp lớn lao nhất: phụng sự qua việc dạy dỗ người khác đầy yêu thương và khôn ngoan.

• Mục tiêu: phát triển một sự hiểu biết đầy yêu thương sâu sắc có tính trực giác về mọi người, và / hoặc trở nên bao dung và khôn ngoan để soi sáng những người khác.

• Hoạt động vui thích nhất: “yêu thương”; hay theo đuổi minh triết và gieo rắc sự hiểu biết mang tính trực giác.

• Cảm giác thiêng liêng lớn nhất: lòng bác ái thiêng liêng, hay sự bao dung vô hạn.

• Mong muốn của tâm hồn: yêu thương tất cả, là một với tất cả; hoặc đạt được sự minh triết và toàn tri thiêng liêng và hoàn toàn.

• Các năng khiếu: những gì đòi hỏi tài ứng biến, tầm nhìn xa, sự thu hút cá nhân, sự ấm áp và quan tâm đối với những người khác. Họ làm những đại sứ tuyệt vời, những nhà chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý, các giáo viên, các nhà chữa bệnh, các nhà giáo dục. Tôn giáo cũng xuất hiện dưới cung này. (EPI 50)

Vị đệ tử sử dụng năng lượng Cung 2 yêu thương một cách khôn ngoan, hiểu mọi người bằng trực giác và hướng dẫn hoạt động ở cõi trần một cách kiên nhẫn, tế nhị và từ bi. Có hai loại tâm lý người,

a/ một loại người chủ yếu đến từ tim và biểu lộ lòng bác ái,

b/ loại người kia chủ yếu đến thông qua thể trí và biểu lộ sự hiểu biết khôn ngoan.

Linh hồn Cung Hai. Năng lượng của Bác Ái – Minh triết. (EP II 80-1)

Các linh hồn trên cung này sử dụng phương pháp “tập hợp vào”, hay “thu hút vào”. Linh hồn thiết lập một sự rung động (tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể hiểu chút ít ý nghĩa thực sự của từ đó) và rung động đó tác động lên môi trường của nó, và các nguyên tử vật chất trên cả ba cõi được thu hút vào điểm năng lượng trung tâm. Phương pháp này thì tương đối nhẹ nhàng, khi so sánh với phương pháp của cung thứ nhất, và diễn trình thì lâu hơn một chút trong khi việc phủ bóng (overshadowing) (được tiến hành trước việc nhập vào [Trang 81] ba cõi thấp vì các mục đích xuất hiện) thì lâu hơn rất nhiều. Điều này nói đến việc phủ bóng vật chất dùng để kiến tạo thành hình tướng, chứ không phải nói đến sự phủ bóng của hình tướng đã được hoàn thành, tức là đứa trẻ trong bụng mẹ. Trong trường hợp thứ nhất, có thể nói rằng các linh hồn trên cung một đột ngột và nhanh chóng khi họ muốn lâm phàm, và theo các phương pháp được dùng. Các linh hồn trên cung hai thì chậm hơn khi tiến đến hành động “thôi thúc” (“impulsive”) đó (theo nghĩa của sự thôi thúc đến hành động chứ không phải sự thôi thúc về thời gian) vốn dẫn đến việc sản xuất huyền bí một sự xuất hiện để biểu lộ. // Các linh hồn trên cung này thu hút, khi họ đi vào luân hồi thông qua sự mong muốn. Họ thu hút hơn là họ năng động; họ có tính xây dựng, và họ làm việc theo đường lối đó, mà đối với mọi sự sống và mọi hình tướng, vốn là đường lối ít đối kháng nhất trong vũ trụ của chúng ta.

Linh hồn Cung Hai – có hai nhóm, tự nhiên là có nhiều trường hợp ngoại lệ.

(1) Những người ở khía cạnh bác ái của cung hai bước đi trên đường này hay đường kia của các con đường khác nhau, chủ yếu là con đường của các Đấng Cứu Thế của Thế Gian; Họ trở thành nhà tâm lý học thiêng liêng và các Huấn Sư của Thế Gian. Đức Christ đã kết hợp trong Ngài cả ba đặc tính vĩ đại này. Những người trong nhóm linh hồn thứ hai này trên cung thứ hai cũng thuộc về hai nhóm: Họ theo con đường có đặc điểm chuyên biệt và có một sự bao quát toàn diện, và là các huyền bí gia xuất sắc; nhóm kia được nhận thấy bởi lòng bác ái thuần khiết.

(2) Các linh hồn ở khía cạnh minh triết của cung thứ hai đi đến Shamballa và tham gia Đại Hội đồng theo một khả năng này hay khả năng khác. Một người như thế là Đức Phật.. sự đơn giản của linh hồn mở đường vào Shamballa .. người ta nhận thấy một tính đơn giản đã phát triển sẽ chi phối tất cả các mối quan hệ.

Khi tôi nghiên cứu bạn .. một từ ngữ hiện ra trong tâm thức của tôi dành cho bạn: sự đơn giản .. Sự đơn giản và sự thống nhất có liên quan; sự đơn giản là sự nhất tâm về quan điểm, thoát khỏi ảo cảm và những phức tạp của cái thể trí tạo ra hình tư tưởng; sự đơn giản là sự rõ ràng về mục đích và tính kiên định trong ý định và trong nỗ lực, không bị ngăn cản bởi sự truy vấn và sự xem xét nội tâm quanh co; sự đơn giản dẫn đến tình thương đơn giản, không đòi hỏi sự đáp trả; sự đơn giản dẫn đến sự im lặng, không phải sự im lặng như là một hành động né tránh, mà là một “sự giữ lại lời nói có tính huyền bí.” .. Sự đơn giản bao hàm bản thiết kế vốn “ẩn dưới” cấu trúc bên ngoài của sự sáng tạo, của cuộc sống, của tình thương và của việc phụng sự.. Sự đơn giản đầy yêu thương này – thoát khỏi sự suy tư phức tạp, khỏi sự bí ẩn và khỏi sự nội quan ích kỷ – sẽ cung cấp chủ đề cho công việc thiền định của bạn cho đến khi tôi liên lạc với bạn lần sau.

Linh hồn Cung 2, Phàm ngã Cung 4 (EP II 335) Một người – qua sự ưa thích của phàm ngã, là một nghệ sĩ sáng tạo – đột nhiên có một sự quan tâm sâu sắc đến toán học, ta có thể suy ra điều này là do bởi ảnh hưởng của một linh hồn cung hai .

Kỹ thuật Tích hợp của Cung Hai : “’Một lần nữa tôi lại đứng; một điểm trong một vòng tròn, và tuy vậy một mình tôi.’ / Tình yêu vì tình yêu phải thống trị, không phải yêu vì được yêu. Năng lực thu hút tới bản thân phải thống trị, nhưng năng lực đó một ngày nào đó không thể thâm nhập vào thế giới của hình tướng. Đây là bước đầu tiên hướng tới một sự tìm kiếm sâu xa hơn. / Linh từ phát ra từ linh hồn đến hình tướng: “Hãy giải phóng bản thân ngươi khỏi tất cả những gì ở xung quanh, bởi vì nó không có gì cho ngươi, vì vậy hãy trông cậy vào ta. Ta là Đấng kiến tạo, duy trì và thu hút ngươi lên cao mãi. Hãy trông cậy vào ta với đôi mắt yêu thương.. , và hãy tìm kiếm con đường dẫn từ đường tròn bên ngoài đến vị trí. / Ta vẫn giữ vững vị trí đó. Ta thu hút tại vị trí đó. Tại vị trí đó ta điều khiển, lựa chọn và thống trị. Tại vị trí đó ta yêu thương tất cả, thu hút họ đến trung tâm và di chuyển về phía trước với các điểm đang di chuyển hướng tới Trung Tâm vĩ đại, nơi mà Điểm Duy Nhất an trụ. Bạn muốn nói gì bằng Từ Ngữ đó? ” EPII 355

Linh hồn Cung Hai: phương pháp Dứt Bỏ: “Hãy để tất cả sự sống được rút tới Trung Tâm, và như vậy nhập vào trung tâm Bác Ái Thiêng liêng. Khi đó, từ điểm của Sự Sống tri giác đó, hãy để cho linh hồn nhận thức tâm thức của Thượng Đế. Hãy để cho linh từ phát ra, vang dội qua sự im lặng:.. ‘Không có gì ngoài Ta’ “(EPI 417)

Chiều Hướng của Cung Hai: phương pháp Dứt Bỏ – Định Luật Đẩy: “Vị Học Giả biết chân lý. Tất cả được tiết lộ cho ông. Được bao quanh bởi những cuốn sách của mình, và được che chở trong thế giới của tư tưởng, ông tìm tòi như một con chuột chũi, và tìm thấy lối đi của mình vào bóng tối; ông đạt được tri thức về thế giới của sự vật tự nhiên. Ông không còn quan tâm gì nữa. Đôi mắt của ông được mở rộng. Ông ở trong thế giới của mình trong sức chứa sâu xa. / Từng chi tiết nhập vào nội dung của thế giới tư tưởng của ông. Ông tích chứa những quặng vàng kiến thức của thế giới, như một con sóc lưu giữ những hạt của nó. Nhà kho bây giờ khá đầy đủ …. Thình lình một nhát thuổng hạ xuống, vì nhà tư tưởng chăm sóc khu vườn tư tưởng của ông, và do đó phá hủy những lối đi của thể trí. Sự tàn phá đến, phá hủy nhanh chóng nhà kho của thể trí, sự bảo vệ an toàn, bóng tối và sự ấm áp của một sự truy vấn đã được thỏa mãn. Tất cả được loại bỏ. Ánh sáng của mùa hè đi vào trong, và các ngách tối tăm của thể trí nhìn thấy ánh sáng …. Không còn lại gì trừ ánh sáng, và cái đó không thể được sử dụng. Đôi mắt bị lóa và con mắt duy nhất cho đến nay không nhìn thấy …. / Dần dần con mắt minh triết phải được mở ra. Dần dần tình yêu đối với chân, mỹ và thiện phải đi vào những lối đi tối của tư tưởng trần gian. Dần dần ngọn đuốc ánh sáng, ngọn lửa công chính phải đốt cháy những kho tàng kiếm được trong quá khứ, nhưng cho thấy sự hữu dụng cơ bản của chúng …. / Bảy con đường ánh sáng phải lấy đi sự chú ý của vị Học Giả ra khỏi tất cả những gì đã được tìm thấy, được lưu trữ, và được sử dụng. Ông cự tuyệt điều này và tìm thấy con đường của mình vào Phòng Minh Triết, được xây dựng trên một ngọn đồi, chứ không phải sâu dưới lòng đất. Chỉ có con mắt sáng suốt mới có thể tìm thấy con đường này.” (EPII 167)

Linh hồn Cung Hai: Sự Giác Ngộ: “Thiên thần của Bản Lai Diện Mục (The Angel of the Presence) thu hút kẻ lang thang tới mình. Lòng bác ái thiêng liêng hấp dẫn người tìm kiếm trên Thánh Đạo. Điểm hợp nhất được đạt đến / Miệng kề miệng, hơi thở được rút ra, và hơi thở được rút vào trong. Tim kề tim, nhịp đập của cặp này được hòa hợp thành một. Chân kề chân, sức mạnh được chuyển từ lớn sang nhỏ, và như vậy người ta bước lên Thánh Đạo. / Mãnh lực truyền cảm hứng cho Linh Từ, tức Hơi Thở. Lòng bác ái truyền cảm hứng cho tim, tức sự sống. Sự hoạt động kiểm soát việc bước lên Thánh Đạo. Ba điều này tạo ra sự hợp nhất. Mọi thứ bấy giờ bị mất đi và được thành tựu / Linh từ phát ra: ‘Tôi đi trên Con Đường Bác Ái. Tôi yêu Thiên Cơ. Tôi dâng nộp tất cả những gì tôi có cho Thiên Cơ đó. [Page 46] Tôi dâng hiến tình yêu sâu sắc trong lòng tôi cho Tổng Thể. Tôi phụng sự Thiên Cơ; Tôi phụng sự Tổng Thể với tình yêu và sự hiểu biết’ ” (EPII 45,46)

Nguồn: Nhận dạng các cung

 

+ Cung Linh Hồn thuộc Cung 3
• Kinh nghiệm: dòng lưu nhập đầy kích thích của sự thông tuệ sáng tạo, linh hoạt, tích cực và sắc sảo phản ánh Thiên Cơ.

Sự vận dụng năng lượng để tiết lộ sự mỹ lệ và chân lý.

Việc sử dụng các mãnh lực một cách thông minh cho việc xúc tiến Thiên Cơ.

Hoạt động nhịp nhàng ngăn nắp trong sự phối hợp với Tổng Thể.

Mong muốn sự mặc khải chân chính của thiên tính và ánh sáng.

Việc tuân thủ theo hành động chân chính.

Sự tiết lộ về sự vinh quang và thiện chí. (EPII 41)

• Đóng góp lớn nhất: việc kích thích sự sáng tạo thông minh và trí tuệ của những người khác, và việc tạo ra các kế hoạch làm lợi cho nhân loại.

• Các mục tiêu: sáng tạo thông qua năng lực tư duy sâu sắc và lý luận thận trọng, một hệ thống toàn diện và hợp lý của tư tưởng triết học; hoặc áp dụng trí năng cực kỳ tháo vát và linh hoạt cho một số sự nghiệp đầy thử thách về mặt trí tuệ.

Hoạt Động Vui Thích Nhất: hoạt động trí tuệ và thể chất, để tạo ra các lý thuyết, lên kế hoạch và sau đó hành động dựa trên kế hoạch đó.

• Cảm giác thiêng liêng lớn lao nhất: sự đánh giá cao các lý thuyết, các chứng minh giải thích bản chất của sự vật.

• Mong muốn của tâm hồn: “Lên kế hoạch cùng với Thượng Đế” và hoạt động để thể hiện Thiên Cơ.

• Các khả năng: những hoạt động liên quan đến những việc giao tiếp hoặc các lĩnh vực du lịch, đòi hỏi khả năng thích ứng, tháo vát và một trí tuệ rõ ràng. Tạo nên những chiến thuật gia tốt, nhà hoạch định tài chính, những người kinh doanh, các doanh nhân, các triết gia. Họ nói chuyện với tiếng nói của lý trí và thông tuệ.

Các đệ tử sử dụng năng lượng Cung 3 một cách thông minh, tháo vát, linh hoạt. Có hai loại,

a/ một loại chủ yếu thể hiện tư duy trừu tượng và lý luận sáng tạo,

b/ loại kia thể hiện sự hoạt động và khả năng thích ứng.

Linh hồn Cung Ba. Năng lượng của Trí Thông Tuệ Linh Hoạt (EP II 81-2)

Cũng như sự nắm giữ và thu hút là các thuật ngữ có thể áp dụng cho các phương pháp của hai cung đầu tiên, cho nên, một tiến trình “vận dụng có chọn lọc” là đặc trưng của cung thứ ba này. Phương pháp này hoàn toàn khác về mặt kỹ thuật của nó với kỹ thuật của hai cung được đề cập ở trên. Có thể nói rằng nốt tạo ra hoạt động được các linh hồn thiết lập trên cung này, phù hợp đến nỗi các nguyên tử của những cõi khác được di chuyển cứ như là đáp ứng một cách hữu thức với một tiến trình chọn lọc. Linh hồn cảm thấy được hoạt động rung động của nó, và các nguyên tử tụ tập từ các điểm khác nhau ở khắp nơi khi đáp ứng với một tính chất nào đó trong rung động. Nó có tính chọn lọc hơn nhiều trong trường hợp của cung thứ hai. // Cũng như các linh hồn trong trường hợp của cung thứ nhất dường như nắm bắt một cách bừa bãi những gì họ cần, và buộc các chất được nắm bắt như vậy vào hình tướng hay biểu hiện cần thiết, khoác cho nó tính chất cần thiết theo một cách thức năng động và mạnh mẽ, và cũng giống như các linh hồn trên cung thứ hai thiết lập một động tác tập hợp vật chất từ môi trường ngay ở xung quanh, và áp đặt lên nó, nhờ sự thu hút có từ tính, tính chất mong muốn, cũng thế, trong trường hợp của các linh hồn trên cung thứ ba, vật liệu cần thiết được chọn ở đây đó, nhưng vật liệu được chọn đó đã có sẵn tính chất cần thiết (hãy lưu ý sự khác biệt này) và không có bất cứ gì bị áp đặt. Do đó, rõ ràng rằng bản thân vật chất tồn tại theo ba loại chính, và ba loại này là những tương ứng về vật chất với Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể (Trinity) hay với ba thể của con người luân hồi. Chúng cũng là sự tương tự trong trạng thái thiêng liêng thứ ba (sự sống của Ngôi ba của Tam Vị Nhất Thể) với tính chất của ba hiện thể định kỳ mà qua đó sự biểu lộ diễn ra. // Về các phương pháp, các kỹ thuật và các loại vật chất được sử dụng bởi các linh hồn trên bốn cung thứ yếu còn lại, chúng nhất thiết phải có đủ tiêu chuẩn các đặc tính của cung chính thứ ba, là cung cuối cùng sẽ tổng hợp chúng lại.

Kỹ thuật Tích hợp của Cung Ba: ” ‘Khi kéo các sợi chỉ của Sự Sống, tôi vẫn bị vướng trong ảo cảm do tôi tự tạo ra. Tôi bị bao quanh bởi vải mà tôi đã dệt. Tôi không thấy gì khác. / Tình yêu chân lý phải chiếm ưu thế, không phải tình yêu đối với những tư tưởng riêng của tôi, hoặc tình yêu đối với những ý tưởng hay hình tướng của tôi, tình yêu đối với tiến trình trật tự phải kiểm soát, không phải tình yêu đối với hoạt động bừa bãi của bản thân tôi’. / Linh từ phát ra từ linh hồn đến hình tướng:… ‘Hãy yên lặng. Hãy học cách vẫn im lặng, tĩnh lặng và vô úy. Ta ở tại trung tâm. Hãy tìm kiếm một giai đoạn chứ không phải nhiều giai đoạn mà ngươi đã dệt trong không gian của Vô Lượng Thời. Những cái này giữ ngươi làm tù binh. Hãy yên lặng. Không đổ xô từ điểm này đến điểm khác, cũng không bị lừa dối bởi những hình thức bên ngoài và những gì biến mất. Người Thợ Dệt đứng đằng sau các hình tướng, và y dệt một cách lặng lẽ.’ “(EPII 360)

Linh hồn Cung Ba: phương pháp Dứt Bỏ: “Hãy để cho đội quân của Chúa, đáp ứng với linh từ, chấm dứt hoạt động của họ. Kiến thức hãy chấm dứt trong sự minh triết. Hãy để cho điểm rung động trở thành điểm im lặng, và trong mọi đường lối, hãy tập hợp thành Một. Hãy để cho linh hồn nhận Cái Duy Nhất trong Cái Đa Tạp, và hãy để cho linh từ phát ra trong sự hiểu biết hoàn hảo: ‘Tôi là Người Phụng sự và là việc Phụng Sự, là Cái Duy Nhất vốn Hiện Tồn.’ ” (EPI 417)

Chiều Hướng của Cung Ba: phương pháp Dứt Bỏ – Định Luật Đẩy: “Bị bao quanh bởi vô số sợi chỉ, bị chôn vùi trong vô số nếp gấp của hàng dệt, Người Thợ Dệt ngồi đó. Không Ánh sáng nào có thể đi vào [Trang 168] nơi y ngồi. Nhờ ánh sáng của một ngọn nến nhỏ, được mang trên đỉnh đầu của y, y nhìn thấy lờ mờ. Y gom hết nhúm chỉ này đến nhúm chỉ khác và tìm cách để dệt tấm thảm của những suy nghĩ và ước mơ của y, các ham muốn của y, và các mục tiêu của y. Chân y di chuyển đều đặn; tay y làm việc nhanh chóng, giọng nói của y không ngừng tụng đọc các lời này: ‘Tôi dệt mô hình mà tôi tìm kiếm và thích. Sợi dọc và sợi ngang được trù tính theo mong muốn của tôi. Tôi gom ở đây một sợi chỉ và ở đây một màu sắc. Tôi gom một cái khác ở đàng kia. Tôi pha trộn các màu sắc và tôi kết hợp và pha trộn các sợi chỉ. Cho đến nay tôi không thể nhìn thấy mô hình, nhưng chắc chắn nó sẽ theo đúng tiêu chuẩn mong muốn của tôi’ / Những tiếng nói lớn, và một chuyển động từ bên ngoài căn buồng tối tăm nơi Người Thợ Dệt ngồi; chúng tăng về âm lượng và sức mạnh. Một cửa sổ vỡ ra và, mặc dù người Thợ Dệt la lớn lên vì bị lóa mắt bởi ánh sáng đột ngột, mặt trời chiếu sáng trên tấm thảm dệt của y. Sự xấu xí của nó vì thế bị lộ ra…. / Một giọng nói tuyên bố: “Hãy nhìn từ bên ngoài cửa sổ của ngươi, Người Thợ Dệt, và hãy xem mô hình trên bầu trời, kiểu mẫu của thiên cơ, màu sắc và vẻ đẹp của toàn thể. Hãy phá hủy tấm thảm mà ngươi đã thực hiện nhiều thời đại. Nó không đáp ứng với nhu cầu của ngươi …. Sau đó, hãy dệt lại, Người Thợ Dệt. Hãy dệt trong ánh sáng ban ngày. Hãy dệt, như ngươi thấy thiên cơ.” (EPII 167.168)

Linh hồn Cung Ba: Sự Giác Ngộ : “Thiên thần của Bản Lai Diện Mục đứng trong trung tâm của các mãnh lực đang xoáy cuộn. Ngài đã đứng như thế trong nhiều thời đại, là trung tâm của tất cả các nguồn năng lượng từ bên trên và từ bên dưới. / Một cách thông minh, Thiên Thần hoạt động để làm Đấng ở trên và đấng ở dưới pha trộn và trở thành một. Giờ đang điểm mười hai nốt (notes) rõ ràng, và bấy giờ thì hai thành một. Thiên Thần vẫn bị mê hoặc. / tai kề tai, ngực kề ngực, tay phải kề bên tay trái, hai (vốn là ba) hợp nhất sự sống của họ. Sự vinh quang chói rạng. Chân lý được tiết lộ. Công việc được hoàn tất…. / Bấy giờ con người, vốn là linh hồn, kêu to đầy sức mạnh: – “Tôi hiểu Thánh Đạo – Con Đường nội môn, Con Đường im lặng, Con Đường biểu lộ, vì ba Con Đường này là một. Thiên Cơ xúc tiến trên Con Đường bên ngoài; nó tự tỏ rõ nó. Tổng Thể sẽ vẫn được tiết lộ. Tôi biết Thiên Cơ đó. Với tình yêu và trí tuệ, tôi sẽ phụng sự Thiên Cơ đó.’ ” (EPII 46)

Nguồn: Nhận dạng các cung

 

+ Cung Linh hồn thuộc Cung Bốn
• Kinh nghiệm: một sự thôi thúc nội tâm không thể cưỡng lại để mang lại sự hài hòa và sự mỹ lệ từ sự xung đột và hỗn loạn. TOG 360

Thống nhất và hài hòa.

Sự gợi lên trực giác.

Phán đoán đúng và lý trí thuần túy.

Minh triết hoạt động thông qua Thiên Thần của Bản Lai Diện Mục. (EPII 42)

• Đóng góp lớn nhất: giúp đỡ những người khác hòa hợp và giải quyết xung đột trong cuộc sống của họ, làm đẹp cho những gì đã bị xấu.

• Hoài Bảo Được Linh Hồn Truyền Cảm Hứng: để mang lại sự hài hòa thiêng liêng vào mọi khía cạnh của sự sống; để biểu lộ kịch tính của cuộc đời xinh đẹp một cách sắc sảo nhưng đau khổ một cách não lòng trong mọi rung động của nó.

• Hoạt Động Vui Thích Nhất: phối hợp, hòa lẫn, và hài hòa để tạo ra sự mỹ lệ.

• Cảm giác thiêng liêng lớn lao nhất: vẻ đẹp và sự cân bằng hoàn hảo.

• Mong muốn của tâm hồn: sống trong sự mỹ lệ mãi mãi, và trở thành chính sự mỹ lệ.

• Năng khiếu: những gì đòi hỏi sự thanh thoát, và sự sáng tạo một hình thức nào đó về vẻ đẹp, màu sắc, sự hài hòa. Họ là các diễn viên, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn bẩm sinh.

Cung này không luân hồi vào lúc này, và do đó không có nhiều chân ngã cung bốn sẵn sàng trong việc phụng sự thế gian. Nhiệm vụ chính của người tìm đạo cung thứ tư là làm hài hòa các ý tưởng mới với các ý tưởng cũ, để không thể có khoảng cách hay sự gián đoạn nguy hiểm. Họ là những người mang lại một “sự thỏa hiệp công chính”, và làm cái mới thích nghi với cái cũ để cho mô hình thực sự được bảo tồn. Họ đang bận rộn với quá trình chuyển tiếp, vì họ là những người có trực giác thật sự và có một năng lực đối với nghệ thuật tổng hợp để công việc của họ có thể giúp đỡ một cách chắc chắn nhất trong việc đưa ra một sự trình bày thật sự về hình ảnh thiêng liêng. (EPII 142)

Được chi phối bởi một tinh linh (elemental) có bản chất hay tính chất cung bốn và do đó có tính sáng tạo, nên hoạt động nghệ thuật là đường lối ít đối kháng nhất. Bấy giờ chúng ta có một người với một khuynh hướng nghệ thuật, hay chúng ta có một thiên tài theo một đường lối nào đó của công việc sáng tạo. Khi nào, cùng một lúc, cung (thể trí và) linh hồn hay phàm ngã cùng ở trên cung thứ tư, bấy giờ chúng ta sẽ có một Leonardo da Vinci hay một Shakespeare. (EP II 292)

Kỹ thuật Tích hợp Cung Bốn: ” ‘Tôi đứng giữa các mãnh lực chống đối nhau. Tôi mong mỏi sự hòa hợp và hòa bình, và vẻ đẹp vốn bắt nguồn từ sự hiệp nhất. Tôi nhìn thấy hai. Tôi không thấy gì khác, nhưng các mãnh lực được sắp xếp đối kháng, và tôi là người đứng ở trung tâm vòng tròn. Tôi yêu cầu hòa bình. Thể trí của tôi được hướng về nó. Tôi tìm kiếm sự thống nhất với tất cả, tuy hình thức phân chia. Tôi nhận thấy chiến tranh trên mọi mặt, và sự chia rẻ. Tôi đứng một mình và cô đơn. Tôi biết quá nhiều.’ / Tình yêu sự hiệp nhất phải chiếm ưu thế, và tình yêu hòa bình và sự hòa hợp. Tuy nhiên, tình yêu đó, không dựa trên một sự mong mỏi cứu trợ, hòa bình cho bản ngã, sự thống nhất vì nó mang cùng với nó những gì dễ chịu. / Linh từ phát ra từ linh hồn tới hình tướng. ‘Cả hai khía cạnh đều là một. Không có chiến tranh, không có sự dị biệt và không có sự cô lập. Các mãnh lực xung khắc có vẻ mâu thuẩn từ điểm mà ngươi đang đứng. Hãy tiến lên một bước. Hãy thực sự nhìn với mắt của nội nhãn mở ra và ngươi sẽ nhận thấy, không phải hai mà là một; không phải chiến tranh mà là hòa bình, không phải sự cô lập, mà là một trái tim tựa trên trung tâm. Như vậy sự mỹ lệ của Chúa sẽ chiếu rạng. Thời điểm trọng đại là bây giờ.’ ” (EPII 363)

Linh hồn Cung Ba: phương pháp Dứt Bỏ: “Hãy để cho vinh quang bên ngoài qua đi và vẻ đẹp của Ánh Sáng bên trong tiết lộ Đấng Duy Nhất. Hãy để sự bất hòa nhường chỗ cho sự hài hòa, và từ trung tâm của Ánh Sáng ẩn giấu, hãy để cho linh hồn phát biểu, hãy để cho linh từ vang lên: “Vẻ đẹp và sự vinh quang không che đậy Ta. Ta vẫn lộ ra. Ta Hiện Hữu (EPI 417)

Chiều Hướng của Cung Bốn: phương pháp Dứt Bỏ – Định Luật Đẩy : ‘Tôi lấy, và hòa lẫn và pha trộn. Tôi mang lại cùng nhau những gì mà tôi mong muốn. Tôi hài hòa với tổng thể.’ / Người Phối Trộn (Mixer) nói như vậy, khi đứng trong căn buồng tối tăm của mình. ‘Tôi nhận ra vẻ đẹp vô hình của thế gian. Tôi biết màu sắc và tôi biết âm thanh. Tôi nghe âm nhạc của các tinh cầu, và nốt với nốt, và hợp âm với hợp âm, chúng nói ý tưởng của chúng với tôi. Những tiếng nói mà tôi nghe thấy tình tiết và thu hút tôi, và với các nguồn âm thanh này, tôi tìm cách làm việc. Tôi tìm cách sơn và pha trộn các chất màu cần thiết. Tôi phải tạo ra âm nhạc vốn sẽ thu hút đến với tôi những người thích những hình ảnh mà tôi tạo nên, các màu sắc mà tôi pha trộn, âm nhạc mà tôi có thể gợi lên. Do đó, họ sẽ thích tôi, và họ sẽ tôn thờ tôi ….’ / Nhưng một nốt nhạc, một hợp âm ùa đến đã thúc đẩy Người Phối Trộn các âm thanh du dương yên lắng lại. Âm thanh của y mất đi trong Linh Âm và người ta chỉ còn nghe thấy hợp âm vĩ đại của Thượng Đế. / Một cơn lũ ánh sáng đã tràn vào. Các màu sắc của y nhạt nhòa dần. Xung quanh y không còn gì trừ bóng tối có thể được nhìn thấy, nhưng ánh sáng của Thượng Đế hiện ra lờ mờ từ xa. Y đứng giữa bóng tối ở bên dưới y và ánh sáng chói mắt. Thế giới đổ nát của y nằm xung quanh. Bạn bè của y đã đi mất. Thay cho sự hòa hợp, đã có sự bất hòa. Thay cho vẻ đẹp, đã có bóng tối của nấm mồ được tìm thấy …. Giọng nói bấy giờ cất lên những lời này: ‘Hãy sáng tạo lại, con của ta, và hãy xây dựng, và sơn, và pha trộn các sắc thái của cái đẹp, nhưng lần này cho thế gian chứ không phải cho ngươi.’ Bấy giờ Người Phối Trộn bắt đầu công việc của y một lần nữa và lại làm việc.” (EPII 168.169)

Linh hồn Cung Bốn: Sự Giác Ngộ : “Thiên thần của Bản Lai Diện Mục đứng trong vẻ đẹp hiếm có của mình khi Thánh Đạo được thắp sáng. Ánh sáng rực rỡ của Bản Lai Diện Mục tuôn tràn khắp chiến trường và kết thúc sự xung đột trong hòa bình / . Người chiến binh vẫn được tiết lộ. Công việc của y đã xong. Thiên thần và Người Chiến Binh đứng lưng kề lưng, hào quang của họ gặp nhau trong bầu ánh sáng rực rỡ. Hai trở thành một / Linh Âm phát ra: – ‘Sự Hòa Hợp được phục hồi và vẻ đẹp của Chúa Bác Ái tỏa sáng. Đó là Thiên Cơ. Tổng Thể được tiết lộ như thế. Cái cao và cái thấp gặp nhau; sắc tướng và vô sắc tướng hợp nhất và pha trộn, và tự biết chúng là một. Trong sự hài hòa với tất cả tâm hồn được hợp nhất, tôi phụng sự Thiên Cơ’ ” (EPII 46)

Nguồn: Nhận dạng các cung

+ Cung Linh Hồn thuộc Cung Năm
Kinh nghiệm: một sự thôi thúc không ngừng để thâm nhập vào các màn che của vật chất và hình tướng cho đến khi các nguyên nhân bí mật của chúng được tiết lộ, và các bản chất của chúng được phơi bày chính xác.

• Đóng góp lớn nhất: sử dụng sức mạnh trí tuệ như tia laser để khám phá ra những chân lý khoa học mới, sự tiến bộ của chân lý và loại bỏ sự sai lầm.

Một kiến ​​thức về thực tại.

Nhận thức về linh hồn và các tiềm năng của nó.

Năng lực nhận biết và tiếp xúc với Thiên thần của Bản Lai Diện Mục.

Sự nhạy cảm với Thượng Đế, với ánh sáng và với minh triết.

Sự thành tâm về tinh thần và trí tuệ.

Năng lực được điểm đạo. (Đây là một điểm quan trọng thực sự.) EPII 42

• Nguyện vọng được Linh hồn cảm ứng: khám phá các giải pháp cho những bí ẩn của tự nhiên thông qua nghiên cứu và thử nghiệm khoa học tiên tiến, và tạo ra những phát minh nâng đỡ nhân loại.

• Hoạt động vui thích nhất: khám phá những điều bí ẩn trước đây.

• Cảm giác thiêng liêng lớn nhất: chiêm ngưỡng thiết kế thông minh kỳ diệu của Thiên Nhiên.

• Mong muốn của tâm hồn: “biết” sự bí ẩn của sự sống.

• Những năng khiếu: vốn đòi hỏi một trí tuệ sắc sảo, sự chính xác, sự nghiên cứu. Chúng tạo nên những nhà khoa học, những thợ điện, các kỹ sư, các nhà phân tích, các chuyên viên dữ liệu hoặc bác sĩ phẫu thuật xuất sắc.

Đệ tử Cung năm có một trí tuệ sắc sảo và vượt trội trong việc tư duy tập trung rõ ràng, phân tích khoa học, chính xác đúng với sự thật, ngay thẳng và công bằng, áp dụng lương tri. Có hai loại tâm lý,

a/ một loại chủ yếu thể hiện kiến ​​thức thực tế và tính chính xác cao,

b/ loại kia thể hiện sự thử nghiệm thực tế và óc sáng tạo kỹ thuật.

Linh hồn Cung 5, Phàm ngã Cung 6 (EP II 335)

Một người mà toàn bộ phàm ngã của y rõ ràng ở trên cung thứ sáu, là cung lý tưởng hay sùng đạo cuồng tín đối với một đối tượng của chủ nghĩa lý tưởng của y, và đã hoạt động trong cuộc sống như một tín đồ tôn giáo, và sau đó chuyển trung tâm quan tâm của cuộc đời y vào việc nghiên cứu khoa học, do đó, có thể đang đáp ứng với một ấn tượng linh hồn cung thứ năm.

Kỹ thuật Tích hợp của Cung Năm : ‘Tôi kéo về phía tôi y phục của Thượng Đế của tôi. Tôi thấy và biết hình thể của Ngài. Tôi cầm y phục đó, từng mảnh một. Tôi biết hình dạng và màu sắc của nó, hình thức và kiểu mẫu của nó, các bộ phận cấu thành của nó, và mục đích và việc sử dụng của nó. Tôi vẫn ngạc nhiên, tôi không thấy gì khác. Tôi thâm nhập vào những bí ẩn của hình tướng, nhưng không phải là Điều Bí Nhiệm. Tôi thấy y phục của Thượng Đế của tôi. Tôi không thấy gì khác.’ / Tình yêu hình tướng thì tốt nhưng chỉ khi người ta biết hình tướng được dùng để làm gì – là cái bình che đậy sự sống. Tình yêu hình tướng phải không bao giờ che giấu Sự Sống vốn có vị trí của nó phía sau, Đấng đã mang hình tướng vào ánh sáng ban ngày, và giữ nó để Ngài sử dụng, – Đấng sống, và yêu thương và phụng sự hình tướng, Đấng Hiện Tồn. / Linh Từ phát ra từ linh hồn đến hình tướng: “Ta ở đằng sau hình tướng đó. Hãy Biết Ta. Hãy trân trọng và biết và hiểu bản chất của các màn che sự sống, nhưng cũng phải biết Đấng đang sống đó. Hãy Biết Ta. Đừng để các hình tướng của thiên nhiên, các tiến trình và các quyền năng của chúng ngăn chặn việc ngươi tìm kiếm Điều Bí Nhiệm đã mang những bí ẩn đến với ngươi. Hãy biết rõ hình tướng, nhưng hãy bỏ nó lại một cách vui vẻ và hãy tìm kiếm Ta. / ‘Hãy tháo gỡ tư tưởng của ngươi ra khỏi hình tướng và tìm thấy Ta đang chờ đợi bên dưới các màn che, các hình dạng có nhiều mặt, các ảo cảm và các hình tư tưởng vốn che giấu Bản Ngã thực sự của ta. Đừng thất vọng. Hãy Tìm Ta. Hãy Biết Ta. Sau đó hãy sử dụng các hình tướng lúc bấy giờ sẽ không che mà cũng không giấu Bản Ngã, mà sẽ cho phép bản chất của Bản Ngã đó xuyên thủng các màn che của sự sống, tiết lộ tất cả sự chói sáng của Thượng Đế, quyền năng và sự thu hút của Ngài; tiết lộ mọi thứ vốn có của hình tướng, của sự sống, của vẻ đẹp và sự hữu dụng. Thể trí tiết lộ Đấng Duy Nhất. Thể trí có thể pha trộn và kết hợp hình tướng và sự sống. Ngươi là Đấng Duy Nhất. Ngươi là hình tướng. Ngươi là thể trí. Hãy biết điều này.’ ” (EPII 368,369)

Linh hồn Cung Năm: phương pháp Dứt Bỏ: “Hãy để cho ba hình thức của năng lượng điện chuyển lên đến Nơi Quyền Lực. Hãy để cho các mãnh lực của đầu và tim, và tất cả các khía cạnh bên dưới phối hợp lại. Sau đó, hãy để linh hồn nhìn ra, vào một thế giới bên trong của ánh sáng thiêng liêng. Hãy để cho linh từ chiến thắng phát ra: “Ta làm chủ năng lượng vì Ta chính là năng lượng. Chủ Nhân và vật được chủ trị chỉ là Một ‘ (EPI 417)

Chiều Hướng của Cung Năm : phương pháp Dứt Bỏ – Định Luật Đẩy : “Sâu bên trong một kim tự tháp, mọi cạnh xung quanh được xây dựng bằng đá, trong bóng tối sâu thẳm của chốn kỳ diệu đó, một thể trí và não bộ (hiện thân trong một người) đang làm việc. Bên ngoài kim tự tháp, thế giới của Thượng Đế tự thiết lập. Bầu trời xanh; gió thổi tự do; các cây và hoa tự mở ra với mặt trời Nhưng trong kim tự tháp, tận dưới phòng thí nghiệm mờ tối của nó, một Người Thợ đang đứng, cực nhọc làm việc.

Y sử dụng khéo léo các ống nghiệm và các thiết bị mỏng manh của y. Trong hàng hàng lớp lớp, các bình cổ cong dủng cho việc nung chảy, và cho việc phối trộn, cho việc kết tinh và cho những gì muốn phân chia, đứng với các ngọn lửa đang cháy của chúng. Hơi nóng rất cao. Công việc rất nặng nhọc …. / Các lối đi mờ tối, dốc đều, dẫn lên đến đỉnh. Ở đó có một cửa sổ rộng, mở ra tới trời xanh, và mang một tia trong trẻo xuống đến người thợ ở dưới sâu …. Y làm việc và làm việc vất vả. Y gắng sức hướng tới giấc mơ của y, viễn kiến về một khám phá cuối cùng. Đôi khi y tìm thấy sự việc mà y đã tìm kiếm, và đôi khi thất bại; nhưng không bao giờ tìm thấy cái có thể cung cấp cho y bí quyết cho tất cả các phần còn lại …. Trong cơn tuyệt vọng sâu xa, y kêu lớn với Thượng Đế mà y đã quên: “Hãy cho tôi chìa khóa. Một mình tôi không thể làm điều tốt lành hơn nữa. Hãy cho tôi chìa khóa. ” Bấy giờ, sự im lặng bao trùm …. / Thông qua lối mở trên đỉnh của kim tự tháp, từ trên trời xanh, một chìa khóa được thả xuống. Nó rơi xuống đất nơi bàn chân của người thợ thối chí. Chìa khóa bằng vàng nguyên chất; tay cầm bằng ánh sáng; một nhãn hiệu trên chìa khóa, và những lời này được viết màu xanh: ‘Hãy phá hủy những gì mà ngươi đã xây dựng và xây dựng lại. Nhưng chỉ xây dựng khi ngươi đã trèo lên con đường đi lên, ngang qua hành lang khổ não và đi vào [trang 170] trong ánh sáng trong căn phòng của nhà vua. Hãy xây dựng từ những đỉnh cao, và do đó tỏ rõ giá trị của những nơi sâu.’ / Người Thợ bấy giờ phá hủy các đồ vật của sự lao động mệt nhọc trước đó của y, để dành ba tài sản tích lũy mà y biết là tốt, và trên đó ánh sáng có thể chiếu rạng. Y gắng sức đi tới căn phòng của nhà vua. Và y vẫn còn gắng sức.” (EPII 169.170)

Linh hồn Cung Năm: Sự Giác Ngộ : . “Thiên thần của Bản Lai Diện Mục phục vụ ba – Đấng bên trên, đấng bên dưới, và Đấng luôn luôn hiện tồn [Điều này đề cập đến sự kiện là trên cõi thứ năm, Thiên Thần chắc chắn được gặp và được biết, và ba trạng thái của Tam Thượng Thể, là bồ đề, trí trừu tượng và tinh thần, cộng với chân nhân (ego) trong thể nguyên nhân, và hạ trí ở đây được pha trộn và kết hợp.]/ Tam Giác vĩ đại bắt đầu các vòng quay của chúng, và những tia sáng của nó vươn ra theo mọi hướng, và tràn ngập Tổng Thể. / Con người và Thiên Thần đối mặt nhau, và biết họ giống nhau. Ánh sáng tỏa ra từ tim, cổ họng, và từ trung tâm ở giữa, gặp nhau và hợp nhất. Hai là một. / Người ta có thể nghe thấy Linh Âm (the Voice) nói trong sự im lặng: “Quyền năng vốn vươn ra từ điểm cao nhất đã đạt đến điểm thấp nhất. Thiên Cơ bây giờ có thể được biết đến. Tổng Thể có thể vẫn được tiết lộ. Lòng bác ái trải rộng ra từ tim, sự sống phát ra từ Thượng Đế, đã phụng sự Thiên Cơ. Thể trí, vốn tập hợp tất cả với sự minh triết vào trong ranh giới Thiên Cơ, đã đạt đến các giới hạn ngoài của phạm vi hoạt động của Thượng Đế. Quyền năng đó báo tin sự sống của tôi. Lòng bác ái đó truyền cảm hứng cho tim tôi. Thể trí đó chiếu sáng tất cả thế giới của tôi. Do đó, tôi phụng sự Thiên Cơ.’ ” (EPII 46,47)

Nguồn: Nhận dạng các cung

+ Cung Linh hồn thuộc Cung Sáu
• Kinh nghiệm: một sự thôi thúc không ngừng để tìm và đi theo một người nào đó (hoặc một cái gì đó) mà toàn bộ lòng sùng kính có thể được dành cho người đó hoặc cái gì đó.

Lý tưởng được định hướng, có tính bao gồm.

Sự kiên định về nhận thức nhờ sự mở rộng tâm thức.

Phản ứng và đồng cảm với quan điểm của người khác.

Sẵn lòng để thấy công việc của những người khác tiến bộ theo các đường lối mà họ đã chọn.

Việc chọn lựa trung đạo (middle way).

Hòa bình và không chiến tranh. Lợi ích của Tổng Thể chứ không phải của bộ phận. (EPII 42)

• Đóng góp lớn nhất: truyền cảm hứng cho những người khác để cống hiến cuộc đời của họ cho lý tưởng cao nhất mà họ có thể quan niệm.

• Hoài Bảo được Linh hồn cảm ứng: lòng sùng kính và tôn thờ đối với nguồn dìu dắt cao nhất, và / hoặc sự tận tụy mãnh liệt và đam mê với những lý tưởng cao nhất.

• Hoạt Động Vui Thích nhất: vẫn được gắn bó không thể tách rời với đối tượng của lòng sùng tín, và / hoặc niềm vui trong việc hăng hái theo đuổi lý tưởng.

• Cảm giác thiêng liêng lớn nhất: đối với đối tượng của lòng sùng tín hoặc những lý tưởng của họ.

• Mong muốn của tâm hồn: yêu và được yêu hoàn toàn bởi “người yêu” và thể hiện một cách hoàn hảo những lý tưởng cao nhất.

• Năng Khiếu: những việc đòi hỏi sự sùng tín và việc phụng sự tận tụy và vị tha, họ làm các giảng sư hoặc các nhà hùng biện, chiến sĩ, y tá, thư ký riêng xuất sắc.

Các đệ tử sử dụng năng lượng Cung 6 với lòng sùng tín nhất tâm, sự tôn kính và lòng trung thành với một Tôn Sư, một nguyên nhân hay một lý tưởng cao nhất. Có một khả năng đáng chú ý để hiến dâng bản thân hoàn toàn, trọn vẹn, nhiệt tình và không do dự. Có hai loại tâm lý, một loại chủ yếu thể hiện sự sùng bái và cởi mở đối với sự dìu dắt, loại kia thì thể hiện khát vọng nồng nhiệt và chủ nghĩa lý tưởng mãnh liệt.

Linh hồn Cung 6 chuyển sang Cung 2 (DNA 215-6)

Tôi đã nói với bạn rằng bạn đã chuyển Cung Chân Ngã (egoically) từ Cung thứ sáu, Cung Sùng Tín, sang Cung thứ hai, Cung Bác Ái – Minh triết –cung mà bản thân tôi đang ở đó. Phàm ngã cung 1 của bạn mang lại cho bạn quyền lực với con người, và bạn biết là bạn có quyền lực này, và bạn đã cố gắng sử dụng nó một cách khôn ngoan. Sự an trụ linh hồn của bạn ở cung sáu đã dùng để nâng cao [Trang 216] sự nhất tâm năng động của mãnh lực cung một của bạn. Bây giờ tình trạng đó đang bắt đầu thay đổi và trong giai đoạn chuyển đổi này, bạn phải chịu đựng nhiều. Nhưng bạn có nhiệm vụ thực hiện sự chuyển đổi này và thể hiện mãnh lực minh triết-bác ái trước khi kết thúc cuộc sống này, và huynh đệ của tôi, nó là một yêu cầu mà bạn có thể thực hiện.

Kỹ thuật Tích hợp của Cung Sáu: Cung Sáu: .. ” ’Tôi thấy một viễn kiến. Nó làm thỏa mãn sự ham muốn; nó nuôi dưỡng và kích thích sự tăng trưởng của nó. Tôi đặt sự sống của tôi trên bệ thờ của sự ham muốn – những gì được thấy, được cảm giác, những gì hấp dẫn tôi, việc làm thỏa mãn nhu cầu của tôi – một nhu cầu đối với vật chất, đối với những gì nuôi dưỡng cảm xúc, làm thỏa mãn thể trí, đáp ứng sự đòi hỏi của tôi đối với chân lý, đối với việc phụng sự, và viễn kiến của tôi về mục tiêu. Đó là viễn kiến mà tôi thấy, giấc mơ tôi ước mơ, sự thật mà tôi nắm giữ, hình thức linh hoạt đáp ứng nhu cầu của tôi, là cái mà tôi nắm bắt và hiểu được. Chân lý của tôi, sự an bình của tôi, ham muốn được thỏa mãn của tôi, giấc mơ của tôi, viễn kiến của tôi về thực tại, lý tưởng hạn chế của tôi, tư tưởng hữu hạn của tôi về Thượng Đế; – tôi đấu tranh vì những điều này, chiến đấu và chết’. / Tình yêu chân lý phải luôn luôn tồn tại. Mong muốn và khát vọng, đang vươn ra đối với những gì là vật chất hay đang bay lượn lên hướng tới viễn kiến về thực tại, phải luôn luôn tìm thấy sự hài lòng của chúng. Vì điều này mà người ta làm việc, thúc đẩy mình làm quá sức và gây khó chịu cho người khác. Họ yêu chân lý theo cách họ giải thích nó; họ thích viễn kiến và ước mơ, mà quên rằng chân lý bị hạn chế bởi thể trí – hẹp hòi và cố định, một chiều, không bao gồm; quên rằng viễn kiến chỉ chạm tới rìa bên ngoài của điều bí nhiệm, và che giấu thực tại. / Linh từ phát ra từ linh hồn đến hình tướng: “Đừng chạy quá thẳng. Con đường mà bạn đang ở trên đó dẫn đến vòng ngoài của sự sống Thượng Đế; con đường đi tới vành ngoài. Hãy đứng ở trung tâm Hãy nhìn mọi phía. Đừng chết vì các hình tướng bên ngoài. Đừng quên Thượng Đế, Đấng ngự phía sau viễn kiến. Hãy yêu nhiều hơn những người anh em của bạn.’ ” (EPII 371, 372)

Linh hồn Cung Sáu: phương pháp Dứt Bỏ : “Mọi ham muốn hãy ngừng lại. Sự khao khát hãy kết thúc. Việc tìm kiếm đã xong. Hãy để cho linh hồn nhận ra rằng nó đã đạt được mục tiêu, và từ lối đi đó đến Sự Sống vĩnh cửu và Hòa Bình vũ trụ, hãy để linh từ xướng lên: ‘Tôi là người tìm kiếm và vật được tìm kiếm. Tôi nghỉ ngơi!’ ” (EPI 417)

Chiều Hướng của Cung Sáu: phương pháp Dứt Bỏ – Định Luật Đẩy : ” ‘Tôi yêu, và sống, và lại yêu,’ Người Đi Theo điên cuồng la lớn, bị mù quáng bởi lòng mong muốn của y đối với vị thầy và chân lý, nhưng không thấy gì trừ những gì nằm trước đôi mắt của y. Y mang ở cả hai bên những sự giúp đỡ mù quáng của mỗi cuộc phiêu lưu thiêng liêng cuồng tín. Chỉ có đường hầm dài và hẹp là nhà và địa điểm của sự nỗ lực cao của y. Y không thấy gì ngoại trừ những gì thuộc không gian trước mắt y. Y không có nơi phát huy cho thị lực, – không có chiều cao, không có chiều sâu, không có sự mở rộng rộng rãi. Y chỉ có chỗ để đi một đường. Y đã đi theo đường đó một mình, hoặc lôi kéo những người hỏi đường của y. Y đã thấy một ảo cảnh, thay đổi khi y di chuyển, và có hình thức thay đổi; mỗi ảo cảnh đối với y tượng trưng cho những giấc mơ cao nhất của y, chiều cao của ham muốn của y. / Y vội vàng đi dọc theo đường hầm, tìm kiếm những gì nằm ở phía trước. Y không thấy nhiều và chỉ có một việc tại một thời điểm, – một người hoặc một chân lý, một cuốn kinh thánh hoặc hình ảnh của y vể Thượng Đế của y, một khao khát, một giấc mơ, nhưng chỉ có một! Đôi khi y gom vào trong vòng tay của y ảo cảnh mà y nhìn thấy, và nhận thấy nó không có gì. Đôi khi, y vươn tới người mà y yêu thương, và nhận thấy, thay vì vẻ đẹp được hình dung, lại là một người như y. Và y đã cố gắng như vậy. Y mệt mỏi vì sự tìm kiếm của y; y tự lao mình vào nỗ lực mới. / Lối mở giảm dần ánh sáng của nó. Một cửa chớp dường như đóng lại. Tầm nhìn mà y đã thấy không còn tỏa sáng. Người Đi Theo ngần ngại trong bóng tối. Sự sống đã kết thúc và thế giới của tư tưởng đã mất … Y có vẻ như treo lủng lẳng. Y lơ lửng với hư không bên dưới, phía trước, phía sau, phía trên. Đối với y, là hư không. / Từ sâu bên trong đền thờ của tâm y, y nghe thấy một Linh Từ. Nó nói một cách rõ ràng và quyền lực: ‘Hãy nhìn xem, sâu bên trong, xung quanh theo mọi hướng. Ánh sáng ở khắp mọi nơi, trong tim, trong Ta, trong tất cả những gì thở, trong tất cả những gì tồn tại. Hãy phá hủy đường hầm của ngươi, mà ngươi đã xây dựng trong nhiều thời đại. Hãy thoải mái, trong sự chăm sóc của cả thế gian.’ Người Đi Theo trả lời: ‘Tôi sẽ phá sập đường hầm của tôi như thế nào? Làm sao tôi có thể tìm thấy một lối đi?’ Không có câu trả lời …. / Một khách hành hương khác trong bóng tối đã đến, và mò mẫm, tìm thấy Người Đi Theo. ‘Hãy dẫn tôi và những người khác đến Ánh Sáng,’ y kêu lên. Người Đi Theo nhận thấy không có những khẩu hiệu, không có Người Lãnh Đạo được chỉ định, không có các công thức chân lý, không có các hình thức hay các nghi lễ. Y thấy y là một nhà lãnh đạo, và đã thu hút những người khác tới ánh sáng, –ánh sáng chiếu theo mọi hướng. Y làm việc và gắng sức đi tới trước. Bàn tay y nắm những người khác, và vì họ, y đã giấu sự xấu hổ của mình, nỗi sợ hãi của y, sự thất vọng của y và sự tuyệt vọng của y. Y thốt lên những lời bảo đảm và niềm tin vào cuộc sống, và ánh sáng và Thượng Đế, vào tình yêu và sự hiểu biết …. / Đường hầm của y biến mất. Y không để ý việc nó mất đi. Trên sân chơi của thế giới, y đứng với nhiều người chơi anh em, mở rộng với ánh sáng ban ngày. Một ngọn núi đứng ở phía xa, và từ đỉnh của nó một tiếng nói phát ra, nói rằng: ‘Hãy đi tới đỉnh núi và trên đỉnh của nó, hãy học lời khấn nguyện của một Đấng Cứu Thế.’ Đối với nhiệm vụ vĩ đại này, Người Đi Theo, bây giờ là một nhà lãnh đạo, đã dồn hết năng lượng của y vào đó. Y vẫn theo đuổi con đường này ….” (EPII 170,171)

Linh hồn Cung Sáu: Sự Giác ngộ : “Thiên thần của Bản Lai Diện Mục vươn xuống, và, tại điểm giữa chừng, đâm xuyên qua sương mù của ảo cảm. Thánh Đạo hiện ra rõ ràng.. / Đấng vốn bước lên Thánh Đạo và dừng lại để chiến đấu, vật lộn một cách mù quáng với cả hai đang tìm cách cản trở và làm chóa mắt, nhìn thấy Thánh Đạo thông suốt. Nó vẫn được tiết lộ. Y chấm dứt sự ồn ào và sự chiến đấu. Y tìm thấy lối của mình vào Bản Lai Diện Mục. / đầu gối kề đầu gối, và bàn chân kề bàn chân, họ đứng đó. Tay kề tay, và ngực kề ngực, trán kề trán, Hãy nhìn họ đứng đó. Và họ hợp nhất và phối hợp như thế.. / Tiếng kèn trumpet phát ra:… ‘Cuộc chiến tranh không còn nữa. Trận chiến kết thúc. Ảo cảm và những phiền muộn đã biến mất. Ánh sáng và sự vinh quang của Thánh Đạo là đây. Ánh sáng đó tiết lộ Thiên Cơ. Tổng Thể đang ở với chúng ta. Thiên Ý được tiết lộ. Với tất cả những gì mà tôi có, tôi phụng sự Thiên Cơ đó.’ ” (EPII 47)

Nguồn: Nhận dạng các cung

+ Cung Linh hồn thuộc Cung Bảy
• Kinh nghiệm: sự thôi thúc biểu lộ các ý tưởng thiêng liêng trong hình thức hoàn hảo.

Huyền thuật chánh đạo, việc sử dụng các quyền năng của linh hồn cho các mục tiêu tinh thần.

Việc đồng nhất hóa chính mình với thực tại.

Trật tự đúng đắn nhờ huyền thuật chân chính.

Năng lực hợp tác với Tổng Thể.

Hiểu biết Thiên Cơ.

Công việc lý giải huyền thuật.

Sự biểu lộ của thiên tính. (EPII 43)

• Đóng góp lớn nhất: giúp đỡ người khác tổ chức đời sống của họ thật triệt để, giúp các ước mơ cao nhất của họ biểu lộ.

• Khát vọng được Linh hồn cảm ứng: để biểu lộ một “Trật Tự Thế Giới Mới”; để kêu gọi các nguồn năng lượng thiêng liêng có liên quan với tinh thần và vật chất theo Thiên Cơ.

• Hoạt động Vui Thích Nhất: để mang lại sự trật tự từ sự hỗn loạn.

• Cảm Giác thiêng liêng lớn nhất: những hình thức (được tạo ra có tích cách thiêng liêng hoặc nhân tạo) hiện thân hoàn hảo một khía cạnh nào đó của Đồ Án Vũ trụ.

• Mong muốn của tâm hồn: để đạt được một biểu lộ hoàn thiện của nguyên hình thiêng liêng trong hình tướng, và để thấy các kết quả hữu hình của tư duy và lao động của họ.

• Các Năng Khiếu: những gì đòi hỏi tính hiệu quả thiết thực và sự khéo léo, các kỹ năng tổ chức, và khả năng thể hiện các ý tưởng trên cõi trần. Chúng tạo nên những doanh nhân xuất sắc, những người tổ chức, và các nhà giả kim thuật.

Các đệ tử biểu lộ năng lượng Cung 7 một cách lịch sự, với năng lực tổ chức, quản lý và hành chính. Một người chơi trong một đội hình, hoạt động ở cõi trần được chỉ đạo với việc hoạch định và các thời biểu chi tiết. Có ba loại tâm lý. Một loại thì cứng nhắc và sử dụng ý chí để giữ gìn hình thức và cơ cấu đã được thiết lập; loại thứ hai thì sáng tạo và tái tổ chức các hình thức và cấu trúc; loại thứ ba thì tập trung vào nghi thức, nghi lễ và huyền thuật.

Người Nga được điều khiển bởi linh hồn cung bảy của y hướng tới sự áp đặt một nghi lễ bắt buộc của các nhịp điệu có trật tự, dẫn đến một trật tự và cộng đồng các lợi ích được lý tưởng hóa. (EPI 386)

Tôi muốn nhắc nhở bạn khi bạn tìm cách quyết định rằng linh hồn của bạn ở trên cung bảy, và rằng bạn đang hoạt động qua một phàm ngã cung một. Người anh em của tôi, đó là vấn đề của bạn. Một người thần bí có tâm thức rộng mở với một cung phàm ngã mạnh mẽ và với một sự rung động linh hồn cùng đường lối với Kỷ Nguyên Mới, tìm cách áp đặt lên phàm ngã nhịp điệu của một “trật tự và tổ chức theo nghi lễ.” (DNA I 290)

Kỹ thuật Tích hợp của Cung Bảy: “’Tôi tìm cách đưa hai lại cùng với nhau. Kế hoạch đang ở trong tay tôi. Tôi sẽ làm việc như thế nào? Tầm quan trọng đặt ở đâu? Đấng Duy Nhất Hiện Tồn đang ở xa. Nơi tay tôi, đây là hình tướng, hoạt động, chất liệu, và ham muốn. Liệu tôi có thể liên kết những cái này và như thế tạo mẫu một hình tướng cho Thượng Đế? Tôi sẽ gửi tư tưởng của tôi, năng lực của tôi, lời mà tôi có thể nói đến đâu? / ‘Tôi đứng ở trung tâm, là người hoạt động trong lĩnh vực huyền thuật. Tôi biết một số quy tắc, một số các quyền năng điều khiển huyền thuật, một số Quyền Lực Từ, một số mãnh lực mà tôi có thể điều khiển. Tôi sẽ làm gì? Có sự nguy hiểm. Nhiệm vụ mà tôi đã đảm nhiệm thì không dễ dàng hoàn thành, nhưng tôi yêu quyền lực. Tôi muốn thấy các hình tướng xuất hiện, được tạo ra bởi thể trí của tôi, và thực hiện công việc của chúng, hoàn thành kế hoạch và biến mất. Tôi có thể sáng tạo. Tôi biết các nghi lễ của Ngôi Đền của Chúa. Tôi sẽ làm việc như thế nào? / ‘Tình yêu không phải là công việc. Hãy để tình yêu của Thiên Cơ vĩnh cửu của Thượng Đế kiểm soát cuộc đời của ngươi, tâm trí của ngươi, tay, mắt của ngươi. Hãy làm việc hướng tới sự thống nhất thiên cơ và thiên ý vốn phải tìm thấy vị trí trường cửu của nó trên cõi trần. Hãy làm việc với Thiên Cơ; hãy tập trung vào phần đóng góp của ngươi trong công tác vĩ đại đó.’ / Linh từ phát ra từ linh hồn đến hình tướng: ‘Hãy đứng ở trung tâm của ngôi sao năm cánh, được vẽ ra trên vị trí cao đó ở phía Đông trong ánh sáng vốn luôn luôn tỏa sáng. Từ trung tâm giác ngộ đó, hãy làm việc. Không được rời khỏi ngôi sao năm cánh. Hãy đứng ổn định ở giữa. Sau đó hãy vẽ một đường từ nơi vốn ở bên ngoài của cái vốn ở bên trong và hãy nhìn thấy Thiên Cơ thành hình.’ ” (EPII 375, 376)

Linh hồn Cung Bảy: phương pháp Dứt Bỏ : “Các nhà xây dựng hãy chấm dứt công việc của họ. Ngôi Đền đã hoàn thành. Linh hồn hãy nhập vào di sản của nó, và từ Nơi Linh Thánh, ra lệnh kết thúc mọi công việc. Sau đó, trong sự im lặng tiếp theo sau, hãy để y ngân lên Linh Từ: ‘Công việc sáng tạo đã xong. Ta là Đấng Tạo Hóa. Không gì khác còn lại trừ Ta’ “. EPI 417

Chiều Hướng của Cung Bảy: phương pháp Dứt Bỏ – Định Luật Đẩy : “Dưới khung vòm giữa hai phòng, Nhà Huyền Thuật thứ bảy đang đứng. Một phòng tràn ngập ánh sáng, và sự sống, và quyền lực, đầy sự tĩnh lặng, vốn là mục đích, và một sự mỹ lệ, vốn là không gian. Phòng kia đầy hoạt động, một âm thanh hoạt động ấn tượng, một sự hỗn loạn không có hình tướng, của công việc không có mục tiêu thật sự. Đôi mắt của Nhà Huyền Thuật chú định vào sự hỗn loạn. Y không thích nó. Lưng y hướng về căn phòng tĩnh lặng đầy sức sống. Y không biết nó. Khung vòm đang lung lay trên cao …. / Y thì thầm trong tuyệt vọng: ‘Trong nhiều thời đại, tôi đã đứng và tìm cách giải quyết vấn đề của phòng này, để sắp xếp lại sự hỗn loạn sao cho sự mỹ lệ có thể tỏa sáng, và mục tiêu mong muốn của tôi. Tôi đã tìm cách để dệt những màu sắc này vào một viễn cảnh đẹp, và để làm hài hòa nhiều âm thanh. Không thành công. Không có gì cả, nhưng người ta có thể thấy sự thất bại của tôi. Và tuy vậy, tôi biết có một sự khác biệt giữa những điều mà tôi có thể nhìn thấy trước mắt và những gì mà tôi bắt đầu cảm nhận sau lưng tôi. Tôi sẽ làm gì?’ / Phía trên đầu của Nhà Huyền Thuật, và ngay sau lưng của y, và ngay trong căn phòng đẹp đẽ sắp xếp thứ tự, một nam châm khổng lồ bắt đầu dao động. … Nó gây ra sự xoay vòng của người này, bên trong cái khung vòm đang lung lay sắp đổ xuống. Thanh nam châm xoay vòng y cho đến khi y đối diện với quang cảnh và căn phòng, mà trước đó y không thấy …. / Bấy giờ, qua trung tâm của trái tim y, thanh nam châm tuôn đổ lực hút của nó. Thanh nam châm tuôn đổ lực đẩy của nó. Nó làm giảm sự hỗn loạn cho đến khi các hình tướng của nó không còn có thể được nhìn thấy. Một số khía cạnh của một vẻ đẹp, chưa được tiết lộ trước đây, xuất hiện. Và từ căn phòng, một ánh sáng chiếu rọi ra, và bằng quyền năng và sự sống của nó, buộc Nhà Huyền Thuật di chuyển tới trước vào trong ánh sáng, và rời bỏ cái khung vòm nguy hiểm”. (EPII 170.171)

Linh hồn Cung Bảy: Sự Giác Ngộ: “Thiên thần Bản Lai Diện Mục đưa một bàn tay vào bầu trời xanh. Người nhúng sâu bàn tay kia vào trong biển hình tướng. Như thế người kết nối thế giới sắc tướng và sự sống vô sắc tướng. Người mang trời đến với đất, mang đất vào trong trời. Người đang đứng trước Thiên Thần biết điều này. / Y hiểu ý nghĩa của dấu hiệu hình vẽ mà Thiên Thần nắm giữ ở trên cao. / Hai là một. Không còn lại điều gì để nắm bắt. Linh Từ thật rõ ràng. Công việc được thấy hoàn thành. Tổng Thể được hình dung. Công tác huyền thuật được thực hiện. Một lần nữa, hai là một. Thiên Cơ được đáp ứng. Bấy giờ không cần nói lời nào nữa.” (EPII 47,48)

Nguồn: Nhận dạng các cung

+ Thủ Ấn/ Đát Điệt Tha trong câu 18. Đát điệt tha - án (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi)

Trong Bát nhã tâm kinh có nói: “Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”
Đát điệt tha Hán dịch là “tức thuyết chú viết”. Còn dịch là “Sở vị”. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Tâm đại bi mà nói ra chơn ngôn này, nói bằng các chủng tự của Phạm Thiên.

Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.

Đát điệt tha lại còn có nghĩa là vô lượng pháp môn tu học và trí huệ nhãn vô lượng. Đó là ý nghĩa của “Sở vị”.

Chữ án như đã nói ở trước, khi quí vị trì niệm trì niệm đến chữ án thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính, lắng nghe người niệm chỉ giáo. Chữ án còn có công năng lưu xuất nhiều pháp môn sau đây.

+ Ấn hay Thủ Ấn: Trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, Ấn là một dấu hiệu thân thể. Trong tranh tượng, các đức Phật thường được trình bày với một kiểu tay đặc biệt, vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của tính chất Phật (Phật tính). Trong Bắc Tông, các Thủ ấn chỉ các ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt, đối lập với Khế ấn là những tư thế khác như cầm ngọc, tọa thiền... Đặc biệt, trong các tông phái như Thiên Thai tông, Kim cương thừa, các ấn này thường đi đôi với Man-tra. Ngoài ra, các ấn này giúp hành giả chứng được các cấp tâm thức nội tại, bằng cách giữ vững những vị trí thân thể nhất định và tạo mối liên hệ giữa hành giả với các vị Phật hoặc Đạo sư trong lúc hành trì một Thành tựu pháp (sa. sādhana). (Trích: Mục X CÁC LOẠI ẤN 146 GIỚI THIỆU TRONG CHÚ ĐẠI BI)

+ Ấn pháp, gọi tắt là Ấn, tức là sự lưu xuất của Bổn Tâm thanh tịnh, cũng gọi là Tâm Ấn.
Theo “Thiên Thủ Thiên Nhãn Pháp Bửu Chân Ngôn Đồ “ thì chú Đại Bi bao gồm 42 ấn pháp. 42 pháp ấn này là chỗ diệu hành của chư Bồ tát lưu xuất ra. 42 pháp ấn và chú Đại bi có liên hệ mật thiết với nhau, được Hòa Thượng Tuyên Hóa ví như tay và chân của một cơ thể.
Đức Phật lại bảo Ngài A Nan: Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tuỳ thuận các sự mong cầu của chúng sinh. Đó cũng do tâm của vị Bồ Tát hiện ra.) (Nguồn: https://thichminhtam.files.wordpress.com/2015/06/chc3ba-c491e1baa1i-bi-1.pdf)

+ Kết Ấn/ Bắt Ấn: Tức là 2 bàn tay và 10 ngón kết thành một hình tướng nào đó theo qui tắc để tiêu biểu cho bản thệ nội chứng của đức Như lai, là nghi thức rất quan trọng của Mật giáo. Kết ấn là sự khế hợp, phải do Thầy đích thân truyền trao, không để người khác thấy được.

Theo kinh Nhất tự kì đặc Phật đính quyển thượng, nếu kết ấn không đúng pháp thì ma quỉ và Tì na dạ ca, v.v... sẽ gây các chướng nạn, khi chết ắt rơi vào địa ngục.

Ngoài ra, đứng trước những người chưa thụ quán đính hoặc chưa phát tâm bồ đề thì không nên kết ấn. [X. kinh Tô bà hô đồng tử Q.thượng; kinh Đà la ni tập Q.5; Đại nhật kinh sớ Q.13] - Xem nguồn

+ Các cách Thủ Ấn/ Kết Ấn của 12 vị Đại Tướng Dược Xoa: Các vị tướng trong Kinh Dược Sư - Chữa bệnh mầu nhiện, có nhiều tương ứng với các tên trong Dịch học đông phương như Tý - Sửu ... Thanh Long, Câu Trần ..

_Thập Nhị Thần Tướng Dược Xoa Pháp: 12 vị Dược Xoa Đại Tướng là 12 vị Đại tướng ở trước tòa ngồi của Đức Dược Sư Như Lai, quản lý sự mạnh khỏe (kiện khang), đẩy lùi bệnh tật, thoát lìa nạn khổ, tiêu tai diên thọ.

Theo ý nghĩa sâu xa hơn: 12 vị Thần Tướng Dược Xoa là thân hóa hiện của chư Phật Bồ Tát, nhận trọng trách thực hành Phật Nguyện và hộ trì chúng sinh. Mỗi vị Thần Tướng đều thống lãnh bảy ngàn Dược Xoa quyến thuộc, tổng cộng thành tám vạn bốn ngàn Dược Xoa. (Xem trong Kinh Dược Sư, trang 188)

+ Mâu thuẫn phát sinh theo Quy luật thời gian: ..... Các nhà nghiên cứu các sách của Tôi và bộ Giáo Lý Bí Nhiệm phải nhớ rằng bất cứ các mâu thuẩn nào có thể xuất hiện đều chỉ là mâu thuẩn trong Thời Gian, và rằng khi yếu tố này được hiểu một cách thích đáng và nhà nghiên cứu biết chu kỳ đặc biệt nào mà tài liệu sẽ được áp dụng thì các thiếu chính xác bề ngoài này sẽ biến mất......(Trích tác phẩm: Luận về 7 cung - Tập III - Chiêm tinh học; Chương III - Phần Khoa học về tam Giác lực, trang sách in 554/513)

+ Định luật Chu Kỳ (Law of Cycles): Định luật Chu Kỳ định đoạt thủy triều, kiểm soát các biến cố trên thế gian và cũng sẽ chi phối cá nhân và như thế thiết lập các thói quen của cuộc sống có tiết điệu – một trong các động cơ chính yếu được định trước để có được sức khỏe tráng kiện. (CTNM, 89)

* Lưu ý về dịch thuật khác biệt:

- Định Luật Chu Kỳ: Trong LVLCK, tr 5–6 thì dịch Law of Periodicity là Định Luật Chu Kỳ, không phải (Law of Cycles)

- Nhưng Law of Periodicity (Trong môn học 110- MFVN) lại dịch là Định luật Tuần Hoàn 

Xem thêm: Tổng hợp về chu kỳ

11. Định luật Huyền linh (Occult law):

Con người suy tưởng thế nào thì y trở thành thế ấy (As a man thinketh, so is he).

Con người nghĩ đến nơi đâu thì y hiện hữu ở nơi đó (Where a man thinketh, there is he). (ASCLH, 281)

+ Định luật Tử Vong (Law of Death): Chi phối vật chất trong ba cõi thấp. (CTNM, 503)

+ Định luật Hy sinh (Law of Sacrifice): Định luật Hy sinh là Định luật Tử Vong trong các thể tinh anh. Định luật Tử vong và Hy sinh chi phối sự tan rã từ từ của các hình hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống đang tiến hóa. (CTNM, 414)

+ Định luật Tương Ứng hay Tương  Đồng (Law of Correspondences or of Analogy): Là định luật để giải thích về Thái Dương Hệ và giải thích Thượng Đế cho con người.  (LVLCK, 7)

+ Qua Định Luật Tương Đồng hay tương ứng, các tiến trình vũ trụ và bản chất của các nguyên khí vũ trụ được biểu thị trong các chức năng, cấu tạo và các đặc điểm của một con người. Chúng được biểu thị nhưng không được giải thích hoặc nói gì thêm. Chúng chỉ được dùng như các biển chỉ đường, hướng cho con người đi dọc theo con đường mà trên đó y có thể tìm thấy các biển chỉ đường sau này, và ghi nhận các dấu hiệu rõ ràng hơn. (LVHLT, 19)

+ LUẬT TƯƠNG ỨNG — THE LAW OF CORRESPONDENCES
- Luật Tương Ứng hay Tương Đồng này là quy luật diễn giải của hệ thống, và giải thích về Thượng Đế cho con người. (LVLCK/ TCF, 8)
- Chúng ta phải khước từ bản thân đến sự thật là con đường duy nhất mà chúng ta có thể thấy được gợi ý cho bí ẩn về các cung, các hệ thống, và các huyền giai, nằm trong việc nghiên cứu các quy luật tương ứng hay tương đồng. Nó là một sợi chỉ mà qua đó chúng ta có thể tìm thấy đường về xuyên qua mê cung, và cung ánh sáng [Trang 7] chiếu rạng qua bóng tối của sự vô minh xung quanh.(ĐĐTNLVTDH/ IHS 6)
- Loại suy hay suy luận, sử dụng những năng lực lý trí của tâm trí bởi người nhận thức trong mối liên quan [Trang 16] đến cái không được nhận thức một cách trực tiếp. Điều này, đối với người sinh viên huyền môn, chính là ứng dụng của Luật Tương Ứng hay Tương Đồng. (ASCLH/ LOS, 16)
- Các kiểu mẫu hình học, sự tiến triển số học hay Luật Tương Ứng không bao giờ thất bại trong việc hiểu về mục đích và các kế hoạch của Thượng Đế hành tinh - đã được thiết lập trước khi các thế giới được tạo ra và tìm thấy những nguyên mẫu của chúng trên các cõi trí tuệ vũ trụ. (VCVTDT/ TEV, 90)

NHỮNG VÍ DỤ CỦA QUY LUẬT— EXAMPLES OF THE LAW

Xem các Tooltip và các Trang có chủ đề tương ứng hay tương đồng

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số Và Thuật Ngữ

Xem: Thống Kê Tương Ứng Số

Xem: Tương Ứng Bảy Cảnh Giới Sự Sống Thái Dương

 

+ Các định luật của vũ trụ (Cosmic Laws) chỉ là các cách biểu hiện, các xung lực của sự sống và đường lối hiện tồn hay hoạt động của Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn. Sau rốt, không có việc né tránh các định luật này, và không có việc khước từ chúng vì chúng ta mãi mãi hoạt động theo chúng, và chúng chi phối, kềm chế (theo quan điểm của Hiện Tại Vĩnh Hằng) tất cả  những gì xảy ra trong thời gian và không gian. Các định luật đều có tính chất huyền linh và cơ bản. (CVĐĐ, 25)

a/ Nguyên Lý Cơ Bản II. Có một nguyên lý cơ bản được gọi là Định Luật Tuần Hoàn
1. Định Luật này chi phối tất cả các biểu hiện, dù đó là biểu hiện của một Thái Dương Thượng Đế thông qua trung gian một thái dương hệ [Trang 6], hay là biểu hiện của con người thông qua trung gian một hình thể. Tương tự, Định luật này cũng điều khiển tất cả các vương quốc trong tự nhiên.

+ Có Ba Định Luật Vũ Trụ được kết nối với Định luật này (6)

a. Định luật Tiết Kiệm ..... định luật thống trị vật chất, phương diện thứ ba.
b. Định Luật Hấp Dẫn… định luật thống trị linh hồn, phương diện thứ hai.
c. Định Luật Tổng Hợp.... định luật thống trị tinh thần, hay phương diện thứ nhất.

 

b/ Nguyên Lý Cơ Bản II - Nhưng Dịch thuật khác về ĐL Hấp dẫn (LVLCK, 219):

+ Có ba định luật căn bản vũ trụ, thuộc về hệ thống vĩ đại hơn (đã được tất cả các nhà thiên văn học nhận biết), mà chúng ta là một phần trong đó, và 7 định luật có sẵn trong Thái Dương Hệ. Bảy Định luật này có thể xem như là phụ, mặc dù theo quan điểm nhân loại, chúng xuất hiện như là những định luật chính, 3 Đ.Luật đó gồm:

1– Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis): Đó là định luật chứng minh sự kiện rằng tất cả mọi vật – trừu tượng và cụ thể – hiện hữu như là một; đó là định luật chi phối hình tư tưởng của Đấng Duy Nhất (One) trong số các Vũ trụ Thượng Đế (Cosmic Logoi) mà Thái Dương Hệ của chúng ta lẫn trung tâm vĩ đại của chúng ta là một phần trong tâm thức của Ngài.

2– Định luật Hút và Đẩy/ ĐL Hấp dẫn (Law of Attraction and Repulsion): Về căn bản, định luật này diễn tả lực hút cần có để giữ cho Thái Dương Hệ chúng ta không thay đổi đối với Thái Dương Hệ Sirius, giữ cho hành tinh chúng ta quay chung quanh mặt trời của chúng ta, giữ cho các hệ thống nhỏ của chất liệu phân tử và nguyên tử luân lưu quanh một trung tâm trong hành tinh, và giữ cho vật chất của mọi thể ở cõi trần và vật chất của các thể tinh anh phối kết quanh trung tâm tiểu vũ trụ của chúng.

3– Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy): Định luật này điều chỉnh tất cả những gì liên quan đến sự tiến hóa vật chất và tinh thần của vũ trụ cho có lợi nhất và với việc tiêu phí thần lực ít nhất.

* Bốn Định luật phụ của Định Luật Tiết Kiệm hay Vật Chất:

42.3.1- Định luật Rung Động (Law of Vibration):

Liên quan với chủ âm hay mức độ (measure) của vật chất của mỗi cõi. Nhờ biết được định luật  này mà vật chất của bất cứ cõi nào trong bảy biến phân của nó cũng có thể được kiểm soát.

42.3.2- Định luật Thích Nghi (Law of Adaption):

Là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cõi và cõi phụ.

42.3.3- Định luật Đẩy (Law of Repulsion):

Chi phối mối liên hệ giữa các nguyên tử, nó tạo ra kết quả trong việc không bám vào nhau của các nguyên tử và trong việc chúng hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm cố định từ các bầu hay hình cầu của đối cực.

42.3.4- Định luật Ma Sát (Law of Friction):

Chi phối trạng thái nhiệt của bất cứ nguyên tử nào, sự phát xạ (radiation) của một nguyên tử và hiệu quả của việc phát xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác.

II- Bảy Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596):

a. Định Luật Rung Động.
b. Định Luật Gắn Kết.
c. Định Luật Tan Rã.
d. Định Luật về Kiểm Soát Từ điển.
e. Định Luật về Sự Cố Định.
f. Định Luật về Bác Ái.
g. Định Luật về Hy Sinh và Chết.

* 3. Có bảy Định Luật hệ thống, thống trị sự biểu hiện của Đấng Thái Dương Thượng Đế của chúng ta. (6) (MF-QU1-Môn học 110)

III- Các Định Luật Khác: Xem tại đây

+ Tóm lược Sách: Tâm Thức Nguyên Tử - Consciousness of the Atom (TTNT/ COA)

+ Tóm lược sách: Giáo dục trong Kỷ Nguyên Mới - Education in the New Age (GDTKNM/ ENA)

+ Tóm lược Sách: Người Đệ Tử trong Kỷ Nguyên Mới - Discipleship in the New Age (NĐTTKNM/ DINA)

+ Tóm lược Sách Chiêm Tinh Học Nội Môn - Esoteric Astrology (CTHNM/ CTNM/ EA)

+ Tóm lược Sách: Trị Liệu Nội Môn - Esoteric Healing (TLNM/ EH)

+ Tóm lược Sách Tâm Lý Học Nội Môn - Esoteric Psychology (TLHNM/ EP)

+ Tóm lược Sách: Ảo Cảm một Vấn Đề của Thế Giới - Glamour a World Problem (ACMVĐCTG/ GWP)

+ Tóm lược Sách: Ánh Sáng của Linh Hồn (ASCLH/ LOS)

+ Tóm lược Sách: Các Cung và Điểm Đạo - Rays and Initiations (CCVĐĐ/ RI)

+ Tóm lược Sách: Viễn Cảm và Thể Dĩ Thái - Telepathy and the Etheric Vehicle (VCVTDT/ TEV)

+ Tóm lược Sách Luận về Lửa Vũ Trụ (LVLVT) hay Luận Về Lửa Càn Khôn (LVLCK) - Treatise on Cosmic Fire (TCF), thuộc bộ Luận Về Bảy/ 7 Cung.

- Luận Về Lửa Càn Khôn (TCF): Bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” chủ yếu đề cập đến thái dương-hệ, và chỉ bàn về các khía cạnh và các tương ứng của con người ở mức độ mà chúng biểu hiện mối quan hệ của thành phần đối với tổng thể, và của đơn vị đối với toàn thể. Đề cập 15 quy luật và ý nghĩa vũ trụ của chúng (Mô tả các Thái dương thiên thần, ánh sáng, chư thiên, các mãnh lực, các hỏa thần, lửa, nước, con người phụng sự liên quan việc Tham thiền và hoạt động huyền thuật); (LVHLT, trang mở đầu)

+ Luận về huyền linh thuật: Nói về 15 Qui Luật về Huyền Thuật có trong Luận Về Lửa Càn Khôn. Tôi sẽ dẫn giải về chúng, không đề cập đến ý nghĩa vũ trụ - Các tương ứng và các tương đồng về thái dương hay về điều gì khác. Nhưng áp dụng chúng vào công việc của người tìm đạo, và đưa ra các gợi ý thực hành đối với việc phát triển tốt hơn sự tiếp xúc với linh hồn và sự biểu lộ của linh hồn. Nguồn: Luận Về Huyền Linh Thuật, 17

Xem Tóm lược sách luận về lửa càn không

Xem thêm: Các bảng TH theo sách Luận về lửa càn khôn

+ Kinh dịch Là đạo Của Người Quân Tử - Giữ Ngũ Giới - Ngũ Thường

- Ngũ Thường: Nhân - Nghĩa - lễ - Trí - Tín

- Ngũ Giới: Không gây tổn hại - Không trộm cắp - Không tà dâm - Chân thật - Không Tham lam

* Làm lành lánh giữ: Có được các Nhân lành này thì kiếp sau có cơ được sinh vào cõi người, tránh được ba đường ác.

+ Thỉnh Giáo: Giáo Huấn - Chỉ Giáo - Chỉ Dạy - Chỉ Cho - Chỉ Dẫn Cho: Nếu họ đến tìm bạn (Đặc biệt với người ngang cơ), thỉnh giáo với bạn, xin bạn chỉ giáo. Xin bạn chỉ giáo, bạn còn phải xem rõ ràng, là thật hay là giả, có lúc là lời khách sáo, không phải là thật. Tôi lúc đầu đã gặp qua, cho nên ở nơi đây, hấp thụ rất nhiều giáo huấn, học khác đi. Năm đầu tôi giảng kinh, tuổi trẻ mà, có một số pháp sư giảng kinh xuống thỉnh giáo: "Pháp sư Tịnh Không à! xin Ngài chỉ giáo cho ạ". Họ giảng có chỗ không được tốt, tôi liền muốn nói ra, vừa nhìn, tôi vừa mới mở miệng, vẻ mặt của họ liền thay đổi, tôi liền nói: "À, tốt! tốt! Thầy giảng được rất hay, rất tốt".Tôi không nói nữa, vì sao vậy? Lời khách sáo thôi, không phải là thật. "Xin Ngài chỉ giáo phê bình cho" chính là mời bạn nói thêm vài lời tâng bốc họ lên, là cái ý này, bạn đừng cho đó là thật. Nếu bạn phê bình thật, sắc mặt liền lập tức dài ra. Cho nên, chúng ta phải quán sát, khi người ta nói: "Mời pháp sư chỉ giáo", xem thử họ là thật tâm hay là lời khách sáo. Người ta nói lời khách sáo, bạn nghĩ đó là lời thật, bạn vừa phê bình thì liền tạo thành oan gia đối đầu, ngay trong kinh nghiệm chúng ta học qua được rất nhiều.(Kinh Thập Thiện_PS Tinh Không_Tập 31)

+ XEM TƯỚNG MẠO
2. BA MƯƠI HAI TƯỚNG ĐẠI NHÂN_Phật dậy
1) Bàn chân bằng phẳng đầy đặn, đi đứng vững vàng.
2) Dưới bàn chân có dấu chỉ như bánh xe có ngàn căm, ánh sáng xen nhau.
3) Có màng lưới mỏng giữa kẽ ngón tay, chân như chân ngỗng chúa.
4) Tay chân mềm mại như áo trời.
5) Ngón tay chân thon dài không ai bằng.
6) Gót chân đầy đặn trông không chán.
7) Ống chân thon dài như của nai.
8) Các khớp xương móc lấy nhau như xích chuyền.
9) Mã âm tàng.
10) Đứng thẳng tay duỗi dài quá gối.
11) Mỗi chân lông đều có một sợi lông. Sợi lông ấy xoáy hữu, màu lưu ly xanh biếc.
12) Lông mọc xoay phía hữu, màu xanh biếc thẳng lên.
13) Thân sắc huỳnh kim.
14) Da thịt mịn màng không dính bụi nhơ.
15) Hai vai ngang bằng đầy đặn tròn đẹp.
16) Giữa ngực có chữ vạn.
17) Thân cao gấp đôi người thường.
18) Bảy chỗ trong người đầy đặn.
19) Mình cao to lớn như cây ni-câu-lô.
20) Hai má như sư tử.
21) Ngực vuông đầy như ngực sư tử.
22) Có bốn mươi cái răng.
23) Răng ngang bằng đầy đặn.
24) Răng khít nhau không hở.
25) Răng trắng, trong sáng.
26) Yết hầu thanh sạch, ăn thức gì cũng thích hợp.
27) Lưỡi rộng dài có thể liếm tới mép tai.
28) Tiếng nói trong rõ như tiếng Phạm thiên.
29) Con mắt màu xanh biếc.
30) Mắt như mắt trâu chúa, trên dưới có hai mí.
31) Có lông trắng giữa hai chân mày, mềm mại kéo ra dài một tầm.
32) Trên đỉnh có chỗ thịt nổi. Ấy là 32 tướng đại nhân.
Nguồn: (Trường A Hàm, Kinh Đại Bản Duyên, số 1)

+ Bàn tay mềm mại_HT Tuyên Hóa giảng: ... Nay tôi sẽ liên hệ đến một chi tiết trong môn nhân tướng học. Nếu quý vị cầm bàn tay của một người nào mà thấy nó mềm mịn như vải lụa thì người đó có một tương lai rất tốt, đầy hứa hẹn, hậu vận sẽ rất sang quý. Tay của những người bình thường rất thô cứng. Chẳng hạn như bàn tay tôi, cứng và thô như tấm gỗ, không mịn mềm như vải lụa. Tuy nhiên chỉ có bàn tay mềm thôi không đủ biểu hiện một tương lai tốt đẹp. Sắc diện mới có khả năng quan trọng biểu lộ vấn đề này. Cái gì là những nét đặc điểm của người anh hùng? Có phải là dáng dấp mạnh mẽ chăng?

Nói chung, bàn tay phụ nữ mềm hơn bàn tay đàn ông rất nhiều. Nếu quý vị chưa tin điều này quý vị có thể để ý xem khi lần tới có dịp bắt tay phụ nữ. Về nam giới tôi đã gặp hai người có bàn tay rất mềm. Vậy mà suốt thời gian tôi gặp họ, không có người nào biểu hiện dấu hiệu họ là bậc vĩ nhân, vì thân tướng của họ không tương xứng. Tôi cũng có một vị đệ tử có bàn tay rất mềm dịu, anh ta không làm việc lao động nặng nhọc, nhưng anh ta cũng rất bình thường. Một người học trò của tôi, cũng là người bà con, có bàn tay rất mềm nhưng trước khi tôi đến nước Mỹ anh ta chẳng làm được điều gì vĩ đại. Tôi chẳng biết anh ta đã thành tựu được trong lãnh vực gì không trong thời đó.(Nguồn: Trích Kinh Lăng Nghiêm_HT Tuyên Hóa giảng)

35. CẢM HÓA VUA A XÀ THẾ MUỐN CHINH PHỤC NƯỚC KHÁC
Vua A-xà-thế muốn chinh phạt nước Bạt-kỳ, mới sai Đại thần Vũ-xá đến thỉnh ý Phật.
1- Phật hỏi A-nan: Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường nhóm họp bàn những sự việc chân chánh không?
A-nan đáp: Con có nghe.
Phật nói với A-nan: Nếu được như thế, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó lại càng thịnh vượng; nước ấy sẽ an ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
2- Này A-nan, ngươi có nghe người nước Bạt-kỳ vua tôi hòa thuận, trên dưới kính nhường nhau không?
Đáp: Con có nghe.
Hỏi: Nếu được như vậy, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng, và được yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
3- Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường tôn trọng pháp luật, hiểu điều cấm kỵ, chẳng trái lễ độ không?
Đáp: Con có nghe.
Hỏi: Này A-nan, nếu được như vậy, lớn nhỏ hoà thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
4- Này A-nan! Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng không?
Đáp: Con có nghe.
Hỏi: Này A-nan, nếu vậy, lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
5- Này A-nan! Ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ thường tôn trọng tông miếu, kính nể quỉ thần không?
Đáp: Con có nghe.
Hỏi: Này A-nan, nếu được như vậy thì lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
6- Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ giữ gìn khuê môn trinh chính, thanh khiết, không bậy bạ, cho đến sự vui đùa, nói năng cũng không tà vạy không?
Đáp: Con có nghe.
Hỏi: Này A-nan, nếu được như vậy thì lớn nhỏ hòa thuận, nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
7- Này A-nan, ngươi có nghe dân nước Bạt-kỳ tôn thờ Sa-môn, kính người trì giới và thân cận ủng hộ chẳng biếng nhác không?
Đáp: Con có nghe.
Hỏi: Này A-nan, nếu được như vậy thì nước đó càng thêm thịnh vượng và yên ổn lâu dài, không thể xâm hại được.
=> Bấy giờ, Đại thần Vũ-xá liền bạch Phật: Nhân dân nước kia nếu thi hành có một điều còn không mong gì thắng họ, huống nay họ đủ cả 7 điều. Vì việc nước quá bận, con xin từ tạ trở về.
Nguồn: mục 35- (Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

+ Trình Độ Thầy Theo Kiến Thức và Khả Năng truyền dạy
1) Có kiến thức, có giới (Là Người quân tử)
2) Có kiến thức, có giới, nhưng không có đa văn - Khó mà thuyết giảng;
3) Có kiến thức, có giới, có đa văn nhưng không thể thuyết giảng;
4) Có kiến thức, có giới, có đa văn, có thể thuyết pháp

54. CÔNG ĐỨC HÀNH HƯƠNG CÁC THÁNH TÍCH
Bấy giờ, A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất, bạch Phật:
Thế Tôn, hiện nay các Sa-môn khắp bốn phương, gồm những vị kỳ cựu đa văn, thấu hiểu kinh luật, đức hạnh thanh cao, thường đến bái yết Phật, nhân đó con được lễ kính và gần gũi hỏi han. Nhưng sau khi Phật diệt độ rồi, họ không đến nữa, con không còn biết hỏi ai nữa, làm sao?
Phật bảo A-nan: Ngươi chớ lo. Các con nhà dòng dõi thường có bốn chỗ tưởng nhớ:
1. Tưởng tới chỗ Phật đản sanh, hoan hỉ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
2. Tưởng tới chỗ Phật thành đạo, hoan hỉ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
3. Tưởng tới chỗ Phật chuyển pháp luân đầu tiên, hoan hỉ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
4. Tưởng tới chỗ Phật vào Niết-bàn, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.
Này A-nan, sau khi ta diệt độ, trai hay gái con nhà dòng dõi nhớ nghĩ khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ có những lời di huấn như thế. Rồi mỗi người đi đến bốn chỗ đó kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường. Khi chết đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo.
Nguồn: mục 54- (Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

128. NHỮNG CON SỐ BẢY
- Bảy Hạng Vợ: Có bảy hạng vợ là vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ.
- Bảy Đức Tin: Người có đức tin có bảy đặc tính là có tâm xả ly bố thí tài vật, mong mỏi được gặp thánh nhân, mong mỏi được nghe Phật pháp, thường có tâm hoan hỷ với việc thiện, ít khoe khoang về mình, có sự chân thật không giả dối, và tịnh tín nơi đáng tịnh tín.
- Bảy chi pháp của bạn hữu là cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận.
- Có bảy sự thù diệu vị Tỷ-kheo tha thiết hành trì học pháp và trong tương lai khát vọng hành trì học pháp; tha thiết quán Pháp và trong tương lai khát vọng quán Pháp; tha thiết nhiếp phục lòng dục, và trong tương lai khát vọng nhiếp phục lòng dục; tha thiết Thiền tịnh, và trong tương lai khát vọng Thiền tịnh; tha thiết tinh cần tinh tấn và trong tương lai khát vọng tinh cần tinh tấn; tha thiết niệm tuệ và trong tương lai khát vọng niệm tuệ; tha thiết thể nhập tri kiến và trong tương lai khát vọng thể nhập tri kiến.
- Bảy pháp thành tựu là Tỷ-kheo có lòng tin, có giữ giới, có nghe nhiều, sống Thiền tịnh, tinh cần tinh tấn, có chánh niệm, và có trí tuệ.
- Bảy pháp thối đọa: đưa một nam cư sĩ đến thối đọa là quên, không đến thăm Tỷ-kheo; phóng túng nghe diệu pháp; không tu tập tăng trưởng giới; ít tin tưởng các Tỷ-kheo trưởng lão, trung niên, tân nhập; nghe pháp với tâm cật nạn, tìm tòi các khuyết điểm; tìm người xứng đáng cúng dường ngoài Tăng chúng; tại đấy phục vụ trước.
- Chúng sanh sinh ra từ bụng mẹ,
* Giai đoạn đầu tiên là kalala, được mô tả là chất nhờn giống như giọt dầu mè dính trên lông con thú, rảy đi bảy lần chỉ còn một chút dính lại ở đầu lông.
* Bảy ngày kế tiếp, chất kalala phát triển thành abbuda, giống như nước máu dợt dợt.
* Bảy ngày kế tiếp, chất abudda phát triển thành pesi, giống như thịt rất mềm mại.
- Bảy sức mạnh là tín lực, tấn lực, tàm lực, quý lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
- Bảy Tài Sản/ thánh sản là tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài.
- Bảy thứ lửa là lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa những vị đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa các vị đáng cúng dường, lửa củi.
- Bảy thứ tưởng là tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.
Nguồn: Xem mục 128

+ Huyền bí (Occult). Thuật ngữ này liên quan đến các lực ẩn tàng của sự hiện tồn và các lực này xuất phát từ hành vi vốn tạo ra biểu lộ ngoại cảnh. Từ ngữ “hành vi” (“conduct”) ở đây được dùng một cách có cân nhắc, vì tất cả mọi biểu lộ trong mọi giới của thiên nhiên, đều là biểu hiện của sự sống, mục tiêu và kiểu mẫu hoạt động của một thực thể hay sự hiện tồn nào đó, và như vậy, theo sát nghĩa là hành vi (hay bản chất hay tính chất bên ngoài) của một sự sống. Các động cơ của hành động này nằm ẩn trong mục tiêu của bất cứ sự sống nào, dù cho đó là một sự sống thái dương, một thực thể hành tinh, một con người, hoặc Đấng Cao Cả (Being) vốn là tổng thể các trạng thái tâm thức và của các hình hài của bất cứ giới nào trong thiên nhiên. (LVHLT, 11)

+ Định luật: Là sự áp đặt của ý chí và mục tiêu của những gì vô cùng vĩ đại. Do đó, nó vượt ngoài tìm hiểu biết của con người. Một ngày nào đó, con người phải nhận biết rằng tất cả các định luật trong thiên nhiên đều có các đối phần tâm linh cao siêu của chúng…(CTNM, 30)

+ Định luật: Là ý chí của bảy vị Thái Dương Thượng Đế đang đặt tác dụng của nó lên vật chất ngõ hầu gây nên một chủ đích đặc biệt nhờ phương pháp của quá trình tiến hóa. (TLHNM–I, 62)

- Nên nhớ rằng một định luật chỉ là hiệu quả của hoạt động sáng suốt liên tục của trạng thái Sự sống khi nó tác động kết hợp với vật chất. (TLHNM–I, 377)

+ Các định luật (Laws). Một định luật giả định trước (presupposes) một thực thể siêu việt (superior being), được phú cho mục tiêu và được trợ giúp bằng trí thông minh, đang phối hợp các thần lực của mình sao cho một kế hoạch được hoàn thiện một cách tuần tự và vững vàng. Nhờ một hiểu biết rõ rệt về mục tiêu, thực thể đó đưa vào hoạt động các bước và các giai đoạn mà khi được xúc tiến theo trình tự, sẽ đưa kế hoạch đến hoàn thiện. Từ ngữ “law” (“định luật”), như thường được hiểu, sẽ gợi ra ý tưởng về sự lệ thuộc vào một hoạt động vốn được nhận thức như là không thể lay chuyển và không lệch hướng, nhưng lại không được hiểu bởi kẻ bị lệ thuộc vào nó; theo một quan điểm, nó bao hàm thái độ của đơn vị chìm đắm trong xung lực tập thể, và sự thiếu khả năng của đơn vị đó để làm thay đổi xung lực hoặc là né tránh vấn đề; hiển nhiên là nó mang lại trong tâm thức của con người, tức là kẻ đang xem xét các định luật này, một cảm giác là một nạn nhân – bị đẩy tới trước giống như một chiếc lá trước cơn gió nhẹ hướng tới một mục tiêu mà sự suy đoán về mục tiêu đó chỉ là có thể xảy ra, và bị chi phối bởi một lực tác động một cách rõ rệt với một sức ép không thể tránh khỏi, và như thế tạo ra các kết quả tập thể, với sự thiệt hại của đơn vị. Thái độ tâm trí này không thể tránh khỏi, cho đến khi tâm thức của con người có thể được mở rộng đến mức y bắt đầu ý thức về các vấn đề to tát hơn. Khi nào, qua sự tiếp xúc với Chân Ngã của riêng mình, y tham dự vào sự hiểu biết về mục tiêu, và khi nào, qua việc leo lên núi của linh thị, cách nhìn của y thay đổi và chân trời của y mở rộng, y đi đến nhận thức rằng một định luật chỉ là xung lực tâm linh, là sự biểu lộ động cơ và sự sống của Đấng mà trong Ngài y sống và hoạt động. Y học được rằng xung lực đó biểu hiện một mục đích sáng suốt, được hướng dẫn một cách khôn ngoan, và được căn cứ trên tình thương. Kế đó, chính y bắt đầu vận dụng định luật hay là bắt đầu vượt qua một cách khôn ngoan, một cách đầy tình thương và một cách sáng suốt thông qua chính y, như thể cơ cấu đặc biệt của y có thể đáp ứng với, truyền chuyển và sử dụng xung lực sự sống tâm linh đó. Y ngừng cản trở và bắt đầu chuyển đổi. Y kết thúc chu kỳ của sự sống ích kỷ khép kín, và mở rộng các cánh cửa cho năng lượng tâm linh. Khi làm thế, y nhận ra rằng định luật mà y đã căm ghét và ngờ vực lại là tác nhân truyền sinh lực và thanh lọc, nó lôi cuốn y và mọi tạo vật của Thượng Đế vào một sự hoàn thiện huy hoàng. (LVHLT, 11)

+ Các định nghĩa khác về Định luật (Thuật ngữ Huyền Linh học của Bác Khá)

- Định luật (Law, Luật) : Định luật là ý chí (will) của bảy vị Thái Dương Thượng Đế (Deities) đang đặt tác dụng (impression) của nó lên vật chất (substance) ngõ hầu gây nên (produce) một chủ đích (intent) đặc biệt nhờ phương pháp của quá trình tiến hóa. (TLHNM–I, 62)
- Định luật là sự áp đặt (imposition) của ý chí và mục tiêu của những gì vô cùng vĩ đại (superlatively great). Do đó, nó vượt ngoài tìm hiểu biết của con người. Một ngày nào đó, con người phải nhận biết rằng tất cả các định luật trong thiên nhiên đều có các đối phần tâm linh cao siêu của chúng… (CTNM, 30)
- Nên nhớ rằng một định luật chỉ là hiệu quả của hoạt động sáng suốt liên tục của trạng thái Sự sống (Life aspect) khi nó tác động kết hợp với vật chất. (TLHNM–I, 377)

- Một Định Luật là gì? Các định nghĩa được đưa ra bởi Chân Sư Tây Tạng bao gồm những tư tưởng cho rằng đó là một phương thức biểu đạt, một xung lực sống, một tư tưởng, và/hoặc kiểu hoạt động của một số Đấng Hiện Tồn Cao Cả. Nó không được tạo và bất diệt, ít nhất là trong suốt thời gian của Đấng Hiện Tồn đó. Chúng ta có thể nói rằng có nhiều đấng Hiện Tồn mà chính các Ngài là sự biểu lộ và hiện thân của những định luật, gợi ý như Blavatsky đã viết trong Tập I của” Giáo Lý Bí Nhiệm”, rằng “Thượng đế là Định Luật, và ngược lại”. Lưu ý là bạn không thể phủ nhận hoặc tránh né các định luật cao hơn này, vì chúng chi phối và kiểm soát tất cả những gì xảy ra trong không gian và thời gian.(Michael Stacy_MFVN)

- Định luật căn bản trong Huyền linh học (Fundamental law in Occultism): Một định luật căn bản trong huyền linh học là không có sự ngưng nghỉ hay chấm dứt chuyển động (motion) trong Thiên Nhiên. Cái có vẻ như ngưng nghỉ chỉ là sự thay đổi từ dạng thức này thành một dạng thức khác, sự thay đổi chất liệu đi đôi với sự thay đổi dạng thức – theo như sự giảng dạy của Vật Lý huyền linh, như vậy, điều này dường như có trước việc khám phá ra luật “bảo tồn vật chất” (“conservation of matter”) rất lâu. Chính nhờ biết được định luật này mà vị được điểm đạo lần thứ tư (La Hán, Arhat) có thể thi thố (perform) được thần thông như là làm tan rã (phân tán, disintegration) vật chất, chuyển di các đồ vật từ nơi này đến nơi khác vv… (GLBN I, 160)

+ Linh Hồn Vũ Trụ:

5. Linh hồn của vũ trụ − với mục đích làm sáng tỏ – có thể biến phân, hay đúng hơn là (do các giới hạn của hình hài mà linh hồn phải hoạt động qua đó) có khả năng nhận biết ở các mức độ rung động khác nhau và các giai đoạn phát triển khác nhau. Do đó bản chất linh hồn trong vũ trụ biểu lộ trong một vài trạng thái hiểu biết lớn lao với nhiều điều kiện chuyển tiếp, mà đa số các trạng thái có thể được liệt kê như sau:
a/ Tâm thức (consciousness), hay trạng thái hiểu biết trong chính vật chất, do bởi sự kiện là Mẹ-Vật Chất đã được làm cho phong phú bởi Cha-Tinh Thần và như thế sự sống và vật chất được mang lại với nhau. Loại tâm thức này liên quan tới nguyên tử, phân tử và tế bào mà mọi hình hài được tạo nên từ đó. Theo đó, hình tướng của thái-dương-hệ, của một hành tinh và của tất cả những gì được tìm thấy ở trên hoặc ở trong một hành tinh được tạo nên.
b/ Tâm thức cảm thụ thông minh (Intelligent sentient consciousness), tức là tâm thức được biểu lộ (evidenced) trong giới khoáng chất và giới thực vật. Chính tâm thức này chịu trách nhiệm đối với tính chất, hình dạng (shape) và sắc thái (colouring) của hình hài thực vật và hình hài khoáng chất, và đối với các bản chất đặc thù của chúng nữa.
c/ Tâm thức động vật (Animal consciousness), việc ý thức về sự đáp ứng của linh hồn của mọi hình hài trong giới động vật, tạo ra các sự khác nhau của chúng, tức là loài và bản tính của chúng.
d/ Tâm thức con người hay ngã thức (Human conscious- ness or self-consciousness) mà sự phát triển của sự sống, sắc tướng và ý thức trong ba giới kia đã từ từ hướng đến đó. Thuật ngữ này liên quan đến tâm thức cá nhân của con người; và trong các giai đoạn ban đầu thiên về thú tính hơn là thiên tính, do bởi sự khống chế của thể xác động vật (animal body) với các bản năng và các khuynh hướng của nó. H.P.B. định nghĩa con người một cách chính xác là: “một con vật (an animal) cộng với một Thượng Đế”. Về sau nó mới có tính người nhiều hơn, không thuần túy con vật, cũng không hoàn toàn thiêng liêng, mà dao động giữa hai mức độ, do đó làm cho giới nhân loại thành bãi chiến trường lớn giữa các cặp đối ứng, giữa sự thôi thúc hay sự lôi kéo của tinh thần, và sự cám dỗ của vật chất hay mẹ-thiên nhiên (mother-nature), và giữa cái gọi là phàm ngã với con người tâm linh.
e/ Tập thể thức (group consciousness), vốn là tâm thức của các tổng thể vĩ đại, mà con người đạt tới qua sự phát triển, trước tiên là tâm thức cá nhân của y, tức là toàn bộ các kiếp sống của các bản chất động vật, tình cảm và trí tuệ của y, cộng với tia sáng thiêng liêng ngự trong hình hài mà các bản chất đó tạo ra. Rồi đến ý thức về nhóm của y, như được định rõ cho y trong nhóm các đệ tử, hoạt động dưới quyền một Đức Thầy nào đó, đại diện cho Thánh Đoàn đối với y. Thánh Đoàn (Hierarchy) có thể được định nghĩa như là tổng thể những người con của nhân loại không còn bị tập trung vào ngã thức đã biệt ngã hóa nữa (individualised selfconsciousness), mà các Ngài đã nhập vào một sự nhận thức rộng lớn hơn, tức là nhận thức về sự sống tập thể của hành tinh. Có nhiều giai đoạn trong nhận thức này, tăng lên đủ mức độ, từ nhận thức tập thể nhỏ bé của đệ tử dự bị, lên đến nhận thức tập thể đã hoàn tất của sự sống mà trong Ngài mọi hình tướng đều hiện tồn, tức tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế, “vị Tinh Quân trước Thiên Tòa”, Đấng đang biểu lộ qua hình tướng của một hành tinh, giống như con người biểu lộ qua hình hài của mình trong giới nhân loại.
 - Do đó linh hồn có thể được xem như khả năng tri giác hợp nhất (unified sentiency) và ý thức tương đối của những gì ẩn sau hình hài của một hành tinh và của một thái-dươnghệ. Những cái sau này (hành tinh và thái dương hệ) là toàn bộ của mọi hình hài, hữu cơ hoặc vô cơ (organic or inorganic, có tổ chức hoặc không tổ chức) như người theo thuyết duy vật phân biệt chúng. Mặc dù linh hồn tạo thành một tổng thể lớn, tuy thế nó vẫn bị giới hạn trong sự biểu lộ của nó, bởi bản thể và tính chất của hình tướng mà nó ngự trong đó, và do đó, có những hình hài có tính đáp ứng cao với linh hồn và biểu hiện cho linh hồn, còn các hình hài khác – do sự trọng trược của chúng và tính chất của các nguyên tử mà chúng được tạo thành từ đó – lại không thể nhận biết các trạng thái cao siêu của linh hồn, hoặc không thể diễn đạt nhiều hơn so với mức rung động thấp của nó, âm điệu hoặc sắc thái của nó. Cái vô cùng nhỏ được nhận biết, cái vô cùng lớn được thừa nhận; nhưng cho đến nay nó vẫn còn là một khái niệm, cho đến lúc mà tâm thức con người có tính bao gồm (inclusive), cũng như tính có chọn lọc (exclusive). Khái niệm này sẽ được hiểu rõ khi trạng thái thứ hai được tiếp xúc và con người hiểu được bản chất của linh hồn. Cũng cần phải nhớ rằng cũng như tam bộ căn bản của sự biểu lộ được thể hiện một cách tượng trưng trong con người dưới hình thức chỉ số năng lượng (năng lượng vật chất), hệ thần kinh và khối lượng cơ thể (body mass) của y, cũng thế, linh hồn cũng có thể được biết như là một tam bộ, tức là các tương ứng cao của tam bộ thấp.
      Trước hết, có một điều có thể được gọi là ý chí tinh thần (spiritual will), − đó là một phần (quota) của ý chí đại đồng (universal will) mà bất cứ một linh hồn nào cũng có thể biểu hiện, và thích hợp với mục tiêu của việc khiến cho con người tâm linh (spiritual man, chân nhân) hợp tác theo kế hoạch và mục tiêu của sự sống vĩ đại mà trong đó chân nhân đang hiện hữu. Cũng có tính chất thứ hai của linh hồn là bác ái tinh thần (spiritual love), tức là tính chất của tập thể thức, của tính bao gồm, của tình trạng trung gian, của sự thu hút và của sự hợp nhất. Đây là đặc tính cao nhất của linh hồn, vì chỉ linh hồn mới có nó như là nhân tố năng động. Tinh thần hay Chân Thần trước tiên là biểu hiện của ý chí, với bác ái và sự thông tuệ như là các nguyên khí phụ, còn bản thể con người, tức phàm ngã, được phân biệt trước tiên bằng sự thông tuệ, nhưng linh hồn, một cách rất đặc biệt, có tính chất bác ái vốn cũng thể hiện dưới hình thức minh triết khi sự thông tuệ của phàm ngã được hòa nhập với bác ái của linh hồn.

Bảng sau đây có thể giúp làm cho ý tưởng rõ ràng hơn. (LVHLT, 38-40)

Chân Thần ........ Ý Chí ............. Mục Tiêu
Ngôi Một ....... Ý Chí, giúp cho Chân Thần tham dự vào mục (1st Aspect) tiêu đại đồng (universal purpose).
Ngôi Hai ........ Bác Ái, năng lượng được tuôn đổ vào linh (2nd Aspect) hồn, làm cho linh hồn có bản chất riêng biệt.
Ngôi Ba .......... Sự Thông Tuệ, được truyền qua linh hồn và (3rd Aspect) được đưa vào biểu lộ qua trung gian xác thân.
Linh Hồn .......... Bác Ái .......... Phương Pháp
Ngôi Một .... Ý Chí, tạm thời chưa hoạt động nhưng tự
biểu hiện qua trạng thái trí tuệ của phàm ngã và qua Kundalini, luồng hỏa này khi được đánh thức đúng đắn, sẽ làm cho các cuộc điểm đạo cuối cùng có thể đi vào tâm thức của Chân Thần.
Ngôi Hai .... Bác Ái, thần lực chủ đạo của sự sống linh hồn; qua việc sở hữu này và loại năng lượng này, linh hồn có thể đồng cảm với mọi linh hồn. Qua thể tình cảm, linh hồn có thể tiếp xúc với mọi linh hồn động vật hay mọi linh hồn dưới nhân loại (animal or subhuman souls); qua hoạt động của linh hồn trên cõi riêng của nó, linh hồn có thể tiếp xúc với các linh hồn của tất cả những người đang thiền định; và qua nguyên khí bồ đề, linh hồn có thể tiếp xúc với trạng thái thứ hai của Chân Thần.
Ngôi Ba .... Tri thức. Trạng thái này được đưa vào tiếp xúc với sự thông tuệ của mọi tế bào trong cơ cấu tam phân của cơ thể.
Nhờ nghiên cứu kỹ đoạn nói trên, sự việc trở nên rõ ràng là bằng cách nào linh hồn hoạt động như là tác nhân trung gian giữa Chân Thần với phàm ngã.
Phàm ngã che giấu trong chính nó, như cái hộp che giấu viên ngọc, điểm ánh sáng đó của linh hồn mà chúng ta gọi là ánh sáng trong đầu. Điểm này nằm bên trong não bộ, và chỉ được khám phá và sau đó được sử dụng khi trạng thái cao nhất của phàm ngã, tức thể trí, được phát triển và hoạt động.
Kế đó sự hợp nhất với linh hồn được thực hiện và linh hồn hoạt động qua bản chất phàm ngã.

+ Kẻ chặn ngõ (LVHLT, 184):
c/ Luồng giáng lưu (downflow) của thần lực, xuyên qua sutratma, tức là dây từ lực hay là sợi chỉ từ linh hồn đến não thông qua thể trí. Toàn bộ bí mật của linh thị tinh thần, sự nhận thức chính xác và sự tiếp xúc đúng đắn nằm trong sự thấu hiểu hoàn toàn của phát biểu trên, và do đó Yoga Sutras của Patanjali bao giờ cũng là sách giáo-khoa của các đệ-tử, các điểm đạo đồ và các cao đồ (adepts), vì trong đó người ta tìm thấy những quy tắc và những phương pháp mang thể trí vào dưới sự kiểm soát, làm ổn định thể cảm dục, và nhờ thế phát triển và củng cố linh-hồn-tuyến (thread soul) để cho nó có thể và trở thành một vận hà giao tiếp thật sự giữa con người với chân ngã của y. Ánh sáng giác-ngộ tuôn tràn vào xoang não và phóng vào ba lĩnh vực tri thức ngoại cảnh. Điều này thường bị quên và do đó dẫn đến sự kiệt sức không đáng và những sự thể hiện sớm của đệ-tử hoặc đệ-tử dự bị mới được giác ngộ một phần.
Ánh sáng trước tiên phóng vào chỗ nổi bật và mang vào cận cảnh của ý thức những hình-tư-tưởng và các thực thể vốn miêu tả sự sống thấp kém, và (trong toàn thể của chúng) tạo thành Kẻ Chận Ngõ ( )(Dweller on the Threshold).
Do đó, điều đầu tiên mà người tìm đạo bắt đầu ý thức là những gì mà y biết là không đáng ưa, và sự tiết lộ về sự không xứng đáng và những hạn chế của riêng y, các thành phần không đáng ưa thích của hào quang của chính y xuất hiện đột ngột trước tầm nhìn của y. Bóng tối trong y được tăng cường bởi ánh sáng chập chờn yếu ớt từ trung tâm của bản thể y, và thường thường y thất vọng về chính mình và đi xuống tận đáy của sự chán nản. Tất cả các nhà thần bí đều xác nhận điều này và đó là một thời kỳ phải được trải qua, cho đến khi ánh sáng tinh khiết ban ngày xua đi mọi bóng đen và bóng tối, và dần dần sự sống được rạng rỡ và được rọi sáng, cho đến khi mặt trời trong đầu tỏa chiếu với hết cả vẻ huy-hoàng của nó.

+ Kẻ chặn ngõ: Thứ hai, lực của sự sợ hãi. Đây là sản phẩm của sự vô minh, và trong những giai đoạn đầu của nó, nó không phải là sản phẩm của tư duy sai lầm. Về mặt cơ bản nó thuộc về bản năng và được thấy đang chi phối trong giới động vật chưa có trí cũng như trong giới nhân loại. Nhưng trong con người, sức mạnh của nó được tăng lên mạnh mẽ do các quyền năng của thể trí, do ký ức về sự đau khổ và sự ưu phiền trong quá khứ, và do sự đề phòng về những điều đó mà chúng ta tiên đoán, sức mạnh của sự sợ hãi được tăng cường rất nhiều bởi hình-tư-tưởng mà chính chúng ta đã tạo nên bằng các nỗi sợ và các ám ảnh riêng của mình. Hình-tư-tưởng này tăng thêm quyền lực khi chúng ta chú ý đến nó, vì “năng lượng theo sau tư tưởng”, cho đến khi chúng ta bắt đầu bị nó chế ngự. Đặc biệt, những người thuộc cung 2 là nạn nhân đối với việc này. Đối với đa số những người đó, nó tạo thành “kẻ chận ngõ” (“dweller on the threshold”), cũng như sự tham vọng và sự yêu thích quyền lực, được hậu thuẫn bởi sự ham muốn điên cuồng và sự vô liêm sĩ (unscrupulousness), tạo thành “Kẻ Chận Ngõ” đối với những loại người thuộc cung một. Hình-tư-tưởng, kết tinh của sự thành tựu trí tuệ cho những mục đích ích kỷ và việc dùng tri thức cho các mục tiêu thuộc về phàm ngã, thì đứng trước cổng của đường đạo trong trường hợp người thuộc cung ba, và nếu không bị đập tan và bị phá hủy, hình tư tưởng này sẽ chế ngự con người và biến đổi y thành một nhà hắc thuật. (LVHLT, 239)

 

+ Sướng Linh từ AUM - OM: Nơi đây có ẩn chứa vấn đề − xướng hai nốt này một cách đồng bộ, và với thể trí được tập trung. Nơi đây có chứa một manh mối đối với ý nghĩa của AUM hoặc OM. Trong các giai đoạn đầu của công việc thiền định, từ ngữ này được xướng lên thành tiếng rõ ràng, trong khi về sau thì nó được xướng lên không ra tiếng. Sự tập luyện xướng lên từ ngữ AUM này là một sự chuẩn bị trong vô thức đối với hoạt động sáng tạo tinh thần có hai phần; rồi sự dễ dàng sẽ đến khi người tìm đạo đầy chú tâm tập quen nghe trong bộ não của mình tiếng vô thinh (soundless sound) của OM.
=> Ở đây Tôi muốn đề nghị rằng các đạo sinh hãy tập quen làm việc theo cách này, tức là xướng thánh ngữ thành tiếng và nhiều lần vào lúc kết thúc hành thiền buổi sáng, nhưng nhấn mạnh ở phần đầu, đó là hết sức chú ý đến việc nghe tiếng vô thinh (inaudible hearing), việc đó sẽ phát triển sự nhạy cảm của nội nhĩ (inner ear) tức tai dĩ thái. Về sau, khi nốt hay âm thanh (sound) cá nhân được xác lập và âm thanh bên trong được cảm nhận, có thể có sự thực hành nhất định trong việc phối hợp cả hai âm (the two). Điều này đòi hỏi sự quan tâm cao nhất và năng lực thực hiện hai hoạt động cùng một lúc, với thái độ tâm trí là chú ý đến cả hai. (LVHLT, 127)

+ Tiếp tục lại việc xem xét của chúng ta về thánh ngữ AUM. (LVHLT, 140)
1. − Khi được xướng lên, với tư tưởng chăm chú phía sau nó, Thánh Ngữ OM tác động như một tác nhân gây nhiễu (disturber), một tác nhân nới lỏng (loosener) chất liệu thô trược của thể tư tưởng (body of thought, thể trí), thể tình cảm, và của thể xác. Khi được xướng lên với khát vọng tâm linh mạnh mẽ ở phía sau nó, nó tác động như một trung gian thu hút, và thu vào các cấu-tử (particles) của vật chất tinh khiết để lấp đầy các vị trí của những cấu tử bị ném ra trước đó. Các đạo sinh nên cố gắng để có hai hoạt động này trong tâm trí của họ khi họ sử dụng Thánh Ngữ trong thiền định. Việc sử dụng Thánh Ngữ này có giá trị thực tiễn, và đưa đến việc kiến tạo các thể tốt đẹp cho linh hồn sử dụng.
2. − Việc sử dụng Thánh Ngữ OM cũng dùng để ngụ ý cho những người hoạt động trên các cõi vũ trụ (universal planes), và cho những người trong thế giới bên ngoài, những người này được ban cho sự nhận thức tâm linh mà một đệ tử có sẵn cho công việc, và có thể được sử dụng một cách tích cực ở những nơi cần thiết trên trái đất. Điều này nên được mọi người tìm đạo ghi nhớ kỹ, và nên dùng như là một động lực trong việc làm cho sự sống ở cõi hiện tượng bên ngoài trùng khớp với sự thúc đẩy tâm linh.
3 − Việc sử dụng Thánh Ngữ cũng có vị trí của nó trong công tác huyền thuật của Thánh Đoàn. Các hình-tư-tưởng được tạo ra để hiện thân cho các ý tưởng, và các hình hiện thân này được gởi ra để tiếp xúc với thể trí của các đệ tử, những người chịu trách nhiệm trong nhóm của một Chân Sư để xúc tiến thiên cơ.
Nhờ tính dễ tiếp thu được trau dồi của thể trí được phát triển và được kiểm soát, những người tìm đạo trở nên ý thức được các ý tưởng mà các Chân Sư đưa ra từ cõi của Thiên Trí (Universal Mind), và do đó ở vào một vị thế để hợp tác một cách thông minh. Đến lượt họ, như Qui Luật này muốn nêu ra, họ tạo ra các hình tư tưởng của những tư tưởng đã nhận, và sử dụng chúng trong các nhóm của họ để trợ giúp thế gian. Công việc chính của một đệ tử trên cõi trí là tự rèn luyện để thực hiện bốn việc:
1. Dễ tiếp thu ý định của Chân Sư.
2. Vun bồi một sự hiểu biết đúng đắn bằng trực giác về những tư tưởng do Chân Sư gửi đến cho y.
3. Thể hiện các ý tưởng nhận được theo hình thức sao cho sẽ phù hợp với các ý tưởng mà y được tham gia trợ giúp.
4. Thông qua âm thanh, ánh sáng và sự rung động để làm cho hình-tư-tưởng của y linh hoạt (thể hiện tư tưởng đại đồng càng nhiều thì càng đáng mong muốn) để cho các thể trí khác có thể tiếp xúc với nó.
Như thế, các nhóm mới được tập hợp, được tổ chức, được dạy dỗ và được nâng cao, và như thế, Thánh Đoàn (hierarchy of Adepts) mới có thể đến với thế gian.
Dĩ nhiên, còn nhiều công dụng khác nữa, nhưng nếu các đạo sinh quyết chí suy ngẫm về ba công dụng này, họ sẽ có thể làm cho thêm nhiều công dụng nữa được truyền đạt sau này.
Tôi xin phép thêm rằng âm thanh chỉ có uy lực thực sự khi đệ tử đã học cách hạ thấp xuống những âm thanh thứ yếu. Chỉ khi nào các âm thanh thông thường mà y phát ra vào ba cõi thấp được giảm bớt âm lượng và sự hoạt động, cũng như về số lượng, thì Diệu Âm (Sound) mới có thể được nghe thấy, và nhờ thế mới hoàn thành được mục đích của nó. Chỉ khi nào vô số những lời thốt ra được giảm bớt, và sự im lặng trong lời nói (speech) được trau dồi, thì Linh Từ (Word) mới có thể làm cho quyền năng của nó được cảm nhận trên cõi trần. Chỉ khi nhiều tiếng nói của bản chất thấp (phàm ngã), và của môi trường quanh ta được làm cho câm lặng, thì “Tiếng nói phát ra trong tĩnh lặng” mới sẽ làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận. Chỉ khi nào âm thanh của nhiều dòng nước mất đi trong việc điều chỉnh những cảm xúc, thì những nốt trong trẻo của vị Chúa (God) của các dòng nước mới được nghe thấy.

- Tài liệu và các kinh sách của tất cả các quốc gia cổ, và các tôn giáo lớn đều chứng nhận cho hiệu quả của âm thanh trong việc tạo ra tất cả những gì hữu hình và có thể nhìn thấy. Quan trọng thứ hai trong Qui Luật thứ tư này là từ ngữ ánh sáng (light). Đầu tiên là âm thanh và rồi đến ảnh hưởng đầu tiên của âm thanh, đó là sự tuôn đổ của ánh sáng, gây ra sự tiết lộ về hình-tư-tưởng. (LVHLT, 142)

- Chúng ta đã đề cập đến 2 từ có ý nghĩa trong Qui Luật thứ tư – âm thanh và ánh sáng – và một ý tưởng tối quan trọng nổi lên (LVHLT, 146)

+ AUM: OM - Cách sướng Thánh ngữ và suy ngẫm về nó mang lại hữu ích lớn lao, tóm lược: Ngân lên Linh từ + Đường liên kết => Xuyên qua các lớp áo (Thể trí/ Tình cảm/Dĩ thái) - Bộ Não nhận biết - Tham thiền, nghe được âm thanh (Tiếng nói của im lặng)...(ASCLH, 56).

- Ba linh từ được Thái Dương Thượng Đế truyền lại cho mỗi một trong ba ngôi Thượng Đế:
a/ Diệu âm A cho Shiva, Đấng biểu hiện cho trạng thái tinh thần hay trạng thái ý chí, qua đó Đức Chúa Cha hoạt động .

b/ Diệu âm U cho Vishnu, Đức Chúa Con. Ngài là Đấng kiến tạo hình tướng và cung ứng cơ thể mà tinh thần phải chiếm hữu, nhờ đó mà việc nhập thế thiêng liêng mới xảy ra được. A là diệu âm của sự sống, U là diệu âm của hình tướng.
c/ Diệu âm M cho Brahma, Đấng mà với vai trò cung ứng năng lượng bằng sự thông tuệ linh hoạt, Ngài đang nối kết tinh thần và sắc tướng hay ngã và phi ngã. (ĐĐTDVNL, 153)

- Thánh ngữ A.U.M. (chú ý tôi tách mỗi trạng thái của âm tam phân này) đưa trạng thái linh hồn – tinh thần xuống đến cõi trần và bám vào đó bằng mãnh lực của rung động hướng ra ngoài của nó...

- OM được ngân lên đúng sẽ giải phóng linh hồn ra khỏi lãnh vực ảo cảm và tình trạng mê hoặc. Đó là âm giải thoát, nốt phục sinh vĩ đại và nâng cao nhân loại đến Chốn Huyền Bí của Đấng Tối Cao khi mà tất cả các Linh từ và diệu âm khác đều thất bại. Đó không phải là âm tam phân như là A.U.M., mà là âm lưỡng phân, mang ý nghĩa về mối liên hệ của tinh thần và linh hồn, của sự sống và tâm thức. Linh từ thất truyền này, tượng trưng sự mất mát trong ba cõi thấp (được tiêu biểu bằng các cấp độ của Thanh giai trong Tam Điểm) phải được phục hồi và ngày nay đang ở trong tiến trình khám phá. Các nhà thần bí đã truy tìm nó; các Hội viên Tam Điểm đã duy trì truyền thuyết về sự hiện hữu của nó; các đệ tử và điểm đạo đồ trên thế giới phải chứng tỏ sự sở hữu của nó.

NỘI DUNG CÁC QUY LUẬT HUYỀN THUẬT/ CHÁNH THUẬT

+ Mười lăm qui luật này được chia thành:

- Sáu qui luật trên cõi trí (Từ quy luật 1 - 6).

- Năm qui luật trên cõi cảm dục.

- Bốn qui luật trên cõi trần.  

=> Tư tưởng chính cần được giữ rõ ràng trong trí là các qui luật này tự giới hạn chính chúng vào việc sử dụng năng lượng trong ba cõi thấp, và rằng năng lượng này hoặc là được vận dụng một cách hữu thức bởi linh hồn đang chi phối, hoặc là bị cuốn vào hoạt động bởi mãnh lực vốn có trong vật chất của ba cõi thấp, độc lập với linh hồn. Khi xảy ra trường hợp này, con người là một nạn nhân của các năng lượng thuộc về sắc tướng (form energies) của riêng y và khía cạnh vật chất của toàn cuộc biểu lộ. Trong trường hợp kia, con người là chủ thể cai quản sáng suốt, kẻ điều khiển các vận mệnh riêng của mình, đưa các năng lượng thấp vào các hình hài và các hoạt động nhờ sức mạnh của các xung lực trí tuệ của mình, và sự tập trung chú ý của chính linh hồn y. Trong sáu qui luật đã được xem xét, một hoặc hai ý tưởng nổi lên rõ ràng nhất và có thể được tóm tắt trong các thuật ngữ sau đây:
Qui luật 1 – Ký ức, đưa đến định trí.
Qui luật 2 – Sự đáp ứng, dẫn đến một sự tương tác giữa cái cao với cái thấp.
Qui luật 3 – Sự phát xạ, dẫn đến việc phát ra âm thanh.
Qui luật 4 – Sự hô hấp, dẫn đến công việc sáng tạo.
Qui luật 5 – Sự tái hợp nhất, đưa đến sự nhất quán.
Qui luật 6 – Sự tái định hướng, dẫn đến linh thị rõ rệt về Thiên Cơ (the Plan).
Các đạo sinh cần xem xét kỹ mối quan hệ này và tìm cho ra sự tổng hợp ẩn bên dưới.
 (LVHLT, 220)

Mục lục                                                   Trang Bản Anh / Việt

Các Qui Luật dành cho Huyền Thuật ................................ 10
Các Nhận xét dẫn nhập ....................................................... 3 14
Ba Trạng Thái của Con Người ........................................... 18 32
1. Qui Luật Một
Vài giả thuyết căn bản ......................................................... 53 74
Con Đường của người đệ tử .............................................. 60 83
2. Qui Luật Hai
Các chướng ngại đối với việc khảo cứu huyền bí học .... 73 98
Việc khắc phục các trở ngại ................................................ 84 112
3. Qui Luật Ba
Ánh sáng linh hồn và ánh sáng thể xác ............................ 93 122
Các nguyên lý và các phàm ngã ........................................ 109 142
4. Qui Luật Bốn
Công việc sáng tạo của âm thanh ...................................... 125 159
Khoa học về hơi thở ............................................................. 149 188
5. Qui Luật Năm
Linh hồn và các hình-tư-tưởng của nó ............................. 157 196
Tim, Cổ Họng và Mắt .......................................................... 189 235
Việc khơi hoạt các bí huyệt ................................................ 200 248
6. Qui Luật Sáu
Hoạt động của Mắt .............................................................. 211 260

+ Tóm lược 6 Quy luật trên: Chúng ta đã hoàn tất sáu Qui Luật đầu tiên, chúng vốn đặc biệt bàn đến công việc trên cõi trí, và do đó chỉ có một giá trị thực tế đối với những người đang bắt đầu vận dụng sức mạnh của thể trí trong công việc huyền thuật về sáng-tạo.(LVHLT, 219)
7. Qui Luật Bảy
Bãi chiến trường của cõi cảm dục ...................................... 219 269
Hai con đường ...................................................................... 226 277
8. Qui Luật Tám
Các loại lực cảm dục ............................................................ 235 287
Sự thăng trầm theo chu kỳ ................................................. 242 296
9. Qui Luật Chín
Sự cần thiết của thanh khiết ............................................... 257 311
Các hình thức căn bản ......................................................... 261 317
10. Qui Luật Mười
Việc kiến tạo hình tư tưởng ................................................ 273 328
Các bí huyệt , các năng lượng và các cung ....................... 281 338
Năng lượng cảm dục và sự sợ hãi ..................................... 293 352
Việc sử dụng đúng đắn năng lượng ................................. 311 374
Kỷ nguyên hiện tại và tương lai ........................................ 321 386
Việc thành lập Thánh Đoàn ................................................ 374 452
Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian .............................. 398 481
Chiêm Tinh Học và các Năng Lượng ............................... 434 525
11. Qui Luật Mười Một
Phân tích ba câu ................................................................... 447 539
Việc giải cứu khỏi các hình tư tưởng của chúng ta ......... 481 580
Việc giải cứu khỏi sự chết ................................................... 492 594
12. Qui Luật Mười Hai
Buổi Giao thời và các chu kỳ .............................................. 511 614
Các tù nhân của hành tinh .................................................. 521 626
13. Qui Luật Mười Ba
Các Tứ Nguyên được nhận biết ......................................... 541 649
Sự kết tụ của các hình tư tưởng ......................................... 552 663
14. Qui Luật Mười Bốn
Các Trung Tâm Lực và Prana ............................................ 565 676
Công dụng của đôi tay ........................................................ 575 687
Việc đặt chân lên Thánh Đạo ............................................. 581 695
Việc khơi hoạt các bí huyệt ................................................ 587 702
15. Qui Luật Mười Lăm
Ý nghĩa huyền bí .................................................................. 601 716
Sự phủ định đại hão huyền ................................................ 611 729
Một lời kêu gọi phụng sự ................................................... 618 737
Các nhóm và việc huấn luyện trong Kỷ Nguyên Mới..... 632 754

 

+ Thị trường kinh tế: Ánh sáng và bóng tối tác động lên nhau, cũng như lạc thú và đau khổ; thiện và ác gặp nhau, tạo thành sân chơi của các vị Thần, còn sự nghèo khổ và sự giàu có được bù đắp cái này cho cái kia. Toàn bộ tình hình kinh tế hiện đại có bản chất cảm-dục; nó là hậu quả của sự ham muốn và là kết quả của việc sử dụng ích kỷ nào đó các lực vật chất. Nóng và lạnh, như chúng ta hiểu, theo một cách đặc biệt nhất, là kết quả của sự tương tác của các cặp đối ứng, và là một đường lối nghiên cứu huyền bí thú vị, nó liên quan đến những ảnh hưởng của các cảm xúc thuộc về chủng tộc trên các điều kiện về hoàn cảnh (LVHLT, 225)

+ Nhóm (Linh hồn) thuộc Cung Ba hoạt động chủ yếu qua các mối quan hệ thương mại trong thế giới kinh doanh, và qua việc sử dụng tiền tệ, tức sự cụ thể hóa prana hay năng lượng vũ trụ, và biểu tượng bên ngoài của luồng và dòng chảy năng lượng vũ trụ. Những ý tưởng này có tính gợi ý nhưng không thiết yếu, đề cập đến những khuynh hướng vũ trụ (LVHLT, 241)

+ Ba nhóm (Triết học - Tâm Lý học - Tài chính) mà trước đây Tôi đã nói đến cần một lời bình luận. Công việc của họ khác một cách kỳ lạ với công việc của các nhóm khác, và hàng ngũ của họ được tuyển dụng từ các nhóm của cung, mặc dù các thành viên của nhóm thứ ba (nhóm của các nhà tài chính) được nhận thấy chủ yếu thuộc cung 7, cung tổ chức nghi lễ. Theo thứ tự xuất hiện của họ thì họ là nhóm các triết gia, nhóm các nhà tâm lý học và nhóm những doanh nhân.

Hai nhóm cận đại nhất là nhóm những nhà tâm lý học đang làm việc theo huấn lệnh được khắc ở đền thờ Delphes: “Con người, hãy tự biết mình”, và nhóm các nhà tài chính, họ vốn là những người canh giữ các phương tiện mà nhờ đó con người có thể sống trên cõi trần. Tất nhiên và mặc dù có những bất đồng và những dị biệt rõ rệt, hai nhóm này đều có tính tổng hợp trong các khía cạnh cơ bản của chúng, hơn bất kỳ nhóm nào khác. Một nhóm quan tâm đến nhân loại, đến các kiểu mẫu nhân loại khác nhau, bộ máy được vận dụng, cùng với các thôi thúc, các đặc điểm của con người, và đến mục đích – rõ ràng hoặc che giấu – của bản thể y. Nhóm kia kiểm soát và sắp đặt các phương tiện mà nhờ đó con người tồn tại, kiểm soát tất cả những gì có thể được chuyển đổi thành năng lượng, và thiết lập một chế độ chuyên chính trên tất cả các phương cách giao dịch, thương mại và hối đoái. Họ kiểm soát vô số các vật thể thuộc về sắc tướng (form-objects) mà con người hiện đại coi là thiết yếu cho lối sống của họ. Tiền bạc, như Tôi đã nói trước đây, chỉ là năng lượng hay sinh khí được kết tinh – cái mà nhà nghiên cứu phương Đông gọi là năng lượng sinh khí (pranic energy). Đó là một sự cụ thể hóa của lực dĩ thái (etheric force). Do đó đó là năng lượng thiết yếu thể hiện ra ngoài (externalised), và dạng năng lượng này ở dưới sự điều khiển của nhóm tài chính. Họ là nhóm mới nhất ở tại thời điểm, và công việc của họ (nên được nhớ kỹ) được Thánh Đoàn lập kế hoạch rõ ràng nhất. Họ đang mang lại các hiệu quả vươn ra xa nhất trên cõi trần.(LVHLT, 411)

+ Ánh Sáng Và Bóng Tối - Chu Kỳ Ngày Và Đêm: Sự kiện xảy ra hằng ngày mang tính biểu tượng, trong đó một phần của thế giới mà chúng ta đang sống quay ra ánh sáng trong trẻo của mặt trời, và sau đó quay trở lại vào bóng tối hàn gắn (healing dark) của ban đêm. Việc rất quen thuộc của chúng ta với hiện tượng này làm cho chúng ta không còn thấy ý nghĩa mang tính biểu tượng của nó và quên rằng theo đại luật, các chu kỳ của ánh sáng và bóng tối, của điều thiện và điều ác, của sự nhấn chìm và sự nổi lên, của sự tiến bộ đi đến sự giác ngộ và việc có vẻ như dẫn vào bóng tối, vốn đặc trưng cho sự phát triển của mọi hình tướng, làm nổi bật sự phát triển của các chủng tộc và các quốc gia, và cấu thành vấn đề của người tìm đạo, là người vốn đã xây dựng cho chính mình một hình ảnh của việc bước vào trong một tình trạng luôn được soi sáng, và của việc để lại phía sau tất cả những nơi chốn tối tăm. (LVHLT, 243)

+ Ngày và đêm: “Mạng lưới rung động theo nhịp. Nó co lại và phồng ra”. Tư tưởng chủ đạo là tư tưởng về nhịp đập, của tâm trương và tâm thu, của sự thăng trầm, của sự hoạt động theo chu kỳ, của ngày hoạt động và đêm bất động, của dòng lưu nhập và dòng lưu xuất, và của nhiều sự xuất hiện và sự biến mất, nó biểu thị cho chuyển động qua lại của mọi sự sống trong mọi giới và mọi bề đo. Chu kỳ ngày và đêm này chính là dấu hiệu chắc chắn của sự sống biểu lộ phải được công nhận. Một trong những điều mà mỗi đệ-tử phải học (trình bày chân lý theo những thuật ngữ đơn giản nhất) là thành tựu sự minh-triết vốn dựa trên một sự hiểu biết về việc khi nào thì hành động và khi nào thì kiềm chế để không hành động, và dựa trên một sự hiểu biết về các giai đoạn hoặc các thời kỳ quá độ vốn được đặc trưng bằng lời nói và bằng sự im lặng. Chính ở đây mà những sai lầm được tạo ra và chính ở đây mà nhiều người phụng sự không tiến bộ được.

Thượng Đế hô hấp, và sự sống đang đập nhịp của Ngài phát ra từ tâm thiêng liêng và biểu lộ dưới hình thức năng lượng sinh động của mọi hình hài. Nó tuôn chảy, dao động theo các chu kỳ của nó, khắp cả thiên nhiên. Điều này tạo thành sự hít vào thiêng liêng và thở ra thiêng liêng. Giữa kỳ thở ra và hít vào này là một giai đoạn im lặng và thời điểm cho công việc có hiệu quả. Nếu các đệ-tử có thể học cách sử dụng các thời kỳ quá độ này, khi đó họ có thể phóng thích “tù nhân của hành tinh”, vốn là mục tiêu của mọi công việc huyền thuật, được thực hiện trong giai đoạn thế giới này.(LVHLT, 512)

+ Ban Đêm - Ngủ Nghỉ: Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí tuệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn (HT Tuyên Hóa giảng câu Chú Đại Bi số 37)

+ Chu Kỳ Linh Hồn/ Thức Luân Hồi: Chu kỳ nổi bật cho mỗi linh hồn là chu kỳ của việc đi vào luân hồi của nó, và sự quay về hoặc chảy trở lại vào trung tâm mà từ đó nó phát xuất. Việc hiểu biết về sự thăng trầm này sẽ theo quan điểm đó. Về mặt nội môn, các linh hồn có thể được xem như là những người “tìm kiếm ánh sáng kinh nghiệm” và do đó quay về phía biểu hiện vật chất, và những linh hồn “tìm kiếm ánh sáng hiểu biết”, và do đó rút lui khỏi lĩnh vực thế sự của con người để tiến theo con đường hướng nội vào trong tâm thức của linh hồn, và vì thế trở thành “những kẻ an trú trong ánh sáng vĩnh cửu”. Không đánh giá được ý nghĩa của các thuật ngữ này, các nhà tâm lý học đã cảm nhận những chu kỳ này, và gọi một số loại là những người hướng ngoại (extraverts), và một số loại khác là những người hướng nội (introverts). Những điều này đánh dấu một sự thăng trầm trong kinh nghiệm cá nhân, và là các tương ứng đời sống nhỏ bé so với các chu kỳ lớn lao của linh hồn. Sự đi vào và đi ra mạng lưới của sự sống luân hồi này là các chu kỳ chính của bất kỳ linh hồn cá biệt nào, và một nghiên cứu về các loại chu kỳ qui nguyên được bàn đến trong Giáo Lý Bí Nhiệm và trong Luận Về Lửa Càn Khôn mà đạo sinh sẽ nhận thấy là có giá trị thực sự (LVHLT, 243)

+ Thời kỳ chuyển sinh - Bardo - Gián kỳ luân hồi: Là thời kỳ giữa lúc chết và lúc tái sinh, có thể kéo dài từ một vài năm đến một thiên kiếp (Kalpa). Nó được chia thành ba thời kỳ phụ (sub–periods):

1/ Khi Chân Ngã bỏ cuộn dây hữu tử, tiến nhập vaò Dục giới (Kama Loka) (trú sở của các Âm ma, Elementaries).
2/ Khi Chân Ngã nhập vào “Trạng thái Tụ Sinh” (“Gestation State”).
3/ Khi Chân Ngã được tái sinh vào cõi sắc tướng của Devachan. (LVLCK, 736)

Xem chi tiết tại trang: Tổng hợp về Luân hồi - Chết và Tái sinh

+ Bí Huyệt Đan Điền/ Luân Xa Tùng Thái Dương: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây.
- Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre).
- Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu. Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài. Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm. Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện.
- Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động.
- Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm. Khi sự sống của phàm-ngã được đưa lên Cõi Trời (Heaven), và sự sống của linh hồn đi xuống đến cõi trần, thì có chỗ gặp nhau, và nơi đó hoạt động huyền thuật siêu việt mới có thể xảy ra.(LVHLT, 250)

+ Công việc huyền linh học thực sự bao hàm:
1. Sự tiếp xúc với Thiên-Cơ.
2. Ý muốn chính đáng để hợp tác với Thiên Cơ.
3. Công việc kiến tạo hình-tư-tưởng và việc giới hạn sự chú tâm của người sáng tạo ra những hình-tư-tưởng này vào cõi trí. Điều này có bản chất mạnh đến nỗi các hình-tư-tưởng được tạo ra có một chu kỳ sống của riêng chúng, và không bao giờ thất bại khi biểu lộ và thực hiện công việc của chúng.
4. Sự điều khiển hình-tư-tưởng từ cõi trí và việc giới hạn sự chú ý vào công việc đặc biệt đó, biết rằng tư tưởng chân chính và sự định hướng chân chính dẫn đến hành động đúng đắn, và chắc chắn tránh khỏi tả đạo. (LVHLT, 268)

+ Nản Lòng/ nản Chí: Đừng để cho chính các bạn bị nản lòng. Sự nản lòng là do ba nguyên nhân.

1. Quan trọng nhất là do việc giảm sinh khí (vitality) của cơ cấu xác thân (bodily organism). Khi xảy ra trường hợp đó, thể cảm dục tạo ra sự đòi hỏi quá mạnh trên thể xác, và trong nỗ lực để đáp ứng và trong sự bất lực được cảm nhận để làm như vậy một cách thỏa đáng, có ẩn một nguyên nhân của ý thức chán nản. Điều này thường tấn công những ai trong các bạn, vốn có hiện thể vật chất được cấu tạo một cách tinh vi.
* Cách chữa trị cho loại chán nản này thì rõ ràng, có phải không? Việc nghỉ ngơi và thư giãn sẽ kiến tạo lại, và dành thời gian cho thiên nhiên để điều chỉnh sự phiền muộn (trouble). Mặt trời cũng truyền sinh khí (revitalises) có prana, và điều này nên được xem xét. Sau rốt, lương-tri lành mạnh là yêu cầu đặc biệt, và cũng nên nhận thức rằng công việc của một người được điều chỉnh theo năng lực của người đó, chứ không theo nhu cầu dồn dập. Hãy suy gẫm về điều này.

2. Sự quá phát triển của trí cụ thể, mà đến phiên nó tạo ra một sự đòi hỏi quá lớn vào bản chất tình cảm, và tất nhiên một lần nữa vào bản chất vật chất. Một năng lực quá lớn để thấy bao quát một vấn đề, một hiểu biết quá không cân xứng với nhu cầu của thế giới, và một thông hiểu quá nhanh nhạy về nhiều chủ đề có liên quan, liên quan với một vấn đề đặc biệt nào đó, tạo ra một sự rung động mãnh liệt trong thể cảm dục. Điều này dẫn đến sự kiệt sức của hiện thể vật chất, và kết quả được cảm nhận mà chúng ta gọi là sự chán nản. Chính ở đây mà người ta phải vun bồi một ý thức về sự cân đối, năng lực cân bằng khôn ngoan phải tham gia vào, và phải đạt đến sự quân bình trí tuệ.
* Sự chữa trị nằm trong việc nhận thức rằng thời gian, sự vĩnh cửu, sự tiến hóa (hãy gọi nó theo ý bạn) mang mọi thứ đi qua, và rằng mọi sự việc không phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân. Những linh hồn khôn ngoan có thể đẩy nhanh công việc tốt đẹp, nhưng tuy vậy, kết cuộc thì chắc chắn. Nếu các linh hồn khôn ngoan không có sẵn, tuy thế mãnh lực tiến hóa vẫn đưa mọi thứ vượt qua, cho dù một cách chậm chạp hơn. Đừng quên điều này, nhưng khi sự chán nản từ các nguồn trí tuệ bao trùm lên bạn, hãy tự thích nghi trong sự thanh thản, và trong khi suy tư, hãy cảm thấy sự thành tựu cuối cùng của yếu tố vĩ đại, đó là Thời Gian.

3. Thứ ba nằm trong các lĩnh vực huyền bí hơn, và do sự cân bằng của các cặp đối ứng. Khi con lắc đu đưa – như nó phải và đang làm – hướng về cái mà chúng ta gọi là bóng tối, điều ác, và điều không đáng ưa thích, nó tạo ra nơi những người trong số bạn, tức là những người được định hướng về phía ánh sáng, một sự căng thẳng, điều này đưa đến sự khó chịu trong tất cả các thể, và đặc biệt là được cảm thấy dưới hình thức sự suy nhược của thể xác. Cơ thể của bạn càng nhạy cảm, thì sự đáp ứng của bạn với hình thức cám dỗ này càng lớn. Đó là một trong những điều đặc biệt gây cản trở người tìm đạo. Nó làm cho y trở nên bi quan và dễ tiếp thu từ khía cạnh hình tướng, và làm chậm đi mức rung động của y. Vì thế, nó ngăn cản sự thành tựu và việc phụng sự của y đối với những đau khổ của thế gian.
* Việc chữa trị sự chán nản không nằm trong cách vun bồi một sự rung động đối ngược mãnh liệt. Nó nằm trong việc sử dụng khôn ngoan thể trí, và trong một năng lực lý luận một cách hợp lý và thấy được nguyên nhân của các tình huống, các tình huống này hoặc nằm trong chính phàm-ngã của bạn, hoặc nằm trong môi trường chung quanh bạn. Theo đó thế cân bằng sẽ được đạt đến. Nó cũng nằm trong việc am hiểu về Thời Gian (Time) với vai trò là một yếu tố làm suy yếu đi như đã nói ở trên. Nó cũng nằm trong việc làm tĩnh lặng trí cụ thể (hạ trí) và một sự liên kết sau đó với linh hồn và, xuyên qua linh hồn, với nhóm chân ngã và tất nhiên với Chân Sư. Đừng bao giờ quên rằng sự tiếp xúc với Chân Sư được thực hiện theo thứ tự này, và y càng ngày càng chịu ảnh hưởng dắt dẫn của linh hồn, thì y càng ngày càng nhập vào tâm thức của Chân Sư y.

Rồi, với mục đích vị tha, sau khi đã liên kết với Chân Sư, tiếp đến là sự nỗ lực có cân nhắc và tập trung để làm việc với tính vô sở dục thanh khiết, và không mong muốn nhìn thấy kết quả của hành động. Tiến trình này, được tiếp tục lâu dài và được theo đuổi với sự kiên nhẫn, cuối cùng sẽ dẫn đến việc thành tựu một trạng thái cân bằng mà không gì có thể làm xáo động.
Tôi muốn nói rằng có năm điều mà những người chọn con đường huyền linh học cần phải trau dồi, và rằng nhóm phải đặc biệt tìm cách đạt được. Các điều đó như sau:
1. Có động cơ dâng hiến (consecration of motive).
2. Hoàn toàn vô úy (utter fearlessness).
3. Trau dồi trí tưởng tượng, được giữ cân bằng một cách khôn khéo bằng khả năng lý luận.
4. Một khả năng xem xét dấu hiệu một cách khôn ngoan, và chỉ chấp nhận những gì thích hợp với bản năng cao nhất và trực giác.
5. Một sự sẵn sàng để thử nghiệm.
Năm xu hướng này kết hợp với sự thanh khiết của đời sống và sự chỉnh đốn tư tưởng sẽ dẫn đến phạm vi thành tựu ...(LVHLT, 342)

+ Vô úy: Như tất cả các bạn nhận thức, vấn đề thực sự nằm trong việc đạt được sự vô-úy hoàn toàn. Mọi sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng đều phải được loại bỏ.(LVHLT, 344)

- Kinh Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca) cung cấp cho chúng ta đầu tiên là bí quyết của pháp môn yoga của lòng sùng tín. Patanjali dạy chúng ta yoga về thể trí. Trong câu chuyện Phúc Âm (Gospel), chúng ta có sự mô tả về việc nhận thức, nhưng bí quyết hoặc bí mật của sự huyền-đồng vẫn còn được giữ lại. Nó nằm trong sự coi sóc của một vài người trong nhóm hội nhập của các nhà thần bí và các thức giả, và sẽ được đưa vào sự biểu lộ trong sự thử thách kinh nghiệm cá nhân của họ, và như thế được đưa ra cho thế gian. Nhưng thời gian chưa đến. Nhóm còn phải phát triển nhân sự và tri thức, và sự nhận thức trực giác. (LVHLT, 429)

+ Thuật ngữ “sự nhận thức” (“recognition”) là một trong những từ ngữ quan trọng nhất trong ngôn ngữ của huyền linh học, và nó nắm giữ manh mối đối với bí nhiệm của Sự Hiện Tồn (Being). Nó được liên kết với hoạt động nghiệp quả, và các Đấng Chủ Quản (Lords) của Thời Gian và Không Gian dựa vào nó. Thật khó minh họa điều này bằng các thuật ngữ đơn giản, nhưng có thể nói rằng vấn đề của chính Thượng Đế là ở điều này, đó là Ngài phải biểu lộ một sự nhận thức tam phân (threefold recognition):
1. Sự nhận thức về quá khứ, tất nhiên đòi hỏi một sự nhận thức về vấn đề đó trong không gian, mà, qua sự liên kết trong quá khứ, đã bị nhuốm màu bởi tư tưởng và mục đích.
2. Sự nhận thức về bốn cấp độ sự sống mà, một lần nữa qua sự liên kết trong quá khứ, có khả năng đáp ứng với tư tưởng mới của Thượng Đế đối với hiện tại, và do đó, có thể thực thi các kế hoạch của Ngài và hoạt động cộng tác với Ngài. Họ đưa các mục đích cá nhân của họ vào kế hoạch thiêng liêng duy nhất.
3. Sự nhận thức về mục tiêu đang tồn tại trong Thiên Trí của Thượng Đế. Đến lượt nó, việc này đòi hỏi một sự tập trung nhất tâm vào mục tiêu, và giữ cho mục tiêu còn nguyên vẹn trong suốt những thăng trầm của công việc sáng tạo, và bất chấp uy lực của nhiều Chủ Thể Tư Tưởng thiêng liêng, các vị này đã bị thu hút đến Ngài bởi sự tương tự về ý tưởng.(LVHLT, 556)

+ Chân Sư của các Chân Sư đã nói: “Nếu mắt ngươi là duy nhất, toàn bộ thân thể ngươi sẽ tràn đầy ánh sáng”. Những lời mà Ngài đã nói cung cấp cho chúng ta một nguyên lý nền tảng cho toàn bộ công việc sáng tạo, và chúng ta có thể liên kết ý tưởng mà Ngài đã che đậy trong các lời này với biểu tượng mà Tôi đã mô tả trước đó trong Bộ Luận này. Quyền năng, ánh sáng, sức sống, và sự biểu lộ! Đó là thể thức đúng đắn

Do đó, điều hiển nhiên sẽ là tại sao đơn vị biểu lộ, tức con người, được thôi thúc để năng động trong sự tìm kiếm của y và để nuôi dưỡng khát vọng của y. Khi khát vọng đó đủ mạnh, bấy giờ y được thôi thúc để đạt được năng lực “giữ cho thể trí của y ổn định trong ánh sáng . Khi y có thể làm được điều này, y sẽ đạt được quyền năng và sở hữu con mắt duy nhất đó, nó sẽ góp phần đưa đến vinh quang của thánh linh ngự bên trong. Tuy nhiên, y không thể được phó thác cho quyền năng trước khi y đã làm chủ diễn trình phát triển này....(LVHLT, 559)

+ Sáu Công Thức về Con Mắt - Về các Con Mắt—Eyes (Thầy Hiệu trường trả lời câu hỏi, Anh Kiệt dịch)
Có cả một loạt mắt, và một số bạn đã đọc qua quyển Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, tập 2. Trong quyển sách đó, Chân sư DK có đưa ra Sáu Công Thức cho các đệ tử sử dụng trước khi được điểm đạo lần tiếp theo, và trong Sáu Công Thức đó, Công Thức đầu tiên nói về một loạt các con mắt và các cách nhìn khác nhau của chúng.
Một con mắt nhìn theo khía cạnh đối ngẫu; một con mắt khác nhìn với sự tổng hợp ngày càng tăng, và cho đến khi chúng ta đến con mắt của chính Chân thần.
Do đó, tất cả chúng ta cần nghiên cứu công thức một ban đầu, và tất cả các công thức còn lại bởi vì đó là những gì mà Chân sư DK gọi là Cẩm Nang Chuẩn bị cho Điểm đạo, và nếu chúng ta thực sự quan tâm đến chủ đề điểm đạo vốn không tách thể khỏi sự diệt trừ ảo cảm, chúng ta phải nghiên cứu Sáu Công Thức đó, và công thức đầu tiên bàn về các loại mắt và cách chúng nhìn khác nhau.
Chúng ta đang trên đường đi đến tổng hợp, và thật thú vị, có tất cả các loại tiệm cận tổng hợp, nhưng sự tổng hợp thực sự là nhận thức Chân thần. Chúng ta tạo ra sự đơn nhất ngày càng tăng khi chúng ta hợp nhất vào tâm thức linh hồn, nhưng sự tổng hợp thực sự mà trong đó bạn trở thành những gì bạn thấy là Samadhi—đại định, và điều này liên quan đến chính Chân thần. Vì vậy, chúng ta đang trên đường đi đến tích hợp, và ảo tưởng chính là sự đối nghịch của tổng hợp. Ảo tưởng được gây ra bởi quan điểm phân mảnh của một người quan sát bị giới hạn. Bất cứ khi nào chúng ta là một người quan sát bị hạn chế, kết quả sẽ là sự phân mảnh. Khi chúng ta là con người thực sự, là Chân thần, khi đó sự phân mảnh đó kết thúc và chúng ta không còn bị ảo tưởng nữa, ít nhất là trong các hình thức thấp.

+ Số 8 với Thần lực Luân xa: Sự thật này được chứng minh một cách kỳ lạ trong một nghiên cứu về con số “tám” có liên quan đến các bí huyệt, mà chúng ta được dạy, vốn là con số của Christ.

- Có tám bí huyệt nếu tính luôn bí huyệt lá lách, tất cả chúng là các bội số của tám với sự ngoại trừ của bí huyệt ở đáy của cột sống vốn có bốn cánh hoa, là một nửa của tám. Vào thời của chúng ta và trong cách viết của người Anglo Saxon, số tám là biểu tượng cơ bản của tất cả các bí huyệt, vì các cánh hoa thực sự có hình dạng giống như một số các số tám chồng lên nhau. Từ ngữ cánh hoa hoàn toàn là tượng hình, còn một bí huyệt được hình thành dựa trên mô hình này. Đầu tiên, là một vòng tròn, O; sau đó là hai vòng tròn, chạm vào nhau và do đó tạo thành một số 8. Kế đó, khi các cánh hoa tăng số lượng, nó chỉ đơn giản là một sự tăng trưởng của các vòng tròn đôi này, được chồng lên ở các góc độ khác nhau, cái này trên cái kia, cho đến khi chúng ta đạt đến hoa sen ngàn cánh ở đầu. (LVHLT, 597)

+ Tam Hội/ Tam nguyên: Khi Đất + Nước + Không Khí gặp nhau

- Qui Luật số 8 (LVHLT): Nhà huyền thuật hãy tự bảo vệ mình khỏi chết đuối, ở điểm mà đất và nước gặp nhau. Nơi ở giữa, không khô mà cũng không ướt, phải cung cấp chỗ đứng cho y đặt đôi chân lên. Khi nước, đất và không khí gặp nhau, thì huyền thuật có chỗ để thể hiện. Nhà huyền thuật hãy tự bảo vệ mình khỏi chết đuối, ở điểm mà đất và nước gặp nhau.
33. Nơi gặp gỡ giữa đất và nước là tùng thái dương, nhưng điểm giữa là trong đầu.
34. Toàn bộ điều này là một tiến trình huyền thuật và nó phải được thực hiện từ trung tâm trong đầu, nơi ánh sáng trong đầu được tạo ra. Khi ánh sáng trong  đầu xuất hiện, có thể chúng ta không thấy ngay điều đó. Việc nhìn thấy ánh sáng trong đầu phụ thuộc vào phẩm chất nhất định của các tế bào não. Rất nhiều trường hợp ánh sáng trong đầu có thể tồn tại nhưng con người không nhận thức được nó. Nhưng chúng ta biết rằng việc tham thiền chắc chắn sẽ tạo ra ánh sáng trong đầu.
Khi ánh sáng trong đầu—là biểu hiện của ánh sáng linh hồn—xuất hiện trong bộ não vật lý và bộ não dĩ thái, sẽ có sự kiểm soát ngày càng gia tăng đối với các điều kiện cảm dục.

Thiền Sư dạy về cái đẹp:
- Giữ gìn trang nghiêm “giới hạnh” là “thân đẹp”.
- Ăn ở hiền hòa, thủy chung là “nết đẹp”.
- Thấy người ta ngã mà nâng lên, đó là “cử chỉ đẹp”.
- Phụng dưỡng cha mẹ già, chu cấp người cô quả cô độc, tôn quý các bậc hiền thánh, cúng dường chư tăng ni đó là “tâm hồn đẹp”.
- Thấy người ta lâm nguy, sợ hãi mà nói lời an ủi giúp đở, đó là “ngôn ngữ đẹp”.
- Không một tà niệm nảy sinh, đó là “ý đẹp”.
- Thấy người ta u tối, không hiểu biết mà khai mở trí tuệ, cho học hành chữ nghĩa, đó là “trí tuệ đẹp”.
- Phá vỡ màn vô minh, hướng dẫn chúng sinh vào con đường an vui giải thoát, đó là cái đẹp mà trời Đế Thích phải trải hoa tán thán.
+ Hoa Hậu: Còn cái đẹp của cô là cái đẹp của sự ham muốn, chiếm đoạt, xoay vần trong vòng sinh tử luân hồi, ngầm chứa khổ đau, sớm nở tối tàn không có chi đáng tán dương cả.(Nguồn: xem mục Chỉ rõ chỗ hư vọng của sáu căn)

+ Phương Pháp Khất Thực/ Kinh Hành Thanh Tịnh
Thế Tôn nói với Tôn giả Sariputta đang ngồi một bên:

-- Này Sariputta, các căn của Ông rất sáng suốt, sắc da của Ông thanh tịnh trong sáng. Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào?

-- Bạch Thế Tôn, con nay đang phần lớn an trú với Không trú.

-- Lành thay, lành thay! Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân. Này Sariputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh. Do vậy, này Sariputta, nếu Tỷ-kheo ước mong rằng: "Mong rằng tôi nay phần lớn an trú với sự an trú không tánh", thời này Sariputta, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?"

Này Sariputta, nếu Tỷ-kheo sau khi tư duy biết rằng: "Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sariputta, Tỷ-kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy. Nhưng này Sariputta, nếu Tỷ-kheo trong khi suy tư được biết như sau: "Trên con đường ta đã đi... ta đi khất thực trở về, đối với các sắc do mắt nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm", thời này Sariputta, Tỷ-kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Nguồn: Kinh Khất Thực Thanh Tịnh

+ Đấu tranh với cái xấu: Hỏi - Đáp Với Đức Đại Lai Lạt Ma về
HỎI: Tôi làm việc cho một công ty lớn và tôi đã thấy nhiều sự nhũng lạm. Nếu tôi báo cáo nó, tôi mất việc, và tôi là người trụ cột của gia đình tôi. Tôi có nợ nần trách nhiệm gì với cộng đồng và gia đình tôi?
ĐÁP: Đó là dấu hiệu rõ ràng của sự nhũng lạm. Một lần nọ khi tôi ở Bombay, một thương gia nói với tôi rằng trong xã hội có nhiều trường hợp nhũng lạm và nếu ta là người trung thực thì khó tồn tại. Một học sinh ở Jodhpur đã nói với tôi rằng một cá nhân không thể thành công nếu không tham gia vào một hình thức nào đó của nhũng lạm. Trả lời cho cả hai trường hợp, tôi nói rằng đại đa số nhân loại có lòng từ bi, và chỉ có một bộ phận nào đó là nhũng lạm. Ta tham gia vào sự nhũng lạm chỉ vì bất lực. Đó là phạm tội là không nên bỏ qua. Trách nhiệm của chúng ta là lên tiếng chống lại nó, để đứng vững vàng chống lại sự lan tỏa của loại tội phạm như thế. Một số người có thể bị thương tổn trong cuộc đấu tranh của họ chống lại nhũng lạm, nhưng đó sẽ là một cái giá rất nhỏ phải trả cho một sự tốt lành lớn lao.
- Những người nhũng lạm là đạo đức giả, khi họ chỉ quan tâm đến danh tiếng của họ và làm việc để bảo vệ nó ngay cả khi họ biết rõ rằng họ đang làm sai. Thật tốt lành hơn để sống một cách trung thực hơn là đạo đức giả. Những gia đình nghèo khó sống với một niềm tin tưởng rất nhỏ giữa họ với nhau. Hệ thống giáo dục hiện đại truyền đạt tầm quan trọng của giá trị vật chất chứ không phải đạo đức. Thật quan trọng để xây dựng một xã hội lành mạnh qua giáo dục chứ không phải qua tôn giáo.(Nguồn: Đại Lai Lạt Ma Giải Đáp về việc đề Đấu tranh với cái xấu)

+ Không lên chỉ rõ ai cần làm gì với việc cụ thể: Ví dụ tuyệt vời về Cách trả lời khi tư vấn những vẫn đề cụ thể của mỗi người của Đức Đại lai Lạt Ma
HỎI: Tôi sắp xong đại học cộng đồng (college) và tôi mong đời sống của tôi là một sự phục vụ và đáng giá. Cùng lúc, nhiều cơ hội ở những sự nhũng lạm không cùng chia sẻ đạo đức và giá trị của tôi. Trong khi tôi nghĩ sẽ là tuyệt vời để làm việc cho một tổ chức bất vụ lợi hay phục vụ người khác, cần thiết trong việc này là tôi phải làm ra tiền để trả tiền nhà và tiền nợ sinh viên của tôi. Ngài có chỉ bảo gì?
ĐÁP: Tôi phải trì tụng lời Phật dạy như câu trả lời – bạn là người chủ của cuộc đời bạn. Tôi nghĩ bạn nên phán xét với một nhận thức rộng rãi hơn, dự tính lâu dài, và trung thực. Nếu tôi cố vấn cho bạn điều gì đó và bạn gặp phải rắc rối sau đó, rồi thì bạn sẽ đổ thừa cho tôi. (Nguồn: Đại Lai Lạt Ma Giải Đáp về việc đề Đấu tranh với cái xấu)

 

Đức Đại Lai Lạt Ma hướng dẫn cách ứng sử với người gặp khổ đau
HỎI: Tôi muốn biết mục tiêu của đời sống là gì và ngài có tin tưởng vào định mệnh hay không? Nếu có, thế thì vai trò của định mệnh trong đời sống là gì?
ĐÁP: Theo quan điểm của Phật giáo (mặc dù quan điểm của riêng tôi thì khác), đôi mắt, tâm thức, và khát vọng vượt thắng điều gì đó tất cả là một bộ phận của bản chất. Tôi nghĩ một cách thế tục, đó là câu trả lời. Chính mục tiêu của sự sống, tôi tin, là hạnh phúc. Không có gì bảo đảm trong cuộc sống, nhưng chúng ta tồn tại do bởi hy vọng. Nếu chúng ta đánh mất hy vọng thế thì điều đó sẽ làm ngắn lại sự sống của chúng ta. Sự tồn tại của chúng ta căn cứ trên hy vọng cho một tương lai tốt đẹp, không phải là một tương lai tệ hại. Từ quan điểm này, hạnh phúc là mục tiêu duy nhất cho sự sống.
- Định mệnh là cố định và chúng ta không có năng lực để thay đổi, theo những niềm tin khác nhau. Nhưng theo con đường thế tục, không có định mệnh. Những sự kiện xảy ra qua các nguyên nhân và điều kiện; thí dụ, một thân thể bệnh hoạn sẽ đưa đến một định mệnh yếu đuối. Nếu thân thể được chăm sóc, thế thì định mệnh có thể thay đổi. Vì vậy, định mệnh có thể thay đổi nếu có nổ lực thực hiện.(Nguồn: Đại Lai Lạt Ma giải đáp thắc mắc)

TAM PHÂN hay BA NGÔI VÀ CÁC TƯƠNG ỨNG
 "TRÊN SAO DƯỚI VẬY"_ Thánh Hiền dậy
I- THEO ĐẠO ĐỜI - ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Quốc Gia: Lập pháp - Hành pháp - Tư Pháp
2. Gia Đình: Cha - Mẹ - Con
II- THEO MINH TRIẾT MỚI
1. Thượng Đế Tam Phân (LVLCK, 64)
2. Thái dương hệ Tam phân (LVLCK, 30)
3. Con Người Tam Phân

+ Nguy hiểm trong tham thiền với Tam phân: (i) Bộ não; (ii) Hệ thần kinh: (iii) Các cơ quan sinh dục. (TTHM)

III- THEO PHẬT GIÁO
1. Phật - Pháp - Tăng = Tam Tạng Kinh điển hay Tam tạng Tỳ kheo
2. Kinh - Luật - Luận = Thường gọi Giới Định Huệ
3. Giới - Định - Huệ/Tuệ
Xem: Tổng hợp các tương ứng của vũ trụ và con người

+ Đọc kinh chỉ nên đọc bộ Kinh Vô Lượng Thọ, hoặc là Kinh A Di Đà. Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ là cùng một bản, một kinh gọi là đại bổn, còn một kinh gọi là tiểu bổn. Văn tự có ít nhiều không giống nhau, nghĩa lý hoàn toàn tương đồng, cho nên thuộc về đồng bộ. Nhưng Kinh Vô Lượng Thọ nói tường tận, Kinh Di Đà nói đơn giản. Tường tận có ưu điểm, giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, kiên định tín nguyện, có được ưu điểm này. Đọc, mỗi ngày phải đọc kinh văn, coi việc đọc kinh văn như khóa tu cần thiết của chúng ta, khóa tụng sáng và tối.
- Thực Hành Tín nguyện:
“Trong Di Đà Yếu Giải lấy ghét bỏ Ta bà, vui cầu Cực Lạc làm nguyện”, nguyện này là gì? Là nguyện sanh Tịnh độ. “Lại lấy tín nguyện trì danh làm nhất thừa nhân nhân”, tôi nguyện đi, nhưng đi như thế nào? Tín, nguyện, trì danh quý vị sẽ đi được. Trong đời này của chúng ta chỉ làm ba việc này. Làm ba việc này thông thường nói, Phần tử tri thức đọc kinh là quan trọng, nhất định phải bắt đầu từ việc đọc kinh, không có căn bản này, tín nguyện không kiên cố. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Mạt na - Pháp Thân Bồ Tát: Trong kinh luận duy thức nói: Tứ đại phiền não thường tương tùy, nên cơ bản của Mạt na chính là tứ đại phiền não. Đầu tiên là ngã kiến, Mạt na là ngã chấp, ngã kiến. Chấp trước một phần kiến phần của A lại da, kiến phần của A lại da là vô lượng vô biên vô tận vô số, nó chỉ chấp trước một phần, xem phần này là tâm của mình. Đây là vọng tâm, là gốc của phiền não. Từ đây dấy khởi lên điều gì? Ngã ái. Quý vị xem có cái ta_Ngã kiến, liền sinh ra ngã ái, ngã ái là tham. Ngã si là ngu si. Ngã mạn, mạn là sân nhuế. Kiến ái si mạn, bốn đại phiền não này thường tương tùy không gián đoạn.
- Nếu như đoạn tận bốn đại phiền não này, không còn nữa, chuyển Mạt na thành bình đẳng tánh trí, đây chính là pháp thân Bồ Tát. Pháp thân Bồ Tát chuyển bát thức thành tứ trí, siêu việt mười pháp giới, không ở trong mười pháp giới nữa. Chúng ta biết, nên chuyển như thế nào? Buông bỏ bốn đại phiền não này, phá thân kiến, là trí tuệ chân thật! (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Trị Ung Nhọt bằng Thần Chú Đại Bi

KINH VĂN: Nghĩa:

“Rồng, quỷ lưu hành bệnh thũng độc,
Ung nhọt lở loét đau nhức nhối,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Thổi qua ba lần độc thũng tiêu.”

LƯỢC GIẢNG:

- “Rồng, quỷ lưu hành bệnh thũng độc.” Có loài rồng hoặc quỷ thường đi gieo rắc mầm độc, trúng vào ai thì khắp mình mẩy đều bị sưng phù lên.
- “Ung nhọt lở loét đau nhức nhối.” Hoặc là sanh bệnh ung thư, mọc ra nhiều mụn nhọt. “Ung thư” tức là trên người mọc ra một vài cục u. “Sang” là mụn nhọt có khi lở loét máu mủ chảy ra. Các chứng bệnh này vô cùng đau đớn khổ sở, con bệnh không thể nào chịu đựng nổi, cho nên nói là “thống phả kham,” tức là không dễ gì mà nhẫn chịu được, nhức nhối đến nỗi không cách nào chịu đựng thêm nữa.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Lúc bấy giờ, nếu quý vị chí tâm thành khẩn tụng Chú Đại Bi, thì chỉ cần “thổi qua ba lần độc thũng tiêu.” Quý vị niệm Chú Đại Bi, rồi lấy hơi thổi ra ba lần nơi mụn nhọt đó. “Tam thóa” tức là ba luồng hơi thở. Ba hơi thở này quý vị thấy thì rất bình thường, song lại làm cho chỗ sưng xẹp xuống và tiêu tan; rất là kỳ lạ! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

 + 378. LẬU SANH UNG NHỌT - Đức Phật dậy
Cội gốc của ung nhọt là ba ái: dục ái, sắc ái và vô sắc ái. Như vậy gọi là cội gốc của ung nhọt. Tất cả lậu gây ung nhọt là sáu xúc xứ, mắt lậu thấy sắc, tai lậu nghe tiếng, mũi lậu ngửi mùi, lưỡi lậu nếm vị, thân lậu cảm xúc, ý lậu biết các pháp. Như vậy gọi là tất cả lậu gây ung nhọt.
Ta đã thuyết giảng cho các ngươi nghe về cội gốc của ung nhọt. Như đấng Tôn sư thương yêu đệ tử, phát khởi lòng đại từ đại bi, mong cho được sự lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc, điều đó Ta đã thực hiện. Các thầy cũng phải tự mình thực hiện. Hãy đến nơi rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hoặc một chỗ nào yên tĩnh mà thiền tọa, tư duy, chớ nên phóng dật. Hãy chuyên cần tinh tấn, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời răn dạy của Ta! Đó là lời khuyên bảo của Ta! (Nguồn: mục 378- (Trung A Hàm, Kinh Ưu-Đà-La, Phẩm 10, số 114)

486. NỔI THỐNG KHỔ TRONG ĐỜI NÀY
Vì chúng sanh nhân nơi dục, duyên nơi dục, lấy dục làm gốc nên mang áo giáp, mặc trường bào, cầm giáo mác, cung tên, hoặc cầm dao thuẫn vào xóm, vào ấp, vào quốc gia, vào thành thị, đục vách phá kho, cướp đoạt tài vật, chận đường giao thông, hoặc đến ngõ khác phá xóm phá làng, phá thành diệt nước. Trong đó, hoặc người của vua bắt được, đem khảo đủ cách; chặt tay, chặt chân, hoặc chặt hết cả tay chân; cắt tai, cắt mũi, hoặc cắt cả tai mũi; hoặc lóc từng miếng thịt; bứt râu bứt tóc, hoặc bứt cả râu tóc; hoặc nhốt vào trong cũi, quấn vải hỏa thiêu, hoặc lấp trong cát, lấy cỏ quấn lại rồi đốt; hoặc bỏ vô bụng lừa sắt, hoặc bỏ vô miệng heo sắt, hoặc đặt vào miệng cọp sắt rồi đốt, hoặc bỏ vô vạc đồng, hoặc bỏ vô vạc sắt rồi nấu; hoặc chặt ra từng khúc, hoặc dùng xoa bén đâm, hoặc lấy móc sắt móc, hoặc bắt nằm trên giường sắt rồi lấy dầu sôi rót, hoặc bắt ngồi trong cối sắt rồi lấy chày sắt giã, hoặc cho rắn rít mổ cắn, hoặc dùng roi quất, hoặc dùng gậy thọt, hoặc dùng dùi đánh, hoặc buộc sống treo trên nêu cao, hoặc chém đầu rồi bêu.
Trong các trường hợp đó, kẻ ấy hoặc chết, hoặc sợ hãi, thọ cực trọng khổ. Ma-ha-nam, đó là những nỗi thống khổ ở đời này nhân nơi dục, duyên nơi dục, lấy dục làm gốc. Nguồn: mục 486- (Trung A Hàm, Kinh Khổ Ấm, Phẩm 9, số 100)

+ Thủy Đại - Biển Nước
+ 614. TÁM PHÁP TẰNG HỮU CỦA A-TU-LA
Vua A-tu-la là Bà-la-la con trai của Mâu-lê-già A-tu-la trả lời rằng:
Bạch Thế Tôn. Các A-tu-la của con ở trong đại hải không bị các sự suy thối này, là tuổi thọ của A-tu-la, sắc tướng của A-tu-la, sự hoan lạc của A-tu-la, sức mạnh của A-tu-la. Các A-tu-la thích sống trong đại hải.
Thế Tôn lại hỏi: Này Bà-la-la, trong đại hải có mấy pháp vị tằng hữu, khiến cho các A-tu-la thấy vậy nên thích sống trong ấy?
Bà-la-la trả lời rằng: Trong đại hải của con có tám pháp vị tằng hữu, khiến cho các A-tu-la thấy vậy nên thích sống trong ấy. Những gì là tám?

1) Đại hải của con từ đáy lên trên, chu vi dần dần rộng hơn, nghiêng chênh chếch lên dần mãi tạo thành bờ biển. Nước trong ấy luôn luôn đầy, chưa từng chảy ra ngoài.

2) Thủy triều trong đại hải của con chưa từng sai thời.

3) Nước trong đại hải của con rất sâu không có đáy, rất rộng không thấy bờ. Bạch Thế Tôn, nếu nước trong đại hải của con rất không sâu có đáy, rất rộng không thấy bờ; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ ba trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.

4) Nước trong đại hải của con đều cùng một vị. Bạch Thế Tôn, nếu nước trong đại hải của con cùng một vị; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ tư trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.

5) Trong đại hải của con có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, trân châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đồi mồi, đá đỏ, tuyền châu. Bạch Thế Tôn, nếu trong đại hải của con có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, trân châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đồi mồi, đá đỏ, tuyền châu; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ năm trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.

6) Đại hải là chỗ cư trú của các vị thần lớn. Những vị thần đó tên là A-tu-la, Kiền-thấp-hòa, La-sát, cá kình, rùa, cá sấu, Bà-lưu-nê, Đế-nghê, Đế-nghê-già-la, Đề-đế-nghê-già-la. Lại nữa, trong đại hải, rất kỳ lạ, rất đặc biệt, có chúng sanh thân thể tới một trăm do-diên, hai trăm do-diên, cho đến ba trăm do-diên, bảy trăm do-diên mà thân vẫn ở trong đại hải.

7) Đại hải của con thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có người nào mạng chung thì qua một đêm gió liền thổi tấp vào bờ.
8) Trong đại hải của con thuộc về châu Diêm-phù có năm sông lớn, là Hằng-già, Diêu-vưu-na, Xa-lao-phù, A-di-la-ba-đề, Ma-xí. Tất cả đều chảy vào đại hải. Chảy vào đó rồi, thảy đều bỏ tên cũ, gọi chung là đại hải. Đó là pháp vị tằng hữu thứ tám trong đại hải của con, các A-tu-la thấy vậy bèn thích sống trong đó.  Nguồn: mục 614- (Trung A Hàm, Kinh A-Tu-La, Phẩm 4, số 35)
+ 615. TÁM PHÁP TẰNG HỮU CỦA CHƯ TỲ KHEO
- Tương Tự Như Tám Pháp Đại hại: Này Bà-la-la, trong Chánh pháp luật của ta (Đức Phật) cũng có tám pháp vị tằng hữu, khiến cho các Tỳ-kheo thấy được bèn hoan lạc trong đó. Những gì là tám? Nguồn: mục 615- (Trung A Hàm, Kinh A-Tu-La, Phẩm 4, số 35)

CÁC ĐẠI - CÁC GIỚI TRONG CON NGƯỜI

+ Tứ Đại Nương Tựa Vào Nhau Để Tồn Tại: Con Người nương tựa vào lúa gạo để tồn tại - Lúa gạo dựa vào Đất - Đất dựa vào Nước - Nước dựa vào Gió - Gió Tựa vào Hư Không - Hư Không không có nương tựa, nhưng Nhân (nhờ Mặt Trời và Mặt Trăng) mà mà có Hư Không - Mặt trời, mặt trăng nương vào Tứ thiên vương mà tồn tại - Tứ Thiên vương nương vào Tam thập tam thiên mà tồn tại....Nhẫn Nhục dựa vào Niết Bàn tồn tại - Niết Bàn không dựa vào đâu mà tồn Tại - Là Pháp Tối Thắng Của Đức Phật. Nguồn: mục 777- Xem tại đây

* Sự Hiện Tồn: Tứ Đại/ Ngũ Đại chỉ thế giới bên ngoài - Ngũ uẩn chỉ vào trong Thân Ta

+ Tứ Đại với cơ thể con người
1) Đất với cơ thể: (tóc, răng, móng, da, thịt, xương, thận, tim, gan, bụng, lá lách, phổi, bao tử, ruột, phẩn, và những chất cứng khác). Địa Đại là thành phần vật chất mở rộng hay thể nền của vật chất. Không có nó vật thể không có hình tướng và không thể choán khoảng không. Tính chất cứng và mềm là hai điều kiện của thành phần nầy. Sau khi chúng ta chết đi rồi thì những thứ nầy lần lượt tan rã ra thành cát bụi, nên nó thuộc về Địa Đại—Earth.
2) Thủy Đại (Thấp): Apas (skt)—Apo (p)—Nước (đàm, mủ, máu, mồ hôi, nước tiểu, nước mắt, nước trong máu, mũi dãi, tất cả các chất nước trong người nói chung). Không giống như địa đại, nó không thể nắm được. Thủy đại giúp cho các nguyên tử vật chất kết hợp lại với nhau. Sau khi ta chết đi rồi thì những chất nước nầy thảy đều cạn khô không còn nữa, nói cách khác chúng hoàn trả về cho nước.
3) Hỏa Đại (Noãn): Tjas (skt)—Tejo (p)—Lửa (những món gây ra sức nóng để làm ấm thân và làm tiêu hóa những thứ ta ăn uống vào). Hỏa đại bao gồm cả hơi nóng lạnh, và chúng có sức mạnh làm xác thân tăng trưởng, chúng là năng lượng sinh khí. Sự bảo tồn và phân hủy là do thành phần nầy.Sau khi ta chết, chất lửa trong người tắt mất, vì thế nên thân xác dần dần lạnh.
4) Phong Đại (Động): Vayu (skt)—Vayo (p)—Gió (những chất hơi thường lay chuyển, hơi trong bao tử, hơi trong ruột, hơi trong phổi). Gió là thành phần chuyển động trong thân thể. Sau khi ta chết rồi thì hơi thở dứt bặt, thân thể cứng đơ vì phong đại đã ngừng không còn lưu hành trong cơ thể nữa. (Nguồn: Định nghĩa Tứ đại)
CÁC PHẨM TÍNH CỦA TỨ ĐẠI
+ 1. Địa Đại:
Địa đại không có nghĩa là Đất như chúng ta thường biết, mà là những gì có bên trong Đất cũng như trong các Vật Khác.
“Tính Chất Cứng Mềm” đó là đặc tính của Địa đại.
Đun tay vào nước bạn cảm thấy mềm. Sự mềm mại này là Địa đại. Bạn tìm thấy Địa đại khắp mọi nơi.
Công năng của Địa đại là làm nền tảng để những vật khác có thể đặt lên đấy.
Đối với thiền sinh hành thiền minh sát về đề mục Địa đại, thì sự biểu hiện của Địa Đại là thâu nhận hay chấp nhận.
Bởi vậy, các bạn phải hiểu Địa đại theo đặc tính, công năng sự thể hiện của nó.
Tóm lại, đặc tính của Địa đại là Cứng, Mềm. Công năng của Địa đại là Làm Nền Tảng. Và sự biểu hiện của Địa đại là Sự Thâu Nhận hay Chấp Nhận vật gì.
2. Thủy Đại:
Thủy đại có đặc tính “chảy giọt xuống”, “dính hút”, “kết hợp” hay “lỏng”. Thủy đại có mặt trong mọi vật có sự kết hợp, hay trong đất, trong gỗ, trong gạch đá, …
Sự kết hợp hay Sự dính hút làm cho vật liên kết lại với nhau là đặc tính của Thủy đại.
Công năng của Thủy đại là “làm cho mạnh lên”. Thủy đại làm cho mạnh lên những gì tiếp xúc với nó.
Sự biểu hiện của Thủy đại trong thiên nhiên là “kết hợp vật chất lại với nhau”. Khi chế nước vào bột chẳng hạn, thì ta thấy cục bột dẻo. Nước đã kết dính bột lại với nhau. Sự kết dính lại với nhau là sự biểu hiện của Thủy đại.
Khi hành thiền thỉnh thoảng sự biểu hiện này sẽ đến với bạn. Bạn sẽ thấy hay hiểu Thủy đại đôi khi qua đặc tính, đôi khi qua công năng, và đôi khi qua sự biểu hiện.
Tóm lại, đặc tính của Thủy đại là “Sự Kết Hợp” hay “Sự Dính Hút”. Công năng của Thủy đại là “Làm Cho Mạnh Lên”. Biểu hiện Thủy đại là “Kết Hợp Vật Chất Lại Với Nhau”.
3. Hỏa Đại:
Đây không phải là Lửa hiểu theo nghĩa thông thường, nhưng là trạng thái của lửa, tính chất của lửa, như sức nóng chẳng hạn. Sức nóng hay lửa làm cho vật “chín mùi, trưởng thành, hay già nua”. Nói nóng, ta cũng bao gồm cả lạnh. “Nóng”, “Lạnh” hay “Nhiệt Độ” là đặc tính của Hỏa đại.
Khi bạn cảm thấy nóng hay lạnh là bạn đang cảm giác được Hỏa đại. Và khi cơ thể trưởng thành hay già nua, đó là tác dụng của Hỏa đại.
Công năng của Hỏa đại là làm cho vật “trưởng thành”, làm cho vật “nóng” hay “lạnh”.
Sự biểu hiện của Hỏa đại là “tiếp tục cung cấp cho sự mềm dẻo”. Chẳng hạn như bạn đang nấu vật gì thì vật được nấu sẽ mềm. Cũng vậy, sức nóng trong cơ thể làm cho cơ thể bạn dẻo, do đó cơ thể bạn già nua dần.
Tóm lại, đặc tính của Hỏa đại là “Nóng, Lạnh, hay Nhiệt Độ”. Công năng của Hỏa đại là “Làm Cho Vật Nóng hay Lạnh”. Biểu hiện của Hỏa đại là “Tiếp tục cho sự mềm dẻo”.
            Có bốn loại Lửa:
Nhiệt độ cơ thể làm cho cơ thể nóng, hay bạn đau thì thân nhiệt gia tăng.
Lửa làm cho cơ thể bạn trưởng thành già nua.
Lửa làm cho người hay vật nóng lên, đó là sức nóng quá độ. Khi bạn cảm cúm, cơ thể bạn rất nóng, đó là sức nóng quá độ.
Lửa tiêu hóa thức ăn, nhờ lửa này mà bốn loại thực phẩm: ăn, uống, nhai, mút được tiêu hóa. Khi bạn có lửa tiêu hóa tốt hay lửa dạ dày tốt, thì cơ thể có thể tiêu hóa tất cả những gì bạn ăn. Khi bạn không có lửa tiêu hóa tốt, thì bao tử của bạn gặp rắc rối.
4. Phong Đại:
Đặc tính của Phong đại là “bành trướng, dãn nở, hay làm phồng lên”. Khi thổi hơi vào một quả bóng, quả bóng phồng lên. Phong đại cũng làm cho bạn đứng hay ngồi thẳng không bị cong xuống. Đó là sự “nâng đỡ của gió đến từ mọi phía”.
Công năng của gió là “tạo ra sự di động”. Khi bạn di chuyển thì sự di chuyển của bạn là do Phong đại gây ra.
Sự biểu hiện của Phong đại là “sự vận chuyển”.
Tóm lại, đặc tính của Phong đại là “Bành Trướng, Dãn Nở, hay Làm Phồng Lên và Nâng Đỡ”. Công năng của của gió là “Tạo Ra Sự Di Động”. Biểu hiện của Phong đại là “Sự Vận Chuyển”.
         Có 6 loại gió:
Gió hướng lên làm bạn nấc cụt hay nôn mửa.
Gió hướng xuống tống phân hay nước tiểu ra ngoài.
Gió trong bụng ngoài ruột.
Gió trong ruột.
Gió chạy trong khắp tứ chi trong thân.
Gió hơi thở ra ngoài.
Khi bạn đi hoặc co ruỗi thì Phong đại làm việc. Phong đại được gây ra bởi Tâm hay Ý muốn của bạn.
Xem nguồn: Quán tưởng về Tứ Đại
+ Tứ Đại- Các Giới Trong Con Người
- 522. PHONG GIỚI - Thế nào là phong giới? nội phong giới và ngoại phong giới - Đức Phật dậy
Nội phong giới là ở trong thân, được thâu nhiếp ở trong thân những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, bị chấp thủ bên trong. Đó là những gì? Đó là gió đi lên, gió đi xuống, gió trong bụng, gió ngang, gió co thắt lại, gió như dao cắt, gió nhảy lên, gió phi đạo, gió thổi qua tay chân, gió của hơi thở ra, gió của hơi thở vào, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, được chấp thủ bên trong. Này chư Hiền, đó là nội phong giới.
Ngoại phong giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. Nguồn: mục 522- (Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)
- 687. THỦY GIỚI trong con người
Cái gì là thủy giới? nội thủy giới và ngoại thủy giới.
Nội thủy giới là ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là nước, thuộc về nước, ẩm ướt, bị chấp thủ bên trong. Đó là những gì? Đó là mỡ, óc, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, tủy, nước dãi, nước tiểu, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là nước, thuộc về nước, ẩm ướt, bị chấp thủ bên trong. Đó là nội thủy giới.
Ngoại thủy giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. Có lúc bị hỏa tai, khi ấy ngoại thủy giới tiêu diệt. Nguồn: mục 687- (Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

+ Ngũ Uẩn và Các Đại trong Mandala: Biểu tượng của ngũ uẩn: Để diễn tả vũ trụ của ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức), ta có thể dùng 5 hình vuông để biểu hiện chúng. Trong chân ngôn tông, ngũ uẩn còn được biết tới dưới tên là ngũ đại: địa, thủy, hỏa, phong, không. Ngũ uẩn thì chỉ vào thân ta, còn ngũ đại thì chỉ vào thế giới bên ngoài. Do đó hai hệ thống này tương ưng với nhau, một cái là phạm trù vi tiểu (micro) một cái thì phạm trù cự đại (macro). Năm hình vuông này ta đặt tên là 5 hình vuông Ngũ Uẩn hoặc 5 tầng Ngũ Đại.

... Trước hết ta phải có những vật thể đại biểu cho ngũ uẩn. Thí dụ:

- Những thức ăn đã nấu, đại biểu cho sắc uẩn, cũng là đại biểu cho Địa Đại.
- Những thứ nước uống, đại biểu cho thọ uẩn, cũng là đại biểu cho Thủy Đại.
- Những cây nến, đèn cầy, đại biểu cho tưởng uẩn, cũng là Hỏa Đại.
- Những lá trà, hoa, quả, đại biểu cho hành uẩn, cũng là Phong Đại.
- Thứ hương đốt, đại biểu cho thức uẩn, cũng là Không Đại.
Tất cả những vật thể này đều sắp thứ tự theo năm hình vuông Ngũ Đại. (Xem nguồn)

+ Tứ Đại Với bệnh: Súc Tích Luận Xả Và Thiền Minh Sát ghi rằng mỗi một trong tứ đại có thể gây ra 101 bệnh, với tổng số 404 bệnh có thể xảy ra. Mỗi phần tứ đại được kết nối với một số loại bệnh. Ví dụ, yếu tố đất có liên quan đến các bệnh làm cho cơ thể trở nên nặng nề, cứng, và đau đớn, chẳng hạn như viêm khớp xương; yếu tố nước công kích cơ thể gây ra tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu hóa; yếu tố lửa gây ra sốt, táo bón, và các vấn đề đi tiểu; cuối cùng, yếu tố gió liên quan đến khó thở và nôn mửa. (Nguồn: Phật Giáo Với Y Học và sức khỏe)

+ THỂ VÀ DỤNG:
* Vạn sự đ
ều phát xuất từ Như Lai Tạng và Hư không đều Bất biến tùy duyên và Tùy duyên nhưng bất biến
* Bản tính bất biến mà tùy duyên. Những phẩm tính dù ở trạng thái nào nó cũng có, tuy là tùy duyên mà nó có sự phát sinh tạm thời khác cái bản tính.
* Trích đoạn... Phật bảo A-nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt… khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh. Cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo.
HT Tuyên Hóa giảng:
A-nan, như tất cả sự vật hiện hữu trong thế giới từ ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, nút thắt… khi gạn xét cội gốc của nó, mỗi thứ đều có thể tánh, cho đến như hư không cũng có tên gọi và dáng mạo.
Hết thảy mọi thứ trên thế gian này gồm cả núi sông đất liền, tất cả vạn tượng như cây cỏ, thảo mộc, sợi dây, nút thắt cho đến như cả hư không, nó vẫn có cái tên là “hư không” và dáng mạo về “hư không.” Tất cả đều một thể tánh. (Theo mục 89 xem tại: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

- Dụng - Hiển lộ - Biến đổi: Bản tính tùy duyên mà bất biến. Những phẩm tính phát sinh biến đổi theo duyên và tạm thời phát tác, nhưng cuối cũng vẫn phải trở về lại bản tính.

+ TÙY DUYÊN BẤT BIẾN - BẤT BIẾN TÙY DUYÊN
- Khi ra biển ngắm những làn sóng lặn hụp lên xuống thì “sóng “là” nước hay sóng “không là” nước? Nếu nói sóng và nước thì chắc chắn sóng và nước là hai tức là sóng “không là” nước. Còn nếu nói rằng nếu sóng mà không có nước thì làm gì có sóng do đó sóng “là” nước và nước “là” sóng. Như vậy sóng là hiện tượng của nước và nước là bản thể của sóng, tuy hai nhưng mà một bất khả phân ly. Khi động (có gió) thì nước nổi thành sóng, nhưng khi tịnh (gió tan) thì sóng trở về với thể tánh yên tịnh của nước vậy thôi.
- Như Lai Tạng cũng vậy, là bất tức bất ly bởi vì Tạng là tổng thể trùm chứa tất cả mọi nguyên nhân và kết quả của sự vật hiện tượng. Còn Như Lai là thường hằng bất biến, nhưng trong cái thường hằng bất biến này lại tùy duyên mà phát sinh ra muôn sinh vạn vật. Đó là bất biến tùy duyên.
(Nguồn: Xem mục Dùng Phật nhãn nhìn lên ....)

+ Thể, Tướng và Dụng của Phật Tánh: Nhiều Clip Thầy Hằng Trường giảng về
     Thể               Tướng               Dụng
Chân Tâm        Pháp Giới            Hành Vi
  (Không)      (Quang Minh)  (Vô kỷ/ Ứng Thân)

- Dụng: Suy nghĩ - Hành vi - Lời Nói biến hiện ra từ Quang Minh Phật tính
- Chữ Dụng với Chân Tâm: Vạn sự Vô kỷ trong mọi mặt đời sống, ví như trong gia đình là Đạo hiếu Cha Mẹ vô kỷ, Tình thương vô kỷ của người mẹ, Sự hy sinh vô kỷ của Cha Mẹ; Với Bạn bè ...
* Dụng - Cảm xúc Vô kỷ: Luôn biểu hiện theo Chánh đạo ...
* Dụng Như Lý - Như Pháp: Thuận theo tự nhiên là Đạo; Quan hệ với thiên nhiên, Năng lượng sống ...
- Ví dụ với Sinh Mệnh: Như năm sinh Kỷ Hợi. Kỷ Thổ là Thiên Tánh Vô kỷ. Hợi là Mạng là phẩm tính đặc trưng của con Lợn nó đại diện (Hay là phẩm tính của ngũ hành tương ứng).
+ Dụng Của Pháp Giới/ Quang Minh:
- Hiện thân người độ chúng sinh: Phật, Bồ Tát tùy duyên mà có Ứng Thân tương ứng để độ chúng sinh, tùy theo duyên của chúng sinh mà các Ngài hiện thân Nam/ Nữ để độ họ.
- Hiện đồ vật/ Bảo bối độ chúng sinh: Bát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Tích Trượng của Bồ Tát Địa Tạng; Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn có ngàn tay cầm ngàn bảo bối (Trong đó có 43 Thủ nhãn); Tay cầm viên Ngọc Như Ý (Có 10 biểu tượng của Ngọc Như Ý- Rất cần nghiên cứu kỹ)...
- Hiện Chủng Tử Tự: Mỗi Bồ Tát có chủng tử và Bảo vật riêng - Biểu hiện của Quang Minh để độ chúng sinh.(Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Clip 1-2-3-4-5-6-7-8-9) .  Xem đầy đủ các Clip giảng Thể Tướng Dụng của Thầy Hằng Trường: Xem tại đây

+ Thể - Dụng với Chân Tâm và Tâm thức:
- Thể là Chân Tâm - Tự Tánh - Tánh Phật: Đó chính là thức tinh nguyên minh - Tâm Bản Nguyên của ông.
HT Tuyên Hóa giàng: Chữ “nguyên” có nghĩa là cội gốc của bản thể thanh tịnh. Nghĩa là cái mà chẳng phải nhiễm ơ, chẳng phải thanh tịnh, không thêm, không bớt. Ánh sáng của nó vốn thường soi chiếu khắp nơi. Chữ “thức” ở đây không phải là tám thức, chẳng phải mạt-na hay a-lại-da thức. Nó chẳng liên quan gì đến tám thức ấy cả. Nó chính là cái tối tinh, tối diệu của thức, thể tánh của nó bản nguyên thanh tịnh, nó chỉ là tên gọi khác của bồ-đề niết-bàn. Cụm từ được dùng ở đây là nhờ vào lối văn chương bóng bẩy tránh sự lặp lại. Nó chính là khía cạnh rất tinh vi và mầu nhiệm của thức, của Phật tánh bản hữu của chân tâm thường trụ, tánh tịnh minh thể.... Bồ-đề niết-bàncủa báu chân thực trong nhà quý vị. Cơ bản là nó ở ngay bên cạnh quý vị nhưng quý vị không biết cách sử dụng nó để làm lợi ích cho mình.... Trong khi quý vị quên mất chơn tâm của mình và một khi chơn tâm đã bị bỏ quên thì nó cũng hoàn toàn giống như bị mất. Đây chính là lý do tại sao quý vị không thể thành Phật, thay vì vậy lại bị trói buộc trong vòng sinh tử, do vì quý vị không nhận ra chơn tâm.

- DụngTâm Thức - Thức Tâm phân biệt: ... Phật bảo: Đó là sự tưởng tượng những tướng giả dối của tiền trần, nó làm mê mờ chân tánh của ông. Do từ vô thỉ đến nay, ông nhận giặc này làm con, bỏ mất tánh nguyên thường (Bị che mờ bản tánh, Tánh không hiển bày) nên phải chịu luân hồ̀i. ..... (Theo mục 86 - 93 Đức Phật giảng về Chân Tâm và Tâm thức phân biệt..: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Tánh Như Lai Tạng: Trong phần giảng về Tứ Đại. Phật dậy A-nan, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Giảng:
A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng Thật tướng, và cũng chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Xin mời quí vị đọc bài tổng hợp chuyên đề với thuật ngữ Thể dụng vi diệu: Mời xem tại đây

+ Lưỡi Nếm - Thiệt Căn:
- Do hai thứ lạt và vị xâm lấn lẫn nhau, tánh giác nhiệm mầu tác dụng vào bản thể trạm nhiên phát ra cái gọi là nếm. Cái nếm phản ánh ra gọi là vị. Cơ quan nhận thức vị được gọi là thiệt căn.
=> Thiệt căn do tứ đại thanh tịnh hợp thành hình dáng trông như nửa vành trăng. (Nguồn: Xem mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)

+ Tùy thuận tự nhiên. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)
- Mùa xuân vạn vật sinh trưởng, tùy thuận tự nhiên là thương tiếc vạn vật, không được tổn thương nó, nó đang trong thời kỳ sinh trưởng, lúc nào cũng yêu thương, lúc nào cũng bảo hộ, không được tổn thương. Mùa xuân dễ làm việc, nghỉ tết đến ngày 2 tháng 2 là lễ thổ địa.

- Mùa hè trưởng thành, mùa xuân sanh, mùa hè trưởng thành, mùa hè trưởng thành, phải cố gắng chăm sóc,

- Mùa thu thu hoặch, có thu hoạch, mới có thể hái cây trái.

=> Hằng Thuận tự nhiên trong đời sống: Đi săn, mùa xuân không đi săn, vì sao vậy? động vật đều mang thai, quý vị không được tổn thương chúng. Cũng không được thả lưới bắt cá, cá nhỏ giống như trẻ con vậy, phải giúp chúng trưởng thành, nên bắt cá dùng lưới rất thưa, nó có thể lọt ra ngoài lưới, nó chui ra ngoài lưới. Đây là gì? Đây đều là hằng thuận tự nhiên, nói như cách nói hiện nay là họ biết cách bảo vệ môi trường, họ nhất định không phá hoại sinh thái tự nhiên, yêu thương bảo hộ nó.

- Mùa đông là thời gian thu hoạch, mùa đông rất lạnh lẻo, cây lá đều rơi rụng, nên thu hoạch. Mùa đông là mùa con người nên nghỉ ngơi, giống như nghỉ lễ vậy. Nông dân suốt năm bận rộn, nhưng mùa đông đích thực họ nghỉ ngơi, kỳ nghỉ rất dài. Hai tháng cuối mùa này là nghỉ ngơi, trời đất lạnh lẽo không thể làm việc, nên nghỉ ngơi, phải nghỉ ngơi để bảo dưỡng thân thể, giống như gọi là bổ sung năng lượng.
=> Bây giờ không còn nữa, chỉ sợ đến ngày nghỉ lễ tết cũng không có, đây chính là gì? Phá hoại sinh thái, phá hoại sinh thái hoàn cảnh sống của chính mình.

+ Sống Thuận Theo Tự Nhiên: Sống đúng đạo thì đời sống của ta được sung sướng vô cùng, nhất thế gian, người hạnh phúc nhất, người mỹ mãn nhất. Ta không có thứ khác, ta hoàn toàn tuân thủ quy luật của đại tự nhiên, nhất quyết không chống lại quy luật của đại tự nhiên. Quy luật của đại tự nhiên là chí thiện, chí thiện có thể hóa giải tất cả tai nạn. Nguồn: Luân Lý Đạo Đức - PS Tịnh Không

+ Tánh Giác: Tất cả chúng sinh từ loài hữu tình đến vô tình đều có chung Tự tánh thanh tịnh bản nhiên mà được gọi là “TÁNH GIÁC”.
- PHẬT TÁNH:
Đối với con người thì cái Tánh giác này là Phật tánh hay Tánh giác diệu minhChánh Nhân Phật tánh nghĩa là Tánh mầu nhiệm vốn sẵn có.
(Nguồn: Xem Mục Giác không sinh mê)

+ TÁNH GIÁC DIỆU MINH CHÂN TÂM:
Đức Phật bảo, “Phú-lâu-na, như ông vừa hỏi, đã là thanh tịnh bản nhiên, sao bỗng dưng sanh ra núi sông đất liền?”
Giảng giải:
Đoạn kinh văn nầy mở đầu cho phần cực kỳ quan trọng trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm. Vì nội dung đoạn kinh này sẽ giải thích tại sao con người trở thành người
Ông có nghe Như Lai đã từng dạy : "Tánh giác là diệu minh, bản giác là minh diệu hay không? Bạch Thế Tôn! Con đã nghe, Phú Lâu Na thưa.
- Ý ông hiểu thế nào? Tánh giác tự minh mà gọi là giác hay tánh giác không minh phải dùng tánh minh để minh tánh giác?
Ngài Phú Lâu Na bạch với Phật: Tánh giác tự minh nên gọi là tánh giác diệu minh. Nếu tánh giác không minh thì còn lấy gì để gọi là minh tánh giác.
Phật dạy rằng:
- Đúng vậy. Phú Lâu Na! Nếu tánh giác không tự minh thì không lấy cái gì để minh tánh giác. Và nếu tánh giác là cái sở minh thì không còn gọi là tánh giác nữa.
=> Vậy ông nên hiểu : Tánh giác vốn minh mà chúng sinh lầm tưởng phải nhờ cái minh để minh tánh giác. Sự thật tánh giác vốn không phải là cái sở minh. Nhân vì lầm tưởng mà tánh giác trở thành ra sở. Cái vọng về sở đã thành, tất cái vọng năng của ông. Nguồn gốc của vọng tưởng phát nguyên là như vậy.
+ Nguồn gốc vọng tưởng sinh ra các hiện tượng Tâm lý: Tánh giác nhất định phải là diệu minh chớ không cần nhờ vào Minh để làm sáng tỏ. Còn Vọng là minh giác nghĩa là vừa dấy động một niệm sở minh thì chính mình đã đánh mất tánh giác diệu minh rồi. Tánh giác thì bao trùm khắp pháp giới vốn không có năng minh, không có sở minh, không có năng giác, không có sở giác, nhưng vì do vọng chấp mê lầm mà mình cho rằng mình có năng giác còn đối tượng bên ngoài có sở giác. Khi có sự thiết lập của năng và sở tức là trong và ngoài thì sự phân biệt đối đãi hình thành và dĩ nhiên vọng niệm cũng phát khởi từ đây. Thí dụ như khi quán chiếu thấy tượng Phật bên ngoài tức là sở minh thì chúng ta dùng hình ảnh Đức Phật bên ngoài mà xoay lại để thấy được Phật tánh bên trong của mình tức là năng minh. Còn nếu chạy theo hình tượng Phật bên ngoài mà quên đi Phật tâm, Phật tánh thanh tịnh, bất sinh bất diệt của chính mình thì chúng ta chạy theo sở minh quên bỏ năng minh vậy.
=> Đây là nguyên nhân của phiền não khổ đau. Vì thế tánh giác vốn tự minh tự diệu, không có gì đáng gọi là sở minh. Nhưng do vọ mà giả dối lập ra sở minh và đối đãi phân biệt sinh ra cái năng minh của chúng sinh. (Nguồn: Phật dậy về Các Đại và Tứ Đại Tương Tác - Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

+ Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thứcrõ biết sáng suốt, tính giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
Bao gồm và hiển bày trong khắp mười phương hư không, đâu có phương hướng xứ sở?
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là tên gọi, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
Lúc bấy giờ A-nan và cả đại chúng, được sự khai thị nhiệm mầu của Đức Phật, khiến thân tâm vắng lặng, chẳng còn ngăn ngại. Trong đại chúng, mọi người đều tự nhận ra tâm mình trùm khắp mười phương. Thấy mười phương hư không như xem một lá cây hay đồ vật trong bàn tay. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ THỂ TÁNH:
Đức Phật bảo. Phú-lâu-na, ông lại hỏi rằng, tánh của đất nước lửa gió vốn là viên dung, trùm khắp pháp giới, ông nghi tại sao tánh lửatánh nước lại không xâm đoạt lẫn nhau. Ông lại nêu ra hư khôngđất liền trùm khắp pháp giới, lẽ rakhông dung hợp với nhau.
Giảng giải:
Phú-lâu-na, ông lại hỏi rằng, tánh của đất nước lửa gió vốn là viên dung, trùm khắp pháp giới. Ông bảo rằng, “Nơi nào có nước, thì nơi ấy không có lửa, và nơi nào có lửa, thì nơi ấy không có nước. Tánh của nước và lửa không dung hợp nhau.”
Quý vị nên biết rằng nước lửa và các chất khác đều có một thể tánh, tuy nhiên, chúng ta không thể nào suy lường mà biết được. Cũng như quý vị mỗi người đều có tính chất khác biệt nhau. Nước có tính chất của nước, lửa có tính chất của lửa, mắt thường của quý vị không thể nào nhìn thấy được vấn đề nầy. Khi nó đã thành lửa rồi, chúng ta mới thấy được, nhưng khi nó chưa thành lửa, tánh chất của lửa vẫn hiện hữu ở đó. Tương tự như tánh nước. Tánh nước cũng có trong khắp cả pháp giới. Vì khi có ánh sáng mặt trời, chúng ta vẫn có thể dùng kính lúp để lấy được lửa, và dưới mặt trăng chúng ta vẫn có thể lấy nước,[1] vì thể tánh của các chất nầy vẫn hiện hữu trong hư không. Quý vị thấy hư không vốn trống rỗng, nhưng thực ra nó được chất đầy bởi vô số các hiện tượng. Và hư không chính pháp giới. Tuy nhiên, Phú-lâu-na không hiểu rằng tại sao tánh của nước và lửa lại cùng lúc trùm khắp cả pháp giới.
“Phú-lâu-na, ông nghi tại sao tánh lửa và tánh nước lại không xâm đoạt lẫn nhau. Ông lại nêu ra hư không và đất liền trùm khắp pháp giới, lẽ ra nó không dung hợp với nhau. ‘Hư không là hư không,’ ông lý luận, ‘và nếu ở đó có hư không thì sẽ không có đất. Đất là vật cứng chắc, ngăn ngại, thế nên sẽ không có chút nào hư không trong đó cả. Nếu hư không trùm khắp pháp giới thì trong đó sẽ không có đất. Nếu đất trùm khắp pháp giới thì trong đó sẽ không có hư không.’” Đức Phật lập lại mối nghi của Phú-lâu-na.

+ Như Lai dùng Tánh giác diệu minh bất sinh bất diệt hiệp cùng Như Lai tạng, thì Như Lai tạng chỉ thuần là Tánh giác diệu minh, chiếu khắp cả pháp giới.
Cho nên trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong cái nhỏ hiện ra cái lớn, trong cái lớn hiện ra cái nhỏ.
Đạo tràng bất động cùng khắp cõi giới mười phương. Thân bao trùm cả hư không vô tận khắp mười phương. Ở trên đầu một mảy lông mà hiện ra cõi Bảo vương. Ngồi trong vi trần mà chuyển bánh xe đại pháp. Diệt trần tướng, khế hợp tánh giác, nên phát ra tánh giác chân như sáng suốt nhiệm mầu.

Quán về tánh, vốn là chân, chỉ là tánh diệu giác minh. Tánh diệu giác minh, vốn chẳng phải là lửa, là nước. Làm sao còn hỏi về nghĩa không dung được nhau?
Giảng giải:
Khi quán chiếu sâu vào Tánh Như Lai tạng, thấy xưa nay vốn là chân, hoàn toàn không có một vọng tưởng nào. Trong đó duy chỉ có tánh diệu giác viên minh chân thật. Xưa nay vốn chẳng có các tướng đất nước, lửa, gió; chỉ vì trong tánh Như Lai tạng vốn có đầy đủ tất cả các pháp, đầy đủ tất cả tánh năng. Tuy đầy đủ các pháp: năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, đều có đủ tất cả công năng, nhưng đều cùng nhau tương hợp an ổn vô sự, mỗi tướng đều được an lập nơi phần vị của mình, không có sự xâm đoạt, lấn diệt lẫn nhau. Khi đã rõ rồi, thì sẽ không cần phải hỏi về chuyện các hiện tượng có dung hợp nhau trong tánh Như Lai tạng.

Tánh diệu giác minh chân thật cũng như vậy. Nếu ông phát minh hư không, thì có hư không hiện ra. Nếu ông phát minh đất, nước, lửa, gió, thì mỗi thứ đều hiện ra. Nếu cùng phát minh các hiện tượng, thì tất cả cùng hiện ra.
Giảng giải:
"Tánh diệu giác minh chân thật"- tức là thường trú chân tâm tánh tỉnh minh thể cũng như vậy. "Nếu ông phát minh hư không, thì có hư không hiện ra. Nếu ông phát minh đất, nước, lửa, gió, thì mỗi thứ đều hiện ra" - Nếu ông tạo ra nhân duyên khiến phát sinh một hoặc các yếu tố: đất, nước, lửa, gió, thì mỗi thứ ấy đều được hiện ra. "Nếu cùng phát minh các hiện tượng, thì tất cả cùng hiện ra" - Nếu cùng lúc tạo ra nhân duyên khiến phát sinh tất cả, thì tất cả các đại chủng ấy đều hiện ra. Chẳng hạn, một người có thể nghĩ đến – có nghĩa là có trong mình – Lửa trong mặt trời và nước từ trong hạt châu cùng một lúc.

Thế nào là cùng hiện ra? Phú-lâu-na, như trong chỗ có nước hiện ra bóng mặt trời, có hai người cùng xem mặt trời hiện trong nước. Rồi mỗi người đi về mỗi hướng đông tây khác nhau, ắt là họ đều thấy có mặt trời theo mình. Theo hai người cùng đi, một về hướng đông, một về hướng tây, không có chuẩn đích nhất định.
Nên không thể gạn hỏi rằng, mặt trời ấy chỉ là một, tại sao khi mỗi người đi đều có mặt trời đi theo? Mặt trời đã thành hai, tại sao trước kia chỉ hiện ra một? Hư vọng quanh quẩn như vậy, chẳng có gì để làm bằng cứ.
Phú-lâu-na, ông lấy cái sắc không khuynh loát, xâm đoạt nhau trong Như Lai tạng, thì Như Lai tạng sẽ cùng theo ông làm sắc, làm không hiện khắp cả pháp giới.
Thế nên trong ấy, gió thì động, hư không thì tĩnh lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối. Chúng sinh mê lầm, trái ngược tánh giác, hợp với trần cảnh. Nên phát ra trần lao và các tướng thế gian.
Giảng giải:
"Thế nên"– do vì sắc và không tương tục xâm đoạt lẫn nhau trong tánh Như Lai tạng, trong đó sinh khởi tác dụng cùng với các tướng hữu vi. Do các nguyên nhân nầy, mà sắc và không trở thành hiện hữu, tướng và dụng của nó trùm khắp cả pháp giới. "Trong ấy" - trong tánh Như Lai tạng, "gió thì động, hư không thì tĩnh lặng, mặt trời thì sáng, mây mù thì tối". Nguyên nhân là do "chúng sinh mê lầm". Ở trong chỗ vô số hiện tượng ấy, chúng sinh trở nên mê lầm. Họ không nhận ra được đạo lý về chân tâm, nên họ bị mê muội. Do vậy, nên trong chân tâm (phần chân) của tánh Như Lai tạng đã sinh khởi nên tam tế lục thô.

Như Lai dùng tánh giác diệu minh bất sinh bất diệt hiệp cùng Như Lai tạng, thì Như Lai tạng chỉ thuần là tánh giác diệu minh, chiếu khắp cả pháp giới
Cho nên trong ấy, một là vô lượng, vô lượng là một, trong cái nhỏ hiện ra cái lớn, trong cái lớn hiện ra cái nhỏ.
Mà Như Lai tạng chính là bổn diệu viên tâm.
Giảng giải:
Còn có thể gọi tánh Như Lai tạngbổn diệu viên tâm. Vốn là vi diệu, viên mãn, thanh tịnh và trùm khắp pháp giới. Nó lớn đến nỗi không có cái gì vượt qua nó được và nhỏ đến mức trong đó chẳng có gì. Cái bổn diệu viên tâm khác với các hiện tượng kia như thế nào? Đức Phật bảo:
- Không phải là tâm, chẳng phải là không. Không phải là đất, chẳng phải là nước, chẳng phải gió, chẳng phải lửa; ... Như thế cho đến chẳng có Như Lai, chẳng phải A-la-hán, chẳng có Chánh biến tri. Chẳng có đại niết-bàn, chẳng có thường lạc ngã tịnh.
Do đó đều chẳng phải là các pháp thế gian xuất thế gian. Tức là bản nguyên vi diệu sáng suốt cuả Như Lai tạng.
- Tức là tâm, là không. Tức là đất nước gió lửa. Tức là mắt tai mũi lưỡi thân ý. Tức là sắc thanh hương vị xúc pháp. Tức là nhãn thức giới, ..... tức trí huệ, tức lục độ. Như thế cho đến tức Như Lai, tức Ứng cúng, tức Chánh biến tri. Tức đại niết-bàn, tức thường lạc ngã tịnh .
===> Do vậy nó là cả hai pháp thế gian và xuất thế gian, Tức là Như Lai tạng diệu minh tâm nguyên.
Rời các nghĩa “tức,” “phi,” mà cũng là nghĩa “tức,” và chẳng phải nghĩa “tức.”
Làm sao chúng sinh trong ba cõi thế gian, cùng với hàng Thanh văn Duyên giác xuất thế gian, đem tâm sở tri mà suy lường Vô thượng bồ-đề của Như Lai, dùng ngôn ngữ thế gian để nhập vào tri kiến Phật?
HT Tuyên Hóa giảng về Như Lai Tạng ở trên: Giáo pháp được giảng bây giờ chính là không Như Lai tạng. Kế đến, quý vị sẽ được giải thích Như Lai tạng vốn là không và bất không. Thế nên quý vị thấy, Như Lai tạng vốn không chỉ đơn thuần là một trạng thái, mà nó có vài điều khác biệt trong nầy. Vậy nên quý vị đừng thấy rằng mình biết được vài thuật ngữ Phật pháp rồi kể rằng mình đã hiểu được tất cả. Có thể quý vị chỉ biết về Như Lai tạng, nhưng quý vị còn phải biết cách làm cho Như Lai tạng thành không; và quý vị biết được Như Lai tạng là bất không, nhưng rồi quý vị phải nhận ra được Như Lai tạng vốn vừa là không vừa là bất không. Quá rắc rối, phải không?(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Bản giác và Minh Giác: ... Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến, đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác?
Giảng:
Vậy nay chính ông ngay nơi tri kiến, lập nên tướng tri kiến. Các ông lập nên một tri kiến khác trên cái tri kiến vốn đã là hư vọng. Đó tức là cội gốc vô minh. Chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là vô lậu chân tịnh niết-bàn. Ông đã nhận ra rằng tri kiến của mình vốn là không có tự thể, thế nên ông không khởi một niệm tưởng nào căn cứ trên tri kiến ấy. Ngay trong tri kiến ấy mà không khởi một niệm tưởng phân biệt nào chính là tương ưng với Đạo. Đó chính là niết-bàn vô lậu chân tịnh. Làm sao trong ấy còn có vật gì khác? Trong chỗ vắng bặt tri kiến, làm sao còn dung chứa một thứ gì khác? Nơi ấy chính là bản nguyên thanh tịnh pháp giới. Tại sao ông lại muốn đưa thêm một thứ gì nữa vào trong đó? Tại sao lại chồng thêm tri kiến lên trên tri kiến? Nguyên lý nầy cũng như trong đoạn kinh trước đã nói, “Bản giác vốn là diệu minh, nhưng hư vọng nên thành minh giác.” (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 5)

+ Giảng về đặc tính "Chủng tử"/ Thể - Dụng: Có 10 phẩm tính của Thể tánh của chủng tử gồm có:
Sát na diệt - Quả câu hữu - Hằng tùy chuyển - Tánh quyết định (Thiện , ác và Vô ký) - Đãi chúng duyên - Dẫn tự quả (Hạt gì Cây đó) - Tự biến cộng biến - Tương tức tương nhập - Không cũ không mới - Bất nhị (Tính liên tục nuôi trưởng dưỡng) - Không thêm không bớt.
A lại ra thức (Vô ký) bị bao phủ bởi 7 thức thấp hơn/ hạt giống Nghiệp bao gồm tham sân si vui buồn .... Ví như hương sen ướp ra nhiều loại chè khác nhau => Chè/ Thức bị ướp - Bị nhiễm (Nguồn: Xem Sư ông Nhất Hạnh giảng)

+ Xin mời quí vị đọc bài tổng hợp chuyên đề với thuật ngữ Thể Dụng vi diệu của Như Lai tạng và tánh Như lai tạng, bản giác ... : Mời xem tại đây

+ Đức Phật dậy: Này Long Vương! Nếu xa lìa sát sinh thì liền được thành tựu 10 pháp xa lìa phiền não:
Một là, đối với các chúng sinh ban cho sự không sợ hãi.
Hai là, thường khởi tâm từ rộng lớn đối với chúng sinh.
Ba là, dứt hẳn tập khí giận dữ.
Bốn là, thân thể thường không bệnh tật.
Năm là, mạng sống lâu dài.
Sáu là, thường được loài phi nhân bảo vệ.
Bảy là, thường không có mộng ác, ngủ hay thức đều yên vui.
Tám là, diệt trừ thù oán trói buộc, các thù oán tự giải tỏa.
Chín là, không sợ hãi về đường ác.
Mười là, khi chết được sinh lên cõi Trời.
Đó là mười pháp. Nếu đem hồi hướng lên quả vị Bồ Đề Vô Thượng thì sau khi thành Phật, sẽ được mạng sống tự tại theo tâm của Phật. Nguồn: Kinh thập thiện

+ NHƯ LAI TẠNG
+ b/ 2- Ngài Phú Lâu Na Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả các thứ: 5 ấm, 12 xứ, 18 giới và 7 đại trong thế gian đều là hiện tượng biểu hiện xuất phát từ tánh thanh tịnh bản nhiên của Như Lai Tạng, vậy thì tại sao Như Lai Tạng bỗng nhiên lại sanh các tướng hữu vi vô thường vận động thay đổi trước sau, vô cùng vô cực như thế?
Bạch Thế Tôn! Như Lai cũng đã từng nói : Địa, thủy, hỏa, phong 4 đại bản tánh viên dung, khắp cùng khắp giới, vắng lặng thường trú. Bạch Thế Tôn! Nếu địa đại cùng khắp thì làm sao dung được thủy đại? Nếu thủy đại cùng khắp thì làm sao hỏa đại có điều kiện phát sinh? Làm sao có thể hiểu biết được rằng: Thủy đại và hỏa đại đều cùng khắp pháp giới mà không đối kháng hủy diệt nhau? Bạch Thế Tôn! Tánh địa đại thì ngăn ngại, tánh hư không là rỗng suốt, làm sao có sự kiện hai đại đồng khắp cùng trong một bầu pháp giới? Con không biết nghĩa ấy là thế nào. Xin Phật rủ lòng từ, vén mây mê lầm cho con và đại chúng. Có 2 câu hỏi ở đây:
1) Tại sao trong Như Lai Tạng tánh vốn thanh tịnh bản nhiên bỗng dưng lại chuyển biến sinh ra những hiện tượng hữu vi như như núi, sông, đất, liền…?
2) Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức thì trong 7 đại này tánh chất có đối kháng nhau. Thí dụ nước kỵ lửa kỵ, gió kỵ đất… Nếu thế, tại sao chúng có thể dung hợp được với nhau trong Như Lai Tạng mà không tương tàn, tương diệt?
+ Phật dạy rằng:
- ”Tánh sắc chơn không” nghĩa là tánh của sắc là khônghư không thì bao trùm bao la vô cùng vô tận.
- ”Tánh không chơn sắc” nghĩa là trong hư không đã có đủ tất cả tánh chất của sắc hay nói chung của địa, thủy, hỏa, phong…,
=> Nhưng từ cái thể tánh thanh tịnh của hư không khi hội tụ đủ nhân duyên sẽ biến hiện thành ra sắc.
- Tuy thủy đại đầy khắp hư không pháp giới tức là nơi nào trong không gian vô tận cũng đều chứa nước mà nước đâu có dập tắt lửa (hỏa đại) và nước cũng không làm ngập chìm cả thế gian nên Phật nói rằng : ”Tánh thủy chơn không. Trong hư không tức là pháp giới không đại, vốn không phải nước (thủy đại) vậy mà trong không đại khắp đầy thủy đại. Do đó Phật mới dạy rằng : ”Tánh không chơn thủy”.
- Hỏa đại cũng thế, lửa thì đầy khắp hư khôngkhông làm cháy nhà cửa, xe cộ, núi rừng hay vạn hữu thế gian. Vì vậy Phật mới nói : ”Tánh hỏa chơn không”. Trong hư không vốn không có lửa, nhưng khi chúng sinh cần thì lửa sẽ có trong hư không, cho nên Phật dạy rằng : ”Tánh không chơn hỏa”.
=> Nói tóm lại, tánh của các đại vốn không ngăn ngại gì nhau vì thế tuy trong hư không có đầy đủ các đại mà chúng không tương tàn, tương diệt vì các đại cùng chung một thể tánh. Đó là chơn không (bất biến).
=> Vì trong không gian vô cùng vô tận có chứa đầy đủ địa đại. thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, kiến đại và thức đại nên từ đó con người, sinh vật và vạn pháp mới được cấu tạo, hình thành một cách mầu nhiệm.
+ Trong pháp giới thanh tịnh vốn không có chúng sinh, nhưng vì do vọng niệm từ vô thỉ mà thành vô minh rồi dần dần biến thành căn nguyên sinh ra chúng sinh. Do vậy vọng minh chính là vô minh và cũng từ cái vô minh này mà dần theo thời gian hình thành sở tướng của tứ đạihấp thụ tứ đại để làm thân. Vọng tưởng sai lầm đã biến con người thành “vọng năng” và dĩ nhiên chấp nhận có “sở năng” bên ngoài. Một khi chấp có “năng sở” nghĩa là chấp có chủ thể và đối tượng tức là chấp có sự đối đãi phân biệt. Năng minhlục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) ở bên trong của con người và sở minh chính là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là ngoại trần. Vì thế tuy thế giới vạn pháp có bao la vô cùng vô tận, nhưng cũng không ra ngoài căn, trần cả. (Mục: Chúng sinh tương tục)
+ NHƯ LAI TẠNG: Trích HT Tuyên Hóa giảng:
Trước đây mỗi khi quý vị học kinh, hằng ngày quý vị đều sống cùng với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của mình, nhưng trong mọi thời quý vị đều không biết được những cái ấy từ đâu đến. Ai thử đoán tại sao lại có quá nhiều thứ như thế trong Như Lai tạng?
Như Lai tạng lớn đến chừng nào để có thể chứa được chừng ấy thứ?
Như Lai tạng lớn hơn tất cả mọi thứ, thế nên mới chứa được mọi vật. Nếu nó không lớn hơn tất cả mọi thứ thì nó không thể nào chứa được nhiều đến vậy.
Nó để nhiều thứ như vậy ở đâu?
Hãy phân chia Như Lai tạng ra nhiều ngăn. Quý vị có nhãn nhập, người khác cũng có nhãn nhập; quý vị có nhĩ nhập, người khác cũng có nhĩ nhập; quý vị có tị nhập, người khác cũng có tị nhập; quý vị có thiệt nhập, người khác cũng có thiệt nhập. Nếu tất cả đều trộn lẫn với nhau, thì đến khi cần dùng nó, làm sao quý vị sử dụng nó được? Nếu đơn giản nó gom lại thành một khối, nhưng được phân chia đều nhau để chỗ thu nạp (nhập) của riêng mỗi người đều ở trong một vị trí riêng, thế cần phải có rất nhiều chỗ. Nên nó phải là một khoảng không gian rất lớn. Đó là lí do tại sao tôi nói Như Lai tạng lớn hơn tất cả mọi thứ nên mới chứa trọn được cả mọi vật. Chẳng có thứ gì mà không chứa được trong đó. Bây giờ chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đều đang ở trong Như Lai tạng.
Quý vị liền nói: “Tôi chẳng hiểu Như Lai tạng giống như cái gì cả.”
Hằng ngày quý vị đều thấy Như Lai tạng. Nhưng quý vị không nhận ra. Trong mọi động dụng hằng ngày quý vị đều ở trong Như Lai tạng. Những gì mắt quý vị thấy, những gì tai nghe–mọi cái hoàn toàn đều ở trong Như Lai tạng. Quý vị vẫn chưa hình dung Như Lai tạng giống như thế nào
.... Giảng:
Rốt ráo đạo lý nầy muốn chỉ bày điều gì? Chỉ ra rằng tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng vốn không sinh không diệt. bao trùm mọi nơi, có trong mọi vật. Nó không như một con người, khi ở một nơi nào đó thì gọi là có mặt, và khi ông ta rời khỏi chỗ đó rồi thì gọi là không hiện hữu ở đó nữa. Đúng hơn, tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng là không sinh không diệt. Điều ấy chỉ ra rằng căn tánh vốn là chân thật và vọng tưởng là hư vọng, không thật.

... Đạo lý đang được giảng giải (Tứ Đại) sẽ đưa đến sự giải thích về Bảy đại đất, nước, lửa, gió, không, kiến và thức trùm khắp cả pháp giới. Năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới đã đề cập trước đây được giải thích là tánh chân như nhiệm mầu của Như Lai tạng, nhưng chúng chưa được nói trùm khắp cả pháp giới.

+ Chân Như Tự Tánh: Trong phần giảng về Tứ Đại trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3: Phật dậy A-nan, như nước thành băng, băng tan thành nước.
Giảng:
A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng Thật tướng, và cũng là chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước....
Ông vốn không biết rằng trong Như Lai tạng, tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc, xưa nay vốn thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, biến hiện tuỳ theo mức độ hiểu biết từ tâm chúng sinh.
Giảng:
"Ông vốn không biết, A-nan, trong Như Lai tạng – Như Lai tạng Chân tâm, Thật tướng. Ông không biết rằng nếu ông cứu xét kỹ cho đến tận nguồn cội hư không và lân hư trần, ông sẽ thấy rằng mình không thể nào biết được nó cả. Mà đạo lý ấy lại được tìm thấy trong Như Lai tạng: tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc." Ở điểm rốt ráo, sắc tướng chính là chơn không; tánh không cũng chính là chơn sắc. Nó vốn không nhiễm ô, không thanh tịnh, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm. Cơ bản là bất biến. Tự tánh của nó vốn là thường thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, chẳng có gì làm cho nó tăng thêm, cũng chẳng bớt đi chút nào.
"Tánh sắc là chơn không, tánh không là chơn sắc." Đây là một hoạt dụng vi diệu "tuỳ theo mức độ hiểu biết từ TÂM chúng sinh." Nó đáp ứng tuỳ theo mọi năng lực NHẬN THỨC từ TÂM chúng sinh: mức độ của sự nhiệm mầu sẽ hiển bày tương ứng với năng lực nhận thức của mỗi chúng sinh.

Ông vốn không biết, trong Như Lai tạng tánh của thứcrõ biết sáng suốt, tính giác ngộ sáng suốt chính là chơn thức. Bản giác trong sáng nhiệm mầu, vắng lặng cùng khắp pháp giới.
Bao gồm và hiển bày trong khắp mười phương hư không, đâu có phương hướng xứ sở?
Theo nghiệp mà biến hiện ra các cảnh giới hiện hữu. Thế gian không biết, lầm cho là tánh nhân duyên và tự nhiên. Tất cả đều là do thức tâm phân biệt suy lường. Chỉ là tên gọi, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.
Lúc bấy giờ A-nan và cả đại chúng, được sự khai thị nhiệm mầu của Đức Phật, khiến thân tâm vắng lặng, chẳng còn ngăn ngại. Trong đại chúng, mọi người đều tự nhận ra tâm mình trùm khắp mười phương. Thấy mười phương hư không như xem một lá cây hay đồ vật trong bàn tay.
Giảng:
Cái gì chứa đựng cả chân thật và hư vọng? Chính là chân tâm chúng ta, Chân tâm chúng ta bao hàm cả cái chân thật và hư vọng và không có xứ sở. Nó ở cùng khắp hư không và bao trùm cả pháp giới. Thế thì nó ở đâu? chẳng ở đó mà cũng chẳng phải không có ở đó. Vậy nên tâm bao hàm trong vạn pháp, vạn pháp chỉ là tâm.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ NHƯ LAI TẠNG LÀ “PHI” - LÀ KHÔNG TẤT CẢ - Đức Phật dậy
- Như Lai Tạng vốn là bản thể nhiệm mầu viên mãn
. Tuy nhiên, nó không phải là tâm, không phải là không, không phải địa, không phải thủy, không phải hỏa, không phải phong. Nó không phải nhãn, không phải nhĩ, không phải tỷ, không phải thiệt, không phải thân, không phải ý. Nó không phải là sắc, không phải thanh, không phải hương, không phải vị, không phải xúc, không phải pháp. Nó không phải nhãn thức giới cho đến không phải ý thức giới. Nó không phải minh, không phải vô minh, không phải hết vô minh cho đến không phải lão tử, không phải hết lão tử. Nó không phải khổ, không phải tập, không phải diệt, không phải đạo. Nó không phải trí cũng không phải đắc. Nó không phải bố thí, không phải trì giới, không phải nhẫn nhục, không phải tinh tấn, không phải thiền định, không phải trí tuệ. Nó không phải là Như Lai, là ứng cúng, chánh biến tri. Nó không phải đại niết bàn, không phải thường, lạc, ngã, tịnhNhư Lai Tạng không phải là pháp thế gian mà cũng không phải là pháp xuất thế gian.
NHƯ LAI TẠNG LÀ “TỨC” - LÀ BẤT KHÔNG TẤT CẢ
Nhưng cái bản thể nhiệm mầu viên mãn Như Lai Tạng lại cũng tức là tâm, không, là địa, là thủy, là hỏa, là phong. Cũng tức là nhãn, là nhĩ, là tỷ, là thiệt, là thân, là ý. Cũng tức là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp. Cũng tức là nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Cũng tức là minh, là vô minh cho đến là lão tử, là hết lão tử. Cũng tức là khổ, là tập, là diệt, là đạo. Cũng tức là trí, là đắc. Cũng tức là bố thí, là trì giới, là nhẫn nhục, là tinh tấn, là thiền định, là trí tuệ cho đến cũng tức là Như Lai, là ứng cúng, là chánh biến tri. Cũng tức là đại niết bàn, là thường, là lạc, là ngã, là tịnh. Vì vậy, Như Lai Tạng biểu hiện qua tất cả các pháp thế gian xuất thế gian.

Phật bảo: Do vậy (Như Lai Tạng) nó là cả hai pháp thế gian và xuất thế gian, Tức là Như Lai tạng diệu minh tâm nguyên. (là chân tâm vắng lặng mà vẫn thường chiếu soi - HTTH).
Rời các nghĩa “tức,” “phi,” mà cũng là nghĩa “tức,” và chẳng phải nghĩa “tức.”
Phật bảo: Làm sao chúng sinh trong ba cõi thế gian, cùng với hàng Thanh văn Duyên giác xuất thế gian, đem tâm sở tri suy lường Vô thượng bồ-đề của Như Lai, dùng ngôn ngữ thế gian để nhập vào tri kiến Phật?
Ông và chúng sinh cũng đều như vậy. Chân tâm giác ngộ quý báu đều đầy đủ trong mỗi người. Nhưng khi Như Lai ấn ngón tay thì hải ấn phát ra hào quang, còn các ông chỉ tạm móng khởi tâm, thì trần lao liền nổi dậy.
Do vì không siêng năng cầu đạo giác ngộ vô thượng. Chỉ thích nghĩ đến Tiểu thừa, được một ít liền cho là đủ.
Phú-lâu-na bạch, Chân tâm quý báu, thanh tịnh vi diệu, giác ngộ sáng suốt của con cùng với Như Lai vốn là viên mãn không hai. Nhưng xưa con mắc phải vọng tưởng từ vô thủy, nên phải ở lâu trong luân hồi. Nay được thánh thừa, còn chưa được chỗ cứu cánh. Như Thế tôn, hết thảy các vọng đều dứt trừ, chỉ có diệu dụng của tính chân.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

+ Xin mời quí vị đọc bài tổng hợp chuyên đề với thuật ngữ Thể Dụng vi diệu của Như Lai tạng và tánh Như lai tạng, bản giác ... : Mời xem tại đây

+ Thắng Nghĩa: Đức Phật muốn xiễn dương một chân lý mới mà các vị A la hán chưa thấu suốt. Thắng nghĩa còn được hiễu là liễu nghĩa. Dựa theo Thành Duy Thức luận, tất cả lời Phật dạy đều là thắng nghĩa, tuy nhiên trong các thắng nghĩa cũng có cao có thấp và được chia ra làm 4 loại :
1) Thế gian thắng nghĩa là phân tích ra 5 uẩn, 6 nhập, 12 xứ, 18 giới, 7 đại…
2) Đạo lý thắng nghĩa dạy về Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo).
3) Chứng đắc thắng nghĩa dạy về Nhị Không Chân Như nghĩa là phá trừ chấp ngã chấp pháp mà chứng được chân như.
4) Thắng nghĩa thắng nghĩa dạy về Nhất chân pháp giới tức là Đệ nhất nghĩa đế mà Đức Phật đang chỉ dạy trong đoạn kinh này.
Nguồn: Phật dậy về Các Đại và Tứ Đại Tương Tác

+ Hành Kim - Đức Phật dậy về sự hình thành Hành Kim trong Ngũ hành Đông Phương:
-Phú Lâu Na! Tánh giác thì sáng suốt; hư không thì bất động vô tri. Hai thứ tác động thành tác năng dao động => Do đó, trong thế giới có hiện tượng lay động phát sinh (gió: phong đại). Trong tánh năng dao động, những thứ đồng chủng hòa hợp với nhau kết thành tánh chất ngại. Đây là hiện tượng kim luân được hình thành để bảo trì quốc độ (kim luân là dị dạng của địa đại, nhiếp thuộc về địa đại).
- Kim luân cọ sát với không khí trong hư không biến ra năng lượng => Hiện tượng hỏa đại phát huy từ đó.
- Kim luân sanh nước. Tánh nước chảy xuống. Tánh lửa bốc lên. Thủy đại chảy xuống, hỏa đại bốc lên, địa đại bảo trì.
=> Từ đó hiện tượng vật chất đủ điều kiện hoàn thành viên mãn.
- Chỗ sâu có là nước biển, chỗ cạn là cồn bãi, lục địa. Do nguyên nhân đó:
=> Trong biển lửa thường sanh khởi. Cồn, bãi, lục địa, sông lạch thường tuôn chảy không ngừng. Chỗ thế nước kém thế lửa kết tụ thành núi cao cho nên đánh đá thì lửa nhoáng ra. Chỗ thế đất kém thế nước hay sinh cây cỏ. Vì vậy, rừng cháy thành đất, vắt ép gỗ chảy ra nước.
Sự vật hiện tượng trong thế giới tương quan làm nhân quả cho nhau mà sanh. Xoay vần làm nhân duyên cho nhau không dứt, vì vậy thế giới duy trì tương tục vô cùng. Phần trên Đức Phật đã chỉ rõ nguyên nhân của các pháp hữu vi là do không giác ngộ chơn tánh khiến vọng tưởng phân biệt phát sinh mà thành. Vì sự mê lầm ấy mà phát sinh ra thế giới, chúng sinh và nghiệp quả.
- Phong đại là gió, tượng trưng cho sức lay động vô hình. Mà vô hình là hư không vốn không có tri giác nghĩa là hư không, không hề biết thế nào là lay động hay thế nào là không lay động. Nhưng vì tâm mê mờ chơn tánh nên có năng có sở đối đãi phân biệt tạo thành vọng tưởng. Vọng tưởng này kích động tâm thể, chứa đầy hư vọng rồi biến thành tập khí đầy ắp trong hư không mà biến thành gió. Tất cả cảnh giới ở thế gian đều nương vào vọng tâm vô minh mà tồn tại, cho nên có phong đại (gió) nắm giữ trong thế giới là vậy.
- Địa đại cũng là loài vô tri vô giác, không tự mình biết là loài hữu tình hay vô tình, là lỏng hay cứng, là to hay vi tế. Nhưng vì giác tánh phân biệt, nương theo nghiệp mà phát minh ra tính cứng, lập ra sự ngăn ngại cho nên trong thế gian mới có đất, đá, sỏi, cát khắp mọi nơi. Vì địa đại có tánh ngăn ngại nên tất cả những gì mà choáng một phần không gian to lớn như núi cao rừng thẳm và cực nhỏ như những vi tử trong nước hay trong không khí đều là địa đại cả. Quả địa cầu cũng như tất cả những hành tinh khác trong thế gian vũ trụ này đều kết cấu giống như nhau. Đó là bên ngoài được kết tập bằng những lớp đất đá rất cứng, nhưng bên trong là những nham thạch rất nóng ở thể lỏng, xoay động dựa theo tiến trình di động của trái đất mà nhà Phật gọi là Kim luân tức là cái nền móng căn bản để kiến tạo vật thể trên thế gian.
* Gió thì lay động gặp đất ngăn cản nên có sự ma xát mà sinh ra lửa (hỏa đại). Hỏa đại không nhất thiết phải là lửa, mà có thể là tất cả sự nóng lạnh. Khi độ nóng tăng cao thì những chất cứng sẽ chảy thành nước. Nước là thể lỏng nên chảy từ cao xuống thấp trong khi lửa cháy thành khí nên bốc lên cao. Vậy tánh lửa bốc lên, tánh nước chảy xuống và tánh đất thì ngăn ngại và từ đó hiện tượng vật chất có đủ điều kiện hình thành viên mãn mà tạo ra hình dáng của thế giới.
- Thời gian trôi qua khiến vật chất thay hình đổi dạng. Chỗ sâu nước dồn xuống thì gọi là biển, chỗ cạn là cồn, bãi. Chỗ đất cao nổi lên thì gọi là đồi. Vì sự sinh biến mà trong biển lửa thường sinh khởi. Thí dụ ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều vụ núi lửa nổ tung tận đáy biển sâu khoảng 4,000 ft ở Thái Bình Dương. Lửa cháy ở đáy biển cũng giống y như lửa cháy ở trên mặt đất vậy. Gần đây nhất, có vụ núi lửa nổ tung tận dưới lòng nước ở xứ Iceland mà ngọn lửa bốc lên cao hơn mặt nước biển. Khoa học ngày nay cũng mới khám phá một loại nham thạch trong các rặng san hô mà chỉ cháy trong nước.
1) Chỗ nào thế lửa (hỏa đại) bốc lên mạnh hơn thế nước (thủy đại) thì đất nổi lên thành núi cao. Vì thế, nếu lấy hai viên đá đập vào nhau sẽ phát ra tia lửa hoặc nấu các cục đá kia thì nó sẽ chảy thành nước.
2) Chỗ nào thế đất (địa đại) yếu hơn thế nước (thủy đại) thì đất hóa ra mềm làm sinh ra cây cỏ. Nhưng nếu đem những cây đó đốt đi thì nó sẽ cháy thành tro (đất, địa đại) hoặc nếu đem ép những cây gỗ thì có nước chảy ra (thủy đại). Xét như vậy thì đâu đâu cũng đều có đất, nước, gió, lửa tùy theo nhân duyên mà phát sinh những hiện tượng khác nhau.
=> Sự vật hiện tượng trong thế giới làm nhân làm duyên cho nhau, khi thành, khi trụ, khi hoại, khi không, không ngừng, không dứt. Vì vậy thế giới được duy trì tương tục vô cùng vô tận.
* Vạn Sự Đều Do Tâm Tưởng Sanh - Chúng Ta Tạo Ra Thế Giới Này: Vậy “Tánh giác diệu minh” làm mê mờ chân lý vũ trụ quan khiến vọng tưởng phát sinh mà tạo thành vạn pháp trong vũ trụ. Nói cách khác vạn pháp trong thế giới này là do tâm niệm của chúng sinh phát khởi mà thành. Vì thế nếu thế gian có được mưa thuận gió hòa cũng bởi con người có tâm niệm lành, biết thương yêu đồng loại, biết xóa bỏ tranh chấp đố kỵ. Ngược lại nếu con người vì tư lợi, tranh chấp, giết hại lẫn nhau thì dĩ nhiên vọng tưởng phát sinh liên tục khiến cho đất, nước, gió, lửa bất hòa mà tạo thành cuồng phong, bảo tố. Ngày nào con người còn tranh chấp, còn ý nghĩ tiêu diệt lẫn nhau thì ngày ấy còn động đất lớn, còn có những lượn sóng thần, còn bảo tố, còn núi lửa để cảnh giác con người. Do đó muốn sống hạnh phúc thanh nhàn thì do con người mà gánh chịu cảnh tang tóc đau thương thì cũng do con người chớ trời Phật không can dự vào. Nguồn: Phật dậy về Các Đại và Tứ Đại Tương Tác

+ Nghiệp quả của môn sinh là những việc nhất định sẽ xảy đến cho y trong hiện tại hoặc trong tương lai mà y không thể tránh khỏi. Nói vậy cũng đúng phần nào, nhưng đó chỉ là một khía cạnh của toàn vấn đề... Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế; Một Chân nhân đã hình thành ba thể để biểu hiện và đặt chúng trong Vòng giới hạn với mục đích trước mắt là đưa vào thể nguyên nhân khả năng “hiểu biết các sự kiện cơ bản của đời sống bằng trí tuệ. ” Mục tiêu của kiếp sống này là phát triển trí năng của môn sinh, là dạy cho y những sự kiện cụ thể và khoa học, mở mang thể trí của y, để dùng cho công việc sau này. Nhưng nếu Y không chịu thực hiện theo đường lối Chân Nhân đã ấn định cho kiếp sống, mà tự chọn đường lối sống rễ thích nghi nhất cho Y => Y KHÔNG HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH KIẾP SỐNG, KIẾP SAU PHẢI LẠI LẠI VỚI VÒNG GIỚI HẠN THẮT CHẶT HƠN (TVTTHM, 107)

+ Mười phương/ Thập phương: Gồm các phương đông, tây, nam, bắc, đông bắc, tây bắc, đông nam, tây nam, cùng với phương trên (thượng phương) và phương dưới (hạ phương).

+ Tam Bảo: Phật - Pháp - Tăng

1. Kẻ Vô Đạo
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Chúng sanh thấy Phật chẳng lạy, nghe Pháp chẳng tin, gặp Tăng chẳng kính, hủy báng người lành, phá người ăn chay giữ giới. Chẳng tin nhân quả, khinh dể thánh hiền, hay tin tà quỷ, tạo nghiệp mãi mãi chẳng tu một chút lành; những người như vậy sau bị những quả báo chi?
Đức Phật nói: Những chúng sanh đó đều đủ tà kiến, hiện đời chẳng tin Tam Bảo giáo hóa, sau chết quyết đọa tam đồ, chịu các khổ não lớn, cầu thoát ra chẳng đặng, dầu cho có ngàn Phật ra đời cũng không thể cứu độ đặng. (Nguồn: Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận)

2. Người Học Đạo phải hộ trì Phật Pháp/ Chánh Pháp
+ Tránh tạo nghiệp cho mình: Trong kinh Đại Thừa, có nhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiến chấp, thiếu lòng tin nghe, vì e họ sinh lòng khinh báng mà mang tội.
+ Hủy báng Tam Bảo, bất luận bạn cố ý, vô ý đều là tội nặng, trong các ác nghiệp chẳng có thứ nào nặng hơn chuyện này. Bạn giết hại một người, giết hại sanh mạng, trong Kinh nói 49 ngày thì người đó đi đầu thai trở lại (Nếu họ còn phước báo ở nhân gian), do đó tội sát sanh nhỏ, tội đoạn dứt huệ mạng của chúng sanh mới lớn (Gặp Phật Pháp rất khó).
- Nguyên nhân là như Phật nói trong Kinh, Tam Bảo là nhãn mục của trời, người, Tam Bảo là nhân duyên chúng sanh được độ, bạn đoạn mất cơ hội được độ của hết thảy chúng sanh, tội đó sẽ rất nặng.
- Nhưng cơ hội gặp được Phật Pháp khó lắm, kệ khai Kinh nói: Trăm ngàn muôn kiếp khó gặp gỡ, lời này là thật, chẳng giả. Khi bạn được thân người, Chưa chắc bạn có cơ hội nghe đến Phật Pháp, huống chi được thân người thì cũng tương đối không dễ.
- Hủy báng Tịnh Tông, Chướng ngại người niệm Phật, Chướng ngại người cầu sanh Tịnh Độ, so với tội này thì chẳng biết phải thêm bao nhiêu ngàn lần, vạn lần?
Nếu muốn không đọa địa ngục cũng được: Hãy mau sám hối, thừa dịp này bạn vẫn còn một hơi thở Chưa dứt thì cũng còn kịp. Sám hối chỉ có cầu A Di Đà Phật, tu Pháp sám hối Vãng Sanh, lập tức sửa sai đổi mới, lúc trước hủy báng, bây giờ dốc hết sức lực tán thán, được vậy mới có thể quay về. Lúc trước Chướng ngại người khác tu học, hiện nay tìm mọi cách khuyên người ta tu học.
Lúc trước Chướng ngại họ, hiện nay tìm họ để cầu sám hối: Lúc trước tôi sai rồi. Hiện nay gấp rút hết lòng nỗ lực tu học, như vậy mới được, bạn mới có thể cứu vãn. Nếu Chướng ngại người ta quá lớn thì chuyện phiền phức sẽ lớn. Do đó đoạn Kinh Văn này chúng ta muôn vàn không thể lơ là, không để ý, phải thường thường ghi nhớ trong tâm, tuyệt đối không thể gây ra nhân duyên Chướng đạo. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Nghiệp Chướng của mình - PS Tịnh Không giảng.
- Hoặc đêm mộng thấy ác quỷ cho đến kẻ thân thích trong nhà, hoặc đi trên đường hiểm, hoặc nhiều lần bị bóng đè, hoặc cùng quỷ thần dạo chơi, việc nói trong đoạn này tôi cũng từng trải qua, lúc trước thường có. Đặc biệt là gặp yểm quỷ, bị bóng đè tức là gặp yểm quỷ, yểm quỷ cũng là một trong bát bộ quỷ thần, chúng ta thấy trong Kinh.
Khi bị bóng đè trong tâm rất rõ ràng, toàn thân chẳng thể nhúc nhích, lúc trước thường bị. Đặc biệt là nhà mình ở, phần đông người ta gọi là chẳng sạch sẽ, trong nhà có quỷ.
- Gặp những chuyện này, hơn phân nửa là vì vận của mình kém một chút, người gặp vận may thì những quỷ thần này chẳng dám phá kẻ ấy, quỷ thần lánh xa, Khi vận bạn sa sút thì quỷ thần sẽ hiếp đáp bạn. Khi bị bóng đè liền biết, biết vận mình chẳng tốt, bị họ hiếp đáp. Sau khi học Phật thì những chuyện này từ từ giảm bớt, đại khái 10 năm đầu học Phật vẫn còn, sau 10 năm đầu thì chẳng còn nữa.
=> Muốn biết bạn học Phật có tiến bộ không, công phu đắc lực không, hãy so sánh với lúc bạn Chưa học Phật, hoặc lúc vừa mới học Phật liền biết được.
Lúc trước có nhiều ác mộng, lúc nằm mộng thì rất tán loạn, sau này tuy có nằm mộng nhưng mộng rất tỉnh táo, trong mộng cũng giống như sinh hoạt thường ngày, vậy là có tiến bộ rất nhiều.
Nếu thường mộng thấy Phật, Bồ Tát, chúng tôi giảng Kinh thuyết Pháp thường mộng thấy giảng Kinh thuyết Pháp, đây là chuyện tốt, có thể nhìn thấy tự mình tu học công phu được đắc lực.
Xem: PS Tịnh Không giảng

+ Tu phước cho mình và hộ người thân bị ốm nặng hay sắp mất:
1. Nhiệm mầu: Là đọc tụng Kinh điển hay trì chú. Trong Kinh Đức Phật nói: Giữ tâm một chỗ, chẳng có chuyện gì không làm được. Nếu xen tạp khi đọc kinh, trì chú thì chẳng linh. Đọc kinh, trì chú là công đức hạng nhất. Đây là chính, phía dưới là phụ, là trợ duyên.
2. Trợ duyên: Dùng lời khai thị tốt lành cho người bệnh hay lúc sắp lâm chung
- Hoặc lấy những vật ưa thích của người bệnh, hoặc y phục, đồ quý báu, vườn tược nhà cửa.
Đây là những vật của người bệnh, chẳng kể là nhiều hay ít, nhất định phải dùng để tu phước.
Đối trước người bệnh mà lớn tiếng xướng lên. Tu phước giùm phải cho người ấy biết. Cần có các lời khai thị tốt lành:
- Đặc biệt là lúc người đang lúc lâm chung, nếu đầu óc họ còn tỉnh táo thì phải nhắc họ trong đời họ đã làm được bao nhiêu chuyện tốt. Lúc đó làm cho họ sanh tâm hoan hỷ, nhắc cho họ nhớ họ đã tu nhiều phước, sau khi mất đi họ sẽ sanh đến cõi tốt lành.
- Đừng nhắc đến những tội lỗi họ đã làm trong đời, nhắc những chuyện lỗi lầm trong giờ phút ấy thì họ sẽ sanh vào ác đạo, phải nhắc họ đã làm những chuyện tốt gì, những công đức gì.
=> Cho nên lúc này nếu họ Chưa tu phước, người thân trong nhà nên thay họ tu phước, phải nói cho họ biết. Cách tu:
* Chúng con, tên, họ đó, xin vì người bệnh này mà đối trước Kinh, tượng, thí xả những vật này để cúng dường kinh tượng, hoặc tạo hình tượng Phật, Bồ Tát, hoặc xây dựng Chùa Tháp, hoặc cúng dầu thắp đèn, hoặc cúng vào Thường Trụ. Coi tài vật của họ bao nhiêu, coi nhân duyên lúc đó, những chuyện này đều có thể làm, đều tu phước trong Tam Bảo, đây chẳng phải mê tín.
* Đây là lúc khẩn cấp, cả đời này chẳng có lúc nào quan trọng bằng lúc này, cố gắng bố thí đúng Pháp để có lợi ích lớn nhất (Tam Bảo), lợi ích nhỏ chẳng thể chuyển nghiệp của họ.
- Với người tỉnh táo: Xướng lên như vậy ba lần để cho người bệnh được nghe biết, nói họ nhớ biết sâu.
- Với người bệnh nặng: Hàng ngày nhắc đi nhắc lại phước đức họ có được
- Sau 7 ngày mất: hàng ngày vẫn nhắc nhớ cho người đã khuất
=> Đọc Kinh Địa Tạng đúng pháp: Sau khi người ấy mạng chung, dù từ trước có tội nặng, thậm chí năm tội Vô Gián, cũng được thoát khỏi hẳn, thọ sanh nơi nào cũng thường nhớ biết việc đời trước. Lợi ích này quá lớn, quá lớn! Chân chánh chẳng thể nghĩ bàn.
(Nguồn: PS Tịnh Không);
Xem thêm: Địa Tạng BT bổn nguyện kinh giảng ký, tập 26 quyển hạ_PS Tịnh Không

+ Tháp tự, khả năng tiền tài còn lớn hơn nữa. Tháp là nơi giữ Xá Lợi, chứa Xá Lợi Phật, Tự là nơi hoằng dương Phật Pháp. Ý nghĩa của Tự chúng ta cũng phải hiểu rõ. Thời xưa chỗ làm việc của vua chúa gọi là Tự, dùng danh xưng này, do đó Tự là nơi làm việc.
Ý nghĩa là gì?
Ý nghĩa là tiếp nối chẳng gián đoạn, đời đời có thể truyền mãi về sau, Tự có ý nghĩa như vậy.
Nói cách khác cơ quan này là một cơ cấu vĩnh cửu, chẳng phải lâm thời, phải truyền tông tiếp nối, đời đời truyền mãi về sau, cơ cấu vĩnh viễn, gọi là Tự. Cho nên Tự là nơi làm việc, hoàn toàn khác với Miếu, Miếu là để tế thần, tế quỷ thần, Tự là nơi làm việc.
(Nguồn: PS Tịnh Không)

+ Ngài Huyền Trang khơi dậy và củng cố niềm tin
Suy nghĩ sai lầm: Người đời vì thấy có những ông tăng không giữ theo giới hạnh nên khởi tâm khinh miệt, không tin vào pháp môn Tịnh độ. Như vậy thật sai lầm. Như thế cũng giống như thấy đạo sĩ tư cách không ra gì lại khinh khi Lão tử; thấy nhà Nho hư hỏng lại xem thường Khổng tử.
Người có trí vốn đã không nên dựa nơi tư cách con người mà đánh giá, bác bỏ lời nói của họ, huống chi lại có thể dựa vào tư cách kém cỏi của những kẻ theo học mà khinh chê Giáo pháp?
- Thuở xưa, vua Đường Thái Tông có lần thưa với Pháp sư Huyền Trang: “Trẫm có ý muốn dâng lễ trai tăng, nhưng nghe rằng có nhiều vị tăng không đủ giới hạnh, vậy phải làm thế nào?”
Ngài Huyền Trang đáp: “Đất Côn Sơn có ngọc quý, cũng nằm lẫn trong bùn, cát; huyện Lệ Thủy có vàng, lẽ nào ở đó không có ngói gạch, đá sỏi? Đất sét hoặc gỗ dùng tạo tượng La-hán, khởi tâm cung kính ắt được phước; đồng, thiếc đúc thành tượng Phật, người hủy hoại nhất định có tội.
- Rồng nặn bằng đất sét tuy không thể làm mưa, nhưng muốn cầu mưa phải dùng rồng đất ấy. Những ông tăng phàm tục tuy không thể ban phúc, nhưng muốn cầu phúc phải biết kính trọng họ.”
Vua Đường Thái Tông nghe qua lời ấy thì kinh hoảng, thưa rằng: “Trẫm từ nay về sau dù gặp chú sa-di nhỏ cũng xin cung kính như Phật.”
Đáng khen thay, vua Đường Thái Tông cố nhiên đã sẵn có phước lành đời trước, nên chỉ dạy qua một lần liền tỉnh ngộ, nhưng ngài Huyền Trang cũng quả thật là bậc chân sư, khéo khơi dậy và củng cố niềm tin cho người.
(Trích Tây Phương Trực Chỉ - An Sỹ Toàn Thư)

+ Tu phước cho mình và hộ người thân sau 49 ngày mất:
1. Đọc tụng nhiệm mầu: Đọc kinh, trì chú là công đức hạng nhất. Nếu đọc Kinh hay trì chú nếu có xen tạp thì chẳng linh nghiệm (Trong Kinh Đức Phật nói: Giữ tâm một chỗ, chẳng có chuyện gì không làm được => Đọc tụng sẽ linh ứng nhiệm mầu). Trong vòng 49 ngày sau ngày mất này, mỗi ngày người nhà đều phải tu, đây mới là thật sự giúp đỡ, duyên này sẽ vô cùng thù thắng. Người nhà, quyến thuộc hiện tiền phải hiểu đạo lý này.
=> Đọc Kinh Địa Tạng đúng pháp: Sau khi người ấy mạng chung, dù từ trước có tội nặng, thậm chí năm tội Vô Gián, cũng được thoát khỏi hẳn, thọ sanh nơi nào cũng thường nhớ biết việc đời trước. Lợi ích này quá lớn, quá lớn! Chân chánh chẳng thể nghĩ bàn.
Đây là chính, phía dưới là phụ, là trợ duyên.
2. Trợ duyên: Dùng lời khai thị tốt lành cho người bệnh hay lúc sắp lâm chung
- Hoặc lấy những vật ưa thích của người bệnh, hoặc y phục, đồ quý báu, vườn tược nhà cửa, không kể nhiều ít.
Đối trước người bệnh mà lớn tiếng xướng lên. Tu phước giùm phải cho người ấy biết. Cần có các lời khai thị tốt lành:
- Đừng nhắc đến những tội lỗi họ đã làm trong đời, nhắc những chuyện lỗi lầm trong giờ phút ấy thì họ sẽ sanh vào ác đạo, phải nhắc họ đã làm những chuyện tốt gì, những công đức gì.
=> Người thân trong nhà nên thay họ tu phước, phải nói cho họ biết. Cách tu:
* Chúng con, tên, họ đó, xin vì người bệnh này mà đối trước Kinh, tượng, thí xả những vật này để cúng dường kinh tượng, hoặc tạo hình tượng Phật, Bồ Tát, hoặc xây dựng Chùa Tháp, hoặc cúng dầu thắp đèn, hoặc cúng vào Thường Trụ. Coi tài vật của họ bao nhiêu, coi nhân duyên lúc đó, những chuyện này đều có thể làm, đều tu phước trong Tam Bảo, đây chẳng phải mê tín.
- Sau 7 ngày mất: hàng ngày vẫn nhắc nhớ cho người đã khuất (Nguồn: PS Tịnh Không);
Xem: Địa Tạng BT bổn nguyện kinh giảng ký, tập 26 quyển hạ_PS Tịnh Không

+ Các bậc viễn cảm: (Thấp: Hai người cùng dùng; Bậc cao: Dùng LXa cao nhiều hơn, có thể lẫn Đan Điền)
- Theo bản năng, dùng huyệt đan điền (Tùng Thái Dương)
- Có tính trí tuệ, dùng 2 huyệt cao là cổ họng và ajna giữa hai chân mày.
– Viễn cảm dùng trực giác, liên hệ đến huyệt đầu.
* Người có khả năng viễn cảm chân thực là người đáp ứng với ấn tượng đến từ mọi sinh linh trong ba cõi, mà cũng đáp ứng y vậy với ấn tượng đến từ thế giới của linh hồn và của trực giác. Đó là sự phát triển bản năng về viễn cảm mà chót hết nó khiến con người làm chủ trong ba cõi. Đây là tiến trình tạo hình tư tưởng, làm cho con người quen với việc nhận hay phát ra viễn cảm, và nó là hạt giống của việc đạt tới quả vị Chân Sư..
(Nguồn)
Xem: Tổng hợp về viễn cảm;
Xem: Viễn cảm của AAB với CSDK và CSKH

+ Subhadda vẫn nài nỉ xin gặp Đức Phật trước khi Ngài nhập diệt. Ngài gọi Ānanda đến và nói:
“Ānanda, hãy để Subhadda đến gặp Như Lai. Ông ấy rất thông minh và đầy đủ căn cơ để lãnh hội được những gì Như Lai nói với ông.” Thành kính đảnh lễ Đức Phật xong, Subhadda hỏi:
“Thưa Tôn Giả Cồ Đàm, những vị lãnh đạo lừng danh của các giáo phái khác có thật sự đã giác ngộ như họ tuyên bố hay không?”
“Này Subhadda,” Đức Phật nói, “đừng để tâm đến câu hỏi đó nữa. Hãy lắng nghe, Như Lai sẽ nói Chánh Pháp cho ông nghe.”
“Bất cứ học thuyết hay giới luật nào không bao gồm Bát Chánh Đạo sẽ không có người chứng ngộ Thánh Quả. Bất cứ nơi nào hành trì Bát Chánh đạo, sẽ có những vị chứng ngộ Thánh quả. Chỉ có Chánh Pháp của Như Lai dạy đạo lý Bát Chánh Đạo. Nếu các vị tỳ kheo của Như Lai nghiêm chỉnh thực hành đạo lý này, thế giới sẽ không bao giờ vắng bóng những bậc A La Hán cao thượng.”
Subhadda vô cùng hoan hỉ. Ông xin được Đức Phật nhận làm đệ tử xuất gia của Ngài. Đức Phật chấp thuận, và truyền cho Đại Đức Ānanda cho Subhadda thọ giới xuất gia.(Nguồn)

1. Cho là khinh: Người sau khi cho người khác các đồ nhu yếu như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Vị ấy nghĩ: “Ta là người cho, người này là người nhận” - Vị ấy khinh rẻ người nhận. 2. Sống cùng khinh rẻ: Có hạng người cùng sống với người, hai hay ba năm. Do sống với người ấy, vị ấy khinh rẻ người ấy.(Xem nguồn)
+ Ngủ Rất Ít: Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít, thức nhiều: 1. Người đàn bà, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn ông, ban đêm ngủ ít thức nhiều. 2. Người đàn ông, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đàn bà, ban đêm ngủ ít thức nhiều. 3. Người ăn trộm, này các Tỷ-kheo, thao thức đến đồ ăn trộm, ban đêm ngủ ít thức nhiều. 4. Vị vua, này các Tỷ-kheo, lo lắng các công việc của vua, ban đêm ngủ ít thức nhiều. 5. Vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, thao thức đến ly hệ phược, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, ban đêm ngủ ít thức nhiều. Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo
+ Tố Chất của Nhân viên - Người lao động rất cần có sự trung thành với người chủ. Các đặc điểm của "Con Voi của Vua" là biểu tượng tốt đẹp cho con người học tập, vì con người luôn không ngoan, trí tuệ hơn con vật. + Kham Nhẫn: Con voi của vua xứng đáng cho vua dùng, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua, nếu nó KHAM NHẪN CHỊU ĐỰNG: 1. Kham nhẫn các sắc: Con voi của vua, đi đến chiến trận, khi thấy đoàn voi hay khi thấy đoàn ngựa, hay khi thấy đoàn xe, hay khi thấy đoàn bộ binh, liền không chùn chân, rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận 2. Kham nhẫn các tiếng: Con voi của vua, đi đến chiến trận, khi nghe tiếng voi, hay khi nghe tiếng ngựa, hay khi nghe tiếng xe, hay khi nghe tiếng bộ binh, hay khi nghe tiếng trống lớn, thanh la, tù và, trống nhỏ, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận 3. Kham nhẫn các hương: Con voi của vua đi đến chiến trận, đối với các con voi của vua thuộc loại quý chủng, quen thuộc chiến trận, khi nó ngửi mùi phân và nước tiểu của những con voi ấy, nó không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận. 4. Kham nhẫn các vị: Con voi của vua đi đến chiến trận, khinh miệt một máng cỏ và nước, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn hoặc năm máng cỏ và nước, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận 5. Kham nhẫn các xúc: Con voi của vua đi đến chiến trận, khi bị một mũi tên bắn trúng, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, không chùn chân, không rủn chí, có đủ can đảm, có thể tham gia chiến trận + Biết 5 pháp: 1. Biết nghe: Con voi của vua, khi người nài sai làm một công tác hoặc đã làm, hoặc chưa làm, nhiệt tâm tác ý, hoàn toàn chú tâm, lóng tai và nghe. 2. Biết sát hại: Con voi của vua đi đến chiến trận, giết voi, giết kẻ cưỡi voi, giết ngựa, giết kẻ cưỡi ngựa, phá xe, giết kẻ cưỡi xe, giết các bộ binh. 3. Biết phòng hộ: Đi đến chiến trận, con voi của vua phòng hộ phần thân trước, phần thân sau, đầu, phòng hộ tai, ngà, vòi, đuôi, người cưỡi voi. 4. Biết kham nhẫn: Con voi của vua khi lâm trận, kham nhẫn bị thương đâm, bị kiếm đâm, bị trúng tên, các thứ tiếng, như tiếng trống lớn, tiếng thanh la, tiếng tù và, tiếng trống nhỏ. 5. Biết đi đến: Con voi của vua, khi người nài (huấn luyện voi) sai đi về hướng nào, hoặc trước kia đã có đi, hay chưa đi, liền mau mắn đi về chỗ ấy. Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo

+ Quả Báo Phước nghiệp - Phước Báo - Phước Báu: Có 3 căn bản:
1. Hạng người sau đây, khi thân hoại mạng chung, được sanh làm người không may mắn vì:
- Làm phước do bố thí trên một quy mô nhỏ
- Làm phước do giới đức trên một quy mô nhỏ
- Làm phước do tu tập trên một quy mô nhỏ.
2. Hạng Người, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh làm người có may mắn vì:
- Làm phước do bố thí trên một quy mô vừa
- Làm phước do giới đức trên một quy mô vừa
- Không đạt được căn bản làm phước do tu tập.
3. Hạng Người, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tam thập Tam thiên vì:
- Làm phước do bố thí trên một quy mô to lớn
- Làm phước do giới đức trên một quy mô to lớn
- Không đạt được căn bản làm phước do tu tập.
* Có nhiều cấp bậc chư thiên mà người đó có thể được sanh đến như
- Chư Thiên ở Tam thập Tam thiên
- Chư Thiên ở Yàma thiên
- Chư Thiên ở Tusità thiên
- Chư Thiên ở Hóa lạc thiên
- Chư Thiên ở Tha hóa tự tại thiên  Xem: Ba căn bản phước nghiệp
+ Phước Đức Tu Được Thì Không Mất Do Sân Hận: Tôi đã làm rất nhiều việc tốt, việc tốt là phước đức, phước đức còn đó. Phước đức không bị sân hận chướng ngại (Làm mất). Bạn hằng ngày nổi giận, phước báo bạn tu vẫn còn đó. Phật ở trong kinh nói cho chúng ta biết, A-tu-la phước báo rất lớn. A-tu-la tu thành như thế nào vậy? Đều là ở trong cửa Phật tu phước. Giống như một số người chúng ta hiện nay vậy, mỗi ngày đang tu phước, phước báo tu rất lớn, giận rất lớn, tâm ngạo mạn rất lớn, cái gì cũng không muốn thua người khác. Ngay cả thắp nhang cũng muốn thắp trước người ta, không chịu ở sau người ta. Bỏ tiền công đức, bạn bỏ ra 1 vạn, tôi bỏ ra một vạn rưởi, tôi nhất định cao hơn bạn, giống như thi đấu vậy. Người như vậy tương lai họ được quả báo thế nào? Vua A-tu-la. Là họ đi làm cái này, hưởng phước báo lớn, hưởng phước báo lớn, phước báo lớn nhân thiên này.
- Công Đức Tu Được Cũng Bị Mất Hết Do Sân Hận: Người Công đức không có (Hoặc có nhưng không giữ được do sân hận), phước đức thì rất lớn. Phước đức không thể vượt qua tam giới. Công đức mới có thể dứt sanh tử ra khỏi tam giới. Cái này chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phải sáng tỏ. Cho nên tu phước đức dễ dàng, ở trong cửa Phật dễ tu phước. Công đức là rất vô cùng không dễ dàng. Ở trong tâm hơi có một chút xíu không vui thì công đức đều không có - Tức mất hết cái đã có. Nguồn: (Trích từ Kinh KIM CANG giảng ký) Hòa Thượng Tịnh Không Xem thêm: Công đức phước đức

+ Tố chất: Yếu tố cơ bản có trong con người (Từ điển VN) + Hình thành Tố chất:  Việc nghiên cứu các cung sẽ làm sinh động và làm cho các nhà tâm lý học có được sự hiểu biết đúng đắn về con người ( 7 cung đều là cung phụ của Cung Bác Ái Vũ trụ _TLHNM II, 240). Tất cả mọi người đều thuộc về một trong 7 cung. - Trong mỗi kiếp sống, Phàm Ngã của con người thuộc về một trong 7 cung đó, luân phiên thay đổi tùy theo cung Chân Ngã. Sau lần điểm đạo thứ 3, con người xác định được vị trí linh hồn của mình (tôi tạm nói như thế) ở trên một trong 3 cung chính, mặc dù mãi cho đến lúc đó, người ta mới có thể thấy mình thuộc về một trong 7 nhóm cung. Do thái độ phấn khích đó, con người nỗ lực hướng về việc hợp nhất trọng yếu của Chân Thần. Thông qua năng lượng của nó, một cung sẽ: - Cung ứng các tình trạng thể chất đặc biệt và định đoạt tính chất của bản chất cảm dục; - Nó tô điểm thể trí; - Nó kiểm soát việc phân phối năng lượng, vì các cung đều có các mức độ rung động khác nhau và chi phối một bí huyệt đặc biệt trong cơ thể (mỗi cung một khác), việc phân phối (năng lượng) được tiến hành theo đó. Trước tiên, mỗi cung tác động qua một bí huyệt và qua 6 bí huyệt còn lại theo một trật tự riêng biệt. - Cung năng lượng sắp xếp sẵn cho một người có các sức cường tráng và các yếu đuối nào đó, tạo nên giới hạn cho nguyên khí của người ấy, cũng như phú cho y có được năng khiếu. - Nó chi phối các cách liên hệ của y đối với các mẫu người khác và chịu trách nhiệm cho các phản ứng của y về mặt hình tướng đối với các hình tướng khác. - Cung năng lượng mang lại cho một người cái bản sắc và tính chất của y, âm điệu khái quát của y trên 3 cõi của Phàm Ngã và nó nắn tạo thể xác của y. - Một vài cách ứng xử của thể trí thì dễ dàng đối với loại cung này lại khó khăn đối với cung khác, * Vì thế mà Phàm Ngã vô thường thay đổi hết cung này đến cung khác, hết kiếp này đến kiếp khác, cho đến khi mọi tính chất đều được phát triển và biểu lộ. Do sự định đoạt của cung, một số linh hồn ở trong một số lĩnh vực hoạt động và một lĩnh vực nỗ lực đặc biệt tương đối vẫn như nhau đối với nhiều biểu lộ cuộc sống. Một nhà quản trị hoặc một chính khách luyện tập được năng khiếu bằng cái kỹ xảo của mình qua nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Một Đấng Chưởng Giáo Thế gian đã đang dạy dỗ từ các chu kỳ lâu dài. Một Đấng Cứu Thế trong nhiều kiếp sống, đã đảm trách nhiệm vụ cứu độ. Khi một người đi được 2/3 con đường tiến hóa thì kiểu mẫu cung linh hồn của y bắt đầu chế ngự kiểu mẫu cung Phàm Ngã và do đó, sẽ chi phối khuynh hướng biểu lộ của y trên cõi trần, không phải theo ý nghĩa tinh thần mà là theo ý nghĩa sắp đặt trước cho Phàm Ngã hướng về một số hoạt động.(TLHNM I, 128–129)
+ Con người khác nhau/ Dị biệt ở các điểm: a/ Cung năng lượng (hầu hết tác động đến từ khí của sự sống). b/ Tiếp cận với chân lý, hoặc con đường huyền linh, hoặc con đường thần bí có mãnh lực thu hút mạnh hơn. c/ Sự an trụ, định đoạt chủ đích của tình cảm, trí tuệ hay xác thân của một kiếp sống. d/ Tình trạng tiến hóa đưa đến sự đa dạng đã thấy trong con người. e/ Cung hoàng đạo, xác định khuynh hướng của bất cứ kiếp sống đặc biệt nào. f/ Giống dân, đặt phàm ngã dưới hình tư tưởng riêng biệt của giống dân đó.  (LVHLT, 111) Xem: T. Hợp Tooltip và Thuật Ngữ, Cấu Tạo Và Năng Lượng Ảnh Hưởng Con Người Xem: Tổng hợp Minh triết Mới nhiều liên quan đến con người Xem: Tổng hợp về Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã Xem: Biệt ngã tính/ Ngã hóa; Xem: Phân nhóm/ Loại về Hạng người .... Xem: Điểm 6 mục Quy Luật 5 - Cấu Tạo Con Người 13- Thể Hồng Trần

+ Chấn động: Ma Vương nhắc Đức Phật về lời đã hứa: Nay tôi yêu cầu sa-môn Gotama thực hiện lời hứa thuở trước! Yên lặng một lát, sau khi xác nhận điều mà Ma vương nói (Các Đệ tử của Phật đã thành tựu và giảng đạo khắp địa cầu) là hoàn toàn đúng với sự thực, đức Phật nói: Thôi được rồi, này Ma vương! Ngươi yên tâm, Như Lai sẽ thực hiện lời hứa. Đúng 3 tháng kể từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ! - Rồi ngay tại thời khắc ấy, đức Phật chánh niệm, tỉnh giác, nguyện từ bỏ thọ hành, chỉ duy trì mạng căn trong 3 tháng nữa thôi, thì cũng chính ngay lúc đó, địa đại chấn động kinh hoàng, sấm trời vang dậy, những âm thanh ghê rợn nổi lên, ai lông tóc cũng dựng ngược, sợ hãi... không hiểu là chuyện gì! Tôn giả Ānanda nghe thấy trời đất như vậy cũng rất kinh sợ, đến bên Phật muốn hiểu căn do thì ngài đáp: - Này Ānanda! Có 8 nhân, có 8 duyên khiến đại địa chấn động (không có 1 nhân, 1 duyên nào khác nữa).

1. Đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không. Đến thời đại phong khởi lên, gió lớn khi thổi làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung động. Đó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất, đại địa chấn động (Nhân 1 - Duyên 1).

2. Có vị sa-môn hay bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. (Nhân 2 - Duyên 2).

3. Khi vị bồ-tát ở cõi Tusita từ bỏ thân, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.(Nhân 3 - Duyên 3).

4. Khi vị bồ-tát chánh niệm, tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.(Nhân 4 - Duyên 4).

5. Khi Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc ấy quả đất rung động, chuyển động, chấn động mạnh.(Nhân 5 - Duyên 5).

6. Khi Như Lai chuyển bánh xe pháp, lúc lúc ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.(Nhân 6 - Duyên 6).

7. Khi Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ, không duy trì mạng sống, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh.(Nhân 7 - Duyên 7).

8. Khi Như Lai nhập vô dư y Niết-bàn, lúc ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là nhân thứ tám, duyên thứ tám, khiến đại địa chấn động. Này Ānanda! Do 8 nhân này, tám duyên này, khiến đại địa chấn động, không có 1 nhân, 1 duyên nào khác nữa. Khi đức Phật tuyên bố là đã từ bỏ thọ hành, đã hứa với Ma vương là chỉ duy trì mạng căn ba tháng nữa thôi - tôn giả Ānanda vô cùng sầu não. (Xem: Đức Phật thực hiện lời hứa với Ma Vương)

+ Sáu điệu chấn động khắp các cõi Phật. Mười phương cõi nước như số vi trần đồng thời hiện ra.
Giảng: Sáu điệu chấn động khắp các cõi Phật.
Đức Phật trụ thế không chỉ riêng ở thế giới Ta-bà của chúng ta, mà khắp cả các thế giới khác. Cả hàng triệu thế giới đều trải qua sáu loại chấn động. Có ba loại hình chấn động là: động, dõng, khởi.
Động là sự chuyển động của trái đất giống như một cơn động đất vậy.
Dõng là đột nhiên bị rung động, khiến cho lòng đất từ từ phóng vọt lên giống như nước phun lên từ dòng suối.
Khởi là sự chấn động dữ dội trên mặt đất. Đôi khi trái đất có thể bị chấn động dữ dội trồi lên thành chỗ cao hoặc chìm sâu xuống chỗ thấp. Hiện nay trái đất của chúng ta đang ở giữa thời kỳ biến chuyển của sáu loại chấn động.
Ba loại khác là thanh chấn động: gọi là chấn, hống và kích.
Chấn không giống như động mà chỉ là một dạng rung nhẹ của quả đất. Khi dạng chấn động này xảy ra, thì mặt đất bị nứt nẻ ra từng mảng và thường làm nhà cửa sụp đổ.
Hống là khi từ trong lòng đất phát ra những âm thanh mà thế gian chưa từng nghe.
Kích là âm thanh vang ra khi mặt đất bị tách ra thành từng mảnh và hai phần của khối nứt va chạm vào nhau.
Sáu điệu chấn động xảy ra bởi nhiều nguyên nhân: khi có người trên thế gian tu hành sắp thành Phật hoặc khi có người tu tập được giác ngộ, nhưng chưa chứng được quả vị Phật, như khi chứng được quả vị a-la-hán hoặc khi ma vương muốn phá hủy tâm đạo của người tu hành ở thế gian. Thế nên sáu điệu chấn động ấy lại có thiện cảnh và ác cảnh. Khi xảy ra các cảnh chấn động tốt lành và hay đẹp là khi ở nơi thế gian có một Đức Phật vừa thành đạo hoặc có người được chứng ngộ. Khi ấy bất luận sự chấn động của sáu dạng ấy dữ dội đến ngần nào cũng không làm cho mọi loài chúng sinh trên thế gian bị tổn thương. Khi Ma vương muốn thi thố ma lực nhiễu hại tâm đạo của người tu hành nơi thế gian, nó có thể sát hại nhiều người và trút cơn giận dữ bằng sự phá hoại. Khi có một cơn động đất ở một nước nào đó làm cho nhiều người bị chết và bị nạn, rồi ở các nước khác cũng bị xảy ra những tai nạn như vậy. Đó là khi ma vương muốn khoe sức mạnh cơ bắp của mình để hăm dọa loài người ở thế gian, và muốn bành trướng phạm vi quyền lực của mình. Cũng giống như một cuộc phô diễn thế lực chính trị, ma vương biễu diễn thế lực với loài người chúng ta như muốn nói: “Hãy xem thần lực của ta lớn mạnh dường nào. Ta có thể chuyển trời, lật đất.” Bởi vậy nên quý vị phải biết phân biệt kỹ lưỡng khi ta gặp những hiện tượng xảy ra là tốt lành hay xấu ác vì có rất nhiều hiện tượng sai biệt nhau.
Nói về chuyện động đất, tôi nhớ mình đã trải qua một trận động đất vào một đêm sau khi mẹ tôi qua đời. Khi ấy tôi đang thực hành hạnh báo hiếu cư tang bên cạnh mộ mẹ tôi. Tôi đang lúc tĩnh tọa, thấy mọi vật đều rỗng không, chẳng còn thấy gì là vật, chẳng còn thấy gì là tôi nữa. Lúc ấy tôi chợt cảm nhận một sự rung chuyển làm xúc động toàn thân. Tôi tự nghĩ “A! Loài ma nào mà có khả năng làm lay động thân tôi như thế này? Sức mạnh của nó chắc phải dữ dội lắm”. Tôi không biết đó chỉ là một cơn động đất. Ngày hôm sau có người đến bảo cho tôi biết có một cơn động đất vừa mới xảy ra – một trận động đất kỳ quặc. Cái giếng gần nơi tôi ngồi thiền bỗng phun vọt lên những tia lửa. Đây là những dòng nước bằng lửa phun ra từ miệng giếng. Chứ không phải là nham thạch phun ra từ núi lửa. Thật là có quá nhiều chuyện quái lạ trên thế gian này.
Tôi biết có nhiều người suy nghĩ: “Chắc là lòng giếng thông với mỏ lưu huỳnh, là chất nham thạch phun ra trên mặt đất mỗi khi có núi lửa. Đó là lý do dòng lửa phun vọt ra từ miệng giếng.”
Có thể suy nghĩ của họ đúng như vậy. Một khi trên mặt đất xảy ra sáu điệu chấn động thì mười phương cõi nước như số vi trần đồng thời hiện ra.
Có bao nhiêu số vi trần hết thảy? Không thể nào tính kể được, nên các cõi nước xuất hiện nhiều như số vi trần không thể nào tính đếm được. Các vị Đại a-la-hán, Đại bồ-tát, Đại tỷ-khưu, Trưởng lão, Cư sĩ, quốc vương, quan đại thần đều trông thấy các cõi nước này đồng thời xuất hiện. Quý vị có thể biết được cảm giác của mọi người lúc ấy ra sao không? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lang Nghiêm)

+ Kinh cúng thí người mất: Bạch đức Thế Tôn, con là bà-la-môn chuyên làm các lễ cúng cho người chết, lòng những mong sẽ đem lại lợi ích cho họ, như vậy, bạch Thế Tôn, họ có thật sự được lợi ích không? Đức Phật dạy: - Này Bà-la-môn, nếu có tương xứng thì người chết sẽ hưởng được phẩm vật cúng dường. Bằng không có tương xứng thì họ không được hưởng gì cả..... - Trong 6 cõi, thì chỉ có người chết mà sinh vào cõi ngạ quỷ thì mới hưởng được đồ cúng tế, vì như Phật dậy: 4. Này các thiện nam, tín nữ, chỉ có một trường hợp duy nhất người chết có thể nhận được sự cúng quảy của người thân quyến. Đó là trường hợp người chết bị đọa vào ngạ quỷ. Món ăn nào mà người thân quyến muốn hiến cúng cho họ thì họ sẽ hưởng được món đó. Họ sống và hiện hữu nhờ vào các món ăn này. Đây là trường hợp Như Lai gọi là có tương xứng. Nghe Đức Phật giải bày cặn kẽ, bà-la-môn hỏi thêm: - Bạch Thế Tôn, các trường hợp người chết tái sanh vào loài bàng sanh, địa ngục, a-tu-la, hay sanh lại làm người, hoặc sanh thiên thì sự cúng quảy không có sự thọ hưởng. Nhưng nếu người chết không tái sanh vào cõi ngạ quỷ thì ai sẽ là người thọ hưởng sự cúng kiến ấy ? Lúc ấy Đức Phật dạy rằng: - Này các thiện nam, tín nữ, nếu không là người thân thuộc quá cố của người cúng thì cũng có những người thân thuộc khác của người cúng ở loài ngạ quỷ sẽ hưởng thế phần. Bà-la-môn thưa hỏi: - Nhưng nếu cả dòng họ thân thuộc của người cúng không một ai bị tái sanh vào loài ngạ quỷ thì phẩm vật cúng đó sẽ thuộc về ai ? Đức Phật dạy: - Đây là trường hợp không thể xảy ra, rằng chỗ ấy trống không trong một thời gian dài mà không có một ai đó trong huyết thống bị sanh vào. Nhưng này các thiện nam, tín nữ, mặc dù thế, người bố thí ấy không phải không hưởng được quả phước từ sự cúng thí đó. Xem: Kinh cúng thí Xem: Kinh cúng thí tổ tiên và ngạ quỷ Xem: Kinh cúng thí người mất
+ Nhân - Chỉ Con người tốt lành, tiến hóa thăng thượng. VD: Mộc chủ về Nhân + Nhân tức Con người: Đức Phật trong 12 nhân duyên, điểm 10. Hữu: Là có, tồn tại hay sự sống. Vì thủ chấp ắt tạo nghiệp, là động lực cho sự tái sinh, là một sự tồn tại mới hay một đời sống mới. Tâm chấp thủ gieo vào Tạng thức một nhân là cơ sở cho sự hình thành ở đời sau; Hữu: Hình ảnh người nữ có mang biểu trưng rằng Hữu là nhân, giống như cái thai, sau này hình thành một cuộc đời mới. - Nhân được làm người là giữ 5 giới, 10 thiện là lên cõi trời. Có thêm thiền định thì lên sắc và vô sắc giới. Tất cả những hành vi thiện lành mà không có trí tuệ Bát Nhã soi sáng, đều có một năng lực tiềm ẩn để trổ quả trong tương lai, kéo dài hành trình sanh tử, nghĩa là khi chúng ta làm một Phật sự hay phước thiện gì mà không quán tam luân không tịch (ta không, người không và sự bố thí là không). Nguồn điểm 10 trong 12 nhân duyên

+ Nợ nhau - Nhân Duyên trong đời quá khứ. Đức Phật nói 4 loại:
1) Loại thứ nhất là báo ân: Trong đời quá khứ, 2 bên có ân huệ với nhau, nếu chúng nó lại thấy quý vị, bèn đầu thai vào nhà quý vị, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa.
2) Loại thứ hai là báo oán: Trong đời quá khứ, quý vị kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái quý vị, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho quý vị nhà tan, người chết, nó đến để báo th quý vị..! Vì thế, chớ nên kết oán cừu với kẻ khác. Kẻ oán cừu bên ngoài có thể đề phòng, chứ họ đến đầu thai trong nhà quý vị, làm cách nào đây? Quý vị hại người đó hay hại chết kẻ đó, thần thức kẻ ấy sẽ đến làm con cháu trong nhà quý vị. Đó gọi là “con cháu ngỗ nghịch”
3) Loại thứ ba là đòi nợ: Trong đời quá khứ, cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi.
4) Loại thứ tư là trả nợ: Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao quý vị chẳng chết đói là được rồi - Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng nó còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho quý vị tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia quý vị thiếu chúng nó nhiều hay ít.(Nguồn)

+ MỖI TẾ BÀO TRÊN THÂN CHÚNG TA ĐỀU CÓ THỂ THẤY, NGHE, HAY BIẾT CHÚNG TA KHỞI Ý NIỆM TỐT, XẤU. DƯỚI ĐÂY LÀ CÂU CHUYỆN VỀ CHỮA BỆNH BẰNG TÂM LINH - TÂM THUẦN TỊNH THUẦN THIỆN. - Cách chữa bệnh của họ là dùng tâm linh, dùng tâm thuần tịnh thuần thiện để chữa bệnh, họ không cần dùng phương pháp gì khác để trị bệnh, cũng không cần dùng bất kỳ loại thuốc gì cả, chỉ là dùng tâm thuần tịnh thuần thiện để trị lành bệnh, hơn nữa rất nhanh chóng khỏi bệnh. Như là ngày thứ nhất bị thương nặng, bị gãy xương cốt, đến sáng sớm ngày thứ hai thì có thể đi lại như mọi người, hoàn toàn hồi phục. Có một bác sĩ người Mỹ, chúng ta nhìn thấy thì cho là kỳ tích, nhưng trên thực tế, đạo lý này đều có trong Phật pháp. Các bạn nên biết, điều này không có gì khác hơn là phải biết, mỗi tế bào ở trên thân thể của chúng ta, mỗi một phân tử, mỗi một lạp tử đều là sống, đều có thấy, nghe, hay, biết. Họ trị bệnh như thế nào? Từ trên cao té xuống, thân thể bị thương nặng, xương cốt bị gãy, người thổ dân Úc Châu đó nói rất hay, sau khi bị té xuống thì những tổ chức tế bào ở vị trí đó đã bị hoảng sợ, vậy phải làm sao để chữa trị? Là hát cho nó nghe, an ủi nó. Khi an ủi, bảo nó không nên sợ hãi, mỗi người trở về với trách nhiệm công việc bình thường của mình, hợp tác lẫn nhau thì vết thương sẽ lành. Vi diệu vô cùng. Tôi ở Nhật Bản đã làm một thí nghiệm, kết quả là rất thành công. Ở Nhật Bản hiện tại ở miền Nam là mùa hè (mùa Đông có tuyết rơi), chênh lệch nhiệt độ rất lớn, cho nên lớp da bị dị ứng, trên đùi nổi lên rất nhiều đốm đỏ rất ngứa. Mấy ngày đầu tôi sử dụng dầu Miên Dương rất có kết quả, nhưng mỗi ngày đều phải dùng dầu, mỗi ngày phải rửa, mỗi ngày phải thoa dầu. Cuối cùng tôi nghĩ, đây không phải là cách giải quyết nên không dùng dầu Miên Dương nữa, mà thương lượng với cái chân. Tôi nói với nó: “Toàn thân của chúng ta, mỗi một bộ phận, mỗi một tế bào, mỗi một nguyên tử, mỗi một điện tử, mỗi một lạp tử, mỗi một vi trần, sinh mạng của chúng ta là cùng một thể, chúng ta phải hợp tác lẫn nhau, chúng ta đừng để bị ảnh hưởng của nhiệt độ ở bên ngoài, không nên bị ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài, mỗi người hãy vui vẻ trở về vị trí làm việc của chính mình, hãy bình thường hợp tác lẫn nhau”. Tôi nói một ngày 3 lần đến 4 lần, ngày thứ hai thì thấy ổn rồi, các đốm đỏ tuy là chưa biến mất nhưng chẳng còn ngứa nữa, và không còn dùng thuốc nữa. Nếu biết được cách chữa này thì bác sĩ thất nghiệp. HT Tịnh Không (Trích từ quyển Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh - Tập 305. Cẩn dịch: Vọng Tây Cư sĩ)
+ Bốn Bán Cầu: Các đường xuyên tâm thẳng đứng và năm ngang chia lá số chiêm tinh thành các bán cầu với tên gọi khác nhau (xem hình). Nguồn: Chiêm TH nội môn 8
+ Số mệnh chia làm 3 nhóm đối tượng (CTHNM, 40): 1- Người kém phát triển - Tâm thức Vô thức (Đa số nhân loại): CUNG MẶT TRĂNG - BẦY ĐÀN - Thể Trí chưa phát triển: những người bị dục vọng, đau khổ, vui sướng thống trị. Bị chi phối trong sự sống và các hoàn cảnh của họ, bởi ảnh hưởng của tiểu hoàng đạo và như thế bởi vị trí của các hành tinh ngoại môn trong 12 cung hoàng đạo 2- Người trên trung bình - Hạ trí phát triển/ Người thông minh/ dự bị đệ tử - Tâm thức Phàm ngã: CUNG MẶT TRỜI - TÔI, TÔI, TÔI - Hạ Trí phát triển. ích kỷ cho đến khi được tinh luyện. Ảnh hưởng của 3 nhóm năng lượng: - a/ Các hành tinh, đang ảnh hưởng tới phàm ngã của họ. - b/ Cung Thái Dương, khi nêu ra các khuynh hướng sự sống vốn đã được thiết lập và đang tạo ra đường lối dễ dàng nhất. - c/ Cung mệnh trong một phạm vi nhỏ. Cung này chỉ ra: mục tiêu sự sống cho chu kỳ sống đặc biệt đó nếu không thì qua một giai đoạn bảy kiếp sống. 2 mục sau cùng này tạo thành Đại Hoàng Đạo 3- Người tiến hóa cao - Thượng trí phát triển - Các Đệ tử và Điểm đạo đồ - Tâm thức minh triết, bác ái, bao gồm: CUNG MỌC - Chúng Ta - Thượng Trí phát triển: Bắt đầu đáp ứng các ảnh hưởng nói trên, vận dụng chúng một cách xây dựng, cộng thêm với các lực mạnh mẽ tuy vô cùng tinh anh đang tuôn đổ vào thái dương hệ từ 3 chòm sao chính. Ban đầu, sự đáp ứng ở trong các thể tinh anh, còn não bộ không ghi nhận được chúng, sau kỳ điểm đạo 3, có một nhận thức về các ảnh hưởng trên cõi trần. 4- Thánh Nhân: Tâm thức toàn cầu hay vũ trụ - Cấp độ tinh thần - Tất cả chúng ta là một. + Sự tiến hóa của con người phụ thuộc vào sự tiến hóa của Tâm thức: Xem: Các trình độ Tâm Thức + Định hình số mệnh: Năng lượng của cung Hoàng Đạo mà một người được sinh ra trong đó, nó cho thấy vấn đề hiện tại của người ấy, nó xếp đặt bước đi hay nhịp độ đối với cuộc sống, tính chất của Phàm Ngã người ấy. Nó chi phối trạng thái hoạt động của cuộc đời người này trong lúc đầu thai. + Các trạng thái Tâm thức theo bậc tiến hóa: 1. Cõi hồng trần … Bhu … Thế giới trần tục  – Hồng trần thức 2. Cõi cảm dục … Antariksa … Thế giới xúc cảm – Cảm dục thức 3. Cõi trí … Mahendra …Thế giới của trí tuệ và linh hồn – Trí tuệ thức 4. Cõi Bồ Đề …Maha...     …Thế giới Christ - Trực giác thức " Christ" –Tập thể thức 5. Cõi Niết bàn … Jana … Thế giới tinh thần – Hành Tinh thức –Thế giới của Ngôi Ba 6. Cõi Chân Thần … Tapas … Thế giới thiêng liêng –Thiên thức –Thế giới của Ngôi 2 7. Cõi Thượng Đế … Tatya … Nguyên nhân phát sinh –Tuyệt đối thức– Ngôi Một  (ASCLH, 298) Xem: Nguồn gốc số mệnh - cải mệnh Xem: Số mệnh - Định Mệnh - Định Nghiệp Xem: Tổng hợp về xem Chiêm Tinh Xem: Nhân Quả tổng hợp

+ Thượng trí: 1. Cảnh giới của các ý tưởng thiêng liêng, các nguyên lý, tư duy trừu tượng, nguyên mẫu, bản thiết kế 2. Khả năng tạo ra mô hình mà theo đó các hình tướng được tạo dựng ra 3. Lý trí thuần khiết, không bị cản trở bởi những những giới hạn của các cấp độ hạ trí 4. Tổng hợp và không chia rẻ như trí cụ thể. + Thượng Trí tức là nhân hồn. (LVLCK, 457)

+ Trí trừu tượng là khả năng tạo mô hình, hay là thể trí để tạo bản thiết kế mà theo đó, hình hài được tạo ra. (LVHLT, 365)

+ Thượng trí: Tương ứng với Cung 3, tức Cung Hoạt động Sáng tạo. Sự thông hiểu là chủ yếu của nó và Triết gia là một trong những đại biểu của nó. + Hạ trí thuộc phàm ngã tương ứng với Cung 5: Kiến thức, tức Cung của trí tuệ phân tích. Nhà khoa học là gương mẫu điển hình của loại hình này. + Thượng trí trừu tượng, tác nhân bảo quản ý niệm và truyền chuyển sự giác ngộ đến cho hạ trí khi mà hạ trí giao tiếp được với linh hồn. + Thượng trí hay trí trừu tượng, là hiện thân của một tam nguyên cao hơn.(GQ1.3_GT Cung 5): 

+ Thượng trí trừu tượng (CKMTTL,138): Về mặt bản thể, đó là khả năng hiểu rõ những gì không cụ thể hay hiển nhiên, nhưng thật ra lại là nhận thức có sẵn về các khía cạnh thấp của Thiên Cơ khi Cơ này phải tác động đến sự sống trong ba cõi thấp. (SHLCTĐ, 98)

+ Đại Trí/ Thượng trí: Một cách gọi mức trí tuệ cao hơn hạ trí

+ Thể thượng trí: Đường nét bên ngoài của Chân Ngã, tức Chủ thể Tư Tưởng (Linh hồn) có dạng bầu dục (oval), do đó, bà H.P.Balvatsky nói đến thể thượng trí này (nó vẫn tồn tại qua tất cả các lần luân hồi) như là Hào Quang Noãn. Được làm bằng chất liệu của ba cõi phụ cao nhất của cõi trí, thể này cực kỳ tinh anh, ngay từ lúc tượng hình lần đầu, nó đã là một bức màn vô cùng tinh vi. Khi phát triển, nó trở thành một vật thể chói ngời với vẻ đẹp rực rỡ, một vật ngời sáng, cách gọi này rất đúng. Chủ thể Tư Tưởng này là gì? Đó là Linh Ngã, như đã nói, bị giới hạn hay là được phú cho cá tính, thể tinh anh này được rút ra từ chất liệu của vùng “vô sắc tướng” của cõi trí. (MTNX, 142–143)

+ Vi tử thường tồn thượng trí: Trạng thái thấp nhất của Tam Thượng Thể Tinh thần hay của linh hồn. (ASCLH, 14)

Xem hình ảnh 4 cõi thấp - Hạ trí Xem:  Xem Rộng Trí Tuệ là Cung 1 – 4 – 5 Xem: TH về Cõi trí, Thể trí (Thượng, hạ trí), Cung Thể Trí Xem:  Rối loạn Chia rẽ, Kích thích, Tích hợp và cách chữa trị Xem: TH về Trí tuệ, Cung Thể Trí Và Cõi Trí (Hạ Trí và Thượng Trí)

+ Quay Kinh Luân: Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni dạy rằng 01 lần quay kinh luân còn tốt hơn là nhập thất trong nhiều năm, dù đó là một thực hành tâm linh mãnh liệt. Ngài bảo “Chuyển bánh xe pháp còn tốt hơn lắng nghe, suy tư và thiền định trong một tỷ năm”. - Đức Phật A-Di-Đà dạy “Kẻ nào trì tụng thần chú Sáu âm trong lúc quay kinh luân phước của kẻ đó ngang với 1000 vị Phật”. - Đức Liên-Hoa-Sanh nói rằng: “ngay cả với kẻ thiếu kiên trì, vẫn có được những năng lực kỳ diệu. Những ai tinh tấn trì tụng Sáu âm và quay kinh luân thì không nghi ngờ gì nữa họ sẽ đạt được thập địa”. - Sử dụng kinh luân là một trong những cách thức dễ dàng nhất để tịnh hóa nghiệp tiêu cực trong quá khứ, mọi ác hạnh, nhiễm ô và những chướng ngại ngăn che chúng ta nhận ra tự tánh của mình và vạn pháp. Đức Phật dạy “Lợi ích nhất chính là mọi nghiệp lực và vô minh phiền não tích tập trong chuỗi tái sinh dài vô tận được tịnh hóa dễ dàng không nhọc công”. Xem: Quay kinh luân

+ Tượng Phật đầu tiên: Vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di, truyền lệnh cho một người thợ bí ẩn, dùng gỗ thơm Chiên đàn đỏ, tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đàu tiên trên thế giới. Nguyên do: Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sanh, Đức Phật lên cung trời Đao Lợi nói kinh, giáo hóa chư Thiên và độ thân mẫu là Ma Gia phu nhơn được chứng thánh quả. Do Phật vắng bóng ở trần gian, vua Ưu Đà Diên không tìm thấy Đức Phật nơi đâu, lòng khát ngưỡng nhớ mong cực độ....truyền tìm thợ điêu khắc. Khi đó có vị thần Tỳ Thủ Yết Ma đã biến thân ra làm người thợ mộc, đến nhận trách nhiệm tạo hình tượng Phật để giúp nhà vua. Chỉ trong một ngày là xong tượng Phật, cao bảy thước mộc, tượng màu vàng tía, đủ các tướng tốt, khiến người nhìn đến biết là tượng Phật. Vua Ưu Đà Diên tạo tượng Phật xong, tiếng vang lan truyền các nước lân cận, vua các nước lớn như vua Ba Tư Nặc,vua A Xà Thế và vua Nghiêm Xí, đều đem lễ vật đến cúng dường chiêm ngưỡng và đều khen việc làm của vua Ưu Đà Diên. Sau 3 tháng, Đức Phật trở xuống nhân gian, vô lượng chư Thiên trong 6 cõi trời Dục giới, 18 cõi trời Sắc giới, đồng dâng lễ cúng dường Đức Phật và tiễn đưa Ngài trở lại trần gian. - Ngài Di Lặc Bồ Tát thưa hỏi Phật về công đức tạo tượng của vua Ưu Đà Diên, Đức Phật nói về phước báo và công đức thù thắng của người có tâm thành tín thanh tịnh tạo ra tượng Phật. “Di Lặc! Nếu có người nào dùng những tơ sợi thêu thùa tượng Phật, hoặc là nấu đúc bằng thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm, hoặc điêu khắc bằng gỗ thơm Chiên đàn, hoặc khắc bằng thứ trân châu, sò ốc, gấm vóc dệt thành, đất đỏ, xi măng, thạch cao, đất sét, hoặc các thứ gỗ... Dùng những vật đó tùy phần sức mình tạo ra tượng Phật, cho đến rất nhỏ như ngón tay cái, có thể khiến cho người khác nhìn biết đó là tượng Phật, phước báo người đó nay ta sẽ nói: “Di Lặc! Những người như vậy ở trong sanh tử, tuy còn trôi lặn, trọn chẳng sanh tại gia đình nghèo cùng, cũng chẳng sanh nhà giòng dõi thấp hèn, cô đơn hẻo lánh ở ven cõi nước, lại cũng chẳng sanh vào nhà tà kiến, con buôn con bán, nhà làm hàng thịt, cho đến chẳng sanh vào giòng hèn hạ, kỹ nữ bất tịnh, hoặc nhà ngoại đạo khổ hạnh tà kiến, trừ khi vì sức thệ nguyện Từ Bi, ngoài ra chẳng sanh vào những nhà ấy. “Người này thường sanh vào nhà thuộc giòng tộc vua Thánh Chuyển Luân có thế lực lớn, hoặc sanh giòng Bà La Môn tịnh hạnh, hoặc nhà giàu sang không tạo tội nặng.  Sanh ở nơi nào cũng thường gặp Phật vâng thờ cúng dường, hoặc được làm vua thọ trì chánh pháp, đem pháp giáo hóa không trái đạo, hoặc làm vua Chuyển Luân Thánh Vương oai hùng.  Sanh ra nơi nào cũng là đàn ông, không chịu thân nữ. Lại chẳng chịu thân huỳnh môn hai hình là thứ hèn hạ, thân được thọ sanh không bị xấu xí. Mắt chẳng mù chột, tai chẳng điếc lác, mũi chẳng cong gãy, miệng chẳng méo lệch, môi chẳng trề xuống cũng chẳng túm rút, răng chẳng thưa thiếu, chẳng đen, chẳng vàng, lưỡi chẳng ngắn thụt, cổ chẳng bướu nhọt, thân chẳng lưng gù, da chẳng loang lổ, tay chẳng cụt ngủn, chân chẳng lệch què, chẳng quá ốm o, chẳng quá béo mập, cũng chẳng quá dài, cũng chẳng quá ngắn, đều không có các tướng chẳng đáng ưa...”. Xem: KINH ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT.

+ Đốt Sách Báo Có Hình Phật: Hỏi: Trong các sách báo và tạp chí Phật giáo có rất nhiều hình ảnh Phật. Nếu có quá nhiều sách báo như vậy thì chúng con làm sao đây? Chúng con có nên đốt hết không? Hiện nay tại Đài Loan có một vị Pháp sư trẻ rất nổi tiếng, vị đó tự xưng là người học giới luật, nói: “Phàm đốt các sách báo, tạp chí có hình ảnh Phật tức là phạm tội làm thân Phật chảy máu.” Nếu quả là như thế thì còn ai dám thỉnh sách báo Phật giáo để đọc nữa đây?
Đáp: Thuở xưa có vị cao tăng đạo đức đã đốt các tượng Phật bằng gỗ, vậy thì các vị nói sao đây? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Một số nguy hiểm cần phải đề phòng khi hành thiền, chúng ta sẽ phải trình bày thật chính xác.

1. Những nguy hiểm sẵn có trong Phàm ngã của môn sinh. Có 3 nhóm: Những nguy hiểm cho thể xác - Thể tình cảm và Thể trí.

2. Những nguy hiểm do nghiệp quả của môn sinh gây ra, và do hoàn cảnh của y. Có 3 loại: [92]

3. Nghiệp quả của kiếp sống hiện tại, “vòng hạn định” của cá nhân y, tượng trưng bằng cuộc sống hiện tại.

4. Sự di truyền và bản năng của quốc gia, ví như y có loại thể xác người Tây phương hay Đông phương.

5. Những liên hệ của y với nhóm, dù là nhóm nội môn hay ngoại môn.

6. Những nguy hiểm do các mãnh lực tinh vi gây ra, mà vì không hiểu nên gọi là ma quỷ, gồm sự tấn công môn sinh do những sinh linh bên ngoài, trên một cảnh giới nào đó. Những sinh linh này có thể chỉ là người đã bỏ xác phàm. Đó cũng có thể là những dân cư của các cảnh giới khác nhân loại. Về sau khi môn sinh đã trở nên khá quan trọng, đủ gây chú ý, thì sự tấn công có thể là do những kẻ chỉ sử dụng thuần vật chất để cản trở công cuộc phát triển tinh thần.

- Những nhà hắc thuật, những anh em hắc đạo, hoặc những mãnh lực có vẻ hủy hoại khác. Nhìn theo khía cạnh thời gian và trong 3 cõi thấp của chúng ta, thì sự việc đó có vẻ như vậy, chứ thực ra là do Đức Thái Dương Thượng Đế Ngài cũng đang tiến hóa, và (Với Thánh nhân) đó cũng do những khuyết điểm nhất thời của Ngài

Chúng ta gọi là của thiên nhiên, vốn là những bất toàn của Thượng Đế, và cuối cùng sẽ được khắc phục. Nguồn: Những nguy hiểm trong tham thiền - Thư ngày 22/07/1920_Thư về TTHM_Chân Sư DK (Nguồn: Tham thiền huyền môn theo Raja yoga (GQ-MF)

Xem: TH về các P.Pháp và con đường Tham Thiền

Xem: Tổng hợp Huyền học - Huyền Bí Học - Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

+ Trụ điểm (point of tension) là yếu tố quan trọng trong phép thở và tham thiền. - Point of tension có thể ví dụ đơn giản như người lực sĩ gồng mình trước khi sử dụng sức mạnh cơ bắp để thực hiện điều gì.
+ Thánh ngữ với Luân xa Tim: “Bí mật của Lửa ẩn trong mẫu tự thứ nhì của Thánh ngữ. Bí mật của sự sống ẩn trong luân xa tim. Khi điểm thấp này rung động, khi tam giác Thánh thiện ngời sáng, khi điểm này, luân xa ở giữa và luân xa ở đỉnh cùng bừng cháy, thì cả hai tam giác lớn và nhỏ hòa lẫn thành ngọn lửa duy nhất, nó thiêu rụi tất cả.” (TTHM, thư 28.7.20)

Người phương đông (PĐ) và Phương Tây (PT) với Nhân loại (TTHM, thư 30.7.20):

+ PĐ như trái tim trong cơ thể con người. Đó là nguồn của ánh sáng, của sự sống, nhiệt lực và sinh lực. + PT như bộ não hay hoạt động trí tuệ đối với xác thân. Đó là yếu tố tổ chức chỉ đạo, khí cụ của hạ trí, là kho tích lũy các sự kiện. * Sự dị biệt “bản tính” của người PĐ và người Âu hay Mỹ thật quá lớn. + Người PĐ thiên về triết lý, bản tính mơ mộng, qua nhiều thế kỷ đã được tập suy tư trừu tượng, thích những biện chứng khó hiểu, tính tình yếu đuối và thái độ chậm chạp. Qua nhiều thời đại suy tưởng siêu hình, sống chay lạt, tính trì trệ, thích bảo thủ những hình thức và qui luật sống nghiêm khắc, đã tạo nên mẫu người trái ngược hẳn với người anh em phương Tây. + Người PT thích thực tế, làm việc có hệ thống, năng động, hành động mau lẹ, lệ thuộc sự tổ chức (một hình thức khác của nghi lễ), được thúc đẩy bằng trí tuệ rất cụ thể, thích thu đạt, ưa chỉ trích, làm tận lực khi công việc trôi chảy mau lẹ, và dùng lý trí quyết định nhanh chóng khi cần thiết. Họ không thích những tư tưởng trừu tượng nhưng biết đánh giá khi hiểu được và khi họ có thể làm những tư tưởng đó thành hiện thực ở cõi trần. Họ dùng luân xa đầu nhiều hơn luân xa tim, và luân xa cổ họng của họ thường được sinh động. Người Đông phương thì dùng luân xa tim nhiều hơn luân xa đầu và tất nhiên là dùng trung tâm ở đầu tương ứng với luân xa tim. Luân xa ở đáy xương sọ, đầu cột sống hoạt động mạnh mẽ hơn luân xa cổ họng. + Người PĐ tiến hóa bằng cách thu tâm thức vào luân xa đầu, qua cố gắng tham thiền tích cực. Đó là luân xa y phải chế ngự. Y học hỏi bằng cách dùng các câu thần chú một cách khôn ngoan, bằng cách sống ẩn dật và tham thiền theo những phương thức đặc biệt, mỗi ngày nhiều giờ trong thời gian dài. + Người PT trước hết phải nhằm rút tâm thức vào luân xa tim, vì họ đã dùng luân xa đầu quá nhiều. Họ hoạt động tập thể thay vì chú nguyện riêng cho cá nhân. Họ ít làm việc đơn độc như người phương Đông mà phải tập trung tâm thức ngay cả trong sự náo nhiệt và quay cuồng của cuộc sống kinh doanh và trong những đám đông ở các đô thị lớn. Họ dùng những hình thức tập thể để đạt mục tiêu của mình, và việc đánh thức luân xa tim tự biểu lộ trong phụng sự. Vì vậy, người phương Tây phải chú trọng đến tham thiền ở luân xa tim và cuộc sống phụng sự sau đó. + Ưu thế người Tây phương: Cung Bảy đang gia tăng quyền lực và cho người phương Tây những gì từ lâu là đặc quyền của người phương Đông. Cơ hội hiện nay rất lớn lao, và trên đà chế ngự của cung này có sức thúc đẩy cần thiết (nếu áp dụng đúng) sẽ đưa người Tây phương đến dưới chân Đức Chúa tể Hoàn cầu.(TTHM, thư 30.7.20)

+ Vãng sanh là ra đi lúc còn sống: Chúng ta niệm Phật nhằm chuẩn bị vãng sanh khi nào? Lại thưa cùng quý vị, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới là ra đi khi còn sống, chẳng phải là chết rồi mới đi, đã chết sẽ không đi được! Phải biết điều này! Người vãng sanh lúc sắp ra đi, đầu óc sáng suốt, thấy A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, giã biệt người nhà, quyến thuộc, bạn bè: “Tôi ra đi, quý vị hãy gắng tu hành để cũng thành tựu, tương lai gặp lại nhau trong thế giới Cực Lạc. Nếu tu chẳng tốt đẹp thì sao? Trong tương lai, quý vị đọa trong ác đạo, tôi thành Phật trong thế giới Cực Lạc, sẽ đến giúp đỡ quý vị, tôi trở lại độ quý vị”. Tỉnh táo, sáng suốt, minh bạch, chẳng có mảy may ưu lự, kinh hãi nào, đấy là lợi ích hiện tiền do Phật pháp ban cho chúng ta. Nếu chúng ta chẳng hiểu sự lý, nhân quả, sẽ chẳng có “không kinh hoàng, chẳng sợ hãi”, kèm thêm những tin tức xấu. Người học Phật đem lại những tin tức tốt, chẳng phải là tin tức xấu, khiến cho chúng ta vãng sanh cũng có thể chắc chắn biết trước lúc mất, ta có thể ra đi khi nào. Hiểu rõ ràng, minh bạch, các chướng ngại chẳng ngăn trở được! Trích: TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA TẬP 105 Chủ giảng: PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

+ Tham thiền tạo ra được 4 điều:
1.   Giúp cho hành giả tiếp xúc được với Chân Ngã và chỉnh hợp được ba hạ thể.
2.   Đưa hành giả đến trạng thái quân bình, không thụ cảm và tiêu cực hay tích cực, mà ở điểm thăng bằng. Tạo cơ hội cho Chân Ngã, và sau đó là Chân Sư, khuấy động sự quân bình đó và điều chỉnh sự rung động trầm lặng này đến một âm điệu (note) cao hơn trước, khiến cho tâm thức rung động với mức độ mới mẻ và cao siêu hơn, và xoay chuyển vào phạm vi của Tinh thần tam phân. Bằng tham thiền liên tục, toàn thể điểm thăng bằng này ngày càng được nâng cao cho đến khi điểm thu hút thấp trong sự dao động và điều chỉnh không phải ở thể xác, không chạm đến thể cảm dục, không tiếp xúc với thể trí (ngay cả linh hồn thể nữa), mà kể từ đó, con người được an trụ vào tâm thức tinh thần.
3. Tạo thăng bằng cho các rung động thấp trên các phân cảnh thuộc cõi tình cảm và cõi trí. Thiền làm phàm ngã chỉnh hợp với rung động của phân cảnh thứ 3 ở mỗi một trong ba cõi thấp cho đến khi các phân cảnh ba đó được chế ngự. Kế đó, làm cho phàm ngã rung động đồng bộ với rung động của các phân cảnh thứ 2 của ba cõi thấp.
4. Giúp chuyển sự an trụ từ một trong các vi tử thường tồn của phàm ngã vào vi tử tương ứng trong Tam Thượng Thể tinh thần.(TVTTHL,10–11)
- Ba lợi ích:
1. Cho biết thực nghĩa bên trong của màu sắc bên ngoài.
2. Xác định những phẩm tính mà các màu sắc này che giấu. [228]
3. Tạo sự chuyển hóa cần thiết của các màu, từ Phàm nhân đến Tam nguyên, và về sau từ Tam nguyên đến Chân thần.(TTHM, 227)
Xem: Tham thiền huyền môn theo Raja yoga (GQ-MF)
Xem: TH về các P.Pháp và con đường Tham Thiền
Xem: Tổng hợp Huyền học - Huyền Bí Học - Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

+ Lá số số mệnh/ Lá số sinh: Thường lập theo Giờ, ngày tháng năm sinh của một người. + Hình Thành Đặc Tính Lá Số Cho Một Kiếp Sống (TTHM, thư 29.7.1920)

- Nghiệp quả: Là những việc nhất định sẽ xảy đến cho một người trong kiếp sống mà y không thể tránh khỏi. Nói vậy cũng đúng phần nào, nhưng đó chỉ là một khía cạnh của toàn vấn đề.

- Hình thành Thái dương hệ: Khi Đức Thái Dương Thượng Đế tạo lập thái dương hệ, Ngài thu hút vào trong phạm vi biểu hiện một số vật chất đủ dùng cho kế hoạch của Ngài, và các chất liệu thích hợp cho mục tiêu Ngài nhắm đến. Ngài không đặt tất cả những mục tiêu của Ngài vào chỉ thái dương hệ này. Ngài chỉ đặt một mục đích đặc biệt nào đó, nên nó cần một loại rung động đặc biệt và cần loại vật chất đã phân hóa nhất định. Phạm vi là “vòng giới hạn” thái dương hay của hệ thống, nó đặt giới hạn cho tất cả những gì xảy ra trong thái dương hệ, và cuộc biểu hiện nhị nguyên của chúng ta trong đó. Tất cả những gì trong vòng này đều rung động theo một nhịp điệu chủ yếu, tuân theo những qui luật nhất định, nhằm hoàn thành một mục tiêu đặc biệt và đạt một cứu cánh nhất định mà chỉ có Ngài mới hoàn toàn biết rõ. Tất cả cũng đều phục tùng những qui luật riêng, và chịu sự chế ngự của một nhịp điệu chính yếu nào đó, và có thể xem như bị chi phối bởi nghiệp quả của cuộc hiện hữu tuần hoàn thất phân đó, và bị thôi thúc bởi những nguyên nhân lâu đời, trước khi có vòng giới hạn. Vì thế mà thái dương hệ chúng ta được liên kết với hệ thống trước và hệ thống sẽ có sau này. Chúng ta là thành phần của một toàn thể vĩ đại hơn, đều chịu sự chi phối của định luật vũ trụ và cùng nhau thực hiện những mục tiêu nhất định.

- Hình thành Con người cũng như Thượng đế: Một Chân nhân đã hình thành 3 thể để biểu hiện và đặt chúng trong vòng giới hạn với mục đích trước mắt là đưa vào thể nguyên nhân khả năng “hiểu biết các sự kiện cơ bản của đời sống bằng trí tuệ.” Mục tiêu của kiếp sống này là phát triển trí năng của môn sinh, là dạy cho y những sự kiện cụ thể và khoa học, mở mang thể trí của y, để dùng cho công việc sau này. Y có thể phát triển quá độ về mặt tình cảm hay sùng tín thái quá. Y có thể bỏ ra nhiều kiếp để mơ ước, để nhìn ngắm các linh ảnh và tham thiền thần bí. Nhu cầu lớn của y là phải thực tiễn, phải có đầy đủ lương tri, phải hiểu chương trình của Phòng Học tập và áp dụng sự hiểu biết đã học được một cách thực tế ở cõi trần. Tuy nhiên, dù cho vòng giới hạn của y có vẻ ngăn cản và hạn chế các khuynh hướng sẵn có nơi y, và dù đã có sắp xếp khiến cho dường như y phải học những bài học của cuộc sống thực tiễn ở thế gian, y cũng không chịu học, mà chỉ đi theo lối nào dễ dàng cho y nhất. Y tưởng đến những mơ ước của mình, và sống xa rời thế sự => Y không làm tròn ý muốn của Chân nhân mà bỏ lỡ cơ hội. Y chịu nhiều đau khổ, và trong kiếp tới y cũng cần ở trong sự sắp xếp tương tự với sức thôi thúc mạnh hơn và một vòng giới hạn chặt chẽ hơn, cho đến khi nào y thực hiện được ý muốn của Chân nhân y. Xem: Nguồn gốc số mệnh - cải mệnh Xem: Số mệnh - Định Mệnh - Định Nghiệp  

+ Tánh Mạng: Ví như sinh năm Kỷ Hợi thì Kỷ là Tánh Thổ, Hợi là Mạng ... (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng)

+ Chu kỳ sao Thổ: Sao Thổ có chu kỳ bảy năm và 49 năm (chu kỳ 7 X 7 năm) đại diện cho hình vuông Sao Thổ chuyển sang Sao Thổ tự nhiên, khi Sao Thổ quay trở lại lần thứ hai trong độ tuổi 56-58. Exoterically và esoterically, Saturn vuông là một giai đoạn thử nghiệm nghiêm trọng. Nó có thể gây ra khủng hoảng về sự tự tin, một câu hỏi về động cơ và xung đột với những người có thẩm quyền. Bất cứ điều gì được bắt đầu khi bắt đầu chu kỳ bảy năm trước sẽ được đưa ra để đánh giá quan trọng về tính hợp lệ của nó. Xuyên qua quảng trường Sao Thổ đến Sao Thổ, Chúa của Karma và Luật Lớn hỏi chúng ta phù hợp với khu vực phục vụ đã chọn như thế nào? (Xem nguồn)

+ Năm 2015: Dự kiến Thánh Đoàn hiển lộ + năm 2025: Vì Thiên Bình đang ở một vị trí mạnh mẽ trong tử vi hành tinh, nó đi trước một chu kỳ Ray 4 sắp xảy ra vào năm 2025, do đó bản chất tự do của hai lực lượng này hoạt động trên thế giới. (Xem nguồn)

+ Mê tín: Chưa tìm hiểu rõ ràng chân tướng sự thật bèn tin tưởng, vậy gọi là mê tín.

- Chúng ta là những người học Phật, Chưa tìm hiểu rõ chân tướng sự thật bèn tin Phật Pháp, bèn niệm Kinh lạy Phật, thì đó là mê tín, chẳng sai gì cả!

- Có người đối với Phật Pháp cũng Chưa tìm hiểu rõ ràng, minh bạch, bèn nói ta là mê tín, do đó họ cũng mê tín. Cái mê tín của chúng ta có ích lợi, còn mê tín của họ thì có hại, chẳng có lợi, nên cả hai đều là mê tín.

- Cho nên muốn phê bình đúng đắn thì bạn nhất định phải tìm hiểu rõ ràng, nếu bạn chẳng hiểu rõ mà cứ tùy tiện nói thì sẽ rất dễ làm mích lòng, rất dễ tạo ác báo như trong Kinh đã nói. Do ngu si - Chưa tìm hiểu rõ ràng bèn nói bừa, tùy tiện phê bình, vậy là không nên, thái độ học vấn như vậy là sai lầm, chẳng đúng đắn. 

- Giống như chúng ta học Phật Pháp vậy, chẳng phải nhất loạt thuận theo, nghe theo Ngài, chúng ta ở trong ấy tu học, cầu chứng, chứng minh lời Phật nói là chân thật, chẳng phải giả. Đây là điểm thù thắng của nền giáo học Phật Đà, Đức Phật nói cho bạn, giảng cho bạn hiểu rõ, tín, giải, hành, chứng.(Nguồn: PS Tịnh Không)

Bạn phải tin trước, sau khi bạn tin xong thì tìm cầu giải, chỉ tin thôi không được, nhất định phải giải hiểu rõ. Giải xong, bạn phải cầu chứng, chứng minh điều bạn tin, điều bạn giải, đích thật là vốn có trong tự tánh, chẳng phải đến từ bên ngoài.

+ Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy, giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng. Đức Phật nói: "trong 49 năm thuyết pháp ta chưa từng thuyết một chữ". Và chấp lấy phương tiện làm cứu cánh tức là làm oan ức cho chư Phật, mà bỏ mất phương tiện đi thì cũng không có cách gì đạt đến cứu cánh.(Nguồn: Giải nghĩa Kinh)

+ Dị Đoan: Dị đoan là những điều quái lạ, huyễn hoặc, chỉ tồn tại trong niềm tin thiếu lý trí của con người. Mê tín là niềm tin mù quáng, không phân biệt đúng sai, nhắm mắt làm càn, thể hiện sự mê muội và mất lý trí. Mê tín và dị đoan là cặp song sinh. Nơi nào có dị đoan, nơi đó có mê tín. Ai sống với mê tín, người đó chấp nhận các dị đoan. Dị đoan là mê tín. Mê tín thường kéo theo dị đoan.
Đằng sau các dị đoan và mê tín là nỗi sợ hãi về những điều bất hạnh bao gồm cái chết, bệnh tật, tổn thất, bất hạnh và nghịch cảnh. Nỗi sợ hãi là “thực phẩm” thầm lặng nuôi sống mê tín. Những kẻ truyền bá mê tín thường khai thác tâm lý sợ hãi của tín chủ để lợi dụng, từ đó, tạo ra tình trạng tiền mất tật mang. Có một số người truyền bá mê tín không vì mục đích lợi nhuận hay lừa đảo, mà chỉ để làm cho mình được nổi tiếng (dĩ nhiên đó chỉ là hư danh).

???? Trích dẫn sách: Chìa khóa hạnh phúc gia đình - Thượng Tọa Thích Nhật Từ.

Tam thế Chư Phật: Là quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật
Nguồn: PS Tịnh Không giảng

+ Bệnh nghiệp Chướng: Nằm liệt mãi trên giường gối, cầu sống, cầu chết cũng chẳng thể được, đây là bệnh nghiệp Chướng. Chẳng có cách gì hết, thuốc men bác sĩ cũng chẳng giúp gì được, siêu độ, tiêu tai miễn nạn cũng chẳng được, tiêu chẳng nổi.

Nhờ sức lực của người khác tiêu không nổi, nhờ tự mình sám hối, sức mạnh của sự sám hối này rất lớn, rất lớn! Chúng sanh tạo ác nghiệp, đây là nguồn gốc thực sự của bệnh tật.
- Có tới mấy loại nguyên nhân của Bệnh:
1. Một loại là oán gia chủ nợ của họ lúc đó thưa kiện với Diêm La Vương, họ đến đó biện luận, sự việc này còn Chưa định án, nên bệnh này của họ chẳng thấy khỏe hơn, đây là một loại, đích thật có.
2. Loại thứ nhì Hoặc khó chết, tức là việc tôi vừa nói kẻ ấy còn phước báo, Chưa hưởng hết, phước báo của họ chẳng chịu xả, nếu họ chịu xả thì vấn đề sẽ được giải quyết nhưng họ chẳng chịu xả.
 - Họ vẫn còn muốn hưởng phước tiếp nên chỉ còn cách nằm trên giường bệnh mà hưởng, họ chẳng chịu xả, chẳng buông xuống nổi, đây là một loại.
3. Loại thứ ba là Hoặc là khó lành, trong loại này nhất định có một số nguyên nhân sai khác, bệnh của họ chẳng lành nhưng cũng chẳng chết được. (Xem nguồn: PS Tịnh Không)

+ Làm sao phân biệt được, thế nào là bệnh nghiệp chướng (Câu Hỏi 125):
Đáp: Là chứng bệnh rất kỳ quái, không nguyên cớ gì mà đột nhiên lại phát sanh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

Lửa bên trong của Thái dương hệ, của hành tinh, và của con người gồm có 3(LVLCK, 70):

1. Tiềm hỏa: Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. 2. Lửa Linh Hoạt: Là Lửa bức xạ - Loại lửa này có thể được diễn tả dưới tên là điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái 3. Lửa thiết yếu hay Hoả hành khí: Chính chúng sẽ là tinh hoa của lửa. Phần lớn, chúng được chia thành 2 nhóm: a. Hoả thiên thần (Fire devas) hay các thực thể tiến hoá thăng thượng. b. Hoả tinh linh (Fire elementals) hay các thực thể tiến hoá giáng hạ + Tất cả các hành khí và thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hoả Tinh Quân, tức là Agni * Bản chất của các Hành khí biết suy tư Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Tiềm hoả gây nên sự tăng trưởng tích cực của những gì mà nó được lồng vào trong đó, và gây nên sự thúc đẩy hướng thượng, sức thúc đẩy này đưa vào biểu lộ tất cả những gì được tìm thấy trong các giới của thiên nhiên. Lửa phát xạ gây nên sự tăng trưởng liên tục của những gì đã đang phát triển, dưới ảnh hưởng của tiềm hoả, tới một mức độ có thể tiếp nhận được lửa bức xạ. +     Thái dương hệ             hay            Đại thiên địa Thái Dương Thượng Đế      hay            Đại Thiên Đế. - Tiềm hoả hay nội hoả tạo ra nhiệt bên trong nó làm cho Thái dương hệ sản sinh ra mọi hình thái của sự sống. Đó là hơi ấm có sẵn gây nên mọi sự thụ tinh dù là nơi người, động vật hoặc thực vật. Lửa linh hoạt hay lửa bức xạ vẫn có trong sự sống và tạo ra sự tiến hoá của mọi vật vốn đã phát triển thành biểu lộ ngoại cảnh bằng tiềm hoả.

+ Thái dương hệ Tam phân (LVLCK, 30)
a. Lửa điện/ Lửa Tinh thần - Ngôi 1: - Chúa Cha: Sự Sống. Ý chí. Thiên Ý. Năng lượng dương
b. Lửa Thái Dương/ Linh Hồn - Ngôi 2: - Chúa Con: Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bằng.
c. Lửa do ma sát/ Xác Thể/ Vật Chất - Ngôi 3 - Chúa Thánh Thần: Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm.
=> Mỗi Ngôi lại biểu lộ tam phân, do đó tạo ra:
a. 9 tiềm lực hay Phân thân;
b. 9 Sephiroth;
c. 9 nguyên nhân Điểm Đạo.
Xem: Thượng Đế Tam Phân (LVLCK, 64)


Xem: Tổng hợp các tương ứng của vũ trụ và con người

+ Chìa khoá nằm trong giới nhân loại, mở cánh cửa để hiểu biết rộng rãi hơn về các bí nhiệm của thiên nhiên. Dù chìa khoá đó phải được xoay 7 lần, tuy nhiên, chỉ một lần thôi cũng đủ tiết lộ các con đường chưa được nói đến về sự hiểu biết tối hậu(LVLCK, 140)

* Chìa khoá Giáo Lý Bí Nhiệm (GLBN I, 343, II, 551. 1).

- Mọi biểu tượng và ẩn từ đều có 7 chìa khoá. - Chỉ có 3 chìa khoá hữu dụng trong thế kỷ XIX. - Có 7 chìa khoá dẫn đến cửa vào các Bí Nhiệm. Bà Blavatsky đề cập đến là: a. Về tâm lý học b. Về thiên văn học c. Về vật lý hay sinh lý học. d. Về siêu hình học e. Về nhân chủng học f. Về chiêm tinh học g. Về hình học h. Về huyền học I. Về biểu tượng học j. Về số học 5. Mỗi chìa khoá phải được xoay 7 lần 6. Chính người Do Thái đã lợi dụng được 2 trong số 7 chìa khoá. 7. Chìa khoá siêu hình học có thể hữu dụng. + Ba chìa khóa: 1. Giải thích vũ trụ. Các biểu tượng thay cho các sự kiện vũ trụ. Nghĩa là Bóng tối. Ánh sáng. Chữ thập. Tam giác. 2. Giải thích Thái Dương Hệ. Bàn đến sự tiến hóa của Thái Dương Hệ và vạn vật trong đó. 3. Giải thích về con người. Bàn đến chính con người. Thập giá của nhân loại. Ngọn nến có 7 nhánh. Xem chi tiết: Tổng hợp về Thía khóa Giáo lý bí nhiệm

  1. Thượng Đế không biến phân, một Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ (LVLCK, 81).
  2.  Thượng Đế, với biểu lộ 3 Ngôi: a. Tinh Quân Ý Chí Quyền Năng vũ trụ. b. Tinh Quân Bác Ái và Minh Triết vũ trụ. c. Tinh Quân Trí Tuệ Hoạt Động vũ trụ. - Ba Tinh Quân hay Hỏa Tinh Quân Vũ trụ: Các Thực Thể Thông Linh vũ trụ này là Lửa, trong nguyên thể chính yếu của Ngài. Mỗi vị biểu lộ dưới hình thức lửa theo 3 cách. 3. Thượng Đế 3 ngôi, khi biểu lộ thất phân, nghĩa là 7 vị Hành Tinh Thượng Đế;(LVLCK, 81)   
  3. + Hỏa Tinh Quân - Agni - Hỏa Chơn Linh: Cai quản khắp các hoả tinh linh và hoả thiên thần trên 3 cõi tiến hoá nhân loại là hồng trần, cảm dục và hạ trí, và thống ngự chúng không những trên địa cầu này mà còn trên 3 cõi giới trong mọi phần của Thái dương hệ. + Hỏa Tinh Quân Vũ Trụ: Hỏa Tinh Quân - Ngài là 1 trong số 7 Huynh Đệ, mỗi vị tượng trưng cho một trong 7 nguyên khí hay chính các vị là 7 trung tâm lực trong cơ thể của Hoả Tinh Quân vũ trụ mà bà Blavatsky gọi là “Fohat”. Ngài là Đấng Thông Tuệ linh hoạt của lửa, là cơ bản của các lửa bên trong của Thái dương hệ. Mỗi một trong số các Đấng này thống ngự trên mỗi cõi và 3 vị Huynh Trưởng (luôn luôn là 3 vị hiển lộ và sau đó là 7 vị, các Ngài rốt cuộc sẽ phối hợp thành 3 nguyên thuỷ) ngự trị trên cõi 1, 3, và 5 hay là trên cõi Tối Đại Niết Bàn (adi), cõi Niết Bàn (atma) (1) và cõi trí (manas). Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng các Ngài là lửa được xét trong trạng thái thứ 3, tức lửa của vật chất. Bảy đấng này hợp thành tinh hoa của Tinh Quân vũ trụ - Fohat (LVLCK, 85)
  4. + Cơ Thể Hành Tinh Thượng Đế: Cũng thế (Như 7 Hỏa Tinh Quân hợp thành cơ thể của Hỏa Tinh Quân Vũ trụ), theo cùng nghĩa như là 7 vị Chohans (Một Tinh Quân hay Chân Sư/ Master) với các nhóm môn đồ gắn bó của các Ngài, hợp thành bản thể hay các trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Đến phiên các Đấng này (Bảy Hành Tinh Thượng Đế) lại hợp thành bản thể của Thái Dương Thượng Đế (LVLCK, 87)
  5. Xem: Tổng hợp về Hỏa Tinh Quân - Fohat - Năng Lượng
Bảy Huynh Trưởng (seven Brothers). Xem GLBN I, 105. Bảy vị này là bảy biến phân (differentiations) của năng lượng điện nguyên thuỷ (LVLCK, 87)

+ Năng lượng (Energy) Đại hay Tiểu vũ trụ: - Tất cả các lực đang tuôn đổ vào hình hài cá biệt từ bất cứ phương hướng và cội nguồn nào. Các tên gọi sutratma, life thread hay silver cord (ngân quang tuyến) thường được dùng để chỉ các năng lượng chính yếu này.(GDTKNM, 143)

- Chúng ta dùng để chỉ hơi thở thiêng liêng hay sự sống. (LVHLT, 152)

- Là lưu chất của sự sống chu lưu khắp cơ thể của Thượng Đế, và làm linh hoạt ngay cả vi tử nhỏ nhất trong tổng thể này. (LVHLT, 364)

+ 10 nguồn tương tác đến nhân loại: Các Cội Nguồn xa xăm, đi vào sự sống hành tinh chúng ta và tạo ra các hiệu quả nhất định lên trên con người cá biệt và nhân loại nói chung, tổng là 10 nguồn: 1. Tinh tòa Đại Hùng (Great Bear, Gấu Lớn). 2. Thất Tỉ Muội (Seven Sisters) của tinh tòa Pleiades. 3. Sirus, the Dog Star (Sao Thiên Cẩu). 4. Bảy thái dương hệ mà thái dương hệ chúng ta là một 5. Bảy hành tinh thánh thiện (Không có địa cầu). 6. Năm hành tinh không thánh thiện hay các hành tinh “ẩn tàng”. 7. Bảy trung tâm hành tinh. 8. Bảy trung tâm lực trong thể dĩ thái con người. 9. Mười hai chòm sao của hoàng đạo, cộng với phát xạ từ chính địa cầu (CTHNM, 22)

+ N.Lượng vòng hoàng đạo, của thái dương hệ và của hành tinh, tác động dưới hình thức lực kích thích hay cản trở tùy theo loại dẫn thể hay khí thể mà chúng tác động vào; bản chất của các dẫn thể này và năng lực của chúng để thu hút, đáp ứng, loại bỏ, tiếp nhận và chuyển hóa đều hoàn toàn tùy thuộc vào mức tiến hóa đã đạt được và cũng tùy thuộc vào tình hình chung của hành tinh và tâm lý đang có trong gia đình nhân loại ở bất cứ thời kỳ đã chọn nào. Nguồn: Chiêm TH nội môn 8

+ Bảy cung NL, mỗi cung có đặc tính chuyển động: Cung 1; 7 - Thẳng; Cung 2; 4; 6 - Xoay vòng; Cung 3; 5 - Zíc zắc, ngừng nghỉ ( Nguồn )

+ Fohat: Vật chất và dĩ thái và những từ đồng nghĩa— Matter and ether are synonymous terms (TCF- Luận về lửa vũ trụ, Tr 118)
Bảy cõi giới chính thuộc thái dương hệ của chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ, chúng ta có thể từ đó thấy được lý do được Bà H. P. B. nhấn mạnh về sự kiện rằng vật chất và dĩ thái là những từ đồng nghĩa và rằng chất dĩ thái này được thấy ở dạng này hay dạng khác trên tất cả các cõi giới, và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, được gọi một cách không phân biệt là mulaprakriti hay vật chất tiền di truyền nguyên thủy, và khi được phân hoá bởi Fohat (hay Lực năng lượng sống, Thượng Đế thứ ba hay Brahma), nó được gọi là prakriti, hay vật chất.

+ Fohat: Là Vũ trụ năng - Năng lượng thiêng liêng - Tư tưởng thiêng liêng hay Năng lượng khi đã biểu lộ trên bất cứ cõi vũ trụ nào. Đó là tác dụng hỗ tương giữa tinh thần và vật chất. 7 biến phân của Fohat là (LVLCK, 59) :

1. Cõi Sự.S thiêng….. Adi……...... Bể lửa

2. Cõi Chân Thần.…Anupadaka.…. Akasha

3. Cõi Tinh thần ..…..Atma…….... Aether

4. Cõi trực giác ...…Bồ đề…… Phong (Air)

5. Cõi Trí tuệ …… ..Trí tuệ…….. Hoả

6. Cõi dục vọng ….Cảm dục…Tinh tú quang

7. Cõi trọng trược.... Hồng trần… Dĩ thái

+ Mô tả khác của 7 biến phân (LVLCK, 43)

1. Cõi Thiêng liêng...Tối Đại Niết Bàn... Bể lửa

2. Cõi Chân Thần- Đại Niết Bàn- Tiên Thiên khí

3. Cõi Tinh Thần ......Niết Bàn ....Hậu thiên khí

4. Cõi Trực Giác … Bồ Đề  ........ Không khí

5. Cõi trí …….. Trí tuệ ...  ...........  Lửa

6. Cõi dục vọng ...Cảm dục... Cảm dục quang

7. Cõi trọng trược...Hồng trần... Dĩ thái (Ether)

Xem: TH Hỏa Tinh Quân - Fohat - Năng Lượng

+ Thể, các thể: Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng. Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử và các đơn vị nguyên tử này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng. (CTNM, 36).

+ Thể năng lượng: Dùng để chỉ một hình thể có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)

+ Thể năng lượng (Energy body): Thể năng lượng tức thể dĩ thái. (GDTKNM, 36)

Xem: Năng lượng - Các Lực tuôn đổ vào Hình hài;
Xem: Năng lượng Trí tuệ – Các Cung (1-7) Thể Trí
Xem: TH về Hỏa Tinh Quân - Fohat - Năng Lượng  

Tinh hoa Chân Thần (Monadic Essence), tức vật chất của cõi phụ nguyên tử (hay là cõi cao nhất) của mỗi cõi chính. Tinh hoa Hành Khí (Elemental Essence), tức vật chất của sáu cõi phụ phi nguyên tử. Đó là vật chất phân tử
Tinh hoa Chân Thần (Monadic Essence), tức vật chất của cõi phụ nguyên tử (hay là cõi cao nhất) của mỗi cõi chính. Tinh hoa Hành Khí (Elemental Essence), tức vật chất của sáu cõi phụ phi nguyên tử. Đó là vật chất phân tử

+ Ba hạng người (CTNM, 487–488, 498)

a/ Người cảm dục: Những người này có tính chất và cấu tạo thuần là cảm dục (Tình cảm và dục vọng). b/ Người trí cảm: Đây là những người quân bình, họ là các Phàm Ngã hội nhập. Người trí cảm có được  cái gọi là “sự tự do của cuộc sống nhị phân” và thấy chính mình có được hình thức nhị phân khiến cho y tùy ý giao tiếp với các phân cảnh cao của cõi cảm dục và các phân cảnh thấp của cõi trí. Tôi xin nhắc lại rằng không có não bộ hồng trần nào ghi lại được các tiếp xúc này. Biết được sự tiếp xúc là tùy vào hoạt động bên trong của chân nhân và tình trạng đặc biệt của cách hiểu biết và đánh giá. c/ Người thiên về trí:  Đây là những người tiến hóa và các đệ tử đủ mọi cấp. Những người này có cách sống chính yếu là tập trung vào trí. Người thiên về trí, tức Phàm Ngã hội nhập, hoạt động theo hai cách tất nhiên là tùy vào mức độ hội nhập đã đạt được. Có 2 loại hội nhập: 1– Loại Phàm Ngã hội nhập tập trung vào trí và có được mối liên giao luôn luôn tăng tiến với linh hồn. 2– Bậc đệ tử, có Phàm Ngã hội nhập một cách nhanh chóng vào linh hồn và được hóa nhập bởi linh hồn.

e. Thái dương hệ chúng ta là 1 hệ thống ở cấp thứ 4; vị trí của nó trên cõi dĩ thái vũ trụ thứ 4, tính từ trên xuống f. Cõi dĩ thái vũ trụ 4 này tạo thành nơi gặp gỡ cho quá khứ và tương lai và chính là hiện tại. g. Cũng thế, cõi bồ đề hay cõi trực giác (dĩ thái vũ trụ 4) là nơi gặp gỡ hay là cõi hợp nhất đối với những gì thuộc nhân loại và đối với những gì sẽ là siêu nhân loại, và nối liền quá khứ với những gì đang hiện hữu. h. Các tương ứng theo sau sớm hay muộn gì cũng sẽ đáp lại với việc chuyên tâm thiền định. Chúng được căn cứ trên việc nhận thức về mối tương giao giữa chất dĩ thái vũ trụ 4, cõi bồ đề, và cõi phụ dĩ thái hồng trần thứ 4. - Cõi phụ 4 của cõi trí, tức phần tương ứng trên cõi trí của cõi phụ dĩ thái hồng trần cũng là một điểm chuyển tiếp từ một cõi phụ thấp vào một cõi phụ cao hơn, và là vị trí chuyển tiếp vào một thể cao hơn. - Cõi phụ thứ 4 của cõi Chân Thần, theo thật đúng nghĩa, là vị trí chuyển tiếp khỏi cung chơn ngã (có thể bất cứ cung nào) đến cung Chân Thần; 3 cung chính yếu này được cấu tạo trên 3 cõi phụ cao của cõi Chân thần theo cùng một cách mà 3 cõi phụ trừu tượng của cõi trí là nhóm chuyển tiếp khỏi cung phàm ngã đến cung chơn ngã. - Bốn cung thứ yếu phối hợp với 3 cung chính yếu, tức cung thông tuệ linh hoạt trên cõi trí và trên cõi Niết Bàn. Bốn Thượng Đế hay các Đấng Hành Tinh hoạt động như là một trên cõi Niết Bàn (LVLCK, 152)
+ Hai loại hình hài, có vị trí khác nhau trong thiên cơ - Hình hài trong giới thực vật, động vật và khoáng vật: Các hình hài chính là kết quả của công trình 2 ngôi của Thượng Đế (Ngôi 3 và Ngôi 2) và sự sống hợp nhất của các Ngài.  - Hình hài của thiên thần và con người: Hình hài là kết quả của tác động hợp nhất của 3 ngôi Thượng Đế - Hình hài đơn giản hơn được tiêu biểu trong chất liệu nguyên thuỷ mà từ đó mọi hình hài khác được tạo thành. Vật chất này nói đúng ra là vật chất nguyên tử và phân tử và được làm cho linh hoạt bằng sự sống hoặc năng lượng của Thượng Đế Ngôi Ba (LVLCK, 120)

+ Thể đặc: Chúng ta nên nhớ rằng các Devas Lords (Các Thần: Agni/ Thần Lửa - Varuna/ Thần Nước - Kshiti/ Thần Đất) trong giáo lý công truyền tượng trưng cho trạng thái vật chất của thể đặc của Thượng Đế, trong khi trạng thái lực khi tuôn chảy qua thể dĩ thái của Thượng Đế được xem xét dưới các tên khác nhau, đó là Shiva, Surya, Brahma. Tuy nhiên, 2 trạng thái chỉ là một:
- Thần lửa - Agni:
Tức Hỏa Thần Quân (Thần Chủ Quản về Lửa) trong kinh Veda, Vị Thần cổ nhất và được tôn kính nhất trong số các thần ở Ấn Độ. Ngài là 3 phương diện của Lửa, do đó là toàn bộ của biểu lộ. Ngài cũng được xem như Thần Chủ Quản của cõi trí (cõi thứ 5), biểu tượng của Ngài là Lửa.

- Thần Nước - Varuna: Vị thần của Nước, theo ý nghĩa nước của không gian hay là nước của vật chất. Ngài cũng được xem là Thần Cai Quản cõi cảm dục (cõi thứ 6) biểu tượng của Ngài là nước.
- Thần Đất - Kshiti: Vị Thần của Đất theo ý nghĩa chất đặc và không phải là một thể của hành tinh; Ngài là Thần của cõi trần, cõi thứ 7; (Mục Các Thần theo công truyền - LVLCK, 766)

+ Lời khuyên dành cho người vợ
Với lời khuyên cho phụ nữ về vai trò của họ trong cuộc sống gia đình, Đức Phật đánh giá cao sự an vui và hòa thuận của một mái ấm phần lớn tùy thuộc vào phụ nữ (Nguồn: Đức Phật dạy về hôn nhân hạnh phúc)

+ Đạo Vợ Chồng
- “Vợ thờ chồng có 5 việc:
1. Chồng đi đâu về phải đứng dậy nghênh tiếp;
2. Chồng đi khỏi phải lo mọi việc nấu nướng, quét dọn chờ chồng về;
3. Không được có lòng dâm dục với người khác, chồng có trách mắng cũng không được có thái độ trách mắng lại;
4. Hãy làm theo lời chồng răn dạy, có nhặt được vật gì cũng không được che giấu;
5. Khi chồng ngủ nghỉ, phải lo sắp xếp xong rồi mới ngủ.
- Chồng với vợ có 5 điều:
1. Đi đâu phải cho vợ biết;
2. Việc ăn uống đúng giờ, cung cấp áo quần cho vợ;
3. Phải cung cấp vàng bạc châu báu;
4. Những vật ở trong nhà nhiều ít đều phải giao phó cho vợ;
5. Không được ngoại tình, bằng cách nuôi dưỡng, hầu hạ, chuyển tài sản”.

+ Hôn Nhân Lý Tưởng: Đức Phật đã dạy rằng, nếu họ muốn gặp nhau từ đời này đến đời sau, yêu thương và hạnh phúc, cả hai người phải đồng tín, đồng giới, đồng thí và đồng trí tuệ, như vậy sẽ gặp nhau nữa:
1- Đồng có đức tin (Samasaddhā), nghĩa là cả hai người đều có chánh tín, tin tưởng Tam bảo, tin lý nghiệp báo.
2- Đồng có giới hạnh (Samasīla), nghĩa là cả hai người đều giữ giới, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
3- Đồng có bố thí (Samacāgā), nghĩa là cả hai người đều có tâm rộng rãi, xả tài, thích phân phát tài sản đến người nghèo khó, biết cúng dường đến các sa môn.
4- Đồng có trí tuệ (Samapaññā) nghĩa là cả hai người đều có trí hiểu biết chân chánh, có chánh kiến, thấy biết nhân quả, thấy biết bản chất cuộc đời, nhận thức được bốn sự thật khổ - tập - diệt - đạo. -- A.II.61. Xem: Bốn nhân duyên Vợ chồng

+ Trong kinh Tăng chi bộ, nhân một vị gia chủ có một người con gái sắp được gả về nhà chồng, đức Phật đã khuyên rằng: “Cô dâu mới về nhà chồng có thể gặp những khó khăn, vì thế nàng dâu phải tuân thủ những nguyên tắc sống trong gia đình nhà chồng, phải kính trọng bố mẹ chồng, phục vụ bố mẹ chồng một cách chu đáo như là bố mẹ ruột của mình, phải tôn trọng và kính mến những người thân và bạn hữu bên nhà chồng, như vậy là cô dâu mới đã tạo nên một bầu không khí an vui và hòa hợp trong gia đình chồng. Đồng thời cần phải tìm hiểu những bản tánh của chồng, biết rõ những hành động, tính khí của chồng và cộng sự với chồng ở mọi lúc mọi nơi trong nhà mới của chồng. Phải lịch sự, tử tế và biết những thu nhập của chồng, quản lý chi tiêu một cách hợp lý”. (Xem nguồn) + Đối với người vợ, trong gia đình họ là người đem nguồn sống nhân từ, bác ái đượm nhuần khắp cõi lòng và thân thể con cái, là giọt nước cam lồ để an ủi những nỗi lòng lo lắng cho chồng, là tấm gương sách tiến chí khí cho chồng đạt tới sự vẻ vang trên trường đời. Ảnh hưởng, giá trị của người vợ đối với gia đình, xã hội không phải là một sự quá thấp kém như nhiều người lầm tưởng, nếu là người vợ hiểu biết và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. (Xem nguồn) Xem: Kinh Thiện Sanh - Đạo Làm Người
+ Bổn phận của cha mẹ đối với con cái, đức Phật đã dạy: - Con làm 5 việc với Cha Mẹ: Một là phụng dưỡng cha mẹ. Hai là làm công việc thay cha mẹ. Ba là gìn giữ gia phong. Bốn là khéo quản trị tài sản thừa kế. Năm là tạo phước hồi hướng. - Cha mẹ làm 5 việc: Một là ngăn con không làm điều ác. Hai là dạy con làm việc lành. Ba là hướng dẫn nghề nghiệp. Bốn là tác thành gia thất. Năm là trao tài sản thừa kế khi thích hợp. Đây là đạo nghĩa cha mẹ con cái. * Ðức Phật dạy về 6 phương: - Phương đông là cha mẹ. - Phương nam là thầy tổ. - Phương tây là người hôn phối. - Phương bắc là bạn bè. - Phương dưới là người giúp việc. - Phương trên là sa môn (Nguồn: Kinh Đảnh Lễ Sáu Phương)
+ Theo Phật giáo trong 6 nẻo luân hồi có 2 thế giới vật chất mà chúng ta thấy được là thế giới của loài người và súc sanh. Bốn thế giới tinh thần, chúng ta không thể thấy gồm 2 thế giới cực ác là địa ngục và ngạ quỷ, và 2 thế giới thiện là chư thiên và chư thần (a-tu-la). - Khi tâm hồn lắng yên hay bằng trực giác, chúng ta có thể cảm nhận được lực tác động vô hình của bốn loại hình thế giới: chư thiên, chư thần, địa ngục và ngạ qủy vào sinh hoạt của hai thế giới hữu hình là loài người và súc sanh. Nguồn Xem: Luân hồi tái sinh và các Cõi trong lục đạo Xem: Tổng hợp về Luân hồi sáu cõi
+ Đam Mê - Ham Mê - Say Mê: Ðức Phật dạy: 6 đam mê, dẫn đến tham luyến, làm cho người đời vướng vào khổ đau, gây nhiều tổn hại, đánh mất chính mình: 1. Mắt mê hình sắc, 2. Tai mê âm thanh 3. Mũi mê các mùi 4. Lưỡi mê các vị 5. Thân mê xúc chạm 6. Ý mê ý niệm quá khứ, tương lai.  KINH PHÂN BIỆT NGHIỆP BÁO.
+ Các tài sản của người ấy nếu không thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa sẽ cướp đoạt, hay trộm cắp cướp đoạt, hay bị lửa đốt, hay bị nước cuốn trôi, hay bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như vậy, các tài sản nếu không thọ dụng chơn chánh, đưa đến tổn giảm, không đưa đến thọ hưởng.(Tương Ưng Bộ Kinh I. 202); - "...Ví như tất cả đồ gốm do người thợ gốm làm ra, chưa nung chín hay đã nung chín, tất cả đồ gốm ấy đều phải bể, đều kết thúc trong sự bể, đều không vượt qua sự bể. Cũng vậy, tất cả chúng sanh đều phải chết, đều kết thúc trong sự chết, đều không vượt qua sự chết.(Tương Ưng Bộ Kinh I. 217)

– Các bậc Đệ tử:
1. Người tìm đạo là đệ tử của các đệ tử cấp thấp.
2. Đệ tử dự bị, là đệ tử của các đệ tử cao cấp.
3. Đệ tử chính thức là đệ tử của vị cao đồ và của Chân Sư.
4. Vị cao đồ là đệ tử của Chân Sư.
5. Một Chân Sư là đệ tử của vị Mahatma (Đại Chân Sư, Đại Thánh).
6. Các vị Mahatmas là đệ tử của các đệ tử điểm đạo cao siêu.
7. Đến lượt các vị này là đệ tử Đức Christ hay của các Đấng Cao cả đứng đầu các bộ môn giáo huấn.
8. Các Đấng lãnh đạo bộ môn giáo huấn là đệ tử của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu.
9. Đấng Chưởng Quản Địa Cầu là đệ tử của một trong ba Hành Tinh Thượng Đế tiêu biểu cho ba ngôi chính.
10. Các Đấng này lại là đệ tử của Đức Thái Dương Thượng Đế. (ASCLH, 50, 51)
Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

+ Khoa Học về các Tam Giác được liên kết với tinh thần và sự tổng hợp. Khoa học này phải luôn luôn được tiếp cận theo quan điểm của 3 năng lượng căn bản: Đó là các năng lượng xuất phát từ Đại Hùng Tinh, từ Pleiades và từ Sirius; vì (bị chi phối bởi thời gian và không gian) ba loại năng lượng này tuôn đổ qua ba trung tâm chính, đó là Shamballa, Thánh Đoàn và Nhân Loại.

Danh Sách Trang Tổng Hợp Kiến Thức Chiêm Tinh Học: Xem chi chiết tại trang " Tìm Thuật ngữ"
- Tổng hợp Về Giải Thích Bí Mật Của Các Con Số Như 12= 5 + 7 ....
- Tổng Hợp Thần chú – Chân Ngôn – Châm Ngôn – Matram – Linh Từ MINH TRIẾT MỚI
- Tổng Hợp Về Cung Thể Cảm dục/ Xúc Cảm/ Vía / Tình Cảm
- Tổng hợp về Ba Thập Giá
- Tổng hợp về Mặt Trời/ Thái Dương và Cung Mặt Trời
- Tổng hợp về Mặt Trăng và Cung Mặt Trăng
- Tổng hợp về Cung Mọc
- Tổng hợp kiến thức Luân hồi các Cõi Giới (Tái Sinh/ Tái Sanh/ Đầu Thai/ Lâm Phàm)
- Tổng hợp về Thủy Tinh (Sao Thủy)
- Tổng hợp về Diêm Vương tinh/ Sao Diêm vương
- Tổng hợp về Hải Vương tinh (Sao Hải vương)
- Tổng hợp về Thiên Vương tinh (Sao Thiên vương)
- Tổng hợp về Thổ tinh (Sao Thổ)
- Tổng hợp về Mộc Tinh (Sao Mộc)
- Tổng hợp về Sao Hỏa / Hỏa tinh
- Tổng hợp về Kim Tinh (Sao Kim)
- Tổng hợp về Hành tinh – Hành tinh Cai quản
- Tổng Hợp Về Cung H. Đạo và Tứ Đại (Hành: Thổ (Đất) – Thủy (Nước) – Hỏa (Lửa) – Khí (Không Khí/ Gió)
- Tổng hợp về Chủ Tinh/ Hành Tinh Chủ Quản và Chủ quản các Nhà
- Tổng hợp về Phàm ngã: Hình thành – Tính chất – Trình độ Tâm thức
- Tổng hợp về Trí tuệ, Cung Thể Trí Và Cõi Trí (Hạ Trí và Thượng Trí)
- Tổng Hợp Thể Xác/ Hồng Trần (So sánh Cung 3 – 7); Chất và Thể Dĩ Thái.
- Tổng Hợp Xem Lá Số Chiêm Tinh – Chiêm Tinh học
- Tổng hợp về Luân xa (Bí huyệt hay Trung tâm lực)
- Tổng hợp về Linh Hồn – Ishvara
- Tổng hợp chi tiết về Tâm Thức và các trình độ khác nhau
- Tổng Hợp Thuật ngữ Về Tiến hóa
- Tổng hợp năng Lượng Bảy Cung Đến Thái Dương hệ Và Nhân Loại
- Tổng hợp Về Cấu Tạo Con Người và Bảy nguyên khí
- Tổng hợp về Huyền Linh – Huyền Linh Học – Huyền học – Huyền Bí Học – Huyền Thuật học

+ Chuyển động nghịch hành: Trong thời cổ đại, con người cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, và tất cả các đối tượng trên bầu trời đều xoay xung quanh chúng ta. Một biến chứng của mô hình này là các hành tinh có thời điểm di chuyển ngược lại so với quỹ đạo của nó. Nếu các hành tinh được quay quanh Trái Đất, tại sao nó lại đi ngược?  Nếu chúng ta nhìn hệ mặt trời theo hướng từ trên xuống thì mọi hành tinh đều quay quanh trái cầu đỏ theo cùng một hướng (ngược chiều kim đồng hồ). Tuy nhiên, bởi vì chiêm tinh học theo thuyết Địa Tâm quan sát các hành tinh theo hướng từ Trái đất nhìn lên nên đôi khi một số hành tinh dường như đang đi lùi. Khi những hành tinh chuyển động nghịch hành, hay nói cách khác là đi lùi, vị trí chiêm tinh sẽ được đánh dấu R.

+ Chữa Bệnh Huyền Môn:
Những hình thức thiền để chữa bệnh cho thể xác. Chắc chắn các bạn ngạc nhiên khi thấy rằng ít khi phải dùng hình thức thiền loại này, và vì thế chúng không có nhiều. Lý do là ít có bệnh tật nào của xác thân lại phát sinh từ chính nó. Một vài bệnh bắt nguồn từ thể dĩ thái, nhưng ở giai đoạn tiến hóa này thì đa số các bệnh tật đều phát sinh từ thể cảm dục, và phần còn lại từ thể trí. Chúng ta có thể nói khái quát như sau: [159] - 25% bệnh tật thể xác phát sinh từ thể dĩ thái. - 25% do thể trí. - 50% bắt nguồn từ thể tình cảm.
+ Các phương pháp thiền chữa bệnh
- Cho Thể Xác - Cho thể Cảm dục:
Có 3 loại chính
(i)- Do Tình cảm dữ dội và sự rung động không ổn định
(ii): Sự sợ hãi và các tiên cảm tai nạn, âu lo và thất vọng;
(iii)- Xúc cảm tình dục, chiếm phần rất lớn trong tình cảm, từ sự đè nén dục tình, cho đến các tình cảm tội lỗi, nhơ bợn, biểu lộ trong sự ăn chơi trụy lạc và phóng đãng.
- Cho thể trí: các bệnh tật của thể trí trừ việc nêu ra rằng các nguyên nhân này có thể phát sinh trong chính thể trí vì nghiệp quả kiếp trước, hoặc bắt nguồn từ thể cảm dục và phản ứng ngược lại thể trí. Sự tương tác giữa 2 thể này có thể sinh ra bệnh nặng, từ đơn giản là gây tính gắt gỏng, khiến y trở nên khó chịu, sống không hạnh phúc, cho đến các bệnh não, gây điên khùng, não có bướu hay ung thư trong đầu.
+ Hình thức thiền dùng thần chú: Là dùng Thánh ngữ, nếu được xướng lên một cách nhịp nhàng theo những âm giai nhất định sẽ thành tựu được những kết quả nhất định như việc kêu gọi các vị thần bảo hộ. Chúng đưa đến những hiệu quả nhất định ở nội tâm hay ngoại cảnh... khi được xướng lên bằng tiếng Bắc Phạn nguyên thủy sẽ có những hiệu quả mạnh mẽ không thể tưởng (lên cần bí mật.
+ Thiền để kêu gọi các vị thiên thần và các tinh linh: Các tinh linh chính yếu là giới tiến hóa dưới nhân loại, co 4 nhóm, có ở tất cả các cõi (CTHNM, 177):
1. Tinh linh của đất;. 2. Tinh linh của nước;. 3. Tinh linh của không khí.; 4. Tinh linh của lửa.;
+ Khi nghiên cứu kiến thức huyền môn, các bạn cần nhớ hai điều (CTHNM, 175):
1. Các bạn phải kiểm soát các sức mạnh tinh linh.
2. Các bạn phải hợp tác với các thiên thần.

+ Huyền Môn:  Chữ huyền môn (occult) có nghĩa là bị che dấu, ẩn tàng, và tham thiền huyền môn là dạng tham thiền sử dụng những năng lượng vô hình mạnh mẽ này (Về tham thiền-MQ-MF)

+ “Sức khỏe không phải chỉ là không có bệnh tật, hay khuyết tật mà là một sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội”(WHO) + Tương ứng với Fohat ở tiểu vũ trụ là các dòng sinh lực qua thể dĩ thái để giữ cho xác thân được sống động và có từ lực. Nguồn lưu chất prana này thì vô hạn, ít ai biết, và khi hiểu đúng người ta sẽ biết bí quyết của sức khỏe hoàn hảo, ta sẽ đề cập sau.(TTHM, 185)

+ Sức khỏe: Tùy thuộc vào sức khỏe của mọi tiến hóa có kết hợp, tùy thuộc vào sự hợp tác, biểu lộ của vật chất của hành tinh và hành khí hành tinh,mà chính nó là biểu lộ của hành khí hồng trần của toàn thể thiên nhiên biểu lộ (LVLCK, 101)

+ Dĩ Thái và Prana (Bức xạ Sinh Khí Thái Dương - BXSKTD): Nó không kiến tạo mà chỉ duy trì, bảo tồn hình hài. Chúng kích thích, kiến tạo, liên kết, điều chỉnh tế bào chất. Một số tia khác thì hủy diệt hình hài. Chúng hoạt động theo ĐL Hút và Đẩy (của Cung 2-LVLCK, 55).

BXSKTD tác động trong 4 chất dic thái (Cõi Trần-Không thể nhìn thấy), chúng là nền tảng của Lửa ma sát. Cần xem kỹ hơn tại LVLCK, 102;

+ Mãnh lực: Tình trạng căng thẳng lớn - Mãnh lực tuôn vào các luân xa khác nhau, nếu không điều chỉnh đúng cách, thường gây ra cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, khích động và bứt rứt không yên. Bí quyết là sự điều chỉnh không đối kháng. Nên các xúc cảm, phản ứng thô bạo, tội ác lan tràn, phần rất lớn do sử dụng và áp dụng sai mãnh lực. Ai biết được bí quyết thấy mình chính là một kênh vận chuyển và giữ Tâm bình, sẽ vượt qua. Ta cũng phải đề phòng mất sinh lực nữa. Hãy cảnh giác chứ không phải lẩn tránh sức kích thích, mà cho nó đi qua bản thể của mình, và chỉ hấp thu một phần tùy theo khả năng. Phần còn lại sẽ đi qua luôn như một tác nhân chữa bệnh trên đường trở về kho chứa chung. Hãy nghiên cứu để hiểu biết sâu xa về định luật (TTHM, 179)

+ Hoàng Đế nội kinh: “Giữ lòng điềm đạm, vô tư, ít thị dục thì chân khí được sung túc, tinh thần được vững chãi ở bên trong thì bệnh tật làm sao mà phạm đến được”. Phải biết thích nghi thời tiết; an hòa; làm việc nghỉ ngơi chừng mực, đúng phép, đúng thời hợp với quy luật âm dương. “Giận hại Can, Bi ức chế cái giận; Vui hại Tâm, Sợ hãi ức chế vui mừng; Lo âu tư lự hại Tỳ, Sự giận dữ thì ức chế được sự lo âu; Ưu sầu bi ai hại Phế, Vui mừng làm tan biến nỗi bi ai; Sợ hãi hại Thận, Lo âu, tư lự sẽ ức chế sợ hãi”. Xem nguồn - Đông y: Ngũ tạng (Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận) với ngũ chí tương ứng (Nộ, Hỉ, Tư, Ưu, Khủng) theo quy luật sinh - khắc và chế hóa của ngũ hành. Nếu biết khéo vận dụng các quy luật đó, sẽ đem lại hiệu quả tốt đẹp. Xem thêm: Tổng hợp Thể Xác - Chất và Thể Dĩ Thái Xem thêm: Tổng hợp về Con Người và Bảy Nguyên Khí

Các loại thực thể ám ảnh: Nếu nói chi tiết thì có rất nhiều loại, nhưng tôi chỉ kể ra đây vài loại thôi (Người ít tiến hóa thì có cấu tạo yếu kém nên không thể chống lại được sự ám ảnh này) 1. Những sinh linh hạng thấp đã từ trần, đang chờ đầu thai, có ý muốn và chực chờ cơ hội ám ảnh, ở trường hợp một và hai. 2. Những người tự tử, đang băn khoăn muốn chuộc lại hành động sai lầm này và muốn trở lại cõi trần. 3. Những vong linh quyến luyến cõi trần, dù tốt hay xấu, họ đang khắc khoải âu lo cho những người thân yêu của họ, về công việc làm ăn, hay nóng lòng muốn làm một việc quấy hoặc chuộc lại một hành động độc ác nào đó, họ xâm nhập để chiếm thể xác như trong trường hợp một và hai. 4. Các vị Hắc đạo thường lợi dụng các trường hợp ba và bốn như tôi đã nói. Họ cần những thể đã phát triển cao, chứ không dùng những thể yếu ớt hay chưa được tinh luyện. Trong trường hợp ba, sự yếu kém chỉ là tương đối, do quá chú ý đến thể trí. 5. Những loài tinh linh và những sinh linh thấp kém hơn con người, có tính độc ác, chúng rình rập bất cứ cơ hội cỏn con nào và ở nơi nào chúng thấy có sự rung động tương ứng. 6. Vài loại thiên thần bậc thấp, vô hại nhưng ưa phá khuấy, vì tinh nghịch và đùa giỡn mà tìm cách nhập vào một cơ thể khác giống như trẻ con ưa mặc quần áo lạ kiểu để làm trò. 7. Những du khách từ các hành tinh khác, đôi khi đến và nhập vào một số cơ thể tiến hóa cao vì mục đích riêng. Nhưng trường hợp này rất, rất hiếm hoi… + Giờ đây tôi chỉ cho các bạn một vài phương pháp mà rốt cuộc sẽ là những cố gắng đầu tiên để chữa trị (TVTTHM, 126)

+ Huyền bí gia và thần bí gia: Thần bí gia không nhất thiết là một huyền bí gia, nhưng huyền bí gia phải vốn là một nhà thần bí. Khoa thần bí chỉ là một bước trên đường huyền bí học.

Trong thái dương hệ này – hệ của tình thương linh hoạt – con đường ít trở ngại nhất cho nhiều người là con đường của thần bí gia, hay là con đường bác ái và sùng tín.
Trong thái dương hệ sau, con đường ít trở ngại nhất sẽ là con đường mà hiện giờ chúng ta gọi là con đường của huyền bí gia. Lúc đó, mọi người đều đã đi qua con đường thần bí. Sự khác nhau:
- Thần bí gia quan tâm đến sự sống đang tiến hóa. Huyền bí gia chú ý đến hình thể.
- Thần bí gia chú trọng đến Thượng Đế ở nội tâm. Huyền bí gia chú trọng đến Thượng Đế biểu hiện ở bên ngoài.
- Thần bí gia đi từ trung tâm ra ngoại biên. Huyền bí gia làm ngược lại.
- Thần bí gia tiến lên cao bằng chí nguyện và sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng Thượng Đế trong tâm hay vị Chân sư y thừa nhận. Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Theo cách này, huyền bí gia tiến đến các Đấng Thông tuệ là những Đấng vận dụng định luật, cho đến khi y đạt đến Nguồn Thông tuệ nguyên thủy.
- Thần bí gia hoạt động qua các Cung Bác ái, Điều hòa và Sùng tín, hay là con đường của Cung 2, Cung 4 và Cung 6. Huyền bí gia hoạt động qua Cung Quyền lực, Cung Hoạt động và Cung Định luật Nghi thức, hay là Cung 1, Cung 3 và Cung 7.

* Cả hai đều gặp gỡ và hòa hợp nhau bằng sự phát triển trí tuệ, hay là qua Cung 5, Cung Kiến thức Cụ thể (là một phần nhỏ của nguồn thông tuệ vũ trụ). Trên cung thứ 5 này nhà thần bí trở thành huyền bí gia và sau đó hoạt động với tất cả các cung. (TVTTHM, 148)

- Đại Vũ Trụ và Tiểu Vũ trụ: Tiểu vũ trụ là một vũ trụ nhỏ, như một con người, trong khi Đại vũ trụ là một thực thể rộng lớn đang biểu hiện, như một thái dương hệ. ĐLTU giúp xác định những điểm tương đồng giữa cuộc sống và những gì cao xa hơn ở cấp hành tinh, thái dương, vũ trụ.
- Trên sao, Dưới vậy: Vũ trụ là một THỰC THỂ vĩ đại, đang sống và thở. Trong khi đó chúng ta chỉ là nguyên tử bé nhỏ bên trong cái Toàn thể này. Câu nói cổ “trên sao, dưới vậy” bao giờ cũng đúng, và cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ.
+ Tương ứng/ Tương đồng giữa Tiểu Vũ Trụ
- Đại Vũ Trụ
   Ý chí .........  Bác ái  .... Thông tuệ

Chòm Đại hùng     Sirius        Pleiades
Cung 1                 Cung 2               Cung 3
Ý chí                    Bác ái/               Thông tuệ/ và Quyền lực     
Minh triết    Linh hoạt Shamballa    H.Giai T.thần   Nhân loại Tinh thần/  Linh hồn    Phàm nhân Chân thần Atma               Bồ-đề            Manas Cõi trí           Cõi cảm dục    Cõi trần Thể trí         Thể cảm dục     Thể xác

Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo
Xem: Trang tổng hợp thống kê tương ưng số
Xem: Trang tổng hợp tương ứng đối ứng

+ Cách kiếm tiền và tiêu tiền đúng: Cuộc sống cá nhân sẽ được chuyển hóa nhờ tuân thủ định luật. . . Ví dụ như Định luật về Vật chất Cơ bản. Luật này đặt người đệ tử vào vị thế sử dụng kho tàng chung một cách khôn ngoan. Đó là việc vận dụng vật chất và cho nó thích nghi với các sức mạnh tương tác của cung và cầu. . . Đức tin mù quáng chỉ đúng với nhà thần bí, và là một trong các phương tiện để đi vào kho tàng Thiêng liêng này. Nhưng hiểu được phương pháp làm kho chứa này được cung cấp thêm mãi và hiểu được phương tiện nào để mang nguồn cung cấp dồi dào của Đấng Cha Lành đến cho nhu cầu của con cái Ngài, thì còn hay hơn nữa. Một trong những câu châm ngôn về cung và cầu là: Chỉ khi nào mức cung được sử[205] dụng một cách khéo léo cho các nhu cầu của người phụng sự và công việc phụng sự thì nguồn cung cấp ấy mới tiếp tục tuôn tràn vào. (Câu này tôi chọn cẩn thận từng từ). Bí quyết là: sử dụng, yêu cầu, nhận lấy. Chỉ khi nào cánh cửa mở ra do định luật cầu thì một cánh cửa khác cao hơn mới mở ra để cung tuôn vào. Trong luật vạn vật hấp dẫn có ẩn chứa bí mật này. Các bạn hãy suy ngẫm kỹ.(TTHM, 204)
Các mầu Hợp nhất Nguồn
3 màu: đỏ, xanh và xanh lục Mầu Trắng TTHM 217
............................................. ....................... ..............
+ Chủ Tinh Lá Số: Mỗi lá số có một hành tinh cai quản, rất dễ tìm. Đơn giản, bạn chỉ cần nhìn vào cung Mọc của bạn. Hành tinh cai quản Cung Mọc là hành tinh chủ quản lá số của bạn. Ví dụ, nếu Xử Nữ là Cung Mọc, hành tinh chủ quản lá số của bạn là Thuỷ tinh. Nếu Nhân Mã là Cung Mọc của bạn, hành tinh chủ quản lá số của bạn là sao Mộc. Bây giờ hãy lưu ý cẩn thận hành tinh cai quản lá số của bạn (chủ tinh của lá số) ở cung nào, nhà số mấy. Vị trí của nó có ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của bạn và nhuộm màu cá tính của bạn tới một mức độ rộng lớn. Bạn hãy chắc chắn tìm ra chủ tinh của bạn và kiểm tra vị trí của nó trong lá số của bạn. Đây là đầu mối quan trọng khi diễn giải một lá số. Xem: Diễn giải Chiêm tinh học ngoại môn 4

+ Trạng thái Vượng Tướng Tù Tử của Hành tinh trong các cung Hoàng đạo - Hành tinh Vượng: Khi nó nằm ở đúng Cung Hoàng Đạo mà nó quản/ Chủ tinh (CTHNM 17)

- Hành Tinh bị Tù  : Khi nó nằm ở Cung Hoàng đạo ngược lại với Cung nó quản/ là Chủ tinh - Hành Tinh ở Tướng: Hành tinh nằm trong cung Hoàng đạo mà nó được "Sinh", tức làm nó mạnh thêm - Hành Tịnh bị Tử: Hành tinh nằm trong cung Hoàng đạo mà nó bị "Khắc", tức làm nó Suy yếu * Trong chiêm tinh truyền thống, mỗi hành tinh đều có một cung mà nó cai quản; đây là cung mà hành tinh cảm thấy thoải mái nhất, nơi mà ảnh hưởng của nó là tự nhiên nhất. Chẳng hạn, sao Hỏa cai quản Bạch Dương, và sao Mộc cai quản Nhân Mã. Dấu hiệu ngược lại được gọi là “tù—detriment”. Sao Hỏa bị detriment (“tù”) trong Thiên Bình, và sao Mộc “tù” trong Song Tử. Dấu hiệu Cung tướng là cung, theo một nghĩa nào đó, sẽ nâng cao tính chất của hành tinh. Sao Hỏa tướng trong Capricorn. Tính hành thổ của Capricorn sẽ làm chậm lại sao Hỏa nhưng Capricorn cũng được coi là dấu hiệu của sự thành tựu nên sao Hỏa không bị ngăn trở trong Capricorn, nhưng thay vào đó Mars có thể hoạt động rất hiệu quả trong cung này theo khái niệm này. Cung ngược lại với cung vượng là cung mà hành tinh suy yếu. Mars “tử” trong Cự Giải, một cung rất khó để sao Hỏa hoạt động theo chiêm tinh truyền thống. (Nguồn: CTHNM III)

+ Tam Giới (TLHNM GQ1.1_Các cung của nhân loại):
1. Giới linh hồn     - Trực giác.
2. Giới nhân loại   - Trí năng.
3. Giới động vật   - Bản năng.

+ Các Cung Của Nhân Loại (EP I, 332):

Các ảnh hưởng làm cho một người là chính y, và quyết định tính chất bề ngoài của y … [các ảnh hưởng này] là cung cá nhân và cung linh hồn của riêng y, vốn tác động trên y và ảnh hưởng tâm thức của y, tìm lối vào khí cụ hình tướng của y nhờ các đơn vị năng lượng mà hình tướng đó được tạo nên.

Ngoài ra, các ảnh hưởng quyết định khác là những yếu tố thái dương, vũ trụ và môi trường vốn cũng tác động trên y.

1. Cung của chính thái dương hệ.

2. Cung của Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh chúng ta.

3. Cung của chính giới nhân loại.

4. Cung chủng tộc đặc biệt của chúng ta, cung xác định giống dân Aryan.

5. Các cung chi phối bất kỳ chu kỳ đặc biệt nào.

6. Cung quốc gia, hay ảnh hưởng cung vốn đang ảnh hưởng đặc biệt đến một quốc gia cụ thể.

7. Cung linh hồn, hay chân ngã.

8. Cung phàm ngã.

9. Các cung chi phối:

a. Thể trí.

b. Thể cảm xúc hay cảm dục.

c. Thể xác.

Các Cung chi phối các mức độ Linh Hồn, phàm ngã, thể trí, thể tình cảm và thể xác

- Linh hồn con người, hay ego được nhận thấy ở một trong 7 cung.

- Cung phàm ngã có thể ở trên bất kỳ cung nào của 7 cung.

- Cung thể trí: Bản chất trí tuệ và thể trí được chi phối bởi Cung 1, 4 và 5.

- Cung thể Cảm dục: Bản chất và hình thái tình cảm bị chi phối bởi Rays 2 và 6

- Cung Thể xác (Sinh khí / Dĩ thái và thể xác) bị chi phối bởi Rays 3 và 7.

Cung 4 và 5 - Hai cung có hiệu lực đặc biệt trong việc đưa giới nhân loại vào sự biểu lộ (EP I, 320):
- Cung bốn hay Cung của sự Hài Hòa, sự mỹ lệ và sự thống nhất, đạt được thông qua xung đột.
- Cung năm hay Cung Kiến ​​Thức Cụ Thể, hoặc năng lực hiểu biết.

Cung thứ tư là là cung đặc biệt chi phối nhân loại ......

+ CÁCH XÁC ĐỊNH CUNG: Hãy bắt đầu với các thể thấp trước, sau đó bạn tiến vào trong đến Cung Linh hồn. Thông tin dưới đây cung cấp lời chỉ bảo, các trích dẫn và thông tin khác sẽ giúp bạn tìm thấy các cung của bạn. Một khi bạn có một biểu đồ, hãy làm việc với nó trong nhiều tháng và nhiều năm sắp tới để xác định tính chính xác của nó, qua việc tự quan sát. Các cung được đưa ra dưới đây là những cung vốn thường chi phối bản chất, mặc dù, khi một người đang trên đường Đạo, thì linh hồn có thể chọn các cung kỳ lạ hay bất thường cho các hiện thể để hoàn chỉnh bản chất.

BIỂU ĐỒ CỦA CUNG PHÀM NGÃ, GỒM 5 CUNG:

1. Trước nhất hãy tìm Cung của Thể xác-Dĩ thái

Cung này thường sẽ là Cung 3 hoặc Cung 7.

Hãy quan sát bản chất và các thói quen của bạn về mặt thể chất; hoàn thành bản danh sách kiểm tra về Cung Thể xác.

2. Tìm Cung Thể tình cảm

Cung này thường sẽ là Cung 2 hoặc Cung 6.

Cung 6 sẽ ở lợi thế; chỉ những người đang đến gần con đường đệ tử tỏ ra có thể cảm dục Cung 2.

Hãy quan sát những thể hiện cảm xúc của bạn; hoàn tất biểu đồ danh sách kiểm tra Cung của Thể tình cảm.

3. Tìm Cung Thể Trí

Cung này sẽ là một trong các cung 1, cung 4 hoặc cung 5.

Hãy quan sát các quá trình xây dựng hình tư tưởng của bạn; hoàn tất biểu đồ danh sách kiểm tra Cung của Thể Trí.

4. Tìm Cung Phàm ngã

Lĩnh vực này đã hình thành chưa? Hãy kiểm tra các đặc tính của “một phàm ngã” trong Tiết Đoạn về Sự Tiến Hóa Của Tâm Thức. Hãy hoàn tất biểu đồ danh sách kiểm tra Cung Phàm ngã. Hãy tự kiểm tra.

5. Tìm Cung Linh Hồn

Cung này có thể là bất kỳ cung nào trong bảy cung, nhưng ít có khả năng là Cung 4, vì cung này chỉ mới bắt đầu nhập thể.

+ Khi phân tích cung của một cá nhân ta cần nắm vững các nguyên tắc sau đây:
* Phân tích từ “ngoài vào trong”, nghĩa là từ các thể trọng trược nhất đến thể tinh anh nhất. Phương pháp này giống như khi chúng ta bóc tách một củ hành.
* Ngoại lệ: đối với đệ tử, điểm đạo đồ, người tiến hóa cao, các cung của hạ thể có thể nằm ngoài qui luật thông thường trên và có thể có bất kỳ cung nào.
* Khi con người tiến hóa đủ cao, đã trở thành một “phàm ngã thực thụ” thì cung phàm ngã sẽ xuất hiện. Cung phàm ngã có thể ở trên bất kỳ cung nào và khác với cung của Linh hồn.

Xem nguồn: năng lượng của 7 cung/ khóa GQ

+ Vulcan - Nằm Giữa Sao Thủy và Mặt Trời: Trong chiêm tinh học nội môn, vẫn sử dụng các hành tinh thông thường nhưng có bổ sung thêm Vulcan, một hành tinh được cho là nằm gần mặt trời. Vòng hoàng đạo sử dụng là vòng hoàng đạo xích đới (tropical). (Chiêm THNM 8)
+ Vulcan: Với Ngoại môn xem như dùng Mặt Trời (CTHNM, 772)
+ Vulcan tức Hỏa Vương Tinh - Cung 1. Không bao giờ tương tác Ngoại môn
- Vulcan: Dẫn truyền Cung 1; Pluto cũng dẫn truyền Cung 1 (Vài Cung tự biểu hiện qua 2 hành tinh. Thí dụ Cung 4, qua Mặt Trăng và cả qua Mercury, trong khi Cung 1, đến với chúng ta qua Vulcan và qua Pluto. Lý do thực sự là một trong các bí mật của điểm đạo và được ẩn giấu trong vận mệnh của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư - Nhân loại.
+ Việc đặt Vulcan lên Mặt Trăng hay Mặt Trời là đúng, bởi vì (trên đường đạo/ Nội môn) lực của Vulcan (Hải Vương tinh/ Mặt Trăng, Thiên Vương tinh/ Mặt Trời) tuôn chảy trực tiếp quá Mặt Trăng (Tình cảm), Mặt Trời (Bản Ngã); Nguồn: Trả lời câu hỏi Chiêm THNM 9;
+ Ba hành tinh bị che lấp – Vulcan, Uranus và Neptune: Là các hành tinh thánh thiện, Cung thứ nhất, thứ bảy và thứ sáu. Vulcan không bao giờ là chủ thể cai quản bên ngoài, và chỉ hoạt động thực sự khi một người đang ở trên Thánh Đạo, trong khi Uranus và Neptune là các chủ thể cai quản của cung thứ 11 và 12, và chi phối Aquarius cùng Pisces. Các hàm ý sẽ trở nên sáng tỏ cho bạn (CTHNM, 570)

+ Hỏa Vương Tinh: Hành tinh thánh thiện tương ứng với 7 Trung tâm lực trong con người, tức 7 Luân Xa (TLHNM III, 19):

1. Hỏa vương tinh (Vulcan) ........ Cung 1

2. Thủy vương tinh (Mercury) ..... Cung 4

3. Kim tinh (Venus) ................... Cung 5

4. Mộc tinh (Jupiter) .................. Cung 2

5. Thổ tinh (Saturn) .................. Cung 3

6. Hải vương tinh (Neptune) ...... Cung 6

7. Thiên vương tinh (Uranus) ..... Cung 7

Xem: Tổng hợp về Hành tinh

+ Những năng lượng bên trong con người thực hiện sự tiếp xúc thông qua trung gian thể sinh lực hoặc thể dĩ thái, vốn gồm các dòng năng lượng, hoạt động thông qua 7 điểm tập trung hoặc các trung tâm lực trong thể dĩ thái, được tìm thấy ở gần, hoặc có liên quan đến, bảy tập hợp tuyến chính [Trang 413]: 1. Tuyến tùng quả. 2. Tuyến yên. 3. Các tuyến giáp trạng và phó giáp trạng. 4. Tuyến ức (thymus gland). 5. Tuyến tụy. 6. Các tuyến thượng thận. 7. Các tuyến sinh dục. - Các bí huyệt là: Bí huyệt đầu; Bí huyệt giữa hai chân mày; Bí huyệt cổ họng; Bí huyệt tim; Bí huyệt nhật tùng; .Bí huyệt ở đáy cột sống cột sống.; Bí huyệt xương cùng. Các bí huyệt này có liên quan chặt chẽ với hệ thống nội tiết, mà chúng khống chế và chi phối theo tính chất và nguồn gốc của năng lượng chảy qua chúng. Tôi đã đề cập chi tiết điều này trong những sách khác của tôi, và do đó ở đây tôi sẽ không bàn chi tiết về nó vượt quá việc kêu gọi bạn chú ý đến mối quan hệ giữa các bí huyệt trong thể dĩ thái, các quá trình tích hợp vốn mang hết bí huyệt này đến bí huyệt khác vào hoạt động, và sự kiểm soát cuối cùng của linh hồn, sau sự nhất quán cuối cùng của toàn bộ phàm ngã. + Tuyến nội tiết: Tuyến nội tiết hay hệ thống tuyến tác động dưới các thúc đẩy tiến vào thể xác xuyên qua bảy bí huyệt trong thể dĩ thái; đối với các bí huyệt này, hệ thống tuyến chỉ là sự thể hiện bên ngoài hay là đối phần của thể xác. Các tuyến nội tiết chi phối con người qua dòng máu, đến phiên chúng lại bị chi phối bởi các bí huyệt.(TLHNM–II, 434)
- Bậc Trí Giả: Tâu đại vương! Phàm là Trí giả nói chuyện với nhau, bao giờ cũng nói lời ngay thật, muốn trao đổi hiểu biết, soi sáng hiểu biết cho nhau. Trong câu chuyện, nếu có những lý lẽ đưa ra, dù đúng, dù sai, dù cao, dù thấp, dù phải, dù trái v.v... các bậc Trí giả không bao giờ vì thế mà phiền lòng hay nóng giận. Họ tôn trọng nhau, dù ý kiến, tư tưởng có bất đồng chăng nữa. Thắng, bại không hề làm cho họ chau mày, mà chính chân lý, sự thật mới thuyết phục được họ. Nếu gặp phải đối phương là tay lợi trí, lợi khẩu, hùng biện đại tài, bậc Trí giả không vì thế mà tìm cách cản ngăn, áp chế, bắt ngừng nói, đuổi ra khỏi chỗ ngồi; hoặc lươn lẹo dùng những xảo thuật miệng lưỡi, ngụy biện nhằm tranh thắng cho kỳ được! Đấy là cốt cách, phong thái đầy hiểu biết của bậc Trí giả, tâu đại vương! + Nguồn: MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA) - Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo) - Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính, ấn bản 2003
- Bậc Vương Giả: Tâu đại vương! Bậc Vương giả vì quen sống trong quyền lực, nhất hô bá ứng, nên khi đối thoại thường quen áp đảo, bắt buộc kẻ khác chấp thuận quan điểm của mình. Nếu có ai đó nói một câu không vừa ý, hoặc đối nghịch với tư kiến của mình; bậc vương giả sẽ không hài lòng, sẵn sàng dùng quyền uy của mình mà bắt tội, chẳng dựa vào lẽ phải và công bằng. Những cuộc nói chuyện như thế rồi chẳng đi đến đâu, vì thái độ và lối xử sự của các bậc Vương giả đã tự ngăn chặn con đường về với sự thật, đốt cháy mối cảm thông và cắt đứt sự hiểu biết. Đối thoại trong tư thế bậc Vương giả thường rơi vào một chiều, phiến diện và ngõ cụt như vậy đấy, tâu đại vương! + Nguồn: MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA) - Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo) - Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính, ấn bản 2003
- Là các quy luật về năng lượng và thần lực vũ trụ, các chòm sao, thái dương hệ, vòng Hoàng đạo .... mà khoa học hầu như chưa nhận biết được. Chúng truyền chuyển năng lượng đến Thái dương hệ chúng ta, đến mặt trời và các hành tinh, đến trái đất và rồi đến mọi giới trong thiên nhiên, trong đó có con người.
+ Trong trời đất, con người là quý, đầu đội trời, chân đạp đất, thân thể do cha mẹ để lại nên phải quý.(Hải Thượng Lãn Ông) + 24. Giận nhiều hại gan, dâm nhiều hại thận, ăn nhiều hại ruột, ưu tư hại lá lách, phẫn nộ hại gan, sầu muộn hại tinh thần. 28. Khí để thông huyết, huyết để bổ khí, tuy 2 mà như một vậy. Phàm là người nhìn nhiều (sử dụng mắt nhiều) ắt tổn thương huyết, nằm nhiều tổn thương khí, ngồi nhiều tổn thương thịt, đứng nhiều tổn thương xương, đi nhiều tổn thương gân, thất tình lục dục quá độ ắt tổn thương nguyên khí, hại tới tâm thận. Như ngọn lửa cháy mạnh mẽ, bị hao tổn dương khí. 29. Trị bệnh về ngũ tạng, đầu tiên cần bổ khí. Thận là cấp bách nhất. Bổ khí nghiêm cấm động tâm, động tâm ắt nóng gan, các mạch bị chấn động, chân thủy sẽ hao tổn. Tâm bị động, sẽ dẫn khởi phong. Phong động ắt hỏa vượng, hỏa vượng ắt thủy cạn, thủy cạn ắt địa tổn. 35. Mới khỏi bệnh nặng, cần tránh cắt tóc, rửa chân, tắm gội 53. .....Càng sợ chết, càng chết nhanh. Nếu bạn muốn dưỡng sinh, thì phải không sợ chết. Chỉ có không sợ chết, mới có thể cách xa cái chết. + 69. Tùy kỳ tự nhiên là cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh. Một người khi sinh ra, vận mệnh của anh ta căn bản là đã có định số rồi. Anh ta nên làm gì, không nên làm gì, nên ăn gì, không nên ăn gì, nếu như có thể thuận theo vận số của bản thân mà làm, thì sẽ có thể được bình an vô sự. Người có ngộ tính sẽ phát hiện ra được, sẽ biết được vận mệnh của bản thân, biết được họ nên làm cái gì, không nên làm cái gì. Cho nên dưỡng sinh tuyệt đối không đơn giản là bắt trước, bảo sao làm vậy..... - Cần làm được thuận theo tự nhiên của đại tự nhiên bên ngoài, ngoài ra còn phải thuận theo lẽ tự nhiên của vận mệnh bên trong bản thân, hai điều này đều không thể thiếu được. Cụ thể, xem các Danh Y cổ đã để lại các lời dậy: Tổng hợp các Lời dậy Danh Y Cổ
Đức Phật dậy về vun bồi nghị lực sống: 1. Không quan trọng quá khứ bạn khắc nghiệt thế nào, bạn luôn luôn có thể bắt đầu lại. 2. Những điều tốt đẹp đến với ai tin tưởng, những điều tốt hơn đến với ai kiên nhẫn và… những điều tốt nhất chỉ đến với người không bỏ cuộc.
3. Cuộc hành trình ngàn dặm… phải bắt đầu từ những bước đầu tiên.
4.Cuộc sống không có nghĩa là dễ dàng. Nó luôn luôn biến động. Đôi lúc hạnh phúc, có lúc lại khổ đau… Nhưng với tất cả những bước "THĂNG TRẦM” trong cuộc sống, bạn lại học được những bài học làm cho bạn MẠNH MẼ LÊN.
5. Khi cuộc sống đặt bạn vào chuyện thế khó khăn, đừng bao giờ nói ” Tại sao lại là tôi..?” mà hãy nói ” Tôi sẽ cố gắng …!”.
6. Rất nhiều người sợ nói ra những gì họ muốn, đó là lý do tại sao họ không có được những gì mình muốn.
7. Bạn không thể chặn những con sóng … nhưng bạn có thể học cách làm thế nào để lướt sóng.
8. Một trong những điều tốt nhất trong cuộc sống là: Nhận ra rằng bạn hoàn toàn hạnh phúc mà không cần đến những thứ mà bạn cứ ảo tưởng là mình buộc phải có.
9. Đừng nghĩ mãi về quá khứ. Nó chỉ mang tới những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về tương lai. Nó chỉ mang lại lo sợ. SỐNG Ở HIỆN TẠI VỚI NỤ CƯỜI TRÊN MÔI. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.
10. Mỗi khi mỏi bước trên con đường mình đã chọn, hãy tự nhủ mình: ”Tiếp tục đi… đừng dừng lại. Mỗi bước có thể khó khăn hơn nhưng đừng dừng lại. Viễn cảnh đẹp nhất là lúc ở trên đỉnh”. Nguồn: Lời Phật dậy về nghị lực

+ Nhân Duyên Kiếp Trước hay Tiền Kiếp quyết định Số phận - Phận Số Kiếp này nếu không tu:

Cuộc sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau. Gặp nhau là bởi chữ duyên sống và yêu nhau là bởi chữ nợ. Vậy nên mới có nhân quả luân hồi hay số kiếp.
Phật dậy:
1. Phong thủy ứng dụng và tâm linh đều cho rằng, những người mà kiếp này may mắn có địa vị cao quý, được xã hội trọng vọng làm quốc vương hay chức cao đại thần, là người có quyền, có thế thì kiếp trước đều là những người lễ phép, biết kính trọng Phật, Pháp, Tăng mà đến.
2. Người kiếp này mà giàu sang và phú quý thì ắt kiếp trước cũng đều là những người đã từng bố thí hay cứu tế và cho đi rất nhiều.
3. Người kiếp này mà sống thọ, có sức khỏe dồi dào, hiếm hay không bị bệnh tật đa phần kiếp trước đều là người luôn giữ vững giới cấm và rất coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.
4. Người kiếp này lớn lên đoan chính, gương mặt thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thần thái, rạng ngời, “hữu xạ tự nhiên hương” khắp thân mình luôn tỏa ra một mùi hương thơm mát. - Người này gặp người, người thích, cất tiếng nói người, người nghe. Đó chính là kết quả của việc kiếp trước họ đã tu nhân tích đức, biết lấy khiêm nhường và nhẫn nhịn làm niềm vui.
5. Người nào kiếp nàycá tính điềm đạm, cư xử bình tĩnh, hành xử không bao giờ hấp tấp vội vàng, cả trong nói năng và trong hành động đều rất cẩn trọng, biết chừng mực thì ắt hẳn kiếp trước đều là những người đã từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.
6. Người kiếp này tài năng và thông suốt Pháp, thậm chí có thể thuyết giảng, đồng thời hóa độ người u mê hay ngốc nghếch và hiểu được, biết trân quý lời nói và tự động truyền rộng Phật pháp ra ngoài để người người trong chúng sinh cùng thấu hiểu. Người có đức tính ấy, ắt là kết quả của việc kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.
7. Người nào có giọng nói trong trẻo, âm vực rõ ràng và vô cùng truyền cảm thì ắt hẳn kiếp trước là người tới từ Tam bảo ca hát (Tam bảo là là chỉ Phật, Pháp và Tăng).
8. Người nào kiếp này từ nhỏ mà đã ngốc nghếch thì ắt là do kiếp trước đã không muốn nhận sự dạy dỗ, luôn chỉ bảo người khác.
9. Người mà kiếp này làm nô lệ hay làm người ở cho kẻ khác thì đa phần là do kiếp trước đã thiếu nợ, có vay nhưng chưa hoặc không trả người ta.
10. Người mà kiếp này có địa vị thấp kém, sống đời nghèo hèn đa phần là bởi ở kiếp trước đã không biết lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). (Nguồn: Nhân duyên kiếp trước của 10 loại người)

 

8. Cung Song Ngư được thấy ở đầu của danh sách các cung hoàng đạo vì nó chi phối chu kỳ chiêm tinh lớn hiện nay của thế giới gồm 25 000 năm. Đó cũng là một trong các cung có ưu thế, có ảnh hưởng đến hành tinh chúng ta vào lúc biệt ngã hóa khi giới nhân loại xuất hiện. Về căn bản, cung đó có liên quan với Huyền Giai Sáng Tạo thứ nhất hay cao nhất, mà đến phiên nó có liên quan với Cung 3, Cung Thông Tuệ Linh Hoạt. Đó là sản phẩm của thái dương hệ thứ nhất. Sự phát triển của sự giác ngộ nhờ một trí tuệ được khơi hoạt là mục tiêu đầu tiên của nhân loại 9. Huyền Giai Sáng Tạo thứ 5 (cũng được đánh số 8) sắp được giải thoát. Nó đặc biệt có liên quan với Huyền Giai Sáng Tạo thứ 10, với tinh tòa Capricorn (Ma Kết/Nam Dương) và với phàm ngã nhân loại, phàm ngã này đang che khuất (veils) và tạm thời đang giấu (hides) nguyên khí Christ đàng sau cả hình tướng lẫn trí tuệ. Theo một vài hệ thống đánh số, số 8 được xem như con số của nguyên khí Christ (CTHNM, 47)

11. Bạn nên để ý rằng Huyền Giai nhân loại (trên biểu đồ 9- IV- 4) được qui định (assigned, bố trí) không có một element (yếu tố; hành, hành tố) đặc biệt nào vì Huyền Giai này phải dung hợp (fuse) và tổng hợp tất cả nhân loại. Đây là một phần của các trắc nghiệm lớn của điểm đạo dưới cung Scorpio (Bọ Cạp, Thiên Hiết, Hổ Cáp).(CTHNM, 48)

: Mang ý nghĩa sâu xa

♉ Kim Ngưu

♊ Ký Hiệu Song Tử

♋ Ký Hiệu Cự Giải

♌ Ký Hiệu Sư Tử

♍ Ký Hiệu Xử Nữ

♎ Ký Hiệu Thiên Bình

♏ Ký Hiệu Hổ Cáp hay Bọ Cạp

♐ Ký Hiệu Nhân Mã

♑ Ký Hiệu Ma Kết

♒ Ký Hiệu Bảo Bình

* Thái Dương Thượng Đế - Một Đấng Vũ Trụ Vĩ Đại, Ngài lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian là một Thái Dương Hệ. Tức Thái dương hệ là biểu lộ của năng lượng và sự sống của Thái Dương Thượng Đế. - Thái Dương hệ này là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân. - Thái Dương hệ tam phân có 3 trạng thái, hay là (theo như Thần học Cơ Đốc giáo) là 3 Ngôi. a. LỬA ĐIỆN hay TINH THẦN Ngôi 1: Chúa Cha, Sự Sống. Ý chí. Thiên Ý. Năng lượng dương b. LỬA THÁI DƯƠNG hay LINH HỒN Ngôi 2: Chúa Con. Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bằng. c. LỬA DO MA SÁT hay Xác Thể hay Vật Chất. Ngôi 3: Chúa Thánh Thần. Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm. - Mỗi Ngôi lại biểu lộ tam phân, do đó tạo ra a. 9 tiềm lực hay Phân thân. b. 9 Sephiroth. c. 9 nguyên nhân Điểm Đạo. Các Ngôi này, với toàn thể biểu lộ hay Tổng Thể, tạo ra 10 của biểu lộ hoàn hảo hay Con Người hoàn thiện.  - Ba trạng thái của Tổng Thể này hiện diện trong mỗi sắc tướng. a. Thái dương hệ tam phân, biểu lộ qua ba Ngôi nói trên. b. Một con người cũng tam phân, biểu lộ thành Tinh Thần, Linh Hồn và Xác thể, hay Chân Thần, Chân Ngã và Phàm Ngã. c. Nguyên tử của nhà khoa học cũng tam phân, được tạo thành bằng một nhân dương, các âm điện tử và toàn thể sự biểu lộ bên ngoài kết quả của sự liên lạc của hai thành phần kia. - Nguồn: LVLCK, 30
+ Lửa trong Đại Thiên Địa - Lửa điện, hay là Lửa Thiêng của Thượng Đế. Lửa này là dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế chúng ta và chính lửa này làm cho Ngài khác với tất cả các Thượng Đế khác; đó là đặc điểm nổi bật của Ngài, và là dấu hiệu của vị trí của Ngài trong cơ tiến hoá vũ trụ.(LVLCK, 51) Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn  
+ Trong Chiêm tinh: Đứng đằng sau mọi góc hợp (như với tất cả mọi thứ trong lá số sinh) là bản thân cá nhân. Những quan điểm, triết lý, điều kiện và kinh nghiệm của anh ấy cho đến nay trong cuộc đời anh ấy sẽ đều tuân theo cách thức hoạt động của góc hợp; chính anh ta là người sống nó, hoặc đang tìm cách sống nó, và kinh nghiệm thực sự của anh ta có thể không chính xác như một cách giải thích trong sách giáo khoa. (trang 87)_Xem nguồn
+ Năm thế nhân 360 ngày của chúng sinh tạo thành một năm - Krita yuga có …………........ 1.728.000 năm Treta yuga có ……......…....... 1.296.000 Dwapara yuga có ……......…… 864.000 Kali yuga có …….………....….. 432.000 - 4 yuga = Mahayuga ……….. 4.320.000 - 71 Maha yugas = 1 vị Bàn Cổ … 306.720.000 - 14 vị Bàn Cổ có 994 Mahayugas Tương đương với …………….... 4.294.080.000 - Thời gian giữa mỗi vị Bàn Cổ: 6 Maha yugas = 25.920.000 + Tổng cộng 14 vị Bàn Cổ là 1.000 Maha yugas, tạo thành 1 kalpa, nghĩa là 1 ngày của Brahma = 4.320.000.000 - Vì đêm của Brahma bằng ngày, nên một ngày và đêm của Brahma sẽ có….. 8.640.000.000 => Như thế 360 ngày và đêm Brahma tạo thành 1 năm của Brahma: 3.110.400.000.000 năm thế nhân. + 100 năm như thế tạo thành toàn bộ giai đoạn của đời của Brahma, tức là Maha kalpa: 311.040.000.000.000 Các con số này không phải là tưởng tượng, mà là được thiết lập trên các dữ kiện thiên văn học, đã được ông Davis chứng minh trong Asiatic Researches; và điều này về sau được sự phối hợp do các sưu tầm về địa chất học và các tính toán của Tiến Sĩ Hunt, trước kia là Chủ Tịch của Hội Nhân Chủng học, và cũng ở trong số các điều khảo cứu của Giáo sư Ifuxley. (LVLCK, 53)

+ Lịch sử của ước vọng nằm trong 4 cung: Taurus, Libra, Scorpio, Pisces (CTHNM, 261),

cụ thể: 1. Taurus – Kim Ngưu của Dục Vọng – Ham muốn vật chất chi phối. (Sự Sống) 2. Libra – Sự thăng bằng của dục vọng – Mục tiêu ngược với ước vọng là cái cân (scales) hay các thăng bằng (balances). (Sự thăng bằng) 3. Scorpio – vinh quang của ham muốn tinh thần – Đắc thắng của linh hồn. (Tính Chất) 4. Pisces – tột đỉnh của ước vọng thiêng liêng – “Ước vọng của mọi quốc gia”. Christ Vũ Trụ. (Sắc Tướng)

+ Tam Vị Nhất Thể: Ba trạng thái Vật chất - Linh Hồn - Tinh Thần (ASCLH, 54)

- Giải nghĩa: AUM = Om: Thánh ngữ/ Linh từ chỉ Linh Hồn. Có thể nói thêm rằng khi tham thiền về Linh từ vĩ đại này, hành giả sẽ tìm thấy manh mối thực nghĩa nội môn của những điều mà H. P. Blavatsky đã ghi trong Giáo lý Bí nhiệm: “Sự Sống mà chúng ta cho là Dạng Hiện tồn Duy nhất, vốn biểu hiện trong cái gọi là Vật chất; hoặc trong cái mà, do tách biệt sai lầm, chúng ta gọi là Tinh thần, Linh hồn và Vật chất trong con người. Vật chất là phương tiện cho Linh hồn biểu hiện trên cõi đời này. Linh hồn là phương tiện trên cõi cao cho Tinh thần biểu hiện. Ba trạng thái này là Tam vị nhất thể được tổng hợp bởi Sự Sống vốn thấm nhuần tất cả.

+ Đại Vũ trụ hay Tứ Linh Diệu: Biểu lộ hợp nhất của cả 3 đấng: Nhất - Nhị - Tam nguyên này (LVLCK, 56)

* Cần phân biệt giữa các thuật ngữ

a. Đại Vũ Trụ: Chủ đạo nói về năng lượng vũ trụ nguyên sơ ở các cõi cao, chưa phân hóa xuống thấp đến mức được xem là Vật chất, mà vẫn gữ nguyên phẩm TINH THẦN. Thường nói đến năng lượng chưa đến các Thái Dương Hệ.

b. Đại Thiên Địa: Chủ đạo nói về năng lượng vũ trụ đã phân hóa thấp xuống được xem là Vật chất, mà phẩm tính Tinh thần xem như không còn. Thường nói đến các nguồn thần lực đã đến và truyển chuyển trong phạm vi các Thái dương hệ

+ Tứ Linh Diệu (LVLCK, 56):

- Cha - Mahadeva- T.Đế Ngôi 1 - Ý chí Tinh thần

- Con  - Vishnu - T.Đế Ngôi 2 - Bác ái Minh triết

- Mẹ  - Brahma - T.Đế Ngôi 3 - Trí tuệ Hoạt động

* Tứ Linh Diệu: Biểu lộ hợp nhất của cả 3 đấng Nhất - Nhị - Tam nguyên này

* Thái Dương Thượng Đế (TDTĐ)- Một Đấng Vũ Trụ Vĩ Đại, Ngài lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian là một Thái Dương Hệ - Là biểu lộ của năng lượng và sự sống của TDTĐ.

+ Đại Vũ Trụ và Tiểu Vũ trụ: Tiểu vũ trụ là một vũ trụ nhỏ, như một con người, trong khi Đại vũ trụ là một thực thể rộng lớn đang biểu hiện, như một thái dương hệ. Luật tương ứng giúp xác định những điểm tương đồng giữa cuộc sống và những gì cao xa hơn ở cấp hành tinh, thái dương hay vũ trụ.

- Trên sao, Dưới vậy: Vũ trụ là một THỰC THỂ vĩ đại, đang sống và thở. Trong khi đó chúng ta chỉ là nguyên tử bé nhỏ bên trong cái Toàn thể này. Câu nói cổ “trên sao, dưới vậy” bao giờ cũng đúng, và cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ.

+ Có sự Tương ứng/ Tương đồng giữa Tiểu Vũ Trụ - Đại Vũ Trụ

+ Một Thái Dương Thượng Đế có hiện thể là 7 hệ thống hành tinh, có không gian là 3 cõi vũ trụ. (LVLCK, 293)

+ Chân Sư DK dạy, nghiên cứu Đại vũ trụ gồm các nội dung (Xem nguồn):

1. Nghiên cứu những định luật về điện, Vũ trụ lực (Fohat), Sinh lực (Prana), và Ánh sáng tinh giới.

2. Nghiên cứu thiên văn học và chiêm tinh học.

3. Nghiên cứu vũ trụ khởi nguyên học nội môn.

4. Nghiên cứu các đẳng cấp nhân loại.

5. Nghiên cứu trường tiến hóa thiên thần.

6. Nghiên cứu các định luật của thái dương hệ.

7. Nghiên cứu thần giao cách cảm, sự sáng tạo của trí tuệ và khoa trắc lượng tâm lý.

Xem: Tổng hợp về minh triết mới

Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo

Xem: Trang tổng hợp thống kê tương ưng số

Xem: Trang tổng hợp tương ứng đối ứng

Xem: LUẬT VŨ TRỤ VÀ ĐỊNH ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

+ Con người tiến hóa: Toàn bộ tầm quan trọng của cả quá trình tiến hóa, xét cho cùng, được đặt trên sự phát triển của tâm thức: ý thức thông minh làm sinh động các hình tướng, ở mọi trình độ khác nhau. ....Tác động 1 của linh hồn, vào lúc Biệt Ngã Hóa:
- Biệt ngã hóa, điểm đạo và đồng nhất hóa, gồm toàn bộ quá trình sự nghiệp của con người, từ lúc y xuất hiện vào trong giới nhân loại cho đến khi y chuyển ra khỏi nó ở cuộc điểm đạo thứ ba, và hoạt động tự do trong giới thứ năm, giới Thần Thánh (God). Tác động của linh hồn mang lại sự tiến hóa này. (Trích TLHNM)

I. Con Người tiến hóa qua Thập Giá: Nhờ Nghiên Cứu các Thập Giá, Chiêm Tinh Gia biết ai đó đang ở đâu trên đường tiến hóa. Mỗi Thập giá đều có ý nghĩa ngoại môn của nó (Là các biến phân ba mặt của sự sống duy nhất). Chân Sư DK (CTHNM, 379, 380)
1- Thập Giá Cơ Bản ‒ Aries, Cancer, Libra, Capricorn
a. Về con người thông thường, cá biệt.
b. Về các cội nguồn tập thể.
c. Về ý nghĩa của cuộc điểm đạo thứ 1.
2- Thập Giá Cố Định ‒ Taurus, Leo, Scorpio và Aquarius ‒ y sẽ đi đến lý giải chính xác về các sự sống:
a/ Của các điểm đạo đồ.
b/ Của sự thu hút tập thể thành tổng hợp.
c/ Của ý nghĩa về cuộc điểm đạo thứ 3.
3- Thập Giá Khả Biến ‒ Gemini, Virgo, Sagittarius và Pisces ‒ Y có thể đi đến ý nghĩa:
a/ Của các đệ tử.
b/ Của hoạt động tập thể.
c/ Ý nghĩa của cuộc điểm đạo thứ 2.

II. Tiến hóa qua Cung Hoàng Đạo: Chia làm 3 nhóm theo trình tự phát triển - Tiến hóa CHIỀU ĐẢO NGHỊCH:
1. Chuẩn Bị: Một trí tuệ được kiểm soát, một năng lực để ghi nhận sự khai ngộ, một khả năng để tiếp xúc với khía cạnh bất tử và nhận ra một cách trực giác giới tinh thần, giờ y sẵn sàng việc lớn lao hơn.
- Bạch Dương linh hồn khoác lấy lớp vỏ trí tuệ - Linh hồn biết tư duy.
- Kim Ngưu thế giới dục vọng và phương tiện của cảm xúc phát triển - Linh hồn hữu thức
- Song Tử, một thể năng lượng được kiến tạo, một linh hồn sống động, thể dĩ thái được tạo ra.
- Trong Cự Giải công việc giáng sinh bắt đầu, bản chất tứ phân được biểu lộ.
2. Đấu Tranh cho Thành Tựu: Từ trận chiến vĩ đại mà thông qua đó cá nhân tự ý thức xuất hiện từ đám đông trong Cự Giải. Đây là 4 Cung của khủng hoảng và của sự nỗ lực lớn lao, tất cả sự khai ngộtrực giác và năng lực linh hồn đều cần đến.
- Biết mình là cá thể, Linh hồn đạt được cá tính trong Sư Tử.
- Là đấng Christ tiềm năng, trở thành người nuôi dưỡng các ý tưởng và năng lực tiềm tàng trong Xử Nữ.
- Nỗ lực cân bằng các cặp đối nghịch, chao đảo dữ dội từ cực đoan này đến cực đoan khác trong Thiên Bình.
- Phải chịu sự tác động, kỷ luật của thế giới ảo tưởng và hình tướng, trở thành người chiến thắng ảo tưởng trong Hổ Cáp.
* 5 Kỳ Công đầu:  “Chúng ta có thể xem 5 kỳ công đầu tiên (Bạch DươngKim NgưuSong TửCự Giải, và Sư Tử) là Con Đường Dự bị, và việc giết chết con Sư Tử Nemea là đỉnh điểm của hành trình gian khó đó. Bây giờ y sẵn sàng bước vào Con đường Đệ tử, trên đó đấng Christ nội tại đang dần tiết lộ, vật chất đang dần phục vụ cho linh hồn sử dụng, và phương diện hình sắc chỉ đơn giản được xem là “mẹ của đấng Christ Hài đồng”
3. Thành Tựu: Những thành quả đạt được và các quyền năng đã được phát triển. Người chí nguyện đã thoát ra khỏi thế giới của huyễn cảm và sắc tướng, và tâm thức của y bây giờ không chịu những hạn chế của chúng:
– Y có thể là cung thủ trong Nhân Mã, đi thẳng đến mục tiêu.
– Y có thể là con dê trong Ma Kếtleo lên ngọn núi Điểm đạo.
– Y có thể là người làm việc thế gian trong Bảo Bình
– Và là Đấng Cứu Thế trong Song Ngư
Vì thế, y có thể tóm tắt trong mình tất cả những gì đạt được trong giai đoạn chuẩn bị và trong những trận chiến quyết liệt trong 4 cung của hoạt động nỗ lực; (Nguồn: Các Kỳ Công)

+ Ba cách tiến hóa (Thuận chiều và Nghịch chiều)_Chân Sư DK (CTHNM, 295):
1. Giai đoạn quá khứ xa xăm đã qua - Không xét: Sự tiến bộ của nhân loại từ Aries đến Pisces, qua Taurus.
2. Ý nghĩa thuận chiều Vật chất - Tiến Hóa Công Truyền (Ngoại Môn = Hiện Tại): Tiến bộ của con người cá biệt diễn ra ngược lại với tiến bộ của tập thể; ở giai đoạn này, cá nhân tiến theo chiều kim đồng hồ từ Aries đến Taurus, xuyên qua Pisces. Sự sống của y lúc đó và về lâu về dài hầu hết là ngược với xã hội (anti-social) theo ý nghĩa tâm linh; y trở nên ích kỷ (selfish) và duy ngã (self-centred, trụ vào bản ngã). Các cố gắng của y đều dành cho chính y, cho sự thỏa mãn của y, riêng y và các hoạt động của phàm ngã trở nên ngày càng mạnh. Đây là tình trạng hiện tại đối với quần chúng.
3. Ý nghĩa Nghịch chiều/ Đảo Ngược - Tiến Hóa Bí Truyền (Nội Môn = Tương Lai): Cùng chiều với "giai đoạn 1". Tiến bộ của con người được tái định-hướng từ Aries đến Pisces, xuyên qua Taurus. Trong giai đoạn cuối cùng này, y quay trở lại cùng phương pháp được hướng dẫn, tức nhịp điệu và chừng mực của hoạt động quần chúng trước kia nhưng lần này với các thái độ được thay đổi và đang thay đổi của việc phụng sự không ích kỷ, một phàm ngã được hiến dâng cho việc phụng sự nhân loại và với một sự tái định hướng tự ý của các năng lực của y sao cho chúng được hướng đến việc tạo ra sự tổng hợp và cảm thông. Việc này sẽ là tình huống trong tương lai đối với quần chúng.
* Nhà chiêm tinh học của tương lai sẽ phải ghi nhớ cẩn thận ba cách tiến hóa này. Đó là Thiên Cơ như hiện tại chúng ta có thể nhận biết được nó.
* Ví dụ với Cung Xử Nữ: Là cung thứ 6 xét theo cách này của Hoàng đạo (chiều Nghịch/ Đảo ngược) - Cung thứ 7 nếu người ta không xét vòng đảo ngược (Chân Sư DK_CTHNM, 285)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa
Xem: Các giai đoạn tiến hóa của Phàm ngã- Con người
Xem: Biệt ngã tính/ Ngã hóa;
Xem: Phân nhóm/ Loại về Hạng người ....
Xem: Điểm 6 mục Quy Luật 5 - Cấu Tạo Con Người 13- Thể Hồng Trần

+ Ba Vận Hà trong Con người: Ở đáy xương sống có tàng ẩn lửa của hệ thống con người hay là các lửa bên trong của tiểu thiên địa. Trung tâm lực nằm ở đó và từ đó, các bức xạ tiến về phía trước dọc theo 3 vận hà có thể nhận thấy được trong xương sống. 1. Hơi ấm của thân thể, vận hà mà dọc theo đó nhiệt toả ra và có mục tiêu chú tâm của nó là sưởi ấm cho cơ thể. Sức sống này của chất đặc của cơ thể tìm thấy sự tương ứng của nó trong Akasha của Thái dương hệ và trong chất liệu tạo tác của hành tinh. 2. Sự ứng đáp của thần kinh. Đây là lưu chất bền bĩ mang sinh lực, chính nó dùng vào việc kích thích các trung tâm thần kinh và chính nó tạo ra đáp ứng về điện cho sự tiếp xúc giữa thần kinh và não bộ. Ngày nay, nên khảo cứu kỹ lưỡng hơn về điều này. Nó tương ứng với điện của Thái dương hệ và điện của hành tinh. 3. Bức xạ Prana. Xuyên qua thể dĩ thái của con người, nó tương ứng với Prana thái dương và Prana hành tinh. Bức xạ này chủ yếu là lộ ra trong hào quang sức khoẻ và không có liên quan gì với các tính chất từ điển, như thường được diễn dịch khi xem phàm ngã hay con người như một đơn vị. Tôi đã lặp lại điều này vì rất cần thiết rằng không nên có sự nhầm lẫn trong tâm trí giữa từ điển vốn là một bức xạ về tinh thần với những gì thuần khiết là động vật + Sự biểu lộ tam phân này của lửa cũng lộ ra trong thể cảm dục và thể trí, có liên quan với chất liệu của những thể kia. * Toàn bộ Lửa tam phân trên đây là lửa chính yếu hay hoạt động sự sống của Thượng đế ngôi 3 (Biểu lộ trí tuệ) Nguồn: LVLCK, 80)
+ Phụng sự thánh hóa: Phương pháp của người vận dụng định luật, phương pháp của huyền bí gia, và những nguyên tắc cơ bản được ấn định khoa Raja Yoga. - Từ “thánh hóa” căn bản là hoàn toàn giao phó trọn cả bản thể cho đối tượng duy nhất, là Đấng Chí tôn hay Đấng Chủ tể. Tức là hiến dâng trọn vẹn cho Đấng mà người sùng tín ngưỡng vọng. Là hiến trọn cả phàm nhân và 3 thể vào công việc đang làm. Cần phải dồn hết thời gian và phàm ngã vào việc làm cho mỗi thể tuân phục Chân ngã và hoàn toàn chế ngự được từng cảnh giới, và từng cõi phụ. Cần thông hiểu về mỗi cuộc tiến hóa và hình thể của sự sống thiêng liêng trong các cảnh giới và cõi phụ kể trên, với mục tiêu duy nhất trước mắt là phụng hành kế hoạch của Đại đoàn Chưởng giáo Quang minh. Phải hết sức chăm chú làm cho các thể này phát triển đầy đủ và biến chúng thành những khí cụ thích hợp để phụng sự. Đây có lẽ là con đường khó đi nhất. Tất cả đều theo định luật, có 3 phần: 1. Những định luật quản trị thể xác sẽ được nghiên cứu và suy ngẫm. Sự suy ngẫm này sẽ trở thành việc nghiêm trì giới luật đối với thể xác. Thể này được hoàn toàn dành cho phụng sự, và do đó phải trải qua một tiến trình điều hợp và phát triển nhanh chóng hơn. 2. Thể cảm dục sẽ được nghiên cứu một cách khoa học và các định luật của nước (hiểu theo nghĩa huyền bí) sẽ được thấu đáo. Chúng ta hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này là “sẽ không còn biển nữa.” Biển bão tố và dục vọng sẽ được thay thế bằng biển gương trong, không hề xao động, đổi đời, mà phản ánh được trực giác cao siêu và phản chiếu nó một cách hoàn toàn chính xác. [284] Thể tình cảm này sẽ được hoàn toàn dành cho phụng sự. Vị trí của nó trong tiểu vũ trụ tam phân sẽ được xem là tương ứng với vị trí ấy trong đại vũ trụ. Hành giả sẽ thấu hiểu ý nghĩa huyền bí của nó là đơn vị toàn vẹn duy nhất trong phàm tính tam phân và dùng sự kiện đó để tạo nên một số kết quả. Hãy suy ngẫm kỹ điều này. 3. Hành giả sẽ nghiên cứu vị trí của hạ trí trong hệ thống và phát triển khả năng phân biện. Sự phân biện và lửa vốn liên kết nhau về mặt huyền bí, và giống như Thượng Đế nhờ lửa mà thử được loại công việc của mỗi người, thì ở tầm mức thấp hơn, tiểu vũ trụ cũng phải làm như thế.
+ Màu tím. Điều kỳ lạ là Cung màu tím, Định luật Nghi thức hay Trật tự, lại là cung tổng hợp khi biểu hiện trong tam giới. Cũng như Cung tổng hợp Bác ái và Minh triết là tổng hợp của tất cả các mãnh lực của sự sống, thì trong tam giới Cung bảy tổng hợp tất cả những gì liên quan đến hình thể. Trên cảnh giới thứ nhất, sự sống ở trong trạng thái tổng hợp tinh khiết nhất, cao cả nhất, chưa phân hóa gì cả. Trong khi trên cảnh giới thứ bảy thì hình thể ở trong trạng thái dày đặc nhất, thô kệch nhất, và phân hóa thành thiên hình vạn trạng. Một mặt, sự sống được thu vào Cung tổng hợp của Bác ái. Trong khi đó phương diện hình thể chịu sự tác động của Cung bảy.(TTHM, 222)

Lửa bên trong của Thái dương hệ, hành tinh, con người gồm 3 (LVLCK, 70):

1. Tiềm hỏa: Lửa ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa này tạo nên sự ấm áp. 2. Lửa Linh Hoạt - Lửa bức xạ: Lửa điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái 3. Lửa thiết yếu / Hoả hành khí: Tinh hoa của lửa, có 2 nhóm: a. Hoả thiên thần- Các thực thể tiến hoá thăng thượng. b. Hoả tinh linh hay các thực thể tiến hoá giáng hạ + NHIỆT VÀ PHÁT XẠ: 2 từ diễn tả hiệu quả các hỏa thực thể (Lửa bên trong) với môi trường bao quanh (LVLCK, 70)

* Tất cả các Hành khí và Thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hoả Tinh Quân, tức là Agni * Bản chất của các Hành khí biết suy tư + Lập Bảng (LVLCK, 71):

* Thái dương hệ      hay      Đại thiên địa * T.Dương T. Đế      hay      Đại Thiên Đế. - Tiềm hoả (nội hoả) tạo ra nhiệt bên trong nó làm cho Thái dương hệ sản sinh ra mọi hình thái của sự sống. Đó là hơi ấm có sẵn gây nên mọi sự thụ tinh dù là nơi người, động vật hoặc thực vật. - Lửa linh hoạt (lửa bức xạ) vẫn có trong sự sống và tạo ra sự tiến hoá mọi vật vốn đã phát triển thành biểu lộ ngoại cảnh = Tiềm hoả. * Nhân loại hay Con Người Tiểu Thiên Địa - Tìềm hoả của nhân loại, tức là nhiệt ở bên trong thân người, tạo ra các hình thức khác nhau của sự sống, như: 1. Các tế bào của thể xác. 2. Các cơ quan được nuôi dưỡng bởi tiềm nhiệt. 3. Sự sinh sôi nảy nở của chính nó trong các hình hài con người khác, tức cơ bản của chức năng tính dục * Bức xạ của con người hay lửa linh hoạt. Nó liên quan tới hào quang sức khoẻ và liên quan tới bức xạ từ thể dĩ thái vốn làm cho một người thành một kẻ chữa bệnh và có thể truyền nhiệt linh hoạt (hoạt nhiệt).  * Cần phân biệt giữa bức xạ từ thể dĩ thái vốn là một bức xạ của prana với từ điển, vốn là một sự phóng phát từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Ngọn Lửa Thiêng trong lớp vỏ vật chất. Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

Lửa bên trong của Thái dương hệ, của hành tinh, và của con người gồm có 3(LVLCK, 70):

1. Tiềm hỏa: Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. 2. Lửa Linh Hoạt - Lửa bức xạ: Loại lửa này có thể được diễn tả dưới tên là điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái * Lửa linh hoạt (Lửa bức xạ) vẫn có trong sự sống và tạo ra sự tiến hoá của mọi vật vốn đã phát triển thành biểu lộ ngoại cảnh bằng tiềm hoả * Cần phân biệt Bức xạ từ thể dĩ thái - Bức xạ của prana với từ điển, là một sự phóng phát từ một thể tinh anh (VD: thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Ngọn Lửa Thiêng trong lớp vỏ vật chất. Ngọn Lửa Thiêng được tạo ra trên cõi thứ hai, tức cõi Chân Thần, và từ điển (vốn là một phương pháp để giải thích lửa bức xạ), do đó được cảm nhận một cách tối thượng trên cõi thứ tư và thứ sáu hay là xuyên qua thể Bồ Đề và thể cảm dục. Như chúng ta biết, các cõi này có liên quan chặt chẽ với cõi thứ nhì. Sự phân biệt này rất quan trọng và phải được nhận ra một cách cẩn thận (LVLCK, 72)

3. Lửa thiết yếu hay Hoả hành khí: Chính chúng sẽ là tinh hoa của lửa. Phần lớn, chúng được chia thành 2 nhóm: a. Hoả thiên thần (Fire devas) hay các thực thể tiến hoá thăng thượng. b. Hoả tinh linh (Fire elementals) hay các thực thể tiến hoá giáng hạ + Tất cả các hành khí và thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hoả Tinh Quân, tức là Agni * Bản chất của các Hành khí biết suy tư Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Cõi Súc sinh có nguyên nhân hình thành chủ yếu bởi tâm vô minh, si mê. Chúng sinh trong cõi này chịu khổ đau vì đói rét, ngược đãi, giết hại lẫn nhau và bị con người nhẫn tâm đoạt mạng.(Xem nguồn)

+ Cõi Trời - Kiêu Mạn - Kiêu hãnh và Ngã mạn hay Kiêu căng và Ngạo mạn: Phía trên của vòng Khổ là cõi Trời với đặc điểm là đời sống hoan hỷ đủ đầy với mạng sống kéo dài. Chúng sinh được sinh vào đây do 10 thiện nghiệp, đó là không sát đạo dâm vọng (ác khẩu, hai lưỡi, thêu dệt, nói dối), tham sân si. Tuy nhiên, chư Thiên phải chịu nỗi đau khổ cùng cực khi phúc báo hết, họ phải đối diện với cái chết và sự đọa lạc xuống các cõi thấp. Cõi này được biểu trưng bằng tâm kiêu mạn. Làm việc thiện song thiếu trí tuệ, vẫn chấp vào việc mình làm là nhân dẫn đến tái sinh ở cõi này.(Xem nguồn)

+ Cõi Trời và Chúng sinh: ...Trích đoạn ngài A Nan hỏi Đức Phật trả lời: Những người tu hành không thành được đạo vô thượng bồ-đề, mà chỉ thành thanh văn, duyên giác hoặc thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma…
HT Tuyên Hóa Giảng:
Những người tu hành không thành được đạo Vô thượng bồ-đề.
Ở đây bao gồm tất cả hàng ngoại đạo cũng như hàng Phật tử. Những người khi tu đạo mà mong cầu chứng được điều gì đó, thành tựu điều gì đó. Những gì họ mong cầu là đạt được quả vị Vô thượng bồ-đề. Bồ-đề là sự thành tựu Phật quả. Bồ-tát được gọi là bậc Thượng sĩ, còn Đức Phật được gọi là Vô thượng sĩ và Vô thượng bồ-đề là cảnh giới đã thành tựu quả vị Phật.
Mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác.
Liệu những người tu hành có thể đạt được quả vị nào khác Phật quả? Thanh văn là những người nghe Phật thuyết pháp mà giác ngộ. Họ tu tập pháp Tứ diệu đế. Duyên giác là những người tu tập theo pháp Thập nhị nhân duyên.
Hoặc thành ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương và quyến thuộc của ma…
Thế nào nghĩa là ngoại đạo? Từ này rất thường được đề cập trong kinh này. Những ai mà “mong cầu ở ngoài tâm có pháp” thì được xem như ngoại đạo. Thực vậy, những người mà chưa đạt được sự giác ngộ hay chưa chứng được Phật quả có thể nói theo một ý nghĩa khác, là còn ở bên ngoài đạo.
Có rất nhiều cõi trời, cõi trời gần chúng ta nhất là cõi trời Tứ thiên vương.[46] Cõi trời này nằm phía trên núi Tu-di, bao trùm một nửa núi Tu-di, ở bốn phía Đông - Nam - Tây - Bắc. Bốn vị vua cai quản các cõi trời này là Trì Quốc Thiên vương, Tăng Trưởng Thiên vương, Quảng Mục Thiên vương và Đa Văn Thiên vương. Thọ mạng của chư Thiên trong các cõi trời này là năm trăm năm. Thế nên đối với loài người chúng ta, năm mươi năm chỉ bằng một ngày một đêm nơi các cõi trời này.
Phía trên cõi trời Tứ thiên vương là cõi trời Tam thập tam thiên.[47] Thọ mạng của chư Thiên cõi trời này là một nghìn năm. Cõi nhân gian một trăm năm tương đương một ngày một đêm trên cõi trời này. Có tất cả ba mươi ba cõi trời hết thảy, mỗi phương Nam, Bắc, Đông, Tây của núi Tu-di có tám cõi trời – tất cả là ba mươi hai và cõi trời thứ ba mươi ba nằm trên núi Tu-di.
Chủ của cõi trời Tam thập tam thiên nguyên là một phụ nữ. Một hôm bà ta thấy tượng Phật ở trong một ngôi chùa bị dột nát. Bà ta phát tâm lợp lại mái chùa khiến cho mưa không giọt xuống tượng Phật nữa. Bà ta vốn là một người nghèo, nhưng bà khuyến khích ba mươi hai người bạn của bà cùng phát tâm cúng dường lo việc sửa chùa. Do phước đức phát sinh từ hạnh nguyện này khiến cho ba mươi ba người này được sinh vào cõi trời và trở thành thiên chủ của ba mươi ba cõi trời này.
Trong thần chú Thủ-lăng-nghiêm, câu “Nam mô nhân đà ra da.” “Nam mô” nghĩa là quy y, “Nhân đà ra da” nghĩa là thiên chủ của cõi trời Tam thập tam thiên.[48]
Cõi Trời Tứ thiên vương và cõi trời Tam thập tam thiên vương là hai cõi trời đầu tiên ở Lục dục thiên. Các cõi trời còn lại sẽ được giải thích chi tiết ở phần sau.
Ma vương cư ngụ ở Lục dục thiên. ở đó không chỉ có Ma vương mà toàn bộ ma dân cũng cư ngụ ở đó gồm: ma nữ, ma con, ma cháu và rất nhiều quyến thuộc. Ma quỷ cũng có quyến thuộc, con cháu, đồ đệ. Nó làm bá chủ một cõi trời, lập thành ma cung. Phần nhiều những người tu theo ngoại đạo đều dẫn đến kết cuộc là sinh trong các cõi này. Bậc thượng thì làm Ma vương, bậc trung thì làm ma dân, bậc hạ thì làm ma nữ. Ma nữ đặc biệt là rất đẹp và rất quyến rũ. Bất lụân quý vị là ai, như A-nan chẳng hạn dù đã chứng được quả vị thứ nhất của hàng a-la-hán, mà cũng không có đủ định lực để làm chủ mình khi nhìn thấy một ma nữ, nên A-nan đã gần như muốn thử bất cứ món gì. Ma nữ rất có quyền lực. Quý vị là những người tu đạo nên hết sức cẩn trọng đừng để loài ma này quyến rũ mình.
Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Nếu quý vị không có đủ định lực thì quý vị sẽ không thể duy trì được sự an định, khi gặp tình huống này sẽ bị ma xoay chuyển và quý vị sẽ thấy mình bị kéo lê lết theo sau một con ma nữ rồi rơi xuống hố ma.
Nếu tôi nói nhiều ma vương sẽ than phiền: “Ngài nói nhiều quá và cứ phơi bày xấu xa của chúng tôi.”. Thế nên tôi xin dừng. Nói chung là hãy nên thận trọng, hãy phát huy định lực tối cao, lúc ấy chẳng có gì để sợ hãi. Đây là sự thử nghiệm tuyệt duyệt nhất mà tôi xin ban tặng cho quý vị.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Lăng Nghiêm)

+ Kinh Thiện Sinh:

Phần II Kinh Trường A Hàm là Kinh Thiện Sinh Gồm: Sáu Phương và ý nghĩa; Bốn kết là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ; Sáu nghiệp tổn tài; uống rượu có sáu điều lỗi; cờ bạc có sáu điều tai hại: phóng đãng có sáu lỗi; say mê kỹ nhạc có sáu lỗi; giao du với bạn xấu có sáu lỗi; lười biếng có sáu lỗi; Có bốn hạng kẻ thù mà như người thân; bốn hạng người thân đáng thân; Hạng người thương yêu mình thì thường làm bốn việc; Hạng giúp đỡ có bốn việc; Hạng đồng sự thì thường làm bốn việc; ý nghĩa sáu phương; con phải kính thuận cha mẹ với năm điều; Kẻ làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái: Đệ tử cung phụng sư trưởng có năm việc; Thầy cũng có năm điều để săn sóc đệ tử: Chồng cũng phải có năm điều đối với vợ; Vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng; năm điều thân kính đối với bà con; Bà con cũng phải lấy năm điều đối lại; chủ đối với tớ có năm điều để sai bảo; Tôi tớ phải lấy năm điều phụng sự chủ; Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn với năm điều; Sa-môn, Bà-la-môn cũng khuyên dạy theo sáu điều; Xem Kinh Thiện Sinh

+ Chủ Tinh/ Hành Tinh Cai quản Cung Hoàng đạo có 3 mức: Công Truyền - Bí truyền - Huyền Giai + Chủ tinh công truyền: + Esoteric Astrology đức DK có danh sách các Chủ Tinh Nội Môn và Chủ tinh Huyền Giai áp dụng cho các đệ tử và điểm đạo đồ. - Là sự cộng hưởng. Những phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo tương tự hoặc hợp tác với những phẩm chất của một hành tinh cụ thể. Bằng cách này, những phẩm tính của dấu hiệu hoàng đạo đi vào hệ mặt trời của chúng ta thông qua môi giới của hành tinh có phẩm chất phù hợp với phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo đó.(Chiêm THNM 17) + Chủ tinh/ Hành tinh Cai quản Lá số chiêm tinh: Xem cung Mọc của bạn. Hành tinh cai quản Cung Mọc là hành tinh chủ quản/ Chủ tinh lá số của bạn. Ví dụ, nếu Xử Nữ là Cung Mọc - Thuỷ tinh quản Lá số. Nếu Nhân Mã là Cung Mọc - Sao Mộc chủ tinh lá số. Bây giờ hãy lưu ý cẩn thận hành tinh cai quản lá số của bạn (chủ tinh của lá số) ở cung nào, nhà số mấy. Vị trí của nó có ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của bạn và nhuộm màu cá tính của bạn tới một mức độ rộng lớn. Bạn hãy chắc chắn tìm ra chủ tinh của bạn và kiểm tra vị trí của nó trong lá số của bạn. Đây là đầu mối quan trọng khi diễn giải một lá số.(Nguồn: CTH ngoại môn 4) - Ngoài ra còn Chủ tinh Cung Mặt Trời, Cung Mặt Trăng đều có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nó cai quản. Xem thêm về Chủ tinh Cung Hoàng Đạo Xem Chiêm tinh học nội môn 4
+ Phương pháp Hành tinh quá cảnh (transiting planets) hay lưu tinh Thuật ngữ “hành tinh quá cảnh” đề cập đến hành tinh vào thời điểm chúng ta quan tâm. Ví dụ, tuyên bố “vào ngày cưới của tôi, sao Kim quá cảnh ở 3 độ Cự Giải” có nghĩa là sao Kim vào ngày đám cưới ở 3 độ của Cự Giải. Trong trường hợp đặc biệt này, từ “quá cảnh” có thể bỏ đi và chúng ta có thể chỉ nói đơn giản rằng “vào ngày cưới của tôi, sao Kim ở 3 độ Cự Giải”. Từ “quá cảnh” trong trường hợp này chỉ nhằm nhấn mạnh điểm đó là vị trí của sao Kim tại thời điểm đang được nói đến. Nhiều kỹ thuật được sử dụng để phân tích hành tinh quá cảnh cũng tương tự như cách phân tích các mối quan hệ. Để giải thích ý nghĩa của hành tinh quá cảnh trong các nhà của lá số sinh, bạn phải rất quen thuộc với tốc độ của mỗi hành tinh như liệt kê trong bảng dưới đây. Tốc độ đưa ra trong bảng là các tốc độ gần đúng. Tốc độ thực tế của hành tinh thay đổi theo thời gian. Bạn không cần phải ghi nhớ bảng này nhưng bạn nên có một ý niệm sơ bộ về tốc độ của các hành tinh. Xem Chiêm tinh học nội môn 5
+ Phần mềm Sirius: Ta có thể thiết lập góc hợp giữa hành tinh tiến trình và hành tinh lá số sinh theo hai cách như sau. Một cách là liệt kê các góc hợp, một cách trình bày dưới dạng biểu đồ. + Phần mềm Solar Fire: Solar Fire để liệt kê các góc hợp của hành tinh tiến trình và hành tinh sinh. Chiêm THNM 6 Xem: Tổng hợp xem lá số chiêm tinh

+ Trái đất (và Thổ tinh) truyền dẫn Cung 3, nó tự quay ngược chiều kim đồng hồ (Các hành tinh trong hệ mặt trời cũng quay xung quanh mặt trời theo chiều ngược kim đồng hồ). Nguồn: (GQ1- Cấu tạo con người) + Venus: Hành tinh thánh thiện Venus - Kim tinh so với Địa cầu giống như Chân ngã so với Phàm ngã (CTHNM, 436)

+ Venus: Về mặt huyền bí, Venus là Hành tinh bổ xung của Địa cầu, vốn là đối cực của Đại cầu (CTHNM, 33)

+ Năng lượng phát xạ của Địa cầu: Linh hoạt như tất cả mọi con người đang sống trên bề mặt của Địa Cầu và do đó được phóng vào thể dĩ thái của hành tinh (vì lý do là “con người đứng thẳng”) thân thể con người lúc nào cũng ngập trong các phóng xuất và các phát xạ của Địa Cầu chúng ta và trong tính chất toàn vẹn của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta khi Ngài phát ra và truyền năng lượng bên trong vùng chung quanh hành tinh của Ngài. Các nhà chiêm tinh học luôn luôn nhấn mạnh vào các ảnh hưởng và các năng lượng đang đi đến khi chúng đập mạnh vào và tác động qua hành tinh nhỏ bé của chúng ta, nhưng các chiêm tinh gia đã bỏ quên không xem xét thích đáng các tính chất và các lực phát ra vốn là sự đóng góp của thể dĩ thái của Địa Cầu chúng ta vào tổng thể lớn hơn. Chúng ta sẽ xem xét điều này sau, nhưng Tôi cảm thấy cần kêu gọi sự chú ý của các bạn vào lúc này. Xem thêm Luận về lửa càn khôn để biết quan hệ đặc biệt Kim tinh - Địa cầu_Chân Sư DK(CTHNM III, 20);

+ Vulcan - Nằm Giữa Sao Thủy và Mặt Trời: Trong chiêm tinh học nội môn, vẫn sử dụng các hành tinh thông thường nhưng có bổ sung thêm Vulcan, một hành tinh được cho là nằm gần mặt trời. Vòng hoàng đạo sử dụng là vòng hoàng đạo xích đới (tropical). (Chiêm THNM 8)

+ Vulcan: Với Ngoại môn xem như dùng Mặt Trời (CTHNM, 772)

+ Vulcan tức Hỏa Vương Tinh - Cung 1. Không bao giờ tương tác Ngoại môn - Vulcan: Dẫn truyền Cung 1; Pluto cũng dẫn truyền Cung 1 (Vài Cung tự biểu hiện qua 2 hành tinh. Thí dụ Cung 4, qua Mặt Trăng và cả qua Mercury, trong khi Cung 1, đến với chúng ta qua Vulcan và qua Pluto. Lý do thực sự là một trong các bí mật của điểm đạo và được ẩn giấu trong vận mệnh của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư - Nhân loại. + Việc đặt Vulcan lên Mặt Trăng hay Mặt Trời là đúng, bởi vì (trên đường đạo) lực của Vulcan (Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh) tuôn chảy trực tiếp quá Mặt Trăng (Tình cảm), Mặt Trời (Bản Ngã); Nguồn: Trả lời câu hỏi Chiêm THNM 9; + Ba hành tinh bị che lấp – Vulcan, Uranus và Neptune: Là các hành tinh thánh thiện, Cung thứ nhất, thứ bảy và thứ sáu. Vulcan không bao giờ là chủ thể cai quản bên ngoài, và chỉ hoạt động thực sự khi một người đang ở trên Thánh Đạo, trong khi Uranus và Neptune là các chủ thể cai quản của cung thứ 11 và 12, và chi phối Aquarius cùng Pisces. Các hàm ý sẽ trở nên sáng tỏ cho bạn (CTHNM, 570)

+ Thập giá cố định (Fixed Cross): Chi phối 5 cõi tiến hóa con người và có ảnh hưởng tới kinh nghiệm các đệ tử. Như thế, trong khi ở trên thập giá này, nhờ giới luật và các kinh nghiệm đạt được, vị đệ tử vượt qua được hết từ bỏ này đến từ bỏ khác cho đến khi đạt được tự do và giải thoát hoàn toàn.

- Các từ khoá là mong muốn, dục vọng, sự ổn định, duy trì và độ bền.(Chống lại sự thay đổi. Chuyên tâm trong việc theo đuổi. Không dễ bị ảnh hưởng. Cố gắng uốn nắn môi trường theo ý chí của mình). Gồm: Kim NgưuSư TửHổ Cáp và Bảo Bình. (Xem Chiêm THNM 17)

+ Nhờ nghiên cúu về Thập Giá Cố Định ‒ Taurus, Leo, Scorpio và Aquarius ‒ Ta sẽ đi đến lý giải chính xác về các sự sống (CTHNM, 379):

a/ Của các điểm đạo đồ.

b/ Của sự thu hút tập thể thành tổng hợp.

c/ Của ý nghĩa về cuộc điểm đạo thứ ba.

+ Trên Thập Giá Cố Định, đó là “tâm của Mặt Trời” vốn được khơi hoạt và tuôn đổ các năng lượng của nó qua Neptune vào con người. Các năng lượng này kích hoạt và tác động đến tim, cổ họng và bí huyệt ấn đường (CTHNM, 335)

+ Thập Giá Cố Định ‒ theo trình tự, mang lại cho các thay đổi bên trong này một vài điểm chuyển biến lớn không thể tránh khỏi và cơ hội rõ rệt hiện tại. Saturn có tác dụng vượt trội trong việc tạo ra sự kiện này (CTHNM, 396)

Xem thêm: Tổng hợp về Ba Thập Giá

Vô Ngại: (1) Tự tại thông suốt, không trở ngại;  (2) Tự tại qua lại không trở ngại; (3) Tự tại thông dung thành ra một thể, như ánh đèn giao thoa hòa vào nhau Xem nguồn

+ Tâm Cung Kính: Quý vị nên hiền từ, hòa nhã, có lòng cung kính đối với mọi người. Hãy xem tất cả chúng sanh đều là Phật, và vì thế mình phải sanh tâm cung kính đối với họ. (Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)

+ Cung Kính: Mình tự khiêm nhường mà tôn trọng lễ kính người khác. Cung kính thông cả ba nghiệp thân khẩu ý. Cung kính, nghĩa là nhớ đến công đức và tôn trọng người ấy (Ý nghiệp). Cũng nghĩa là tôn trọng lễ bái, đón đến đưa đi, chắp tay đứng hầu ở gần (thân nghiệp). - Đem pháp Tiểu thừa giáo hóa chúng sinh, gọi là cúng dường; Đem pháp Bích chi phật giáo hóa chúng sinh, gọi là phụng cấp; Đem pháp Đại thừa giáo hóa chúng sinh, gọi là cung kính (Khẩu nghiệp) - Người Ấn độ xưa biểu hiện lòng tôn kính bằng chín cách: 1. Nói lời thăm hỏi. 2. Cúi đầu. 3. Dơ tay cao mà vái. 4. Chắp tay cúi mình. 5. Xuống gối. 6. Quì gối. 7. Đầu gối và tay đặt sát đất. 8. Năm ngón tay đều co lại. 9. Đầu, hai khuỷu tay, hai đầu gối đều đặt sát đất. - Người tu Tịnh độ, phải tu năm thứ cung kính: 1. Cung kính bậc thánh có duyên. 2. Cung kính tượng giáo có duyên. 3. Cung kính thiện tri thức có duyên. 4. Cung kính bạn đồng duyên. 5. Cung kính Tam bảo.(Xem nguồn)

365. KINH CUNG KÍNH
Nếu Tỳ-kheo nào thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các bậc phạm hạnh nên pháp oai nghi đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
1) Pháp oai nghi đầy đủ nên học pháp đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
2) Học pháp đầy đủ nên giới thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
3) Giới thân đầy đủ nên định thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
4) Định thân đầy đủ nên tuệ thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
5) Tuệ thân đầy đủ nên giải thoát thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
6) Giải thoát thân đầy đủ nên giải thoát tri kiến thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.
7) Giải thoát tri kiến thân đầy đủ nên Niết-bàn đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Nguồn: mục 365- (Trung A Hàm, Kinh Cung Kính, Phẩm 5, số 49)

(06) Chín lỗ: Khắp thân thể con người có chín lỗ, qua đó, các chất dơ bẩn từ bên trong tiết ra ngoài; gồm có: 2 lỗ con mắt (tiết ra nước mắt, ghèn); 2 lỗ mũi (tiết ra nước mũi); 2 lỗ tai (tiết ra ráy tai); miệng (tiết ra nước miếng, đờm); lỗ tiểu tiện (tiết ra nước tiểu); và lỗ đại tiện (tiết ra phân).

+ Phân biệt CÕI GIỚI VŨ TRỤ và CÕI GIỚI THÁI DƯƠNG

1. Bảy Cõi Giới Vũ Trụ của Hệ Thống Vũ Trụ

- Biểu đồ bên phải mô tả Bảy cõi giới vũ trụ của Hệ thống vũ trụ mà chúng ta là một phần trong đó.
- Biểu đồ bên trái mô tả bảy cõi phụ ở dưới đáy 1/7 của Hệ Vũ Trụ - Cõi Hồng Trần Vũ Trụ, là cõi thấp nhất của Bảy cõi Hệ thống Vũ trụ.
2. Cõi Hồng Trần Vũ Trụ: Bảy cõi Thái dương hay Hệ thống Thái dương.

* Lưu ý: có sự đánh máy nhầm 2 cõi III và IV là Cõi Tinh Thần và Cõi Trực Giác

Các Cõi Vũ trụ - Cõi Hồng Trần 

 

CÁC CÕI GIỚI - THE PLANES

Cõi Hồng Trần

Các Cõi Giới Hệ Thống

Các Cõi Giới Vũ Trụ

1. Cõi giới nguyên tử

Cõi Thiêng Liêng.  Adi.

Cõi giới nguyên tử

    Dĩ thái thứ 1

Vật chất khởi nguyên

Dĩ thái thứ 1

2. Hạ nguyên tử

Chân Thần.  Anupadaka

Hạ nguyên tử

 

The Akasha

Dĩ thái thứ 2

 

(Tiên Thiên Ký Ảnh)

 

3.Siêu dĩ thái

Tinh Thần.  Dĩ Thái Atma

Dĩ thái thứ 3

 

CÕI GIỚI CỦA SỰ HỢP NHẤT HAY ĐẠI ĐỒNG

4. Dĩ Thái

Trực Giác.  Dĩ Thái Bồ Đề

Dĩ Thái Vũ Trụ thứ 4

 

BA CÕI GIỚI THẤP HƠN

5. Khí

Tinh Thần.  Lửa

Chất dĩ thái phụ dạng khí

6. Lỏng

Astral.  Cảm dục

Chất Lỏng

7. Chất Đặc

Cõi hồng trần

Chất Đặc

 

* Bảy Cõi Giới Vũ trụ (Từ Trên xuống): (I) Cõi Linh Thiêng Vũ Trụ - (II) Cõi Chân Thần Vũ Trụ - (III) Cõi Tinh Thần Vũ Trụ - (IV) Cõi Bồ Đề Vũ Trụ - (V) Cõi Trí Tuệ Vũ Trụ - (VI) Cõi Cảm Dục Vũ Trụ - (VII) CÕI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ/ Cõi Thấp Nhất Của Hệ Thống Vũ Trụ.

* Các Cõi Giới Vũ Trụ: Có thể hiểu là chỉ dùng chung cho tất cả các vũ trụ hình thành từ các Cõi Giới Vũ Trụ/ Hệ Thống Gốc? (TCF - Luận về lửa vũ trụ, Tr 118)

+ BẢY CẢNH GIỚI THÁI DƯƠNG HỆ CHÚNG TA

- Chúng ta luôn chỉ đang xét bảy cảnh giới của cõi thứ 7/ Thấp nhất/ Cõi Hồng Trần Vũ Trụ của Bảy Cõi Giới của Vũ trụ thuộc Hệ thống vũ trụ

+ Một phần bảy của Cõi Thứ Bảy— One seventh of the Seventh (ĐĐTNLVTDH/ IHS 3-4)
Bảy cảnh giới Biểu hiện Thiêng liêng, hay bảy cảnh giới chính của Thái dương hệ chúng ta chỉ là bảy cõi phụ của cảnh [4] giới vũ trụ thấp nhất. Tương tự như vậy, Bảy Cung mà chúng ta rất thường nghe nói, đang rất quan tâm và thấy còn quá nhiều bí ẩn, cũng chỉ là bảy phụ cung của Cung vũ trụ duy nhất. Chính 12 Huyền giai sáng tạo cũng chỉ là các chi nhánh phụ thuộc của Huyền giai vũ trụ duy nhất, tạo thành chỉ một hợp âm trong bản đại hoà tấu vũ trụ. Khi hợp âm vũ trụ này, mà trong đó chúng ta chỉ là một phần rất nhỏ, ngân vang trong sự hoàn thiện tổng hợp, thì chừng đó và chỉ chừng đó chúng ta mới hiểu được các lời trong Thánh thư Job: “Những ngôi sao mai cùng hoà ca.” Hiện nay, sự bất hoà vẫn còn vang rền và sự xung khắc vẫn còn nổi lên từ nhiều thái dương hệ, nhưng qua những chu kỳ lâu dài một sự hài hoà sẽ tuần tự kết thành, rồi sẽ đến ngày mà (nếu chúng ta có thể dùng thời gian để nói về các chu kỳ vĩnh cửu) âm thanh của vũ trụ hoàn thiện sẽ vang dội đến tận những ranh giới ngoài cùng của các chòm sao xa xôi nhất. Bấy giờ người ta sẽ biết được bí nhiệm của “ca khúc phối ngẫu thiêng liêng.” (NguồnP: MF-QUI)

+ Hãy nhớ rằng bảy cõi của chúng ta chỉ là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ. Quá trình phát triển tính nhạy cảm trong sự tiến hóa thất phân này được diễn ra nhằm giúp cho bậc điểm đạo đồ có thể hoạt động trên cõi cảm dục vũ trụ, khi họ thu về hay rút về sau những lần điểm đạo cao hơn. Ngãi rút khỏi tất cả đời sống hành tinh của chúng ta. (TLNM/ EH 449)

+ Bảy cõi/ Cảnh giới Vũ trụ gồm: Thượng Đế - Chân Thần - Atma - Bồ Đề - Trí Tuệ - Cảm Dục - Hồng Trần (Mỗi Cõi chia làm 7 Phân cảnh giới phụ);

Tương ứng 7 Trạng thái: Thượng Đế - Đức Christ - Chân Sư - La Hán - Điểm Đạo Đồ/ Đẹ Tử/ Người chí nguyện - Tiến hóa không ngoan - Xúc Cảm trung bình - Người Sơ khai, chưa tiến hóa; Mỗi Trạng thái tương ứng mức Tâm thức tiến hóa riêng;

- Hiện tại, con người trung bình hoạt động trên 3 cấp bậc của phàm ngã (hồng trần, trung giới, hạ trí), bao gồm 18 nấc thang hay 18 phân cảnh thấp nhất ( 7 phân cảnh giới hồng trần, 7 phân cảnh giới cảm dục, và 4 phân cảnh giới hạ trí).

- Số 7 rất quan trọng; Khi Đấng Tuyệt đối hay Sự Sống Duy nhất biểu lộ, Ngài có 7 cấp bậc hay cảnh giới vũ trụ vĩ đại, là bảy thế giới tâm thức mà Ngài hoạt động trong đó (bảy cấp bậc, hay bảy bước, 7 vòng tròn đồng tâm. Dù xem theo cách nào đi nữa, các cảnh giới không thật sự đúng như vậy mà thật ra xuyên thấu vào nhau. Điều này cũng đúng cho một vũ trụ, một con người; một nguyên tử) (Xem Nguồn)

* Ví dụ về yếu tố hoạt động(TTHM, 38):

Ở cõi phụ thứ 3 của cõi trí, các Chân nhân được phân thành nhiều nhóm - tùy theo cung và trình độ tiến hóa. Ở cõi phụ thứ 2, các nhóm hòa hợp lẫn nhau và từ 49 nhóm trở thành 42 nhóm (bằng cách sáp nhập). Tiến trình tổng hợp tóm lược:

+ Cõi Cao Thấp hiểu cho đúng: Các bạn cũng lưu ý, khi thể hiện trên hình vẽ hai chiều các cảnh giới được vẽ thứ tự từ cao xuống thấp, cõi trên cùng gọi là cõi cao nhất và cõi hồng trần là cõi thấp nhất. Sự thực thì các cảnh giới xuyên thấu vào nhau, các cõi gọi là “cao” xuyên thấu vào bên trong cõi trọng trược hơn. Chúng ta có thể hình dung điều này phần nào qua một ví dụ ở cõi hồng trần: chất lỏng xuyên thấu qua chất đặc, chất khí lại xuyên thấu qua chất lỏng và đặc. Trên nữa thì chất dĩ thái thứ tư xuyên thấu qua cả ba vật chất đặc, lỏng và khí. Như vậy, do thói quen, chúng ta gọi là cõi giới cao, chứ đúng thực ra phải gọi là cõi giới bên trong (inner plane) hay nội giới. Ông C.W. Leadbeater nói rằng cõi tình cảm hay cõi trung giới xuyên thấu qua cõi trần, và chu vi của nó lớn hơn trái đất rất nhiều. Đường biên của cõi Trung giới của Trái đất chúng ta vươn gần đến mặt trăng.(Nguồn: Các Cảnh giới Thái Dương hệ)

Xem Thuật ngữ: Tổng hợp kiến thức về Các Cõi Giới

+ Ngã và Phi ngã: Khi nghiên cứu 3 phương diện của Thượng Đế 3 Ngôi (Ngôi 1-2-3 = Nhất- Nhị nguyên và Tứ tượng), Bà Annie Besant trả lời: Khi phân tích mọi vật đang hiện hữu, chúng ta đi đến nét khái quát lớn như sau: “Tất cả đều có thể chia thành “cái tôi” (“I”) và “Không Tôi” (“Not I”), “Ngã”(“Self”) và “Phi-Ngã” (“Not-Self”). Mọi vật riêng rẽ được cho là ở dưới mặt này hay mặt khác của đề mục Ngã hoặc Phi-Ngã. Không có gì mà không thể được đặt dưới một trong hai hình thức đó. “Ngã là Sự Sống, Tâm Thức; Phi-Ngã là Vật Chất, Hình Tướng (Form)”. Vậy thì, ở đây chúng ta có một nhị nguyên (duality). Nhưng Cặp Đôi (Twain) không phải là hai cái riêng biệt, cô lập và không có liên quan. Luôn luôn có mối liên hệ nằm giữa chúng, chúng luôn luôn tiến tới gần rồi tách ra xa, nhập lại và rời ra, sự tương tác này tự biểu lộ dưới hình thức vũ trụ hằng chuyển. Như vậy chúng ta có một Tam Nguyên (Trinity) chớ không phải một Nhị Nguyên, đó là Ngã, Phi-Ngã và Mối Quan hệ (Relation) giữa chúng. Ở đây, tất cả đều được tổng kết lại, mọi vật và mọi mối liên hệ, đang có và có thể có, và do đó là Ba (three), không hơn không kém, là nền tảng của toàn thể các vũ trụ trong toàn thể của chúng và của mỗi vũ trụ nói riêng. (Nguồn)

+ Chân Sư DK dạy Thở: Bất cứ đệ tử nào trong quá trình xây dựng đường antahkarana đều có thể bắt đầu sử dụng các bài tập thở được hướng dẫn một cách cẩn thận. Nhưng phân tích rốt ráo, chỉ có các đệ tử được ba lần điểm đạo và những ai tiến gần dưới ảnh hưởng của Chân Thần mới có thể sử dụng một cách thích hợp và thành công hình thức định hướng sự sống này và đạt được các kết quả mỹ mãn. Về căn bản điều này đúng, tuy nhiên, chúng ta phải tạo ra sự khởi đầu, và chúng tôi mời gọi tất cả các đệ tử chân chính tham gia vào nỗ lực này(Tập Thở-Tham Thiền) như sau: (Tư tưởng, ý định, mục tiêu và hình dung quyết định chất lượng)
+ Hít vào 6 nhịp - Thu thập mãnh lực lên đầu

+ Nín thở 8 nhịp - Mãnh lực hòa trộn lẫn lại
+ Thở ra 6 nhịp - Ban ân huệ cho thế gian
+ Nín thở 8 nhịp - Nhận thức phần việc đã làm. Xem: Xem Khoa học về Hơi thở Chân Sư DK dạy;
+ Một Cách Thở Khác - 584. SỔ TỨC
Tỳ-kheo-niệm hơi thở vào thì biết niệm hơi thở vào; niệm hơi thở ra thì biết niệm hơi thở ra; thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra dài thì biết thở ra dài; thở vào ngắn thì biết thở vào ngắn, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn. Học toàn thân thở vào, học toàn thân thở ra. Học thở vào thân hành tĩnh chỉ, học thở ra khẩu hành tĩnh chỉ. Như vậy, Tỳ-kheo tùy theo thân hành mà biết trên như thật. Tỳ-kheo như thế, sống cô độc, viễn ly, tâm không phóng dật, tu hành tinh tấn, đoạn trừ các tai hoạn của tâm và được định tâm. Được định tâm rồi thì biết trên như thật. Nguồn: mục 584- (Trung A Hàm, Kinh Niệm Thân, Phẩm 7, số 81)

* Các Cõi Giới theo Phật Học - Về Sự Sống:
Con người được coi như một tiểu thiên địa, một vũ trụ thu nhỏ. Vũ trụ bao la có vô số hệ mặt trời có sự sống giống như trái đất. Một hệ mặt trời mà có 1 hành tinh có sự sống có thể tạm gọi là Tam Giới.
Trong ABHIDHAMMA chương 10 có nói về Tam Giới và nó có 31 cõi được phân loại như sau: 11 cõi dục giới, 16 cõi sắc giới, 4 cõi vô sắc giới. Mỗi cõi có cấu tạo vật chất hoàn toàn khác nhau. Tiểu Thế Giới gồm 1.000 cái Tam Giới, Trung Thế Giới gồm 1.000 Tiểu Thế Giới, Đại Thế Giới gồm 1.000 Trung Thế Giới. Còn Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới là vô tận.
Tam giới phát triển qua 4 giai đoạn : Thành, Trụ, Hoại, Không. Một chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không của Tam Giới gọi là Trụ Kiếp, 4 Trụ Kiếp được gọi là Đại Kiếp. Các dạng sống trên Tam Giới thường khởi đầu bằng sự Hóa Sanh khi hội đủ Duyên hay điều kiện. Sau đó mới có Thai Sanh, Noãn Sanh. Một năm thế gian tính tương đối là 365 ngày.
Dục giới gồm có 11 cõi : 4 cõi khổ và 7 cõi thiện dục giới như sau ... Mời xem chi tiết tại đây.

* Các Cõi Giới theo Minh Triết Mới - Về Năng Lượng/ Phân Cảnh:

Phân Cảnh Dĩ Thái_Chân Sư DK: Điều hơi kỳ lạ là trong giới nhân loại (và chỉ giới nhân loại) thể dĩ thái ngày nay được tạo thành bằng 4 loại chất dĩ thái. Lý do của việc này là ở chỗ sau rốt (khi nhân loại đã phát triển về mặt tâm linh) mỗi 1 trong 4 cõi này tức loại chất dĩ thái sẽ được đáp ứng với bốn cõi phụ cao của cõi hồng trần vũ trụ – các phân cảnh dĩ thái, mà chúng ta gán cho các danh xưng là: phân cảnh Thượng Đế, phân cảnh Chân Thần, phân cảnh Niết Bàn và phân cảnh bồ đề (Cấu Tạo Con Người qua bảy Cảnh Giới Vũ Trụ). Điều này sẽ xảy ra như là kết quả của sự tăng trưởng hữu thức và sự điểm đạo.

+ Cõi dĩ thái thứ 4: Nắm giữ chìa khoá chế ngự vật chất và nên chú ý rằng:

- Trên chất dĩ thái hồng trần thứ 4, con người bắt đầu phối kết thể cảm dục hay thể tình cảm của y và vượt thoát ngày càng thường xuyên hơn khỏi hiện thể đó. Sự liên tục tâm thức được đạt đến khi con người chế ngự được bốn chất dĩ thái.

- Trên cõi phụ thứ 4 của cõi trí, con người bắt đầu kiểm soát thể thượng trí hay Chân ngã thể của mình và trụ tâm thức của mình vào đó cho đến khi sự an trụ được hoàn toàn. Lúc bấy giờ, y hành động một cách hữu thức trên cõi đó khi y đã chế ngự được các tương ứng đối với các chất dĩ thái trên cõi trí.

- Trên cõi bồ đề (cõi dĩ thái thứ 4 của vũ trụ), Hành Tinh Thượng Đế (hay là tâm thức tập hợp của Chân Thần nhân loại và Chân Thần thiên thần) bắt đầu tác động và sau rốt thoát khỏi các cõi dĩ thái vũ trụ. Khi 3 chất dĩ thái vũ trụ này được chế ngự, việc vận hành được hoàn tất, sự an trụ được tập trung trong các hiện thể Chân Thần và 7 Hành Tinh Thượng Đế đã thành đạt được mục tiêu của các Ngài. Xem: Cấu Tạo Con Người 15-Dĩ Thái 2 Xem: TH Thể Xác và Thể hoặc Chất Dĩ Thái - Cõi Giới

+ Các guna là ba đặc tính của vật chất. Ba hiệu ứng này phát sinh khi năng lượng của đại vũ trụ, là sự sống của Thượng Đế vốn tồn tại độc lập với việc khoác lấy hình thể, làm phát động hay truyền năng lượng cho vật chất nguyên thủy. Ba guna gồm có: 1.   Sattva ....Năng lượng của Tinh thần(Chân thần, Đức Chúa Cha)...... tiết điệu hay rung động hài hòa 2.   Rajas .....Năng lượng của Linh hồn .(Chân ngã, Đức Chúa Con) ..... cơ động hay hoạt động 3.   Tamas ....Năng lượng của Vật chất ..(Chúa Thánh thần)................... .quán tính (ASCLH, 31)
+ Người Cung 4 phát triển vượt qua xung đột, khủng hoảng, đấu tranh = Đạt đến sự hài hòa = Lại tiếp tục đối diện sự xung đột khác (hình phong cảnh tuyệt đẹp, tượng trưng cho sự hài hòa, mỹ lệ. Trên nền hình ảnh phong cảnh là các biểu tượng của sự xung khắc hay xung đột: hình Âm Dương, Mặt người cười và khóc, cuộc chiến giữa hai chiến binh … Một biểu tượng khác là cái cầu, nói lên tính chất nối liền của cung 4. Cung 4 có tính chất liên kết vì nó là cung nằm giữa ba Cung Trạng Thái và Ba Cung Thuộc Tính. - Thể hiện rất nhiều trong tự nhiên: sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài, trong côn trùng, trong thú vật, trong lịch sử của các quốc gia… Nhân loại là giới thứ 4 trong tự nhiên chịu ảnh hưởng của cung 4, và ta thấy điều này trong sự đau khổ mà giới nhân loại đã và đang trải qua. Qua đau khổ mà nhân loại vượt lên, tiến hóa. - Cung 4 là Cung của Nghệ Thuật (nghệ sĩ đa tài trong hội họa, kiến trúc, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư, diễn viên, nữ ca sĩ, người viết kịch bản, nhà sản xuất phim và đạo diễn, diễn viên hài, nhạc công. Giáo sư Robbins có phàm ngã cung 4. (khuôn mặt rất linh hoạt khi trình bày). Quy luật: Trải qua đỉnh cao vinh quang, rồi sau đó là vực thẳm. Những ai chịu ảnh hưởng mạnh của cung 4 mà chưa tìm ra điểm cân bằng thường phải chịu nhiều đau khổ, trải qua những gian nan, xung đột, đạt đến đỉnh cao rồi rơi xuống vực thẳm. - Thể trí cung 4 là trực giác của họ rất mạnh. Thể trí cung 5 hay lý luận, suy nghĩ rõ ràng, bán cầu trái của học hoạt động, còn người thể trí cung 4 có bán cầu phải mạnh hơn. Họ thiên về nghệ thuật, và họ cũng ít có khả năng tạo ra những hình tư tưởng rõ ràng. Nguồn: TLHNM1
+ Cung Quyền Lực – Ý Chí: Hình ảnh núi lửa đang bùng nổ > tính chất dữ dội, mãnh liệt của năng lượng Cung 1. Biểu hiện: Nghe tiếng động ghê rợn, Một núi lửa khi bùng nổ có thể chôn vùi cả khu rừng, cả thôn làng. -   Đặc tính của Cung 1 là tính Vô Úy (không sợ hãi) và Trung Thực: Họ tin vào sức mạnh bản thân nên họ không cần nhờ ai. Bẩm sinh họ là những người lãnh đạo, cai trị, quan tòa, người thực thi pháp luật. Trong gia đình họ là người cha gia trưởng, nghiêm khắc, là người mẹ dạy con với kỷ luật sắt, người anh chuyên “khủng bố” em út. Trong doanh nghiệp họ là những nhà quản trị, đứng đầu cơ quan, bộ phận. Cung 1 không phải chỉ hiện diện trong chính trị, nơi các nhà lãnh đạo, mà họ diện ở mọi lãnh vực của cuộc sống, thể hiện vai trò lãnh đạo, dẫn dắt. + Biểu tượng của thanh gươm và con diều hâu đang bay lượn hay nhà vua: Nói lên tính chất mạnh mẽ, quyền lực của Cung 1. Bên trái có hình cây tùng bách (redwood), một loài cây rất cao và thẳng tắp, thuộc cung 1 + Phàm ngã Cung 1 rất bướng bỉnh, cứng đầu, kiêu căng, và không chịu nghe lời phản biện của ai cả. Họ chỉ chịu thay đổi khi có biến cố nào đó ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của họ. Độc đoán là đặc tính tiêu cực (Nhân viên từ bỏ CTy ra đi vì không chịu nỗi cách điều hành). + Ý chí mãnh liệt: Phàm ngã Cung 1 khi đã muốn làm một việc gì đó thì họ quyết tâm làm, dứt khoát và nhanh chóng (quyết định từ bỏ hút thuốc, và ngay lập tức bỏ hẳn) (TLHNM2)
+ Kính vạn hoa: Sự liên tục chuyển động, chuyển động không ngừng, họ thường bận rộn và hoạt động không ngừng nghĩ, họ khôn khéo, khôn ngoan, kinh doanh, quyền biến, và đôi khi quĩ quyệt (Người bán xe cũ họ nghiên cứu tâm lý khách hàng rất kỹ và đánh vào tâm lý đó. + Cung Tiền bạc, Tài chính: Cung 3 cũng cai quản tiền bạc và vàng, biểu tượng các đồng tiền vàng và bộ óc thông minh, héo nói (truyền thông), hùng biện. Họ thông minh, khôn ngoan, hay ở mức thấp hơn là quỉ quyệt, và có một đầu óc nhạy bén. Là Doanh nhân tài giỏi, hoặc ở cấp cao hơn là Phụng sự rộng mở. Ảo cảm con nhện tại trung tâm. Hình chiếc máy dệt biểu tượng cho việc xử lý và tạo dựng những hình tướng phức tạp. + Ảo cảm: Đặc trưng cung 3 là “Vị Thần trong cỗ náy”, họ luôn cho mình khả năng giải quyết mọi chuyện, mọi vấn đề. Còn ảo cảm con nhện ở trung tâm là ảo cảm của một người thích xen vào giải quyết tất cả chuyện của người khác, không thuộc trách nhiệm của mình. Cả hai đều là ảo cảm đặc trưng của cung 3. + Nhà Huyền thuật chịu ảnh hưởng của cung 7 và cũng của cung 3 (Cung 3 nói lên tính chất tiêu cực là xảo thuật, dối trá, giống như một người bán xe cũ) - Nhân vật tiêu biểu - Tích cực: Steve Jobs, Bill Gates, Plato, Hawking, Einstein. - Nhân vật tiêu biểu - Tíêu cực: Bê bối tình dục, Madoff - Gian lận tài chính (50 Tỷ USD).  Nguồn: (TLHNM 2)
+ Mỗi Cung Hoàng Đạo chủ quản một Nhà, 12 Cung tương ứng với 12 Nhà vì có nhiểu điểm tương đồng Xem thêm: Chủ Tinh Cung Hoàng Đạo Và Cung Hoàng Đạo Chủ Quản Các Nhà

BẢNG TỔNG HỢP ĐẶC TÍNH CÁC CUNG LINH HỒN (CUNG LINH HỒN QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP NỘI MÔN)

 

CẤU TẠO CON NGƯỜI (Theo Minh Triết Mới)

Pic 4

+ Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế(TTHM, thu 28.7.20)

Xem Ảnh phóng to về Cấu tạo con người
Xem: Cấu Tạo Con Người 1
Xem: T.H Tooltip và Thuật Ngữ về Con Người

ẢNH TỔNG HỢP VÒNG HOÀNG ĐẠO

Xem Phóng To Ảnh Vòng Hoàng Đạo
+ Đường Hoàng Đạo và Hoàng Đới: Hoàng đạo như là một dải tưởng tượng của không gian xung quanh Trái đất. Mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất chiếu lên trên Thiên Cầu một đường gọi là đường Hoàng Đạo (Ecliptic), các nhà thiên văn lấy thêm 8 độ ở mỗi phía Hoàng Đạo và được gọi là Hoàng Đới. - Mặt phẳng xích đạo (Đất): Chính là mặt phẳng chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời được chiếu lên trên Thiên Cầu qua đường Xích đạo (Vuông góc với trục nghiêng Trái Đất) - Đường xích đạo Trời: Ta phóng đường Xích đạo trái đất(Phương đứng chưa xét độ nghiêng trái đất) vào bầu trời. - Vòng Hoàng Đạo và Đường Xích Đạo trời (Do trục quay của Trái Đất bị nghiêng 23,5 độ nên mặt phẳng Hoàng Đạo cũng bị lệch 23,5 độ so với mặt phẳng Xích Đạo. - Chuyển động theo chiều kim đồng hồ của các các Cung (dấu hiệu) Hoàng đạo xung quanh trái đất (Thực chất do Trái đất tự quay ngược chiều kim đồng hồ) Xem: Chiêm THNM1,2 Xem thêm: Ảnh Mô Hình Địa Tâm và Vòng Hoàng Đạo Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Bảy Cung; Cung Hoàng Đạo; Lá số Chiêm tinh; Biểu đồ cung; Khẩu hiệu Phàm Ngã và Linh Hồn Xem: Tổng hợp về 7 Cung đến Thái Dương hệ - Địa cầu và Nhân loại Xem về Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

HÌNH ẢNH BIỂU HIỆN SỨC MẠNH CỦA CUNG 1

Xem thêm: Hình Ảnh phóng to của Nguồn: Tâm Lý Học Nội Môn 2

HÌNH ẢNH BIỂU HIỆN SỨC MẠNH CỦA CUNG 7

Xem thêm: Hình Ảnh phóng to của Cung 7 Nguồn: Tâm Lý Học Nội Môn 2

HÌNH ẢNH BIỂU HIỆN SỨC MẠNH CỦA CUNG 3

Xem thêm: Hình Ảnh phóng to của Cung 3 Nguồn: Tâm Lý Học Nội Môn 2

+ Vạn vật đều có nguồn cội từ Tinh thần – thoạt tiên, sự tiến hóa (evolution) bắt đầu từ trên và tiến xuống dưới, thay vì ngược lại như thuyết của Darwin đã giảng dạy.(GLBN III,177)

+ Tiến hóa thăng thượng là sự nhạy cảm với ánh sáng và sự giác ngộ ngày càng tăng thêm đều đặn. (LV7C, 642)

+ Tiến hóa thăng thượng chỉ là phương pháp điều chỉnh khía cạnh vật chất cho thích ứng với khía cạnh tinh thần ngõ hầu khía cạnh vật chất tỏ ra hoàn toàn thích hợp là một thể biểu hiện cho khía cạnh tinh thần. (LVLCK, 231)

- Tiến hóa thăng thượng (evolution) có thể được định nghĩa như là “khai mở năng lực đáp ứng luôn luôn tăng tiến”.

- Tiến hóa thăng thượng cũng còn được định nghĩa như là “sự phát triển theo chu kỳ” (“cyclic development”).

+ Tiến hóa thăng thượng có thể được định nghĩa như là thay đổi có sắp xếp và không ngừng biến đổi (ordered change and instant mutation). (TTCNT, 20, 22, 23)

+ Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh Thần là giai đoạn tiến hóa thăng thượng thuộc các cõi cao.  (LVLCK, 275)

+ Tiến hóa thăng thượng chỉ là một thuật ngữ được dùng để diễn tả sự phát triển từ từ (gradual development) trong thời gian và không gian của khả năng nội tại của một con người, của một Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế. (LVLCK, 234)

+ Người chí nguyện: Trong thời gian căng thẳng và vất vả này, hỡi những người anh em của tôi, tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng không cần phải cảm thấy vô dụng hay bé nhỏ. Những nhóm người đệ tử mới là những Nhóm Hạt Giống; họ đang ở trong bóng tối hay trong giai đoạn phát triển và trong quá trình mở rộng—phát triển một cách thầm lặng. Giai đoạn này là quan trọng nhất cho sức khỏe của hạt giống và khả năng của nó để có thể cắm rễ mạnh mẽ xuống và xâm nhập một cách chậm rãi và đều đặn hướng lên đến ánh sáng. Vì thế trọng trách và năng lực đóng góp vào Thời Đại Mới được đặt lên chúng ta.(NĐTTKNM/ DINA I 74)

+ Như chúng ta đã thấy, những cánh hoa của luân xa tùng thái dương đang hướng lên đến luân xa tim. Điều này, trên thực tế, có nghĩa là năng lượng cảm xúc, ham muốn và tham vọng (trong nhân loại như một toàn thể) đang nỗ lực hướng lên về phía con đường cao cả hơn. (TLNM/ EH 174)

+ Khi bậc điểm đạo đồ nỗ lực mở rộng tâm thức của mình, khi anh ta học được cách ổn định tâm thức mình trong Tam Nguyên Tinh Thần, khi đó anh ta trở thành một phần của nỗ lực huyền giai vĩ đại và liên tục hướng đến “Nơi của Ánh Sáng Điện Quang Minh,” ánh sáng lạnh minh bạch của lý trí, là chìa khóa đầu tiên của cánh cửa đầu tiên.(CCVĐĐ/ RI 139)

+ Tiến hóa nghịch chiều vật chất - Theo Tâm linh - Bí truyền/ Nội môn
+ Giai đoạn 1: Cung Thái Dương (Mặt Trời) Chi phối con người(Phàm Ngã), con người dần dần thích hợp để sau đó đáp ứng với Linh Hồn.
+ Giai đoạn 2: Sự đáp ứng của Phàm ngã ngày càng tăng với các năng lượng, bị che dấu bởi Cung mệnh (Cung Mọc). Các năng lượng đó tạo ra điều bất ngờ và gây ra việc thúc đẩy diễn trình tiến hóa và việc khai mở sự sống nội tâm. ... Qua hiệu ứng của năng lượng tuôn đổ từ các Cung Hoàng Đạo, con người được chuẩn bị cho BƯỚC NGOẶT VỀ ĐỊNH HƯỚNG, trong đó con người từ từ và dần dần ĐẢO NGƯỢC CÁCH THỨC TIẾN BỘ DƯA TRÊN VÒNG SINH HÓA (Lúc bấy giờ, Y đi từ Dương Cưu đến Song Ngư xuyên qua Kim Ngưu, Hổ Cáp, Ma Kết thay vì chuyển từ Dương Cưu đến Kim Ngưu xuyên qua Nhân Mã, Hải Sư, Bắc Giải. Bộ 3 của các Chòm sao nói trên trong 2 lộ trình lớn này chung quanh Hoàng Đạo có một hiệu quả rõ rệt và quan trọng(Gọi là Cung có ảnh hưởng tối thượng). Trong tiến trình này, nguyên khí trí tuệ (Thể Trí) biết phân biện ..... (CTHNM, 64)

+ Cung Thăng thượng tiến hóa: Nửa sau của diễn trình tiến hóa được gọi là cung thăng thượng tiến hóa và đánh dấu việc tiến lên hay quay về của Tinh thần đến cội nguồn xuất phát của nó, cộng với các thu thập được của diễn trình tiến hóa. (LVLCK, 95)

+ Ba cách tiến hóa (Thuận chiều và Nghịch chiều)_Chân Sư DK (CTHNM, 295):
1. Giai đoạn quá khứ xa xăm đã qua - Không xét: Sự tiến bộ của nhân loại từ Aries đến Pisces, qua Taurus.
2. Ý nghĩa thuận chiều Vật chất - Tiến Hóa Công Truyền (Ngoại Môn = Hiện Tại): Tiến bộ của con người cá biệt diễn ra ngược lại với tiến bộ của tập thể;
3. Ý nghĩa Nghịch chiều/ Đảo Ngược - Tiến Hóa Bí Truyền (Nội Môn = Tương Lai): Cùng chiều với "giai đoạn 1". Tiến bộ của con người được tái định-hướng từ Aries đến Pisces, xuyên qua Taurus. Trong giai đoạn cuối cùng này, y quay trở lại cùng phương pháp được hướng dẫn, tức nhịp điệu và chừng mực của hoạt động quần chúng trước kia nhưng lần này với các thái độ được thay đổi và đang thay đổi của việc phụng sự không ích kỷ, một phàm ngã được hiến dâng cho việc phụng sự nhân loại và với một sự tái định hướng tự ý của các năng lực của y sao cho chúng được hướng đến việc tạo ra sự tổng hợp và cảm thông. Việc này sẽ là tình huống trong tương lai đối với quần chúng.
* Nhà chiêm tinh học của tương lai sẽ phải ghi nhớ cẩn thận ba cách tiến hóa này. Đó là Thiên Cơ như hiện tại chúng ta có thể nhận biết được nó.
* Ví dụ với Cung Xử Nữ: Là cung thứ 6 xét theo cách này của Hoàng đạo (chiều Nghịch/ Đảo ngược) - Cung thứ 7 nếu người ta không xét vòng đảo ngược (Chân Sư DK_CTHNM, 285)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa   Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Bảy Cung; Cung Hoàng Đạo; Lá số Chiêm tinh; Biểu đồ cung; Khẩu hiệu Phàm Ngã và Linh Hồn Xem về Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Cung Thiên Đỉnh (Cung đang lên): Cung Hoàng đạo đang xuất hiện tại chân trời phía Đông vào thời điểm chủ thể chào đời. Cung Thiên đỉnh tác động đến đời sống xã hội và các mối quan hệ xã hội của chủ thể. Trong Lá số, các Hành tinh xuất hiện Tại hoặc Gần đường thẳng Cung thiên đỉnh tượng trưng cho sức mạnh và khả năng của chủ thể (CTH Toàn thư, 570)

- Cách xác định: Biết Vị trí địa lý là Kinh độ và Vĩ độ nơi sinh; Chuyển đổi giờ địa phương sang giờ GMT >>> Chuyển sang giờ thiên văn tại Greenwich nước Anh (Giờ thiên văn là thời gian được đo lường bằng các vì sao, nó được đo lường trong mối quan hệ với các vì sao cố định (Một ngày thiên văn ngắn hơn ngày thường 4 phút) (CTH Toàn Thư 308)

+ Sự phát triển (Ý THỨC) tuần tự của nhân loại, bạn có các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn ý thức động vật.

2. Cá nhân được an trụ vào tình cảm, có tính ích kỷ và bị chi phối bởi dục vọng.
3. Hai giai đoạn trên, cộng với một hiểu biết trí tuệ ngày càng tăng về các tình huống chung quanh.
4. Giai đoạn có trách nhiệm với gia đình hoặc bạn bè.
5. Giai đoạn của tham vọng và của sự khao khát đối với ảnh hưởng và quyền lực trong một lĩnh vực biểu hiện nào đó của con người. Điều này dẫn đến nỗ lực mới.
6. Sự phối-kết năng lực phàm-ngã dưới tác nhân kích thích ở trên.
7. Giai đoạn ảnh hưởng được vận dụng một cách ích kỷ và thường có tính chất phá hoại, bởi vì cho đến nay những vấn đề cao siêu không được ghi nhận.
8. Giai đoạn có một ý thức tập thể phát triển đều đặn.
Giai đoạn này được xem như là:
a/ Một lĩnh vực cho cơ hội.
b/ Một địa hạt phụng sự.
c/ Một nơi mà trong đó sự hy sinh vì lợi ích của mọi người trở nên có thể xảy ra một cách vinh quang.
Giai đoạn sau cùng này đặt một người lên con đường đệ-tử, không cần phải nói rằng nó bao gồm giai đoạn của thời kỳ trước đó, là thời kỳ dự bị hay thử thách. (LVHLT, 397)

+ Phàm Ngã tiến hóa qua 6 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Tương ứng 1 - 7 tuổi, con người thoát kiếp thú trở thành một sinh linh biết suy nghĩ. Người Lemuria và thời đầu dân Atlantis. Học chế ngự thể xác bằng thể cảm dục. Sống cho thú tính mà thôi. Luân xa đáy xương sống hoạt động mạnh, 3 chiều.
- Giai đoạn 2: Từ 7 - 14 tuổi, thoát kiếp thú, biết suy nghĩ, tương ứng dân Atlantis. Chỉnh hợp thể xác với cảm dục. Bắt đầu có nhận thức, biết thương yêu, mến thích vội vàng, thiếu suy xét hoặc có sự oán ghét vô lý và không cân nhắc do vì thiếu trí năng và sự thăng bằng. Y dễ có thái độ cực đoan. Kundalini kích thích LX Tùng thái dương và LX tương ứng trong thể tình cảm hoạt động chậm.
- Giai đoạn 3: Từ 14 - 28 tuổi, dài hơn vì có nhiều việc phải làm. Thể trí bắt đầu phát triển, mỗi kiếp y lại tạo một thể xác tốt hơn. Thể tình cảm ngày càng tinh luyện. Y biết niềm vui trí tuệ và luôn cố gắng cho thể trí kiện toàn. Y sống hướng lên cao và dần thành chí nguyện, phát triển trí tuệ, trừu tượng và tổng hợp hơn. Chân ngã tỉnh thức và ngày càng quan tâm đến cuộc sống của Phàm ngã. Ngọn lửa thiêng lên đến luân xa tim, và cả 3 luân xa đều xoay trong sự hòa hợp, nhịp nhàng và trật tự, trong luân xa đầu có 7 trung tâm (3 chính và 4 phụ) khi nhận kích thích có hoạt động tương ứng.
- Giai đoạn 4: Từ 28 - 35 tuổi, phàm ngã hoàn toàn điều hợp, tìm ra được lối hoạt động cho mình, tự biết mình với con người thật của y. Y bắt đầu tham thiền thần bí (GĐ 5 sang huyền môn). Y nói “Tôi sẽ vươn lên và về với Cha tôi.”. Y có tình cảm sâu đậm, biết suy nghĩ và chủ động, đạt mức sung mãn trong đời sống Phàm ngã, hữu thức chuyển sang Chân ngã. Y đang ở trên Con đường Đệ tử hay Dự bị, hoặc chí nguyện. Y bắt đầu siêu hóa một cách khó nhọc, đau khổ và thận trọng ... bằng mọi giá và do đó phải trả giá rất đắt để kiến tạo đường dẫn truyền cần thiết. Ánh sáng nội tâm bắt đầu chói rạng ra ngoài thể nguyên nhân, bỗng nhiên bừng lên thành ngọn lửa ở trong tầm nhìn của Chân sư thiết tha tìm kiếm. Kích thích rõ rệt luân xa cổ họng - Hoạt động sáng tạo của 3 trạng thái phàm nhân – xác thân, tình cảm và trí tuệ – đều hướng đến phụng sự. Các luân xa ngày càng điều hợp, xoay nhanh và hình dạng thay đổi, nở lớn, chuyển động xoay theo bề đo thứ 4 (tự quay vào bên trong chính nó), 4 trung tâm phụ tương ứng ở đầu cũng sinh động như vậy.
- Giai đoạn 5: Từ 35 - 42 tuổi, chuyển phân cực từ phàm ngã đến chân ngã, nhập vào tam nguyên (Kỳ điểm đạo 3). Chính tham thiền thần bí (Giai đoạn 4) đã đưa Y đến tham thiền huyền môn ở giai đoạn 5, mang lại kết quả đúng định luật và đúng đường hướng cung của mình. Nhờ tham thiền Y cảm được sự rung động của Chân ngã, tìm cách đưa tâm thức Chân ngã xuống ngày càng nhiều, đến mức tâm thức đó bao gồm cả cõi trần một cách ý thức. Chính nhờ tham thiền... đến khi tất cả đều bị thiêu hủy, chỉ còn lại lửa mà thôi, Y nhập vào tâm thức của Chân ngã, và trở thành Chân ngã. Ở giai đoạn 5 - Con đường Điểm đạo, hoàn toàn chuyển từ Phàm ngã đến Chân ngã, đến cuối Y được hoàn toàn tự do và giải thoát, trở thành một Chân sư Minh triết, tượng trưng ở tuổi 42, mức trưởng thành hoàn hảo trong Thái dương hệ. Trước điểm đạo, tất cả luân xa xoay tròn 4 chiều, sau điểm đạo chúng là bánh xe rực lửa, xem bằng nhãn thông tốt đẹp lạ lùng. Bấy giờ, luồng Hỏa hậu (Kundalini) được đánh thức và tiến lên theo những vòng xoắn cần thiết. Vào cuộc điểm đạo thứ 2, các luân xa của thể cảm dục cũng được thức động tương tự. Điểm đạo thứ 3, các luân xa của thể trí mới được chạm đến. Bấy giờ vị điểm đạo đồ có thể diện kiến Đức Huyền môn Đại đế, Đấng Điểm đạo Duy nhất.
Giai đoạn 6: Con người chưa thể hiểu

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

NTH: Người soạn thảo bài viết của Nhân Trắc Học

+ Trong “Giáo Lý Bí Nhiệm”, dạy rằng có 7 nhánh tri thức được nói đến trong Kinh Puranas –SD I, 192. Ở đây, các tương ứng có thể nêu ra liên quan với:

1. Bảy Cung, các Tinh quân Hy sinh, Bác ái và Tri thức.

2. Bảy trạng thái ý thức (States of consciousness)

3. Bảy trạng thái vật chất hay cảnh giới.

4. Bảy loại thần lực.

5. Bảy cuộc điểm đạo và nhiều thất bộ (septenates) khác.

6. Tri thức thuần túy (Gnosis),

7. Tri thức ẩn tàng là Nguyên Lý (Principle) thứ bảy,

+ Sáu triết phái Ấn Độ là sáu nguyên lý – SD I, 299. Sáu trường phái này là:

a/ Trường phái Luận lý …Bằng chứng của tri giác đúng đắn

b/ Trường phái nguyên tử. Hệ thống các sự kiện. Các bản tố. Luyện đan và hóa học.

c/ Trường phái số luận. Hệ thống các số. Trường phái duy vật. Lý thuyết về 7 trạng thái vật chất hay prakriti.

d/ Trường phái Yoga. Sự hợp nhất. Quy tắc của đời sống hằng ngày. Thần bí học.

e/ Trường phái tôn giáo nghi lễ. Nghi thức. Thờ phụng thiên thần hay các thần

f/ Trường phái Vedanta có liên quan đến phi nhị nguyên bàn về liên hệ của atma nơi người với Thượng Đế.

Tri thức thuần túy hay tri thức ẩn tàng thì tương tự như Atma Vidya (Minh triết Tinh thần) hay Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophy) và bao gồm 6 trường phái kia. (LVLCK, 285)

Xem: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết

+ Thuỷ tinh - Sao Thủy: Thủy tinh và Mặt trăng truyền dẫn Cung 4 (GQ1- CT con người) -  Sao Thủy (Cung của sao Thủy dẫn: Cung 4) điều khiển thể trí, là lực chiếm ưu thế ở cấp độ phàm ngã. Đáp ứng với câu châm ngôn "Hãy để vật chất thống trị " tâm trí tràn ngập những tư tưởng về tiền bạc và tài sản.(Thủy Tinh; Cung 4 - CTHNM, 80);

- Mercury: Ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến Tứ nguyên ở người; Chân Sư DK (CTHNM, 338):   

Sirius           Leo          Mercury     Saturn Tinh Thần ... Linh hồn .... Trí tuệ ....... Bộ óc Sự sống ..... Tính chất ... Giác ngộ .. Sắc tướng Hít vào ........Tạm nghỉ ... Thở ra ...... Tạm nghỉ - Lời nói, viết, suy nghĩ có ý thức, logic . Xem nguồn); - Cách chúng ta nghĩ và xử lý thông tin, và do đó ảnh hưởng đến cách chúng ta giao tiếp. Suy nghĩ là một quá trình chứ không phải là một đặc điểm tĩnh bên ngoài của một người. Nói chung, các nhà chiêm tinh vẫn giải thích Thuỷ tinh một cách đơn giản hơn là liên kết một số lượng lớn các hiện tượng dường như không liên quan với Thuỷ tinh . Có sự đồng thuận rộng rãi về ý nghĩa của nó, vì vậy chúng ta không cần phải thảo luận về các cách hiểu khác nhau. + Thống kê và ý nghĩa: Các quy luật và tạo lập Lá số Chiêm tinh; Định vị các Nhà; Vòng Hoàng Đạo và Mặt phẳng Hoàng đạo, đường Xích đạo Trời; Các Hành tinh có tính Ngũ Hành của nó mạnh hơn Ngũ hành cùng loại của các Cung Hoàng Đạo; Ý nghĩa các Cung Hoàng Đạo; Các Nhà; Các Góc hợp và Chủ tinh các Cung Hoàng Đạo; cũng như khái niệm về vượng, tướng, tù, tử; Cung chủ quản một Nhà; Mẫu sắc Ngũ hành; Tính điểm ngũ hành; Các góc hợp Tam hợp, Lục hợp ....Xem: Chiêm tinh học 1;  Xem: Chiêm tinh học 2;  Xem: CTH nội môn 3; Xem thêm: Tổng hợp về Hành tinh;          Tổng hợp về Thủy tinh

+ Tinh linh của các bản tố; các tạo vật có liên quan đến 4 lãnh vực, hay các bản tố: Địa (Earth), Phong (Air), Hỏa (Fire), và Thủy (Water). Ngoại trừ một số ít ở đẳng cấp cao và các vị cai quản, chúng là các mãnh lực của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh. (ĐĐTNLVTD, 217)

– Tinh linh là các thực thể còn phải tiến hóa thành người vào một thời gian trong tương lai. (GLBN III, 235)
– Tinh linh là các mãnh lực bán-thông-tuệ của các giới. (GLTNVT, 311)

Các tinh linh có bản chất dưới nhân loại. Sự kiện chúng có thể được tiếp xúc chúng trên cõi cảm dục không có gì đảm bảo rằng chúng ở trên con đường tiến hóa thăng thượng. Trái lại, chúng ở trên con đường tiến hóa giáng hạ, trên vòng cung đi xuống. Chúng có mặt trên mọi cõi giới, riêng các loại tinh linh dĩ thái – như là thần lùn, thổ tinh linh, thổ tiểu tiên thì được biết rõ hơn. Chia thành 4 nhóm:
1. Tinh linh của đất (Thổ tinh linh).
2. Tinh linh của nước (Thủy tinh linh).
3. Tinh linh của không khí (Phong tinh linh).
4. Tinh linh của lửa (Hỏa tinh linh).
* Nếu các bạn có thể biết được, thì chúng là tinh hoa của mọi vật. Chúng là những loài tinh hoa của thái dương hệ, có bốn cấp bậc, như chúng ta biết trong chu kỳ thứ tư này, trên hành tinh thứ tư hay là địa cầu.( TVTTHL, 174)

- Các nhà kiến tạo dĩ thái, tức là tinh linh phụ trách việc kiến tạo thể xác con người. (KCVTT, 77)

+ Vì các câu thần chú và các hình thức thiền để tiếp xúc với các thần, các thiên thần hay các vị thần kiến tạo, và để kêu gọi các tinh linh hay là các hình thức sinh tồn hạ đẳng, trên thực tế đều như nhau và trong những bức thư này nên xem như vậy(TVTTHM, 174)

+ Ở Thái dương hệ này, Hỏa Tinh linh đông nhất, nhì đến Tinh Linh Không khí hiện diện khắp các cõi. Thủy hay Thổ tinh linh ít hơn nhiều, chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số Hành tinh của Thái dương hệ (CTHNM, 188)

Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân  

+ Các Luân xa mà qua đó sự sống Tinh Linh (SSTL) và Linh hồn hoạt động (EP II 290. 304)

1. Đời sống 3 tinh linh này được tạo thành chủ yếu ở 3 luân xa thấp nhất:
1. LX xương cùng, -  SSTL trí tuệ       => LX cổ họng.
2. LX tùng T.Dương- SSTL cảm dục   => Luân xa tim.
3. LX đáy cột sống, - SSTL hồng trần => Luân xa đầu.

- Sự sống của linh hồn nội tại qua 3 luân xa cao.
1. Luân xa đầu         -  Tâm thức trí tuệ.
2. Luân xa cổ họng  -  Tâm thức sáng tạo.
3. Luân xa tim          - Tâm thức cảm giác[304]

Xem: Tổng hợp về Ishvara, Linh hồn ( Đại Vũ trụ và Tiểu Vũ trụ)
Xem Tổng hợp về Luân xa ;  (Phân biệt LX Tùng thái dương với Đan điền)
Nguồn: Các trích dẫn TLHNM(GQ1.1, tr 11)
Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Thiên Vương Tinh: Uranus truyền dẫn Cung 7 (GQ1- CT con người)
+
Không ổn định, tự phát, bốc đồng, sáng tạo, không có kỷ luật
+ Thiên vương tinh có liên quan đến phát minh, khám phá, kích động, công nghệ, thiên tài, lệch tâm, điện, và tai nạn, trong số những thứ khác.
- Giả thuyết của tôi là Thiên vương tinh nạp năng lượng cho bất cứ cái gì nó chạm vào và làm cho nó tự do. Thiên vương tinh tìm kiếm tự do và độc lập
- Nhà chiêm tinh Stephen Arroyo chỉ ra một mặt của sao Thiên Vương mà không được chú ý nhiều: ích kỷ.
+ Hãy nhớ rằng cung 7 có liên quan nhiều đến luân xa xương cùng và luân xa đáy cột sống, nhưng khi Chân sư DK nói với bạn về luân xa xương cùng, Ngài cho Uranus là một trong những chủ tinh cai quản nó, và bạn nhớ, Uranus là hành tinh cung 7 nổi bật. Vì vậy, chúng ta phải thực sự không tham gia vào cách thức mua sắm (Ảo cảm tình dục/ Cô giái và xe đẹp) này vốn được sử dụng cho mục đích thứ yếu. (Nguồn: Chương Ảo cảm cung 7 phần 1, mục Ảo cảm về Ma thuật tình dục)
Xem: Tổng hợp về Thiên Vương tinh

Hải Vương tinh:  Hỏa tinh và Hải Vương Tinh truyền dẫn Cung 6 (GQ1- CT con người) + Tưởng tượng, lý tưởng, mơ mộng, trẻ con, nghệ thuật, tưởng tượng, dễ tiếp thu. Xem nguồn + Sao Hải Vương thường được coi là hành tinh ảo tưởng, ảo cảm, trí tưởng tượng, hoang tưởng, năng lực tâm linh, và mối quan tâm tinh thần. Sao Hải Vương cũng được coi là làm cho một người dễ mơ mộng, tập trung kém và dễ bị lừa bởi những người khác. Hải Vương tinh dường như có một thái độ cả tin trẻ con + Hải Vương Tinh vốn là cung của Vị Chúa (Deity) của các loại nước, có liên quan với Cung 6 đang cai quản cõi cảm dục và cõi tình cảm ham muốn, Chân Sư DK (CTHNM, 336) Xem thêm: Tổng hợp về Hải Vương Tinh
+ Diêm Vương Tinh: Vulcan và Diêm Vương tinh truyền dẫn Cung 1 (GQ1- CT con người) + Ám ảnh, ép buộc, cuồng tín, ý thức nhiệm vụ, bị tình cảm tác động. Xem nguồn + Pluto là hành tinh tái sinh và chuyển đổi. Nhiều nhà chiêm tinh nhấn mạnh rằng Sao Diêm Vương sẽ biến đổi cuộc sống của bạn. Bất cứ khi nào Pluto hoạt động, cuộc sống sẽ bị biến hình thành một cái gì đó khác với cách nó bắt đầu. + Cặp bài trùng: Hỏa tinh - Mars và Pluto - Diêm Vương tinh là cặp bài trùng (về nội môn), nó tương tự như Kim tinh và Địa cầu Xem thêm: Tổng hợp về Diêm Vương tinh

+ Bạch Dương - Dương Cưu/ Aries / ♈: Hành Hỏa (Xem); Dẫn truyền(Cung 1 - Cung 7) (Xem) - Tiên phong, độc lập, tự lực, không quan tâm với người khác, dễ bị rủi ro;Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 01, có đặc tính tương ứng: Thái độ cơ bản đối với cuộc sống. Tham gia ; + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Hoả tinh; Cung 6 (CTHNM, 80) (Hỏa tinh và Hải Vương Tinh dẫn Cung 6) - Khẩu hiệu: Hãy để cho hình tướng được tìm kiếm lần nữa. + Nội Môn: - Chủ tinh:  Thủy Tinh; Cung 4_(CTHNM, 81)

 - Khẩu hiệu: Tôi tiến tới và từ cõi trí, tôi thống trị. Xem: CTHNM - Giới thiệu về Bạch Dương Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Kim Ngưu/ Taurus: Hành Thổ (Xem); Dẫn truyền(Cung 4) (Xem) - Cần cù, ổn định, thực tế, bảo thủ, yêu thiên nhiên;Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 2, có đặc tính: Thái độ đối với tài sản, thân thể, vật dụng, người phối ngẫu, giá trị, đạo đức; + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Kim Tinh; Cung 5; (Kim Tinh truyền dẫn Cung 5) - Khẩu hiệu: Hãy để cho sự đấu tranh không nao núng. + Nội Môn: - Chủ tinh:  Vulcan; Cung 1 (CTHNM, 81)

- Khẩu hiệu: Tôi thấy, và khi mắt mở ra, tất cả là ánh sáng. Xem: CTHNM - Giới thiệu về Kim Ngưu Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Song Tử/ Gemini (Song Nam - Song Sinh): Hành Không Khí (Xem); Dẫn truyền(Cung 2) (Xem) - Ánh sáng, thoáng mát, nhiều sở thích, thông minh; ;Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 3, có đặc tính tương ứng: Quan tâm về môi trường sát bên. Cách hiểu và học hỏi + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Thủy Tinh; Cung 4 (CTHNM, 80);

Kim Tinh dẫn Cung 5 - Khẩu hiệu: Hãy để sự bất ổn làm công việc của nó. + Nội Môn: - Chủ tinh:  Kim Tinh; Cung 5 (CTHNM, 81)

- Khẩu hiệu: Tôi thấy cái ngã khác của tôi và trong sự suy tàn của cái ngã đó, tôi tăng trưởng và bừng sáng. + Gemini là cung quan trọng nhất trong số 12 cung hoàng đạo và ảnh hưởng của nó nằm đàng sau mỗi một trong các cung đó ‒ cho đến nay ít chiêm tinh gia nhận ra. Điều này sẽ được hiểu một cách đầy đủ hơn khi tam giác hợp bởi Gemini và hai cung đối lập được nghiên cúu. Vì Cung Bác ái-Minh triết, tức Cung 2, đang tuôn đổ qua Gemini, nên hiển nhiên là chính xác biết bao khi giáo lý huyền môn dạy rằng tình thương nằm dưới toàn thể vũ trụ. Chúng ta tin chắc rằng Thượng Đế là tình thương, và cách diễn đạt này chính xác cả về ngoại môn lẫn nội môn. Tình thương ẩn bên dưới của Thượng Đế đi đến thái dương hệ chúng ta trước tiên qua Gemini, mà cùng với chòm sao Đại Hùng và Pleiades, Gemini hợp thành một tam giác vũ trụ. Nói một cách tượng trưng và theo Cổ Luận : “Trên tam giác vàng, Christ vũ trụ xuất hiện; đầu của Ngài ở trong Gemini; một chân ở trên khu vực của bảy Từ Phụ, còn chân kia được đặt vững vàng trong khu vực của bảy Từ Mẫu(hai chòm sao này đôi khi được gọi là Bảy Huynh Đệ và Bảy Tỷ Muội ‒ A.A.B). (CTHNM, 395)

Xem: CTHNM - Giới thiệu về Song Tử Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Cự Giải - Bắc Giải/ Cancer: Hành Thủy (Xem); Dẫn truyền(Cung 3 - Cung 7) (Xem) Cự Giải, (Đáy bánh xe, gốc rễ sự tồn tại của chúng ta) tương ứng người Mẹ - Đối cực là Ma Kết (Đỉnh bánh xe, tầm cao, đỉnh núi thành đạt, nhìn thấy tất cả) tương ứng người Cha - Buồn rầu, bảo vệ, cảm xúc, có ý thức về an ninh, nặng tình cảm; ;Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 4, có đặc tính tương ứng: Điều làm bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Mặt Trăng; Cung 4 (CTHNM, 80);

(Thủy tinh và Mặt trăng dẫn Cung 4) - Khẩu hiệu: Hãy để sự cô lập thống trị và tuy vậy đám đông vẫn tồn tại. + Nội Môn: - Chủ tinh: Hải Vương Tinh (Cung 6) (CTHNM, 81)

- Khẩu hiệu: Tôi xây một ngôi nhà được thắp sáng và ngụ trong đó. + Cancer: Trong cung này có ẩn giấu toàn bộ về Luật Luân Hồi. Sự luân hồi được bao hàm trong vũ trụ biểu lộ và là chủ đề cơ bản nằm dưới sự đập nhịp (pulsation) của thái dương hệ. (Chân Sư DK -CTHNM, 353)

+ Ba cung mà (theo quan điểm của tâm thức) có liên quan chặt chẽ nhưng lại tách biệt và khác nhau nhiều về hiệu quả(CTHNM, 352). 1. Cancer  ‒ Ý thức quần chúng‒ hiểu biết theo bản năng. 2. Leo       ‒ Ý thức tự tri          ‒ hiểu biết do sáng suốt. 3. Aquarius‒ Ý thức tập thể      ‒ hiểu biết do trực giác. Xem: CTHNM - Giới thiệu về Cự Giải Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Xử Nữ/ Virgo (Thất Nữ/ Trinh Nữ): Hành Thổ (Xem); Dẫn truyền(Cung 2 - Cung 6) (Xem) -  Có phương pháp, tổ chức, cầu kỳ, chính xác, lạnh lùng, khắc nghiệt, đòi hỏi;Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 6, có đặc tính tương ứng: Công việc, nỗ lực thực tế + Cung của Xử Nữ: 2,6 "Tôi Phân Biện" + Ngoại Môn/ Phàm ngã: - Chủ tinh: Thủy Tinh; Cung 4 (CTHNM, 80);

(Cung của sao Thủy dẫn: Cung 4) -  Sao Thủy điều khiển thể trí, là lực chiếm ưu thế ở cấp độ phàm ngã. Đáp ứng với câu châm ngôn "Hãy để vật chất thống trị " tâm trí tràn ngập những tư tưởng về tiền bạc và tài sản. -  Cung 4 Điều Hòa trong Xung Đột thêm màu sắc chiến tranh và đối nghịch vào tâm trí của Xử Nữ. Bề ngoài của phàm ngã có vẻ cư xử tốt, nhưng tâm trí lại có một quan điểm hạn hẹp, khó khăn, xét nét, chỉ trích. -  Mặt tích cực: thúc đẩy tính phân tích cẩn trọng và chú ý đến từng chi tiết, khuyến khích phàm ngã phấn đấu để hoàn thiện trong hình thể và đời sống của phàm ngã. - Khẩu hiệu ngoại môn: “ Hãy để vật chất thống trị .” + Nội Môn: - Chủ tinh: Mặt Trăng; Cung 4 (CTHNM, 81)

- Khẩu hiệu/ Mantram: “Tôi là Mẹ và Con; Tôi là Thượng đế, Tôi là Vật chất.”; +  Những linh hồn tiến hoá làm việc qua cung Xử Nữ là những người phụng sự thực sự, thầm lặng cống hiến cho những lý tưởng cao cả nhất, cho sự nâng cao nhân loại. Là hạt giống của Thời Đại Mới, gieo vào những người khác ánh sáng sẽ chiếu rọi khắp thế gian trong thời đại Bảo Bình. Có nhiều ở lãnh vực chữa bệnh và giáo dục, nghề nghiệp mà các Ashram Cung 2 chịu trách nhiệm. Năng lượng của Vulcan là Cung 1 rực lửa, ban tặng sức mạnh và khả năng lãnh đạo. <theo tài liệu Trường MF> Xem: CTHNM - Giới thiệu về Xử Nữ Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại)  Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Bảy Cung; Cung Hoàng Đạo; Lá số Chiêm tinh; Biểu đồ cung; Khẩu hiệu Phàm Ngã và Linh Hồn Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Thiên Bình/ Libra (Thiên Xứng): Hành Không khí (Xem); (Dẫn truyền Cung 3, Xem) - Cần đối tác và bạn bè, dễ tính, đòi hỏi sự công bằng, khoan dung;Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 7, có đặc tính tương ứng: Hợp tác và bạn bè + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Kim Tinh;Cung 5 (CTHNM, 80);

(Kim Tinh dẫn Cung 5) - Khẩu hiệu: Hãy để sự lựa chọn được thực hiện + Nội Môn: - Chủ tinh:  Thiên Vương tinh (Cung 7) - Khẩu hiệu: Tôi chọn con đường dẫn giữa hai đường lực lớn + Chân Sư DK: Libra có liên quan chặt chẽ với Ngôi 3 của Chúa Cha và do đó nó là cung đang cai quản và là một yếu tố chi phối chính nơi mà Luật Pháp (Law), Tính Dục (Sex) và Tiền Tài có liên hệ. Hãy suy tưởng điều này. Cả 3 khía cạnh thiêng liêng... biểu lộ theo 3 cách hay là qua 3 trạng thái thứ yếu,... Chính là qua việc nghiên cứu Libra mà ánh sáng đối với trạng thái thứ 3 sẽ đến. Ngôi 1 về ý chí hoặc quyền năng tự biểu lộ trong cung này dưới hình thức Thiên Luật, dưới hình thức lập pháp, tính hợp pháp, công lý; Ngôi 2 biểu lộ dưới hình thức sự liên quan giữa các cặp đối nhập (biểu tượng cái cân), và trên cõi trần tự hiện ra dưới hình thức Tính Dục; Ngôi 3 biểu lộ dưới hình thức năng lượng cụ thể hóa và điều này chúng ta gọi là Tiền Tài. Theo nghĩa đen chính là vàng và đây là biểu tượng hiện ra bên ngoài của những gì được tạo ra bởi việc nhập lại của tinh thần và vật chất trên cõi trần. Như bạn biết, trạng thái thứ ba là trạng thái sáng tạo.... Ba yếu tố này – Thiên Luật, tính dục và Tiền tài... Toàn bộ tiến trình được giải thích bằng hoạt động của 3 tác nhân cai quản của Libra: Venus, Uranus và Saturn (Xem thêm về Tam giác lực với Libra ở đỉnh; CTHNM, 275)

Xem: CTHNM - Giới thiệu về Thiên Bình Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Hổ Cáp/ Scorpio: (Thiên Yết/ Thần Nông/ Bọ Cạp/ Thiên Hạt): Hành Thủy (Xem); (Dẫn truyền Cung 4; Xem) - Bản năng, yên tĩnh, khéo tay, trực quan, lôi cuốn, yêu súc vật; Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 8. Nhà này có đặc tính tương ứng: Tiền bạc, đầu tư, kinh doanh, chia sẻ, cái chết của bạn bè hoặc bản thân + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Cổ là Hỏa tinh; Cung 6 và Hiện đại là Diêm Vương Tinh; Cung 1 (CTHNM, 80);

(Anh Kiệt nói dùng cả 2, xem mối quan hệ giữa sao hỏa và diêm vương tương tự như giữa venus/ Kim tinh và trái đất) - Khẩu hiệu: Hãy để Ảo Ảnh (Maya) phát triển, và hãy để sự lừa dối cai trị. + Nội Môn: - Chủ tinh:  Hỏa Tinh; Cung 6 (CTHNM, 81)

- Khẩu hiệu: Tôi là chiến binh và từ chiến trường tôi xuất hiện trong chiến thắng. Hổ Cáp (Bọ Cạp) về Công truyền: Bất cứ điều gì liên quan với cái chết và tình dục – máu, quân sự, vũ khí, sự sinh sản. Thế giới ngầm – vệ sinh môi trường, tội phạm, thủ đoạn gian trá, huyền bí, siêu hình. Tâm lý học, chữa bệnh, phẫu thuật. Thị trường chứng khoán, đầu tư, công đoàn và chính trị, bảo hiểm. Hổ Cáp (Bọ Cạp) về Bí truyền: Những nghề nghiệp liên quan đến cái chết, tình dục, khoa phẫu thuật, quân đội, sự sinh sản, thế giới ngầm, vệ sinh môi trường, thủ đoạn gian trá, thị trường chứng khoán, đầu tư, công đoàn và chính trị. Hổ Cáp được liên kết với việc chữa bệnh và tâm lý học, thông qua Diêm vương tinh. Các nghề nghiệp nội môn: nghiên cứu về sự biến đổi huyền bí của cá nhân, nhà chữa trị/nhà tâm lý theo phép chuyển hóa hoặc bí truyền, chiến đấu chống lại cái ác và vì sự thiện hảo cao cả của tập thể. Xem: CTHNM - Giới thiệu về Hổ Cáp/ Bọ Cạp Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Nhân Mã/ Sagittarius (Xạ Thủ - Cung Thủ): Hành Hỏa (Xem); (Dẫn truyền Cung 4 - Cung 5 - Cung 6; Xem) - Mở rộng, không đẹp, đi xa, tránh chi tiết, lạc quan; Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 9, có đặc tính tương ứng:  Du lịch, quan điểm rộng lớn về mọi thứ, triết học, chính trị + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Mộc Tinh; Cung 2 (CTHNM, 80); (Mặt trời và Mộc tinh dẫn Cung 2) - Khẩu hiệu: Hãy để thực phẩm được tìm kiếm lần nữa + Nội Môn: - Chủ tinh:  Địa Cầu; Cung 3 (CTHNM, 81)

- Khẩu hiệu: Tôi nhìn thấy mục tiêu. Tôi đạt đến mục tiêu đó và sau đó tôi nhìn thấy mục tiêu khác. + Cung Nhân Mã có tương quan với những người sống động ở cõi giới thứ 6, cõi cảm dục, liên quan mật thiết với cung 6. (Ví dụ: Tất cả những điều này đã tác động mạnh lên Einstein làm ông có ý thức mạnh mẽ về chủ nghĩa duy tâm. Mặt trăng của ông được đặt trong cung Nhân Mã; Mặt trăng có liên quan nhiều đến phản ứng cảm xúc, và theo trật tự của Thánh đoàn Sáng tạo( Chiêm tinh học Nội môn, trang. 35) Xem: CTHNM - Giới thiệu về Nhân Mã Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Ma Kết/ Capricorn (Nam Dương): Hành Thổ (Xem); (Dẫn truyền Cung 1 - Cung 3 - Cung 7; Xem) - Ma Kết (Đỉnh bánh xe, tầm cao, đỉnh núi thành đạt, nhìn thấy tất cả) tương ứng người Cha - Đối cực là Cự Giải (Đáy bánh xe, gốc rễ sự tồn tại của chúng ta) tương ứng người Mẹ - Hệ thống, theo một kế hoạch, thực tế, khách quan, có trách nhiệm, thực tế, khô khan; Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 10, có đặc tính tương ứng: Sự nghiệp, vai trò trong cuộc sống + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Thổ Tinh; Cung 3 (CTHNM, 80);

(Trái đất và Thổ tinh dẫn Cung 3) - Khẩu hiệu: + Nội Môn: - Chủ tinh:  Thổ Tinh; Cung 3 (CTHNM, 81) - Khẩu hiệu: Tôi lạc trong ánh sáng siêu nhiên, thế nhưng tôi quay lưng lại ánh sáng đó. + Ba cung Hoàng đạo với 3 trạng thái sự sống thiêng liêng (CTHNM, 277):

1. Taurus/ Kim Ngưu – giới động vật – định luật, luật tự nhiên. 2. Libra/ Thiên Bình – giới thực vật – tính dục (sex) – ái lực tự nhiên. 3. Capricorn/ Ma Kết – giới khoáng vật – tiền tài – biểu hiện cụ thể của Luật Cung Cầu. Xem: CTHNM - Giới Thiệu về Ma Kết  Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Giới thiệu Tâm lý học - Tâm thức - Bảy Cung NL (GQ1.6) Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Bảo Bình/ Aquarius (Thủy Bình): Hành Không Khí (Xem); (Dẫn truyền Cung 5; Xem) - Thân thiện, năng động trong xã hội, thông minh, vô tư, đô thị; Xem nguồn - Chủ quản Nhà thứ 11, có đặc tính tương ứng: Tổ chức, câu lạc bộ, hoạt động xã hội + Ngoại Môn: - Chủ tinh: Thiên Vương Tinh; Cung 7 (CTHNM, 80);

(Chiêm TH cổ điển dùng Thổ Tinh; Cung 3) - Khẩu hiệu: Hãy để khao khát hình tướng là kẻ thống trị. + Nội Môn: - Chủ tinh:  Mộc Tinh; Cung 2 (CTHNM, 81)

- Khẩu hiệu: Tôi là nước sự sống, tuôn đổ cho những người khát. - Các năng lượng cảm dục phát xuất từ cung hoàng đạo mới mà hiện nay chúng ta đang tiến vào, cung Bảo Bình. Cung này, cung của người mang nước là một cung linh hoạt và là một cung thuộc tình cảm. Nhờ tác dụng của thần lực mạnh mẽ của nó, cung này sẽ kích thích các thể cảm dục của con người vào một tình trạng cố kết mới, vào tình huynh đệ của nhân loại, tình huynh đệ này không có mọi dị biệt về chủng tộc và quốc gia và sẽ đưa sự sống của nhân loại tiến vào tổng hợp và hợp nhất. (LVHLT, 313-314)

Xem: CTHNM - Giới thiệu về Bảo Bình Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại) Xem Tóm lược Kỳ công và Đức Phật, Đức Christ Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Bảy Cung; Cung Hoàng Đạo; Lá số Chiêm tinh; Biểu đồ cung; Khẩu hiệu Phàm Ngã và Linh Hồn Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

+ Nhà thứ nhất: thái độ cơ bản đối với cuộc sống. Tham gia; Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent
+ Nhà thứ hai: Thái độ đối với tài sản, thân thể, vật dụng, người phối ngẫu, giá trị, đạo đức; Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent
+ Nhà thứ ba: quan tâm về môi trường sát bên. Cách hiểu và học hỏi; Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent
+ Nhà thứ tư: điều làm bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên;  Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent
+ Nhà thứ năm: Tính sáng tạo, trò chơi, thể thao; Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent
+ Nhà thứ sáu: công việc, nỗ lực thực tế; Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent

+ Nhà thứ bảy: Hợp tác và bạn bè;  Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent

+ Nhà thứ tám: tiền bạc, đầu tư, kinh doanh, chia sẻ, cái chết của bạn bè hoặc bản thân; Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent

+ Nhà thứ mười: sự nghiệp, vai trò trong cuộc sống; Xem nguồn

Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent

+ Nhà thứ mười một: tổ chức, câu lạc bộ, hoạt động xã hội; Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent
+ Nhà thứ mười hai: Lương tâm, tội lỗi, phụng sự cộng đồng;  Xem nguồn Xem thêm: Các Nhà góc – Các Nhà Kế – Các Nhà Cadent

+ Chân sư DK nói về Hercules y như thể chàng thực sự có thật trong một vài cuốn sách, ví dụ đoạn sau từ Destiny of Nations, p38; (Những người con khác là Ba đấng đó là:

- Hercules (Vị Thần Thái Dương), người đệ tử hoàn hảo nhưng chưa phải là Người Con Hoàn Thiện Của Thượng Đế;

- Đức Phật, vị điểm đạo đồ hoàn hảo, đã đạt đến sự giác ngộ nhưng chưa phát triển đến hoàn thiện tất cả các thuộc tính của Thiêng liêng;

- Đức Christ, sự biểu hiện tuyệt đối hoàn hảo của Thiêng liêng cho chu kỳ này và, do đó, là Huấn Sư của cả thiên thần và nhân loại.

+ Ý nghĩa: Làm thế nào mà Kỳ công Cung Mặt trăng mô tả những bài học của quá khứ, tạo thành ngục tù của linh hồn chúng ta; Kỳ công Cung Mặt trời mô tả những thách thức mà phàm ngã của chúng ta phải thực hiện trong kiếp hiện tại; Kỳ công Cung Mọc chỉ ra những phẩm tính của linh hồn mà chúng ta cần vun bồi.

+ Đọc Kỳ Công: Câu hỏi 8: Tại sao chúng ta đọc Kỳ Công của Hercules với Mặt Trăng/Mặt Trời? Chúng ta đọc cung Mặt Trăng nhưng chúng ta cũng đọc cung Mặt Trời, vậy thì cần đọc cái nào? Trả lời: Bạn đọc Kỳ Công của Hercules cho cung Mặt Trăng, ý thức rằng đặc biệt là về những mặt tiêu cực mà bạn đang cần cố gắng chuyển hóa. Rồi bạn đọc Kỳ Công của Hercules cho cung Mặt Trời, ý thức rằng bạn đang cố gắng thể hiện những điểm tích cực của nó, và tương tự đối với cung Mọc. (Chiêm THNM 9)

Xem: Tóm lược các Kỳ công của Hercules huyền thoại và Đức Phật và Đức Christ

Xem: Hercules và Đức Phật, Đức Christ

Xem: Dấu hiệu Hoàng Đạo với Tứ Đại

sáu Huynh Đệ của Ngài đã cho Ngài, khi Họ xin nắm tay Ngài cho đến khi Họ đã có thời gian để hoàn thành các mục tiêu của Họ :
  1. Hãy diệt lòng ham muốn khi sự ham muốn đã hoàn thành công việc của nó. Ngài là Đấng tiêu biểu cho sự hoàn thành. Tính chất ……. linh thị rõ ràng.
  2. Hãy tìm ra con đường êm ái, Ôi Đấng Quyền Lực. Hãy chờ vị huynh đệ của Ngài trên con đường bác ái. Vị ấy xây dựng các hình thểthể chịu được sức mạnh của ngài. Tính chất…….. quyền năng năng động
  3. Hãy thu lại bàn tay cho đến khi thời cơ đã đến. Lúc bấy giờ, hãy đưa ra món quà của sự chết, Ôi Đấng Mở Cánh Cửa. Tính chất ……. ý nghĩa của thời gian.
  4. Đừng đứng một mình, nhưng với nhiều người kết giao với ngươi. Ngươi là Đấng Duy Nhất, Đấng Biệt Lập. Hãy đi tới một mình ngươi. Tính chất ……. sự ẩn dật.
  5. Hãy dẫn dắt mình ngươi đi tới, nhưng hãy học để biết chính ngươi. Đừng ghét sự ràng buộc nhưng hãy thấy thiên cơ và mục đích của nó. Tính chất ……. Sự dứt bỏ.
  6. Thông qua ngươi sự sống đập nhịp, nhịp điệu được áp đặt. Cuộc sống là tất cả. Sự sống bác ái trong tất cả mọi hình tướng của nó. Tính chất ……. sự đơn nhất của mục đích. (EP I, p65)
(Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Truyền thuyết kể lại cho chúng ta rằng sáu vị Huynh Đệ tóm tắt các tính chất của Ngài trong các cách ngôn sau đây:
  1. Hãy phát ra Linh Từ và nói về lòng bác ái quang huy của Thượng Đế . Hãy cho mọi người nghe thấy. Tính chất ……. bác ái thiêng liêng.
  2. Hãy để cho vinh quang của Thượng Đế chiếu rạng. Hãy để cho có ánh sáng rạng rỡ cũng như tình yêu rạng rỡ. Tính chất ……. sự tỏa sáng.
  3. Hãy rút về ngươi đối tượng tìm kiếm của ngươi. Hãy kéo ra khỏi bóng đêm của thời gian vào trong ánh sáng ban ngày người mà ngươi yêu thương. Tính chất ……. sự thu hút.
  4. Khi ánh sáng và tình yêu được bày tỏ ra, lúc bấy giờ hãy để cho quyền năng bên trong tạo ra đóa hoa hoàn hảo. Hãy để cho linh từ vốn chữa trị cho hình tướng phát ra. Linh Từ bí mật đó khi đó phải được mặc khải. Tính chất ……. quyền năng cứu rỗi.
  5. Sự cứu rỗi, ánh sáng, và bác ái, với năng lực thu hút của Thượng Đế, tạo ra linh từ minh triết. Hãy phát ra linh từ đó, và dẫn các con của nhân loại rời khỏi con đường tri thức tiến vào con đường hiểu biết. Tính chất ……. minh triết. EPI 66
  6. Trong vòng bán kính của tình yêu Thượng Đế, trong vòng tròn của thái dương hệ, tất cả các hình tướng, tất cả các linh hồn, tất cả các sự sống đều xoay tròn. Hãy để mỗi con của Thượng Đế nhập vào sự minh triết này. Hãy tiết lộ cho mỗi người Sự Đơn Nhất của nhiều sự sống. Tính chất ……. sự mở rộng hoặc tính bao gồm.
(Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Sáu vị Huynh Đệ của Ngài, các Con của một Cha duy nhất, hô lên những lời huấn thị này với Ngài vào ngày hoạt động mới của Ngài (chúng ta gọi ngày này là ngày sáng tạo):
  1. Hãy tạo ra hình thể kép và che đi sự sống. Hãy để cho hình thể xuất hiện, và tự chứng tỏ nó thiêng liêng. Tất cả thuộc về Thượng Đế. Tính chất ……. quyền năng biểu lộ.
  2. Hãy làm cho cái vỏ phù hợp với đấng ngự bên trong. Hãy để cho thế giới noãn xuất hiện. Hãy để cho các thời đại trôi qua, sau đó hãy để cho linh hồn xuất hiện. Hãy để sự sống xuất hiện trong một thời điểm đã được trù định. Tính chất ……. quyền năng tiến hóa.
  3. Hãy để cái trí kiểm soát. Hãy để sự chiếu rọi tỏ rõ của mặt trời sự sống tiết lộ Thiên Trí, và hãy đặt một vật chiếu sáng trên con đường của y. Bấy giờ hãy dẫn y đến điểm trung tâm, nơi mà tất cả bị mất đi trong ánh sáng siêu nhiên. Tính chất ……. sự khai sáng trí tuệ.
  4. Thượng Đếhình tướng của Ngài là một. Hãy tiết lộ sự thật này, Ôi Đấng Chúa Tể tối cao của hình tướng. Thượng Đếhình tướng của Ngài là một. Hãy phủ nhận khái niệm nhị nguyên. Hãy thêm màu sắc vào hình tướng. Sự sống là một; sự hài hòa thì hoàn toàn. Như vậy hãy chứng minh hai là một. Tính chất ……. quyền năng tạo ra sự tổng hợp trên cõi trần.
  5. Hãy tạo ra quần áo của vị Chúa Tể; hãy làm ra cái áo choàng có nhiều màu sắc. Sau đó hãy tách chiếc áo choàng đó ra khỏi Đấng vốn ẩn đằng sau nhiều nếp gấp của nó. Hãy tháo các lớp vỏ bọc che đậy. Hãy để cho Thượng Đế được nhìn thấy. Hãy mang Christ ra khỏi thập giá. Tính chất ….. sự nghiên cứu khoa học.
  6. Hãy để cho hai con đường hội tụ. Hãy cân bằng các cặp đối lập [Trang 70] và hãy để cho thánh đạo xuất hiện giữa cả hai. Thượng Đế và Thánh Đạo và con người là một. Tính chất ……. sự cân bằng. EPI 69-70
(Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Các cách ngôn có liên quan tới cung thứ tư này thật là không dễ hiểu. Chúng đòi hỏi một thao tác trực giác và được truyền đạt bởi việc thốt lên sáu mệnh lệnh ngắn và cực kỳ vắn tắt, đủ kỳ lạ, cuối thời kỳ sáng tạo [Trang 72] và ở thời điểm khi Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư đi vào luân hồi:
  1. Hãy phát ra Linh Từ nhỏ thôi. Hãy nói nhỏ. Tính chất ……. quyền năng thâm nhập những chỗ tận cùng của vấn đề.
  2. Hãy đấu tranh cho sự ham muốn. Hãy cho người tìm kiếm những gì y cần thiết. Tính chất ……. hai khía cạnh của dục vọng.
  3. Hãy hạ thấp sợi chỉ. Hãy khai mở Thánh Đạo. Hãy liên kết con người với Thượng Đế. Hãy xuất hiện. Tính chất ……. quyền năng tiết lộ Thánh Đạo.
  4. Tất cả các hoa là của ngươi. Hãy đặt các rễ cây vào trong bùn, những bông hoa trong ánh mặt trời. Hãy chứng tỏ bùn và mặt trời, và rễ cây và hoa là một. Tính chất ……. quyền năng biểu lộ thiên tính. Sự tăng trưởng.
  5. Hãy lăn rồi trở lại, và lại lăn đi. Hãy quay xung quanh vòng tròn của các Cõi Trời. Hãy chứng tỏ tất cả là một. Tính chất ……. sự hài hòa của của các bầu.
  6. Hãy nhuộm màu âm thanh. Hãy xướng lên màu sắc. Hãy tạo ra những nốt và nhìn thấy chúng chuyển thành các màu sắc, mà đến lượt chúng, các màu sắc này tạo ra các âm thanh. Do đó tất cả được xem như là một. Tính chất ……. sự tổng hợp của vẻ đẹp thật sự.
(Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Sáu cách ngôn này được ngân lên bởi sáu vị Huynh Đệ của Ngài ở bước ngoặt quan trọng, lúc mà gia đình nhân loại đi vào hiện tồn và các Thái Dương Thiên Thần đã tự hy sinh. Nói một cách huyền bí thì các Thái Dương Thiên Thần “đã đi xuống địa ngục, và tìm thấy vị trí của họ trong nhà tù.” Vào ngày đó, các linh hồn [Trang 78] đã được sinh ra. Một giới biểu lộ mới ra đời, và ba cõi cao nhất cùng ba cõi thấp hơn đã được đưa vào một giao điểm phát sáng.
  1. Bây giờ Thượng Đế và các Thiên Thần của Ngài xuất hiện và nhìn thấy. Những đỉnh núi hãy nổi lên khỏi màn sương ẩm ướt dày đặc. Mặt trời hãy chạm vào các đỉnh của chúng và để cho chúng đứng trong ánh sáng. Hãy tỏa sáng. Tính chất ……. Sự xuất hiện vào hình tướng và ra khỏi hình tướng.
  2. Bây giờ Thượng Đế và các Thiên Thần của Ngài xuất hiện và nghe thấy. Hãy để cho một tiếng rì rầm bí hiểm nổi lên và tiếng kêu của con người đang tìm kiếm đi vào tai của Ngài và các Thiên Thần. Hãy để cho con người lắng nghe. Hãy để cho con người lên tiếng gọi. Hãy nói lớn lên. Tính chất ……. năng lực làm cho Tiếng Nói Vô Thinh được nghe thấy.
  3. Bây giờ Thượng Đế và các Thiên Thần của Ngài xuất hiện và tiếp xúc. Hãy mang ra quyền lực trượng. Kéo dài nó ra hướng đến các con của nhân loại; hãy dùng lửa chạm vào họ, sau đó hãy mang họ lại gần. Hãy đưa ra. Tính chất ……. hoạt động bắt đầu.
  4. Bây giờ Thượng Đế và các Thiên Thần của Ngài xuất hiện và nếm. Hãy để tất cả kinh nghiệm bắt đầu. Hãy để cho tất cả các con đường xuất hiện. Hãy phân biệt và lựa chọn; hãy giải phẫu và phân tích. Mọi con đường là một. Tính chất ……. Sự tiết lộ thánh đạo.
  5. Bây giờ Thượng Đế và các Thiên Thần của Ngài xuất hiện và ngửi mùi bốc lên từ vùng đất cháy của con người. Hãy để ngọn lửa làm công việc của nó. Hãy kéo con người vào trong lò và để cho y thả vào trong trung tâm đỏ hồng bản chất làm trì hoãn. Ngọn lửa hãy bốc cháy. Tính chất ……. Sự thanh luyện bằng lửa.
  6. Bây giờ Thượng Đế và các Thiên Thần của Ngài xuất hiện và kết hợp cái đa tạp vào trong Đấng Duy Nhất. Hãy để cho công việc pha trộn tiến hành. Hãy để cho điều, vốn gây ra mọi thứ hiện tồn, tạo ra nguyên nhân sự chấm dứt của chúng. Bây giờ hãy để cho một ngôi đền xuất hiện. Hãy tạo ra sự vinh quang hoàn thiện. Vì thế, hãy để cho nó tồn tại. Tính chất ……. Sự biểu lộ của ánh sáng trắng vĩ đại. (Các Shekinah. A.A.B.) EPI 78
(Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Rất kỳ lạ là, Vị Chúa cung thứ sáu này đã luôn luôn là một [Trang 81] người yêu quý bí ẩn đối với sáu huynh đệ của Ngài. Điều này xuất hiện trong những câu hỏi ...
  1. Tại sao dục vọng thì màu đỏ? Tại sao đỏ như máu? Hãy cho chúng tôi biết, Ôi Vị Con Thượng Đế, tại sao con đường của ngươi đỏ như máu? Tính chất ……. năng lực tiêu diệt dục vọng.
  2. Tại sao ngươi quay lưng lại trái đất? Có phải nó quá nhỏ, quá đáng thương hay không? Tại sao lại đá nó như một quả bóng trên một sân chơi? Tính chất ……. việc từ bỏ những gì không được mong muốn.
  3. Tại sao lại dựng thập giá từ trần gian lên thiên đàng? Nhưng trần gian có thể là một thiên đường. Tại sao lại leo lên thập giá và chết? Tính chất ……. Sự tự hy sinh.
  4. Tại sao lại chiến đấu như vậy với mọi thứ ở xung quanh? Ngươi không tìm kiếm hòa bình hay sao? Tại sao lại đứng giữa các mãnh lực của ngày và đêm? Tại sao lại bất động và bình tĩnh, không mệt mõi và không sợ hãi như thế? Tính chất …… sự chịu đựng và sự can đảm.
  5. Ngươi không thấy Thượng Đế trong tất cả, sự sống trong tất cả, và tình yêu trong tất cả hay sao? Tại sao ngươi tự tách ra và để lại đằng sau những người yêu thương và danh vọng? Tính chất ……. quyền năng tự dứt bỏ.
  6. Ngươi có thể ngăn chận lại nước của quả cầu lớn thứ sáu hay không? Ngươi có thể đẩy lùi cơn lụt lội hay không? Ngươi có thể cứu sống cả con quạ và chim bồ câu hay không? Này Cá, ngươi có thể bơi lội tự do hay không? Tính chất ……. thắng phục nước của bản chất tình cảm. EPI 81
(Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Các cách ngôn thể hiện tính chất của Ngài như sau, và về mặt huyền bí, thì thầm vào tai Ngài khi Ngài “rời khỏi chốn cao thâm và giáng xuống cõi thứ bảy để thực hiện công việc được giao.”
  1. Hãy mang theo các công cụ của ngươi cùng với ngươi, vị huynh đệ của ánh sáng xây dựng. Hãy khắc sâu. Hãy kiến tạo và đẻo gọt đá sống. Tính chất ……. năng lực sáng tạo.
  2. Hãy lựa chọn kỹ những người thợ của ngươi. Hãy yêu thương tất cả bọn họ. Hãy lấy ra sáu người để thực hiện ý muốn của ngươi. Hãy giữ lại người thứ bảy ở phía đông. Tuy nhiên hãy kêu gọi thế gian nhập vào những gì mà ngươi sẽ xây dựng. Hãy trộn tất cả lại với nhau ttheo ý muốn của Thượng Đế. Tính chất ……. năng lực hợp tác.
  3. Hãy ngồi ở trung tâm và cũng ở phía đông. Đừng di chuyển khỏi đó. [Trang 87] Hãy phát ra mãnh lực của ngươi để thực hiện ý muốn của ngươi, và hãy thu lại các lực của ngươi. Hãy sử dụng tốt sức mạnh của tư tưởng. Hãy ngồi yên. Tính chất ……. năng lực suy tư.
  4. Hãy nhìn thấy mọi thành phần nhập vào trong mục đích. Hãy xây dựng hướng tới sự mỹ lệ, vị Chúa Tể anh em. Hãy làm cho mọi màu sắc tươi sáng và rõ ràng. Hãy nhìn thấy niềm vinh quang nội tại. Hãy xây điện thờ cho tốt. Hãy sử dụng sự chăm sóc. Tính chất ……. sự mặc khải vẻ mỹ lệ của Thượng Đế.
  5. Hãy trông chừng kỹ tư tưởng của ngươi. Hãy tùy ý nhập vào Thiên trí. Hãy lấy ra từ đó quyền năng, thiên cơ, phần việc phải thực hiện. Hãy tiết lộ Thiên Trí. Tính chất ……. quyền năng trí tuệ.
  6. Hãy ở phía đông. Người thứ năm đã cung cấp cho ngươi một Linh Từ thân thiện. Ta, người thứ sáu, bảo ngươi sử dụng nó trên người chết. Hãy làm người chết sống lại. Hãy kiến tạo lại các hình tướng. Hãy giữ gìn kỹ Linh Từ đó. Hãy làm cho mọi người tìm kiếm nó cho họ. Tính chất ……. quyền năng làm sinh động.
(Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Điều này đã được nói về cung quyền lực, và được gọi một cách chính xác như thế, nhưng nếu nó là quyền lực một mình, mà không có minh triếtbác ái, thì một mãnh lực có tính phá hoại và gây tan rã sẽ xảy ra. Tuy nhiên, khi ba đặc điểm được kết hợp, nó sẽ trở thành một cung sáng tạo và chi phối. Những người trên cung này có năng lực ý chí mạnh mẽ, đối với điều tốt hay xấu, vì là điều tốt khi ý chí được điều khiển bởi minh triết và thành vị tha bởi bác ái. Người cung 1 sẽ luôn “nổi bật” trong đường lối riêng của y. Y có thể là kẻ trộm hay vị thẩm phán lên án y, nhưng trong cả hai trường hợp, y sẽ ở đầu trong giới của mình. Y là nhà lãnh đạo bẩm sinh trong bất kỳ và trong mọi sự nghiệp công, một người để tin tưởng và dựa vào, một người để bảo vệ những người yếu đuối và dẹp đi sự áp bức, không sợ những hậu quả và hoàn toàn thờ ơ với sự phê bình. Mặt khác, cung một nguyên thủy có thể tạo ra một người tàn ác có bản chất không biết thương xót và khắc nghiệt. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Cung này được gọi là cung minh triết do ham muốn đặc trưng của nó đối với tri thức thuần túy và chân lý tuyệt đối – lạnh lùng và ích kỷ, nếu không có bác ái, và thụ động nếu không có nghị lực. Khi cả quyền lựcbác ái đều có mặt, bấy giờ bạn có cung của chư Phật và của tất cả các đại huấn sư của nhân loại, – những vị, đã đạt được minh triết vì lợi ích của người khác, dành cuộc đời các Ngài cho việc ban phát nó ra. Môn sinh trên cung này luôn không thỏa mãn với những thành tựu cao nhất của y; bất kể kiến thức của y lớn lao như thế nào, tâm trí của y vẫn cố định vào những gì chưa biết, xa hơn nữa, và vào những đỉnh cao mà cho đến nay chưa ai trèo lên. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Đây là cung của nhà tư tưởng trừu tượng, của triết gia và nhà siêu hình học, của người yêu thích toán học cao cấp, nhưng người này sẽ có thể gặp rắc rối để giữ các giải trình của y một cách chính xác trừ phi y được sửa đổi bởi một cung thực tế nào đó. Khả năng tưởng tượng của y sẽ được phát triển cao độ, tức là, y có thể, nhờ năng lực tưởng tượng của mình, nắm bắt được cốt lõi của một chân lý; lý tưởng của y thường sẽ rất mạnh; y là một người mơ mộng và một nhà lý luận, và từ các quan điểm rộng rãi của mình và sự cẩn trọng lớn lao, y thấy mọi khía cạnh [Trang 205] của một vấn đề rõ ràng như nhau. Điều này đôi khi làm tê liệt hoạt động của y. Y sẽ làm một nhà kinh doanh giỏi; là một người lính, y sẽ vạch ra tỉ mỉ một vấn đề về chiến thuật ở bàn giấy của mình, nhưng hiếm khi y giỏi giang ở chiến trường. Là một nghệ sĩ, kỹ thuật của y không điêu luyện, nhưng các đối tượng của y sẽ đầy suy tư và thú vị. Y sẽ yêu thích âm nhạc, nhưng nếu không được ảnh hưởng của cung 4, thì y sẽ không tạo ra nó. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, y có đầy đủ các ý tưởng, nhưng lại quá thiếu thực tế để thực hiện chúng. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Cung này đã được gọi là “cung đấu tranh” vì trên cung này, những tính chất của rajas (sự hoạt động) và tamas (tính ì) tương đương rất kỳ lạ về tỷ lệ đến nỗi bản chất của người cung thứ tư bị giằng xé do sự chiến đấu của chúng, và kết quả, khi đạt yêu cầu, được nói đến như là “Sự Sinh ra của Horus,” của Christ, được sinh ra từ những cơn đau của sự đau đớn và đau khổ liên tục. Tamas đem lại tình yêu dễ dàng và niềm vui, một sự căm ghét việc gây đau đớn chung quy là tính sợ chống đối, sự lười biếng, sự trì hoãn, một mong muốn để cho mọi thứ vẫn vậy, để nghỉ ngơi, và để không nghĩ về ngày mai. Rajas thì nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, luôn luôn thúc giục hành động. Các mãnh lực tương phản này trong bản chất tạo nên cuộc sống đầy xung đột liên tục và sự bất ổn cho người cung thứ tư; sự va chạm và kinh nghiệm thu được từ đó có thể tạo ra sự tiến hóa rất nhanh chóng, nhưng người này có thể dễ dàng trở thành một người vừa lười vừa vô trách nhiệm, cũng như một anh hùng. Đó là cung của nhà lãnh đạo kỵ binh hăng hái, không để ý đến những rủi ro cho chính y hay những người theo y. Đó là cung của người sẽ dẫn đến một hy vọng hão huyền, vì trong khoảnh khắc của sự phấn khích, người cung thứ tư hoàn toàn bị chi phối bởi rajas; là cung của nhà đầu cơ và con bạc ngông cuồng, đầy nhiệt tình và dự định, dễ dàng bị áp đảo bởi nỗi buồn hay thất bại, nhưng cũng nhanh chóng phục hồi từ tất cả các vận rủi và những điều bất hạnh. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Đây là cung khoa học và nghiên cứu. Người cung này sẽ có trí tuệ sắc sảo, tính chính xác cao trong từng chi tiết, và [trang 208] sẽ thực hiện những nỗ lực không mệt mỏi để truy ra sự thật nhỏ nhất đến tận nguồn cội của nó, và để xác minh mọi lý thuyết. Y thường sẽ vô cùng trung thực, đầy đủ lời giải thích dễ hiểu về các sự kiện, mặc dù đôi khi có vẻ như đầy mô phạm và đáng chán từ sự khẳng định của y do việc nói ra những chi tiết vụn vặt tầm thường và không cần thiết. Y sẽ có tính ngăn nắp, đúng giờ, tháo vát, không thích nhận những ưu đãi hoặc sự nịnh hót. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Đây được gọi là cung sùng tín. Người thuộc cung này có đầy các bản năng và các xung lực tôn giáo, và có cảm giác cá nhân mãnh liệt; không có vẻ trầm tĩnh. Tất cả mọi thứ, trong mắt y, hoặc là hoàn hảo, hoặc không thể chịu nổi; bạn bè của y là những thiên thần, kẻ thù của y thì rất là trái ngược; quan điểm của y trong cả hai trường hợp, được hình thành không phải dựa vào giá trị nội tại của một trong hai nhóm, nhưng theo cách mà những người yêu cầu y, hoặc do sự thiện cảm hay thiếu thiện cảm mà chúng tỏ ra đối với các thần tượng yêu thích của y, cho dù những thần tượng này cụ thể hay trừu tượng, vì y đầy lòng sùng kinh, có thể là với một người, hoặc với một nguyên nhân. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Đây là cung nghi lễ, cung vốn làm cho một người thích thú với “mọi thứ được thực hiện một cách tươm tất và trong trật tự”, và theo quy luật và tiền lệ. Đó là cung của vị thượng tế và quan thị vệ của tòa án, của nhà quân sự vốn là một thiên tài bẩm sinh trong việc tổ chức, sĩ quan quân nhu lý tưởng vốn bày biện và nuôi quân theo cách tốt nhất có thể. Đó là cung của y tá hoàn hảo đối với người bệnh, cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ nhất, mặc dù đôi khi quá có khuynh hướng không để ý đến khí chất của các bệnh nhân và cố dồn ép họ trong sự khắc nghiệt sắt đá của thói quen thường ngày. Đó là cung của hình thức, của các nhà điêu khắc hoàn hảo vốn nhìn thấy và tạo vẻ đẹp lý tưởng, của nhà thiết kế những hình thức và mô hình đẹp đẽ thuộc bất kỳ loại nào; nhưng một người như vậy sẽ không thể thành công [Trang 211] với cương vị một họa sĩ, trừ khi cung ảnh hưởng của y là cung thứ tư. Sự kết hợp của cung bốn với cung bảy sẽ tạo ra loại nghệ sĩ cao cấp nhất, cả hình thức và màu sắc đều nổi trội. Tác phẩm văn học của người cung bảy sẽ đáng chú ý vì phong cách cực kỳ tao nhã của nó, và một nhà văn như vậy sẽ nghĩ xa hơn về phong cách so với nội dung trong tác phẩm của mình, nhưng sẽ luôn luôn trôi chảy cả trong viết và nói. Người cung bảy thường sẽ có tính bè phái. Y sẽ vui thích với các nghi thức và các lễ lạc cố định, với các cuộc diễu hành và trình diễn lớn, với các cuộc thao diễn quân và tàu chiến, với các cây phả hệ, và với các quy tắc về quyền ưu tiên. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)
Người cung 1: Thường có cảm xúc và tình cảm mạnh mẽ, nhưng [Trang 202] y không dễ dàng biểu lộ nó; y sẽ yêu thích những sự tương phản mạnh mẽ và các khối màu sắc, nhưng hiếm khi là một nghệ sĩ; y sẽ vui thích trong các hiệu ứng dàn nhạc tuyệt vời và các dàn hợp xướng hoàn toàn, và nếu được thay đổi bởi các cung thứ tư, thứ sáu hoặc thứ bảy, thì có thể là một nhà soạn nhạc vĩ đại, chứ không là cái nào khác; và có một loại của cung này vốn điếc về âm thanh, và một loại khác vốn mù màu với những màu sắc tinh tế hơn. Một người như vậy sẽ phân biệt được màu đỏ và màu vàng, nhưng sẽ nhầm lẫn một cách vô vọng giữa màu xanh, màu xanh lá cây và tím. Các tác phẩm văn học của một người cung 1 sẽ mạnh mẽ và đanh thép, nhưng y sẽ ít chăm chút cho phong cách hoặc đoạn kết trong các tác phẩm của y. Có lẽ các ví dụ của loại này sẽ là Luther, Carlyle, và Walt Whitman. Người ta nói rằng trong nỗ lực chữa bệnh, phương pháp tốt nhất cho người cung 1 sẽ là rút sức khỏe và sức mạnh từ những nguồn sống vũ trụ bằng quyền năng ý chí của y, và rồi đổ nó qua bệnh nhân. Điều này, tất nhiên, về phần y, hàm ý kiến ​​thức về các phương pháp huyền bí. Nguồn :Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1 Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung
Người cung 2: Sẽ có sự khéo léo và tầm nhìn xa; y sẽ làm một đại sứ tuyệt vời, và một giáo viên hạng nhất hoặc đứng đầu một trường cao đẳng; với vai trò là một người của công việc, y sẽ có trí thông minh rõ ràng và khôn ngoan trong việc đối phó với các vấn đề xảy đến trước mặt y, và y sẽ có khả năng ghi khắc những quan điểm thực sự về sự vật lên những người khác và làm cho họ thấy sự vật giống như y. Y sẽ làm một doanh nhân giỏi, nếu được thay đổi bởi cung thứ tư, thứ năm và thứ bảy. Người lính ở cung này sẽ lên kế hoạch một cách khôn ngoan và thấy trước các khả năng; y sẽ có một trực giác về các đường lối tốt nhất để theo đuổi, và y sẽ không bao giờ dẫn người của mình vào nguy hiểm do sự liều lĩnh. Y có thể thiếu sự hành động nhanh chóng và nghị lực. Người nghệ sĩ trên cung này sẽ luôn tìm cách dạy học qua khiếu nghệ thuật của y, và các tranh ảnh của y sẽ có một ý nghĩa. Tác phẩm văn học của y sẽ luôn có tính giáo dục. Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung
Người Cung 3: Một kiểu người của cung này là độc đáo đến một mức độ, ăn mặc luộm thuộm, chậm trễ và lười nhác, và không chú ý các bề ngoài. Nếu được ảnh hưởng bởi cung thứ năm với vai trò là cung thứ cấp thì tính cách này hoàn toàn thay đổi. Kết hợp Cung 3 và cung 5 làm ra nhà sử học hoàn toàn cân bằng, người này hiểu rõ chủ đề của mình theo cách thức rộng rãi và kiểm tra từng chi tiết với sự chính xác đầy nhẫn nại. Ngoài ra, cung thứ ba và cung thứ năm cùng nhau làm ra nhà toán học thực sự vĩ đại, đã bay vút vào những chiều cao của tư tưởng và tính toán trừu tượng, và cũng có thể mang các kết quả của y xuống tới việc sử dụng khoa học thực tế. Phong cách văn chương của người cung ba thường quá mơ hồ và rắc rối, nhưng nếu được ảnh hưởng của cung một, bốn, năm hoặc bảy, thì điều này được thay đổi, và dưới ảnh hưởng của cung năm, y sẽ là một bậc thầy về viết lách. Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1 Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung
Người Cung 4: Đó là cung của nhà lãnh đạo kỵ binh hăng hái, không để ý đến những rủi ro cho chính y hay những người theo y. Đó là cung của người sẽ dẫn đến một hy vọng hão huyền, vì trong khoảnh khắc của sự phấn khích, người cung thứ tư hoàn toàn bị chi phối bởi rajas; là cung của nhà đầu cơ và con bạc ngông cuồng, đầy nhiệt tình và dự định, dễ dàng bị áp đảo bởi nỗi buồn hay thất bại, nhưng cũng nhanh chóng phục hồi từ tất cả các vận rủi và những điều bất hạnh. Vượt trội hơn cả, đó là cung của màu sắc, của nghệ sĩsắc thái luôn luôn tuyệt vời, mặc dù bản vẽ của y sẽ thường bị lỗi. (Watts thuộc cung thứ tư và thứ hai.) Người cung thứ tư [Trang 207] luôn thích màu sắc, và thường có thể tạo ra nó. Nếu không được đào tạo như một nghệ sĩ, một cảm thức về màu sắc chắc chắn sẽ xuất hiện theo nhiều cách khác, trong việc lựa chọn quần áo hay đồ trang trí. Trong âm nhạc, các tác phẩm thuộc cung 4 luôn đầy giai điệu, và người cung 4 yêu một sự hòa hợp. Là một nhà văn hay nhà thơ, tác phẩm của y sẽ thường nổi bật và chứa đầy bức tranh bằng lời nhiều hình ảnh, nhưng thiếu chính xác, đầy những sự phóng đại, và thường bi quan. Nói chung thì y sẽ nói chuyện tốt và có một ý nghĩa hài hước, nhưng y thay đổi giữa các cuộc trò chuyện thông minh và những sự im lặng ảm đạm, tùy theo tâm trạng của y. Y là một người thú vị và khó sống chung. Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1 Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung
Người Cung 5: Đó là cung của nhà hoá học vĩ đại, người thợ điện thực tế, người kỹ sư hạng nhất, bác sĩ phẫu thuật tuyệt vời. Là một chính khách, người cung năm sẽ hẹp hòi theo quan điểm của y, nhưng y sẽ là một người đứng đầu xuất sắc của một bộ môn kỹ thuật đặc biệt nào đó, mặc dù là một người khó chịu khi phải làm việc dưới quyền. Là một người lính, y sẽ dễ dàng nhất để chuyển sang pháo binh và kỹ thuật. Người nghệ sĩ thuộc cung này thì rất hiếm, trừ phi cung thứ tư hoặc cung thứ bảy sẽ là cung thứ yếu ảnh hưởng; thậm chí khi đó, sắc thái của y sẽ là mờ đục, tác phẩm điêu khắc của y không có sự sống, và âm nhạc của y (nếu y sáng tác) sẽ không thú vị, mặc dù về mặt kỹ thuật thì chính xác trong hình thức. Phong cách của y trong việc viết lách và nói năng sẽ là rõ ràng, nhưng nó sẽ thiếu lửa và dấu chấm, và y thường sẽ dài dòng, do y mong muốn nói tất cả những gì có thể được nói về chủ đề của mình. Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1 Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung
Người Cung 6: Y phải luôn luôn có một “Thượng Đế cá nhân”, là một hiện thân của Thượng Đế để tôn thờ. Kiểu mẫu tốt nhất của cung này là làm vị thánh, kiểu mẫu xấu nhất là người bảo thủ hoặc cuồng tín, người tử đạo điển hình hoặc phán quan tòa án dị giáo điển hình. Tất cả các cuộc chiến tranh tôn giáo hoặc thập tự chinh đã bắt nguồn từ sự cuồng tín của cung sáu. Người trên cung này thường có bản tính hiền lành, nhưng y luôn luôn có thể bùng lên thành cơn giận dữ và cơn thịnh nộ bốc lửa. Y sẽ hy sinh mạng sống của mình cho các đối tượng của lòng sùng mộ hay tôn kính của y, nhưng y sẽ không nhấc một ngón tay để giúp đỡ những người bên ngoài sự đồng cảm trước mắt của y. Là một người lính, y ghét đánh nhau nhưng thường khi bị khích động trong trận chiến, y chiến đấu như một người bị ma ám. Y không bao giờ là một chính khách lớn cũng không phải một doanh nhân giỏi, nhưng y có thể là một nhà truyền giáo hay nhà hùng biện vĩ đại. Người cung sáu sẽ là nhà thơ đầy cảm xúc (như Tennyson) và nhà văn của những cuốn sách tôn giáo, hoặc theo văn thơ hay văn xuôi. Y hiến dâng cho vẻ đẹp và màu sắc, và tất cả những thứ đáng yêu, nhưng kỹ năng tạo tác của y không có ấn tượng trừ khi dưới [Trang 210] ảnh hưởng của một trong những cung hầu như có tính nghệ thuật, là cung bốn hay cung bảy. Âm nhạc của y sẽ luôn luôn có một trật tự du dương, và y thường sẽ là nhà biên soạn văn hùng biện và thánh nhạc. Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1 Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung
Người Cung 7: Đó là cung của hình thức, của các nhà điêu khắc hoàn hảo vốn nhìn thấy và tạo vẻ đẹp lý tưởng, của nhà thiết kế những hình thức và mô hình đẹp đẽ thuộc bất kỳ loại nào; nhưng một người như vậy sẽ không thể thành công [Trang 211] với cương vị một họa sĩ, trừ khi cung ảnh hưởng của y là cung thứ tư. Sự kết hợp của cung bốn với cung bảy sẽ tạo ra loại nghệ sĩ cao cấp nhất, cả hình thức và màu sắc đều nổi trội. Tác phẩm văn học của người cung bảy sẽ đáng chú ý vì phong cách cực kỳ tao nhã của nó, và một nhà văn như vậy sẽ nghĩ xa hơn về phong cách so với nội dung trong tác phẩm của mình, nhưng sẽ luôn luôn trôi chảy cả trong viết và nói. Người cung bảy thường sẽ có tính bè phái. Y sẽ vui thích với các nghi thức và các lễ lạc cố định, với các cuộc diễu hành và trình diễn lớn, với các cuộc thao diễn quân và tàu chiến, với các cây phả hệ, và với các quy tắc về quyền ưu tiên. Mẫu người cung bảy xấu là tính mê tín dị đoan, và một người như vậy sẽ quan tâm sâu sắc đến các điềm báo, các giấc mơ, và mọi thực hành huyền bí, và các hiện tượng tâm linh. Mẫu người tốt của cung này là hoàn toàn kiên quyết làm điều phải và nói lời thích hợp vào đúng thời điểm; do đó có thành công xã hội lớn lao. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Người ta nói rằng trong nỗ lực chữa bệnh, phương pháp tốt nhất cho người cung 1 sẽ là rút sức khỏe và sức mạnh từ những nguồn sống vũ trụ bằng quyền năng ý chí của y, và rồi đổ nó qua bệnh nhân. Điều này, tất nhiên, về phần y, hàm ý kiến ​​thức về các phương pháp huyền bí. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Phương pháp chữa bệnh, đối với người cung hai, sẽ là tìm hiểu kỹ về tính khí của bệnh nhân cũng như là thông thạo hoàn toàn bản chất của bệnh tật, để dùng năng lực ý chí của y trong trường hợp có lợi nhất. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Việc chữa trị bệnh bởi người cung ba sẽ là bằng cách sử dụng các loại thuốc được làm bằng rau cỏ hay khoáng sản thuộc cung giống như bệnh nhân mà y muốn điều trị. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)  

Trong việc chữa bệnh, phương pháp tốt nhất của cung 4 là xoa bóp và từ tính, được sử dụng có hiểu biết. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Trong chữa bệnh, y là bác sĩ phẫu thuật hoàn hảo, và những phương pháp chữa trị tốt nhất của y sẽ diễn ra nhờ phẫu thuật và điện. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Các phương pháp chữa bệnh đối với cung này sẽ là bằng đức tin và lời cầu nguyện. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Trong việc chữa bệnh, người cung bảy sẽ dựa vào sự chính xác cực kỳ trong việc thực hiện cách điều trị bệnh tật chính thống. Những sự thực hành yoga trên y sẽ không có kết quả xấu nào về thể chất. (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Phương pháp tiếp cận Thánh Đạo sẽ là sự tự chủ, do đó đạt được trạng thái cân bằng giữa các lực xung khắc của bản chất. Cách thấp và cực kỳ nguy hiểm là bằng Hatha Yoga. Nguồn: Bảy đáng kiến tạo sáng tạo bảy cung (GQ1)
Đối với cung thứ năm, phương pháp tiếp cận Thánh Đạo là do nghiên cứu khoa học, được đẩy đến các kết luận cuối cùng, và bằng việc chấp nhận những hàm ý theo sau các kết luận này. Nguồn: Bảy đáng kiến tạo sáng tạo bảy cung (GQ1)
Cách tiếp cận Thánh Đạo sẽ là bằng lời cầu nguyệnthiền định, nhằm mục đích hợp nhất với Thượng Đế. Nguồn: Bảy đáng kiến tạo sáng tạo bảy cung (GQ1)
Y sẽ tiếp cận Thánh Đạo nhờ tuân thủ các quy tắc về tập luyện và về nghi lễ, và có thể dễ dàng gọi lên và kiểm soát các mãnh lực tinh linh. Nguồn: Bảy đáng kiến tạo sáng tạo bảy cung (GQ1)
Năng khiếu bí truyền Cung 1, Ý chí hay Quyền lực: lãnh đạo, quản lý, giám sát, chính trị gia, huyền bí gia, nhà thám hiểm, nhà điều hành, giám đốc và nhà độc tài. Các mãnh lực. Bất kỳ nghề nghiệp nào đòi hỏi quyền năng ý chí lớn lao, sức mạnh và sức chịu đựng, khả năng vẫn kiên định khi đối mặt với mọi trở ngại, khả năng hủy diệt nếu cần. Xem các năng khiếu Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh
Năng khiếu bí truyền Cung 2, Bác ái Minh triết : các năng khiếu yêu cầu sự tế nhị, tầm nhìn xa, sự thu hút cá nhân, sự ấm áp và quan tâm đối với người khác. Ví dụ: đại sứ, nhà trị liệu tâm lý, giáo sư, nhà chữa trị, nhà giáo dục, hiền triết, học giả và nhà nghiên cứu văn hóa. Xem các năng khiếu Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh
Năng khiếu bí truyền Cung 3, Thông tuệ Linh hoạt: các năng khiếu của cung 3 yêu cầu sự khéo léo và khả năng thích ứng về trí tuệ, một trí tuệ trong sáng, khả năng nói với giọng nói của lý trí và sự thông minh, và tài tháo vát. Thí dụ: nhà chiến thuật, nhà chiến lược, nhà hoạch định tài chính, người kinh doanh, nhà thầu, triết gia, chiêm tinh gia, kinh tế gia và sử gia.  Xem các năng khiếu Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh
Năng khiếu bí truyền Cung 4, Hòa hợp qua Mâu thuẩn: các năng khiếu của cung 4 yêu cầu sự tự nhiên và sự sáng tạo của một hình thức về mỹ thuật, màu sắc hay sự hài hòa nào đó. Ví dụ: nam, nữ nghệ sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ, nhà môi giới, nhà thơ và cố vấn.  Xem các năng khiếu Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh
Năng khiếu bí truyền Cung 5, Khoa học Cụ thể: Các năng khiếu của cung 5 đòi hỏi một trí tuệ sắc sảo, sự chính xác một cách chi tiết, các kỹ năng khoa học và nghiên cứu. Thí dụ: nhà khoa học, thợ điện, kỹ sư, nhà phân tích, kỹ thuật viên dữ liệu, bác sĩ phẫu thuật, nhà nghiên cứu, nhà giả kim thuật, nhà phát minh và kỹ thuật viên. Xem các năng khiếu Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh
Năng khiếu bí truyền Cung 6, Sùng tín và Lý tưởng: Các năng khiếu của cung 6 đòi hỏi sự sùng tín, sự cống hiến và phụng sự vị tha. Thí dụ: mục sư, thần bí gia, nhà truyền giáo, tín đồ mộ đạo, người thuyết pháp, nhà hùng biện, quân nhân, y tá, thư ký cá nhân, nhà từ thiện và người tham gia một cuộc vận động.   Xem các năng khiếu Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh
Năng khiếu bí truyền Cung 7, Nghi lễ Trật tự: các năng khiếu đòi hỏi khả năng và sự khéo léo thực tế, các kỹ năng tổ chức, một khả năng tạo ra sự trật tự, và khả năng biểu lộ các ý tưởng trên Cõi Trần. Thí dụ: người kinh doanh, người tổ chức, thẩm phán, nhân viên pháp lý, kiến trúc sư, nhà xây dựng, nhà quản lý, nhà thiết kế, nhà cách mạng, thuật sĩ, và thần bí gia.   Xem các năng khiếu Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh
+ Phân khu/ Nhà:.... Một nửa của hoàng đạo phía trên đường chân trời là phía nam, và một nửa phía dưới là phía bắc. Góc độ của hoàng đạo (Cung Mọc) dâng lên trên chân trời phía đông tại thời điểm sinh được gọi là Ascendant (viết tắt là Asc). Nó đánh dấu đỉnh (hay nóc) của nhà đầu tiên. Từ điểm này các nhà đi theo số thứ tự quanh bánh xe theo chiều ngược kim đồng hồ, mỗi nhà bắt đầu bằng nóc hay tiếp điểm của nó (chúng ta nói là nan bánh xe). Xem nguồn + Cung Địa bàn: Người ta chia bầu trời thành 12 phần được gọi là Nhà hay Cung Địa Bàn, đánh số thứ tự từ 1 đến 12, và cứ mỗi 2 giờ, mặt trời sẽ đi qua một Nhà. Thứ tự các nhà ngược chiều di chuyển của Mặt trời. Cạnh bắt đầu của một nhà gọi House Cusp (nóc hay đỉnh nhà). Buổi sáng, mặt trời mọc, ra khỏi đường chân trời, đi vào nhà 12, đến nhà 11, 10.  Xem mục Lá số C.Tinh + Các Hành tinh có sức mạnh to lớn nếu nó xuất hiện ở tại hoặc gần Đỉnh Phân khu (Nhà) thứ 1;4;7;10 (Suy rộng ra, các hành tinh xuất hiện ở các Phân khu này đều nổi bật và mạnh mẽ). Các Hành tinh này tượng trưng cho sức mạnh của Cá tính/ bản ngã). Hành tinh ở các Nhà Kế hay Cadent cũng có ý nghĩa riêng của nó (CTH Toàn Thư, 483) Xem: Tổng hợp xem lá số chiêm tinh

+ Thiên Định: Sau Cung Mọc Ascendant, điểm quan trọng thứ hai là độ của hoàng đạo ở đỉnh biểu đồ được gọi là Thiên Định (Midheaven) hay Medium Coeli (viết tắt là MC). Lưu ý rằng đây cũng là nóc của nhà thứ mười. Một chút kém quan trọng hơn là cusps của nhà thứ bảy và nhà thứ tư, Descendant (Dsc), và Nadir hoặc Imum Coeli (IC). Bốn điểm này tạo thành cái được gọi là các góc của lá số chiêm tinh—những điểm trọng yếu mà toàn bộ lá số có liên quan xoay quanh.(Xem nguồn)

+ Nhà: Thuật ngữ này đáng được dịch là cung nhất, giống như các cung của Tử Vi đẩu số: cung mệnh, cung Phụ mẫu (Nguồn) + Người ta chia bầu trời thành 12 phần được gọi là Nhà hay Cung Địa Bàn, đánh số thứ tự từ 1 đến 12, và cứ mỗi 2 giờ, mặt trời sẽ đi qua một Nhà. Thứ tự các nhà ngược chiều di chuyển của Mặt trời. Cạnh bắt đầu của một nhà gọi House Cusp (nóc hay đỉnh nhà). Buổi sáng, mặt trời mọc, ra khỏi đường chân trời, đi vào nhà 12, đến nhà 11, 10.   12 nhà chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm mang đặc trưng ảnh hưởng khác nhau: - Các Nhà Góc (Nhà 1, 4, 7, 10), ảnh hưởng tích cực và quan trọng nhất trong lá số chiêm tinh; - Các Nhà Kế (Nhà 2, 5, 8, 11), liên quan đến các nguồn lực và sự tập thể hóa năng lượng theo các cách riêng. - Các Nhà Cadent (Nhà 3, 6, 9, 12), liên quan đến các mối quan hệ giữa con người và các trạng thái chuyển tiếp tùy từng nhà. + Trong Lá số, một hành tinh có ảnh hưởng đến (Xem nguồn) 1. Nhà mà nó có mặt ở đó. 2. Nhà mà cửa của nó có dấu hiệu hoàng đạo được cai quản bởi hành tinh đó. 3. Nhà có sự hiện diện của dấu hiệu hoàng đạo được cai quản bởi hành tinh đó (ở bất kỳ độ nào, ngay cả khi dấu hiệu hoàng đạo đó không nằm trên cửa). Xem mục 12 nhà các các nhóm nhà
Các Nhà Góc (Nhà 1, 4, 7, 10): Các hành tinh nằm ở các Nhà Góc, là những năng lượng ảnh hưởng tích cực và quan trọng nhất trong lá số chiêm tinh. - Nhà 1: Hành tinh trong Nhà 1 đại diện cho một nguồn năng lượng tiềm năng liên tục có mặt trong mối quan hệ của một người với môi trường gần gũi của mình. -  Nhà 4: Cho thấy các động cơ thúc đẩy cơ bản đằng sau hoạt động bên ngoài của chúng ta, mang một ý nghĩa tâm lý to lớn. Chúng cũng chỉ ra bản chất của nhà riêng và các vấn đề trong nhà nói chung cũng như các sự kiện bao quanh khoảng 20 năm cuối cùng của cuộc đời một người. -  Nhà 7: Đại diện cho năng lượng tác động đến hôn nhân và các quan hệ đối tác gần gũi; Chúng cũng liên hệ rất nhiều đến loại người chúng ta gặp phải và bản chất của các hoàn cảnh xung quanh lối vào của chúng vào cuộc sống của chúng ta. -  Nhà 10: Đại diện cho những năng lực đó sẽ được sử dụng để thúc đẩy thành công của một người trong lĩnh vực nghề nghiệp của cuộc sống hoặc là các lực ngăn cản sự thành công đó. Chi tiết Nhà thứ 1; Nhà thứ 4; Nhà thứ 7; Nhà thứ 10 xem nội dung đầy đủ các nhà thuộc từng nhóm Xem thêm mục 12 nhà các các nhóm nhà
Các Nhà kế (2; 5; 8;11): Liên quan đến các nguồn lực và sự tập thể hóa năng lượng theo các cách sau: 1. Nhà thứ 2. Đây là trú xứ tự nhiên của Kim Ngưu và chủ tinh của nó là Kim tinh. 2. Nhà thứ 5. Nhà thứ năm là trú xứ tự nhiên của Sư Tử và chủ tinh của nó là Mặt trời. 3. Nhà thứ 8. Đây là trú xứ tự nhiên của Hổ Cáp các chủ tinh, Hỏa Tinh và Diêm Vương Tinh. 4. Nhà thứ 11.  Là trú xứ tự nhiên của Bảo Bình và những chủ tinh của nó là Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh. Chi tiết Nhà thứ 2; Nhà thứ 5; Nhà thứ 8 và 11 xem nội dung đầy đủ các nhà thuộc từng nhóm Xem thêm mục 12 nhà các các nhóm nhà
Các Nhà Cadent ( 3, 6, 9, 12): Liên quan đến các mối quan hệ giữa con người và các trạng thái chuyển tiếp, biểu hiện: 1. Nhà thứ 3. Nhà thứ ba là trú xứ tự nhiên của Song Tử và chủ tinh của nó là Kim tinh. 2. Nhà thứ 6. Đây là trú xứ tự nhiên của Xử Nữ và chủ tinh Thủy Tinh. 3. Nhà thứ 9. Đây là trú xứ tự nhiên của của Nhân Mã và chủ tinh của nó là Mộc tinh. 4. Nhà 12. Đây là trú xứ tự nhiên của Song Ngư và các chiêm tinh của nó là Mộc tinh và Hải vương tinh. Chi tiết Nhà thứ 3; Nhà thứ 6; Nhà thứ 9 và 12 xem nội dung đầy đủ các nhà thuộc từng nhóm Xem thêm mục 12 nhà các các nhóm nhà
Bán cầu đông của Zodiac, bao gồm Nhà số 10, 11, 12, 1, 2 và 3, thể hiện sự phóng chiếu của bản ngã chúng ta vào trong môi trường công cộng, nơi có trao đổi và truyền thông hiệu quả với người khác và chúng ta thu được các phần thưởng cá nhân. Hành tinh đại diện chính xác nhất cho bán cầu nam là Thổ Tinh; Hỏa Tinh ở Bán cầu đông; Mặt trăng ở Bán cầu bắc; và Kim Tinh ở Bán cầu tây. Điều này là do thực tế rằng chúng cũng là những chủ tinh tự nhiên của bốn nhà góc (nhà 10, nhà 1, nhà 4 và nhà 7) tạo thành khung cơ bản cho các ngôi nhà khác của lá số chiêm tinh. Nguyên tắc tứ phân này là nguyên mẫu mà theo đó chúng ta đưa ra thực tiễn. Có bốn mùa, bốn hướng chính, bốn yếu tố, bốn mặt của một kim tự tháp, và bốn loại tâm lý.Xem nguồn
Bán cầu tây bao gồm các nhà số 4, 5, 6, 7, 8 và 9 liên quan đến các mối quan hệ gia đình và xã hội, hôn nhân, quan hệ đối tác, và quan hệ xã hội chính thức. Ở đây, cần nhấn mạnh đến sự cần thiết của sự hợp tác và sự úng xử khéo léo trong việc đạt được mục đích của chúng ta, làm việc với người khác, và nhu cầu cân bằng giữa cảm xúc cá nhân và và những yêu cầu xã hội thích ứng với người khác. Hành tinh đại diện chính xác nhất cho bán cầu nam là Thổ Tinh; Hỏa Tinh ở Bán cầu đông; Mặt trăng ở Bán cầu bắc; và Kim Tinh ở Bán cầu tây. Điều này là do thực tế rằng chúng cũng là những chủ tinh tự nhiên của bốn nhà góc (nhà 10, nhà 1, nhà 4 và nhà 7) tạo thành khung cơ bản cho các ngôi nhà khác của lá số chiêm tinh. Nguyên tắc tứ phân này là nguyên mẫu mà theo đó chúng ta đưa ra thực tiễn. Có bốn mùa, bốn hướng chính, bốn yếu tố, bốn mặt của một kim tự tháp, và bốn loại tâm lýXem nguồn
Bán cầu bắc: Dưới chân trời của lá số chiêm tinh là Nhà số 1 đến Nhà số 6 tạo thành Bán cầu bắc, thể hiện các vấn đề cá nhân liên quan đến thời thơ ấu, gia đình và gia tộc. Đây là những giá trị và kỹ năng mà chúng ta đã học được từ gia đình, bạn bè và xã hội của chúng ta từ tuổi thơ và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sáng tạo của bản thân. Vai trò của người mẹ và cuộc sống gia đình buổi đầu và môi trường được nhấn mạnh ở đây. Ở bán cầu phía đông, trọng tâm là biểu hiện ý chí cá nhân; Ở bán cầu phía tây, sự hợp tác và mối quan hệ chính thức hoặc khách quan với người khác được thể hiện. Ở bán cầu bắc, chúng ta thấy nền tảng cảm xúc để sinh tồn. Hành tinh đại diện chính xác nhất cho bán cầu nam là Thổ Tinh; Hỏa Tinh ở Bán cầu đông; Mặt trăng ở Bán cầu bắc; và Kim Tinh ở Bán cầu tây. Điều này là do thực tế rằng chúng cũng là những chủ tinh tự nhiên của bốn nhà góc (nhà 10, nhà 1, nhà 4 và nhà 7) tạo thành khung cơ bản cho các ngôi nhà khác của lá số chiêm tinh. Nguyên tắc tứ phân này là nguyên mẫu mà theo đó chúng ta đưa ra thực tiễn. Có bốn mùa, bốn hướng chính, bốn yếu tố, bốn mặt của một kim tự tháp, và bốn loại tâm lý Xem nguồn
Bán cầu Nam, có liên quan đến các khía cạnh ít chủ quan hơn bán cầu bắc. Nó xã hội và công cộng hơn là cá nhân và gia đình. Khi chúng ta có đa số hành tinh ở các nhà 7, 8, 9, 10, 11 và 12, thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta có thể đạt được sự nổi bật hoặc nổi tiếng công cộng một cách nào đó. Ở đây, chúng ta thấy nỗ lực cá nhân cho quyền lực, sự công nhận, danh dự và ảnh hưởng—dù tốt hay xấu. Đây là bán cầu nơi mà chúng ta có thể được nhìn thấy dễ dàng nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất —trong mắt công chúng. Những khía cạnh liên quan đến người cha (nghề nghiệp, tham vọng, quyền hạn, luật pháp, và danh dự) là các yếu tố xác định, trái ngược với các mối quan tâm hẹp hòi, mang tính cách người mẹ của bán cầu đối diện, vốn nhấn mạnh đến sự nuôi dưỡng. Hành tinh đại diện chính xác nhất cho bán cầu nam là Thổ Tinh; Hỏa Tinh ở Bán cầu đông; Mặt trăng ở Bán cầu bắc; và Kim Tinh ở Bán cầu tây. Điều này là do thực tế rằng chúng cũng là những chủ tinh tự nhiên của bốn nhà góc (nhà 10, nhà 1, nhà 4 và nhà 7) tạo thành khung cơ bản cho các ngôi nhà khác của lá số chiêm tinh. Nguyên tắc tứ phân này là nguyên mẫu mà theo đó chúng ta đưa ra thực tiễn. Có bốn mùa, bốn hướng chính, bốn yếu tố, bốn mặt của một kim tự tháp, và bốn loại tâm lýXem nguồn

+ Góc Mùa Xuân: Trong Chiêm tinh học gồm các Nhà 1, 2 và 3, tương ứng với mùa xuân và sự nổi lên của cá tính. Chính ở đây các giá trị và ý tưởng cơ bản được hình thành. Đây là góc phần tư của tính tự phát và cá tính lớn nhất, nơi mà trí thông minh bẩm sinh, khả năng thích ứng và truyền thông đều hoạt động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta. Đó là góc phần tư mà chúng ta xác định những gì chúng ta muốn có trong cuộc sống. Ở đây, người mẹ và thời thơ ấu cũng là những yếu tố quan trọng. Sao Hỏa giống phần tư đầu tiên nhất, Mặt trăng giống phần tư thứ hai, sao Kim giống phần tư thứ ba, và sao Thổ giống phần tư thứ tư. Đây là bốn mùa của cuộc đời, trong đó cây trồng được trồng, vun xới, thu hoạch và sử dụng. Xem nguồn

+ Mùa Xuân: Quý vị xem, chuyện đốt rừng xua bắt thú, vì sao ở đây nói đến mùa xuân? Sao không nói đến mùa hè, mùa thu, phải nhất định nói về mùa xuân? Mùa xuân là thời kỳ muôn vật sinh trưởng. “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng.” (Mùa xuân sinh sôi nảy nở, mùa hạ lớn lên, mùa thu thâu gồm lại, mùa đông tàng chứa.) Mùa xuân là mùa hết thảy muôn vật đều bắt đầu sinh trưởng, sao có thể nhẫn tâm giết hại? Tâm như vậy là hết sức tàn nhẫn, không có nhân từ, không có thương yêu. Chúng ta đọc qua những lời răn dạy của các bậc hiền thánh xưa, từ những chỗ như thế này thể hội được tấm lòng nhân từ bác của các ngài, cũng từ chỗ này mà học tập, mà nuôi dưỡng thành tập quán, tập quán thương người yêu vật. (Trích lục từ: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải, Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến. Giảng ngày 6 tháng 4 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 187, số hồ sơ: 19-012-0187)

Gồm các nhà số 4, 5 và 6, cho thấy chúng ta sẽ làm gì để tạo ra sản phẩm mang lại an ninh cho bản thân và gia đình chúng ta. Nó mô tả các phương tiện mà qua đó chúng ta có được nhiều cơ sở vững chắc hơn và thiết lập mối quan hệ với gia đình và xã hội. Góc phần tư này là nhà và nơi làm việc, những nơi đó là cơ sở cho sự an toàn của chúng tôi. Sao Hỏa giống phần tư đầu tiên nhất (Mùa Xuân), Mặt trăng giống phần tư thứ hai (Mùa Đông), sao Kim giống phần tư thứ ba (Mùa Thu), và sao Thổ giống phần tư thứ tư (Mùa Hạ). Đây là bốn mùa của cuộc đời, trong đó cây trồng được trồng, vun xới, thu hoạch và sử dụng. Xem nguồn
Góc Mùa Thu: Gồm nhà thứ 7, 8 và 9, an ninh được tìm kiếm và thành lập ở góc phần tư thứ hai được mở rộng để bao gồm bạn tình hoặc bạn đời của chúng ta và những người mà chúng ta hợp tác. Trong góc phần tư mùa thu này hạt giống của sự hoàn thành thông qua sự tìm kiếm sự bổ sung phù hợp với tài năng, nguồn lực và ham muốn của chúng ta, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là phần tư của các mối quan hệ, liên minh, và sự mở rộng cá nhân vào những trải nghiệm mới, nơi những chân trời cá nhân được mở rộng và đối đầu những thách thức mới. Sao Hỏa giống phần tư đầu tiên nhất (Mùa Xuân), Mặt trăng giống phần tư thứ hai (Mùa Đông), sao Kim giống phần tư thứ ba (Mùa Thu), và sao Thổ giống phần tư thứ tư (Mùa Hạ). Đây là bốn mùa của cuộc đời, trong đó cây trồng được trồng, vun xới, thu hoạch và sử dụng. Xem nguồn
Góc Mùa Hạ: Đỉnh (cusp) của nhà thứ 10, Midheaven, bắt đầu góc phần tư cuối cùng. Nó đánh dấu thành tựu cá nhân cao nhất mà chúng ta có thể đạt được. Đây là nơi Mặt trời sẽ ở vào đúng trưa, ở đỉnh cao nhất của nó. Trong góc tư này, các mối quan hệ được hình thành để tiếp tục khẳng định và mở rộng sự thành công của chúng ta càng nhiều càng tốt. Đây là hy vọng thực hiện những hoài bão của chúng ta và nơi những mối quan hệ khách quan quan trọng hơn những mối quan hệ cá nhân hay chủ quan. Sao Hỏa giống phần tư đầu tiên nhất (Mùa Xuân), Mặt trăng giống phần tư thứ hai (Mùa Đông), sao Kim giống phần tư thứ ba (Mùa Thu), và sao Thổ giống phần tư thứ tư (Mùa Hạ). Đây là bốn mùa của cuộc đời, trong đó cây trồng được trồng, vun xới, thu hoạch và sử dụng. Xem nguồn

    Dương                              Âm
Hỏa và Khí                    Nước và Đất
Các dấu hiệu số lẻ        Các dấu hiệu số chẵn

Tích cực, tự thể hiện    Thụ động, tiếp nhận
Năng lượng dương      Năng lượng âm
+ Hỏa: Tự tập trung và phi cá nhân; Thiếu kiên nhẫn, khuynh hướng lao vội vã vào mọi thứ; Bướng bỉnh, không nhạy cảm với người khác; Khởi xướng, bắt đầu mọi thứ; Kích động, nhiệt tình, có thể là thiếu tự chủ. - Dấu hiệu hành hỏa: Bạch Dương, Sư Tử, và Nhân Mã ; Xem Dấu hiệu Hoàng Đạo (Hành - Tứ Đại)
- Năng lượng. Tích cực. Nhiệt huyết. Đam mê. Cần phải thể hiện bản thân. Bốc đồng. Chủ động. Thoải mái Có khuynh hướng hướng ngoại. (Nguồn: Chiêm THNM 4)

+ CÁC ĐẠI VÀ LUÂN XA: Một manh mối cho ý nghĩa của các thuật ngữ này được tìm thấy trong việc công nhận sự thực huyền bí sau đây.

Nơi mà nước và đất gặp nhau là bí huyệt đan điền (solar plexus centre).
- Nơi mà nước, đất và không khí gặp nhau là ở trong đầu.
- Đất là biểu tượng của sự sống cõi trần, và của hình tướng bên ngoài.
- Nước là biểu tượng của bản chất tình cảm.
Chính là từ bí huyệt lớn của đời sống phàm-ngã, tức huyệt đan điền, mà đời sống thường bị chế ngự và sự quản lý được thực hiện. Khi trung tâm điều khiển nằm dưới cơ hoành thì không huyền thuật nào có thể xảy ra. Sinh hồn (animal soul) kiểm soát và hồn thiêng (spiritual soul) tất nhiên không hoạt động.
- Không khí là biểu tượng của sự sống cao siêu, nơi đó nguyên khí Christ thống trị, nơi đó sự tự do được trải nghiệm và linh hồn đạt đến sự biểu lộ đầy đủ. Nó là biểu tượng của cõi bồ-đề, trong khi nước là biểu tượng của cõi tình cảm.
- Hành Hỏa: Khi sự sống của phàm-ngã được đưa lên Cõi Trời (Heaven), và sự sống của linh hồn đi xuống đến cõi trần, thì có chỗ gặp nhau, và nơi đó hoạt động huyền thuật siêu việt mới có thể xảy ra.
Nơi gặp gỡ này là vị trí của lửa, tức là cõi trí. Lửa là biểu tượng của trí tuệ, và mọi hoạt động huyền thuật là một diễn trình sáng suốt, được thực hiện trong sức mạnh của linh hồn, và bằng cách sử dụng thể trí. Để làm cho chính nó được cảm thấy trên cõi trần, cần có một bộ não, nó vốn dễ tiếp nhận các xung lực cao siêu và có thể được linh hồn tạo ấn tượng bằng cách sử dụng các “chitta” hay chất trí để tạo ra các hình tư tưởng cần thiết, và nhờ đó thể hiện ý tưởng và mục đích của linh hồn bác ái sáng suốt. Những điều này được nhận biết bởi bộ não và được chụp ảnh lên “các chất khí sinh động” (“vital airs”) ở trong khoang não (LVHLT, 251)

+ Chân Sư Dk Luận Về Hỏa Thủy: Trong những tháng mùa hè - Khi chu kỳ lớn ấy đến trên các miền khác nhau trên địa cầu—thì các hỏa thần, các hỏa tinh linh và những thực thể tiềm ẩn “agnichaitans” của những lò lửa nội tại hoạt động mạnh mẽ, rồi trở lại tình trạng cũ, ít hoạt động hơn khi mặt trời xa dần. Ở đây có sự tương ứng giữa các trạng thái lửa của cơ cấu tổ chức địa cầu trong quan hệ với mặt trời cũng như giữa các trạng thái nước trong liên hệ với mặt trăng. Đây hoàn toàn là một điều ngụ ý huyền môn. Tôi cũng muốn đưa ra một đoạn dù ngắn nhưng có tính huyền môn . . . mà hiện nay có thể phổ biến được. Nếu suy ngẫm sâu xa, nó sẽ đưa người môn sinh đến một cảnh giới cao hơn và kích thích được sự rung động nơi y.

Đùa với Lửa: Một người bắt đầu hành thiền huyền môn quả thực là đang “đùa với lửa.”. “Đùa với lửa” là một chân lý xưa đã mất ý nghĩa do việc lặp đi lặp lại một cách hời hợt. Tuy nhiên câu này hoàn toàn và tuyệt đối chính xác. Nó không phải là một lời dạy tượng trưng mà có thực nghĩa rõ rệt. Lửa là căn bản của tất cả - Chân ngã là lửa, trí tuệ là một hình thái của lửa, và bên trong thể xác của con người có ẩn một ngọn lửa thực sự, nó có thể hoặc là sức mạnh hủy hoại, đốt cháy các mô trong cơ thể và kích thích sai lạc các luân xa, hoặc là một yếu tố làm sinh động, là tác nhân [trang 103] kích thích và đánh thức. Khi được hướng theo những đường dẫn đã chuẩn bị sẵn, lửa này có thể là sức mạnh tinh luyện và là mối liên kết quan trọng giữa phàm ngã và Chân ngã. (TTHM_Nguy hiểm trang tham thiền)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn
Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

Xương sườn của Adam (the rib of Adam): Xương sườn là một loại xương (bone), và khi chúng ta đọc trong Sáng Thế Ký (Genesis) rằng bà Eva được làm bằng xương sườn của Adam, điều đó chỉ có nghĩa là giống người có xương được tạo ra từ giống người “không xương” (“boneless”).(GLBN III, 199)
Xứ sở trường hạ (Summerland): “Xứ sở trường hạ” là nơi mà toàn bộ  cuộc sống đầy ước muốn (wish-life) của nhân loại được tập trung vào và mọi dục vọng của nhân loại được hình thành.    (TLHNM II, 507)

+ Ý chí (will): Ý chí là năng lượng linh hồn tự biểu hiện theo sự chỉ đạo, sự tiến bộ và phù hợp với Thiên cơ (CTHNM, 388)

- Ý chí hay năng lượng của sự sống là các thuật ngữ đồng nghĩa.(TLHNM I, 43)

- Ý chí là năng lượng được Minh triết hướng dẫn. (KCVTT, 268)

- Khi nghiên cứu sự tiến hóa, ngày càng trở nên biết rõ là Ý Chí tạo hình cho vật chất.(KCVTT,   233)

- Ý chí có 2 trạng thái hút và đẩy, hít vào và thở ra. (KCVTT,  11)

+ Ý Chí nguyên mẫu (Chỉ có Chân Thần mới đáp ứng tác động của nó; (CTHNM, 669) - Cung I    – Ý muốn khai mở. - Cung II   – Ý muốn thống nhất. - Cung III  – Ý muốn tiến hoá. - Cung IV  – Ý muốn hài hoà hay liên kết. - Cung V   – Ý muốn hành động. - Cung VI  – Ý muốn hướng đến nguyên nhân. - Cung VII – Ý muốn biểu hiện + Là Ý chí Tinh thần, và do đó là ý chí của Tam Thể Thượng Tinh Thần Xem Khoa học về Hơi thở

+ Ý chí bác ái (Will-to-love, ý muốn thương yêu): Ý chí bác ái tự biểu lộ bằng năng lực hấp thu rộng rãi các yếu tố khác nhau, tuy nhiên, vẫn đưa ra cơ hội đồng đều cho tất cả.(SHLCTĐ, 131)

Xem: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết Xem Tứ vô lượng tâm; Xem: TH về Từ Bi Hỷ Xả và Tình thương Bác Ái

Ý chí hành thiện (Will–to–good):

  • Có nghĩa là sự định hướng bền bĩ, không lay chuyển (immovable) của vị đệ tử điểm đạo (initiated disciple), trong khi thiện chí (goodwill) có thể được xem như là biểu hiện của ý chí hành thiện trong việc phụng sự hằng ngày. (CTNM, 676)
  •  Ý chí hành thiện là ý chí của Thượng Đế. (ĐĐTKNM–II, 160)
  • Ý chí hành thiện bao gồm khả năng không những sử dụng ý chí tinh thần mà còn phải biết ít nhiều về bản chất của cái ”thiện”. Ý chí hành thiện là tính chất căn bản của thiên ý, bao gồm hoạt động có hoạch định và một mục tiêu rõ rệt phải được thành đạt.   (ĐĐTKNM–II, 46–47)

Ý chí hiện tồn (Will–to–be): - Ý chí hiện tồn xuất hiện hoàn toàn từ bên ngoài Thái Dương Hệ. Nó là năng lượng thấm nhuần vạn vật của Thượng Đế, với một phần của chính năng lượng đó, Ngài làm linh hoạt Thái Dương Hệ, tuy nhiên, vẫn ở bên ngoài nó. (TLHNM I, 43)

- Ý chí hiện tồn tức là Ngôi Một của Thượng Đế.(LVLCK, 560) - Ý chí hiện tồn xuất phát từ cõi trí.(LVLCK, 692)

- Ý chí hiện tồn trong thời gian và không gian xuất phát từ cõi trí vũ trụ, nó tạo ra bảy nhóm sự sống Chân Ngã và luồng lưu xuất thứ ba (third outpouring).(LVHLT, 362)

Ý- chí- muốn- sống /  Ý muốn linh hoạt (Will-to-live):  - Thượng Đế Ngôi Một (first Logos) là hiện thân (embodies) cho ý muốn linh hoạt.  (LVLCK, 146)
  • Một trong các yếu tố chi phối việc đầu thai (incarnation) là sự hiện hữu của cái được gọi là Ý-muốn–linh hoạt ; khi ý muốn đó hiện hữu và khi ý–chí–muốn–sống mạnh mẽ nơi con người thì y bám trụ (anchored) một cách chặt chẽ vào cõi trần; khi ý chí muốn sống không còn hiện ra một cách mạnh mẽ hay triệt thoái thì con người từ trần. (CTNM, 638)
Ý chí bạc nhược:  Xem Quá độ và lệch lạc về tính dục.
Ý chí tất thắng (Prakamya): X. Quyền năng.
Ý chí yếu ớt (Weak-willed): Thông thường, những gì được gọi là thiếu ý chí (lack of will) và việc mô tả một người như là có ý chí yếu ớt hay người “thiếu cương quyết” (“weak-minded”), thực ra không có liên quan gì với ý chí cả, mà thường là kết quả của việc hội nhập yếu ớt (feeble integration) và liên kết lỏng lẻo  (loose connection) giữa ý thức với bộ óc, việc đó làm cho con người trở thành tiêu cực với các thôi thúc ham muốn mà bình thường sẽ tuôn đổ vào bộ óc của người ấy, làm khích động thể xác người ấy vào một hình thức hoạt động nào đó.  (TLHNM II, 419)

+ Ý- Muốn- Linh- hoạt (Will-to-Live): Ở đây, chúng ta đừng quên rằng bởi vì chúng ta đã quyết chí khai mở các quyền năng của chúng ta qua các kinh nghiệm của sự sống trên các cõi thấp; đừng quên rằng số mệnh của chúng ta (our lot) là do ta tự chọn chứ không phải bị áp đặt; đừng quên rằng chúng ta đang ở tại cõi này là thể theo kết quả của “Ý Muốn Linh Hoạt” của chính chúng ta (của chính Chân Thần chúng ta-ND); đừng quên rằng nếu Ý Muốn (Will) đó thay đổi - mặc dù trong thực tế nó không có khả năng thay đổi như thế - thì chúng ta sẽ chấm dứt việc sống ở cõi này và trở lại chốn An Bình, không thu hoạch được chút kết quả nào mà vì muốn có kết quả đó, chúng ta mới đến cõi này. “Không một ai khác bản thân ta ép buộc chúng ta cả”.(KCVTT, 333)

Ý niệm (idea, ý tưởng):
  • Ý niệm là một thực thể vô hình, chính nó không có sự sống nhưng nó mang lại hình ảnh và dạng thức cho vật chất vô định hình (shapeless matter) và trở thành nguyên nhân của biểu lộ.(TTTĐTG, 238)
  • Ý niệm từ cõi trực giác đến với chúng ta.(ACMVĐCTG,  54)
  • Ý niệm thì không có hình dạng (formless) và thực ra là các điểm năng lượng đang hướng ra ngoài, để sau rốt biểu hiện một “thiên lý” (“intention”) nào đó của Thượng Đế sáng tạo thiêng liêng. (CVĐĐ, 50)
Ý thức động vật (Animal consciousness, động vật thức): Trạng thái hữu cảm thức (sentient aspect) tức là ý thức động vật.   (CTNM, 429)
Ý thức thời Arya (Aryan consciousness): Nơi những người tiên tiến trên thế giới ngày nay, chúng ta thấy sự tác động của thể trí, điều này được nhận thấy ở mức độ rộng lớn trong nền văn minh Tây Phương. Năng lượng của cung thể trí bắt đầu tuôn đổ vào và từ từ tự khẳng định. Khi điều này xảy ra, bản chất dục vọng sẽ được kềm chế, và tất nhiên, bản chất hồng trần có thể trở thành vận cụ của xung lực thể trí một cách rõ rệt hơn. Ý thức não bộ bắt đầu thiết lập và điểm tập trung năng lượng bắt đầu di chuyển dần dần ra khỏi các bí huyệt thấp để vào các bí huyệt cao. Nhân loại đang phát triển “ý thức thời Aryan” và đang đi tới trưởng thành. Nơi những người tiên tiến trên thế giới, còn có sự hội nhập của phàm ngã và đưa tới sự kềm chế nhất định cung phàm ngã, với việc phàm ngã khống chế nhờ sự tổng hợp, cố kết của ba thể và việc ba thể trở thành một đơn vị hiệp đồng tác chiến. Sau đó, phàm ngã trở thành vận cụ của linh hồn nội tại.       (TLHNM II, 26)
Các ham muốn của con người không còn mơ hồ và phôi thai nữa; đến lúc này, chúng có liên quan tới các thôi thúc hay thèm muốn cơ bản - trước tiên thôi thúc tự vệ của y, kế đó tự bảo tồn qua sự thôi thúc sinh sản, kế đến thỏa mãn nhu cầu kinh tế. Ở giai đoạn này, chúng ta có tình trạng hiểu biết của trẻ con và người sơ khai. Tuy nhiên, dần dần chúng ta thấy sự hiểu biết bên trong về chính sự ham muốn từ từ tăng lên và ít chú trọng vào các thỏa mãn vật chất. Ý thức bắt đầu đáp ứng một cách chậm chạp với ảnh hưởng của thể trí và đáp ứng với năng lực phân biện và chọn lựa giữa các ước muốn khác nhau; khả năng dùng thì giờ một cách khá thông minh bắt đầu lộ ra. Các ước muốn tinh tế hơn bắt đầu thôi thúc; các dục vọng của con người trở nên bớt thô tục và ít thiên về vật chất; ước muốn về cái đẹp bắt đầu xuất hiện và có ý thức mơ hồ về các giá trị thẩm mỹ. Ý thức con người trở nên thiên về trí cảm (kama-manasic) hơn, và toàn thể khuynh hướng đối với các thái độ hằng ngày của y hay các cách sống của y và của tính chất y bắt đầu nới rộng, khai mở và cải thiện. Mặc dù hầu hết thì giờ y vẫn còn bị lèo lái bởi ước muốn không hợp lý, tuy nhiên, lĩnh vực thỏa mãn của y và các thôi thúc do giác quan của y đều ít thú tính một cách rõ rệt và thiên về tình cảm nhiều hơn. Tâm trạng và tình cảm đi đến chỗ được nhận biết và một ước muốn mơ hồ về yên bình và sự thôi thúc để tìm ra điều mơ hồ được gọi là “hạnh phúc” bắt đầu đóng vai trò của chúng.. Điều này tương ứng với giai đoạn trưởng thành và với tình trạng ý thức thời Atlantis. Đó là tình trạng của đa số con người hiện nay. Phần lớn con người vẫn còn ý thức thời Atlantis, vẫn còn có các phản ứng và cách tiếp cận cuộc sống thuần túy tình cảm. Họ vẫn còn bị chi phối hầu hết bằng các dục vọng ích kỷ và bằng tiếng gọi của cuộc sống theo bản năng. Nhân loại trên địa cầu chúng ta vẫn còn ở giai đoạn Atlantis, trong khi giới trí thức, các đệ tử và người tìm đạo đều đang nhanh chóng ra khỏi giai đoạn này, vì họ đã đạt được việc biệt lập ngã tính trên dãy nguyệt cầu và đã trải qua thời ý thức Atlantis. Ngày nay, những người hoạt động trên thế giới nên ghi nhớ thật kỹ các sự kiện và các trình tự này nếu họ muốn đánh giá vấn đề thế giới một cách hợp lý, cũng như muốn hướng dẫn và dạy dỗ người dân một cách đúng đắn. Nói chung, họ phải hiểu rằng, khi đối xử với quần chúng còn nghèo khổ thì ít người có trí tuệ thực sự, rằng họ cần phải được định hướng về cái thực sự được ưa thích nhiều hơn là về phía cái hợp lý thực sự, và chiều hướng đúng của năng lượng dục vọng khi nó tự biểu hiện trong  quần chúng chưa được rèn luyện, dễ bị dao động phải là nỗ lực của tất cả những kẻ có trách nhiệm giảng dạy.(TLHNM II, 25-26)
Ý thức thời Lemuria (Lemurian consciousness): Vào các giai đoạn ban sơ, khi ý thức thời Lemuria tiêu biểu cho con người cõi hiện tượng thì trạng thái chắp vá của linh hồn - đang ngự trị và làm linh hoạt khắp hình hài con người và đem lại cho con người bất luận ý thức nhân loại thực sự nào, nếu có - hãy còn bất động, phôi thai và thiếu tổ chức. Theo cách hiểu của chúng ta thì đó là sự trống rổng của thể trí, và chỉ được phân biệt bằng sự đồng nhất hóa hoàn toàn với hình hài vật chất và các hoạt động của nó. Đây là giai đoạn có các phản ứng tĩnh tại chậm chạp đối với sự đau đớn, vui vẻ, khổ sở, đối với sự thôi thúc và thỏa mãn của ham muốn, và đối với sự thôi thúc mãnh liệt của tiềm thức hướng đến chỗ hoàn thiện. Hết kiếp này sang kiếp khác, năng lực dành cho sự đồng nhất hóa hữu thức từ từ tăng lên, với sự ham muốn ngày càng tăng cho phạm vi thỏa mãn rộng lớn hơn; linh hồn nội tại và sinh động ẩn sâu hơn bao giờ, trở thành tù nhân của bản chất hình hài. Toàn thể các mãnh lực của sự sống được tập trung vào thể xác, và bấy giờ, các ham muốn được biểu lộ đều là các ham muốn vật chất. Đồng thời, có một khuynh hướng ngày càng tăng đối với các ham muốn tinh tế hơn do thể cảm dục gợi ra. Dần dần, việc đồng nhất hóa của linh hồn với hình hài chuyển từ thể xác lên thể cảm dục. Vào lúc này, không có gì có thể được gọi là phàm ngã. Chỉ có một xác thân sống động, linh hoạt, với các nhu cầu và ham muốn, các ưa thích và khát khao, đi kèm bằng sự chuyển di ý thức rất chậm chạp tuy rằng ngày càng nhiều, ra khỏi thể xác để vào thể cảm dục. Theo thời gian, khi sự chuyển đổi này đạt được thành công, thì bấy giờ, ý thức không còn hoàn toàn đồng nhất hóa với thể xác nữa mà trở nên được tập trung vào thể tình cảm. Khi tụ điểm chú tâm của linh hồn, tác động qua  con người đang tiến một cách chậm chạp, ở vào thế giới dục vọng, thì linh hồn trở nên đồng nhất hóa với bộ máy đáp ứng khác, thể cảm dục. Ý thức của y bấy giờ trở thành ý thức Atlantis.(TLHNM II, 24-25)
Ý thức trách nhiệm (Sense of responsibility): Ý thức trách nhiệm là một trong các dấu hiệu đầu tiên của sự kềm chế của linh hồn (egoic control). (LVLCK, 814)
Yên nghỉ (sleep):
  1. Sự yên nghỉ thông thường của thể xác, trong đó, não bộ không đáp ứng với bất cứ sự tiếp xúc nào của giác quan.
  2. Sự yên nghỉ của ngũ quan thức (vrittis) tức là hoạt động của các tiến trình trí tuệ đang liên kết con người với môi trường quanh con người qua trung gian của các giác quan và thể trí.
  3. Sự yên nghỉ của linh hồn mà nói về mặt huyền linh, sự yên nghỉ này bao hàm quảng đời kinh nghiệm của con người bắt đầu từ lúc đầu tiên đi đầu thai làm người cho đến khi “nhận biết” được thiên cơ và nỗ lực để đưa con người hạ đẳng phù hợp với bản chất và ý chí của con người tâm linh bên trong.
  4. Sự hôn thụy của đồng tử thông thường, trong đó, thể dĩ thái bị trục một phần ra khỏi thể xác, cũng như bị tách rời khỏi thể cảm dục, đưa tới một tình trạng thực là nguy hiểm.
  5. Sự nhập định (samadhi) hay là sự “yên nghỉ của nhà yoga”, kết quả của việc Chân Nhân triệt thoái một cách khoa học và hữu thức ra khỏi lớp vỏ tam phân để hoạt động được trên các phân cảnh cao, chuẩn bị cho việc phụng sự nào đó trên cõi thấp.
  6. Sự yên nghỉ của các vị Ứng thân (Nirmanakayas) vốn là một tình trạng tập trung tinh thần cao độ và an trụ vào thể tinh thần hay linh thể đến nỗi mà tâm thức hướng ngoại được triệt thoái chẳng những ra khỏi ba cõi nỗ lực của nhân loại mà còn ra khỏi hai biểu lộ thấp của Tam Thượng Thể tinh thần. Vì các mục đích của công việc đặc biệt, vị Ứng thân “yên nghỉ” đối với mọi trạng thái của cõi thứ ba hay là cõi Niết Bàn. (ASCLH, 22–23)
Yết ma (Kiết ma): Karmadana (B.Phạn).

+ Khoa Yoga: Một trong 6 trường phái ở Ấn Độ, được cho là do Patanjali lập ra, với nguồn gốc xưa hơn nhiều. Cách thiền định - Phương tiện đưa tới giải thoát tâm linh.(ĐĐNLVTD, 225)

+ Yoga về tâm hoặc của người sùng tín. (ASCLH, 120)

+ Khoa học bàn về “cách trừ bỏ các hoạt động của nguyên khí suy tư hay về cách kềm chế thể trí. (ASCLH, 164–165)

+ GỒM NHIỀU KHOA NHƯ:
1- Agni Yoga: Tức là khoa Yoga về lửa. (ACMVĐCTG, 171)
2- Hatha yoga: Đặc biệt với thể xác, hoạt động hữu thức (không theo tiềm thức và tự động) và bài tập giúp cho con người kiềm chế được các cơ quan khác nhau và toàn bộ cơ cấu của thể xác. (ASCLH, 121)
3- Bhakti yoga hay là môn yoga của người sùng tín (devotee), đó là môn yoga của người thuộc căn chủng thứ tư, căn chủng Ắt Lăng, cộng thêm một ít Hatha yoga ....(ASCLH, 214)
4- Laya yoga có liên quan với thể dĩ thái, với các trung tâm lực hay các chakra trong thể đó, và liên quan với việc phân phối các luồng thần lực và việc khơi hoạt hỏa xà. (ASCLH, 121–122)
5- Raja yoga/ Yoga Ý Chí: Là khoa học về sự Hợp nhất nhờ kiềm chế và phát triển trí tuệ.(ASCLH, 254–255)
6- Tập thở: Hít vào 6 nhịp - Nín thở 8 nhịp - Thở ra 6 nhịp - Nín thở 8 nhịp Chân Sư DK - Khoa học về Hơi thở
7- Yoga thần chú (Mantra Yoga): Môn Yoga về âm thanh hay về linh từ sáng tạo.(ASCLH, 347)
=> Tất cả các Yogas khác nhau đều có vai trò của chúng trong sự phát triển của con người.

+ Bộ môn Yoga: Trong quyển Agni Yoga, một số giáo huấn được đưa ra đã tiết lộ nhưng chỉ theo quan điểm của trạng thái ý chí. Cho đến nay, không có cuốn sách nào đã xuất hiện mà cung cấp dưới bất kỳ hình thức nào bất cứ “yoga tổng hợp” nào. Chúng ta đã có “Bhakti Yoga” hoặc sự hợp nhất qua lòng sùng tín. Raja Yoga hiện đang nhận được sự chú trọng, đó là sự hợp nhất qua trí tuệ. Nghe có vẻ như một sự dư thừa khi nói về sự hợp nhất qua sự tổng hợp, nhưng không phải thế. Đó là sự hợp nhất qua sự huyền-đồng (identification, đồng nhất hóa huyền bí) với tổng thể − không phải là sự hợp nhất qua việc nhận thức hoặc qua tầm nhìn (vision). Hãy chú ý rõ ràng sự phân biệt này, vì nó nắm giữ điều bí mật của bước kế tiếp đối với các phàm-ngã của nhân loại. Kinh Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca) cung cấp cho chúng ta đầu tiên là bí quyết của pháp môn yoga của lòng sùng tín. Patanjali dạy chúng ta yoga về thể trí. Trong câu chuyện Phúc Âm (Gospel), chúng ta có sự mô tả về việc nhận thức, nhưng bí quyết hoặc bí mật của sự huyền-đồng vẫn còn được giữ lại. Nó nằm trong sự coi sóc của một vài người trong nhóm hội nhập của các nhà thần bí và các thức giả, và sẽ được đưa vào sự biểu lộ trong sự thử thách kinh nghiệm cá nhân của họ, và như thế được đưa ra cho thế gian. Nhưng thời gian chưa đến. Nhóm còn phải phát triển nhân sự và tri thức, và sự nhận thức trực giác.(LVHLT. 429)

+ Yoga hành động (Karma Yoga): - Karma Yoga đặc biệt có liên quan với hoạt động ở cõi trần và thể hiện thành biểu lộ bên ngoài mọi thôi thúc bên trong. Dưới hình thức cổ xưa và đơn giản nhất của nó, đó là môn yoga của căn chủng thứ ba, Lemuria. Hai biểu lộ được biết nhiều nhất của nó là Hatha Yoga và Laya Yoga. - Karma Yoga đưa tới kết quả là khơi hoạt bốn bí huyệt dưới cách mô. (ASCLH, 121-122)

+ Yoga về các bí huyệt (Laya Yoga): Laya Yoga có liên quan với thể dĩ thái, với các trung tâm lực hay chakras nằm trong thể đó và với việc phân phối các luồng thần lực và khơi hoạt luồng hỏa xà (serpent fire). (ASCLH, 121-122)

+ Sự tiến hóa qua các Luân xa Dĩ Thái (EP I, 301)
1. L.Xa đầu  _ Chân Thần_ Sự sống   _Trạng thái thứ nhất.
2. L.Xa tim   _ Linh hồn.  _ Tâm thức  _Trạng thái thứ hai.
3. L.Xa Ajna _ Phàm ngã _ Vật chất    _Trạng thái thứ ba.
Ba luân xa chính đối với người tiến hóa.
4. Luân xa cổ họng     _ Thể trí         _N.Lượng trí tuệ.
5. LX Tùng thái dương_Thể cảm dục_N.Lượng cảm dục.
6. Luân xa xương cùng_Thể xác            
7. L.xa đáy cột sống _Chính sự sống _T.Tâm Chân Thần.
Các Tinh Linh và Linh hồn hoạt động (EP II 290. 304)
Ba Tinh linh (TL) có chủ yếu ở 3 luân xa thấp nhất:
1. L.Xa xương cùng,  -  TL trí tuệ     => L.Xa cổ họng.
2. L.Xa tùng T.Dương - TL cảm dục => Luân xa tim.
3. L.Xa đáy cột sống, - TL hồng trần => Luân xa đầu.
Linh hồn nội tại tập trung vào 3 luân xa cao.
1. Luân xa đầu            tâm thức trí tuệ.
2. Luân xa cổ họng     tâm thức sáng tạo.
3. Luân xa tim            tâm thức cảm giác[304]

+ Hai sự kiện quan trọng là (LVHLT, 191):
1. Ba trung tâm lực dưới cơ hoành,
a/ Bí huyệt đáy xương sống,
b/ Bí huyệt xương cùng,
c/ Bí huyệt đan điền,
mà hiện nay là những bí huyệt có uy lực nhất trong nhân loại bậc trung, và là những bí huyệt “linh hoạt” nhất, cần được tái tổ chức, tái định hướng, và được đưa từ trạng thái tích cực sang trạng thái tiêu cực.
2. Tương tự, bốn trung tâm trên cơ hoành,
a/ Bí huyệt tim,
b/ Bí huyệt cổ họng,
c/ Bí huyệt giữa hai mày,
d/ Bí huyệt đầu,
phải được đánh thức và được đưa từ trạng thái tiêu cực sang trạng thái tích cực - Có hai cách:

1. Đầu tiên, bằng việc chuyển năng lượng tích cực của các bí huyệt thấp thành năng lượng tích cực của bí huyệt cao hơn, và

2. Thứ hai, bằng việc đánh thức bí huyệt đầu do sự thể hiện hoạt động của ý chí. Hiệu quả đầu tiên được tạo ra bằng việc xây dựng tính-cách và bằng sự thanh lọc các thể, khi được linh hồn sử dụng trong ba cõi thấp. Hiệu quả thứ hai là kết quả của việc thiền định và sự phát triển mục đích có tổ chức, do ý chí áp đặt lên sự sống hằng ngày. Xây dựng tính cách, lối sống trong sạch, các phản ứng tình cảm có kiểm soát, và tư duy đúng đắn là các lời lẽ vô vị (platitudes) của tất cả các hệ thống tôn giáo, và đã bị mất tác dụng (weight) do việc chúng ta quá quen thuộc với chúng...
- Tuy nhiên, nó vẫn là một thực tại, để rồi khi các năng lượng tiềm tàng ở đáy cột sống được đưa lên đầu và được mang (xuyên qua đan-điền, tức là nơi thu thập và phân phối năng lượng, và hành tủy) đến bí huyệt giữa hai lông mày, lúc bấy giờ phàm-ngã, tức khía cạnh vật chất, đạt đến địa vị thần thánh của nó, và Trinh Nữ Mary (Virgin Mary) – trong ý thức cá nhân, vốn là một thực thể tương đương hữu hạn của một Thực Tại vô hạn − được “đưa đến tận Thiên Đường” để ngồi ở đó, bên cạnh con trai của bà, tức Đấng Christ, hay linh hồn.

- Khi các năng lượng của bí huyệt xương cùng, từ trước đến nay được tập trung vào hoạt động sáng tạo vật chất và sinh sản, và vì thế là nguồn gốc của đời sống tính dục ở cõi trần và mối quan tâm vật chất, được thăng hoa, được tái định hướng và được đưa đến bí huyệt cổ họng, bấy giờ người tìm đạo trở thành một lực sáng tạo hữu thức trong các cõi giới cao; y tiến vào bên trong bức màn, và bắt đầu tạo tác các mô hình của những sự vật vốn cuối cùng sẽ mang lại các cõi trời mới và cõi trần thế mới.
- Khi các năng lượng của đan điền – các biểu hiện từ trước đến giờ của bản chất dục vọng mạnh mẽ, nuôi dưỡng đời sống tình cảm của phàm-ngã – cũng được chuyển hóa và được tái định hướng, sau đó chúng được đưa đến bí huyệt tim, và dẫn đến, như một kết quả, một nhận thức về ý thức tập thể, về lòng bác ái tập thể và mục đích tập thể, vốn làm cho người tìm đạo thành một người phụng sự nhân loại và một người cộng tác thích hợp của các vị Huynh-Trưởng của nhân loại.
Khi ba sự chuyển di này đã được hoàn thành (consummated), sau đó là một hoạt động diễn ra (transpires) trong bí huyệt đầu, tức yếu tố chi phối cuối cùng, và bằng một tác động ý chí của linh hồn cai quản bên trong, một số diễn biến xảy ra mà chúng ta có thể xem xét sau này trong các nghiên cứu của chúng ta ...(LVHLT, 192)

+ Người tìm Đạo: Kích hoạt bí huyệt Tim trước khi được phép sáng tạo quan bí huyệt Cổ họng (LVHLT, 198):

Trung-tâm-lực đầu tiên mà người tìm đạo muốn khơi hoạt một cách có ý thức, và tập trung vào đó trong các giai đoạn đầu mới tu hành của mình, bí huyệt tim. Y phải học để có tập-thể-thức, để nhạy cảm với những lý tưởng tập thể, và có tính bao gồm trong các kế hoạch và các quan niệm của mình. Y phải học cách yêu thương có tính cách chung (collectively) và một cách thanh khiết, chứ không bị thúc đẩy bởi sự thu hút của phàm-ngã, và động cơ được tưởng thưởng. Nếu không có sự thức tỉnh này nơi bí huyệt tim, y không thể được phó thác để vận dụng các quyền năng sáng tạo của bí huyệt cổ họng, vì các quyền năng này sẽ bị lệ thuộc vào việc tự đề cao, và đủ loại tham vọng

+ Huyệt Đan Điền với Tính dục: Vấn đề đối với nhiều người tìm đạo ngày nay là vấn đề của huyệt đan điền, vì huyệt đó đã mở rộng, đang hoạt động tích cực và gần như được thức tỉnh hoàn toàn. Tuy nhiên, công việc chuyển hóa đang tiến hành đồng thời, dẫn đến một số lớn khó khăn và các tình trạng hỗn loạn. Bí huyệt tim cũng đang bắt đầu rung động, nhưng chưa được thức tỉnh, bí huyệt cổ họng thường được khơi hoạt sớm, nhờ việc chuyển năng lượng từ bí huyệt xương cùng. Điều này là do bởi nhiều nguyên nhân – đôi khi là do mục đích và ý định tinh thần, nhưng thường hơn là do một sự từ chối đời sống tính dục bình thường, vì các điều kiện kinh tế, hoặc vì thiếu sinh-lực thể chất, các điều này dẫn (predisposes) đến tình trạng sống độc thân. Sự thiếu sinh lực (vital force) đến lượt nó là do bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do một sự di truyền lâu đời tạo ra một suy đồi của thể xác, hoặc do tình trạng độc thân gượng ép trong các kiếp sống quá khứ; tình trạng độc thân gượng ép này rất thường là kết quả của đời sống ở tu viện và cách sống của đời sống thần bí. Khi sự khơi hoạt sáng tạo này tìm được sự biểu lộ thông qua bất cứ bộ môn nghệ thuật nào như văn học, hội họa, âm nhạc – hoặc trong tổ chức tập thể, và công việc điều hành thì không có sự tổn hại nào xảy ra, vì năng lượng tìm thấy một lối thoát sáng tạo bình thường. Người tìm đạo nên ghi nhớ các điểm này. Y đang đối mặt với một vấn đề phức tạp nhất. Y tiến nhập một cách mò mẫm vào một tình huống vốn là kết quả của một diễn trình tiến hóa lâu dài và y không có giải pháp nào cho nó. Nhất là trường hợp trong các giai đoạn đầu và trước cuộc điểm đạo thứ nhất, vì y không có kiến thức về lịch sử của quá khứ, cũng không có bất kỳ sự tiên kiến nào về tương lai. Y chỉ phải nhận lấy khí cụ và cơ hội của mình; và làm hết năng lực của mình, được hướng dẫn bởi các quy tắc lâu đời của Raja Yoga, và ánh sáng của chính linh hồn mình.
- Khi bí huyệt tim được khơi hoạt, và bí huyệt cổ họng bước vào hoạt động sáng tạo, một mối quan hệ rõ rệt được thiết lập và có một tương tác năng lượng giữa hai bí huyệt này. Đến lượt nó, hoạt động này dẫn đến một sự đáp ứng từ trạng thái của hoa sen ngàn cánh (một hoa sen tổng hợp), mà năng lượng luôn luôn làm sinh động bí huyệt tim và bí huyệt cổ họng thường đi qua. Hoạt động đáp ứng và hành động tương tác này đưa đến hai kết quả, và các kết quả này nên được lưu ý vô cùng cẩn thận.
* Đầu tiên, ánh sáng trong đầu xuất hiện. Một lóe sáng (nếu Tôi có thể diễn tả nó như thế) được thiết lập giữa năng lượng cao dương tính đang phủ bóng khi nó được tập trung trong hình dạng hoa sen ngàn cánh, với rung động đang tăng lên đều đều của các hoa sen hay các bí huyệt tim và cổ họng. Đến lượt chúng, hai bí huyệt thấp này đang đáp ứng với các năng lượng đang được nâng lên, và được đưa lên từ các bí huyệt dưới cơ hoành.
* Thứ hai, sự hiện diện bí huyệt giữa hai lông mày cũng bắt đầu được cảm nhận, và hoa sen hai cánh quan trọng này bắt đầu rung động. Nó tượng trưng cho việc nhất quán linh hồn và thể xác, chủ-thể và khách-thể. Trong một số sách huyền linh học, nó được gọi là hoa sen có 96 cánh hoa, nhưng đây chỉ là một biến-phân có liên quan với các năng lượng được tập trung trong hai cánh. Ta sẽ để ý rằng tổng cộng của những cánh hoa thần lực trong các bí huyệt (không tính hai bí huyệt đầu) cả thảy lên tới 48 cánh. Các năng lượng này ở hai trạng thái của chúng, là năng lượng thiết yếu cho thể xác và các phẩm tính của linh hồn, tạo nên 96 trạng thái hoặc rung động của hai cánh hoa của bí huyệt Ấn Đường (Ajna), hay là bí huyệt giữa hai lông mày. Cũng cần nhớ rằng thuật ngữ “cánh hoa” (“petal”) chỉ tượng trưng cho một sự biểu lộ thần lực và tác động rõ rệt của nó trong vật chất (LVHLT, 199)

+ Hãy luôn nhớ rằng ngay khi làm linh hoạt một bí huyệt, luôn luôn có việc tiếp sinh lực (vitalisation) tương ứng cho bí huyệt đầu tương tự, cho đến khi cuối cùng bảy bí huyệt trong cơ thể và bảy bí huyệt trong đầu xoay cùng một lúc.
Cũng nên nhớ rằng ngay khi bốn cung thứ yếu chuyển vào ba cung chính, thì bốn bí huyệt nhỏ cũng xúc tiến sự tương ứng và đi vào kỳ qui nguyên (pralaya), tìm thấy điểm tập trung của chúng ở bí huyệt cổ họng. Như vậy bạn sẽ có ba bí huyệt – đầu, tim và cổ họng – mang lửa nội tại, với ba bí huyệt chính ở đầu cũng rung động cùng lúc.(LVHLT, 363)

+ Tiến trình khai mở này tự nó được mang lại bởi năm đợt thức tỉnh (các trích dẫn TLHNM GQ1.1):

1. Các luân xa dưới cơ hoành kiểm soát và chiếm ưu thế... Sự thôi thúc thể xác trong sự biểu lộ đầy đủ ... điểm phát triển cao của nó trong thời Lemuria ... luân xa xương cùng đã kiểm soát.

2. Các luân xa dưới cơ hoành trở nên hoàn toàn hoạt động, với sự chú trọng chủ yếu vào luân xa tùng thái dương (vốn) trở thành kho tiếp nhận và phân phối lớn cho tất cả các mãnh lực thấp, và đánh dấu giai đoạn chuyển đổi vào một thể cao hơn, là thể cảm dục ... đặc trưng của sự phát triển chủng tộc Atlantis.

3. Sự thức tỉnh của luân xa cổ họng và sự di chuyển của nhiều năng lượng thấp vào hoạt động cổ họng. Luân xa Ajna bắt đầu trở nên hoạt động, tạo ra các phàm ngã tích hợp và sáng tạo. Giai đoạn này là đặc trưng của chủng tộc Aryan hiện tại.

4 Sự thức tỉnh của luân xa tim sự di chuyển của năng lượng luân xa tùng thái dương vào luân xa tim, như vậy tạo ra các nhóm, và lối vào của một ý thức mới và đầy đủ hơn của năng lượng tâm linh. Khi đó, sự di chuyển quan trọng vào những trạng thái ý thức đó sẽ tiết lộ vương quốc của Thượng Đế. Giới thứ năm trong thiên nhiên trở nên hoạt động một cách sáng tạo trên trái đất. Đây sẽ là đặc trưng của tâm thức của giống dân lớn tiếp theo.

5. Sự thức tỉnh của luân xa đầu, với sự kích hoạt tương ứng của lửa kundalini ở đáy cột sống. Điều này dẫn đến sự tích hợp cuối cùng của linh hồn và thể xác, và sự xuất hiện của một nhân loại hoàn thiện trên mặt đất. Điều này sẽ biểu lộ bản chất của giống dân cuối cùng.

Chỉ những ai được "đánh thức" sẽ được hưởng lợi từ Tâm lý học bí truyền (EPII 326)

+ Bhakti yoga - Yoga của người sùng tín, đó là môn yoga của người thuộc căn chủng thứ tư, căn chủng Ắt Lăng, cộng thêm một ít Hatha yoga. Trong căn chủng thứ năm, căn chủng Aryan, Hatha yoga hoàn toàn lỗi thời đối với người đệ tử, đệ tử phải chú trọng vào Raja yoga, cộng thêm Bhakti yoga, tóm lại, đệ tử phải là người trí thức sùng tín. … Nhờ Bhakti yoga, với nguyện vọng hướng về việc kiềm chế trí tuệ, vị đệ tử của căn chủng Ắt Lăng học cách kiềm chế thể cảm dục và hiến dâng nó cho việc phụng sự Ishvara.(ASCLH, 214)

+ Yoga sùng tín: Bhakti Yoga là yoga của tâm. Đó là việc đem mọi cảm tính, dục vọng và tình cảm quy phục vào Đấng được mến yêu, thấy và biết được trong tâm. Đó là việc cao thượng hóa tất cả các tình thương thấp thỏi và kềm chế mọi khát vọng và dục vọng đối với kẻ mong mỏi muốn biết được Thượng Đế bác ái và tình thương của Thượng Đế. - Đó là khoa học tối thượng của căn chủng trước, giống dân Atlantis, cũng như Raja Yoga là khoa học vĩ đại của văn minh Aryan của chúng ta. Bhakti Yoga làm cho người luyện tập nó thành một vị La Hán hay đưa người này đến lần điểm đạo thứ tư. Raja Yoga làm cho vị này trở thành cao đồ và dẫn đến cổng điểm đạo thứ năm. Cả hai đều đưa đến giải thoát. Bhakti Yoga là môn yoga về tim. về cảm dục thể.(ASCLH, 120-121)

+ Chúng ta đã có “Bhakti Yoga” hoặc sự hợp nhất qua lòng sùng tín (LVHLT, 429)

+ Kinh Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca) cung cấp cho chúng ta đầu tiên là bí quyết của pháp môn yoga của lòng sùng tín. Patanjali dạy chúng ta yoga về thể trí. Trong câu chuyện Phúc Âm (Gospel), chúng ta có sự mô tả về việc nhận thức, nhưng bí quyết hoặc bí mật của sự huyền-đồng vẫn còn được giữ lại. Nó nằm trong sự coi sóc của một vài người trong nhóm hội nhập của các nhà thần bí và các thức giả, và sẽ được đưa vào sự biểu lộ trong sự thử thách kinh nghiệm cá nhân của họ, và như thế được đưa ra cho thế gian. Nhưng thời gian chưa đến. Nhóm còn phải phát triển nhân sự và tri thức, và sự nhận thức trực giác. (LVHLT, 429)

+ Laya yoga và Bhakti yoga: Vào thời Atlantis, con người tiến bộ được là nhờ áp dụng hai môn yogas. Trước nhất là Laya yoga, tức khoa yoga về các bí huyệt. Loại yoga này tạo ra sự ổn cố cho thể dĩ thái, cho các bí huyệt trong con người và sự phát triển thể cảm dục và bản chất thông linh. Sau đó, Bhakti yoga, vốn bắt nguồn từ sự phát triển thể cảm dục, được kết hợp với Laya yoga, đã đặt nền móng cho thuyết thần bí và sùng tín, vốn là động cơ ẩn bên dưới trong căn chủng Aryan đặc biệt của chúng ta. Mục tiêu lúc bấy giờ là cuộc điểm đạo thứ tư…

+ Raja Yoga: Môn Yoga về trí hay ý chí.(ASCLH, 120)

+ Yoga Ý chí: Hệ thống chân chính để phát triển các quyền năng tâm thông và tinh thần, đồng thời hợp nhất với Chân Ngã. Nó đòi hỏi việc luyện tập, điều phục và tập trung tư tưởng.(TVTTHL, 358)

+ Raja yoga: Ngày nay, giống dân Aryan, nhờ thực hành Raja yoga, có thể khuất phục được hạ trí và kiềm chế được trí tuệ, và mục tiêu của nhân loại đang tiến hóa là đạt được lần điểm đạo thứ 5 để thành Chân Sư. Tất cả các yoga đều hữu ích. Ai tập Hatha yoga, hoặc tập phát triển các bí huyệt, các kiểu tham thiền hay tập thở đủ loại là thoái hóa theo một phương diện nào đó. Thực hành Raja Yoga nhờ đạt được đến mức nhất tâm bất loạn, khi con người tập trung ý thức vào linh hồn => Kết quả luôn bao hàm các loại hình thức yoga khác dù họ không tập các Yoga đó. (ASCLH, X–XI)

+ Raja yoga: Là khoa học về sự Hợp nhất nhờ kiềm chế và phát triển trí tuệ.(ASCLH, 254–255)

+ Toàn bộ khoa học về Raja Yoga được dựa vào sự hiểu biết về bản chất, mục tiêu và chức năng của thể trí. Định luật căn bản của khoa học này có thể tóm tắt “năng lượng theo sau tư tưởng” và có trình tự sau (ASCLH, 327):
- Trên cõi riêng của mình, chủ thể tư tưởng đưa ra một tư tưởng thể hiện một mục tiêu hay một ước vọng nào đó.
* Thể trí liền rung động đáp ứng với ý tưởng này và đồng thời tạo ra một phản ứng tương ứng nơi thể cảm dục.

- Thể năng lượng tức thể dĩ thái liền rung động đồng bộ nên nhờ đó, bộ óc đáp ứng và cấp năng lượng cho hệ thần kinh trong khắp thể xác ngõ hầu xung lực của chủ thể tư tưởng thể hiện thành hoạt động trên cõi trần.

+ Mục tiêu của hệ thống Raja Yoga là cốt đạt được năng lực tham thiền. (ASCLH, 252)

+ Hệ thống đích thực để phát triển các quyền năng tâm thông và tinh thần và hợp nhất với Chân Ngã hay Chân Nhân. Nó đòi hỏi việc luyện tập, điều hòa và tập trung tư tưởng.(ĐĐNLVTD, 223)  

Yogi (người tập Yoga):

  • Nhà Yoga đích thực là người mà sau khi thực hành đúng các hình thức và thời gian tham thiền đã định, hòa nhập sự thiền định đó vào cách sống hằng ngày nên sau rốt, ở vào tư thế thiền

định suốt ngày.                                      (TVTTHL, 284)

Là người đã đạt được sự hợp nhất (vì yoga là môn học về sự hợp nhất – science of union), y biết được chính mình đang ở trong thực tại. Khi sự vô minh (ignorance) bị thay thế bằng sự hiểu biết siêu việt, nhà yogi thấy rằng mình đã đồng nhất hóa với Brahma, Nguyên nhân Vĩnh cửu (Eternal Cause), Cái Duy nhất (the One) và cái Đơn nhất (the Alone).   (TTTĐTG, 189)

+ Mặt trời và Mộc tinh truyền dẫn Cung 2, Nguồn: (GQ1- CT con người); + Mộc tinh: Mở rộng bất cứ cái gì nó chạm vào. Lớn, quá mức, hạnh phúc. Xem nguồn + Sao Mộc (♃): Mộc tinh có liên quan đến nhiều hiện tượng khác nhau: giáo dục, du lịch, luật, minh triết, đạo đức.  Là một tín đồ trong cách tiếp cận quá trình năng lượng của chiêm tinh học, tôi thích xem sao Mộc như mở rộng và phát triển bất cứ cái gì nó tiếp xúc. Sao Mộc tìm cách phát triển mọi thứ, làm cho chúng lớn hơn, mở rộng biên giới của chúng. Sao Mộc mở rộng quan điểm của chúng ta và nhìn thấy bức tranh lớn hơn. Nếu Thủy tinh có một góc hợp cứng với sao Mộc, người đó quan tâm đến những vấn đề lớn như triết học, tôn giáo, chính trị, kinh tế, hoặc du lịch. Nếu sao Hỏa có góc hợp cứng với Mộc tinh, người đó muốn đạt được những điều to lớn và làm việc chăm chỉ để đạt được tầm nhìn rộng lớn, có lẽ vĩ đại. Xem nguồn Xem thêm Tổng hợp về Mộc tinh  

+ Hỏa tinh và Hải Vương Tinh truyền dẫn Cung 6, Nguồn: (GQ1- Cấu tạo con người); Xem thêm: Bài viết ngày 13/10/2016a Hoả tinh: Tham vọng, lực đẩy, năng lượng, bản chất hung hăng: Xem nguồn + Chân Sư DK tóm lược về Mars đầy đủ: Hỏa Tinh dứt khoát là hành tinh đang chi phối và kiểm soát thể xác...... Hỏa Tinh có liên quan chặt chẽ với giới tính..... bồi bổ (vitalise, làm cho sống động) dòng máu; nó bồi bổ, thanh luyện và làm phấn khích mọi trạng thái và cơ quan trong cơ thể, xuyên qua dòng máu......Như bạn biết, màu sắc được qui cho Mars là đỏ và đây là một tương ứng với màu của dòng máu và do đó cũng là sự phối hợp/ liên tưởng của Mars với tham dục, với tức giận và một ý thức về sự phản kháng chung. Ý thức về lưỡng nguyên, cực kỳ mạnh mẽ (CTHNM, 236-238)

+ Sao Hỏa (♂): Mars là hành tinh của chiến binh, hung hăng và chiến đấu.  Tôi thấy sao Hỏa là động lực để đạt được và hoàn thành. Động lực thúc đẩy chúng ta và kích thích chúng ta. Tôi không liên kết trực tiếp Mars với tình dục, mặc dù mức năng lượng vật lý tổng thể của một người bị ảnh hưởng bởi sao Hỏa, và mối quan tâm đến giới tính có một tương quan tới mức năng lượng thể chất chung của một người. + Cặp bài trùng: Hỏa tinh - Mars và Pluto - Diêm Vương tinh là cặp bài trùng (nội môn), nó tương tự như Kim tinh và Địa cầu (CTHNM, 568)

Xem thêm về Hỏa tinh

ẢO ẢNH: Đây là hoạt động mãnh liệt được tạo ra khi cả ảo cảm và ảo tưởng được nhận thức trên các phân cảnh dĩ thái và cõi trần. Đó là “tình trạng hỗn độn của sinh lực, thiếu suy nghĩ, và cảm xúc” – mà kết quả là các loại người có hành vi lộn xộn, mà đa số người dường như luôn luôn sống trong đó. + Cách điều trị: Biện pháp cứu chữa duy nhất là mang tất cả các bí huyệt vào dưới sự kiểm soát của linh hồn – đạt được ở một trình độ tiến bộ. Trong khi chờ đợi, hãy tiếp tục với việc sinh sống chân chính và các thực hành tâm linh như sự dứt bỏ chân chính Xem: Các rồi loạn Trí tuệ về Chia rẽ - Tích hợp - Kích thích, Ảo ảnh, Ảo tưởng, Ảo cảm và cách chữa trị

Phương pháp đặc trưng của việc tiếp cận Thánh Đạo sẽ là bằng việc nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc các giáo lý cho đến khi chúng trở thành [Trang 204] một phần tâm thức của người đó đến nỗi không còn chỉ là kiến ​​thức trí tuệ, mà còn là một quy tắc sống mang tính tâm linh, do đó mang lại trực giác và minh triết thật sự. Một loại người xấu của cung hai sẽ là nhất quyết thu đạt kiến ​​thức cho một mình y, hoàn toàn thờ ơ với những nhu cầu thuộc về con người của những người khác. Tầm nhìn xa của một người như vậy sẽ biến thành sự đa nghi, sự điềm tĩnh của y thành bản chất lạnh lùng và khắc nghiệt.  Nguồn: Bảy đáng kiến tạo sáng tạo bảy cung (GQ1)

Phương pháp đặc trưng của việc tiếp cận Thánh Đạo: Phương pháp tiếp cận sự Tìm Kiếm vĩ đại, đối với loại người cung này, là bằng sự suy nghĩ sâu sắc về các đường lối triết học hay siêu hình, cho đến khi y được dẫn đến việc nhận thức Đấng Bất Khả Tri vĩ đại và tầm quan trọng tối thượng của việc bước trên Thánh Đạo dẫn đến Đấng đó. Nguồn: Bảy đáng kiến tạo sáng tạo bảy cung (GQ1)

Phương pháp đặc trưng của việc tiếp cận Thánh Đạo: Phương pháp đặc trưng của việc tiếp cận sự tìm kiếm vĩ đại trên cung này sẽ là bằng mãnh lực tuyệt đối của ý chí. Một người như vậy sẽ cứ như thể lấy vương quốc thiên đàng "bằng bạo lực." Chúng ta đã thấy rằng các nhà lãnh đạo bẩm sinh thuộc cung này, toàn bộ hoặc một phần. Nó tạo ra vị Tổng Tư lệnh có năng lực, như Napoleon hay Kitchener. Napoleon là cung 1 và cung 4, và Kitchener là cung 1 và cung bảy, cung bảy cung cấp cho ông năng lực tổ chức nổi trội. Nguồn: Bảy đáng kiến tạo sáng tạo bảy cung (GQ1)

Các Đức tính và các Tật xấu EPI 201-2  (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Các Đức Tính đặc biệt của Cung 1Sức mạnh, lòng can đảm, sự kiên định, sự trung thực, phát sinh từ sự vô úy tuyệt đối, năng lực cai trị, là khả năng nắm bắt những vấn đề lớn theo cách thức nhìn xa trông rộng, và năng lực xử lý con người và các biện pháp. Các Tật Xấu của Cung 1: Tự cao, tham vọng, bướng bỉnh, cứng rắn, kiêu ngạo, ham muốn kiểm soát người khác, ngoan cố, giận dữ. Các Đức Tính phải có: Sự dịu dàng, khiêm tốn, sự cảm thông, lòng khoan dung, kiên nhẫn.

Các Đức tinh và Tật Xấu EPI 202-4 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Các Đức Tính đặc biệtBình tĩnh, sức mạnh, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng, tình yêu chân lý, lòng trung thành, trực giáctrí thông minh rõ ràng, và tính khí thanh thản. Các Tật Xấu của CungQuá miệt mài học hỏi, sự lạnh lùng, thờ ơ với những người khác, coi thường những hạn chế về trí tuệ ở những người khác. Các Đức Tính cần có: Lòng bác áilòng từ bi, vị tha, nghị lực.

Các Đức Tính và Tật Xấu EPI 204-5 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Các Đức Tính đặc biệt: quan điểm rộng rãi về tất cả các vấn đề trừu tượng, mục đích chân thành, trí năng trong sáng, khả năng tập trung vào các nghiên cứu triết học, kiên nhẫn, cẩn thận, không có xu hướng làm phiền chính mình hoặc người khác về những chuyện vặt vãnh. Các Tật xấu của Cung: sự tự hào về trí tuệ, sự lạnh lùng, cô lập, thiếu chính xác trong các chi tiết, đảng trí, ngoan cố, ích kỷ, hay chỉ trích những người khác. Các Đức Tính cần có: Thông cảm, khoan dung, sự tận tâm, tính chính xác, nghị lực và lương tri.

Các Đức Tính và Tật Xấu EPI 205-7 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Các Đức Tính đặc biệt: Tình cảm mạnh mẽ, sự thông cảm, can đảm thể chất, lòng quảng đại, sự tận tâm, nhanh chóng về trí tuệ và nhận thức. Các Tật Xấu của Cung: tự cho mình là trung tâm, hay lo lắng, thiếu chính xác, thiếu can đảm đạo đức, niềm đam mê mạnh mẽ, lười biếng, phung phí. Các Đức Tính cần có: Sự bình thản, tự tin, tự kiềm chế, thanh khiết, vị tha, sự chính xác, sự thăng bằng về trí tuệ và đạo đức.

Các Đức Tính và Tật Xấu EPI 207-8 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Đức Tính đặc biệt: Các phát biểu hoàn toàn chính xác, sự công bằng (không có lòng thương xót), sự kiên trì, lương tri, tính ngay thẳng, tính độc lập, trí tuệ sắc sảo. Tật Xấu của Cung: tính phê bình khắc nghiệt, hẹp hòi, kiêu ngạo, tính không khoan nhượng, thiếu sự cảm thông và tôn kính, thành kiến. Đức Tính cần có: Lòng tôn kính, sự tận tâm, thông cảm, tình yêu, tư tưởng phóng khoáng.

Các Đức Tính và Tật Xấu EPI209-210 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Đức Tính đặc biệt: Sùng tín, chuyên tâm, lòng bác ái, sự dịu dàng, trực giác, lòng trung thành, lòng tôn kính. Tật xấu của Cung: tình yêu ích kỷ và ghen tuông, quá dựa vào người khác, tính thiên vị, [trang 209] tự dối mình, tính bè phái, mê tín dị đoan, định kiến, các kết luận quá nhanh chóng, tính giận dữ nóng nảy. Các Đức Tính cần có: Sức mạnh, sự hy sinh, sự thanh khiết, chân thật, khoan dung, thanh thản, sự cân bằng và có lương tri.

Các Đức Tính và các Tật Xấu EPI 210-211 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1) Đức Tính đặc biệt: Sức mạnh, sự kiên trì, lòng dũng cảm, lịch sự, cực kỳ cẩn thận trong chi tiết, tính tự lực. Tật Xấu của Cung: Tính hình thức, cố chấp, tự cao, hẹp hòi, các phán đoán hời hợt, bảo thủ ý kiến quá mức. Các Đức Tính cần có: Nhận thức về tính thống nhất, tâm trí rộng mở, lòng khoan dung, khiêm tốn, dịu dàng và bác ái.

Một số tên gọi của vị Chúa cung này truyền đạt mục đích của Ngài như sau: Chúa Tể Tử Vong   Chủ Thể Mở Cửa Đấng Giải Thoát Hình tướng   Đấng Trừu Xuất Vĩ đại Hành Hỏa, tạo ra sự tan rã Chủ Thể kết tinh của Hình Tướng Quyền năng chạm và rút ra Chúa Tể Vùng Đất Cháy Ý Chí đột nhập vào Khu vườn Kẻ Cưỡng Đoạt Linh hồn Ngón Tay của Thượng Đế Hơi Thở phá hoại Tia Chớp hủy diệt   Đấng Cao Thâm (EP I, p64) (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Một số tên gọi của vị Chúa cung này truyền đạt mục đích của Ngài như sau: Đấng Hiển Lộ sự Vinh Quang Vị Chúa Bác Ái Vĩnh Cửu Từ Lực Vũ Trụ Đấng Ban Phát Bác Ái Sự Huy Hoàng trong Hình Tướng Đấng Tổng Kiến Tạo Đấng Ban Phát các Danh Xưng    Nhà Hình Học vĩ đại Đấng che giấu Sự Sống Bí Nhiệm Vũ Trụ Đấng Mang Ánh Sáng Đấng Con Thượng Đế Nhập Thể Đấng Christ Vũ trụ EPI 66 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Một số các danh xưng của vị Chúa Tể của cung thứ ba cho thấy việc sử dụng mãnh lực của Ngài và bản chất thực sự của Ngài. Chúng như sau: Đấng Gìn Giữ Hồ Sơ Chúa Tể của Ký Ức Tác Nhân Thống Nhất Tứ hạ thể   Đấng Lý Giải những gì trông thấy Vị Chúa Tể Quân Bình    Đấng Chia Tách Thiêng liêng Sự Sống Bản Thể Sáng Suốt Đấng tạo ra Liên Minh Tam Giác Ba Mặt               Đấng Giác Ngộ của Hoa Sen Nhà Kiến Tạo Nền Tảng         Đấng Báo Hiệu Ánh Sáng Đấng che mặt và chưa lộ ra    Đấng Phân Phối Thời gian Vị Chúa Tể Không gian Toàn Trí Ba Ngọn Bấc    Kiến Trúc Sư Vĩ Đại Của Vũ Trụ EPI 68 và nhiều tên gọi khác cho thấy sự liên quan với ánh sáng, thời gian, không gian, với Thượng Đế Biểu lộ, với vật chất và với “quyền năng gợi lên hình thể.” (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Một số tên gọi của vị Chúa cung này truyền đạt mục đích của Ngài như sau: Đấng Nhận Thức trên Thánh Đạo Sự liên kết giữa Ba và Ba Đấng Trung Gian Thiêng liêng Bàn tay của Chúa Đấng Ẩn Giấu Hạt Giống, đó là Hoa Ngọn Núi nơi mà Hình Tướng chết Ánh Sáng trong Ánh Sáng Đấng Hiệu Chỉnh Hình Tướng   Đấng đánh dấu chỗ rẽ của Thánh Đạo Chân Sư Đấng Trú Ngụ nơi Thánh Địa Đấng Thấp Hơn Ba, Cao nhất trong Bốn    Kèn Trumpet của Thượng Đế . EPI 71 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Một số tên được đặt cho vị Chúa của cung này như sau: Đấng Mặc Khải Chân lý Đấng Kết Nối vĩ đại Đấng Trung Gian Thiêng Liêng Đấng Kết Tinh của các Hình Tướng Đấng Tư Tưởng Tam Phân Đám Mây trên Đỉnh Núi Đấng Ngưng Tụ của Thập Giá Thanh Gươm Phân Cắt Người Quạt Trấu Phán Quan vĩ đại Thú Năm Hoa Hồng của Thượng Đế Đấng Thiên Đế (Heavenly One) Cửa vào Thiên Trí Năng lượng Khởi Xướng Đấng Cai Quản Cửa Trời Thứ Ba Vị Giữ Cổng Đấng Phân Phối Tri thức Vị Thiên Thần với Thanh Gươm bốc cháy Đấng Gìn Giữ Bí Mật Người Yêu Quý của Thượng Đế Vị Huynh Đệ từ Sirius Vị Chân Sư của các Hierophants EPI 77 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Một số trong những cái tên này dành cho vị Chúa của một cung vốn nhân từ nhưng có phần nào rất mạnh mẽ như sau: Đấng Phủ Nhận Dục Vọng Đấng nhìn thấy điều Phải Đấng Tri Kiến Thực Tại Kẻ Cướp Thiêng liêng Tín Đồ của Sự sống   Kẻ Chán Ghét Hình Tướng Chiến Binh trên Đường Hành Quân   Người Mang Gươm của Thượng Đế Đấng Duy Trì Chân Lý Người Đóng Đinh và Người Bị Đóng Đinh Người Đập Đá   Đấng Chói Lọi Bất Tử Đấng Không Thể Biến Đổi Đấng Cai Quản Kiên Định Vị Tổng Chỉ Huy trên đường Hoàn Thiện Đấng dẫn dắt Mười Hai (the Twelve) EPI 80 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

Vị Chúa Tể của cung này được biết đến qua nhiều tên gọi, và ý nghĩa của chúng có tầm quan trọng hàng đầu ngày nay. Công việc tương lai có thể được nhìn thấy từ việc nghiên cứu các tên này. Nhà HuyềnThuật công khai    Người Phụng sự trong Huyền Thuật Đấng Sáng Tạo Hình Tướng Đấng Ban Ánh Sáng từ Ngôi Hai Đấng Vận Dụng Đũa Thần Đấng Trông Nom ở phía Đông Đấng Bảo Quản Thiên Cơ Thứ Bảy Đấng Cầu Khẩn sự Giận Dữ Đấng Gìn Giữ Linh Từ Huyền Thuật Đấng Trông Coi Đền Đại Diện của Thượng Đế   Đấng nâng đến Sự Sống Tử Thần   Đấng nuôi dưỡng Lửa Thiêng Khối cầu xoáy cuộn Thanh Gươm của Đấng Điểm đạo Nhà Giả Kim Thuật Thiêng liêng Đấng Xây Dựng Quảng Trường Mãnh Lực Định Hướng Đấng Hợp Nhất Lửa Chìa Khóa của Bí Nhiệm Sự Biểu Lộ của Ý Chí Đấng Tiết Lộ sự Mỹ Lệ EPI 85 (Nguồn: Bảy đấng kiến tạo bảy Cung GQ1)

+ Vật chất vi tử (atomic matter, tattva): X. Yếu tố.

Vật hoạt thuyết (Hylozoistic theory, vật hoạt luận)
  • Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta có hiện tồn sự biểu hiện của một Năng lượng hay Sự sống vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm của vô số hình tướng và huyền giai rộng lớn của các thực thể hữu cảm thức (sentient beings) đang hợp thành toàn bộ vạn hữu. (LVHLT, 8)
  • Thuật ngữ Hylozoism do chữ Hy Lạp “ule” là vật chất (matter), “zoon” là động vật (animal) và “ism”, một tiếp vĩ ngữ có nghĩa là triết lý hay ý tưởng trừu tượng của danh từ mà nó gắn vào.
Vật hoạt luận là triết lý cho rằng mọi vật chất đều được phú cho sự sống. “Khi nào chúng ta đạt đến ý niệm về vật hoạt luận này đối với một vũ trụ vật chất sống động, thì cái bí nhiệm về tạo hóa sẽ được giải đáp”– Standard Dictionary.    (LVLCK, 693)
Veda (Kinh Phệ Đà): Kinh Veda là thần phổ học (theogony) thực sự của giống dân Aryan.                                   (GLBN IV, 16)
Vi hòa thức (anima): X. Quyền năng.
Vi trùng  (Microbe): Một con vi trùng là một “sự sống”, có tâm thức vốn là tâm thức của Thượng Đế Ngôi Hai, được Hành Tinh Thượng Đế và Tinh Linh của Địa Cầu (spirit of the Earth) biến cải và làm cho thích dụng.    (KCVTT,   119)

Vi tử (Atom, nguyên tử):

  1. Một vi tử gồm có một hình cầu chứa trong chính nó hạt nhân sự sống.
  2. Một vi tử chứa trong chính nó các phân tử đã biến phân (differentiated molecules) mà toàn bộ hợp thành chính vi tử. Thí dụ chúng ta được dạy rằng vi tử vật chất chứa trong chu vi của nó 14 ngàn triệu (14 tỷ) các vi tử nguyên hình, tuy nhiên, hàng tỷ vi tử nguyên hình biểu lộ như là một.
  3. Một vi tử được phân biệt bằng hoạt động và cho thấy các tính chất của:
    • Chuyển động quay.
    • Khả năng phân biện.
    • Năng lực phát triển.
  4. Chúng ta được dạy, một vi tử chứa trong chính nó ba vòng xoắn ốc chính và bảy vòng phụ, tất cả 10 vòng đang trong tiến trình được làm linh hoạt, nhưng chưa đạt đến hoạt động đầy đủ. Ở giai đoạn này chỉ có 4 vòng đang hoạt động, vòng thứ năm đang trong tiến trình phát triển.
  5. Một vi tử bị chi phối bởi Định luật Tiết kiệm. đang từ từ tiến vào dưới Định luật Hút và sau rốt ở dưới Định luật Tổng hợp.
  6. Vi tử có trong mọi hình hài; chính tập hợp các vi tử tạo ra hình hài.
  7. Nó đáp ứng với kích thích từ ngoài:
    • Kích thích điện, có ảnh hưởng tới hình hài bên ngoài của nó.
    • Kích thích từ, tác động vào sự sống bên trong của nó.

Hiệu quả kết hợp của hai kích thích tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bên trong.                       (LVLCK, 246–247)

* Giáo lý bí nhiệm nói về vi tử như sau:

  1. Sự thông tuệ tuyệt đối làm chấn động khắp mọi vi tử – SD–I, 298.
  2. Bất cứ nơi nào có một vi tử vật chất là có sự sống – SD–I, 245, 269, 279.
  3. Vi tử là biểu lộ cụ thể của năng lượng vũ trụ – SD–I, 281.
  4. Các sự sống vô hình tạo ra các vi tử – SD–I,132.
  5. Mọi vi tử trong vũ trụ đều có tiềm năng ngã thức – SD–I, 132.
  1. Vi tử và linh hồn đồng nghĩa nhau trong ngôn ngữ của đệ tử điểm đạo – SD–I, 620, 622.
  2. Vi tử hoàn toàn thuộc vào địa hạt của siêu hình học – SD–I,559.
  3. Mọi vi tử đều có thiên tính – SD–I, 89, 183.
  4. Mọi vi tử đều chịu sự biến phân không ngừng – SD–I, 167.
  5. Mục tiêu tiến hóa của vi tử là con người.
  6. Ở trung tâm của mọi vi tử đều có cái mầm mống – SD–I, 87.
  7. Trong mọi vi tử đều có sức nóng (heat) – SD–I, 112.
  8. Mọi vi tử đều có 7 cõi hiện tồn – SD–I, 174.
  9. Vi tử đều là rung động –SD–I, 694.(LVLCK, 246–247)
  • Mỗi vi tử là một điểm tập trung của lực, lực của chính vật chất, sự sống hay sức sống (vitality) của trạng thái thứ ba, sự sống của Thực thể Thông linh Vũ trụ, mà đối với Thượng Đế, Đấng này là trạng thái âm của điện. (LVLCK, 527–528) 
  •  Một nguyên tử (vi tử, atom) là một “sự sống”, có tâm thức là tâm thức của Thượng Đế Ngôi Ba (Third Logos). (KCVTT,   119)
Vi tử nguyên hình (archetypal atom): Vi tử hồng trần (physical atom) chứa trong chu vi của nó 14 ngàn triệu (14.109) vi tử nguyên hình, tuy nhiên, vô số các vi tử  này biểu lộ như là một.  (LVLCK, 246)
Vi tử thường tồn (Permanent atom, nguyên tử thường tồn):
  • Thực ra, vi tử thường tồn chỉ là một đơn vị năng lượng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của cung linh hồn mà bất cứ lúc nào cũng có thể “tìm ra được” (nếu tôi có thể dùng một câu nói thiếu êm tai như thế). Trong các vi tử này, ký ức đã qua của Phàm Ngã (personal self) được tích chứa lại; các vi tử này có bản chất là các “tế bào ký ức” (“memory cells”) và là các kho chứa của kinh nghiệm đã qua, của tính chất đã hoạch đắc được và của nốt đặc biệt mà thể xác chính là cái nhân đã đạt được. Chúng có bản chất là vật chất, chỉ liên quan với trạng thái sắc tướng và được thấm nhuần với tính chất của tâm thức tới mức tối đa mà linh hồn đã đạt được trong lúc tiến hóa ở ba cõi thấp. (CTHNM, 303)
Vi tử, cách tạo lập (formation of the atom): Có ba giai đoạn tạo lập vi tử (nguyên tử):
  1. Ấn định ranh giới (limit) trong đó sự sống phú linh (ensouling life) - tức Sự sống của Thượng Đế trong nguyên tử - sẽ rung động. Về mặt kỹ thuật, việc hạn chế và quy định bước sóng (wave length) của rung động được gọi là “số đo thiêng liêng” (“the divine measure”); việc này mang lại cho nguyên tử của một cõi tính chất đặc thù (pecularity) riêng cho chúng.
  2. Theo “số đo thiêng liêng”, Thượng Đế vạch ra các đường (lines) để xác định hình dạng (shape) của nguyên tử, các trục tăng trưởng căn bản (fundamental axes of growth), liên hệ góc (angular relation) của các trục này, chính liên hệ này định đoạt hình dạng (form) vốn là hình dạng của nguyên tử vũ trụ tương ứng. Sự tương đồng gần nhất với các trục này là các trục của các tinh thể (crystals).
  3. Do mức độ của rung động và liên hệ góc của các trục tăng trưởng với nhau, kích cở và hình dạng của bề mặt, chúng ta có thể nói là bề mặt hay vách của nguyên tử đã được ấn định.
Như vậy, trong mỗi nguyên tử, chúng ta có mức độ (measure) của sự sống phú linh của nó, các trục tăng trưởng của nó và bề mặt hay vách bao bọc của nó.     (KCVTT, 15)
Vi tử thường tồn, công dụng (The use of the permanent atoms): Công dụng của các vi tử thường tồn là để bảo tồn trong chính chúng - dưới hình thức khả năng rung động (vibratory powers) - các kết quả của tất cả mọi kinh nghiệm mà chúng đã trải qua.   (KCVTT, 75)
Vi tử thường tồn Bồ Đề (Buddhic permanent atom): Vi tử thường tồn Bồ Đề tức là hiện thể trực giác của vị đệ tử tiến hóa.      (ĐĐTKNM, 764)
Vi tử thường tồn cảm dục (Astral permanent atom): Vi tử thường tồn cảm dục ở trong hoa sen Chân Ngã. (ĐĐTKNM, 764)

Vi tử thường tồn hạ trí (Mental unit): Vi tử thường tồn hạ trí cũng ở trên cõi trí. (ĐNLVTD, 222)

- Vi tử thường tồn hạ trí chỉ có 4 vòng xoắn ốc (spirillae, loa tuyến); (LVLCK, 775)

Vi tử thường tồn hồng trần (Physical permanent atom):
  • Nằm trong hoa sen Chân Ngã.
  • Ở trên cảnh giới dĩ thái.  (CTHNM, 303)
Vi tử thường tồn Niết Bàn (Atmic permanent atom): Tức là điểm tập trung của ý chí tinh thần, trạng thái thứ nhất của Tam Thượng Thể Tinh thần.          (ĐĐTKNM, 756)

Vi tử thường tồn thượng trí: Trạng thái thấp nhất của Tam Thượng Thể Tinh thần hay của linh hồn. (ASCLH, 14)

Vi tử vũ trụ (Cosmic atom): Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ là một vi tử vũ trụ. (ĐĐTKNM, 764)
Viêm khớp (Arthritis, thấp khớp): Cả hai bệnh viêm khớp và tiểu đường đều có cội nguồn trong thể cảm dục, nếu tôi có thể tạm gọi một cách không thích hợp như thế, nhưng bệnh thấp khớp trước tiên hiện ra bên ngoài nhiều hơn là tiểu đường, vì là kết quả của sự thỏa mãn ham muốn vật chất khi nó tự biểu hiện qua thức ăn, hoặc là trong kiếp sống này, hoặc trong kiếp trước. Sẽ có ít hay không có viêm khớp nếu nhân loại ăn uống đúng cách và hiểu giá trị thích hợp và hiệu quả của thức ăn.          (CTNM, 311)

Viễn cảm bằng trí: Dĩ nhiên cách này có liên quan đến hai hay nhiều thể trí, và tiến trình xảy ra trong chất liệu của cõi hạ trí.  (VCVTDT, 111)

Xem thêm: Tổng hợp về viễn cảm

+ Viễn cảm - Thần giao cách cảm: - Viễn cảm hay là sự hiểu biết tức khắc, biết được các biến cố, nhận thức được các sự việc và đồng nhất hóa với các phản ứng của Phàm ngã. Tất cả đều liên quan đến hoạt động của bí huyệt nhật tùng của Phàm ngã và điều này - khi bản chất bác ái hay trạng thái thứ hai được khai mở – trở thành “hột giông hay mầm mống” của quan năng trực giác.(VCVTDT, 109)
- Nhãn và nhĩ thông cũng có thể xảy ra trên các phân cảnh trí tuệ, lúc đó chúng ta gọi là viễn cảm.(SHLCTĐ, 8);
+ Viễn cảm giao tiếp:
Giao tiếp bằng viễn cảm là việc ghi nhận vào ý thức của bộ óc xác thịt các thông tin được truyền đạt:  a/ Trực tiếp từ Chân Sư đến vị đệ tử; từ đệ tử đến đệ tử; từ đạo sinh đến đạo sinh.  b/ Từ Chân Sư hay đệ tử đến Chân Ngã và từ đó đến Phàm Ngã, xuyên qua các phân cảnh nguyên tử. Do đó bạn sẽ ghi nhận được rằng chỉ những ai mà trong các thể của họ có vật chất thuộc phân cảnh nguyên tử mới có thể hoạt động theo cách này. Sự an toàn và chính xác nằm trong trang cụ này. c/ Từ Chân Ngã đến Chân Ngã xuyên qua Chân Ngã thể và được truyền trực tiếp tùy theo phương pháp đi trước hay được giữ lại để hoàn tất từ từ và tùy nhu cầu.(LVHLT, 179)

+ Giao tiếp bằng viễn cảm: Đây là việc ghi nhận trong ý thức của bộ óc hồng trần tin tức được truyền đạt:
1. Trực tiếp từ Đức Thầy tới đệ tử; từ đệ tử tới đệ tử, từ đạo sinh tới đạo sinh.
2. Từ Sư Phụ hoặc đệ tử tới Chân Ngã, rồi từ đó tới Phàm ngã, xuyên qua các phân cảnh vi tử. Do đó, bạn nên để ý rằng chỉ ở người nào mà các thể của họ có vật chất thuộc phân cảnh vi tử mới có thể hoạt động theo cách này. Sự an toàn và độ chính xác nằm trong vận cụ này.
3. Từ Chân Ngã tới Chân Ngã xuyên qua linh hồn thể và được truyền trực tiếp theo phương pháp trước hay được chứa lại để đưa ra dần dần khi nào cần đến. (LVHLT, 179)
+ Các bậc viễn cảm: (Thấp: Hai người cùng dùng; Bậc cao: Dùng LXa cao nhiều hơn, có thể lẫn Đan Điền)
– Theo bản năng, dùng huyệt đan điền (Tùng Thái Dương)
– Có tính trí tuệ, dùng 2 huyệt cao là cổ họng và ajna giữa hai chân mày.
– Viễn cảm dùng trực giác, liên hệ đến huyệt đầu.(Nguồn)
Xem: Tổng hợp về viễn cảm;
Xem: Viễn cảm của AAB với CSDK và CSKH

Vishnu - trạng thái: Tức là trạng thái Bác ái– Minh triết.(LVLCK,175)

– Tức là trạng thái kiến tạo. (LVLCK, 1018)

Vong linh lụy trần (Earthbound): Vì lẽ người tự tử vô cùng đau khổ do sự hối hận (vì đã tự tử) nên người tự tử muốn làm bất cứ điều gì để nhập lại vào thể xác của mình, cho dù điều ấy có nghĩa là đương đầu với nhiều hậu quả tai hại, người tự tử thường không chịu dùng nỗ lực của ý chí cần cho mình để tách thể dĩ thái (etheric body, còn gọi là thể sinh lực) của mình ra (chính thể này quấn chung quanh thể cảm dục vào lúc từ trần). Do sự bám chặt này của thể dĩ thái, kẻ tự tử đó trở thành “vong linh lụy trần” chừng nào mà y vẫn khăng khăng không chịu tách bỏ thể sinh lực. (CKDCLH, 147-148)

+ Ring–pass–not (Vòng giới hạn): Vòng giới hạn này nằm ở chu vi của Thái Dương Hệ biểu lộ và là vòng đai của ảnh hưởng Thái Dương, hiểu theo 2 mặt nội môn lẫn ngoại môn. Giới hạn của lĩnh vực hoạt động của mãnh lực sự sống trung ương. (ĐĐNLVTD, 224)

+ Vòng giới hạn: Với huyền linh, để chỉ chu vi của phạm vi ảnh hưởng của bất cứ mãnh lực sự sống trung ương nào, cho mọi nguyên tử, dù là vật chất của nhà vật lý hay hóa học, các nguyên tử con người và hành tinh, lên đến đại nguyên tử của một Thái Dương Hệ.

- Vòng giới hạn của kẻ thường nhân là dạng hình cầu của thể hạ trí người ấy vốn trải rộng một cách đáng kể vượt quá thể xác và cho phép y hoạt động trên các phân cảnh thấp của cõi trí. (LVLCK, 55)

+ Vòng giới hạn Thể Cảm dục con người: Ngoài sự lưu thông liên tục xuyên qua thể cảm dục của con người của các năng lượng thuộc hành tinh, thái dương và vũ trụ, mỗi con người đã chiếm hữu, từ Tổng Thể vĩ đại, đủ năng lượng cảm dục để tạo nên thể cảm dục riêng biệt của chính cá nhân y, đáp ứng với nốt đặc biệt của y, được nhuốm màu bởi tính chất đặc thù của y, và giới hạn y hoặc không theo trình độ của y trên thang tiến hóa.
===> Điều này tạo thành vòng giới hạn cảm dục của con người, xác định các giới hạn của sự đáp ứng tình cảm của y đối với kinh nghiệm sống, biểu hiện trong tính chất của nó phạm vi của đời sống dục vọng của y, nhưng đồng thời có khả năng rất lớn để mở rộng, phát triển, điều chỉnh và kiểm soát dưới sự thúc đẩy của thể trí và của linh hồn. Nó cũng bị lệ thuộc vào hoạt động rung động như là kết quả của sự tương tác giữa nó với kinh nghiệm sống ở cõi trần, và nhờ thế bánh xe kinh nghiệm vĩ đại được phát động và sẽ tiếp tục cho đến khi người ta hiểu và thực hiện Tứ Diệu Đế của Đức Phật.(LVHLT, 295)

+ Cung Ý Chí Vũ Trụ (Ý Chí Thông Tuệ): bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp, là căn bản của chuyển động của Thái Dương hệ ( tiến tới qua không gian hay luỹ tiến). Nó kiểm soát các chuyển động của toàn thể vòng giới hạn có liên hệ tới trung tâm vũ trụ của nó (LVLCK, 55)

+ Vòng giới hạn của Lửa: Trong Thái dương, hành tinh, con người và trong nguyên tử có một điểm nhiệt trung tâm, hay là một hang lửa trung ương, hay cái nhân của nhiệt và cái nhân trung ương này đạt tới giới hạn của vùng ảnh hưởng của nó, tức là vòng giới hạn của nó, bằng một vận hà tam phân (LVLCK, 76)

+ Vòng này nằm ở chu vi của Thái Dương Hệ biểu lộ và là vòng đai ảnh hưởng của mặt trời, hiểu về mặt nội môn lẫn ngoại môn. Giới hạn của lĩnh vực hoạt động của thần lực sự sống trung ương. (TVTTHL, 359).

+ Vị đạo đồ hoàn mãn biết rõ rằng Vòng “giới hạn” không phải là một vùng, cũng không thể đo được bằng khoảng cách mà biết rằng nó tồn tại trong cái tuyệt đối của Vô Cùng.(GLBN I, 189)

+ Vòng giới hạn thái dương hệ: Đức Thái Dương Thượng Đế tạo ra “vòng giới hạn” của Thái dương hệ/ hệ thống, nó đặt giới hạn cho tất cả những gì xảy ra trong thái dương hệ, và cuộc biểu hiện nhị nguyên của chúng ta tiếp diễn trong đó. Tất cả  đều rung động theo một nhịp điệu chủ yếu, theo qui luật nhất định ...chỉ có Ngài mới biết rõ. Có thể xem như bị chi phối bởi nghiệp quả của cuộc tuần hoàn thất phân đó, và bị thôi thúc bởi những nguyên nhân lâu đời, trước khi có vòng giới hạn. Vì thế mà thái dương hệ chúng ta được liên kết với hệ thống trước và hệ thống sẽ có sau này (TTHM, thư 28.07.20)

Vòng lớn của hoàng đạo (Great round of the zodiac): Đại hoàn của hoàng đạo (một chu kỳ độ chừng 25.000 năm) trong đó mặt trời vượt qua tất cả mười hai cung (signs) của hoàng đạo.(SHLCTĐ, 269)
Vòng tròn - Vòng tròn có tâm điểm - Vòng tròn chia đôi - Vòng tròn chia bốn : X. Chuyển động quay và biểu tượng ký.

Vô dục / vô sở dục (Dispassion):

  • Vô sở dục tức là không ham muốn (desirelessness). (ASCLH, 172)
  • Lòng vô dục, tương phản với lòng ham muốn (lust) hay dục vọng (desire).             (ASCLH, 287)

Nhờ vô sở dục, người tìm đạo và người phụng sự thoát khỏi các hậu quả của nghiệp báo (karmic results) do y hành động vì người khác.                    (ASCLH, 288)

Vô sắc tướng thiên thần (Arupa Devas): Các Dhyan Chohans, không có hình hài, trước kia là người (Ex-men).(LVLCK, 615)
Vô thức và siêu thức  (Unconscious mind and super-conscious mind)  Vô thức của con người chính là cái nhà chứa đồ phế thải (lumber-house) gồm các ký ức bị gạt ra (rejected memories), trong khi siêu thức của con người dường như là nơi lưu giữ bản liệt kê (inventory) mọi thứ trong nhà phế thải đó và giữ được cái chìa khóa để sử dụng đúng mọi thứ trong đó dù là nhỏ nhặt và không còn được chú ý đến nữa.   (VLH, 203)
Vrittis: X. Ngũ quan thức.
Vui với số phận (Contentment): X. Lạc phận.
Vũ Đế (Lương Võ Đế): Wou–ti.
Vũ trụ hiện tượng (Phenomenal universe) tức là vũ trụ hữu hình (visible universe)     (GLBN  I,   71)
Vũ trụ thức (cosmic consciousness): Xem ra cũng có phần nào khôn ngoan ở đây khi phản bác lại việc dùng từ ngữ “vũ trụ thức”, lý do là không đúng và sai lệch, vì ngay cả vị Thánh sư (Adept) cao cấp nhất (chú ý cẩn thận từ ngữ này) cũng chỉ có được tâm thức thuộc thái dương hệ (solar consciousness) và không có giao tiếp gì với những gì ở ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta. Các vị Hành Tinh Thượng Đế (Bảy Tinh Quân trước Thánh Tòa) và các Nghiệp Quả Tinh Quân (“Tứ Luân” – four wheels của Ezekiel) mới có được nhận thức vượt ngoài nhận thức của Thái Dương Hệ chúng ta. Các Đấng ở cấp đẳng thấp hơn có thể cảm nhận được điều đó dưới hình thức một tiềm năng nhưng các Ngài chưa có được một chút kinh nghiệm nào.     (ASCLH, 377)
Vũ trụ Đại Phạm Thiên (Cosmic Parabrahman): X. Tiến hóa của một Thái Dương Thượng Đế.
Vua Vũ : Emperor Yũ (Đại Vũ, Hạ Vũ).
Vườn Địa Đàng (Garden of Eden): Với cương vị là một địa điểm thì Vườn Địa Đàng chẳng có chút gì là thần thoại; nó thuộc vào một trong các cột mốc lịch sử để đôi khi tiết lộ cho đạo sinh thấy rằng Thánh Kinh Cơ Đốc (Bible) không phải chỉ toàn là ẩn dụ. “Eden” hay Gan-Eden của tiếng Hebrew có nghĩa là Công Viên (Park) hay Vườn Địa Đàng là tên cổ của một xứ có sông Euphrates và các phụ lưu của sông này chảy qua, từ Á Châu và Armenia tới biển Erythrea. Trong quyển “Book of Numbers” của người Chaldea, vị trí của vườn này được nêu ra bằng số, còn trong thủ bản bằng mật mã của phái Hoa Hồng Thập Tự (Cypher Rosicrucian manuscript) do Bá Tước St. Germain lưu truyền lại, vườn này cũng được mô tả đầy đủ. Trong các Danh Biểu (Tablets) của người Assyria, vườn này được gọi là Ganduniyas.   (GLBN III, 207)
Wesak Festival (Lễ Wesak): Mỗi năm một lần, vào lễ Wesak, được sự chuẩn nhận của Đấng Chưởng Quản Thế gian, Đức Phật mang lại cho tập thể nhân loại một luồng thần lực nhị phân xuất phát từ Đấng Quán Tịnh (Silent Watcher), được bổ sung bằng năng lượng tập trung hơn của Đấng Chưởng Quản Thế gian (Lord of the World). Ngài phóng rải năng lượng nhị phân này khi ban ân huệ xuống cho dân chúng tụ tập tại buổi lễ ở Hi Mã Lạp Sơn, và từ họ, đến lượt năng lượng này tuôn ra cho mọi người nói mọi thứ tiếng và thuộc mọi sắc dân.                     (ĐĐNLVTD, 105)
Xanh lá cây (Green): Màu xanh lá cây là căn bản đối với sự hoạt động của thiên nhiên. Đó là màu tổng hợp đối với Thái Dương Hệ thứ nhất và là nền tảng đối với Thái Dương Hệ biểu lộ hiện tại. Giai điệu (note) của Thiên Nhiên là xanh lá cây, và mỗi khi con người xem lại lớp áo mà trái đất đang khoác lấy thì y đang tiếp xúc với một vài thần lực vốn đạt đến mức thành toàn trong Thái Dương Hệ thứ nhất. Màu lá cây tạo ra hưng phấn (stimulate) và xoa dịu (heal).                                         (TVTTHL, 212)
Xấu xa và tốt lành (Evil and good) Không có điều gì xấu xa trừ những gì mà con người tạo ra do sự thiếu hiểu biết của chính mình…. Mọi sự việc đều cùng diễn biến theo hướng tốt lành cho những ai biết kính yêu Thượng Đế (God) .  (VLH,250)

Xúc cảm  (Emotion, xúc động):Xúc cảm - Xảy ra do các rung động của chất liệu thuộc cõi cảm dục (astral matter). (CKDCLH, 19)

- Xúc cảm chỉ là dục vọng được biểu lộ thuộc loại này hay loại khác.(TLHNM II, 418)

- Xúc động hay xúc cảm sơ khai, là phản ánh của tình thương trên cõi trần.(TTCNT, 81)

Xung động và trực giác (Impulse and Intuition): Người ta rất thường lầm lộn xung động và trực giác, mặc dù về căn bản thì chúng khác nhau ở cội nguồn và đặc tính. Xung động bắt nguồn từ bản chất dục vọng (desire-nature), từ tâm thức đang hoạt động qua thể cảm dục và là một năng lượng được phóng ra ngoài để đáp ứng với một kích thích (stimulus) từ bên ngoài, một năng lượng hấp tấp, thiếu cân nhắc, vội vàng và không được trí tuệ điều khiển. Trực giác bắt nguồn từ Chân Ngã Tinh thần (Spiritual Ego) và là một năng lượng đang tuôn ra bên ngoài để đáp ứng với một đòi hỏi từ bên ngoài, một năng lượng mạnh mẽ, an tĩnh, có chủ đích được Chân Ngã Tâm linh điều khiển. (KCVTT, 307-308)
Xung lực (Impulse, sức thôi thúc): Xung lực tức là ý chí hiện tồn (will-to-be), xuất phát từ cõi trí.   (LVLCK, 692)
Triết gia thần bí (Gnostic, Hy Lạp) Các triết ga diễn giải và dạy ra Tri Thức Thần Bí (Gnosis). Các triết gia này có nhiều vào ba thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ Đốc giáo, trong đó có các vị kiệt xuất như Valentinus, Basilides, Marcion, Simon Magus v..v… (NGMTTL, 129)

+ Trình tự tiến hóa của các Giống Dân (gradual exolution of the Races). Năm pho tượng (ở vùng Trung Á, Bamian -ND) này là tài liệu bất diệt của Giáo Lý Huyền Môn về trình tự tiến hóa của các Giống Dân. Pho tượng lớn nhất tiêu biểu cho Giống Dân thứ nhất của nhân loại, thân thể khinh thanh của Giống Dân này được lưu lại trong đá cứng bền chắc, dùng cho việc học hỏi của các thế hệ mai sau, nếu không thì ký ức về điều ấy không bao giờ tồn tại sau cơn đại hồng thủy nhấn chìm Châu Atlantis. Tượng thứ hai cao 120 feet (36,57m), tượng trưng cho Giống Dân Hãn Sinh. Tượng thứ 3 cao 60 feet (18,28m) làm sống lại giống người xuống thấp (fell) và đó mở ra giống người đầu tiên bằng xác thịt do cha mẹ sinh ra, mà hậu duệ cuối cùng được tiêu biểu bằng các tượng trên đảo Easter, Những người này chỉ có tầm vóc từ 20 đến 25 f. (6m - 7,60m) ở vào thời Châu Lemuria bị chìm ngập, sau khi hầu như bị hủy diệt bởi núi lửa. Giống Dân thứ  tư có tầm vóc còn nhỏ hơn nữa, tuy vẫn còn khổng lồ so với Giống dân thứ 5 hiện nay của chúng ta, Giống Dân hiện nay ở mức tiến hóa tột cùng so với những Giống dân trước. Thế thì đó chính là những “Người Khổng Lồ” của thời xưa, tức Gibborim của thời tiền và hậu Đại Hồng Thủy của Thánh Kinh (Bible). Họ đã sống sung túc cách đây một triệu năm hơn là chỉ cách đây từ ba đến bốn ngàn năm.(GLBN 3, 339)

+ "Do đó trong sự phát triển tuần tự của nhân loại, bạn có các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn ý thức động vật.
2. Cá nhân được an trụ vào tình cảm, có tính ích kỷ và bị chi phối bởi dục vọng.
3. Hai giai đoạn trên, cộng với một hiểu biết trí tuệ ngày càng tăng về các tình huống chung quanh.
4. Giai đoạn có trách nhiệm với gia đình hoặc bạn bè.
5. Giai đoạn của tham vọng và của sự khao khát đối với ảnh hưởng và quyền lực trong một lĩnh vực biểu hiện nào đó của con người. Điều này dẫn đến nỗ lực mới.
6. Sự phối-kết năng lực phàm-ngã dưới tác nhân kích thích ở trên.
7. Giai đoạn ảnh hưởng được vận dụng một cách ích kỷ và thường có tính chất phá hoại, bởi vì cho đến nay những vấn đề cao siêu không được ghi nhận.
8. Giai đoạn có một ý thức tập thể phát triển đều đặn. Giai đoạn này được xem như là:
a/ Một lĩnh vực cho cơ hội.
b/ Một địa hạt phụng sự.
c/ Một nơi mà trong đó sự hy sinh vì lợi ích của mọi người trở nên có thể xảy ra một cách vinh quang.
Giai đoạn sau cùng này đặt một người lên con đường đệ-tử, không cần phải nói rằng nó bao gồm giai đoạn của thời kỳ trước đó, là thời kỳ dự bị hay thử thách. (Trích đoạn chương X trang 396, 397 quyển Luận về Chánh thuật)

+ Vương quốc thứ tư trong tự nhiên nhất định đã được thu hút tiến lên hướng đến vương quốc thứ năm đang xuất hiện. (SPCCQG/ DN 112)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa
Xem: Các giai đoạn tiến hóa của Phàm ngã- Con người
Xem: Biệt ngã tính/ Ngã hóa;
Xem: Phân nhóm/ Loại về Hạng người ....
Xem: Điểm 6 mục Quy Luật 5 - Cấu Tạo Con Người 13- Thể Hồng Trần

Trọng hòa thức (Garima): X. Quyền năng
Trụ vào (Polarize or centre oneself – ASCLH, 251):  X. An trụ.

Trung hỏa kỳ kinh (Sushumn ):

  • Sushumn , một dây thần kinh nối liền quả tim với bí huyệt ở đỉnh đầu (Brahmasandra). (GLBN I, 190)
  •  Phản ảnh của sutratma trong cơ thể con người được gọi là tủy sống (spinal chord) và tự biểu hiện trong 3 đường thần kinh. Ba đường này được gọi là Ida, Pingala, còn đường ở giữa là sushumna.           (LVHLT, 95)
Trung tâm lực tủy sống (The altar major centre): Trung tâm lực tủy sống được tạo nên ở điểm mà ống tủy sống tiếp xúc với hộp sọ và do đó, nằm ở phần thấp nhất của phía sau đầu. Nó được cấu tạo bằng chất dĩ thái thấp nhất, tức chất dĩ thái thứ tư, trong khi đó, các trung tâm lực dĩ thái của các đệ tử được cấu tạo bằng chất dĩ thái cao hơn.(LVLCK, 1129)
Trung tâm tinh thần (spiritual centre): Linh hồn.  (LVHLT, 13)
Truyền thuyết về thần tiên và yêu tinh (Fairies and elves of legends): Trên cõi cảm dục, chúng ta cũng gặp các tinh linh thiên nhiên (nature spirits) – thuật ngữ này chính xác  hơn là thuật ngữ tinh hoa hành khí (elementals). Các tinh linh thiên nhiên này đang lo việc kiến tạo hình hài trong các giới khoáng chất, thực vật, động vật và nhân loại. Có loại tinh linh thiên nhiên xây dựng các khoáng chất, đưa các sinh năng (vital energies) vào cây cỏ, tạo ra các thể (bodies) của giới động vật từng phân tử một. Chúng chăm lo đến việc tạo ra các thể cảm dục của loài khoáng vật, thực vật và động vật, cũng như lo việc tạo ra thể xác các loài này. Đây là các thần tiên và yêu tinh  thường được nói đến trong các chuyện cổ tích (legends). “Dân tộc nhỏ bé” (“a little people”) này đóng góp một vai trò rất lớn trong văn học dân gian (folk–lore) của mỗi quốc gia, đây là những trẻ con duyên dáng và chưa có ý thức trách nhiệm (irresponsible) của Thiên nhiên mà khoa học hờ hững cho là chỉ có nơi nhà giữ trẻ, nhưng sau này, chúng sẽ được các nhà khoa học sáng suốt đặt trở lại vào cấp đẳng thiên nhiên của chúng. Còn ngay bây giờ, chỉ có các thi sĩ và các nhà huyền học tin là có chúng, nhà thi sĩ thì nhờ năng khiếu trực giác, còn nhà huyền học thì nhờ phát triển nội nhãn thông. Đa số người đời đều nhạo báng cả hai, nhất là nhạo báng các nhà huyền học; nhưng không hề gì, minh triết sẽ được chứng minh là đúng đối với việc này.        (MTNX, 74–75)

Trực giác (intuition): X. thêm mục “Nguyên khí Bồ Đề”. – Trực giác là sự pha trộn của hai đặc tính thiêng liêng, của tuệ giác–trí tuệ (buddhi–manas) hay là sự hiểu biết tâm linh bằng trực giác (bao hàm sự giải thích và đồng nhất hóa), và thượng trí trừu tượng (higher abstract mind), cốt yếu đó là khả năng để hiểu được những gì không cụ thể hoặc hữu hình (not concrete or tangible), mà thực ra đó là nhận thức tự nhiên về các khía cạnh thấp của Thiên cơ khi Cơ này phải tác động đến sự sống trong ba cõi thấp.(SHLCTĐ, 98)

– Trực giác hay lý trí thuần túy (pure reason), là năng lực cho phép con người tiến vào giao tiếp với Toàn Linh Trí (Universal Mind) và hiểu thấu Thiên Cơ (Plan) bằng cách tổng hợp, lĩnh hội được Thiên ý (Divine Ideas) hay là tách ra được chân lý cơ bản và thuần túy nào đó. (LVHLT, 365)

– Theo nghĩa đen, trực giác là việc hiểu thấu chân lý bằng cách tổng hợp và ngay tức khắc. (TLHNM–I, 134)

– Có liên quan dễ nhận thấy nhất với tập thể thức (group consciousness) và sau rốt sẽ điều khiển tất cả các liên hệ của chúng ta với nhau, khi chúng ta hoạt động trong các đơn vị của nhóm. Trực giác tác động nhờ tim và bí huyệt tim, và là bản năng cao siêu khiến cho một người nhận biết và tùng phục vào linh hồn của mình và vào sự kềm chế cùng ấn tượng sự sống của linh hồn. (TLHNM–II, 233)

+ Trực giác là một ý tưởng (idea) được bao phủ trong chất dĩ thái (etheric substance). (VCVTDT, 189)

–Trực giác (hồn tinh thần) là trạng thái thấp của Chân Thần.  (CTHNM, 506)

- Tuệ giác thức (Buddhic awareness). ĐĐKNM II, 350)

Xem thêm định nghĩa trực giác của Chân Sư DK

Trực giác thông thường (Ordinary, intuition): - Thức của trực giác tức là nhận. -Trực giác thông thường chỉ đơn thuần là việc nhận biết (recognition) một sự kiện (fact) quen thuộc trong một tiền kiếp (a past life) mặc dù mới trải qua lần đầu trong hiện kiếp (the present life).                        (MTNX, 261)
Trực giác thức (Intuitional consciousness): Trực giác thức tức là tâm thức Christ (Christ consciousness).               (ASCLH, 298)
Trừng phạt (Punishment) …… Thực ra không có điều gì gọi là sự trừng phạt cả. Đó là một thuật ngữ do con người đặt ra (man-made term) để chỉ sự việc mà đúng ra là một luật bác ái sâu xa nhất, để nhờ đó, qua kinh nghiệm, nhân loại học được cách kết hợp quả với nhân.       (VLH,  55)

Trừu xuất (Abstraction, Pratyahara, hoàn hư, hườn hư, trừu tượng hóa):

  • Một thuật ngữ bao hàm khả năng tập trung ý thức vào trong đầu và tác động nơi đó như là linh hồn, hoặc là triệt thoái ý thức ra khỏi các sự vật hữu hình và biểu hiện ra ngoài, và như thế, xoay chuyển ý thức vào trong. (LHVCC. 135–136)
  • Khi linh hồn (hay thần lực) tự triệt thoái ra khỏi trạng thái vật chất (hình hài hữu hình bên ngoài) thì hình hài đó không còn được nhận biết nữa. Nó biến mất và tạm thời bị tiêu tán.

Hiện giờ, chủ thể quan sát (seer) có thể làm được điều này một cách thích hợp nhờ việc tập trung tâm thức của mình vào Chân Ngã, con người tâm linh hay linh hồn, và (nhờ dùng nguyên khí suy tư và tác động của ý chí) rút thể dĩ thái ra khỏi thể xác trọng trược. Đây là trừu xuất và đưa đến:

  1. Việc tụ tập sự sống hay các sinh lực của thân thể vào trong các trung khu thần kinh trên xương sống ở cõi trần.
  2. Các sinh lực này hướng theo xương sống lên tới đầu.
  3. Sinh lực tập trung nơi đó và sau đó có sự trừu xuất dọc theo sinh mệnh tuyến (sutratma), xuyên qua tùng quả tuyến và trung tâm lực trên đỉnh đầu (brahmarandra).
  4. Bấy giờ, chủ thể quan sát trụ lại (stands) trong hình hài đích thực của mình, tức thể dĩ thái, thể này vô hình đối với mắt người trần tục.

Khi nhân loại mở được nhãn thông dĩ thái (etheric vision) thì sẽ cần đến sự trừu xuất cao hơn (further abstraction), bấy giờ, chủ thể quan sát cũng sẽ rút các nguyên khí sinh lực có ánh sáng [các tính chất của “hòa” (sattva) và “động” (rajas)] ra khỏi thể dĩ thái và trụ lại trong thể cảm dục, và như vậy cũng sẽ trở thành vô hình đối với nhãn thông dĩ thái. (ASCLH, 282–283) 

– Trừu xuất là việc chế ngự (subjugation) các giác quan bằng nguyên khí suy tư và triệt thoái các giác quan đó ra khỏi những gì mà cho đến nay đã là đối tượng của chúng.  (ASCLH, 229) 

– Khi vật chất tồn tại mà không được tri giác (apart from perception) thì đó chỉ là một sự trừu xuất (a mere abstraction). (GLBN II, 42)

Tsong–kha–pa (Tây Tạng): Còn được viết là Son–kha–pa. Một nhà cải cách nổi tiếng ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 14, Ngài đã đưa vào quê hương của Ngài một hệ thống Phật giáo đã được thanh lọc. Vốn là một Đại Đạo Đồ (great Adept), vì không thể chứng kiến thêm nữa sự mạo phạm triết lý Phật giáo của các tu sĩ giả danh (các tu sĩ này đã biến triết lý của Phật giáo thành một món hàng có thể tiêu thụ ở thị trường), Ngài đã dùng sức mạnh chận đứng lại việc mạo phạm đó bằng một cuộc cách mạng đúng lúc (timely revolution) và tống xuất 40.000 tu sĩ và Lạt Ma (Lamas) giả mạo ra khỏi nước. Ngài được xem như là một Hóa Thân (Avatar) của Phật (Buddha) và là nhà sáng lập của Phái Gelukpa (”mũ vàng:, “yellow–cap”) và của Huyền Môn (the mystic Brotherhood) tiếp cận với các vị lãnh đạo của Huyền Môn. Người ta cho rằng “cái cây vạn hình” (“The tree of the 10.000 images”, tức khoom–boom) đã nảy sinh từ sợi tóc dài của nhà khổ hạnh (ascetic) này, người đã bỏ nó lại đàng sau mình, tan biến mãi mãi khỏi nhãn quan kẻ phàm phu. (NGMTTL, 305)
Tuệ giác thức (Buddhic awareness): Trực giác (Intuitional perception).(ĐĐTKNM II, 350)
Tuổi của linh hồn (Age of the soul): Theo quan điểm về thời gian thì linh hồn không có tuổi như con người hiểu. Linh hồn thì vô thời gian (timeless) và vĩnh cửu (eternal).        (TLHNM II, 23)

+ Tuổi thọ: Xét cho cùng, tuổi thọ sẽ bị thu ngắn hay được kéo dài tùy ý bởi các linh hồn biết phụng sự một cách thực tâm (Như lý, như pháp theo đạo Phật) và biết dùng bộ máy xác thân làm dụng cụ để nhờ đó Thiên Cơ được phụng hành.(CTNM, 350)
+ Tuổi thọ các Cõi - Theo Đạo Phật
- Cõi người là then chốt giữa thiện và ác, không gian không lớn, thời gian không dài.
- Thời gian của ba đường ác dài, thời gian của ba đường thiện cũng dài. Quý vị xem Tứ vương thiên, đây là đi lên tầng thứ nhất_Thiện đạo. Một ngày trên Tứ vương thiên bằng 50 năm ở nhân gian, thọ mạng 500 tuổi. Cách tính giống như chúng ta, một năm có 365 ngày, nhưng 1 ngày của họ bằng 50 năm của chúng ta, phước báo của họ lớn.
- Lên thêm một tầng nữa là Đao lợi thiên, phước báo càng lớn, một ngày ở Đao lợi thiên là 100 năm ở nhân gian, thọ mạng của họ là 1000 tuổi, càng lên trên thì tuổi thọ càng tăng lên gấp đôi. Như vậy quý vị sẽ biết một ngày ở Dạ ma thiên bằng nhân gian 200 năm, thọ mạng 2000 tuổi. Lên nữa là Đâu suất thiên, chỗ ở của Bồ Tát Di Lặc, một ngày ở cõi trời này là nhân gian 400 năm, 400 năm là một ngày của họ, thọ mạng 4000 tuổi. Nên Bồ Tát Di Lặc phải ở đó cho đến khi hết thọ mạng ngài mới hạ sanh, thành Phật ở thế gian chúng ta. Bắt đầu tính từ thời Đức Thế Tôn, tính đến lúc ngài hạ sanh thành Phật, thời gian bao lâu? 56 ức 7000 vạn năm, Bồ Tát Di Lặc mới hạ sanh. Hiện nay có người nói Bồ Tát Di Lặc đã hạ sanh, là một sai lầm, không có đạo lý này. Đức Thế Tôn tuyệt đối không có vọng ngữ.
-
Nên cõi người là thật, giống như là cái then chốt trong thiện và ác vậy. Nhưng cõi người vô cùng đáng quý, nó có thể để quý vị chọn lựa thiện ác. Thời gian của ba đường ác dài, ở trong đường ngạ quỷ một ngày là nhân gian một tháng, một năm ở nhân gian bằng 12 ngày ở ngạ quỷ. Nên tế bái quỷ thần là cúng mồng 1 và 15, đó chính là cúng dường cơm sáng và cơm tối cho họ, vì họ một ngày là chúng ta một tháng. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Tuyến nội tiết: Tuyến nội tiết hay hệ thống tuyến tác động dưới các thúc đẩy tiến vào thể xác xuyên qua bảy bí huyệt trong thể dĩ thái; đối với các bí huyệt này, hệ thống tuyến chỉ là sự thể hiện bên ngoài hay là đối phần của thể xác. Các tuyến nội tiết chi phối con người qua dòng máu, đến phiên chúng lại bị chi phối bởi các bí huyệt.(TLHNM–II, 434)

Chúng ta được dạy rằng ở trung tâm não bộ, vùng tùng quả tuyến là trú sở của linh hồn, một tiền đồn của sự sống Thượng Đế, một tia lửa tinh thần thuần túy. Đây là điểm thấp nhất mà sự sống tinh thần thuần túy tiếp xúc hoặc chạm đến trực tiếp từ Chân Thần, Cha trên Trời. Đó là đầu mút của kim quang tuyến (sutratma or thread) đang nối liền và liên kết nhiều thể (sheaths) khác nhau và đi từ Chân Thần trên cõi cao, xuyên qua linh hồn thể trên các phân cảnh cao của cõi trí xuống tận thể xác. (ASCLH, 318)

– Tuyến tùng quả là cơ quan bên ngoài của nội nhãn thông.  Tuyến tùng quả là một khối nhỏ giống như hạt đậu, bằng chất xám thần kinh dính liền vào mặt sau của não thất thứ ba.  Tuyến yên (pituitary body) so với tuyến tùng quả giống như Thượng trí (manas) so với Tuệ giác thể (buddhi) hay trí tuệ (mind) so với minh triết (wisdom). SD–III, 504–505  (LVLCK, 965)

  • Khi vị đệ tử sống cuộc đời mực thước, tránh xa thịt, chất nicotin và rượu, thực hành việc tiết dục thì tuyến tùng quả không còn teo tóp (atrophied) nữa mà trở nên hoạt động sớm hơn. (LVLCK, 1012) – Tuyến tùng quả có liên hệ trực tiếp với thể trí, dùng để đưa các ấn tượng từ cõi trí xuống não bộ.        (GLTNVT,  151)
Tuyệt chủng của động vật (extinction of a species):  X. Hoạt động qui nguyên của hành tinh.
Tuyệt đối thức (Absolute consciousness): Tuyệt đối thức tức là Thượng Đế thức (Thiên thức).(LVLCK, 243)
Tù nhân của hành tinh (Prisoners of the planet):
  • Các tù nhân của hành tinh là vô số các sự sống thiên thần tạo thành thể sinh lực của hành tinh (planetary pranic body) và bị lôi cuốn vào các dòng sinh lực xuất phát từ mặt trời vật chất (physical sun). (LVLCK, 1024)
– Tù nhân của hành tinh nghĩa là con người tâm linh, thiêng liêng (the divine, spiritual man).   (ĐĐTKNM II, 398)
+ Tự do: Là việc thừa nhận các liên hệ đúng đắn của con người, được điều chỉnh một cách cởi mở, đảm nhận một cách tự nguyện và được thúc đẩy bằng một ý thức trách nhiệm, ý thức này sẽ tác động như bức tường bảo vệ; tự do sẽ xảy đến không phải bằng các biện pháp cưỡng bách mà bằng sự diễn dịch đúng đắn và hiểu biết nhanh chóng của quần chúng, tức là những người hay lầm lộn sự phóng túng (licence, quyền tự do của Phàm ngã hành động theo sự chọn lựa của bản chất thấp) với tự do của linh hồn và lương tâm. Tuy nhiên, tự do này là khía cạnh thoải mái nhất của ý chí thiêng liêng theo nhận thức của nhân loại. Thực ra, đó là sự thiên khải đầu tiên được ban cho con người về bản thể của Thiên Ý và về đặc tính của Shamballa.(SHLCTĐ, 271–272)

+ Tự do ý chí (Freewill): Như bạn biết rõ, sự cách biệt lớn giữa giới nhân loại trong ba cõi thấp với các giới khác trong thiên nhiên là yếu tố tự do ý chí. (CTNM, 248) - Không có tự do ý chí trong thời Atlantis. (SHLCTĐ, 125)

- Có thể nói rằng, bên trong các giới hạn của chiều hướng sáng suốt của người thông minh đều có sự tự do ý chí, xét về hoạt động trong giới nhân loại. Khi nào không có sự hoạt động của thể trí và khi nào không có khả năng để phân biện, để phân tích và để chọn lựa thì không có tự do ý chí. Tuy nhiên, trong các tiến trình rộng lớn của thiên cơ, khi nó bao trùm toàn bộ sự tiến hóa hành tinh, đối với đơn vị bé nhỏ, tức con người, thì không có tự do ý chí. Thí dụ, con người lệ thuộc vào những gì mà chúng ta gọi là “các tác động của Thượng Đế” và trước các điều này, con người không có sự trợ giúp. Con người không có sự chọn lựa nào và không thoát được. Ở đây có ẩn một ám chỉ về sự tác động của nghiệp quả trong giới nhân loại; nghiệp quả và trách nhiệm sáng suốt được tạo ra và đan vào nhau một cách không thể tháo gở được.(TLHNM II, 29)

Tự tử  (suicide) Này bạn, đây là các trường hợp ngoại lệ. Nhiều người tự tử có thể và thường làm được (can and generally do), nhưng đối với những người khác thì không phải như thế. Người tốt lành và trong sạch (thì việc tự tử làm cho họ dường như – ND) ngủ một giấc yên tĩnh đầy hạnh phúc, tràn ngập các linh ảnh hạnh phúc (happy visions) của cuộc sống hồng trần và không có ý thức gì về việc mãi mãi vượt khỏi cuộc sống đó. Những người không tốt cũng không xấu (thì việc tự tử làm cho họ – ND) sẽ ngủ một giấc ngủ không mộng mị, nhưng vẫn là một giấc ngủ yên tĩnh. Trong khi đó, kẻ độc ác thì tùy theo mức độ thô bỉ/ đê tiện của họ, họ phải chịu nỗi đau ray rứt như cơn ác mộng kéo dài nhiều năm : nhiều ý tưởng của họ trở thành các sự việc sống động; các đam mê tội lỗi của họ trở thành chất liệu thực (real subtance), và họ nhận lại trên đầu họ tất cả khổ đau mà họ đã chồng chất (heaped) lên người khác. Nếu được mô tả đủ thì thực tại và sự kiện này sẽ tiết lộ ra một Địa Ngục (Inferno) còn khủng khiếp hơn nhiều so với Địa Ngục mà Dante (nhà thơ Ý, 1265- 1321 – ND) đã từng tưởng tượng!                                         (Thư của Chân Sư,  216)

+ Từ lực hay là prana, sinh lực, sinh khí. (TVTTHL, 245)

+ Prana: X. Sinh khí, thần kinh lực

+ Sinh khí: Tương ứng với Fohat trong tiểu vũ trụ là các dòng sinh lực qua thể dĩ thái để giữ cho xác thân được sống động và có từ lực. Nguồn lưu chất prana này thì vô hạn, ít ai biết, và khi hiểu đúng người ta sẽ biết bí quyết của sức khỏe hoàn hảo (TTHM, 185)

+ Sinh khí không phải là hơi thở mặc dù thường được dịch như thế. Đó là toàn thể năng lượng vũ trụ. Đó là năng lượng hiện hữu trong mỗi thể, và biểu lộ rõ rệt nhất của nó là sự vận động của phổi. Vận động này được tạo ra bởi sinh khí được cuốn vào trong hơi thở và là những gì mà chúng ta tìm cách kiềm chế trong thuật chuyển khí (Pranayama). Chúng ta bắt đầu bằng cách kiểm soát hơi thở vì đó là cách dễ nhất để kiểm soát prana. (ASCLH, 218)
+ Là yếu tố chủ quan ẩn bên dưới luồng khí được hít vào và thở ra. (LVHLT, 206)
+ Nhiệt linh hoạt (active heat) là prana. (LVLCK, 45)
+ Lửa linh hoạt (active fire) là prana. (LVLCK, 47)
+ “Prana hay nguyên khí sinh động (vital principle) là liên hệ chuyên biệt của Atma với hình thức vật chất nào đó, mà nhờ mối liên hệ với Atma, nó được tổ chức và kiến tạo như là một phương tiện để có được kinh nghiệm. Mối liên hệ chuyên biệt này tạo thành sinh khí cá biệt trong cơ thể một người. Sinh khí vũ trụ thấm nhuần vạn vật không phải là prana theo nghĩa thô thiển mà là một tên gọi dành cho Brahman như là Đấng Sáng tạo prana cá biệt ... Mọi thực thể, dù là thiên thần, con người hay con vật, chỉ tồn tại bao lâu mà prana còn ở trong cơ thể. Đó là kỳ gian sự sống của vạn vật ... Prana hay sức sống là chức năng chung của thể trí và mọi giác quan” Trích Serpent Power, trang 94–95.(LVLCK, 77)

+ Prana: Mặt trời cũng truyền sinh khí (revitalises) có prana, và điều này nên được xem xét (Trong phục hồi, duy trì sức khỏe) (LVHLT, 342)

+ Phân biệt Bức xạ từ thể dĩ thái - Bức xạ của prana với từ điển: Prana là một sự phóng phát từ một thể tinh anh (VD: thể cảm dục) và từ điển (Giải thích lửa bức xạ). Sự phân biệt này rất quan trọng và phải được nhận ra một cách cẩn thận (LVLCK, 72)

1. Lửa Nội Tại truyền sinh lực(Lửa do ma sát). Là hoả xà cá nhân, nó làm linh hoạt xác thân và biểu lộ theo 2 cách (LVLCK, 61):

- Nhiệt tiềm ẩn (Tiềm nhiệt) nó là căn bản của sự sống của tế bào tựa hình cầu, hay nguyên tử, và điều chỉnh sự quay của tế bào này so với tất cả tế bào khác.

- Hoạt nhiệt hay prana; Làm linh hoạt vạn vật và là lực phát động của hình hài đang tiến hoá. Nó tự biểu lộ trong 4 loại dĩ thái và trong trạng thái hơi. Sự tương ứng trên cõi hồng trần, với con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cõi của Thái dương hệ.

+ Prana: Nó tự biểu lộ trong 4 loại dĩ thái và trong trạng thái hơi. Có tương ứng trên cõi hồng trần liên quan tới con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cõi của Thái dương hệ (LVLCK, 61)

2. Kế tiếp là Lửa hay Tia Lửa của Trí Tuệ (Lửa Thái dương trong con người). Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngã thức hay là linh hồn. Lửa của trí tuệ này bị chế ngự bởi Định Luật Hút. Chính tia lửa trí tuệ này trong con người, biểu lộ như hoạt động xoắn ốc có chu kỳ, nó đưa đến sự bành trướng và rốt cuộc trở về trung tâm của hệ thống nó, tức Chân Thần - nguồn cội và mục tiêu cho Chân Thần nhập thế tức là con người. Vì trong đại vũ trụ, lửa này cũng biểu lộ theo 2 cách:
1. Lửa linh hoạt hay prana. (Tiềm nhiệt hay thân nhiệt).
2. Năng lượng trí tuệ trong thể trí. Hai điều này hợp thành một tứ nguyên huyền bí, với yếu tố thứ năm, tức là điểm linh quang của ý chí sáng suốt, tạo thành năm của biểu lộ Chân Thần - biểu lộ trong trường hợp này có nghĩa là một biểu lộ nội tâm thuần tuý vì không hẳn là tinh thần, cũng không hẳn là vật chất.
3. Cuối cùng có Ngọn Lửa Chân Thần Thiêng Liêng. Ngọn Lửa này biểu hiện rung động cao nhất mà Chân Thần có thể có được, bị chế ngự bởi định luật Tổng hợp và là nguyên nhân của chuyển động luỹ tiến của Nguyên sinh khí đang tiến hoá.
+ Khi cả 3 toả chiếu như một lửa duy nhất, sự giải thoát khỏi vật chất hay khỏi hình hài vật chất được thành tựu, tạo thành một vận hà cho sự giải thoát(LVLCK, 64)

Xem thêm: Tổng hợp Thể Xác - Chất và Thể Dĩ Thái

Xem thêm: Tổng hợp về Con Người và Bảy Nguyên Khí  

Từ lực đạo (Nadi):
  • Là những tuyến năng lượng (thread of energy) vô cùng nhỏ hay là các vi lực tuyến (force fibres) tỏa ra khắp nơi của mạng lưới dĩ thái và nằm bên dưới mọi phần của hệ thần kinh tam phân. Chúng có đến hàng triệu và tạo ra bộ máy đáp ứng bén nhạy, nhờ đó chúng ta hoạt động và bộ máy có 5 giác quan này là một trong các đầu mút bên ngoài của nó. (CTNM, 333) – Từ lực đạo tức là các tuyến lực (force threads).  (LVHLT, 500)
  • Từ lực đạo là đối phần dĩ thái (etheric counterpart) của toàn bộ hệ thần kinh và chúng nằm dưới mọi dây thần kinh đơn độc trong toàn bộ thể xác. Chúng là các tác nhân hữu hiệu của các thôi thúc có tính cách hướng dẫn (directing impulses) của linh hồn, phản ứng lại với hoạt động rung động phát xuất từ đối phần dĩ thái của não bộ. Chúng đáp ứng với Mệnh Lệnh điều khiển (directing Word), phản ứng với “sức lôi cuốn” (“pull”) của linh hồn và sau đó, tự tổ chức cho sự trừu xuất (hườn hư, abstraction). (CTNM, 474)
Từ điện (Magnetism, từ lực, từ khí):
  • Từ điện là tác dụng của Cung thiêng liêng đang biểu lộ theo cùng ý nghĩa như điện khí là hiệu quả biểu hiện của cung nguyên thủy, cung Thông tuệ–Linh hoạt . (LVLCK, 44)
  • Từ lực là một bức xạ (emanation) từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Linh Hỏa (Divine Flame) bên trong các lớp vỏ vật chất. Linh Hỏa được tạo thành trên cõi thứ nhì, cõi Đại Niết Bàn (Monadic plane), còn từ lực (vốn là phương pháp để biểu hiện lửa phát xạ–radiatory fire), do đó, được nhận thấy là quan trọng nhất trên cảnh giới thứ tư và thứ sáu, hay là qua các thể trực giác và thể cảm dục. Như chúng ta đã biết, các thể này có liên quan chặt chẽ với cõi thứ nhì. (LVLCK, 53–54)
  • Từ điện tức là prana, sinh lực (life force), sinh khí (vitality). (TVTTHL, 245)
Uẩn (skandas): Khi biểu lộ trên cõi trần thì trong mọi sự sống đều có ẩn tàng các mầm hay chủng tử phải kết thành quả, và chính các chủng tử (seeds) tiềm tàng này là cái nhân có hiệu quả đưa đến việc xuất hiện của hình hài. Vào một lúc nào đó, các chủng tử được gieo xuống và phải kết thành quả. Đó là các nguyên nhân (causes) hay uẩn sẽ tạo nên các thể (bodies) mà quả báo phải thể hiện trong đó. Đó là các dục vọng, các thôi thúc và các nghĩa vụ giữ chặt con người vào vòng luân hồi, đưa con người vào cuộc sống hồng trần, nơi sẽ tựu thành kết quả tối đa của các chủng tử này, mà theo định luật, y có thể thanh toán trong bất kỳ kiếp sống nào.                          (ASCLH, 393)

+ Ung thư (Cancer):
Ung thư là một phản ứng huyền bí và tinh tế đối với năng lượng của cung 1, ý chí sinh tồn (will-to-live), vốn là một trong các trạng thái của cung này. Do đó nó thể hiện bằng một sự quá hoạt động (overactivity) và sự tăng trưởng của các tế bào cơ thể mà ý chí sinh tồn của chúng trở nên có tính hủy diệt đối với cơ quan mà chúng nằm trong đó. (CTNM, 383)

+ Cách chữa trị ung thư (the cure of Cancer): Trong tất cả các bệnh có bản chất ác tính, có một cốt lõi tối quan trọng hay là một điểm năng lượng sinh động, có khi chậm hay nhanh tùy trường hợp, thu hút sinh lực trong con người. Trong các giai đoạn đầu của những bệnh như là ung thư, cốt lõi tối quan trọng chỉ được tìm thấy khi tình trạng ác tính xảy ra mạnh đến nỗi muốn làm bất cứ điều gì để trợ giúp cũng vô cùng khó. Tuy nhiên, chỉ có thể chữa được trong các giai đoạn mới phát này và bấy giờ, việc chữa trị mới có hiệu quả, nhưng lại chỉ khi nào ý chí của người bệnh được cầu viện đến. Trong các trường hợp ung thư, chỉ có thể đối trị  chút ít, trừ phi của sự hợp tác sáng suốt của kẻ cần được đối trị, vì phương pháp duy nhất (mà sau này tôi có thể nói thêm) là phối hợp ý chí có điều khiển của bệnh nhân và của nhóm chữa trị chung với nhau thành một khối sức mạnh tác động. Khi làm được điều này thì bấy giờ năng lượng được cầu viện tới và được tập trung sẽ theo sau tư tưởng theo đúng định luật có từ xa xưa và kích thích vùng chung quanh chỗ ung thư (nghĩa là mô lành mạnh) đến nỗi xảy ra việc mô mạnh sẽ thu hút mô yếu và bệnh. Nếu năng lượng được hướng đến chính chỗ bị ung thư thì tình trạng ung thư sẽ bị kích thích và bệnh sẽ tăng nhiều thêm. Do đó, việc chữa trị ung thư trong các giai đoạn đầu sẽ gồm hai phần:

  1. Kích thích mô lành mạnh.
  2. Kiến tạo mô mới để thay thế mô bị bệnh, mô bệnh này từ từ bị thu hút và thải ra.(CTNM, 314-315)
Upanishads (Áo Nghĩa Thư, Áo Nghĩa Kinh): Upanishads - Upa-ni-shad vốn là từ ngữ kép (compound word), có nghĩa là “đánh bại sự vô minh bằng việc tiết lộ tri thức tâm linh bí nhiệm”. Upanishads thường được dịch là “triết giáo nội môn” (“esoteric doctrine”). Các bộ luận này là một phần của Shruti tức là Tri Thức (knowledge) “được thiên khải” (“revealed”), gọi tắt là Thiên Khải (Revelation), và thường được gắn liền với phần Brhmana của các kinh Vedas, có thể xem như là phẩm thứ ba của các kinh này. Các nhà Đông phương học có liệt kê hơn 150 Upanishads. Họ cho là bản xưa nhất có lẽ đã được viết ra vào khoảng 600 năm trước Thiên Chúa, nhưng về bản gốc chính cống (genuine texts) thì không có tới một phần năm con số trên. Upanishads so với kinh Vedas cũng giống như kinh Kabalah so với Thánh Kinh Do Thái (Jewish Bible). Các kinh Upanishads đề cập và giải thích ý nghĩa huyền bí của các nội dung kinh Veda. Chúng nói về nguồn gốc của Vũ trụ, bản chất của Thượng Đế, Tinh thần và Linh hồn, cũng như về mối liên hệ siêu hình của trí tuệ và vật chất. Tóm lại, chúng chứa đựng mọi tri thức của nhân loại từ đầu tới cuối, nhưng từ ngày Đức Phật xuất thế, chúng không còn tiết lộ tri thức ấy nữa.  (GLBN I, 313-314)
Có 3 cách ứng linh như sau:
  1. Một ấn tượng đi vào bộ óc xác thân của người nam hay nữ gồm các tư tưởng, kế hoạch làm việc, các lý tưởng và các chủ đích (xuất phát từ vị Avatar) song chúng không được người này nhận ra như là không phải của chính mình; người này sẽ tiến hành thực hiện các điều đó, được trợ giúp một cách vô thức bằng mãnh lực đang tuôn vào. Theo nghĩa đen, đây là một hình thức viễn cảm cao siêu bằng trí diễn ra trên các phân cảnh của cõi trần.
  2. Ứng linh vào đệ tử trong công tác của y (như diễn thuyết, viết sách hay giảng dạy) làm cho người này giác ngộ để phụng sự . Người này sẽ nhận biết điều này, mặc dù có thể không giải thích được, và sẽ tìm cách ngày càng sẵn sàng cho việc sử dụng, làm cho chính mình trở nên hoàn toàn không vị kỷ đối với việc truyền linh hứng của Đấng Cao Cả. Điều này được thực hiện xuyên qua Chân Ngã của vị đệ tử, thần lực tuôn đổ qua vi tử thường tồn cảm dục của y; điều này chỉ có thể xảy ra khi cánh hoa thứ 5 đã khai mở.
  3. Trong phương pháp ứng linh thứ ba, cần có sự hợp tác hữu thức của vị đệ tử. Trong trường hợp này, (với sự hiểu biết đầy đủ về các định luật của sự hiện tồn và bản chất của mình), vị đệ tử sẽ phó thác chính mình và xuất ra khỏi xác, đặt thể xác dưới quyền sử dụng của Đấng Cao Cả hay một trong các Sư Phụ của mình. Điều này chỉ có thể có được trong trường hợp vị đệ tử đã chỉnh hợp được ba thể thấp và cần phải có việc khai mở của cánh hoa thứ 6. Bằng tác động của ý chí hữu thức, vị đệ tử hiến mình và đứng sang một bên trong một thời gian đặc biệt.     (LVLCK, 756–757)
– Khi có sự tương cận về tính chất, về mục tiêu và bản chất, Đấng Hóa Thân (Avatar) có thể ứng linh một thành viên nào đó của Thánh Đoàn (như trường hợp của Đấng Hóa Thân Tổng hợp) hoặc một đệ tử hay người có đạo tâm đối với nhân loại (trong trường hợp vị Hóa thân bậc thấp). Điều này được thực hiện nhờ việc tham thiền, nhờ vào luồng năng lượng tư tưởng có hướng dẫn, cách đưa ra một hình tư tưởng và cách khơi dậy ý chí có tập trung của người được ứng linh.      (SHLCTĐ, 306)
Ướp xác (Process of mummifying): Việc đòi hỏi là thể dĩ thái đừng nên bị vội vàng cho vào ngọn lửa thiêu xác, và việc tin rằng thể dĩ thái phải được để buông xuôi trong một thời gian ấn định là vài ngày, đều không có một chút cơ sở nào cả. Không cần việc trì hoãn đối với thể dĩ thái. Khi linh hồn rút ra khỏi thể xác, thì đồng thời, linh hồn cũng rút ra khỏi thể dĩ thái. Đúng là thể dĩ thái có khuynh hướng nấn ná lại trong thời gian dài trên “vùng mà nó xuất ra” khi thể xác được chôn xuống đất và việc đó thường kéo dai dẳng cho đến khi thể xác hoàn toàn tan rã. Việc ướp xác như được thực hành ở Ai Cập, cũng như việc ướp xác được thực hành ở Tây phương đều chịu trách nhiệm cho việc duy trì thể dĩ thái, đôi khi trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là khi xác ướp (mummy or embalmed person) là của người có tính xấu trong lúc còn sống. Lúc bấy giờ, thể dĩ thái đang lượn lờ (hovering) thường bị “chiếm hữu” (“possessed”) bởi một thực thể tà vạy hay một tà lực (evil force). Đây là nguyên nhân của các cuộc tấn kích và các tai họa thường theo sát bước chân của những người tìm ra các cổ mộ và các trú nhân trong đó, tức là các xác ướp, và đem xác ướp cùng của cải trong đó ra ánh sáng. Khi có luật ấn định hỏa táng, thì không những thể xác bị hủy diệt ngay và hoàn trả nó vào kho vật chất mà thể sinh lực cũng tức khắc tan rã và các mãnh lực của thể này cũng được luồng lửa cuốn vào kho chứa sinh lực (vital energies). (CTNM, 484)
Vaidyuta : Tức là lửa trời (fire of the firmament), nghĩa là lửa của tia chớp (fire of the lightning) hay là lửa điện (electric fire).(LVLCK, 602)

+ Văn hóa (culture): Về bản thể, văn hóa là một biểu hiện của các ý nghĩa cực kỳ thiên về tinh thần cũng như trí tuệ và trạng thái tâm thức của những người an trụ vào thể trí trong nhân loại, của giới trí thức, hoặc là của những ai tạo ra được khoen nối giữa thế giới bên trong của sự sống linh hồn, với thế giới bên ngoài của cõi hiện tượng hữu hình (tangible phenomana).(SHLCTĐ,  32)

+ Bốn cấp độ văn hóa (Từ thấp lên cao):

- Văn hóa Phục tùng - Gia chưởng/ Cứng nhắc: Không rễ thương - Không rễ chịu - Không rễ mở - Không rễ dạy - Không rễ thở. Là thương thì cho roi cho vọt => Không có tình thương.
- Văn hóa khai mở: Giới thiệu để họ tự khai mở tâm - Khai tâm
- Văn hóa tình thương (Bi - Thương - Yêu): Mọi hành vi biểu hiện từ thân thể đều yêu thương, cảm thông, lắng nghe, tha thứ, quang hóa lan tỏa tình thương.
- Văn hóa giác ngộ - Khai mở bao dung: Bao gồm các loại văn hóa trên, ứng dụng tùy duyên/ Tùy thời, tùy chốn. Ví như đứa trẻ thì cần văn hóa phục tùng ...(Nguồn: Xem tại đây)

 

Văn minh (civilization):

- Văn minh có thể được định nghĩa như là phản ứng của nhân loại đối với mục tiêu và các hoạt động thuộc một giai đoạn đặc biệt trên thế giới và kiểu mẫu suy tưởng của thời kỳ đó. (VĐCNL, 36) - Văn minh là một biểu hiện của trình độ ý thức quần chúng, khi ý thức đó thể hiện thành sự hiểu biết ở cõi trần, thành các điều  chỉnh, các mối liên hệ và các cách sống ở cõi trần.   (SHLCTĐ,   32)

- Việc bảo dưỡng (fostering) và củng cố (streng-thening) mối kiên hệ giữa tinh thần với vật chất, giữa sự sống với sắc tướng (form), giữa ngã và phi ngã, dẫn đến kết quả tạo ra cái mà ta gọi là văn minh. (ĐĐNLVTD, 45)

Vấn đề Do Thái (Jewish question): Bây giờ, chúng ta dành vài phút để xem xét vấn đề Do Thái. Nên nhớ có một điều lý thú là người Do Thái có mặt ở khắp nơi, không trừ nơi nào cả. Ảnh hưởng của họ rất mạnh và trải rộng (nhiều hơn là họ sẵn sàng thừa nhận), họ vận dụng một cách mạnh mẽ việc cụ thể hóa đặc biệt loại năng lượng mà chúng ta gọi là tiền bạc. Bằng một cách thức kỳ lạ, họ lập được một trung tâm năng lượng riêng biệt và độc đáo trên thế giới. Lý do của việc này là họ tiêu biểu cho năng lượng và sự sống của Thái Dương Hệ trước. Bạn thường được dạy rằng, vào lúc kết thúc Thái Dương Hệ này, một tỷ lệ bách phân nào đó của gia đình nhân loại không đạt được trình độ cần thiết, bấy giờ sẽ bị giữ lại trong thời kỳ quy nguyên (pralaya) hay tan rã, cho đến khi Thái Dương Hệ kế tiếp, tức Thái Dương Hệ thứ ba, xuất hiện. Bấy giờ, họ sẽ trở thành nhóm người tiến hóa và tượng trưng cho nhân loại sắp đến của Thái Dương Hệ đó. Cùng một sự việc xảy ra trong Thái Dương Hệ trước Thái Dương Hệ này, và những người mà bây giờ chúng ta gọi là dân Do Thái (một tên gọi và cách phân biệt hoàn toàn hiện đại, như tôi đã cố đưa ra trong vài trang chót của quyển Tâm Lý Học Nội Môn I) là hậu duệ của nhóm người trước kia đã bị giữ lại trong kỳ quy nguyên giữa Thái Dương Hệ 1 và Thái Dương Hệ 2.
Vầng hào quang (Halo): ... Nhờ việc tinh luyện và kiềm chế những luồng sinh lực, ánh sáng trong đầu trở nên rõ rệt đến nỗi người nào có được nhãn thông siêu nhiên (supernatural vision) đều thấy nó tỏa ra chung quanh đầu, như thế tạo thành vầng hào quang thường được biết đến trong các bức hình của các vị thánh (Saints). Vầng hào quang là có thật trong thiên nhiên chứ không phải chỉ là một biểu tượng. Đó là kết quả của công phu luyện Raja Yoga và là biểu lộ trên cõi trần của sự sống và ánh sáng của linh hồn.                                                        (ASCLH, 228)

+ Vật chất, linh hồn, tinh thần (Matter, soul, spirit):

- Vật chất là thể biểu lộ của linh hồn trên cõi kinh nghiệm này,

- Linh hồn là thể biểu lộ của tinh thần trên vòng xoắn ốc cao hơn.

=> Cả ba là Tam vị nhất thể (Trinity) được tổng hợp bởi Sự sống đang thấm nhuần vạn hữu.(ASCLH, 369)

+ Vật chất nguyên sơ (Primeval Matter, vật chất bản sơ. Vật chất xuất hiện ngay lần biến phân đầu tiên của nó từ trạng thái trung hòa (laya condition, vượt quá các đường tác dụng zero).(GLBN  2,  313)

 

+ Vật chất và chất liệu (Matter and Substance): Để cho thật chính xác, để cho khỏi lẫn lộn và quan niệm lầm lạc (misconception), nên dùng thuật ngữ:
* “Vật chất” (“Matter) để chỉ tập hợp các vật (objects) có thể tri giác được, còn thuật ngữ
* “Chất liệu” (Substance”) để chỉ Thực Tướng (Noumena). (GLBN II, 42) 
+ Chất liệu nguyên thủy (Primordial Substance, Bắc Phạn gọi là Akasha hay Tiên thiên khí) còn được gọi là Chất liệu Vũ trụ, tức Vật chất (Matter).
- Vật chất, tức là Đầu (Alpha) và Cuối (Omega) của Hiện Tồn, chỉ là 2 phương diện (facets) của Tồn Tại Tuyệt Đối duy nhất (the one Absolute Existence). (GLBN II, 39)

+ Vật chất (matter hay material): Vật chất là tinh thần (spirit) ở mức độ biểu hiện (point of expression) thấp nhất. (CTNM, 589)

+ Vật chất: Tức là Đầu (Alpha) và Cuối (Omega) của Hiện Tồn, chỉ là 2 phương diện (facets) của Tồn Tại Tuyệt Đối duy nhất (the one Absolute Existence). (GLBN II, 39)

+ Nói về mặt nội môn, từ ngữ “vật chất” được dành để chỉ mọi hình tướng (forms) trong ba cõi thấp. (CVVTDT, 189)

+ Nên nhớ rằng, đối với nhà huyền linh học (occultist), vật chất (matter) là toàn thể các vật tồn tại (totality of existence) trong vũ trụ vốn có thể tri giác được trên bất luận cõi giới nào. (GLBN II, 238)

+ Vật chất và dĩ thái và những từ đồng nghĩa - Matter and ether are synonymous terms:
Bảy cõi giới chính này thuộc thái dương hệ của chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ, chúng ta có thể từ đó thấy được lý do được Bà H. P. B. nhấn mạnh về sự kiện rằng vật chất và dĩ thái là những từ đồng nghĩa và rằng chất dĩ thái này được thấy ở dạng này hay dạng khác trên tất cả các cõi giới, và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, được gọi một cách không phân biệt là mulaprakriti hay vật chất tiền di truyền nguyên thủy, và
Khi được phân hoá bởi Fohat (hay Lực năng lượng sống, Thượng Đế thứ ba hay Brahma), nó được gọi là prakriti, hay vật chất. (TCF/ LVLVT, 118)

+ Vật Chất Biểu Lộ (substance):

- Đã biểu lộ là Prakriti.

- Chưa biến phân là Mulaprakriti. (Thư của Chân Sư 379)

Prakriti (Vật chất): Danh xưng này có nguồn gốc do chức năng của nó như là nguyên nhân thuộc vật chất (material cause) của cuộc tiến hóa đầu tiên của vũ trụ. Có thể nói nó được cấu tạo bằng 2 ngữ căn: “pra” là biểu hiện (to manifest) và “krita” là khiến cho (make); có nghĩa là những gì khiến cho vũ trụ tự biểu hiện. (ĐĐTNLVTD, 222)
-  Prakriti (vật chất) bao giờ cũng bị gọi là Hão Huyền (My), Ảo tưởng (Illusion) và có số phận chịu diệt vong (is doomed to disappear) với mọi cái khác, kể cả các thần (the Gods) vào Chu Kỳ Quy Nguyên (Pralaya). (GLBN I, 299)

+ Cõi Vật Chất: Tập hợp các cõi vật chất, tức là cõi hồng trần, cõi cảm dục và cõi hạ trí (lower mental plane); (GLTNVT, 104)

Trầm cảm (Depression, chán nản, nản chí, phiền muộn, ưu tư):  Khi đề cập đến vấn đề trầm cảm là chúng ta bàn đến một điều phổ cập đến nỗi ít người thoát khỏi sự tấn công của nó. Nó giống như sương mù bao quanh con người, làm cho y không thể thấy rõ, đi không chắc chắn và không còn nhận biết Thực tại. Nó là một phần của đại ảo tưởng cảm dục, và nếu điều này được hiểu rõ, người ta sẽ thấy rõ tại sao trầm cảm xuất hiện, vì nguyên nhân của nó hoặc là ở thể cảm dục, hoặc là ở thể xác và gắn liền với tình hình thế giới hay một tình trạng cá biệt. Do đó, chúng ta hãy nghiên cứu trầm cảm ở cá nhân và xem xét các nguyên nhân của nó. Trầm cảm là do bởi:

+ Ảo cảm thế gian: Ảo cảm này quét lên từng người riêng lẻ, mặt khác, thoát khỏi các tình huống cá nhân, gây ra sự trầm cảm, vào tận các chốn sâu của phản ứng thế gian. Ảo cảm thế gian này, với các kết quả làm mất sinh khí và gây trầm cảm của nó, lại có nguồn gốc trong các yếu tố khác nhau mà chúng ta chỉ có thì giờ nêu ra vắn tắt:

  1. Yếu tố về thiên tượng/ Chiêm tinh (astrological factors), hoặc là tác động đến sự sắp xếp hành tinh, và do đó đến các cá nhân, hoặc cốt yếu tác động vào nhân loại. Hai yếu tố này thường bị bỏ qua.
  2. Quỹ đạo của mặt trời trong bầu trời. Hướng đi về phía nam có khuynh hướng đưa tới ảnh hưởng rung động hạ thấp, người tìm đạo nên ghi nhớ việc này vào mùa thu và các tháng đầu mùa đông.
  3. Nửa tối của mặt trăng, giai đoạn cuối của kỳ trăng khuyết và đầu kỳ trăng non. Như bạn biết rõ, giai đoạn này tác động đến việc thiền định.
  4. Các yếu tố tâm lý và các ức chế của quần chúng, hiển nhiên do bởi các mãnh lực bên ngoài đến hành tinh và do bởi các dự kiến với ý định mờ ám đối với nhân loại thông thường. Các mãnh lực này tác động lên nhân loại, ảnh hưởng đến người nhạy cảm nhất; đến phiên họ, họ tác động vào môi trường chung quanh và dần dần động lực được tạo ra, quét qua một giống dân hay một quốc gia, qua một giai đoạn hay một chu kỳ nhiều năm và tạo ra các tình trạng trầm cảm sâu xa và tình trạng ngờ vực lẫn nhau. Nó tạo nên một sự thu hút thảm hại (sad self–absorption), và chúng ta gọi đó là sự kinh hoàng (panic) hay làn sóng bất an. Sự kiện diễn tiến có thể là thuộc về quân sự, kinh tế, xã hội hay chính trị, nó có thể có dạng của một cuộc chiến tranh, của một tòa án tôn giáo, của việc khó xoay sở tài chính hay sự ngờ vực quốc tế ngẫu nhiên xảy ra. Các nguyên nhân nằm sau các kế hoạch của diễn trình tiến hóa và bị chi phối bởi – cho dù không được hiểu rõ – Thiên luật (good Law). (LVHLT, 307)

+ Trụ vào thể cảm dục. Chừng nào mà con người còn tự đồng nhất hóa mình với thể tình cảm, chừng nào con người còn giải thích sự sống bằng các thuật ngữ chỉ tính tình và cảm xúc của mình, chừng nào mà con người còn đáp ứng lại với dục vọng, chừng đó con người sẽ còn những lúc thất vọng, tối tăm, ngờ vực, đau khổ tột cùng và trầm cảm. Chúng do sự ảo giác, ảo cảm của cõi cảm dục, vốn hay bóp méo, đảo lộn và phỉnh gạt. Không cần nói kỹ hơn về điều này. Nếu có một yếu tố nào mà những người tìm đạo nhận ra thì đó là sự cần thiết tự giải thoát mình ra khỏi Đại Ảo Tưởng. Arjuna đã biết điều này, nhưng không chống nỗi với sự tuyệt vọng. Tuy nhiên, trong giờ phút chàng cần sự giúp đỡ, Krishna đã không quên chàng, mà đã đưa vào trong Kinh Gita các qui luật đơn giản nhờ đó mà phiền muộn và nghi ngờ có thể được khắc phục. Chúng có thể được tóm tắt như sau:
a/ Hãy tự biết con là Đấng bất tử (undying One).
b/ Hãy kiểm soát cái trí của con, vì nhờ cái trí đó mà con có thể biết được Đấng bất tử.
c/ Hãy biết rằng hình tướng chỉ là bức màn che giấu sự huy hoàng của Thánh Linh (Divinity).
d/ Hãy nhận ra rằng Sự Sống Duy Nhất thấm nhập mọi hình tướng cho nên không có cái chết, không có sự đau khổ, không có sự chia rẻ.
e/ Do đó hãy lãnh đạm với khía cạnh hình tướng và đến với Ta, như thế an trú ở nơi có Ánh Sáng và Sự Sống. Như thế thì ảo tưởng sẽ kết thúc. (LVHLT, 308)

+ Tình trạng mất sinh lực của thể xác. Điều này do các nguyên nhân khác nhau, như là:

a/ Thể dĩ thái hay thể sinh lực suy yếu.

b/ Bệnh hoạn ở thể xác, hoặc là bẩm sinh, hoặc là mang lại từ một kiếp sống khác, ngẫu nhiên hay do các phản ứng tình cảm sai lầm, hoặc là được tạo ra theo kết quả của nghiệp quả tập thể, như là bệnh dịch.

c/ Bầu không khí. Điều này đôi khi bị bỏ qua, nhưng tình trạng của khí quyển, bản chất của khí hậu, độ dày đặc, độ ẩm hay độ khô ráo, nóng hay lạnh đều có hiệu quả nhất định vào cảnh quan tâm lý.  (LVHLT, 306–309)

Sự trầm tĩnh hoàn toàn là dấu hiệu của việc kềm chế thể cảm dục một cách trọn vẹn, sao cho các xáo trộn tình cảm được khắc phục, hoặc là ít nhất được hạ giãm đến mức tối thiểu trong kiếp sống của vị đệ tử. Trên vòng xoắn ốc cao hơn, nó cũng là dấu hiệu của một năng lực hành động một cách tự do trên các phân cảnh Bồ Đề, nhờ bởi việc hoàn toàn thoát khỏi (và do hậu quả của sự quân bình) mọi ảnh hưởng và mọi xung lực vốn được thúc đẩy từ ba cõi thấp. Mẫu mực hay tính chất quân bình này hàm ý – nếu bạn suy nghĩ kỹ – một trạng thái trừu xuất của thể trí; không gì được xem như bất toàn (nonperfection) có thể tạo ra xáo trộn. Bạn có thể nhận biết một cách chắc chắn rằng nếu bạn hoàn toàn thoát khỏi mọi phản ứng tình cảm thì trí óc bạn sẽ sáng suốt và năng lực suy tư sáng suốt của bạn sẽ tăng lên một cách phi thường với tất cả những gì mà nó có liên quan tới. Dĩ nhiên, sự trầm tĩnh hoàn toàn của một đệ tử được điểm đạo thì khác với sự trầm tĩnh của một Chân Sư được điểm đạo, vì một bên liên quan đến tác dụng của ba cõi thấp hay là phi tác dụng của chúng, còn bên kia thì liên quan đến khả năng thích nghi với tiết điệu của Tam Thượng Thể Tinh thần. Tuy nhiên, kiểu quân bình trước phải đi trước cái thành quả sau, đó là chỗ nghiên cứu vấn đề của tôi. Sự trầm tĩnh hoàn toàn này (vốn là điều có thể đạt được đối với bạn) được đạt đến bằng việc chế ngự các lực kéo, các thôi thúc, các xung lực và các thu hút của bản chất cảm dục, và cũng bằng việc thực hành điều mà trước đây tôi có nhắc đến: Sự điềm nhiên thiêng liêng.   (CTNM, 672–673)
Trận Đại Hồng Thủy (the Deluge): Có một nhiệm vụ còn chưa được hoàn tất, đó là việc vất bỏ giáo điều thần học tai hại nhất: Sự Nguyền Rủa (Curse, Đọa Đày) mà nhân loại bị cho là phải chịu đựng suốt từ khi xảy ra việc Adam và Eva bị gán cho là không chịu tuân lời dưới bóng cây của Vườn Địa Đàng (Eden). Các quyền năng sáng tạo nơi con người là khả năng thiên phú (gift) của Minh Triết Thiêng Liêng, chứ không phải là hậu quả (result) của tội lỗi. Điều này được dẫn chứng một cách rõ ràng do nơi cách hành xử nghịch thường (paradoxical behaviour) của Jehovah. Lúc đầu, Jehovah nguyền rủa Adam và Eva (tức nhân loại) vì tội lỗi mà họ bị gán cho là đã phạm, kế đó Jehovah ban phúc (blesses) cho “dân tộc được tuyển chọn” của Ngài bằng cách phán: “Hãy sinh sôi và phát triển cho đầy quả đất” (Sáng Thế Ký, IX, 1). Vậy, Sự Nguyền Rủa đã không xảy ra cho nhân loại nơi Giống dân Thứ Tư, vì lẽ Giống dân Thứ Ba tương đối vô tội, vì những người thời Tiền Đại Hồng Thủy (Antediluvians) tầm vóc hãy còn lớn, cũng đã bị diệt vong theo lối đó. Vậy thì trận Đại Hồng Thủy không phải là sự trừng phạt mà chỉ là kết quả (result) của một định luật tuần hoàn của địa chất.   (GLBN 3, 408–409)
Trẻ con có nhãn thông: (Children have clairvoyance) Trong khoảng bảy năm đầu tiên của kiếp sống, các huyền lực (forces) vốn hoạt động/tác động (operating) về phía cực âm (negative pole) của chất dĩ thái (ether) trở nên linh hoạt, như vậy trẻ con ở lứa tuổi này có nhãn thông thuộc loại có cùng tính chất thụ động như các nhà đồng cốt (mediums); đây là lý do giải thích tại sao trẻ con lại chơi đùa rất bình thường với những người bạn mà người lớn không nhìn thấy được.   (CKDCLH,    191)

+ Trên sao dưới vậy: – “Trên sao dưới vậy” là một sự hiển nhiên được lặp lại một cách nhanh nhẩu (glibly) nhưng ít được hiểu rõ. Những gì ở trên và theo sau là những gì có ở dưới? Bên trên có Ý chí, Bác ái và Hoạt động hay là Quyền năng, Minh triết và Thông tuệ, các thuật ngữ mà chúng ta dùng để chỉ ba trạng thái biểu lộ thiêng liêng. Bên dưới sẽ là ba trạng thái này đang xuất lộ: a/ Phàm ngã biểu hiện cho sự thông tuệ linh hoạt. b/ Chân Ngã biểu hiện cho bác ái hay minh triết. c/ Chân Thần biểu hiện cho quyền năng hay ý chí. Trong ba cõi thấp của phàm ngã, ta cũng có: a/ Thể xác, biểu hiện cho hình ảnh của trạng thái hoạt động. b/ Thể cảm dục, biểu hiện hình ảnh của trạng thái bác ái hay minh triết. c/ Thể trí, biểu hiện hình ảnh của trạng thái ý chí hay quyền năng.  (TVTTHL, 225–226)

- Mọi sự vật trong ba cõi thấp đều là hình ảnh của những gì có nơi các cõi trời (heavenly realms) và người ta có thể thu thập được nhiều điều nhờ hiểu được dụ ngôn tuyệt diệu của Hermes: “Trên sao, dưới vậy”. (ASCLH, 362)

- Trên sao dưới vậy. Cõi trần là phản ảnh của cõi tinh thần.(KCVTT,9)

– Con người được nói đến như là tiểu thiên địa (microcosm), vũ trụ là đại thiên địa (macrocosm); con người được gọi là cái gương của vũ trụ  (universe), hình ảnh (image) hay là phản ảnh (reflection) của Thượng Đế (Sáng Thế Ký,  26), đó cũng là ẩn ý của câu châm ngôn cổ “Trên sao, dưới vậy”. (MTNX,179)

Tri giác thần bí (Mystical perception): Trong mỗi người đều có một tính chất đặc biệt – một đặc điểm nội tại, cố hữu vốn luôn luôn hiện hữu – mà người ta có thể gán cho tên gọi là “tri giác thần bí”.Tôi dùng thuật ngữ này theo một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều so với trường hợp thông thường và tính chất tri giác thần bí này bao gồm:
  1. Linh thị (vision) thần bí về linh hồn, về Thượng Đế và vũ trụ.
  2. Năng lực tiếp xúc và hiểu được thế giới ý nghĩa, thế giới bên trong (subjective world) của thực tại đang hiện ra.
  3. Năng lực hướng về tình thương và bị thu hút về những gì khác hơn là bản ngã (self).
  4. Năng lực lĩnh hội và trực nhận được các ý tưởng.
  5. Khả năng hiểu được cái chưa biết, cái đáng ưa thích và cái được ưa thích (the desirable and the desired). Sự quyết tâm và kiên trì tiếp theo sau giúp cho con người tìm kiếm, điều nghiên và muốn có cái thực tại chưa được biết đó. Chính khuynh hướng thần bí này đã tạo ra các nhà thần bí vĩ đại nổi tiếng trên thế giới, một số lớn các nhà thám hiểm, các nhà khám phá (discoverers) và các nhà phát minh (inventors).
  6. Khả năng nhận biết, ghi lại và lưu trữ điều thiện (the good), điều mỹ (beautiful) và điều chân (true). Chính khả năng này đã tạo ra văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ và nhà kiến trúc.
  7. Thôi thúc khám phá và thấu nhập vào các bí nhiệm của Thượng Đế và của thiên nhiên. Chính sự thôi thúc này đã tạo ra nhà khoa học và người thiên về tôn giáo (religious man).
(GDTKNM, 113)

+ Tri thức: - Tri thức là minh triết cổ chân chính. (ASCLH, 140)

+ Tri thức là sản phẩm của Phòng Học Tập, dùng để chỉ toàn thể những tìm kiếm và kinh nghiệm của con người, qua 5 giác quan và có thể được liên kết, giải đoán và định nghĩa bằng cách dùng trí năng con người. Đó là những điều mà ta cảm thấy xác tín trong trí hay những gì mà chúng ta có thể xác định bằng cách dùng thí nghiệm. Đó là bảng tóm tắt các nghệ thuật và khoa học. Nó bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc kiến tạo và phát triển khía cạnh hình hài của sự vật. Do đó, nó liên quan đến khía cạnh vật chất của công cuộc tiến hóa, vật chất trong Thái Dương Hệ, trong hành tinh, trong ba cõi tiến hóa của nhân loại, và trong các thể của con người. (ĐĐNLVTD, 10–11)

+ Tri thức là việc thấu hiểu đúng các định luật về năng lượng, về việc bảo toàn thần lực, về các cội nguồn, các tính chất, các loại và mức độ rung động của năng lượng. Tri thức bao hàm việc thấu hiểu về:
a/ Các rung động chính yếu khác nhau.
b/ Các trung tâm mà theo đó thần lực nhập vào.
c/ Các vận hà theo đó thần lực lưu chuyển.
d/ Các tam giác lực và các dạng hình học khác mà nó tạo ra trong khi tiến hóa.
e/ Các chu kỳ và dao động của năng lượng liên quan với các kiểu mẫu biểu hiện khác nhau của hành tinh, kể cả mọi giới trong thiên nhiên.
f/ Ý nghĩa đích thực của các trạng thái thần lực mà chúng ta gọi là “thời kỳ hỗn nguyên” và các trạng thái mà chúng ta gọi là “thời kỳ biểu lộ”.
* Nó cũng bao gồm một nhận thức đúng về các định luật qui nguyên (LVLCK, 879–881)

+ Tri thức (knowledge) có thể được chia thành ba loại:
- Thứ nhất, có loại tri thức lý thuyết (theoretical knowledge). Tri thức này bao gồm mọi tri thức mà con người biết về nó, nhưng được con người chấp nhận dựa trên các phát biểu của người khác, và bởi các chuyên gia trong các ngành tri thức khác nhau. Nó được dựa trên các phát biểu có thẩm quyền, và có trong nó yếu tố tín nhiệm vào người viết và người nói, và vào các trí thông minh lão luyện của những người hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của nhiều lĩnh vực tư tưởng khác nhau. Các chân lý được chấp nhận như thế đã không được trình bày rõ ràng hoặc được xác minh bởi người chấp nhận chúng, vì y thiếu sự huấn luyện và thiết bị cần thiết. Các quả quyết của khoa học, các thần học của tôn giáo, và các khám phá của các triết gia và các tư tưởng gia ở khắp nơi, đều bóp méo quan điểm và đáp ứng với một sự sẵn sàng chấp nhận từ thể trí thiếu luyện tập, và đó là thể trí của kẻ bậc trung.
- Thứ hai, chúng ta có tri thức phân biện (discriminative knowledge) vốn có trong nó một tính chất chọn lọc và vốn thừa nhận sự hiểu biết sáng suốt, và sự áp dụng thực tế của phương pháp khoa học chuyên biệt hơn, và việc sử dụng cách thử nghiệm, loại bỏ những gì không thể được chứng minh, và việc cách ly các yếu tố sẽ chịu sự thẩm tra và tuân theo những gì được hiểu như là định luật. Thể trí thuần lý, thích tranh cãi, thiên về sách vở và thích cụ-thể-hóa, được phát huy với kết quả là nhiều điều vốn ngây ngô, không thể có và không thể kiểm chứng, đều bị bác bỏ và một sự gạn lọc tương ứng của các lĩnh vực của các kết quả tư duy. Tiến trình phân biện và khoa học này đã giúp con người đạt đến nhiều chân lý liên quan đến ba cõi thấp. Liên quan đến thể trí của nhân loại, phương pháp khoa học đang vận hành cùng chức năng như phương pháp của huyền môn về thiền định (trong hai giai đoạn định trí ban đầu của nó và sự định trí hoặc thiền định kéo dài) vận hành liên quan tới cá nhân. Nhờ nó, các tiến trình đúng đắn của tư tưởng được sản sinh ra, những yếu tố không cần thiết và các trình bày không chính xác về chân lý cuối cùng bị loại bỏ hoặc được chỉnh sửa, và việc tập trung sự chú ý đều đặn hoặc là vào một tư tưởng mầm mống, một vấn đề khoa học, một triết học, hoặc là vào một tình trạng thế giới dẫn đến một sự gạn lọc cuối cùng, và việc thấm vào từ từ của các ý tưởng đúng đắn và các kết luận hợp lý. Các tư tưởng gia hàng đầu trong bất cứ trường phái nào trong các trường phái tư tưởng lớn cũng chỉ là những nhân vật tiêu biểu của tham thiền huyền linh, và các khám phá lỗi lạc về khoa học, các lý giải chính xác về các định luật của thiên nhiên, và các trình bày về những kết luận chính xác dù là trong các lĩnh vực của khoa học, của kinh tế, của triết học, tâm lý học hoặc của nơi nào khác chỉ là sự biểu lộ của thể trí (và tiếp theo sau là của bộ óc) về các chân lý muôn đời, và là dấu hiệu cho thấy rằng nhân loại cũng đang bắt đầu lấp chỗ trống giữa cảnh (objective, ngoại giới) với tâm (subjective, nội giới), giữa thế giới sắc tướng với thế giới ý tưởng.
- Tri thức trực giác: Điểm thứ 2 chắc chắn dẫn đến tri thức về trực giác. Trực giác trong thực tế chỉ là sự nhận thức bằng trí tuệ về một yếu tố nào đó trong sự sáng tạo, một định luật biểu lộ nào đó, và một khía cạnh chân lý nào đó, được linh hồn nhận biết, phát xuất từ thế giới ý tưởng, và có bản chất của các năng lượng tạo ra tất cả những gì được biết và được thấy. Các chân lý này luôn luôn hiện hữu, và các định luật này bao giờ cũng hoạt động, nhưng chỉ khi nào thể trí được huấn luyện và được phát triển, được tập trung và sẵn sàng tiếp thu thì chúng mới có thể được nhận biết, sau đó được hiểu rõ, và cuối cùng được điều chỉnh theo các nhu cầu và các đòi hỏi của chu kỳ và thời đại. Do đó, những người, vốn đã tập luyện thể trí theo nghệ thuật suy tư rõ ràng, tập trung chú ý, và cảm thụ hợp lý đối với chân lý, đã luôn luôn ở cùng thời với chúng ta, nhưng từ trước đến nay còn ít và không thường xuyên. Họ là những trí tuệ nổi bật của các thời đại. Nhưng hiện nay họ trở nên nhiều và ngày càng tăng lên. Trí tuệ nhân loại đang trong tiến trình luyện tập, và có nhiều trí tuệ như thế đang lượn lờ trên các ranh giới của một kiến thức mới. Trực giác, vốn hướng dẫn mọi nhà tư tưởng tiến bộ đi vào các lĩnh vực học hỏi mới mẻ hơn, chỉ là nhân tố đầu tiên của sự toàn tri (omniscience), vốn là đặc điểm của linh hồn. Chân lý về vạn vật hiện tồn, và chúng ta gọi nó là sự toàn tri, tính không thể sai lầm, “tri thức đúng đắn” của triết học Ấn Độ. Khi con người nắm bắt được một phần nhỏ của tri thức này và hấp thu nó vào tâm thức nhân loại, chúng ta gọi đó là sự trình bày (formulation) về một định luật, một khám phá về một trong các diễn trình của thiên nhiên. Từ trước đến giờ điều này đã là một công việc chậm chạp và được làm từng chút một. Về sau và chẳng bao lâu sau, ánh sáng sẽ tuôn đổ vào, chân lý sẽ được tiết lộ và nhân loại sẽ bước vào di sản của mình – di sản của linh hồn.

Tôi đã chủ tâm chọn bắt đầu với cái không thể xác định được và cái không nhận biết được. Cho đến nay, linh hồn vẫn còn là một ẩn số (unknown quantity). Nó không có vị trí thực sự trong các lý thuyết của các nhà sưu khảo về khoa học và học thuật (academic). Nó chưa được chứng minh và được xem như một giả thuyết có thể có, nhưng thiếu sự chứng minh, bởi ngay cả người có trí tuệ cởi mở hơn cả trong số các viện sĩ hàn lâm (academicians). Nó không được chấp nhận như một sự thực trong ý thức nhân loại. Chỉ có hai nhóm người công nhận nó là một sự thật. Một là những người cả tin, kém phát triển, thật thà như trẻ con, họ viện dẫn dựa vào một thánh kinh trên thế giới, và có khuynh hướng về tôn giáo, chấp nhận các nguyên lý cơ bản (postulates) của tôn giáo – như là linh hồn, Thượng Đế và sự bất tử − mà không thắc mắc. Nhóm kia là nhóm nhỏ nhưng đang tăng lên đều đặn, nhóm của Những Người Hiểu Biết về Thượng Đế, và về thực tại, họ biết linh hồn là một sự thực theo kinh nghiệm riêng của họ, nhưng không thể chứng minh sự tồn tại của nó một cách thỏa đáng cho người nào chỉ thừa nhận những gì mà trí cụ thể có thể hiểu, phân tích, phê phán và thử nghiệm.
* Người vô minh và người thông thái gặp nhau ở một điểm chung giống như các thái cực (2 đối cực) luôn luôn là như vậy. Ở giữa là những người vốn không hoàn toàn vô minh, mà cũng không phải là người sáng suốt về mặt trực giác. Họ là đa số người có giáo dục, có kiến thức nhưng không có hiểu biết, và họ phải học cách phân biệt giữa những gì có thể hiểu bằng lý trí (rational mind), tức những gì có thể được nhìn thấy bằng con mắt của thể trí (the mind’s eye), với những gì mà chỉ có thượng trí hay trí trừu tượng mới có thể diễn giải và hiểu biết. Cuối cùng trí trừu tượng này hòa nhập vào trong trực giác, vốn là ”quan năng hiểu biết” (“knowing faculty”) của nhà thần bí thực tế và sáng suốt, người này – nhờ biết chuyển bản chất tình cảm và xúc cảm đến vị trí riêng của nó – dùng thể trí như là một điểm tập trung và nhìn ra xuyên qua thấu kính đó, vào thế giới của linh hồn. (LVHLT, 18)

+ Có 3 nhóm trí tuệ mãnh liệt kích động bản chất dục vọng:
2.3.1. Người hướng nội về mặt trí tuệ: bận rộn một cách sâu sắc với các hình tư tưởng tự tạo và thế giới tư tưởng được họ tạo ra, tập trung quanh một hình tư tưởng năng động duy nhất mà họ đã xây dựng. Họ luôn luôn làm việc hướng tới một bước ngoặt, và bước ngoặt này có thể được giải thích bởi thế giới như: sự phát hiện một thiên tài; một nỗ lực sáng tạo nào đó; hoặc những biểu lộ dữ dội của sự tuyệt vọng khi người này cố gắng để thoát khỏi kết quả của sự nghiền ngẫm bên trong của y theo đường lối đã chọn. 460-1
2.3.2. Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng: Trong các giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi – chuyển sự tập trung thông qua việc gợi lên một mối quan tâm khác cao hơn, bởi sự phát triển ý thức xã hội, và nếu có thể bằng sự tiếp xúc với linh hồn. Nếu không nó sẽ làm cho người này cuối cùng trở thành không thể xúc động, vì y trở nên cố thủ trong một thành lũy của các hình tư tưởng riêng của y liên quan đến bản thân y và hoạt động của y. Loại người cung 1 và 5 dễ xảy ra. 461
2.3.3. Người hướng ngoại về mặt trí tuệ: Những người trở nên hướng ngoại mạnh mẽ bởi sự mong muốn áp đặt các kết luận họ đã đạt được lên trên đồng loại của họ. những người cung 3 và 6 dễ bị sự rối loạn này. Họ gồm mọi loại người, từ nhà thần học có thiện ý và người theo giáo điều cố chấp hầu như được tìm thấy trong các trường phái tư tưởng; đến người cuồng tín làm cho cuộc sống thành một gánh nặng cho mọi người xung quanh y khi y tìm cách áp đặt quan điểm của y lên họ; và người điên vì trở nên bị ám ảnh với linh thị của y rằng y phải được cất giữ cẩn thận. 462 (Nguồn: Rối loạn Chia rẽ, Kích thích, Tích hợp và cách chữa trị )

+ Sự Sinh khởi "Tri thức phân biệt": Trích đoạn Đức Phật bào ngài A Nan. ..
A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn), nhân các căn có tướng (của trần). Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau.
Giảng:
A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn). Tri thức phân biệt sinh khởi là do sáu trần. Nhân các căn mà có tướng (của trần). Tướng của sáu trần sinh khởi là do ở sáu căn. Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau. Kiến (phần) ở đây là chỉ cho trần (đối tượng của cái biết; e: sense-awareness) như đã được đề cập trước tiên. Cả tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính. Tướng biểu hiện ra chỉ vì do sáu căn hiệp với sáu trần; do vì điều ấy không thực; nó hoàn toàn là hư vọng. Kiến cũng là hư vọng. Nó ‘như bó lau tựa vào nhau.’ Các bó lau ở đây chỉ cho một căn gốc chung, từ đó mà hai cọng lau mọc lên. Nó chỉ có thể đứng được nếu chúng là hai, một cọng sẽ rơi nếu cọng kia nhã xuống. Sáu căn, sáu trần, sáu thức cũng tương tự như vậy. Căn và trần phải cùng tác dụng lẫn nhau để tạo nên sáu thức. Chỉ riêng một thứ sẽ không đứng vững được. Một ẩn dụ khác nữa, bó lau ví như cái hố sâu, nên khi nhìn xuống, dường như có gì ở trong đó, nhưng trong đó hoàn toàn chẳng có gì cả. Điều ấy biểu tượng cho tính chất hư vọng của sáu căn và sáu trần..

Do từ vô thuỷ, tâm ông điên loạn. Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, làm cho tri kiến sinh mệt nhọc.
Giảng giải:
Từ vô thuỷ kiếp đến nay, chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể–chân tánh–của ông đã bị điên đảo. ‘Điên đảo’ ở đây là chỉ cho ‘sinh tướng vô minh, đó là từ câu sinh. Từ sinh tướng vô minh phát khởi lên tri thức phân biệt các hiện tượng, vốn cũng là tự câu sinh. ‘Điên đảo’ chỉ cho vô minh. Còn ‘loạn’ chỉ cho Tam tế đã đề cập ở trước. Đó là:
1. Nghiệp tướng
2. Năng kiến tướng .
3. Cảnh giới tướng .
Nghiệp tướng khiến cho phát sinh Năng kiến tướng, Năng kiến tướng lại làm sinh khởi Cảnh giới tướng . Điều nầy rất vi tế, tuy vậy, đó không phải là điều mà hàng phàm phu biện biệt được.
Một niệm bất giác sinh ra tam tế. Khi tam tế này đã phát khởi, thì liền nút thứ nhất. Thời điểm mà Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, là khi cảnh giới tướng làm duyên để tăng trưởng thành lục thô. Điều nầy cũng đã được giảng giải ở đoạn trước. Lục thô là:
Trí tướng: Trí nầy chỉ cho trí thế gian, tức thế trí biện thông. Nó bao gồm cả hiếu biết về lính vực khao học, kỹ thuật, các loại nghề nghiệp. Vì quý vị ‘phát khởi vọng kiến,’ nên sinh khởi nên Trí tướng, và phát sinh ra cái thứ hai trong Lục thô.
Tương tục tướng: Nó không bao giờ dừng. Trí tướng chính là nút thứ hai, và Tương tục tướng chính là nút thứ ba.
Chấp thủ tướng: Sinh khởi tính chấp trước.
Kế danh tự tướng .
Khởi nghiệp tướng (production of karma).
Nghiệp hệ khổ tướng ( karmic-bound suffering) (Nguồn: HT Tuyên Hóa - Kinh Thủ LN - Quyển 5)

+ Thông minh - Thông tuệ - Biện thông: Bạn đi học, học rộng nghe nhiều, người xưa đã nói "ký vấn chi học", bạn thấy được rất nhiều, nghe được rất nhiều, nhớ được rất nhiều, thế nhưng đều không phải là tự tánh lưu lộ ra, mà đều là từ bên ngoài đến. Đây gọi là thế trí biện thông ...... Bạn có 6 căn tiếp xúc 6 trần, là từ bên ngoài đều sanh phiền não, nhưng thảy đều sanh trí tuệ (năng lực tham học). Mắt thấy sắc, xem thấy cái này ưa thích là tham ái, cái kia không ưa thích thì sân hận, phiền não rồi; nghe âm thanh này hay, âm thanh kia nghe không hay cũng sanh phiền não. Cho nên, đoạn phiền não liền sanh trí tuệ, "Trong tâm đệ tử thường sanh trí tuệ", thấy sắc sanh trí tuệ, nghe tiếng sanh trí tuệ, ngửi mùi sanh trí tuệ......(Nguồn: Pháp sự Tịnh Không)

+ Phát Triển Trí Khôn - Trí Thông Minh - Trí Tuệ - Trí Huệ - Trí Thông Tuệ - Trí Quang Minh: Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí tuệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng câu Chú Đại Bi số 37 - Thất na thất na)

Tri thức thần bí: (Gnosis, Hy Lạp) Thuật ngữ chuyên môn được các trường phái triết học- tôn giáo sử dụng, cả trước lẫn trong các thế kỷ đầu của Cơ Đốc giáo, để chỉ đối tượng nghiên cứu của họ. Tri Thức Thần Bí (Spiritual and Sacred Know-ledge) này tức là Gupta Vidya của An Giáo, chỉ có thể đạt được trong Cuộc Khai Mở (Initiation) vào các Bí Pháp Tinh Thần (Spiritual Mysteries) mà trong đó các “Bí Pháp” thuộc nghi thức (ceremonial “Mysteries”) là một điển hình.    (NGMTTL, 129)

Trí cụ thể và kha học: Là khả năng kiến tạo hình hài (LVHLT, 365)

+ Cung 5 là một phản ảnh của Cung 3: Từ cung 3 xuống Cung 5, bạn thu hẹp lãnh vực hoạt động hơn của Trí Thông Tuệ. Trong khi Cung 3 họat động trong lãnh vực Thông Tuệ rộng lớn, Cung 5 hoạt động trong một phạm vi hạn hẹp hơn. Họ Khoa học, huyền linh, kỹ thuật, Duy lý đến quá lý trí, chính xác. - Người Cung 5 … học cách sử dụng tất cả những tri thức đạt được về “hình thể thiêng liêng” để phụng sự sự sống bên trong và hình thể bên ngoài trở thành biểu hiện thu hút của sự sống Thiêng liêng. Trên hết, đó là cung của tình thương khôn ngoan. (Chân Sư DK, DINA I 542)

+ Người cung 5 rất hoài nghi, không tin tưởng điều gì cho đến khi chúng được khoa học chứng minh, tuy nhiên họ là người tìm kiếm chân lý, cho đến khi cuối cùng sẽ tiết lộ bản chất của linh hồn vốn là Tình Thương, Ý Chí, và Minh triết. Họ không màu mè, không có hình ảnh minh họa, đi thẳng vào nội dung. - Họ thí nghiệm trên người cũng không hề quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của các nạn nhân (Brukhonenko - Thí nghiệm của ông về việc chặt đầu động vật (chủ yếu là chó) và cố gắng giữ chúng sống sót nhiều giờ hay sẵn sàng thí nghiệm cấy ghép bộ phận cơ thể, nội tạng người (Ác độc đi với danh hiệu Khoa học cao quý) - Người cung 5 thường cẩn thận, chính xác, chi li quá mức, ít khi phóng đại sự việc. Người cung 3 đôi khi phóng đại sự việc.(TLHNM 2)

Trí óc bạc nhược: (Enfeebled mind) Một trí óc bạc nhược thường thường là hậu quả của sự lười biếng về tinh thần (mental laziness) hoặc của việc trí tuệ được sử dụng một cách sai trái (intelligence wrongly used).(VLH, 198)

+ Trí tuệ = Thể Trí - Trí Khôn: Chit tác động trên Kriya, tức là Minh Triết tác động trên Hoạt Động sinh ra Trí Tuệ, Trí Khôn). (KCVTT, 23);

Có ba nhóm trí tuệ mãnh liệt kích động bản chất dục vọng: 1. Người hướng nội về mặt trí tuệ: bận rộn một cách sâu sắc với các hình tư tưởng tự tạo và thế giới tư tưởng được họ tạo ra, tập trung quanh một hình tư tưởng năng động duy nhất mà họ đã xây dựng. Họ luôn luôn làm việc hướng tới một bước ngoặt, và bước ngoặt này có thể được giải thích bởi thế giới như: sự phát hiện một thiên tài; một nỗ lực sáng tạo nào đó; hoặc những biểu lộ dữ dội của sự tuyệt vọng khi người này cố gắng để thoát khỏi kết quả của sự nghiền ngẫm bên trong của y theo đường lối đã chọn. 460-1 2. Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng: Trong các giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi – chuyển sự tập trung thông qua việc gợi lên một mối quan tâm khác cao hơn, bởi sự phát triển ý thức xã hội, và nếu có thể bằng sự tiếp xúc với linh hồn. Nếu không nó sẽ làm cho người này cuối cùng trở thành không thể xúc động, vì y trở nên cố thủ trong một thành lũy của các hình tư tưởng riêng của y liên quan đến bản thân y và hoạt động của y. Loại người cung 1 và 5 dễ xảy ra. 461 3. Người hướng ngoại về mặt trí tuệ: Những người trở nên hướng ngoại mạnh mẽ bởi sự mong muốn áp đặt các kết luận họ đã đạt được lên trên đồng loại của họ. những người cung 3 và 6 dễ bị sự rối loạn này. Họ gồm mọi loại người, từ nhà thần học có thiện ý và người theo giáo điều cố chấp hầu như được tìm thấy trong các trường phái tư tưởng; đến người cuồng tín làm cho cuộc sống thành một gánh nặng cho mọi người xung quanh y khi y tìm cách áp đặt quan điểm của y lên họ; và người điên vì trở nên bị ám ảnh với linh thị của y rằng y phải được cất giữ cẩn thận. 462 (Xem: Rối loạn Chia rẽ, Kích thích, Tích hợp và cách chữa trị ) Xem: Xem Rộng Trí Tuệ là Cung 1 – 4 – 5 Xem: Tổng hợp về Trí tuệ, Cung Thể Trí Và Cõi Trí (Hạ Trí và Thượng Trí)  

Triết hệ Vedanta và Phật Giáo (Vedantism and Buddhism) Bà  H.P. Blavatsky nói: “Sau nhiều khảo cứu, chúng tôi đi đến chỗ tin tưởng một cách chắc chắn rằng triết hệ Vedanta và Phật giáo đều đồng nghĩa (synonyms), các triết lý này gần như giống nhau về phần tinh thần, nếu không muốn nói là về phần thực hành và diễn giải (practice and interpretation). Hệ thống Vedanta chỉ là Phật giáo siêu việt, hay tạm gọi là Phật giáo được tâm linh hóa, trong khi hệ thống Phật giáo là triết hệ Vedanta thuần lý hay hơn thế, là triết hệ Vedanta gốc (radical Vedantism). Giữa hai triết hệ này là triết hệ Số Luận (Sankhya philosophy). (TNVT, 41-42)  
Toàn giác (Full illumination): Con người tâm linh (spiritual man, Chân nhân) chiêm ngưỡng (contemplation), nghiên cứu và tham thiền về thế giới nguyên nhân, về “các sự việc của Thượng Đế” (“things of God”). Lúc bấy giờ, Chân nhân sử dụng khí cụ đã được kiềm chế của mình, tức trí tuệ (được kiềm chế nhờ thực hành việc định trí và tham thiền), để chuyển cho bộ óc hồng trần, xuyên qua ngân quang tuyến (sutratma), tức là tuyến đang đi xuống qua ba thể thấp tới tận não bộ, những gì mà linh hồn biết được, thấy được và hiểu được. Điều này tạo ra sự toàn giác.  (ASCLH, 184)
Toàn hiện (Omnipresence, vô sở bất tại, phổ diện):
  • Khi dùng thuật ngữ theo Thánh Kinh: “Trong Ngài, chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn”, chúng ta đã phát biểu một định luật căn bản trong thiên nhiên và nền tảng được đưa ra về sự kiện mà chúng ta phủ lên bằng một từ ngữ hơi vô nghĩa: sự toàn hiện. Sự toàn hiện có cơ sở của nó trong vật chất của vũ trụ và trong những gì mà các nhà khoa học gọi là ether; thuật ngữ “ether” là một thuật ngữ phổ thông bao hàm đại dương năng lượng vốn dĩ liên quan lẫn nhau và đang tạo ra thể năng lượng tổng hợp duy nhất của hành tinh chúng ta.
  • Sự toàn hiện là một định luật trong thiên nhiên và được dựa trên sự kiện các thể dĩ thái của mọi hình hài tạo thành thể dĩ thái thế giới, khiến cho có thể có được sự toàn tri (omniscience). (VCVTDT, 2, 7)
-  Khả năng truyền thông (communicate) nằm ngay trong bản chất của chính vật chất.Khả năng đó tiềm phục (lies potientially) trong chất dĩ thái, và ý nghĩa của viễn cảm (telepathy) được tìm thấy trong từ ngữ toàn hiện.(VCVTDT, 5)

+ Toàn Linh thức (Universal soul, linh hồn vũ trụ):

- Toàn linh thức hay là tâm thức của Thượng Đế, Đấng khai sinh ra vũ trụ của chúng ta. (TLHNM I, 57)

- Toàn linh thức tức là Pleroma. (LVLCK, 685)

- Toàn linh thức tức là Atma.  (LVLCK, 137)

Toàn Linh trí (Universal Mind, Thiên trí, Mahat ):
  • Tức là chủ thể tư tưởng thiêng liêng (divine thinker).
  • Tức là linh hồn thế giới (world soul).
  • Tức là thể trí Thái Dương Hệ (systemic mind) (khác với thể trí vũ trụ–cosmic mind).
  • Tức là Ah–hi (LVLCK, 317, 810, 1098, 615) – Thiên trí tức là tiến trình suy tư của Hành Tinh Thượng Đế.
  • Thiên trí là một nhóm thuật ngữ diễn tả phạm vi của tư tưởng, hoạch định và mục tiêu của một vị Hành Tinh Thượng Đế hoặc Thái Dương Thượng Đế. (ĐĐTKNM II, 154, 281) – Thiên trí (Divine Mind) tức là Toàn Linh Trí.  (ĐĐTKNM I, 25)
– Thượng Đế Ngôi Ba (Third Logos) tức Toàn Linh Trí.(KCVTT,  13)
  • Vạn vật hiện hữu trong Toàn Linh Trí theo kiểu mẫu nguyên hình.     (MTNX,      46)
  • Mahat (Toàn Linh Trí), tức là trí tuệ (mind) biểu lộ trong Đại Thiên Địa (Macrocosm). (ASCLH, 15)
Toàn ngã (All–Self): Toàn ngã là chính Thượng Đế (Logos Himself).  (TVTTHL, 169)
Toàn nhãn thông (All–seeing Eye): Quyền năng của Đức Hành Tinh Thượng Đế để nhìn thấu suốt vào mọi phần, mọi khía cạnh và giai kỳ (trong thời gian và không gian) của hiện thể hành tinh của Ngài, vốn là thể xác của Ngài để đồng nhất hóa chính Ngài với mọi phản ứng và các bén nhạy của thế giới do Ngài sáng tạo, và để tham dự với tri thức đầy đủ vào mọi biến cố và sự việc.(ĐĐTKNM–II, 291)
Toàn tri (Omniscience): - Toàn tri tức là hiểu biết được thực tướng của sự vật (the knowledge of things–in–themselves).      (GLBN II, 43)
  • Sự toàn hiện là một định luật trong thiên nhiên và dựa trên sự kiện rằng thể dĩ thái của mọi hình hài tạo thành thể dĩ thái thế giới khiến cho có thể có được sự toàn tri. Thể dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế hoạt động bằng ý chí có điều khiển của Ngài; năng lượng là kết quả của hình tư tưởng của Ngài đang tác động trong và qua thể năng lượng của Ngài. Hình tư tưởng này biểu hiện và biểu lộ Mục tiêu thế giới của Ngài. Mọi hình thức sự sống dưới nhân loại và các hình hài lên đến giai đoạn của người tiến hóa được chi phối bằng tư tưởng thiêng liêng qua trung giam các thể năng lượng của họ vốn là một phần bất khả phân của tổng thể. Tuy nhiên, họ phản ứng một cách vô thức và không sáng suốt. Nhân loại tiến hóa, các nhà thần bí và các thức giả đang trở nên ngày càng biết rõ thể trí đang điều khiển tiến trình tiến hóa . Khi sự nhận thức này được hiểu rõ và thể trí cá nhân được tiếp xúc hữu thức với thể trí của Thượng Đế như nó tự biểu hiện qua thể trí đã giác ngộ của Đại Đoàn các Chân
Sư, chúng ta sẽ có sự toàn tri ngày càng phát triển. (VCVTDT, 7)
  • Chỉ khi nào thể dĩ thái bắt đầu hoạt động dưới ảnh hưởng và qua “các mãnh lực đã in sâu” (“impressed forces”) của linh hồn, thể trí, và tạm thời, của thể cảm dục, bấy giờ con người mới có thể biết được mọi thế giới (worlds), mọi hiện tượng và mọi trạng thái tâm thức, và thế là đạt đến sự toàn tri (omniscience) vốn là quyền thừa kế (birthright) của tất cả các con của Thượng Đế. (CTNM, 84)
  • - Chỉ có Thượng Ngã (Higher Self), vốn là một với Linh Hồn Vũ Trụ hay Toàn Linh Trí (Universal Soul or Mind) mới có khả năng toàn tri. (CKMTTL, 103)

+ Tổ phụ của nhân loại (Pitris, Fathers of mankind): Các vị tổ tiên (ancestors) hay các Đấng sáng tạo nhân loại. Các tổ phụ này chia làm 7 loại, 3 loại không có hình hài và 4 có hình hài. Các vị này thường được gọi là Lunar Pitris hay Nguyệt Tổ phụ (Lunar Ancestors) và đừng nên lộn với Solar Pitris hay Thái Dương Thiên thần (Solar Angels). Các vị này ban cho con người thể trí (mind) và tạo ra thể tương đối thường tồn của Chân Ngã hay Thượng ngã.(LVLCK, 614)
+ Tổ tiên của nhân loại (Progenitors of Man): Các Tổ tiên của nhân loại, ở Ấn Độ, được gọi là Tổ Phụ (Fathers), Pitaras hay Pitris, là các “Đấng Sáng Tạo” (“Creators”) của các thể (bodies) và các nguyên khí thấp (lower principles) của chúng ta. Các Ngài là chính chúng ta, với tư cách là các phàm ngã đầu tiên, và chúng ta là các Ngài. Con người nguyên thủy (primeval) ắt hẵn phải có “xương và thịt của các Ngài”, nếu các Ngài có xương và thịt. Như đã nói, các Ngài là các “Nguyệt Tổ Phụ” (“Lunar Beings”). (GLBN III, 97)

“Tôi hiện hữu” (“I am”): “Tôi hiện hữu” ám chỉ Phàm ngã thức (personality consciousness) trên ba cõi thấp, hay ám chỉ những gì được xem như thấp kém hơn linh hồn thể. Nó liên quan đến nhận thức của con người về vị trí của mình trên bầu hành tinh trong một dãy hành tinh.
Tôi là Chân Ngã” (“I am that”): Ám chỉ Chân Ngã thức (Egoic consciousness) và các cảnh giới của Tam Thượng Thể (Triad). Nó liên quan với nhận thức của một người về vị trí của mình trong dãy hành tinh và mối liên hệ của người đó với tập thể mà y hợp thành một phần trong đó.
+ Tôi là Chân Thần: Ám chỉ Chân Thần thức của một người và mối liên hệ của người ấy với các cõi trừu xuất. Nó liên quan đến nhận thức của người ấy về vị trí của y trong hệ thống hành tinh.(LVLCK, 420)
Tôi là Ngài (I am He, Bắc Phạn: A–ham–sa): Đối với người hiểu được ngôn ngữ của minh triết (language of wisdom) thì trong từ ngữ đơn thuần này có chứa đựng cái bí nhiệm phổ quát (universal mystery), đó là triết lý về sự đồng nhất (identity) của bản chất con người với bản chất Thượng Đế (god–essence). (GLBN I, 144)

+ Tối Đại Niết Bàn (Adi): Cõi thứ nhất; cõi nguyên thủy; cõi nguyên tử của Thái Dương Hệ; cõi cao nhất trong 7 cõi. (ĐĐNLVTD, 215)

Tội lỗi (Sin): Sự sa đọa (fall) của con người, sự tiến hóa giáng hạ (involution) của Tinh thần. (LVLCK, 773)
Tội sát nhân (Sin of murder): Thực ra, tội sát nhân được dựa vào sự kiện rằng nó can dự vào mục tiêu của linh hồn, chứ không phải thực sự dựa vào việc giết chết một xác thân cá biệt của con người. Điều đó cũng là lý do giải thích tại sao chiến tranh không phải là sát nhân như nhiều người có thiện ý đã nghĩ; đó là cách hủy diệt hình hài với chủ đích tốt lành (nếu người ta có thể hiểu được Thiên Ý của Hành Tinh Thượng Đế. Tuy nhiên, chính các động cơ của những kẻ gây ra chiến tranh trên cõi trần mới là xấu xa. Nếu chiến tranh không xảy ra thì qua cái mà chúng ta gọi là “tác động của Thượng Đế”, Đức Hành Tinh Thượng Đế sẽ kêu gọi một số lớn linh hồn trở về theo Thiên Ý bác ái của Ngài. Khi kẻ ác khởi xướng chiến tranh, Ngài nhân cái chẳng lành để làm điều lành.                                  (CTNM, 436)

– Là danh xưng dành cho tiếng kêu thỉnh nguyện (invocative appeal) của nhân loại và sự đáp ứng trở lại của Sự sống vĩ đại (greater Life) với tiếng kêu cầu (cry) đó. (CVĐĐ, 520)

– Các chân lý tâm linh chính đại của tôn giáo có thể được tóm lược như sau:

  1. Có một Bản Thể đích thực, vô hạn, vĩnh hằng, bất khả tri.
  2. Từ Cái Đó (THAT) phát sinh Thượng Đế biểu lộ (manifested God), khai mở từ nhất nguyên (unity) đến nhị nguyên (duality), từ nhị nguyên đến tam nguyên (trinity).
  • Từ Tam Nguyên biểu lộ mới có nhiều Đấng Thông Tuệ tinh thần (spiritual Intelligences) hướng dẫn trật tự vũ trụ.
  1. Con người là một hình ảnh (reflection) của Thượng Đế biểu lộ, do đó, về mặt căn bản, là một tam nguyên, Chân Ngã bên trong con người vốn vĩnh cửu và đồng nhất với Đại Ngã vũ trụ.
  2. Con người tiến hóa bằng cách luân hồi nhiều lần, trong khi luân hồi, con người bị dục vọng lôi cuốn; nhờ sự hiểu biết và lòng hy sinh, con người mới thoát được luân hồi, bấy giờ, con người trở nên thiêng liêng thực sự vì bao giờ con người cũng có sẵn mầm mống thiêng liêng.(MTNX, 5–6)
  • … Không một tôn giáo nào, ngay cả chi phái (sect) của Visishtadvaitis ở Ấn Độ (chi phái này nhân–hình–hóa [antropomorphize], thậm chí cả Thái Cực Thượng Đế [Parabrahman]) tin tưởng vào công cuộc sáng tạo từ hư vô (creation ex–nihilo) như Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo, mà chỉ tin vào cơ tiến hóa từ những chất liệu có từ trước (evolution out of pre–existing materials). (GLBN I, 279)
Tôn giáo và Huyền học (Religion and Occultism): Mọi tôn giáo cổ chẳng qua chỉ là một hoặc hai chương của toàn bộ pho tài liệu về các bí nhiệm tối cổ (archaic primeval mysteries), chỉ một mình Huyền Học Đông Phương (Eastern Occultism) mới có thể tự hào (boast) rằng mình sở hữu được cái bí nhiệm đầy đủ (full secret) với bảy chìa khóa của nó.   (GLBN II, 30)
Tổng Thể vĩ đại (Greater Whole): Một Tổng Thể vĩ đại được tạo thành bằng bảy Thái Dương Hệ.               (LVHLT, 274)
Tổng Thể vĩ đại (Greater Whole): Một Tổng Thể vĩ đại được tạo thành bằng bảy Thái Dương Hệ.               (LVHLT, 274)
Tổng thức (Apperception, toàn thức): Tổng thức diễn tả trạng thái của tâm thức Chân Thần (Monadic consciousness) xuyên qua tất cả các giới đến tận con người.                         (GLBN I, 231)
Đoạn trích dẫn sau đây được rút ra từ một bài văn xuất thần của Tiến Sĩ Anna Kingsford; nội dung như thế này: “ Ban cũng cần biết cội nguồn của trá ngụy. Đây là một chủ đề to tát mà từ lâu nay chúng tôi không muốn đưa ra với bạn, nhưng hiện giờ, theo chúng tôi, dường như bạn đang cần đến nó. Vậy thì, nên hiểu rằng, trá ngụy là kết quả của sự sáng tạo. Vì sáng tạo là kết quả của việc phóng chiếu Tinh thần vào vật chất, mầm mống đầu tiên của trá ngụy xuất hiện cùng với việc phóng chiếu này. Xin nhắc bạn biết rằng, không có trá ngụy thuần túy tinh thần, mà trá ngụy là kết quả của việc vật chất hóa (materialisation) của tinh thần. Nếu bạn xem xét kỹ tất cả những gì mà chúng tôi nói với bạn liên quan đến các hình thức trá ngụy khác nhau, bạn sẽ nhận ra rằng, mọi trá ngụy đều là kết quả của việc giới hạn của năng lực nhận thức rằng toàn thể Vũ trụ chỉ là Đại Ngã (Larger  Self)… Thế thì, đích thực là Thượng Đế đã tạo ra trá ngụy; nhưng tuy vậy, điều cũng đúng là Thượng Đế là Tinh thần và vì là Tinh thần thì không thể trở thành trá ngụy. Thế thì trá ngụy hoàn toàn chỉ là kết quả của sự vật chất hóa của Thượng Đế. Đây là một đại bí nhiệm. Chúng ta chỉ có thể trình bày điều đó tối nay… Thượng Đế là chính sự tri giác (perception). Thượng Đế là sự tinh tường (percipience) phổ quát. Thượng Đế là những gì thấy và những gì được thấy. Nếu chúng ta có thể thấy tất cả, nghe tất cả, tiếp xúc với tất cả và vv…, sẽ không có trá ngụy, vì trá ngụy bắt nguồn từ sự hạn chế của tri giác. Việc hạn chế như thế là cần thiết nếu Thượng Đế phải tạo ra bất cứ điều gì khác hơn là Thượng Đế. Bất cứ điều gì khác hơn Thượng Đế đều phải thấp kém hơn Thượng Đế. Do đó, nếu không có trá ngụy, Thượng Đế phải chịu cô đơn. Mọi vật đều là Thượng Đế tùy theo mức độ của Tinh thần ở trong chúng.”
+ Trách nhiệm: Khi nào không có ngã thức (self- consciousness) thì không có trách nhiệm. Do đó, loài vật (animals) không bị lôi cuốn vào trách nhiệm, và mặc dù chúng chịu đau khổ trên cõi trần và trong thể xác, chúng lại thoát khỏi nghiệp quả trên các cõi tinh anh (subtler planes) vì chúng không có trí nhớ cũng không có sự tiên liệu; chúng thiếu năng lực liên kết (correlating faculty) và vì không có tia lửa trí tuệ, chúng thoát được luật báo phục (law of retribution), trừ ra khi nào có liên hệ đến thể xác. Lý do về sự đau khổ trong giới động vật bị che khuất trong cái bí mật về tội lỗi của kẻ vô trí (the mindless) và trong thời kỳ khủng khiếp được nói đến trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm, dẫn đến kết quả là việc thiếu phát triển và các lệch lạc của tất cả các loài. (LVLCK, 562–563)

+ Laya: Trung tâm Laya tức là trung tâm yên nghỉ. (GLBN I, 152, 189, 195, 202)

- Trạng thái Laya tức là trạng thái chưa biến phân (tình trạng chưa phân hóa).
- Laya tức là điểm không của cõi vật chất.
- Laya, điểm vật chất, nơi mà mọi sự phân hóa đều ngưng lại.

+ Trạng thái 3 Ngôi Thượng Đế tức là các bản nguyên thiêng liêng. (LVLCK, 299)

+ Trạng thái và Ngôi

- Ngôi 1, là trạng thái ý chí tồn tại (Ngôi Shiva–ND).
- Ngôi 2, là trạng thái kiến tạo, trạng thái/ Ngôi Vishnu
- Ngôi 3, là trạng thái hoạt động các Đấng cao cả là biểu lộ của Ngài, đặc trưng bằng phương pháp phân phối vật chất, tực Định luật tiết kiệm. Ngôi Brahma, (LVLCK, 214–215)

+ Ba Trạng thái

- Trạng thái thứ 3 tức trạng thái vật chất.
- Trạng thái thứ 2, tức trạng thái bác ái.
- Trạng thái thứ 1, trạng thái Sự sống hợp nhất linh hoạt (nó lôi cuốn mọi hình hài và mọi nhị phân thành một tổng thể vĩ đại). (LVHLT, 385)

+ Hoạt động 3 ngôi Thượng Đế

- Ngôi 1 hoạt động thông qua một Quyền Lực Từ.
- Ngôi 2 hoạt động thông qua các kết hợp của linh từ.
- Ngôi 3 hoạt động thông qua các công thức toán học.(LVLCK, 771)

+ Trạng thái

- Tức trạng thái Hoạt động–Thông tuệ (Activity – Intelligence aspect) (LVLCK, 175)
- Trạng thái thứ ba, tức trạng thái Brahma, tức là trạng thái Thánh Thần (Holy Ghost Aspect) (ASCLH, 54)
- Trạng thái Brahma tức là trạng thái chất liệu (substance aspect). (LVLCK, 1018)

+ Thượng Đế Ngôi Một tức là “Ý chí hiện tồn”. (LVLCK, 560)

+ Thượng Đế Ngôi 2, trạng thái kiến tạo hình hài - tức Ngôi Vishnu. (LVLCK, 218)

+ Ngôi Lời (Logos) tức Quán Thế Âm. (Thư của Ch, S. 379)

+ Trạng thái sắc tướng (Form aspect): Phàm ngã tức là trạng thái sắc tướng.  (ASCLH, 397)

Trắc tâm nhân (Psychometrist, người có trắc tâm thuật):  Người có trắc tâm thuật là người có linh hồn nhạy cảm với linh hồn trong các hình thức sự sống khác – nhân loại và phi nhân loại (non–human).             (TLHNM–II, 567)

+ Trắc tâm thuật (Psychometry):

Về mặt bản thể, trắc tâm thuật là khả năng hoạt động và giao tiếp với linh hồn của nhóm cao cấp mà đơn vị trong nhóm thấp kém mong mỏi hướng tới, và giao tiếp với linh hồn nào vốn dĩ có thể mong mỏi như thế trong bất cứ hình hài nào.(TLHNM–II, 567)

Thuyết (Chủ nghĩa) duy vật (Materialism): Thuyết này xem hiện tượng tinh thần (mental phenomena) như là sản phẩm của sự thay đổi phân tử (molecular change) trong não bộ, nghĩa là, như là kết quả của một sự biến đổi chuyển động (transformation of motion) thành tình cảm (feeling)(!). Có lần, trường phái thô thiển (cruder) này đã đi xa đến nỗi đồng nhất hóa trí nhớ (mind) với một “cách chuyển động lạ kỳ” (“peculiar mode of motion”)(!!) nhưng may thay, ngày nay, quan niệm này bị hầu hết chính các nhà khoa học xem là phi lý (absurd).  (GLBN I, 183)
Thuyết Đơn nguyên (Monoism): Thuyết Đơn nguyên hay thuyết về Bản thể Độc nhất (Single Substance doctrine) là hình thức tinh vi hơn của tâm lý học tiêu cực (negative psychology), mà một trong những người ủng hộ thuyết này là giáo sư Bain đã khôn khéo gọi là “thuyết duy vật thận trọng” (“guarded materialism”). Thuyết này được một số lớn người tán thành, trong đó có các triết gia Lewes, Spencer, Ferrier và nhiều vị khác. Nói chung, trong khi mặc nhiên công nhận (positing) vật chất tương phản triệt để với các hiện tượng tư tưởng và tinh thần (thought and mental phenomena), họ xem chúng như là hai khía cạnh (sides) hay hai trạng thái (aspects) của cùng một bản chất duy nhất dưới một số điều kiện của bản chất đó. Họ nói rằng chính bản thân tư tưởng (thought as thought) hoàn toàn tương phản với các hiện tượng vật chất, nhưng tư tưởng cũng phải được xem như “khía cạnh chủ quan của hoạt động thần kinh” (“the subjective side of nervous motion”) – các học giả của chúng ta muốn hiểu câu này ra sao cũng được.  (GLBN I, 183)
Tia sáng thiêng (Divine spark): Tức là tinh thần.  (ASCLH, 10)
Tiềm thức (subsconscious): Tôi dùng thuật ngữ tiềm thức để chỉ toàn thể sự sống theo bản năng của bản chất sắc tướng, tất cả các khuynh hướng được kế thừa và các thiên hướng có sẵn (innate predispositions), tất cả các tính chất được thu hoạch và tích tụ lại (thu hoạch được trong các lần luân hồi trước và thường nằm bất động trừ phi thình lình được khơi dậy bằng sức ép (stress) của hoàn cảnh) và tất cả các mong ước và thôi thúc ngấm ngầm đưa đẩy con người tới hành động, cộng thêm các ham muốn bị kềm chế và không được nhận ra, cùng với các ý tưởng không được bày tỏ vốn hiện hữu, mặc dù không được hiểu rõ. Bản chất tiềm thức cũng giống như một cái vực sâu mà từ đó con người có thể kéo lên hầu hết những gì từ kinh nghiệm trước đó của y nếu y muốn, và có thể bị khuấy động cho đến khi nó trở thành một vạc nước sôi, tạo nên nhiều phiền muộn.  (TLHNM–II, 440)
Tiên đoán (Prediction): Tiên đoán là một kỹ năng (asset) của linh hồn thức và con người tạm thời có dự phần vào đó.         (CTNM, 497)

+ Chất liệu nguyên thủy: Bắc Phạn gọi là Akasha hay Tiên thiên khí, là Chất liệu Vũ trụ tức Vật chất. Vật chất, tức là Đầu và Cuối của Hiện Tồn, chỉ là 2 phương diện của Tồn Tại Tuyệt Đối duy nhất. (GLBN II, 39)
+ Akasha - 8
danh xưng khác:

1) Vật chất nguyên thuỷ ....Tinh tú quang
2) Dĩ thái nguyên thuỷ  ..... Biển lửa
3) TT N.Thuỷ mang điện ... Điện năng
4) Akasha  ....................   Prakriti
5) Siêu tinh quang .......... Vật chất N.Tử
6) Hoả xà  ...................... Tà xà
7) Mulaprakriti  ..... Dĩ thái với 4 tiểu phân: là Phong, hoả, thuỷ, địa
8) Vật chất tiền căn nguyên (LVLCK, 58)

+ Định nghĩa Akasha: Tinh tú quang hay Linh hồn vũ trụ; cái Khuôn của vũ trụ; Bí Nhiệm Huyền Linh từ đó mọi vật vốn hiện tồn được sinh ra do sự phân ly hay biến phân.
+ Tiên thiên khí
(Akasha) (LVLCK, 43):

- Là tổng hợp của dĩ thái (ether).
- Là Nguyên thể (tính chất) của dĩ thái.
- Là dĩ thái nguyên thủy.
- Là Thượng Đế Ngôi 3 đang biểu hiện.

+ Với Nội Tại - Cung nguyên thủy biểu lộ ra Lửa hoạt nhiệt. Trên cõi cao nhất, sự phối hợp của 3 yếu tố (hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó Tiên thiên khí (akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên.(LVLCK, 57)

+ Akasha là Prdhna dưới một dạng khác. (GLBN I, 300)

+ Là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cõi sự sống Chân Thần, cõi Đại Niết Bàn.

+ Akasha là dĩ thái vũ trụ thứ 2 ở cõi Chân Thần (Cõi Đại Niết Bàn). (LVLCK, 626)

+ Dĩ Thái: Dĩ thái là dạng thô trược nhất của Tiên Thiên Khí (Akasha). (GLBN I, 78)

– Tiên thiên ký ảnh giống như một phim ảnh bao la, ghi lại mọi dục vọng và kinh nghiệm ở cõi trần của hành tinh ta. Những người cảm nhận được nó sẽ thấy trên đó có mô tả:
  1. Kinh nghiệm kiếp sống của mọi người từ lúc bắt đầu có thời gian.
  2. Các phản ứng với kinh nghiệm của toàn thể giới động vật.
  3. Tập hợp các hình tư tưởng có bản chất cảm dục (dựa vào dục vọng) của từng con người trải qua mọi thời kỳ. Ở đây có ẩn tàng sự lừa dối lớn lao của ký ảnh. Chỉ có nhà huyền linh học lão luyện mới có thể phân biệt giữa kinh nghiệm thực sự với các hình ảnh cảm dục do trí tưởng tượng và dục vọng mãnh liệt tạo ra.
  4. “Tổng Quả Báo” trên hành tinh với tất cả những gì liên quan đến thuật ngữ ấy và tất cả các tập hợp hình hài nằm chung quanh nó. Nhà nhãn thông lão luyện đã học được cách phân tách những gì thuộc về hào quang của chính mình với hào quang của hành tinh (đó mới thực sự là tiên thiên ký ảnh). Y có thể phân biệt giữa các ký ảnh vốn dĩ:
  5. a) Thuộc về hành tinh.
  6. Thuộc về Huyền giai hay liên quan tới công việc của 12 Huyền giai Sáng tạo khi chúng thể hiện Thiên cơ.
  7. Các hình do tưởng tượng, kết quả của hoạt động do tư tưởng – dục vọng của vô số người, bị kích động bởi ham muốn có được một số hình thức kinh nghiệm nào đó.
  8. Ký ảnh lịch sử liên quan tới các giống dân, quốc gia, các nhóm, các gia đình trong hai phân bộ lớn trên cõi trần và cõi cảm dục. Nên nhớ rằng mọi người đều thuộc về một gia tộc thể chất (physical) tạo nên mốí liên hệ của y với giới động vật và cũng thuộc về gia tộc cảm dục. Nhờ sự hội nhập trên vòng cung hướng lên ấy mà y liên kết được với nhóm Chân Ngã của y và trên vòng cung hướng xuống , liên kết được với giới thực vật.
  9. Ký ảnh về thiên tượng hay là các hình ảnh được tạo ra trên cõi cảm dục dưới ảnh hưởng của các mãnh lực thuộc hành tinh. Các hình ảnh này thuộc hai nhóm lớn:
    • Các hình ảnh trong tiên thiên khí tạo ra bởi các mãnh lực thái dương lưu nhập qua các hành tinh.
    • Các hình ảnh được tạo ra bởi dòng lưu nhập của thần lực vũ trụ từ một trong các cung Hoàng đạo, nghĩa là từ các chòm sao tương ứng của chúng. (ASCLH,275–277)
    • Tiên thiên ký ảnh là cuộn sách vĩnh cửu (eternal scroll) trên đó có ghi kế hoạch cho thế giới chúng ta, các dữ liệu và nhiều kiến thức mà chúng tôi dạy ra được thu thập từ đó.(SHLCTĐ, 12)
 

+ Định nghĩa Tiến hóa (Tiến hóa thăng thượng - THTT):
+ Như là “khai mở năng lực đáp ứng luôn luôn tăng tiến” hoặc như là “sự phát triển theo chu kỳ” hoặc như là thay đổi có sắp xếp và không ngừng biến đổi. (TTCNT, 20, 22, 23)
+ TH Thăng Thượng để diễn tả sự phát triển từ từ trong thời gian và không gian của khả năng nội tại của một con người, của một Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế. (LVLCK, 234)
+ Là sự nhạy cảm với ánh sáng và sự giác ngộ ngày càng tăng thêm đều đặn. (LV7C, 642)
+ Phương pháp THTT chỉ là phương pháp điều chỉnh khía cạnh vật chất cho thích ứng với khía cạnh tinh thần ngõ hầu khía cạnh vật chất tỏ ra hoàn toàn thích hợp là một thể biểu hiện cho khía cạnh tinh thần. (LVLCK, 231)
+ Mọi Linh hồn đều tương tự với Đại hồn (LVLCK, 32)
+ Mục tiêu của tiến hóa (LVLCK, 33):
- Mục tiêu tiến hoá của nguyên tử là ngã thức như được minh hoạ trong giới nhân loại.
- Mục tiêu tiến hoá của con người là tập thể thức như được tiêu biểu bởi một Hành Tinh Thượng Đế.
- Mục tiêu đối với Hành Tinh Thượng Đế là Thiên Thức / Thượng Đế thức, như được tiêu biểu bởi Thái Dương Thượng Đế.
- Thái Dương Thượng Đế là toàn thể mọi trạng thái tâm thức trong Thái dương hệ

+ Mục đích của tiến hóa là đạt được tâm thức trên tất cả các cõi (LVLCK, 286)
+ Mục đích của tiến hóa: Xét về con người trên cõi hồng trần, mục đích của tiến hóa là trở thành con người hoàn toàn quân bình, có đủ các nam tính như ý chí và minh triết cùng các nữ tính như trực giác và tình thương. (VLH,  144)
+ Phương pháp tiến hóa (Method of evolution): Phương pháp tiến hóa được xem như là một phương pháp kép. Con người được dạy rằng y tiến hóa và trở nên hiểu biết trước tiên nhờ có năm giác quan, sau đó, nhờ sự phát triển khả năng phân biện (faculty of discrimination), kết hợp với lòng vô sở dục (coupled with dispassion). (TTCNT, 106)
+ Vạn vật đều có nguồn cội từ Tinh thần – thoạt tiên, sự tiến hóa bắt đầu từ trên và tiến xuống dưới, thay vì ngược lại như thuyết của Darwin đã giảng dạy.(GLBN III,177)
-  Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh Thần là giai đoạn Tiến hóa thăng thượng thuộc các cõi cao. (LVLCK, 275)

+ TIẾN HÓA LÀ NỖ LỰC ĐI LÊN— EVOLUTION IS STRIVING UPWARDS
+ Nếu Bản Ngã tồn tại - và điều này phải được thể hiện - và nó là Linh Hồn ý thức thiêng liêng, liệu nó có thể không ý thức về cõi hồng trần cũng như những liên hệ thiêng liêng của nó? Nếu nó là năng lượng chủ đạo, tạo nên tất cả biểu hiện—và điều này cũng phải được chứng minh—liệu năng lượng đó có thể không thích ứng với cấu trúc [Trang 29] mà nó sử dụng theo một cách thông tuệ và quan trọng để có thể đạt được những kết quả tốt nhất? Liệu những kiến thức khoa học của phương Tây về sắc tướng, và minh triết phương Đông được tích lũy và thừa hưởng về bản chất của Linh Hồn có thể được kết hợp lại cùng với nhau một cách thông minh để cho biểu đạt hoàn hảo của Linh Hồn có thể được tạo ra qua trung gian của cơ chế đó? Liệu vật chất có thể tiến lên hướng đến tâm trí và Linh Hồn và Tinh Thần - hãy gọi nó bằng tên nào bạn muốn - và liệu Tinh Thần có thể, hỗ trợ sự thúc giục tiến lên đó, hoàn thiện phương tiện mà thông qua đó nó thể hiện, và vì thế chiếu sáng rạng rỡ hơn? (LHVCCCCN/ SAM 29)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

+ Tiến hóa giáng hạ (Involution):

- Tiến hóa giáng hạ tức là sự chìm ngập (submergence) trong vật chất của Sự sống hay Tinh thần.

- Tiến hóa giáng hạ là sự phân ly (separation) của vật chất hay là “nhất bổn tán vạn thù” (the one becoming the many). Các giác quan được phát triển và bộ máy được Chân Ngã làm cho hoàn thiện để sử dụng vật chất. Điều này nằm dưới Định luật Tiết Kiệm.

- Giai đoạn chế ngự của nốt hình hài là giai đoạn tiến hóa giáng hạ.

- Trong thời kỳ tiến hóa giáng hạ, các âm điện tử của vật chất vượt trội hơn. Tỷ lệ bách phân của các âm điện tử (negative/feminine electrons) là một trong các bí mật của điểm đạo và trong giai đoạn tiến hóa giáng hạ, tỷ lệ đó lớn đến nỗi sự khan hiếm của các nguyên tử dương rất đáng để ý; chúng hiếm đến độ chỉ dùng để giữ cho cả khối kết dính lại (LVLCK, 1029, 199, 275, 321)

TINH THẦN VƯƠN XUỐNG DƯỚI - SPIRIT REACHES DOWNWARDS

+ … khi con người tinh thần, chân ngã hay người tư duy trên cõi riêng của mình tham dự vào phần tiến trình giải thoát của mình và hai giai đoạn cuối được xảy ra từ trên xuống dưới. (ASCLH/ LOS 179-180)

+ Sau đó, năng lượng từ phương diện tinh thần, phương diện đầu tiên của Cha, sẽ trở nên sẵn có và sẽ tuôn đổ thông qua luân xa đầu đến luân xa ajna, kết hợp năng lượng phàm ngã và năng lượng linh hồn. Sau đó, bằng hành động của ý chí, nó sẽ được phóng chiếu xuống cột sống, qua trung tâm alta chính, tác động đến tuyến động mạch cảnh. Khi nó đi xuống cột sống, nó tiếp sức sống cho hai phương diện của các luân xa; khi [Trang 211] nó đi tới luân xa gốc, nó kết hợp với năng lượng tiềm ẩn của vật chất của chính nó, và vì thế, bạn có được sự hợp nhất của ba năng lượng thiêng liêng và sự biểu hiện trong con người ba phương diện thiêng liêng. (TLNM/ EH 210-1)

+ Trong trung tâm não bộ, ngự trị trong tuyến tùng, chúng ta được nghe bảo là tòa nhà của linh hồn, một tiền đồn của đời sống Thượng Đế, một tia sáng của ngọn lửa tinh thần thuần khiết. Đây là điểm thấp nhất mà đời sống tinh thần thuần khiết trực tiếp từ Chân Thần, Cha chúng ta trên Thiên Đàng, tiếp xúc hay chạm đến.(ASCLH/ LOS 318-9)

+ Khi lửa kundalini và sinh lực sống prana tiến hành công việc của mình, và kênh nối ngày càng trở nên rõ ràng hơn, các luân xa sẽ càng hoạt động tích cực hơn, và cơ thể tinh khiết hơn, ngọn lửa [Trang 125] của tinh thần, hay ngọn lửa từ Chân Ngã, đổ xuống tích cực hơn cho đến khi một ngọn lửa sáng rỡ thực sự tỏa ra từ đỉnh đầu.(LVLCK/ TCF 124)

+ [Trong] giống dân Aryan — một giống dân sẽ chứng kiến thấy nhiều người điểm đạo hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại, và sẽ, theo một ý nghĩa đặc biệt, chứng kiến sự giáng hạ của Vương Quốc Thượng Đế đến Trái Đất như là kết quả của rất nhiều người trên bậc thang tiến hóa. Cũng giống như người đệ tử [Trang 593] hay bậc điểm đạo đồ là một phàm ngã thấm đẫm linh hồn, nhân loại sẽ - trên cõi hồng trần - cũng thấm đẫm linh hồn, vì thế kết tinh Thiên Quốc và tạo nên một vương quốc mới trong tự nhiên. Sự giáng hạ tinh thần vĩ đại này sẽ là phần mở đầu (nếu tôi có thể sử dụng từ đó) cho sự xuất hiện của Đấng Christ giữa các dân tộc trên thế giới và bởi một dòng chảy kỳ diệu của bác ái - minh triết.(CCVĐĐ/ RI 592-3)

+ Tiến hóa thuận chiều theo Vật chất - Công truyền/ Ngoại môn

+ Giai đoạn 1: Cung Thái Dương (Mặt Trời) Chi phối con người(Phàm Ngã), con người dần dần thích hợp để sau đó đáp ứng với Linh Hồn. Qua hiệu ứng của năng lượng tuôn đổ từ các Cung Hoàng Đạo, Y chuyển thuận từ Dương Cưu đến Kim Ngưu xuyên qua Nhân Mã, Hải Sư, Bắc Giải. (* Khi con người tiến hóa với năng lượng Linh Hồn chi phối, con người được chuẩn bị cho BƯỚC NGOẶT VỀ ĐỊNH HƯỚNG, trong đó con người từ từ và dần dần ĐẢO NGƯỢC CÁCH THỨC TIẾN BỘ DƯA TRÊN VÒNG SINH HÓA. Lúc bấy giờ, Y đi từ Dương Cưu đến Song Ngư xuyên qua Kim Ngưu, Hổ Cáp, Ma Kết thay vì đi "Thuận" theo chiều tiến hóa con người tiến vào vật chất.)

* Bộ 3 của các Chòm sao nói trên trong 2 lộ trình lớn này chung quanh Hoàng Đạo có một hiệu quả rõ rệt và quan trọng(Gọi là Cung có ảnh hưởng tối thượng) (CTHNM, 64)

+ Cung Giáng hạ tiến hóa: Là thuật ngữ được dùng để chỉ phần đầu của diễn trình tiến hóa. Nó bao hàm “con đường đi xuống” hay giáng xuống của Tinh thần vào vật chất trọng trược từ trước đến giờ cho đến khi đạt tới điểm thấp nhất, điểm cố kết trọng trược nhất. (LVLCK, 95)

+ Ba cách tiến hóa (Thuận chiều và Nghịch chiều)_Chân Sư DK (CTHNM, 295):

1. Giai đoạn quá khứ xa xăm đã qua - Không xét: Sự tiến bộ của nhân loại từ Aries đến Pisces, qua Taurus.

2. Ý nghĩa thuận chiều Vật chất - Tiến Hóa Công Truyền (Ngoại Môn = Hiện Tại): Tiến bộ của con người cá biệt diễn ra ngược lại với tiến bộ của tập thể; ở giai đoạn này, cá nhân tiến theo chiều kim đồng hồ từ Aries đến Taurus, xuyên qua Pisces. Sự sống của y lúc đó và về lâu về dài hầu hết là ngược với xã hội (anti-social) theo ý nghĩa tâm linh; y trở nên ích kỷ (selfish) và duy ngã (self-centred, trụ vào bản ngã). Các cố gắng của y đều dành cho chính y, cho sự thỏa mãn của y, riêng y và các hoạt động của phàm ngã trở nên ngày càng mạnh. Đây là tình trạng hiện tại đối với quần chúng.

3. Ý nghĩa Nghịch chiều/ Đảo Ngược - Tiến Hóa Bí Truyền (Nội Môn = Tương Lai): Cùng chiều với "giai đoạn 1". Tiến bộ của con người được tái định-hướng từ Aries đến Pisces, xuyên qua Taurus. Trong giai đoạn cuối cùng này, y quay trở lại cùng phương pháp được hướng dẫn, tức nhịp điệu và chừng mực của hoạt động quần chúng trước kia nhưng lần này với các thái độ được thay đổi và đang thay đổi của việc phụng sự không ích kỷ, một phàm ngã được hiến dâng cho việc phụng sự nhân loại và với một sự tái định hướng tự ý của các năng lực của y sao cho chúng được hướng đến việc tạo ra sự tổng hợp và cảm thông. Việc này sẽ là tình huống trong tương lai đối với quần chúng.

* Nhà chiêm tinh học của tương lai sẽ phải ghi nhớ cẩn thận ba cách tiến hóa này. Đó là Thiên Cơ như hiện tại chúng ta có thể nhận biết được nó.

* Ví dụ với Cung Xử Nữ: Là cung thứ 6 xét theo này của Hoàng đạo (chiều Nghịch/ Đảo ngược) - Cung thứ 7 nếu người ta không xét vòng đảo ngược (Chân Sư DK_CTHNM, 285)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

+ Tiến hóa trong vũ trụ (Evolution in the Universe):

  Thực thể              Hiện thể          Trung tâm lực   Không gian  Thời gian

Đấng Khôn Lường .. …7 chòm sao  ..........  Vũ trụ Th. Đế ...  5 cảnh giới (The Unknown)               vũ trụ Một V.trụ Th.Đế  ...  7 Th.Dương ............  Thái Dương  .....  4 cảnh giới (A cosmic Logos)              Hệ                     Thượng Đế             vũ trụ Một TDTh.Đế ........  7 Hành tinh ............  HànhTinh .........   3 cảnh giới …… Chu (A solar Logos)                   hệ                 Thượng Đế              vũ trụ                  kỳ 3 TDH Một HTTh.Đế ........  7 dãy hành  ............  Các Chohans  ...   2 cảnh giới ……. Chu (A Heavenly Man)         tinh                      và các nhóm            vũ trụ                  kỳ 1 TDH Một con người  .......  7 trung tâm ............  Một nguyên ......   1 cảnh giới ……. Chu lực dĩ thái                   khí                      vũ trụ                  kỳ  1 hành (Principle) tinh hệ

Nguồn: (LVLCK, 293);

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

1. Tiến trình hoàn trả (Process of restitution), chi phối giai đoạn triệt thoái của linh hồn (đây là nhân hồn-ND) ra khỏi cõi trần và ra khỏi hai trạng thể thuộc cõi hiện tượng (phenomenal aspect) của linh hồn, đó là thể xác và thể dĩ thái. Tiến trình này liên quan đến thuật từ trần. Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa
  1. Tiến trình thải hồi (Process of elimination). Tiến trình này chi phối giai đoạn sinh hoạt của nhân hồn sau khi chết và lúc ở trong hai cõi tiến hóa khác của nhân loại (tức là cõi cảm dục và cõi hạ trí-ND). Nó liên quan đến việc linh hồn (tức nhân hồnND) loại bỏ thể trí cảm (astral-mental body) để cho linh hồn “sẵn sàng phiêu diêu tự tại (stand free) trong cõi riêng của mình”.
  1. Tiến trình hội nhập (Process of Integration), liên quan đến giai đoạn mà linh hồn đã thoát ra (liberated soul) lại trở nên biết được chính mình là Thiên Thần Bản Lai Diện Mục và được tái hóa nhập (reabsorbed) vào thế giới linh hồn, như thế, tiến vào trạng thái phản hồi (state of reflection). Sau đó, dưới tác động của Định luật Trách Nhiệm Nghiệp Quả hay Tất yếu Nghiệp Quả, linh hồn lại tự chuẩn bị cho lần giáng nhập khác vào hình hài. (CTNM, 407-408)
Tiếng nói của lương tâm (The voice of conscience): Tiếng nói của lương tâm là tiếng nói thầm lặng (whisper) của linh hồn. (GDTKNM, 78)

+ Tiếng vỗ của một bàn tay: (Anahata shabda  B.P.) 
- Khi luồng hỏa kundalini đi lên tới luân xa thứ tư, tức luân xa ở tim (heart chakra), nhà yogi nghe được âm thanh từ cõi cao, gọi là Anahata shabda). Shabda là âm thanh (sound), Anahata có nghĩa là “không bị va đập” (“not beaten”); đó là vì âm thanh đó được tạo ra mà không có hai vật chạm vào nhau. Do đó thuật ngữ này được dùng để tượng trưng cho những gì ở bên trên các cõi của phàm ngã. Chích thủ diệu thanh (chích: một, lẻ; thủ: tay). (GLTNVT, 159)

Tiền đình (Outer court, sân ngoài):
  • Nhân loại.                (CTHNM, 633)
  • Tiền đình, chốn hy sinh và thanh luyện của động vật, tương ứng với sự sống của phàm nhân. (LVLCK, 653)

+ Tiết dục: Theo nghĩa đen, đây là sự không ham muốn và chi phối các khuynh hướng hướng ngoại vào những gì không phải là bản ngã mà tìm cách biểu hiện trên cõi trần bằng mối liên hệ giữa các phái. Tuy nhiên, ở đây, môn sinh huyền linh học nên nhớ rằng biểu hiện này chỉ được coi như một hình thức mà các xung lực hướng ngoại khoác lấy và là một hình thức liên kết chặt chẽ con người với giới động vật. Bất cứ một xung lực nào liên quan tới các hình tướng và Chân Nhân, có khuynh hướng liên kết y vào một hình tướng và vào cõi trần đều được xem là hình thức không tiết dục.  (ASCLH, 185–186)

- Việc không tiết dục thường được coi là phung phí sinh lực hay là sự sung mãn của bản chất động vật Năng lực sáng tạo trên cõi trần và bảo tồn nòi giống là hành vi thể chất cao siêu nhất mà con người có thể làm được. Việc phung phí sinh lực qua cách sống phóng túng và không tiết độ là tội lỗi nghiêm trọng đối với thể xác. Nó bao hàm việc không nhận ra tìm quan trọng của hành vi bảo tồn nòi giống, việc không thể chống lại các ham muốn và các thú vui hạ đẳng và việc thiếu tự chủ. Hiện nay, các kết quả của việc thất bại này hiện rõ khắp trong nhân loại qua tình trạng sức khỏe dưới trung bình, bệnh viện đầy người, đâu đâu cũng có người già trẻ bệnh hoạn, yếu đuối, thiếu máu. Bằng sự tiết dục, người ta mới có được sinh lực (energy).(ASCLH, 198–199)

  Tiểu đường (Diabetes): Một cách rõ ràng hơn, bệnh tiểu đường là kết quả của ham muốn sai lầm bên trong chứ dứt khoát không phải là kết quả của các ham muốn sai trái bên ngoài. Như đã nói ở trước, bệnh này có thể bắt nguồn ở kiếp sống này, hoặc là truyền lại từ kiếp sống trước. Trong trường hợp sau, linh hồn đầu thai sẽ chọn một gia đình để được sinh ra trong đó, gia đình này sẽ mang lại cho linh hồn một thể xác có khuynh hướng hay một tình trạng tự nhiên dễ bị bệnh này.  (CTNM, 311)

+ Tinh chất Chân Thần: Tinh chất Chân Thần có thể được định nghĩa như là vật chất nguyên tử (atomic matter) được Sự sống của Thượng Đế Ngôi 2 làm linh hoạt. (KCVTT, 54)

– Tinh chất Chân Thần, tức vật chất của phân cảnh nguyên tử (hay phân cảnh cao nhất) của mỗi cảnh (cõi). (LVLCK, 75)  

Vật chất (matter) được giữ dưới dạng vật–chất kết–hợp (combination, vật chất phức hợp) được gọi là Tinh chất Hành khí và có thể được nắn tạo thành các hình tư tưởng (thought–forms). (KCVTT, 55)
  • Tinh chất hành khí của cõi trí được Chân Thần tạo ra trong giai đoạn đi xuống ngay trước khi Chân Thần tiến vào cõi cảm dục và tạo thành Giới Hành khí Thứ Nhì (Second Elemental Kingdom) ở trên bốn cõi phụ thấp của cõi trí. Ba cõi phụ cao (của cõi trí–ND), tức cõi “vô sắc tướng” (“formless”) được giới Hành khí Thứ Nhất chiếm ngự (occupied), nơi đây, tinh chất hành khí được tư tưởng nhào nặn (thrown) thành các vệt có màu sắc (coloured streams), sáng chói và các chớp lửa linh hoạt (flash of living fire) thay vì thành các dạng thức rõ rệt (definite shapes), có thể nói các bài học đầu tiên của tinh chất hành khí là tác động kết hợp (combined action) chứ chưa có được các giới hạn rõ ràng của hình tướng. (MTNX, 125–126)
  • Khi luồng sóng sinh hoạt (life–wave) vĩ đại của cuộc tiến hóa hình hài đi xuống xuyên qua cõi cảm dục và tạo ra trên cõi này giới Hành khí Thứ Ba, thì Chân Thần thu hút (drew) xung quanh nó các tập hợp chất cảm dục (combinations of astral matter), ban cho các tập hợp này – được gọi là tinh chất hành khí – một sức sống (vitality) riêng biệt và có đặc tính là đáp ứng và luôn luôn lấy hình dạng tùy theo xung lực của các rung động tư tưởng. Có hàng trăm loại tinh chất hành khí trên mỗi cõi phụ của cõi cảm dục, giống như không khí trở nên thấy được ở đây – thực vậy, có thể thấy được không khí bằng các làn sóng rung động dưới sức nóng cao độ (under great heat) – và nếu luôn luôn ở trong chuyển động gợn sóng thì màu sắc thay đổi giống như xà cừ.
Bầu khí rộng lớn của tinh chất hành khí bao giờ cũng đáp ứng với các rung động tạo ra bởi các tư tưởng, các cảm xúc và dục vọng, chỉ cần một trong ba loại này đổ xô đến cũng đủ gây ra sự huyên náo giống như các bọt nước sôi. (MTNX, 65–66)
Tinh khiết (purity, trong sạch): Cần nhận thức rằng sự tinh khiết của tất cả các hiện thể (vehicles) là quan trọng hàng đầu. Nếu một Huynh đệ hắc đạo chiếm được sự kềm chế nơi bất cứ người nào, thì điều đó chẳng qua cho thấy rằng người đó có một nhược điểm nào đó trong cuộc sống của mình. Cửa đi vào phải do chính con người mở ra Chỗ mở mà nhờ đó các mãnh lực độc hại có thể tuôn vào phải được tạo ra bởi chủ nhân của các hiện thể. Do đó, cần phải cẩn thận thanh tẩy thể xác, luôn luôn có tình cảm trong sạch trong thể cảm dục và giữ tư tưởng thanh khiết trong thể hạ trí. Khi làm được như thế thì các thể thấp sẽ có được sự phối kết và chính linh hồn sẽ không cho phép có sự xâm nhập nào.    (TVTTHL, 137)

+ Tinh linh cảm dục (Astral elemental, Desire–elementals):

- Sự sống giáng hạ tiến hóa bé nhỏ tạo thành Tinh linh cảm dục của chúng ta. (LVHLT, 311)

- Các tinh linh thiên nhiên có liên quan đến việc tạo ra thể cảm dục của loài vật và loài người được dành cho tên gọi đặc biệt là tinh linh cảm dục (còn gọi là “thần cảm dục“ – desire–gods) vì chúng được làm cho sinh động một cách mạnh mẽ bằng đủ loại dục vọng và luôn luôn dự vào việc kiến tạo thể cảm dục của con vật lẫn con người. (MTNX, 76)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí. (CTHNM, 188)

Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Tinh linh của đất (Elemental of earth): Là toàn thể nhiều sinh linh tạo thành thể xác.  (LVHLT, 215)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí. (CTHNM, 188)

Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Tinh linh của không khí (Elemental of the air): Tinh linh của không khí được hiểu một cách tượng trưng là lớp nền (substratum) của năng lượng đang tác động qua các hình hài của thể dĩ thái. (LVHLT, 216)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí. (CTHNM, 188)

Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Tinh linh của lửa: Các hình hài trọng trược hơn của cuộc sống thể hơi, thường được gọi là hỏa tinh linh, tinh linh của lửa. Chúng trực tiếp ở dưới sự kiềm chế của Hỏa tinh quân, Tinh quân của cõi trí.(LVHLT, 389)

+ Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí.(CTHNM, 188)

+ Hoả tinh linh (Cõi Trần), các hoả tinh linh nhỏ bé mà người ta có thể thấy đang nhảy múa trong mọi ngọn lửa, chăm sóc lửa của lò sưởi, của nhà ở và lửa của xưởng máy (LVLCK, 87)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Tinh linh sinh lực (Pranic elementals): Các tinh chất nhỏ bé của lửa này (minute fiery essences) có khả năng thẩm thấu (permeate) qua cấu trúc (texture) của cơ thể con người, của một thân cây hay của tất cả những gì có thể có trong giới nhân loại, giới thực vật và động vật, và hòa hợp với lửa của hệ thống tiểu thiên địa.(LVLCK, 67)

Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Tinh Linh Thiên Nhiên - Tinh Linh Ngũ Hành: Gồm các Tiên nữ, thổ thần, thần. Người ta thấy chúng trong chất dĩ thái cũng như trong các thể bằng chất hơi, chất lỏng. Các sinh linh bé nhỏ bận rộn này thường che các hoạt động ở cõi trần trọng trược của chúng nhờ ảo cảm và phủ lớp màn che giấu biểu lộ bên ngoài của chúng. (LVLCK, 892)

+ Mãnh lực Thiên nhiên tức là Tinh linh thiên nhiên. Tinh linh thiên nhiên tức là các Tinh linh Ngũ hành có khả năng thông linh.(GLBN I, 202)

+ Linh hồn của các Hành Tố. Các sinh vật tiến hóa trong 4 giới hay 4 Hành – địa, phong, hỏa và thủy. Tín đồ Do Thái Bí giáo gọi các tạo vật này là Thổ tinh linh (thuộc về đất), Phong tinh linh (thuộc về không khí), Hỏa tinh linh ( thuộc về lửa) và Thủy tinh linh (thuộc về nước). Ngoại trừ một vài loại cao cấp và các vị điều khiển của chúng, các tạo vật này là các mãnh lực của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh. Với vai trò là các tác nhân thấp kém của các nhà Huyền linh học, các mãnh lực này có thể tạo ra các hiệu quả khác nhau. Nhưng nếu được các “Âm ma” sử dụng – trong trường hợp chúng bắt đồng tử phục tùng – chúng sẽ lừa gạt người dễ tin. Tất cả các sinh linh vô hình thấp kém được tạo ra trên cõi thứ 5, 6 và 7 của bầu khí quyển trái đất chúng ta được gọi là các Elementals (tinh linh): Peris, Devas, Djins, Sylvans, Satyrs, Fauns, Elves, Dwarfs, Trolls, Kobolds, Brownies, Nixies, Goblins, Pinkies, Banshees, Moss People, White Ladies, Spooks, Fairies, vv… và vv… (NGMTTL, 111–112)

+ Các Tinh linh thiên nhiên thuộc các phân cảnh dĩ thái (Elementals of the Ethers). Bây giờ, chúng ta xem xét các phân cảnh dĩ thái của cõi trần hay là 4 phân cảnh cao nhất của cảnh hồng trần. Các phân cảnh dĩ thái này chỉ là các mức độ vật chất của cõi trần thuộc loại hiếm hơn và được tinh luyện hơn tuy thuộc về cõi trần. Trong đa số sách giáo khoa, chúng được đặt tên như sau:

1. Dĩ thái 1 hay chất liệu vi tử (atomic matter).

2. Dĩ thái 2 hay chất liệu á vi tử (sub–atomic matter).

3. Dĩ thái 3 hay chất liệu siêu dĩ thái (super–etheric matter).

4. Dĩ thái 4 hay chất dĩ thái đơn thuần (simply etheric matter).

Cho đến nay, dĩ thái 4 là chất duy nhất được các nhà khoa học nhận biết và là đề mục trong các tìm tòi hiện nay của họ, mặc dù họ có thể hiểu được chút ít chất này. Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

Tinh Quân Giải thoát (Lord of Liberation): Tất cả các ý tưởng và quan niệm đang chi phối sự sống của con người và đã tạo ra nền văn minh của chúng ta đều bắt nguồn từ một vài Đấng Cao cả, chính các Ngài là một biểu hiện của Thiên Ý (divine Idea). Đó là các Tinh Quân Giải thoát. Có cả thảy 3 vị, một Vị thì gần gủi với Cõi Trần và với nhân loại hơn là hai vị kia. Ngài có thể được đạt tới bởi những ai hiểu được bản chất của tự do và những ai mong muốn dẹp bỏ chuyện đời để được giải thoát và thấy những người bị áp bức và bị làm nô lệ trên thế giới cũng được giải thoát.  (SHLCTĐ, 266–267)

+ Tinh Thần Và Vật Chất: Bất cứ cái gì rời khỏi Trạng Thái Laya đều trở nên Sự Sống tích cực (active Life); nó liền bị cuốn vào Vòng Xoáy Chuyển Động (vortex of Motion) [Dung môi Sự Sống của phái Luyện Đan]. Tinh Thần và Vật Chất là hai Trạng Thái của Cái Duy Nhất (the One). Cái này vốn không phải là Tinh Thần, cũng chẳng phải là Vật Chất, mà cả hai đều là Sự Sống Tuyệt Đối (Absolute Life), tiềm tàng (latent)…. Tinh Thần là sự phân hóa (differentiation, biến phân) của [và trong] Không Gian (Space), còn Vật Chất là sự phân hóa đầu tiên của Tinh Thần. Cái không phải là tinh thần, cũng không phải là Vật Chất, đó là Cái Ay (That is It) - Cái Nguyên Nhân Vô Nguyên Nhân (causeless Cause) của Tinh Thần và Vật Chất, vốn là Nguyên Nhân của Vũ Trụ (Cause of Kosmos). Và Cái Đó (THAT) chúng ta gọi là Sự Sống Duy Nhất (the ONE LIFE) hay là Linh Khí Nội Tại Vũ Trụ (the Intra-Cosmic Breath). (Thiền Kinh – Book of Dzyan – bình giải III, đoạn 18).(GLBN I,  302)

+ Định Đề 1 - Nhị Nguyên (LVHLT, 21)
Tinh Thần                      Vật Chất
Sự Sống                      Sắc Tướng
    Cha                              Mẹ
Dương/ Tích Cực       Âm/ Tiêu Cực
Bóng Tối                     Ánh Sáng
+ Ion âm và dương: Các ion âm và dương mà nhà khoa học nói tới, có bản chất là dĩ thái, và do đó, thuộc về cõi trần. Các hạt nhỏ không thấy được này của vật chất chỉ có thể được dò ra nhờ các hiệu quả của chúng và nhờ sự can thiệp vào các hoạt động của chúng, vốn là các hạt chuyển động nhanh, có liên quan với nhau và đồng thời, chính bản thân chúng bị tác động bởi một yếu tố kềm chế quan trọng hơn đang giữ cho chúng chuyển động như thế. (CTNM, 369–370)

Tinh thần Tuyệt đối (Absolute Spirit): Tinh thần Tuyệt đối là Thượng Đế của Thái Dương Hệ chúng ta.(ASCLH, 137)
Tinh Tòa Thượng Đế (The Unknown) Tinh Tòa Thượng Đế có hiện thể là bảy tinh tòa, có không gian là năm cõi vũ trụ; có trung tâm lực là Vũ Trụ Thượng Đế.  (LVLCK,  293)

+ Tinh tú quang (Astral light, cảm dục quang): Là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi cảm dục. (LVLCK, 43)

+ Tinh Tú Quang—Astral Light (Thầy Hiệu trưởng trả lời - Anh Kiệt dịch). Câu hỏi: Khi bà HBP nói về tinh tú quang (astral light), nó có nghĩa gì?

Trả lời: đó là một điều thú vị vì bà nói rằng con người đã nhầm lẫn cõi dĩ thái với cõi cảm dục,cõi dĩ thái thực sự sáng chói, tỏa sáng như những ngôi sao, còn Chân sư DK mô tả về thể cảm dục như xám đục, che dấu và không chói sáng như các tinh tú chút nào. Do đó, đã có một sự nhầm lẫn trong huyền bí học, và khi bà HPB nói về tinh tú quang, bà có ý nói về cõi dĩ thái hơn. Sau này, nó đã phát triển thành ý tưởng liên quan với cõi cảm dục. Tôi nghĩ đó là một chủ đề cần nghiên cứu kỹ (Thầy HT).

Tuy nhiên , điều thú vị là những yếu tố của kí ức liên quan đến cảm dục liên quan đến việc ăn chay nghiêm ngặt trong mười năm. Điều thực sự đáng chú ý ở đây là Sao Kim là hành tinh liên quan đến việc làm trong sáng cõi cảm dục, và Sao Kim cũng là hành tinh có liên quan đặc biệt đến giới thực vật, chứ không liên quan đến giới động vật, ngoại trừ cuối cùng liên quan đến trí năng trong giới động vật. Do đó, khi chúng ta tuân theo phương pháp huấn luyện của sao Kim, chúng ta có thể bắt đầu phát hiện các yếu tố kí ức được tìm thấy trên cõi cảm dục hay cõi trung giới, và điều đó đòi hỏi phải ăn chay nghiêm ngặt mười năm trước khi có thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, chúng ta đang đề cập đến một công việc khá nghiêm ngặt ở đây nếu chúng ta thực sự muốn thấy rõ ràng bằng cách sử dụng một số quan năng cao siêu mà hiện nay chúng ta chưa thể đạt đến với bất kỳ độ tin cậy nào.
Chúng ta hãy thừa nhận rằng Chân sư DK có một quan điểm rất bao quát, rộng lớn, vì Ngài đã làm chủ mười tám máy cõi phụ thấp, còn chúng ta thì không. Do đó, chúng ta chỉ đang bước xuyên qua chúng, con đường tế vi, ảo tưởng, dễ lạc lối, dễ nhầm lẫn, nhưng chúng ta hỏi đường, liên tục hỏi đường. Hỏi đường nghĩa là liên tục hỏi nhau, hỏi Chân sư, và nhất là hỏi linh hồn của chúng ta những câu hỏi sẽ dẫn chúng ta đến sự mặc khải, vì một câu hỏi đúng sẽ mở ra cánh cửa. Vì vậy, chúng ta hãy đặt câu hỏi và không cần phải lo lắng liệu câu hỏi đó thông minh hay không. Bạn chỉ cần đặt câu hỏi và cuối cùng mọi thứ sẽ mở ra ngày càng nhiều. Đó là những gì tôi cố gắng làm và bạn nên làm.

Tinh vân (Nebulae):   Các Tinh vân có thật (exist); tuy nhiên, thuyết tinh vân (Nebular Thery) thì sai lầm. Một tinh vân (a nebula) tồn tại trong một trạng thái phân rã hoàn toàn về nguyên tố (entire elemental dissociation). Tinh vân ở thể hơi và, ngoài ra, nó còn là một cái gì khác khiến cho nó khó có thể được liên hệ (connected) với các chất hơi (gases) mà vật lý học (physical science) đã từng biết đến; tinh vân tự phát ra ánh sáng (self–luminous). Nhưng tất cả chỉ có bấy nhiêu thôi. Tất cả sáu mươi hai “điểm trùng hợp” (“coincidences”) do Giáo Sư Stephen Alexander liệt kê (trong Smithsonian Contributions”, XXI, Mục I, trang 79–97) để xác nhận Thuyết Tinh Vân đều có thể được Nội Môn Học (Esoteric Science) giải thích, vì đây không phải là một tác phẩm thiên văn học nên chúng ta không cố phản bác. Thuyết của Laplace và Faye gần đúng chân lý hơn bất cứ lý thuyết nào khác, tuy nhiên, chẳng còn bao nhiêu suy lý (speculations) của Laplace trong thuyết hiện nay ngoại trừ các đặc điểm chung. (GLBN II, 312)

+ Tính chất tâm linh (spirituality): Tính chất tâm linh chủ yếu là việc thiết lập các mối liên hệ đúng đắn của con người, thúc đẩy thiện chí và sau cùng là thiết lập một hòa bình đích thực trên địa cầu như là kết quả của hai biểu hiện này của thiên tính. (VĐCNL, 169)

Tính phóng xạ (Radioactivity): Tính phóng xạ tức là việc phóng thích năng lượng (power) có sẵn trong mọi nguyên tố (elements) và mọi nguyên tử của hóa học (atoms of chemistry), và trong tất cả các chất khoáng đích thực (true minerals).              (LVLCK, 486)
Tính tốt (virtue, đức hạnh, đức tính): Đức hạnh là việc triệu dụng đến các năng lượng mới và nhịp điệu rung động mới sao cho linh hồn trở thành yếu tố kiềm chế tích cực và các mãnh lực của linh hồn thay thế các mãnh lực của các thể thấp.                  (LVHLT, 202–203)
Thiên đầu thống (Migraine, nhức nửa đầu): Chứng nhức nửa đầu gây ra bởi thiếu sự liên hệ giữa năng lượng chung quanh tuyến tùng với năng lượng chung quanh tuyến yên.                         (CTNM, 302)
Thiên đường (Heaven): Trạng thái ý thức trên cõi cảm dục, đó là sự cô đọng của khát khao và ham muốn của người tìm đạo, muốn an nghỉ, yên bình và hạnh phúc. Nó dựa vào các “hình thức hoan lạc” (“forms of joy”). Đó là một tình trạng hưởng thụ bằng cảm giác và được mỗi cá nhân tạo ra cho chính mình, nên cũng đa dạng như có nhiều người tham dự vào đó. Cần phải đạt được sự đoạn tuyệt với thiên đường. Nó được hưởng thụ bởi Phàm ngã và bởi người khi chỉ mới bỏ thể xác, trước khi chuyển ra khỏi thể cảm dục để lên cõi trí.   (ASCLH, 30)
Thiên đường tạm (Devachan, Tạm Thiên Đường)
  • Là trạng thái tâm thức trên cõi hạ trí mà linh hồn chuyển vào đó khi đã mất đi thể cảm dục, và hoạt động trong hoặc là bị giới hạn bởi thể hạ trí. Trạng thái này có mức độ cao hơn là thiên đường thông thường (ordinary heaven) và lạc phúc (bliss) được hưởng ở nơi đó nghiêng về trí tuệ hơn là theo như chúng ta thường hiểu về thuật ngữ này, tuy nhiên, nó vẫn còn ở trong cõi sắc tướng thấp và sẽ được siêu việt khi người ta tập được hạnh dứt bỏ. (ASCLH, 31)
  • Devachan theo sát nghĩa là “đất của thần” (“land of gods”). (CKMTTL, 81)
  • Một trạng thái trung gian giữa hai kiếp sống trên cõi trần mà Chân Ngã tiến nhập vào sau khi tách ra khỏi các trạng thái hay các thể thấp.   (LVLCK, 737)
  • Phân cảnh thứ tư của cõi trí (fourth mental subplane) là cõi Devachan. (LVHLT, 374)
- Devachan ở trong Rupa-Loka  (Sắc giới).      (LVLCK, 736)    - Mặc dù có tư cách là các Chân Ngã  thực sự (actual Egos), trẻ con chết sớm trước khi trở thành Thực Thể có bảy thể phát triển đầy đủ, vẫn không vào Devachan.    (Thư của Ch. S.  192)

Thiên giới (Kingdom of God): – Thiên giới tức là giới thứ năm. (TLHNM II, 744)

– Thiên giới tức giới linh hồn (kingdom of souls). (TLHNM II, 351)

Thiên kiếp (Kalpa): Thiên kiếp nghĩa là một ngày của Brahma, tương đương với 4.320.000.000 năm trần thế (mortal years). (LVLCK, 39)
Thiên lý (Divine intention, lẽ trời, đường lối của trời): Thiên lý là một kế hoạch (scheme) được hoàn toàn thấu triệt trong Toàn Linh Trí; chúng ta gọi nó là Thiên Ý (Purpose) khi xét tới sự lĩnh hội của Shamballa về sự tổng hợp của thiên lý toàn diện này, và chúng ta gọi nó là Thiên Cơ (Plan) khi xét tới công việc của Thánh Đoàn trong lúc hết sức cố gắng thể hiện Thiên Ý này.   (ĐĐKNM–II, 306–307)

+ Thiên nhiên sợ sự trống không (“Nature abhors a vacuum”): Câu nói huyền bí “Thiên nhiên sợ sự trống không” là hoàn toàn đúng. Khi xướng lên một vài diệu âm một cách chính xác, một khoảng chân không hay cái phễu trống rổng giữa cõi cao và cõi thấp được tạo ra, thần lực hay quyền năng, hay một biểu hiện nào đó của năng lượng Fohat sẽ tuôn đổ vào cái phễu (funnel) này theo sự tác động tất nhiên của định luật, để rồi, qua cái phễu đó, đạt đến mục tiêu. (TVTTHL, 192)

+ Thiên nhiên và không gian (Nature and space): Thiên nhiên và không gian đều là một. (GLBN II, 279)

Thiên thần có cánh (Angels or devas having wings): Một vài nhóm thiên thần muốn chuyển sang giới nhân loại, nhờ đã phát triển được một vài quan năng, các thiên thần này có thể làm như thế xuyên qua giới điểu cầm (bird kingdom), và một số thiên thần muốn giao tiếp với con người cũng có thể làm như thế xuyên qua giới chim. Chân lý này được ám chỉ đến trong Thánh Kinh Cơ Đốc và các tranh ảnh của Đạo Thiên Chúa bằng các thiên thần thường được mô tả như là có cánh. (LVLCK, 895)
Thiên thần của Bản lai Diện mục (Angel of the Presence): Tức là linh hồn có bản chất là bác ái, ánh sáng và kể cả hiểu biết.   (SHLCTĐ, 137)
Thiên thần Hộ mệnh (Guardian Angel): Thiên thần Hộ mệnh là hình ảnh lu mờ của Thiên thần Bản lai Diện mục, tức Thái Dương Thiên thần, theo sát mỗi người từ lúc sinh đến lúc tử, biểu hiện tối đa ánh sáng hữu dụng khi con người – vào bất cứ thời điểm đã định nào trên con đường tiến hóa – có thể sử dụng và biểu lộ.         (TLHNM–II, 357)
Thiên thần Hủy diệt (Destroying Angels): Các Đại Thiên Thần Hủy diệt trên mọi cảnh giới, nhờ cách vận dụng ba hình thức năng lượng, sau rốt sẽ đưa vạn hữu tới chỗ kết thúc. Các thiên thần này là một nhóm huyền bí của các Đấng vận dụng vũ trụ năng (fohatic Lives), các Ngài phát ra tiếng kèn hủy diệt (trumpets of destruction), nhờ các nốt được ngân lên này, các Ngài tạo ra sự tan rã (shattering), nó sẽ phóng thích (loose) năng lượng của các hình hài.         (LVLCK, 882–883)

Thiên thức (Logoic consciousness, God consciousness):

  • Thiên thức tức là các trạng thái tiếp nối của nhận thức thiêng liêng bên trong lĩnh vực thái dương (solar sphere). (LVLCK, 279)
  • Thiên thức là trạng thái tâm thức thứ “bảy” bao hàm sáu trạng thái tâm thức kia (ba loại tâm thức của giới khoáng vật, thực vật, động vật – tâm thức dưới nhân loại –, tâm thức nhân loại “bốn”, tâm thức tinh thần “năm”, tâm thức Niết Bàn “sáu” – loại “năm” và “sáu” biểu hiện cho siêu thức. (LVLCK, 278)

- Thiên thức tức là tuyệt đối thức (Absolute consciousness).  (LVLCK, 243)

– Lúc được điểm đạo lần sáu và bảy, trạng thái thứ nhất hay trạng thái ý chí tỏa chiếu, từ một vị Chân Sư Từ Ái và vị Chúa Bác ái, vị Thánh Sư  trở nên siêu việt hơn, Ngài bước vào trạng thái tâm thức cao hơn tập thể thức và trở nên có được thiên thức (God–conscious, Thượng Đế thức).              (ĐĐNLVTD, 22)

Thiên tính (Divinity, tính thiêng liêng, thánh linh):
  • Thiên tính là sự biểu lộ của ý chí hay mục tiêu của Đấng mà ta sống, hoạt động và hiện tồn bên trong Ngài.(CVĐĐ, 204)
  • Thiên tính được nhận biết như là sự sống, nơi mà Chân Thần (Monad) và biểu hiện của nó, tức Tam Thượng Thể Tinh thần (Spiritual Triad), được liên kết lại. (CVĐĐ, 74)
Thiên tư đặc biệt (Special gift): Triết lý nòng cốt (pivotal doctrine) của Huyền Môn (Esoteric Philosophy) không chấp nhận rằng có các đặc ân (privileges) hoặc các thiên tư đặc biệt nơi con người, trừ việc chính Chân Ngã của con người đạt được đặc ân và thiên tư đó nhờ cố gắng và công lao của chính mình qua những lần luân hồi và chuyển kiếp lâu dài.     (GLBN I, 83)
Thiên văn học (Astronomy): Thiên văn học đã được một trong các Thánh Vương của các Triều Đại Thiêng liêng (Kings of the Divine Dynasty) truyền dạy (imparted to) cho Giống dân thứ tư.       (GLBN III, 42)

Thiên Ý (Purpose or the Will of God, Divine Purpose): – Thiên Ý thì thường tồn (permanent), viễn lự (farsighted), bất biến (unalterable) và dùng làm Ý Niệm Vĩnh Cửu. (CVĐĐ, 50)

– Thiên Ý hiển lộ qua Thiên Cơ (Plan).  (CVĐĐ, 703)

Thiền Định Phật (Dhyni–Buddhas): Theo các nhà Đông phương học, có năm vị Thiền Định Phật vốn là các Thiên Phật (Celestial Buddhas) mà các Thế gian Phật (Human Buddhas) là các biểu lộ (mani-festations) của các Ngài trong thế giới vật chất hữu hình. Tuy nhiên, theo nội môn thì có bảy vị Thiền Định Phật, trong đó, chỉ có năm vị biểu lộ từ trước đến nay, còn hai vị nữa sẽ xuất hiện trong các căn chủng thứ sáu và thứ bảy. Các Ngài là các nguyên hình vĩnh cửu (eternal prototypes) của các vị Phật xuất hiện trên địa cầu này, mỗi vị có một nguyên hình thiêng liêng riêng biệt. Thí dụ như Phật A–Di–Đà (Amitbha) là Thiền Định Phật của Phật Gautama Shkyamuni (Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni), biểu hiện (manifesting, biểu lộ) qua Phật Thích Ca bất cứ khi nào Ngài hóa thân (incarnate) ở cõi trần (earth) như Ngài đã làm nơi Tsong–Kha–Pa. Dưới hình thức tổng hợp của bảy Thiền Định Phật, Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) là vị Phật đầu tiên (the first Buddha, the Logos), còn Phật A–Di–Đà là Đấng Nội Tâm (inner “God”) của Đức Gautama, ở Trung Hoa, Đức Gautama được gọi là Đức Amida (Phật–Buddha).    (GLBN I, 168–169)
Thiện chí (goodwill): X. Ý chí hành thiện. Là cố gắng đầu tiên của con người để biểu hiện tình thương của Thượng Đế. (VĐCNL, 7)
Thinh văn (shravaka, Hearer Listener):Hạng đạo sinh để tâm vào giáo lý, do “Shru” là nghe. Khi từ lý thuyết, họ đi đến thực hành, tu khổ hạnh, họ trở thành sa môn.     (TNVT,   241)
Thỉnh nguyện và đáp ứng (Invocation and evocation): Toàn bộ tiến trình thỉnh nguyện và đáp ứng được nối kết chặt chẽ với ý tưởng. Trạng thái thấp bao giờ cũng là yếu tố thỉnh nguyện, và điều này cấu thành một định luật không thể thay đổi nằm sau toàn bộ diễn trình tiến hóa. Tất nhiên đó là một tiến trình hỗ tương, nhưng theo thời gian và không gian, có thể nói một cách tổng quát rằng cái thấp kém bao giờ cũng thỉnh nguyện cái cao siêu và các yếu tố cao được gợi lên (evoked) lúc bấy giờ sẽ đáp ứng lại (respond) tùy theo mức độ cảm nhận và sức ép mãnh liệt mà yếu tố thỉnh nguyện đưa ra. Nhiều người không hiểu được điều này. Bạn không tác động tới tiến trình đáp ứng chút nào cả. Từ ngữ đó chỉ hàm ý việc đáp ứng với những gì đã cố gắng vươn lên mà thôi. Phần việc của trạng thái thấp hay nhóm thứ yếu là thỉnh nguyện (invocative), còn sự thành công của việc thực hành thỉnh nguyện (invocative rite) được gọi là đáp nguyện (evocation). Do đó, khi nào đời sống của bạn đặt căn bản vào sự thỉnh nguyện thì bấy giờ, sự đáp ứng của ý chí sẽ đến. Chỉ có sự thỉnh nguyện đích thực khi nào phàm ngã và linh hồn được dung hợp và tác động như là một đơn vị tập trung và phối hợp một cách có ý thức.  (CVĐĐ, 35)

+ Thông hiểu (hiểu biết, understanding): Có thể định nghĩa thông hiểu là khả năng của Chủ thể Tư tưởng (thinker) vào đúng lúc, nhận được kiến thức (knowledge) để làm căn bản cho minh triết (wisdom), khiến cho chủ thể này sửa đổi những gì thuộc hình hài cho thích hợp với sự sống tinh thần, đồng thời tiếp nhận được hứng khởi chợt đến với y từ Phòng Minh triết và liên kết các hứng khởi thoạt đến này với các sự kiện của Phòng Học Tập (Hall of Learning). (ĐĐNLVTD, 12)

+ 6- Sự hiểu biết siêu nhiên - Hiểu biết Ba La Mật - Hiểu thấu:
Hiểu biết siêu nhiên là phẩm hạnh cao nhất của Lục Ba-la-mật. Năm phẩm hạnh đầu tiên của Ba-la-mật là năm đối tượng trực tiếp của việc tu tập, phẩm hạnh thứ sáu là kết quả : tức là sự hiểu biết siêu nhiên. Tiếng Phạn gọi sự hiểu biết ấy là Prajna, vần pra đứng trước có nghĩa là trên, phía trên, bên trên, vần jna có nghĩa là hiểu biết. Đối tượng của sự hiểu biết tối thượng hay Prajna là tánh Không. Chữ Prajna được dịch là Trí tuệ (hay Trí huệ), Tuệ nhãn, Tuệ giác… : trí là chiếu thấy, tuệ là hiểu rõ. Tuy nhiên vì tính cách đặc thù của chữ này trong Phật giáo nên các học giả Tây phương có chiều hướng giữ nguyên tiếng Phạn không dịch, trong các bài viết có tính cách phổ thông, chữ Prajna được dịch là Sagesse hay Wisdom…, Kinh sách gốc Hán dịch là Trí tuệ như vừa trình bày trên đây, hoặc âm thẳng từ tiếng Phạn là Bát-nhã hay Ban-nhã. Sở dĩ dài dòng như thế để thấy rằng ngôn từ chỉ có tính cách quy ước, không thể nào diễn đạt một cách trọn vẹn sự thực tuyệt đối.
Tóm lại, năm phép đầu tiên của Ba-la-mật là những phép tu tập, tu tập nhưng không nhìn thấy gì cả, giống như không có mắt, khi Bát-nhã hiển hiện tức là Tuệ nhãn chiếu rọi, tất cả năm phép ấy sẽ trở thành siêu nhiên để tiếp tục trợ lực thêm cho phẩm hạnh thứ sáu. Năm Ba-la-mật được mô tả gần giống nhau trong các kinh sách, trong khi đó Ba-la-mật thứ sáu được trình bày có phẩn khác biệt giữa các học phái. Sau đây là các cách giải thích về sự Hiểu biết siêu nhiên thường thấy :
1. Cách giải thích thứ nhất: Ba-la-mật thứ sáu gồm có ba giai đoạn hay cấp bậc như sau :
a) Sự hiểu biết khi nghe giảng (trutamayiprajna) : cố gắng ghi nhớ và tìm hiểu các chữ và ý nghĩa của những chữ ấy qua những lời giảng huấn của một vị thầy.
b) Sự hiểu biết bằng suy tư và phán xét (cintamayiprajna) : ôn lại những lời giảng huấn đã nghe, dùng suy tư, phán đoán, nhận xét để tìm hiểu thêm những gì chưa hiểu hết. Phải tận dụng sự quán xét và phân tích để tự tìm hiểu thêm một cách sâu xa trong khi thiền định.
c) Sự hiểu biết bằng thiền định (bhavanamayiprajna) : đạt được sự hiểu biết bằng thiền quán, một sự hiểu biết trong sáng và minh bạch, vượt khỏi mọi do dự và nghi ngờ, quán thấy được thực thể tuyệt đối của mọi hiện tượng.
2. Cách giải thích thứ hai: Chia Trí tuệ Ba-la-mật làm ba cấp bậc, đây là cách giải thích tìm thấy trong Giải thâm mật kinh (Samdhinirmacanasutra) :
a) Sự hiểu biết dựa vào sự thực quy ước : tức bằng ngôn từ và bằng sự hiểu biết công thức, quy ước và nhị nguyên.
b) Sự hiểu biết hướng vào sự thực tối hậu : tức sự thực tuyệt đối, tối hậu và rốt ráo của hiện thực.
c) Sư hiểu biết hướng vào sự an lành của chúng sinh : tức sự hiểu biết xuyên qua lòng tư bi vô biên, vượt lên trên mọi lý luận.
3. Cách giải thích thứ ba: Đây là cách định nghĩa thường thấy trong Phật giáo Tây tạng, cách này cũng phân chia sự hiểu biết thành ba cấp bậc khác nhau :
a) Sự hiểu biết tạm thời : dựa vào sự thực quy ước của thế giới chung quanh, hàm chứa khía cạnh duy thực của mọi hiện tượng, từ tâm thức đến đối cảnh. Đó là sự hiểu biết chung của tri thức trong lãnh vực khoa học, văn hoá, giáo dục…thuộc cảnh giới chung quanh.
b) Sự hiểu biết « thấp » : tức sự hiểu biết hướng về tính cách vô ngã của cái tôi, cái của tôi, tức là cá thể con người, nhưng không quan tâm đến tính cách vô ngã của đối cảnh.
c) Sự hiểu biết « cao » : tức sự hiểu biết tối thượng về tính cách vô ngã của cá thể con người và của tất cả mọi hiện tượng, tức mọi vật thể và biến cố. Tất cả chỉ là tánh Không.
4. Cách giải thích thứ tư: Đây là cách định nghĩa thường thấy trong thiền học, đặc biệt là trong các học phái Zen. Sự hiểu biết được phân biệt thành hai loại khác nhau :
a) Sự hiểu biết thông thường : tức sự hiểu biết vận hành trong thế giới quy ước và nhị nguyên. Đó là sự hiểu biết thu đạt được từ kinh nghiệm trực tiếp của giác cảm và sự học hỏi. Sự hiểu biết đó rất cần thiết để cảm nhận thế giới chung quanh, kể cả sự hiểu biết minh bạch về Tứ diệu đế chẳng hạn, nhưng không thể sử dụng sự hiểu biết ấy để nhận biết thực thể của hiện thực.
b) Sự hiểu biết Bát-nhã : tức sự hiểu biết có tính cách trực giác và rốt ráo, quán thấy trực tiếp tánh Không của mọi vật thể và biến cố.
Tóm lại, hầu hết các cách phân loại trên đây dù mang ít nhiều khác biệt nhưng đều đưa đến một định nghĩa giống nhau về sự hiểu biết siêu nhiên trong cấp bậc cao nhất, đó là sự hiểu biết thoát khỏi mọi lý luận nhị nguyên và quy ước. Thí dụ sau đây sẽ cho thấy tính cách nhị nguyên ảnh hưởng đến tất cả những suy luận của chúng ta : chẳng hạn như Niết bàn có thể hình dung như một thể dạng không còn vướng mắc trong nguyên lý tương liên của mọi hiện tượng, cũng không phải là một sản phẩm do nguyên nhân và điều kiện tạo tác, Niết bàn là một biểu hiện của thể dạng tự do tuyệt đối. Nhưng dù hình dung Niết bàn như thế nào đi nữa thì ta vẫn vướng mắc trong nhị nguyên, nếu không có thế giới Ta bà hay Luân hồi đối nghịch với Niết bàn, làm cơ sở chống đỡ cho sự hiện hữu của Niết bàn, thì Niết bàn cũng không có vì không có ý nghĩa gì cả, ngược lại đối với thế giới Ta bà cũng vậy. Bát nhã phải vượt lên trên Niết bàn và Ta bà. Long-chen-pa, một đại sư Tây tạng thế kỷ XIV, có đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích khái niệm ấy : nếu một người bị xiềng bằng một sợi giây xích bằng vàng hay bằng sắt thì đâu có gì khác nhau, trong cả hai trường hợp người ấy đều vướng mắc trong cảnh xiềng xích. Vậy muốn đạt được sự hiểu biết siêu nhiên, vượt lên trên mọi quy ước, khái niệm và đối nghịch, cần phải tu tập, tu tập để quán thấy thực thể thực sự của vũ trụ. Sự quán thấy ấy mới đích thực là sự Tự do và Giải thoát.(Nguồn: Lục độ Ba La Mật)

+ Mời đọc bài viết để có phương pháp học Phật pháp hiệu quả: Hướng dẫn tu học Phật pháp như Phật dậy

+ Thông thần học: Thông Thần học hay “Công phu thiêng liêng”, hay gây ra công việc của các thần. Thuật ngữ này rất cổ, nhưng vì nó thuộc về danh mục của Các Bí Pháp nên không thông dụng. Đó là một tin tưởng thần bí – được chứng minh một cách thực tiễn bởi các cao đồ và các vị tư tế được điểm đạo – theo đó, nhờ cách làm cho chính mình cũng tinh khiết như các thực thể không có xác thân (tức là bằng cách trở lại với bản chất tinh khiết ban sơ của con người), người ta có thể thôi thúc cho các thần truyền thụ cho con người các Bí Pháp Thiêng Liêng, và thậm chí khiến cho các thần đôi khi trở nên thấy được, hoặc bằng cách chủ quan, hoặc theo cách khách quan. Đó là trạng thái siêu việt của cái mà ngày nay người ta gọi là Giáng Ma học. Nhưng do chỗ quần chúng lạm dụng và hiểu sai, nó đi đến chỗ bị một số người xem như là thuật gọi hồn và thường bị cấm đoán. Một vài thực hành bắt chước theo Thông Thần Học của Iamblichus vẫn còn rơi rớt lại trong nghi lễ huyền thuật của một số tín đồ Do Thái Bí giáo ngày nay. Minh Triết Thiêng Liêng hiện đại tránh xa và bài bác cả hai loại huyền thuật và “chiêu hồn thuật” này vì đều rất nguy hại. Thông Thần học thiêng liêng chân chính đòi hỏi sự thanh khiết và thánh thiện của đời sống hầu như siêu nhân loại,  nếu không, nó sẽ thoái hóa thành thuật đồng cốt hoặc là tà thuật.(CKMTTL, 19)
Thu giảm nghiệp quả (Diminish the Karmic liabilities).-Những ai không có được hiểu biết đủ để thấy lại các tiền kiếp của mình vẫn có thể làm tiêu đi nhiều nhân duyên mà họ đã tạo ra trong hiện kiếp. Họ nên duyệt xét kỹ tất cả những gì mà họ có thể nhớ lại và ghi nhận vào lúc nào họ đã làm hại ai, hoặc khi nào ai đã làm hại họ; trong trường hợp đầu, họ làm tiêu hết nghiệp bằng cách tuôn đổ ra các tư tưởng bác ái và phụng sự, đồng thời thể hiện các hành vi phụng sự đối với người bị hại khi gặp dịp thuận tiện cũng ở trên cõi trần. Còn trong trường hợp thứ hai, họ nên đưa ra các ý tưởng tha thứ và thiện chí. Như vậy, họ thu giảm được các món nợ nghiệp quả của họ và tiến gần đến ngày giải thoát.(MTNX, 300)
Thuật thải trừ (Art of elimination): Thuật này liên quan tới hai hoạt động của Chân Ngã bên trong, đó là việc thải trừ mọi kềm chế của phàm ngã tam phân và tiến trình tự tái tập trung trên các phân cảnh cụ thể của cõi trí như là một điểm sáng rực rỡ. Điều này chủ yếu có liên quan tới nhân hồn (CTNM, 395)
Thuật thôi miên (Hypnotism): Một tên gọi do T.S. Braid đặt ra để chỉ một tiến trình mà theo đó, một người có ý chí mạnh mẽ đưa một người khác có thể trí (mind) yếu hơn đi vào một hình thức mê mẩn đờ đẩn (trance); một khi ở trong tình trạng như thế thì người có trí lực yếu sẽ làm bất cứ điều gì do người thôi miên ám thị (suggest) cho y. Các nhà huyền học cho đó là ma thuật hay bàng môn (sorcery) trừ khi ma thuật đó được tạo ra với mục đích đem lại hữu ích. Về mặt đạo đức và thể chất, đó là phương pháp nguy hiểm nhất vì nó can dự vào các lưu chất thần kinh (nerve fluids).                                      (CKMTTL, 353)
Thuật thôi miên theo Mesmer (Mesmerism): Thuật ngữ này xuất phát từ Mesmer, người đã khám phá lại (rediscovered) sức mạnh từ lực này (magnetic force) và áp dụng vào thực tế sức mạnh đó vào khoảng năm 1775 ở Vienna. Đó là một luồng sinh lực (vital current) mà một người có thể truyền qua cho một người khác; và qua luồng sinh lực đó, y gây ra (induces) một trạng thái bất thường cho hệ thần kinh, hệ thần kinh này cho phép người này có được một ảnh hưởng trực tiếp lên thể trí và ý chí (mind and will) của chủ thể (subject) hay là người đang chịu thôi miên (mesmerized person). (CKMTTL, 368)
Thúc đẩy lớn cho thế kỷ này (The great push of the hierarchical endeavour for this century): Trong chu kỳ này, sự chú tâm của Thánh Đoàn được tập trung phần lớn vào vấn đề thanh khiết tâm linh (psychic purity), và đây là lý do giải thích tại sao khuynh hướng giáo lý huyền linh (occult teaching) hiện nay đang phát triển, khuynh hướng này cách xa với những gì thường được hiểu là sự phát triển tâm linh (psychic development), nó không nhấn mạnh vào các năng lực thông linh hạ đẳng (lower psychic powers), nhưng lại ra sức huấn luyện người tìm đạo về các định luật của đời sống tinh thần (laws of the spiritual life). Điều này tạo ra một nhận thức về bản chất của tâm (the psyche) tức linh hồn, và một sự kiềm chế bản chất thông linh thấp. Sự thúc đẩy lớn lao mà Thánh Đoàn nỗ lực để làm cho thế kỷ này, tức 1926–2026, sẽ đi theo các đường lối này, kết hợp với việc phổ biến các định luật của tư tưởng (laws of thought). Vì thế cần phải phổ biến giáo lý được trình bày trong Yoga Sutras. Tác phẩm này đưa ra các qui tắc cho việc kiềm chế trí tuệ, song bản chất của các năng lực thông linh và sự phát triển của ý thức thông linh (psychic consciousness) cũng được bàn đến một cách rộng rải.   (ASCLH, 203)

- Gunas là các thuộc tính hữu hạn (finite attributes).  (T. của Ch. S.   378) – Là ba tính chất của vật chất, ba hiệu quả được tạo ra khi năng lượng đại vũ trụ, tức sự sống của Thượng Đế, vốn thường tại một cách độc lập với việc khoác lấy hình hài (form–taking), kích động hay đem lại năng lượng cho vật chất. Ba gunas là:

  1. Sattva .... Năng lượng .. Cha …..... Nhịp nhàng .........   Sự

của Tinh thần,                  hay rung động        sống Chân Thần                       hài hòa

  1. Rajas ..... Năng lượng .. Con ..... Động hay ....... Ánh

của Linh hồn,               hoạt động          sáng Chân Ngã

  1. Tamas ... Năng lượng .. Thánh ..... Tĩnh ............. Chất

của Vật chất,    Thần     (inertia)            liệu Phàm ngã                                    ASCLH, 32, 281)

– Ba gunas là các mãnh lực của thiên nhiên (potencies of Nature).  (ASCLH, 61)  

Thung Lũng Thần Tiên   (The Fairy Glen) Cõi phụ thứ tư của cõi tình cảm có tên là Thung lũng Thần Tiên.   (CKDCLH, 157)
Thực Thể hành tinh (Planetary Entity):
  • Thực Thể hành tinh ở trên cung tiến hóa giáng hạ và là một Thực Thể ở cấp rất thấp. Thực Thể này là tổng cộng tất cả các sự sống hành khí (elemental lives) của hành tinh. (LVLCK, 105)
  • Thực thể hành tinh là toàn bộ các hình hài (forms) tạo ra hình thể (form), nhờ đó, Hành Tinh Thượng Đế chúng ta (planetary Spirit) đang biểu lộ, và do đó, là tổng hợp của các tinh linh hồng trần, cảm dục và hạ trí. (LVHLT, 432)

+ Thượng Đế Tam Phân (LVLCK, 64)
Cha ............... Con ............... Mẹ
Tinh thần ...... Linh hồn ......... Xác thân
Sự Sống ...... Tâm thức........ Sắc tướng
Chân Thần ... Chân ngã ........ Phàm ngã
Linh ngã ...... Thượng ngã ..... Phàm ngã
Tinh thần ...... Biệt ngã…........ Phàm ngã
Điểm .......... Tam nguyên…... Tứ nguyên
Chân thần-T.Dương T.Thần- Nguyệt Tinh Quân

+ Theo Ấn Giáo: (1) Shiva, Ngôi Hủy Diệt và (2) Vishnu, Ngôi Bảo Tồn (Duy trì); (3) Brahma, Ngôi Sáng Tạo, (GLBN III, 313);
+ Thượng Đế tự tam phân 3 Ngôi: Cha - Con - Thánh Thần (CTHNM, 631);
Diễn giải thêm ba ngôi:
- Ngôi Một: Cội Nguồn của Vạn Hữu; (Vô Ngã, Vô hiện, có trước vũ trụ biểu lộ)
- Ngôi Hai (xuất phát từ Ngôi 1): Biểu lộ ra 2 trạng thái là Sự sống và Sắc tướng, Lưỡng nguyên nguyên thủy, tạo thành 2 cực của Thiên Nhiên, mạng lưới vũ trụ được tạo ra giữa 2 cực đó:
Sự sống – Sắc Tướng,
Tinh thần – Vật chất,
Dương – Âm,
Chủ động – Thụ động,
Phụ – Mẫu của các thế giới.
- Ngôi Ba (xuất phát từ Ngôi 2) Toàn Linh Trí, trong đó có tồn tại mọi nghi hình kiểu mẫu, cội nguồn của vạn vật, nguồn mạch của mọi năng lượng tạo hình, kho tàng lưu trữ mọi nguyên hình. (MTNX,45–46)
+ Vũ trụ của chúng ta với hằng hà sa số thiên hà là biểu hiện của Sự Sống đó (Ba Ngôi)
Xem:
Tổng hợp các tương ứng của vũ trụ và con người
Xem thêm: Cấu tạo con người 2;
Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

Thượng Đế của Sirius (Sirian Logos):
  • Thượng Đế của sao Sirius hợp thành một trong bảy Thái Dương Thượng Đế (Grand Heavenly Men), các Ngài là các trung tâm lực trong cơ thể (body) của Đấng Bất Khả Tư Nghị.
(LVLCK, 572)
  • Luôn luôn chúng ta cần nhớ rằng tâm thức của cõi trí vũ trụ là mục tiêu thành đạt của Thượng Đế, và Thượng Đế của sao Sirius so với Thái Dương Thượng Đế của chúng ta cũng giống như Chân Ngã của con người so với phàm ngã.
 (LVLCK,592) 
Thượng Đế hữu ngã (personal God):
  • Thượng Đế hữu ngã của người theo Thiên Chúa Giáo chính là con người không hơn không kém, được thổi phồng thành một Đấng có uy quyền khủng khiếp (awful powwer) và lệ thuộc vào các tính tốt và tật xấu (vices) của chính con người. (LVLCK, 239)
  • “Thượng Đế hữu ngã”, một hiện thân (incarnation) của
Thượng Đế. (TLHNM, 209)

+ Thượng Đế Ngôi Hai (the Second Logos): Logos Demiurge, Thượng Đế Ngôi Hai hay là phân thân thứ nhất (first emanation) từ Thiên Trí (Mind), Toàn Linh Trí (Mahat). (GLBN IV, 46)

Xem thêm: Cấu tạo con người 2;

Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

+ Thượng Đế Ngôi Ba (The Third Logos): Thượng Đế Ngôi Ba tức Toàn Linh Trí (Mahat) hay Thiên Trí Sáng tạo (Divine Creative Intelligence), tức Brahma của Ấn Giáo, Văn Thù (Mandjusri) của Phật giáo Bắc Tông, Chúa Thánh Thần của Thiên Chúa Giáo. (MTNX,  123)

+ Thượng Đế thứ ba hay Brahma, nó được gọi là prakriti, hay vật chất: Vật chất và dĩ thái và những từ đồng nghĩa. Bảy cõi giới chính này thuộc thái dương hệ của chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ, chúng ta có thể từ đó thấy được lý do được Bà H. P. B. nhấn mạnh về sự kiện rằng vật chất và dĩ thái là những từ đồng nghĩa và rằng chất dĩ thái này được thấy ở dạng này hay dạng khác trên tất cả các cõi giới, và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, được gọi một cách không phân biệt là mulaprakriti hay vật chất tiền di truyền nguyên thủy, và Khi được phân hoá bởi Fohat (hay Lực năng lượng sống, Thượng Đế thứ ba hay Brahma), nó được gọi là prakriti, hay vật chất. (TCF/ LVLVT, 118)

Xem thêm: Cấu tạo con người 2;

Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

Thượng Đế Nội Tại (God Immanent):
  • Thượng Đế Nội Tại có sẵn trong mỗi con người riêng biệt, trong các nhóm và các quốc gia, trong các hình thức có tổ chức (organized forms) và trong tôn giáo, trong nhân loại nói chung và trong chính Hành Tinh Thượng Đế.(ACMVĐTG, 162)
  • Bản Lai Diện Mục (Presence) tức Thượng Đế Nội Tại.
  • Sự sống của Thượng Đế Nội Tại là nguồn cội của sự hoạt động, của trí tuệ, sự phát triển (growth) và tính thu hút (attractiveness) của mọi hình hài trong mọi giới của thiên nhiên. (TLHNM II, 229–230)
 
Thượng Đế siêu việt (Transcendent Deity):
  • Thượng Đế siêu việt không thoát ra khỏi các tam phân (triplicities), các nhị phân (dualities) và đa phân (multiplicities) của biểu lộ. Chỉ có sự sống, vô sắc tướng (formless), thoát khỏi ngã tính (individuality) không biết rõ. (TLHNM II, 231)
  • Có một Đấng Thượng Đế Siêu Việt (God Transcendent), Ngài “thấm nhuần (pervaded) hết thảy vũ trụ với một mảnh của Chính Ngài” vẫn có thể nói “Ta nguyên vẹn”. (TLHNM II, 229)
  • Thượng Đế Siêu Việt mãi mãi hiện hữu nhưng chỉ có thể thấy được, biết được và tiếp cận được một cách chính xác bằng Thượng Đế Nội Tại (God Immanent). (ACMVĐTG, 162)
Thủy thần (Varuna, the God of Water): Thần của Nước, theo ý nghĩa nước của không gian hay là nước của vật chất. Ngài cũng được xem như  là vị cai quản (Ruler) cõi cảm dục (cõi thứ 6) mà biểu tượng là nước. (LVLCK, 626)
Thần Hộ mạng (“Guardian Angel”): “Thần Hộ Mạng” là hình ảnh lu mờ của Thiên Thần Bản Lai Diện Mục, Thái Dương Thiên Thần, vốn theo sát mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến lúc lìa đời, biểu hiện nhiều nhất cho ánh sáng sẵn sàng khả dụng mà con người – vào bất cứ thời điểm  được định nào trên con đường tiến hóa – có thể sử dụng và biểu lộ.  (TLHNM II, 357)
+ Thần kinh lực: Thần kinh lực được người Ấn Độ gọi là Prana. Nó được trí tuệ kềm chế xuyên qua não bộ. Nó là sinh lực (vitality) khơi hoạt các cơ quan cảm giác và tạo ra sự sống hướng ngoại của con người. Nó có phương tiện phân phối là hệ thần kinh, xuyên qua một vài trung tâm phân phối lớn gọi là các bí huyệt (plexi) hay liên hoa (lotuses).(ASCLH, 328) + Hệ thần kinh: Hệ thần kinh được tạo ra để biểu lộ các quyền năng tâm linh trên cõi trần. + Hoạt động: Hệ thần kinh giao cảm có liên quan trực tiếp với trạng thái Ý Chí, dưới hình thức Dục vọng, còn hệ thần kinh não tủy có liên quan trực tiếp hơn với trạng thái Hiểu Biết và trạng thái Ý Chí thuần túy. Hệ thần kinh giao cảm chi phối các tiến trình thiết yếu cho sự sống, như sự hoạt động của tim, phổi, bộ máy tiêu hóa. Bí huyệt nhật tùng (solar plexus, bí huyệt đan điền) là bí huyệt (trung tâm) quan trọng nhất của hệ thần kinh giao cảm. (KCVTT, 334–335)

+ Thần lực (Forces, Shaktis): Có sáu thần lực của Thiên nhiên. Sáu thần lực này là gì?

a/ Chúng là các loại (types) năng lượng.

b/ Chúng là tính chất hay đặc tính năng động của một Hành Tinh Thượng Đế.

c/ Chúng là sinh lực của một Hành Tinh Thượng Đế được định hướng vào một hướng nào đó.

+ Thần Lực và Tâm thông: Có 2 loại lực ở trên (các lực ẩn tàng của sự hiện tồn và các lực này xuất phát từ hành vi vốn tạo ra biểu lộ ngoại cảnh đang biểu lộ ở mức độ có liên quan tới con người, và các loại lực này cần được hiểu rõ:

- Thứ nhất: Có loại thần lực làm sinh động các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên, − năng lượng phú cho sự sống (ensouling energy), được kết hợp với năng lượng của vật chất và bản ngã, tạo ra mọi hình tướng. Hiệu quả của sự kết hợp này là đưa thêm vào sự thông minh còn phôi thai của chính vật chất một khả năng cảm thụ tiềm tàng (latent sentiency), và sự đáp ứng vốn tạo ra một điều gì đó thuộc nội tâm mà chúng ta gọi là sinh hồn (animal soul). Điều này tồn tại theo 4 mức độ hay trạng thái hiểu biết do cảm thức (sentient awaness):
a/ Tâm thức của giới khoáng vật.
b/ Tâm thức của giới thực vật.
c/ Tâm thức của giới động vật.
d/ Tâm thức của hình hài động vật (animal form) mà qua đó con người tâm linh (spiritual man) hoạt động, và sau rốt tất cả chỉ là một bộ phận của nhóm trước dưới hình thức cao nhất của nó. (LVHLT, 10)

- Thứ hai là có loại lực tâm thông (psychic force) vốn là kết quả của sự hợp nhất của tinh thần với vật chất có khả năng cảm thụ (sentient matter) trong giới nhân loại, và vốn tạo ra một trung tâm thông linh (psychic centre) mà chúng ta gọi là linh hồn con người. Trung tâm thông linh này là một trung tâm lực (force centre), và lực mà trung tâm này gìn giữ (the custodian) hay biểu hiện, phát huy một sự đáp ứng và một sự hiểu biết vốn là sự hiểu biết của linh hồn của sự sống hành tinh, một tâm thức tập thể vốn mang theo với nó các khả năng và kiến thức của một phẩm cấp khác hơn phẩm cấp trong sinh hồn (animal soul). Sau rốt các điều này thay thế cho các năng lực của sinh hồn vốn hạn chế, gây lệch lạc, và trói buộc, và cung cấp cho con người một phạm vi các sự tiếp xúc và một hiểu biết vốn không thể sai lầm, tránh khỏi sự sai sót, và chấp nhận y vào “đặc quyền của các cõi trời”. Hiệu quả của hoạt động tự do của linh hồn con người dùng để chứng minh tính có thể sai lầm và sự vô ích tương đối của các năng lực của sinh hồn. Tất cả những gì mà Tôi muốn làm ở đây là cho thấy hai nghĩa mà trong đó thuật ngữ “tâm thông” được dùng. Sau này, chúng ta sẽ đề cập đến sự tăng trưởng và phát triển của bản chất tâm thông thấp, hay là linh hồn của các vận thể (vehicles) mà nhờ đó con người hoạt động trong ba cõi thấp, và kế đó sẽ tìm cách làm sáng tỏ bản chất thực sự của linh hồn con người và bản chất của các năng lực có thể được đưa vào hoạt động, một khi một người có thể tiếp xúc với trung tâm tâm linh (spiritual centre), tức linh hồn, của chính mình và sinh hoạt trong linh hồn thức đó. (LVHLT, 13)

  1. Ichchhashakti (Ý chí thần lực):
Quyền năng của ý chí, tức là thần lực trong lúc tạo ra sự biểu lộ.
Kriyashakti (Tác động thần lực): Thần lực làm thể hiện lý tưởng
  1. Kundalini shakti (Hỏa hậu thần lực):
Thần lực làm cho các liên hệ bên trong thích ứng với các liên hệ bên ngoài.
Thần nhãn (Clairvoyance): X. Nhãn thông.

Thập giá cơ bản/ Chính yếu/ Chủ yếu: Chi phối Chân Sư khi Ngài vượt qua 5 cuộc điểm đạo còn lại. Điều khá lạ lùng là cuộc điểm đạo thứ 4 không bị thập giá cố định lẫn thập giá chính yếu chi phối. - Thập Giá Chủ yếu: Các từ khoá cho là ý chí, động lực, và hành động(Sẵn sàng để thay đổi. Nhấn mạnh vào hành động. Cố gắng thay đổi môi trường. Phóng chiếu bản thân vào môi trường xung quanh). Gồm: Bạch DươngCự GiảiThiên Bình và Ma Kết.(Xem Chiêm THNM 17)

+ Nhờ việc nghiên cúu Thập Giá Cơ Bản ‒ Aries, Cancer, Libra, Capricorn ‒ Chiêm tinh gia có hiểu biết rõ ràng hơn(CTHNM, 379):

a. Về con người thông thường, cá biệt. b. Về các cội nguồn tập thể. c. Về ý nghĩa của cuộc điểm đạo đầu tiên + Trên Thập Giá Cơ Bản, đó là Mặt Trời tinh thần trung ương, nó tác động tới, và lúc bấy giờ Uranus là nơi phân phối, còn bí huyệt đầu trở thành bí huyệt trong cơ thể của điểm đạo đồ qua đó phương hướng và sự kiểm soát đi đến (CTHNM, 335)

+ Thập Giá Cơ Bản ‒ có trách nhiệm trong việc mang lại một vài điểm tổng hợp lớn, theo trình tự của cả sự thay đổi lẫn sự tổng hợp. Jupiter có trách nhiệm cho việc tập trung các năng lượng ở điểm này (CTHNM, 397)

Xem thêm: Tổng hợp về Ba Thập Giá

+ Thập Giá Khả biến / Chung/ Khả Chuyển: Các từ khoá là hoạt động, khả năng thích ứng, linh hoạt và thay đổi. (Có thể thay đổi và linh hoạt. Có tinh thần thám hiểm. Nhấn mạnh vào hoạt động trí tuệ. Thích nghi với môi trường); Gồm: Song TửXử NữNhân Mã và Song Ngư.(Xem Chiêm THNM 17)

- Thập giá khả chuyển: Chi phối 3 cõi thấp, đặc biệt là cõi cảm dục. Kẻ thường nhân “chịu thập giá hình trên thập giá này mãi đến khi nào y đạt được kinh nghiệm cần thiết và tự tái định hướng một cách hữu thức sang một giai đoạn tiến hóa khác. (CVĐĐ, 693–694)

+ Nhờ nghiên cúu về Thập Giá Khả Biến ‒ Gemini, Virgo, Sagittarius và Pisces ‒ Chiêm tinh gia có hiểu biết rõ ràng hơn(CTHNM, 379):

a/ Của các đệ tử. b/ Của hoạt động tập thể. c/ Của cuộc điểm đạo thứ hai. + Trên Thập Giá Khả Biến, đó là Mặt Trời Vật chất và các ảnh hưởng của nó tác động vào con người, kích thích các tế bào xác thân và bảo dưỡng bản chất hình hài, tác động vào các trung tâm lực dưới cách mô (CTHNM, 335)

+ Thập Giá Khả Biến ‒ đưa đến các tình huống vốn dĩ sẽ tạo ra các chu kỳ thay đổi lớn trong sự sống của hành tinh, của một giới trong thiên nhiên hoặc của một con người. Mercury đóng một vai trò trong việc này.(CTHNM, 396)

Xem thêm: Tổng hợp về Ba Thập Giá

Thất diệp thọ, thất diệp thụ : X. Saptaparna

+ Thất vọng (despair): Thất vọng là hậu quả của sự hối tiếc, xảy ra trong thể hạ trí và chính nó là một đặc tính của những gì có thể được gọi là “bản chất thể trí không phục hồi được”. (ASCLH, 71)

+ Những nỗi thất vọng chia làm 3 loại: (Trích TLHNM tr 401, 520)

1. Sự thất vọng về tình dục. Loại thất vọng này, trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ở những người trung bình, dẫn tới một sự quá chú trọng về sự kiện tình dục, tới một đời sống tư tưởng tình dục không được kiểm soát, tới những sự ghen tuông về tình dục (thường không được nhận thức) và tới sự kém phát triển về thể chất. 2. Tham vọng bị thất vọng. Điều này ngăn lại các nguồn lực của sự sống, tạo nên sự bực dọc liên tục bên trong, dẫn đến sự đố kỵ, thù hận, sự gay gắt, sự thù ghét mãnh liệt những người thành công, và gây ra nhiều loại bất bình thường. 3. Tình yêu bị thất vọng. Điều này có lẽ sẽ được bao gồm dưới sự thất vọng về tình dục bởi các nhà tâm lý học trung bình, nhưng nó không được xem như vậy bởi nhà thần bí. Có thể có sự thỏa mãn tình dục đầy đủ nếu không là sự hoàn toàn thoát khỏi sự thu hút của nó, và tuy vậy, bản chất tình yêu quyến rũ thoải mái của chủ thể có thể chỉ đáp ứng với sự thất vọng và sự thiếu đáp ứng. - Ở đâu mà 3 loại thất vọng này tồn tại, bạn thường sẽ có một cuộc sống mơ mộng sinh động không lành mạnh, những nguy cơ thể chất thuộc nhiều loại, và một bất hạnh sâu sắc không thay đổi.

+ Tâm thức tỉnh thức (waking–consciousness):
+ Tâm thức tỉnh thức tức là tâm thức đang tác động trong bộ óc hồng trần (consciousness working in the physical brain). (KCVTT, 115)

+ Tâm thức tỉnh thức là tâm thức đang hoạt động trên cõi trí và trên cõi cảm dục bằng cách dùng chất trí và chất cảm dục làm hiện thể cho nó, tâm thức này được đặt trong bộ óc hồng trần với vai trò như Ngã thức (Self– consciousness) và sử dụng bộ óc đó cùng với hệ thần kinh được nối kết của nó như là dụng cụ để ước muốn (willing), để hiểu biết (knowing) và để hoạt động (acting) trên cõi trần. (KCVTT, 169)

Tâm thức tỉnh thức có thể được định nghĩa như là một phần của tổng thức (total consciousness) vốn đang hoạt động trong bộ óc và hệ thần kinh, và rõ ràng thuộc về Ngã-Thức (Selfconscious). …..Khi tâm thức trở thành Ngã thức trên cõi cảm dục và khi bộ óc phát triển đủ để đáp ứng với cac rung động của Ngã Thức, thì tâm thức trên cõi cảm dục (astral consciousness) sẽ trở thành một phần của tâm thức tỉnh thức. Mãi về sau khi tâm thức trở thành Ngã thức trên cõi trí, và bộ óc phát triển đủ để đáp ứng với các rung động của nó, thì tâm thức tỉnh thức sẽ gồm cả tâm thức trên cõi trí (mental consciousness). Cứ như thế cho đến khi mọi tâm thức trên năm cõi của chúng ta đều phát triển thành tâm thức tỉnh thức.(KCVTT,   170-171)

+ 5- Tỉnh thức - Sự chú tâm siêu nhiên
Tỉnh thức là một trạng thái mở rộng sự cảm nhận của ta đối với thế giới bên ngoài và những biểu hiện của nội tâm. Thiếu tỉnh thức có nghĩa là ta chỉ thật sự sống một phần nhỏ của sự hiện hữu này mà thôi. Thí dụ ta có phương tiện, ta ăn uống, vui chơi, du lịch và tận hưởng tối đa ; như thế không có nghĩa là « đang sống », đó là những biểu hiện của « bản năng sinh tồn », là một cách « vỗ béo » cho cái ngã và làm thoả mãn những đòi hỏi bản năng thấp nhất của thân xác và tâm thức, sống thật sự là ý thức được từng phút giây của hiện tại, ý thức được những cảm nhận của giác quan trên thân xác và sự vận hành của tâm thức trong từng khoảnh khắc. Trong câu 21 của Kinh Pháp cú, Đức Phật có nói như sau : « Xao lãng cũng giống như là đã chết ». Lo âu, sợ hãi, bồn chồn, chờ đợi, mưu tính, ước mơ, hy vọng… là những thể dạng của xao lãng.
Tỉnh thức có thể xem như tương đương với chánh niệm trong Bát chánh đạo. Sau khi thực hiện được sự tỉnh thức hay chánh niệm, mới có thể đi xa hơn tức là tập trung suy tư đề quán xét một đối tượng, tập trung là dạng thể tương đương với chánh định, tức sự chú tâm đích thực.
Thể dạng cao nhất của chú tâm là sự quán thấy siêu việt của các đấng như lai (tathagata), sự quán thấy ấy vượt lên trên mọi đối nghịch, mọi khái niệm nhị nguyên và quy ước. Đó mới đích thực là sự chú tâm siêu nhiên, gọi là thiền định Ba-la-mật.
Ba thể dạng vừa kể tương ứng với ba cấp bậc thăng tiến của khả năng trút bỏ được xao lãng và những bấn loạn trong tâm thức. Ba cấp bậc chú tâm ấy được định nghĩa như sau :
a) Sự chú tâm của những người mới tập (sukhaviharayadhyana): tức là sự chú tâm còn vướng mắc trong mục đích tìm kiếm phúc hạnh và trong sáng bằng cách chận đứng những diễn đạt bấn loạn của tâm thức. ...
b) Sự chú tâm quán thấy ý nghĩa minh bạch của mọi hiện tượng (gunanirharayadhyna): Vì thế, chận đứng sự diễn đạt của tâm thức chưa đủ, phải tìm hiểu một cách thật lành mạnh và chính xác tánh Không của bất cứ những cảm nhận nào từ giác cảm và tâm thức tạo ra, phải đi xa hơn thể dạng an bình để tìm thấy sự Giác ngộ.
c) Sự chú tâm siêu việt của các bậc như lai (sattvarthakriyanusthanayadhyna) : là sự chú tâm vượt lên trên cả tánh Không, trút bỏ khái niệm về tánh Không, thoát khỏi sự « hiểu biết » về tánh Không. Đó là thể dạng tỉnh thức đến vô cực, một trạng thái thật sâu xa của tâm thức. Trong thể dạng đó mọi tạo dựng của tâm thức, mọi khái niệm và quán thấy nhị nguyên đều tan biến hết.(Nguồn: Lục độ Ba La Mật)

+ Mỗi sinh vật là 1 với Tâm thức Vũ trụ: Ví như 1 sóng biển là một với đại dương(nguồn)
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Tâm thức và ngã thức: Chính ở trên cõi trần mà tâm thức, trước tiên phải tiến hóa thành Ngã thức. (KCVTT, 93)
+ Mỗi sinh vật là 1 với Tâm thức Vũ trụ: Ví như 1 sóng biển là một với đại dương (nguồn)

- Lòng tận tụy nảy sinh từ và là kết quả của tình trạng không hài lòng (dissatisfaction) cộng với việc sử dụng khả năng chọn lựa (choice). Tùy theo độ sâu đậm của nỗi bất mãn (discontent) của con người và năng lực xét đoán thấu suốt của mình, người này vượt qua từ mức độ hài lòng tạm thời này đến mức độ khác, cứ mỗi lần như vậy, y biểu lộ lòng tận tụy của mình đối với một ước vọng (desire), một cá nhân (personality), một lý tưởng (ideal) và đối với một cách nhìn (vision) cho đến sau cùng, y hợp nhất chính mình với lý tưởng cao siêu nhất có thể có đối với con người. Trước tiên, đây là linh hồn và kế đó là Đại hồn (Oversoul) hay là Thượng Đế.       (GDTKNM, 21)
  • Mỗi người thuộc mọi trình độ đều có sự tận tụy riêng của mình mà y sống vì đó, trong sự dốt nát, hiểu biết hoặc minh triết, y vận dụng tới mức tối đa luật lệ mà y có thể hiểu được dành cho sự tận tụy đó.
Sự tận tụy có thể thuần túy vật chất, tập trung vào thể xác, vào việc ham muốn vàng, vào các tài sản cụ thể. Y dồn mọi năng lực của mình vào việc tìm cách thỏa mãn hình thức cụ thể đó và nhờ đó mà học hỏi. Sự tận tụy thuần túy tình cảm có thể là mục tiêu của kẻ tận tụy (devotee) – yêu thương vợ con hoặc gia đình, lòng tự hào (pride) của dân tộc, ưa thích sự mến mộ hoặc khao khát một cái gì đó – y dốc hết trọn năng lực của mình vào chúng, dùng thể xác để làm đầy ước muốn của thể tình cảm. Có thể còn hình thức tận tụy cao hơn, – yêu thích nghệ thuật, hoặc khoa học, hoặc triết học, yêu thích đời sống tôn giáo, khoa học hay nghệ thuật – y cống hiến vào đó các năng lực của xác thân, của tình cảm và trí tuệ, và luôn luôn đó là hình thức tận tụy.  (LVHLT, 263)
  • Sự tận tụy là ý chí kiên trì nhất tâm của Thượng Đế được biểu hiện trong một Sự sống, đó là Sự sống của Đấng Chủ Quản Cung Một (Lord of the first ray). (TLHNM I, 48)
Thế giới bên trong (Subjective world): Tức là cảm dục giới (astral world). (LVLCK, 1130)
Thế giới biểu tượng (world of symbols): Là thế giới của sự sống Phàm ngã, của thế giới hiện tượng, vì giai đoạn đó bao gồm ba cõi tiến hóa của nhân loại.(CVĐĐ, 286)
Thế giới của ảo cảm (World of glamour): Thế giới của cõi cảm dục và của các xúc cảm.(SHLCTĐ, 359)
Thế giới của ảo tưởng (World of illusion): Thế giới của cõi trí.    (SHLCTĐ, 359)
Thế giới của giác quan: (world of the senses). Thế giới của giác quan tức là vũ trụ ngoại tại (external universe).       (GLTNVT , 36)
Thế giới hậu quả (world of effects):
  • Phàm Ngã là hình ảnh (reflection) của Chân Ngã trong thế giới hậu quả. (ASCLH, 163)
– Thế giới hậu quả tức là Kama loka. (PGNM, 84)
Thế giới hiện tồn (World of being): Thế giới hiện tồn tức là thế giới của linh hồn.  (TLHNM–I, 161)
Thế giới hiện tượng (World of phenomena): Là ba cõi tiến hóa của nhân loại (three worlds of human evolution). (GDTKNM, 60)
Thế giới liễu nghĩa (World of significance):
  • Là thế giới của Tam Thượng Thể Tinh Thần mà con người chỉ giao tiếp được một cách hoàn toàn tự do sau lần điểm đạo 3. (CVĐĐ, 286)
– Thế giới liễu nghĩa, thế giới của thực tại và của chân lý cơ bản.        (CVĐĐ, 303)

+ Thế giới nguyên hình (World of pattern, Cõi nguyên hình): Thế giới nguyên hình ở bên dưới mọi hoạt động của Đại Hồn (Over–soul) và các linh hồn cá biệt (individual souls). Đừng quên rằng, thuật ngữ “individual souls” chỉ là một cách diễn đạt có giới hạn do cái trí chia rẽ dùng để chỉ các trạng thái của thực tại duy nhất.  (TLHNM II, 55)

+ Thế giới nguyên hình (Archetypal world): Thế giới nguyên hình không phải là thế giới khi nó đã hiện hữu trong trí của Hành Tinh Thượng Đế mà là kiểu mẫu đầu tiên (first model) được tạo ra.(MTNX, 349)

Thế giới nguyên nhân (World of causes): Vị đệ tử điểm đạo (đạo đồ, initiate) sống trong thế giới nguyên nhân, vì hiển nhiên, đây là thế giới của điểm đạo (world of initiation). (ĐĐTKNM–II, 446)
Thế giới noãn (Mundane egg): Noãn hào quang của Thượng Đế (The logoic auric egg).  (LVLCK, 1040)

+ Thực tượng (Noumena, tiếng Hy Lạp) Bản chất cốt yếu đích thực của Thực Thể (Being) được xem như tách biệt với các đối tượng dễ gây nhầm lẫn (illusive objects) của giác quan.(CKMTTL, 272)

+ Thế giới thực tượng: (Noumenal world): vốn là cội nguồn và nguyên nhân của các thế giới hiện tượng.  (GLASTTĐ,  231)

+ Thế giới ý nghĩa (World of meaning): Là thế giới mà trong đó linh hồn sinh hoạt và hành động có chủ đích và hiểu biết. (CVĐĐ, 286)

+ Mục đích của hai cuộc điểm đạo đầu là cho phép vị đạo đồ sống trong thế giới ý nghĩa; mục đích của bốn cuộc điểm đạo kế tiếp – lên đến và kể cả cuộc điểm đạo thứ sáu, cuộc điểm đạo Quyết Định – là cho phép vị đạo đồ sống trong thế giới liễu nghĩa (world of significances). (ĐĐTKNM–II, 420)

Thế giới ý tưởng (World of ideas, Thế giới ý niệm):
  • Thế giới ý tưởng xuất phát từ các Thực Thể Tinh Thần cao siêu, từ các Đấng Tinh Thần (Spiritual Lives). (ASCLH, 165)
  • Thế giới ý niệm ở trên các phân cảnh trực giác (intuitional levels) của tâm thức. (SHLCTĐ, 29)

– Nói theo biểu tượng, người kém tiến hóa không phát ra hoặc biểu lộ một ánh sáng nào. Không thấy có ánh sáng trong đầu, mặc dù các nhà nghiên cứu có nhãn thông sẽ thấy được ánh mờ mờ của ánh sáng bên trong các yếu tố tạo ra cơ thể và ánh sáng ẩn tàng trong các nguyên tử tạo nên phàm ngã (form nature). Khi tiếp tục tiến hóa, các điểm “ánh sáng tối mờ” (“dark light”) tăng thêm độ sáng; ánh sáng trong đầu đôi lúc chập chờn trong cuộc đời của kẻ thường nhân và trở nên tỏ rạng khi người này bước lên con đường đệ tử. Khi trở thành đạo đồ, ánh sáng của các nguyên tử trở nên chói lọi, còn ánh sáng trong đầu thì mạnh mẽ (với sự kích thích song hành của các trung tâm lực trong cơ thể) đến nỗi thể ánh sáng xuất hiện. Sau rốt, thể ánh sáng này trở nên lộ rõ ra và vượt trội hơn thể xác hữu hình. Đây là thể ánh sáng mà Đứa Con đích thực của Thượng Đế ngự trong đó một cách hữu thức. (TLHNM I, 131)

– Có ba thể ánh sáng (bodies of light):

  1. Thể chiếu sáng (radiant body) của chính linh hồn, thấy được trên cõi riêng của linh hồn (cõi thượng trí–ND), thường được gọi là Karana Sarira hay linh hồn thể.
  2. Thể sinh lực hay thể dĩ thái, hiện thể của prana (sinh khí), đó là thể ánh sáng hoàng kim (golden light), hay đúng hơn là thể màu lửa (flame coloured vehicle).
  3. Thể “ánh sáng tối mờ” (“dark light”), đó là lối nói theo huyền linh học để chỉ ánh sáng ẩn tàng của thể xác và ánh sáng tiềm phục trong chính nguyên tử (light latent in the atom itself). (LVHLT, 105)

+ Thống nhất thuật ngữ giữa các tác giả dịch Minh triết mới:

- Từ Tập đoàn Tiên Thánh hoặc Hội đoàn Tiên thánh: Thánh đoàn.
- Từ thể phách, thể vía: Thể dĩ thái (hoặc thể sinh lực) và thể tình cảm.
- Từ Đệ tử nhập môn: Đệ tử Chính thức/ Accepted Disciple.

+ Thể sinh lực tức là thể dĩ thái (LVHLT, 206)

+ Thể dĩ thái là một mạng lưới các dòng năng lượng, các tuyến lực và ánh sáng. Dọc theo các tuyến năng lượng này, các mãnh lực vũ trụ tuôn chảy, giống như máu chảy qua các tĩnh mạch và động mạch (Nguồn)

+ Thể dĩ thái: Thể xác con người có 2 phần: Nhục thể và thể dĩ thái. Nhục thể được tạo thành bằng chất liệu của 3 phân cảnh thấp nhất của cõi trần. Thể dĩ thái được tạo thành bằng chất liệu của 4 phân cảnh cao hay phân cảnh dĩ thái của cõi trần. (ĐĐNLVTD, 218)

- Ẩn dưới xác thân và hệ thống thần kinh phức tạp và bao quát của nó, là một thể sinh lực hay thể dĩ thái vốn là đối phần và là hình hài đích thực của trạng thái hữu hình bên ngoài của cõi hiện tượng. Đó cũng là môi trường/ phương tiện chuyển thần lực đến tất cả các phần của thân thể con người và là tác nhân thừa hành của sự sống nội tại và tâm thức. Nó qui định và chi phối thể xác, vì chính nó là nơi lưu trữ và nơi truyền chuyển năng lượng từ các trạng thái bên trong khác nhau của con người và cũng từ môi trường mà trong đó, cả con người bên trong lẫn con người bên ngoài đều có được sở trường. Khoa học đang chứng minh điều này (CTHNM, 17).

- Bảy trung tâm lực chính vốn là một kiểu của các tác lực phân phối và các bộ pin điện, cung cấp mãnh lực năng động và năng lượng định tính cho con người; chúng tạo ra các hiệu ứng rõ rệt lên biểu lộ vật chất bên ngoài của y. “Việc kiểm soát sắc tướng qua bộ 7 năng lượng” là một qui luật không thể thay đổi trong việc cai quản bên trong của vũ trụ chúng ta và của thái dương hệ đặc biệt của chúng ta, cũng như trong trường hợp của con người cá biệt (CTHNM, 19)

- Nhà huyền linh không bận tâm đến nhục thể. Y xem thể dĩ thái mới là hình hài đích thực còn nhục thể được xem như chỉ là vật chất dùng để lấp đầy hình hài này. Thể dĩ thái là hình hài chủ yếu đích thực, cái khung sườn, vật liệu làm giàn giáo mà nhục thể tất nhiên phải phù hợp với nó. (ASCLH, 348–349)

+ Thể dĩ thái kép là bản sao chính xác từng phần của thể hồng trần hữu hình; qua trung gian nó, mọi dòng điện và sinh lực được cung cấp cho những hoạt động của thể hồng trần (Xem nguồn)

- Thể dĩ thái, vốn là một mô phỏng đúng y như đối phần trọng trược của nó, là cơ quan của lửa linh hoạt hay lửa bức xạ, và, như được biết rõ, đó hiện thể của prana. Chức năng của nó là tích chứa các tia sáng bức xạ và nhiệt nhận được từ mặt trời và truyền chúng, qua lá lách, đến mọi phần của thể xác => Xương sống và Lá lách cực kỳ quan trọng cho sức khỏe thể xác con người. Khi lò lửa vật chất cháy sáng và khi nhiên liệu của thể xác (tức tia prana) được đồng hoá một cách thích ứng, xác thân con người sẽ vận hành như ý muốn (LVLCK, 75)

+ Cấu tạo Thể Dĩ thái: b/ Điều hơi kỳ lạ là trong giới nhân loại và chỉ giới nhân loại, thể dĩ thái ngày nay được tạo thành bằng 4 loại chất dĩ thái.... Chất liệu vận hà/ ống vận chuyển làm bằng prana hành tinh, tức năng lượng đem lại sự sống, sức khỏe chính hành tinh. Các ống này có thể chuyên chở tất cả hoặc bất cứ năng lượng có thể có nào – thuộc tình cảm, trí tuệ, Chân ngã, thượng trí, bồ đề hay thuộc niết bàn, tùy theo trình độ tiến hóa mà người có liên hệ đã đạt đến (Chân Sư DK)

+ Thể Dĩ Thái:
- Khái niệm, nằm sau các lý thuyết chiêm tinh học, là thể dĩ thái của bất kỳ hình hài nào cũng tạo thành một phần của thể dĩ thái của thái-dương-hệ, và do đó là trung gian cho việc truyền các năng lượng của mặt trời, của các lực hành tinh, và của các xung lực ngoài thái dương hệ hay vũ trụ, mà về mặt nội môn được gọi là “các linh khí”. Các lực và năng lượng này của các tia vũ trụ không ngừng luân lưu và đi theo các đường lối rõ ràng xuyên qua tất cả các phần trong dĩ thái không gian, và do đó liên tục đi qua các thể dĩ thái của mọi hình hài thông thường. Đây là một chân lý cơ bản và phải được ghi nhớ kỹ,
- Ý tưởng cơ bản thứ hai là sự đáp ứng của hiện thể dĩ thái của tất cả các hình hài và khả năng của nó để chiếm hữu, để sử dụng, và để truyền tải, đều phụ thuộc vào điều kiện của các bí huyệt, tức là của các luân xa như chúng được gọi ở Phương Đông. Chúng bao gồm không chỉ bảy bí huyệt chính được biết rõ mà còn vô số các xoáy lực nhỏ mà cho đến nay chưa được đặt tên và chưa biết đến ở Phương Tây. Nó cũng phụ thuộc vào tính chất của hiện thể dĩ-thái, vào tính sinh động của nó, và cũng phụ thuộc vào mạng lưới xen kẽ mà các bí huyệt tọa lạc ở đó, và tất cả được gọi là “mạng lưới” (“web”) hay “kim bôi” (“golden bowl”). Nếu lưới này sạch hết những trở ngại và chất lắng đọng (sediment), và nếu các vận hà (channels) của nó không bị tắc nghẽn thì các tia sáng, các năng lượng và các thần lực đang lưu thông có thể tìm thấy một phương tiện dễ dàng và có thể lưu thông không bị cản trở xuyên suốt toàn bộ cơ thể. Khi đó chúng có thể sử dụng các bí huyệt này, vốn đáp ứng với các rung động của chúng, và có thể được tiếp tục đi xuyên qua các hình hài trong các giới khác hoặc cùng giới trong thiên nhiên. Ở đây ẩn chứa bí mật của mọi việc chữa trị khoa học và huyền bí. Các nhà chữa trị đang thử nghiệm với thể dĩ thái và tuy vậy, họ ít có hiểu biết thực sự. Họ biết rất ít hoặc không biết gì về các bí huyệt trong chính cơ thể của họ, mà qua đó các luồng từ lực hoặc các luồng khác phải chảy qua; họ không biết về tình trạng của các bí huyệt dĩ thái của những người mà họ tìm cách chữa trị và về bản chất của các lực mà họ muốn vận dụng. Tất cả những gì họ có thể làm là gìn giữ giới luật trong đời sống của họ, và kiểm soát những ham muốn của họ sao cho họ tạo ra một cơ thể lành mạnh, và cung cấp các vận hà thông thoáng cho đường đi của các mãnh lực từ họ và xuyên qua họ đến những người khác.

Khái niệm thứ ba phải được lưu ý, đó là các hình hài đó, cho đến nay chủ yếu đáp ứng với các lực vốn đến với chúng từ các hình hài khác trên hành tinh, với bảy loại năng lượng cơ bản phát ra từ bảy hành tinh, và cũng với tia sáng mặt trời ban phát sự sống. Mọi hình hài trong cả bốn giới đang đáp ứng với nhiều mãnh lực này, với bảy năng lượng này và với tia (ray) duy nhất. Gia đình nhân loại cũng đáp ứng với các năng lượng khác và với các tia mặt trời – tuy nhiên tất cả đều bị nhuốm màu bởi mãnh lực được tạo ra trong vòng giới hạn thái dương (solar ring-pass-not). (LVHLT, 290-291)

+ Nói chung, công việc của giới nhân loại là để truyền năng lượng cho các giới thấp trong Thiên Nhiên, Thánh đoàn cho nhân loại (Các năng lượng này khi hạ thấp xuống để truyền đi, sẽ phân hóa thành các lực) (LVHLT, 291)

+ Thể Dĩ Thái: Chức năng quan trọng nhất của thể dĩ thái là dẫn truyền năng lượng sống hay sinh lực từ trường vũ trụ sang trường cá nhân, và từ đó đến cơ thể vật lý. Đó là mối liên hệ chính yếu với đại dương năng lượng sống duy trì toàn bộ thế giới tự nhiên... Với phương Đông, sinh lực, được gọi là prana, luôn luôn được coi là lực vũ trụ trong tự nhiên liên quan mật thiết đến hô hấp và hơi thở.
Đối với những người có nhãn thông, thể dĩ thái ở một người khỏe mạnh trông giống như một mạng lưới các đường từ lực sáng trắng tinh tế, vuông góc với bề mặt da. .. Mỗi bộ phận của cơ thể đều có đối phần tương ứng ở thể dĩ thái, qua đó năng lượng dĩ thái tuần hoàn liên tục.
Màu sắc của thể dĩ thái là màu xám-xanh lơ nhạt hay là màu xám-tím, chói sáng một cách lờ mờ, trông giống như làn không khí nóng dợn sóng trên mặt đường trong những ngày trời nóng. Ở một người bình thường, thể dĩ thái ló ra khỏi cơ thể từ năm đến bảy centimet (2-3 inch) và hòa lẫn vào trường năng lượng dĩ thái xung quanh - Một đại dương năng lượng thường xuyên chuyển động một cách lẹ làng nhanh chóng, bao quanh thể dĩ thái giống như bầu không khí bao quanh quả đất
Thể dĩ thái không phải là một dẫn thể của tâm thức, nó giữ vai trò dẫn truyền tâm thức đến bộ óc xác thịt, và nếu vì lý do gì đó thể dĩ thái bị tách rời khỏi thể vật lý, kết quả sẽ tạo ra những rối loạn và bệnh tật cho cơ thể.
Có một mạng lưới dĩ thái .. như một lớp lá chắn tự nhiên giữa thể dĩ thái và thể cảm dục, và bảo vệ con người khỏi sự liên thông giữa hai thể này quá sớm. .. Nó có tác dụng như một thiết bị bảo vệ, và những tổn thương của nó đều gây nên những hậu quả nghiêm trọng, vì điều này mở ra cánh cửa đến với các nguồn lực vượt quá sự kiểm soát của cá nhân...nếu bị rách lưới dĩ thái ..., là nguồn cơn của thói nghiện rượu, sử dụng ma túy và các chất kích thích tương tự.(Nguồn: Luân xa và năng lượng)

Xem thêm: Tổng hợp Thể Xác - Chất và Thể Dĩ Thái

Xem thêm: Tổng hợp về Con Người và Bảy Nguyên Khí

- Người sơ khai: Các nhà huyền linh học vốn vững tin vào các giáo lý của Minh triết Nguyên thủy đã bác bỏ các bài bác của các nhà thần học lẫn các nhà khoa học. Các nhà huyền linh học chủ trương rằng ngay vào thời kỳ mà trái đất còn nóng bỏng, thậm chí ở hai cực nữa, với những cơn ngập lụt liên tiếp làm xáo trộn các thung lũng và thường xuyên tạo ra thay đổi của các vùng nước và biển mênh mông, các tình trạng đó cũng không thể gây trở ngại cho sự sống và cơ cấu đối với con người sơ khai. Tính chất hỗn tạp của môi trường chung quanh, đầy dẫy các chất khí độc hại cũng như các hiểm họa của lớp vỏ địa cầu vừa mới đông đặc, tất cả đều không thể ngăn được Giống Dân Thứ Nhất và Thứ Hai xuất hiện, ngay cả trong Kỷ Thạch Thán (cách nay 360 triệu–295 triệu năm–ND) hay chính Kỷ Silur (cách nay 435 triệu–410 triệu năm–ND).  (GLBN III, 157–158)

+ Người chưa tiến hóa: Nơi người kém tiến hóa, thể hạ trí ít có đường nét rõ ràng, đó là một số lượng nhỏ chất trí ô hợp, nhất là của các cõi phụ thấp nhất của cõi trí (cõi phụ thứ bảy–ND). Thể này vẫn hầu như bất động trừ khi nó bị kích động bởi các rung động của thể cảm dục, ngay cả khi bị kích thích, nó cũng đáp ứng lại một cách lờ đờ… Thể hạ trí pha trộn chặt chẽ với thể cảm dục đến nỗi hai thể tác động như là một thể đơn độc. + Người tiến hóa chưa bước vào đường Đạo, gồm: người có Tâm Thức AryaCon người Thông minh – Sự Biệt Ngã Phàm ngã: Nơi những người tiến bộ hơn của thế giới ngày nay, chúng ta có sự hoạt động của thể trí; điều này được nhận thấy trong một quy mô lớn ở nền văn minh phương Tây của chúng ta .... Và: Những người chí nguyện: Họ đang trở nên ý thức với loại năng lượng cơ bản thứ năm – là năng lượng của linh hồn..... Nguồn: GQ1. Con người và Tâm thức Xem: Tổng hợp về Tiến hóa

+ Thể nguyên nhân: Thể nhân khởi, Chân Ngã thể.

+ Thể nhân khởi (causal body, linh hồn thể, thể nguyên nhân): Về mặt chuyên môn, mầm mống này được gọi là Karana  Sarira, tức thể nguyên nhân, vì nó là nguyên nhân (cause) của việc hưởng phúc lạc (enjoyment) hoặc hứng chịu đau khổ (suffering) của con người. Thể nhân khởi này được tạo bằng thể (Kosa) thứ năm (Anandamaya) của con người và gắn liền (adhere) với linh hồn bao lâu mà linh hồn còn bị bao bọc trong thể thô trược hoặc thể tinh anh (Sthula or Sukshma Sarira) và tiêu tan hoàn toàn khi linh hồn tự giải thoát (extricates itself) khỏi các hạn chế (trammels) của hai thể nói trên, vì lúc bấy giờ, khi linh hồn đạt đến sự thanh khiết nguyên thủy của nó và có thể nói là đốt cháy hết mọi dấu vết pha trộn của nó với thể xác (body), kể cả thể nguyên nhân (Karana Sarira). Điều này xảy ra khi linh hồn được chuẩn bị cho lần giải thoát cuối cùng, Moksha. Dĩ nhiên, cho đến lúc đó, Karana Sharira, mầm mống (seed), kết quả của các hành động trước kia, vẫn còn hiệu lực và khẳng định một ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ lên trên các hành vi của con người. (X. thêm “Chân Ngã thể”)  (LVLCK, 391)

+ Linh hồn thể chưa hư hoại ở Devachan, trở thành nơi chứa (receptacle) các đặc tính (qualities) của con người và đưa các đặc tính đó phát triển thêm trong kiếp tới ở cõi trần… Nếu không có linh hồn thể thì các kinh nghiệm trí tuệ và đạo đức (thường hiện ra dưới hình thức khả năng) không chứa lại được. (MTNX, 220)

+ Thể, các thể: Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng. Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử và các đơn vị nguyên tử này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng. (CTNM, 36). Dùng để chỉ một hình thể có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)

+ Thể tinh anh (Subtle body): Đây không phải là các thể giống như thể xác. Chúng có thể được xem như là các trung tâm hay là các kho chứa các loại thần lực đặc biệt, gắn liền với mỗi cá nhân và có các lối vào, lối ra riêng biệt của chúng. Chúng là những tập hợp các nguyên tử, rung động với tốc độ cao và được tô điểm (theo một số trường phái huyền linh học) bằng một vài sắc thái nhất định; chúng phát ra âm điệu nào đó và ở vào các trình độ tiến hóa khác nhau. Theo các trường phái khác, chúng là các trạng thái ý thức và một số trường phái xem chúng như là được làm giống như con người.  (CTNM, 33)

– Một thể bao gồm chất cảm dục hay chất hữu cảm thức (astral or sentient substance) và chất trí (mental substance).(CTNM, 486)

+ Thể, các thể: Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng. Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử và các đơn vị nguyên tử này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng. (CTNM, 36).

Dùng để chỉ một hình thể có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)

+ Thể và hiện thể (Sheaths and vehicles): Các thể và các hiện thể chỉ là những thể biểu lộ (bodies of manifestation) trên các cõi khác nhau của Thái Dương Hệ, và các thể này phải biểu hiện cho nguyên khí vốn là đặc điểm hay tính chất nằm dưới mỗi cõi. (ASCLH, 74)

+ Thể, các thể: Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng. Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử và các đơn vị nguyên tử này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng. (CTNM, 36).

Dùng để chỉ một hình thể có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)

+ Thể trực giác (Intuitional body): Tức là thể bồ đề (the buddhic vehicle).   (LVHLT, 130)

+ Thể, các thể: Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng. Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử và các đơn vị nguyên tử này được giữ lại với nhau dưới hình thức thể bằng mãnh lực cố kết của các năng lượng còn mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng. (CTNM, 36).

Dùng để chỉ một hình thể có khả năng hoạt động độc lập trong cõi hữu hình và vô hình. (KCVTT, 128)

+ Thể từ điện (Magnetic vehicle): tức là thể dĩ thái. (ASCLH, 205)

Thể xác của Chân Sư (Master’ s physical body): Thể xác của Chân Sư được làm bằng chất liệu vi tử (atomic matter). Khi Ngài muốn làm cho thể đó hiện ra (materialise) trên cõi trần trọng trược, thì Ngài tạo ra một lớp vỏ bằng chất khí (gaseous substance) lên trên chất vi tử đó hoàn toàn mang đúng theo tất cả các đường nét thể xác quen thuộc.  (LVLCK, 935)
Thí chủ : còn gọi là đàn việt (danapati).
Thị giác (Vision): Có nhiều thứ thị giác, và có thể được liệt kê như sau:
  1. Thị giác hồng trần (physical vision).
  2. Dĩ thái nhãn thông (etheric vision).
  3. Nhãn thông (clairvoyance).
  4. Nhãn thông biểu tượng (symbolic vision).
  5. Nhãn thông thuần túy (Pure vision).
  6. Nhãn thông tinh thần hay tri giác đích thực (spiritual vision or true perception).
Nhãn thông vũ trụ (cosmic sight).     (ASCLH, 67, 68, 69)
Thị giác hồng trần (Physical vision): Tiết lộ bản chất của cõi trần, người ta đạt được thị giác này bằng đôi mắt, nhờ thấu kính (lens) của mắt chụp hình cái bề ngoài của dạng thức thấy được lên trên lớp phim kỳ diệu mà mọi người đều có. Nó có giới hạn và bị hạn chế. (ASCLH, 67–68)
Thiên chức (Dharma, Thiên trách, nghĩa vụ):
  • Theo nghĩa đen, thiên chức có nghĩa là thực thi một cách thích đáng các nghĩa vụ (obligations) (hay là nghiệp quả) của mình trong cương vị, hoàn cảnh và môi trường mà số phận đã đặt để. (ASCLH, 187)
  • Thiên chức là công việc có tính cách bắt buộc (obligatory
work).  (ASCLH, 207)

+ Chân Tâm cũng là Trí Huệ - Tâm trong Tâm:
Chân tâm
tự năng khế giác nguyên, (chân tâm tự khế hợp nguồn giác)".
Chân tâm này là chữ tâm, cũng là bát nhã. Chư vị có trí huệ vi diệu bát nhã. Khi có chân tâm này, thì tự nhiên năng khế hợp với nguồn giác, cũng là tương hợp với bổn giác của chư Phật, đắc được thể của bổn giác. Khế hợp được tức là tương hợp được, cùng hiệp thành một khối.
" Pháp dụ lập danh vượt đối đãi, (lập danh pháp dụ vượt đối đãi)".
Tâm kinh bát nhã ba la mật đa lấy pháp và dụ mà lập danh đề. Bát nhã ba la mật đa là pháp. Tâm là dụ. Bát nhã là gì ? Bát nhã có ba loại là văn tự bát nhã, quán chiếu bát nhã, thật tướng bát nhã. Dùng văn tự bát nhã mà xuất sanh quán chiếu bát nhã. Dùng quán chiếu bát nhã mà khế hợp với thật tướng bổn giác bát nhã. Cùng tột thật tướng bát nhã chính là trí huệ, tức là trí huệ vi diệu, cũng gọi là trí huệ triệt để. Trí huệ này thật triệt liễu, là trí huệ để mình trở về quê nhà, tức là trí huệ của chư Phật.
Sao nói như thế ? Vì trí huệ bát nhã chính là chân tâm. Chân tâm cũng là trí huệ. Chữ 'bát nhã' được dịch là 'chân tâm'. Kinh này nói về tâm trong tâm. Đây là tâm mà sáu trăm quyển bát nhã luôn đề cập tới. Bộ kinh này nói về tâm trong tâm. Bát nhã là tâm, cũng là tâm trong tâm. Tâm trong tâm nghĩa là tâm, nên gọi là tâm kinh. Vì chữ 'bát nhã' được dịch là 'nhất chân tâm', nên kinh đại bát nhã cũng gọi là kinh 'đại chân tâm'. Tâm này không phải là tâm giả dối, mà là diệu lý thật dụng.
Bộ tâm kinh là tâm trong tâm bát nhã, tuy chỉ có hai trăm sáu mươi chữ mà lấy chữ tâm trong kinh bát nhã làm chủ thể, nên gọi tâm trong tâm. Nay lại nói chữ tâm này, chính là tâm trong tâm, nên gọi là tâm kinh. Chân tâm biểu hiện chân tâm, nên dùng một chữ tâm. Pháp này là bát nhã ba la mật đa, cũng là pháp đạt đến bờ giác. Tâm là dụ. Kinh này lấy tâm trong một đời người làm chủ thể, nên tuyệt không và vượt ngoài đối đãi. Pháp tuyệt không đối đãi này cũng không có pháp nào đối đãi được, siêu việt, vượt ngoài cảnh giới đối đãi. (Nguồn: Bát Nhã Tâm Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Chân Tâm-Diệu Minh Chân Tâm: Trích Đức Phật bảo ngài A Nan: ... Chẳng biết rằng từ sắc thân cho đến núi sông, hư không và thế giới đều là vật ở trong diệu minh chân tâm/ Diệu minh chân tinh diệu tâm.
HT Tuyên Hóa giảng: Tâm chẳng ở trong thân. Nó cũng chẳng ở ngoài. Mọi người chúng ta đều ở trong chân tâm. Thế nên như Kinh dạy, quý vị phải nhận ra rằng chân tâm của chúng ta bao trùm cả hư không và sum la vạn tượng; chẳng phải là hư không và sum la vạn tượng bao trùm chúng ta. Nếu quý vị hiểu được đạo lý nầy thì quý vị không còn là người bị quên mất bản tâm nữa.
Đức Phật bảo: Ví như bỏ đi trăm ngàn biển lớn trong lặng, chỉ nhận một hòn bọt nổi mà cho là toàn thể biển lớn.
Giảng:
Quý vị chỉ nhận một hòn bọt nổi trên mặt đại dương mênh mông và cho rằng: Hòn bọt nầy là biển cả.” Có phải sai lầm nghiêm trọng không? Ví như A-nan cho rằng tâm ở trong thân vậy. Cái tâm ở trong thân quý vị cũng chỉ nhỏ như hòn bọt trên mặt biển. Chân tâm chúng ta, là tâm siêu việt ngoài thân, là rộng lớn mênh mông như trăm ngàn đại dương mà quý vị chưa từng nhận ra nó; Quý vị chỉ nhận hòn bọt nhỏ nhoi làm biển lớn. Cũng vậy, chân tâm thường trú thể tính thanh tịnh sáng suốt vi diệu, là bản thể pháp tánh, vốn trùm khắp pháp giới, nó ở khắp mọi nơi; đó chính là chân tâm chúng ta. Nhưng quý vị không nhận ra đó. Đây cũng là sai lầm khi nhận cái tâm nhỏ nhoi ở trong thân mình cho là chân tâm. Chân tâm không nằm ở bên trong cũng chẳng ở bên ngoài. Tất cả quý vị đều có đầy đủ và trọn vẹn, chỉ vì quý vị không nhận ra nó. Quý vị không nhận ra chân tâm nơi chính mình.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q2)

+ Chân Tâm: Cái gì chứa đựng cả chân thật và hư vọng? Chính là chân tâm chúng ta, Chân tâm chúng ta bao hàm cả cái chân thật và hư vọng và không có xứ sở. Nó ở cùng khắp hư không và bao trùm cả pháp giới. Thế thì nó ở đâu? chẳng ở đó mà cũng chẳng phải không có ở đó. Vậy nên tâm bao hàm trong vạn pháp, vạn pháp chỉ là tâm.
Các pháp sinh khởi từ tâm,
Các pháp hoại diệt do tâm.
Khi tâm sinh khởi, thì các pháp khởi.
Khi tâm biến diệt thì các pháp biến diệt.
Như vậy, chân tâm chẳng sinh chẳng diệt, và các pháp cũng chẳng sinh chẳng diệt. Thế nên, quý vị thấy, mọi người trong Pháp hội đều trở nên giác ngộ. Nếu chúng ta không giác ngộ, nghe kinh đến đoạn nầy, lẽ nào chúng ta không xấu hổ? Tôi không nói đùa với quý vị. Ai cũng phải thấy mình giác ngộ ngay bây giờ! Ai không thấy mình giác ngộ sẽ bị đánh. Tôi sẽ sách tấn để cho quý vị đạt được điều nầy.
(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.3)

+ Chân Tâm - Tánh Như Lai Tạng: A-nan, ông nên biết rằng chân như tự tánh tuỳ duyên nhưng bất biến, bất biến nhưng tuỳ duyên. Điều ấy được giải thích như thế nào? Chân như tự tánh cũng chính là tánh Như Lai tạng, cũng Thật tướng, và cũng là chân tâm, như nước thành băng, băng tan thành nước.... (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q 4 - Chương II)

+ Chân Tâm hay Bảo Giác: Trích đoạn Phật giảng cho ngài A Nan. ... Phi huyễn còn chẳng sinh. Những gì hư vọng chắc chắn sẽ không hiện hữu, chẳng có nơi chỗ để chúng sinh khởi. Pháp huyễn làm sao lập? Làm thế nào mà các pháp huyễn tồn tại được?
Đó gọi là Diệu liên hoa, vi diệu và mầu nhiệm. Hoa sen sinh ra từ bùn nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn dơ. Nó mọc trong bùn nhưng chính nó lại thanh tịnh, và hoa sen lẫn quả của nó hình thành cùng lúc. Đó chính là Kim cang vương bảo giác. Kim cangkim loại cứng chắc nhất. Nó biểu tượng cho trí huệ. Không có thứ gì có thể phá huỷ hay xuyên thủng được trí huệ. ‘Vương’ có nghĩa là tự tại, như một vị Vua vậy. ‘Bảo giác’ là chỉ cho chân tâm chúng ta. Nếu quý vị có thể không bị chấp thủ vào tướng phần và kiến phần, thì có thể trở về với nguồn tâm gốc tánh, có thể trở về trong tánh Như Lai tạng. Tức đã chuyển thức thành trí. Khi sự chuyển y đã viên mãn, thì tướng phần và kiến phần chuyển thành Diệu liên hoa–Bảo giác. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN- Q.5)

+ Chơn tâm biểu hiện Phật tánh. Có một số người học Phật có cái nhìn chưa rõ ràng, cho rằng niết-bàn chính là chết nhưng niết-bàn là còn nhấn mạnh đến cái không phải chết. Những ai vướng mắc vào quan điểm này chưa phải là người thông hiểu Phật pháp.....
Có người từng hỏi: “Phật tánh là gì?” Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đáp:
– Tại mắt gọi là tánh thấy
– Tại tai gọi là tánh nghe
– Tại mũi gọi là tánh ngửi
– Tại lưỡi gọi là tánh nếm
– Tại thân gọi là tánh biết (do xúc chạm)
– Tại nơi ý gọi là tánh nhạy bén linh lợi
Đó là cách thế tự nhiên như khi tay mình cầm đồ vật. Tất cả những điều này đều là biểu hiện sự vi tế, bất khả tư nghì của chân tâm. (Nguồn: mục 77- HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN)

+ Tâm thức thiêng liêng (Divine consciousness): Bảy cung là toàn bộ của tâm thức thiêng liêng, của Toàn Linh Trí; các Ngài (They) có thể được xem như là Bảy Đấng Thông Tuệ (intelligent Entities), nhờ các Ngài mà thiên cơ được thể hiện. (TLHNM I, 59)
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Tâm viên ý mã: Tức là các biến thái hoặc các dao đông của thể trí; các biến thái củ nguyên khí suy tư (ASCLH, 9, 26, 339)
Tận tụy (Devotion): - Lòng tận tụy nảy sinh từ và là kết quả của tình trạng không hài lòng (dissatisfaction) cộng với việc sử dụng khả năng chọn lựa (choice). Tùy theo độ sâu đậm của nỗi bất mãn (discontent) của con người và năng lực xét đoán thấu suốt của mình, người này vượt qua từ mức độ hài lòng tạm thời này đến mức độ khác, cứ mỗi lần như vậy, y biểu lộ lòng tận tụy của mình đối với một ước vọng (desire), một cá nhân (personality), một lý tưởng (ideal) và đối với một cách nhìn (vision) cho đến sau cùng, y hợp nhất chính mình với lý tưởng cao siêu nhất có thể có đối với con người. Trước tiên, đây là linh hồn và kế đó là Đại hồn (Oversoul) hay là Thượng Đế.       (GDTKNM, 21)
  • Mỗi người thuộc mọi trình độ đều có sự tận tụy riêng của mình mà y sống vì đó, trong sự dốt nát, hiểu biết hoặc minh triết, y vận dụng tới mức tối đa luật lệ mà y có thể hiểu được dành cho sự tận tụy đó.
Tập thể thức (group consciousness):
  • Đó là tâm thức của đại tổng thể mà con người đạt tới nhờ sự phát triển, trước tiên, của biệt ngã thức (individual consciousness) của y, tổng thể các sự sống của bản chất động vật , tình cảm và trí tuệ, cộng với tia sáng của thánh linh đang ngự trong hình hài mà chúng tạo ra. (LVHLT, 38)
  • Tập thể thức tức là tâm thức của Thiên Nhân (Heavenly Man).              (TTCNT, 92)
– Tập thể thức vốn ở trạng thái tiềm tàng, nó mang lại sự nhận thức về Đại Tổng Thể (great Whole), nó vẫn tĩnh lặng (quiescent) trong phần lớn chu kỳ tiến hóa, cho đến khi tiến trình hội nhập đạt tới mức mà phàm ngã đang tác động. Bấy giờ, trung tâm lực đỉnh đầu bắt đầu khai mở và con người trở nên có ý thức theo nghĩa rộng hơn. Bấy giờ, bí huyệt đầu và tim nối liền, chân nhân xuất hiện bằng sự biểu lộ đầy đủ. (TLHNM II, 415)

Tật xấu (vice): - Tật xấu là việc chiếm ưu thế của tính chất giáng hạ tiến hóa (involution) của cùng một mãnh lực mà vào giai đoạn sau sẽ hiện ra như là một đức tính (virtue). (TVTTHL, 233)

- Tật xấu là năng lượng của các thể thấp riêng rẻ hay kết hợp lại trong Phàm ngã khi nó kiểm soát các hoạt động của sự sống và xem nhẹ linh hồn hơn là các thể thấp (sheaths) hay là xem nhẹ linh hồn hơn là các thôi thúc và các khuynh hướng của Phàm ngã. (LVHLT, 202)

Tha thứ (Forgiveness): Là hy sinh và là từ bỏ bản ngã của mình, ngay cả từ bỏ chính sự sống của mình vì kẻ khác và vì lợi ích của toàn thể tập thể (the wholegroup).  (SHLCTĐ, 165)

+ Thái dương hệ (TDH) chúng ta là 1 hệ thống ở cấp thứ 4; vị trí của nó trên cõi dĩ thái vũ trụ thứ 4 (Từ trên xuống), cõi 4 này là nơi gặp gỡ cho quá khứ và tương lai và chính là hiện tại. (LVLCK, 152)

+ Mỗi TDH là 1 biểu lộ của đấng Vũ Trụ Vĩ Đại, gọi là Thái Dương Thượng Đế (TDTĐ). TDTĐ ngài lâm phàm biểu lộ qua trung gian là 1 TDH - Là Xác thể của Đấng vũ trụ (Tức TDTĐ) và do chính TDTĐ này tam phân => TDH cũng có tam phân tương ứng.
- TDH tam phân có 3 trang thái/ 3 ngôi tương ứng. Có Lửa đặc trưng là Ngôi 1- Lửa Điện/ Tinh Thần; Ngôi 2- Lửa Thái Dương/ L.Hồn; Ngôi ba, ngôi Chúa Thánh Thần - Sắc Tướng - Thông tuệ hoạt động: Lửa Ma sát/ Vật chất hay Xác thân. Mỗi ngôi lại tam phân
- 10 biểu lộ - Con người hoàn hảo: Ba ngôi lại tam phân, thành 9 biểu lộ, với tổng thể tạo ra 10 biểu lộ - Con người hoàn thiện - Thái TDTĐ tam phân (TDH tam phân) này tiếp tục biểu lộ qua 7 Trung tâm lực (Thiên lực), gồm 3 chính và 4 phụ. Các Thiên lực này được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp như: 7 Hành tinh Thượng Đế; 7 Tinh Quân Trước Thiên Tòa; 7 Cung (Rays); 7 Thiên Đế. - 7 H.Tinh T.Đế là hiện thân của 7 loại Thần Lực, trong sách LVLCK này gọi là các Huyền Cung Tinh Quân - Bảy Cung (Rays). (LVLCK, 29)

+ 7 Thái Dương Hệ: Không gian là một thực thể, Không gian của TDH của chúng ta là một thực thể, chính thực thể này là một phần nguyên vẹn của một Sự Sống còn vĩ đại hơn đang tự biểu lộ qua 7 TDH, mà TDH của chúng ta là 1 (CTHNM, 15)

+ Thái Dương Hệ Chúng Ta: Chúng ta hãy chọn các sự kiện (Hình hài Thai Nhi và Hình Hài Thái Dương hệ)  và các tương tự như chúng đang có, và nghiên cứu chúng theo cả hai quan điểm của đại-thiên-địa lẫn tiểu-thiên-địa.
Chúng ta lưu ý rằng hình hài hấp thu và sử dụng các chất mà trong đó nó được nhúng vào. Thái-dương-hệ chúng ta là một trong nhiều thái-dương-hệ, và không phải là thái dương-hệ lớn nhất. Nó chỉ là một mảnh của tổng thể lớn hơn. Cái tổng thể lớn hơn này, gồm bảy phần (hay là bảy thái dương-hệ), bản thân nó bị ngập trong nước của không gian, được sinh ra do sự mong muốn (desire) và do đó, là một đứa con thiết yếu (child of necessity). Nó thu hút sự sống của nó từ môi trường xung quanh nó. Các dòng thần lực tuôn vào thái-dương-hệ chúng ta từ mọi phía, phát ra từ Đấng mà bộ sách Luận Về Lửa Càn Khôn gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị”. Các luồng này tiêu biểu cho ý chí và ước muốn của Ngài, biểu hiện lòng bác ái của Ngài, tức năng lực thu hút, và biểu lộ dưới hình thức của hình-tư-tưởng vĩ đại mà chúng ta gọi là thái-dương-hệ chúng ta. (LVHLT, 273)

+ Khi biết sự tương ứng này và áp dụng một cách khôn ngoan, chúng sẽ được soi sáng khi dùng Thánh ngữ trong tham thiền.
- Thái dương hệ I . ... . . tương ứng với thể xác.

- Thái dương hệ II . .... . tương ứng thể tình cảm.
- Thái dương hệ III . . .  với thể trí (TTHM, 53)

+ TDH gồm có: 01 mặt trời trung ương với các hành tinh đi kèm mặt trời, vốn được giữ trong sự tương quan từ lực trong các quỹ đạo của chúng chung quanh mặt trời. (TLHNM–I, 152)

+ 10 hành tinh hệ hợp thành một Thái Dương Hệ. (LVLCK, 63)

+ Ba năng lượng đến từ 3 chòm sao chính: Các năng lượng đó là các phóng phát từ tinh tòa Đại Hùng (Great Bear), từ Pleiades (Tua Rua) và từ Sirius (Ngưu Lang), chúng chi phối rộng, nhưng ngày nay vẫn tiềm tàng hơn là biểu lộ ; Riêng chòm Tua Rua có 7 năng lượng ảnh hưởng lên xác thân.(CTHNM, 470)

+ 9 năng lượng: Toàn bộ mạng lưới vũ trụ và TDH là một loạt các tam giác phức tạp, luôn luôn chuyển động, đan vào nhau, trong đó mỗi điểm của một tam giác phóng xuất ra 3 tuyến (lines) hay luồng năng lượng (tất cả là 9), nó cũng đáp ứng với và tiếp nhận các năng lượng – cũng tam phân trong thiên nhiên – vốn ở trong chu vi hoặc là lĩnh vực ảnh hưởng và hoạt động rung động của nó. Y cố gắng chứng minh qua Thể Dĩ thái; (CTHNM, 472)

Xem thêm: Tổng hợp về 7 Cung đến Thái Dương hệ - Địa cầu và Nhân loại

+ Thái Dương Thượng Đế - Một Đấng Vũ Trụ Vĩ Đại, Ngài lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian là một Thái Dương Hệ. Tức Thái dương hệ là biểu lộ của năng lượng và sự sống của Thái Dương Thượng Đế (LVLCK, 29).

-   Thái Dương Thượng Đế tức là Đại vũ trụ. (LVLCK, 69)

-   Một Thái Dương Thượng Đế có hiện thể là bảy hệ thống hành tinh, có không gian là ba cõi vũ trụ. (LVLCK, 293)

Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

Thái Dương Thiên Thần (Solar Angels): Các Đấng phú cho con người Chân Ngã hữu thức bất tử là các “Thái Dương Thiên Thần” – dù là xét về mặt ẩn dụ (metaphorically) hay theo nghĩa đen (literally).(GLBN III, 97)
Thái Dương Tinh Quân: (Manasa-Dhyanis, Solar Devas, Agnishvatta Pitris) là các Đấng Ban Phát (givers) trí tuệ và tâm thức cho con người.   (GLBN  I,   233)
Thái Uyên (The Deep): chính là Không Gian. (Thư của Chân Sư  379)
Thanh giai (Blue Lodge): Thanh giai gồm tất cả các đạo đồ được điểm đạo lần thứ ba, thứ tư và thứ năm;     (ĐĐNLVTD, 50)
Bằng sự sạch sẽ (by cleaniness): Dùng nhiều nước, bên ngoài và bên trong, là điều vô cùng thiết yếu.
Bằng sự ngủ nghê (By sleep): Nên luôn luôn ngủ vào khoảng giữa 10 giờ tối và 5 giờ sáng, gần ngoài trời càng nhiều càng tốt.  d/ Bằng ánh nắng (By sunshine): Nên tìm cách tiếp xúc nhiều với mặt trời, sinh lực đi đến qua ánh nắng. Mặt trời giết đi tất cả các mầm bệnh và giúp hết đau yếu. Khi nào 4 nhu cầu này được chú ý đến một cách thích hợp thì tiến trình thải hồi sẽ diễn ra, và trong vòng vài năm, trọn cả thể xác sẽ dần thay đổi sự an trụ cho đến lúc cuối cùng, bạn sẽ có một cơ thể cấu tạo bằng vật chất của phân cảnh nguyên tử (atomic subplane matter)… Việc này có thể mất vài lần luân hồi, nhưng nên nhớ rằng vào mỗi lần luân hồi mới, sẽ được một thể xác có tính chất đúng y (nếu tôi có thể nói thế) như là thể xác được tách ra trước kia vào lúc từ trần. Như vậy, không bao giờ có việc mất thời gian trong việc kiến tạo.
Dùng ánh sáng màu (coloured light): Các ánh sáng này được chiếu lên thân thể và đem lại tiến trình giải tán và một kích thích đồng thời của các nguyên tử. Việc này chỉ làm được khi biết rõ chi tiết về các cung; khi biết rõ cung của người nào, việc kích thích sẽ đến từ cách dùng màu riêng của người ấy, việc kiến tạo sẽ xảy ra bằng cách dùng màu bổ túc của y, còn việc tan rã chất không cần đến sẽ xảy ra bằng cách dùng màu đối kháng. Sau này, sự hiểu biết này sẽ được truyền cho các đoàn thể lớn đang nắm giữ các Bí pháp, tức Giáo Hội và tổ chức Tam Điểm. Nhưng hãy chờ, vì chưa đến lúc. Khi các Bí Pháp được phục hồi thì một số chi tiết sẽ được trao cho hai đoàn thể mà tôi nói ở trên.
Kích thích bằng âm nhạc (stimulation of music): Một vài âm thanh gây nứt, vỡ. Một số âm thanh khác lại kích thích và thu hút. Khi chủ âm của sự sống một người được biết rõ, khi âm thanh mà y đáp ứng được nhận ra, bấy giờ mới có thể dùng âm thanh trong việc thanh luyện. Hiện nay, tất cả những gì có thể có được đối với những ai trong các bạn muốn tìm cách phụng sự là chú tâm vào các điểm cốt yếu nói trên và tìm cách tiếp xúc với các rung động cao. Còn một điểm nữa mà tôi muốn đưa ra, đó là việc vận dụng điện lực, có ẩn giấu nhiều điều liên quan đến việc đem lại sinh lực của các thể, nhất là ngay bây giờ, của thể dĩ thái. Mặt trời có công dụng chính là đem lại sinh lực cho thể dĩ thái. Sức nóng của mặt trời là mãnh lực điện, thích hợp với nhu cầu của đại đa số bậc trung trong mọi giới của thiên nhiên. Theo dòng tiến hóa, mãnh lực này sẽ có thể mạnh thêm trong các trường hợp cá biệt. Ở đây có chứa một trong các bí mật của điểm đạo.

Các Thuật ngữ thanh luyện thể xác - Thể Dĩ Thái: 
+ Kẻ tìm đạo: Ngọn lửa thanh luyện cháy lu mờ và yếu ớt khi giới thứ ba bị hy sinh cho giới thứ tư. Do đó, vị đệ tử hãy ngưng việc giết chóc và hãy nuôi dưỡng phần thấp nhất bằng sản vật của giới thứ hai”. Phàm ngã trở nên bị trì trệ và nặng nề, còn ngọn lửa nội tâm không thể tỏa chiếu khi thịt được dùng làm thức ăn. Mỗi đệ tử cần phải ăn chay nghiêm túc, không thể bị vi phạm. Kẻ tìm đạo có thể chọn ăn thịt hay không tùy thích, nhưng đến một giai đoạn nào đó trên thánh đạo, điều thiết yếu là phải ngưng ăn mọi loại thịt và chú tâm nhiều vào việc ăn uống. Vị đệ tử phải tự giới hạn vào việc ăn rau quả, ngũ cốc loại và quả hạt (nuts). Chỉ bằng cách này, đệ tử mới tạo được loại thể xác có thể chịu đựng việc giáng nhập của Chân nhân là vị ngự trong các thể tinh anh của mình trước Đấng Điểm đạo. Nếu không làm được như thế và nếu đệ tử có thể được điểm đạo mà không tự chuẩn bị như thế thì thể xác sẽ bị xé tan bởi năng lượng đang tuôn đổ qua các bí huyệt mới được kích hoạt và mối nguy hiểm lớn lao sẽ xảy tới cho não bộ, xương sống hoặc tim. (ĐĐNLVTD, 196–197)

+ Khi hướng tới cõi giới giá trị cao siêu xảy ra thì bấy giờ dĩ thái lực hay sinh lực lại xung đột với trạng thái thấp nhất của con người, tức thể xác trọng trược, và trận chiến của các cặp đối hợp xảy ra. Trong giai đoạn này cần phải chú trọng vào việc giữ giới luật cho xác thân, vào các yếu tố kềm chế như là hoàn toàn có tiết độ, sống độc thân và theo chế độ ăn chay, chú trọng vào việc vệ sinh xác thân và tập thể dục. Nhờ các yếu tố này mà việc kềm chế sự sống bởi hình hài có thể được xóa bỏ, con người thoát khỏi cuộc chiến thực sự của các cặp đối hợp. (TLHNM II, 309) 

+ Những ai tìm cách đọc tiên thiên ký ảnh, hay những ai cố hoạt động trên cõi cảm dục mà muốn cho không có sự thất thoát nào, để tìm kiếm nơi đó hình ảnh của các biến cố trong cảm dục quang một cách chính xác, đều bắt buộc phải là người ăn chay nghiêm túc và không có ngoại lệ nào cả. Chính kho tàng tri thức cổ xưa này của thời Atlantis nằm đàng sau sự kiên trì của kẻ ăn chay về sự cần thiết của cách ăn chay vốn đem lại sức mạnh và chân lý đối với nghiêm lệnh này. Chính vì không tuân theo quy luật sáng suốt này đã tạo ra các giải thích sai lầm đối với các ký ảnh cảm dục và tiên thiên ký ảnh của nhiều nhà tâm thông hiện tại và đã tạo ra việc soi kiếp bừa bãi và thiếu chính xác. Chỉ có người nào ăn chay nghiêm nhặt trong 10 năm mới có thể hoạt động như vậy trong trạng thái có thể được gọi là “trạng thái ghi nhận ánh sáng cảm dục”. (TLHNM I, 241)

+ Rèn luyện thể xác (gồm ăn chay): Việc này gồm một số điều kiện cần thiết:
- Thu nạp vào thể xác vật chất của những cõi phụ cao và loại trừ những chất thô của các cõi phụ thấp. Điều này cần thiết bởi vì người có các thể thô không thể tiếp xúc được với các rung động cao. Chân nhân không thể nào chuyển tri thức và sự hướng dẫn từ cõi cao xuyên qua một thể xác thô kệch. Những dòng tư tưởng cao cả không thể nào ảnh hưởng đến bộ não hồng trần kém tiến hóa. Vì thế mà việc tinh luyện thể xác là điều thiết yếu...
- Ăn chay - Thực phẩm tinh khiết: Chọn lựa thực phẩm với sự phân biện khôn ngoan. Thể xác chỉ cần ăn những thứ rau quả tăng cường sinh lực...cần xem xét cẩn thận khi chọn lựa thực phẩm, sáng suốt tránh những thức ăn nặng nề khó tiêu, một ít thức ăn lành và tinh khiết được tiêu hóa hoàn toàn, thế là đủ, nó gồm Sữa, mật ong, bánh mì lức (làm bằng bột mì lức), tất cả những loại rau trồng ngoài nắng, các loại cam chanh (nhất là cam), chuối, nho khô, những hạt có chất béo, khoai tây, gạo lức, và tôi xin lặp lại là chỉ cần [335] bao nhiêu thứ đó cũng đủ bảo đảm cho sự hoạt động của người đạo sinh.
- Sự sạch sẽ. Dùng nhiều nước để gội rửa bên ngoài và bên trong cơ thể, là điều rất cần thiết.
- Giấc ngủ. Nên luôn luôn ngủ từ 10 giờ đêm đến năm giờ sáng, càng ngủ ngoài trời nhiều càng tốt.
- Ánh nắng. Rất cần nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì các tia nắng mang lại sinh lực cho cơ thể. Ánh nắng diệt các loại vi trùng và giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Khi bốn yêu cầu này được chú tâm thực hiện đầy đủ thì một tiến trình thải trừ rõ rệt sẽ tiếp diễn, và trong vòng vài năm toàn bộ xác thân sẽ từ từ chuyển sự phân cực lên cao hơn để rốt cuộc chúng ta có được một thể xác cấu tạo bằng vật chất của cõi phụ nguyên tử... Việc này có thể cần nhiều kiếp sống, nhưng các bạn nên nhớ rằng cứ mỗi lần đầu thai lại thì mỗi thể vẫn giữ đúng y phẩm chất (xin tạm gọi như thế) của cơ thể trước kia đã bị thải bỏ khi chết. Vì vậy, thời gian dùng để kiến tạo không hề bị mất.

Cuối cùng còn có 2 phương pháp khác có thể dùng để tinh luyện mau có hiệu quả hơn:
- Dùng ánh sáng màu. Những loại ánh sáng này được chiếu vào cơ thể của người đệ tử, tạo tiến trình thải bỏ tạp chất và đồng thời kích thích các nguyên tử. Việc này chỉ có thể được thực hiện khi có thêm kiến thức về các Cung. Khi đã biết được cung của hành giả thì có thể kích thích y bằng cách dùng màu sắc của chính y, dùng màu bổ túc của y để thu nạp những chất mới, và dùng màu tương khắc để thải bỏ những chất bất hảo. Về sau sự hiểu biết này sẽ được truyền đạt cho những đoàn thể lớn có phận sự giữ gìn các Bí nhiệm, là Giáo hội và các Hội Tam điểm. Các bạn hãy chờ đợi, vì chưa đến lúc (Hiện tại không áp dụng). Khi các Bí nhiệm được phục hồi thì một số kiến thức loại này sẽ được giao cho hai đoàn thể vừa kể.
- Sự kích thích bằng âm nhạc. Một số âm thanh có thể làm tan rã và đổ vỡ. Một số âm thanh khác lại kích thích và hấp dẫn. Khi biết được âm khóa của cuộc sống hành giả, biết được âm thanh mà y ứng đáp, thì có thể dùng âm thanh để tinh luyện. Hiện nay, tất cả những gì người phụng sự có thể làm là chú tâm vào những điều chính yếu nói trên và tìm cách tiếp xúc với những rung động thanh cao.
Tôi muốn nói thêm một điểm nữa là sự vận dụng điện lực có ẩn bí quyết làm sinh động các thể, đặc biệt là đối với thể dĩ thái hiện nay. Công dụng chính của mặt trời là làm sinh động thể dĩ thái. Sức nóng của mặt trời là điện lực đã được chuyển hóa thích ứng cho nhu cầu của đại đa số các sinh vật trung bình trong mọi giới của thiên nhiên. Khi người đạo sinh càng tiến bộ thì mãnh lực này càng được tăng cường theo từng trường hợp cá nhân. Đây cũng là một bí mật điểm đạo... (TTHM, 336)

+ Thanh luyện thể dĩ thái: Việc thanh luyện này trùng với việc thanh luyện thể xác. Phương pháp chính yếu cũng gồm cách sống dưới ánh sáng mặt trời, che chở cho khỏi lạnh và tiêu hóa một vài hỗn hợp gồm các sinh tố mà không bao lâu nữa sẽ được đưa ra cho nhân loại. .... Việc nghiên cứu các bệnh của thể dĩ thái – bệnh sung huyết (congestion) và gầy yếu (atrophy) – không bao lâu nữa sẽ là một nghiên cứu được nhận biết và sẽ đưa đến các cách chữa trị và các công thức nhất định. .. hãy làm cho thể xác nhị phân được nhạy bén là chú ý đến các quy luật nói trên và để cho thời gian đảm trách phần việc còn lại.

+ Đối với con người, bí nhiệm của sự giải thoát nằm trong việc làm cân bằng các mãnh lực và làm quân bình các cặp đối hợp. (LVHLT, 225)
+ Tuyến tùng quả là cơ quan bên ngoài, ở cõi trần của nội nhãn thông. (LVLCK, 965)

+ Hình Hài của Phàm-Ngã, hiện thể đó bằng chất hồng trần, chất cảm dục và chất trí, vốn cung cấp phương tiện tiếp xúc trong ba cõi thấp. Nó được tạo ra trong mỗi kiếp sống, chủ âm (key) rung động được thiết lập trong kiếp sống trước kiếp sống hiện tại. Hình hài đó tỏ ra thích hợp đối với người trung bình và phục vụ y cho đến khi chết. Người đang bước vào trên con đường huyền bí bắt đầu với hiện thể được cung cấp, nhưng trong khi lâm phàm, luôn kiến tạo cho y một hiện thể mới hơn và tốt đẹp hơn, và càng tiến hóa thì y càng hành động một cách có ý thức hơn. Điều đó dẫn đến sự rối loạn liên tục và sức khỏe thường không tốt ở người sơ cơ (beginner) trong đời sống huyền linh. Y cảm nhận được thiên-luật, y nhận thức sự cần thiết của việc nâng cao chủ âm (key) của y, và thường thì y bắt đầu với những sai lầm. Y bắt đầu kiến tạo thể xác của mình một lần nữa bằng chế độ ăn kiêng và giới luật, thay vì hoạt động từ trong ra ngoài. Bằng giới luật cẩn thận của tâm trí, bằng việc vận dụng chất liệu tư tưởng, và bằng sự chuyển hóa cảm xúc, đi đến việc thể hiện ra trên cõi trần. Thêm vào hai điều trên, sự thanh khiết ở cõi trần đối với thực phẩm và cách sống, và trong thời gian bảy năm, người ấy đã xây đắp cho chính mình ba thể mới xung quanh các nguyên-tử thường tồn. (LVHLT, 263)

Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo
Xem: Đức Phật dậy Ăn chay - Ăn Thịt
Xem: Tổng hợp Thể Xác - Chất và Thể Dĩ Thái 
Xem: Tổng hợp về Con Người và Bảy Nguyên Khí

- Thanh luyện thể cảm dục bằng cách trục xuất các thành phần thấp nhờ tạo ra các rung động đối kháng với chúng, đồng thời thu hút vào cac chất liệu thanh nhẹ hơn thay thế chỗ của chúng.(MTNX,   85)

- Thanh Luyện Thể Tình Cảm: Ở đây, phương pháp tiến hành khác hơn. Thể cảm dục chỉ là một dụng cụ phản chiếu lớn mà thôi. Nó lấy sắc thái và hoạt động của môi trường chung quanh. Nó tiếp nhận ấn tượng của mọi ham muốn thoáng qua. Nó tiếp nhận mọi sự bốc đồng (whim) và sở thích ở môi trường của nó; mọi dòng chuyển động  (currents) đều làm cho nó hoạt động; mọi âm thanh đều khiến cho nó rung động, trừ phi người tìm đạo ngăn chận được tình trạng các việc như thế và luyện cho nó chỉ tiếp thu và ghi nhận các ấn tượng xuất phát từ cõi trực giác xuyên qua Thượng Ngã và do đó, xuyên qua phân cảnh vi tử. Mục tiêu của người tìm đạo là phải tập sao cho thể cảm dục trở nên yên tĩnh và trong suốt như cái gương để nó có thể phản chiếu được đầy đủ. Mục đích của người tìm đạo là làm cho nó chỉ phản chiếu linh hồn thể, chỉ thể hiện sắc thái phù hợp với Đại Luật và hoạt động theo hướng nhất định chứ không thổi lên cơn gió tư tưởng, hay là khơi dậy các làn sóng dục vọng. Nên mô tả thể cảm dục bằng các từ ngữ gì? Đó là các từ tĩnh lặng (still), bình thản (serene), không xáo động (unruffled), yên tĩnh (at rest), lặng lẽ (quiet), trong sáng, – những gì truyền chuyển một cách chính xác các ước muốn (wishes), ý muốn (desires), đạo tâm của Chân Ngã chứ không phải của phàm ngã. Điều này sẽ được hoàn thành bằng cách nào? (TTHM, 338)

  1. Một tiến trình rõ rệt do Chân Sư đưa tới với sự sẵn sàng chấp nhận của vị đệ tử, sẽ kết hợp thành một dạng thức bền bĩ các cố gắng và các kết quả đã thâu lượm một cách vất vả trong nhiều năm. Ở mỗi lần điểm đạo, điện lực hay từ lực được đưa vào lại có một hiệu quả tạo ra ổn định. Nó làm cho các kết quả mà vị đệ tử đạt được trở nên bền bĩ. Giống như người thợ gốm làm khuôn và tạo hình cho đất sét và sau đó dùng lửa làm cứng lại, người tìm đạo cũng tạo hình, nắn khuôn và kiến tạo, rồi để lửa làm rắn chắc lại. Cuộc điểm đạo đánh dấu việc thành đạt lâu dài và bắt đầu chu kỳ nỗ lực mới.
Thánh Địa Bất Hoại (Imperisable Sacred Land): Lý do có tên gọi này được giải thích rằng “Thánh Địa Bất Hoại” này không bao giờ bị chia sẻ số phận của các lục địa khác, vì đó là lục địa duy nhất có vận mệnh là sẽ tồn tại từ đầu đến cuối Chu kỳ Khai Nguyên suốt mỗi cuộc tuần hoàn (Round). Đó là cái nôi (cradle) của nhân loại đầu tiên và là trú sở của con người thiêng liêng cuối cùng được chọn làm một Shista cho mầm mống tương lai của nhân loại.    (GLBN III, 19–20)
Thánh điện Solomon (Temple of Solomon): Tức là linh hồn thể.  (TVTTHL, 210)
Thành phố Vàng / Kim Thành: (Golden City)
Cõi phụ thứ năm (tức là cõi phụ thứ ba tính từ trên xuống theo bộ sách của bà A.A.Bailey (ND) của cõi tình cảm (cõi cảm dục) được gọi Kim Thành hay Thành Phố Vàng.    (CKDCLH,   157)

+ Thăng thượng (Ascensions): Các thăng thượng là kết quả của một tiến trình, một kỹ thuật, một phương pháp (tùy ý bạn chọn từ ngữ nào) của sự thỉnh nguyện (invocation) của cá nhân, nhóm hay giới thấp kém và sự đáp ứng (evocation) của những gì cao cả hơn (greater), bao quát hơn (more inclusive) và sáng suốt hơn (more enlightened). (CVĐĐ, 528)

+ Thần, Thiên thần (Devas): Devas là các thực thể tiến hóa (progressing entities) của một chu kỳ hành tinh trước. (GLBN III, 235)

+ Thần chất (Deva substance, chất liệu của thiên thần): - Tinh chất kiến tạo (building essence) tức là thần chất. - Vật chất được các Agnishvatta làm linh hoạt (vitalised). (LVLCK, 936, 774)

+ Thiên Thần: Ban giải cho con người Từ lực (Prana) để chữa trị. Gìn giữ Prana, Từ lực và Sinh lực (Như con người là kẻ gìn giữ Nguyên khí thứ 5 = Trí tuệ)-TTHM,183

- Tương ứng với Fohat trong tiểu vũ trụ là các dòng sinh lực qua thể dĩ thái để giữ cho xác thân được sống động và có từ lực. Nguồn lưu chất prana này thì vô hạn, ít ai biết, và khi hiểu đúng người ta sẽ biết bí quyết của sức khỏe hoàn hảo (TVTTHM, 185)

* Vì các câu thần chú và các hình thức thiền để tiếp xúc với các thần, các thiên thần hay các vị thần kiến tạo, và để kêu gọi các tinh linh hay là các hình thức sinh tồn hạ đẳng, trên thực tế đều như nhau và trong những bức thư này nên xem như vậy(TVTTHM, 174)

+ Các Tinh linh cõi trần (Physical plane Elementals). Các thiên thần có thể được chia thành ba nhóm trên cõi trần:
1. Các tác nhân truyền đạt Ý chí của Thượng Đế.
2. Các tác nhân vận dụng năng lượng được triển khai.
3. Các tác nhân tích chứa thần lực.

+ Tinh linh hồng trần:
-  Tinh linh hồng trần là tên gọi dành cho sự sống đã hội nhập của thể xác.(CTNM, 462)
-  Là toàn thể các nguyên tử sinh động của phàm ngã (body nature)(LVLCK, 118)

Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Các tinh linh thiên nhiên của vật chất trọng trược nhất (The elementals of densest matter). Đây là các tác nhân hoạt động và tác nhân kiến tạo có liên hệ đến phần hữu hình và biểu hiện ra bên ngoài của mọi biểu lộ. Theo nghĩa đen, toàn bộ chúng hợp thành những gì mà con người có thể đụng tới, nhìn thấy và tiếp xúc được trên cõi trần. … Trong số các thần hoạt động thuộc phân cảnh thấp nhất của cõi trần, người ta thấy có một số hình thức sự sống ngầm dưới đất mà các sách huyền linh cổ có nói tới. Người ta thấy tận trong lòng đất có sự tiến hóa của loại tinh linh đặc biệt rất giống với con người. Các vị này có thân thể thuộc loại đặc biệt thô kệch, không thể được xem như thể xác một cách rõ ràng theo tên gọi mà chúng ta hiểu. Họ cư trú trong các vùng đất cố định, hoặc là các nhóm, dưới một hình thức cai trị thích hợp với nhu cầu của họ trong các hang động trung ương sâu nhiều dặm dưới lớp vỏ địa cầu. Công việc của các thần này có liên quan chặt chẽ với giới khoáng chất, và các “hỏa thiên thần” (“agnichaitans”) của các đám cháy lớn đều ở dưới sự kiểm soát của các thần này. Các thể của họ được cấu tạo để cho có thể chịu nỗi áp suất lớn. Họ không tùy thuộc vào luồng khí lưu chuyển tự do như con người, mà cũng không bực bội vì sức nóng cao độ có bên trong địa cầu. Ở đây, chỉ có thể nói ít về các sự sống này, vì các thần này có liên hệ với các phần ít quan trọng của thể xác của Hành Tinh Thượng Đế, có sự tương ứng về mặt tiểu vũ trụ nơi chân và giò (feet and legs) của con người. Các thần này là một trong các yếu tố gây ra chuyển động vừa quay tròn vừa tiến tới của một hành tinh. Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+ Các tinh linh thiên nhiên và các thiên thần thứ yếu của chất lỏng (Elementals and lesser devas of liquid matter). Nhiều nhóm thủy thần (water devas) thuộc loại hoạt động đã được các văn sĩ viết thần thoại tập hợp một cách sơ sài dưới các tên gọi nữ thủy tiên (undines), nữ nhân ngư (mermaids) và các cách diễn tả khác, còn nhiều nữa, và điều này tất nhiên rõ ràng thôi khi nhớ rằng tổng số nước trên địa cầu  (biển lớn, biển nhỏ, sông, hồ và suối) vượt xa phần khô hay đất liền, và mọi giọt nước trong chính nó là một sự sống bé nhỏ, làm tròn chức năng của nó và chạy suốt chu kỳ của nó. Các hình thức thần thoại nói ở trên chỉ là vô số sự sống tạo thành một hình hài mà qua đó, vị thần đang tiến hóa tìm cách biểu lộ. Xem: Tổng Hợp Hỏa Tinh Quân gồm Hỏa Tinh Linh Và Hỏa Thiên Thân

+Thể đặc với các Thần: Chúng ta nên nhớ rằng các Devas Lords (Các Thần: Agni/ Thần Lửa - Varuna/ Thần Nước - Kshiti/ Thần Đất) trong giáo lý công truyền tượng trưng cho trạng thái vật chất của thể đặc của Thượng Đế, trong khi trạng thái lực khi tuôn chảy qua thể dĩ thái của Thượng Đế được xem xét dưới các tên khác nhau, đó là Shiva, Surya, Brahma. Tuy nhiên, 2 trạng thái chỉ là một:  

- Thần lửa - Agni: Tức Hỏa Thần Quân (Thần Chủ Quản về Lửa) trong kinh Veda, Vị Thần cổ nhất và được tôn kính nhất trong số các thần ở Ấn Độ. Ngài là 3 phương diện của Lửa, do đó là toàn bộ của biểu lộ. Ngài cũng được xem như Thần Chủ Quản của cõi trí (cõi thứ 5), biểu tượng của Ngài là Lửa.
- Thần Nước - Varuna: Vị thần của Nước, theo ý nghĩa nước của không gian hay là nước của vật chất. Ngài cũng được xem là Thần Cai Quản cõi cảm dục (cõi thứ 6) biểu tượng của Ngài là nước.
- Thần Đất - Kshiti: Vị Thần của Đất theo ý nghĩa chất đặc và không phải là một thể của hành tinh; Ngài là Thần của cõi trần, cõi thứ 7; (LVLCK, 766)

+ Các thần thuộc phân cảnh hơi (Devas of the gaseous subplane). Khi bàn đến các tinh linh ngũ hành (elementals) hay các thần bậc thấp (lesser devas), dưới các thần hoạt động của nhóm mở rộng này, chúng ta bàn đến các hỏa thần và bàn đến các hỏa tinh linh (fiery essences) thuộc loại thiết yếu mà có thể được nhìn thấy đang biểu lộ dưới vô số hình thức. Một vài tế phân của nhóm này được biết như sau:

- Các Hỏa sinh linh (Salamanders or fiery lives) được những người có nhãn thông nhìn thấy đang nhảy nhót trong các ngọn lửa lò hoặc lửa hỏa sơn; nhóm này có thể được chia nhỏ thành 4 nhóm tùy theo màu sắc: đỏ, cam, vàng và tím – nhóm màu tím rất gần với các thần của chất dĩ thái thứ tư.

- Các Hỏa thiên thần (Agnichaitans), đây là một thuật ngữ dùng để chỉ các hỏa sinh linh, vốn là toàn thể chất liệu của cảnh giới được xét trong phần đầu của phần khái luận này, và cũng để chỉ các tinh chất nhỏ bé vốn tạo thành các lửa biểu lộ. Khi bản chất điện khí của cõi trần được tìm hiểu và nghiên cứu, và tình trạng thực sự của nó được hiểu rõ, thì thực tại về sự hiện hữu của các hỏa thiên thần này sẽ hiện rõ ra.

Dưới quyền nhóm một là tất cả các tinh linh thiên nhiên hoạt động với các dĩ thái hình của con người, tất cả các tinh linh thiên nhiên hợp thành thể dĩ thái mà trong đó là sự sống, và tất cả các tinh linh thiên nhiên hoạt động với đối phần dĩ thái của cái gọi là các vật bất động (inanimate objects). Các tinh linh thiên nhiên này được gọi theo thứ tự và tìm quan trọng của mức tiến hóa của họ, Thiên thần màu tím ở trên đường tiến hóa thăng thượng; các tinh linh thiên nhiên ở trên đường tiến hóa giáng hạ, mục tiêu của chúng là đi vào giới thiên thần màu tím.
Dưới quyền nhóm hai có các thảo tiên (fairies) của sự sống thực vật, các thảo mộc thần (elves) đang kiến tạo và tô điểm các loài hoa, các sinh linh nhỏ bé rực rỡ (radiant little beings) sống trong rừng bụi (woods) và đồng nội (fields), các tinh linh làm việc với các loại trái cây, rau cỏ và với tất cả những gì dẫn đến việc bao phủ đất đai bằng cây xanh. Kết hợp với các tinh linh này là các thiên thần từ điện cấp thấp, các vị này liên kết với các địa điểm linh thiêng (sacred spots), với bùa chú (talismans) và với các linh thạch (stones), và cũng có một nhóm đặc biệt chung quanh các chỗ ở của các Chân Sư bất cứ nơi nào.
Dưới quyền nhóm 3 là các tinh linh của không khí và biển, các phong tiên (sylphs), các thủy tiên (water fairies) và các thần che chở từng người. Ở đây chỉ là các gợi ý tổng quát. Danh sách này chưa đầy đủ và không bao gồm các tinh linh thô thiển, các thần lùn (brownies) và các thần sống ở chỗ tối tăm của địa cầu, các thành phố và các chỗ đất ngầm của vỏ địa cầu. Các thiên thần dĩ thái mang trên trán một biểu tượng mờ mờ có hình trăng lưỡi liềm và nhờ thế, những người có nhãn thông có thể phân biệt họ với các thiên thần cảm dục.
Thần chất (Deva substance, chất liệu của thiên thần):
  • Tinh chất kiến tạo (building essence) tức là thần chất.
  • Vật chất được các Agnishvatta làm linh hoạt (vitalised). (LVLCK, 936, 774)
+ Thần, Thiên thần (Devas): Devas là các thực thể tiến hóa (progressing entities) của một chu kỳ hành tinh trước. (GLBN III, 235)
Thần học (Theology): Dù cho các thuyết của khoa học có thể sai lầm, duy vật và đầy thiên kiến đi nữa, chúng cũng còn gần với chân lý cả ngàn lần hơn là các kỳ quặc (vagaries0 của thần học. Trừ kẻ tin mù quáng và kẻ cuồng tín cứng đầu nhất, còn đối với mọi người, thần học đang trong cơn dẫy chết (death agony), hay nói cho đúng hơn, số người bênh vực thần học nay đã đuối lý.  (GLBN II, 36)
Sinh ra lần hai (Second birth): Đối với nhà nội môn thì tiến trình ra đời trong bóng tối, của lần luân hồi ở cõi trần (physical incarnation) – lần lượt – là tiến trình chuẩn bị được sắp xếp trước, sẽ đưa tới việc ra đời trong ánh sáng (birth into light), xảy ra trong ánh sáng và tạo ra sự hiển lộ của thể ánh sáng. Tiến trình liên tục này (vì trong mọi kỷ nguyên, việc sinh ra trong ánh sáng này đã được tiến hành) sẽ tạo ra thế giới tương lai của ánh sáng mà chính mục tiêu của các diễn trình tiến hóa tự nhiên phải khai mở. Đây là việc “sinh ra lần hai”, có nói đến trong Thánh Kinh Tân Ước, trong đó, con người được “sinh ra lần nữa” (“born again”) vào thế giới của ánh sáng và tình thương.  (GDTKNM, 132–133)
Sinh sản của các chủng tộc: Nơi giống dân 1 là Bào Ảnh sinh (chhays, sinh ra theo Hình Bóng). Nơi giống dân thứ 2 là Hãn sinh (Sweat born, sinh ra như mồ hôi). Nơi giống dân thứ ba là Noãn sinh (Egg-born) và các Tổ Phụ thánh thiện sinh ra bằng quyền năng tư tưởng (Kriyashakti). Giống dân thứ tư là con của Padmapani (Chenresi).        (GLBN   3,   180).
Sinh sản Hình Bóng (Chhy-birth, Bào ảnh sinh) Tức là cách sinh sản nguyên sơ vô giới tính, có thể nói là Giống Dân 1 được rịn ra (oozed) từ cơ thể Đấng Pitris… Thay vì biến đi, các hình hiện ra – mà đôi khi chúng ta thấy xuất khỏi cơ thể của một vài đồng tử – lại có thể được cố định và làm cho rắn chắc, thì sự “sáng tạo” của Giống Dân 1 trở nên hoàn toàn dễ hiểu.          (GLBN 3,  181)
Sinh vật nửa người nửa thú (semi–animal creatures): Các di tích duy nhất về các sinh vật nửa người nửa thú mà khoa nhân chủng học (ethnology) biết được là giống người Tasmania (the Tasmanians), một thành phần nhỏ (portion) của người Úc châu, và một bộ lạc sơn cước (mountain tribe) ở Trung Hoa mà nam lẫn nữ có lông lá bao phủ khắp mình. Những người nói trên là hậu duệ cuối cùng ở trong dòng dõi trực tiếp (direct line, trực hệ) của người Lemuria nửa người nửa thú cận đại (latter–day) được nói ở trên. Tuy nhiên, cũng có một số đáng kể những người pha trộn dòng giống Lemuria–Atlantis được tạo ra do nhiều sự lai giống khác nhau với dòng dõi nửa người nửa thú đó (such semi–human stock) – đó là những người bán khai (wild men) ở Borneo, người Veddhas ở Ceylon (ngày nay là Sri Lanka–ND) [mà giáo sư Flower xếp vào giống người Aryan(!)], hầu hết các thổ dân Úc còn lại, thổ dân Tây Nam Phi (Bushmen), người Negrito, người dân đảo Andaman, vv… Các thổ dân Úc ở vịnh St. Vincent và vùng lân cận Adelaide có rất nhiều lông, còn lông tơ màu nâu (brown down) trên da của trẻ con năm, sáu tuổi cũng có vẻ như lông mao (furry appearance). Tuy nhiên, đó là những người đã thoái hóa (degraded men) chứ không phải gần giống nhất với “người khỉ” (“pithecoid man”) như Haeckel mạnh mẽ khẳng định. Chỉ một phần nhỏ của những người này mới là di tích của giống dân Lemuria.               (GLBN III, 201)

+ Sinh võng (Web of life): Được dệt bằng chất bồ đề (buddhic matter), sinh võng (cái lưới của sự sống) chống đỡ và đem sinh khí cho tất cả các thể của chúng ta. (KCVTT, 71)
+ Sinh võng (Vital web): Cách cấu tạo của thể dĩ thái (etheric structure) tức là sinh võng, theo đó, các năng lượng sẽ chạy vòng quanh (chu lưu).  (CTNM, 492)

Sirius (Sao Thiên Lang): Sirius là trung tâm của thượng trí (seat of higher mind)( LVLCK, 1258)
Số căn bản của Thái Dương Hệ chúng ta : Số Bảy (Root number of our system: number seven) Câu hỏi thường được nêu ra: Tại sao các nhà Thông Thiên Học luôn luôn đề cập đến con số bảy? Đó là vì số bảy là “số căn bản của Thái Dương Hệ chúng ta”. Có một lý do rõ rệt giải thích tại sao con số này đóng vai trò tích cực trong cách phân nhóm (grouping) các sự việc khi chúng ta lưu tâm tới các nhóm ba (triplicities) có nói đến và giải thích trước đây. Một bộ ba (triad) đương nhiên tạo ra một bộ bảy (septenate) bởi các liên quan bên trong của chính nó, vì lẽ ba yếu tố của nó có thể tự tập hợp thành bảy cách không hơn không kém. Ở ngoài các ranh giới của một vũ trụ, vật chất (matter) có ba tính chất, đó là tịnh (inertia), động (mobility) và nhịp (rhythm) khi ở trạng thái quân bình. Khi sự sống của Thượng Đế khởi động (causes motion), tức khắc chúng ta có bảy nhóm, vì trong bất cứ nguyên tử hay nhóm nguyên tử đã cho nào, tính chất này hay tính chất kia có thể nhận được sinh lực nhiều hơn, như thế, một tính chất chiếm ưu thế sẽ hiện ra. Vậy là chúng ta có thể có ba nhóm. Ở nhóm một, tính chất TỊNH chiếm ưu thế, ở nhóm hai, tính chất ĐỘNG chiếm ưu thế, ở nhóm ba, tính chất NHỊP chiếm ưu thế. Mỗi một trong các nhóm này lại chia nhỏ tùy theo ưu thế trong đó của một trong hai tính chất còn lại, thí dụ, trong hai nhóm TỊNH, thì một nhóm có tính động vượt trội (tức là dưới chữ “động” có gạch dưới–ND) hơn là tính nhịp, và nhóm còn lại có tính nhịp vượt trội (tức là dưới chữ “nhịp” có gạch dưới–ND) hơn là tính động. Đối với hai nhóm ĐỘNG và hai nhóm NHỊP, sự việc cũng diễn ra giống như trên.
Số đo thiêng liêng (divine measure): X. Vi tử, cách tạo lập.
Sốt (Fever): Sốt chỉ là dấu hiệu của đau yếu và là cách thức căn bản để tinh lọc và thải bỏ. Đó là một chỉ dẫn chứ chính nó không phải là một bệnh. Hãy cân nhắc điều này và đưa nó vào mọi cảnh giới, vì cơn sốt ở cõi trần có phần tương ứng của nó ở cõi cảm dục và cõi hạ trí. Đó là năng lượng quá mức gây ra thiêu đốt, và trong khi thiêu đốt, làm giãm nhẹ và chữa trị (hoặc là qua việc khuất phục mầm mống hay nhóm năng lượng  tạo ra nó, hoặc là bằng năng lực giải thoát của sự chết). Nếu có thể và khi thể xác đủ mạnh để chịu đựng sự căng thẳng, thì tốt hơn là hãy để cho ơn sốt xảy ra trong một lúc, vì đó là sự chữa trị của thiên nhiên đối với một vài tình trạng không mong muốn. Các cơn sốt không những chỉ cảnh giác về sự có mặt của những gì gây khó chịu, mà còn hàm chứa nơi chúng tìm quan trọng trị liệu rõ rệt. Nhưng cần xem xét thận trọng và tạo sự cân bằng – cân bằng dựa vào các năng lượng của cơ thể. Trong khi cơn sốt lan ra, thân thể trở nên tương đối vô dụng, các hoạt động bình thường đều chịu ảnh hưởng. Đối với việc chữa trị và trị liệu các cơn sốt, giới y khoa chính thống đã biết nhiều rồi và sự hiểu biết này sẽ đầy đủ khi nào các nguyên nhân gây sốt được hiểu rõ hơn và các y sĩ có thể ứng xử với nguyên nhân chứ không phải với hậu quả (effect). Quá thiên về cảm tính là một tương ứng ở thể cảm dục của cơn sốt ở thể xác và cho thấy mầm dục vọng đang lan ra, mầm này phải được đối trị (dealt) trước thì mới hạ được cơn sốt. Một thể trí quá linh hoạt (over–active mind) vốn bị điều chỉnh sai lệch, rất bận rộn nhưng ít có hiệu quả, là sự tương ứng ở cõi trí.                                                 (CTNM, 314)
Sri Sankarâcharya (B.Phạn): Nhà đại cải cách tôn giáo của Ấn Độ và là huấn sư của triết lý Vedânta–, vị huấn sư vĩ đại nhất trong số các huấn sư dạy về triết lý này, được những người theo Nhất Nguyên Luận, tức Advaitas (người theo Phi Nhị Nguyên, Non–dualists) xem như là một hóa thân (incarnation) của thần Siva và là một người tạo ra các huyền diệu. Ngài lập ra nhiều matham (tu viện, monasteries) và thành lập môn phái thông thái nhất trong số các nhà Bà La Môn (Brahmans) có tên là Smârtava. Các truyền thuyết về Ngài cũng nhiều như các tác phẩm triết học của Ngài. Vào năm 32 tuổi, Ngài đến Kedâranath trong dãy Tuyết Sơn (Himalayas), một mình đi vào động (cave), từ đó Ngài không bao giờ trở lại nữa. Các môn đồ của Ngài cho rằng Ngài không chết mà chỉ rút ra khỏi thế gian.   (NGMTTL, 307–308)
Stonehenge: Nếu không có những người khổng lồ để di chuyển các tảng đá khổng lồ như vậy thì không bao giờ có một Stonehenge, một Carnac (Brittany) hoặc cấu trúc của Người Khổng Lồ một mắt khác (Cyclopean structures).   (GLBN3,  341)

+ Sự sa đọa của con người (The fall of man): Hầu như tất cả chúng ta đều được lưu ý vào niềm tin nơi những gì được gọi là “sự sa đọa của con người”. Ngày nay, chỉ có một số ít người còn tin vào câu chuyện về sự sa đọa theo như nó được nêu ra trong chương thứ ba của Sáng Thế Ký (Genesis), và hầu hết chúng ta tin rằng câu chuyện đó có một ý nghĩa ẩn dụ. Chân lý huyền linh ẩn dưới câu chuyện kỳ lạ này là gì? Đơn giản chỉ là sự thật về sự sa ngã của tinh thần vào vật chất được truyền đạt bằng cách dùng một hình ảnh đối với lối suy nghĩ ấu trĩ (infant mentality) của con người. Tiến trình hội tụ của các đường lối này là một tiến trình nhị phân. Bạn có việc giáng hạ (descent) và vật chất của thực thể thông linh (entity), của sự sống trung tâm, và việc lâm phàm (incarnation) của tinh thần, và kế đó, bạn có sự phát triển, nhờ vào vật chất, của sự sống hay tinh thần đó, cộng với tất cả những gì đã đạt được qua việc sử dụng hình hài. Bằng việc thực nghiệm với vật chất, bằng việc trú ngụ (dwelling) trong hình hài, bằng việc đem lại năng lượng cho vật chất, bằng việc ra khỏi Vườn Địa Đàng (nơi mà không có mục tiêu nào cần cho sự phát triển), và bằng việc chu du vô định (wandering) của Đứa Con Đi Hoang (Prodigal Son) nơi viễn xứ, bạn có các giai đoạn khác nhau được minh họa trong Thánh Kinh Cơ Đốc, nơi mà con người khám phá ra rằng mình không phải là hình hài mà chỉ là kẻ sử dụng hình hài đó. (TTCNT, 86–87)

Sự sống phú linh:   (The ensouling life) Sự Sống phú linh tức là Sự Sống của Thượng Đế trong nguyên tử.     (KCVTT,   15).
Sự sống và các sự sống (the life and the lives): Trong bộ GLBN, H.P.B. có nói: “Huyền linh học không chấp nhận bất cứ cái gì vô cơ (inorganic) trong Đại Vũ trụ (Kosmos). Cách diễn tả được khoa học dùng như “chất vô cơ” (“inorganic substance”) chỉ hàm ý là sự sống tiềm tàng, đang ngưng trệ (slumbering) trong các phân tử của cái được gọi là “vật chất trơ” (“inert matter”) thì không thể nhận biết được. Tất cả đều là sự sống, mọi nguyên tử của ngay cả bụi khoáng chất (mineral dust) cũng có sự sống, mặc dù vượt ngoài sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta ... Do đó, sự sống có khắp nơi trong vũ trụ ... bất cứ nơi đâu có một nguyên tử vật chất, một hạt (particle) hay một phân tử (molecule), ngay cả ở trong tình trạng loãng nhất, cũng đều có sự sống bên trong, tuy tiềm tàng và vô thức.” – GLBN–I, 269, 281, 282
Svabhâvat (B.Phạn, Tinh hoa dễ nắn tạo của vật chất):  Từ ngữ này được các nhà Đông phương học giải thích như sau: “chất liệu dễ uốn nắn” (“plastic substance”), vốn là một định nghĩa không thích hợp. Svabhâvat là chất liệu và vật chất tạo ra thế giới (the world–substance and stuff), hay đúng hơn là những gì ở đàng sau nó – tinh thần và tinh hoa của chất liệu. Tên gọi xuất phát từ Subhava và gồm có ba từ: Su: tốt lành, hoàn hảo, đẹp đẽ, mỹ miều; sva: cái ngã (self), và bhâva: hiện tồn hay trạng thái hiện tồn (state of being). Mọi bản thể (nature) tiến hóa từ nó và vạn hữu quay về nó vào cuối các chu kỳ sinh hoạt (life–circles). Trong Huyền bí học (Esotericism), nó được gọi là Phụ Mẫu. Đó là tinh hoa dễ uốn nắn của vật chất (plastic essence of matter).   (NGMTTL, 314)

+ Sức mạnh tư tưởng và năng lực trí tuệ (Thought power and mental ability). Một người không thể có được sức mạnh tư tưởng, cũng không thể có được năng lực trí tuệ, nếu người đó không tự tạo ra cho chính mình bằng sự suy tư được lặp lại một cách kiên nhẫn. (MTNX,  276)

Tà lực:  (Dark forces) Các tà lực chỉ có thể tác động đến (influence) và gây nguy hại (endanger) cho những kẻ mà nơi họ tà lực có thể tìm thấy một ái lực (affinity, sự thu hút, sự đồng thanh đồng khí, sự tương cầu) nào đó đối với chính bản chất của chúng. Do đó, người nào nghĩ rằng mình đang bị các đối thủ như thế tấn công, hãy lập tức tìm kiếm khuyết điểm (flaw) trong chính mình, chính khuyết điểm này mới khiến cho cuộc tấn công như thế có thể xảy ra. (VLH, 143)

+ Tả hỏa kỳ kinh (Ida, Âm hỏa kỳ kinh): Mãnh lực âm của cơ thể tự biểu hiện qua đường dây thần kinh Ida. (LVHLT, 95)

+ Tài năng hay năng khiếu (talents or gifts): Các tài năng hay các năng khiếu đều được xem như có được trong một kiếp sống trước.(TNVT, 95)

+ Năng Khiếu các Cung Năng Lượng - Cung Hoàng Đạo Và các Nhà và Các Hành Tinh: Xem tại đây: Năng khiếu về Cung, Cung Hoàng Đạo và hành Tinh

Tam đoạn thiền (Sanyama): – Đó là tổng hợp ba giai đoạn của tiến trình thiền định (gồm: định trí, thiền định, đại định–ND) và chỉ xảy ra đối với đạo sinh đã học được và chế ngự được ba trạng thái kiềm chế thể trí.  (ASCLH, 251)

– Nhờ tam đoạn thiền, một vài kết quả sau đây được tạo ra:

  1. Đạo sinh tự thoát khỏi ba cõi thấp: hạ trí, cảm dục, hồng trần. Ba cõi này không còn thu hút sự chú tâm của y nữa. Y không còn tập trung vào chúng hoặc bị chúng lôi cuốn nữa.
  2. Đạo sinh có thể tùy ý tập trung sự chú tâm và giữ cho trí được điềm tĩnh và giới hạn trong khi hoạt động tích cực, nếu y muốn chọn như thế.
  3. Đạo sinh có thể an trụ vào Chân Ngã thức và biết được chính mình tách biệt với thể trí, với các tình cảm, các dục vọng, các xúc cảm và hình hài đang tạo thành Phàm Ngã.
  4. Y học cách nhận thức rằng Phàm Ngã (toàn thể các trạng thái trí tuệ, tình cảm và các nguyên tử xác thân) chỉ là khí cụ của mình để tùy ý giao tiếp với ba cõi thấp.
  5. Y đạt được khả năng nhập định, tức thái độ của cá tính thực sự, đối với cõi linh hồn và có thể nhìn vào cõi linh hồn theo ý nghĩa tương ứng với cách mà con người dùng mắt để xem xét cõi trần.
  6. Xuyên qua thể trí có kiểm soát, y có thể chuyển vào não bộ những gì y thấy được, và như thế có thể truyền đạt tri thức của bản ngã và của cõi giới của bản ngã cho con người trên cõi

trần.  (ASCLH, 251)

Tam nghiệp (Agami Karma): Tam nghiệp là kết quả của công và tội của các hành vi hiện tại. Nó bao gồm mọi lời nói, ý tưởng và hành động của bạn. (LVLCK, 470–471)

+ Là Atma–Buddhi–Manas hay là Ý chí Tinh thần, Bác ái. Tinh thần và Thượng Trí.(CTHNM, 354)

+ Tức là Ý chí tinh thần, trực giác và Thượng trí.(LVLCK, 261)

+ Cách tạo ra Atma-Buddhi-Manas: Chân Thần khiến cho vật chất vi tử của cõi Niết Bàn, cõi Bồ Đề và Cõi Trí – đang bao quanh Chân Thần giống như dĩ thái không gian bao quanh Mặt Trời – trở nên rung động, và như vậy bắt buộc chính Chân Thần trở thành một Tia Sáng (Ray) gồm ba phần giống y như bản chất tam phân của chính Chân Thần. Trong công việc này Chân Thần được sự trợ giúp của các Thiên Thần thuộc một vũ trụ trước, vì trước đây, các Ngài đã trải qua một kinh nghiệm tương tự như thế. Các Thiên Thần này hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Ý Chí đến vi tử cõi Niết Bàn, để rồi vi tử Niết Bàn, nhờ rung động theo trạng thái-Ý Chí, trở thành Atma. Các Thiên Thần nói trên cũng hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Minh Triết đến vi tử cõi Bồ Đề, để rồi vi tử Bồ Đề, nhờ rung động theo trạng thái- Minh Triết, trở thành Buddhi. Các Thiên Thần trên cũng lại hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Hoạt Động đến vi tử cõi Trí để rồi vi tử trí tuệ, nhờ rung động hợp với trạng thái Hoạt Động, trở thành Manas. Atma-Buddhi-Manas, tức là Chân Thần trong thế giới biểu lộ, được tạo ra như thế đó, thế là Tia Sáng (Linh Quang) của Chân Thần đi vào năm cõi của vũ trụ (thuộc Thái Dương Hệ chúng ta – ND) (KCVTT,  47-48)

+ Tam Thượng Thể Tinh thần tức biểu hiện tam phân hay là khí cụ của Chân Thần. (ĐĐTKNM II, 398)

Tam bộ (Triad, bộ tam, tam hạ thể): Tam bộ tức là các nguyên tử thường tồn hồng trần, cảm dục và nguyên tử thường tồn hạ trí. (KCVTT, 101)

+ Tam nguyên/ Tam phân: - Tam nguyên: Là tinh thần, linh hồn và thân thể. (TLHNM II, 391)

* Tam nguyên tinh thần của con người. - Sự sống, ý thức và hình hài. (LVHLT, 21)

- Tam nguyên - Ba Thập Giá của vòng Hoàng đạo phản ánh Tam Nguyên được tất cả các tôn giáo công nhận, và thể hiện ba giai đoạn của cuộc sống hoặc các khía cạnh của cuộc sống. Shiva, Vishnu, Brahma là ba thể hiện của người Hindu về ý chí, mong muốn và hoạt động. Shiva đại diện cho ý chí. Ngài được cho là nhảy múa để đưa vũ trụ vào hiện hữu. Vishnu được biết đến như là Người Giữ Gìn; và Brahma là người đứng đàng sau công việc của mọi thứ trong Vũ trụ và được xem là Thần Sáng tạo. Ba Vị là 3 phương diện: Thứ nhất, thứ hai và thứ ba của Thượng đế. Trong Cơ Đốc Giáo, 3 Phương diện này là Cha, Con và Chúa Thánh Thần. Cha là ý chí thuần túy, Con muốn đem ánh sáng vào thế gian, và Đức Thánh Linh thể hiện tinh thần tích cực di chuyển trên thế giới. (Nguồn: Chiêm THNM 17)

Xem: Sơ đồ Tam nguyên Tinh thần/ Thánh đoàn và con người

Tam Thân (Three Vestures): Nirmanakaya (Ứng thân), Shambhogakaya (Báo thân), Dharmakaya (Pháp thân).       (LVLCK, 1193)
Tanmatra :
  • Chất liệu nguyên tử cơ bản của bất cứ yếu tố nào (element). Cái tạo ra tác dụng hiện tượng của nó. Đó là cái ẩn sau mọi nhận thức bằng giác quan và của cả 5 giác quan. (ASCLH, 344)
  • Tanmatra tức là năng lực (power) hoặc rung động (vibration) do một biến thái (modification) trong tâm thức của
Thượng Đế.  (LVLCK, 56)
  • Tanmatra tức là biến thái của nguyên khí tâm thức.(ASCLH, 158)
Tạo Hóa (Creator, Hóa Công, Đấng Sáng Tạo, Thợ Tạo): Ngôi Ba của Ba Ngôi (Trinity), Ngôi Thánh Thần, tức Tạo Hóa.   (CTHNM, 245)

+ Tapas (Cõi Đại Niết Bàn, Cõi Chân Thần): Thế giới thiêng liêng (Divine world). Thế giới của Ngôi Hai, tương ứng với cõi Đại Niết Bàn (ASCLH, 298)

Tatya : Thế giới của nguyên nhân phát xuất. Thế giới của Ngôi Một, tương ứng với Cõi Tối Đại Niết Bàn. (X. Cõi và trạng thái tâm thức). (ASCLH, 298)

Tát đóa, tát đỏa : Sattva (chúng sinh).

+ EPI và EPII: Tập I và Tập II sách Tâm Lý Học Nội môn của Chân Sư DK
- Trong bộ luận này, chúng ta đang xem xét những người tiến hóa hơn cấu thành giới trí thức của thế giới, đang bắt đầu sử dụng thể trí, đang trên con đường dự bị, hoặc đang tiến gần đến con đường đệ tử. [Chỉ khi đó] các phàm ngã được thanh luyện cho đến nỗi cung phàm ngã và cung chân ngã mới cho phép việc phân tích và xác định.(EP II 334-5)

+ Tâm lý học (Psychology): Tâm lý học đã chỉ ra rằng trong tâm thức của mỗi con người là một ý thức về nhị nguyên. Nó là môn học về sự hoạt động của con người, như là sinh vật sống động trong môi trường chung quanh, trong đó có chính y – môn học về sự tương tác giữa con người với môi trường chung quanh. Đó là môn học về cách hành xử của con người nhưng không phải theo ý nghĩa đạo đức về cách hành xử đúng hay sai. Đó là môn học về cách đối xử của con người, của Phàm ngã. (LHVCC, 32–33)

1. Tâm lý học CÔNG TRUYỀN, với sự chú trọng của nó vào khí cụ, vào các tuyến và các hiệu ứng của chúng, vào những giấc mơ và hiệu quả không thường xuyên của chúng, vào hành vi bản năng (vốn phần lớn là một phản ứng của thể xác) và vào tất cả những kết luận mới nhất của các nhà khoa học khảo cứu về vật chất trên toàn thế giới.

2. Tâm lý học BÍ TRUYỀN: Các loại năng lượng và các mãnh lực chi phối, kiểm soát và xác định các khía cạnh khác nhau của khí cụ của người trung bình, và tình trạng tâm thức của y. (Nguồn: Tổng hợp Chiêm TH)

- CTH Bí truyền: Sự chú trọng được đặt vào linh hồn (EPI 4-6)

Tâm pháp (Heart doctrine, secret Heart):
  • Tâm pháp chi phối sự phát triển huyền linh. Tâm pháp dựa vào bản chất đại đồng của linh hồn, Chân Thần, Đấng Duy nhất, chi phối và có dính líu đến thực tại. (CVĐĐ, 458)
  • Tâm pháp là giáo lý bí truyền (Secret Heart is the esoteric doctrine).                                                  (TNVT, 231)
Tâm thông thuật (Psychism):
  • Có thể được chia thành 2 nhóm như sau:
  1. Tâm thông bậc cao (Higher psychism):
  • Thiêng liêng.
  • Có kiểm soát.
  • Tích cực.
  • Áp dụng một cách sáng suốt.
  • Trạng thái trung gian.
  1. Tâm thông bậc thấp (Lower psychism):
  • Động vật.
  • Không được kiểm soát.
  • Tiêu cực.
  • Tự động.
  • Trạng thái đồng cốt. (SHLCTĐ, 8) – Một từ ngữ hiện đang được dùng để chỉ mọi loại hiện tượng liên quan đến trí (mental phenomena), như là thuật đồng cốt (mediumship), cũng như hình thức nhạy cảm cao (the higher form of sensitiveness). Một từ ngữ mới được đặt ra.  (CKMTTL, 277)
+ Phàm ngã thức là tâm thức của Ngôi Ba của thánh linh, tức trạng thái sáng tạo (creator aspect). Tâm thức này tác động trong vật chất và chất liệu để tạo ra các hình hài mà nhờ đó các tính chất có thể tự biểu hiện, và như thế cho thấy bản chất của thánh linh trên cõi sắc tướng. Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

+ Chân Ngã thức (egoic consciousness) là tâm thức của Ngôi Hai của thánh linh, tâm thức của linh hồn, tự biểu hiện như là tính chất và như là “sắc thái” (“colour”) nội tâm xác định của các sắc tướng. Đương nhiên tâm thức này thay đổi tùy theo năng lực của linh hồn trong bất cứ hình hài nào để chế ngự hiện thể của nó, tức vật chất, và để biểu hiện tính chất bẩm sinh qua hình hài bên ngoài.

+ Chân Ngã thức tức là việc mở rộng liên tục sự hiểu biết sáng suốt của một người từ kiếp này đến kiếp khác. (LVLCK, 279)

2. Tâm thức chân ngã là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ hai, tức tâm thức của linh hồn, tự thể hiện chính nó như là phẩm tính và như là “sắc thái” thể hiện bên trong của những vẻ ngoài. Điều này tự nhiên là khác nhau, tùy theo khả năng của linh hồn dưới bất kỳ hình tướng nào để làm chủ hiện thể của nó, tức vật chất, và để thể hiện tính chất bẩm sinh qua hình tướng bên ngoài. Chúng ta sẽ đề cập ... đến tâm thức chân ngã, vốn là tâm thức của thái dương thiên thần, khi nó bắt đầu với việc chuẩn bị cho điểm đạo trên con đường Đệ tử và kết thúc trong vị Chân Sư hoàn thiện… Chân Nhân (Man), tức Thái dương Thiên Thần, là tổng số của những năng lượng và các mãnh lực thống nhất, pha trộn và được kiểm soát bởi "xu hướng hài hòa",  vốn là tác dụng của lòng bác ái và tính chất thiêng liêng nổi bật. Thái dương thiên thần là một sự kết hợp của hai năng lượng – năng lượng bác ái, và năng lượng ý chí hay mục đích ... Hai năng lượng này, khi thống trị năng lượng thứ ba là thể trí, tạo ra con người hoàn hảo. Chúng giải thích vấn đề của con người; chúng biểu thị mục tiêu phía trước con người; chúng lý giải và giải thích năng lượng của ảo tưởng; và chúng chỉ ra con đường khai mở tâm lý, vốn dẫn con người (từ tam giác của tam nguyên và sự biến phân) xuyên qua nhị nguyên đến nhất nguyên.(GQ!.1, tr 17, Trích dẫn TLHNM)

+ Chân thần thức (monadic consciousness) là tâm thức của Ngôi Một của thánh linh, vốn biểu hiện cho mục tiêu và ý định của sự sống thiêng liêng, nó dùng linh hồn để qua linh hồn đó, cho thấy mục tiêu cố hữu của Thượng Đế. (TLHNM–II, 4)

+Chân Thần thức liên quan tới tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế. Bắt đầu được nhận biết vào lần điểm đạo thứ ba, Chân Thần thức chi phối linh hồn và hoạt động xuyên qua Phàm Ngã. (TLHNM II, 7)

3. Tâm thức chân thần là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ nhất, cái vốn tiêu biểu cho sự sống thiêng liêng – mục đích và ý định, và dùng linh hồn để thể hiện Thiên Ý cố hữu qua linh hồn. Chính điều này mới xác định phẩm tính. Chúng ta sẽ đề cập ... đến việc thực chứng Chân Thần ... Điều này bắt đầu được thực hiện ở cuộc điểm đạo thứ ba. [7] Chân Nhân (Man), là Chân Thần đang sinh hoạt, là thực tại bị che khuất, và là cái mà Thiên thần của Đấng Hằng Hữu (the Angel of the Presence) che giấu. Y là sự biểu lộ tổng hợp của Thiên Ý, được tượng trưng qua phẩm tính thiêng liêng được mặc khải và được biểu lộ thông qua hình tướng. Hình tướng, phẩm tính, sự sống – một lần nữa tam nguyên cổ xưa này đối mặt với chúng ta.(GQ1.1, Các trích dẫn TLHNM 18)

+ Tâm thức Chân thần: Khi người môn sinh nhận ra rằng Sự Nhất Thể vĩ đại của vũ trụ, cái mà anh ta liên tưởng đến với tâm thức chân thần, chỉ là sự ghi nhận những ấn tượng được cục bộ hóa (và vì thế mà còn hạn chế) và xác định trong những cấp độ dĩ thái của cõi hồng trần vũ trụ, anh ta có thể nắm được những ngụ ý của điều kỳ diệu sẽ được tiết lộ cho bậc điểm đạo đồ, người có thể siêu việt toàn bộ cõi hồng trần vũ trụ (bảy cõi giới nhân loại, siêu nhân và những thế giới linh thiêng của chúng ta [Trang 364].  Đây là điều mà việc bước đi trên con Đường của Sự Tiến Hóa Tâm Thức Cao Hơn sẽ giúp cho một Chân Sư cuối cùng sẽ làm. (CCVĐĐ/ RI 364)

Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức
Xem thêm về Chân Thần

Thượng Đế thức (Logoic consciousness) tức là các trạng thái tiếp nối của nhận thức thiêng liêng trong lĩnh vực thái dương.
Hành tinh thức (Planetary consciousness) hay là tâm thức của một Hành Tinh Thượng Đế khi Ngài luân chuyển liên tục qua hệ thống hành tinh.

+ Động vật, thực vật và khoáng chất thức (Animal, vegetable, and mineral consciousness) vốn dĩ khác với nhân loại thức ở nhiều chi tiết, trước nhất ở chỗ nó không phối kết (co–ordinate) hay suy luận (deduce) và nhận biết sự đồng nhất riêng biệt. Nó giống nhân loại thức ở chỗ nó bao hàm sự đáp ứng với các tiếp xúc nối tiếp của các đơn vị có liên quan trong các chu kỳ nhỏ của chúng.

  1. Nguyên tử thức (Atomic consciousness), biểu hiện qua các trạng thái đẩy và hút nối tiếp nhau. Trong định nghĩa cuối cùng này có tàng ẩn chìa khóa cho các trạng thái tâm thức khác. (LVLCK, 279) 
  2. – Tâm thức có thể được định nghĩa như là năng lực thấu hiểu. Trước tiên, nó có dính líu đến mối liên hệ của Ngã với Phi Ngã, của Chủ thể Nhận thức với Điều được Nhận thức và của Chủ thể Tư Tưởng với những gì được tưởng nghĩ đến.

+ Giới khoáng chất 1.

Hoạt động thông tuệ. Mọi nguyên tử đều tỏ ra có khả năng chọn lựa, phân biệt một cách sáng suốt dưới Định luật Hút và Đẩy. (SD I, 295)

Giới thực vật 2. Hoạt động sáng suốt cộng với nhận thức còn phôi thai (embryo sensation) hay cảm giác (feeling) phôi thai.
Giới động vật 3. Hoạt động sáng suốt, nhận thức cộng với bản năng, hay là trí lực phôi thai (embryo mentality). SD III, 573, 574. Ba loại tâm thức này tiêu biểu cho tâm thức dưới nhân loại (sub-human consciousness).
Tinh thần thức 5 (Spiritual consciousness). Nhận thức bằng tuệ giác thể (Buddhic realisation). Cái đơn nhất (unit) biết được tập thể của mình. Cái đơn nhất riêng biệt tự đồng nh61t hóa chính mình với cung hay kiểu mẫu của mình. SD  III, 572; I, 183, 623.
Sinh khí thể (body of prana): Là thể sinh lực hay thể dĩ thái (vital body or etheric body).   LVHLT, 206)

+ Sinh lực (vital forces):

- Sinh lực (life force, prana, vitality) tức là từ lực (magnetism). (TVTTHL, 245)

- Sinh lực thuộc nhiều loại, đều chỉ là chất dĩ thái của không gian, chuyển động thường xuyên, đi qua lớp vỏ bên ngoài (outer sheath). (LVHLT, 289)

+ Từ lực là hiệu quả của cung thiêng liêng (Cung Bác ái ) khi biểu lộ, với cùng ý nghĩa rằng Điện năng là hiệu quả biểu lộ của cung nguyên thuỷ (Hoạt động sáng suốt) của Thông tuệ linh hoạt. Nên suy ngẫm kỹ về điều này vì nó nắm giữ một bí nhiệm (LVLCK, 59)

+ Năng lượng sinh lực hay sinh khí (Pranic energy or vitality):  Đây là sinh lực (vital force) có sẵn trong chính vật chất và mọi hình hài đều chìm ngập trong đó, vì chúng tạo thành các phần tử hoạt động của hình hài lớn hơn. Mọi hình hài đều đáp ứng với năng lượng này. Loại năng lượng này xuất phát từ mặt trời hồng trần và tác động tích cực lên các thể sinh lực của mọi hình hài trong cõi thiên nhiên (natural world), kể cả hình hài vật chất (physical form) của chính nhân loại. Theo thuật ngữ của Minh triết Vô Thủy (Ageless Wisdom), cả ba năng lượng này được gọi là lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát. (LVHLT, 526)

 

 

Sáu ngày sáng thế (Six days of creation): Sáu ngày (Yom) sáng thế có nghĩa là sáu giai đoạn tiến hóa, còn ngày thứ bảy là ngày đạt tới tột đỉnh (culmination), ngày hoàn thiện, chứ không phải là ngày yên nghỉ (rest). Chúng ám chỉ bảy Cuộc tuần hoàn (Rounds) và bảy Giống dân, mỗi thứ có một “cuộc sáng tạo” riêng biệt. (GLBN III, 254)
Sáu triết phái Ấn Độ : X. Bảy nhánh tri thức.

+ Theo Minh triết mới:

+ Cõi Sắc Giới (Formless Level): X. Arupa Loka. Cõi trí có ba cõi phụ thuộc về Vô Sắc Giới và bốn cõi phụ thuộc về Sắc Giới. (LVLCK, 923)

+ Sắc Giới (Rupa–Loka, Level of form): Devachan (cõi phúc lạc) thuộc về Cõi Sắc Giới. (LVLCK, 736)   

+ Cõi Sắc Tướng: Cõi trí gồm ba cõi phụ Vô Sắc Tướng và bốn cõi phụ Sắc Tướng. (LVLCK, 923)

+ Vô Sắc Tướng (Arupa): Thuật ngữ Vô Sắc Tướng được dùng để chỉ mọi hình hài (forms) mà qua đó, các sự sống (existences) biểu lộ ra trên bốn cõi cao (Tối Đại Niết Bàn, Đại Niết Bàn, Niết Bàn và Bồ Đề– ND) của Thái Dương Hệ và các phân cảnh trừu tượng của cõi trí (mental plane).(LVLCK, 616)

+ Theo Phật học - Đức Phật dậy:

- Cõi Sắc giới: Này A Nan! 18 cõi trời trên đây, sống trong thiền định thanh tịnh tĩnh lặng, không giao tiếp bạn bè như ở nhân gian, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hết cái hệ lụy của thân hình. Từ cõi trời Sắc-cứu- cánh đây, xuống cho đến cõi trời Phạm-chúng, gọi là cõi SẮC GIỚI.

- Cõi Vô sắc giới: Bốn cõi trời Không đó, muốn khiến cho tâm cảnh đều không, nhưng không hoàn toàn đạt được lí không. Nếu từ năm cõi trời Bất-hoàn lên đây mà tu tập thánh đạo, đến chỗ chứng nhập lí ngã không, gọi đó là bậc Bất-hồi-tâm độn A-la-hán. Nếu từ các cõi trời Vô-tưởng và Quảng-quả lên đây mà tu tập thiền định hữu lậu, mê trời hữu lậu, không nghe biết chánh pháp, cái đạt được chỉ là không tưởng, không có chỗ quay về, cho nên phải vào lại trong vòng lưu chuyển luân hồi. Này A Nan! Bốn cõi trời Không đó, thân tâm diệt hết, chỉ có định tánh hiện tiền, không có các nghiệp quả bằng sắc pháp; từ cõi Không-xứ cho đến cõi Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ, gọi là cõi VÔ SẮC GIỚI.

- Này A Nan! Thiên chúng ở các cõi trời trên đây (ngoại trừ ở năm cõi Bất-hoàn), đều là người phàm phu được hưởng thọ phước báo; khi hưởng phước hết rồi thì trở lại luân hồi. Riêng các vị thiên vương của các cõi trời kia thì đều là Bồ-tát, luôn trụ trong chánh định, dần dà tiến lên trên đường tu tập hướng tới Phật đạo; (nguồn-Trang 121)

Sắc thái (Colouring, bản sắc): Sắc thái tức là nghiệp quả cố hữu (inherent karma), hay là đáp ứng rung động của chính chất liệu, nó vốn là phản ứng chọn lọc đối với nốt của Chân Ngã. Chỉ có chất liệu nào (nhờ có sử dụng trong quá khứ) đã được làm cho thích ứng với một nốt và rung động nào đó mới đáp ứng được với linh từ (mantram) và với các rung động theo sau đó xuất phát từ vi tử thường tồn.                                                         (LVLCK, 785)
Sắc tướng (Appearance): Tôi sẽ dùng từ ngữ sắc tướng để diễn tả cái mà ta gọi là vật chất (matter) hay hình hài (form) hay biểu lộ ngoại cảnh (objective expression); chính cái sắc tướng hữu hình giả tạm chỉ có bề ngoài đó được sức sống làm cho linh hoạt. Đây là trạng thái thứ ba, Mẹ, được ứng linh và làm cho tụ sinh (fertilised) bởi Chúa Thánh Thần, tức Sự Sống, kết hợp với chất liệu thông tuệ.                                             (TLHNM–I, 18)

+ Cây Sen (Lotus): Cây Sen tượng trưng cho đời sống con người và cũng tượng trưng cho đời sống của Đại Vũ trụ (Kosmos); vì Triết Lý Huyền bí (Secret Doctrine) dạy rằng các yếu tố (elements) của cả hai đều giống nhau và cả hai đều phát triển theo cùng một hướng. Rễ sen chìm trong bùn, tượng trưng đời sống vật chất, thân đi xuyên qua nước, tượng trưng cho đời sống cõi cảm dục, còn hoa nổi trên nước và mở ra với bầu trời, tượng trưng cho đời sống tinh thần.  (GLBN I, 128)

+ Hoa sen sinh ra từ bùn nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn dơ. Nó mọc trong bùn nhưng chính nó lại thanh tịnh, và hoa sen lẫn quả của nó hình thành cùng lúc. (Nguồn: HT Tuyên Hóa - Kinh TLN - Quyển 5)

+ Hoa sen (Lotus): X. Bí huyệt, Thần kinh lực.

+ Cánh hoa sen: Về mặt biểu tượng, người tìm đạo có thể xem mỗi trung tâm lực như là một hoa sen. Hoa sen này được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng đang hoạt động hay rung động theo một cách thức riêng biệt và các làn sóng rung động này có các hình dáng mà chúng ta gọi là các cánh của hoa sen. (ASCLH, 82)

+ Chính các trung tâm năng lượng của Thái Dương Thượng Đế ở dưới hình thức của các hoa sen rộng lớn (1) hay là các (LVLCK, 1162) - * 1 Xem Tiết VIII, GLBN quyển I.
+ Hoa sen là biểu tượng của cả Đại Thiên Địa lẫn Tiểu Thiên Địa.

a- Mầm của hoa sen chứa thực vật hoàn hảo thu nhỏ.
b- Đó là sản phẩm của lửa và vật chất.
c- Nó có các cội rễ trong bùn, nó tăng trưởng qua nước, nó được nuôi dưỡng bằng hơi ấm của mặt trời, nó trổ hoa trong không khí.
- Đại thiên địa.
Bùn (mud) ................. Thái dương hệ vật chất ngoại cảnh.
Nước ........................... Bản chất tình cảm hay cảm dục.
Hoa trên nước ........... Sự có quả của tinh thần.
Phương pháp ............ Lửa vũ trụ hay trí tuệ.
- Tiểu thiên địa
Bùn ............................. Thể xác.
Nước ........................... Bản chất tình cảm hay cảm dục.
Hoa trên nước ........... Sự kết quả của bồ đề hoặc tinh thần.
Phương pháp ............ Lửa trí tuệ.
“Ý nghĩa của truyền thuyết cho rằng Brahma được sinh ra từ hoặc là trong hoa sen, đều như nhau. Hoa sen tượng trưng cho hệ thống thế giới, còn Brahma ngự trong đó tượng trưng cho hành động; do đó Ngài được gọi là Kamal-asana, liên hoa-tọa thế (Lotus seated). Lại nữa, hoa sen được cho là mọc lên từ hay là trong rốn (naval) của Vishnu, bởi vì rốn/trung tâm của Vishnu hay là toàn-thức (all-know-ledge) là ý muốn thiết yếu (necessary desire), hình thức nguyên sơ của nó, như được thể hiện trong bản văn Veda, là: ước gì ta được sinh ra ngoài (như hằng hà sa số con cháu). Từ cái ham muốn chủ yếu và chính yếu đó, tức ý muốn hiện tồn, phát xuất ra toàn bộ cái biến dịch, mọi hoạt động quay cuồng và xoắn ốc, của thay đổi và biểu lộ, nó trang điểm cho sự sống. Trong sự biến dịch đó, Brahma đang ngự trị, và do Ngài và bởi Ngài, nghĩa là, bởi hoạt động không ngừng, phát xuất và biểu lộ thế giới có tổ chức, the trib huvanam, tức là thế giới tam phân. Vì cái đầu tiên biểu lộ, do đó Brahma được gọi là đấng đầu tiên của các thần; bằng hành động đang biểu lộ, và Ngài là diễn viên (actor); và vì là diễn viên, do đó ngài cũng đôi khi được gọi là đấng bảo tồn (preserver) hay là đấng bảo vệ (protector) của thể giới; vì ngài là đấng tạo ra sự vật, ngài cũng thích việc duy trì và bảo tồn công trình của ngài, và hơn nữa, bằng cách tạo ra sự việc, ngài cung cấp nền tảng và cơ hội cho hoạt động bảo tồn, mà dĩ nhiên, theo nghĩa tuyệt đối, thuộc về Vishnu”. (Pranava-Vada 84, 311).

Sắc tướng thiên thần (Rupa–deva): Các Dhyani Chohans, có hình hài, trước kia là người.  (LVLCK, 615)

Sensa hay Senza: Tên gọi dành cho ngôn ngữ bí mật của giới tăng lữ, hay là “ngôn ngữ huyền bí” của các vị được điểm đạo khắp nơi trên thế giới. Đó là một ngôn ngữ đại đồng và phần lớn là chữ tượng hình.    (ĐĐNLVTD, 224)

Shamballa (Bach Ngọc Cung):
  • Shamballa hay Shangri–Lha là nơi tập trung Thiên chí (Will of God) và phát ra các mục tiêu thiêng liêng (divine purpose) của Thượng Đế (God). Các phong trào chính trị lớn, vận mệnh các chủng tộc (races), các quốc gia và các tiến bộ của chúng đều được định đoạt nơi đây, cũng như các phong trào tôn giáo, các khai mở về văn hóa và các ý tưởng tâm linh được đưa ra từ trung tâm huyền giai Bác ái và Ánh sáng . (SHLCTĐ, 407)
  • Vì bởi Shamballa là nơi tổng hợp sự hiểu biết đối với Địa cầu chúng ta nên Shamballa cũng là trung tâm nơi mà ý chí cao siêu nhất của Thái Dương Thượng Đế được lồng vào ý chí của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, vì như bạn biết, Hành Tinh Thượng Đế chỉ là một trung tâm trong thể biểu lộ (body of manifestation) vĩ đại hơn của Thái Dương Thượng Đế. (SHLCTĐ, 534)
– Đảo Thiêng (Sacred Island) ở sa mạc Gobi. Trung tâm thuộc vùng Trung Á (central Asia), nơi mà Đấng Cai Quản Địa cầu (Lord of the World, Sanat Kumara), tức Đấng Vô Lượng Thọ (the Ancient of Days), đặt Tổng Hành Dinh của Ngài. (LVLCK, 211)
  • Trung tâm (City) của các Thần (Gods), ở về phía Tây đối với một số nước, ở phía Đông đối với các nước khác, phía Bắc hoặc Nam đối với các nước khác nữa. Đó là Linh Đảo (Sacred Island) trong sa mạc Gobi. Đây chính là quê hương của Huyền bí học (mysticism) và Giáo Lý Huyền môn (Secret Doctrine).
(ĐĐNLVTD, 225)

+ Thượng Đế Ngôi I - Shiva: Shiva là một trong các danh xưng để chỉ Thượng Đế Ngôi Một vĩ đại, và dưới danh xưng đó có ẩn nhiều ý nghĩa huyền bí. Shiva thay cho:

  1. Trạng thái Ý chí (Will Aspect).
  2. Trạng thái Tinh thần (Spirit Aspect).
  3. Cha trên Trời.
  4. Mục tiêu hướng dẫn.
  5. Năng lượng hữu thức.
  6. Định ý tích cực. (LVLCK, 1008)

+ Shri Krishna:

- Một tiền thân (earlier incarnation) của Đức Christ. (Đức Krishna xuất hiện cách đây 2.400 năm–Chơn Sư và Thánh Đạo).(CVĐĐ, 254)

- Một hóa thân được biết đến nhiều nhất của thần Vishnu, “Đấng Cứu Thế” của tín đồ Ấn Giáo và là vị thần được ngưỡng mộ nhất của họ. Đức Krishna là Hóa Thân (Avatar) thứ 8, con trai của Devaki và là cháu trai của Kansa, vua Herod của Ấn Độ, vị vua này trong khi tìm kiếm Ngài trong số người chăn cừu và người chăn bò (họ đem giấu Ngài), đã giết hại hàng ngàn trẻ sơ sinh của những người này. Câu chuyện về sự hoài thai, ra đời và thời thơ ấu của Đức Ksihna là nguyên mẫu thật đúng của câu chuyện trong Kinh Tân Ước. Dĩ nhiên các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa cố chứng minh rằng người theo An Giáo ăn cắp chuyện Nativity (Giáng Sinh) của người Cơ Đốc Giáo thủa đầu lúc người theo Cơ Đốc giáo đến Ấn Độ. (NGMTTL,  180).

Siêu chuyển thiêng liêng (Divine alchemy): Siêu chuyển thiêng liêng là biết được cách chuyển hóa (transmute) thần lực thấp thành thần lực cao, biết cách chuyển dời (transfer) tâm thức của mình vào các hiện thể cao và biết cách vận dụng các dòng năng lượng sao cho bản chất riêng của mình được biến đổi (transformed).     (LVLCK, 863)

Siêu đạo đưa đến Sirius (the Path to Sirius): – Là Siêu đạo mà “các Đấng Từ Bi” (“Lords of Compassion”) thường theo nhất, và vào lúc này, Chân Sư Ai Cập (Egyptian Master) và Chân Sư Jesus đang chuẩn bị bước lên đó.  (LVLCK, 1259)

– Tất cả các Đấng nhờ lòng sùng tín (devotion) và hoạt động phối kết, tuy đạt được mục tiêu nhưng nguyên khí trí tuệ chưa phát triển đầy đủ, đều bước lên Siêu đạo này… Trong Huyền giai của hành tinh chúng ta, các “Đấng Từ Bi” thì đông hơn các “Chân Sư Minh triết”. Do đó, tất cả các Đấng Từ Bi đều phải đi đến Mặt trời Sirius để trải qua ở nơi đó một sự kích hoạt (stimulation) thể trí mạnh mẽ, vì Sirius là cội nguồn phát xuất của trí tuệ.     (LVLCK, 1243)

Siêu hình học (Metaphysics): Do tiếng Hy Lạp meta, ở phía bên kia (beyond), và physica, những sự vật thuộc thế giới ngoại vật chất (external material world). Đừng nên quên đi phần tinh thần (the spirit) mà chỉ theo sát nghĩa (dead–letter) để dịch chữ đó là vượt ngoài thiên nhiên (beyond nature) hay là siêu nhiên (supernatural), vì đúng hơn là nó vượt ngoài cái tự nhiên (the natural), hữu hình hay cụ thể. Trong bản thể học (ontology) và triết học, siêu hình học là thuật ngữ để chỉ môn học vốn xem cái bản thể đích thực và thường tại (the real and permanent being) như là tương phản với bản thể giả tạo, hão huyền hay có tính chất hiện tượng (the unreal, illusionary or phenomenal being).  (CKMTTL, 368)  
Siêu nhân (Superman): Các Huynh Trưởng (Elder Brethren) của nhân loại, các Chân Sư Minh triết (Masters of the Wisdom).   (LVHLT, 608)
Siêu nhân bậc 5 và 6 (Fifth and Sixth–Rounders, Người của cuộc tuần hoàn 5 và 6): Do cái giáo lý – đúng hơn là do trí óc người Tây phương không thể hiểu được – bàn về các “chu kỳ qui nguyên” (“periodical obscuration”) và các “cuộc tuần hoàn” tiếp nối của các Bầu Hành tinh (Globes) trên các dãy, mà sinh ra các hoang mang và các hiểu lầm. Một trong các hiểu lầm như thế có liên quan đến Siêu Nhân Bậc 5 và cả đến Siêu Nhân Bậc 6 nữa. Những ai hiểu được rằng, một cuộc tuần hoàn (Round) diễn ra trước và được tiếp nối bằng một chu kỳ Qui Nguyên dài (long Pralaya), tức giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn này tạo ra một vực thẳm không thể vượt qua giữa hai  cuộc tuần hoàn cho đến khi một chu kỳ mới của sự sống lại đến), người đó ắt không thể hiểu được “cái ngụy biện” (“fallacy”) của việc nói về “Siêu Nhân Bậc 5 và Bậc 6” trong cuộc tuần hoàn thứ tư của chúng ta. Đức Phật Thích Ca được xem như một Siêu Nhân Bậc 6 (Người của cuộc tuần hoàn thứ 6), còn Plato (Pháp ngữ: Platon–ND)
Siêu nhân thức (super-human consciousness): Siêu nhân thức là bản năng thiêng liêng giúp cho một người nhận biết được tổng thể mà y là một phần trong đó. Nó tác động xuyên qua linh hồn của một người, sử dụng bí huyệt đầu, và sau rốt làm cho mọi bí huyệt tràn ngập với ánh sáng hay năng lượng, như vậy liên kết một người bằng tâm thức với mọi phần tương ứng của Tổng Thể Thiêng Liêng.  (TLHNM II, 233)
Siêu tài (Genius):
  • Trong một vài trường hợp hiếm có, sự phối hợp của trực giác và hoạt động của thể trí (mental activity) tạo ra siêu tài ở
một số lĩnh vực.                                                 (ACMVĐCTG, 30)
  • Siêu tài bao giờ cũng là biểu hiện của linh hồn trong một số hoạt động sáng tạo, do đó, phát hiện thế giới của ý nghĩa, của thánh thiện và cái đẹp còn ẩn tàng mà thế giới hiện tượng thường hay che giấu nhưng thực ra, một ngày nào đó sẽ hiển lộ (TLHNM–II, 250)
– Siêu tài là một tài năng (talent) hay năng khiếu (aptitude) được mang lại từ một kiếp sống khác.   (TNVT, 251–252)
Siêu thức ngã (Superconscious self)
Siêu tinh thần (Meta–spirit): - Trạng thái ban đầu và vĩnh cửu của vạn vật không phải là tinh thần mà là siêu–tinh–thần, tạm gọi như thế, còn vật chất hữu hình và rắn đặc chỉ là biểu lộ theo chu kỳ của siêu tinh thần (its periodical manifestation). (CKMTTL, 32)
Sinh hỏa tố thuộc về cõi phụ thứ bảy và cao nhất của cõi vật chất (plane of matter) và là phần tương ứng (correspond) của con người với Sự sống Duy Nhất của Vũ trụ mặc dù chỉ ở trên cõi vật chất đó thôi. … Cứ bảy năm, thể xác của con người chịu một sự thay đổi cấu trúc hoàn toàn, sự hủy diệt hoặc bảo tồn của thể xác là do các chức năng luân phiên (alternate functions) của các Sinh hỏa tố với vai trò hủy diệt và kiến tạo. Sinh hỏa tố giữ vai trò các vị Kiến tạo (Builders) bằng cách tự hy sinh (by sacrificing themselves) dưới dạng sinh lực (vitality) để hạn chế tác động hủy diệt của các vi trùng (microbes). Do cung cấp cho vi trùng những gì cần thiết, sinh hỏa tố buộc vi trùng ở dưới sự hạn chế đó để kiến tạo thể xác cùng các tế bào. Sinh hỏa tố đóng vai trò Kẻ Hủy Diệt khi loại bỏ việc kềm chế, và các vi trùng, vì không còn được cung cấp sinh năng kiến tạo (vital constructive energy) nên tha hồ chạy hỗn loạn với tư cách các tác nhân hủy hoại. Như vậy, trong vòng nửa đầu của kiếp người, tức năm thời kỳ đầu, mỗi thời kỳ là bảy năm, các Sinh hỏa tố gián tiếp tham dự vào tiến trình kiến tạo thể xác con người, Sự sống trên đà đi lên, thần lực được dùng vào việc kiến tạo và tăng trưởng. Sau thời kỳ này là thời kỳ thoái hóa (retrogression), các sinh hỏa tố kiệt sức, công việc hủy diệt và suy thoái cũng bắt đầu.  … Tác động kềm chế của các sinh hỏa tố trên cõi phụ thấp nhất của cõi thứ hai, tức là các vi trùng, được xác nhận bằng sự kiện mà lý thuyết của Pasteur có đề cập tới. Đó là, khi không kiếm được đủ dưỡng khí thì các tế bào của các cơ quan phải tự thích ứng với tình trạng đó và tạo ra các chất men (ferments), để rồi nhờ hấp thụ được dưỡng khí của các chất tiếp xúc với chúng, các men này tạo ra sự hủy diệt chúng. Thế thì tiến trình này bắt đầu bằng việc một tế bào cướp lấy nguồn sinh lực của tế bào ở gần nó khi nó không được cung cấp đủ, và sự hủy diệt cứ thế mà tiến triển.   (GLBN I, 306–307)

Sinh khí hành tinh (Planetary prana): - Bức xạ (emanation) của hành tinh được chúng ta đặt tên là sinh khí hành tinh. Đó là những gì được đề cập đến khi người ta nói về các tính chất ban phát sức khỏe (health–giving qualities) của Từ mẫu Thiên nhiên (Mother Nature) và nằm sau tiếng kêu gọi việc nhà vật lý học hiện đại, khi y hô hào “Hãy hướng về Địa cầu”. Chính bức xạ lưu chất của sinh khí này tác động lên thể xác, dù rằng trong trường hợp này, nó không xuyên qua thể dĩ thái. Nó được thu hút hoàn toàn qua lớp da và các lỗ chân lông (pores) là con đường dễ dàng nhất của nó (LVLCK, 60–61)

- Lá lách (spleen) là cơ quan mà sinh khí hành tinh hay sinh lực (vitality) được thu nhận và chuyển đi.(TLHNM II, 65)

Qui nguyên Thái Dương Hệ (Solar pralaya) xảy đến vào lúc kết thúc 100 năm của Brahma. Nó đánh dấu sự tái hấp thu vào nhất nguyên (unity). Nó đánh dấu việc kết thúc biểu lộ của Thái Dương Hệ. Liên quan đến Thái Dương Thượng Đế.
Qui nguyên thứ yếu (Incidental pralaya): tiếp nối các ngày của Brahma. Nó đánh dấu các thời kỳ giữa của các kỳ khai nguyên (Manvantaras). Hình tướng tạm thời chấm dứt nhưng nhị nguyên tính vẫn còn. Liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế.
  1. Qui nguyên cá nhân (Individual pralaya): do con người đạt tới vào lúc điểm đạo thứ 5. Đánh dấu việc đạt được hoàn thiện. Liên quan đến Chân Thần (Monad).

Cũng có qui nguyên liên quan tới sự tiến hóa của nhân loại mà chúng ta gọi là cực lạc. Nó liên quan tới Phàm ngã. (LVLCK, 733)

– Pralaya tức là việc triệt thoái sự sống (withdrawal of the life) ra khỏi thể dĩ thái (etheric vehicle).      (CTNM, 417) 

– Qui nguyên có nghĩa là tạm thời mất hết mọi hình tướng nhưng tuyệt nhiên không có sự hủy diệt (destruction) chất vũ trụ, vì chất vũ trụ (cosmic matter) vốn bất diệt (eternal).  (TCTS,   280)

Quỉ:  (Pisachas – B. Phạn) Theo kinh Puranas, quỉ/yêu quái (goblins hay demons) do thần Brahma tạo ra. Trong văn hóa dân gian miền Bắc An Độ, thì yêu/quỉ (Ghosts, demons, larvae) và ma cà rồng (vampires) – thường thường là nữ - tới ám/ quyến rũ (haunt) người nam. Đó là các dấu vết tàn tạ (fading remnants) của con người (human beings) ở Dục giới (kamaloka) dưới hình thức các lớp vỏ/ma hình (shells) và các âm ma (elementaries). (Thuật Ngữ Minh Triết Thiêng Liêng.    H.P.Blavatsky  1971).
Quỉ Satan, Quỉ Vương : X. Satan.
Quốc gia: (Nation) Nên nhớ rằng việc ra đời trong một quốc gia nào cũng đều mang ý nghĩa là nhận lãnh một số trách nhiệm đối với quốc gia đó. Quốc gia là các Thực Thể thiêng liêng (spiritual Entities), và khi con trở thành một thành phần của thực thể hợp nhất đó – một tế bào torng cơ thể nó – con thu hút vào một số mãnh lực và các sắc thái đối với sự sống của quốc gia đó mà chỉ một mình nó mới có thể mang lại cho con, do đó con nợ quốc gia đó một bổn phận và phải trả lại những gì mà con đã nhận được từ nó vào một lúc nào đó. Chính vì lẽ đó mà con người thường cảm thấy ước muốn nồng nhiệt là hoạt động trong mọi trường hợp, thậm chí hy sinh cho một quốc gia cá biệt nào đó. Đến một lúc nào đó khi nhiều karma hiện nay về tính chia rẽ được trang trải xong và sự phát triển được quân bình hơn của con người sẽ khiến cho các phân hóa như thế không còn cần đến nữa, các đặc tính quốc gia không còn lộ rõ nữa, mọi người sẽ được thu hút lại gần nhau hơn cho đến khi cuối cùng các vách ngăn hiện đang phân cách quốc gia này với quốc gia khác biến mất. Đã có những người tiến hóa cao đầu thai ở nhiều nơi, những người này tỏ ra quảng đại với mọi người, đó là họ đã thoát khỏi ranh giới quốc gia. Hãy tìm cách phát triển qua sự cảm thông triệt để cái cảm giác đồng cảm này với mọi người, trong khi vẫn phụng sự quốc gia mà hiện giờ con đang có liên hệ bởi nhu cầu nghiệp quả của con với mức độ sáng suốt tối đa mà con có thể có. (VLH,   59, 60)

+ Chủ nghĩa quốc gia: X. Quốc gia chủ nghĩa.

+ Quốc gia chủ nghĩa (Nationalism): Đừng quên rằng chủ nghĩa quốc gia là kết quả của việc cống hiến (dedication) cho một cơ chế (set–up) riêng biệt cho quốc gia đó và tạo ra các ảo cảm đưa đến trở ngại cho thế giới (world difficulty). (CVĐĐ, 683)

– Thần chú (mantra) hay là quyền lực từ.    (ASCLH, 196)

– Thuốc và các quyền lực từ hay là thần chú (mantric incantations) là các khí cụ của hắc thuật và có liên quan đến các quyền năng thấp. Các Chân Sư và đệ tử của các Ngài sử dụng quyền lực từ để giao tiếp với các thực thể phi nhân loại, để kêu gọi sự trợ giúp của các thiên thần và để vận dụng các mãnh lực kiến tạo của thiên nhiên.           (ASCLH, 380)

– Khi được xướng lên một cách chính xác, quyền lực từ sẽ tạo ra hiệu quả: a/ Nó giữ cho vận hà (channel) mà theo đó ánh sáng của Tam Thượng Thể Tinh thần giáng xuống, được thông suốt không còn bị cản trở. b/ Nó đạt tới (nhờ mức độ rung động của nó) trung tâm năng lực (centre of power) mà chúng ta gọi là Tam Thượng Thể Tinh thần, tạm thời được tập trung trong vi tử thường tồn thượng trí, và khơi dậy sự đáp ứng trong hình hài của tuyến ánh sáng từ Tam Thượng Thể đang giáng xuống. c/ Nó gây ra một rung động khắp cả giác tuyến, mà đến phiên mình, giác tuyến khơi dậy sự đáp ứng từ “cầu vồng” (“rainbow bridge”) như đã được tất cả các đệ tử khác tạo nên. Công cuộc kiến tạo giác tuyến con người (racial) được xúc tiến như thế đó. (CVĐĐ, 510)

+ Quyền năng (power, siddhis, huyền công, thần thông)

+ Quyền năng hay thần lực nguyên thủy: Có 6 thần lực nguyên thủy trong Thiên Nhiên. Các Shaktis này như sau:

1. Parashakti: Nghĩa đen là đại thần lực hay quyền năng tối cao (supreme force or power). Nó bao gồm và có nghĩa là quyền năng của ánh sáng và nhiệt.

2. Jnanashakti: Nghĩa đen là quyền năng của trí tuệ (power of intellect) của chân minh triết hay chân tri thức (real wisdom or knowledge). Quyền năng này có hai trạng thái

+ Quyền năng của ý chí - Ichchhashakti : Nghĩa đen là quyền năng của ý chí (power of the will). Biểu lộ thông thường nhất của nó là tạo ra một vài luồng thần kinh, các luồng thần kinh này khởi động (set in motion) các bắp cơ nào được cần đến để hoàn thành mục tiêu mong muốn.

+ Power of the will - Quyền năng ý chí: Đã từ lâu, trong Huyền linh học, người ta đã nhận biết quyền năng Ý chí dưới hình thức năng lượng tinh thần (spiritual energy) trong con người, nó cùng loại với năng lượng đang sinh ra, nâng đỡ và tổ chức trong các thế giới – mà hiện nay thế giới bên ngoài đang dò dẫm tìm kiếm và đang được nhiều người sử dụng gần như vô tình dưới hình thức một phương tiện mang lại các kết quả không thể đạt được bằng cách nào khác. Các trường phái của Khoa học Cơ Đốc, Khoa Tâm Thần Học (Mental Science), Chữa Trị Tâm thần (Mind Cure) vv…, tất cả có được kết quả đều nhờ dựa vào quyền năng lưu xuất (outflowing power) của Ý Chí. Nhiều bệnh tật đều lùi bước trước dòng năng lượng đó, chứ không phải chỉ là các xáo trộn thần kinh như một số người tưởng. Các xáo trộn thần kinh lui bước dễ dàng nhất, bởi vì hệ thần kinh được tạo ra để cho các quyền năng tâm linh biểu lộ trên cõi trần. (KCVTT, 334)

+ Quyền Năng Của Tư Tưởng - Kriyashakti: Quyền năng huyền bí của tư tưởng khiến nó tạo được các kết quả hiển nhiên, có tính chất hiện tượng, thuộc ngoại cảnh, do năng lượng cố hữu của riêng nó. Người xưa cho rằng bất cứ ý niệm nào cũng sẽ tự biểu lộ ra ngoài nếu sự chú ý của người ta được tập trung mãnh liệt vào đó. Tương tự như thế, một sự quyết tâm mãnh liệt sẽ tạo ra kết quả theo ý muốn. Một nhà luyện yoga thường làm được các điều kỳ diệu nhờ vào Ichchhshakti và Kriyashakti.

+ Kundalinishakti: Quyền năng hay thần lực để di chuyển theo đường cong hay uốn khúc (serpentine or curved path). Đó là nguyên khí sinh động vũ trụ (universal life-principle) vốn đang biểu lộ khắp nơi trong Thiên Nhiên. Thần lực này bao gồm hai lực lớn là lực hút và lực đẩy. Điện lực và từ lực (magnetism) chỉ là các biểu lộ của nó. Đây là quyền năng hay thần lực tạo ra “sự điều chỉnh liên tục của các liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài” vốn là bản thể (essence) của sự sống theo Herbert Spencer, chính “sự điều chỉnh liên tục của các liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài” đó vốn là nền tảng của sự đầu thai chuyển kiếp của các linh hồn, Punarjanman (tái sinh, Re-birth) trong giáo lý của các triết gia Ấn thời xưa.

Nhà luyện yoga phải hoàn toàn làm chủ quyền năng hay thần lực này trước khi có thể đạt được sự giải thoát (Moksha). Thần lực này chính là đại xà (great serpent) của Thánh Kinh (Bible).

  1. Vi hòa thức (minuteness, anima):
Đây là khả năng mà nhà yogi có được để trở thành nhỏ như một nguyên tử, nhờ đó, tự đồng hóa với phần nhỏ nhất của vũ trụ, biết được cái ngã (the self) trong nguyên tử đó là một với chính mình. Điều này do bởi sự kiện là linh hồn thế giới được trải rộng khắp các trạng thái của sự sống thiêng liêng.
  1. Đại hòa thức (Magnitude, mahima):
Đây là khả năng để mở rộng ý thức, và nhờ đó thấu nhập vào tổng thể vĩ đại hơn cũng như vào phần nhỏ hơn.
  1. Trọng hòa thức (Gravity, garima):
Quyền năng này liên quan tới trọng lượng (weight) và khối lượng (mass), liên quan tới định luật về trọng lực (law of gravity) vốn là một khía cạnh của định luật Hấp dẫn (Law of Attraction).
  1. Khinh hòa thức (Lightness, Laghima):
Đây là quyền năng nằm dưới hiện tượng khinh thân (levitation). Đây là năng lực của vị tiến hóa cao làm cân bằng lực hút của hành tinh và lìa khỏi mặt đất. Quyền năng này ngược lại với quyền năng thứ ba.
  1. Tri hòa thức (Attainment of the objective, prapti):
Đây là khả năng của vị yogi để đạt tới mục tiêu của mình, mở rộng nhận thức của mình đến bất cứ chỗ nào, đạt tới bất cứ vật gì hay nơi chốn nào theo ý muốn. Hiển nhiên là quyền năng này sẽ chỉ dùng trong mọi cảnh giới thuộc ba cõi thấp, giống như mọi huyền công khác.
Quyền năng này đôi khi được mô tả như là quyền tối thượng (sovereignty) và mãnh lực tất thắng vĩ đại này có nơi mọi vị tiến hóa cao (adept) để mang lại kết quả cho các kế hoạch của vị này, mang lại thành tựu cho ý muốn của Ngài và hoàn tất được các thôi thúc của Ngài. Đây là tính chất để phân biệt tà phái và chính phái. Tất nhiên quyền năng này tỏ ra có sức mạnh to tát nhất trên cảnh giới thuộc ba cõi thấp đang phản chiếu trạng thái ý chí của thiên tính, tức cõi trí. Mọi hành tố (elements) đều tuân theo mãnh lực ý chí này theo cách vận dụng của nhà yogi
Quyền năng này liên quan đến năng lực của vị cao đồ để vận dụng các bản tố (elements) dưới 5 dạng thức của chúng và với các bản tố này sẽ tạo được các thực tại thể hiện ra bên ngoài (objective realities), và như vậy sáng tạo được trên cõi trần.
Khi kiểm soát được các mãnh lực Tinh linh (elemental forces) của thiên nhiên, nhà huyền thuật (magician) sử dụng được quyền năng này và đó là nền tảng của khoa yoga thần chú (mantra yoga) tức yoga về âm thanh (sound) hay về linh từ sáng tạo (creation Word). Quyền năng sáng tạo, tức là huyền công thứ 7, liên quan đến các bản tố và việc đem lại sinh lực của chúng ngõ hầu chúng trở thành các “nhân tạo ra quả” (“effective causes”). Huyền công thứ 8 này liên quan đến quyền năng của Linh từ (Word) để đưa các mãnh lực kiến tạo của thiên nhiên vào hoạt động cố kết để tạo ta các hình hài. Khi 8 quyền năng này hoạt động thì cái thứ 9, sự hoàn hảo xác thân (bodily perfection) đưa đến kết quả, đối với vị cao đồ, là có thể tạo nên một hiện thể (vehicle) thích hợp cho nhu cầu của Ngài, có thể hành động với hiện thể đó tùy ý và nhờ đó đạt được mục tiêu. Sau cùng, quyền năng thứ 10 sẽ được biểu hiện đầy đủ và không một hình hài nào tạo ra được bất cứ chướng ngại nào nữa đối với thành quả của ý chí vị yogi. Ngài đã thoát ra khỏi hình hài và các tính chất của nó.            (ASCLH, 346–348)
Raja Lord (Vương Tinh Quân, Đại Thiên Thần): Từ ngữ “Raja” chỉ có nghĩa là Vua (King) hay ông Hoàng (Prince); từ này được dùng chỉ các đại thiên thần (great angels) hay là các thực thể thông linh vĩ đại, các vị này mang sinh khí (ensoul) lại cho 7 cõi. Toàn thể các đại thiên thần này đang chi phối mức thông tuệ của một cảnh giới (plane). (ĐĐNLVTD, 223)
Rakshasas (Quỷ, Demons, La sát): Hồn hoặc là dĩ thái hình (astral forms) của các phù thủy (sorcerers), những người đã đạt tới sự hiểu biết tột đỉnh trong thuật gạt gẫm bị cấm đoán. Dù đã chết hay còn sống, chúng cũng có bản chất lừa đảo; nhưng việc đó chỉ tạm thời – đến khi hành tinh chúng ta đi vào trạng thái qui nguyên (obscuration), sau đó, dù muốn dù không, chúng phải bị hủy diệt.  (LVLCK, 615)
Sự ràng buộc vào hình hài hay là sự thu hút của hình hài đối với Tinh thần là sức thôi thúc to tát của tiến hóa giáng hạ. (ASCLH, 139)
  • Ham muốn cuộc sống hữu tình một cách mãnh liệt chính là sự ràng buộc. Nó có sẵn trong mọi hình hài, nó tự tồn tại (self–perpetuating), và thậm chí người rất sáng suốt cũng biết đến nó.
Hình thức ràng buộc này là nguyên nhân cơ bản của mọi biểu lộ. Nó có sẵn trong mối liên hệ của hai đại đối hợp: tinh thần và vật chất. Nó là yếu tố chi phối trong biểu lộ của Thượng Đế, và đây là lý do giải thích tại sao ngay cả “kẻ rất sáng suốt” cũng lệ thuộc nó. Hình thức ràng buộc này là khả năng tự sinh tự tồn. Cần nên nhớ rằng việc khắc phục khuynh hướng này, ngay cả khi được vị cao đồ xúc tiến đến giai đoạn cao nhất cũng chỉ là việc khắc phục tương đối thôi. Bao giờ mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta hay là Tinh thần Tuyệt Đối còn lâm phàm qua một Thái Dương Hệ thì khuynh hướng này sẽ còn hiện hữu trong vị Tinh Quân Hành Tinh cao cả nhất và trong Thực Thể Tâm linh cao siêu nhất. Để khắc phục sự ràng buộc hay là diệt dục, tất cả những gì có thể làm được là phát triển năng lực làm cân bằng các cặp đối hợp trên bất cứ cảnh giới đặc biệt nào, sao cho người ta không còn bị các hình tướng của cảnh giới đó nắm giữ được nữa, và như thế mới có thể tách ra được.   (ASCLH, 137)
Rung động hỗ tương (Reciprocal vibration): Khi tôi dùng thuật ngữ “rung động hỗ tương”, tôi muốn nói điều gì? Tôi muốn nói đến sự thích nghi của Phàm ngã với Chân Ngã, sự thống ngự (domination) cung Phàm ngã bởi cung Chân Ngã và sự kết hợp (combining) các âm điệu (tones) của chúng. Tôi muốn nói đến việc pha trộn (blending) màu sắc nguyên thủy của Chân Ngã với màu phụ thuộc của Phàm ngã cho đến khi đạt tới cái mỹ lệ.                            (TVTTHL, 4)
Rupa Loka (Sắc giới): Cõi của sắc tướng (world of forms) – nghĩa là của những cái không thực (cái bóng, shadows) thiên về tinh thần hơn, có hình tướng và biểu lộ ra ngoại cảnh nhưng không có thực chất (nosubstance).     (PGNM, 69–70)
Sagura  Brahman : Đấng Vĩnh Cửu có thuộc tính (the Eternal with attributes).   (LVLCK, 49)

+ Sambhogakaya : X. Báo thân.

+ Báo thân cũng giống như ứng thân, nhưng có thêm vẻ rực rỡ (lustre) của ba điều hoàn thiện, một trong ba hoàn thiện này là việc hoàn toàn xóa bỏ tất cả các mối liên quan với cõi trần. (LVLCK, 1193)

+ Pháp thân (Dharmakaya):
- Thể Dharmakaya là thể (body) của Đức Phật hoàn thiện, nghĩa là không phải là một thể gì hết mà chỉ là linh khí lý tưởng (ideal breath); tâm thức hòa hợp vào toàn linh thức (universal consciousness) hay là linh hồn mà không có một thuộc tính nào. (LVLCK, 1193)
- Dharmakaya tức là Bản Thể lan tỏa trong vũ trụ (the universally diffused Essence) (Thư của Chân Sư , 379)

+ Pháp Thân và Báo Thân: Trích Đức Phật dậy về con Người trong Kinh, sau đoạn giảng về Thức Đại cho ngày A Nan nghe - HT Tuyên Hóa giảng: ... 'Thế tại sao?' Quý vị có thể hỏi, 'Đức Phật nói cái thân do cha mẹ sinh ra lại như mảy bụi phất phơ trong mười phương hư không, thoạt còn thoạt mất; như trong đại dương mênh mông, nổi lên hòn bọt nước, chẳng biết sinh diệt từ đâu?'
Cái thân lớn như hư không trong mười phương chính là Pháp thân. Thân bằng xác thịt chỉ là báo thân,[121] giống như hạt vi trần trong hư không khắp mười phương. Quý vị muốn cho cái thân này nhỏ đến mức nào? Nên kinh nói rằng Nhìn lại thân cha mẹ sinh ra, cái thân bất tịnh do cha mẹ sinh ra như mảy bụi phất phơ trong mười phương hư không, thoạt còn thoạt mất; dường như bỗng nhiên có ở đây, dường như bỗng nhiên biến mất. Giống như ngọn đèn sắp tắt nhưng chưa tắt, chỉ còn lay lắt chút ánh sáng sót lại. Cái thân được cha mẹ sinh ra, đối tượng của sinh diệt cuối cùng rồi cũng sẽ biến mất. Mặc dù nó nay còn ở đây, nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ ra đi. Thế nên thân xác dường như còn đây, dường như mất rồi. Thân nầy rất dễ hư hoại. Thế nên đừng bị trói buộc bởi nó, đừng vướng bận với cái thân bất tịnh do cha mẹ sinh ra ấy. Đừng quá tham đắm cái thân mình để dễ dàng buông bỏ nó. Quý vị xem thân nầy là thứ rất quý báu, thực ra là rất vô dụng. Không thể buông bỏ thân xác ấy chính là sự đáng tiếc nhất.
Mọi thành viên trong đại chúng thấy thân mình cũng giống như trong đại dương mênh mông, nổi lên hòn bọt nước. Chỉ là bọt nước nhỏ nhoi trong lòng đại dương mênh mông thanh tịnh chẳng biết sinh diệt từ đâu. Nó không thể nào sinh ra mà không hoại diệt. Nó sinh ra từ đâu? Nó sẽ đi về đâu? Nó chẳng có nơi chốn. Rõ ràng tự nhận biết – mọi người đều nhận biết được rất rõ ràng rằng chân tâm nhiệm mầu xưa nay thường trụ bất diệt. Xưa nay nó vốn chẳng sinh chẳng diệt.
THẤY ĐƯỢC PHÁP THÂN (Không phải chứng ngộ Pháp Thân Phật)
Ngài A Nan tán thán Đức Phật: Khiến cho con "Chẳng trải qua nhiều a-tăng-kỳ kiếp mà được pháp thân."
'A-tăng-kỳ[126]' là tiếng Sanskrit có nghĩa là 'vô số lượng.' Phải cần đến ba đại a-tăng-kỳ kiếp mới thành tựu Phật quả. Từ sơ phát tâm đến hàng Sơ địa Bồ-tát phải cần một a-tăng-kỳ kiếp. Từ Sơ địa Bồ-tát đến Thập địa Bồ-tát phải trải qua một a-tăng-kỳ kiếp nữa. Từ Bát địa Bồ-tát đến quả vị Diệu giác, thành tựu quả vị Phật phải cần một a-tăng-kỳ kiếp nữa là ba. Thời gian ba kiếp dài vô số lượng nầy là bao nhiêu? Thật là con số lớn lao vô cùng.
A-nan nghe được pháp môn vi diệu mà Đức Phật vừa khai thị, đã khiến cho A-nan được khai ngộ. Do A-nan đã khai ngộ, nên không cần phải trải qua một thời gian dài ba đại a-tăng-kỳ kiếp như vậy mới thấy được Pháp thân.
Nhưng 'thấy được' pháp thân ở đây không phải chứng ngộ. Đó chỉ là nhận ra được đạo lý về pháp thân. A-nan còn phải tu hành nhiều hơn nữa mới thực sự gọi là chứng được pháp thân. A-nan phải tinh tấn trong công phu nhiều hơn nữa. A-nan đã biết rằng mình không cần phải trải qua một thời gian dài ba đại a-tăng-kỳ kiếp trước khi tu tập thành Phật. A-nan biết rằng chân tâm thường trú thanh tịnh sáng suốt. A-nan biết rằng chính mình và mọi sắc tướng đều là chân tâm sáng suốt nhiệm mầu của Như Lai tạng. Do A-nan đã nhận ra như vậy, ngài biết rằng mình sẽ nhanh chóng thành tựu Phật quả (
Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

Sagura  Brahman : Đấng Vĩnh Cửu có thuộc tính (the Eternal with attributes).   (LVLCK, 49)
Sanyama: X. Tam đoạn thiền.

Sáng tạo (Creation): Từ ngữ sáng tạo phải được hiểu theo ý nghĩa huyền linh và có nghĩa là sự xuất hiện thành biểu lộ tích cực của một hình thức năng lượng nào đó. (LVLCK, 774)

Sáng Tạo chỉ là Ý chí tác động lên Vật chất cõi hiện tượng (phenomenal Matter), làm phát lộ ra ngoài vật chất đó Anh sáng Thiêng liêng Nguyên thủy (primodial Divine Light) và Sự sống Vĩnh cửu (Eternal Life).(GLBN III, 180)

Sao chiếu mệnh (Astrological Star): Không nên nói chính Ngôi Sao chiếu mệnh định đoạt tính tình (temperament) mà phải nói là chính tính tình ấn định thời kỳ sinh ra dưới Ngôi Sao bản mệnh đó.      (KCVTT, 78)
Saptaparna (Thất diệp thụ (thọ), Cây có bảy lá): Chúng ta đừng quên rằng, về mặt huyền linh, con người là một cây có bảy lá (“seven–leaved plant”).   (LVLCK, 1170)
Satan: Về mặt siêu hình (metaphysically), Satan chỉ tiêu biểu cho phần trái ngược (the reverse) hay là đối cực (polar opposite) của mọi sự vật (everything) trong Thiên Nhiên. Về mặt ẩn dụ (allegorically), Satan là “Đối thủ” (“Adversary”), “kẻ Tàn Sát” (“Murderer”) và Đại Địch thủ” (“great Enemy”) của vạn vật (all), vì lẽ, trong toàn thể Vũ trụ, không có một thứ gì mà không có hai mặt (sides) – mặt trái của cùng một huy chương. Trong trường hợp này, ánh sáng, sự tốt lành (goodness), cái mỹ lệ, vv… cũng có thể gọi được là Satan với bao nhiêu là đặc tính như Ma Quỷ (Devil) vì chúng đều là các Đối thủ của bóng tối (darkness), sự tồi tệ (badness), và cái xấu xí (ugliness).    (GLBN III, 388)
Sattva : X. Thuộc tính.
Saura : Lửa thái dương (solar fire).       (LVLCK, 602)
Phân cảnh Chân Ngã (Egoic levels):
  • Các phân cảnh Chân Ngã là ba cõi phụ cao (higher subplanes) của cõi trí. (LVLCK, 850)
Vô Dục (Dispassion): bản chất cảm xúc trở nên miễn nhiễm khỏi sự hấp dẫn của giác quan và dục vọng(GQ2.7)

+ Buông xả đúng - Buông Xả Ác Duyên: Buông bỏ trong Phật giáo không phải là buông trách nhiệm mà là buông nỗi khổ niềm đau, buông quá khứ bất hạnh, buông những thứ mà chúng ta không cần ghi giữ trong tâm. Thử hình dung, một người đang đeo ba lô nặng trĩu vai, chỉ cần bỏ ba lô xuống thì sẽ thấy nhẹ nhàng, thảnh thơi biết bao nhiêu! (sách: “Nghệ thuật sống”_HT Thích Nhật Từ)

+ Pháp Sư Tịnh Không: Hãy buông xuống 16 chữ là “tự tư tự lợi, tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, tham, sân, si, mạn”; (Tịnh độ đại kinh giải nghĩa -Tập 129). Hay Ngài còn nói: Buông xả tập khí phiền não, buông xả tự tư tự lợi, buông xả tham sân si mạn, buông xả nhân ngã thị phi, buông xả ngũ dục lục trần, dạy bạn phải buông xả những thứ này.

+ Buông Xả Đúng: Trong Đại kinh, Phật dạy bảo chúng ta: “Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”. Những thứ không thể mang theo thì cần phải buông xả; nhà của ta, ta chết rồi không thể mang theo; tài sản của ta, khi ta chết, một xu cũng không thể mang theo; địa vị của ta cũng không thể mang theo; danh dự của chúng ta cũng không thể mang theo; danh vọng lợi dưỡng, không có cái gì có thể mang theo; quyến thuộc, con cháu của ta, thảy đều không thể mang theo, cho nên tất cả phải buông xả. Buông xả không phải là không gánh trách nhiệm, mà vẫn phải gánh trách nhiệm, nghiêm túc phụ trách chỉ dạy chúng, nhưng không để ở trong tâm. Tâm địa thanh tịnh, đem thân tình chuyển biến thành trí tuệ chân thật, đem tình cảm chuyển biến thành lý trí, vậy là đúng rồi, đó là giống như Phật Bồ Tát vậy (Kinh TTNĐ - Tập 76 - PS Tịnh Không);
+ Buông xả: Nhận thức rút lui khỏi các giác quan và các kêu gọi của bản chất thấp kém. (EXH 412) 
+ Thực hành hạnh vô dục và buông xả, và bằng cố gắng kiểm soát bản chất ham muốn, con người có thể tự chuyển hướng sao cho sự chú ý của y không còn bị thu hút hướng ngoại bởi chuỗi các hình ảnh của cái trí, mà nó được rút vào trong, và chuyên chú vào thực tại. LS 399.
- Kỹ Thuật Buông Xả Đúng Đắn:
1) Huấn luyện cái trí thôi tuân theo một cách mù quáng các nhu cầu của các giác quan; và
2) Nâng điểm quan sát của chúng ta ra khỏi cái tôi, lên cao vào trong Thượng trí; sau đó 3) Quay cái trí lại chính nó, để quan sát những gì đang xảy ra trong lĩnh vực tâm lý của chúng ta, như thể chúng ta đang xem một bộ phim. Không có suy nghĩ hay cảm giác, không cố gắng để kiểm soát những gì đang xảy ra ở "bên kia của chúng ta"
- Chỉ cần quan sát đều đặn.
* Nhà yogi phải chứng minh rằng y không phải là một cái máy, rằng không cái gì cói thể khống chế y. Kiểm soát cái trí, không cho phép nó tham dự vào các trung tâm để khuấy động các cảm giác và ham muốn là Pratyahara. (Nguồn: GQ2.10)
+ Cần Xả Bỏ Tất Cả các Pháp Đã Đạt mới mong Đạt Pháp Cao Hơn_Đức Phật:

571. SÁU NĂM HỌC ĐẠO VỚI CÁC THIÊN SƯ - Truyện Đức Phật Đi Tu: Ta vào thời thiếu niên trong trắng, mái tóc xanh mướt, cho đến thời tráng niên năm hai mươi chín tuổi, bấy giờ sống cực kỳ hoan lạc, vui đùa, trang sức, du hành. Ta vào lúc ấy mặc dù cha mẹ khóc lóc, thân thuộc không ai vui, nhưng Ta cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, để học đạo; thủ hộ thân mạng thanh tịnh, thủ hộ khẩu và ý mạng thanh tịnh.

+ Ðức Phật dạy: Có 5 cách để thoát khỏi sự uất:
- Nếu phẫn uất phát sanh đối với bất cứ người nào, thì vị ấy nên tu tâm từ, bi hay xả đối với người đó.
- Hay vị ấy không nên chú ý đến người đó và chớ nghĩ gì về người đó cả.
- Hay vị ấy có thể dụng đến ý nghĩ rằng: Hành động của người đó là tài sản duy nhất của người đó; bất cứ điều gì người đó làm, tốt hay xấu, người đó sẽ là người thừa kế những hậu quả của hành động đó. Trong cách nầy, mọi phẩn phát sanh lên đều có thể tiêu tan. (TĂNG CHI BỘ KINH_đoạn 161)

* NIỆM ÁC VÀ NGƯỜI THÙ: Người đó cũng nên xả bỏ mọi mong muốn xấu ác của mình với kẻ ấy. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói: Người thù địch có bảy điều kiện mong cho kẻ thù với mình:

1. Mong cho kẻ thù với mình nhan sắc xấu xí.

2. Mong cho kẻ thù với mình ngủ không được.

3. Mong cho kẻ thù với mình không được lợi ích, thường tổn giảm.

4. Mong cho kẻ thù với mình bị phá sản.

5. Mong cho kẻ thù với mình không được danh vọng.

6. Mong cho kẻ thù với mình không được bạn bè.

7. Mong cho kẻ thù với mình chết đọa đường dữ.

===> hãy Xả bỏ hết thảy, nếu không chính người có suy nghĩ là người lãnh chịu chứ chẳng phải họ, đây là Luật hấp dẫn, là Luật nhân quả báo ứng, chẳng khác gì "ngữa mặt lên trời phun nước miếng" vậy: Trồng dưa được dưa - Trồng đậu được đậu vậy (Trích sách "Nhặt Lá Bồ Ðề" HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ)

+ Phóng xả vạn duyên:
"Thận vật ngoại cầu trì trung đạo, (chớ tìm cầu ngoài, trì trung đạo)".
Chư vị chẳng nên hướng ngoại tìm cầu. Tự trong thân tâm đã có đầy đủ.
" Phóng hạ nhiễm duyên tức lai như, (xả bỏ duyên nhiễm tức Lai Như)".
Sao gọi là duyên nhiễm ? Nhiễm tức là nhiễm ô. Duyên tức là nhân duyên. Chư vị phải nên phóng xả. Sao gọi là duyên nhiễm ? Duyên tức là tâm tham, sân, si, giết hại, uống rượu, dùng nha phiến. Chư vị phải xa rời duyên nhiễm thì đồng vào nhà Như Lai. Lai Như tức là từ nay cho đến ngày thành Phật không xa. Khi thành Phật thì gọi là Như Lai. Chúng ta chưa thành Phật nên gọi là Lai Như. Lai thì năng Như. Không lai thì không như. Lai đến nơi nào ? Lai đến nơi thành Phật. Những duyên nhiễm này phải nên xả bỏ hết thì mới là Lai Như. Như nghĩa là mọi việc đều hợp lý, không có việc gì chướng ngại. Nếu mọi việc còn chướng ngại thì không gọi là Lai Như..(Nguồn: Bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh-1-HT Tuyên Hóa giảng)

Nguồn: mục 571- (Trung A Hàm, Kinh La-Ma, Phẩm 17, số 204)
Xem: Rèn luyện cái Trí để Buông xả đúng cách
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành

Hào quang noãn (Auric egg): – Tên gọi để chỉ linh hồn thể do hình dạng của thể này.
  Tội lỗi của kẻ không có thể trí (the mindless) có liên quan với thời kỳ phân chia giới tính vào đầu giống dân chính thứ ba (early third rootrace), căn chủng Lemuria.    (LVLCK, 563)
Phân hủy (Disintegrate, làm tan rã): Phân hủy tức là rút năng lượng ra khỏi.  (LVLCK, 952)

+ Phật (Buddha): Danh xưng dành cho Đức Gautama (Cồ Đàm). Ngài ra đời ở Ấn Độ vào khoảng năm 621 trước Thiên Chúa, trở thành Đức Phật toàn giác năm 592 trước Thiên Chúa. Đức Phật là “Đấng Giác Ngộ” và đã đạt được mức tri thức cao nhất có thể có được đối với con người trong Thái Dương Hệ này. (ĐĐTNLVTD, 216)
+ Phật tánh của chính mình: Là cái Vô Lượng thọ, Vô Lượng quang, Vô Lượng công đức của chính mình (Nguồn)
+ Ba tính chất của Phật tánh (Nguồn):
1. Tự do vô hạn: khả năng nhận biết một cách tự tại về mọi sự việc quá khứ, hiện tại và tương lai;
2. Năng lực vô hạn: sức mạnh không giới hạn để đưa chúng ta và tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ;
3. Lòng từ bi vô hạn: Ý thức không giới hạn về sự tương liên giữa tất cả vạn vật, một tâm thức mở rộng ra cho kẻ khác, điều được coi là động lực trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp tất cả chúng sanh tiến hóa.
+ Niệm Phật vài tiếng Niệm - Quỷ liền lui (Xem bài viết)
Xem: Phật dậy Pháp Niệm Phật cho Người sơ cơ
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành

Phi ngã (Not–Self): Phi ngã tức là Phàm ngã (lower self).   (LVLCK, 1135)
Phiếm thần thuyết : Pantheism.
Phò trợ vô hình (Invisible helpers): Các Chân Ngã tiến hóa và những người có khuynh hướng tâm linh mà chưa ở trên Con Đường Dự Bị (Probationary Path) được tham dự các buổi giảng do các đệ tử giảng dạy. Đôi khi, các đệ tử được điểm đạo cũng hướng dẫn họ trong các buổi học quan trọng. Công việc của họ đơn giản hơn nhiều, mặc dù theo quan điểm trần tục vẫn có tính cách huyền linh, và họ học dưới sự trông coi để trở thành các vị phò trợ vô hình. Các vị phò trợ vô hình thường được chọn trong số các Chân Ngã tiến hóa nhiều.                                            (ĐĐNLVTD, 65)
Phóng hiện (Precipitation): Hiện tượng phóng hiện là việc thu nạp các năng lượng được sắp xếp dưới một hình thức nào đó, ngõ hầu diễn tả ý tưởng của một Chủ Thể Tư Tưởng sáng tạo nào đó, và được phẩm định hay tiêu biểu đặc điểm bằng bản chất tư tưởng của chủ thể ấy và được giữ dưới hình thức đặc biệt đó bao lâu mà tư tưởng của y vẫn còn mạnh mẽ.  (LVHLT, 552)  
Phòng Ký Ảnh (Halls of Records): Các Chân Sư có các Phòng Ký ảnh của các Ngài với một hệ thống bảng biểu mà chúng ta không thể hiểu được vì mức vĩ đại và tất nhiên là các phức tạp của nó, các biểu đồ được chứa trong các phòng này. Các biểu đồ đó do một Đức Đế Quân (Chohan) của một Cung trông coi, mỗi cung có tập hợp các biểu đồ riêng của cung mình. Được sắp thành nhiều hạng mục (sections) liên quan đến các Chân Nhân đang lâm phàm, không lâm phàm và hoàn thiện, các biểu đồ này lại được các vị bảo quản phụ trông coi. Các Nghiệp Quả Tinh Quân (Lipika Lords) với một đoàn đông đúc gồm nhiều vị trợ giúp của các Ngài thường sử dụng các biểu đồ này nhiều nhất. Nhiều Chân Nhân bỏ xác đang chờ đầu thai hoặc vừa mới lìa trần, hy sinh thì giờ của họ trên thiên đường để phụ giúp vào công việc này. Các Phòng Ký ảnh này hầu hết ở trên các cõi phụ thấp nhất của cõi trí và các cõi phụ cao nhất của cõi cảm dục, vì ở đó, chúng có thể được sử dụng một cách đầy đủ nhất và dễ đạt tới nhất. (ĐĐNLVTD, 68–69)

+ Phòng Vô Minh (Hall of Ignorance): Việc đồng nhất hóa với hiện tượng giới và việc sử dụng các cơ quan tri giác hướng ngoại, bao gồm thời kỳ mà Chân Nhân trải qua trong cái gọi là Phòng Vô Minh (cõi hồng trần).

Phòng Học Tập (Hall of Learning): Sự chán ngấy (satiety), sự bồn chồn (restlessness) và việc tìm kiếm tri thức về Chân Ngã hay linh hồn đặc trưng cho thời kỳ được trải qua trong Phòng Học Tập (cõi cảm dục và cõi hạ trí).

Phòng Minh triết (Hall of Wisdom): - Sự nhận thức, sự mở rộng tâm thức và sự đồng nhất hóa với Chân Nhân bao gồm thời kỳ được trải qua trong Phòng Minh triết  (cõi Thượng Trí và cõi Bồ Đề). - Các thuật ngữ sự sống nhân loại (human life), sự sống thần bí (mystic life) và sự sống huyền linh (occult life) được áp dụng cho ba giai đoạn này. (ASCLH, 169)

- Theo ý nghĩa nội môn, nhóm từ “Phòng Minh triết” mô tả một giai đoạn tâm thức (stage of consciousness) chứ không phải một vị trí (location) (LVLCK, 534)

Xem: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết Xem Tứ vô lượng tâm; Xem: TH về Từ Bi Hỷ Xả và Tình thương Bác Ái

Phối ngẫu trên trời (”Mariage in the heavens”): Được diễn tả bằng một biểu tượng tô đậm, nhóm từ này hình tượng hóa sự hợp nhất hoàn toàn giữa cái ngoài với cái trong (outer and inner), ngoại cảnh (objective) với nội tâm (subjective), giữa tinh thần với vật chất và giữa sắc tướng (the physical) với bản thể (the essential).  (TLHNM II, 48)

Phụ chủng (Subrace): – Bảy phụ chủng hợp thành một căn chủng (rootrace). (LVLCK, 62)

– Phụ chủng thứ năm của căn chủng thứ năm (căn chủng Aryan) là Anglo–Saxon.  (ASCLH, ix)

Phụ chủng 7 của căn chủng 4 (Seventh sub–race of the fourth root race): Đa số nhân loại thuộc về phụ chủng thứ bảy của căn chủng thứ tư – đó là người Trung Hoa (Chinamen) và các nhánh nhỏ của chủng tộc này, như người Mã Lai (Malayans), Mông Cổ (Mongolians), Tây Tạng (Tibetans), Hung Ga Ri (Hungarians), Phần Lan (Finns) và ngay cả người Esquimaux, tất cả đều là các tàn tích của phụ chủng cuối cùng này.      (GLBN III, 185)
Phục hồi (Work of Restitution): Tác động phục hồi có nghĩa là việc hoàn trả hình hài sắc tướng về nguồn chứa căn bản của vật chất; còn đối với linh hồn thì năng lượng tinh thần thiêng liêng trở về cội nguồn của nó – hoặc là trên các phân cảnh linh hồn, hoặc là trên các phân cảnh Chân Thần, tùy theo trình độ tiến hóa. Việc phục hồi này hầu hết là công việc của nhân hồn bên trong thể xác và có liên quan đến cả hai bí huyệt tim và đầu. (CTNM, 394–395)
Phục sinh (Resurrection): Phục sinh là chủ âm của thiên nhiên; sự chết thì không phải. Sự chết chỉ là tiền phòng (ante–chamber) của sự phục sinh. Phục sinh là manh mối cho thế giới ý nghĩa (world of meaning) và là chủ đề căn bản của tất cả các tôn giáo trên thế giới – quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự phục sinh của tinh thần trong con người, trong mọi hình hài, trong mọi giới là mục tiêu của toàn thể diễn trình tiến hóa và điều này bao hàm việc thoát khỏi chủ nghĩa vật chất và tính ích kỷ. Trong sự phục sinh đó, tiến hóa và tử vong chỉ là các giai đoạn chuẩn bị và quen thuộc. (SHLCTĐ, 469–470)
Phương pháp sinh sản (Methods of reproduction): Trình tự tiến hóa (progressive order) của các phương pháp sinh sản, theo sự tiết lộ của khoa học, là một xác nhận rõ rệt đối với Nhân Chủng Học Huyền bí (Esoteric Ethnology). Các dữ kiện được liệt kê sau đây cũng đủ để minh chứng sự xác quyết của chúng ta:
Nẩy chồi (Budding): Một phần nhỏ của cấu trúc mẹ (parent structure) phồng to ra ở bên ngoài và sau cùng tách ra khỏi thân mẹ, phát triển đến kích cở của cơ thể mẹ; đó là trường hợp của nhiều loại thực vật, cây bạch đầu ông (sea–anemone) vv… (Đây cũng là cách sinh sản của Căn chủng thứ hai).
Bào tử (Spores): Cơ thể mẹ phóng xuất ra một tế bào đơn độc, tế bào này phát triển thành một cơ thể đa bào (multicellular) sản sinh ra các đặc điểm giống cơ thể mẹ; đây là cách sinh sản của vi khuẩn (bacteria) và rong rêu (mosses).
Lưỡng phái (Intermediate Hermaphroditism): Các cơ quan đực và cái có sẵn trong cùng một cá thể; đó là trường hợp của đa số thực vật, giun sán (worms) và ốc sên (snails) vv… (Đây cũng là cách sinh sản của Căn chủng thứ hai và đầu Căn chủng thứ ba.).

Plato (Platon, Pháp ngữ): – Plato là đệ tử được điểm đạo.         (GLBN III, 268)

– Giống như Khổng Tử, Plato thuộc giai tầng tiến hóa cao về trí tuệ, tâm linh và tinh thần. Dầu đang ở trong cuộc tuần hoàn 4, ông có trình độ tiến hóa cực cao của cuộc tuần hoàn 5.                           (GLBN I, 216)

+ Pleroma : Tức là linh hồn thế giới (universal soul). (LVLCK, 685)

+ Thế giới linh hồn (World of souls): Thế giới linh hồn ở trên các phân cảnh thượng trí (Highermental levels).(TLHNM II, 116)

Poseidonis: Đảo cuối cùng của Châu Atlantis bị chìm xuống biển cách đây 11.446 năm. (Thư của Ch. S.- Bức thư 93B, tức ML 23B tháng 10-1882)                Pradhna :
  1. Trạng thái hiện tồn thuần túy tinh thần (state or pure spiritual being).
  2. Chất liệu nguyên thủy không thể dung giải (unresovable primary substance), vật chất kết hợp với tinh thần, chưa bị biến phân, vẫn chưa có sắc tướng hoặc dấu hiệu phân biệt (distinguishing mark). (ASCLH, 99)
  • Akasha (tiên thiên khí) là Pradhna (Hồng Mông nhất khí) dưới một dạng thức khác.
Mahat (Toàn Linh Trí) là sản phẩm đầu tiên (first product) của Pradhna.   (GLBN I, 300–301)
Pralaya : X. Qui nguyên.
Prajapatis : Các Tổ Phụ (Progenitors); Các Đấng ban sự sống (givers of life) cho vạn vật trên quả đất này. Có 7 và kế đó là 10 Đấng tương ứng với 7 và 10 Sephiroth. Về vũ trụ, các Ngài là 7 Thánh Triết (Rishis) của Đại Hùng Tinh. Về Thái Dương Hệ, các Ngài là 7 Hành Tinh Thượng Đế (seven planetary Logoi), còn theo quan điểm của hành tinh chúng ta, các Ngài là bảy vị Kumaras.   (LVLCK, 692)
Quả tim dĩ thái (Etheric heart): Như bạn đã biết, đạo sinh thường được dạy là nên hình dung ra chính mình và Chân Sư – có kích thước vào khoảng ¼ inche (0.635 cm) – trong chu vi của quả tim dĩ thái. Y được dạy rằng, vào cuối buổi thiền, hãy hình dung ra trái tim bằng chất dĩ thái, trong đó y tạo ra các hình nhỏ của Chân Sư, tức là Đấng mà y được thu hút tới, và hình của chính y. Hằng ngày, đạo sinh tiếp tục hình dung ra các hình này với sự chăm chú công phu và thật đúng, với sự trợ giúp của trí tưởng tượng và cố gắng trìu mến (loving effort), cho đến khi chúng trở nên rất thực đối với y, và việc tạo hình này hầu như trở thành tự động trong cách hành thiền của y. Để rồi đến một ngày (thường thường khi các điều kiện thiên văn trở nên thích hợp và đến kỳ trăng tròn), y biết được từ trong trí rằng các hình ảnh này không phải là các búp bê nhỏ bé như y tưởng nữa, mà là y đang ở trong hình ảnh tượng trưng cho chính y và theo nghĩa đen đích thực là y đang đứng trước Chân Sư. Lúc đầu, việc này ít khi xảy ra và ý thức về sự kiện này được duy trì chỉ trong vài giây ngắn ngủi; khi đạo sinh tiến hóa hơn và khi mỗi cơ cấu (deparment) trong bản thể y (his nature) và việc phụng sự của y tăng thêm, thì kinh nghiệm này sẽ xảy đến thường hơn, kéo dài hơn cho đến một lúc mà đạo sinh có thể liên kết dễ dàng với Sư Phụ của mình theo cách này, giống như trước kia, y đã tạo ra các hình ảnh vậy.
Quang đạo (Lighted way, Đường ánh sáng): Quang đạo xuất hiện giữa phàm ngã và Tam Thượng Thể Tinh thần, xuyên qua linh hồn thể … “Đường ánh sáng” này là cây cầu giác ngộ. Nó được kiến tạo nhờ thiền định; nó được tạo ra nhờ thường xuyên cố gắng khai mở trực giác, nhờ phục tòng và tuân thủ Thiên cơ (vốn dĩ bắt đầu được nhận biết ngay khi trực giác và trí tuệ giao tiếp với nhau) và nhờ sự sát nhập hữu thức thành nhóm trong việc phụng sự và cho các mục đích đồng hóa vào tổng thể.                             (CVĐĐ, 447)  
Quang tuyến N (the N–rays): Quang tuyến N phát sinh do các rung động trong dĩ thái hình (etheric double) gây ra các làn sóng trong chất dĩ thái bao quanh. Thuốc gây mê (chloroform) trục (expel, đẩy) dĩ thái hình ra, do đó, làn sóng không còn phát ra nữa. Lúc từ trần, dĩ thái hình rời khỏi xác thân, tất nhiên quang tuyến không còn được quan sát thấy nữa (con vật, đóa hoa và kim loại đều phát ra các tia này và đều ngưng phát dưới tác động của chloroform).    (KCVTT, 113)  

+ Con người có 7 thể để hoạt động trên các cõi giới khác nhau. 3 thể cao (Tam nguyên tinh thần) và 4 thể thấp (tứ nguyên hạ). 4 thể thấp (Xác - Dĩ Thái - Cảm Dục - Trí) này được xem là 3 (tam nguyên hạ) khi chúng ta xem thể nhục thân và thể dĩ thái cấu thành một thể là thể hồng trầnhay thể xác/ Thể Vật Lý + Tứ hạ thể ( Quaternary): Tứ hạ thể tức là 4 thể của phàm ngã.(SHLCTĐ,  349)

Phàm ngã tứ phân hay con người trong 3 cõi thấp. Có nhiều cách phân chia nhưng ở đây chúng ta là liệt kê làm 4 như sau: - Hạ trí. - Thể tình cảm hay thể cảm dục. - Sinh lực (Prana) hay nguyên khí sự sống. - Thể dĩ thái hay là phần cao nhất của thể xác nhị phân.(ĐĐNLVTD, 223)

+ Tam thể thấp/ Ba hiện thể thấp: Thể Xác (Thể dĩ thái và nhục thân) + Thể cảm dục/ Xúc cảm/ Tình cảm + Thể Hạ trí (LVLCK, 73)

- Thể cảm dục và thể hạ trí đều là vật chất (Theo cách riêng của nó)(LVLCK, 73) Xem: Thể Hồng trần và cách nuôi dưỡng nó thanh sạch theo Chân Sư DK Xem: Tổng Hợp Thể Xác/ Hồng Trần (So sánh Cung 3 – 7); Chất và Thể Dĩ Thái.

Qui luật (Rules, qui tắc): Qui luật là kết quả của kinh nghiệm đã trải qua thử thách và là kết quả của công việc được đảm trách lâu dài và – không khoác hình thức của định luật (laws), cũng không chịu các giới hạn của một huấn lệnh (command) – chúng được nhận biết bởi những ai cần đến chúng và do đó có được sự đáp ứng mau lẹ bằng trực giác đối với chúng. Chúng không cần đến sự ép buộc mà là được chấp nhận một cách tự nguyện, và được đặt vào thử thách với niềm tin rằng bằng chứng của quá khứ và chứng tích của các thời đại biện minh cho nỗ lực cần có cho các đòi hỏi được biểu lộ.     (CVĐĐ, 25)
Qui nguyên (Pralaya, Chu Kỳ Qui nguyên):
  • Một thời kỳ tăm tối (obscuration) hay nghỉ ngơi (repose) – thuộc hành tinh, thuộc Thái Dương Hệ hay thuộc vũ trụ. Một thời khoảng chen vào (interlude) giữa 2 thời kỳ biểu lộ.
(LVLCK, 87)
Nhà ma thuật (Black Magician, hắc đạo, hắc thuật): Nhà ma thuật thực sự (true black magician) là một thực thể không có linh hồn (a soulless entity). Đây là một thực thể (a being) mà trong đó Chân Ngã – theo chúng ta hiểu thuật ngữ này hiện nay – không hiện hữu. Do đó, điều thường bị coi nhẹ và ít khi được hiểu rõ là họ không tồn tại trong các thể hồng trần (physical bodies). Thế giới của họ bao giờ cũng là thế giới của ảo tưởng. Từ cõi hạ trí, họ hoạt động trên chất cảm dục (desire matter) và trên các thể cảm dục của những người trên cõi trần đang bị chi phối bởi ảo giác (delusion) và bị cầm giữ trong xiềng xích của lòng ích kỷ và ngã chấp tột độ. Cái mà kẻ thiếu hiểu biết gọi là nhà ma thuật trên cõi trần chỉ là người nam hay người nữ nào đó nhạy cảm với hoặc là có liên quan với một nhà ma thuật chính cống trên cõi cảm dục
Nhãn pháp (The eye doctrine): Là học thuyết của mắt của nhãn thông (vision) nhãn pháp chi phối kinh nghiệm thần bí. Nhãn pháp dựa vào quan hệ lưỡng phân giữa linh hồn với Phàm ngã. Nó bao hàm các liên hệ tinh thần, nhưng thái độ thiên về nhị nguyên luận hay là nhìn nhận các đối cực được hiểu ngầm trong đó.     (CVĐĐ, 458)
Nhãn thông (Clairvoyance): Đây là năng lực thấy trên cõi cảm dục và là một trong các “siddhis” thấp hay quyền năng tâm thông thấp. Năng lực này được đạt tới nhờ sự nhạy cảm ở bề mặt của toàn bộ “thể cảm giác” (body of feeling”), lớp vỏ tình cảm và là nhận thức của giác quan được đem lên tình trạng rất cao. Ngoại trừ phần tương ứng cao của nó, tức nhận thức tâm linh, nó mang lại tính chất lừa dối và là tuyệt đỉnh của ảo lực (maya) hoặc ảo tưởng (illusion).              (ASCLH, 68)
Nhãn thông biểu tượng (symbolic vision): Đây là năng lực của thể hạ trí và là nhân tố tạo ra việc nhìn thấy các màu sắc, các biểu tượng hình học, nhãn thông của chiều đo thứ tư, các giấc mơ và các linh thị vốn là kết quả của hoạt động thể trí chứ không phải là nhãn thông cõi cảm dục. Thường thường các nhãn thông này có tính cách tiên tri.   (ASCLH, 68)
Nhãn thông cảm dục (Astral vision): Trong việc giảng dạy được ban ra trong vài thập niên tới, việc khai mở nhãn thông cảm dục và nhĩ thông cảm dục (astral hearing) sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, hoặc (nếu nó tồn tại) thì sau rốt phải bị chế ngự.                                     (LVHLT, 166)
Nhãn thông cõi trí (clairvoyance on mental levels): Nhãn thông và nhĩ thông cũng có thể xảy ra trên các cõi trí và lúc đó chúng ta gọi nó là viễn cảm (telepathy). (SHLCTĐ, 8)

Nhãn thông dĩ thái (Etheric vision): – Đây là năng khiếu đang phát triển nhanh chóng của mắt người, mà sau rốt, nó nhìn thấy hào quang sức khỏe của mọi hình hài trong 4 giới của thiên nhiên, sẽ đưa tới việc nhận biết được các phóng phát sinh lực prana của mọi trung tâm lực sinh động và sẽ cho thấy tình trạng của các trung tâm lực này.   (ASCLH, 68) …

Nhãn thông dĩ thái là loại nhãn thông nhìn thấy được loại vật chất tinh anh hơn (finer matter) của cõi trần, tức là nhìn thấy những gì được gọi là các chất dĩ thái (ethers).  (TTCNT, 132)

Nhãn thông thuần túy (Pure vision): Nhãn thông này là năng lực của linh hồn vốn là kiến thức thuần túy và được biểu lộ khi linh hồn dùng thể trí như là khí cụ nhãn thông của nó... Đồng thời với việc phát triển loại nhãn thông này, tuyến tùng quả trở nên linh hoạt và con mắt thứ ba (trong chất dĩ thái) phát triển với một hoạt động song hành. (ASCLH, 68–69)
Nhãn thông vũ trụ (cosmic sight): Loại nhãn thông này có bản chất không thể hình dung được (inconceivable) đối với con người và tiêu biểu cho nhận thức của các Đấng đang biểu lộ xuyên qua một hệ thống hành tinh trong một Thái Dương Hệ giống như con người biểu lộ xuyên qua các thể của mình. (ASCLH, 69–70)

Nhân loại thức (Human consciousness, nhân thức): - Đây là ngã thức (self–consciousness), điểm giữa, trạng thái tâm thức 4. (LVLCK, 278)

- Nhân loại thức tức là sự hiểu biết (awareness) của một người trên cõi trần và ngày càng tăng trên cõi cảm dục và cõi hạ trí. (LVLCK, 279)

- Ngã thức tức là biệt ngã thức (Individual consciousness). (LVLCK, 243)

+ Nhân loại thức 4: - Hoạt động sáng suốt, bác ái hay cảm giác hoàn hảo hay nhận thức và ý chí, hay mục tiêu sáng suốt. Ba trạng thái. SD I, 215, 231; II, 552; III, 579. - Đây là Ngã thức (Self-consciousness) - trung điểm. SD I, 297.

Nhân Luật:  (Human Law): Nhân Luật có thể dùng như là các biện pháp có tính cách để giới hạn chớ không phải các biện pháp có tính cách trừng phạt. (CKMTTL,   153)
Nhân sâm (Mandragora, Mandrake): Nhân sâm là một loại cây có tính chất ma thuật tuyệt diệu (magic plant par excellence). Rễ của chúng không có cuống rõ ràng (apparent stalk), các lá lớn nhô ra từ đầu rễ giống như một túm lông lớn. Ở Tây Ban Nha, Ý, Tiểu Á, Syria, chúng không giống hình người lắm; còn trên đảo Candia và ở Karamania (xưa kia là một vùng đất ở Tiểu Á) gần thành phố Adan, chúng có hình người một cách kỳ lạ, được đánh giá rất cao như bùa hộ mệnh (amulet). Chúng được phụ nữ đeo, dùng làm bùa (charm) trị bệnh hiếm muộn và dùng vào nhiều mục đích khác nữa. Chúng đặc biệt có hiệu quả trong Ma thuật (Black Magic). (GLBN III, 40)

+ Tiến trình thiền định qua Cung Hoàng Đạo: Cung Hoàng đạo Libra - Thiên Bình có thể được nói đến bằng các thuật ngữ về tiến trình thiền định như được chỉ dạy cả ở Đông lẫn Tây. Năm giai đoạn này diễn ra song song trong 5 cung hoàng đạo hoàn toàn thuộc con người:

1. Leo – Định trí – Sự sống linh hồn được tập trung trong hình hài. Sự biệt ngã hóa. Ngã thức. Người kém phát triển và người bình thường. Kinh nghiệm con người.
2. Virgo – Thiền định – Sự sống linh hồn, như được cảm nhận trong con người, giai đoạn ấp ủ hoài bão. Giai đoạn Christ ẩn tàng. Người thông tuệ. Phàm ngã, dưới hình thức che giấu sự sống Christ.
3. Libra – Đại định – Sự sống của linh hồn và sắc tướng được quân bình. Không cái nào chiếm ưu thế. Trạng thái cân bằng. Khoảng giao thời trong đó linh hồn tự tổ chức cho trận chiến, còn phàm ngã đang chờ. Đây là con đường dự bị. Nhị nguyên tính được thấu triệt.
4. Scorpio – Giác ngộ ‒ Linh hồn chiến thắng. Kinh nghiệm trong Taurus được hoàn thành. Huyễn cảm thuộc cõi cảm dục tan biến. Ánh sáng linh hồn tuôn đổ vào. Con Đường của Đệ Tử. Vị Đệ Tử.
5. Sagittarius – Linh hứng – Chuẩn bị điểm đạo. Linh hồn truyền cảm hứng cho sự sống phàm ngã. Linh hồn tự biểu lộ qua phàm ngã. Điểm đạo đồ. (CTHNM, 257)

Xem Tham thiền - Nhập định và những nguy hiểm cần tránh và Tổng quan về Tham Thiền

Trong trường hợp nhập xác thì con người bị một thực thể tà vạy (evil entity) chiếm lấy và truyền cho ý tưởng... Lúc nhập xác, tà lực (evil force) bắt Phàm ngã làm nô lệ, mà trong đa số trường hợp, Phàm ngã chỉ là ma hình (Shell). Hitler là một thí dụ của trường hợp này. Việc ám này tạo ra một hiệu lực lớn trên cõi trần và cõi cảm dục, nó nhanh chóng hơn và có kết quả trực tiếp, nhưng mãnh lực không được bền và hiệu quả tương đối tạm bợ.  (SHLCTĐ, 307–308)

Có 4 nguyên nhân nhập xác (causes of obsession)

  1. Yếu ớt của thể dĩ thái. Nguyên nhân này thuộc cõi trần và là kết quả của việc điều chỉnh sai vật chất ở cõi trần. Đó là kết quả của nghiệp quả và có trước khi sinh. Nữ thường gặp hơn nam.
  2. Thiếu sự phối kết giữa thể cảm dục với thể xác, và khi con người hoạt động trong thể cảm dục (như vào ban đêm), khó nhập trở lại thể xác, đó là cơ hội cho các thực thể khác nhập vào xác, ngăn chận việc chiếm hữu của Chân Ngã đích thực. Đây là cách nhập xác thường thấy nhất và tác động vào người có thể xác mạnh mẽ và các rung động của thể cảm dục cũng mạnh nhưng thể trí yếu ớt. Khi có xảy ra tranh giành, nó đưa tới cảnh la hét điên cuồng dữ dội và đưa tới các cơn bộc phát của người bị động kinh. Nam thường gặp trường hợp này hơn là nữ, vì đàn bà thường an trụ nhiều vào thể cảm dục.
  3. Một loại nhập xác ít xảy ra là nhập thể trí. Việc ám trí bao hàm việc đổi chỗ xảy ra trên cõi trí, do đó ít xảy ra. Thể xác và thể cảm dục vẫn hợp nhất nhưng Chủ Thể Tư Tưởng bị bỏ lại trong thể trí, trong khi thực thể ám (khoác lấy chất trí) nhập vào 2 thể thấp. Trong trường hợp ám thể cảm dục, Chủ Thể Tư Tưởng bị bỏ lại với thể cảm dục và thể trí mà không bị bỏ lại với thể xác. Nguyên nhân là thể trí quá phát triển còn thể cảm dục và thể xác tương đối yếu. Nam và nữ dễ bị như nhau.
  4. Một nguyên nhân nhập xác nữa dứt khoát là do các Huynh đệ hắc đạo.
Các loại thực thể nhập xác (The kinds of obsessing entities):
  1. Cac thực thể thoát xác thuộc hạng thấp kém đang chờ đi đầu thai và những kẻ thuộc trường hợp một và hai (xem mục nguyên nhân nhập xác) tìm được dịp mong muốn của họ.
  2. Những kẻ tự tử đang mong muốn hủy bỏ hành động và muốn trở lại tiếp xúc với cõi trần.
  3. Các vong linh (spirits) bám víu cõi trần, cả tốt lẫn xấu, do sự lo lắng cho những người thân thiết, cho công việc kinh doanh của họ, hoặc là muốn làm một chuyện quấy nào đó hay muốn hủy bỏ một hành động xấu xa nào đó, họ vội vàng và nhập xác theo trường hợp một và hai (mục nguyên nhân nhập xác).
  4. Các huynh đệ hắc đạo như đã nói ở trên, họ thừa cơ hội để nhập xác theo trường hợp 3 và 4. Họ cần các thể tiến hóa cao, không dùng các thể yếu hay thiếu tinh luyện. Trong trường hợp 3, sự yếu ớt chỉ tương đối do việc quá chú trọng vào thể trí.
  5. Các tinh linh thiên nhiên (elementals) và các thực thể dưới nhân loại có bản chất hiểm ác, chúng chờ chực vào cơ hội sơ suất nhất và vào nơi nào có rung động cùng tính chất với chúng.
  6. Một số thiên thần hạ đẳng, tuy vô hại nhưng tinh nghịch do tính rất khác thường (freakishness) và hay đùa bỡn (fun), họ nhập vào người khác giống như cách thích phô trương của trẻ con.
  7. Đôi khi các du khách (visitors) từ các hành tinh khác tìm cách nhập vào (enter) một vài con người tiến hóa cao vì các mục đích riêng của họ. Trường hợp này rất là hiếm có...
(TVTTHL, 124–126)
Nhất Nguyên Phái  (Adwaita  -  B. Ph.) Một chi phái của Triết hệ Vedanta. Trường phái phi-nhịnguyên (non-dualistic/ A-dwaita) của triết học Vedanta (Vedantic philosophy) sáng lập bởi Sankaracharya, nhà hiền triết vĩ đại nhất trong lịch sử các hiền triết Bà La Môn (Brahmin). Hai trường phái khác là Nhị Nguyên Phái (Dwaitadualistic) và Visishtadwaita. Tất cả ba tự nhận là triết hệ Vedanta.   (NGMTTL,   7)
Nhất quán (At–one–ment):
  • Đối với các nhà nội môn (esotericists), toàn bộ vấn đề nhất quán có liên quan chặt chẽ với việc kiến tạo giác tuyến (antahkarana). Danh xưng này dành để chỉ tuyến (line) năng lượng linh hoạt nối liền các trạng thái khác nhau của con người với linh hồn và nó nắm giữ manh mối đối với chân lý huyền linh sau: “trước khi một người có thể bước lên Thánh đạo, y phải trở thành chính Thánh đạo”. Khi các rạn nứt đều được khắc phục, các điểm khủng hoảng khác nhau đều được vượt qua, và các dung hợp cần có (đó chỉ là các giai đoạn trong tiến trình) đã xảy ra, bấy giờ sự thống nhất (unification) hay là sự nhất quán xảy ra. Bấy giờ, người ta tiến vào các lĩnh vực năng lượng mới, nhận thức và chế ngự được chúng, và các lĩnh vực tâm thức mới sẽ mở ra trước mắt kẻ hành hương tiến hóa.
(TLHNM II, 447–448)
  • Sự kết hợp (cohesion) tức là sự nhất quán.
(TLHNM II, 194)
  • Sự thống nhất (unification) tức là sự nhất quán.
(TLHNM II, 447)
  • Sự hợp nhất (fusion) tức là sự nhất quán. (CVĐĐ, 325)
Nhật Thần (Solar Gods):
  • Ban cho con người hạ trí và thượng trí.     (LVLCK, 614)  – Nhật Tinh Quân là các “Thiên Thần Sa Đọa” – SD–II, 287.   a/ Các Ngài sưởi ấm các bóng... các thể con người.
b/ Đến phiên các Ngài được sưởi ấm bởi Chân Thần hay Atma. c/ Các Ngài là Minh triết xà. d/ Bản chất của các Ngài là Tri thức và Bác Ái. e/ Các Ngài đến từ cõi trí vũ trụ.                             (LVLCK, 950)
Nhật Tinh Quân (Solar Lord):
  • Chân Ngã (Ego) tức là Nhật Tinh Quân. (ĐĐNLVTD, 136)
  • Solar Lord tức sun god, tức linh hồn. (CTNM, 342)
Nhĩ thông (Clairaudience):
  • Là nhận biết được tiếng nói của đại ảo tưởng (great illusion) và mang lại cho con người khả năng nghe được trên cõi cảm dục. Khi ở đúng chỗ và khi được kiểm soát từ bên trên nhờ sự hiểu biết, nhĩ thông giúp nghe được một vài trạng thái của biểu
hiện thiêng liêng trong ba cõi thấp.    (ASCLH, 338)
  • Nghe được trên cõi cảm dục, thường được gọi là nhĩ thông và có nghĩa là khả năng nghe được các âm thanh của cõi cảm dục. Đó là một quan năng vốn hiển lộ ra suốt toàn bộ thể cảm dục, và con người nghe bằng khắp hiện thể của mình chứ không chỉ bằng các cơ quan chuyên hóa, tức là hai tai, sản phẩm của tác động và phản tác động trên cõi trần. Tất nhiên điều này phải như thế do bởi bản chất dễ lưu chuyển của thể cảm dục. (LVLCK, 191)
Nhĩ thông bậc cao (Higher audience): Nhĩ thông bậc cao thể hiện trực tiếp từ thể trí đến thể trí. Đây không đúng hẵn là viễn cảm (telepathy) mà là một hình thức nghe trực tiếp. Vị huấn sư sẽ nói với đệ tử như người nói với người. Do đó, việc đàm thoại được tiến hành hoàn toàn trên các phân cảnh trí tuệ với các khả năng cao siêu như là điểm tập trung. Cần phải dùng các bí huyệt đầu và cả hai bí huyệt này phải được làm cho linh hoạt trước khi phương pháp này có thể được sử dụng.                                      (LVHLT, 179)
Nhiên Đăng Phật: Dipankara, Buddha of fixed light (NGMTTL,102)
+ Mãnh lực: Đôi khi đức DK dùng hai từ năng lượng và mãnh lực lẫn lộn và có thể hoán chuyển cho nhau, nhưng thường thì Ngài phân biệt năng lượng khác với mãnh lực. Câu nói: “All is energy” là hoàn toàn chính xác, nhưng energy xuất phát từ thực thể cao (ở con người bình thường là linh hồn”) thì được gọi là năng lượng; còn energy xuất phát từ thực thể thấp (phàm ngã) được gọi là mãnh lực (Minhtrietmoi(LK) trả lời bài B/C Hương GQ2.5) + Tật xấu chuyển hóa thành đức hạnh: Tật xấu là sự chi phối của đặc tính tiến hóa giáng hạ trong cùng một mãnh lực mà chính mãnh lực đó về sau sẽ biểu lộ thành đức hạnh (TTHM, 233)
Nội giới (Subjective world): Cảm dục giới (astral world) tức là nội giới.  (LVLCK, 1130)

+ Nội môn - Bí Truyền - Bí Giáo

- Huyền Môn: Chỉ tất cả những gì không liên quan đến cuộc sống sắc tướng bình thường hay là tâm thức thông thường của con người trong 3 cõi thấp. (CTNM, 683);

- Nội môn bí giáo tức là huyền linh học. (TLHNM, 451)

- Liên quan với các Đệ Tử và Điểm Đạo Đồ (CTHNM, 80); Người theo nội môn học là người tìm đạo và đệ tử (ĐĐTKNM II, 165)

- Nó liên quan đến những gì còn bị che giấu, và cho dù bị nghi ngờ, vẫn còn không được nhận biết. (GDTKNM, 59) - Nội môn không hề có bản chất thần bí và mơ hồ. Đó là một khoa học mà chủ yếu về linh hồn của vạn vật – và có cách gọi, thực nghiệm, cách suy diễn và các định luật riêng của nó. (GDTKNM, 64)

- Nội môn có liên quan việc tìm hiểu về mối liên hệ giữa các lực và năng lượng và khả năng dùng năng lượng để củng cố và sau đó để sử dụng một cách có sáng tạo các lực đã tiếp nhận được; do đó là sự cứu rỗi. (GDTKNM, 66)

- Nội Môn: Tức khoa học về 7 tính chất hay 7 cung và tác động của chúng lên vô số hình hài mà chúng un đúc và truyền năng lượng, là sự tiếp cận mới mẻ sắp tới cho phương pháp đúng để rèn luyện và phát triển nhân loại. Xét liên quan với Đệ Tử, Điểm Đạo Đồ (CTHNM,80)

+ Ngoại môn hiện đại biết nhiều về hình tướng bên ngoài, hay khía cạnh vật chất và bản chất điện của nó. Khoa học nội môn biết nhiều về bản chất của các năng lượng bên trong và các tính chất đang tô điểm và chi phối hình hài. Xét Liên quan với nhóm người thông thường, chưa tiến hóa và người chí nguyện (CTHNM,80).

* Khi cả 2 tri thức này được nhập chung với nhau một cách sáng suốt, chúng ta sẽ phát triển được một khoa tâm lý học trung thực và chính xác hơn và một khoa học mới về văn hóa con người. Bấy giờ công việc hợp nhất con người – con người, thực thể tâm thông và con người, linh hồn chi phối - Sẽ tiến tới nhanh chóng. (TLHNM I, 120)

Nội ngã  (Inner Self) Nội ngã tức là Manas.                                  (CKMTTL,   146)

Chính con mắt của nội nhãn thông, và kẻ nào mở được nó thì có thể điều khiển và kiềm chế năng lượng của vật chất, thấy được mọi vật trong Hiện Tại Vĩnh Cửu, do đó, giao tiếp với nguyên nhân nhiều hơn với hậu quả, đọc được trên tiên thiên ký ảnh và thấy được một cách tỏ tường. Như thế, kẻ sở hữu được nó có thể kiềm chế các nhà kiến tạo ở cấp thấp.  (LVLCK, 1011)

Việc chữa trị thể xác, cùng việc hiểu và nghiên cứu thích đáng về nó có thể được xúc tiến bởi người có được nội nhãn thông. Với năng lực nhìn thấy được trên các phân cảnh cảm dục của mình, y có thể hợp tác với vị thầy thuốc giác ngộ ngày nay và như vậy, bảo vệ cho thầy thuốc khỏi sự sai lầm, cho phép người này phán đoán đúng đắn về tìm mức căn bệnh, chỗ đau, cách trợ giúp và tiến triển của việc chữa trị.  (TVTTHL, 244–245)

  • Các cơ quan (organs) của nội nhãn thông là:

a/ Cơ quan bên ngoài .... Tuyến tùng quả ..... Hồng trần. b/ Cơ quan bên trong  .... Mắt thứ ba ............ Dĩ thái Chú ý: Đạo sinh phải thận trọng phân biệt giữa con mắt thứ ba với tuyến tùng quả– Xem SD–II, 308. “Con mắt thứ ba đã mất tác dụng và không còn hoạt động nữa”. Nó đã để lại một bằng chứng cho sự hiện hữu của nó trong tuyến tùng quả”.                       (LVLCK, 965)

+ Nội tuần hoàn (the inner round): Cuộc nội tuần hoàn là một chu kỳ huyền bí ít được nói tới. Nó không liên quan đến biểu hiện qua 7 hệ thống hành tinh hay các bầu hành tinh, nhưng có liên quan đến một vài khía cạnh của sự sống nội tâm hay linh hồn. (LVLCK, 211)

+ Ngoại tuần hoàn (Outer round, vòng tiến hóa ngoài): Theo ngôn từ huyền linh, các hành tinh không thánh thiện ngoại môn được gọi là “ngoại tuần hoàn” tức là giới đạo đồ bên ngoài (outer circle of initiates). Địa cầu chúng ta là một trong số các hành tinh không thánh thiện này, nhưng nó đang được chỉnh hợp một cách đặc biệt với một số bầu hành tinh ở vòng tiến hóa trong. (LVLCK, 1175)

Nốt hay âm điệu (Note or tone):
  • Mọi giới của thiên nhiên đều có nốt hay âm điệu riêng của nó và các linh âm (mantric sound), vốn có liên quan đến bất cứ tiến trình chuyển hóa nào trong giới đó, sẽ có nốt đó như là chủ âm (key) hay nốt căn bản.
  • Khi Tinh thần và vật chất gióng lên cùng một nốt, sự tiến hóa sẽ dừng lại. Khi nốt của hình hài được ngân lên mạnh hơn nốt của Tinh thần, chúng ta có sự thu hút giữa các hình tướng. Khi nốt của Tinh thần được ngân lên mạnh hơn nốt của vật chất và sắc tướng, chúng ta có Tinh thần đẩy lui sắc tướng. Ở đây ta có nền tảng cho chiến trường sự sống và vô số giai đoạn trung gian của nó như sau: a/ Giai đoạn chế ngự của nốt hình hài là giai đoạn tiến hóa
giáng hạ (involution). b/ Giai đoạn Tinh thần xô đẩy hình hài là giai đoạn đấu tranh ở ba cõi thấp. c/ Giai đoạn thu hút của Tinh thần với Tinh thần, và kế tiếp triệt thoái ra khỏi hình hài là giai đoạn của Thánh Đạo. d/ Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh thần là giai đoạn của các cõi tiến hóa cao siêu.
  • Nốt là kết quả của hoạt động chính xác (correct activity) … Bởi vì trong các nốt này, các nhóm thiên thần vốn là thần lực và năng lượng của các trung tâm lực (đó là các trung tâm lực trong vật chất) được tiếp xúc và được kềm chế. Nhờ sự hoạt động của các thiên thần này, được điều khiển thông qua các trung tâm lực, các lớp vỏ vật chất – thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí – được tạo ra. (LVLCK, 495, 275, 625)
Nụ hôn thánh thiện (the holy kiss) “Nụ hôn thánh thện tức là sự hợp nhất (reunion) của linh hồn với chất liệu (substance) mà từ đó linh hồn xuất phát – ấy là tinh thần (spirit).             (CKMTTL,   86)
O.M.: Khi được ngân lên đúng cách, O.M. giải thoát linh hồn khỏi lĩnh vực của ảo cảm và mê hoặc. Đó là âm thanh giải thoát, nốt phục sinh vĩ đại và nâng cao nhân loại lên Chốn Huyền bí của Đấng Tối Cao khi tất cả mọi Linh từ và âm thanh khác đều thất bại. Nó không phải là âm thanh tam phân như A.U.M. mà là âm thanh nhị phân, có nghĩa là liên quan của tinh thần và linh hồn, của sự sống và ý thức.                        (CVĐĐ, 52–53)
Parabraman (Đại Phạm Thiên): - Parabraman tức là Adi-Buddha.       (Thư của Ch.S.  379) -Theo phái Vedanta, Parabraman được gọi là Bí Nhiệm Bất Khả Thuyết (Unspeakable Mystery).         (LVLCK, 610)
Parjanya : tức là mưa (rain).                                                           (LVLCK, 1083) Pavaka : X. Vaidyuta.
Phải biết dửng dưng phớt lờ (Must be cold) Kẻ tìm kiếm tri thức sẽ không đắm sa vào đam mê và luyến ái, vì các  đam mê luyến ái này bào mòn thân xác ở cõi trần, cùng với năng lực huyền bí của chính chúng; và kẻ nào muốn đạt mục tiêu của mình, cần phải biết dửng dưng, phớt lờ. (Thư của Ch. S,   137)

+ Phàm ngã là một con người vốn mang bản sắc riêng, có tính chia rẻ và ích kỷ (CTHNM, 12)

+ Cảm giác của phàm ngã: Là do sự đồng nhất của người hiểu biết với những công cụ của tri thức. Tâm thức của bạn bị quyến rũ bởi “cảm giác của phàm ngã”. Sự nỗ lực thiết lập bản thân như “người hiểu biết”, cố gắng nhìn thấy cách thức trong đó bạn, như người hiểu biết, đồng hóa bản thân với những công cụ của tri thức =>  Tìm kiếm, như một người hiểu biết, để không đồng nhất bản thân với những công cụ của tri thức. Cần chống lại “cảm giác của phàm ngã” mà bạn phát hiện trong chính mình thông qua việc tạo nên một “thái độ tâm trí đối nghịch” và tham thiền trụ vào trong thái độ đó.(MF-QU1- 100.2)

+ Phàm ngã vốn mang bản sắc riêng, có tính chia rẻ và ích kỷ, sẽ càng lúc càng lùi vào phía sau, còn linh hồn, vốn không chia rẻ, có ý thức tập thể và có tính bao quát, sẽ ngày càng trở nên nổi bật (CTHNM, 13)
+ Phàm ngã là kẻ hoạt động với sự phối kết, nhờ bởi thiên tư của mình và sự ổn định tương đối của bản chất tình cảm của mình và các tuyến nội tiết lành mạnh và còn nguyên vẹn của mình.
- Phàm ngã là một người có ý thức về số mệnh.
- Phàm ngã là một con người hội nhập đầy đủ.

* Phàm ngã thực sự: Một người mà khi trạng thái hình hài và bản chất linh hồn được nhất quán.(TLHNM–II, 264–267)

+ Phàm ngã phối kết: Sự kết hợp 3 phần Năng lượng, tạo ấn tượng và tuyệt đối kềm chế trạng thái thứ 4 là thể xác (TLHNM–II, 8):
1. Xác/ thể dĩ thái: Năng lượng, sinh lực, chức năng sinh lý, hình thái học, hệ thần kinh, bộ não.
2. Thể Cảm dục: Các dục vọng, cảm giác - như lo sợ, vui vẻ, hi vọng, nhạy cảm, điểm nhạy cảm, lo âu, sự cưỡng bách, bám víu, đang yêu.
3. Thể trí: Cách ta suy nghĩ, xử lý thông tin, tổ chức sự vật ( hợp lý, tuần tự, vòng quanh, linh hoạt, khác nhau ), nguồn gốc của quan năng hình dung và trí tưởng tượng sáng tạo.

+ Phàm ngã và sự phát triển tinh thần (Tài liệu khóa MQ tổng hợp/ Học MF)

 

Sự Phát Triển Tinh Thần

 

Phàm ngã rối loạn/ Phối kết

Dysfunctional Personality

Ích kỷ

Độc ác

Không ổn định

Đáp ứng bản năng cho những ham muốn thấp kém

Phàm ngã gắn kết (integrated personality)

Sáng tạo

Hiệu quả

Thành công

Chấp nhận mù quáng ý tưởng của đám đông

Phàm ngã được Linh hồn ảnh hưởng

Trận chiến bên trong “Đêm Tối của Linh hồn”

Tự quyết và tự yêu thương

Phàm ngã hoà nhập với Linh hồn

Thể hiện đầy đủ phẩm chất của

Linh hồn qua Phàm ngã

Cuộc sống thể hiện Linh hồn

Chưa bị kiểm soát bợi linh hồn.

+ Phàm ngã có ba loại (Trích Topic1 - GQ1 - Trích TLHNM)
1. Các phàm ngã phối kết/ Đang "Biệt ngã hóa" - Bản chất Dục vọng: Các phàm ngã rối loạn/ Phàm ngã phối kết (Người thường/ Đa số nhân loại) - đang nhanh chóng chuyển sang loại "các linh hồn qui định", tức loại Phàm ngã hợp nhất 3 thể thấp ... vốn để cho chủ thể (cho dù đó là một người hay một chủng tộc, hay một nền văn minh) tự do ... cung cấp ảnh hưởng và các điều kiện nơi mà những người tốt nhất trong giống dân có thể phát triển hoàn toàn đến một tình trạng hoàn hảo.
2. Các phàm ngã được tích hợp/ Gắn kết - Khát vọng (Hòa nhịp và hợp tác với Linh hồn), những người nam và nữ được phối kết, nhưng chưa ở dưới ảnh hưởng của linh hồn. "Sự bướng bỉnh và lòng tự ái" của họ là một yếu tố mạnh mẽ trong cuộc sống của họ đến nỗi họ có một ảnh hưởng quyết định lên môi trường chung quanh của họ.
3. Các phàm ngã thức tỉnh/ Hòa nhập - Phụng sự theo phẩm tính của Linh hồn.

+ Phàm Ngã và tương ứng Thượng Ngã- Linh Ngã (LVLCK, 64)
Cha ................... Con .................. Mẹ
Tinh thần .......... Linh hồn ........... Xác thân
Sự Sống ......... Tâm thứ............ Sắc tướng
Chân Thần ..... Chân ngã ........... Phàm ngã
Linh ngã ....... Thượng ngã ......... Phàm ngã
Tinh thần ......... Biệt ngã…......... Phàm ngã
Điểm  ............. Tam nguyên….... Tứ nguyên
Chân thần ... T.Dương T.Thần... Nguyệt T. Quân

Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã

Phàm ngã hội nhập: X. thêm Con người, phân loại. - Tạo ra một nhịp cầu giữa não bộ – thể trí – linh hồn, như thế là tạo ra một phàm ngã hội nhập, đó là một biểu lộ đang phát triển một cách vững chắc của linh hồn bên trong. (GDTKNM, 6)

- Nối liền lổ hổng giữa các trạng thái khác nhau của phàm ngã để cho một phàm ngã hội nhập xuất hiện.  (GDTKNM, 26)

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

Phải và trái (the Right and the Wrong): Điều Phải là những gì hài hòa (in harmony) với đại luật (great law), mang lại chí phúc (bliss), còn điều Trái là những gì xung khắc (in conflict) với đại luật, đưa tới đau khổ (misery).   (KCVTT, 282)
Phản chiếu (Reflection): Nói chung, thuật ngữ “phản chiếu” được dùng khi một mãnh lực (force) biểu lộ trên một cõi cao, tự hiện lại (show itself again) trên một cõi thấp và bị chi phối bởi một loại vật chất thô hơn trong biểu lộ thấp đó, cho nên một ít hiệu năng (effective energy) của mãnh lực đó bị mất đi và lực đó tự hiện ra dưới hình thức yếu ớt hơn. (KCVTT, 46–47)
Phán đoán (Judge): Khi càng hiểu biết nhiều, người ta càng ít phán đoán (as one knows more, one judges less). Dè dặt khi đưa ra ý kiến là đường lối tốt nhất cho kẻ bàng quan khôn ngoan, vì y chưa có được nội nhãn thông để thấy sắc thái (colour), cũng như chưa có được nhĩ thông (occult hearing) để nhận biết được nốt của con người.   (TVTTHL, 21)

+ Phẩm tính/ Tính chất/ Phẩm đức (Quality): - Tôi sẽ dùng từ ngữ Phẩm tính để diễn tả Ngôi Hai, Con của Thượng Đế, Christ vũ trụ lâm phàm trong hình hài – một hình hài được sinh ra do mối liên hệ của tinh thần và vật chất. (TLHNM I, 18)

- Ba phẩm tính của Thượng Đế: Thông tuệ, bác ái–minh triết và ý chí hay quyền năng (TTCNT, 98)

Tân nghiệp (New Karma): Các chủng tử hoặc là nhân đang được tạo ra trong kiếp sống này, tất nhiên chúng phải chi phối các hoàn cảnh của kiếp tương lai nào đó. (ASCLH, 145–146)

+ Lipika là các Tinh quân của Vũ trụ. Các Ngài có liên hệ với Luật Nhân quả (Karma) và các ghi nhận của luật ấy. Chữ Lipika xuất phát từ “Lipi” nghĩa là viết (writing). (LVLCK, 75)

+ Bốn vị Maharajas hay là bốn Nghiệp Quả Tinh Quân (Lord of Karma) trong Thái Dương Hệ đặc biệt lưu tâm đến công cuộc tiến hóa hiện nay của giới nhân loại. Bốn Đấng này lo về việc:
1./ Phân phối nghiệp quả hay vận mệnh (destiny) của con người khi nó tác động đến các cá nhân, và thông qua các cá nhân đến các nhóm.
2./ Trông coi và sắp xếp các tiên thiên ký ảnh (akashic records). Các Ngài trông nom  các Phòng Ký Ảnh (Halls of Records) hoặc là lo việc “tàng trữ sổ bộ” (“keeping of the books)” theo cách gọi của Thánh kinh Cơ Đốc giáo. Trong giới Cơ Đốc giáo, các Ngài được biết đến như là các thiên thần ghi chép (recording angels).
3./ Tham dự vào các Hội đồng trong Thái Dương Hệ (solar councils). Trong chu kỳ thế giới hiện nay, chỉ có các Ngài mới có quyền vượt quá phạm vi của hành tinh hệ và tham dự vào các Hội đồng của Thái Dương Thượng Đế. Như vậy, nói một cách chính xác, các Ngài là các Đấng trung gian của hành tinh (planetary mediators), đại diện cho Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta và tất cả những gì có liên quan đến Đấng này trong kế hoạch vĩ đại hơn mà Ngài chỉ là một phần trong đó. (ĐĐNLVTD, 40–42)

+ Các “Nghiệp Quả Tinh Quân” (“Lords of Karma”) là các Đấng Thông Tuệ Tinh thần vĩ đại (great spiritual Intelligences). Các Ngài giữ các ký ảnh về nghiệp quả (kàmic records) và hiệu chỉnh các tác động phức tạp của định luật nghiệp quả (kàrmic Law). Trong bộ sách Giáo Lý Bí Nhiệm, bà H.P.Blavatsky mô tả các Ngài như là các vị Lipika, tức các Đấng Ghi chép Nghiệp Quả (Recorders of Karma) và các vị Màhàràjas (Mahdevas hay Chaturdevas của Ấn Giáo) cùng đạo binh (hosts) của các Ngài, các vị này là “các vị thừa hành Nghiệp Quả trên cõi trần” (“the agents of Karma upon earth). Lipika là các Đấng thấu suốt được ký ảnh nghiệp quả của mỗi người, nhờ có minh triết toàn tri (omniscient wisdom), các Ngài chọn lựa và phối kết các phần của ký ảnh đó để tạo ra sơ đồ (plan) dành cho mỗi một kiếp sống riêng biệt (a single life). Các Ngài ban ra “ý tưởng” (“idea”) về loại xác thân phải có để làm lớp áo (garment) cho linh hồn tái nhập thế để có thể biểu lộ được các năng lực và các giới hạn của linh hồn đó. Ý tưởng này được các Mahrjas tiếp nhận và tạo thành mô hình chi tiết (detailed model), mô hình này được ủy thác cho một trong các vị thừa hành cấp dưới (inferior agents) của các Ngài để được sao chép lại. Bản sao này chính là thể dĩ thái (etheric double) tức cái khuôn (matrix) của thể xác trọng trược, chất liệu của các thể này được rút ra từ người mẹ và lệ thuộc vào sự di truyền của thể xác. Nòi giống, xứ sở, cha mẹ được lựa chọn sao cho chúng có khả năng cung cấp các chất liệu thích hợp cho thể xác của linh hồn đang đến và môi trường thích hợp cho sự sống lúc ban đầu của linh hồn đó. Sự di truyền về thể chất của gia đình cũng cung cấp một vài kiểu mẫu và đã phát triển được một số tính chất đặc trưng của các kết hợp vật chất; các bệnh di truyền, các tinh tế do di truyền của cơ cấu thần kinh, kéo theo các hợp chất nhất định của chất hồng trần (physical matter), có khả năng truyền chuyển. Một linh hồn đã phát triển được các tính chất đặc trưng trong thể hạ trí và thể cảm dục của mình cũng cần có các tính chất đặc trưng riêng biệt của thể xác để cho chúng biểu lộ, linh hồn đó được dẫn dắt đến những cha mẹ nào mà tính chất di truyền thể chất cho phép chúng đáp ứng với các đòi hỏi này. Như thế, một linh hồn có các năng khiếu nghệ thuật cao siêu say mê về âm nhạc sẽ được dẫn dắt để đầu thai vào trong một gia đình thiên về âm nhạc, trong đó, các chất liệu được cung cấp để tạo ra thể dĩ thái và thể xác được tạo ra sẵn sàng để chính chúng thích ứng được với các nhu cầu của linh hồn, còn kiểu mẫu di truyền của hệ thần kinh sẽ cung ứng bộ máy tinh tế cần cho việc biểu lộ các năng lực của linh hồn này. Một linh hồn thuộc loại rất xấu xa sẽ được dẫn dắt đến một gia đình thô lổ hèn kém để cho các hạ thể của linh hồn này được tạo ra bằng các hợp chất thô trược nhất, có như vậy mới tạo được một cơ thể có khả năng đáp ứng với các thôi thúc từ thể hạ trí và thể cảm dục của linh hồn này. Một linh hồn đã để cho thể hạ trí và thể cảm dục của mình đưa mình tới chỗ quá độ, thí dụ rượu chè say sưa, sẽ được dẫn dắt để đầu thai trong một gia đình mà hệ thần kinh bị suy nhược do quá độ và sẽ do cha mẹ say sưa sinh ra, cha mẹ này sẽ cung cấp chất liệu bệnh hoạn cho cái vỏ xác thân của linh hồn này. Như vậy, sự chỉ đạo của các Nghiệp Quả Tinh Quân hiệu chỉnh phương tiện đưa tới mục đích và đảm bảo được việc thực thi lẽ công bằng. Linh hồn mang theo với mình các sở đắc về nghiệp quả gồm các năng khiếu và dục vọng, và linh hồn nhận lại một xác thân thích hợp để làm thể biểu lộ của chúng. (MTNX, 293–295)

+ Các Đấng Thừa Hành Nghiệp Quả dưới Nghiệp Quả Tinh Quân. Các vị này lại được chia thành các nhóm sau đây: 

1/ Ba vị Thừa Hành Nghiệp Quả chịu trách nhiệm trước các Nghiệp Quả Tinh Quân (Karmic Lords) đối với công việc trên ba cõi (three planes).
2/ Năm vị Nghiệp Quả Tinh Quân công tác chặt chẽ với Đức Bàn Cổ (Manus) của các giống dân khác nhau, các Ngài chịu trách nhiệm về việc kiến tạo một cách chính xác các kiểu mẫu giống dân khác nhau.
3/ Các vị Thừa Hành Nghiệp Quả chịu trách nhiệm đối với các kiểu mẫu giống dân phụ (subrace types) hiện nay.
4/ Một vài vị Thừa Hành trung gian  (intermediary agents) đại diện (trong ba nhóm này) cho bảy kiểu mẫu Cung.
5/ Các Đấng Thừa Hành Thiên Luật (god Law) này có liên quan một cách đặc biệt với công việc của các trung tâm lực dĩ thái và sự đáp ứng của chúng với các trung tâm lực khác của hành tinh.
6/ Các Đấng Bảo Quản ký ảnh (keepers of the records). (LVLCK, 942–943)

Nghiệp quả phân bố: (Distributive karma): Nghiệp quả phân bố tức  là nghiệp quả quốc gia (national karma).   (CKMTTL, 155)
Ngoại linh khí (): Chân Thần (Monad) là ngoại linh khí của Thượng Đế (LOGOS) có chứa trong chính nó ở trạng thái mầm mống (germinally), hay ở trạng thái tiềm tàng (state of latency) mọi quyền năng và thuộc tính thiêng liêng.  (MTNX, 180)
Ngôn ngữ phát triển (Developed speech): Thiên Bình Luận giảng rằng, Giống dân thứ nhất – các con của Yoga tinh anh thanh nhẹ, còn được gọi là “Tự sinh” – không có ngôn ngữ (speechless), theo cách nhận thức của chúng ta, vì họ không có trí khôn. Giống dân thứ hai có “ngôn ngữ âm thanh” (“sound–language”) nghĩa là các âm thanh giống như tiếng hát (chant–like sounds) chỉ gồm các nguyên âm (vowels). Giống dân thứ ba lúc đầu phát triển một loại ngôn ngữ vốn dĩ chỉ hơi khác các âm thanh trong Thiên Nhiên, như tiếng kêu của các côn trùng lớn và của loại thú nguyên sơ. Tuy vậy, loại ngôn ngữ này cũng mới nảy sinh vào thời của người “hãn sinh” (“sweat born”, được sinh ra do mồ hôi) hay là thuở sơ khai của Giống dân thứ ba. Trong nửa sau, khi giống người “hãn sinh” sinh ra giống người “noãn sinh” (”Egg born”), giai đoạn giữa của giống dân thứ ba; và khi những giống người này thay vì “sinh ra” làm người lưỡng phái– xin độc giả tha thứ cho cách diễn tả hơi buồn cười khi áp dụng cho con người trong thời đại chúng ta – bắt đầu tiến hóa thành nam, nữ riêng biệt; và khi luật tiến hóa khiến cho họ sinh sản bằng phương pháp tính dục – một hành động làm cho các Thần Sáng Tạo (Creative Gods), do Luật Nghiệp Quả thôi thúc, phải chịu nhập thể vào những người vô trí (mindless men); chỉ lúc bấy giờ, con người mới có ngôn ngữ. Nhưng ngay cả lúc đó cũng chỉ là một cố gắng thử mà thôi. Lúc bấy giờ, toàn thể nhân loại “chỉ có một ngôn ngữ duy nhất”. Việc này cũng không ngăn trở hai phụ chủng cuối cùng của Giống dân thứ ba xây nên các thành phố và gieo rắc khắp nơi các mầm mống văn minh đầu tiên dưới sự dẫn dắt của các Huấn Sư Thiêng liêng (Divine Instructors) và thể trí đã khơi hoạt của chính họ
Ngôn từ (speech): Một trong những vận cụ quan trọng nhất cho việc phát triển một cách thực tiễn nằm trong tay con người, tìm thường hay quan trọng, là ngôn từ. Kẻ nào biết giữ gìn cách ăn nói của mình, kẻ nào chỉ nói với mục đích vị tha, ngõ hầu truyền chuyển năng lượng Bác ái qua trung gian ngôn từ, là kẻ đang nhanh chóng khắc phục các bước đầu để được chuẩn bị cho điểm đạo. Ngôn ngữ là biểu lộ huyền linh nhất trong cuộc sống; đó là phương tiện sáng tạo và là vận cụ cho thần lực. Về mặt huyền bí, hạn chế lời nói là bảo tồn thần lực; dùng lời nói được chọn lựa và nói ra một cách chính xác là phân phối thần lực bác ái của Thái Dương Hệ, thần lực đó che chở, củng cố và làm phấn khích. Chỉ có những ai biết được ít nhiều về hai phương diện này của lời nói mới có thể được tin tưởng để đứng trước Đấng Điểm đạo và trong cuộc diện kiến đó, một số diệu âm (sounds) và bí pháp (secrets) được truyền đạt cho y với sự thệ nguyện không được nói ra.    (ĐĐNLVTD, 74)
1/ Vô minh (avidya, ignorance). 2/ Chấp ngã (sense of personality). 3/ Tham dục (desire). 4/ Thù hằn (hate). 5/  Cảm thức luyến trần (sense of attachment). Đây chính là năm ý tưởng hay ý niệm sai lầm mà qua vô lượng thời và suốt bao kiếp sống, đã và đang ngăn cản không cho các con của nhân loại nhận thức được rằng mình là con của Thượng Đế. Chính các ý niệm này đưa con người tới chỗ đồng nhất hóa chính mình với những gì thấp kém thuộc về vật chất, quên đi những thực tại thiêng liêng. Chính các ý niệm sai lầm này làm cho Chân Thần thiêng liêng thành đứa con hoang và đưa đứa con ấy đến chốn xa xăm để khoác các lớp vỏ của cuộc sống thế tục. Những điều này phải được khắc phục và loại bỏ trước khi con người có thể “ngước mắt lên”, thấy lại linh ảnh của Từ Phụ và Nhà của Cha, để rồi  nhờ thế có thể chú tâm dấn bước vào Con đường trở về quê cũ.Có thể nêu ra rằng hai chướng ngại đầu, vô minh và chấp ngã, có một liên quan tới con người, tức tổng thể trên cõi trần, tham dục có liên quan tới thể cảm dục của con người, còn sự thù hằn và cảm thức  luyến trần là các sản phẩm của ý thức vị kỷ (nguyên khí ngã thức) đang làm linh hoạt hạ trí.Như thế, phàm ngã tam phân là cánh đồng dành cho hột giống, và trong mảnh đất của kiếp sống phàm ngã ở ba cõi thấp, nhất định là các hạt giống này lan tràn ra, phát triển lớn thêm để tạo chướng ngại cho Chân nhân.
Ngũ hợp tố (, ngũ đại, ngũ bản tố): Dĩ thái (ether), phong (air), hỏa (fire), thủy (water) và thổ (earth).                       (ASCLH, 157)
Ngũ luật (Nijama or five rules):
  1. Tâm thân     thanh khiết   (internal         and      external purification).
  2. Vui với số phận (Contentment)
  3. Đạo tâm nhiệt thành (Fiery aspiration).
  4. Nghiên cứu tâm linh (Spiritual reading)
  5. Sùng kính Ishvara (Devotion to Ishvara).
Ngũ giới (five commandments) và Ngũ luật (five Rules) là phần Ấn giáo tương đương với 10 giới răn của Thánh kinh Cơ Đốc.                              (ASCLH, 187, 182)
Ngũ quan thức (vrittis): Tức là những nhận thức bằng trí tuệ có liên quan tới năm giác quan.           (ASCLH, 21)
Nói cho cùng, các nguyên hình chỉ là các kiểu mẫu (types) năng lượng đang phấn đấu để xuất lộ thành biểu hiện cụ thể và cuối cùng nó khuất phục được các năng lượng hời hợt (superficial) và hiển lộ hơn (các năng lượng này đã vạch đường đi lên đến bề mặt trong tiến trình biểu lộ) vào nhịp điệu mới mẻ hơn được áp đặt lên chúng. Như thế, chúng tạo ra các kiểu mẫu bị thay đổi, các hình hài mới, cùng các nốt, các âm độ và các sắc tướng khác nhau. Theo nghĩa đen, các nguyên hình này là các ý niệm thiêng liêng, khi chúng xuất lộ từ tập thể thức nội tâm và khoác lấy các hình hài bằng chất trí vốn dĩ có thể được đánh giá và chiếm hữu bởi thể trí và bộ óc của con người trong bất cứ thời kỳ đặc biệt nào. … Khi một người đạt được tiến bộ trên con đường tiến hóa và tới gần vị thế của một đạo đồ thì sự chi phối của sắc tướng, nội tại và cố hữu, sẽ liên tục tiến tới ngày càng gần hơn với các đòi hỏi của nguyên hình. Cũng có thể nói rằng nguyên hình thì tương đối bất biến và không thể thay đổi ở bản chất cố hữu của riêng nó, vì nó xuất phát từ trí của Thượng Đế đại thiên địa, hoặc chủ thể tư tưởng tiểu thiên địa, nhưng còn tiến trình chi phối nội tại của vật chất thì khả biến và ở tình trạng luôn luôn thay đổi. Vào lúc điểm đạo lần ba, khi sự hợp nhất của nguyên hình và hình hài bị chi phối được đạt đến, sự Biến Dung  của vị đạo đồ xảy ra, đưa đến cuộc khủng hoảng tối hậu, trong đó, cả hai được biết như là một, và bản chất sắc tướng (trong giai đoạn này bao gồm cả linh hồn thể cũng như các hiện thể thấp) lúc bấy giờ bị phân tán và biến mất.  (TLHNM II, 55, 56)
Nguyên hình chất (Protyle): Nguyên hình chất là một từ ngữ do Sir William Crookes đặt ra và được ông định nghĩa như sau: “Nguyên hình chất là một từ tương đồng với nguyên sinh chất (protoplasm) để diễn tả ý tưởng về vật chất nguyên sơ ban đầu (original primal matter) trước khi có sự tiến hóa của các nguyên tố hóa học (chemical elements). Từ ngữ mà tôi đã mạo muội sử dụng cho mục đích này được kết hợp từ thuật ngữ Hy Lạp “trước hơn cả” (“earlier than”) và “chất liệu mà nhờ đó các vật được tạo ra” (“the stuff of which things are made”).(TTCNT, 36–37)
Nguyên khí Bồ Đề (Buddhic principle): Trực giác là một năng lực (power) còn cao siêu hơn là trí tuệ (mind) và là một quan năng (faculty) tiềm tàng trong Tam Thượng Thể Tinh thần; nó là năng lực của lý trí thuần túy, một biểu hiện (expression) của nguyên khí Bồ Đề và vượt ngoài (lies beyond) thế giới của Chân Ngã và thế giới sắc tướng. (ACMVDTG, 81)
+ Nguyên khí Chân Thần: Nguyên khí Chân Thần là cơ quan vĩ đại của sự thiên khải vũ trụ, đang hoạt động qua trung gian của ánh sáng ngoại hành tinh (ĐĐTKNM II, 294)
Nguyên khí lý luận (Reasoning principle): Hạ trí cụ thể (lower concrete mind) tức nguyên khí lý luận.   (GDTKNM, 5)
Nguyên khí nơi động vật (Principles in animals): Trong loài động vật, mọi nguyên khí đều tê liệt (paralyzed) và ở vào trạng thái phôi thai (foetus–like state), trừ ra nguyên khí thứ hai, tức Sinh khí (Vital) và nguyên khí thứ ba, tức thể phách (Astral) cùng với các yếu tố thô sơ của nguyên khí thứ tư, tức Kma, đó là dục vọng, bản năng mà cường độ và sự phát triển thay đổi tùy theo loài.         (GLBN III, 257)
Nguyên khí thứ 5 (Fifth Principle): Nguyên khí trí tuệ. Trong con người, khả năng này là nguyên khí suy tư sáng suốt và để phân biệt con người với con thú. (ĐĐNLVTD, 218)

+ Nguyên khí trí tuệ: Theo nghĩa đen là trí tuệ, trí năng; cái phân biệt con người với con thú đơn thuần. Đó là nguyên khí biệt lập ngã tính; chính nó giúp cho con người biết được rằng mình tồn tại, cảm nhận và tri thức. Theo một số trường phái, nó được chia thành 2 phần, thượng trí hay trí trừu tượng và hạ trí hay trí cụ thể. (TVTTHL, 355)

– Linh hồn có thể được xem như là nguyên khí trí tuệ. (TLHNM I, 38)

Nguyên nhân của biểu lộ: (The cause of the manifestation). Có một câu nói thời cổ diễn đạt sự thật (fact), mà Plutarch (46? – 120? Tr, T.C. – ND) đưa ra cho chúng ta bằng các lời lẽ quen thuộc: “Một ý niệm (idea) là một Thực Thể Vô Hình (a Being incorporeal), chính nó không tồn tại (which has no subsistence of itself), nhưng lại ban cấp hình dạng (figura and form) cho chất vô hình (unto shapeless matter) và nó trở thành nguyên nhân của sự biểu lộ”.(GLBN 2, 347) (ACMVĐTG,  14)

Nguyên nhân của mùa thu (Cause of Autumn): X. Hoạt động quy nguyên của hành tinh.

Nguyên nhân nguyên thủy (First cause, Nguyên nhân  bản sơ): Nguyên nhân nguyên thủy tức là Thượng Đế (God). (ASCLH, 175)
  Nguyên tố trên các bầu thế giới (Elements in the worlds): Chẳng những các nguyên tố của hành tinh chúng ta , mà ngay đến những nguyên tố của tất cả các hành tinh chị em của nó trong Thái Dương Hệ này đều có các cách hóa hợp (combinations) khác nhau một cách rộng lớn từ hành tinh này đến hành tinh khác; giống như các nguyên tố của vũ trụ ở ngoài giới hạn Thái Dương Hệ của chúng ta. Do đó, các nguyên tố này không thể được chọn làm tiêu chuẩn để so sánh với các nguyên tố trên các bầu thế giới khác (worlds).  (GLBN I, 199)
Nguyên tử hạ cấp: (Debased atoms, Nguyên tử thấp kém)     “…..Khi con đã quyết tâm nhận chịu việc cố gắng hóa giải các lỗi lầm thuộc các kiếp trước của con; thì con phải đưa vào (incorporate) trong con một số lớn các nguyên tử bị xuống cấp liên quan đến kiếp trước đó đi vào mỗi một trong các thể thuộc phàm ngã (physical bodies) của con; các nguyên tử thấp kém này làm cho con trở thành yếu ớt (delicate), kém sức khỏe (unhealthy), đồng thời chúng cũng ngăn chận, không để cho con có được một cố gắng cật lực nào, mãi cho tới khi con đã thành công trong việc chuyển hóa (transmuting) được một tỉ lệ nào đó các nguyên tử bị xuống cấp ấy.                  (VLH,   123)

+ Nguyên tử thường tồn: Vi tử thường tồn. + Mỗi thể hay hình hài mà Tinh Thần hoạt động trong đó (Nguyên Tử Thường Tồn), với điểm tập trung của nó trên mỗi cõi, đều có một nguyên tử làm bằng vật chất của cõi phụ nguyên tử của mỗi cõi chính, như một trung tâm để phân phối thần lực, để bảo tồn năng lực, để đồng hoá kinh nghiệm và để bảo tồn ký ức. Các nguyên tử này có liên lạc trực tiếp với một hay các nguyên tử khác trong 3 cung lớn liên hệ với tiểu vũ trụ: a/ Cung Chân Thần, tức cung tổng hợp của tiểu thiên địa. b/ Cung Chân ngã c/ Cung phàm ngã ..... Sự liên quan giữa 3 cung này và các nguyên tử thường tồn: - Cung Phàm ngã có tác động trực tiếp trên nguyên tử thường tồn hồng trần. - Cung Chân ngã có tác động tương tự trên nguyên tử thường tồn cảm dục. - Cung Chân Thần có liên hệ chặt chẽ với nguyên tử thường tồn hạ trí + Tác dụng của chúng gồm 3 mặt...Thần lực tam phân này được cảm thấy theo cách sau: - Thứ 1. Nó tác động lên bức tường của nguyên tử dưới hình thức một lực bên ngoài và ảnh hưởng đến tác động quay vòng và rung động của nguyên tử đó. - Thứ 2. Nó kích thích lửa bên trong của nguyên tử và làm cho ánh sáng của nguyên tử đó chiếu ngày càng chói lọi. - Thứ 3. Nó tác động lên các loa tuyến và đưa chúng dần dần đi vào hoạt động (LVLCK, 93)

+ Nguyên tử thường tồn: Một điểm chiếm hữu của nguyên tử vật chất. Một trung tâm lực rất nhỏ hợp thành yếu tố trung ương và cơ chế phương tiện thu hút xung quanh đó các thể của Chân Thần lâm phàm được thành lập. Các thể này được xỏ xâu như các viên ngọc trên sutratma hay là sợi chỉ (LVLCK, 90).

Nguyền rủa: (curse, lời nguyền, chúc dữ, trù ẻo). Không một lời nguyền rũa nào có thể ứng nghiệm (operative, xảy ra) trừ phi trong người bị nguyền rũa có một ít tà lực tương ứng (some corresponding evil).   (VLH,   158)
Nguyệt tổ phụ (Lunar Pitris, Barhishad Pitris): Có các chức năng như sau:
  1. Các Ngài là tổ tiên con người. (SD–II, 107)
  2. Các Ngài là kẻ tạo mẫu (Fashioners) cho hình hài con người.
  3. Các Ngài sở đắc được lửa sáng tạo vật chất.
  4. Các Ngài chỉ có thể bọc lấy (cloth) Chân Thần con người.
  5. Các Ngài không thể làm cho con người trở nên giống các Ngài.
  6. Các Ngài không thể mang lại thể trí cho con người. SD–II, 82.
  7. Các Ngài tạo hình thể bên ngoài của con người
  8. Các Ngài ban cho các nguyên khí thấp – SD, 92. (LVLCK, 618)
– Lunar Pitris là tất cả các Tinh linh Thiên nhiên (Nature Spirits).   (LVLCK, 681)
Người có nhãn thông (Clairvoyant): Nơi nhà tâm thông (psychics) và trong trường hợp các đồng tử và người có nhãn thông thấp, mạng lưới ở bí huyệt nhật tùng thường bị rách từ thuở nhỏ và do đó họ dễ xuất ra hay nhập vào thể xác, đi vào trạng thái xuất thần (trance) như thường được gọi và hoạt động trên cõi cảm dục. Nhưng đối với mẫu người này, không có sự liên tục ý thức và dường như không có sự liên hệ giữa sự sống ở cõi trần của họ với các sự việc mà họ nói đến trong khi xuất thần, và họ thường hoàn toàn không biết được các sự việc đó trong ý thức tỉnh táo. Toàn thể hoạt động nằm dưới cách mô và lúc ban sơ, có liên hệ đến sự sống có tri giác của động vật. Trong trường hợp nhãn thông hữu thức và trong cách làm việc của các nhà tâm thông và nhãn thông bậc cao, không có sự xuất thần, sự ám hay hiện tượng đồng cốt. Chính mạng lưới ở não bị chọc thủng và khe hở ở vùng đó để cho ánh sáng kiến thức và hứng cảm tuôn vào; nó cũng đưa tới năng lực chuyển vào trạng thái đại định (samadhi) vốn là phần tương ứng tâm linh với trạng thái xuất thần của bản chất động vật.    (LVHLT, 501)
Người duy thần: deist) Là người thừa nhận có thể có Thượng Đế (God) hoặc các thần thánh (gods), nhưng lại cho là người ta không thể biết gì về Thượng Đế hoặc thần thánh cả, và phủ nhận sự thiên khải. Đó là người theo thuyết Bất Khả Tri (an agnostic của các thời xa xưa.  (CKMTTL,   249)
Người duy vật:  (Materialist) Không nhất thiết chỉ có người không tin vào Thượng Đế, không tin vào linh hồn, cũng như không tin vào sự tồn tại của linh hồn mới là người duy vật, mà bất cứ người nào vật chất hóa phần tinh thần thuần túy, như là tin vào một Thượng Đế nhân hình (anthropomorphic deity), tin vào việc linh hồn có thể bị thiêu đốt trong lửa địa ngục, tin rằng địa ngục và thiên đàng như là các nơi chốn (localities) thay vì là các trạng thái tâm thức; các “nhà theo thuyết Bản thể” (“substantialists”) ở Mỹ, một phái Cơ Đốc giáo, cũng như những người theo Giáng Ma học (Spiritualists), đều là những người duy vật. (CKMTTL,   267)

+ Người không linh hồn (soulless man, người mất linh hồn):  Khi Phàm ngã tách rời khỏi Chân Ngã (lower discarded self), nếu còn thể xác, nó trở thành một người không linh hồn.  (LVLCK, 1017)

+ Người không linh hồn (Soulless human beings), ở đây từ ngữ Linh Hồn (Soul) dĩ nhiên là thay thế cho Hồn “Tinh Thần” (“Spiritual Soul, còn gọi là Hồn Thiêng) bất cứ khi nào Hồn Thiêng rời bỏ một người “không linh hồn” thì Hồn Thiêng trở thành nguyên nhân của việc nguyên khí thứ năm (Animal Soul, tức Sinh hồn) đang trượt xuống (Sliding down), vào cõi thứ tám (eighth sphere). (Thư của Chân Sư,   359)

+ Mất linh hồn (lost souls). Không một linh hồn nào có thể bị mất khi nào:
1. Có một đạo tâm tốt lành.
2. Làm được hành động không ích kỷ.
3. Cuộc sống được củng cố bằng đức hạnh.
4. Cuộc sống có đạo đức.
5. Cuộc sống tất nhiên trong sạch. (Nguồn: SD–III, 528–529. LVLCK, 992–993)

+ Người khổng lồ của Giống Dân 3 (Third Race Titan) Dĩ nhiên việc khẳng định con người hồng trần đầu tiên là người khổng lồ trước đệ tam kỷ (colossal pretertiary giant) và giống người này đã tồn tại cách đây 18.000.000 năm, ắt hẳn có vẻ phi lý đối với những kẻ thán phục và kẻ tin tưởng vào khoa học hiện đại. Toàn bộ các nhà sinh vật học đều lờ đi cái quan niệm về người khổng lồ thuộc Giống Dân thứ ba của Đệ Nhị kỷ này, một sinh vật thích hợp để chống lại một cáh thành công với loài quái vật khổng lồ lúc đó ở trên không, dưới biển và trên đất, cũng như các tổ phụ của y – các nguyên kiểu tinh anh của người Atlantis – đâu có sợ những gì có thể làm hại được họ. (GLBN  3, 22)

Người trời (God man): X. Thiên nhân.
Ngươn (Eternity): Một ngươn là một phần bảy (the seventh part) của 311.040.000.000.000 năm hay một Đời của Brahm (Age of Brahm).           (GLBN , 254)

Nhà của Cha (Father’s House): Tức là Shamballa (Bạch Ngọc Cung) của các nhà huyền bí học. (SHLCĐĐDG, 594)

+ Mỗi dân tộc và mỗi quốc gia đều có một Đấng Quán Sát (Watcher), Đấng Bảo Hộ (Guardian) trực tiếp và Cha Trên Trời – một Hành Tinh Thượng Đế (a Planetary Spirit). (GLBN II, 300)

+ Nhà huyền linh học (Occultist) và nhà huyền học (mystic):

  • Nhà huyền học không nhất thiết là nhà huyền linh học, nhưng nhà huyền linh học bao gồm nhà huyền học. Huyền học chỉ là một giai đoạn trên con đường huyền linh học. Trong Thái Dương Hệ này – Thái Dương Hệ của bác ái đang linh hoạt – con đường ít bị đối kháng nhất đối với đa số là con đường của nhà huyền học, hay là con đường bác ái và sùng tín. Trong Thái Dương Hệ tới, con đường ít bị đối kháng nhất sẽ là con đường mà ngày nay chúng ta hiểu là con đường huyền linh. Nhà huyền học đề cập tới sự sống tiến hóa, nhà huyền linh học bàn tới hình hài. Nhà huyền học bàn tới Thượng Đế nội tâm; nhà huyền linh học bàn đến Thượng Đế biểu hiện ở ngoại cảnh. Nhà huyền học hoạt động từ trung tâm đến ngoại vi, nhà huyền linh học theo tiến trình ngược lại. Nhà huyền học tiến lên bằng đạo tâm và lòng sùng tín mãnh liệt nhất đối với Thượng Đế nội tâm hay đối với Chân Sư mà y nhận biết được;
  • Nhà huyền linh học đạt đến bằng sự nhận thức về định luật đang ràng buộc vật chất và làm cho định luật đó thích hợp với các nhu cầu của cuộc sống nội tại. Bằng cách này, nhà huyền linh học đạt đến các Đấng Thông Tuệ đang hoạt động theo định luật cho đến khi y đạt đến chính Đấng Thông Tuệ. Nhà huyền học hoạt động qua cung Bác ái, Hài hòa và Sùng tín hay bằng con đường của cung 2, cung 4 và cung 6. Nhà huyền linh học hoạt động qua cung Quyền lực, Hoạt động và Định luật Nghi thức hay cung 1, 3, và 7. Cả hai đáp ứng và phối hợp qua sự phát triển của trí hay qua cung 5, cung Kiến thức cụ thể (một  phần của thông tuệ vũ trụ), và trên cung 5 này, nhà huyền học chuyển thành nhà huyền linh học và lúc đó làm việc với tất cả các cung.

Xem thêm: Tổng hợp Huyền học - Huyền Bí Học - Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

+ Huyền linh (Occult): Thuật ngữ này liên quan đến các lực ẩn tàng của sự sống (being) và các động lực hướng dẫn này (springs of conduct) tạo ra biểu lộ ở ngoại cảnh. (LVHLT, 10)

+ Định luật Huyền linh (Occult law)(ASCLH, 281) :

- Con người suy tưởng thế nào thì y trở thành thế ấy (As a man thinketh, so is he).

- Con người nghĩ đến nơi đâu thì y hiện hữu ở nơi đó (Where a man thinketh, there is he).

+ Huyền linh học (Occultism):

-   Nghiên cứu huyền linh học một cách chân chính là nghiên cứu về nguyên nhân và cách diễn biến của hiện tượng. (TVTTHL, 204)

-   Nghiên cứu huyền linh học là về các lực, về cội nguồn cùng hiệu quả của các lực đó. (ĐĐTKNM–I, 700)

-   Huyền linh học là cách nghiên cứu sáng suốt những gì còn ẩn tàng. (SHLCTĐ, 337)

-   Huyền linh học là môn học về cách vận dụng năng lượng, về khía cạnh hút và đẩy của lực. (TLHNM, 317)

+ Nhà huyền linh thuật (White magician): Khi nghiên cứu Qui Luật I, chúng ta có thể tóm tắt nó một cách đơn giản nhưng sâu sắc bằng các lời sau đây (LVHLT, 57):
1. Sự Giao tiếp với Chân Ngã (Egoic Communication).
2. Sự Thiền định có chu kỳ (cyclic Meditation).
3. Sự Phối kết hay Sự Nhất-quán (At-one-ment).
Các qui luật mở đầu trong Luận Về Lửa Càn Khôn với một bản tóm tắt ngắn về tiến trình và một trình bày về bản chất của nhà huyền linh thuật. Bình luận vắn tắt về Qui luật I đưa ra các trình bày sau:
1. Nhà huyền linh thuật là người đang tiếp xúc với linh hồn của mình.
2. Y dễ tiếp thu với và có ý thức về mục tiêu và kế hoạch của linh hồn mình.
3. Y có khả năng tiếp nhận các ấn tượng từ lĩnh vực tinh thần, và ghi nhận các ấn tượng đó trong bộ óc hồng trần của mình.

4. Cũng có thể nói rằng huyền linh thuật − - Tác động từ trên hướng xuống dưới.
- Là kết quả của rung động thái dương (solar vibration) và do đó của năng lượng Chân Ngã.
- Không phải là kết quả của rung động của khía cạnh sắc tướng của sự sống, được tách khỏi xung lực tình cảm và trí tuệ.

5. Dòng giáng lưu (the downflow) của năng lượng từ linh hồn là kết quả của :
- Sự bình tĩnh nội tại (internal re-collectedness) thường xuyên.
- Sự giao tiếp nhất tâm được tập trung bởi linh hồn với thể trí và bộ óc.
- Sự tham thiền đều dặn về cơ tiến hóa.

6. Do đó, linh hồn ở trạng thái thiền định sâu xa trong toàn bộ chu kỳ lâm phàm ở cõi trần, đó là tất cả những gì liên quan đến môn sinh ở đây.
7. Việc thiền định này có tính chất nhịp nhàng và theo chu kỳ trong thiên nhiên, giống như mọi hiện tượng khác trong vũ trụ. Linh hồn truyền sinh khí (breathes) và hình hài của nó sống nhờ đó.
8. Khi sự giao tiếp giữa linh hồn với khí cụ của nó trở nên hữu thức và đều đặn, con người trở thành nhà huyền linh thuật.
9. Do đó, một cách bất biến và thông qua chính bản chất các sự việc, các hành giả trong huyền linh thuật đều là những người tiến hóa, vì phải mất nhiều chu kỳ sống để đào tạo một nhà huyền thuật.
10. Linh hồn chế ngự hình tướng của nó qua trung gian của sutratma hay sinh mệnh tuyến (life thread), và (thông qua tuyến này) truyền sinh khí cho ba khí cụ của nó (thể trí, thể tình cảm và xác thân), và do đó thiết lập một sự liên lạc với não bộ. Thông qua não bộ được kiểm soát một cách có ý thức, con người được kích hoạt vào hoạt động sáng suốt trên cõi trần.
* Trên đây là bản phân tích vắn tắt về qui luật 1 dành cho huyền thuật, và Tôi muốn đề nghị rằng trong tương lai, khi các môn sinh thiền định về các qui luật thì họ sẽ tự làm một bản phân tích như thế.(LVHLT, 58)

-   Nhà huyền linh thuật là kẻ đang tiếp xúc được với linh hồn của mình. Y bén nhạy với và nhận biết được mục tiêu và kế hoạch của linh hồn mình. Y có khả năng thu nhận các ấn tượng từ lĩnh vực tinh thần và ghi nhận các ấn tượng đó vào bộ óc xác thịt của mình. (LVHLT, 57)

-   Nhờ có sự chỉnh hợp hữu thức với Chân Ngã và với “Thiên thần” (“angel”) của mình, nhà huyền linh thuật bao giờ cũng là kẻ bén nhạy với các kế hoạch và mục tiêu của mình, do đó, có khả năng nhận được ấn tượng cao siêu. (LVHLT, 60)

-   Nhà huyền linh thuật là kẻ vận dụng mọi năng lực và kiến thức trong việc phụng sự nhân loại. (TVTTHL, 331)

+  Nhà huyền linh thuật tức là nhà huyền linh học (occultist). (ASCLH, 222)

+ Nhà Huyền linh học thật sự là một nhà khoa học và một người sùng tín, và khi mà hai điều này không hòa hợp vào nhau, chúng ta có nhà thần bí học (the mystic) và con người có nguy cơ thiên về hắc đạo, bị chi phối bởi trí năng (intellect) chứ không phải bởi lòng vị tha (Chân Sư DK_Xem nguồn)

+ Các phẩm tính mà nhà huyền linh thuật cần có, và một số các nhận thức vốn sẽ dần dần xuất hiện trong tâm thức của y.
- Thứ nhất, y phải nhận biết “bốn tạo thành Một”. Nói cách khác, tứ bộ đầu tiên mà y phải biết và biết rõ là tứ bộ mà về cơ bản là chính y:
1. Thể xác, bản chất cảm xúc nhạy cảm, thể trí và linh hồn;
2. Linh hồn, thể trí, não bộ và thế giới bên ngoài của các mãnh lực;
3. Tinh thần, linh hồn và thể xác bên trong Tổng Thể vĩ đại (great Whole).
Do đó, điều này hàm ý sự thành đạt tâm linh thực sự và năng lực để hoạt động như một linh hồn. Cho đến khi điều này đã đạt được, bằng không thì người ta có thể là một người khao khát thực hành huyền thuật, nhưng người đó vẫn chưa là một nhà huyền linh thuật.
- Thứ hai, y phải nhận biết “thành phố vẫn vững chắc/ vuông vức” (“the city that stands foursquare”). Y phải hiểu được ý nghĩa của “con người, khối lập phương”, và hiểu theo ba cách:
1. Bản thân y là một con người;
2. Đồng bào của y có liên quan với chính y và Tổng-Thể;
3. Giới thứ tư trong thiên nhiên, tức giới nhân loại, khi xét toàn bộ giới đó như một thực thể, một sự sống có tổ chức hoạt động trên cõi trần, nơi trú ngụ của linh hồn, được tinh thần làm sinh động. (LVHLT, 546)
Xem thêm: Tổng hợp Huyền học - Huyền Bí Học - Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

+ Chân Sư DK nói về Cơ Đốc Giao: Đối với sự liên quan tượng trưng giữa Mars với máu, hậu quả là tạo ra sự xung đột giữa sự sống với cái chết (vì Scorpio là một trong các cung của tử vong), thật là lý thú mà ghi nhận rằng Cơ Đốc giáo bị chi phối bởi Mars. Người ta có khuynh hướng nhận thức một cách dễ dàng rằng Cung 6, vốn đang tác động qua Mars, chi phối Cơ Đốc giáo. Đó là một tôn giáo của sùng tín, cuồng tín, có lòng can đảm cao, có chủ nghĩa lý tưởng, nhấn mạnh về tâm linh dựa trên cá nhân, sự hữu ích và cái khó khăn của y, về sự xung đột và về sự tử vong. Tất cả các đặc tính này đều quen thuộc với chúng ta trong cách trình bày của thần học Cơ Đốc giáo..... Tuy nhiên, nổi bật đó là một tôn giáo đã tiến hành một cuộc chiến tranh tàn ác và thường là phi lý dựa vào giới tính (sex) và các ẩn ý của nó.... Mars trên Cơ Đốc giáo, làm cho nó thành một tôn giáo hiếu chiến một cách rõ rệt, thường là tàn bạo và độc ác (mà bằng chứng là những cuộc tàn sát và hành hạ được tiến hành nhân danh Đấng Christ, vốn là Đấng Tiêu Biểu nổi bật của tình thương Thượng Đế) + Nhà khoa học Cơ Đốc giáo : Một thuật ngữ mới được đặt ra để chỉ cá nhà thực hành thuật chữa bệnh bằng ý chí. Đây là cách đặt tên sai, vì người theo Phật Giáo, Do Thái Giáo, An Giáo hoặc người duy vật, đều có thể thực hành hình thức mới của Yoga Tây phương này, với sự thành công giống như vậy nếu y có thể dẫn dắt và điều khiển ý chí của mình một cách đủ vững vàng.(NGMTTL,   84 – 85)
Nhà kiến tạo dĩ thái  (The ethereal builder) Nhà kiến tạo dĩ thái tức là Tinh linh (elemental) phụ trách việc kiến tạo thể xác con người.   (KCVTT,   77)
Mắt của Thượng Đế (Eye of God, thiên nhãn): Thiên nhãn là Toàn Nhãn thông (All–Seeing Eye). (CVĐĐ, 516)

+ Khi Nói Mặt Trời là Chủ tinh Cai quản Một Cung: Tôi nói đến một trong các hành tinh ẩn giấu Uranus hoặc Vulcan. các Hành tinh này có thể thay thế lẫn nhau ở công dụng của chúng, là cái khó khi nếu ra Hành tinh Nội môn, trừ khi bạn được chỉ ra. Do đó Tôi nhắc đến Uranus _(CTHNM, 113)
+ Mặt Trời đang cai quản về mặt ngoại môn, nội môn và về mặt huyền giai (Chân Sư DK_CTHNM, 350)
+ Mặt Trời: Là Trung tâm Thái dương hệ (Trái Tim trung tâm con người) (TTHM184).
+ Chu kỳ: Theo quan điểm nhân loại, mặt trời di chuyển chung quanh Hoàng Đạo mất chừng 25.000 năm(CTHNM, 93)
Mặt trời: Bản ngã, cái tôi, ngoại hình, lập trường trong cuộc sống hoặc bạn là ai. Xem nguồn
+ Mặt trời (The sun, Thái dương): Mặt trời là cái kho vĩ đại chứa sinh lực, từ lực và điện lực cho Thái Dương Hệ của chúng ta và tuôn ra (pour out) rất nhiều các dòng năng lượng ban phát sự sống. Các luồng năng lượng này được các thể dĩ thái của các loại khoáng chất, thực vật, động vật và con người đón nhận và được biến đổi thành các năng lượng sự sống khác nhau cần thiết cho mỗi loại. (MTNX, 55)
+ Mặt trời là thể hồng trần của Thượng Đế.(KCVTT, 121)
+ Mặt trời và Mộc tinh truyền dẫn Cung 2 Nguồn: (GQ1- Cấu tạo con người)
+ Mặt Trời chi phối cả 3 tình trạng của Leo - Sư Tử (Ngoại, Nội môn và Huyền Giai): Vì mục tiêu của Thái dương hệ là Khai mở Tâm thức, thi Mặt Trời hiển nhiên chi phối Tâm thức Hồng trần - Linh hồn - Sự sống tâm linh thuộc Thánh đoàn_Chân Sư DK (CTHNM, 332).
+ Mối quan hệ tay 3 của Mặt Trời với Leo là độc nhất trong Thái dương hệ chúng ta (CTHNM,235)
+ Các NĂNG LƯỢNG phát ra từ mặt trời cũng có một tác dụng kép.
- Thứ nhất, có những năng lượng mà chúng ta có thể gọi là hiệu ứng prana, vốn là kết quả của ảnh hưởng của lực thái dương (solar force), đang phát ra từ mặt trời vật chất. Hiệu ứng này tạo ra các kết quả rõ ràng trên các hình tướng khách quan, và các năng lượng này được gọi là các năng lượng thuộc vật chất hay cần cho sự sống (physical or vital). Các năng lượng này đi vào trong cơ thể con người xuyên qua lá lách và cũng xuyên qua một bí huyệt nằm giữa hai xương vai; bí huyệt này nằm giữa bí huyệt cổ họng và bí huyệt tim trong cột sống, nhưng gần bí huyệt tim hơn bí huyệt cổ họng.
- Thứ hai, có các năng lượng phát ra từ cái mà về mặt nội môn được gọi là “tâm của mặt trời” (“heart of the sun”); các năng lượng này quét qua hết hành tinh này đến hành tinh khác theo bảy luồng lớn và cung cấp lực (power) vào linh hồn của con người, tạo ra loại nhạy cảm mà chúng ta gọi là ý thức (awareness). Bảy loại năng lượng này tạo ra bảy loại linh hồn hoặc bảy cung (rays), và theo ý tưởng này, bạn tìm thấy cái bí mật của sự hiệp nhất linh hồn. Trong khi biểu lộ, do các ảnh hưởng của bảy loại năng lượng tác động trên vật chất của không gian, người ta nhận thấy bảy loại linh hồn, bảy lĩnh vực biểu lộ, và bảy mức độ tâm thức cùng các đặc trưng của cung. Như bạn biết rõ, các biến phân này giống như màu sắc mà lăng kính thu được khi được đưa ra trước các tia của mặt trời, hoặc được đưa ra trước mảng họa tiết của kiểu mẫu được tìm thấy trong ánh phản chiếu trên một hồ bơi trong trẻo. (LVHLT, 433)
+ Mặt Trời lên - Ánh Sáng Chiếu soi: Trích Đức Phật dậy.... HT Tuyên Hóa giảng:
Từ sữa làm thành sữa đông (lạc), từ sữa đông làm thành bơ (sinh tô), từ bơ (sinh tô) làm thành phó-mát (thục tô), từ thục tô làm thành đề-hồ[17], là chất tinh túy nhất được tinh chế từ sữa.
Thời kỳ thuyết giáo đầu tiên của Đức Phật được gọi là Thời Hoa Nghiêm- ví như lúc mặt trời mới mọc, ví khi mặt trời mới mọc thì chiếu ánh sáng đầu tiên cho các đỉnh núi cao. Đỉnh núi cao biểu tượng cho các vị Đại Bồ-tát. Kinh Hoa Nghiêm là để giáo hóa hàng Bồ-tát, những vị thuộc hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác, đều "có mắt mà như mù.", họ không nghe được giáo lý viên đốn vi diệu trong Kinh Hoa Nghiêm.
Năm thời kỳ thuyết giáo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được ví như sự tinh chế sữa. Giáo pháp trong Kinh Hoa Nghiêm cũng giống như sữa nguyên chất.
Thời kỳ thuyết giáo thứ hai của Đức Phật là Thời A-hàm - có nghĩa là không một pháp ngoại đạo nào có thể sánh được - Pháp Tiểu thừa. ..Thời A-hàm được ví như sữa đông (lạc). Ví như mặt trời mới mọc, thời kỳ thuyết giáo thứ hai được biểu tượng cho ánh sáng mặt trời chiếu đến vùng thung lũng, có nghĩa là vùng đất thấp hơn, ánh sáng mặt trời cũng chiếu đến được.
Thời kỳ thuyết giáo thứ ba của Đức Phật là Thời Phương đẳng- ví như bơ (sinh tô). Ví như ánh sáng mặt trời chiếu rộng khắp mọi nơi trên mặt đất.
Thời kỳ thuyết giáo thứ tư của Đức Phật là Thời Bát-nhã.- ví như phó-mát (thục tô). Ví như ánh sáng mặt trời vào lúc gần trưa.
Thời kỳ thuyết giáo thứ năm của Đức Phật là Thời Pháp Hoa –Niết-bàn. - ví như đề-hồ. Kinh Pháp Hoa được ví như mặt trời chiếu ngay trên đỉnh đầu. Lúc chính ngọ, mặt trời chiếu khắp mọi vật, cả đỉnh núi cao, cả thung lũng, và khắp cả mặt đất nơi đồng bằng.(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)

+ Mặt trời chiếu sáng mười phương: Đức Phật bảo Phú Lâu Na. Nên biết cái sáng đó, chẳng phải là mặt trời, chẳng phải là hư không, cũng chẳng khác hư không và mặt trời. (HT Tuyên Hóa: Nó chẳng ngoài hai thứ đó. Rốt ráo, nó đến từ đâu? Nó lưu xuất từ tánh Như Lai tạng.(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương II)

Xem: Tổng hợp về Mặt trời và Cung Mặt trời

Mặt trời nội tâm (Subjective sun): Tâm của Mặt trời (Heart of the Sun) tức là mặt trời nội tâm. Tâm của Mặt trời tức là khối cầu huyền bí bên trong, nằm sau mặt trời hồng trần (physial sun) của chúng ta và mặt trời hồng trần của chúng ta chỉ là lớp vỏ bao quanh đó. (ĐĐNLVTD, 168, 130)
Mặt trời Tinh thần trung ương (Central spiritual Sun):  Trung tâm điểm trên trời (central spot in the heavens) mà Thái Dương Hệ của chúng ta đang quay chung quanh. (ĐĐNLVTD, 130)
Mất trí (Insanity, Điên, Loạn trí): Trong các sách huyền linh khác, chúng ta được chỉ cho biết rằng sự ám (obsession) và sự mất trí có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Mất trí có thể xảy ra trong tất cả ba thể, ít tai hại hơn hết là điên ở thể xác, trong khi kéo dài nhất và khó chữa trị nhất là điên ở thể hạ trí (mental body). Bị loạn trí trong thể hạ trí là số phận hẩm hiu giáng lên những kẻ mà trong nhiều kiếp luân hồi đã đi theo con đường độc ác ích kỷ, dùng trí thông minh như là phương tiện phục vụ cho các mục tiêu ích kỷ và sử dụng nó một cách cố ý mặc dù biết đó là sai trái. Tuy nhiên, bệnh điên thuộc loại này là một cách mà nhờ đó, đôi khi Chân Ngã ngăn chận được một người tiến về phía tả đạo. Theo ý nghĩa này thì đó là “rủi lại hóa may” (“a disguised blessing”).  (TVTTHL,123)
Miên du (Somnambulism, thụy du – Thụy: miên, ngủ): Theo nghĩa đen là “đi trong lúc ngủ” (“sleep walking”), hay là di chuyển (moving), hoạt động (acting), viết, đọc và thi hành mọi chức năng của tâm thức tỉnh thức (waking consciousness) trong lúc con người đang ngủ với sự hoàn toàn không biết được sự kiện đó trong lúc tỉnh thức. Đây là một trong các hiện tượng tâm sinh lý vĩ đại, ít được tìm hiểu vì đó là hiện tượng khó hiểu nhất mà chỉ một mình Huyền linh học mới có được chìa khóa để mở. (NGMTTL, 305)

+ Cung 2 - Bác ái -Minh Triết: Đặc điểm của Cung 2 là sự thu hút hay hấp dẫn, từ tính. Hai khía cạnh của Cung 2 là

- Bác ái (Love), nhấn mạnh về phương diện “Tâm, Chữa lành, Cứu Rỗi”, và khía cạnh

- Minh triết (Wisdom) nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết / Tri thức/ Hiểu biết (Minh triết), giáo dục, nghiên cứu.

+ Minh Triết còn gồm: Minh Triết Mới và Minh Triết cổ

+ Minh triết nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết (TLHNM 1)

+ Minh triết tức là tri thức cao siêu.(GLTNVT, 328)

+ Minh triết là sự thăng hoa của trí tuệ, nhưng minh triết bao hàm sự thăng hoa của các khía cạnh cao cũng như thấp của thể trí. Đó là sự pha trộn của trực giác, nhận thức tâm linh, hợp tác với thiên cơ và hiểu biết tự phát bằng trí tuệ đối với những gì được tiếp xúc, và tất cả đều dung hợp và pha trộn với tình thương và bằng tình thương mà tôi đã định nghĩa ở trên, cộng thêm với nhận thức huyền bí vốn phải được khai mở trước khi được điểm đạo lần 2.(SHLCTĐ, 99)

+ Minh triết là việc áp dụng kiến thức đã được soi sáng, nhờ tình thương, vào các sự việc của con người. Đó là sự am hiểu tuôn chảy ra khắp nơi như là kết quả của kinh nghiệm. (SHLCTĐ, 467)

+ Minh triết là khoa học về tinh thần, cũng như tri thức là khoa học về vật chất. Tri thức có tính phân tích và thuộc ngoại cảnh, trong khi minh triết có tính tổng hợp và thuộc nội tâm. Tri thức thì phân chia; minh triết thì kết hợp. Tri thức thì tách ra, trong khi minh triết thì hòa hợp lại. (ĐĐNLVTD, 11)

+ Minh triết liên quan đến Bản Ngã duy nhất, tri thức liên quan đến Phi Ngã, trong khi thông hiểu là quan điểm của Chân Ngã (Ego) hay Chủ thể Tư tưởng (Thinker) hay là liên hệ của Chân Ngã với Bản Ngã duy nhất và Phi Ngã. (ĐĐNLVTD, 12)

+ Minh triết sẽ thay thế kiến thức, tuy nhiên, ở giai đoạn đầu cần phải có kiến thức. Bạn nên nhớ rằng kẻ phụng sự phải vượt qua Phòng Học tập trước khi tiến vào Phòng Minh triết.(TVTTHL, 346–347)

+ Xem: Bảy Nhánh Tri Thức - Minh Triết Tinh Thần - Minh Triết Thiêng Liêng - Tri thức - Minh Triết Mới

+ Xem: Vidya - Minh Triết Cổ Đại - Minh Triết Ngàn Xưa

+ Xem: Hansa - Minh Triết Điểu

Xem thêm: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết

+ Vidya : X. Minh triết cổ đại.

+ Minh triết cổ đại (Vidya): Bốn minh triết cổ đại của triết học Ấn Độ có thể được liệt kê như sau: 1. Yajna Vidya (Minh triết nghi lễ). Cách cử hành các nghi thức tôn giáo với mục đích tạo ra một số kết quả. Nghi lễ pháp thuật. Nó có liên quan tới âm thanh, do đó liên quan với tiên thiên khí hay là chất dĩ thái của không gian. “Yajna” là thiên tính vô hình thấm nhuần không gian. 2. Mahavidya (Đại minh triết pháp thuật). Tri thức vĩ đại về pháp thuật. Nó thoái hóa thành việc thờ cúng của Vạn Pháp Kỳ môn (Tantrika). Có liên quan với trạng thái nữ (feminine aspect) hay trạng thái vật chất (mẹ). Nền tảng của hắc thuật. Maha–vidya chân chính có liên quan với hình tướng (trạng thái thứ hai) cũng như nó thích ứng với Tinh thần và nhu cầu của nó. 3. Guhya Vidya (Minh triết thần chú). Môn học về các thần chú. Tri thức bí mật về các thần chú huyền bí. Sức mạnh bí nhiệm của âm thanh, của Linh từ. 4. Atman Vidya (Minh triết tinh thần). Minh triết tinh thần chân chính (true spiritual wisdom).(ASCLH, 140–141)

Xem: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết

Minh triết toàn tri (Omnicient wisdom): X. Cách chỉ đạo của các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả.

+ Trạng thái Moksha: Moksha, một trạng thái chân phúc (bliss), hàm ý “thoát khỏi Bandha” hay ràng buộc (bondage). (GLBN I, 189)

Sự giải thoát rốt ráo (final emancipation).(LVLCK, 391)

+ Mục đích hay mục tiêu sống của Chân Nhân/ Con Người/ Tiến hóa: Xét về con người trên cõi hồng trần, mục đích của tiến hóa là trở thành con người hoàn toàn quân bình, có đủ các nam tính như ý chí và minh triết cùng các nữ tính như trực giác và tình thương. (VLH, 144)
+ Mục đích của Con Người - Tiểu vũ trụ: Chân nhân trên cảnh giới của mình cũng hành động như Đức Thượng Đế, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp. Chân nhân tạo ra một thể nhất định dùng cho những cứu cánh nhất định. Chân nhân nhắm đến một sự hoàn mãn nào đó bằng cách gom góp một số vật liệu rung động theo cùng nhịp điệu, chịu sự chi phối của một số qui luật trong một kiếp sống nhất định, và nhắm đến một mục tiêu cụ thể,—chứ không phải tất cả các mục tiêu khả dĩ có.

- Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế. Đó là môi trường biểu lộ của Chân nhân và là phương cách để Chân nhân đạt được một mục tiêu rõ rệt.
- Minh họa thêm: Một Chân nhân có 3 thể để biểu hiện và đặt chúng trong vòng giới hạn với mục đích trước mắt là đưa vào thể nguyên nhân khả năng “hiểu biết các sự kiện cơ bản của đời sống bằng trí tuệ.
Mục tiêu kiếp sống này phát triển trí năng của môn sinh, là dạy cho y những sự kiện cụ thể và khoa học, mở mang thể trí của y, để dùng cho công việc sau này. Y có thể phát triển quá độ về mặt tình cảm hay sùng tín thái quá. Y có thể bỏ ra nhiều kiếp để mơ ước, để nhìn ngắm các linh ảnh và tham thiền thần bí. Nhu cầu lớn của y là phải thực tiễn, phải có đầy đủ lương tri, phải hiểu chương trình của Phòng Học tập và áp dụng sự hiểu biết đã học được một cách thực tế ở cõi trần. Tuy nhiên, dù cho vòng giới hạn của y có vẻ ngăn cản và hạn chế các khuynh hướng sẵn có nơi y, và dù đã có sắp xếp khiến cho dường như y phải học những bài học của cuộc sống thực tiễn ở thế gian, y cũng không chịu học, mà chỉ đi theo lối nào dễ dàng cho y nhất. Y tưởng đến những mơ ước của mình, và sống xa rời thế sự. Y không làm tròn ý muốn của Chân nhân mà bỏ lỡ cơ hội. Y chịu nhiều đau khổ, và trong kiếp tới y cũng cần ở trong sự sắp xếp tương tự với sức thôi thúc mạnh hơn và một vòng giới hạn chặt chẽ hơn, cho đến khi nào y thực hiện được ý muốn của Chân nhân y (TTHM, thư 29.7.1920) Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

+ Năng lượng của thể trí.  Mãnh lực của trí tuệ. Phản ảnh của ý chí và mục tiêu thiêng liêng. Động cơ thúc đẩy. Xung lực đưa tới thiên cơ, theo Định luật Tổng Hợp.

Năng lượng hữu cảm thức.  Khả năng đáp ứng. Năng lượng tình cảm, cảm xúc, ước muốn. Phản ảnh của tình thương. Mãnh lực của dục vọng. Thôi thúc ham muốn. Thúc đẩy tiến hóa thiêng liêng. Khuynh hướng hấp dẫn, thu hút, theo Định luật Hút..
Năng lượng của Sự sống. Khả năng hội nhập, phối kết. Mãnh lực của thể sinh lực hay thể dĩ thái. Phản ảnh của hoạt động thông tuệ hay chuyển động thiêng liêng. Xung lực hành động, tích năng lượng, theo Định luật Tiết Kiệm.

+ Năng lượng của vật chất trọng trược. Hoạt động thể hiện bên ngoài. Các phản ứng tự động của lớp vỏ ngoài. Điểm hợp nhất trọng trược nhất. Trạng thái tổng hợp thấp nhất.

+ Năng lượng của tuệ giác thể: Mãnh lực của bác ái phán đoán thiêng liêng. Trực giác. Đây là phần tinh hoa của năng lượng thu hút và tự tập trung trong “các cánh hoa bác ái của hoa sen Chân Ngã”. Phản ảnh của nó nằm trong ý thức cảm dục hữu cảm thức của phàm ngã.

Năng lượng của linh thể (Atma). Mãnh lực của ý chí thiêng liêng. Hiện thân của mục tiêu thiêng liêng. Năng lượng này tự tập trung trong “các cánh hoa hy sinh của hoa sen Chân Ngã”. Hình ảnh của nó được tìm thấy trong bản chất thể trí của phàm ngã.
Năng lượng hữu cảm thức (Sentient energy): Năng lượng này khiến cho một người thành một linh hồn. Đó là nguyên khí tri thức, quan năng của ý thức, một cái gì đó có sẵn trong vật chất (khi được đưa vào liên kết với tinh thần) sẽ khơi hoạt sự đáp ứng với một môi trường tiếp xúc rộng lớn bên ngoài. Sau rốt, đó là cái sẽ phát triển nơi con người một nhận thức về tổng thể, về bản ngã (self) và đưa con người tới sự tự quyết (self–determination) và tự nhận thức (self–realisation) … Năng lượng hữu cảm thức này (energy of sentient consciousness) đến từ Ngôi Hai của Thượng Đế, từ tâm của mặt trời.         (LVHLT, 525)
Năng lượng linh hồn (Soul energy): – Năng lượng linh hồn vốn là năng lượng của tình thương (energy of love).  (CTNM, 131)

+ Năng lượng theo sau tư tưởng: (Energy follows thought) Trình tự của hoạt động này có thể được trình bày như sau:
Trên cõi riêng của mình, chủ thể tư tưởng (thinker, linh hồn) đưa ra một tư tưởng tiêu biểu cho mục tiêu hoặc ý muốn nào đó. Thể trí (mind) rung động đáp ứng với tư tưởng này, đồng thời tạo ra một phản ứng đáp lại (corresponding reaction) trong thể cảm dục, tức thể tình cảm. Thể năng lượng, tức thể dĩ thái (etheric sheath) rung động đồng bộ theo, nhờ đó, bộ óc đáp ứng lại và cung cấp năng lượng (energises) cho hệ thần kinh khắp cả toàn bộ nhục thân, thế là xung lực của chủ thể tư tưởng thể hiện thành hoạt động ở cõi trần. (ASCLH, 327)

+ Luật Năng Lượng Theo Sau Tư Tưởng: Bí mật cơ bản của các chu kỳ nằm trong sự triệt thoái này và việc tái tập trung sự chú ý tiếp sau đó, và cần phải nhớ trong sự liên kết này là định luật căn bản nằm dưới mọi công tác huyền thuật là “năng lượng theo sau tư tưởng”. Nếu những người tìm đạo nhớ điều này, họ sẽ sống qua các thời kỳ khó khăn của họ một cách dễ dàng hơn nhiều, và sẽ có ý thức về mục đích nền tảng.

- Những nguy hiểm gắn liền với sự tuôn đổ sớm và không được kiểm soát của năng lượng tinh thần thuần khiết vào cơ cấu của phàm-ngã. Sức mạnh tinh thần thiết yếu đó đi vào qua kẽ hở ở sọ, và đổ vào các bí huyệt đầu (LVHLT, 249)

Năng lượng tinh thần (Spiritual energy): Năng lượng tinh thần phát xuất từ các Đức Chúa Cha, đạt tới nhân loại từ cõi giới mà về mặt chuyên môn được gọi là cõi Chân Thần, từ cõi nguyên hình (archetypeal sphere), cội nguồn cao siêu nhất mà một người có thể biết đến. Có rất ít người được trang bị đủ để học có thể đáp ứng với loại năng lượng này. Đối với đa số người, năng lượng đó thực ra không tồn tại.(LVHLT, 525)
Năng lượng và Lực (Energy and Force):
  • Tôi muốn bạn ghi nhớ rằng, mặc dù tất cả đều là năng lượng, tuy nhiên, đồng thời trong giáo huấn nội môn chính xác thì hoạt động có sức thôi thúc cao được gọi là năng lượng còn những gì bị chi phối bởi năng lượng và bị cuốn vào hoạt động qua trung gian của nó được gọi là lực. Do đó, tên gọi có tính cách tương đối và có thể thay đổi. Thí dụ, đối với đa số nhân loại, xung lực cảm dục là năng lượng cao nhất mà thông thường nhân loại mong muốn, còn các lực mà năng lượng cảm dục tác dụng lên bấy giờ sẽ là các lực dĩ thái và hồng trần.  (VMCQG, 129)
Tôi dùng từ ngữ “năng lượng” để chỉ biểu lộ tinh thần (spiritual expression) của bất cứ cung nào, còn từ ngữ “lực” để chỉ công dụng (use) mà con người tạo ra đối với năng lượng tinh thần đó khi họ tìm cách sử dụng nó và cho đến nay, thường dùng sai.     (VMCQG, 16)
Nâng lên khối lượng lớn (To raise great masse): Sau này, các định luật chi phối việc xây dựng các kiến trúc vĩ đại và việc xử lý với các trọng lượng lớn sẽ được hiểu rõ là có liên quan đến âm thanh. Khi chu kỳ trở lại và vào kỷ nguyên sắp đến, người ta sẽ thấy việc tái xuất hiện khả năng nâng lên các khối lượng khổng lồ (great masses) của người Lemurians và người Atlants nguyên thủy – lần này ở vòng tiến hóa cao hơn. Trí để hiểu phương pháp này sẽ được phát triển. Các khối vĩ đại được nâng lên cao nhờ các nhà kiến trúc thời xưa có được khả năng tạo ra khoảng chân không (vacum) nhờ âm thanh và dùng khoảng chân không đó vào các mục đích đã định.                  (TVTTHL, 249–250)
  1. Giãm sút sinh khí (vitality) trong thể xác. Trường hợp này xảy ra là do thể cảm dục đòi hỏi quá nhiều sinh khí của thể xác, nên khi nỗ lực để đáp ứng và khi cảm thấy bất lực không thể đáp ứng được một cách đầy đủ, người ta lại có cảm giác ngã lòng. Việc này thường xảy đến cho những người mà thể xác được cấu tạo một cách tinh tế.
Ngã thức (I.ness hay self–consciousness):
  • Ngã thức cho phép đơn vị tinh thần ở trung tâm (của hoa sen Chân Ngã –ND) (nhờ vào nó) để thu được tri thức, hiểu biết và sự tự nhận thức (self–realisation). (LVLCK, 762)
– Ngã thức tức là ý thức con người (human consciousness). (LVHLT, 38)
Ngã tính (Egoism, duy ngã): Ngã tính liên quan tới năng lực tạo “Ngã” (“I” making faculty), nó chủ yếu là phân biệt con người và như thế, đưa vào giác quan thứ sáu, tức thể trí (mind) như là tác nhân diễn dịch và tổng hợp 5 giác quan kia. Đó là khả năng của con người để nói “Tôi thấy”, “Tôi ngửi” – một điều mà con vật không thể làm được.         (ASCLH, 351)
Ngày “Đến với Chúng ta” (Day “Be with Us”): Ngày “Đến với Chúng ta” là ngày mà khi đó, con người tự giải thoát khỏi các trói buộc của vô minh và hoàn toàn nhận thức được sự bất phân ly (non– separateness) của Chân Ngã bên trong phàm ngã của mình – do sai lầm mà xem như riêng của mình – với Đại Ngã (Universal Ego, Anima Supra–Mundi), nhờ đó sát nhập vào Bản Thể Duy nhất (One Essence) để trở nên hợp nhất không những “với Chúng ta”, tức những Sinh linh (Lives) biểu lộ trong vũ trụ vốn là Sự sống Duy nhất, mà còn trở thành chính Sự sống đó.       (GLBN I, 189)
Ngày Phán Xét (Judgement Day): Ngày Phán Xét xảy ra trong cuộc tuần hoàn (round) thứ năm sắp tới. …Vào lúc đó, 3/5 nhân loại hiện nay đang ở trên Con Đường Dự Bị hay Con Đường Điểm Đạo, sẽ có trung tâm ý thức của họ ở trên cõi trí một cách dứt khoát, trong khi 2/5 vẫn tập trung vào cõi cảm dục. Tạm thời, 2/5 này sẽ chuyển vào chu kỳ quy nguyên (pralaya), hệ thống địa cầu sẽ không còn là nơi bảo dưỡng thích hợp cho họ nữa. (LVLCK, 390–391)
Ngày “Sabbath” (Sabbath day): “Sabbath” có nghĩa là Yên Nghỉ hay Niết Bàn (Nivana). Nó không phải là “ngày thứ bảy” (“seventh day”) sau sáu ngày mà là một thời kỳ kéo dài bảy “ngày”, hoặc bất cứ thời kỳ nào bao gồm bảy phần. … Từ ngữ Sabbath có một ý nghĩa huyền bí được tiết lộ trong việc Đức Jesus coi thường ngày Sabbath cùng với những gì được nói đến trong Luke. Trong đoạn đó, Sabbath được xem như trọn tuần lễ (whole week). Hãy xem bản văn tiếng Hy Lạp sẽ thấy tuần lễ được gọi là Sabbath. Nguyên văn: “Tôi nhịn ăn hai lần trong kỳ Sabbath”. Thánh Paul, một đạo đồ, đã biết rõ điều này khi nói đến việc nghỉ ngơi lâu dài và hạnh phúc vĩnh cửu ở Thiên Đường (heaven) như là Sabbath: “Và họ sẽ được hạnh phúc đời đời vì họ sẽ mãi mãi được hợp nhất (one) với Đức Chúa Trời và sẽ hưởng được một Sabbath vĩnh viễn.” (GLBN I, 285)
Ngân Hà (Milky Way): Dải băng huyền bí trong bầu trời mà chúng ta gọi là Ngân Hà, có liên kết chặt chẽ với sinh khí (prana) vũ trụ, hay là sức sống hoặc chất bồi dưỡng của vũ trụ đó đang đem sinh lực cho hệ thống dĩ thái của thái dương (solar etheric system).   (LVLCK, 99)
  • Nghệ sĩ (Artist, nghệ nhân, nhà mỹ thuật, tài tử):
Chúng ta đừng quên rằng nghệ sĩ có trong tất cả các cung năng lượng (ray); không có một cung đặc biệt nào tạo ra nhiều nghệ sĩ hơn là cung khác. Theo bề ngoài, hình hài sẽ khoác lấy biểu hiện tự nhiên (spontaneous) khi sự sống nội tâm của nhà nghệ sĩ được điều chỉnh, tạo ra tổ chức bên ngoài của các hình thức sinh hoạt của y. Nghệ thuật sáng tạo chân chính là một chức năng của linh hồn, do đó, nhiệm vụ ban đầu của một nghệ sĩ là chỉnh hợp, thiền định và tập trung sự chú ý của mình vào cõi giới ý nghĩa (world of meaning). Điều này được nối tiếp bằng việc cố gắng biểu hiện các ý tưởng thiêng liêng dưới các hình thức thích hợp, tùy theo khả năng tự nhiên và các khuynh hướng của cung năng lượng của nghệ nhân trong bất cứ lĩnh vực nào mà y có thể chọn và đối với y là môi trường thuận lợi nhất cho nỗ lực của y. Nó diễn ra song song bằng sự cố gắng, luôn luôn được tạo ra trên cõi trần, để cung cấp, hướng dẫn và huấn luyện bộ máy của não bộ, và qua bộ máy đó truyền đạt, bày tỏ niềm hứng cảm hẵn đang tuôn tràn ngõ hầu có thể có được cách diễn đạt đúng và thể hiện chính xác cái thực tại bên trong. (TLHNM–II, 249)
Nghi thức (Rites):
  • Các hỏa tinh linh (fire elementals), thủy tinh linh (water sprites) và các tinh linh hạ đẳng, tất cả đều có thể được khiển dụng (harnessed) bằng các nghi thức. Có ba loại nghi thức: Nghi thức bảo vệ, có liên quan đến việc hộ thân của bạn.
  1. Nghi thức triệu dẫn (appeal), để kêu gọi (call) và làm cho các tinh linh xuất hiện (reveal).
  2. Nghi thức để kềm chế và điều khiển các tinh linh khi đã triệu tập được (summoned).
… Nhờ các nghi thức và nghi lễ (ceremonies), bạn có thể nhận ra và giao tiếp được với thiên thần, nhưng không theo cùng cách thức, cũng không cùng lý do mà bạn có thể áp dụng với các tinh linh. Các thiên thần dự vào các nghi thức một cách tùy thích (freely) và không chịu bị triệu tập (summoned); các Ngài đến để vận dụng quyền năng. Khi mức rung động của bạn đủ tinh khiết thì các nghi lễ được dùng như một mảnh đất hội họp chung.                                     (TVTTHL, 175–176)

+ Cái gì gọi là nghiệp: Nghiệp là cái gánh nặng của con người, là gánh nặng của sanh mạng và của tinh thần. Nghiệp của mỗi người tạo ra thì thâu cất vào kho chứa riêng của mỗi người, tức là cất chứa trong thửa ruộng của thức thứ tám. Kho chứa này có sức thần thông, cho nên nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ gì bỏ vào cũng đều được cả. Nó thì không lớn, không nhỏ, cũng không có gì là phân biệt. Đấy đều là nghiệp của chính mình, không phải của người khác, nên không ai đánh cắp được, cũng không ai cướp đoạt hay lấy đi được. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 249)

+ Nhân quả báo ứng là chân lý, là định luật của thế xuất thế gian. Bồ-tát tu hành đã thành Phật rồi cũng không có cách gì thay đổi nhân quả. Đạo lý này ở trong kinh Phật nói rất nhiều, nói rất thấu triệt, không có cách gì thay đổi được nhân quả. Hơn nữa, những điều trong Phật pháp nói với chúng ta quả thật rất có đạo lý: “Nhân quả thiện ác không thể bù trừ”. Không thể nói là quá khứ tôi đã tạo rất nhiều ác nghiệp, hiện nay tôi đều làm thiện nghiệp rồi, tôi đem thiện nghiệp để bù trừ nó, lấy công chuộc tội. Điều này pháp thế gian có nhưng trong Phật pháp thì không có, cho nên nhân quả thiện ác không thể bù trừ. Bù trừ là không hợp đạo lý.(Kinh Thập Thiện_PS Tịnh Không)

+ Nhân quả/ Nghiệp quả (Karma): Tác động ở cõi trần. Về mặt siêu hình là Luật Báo Phục; Luật Nhân Quả, hay gây hậu quả về mặt đạo đức. Có nghiệp quả do công và nghiệp quả do tội. Đó là quyền lực kiềm chế vạn vật. Kết quả của hành động đạo đức hay là hậu quả về mặt đạo đức của một việc làm được thực hiện để đạt một điều gì hầu thỏa mãn dục vọng cá nhân. (ĐĐNLVTD, 219)
+ Các loại nghiệp quả: Nghiệp quả được áp đặt lên thực thể có linh hồn qua trung gian của chính vật chất hay chất liệu (mà nó tác động tới) và vật chất hay chất liệu này là nguyên liệu thông minh được tạo thành bằng tinh túy của thiên thần.
+ CHẤP NHẬN HOÀN CẢNH - LÀM NHẸ NGHIỆP QUẢ - TU SẼ SỬA NGHIỆP: Đừng trách, đừng buồn, đừng thở than - Đừng hờn, đừng giận, đừng ngỡ ngàng - Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái - Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng - Sự đời sóng gió chuyện thường thôi - Phật pháp ít nhiều đã hiểu rồi - Chấp chứa trong lòng chi để khổ - Xả đi quá khứ việc xa xôi - Kém phước, hết duyên vậy đó mà - Tạo thêm duyên phước đừng lo xa - Đâu ai rảnh rỗi ban và giáng - Nghiệp quả chính mình nên nhận ra - Đủ duyên, đủ phước, đủ tài tình - Đủ đức, đủ từ, đủ trí minh - Tự tại thản nhiên chấp nhận hết - Khổ đau, hạnh phúc tự nơi mình.

+ Nhân Quả Nghiệp Báo: Chịu thiệt là phước, Phật pháp dạy chúng ta làm như vậy (Tin sâu Nhân Quả), trong đó có đạo lý lớn. Nếu thấu triệt được đạo lý này, ít nhất phải mất hai ba mươi năm, đây là đại học vấn!. Nếu thật sự rõ ràng minh bạch, tự nhiên ta sẽ thực hành và làm được điều đó, như vậy đời sống của ta sẽ vô cùng an vui. Phải làm được mới có thể giúp người khác, mới có thể dạy bảo người khác, người ta mới tin tưởng. Thân thể mạnh khỏe, ta không bị sanh bệnh.( Trích- HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 145.)

 

  1. Nghiệp quả vũ trụ (Cosmic karma):
Áp đặt lên Thái Dương Thượng Đế từ bên ngoài Thái Dương Hệ.
  1. Nghiệp quả Thái Dương Hệ (Systemic karma):
Thái Dương Thượng Đế phải thanh toán hết các quả đã được phát động trong các Thiên kiếp (Kalpas) trước kia và có ảnh hưởng tới loại cơ thể hiện nay của Ngài
+ Nghiệp quả hành tinh (Planetary karma): Nghiệp quả riêng của một Hành Tinh Thượng Đế, nó cũng khác với nghiệp quả của vị Hành Tinh Thượng Đế khác, cũng như nghiệp quả của các thành viên khác nhau của gia đình nhân loại.
  1. Nghiệp quả của một dãy hành tinh (karma of a chain):
Nó gắn liền với kinh nghiệm sống của Đấng tạo sinh khí cho một dãy hành tinh và là một trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, cùng một ý nghĩa như là Hành Tinh Thượng Đế bên trong hệ thống hành tinh của Ngài là một trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế
  1. Nghiệp quả của bầu hành tinh (Globe karma):
Vận mệnh cá biệt của một Thực Thể Thông Linh (Entity) vốn là một trung tâm lực trong cơ thể của Đấng (Life) đang làm linh hoạt một dãy hành tinh. Năm Đấng kể trên, vốn chịu tác động bởi nghiệp quả, tất cả các Ngài đều là các Tinh Quân Anh sáng thuộc vũ trụ và Thái Dương Hệ, các Ngài đã đạt được mức thông tuệ và đã trải qua giới nhân loại cách đây nhiều thiên kiếp.

+ Nghiệp quả của cõi giới (Plane karma): Nghiệp quả này bị trộn lẫn một cách không thể tách ra được với nghiệp quả của Hành Tinh Thượng Đế và của vị Vương Tinh Quân (Raja–Lord) và tùy thuộc vào sự tương tác giữa 2 đối cực này – trạng thái dương và âm của Lưỡng tính Thiêng liêng.

  1. Nghiệp quả của cõi phụ (Karma of a subplane), hay là vận mệnh của một vài thực thể hạ đẳng đang biểu lộ qua các cõi này.
Trong hai loại nghiệp quả này, chúng ta có những gì mà người ta có thể gọi là “Nghiệp quả của các Huyền giai” như nó đã được tạo ra từ khi Thái Dương Hệ biểu lộ. Đó là kết quả của quá khứ của Thái Dương Hệ này và không có nhiều quả phải được thanh toán trong số các quả xuất phát trong các Thái Dương Hệ trước
  1. Nghiệp quả của các giới trong thiên nhiên:
Theo như chúng ta biết, các giới đó trên hành tinh chúng ta là:
  1. Giới khoáng chất.
  2. Giới thực vật.
  3. Giới động vật.
Đây tất nhiên là nghiệp quả của các Nguyệt Tinh quân khác nhau đang tạo sinh khí (ensoul) cho các giới này và các Ngài đang thể hiện mục tiêu của các Ngài qua chúng. Chúng ta phải ghi nhận là như thế chúng ta đã đề cập đến nghiệp quả của vũ trụ, Thái Dương và Nguyệt cầu. Trong nghiệp quả sau này có ẩn giấu đại bí nhiệm của Mặt trăng và vị trí của Mặt trăng trong hệ thống hành tinh

+ Nghiệp quả của Huyền giai nhân loại: Đây chính là một chủ đề rộng lớn và phức tạp trong chu kỳ đặc biệt của bầu Trái đất chúng ta, có thể chia thành: 1.  Nghiệp quả thế giới (có 7 căn chủng). 2.  Nghiệp quả của giống dân hay vận mệnh và mục tiêu của mỗi căn chủng (giống dân chính: root race). 3.  Nghiệp quả của phụ chủng, vì mỗi phụ chủng có vận mệnh riêng của nó cần phải hoàn thành. 1.  Nghiệp quả quốc gia (national karma). 2.  Nghiệp quả gia đình (family karma). 3.  Nghiệp quả cá nhân.(LVLCK, 469–470–471)

+ “Karma là toàn thể các hành động của chúng ta cả trong cuộc sống hiện tại lẫn trước kia. Nó có 3 loại: 1.   Sanchita Karma (Tiên nghiệp, tiền nghiệp, túc nghiệp). 2.  Prarabdha Karma (Hiện nghiệp). 3.  Agami Karma (Tổng nghiệp). + Sanchita Karma bao gồm công và tội của con người tích tụ lại trong tất cả các đời trước. Phần của S. Karma dành để tạo ảnh hưởng lên cuộc sống con người trong một kiếp sống hay kiếp hiện tại được gọi là Prarabdha. Loại nghiệp quả thứ ba, Agami karma, là kết quả của công và tội của các hành vi hiện tại. Agami karma mở rộng đến mọi lời nói, ý tưởng và hành động. Những gì bạn nghĩ tưởng, những gì bạn nói ra, những gì bạn làm (do) cũng như bất cứ điều gì là kết quả của tư tưởng, lời nói và hành động của bạn đều tạo ra trên chính bạn và trên những ai chịu ảnh hưởng của chúng, đều thuộc vào hiện nghiệp, chắc chắn nó sẽ chi phối sự thăng bằng của kiếp sống của bạn đối với thiện hoặc ác trong sự phát triển về sau này của bạn.” Trích tạp chí The Theosophist q. X, trang 235. Xem: Sơ đồ Huyền giai Thái dượng - Hành tinh - Tinh thần/ Thánh đoàn Xem Tổng hợp về huyền giai

Tiềm nghiệp (Latent Karma): Các chủng tử (seeds, mầm mống) và nhân (causes) vẫn chưa phát triển và bất động, phải hiện ra thành quả trong một phần nào đó của các kiếp sống hiện tại hay tiếp theo sau
/ Hoạt nghiệp (Active Karma): Các chủng tử hoặc là nhân đang trong tiến trình kết thành quả mà kiếp hiện tại được dự kiến là cung ứng mảnh đất cần thiết để phát triển đầy đủ.
Mạt-na thức: (manasic consciousness): Chính lúc ở giữa trạng thái Devachan với lúc tái sinh mà Chân Ngã khôi phục lại đầy đủ mạt na thức của mình. (CKMTTL, 125)

+ Mạt pháp: X. Kali Yuga.

+ Thời gian thời mạt pháp: Điều này đối với chúng sanh 9000 năm trong thời mạt pháp mà nói, là đại ân đại đức, bản này chúng ta càng đọc càng thích. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

+ Thời Mạt Pháp: Thời kỳ Đức Phật còn tại thế được gọi là thời kỳ chính pháp. Thời kỳ nầy kéo dài 1000 năm, thời ấy mọi người siêng năng tu tập thiền định. Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn và 1000 năm chánh pháp đã qua là đến thời kỳ tượng pháp. Thời kỳ nầy cũng kéo dài 1000 năm. Trong thời kỳ nầy, con người thích xây dựng chùa chiền tự viện kiên cố. Họ không thích tu tập thiền định, nhưng thích mong cầu phước báo. Khi Đức Phật còn tại thế, người ta mong cầu trí huệ, nhưng vào thời kỳ tượng pháp, thì người ta lại bỏ gốc theo ngọn. Sau thời tượng pháp, là thời kỳ mạt pháp, lúc đó người ta chẳng tu tập thiền định, cũng chẳng xây dựng chùa tháp kiên cố. Họ thích đấu tranh kiên cố. Bất kỳ quý vị đi đâu trong thời nầy, cũng thấy người ta tranh cãi nhau, gia đình đấu tranh với gia đình, quốc gia đấu tranh với quốc gia. Trong mỗi nơi chốn nào trên thế giới cũng đều có sự tranh đua náo động. Thế nên bây giờ, khi chúng ta ngồi thiền và nghe giảng kinh, chẳng khác gì hơn là thời kỳ chính pháp trong thời mạt pháp vậy. Nhưng chúng ta phải thật sự thực hành, thật sự tu tập những gì trong kinh dạy, không một chút lơi lỏng. Nếu chúng ta đi từng bước vững chắc và thực hành kiên trì, chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương IV)

+ Thời mạt pháp diệt tận: Trích Đức Phật giảng Kinh cho ngài A Nan. HT Tuyên Hóa giảng: .... Những ai đã học Phật pháp chắc chắn phải nên tham cứu kỹ Kinh Thủ Lăng Nghiêm và phải thông đạt nghĩa lý kinh nầy. Kinh Thủ Lăng Nghiêm khiến phát sinh đại trí huệ. Nếu quý vị muốn có chánh tri chánh kiến và khai mở đại trí huệ thì dứt khóat phải thông đạt kinh Thủ Lăng Nghiêm. Tác dụng của kinh Thủ Lăng Nghiêm là phá tà hiển chánh. Kinh phá trừ sạch mọi loài thiên ma ngoại đạo, cùng khai thị năng lực chánh tri chánh kiến vốn có trong mỗi chúng sinh. Nhưng vào thời kỳ Phật pháp sắp hoại diệt thì Kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ bị tiêu hủy trước hết. Thế nên nếu chúng ta nuốn hộ trì chánh pháp thì chúng ta nên tham cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm. Để được thông đạt và thấm nhập kinh Thủ Lăng Nghiêm, và hộ trì kinh Thủ Lăng Nghiêm. Khi đến thời kỳ Phật pháp sắp hoại diệt, thì yêu ma quỷ quái hiện hành ở thế gian nầy, cùng với những người có tà tri tà kiến. Chúng rất thông thạo pháp thế gian, nó có rất nhiều năng lực biện tài và rất thông minh lanh lợi. Nó dùng lý lẽ để thuyết phục mọi người rằng kinh Thủ Lăng Nghiêm là giả mạo – ngụy tạo – và bảo mọi người đừng tin kinh nầy.
Vì sao nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm là giả mạo?
Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rõ về những sai lầm của chúng. Vì kinh nói về những tà tri tà kiến của chúng. Nếu Kinh Thủ Lăng Nghiêm còn lưu hành ở thế gian, thì sẽ không có ai tin vào tà tri tà kiến. Nếu kinh Thủ Lăng Nghiêm không còn được lưu hành nữa, thì những tà tri tà kiến nầy của chúng tiếp tục làm mê hoặc con người. Thế nên họ cho rằng Kinh Thủ Lăng Nghiêm là nguỵ tạo. Điều này là hiện tướng của ma vương. Những ai đã tu học Phật pháp đặc biệt phải chú ý điểm nầy. Hãy hết sức thận trọng, đừng để mình bị tà tri tà kiến của ma vương kia xoay chuyển. Đừng để cho ma vương thay đổi tư tưởng và quan niệm của quý vị.
Có quý vị nào có ý kiến gì muốn hỏi không? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Một số màu sắc có một hiệu quả nhất định, dù vậy, tôi chỉ có thể kể ra ba màu và nói vắn tắt về chúng thôi: 1. Màu vàng cam (orange) kích thích sự hoạt động của thể dĩ thái, nó xua tan sự tắc nghẽn (congestion) và làm mạnh thêm luồng sinh khí (flow of prana). 2. Màu hồng (rose) tác động lên thần kinh hệ và có khuynh hướng làm linh hoạt (vitalisation) và xua đi sự trầm cảm (depression) và các triệu chứng suy nhược (symptoms of debilitation); nó làm tăng mạnh thêm ý chí muốn sống (Will–to–live) 3. Màu xanh lục (Green) có hiệu quả chữa trị tổng quát, có thể được sử dụng một cách an toàn trong các trường hợp viêm nhiễm (inflamation) và sốt, nhưng cho đến nay hầu như không thể đưa ra các tình huống đúng để dùng được màu này hay đạt đến độ đậm nhạt thích hợp. Màu lục là một trong các màu cơ bản cần được dùng sau rốt khi chữa trị thể xác, đó là màu của âm điệu (note) của Tạo Hóa (Nature).(TVTTHL, 247–248) Xem: Tổng hợp về mầu sắc

+ Mầu Sắc:
- Màu sắc chỉ là phương tiện biểu lộ ra bên ngoài để nhờ đó mà mãnh lực bên trong tự truyền chuyển (TVTTHL, 211)
- Nên nhớ, màu sắc chính là cách nhận thức về mức rung động mà mắt người tiếp nhận được, là người đang sử dụng thể xác của căn chủng thứ 5, trong cuộc tuần hoàn thứ 4 trên dãy hành tinh thứ 4. (TVTTHL, 222–223)
- Màu sắc là các biểu hiện (expressions) của thần lực (force) hay tính chất (quality). Màu sắc che giấu hay bao phủ các tính chất trừu tượng của Thượng Đế, các tính chất này được phản chiếu trong tiểu thiên địa ở ba cõi thấp như là các đức tính hay khả năng. (TVTTHL, 228)
- Màu sắc chỉ là hình hài bị một loại mãnh lực nào đó khoác lấy (assumed), khi mãnh lực đó tác động ở một tiêu chuẩn (measure) nhất định và khi sự tác động và sự chuyển dịch của nó bị cản trở hay được thông suốt bởi vật chất mà qua đó nó tác động. (TVTTHL, 232)
- Màu sắc là hiện tướng (form) và sức mạnh của đức hạnh (theo nghĩa huyền linh học) trong đời sống nội tâm (inner life).   (TVTTHL, 249)
- Các màu sắc đều là các màu của ánh sáng (colours of light).(TVTTHL, 205–206)
- Màu sắc chỉ là hình thể được hiển thị do một loại mãnh lực, khi lực ấy đang vận chuyển ở một tầm mức nhất định, và khi sự tác động và vận hành của nó bị ngăn trở hay không bị ngăn trở do loại vật chất mà nó tác động xuyên qua đó. Trong câu này có chìa khóa giải quyết vấn đề tại sao màu sắc ở những cõi cao và những cõi thấp lại khác nhau.... Màu sắc thấy trong hào quang của người dã man và trong hào quang của người tiến hóa trung bình đã rất khác nhau rồi (TTHM, 232)
+ Mầu Mây_ Kinh A Hàm: Mây có bốn thứ: màu trắng; màu đen; màu đỏ; màu hồng.
- Mây có màu trắng vì yếu tố đất đặc biệt nhiều;
- Mây có màu đen vì yếu tố nước đặc biệt nhiều hơn;
- Mây có màu đỏ vì yếu tố lửa đặc biệt nhiều hơn;
- Mây có màu hồng vì yếu tố gió đặc biệt nhiều hơn.
Mây cách mặt đất từ 20 - 4000 dặm. Nguồn: Mục 29- Tại đây
Xem: Tổng hợp về mầu sắc

May mắn (Luck): Về các hành tố (elements, hợp tố) góp phần vào việc tạo ra cơ thể con người, hành tố này hay hành tố khác vượt trội hơn (predominating) tùy theo bản chất từng người, mà mỗi người có các liên hệ với các tinh linh thiên nhiên (elementals) một cách khác nhau. Một Tinh linh ngũ hành sẽ thân thiện nhất đối với người nào mà hành tố của tinh linh đó có nhiều nhất trong người ấy. Các thành quả của sự kiện này thường được ghi nhận và được dân gian gán cho là “may mắn” (“luck”). Có người được “bàn tay may mắn” (“luckyhand”) trong việc trồng cây mau lớn (in making plants grow), trong việc nhóm lửa (in lighting fire), trong việc tìm nước ngầm (finding underground water) vv…  (MTNX, 74)
Mắt của Chân Thần (Eye of the Monad): Theo một ý nghĩa huyền bí nhất, linh hồn là mắt của Chân Thần, giúp cho Chân Thần, vốn là Thực Thể (Đấng, Being) thanh khiết, hoạt động, tiếp xúc, biết và thấy.    (LVHLT, 215)
Mắt của linh hồn (Eye of the soul): Đây là một điểm ở trong bí huyệt đỉnh đầu. Mắt này có thể và chắc chắn truyền năng lượng tới bí huyệt ấn đường và chính nó là tác nhân (trước lần điểm đạo thứ tư) của năng lượng của Tam Thượng Thể Tinh thần.   (CTNM, 571)
Mắt của Shiva (Eye of Shiva): Mắt thứ ba.     (LVHLT, 213)
Lục địa Bắc cực (The Hyperborean): Đây là tên gọi dành cho lục địa thứ hai, tức vùng đất có các doi đất (promontories) trải dài theo hướng Tây Nam tính từ Bắc cực (North Pole), để đón nhận Giống dân thứ hai, và bao gồm toàn thể vùng Bắc Châu Á ngày nay. Đó là tên gọi mà người Hy Lạp cổ xưa nhất dành cho vùng đất xa xăm và huyền bí, nơi mà theo truyền thuyết của họ, thần Apollo, Bắc cực, tuần du hằng năm.                                               (GLBN III, 20)
Lục địa Atlantis: (great Atlantis) Chừng 850.000 năm trôi qua kể từ khi bán đảo lớn cuối cùng của đại lục (great Atlantis) bị nhận chìm.  (GLBN  III,   23)

+ Lục đoạn thiền (Six stages of meditation): Sáu giai đoạn tham thiền mà Patanjali đề cập tới vì chúng đem lại manh mối cho toàn bộ tiến trình khai mở:
1. Đạo tâm (Aspiration).
2. Định trí (Concentration).
3. Tham thiền (Meditation).
4. Nhập định (Contemplation).
5. Giác ngộ (Illumination).
6. Linh cảm (Inspiration). (ASCLH, 37)

 

 

Luồng sóng sinh hoạt (Life waves): Luồng sóng sinh hoạt thứ nhất, phát xuất từ Ngôi ba Thượng Đế (third Logos): Tiến hóa của Vật chất (Matter). Luồng sóng sinh hoạt thứ hai, phát xuất từ Ngôi Hai Thượng Đế (second Logos): Tiến hóa của Sắc tướng (Form). Luồng sóng sinh hoạt thứ ba, phát xuất từ Ngôi Một Thượng Đế (first Logos): Phân thân của Tinh thần (Outpouring of Spirit).  (LVLCK, 94)
Luyện ngục: (Purgatory): Gọi như thế không hẳn là không đúng vì đó là một trạng thái tâm thức, nơi mà rất nhiều thanh luyện và cải thiện xảy ra, luyện ngục ở vào các cõi phụ thấp của cõi cảm dục, đó là nơi mà con người hầu như tức khắc bước vào sau khi bỏ thể xác.(CKDCLH,   27)

+ Lửa (Fire): Lửa là một biến phân của vũ trụ năng trên cõi trí. (LVLCK, 43)

A- Lửa Đại Thiên Địa: Có 3 phần, khi biểu lộ ra 5 phần - Năm lửa gồm: 4 nhị nguyên (Cho tứ hạ thể): Tiềm nhiệt, Hoạt nhiệt, Lửa Trí tuệ, Hành khí + Nguyên khí thứ 5 Thượng Đế - Thể trí vũ trụ (LVLCK, 38 - 45)

  1. Cung 3 - Lửa do ma sát (cọ xát)/ lửa sinh động nội tại (Lửa Nội Tại): Làm linh hoạt và sức sống, là hoả xà của Thượng Đế của Thái Dương hệ. Lửa Ngôi 3: Cung Nguyên Thủy hay Vật chất linh động sáng suốt. Lửa này làm sinh động Thái dương hệ. Năng lượng Brahma. Ngôi 3 - Cung Hoạt Động Sáng Suốt đang biểu lộ. Lửa này làm linh hoạt, sinh động, thấm nhập từ trung tâm đến ngoại vi, là nguyên nhân của chuyển động quay, dạng hình cầu của mọi vật hiện tồn. Lửa Nội Tại có 2 loại: a- Tiềm nhiệt, nền tảng chuyển động quay; b- Hoạt nhiệt, Vật chất tiến hóa. Cõi cao nhất là biển lửa => Biến phân thành Tiên Thiên Khí - Akasha biểu hiện thành Fohat. Fohat trên các cõi khác nhau là Hậu Thiên Khí như Không khí, lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí .... 2. Cung 2- Lửa thái dương hay lửa của Cõi Trí Vũ trụ (Lửa Về Trí Tuệ); Lửa cõi trí vũ trụ, làm sinh động thể trí Thượng Đế, là toàn bộ các tia lửa của trí tuệ, các lửa của hạ trí và nguyên khí sinh động của các đơn vị tiến hoá của nhân loại trong 3 cõi thấp. Lửa Cung Thiêng Liêng hay Cung Bác Ái Sáng Suốt, là năng lượng trạng thái Vishnu, Ngô 2 Thượng Đế; Cung Bác ái thông tuệ đang biểu lộ. là căn bản chuyển động soắn ốc theo chu kỳ của cơ thể Thượng Đế. Định luật hút và đẩy của vũ trụ là căn bản của Cung thiêng liêng này. Có 2 loại: a- Lửa Trí tuệ, là toàn thể sự sống, nó cung ứng sự liên quan giữa sự sống với hình hài, Tinh thần - Vật chất. Là nền tảng của Tâm thức; b- Hành Khí của lửa: Biểu lộ của Tư tưởng. 3. Cung 1- Lửa điện hay ngọn Lửa Thiêng Thượng Đế: Dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế chúng ta, làm cho Ngài khác với tất cả các Thượng Đế khác, là đặc điểm nổi bật của Ngài, và là dấu hiệu của vị trí của Ngài trong cơ tiến hoá vũ trụ. Cung Ý Chí Vũ Trụ hay Ý Chí Sáng Suốt - Ngôi 1 Thượng Đế, tạo thành trạng thái Mahadeva. Cung Ý Chí Thông Tuệ đang biểu lộ, ít nói đến. Cung Trí tuệ vũ trụ, đi song song với cung Bác ái vũ trụ. Bị chi phối bởi định luật tổng hợp và làm căn bản của chuyển động tiến tới qua không gian hay lũy tiến của Thái Dương hệ. Nó kiểm soát các chuyển động của Vòng giới hạn với trung tâm vũ trụ. + Khắp các cõi, nó là hình ảnh hoàn hảo nhất và không pha trộn của Ngọn Lửa Duy Nhất. Đó là Sự sống và Sự chết, cái thủy và cái chung của mọi sự vật chất. Là “Bản thể” thiêng liêng (GLBN I, 180) B- Lửa Tiểu Thiên Địa - có 3 loại: 1. Lửa do ma sát hay trạng thái Brahma âm, Ngôi 3. 2. Lửa Thái Dương hay trạng thái Vishnu âm dương, Ngôi 2. 3. Lửa điện hay trạng thái Shiva dương, Ngôi 1. (LVLCK, 888)
  2. + Lửa là biểu tượng của thể trí (ACMVĐTG,  179)
  3. Xem: Các Bảng TH về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Lửa bên trong (nội hỏa/ Nội tại):  Lửa bên trong của vật chất “lửa do ma sát”. Nó là hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Nó được tạo ra do hai lửa của tinh thần và trí tuệ (lửa điện và lửa thái dương) tiếp xúc nhau qua trung gian của vật chất. Năng lượng này biểu lộ trong chính vật chất như là nội hỏa của thái dương và của các hành tinh, và có được một phản ảnh trong các nội hỏa của con người. Con người là Linh Hỏa và Trí hỏa tiếp xúc nhau qua trung gian của vật chất hay hình hài. Khi cơ tiến hóa kết thúc, lửa vật chất không còn nhận biết được nữa. Nó chỉ tồn tại khi hai lửa kia kết hợp lại và nó không tồn tại khi tách khỏi chính vật chất (LVLCK, 68).

+ Lửa bên trong Thái dương hệ, hành tinh, và con người gồm có 3 (LVLCK, 70):

1. Tiềm hỏa/ Nội hỏa: Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. 2. Lửa bức xạ/ Linh hoạt: Lửa này là điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt. 3. Lửa thiết yếu hay là hoả hành khí, chính chúng sẽ là tinh hoa của lửa. Phần lớn, chúng chia 2 nhóm: a. Hoả thiên thần hay các thực thể tiến hoá thăng thượng. b. Hoả tinh linh hay các thực thể tiến hoá giáng hạ Xem thêm: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

Lửa trong sâu (Interior fire) ở ngay tâm của khối cầu (sphere), các lò lửa bên trong này (inner furnaces) tạo ra hơi ấm. Đây là tiềm hỏa (latent fire). Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn
+ Lửa phát xạ. Loại lửa này có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ về điện ở cõi trần, về các tia sáng (light rays) và về năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt. Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Tinh hoa của lửa hay là hỏa tinh linh, chính chúng là tinh chất của lửa. Chúng được chia thành hai nhóm chính: a/ Các hỏa thiên thần (fire devas) hay là các thực thể tiến hóa thăng thượng. b/ Các hỏa tinh linh hay là một thực thể tiến hóa giáng hạ. … Tất cả các hỏa tinh linh và hỏa thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hỏa Tinh Quân, tức là Agni (LVLCK, 70)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Cần phân biệt giữa các thuật ngữ

a. Đại Vũ Trụ: Chủ nói về năng lượng vũ trụ nguyên sơ ở các cõi cao, chưa phân hóa xuống thấp đến mức được xem là Vật chất, mà vẫn gữ nguyên phẩm TINH THẦN. Thường nói đến năng lượng chưa đến các Thái Dương Hệ.

b. Đại Thiên Địa: Chủ về năng lượng vũ trụ đã phân hóa thấp xuống được xem là Vật chất, mà phẩm tính Tinh thần xem như không còn. Thường nói đến các nguồn thần lực đã đến và truyển chuyển trong phạm vi các Thái dương hệ

+ Đại Thiên Địa: Thể Dĩ Thái của Thái Dương Thượng Đế (LVLCK, 11)

+ Tiểu Thiên Địa: Thể Dĩ Thái của Con người là Tiểu thiên địa (LVLCK, 11)

* Thượng Đế của Thái dương hệ là Đại thiên địa - Con người là Tiểu thiên địa (LVLCK, 32)

- Linh hồn là một trạng thái của mỗi hình hài của sự sống từ một Thượng Đế đến một nguyên tử (LVLCK, 32)

+ Giống như Thượng Đế là Đại thiên địa đối với mọi giới trong thiên nhiên - Cũng thế con người là Đại thiên địa đối với mọi giới dưới nhân loại (LVLCK, 33)

- Thái Dương Thượng Đế (TDTĐ) - Một Đấng Vũ Trụ Vĩ Đại, Ngài lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian là một Thái Dương Hệ. Tức Thái dương hệ là biểu lộ của năng lượng và sự sống của TDTĐ (LVLCK, 29)

+ Một TDTĐ có hiện thể là 7 hệ thống hành tinh, có không gian là 3 cõi vũ trụ. (LVLCK, 293)

+ Trong Thái Dương Hệ hay Đại Thiên Địa: …Lửa tiềm tàng hay lửa trong sâu tạo ra nội nhiệt, giúp cho Thái Dương Hệ sản sinh ra mọi hình thức sự sống. Đó là hơi ấm nội tại giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, dù là con người, con vật hay cây cỏ. + Lửa linh hoạt hay lửa phát xạ vẫn có trong sự sống và làm cho sự tiến hóa của vạn hữu phát triển ra ngoại cảnh nhờ vào lửa tiềm tàng.

+ Trong hành tinh, hay Hành Tinh Thượng Đế: Nói chung, những gì được đưa ra liên quan tới Thái Dương Hệ đều có thể được xác định đối với mọi hành tinh mà bản chất của chúng là hình ảnh phản chiếu của thái dương, người anh cả của chúng. + Hành Tinh Thượng Đế: Nói chung, thuật ngữ này được dùng cho 7 Đấng cao cả nhất tương ứng với 7 Nhất Đẳng Thiên thần (Archangels) của Cơ Đốc giáo. Tất cả các Ngài đều đã trải qua giai đoạn nhân loại và hiện nay đang biểu lộ qua một hành tinh và các mức tiến hóa của hành tinh đó, giống như cách con người biểu lộ qua thể xác của mình vậy. Vị Hành Tinh Thượng Đế cao nhất hoạt động qua bất cứ bầu hành tinh (globe) đặc biệt nào, thực ra là vị Thượng Đế riêng (personal God) của hành tinh ấy. (ĐĐNLVTD, 222)

Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

+ Tiểu Thiên Địa: Thể Dĩ Thái của Con người - Tiểu Thiên Địa; Thái Dương Thượng Đế - Đại Thiên Địa (LVLCK, 11)

+ Con người Tiểu thiên địa: Lửa tiềm tàng nơi con người, là nội nhiệt của cơ thể đưa tới việc nảy nở của các hình thức sự sống khác, là:

1.   Các tế bào của thể xác.

2.   Các cơ quan được nuôi dưỡng bằng tiềm nhiệt.

3.   Sự sinh sản của chính nó trong các hình hài khác của con người, nền tảng của chức năng tính dục.

+ Lửa phát xạ hay lửa linh hoạt trong con người là một nhân tố mà cho đến nay ít được hiểu biết. Nó có liên quan tới hào quang sức khỏe và liên quan tới phát xạ từ thể dĩ thái, nó giúp cho con người thành nhà chữa bệnh và có thể truyền chuyển nhiệt linh hoạt. Cần phân biệt giữa sự phát xạ này với thể dĩ thái, vốn là sự phát xạ của prana, còn từ lực vốn là một phóng phát từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Linh Hỏa bên trong các lớp vỏ vật chất. Linh Hỏa được tạo ra trên cõi thứ hai, cõi Chân Thần, còn từ lực (vốn là một phương cách để giải thích lửa phát xạ) do đó được cảm nhận cao nhất là trên các cõi thứ tư và thứ sáu, hay là qua các hiện thể bồ đề và cảm dục. Như chúng ta biết, các cõi này có liên kết chặt chẽ với cõi thứ hai. Sự phân biệt này rất là quan trọng và nên nhận thức kỹ càng. (LVLCK, 50–54)

+ Khi được biết rõ, tiểu thiên địa bao giờ cũng nắm giữ manh mối đối với Đại Thiên Địa. Đại Thiên Địa luôn luôn phản chiếu chính nó trong con người, tức tiểu thiên địa, do đó con người có trong chính mình khả năng và tiềm năng lĩnh hội toàn bộ. (CTHNM, 469)

+ CON NGƯỜI: Nói chung, con người là những gì mà thể cảm dục của y tạo ra cho y. Sau nữa, “con người tưởng nghĩ như thế nào thì y trở nên thế ấy”. Thể cảm dục, với các mong mỏi, các thèm muốn, các tâm trạng, các cảm xúc và các khao khát của nó đúc nặn nên thể xác nhờ các lực thu hút tuôn chảy qua nó, và như thế dắt dẫn con người một cách chính xác để thực hiện các ham muốn của y. Nếu các khao khát của bản chất tri giác có tính thú vật vượt trội trong mục tiêu của chúng, chúng ta sẽ có con người với các thèm muốn mạnh mẽ, sống một cuộc đời dành hết nỗ lực để làm thỏa mãn chúng. Nếu sự khát khao để có tiện nghi và hạnh phúc, chúng ta sẽ có con người có tính khí thiên về giác quan, yêu cái đẹp và thích khoái lạc, về thực tế thì bị chi phối hoàn toàn bởi sự nỗ lực ích kỷ. Vì vậy, nó đi suốt tất cả các cấp độ ham muốn, tốt, xấu, và thông thường, cho đến khi sự tái-định-hướng xảy ra, nó tái-tập-trung (refocusses) các năng lượng cảm dục sao cho chúng được chuyển theo một hướng khác. Ham muốn (desire) trở thành nguyện vọng (aspiration). Như vậy, việc giải thoát khỏi bánh xe sinh tử được mang lại và một người được thoát khỏi sự cần thiết phải tái sinh. Khi đó thì lá số tử vi, như được hiểu hiện nay, tỏ ra vô ích, sai và vô dụng, còn thuật ngữ đôi khi được dùng, nhưng không đúng, là “lá số tử vi của chân ngã (ego) hay linh hồn”, thì không có ý nghĩa gì hết. Linh hồn không có vận mệnh cá nhân nào cả, mà được chìm vào Đấng Duy Nhất. Vận mệnh của nó là vận-mệnh của tập thể, và của Tổng Thể (the Whole); mong muốn của nó là thể-hiện Thiên Cơ vĩ đại, và ý chí của nó là sự tôn vinh Thượng Đế nhập thể (the incarnated Logos). (LVHLT, 296)

Xem: Tổng hợp về Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung
Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã

+ Lửa trong Đại Thiên Địa - Lửa do ma sát (cọ xát) hay lửa sinh động nội tại: Các lửa này làm linh hoạt và đem lại sức sống cho Thái Dương hệ đang biểu lộ. Chúng là toàn bộ hoả xà của Thượng Đế khi hoạt động của Thái Dương hệ được đầy đủ (LVLCK, 51)

+ Lửa do ma sát: Theo ý nghĩa siêu hình là sự kết hợp giữa Tuệ giác hay nguyên khí thứ 6 với Trí tuệ hay nguyên khí thứ 5. Nhờ sự kết hợp hay gắn chặt vào nhau này mà nguyên khí thứ 5 hỗn hợp một phần nào và trở nên thành phần của Chân Thần. Theo ý nghĩa vật chất thì lửa do ma sát có liên quan với tia lửa sáng tạo hay mầm sống vốn khai sinh và tạo ra con người. (GLBN III, 250)

+ Lửa do ma sát (Lửa bên trong của vật chất): Chúng là một hậu quả trứ không phải nguyên nhân. Nó được tạo ra bởi 2 thứ lửa Tinh thần và Trí tuệ (Lửa điện và lửa thái dương) tiếp xúc với nhau qua trung gian vật chất. Biểu lộ trong vật chất như lửa bên trong mặt trời hay các hành tinh hay trong con người (LVLCK, 68)

- Sự tồn tại: Khi sự tiến hoá chấm dứt, lửa của vật chất (Lửa ma sát) thì không thể nhận biết được. Nó chỉ tồn tại khi 2 thứ lửa kia được kết hợp lại và nó không tồn tại khi chính nó tách ra khỏi chính vật chất.(LVLCK, 68)

+ Nirmathana: Lửa do ma sát, như sự ma sát của hai miếng gỗ. (LVLCK, 602)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

Lửa địa ngục và hồ lửa (Hell–fire and the lake of fire): Cũng như chữ TAU, vì mang theo nốt của dục vọng và của sự thôi thúc để chiếm hữu và để hiện hữu, bị lạm dụng và đã đưa các nền văn minh của nó đến tai họa, cũng thế, thánh ngữ AUM cũng có thể bị dùng sai và có thể đưa các nền văn minh của nó vào lửa. Đây là chân lý vốn thực sự ẩn sâu bên dưới giáo huấn bị hiểu sai của Cơ Đốc giáo về lửa địa ngục và hồ lửa. Chúng mô tả một cách tượng trưng việc kết thúc kỷ nguyên khi mà các nền văn minh ở cõi trí sẽ đi đến chỗ kết thúc trong thảm họa đối với khía cạnh hình hài, giống như các nền văn minh trước đây đã đi đến chỗ kết thúc bằng nước.  (LVHLT, 479–480)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Lửa Nguyên Thủy: Là dĩ thái thứ nhất của vũ trụ ở cõi Tối Đại Niết Bàn.  (LVLCK,   626).

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Lửa trong Đại thiên địa: Lửa có bản chất chính yếu là tam phân, nhưng khi biểu lộ, nó có thể được xem  như biểu hiện ngũ phân, và có thể được định nghĩa như sau:
- Lửa do ma sát, hay lửa sinh động nội tại. Các lửa này làm sinh động và đem sinh khí cho Thái Dương Hệ biểu lộ bên ngoài. Chúng là toàn thể hỏa xà của Thượng Đế khi hoạt động đầy đủ trong Thái Dương Hệ.
- Lửa Thái Dương hay lửa trí tuệ vũ trụ. Đây là phần của cõi trí vũ trụ được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn thể tia lửa của trí tuệ (mind), các lửa của các hạ trí (mental bodies) và nguyên khí linh hoạt của các đơn vị tiến hóa của nhân loại trong ba cõi thấp.
- Lửa điện, hay Ngọn Lửa Thiêng của Thượng Đế. Ngọn lửa này là dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế (Logos) của chúng ta và chính nó giúp phân biệt Ngài với các vị Thượng Đế khác, đó là đặc điểm nổi bật của Ngài và là dấu hiệu vị trí của Ngài trong cơ tiến hóa của vũ trụ. (LVLCK, 37–38)

+ Lửa vũ trụ là nền tảng của cuộc tiến hóa của chúng ta. Lửa của cõi trí kiểm soát và ngự trị nội tại và có khả năng tinh luyện cùng những hiệu quả thanh lọc để tiến hóa. Khi hợp nhất Nội hỏa cõi trí và lửa các hạ thể với lửa thiêng Tam nguyên Tinh thần => Một vị Chân sư, do nhờ sự hợp tác của Hỏa đức Tinh quân (Các hiện tượng tâm lý địa cầu đều ở dưới quyền Ngài kiểm soát) và các vị thần cao cấp ở cõi trí, họ làm việc với vị Chúa tể của cõi này, và vị Đại Thiên vương, Chúa tể của cảnh giới thứ hai. Tương tự: Nội hỏa ở tâm địa cầu sẽ hòa hợp với lửa thiêng của mặt trời ở cuối đại chu kỳ này => Thái dương hệ sẽ đạt mức thánh hóa (TTHM, Thư: 27/8/20))

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn
Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

+ Ba loại: Sự sống nội tại Tinh hoa Thượng Đế (THTĐ) biểu lộ (LVLCK, 124)

- Lửa: Lửa Điện. Tinh thần. THTĐ Ngôi 1- Linh hoạt- Ý chí - Nhiệt: Lửa thái dương.Tâm thức.TĐ N2 (Lưỡng nguyên) - Chuyển động: Lửa do ma sát. Vật chất. THTĐ Ngôi 3 + Lửa Đại Thiên Địa - Thái Dương hệ của (TĐ) biểu lộ - TĐN 1: .... Lửa …Điện - Ý muốn L.hoạt/ ý chí hiện tồn - TĐN 2:…. Nhiệt….Thái dương - L.Nguyên, Bác ái giữa 2 - TĐN 3:..Chuyển động...Lửa trí tuệ..... Lửa do ma sát + Biểu lộ nội tại Đại Thiên Địa - Thái dương …......…. Ý chí hay quyền năng - Kim tinh - ­Thuỷ tinh.... Bác ái và Minh triết - Thổ tinh (Saturn)… Hoạt động hay Thông tuệ + Biểu lộ ngoại cảnh của Tiểu thiên địa - Chân thần….Lửa điện……….. Ý chí - Quyền năng. - Chân ngã…. Lửa thái dương...Bác ái và Minh triết - Phàm ngã… Lửa do ma sát….Hoạt động/Thông tuệ. + Tiểu thiên địa - Biểu lộ bên trong - Thể hạ trí……..Ý chí hay quyền năng….... Lửa - Thể cảm dục...Bác ái - Minh triết ……..….Nhiệt - Thể xác……Hoạt động thông tuệ...Chuyển động + Biểu lộ với Thể xác - Não bộ……..Chân thần…Ý chí - Quyền năng. Lửa điện. - Tim……Chân ngã…. Bác ái-Minh triết. Lửa thái dương - Cơ quan thấp…Phàm ngã… H. Động T.Tuệ. Lửa ma sát + Lửa trong việc biểu lộ: - Lửa linh hoạt tức là prana (sinh khí). - Lửa tiềm tàng tức là thân nhiệt. … Khi tiềm hỏa phàm ngã phối hợp lửa của trí tuệ/ Chân Ngã + Lửa Thiêng = Điểm đạo lần 5, hoàn tất chu kỳ lớn(LVLCK, 47)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

Lửa và ánh sáng: Lửa điện hay Tinh thần, hợp với lửa do ma sát (nhiệt) tạo ra lửa thái dương hay ánh sáng. (LVLCK, 241)

+ Lửa trong Đại Thiên Địa - Lửa Thái dương: Năng lượng của linh hồn đôi khi được gọi là lửa thái dương.(CTNM, 641)

+ Lửa thái dương hay lửa của cõi trí vũ trụ. Đây là phần của cõi trí vũ trụ vốn được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn bộ các tia lửa của trí tuệ, các lửa của hạ trí và nguyên khí sinh động của các đơn vị tiến hoá của nhân loại trong ba cõi thấp (LVLCK, 51)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

Lửa vật chất (Fires of matter): Lửa từ đáy xương sống và tam giác lá lách (splenic triangle) là lửa vật chất… Các lửa này không có tác dụng tinh thần (spiritual effect) và chỉ có chính chúng liên quan với vật chất ở chỗ có các trung tâm lực này. (LVLCK, 138)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn

Lực (Force, mãnh lực): - Lực chẳng qua chỉ là vật chất ở một trong các trạng thái cao nhất của nó.     (Thư của Chân Sư,   321)    -Là tên gọi để chỉ tất cả các năng lượng mà – sau khi được vận dụng và tập trung đúng – được phóng ra bởi cá nhân hay nhóm theo bất cứ hướng nào và với nhiều động cơ có thể có được, một số thuộc loại tốt lành và một số có tính chất ích kỷ.   (GDTKNM, 143)
Lực đẩy (Repulsion): Động lượng (momentum) được tạo ra bởi chuyển động quay, kết quả là tạo ra lực đẩy… Lực đẩy được tạo ra bởi chuyển động quay và là nền tảng của sự cách ly đang ngăn chận sự tiếp xúc của bất cứ nguyên tử nào với bất cứ nguyên tử khác, đang giữ cho các hành tinh ở vào các điểm cố định trong không gian và cách xa nhau một cách ổn định, đang giữ cho chúng ở một khoảng cách nhất định kể từ tâm điểm của hệ thống của chúng., và cũng giữ cho các cảnh giới và phân cảnh giới không mất đi sự đồng nhất về vật chất của chúng. (LVLCK, 154)
Lực tâm thông (Psychic force): X. Sinh hồn và linh hồn.
Lưới dĩ thái (Etheric web):
  • Theo nghĩa đen, lưới dĩ thái là mạng lưới tinh anh với các tuyến lửa trải rộng qua trung tâm và tạo thành một diện tích có kích thước khá rộng. Nó tách biệt 2 thể cảm dục và thể xác.
(LVLCK, 944)
  • Các lưới dĩ thái thực ra là dĩa (disks), đang quay tròn với các tốc độ riêng biệt, khác nhau tùy theo loại trung tâm lực và tùy theo mức độ tiến hóa của hệ thống trung tâm lực liên hệ. Chỉ khi nào các lưới này bị thiêu rụi bởi các luồng hỏa đi lên và đi xuống, người ta mới thật sự thấy đúng được các trung tâm lực. Nhiều người có nhãn thông lầm lẫn các trung tâm lực và các đối phần bảo vệ của chúng, vì các đối phần này (counterpart) có độ tỏa chiếu và ánh sáng riêng của chúng.
(LVHLT, 592)
  • Tấm màn ngăn cách cõi cảm dục khỏi cõi trần.
(TLHNM I, 102)
Lương tâm (conscience): - Trong địa hạt đạo đức, ý chí thường được mệnh danh là lương tâm. (MTNX,   237)
  • Nhờ việc ứng dụng ý thức phân biện, lương tâm được phát triển khi thể trí ngày càng đảm trách việc kềm chế – một nhận thức và sau cùng một tâm thức đã thức tỉnh được khơi dậy.
Trong trường hợp thứ nhất, điều này biểu hiện như là ý thức trách nhiệm; chính ý thức này dần dần tạo nên một sự đồng hóa ngày càng tăng của linh hồn với hiện thể của nó, tức con người tam phân hạ đẳng. (CTNM, 500–501)
  • Lương tâm là tiếng nói cảnh báo (monitory voice) của linh hồn. (MTNX, 176)
  • Lương tâm (consciousness) tức là Ý chí làm điều phải (the right) và tránh điều sai trái (the wrong). (KCVTT, 260)

Lương tri (Common sense):

  • Trí tiếp thu (receptive mind) tức là lương tri.(GDTKNM, 35)
  • Lương tri chỉ có thể hoạt động trong các thể giống nhau (similar bodies) mà thôi. Lương tri sẽ cho các kết quả giống nhau khi tất cả mọi người đều hoạt động trong thể xác, tất cả đều hoạt động trong thể cảm dục, hoặc tất cả đều hoạt động trong thể trí. Vì lẽ “lương tri” (“common sense”) chỉ là các hình tư tưởng của Thượng Đế trên mỗi cõi, đang chi phối mỗi tâm thức đã nhập thể (embodied consciousness) và khiến cho tâm thức đó đáp ứng bằng một số thay đổi đối với một vài rung động trong các hiện thể của tâm thức. Lương tri không bị hạn chế vào cõi trần chút nào, nhưng ở giai đoạn tiến hóa hiện nay, nhân loại bậc trung không mở đủ tâm thức nội tại (indwelling consciousness) để cho các hiện thể sử dụng bất cứ “lương tri” nào trên cõi cảm dục và cõi trí. “Lương tri” là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh tính duy nhất (oneness) của các sự sống nội tàng (indwelling lives) của chúng ta.  (KCVTT, 220–221)
Lưỡng tính thiêng liêng (The Divine Hermaphrodite):  Đây là Đấng Cao Cả, thuộc hành tinh hay thái dương, đang biểu hiện trong chính Ngài các cặp đối hợp.  (LVLCK, 328)

Khắp thế gian, đâu đâu cũng có sự khao khát đang thôi thúc con người tìm kiếm một kẻ nào đó mà đối với y là biểu hiện một lý tưởng. Ngay đến những người không chấp nhận sự hiện hữu của các Chân Sư cũng đang tìm kiếm một lý tưởng nào đó, rồi hình dung ra lý tưởng đó được thể hiện dưới hình thức nào đó trên cõi trần. Có lẽ họ mường tượng ra mình như là những người tiêu biểu cho hành động lý tưởng, hoặc hình dung ra một nhà từ tâm nổi danh nào đó, một khoa học gia kiệt xuất, một nhà mỹ thuật hay nhạc sĩ tiếng tăm nào đó, xem những người này như là đang thể hiện cho quan niệm siêu tuyệt của họ. Con người – chỉ vì con người chính là mảnh nhỏ (fragmentary) và còn bất toàn (incomplete) – luôn luôn có sự thôi thúc ở nội tâm mình để tìm kiếm đối tượng khác ưu việt hơn chính mình. Chính điều này đưa con người trở lại trung tâm bản thể của mình và cũng chính điều này thôi thúc con người chọn con đường trở về với Toàn ngã (All–Self). Qua bao thiên kỷ, bao giờ Đứa Con Đi Hoang cũng đứng dậy và trở về với Từ Phụ, lúc nào trong thâm tâm cũng nhớ về ngôi nhà của Từ Phụ và cảnh huy hoàng nơi đó. Nhưng thể trí con người cần được kiện toàn đến nỗi mà việc tìm kiếm ánh sáng và lý tưởng tất phải dài lâu và vất vả. “Hiện giờ, qua khung kính, ta chỉ thấy một cách mập mờ, nhưng sau đó sẽ nhìn thấy tỏ tường”. Bây giờ, qua khung cửa sổ thoáng mở mà chúng ta vượt qua khi leo lên nấc thang tiến hóa, chúng ta bắt gặp những cái nhìn thoáng qua của những Đấng Cao Cả. Các Ngài chìa ra cho chúng ta các cánh tay giúp đỡ và lớn tiếng kêu gọi chúng ta hãy phấn đấu dũng cảm nếu chúng ta muốn đứng ở chỗ mà các Ngài đang đứng hiện giờ.   (TVTTHL, 256–257)

– Một lý tưởng (ideal) là một ý niệm cố định trong trí (fixed mental- concept) có tính chất gây cảm hứng, được tạo ra để hướng dẫn cách hành xử.(KCVTT, 262)

-  Tất cả mọi lý tưởng đều chỉ là cái bóng (shadow) của sự hoàn thiện tối hậu (final perfection). (VLH, 110)

+ Ma – cà – rồng(Vampires): Ma-cà-rồng có thật, nhưng may thay, chúng hiếm có. Chúng sống dưới hoàn cảnh giống như những người tự tử, cả hai đều là vong linh lụy trần, bạn phải biết cách giúp đỡ họ, mà còn phải biết cách giúp giải thoát họ tách khỏi xiềng xích của họ (tức là tách khỏi thể sinh lực của họ - ND) (CKDCLH, 169)
Ma sát (Friction): Tác dụng của ma sát trên tất cả các thể nguyên tử, tạo ra: a/ Sức sống (vitality) của nguyên tử. b/ Sự cố kết (coherence) của nguyên tử. c/ Năng lực hoạt động (Ability to function). d/ Nhiệt lực được cung ứng cho hình hài kết hợp mà nó có thể tạo thành một thành phần chắp vá, dù cho đó là nhiệt được cung cấp bởi sự quay của một hành tinh bên trong hình hài đại vũ trụ, hoặc là sự quay của một tế bào trong thể xác bên trong hình hài tiểu vũ trụ. e/ Sự cháy cuối cùng hay là sự phân hủy (disintegration) khi lửa tiềm tàng và lửa phár xạ đạt đến một giai đoạn đặc biệt. Đây là bí nhiệm của việc quy nguyên cuối cùng và của thời kỳ quy nguyên, nhưng không thể tách biệt khỏi hai yếu tố khác của lửa thái dương và lửa điện. (LVLCK, 155)

Mahat:

  • Là Toàn Linh Trí (universal mind) tức là thể trí (mind) đang biểu lộ trong đại vũ trụ (macrocosm). (ASCLH, 15)  – Mahat tức tri thức (knowledge), nguyên khí (principle) của Toàn Linh Trí. (LVLCK, 1125)
  • Mahat, Thượng Đế Ngôi Ba (Third LOGOS), hay là Trí Tuệ Sáng tạo Thiêng liêng (Divine Creative Intelligence), Brahm của Ấn giáo, Văn Thù (Madjusri) của Phật Giáo Bắc Tông, Chúa Thánh Thần (the Holy Spirit) của Thiên Chúa giáo.(MTNX, 123)

Mahendra : Thế giới của trí tuệ và linh hồn, tương ứng với cõi trí (X. Cõi và trạng thái tâm thức). (ASCLH, 298)

Mahomet: X. Hồi giáo.

1. Manasa-putras: (Trí Thiên Thần) -  Các Manasa-putras tức là “Các Phân Thân của Toàn Linh Trí” (“Sons of the Universal Mind”), các Ngài tạo ra (created), hay đúng hơn sản sinh ra (produced), con người biết suy tư (thinking man, “manu”), bằng cách lâm phàm (by incarnating) vào trong nhân loại thuộc Giống Dân Thứ ba trong Cuộc Tuần Hoàn của chúng ta. (CKMTTL, 111)

-  Một Thái Dương Thượng Đế chỉ hoạt động xuyên qua các Đấng Kiến Tạo Vĩ Đại (the greater Builders), tức các Manasaputras thuộc các cấp độ (grades) khác nhau trên hai cõi cao của Thái dương hệ (Tối Đại Niết Bàn và Niết Bàn – ND). - Thái Dương Thượng Đế hoạt động xuyên qua các Manasaputras này và gửi các Ngài ra với sứ mệnh kiến tạo và làm linh hoạt hình tư tưởng của Thái Dương hệ với mục tiêu đặc biệt được dự kiến.  (LVLCK,  564)

- Các Manasaputras thiêng liêng là các Phân Thân sinh ra từ Thiên Trí (Mind-born Sons) của Brahma, Thượng Đế Ngôi Ba.       Trong Secret Doctrine, các Ngài có nhiều danh xưng khác nhau: Bảy Hành Tinh Thượng đế, các Huyền Cung Tinh Quân (Lords of the Rays), các Prajapatis, các Kumaras, Primordial Seven, Rudras, Rishis, Spirits before the Throne.   (LVLCK,   270)

Kiểu mẫu nguyên hình : (Archetype) Thượng Đế Ngôi Ba tức là Toàn linh Trí (Universal Mind). Trong Toàn Linh Trí, vạn vật hiện hữu theo kiểu mẫu nguyên hình, đó là căn cội của mọi sinh linh, suối nguồn của các năng lượng sáng tạo (fashioning energies), kho tàng tích lũy mọi dạng thức thuộc kiểu mẫu nguyên hình (architypal forms) vốn sẽ được biểu lộ và tinh luyện trong các loại vật chất hạ đẳng trong chu kỳ tiến hóa của vũ trụ. Các dạng thức nguyên hình kiểu mẫu này là thành quả của các vũ trụ trước, được mang sang để làm mầm mống cho vũ trụ hiện tại. (MTNX,   46)
Kim loại (Metal): Độ mỏi (fatigue) mà các kim loại phải chịu là một dấu hiệu (sign) khác cho thấy rằng kim loại là các vật sống (living things). (MTNX, 54)

Kim tinh/ Venus: Truyền dẫn Cung 5 (GQ1- CT con người)
- Venus: Hành tinh thánh thiện Venus - Kim tinh so với Hành tinh Địa cầu giống như Chân ngã so với Phàm ngã (CTHNM, 436)
- Venus: Về mặt huyền bí, Venus là Hành tinh bổ xung của Địa cầu, vốn là đối cực của Đại cầu (CTHNM, 33)
-
Cảm nhận thẩm mỹ, nghệ thuật, vẻ đẹp, tình cảm, tình yêu. Xem nguồn);
- Nếu một người có sao Kim có góc hợp cứng đối với sao Hỏa, liệu điều này có ngụ ý rằng người đó nên làm nghệ thuật hay làm tình yêu? Nếu câu trả lời là cả 2: nghệ thuật và tình yêu vì sao Kim là hành tinh của tình yêu và vẻ đẹp, thì điều này có ngụ ý rằng các nghệ sỹ yêu đương hơn người khác, hay ý tưởng của Freud rằng các biểu hiện văn hoá giống như nghệ thuật thường là sự dịch chuyển các nhu cầu khác là đúng, và người ta có thể vẽ một bức tranh hoặc có một mối quan hệ lãng mạn tuỳ theo sở thích của một người? Xác định phía bên phương diện nào của sao Kim là rõ ràng nhất trong bối cảnh của sao Kim đặt trong lá số sinh.
* Nếu sao Kim ở trong nhà thứ 7, thì khía cạnh xã hội của sao Kim rất nổi bật,
* Còn nếu sao Kim ở trong nhà thứ 5, thì sự sáng tạo nghệ thuật của sao Kim sẽ nổi trội.
* Venus trong một cung hành thuỷ mang lại cảm xúc,
* Trong khi sao Kim trong một cung hành khí thì kém cảm xúc hơn.
Chúng ta có thể nhìn Venus như một hành tinh với nhiều thuộc tính khác nhau nhưng có liên quan. Cung và nhà và các góc hợp với các hành tinh khác cho chúng ta thấy những đặc tính nào của Sao Kim là nổi trội.
+ Sao Kim, hành tinh cung 5 sẽ giúp xua tan ảo cảm_Chân Sư DK: Vì vậy chúng ta phải rèn luyện, rèn luyện một cách tỉ mỉ. Sự rèn luyện thực sự sử dụng cung 5 của thể trí, và không có cách nào để tránh né được. Và dĩ nhiên loại tâm thức cung 2 sẽ tham gia và chúng ta sẽ không còn bị cuốn theo xu hướng cung 6 nói chung của thể cảm dục vốn tạo ra sự biến dạng, sự cường điệu hoặc sự giảm thiểu, gây ra ảo cảm. Chúng ta sẽ thấy sự sống theo đúng tỷ lệ, và bạn hãy nhớ rằng sao Kim - Hành tinh của sự cân đối, tỷ lệ, chủ tinh của Thiên Bình, dấu hiệu của tỷ lệ (Nguồn: Ảo Cảm 1- Anh Kiệt dịch 9. 2019)

Xem thêm: Tổng hợp về Hành tinh;     Tổng hợp về Kim Tinh

Kim tự tháp (Pyramids):
  • Trình độ văn minh của người Atlantis còn cao siêu hơn trình độ văn minh của người Ai Cập. Chính hậu duệ suy đồi của người Atlantis, tức quốc gia của châu Atlantis mà Plato nói đến, mới là những người xây nên các Kim tự tháp đầu tiên trong nước đó, và việc đó chắc chắn xảy ra trước khi người Ai cập (Egyptians) – mà sử gia Herodotus gọi là “người Aethiopia phương Đông” (“Eastern Aethiopians”) – đến xứ này.
  • … Đại Kim tự tháp (Great Pyramid) hẳn phải được dựng lên cách nay độ 78.000 năm, hoặc đối đế lắm là có thể đáng được chấp nhận ít nhất muộn lắm là khoảng năm 3.350 trước
TC. (GLBN III, 427, 430)
Kriyshakti : Kriyshakti, một quyền năng thần bí và thiêng liêng (mysterious and divine power), tiềm ẩn trong ý chí (will) của mọi người. Quyền năng này nếu không được thức động (not called to life), làm cho linh hoạt (quickened) và phát triển bằng việc luyện yoga (Yoga–training) sẽ vẫn yên ngủ (dormant) nơi 999.999 người trong số một triệu người và sẽ trở nên tàn tạ đi (get atrophied). Quyền năng được giải thích trong phần “Mười hai cung Hoàng đạo” (xem “Năm năm Thông Thiên học, trang 111) như sau: Kriyshakti : Quyền năng thần bí của tư tưởng, giúp tạo ra các kết quả bên ngoài có thể nhận thức được của cõi hiện tượng (external, perceptible, phenomeral results) nhờ bởi năng lực nội tại của riêng nó. Người xưa cho rằng bất cứ ý niệm nào cũng sẽ tự biểu lộ ra bên ngoài nếu người ta tập trung mãnh liệt sự chú tâm (attention) [và ý chí] vào ý niệm đó. Tương tự như thế, một sự mong muốn mạnh mẽ (intense volition) sẽ đem lại kết quả mong muốn.   Vị Yogi thường tạo được các điều kỳ diệu nhờ Ichchhshakti (quyền năng ý chí, will–power) và Kriyshakti (GLBN III, 180)
Bảy Đấng hữu ngã thức cao nhất trong Thái Dương Hệ. Bảy vị Kumaras này biểu lộ qua trung gian của một hành tinh hệ giống như cách con người biểu lộ qua trung gian của thể xác. Ngoài các danh xưng khác, người theo Ấn giáo còn gọi các Ngài là “các con do trí của Brahma sinh ra”. Các Ngài có toàn bộ thông tuệ và minh triết. Trong hành tinh hệ, người ta cũng thấy hình ảnh của trật tự Thái Dương Hệ. Đứng đầu công cuộc tiến hóa trên thế giới của chúng ta là vị Kumaras thứ nhất, được 6 vị Kumaras khác trợ giúp, ba vị ngoại môn và ba vị nội môn, các vị này là các điểm tập trung để phân bố thần lực của các vị Kumaras Thái Dương Hệ.   (ĐĐNLVTD, 219)
Kundalini hành tinh (Planetary Kundalini): Các vũ trụ tuyến (cosmic rays) mà nhà khoa học hiện đại biết được, tạo ra các trạng thái của Kundalini hành tinh.  (TLHNM I, 370)
Kundalini vũ trụ (Cosmic Kundalini): Kundalini vũ trụ tức là điện lực (electrical force) của Thái Dương Hệ. (LVLCK, 296)
– Là việc bám giữ lấy những gì đã biết. Ký ức có liên quan đến nhiều nhóm nhận thức, hoặc chủ động hoặc tiềm tàng; nó liên hệ đến nhiều yếu tố đã biết, các yếu tố này được liệt kê như sau:
  1. Các hình tư tưởng của những gì hữu hình, biểu lộ ra ngoài mà chủ thể tư tưởng đã biết được ở cõi trần.
  2. Những hình ảnh của kama–manasic (tức hạ trí–dục vọng) của dục vọng đã qua và việc thỏa mãn chúng.
  3. Các hoạt động của ký ức vốn là kết quả của việc luyện trí, việc tích lũy các sự kiện thu lượm được, kết quả của việc đọc sách hay giảng dạy. Nó không thuần túy dựa vào dục vọng mà căn bản của nó là sự quan tâm của trí tuệ.
  4. Các tiếp xúc mà ký ức nắm giữ và nhận biết như là xuất phát từ các nhận thức của 5 giác quan thấp.
  5. Các hình ảnh trí tuệ tiềm tàng trong năng lực tạo ký ức, đó là toàn thể kiến thức đã được giao tiếp và những nhận thức được khơi dậy do việc dùng thể trí như giác quan thứ sáu. Tất cả các dạng năng lực ký ức này phải bị dẹp bỏ và không được bám giữ nữa; chúng phải được nhận ra là các hoạt động của thể trí, của nguyên khí suy tư và do đó là một phần của bản chất tâm thông hay thay đổi mà nhà yoga phải chế ngự trước khi có hy vọng được thoát khỏi mọi giới hạn và mọi hoạt động thấp.
  6. Sau rốt (vì không cần kể ra các tế phân phức tạp hơn), ký ức cũng bao gồm các kinh nghiệm mà linh hồn gom góp được qua nhiều lần luân hồi và được tích chứa trong chân thức (true consciousness) của linh hồn. (ASCLH, 23–25)
Kỳ đà long (Iguanodon): Con Kỳ đà long của thời Trung Sinh (mesozoic ages – còn gọi là Nguyên đại địa chất thứ nhì, dài 180 triệu năm, cách nay từ 245 triệu năm đến 65 triệu năm–ND) – con quái vật dài 100 feet (30,4m) – ngày nay biến đổi thành con thằn lằn nhỏ họ Kỳ Đà (small iguana lizard) ở Nam Mỹ. (GLBN III, 161)
Kỷ nguyên Bảo Bình (Aquarian Age): Thời kỳ này có lẽ xấp xỉ (Would approximate) 2.500 năm, và nếu được vận dụng đúng mức, sẽ mang lại sự thống nhất cho nhân loại một cách hữu thức và sáng suốt và như thế tạo ra sự biểu lộ của cái mà tôi thích gọi là “tình huynh đệ khoa học” để phân biệt với hàm ý tình cảm (sentimental connotation) của tên gọi rất thịnh hành hiện nay. (LVHLT, 405)

La hán (Arhat), một cách viết khác:  Arhan.   (GLTNVT,  244)   

Tức là vị đệ tử được điểm đạo ở cấp thứ tư.   (LVHLT, 263)

La sát : X. Rakshara.

Lạc phận (contentment, vui với số phận): Thái độ lạc phận đưa tới kết quả là trạng thái trí tuệ được an tĩnh. Nó dựa vào việc nhận thức được các định luật đang chi phối sự sống và trước tiên là luật nghiệp quả. Nó tạo ra trạng thái tâm trí mà trong đó mọi tình huống được xem như là chính đáng và công bằng, cũng như các tình huống mà theo đó, người tìm đạo có thể giải quyết vấn đề của mình một cách tốt đẹp nhất và thành tựu được mục tiêu dành cho bất cứ kiếp sống đặc biệt nào. Điều này không đòi hỏi việc ổn định (settling down) và sự cam chịu (acquiescence) tạo ra sự ù lì (inertia), mà là việc nhận thức được những gì mình đang có, tranh thủ cơ hội đến với mình và để cho chúng tạo thành nền tảng và căn bản cho mọi tiến bộ tương lai    (ASCLH, 189)
Lâm phàm (Incarnation):
  • Với nghĩa gốc của nó, từ ngữ “lâm phàm” truyền đạt chân lý căn bản có liên quan đến việc khoác lấy một thể xác trọng trược, còn về mặt chuyên môn, chỉ nên áp dụng cho giai đoạn biểu lộ có liên quan đến ba cõi phụ thấp của: a/ Cõi hồng trần vũ trụ, liên quan đến một Thái Dương Thượng Đế và đến một Hành Tinh Thượng Đế.
b/ Cõi hồng trần Thái Dương Hệ, liên quan tới con người. (LVLCK, 732)
Lâm phàm trực tiếp (Direct incarnation): Phương pháp trực tiếp lâm phàm sẽ được một số Chân Sư và đạo đồ sử dụng qua tiến trình:  a/ Sinh ra trên cõi trần (physical birth).  b/ Chiếm lấy một thể thích hợp (appropriation of a suitable vehicle).  c/ Trực tiếp sáng tạo bằng một tác động của ý chí. Cách này sẽ ít được dùng. (LVLCK, 758)
Lẽ trời (Intention): X. Thiên lý.

Lemuria (Lục địa Lemuria): – Một thuật ngữ hiện đại được một số nhà thiên nhiên học dùng trước tiên, nay được các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng dùng để chỉ một lục địa mà theo Giáo lý Bí Nhiệm của Đông Phương, lục địa này có trước Atlantis. Đó là trú sở của căn chủng thứ ba. (ĐĐNLVTD, 220)

– Chúng tôi đề nghị gọi lục địa thứ ba là Lemuria. tên gọi này do ông P.L. Sclater đưa ra. Giữa thập niên 1850–1860, dựa vào các nền tảng động vật học, ông quả quyết là vào thời tiền sử, chắc chắn là có một lục địa mà ông nói rõ là trải dài từ Madagascar đến Tích lan (Ceylon) và Sumatra. Nó gồm cả một vài phần của Phi Châu ngày nay. Mặt khác, lục địa khổng lồ này trải dài từ Ấn Độ Dương đến Australia, nay đã hoàn toàn biến mất dưới mặt nước Thái Bình Dương, chỉ để lại đó đây một vài đỉnh của cao nguyên mà nay là các hòn đảo. (GLBN III, 20–21)

Lệnh (order or command, mệnh lệnh): Lệnh và mệnh lệnh là các giải thích thiếu sinh động (feeble) mà con người đưa ra đối với những gì mà họ hiểu được theo định luật. Trong thời gian và không gian, vào bất cứ thời điểm đã định nào vào ở bất cứ vị trí nào, các mệnh lệnh này được đưa ra bởi những kẻ ở vị thế có uy quyền hay những kẻ có vẻ thống trị hoặc đang ở vị thế áp đặt ý muốn của họ. Mệnh lệnh chứng tỏ sự nhu nhược và sự hạn chế của nhân loại.  (CVĐĐ, 25)
Lịch sử (History) : Chỉ là việc ghi nhận phản ứng tuần hoàn (xảy ra theo chu kỳ) của con người đối với một năng lượng thiêng liêng nào đó đang tuôn vào, một  Đấng Hóa thân hoặc một Vị Lãnh Đạo được truyền cảm hứng nào đó. (SHLCTĐ, 292)
Linh hồn lụy trần (Earth bound souls): Đối với kẻ độc ác và kẻ ích kỷ tàn nhẫn, đối với kẻ phạm trọng tội và đối với một số ít người chỉ sống theo mặt vật chất, rốt cuộc sẽ xảy ra một tình huống mà chúng ta gọi là “lụy trần” (“earth bound”).  Các mắt xích mà họ đã rèn được với cõi trần và các xu hướng trần tục của tất cả các dục vọng của họ đã buộc họ vẫn ở sát gần cõi trần và cuối cùng đặt họ vào vùng chung quanh cõi trần (earth environment). Một cách tuyệt vọng và bằng mọi cách có thể có, họ tìm cách tiếp xúc trở lại và nhập trở lại vào cõi trần.   (LVHLT, 301)
Linh hồn mới được sáng tạo (Newly–created soul): Liên quan đến Chân Thần, độc giả nên nhớ rằng triết học Đông phương bác bỏ tín điều thần học Tây phương đối với việc một linh hồn mới được sáng tạo cho mỗi hài nhi vừa ra đời, vì đó là một tín điều phản triết học (unphilosophical), cũng như không thể có được trong cấu trúc (economy) của Thiên Nhiên. Phải có một số giới hạn các Chân Thần, tiến hóa và ngày càng phát triển đến mức hoàn thiện, xuyên qua việc đồng hóa của nhiều cá tính kế tiếp nhau trong mỗi chu kỳ Khai Nguyên mới. Điều này tuyệt đối cần thiết xét theo các giáo lý về Luân hồi, Nhân quả và xét theo việc Chân Thần con người dần dần trở về với cội nguồn – Thượng Đế tuyệt đối. Như vậy, mặc dù tập đoàn các Chân Thần tiến hóa ít hay nhiều hầu như không thể tính được, nhưng con số Chân Thần vẫn có hạn, cũng như mọi sự vật trong vũ trụ biến phân và hữu hạn này.    (GLBN I, 224)
Linh hồn Song sinh (“Twin–Soul”): Theo giáo lý huyền linh, người nào được sinh ra dưới một ngôi sao (star) nào thì sẽ mãi chịu ảnh hưởng của ngôi sao đó suốt trọn chu kỳ các lần luân hồi trong một Chu kỳ Khai nguyên (Manvantara). Nhưng đó không phải là ngôi sao chiêm tinh (astrological star) của người này. Ngôi sao chiêm tinh liên quan tới phàm ngã, còn ngôi sao nói trên liên quan đến Chân Ngã (Individuality). Vị Thiên Thần của Ngôi sao đó, tức là vị Thiền Định Phật (Dhyani–Buddha) liên quan đến nó sẽ hoặc là “Thiên Thần” hướng dẫn, hoặc chỉ là “Thiên Thần” chủ trì (presiding “Angel”), tạm gọi như thế, trong mỗi lầm tái sinh mới của Chân Thần, vốn là một phần của chính bản thể của y, mặc dù hiện thể của y, tức con người, có thể vẫn không biết được sự kiện này. Mỗi vị Cao đồ (Adepts) đều có vị Thiền Định Phật của các Ngài, tức “Linh hồn Song sinh” trưởng thượng của các Ngài, các Ngài vẫn biết điều đó và gọi đó là “Hồn Cha” (“Father Soul”) và “Lửa Từ Phụ” (“Father–Fire”). Tuy nhiên, chỉ vào cuộc điểm đạo cuối cùng và cao nhất, khi được đặt đối diện với “Hình Anh” (“Image”) sáng chói thì các vị Cao Đồ mới học được cách nhận biết được hình ảnh  đó. Chẳng biết Bulwer Lytton hiểu được sự kiện huyền bí này đến mức nào mà trong tâm trạng linh hứng cao tột, ông đã mô tả việc Zanoni đối diện được với Thể Quang Huy của mình (his Augoeides)?    (GLBN II, 296)
Linh hồn thống soái (Master–soul): Linh hồn thống soái là Alaya (tàng thức hay toàn linh thức), linh hồn vũ trụ (universal soul) hay là Atma.  (LVLCK, 137)

Linh hồn tri kỷ:  (Twin-soul) - Người nào mà Chân Ngã và Phàm Ngã được điều hợp (attuned) một cách hoàn hảo thì sẽ không bao giờ bận tâm quá nhiều vào việc tìm kiếm một linh hồn tri kỷ; người ấy chỉ dồn hết thì giờ vào việc cố gắng tuân theo ý chí cao siêu (higher will) và tìm kiếm các thỏa mãn sâu xa và bền bĩ hơn. Y cũng thường quá bận rộn trong việc phụng sự huynh đệ mình.  (VLH,   162)

- Linh hồn tri kỷ mà mọi người đều mong mỏi, thực ra chính là Thượng Đế (God)…. Đó là khía cạnh cao cả nhất của Đấng Thiêng Liêng mà con người có thể hoài vọng đến. Mọi việc đều có tính cách tương đối. Tuy nhiên con thấy rằng khát vọng (dream) về một linh hồn tri kỷ vốn luôn ám ảnh nhân loại hẳn nhiên là có một cơ sở xác đáng và đóng vai trò thiết yếu trong diễn trình tiến hóa, vì chính sự thôi thúc bên trong đó khiến cho cái thành phần (the part, thành viên, phần tử) tìm kiếm cái toàn vẹn      (completion, hoàn mãn) trong Tổng Thể (the Whole). (VLH, 164)

Linh Hỏa (Divine Flame):
  • Chân Thần.
  • Linh hỏa được tạo ra (formed) trên cõi thứ hai, cõi Chân
Thần (monadic plane). (LVLCK, 47, 54)
Linh khí (the Breath): Sự Sống của Thái Dương Thượng Đế tức là Linh khí của Ngài. (KCVTT, 14)

+ Linh ngã (Divine self): Là Tinh thần (spirit), là Chân Thần (Monad). (LVLCK, 48) 

– Là Tinh thần, là Chân Thần, là Bản Lai Diện Mục (Presence).  (ASCLH, 8)

- Linh ngã tức là Chân Ngã Tinh thần (Spiritual Self). (ASCLH, 266)

+ Phàm Ngã và tương ứng Thượng Ngã- Linh Ngã (LVLCK, 64)
Cha ................... Con .................. Mẹ
Tinh thần .......... Linh hồn ........... Xác thân
Sự Sống ......... Tâm thứ............ Sắc tướng
Chân Thần ..... Chân ngã ........... Phàm ngã
Linh ngã ....... Thượng ngã ......... Phàm ngã
Tinh thần ......... Biệt ngã…......... Phàm ngã
Điểm  ............. Tam nguyên….... Tứ nguyên
Chân thần ... T.Dương T.Thần... Nguyệt T. Quân

Linh phù, linh vật: (Talisman) Một linh phù là một vật nhỏ (small object) được nạp từ điện (magnetism), mục đích của nó là để xua đi mọi ảnh hưởng vốn không hài hòa (harmonize) với loại từ điện mà linh phù được tích nạp (charged). Cách hoạt động của nó có thể được so sánh với cách hoạt động của một con quay hồi chuyển (gyroscope), con quay này xoay tròn theo cách nào mà đôi khi nó sẽ gẫy vỡ thành nhiều  mãnh hơn là chịu để cho chuyển động của nó bị đổi hướng. (GLTNVT,   300)      

Đá quý/ngọc (jewel) dùng làm linh phù tốt nhất, vì là loại khoáng thạch cao cấp nhất (the highest type of mineral) nên nó giữ được từ điện bền lâu nhất.     (GLTNVT,    300)

Linh thể (Atmic body/Nirvanic body)
  • Linh thể con người ngự tại cõi thứ ba, cõi Niết Bàn.
(KCVTT,  236)
  • Tức là thể tinh thần (spiritual body).                    (ASCLH, 23)
Linh thị (Vision): Thực ra, linh thị thực sự (true vision) là hình ảnh cảm dục (astral reflection) của Thiên Cơ, được phản chiếu vào các phân cảnh cao của cảm dục thức (astral consciousness) của hành tinh và ở đó được tiếp xúc và nhận thức được bởi những người mà mức tập trung của họ trong đời sống ở độ rất cao. (TLHNM II, 605)

+ Linh thức (tmic consciousness/ Spiritual consciousness, Niết Bàn thức): X. Niết Bàn thức.

+ Niết Bàn thức (Atmic consciousness, linh thức): X. Linh thức 

Khi Niết Bàn thức phát triển nhờ vào trực giác thì vị đạo đồ có thể tiếp xúc với các nguồn dự trữ kiến thức có sẵn trong Chân Thần và nhờ đó học được các Quyền lực Từ. Khả năng này chỉ có được sau khi Đấng Chưởng Quản Địa Cầu đặt sát Điểm đạo Trượng vào vị đạo đồ.  (TVTTHL, 263–264)

+ Khi linh thức phát triển nhờ vào trực giác thì vị điểm đạo đồ có thể tiếp xúc với kho kiến thức có sẵn trong Chân Thần, và như vậy, học được các Quyền Lực Từ (Words of Power). (TVTTHL, 263–264)

+ Linh thức hay Niết Bàn thức (tmic, or nirvanic consciousness) tức tâm thức thuộc về sự sống trên cõi thứ năm (cõi Niết Bàn–ND), là tâm thức đạt được bởi các Đấng Cao Cả (lofty Ones), các thành quả đầu tiên (first fruits) của nhân loại, các Ngài đã hoàn tất chu kỳ tiến hóa của nhân loại và được gọi là các Chân Sư (Masters). (MTNX,  185)

+ Linh thức / Niết Bàn thức 6 (Atmic consciousness). Tâm thức của đơn vị. Thái Dương Hệ thất phân. SD II, 673,741) Hai loại tâm thức này tiêu biểu cho siêu thức (superconsciousness). Loại tâm thức thứ bảy bao hàm tất cả các loại trên và là Thượng Đế thức (God consciousness). (SD II, 740, chú thích - LVLCK, 278)

+ Spiritual consciousness, tức là Thượng Trí (Manasic mind) chiếu rọi bằng ánh sáng của Buddhi. (CKMTTL,  138)

Linh từ hay nốt của Thiên nhiên (Word or Note of Nature): Đây là Linh từ hay diệu âm của mọi hình thức của mọi hình tướng hiện hữu trong vật chất cõi trần, và như thường được biết rõ, nó được ngân lên dựa vào nốt căn bản “FA”. Đó là một nốt chẳng có liên quan gì đến nhà huyền linh học, vì công việc của người này không liên quan gì đến việc gia tăng tính hữu hình, mà lại có liên quan đến sự biểu hiện của cái nội tâm hay vô hình. Đây là Linh từ của Ngôi Ba, Ngôi Brahma hay Ngôi Thánh Thần (Holy Ghost Aspect)
Thánh Ngữ (Sacred Word, Linh từ): Đây là Linh Từ Vinh Quang (Word of Glory), thánh ngữ AUM. Đây là Pranava, diệu âm của chính Sự Sống hữu thức khi Sự Sống này được truyền (breathed) vào mọi hình hài. Đó là Linh từ của Ngôi Hai, cũng như Linh từ của Tạo Hóa (Nature) khi được phát ra đúng cách sẽ cung ứng các hình tướng được dự kiến là tiết lộ linh hồn hay Ngôi Hai, Pranava cũng thế, khi được thể hiện đúng cách, sẽ biểu hiện Ngôi Cha hay Tinh thần qua trung gian của linh hồn. Đó là Linh từ của các con đã lâm phàm của Thượng Đế.

Ý niệm về Linh từ thất truyền này đã được duy trì cho chúng ta trong nhóm Tam Điểm. Đó là Linh từ của Ngôi Một, Ngôi Tinh thần, và chỉ có đệ tử điểm đạo bậc ba mới có thể thật sự bắt đầu tìm kiếm Linh từ này vì chỉ có Linh hồn giải thoát mới có thể tìm được nó. Linh từ này liên quan tới các cuộc điểm đạo cao tột, và chúng ta chẳng có lợi gì khi nghiên cứu thêm. (ASCLH, 54–55)

– Trong khi tham thiền, nhờ ngân lên Linh từ... (Word), đạo sinh mới khơi dậy sự đáp ứng trong bí huyệt chính ở đầu, tạo nên sự rung động hỗ tương giữa bí huyệt đó với bí huyệt hồng trần trên đầu và dần dần phối kết các mãnh lực trong đầu. (LVLCK, 1012) 

– Diệu Âm (the Sound) hay Thánh Ngữ (Sacred Word) khi được sử dụng đúng sẽ có các hiệu quả khác nhau có thể được đề cập đến ở đây. OM khi được ngân lên, với tư tưởng tập trung ở sau sẽ tác động như một tác nhân khuấy động (disturber), một tác nhân giải phóng (loosener) vật chất thô trược (coarse) của thể tư tưởng, thể tình cảm và của thể xác. Khi được ngân lên với đạo tâm tâm linh mạnh mẽ ở sau, nó sẽ tác động như một phương tiện thu hút (attractive medium), và thu thập lại các phân tử vật chất tinh khiết để lấp đầy chỗ trống của các phân tử bị vứt ra trước đó. Các đạo sinh nên cố gắng có hai hoạt động này trong trí khi sử dụng Thánh Ngữ trong lúc tham thiền. Việc sử dụng Thánh Ngữ này rất có giá trị thực tiễn và dẫn đến kết quả trong việc kiến tạo các thể tốt lành để cho linh hồn sử dụng.     (LVHLT, 140)

+ Linh từ và diệu âm (Word and sound): Đạo sinh cần phân biệt cẩn thận giữa linh từ và diệu âm, vì linh từ (word) che giấu tư tưởng, hay ý định hoặc mục tiêu, còn diệu âm (sound) làm cho tư tưởng hay ý định hoặc mục tiêu đó có thể biểu hiện ra trong loại vật chất nào đó trên một trong bảy cảnh giới. (ĐĐNLVTD, 155)

+ Linh từ hay Diệu âm (Word or Sound): Các đạo sinh nên nhớ rằng có ba Linh từ hay Diệu âm căn bản đang biểu lộ. Đây là trường hợp đối với giới nhân loại.

Loa tuyến (Spirillae, vòng xoắn ốc): Loa tuyến chỉ là các dòng thần lực hay sức sống của Ngôi Hai, luân lưu theo dạng hình học bên trong bức tường vây bọc của vật chất, hợp thành bởi thần lực hay chất liệu của Ngôi Ba. (LVLCK, 527)
+ Loạn trí (Insanity, mất trí, điên) : X. mất trí + Các rối loạn thời hiện đại (Trích GQ2.3-TLH 2016, 19)
Vấn đề Nhóm bí truyền Cung Các đặc tính cung
Lo lắng Sự kích thích – sự giác ngộ 4 Các đặc tính cao/thấp
Bệnh tự kỷ Sự Chia Rẻ hay sự thu mình về trí tuệ?    
Tính lưỡng cực (tính khí hay thay đổi) Sự kích thích – sự giác ngộ 4 Các đặc tính cao/thấp
Ảo giác Sự kích thích – Ảo cảm 6, 2 Thu hút sự tập trung vào trong/lên trên
Sự trầm cảm Sự kích thích – sự giác ngộ 4 Các đặc tính cao/thấp
Mất sinh lực Các vấn đề của nhà thần bí/đệ tử 6, 2 Thu hút sự tập trung vào trong/lên trên
Những rối loạn phân ly – Tâm thần phân liệt Sự Chia Rẻ 4 Sự phân cực
Rối loạn nhận thức Sự kích thích – Ảo cảm 6 Năng lượng liên quan đến cõi cảm dục
Cuồng tín Sự tích hợp 6  
Ảo tưởng Sự kích thích – Ảo tưởng 5 Năng lượng liên quan đến trí cụ thể
Hoang tưởng tự đại Sự kích thích 1, 5, 7 Lực mạnh mẽ, ý chí trí tuệ
Định kiến Sự kích thích – Sự hướng nội về trí tuệ. Sự kích thích – Ảo tưởng 5 Năng lượng liên quan đến trí cụ thể và cõi trí
Sự xúc động trí tuệ Sự kích thích – sự giác ngộ    
Tính tự yêu mình Sự tích hợp – Tính cực ích kỷ 1, 7  
Rối loạn xung lực ám ảnh Sự kích thích – Sự hướng nội về trí tuệ 7 Có khuynh hướng ám ảnh mang lại trật tự
Tâm linh, thần bí Các vấn đề của các nhà thần bí, đệ tử 6,2 Thu hút sự tập trung vào trong/lên trên, khuynh hướng quá đa cảm
Chứng tâm thần phân liệt Sự kích thích – sự giác ngộ 4, 6 Các đặc tính cao/thấp, và 6 thì quá đa cảm
Chứng tâm thần phân lập Sự Chia Rẻ 4 Sự phân cực
 
Lòng từ mẫn (Tenderness): Lòng từ mẫn đi ngược lại với tính vị kỷ (self–centredness). Vị kỷ hàm ý luôn luôn khe khắt (hard) và thu tóm về cho mình (self–absorbed). Nhờ có lòng từ mẫn, sự cảm thông do từ ái mới thể hiện ra thực tế. Các hoạt động của con người không còn hướng nội (in– going) và vị kỷ nữa mà trở thành hướng ngoại (out–going) và được gợi hứng cảm bằng một ham muốn phụng sự và giúp đỡ nhiệt thành và không ích kỷ. Trạng thái cảm nhận này đôi khi được gọi là lòng nhân từ (mercy) và là đặc trưng cho tất cả những kẻ phụng sự nhân loại. Nó bao hàm sự trợ giúp tích cực, định tâm không ích kỷ, xét đoán khôn ngoan và hoạt động bác ái. Nó không vướng mắc vào bất cứ ham muốn khen thưởng hay tưởng lệ nào. (ASCLH, 287–288)
Lòng trắc ẩn (Compassion, lòng từ bi, lòng thương xót):    Lòng trắc ẩn ngược lại với sự đam mê (passion). Đam mê hàm ý ích kỷ và tham lam (grasping). Nhờ có lòng từ bi, con người không còn bận tâm với các quyền lợi ích kỷ của riêng mình mà tiến nhập vào và hứng chịu đau khổ với huynh đệ của mình. Y có thể tạo thích ứng cho rung động của mình ngõ hầu nó đáp ứng được với nhu cầu của huynh đệ mình; nhờ đó, y mới chia sớt được tất cả những gì đang xảy ra trong lòng huynh đệ mình.                                                            (ASCLH, 287)
Lòng vô dục (Dispassion): Lòng vô dục ngược lại với khát vọng (lust) hay dục vọng. Nhờ lòng vô dục, người tìm đạo và kẻ phụng sự mới tránh được kết quả của nghiệp báo do y hành động vì kẻ khác. Như chúng ta biết, chính sự ham muốn riêng của chúng ta mới trói buộc chúng ta với ba cõi thấp và với kẻ khác. “Trói buộc với” (“binding to”) có bản chất khác với “kết hợp với” (“union with”). Một đàng thì đầy dục vọng, tạo ra sự bó buộc và hậu quả, một đàng thì không còn ham muốn, tạo ra “sự đồng nhất hóa với” (“identification with”) và không có hậu quả ràng buộc nào trong ba cõi thấp. Lòng vô dục có tính chất thiên về trí tuệ hơn hai cái kia.    Nên ghi nhận là lòng vô dục mang tính chất của hạ trí, lòng từ mẫn là kết quả về tình cảm của lòng từ bi vô dục và liên quan tới nguyên khí cảm dục, trong khi lòng từ bi cũng liên quan tới cõi trần vì đó là biểu lộ ra cõi trần của hai trạng thái kia.(ASCLH, 287–288)
Hữu cảm thức (Sentience, sentiency, sentient): X. Cảm thức.
Hữu hỏa kỳ kinh (Pingala, Dương hỏa kỳ kinh): Mãnh lực dương (positive force) của cơ thể tự biểu lộ qua đường dây thần kinh Pingala. (LVHLT, 95)
Hữu sắc tướng (Rupa, with form or body): Nói chung, thuật ngữ hữu sắc tướng được dùng để chỉ mọi hình hài (form) trong ba cõi thấp.(LVLCK, 616)
Có một định luật huyền linh (Occult law) ràng buộc mọi Đệ tử Điểm đạo (Initiate), ấy là không được dùng năng lực thần bí (occult power) để tự giúp riêng mình. Nếu làm thế, vị Đạo Đồ sẽ mất đi năng lực giúp đỡ kẻ khác, và thật không đáng chút nào khi mất cái lớn chỉ đổi lấy cái nhỏ. Câu chuyện thường được nói đến về sự cám dỗ của Đức Christ (temptation of the Christ) có một ý nghĩa cao xa hơn là hầu hết người ta hiểu. Nếu Đức Christ dùng khả năng huyền linh của Ngài để biến đổi đá thành bánh mì, giúp cho Ngài qua cơn đói, thay vì kiên nhẫn chờ thức ăn do Thiên Thần (Shining Ones) mang lại, thì sau này, Ngài sẽ không có khả năng chịu đựng được sự hy sinh huyền bí trên Thập Giá (Cross). Bởi đó, lời châm chọc chỉa vào Ngài có chứa một chân lý huyền bí: “Ngài cứu được kẻ khác mà không cứu được chính Ngài”. Ngài không thể dùng cái quyền năng đã làm sáng mắt người mù và chữa lành người hủi (leper) để tránh cho chính Ngài sự đau khổ được. Những ai muốn tự cứu mình thì phải từ bỏ sứ mệnh thiêng liêng (divine mission) trở thành Đấng Cứu Thế (Saviours of the world). Họ phải chọn giữa nhiệm vụ này với nhiệm vụ kia khi họ tiến tới. Nếu trong lúc tiến tới, họ chọn nhiệm vụ thấp, đồng thời dùng quyền năng to tát mà họ đã đạt được để phụng sự cho chính mình và cho thể xác mình, thì bấy giờ họ phải từ bỏ nhiệm vụ cao cả hơn là dùng các quyền năng đó vào việc cứu độ nhân loại. Hiện nay, có một hoạt động trí tuệ rộng lớn đến nỗi cần vận dụng hết mọi năng lực của hoạt động  đó vào các mục đích cao cả nhất. (KCVTT, 341)
Jainas (B.Phạn): Kỳ na giáo, đạo Jain. Một nhóm lớn tôn giáo ở Ấn Độ, rất giống với Phật giáo, nhưng có trước Phật giáo nhiều thế kỷ. Họ cho rằng Phật Thích Ca là một đệ tử của một trong các Tirtankaras, tức các Thánh (Saints) của họ. Họ không nhận ủy quyền (authority) của Kinh Vedas và sự hiện hữu của bất cứ vị thần tối cao cá biệt nào (personal supreme god), mà tin tưởng vào sự vĩnh cửu của vật chất (the eternity of matter), tính chu kỳ (periodicity) của vũ trụ và sự bất tử của trí (Manas) người cũng như trí của con vật. Một môn phái cực kỳ huyền bí. (NGMTTL, 162)
Jana : X. Cõi và trạng thái tâm thức. Thế giới tinh thần. Thế giới của Ngôi Ba, tương ứng với cõi Niết Bàn. (ASCLH, 298)
Jehovah : Jehovah, vị Thượng Đế bộ tộc (tribal God) của dân Do Thái (Jews). Jehovah không phải là Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế.    (CTNM, 393)
Jericho (tường thành Jericho, wall of Jericho): Trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo, bạn có dấu tích của câu chuyện được truyền lại cho chúng ta từ thời Châu Atlantis. Vào thời đó, việc sử dụng âm thanh ở cõi trần và cõi cảm dục đã được hiểu rõ và thực hành, trong đa số trường hợp là được dùng vào các mục đích ích kỷ. Các bạn đọc thấy rằng, sau khi đi vòng quanh một cách nhịp nhàng một số lần chung quanh các bức tường của thành Jericho, tiếng kèn (trumpets) được trổi lên, các bức tường này liền sụp đổ. Điều này có thể làm được là do các nhà lãnh đạo dân chúng có được kiến thức huyền linh – nhờ am hiểu về khoa âm thanh và nhờ đã nghiên cứu về các hiệu quả có tính cách hủy diệt và sáng tạo của âm thanh – các vị này biết được đúng lúc để áp dụng môn học đó và thu được kết quả theo ý muốn.(TVTTHL, 193–194)
Jnana–indriya / Jnanaindriya : giác căn. Năm giác quan được dùng để tri giác được gọi là Jnana–indriya.
  1. Tai ..…. Thính giác (Hearing)
  2. Da ……. Xúc giác (Feeling by touch)
  3. Mắt …. Thị giác (Sight)
  4. Lưỡi … Vị giác (Taste)
Mũi …. Khứu giác (Smell)  (LVLCK, 185, 194)

+ TƯƠNG ỨNG CỦA CHU KỲ SINH VƯỢNG: Rất quan trọng, quyết định thành bại của công việc

I- VỚI CON NGƯỜI

- Với Vượng Suy - Cát hung về Tài Sản:  Tổn hại bên ngoài dễ dàng phòng bị, tổn hại bên trong thì khó. Nếu như oan gia trái chủ đầu thai đến trong nhà bạn, làm con cái của bạn, trễ hơn một đời là làm cháu của bạn(là phá gia chi tử), thì không thể phòng bị. Hiện tại bạn đầy đủ tiền của, vẫn chưa tán gia là nhân duyên phước đức của bạn, thông thường người thế gian chúng ta gọi là "hiện tại bạn đang may mắn". Khi bạn đang hưng vượng, những oan gia trái chủ này ở bên cạnh bạn không dám động, thế nhưng vận mạng cũng sẽ suy, không thể nào giữ được mãi mãi hưng vương, đến lúc suy thì phải làm sao? Không cần nói là người thế gian, ngay Thích Ca Mâu Ni Phật cũng không ngoại lệ.

II- VỚI GIÁO LÝ - PHẬT PHÁP

Thời Mạt Phát - Phật Pháp Cũng Bị Phá Hoại: Thích Ca Mâu Ni Phật cũng có oan gia trái chủ, oan gia đầu hiệu là Ma Vương Ba Tuần. Khi Phật pháp đang thạnh nhất, Ma Ba Tuần đến hộ pháp cho Thích Ca Mâu Ni Phật, họ ở nơi đó chờ cơ hội. Ba Tuần đã từng nói với Thế Tôn, họ luôn là muốn tìm phương pháp để hủy diệt Phật pháp. Phật nói với họ, tất cả pháp mà Phật nói ra là pháp thuần chánh, là từ trong tự tánh mà lưu xuất ra, bất cứ sức mạnh nào đều không thể hoại Phật pháp. Ba Tuần nói:" Ta đợi đến thời kỳ mạt pháp của Thế Tôn ", chánh pháp họ không thể phá hoại, tượng pháp họ cũng không thể phá hoại, đến thời kỳ mạt pháp, họ nói: "Ta sẽ cho Ma tử, Ma tôn của ta, để con cháu của ta thảy đều xuất gia, khoát lên mình Ca-sa, hiện tướng tỳ kheo để phá hoại Phật pháp”. Thích Ca Mâu Ni Phật nghe câu nói này rồi không nói câu nào, rơi nước mắt. Trong kinh điển có ghi chép: "Chỉ có trùng sư tử, mới ăn được thịt sư tử". Phật pháp như vậy, thế pháp cũng như vậy, làm thế nào có thể bảo toàn? Đời đời kiếp kiếp tích lũy công đức mới có thể bảo toàn, thời đại nào bỏ đi đức hạnh, đi con đường tranh lợi phóng túng thì thời đại đó hủy diệt.

+ Kali Yuga (Chu kỳ mạt pháp): “Yuga” là kỷ nguyên (age) hay chu kỳ (cycle). Theo triết học Ấn Độ, cuộc tiến hóa của chúng ta được chia thành 4 yugas hay chu kỳ. Kali–yuga là thời hiện tại. Nó có nghĩa là “kỷ nguyên Hắc Ám” (“Black Age”), một giai đoạn dài 432.000 năm. (ĐĐNLVTD, 219)
- Chu kỳ mạt pháp đã bắt đầu cách nay gần 5.000 năm.(GLBN III, 301)

III- VỚI THIÊN NHIÊN VÀ VŨ TRỤ

Xem: Tổng hợp về Chu kỳ

 
  • Trú sở của các âm ma (Elementaries), nơi mà Chân Ngã nhập vào sau khi bỏ lại cuộn dây hữu tử (mortal coil) của mình. (LVLCK, 736)
  • Kama–loka, dục giới, không phải là cõi giới (region) mà dục vọng được phát triển đến mức mạnh mẽ khác thường như được so sánh với dục vọng khi nó bám theo cuộc sống hồng trần, mà là cõi (sphere) trong đó cảm giác ham muốn (sensation of desire), vốn là một phần của cuộc sống hồng trần, có thể còn tồn tại. (PGNM, 75)
  • Cõi cảm dục (astral plane) tức là dục giới. (PGNM, 59)
– Cõi của các dục vọng hay xúc cảm (world of desires or passions), của các khao khát ở cõi trần mà không được thỏa mãn – trú sở của các “Ma hình” (“shell”) và kẻ bị tai nạn (victims), của các âm ma (elementaries) và những kẻ tự tử (suicides). (PGNM 69)
  • Kama–loka, tức dục giới (place of desire, nơi của dục vọng) là tên gọi dùng để chỉ các tình trạng (conditions) của cuộc sống trung gian (intermediate life) trên cõi cảm dục.  (MTNX, 64)

+ Kamas (tức là các lực cung cấp năng lượng/ energizing Forces) của mọi hình tướng (forms) mà con người đã trải qua trong ba cuộc tuần hoàn trước đây.(Thư của Chân Sư,   123)

Karma–indriya / Karmendriya : Hành căn. Năm giác quan để hành động:
  • Miệng ..................... Nói (Speaking)
  • Tay ......................... Cầm (Grasping)
  • Chân ....................... Đi (Walking)
  • Hậu môn ................ Bài tiết (Excretion)
  • Cơ quan sinh dục .... Sinh sản, sáng tạo (Procreation) (LVLCK, 185, 194)
  • Karma yoga : Khoa yoga về hành động. (ASCLH, 120)
Kẻ Hành hương Thiêng liêng (Divine Pilgrim): Chân Thần (Monad) tức là kẻ Hành Hương Thiêng liêng. LVLCK, 1074)
Kẻ Hành hương Vĩnh Cửu (Eternal Pilgrim): Kẻ Hành hương Vĩnh cửu tức là linh hồn.  (ĐĐTKNM II, 625)

Khả năng nâng lên khối nặng (Faculty of raising great masses): X. Nâng lên khối lượng lớn.

+ Khả năng tâm thông ở trẻ em: Trước bảy tuổi, tâm thức của linh hồn (Thinker) ở trên cõi cảm dục nhiều hơn là ở trên cõi trần, điều này thường được biểu lộ (evidenced) bằng việc hoạt động (play) của các khả năng tâm thông ở nơi trẻ rất bé. Chúng thấy được các bạn bè thuộc cõi vô hình và các cảnh thần tiên (fairy landscapes), nghe được những tiếng mà trẻ lớn tuổi hơn chúng không thể nghe được, cảm nhận được các hiện tượng quyến rũ và tinh nhạy của cõi cảm dục. Thông thường, những hiện tượng này sẽ biến mất khi linh hồn bắt đầu hoạt động một cách hiệu quả qua thể xác, còn đứa trẻ nhạy cảm sẽ trở thành trẻ trai hay gái bình thường, làm nhẹ nhõm biết bao cho các bậc cha mẹ đang hoang mang, không hiểu được nguyên nhân của trạng thái “kỳ quặc” (“queerness”) của con mình. Đa số trẻ con đều có ít nhất đôi chút “trạng thái kỳ quặc” này nhưng chúng mau lẹ học được cách che giấu các khác thường (fancies) và các linh ảnh (vision) của chúng khỏi tìm mắt của người lớn không đồng cảm với chúng vì e sợ bị khiển trách về “những chuyện tìm phào” (“telling stories”) đó, và cái mà trẻ con sợ hãi hơn hết, đó là sự chế diễu (ridicule). Phải chi các bậc cha mẹ có thể thấy được bộ óc của con cái họ đang rung động do sự pha trộn không thể tách ra được của các tác động (impacts) ở cõi trần và cõi cảm dục mà chính bọn trẻ cũng hoàn toàn không thể phân biệt được và đôi khi chúng lại còn nhận được một rung cảm (thrill) – dù rất nhẹ nhàng – ngay từ các cõi cao, đưa lại một linh ảnh với vẻ đẹp thần tiên (ethereal beauty) với chiến công anh hùng mà chúng ưa thích, dễ đáp ứng nhiều hơn, với cách nói bi bô mơ hồ, bọn trẻ cố gắng diễn dịch một cách khó khăn bằng các ngôn từ chưa hề quen biết về các chi tiết khó nhớ (elusive touches) mà chúng đang nhận được và chúng đang cố gắng nắm bắt và ghi nhớ. Nếu tin tưởng và hiểu đúng hiện tượng luân hồi, người ta sẽ làm nhẹ đi trạng thái đáng thương nhất của trẻ thơ, đó là cuộc tranh đấu đơn độc của linh hồn để giành lại việc kiểm soát các hiện thể mới của mình, và để tự liên lạc một cách đầy đủ với thể xác trọng trược của mình mà không mất đi năng lực tạo ấn tượng hiếm có, bằng cách thức nào đó có thể giúp chúng gợi lại nơi cái thể trọng trược các rung động tinh vi hơn của chính chúng. (MTNX, 227–228)

+ Luân xa 3 tương ứng Tâm Khiêm tốn-Khiêm nhường-Tỳ Hạ: Khi và chỉ khi chú tâm tu hành Tâm khiêm tốn này có thành tựu thì cũng tương ứng là Tâm thức của hành giả luôn luôn được mở rộng ra mãi mãi không ngừng nghỉ, là tiền đề để có thành tựu viên mãm trong tu hành/ Thọ trì đọc tụng Kinh Chú. Khi đạt đến mức Tâm nhất định hành giả thường có cảm ứng tương giao với Chư Phật, Bồ Tát, thường được thấy Phật, Bồ Tát không giối (Nguồn: Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi)

+ Khiêm tốn (Humility): Hãy vun quén một tinh thần thực khiêm tốn. Hiện nay, rất thường thấy một sự kiêu căng về tâm linh tự che giấu sau cái áo khoác của sự khiêm tốn. Nó đưa con người đến chỗ tự xem mình như là kẻ được tuyển chọn của Thánh Đoàn để cứu độ thế gian; nó đưa con người đến chỗ tự xem mình như là kẻ phát ngôn của các Chân Sư hay của Đức Christ; nó có khuynh hướng làm cho họ có thái độ chia rẽ với các nhà lãnh đạo và các huấn sư khác, không chịu nhận biết nhiều khía cạnh của công việc duy nhất và nhiều phương pháp mà Thiên trí đã đề ra cho nhiều người đạt đến. (TLHNM II, 572)

+ Hãy khiêm tốn (Be humble) nếu con muốn đạt được Minh triết. Càng khiêm tốn hơn nữa khi con đã có được Minh triết rồi. (TNVT, 165)

+ Tâm Khiêm Tốn hay Tâm Tỳ Hạ: Tâm tỳ hạ tức là lòng khiêm cung, nhún nhường mà kính cẩn. Chúng ta nên luôn luôn giữ lòng khiêm cung đối với mọi người, chứ đừng sanh tâm cống cao ngã mạn.(Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)

Khinh công (Levitation, the power to levitate the body, khinh thân):

  • Khinh công, tức khả năng đi trên nước và năng lực chống lại hấp lực trọng trường (gravitational pull) của trái đất.

(ASCLH, 330)

Năng lực khinh thân, mà ngày nay thường là đề tài lưu tâm và sưu khảo tâm linh, lại tùy thuộc vào việc đã tạo ra được sự chỉnh hợp đặc biệt của phàm ngã nhờ đạo tâm (aspiration) và một tác động (act) của ý chí. Trong ba thể buộc phải có (presupposed) một tỷ lệ bách phân nào đó các nguyên tử có các rung động và độ nhẹ (lightness) thích hợp. (TLHNM I, 327)

Khinh hòa thức (Laghima): X. Quyền công.

+ Ngoai môn (Exoteric, công truyền): Tất cả những gì có thể thu thập được nhờ bản năng và nhờ việc dùng trí cụ thể hoạt động xuyên qua não bộ hồng trần đều có thể được xem như có liên quan tới cái mà chúng ta gọi là ngoại môn. (LVLCK, 287)

+ Khoa học Ngoại Môn và Khoa học Nội Môn: - Ngoại môn hiện đại biết nhiều về hình tướng bên ngoài, hay khía cạnh vật chất và bản chất điện của nó. Khoa học nội môn biết nhiều về bản chất của các năng lượng bên trong và các tính chất đang tô điểm và chi phối hình hài. Xét Liên quan với nhóm người thông thường, chưa tiến hóa và người chí nguyện (CTHNM,80).

- Nội Môn: Tức khoa học về bảy tính chất hay bảy cung và tác động của chúng lên vô số hình hài mà chúng un đúc(mould) và truyền năng lượng, là sự tiếp cận mới mẻ sắp tới cho phương pháp đúng để rèn luyện và phát triển gia đình nhân loại. Xét liên quan với các Đệ Tử và Điểm Đạo Đồ (CTHNM,80)

* Khi cả 2 tri thức này được nhập chung với nhau một cách sáng suốt, chúng ta sẽ phát triển được một khoa tâm lý học trung thực và chính xác hơn và một khoa học mới về văn hóa con người. Bấy giờ công việc hợp nhất con người – con người, thực thể tâm thông và con người, linh hồn chi phối - Sẽ tiến tới nhanh chóng. (TLHNM I, 120)    

Khoa học về ấn tượng (Science of Impression): Viễn cảm (telepathy, thần giao cách cảm) tức là khoa học về ấn tượng. (ĐĐTKNM, 311)
Khoáng dược (Mineral drugs): Một nhóm thần (devas) trên cung tiến hóa giáng hạ tạo ra hào quang sức khỏe của tất cả ba giới giữa của thiên nhiên (thực vật, động vật và con người) hoặc một cách tập thể, hoặc theo cách cá nhân. Con người đang tiến đến chỗ giao tiếp với các thần này theo các cách trị liệu và đang bắt đầu nhận thức được các thần đó phần nào. Một trong các sai lầm lớn lao mà con người rơi vào là cố dùng khoáng dược để trị bệnh. Điều đó dẫn đến việc kết hợp các thần chất (deva substances) mà chưa được hoạch định bao giờ. Mối liên hệ của con người với các giới thấp, đặc biệt là với giới động vật và khoáng vật đã gây ra một tình huống đặc biệt trong thần giới (deva world) và có khuynh hướng làm phức tạp cho cơ tiến hóa của thần giới. Việc dùng thức ăn động vật (và việc dùng các khoáng chất làm thuốc ở mức độ thấp hơn) đã tạo ra việc pha trộn thần chất và pha trộn các rung động không thích hợp với nhau.
Khoáng vật: The mineral, khoáng chất, kim thạch). Loài khoáng vật chết đi vào cuối mỗi chu kỳ sinh hóa (manvantaric cycle) hay là vào cuối một Cuộc Tuần Hoàn (Round) như thường gọi.    (Thư của Chân Sư,  172)
Khơi hoạt (the awakening): Sự khơi hoạt tức là việc ban phát các đặc tính cho vật chất (the giving of qualities to matter).  (KCVTT, 53)
Không Tôn Giáo (hay Giáo Pháp) Nào Cao Hơn Chân Lý: (There is No Religion (OrLaw) Higher Than Truth- Satyat Nasti Paro Dharmah) câu châm ngôn của Đại Vương (Maha`ra`ja) của thành Bena`res được Hội Minh Triết Thiêng Liêng chuẩn nhận. (GLBN  I,   63)
Khổng giáo : Confucianism
Khuyển Nho phái : Cynicism
Kiên trì (Patience, endurance, persist): Hãy kiên trì. Kiên trì là một trong các đặc tính của Chân Ngã. Chân Ngã kiên trì (persist) vì biết mình bất tử. Phàm ngã hay nãn chí vì biết rằng thời gian ngắn ngủi.  (ĐĐTDVNL, 76)

+ Vòng giới hạn kiếp sống: Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế. Mỗi kiếp sống, Chân nhân cần đạt được một mục tiêu rõ rệt, có thể là hoạch đắc đức hạnh bằng cách trả giá cho tật xấu. VD: Kinh doanh thành thạo; Mở mang tính nhạy cảm = thấy điều độc ác trong bản chất; Phát triển lòng yêu thương vô kỷ; Có thể là chuyển hóa dục vọng = Tham thiền. Chúng luôn có nguy hiểm nhất định. VD: Phát triển trí tuệ để tham thiền - kết quả: phát triển không đồng đều và tạm thời phí thời gian. + Kiếp sống của một đệ tử: Các kiếp sống của một đệ tử thường thường là các kiếp sống đầy bão tố và căng thẳng, cốt để cho các đặc tính (qualities), vốn dĩ chỉ tiến hóa một cách bình thường theo một chuỗi dài các kiếp sống trong ba cõi thấp, có thể được thôi thúc trong y thành sự phát triển nhanh chóng và mau đưa đến hoàn thiện. Khi vị đệ tử dao động (alternate) một cách mau lẹ từ vui tươi sang phiền muộn, từ bình lặng sang bão táp, từ nghỉ ngơi sang làm việc cật lực, đệ tử sẽ học được cách nhìn thấy các hình thái giả tạm (unreal forms) trong các thay đổi này, và xuyên qua vạn hữu, học được cách cảm nhận được một sự sống ổn định bất biến. Vị đệ tử trở nên lãnh đạm đối với việc còn (presence) hoặc mất (absence) của các sự vật thoạt đến thoạt đi như thế, đồng thời y ngày càng chú tâm vào cái thực tại bất biến thường hằng. (MTNX, 328)

Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

Kiết ma (Yết ma): Karmadana (B.Phạn)
Hiện tại vĩnh cửu (Eternal Now):
  • Tổng hợp của Quá Khứ, Hiện tại và Tương lai.
(ĐĐTKNM–II, 186)
  • Khi tiến trình thải bỏ (elimination) được hoàn tất và thời điểm tiếp xúc với linh hồn xảy ra, thể trí (manasic vehicle) ở trong tiến trình hủy diệt, thì con người tức khắc biết được tương lai, vì tiên đoán là một kỹ năng của linh hồn thức và con người tạm thời tham dự vào đó. Do đó, quá khứ, hiện tại và tương lai được thấy như là một. Việc nhận biết được Hiện Tại Vĩnh Hằng từ từ phát triển từ lần luân hồi này đến lần luân hồi khác và trong tiến trình tái sinh liên tiếp. Điều này tạo thành một trạng thái tâm thức (đặc trưng cho trạng thái bình thường của người tiến hóa) mà có thể được gọi là trạng thái phúc lạc (devachanic). (CTNM, 497)

Hiện thể (Vehicle): a/ Buddhi là hiện thể đối với Atma. b/ Manas là hiện thể đối với Buddhi. c/ Kama–rupa là hiện thể đối với Manas. d/ Thể dĩ thái (etheric body) là hiện thể đối với prana. (LVLCK, 265)

– Các thể (sheaths) và các hiện thể chỉ là các thể (bodies) biểu lộ trên các cõi khác nhau của Thái Dương Hệ. (ASCLH, 74)

Hiện thể Bồ Đề (Buddhic vehicle): Thể của nguyên khí Christ (body of the Christ principle) là hiện thể Bồ Đề. (ASCLH, 138–139)
Hiện tượng (Phenomenon): Theo cách gọi của các Nhà Duy Tâm (Idealists) đương đại thì sự kết hợp của Chủ thể (Subject) và Khách thể (Object) tạo ra đối tượng của giác quan (sense–object) tức là hiện tượng.  (GLBN II, 42)

+ Hình tư tưởng, chức năng (function of thought form): Chức năng của hình tư tưởng gồm có ba phần:
1. Ứng đáp với rung động (to respond to vibration).
2. Cung ứng một thể (body) cho một ý niệm (idea).
3. Tiến hành mục tiêu chuyên biệt (specific purpose) (LVLCK, 552)

Hình tư tưởng của Thượng Đế (Thought–form of the Logos):  Thái Dương Hệ của chúng ta. (LVLCK, 572)
Hình tướng (sắc tướng, forms): Hình tướng hay lớp vỏ (sheath) hay các thể (bodies) đều có mục đích biểu hiện. (ASCLH, 74)
Hoa đàm (Ưu đàm hoa): Udambara (B.Phạn).

+ Hoa sen Chân Ngã (Egoic lotus): X. Chân Ngã liên hoa

+ Chân Ngã liên hoa: Tức là linh hồn thể (soul body). (ĐĐTKNM, 763)

Hóa nhập (Absorption): Hóa nhập tức là phương cách (mode) mà theo đó nhân hồn được hội nhập (integrated) vào cội nguồn xuất phát của nó, tức linh hồn vũ trụ đang ứng linh (overshadowing universal soul). Đây là một biểu hiện của trạng thái thứ nhất (first aspect).   (CTNM,434)
Hỏa táng (Cremation): Nói về mặt huyền bí, việc hỏa táng rất cần thiết vì hai lý do chính:
  • Nó thúc đẩy việc giải thoát các thể tinh anh (vẫn còn bao phủ linh hồn)(đây là nhân hồn – ND) ra khỏi thể dĩ thái, như vậy mang lại sự giải thoát trong vài giờ thay vì vài ngày.
  • Nó cũng là một phương tiện rất cần thiết để đem lại sự tinh khiết cho cõi cảm dục và để ngăn chận khuynh hướng “đi xuống” của dục vọng vốn gây cản trở rất nhiều cho linh hồn lâm phàm.
Dục vọng không thể tìm được điểm tập trung, bởi vì về mặt căn bản, lửa đẩy lui khía cạnh tạo hình của dục vọng và lửa là biểu hiện chính của thánh linh mà cõi cảm dục không có mối liên hệ thực sự nào với nó, vốn được tạo ra hoàn toàn bằng nhân hồn (human soul) chứ không phải hồn thiêng liêng (divine soul).                                                (CTNM, 470–471)

+ Hỏa thần (Agni/ Agnichaitans): Hỏa Tinh Quân theo kinh Vedas. Vị thần cổ nhất và được tôn kính nhất trong số các thần ở Ấn Độ. Một trong ba vị thần vĩ đại: Agni (Hỏa thần), Vayu (Phong thần), Surya (Nhật thần) và cũng là cả 3, vì thần này là trạng thái tam phân của lửa; lửa là phần cốt yếu của Thái Dương Hệ. Thánh Kinh có ghi: “Thượng Đế của chúng ta là lửa đang cháy”. Đó cũng là biểu tượng của cõi trí, cõi mà Hỏa thần là vị tối cao.(ĐĐNLVTD, 215)

+ Hoả thần thấp tiềm ẩn trong mọi điểm tập trung nhiệt, chính chúng là tinh chất của hơi ấm và có thể được tiếp xúc trong nhiệt của cơ thể, hoặc của con người hay con thú và chúng cũng là hơi ấm địa cầu (LVLCK, 88)

+ Hoả thần cao, một hạng hoả thần cao cấp, các vị này tạo thành một đám xoáy lửa khi xét trên một mức độ lớn, như là trong các hoả sơn và các đám cháy gây huỷ diệt lớn. Nhóm này liên kết chặt chẽ với một nhóm thiên thần còn quan trọng hơn nữa, để tạo thành lớp vỏ cháy rực của mặt trời.(LVLCK, 88)

+ Một nhóm Hỏa thần (fire devas) (ĐĐNLVTD,215)

+ Một loại hỏa tinh linh (fire spirit) cao cấp, tạo ra các xoáy lửa, được thấy ở phạm vi lớn, như trong hỏa sơn và các đám cháy dữ dội. Các hỏa tinh linh này có liên kết chặt chẽ với một nhóm thiên thần quan trọng hơn, tạo ra lớp lửa bao quanh mặt trời – Các Agnichaitans này thuộc phân cảnh thứ ba, đặc biệt dưới ảnh hưởng của năng lượng Thổ tinh. Họ là các tác nhân dung hợp của vật chất, chính nhờ họ mà việc chuyển hóa kim loại mới xảy ra. Các hỏa tinh linh có liên quan với giới khoáng chất, tương tự như sự liên hệ mà các thủy thần đang có đối với giới thực vật và động vật. Như ta sẽ thấy, các vị này có liên quan đến bí huyệt cổ họng của Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế; nhờ sự hoạt động của các Ngài mà việc truyền âm thanh qua không khí mới xảy ra được. Điều này có thể làm kinh ngạc các đạo sinh và các nhà phát minh, nếu họ có thể hiểu được rằng sự tăng trưởng hiện nay của phương tiện truyền thông vô tuyến ở khắp nơi là do sự giao tiếp nhanh chóng với rung động con người của một nhóm các sinh linh hỏa thần (fiery deva lives) từ trước tới giờ chưa được giao tiếp. (LCLCK, 67, 905)

+ Hỏa Tinh Quân - Agni: Cai quản khắp các hoả tinh linh và hoả thiên thần trên 3 cõi tiến hoá nhân loại là hồng trần, cảm dục và hạ trí, và thống ngự chúng không những trên địa cầu này mà còn trên 3 cõi giới trong mọi phần của Thái dương hệ. - Mỗi một trong số các Đấng này thống ngự trên mỗi cõi và 3 vị Huynh Trưởng (luôn luôn là 3 vị hiển lộ và sau đó là 7 vị, các Ngài rốt cuộc sẽ phối hợp thành 3 nguyên thuỷ) ngự trị trên cõi 1, 3, và 5 hay là trên cõi Tối Đại Niết Bàn (adi), cõi Niết Bàn (atma) (1) và cõi trí (manas). Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng các Ngài là lửa được xét trong trạng thái thứ 3, tức lửa của vật chất.(LVLCK, 85)

- Hỏa Tinh Quân: Ngài là 1 trong số 7 Huynh Đệ, mỗi vị tượng trưng cho một trong 7 nguyên khí hay chính các vị là 7 trung tâm lực trong cơ thể của Hoả Tinh Quân vũ trụ mà bà Blavatsky gọi là “Fohat”, Ngài là Đấng Thông Tuệ linh hoạt của lửa, là cơ bản của các lửa bên trong của Thái dương hệ. Mỗi một trong số các Đấng này thống ngự trên mỗi cõi và 3 vị Huynh Trưởng (luôn luôn là 3 vị hiển lộ và sau đó là 7 vị, các Ngài rốt cuộc sẽ phối hợp thành 3 nguyên thuỷ) ngự trị trên cõi 1, 3, và 5 hay là trên cõi Tối Đại Niết Bàn (adi), cõi Niết Bàn (atma) (1) và cõi trí (manas). Ở đây, cần nhớ rằng các Ngài là lửa được xét trong trạng thái thứ 3, tức lửa của vật chất. Trong toàn thể của các Ngài, 7 Đấng này hợp thành tinh hoa của Tinh Quân vũ trụ mà các sách huyền linh gọi là Fohat (LVLCK, 85)

+ Phân hóa khi biểu lộ: Mỗi 1 trong số 7 Hoả Tinh Quân này được phân hoá ra thành nhiều nhóm hoả thực thể, từ các Thiên Thần Tinh Quân (Deva-Lords) của một cõi giới xuống đến các hoả tinh linh nhỏ bé của các lò lửa trong nhà (LVLCK, 87).

+ Hỏa Tinh Quân: Một trong các Đại Huyền Giai có các Đấng Tinh thần đang hướng dẫn Thái Dương Hệ. Các Ngài nắm quyền điều khiển cuộc tiến hóa của nhân loại trên hành tinh này cách đây khoảng 18 triệu năm, vào giữa giống dân Lemuria hay căn chủng thứ ba. (ĐĐNLVTD, 220)

Xem: Tổng hợp về Hỏa Tinh Quân - Fohat - Năng Lượng

+ Hỏa xà (Kundalini, hỏa hậu): Mãnh lực sự sống: một trong các sức mạnh của thiên nhiên. Đó là một năng lực mà chỉ những ai thực hành định trí bằng yoga mới biết được. Nó tập trung bên trong xương sống. (ĐĐTNLVTD, 219).

+ Hỏa xà là sự phối hợp nhị phân của nội nhiệt và luồng sinh khí. Nơi phát sinh của mãnh lực này là bí huyệt ở đáy xương sống, còn lá lách là nơi cung ứng nội nhiệt. (TVTTHL, 186)

+ Hỏa xà nằm ở chót xương sống, và trong kẻ thường nhân, chức năng chính của nó là đem lại sức sống cho thể xác.(LVLCK, 183)

+ Kundalini: Tức hỏa xà ở chót xương sống.(ASCLH, 209)

+ Hỏa Xà của Thượng Đế: Lửa do ma sát (cọ xát) hay lửa sinh động nội tại: Các lửa này làm linh hoạt và đem lại sức sống cho Thái Dương hệ đang biểu lộ. Chúng là toàn bộ hoả xà của Thượng Đế khi hoạt động của Thái Dương hệ được đầy đủ (LVLCK, 51)

Xem: Tổng hợp về lửa càn khôn Xem: Tóm Lược sách Luận Về Lửa Càn Khôn  

Hoàn hư / Hườn hư / Trừu xuất (Pratyahara; abstraction): Hoàn / hườn : quay về. Hư : trống không. X. trừu xuất. Trừu xuất : rút ra.

+ Vòng Hoàng đạo (Hoàng đới, Zodiac): Là con đường tưởng tượng của Mặt Trời trong bầu trời. (Ngoại môn-như ảo tưởng), nhưng các chòm sao lại có thực, và các luồng năng lượng đang qua lại, trộn lẫn, đan bện khắp không gian thì không phải là ảo tưởng chút nào mà rõ ràng là biểu hiện cho các mối liên hệ vĩnh cửu. Chính việc dùng sai các năng lượng khác nhau đã tạo ra ảo tưởng. (CTHNM, 62);

Xem nguồn + Có 2 zodiacs, vốn khá riêng biệt và khác biệt: - Vòng Thiên thể: Thiên văn & CTH phương Đông dùng, dựa trên vị trí thực tế của các ngôi sao, và được cố định trên bầu trời. - Vòng Chí tuyến: CTH phương Tây liên kết với điểm xuân phân, và điểm này di chuyển theo sự thay đổi từ từ của trục Trái đất qua thời gian dài. Nó thích hợp nhất cho con người ở mức độ tiến hóa hiện tại, nó tạo thành một phần của ảo ảnh vĩ đại mà con người đang phải chịu. Xem nguồn; Xem thêm: + Tóm tắt lịch sử Hoàng đạo: Có 3 quyển sách mà 3 loại người nghiên cứu và học hỏi trong đó: (i)- Sách về sự sống - Các Điểm đạo đồ - 12 Chòm sao; (ii)- Sách Minh triết - Các Đệ tử - 12 Hành tinh; (iii)- Sách về hình hài hay biểu lộ - Nhân loại - 12 Huyền giai sáng tạo + Tương tác Vòng Hoàng đạo với nhân loại: (i)- Tiểu Hoàng đạo: Vị trí các Hành tinh trong Vòng H.Đạo chi phối sự sống và ảnh hưởng đến Nhân loại trung bình trở xuống; (ii) Nhân loại thông minh bậc trung và người chí nguyện, dự bị đệ tử thì đáp ứng sáng suốt các Hành tinh đang ảnh hưởng Phàm ngã, Cung Thái dương, cung mệnh; (iii)- Đệ tử, điểm đạo đồ thì đáp ứng tất cả + Năng lượng 3 Chòm sao chính (CTHNM, 40) Xem:  BẠCH DƯƠNG (1 và 7)KIM NGƯU (4) ;  SONG TỬ (2)CỰ GIẢI (3 và 7) HẢI SƯ hay SƯ TỬ (1 và 5) ;   XỬ NỮ (2 và 6) ;   THIÊN BÌNH (3) ;   HỔ CÁP (4) ;   NHÂN MÃ (4, 5, 6) ;   MA KẾT (1, 3, 7) ;   BẢO BÌNH (5)  ;   SONG NGƯ (2 và 6) Xem: Ảnh Vòng Hoàng Đạo Xem: Tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo Xem: Bảy Cung; Cung Hoàng Đạo; Lá số Chiêm tinh; Biểu đồ cung; Khẩu hiệu Phàm Ngã và Linh Hồn Xem Năng khiếu của Cung, Cung Hoàng Đạo và Hành Tinh

Hoạt động qui nguyên của hành tinh (Obscure activity of the planet): Trong trường hợp các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên, sự chết là kết quả trực tiếp của hoạt động qui nguyên của hành tinh. Ý tưởng duy nhất về tác động của nó mà tôi có thể đưa ra cho bạn là linh hồn của mọi hình thức sự sống phi nhân loại là một trạng thái nội tại của vật chất mà chính hành tinh được tạo thành. Linh hồn này có thể được triệt thoái tùy theo chu kỳ, tuy khoa học chưa biết được cụ thể nhưng trong cách hành động của họ đã có xác định và chắc chắn – ngoài các tai họa lớn của hành tinh hay là tác động trực tiếp của giới thứ tư trong thiên nhiên (tức là giới nhân loại–ND). Quyền lực có sẵn này của hành tinh đưa đến cái chết của một động vật và trong tìm mức rộng lớn hơn của cơ tiến hóa – đưa đến sự tuyệt chủng. Vào đúng lúc, nó cũng đưa đến cái chết của các hình hài của giới thực vật, và cũng là một trong các nguyên nhân đưa đến chu kỳ mùa thu trong năm, gây ra “sự tàn úa (the sere), sự vàng lá”, sự mất màu xanh tươi nơi loài cỏ, và các biểu hiện theo chu kỳ này cho thấy không chỉ một mình sự chết, ở một mức độ tạm thời và thoáng qua, mà còn có việc ngưng hoàn toàn sức sống trong hình hài. “Các thời kỳ hủy diệt” là các biểu hiện theo chu kỳ của “trạng thái hủy diệt” trong chính hành tinh.  Tất nhiên đây là các vấn đề khó hiểu đối với bạn. (CTNM, 244)
Hồi Giáo (Mahomedan faith, Islam, đạo Hồi Hồi): Hồi giáo có liên quan với Thiên Chúa giáo, vì Hồi giáo tượng trưng cho công việc của Chân Sư Jesus khi Ngài ứng linh vào một trong các vị đệ tử cao cấp của Ngài, một vị đạo đồ rất tiến hóa, Đức Mahomet (570–632). (CVĐĐ, 254)

Hội nhập (Integration):

  1. Sự hội nhập của Phàm ngã hay là phương tiện mà nhờ đó ý thức con người:
  2. Chuyển khỏi thể này vào một thể khác ngõ hầu việc mở rộng ý thức rõ rệt sẽ xảy ra.
  3. Bắt đầu hoạt động trong cả ba hiện thể của Phàm ngã cùng một lúc.
  4. Hội nhập của Phàm ngã và linh hồn sao cho linh hồn có thể:
  5. Hoạt động qua bất cứ một thể nào tùy ý, hoặc là
  6. Hoạt động qua tất cả ba thể tạo thành Phàm ngã cùng một lúc. (TLHNM, 335)

– Sự hội nhập của thể trí, thể cảm dục và não bộ là đặc điểm chính của tất cả những kẻ tiến hóa – người ác, người rất ác, người thiện và người rất thánh thiện. Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu của sự sống tâm linh và thường là ngược lại. Một “Hitler” hay là một kẻ tham vọng với lòng ích kỷ sâu xa, hay là cuộc đời hướng về sự tàn ác, là một Phàm ngã, với mọi năng lực trí óc của y dành cho các mục đích tà vạy, với bản chất cảm dục được cấu tạo cách nào mà nó không gây trở ngại cho việc tiến hành các ý định ích kỷ, và với bộ óc có năng lực cao để tiếp nhận các kế hoạch và các phương pháp của hai hiện thể kia, làm đúng các hiệu lệnh của Phàm ngã. (CTNM, 508)

Hồi Ức (Recovery of anything by memory) Phục hồi bất cứ điều gì bằng ký ức (hay hồi ức) là do bởi sự luôn luôn hiện hữu (ever-existence) của mọi sự vật (everything) trong tâm thức của Thượng Đế. (KCVTT, 221)
– Bất cứ cuộc điểm đạo nào mà không được lý giải trong cách sống hằng ngày thì không giúp ích được bao nhiêu và về căn bản là thiếu xác thực. Chính sự thiếu xác thực của cách trình bày về điểm đạo đã đưa tới việc Hội Thông Thiên Học không còn được xem như là tác nhân của Thánh Đoàn vào lúc này. Trước kia và trước khi có sự chú trọng quá lố của Hội vào việc điểm đạo và các đạo đồ, và trước khi có việc Hội nhìn nhận các đệ tử dự bị như là các đạo đồ hoàn toàn, thì Hội đã hoạt động đúng đắn. Tuy nhiên, Hội không nhận ra được cái tìm thường và không hiểu được rằng không ai “được” điểm đạo và trải qua các giai đoạn quyết định (crises) này mà trước đó không chứng minh được mức độ hữu dụng rộng lớn và năng lực trí tuệ thành thạo của mình. Điều này không cần thiết nếu ở lần điểm đạo thứ nhất, nhưng đến lần điểm đạo thứ hai, việc đó bao giờ cũng phải là nền tảng cho một cuộc đời xã thân cho việc công ích (useful dedicated life) và một quyết tâm rõ rệt bước vào lĩnh vực phụng sự thế gian. Cũng cần có sự khiêm tốn và nhận thức rõ rệt về tính chất thiêng liêng trong mọi người. Những người được gọi là đệ tử điểm đạo của Hội Thông Thiên Học (ngoại trừ Bà Besant) đều không phù hợp với các đòi hỏi này. Nếu người ta không khẳng định và đưa ra các dối gạt như thế trước công chúng, tôi đã không đá động đến việc trình bày có tính cách kiêu hãnh của họ. (CVĐĐ, 678–679)

+ Hôn nhân (Mariage relation) với Vị Thầy Đắc Đạo: Nhiều vị điểm đạo đồ đã đạt được mục tiêu khi tham dự vào quan hệ hôn nhân một cách khôn ngoan và thích đáng. Vị điểm đạo đồ vun bồi cách hành xử đặc biệt của trí tuệ, nhận thức rằng mọi hình thức biểu lộ đều thiêng liêng, và cõi trần cũng là một hình thức biểu lộ thiêng liêng như bất cứ cõi cao nào. Vị điểm đạo đồ hiểu rằng biểu hiện thấp nhất của thiên tính phải ở dưới sự kềm chế hữu thức của thiên tính nội tại đó, mọi loại hành vi nên được điều hòa bằng việc cố gắng làm tròn mọi bổn phận và nghĩa vụ, kềm chế mọi hành động, dùng thể xác để giúp ích cho sự tiến bộ tinh thần của tập thể và hoàn thành định luật. ...Trong nhiều trường hợp, các đệ tử điểm đạo và các Chân Sư vẫn lập gia đình và hoàn thành bổn phận một cách bình thường với tư cách người chồng, người vợ, hoặc gia trưởng, nhưng mọi việc đều được kềm chế và điều chỉnh theo Thiên Ý (purpose) và Thiên Lý (intention) và không một chút gì bị lôi cuốn bởi đam mê hay dục vọng. (ĐĐNLVTD, 204–205)

Hồn ma bóng quế (Wraith): Vào lúc được gọi là chết, thể dĩ thái bị cách ly với nhục thể do bởi thực thể hữu thức đang thoát ra; sợi dây từ điển (magnetic tie) hiện hữu giữa hai thể này trong lúc còn sống ở cõi trần bị cắt đứt, thực thể hữu thức vẫn còn bị bao bọc trong lớp vỏ dĩ thái này đến vài giờ. Đôi khi, trong trạng thái này, nó hiện ra với những ai mà nó có ràng buộc chặt chẽ dưới hình một đám mây, có ý thức rất lờ mờ và câm lặng, đó là hồn mà bóng quế. Sau khi thực thể hữu thức (conscious entity) đã tách bỏ thể dĩ thái, thể này cũng có thể được nhìn thấy đang phất phơ lượn lờ trên nấm mồ ở nơi mà nhục thể được chôn lấp, theo thời gian qua, thể dĩ thái cũng từ từ tan rã.  (MTNX, 61)
Hỗn nguyên khí (Mulaprakriti, Pradhana, primordial pregenetic substance, pregenetic matter [LVLCK, 43]):
  • Vật chất vi tử vũ trụ khi chưa biến phân (undifferentiated) được gọi là hỗn nguyên khí, và khi đã được biến phân (differentiated) bởi Fohat (hay Đấng làm linh hoạt, Thượng Đế Ngôi Ba hay Brahma) được gọi là prakriti hay vật chất (matter).
  • Nguồn gốc Đại Phạn Thiên (Parabramic root), nguyên khí âm thiêng liêng trừu tượng – chất liệu chưa biến phân – Akasha Theo nghĩa đen, “nguồn gốc của Thiên nhiên” (Prakriti) hay vật chất (matter). (LVLCK, 118)

Hồn tinh thần (spiritual soul, divine soul, hồn thiêng): Trực giác (hồn tinh thần) là trạng thái thấp của Chân Thần.(CTHNM, 506)

- Cái chết thứ nhì dùng để chỉ cái chết hay sự hủy diệt của linh hồn thể mà từ trước đến giờ hồn tinh thần đã hoạt động trong đó.(CTNM, 408)

- Sự đau đớn (suffering) chỉ có thể xảy ra khi linh hồn đồng nhất hóa với thể xác, hay đúng hơn, khi trạng thái tinh thần của linh hồn (trong thể xác) đồng nhất hóa với sinh hồn (animal soul) vốn đang thấm nhuần (inform) và làm sinh động (vitalise) hình hài và đang tạo ra sự sống tạm thời của nó. Trong cơn vô thức, sinh hồn cũng biết được sự đau đớn, những người chăm sóc và canh giữ bệnh nhân đều biết rõ sự kiện này, nhưng không có đau đớn thực sự, vì Chân nhân, hồn tinh thần đã xuất ra hoặc là do đau cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự), hoặc là do thuốc mê. (CTNM, 346)

- Hồn Tinh thần ở trên cõi Thượng trí (higher mental plane).(CTNM, 407)

Hồng trần thức (Physical consciousness): Thuật ngữ “hồng trần thức” được dùng theo hai nghĩa riêng biệt:
  1. Hồng trần thức thường được dùng để chỉ “tâm thức tỉnh thức thông thường” (“ordinary waking consciousness”), nghĩa là tâm thức của con người, của Jivatma, hay của Chân Thần đang tác động qua Jivatma và ba nguyên tử thường tồn của tam hạ thể (lower triad, tam bộ thấp).
Hồng trần thức cũng được dùng theo nghĩa được dùng ở đây, đó là tâm thức đang tác động trong chất hồng trần, đang thu nhận và đáp ứng với các tác động hồng trần (physical impacts), không bận tâm đến bất cứ sự truyền chuyển (transmission) xung lực nào về phía các cõi cao, hoặc là không bận tâm đến bất cứ xung lực (impulses) nào từ các cõi cao được đưa đến thể xác.   (KCVTT, 113–114)

+ Hợp nhất (unity): Hợp nhất có thể được xem như là sự thích nghi hữu thức của vị đệ tử được điểm đạo vào tổng thể lớn hơn, vì sự thu hút của vị đệ tử vào nhóm nhờ việc tuân thủ vào các định luật của linh hồn và với tư cách chi phối thái độ của y đối với những gì mà vị này đang sống, hoạt động và hiện tồn. (LV7C, 265)

+ Hợp nhất với linh hồn (Union with soul):

1. Chitta hay là chất trí (mind–stuff), thể trí, năng lực suy tư và là năng lực tạo ra hình tư tưởng, tức là toàn bộ tiến trình tư tưởng. Đó là vật liệu (material) do Chân Ngã hay linh hồn chi phối và dùng chất đó tạo ra các hình tư tưởng.

2. Bản chất thông linh (psychic nature) là kama–manas (tức dục vọng–trí tuệ), tức thể cảm dục có đượm một chút trí tuệ, đó là vật liệu bao bọc mọi dục vọng và xúc cảm (feelings) của chúng ta, nhờ đó mà các dục vọng và xúc cảm này mới thể hiện (expressed) ra được.

Hai loại chất liệu này (substance) đi theo đường lối tiến hóa riêng của chúng. Theo thiên cơ (logoic plan), các điểm linh quang (spirits hay divine sparks) bị các chất liệu này giam nhốt (imprisoned), thoạt tiên bị thu hút tới chúng do sự tương tác qua lại (mutual interplay) của tinh thần và vật chất. Bằng cách kiềm chế các chất liệu này và hạn chế (restraint) các hoạt động theo bản năng của chúng, các điểm linh quang này sẽ thu được kinh nghiệm và sau rốt sẽ giải thoát. Sự hợp nhất với linh hồn được tạo ra bằng cách đó. Đây là một sự hợp nhất mà người ta biết được và trải qua trong thể xác trên cõi biểu lộ trọng trược nhất nhờ kiềm chế được phàm ngã một cách sáng suốt và một cách hữu thức. (ASCLH, 10–11)

+ Hợp nhất hay hoà nhập với linh hồn (Thầy Hiệu trưởng trả lời câu hỏi của môn sinh (Anh Kiệt dịch)
Khi chúng ta sử dụng một từ như hợp nhất (fusion), chúng ta phải suy nghĩ về mức độ hợp nhất có thể xảy ra. Hợp nhất với linh hồn là một quá trình nhiều cấp độ, và rất nhiều người đang làm việc trong lĩnh vực này đang hướng về lần điểm đạo thứ hai, và chúng ta không thể hy vọng rằng những người này sẽ có sự hoà nhập linh hồn ở mức độ của điểm đạo đồ bậc ba, vốn rất ít đệ tử trong nhóm của Chân sư DK vào thời điểm đó đạt được, hoặc ở cấp độ thứ tư mà đối với tôi là tuyệt đỉnh của sự hoà nhập vào linh hồn. Nhưng một loại hoà nhập hay hợp nhất đến một mức độ nhất định có thể được xác định bằng sự thành công, nói cách khác, có đủ ảnh hưởng từ linh hồn để nhìn xuyên qua ảo cảm, và ít nhất là nhận diện được nó, có thể làm điều gì đó về nó và giải phóng bản thân khỏi nó, bởi vì sống trong tâm trí được linh hồn thấm nhuần (soul-infused mind) ở một mức độ nhất định nào đó sẽ tự động giải thoát bạn khỏi sự nhạy cảm với ảo cảm này.
Vì vậy, sự tích cực là tạm thời, sự tiêu cực cũng tạm thời, nhưng sự hoà nhập linh hồn đối với những người đang làm việc ở giai đoạn mà Ngài mô tả ở đây là chưa hoàn thiện, ngay cả ở cấp điểm đạo thứ ba cũng chưa không hoàn thiện. Vì vậy, chúng ta phải cẩn thận về sự hợp nhất hay hoà nhập với linh hồn. Tôi hy vọng đã làm rõ điều này đôi chút cho bạn.

Hợp tố (Compound Elements): Một cách tổng quát, Thiên bình luận dạy rằng mỗi cuộc tuần hoàn mới lại phát triển một trong các Hợp tố như hiện nay khoa học đã biết, nhưng lại bác bỏ cách đặt tên ban đầu (primitive nomenclature), mà thích chia nhỏ chúng thành các thành phần (constituents). Nếu Thiên nhiên là cái “Hằng Biến dịch” (“Ever–Becoming”) trên cõi biểu lộ, thì bấy giờ các Hợp tố này cũng phải được nhìn tương tự như thế: chúng phải tiến hóa, phát triển và tăng trưởng cho đến cuối Chu kỳ Khai nguyên. Như vậy, chúng ta được dạy rằng, trong cuộc tuần hoàn 1, chỉ có một Hợp tố được phát triển với một tính chất (nature), còn nhân loại, với những gì có thể được nói đến như là trạng thái duy nhất của Thiên nhiên, được một số người gọi một cách rất thiếu khoa học, mặc dù có thể rất thực tế là “không gian một chiều đo” (“one dimensional Space”). Trong cuộc tuần hoàn 2, có hai Hợp tố sinh ra (brought forth) và được phát triển, đó là Lửa và Đất, và nhân loại được làm cho thích ứng với tình trạng Thiên nhiên lúc đó (nếu chúng ta có thể dùng chữ “nhân loại” để chỉ các sinh vật sống trong các điều kiện mà ngày nay con người hoàn toàn không biết tới). Nhân loại trong cuộc tuần hoàn 2 là loại người có “hai chiều đo” (lại dùng một nhóm từ quen thuộc với một nghĩa hoàn toàn bóng bẩy, đó là cách duy nhất mà nó có thể được dùng một cách chính xác).     (GLBN I, 295)
Huyền Đồng (Identification, nhập hóa):
  • Tiến trình huyền bí, không thể mô tả được gọi là huyền đồng, đó là giai đoạn cuối của việc phát triển linh hồn.
  • Tiến trình huyền nhiệm mà trong đó linh hồn được hấp thu vào Thực Tại và Tổng Hợp tối cao, đến nỗi ngay cả ý thức của tập thể cũng tàn phai (trừ phi khi quyết tâm phục hồi lại trong công việc phụng sự). Lúc bấy giờ, người ta không còn biết đến gì nữa ngoại trừ Thượng Đế, - không có sự phân cách của bất cứ phần nào, không có các tổng hợp thứ yếu và không có các phân rẽ hay biến phân. (TLHNM  II,  18-19)
Huyền Lực Shamballa (Shamballa force) Huyền lực thứ nhất và mạnh mẽ nhất là huyền lực đang tuôn xuống thế gian từ Shamballa, tức trung tâm hành tinh, nơi mà Thiên Ý được thấu triệt. Chỉ có hai lần trong lịch sử hành tinh chúng ta mà huyền lực Shamballa này được cảm nhận trực tiếp: lần đầu khi cuộc đại khủng hoảng của nhân loại xảy ra vào lúc thoát kiếp thú lên làm người của con người trong thời Lemuria xưa kia. Lần thứ hai vào thời Atlantis, trong cuộc tranh đấu lớn giữa cac Tinh Quân Chính Đạo với các Tinh Quân Vật Chất Sắc Tướng (Lords of Material Form) còn gọi là các Lực Lượng Hắc Đạo (Dark Forces). Ngày nay huyền lực này tuôn tràn từ Trung Tâm Thánh Thiện

A- HUYỀN THUẬT HAY CHÁNH ĐẠO

+ Huyền thuật (Magic). GLBN I, 284.
- Huyền thuật là một khoa học thiêng liêng dẫn đến việc tham dự vào các phẩm đức (attributes) của chính sự thiêng liêng. Isis Unveiled I, 25.
- Mọi hoạt động huyền thuật cốt ở việc gạt bỏ các khúc cuộn của Con Rắn Cũ xưa (Ancient Serpent). Isis Unveiled I, 138.
- Mục tiêu của Khoa huyền thuật là sự hoàn thiện của con người. Isis Unveiled I, 309.
- Pháp thuật thiêng liêng cốt ở khả năng nhận ra tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang, astral light) và – bằng cách dùng các sức mạnh - linh hồn của Tinh Thần – để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ không nhìn thấy, và bằng các hoạt động như thế, Thượng (Above) và Hạ (Below) phải được tập hợp lại và tạo ra một tác động hài hòa. GLBN II, 538.
- Huyền thuật và từ lực (magnetism) là các thuật ngữ đồng nghĩa. Isis Unveiled I, 279.
- Huyền thuật là toàn bộ tri thức tự nhiên (natural knowledge). Isis Unveiled II, 99, 189.
- Huyền thoại không hàm ý sự vi phạm các định luật của thiên nhiên. Isis Unveiled I, Preface.

+ Căn bản của Huyền thuật.

- Huyền thuật được dựa vào các quyền năng bên trong của linh hồn con người . Isis Unveiled I, 459.
- Trinity của thiên nhiên là ổ khóa của huyền thuật, trinity của con người là chìa khóa vừa với nó. Isis Unveiled II, 635. 3.
- Huyền thuật là tâm lý học huyền linh. Isis Unveiled I, 612 – 616 4.
- Cảm dục quang là tác nhân chính của huyền thuật. Isis Unveiled I, 128. GLBN I, 275; II, 537.

+ Huyền thuật. Chính thuật ngữ Magic (Huyền Thuật) mang bằng chứng về nguồn cội cao siêu của nó. Tiếng La Tinh Magus, tiếng Hy Lạp Magos, tức nhà huyền thuật (magician), đem lại cho tất cả chúng ta các thuật ngữ khác này biểu thị cho uy quyền, minh triết, sự vượt trội. Kế đó chúng ta có phạm vi ảnh hưởng lộng lẫy, khoa trương, để diễn tả sự lớn lao ở vị thế, trong hành động và trong ngôn từ. Với âm tiết cuối hơi thay đổi, các từ giống nhau trở nên oai vệ, hàm ý quyền chi phối, và lần nữa, chúng ta có vị thẩm phán (magistrate), bất cứ điều gì có uy quyền mà lần nữa đã được đơn giản hóa thành Đức Thầy, và sau cùng bằng tiến trình tiến hóa ngôn từ đã trở thành chữ Mister (Ông) dễ hiểu. Nhưng chữ La Tinh chỉ là một cách truyền đạt các từ. Chúng ta cũng có thể lần theo sự phát triển lịch sử của ngữ căn này đến lúc chúng ta đạt đến ngôn ngữ Zend nơi mà chúng ta tìm thấy nó làm nhiệm vụ dưới tên dành cho toàn thể đẳng cấp tu sĩ. Các nhà huyền thuật (magi) được biết đến trên khắp thế giới vì sự minh triết và khéo léo của họ trong huyền linh học, và chắc chắn là từ ngữ huyền thuật hầu như mắc nợ vào cội nguồn đó vì sự tồn tại và ý nghĩa hiện nay của nó. Vậy chúng ta không cần dừng lại ngay cả nơi đây để trở lại ngôn ngữ Zend “mag”, hiện ra mờ mờ từ Bắc Phạn ngữ, maha, có nghĩa là vĩ đại”. Các học giả lỗi lạc nghĩ rằng chữ maha (lớn, đại) được viết theo chính tả lúc đầu mà “magha”. Phải công nhận là trong Bắc Phạn ngữ (sanskrit) có chữ Maga nghĩa là một thầy tu của Mặt Trời, nhưng chữ này rõ ràng là một từ vay mượn từ Zend (ngôn ngữ ?-ND) có nguồn gốc của nó từ ngôn ngữ láng giềng của nó là Bắc Phạn ngữ. (Nguồn: Tạp chí Lucifer, q X, 157.)

+ Huyền Thuật (Magic). Pháp thuật thiêng liêng cốt ở khả năng nhận ra tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang, astral light) và – bằng cách dùng các sức mạnh - linh hồn của Tinh Thần – để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ không nhìn thấy, và bằng các hoạt động như thế, Thượng (Above) và Hạ (Below) phải được tập hợp lại và tạo ra một tác động hài hòa. GLBN II, 538.

+ Magic là Vidya thứ hai trong bốn Vidyas (Minh Triết Tri Thức) và là maha - Vidya vĩ đại trong các tác phẩm Vạn Pháp Kỳ Thư (Tantric writtings). Nó cần có ánh sáng của vidya thứ tư (atma vidya, minh triết tinh thần) chiếu rọi lên nó để trở thành White Magic (Huyền Linh Thuật). GLBN I, 192.

+ Ứng Dụng Của Pháp thuật Hành Đạo Với Hắc Đạo Và Quỷ Thần

Hỏi: Dùng bùa chú như thế nào để đối phó với ma quỷ yêu tinh?
Đáp: Pháp thuật của ngoại đạo, của các loài yêu ma quỷ quái có lúc làm cho quý vị nhức đầu, đau răng, đau mắt, hoặc khiến cho quý vị không thể đi đứng, bị chóng mặt, hay phát cuồng nói bậy. Lúc đó các vị tụng chú thì sẽ phá được pháp thuật của chúng nó, khiến pháp thuật của chúng không còn linh nghiệm, chớ không phải là vô cớ bảo quý vị đi đối phó loài yêu ma quỷ quái đâu! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp câu hỏi 270)

+ Giờ đây những phương pháp nào có thể được sử dụng để bảo toàn người phụng sự nhân loại? Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho họ trong cuộc xung đột hiện tại và trong cuộc xung đột còn lớn lao hơn của các thế kỷ sắp đến?

1. Hãy nhận thức rằng sự thanh khiết của tất cả các thể là điều kiện tiên quyết. Nếu một vị Hắc đạo chế ngự được một người nào thì điều ấy chứng tỏ rằng cuộc sống y có một vài nhược điểm. Cánh cửa xâm nhập phải do người đó tự mở ra, và kẽ hở mà sức mạnh độc hại có thể tràn vào phải do chủ nhân các thể tự tạo. Vì thế cần phải thận trọng gìn giữ xác thân hết sức sạch sẽ, chỉ có những tình cảm thanh khiết, vững vàng trong thể tình cảm, và tư tưởng trong thể trí phải thật thanh cao. Khi làm được như vậy, sẽ có sự điều hợp trong các hạ thể và Người suy tưởng (Chân ngã) ở nội tâm sẽ ngăn được mọi sự xâm nhập.

2. Hãy chấm dứt mọi nỗi sợ hãi. Những mãnh lực thăng thượng tiến hóa rung động mau lẹ hơn các mãnh lực tiến hóa giáng hạ, đây có thể hiểu là yếu tố an toàn. Sự sợ hãi làm suy yếu; suy yếu làm tan rã; một điểm yếu vỡ ra tạo nên khoảng trống, qua đó mãnh lực ác hại có thể xâm nhập. Yếu tố xâm nhập là sự sợ hãi của chính đương sự, y tự mở ra cánh cửa theo cách đó.

3. Hãy điềm tĩnh, vững vàng dù điều gì xảy ra cũng vậy. Chân bạn có thể chìm trong bùn lầy của mặt đất, nhưng đầu bạn có thể tắm trong ánh nắng mặt trời ở trên cao. Hãy nhận biết bùn lầy của thế gian nhưng đừng để bị nhiễm bẩn.

4. Hãy biết cách dùng lương tri và áp dụng lương tri vào vấn đề đang có. Hãy ngủ nhiều và trong khi ngủ tìm cách làm cho cơ thể trở nên tích cực. Hãy cố gắng làm công việc trên cõi tình cảm và giữ gìn sự an tịnh nội tâm. Đừng bắt thân xác làm việc quá mệt mỏi, và chơi đùa bất cứ khi nào có dịp. Những giờ ngơi nghỉ, thư thả giúp điều chỉnh, ngăn ngừa những sự căng thẳng về sau.

Cõi Chánh Đạo Ngự trị: Ở cõi trần và cõi tình cảm huynh đệ Hắc đạo chiếm ưu thế. Nhưng ở cõi trí thì không mạnh như vậy, vì đó là cõi mà các Huynh đệ Chánh đạo đang hoạt động. Những nhà hắc thuật cao cường có thể hoạt động ở cõi hạ trí, chứ ở cõi thượng trí thì Chánh đạo ngự trị (TTHM, 136_Nguy hiểm trong tham thiền)

B- HẮC THUẬT HAY TÀ ĐẠO/ TÀ THUẬT

+ Đối–Christ (Anti–Christ): Người tìm đạo thuộc cung hai tạo ra Tổng Quả Báo (Dweller) của mình và để cho sự kềm chế ngày càng mạnh của nó trở thành “kẻ lừa phỉnh của linh hồn” (“deluder of souls”). Y là kẻ Đối – Christ thực sự, và qua giáo huấn sai lầm và sự tác động của những gì được gọi là huyền diệu, qua sự thôi miên và sự ám thị tập thể (mass suggestion), y giăng bức màn qua thế gian và bắt con người bước đi trong đại hão huyền. (LVHLT, 240)

+ Hãy nhớ rằng nhà hắc thuật thật sự (ở đây Tôi không đề cập đến một người có xu hướng hắc thuật) là một thực thể mất linh hồn (a soulless entity). Y là một thực thể mà trong y, Chân Ngã (Ego) – theo như chúng ta hiểu thuật ngữ đó ngày nay – không tồn tại (non-existent). Nó thường không được ….ác, kết quả là tận thế và bắt đầu ngày phán xét cuối cùng.-- ND …. chú ý và ít khi được thấu hiểu hoặc được biểu lộ, nên do đó, chúng không tồn tại trong thể xác. Thế giới của chúng bao giờ cũng là thế giới ảo tưởng. Từ cõi hạ trí, chúng tác động vào chất liệu dục vọng và vào thể cảm dục của những người trên cõi trần, vốn là những người bị ảo giác lôi cuốn và bị giữ lại trong xiềng xích của lòng ích kỷ cực độ, và việc tự cho mình là trung tâm (self-centeredness). Điều mà những người vô minh gọi là một nhà hắc thuật trên cõi trần chỉ là một người nam hoặc nữ nào đó nhạy cảm với, hoặc đồng cảm với một nhà hắc thuật thực sự trên cõi cảm dục. Mối quan hệ này chỉ có thể xảy ra khi đã có nhiều kiếp sống ích kỷ, dục vọng thấp kém, khát vọng trí tuệ lầm lạc, và ưa thích thông-linh-thuật (psychism) hạ đẳng, và điều này chỉ có thể xảy ra khi con người đã tự nguyện để cho chúng giam giữ trong cảnh nô lệ.(LVHLT, 545)

+ Pháp Thuật Hắc Đạo “Trù yếm thư chú kết oán thù.”

“Yếm mị chú thư” tức là tà chú, tà thuật thư ếm hại người. Có phái ngoại đạo dường như có một loại chú thư. Trong Mật Tông chẳng hạn, có một loại chú mà kẻ nào niệm được bài chú này, tu luyện được thứ phép thuật này, thì nội trong bảy ngày, kẻ ấy bảo quý vị chết thì quý vị sẽ chết, bảo quý vị sống thì quý vị được sống. Cho nên, Mật Tông xem ra cũng rất lợi hại! Quý vị nào có bạn bè theo Mật Tông thì cần phải cẩn thận một chút! Nếu quý vi có ý đắc tội với họ, thì coi chừng họ sẽ niệm chú cho quý vị chết! Thế nhưng, đây chính là một thứ tánh nết của A tu la, không có tâm từ bi. Như vậy tức là “yếm mị.

Họ làm một “tiểu nhân” tức là một hình nhân nho nhỏ, trên đó có ghi rõ “sanh thần bát tự” [năm tháng ngày giờ sinh viết theo can chi] của quý vị; rồi hôm nay thì lấy kim chọc vào mắt hình nhân cho mù, ngày mai dùng kim đâm vào tai hình nhân cho điếc, ngày mốt lấy kim châm vào cổ họng hình nhân và bấy giờ quý vị sẽ bị đứt hơi mà chết! Đây là phép thuật của bàng môn tả đạo.
Tuy nhiên, quý vị chớ nên sợ hãi, chỉ cần quý vị có thể niệm Chú Đại Bi, thì họ có dùng phép thuật gì cũng đều không công hiệu cả.

“Kết oán thù.” “Kết” tức là cột vào với nhau; “oán thù” tức là thù hận vô cùng sâu nặng.

“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết xưng tụng Thần chú Đại Bi, thì “trù ếm trở về nơi bổn nhân.” Họ muốn ám hại người khác, nhưng các phép thuật độc ác đó lại trở về nơi thân họ, khiến họ tự thọ quả báo! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ NÊN NHỚ: Hắc đạo hkhông kính trọng ai cả, xem mọi người như là miếng mồi ngon. Họ bắt buộc mọi người phải làm theo đường lối của họ, và dùng những phương tiện đúng đắn hay bẩn thỉu để triệt hạ mọi chống đối và để cá nhân họ đạt được những gì họ muốn. Vị hắc đạo không để ý đến nỗi đau khổ mà y có thể gây ra. Y không bận tâm đến sự đau đớn tinh thần mà y mang lại cho kẻ chống đối y. Y cứ thực hiện ý định và không ngừng gây tổn thương cho bất cứ ai, đàn ông, phụ nữ hay trẻ em, miễn là việc làm đó khiến y thêm đến gần mục đích. Tuyệt đối không bao giờ nên trông mong lòng nhân từ của những kẻ chống lại Quang minh Chánh đạo.

Ở cõi trần và cõi tình cảm, các vị bàng môn có nhiều quyền lực hơn các Huynh đệ Ánh sáng (Ở Cõi trí, đặc biệt Thượng trí Chánh đạo ngự trị), không hơn về quyền năng thực sự, mà chỉ hơn về quyền năng bề ngoài, vì các Huynh đệ Chánh đạo không tìm cách thi thố quyền năng của mình trên hai cảnh giới đó, như phe Hắc đạo làm. Họ có thể vận dụng thẩm quyền của mình nhưng lại tự hạn chế, chỉ làm việc với các quyền năng thăng thượng tiến hóa, chứ không với các quyền năng tiến hóa giáng hạ. Những lực lượng tinh linh ở hai cảnh giới này được vận dụng bởi hai yếu tố.
a. Những mãnh lực cố hữu của cơ tiến hóa đang hướng dẫn tất cả đi tới hướng về sự hoàn thiện cuối cùng. Các Chân sư Chánh đạo đang hợp tác trong công cuộc này.
b. Các vị Hắc đạo đôi khi sử dụng các lực lượng tinh linh này để thỏa mãn ý muốn của họ và trả thù những người chống lại họ. Dưới sự điều khiển của họ, đôi khi có những tinh linh của cõi trần phục vụ như những thần giữ của và các loài tinh hoa hình dạng xấu xa, vài loại thần lùn và các tiên nữ màu nâu, màu xám và màu tối. Họ không thể kiểm soát được các thiên thần tiến hóa cao, cũng như các tiên nữ màu xanh, màu xanh lục và vàng, dù một số tiên nữ màu đỏ có thể bị buộc phải làm việc theo chỉ thị của họ. Những tinh linh dưới nước (không phải là thủy thần hay thủy tiên) có khi cũng đến trợ giúp họ. Khi kiểm soát được các lực lượng tiến hóa giáng hạ này họ cũng đôi lần gây tổn thất cho công việc của chúng ta.
Thường thì vị Hắc đạo giả làm một nhân viên Chánh đạo, họ thường đóng vai một sứ giả của thần thánh. Nhưng tôi đoán chắc với các bạn rằng, người nào hành động dưới sự hướng dẫn của Chân nhân mình sẽ có tầm mắt sáng tỏ và tránh được sự lừa gạt. (TTHM, 136_Nguy hiểm trong tham thiền)

+ Các ghi chú về Hắc thuật và huyền thuật: (LVLCK, tr 393-399)

+ Tả đạo (The Left–hand Path): Là con đường mà kẻ theo hắc đạo (black magician) và các huynh đệ trong bóng tối (brothers of the Shadows) đi theo. Nó bắt nguồn từ việc sử dụng các mãnh lực của thiên nhiên vào các mục đích ích kỷ; điểm nổi bật của nó là lòng ích kỷ và tính chia rẽ mạnh mẽ và chấm dứt nơi cõi A tỳ (Avitchi), tức cõi thứ 8, trú sở của các linh hồn bị sa đọa (lost soul) hay các lớp vỏ (shells) của con người hạ đẳng đã trở nên tách biệt với nguyên khí sự sống Chân Ngã hay cá nhân. (LVLCK, 642)

+ Tà thuật (Voodooism, tà đạo/ Black magic): – Tà thuật (black magic) chỉ là việc lạm dụng các quyền năng thông linh (psychic powers), hoặc lạm dụng bất cứ bí nhiệm nào của thiên nhiên, đúng ra là dùng sức mạnh của huyền học vào các  mục đích ích kỷ, tội lỗi.  (CKMTTL,  223).   

Nhà ma thuật dứt khoát là đã sử dụng các bộ phận thân thể này (tức là não, phổi, tim, lá lách và các cơ quan sinh sản–ND) để tạo ra một loại thần lực, vốn là sự pha trộn của lực dĩ thái và năng lượng vật chất trọng trược, giúp cho y có thể làm được một vài hình thức pháp thuật, cũng như là tạo ra những hiệu quả trên các thể xác của loài thú và loài người. Chính kiến thức về điều này là nền tảng của tà thuật và của tất cả những cách thực hành gây ra sự suy kiệt (depletion) và chết chóc của những kẻ cản trở đường đi của nhà ma thuật hay bị y coi là kẻ thù. (ASCLH, 222–223)

C- SO SÁNH GIỮA HUYỀN THUẬT HAY CHÁNH ĐẠO VÀ HẮC THUẬT HAY TÀ ĐẠO

+ Con Đường Tiến Hóa của Hắc Đạo và Chánh Đạo:

- Con đường Ly Nguyên (Path of Outgoing): Con đường ly nguyên đưa vào vật chất. (CTHNM, 569)

* Huynh đệ hắc đạo dồn hết thì giờ vào các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, hay là Con Đường Ly Nguyên. (LVLCK, 987)

- Con đường Qui Nguyên (Path of Return, Phản Bổn Hoàn nguyên):

* Huynh Đệ Chánh Đạo: Như người ta biết rõ, nhà huyền linh học hoạt động theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan đến Con đường Qui Nguyên.(LVLCK, 987)

+ Hắc Đạo và Chính Đạo: Nhiều điều được nói ra trong số các đạo sinh huyền môn ngày nay về chính đạo và tà đạo. Điều cần nói chính xác là giữa hai loại người đó, đường ranh giới rất mong manh, khó mà nhận biết bởi những người cho đến nay, không xứng đáng với danh xưng là “kẻ biết”. Sự phân biệt giữa hai hạng người này là ở nơi cả hai động lực và phương pháp, có thể được tóm tắt như sau:

- Nhà huyền linh học có động lực trong những gì sẽ đem ích lợi cho tập thể mà người này dùng hết năng lực và thời gian cho tập thể đó. Hạng người theo tả đạo bao giờ cũng hoạt động một mình, hoặc là nếu vào bất cứ lúc nào y cộng tác với những người khác, thì đó là với mục đích ích kỷ ẩn giấu. Kẻ kiệt xuất của huyền linh học tự mình chú ý vào công việc nỗ lực có tính cách kiến tạo để cộng tác với các kế hoạch của Thánh Đoàn và để xúc tiến các ý muốn (desires) của Đức Hành Tinh Thượng Đế.

- Huynh Đệ Hắc Đạo dồn hết thì giờ của mình vào những gì nằm bên ngoài các kế hoạch của Thánh Đoàn và vào những gì không được đưa vào trong mục tiêu của Đấng Chủ Quản Cung của hành tinh.

Như có nói ở trước, nhà huyền linh học hoạt động hoàn toàn qua các Thần Kiến Tạo cao cấp, qua âm thanh và các con số mà Ngài phối hợp vào công việc các Ngài, và như thế có ảnh hưởng lên các Thần Kiến Tạo cấp thấp đang hợp thành vật chất của các thể của các Ngài, và do đó hết thảy những gì hiện hữu. Ngài hoạt động qua các bí huyệt và các điểm năng lượng thiết yếu, và từ đó tạo ra trong vật chất các kết quả mong muốn. Hắc phái làm việc trực tiếp với chính vật chất và với các thần tạo tác cấp thấp. Hắc phái không hợp tác với các thần lực xuất phát từ các phân cảnh Chân Ngã. Các băng nhóm nhỏ của “Đạo Binh Âm Thanh” là những kẻ phụng sự của hắc phái, và không có các Trí Tuệ điều khiển trong ba cõi thấp, do đó hắc phái hoạt động trước tiên trên cõi cảm dục và cõi trần, chỉ trong các trường hợp hiếm hoi mới hoạt động với các mãnh lực của cõi trí, và chỉ trong một ít trường hợp đặc biệt, ẩn giấu trong karma vũ trụ, một nhân viên hắc đạo mới hoạt động trên các phân cảnh cao của cõi trí. Tuy nhiên, các trường hợp được thấy ở trên là các nguyên nhân đóng góp chính của mọi hắc đạo đang biểu lộ. Huynh Đệ Chính Đạo bao giờ cũng hoạt động qua mãnh lực cố hữu của Ngôi Hai chừng nào mà vị này còn hoạt động liên quan với ba cõi thấp. Sau kỳ điểm đạo thứ ba, vị này hoạt động ngày càng nhiều với năng lượng tinh thần, hoặc là với thần lực của Ngôi Một. Ngài tạo ấn tượng lên các chất liệu hạ đẳng và vận dụng các sinh linh tạo tác cấp thấp với rung động của bác ái và sự mạch lạc thu hút của Ngôi Con, và nhờ minh triết mà các hình hài được tạo ra. Ngài học cách hoạt động từ tim, và do đó vận dụng loại năng lượng đang tuôn chảy từ “Tâm của Mặt Trời” cho đến khi (Ngài trở thành Đức Phật) Ngài có thể phân phát một phần thần lực phát ra từ “Mặt Trời Tâm Linh”. Do đó, bí huyệt tim trong Huynh Đệ Chính Phái là môi giới truyền chuyển của lực kiến tạo,và tam giác mà y sử dụng trong công tác này là:
a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với tim.
b/ Chính bí huyệt tim.
c/ Bí huyệt cổ họng.

Các Huynh Đệ Tả Phái hoạt động với các lực hoàn toàn của Ngôi Ba, và chính điều này mang lại cho họ rất nhiều quyền năng có vẻ thực, vì Ngôi Hai chỉ đang ở trong tiến trình đạt đến mức rung động cao nhất của nó, trong khi Ngôi Ba đang ở đỉnh cao của hoạt động rung động, vốn là sản phẩm của các diễn trình tiến hóa của thái dương hệ chính có trước kia. Ngôi này hầu như hoàn toàn hoạt động từ bí huyệt cổ họng, và trước tiên vận dụng các thần lực của mặt trời vật chất. Đây là lý do giải thích tại sao ngôi này đạt được nhiều mục tiêu của mình qua phương pháp kích thích prana hoặc phương pháp làm mất sinh khí của prana, và cũng giải thích tại sao đa số các ảnh hưởng của ngôi này đều xảy ra trên cõi trần. Do đó, ngôi này hoạt động qua
a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với bí huyệt cổ họng.
b/ Bí huyệt cổ họng.
c/ Bí huyệt ở đáy xương sống.

Nhà huyền linh học luôn luôn hoạt động kết hợp với những người khác, và chính y ở dưới sự chi phối của một số vị Lãnh Đạo nhóm. Ví dụ các Huynh Đệ của Bạch Giai hoạt động dưới quyền ba vị Đại Thánh và tuân theo các kế hoạch được đề ra, đặt các mục tiêu cá biệt và các ý kiến của các Ngài dưới đại kế hoạch chung. Kẻ theo hắc phái thường hoạt động mạnh theo cách cá nhân, và có thể được thấy đang xúc tiến các kế hoạch của y một mình hoặc có sự trợ giúp của các phụ tá. Y thường không chấp nhận một cấp trên quen thuộc nào, tuy nhiên lại thường là nạn nhân của các kẻ thừa hành trên các phân cảnh cao của tà lực vũ trụ, kẻ dùng y như y dùng các kẻ cộng tác thấp kém của y, nghĩa là, y hoạt động (bao giờ mà mục tiêu lớn hơn còn liên quan tới) một cách mù mờ và thiếu ý thức.

Như chúng ta biết rõ, kẻ theo chính đạo làm việc theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan với Con Đường Hoàn Nguyên (Path of Return). Huynh đệ hắc đạo bận tâm vào các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, hay là với Con Đường Hướng Ngoại (Path of Outgoing). Họ tạo thành mãnh lực thăng bằng lớn trong cơ tiến hóa, và mặc dù họ bận tâm với khía cạnh vật chất của biểu lộ, còn Huynh Đệ Chính Đạo lo về trạng thái linh hồn hay tâm thức, họ và công việc của họ, ở dưới đại luật tiến hóa, góp phần vào mục tiêu chung của Thái Dương Thượng Đế, mặc dù (và đây là ý nghĩa huyền bí tuyệt diệu đối với đạo sinh giác ngộ) không đóng góp vào mục tiêu riêng của Hành Tinh Thượng Đế.

Sau cùng có thể nói vắn tắt về các phân biệt giữa các nhà pháp thuật, đó là nhà pháp thuật của Thiên Luật hoạt động với linh hồn của các sự vật. Các huynh đệ hắc phái của y hoạt động theo khía cạnh vật chất.
Nhà huyền linh học hoạt động qua các trung tâm lực trên các cõi phụ thứ nhất và thứ tư của mỗi cõi chính. Kẻ theo hắc phái hoạt động qua các vi tử thường tồn và với vật chất và các hình hài có liên hệ. Trong mối liên hệ này, nhà huyền linh học sử dụng ba trung tâm lực cao. Kẻ theo hắc đạo sử dụng năng lượng của ba trung tâm lực thấp (các cơ quan sinh sản, lá lách và huyệt đan điền) tổng hợp năng lượng của họ bằng một tác động của ý chí và hướng nó vào trung tâm lực ở đáy xương sống, sao cho năng lượng tứ phân đó bây giờ được truyền tới bí huyệt cổ họng.

Nhà huyền linh học vận dụng mãnh lực kundalini khi nó được truyền qua vận hà giữa xương sống. Người theo hắc đạo vận dụng các vận hà bên trong, chia năng lượng tứ phân thành hai đơn vị, đi lên xuyên qua hai vận hà, để cho vận hà giữa ở trạng thái yên ngủ. Do vậy rõ ràng là một vận hà hoạt động với hai mặt, còn vận hà kia hoạt động với một mặt. Do đó, trên các cõi có hai mặt (planes of duality) hiển nhiên là tại sao kẻ theo hắc đạo có rất nhiều quyền năng này. Cõi có một mặt (plane of unity) đối với nhân loại là cõi trí. Các cõi có tính đa dạng (planes of diversity) là cõi cảm dục và cõi trần. Do đó, kẻ theo hắc đạo có quyền năng rõ rệt hơn là huynh đệ chính đạo trên hai cõi chính thấp (two lower planes) thuộc ba cõi thấp (three worlds, - hồng trần, cảm dục và hạ trí – ND).

Huynh đệ chính đạo làm việc dưới quyền Thánh Đoàn, hay là dưới quyền Vị Chúa vĩ đại (great King), đang thi hành các mục tiêu thuộc hành tinh của Ngài. Huynh đệ hắc đạo làm việc dưới quyền một vài Thực Thể riêng rẽ, mà y không biết gì cả, các Thực Thể này có liên quan với các mãnh lực của chính vật chất. Nhiều điều hơn có thể được đưa ra trong mối liên hệ này, nhưng những gì được đưa ra ở đây cũng đủ cho mục đích của chúng ta.

b/ Cội nguồn của Hắc Thuật. Khi đề cập đến điểm này, chúng ta đang xâm phạm vào các lãnh vực của huyền bí và địa hạt không thể giải thích được. Tuy nhiên, một vài diễn đạt có thể được đưa ra ở đây mà, nếu được suy nghiệm, có thể rọi một ít ánh sáng vào vấn đề tối tăm này.

Thứ nhất. Nên nhớ rằng toàn bộ vấn đề tai họa hành tinh (và đạo sinh phải thận trọng giữa tệ trạng hành tinh với tệ trạng vũ trụ) nằm ẩn giấu trong các chu kỳ sống của cá nhân và trong lịch sử của Thực Thể Vĩ Đại chính là Hành Tinh Thượng Đế của Địa Cầu. Do đó mãi cho tới khi một người đã được một số lần điểm đạo và như vậy đạt được một mức độ tâm thức hành tinh, thật là vô ích cho y khi suy đoán về sự ghi nhận đó. Trong bộ GLBN (q. III, 62; Đoạn 6, trang 27), H.P.B. có nói đến vấn đề “Các Thượng Đế chưa hoàn thiện”, và trong các ngôn từ này có ẩn chìa khóa về tệ trạng hành tinh (planetary evil)... (Nguồn: sách Luận về lửa càn khôn trang 397 - 410)

+ Hắc thuật sử dụng cảm dục quang (astral light) với mục đích lừa dối và quyến rủ, trong khi đó, huyền thuật sử dụng với mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa. (SD–I, 274)

1. Hắc thuật làm việc với các đối cực. Huyền thuật tìm kiếm điểm cân bằng hay quân bình và tổng hợp. (SD–I, 448)
2. Hắc thuật có biểu tượng là ngôi sao 5 cánh lật ngược. Huyền thuật sử dụng cùng biểu tượng với đỉnh hướng lên trên.
3. Hắc thuật là đại minh triết pháp thuật (Maha–Vidya) không có ánh sáng của minh triết tinh thần chân chính (Atma– Vidya). Huyền thuật là đại minh triết pháp thuật được soi sáng bằng minh triết tinh thần chân chính. (SD–I, 592)
4. Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng. Huyền thuật được chi phối bởi mặt trời.
5. Hắc thuật và huyền thuật xuất phát trong kỳ đại phân ly tôn giáo (great schism) xảy ra trong căn chủng thứ tư. (SD–II, 221, 445, 520)
6. Hắc thuật dựa vào sự suy thoái về tính dục và về chức năng sáng tạo. Huyền thuật dựa vào sự chuyển hóa của khả năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản không được luồng nội hỏa (inner fire) lưu tâm đến, nội hỏa này chuyển qua bí huyệt cổ họng, trung tâm lực của âm thanh sáng tạo.
1. Hắc thuật liên quan đến các mãnh lực tiến hóa giáng hạ (involution). Huyền thuật hoạt động với năng lực tiến hóa thăng thượng. Hắc thuật liên quan với sắc tướng, với vật chất. Huyền thuật liên quan với sự sống bên trong hình hài, với Tinh thần. (LVLCK, 985)

+ Hắc Thuật (Black Magic, Tà Thuật, Tả Đạo) được HPB định nghĩa:
a/ Hắc Thuật sử dụng cảm dục quang cho các mục tiêu phỉnh lừa và dụ dỗ, trong khi nhà huyền linh thuật dùng nó cho các mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa. GLBN I, 274.
b/ Hắc thuật hoạt động với các đối cực. Nhà huyền linh thuật tìm kiếm điểm cân bằng hay quân bình, và điểm tổng hợp. GLBN I, 448.
c/ Biểu tượng của hắc thuật là ngôi sao năm cánh đảo ngược. Huyền linh thuật sử dụng cùng biểu tượng với điểm nhọn trên cùng.
d/ Hắc thuật là maha-vidya không có ánh sáng của atma-vidya. Huyền Linh thuật là maha-vidya được chiếu sáng bằng Atma-vidya. GLBN I, 592.
e/ Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng. Huyền linh thuật bị chi phối bởi mặt trời.
f/ Hắc thuật và huyền linh thuật đều xuất phát trong cuộc đại ly giáo (great schism) bắt đầu trong căn chủng thứ tư. GLBN II, 221, 445,
g/ Hắc thuật được dựa vào sự suy thoái tính dục (degradation of sex) và suy thoái chức năng sinh sản. Huyền linh thuật căn cứ vào sự chuyển hóa của quan năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản bị bỏ rơi bởi luồng nội hỏa, nó chuyển qua cổ họng, bí huyệt của âm thanh sáng tạo.
h/ Hắc thuật liên quan đến các lực tiến hóa giáng hạ. Huyền linh thuật hoạt động với các mãnh lực tiến hóa thăng thượng.
i/ Hắc thuật có liên quan với hình hài, với vật chất. Huyền linh thuật có liên quan với sự sống bên trong hình hài, với Tinh Thần.

Huyền viện (Asharam, Đạo viện): Trung tâm mà Chân Sư quy tụ các đệ tử và người tìm đạo để hướng dẫn từng người. (ĐĐNLVTD, 215)
Huyễn hình (Mayavirupa)
  • Theo nghĩa đen, huyễn hình là hình hài không có thật (illusory form), đó là thể biểu lộ tạm thời mà Chân Sư thỉnh thoảng tạo ra nhờ quyền năng của ý chí và Ngài tác động trong đó ngõ hầu tạo ra một vài giao tiếp trên cõi trần và tiến hành một vài công việc cho nhân loại. (LVLCK, 761)
Tiếng Bắc Phạn, có nghĩa là “hình hài giả tạo”. Đó là thể biểu lộ do vị điểm đạo cao tạo ra bằng tác động của ý chí để dùng trong ba cõi thấp. Nó không có liên hệ vật chất nào với thể xác. Nó có tính chất tinh thần và tinh anh, đi qua được mọi nơi mà không bị cản trở. Nó được tạo ra bằng năng lực của hạ trí với chất cảm dục loại cao nhất. (TVTTHL, 356)

+ Hướng ngoại, hướng nội: Về mặt huyền bí, linh hồn có thể được xem như là những kẻ “tìm kiếm ánh sáng của kinh nghiệm” và do đó hướng về phía biểu hiện vật chất, và những kẻ “tìm kiếm ánh sáng hiểu biết” và do đó rút khỏi lĩnh vực nhân tình thế sự để trui rèn con đường hướng nội của mình thành ý thức linh hồn, và như thế trở thành “kẻ an trú trong ánh sáng vĩnh cửu”. Vì không hiểu rõ ý nghĩa của các thời kỳ trên, các nhà tâm lý học mơ hồ cảm thấy các chu kỳ này và gọi một số là những người hướng ngoại và số kia là những người hướng nội.(LVHLT, 243)

+ Chiêm Tinh Học: Lửa và không khí là các yếu tố hướng thượng và hướng ngoại, trong khi đất và nước quay vào trong (hướng nội) và hướng xuống; Mục Các Hành: Các dấu hiệu lửa và không khí được cho là nam tính, hoặc Dương. Dấu hiệu nước và đất là nữ tính, hoặc Âm. Chính xác hơn thì không khí như dương-âm và các dấu hiệu đất như âm-dương, vì hai yếu tố này có xu hướng chia sẻ những phẩm chất lưỡng tính nhiều hơn. - Lửa tương ứng với trực giác; Đất, cảm giác, lý trí, và quan sát thực nghiệm; Không khí, tư duy; và Nước, cảm xúc. Xem mục Các Cung Hoàng Đạo

Giai đoạn làm người (Human stage): Giáo lý huyền môn dạy rằng, để trở thành một vị Thần (god) thiêng liêng có ý thức hoàn toàn – thậm chí Đấng cao siêu nhất – các Đấng Thông Tuệ Tâm linh Bản sơ phải trải qua giai đoạn làm người. Và khi chúng tôi nói “con người” (Human), điều này không những chỉ áp dụng cho nhân loại trên địa cầu chúng ta mà còn chỉ con người (mortals) đang sống trong bất cứ thế giới nào, nghĩa là những bậc Thông Tuệ (Intelligences) đã đạt đến mức quân bình thích hợp giữa tinh thần với vật chất, như chúng ta ngày nay, kể từ khi điểm giữa của căn chủng thứ tư của cuộc tuần hoàn thứ tư trôi qua. Mỗi thực thể phải đoạt được cho chính mình quyền trở nên thiêng liêng qua kinh nghiệm bản thân (self–experience). Nhà tư tưởng vĩ đại của Đức, Hegel, hẳn đã biết hay cảm nhận được bằng trực giác cái chân lý này khi ông nói rằng cái Vô Thức (the Unconscious) làm phát triển ra (evolved) vũ trụ chỉ “với hy vọng đạt được ngã thức sáng suốt”, nói cách khác, là để trở nên Con người (Man).
Giang mai (Syphilitic disease): Bệnh giang mai là do bởi việc lạm dụng năng lượng của cung ba, năng lượng sáng tạo thông tuệ của chính vật chất.  (CTNM, 383)
Giáng ma thuật (spiritualism, giáng ma học):
  • Giáng ma thuật là tôn giáo của châu Atlantis thời cổ. (VMCQG, 43)
  • Trong triết học, đây là trạng thái hay tình trạng trí tuệ đối nghịch với thuyết duy vật (materialism) hay là một quan niệm duy vật (material conception) đối với các sự vật. Triết lý Minh Triết Thiêng Liêng dạy rằng vạn vật đang tồn tại vốn được làm cho linh hoạt hay sinh động bằng Linh hồn hay Tinh thần Vũ trụ (Universal Soul or Spirit) và rằng không một nguyên tử nào trong vũ trụ chúng ta có thể ở ngoài Nguyên Khí toàn hiện này (omnipresent Principle) – đó là Giáng Ma thuật thuần khiết (pure Spiritualism). Đối với cái tin tưởng đang áp dụng cho tên gọi đó, nghĩa là, tin có việc người sống luôn luôn giao tiếp với người chết, dù là xuyên qua các mãnh lực đồng cốt (mediumistic powers) của chính mình hoặc cái gọi là đồng tử (medium) – đó không có gì khác hơn là sự hiện hình của hồn ma (materialisation of spirit) và sự thoái cấp (degradation) của nhân hồn và hồn thiêng (human and divine soul). Những người tin có sự giao tiếp như thế chỉ làm mất danh dự (dishonouring) người chết mà thôi và luôn luôn là một sự báng bổ. Vào thời cổ, hiện tượng đó được gọi là “Chiêu Hồn thuật” (“Necromancy”). Nhưng các nhà giáng ma hiện đại của chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi biết được sự thật đơn giản này.(NGMTTL, 307)
Giao tiếp giữa người chết và người sống (Relation between the dead and the living): Sự giao tiếp giữa người chết với người sống phải và sẽ ở trên các phân cảnh trí tuệ (mental levels) trước khi có các tiến trình hội nhập; sự giao tiếp sẽ thực sự bị gián đoạn khi nhân hồn được tái hấp thu vào đại hồn (oversoul) trước khi luân hồi trở lại. Tuy nhiên, sự kiện có mối giao tiếp đến lúc đó cũng sẽ hoàn toàn diệt được nỗi sợ chết. Trong trường hợp các đệ tử đang học tập trong Huyền viện (Ashram) của một Chân Sư, ngay cả tiến trình hội nhập này cũng không tạo được bức tường ngăn cách nào nữa. (CTNM, 396)
Giáo Hoàng (Popes): Một vài vị Giáo Hoàng thuở đầu là các Đạo Đồ (Initiates, Đệ tử được điểm đạo) nhưng các mảnh vụn kiến thức cuối cùng của các vị này hiện nay đã rơi vào tay của dòng Jesuits (dòng Chúa Cứu Thế–ND), họ đã chuyển đổi (turned) các mảnh kiến thức đó thành một hệ thống phù thủy (system of sorcery).  (GLBN II, 23)
Giáo lý tương lai (Future teaching): Giáo lý tương lai có vào khoảng năm 2025.   (CTHNM, 589)
  Giáo thọ : Acarya (B.Phạn, A–xà–lê)

+ Giấc mơ do hoạt động của não bộ (Dreams based upon brain activity). Trong các trường hợp này, chủ thể ngủ mơ màng. Y không bao giờ thực sự rời khỏi xác thân, giác tuyến không hoàn toàn triệt thoái như trong giấc ngủ sâu hay trong trạng thái vô thức. Do đó, y vẫn đồng nhất hóa chặt chẽ với thể xác của mình, và bởi vì giác tuyến chỉ rút ra có một phần nên tình trạng của người này giống như mê mẩn (dazed), tê liệt (benumbed) trong việc tự nhận thức hơn là ngủ thực sự. Tình trạng này có thể kéo dài suốt đêm hay giai đoạn ngủ, nhưng thường thường chỉ gặp trong hai giờ đầu của giấc ngủ, và vào khoảng một giờ trước khi hoàn toàn trở lại tỉnh thức...

+ Giấc mơ là trò đùa của thức thứ sáu.chiếm quyền kiểm soát của mình và khiến mình mơ tưởng về mọi thứ khác. Sao người ấy xem âm thanh mình nghe trong mơ lại giống như tiếng chuông, trong khi, thực ra, không có âm thanh nầy? Nó đến từ ấn tượng nhầm lẫn trong một phần giấc mơ của anh ta. Và đó là điều anh ta ngạc nhiên vì sao âm thanh lại nghe như tiếng gỗ hoặc đá chạm nhau hơn là giống tiếng chuông. Anh ta lấy làm lạ.
Giấc mơ xảy ra khi ý thức, thức thứ sáu bị lệch lạc. Bất kỳ điều gì xảy ra lúc ban ngày, hoặc bất kỳ quý vị trải qua điều gì, nó đều ảnh hưởng trong giấc mơ của mình vào lúc ban đêm. Có người tu đạo đã dùng ý thức, thức thứ sáu để tu cho đến khi đượcxuất huyền nhập tẫn–出玄入牝’, có nghĩa là phái một linh hồn đi ra từ tên đảnh đầu của người tu luyện. Linh hồn nầy có thể rời thân thể người ấy và đi khắp nơi. Nhưng điều nầy không phải là chân chính, vì linh hồn kia là một thứ khí thuần dương. Do vậy, khi nó ra khỏi thân, nó biết được một số việc, nên gọi là thần linh. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 4 - Chương V)

+ Giấc mơ (Dream): Các giấc mơ có 10 nguồn gốc
1. Các giấc mơ liên quan với kế hoạch thế gian, kế hoạch thái dương và hệ thống vũ trụ
2. Các giấc mơ vốn là các ghi nhận huấn thị
3. Các giấc mơ liên quan đến công việc tập thể
4. Các giấc mơ vốn là các tấn kịch hóa của linh hồn
5. Các giấc mơ do viễn cảm
6. Các giấc mơ vốn là các ghi nhận của công việc được làm
7. Các giấc mơ có bản chất của thể trí (có cội nguồn trên thể trí): và giả định trước một ý thức mà ít nhất trở nên nhạy cảm hơn về mặt trí tuệ. Dù thế nào đi nữa, chúng không được ghi nhận trong ý thức não bộ tỉnh thức cho tới khi có được một mức độ kiềm chế thể trí nào đó.
8. Giấc mơ do nhớ lại hoạt động đích thực
9. Giấc mơ do hồi ức
10. Giấc mơ do hoạt động của não bộ.

+ Các giấc mơ vốn là các tấn kịch hóa của linh hồn - Dreams which are dramatisations by the soul: Loại giấc mơ này là hoạt động tượng trưng của linh hồn với mục tiêu là đưa ra giáo huấn, báo trước hay ra lệnh cho khí cụ của linh hồn, tức con người trên cõi trần. Các giấc mơ gây ấn tượng mạnh hay có tính tượng trưng này trở nên ngày càng nhiều trong trường hợp của người có đạo tâm và các đệ tử, đặc biệt là trong các giai đoạn đầu tiếp xúc với linh hồn. Chúng có thể tự biểu lộ trong những giờ ngủ và cũng trong lúc tham thiền nữa. Chỉ có chính con người, do hiểu biết về chính mình, mới có thể diễn giải một cách chính xác loại giấc mơ này

 Xem: Tổng hợp về các loại Giấc mơ       
Xem: Tổng hợp về viễn cảm

+ Giấc mơ do hồi ức (Dream of rememberance): Đây là các giấc mơ phục hồi những điều thấy được và nghe được trong các giờ ngủ trên cõi cảm dục. Chính trên cõi này mà con người thường thường hay biết khi giác tuyến được tách ra khỏi xác thân. Trong trường hợp này, con người hoặc là tham dự vào một số hoạt động, hoặc y ở vào vị thế của kẻ bàng quan, nhìn thấy các cảnh quan, các hoạt động, con người  vv... cũng giống như bất cứ người nào có thể thấy được họ khi y đi dạo ngoài phố trong bất cứ thành phố lớn nào hay là giống như y đang nhìn ra ngoài cửa sổ ở chung quanh. Các điều thấy và nghe được này thường là tùy thuộc vào ước muốn trong đời sống và sự ưa thích riêng của chủ thể, tùy vào các ưa thích và không ưa thích của y, các dục vọng và các thu hút đã được biết rõ của y. Y sẽ tìm kiếm và thường thấy được người mà y ưa thích, đôi khi y sẽ dò tìm và thấy được những người mà y tìm cách làm hại và tìm được cơ hội làm hại những người mà y thù ghét ...

+ Giấc mơ do nhớ lại hoạt động đích thực (dream which are collections of true activity): Các giấc mơ này là những ghi nhận các hoạt động đích thực. Chúng được chủ thể chứng kiến, ghi nhận và liên kết. Ngay khi một người đã đạt được: 1. Trạng thái hội nhập thật sự của thể cảm dục và thể sinh lực hay thể dĩ thái cộng với thể xác, bấy giờ, cả ba trạng thái hoạt động một cách hài hòa. Năng lực để theo đuổi hoạt động đã sắp xếp. Bấy giờ, con người có thể tạo ấn tượng lên bộ óc hồng trần với sự hiểu biết các hoạt động này và khi quay trở lại với ý thức tỉnh táo, đưa nó cho thể xác sử dụng.

+ Các giấc mơ vốn là các ghi nhận của công việc được làm: Người có đạo tâm xúc tiến hoạt động này vào ban đêm và khi ra khỏi thể xác, và diễn ra:
1. Trên ranh giới giữa cõi cảm dục với cõi trần.
2. Trong cái được gọi là “thế giới trường hạ” (“summer land”) mà toàn thể cuộc sống ao ước (wish life) của nhân loại được tập trung trong đó và tất cả ham muốn của nhân loại hình thành trong đó. Trong thế giới của ảo cảm vốn là một phần của cõi cảm dục vốn biểu hiện cho quá khứ cổ xưa, vốn làm cho phong phú sự sống cảm dục của hiện tại và vốn nêu ra bản chất của sự sống cảm dục của tương lai trước mắt.

+ Các giấc mơ do viễn cảm: Các giấc mơ này chỉ là việc ghi nhận lên ý thức não bộ hồng trần các biến cố thực sự vốn được truyền đạt bằng viễn cảm từ một người đến một người khác. Xem thêm: Tổng hợp về viễn cảm

+ Các giấc mơ liên quan đến công việc tập thể: Trong loại giấc mơ này, linh hồn huấn luyện hay làm cho thích hợp hiện thể của mình, tức Phàm ngã, với hoạt động tập thể. Loại giấc mơ này cũng là tương ứng cao của các giấc mơ được bàn đến dưới đề mục thứ năm của chúng ta. Lần này, công tác tập thể được nói đến không diễn ra trong ba cõi thấp của biểu lộ con người mà là trong thế giới của sự sống linh hồn và kinh nghiệm linh hồn ...

+ Các giấc mơ vốn là các ghi nhận huấn thị: Loại giấc mơ này biểu hiện cho giáo huấn do Chân Sư đưa ra cho vị đệ tử nhập môn của Ngài.

+ Các giấc mơ liên quan với kế hoạch thế gian, kế hoạch thái dương và hệ thống vũ trụ: Các giấc mơ này có thể phân loại hoàn toàn từ bộ óc điên loạn và các kinh nghiệm ghi nhận được của người bất bình thường  về tâm thần đến giáo huấn minh triết và chín chắn của các Thức giả trên thế gian. Giáo huấn này được truyền đạt cho các đệ tử trên thế gian và có thể được họ xem như hoặc là một diễn đạt do linh hứng, hoặc là một giấc mơ có ý nghĩa sâu xa. Cần nên nhớ rằng trong cả hai trường hợp (bất bình thường về tâm thần và vị đệ tử có luyện tập) đều có tình trạng giống nhau; có một con đường trực tiếp từ linh hồn đến bộ óc. Điều này đúng cho cả hai loại. Các giấc mơ hay các giáo huấn được ghi nhận này cho thấy một trình độ tiến hóa cao. (TLHNM–II, 499–510)

  Gieo và gặt (Sow and reap): “Gieo một ý tưởng (thought), gặt được một hành động (action); gieo một hành động, gặt được một thói quen (habit); gieo một thói quen, gặt được một tính nết (character); gieo tính nết, gặt được số phận (destiny)”– Thackeray.   (ĐĐNLVTD, 64)
Giống dân (Race, chủng tộc): – Cách phân loại các Giống dân và sự tiến hóa của nhân loại được nói đến trong sách này đã được trình bày một cách rõ ràng, khúc chiết trong quyển Phật Giáo Nội Môn
  Giống dân Aryan (Aryan race) : Bao gồm văn minh của Ấn Độ và tất cả giống dân Latin, Teuton, Bắc Âu (Nordics), Anglo–Saxon và nhiều nhánh khác nhau.         (TLHNM–II, 580)
Giống dân Atlanteans:
  • Giống dân Atlanteans, giống người khổng lồ, hình hài đẹp đẽ, sức khỏe đạt tới tột đỉnh hợp với luật tiến hóa vào giai đoạn giữa của phụ chủng thứ tư. (GLBN  3,   319)
  • Trong giống dân Atlanteans thì các giác quan linh hoạt nhiều hơn, thị giác (sight) rất bén nhạy, thính giác tinh tường (acute); vị giác (taste) phát triển nhiều hơn trong giống dân Lemurians nhưng vẫn còn chưa tiến hóa cao. Các thức ăn kém phẩm chất (coarse) và hôi hám (rank) mà họ vẫn ăn được hết, thậm chí còn thấy là ngon (agreable) nữa, những món ăn có mùi vị rất nặng (very highly flavoured articles of diet) như là thịt ươn (decaying meat) được họ ưa thích hơn là thức ăn có mùi nhẹ nhàng mà họ xem là nhạt nhẽo (tasteless). Xác thân họ không đau nhức lắm khi bị thương tích, các vết thương nặng không gây đau đớn nhiều, cũng không đưa tới ngả quỵ – ngay cả những chỗ rách toạc lớn cũng không làm yếu kẻ bị thương – và rất mau lành.
Các tàn tích của giống dân Lemurian đang tồn tại hiện nay, cũng như giống dân Atlantean đang lan tràn khắp nơi, vẫn tỏ ra tương đối không có cảm giác trước cái đau, chịu được sự tàn phế ở mức độ lớn và các vết rách nặng, trong khi một người thuộc giống dân thứ năm hoàn toàn ngả quỵ trước các vết thương như thế. Thí dụ một người Da Đỏ ở Bắc Mỹ có kể lại rằng, trong lúc đánh nhau, một bên bắp đùi của anh ta bị cắt đứt, nhưng sau đó độ 12 giờ hay 15 giờ gì đó, anh ta ra trận trở lại. Đặc điểm này của cơ thể giống dân thứ tư giúp cho người bán khai (savage) chịu nỗi đau đớn một cách bình tĩnh và phục hồi lại nhanh chóng sau các tra tấn hành hạ, trong khi một người thuộc giống dân thứ năm sẽ ngả quỵ do các chấn động của thần kinh (nervous shock).         (KCVTT, 136–137)

Giống dân Lemurians (Lemurian Race): Nếu chúng ta loại trừ trường hợp những thực thể đã có được tâm thức phát triển đến một mức đáng kể và những người này thác sinh vào các thể xác vụng về của người Lemurian để dẫn dắt sự tiến hóa của nhân loại, thì người Lemurians đã bị tuyệt diệt từ lâu, họ rất kém phát triển về các cơ quan cảm giác; các cơ quan khứu giác và vị giác chưa phát triển mà chỉ đang ở trong tiến trình kiến tạo. Sự nhạy bén của họ đối với vui sướng và đau khổ rất kém cỏi. (KCVTT, 136)

- Chỉ còn vài tài liệu câm lặng dưới dạng nửa tá pho tượng khổng lồ đổ nát và cá di tích xưa của người khổng lồ một mắt (broken colossi and old cylopean ruins) là chứng cớ cho giống dân Lemurian.      (GLBN 3, 265)

Giống dân thứ nhất (First Race) Giống dân này không hề có kiểu mẫu (type) hay màu sắc mà chỉ có hình dạng gần rõ ràng, mặc dầu rất to lớn (a hardly objective, though colossal form).       (GLBN  3, 251)
Giống dân thứ ba  (Third race) - Giống dân thứ ba tức là “người sống trong hang động” (“cave-men”)       (Thư của Chân Sư  160)

+ Các Giới (Kingdom) của Thiên Nhiên và các Hành Tinh trong chu kỳ này:
1. Giới Khoáng chất – Pluto và Vulcan (Diêm Vương Tinh và Vulcan).
2. Giới thực vật – Venus và Jupiter (Kim tinh và Mộc tinh).
3. Giới động vật – Mặt Trăng và Hoả tinh (Mars).
4. Giới nhân loại – Thuỷ Tinh và Thổ tinh (Mercury và Saturn).
5. Giới linh hồn – Hải vương tinh (Neptune) và Thiên Vương tinh (Uranus).
* Tổng hợp 5 giới – Mặt Trời. (CTHNM, 720)
+ Bảy Giới với 7 Cung năng lượng :
1. Giới khoáng chất, Cung VII.
2. Giới thực vật, Cung VI.
3. Giới động vật, Cung V.
4. Giới nhân loại, Cung IV.
5. Giới linh hồn, Cung III.
6. Giới các Đấng Hành tinh, Cung II.
7. Giới các Đấng Thái Dương, Cung I.
- Các giới này có thể được xem như là các biến phân của Sự sống Duy nhất (One Life): Bạn cũng nên chú ý rằng giới khoáng chất và giới các Đấng Thái Dương (giới thứ 1 và giới thứ 7) là kết quả sự hoạt động của cung I và cung VII. Ở đây có sự đan bện vào nhau bằng số chặt chẽ. Hai giới này theo thứ tự, ở vào mức tinh tế nhất và trọng trược nhất và được tạo ra bởi ý chí và năng lực tổ chức của Thái Dương Thượng Đế. (TLHNM I, 215, 218)

+ Giới giáng hạ tiến hóa (Involutionary kingdom): Giới Tinh linh (elemental kingdom) tức là giới giáng hạ tiến hóa.  (LVHLT, 466)

+ Cung giáng hạ tiến hóa: Là thuật ngữ được dùng để chỉ phần đầu của diễn trình tiến hóa. Nó bao hàm “con đường đi xuống” hay giáng xuống của Tinh thần vào vật chất trọng trược từ trước đến giờ cho đến khi đạt tới điểm thấp nhất, điểm cố kết trọng trược nhất. (LVLCK, 95)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

Giới hành khí (Elemental kingdom):
  1. Giới tinh hoa chất thứ nhất: ở trên ba phân cảnh cao của cõi trí.
  2. Giới tinh hoa chất thứ hai: ở trên bốn phân cảnh thấp của cõi trí.
Giới tinh hoa chất thứ ba: ở cõi cảm dục. (LVLCK, 94)
Giới linh hồn (Kingdom of souls): Là Thiên giới (Kingdom of God).  (TLHNM II, 351)
Giới thứ năm (Fifth Kingdom):
  • Giới thứ năm trong thiên nhiên tức Thiên giới. (TLHNM II, 223)
  • Ở lần điểm đạo thứ nhất, người ta tiến nhập vào giới thứ năm, giới này bao trùm mọi thời kỳ mà trong đó con người nhận được năm cuộc điểm đạo đầu tiên. (ĐĐNLVTD, 22)

Gnosis : Kiến thức thuần túy (pure knowledge).  (ASCLH, 160)  

– Gnosis tức là kiến thức ẩn tàng (hidden knowledge), giống như Minh triết Tinh thần (Atma Vidya) hay Theosophy và bao gồm 6 trường phái triết học Ấn Độ.  (LVLCK, 285)

Hắc hỏa (Black fire): Hắc hỏa là một thuật ngữ trong Kinh Kabala, dùng để chỉ Ánh Sáng và Minh Triết Tuyệt Đối (Absolute Light and Wisdom). Gọi là “hắc” (“black”) bởi vì trí tuệ hữu hạn của chúng ta không thể nào nhận thức được (incomprehensible). (NGMTTL, 58)
Hạch thần kinh (Nerve ganglia): Các hạch thần kinh mà y học chính thống biết được là các phản ảnh (reflections) hay các hình bóng (shadows) của các bí huyệt sinh lực (vital plexi) chứ không còn gì khác. (ASCLH, 328–329)

Hành tinh hệ (Scheme, Planetary scheme, Hệ thống hành tinh): -  Bảy chu kỳ dãy hành tinh (chain periods) hợp thành một hành tinh hệ. Mười hành tinh hệ hợp thành một thái dương hệ (solar system).  (LVLCK, 63)

-  Thể biểu lộ (body of manifestation) của một Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Man) tức là một hành tinh hệ (a scheme). Mỗi hành tinh hệ có bảy dãy hành tinh. Mỗi dãy có bảy bầu hành tinh (globes) tạo thành tổng số 49 bầu; đến lượt mỗi bầu lại bị chiếm hữu bởi sự sống của Thượng Đế (Logos) trong điều mà chúng ta gọi là 7 cuộc tuần hoàn (rounds), theo sát nghĩa, tạo ra 49 x 7 = 343 cuộc lâm phàm hay là các xung lực mới để biểu lộ.(LCLCK, 366)

Xem: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

+ Minh triết điểu : X. Hansa.

+ Hansa (Thiên nga, Minh triết điểu): Như mọi người Ấn Độ đều biết, theo ý nghĩa công truyền, Hansa là loài chim huyền thoại (fabulous bird), khi (theo ngụ ngôn) lấy sữa trộn với nước làm thức ăn cho nó, nó tách cả hai thứ ra, uống sữa và chừa lại nước; như vậy, chứng tỏ có sự minh triết tự nhiên – sữa tượng trưng cho tinh thần, nước tượng trưng cho vật chất. (GLBN I, 145)

Hào quang (Aura): Hào quang của con người có hình dáng bên ngoài là một lùm mây sáng có hình trứng (egg-shaped luminous cloud), ở giữa đám mây là nhục thân (dense physical body). Do cái hình dáng bên ngoài đó mà hào quang thường được nói đến như là không có gì khác hơn là một đám mây. Những gì thường được gọi là hào quang chỉ là những thành phần của các thể tinh anh kéo dài ra và vượt quá chu vi của nhục thân.Mỗi thể tinh anh đó đều còn nguyên vẹn và xuyên thấu qua các thể thô đặc hơn nó. Thể tinh anh này lớn hoặc nhỏ tùy theo mức phát triển của nó, và mọi phần của nó đang phủ lên mặt ngoài của nhục thân được đặt tên là hào quang (aura)
Hào quang cầu bậc cao (Higher auric sphere): Tức là Chân Thần (Monad).  (TVTTHL, 207)
Hào quang noãn (Auric egg): – Tên gọi để chỉ linh hồn thể do hình dạng của thể này.  (ĐĐNLVTD, 216)
Hào quang noãn bậc thấp (lower auric egg): Tức là linh hồn thể (causal body). (TVTTHL, 16)
Hào quang sức khỏe (Health aura): Có một vùng của thể dĩ thái luôn luôn bao quanh nhưng lại không xuyên thấu vào thể xác trọng trược. Vùng này đôi khi được gọi một cách sai lầm là hào quang sức khỏe và nó có thể được chụp hình một cách dễ dàng và thành công trong lúc diễn ra sự hấp hối hơn là bất cứ lúc nào khác, do bởi việc tích tụ lại (accumulation) của các lực bị rút ra bên ngoài thể xác hữu hình độ vài inches.     (CTNM, 466)

+ Hatha yoga: Có liên quan đặc biệt với thể xác, cách hoạt động hữu thức của nó (chứ không theo tiềm thức và tự động) và mọi cách thực hành khác nhau giúp cho con người kiềm chế được các cơ quan khác nhau và toàn bộ cơ cấu của thể xác. (ASCLH, 121)

- Các vị điểm đạo thứ tư đã và vẫn phản đối cái gọi là Hatha Yoga. Nó có hại cho sức khỏe và không bao giờ có thể phát triển thành Raja Yoga. (GLBN I, 158)

- Trong một số phương pháp được đại chúng hóa hiện nay, hành giả được khuyên tập trung tư tưởng vào bí huyệt nhật tùng (đan điền) và “sống dưới sự kiểm soát của bí huyệt đó”. Hệ thần kinh giao cảm chi phối các tiến trình trọng yếu - tức hoạt động của tim, phổi và bộ máy tiêu hóa – và bí huyệt nhật tùng là trung tâm quan trọng nhất của hệ giao cảm này. Như đã giải thích ở trước, hiện nay, việc xúc tiến các tiến trình quan trọng này được diễn ra dưới sự kiểm soát của hệ giao cảm trong tiến trình tiến hóa, trong khi hệ thần kinh não tủy trở nên ngày càng có ưu thế. Việc phục hồi chức năng kiểm soát của hệ này bằng ý chí, bằng tiến trình tập trung tư tưởng vào đó là một sự thoái bộ chứ không phải là một bước tiến, cho dẫu nó thường mang lại một trình độ nhãn thông nào đó. Như đã nói, phương pháp này được nhiều người ở Ấn Độ noi theo trong hệ phái được gọi là Hatha Yoga, và hành giả học cách kiểm soát sự hoạt động của tim, phổi và bộ máy tiêu hóa. Như vậy, hành giả có thể ngăn không để cho tim đập, không cho phổi thở, có thể đảo ngược nhu động: hoạt động co thắt giống hình con sâu của ruột–ND) vv… Khi làm được điều này thì một câu hỏi nảy sinh: Với sự thành công đó, bạn thu lượm được gì? Một lần nữa, bạn đưa vào, dưới sự kiểm soát của Ý Chí, một hệ thống mà trong diễn trình tiến hóa, hệ thống đó đã được làm cho tự động nhằm giúp ích rất nhiều cho người chủ của các chức năng thấp kém này, và như thế là bạn tụt hậu trong cơ tiến hóa. Khi làm được điều này có nghĩa là sau cùng sẽ thất bại, cho dù tạm thời có kết quả rõ để phô trương. (KCVTT, 335–336)

+ Hatha yoga: Giống dân thuần thể chất đầu tiên - Lemurian, môn yoga được áp đặt lên nhân loại còn ấu trỉ vào thời đó là Hatha yoga - Cho thể xác. Hatha yoga giúp cho việc sử dụng và vận dụng được nhiều cơ quan, cơ bắp và các bộ phận khác nhau của thể xác một cách tùy ý. Các cao đồ thời đó là dạy cho con người (kém hơn loài thú) mục đích, ý nghĩa và cách sử dụng các cơ quan khác nhau của họ, để có thể kiểm soát được các cơ quan này một cách hữu thức và ý nghĩa của biểu tượng hình người. Thời xa xưa ấy, nhờ thực hành Hatha yoga, con người đạt tới cánh cửa điểm đạo, bậc 3 - đưa đến kết quả là sự biến dung của phàm ngã - là cuộc điểm đạo cao nhất mà con người có thể đạt được (TN B.Khá). + Những tu sĩ Hatha Yoga phát triển rất cao năng lực kiểm soát hệ thần kinh giao cảm, với mục đích kích thích những quyền năng tâm linh bậc thấp (không để ý tinh thần, đạo đức hay trí tuệ). Họ học cách kiểm soát hơi thở, có thể đến giai đoạn ngưng thở trong một thời gian khá lâu, kiểm soát nhịp đập quả tim, làm sự tuần hoàn nhanh hay chậm tùy theo ý muốn. Do những cách thức này, họ đưa thể hồng trần vào trạng thái xuất thần, để cho thể cảm xúc tự do thoát ra khỏi thể hồng trần.(Xem: Điểm 6 mục Quy Luật 5 - Cấu Tạo Con Người 13

Hấp thu  (Absorption): X. Hóa nhập

+ Hậu thiên khí: Là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cõi Tinh thần, tức cõi Niết Bàn. - Là dĩ thái cõi thứ 3 của vũ trụ. (LVLCK, 43, 626)

- Thái dương hệ hiện tại sẽ chứng kiến sự vượt trội 3 cõi hồng trần vũ trụ kế tiếp, chất hậu thiên khí cõi thứ tư, thứ ba và thứ hai cùng sự phối kết của thể dĩ thái vũ trụ (LVLCK, 157)

+ Hậu thiên khí: Là không khí, lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí và các tên gọi đại loại như vậy. (Với lửa hoạt nhiệt. Trên cõi cao nhất, sự phối hợp của 3 yếu tố (hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó Tiên thiên khí (Akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên. Trong lúc biểu lộ, Akasha tự biểu hiện ra dưới hình thức Fohat hay năng lượng thiêng liêng và Fohat trên các cõi khác nhau được biết như là Hậu thiên khí) (LVLCK, 57)

+ Hệ thần kinh: Hệ thần kinh được tạo ra để biểu lộ các quyền năng tâm linh trên cõi trần. + Hoạt động: Hệ thần kinh giao cảm có liên quan trực tiếp với trạng thái Ý Chí, dưới hình thức Dục vọng, còn hệ thần kinh não tủy có liên quan trực tiếp hơn với trạng thái Hiểu Biết và trạng thái Ý Chí thuần túy. Hệ thần kinh giao cảm chi phối các tiến trình thiết yếu cho sự sống, như sự hoạt động của tim, phổi, bộ máy tiêu hóa. Bí huyệt nhật tùng (solar plexus, bí huyệt đan điền) là bí huyệt (trung tâm) quan trọng nhất của hệ thần kinh giao cảm. (KCVTT, 334–335)

+ Thần kinh lực: Thần kinh lực được người Ấn Độ gọi là Prana. Nó được trí tuệ kềm chế xuyên qua não bộ. Nó là sinh lực (vitality) khơi hoạt các cơ quan cảm giác và tạo ra sự sống hướng ngoại của con người. Nó có phương tiện phân phối là hệ thần kinh, xuyên qua một vài trung tâm phân phối lớn gọi là các bí huyệt (plexi) hay liên hoa (lotuses).(ASCLH, 328)

+ Định luật Tương Tác Hài Hòa (Có sách dịch là Tiết kiệm hay Vật Chất - Law of Economy_Theo bác Thông Thiên Học): Đây là định luật chi phối sự dàn trải (scattering) của các nguyên tử vật chất và sự tách rời (dissociation) của chúng, sự phân bố (distribution) rộng rãi, tiết tấu rung động, sự bất đồng nhất (heterogeneity) cùng với tính chất và chuyển động quay cố hữu của chúng. Định luật Tiết Kiệm này khiến cho vật chất luôn luôn đi theo đường lối dễ dàng nhất và là nền tảng của tác động phân ly của chất liệu nguyên tử. Nó chi phối vật chất, đối cực của tinh thần. (LVLCK, 215)

+ Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy): Định luật này điều chỉnh tất cả những gì liên quan đến sự tiến hóa vật chất và tinh thần của vũ trụ cho có lợi nhất và với việc tiêu phí thần lực ít nhất.

* Định Luật này là 01 trong 03 Định Luật Vũ Trụ

* Bốn Định luật phụ của Định Luật Tiết Kiệm hay Vật Chất là:

1- Định luật Rung Động (Law of Vibration): Liên quan với chủ âm hay mức độ (measure) của vật chất của mỗi cõi. Nhờ biết được định luật  này mà vật chất của bất cứ cõi nào trong bảy biến phân của nó cũng có thể được kiểm soát.

2- Định luật Thích Nghi (Law of Adaption): Là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cõi và cõi phụ.

3- Định luật Đẩy (Law of Repulsion): Chi phối mối liên hệ giữa các nguyên tử, nó tạo ra kết quả trong việc không bám vào nhau của các nguyên tử và trong việc chúng hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm cố định từ các bầu hay hình cầu của đối cực.

4- Định luật Ma Sát (Law of Friction): Chi phối trạng thái nhiệt của bất cứ nguyên tử nào, sự phát xạ (radiation) của một nguyên tử và hiệu quả của việc phát xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác.

Nguồn: LVLCK, 219

+ Định luật Tiết Điệu/ Nhịp Điệu (Law of Rhythm): Định luật Tiết Điệu chi phối tất cả mọi tiến trình của thiên nhiên, và con người là một phần của thiên nhiên. Do vi phạm định luật Tiết Điệu, con người đã làm xáo trộn các mãnh lực mà, nếu được sử dụng đúng, có khuynh hướng đưa thể xác vào tình trạng lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.(CTNM, 89–90)

+ Do phá vỡ Luật Nhịp Điệu, con người đã làm tan rã những mãnh lực mà nếu được sử dụng đúng đắn, sẽ gúp cơ thể khỏe mạnh; bởi làm thế, con người đã tạo nên nền tảng cho sự suy nhược tổng quan và những khuynh hướng hữu cơ nội tại mà chúng có khuynh hướng mở đường cho sức khỏe yếu và cho phép những vi khuẩn đi vào cơ thể, tạo ra những dạng thức bên ngoài của bệnh tật nguy hiểm. Khi nhân loại lấy lại được sự hiểu biết về việc sử dụng đúng đắn thời gian (điều đó sẽ xác định Luật Nhịp Điệu trên cõi hồng trần), và có thể xác định những chu trình đúng đắn cho những biểu hiện khác nhau của lưc sống trên cõi hồng trần, như vậy cái trước đây là thói quen bản năng sẽ trở thành sự sử dụng thông minh của tương lai. Điều này cấu thành một nền khoa học hoàn toàn mới, và nhịp điệu của các quá trình tự nhiên và việc thiết lập, như những thói quen, những chu kỳ đúng đắn cho chức năng thể chết, sẽ đem lại một kỷ nguyên mới về sức khỏe và tình trạng thể chất khỏe mạnh của toàn bộ giống dân (MF - Khóa QUI - Nguyên lý cơ bản II)

+ Định luật Tương Đối (Law of Relativity): Định luật Tương Đối tức là mối liên hệ giữa tất cả các nguyên tử, vốn tạo ra cái được gọi là Ánh sáng, và bằng hiện tượng tập hợp của nó, tạo thành khối cầu kết hợp, một Thái Dương Hệ.  (LVLCK, 1041)

+ Định luật Tuần Hoàn - Law of Periodicity/ ĐL Chu Kỳ :

Lưu ý về dịch thuật:

- Law of Periodicity - Dịch là Định luật Tuần Hoàn, MFVN dịch môn học 110 - QU1, dịch từ sách LVLCK (tr 5);

- Law of Periodicity - Dịch là Định Luật Chu Kỳ - Bác Thông Thiên Học cũng dịch sách từ LVLCK (tr 5), 

- Định luật Chu Kỳ - Law of Cycles (Theo Chiêm Tinh học Nội Môn, tr 89)

+ Định Luật Tuần Hoàn: Là Nguyên Lý Cơ Bản II của Vũ trụ gốc (Định Luật này luôn bao hàm định Luật Chu Kỳ) -  Xem chi tiết

- Định Luật này chi phối tất cả các biểu hiện, dù đó là biểu hiện của một Thái Dương Thượng Đế thông qua trung gian một thái dương hệ [Trang 6], hay là biểu hiện của con người thông qua trung gian một hình thể. Tương tự, Định luật này cũng điều khiển tất cả các vương quốc trong tự nhiên (LVLCK, tr 6)

- Định Luật Tuần Hoàn này nằm dưới tất cả các quá trình của tự nhiên (LOS 362)
Người ta nói rằng một sự thấu hiểu hoàn toàn về Luật Tuần Hòa sẽ đưa con người đến một bậc điểm đạo cao cấp. Luật Tuần Hoàn này là nền tảng của tất cả các quá trình trong tự nhiên và việc nghiên cứu nó sẽ dẫn con người ra khỏi thế giới của những hiệu ứng khách quan và đi vào thế giới của những nguyên nhân chủ quan. Người ta cũng nói rằng thời gian bản thân nó đơn giản chỉ là sự liên tiếp của những trạng thái tâm thức và điều này đúng với một nguyên tử, con người hay Thượng Đế.

- Định Luật Tuần Hoàn được dựa trên nhịp đập của “trái tim trung tâm” (797)
Luật Tuần Hoàn là một, nhưng vì nó dựa trên xung động ban đầu, và dựa trên nhịp đập của “trái tim trung tâm” hay “mặt trời trung tâm” của bất kỳ cơ thể nào (thái dương hệ, cơ chế hành tinh, chuỗi hành tinh, nhóm chân ngã hay đời sống chân ngã cá nhân).

- Năng lượng của Chủ Quản cung 1 vận hành qua Luật Tuần Hoàn (EP I 65)
Năng lượng của Chủ Quản cung này mang đến cái chết của một con kiến hay của một thái dương hệ, một tổ chức, một tôn giáo, hay một chính phủ, một dạng giống dân hay một hành tinh. Ý chí hay mục đích của Ngài thể hiện qua Luật Tuần Hoàn.

- Vi phạm Định Luật Tuần Hoàn là một nguyên nhân của bệnh tật (EH 90)

Tôi muốn nói đến, trước hết, với tiền đề cơ bản rằng bệnh tật và trở ngại thể chất không phải là kết quả của suy nghĩ sai lầm. Chúng có lẽ không là kết quả của bất kỳ suy nghĩ nào, hay chúng sinh ra do sự thất bại trong việc tuân theo các luật cơ bản thống trị Tâm Thức Thượng Đế. Một ví dụ thú vị của sự thất bại này là sự thật rằng con người không tuân theo Luật cơ bản về Nhịp Điệu, luật thống trị tất cả các quá trình trong tự nhiên, và con người là một phần của tự nhiên.

Sự thất bại trong việc hoạt động theo Luật Tuần Hoàn chính là gây ra khó khăn nội tại trong việc sử dụng và lạm dụng kích thích tình dục. Thay vì con người được thống trị bởi các biểu hiện theo chu kỳ của xung động tình dục, và đời sống của anh ta, vì thế, được cai quản bởi một nhịp điệu nhất định; ở thời điểm này chưa tồn tại thứ như thế, ngoại trừ trong những chu kỳ mà người phụ nữ trải qua, và những điều này ít được chú ý đến. Tuy nhiên, đàn ông, không bị thống trị bởi bất kỳ chu kỳ nào như thế, đã bị phá vỡ cũng trong nhịp điệu mà cơ thể người phụ nữ nên là trực thuộc, và điều đó - hiểu một cách đúng đắn - sẽ xác định tập quán của mối quan hệ tình dục, một cách tự nhiên cũng bao gồm cả xung động của người đàn ông nữa. Thất bại trong việc tuân theo Luật Tuần Hoàn và giáng cấp những dục vọng theo sự điều khiển mang tính chu kỳ là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tật; và vì những luật này được đưa ra trong cõi trí, một người có thể nói một cách hợp pháp rằng sự vi phạm của họ có một cơ sở tâm trí. Điều này có thể là trường hợp nếu giống dân đang hoạt động về thể trí, nhưng nó không phải vậy. Trong thế giới hiện đại ngày nay, bắt đầu xuất hiện khắp nơi việc vi phạm những luật tinh thần này, đặc biệt là Luật Chu Kỳ, luật xác định thủy triều, điều khiển các sự kiện thế giới và cũng tác động đến cá nhân và thiết lập những thói quen nhịp điệu của đời sống - một trong những khuynh hướng thúc đẩy chính dẫn đến sức khỏe tốt.

Do phá vỡ Luật Nhịp Điệu, con người đã làm tan rã những mãnh lực mà nếu được sử dụng đúng đắn, sẽ gúp cơ thể khỏe mạnh; bởi làm thế, con người đã tạo nên nền tảng cho sự suy nhược tổng quan và những khuynh hướng hữu cơ nội tại mà chúng có khuynh hướng mở đường cho sức khỏe yếu và cho phép những vi khuẩn đi vào cơ thể, tạo ra những dạng thức bên ngoài của bệnh tật nguy hiểm. Khi nhân loại lấy lại được sự hiểu biết về việc sử dụng đúng đắn thời gian (điều đó sẽ xác định Luật Nhịp Điệu trên cõi hồng trần), và có thể xác định những chu trình đúng đắn cho những biểu hiện khác nhau của lưc sống trên cõi hồng trần, như vậy cái trước đây là thói quen bản năng sẽ trở thành sự sử dụng thông minh của tương lai. Điều này cấu thành một nền khoa học hoàn toàn mới, và nhịp điệu của các quá trình tự nhiên và việc thiết lập, như những thói quen, những chu kỳ đúng đắn cho chức năng thể chất, sẽ đem lại một kỷ nguyên mới về sức khỏe và tình trạng thể chất khỏe mạnh của toàn bộ giống dân.

2. Ba Định Luật Vũ Trụ được kết nối với Định luật này (6)

a. Định luật Tiết Kiệm ..... định luật thống trị vật chất, phương diện thứ ba.
b. Định Luật Hấp Dẫn/ Hút và Đẩy… định luật thống trị linh hồn, phương diện thứ hai.
c. Định Luật Tổng Hợp.... định luật thống trị tinh thần, hay phương diện thứ nhất.

3. Có bảy Định Luật hệ thống, thống trị sự biểu hiện của Đấng Thái Dương Thượng Đế của chúng ta. (6)

4. Mỗi định luật trong các định luật này biểu lộ chủ yếu trên một trong bảy cảnh giới của thái dương hệ (6)
5. Mỗi luật có hiệu lực tuần hoàn (6)
Mỗi định luật hoạt động theo chu kỳ và mỗi cõi có chu kỳ biểu lộ và chu kỳ yên nghỉ của nó

6. Mỗi sự sống biểu hiện có ba chu kỳ vĩ đại của nó (6-7)

    Sinh ra                           Sống                           Chết.
Xuất hiện                       Phát triển                     Biến mất.
Giáng hạ tiến hoá           Tiến hóa                   Qui nguyên
Bất động                       hoạt động             Chuyển động nhịp nhàng
Sự sống tĩnh tại       Sự sống sinh động     Sự sống nhịp nhàng.

7. Kiến thức của các chu kỳ liên quan đến kiến thức về con số, âm thanh và màu sắc (7)

8. Kiến thức toàn bộ của các chu kỳ chỉ được biết đến khi đã là một người tinh thông lão luyện hoàn thiện (7)

Tri thức trọn vẹn của bí ẩn của các chu kỳ chỉ được sở hữu bởi Chân sư hoàn thiện. (LVLCK, 39)

+ Định luật Chu Kỳ (Law of Cycles): Định luật Chu Kỳ định đoạt thủy triều, kiểm soát các biến cố trên thế gian và cũng sẽ chi phối cá nhân và như thế thiết lập các thói quen của cuộc sống có tiết điệu – một trong các động cơ chính yếu được định trước để có được sức khỏe tráng kiện. (CTHNM, 89)

+ Định luật Vật chất (Law of Matter): Chi phối trong ba cõi kinh nghiệm của con người.  (CTHNM, 444)

+ Định luật về Bất Toàn (Law of Imperfection): Định luật Bất toàn tồn tại vì các Đại Thực tại (có trong mọi thế giới hiện tượng) cũng đang ở trong tiến trình phát triển và khai mở tiến hóa. Do đó, chỉ khi nào các Ngài, các Đấng Tinh thần, đã mở được “Sự kềm chế cao cả” (“Sublime control”) – như thường được gọi – chất liệu của các sắc tướng cõi hiện tượng của các Ngài, các hình tướng này mới đạt tới mức hoàn thiện thiêng liêng. Bệnh tật chỉ là một hình thức bất toàn tạm thời, còn sự chết chỉ là một phương pháp để tái tập trung năng lượng, trước khi có một hoạt động thôi thúc tiến tới, đưa đến việc cải thiện ổn định mãi mãi.  (CTNM, 297)

+ Định luật về Chất Liệu (Law of Substance): Định luật này đặt vị đệ tử vào vị thế sử dụng kho dự trữ của vũ trụ một cách khôn ngoan. Đó là việc vận dụng vật chất (matter) và làm cho nó hợp với các lực tương tác của cung và cầu. (TVTTHL, 204)

+ Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis):  Đó là định luật chứng minh sự kiện rằng tất cả mọi vật – trừu tượng và cụ thể – hiện hữu như là một; đó là định luật chi phối hình tư tưởng của Đấng Duy Nhất (One) trong số các Vũ trụ Thượng Đế (Cosmic Logoi) mà Thái Dương Hệ của chúng ta lẫn trung tâm vĩ đại của chúng ta là một phần trong tâm thức của Ngài.

* Định Luật này là 01 trong 03 Định Luật Vũ Trụ (LVLCK, 219)

+ Định luật Hút và Đẩy (Law of Attraction and Repulsion): Về căn bản, định luật này diễn tả lực hút cần có để giữ cho Thái Dương Hệ chúng ta không thay đổi đối với Thái Dương Hệ Sirius, giữ cho hành tinh chúng ta quay chung quanh mặt trời của chúng ta, giữ cho các hệ thống nhỏ của chất liệu phân tử và nguyên tử luân lưu quanh một trung tâm trong hành tinh, và giữ cho vật chất của mọi thể ở cõi trần và vật chất của các thể tinh anh phối kết quanh trung tâm tiểu vũ trụ của chúng.

* Định Luật này là 01 trong 03 Định Luật Vũ Trụ (LVLCK, 219)

+ Định luật Thích Nghi (Law of Adaption): Là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cõi và cõi phụ. (Nguồn: Thuật ngữ - Bác Khá)

* Đây là 01 trong 04 định luật phụ của Định luật Tiết Kiệm. (LVLCK, 219)

+ Định luật Ma Sát (Law of Friction): Chi phối trạng thái nhiệt của bất cứ nguyên tử nào, sự phát xạ (radiation) của một nguyên tử và hiệu quả của việc phát xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác.(Nguồn: Thuật ngữ - Bác Khá)

* Đây là 01 trong 04 định luật phụ của Định luật Tiết Kiệm. (LVLCK, 219)

+ Định luật Rung Động (Law of Vibration): Liên quan với chủ âm hay mức độ (measure) của vật chất của mỗi cõi. Nhờ biết được định luật  này mà vật chất của bất cứ cõi nào trong bảy biến phân của nó cũng có thể được kiểm soát . (Nguồn: Thuật ngữ - Bác Khá)

+ Định luật Rung động (Law of Vibration): Đây là định luật của cõi thứ nhất,  nó chi phối tất cả các cõi phụ nguyên tử của mỗi cõi. Nó đánh dấu việc bắt đầu công việc của Thượng Đế, khởi động đầu tiên của hồn nguyên khí (Mulaprakriti). Trên mỗi cõi, rung động của cõi phụ nguyên tử khởi động vật chất của cõi đó…

  • Đây là 01 trong 04 định luật phụ của Định luật Tiết Kiệm. (LVLCK, 219)
  • Đây là 01 trong 07 Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596)/ Thuật ngữ Bác Khá

+ Định luật cố kết (Law of Cohesion): Đây là một trong các định luật chi nhánh của Định luật Hút Vũ trụ… Đây là một trong các định luật quan trọng nhất của Thái Dương Hệ, nếu có thể phân biệt về bất cứ mặt nào; chúng ta có thể gọi đó là Định luật Kết hợp (Law of Coalescence).(Nguồn: Thuật ngữ - Bác Khá)

  • Đây là 01 trong 07 Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596)/ Thuật ngữ Bác Khá

+ Định luật Phân rã (Law of Disintegration): Đây là định luật chi phối sự hủy diệt của hình hài để cho sự sống nội tại có thể tỏa chiếu đầy đủ.

  • Định luật này là một khía cạnh khác của định luật Cố Kết hay Kết Hợp
  • Đây là 01 trong 07 Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596)/ Thuật ngữ Bác Khá

+ Định luật Kiểm soát Từ Điện (Law of Magnetic Control): Định luật này là định luật căn bản chi phối Tam Thượng Thể Tinh thần. Định luật này kềm chế Chân Ngã trong linh hồn thể… Đó là định luật của cõi trực giác.

  • Đây là 01 trong 07 Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596)/ Thuật ngữ Bác Khá

+ Định luật Bác Ái (Law of Love): Định luật Bác ái thực ra chỉ là định luật của Thái Dương Hệ đang biểu hiện trên tất cả các cõi. (Nguồn: THuật Ngữ - Bác Khá)

  • Đây là 01 trong 07 Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596)/ Thuật ngữ Bác Khá

+ Định luật Xung lực Từ điển (Law of Magnetic Impulse) hay Tên gọi nội môn: Định luật Hợp Nhất Cực (Law of Polar Union): Định luật Xung lực Từ Điển chi phối mối liên hệ, sự tương tác, sự tương giao (intercourse) và sự hòa nhập giữa bảy nhóm linh hồn trên các phân cảnh cao siêu của cõi trí tạo ra biến phân thứ nhất trong số các biến phân chính của sắc tướng. Định luật này cũng chi phối các liên hệ giữa các linh hồn mà trong khi biểu lộ qua hình hài, có quan hệ mật thiết với nhau. (TLHNM II, 110)

+ Định trí (Attention, concentration, dharana): Từ ngữ “concentration” xuất phát từ tiếng La tinh “con” là “cùng nhau” (“together”) và “centrare” nghĩa là “tập trung” (“to centre”). Nó có nghĩa là “đem lại cùng nhau hay là đưa đến một trung tâm chung, hay là điểm tập trung”. Nó ngụ ý là gom chung lại các tư tưởng và ý nghĩ vẩn vơ của chúng ta, giữ cho thể trí vững vàng và tập trung đều đặn vào đối tượng định trí trước mắt chúng ta, không dao động hay lo ra (wavering or distraction). Nó đòi hỏi phải loại bỏ tất cả những gì từ ngoài xâm nhập vào đối tượng đang được chú ý. Patanjali định nghĩa việc đó như sau: "gắn chặt ý thức đang cảm nhận vào một nơi chắc chắn, đó là định trí”. (TTTĐTG, 104–105)
+ Định trí là năng lực tập trung ý thức vào một chủ đề đã định trước và giữ nó lại đó bao lâu tùy ý đó là phương pháp nhận thức chính xác và năng lực hình dung một cách chính xác, là tính chất cho phép chủ thể tư tưởng (thinker) nhận ra và biết được lĩnh vực nhận thức.(TTTĐTG, 106)
+ Định trí: Là việc gắn chặt chất trí (chitta hay mind stuff) vào một đối tượng đặc biệt. Còn gọi là dharana. Đạo sư Vivekananda giải thích dharana là giữ cho thể trí bám chặt vào một ý tưởng trong 12 giây đồng hồ. (ASCLH, 243, 246)

+ Các giai đoạn định trí có thể được kể ra như sau:
1. Chọn một “đối tượng” nào đó để định trí.
2. Rút ý thức của thể trí (mind–consciousness) ra bên ngoài thể đó sao cho các hướng để cảm nhận và tiếp xúc với bên ngoài (5 giác quan) đều được tĩnh lặng và ý thức không còn hướng ra ngoài nữa.
3. Tập trung ý thức đó lại, giữ nó ổn định bên trong đầu ở một điểm giữa hai chân mày.
4. Tập trung thể trí hay là đặt hết chú tâm vào đối tượng được chọn để định trí.
5. Hình dung ra đối tượng đó, tưởng tượng đến nó và lý luận về nó.
6. Mở rộng các ý niệm trí tuệ đã được tạo ra từ cái đặc thù và chuyên biệt tới cái tổng quát và đại đồng.
7. Cố gắng đạt tới những gì đang ẩn sau hình thức (form) được xem xét hay cố gắng đạt tới ý tưởng có liên quan đến hình thức đó.
Có 4 loại đối tượng nên được dùng để định trí:
a/ Các đối tượng bên ngoài như là các hình ảnh (images) của Đấng Thiêng liêng (deity), các tranh ảnh (pictures) hay hình sắc (forms) trong thiên nhiên.
b/ Các đối tượng bên trong như các bí huyệt trong thể dĩ thái.
c/ Các đức tính như nhiều loại đức hạnh với ý định gợi ra lòng ham muốn các đức hạnh này và như vậy làm cho chúng trở nên thành phần của sự sống Phàm ngã. 
d/ Các quan niệm trí tuệ tức là các ý tưởng đang biểu hiện cho các lý tưởng ẩn sau mọi sắc tướng linh hoạt. Các ý tưởng này có thể khoác lấy hình thức của các biểu tượng hay của các ngôn từ. ...
Chính nhận thức về việc cần có “đối tượng” để định trí đã làm nảy sinh nhu cầu về các hình ảnh, các tượng thánh và tranh thánh. Tất cả các đối tượng này đòi hỏi việc dùng hạ trí cụ thể và đây là giai đoạn mở đầu cần thiết. Việc sử dụng đối tượng giúp người tìm đạo kềm chế được thể trí và bắt nó làm đúng ý mình. Bốn loại đối tượng nói trên dần dần đưa người tìm đạo vào nội tâm và giúp y chuyển tâm thức mình từ cõi trần vào phân cảnh dĩ thái, rồi từ đó vào cõi cảm dục, và như thế vào cõi trí với các ý tưởng và quan niệm. Tiến trình này được tiến hành trong não bộ, đưa toàn thể Phàm ngã vào trạng thái chú ý nhất tâm kết hợp, mọi bộ phận của bản chất y đều được hướng vào việc đạt được chú tâm cố định hay sự tập trung của mọi năng lực trí tuệ. Bấy giờ thể trí không còn phân tán, hay thay đổi (unsteady) và hướng ra ngoài nữa, mà là hoàn toàn “được gắn chặt vào sự chú ý”. Vivekananda giải thích “dharana” (định trí) là “gắn thể trí vào một ý tưởng trong 12 giây”.(ASCLH, 244–246)
+ Các Pháp hỗ Trợ Nhau Khi Tu Định:
- Nhân trì giới mà được không hối hận, nhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định.
- Đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.
=> Đó chính là các pháp hỗ trợ lẫn nhau, làm nhân cho nhau. Như vậy, giới này đưa đến chỗ cao tột, tức là đưa từ bờ này đến tận bờ kia. Nguồn

Đó là ý Chúa (“Such is the will of God”): Trong số các điều báng bổ kinh khủng và những điều gần như là các lời kết tội vị Thượng Đế của họ (những kẻ theo thuyết Độc Thần – Monotheistes), không có điều nào nặng nề hoặc không có điều nào khó thể tha thứ được (unpardonable), đó là sự khiêm tốn giả tạo (hầu như luôn luôn như vậy) làm cho người theo Cơ Đốc giáo (có thể là “ngoan đạo”) khi giáp mặt với mọi tà ác (evil) và tai họa bất công, đều đề quyết (assert) rằng “đó là ý Chúa”. Quả là dại dột (dolts) và đạo đức giả (hypocrites)! Cũng giống như vậy, những kẻ báng bổ và các tín đồ Pharisi bất kính lúc nói về lòng từ bi bác ái vô tận và sự chiếu cố (care) của Thượng Đế và là Đấng Sáng tạo của họ đối với kẻ bơ vơ (helpless man) lại cho rằng vị Thượng Đế đó đày đọa (scourging) người lành, tạo vật tuyệt diệu nhất của Ngài, làm cho họ lưu huyết đến chết giống như ác thần Molseh!(GLBN III, 305)
Đoạn tuyệt (detachment, dứt bỏ) : Đoạn tuyệt là việc giải thoát của linh hồn ra khỏi cảnh nô lệ của sự sống sắc tướng (form life) và Phàm ngã phục tùng các xung lực cao siêu.   (TTTĐTG, 97–98)

+ Độc ác (Cruelty, tàn bạo): Sự độc ác thu hút vào thể cảm dục (astral body) các chất liệu (materials) thô trược nhất và các chất kết hợp (combinations) ghê tởm nhất của vật chất cõi cảm dục (astral matter). (MTNX, 104)

Độc tài (Dictator): Người độc tài là người mà trong diễn trình tiến hóa, đã phát triển được đầy đủ kiến thức và khả năng, và là một kiểu mẫu của tình trạng ảnh hưởng của tính chất thiêng liêng khi cơ hội cho phép và với tư cách là sản phẩm của diễn trình tiến hóa. Người độc tài biểu lộ nhiều tiềm lực thiêng liêng của con người. Nhưng đến một ngày nào đó, kẻ độc tài sẽ không còn hợp thời, vì khi nhiều người ở vào giai đoạn có ngã thức và tiềm năng riêng biệt và đang tìm cách biểu lộ đầy đủ năng lực của họ thì kẻ độc tài sẽ bị chìm mất trong đám người này. Ngày nay, y đang là dấu hiệu của mục tiêu cho Phàm Ngã.(TLHNM–II, 11)
Độc thân (Celibacy): Không bắt buộc sống độc thân nhưng bắt buộc phải tự kiềm chế chính mình. Tuy nhiên, trong chu kỳ tương đối ngắn của các kiếp sống mà người tìm đạo tự làm cho mình thích hợp để bước vào nẻo đạo, y có thể phải trải qua một hay nhiều kiếp sống với việc dứt khoát kiêng cử hành vi truyền giống để học cách hoàn toàn kiềm chế và chứng tỏ được rằng y đã hoàn toàn khắc phục được bản chất tính dục thấp kém. (ASCLH, 199)
Đối phần (counterpart) : Mọi hình thức tài sản và mọi đồ đạc vật chất, dù đó là tiền bạc hay nhà cửa, tranh ảnh hoặc xe cộ ... đều có sự sống bên trong (intrinsic life) của riêng chúng, một bức xạ (emanation) của riêng chúng và một hoạt động mà về thực chất là hoạt động của các cấu trúc nguyên tử có sẵn của riêng chúng (vì một nguyên tử là một đơn vị năng lượng linh hoạt). Điều này tạo ra các đối phần trong thế giới của sự sống dĩ thái và cảm dục, mặc dù không có trong thế giới của trí tuệ.   (ACMVDCTG, 75, 76)
Đổi cung (The change of ray) Trong Huyền Giai của địa cầu chúng ta, có thể tiến xa trên cung 1 hơn là trên cung 2, và tiến xa trên cung 2 hơn là trên bất luận cung nào trong năm cung còn lại. Thế nên, bất cứ vị nào đã tự mình lên đến mức điểm đạo 7 ở một trong năm cung cuối cùng vẫn phải đổi sang cung 2 hoặc cung 1 nếu vị đó muốn tiếp tục tiến đến cuộc điểm đạo thứ 8, và tiếp tục đổi sang cung 1 chỉ khi nào vị đó mong muốn tiến xa hơn nữa. (GLTNVT,  347)
Đồng cốt (mediumship, đồng bóng):
  • Trạng thái đồng cốt thường diễn ra khi tiến trình hoàn toàn bị giới hạn vào các phân cảnh cảm dục... Trạng thái đồng cốt nguy hại vì thể hạ trí không can dự vào và vì thế, linh hồn không có kiểm soát. Đồng tử là một khí cụ vô ngã thức (unconscious), không phải chính y là yếu tố kiềm chế, mà là y bị kiềm chế. Thường thường, các thực thể thoát xác cũng dùng phương pháp giao tiếp này, lợi dụng bộ óc hay bộ máy nói của đồng tử, vốn không tiến hóa cao và hoàn toàn thiếu khả năng sử dụng các phương pháp ở cõi trí. (LVHLT, 179–180)
– Điều trước tiên cần ghi nhớ là hiện tượng đồng bóng tiêu cực, thiếu sáng suốt và hiện tượng tâm thông (psychism) hạ thấp kẻ thực hành môn đó (exponent) đến mức độ một người máy. Hiện tượng đồng cốt thì nguy hại và không nên theo vì nó lấy đi tự do ý chí và tính chủ động (positivity) của con người và ngăn trở không để cho con người hành động như là kẻ thông minh không bị ràng buộc. Trong các trường hợp này, con người không còn hoạt động như là vận hà cho linh hồn riêng của mình mà chỉ hơn được chút ít so với con vật sống theo bản năng, nếu không nói trắng ra y là cái vỏ trống rổng mà một thực thể nhập xác có thể chiếm cứ và sử dụng. Khi nói như thế là tôi nói đến loại thấp kém nhất của trạng thái đồng bóng mà ngày nay đang xảy ra quá nhiều và vốn dĩ là nguyên nhân của sự dính dáng đối với các trí óc mở mang trong mọi phong trào đang bảo trợ cho đồng cốt. Một trạng thái đồng cốt vốn được nhập vào với một thái độ tập trung hữu thức đầy đủ và trong đó, đồng tử, nhờ hiểu biết và sáng suốt, rời bỏ thể xác của mình cho một thực thể nhập vào mà y hoàn toàn biết được và thực thể này chiếm hữu với sự chấp thuận có ý thức của y để phụng sự mục tiêu tâm linh nào đó và giúp huynh đệ y có thể là chính đáng và tốt lành. Nhưng làm cách nào có được trạng thái đồng cốt này? Ít đồng tử biết được kỹ thuật chi phối việc nhập vào hay xuất ra của một thực thể mượn xác, họ cũng không biết cách thức tiến hành công tác này sao cho không một giây phút nào mà họ lại không biết về điều mà chính họ đang làm và mục đích của hoạt động của họ. Một cách rõ rệt và có mục đích hẳn hoi, họ tạm thời cho một linh hồn khác mượn thể xác của họ để phụng sự mà lúc nào cũng giữ được sự toàn vẹn của riêng họ. Biểu hiện cao siêu nhất của loại hoạt động này là việc hiến dâng thể xác của vị đệ tử Jesus cho Đấng Christ sử dụng. Chính trong từ ngữ “phụng sự“ này có ẩn toàn bộ vấn đề và sự an toàn. Khi sự mượn xác chân chính này được hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ có sự việc là đồng tử xuất ra khỏi xác với ý thức tỉnh táo đầy đủ xuyên qua khe ở đỉnh đầu của mình chứ không phải như trong đa số trường hợp hiện nay là xuyên qua bí huyệt nhật tùng mà không duy trì được ý thức về sự việc xảy ra và cũng không nhớ lại được những gì đã diễn ra. (SHLCTĐ, 10–11)

+ Đồng phái luyến ái (Homosexuality, Đồng tính luyến ái): Là những gì được gọi là “món ăn thừa” (“left–over”) do sự quá độ về tính dục của thời Lemuria (cách đây hơn 15 triệu năm – CTNM, 226), một vết nhơ bị kế thừa, nếu bạn thích gọi như thế. Các Chân Ngã đã biệt lập ngã tính và đầu thai vào thời kỳ rộng lớn đó là những Chân Ngã mà ngày nay đang biểu lộ các khuynh hướng đồng phái luyến ái… Mãnh lực linh hồn đang tuôn đổ qua các tiến trình biệt lập ngã tính, được dùng kích thích các bí huyệt thấp. Do đó, các phương pháp cấm đoán được đem ra dùng. Ngày nay, một số lớn những người đó đang đầu thai, các thói quen cũ rất mạnh nơi họ. Ngày nay, họ đủ tiến hóa để sẵn sàng chữa trị – nếu họ chọn như vậy. Họ có thể, tương đối dễ, chuyển xung lực tính dục vào bí huyệt cổ họng, và như vậy trở nên sáng tạo theo ý nghĩa cao, sử dụng năng lượng được cảm nhận và luân chuyển theo các đường lối kiến tạo đúng đắn. Nhiều người trong số đó đang bắt đầu tự động làm điều này. (CTNM, 62–63)

Đồng tử (Medium, Người ngồi đồng):
  • Nên nhớ rằng đồng tử là một người có các nguyên khí được nối kết một cách lỏng lẻo và có thể bị mượn (borrowed) bởi các thực thể (beings) khác hay bởi các nguyên khí trôi dật dờ (floating principles), nhờ có được một sức hút đối với một số trong chúng hay một phần nào đó của chúng. (PGNM, 78)
  • Một đồng tử thông thường (average medium) là một người có một bản chất tiêu cực hay dễ tiếp thu (negative or receptive nature), và thường thường bản chất tam phân (threefold nature, Phàm Ngã) của người này được phối kết (co–ordinated) một cách lỏng lẻo đến nỗi một mãnh lực hay thực thể bên ngoài có thể sử dụng bộ óc, bàn tay hay thân thể của người này. (TTCNT, 135)
Động kinh (Epilepsy): Một vài hình thức của bệnh động kinh là do cái mà chúng ta có thể gọi là “sự tiếp nối lỏng lẻo” (“loose connection”), tuyến ý thức hay tuyến năng lượng đôi khi có thể bị triệt thối hay tách ra, điều này gây nên các triệu chứng động kinh quen thuộc và các tình trạng đau xót được thấy trong lúc lên cơn. Ở mức độ nhẹ hơn và không đưa tới các kết quả thường xuyên, nguy hiểm, cùng nguyên nhân căn bản tạo ra cái được gọi là “động kinh trẻ con” (“petit mal”) và một vài loại lên cơn ngất xỉu; các loại này là do bởi sự triệt thoái ngắn ngủi và tạm thời của tuyến năng lượng ý thức (thread of consciousness energy). Nên nhớ rằng khi sự triệt thoái này xảy ra và có sự chia cách của ý thức ra khỏi hiện thể tiếp xúc hữu thức, tất cả những cái mà chúng ta hiểu theo thuật ngữ ý thức, như là ngã thức, sự ham muốn và sự sáng suốt, bị tách ra, chỉ có sự sống và ý thức có sẵn trong các tế bào của thể xác là còn lại.  Xem thêm mục Quá độ và Bại Hoại về Tính Dục.  (TLHNM–II, 418)
Động lực (Dynamic force): Động lực tức là năng lượng dương (positive energy), nó chiếm giữ đối cực của nó (chất liệu âm, negative substance) và sử dụng đối cực này. (LVLCK, 744)
Động vật (Animal, con vật, loài vật): Động vật có một thể phách (astral body– vào thời Theosophy, từ Astral có nghĩa là “phách”–ND), thể này tồn tại thêm một thời gian ngắn sau khi thể xác chết. Tuy nhiên, Chân Thần (động vật) của con thú không tái sinh trong cùng loài mà tái sinh vào loài species) cao hơn, và dĩ nhiên không có “trạng thái Devachan”. Trong chính con vật đều có các mầm mống của tất cả các nguyên khí con người, nhưng chúng chỉ ở trạng thái tiềm tàng (latent).      (GLBN  III, 201)
Động vật thức (Animal consciousness, Ý thức động vật): Động vật thức tức là sinh hồn (Animal soul).   (TLHNM II, 559)

Đơn nguyên (Monad): -  Đơn nguyên hay đơn tử là một thuật ngữ có thể dùng để chỉ Thái Dương Hệ bao la, cũng như chỉ nguyên tử cực nhỏ.   (GLBN  I,  86).

– Đơn nguyên (của Laibnitz) theo một quan điểm có thể được gọi là thần lực (force), theo một quan điểm khác là vật chất (matter). Đối với huyền học, thần lực và vật chất chỉ là hai phương diện của cùng một bản chất (substance).   (GLBN   2, 348).

+ Đùa với lửa: Theo nghĩa đen, người thực hành tham thiền huyền linh là người “đùa với lửa”. Tôi muốn bạn nhấn mạnh vào câu nói này vì nó chứa đựng một chân lý mà ít người hiểu rõ. “Đùa với lửa” là một chân lý cổ xưa vốn dĩ đã mất đi ý nghĩa của nó do việc lặp đi lặp lại thiếu suy nghĩ, tuy nhiên, sự thật này lại tuyệt đối và hoàn toàn đúng, và nó không phải là một cách giảng giải tượng trưng mà lại là một diễn đạt rõ ràng, thẳng thắn về một sự thật. Lửa tạo thành nền tảng của vạn vật – Chân ngã là lửa, trí năng (intellect) là một giai đoạn (phase) của lửa, và, tiềm phục trong các hiện thể hồng trần của tiểu thiên địa có ẩn giấu một chân hỏa (veriable fire), có thể hoặc trở thành một sức mạnh hủy diệt, thiêu đốt cơ thể và kích động các bí huyệt, đưa tới một tính chất ngoài ý muốn, hoặc trở thành một yếu tố mang lại linh hoạt, tác động như một tác nhân gây phấn khích và cảnh tỉnh. Khi được hướng dẫn theo một số vận hà đã được dọn sẵn, lửa này có thể tác động như là một tác nhân tinh lọc (purifier) và tác nhân nối kết quan trọng giữa Phàm Ngã với Chân Ngã - Tương ứng Thủy - Hỏa: Trong mùa hè - khi chu kỳ lớn ấy đến trên các miền khác nhau trên địa cầu, các hỏa thần, các hỏa tinh linh và những thực thể tiềm ẩn của những lò lửa nội tại hoạt động mạnh mẽ, rồi trở lại tình trạng cũ, ít hoạt động hơn khi mặt trời xa dần. Ở đây có sự tương ứng giữa các trạng thái lửa của cơ cấu tổ chức địa cầu trong quan hệ với mặt trời cũng như giữa các trạng thái nước trong liên hệ với mặt trăng. Một điều ngụ ý huyền môn, mà nếu suy ngẫm sâu xa, nó sẽ đưa người môn sinh đến một cảnh giới cao hơn và kích thích được sự rung động nơi y. (TTHM, thư 28.7.20)

+ Lửa là căn bản của tất cả trong con người: Chân ngã là lửa, trí tuệ là một hình thái của lửa, và bên trong thể xác của con người có ẩn một ngọn lửa thực sự, nó có thể hoặc là sức mạnh hủy hoại, đốt cháy các mô trong cơ thể và kích thích sai lạc các luân xa, hoặc là một yếu tố làm sinh động, là tác nhân kích thích và đánh thức. Khi được hướng theo những đường dẫn đã chuẩn bị sẵn, lửa này có thể là sức mạnh tinh luyện và là mối liên kết quan trọng giữa phàm ngã và Chân ngã.(TTHM, thư 28.7.20)

Đúng và sai (The right and the wrong, Phải và trái): Cái đúng là những gì hợp với thiên ý (divine will), những gì giúp vào sự tiến hóa của linh hồn, những gì có khuynh hướng làm mạnh thêm bản chất cao (higher nature) của con người, có khuynh hướng rèn luyện và chế phục bản chất thấp (phàm ngã). Cái sai là những gì làm trì trệ (retards) sự tiến hóa, những gì vẫn giữ linh hồn ở các chặng đường thấp kém (lower stages) sau khi linh hồn đã học xong các bài học ở các chặng đường đó, những gì có khuynh hướng giúp cho bản chất thấp chế ngự bản chất cao, và làm cho con người giống với kẻ bạo tàn mà y nên lánh xa thay vì giống với Thượng Đế mà y phải tiến đến gần.                                                                   (MTNX, 218)
Đứa con đi hoang (Prodigal son): Tức là linh hồn. (ASCLH, 173)

+ Đức Bàn cổ: Ngài là toàn bộ Phương diện Ý chí của Thiên tính. Công việc của Đức Bàn Cổ phần lớn liên quan đến chính quyền, đến nền chính trị hành tinh, và đến việc thành lập, hướng dẫn, và giải tán các loại và hình thể chủng tộc. Ngài được giao cho Ý chí và Chủ đích của Đức Hành tinh Thượng Đế là Đấng Thiêng liêng Cao cả nhất đang trông nom Địa cầu, và là “Thượng Đế” của chúng ta.(Trích MQ thiền - Chủ đề 5: Huyền giai)

+ Đức Bàn Cổ (Manu): Đức Bàn Cổ chủ trì nhóm thứ nhất. Ngài được gọi là Đức Bàn Cổ Vaivasvata và là Bàn Cổ của căn chủng 5. Ngài là mẫu người hay tư tưởng gia lý tưởng và tạo mẫu cho giống dân Aryan của chúng ta, đã chủ trì vận mệnh của giống dân này từ khi nó bắt đầu có gần 100.000 năm nay. Các vị Bàn Cổ khác đã đến và đi, trong một tương lai gần, nhiệm sở của Ngài sẽ được một vị khác đảm trách. Lúc đó, Ngài sẽ chuyển sang công việc khác cao hơn. Đức Bàn Cổ hay nguyên mẫu của căn chủng 4, hoạt động hợp tác chặt chẽ với Ngài và có trung tâm ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ngài là Đức Bàn Cổ thứ hai của căn chủng 4 đã giữ địa vị của Đức Bàn Cổ trước vào các giai đoạn cuối lúc châu Atlantis bị hủy diệt. Ngài đã ở lại để bảo dưỡng sự phát triển của kiểu mẫu giống dân và để cuối cùng nó sẽ biến mất. Các giai đoạn hoạt động của tất cả các Đức Bàn Cổ trùng lắp lên nhau, nhưng vào lúc này, trên bầu hành tinh không còn đại diện nào của căn chủng 3 nữa. Đức Bàn Cổ Vaivasvata ngự tại vùng Hy Mã Lạp Sơn đã tụ tập được quanh Ngài ở Shigatse một số người có liên hệ tức thời với các công việc của giống dân Aryan ở Ấn Độ, Âu Châu và Mỹ Châu và những người mà sau này sẽ có liên hệ đến căn chủng thứ sáu sắp đến. Các kế hoạch được chuẩn bị trước nhiều thời đại, các trung tâm năng lượng được tạo ra hàng ngàn năm trước khi chúng sẽ được cần tới và với sự tiên tri sáng suốt của các Đấng Thiêng liêng này, không gì bị để cho kết thúc đột ngột, mà tất cả đều hoạt động theo các chu kỳ đã sắp xếp, theo quy luật và định luật, mặc dù trong giới hạn nghiệp quả.  Công việc của Đức Bàn Cổ phần lớn liên quan tới việc cai trị, đến việc chính trị trên hành tinh, đến việc tạo ra, điều khiển và giải thể các kiểu mẫu và hình hài chủng tộc. Ý chí và chủ đích của Hành Tinh Thượng Đế được giao cho Ngài. Ngài biết đâu là mục tiêu trước mắt đối với chu kỳ tiến hóa mà Ngài phải chủ trì và công việc của Ngài liên quan tới việc thành toàn thiện chí, Ngài hoạt động hợp tác chặt chẽ với các thiên thần kiến tạo hơn là Huynh Trưởng của Ngài, Đức Christ, vì Ngài được giao cho công việc tạo nên mẫu giống dân, tách ra các nhóm sẽ phát triển thành các giống dân, vận dụng các lực làm chuyển dịch (move) vỏ địa cầu, nâng cao và hạ thấp các lục địa, chi phối trí óc của các chính khách ở khắp nơi, để cho việc cai trị nhân loại sẽ diễn tiến như ý muốn, mang lại những điều kiện sẽ tạo ra những gì cần thiết cho việc bảo dưỡng bất cứ kiểu mẫu đặc thù nào. Hiện nay, các việc như thế có thể được thấy đang lộ ra ở Bắc Mỹ và Úc Châu. Năng lượng đang tuôn tràn qua Đức Bàn Cổ phát xuất từ bí huyệt đầu của Hành Tinh Thượng Đế, truyền sang Đức Bàn Cổ qua não bộ của Đức Sanat Kumara, là Đấng đang tập trung mọi năng lượng hành tinh vào trong chính Ngài. Đức Bàn Cổ hoạt động nhờ vào việc thiền định thâm sâu, được điều khiển trong bí huyệt đầu và tạo ra các kết quả nhờ việc Ngài hoàn toàn nhận thức được điều gì phải được hoàn thành, nhờ năng lực hình dung ra những gì cần phải làm để đưa tới thành quả và nhờ vào khả năng truyền chuyển năng lượng sáng tạo và hủy diệt đến những vị phụ tá cho Ngài. Tất cả những điều này được thành tựu nhờ quyền năng của diệu âm được minh xướng (phát ra rõ ràng). (ĐĐLVTD, 41–47)

Đức Mẹ Thế Gian (Mother of the World): Nhóm từ (tập ngữ) này có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau và có thể nhắm vào các điều khác nhau. Nó có thể có nghĩa:
  1. Trạng thái âm đang biểu lộ, được hình tượng hóa cho chúng ta trong nhiều tôn giáo của thế gian như là Mẹ Đồng Trinh và trong Cơ Đốc Giáo như là Trinh nữ Mary. Chính chất liệu đó (substance) giúp cho Thượng Đế (Deity) biểu lộ.
  2. Chính là Thiên nhiên (Nature), mẹ của mọi hình tướng.
  3. Cũng là Nguyệt cầu, tượng trưng cho sự sống sinh hóa, sáng tạo, khai sinh ra các sắc tướng và do đó, là biểu tượng của bản chất sắc tướng.
  4. Việc tập trung thần lực âm trong thiên nhiên nơi một cá nhân nào đó dưới hình hài nữ, bấy giờ, vị này được gọi là “Đức Mẹ Thế Gian”. Một cá nhân như thế không bao giờ tồn tại trong sự sống đặc biệt của hành tinh chúng ta, dù cho các Đấng Hóa Thân thuộc Thái Dương Hệ trước, tự biểu hiện qua sự sống hành tinh, luôn luôn lấy hình thức này. Nhưng không phải trong Thái Dương Hệ này. Truyền thuyết về các sự xuất hiện như thế thuần tuý có tính chất biểu tượng, được kế thừa từ Thái Dương Hệ trước, theo đó, chúng ta thừa hưởng vật chất mà tất cả mọi hình hài biểu lộ đều được tạo ra từ đó. Biểu tượng ký này xuất phát từ thời kỳ xa xưa của Chế độ Mẫu hệ (Matriarchate), nó có một tôn giáo nhắc nhở lại các cách thức cổ xưa của Thái Dương Hệ trước và trong đó, thời kỳ Lilith được tượng trưng cho Đức Mẹ Thế Gian, cho đến khi Eva thế chỗ của Bà.
(CTNM, 362–363)

+ Đức Văn minh Đại đế: Vị Trưởng của nhóm ba là Đức Văn minh Đại đế. Ngài bao gồm Phương diện Thông tuệ của thiên tính. Ngài còn có danh hiệu là vị Chúa của Văn minh. Ngài vận dụng nguồn bác ái thông tuệ và có trách nhiệm điều hành việc thực hiện Thiên cơ.
Tất cả mọi người đều rốt cuộc sẽ đi vào một trong Ba Ngành này của Huyền giai.
Vì thế, ba Đấng cao cả này đại diện cho Ý chí, Bác ái, và Thông tuệ. Ba Đấng này hợp tác hết sức chặt chẽ và hợp nhất với nhau, và mọi bước tiến hoặc kế hoạch ảnh hưởng đến nhân loại, các giới khác trong thiên nhiên và cả hành tinh này, đều được các Ngài quản trị. Các Ngài là đại diện thực hiện Chủ đích Hành tinh, để mang lại tình thương và những mối liên giao chính đáng của con người, và để đẩy nhanh cuộc tiến hóa của nhân loại qua việc thực hiện Thiên cơ. (Trích MQ thiền - Chủ đề 5: Huyền giai)

+ Đức Văn Minh Bồ Tát/ Đại Đế (Lord of Civilisation, Mahachohan, Cho-Khan Thư của Ch. S. 57): Vị Lãnh Đạo của nhóm ba  là Đức Mahachohan. Việc cai quản của Ngài đối với nhóm này kéo dài lâu hơn hai vị Huynh trưởng của Ngài. Ngài có thể giữ chức vụ này trong thời hạn nhiều căn chủng. Ngài là toàn bộ trạng thái thông tuệ. Đức Mahachohan hiện nay không phải là Đức đầu tiên giữ chức vụ này lúc thành lập Thánh Đoàn vào thời Lemuria – lúc bấy giờ, chức này được nắm giữ bởi một trong các vị Kumara hay Hỏa Tinh Quân (Lords of the Flame) đã lâm phàm cùng với Đức Sanat Kumara – mà Ngài đã giữ ngôi vị này trong chi chủng thứ hai của căn chủng Ắt lăng. Ngài đạt đến quả vị Chân Sư (Adeptship) trên dãy nguyệt cầu, và chính qua trung gian của Ngài mà một số lớn nhân loại tiến bộ hiện nay đã lâm phàm vào giữa căn chủng Ắt lăng. Liên hệ nghiệp quả giữa họ với Ngài là một trong những nguyên nhân xảy ra trước khiến cho việc này xảy tới sau. Công việc của Ngài liên hệ tới việc bảo dưỡng và củng cố mối liên hệ giữa tinh thần với vật chất, giữa sự sống với sắc tướng, giữa ngã với phi ngã, đưa tới kết quả tạo ra cái mà chúng ta gọi là văn minh. Ngài vận dụng các lực của thiên nhiên, và phần lớn là các nguồn phát ra điện năng như chúng ta biết. Ngài là phản ánh của Ngôi Ba hay Ngôi Sáng Tạo, nên năng lượng từ Hành Tinh Thượng Đế lưu chuyển đến Ngài từ trung tâm lực cổ họng, và chính Ngài, bằng nhiều cách, làm cho công việc của các Huynh trưởng Ngài được thành toàn. Các kế hoạch và ý muốn của các Vị này được chuyển qua Ngài và thông qua Ngài, các giáo huấn đến được một số lớn các vị thừa hành thuộc giới thiên thần. (ĐĐNLVTD, 45)

Ghét (hate): Là có ác cảm (aversion) với bất cứ đối tượng nào của các giác quan.    (ASCLH, 136)

+ Cung phàm ngãcung này chỉ xuất hiện khi con người đã đạt được một trình độ tiến hoá nhất định, thể trí đã phát triển và con người bắt đầu tư duy, thể trí bắt đầu kiểm soát thể cảm xúc và thể xácCon người không còn hành động theo cảm xúc, dục vọng, đòi hỏi xác thân, mà bắt đầu trở thành một phàm ngã tích hợp. Ba hạ thể đã gắn kết vào nhau thành một thể thống nhất.

- Cung Phàm ngã: Cung này thường khác với cung của Linh hồn/ Cung Nhân thể. (trích năng lượng của 7 cung - Khóa GQ/ MF)

+ Xác định Cung Phàm ngã: Chỉ hình thành khi thể trí thống trị, và đang kiểm soát toàn bộ thiên nhiên và con người xung quanh. Nếu nó chưa hình thành thì nó không thể được nhận dạng. Bấy giờ, có thể là thể cảm dục chiếm ưu thế, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy cung của Hạ trí. Hãy tập trung vào các cung này. Chúng sẽ là những cung cần làm cho quân bìn=>>> Các bước để tìm ra Cung phàm ngã:

a. Hãy quan sát (Phân biệt Cung âm dương/ Cứng, mềm) cách tiếp cận với cuộc sống, các mục tiêu được theo đuổi như thế nào, việc đối phó với các cuộc khủng hoảng, việc đấu tranh cho các quyền lợi. Bạn có thấy đường lối cứng rắn, tự đề cao, thuộc trí tuệ (1, 3, 5, 7) hoặc ôn hòa, có tính hợp tác hoặc tình cảm (2, 4, 6)?

b. Hãy soát qua tất cả các cung, và gạt bỏ những cung nào chắc chắn không “phù hợp”, và sau đó chỉ tập trung vào các cung có khả năng.

c. Hãy nhận dạng các đặc điểm tiêu cực nổi bật – Cách thức mà bản ngã cố gắng để có được sự chú ý, để “khoe khoang” bản thân; những đặc điểm nào có một tác dụng phá hoại lên cuộc sống. Những điều này có thể chỉ ra Cung Phàm ngã.

d- Hãy nhìn vào sự nghiệp. Một sự nghiệp đầu tiên, hoặc một sự nghiệp vốn làm thỏa mãn các tham vọng nhưng không thỏa mãn tâm hồn, thì có thể chỉ ra Cung Phàm ngã. Một sự nghiệp được yêu thích, làm vừa ý, biểu thị Cung Linh hồn. Còn không có sự nghiệp đặc biệt hoặc có nhiều công việc (jobs) thì có thể cho thấy Cung Phàm ngã chưa phát triển. (trích năng lượng của 7 cung - Khóa GQ/ MF)

Xem: Tổng hợp về Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung 

Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã

Xem: Nhận dạng các cung của bạn GQ1

Xem: Năng khiếu về Cung, Cung Hoàng Đạo và hành Tinh

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

Giác quan thứ 6 (sixth sense, the mind):
  • Giác quan thứ sáu tức thể trí, là tác nhân diễn dịch và là tác nhân tổng hợp (interpreter and synthesizer) cho 5 giác quan kia.
(ASCLH, 351) Theo Kinh Gita (V, 7), thể trí là giác quan thứ sáu bị che lấp trong vật chất (the mind is the sixth sense, veiled in matter). (GLTNVT,   44)
Giác quan thứ 7  (seventh sense): Trực giác.   (GLTNVT, 168)

Giác tuyến (Antahkarana, consciousness thread):Con đường hay cầu nối giữa thượng trí với hạ trí, dùng như là phương tiện liên lạc giữa cả hai. Nó được chính người tìm đạo (aspirant) tạo ra bằng chất liệu của cõi trí (mental matter). (ĐĐNLVTD, 215)

- Antahkarana (B.Phạn) có nghĩa cơ quan bên trong hay dụng cụ bên trong. (GLTNVT,  283)   

– Cầu ánh sáng (bridge of light) giữa thượng trí với hạ trí, giữa Tam Thượng Thể Tinh thần (spiritual Triad) với Phàm ngã tam phân.  (CTHNM, 516)

– Khi sutratma (sinh mệnh tuyến) được phối hợp với consciousness thread (giác tuyến) thì cũng được gọi là antahkarana. (LV7C, 453)

– Là nhịp cầu (bridge) do con người tạo ra – nhờ thiền định (meditation), hiểu biết và nhờ công tác sáng tạo huyền linh (magical creative work) của linh hồn – giữa ba trạng thái của bản chất thể trí của con người.  (GDTKNM, 6)

– Antahkarana chính là hạ trí (lower manas), tức con đường thông thương (path of communication) giữa phàm ngã với thượng trí (higher manas) hay là nhân hồn (human soul).   (LVLCK,  457)

+ Định luật Tiến Bộ Tập thể (Law of Group Progress): Tên gọi theo Nội Môn là Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation). Định luật này bắt đầu tác động và được ghi nhận trong tâm thức cá nhân khi người tìm đạo đạt được một vài nhận thức rõ rệt và biết được một số lý tưởng là các sự thực trong kinh nghiệm của mình. (TLHNM II, 174)

+ Định luật Tiến hóa (Law of Evolution) hay Định luật Tiến hóa Thái Dương: Theo như cách hiểu thông thường – có liên quan đến sự tiến hóa của khía cạnh sắc tướng khi nó dần dần thích hợp để trở thành một tác nhân hay là một biểu hiện của năng lượng linh hồn, và sau đó của năng lượng Chân Thần. (CTNM, 659)

+ Ba Nguyên Lý này cùng nhau tạo thành các yếu tố căn bản của Định Luật Tiến Hóa như con người gọi nó (LVHLT, 534):
1. Nguyên Lý Hạn Định (Principle of Limitation).
2. Nguyên Lý Biểu Lộ theo Chu Kỳ (Principle of Periodic Manifestion).
3. Nguyên Lý Mở Rộng (Principle of Expansion).

– Chúng đưa đến sự giam cầm Sự Sống theo các vẻ ngoài (appearances) hoặc các trạng thái đa dạng của nó; chúng tạo ra các hình thức vây quanh, và chúng dẫn các sự sống bị giam cầm tiếp tục vào các nhà tù ngày càng có giáo dục hơn. Cuối cùng đến lúc mà Nguyên Lý Giải Thoát trở nên linh hoạt và một sự chuyển đổi được thực hiện bên ngoài một nhà tù vốn đang kìm hãm và biến dạng thành một nhà tù cung cấp điều kiện thích hợp cho sự phát triển kế tiếp của tâm thức.

Ở đây, thật là thú vị khi ghi nhận rằng cái chết bị chế ngự bởi Nguyên Lý Giải Thoát, chứ không phải bởi Nguyên Lý Hạn Định. Cái chết chỉ được ghi nhận như một yếu tố được đề cập đến bởi các sự sống hữu ngã thức, và chỉ bị hiểu sai bởi những người, vốn bị mê hoặc (glamoured) nhất và bị lừa dối nhất trong số tất cả các sự sống nhập thể.

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

Điểm Kim thạch (Philosopher’ s stone, hòn đá của triết gia, đá tạo vàng): Còn được gọi là “Bột Phóng Chiếu” (Powder of Projection). Đó là kiệt tác (Magnum Opus) của các nhà luyện đan, một mục tiêu mà họ muốn đạt đến bằng mọi giá, một chất liệu có năng lực biến đổi các kim loại thông thường (baser metals) thành vàng ròng (pure gold). Tuy nhiên, về mặt thần bí, điểm kim thạch tượng trưng cho sự chuyển hóa (transmutation) bản chất động vật thấp kém của con người thành bản chất cao siêu và thiêng liêng. (NGMTTL, 253)
Điểm Linh Quang (Divine Spark): Tức là Tinh thần.  (ASCLH, 10)
Điểm trung hòa (The laya, the laya point): Điểm trung hòa tức là điểm không của cõi vật chất (the laya or zero–point of the plane of matter).     (GLBN I, 189)

+ Người Điên, điên rồ: (Madness) Điên rồ tức là bộ óc (brain) không có khả năng đáp ứng một cách điều hòa với các rung động, điên rồ thực sự có thể là do thiếu hoặc ngưng sự phát triển, thiếu hoặc ngưng việc tổ chức của bộ óc (brain organisation).   (KCVTT,   173)

+ Điện (Electricity): “Mọi hiện tượng trong thiên nhiên có liên quan đến từ lực hoặc điện lực – vì, nơi nào có chuyển động, nhiệt, ma sát, ánh sáng thì nơi đó có từ lực và Bản Sao của nó (theo thiển ý)– điện sẽ luôn luôn hiện ra, như là nguyên nhân hoặc hậu quả, đúng hơn là cả hai nếu chúng ta thấu hiểu cội nguồn của nó. Các dòng chuyển động của địa cầu, địa từ lực và điện lực trong không khí, đều do sự kiện địa cầu là một vật dẫn điện, điện thế của nó luôn luôn biến đổi do bởi sự quay của nó và chuyển động theo quỹ đạo thường niên của nó, việc nguội đi và nóng lên của không khí, việc tạo thành mây và mưa, bão và gió vv…, khoa học không sẵn sàng thừa nhận chúng" …”Thái Dương không phải ở thể rắn, thể lỏng, cũng không phải là chất hơi tỏa sáng mà là một khối cầu khổng lồ với các lực điện từ, kho chứa Sự sống và chuyển động của vũ trụ, từ đó chuyển động này rung động theo mọi hướng, đưa vào nguyên tử nhỏ nhất cũng như con người tài giỏi nhất với cùng chất liệu cho đến cuối Đại Chu Kỳ”.(LVLCK, 311).

– Mọi vật trong thiên nhiên có bản chất là điện; chính sự sống cũng là điện, nhưng chúng ta đang tiếp xúc và sử dụng là điện hồng trần và liên quan đến và có sẵn trong vật chất hồng trần và chất dĩ thái của mọi hình hài. (CTNM, 377)

+ Từ lực là hiệu quả của cung thiêng liêng khi biểu lộ (Cung 2- Bác ái vũ trụ); Cùng ý nghĩa, Điện năng là biểu lộ của Cung nguyên thủy (Cung 3 - Hoạt động vũ trụ) của cung Thông tuệ linh hoạt. Cần suy ngẫm, nó nắm giữ 1 bí nhiệm (LVLCK, 59)

Điều khí (Pranayama, chuyển khí) : Nhờ việc điều khí, công việc được thực hiện có thể nói vắn tắt như sau:
  1. Đem lại dưỡng khí cho máu, nhờ đó thanh lọc dòng máu và sau đó làm cho thể xác khỏe mạnh.
  2. Đưa thể xác vào rung động đồng bộ với rung động của thể dĩ thái. Điều này đem lại kết quả là hoàn toàn khuất phục được thể xác trọng trược và làm cho nó hòa hợp được với thể dĩ thái. Hai phần của thể xác hợp lại thành một.
2. Truyền chuyển năng lượng xuyên qua thể dĩ thái đến mọi phần của thể xác trọng trược.     (ASCLH, 219–220)
Định đề (Postulate): Quyển “Luận về Huyền linh thuật” được căn cứ vào 4 định đề căn bản mà kẻ nghiên cứu phải chấp nhận vì nó cung cấp một giả thuyết đáng nghiên cứu và thử nghiệm, thứ tự quan trọng là: 1. Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta có tồn tại sự biểu hiện của một Năng lượng hay Sự sống vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm cho vô số hình hài sắc tướng và một huyền giai rộng lớn các thực thể có khả năng cảm thụ tạo thành toàn thể những gì hiện tồn. Định đề này thường được gọi là Vật–Hoạt–Thuyết, mặc dù thuật ngữ này chỉ làm cho rối trí. 2. Định đề này xuất phát từ định đề thứ nhất và được phát biểu như sau: Sự sống Duy Nhất, biểu lộ qua vật chất, tạo ra một yếu tố thứ ba đó là ý thức. Ý thức này, vốn dĩ là kết quả của sự hợp nhất của hai cực tinh thần và vật chất, là linh hồn của vạn vật; nó thấm nhuần mọi chất liệu hay năng lượng biểu lộ ra bên ngoài; nó nằm dưới mọi hình hài, dù cho đó là hình hài của đơn vị năng lượng mà chúng ta gọi là một nguyên tử, hay là hình hài của con người, một hành tinh hay một Thượng Đế. Đây là Tự Định Thuyết. 3. Được phát biểu như sau: Mục tiêu mà theo đó sự sống chiếm ngự hình hài và mục tiêu của thực thể biểu lộ là việc khai mở ý thức hay là sự thiên khải của linh hồn. Định đề này có thể được gọi là Thuyết Tiến Hóa Ánh sáng. 4. Mọi sự sống đều biểu hiện theo chu kỳ. Đây là Thuyết Tái Sinh hay Thuyết Luân Hồi, minh chứng của định luật chu kỳ.  Đó là các đại chân lý ẩn tàng tạo thành nền tảng của Minh triết Muôn đời - Sự hiện tồn của sự sống và việc phát triển của ý thức qua việc chiếm hữu hình hài theo chu kỳ.(LVHLT, 8–10)

+ CÁC ĐỊNH LUẬT: Gồm Luật Vũ Trụ/ Luật Siêu Nhiên và Luật Tự Nhiên và Luật Sinh Tồn

 A- LUẬT VŨ TRỤ HAY LUẬT SIÊU NHIÊN

I- Định luật gốc vũ trụ: Ba định luật lớn, là các định luật căn bản của vũ trụ, thuộc về hệ thống vĩ đại hơn (đã được tất cả các nhà thiên văn học nhận biết), mà chúng ta là một phần trong đó, và

1– Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis)

2– Định luật Hút và Đẩy (Law of Attraction and Repulsion)

3– Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy):

+ Bốn Định luật phụ của Định Luật Tiết Kiệm hay Vật Chất là (LVLCK, 219):

1- Định luật Rung Động (Law of Vibration):

2- Định luật Thích Nghi (Law of Adaption):

3- Định luật Đẩy (Law of Repulsion):

4- Định luật Ma Sát (Law of Friction):

II- Bảy Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596):

1/ Định luật Rung động (Law of Vibration): Đây là định luật của cõi thứ nhất

2/ Định luật cố kết (Law of Cohesion): Đây là một trong các định luật chi nhánh của Định luật Hút Vũ trụ… Đây là một trong các định luật quan trọng nhất của Thái Dương Hệ, nếu có thể phân biệt về bất cứ mặt nào; chúng ta có thể gọi đó là Định luật Kết hợp (Law of Coalescence).

3/ Định luật Phân rã (Law of Disintegration): Đây là định luật chi phối sự hủy diệt của hình hài để cho sự sống nội tại có thể tỏa chiếu đầy đủ. Định luật này là một khía cạnh khác của định luật Cố Kết

4/ Định luật Kiểm soát Từ Điện (Law of Magnetic Control): Định luật này là định luật căn bản chi phối Tam Thượng Thể Tinh thần. Định luật này kềm chế Chân Ngã trong linh hồn thể… Đó là định luật của cõi trực giác.

5/ Định luật Quy Định (Law of Fixation): Đây là định luật đang chi phối cõi trí, có sự tương ứng to tát hơn của nó trong Định luật Nghiệp Quả trên cõi trí Vũ trụ.

6/ Định luật Bác Ái (Law of Love): Định luật Bác ái thực ra chỉ là định luật của Thái Dương Hệ đang biểu hiện trên tất cả các cõi.

7/ Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death): Định luật này chi phối sự phân rã từ từ của các hình hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống tiến hóa và được nối kết chặt chẽ trong sự biểu lộ của nó với cung thứ 7.

+ Danh sách Luật lấy từ Tooltip (bao gồm các Luật đã nêu trên)

  1. Định luật Xung lực Từ điển
  2. Định luật Hy sinh và Tử Vong
  3. Định Luật Bác Ái/ (ĐL Đạo tràng). (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  4. Định luật Quy Định
  5. Định luật Kiểm soát Từ Điện
  6. Định luật Phân rã
  7. Định Luật Cố Kết
  8. Định luật Rung động
  9. Định luật Ma Sát
  10. Định luật Đẩy
  11. Định luật Thích Nghi
  12. Định luật Tiết Kiệm
  13. ĐỊNH LUẬT HÚT (ĐL Chính vũ trụ)
  14. Định Luật Tổng Hợp
  15. Định luật về Chất Liệu
  16. Định luật về Bất Toàn
  17. Định luật Vật chất
  18. Định luật Tuần Hoàn
  19. Định luật Tử Vong
  20. Tương Tác - Định luật Tương Tác Rung động
  21. Định luật Tương Đối
  22. Định luật Tiết Điệu
  23. Định luật Tiết kiệm
  24. ĐỊNH LUẬT TIẾN HÓA THÁI DƯƠNG(ĐL Chính vũ trụ)
  25. Định luật Tiến Bộ Tập thể
  26. Định luật Thời Cơ
  27. Định luật Thăng Tiến
  28. Định luật Tác động và Phản Tác động
  29. Định luật Quy Định
  30. Định Luật Quân Bình
  31. Định luật Phụng Sự
  32. Định luật Phóng hiện Linh hoạt
  33. ĐL PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN(Chân Thần)(ĐL Chính vũ trụ)
  34. Định luật Phân Hủy
  35. Định luật Nhân và Quả
  36. Chuyển Hóa - Định Luật Chuyển Hóa Nghiệp Quả
  37. Định luật Tất yếu Nghiệp quả
  38. Định luật Trách nhiệm Nghiệp quả
  39. Định luật Nghiệp Quả
  40. ĐỊNH LUẬT MỞ RỘNG (ĐL Chính vũ trụ)
  41. Định luật Lũy Tiến
  42. Định Luật Luân Hồi
  43. Định luật liên tục
  44. Định luật Lặp lại
  45. Định luật Hy sinh
  46. Định luật Hoàn Thiện
  47. Định luật Hệ Quả
  48. Định luật Hấp dẫn Hỗ tương
  49. Định luật về các Trường phá
  50. Định luật Hợp nhất Thái dương (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  51. Định luật Ái lực Hành tinh (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  52. Định luật Trọng lực (Sức hút???) (ĐL Phụ của ĐL Hút)???
  53. Định luật về Màu Sắc (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  54. Định luật Hoa Sen (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  55. Định Luật Phát Xạ (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  56. Định luật Từ điện (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  57. Định luật về tính dục/ Sex (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  58. Định luật Tiến bộ (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  59. Định luật Ái lực Hóa học (ĐL Phụ của ĐL Hút)
  60. Định luật Hấp dẫn
  61. Định luật Cô Lập hay Giới Hạn
  62. Định luật Báo Phục
  63. Định luật Ái Lực
  64. CHU KỲ - ĐỊNH LUẬT CHU KỲ - Chu Kỳ Thế Giới

+ Định luật Ái Lực (Law of Affinity): Chính định luật này tạo ra lực hút từ điển và sự đáp ứng mạnh mẽ giữa các tinh tòa với các hành tinh trong Thái Dương Hệ, và giữa một hành tinh đặc biệt nào đó với các hình thức sự sống trên một hành tinh khác cùng với các “năng lượng sắp đến” (“impending energies”) như chúng được gọi, vốn dĩ được tiếp nhận từ một nguồn chính yếu nào đó. (CTHNM, 267)

+ Định luật Báo Phục (Law  of Retribution): Định luật Nghiệp Quả không phải là Định luật Báo Phục… Nó chỉ là một khía cạnh tác động của Định luật Nghiệp Quả. (CTNM, 20–21)

+ Định luật Cô Lập hay Giới Hạn (Law of Isolation or Limitation): Dưới Định luật Cô Lập hay Giới Hạn, sự sống Tinh linh (elemental life) của giới thứ tư trong thiên nhiên, tức nhân loại, vẫn còn là một trạng thái của sự sống tinh thần của Địa cầu (CTNM, 638)

+ Định luật Đẩy (Law of Repulse) - Tên gọi nội môn: Định luật của mọi Thiên Thần Hủy Diệt (Law of all Destroying Angels). Định luật này tác động như tác nhân phân tán. Nó tạo ra sự tiếp xúc phân biện mà sau rốt đưa tới những gì mà huyền bí học gọi là “Con đường Từ Khước Thiêng liêng”. Tuy nhiên, nó là một khía cạnh của định luật Bác Ai, của trạng thái Vishnu hay trạng thái Christ và liên quan đến thái độ của linh hồn, mà bản chất chính yếu là bác ái. Định luật này tự biểu hiện qua bản chất trí tuệ, và do đó, có thể làm cho sự hiện hữu và ảnh hưởng của nó được cảm nhận trên Con đường Đệ tử. (TLHNM II, 147)

+ Định luật Đẩy (Law of Repulsion): Chi phối mối liên hệ giữa các nguyên tử, nó tạo ra kết quả trong việc không bám vào nhau của các nguyên tử và trong việc chúng hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm cố định từ các bầu hay hình cầu của đối cực. (Nguồn: Thuật ngữ - Bác Khá)

* Đây là 01 trong 04 định luật phụ của Định luật Tiết Kiệm. (LVLCK, 219)

7. Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… Định luật Hấp dẫn chi phối khía cạnh linh hồn… Các định luật phụ của định luật Hấp dẫn là (LVLCK, 1168–1173):

7.1. Định luật Ái lực Hóa học (law of Chemical Affinity): Định luật này chi phối khía cạnh linh hồn trong giới khoáng chất. Nó liên quan đến sự phối hợp (marriage) của các nguyên tử và sự lôi cuốn (romance) của các nguyên tố (elements). Nó giúp duy trì sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn sự nguyên vẹn của giới này. Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Chân Thần.

7.2. Định luật Tiến bộ (Law of Progress): Định luật này được gọi như thế trong giới thực vật do sự kiện là chính trong giới này mà sự đáp ứng nhất định và khách quan đối với sự kích thích có thể được ghi nhận.

7.3. Định luật về tính dục (law of Sex): Đây là tên gọi được dùng để chỉ mãnh lực mang lại sự phối hợp thể chất của hai cực liên quan với giới động vật, và của con người khi xem con người như là đáp ứng với tiếng gọi của bản chất động vật. Tự nó có liên quan với việc bảo vệ hình hài trong chu kỳ đặc biệt này và bảo tồn hình hài đó.

7.4. Định luật Từ điện (Law of Magnetism): Đây là định luật tạo ra sự hợp nhất của một phàm ngã, và mặc dù đó là một biểu hiện của thần lực nguyệt cầu, tuy thế, lại ở đẳng cấp cao hơn là định luật tính dục hồng trần nhiều.

7.5. Định luật Phát xạ (Law of Radiation): Đây là định luật lý thú nhất trong các định luật vì nó chỉ hoạt động liên quan tới các kiểu mẫu cao nhất của các giới khác nhau, và chính nó có liên quan với sự thu hút mà một giới cao trong thiên nhiên sẽ có đối với các sinh linh cao nhất của giới thấp kế tiếp. Nó chi phối tính phóng xạ (radio activity) của các khoáng chất, các phát xạ của giới thực vật và (khá kỳ lạ) toàn bộ vấn đề về mùi thơm. Khứu giác là giác quan cao nhất trong số các giác quan thuần túy hồng trần; thế nên, trong giới thực vật, một loạt các mùi thơm nào đó là bằng chứng về sự phát xạ trong giới đó.

7.6. Định luật Hoa Sen (Law of the Lotus): Đây là danh xưng được gán cho ảnh hưởng huyền bí của định luật vũ trụ, định luật Hấp dẫn, vốn được mang đến trong các Con thiêng liêng của Trí Tuệ, và như thế liên kết hai cực Tinh thần và vật chất, tạo ra trên cõi trí cái mà chúng ta gọi là hoa sen Chân Ngã, hay là “Đoá hoa của Chân Ngã”. Đó là định luật giúp cho hoa sen rút ra từ bản chất thấp (trạng thái vật chất và trạng thái nước) hơi ẩm và sức nóng cần thiết để khai mở và đưa xuống từ các phân cảnh của Tinh thần những gì mà ánh nắng đang làm cho giới thực vật. Nó chi phối tiến trình khai mở cánh hoa, và do đó, chính nó biểu hiện như một định luật có ba phần: a/ Định luật về Nhiệt Thái dương ………..... Cánh hoa tri thức. b/ Định luật về Anh sáng Thái dương ......... Cánh hoa bác ái. c/ Định luật về Lửa Thái dương …………… Cánh hoa hy sinh.

7.7. Định luật về Màu Sắc (Law of Colour): Muốn hiểu được định luật này, các đạo sinh nên nhớ rằng màu sắc dùng vào hai mục tiêu. Nó tác động như bức màn cho những gì ẩn đàng sau, và do đó, được thu hút đến tia lửa trung ương, nó biểu hiện cho tính chất thu hút của sự sống trung ương. Do đó, mọi màu sắc đều là các trung tâm thu hút có tính bổ sung cho nhau, hoặc là đối kháng nhau, đạo sinh nào biết nghiên cứu theo các hướng này có thể tìm ra định luật và hiểu được tác động của nó nhờ hiểu được mục tiêu, cách hoạt động và sự liên quan của các màu ứng với nhau hoặc riêng cho nhau.

7.8. Định luật Trọng lực (Law of Gravitation): Đối với người nghiên cứu không thuộc giới huyền linh, đây là định luật khó hiểu và gây bối rối hơn hết. Nó tự biểu lộ ở một khía cạnh như là năng lực và sự thôi thúc mạnh mẽ mà một sự sống thiết yếu hơn có thể có được dựa vào sự sống kém cỏi hơn, như là năng lực của Tinh Quân của Địa cầu (Thực thể Thông Linh của hành tinh, không phải là Hành Tinh Thượng Đế), nắm giữ mọi hình hài vật chất vào chính Ngài và không để cho chúng “tản mác ra”. Điều này do bởi rung động mạnh mẽ hơn, thần lực tích chứa phong phú hơn và các sự sống tĩnh tại được tập hợp lại của cơ thể của Thực thể Thông linh hành tinh. Thần lực này tác động lên trạng thái âm hay trạng thái thấp nhất của mọi hình hài vật chất. Định luật trọng lực này cũng tự biểu hiện trong sự đáp ứng của linh hồn của mọi vật đối với Đại hồn, trong đó, cái thứ yếu tìm được chính nó. Do đó, định luật này tác động đến 2 hình thức thấp nhất của sự sống thiêng liêng chứ không phải hình thức cao nhất.

7.9. Định luật Ái lực Hành tinh (law of Planetary Affinity):

Thuật ngữ này được dùng trong giáo huấn huyền linh đặc biệt có liên quan đến sự tương tác của các hành tinh với nhau và sự kết hợp (marriage) sau cùng của chúng.

7.10. Định luật Hợp nhất Thái dương (Law of SolarUnion):

Khi sự tương tác của các Thái dương được bàn đến theo khía cạnh vật chất và theo khía cạnh ý thức thì thuật ngữ này được dùng theo nghĩa huyền linh. Không thể bàn rộng về định luật này mà chỉ có thể nêu ra tính phổ cập của định luật Hấp dẫn này.

7.11. Định luật về các Trường phái (Law of the Schools, Định luật Bác ái và Anh sáng):

Đây là một thuật ngữ huyền bí được dùng để che đậy định luật khi nó tác động vào các mở rộng của tâm thức mà một vị đạo đồ đang trải qua và năng lực của vị này để thu hút về chính mình nhờ sự hiểu biết:

  1. Thượng ngã của riêng mình, để tạo ra chỉnh hợp và giác ngộ.
  2. Vị Đạo sư Tinh thần của mình (Guru).
  3. Cái mà y tìm cách để biết.
  4. Cái mà y có thể sử dụng trong công việc phụng sự của mình.
  5. Các linh hồn khác mà y có thể hoạt động với họ.  (Nguồn: LVLCK, 1168–1173)

+ Định luật Ái lực Hóa học (law of Chemical Affinity):

Định luật này chi phối khía cạnh linh hồn trong giới khoáng chất. Nó liên quan đến sự phối hợp (marriage) của các nguyên tử và sự lôi cuốn (romance) của các nguyên tố (elements). Nó giúp duy trì sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn sự nguyên vẹn của giới này. Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Chân Thần

7.1. Định luật Ái lực Hóa học: Định luật này chi phối khía cạnh linh hồn trong giới khoáng chất. Nó liên quan đến sự phối hợp (marriage) của các nguyên tử và sự lôi cuốn (romance) của các nguyên tố (elements). Nó giúp duy trì sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn sự nguyên vẹn của giới này. Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Chân Thần.
* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

 7.2. Định luật Tiến bộ (Law of Progress): Định luật này được gọi như thế trong giới thực vật do sự kiện là chính trong giới này mà sự đáp ứng nhất định và khách quan đối với sự kích thích có thể được ghi nhận.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

 7.4. Định luật Từ điện (Law of Magnetism): Đây là định luật tạo ra sự hợp nhất của một phàm ngã, và mặc dù đó là một biểu hiện của thần lực nguyệt cầu, tuy thế, lại ở đẳng cấp cao hơn là định luật tính dục hồng trần nhiều.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

7.5. Định luật Phát xạ (Law of Radiation): Đây là định luật lý thú nhất trong các định luật vì nó chỉ hoạt động liên quan tới các kiểu mẫu cao nhất của các giới khác nhau, và chính nó có liên quan với sự thu hút mà một giới cao trong thiên nhiên sẽ có đối với các sinh linh cao nhất của giới thấp kế tiếp. Nó chi phối tính phóng xạ (radio activity) của các khoáng chất, các phát xạ của giới thực vật và (khá kỳ lạ) toàn bộ vấn đề về mùi thơm. Khứu giác là giác quan cao nhất trong số các giác quan thuần túy hồng trần; thế nên, trong giới thực vật, một loạt các mùi thơm nào đó là bằng chứng về sự phát xạ trong giới đó.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

 7.6. Định luật Hoa Sen (Law of the Lotus): Đây là danh xưng được gán cho ảnh hưởng huyền bí của định luật vũ trụ, định luật Hấp dẫn, vốn được mang đến trong các Con thiêng liêng của Trí Tuệ, và như thế liên kết hai cực Tinh thần và vật chất, tạo ra trên cõi trí cái mà chúng ta gọi là hoa sen Chân Ngã, hay là “Đoá hoa của Chân Ngã”. Đó là định luật giúp cho hoa sen rút ra từ bản chất thấp (trạng thái vật chất và trạng thái nước) hơi ẩm và sức nóng cần thiết để khai mở và đưa xuống từ các phân cảnh của Tinh thần những gì mà ánh nắng đang làm cho giới thực vật. Nó chi phối tiến trình khai mở cánh hoa, và do đó, chính nó biểu hiện như một định luật có ba phần:

a/ Định luật về Nhiệt Thái dương ………..... Cánh hoa tri thức.

b/ Định luật về Anh sáng Thái dương ......... Cánh hoa bác ái.

c/ Định luật về Lửa Thái dương …………… Cánh hoa hy sinh.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

7.7. Định luật về Màu Sắc (Law of Colour): Muốn hiểu được định luật này, các đạo sinh nên nhớ rằng màu sắc dùng vào hai mục tiêu. Nó tác động như bức màn cho những gì ẩn đàng sau, và do đó, được thu hút đến tia lửa trung ương, nó biểu hiện cho tính chất thu hút của sự sống trung ương. Do đó, mọi màu sắc đều là các trung tâm thu hút có tính bổ sung cho nhau, hoặc là đối kháng nhau, đạo sinh nào biết nghiên cứu theo các hướng này có thể tìm ra định luật và hiểu được tác động của nó nhờ hiểu được mục tiêu, cách hoạt động và sự liên quan của các màu ứng với nhau hoặc riêng cho nhau.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

Xem: Tổng hợp về mầu sắc

 

7.8. Định luật Trọng lực (Law of Gravitation): Đối với người nghiên cứu không thuộc giới huyền linh, đây là định luật khó hiểu và gây bối rối hơn hết. Nó tự biểu lộ ở một khía cạnh như là năng lực và sự thôi thúc mạnh mẽ mà một sự sống thiết yếu hơn có thể có được dựa vào sự sống kém cỏi hơn, như là năng lực của Tinh Quân của Địa cầu (Thực thể Thông Linh của hành tinh, không phải là Hành Tinh Thượng Đế), nắm giữ mọi hình hài vật chất vào chính Ngài và không để cho chúng “tản mác ra”. Điều này do bởi rung động mạnh mẽ hơn, thần lực tích chứa phong phú hơn và các sự sống tĩnh tại được tập hợp lại của cơ thể của Thực thể Thông linh hành tinh. Thần lực này tác động lên trạng thái âm hay trạng thái thấp nhất của mọi hình hài vật chất. Định luật trọng lực này cũng tự biểu hiện trong sự đáp ứng của linh hồn của mọi vật đối với Đại hồn, trong đó, cái thứ yếu tìm được chính nó. Do đó, định luật này tác động đến hai hình thức thấp nhất của sự sống thiêng liêng chứ không phải hình thức cao nhất.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

7.9. Định luật Ái lực Hành tinh (law of Planetary Affinity):

Thuật ngữ này được dùng trong giáo huấn huyền linh đặc biệt có liên quan đến sự tương tác của các hành tinh với nhau và sự kết hợp (marriage) sau cùng của chúng.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

 

7.10. Định luật Hợp nhất Thái dương (Law of SolarUnion):

Khi sự tương tác của các Thái dương được bàn đến theo khía cạnh vật chất và theo khía cạnh ý thức thì thuật ngữ này được dùng theo nghĩa huyền linh. Không thể bàn rộng về định luật này mà chỉ có thể nêu ra tính phổ cập của định luật Hấp dẫn này.

* Định luật này là Định Luật phụ của Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction): Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… (LVLCK, 1168–1173).

+ 8. Định luật Hấp dẫn Hỗ tương (Law of Mutual Attraction): Mỗi vị Hành Tinh Thượng Đế được liên kết với một trong các Huynh Đệ của Ngài theo Định luật Hấp dẫn Hỗ tương. (LVLCK, 367)

9. Định luật Hệ Quả (Law of Consequences): Luật Hệ Quả không phải là sự việc tất yếu và được xếp đặt như ý tưởng hiện nay ước đoán mà được liên kết với các Định luật Tư tưởng một cách chặt chẽ nhiều hơn là người ta tưởng; khoa học tâm thần đã đang dò dẫm hướng về việc tìm hiểu định luật này. (CTNM, 21)

+ Định luật Hoàn Thiện (Law of Perfection): Định luật Hoàn Thiện liên quan đến các năng lượng bên trong (nội năng) vốn chịu trách nhiệm cho việc tác động của Luật Tiến hóa.  (CTNM, 659)

 + Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death): Định luật này chi phối sự phân rã từ từ của các hình hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống tiến hóa và được nối kết chặt chẽ trong sự biểu lộ của nó với cung thứ 7. (LVLCK, 574–596)

  • Đây là 01 trong 07 Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596)/ Thuật ngữ Bác Khá

 

+ Định luật Lặp lại (Law of Repetition): Theo định luật này, trong các giai đoạn trước kia, mọi chu kỳ lớn bao hàm tất cả chu kỳ nhỏ và lặp lại tiến trình trước kia. (LVLCK, 347–348)

+ Định luật liên tục (Law Of Continuity): Định luật Liên tục xác quyết rằng toàn thể thế giới đều có liên hệ với nhau, không có lổ hổng (gaps) và hố ngăn cách (chasms) nào mà không thể bị lấp đầy. (GLBN II, 352)

+ Định luật Lũy Tiến (Law of Accretion): Định luật Lũy tiến là một khía cạnh của Định luật Hấp dẫn (LVHLT, 470)

+ Định luật Mở rộng (Law of Expansion): Định luật Mở rộng tiến hóa từ từ của tâm thức đang hiện hữu trong mọi hình hài là nguyên nhân của dạng hình cầu của mọi sự sống trong toàn thể Thái Dương Hệ.   (LVLCK, 1040)

19. Định luật Nghiệp Quả (Law of Karma): Ba khía cạnh của Luật Nghiệp Quả:

1. Định luật Trách nhiệm Nghiệp quả (Law of Karmic Liability). Chi phối cuộc sống trong ba cõi tiến hóa của con người và kết thúc vào lúc điểm đạo thứ tư.

2. Định luật Tất yếu Nghiệp quả (Law of Karmic Necessity). Định luật này chi phối cuộc sống của đệ tử tiến hóa và vị đạo đồ từ lúc điểm đạo thứ hai cho đến trên cuộc điểm đạo thứ tư. Các cuộc điểm đạo này giúp cho vị đạo đồ chuyển lên Con đường Tiến hóa Cao siêu.

3. Định luật Chuyển hóa Nghiệp quả (Law of Karmic Transformation). Một nhóm từ huyền bí chi phối các tiến trình được trải qua trên Con đường Cao siêu. Các tiến trình này làm cho vị đạo đồ thích hợp để vượt khỏi cõi hồng trần vũ trụ và hoạt động trên cõi trí vũ trụ. Nó có liên quan với việc giải thoát của các Đấng như Sanat Kumara và các Vị Cộng sự của Ngài trong Hội đồng Huyền linh ở Shamballa, thoát khỏi sự áp đặt của dục vọng vũ trụ (cosmic desire) vốn biểu hiện trên cõi hồng trần vũ trụ của chúng ta như là ý chí tinh thần. Đối với bạn, đây sẽ là một ý tưởng lôi cuốn sự chú ý. Tuy thế, hiển nhiên là tôi chỉ nói ít về đề tài này. (CTNM, 405)

+ Định luật Trách nhiệm Nghiệp quả (Law of Karmic Liability). Chi phối cuộc sống trong ba cõi tiến hóa của con người và kết thúc vào lúc điểm đạo thứ tư. (CTNM, 405)

+ Định luật Tất yếu Nghiệp quả (Law of KarmicNecessity). Định luật này chi phối cuộc sống của đệ tử tiến hóa và vị đạo đồ từ lúc điểm đạo thứ hai cho đến trên cuộc điểm đạo thứ tư. Các cuộc điểm đạo này giúp cho vị đạo đồ chuyển lên Con đường Tiến hóa Cao siêu. (CTNM, 405)

+ Định luật Chuyển hóa Nghiệp quả (Law of Karmic Transformation). Một nhóm từ huyền bí chi phối các tiến trình được trải qua trên Con đường Cao siêu. Các tiến trình này làm cho vị đạo đồ thích hợp để vượt khỏi cõi hồng trần vũ trụ và hoạt động trên cõi trí vũ trụ. Nó có liên quan với việc giải thoát của các Đấng như Sanat Kumara và các Vị Cộng sự của Ngài trong Hội đồng Huyền linh ở Shamballa, thoát khỏi sự áp đặt của dục vọng vũ trụ (cosmic desire) vốn biểu hiện trên cõi hồng trần vũ trụ của chúng ta như là ý chí tinh thần. Đối với bạn, đây sẽ là một ý tưởng lôi cuốn sự chú ý. Tuy thế, hiển nhiên là tôi chỉ nói ít về đề tài này. (CTNM, 405)

+ Định luật Phân Hủy (Law of Dissolution): Đây là một định luật căn bản và tự nhiên, chi phối sự sống của hình hài trong mọi giới của thiên nhiên.    (CTNM, 501)

+ Định luật Phản Bổn Hoàn Nguyên (Law of Return): Chi phối mối liên hệ của một đơn vị sự sống trong hình hài đối với cội nguồn phát xuất của nó.(CTNM, 246)

+ Định luật Phóng hiện Linh hoạt (Law of Active Precipitation): Định luật Phóng hiện Linh hoạt tạo ra sự sống biểu lộ  (LVHLT, 278)

+ Định luật Phụng Sự (Law of Service): Tên gọi nội môn: Định luật của Nước và Cá, biểu tượng: một người với bình nước. Định luật Phụng sự lần đầu tiên được Đức Christ diễn đạt một cách đầy đủ cách đây 2.000 năm. Ngài là vị tiên phong của kỷ nguyên Bảo Bình, do đó, Ngài luôn luôn nhấn mạnh vào sự kiện rằng Ngài là “nước của sự sống” (“water of life”), “nước sống” (“living water”) mà con người cần đến. (TLHNM II, 118–119)

+ Định Luật Quân Bình  (Law of Equilibrium) Bất cứ nỗ lực mạnh mẽ nào về một phía đều luôn luôn khơi dậy sự bù trừ ở phía ngược lại (compensating opposition). (Thuật ngữ - Bác Khá)

+ Định luật Quy Định (Law of Fixation): Định luật này chi phối cõi trí, nó có mối tương ứng nhiều hơn với luật Nghiệp Quả trên các phân cảnh trí tuệ vũ trụ. Định luật này là một trong các định luật quan trọng nhất mà chúng ta có liên quan vào bất cứ lúc nào và nó sẽ biểu lộ đầy đủ nhất trong cuộc tuần hoàn tới tức cuộc tuần hoàn thứ năm. (LVLCK, 591)

+ Định luật Quy Định (Law of Fixation): Đây là định luật đang chi phối cõi trí, có sự tương ứng to tát hơn của nó trong Định luật Nghiệp Quả trên cõi trí Vũ trụ.

  • Đây là 01 trong 07 Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là (LVLCK, 574–596)/ Thuật ngữ Bác Khá

+ Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation): Qua các thời đại, việc thành đạt của một cá nhân đã giúp nâng cao nhân loại, cũng thế, một sự thành tựu song hành trong việc thành lập nhóm sẽ có khuynh hướng nâng cao nhân loại còn nhanh hơn nữa. (TLHNM II, 179)

+ Định luật Thời Cơ (Law of Expediency, Luật Hoàn cảnh Thuận lợi): Năng lượng thay đổi trong chính chúng và đôi khi người ta sẽ gióng lên nốt chủ âm này, đôi khi nốt chủ âm khác. Đôi khi một năng lượng phụ sẽ trở thành mãnh lực chi phối chính, còn đôi khi biểu lộ thứ yếu sẽ đạt đến tột đỉnh, và, theo chu kỳ, trở thành đặc điểm nổi bật của tam giác lực. Các biến cố vũ trụ như thế bị chi phối bởi một định luật lớn, Định luật Thời Cơ, do diễn trình tiến hóa tạo ra và cũng gắn liền với chuyển động hoàng đạo và sự chi phối toán học bên trong của riêng nó – một chủ đề có kích thước bao la và huyền bí đến nỗi không một sự sống nào bên trong Thái Dương Hệ chúng ta biết được nhiều về ý nghĩa của nó. Biểu hiện sự sống theo chu kỳ tùy thuộc vào biến chuyển thường xuyên và các diễn trình thay đổi vô tận. (CTHNM, 420)

+ Nội dung mở rộng về Thiên Cơ/ Thiên Thời

Dương hỏa kỳ kinh : X. Hữu hỏa kỳ kinh (Pingala)

+ Đa nhân cách - Tâm thần phân liệt: Ở đây tôi không thể bàn rộng về vấn đề nhập xác (obsession) do sự triệt thoái của trạng thái ngã thức của chủ thể trong thể xác (tức linh hồn –ND). Tiến trình tách ra này chỉ để lại một cái vỏ sinh động (living shell), một cái nhà trống rổng. Có quá nhiều điều phải được xem xét về một luận đề như luận đề này. Không dễ  gì mà nhà nghiên cứu tâm lý khoa học chấp nhận giả thuyết (premise) về sự thay thế tâm thức của một thực thể khác vào vị trí tâm thức của một người không thể giữ mối liên kết trong não bộ với mức rõ ràng thích hợp. Nhưng nói với tư cách của một kẻ hiểu biết, những trường hợp như thế thường xảy ra, đưa đến nhiều vấn đề được gọi là “tâm thần phân liệt” (“split personality”), thực ra đó là tình trạng hai người (persons) làm chủ một thể xác đặc biệt – một người cung cấp dòng sinh lực (life stream), (bám trụ vào tim), còn người kia cung cấp ý thức (stream of consciousness) (bám trụ–anchored– trong não bộ) và nhờ đó kềm chế thể xác, chỉ huy các hoạt động của thể này và tự biểu hiện qua cơ quan ngôn ngữ (speech). Đôi khi việc ám (hay nhập xác, possession) này xảy ra luân phiên giữa hai cá nhân liên hệ. Đôi khi nhiều hơn hai, và nhiều người trên khía cạnh nội môn của sự sống, sử dụng cùng thể xác. Lúc đó, bạn có trường hợp đa nhân cách (tâm thần phân liệt). (TLHNM–II, 419–420)

Đại Hồng Thủy (The flood): Thánh Đoàn tận dụng khả năng phân biện của thể trí, vốn là tính chất độc đáo của nhân loại, để giúp cho nhân loại đạt đến mục tiêu nhờ việc làm cân bằng các cặp đối hợp và tìm ra con đường trở về cội nguồn. Quyết định này đưa đến cuộc chiến đấu rộng lớn, tạo thành đặc trưng cho văn minh thời Atlantis, và đưa đến kết quả bằng sự hủy diệt được gọi là Đại Hồng Thủy mà mọi Thánh Kinh trên thế giới đều có nói tới. Các lực lượng ánh sáng và lực lượng của bóng tối đã dàn trận chống lại nhau và điều này để trợ giúp nhân loại. Cuộc tranh chấp vẫn còn kéo dài, và thế chiến mà chúng ta vừa trải qua là một sự tái phát của nó.   (ĐĐNLVTD, 35)
Đại Khấn Nguyện : (Great Invocation) Vào năm 1945, Đức Christ có đưa ra cho thế giới (cho quần chúng sử dụng) một trong các lời khấn nguyện (prayers) cổ xưa nhất đã từng được biết tới, nhưng là lời khấn nguyện từ trước đến giờ không được phép sử dụng, ngoại trừ được các Đấng Tinh thần cao cả nhất sử dụng. Chúng ta được cho biết rằng chính Ngài đã đọc nó lần đầu tiên vào Kỳ Trăng Tròn tháng sáu năm 1945, đó là Kỳ Trăng Tròn của Đức Christ, giống như Kỳ Trăng Tròn tháng năm là của Đức Phật. Thật không dễ gì mà phiên dịch các nhóm từ ngữ cổ xưa này (xưa đến nỗi chúng không có niên hiệu hay nền tảng thuộc bất cứ loại nào) ra các từ ngữ hiện đại, nhưng việc này đã được thực hiện, và sau rốt, bài Đại Khấn Nguyện được phép trở thành lời cầu nguyện của thế giới được Ngài tuyên đọc và được các đệ tử của Ngài ghi lại. Nó đã được dịch ra như sau: Từ điểm Linh Quang trong Thiên Trí Xin ánh sáng tuôn tràn vào trí người Xin cho Linh Quang giáng xuống trần. Từ điểm Bác Ái trong Thiên Tâm Xin cho bác ái tràn ngập tâm người Mong sao Đấng Christ trở lại dương trần Từ trung tâm mà Thiên Chí được thấu triệt Xin cho Thiên Ý dắt dẫn tiểu chí con người Thiên Ý mà Thánh Sư biết rõ và phụng hành Từ trung tâm mà chúng ta gọi là con người Mong cho Thiên Cơ Bác Ái và Linh Quang khởi động Mong cho nó phong bế được tà môn Mong sao Linh Quang, Bác Ái và Quyền Năng phục hồi Thiên Cơ tại Cõi trần.(STLCĐC, 30–31)
Đại Nhật ở với chúng ta : X. Ngày đến với chúng ta.
Đại Thiên Kiếp (Mahakalpa): 100 năm của Brahman, bằng với 311.040 tỷ năm của con người.          (LVLCK, 39–40)

+ Đại Thiên Thần (Mahadeva): Mahadeva theo nghĩa đen là “Đại Thiên Thần” (“Great Deva”). Thuật ngữ này được áp dụng cho Ngôi Thứ Nhất của Tam Vị Nhất Thể biểu lộ, cho Shiva, trạng thái Hủy Diệt, Đấng Sáng tạo. (LVLCK, 39–40)

+ Đại Thiên Vương : X. Maharaja. + Vishnu: Cái nhập vào vạn hữu, vishanti, là Vishnu; + Brahnu: Đấng bao hàm, vây bọc, đảm trách tất cả là Brahma; + Shiva: Đấng tiềm ẩn trong mọi vật là Shiva. Shiva hôn thụy, ẩn tàng trong mọi vật dưới hình thức mối liên hệ (nexus), ràng buộc, đây là bản chất của dục vọng. Vriniti có nghĩa là bao bọc, phủ bằng một lớp vỏ, ranh giới của các giới hạn hay là chu vi, và như thế có sự hình thành hoặc sáng tạo (của mọi hình hài); và đây là tác động do Brahma chủ trì. Vishanti sarvani chỉ rằng vạn vật nhập vào Nó (It) và Nó nhập vào vạn vật, và đó là Bản Ngã (Self) nối tiếp với nhận thức và Vishnu. Toàn thể của những cái này là Maha-Vishnu. “Maha-Vishnu” là “Chúa tể” của mọi hệ thống thế giới này, được mô tả như là Ishvara, màu trắng, có bốn tay, trang điểm bằng vỏ ốc tù và, cái dĩa, cây gậy, hoa sen, vòng hoa và viên ngọc Kanstubha, toả chiếu phủ xanh và vàng, hình hài bất diệt, vô thuộc tính tuy có linh hồn và ẩn dưới mọi thuộc tính.(LVLCK, 51)

+ Đại tư tưởng gia, đại lãnh tụ của nhân loại (Great thinkers, great leaders of the race): Các đại tư tưởng gia của nhân loại, những người tiêu biểu thực sự của hạ trí, về căn bản đều là những người có ba hạ thể được chỉnh hợp, tức là những người mà thể hạ trí giữ cho hai thể kia chỉnh hợp thận trọng. Lúc bấy giờ, thể hạ trí liên giao trực tiếp, thẳng suốt tới não bộ hồng trần mà không có gì chướng ngại, ngăn trở. Khi chỉnh hợp được bốn phần và khi ba thể nói trên được chỉnh hợp (aligned) với thể của Thượng Ngã, tức Chân Ngã thể và giữ được ổn định trong chu vi của thể này, thì bấy giờ các đại lãnh tụ của nhân loại xuất hiện, đó là những người có ảnh hưởng lên nhân loại về mặt tình cảm và trí tuệ; lúc đó, các văn sĩ và lý tưởng gia có linh hứng mới có thể diễn đạt các linh hứng và ước mơ của họ; lúc đó, các tư tưởng gia tổng hợp và trừu tượng mới có thể chuyển các ý niệm của họ cho thế giới hữu hình. (TVTTHL, 1–2)

Đàn Việt: (Dânapati): còn gọi là thí chủ (donor) Đạo : 1) Marga (B.Ph.), Maggo (N.Ph.), con đường. 2) Tao (tên gọi triết thuyết của Lão Tử).
Đạo binh âm thanh (Army of the voice, Âm binh): Trên mỗi cõi, tất cả các thiên thần cấp thấp, “Đạo binh âm thanh”, các vị kiến tạo hạ đẳng và vô số các tinh linh (elementals) đang hoạt động một cách vô thức, được hướng dẫn và điều khiển bằng linh từ và âm thanh.    (LVLCK, 472)
Đạo viện (Ashram) : X. Huyền viện.

+ Công dụng của đau khổ (uses of pain):
+ Đau khổ là kẻ bảo vệ của hình hài và tác nhân che chở của vật chất; nó cảnh giác sự nguy hiểm, nó cho thấy một vài giai đoạn nhất định trong diễn trình tiến hóa; nó được liên kết với nguyên khí mà nhờ đó linh hồn tự đồng nhất hóa với vật chất. (CTNM, 502)
+ Các công dụng của đau khổ thì nhiều, và chúng dắt linh hồn con người ra khỏi bóng tối, đi vào ánh sáng, ra khỏi cảnh nô lệ, đi vào giải thoát, ra khỏi khổ tâm đi vào an bình. Sự an bình đó, ánh sáng đó và giải thoát đó, với sự hài hòa được an bài của vũ trụ được dành cho tất cả các con của nhân loại. (LVHLT, 533)

+ Đau khổ (Suffering): Sau khi xem xét mọi khía cạnh, sự đau khổ chỉ có thể xảy ra khi trạng thái tinh thần mà linh hồn (trong thể xác) bị đồng nhất hóa với sinh hồn, đang làm sinh động và đưa sinh lực đến hình hài và tạo ra sự sống nhất thời của hình hài. Trong trạng thái vô thức, sinh hồn cũng biết được sự đau đớn và thống khổ,  những người chăm sóc và canh giữ bệnh nhân đều biết rõ điều này, nhưng không có đau đớn đích thực (real pain) hay khổ đích thực (true distress) bởi vì chân nhân, hồn tinh thần, đã xuất ra hoặc là do sự đau đớn cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự) hoặc là do thuốc mê. Nỗi đau của linh hồn, khi phàm ngã lầm lạc, chỉ là một hình thức diễn tả tượng trưng. Không hề có nỗi đau thực sự (pain or true suffering) và thường thường là không có vấn đề hay biết sự việc xảy ra vì rung động không đủ cao để thấu nhập vào cảnh giới cao, nơi mà linh hồn ngự trị. Tuy nhiên, khi nào có sự hiểu biết như thế thì linh hồn cảm thấy – tôi tạm diễn tả như thế – một cảm tưởng đánh mất cơ hội và theo sau đó là cảm giác chán nãn, không hơn không kém, vì sự kiên nhẫn của linh hồn thì vô giới hạn, giống như sự kiên nhẫn của Thánh Đoàn. Chỉ vì chúng ta nói một cách tượng trưng và nói linh hồn đau khổ, bạn đừng nên diễn dịch điều đó bằng thuật ngữ thông thường. Nỗi đau (suffering) của Đức Christ hay của Hành Tinh Thượng Đế, hay của chính Thượng Đế, thì không thể hiểu bằng các thuật ngữ chỉ phản ứng của phàm ngã. Chúng ta sử dụng ngôn từ, nhưng thực ra ngôn từ lại hàm ý “sự đồng nhất hóa tách rời và cô lập”. Hỡi huynh đệ, việc đó có gợi được bất cứ điều gì cho bạn không? Việc đồng nhất hóa sai là nguyên nhân của đau khổ (pain) và đưa đến nỗi đau, nỗi khổ và các hậu quả khác. Việc đồng nhất hóa đúng đưa đến sự cảm thông, hiểu biết về các thái độ tâm lý của kẻ đau khổ nhưng không đưa đến thống khổ thực sự như chúng ta thường hiểu.(CTNM, 346–347)

Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May BeSaid): -  Đấng biểu lộ xuyên qua bảy Thái Dương Hệ.  (TLHNM–I, 155)

– Thượng Đế của Thái Dương Thượng Đế của chúng ta.  (ĐĐNLVTD, 162)

- Bảy tinh tòa (constellations) hợp thành thể biểu lộ của Đấng Bất Khả Tư Nghị. (TLHNM I, 332)

- Chúng ta nên nhớ là hình hài thu hút và sử dụng vật chất mà nó ngâm tẩm (immerse) trong đó. Thái Dương Hệ của chúng ta là một trong nhiều Thái Dương Hệ lớn chứ không phải là Thái Dương Hệ lớn nhất. Nó là một phần của một tổng thể vĩ đại hơn. Tổng thể vĩ đại này được tạo thành bằng bảy phần (hay bảy Thái Dương Hệ), chính nó lại ngâm tẩm trong nước của không gian (water of space), được sinh ra theo ý muốn và do đó, là đứa con thiết yếu (child of necessity). Nó thu được sự sống của nó từ môi trường chung quanh. Các luồng thần lực tuôn đổ vào Thái Dương Hệ chúng ta từ mọi phía, phát xuất từ cái mà quyển “Luận về Lửa Càn Khôn” gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị”. Các dòng thần lực này biểu hiện (embody) cho ý chí và ý muốn (desire) của Ngài, thể hiện (express) ra tình thương hay là năng lực thu hút của Ngài, và biểu lộ (manifest) ra như là hình tư tưởng vĩ đại mà chúng ta gọi là Thái Dương Hệ của chúng ta. Xin mở dấu ngoặc để chú thích rằng Đấng này (Existence) được gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị” không phải vì tính cách bí mật hay huyền bí mà là vì mọi cách trình bày bằng ý tưởng về sự sống và mục tiêu của Ngài đều không thể có được mãi cho đến khi chúng ta đã hoàn tất được kỳ hạn tiến hóa trong Thái Dương Hệ của chúng ta. Chú ý, tôi nói Thái Dương Hệ của chúng ta chứ không phải chỉ nói sự sống của hành tinh chúng ta mà thôi. Việc suy tư về Đấng mà nhờ sự sống của Ngài, Ngài làm linh hoạt (inform) bảy Thái Dương Hệ, là việc phí phạm năng lượng. Trên hành tinh của chúng ta, chỉ có các Đấng Cao cả (Great Lives) như là Đức Phật, Đức Kumaras và Đức Hành Tinh Thượng Đế là mới bắt đầu cảm nhận (sense) được xung lực mãnh liệt của Tổng Thể vĩ đại đó, và thậm chí các Ngài chỉ mới cảm nhận được xung lực đó nhưng cho đến nay, vẫn hoàn toàn không thể tưởng nghĩ (conceive) được cái chiều hướng (trend) của nó, vì nó vượt ngoài tâm trí (mind), tình thương và ý chí. Nó làm phát động các yếu tố (mà chúng ta không có một thuật ngữ nào để gọi) và các khuynh hướng mà thậm chí cho đến nay vẫn không hình dung ra được một mảy may nào trên hành tinh chúng ta.    (LVHLT, 274)

Đấng Chí Phúc (Blessed One): Đấng Chí Phúc là Đấng đang biểu lộ một cách hoàn hảo tính chất cung nào đó qua sắc tướng cõi hiện tượng đã ấn định nào đó, sắc tướng này sẵn sàng được đảm nhận cho mục tiêu phụng sự, nhưng nó không hề tạo ra một giới hạn và không hề làm tù hãm Đấng Chí Phúc, vì tâm thức của Ngài không hề đồng nhất hóa với sắc tướng cõi hiện tượng, cũng như không đồng nhất hóa với tính chất mà nó biểu lộ.   (TLHNM II, 35)

+ Sanat Kumara: X. Đấng Cai Quản Địa cầu

+ Đấng Chưởng quản Địa Cầu (Lord of the World): Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, tức Đấng Điểm Đạo Duy Nhất, trong Thánh Kinh, Ngài được gọi là Đấng Vô Lượng Thọ (“The Ancient Of Days”), trong kinh sách Ấn Độ, Ngài được gọi là Đệ Nhất Kumara, tức Sanat Kumara. Từ chỗ ngự của Ngài ở sa mạc Gobi, Ngài chủ trì Đại Đoàn Chân Sư và quản trị cả ba Bộ Môn (department). Một số kinh sách gọi Ngài là Đấng Đại Hy Sinh vì Ngài đã chọn việc trông coi sự tiến hóa của nhân loại và thiên thần cho đến khi tất cả được cứu độ, hiểu về mặt huyền bí. Chính Ngài quyết định việc “thăng tiến” trong các Bộ Môn khác nhau và sắp xếp nhân lực điền vào các chỗ trống. Mỗi năm bốn lần, chính Ngài triệu tập hội nghị có tất cả các Đế Quân (Chohan) và Chân Sư, cho phép làm những gì để thúc đẩy các mục tiêu tiến hóa. (ĐĐNLVTD, 104)

+ Đấng Điểm Đạo (Initiator, Hierophant): Hierophant (Vị Chủ Lễ) tức Đấng Điểm Đạo. (CVĐĐ, 56)
Đấng Kỵ mã (Rider): Trong kinh Tân Ước, Đấng Xuất Thế được nhìn thấy xuất hiện để cứu thế nhân, “cưỡi trên một con ngựa trắng”… Điểm cần nhớ là Đấng Kỵ mã trên con ngựa trắng này không phải là Thực Thể (Entity hay Life) ngoại hành tinh mà là một Đấng Cao cả giống như chính chúng ta về mặt bản thể – con người và con vật phối hợp lại như tất cả chúng ta, nhưng hợp nhất với thánh linh và nhận được linh cảm từ bên trên, được một Nguyên khí vũ trụ thiêng liêng nào đó làm cho linh hoạt, giống như Đức Christ được làm linh hoạt bằng tình thương của Thượng Đế và chuyển sự thiên khải tình thương đó cho con người. Đấng Kỵ mã là một người trong nhân loại chúng ta đã đạt được mục tiêu đã định trước (pre–destined goal) và là Đấng mà – vì chính tình thương và sự cảm thông đối với con người – đã ở lại từ bao thiên kỷ tại chốn thiên khải bí mật (như được gọi về mặt nội môn), chờ đợi cho đến khi giờ của Ngài lại đến và bấy giờ, Ngài có thể hiện ra để dẫn dắt con người đến chiến thắng vinh quang. Đấng sắp đến này đang ở trên Đường Cứu Thế (Path of a world Saviour), cũng như các Đấng có quyền năng hơn, các Tinh Quân Giải Thoát (Lords of Liberation) đang ở trên Đường Phụng sự thế gian.  (SHLCTĐ, 269)
  Đấng Kiến tạo (the Builders): Các Đấng Kiến Tạo là một danh xưng bao gồm vô số các Đấng Thông Tuệ (Intelligences), các huyền giai (hierarchies) gồm các Đấng có tâm thức và quyền năng phân cấp theo thang bậc (graduated). Trên mỗi cõi, các Ngài tiến hành việc kiến tạo ra các hình hài hiện có. Các vị ở cấp cao thì điều khiển (direct) và kiểm soát (control), trong khi các vị ở cấp thấp lo thiết kế (fashion) các vật liệu (materials) theo các mô hình (models) được cung cấp.    (MTNX, 356)
Đấng Lưỡng Tính Thiêng liêng (Divine Hermaphrodite): – Đây là Đấng Cao Cả thuộc hành tinh hay thuộc Thái Dương Hệ, một biểu lộ trong cặp đối hợp trong chính Ngài. – Tức là Hành Tinh Thượng Đế. (LVLCK, 329, 663)

Đấng Nhập Niết bàn (Nirvanee): Đấng Nhập Niết Bàn đích thực (true Nirvanee) là Đấng sống trong sự thiền định không ngừng (unbroken meditation) ở cõi tâm linh mà vẫn có thể hoạt động ở cõi trần. (LVHLT, 90)

Đấng Quán Tịnh Thế Gian (The Silent Watcher): Đấng “Quán Sát Im Lặng”, Đấng Cao Cả này là sự sống thấm nhuần khắp nơi của hành tinh, địa vị của Ngài so với Đức Chưởng Quản Địa Cầu, Đức Sanat Kumara, như là Chân Ngã so với Phàm Ngã của con người. Trình độ tiến hóa cao siêu của Đấng này có thể hiểu được phần nào khi so sánh mức độ tiến hóa khác nhau hiện có giữa một người với một Chân Sư toàn thiện. Theo quan điểm của hệ thống hành tinh chúng ta thì không còn Đấng nào vĩ đại hơn Ngài, và đối với chúng ta thì Ngài tương ứng với Thượng Đế hữu ngã (personal God) của người Cơ Đốc Giáo. Ngài hoạt động xuyên qua vị đại diện trên cõi trần của Ngài, Đức Sanat Kumara, Đấng này là điểm hội tụ cho sự sống và năng lượng của Ngài. Ngài giữ cho thế giới trong vòng hào quang của Ngài. Chỉ có vị Chân Sư được điểm đạo lần năm và đang tiến tới để nhận điểm đạo lần sáu và bảy mới trực tiếp tiếp xúc với Đấng Cao Cả này. Mỗi năm một lần vào dịp lễ Wesak, với sự chuẩn nhận của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, Đức Phật chuyển đến cho toàn thể nhân loại một luồng thần lực kép phát xuất từ Đấng Quán Tịnh Thế Gian, được bổ sung bằng năng lượng tập trung hơn của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu. (ĐĐNLVTD, 105–106)
Đấng Sáng tạo (Creator): X. Tạo Hóa, Hóa Công.
Đấng Từ Bi (Lords of Compassion): Các Thánh nhân (Adepts) đã giải thoát nhưng đã chọn việc tự hy sinh và ở lại với các con của nhân loại để phụng sự và cứu giúp nhân loại, nói về mặt chuyên môn, không phải là các Đấng Nhập Niết Bàn (Nirvanis). Các Ngài là các Đấng Từ Bi, đã thệ nguyện chịu đựng và bị chi phối bởi một số tình trạng tương tự với (mặc dù không tương đồng với) các tình trạng đang chi phối con người, tức những kẻ vẫn còn bị ràng buộc vào cõi sắc tướng.  (ASCLH, 31)
Đầu đà/ Hạnh đầu đà:  Dhuta/Dhudanga.
Đế Quân (Chohan): Trong sách này, chỉ vị Chân Sư tiến hóa và đạt được mức điểm đạo thứ 6. (ĐĐNLVTD, 217)

+ Môn Sinh: Đạo sinh vào trường dự bị (Của Trường Cao cấp) đã trả sạch các định nghiệp và không vướng bổn phận khác, trí tuệ trung bình. Tuổi phải > 21 và < 42 tuổi. Thể dĩ thái tốt. Thể xác không bệnh, dị tật (TTHM, 321)

- Khi nói về các trường loại này, tự nhiên tôi muốn các bạn đừng nghĩ đến một vài địa điểm xa vắng nào đó để làm vị trí của trường. Điều lý tưởng là sống ở thế gian nhưng không thuộc về thế gian, cho nên chỉ có người đệ tử ở mức tiến hóa cao hay ngay trước khi được Điểm đạo mới được phép ẩn dật trong một thời gian. Chỉ có sự từ bỏ ở nội tâm là đáng kể, và thái độ vô kỷ đối với hoàn cảnh mới quan trọng, chứ không phải việc ẩn thân ở một nơi riêng biệt nào.(TVTTHM)

+ Giai đoạn tiểu đệ tử: Trong giai đoạn này, Chân Sư tiếp xúc với đệ tử qua một đệ tử khác trên cõi trần. Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã Xem: Biệt ngã tính/ Ngã hóa; Xem: Phân nhóm/ Loại về Hạng người .... Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo  

  1. Giai đoạn “Đệ tử trong ánh sáng” (“Chela in the Light”). Trong giai đoạn này, một đệ tử cao cấp chỉ đạo một đệ tử khác từ phân cảnh Chân Ngã.
+ Giai đoạn đệ tử trên tuyến (“chela on the thread or Sutratma): Trong giai đoạn này, nhờ đã chứng tỏ được sự minh triết của mình trong việc làm và cách đánh giá của mình về vấn đề của Chân Sư, vị đệ tử được dạy cho cách thức (trong lúc khẩn cấp) thu hút sự chú tâm của Chân Sư và nhờ thế rút được sức mạnh, kiến thức và lời khuyên của Ngài. Đây là diễn biến nhanh chóng và trong thực tế không làm mất thì giờ của Chân Sư.
  1. Giai đoạn đệ tử trong vòng hào quang (disciple within the aura).
Trong giai đoạn này, đệ tử được phép biết phương pháp giúp y có thể tạo nên một rung động và lời kêu cầu để được phép gặp một Chân Sư. Chỉ có đệ tử được tin cậy mới được phép làm điều này, và họ không dựa vào việc dùng sự hiểu biết này cho bất cứ điều gì khác ngoại trừ sự cần thiết của công việc, không có lý do nào hay đau khổ nào của Phàm ngã thúc đẩy họ làm việc đó nữa.
  1. Giai đoạn đệ tử trong tâm Sư Phụ (disciple within his Master’s heart).
Trong giai đoạn này, đệ tử có thể thỉnh cầu Sư phụ của mình bất cứ lúc nào. Đệ tử luôn luôn tiếp xúc chặt chẽ với Sư Phụ. Đây là giai đoạn mà đệ tử đang được chuẩn bị cho cuộc điểm đạo trước mắt, hoặc là do đã được điểm đạo, vị đệ tử được giao cho công tác chuyên biệt để làm có sự cộng tác  với --- của vị đệ tử. Ở giai đoạn này, y được gọi là “đệ tử ở trong tâm của Sư Phụ mình”.        (LVHLT, 172–173)
Đệ tử hữu thệ (Pledged disciple) : Đệ tử hữu thệ là đệ tử chính thức (hay nhập môn).  (ĐĐTKNM, 770).

+ Đệ tử nhập môn: Thuật ngữ đệ tử nhập môn bao hàm giai đoạn điểm đạo thứ nhất và thứ hai; khi được điểm đạo lần ba, vị này không còn là đệ tử nhập môn theo nghĩa chuyên môn nữa nhưng vẫn ở trong nhóm của Chân Sư cho tới khi điểm đạo lần 4. (ĐĐTKNM–I, 728)

+ Giai đoạn đệ tử nhập môn: Tùy theo nhu cầu, Chân Sư tiếp xúc với đệ tử qua: a/ Kinh nghiệm của một giấc mơ sống động. b/ Một giáo huấn biểu tượng. c/ Dùng một hình tư tưởng của Chân Sư. d/ Tiếp xúc trong lúc tham thiền. e/ Cuộc hội kiến được nhớ rõ trong Huyền Viện của Chân Sư + Giai đoạn đệ tử trên tuyến (“chela on the thread or Sutratma): Trong giai đoạn này, nhờ đã chứng tỏ được sự minh triết của mình trong việc làm và cách đánh giá của mình về vấn đề của Chân Sư, vị đệ tử được dạy cho cách thức (trong lúc khẩn cấp) thu hút sự chú tâm của Chân Sư và nhờ thế rút được sức mạnh, kiến thức và lời khuyên của Ngài. Đây là diễn biến nhanh chóng và trong thực tế không làm mất thì giờ của Chân Sư. Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo  

Đêm đen của linh hồn (“Dark night of soul”): Trong kiếp sống năng động của vị đệ tử, có những thời kỳ chuyển tiếp mà mọi đệ tử đều biết, khi mà (nhờ sự dứt bỏ và năng lực triệt thoái) y không còn bị bất cứ điều gì trong cõi sắc tướng chi phối được nữa. Trong khi vị đệ tử chỉ phấn đấu hướng về sự hoàn thiện và chưa đạt tới thì những thời kỳ chuyển tiếp tịch lặng, triệt thoái và dứt bỏ này thường gây khó chịu và u buồn. Mọi sự đều vắng lặng và y trở nên kinh sợ trước cái không được biết và trước cái vắng lặng rổng không ở bề ngoài đang vây quanh y. Trong các trường hợp tột điểm đó, diễn biến này được gọi là “đêm đen của linh hồn” – thời điểm trước bình minh, giây phút trước khi ánh sáng tuôn tràn ra.     (LVHLT, 150)

Điềm nhiên thiêng liêng (Divine indifference) - Đó là sự điềm nhiên để chấp nhận tất cả những gì xảy tới, vận dụng những gì có thể giúp ích được, học hỏi những gì có thể học được mà không bị kiềm chế bởi các phản ứng của Phàm ngã. Đó là thái độ bình thường của linh hồn hay Chân Ngã đối với phi ngã. Đó là việc bác bỏ thiên kiến, mọi ý niệm hẹp hòi có sẵn từ trước, mọi tập tục, ảnh hưởng hay bối cảnh của Phàm ngã. Đó là tiến trình tách ra khỏi “mọi thứ cám dỗ con người” mà Thánh kinh Tân Ước có nói đến.   (ĐĐTKNM–I, 59)

Hãy tiến lên đường đạo với sự hân hoan và lòng phụng sự, không chút bận tâm và âu lo, ấy là bạn đang học được ý nghĩa huyền linh của sự điềm nhiên thiêng liêng. (ĐĐTKNM–I, 503)

+ Sức mạnh, can đảm, kiên định, chân thực xuất phát từ tính hoàn toàn không e sợ;
+ Năng lực cai trị, khả  năng thấu hiểu các vấn đề vĩ đại bằng đường lối hiểu biết rộng rãi và vận dụng con người cùng với các phương tiện.

+ Tính Xấu Của Cung: Kiêu hãnh, tham vọng, quỷ quyệt (wilfulness), khắc nghiệt (hardness), ngạo mạn (arrogance), ưa kềm chế kẻ khác, ngoan cố (obstinacy), giận hờn.
+ Đặc tính: Mạnh mẽ, tự lập, lịch sự, kỷ luật, ý thức sắc sảo về tiết điệu, một người theo nghi thức bẩm sinh. Năng lực tổ chức, thực thi pháp luật, hoàn thiện hình thể, năng lực làm việc như một nhà huyền thuật. + Cung 7 nổi trội nhất: Rất kỷ luật và nguyên tắc, tự lực cánh sinh, và là một người tuân thủ theo nghi lễ tuyệt vời. - Điểm tiêu cực là sự Chuẩn hóa: Người Cung 7 thích buộc những người khác vào tiêu chuẩn mà mình mong muốn: Cưỡng chế quy tắc, quy định, luật lệ lên mọi người, quá cầu toàn, ghi lễ phô trương, nghiện các hiện tượng huyền bí. - Thể xác cung 7: rất chú ý đến sự chải chuốt bên ngoài (Con công đang xòe đuôi). Thể xác ( Cung 3 - 7), tương phản nhau (Cung 7 thì vóc dáng mảnh khảnh, bước đi nhẹ nhàng, như lướt, thích khiêu vũ, và quan tâm quá đáng đến dáng vẻ bề ngoài của mình (Ăn mạc, trang điểm, trải chuốt), thích ngăn nắp trật tự; Cung 3 thì ngược lại điều này, không quan tâm đến y phục của mình, bề bộn, luộm thuộm) Nguồn: TLHNM 2

+ Cung mà linh hồn thể (causal body) của một người thuộc về tức là cung Chân Ngã.(TVTTHL, 15)
+ Cung Chân Ngã thay đổi từ cuộc tuần hoàn này đến cuộc tuần hoàn khác; cung nguyên thủy của Chân Thần vẫn tiếp nối qua vô lượng thời; (LVHLT, 111–112)
Xem: T.H Tooltip và Thuật Ngữ, Cấu Tạo Con Người
Xem: TH Minh triết Mới nhiều liên quan đến con người

+ Cung Chân Thần: Chỉ có vị đệ tử được điểm đạo lần ba mới biết chắc chắn được cung Chân Thần của mình. (LVHLT, 573)

+ Cung của Chân thầnCung này liên kết chúng ta với “Cha ở trên Trời”, và nằm ngoài sự nhận biết của chúng ta cho đến khi chúng ta đã đạt được một trình độ tiến hóa cao, cụ thể là khi con người được điểm đạo lần thứ ba. Lí do là khi con người được điểm đạo lần 3 thì lần đầu tiên con người mới tiếp xúc trực tiếp được Chân thần.(Trích năng lượng 7 Cung - Khóa học GQ1/ MF)

 
  • Cung Nguyên thủy tức cung Trí Tuệ Linh hoạt (Ray of Active Intelligence).
  • Cung Nguyên thủy là Cung vật chất trí tuệ (intelligent matter).
  • Cung Nguyên thủy là hiện thể của Cung Thiêng liêng. (LVLCK, 83, 146, 233)
  • Cung nguyên thủy được gọi là cung Chân Thần (Monadic ray). (TLHNM I, 169)

+ Cung Linh hồn (hay chân ngã_EP I, 332): Bất kỳ Cung nào trong bảy Cung
* Người "quan sát": Khi bạn quen với quan sát, huấn luyện cái Trí nhận dạng ra các Cung của bạn => Bạn sẽ nâng cao khả năng tách biệt Người quan sát với đối tượng (Các cung bị quan sát). Bạn càng làm được điều này thì bạn càng đồng hóa với bản chất tâm linh của bạn. (trích năng lượng 7 cung- Khóa GQ1/MF)

+ Mỗi kiếp sống, Phàm Ngã của con người thuộc về một trong bảy cung, luân phiên thay đổi, tùy theo cung của Chân Ngã hay linh hồn. Sau lần điểm đạo thứ 3, con người mới xác định được vị trí linh hồn của mình (nếu có thể dùng một từ không thích hợp như thế) ở trên 1 trong 3 cung chính, dù cho đến lúc đó, linh hồn có thể thuộc vào một trong bảy nhóm cung. (TLHNM I, 128)

+ Khi CUNG LINH HỒN trở nên có ảnh hưởng, nó có nghĩa là chúng ta đang trên “Con Đường của Sự Phát Triển Tâm Linh” và giờ đây chịu ảnh hưởng bởi Chân Sư của cung ashram của chúng ta. Nhiều người ở Ashram cung 2 và dưới sự hướng dẫn của Chân Sư D.K.  Cung LINH HỒN (Xem Cung Mọc Lá số CT) quyết định định hướng nghề nghiệp của chúng ta:

Cung Quyền Lực           Cảm Xúc; Nhạy Cảm       Cung Tư Duy      

1 & 7                                    2 & 4 & 6                           3 & 5

Hướng đến quyền          Hướng đến giảng       Hướng đến khoa lực, quản lý,         

dạy, chữa lành, khách      Tài chính tổ chức,        luật pháp   

sạn, Nghệ Thuật                Kinh doanh

+ CUNG LINH HỒN (Trích từ tài liệu Thày Hiệu trưởng trả lời môn sinh hỏi - Anh Kiệt Dich):

Chúng ta có các nguồn năng lượng nhất định, và nguồn năng lượng nhất quán và quan trọng nhất là của cung linh hồn. Khi chúng ta nhìn vào danh sách các ảo cảm mà Chân sư DK liệt kê, chúng cũng xuất phát từ các khuynh hướng năng lượng linh hồn bịlạm dụng, chiếm dụng, và đã hiện diện hàng triệu năm. Không ai trong chúng ta bắt đầu trên cung một, hai hoặc ba, mà chỉ ở bốn cung thuộc tính: bốn, năm, sáu, hoặc bảy, và các ảo cảm của bốn cung này đều có trong ta.
Nhưng không phải tất cả chúng ta đều chuyển đổi qua cung một, hai và ba; tất cả chúng ta đều có thể được điểm đạo lần thứ tư ngay cả trên bốn cung thuộc tính. Một cung thuộc tính không nhất thiết phải chuyển sang cung trạng thái.
Ông Foster Bailey trong phần giới thiệu của một trong những cuốn sách đã ám chỉ, và Chân sư DK cũng ám chỉ, rằng mọi linh hồn đều có một khuynh hướng chiêm tinh ổn định. Vì vậy, giống như trong suốt một kiếp sống, bạn có thể là một linh hồn cung 2 với dấu hiệu cung mọc Leo, đó là hai năng lượng quan trọng nhất trong kiếp sống cụ thể của bạn. Sau đó, dấu hiệu Cung Mọc có thể thay đổi hoặc có thể không, nhưng qua những gì mà ông Foster Bailey ám chỉ—và tôi nghĩ Chân sư DK cũng đã nói điều đóchính linh hồn cũng có năng lượng chiêm tinh ổn định liên quan đến nó, giống như linh hồn có một cung vĩnh viễn liên kết với nó.
Và những yếu tố này thực sự hạn định những gì mà chúng ta nhạy cảm. Con người đang tìm kiếm trí thông minh, tìm kiếm tình yêu, tìm kiếm sức mạnh, tìm kiếm vẻ đẹp, và khi họ tìm kiếm những thứ này, họ bị thúc đẩy bởi khuynh hướng cung của họ. Họ đã phạm rất nhiều sai lầm và những sai lầm này—ham muốn sai lầm, ham muốn những gì không xứng đáng, những gì dễ biến mất, những gì che đậy sự thật—đó là những ảo cảm, và những năng lượng cung và năng lượng chiêm tinh khiến bạn có khuynh hướng đi theo một hướng cụ thể và mắc sai lầm trong nhận thức và hiểu biết. Những sai lầm trong nhận thức và hiểu biết là những gì mà chúng ta gọi là năng lượng hạn định ẩn sau sự tìm kiếm của bạn.
Nói cách khác, một số điều kiện và quan hệ nhất định với môi trường được tạo ra với đầy lỗi lầm, và các loại lỗi lầm mà chúng ta chịu tùy thuộc vào năng lượng thúc đẩy chúng ta. Một số trong số chúng rất ổn định—như cung linh hồn và dấu hiệu chiêm tinh của linh hồn, hay bạn có thể nói dấu hiệu cung mọc của linh hồn. Hiện nay chúng ta không biết làm thế nào để làm điều này, nhưng đó là ý tưởng cơ bản. Các năng lượng đó khiến chúng ta có khuynh hướng mắc những sai lầm cụ thể. Dần dần, chúng ta thoát khỏi tất cả những bức màn che và những sai lầm đó và thấy thực tại như nó là.
Tôi có thể cho các bạn một ví dụ. Tôi thuộc dạng người cung 2, và tôi đã có rất nhiều kiếp sống trong đó tôi phải chịu những lỗi lầm cung hai trong nhận thức, hiểu biết và hành động của mình trên thế gian. Bây giờ, ở một quan điểm thấp hơn, tôi sinh ra với Mặt trời ở Bạch Dương, và tôi đã nhận ra tất cả những điều tôi làm sai hoặc hiểu lầm là do năng lượng của Bạch Dương này, nhưng nó không vĩnh viễn như năng lượng cung 2 vốn đã có từ lâu.
Bởi vì bản chất ham muốn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện chiêm tinh và các cung vốn thúc đẩy bạn đi tới. Các loại cung khác nhau mong muốn những điều khác nhau, nhưng họ không muốn thứ thuần khiết ngay từ đầu vì họ không biết cách nhìn thấy nó. Vì vậy, họ đã phạm phải tất cả những sai lầm này trong việc coi trọng những gì ít giá trị hơn là sự thật hay chân lý. Và khi họ giữ những thứ ít giá trị hơn sự thật, họ là nạn nhân của một ảo cảm che giấu sự thật, và dần dần bị bệnh về điều đó đến mức cuối cùng chúng ta bắt đầu nhìn vào nó, thấu hiểu nó, và bây giờ chúng ta được cung cấp một kỹ thuật để làm tiêu tan nó.

Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã

Xem: Nhận dạng các cung của bạn GQ1

Xem: Năng khiếu về Cung, Cung Hoàng Đạo và hành Tinh

Nửa sau của diễn trình tiến hóa được gọi là cung thăng thượng tiến hóa và đánh dấu việc tiến lên hay quay về của Tinh thần đến cội nguồn xuất phát của nó, cộng với các thu thập được của diễn trình tiến hóa. (LVLCK, 95) Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

Cung Thiêng liêng tức Cung của Thượng Đế Ngôi Hai (Ray of the Second Logos). Cung Nguyên thủy là hiện thể (vehicle) của cung Thiêng liêng. Cung Thiêng liêng là cung Bác ái - Minh Triết (Love and Wisdom). Cung Thiêng liêng chứa trong chính nó bảy cung thông thường.  (LVLCK, 233, 513)
Về mặt bản thể, các Cung Trạng thái có liên quan đến trạng thái sự sống hay trạng thái ý chí của thiên tính (divinity); các Cung Thuộc tính có liên quan đến trạng thái ý thức (consciousness aspect).        (CVĐĐ, 558)
Về màu sắc các màu đỏ, lam và vàng là các màu nguyên thủy (primary) và tối giản (irreducible). Đó là màu của các cung chính yếu (major rays): a/ Ý chí hay Quyền năng …………… Màu đỏ (Red) b/ Bác ái–Minh triết ………………. Màu lam (Blue) c/ Trí tuệ linh hoạt …………….. Màu vàng (Yellow) Kế đó, chúng ta có các cung phụ (subsidary rays): d/ Màu cam Orange) e/ Màu lục (Green) f/ Màu tím (violet) và cung tổng hợp (synthesising ray), màu chàm (Indigo)   (TLHNM I, 127–128) Xem: Tổng hợp về mầu sắc
Cung 1   …….. Chưa biểu lộ Cung 2   …….. Biểu lộ từ 1575 sau TC. Cung 3   …….. Biểu lộ từ 1425 sau TC. Cung 4   …….. Sẽ biểu lộ từ từ sau năm 2025 sau TC. Cung 5   …….. Biểu lộ từ 1775 sau TC. Cung 6 …….. Hết biểu lộ nhanh chóng. Cung này bắt đầu kết thúc năm 1625 sau TC. Cung 7   …….. Biểu lộ từ năm 1675 sau TC.  (TLHNM I, 26)

+ Cung phụ (thứ yếu) của một người thay đổi theo mỗi lần đầu thai, cốt yếu là mang lại cho người ấy sắc thái của y trong kiếp sống đó. Đó là sắc thái phụ của người ấy. Đừng quên rằng cung nguyên thủy của Chân Thần vẫn tiếp nối qua vô lượng thời. Cung này không thay đổi. Đó là một trong 3 cung nguyên thủy mà sau rốt tổng hợp ra các con của nhân loại.
- Cung Chân Ngã thay đổi từ cuộc tuần hoàn này đến cuộc tuần hoàn khác, và, nơi những linh hồn tiến hóa nhiều, thay đổi từ giống dân này đến giống dân khác và bao gồm một trong 5 cung của cuộc tiến hóa hiện tại của chúng ta. Chính linh hồn thể của một người ngân lên theo cung chiếm ưu thế. Nó có thể tương ứng với cung của Chân Thần, hoặc nó có thể là một trong các sắc thái bổ túc cho cung nguyên thủy. - Cung Phàm ngã thay đổi hết kiếp này sang kiếp khác cho đến khi thang âm của 7 cung phụ của cung Chân Thần đều được kinh qua.
- Khi giao tiếp với những người mà Chân Thần ở trên cung giống nhau hay cung bổ sung nhau, người ta sẽ nhận ra rằng họ tiến tới với nhau một cách đầy thiện cảm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, sự tiến hóa tất phải là vượt xa đối với cung Chân Thần nào có tác động rộng lớn. Vì thế đa số các trường hợp không thuộc loại này.
- Với người tiến hóa trung bình, tức là kẻ đang phấn đấu để gần đạt đến lý tưởng, sự giống nhau của cung Chân Ngã sẽ tạo ra sự thông cảm lẫn nhau và đưa đến tình thân hữu. Hai người ở trên cùng cung Chân Ngã thì dễ dàng hiểu được quan điểm của nhau và họ dễ trở thành bạn tâm đắc, với lòng tin không lay chuyển đối với nhau, vì mỗi người đều nhận biết người kia hành động như chính mình hành động vậy.
- Nhưng khi nào (thêm vào với sự tương đồng của cung Chân Ngã), bạn có cùng cung phàm ngã thì bấy giờ bạn có được một trong các điều hiếm thấy là một tình bạn hoàn hảo, một cuộc hôn phối thành công, một khoen nối không đứt đoạn giữa cả hai. Điều này thực sự hiếm có.
- Khi 2 người ở cùng cung phàm ngã, nhưng cung Chân Ngã có khác nhau, bạn có thể có các tình bạn và các lôi cuốn ngắn ngủi và đột ngột, có tính chất thoáng qua như con bướm.
* Cần ghi nhớ các điều này và khi nhận thức được các điều đó, bạn sẽ có được khả năng thích nghi. (LVHLT, 111–112)

Xem: TH Đức tính, kiểu người, sự nghiệp 7 Cung
Xem: Các Động lực của Linh hồn - Phàm ngã

+ Ở cuộc điểm đạo I, sự kiềm chế của Chân Ngã đối với thể xác phải đạt được mức độ thành tựu cao. Tội lỗi của nhục thân” theo cách nói của người Cơ đốc, phải bị khống chế, tính tham ăn, tham uống (rượu), cách sống bừa bãi không còn chế ngự nữa. Giữa cuộc điểm đạo I và II có nhiều kiếp sống chen vào. (ĐĐNLVTD, 82)

+ Ở cuộc điểm đạo thứ nhất, cái mà Kinh Tân Ước gọi là “Hài nhi trong Christ” (“Babe in Christ”) bắt đầu cuộc hành hương của con đường đạo. Cuộc điểm đạo thứ nhất chỉ tượng trưng cho sự bắt đầu. Một cấu trúc nào đó của đời sống chân chính, của tư duy và của hành vi đã đạt được; hình hài mà Đức Christ sẽ chiếm ngụ đã được kiến tạo, và bây giờ hình hài đó sẽ được làm linh hoạt và được ngự bên trong (indwelt). Sự sống Christ nhập vào, và hình hài trở nên sống động. Ở đây có ẩn chứa sự dị biệt giữa lý thuyết và việc làm cho lý thuyết đó thành một thành phần của chính bạn. Bạn có thể có một bức tranh hoặc hình ảnh hoàn hảo, nhưng nó còn thiếu sự sống. Bạn có một người đã bắt chước cuộc đời của y theo thánh linh tới hết sức của y. Y có một bản sao tốt đẹp, tuy nhiên vẫn thiếu cái gì đó. Cái gì đó này là gì? Đó là sự biểu lộ của Christ nội tại. Mầm mống đã ở đó, nhưng nó nằm yên không hoạt động. Bây giờ nó được nuôi dưỡng và được sinh ra, và đạt được cuộc điểm đạo đầu tiên. Khi đó thì vẫn còn nhiều điều cần được thực hiện. Sự tương đồng được hoàn thành. Vị đệtử Jesus đã trải qua nhiều năm giữa sự ra đời và lễ rửa tội. Ba cuộc điểm đạo còn lại được thực hiện trong ba năm. Bạn có cùng tình huống như vậy trên con đường của người tìm đạo. (LVHLT, 352)

+ Cuộc điểm đạo thứ nhì (second initiation, the Baptisme, Điểm đạo Rửa Tội): Ở cuộc điểm đạo này, việc  kiềm chế thể cảm dục phải được chứng tỏ. Tinh linh cảm dục bị kiềm chế, thể cảm dục trở nên tinh khiết và trong sáng, bản chất thấp tàn tạ nhanh chóng. Vào lúc này, Chân Ngã lại chế ngự hai hạ thể và uốn nắn chúng theo ý mình. Đạo tâm và lòng mong muốn phụng sự, yêu thương và tiến bộ trở nên mạnh mẽ đến nỗi sự phát triển nhanh chóng thường được nhìn thấy. Điều này giải thích cho sự  kiện là cuộc điểm đạo 2 và 3 thường thường (mặc dù không phải là luôn luôn)  nối tiếp nhau chỉ trong một kiếp. (ĐĐNLVTD, 85)

+ Cuộc điểm đạo thứ hai đánh dấu thời điểm quyết định (crisis) của việc kiểm soát thể cảm dục. Sau lễ rửa tội (baptism), vẫn còn ba cám dỗ, thể hiện việc kiểm soát hoàn toàn ba hiện thể thấp. Rồi đến lễ Biến Hình (Transfiguration) được tiếp theo bằng kiến thức về tương lai và sự xả thân hoàn toàn (self-abnegation). Như vậy, bạn có thứ tự sau:
1. Lúc hoài thai – tức là sự biệt-ngã-hóa (individualization).
2. Chín tháng mang thai – tức là vòng hóa sinh (wheel of life).
3. Cuộc điểm đạo thứ nhất – tức là giờ sinh ra (birth hour).
Do đó, con đường đạo là một con đường mà trên đó việc mở rộng tâm thức đều đặn được trải qua với tính nhạy cảm ngày càng tăng theo các rung động cao siêu....(LVHLT, 353)

Ở cuộc điểm đạo thứ ba, toàn thể Phàm ngã tràn ngập với ánh sáng từ trên đưa xuống. Chỉ sau cuộc điểm đạo này, Chân Thần mới dứt khoát dẫn dắt Chân Ngã, ngày càng tuôn đổ sự sống thiêng của Ngài vào vận hà đã được chuẩn bị và thanh tẩy. (ĐĐNLVTD, 86)
  Thoát khỏi mọi tính ích kỷ và từ bỏ sự sống Phàm ngã bằng việc lưu tâm đến một tổng thể rộng lớn hơn. Thậm chí linh hồn thức cũng không còn đáng kể, ý thức có tính đại đồng hơn và ý thức gần gủi hơn với Thiên Trí thế chỗ của nó.   (CVĐĐ, 686)

- Vào cuộc điểm đạo thứ năm, vị Chân Sư bỏ hết các hạ thể và trụ trong thể Bồ đề. Từ đó, Ngài tạo ra thể biểu lộ của Ngài. (ĐĐNLVTD, 17)

- Ở cuộc điểm đạo thứ năm, con người hợp nhất với Chân Thần. (ĐĐNLVTD, 19)

  • Sau cuộc điểm đạo 5, con người được hoàn thiện so với hệ thống hành tinh này, mặc dù nếu muốn, vẫn nhận được mức điểm đạo cao hơn. (ĐĐNLVTD, 90)
Vị Đế Quân điểm đạo lần 6 vận dụng định luật trong dãy hành tinh và trên mọi cảnh giới.             (ĐĐNLVTD, 90)
Một vị Chohan được 7 lần điểm đạo vận dụng định luật trong Thái Dương Hệ.   (ĐĐNLVTD, 90)
 
  • Muốn đạt được cuộc điểm đạo 8 và 9 phải chuyển qua hệ thống hành tinh khác để phụng sự và học tập trong thời gian dài.        (ĐDĐNLVTD, 161)
  • Vào cuộc điểm đạo thứ tám, cuộc điểm đạo chuyển tiếp, Thiên Ý của tất cả hoạt động hành tinh của chúng ta được khải thị cho vị Master, và tất cả các Masters hay điểm đạo đồ của cuộc điểm đạo thứ 8 này (đang hoạt động hoặc là qua Thánh Đoàn, hoặc là trong Shamballa) đều cần hiện hữu ở cuộc điểm đạo này để kích thích điểm khẩn trương (point of tension) của vị tân đạo đồ ngõ hầu sự khải thị có thể xảy ra. (CVĐĐ, 726)
  Thoát khỏi mọi hình thức cám dỗ có thể xảy ra, đặc biệt là liên quan tới các cõi cao. Cần phải luôn luôn nhớ rằng (do đó tôi luôn luôn lặp lại), 7 cõi của chúng ta chỉ là 7 cõi phụ (subplanes) của cõi hồng trần vũ trụ.      (CVĐĐ, 687)

- Một cuộc tuần hoàn là đoạn đường đi (passage) của một Chân Thần từ bầu “A” đến bầu “Z” (from globe “A” to globe “Z”) (hay bầu “G"). (GLBN I, 221)

- Đại chu kỳ (great cycle) tức cuộc tuần hoàn.   (ĐĐTDVNL, 34)

- Bảy chu kỳ thế giới (world periods) hợp thành một cuộc tuần hoàn. Bảy cuộc tuần hoàn hợp thành một chu kỳ dãy hành tinh (chain period).(LVLCK, 63)

-  Ngày của Brahma (GLBN  1,  278)

+ Cuồng tín trong tôn giáo cũng có thể là những người phản kháng lại một loạt các kiếp sống phóng túng và trụy lạc trước kia của họ, hậu quả là họ cảm thấy bị thôi thúc phải cố gắng và ngăn chận cho kẻ khác khỏi rơi vào các lỗi lầm tương tự như lỗi lầm của chính họ. Nhưng điều không may là không phải luôn luôn như thế. Thái độ cuồng tín (fanaticism) có thể là hậu quả của tính kiêu căng và dốt nát, vốn là cội rễ của rất nhiều sai trái, độc ác và hung bạo. Những kẻ cuồng tín như thế làm hại cho tôn giáo của họ còn nhiều hơn là kẻ thù của tôn giáo đó do chỗ các Tà Lực (Dark Forces) sử dụng kẻ cuồng tín xuyên qua các nhược điểm của họ vào mục tiêu này. (VLH,  252)

Dã nhân xuất hiện khoảng vài triệu năm sau khi loài người biết nói và là bạn cùng thời mới nhất của giống dân thứ năm chúng ta. Vậy thì điều quan trọng nhất cần nhớ là các linh hồn (Egos) của loài dã nhân là những thực thể mà do nghiệp quả của họ bắt buộc phải đầu thai trong các hình hài con vật, vốn tạo ra do thú tính (bestiality) của giống người ở cuối giống dân thứ ba và đầu giống dân thứ tư. Chúng là các thực thể đã đạt đến “giai đoạn làm người” trước cuộc tuần hoàn này. Do đó, chúng trở thành ngoại lệ đối với quy luật chung. Vô số truyền thuyết về Nhân Dương thần (Satyrs, thần nửa người nửa dê) không phải là chuyện hoang đường mà là nói về một giống người thú (animal men) đã tuyệt chủng, Tổ mẫu (foremothers) của họ là các bà “Ê–và” (“Eves”) thuộc thú, còn tổ phụ (forefathers) là các ông “Adam” thuộc người… Loài dã nhân hiện nay xuất phát từ sự phối hợp không tự nhiên này (unnatural union). Chúng đích thực là “những người không biết nói” (“speechless men”) và sẽ trở thành động vật biết nói (speaking animals) hay người bậc thấp (men of lower order) trong cuộc tuần hoàn thứ năm, cho dù các Cao đồ của một môn phái nọ hy vọng rằng một số linh hồn của loài dã nhân thông minh hơn sẽ tái xuất hiện vào cuối căn chủng thứ sáu.    (GLBN III, 264–265)
+ Một loạt bảy bầu hành tinh (globes) hay thế giới hợp thành trường tiến hóa trong chu kỳ hành tinh hay chu kỳ khai nguyên (manvantara). Ba bầu đầu tiên trong các bầu – thường được biết như là bầu A, B và C hợp thành một vòng cung đi xuống, vật chất hồng trần trọng trược nhất của sự giáng hạ (descent) được đạt đến trong bầu thứ tư, bầu D, thí dụ như Địa cầu chúng ta. Bầu thứ 5, bầu E ở trên vòng cung thăng thượng (tương ứng với bầu C trên vòng cung giáng hạ) thường thuộc về cõi cảm dục, và các bầu thứ 6 và 7, tức bầu F và G (tương ứng với bầu B và A trên cung giáng hạ) thuộc về cõi phụ sắc tướng (Rupa) và vô sắc tướng (Arupa) của cõi trí, do đó, các bầu này đều vô hình đối với mắt thường. (LVLCK, 382) Xem thêm: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

Giống như trong mọi biểu lộ (manifestation), diễn trình tiến hóa là kết quả của ý muốn (desire), tác động lên các khả năng sáng tạo (creative faculities) và tạo ra những gì biểu lộ ra ngoại cảnh (objective). (LVLCK, 924)

Xem thêm: Tổng hợp về Tiến hóa

Các di tích của đảo Phục Sinh là các kỷ vật kỳ lạ và hùng hồn nhất của những người khổng lồ cổ xưa. Chúng vừa vĩ đại vừa huyền bí; chỉ cần xem xét đầu của các pho tượng khổng lồ còn nguyên thì sẽ nhận ra các đặc điểm kiểu mẫu và tính chất được cho là của người khổng lồ thuộc giống dân thứ tư.  (GLBN 3, 228).

+ Chuyển hóa dục vọng: Điểm cần nhớ là dục vọng chế ngự và chi phối hành động khi nào sinh lực được tập trung vào bản chất dục vọng, như là hầu hết tình trạng của đa số con người. Nhưng việc kềm chế thể trí được vạch ra chỉ có thể hiệu quả khi sự sống được tập chú vào cõi trí. Khi có được sự tập chú này thì không cần phải dập tắt (suppression) dục vọng nữa vì sức mạnh của sự chú tâm có tập trung sẽ ở nơi khác và tất nhiên sẽ không còn dục vọng mãnh liệt nào nữa. Việc dập tắt dục vọng là một nỗ lực cần phải có của người quá tập trung vào thể cảm dục để mang lại lợi ích cho trạng thái ý chí của thể trí. Nhưng ít khi y làm điều này. Dục vọng có thể chấm dứt nhờ nỗ lực mạnh mẽ mà con người tạo ra để đạt được mức độ tâm thức trí tuệ nào đó, nhưng không có sự dập tắt nào thực sự xảy ra, cũng không có ý chí nào được cầu viện đến. Khi cuộc sống của con người được êm xuôi và được thể trí kềm chế từ các phân cảnh trí tuệ, thì bấy giờ sự chuyển hóa nhất định xảy ra. Sự chuyển hóa (mà nhờ đó bản chất cảm dục được thay đổi và chuyển biến) có thể có bản chất tâm linh hay là chỉ có bản chất thiết thực (expedient). Dục vọng có thể được chuyển hóa thành đạo tâm tinh thần hay thành một thái độ phù hợp với ý muốn của thể trí vốn đang biểu lộ nó. Do đó, cần phải thận trọng phân tích động cơ thúc đẩy và các mục tiêu.(CTNM, 348)

+ Quán tưởng hàng phục, đoạn dâm, chuyển hóa dâm dục (Nguồn) - Tịnh Độ: Cầu sanh Tịnh Độ không yêu cầu bạn đoạn dục - Phải phục đoạn, là hàng phục tâm dâm dục lại. Lấy đá đè cỏ, đè nó xuống không cho khởi dậy, không hiện hành, không khởi tác dụng, các vị niệm A Di Đà Phật thì nhất định vãng sanh. Hàng phục dâm dục - Theo Tiểu thừa, thì nhờ đoạn trừ tình dục mà được giải thoát. - Phật giáo Đại thừa không đoạn trừ phiền não, không đoạn trừ tình dục, mà là chuyển hóa tình dục, cũng tức là lấy trí tuệ Bát Nhã để chuyển hóa tham, sân, si. Bồ Tát thường giảng 8 chữ: “Đồng thể đại bi, vô duyên đại từ”. Đó chính là nói về chuyển hóa tình dục, khuyên chúng ta không phải đoạn trừ cha mẹ mình, như vậy là khác với việc đoạn trừ tình cảm đối với cha mẹ. - 7 quán Bất tịnh quán (Không trong sạch) khi: Cấu hợp - Sinh - Vị trí Bào Thai - Lớn bằng Máu mẹ - Sinh bẩn -  Da bọc dơ bẩn, 9 lỗ tiết bẩn - Chết thân giữa nát; Hoặc Quán 9 quán: Thân lúc chết - Thâm bầm lạnh lẽo - Thân thối giữa - Thối tha máu mủ - Giòi bọ - Gân và Xương - Trơ Xương trắng - Tản mạn - Đốt thành tro (nguồn);

+ Chuyển hóa năng lượng tình dục: Ngày nay, một số lớn những người đồng tính đang đầu thai, các thói quen cũ rất mạnh nơi họ. Ngày nay, họ đủ tiến hóa để sẵn sàng chữa trị – nếu họ chọn như vậy. Họ có thể, tương đối dễ, chuyển xung lực tính dục vào bí huyệt cổ họng, và như vậy trở nên sáng tạo theo ý nghĩa cao, sử dụng năng lượng được cảm nhận và luân chuyển theo các đường lối kiến tạo đúng đắn. Nhiều người trong số đó đang bắt đầu tự động làm điều này. (CTNM, 62–63)

Xem thêm: Quán Trừ Dâm dục

Có thể được xem như là tiến trình hội nhập tâm linh của cá nhân – với ý thức khơi hoạt đầy đủ – có liên quan tới ba trạng thái thiêng liêng trong con người. (LV7C, 265)
  – Năng lực dũng cảm (the dauntless energy) mở đường tiến đến chân lý siêu nhiên (supernatural truth) vượt ra khỏi bãi lầy của các dối trá của thế gian. (Đây là Ba–la–mật thứ năm –ND).          (TNVT, 178)
  Đối với kẻ theo thuyết Duy Danh (Nominalists), chính cái phổ quát (the universals, phổ hữu) mới là thực tại (realities) còn các đặc thù (particulars) chỉ có trên danh nghĩa (in name) và trí tưởng tượng của con người. (GLBN I, 317)
  Từ ngữ “duy lý” có hàm ý là một điều gì đó xuất phát từ Minh Triết Vĩnh Cửu (Eternal Wisdom).  (CKMTTL,  82)

+ Cung Phàm ngã - Cung 2: Loại Phàm ngã này yếu đuối, nhút nhát, nhát sợ, quá gắn bó với tiện nghi cá nhân, lo lắng và quá nhạy cảm. Loại ‘tình yêu’ cần được ngưỡng mộ và được yêu, có thể là một vị tử đạo đau khổ. Loại ‘trí tuệ’ có thể lạnh lùng, thờ ơ, có tính coi thường đối với những hạn chế về trí tuệ ở những người khác.

+ [Y] đã xây dựng cho y một chiếc thuyền lớn. Y đã xây dựng nó hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, và đã trôi bồng bềnh trên lòng biển. Y tự giấu mình thật sâu, và ánh sáng của y đã không còn được thấy nữa, – chỉ còn chiếc thuyền đang trôi của y. ” (EPII 36)

+ Tình yêu vì tình yêu phải thống trị.. Năng lực thu hút đối với chính mình phải chiếm ưu thế. (EPII 355)

+ Các tính chất : năng lực xây dựng cho các mục đích ích kỷ; khả năng cảm nhận được Tổng Thề và vẫn tách rời; việc vun bồi một tinh thần chia rẻ; ánh sáng bị che giấu; việc thực hiện mong muốn ích kỷ; khao khát hạnh phúc vật chất; tính ích kỷ, và sự lệ thuộc của tất cả các quyền năng linh hồn vào mục đích này, dẫn đến: 

Việc xây dựng một cách khôn ngoan, liên quan đến Thiên Cơ; tính bao gồm; một sự khao khát đối với minh triết và chân lý; sự nhạy cảm với Tổng Thể, sự chống đối đối với đại tà thuyết chia rẻ; sự mặc khải ánh sáng; sự giác ngộ chân chính; chánh ngữ do minh triết tạo ra.

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

+ Cung Phàm ngã - Cung 3: Loại phàm ngã này bị vướng trong vô số các kế hoạch, quá tích cực, hiếu động, đãng trí, hay thay đổi, thiếu tính liên tục, không chính xác, hay quanh co, quỷ quyệt, không chân thật, phê bình quá nghiêm khắc, có niềm tự hào về trí tuệ, một tính lãnh đạm, tìm cách cô lập. Nó cần trở thành ‘người thông minh nhất’, và uốn cong tất cả các quy tắc cho phù hợp với bản thân. Y đã tự giấu mình đằng sau một bức màn. Y cuộn mình trong tấm màn đó, và giấu thật sâu khuôn mặt của mình. Không gì có thể được nhìn thấy ngoại trừ những gì đã bị che, và sự chuyển động tích cực. Bên trong bức màn là tư tưởng tiềm ẩn. Tư tưởng vươn ra: “Tôi đứng sau bức màn ảo ảnh..” (EPII, 37)

+ Kéo các sợi chỉ của Sự Sống, tôi đứng, vướng trong ảo cảm do tôi tạo ra. Tôi bị bao quanh bởi tấm vải mà tôi đã dệt. Tôi không thấy gì khác. (EPII 360)

+ Các tính chất: Việc vận dụng mãnh lực qua ham muốn ích kỷ, việc sử dụng mãnh lực thông minh với động cơ sai trái, Hoạt động vật chất và trí tuệ mãnh liệt, Sự thể hiện của năng lượng là một mục tiêu trong chính nó, Sự khao khát vinh quang, vẻ đẹp và những mục tiêu vật chất, Sự chìm ngập trong ảo tưởng, ảo cảm, và ảo ảnh, dẫn đến:

Việc vận dụng năng lượng để tiết lộ vẻ đẹp và chân lý, Việc sử dụng mãnh lực một cách thông minh cho việc xúc tiến Thiên Cơ, Hoạt động nhịp nhàng có trật tự trong sự phối hợp với Tổng Thể, Sự mong muốn đối với sự mặc khải chân chính của thiên tính và ánh sáng, Sự tuân thủ hành động chân chính, Sự mặc khải của vinh quang và thiện chí.

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

+ Cung Phàm ngã - Cung 4: Loại phàm ngã này thiếu tính tự kiểm soát, bị lôi kéo vào các sự kiện xúc động cá nhân, tính khí thay đổi, mâu thuẩn nhau, quá sẵn sàng thoả hiệp, chiến đấu với bản thân và những người khác, thiếu tính kiên định. Tôi muốn nhắc bạn rằng cung thứ tư, khi là một phần trang bị của mãnh lực phàm ngã, thì là sự biểu hiện của ý muốn yêu thương (trong trường hợp này theo ý nghĩa vật chất). Do đó, nó có quan hệ với cung thứ nhất, thông qua sự chú trọng về ý chí của nó. Do đó, sẽ không quá khó khăn cho bạn để chuyển sự chú trọng của linh hồn bạn vào “khu vực thể trí” (“mind area”) và từ đó kiểm soát thể xác thay vì kiểm soát nó (như trường hợp bây giờ) bằng một nỗ lực rất lớn của sự kiểm soát của linh hồn từ các phân cảnh của linh hồn . Đây là một gợi ý cho cách giải thoát đối với bạn. (DNA 258)

+ Bị chi phối bởi một nguyên tố có bản chất hoặc tính chất của cung bốn và do đó, hoạt động có tính sáng tạo, nghệ thuật là đường lối ít đối kháng nhất. Lúc bấy giờ chúng ta có một người với một khuynh hướng nghệ thuật, hay chúng ta có một thiên tài theo một đường lối hoạt động sáng tạo nào đó. Khi, cùng một lúc, (cung thể trí và) linh hồn hay phàm ngã cũng ở trên cung thứ tư, bấy giờ chúng ta sẽ tìm thấy một Leonardo da Vinci hay một Shakespeare. (EPII 292)

+ [Y] xông ra để chiến đấu. Y đã nhìn thấy sự sống như hai mãnh lực xung khắc, và chiến đấu chống lại cả hai. Được trang bị với bộ áo giáp của chiến tranh, y đứng ở giữa chừng, nhìn ra hai hướng. Cuộc xung đột của trận chiến, y đã học cách sử dụng nhiều vũ khí, không phải là sự khao khát chiến đấu, sự chấn động tinh thần khi nhận thấy những người mà y đã chống lại chỉ là những huynh đệ và chính y, sự đau khổ của thất bại, khải hoàn ca chiến thắng của y..” (EPII 37)

+ Tôi đứng ở giữa, giữa các mãnh lực chống đối nhau. Tôi khao khát sự hòa hợp và hòa bình, và vẻ đẹp vốn bắt nguồn từ sự thống nhất. Tôi nhìn thấy cả hai. Tôi không thấy gì khác, trừ những mãnh lực được sắp xếp đối lập, và tôi, người đang đứng ở trung tâm vòng tròn. Tôi đòi hỏi hòa bình. Thể trí của tôi được tập trung vào nó. Tôi tìm kiếm sự đồng nhất với tất cả, nhưng hình thức thì lại tách ra. Tôi nhận thấy chiến tranh ở mọi mặt, và sự chia rẻ. Tôi đứng một mình và cô độc. Tôi biết quá nhiều. (EPII 363)

Phàm ngã Cung Bốn – thể cảm dục cung sáuy có lý tưởng thực sự; sẽ chiến đấu một cách thông minh để đạt được (mục tiêu của y) , nhưng cũng có tính cách cuồng tín. (EPII 444)

+ Các tính chất: Cuộc chiến đấu lộn xộn, Sự nhận thức những gì là cao và những gì là thấp, Bóng tối đi trước sự biểu lộ của hình tướng, Sự che đậy trực giác, Cảm giácvề sự thiếu hài hòa, và sự hợp tác với phần tử chứ không phải với tổng thể, Sự đồng nhất hóa với nhân loại, tức Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, Sự thùa nhận quá mức đối với những gì được tạo ra bằng lời nói, Sự nhạy cảm bất thường đối với những gì là Phi Ngã, Các điểm khủng hoảng liên tục, dẫn đến:

Sự thống nhất và hài hòa. Sự gợi lên của trực giác, sự phán đoán đúng đắn và lý trí thuần túy, Minh triết hoạt động thông qua Thiên Thần của Bản Lai Diện Mục.

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

+ Cung Phàm ngã - Cung 5: Loại phàm ngã này tập trung một cách hẹp hòi và độc quyền vào các quan tâm hoàn toàn về trí tuệ, chuyên môn và kỹ thuật riêng của nó, không có lợi cho việc thấy và tham gia vào toàn cảnh rộng lớn hơn. Nó quá duy lý, quá chia rẻ và lãnh đạm, và loại bỏ các tình cảm của con người. Nó muốn là chuyên gia trong lĩnh vực của nó. Do đó, điều gì tạo nên khó khăn chính của bạn, vì bạn không thỏa mãn với sự tiến bộ của bạn, và có phải đúng vậy không? Lý do chính nằm trong phàm ngã cung nămcủa bạn, trong đó sự chú trọng được đặt trên thể trí hay chỉ trích và phân tích. Điều này khiến bạn giám sát, và chỉ trích, và tranh luận với chính mình và với các hoàn cảnh. (DNA I, 198)

+ [Y] đã tiến tới trong sự vô minh. Y đã lang thang trong bóng tối sâu thẳm của tinh thần. Y đã tìm kiếm trong số nhiều sợi chỉ vốn dệt nên y phục bên ngoài của Thượng Đế, và nhận thấy có nhiều cách dẫn đến trung tâm của mạng lưới vĩnh cửu. Các hình tướng mà mạng lưới đó dệt che giấu thực tại thiêng liêng. Y đã đánh mất chính y.” (EPII 37, 38)

+ Với tôi, tôi vẽ bộ y phục của Thượng Đế của tôi. Tôi thấy và biết hình tướng của Ngài. Tôi may bộ y phục đó, từng mảnh một. Tôi biết hình dạng và màu sắc của nó, hình thức và kiểu mẫu của nó, các thành phần cấu thành của nó, và các mục đích và cách sử dụng nó. Tôi vẫn ngạc nhiên, tôi không thấy gì khác. Tôi thâm nhập vào những bí ẩn (mysteries) của hình tướng, nhưng không phải là Đại Bí Nhiệm (Mystery). Tôi thấy bộ y phục của Thượng Đế của tôi. Tôi không thấy gì khác.” (EPII 368)

+ Các tính chất: Năng lượng của sự vô minh, Tính chỉ trích, Năng lực duy lý hóa và phá hủy, Sự chia rẻ về trí tuệ, Sự ham muốn tri thức, Điều này dẫn đến hoạt động vật chất, Phân tích tỉ mỉ, Tính duy vật mãnh liệt và sự phủ định Thượng Đế nhất thời, Sự tăng cường năng lực cô lập, Những hàm ý về sự chú trọng sai lầm, các quan điểm lệch lạc về chân lý, Sự hiến dâng trí tuệ cho hình tướng và hoạt động của hình tướng, Thuyết thần học, dẫn đến:

Một tri ​​thức về thực tại, Việc nhận thức linh hồn và các tiềm năng của nó, Năng lực nhận biết và tiếp xúc với Thiên thần Bản Lai Diện Mục, Sự nhạy cảm với Thượng Đế, với ánh sáng và với minh triết, sự hiến dâng về tinh thần và trí tuệ, Năng lực để được điểm đạo. (Đây là một điểm quan trọng thực sự.)

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

+ Cung Phàm ngã - Cung 6: Bị thu hút quá nhiệt tình và quá đáng vào việc theo đuổi nhất tâm cho những ham muốn riêng của nó, về mặt cảm xúc thì mãnh liệt, cực đoan, cuồng tín và cứng nhắc. Bị ám ảnh trong lúc nhiệt tình, nó cố gắng để áp đặt những niềm tin của nó vào người khác – “Nếu bạn không theo tôi, thì là bạn chống lại tôi.” Nó thu hút sự chú ý vào nó qua các hành vi trung thành với sự nghiệp và vị đại sư (guru) của nó. Đừng quan tâm vào cuộc sống phàm ngã của bạn, vào những sự tiếp xúc và các vấn đề của nó, thay thế bằng một sự quan tâm năng động vào công việc của thế gian. Đừng đạt đến sự dứt bỏ này bằng việc tăng cường các thái độ của phàm ngã cung sáu của bạn; chúng tôi không mong muốn có những kẻ cuồng tín cộng tác với chúng tôi. Hãy đạt nó thông qua việc đào sâu vào bản chất bác ái của bạn vì nó bao gồm những người khác và ngăn chận bản chất thấp kém của riêng bạn.

Tôi tuyên bố với bạn: Hãy làm việc với sự dứt bỏ, và, vì bạn đang không đòi hỏi gì cho bản ngã chia rẻ, do đó, tất cả mọi thứ sẽ đến với bạn. Bấy giờ bạn sẽ không đứng một mình mà sẽ hoạt động như một đơn vị có từ tính hấp dẫn trong việc phụng sự tập thể. Do đó ​​vấn đề trước mắt của bạn nằm ở đây. Bạn phải học cách để được phân quyền và bước ra khỏi trung tâm của hình ảnh riêng của bạn. Bạn phải học để có tính thu hút và để xây dựng chứ không phải để phá hủy. Hãy suy ngẫm về những lời đề nghị này và hãy làm việc một cách giản dị, kín đáo và vui vẻ với vấn đề của bạn. (DNA I 245)

+ Thể cảm dục của bạn là một vấn đề khó khăn thực sự vì nó tăng cường cung phàm ngã; nó cũng ở trên cung sáu .. cũng như cung thứ sáu – được biểu lộ trong phàm ngã của bạn – có thể dẫn đến sự đi theo lý tưởng (bất cứ điều gì có thể có ý nghĩa với bạn) một cách cuồng tín, nên cung tương tự trong thể cảm dục tạo ra sự biểu lộcủa lòng sùng tín. Trong trường hợp của bạn, lòng sùng tín này tạo ra cho bạn hạt giống của lòng vị tha. Lòng sùng tín này mà bạn đang quan tâm không phải là sự tận tụy với các lợi ích ích kỷ của bạn, nhưng nó là một yếu tố hướng ngoại quan trọng đối với bạn. Nó dẫn bạn theo con đường phụng sự. Tuy nhiên, khi hai khí cụ, hay hai hiện thể, và linh hồn ở trên cùng một cung, bấy giờ các vấn đề về việc làm cân bằng đúng đắn các mãnh lực xuất hiện, và điều này đã trở nên rất thực trong trường hợp của bạn, có phải vậy không? (DNA I, 255)

+ [Y] đã bắt được viễn kiến về Thánh Đạo, và đã đi theo Thánh Đạo mà không thận trọng. Sự thịnh nộ đã là đặc điểm cho các nỗ lực của y.” (EPII 38)

+ Tôi thấy một viễn kiến. Nó đáp ứng sự mong muốn; nó nuôi dưỡng và kích thích sự tăng trưởng của nó. Tôi đặt cuộc đời của tôi trên bệ ham muốn – những gì được thấy, được cảm nhận, những gì hấp dẫn tôi, sự thỏa mãn nhu cầu của tôi, một nhu cầu đối với những gì là vật chất, đối với những gì nuôi dưỡng cảm xúc, làm thỏa mãn thể trí, đáp ứng đòi hỏi của tôi về chân lý, về việc phụng sự, và viễn kiến của tôi về mục tiêu. Đó là viễn kiến mà tôi thấy, giấc mơ mà tôi hình dung, chân lý mà tôi gìn giữ, hình thức hoạt động đáp ứng với nhu cầu của tôi, những gì mà tôi nắm bắt và hiểu được. Chân lý của tôi, sự an bình của tôi, mong muốn được thỏa mãn của tôi, giấc mơ của tôi, viễn kiến của tôi về thực tại, lý tưởng còn hạn chế của tôi, tư tưởng hữu hạn của tôi về Thượng Đế; – tôi đấu tranh, chiến đấu và chết vì những điều này’ (EPII 371)

+ Các tính chất: Bạo lực. Cuồng tín, Sự tuân thủ ngoan cố với một lý tưởng, Sự mù quáng thiển cận, Chủ nghĩa quân phiệt và một xu hướng gây rắc rối cho người khác và cho các tập thể, Không có năng lực nhìn thấy quan điểm nào khác trừ quan điểm của chính mình, Sự nghi ngờ về động cơ của con người, Phản ứng nhanh chóng với ảo cảm và ảo tưởng, Sự tận tụy đối với tình cảm và chủ nghĩa lý tưởng mất phương hướng, Phạm vi hoạt động rung động giữa các cặp đối lập, Khả năng mãnh liệt là tính cá nhân và nhấn mạnh vào các phàm ngãdẫn đến:

Chủ nghĩa lý tưởng được hướng dẫn, có tính bao gồm, Sự kiên định nhận thức thông qua việc mở rộng tâm thức, Phản ứng và cảm thông với quan điểm của người khác, Sẵn lòng để thấy công việc của người khác tiến triển theo các đường lối mà họ đã chọn, Việc lựa chọn trung đạo, Hòa bình chứ không phải chiến tranh, Điều tốt đẹp cho Tổng Thể chứ không phải cho phần tử.

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

+ Cung Phàm ngã - Cung 7: Cứng nhắc và đề kháng với sự thay đổi, bị tiêm nhiễm theo các phương pháp và thủ tục bên ngoài, bị khóa chặt vào các lề thói, các thói quen cá nhân, các phong tục và các qui ước. Loại người Hải Vương Tinh (Uranian) có thể khác thường một cách cứng nhắc, bác bỏ nguyên trạng. Nó bận tâm với và xét đoán bởi những vẻ ngoài. Tác nhân thu hút sự chú ý chính của nó là sự hiệu quả, và tính chất ‘tốt đẹp’. Phàm ngã của bạn là cung bảy – cung của sự hoàn mãn, cung này biểu lộ một cách đầy đủ trên cõi trần hình tướng mà qua đó linh hồn – có bản chất là bác ái – có thể tự thể hiện chính nó. (DNA 574)

+ “Y đã tìm cách đưa thế giới rối loạn, mà y ở trong đó, vào trong một loại trật tự nào đó. Y đã lang thang rất xa vào những nơi sâu nhất và trở nên bị đắm chìm trong hỗn loạn và rối loạn.” EPII 38,39

+ Tôi đứng ở trung tâm, người hoạt động trong lĩnh vực huyền thuật. Tôi biết một số quy tắc, một số quyền năng kiểm soát huyền thuật, một số Quyền Lực Từ, một số mãnh lực mà tôi có thể điều khiển. Tôi nên làm gì? Có sự nguy hiểm. Các nhiệm vụ mà tôi đã đảm trách không dễ dàng hoàn thành, nhưng tôi yêu thích quyền năng. Tôi thích nhìn thấy các hình tướng xuất hiện, được tạo ra bởi thể trí của tôi, và làm công việc của chúng, thực hiện kế hoạch và biến mất. Tôi có thể sáng tạo. Tôi biết các nghi lễ của Ngôi Đền của Chúa. Tôi sẽ hoạt động như thế nào? (EPII 375).

+ Các tính chất: Tà thuật, hoặc việc sử dụng các quyền năng huyền thuật cho các mục tiêu ích kỷ, Quyền năng để “ở vị trí trung lập” cho đến khi các giá trị ích kỷ xuất hiện, Sự rối loạn và hỗn loạn, do sự hiểu lầm Thiên Cơ, Việc sử dụng sai ngôn ngữ để đưa đến các mục tiêu được chọn, Sự giả dối, Ma thuật tính dục, Sử dụng sai lệch các quyền năng của linh hồn theo hướng ích kỷ, dẫn đến:

Huyền thuật chính đạo, việc sử dụng các quyền năng linh hồn cho các mục tiêu tinh thần, Sự đồng nhất hóa bản thân với thực tại, Trật tự đúng đắn nhờ huyền thuật chân chính, Quyền năng hợp tác với Tổng Thể, Sự hiểu biết Thiên Cơ, Công tác thể hiện huyền thuật, Sự biểu lộ thiên tính.

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

Hai từ ngữ đang nổi lên hiện nay liên quan với tâm lý học hiện đại, vốn có một mối quan hệ mật thiết với Định Luật Nhân Quả. Ý tưởng về CÁC MÔ HÌNH và ý tưởng về VIỆC QUY ĐỊNH. Các Mô Hình xuất phát từ tâm trí của Thượng Đế, theo sát nghĩa là các ý tưởng thiêng liêng, vì thế tương đối không thay đổi. Chúng là những loại năng lượng đang đấu tranh để xuất hiện trong sự biểu lộ vật chất, khơi gợi và đánh thức sự đáp ứng, và cuối cùng làm cho các năng lượng hời hợt hơn phụ thuộc vào nhịp điệu áp đặt của chúng. Chúng khoác lấy các hình thức trí tuệ vốn có thể được đánh giá cao, và các cung điệu (notes), các âm sắc (tones) và các vẻ ngoài khác nhau. Việc Quy Định là sự đáp ứng của vật chất hay chất liệu, đối với mô hình. Sự tương tác giữa mô hình và vật chất bị quy định tạo ra loại vỏ (thể tríthể cảm dụcthể xác và dĩ thái), mà linh hồn chiếm giữ. Tính chất của lớp vỏ phụ thuộc vào tính chất của bộ máy đáp ứng mà con người đã phát triển cho đến nay – bộ máy tinh vi hơn đưa đến một cơ thể có chất lượng cao hơn (LH dựa trên các trang 55-56) Khi một người tiến trên con đường tiến hóa và gần tới trạng thái của một điểm đạo đồ, việc quy định của hình tướng, bẩm sinh và vốn có, sẽ liên tục tiếp cận càng lúc càng gần hơn với các yêu cầu của mô hình. Trong nhiều thời đại, linh hồn vật lộn với vật chất đó, xây dựng thành các hình thức thử nghiệm, loại bỏ nó nếu muốn, tập hợp vật liệu cần thiết lại với nhau lần nữa, và kiên trì tạo nên các kiểu mẫu thích hợp hơn như mô hình đã được hình dung. Sự đáp ứng với mô hình phụ thuộc vào giai đoạn phát triển tâm thức: Việc (nắm bắt có kiểm soát mà Linh hồn có trên bộ máy) phụ thuộc vào … “tuổi của linh hồn … (có nghĩa) chiều dài thời gian mà một linh hồn đã sử dụng phương pháp đầu thai trong thể xác … (Hình tướng được tạo ra phản ánh tuổi hay mức phát triển này) … loại của bộ não, cơ thể, tình trạng của hệ thống nội tiết … tập hợp các phẩm chất, loại phản ứng tâm trí, và tính cách. Khi, ở cuộc điểm đạo thứ ba, sự hợp nhất của mô hình và hình tướng quy định được đạt đến, Sự Biến Hình của điểm đạo đồ diễn ra, dẫn đến cuộc khủng hoảng cuối cùng, trong đó hai được biết như là một, và bản chất hình tướng (trong giai đoạn này bao gồm thể nguyên nhân cùng các hiện thể thấp) lúc bấy giờ bị phân tán và biến mất. Theo (EPII 55-58), xem Tóm lược Tâm LHNM

+ Tổng Quả Báo (The Dweller on the Threshold, Tổng Quả):

Tổng quả báo có thể được định nghĩa là toàn thể các mãnh lực của bản chất thấp như đã biểu lộ trong Phàm ngã trước khi có sự giác ngộ, tạo hứng cảm và sự điểm đạo. Vào lúc này, chính Phàm ngã cực kỳ mạnh và Tổng Quả biểu hiện cho tất cả các sức mạnh tâm thông và hạ trí mà qua bao thời kỳ, đã phát triển trong con người và được bảo dưỡng cẩn thận. Nó có thể được xem như là sức mạnh của hình hài vật chất tam phân trước khi nó cố tâm hợp tác và xã thân cho cuộc sống của linh hồn và cho việc phụng sự Thánh Đoàn, Thượng Đế và nhân loại.    – Tổng quả là tất cả những gì có nơi con người ngoại trừ Chân Ngã tâm linh cao siêu; đó là trạng thái thứ ba của thánh linh (divinity) khi được biểu hiện trong và qua con người. Sau rốt, trạng thái thứ ba này phải chịu phục tùng vào trạng thái thứ hai tức linh hồn.   (ACMVĐCTG, 90-91 - TLHNM–II, 312)

Tổng quả là chính nhân loại với các thói quen suy tưởng xưa cũ, lòng ích kỷ và tham lam. (SHLCTĐ, 137)

Trong thực tế, tổng quả/tổng quả báo là một hình tư tưởng được truyền sinh lực (a vitalised thought-form), tiêu biểu cho sức mạnh trí tuệ (mental force) sức mạnh cảm dục (astral force) và sinh-năng (vital energy). (ACMVĐTG,   27)

Nhóm A: Chia rẽ - Hợp nhất - Kích thích; Tất cả nhân loại phải trải qua ảnh hưởng Nhóm B: Nhà thần bí - Đệ tử; Người sống cuộc đời tâm linh mới trải qua Đây là những vấn đề sinh lý và tâm lý xảy ra khi bản thể bị kích thích quá mức bởi năng lượng đang đổ vào mãnh liệt, phá vỡ các nhịp điệu sống và sự nhận thức bình thường;  "năng lượng" có nghĩa là hoạt động sinh động của các lĩnh vực tâm linh, và của thực thể tâm linh, là linh hồn.  "lực" để hàm ý hoạt động của hình tướng. Sự kích thích có thể được định nghĩa là tác động của năng lượng lên trên lực. Đó là tác động của linh hồn lên hình tướng, và là tác động của biểu lộ cao của thiên tính lên những gì chúng ta gọi là biểu lộ thấp. EP II 451-2;    

Năng lượng này có các tác dụng như sau:

  1. Một sự gia tăng tốc độ của nhịp điệu và rung động.
  2. Một khả năng bù đắp thời gian và do đó, làm được nhiều hơn trong một giờ của cái gọi là thời gian so với người bình thường có thể làm trong thời gian hai hoặc ba giờ.
  3. Một biến động trong đời sống phàm ngã dẫn đến – nếu được đáp ứng đúng đắn – một sự tụ họp được nhìn nhận rõ ràng của các nghĩa vụ của luật nhân quả.
  4. Một sự tăng cường tất cả các phản ứng.
  5. Một sự minh giải các mục tiêu sống, và do đó một sự chú trọng vượt trội vào tầm quan trọng của phàm ngã và sự sống phàm ngã.
  6. Một tiến trình hủy diệt đang phát triển bao gồm các vấn đề có vẻ như vượt quá khả năng giải quyết của phàm ngã. [453]
  7. Một số vấn đề về sinh lý và tâm lý dựa trên năng lực, những điểm yếu và điểm mạnh vốn có, và các phẩm chất của các công cụ tiếp nhận.

Xem thêm: Chia rẽ - Tích hợp (Hợp nhất) - Kích thích

+ Cõi nguyên hình là cõi của biểu lộ thiêng liêng, cõi thứ nhất của Thái Dương Hệ chúng ta, cõi Tối Đại Biết Bàn (the plane Adi).

+ Vật chất (matter) của cõi cao nhất đó thường được gọi là “bể lửa” (“sea of fire”) và đó là cội rễ (root) của tiên thiên khí (akasha), một thuật ngữ được dùng để chỉ chất liệu (substance) của cõi biểu lộ thứ nhì. (LVLCK, 79)

+ Đối với người tìm đạo (aspirant), cõi nguyên hình là cõi của trực giác, mặc dù trong thực tế, nó là một trạng thái tâm thức còn cao hơn nhiều.(LVHLT, 456)

+ Cõi nguyên hình là chỗ tập trung sự chú tâm của nhóm các Đấng Thông tuệ cao siêu nhất trên hành tinh chúng ta. Tâm thức các Ngài có thể đáp ứng và bao gồm vào lĩnh vực hoạt động này, nơi mà Thiên Trí tự biểu hiện, không bị hạn chế của những gì mà chúng ta hiểu như là hình hài sắc tướng. (LVHLT, 458)

+ Cõi Trực Giác: Hay là cõi bồ đề (buddhic plane). (LVHLT, 383)

+ Cõi Trực giác: Phân cảnh thứ tư của cõi hồng trần vũ trụ. (CVĐĐ, 700)

Cõi phụ của bất cứ cõi (plane ) nào được gọi là “sphere” (phân cảnh).       (LVLCK, 153)
X. Phân cảnh Chân Ngã.
Cõi siêu phàm là các cõi mà Ngã-Thức (Self-consciousness) chưa được xác lập trên đó        (KCVTT, 163)
  Cõi thiêng liêng tức cõi của Thượng Đế, đôi khi được gọi là cõi Tối Đại Niết Bàn (Adi).      (LVLCK,468)
Giống như thể xác không được coi như là một nguyên khí, cũng vậy, có một lĩnh vực hoạt động không được kể tới trong bảng liệt kê của chúng ta, nó đã qua rồi. Cách giải thích nào đó về điều này ẩn giấu trong các lời lẽ huyền linh “Cõi thứ tám”. (LVLCK, 588)

+ Cõi trí là cõi phản chiếu Toàn Linh Trí trong Thiên Nhiên, trong hệ thống nhỏ bé của chúng ta, cõi trí tương ứng với cõi của Đại Trí trong Đại Vũ Trụ. (MTNX, 123)

- Cấu tạo cõi trí: Có 3 cõi phụ vô sắc tướng và 4 cõi phụ hữu sắc tướng. (LVLCK, 923)
*  Trên cõi trí không có thời gian. (LVHLT, 480)
*  Cõi phụ thứ tư của cõi trí là cõi Devachan (plane of Devachan), 374)

+ Cõi Trí: Trích Tâm lý học NM

1. Thượng trí hay trí trừu tượng, là hiện thân của một tam nguyên cao hơn.

2. Hạ trí hay trí cụ thể, là trạng thái cao nhất của phàm ngã.

3. Chân Nhân hay Thái Dương Thiên Thần, là Con Trí Tuệ thuần túy, vốn biểu lộ trí thông minh, cả trừu tượng và cụ thể, và là điểm hợp nhất.

+ Cõi Trí: Cảnh giới kế tiếp theo trình tự hướng thượng là cõi thứ 5 hay cõi trí, chia thành 3 lĩnh vực rung động:
- Hạ trí kết hợp với phàm ngã,
- Thượng trí là trụ điểm của linh hồn;
- Trí trừu tượng là một phương diện của tam nguyên tinh thần.

+ Nhãn thông cõi trí (clairvoyance on mental levels): Nhãn thông và nhĩ thông cũng có thể xảy ra trên các cõi trí và lúc đó chúng ta gọi nó là viễn cảm (telepathy)(SHLCTĐ, 8)
- Hạ trí/phàm ngã: Bốn cõi phụ dưới của cõi trí được gọi là hạ trí, hay là trí cụ thể.

+ Cõi trí. Chính việc sử dụng đúng đắn trí tuệ là thành quả nổi bật. Điều này cũng được đặc trưng bởi ba giai đoạn:
a/ Giai đoạn mà trong đó thể trí là chủ-thể-nhận các ấn tượng từ thế giới bên ngoài, xuyên qua năm giác quan và não bộ. Đây là một tình trạng tiêu cực, và trong đó, “các biến thái của nguyên khí suy tư” được gây ra thông qua các tác động của thế giới bên ngoài, và các phản ứng của thế giới cảm dục.
b/ Giai đoạn mà trong đó thể trí bắt đầu các hoạt động riêng của nó, và trong đó trí tuệ là một yếu tố chiếm ưu thế. Mặc dù bị đưa vào hoạt động bởi các yếu tố liệt kê ở trên, nó cũng đáp ứng với các luồng tư tưởng của cõi trí nữa, và trở nên cực kỳ linh hoạt như là kết quả của hai sự tiếp xúc này. Ngoài các điều này, một hoạt động thứ ba bất ngờ xảy ra (supervenes), nơi đó nguyên khí lý luận tác động lên thông tin thu được theo hai cách này, thiết lập các dòng tư tưởng riêng của nó, và đưa ra các hình tư tưởng của chính nó, cũng như ghi nhận các hình tư tưởng của những người khác.
c/ Giai đoạn trong đó linh hồn, nhờ định trí và tham thiền, thành công trong việc áp đặt các ý tưởng và các ấn tượng của nó lên thể trí được giữ “ổn định trong ánh sáng” và nhờ thế giúp cho thể trí đáp ứng với các ấn tượng và các tiếp xúc phát ra từ thế giới chủ quan và tinh thần. (LVHLT, 227)

Xem: Xem Rộng Trí Tuệ là Cung 1 – 4 – 5

Xem:TH về Cõi trí, Thể trí (Thượng, hạ trí), Cung Thể Trí

  a/ Hậu thiên khí (Aether) ….…  Cõi Niết Bàn (Atmic plane) b/ Phong (Air)         …………….. Cõi Bồ Đề (Buddhic plane) c/ Hỏa (Fire)         ……….. Cõi Trí (Mental plane) d/ Thủy (Water) ………….. Cõi cảm dục (Astral plane) e/ Địa (Earth)        ……… Cõi Hồng Trần (Physical plane) (LVLCK, 185)

+ Cõi Vật Chất: Tập hợp các cõi vật chất, tức là cõi hồng trần, cõi cảm dục và cõi hạ trí (lower mental plane); (GLTNVT, 104)

+ Vật chất và dĩ thái và những từ đồng nghĩa - Matter and ether are synonymous terms:
Bảy cõi giới chính này thuộc thái dương hệ của chúng ta là bảy cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ, chúng ta có thể từ đó thấy được lý do được Bà H. P. B. nhấn mạnh về sự kiện rằng vật chất và dĩ thái là những từ đồng nghĩa và rằng chất dĩ thái này được thấy ở dạng này hay dạng khác trên tất cả các cõi giới, và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, được gọi một cách không phân biệt là mulaprakriti hay vật chất tiền di truyền nguyên thủy, và khi được phân hoá bởi Fohat (hay Lực năng lượng sống, Thượng Đế thứ ba hay Brahma), nó được gọi là prakriti, hay vật chất. (TCF/ LVLVT, 118)

Loài người khác với loài thú ở chỗ có được sự thông tuệ, biết biện luận bằng lý trí. Vì thế, trong Minh triết Vô thủy, Giáo Lý Bí Nhiệm của thế gian, con người thường được gọi là “con của trí tuệ”. Chính trí tuệ giúp cho con người có ý thức về biệt ngã (sense of individuality), có ý thức về sự cá biệt của mình, đó là Chân Ngã.(ASCLH, 318)
Dân nước Chúa là người có các quyền năng được kềm chế bởi rung động vượt trội (dominant vibration) của cung linh hồn, còn bộ máy bén nhạy bên trong đang rung động với mức độ mà đến lượt cung linh hồn lại đang tái định hướng về phía cung Chân Thần và được cung này kềm chế.   (TLHNM II, 17–18)

+ Con đường quy nguyên: Như người ta biết rõ, nhà huyền linh học hoạt động theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan đến Con đường Qui Nguyên.(LVLCK, 987)

– Bốn giai đoạn của Con đường Qui Nguyên:

a/ Chính giai đoạn tiến hóa.

b/ Giai đoạn Con đường Dự

c/ Giai đoạn Con đường Đệ tử.

d/ Giai đoạn Con đường Điểm đạo.(CVĐĐ, 476)

+ Nhờ con đường Quy nguyên, nhân loại được rút ra khỏi sự chú trọng vào ngoại cảnh, bắt đầu nhận ra và ghi nhận các tri thức hữu thức nội tâm của những gì không có tính chất hiện tượng, để rồi, nhờ vào diễn trình tiến hóa, đạt được một trình độ phát triển mà trong đó một số người có thể noi theo con đường này từ ý thức hồng trần (physical consciousness) đến ý thức tình cảm và từ ý thức tình cảm (emotional consciousness) đến ý thức trí tuệ (mental consciousness).  (GDTKNM, 27)

+ Con đường ly nguyên đưa vào vật chất. (CTHNM, 569) 

+ Con đường ly nguyên: Huynh đệ hắc đạo dồn hết thì giờ vào các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, hay là Con Đường Ly Nguyên. (LVLCK, 987)

Hãy dọn mình hứng chịu cô đơn. Đó là định luật. Khi một người tự tách rời khỏi những gì liên quan đến thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí của mình và an trụ vào Chân Ngã thì việc đó tạo ra một chia cách tạm thời. Phải cố gắng chịu đựng và vượt qua tình trạng này, sau này, nó sẽ đưa đến một mối liên hệ chặt chẽ hơn với tất cả những ai cộng tác với vị đệ tử qua nghiệp quả của các tiền kiếp, qua công tác tập thể và qua hoạt động của vị đệ tử (lúc đầu xảy ra hầu như vô thức) để tập hợp lại những người mà sau này y sẽ làm việc thông qua họ.  (ĐĐNLVTD, 76)
  Một trong các điều kiện ban đầu mà vị đệ tử phải bồi đắp, ngõ hầu nhận thức được thiên cơ và được Chân Sư sử dụng là trạng thái cô tịch. Trong cô tịch, đóa hoa của linh hồn mới phát triển; trong cô tịch, mới nghe được tiếng nói của Linh Ngã; trong cô tịch, các năng lực và ân huệ của Thượng Ngã mới có thể bắt rễ và trổ hoa trong Phàm Ngã. Cũng trong trạng thái cô tịch, Chân Sư mới có thể tiếp cận và tạo ấn tượng lên linh hồn tĩnh lặng những tri thức mà Ngài tìm cách truyền đạt, những bài học cần phải học, phải lĩnh hội. Trong trạng thái tịch lặng, người ta mới nghe được diệu âm (sound).      (LVHLT, 13)
  Như đã nêu rõ trong Minh triết Nội môn (Esoteric Buddhism), người Ai Cập, cũng như người Hy Lạp và La Mã, cách đây vài ngàn năm, đều là “tàn dư (remnants) của giống dân Atlant–ryans” – người Ai Cập thuộc giống người Atlant xưa hơn, ở đảo Ruta, hậu duệ của giống dân cuối cùng thuộc đảo đó, các đệ tử được điểm đạo của Ai Cập đã thuật lại với Solon (638?–?559 trước TC., một trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp–ND) câu chuyện về việc biến mất bất ngờ của đảo Ruta này. Triều đại (Dynasty) nhân loại của người cổ Ai Cập bắt đầu với Menes (có khi viết là Mena, phát triển năm 3400 (3500?) trước TC., vị vua đầu tiên của Triều đại thứ nhất (Thinite) của Ai Cập–ND) có được tất cả kiến thức của người Atlantis mặc dù trong mạch máu của họ không còn dòng máu Atlant nữa. Tuy nhiên, họ đã bảo tồn được mọi kiến thức cổ đó.     (GLBN III, 434)
  Khi dùng từ ngữ “cơ cấu” trong các giáo huấn này là tôi đề cập tới các khía cạnh khác nhau của vận cụ (instrument), thể (body) hay bản chất hình hài (form nature) mà mọi linh hồn tìm cách biểu hiện qua đó. Do đó, tôi đề cập tới:
  • Thể xác trọng trược.
  • Thể dĩ thái.
  • Thể cảm dục.
  • Thể hạ trí (CTNM, 2–3)

+ Việc nghiên cứu về 7 cung khiến cho tính nhị nguyên của con người được giải quyết, với sự thông tuệ lớn lao hơn (EP 119/120)

- Khi bản chất thực sự của bảy cung được hiểu biết, và khi tác động của chúng lên nhân loại trong việc thể hiện bảy loại người cũng được thông hiểu, bấy giờ chúng ta sẽ tiếp cận chủ đề về tính nhị nguyên của con người với trí thông tuệ lớn lao hơn. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn bản chất của các mãnh lực vốn cấu thành hết cái này đến cái khác trong những nhị nguyên này. Đây là khoa học bí truyền thực sự.

Khoa học về bảy tính chất, hay cung, và ảnh hưởng của chúng trên vô số hình tướng mà chúng uốn nắn và tiếp sinh lực, là cách tiếp cận mới sẽ đến, cùng với phương pháp đúng đắn về việc đào tạo và phát triển gia đình nhân loại. Khoa học công truyền hiện đại biết nhiều về hình tướng bên ngoài, hay khía cạnh vật chất, và bản chất điện của nó. Khoa học bí truyền biết nhiều về bản chất của các năng lượng và những tính chất chủ quan vốn nhuốm màu và quy định hình tướng. Khi hai kiến thức này được mang lại với nhau một cách thông minh, chúng ta sẽ phát triển một khoa tâm lý chân thật hơn và chính xác hơn, và một khoa học mới về văn hóa nhân loại. Lúc bấy giờ, công việc của con người đang hợp nhất – con người, là thực thể tâm linh, và con người, là linh hồn điều khiển – sẽ tiến nhanh về phía trước. Một kiến thức về các cung cùng với các khuynh hướng và năng lượng của chúng sẽ mang nhiều sự giác ngộ cho những người phụng sự trong lĩnh vực của những khoa học khác nhau …

- Việc nghiên cứu về 7 cung sẽ làm sáng tỏ kiến thức về bản chất của con người (E PI 4-6);

(Trích từ tài liệu tóm lược Tâm lý học nội môn - Khóa GQ - MF)

Tâm lý học hiện đại, về mặt thực nghiệm và học thuật, đã làm rất nhiều để thu thập thông tin về cách thức mà con người hoạt động, điều gì là bản chất của các phản ứng của y, năng lực của bộ máy tư tưởng của y và tính chất của bộ máy thể xác của y, cách thức tư duy và tổng số các phức cảm, các rối loạn tâm thần, các rối loạn thần kinh, các bản năng, các trực giác và sự định hình trí tuệ của y, mà y chắc chắn có … Những gì tôi tìm cách làm, và sự đóng góp mà tôi muốn thực hiện cho chủ đề này, phải phù hợp với sự nhấn mạnh mà chúng ta sẽ đặt vào bản chất của nguyên khí tích hợp được tìm thấy trong tất cả các hình thức cố kết, và vào cái mà ta có thể (vì thiếu một từ hay hơn) gọi là linh hồn hay bản ngã.

Việc nghiên cứu về 7 cung sẽ đưa ra một phương pháp phân tích thực tiễn (EP I, 8)

+ Cung (ray): Một dòng thần lực (Chuyên hóa) hay 01 phân thân. Thái Dương Thượng Đế hay là Đại thiên địa, biểu lộ qua 3 cung chính yếu và 4 cung thứ yếu. Chân Thần hay tiểu thiên địa cũng biểu lộ qua 3 cung như trên (LVLCK, 90)

+ Định nghĩa Ray - Cung năng lượng: Để chỉ một thần lực hay loại năng lượng đặc biệt, với tầm quan trọng dựa vào tính chất mà thần lực đó thể hiện, chứ không dựa vào trạng thái hình hài mà thần lực đó tạo ra.(TLHNM, 316)

+ Bảy luồng năng lượng/ Thần lực của Thượng Đế; 7 nguồn sáng vĩ đại. Mỗi nguồn sáng biểu hiện cho một Thực Thể Thông Linh vũ trụ. Gồm 3 Cung trạng thái và 4 thuộc tính (ĐĐNLVTD, 224):

Cung 1: Quyền lực - Ý chí (Tinh thần): Biểu diễn qua tính khí căn bản của nhà Lãnh tụ hay Thủ lĩnh.

Cung 2: Minh triết và Bác ái (Tâm thức Bồ đề = Trực giác Tinh thần). Bậc đạo sư là điển hình của Cung này.

Cung 3: Hoạt động Sáng tạo (Thượng trí). Sự thông hiểu là chủ yếu của nó và Triết gia là Đại biểu của nó.

Cung 4: Hài hòa qua xung đột; Tâm thức làm cho chơn ngã với phàm ngã hội tụ (Là thấu kính tụ tập các Cung 5,6,7 lại). Đặc trưng nổi bật của nó là sự đẹp đẽ và hài hòa = Nghệ sĩ các loại là đại diện

Cung 5: Cung Kiến thức - Khoa học (Hạ trí thuộc phàm ngã). Nhà khoa học mẫu điển hình.

Cung 6: Sùng tín Nhất tâm = Với bản chất xúc cảm hoặc dục vọng. Người sùng tín mọi tôn giáo thuộc loại này.

Cung 7: Trật tự - Nghi lễ - Thể xác biểu diễn Quyền năng của Cung 1 đang tác động. Người vốn yêu thích hoạt động có trật tự, chính xác và đầy sự rực rỡ huy hoàng.

+ Bảy cung NL, mỗi cung có đặc tính chuyển động: Cung 1; 7 - Thẳng; Cung 2; 4; 6 - Xoay vòng; Cung 3; 5 - Zíc zắc, ngừng nghỉ ( Nguồn )

+ Bảy Cung có liên hệ chặt chẽ với 7 ngôi sao của chòm Đại Hùng Tinh (Cũng biến phân 3 và 4) và Thất Tỷ Muội và Tua Rua (CTHNM, 41)

+ Xem: Năng lượng 7 Cung;

Cõi ảo tưởng (Plane of illusion, cõi huyễn tưởng): Cõi ảo tưởng vốn là cõi cảm dục. (TLHNM II, 189)

- Mahar Prajapatya : Thế giới Christ, tương ứng với cõi Bồ Đề (X. Cõi và trạng thái tâm thức). (ASCLH, 298)

- Cõi Bồ-đề: Cõi Bồ-đề là cảnh giới của trực giác và bác ái đại đồng. Bồ-đề là một năng lượng thành phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, cùng với ý chí tinh thần (Atma) và thông tuệ tinh thần (Manas).(MQ-Hình dung và 7 Cung) - Cõi Bồ Đề tức là cõi trực giác (LVHLT, 383).

Cõi thứ tư hay cõi Bồ Đề, cõi của vũ trụ chúng ta, trong cõi này vẫn còn nhị nguyên tính (duality) nhưng không còn sự phân chia (separation). (MTNX, 182)

- Cõi Bồ-đề: Tiến ‘lên cao’, cảnh giới kế tiếp là cõi thứ tư, tức là cõi bồ-đề hay cõi của trực giác, lý trí thuần khiết, sự điều hòa và phản ánh nguồn Bác ái Đại đồng. Bồ-đề là năng lượng thành phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, gọi là “tam nguyên tinh thần”. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức)    

+ Nội cõi giới: Cõi bên trong là cõi của các nguyên nhân và các xung lực (impulses), của tư tưởng và ham muốn (of thought and desire). (SHLCTĐ, 352)

+ Cõi cảm dục (Cõi Trung giới; Cõi Dục giới): – Tất cả các bạn đều đang hoạt động ở một mức độ nào đó trên cõi ảo tưởng và ảo cảm, và đối với các bạn, thế giới ảo tưởng có thật và cõi cảm dục đối với bạn là có thật. Nhưng tôi có thể nói: đối với các thành viên đã được điểm đạo của Đại Bạch Giai thì cõi cảm dục không có thật. Các vị này không hoạt động trên phân cảnh ý thức đó vì cõi cảm dục là một trạng thái tri thức rõ rệt cho dù (theo quan điểm tâm linh), nó không thật sự hiện tồn. Nó biểu hiện cho đại công tác sáng tạo của nhân loại qua bao thời đại và là sản phẩm của sự tưởng tượng “giả tạo” và hoạt động của bản chất tâm thông thấp. Khí cụ của công tác sáng tạo của nó là bí huyệt xương mông và bí huyệt nhật tùng. Khi các năng lượng tìm cách biểu hiện qua hai bí huyệt này được chuyển hóa và đưa tới bí huyệt cổ họng và tim nơi người tiến hóa, bấy giờ, những người vượt trội nhất trong nhân loại sẽ biết được rằng cõi cảm dục không có thật. Bấy giờ, họ sẽ hoạt động mà không có ấn tượng của nó và nhiệm vụ giải thoát nhân loại ra khỏi tình trạng nô lệ của sáng tạo riêng của nó sẽ diễn tiến nhanh chóng. (SHLCTĐ, 40)
+ Cõi cảm dục là cõi của ảo tưởng, của ảo cảm và của một cách trình bày lệch lạc về thực tại (LVHLT, 222)
+ Kinh tế: Toàn bộ tình hình kinh tế hiện đại có bản chất cảm-dục; nó là hậu quả của sự ham muốn và là kết quả của việc sử dụng ích kỷ nào đó các lực vật chất. Nóng và lạnh, như chúng ta hiểu, theo một cách đặc biệt nhất, là kết quả của sự tương tác của các cặp đối ứng, và là một đường lối nghiên cứu huyền bí thú vị,..(LVHLT, 225)

+ Cõi ảo tưởng (plane of illusion) là cõi cảm dục (TLHNM II, 189)
- Dĩ Thái Cảm dục: Với dĩ thái, ấn tượng luôn là có ánh sáng như sao, chói rực, lấp lánh, dùng để chỉ cõi tình cảm. Thật là lý thú với thí dụ về tác dụng của cõi cảm dục lên não bộ con người, khi không được biết rõ, nó sẽ đảo ngược sự thật và thấy các sự vật ở tình trạng lộn ngược. Cái bề ngoài của cõi cảm dục khi được thấy lần đầu tiên một cách rõ rệt bởi “con mắt mở rộng” của người tìm đạo là một đám sương mù dày đặc, hỗn độn, hình hài biến đổi, màu sắc xuyên thấu nhau và trộn lẫn nhau và có dáng vẻ biến ảo đến nỗi sự vô vọng của việc khó khăn này dường như lấn áp tất cả. Nó không phải là ánh sáng, hoặc lấp lánh như sao, hoặc trong suốt. Hiển nhiên, đó là một khối lộn xộn, không thể xuyên qua được, vì đó là nơi hội tụ của các mãnh lực. Bởi vì các mãnh lực trong chính cơ thể của người tìm đạo cũng hỗn độn nên y trộn lẫn với sự hỗn độn chung quanh đến nỗi mà lúc đầu, linh hồn đứng bên ngoài hầu như không thể tách rời cơ cấu cảm dục của riêng mình ra khỏi cơ cấu cảm dục của nhân loại nói chung, và ra khỏi cơ cấu cảm dục của thế giới.
Bấy giờ, một trong các điều đầu tiên mà người tìm đạo phải học là tách rời hào quang của riêng mình trong ý thức tình cảm ra khỏi hào quang của môi trường quanh mình và phải mất nhiều thời giờ mới học được điều này. Lý do của việc này là một trong các tính chất đầu tiên trên đường đệ tử là phân biện, vì chính nhờ dùng thể trí như là dụng cụ phân tích, gạn lọc mà thể cảm dục mới được kềm chế.
- Cõi cảm dục là cõi của ảo tưởng, của ảo cảm và của cách trình bày thực tại bị méo mó. Lý do là vì mọi con người trên thế gian đều đang vướng bận với chất cảm dục và sức mạnh của dục vọng nhân loại và dục vọng của thế giới luôn luôn tạo ra sự “vẽ vời” và xây đắp hình hài vốn dẫn đến các hiệu quả cụ thể nhất đối với chất cảm dục. Dục vọng cá nhân, dục vọng quốc gia, dục vọng của giống dân, dục vọng của nhân loại nói chung, cộng với dục vọng do bản năng của tất cả các sinh linh dưới nhân loại tạo ra một sự thay đổi và chuyển dời thường xuyên chất liệu của cõi này. Ngoài ra còn việc tạo nên các hình hài tạm thời, một số đẹp đẽ hiếm thấy, một số không đẹp và có sinh khí do năng lượng cảm dục của tác nhân tạo ra chúng. Thêm vào các hình hài này có các màn cảnh mà chúng ta gọi là “tiên thiên ký ảnh” có liên hệ đến lich sử của quá khứ, cộng với các hoạt động của các sinh linh thoát xác đang vượt qua cõi cảm dục, hoặc là lìa trần, hoặc là đi đầu thai, cộng với ước vọng mạnh mẽ được thanh lọc và sáng suốt của các siêu nhân, kể cả các vị thuộc Thánh Đoàn trong hành tinh, và toàn thể các mãnh lực hiện diện thật kỳ diệu. Tất cả đều đang tác động lên, chung quanh và xuyên qua mọi người tùy vào năng lực thể xác y và tình trạng của các trung tâm lực của y mà y đáp ứng được. Xuyên qua bức tranh toàn cảnh huyễn ảo này, người tìm đạo phải tạo con đường cho mình, tìm ra manh mối hoặc sợi chỉ sẽ dẫn y ra khỏi mê cung, và bám chặt vào từng mảnh nhỏ của thực tại khi nó bộc lộ ra cho y, học cách phân biệt điều chân thật với ảo giác (glamour), cái thường tại với cái vô thường, và điều chắc chắn (certainty) với cái hư ảo (unreal). Như Cổ Luận giảng:
“Người đệ-tử hãy nắm lấy cái đuôi của con rắn minh-triết, và khi đã nắm chặt nó, y hãy theo nó vào trung tâm sâu nhất của Phòng Minh-Triết (Hall of Wisdom). Y đừng để bị dẫn vào cái bẫy do con rắn của ảo giác đặt ra cho y, mà y hãy nhắm mắt lại trước các họa tiết đầy màu sắc trên lưng của nó, và đóng chặt đôi tai của y trước những giai điệu trong tiếng nói của nó. Y hãy nhìn thấy viên ngọc, đặt ở trán của con rắn mà y đang nắm đuôi của nó, và nhờ ánh sáng chói lọi của viên ngọc, y hãy băng qua các phòng ảo giác lầy lội”. (LVHLT, 221–222)

+ Cõi Cảm dục: Bản chất và chức năng của nó ở vai trò là bãi chiến trường của các giác quan, và là nơi mà từ đó huyền thuật được tiến hành (LVHLT, 235)

+ Cõi cảm dục là cõi mà nơi đó con người trải qua ba giai đoạn của ý thức:
a/ Qua bộ máy cảm giác, con người có được ý thức trong thế giới sắc-tướng, và phát triển khả năng phản ứng lại với các sắc-tướng này bằng sự minh-triết và sự thông tuệ. Y chia sẻ ý thức này với thế giới động vật, mặc dù y vượt xa chúng trong một số khía cạnh, nhờ vào việc y sở hữu một thể trí biết phối hợp và biết hợp tác.
b/ Sự nhạy cảm, hay là sự nhận thức về các tâm trạng, các cảm xúc và các cảm giác, các dục vọng và các khát vọng, vốn có các gốc rễ của chúng từ bên trong y, trong nguyên khí ngã thức, hay trong nguyên khí ahamkara, như nhà huyền linh học (vốn yêu thích các thành ngữ khó hiểu) thường hay gọi nó. Y chia sẻ điều này cùng với đồng loại của mình.
c/ Sự nhận thức tâm linh hay sự nhạy cảm với thế giới tâm linh, và trạng thái cảm nhận về tâm thức cao siêu. Điều này có các nguồn gốc của nó trong linh hồn, bao hàm địa vị thống trị của bản chất trí tuệ, và chính năng lực đó làm cho y thành một nhà thần bí. Y chia sẻ nhận thức này cùng với tất cả các đệ-tử và đó là phần thưởng của các chiến thắng đã đạt được của kinh nghiệm cõi cảm dục của y (LVHLT, 227)

+ Cõi Tình Cảm/ Cảm Dục: Đó là cõi tình cảm, tức là Kurukshetra, hoặc cõi của ảo tưởng, nơi mà đất (bản chất hồng trần) và nước (bản chất tình cảm) gặp nhau (LVHLT, 244)

– Phân cảnh thứ tư của cõi cảm dục nắm giữ đa số nhân loại khi họ qua đời. (LVHLT, 374)
– … Trong giai đoạn cuối cùng của lịch sử nhân loại (trong căn chủng thứ bảy), cõi cảm dục sẽ không còn tồn tại nữa. (CTNM, 487)
– Cõi cảm dục dứt khoát là một trạng thái ý thức, cho dù (theo khía cạnh tâm linh) nó không thực sự tồn tại. (SHLCTĐ, 40)

Cõi hiện tượng (world of phenomena, phenomenal world, Yedhamma- Thư của Ch.S., 256): Là ba cõi tiến hóa của con người (three worlds of human evolution). (GDTKNM, 60)

+ Cõi hồng trần (Physical plane/objective plane – CTNM, 1, cảnh giới hồng trần): Gồm 7 phân cảnh (cõi phụ) từ thấp (thứ bảy) lên cao (thứ nhất):
1/ Phân cảnh một … Phân cảnh vi tử (Atomic subplane) … Vật chất vi tử (Atomic matter).
2/ Phân cảnh 2 … Phân cảnh á vi tử (sub–atomic) … Chất ether II (Dĩ thái II).
3/ Phân cảnh 3 … Phân cảnh siêu dĩ thái (super etheric) … Chất ether III.
4/ Phân cảnh 4 … Phân cảnh dĩ thái thứ nhất … Chất ether IV.
5/ Phân cảnh 5 … Phân cảnh chất hơi (gaseous subplane) … Chất hơi (gas).
6/ Phân cảnh 6 …… Chất lỏng (liquids).
7/ Phân cảnh 7 …… Chất đặc (solids). (LVLCK, 94 và ASCLH, 323)

+ Cõi Hồng trần: Để hiểu được sự Cấu tạo của Con người, chúng ta bắt đầu với cảnh giới thấp nhất, là cõi thứ bảy, hoặc cõi hồng trần và thấy rằng nó được chia làm hai phần: Môi trường hồng trần thô trược mà con người có thể xác của mình trong đó, và cõi dĩ thái, bao gồm năng lượng/chất liệu tinh tế hơn cung cấp sinh lực cho thể xác (MQ tổng hợp, tr 80)

+ Cõi hồng trần là cõi của kinh nghiệm thiết thực ở trong và xuyên qua vật chất. Đó là cõi của sự thể hiện ra ngoài (externalization), và tùy theo tình trạng và mức độ phát triển của con người nội tâm mà hình thức bên ngoài và các hoạt động của nó cũng sẽ như thế. Cõi hồng trần là cõi của kinh nghiệm thiết thực ở trong và xuyên qua vật chất. Đó là cõi của sự thể hiện ra ngoài (externalization), và tùy theo tình trạng và mức độ phát triển của con người nội tâm mà hình thức bên ngoài và các hoạt động của nó cũng sẽ như thế đó (LVHLT, 226)

+ Cõi hồng trần vũ trụ. Đây là lực (ngoài và trong) của chính thái dương hệ và của không gian bao quanh. Nó có thể được xem như các lực của prana, tuôn đổ qua thể dĩ thái của Thượng Đế (bốn cõi phụ cao của chúng ta) vốn là dương so với ba cõi thấp hơn, đang thấm nhuần ba cõi thấp này (một phản ảnh trong vật chất, hay là trong trạng thái Brahma, của sự hợp nhất của Phụ-Mẫu) và tạo ra biểu lộ cụ thể thuần túy. Điều này giải thích tại sao thể xác có sự kiềm chế như thế trong các giai đoạn dài của sự tiến hóa của con người, vì mãnh lực thuộc loại năng lượng này tất nhiên được cảm nhận mạnh hơn nhiều so với các lực khác. Chính mãnh lực thiên thần, và vật chất, vốn rất gần gũi với chúng ta cũng như lừa dối chúng ta một cách mạnh mẽ. Ở đây có tàng ẩn bí mật của ảo lực (maya), và cũng ở đây được thấy bí ẩn của ảo tưởng (illusion). Đối với con người, nơi đây chứa giai đoạn lớn thứ nhất của trận chiến cho ngã thức đầy đủ, và cho việc huyền đồng (identification) với phương diện-Chúa (God-aspect), chớ không phải với phương diện-vật chất. Ở đây ẩn tàng lý do huyền linh giải thích tại sao con người được gọi bằng tên của cha chớ không phải tên của mẹ của y. Khi con người đã chi phối được các tinh hoa thiên thần của cõi trần, thì y kiểm soát kế tiếp các tinh hoa thiên thần của cõi cảm dục và chi phối các tinh hoa cõi trí. Nhờ đạt được điều này trong bản thể riêng của mình, bấy giờ y có thể an toàn trở thành một nhà huyền thuật và tiếp xúc, kiểm soát và hoạt động với các devas có liên quan đến các kế hoạch của Hành Tinh Thượng Đế. Khi nhận ra ba loại thần lực này, con người sẽ tìm được chìa khóa đưa đến cái bí ẩn về các trung tâm lực của mình. (TCF/ LVLCK. 625)

sgsdgfdjfgkghkghkkhgjklhjlhjlhlhgkhlhjh Xem ảnh
+ Đời sống ở cõi giới xám sau khi chết là do sự vướng mắc của thể tình cảm và thể sinh lực. Nhiều người không có đức tin rõ rệt nào vào sự sống bên kia cửa tử, tuy thế họ lại khao khát muốn tiếp tục sự sống. Họ thường nói một cách mơ hồ với bạn rằng họ tin có trạng thái hậu tử (an after–state), nhưng rốt lại họ rất nghi ngờ. Vì không có sự sống nào trừ sự sống hồng trần là có ý nghĩa đối với họ, họ liều lĩnh bám chặt vào xác thân đến mức mà sau khi chết, chất dĩ thái không thể rút hết ra khỏi chất hồng trần trọng trược (dense physical matter) như các trường hợp thông thường. Bấy giờ, một lúc lâu sau khi chết, con người vẫn còn ở tình trạng không phải là cõi trần, mà cũng không phải là cõi sau khi chết. Người ấy còn giữ lại một số lớn chất dĩ thái (etheric matter), chất này ngăn không cho y vận dụng các giác quan thuộc thể cảm dục (astral senses) một cách trọn vẹn đầy đủ, cho nên y không thể chuyển qua cõi cảm dục theo ý muốn, mặt khác, y không thể ở lại cõi trần vì y đã mất liên lạc với cõi ấy mặc dù vẫn còn một số chất dĩ thái ở lại quanh y. Thế là y bị treo trong cái đôi khi được gọi là cõi giới xám. Trong tình trạng này, y chỉ có đôi chút ấn tượng của mỗi cõi, nhưng y ở trong tình trạng rất không ổn định, luôn luôn tranh chấp để có được cuộc sống đầy đủ ở nơi này hoặc nơi kia. Mọi điều đó đều có thể rời khỏi y trong thoáng chốc nếu y chịu buông ra, nhưng thường thường phải mất một thời gian dài trước khi y có thể làm được thế. (GLASTĐĐ, 389)
Thành phần: Các cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông của Thành Đô Group Thành phần được dự họp: Các cổ đông sở hữu ????? vốn điều lệ phải được mời tham dự họp đạihội đồng cổ đông thường niên và bất thường 
1- Nhân sự: 07 người; Nguyên tắc biểu quyết: Hơn nửa số người tham dự họp; Nhiệm kỳ 05 năm + Chủ tịch HĐQT: Phan Viết Trường + Các Phó chủ tịch: Theo điều lệ 2- Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn: + Theo Điều lệ: Xem tại đây + HĐQT quy định về Chủ tịch HĐQT: Xem tại đây
Gồm những người là chuyên gia chuyên sâu trong các lĩnh vực liên quan như: Tài chính, Ngân hàng, Kiểm soát, Kiểm toán, Kế toán, Đất đai ....Họ làm việc theo vụ việc, có thể đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu.
Gồm các thành viên là các chính khác đang làm việc hay đã nghỉ hưu, có khả năng vận động hành lang giúp Tập đoàn hoàn thành các mục tiêu kinh doanh theo vụ việc
Ban quản lý các dự án đầu tư Cơ cấu tổ chức: 01 Trưởng ban; 1-5 chuyên viên Nhiệm vụ và quyền hạn: Chịu trách nhiệm về triển khai lập dự án đầu tư sau khi có chủ chương đầu tư; Triển khai dự án đầu tư đảm bảo An toàn - Tiến độ - Chất lượng - Hiệu quả; Trưởng Ban: Phạm Văn Thuận
Ông: Phạm Phú Cường - Tổng Giám đốc ( Lâm thời ) Phó TGĐ: Do Chủ tịch HĐQT đề xuất/ Quyết định theo thẩm quyền nêu trong Điều lệ Tập đoàn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Xem tại đây

Phàm ngã đi từ NGOÀI vào TRONG, trong khi đó Linh hồn hoạt động từ TRONG ra NGOÀI. Sự tương phản giữa phẩm tính tâm thức của linh hồn và phàm ngã   PHÀM NGà                       LINH HỒN Thương thân xót phận              Từ ái Vô min                           Thông hiểu và Minh triết Chia rẽ                                   Bao gồm Tự cao tri thức               Thông tuệ Sáng tạo Giảo hoạt                               Nhân ái Ưa tranh cãi                           Hòa giải Tính khí thất thường                Điềm tĩnh Tầm nhìn hạn hẹp          Chuyên gia – Chuyên viên Nghi ngờ                             Khám phá chân lý Nhắm mắt tin theo               Nhìn xa trông rộng Không thỏa hiệp                       Tập trung Không chịu thay đổi                  Hợp tác Chỉnh chu quá mức       Tổ chức đúng mục đích Xem Tâm thức Phàm ngã và Linh hồn Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO: Các Qui luật này là những điều hướng dẫn giúp chúng ta trở về Nguồn cội tinh thần của mình (MQ-Tâm thức) Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình. Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ. Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Và cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình. Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ. Đoạn 5. Mỗi Khách hành hương trên Đường đạo phải mang theo những gì y cần: một bầu lửa, để sưởi ấm các bạn đồng hành; một ngọn đèn với những tia sáng chiếu ra từ tâm của mình và cho các bạn đồng hành thấy bản tính sự sống ẩn tàng nơi mình; một túi vàng, y không vung vãi trên Đường, mà để chia sẻ cho người khác; một chiếc bình niêm kín, trong đó y mang theo toàn cả tâm nguyện của mình để đặt dưới chân Đấng đang chờ chào đón y ở cửa Đạo – một chiếc bình niêm kín. Đoạn 6. Khi dấn bước trên Đường, Khách hành hương phải có tai nghe tỏ rõ, bàn tay giúp đỡ, chiếc lưỡi im lặng, tâm hồn tự chủ, tiếng nói vàng, chân nhanh nhẹn, mắt rộng mở đón nhận ánh sáng. Y biết mình không độc hành.
Cõi Atma: Cõi thứ ba, “Cõi Tinh thần hoặc Cõi Atma”, là cảnh giới phản ánh Ý chí Đại đồng. Nó biểu lộ năng lượng “atma”, cũng là một phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, cùng với bác ái tinh thần (bồ-đề) và thông tuệ tinh thần (manas cao). Cả ba phương diện này hình thành “tam nguyên tinh thần”, như trình bày dưới đây trích từ Sơ đồ Sự Cấu tạo của Con người. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức)
Cõi Chân thần: Cõi thứ 2, hay cõi chân thần, là cõi thấp nhất mà tinh túy của chúng ta là Chân thần biểu lộChân thần tập trung trên cõi chân thần thường được gọi là “Tinh thần” hoặc “Chân ngã Tinh thần” của chúng ta. Chân thần hay là “lửa cao siêu nhất” trong cấu trúc của con người, vốn đồng nhất với sự sống thuần khiết.( GQ1.Con người và tâm thức)
+ Cõi Thượng Đế: Cõi thứ nhất, cõi thiêng liêng hoặc cõi của Thượng Đế, là cảnh giới cao nhất ghi trong Sơ đồ Sự cấu tạo của Con người và chỉ về loại chất liệu-năng lượng gọi là “Biển Lửa”. Loại chất liệu-năng lượng này là nguyên khí, phương tiện biểu lộ trên cõi hồng trần vũ trụ cho các Đấng cao cả như Đức Hành tinh Thượng Đế và Thái dương Thượng Đế của chúng ta. Trí thông minh của chúng ta chưa thể hiểu được cõi này. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức)_Nguồn: Thuật Ngữ bác Khá; Xem thêm: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

Trí Trừu tượng và Manas Thuần khiết Trên cõi phụ cao nhất tức là cõi phụ thứ nhất của cõi trí, có trụ điểm của trí trừu tượng. Cõi phụ cao nhất này là nơi có tư tưởng trừu tượng, và ở đây các ý tưởng (từ cõi bồ-đề) trở thành các khái niệm trừu tượng. Mức cao nhất này của cõi thượng trí, nơi manas thuần khiết biểu lộ, cũng lại là điểm thấp nhất của tam nguyên tinh thần – atma/bồ-đề/manas. Các ý tưởng phát sinh trong những phương diện cao của tam nguyên tinh thần lưu chuyển qua trí trừu tượng để trở thành tư tưởng trừu tượng. Từ đó chúng đi vào Linh hồn/hoa sen chân ngã để có được năng lượng thống nhất. Rồi chúng đi vào hạ trí để được cụ thể hóa với các chi tiết rõ rệt, và đi vào não bộ để biểu lộ qua hành động ở cõi trần. Các cõi cao hơn cõi Bồ-đề thì ngoài phạm vi của khóa học này và không được mô tả hoặc nêu chi tiết đầy đủ. Chúng chỉ được đề cập đến và mô tả rất vắn tắt. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức)

+ Các Điểm đạo đồ (EP II 207): Những linh hồn được kết nạp vào những bí pháp của Thiên Giới ... vốn không chỉ ý thức về phàm ngã tích hợp ... ... về bản thân họ là linh hồn, mà còn biết vượt qua mọi tranh cãi, rằng không có việc như là "linh hồn của tôi và linh hồn của anh", mà chỉ là "Đại Hồn". Họ biết điều này không chỉ như là một định đề trí tuệ, và như là một thực tại được cảm nhận, mà còn là một thực tế trong ý thức riêng của họ.(GQ1.1, tr 24,Trích dẫn TLHNM)

+ Các điểm đạo đồ: Có 9 bậc. Ở giai Sự ĐỒNG NHẤT HÓA với Chân Ngã đang xảy ra. Điều này khiến họ làm việc với Thiên Cơ và đưa việc phụng sự Thiên Cơ vào hiện thực, là mục tiêu của điểm đạo của Thánh Đoàn. Họ thông hiểu, thể hiện và làm việc với Thiên Cơ. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức).

+ Tại Địa cầu chúng ta, Đoàn thể đó gọi là Quần Tiên Hội hay là Thiên Đình và ngôi thứ (Xem nguồn - Chương 5):
1.) Chúa tể là Đức Ngọc Đế được 9 lần điểm đạo.
2.) Những vị Phật. Hiện giờ có 4 vị Phật được 8 lần điểm đạo là 3 vị Độc Giác Phật và một vị Phật Đạo Đức là Đấng Chí Tôn mà mình gọi là Đức Thích Ca.
3.) Dưới Phật là ba vị Tam Thanh được 7 lần điểm đạo. Đức Bàn Cổ - Đức Bồ Tát - Đức Văn Minh Đại Đế.
4.) Dưới Tam Thanh là 7 vị Đế Quân được 6 lần điểm đạo.
5.) Dưới Đế Quân là những vị Chơn Tiên (Chân Sư) được 5 lần điểm đạo.
6.) Dưới Chơn Tiên là 4 hạng đệ tử: - Những vị La Hán được 4 lần điểm đạo. - Những vị A na hàm được 3 lần điểm đạo. - Những vị Tư đà Hàm được 2 lần điểm đạo. - Những vị Tu đà Huờn được 1 lần điểm đạo.

Các Linh hồn thức tỉnh: Sự Tiếp Xúc Mặc Nhận này làm cho tâm thức nhận ra mục đích của kinh nghiệm, và đem nhóm người này vào dưới ảnh hưởng ngày càng tăng của linh hồn của họ. Do đó họ mang đến cho mỗi biến cố một năng lực thông minh để rút từ ​​những diễn biến mà họ đang chịu đựng một thành tựu nào đó cho sự sống của linh hồn. Họ đã học xem môi trường mà họ ở trong đó như là nơi thanh luyện, và là lĩnh vực phụng sự có kế hoạch của họ.

+ Biệt Ngã hóa: Con người bắt đầu hành trình của y trong Giới Nhân loại vào lúc “biệt ngã hóa”, khi y bước lên từ Giới Động vật dưới ảnh hưởng của linh hồn. Đầu tiên, y hơn một con vật một chút, và chỉ có các ham muốn vật chất của y. Sau đó, dần dần bản chất thấp của y – khía cạnh thiêng liêng thứ ba, được phối hợp với khía cạnh thiêng liêng thứ hai của linh hồn nhờ tiến trình “điểm đạo"; để qua rất nhiều kiếp sống, tâm thức Christ nội tại được đánh thức đi vào hoạt động nhờ kinh nghiệm trong hình tướng. Tiến trình này lên đến đỉnh điểm với “sự đồng nhất hóa” với Chân Ngã.
- Con người với Thiên Cơ – biệt ngã hóa, điểm đạo và đồng nhất hóa, gồm toàn bộ quá trình sự nghiệp của con người, từ lúc y xuất hiện vào trong giới nhân loại cho đến khi y chuyển ra khỏi nó ở cuộc điểm đạo thứ ba, và hoạt động tự do trong giới thứ năm, giới Thần Thánh (God). Tác động của linh hồn mang lại sự tiến hóa này. (Trích TLHNM)

+ Phàm ngã hay sự "Sự Biệt Ngã Phàm ngã" hoàn toàn:

- "Các Phàm ngã" được tích hợp, phối kết, và chưa chịu ảnh hưởng của linh hồn. "Tính bướng bĩnh và tự ái" của họ rất mạnh mẽ.

- Các Phàm ngã tách biệt và chia rẽ: và đây là định nghĩa thông dụng nhất cho "phàm ngã". Định nghĩa này xem mỗi con người như là một nhân vật. Nhưng thực ra, nhiều người chỉ là những con vật với các xung lực cao còn mơ hồ; trong khi những người khác là những người trung bình, bị ảnh hưởng bởi bản chất ham muốn của họ hoặc bởi những ý tưởng vốn không phải là của riêng họ.

- Các Phàm ngã là những người được phối kết và được tích hợp. Họ khỏe mạnh về thể chất, có sự kiểm soát cảm xúc, phát triển về trí tuệ, và đã hoàn chỉnh công cụ tuyến (glandular). Các tính chất thể xác, tình cảm và trí tuệ được hợp nhất và hoạt động như là một, tạo ra một bộ máy lệ thuộc vào ý chí của phàm ngã. Chính ở giai đoạn này xảy ra một khuynh hướng thiên về chính đạo hoặc thiên về tả đạo.

- Phàm ngã là những người của vận mệnh: họ có đủ sức mạnh ý chí để rèn luyện bản chất thấp sao cho họ có thể thực hiện một vận mệnh mà họ nhận thức một cách vô thức. Họ được chia thành hai nhóm: Những người không có sự tiếp xúc với linh hồn: họ bị thôi thúc tiến đến vận mệnh của họ bởi một ý thức về quyền lực, tự ái, tham vọng cao quý, một phức hợp tự tôn, và sự quyết tâm đạt đến đỉnh cao nhất của ngành nghề cụ thể của họ. Những người tiếp xúc với linh hồn ở mức độ nhỏ, mà phương pháp và động cơ của họ là một hỗn hợp của tính ích kỷ và tầm nhìn tâm linh.

- Tác động 2 của Linh hồn : Con người Yêu cầu Giúp đỡ: Các Linh hồn thức tỉnh: Sự Tiếp Xúc Mặc Nhận này làm cho tâm thức nhận ra mục đích của kinh nghiệm, và đem nhóm người này vào dưới ảnh hưởng ngày càng tăng của linh hồn của họ.

- Tâm Thức Arya: Con người Thông minh – Sự Biệt Ngã Phàm ngã Người tiến bộ có thể trí hoạt động ở nền văn minh phương Tây. Năng lượng cung của thể trí bắt đầu đổ vào, và từ từ tự khẳng định nó. Ý thức não bộ bắt đầu tổ chức và tiêu điểm của các năng lượng bắt đầu chuyển dần dần ra khỏi các luân xa thấp vào các luân xa cao. Phàm ngã tích hợp xuất hiện. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức) Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

Phản ứng tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch, phản ứng hợp hạch, trong vật lý học, là quá trình 2 hạt nhân hợp lại với nhau để tạo nên một nhân mới nặng hơn. Cùng với quá trình này là sự phóng thích năng lượng hay hấp thụ năng lượng tùy vào khối lượng của hạt nhân tham gia. Nhân sắt và nickel có năng lượng kết nối nhân lớn hơn tất cả các nhân khác nên bền vững hơn các nhân khác. Sự kết hợp hạt nhân của các nguyên tử nhẹ hơn sắt và nickel thì phóng thích năng lượng trong khi với các nhân nặng hơn thì hấp thụ năng lượng.

Xem đầy đủ

+ Cung 1: Ý chí, Quyền lực: Y là nhà lãnh đạo bẩm sinh trong bất kỳ và trong mọi sự nghiệp công....; Y có thể là kẻ trộm hay vị thẩm phán lên án y, nhưng y luôn ở đầu. - Áo choàng màu xanh của Ngài che đậy mục đích muôn đời của Ngài, nhưng trong lúc mặt trời mọc và lặn, thiên thể màu đỏ của của Ngài được nhìn thấy. - Lời Ngài là quyền lựcÁnh sáng của Ngài là điện. Sét là biểu tượng của Ngài. Ý chí của Ngài ẩn trong dự định của tư tưởng Ngài. Không có gì được tiết lộ. + Các Đức tính và các Tật xấu EPI 201-2 -   Các Đức Tính đặc biệt của Cung 1Sức mạnh, lòng can đảm, sự kiên định, sự trung thực, phát sinh từ sự vô úy tuyệt đối, năng lực cai trị, là khả năng nắm bắt những vấn đề lớn theo cách thức nhìn xa trông rộng, và năng lực xử lý con người và các biện pháp. -   Các Tật Xấu của Cung: Tự cao, tham vọng, bướng bỉnh, cứng rắn, kiêu ngạo, ham muốn kiểm soát người khác, ngoan cố, giận dữ. -   Các Đức Tính phải có: Sự dịu dàng, khiêm tốn, sự cảm thông, lòng khoan dung, kiên nhẫn. + Đặc Điểm - Mầu Sắc - Âm Thanh - Độ rung động của Cung (Nguồn: ( Xem Bảy đấng kiến tạo bảy cung GQ1 ...) Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung Xem: tóm lược về bảy cung  Xem: Đặc tính N.Lượng các Cung Phần 1phần 2 Xem: Cung Thể Xác - Cảm dục - Trí - Phàm Ngã - Linh hồn

+ Cung Hai: Bác ái-Minh triết: Vị Chúa Bác Ái này là vị uy lực nhất trong bảy cung, bởi vì Ngài ở trên cùng cung vũ trụ với Thái Dương Thượng Đế. Ngài tự biểu lộ chủ yếu qua Mộc Tinh, vốn là thể biểu lộ của Ngài
+ Biểu tượng của Ngài là sấm sétLinh từ vốn quay theo chu kỳ xuống các thời đại. Cung này được gọi là cung minh triết do ham muốn đặc trưng của nó đối với tri thức thuần túy và chân lý tuyệt đối – lạnh lùng và ích kỷ, nếu không có bác ái, và thụ động nếu không có nghị lực. Khi cả quyền lực và bác ái đều có mặt, bấy giờ bạn có cung của chư Phật và của tất cả các đại huấn sư của nhân loại
+ Các Đức tinh và Tật Xấu EPI 202-4: -   Các Đức Tính đặc biệt: Bình tĩnh, sức mạnh, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng, tình yêu chân lý, lòng trung thành, trực giác, trí thông minh rõ ràng, và tính khí thanh thản.
- Các Tật Xấu của Cung: Quá miệt mài học hỏi, sự lạnh lùng, thờ ơ với những người khác, coi thường những hạn chế về trí tuệ ở những người khác.
-
Các Đức Tính cần có: Lòng bác ái, lòng từ bi, vị tha, nghị lực.  (Xem Bảy đấng kiến tạo bảy cung GQ1....)
- Đặc Điểm - Mầu Sắc - Âm Thanh - Độ rung động của Cung
+ Bác Ái và Minh Triết - Cung 2 - Cung Âm chủ THU HÚT
- Bác ái, nhấn mạnh về phương diện “Tâm, Chữa lành, Cứu Rỗi”
-
Minh triết nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết (Tâm lý học NM 1 - Cung mềm):

Xem: Tổng hợp về Bái ái - Minh Triết
Xem Tứ vô lượng tâm;
Xem: TH về Từ Bi Hỷ Xả và Tình thương Bác Ái
Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung
Xem: tóm lược về bảy cung 
Xem: Đặc tính năng lượng các Cung Phần 1phần 2
Xem: Cung Thể Xác - Cảm dục - Trí - Phàm Ngã - Linh hồn

+ Phẩm tính Cung 3: Thông tuệ linh hoạt
-   Ưu điểm: Tầm nhìn rộng về tất cả những vấn đề trừu tượng, trí tuệ sáng tỏ, năng lực tập trung nghiên cứu triết học, kiên nhẫn, thận trọng, khả năng truyền đạt khái niệm, trí sáng tạo.
-   Nhược điểm: Tự cao về trí tuệ, lạnh lùng, cô lập, thiếu chính xác trong chi tiết, đãng trí, ương ngạnh, ích kỷ, tính chỉ trích thái quá đối với người khác.
+ Các Đức Tính và Tật Xấu EPI 204-5 (Xem Bảy đấng ...)
-  
Các Đức Tính đặc biệt: quan điểm rộng rãi về tất cả các vấn đề trừu tượng, mục đích chân thành, trí năng trong sáng, khả năng tập trung vào các nghiên cứu triết học, kiên nhẫn, cẩn thận, không có xu hướng làm phiền chính mình hoặc người khác về những chuyện vặt vãnh.
-   Các Tật xấu của Cung: sự tự hào về trí tuệ, sự lạnh lùng, cô lập, thiếu chính xác trong các chi tiết, đảng trí, ngoan cố, ích kỷ, hay chỉ trích những người khác.
-   Các Đức Tính cần có: Thông cảm, khoan dung, sự tận tâm, tính chính xác, nghị lực và lương tri. + Đặc Điểm - Mầu Sắc - Âm Thanh - Độ rung động của Cung
+ Cung 3 - Cung Phàm ngã của Hành Tinh Trái Đất thống trị con người, mang lại yếu tố phân biện thông qua hoạt động trí tuệ, và điều này sẽ cân bằng cái gọi là bản chất bác ái, và là ... nguyên nhân của sự phát triển tiến hóa của chúng ta; Trong ảnh hưởng quy định này có một manh mối cho sự đau khổ, sự bi thảm và nỗi đau trong thế giới ngày nay. (EPI-335/8)
Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung Xem: tóm lược về bảy cung 
Xem: Đặc tính năng lượng các Cung Phần 1phần 2
Xem: Cung Thể Xác - Thể Cảm dục - Thể Trí - Phàm Ngã - Linh hồn

+ Cung 4 là Cung Hài Hòa thông qua Xung Khắc, với màu đặc trưng của nó là màu vàng. Nhiều người có thể trí ở cung 4.
- Cảm xúc <> trực giác, tinh thần chiến binh, “phát triển” thông qua đau khổ, khủng hoảng, đấu tranh liên tục. Khuynh hướng hòa giải, yêu vẻ đẹp / phim / nghệ thuật / giải trí / sáng tạo.
( Năng lượng 7 cung - GQ/MF )

+ Phẩm tính Cung Bốn: Điều hòa qua Xung độ.

-   Ưu điểm: Tình thương mạnh mẽ, đồng cảm, can đảm về thể chất, rộng lượng, cởi mở, trí tuệ và nhận thức nhanh nhạy.

-   Nhược điểm: Lấy cái tôi làm trung tâm, âu lo, không chính xác, thiếu can đảm về đạo đức, nhiều ham muốn, biếng nhác, ngông cuồng.

Các Đức Tính và Tật Xấu EPI 205-7 (Xem Bảy đấng ....)

-   Các Đức Tính đặc biệt: Tình cảm mạnh mẽ, sự thông cảm (Cảm tình), can đảm thể chất (Liều mạng), lòng quảng đại (Rộng lượng), sự tận tâm (Sùng tín), nhanh chóng (Nhanh trí) về trí tuệ và nhận thức mau lẹ.

-   Các Tật Xấu của Cung: Ngã chấp (tự cho mình là trung tâm), hay lo lắng, thiếu chính xác (Sai sót), thiếu can đảm về đạo đức, nhiều đam mê (niềm đam mê mạnh mẽ), lười biếng/ Thụ động, phung phí/ Vô độ.

-   Các Đức Tính cần có: Trầm tĩnh (Sự bình thản), tự tin, tự kiềm chế, Trong sạch (thanh khiết), vị tha, sự chính xác, sự thăng bằng về trí tuệ và đạo đức (Sự quân bình).

+ Đặc Điểm - Mầu Sắc - Âm Thanh - Độ rung động của Cung

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: tóm lược về bảy cung 

Xem: Đặc tính năng lượng các Cung Phần 1phần 2

Xem: Cung Thể Xác - Thể Cảm dục - Thể Trí - Phàm Ngã - Linh hồn

+ Phẩm tính Cung Năm: Kiến thức Cụ thể, Khoa học -   Ưu điểm: Phát biểu hết sức chính xác, công bằng (không thương xót), bền chí, lương tri, chính trực, độc lập, trí năng sắc sảo, suy nghĩ thẳng thắn, muốn hiểu biết và thấu đáo. -   Nhược điểm: Chỉ trích gắt gao, thái độ hẹp hòi, kiêu căng, không tha thứ, thiếu thông cảm và tôn kính, thành kiến. + Các Đức Tính và Tật Xấu EPI 207-8 -   Đức Tính đặc biệt: Các phát biểu hoàn toàn chính xác, sự công bằng (không có lòng thương xót), sự kiên trì, lương tri, tính ngay thẳng, tính độc lập, trí tuệ sắc sảo. -   Tật Xấu của Cung: tính phê bình khắc nghiệt, hẹp hòi, kiêu ngạo, tính không khoan nhượng, thiếu sự cảm thông và tôn kính, thành kiến. -   Đức Tính cần có: Lòng tôn kính, sự tận tâm, thông cảm, tình yêu, tư tưởng phóng khoáng. + Đặc Điểm - Mầu Sắc - Âm Thanh - Độ rung động của Cung Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung Xem: tóm lược về bảy cung  Xem: Đặc tính năng lượng các Cung Phần 1phần 2 Xem: Cung Thể Xác - Thể Cảm dục - Thể Trí - Phàm Ngã - Linh hồn

+ Các Đức Tính và Tật Xấu EPI209-210

-  Đức Tính đặc biệt: Sùng tín, chuyên tâm, lòng bác ái, sự dịu dàng, trực giác, lòng trung thành, lòng tôn kính.

-  Tật xấu của Cung: tình yêu ích kỷ và ghen tuông, quá dựa vào người khác, tính thiên vị, [trang 209] tự dối mình, tính bè phái, mê tín dị đoan, định kiến, các kết luận quá nhanh chóng/ vội vàng, tính giận dữ nóng nảy/ cuồng nộ.

- Mô tả thêm Tật xấu: Lòng sùng tín cứng nhắc, chủ nghĩa lý tưởng, bị ảo cảm, tự lạm dụng, giận giữ, điên cuồng, cuồng tín. Người tử vì đạo/ Nạn nhân. Rế bị ảnh hưởng bởi hành vi đám đông, độc ác. (Trích từ năng lượng của 7 cung/ Khóa học GQ/ MF)

-  Các Đức Tính cần có: Sức mạnh, sự hy sinh, sự thanh khiết, chân thật, khoan dung, thanh thản, sự cân bằng và có lương tri.  

+ Đặc Điểm - Mầu Sắc - Âm Thanh - Độ rung động của Cung

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: tóm lược về bảy cung 

1. Những linh hồn đi giật lùi (EPII 203): Những linh hồn sống nhưng tâm thức của họ thì ngủ ... là các hình thức thấp nhất của sự tồn tại của con người ... không tồn tại như các loại thuần túy, nhưng đôi khi một người như vậy xuất hiện trong khu nhà ổ chuột của thành phố lớn của chúng ta.(GQ1.1,Các trích dẫn EPII,22)

4. Người Atlantis - Người Trung bình - chủ yếu thuộc về tình cảm - "con cừu" (EPII 205-6)

Các linh hồn vốn (là) những người thông minh, có khả năng ứng dụng trí tuệ nếu được đào tạo ... họ có thể suy nghĩ khi cần thiết (nhưng) chủ yếu vẫn là tình cảm ... phần lớn nhân loại hiện đại ở thời điểm này ... là các công dân trung bình ... có khả năng hoạt động tình cảm mãnh liệt, với bản chất xúc cảm ... dao động giữa sự sống của các giác quan và sự sống của thể trí ... Cuộc sống của họ được tiêu phí vào một sự rối loạn cảm dục, nhưng họ có những thời gian chuyển tiếp đang gia tăng, nơi mà thể trí trong giây lát có thể làm cho bản thân nó được cảm thấy và thực hiện những quyết định quan trọng. Đây là những người tốt đẹp, bị kiểm soát phần lớn bởi tâm thức quần chúng, bởi vì họ tương đối thiếu suy nghĩ. Họ có thể được đưa vào đoàn thể và được chuẩn hóa dễ dàng bởi tôn giáo chính thống và chính phủ, họ là những "con chiên" của gia đình nhân loại.(GQ1.1,Các trích dẫn EPII,22) (EP II 205) 

Trong mỗi giống dân và quốc gia có hàng triệu linh hồn như vậy đang tồn tại. Họ có thể được xem như là những người Atlantis hiện đại. (EPII 2 4/5)

Dần dần sự đồng nhất hóa ... chuyển từ thể xác sang ... thể cảm dục-tình cảm. Bấy giờ, trọng tâm chú ý của linh hồn, hoạt động qua người tiến hóa chậm chạp, là thế giới dục vọng ... “tâm thức Atlantis." ... Tâm thức từ từ bắt đầu đáp ứng với các tác động của thể trí và với năng lực phân biện và chọn lựa giữa những ham muốn khác nhau; khả năng sử dụng thời gian có chút thông minh phần nào, bắt đầu làm cho sự hiện diện của nó được cảm thấy. Các thú vui tinh tế hơn bắt đầu kêu gọi họ; những ham muốn của con người trở nên ít thô thiển và vật chất hơn; ham muốn mới mẻ về cái đẹp bắt đầu xuất hiện, và một cảm giác mơ hồ về các giá trị thẩm mỹ. Tâm thức của y đang trở nên có trí tuệ-cảm dục nhiều hơn, hoặc kama-manasic, và toàn bộ xu hướng của thái độ hàng ngày của y, hoặc cách sinh hoạt của y, và của tính cách của y bắt đầu mở rộng, khai mở, và cải tiến. Mặc dù y vẫn còn bị áp chế bởi sự ham muốn vô lý trong hầu hết thời gian, nhưng lĩnh vực của những sự thỏa mãn của y và của các thôi thúc cảm giác của y rõ ràng ít thú tính hơn và rõ ràng nhiều tình cảm hơn. Các tâm trạng và cảm giác đó bắt đầu được nhận thức, và một mong muốn mơ hồ đối với sự bình an và sự thôi thúc để tìm thấy cái điều mơ hồ được gọi là "hạnh phúc" bắt đầu tác động. 24-5 ... Phần lớn con người vẫn là người Atlantis, vẫn còn thuần về tình cảm trong những phản ứng của họ, và trong cách tiếp cận của họ với cuộc sống. Họ vẫn còn bị chi phối chủ yếu bởi những ham muốn ích kỷ và bởi những kêu gọi của cuộc sống bản năng.(GQ1.1,Các trích dẫn EPII,22)

 

5. Người Aryan – Người Thông Minh: Những Phàm ngã đã phát triển (EP II 26): Ở những người tiến hóa hơn ... chúng ta có sự hoạt động của thể trí; ... được tìm thấy ở một quy mô lớn trong nền văn minh phương Tây của chúng ta. Năng lượng của cung của thể trí bắt đầu đổ vào, và từ từ tự khẳng định mình. Khi điều này xảy ra, bản chất dục vọng được đưa vào sự kiểm soát, và do đó bản chất vật chất có thể rõ ràng trở thành khí cụ của các xung lực trí tuệ. Ý thức não bộ bắt đầu tổ chức và việc tập trung năng lượng bắt đầu chuyển dần ra khỏi các luân xa thấp vào các luân xa cao hơn. Nhân loại đang phát triển "ý thức Arya" và đang đạt tới sự trưởng thành. Trong những người tiên tiến hơn của thế giới, chúng ta cũng có sự tích hợp của phàm ngã và nổi bật lên thành sự kiểm soát rõ ràng của cung phàm ngã, với tính chất tổng hợp của nó, sự thu hút cố kết của ba thể và sự phối hợp của chúng thành một đơn vị hoạt động. Về sau, phàm ngã trở thành công cụ của linh hồn nội tại. 26 (GQ1.1,Các trích dẫn EPII,22)

+ Đệ tử là người đang chuyển tâm thức ra khỏi phạm vi phàm ngã vào lĩnh vực cao siêu hơn. Dù ngày càng hòa hợp với linh hồn, y có thể vẫn còn đồng hóa đến mức nào đó với hình thể của mình, tức là phàm ngã. Y nhận thấy sự vô ích của những thái độ mà y đã có và những cách nhìn về cuộc sống và người khác theo lối giáo điều (thường dựa vào truyền thống). Y bắt đầu có thái độ bao gồm và cảm thông với người khác nhiều hơn. Người đệ tử tiến bước trong ánh sáng Linh hồn của mình, và ánh mặt trời chói rạng chiếu qua y làm hiển lộ Đường đạo và đồng thời giúp y thấy rõ một số phương diện của Thiên cơ (MQ 5; tr3)
+ Đệ tử: Họ bận rộn với sự hội nhập của phàm ngã với linh hồn. Các đệ tử được phân cấp trong chừng mực sự sống phàm ngã của chính họ ra đi. Khi linh hồn thâm nhập và kiểm soát phàm ngã, khi đó và chỉ khi đó, phàm ngã mới đủ tiêu chuẩn đối với ý nghĩa đích thực của nó. Điều này là để tạo thành mặt nạ của linh hồn, cái vốn là vẻ bề ngoài của các mãnh lực tinh thần bên trong. Tiêu điểm của sự chú ý trí tuệ là vào linh hồn và vào thế giới của các linh hồn. Những người phụng sự này, vốn là sự biểu lộ vẻ huy hoàng và năng lực thu hút của linh hồn, là những người hiểu biết Thiên Cơ, và trong mỗi tổ chức, họ thành lập nhóm Người Phụng sự Thế giới mới và đang dần dần tăng trưởng. Sự cứu rỗi thế gian nằm trong tay của họ. Nguồn: ( GQ1.Con người và tâm thức)
+ Đệ tử: Kẻ đang tìm học một nhịp điệu, lĩnh vực kinh nghiệm mới và để noi theo người đã bước lên Thánh đạo trước vị đệ tử, dẫn từ bóng tối đến ánh sáng, từ cái giả đến cái chân. Vị đệ tử đã nếm các lạc thú của cuộc đời trong cõi ảo tưởng và đã học được cách làm cho các lạc thú đó không còn mãnh lực làm hài lòng và nắm giữ y nữa. Bây giờ, y ở vào trạng thái chuyển tiếp giữa cái hiện tồn mới và cũ. Y dao động giữa tình trạng nhận thức của linh hồn với nhận thức của hình hài sắc tướng. Y đang “thấy cả hai mặt”.(LVHLT, 58–59)
- Trước tiên, vị đệ tử nguyện làm 3 điều:
a– Phụng sự nhân loại.
b– Cộng tác với kế hoạch của các Đấng Cao Cả theo mức độ hiểu biết và với hết khả năng của mình.
c– Phát triển các quyền năng của Chân Ngã, mở rộng tâm thức cho đến khi có thể hoạt động trên ba cảnh giới trong ba cõi thấp cũng như trong Chân Ngã thể, và tuân theo sự hướng dẫn của Chân Ngã chứ không theo lệnh của Phàm ngã. (ĐĐNLVTD, 71)
+ Đệ Tử Phật: (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)
* Tuy Kinh Kim Cang có 2 Phần
- Phần 1: Trước là phá tứ tướng - Phá tứ tướng có thể thoát ly luân hồi lục đạo - Phá tứ tướng là tiểu thừa Tu đà hoàn, bắt đầu phá tứ tướng.
- Phần 2: Sau là phá tứ kiến - Phá tứ kiến có thể siêu việt mười pháp giới - Là viên giáo sơ trú Bồ Tát. Nửa sau nói về: “Vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến”, đã phá tứ kiến
* Hoa Nghiêm là đại thừa, sơ tín vị trong thập tín, họ đã phá phiền não tức = Với tiểu thừa Tu đà hoàn, chứng được vị bất thoái. Họ đạt được địa vị đầu tiên trong tam bất thoái, tuyệt đối không thoái chuyển làm phàm phu, họ thật sự là đệ tử Phật, không còn đọa vào tam ác đạo. Cũng chính là nói, tuyệt đối không còn bị tham sân si chi phối.
Xem: Người đệ tử
Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo

+ Điểm Đạo: Như các Kinh Thánh cổ xưa diễn tả. Do đó, khi nhờ sự thanh lọc, sự tuân giữ quy luật, và một đạo tâm không cho phép một sự cản trở nào, và chấm dứt, không còn đau khổ nữa, người tìm đạo đã làm cho các bí huyệt của mình đập nhịp và xoay vòng, bấy giờ − và chỉ bấy giờ − Chân Sư có thể dẫn y vào diện kiến Đấng Điểm Đạo (LVHLT, 363)

+ Các cuộc điểm đạo (Theo GQ1-Cấu tạo con người):

- Đầu Tiên - "Sự Sinh ra ở Bethlehem": sự kiểm soát của Ego hay Linh Hồn đối với thể xác đã phải đạt đến một mức độ thành tựu cao. "Tội lỗi của xác thịt," phải được thống trị; tính háu ăn, thói nghiện rượu, và sự đa dục phải không còn thống trị. Nhu cầu của Tinh linh vật chất sẽ không còn được tuân theo; sự kiểm soát phải hoàn toàn và sự quyến rũ đã hết. Một thái độ chung về sự tuân phục Chân Ngã phải được đạt đến, và sự sẵn lòng vâng lời phải rất mạnh.

- Thứ Hai - "Lễ Rửa Tội ở sông Jordan": nó tạo thành bước ngoặt trong việc kiểm soát thể cảm dục. Việc kiểm soát thể cảm dục được thể hiện tương tự như trên.

- Thứ Ba - "Sự Biến Hình": điểm đạo đồ học cách kiểm soát hiện thể trí tuệ của mình và có được sự chủ trị trên bốn cõi phụ thấp trong ba cõi của tam giới.

- Thứ Tư - " Sự Tử Bỏ”. Tại thời điểm này, hoa sen chân ngã vỡ tan, và Thái Dương Thiên Thần rời đi. Cây cầu trong tâm thức giữa Chân Thần và con người đã được thành lập thông qua Antahkarana, và từ thời điểm này trở đi, chính Tia Linh Quang Chân Thần, hoặc Bản Lai Diện Mục của Thượng Đế, hoạt động qua con người.

Cuộc điểm đạo 5 Sự Khải Huyền Đáy xương sống Cõi Atma
Cuộc điểm đạo 6 Sự Quyết định Luân xa cổ họng Cõi Chân Thần
Cuộc điểm đạo 7 Sự Phục Sinh Luân xa đầu Cõi Thượng Đế
Cuộc điểm đạo 8 Sự Chuyển Tiếp Thánh Đoàn Bảy Thánh Đạo của Hành tinh
Cuộc điểm đạo 9 Sự Khước Từ Shamballa Bảy Thánh Đạo của

 

+ Ba Trạng Thái Thiêng Liêng: Phàm ngã, Linh hồn, Chân Thần
+ Tâm Thức Phàm Nhân hay Phàm Ngã: Là tâm thức của trạng thái thứ ba thiêng liêng, trạng thái sáng tạo. Trạng thái này tác động trong vật chất và chất liệu để tạo ra các hình tướng mà qua đó phẩm tính có thể tự biểu lộ, và nhờ thế thể hiện bản chất thiêng liêng trên cõi hiện tượng. Chúng ta sẽ đề cập ... đến tâm thức đúng thật là con người khi nó bắt đầu với quá trình biệt lập ngã tính và kết thúc trong phàm ngã nổi bật. Con người trung bình, là một tổng số của những khuynh hướng chia rẻ, của các mãnh lực không kiểm soát được, và của các nguồn năng lượng không thống nhất, từ từ và dần dần trở thành được phối kết, hợp nhất, và pha trộn trong phàm ngã riêng biệt. [7](GQ1.1, tr 17, Trích dẫn TLHNM)

+ Mỗi sinh vật là một với Tâm thức Vũ trụ: Ví như sóng là một với đại dương, sự tách biệt của nó chỉ là danh và hình dạng mà không phải là sự kiện có thực, thế thì mỗi sinh vật là một với Tâm thức Vũ trụ, tuy nói về tên và hình dáng thì nó dường như phân rẽ. Mà không phải sóng chỉ là một với đại dương, hệ quả là nó nối liền với những sóng khác, dù có cá tính riêng của nó, không có hai làn sóng giống y nhau. Chuyện cũng tương tự với nhân loại, vì tuy mỗi đơn vị tâm thức có cá tính riêng, nó lại nối kết với tất cả những đơn vị khác mà như đã nói, trong việc là tất cả tâm thức là một.(nguồn)
Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

Tầm quan trọng của việc nhận dạng biểu đồ cung: 1.Những cung nào, lớn và nhỏ, đang quy định và quyết định bản chất của con người, và gợi lên tính chất cuộc sống hàng ngày của y. 2.Năng lượng nào trong năm năng lượng này là (tại thời điểm khó khăn) năng lượng chiếm ưu thế nhất, và nó được tập trung qua thể hay hiện thể nào. 3.Năng lượng cung nào trong các năng lượng cung này đang đấu tranh chống lại sự thống trị áp đặt, được đề cập ở trên. Các năng lượng cung này có thể hoặc là: + Các khía cạnh khác nhau của cùng một năng lượng trong lĩnh vực cụ thể riêng của chúng. + Các năng lượng cao đang nỗ lực để kiểm soát các năng lượng thấp hơn và do đó đang biểu thị một sự phân cắt trong bản chất của con người. + Năng lượng của chính quá trình hợp nhất, vốn hợp nhất các nguồn năng lượng thấp vào một phàm ngã hoạt động. + Việc điều chỉnh quá trình bắt cầu giữa hai nguồn năng lượng lớn. Điều này sẽ dẫn đến sự nhất quán của linh hồn và phàm ngã. >>> Những điều này tạo thành các lĩnh vực khó khăn lớn hơn, và trong mỗi lĩnh vực này của các năng lượng đang xung đột có các trung tâm xung đột nhỏ hơn. Những điều này thường xuyên xảy ra do các hoàn cảnh và các sự kiện xung quanh. [444-5] 4. Hãy khảo cứu điều kiện vật lý một cách cẩn thận, và nơi nào cần sự chú ý thì hãy thấy rằng sự quan tâm thích đáng được đưa ra. Đồng thời, hãy lưu ý hệ thống tuyến, nghiên cứu nó từ quan điểm của mối quan hệ của nó với bảy trung tâm lực chính trong cơ thể.Trong nhiều trường hợp, các tuyến biểu thị tình trạng của các luân xa. Vì vậy, một sự hiểu biết về hệ thống lực của bệnh nhân sẽ xảy ra.EPII 479-480 Xem thêm: Xem Phóng To Ảnh Biểu Đồ Cung Xem thêm: Tổng Hợp Xem Lá Số Chiêm Tinh Xem chi tiết: Thiết lập Biểu đồ cung và nhận dạng Cung  

Rays - Cung; Cung thuộc tính gồm cung 4; cung 5; cung 6; cung 7

 + Phân loại Thể Xác Cung 3 và Cung 7: Hãy nhìn vào cơ thể của bạn.

- Có phải nó có cơ bắp, mạnh mẽ hay chắc nịch, rất năng động và bận rộn (3) hoặc mảnh khảnh hơn (7)?

- Duyên dáng khi di chuyển và nhảy múa (7), hoặc cường tráng hơn và lực lưỡng, có lẽ cùng với việc không khéo sắp xếp thời gian (3)?

- Cơ thể có thể được thúc đẩy làm việc nhiều giờ mà không cần ăn, có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào (3), hay nó cần những bữa ăn đều đặn, và hoạt động tốt hơn với trình tự, nghi lễ (7)?

7 . CÁC TÍNH CHẤT CỦA CUNG THỂ XÁC- DĨ THÁI
+ Thể xác–dĩ thái thuộc cung 1, 2: cung này không chi phối thể xác, ngoại trừ các đệ tử.

+ Cung Thể xác-Dĩ thái thuộc Cung 3
Cường tráng, chắc nịch, rắn rỏi, một con ngựa để làm việc với năng lượng cao. Nó có một ngưỡng chịu đau cao, và có khả năng chống với những ô nhiễm môi trường. Nó rất tích cực, thể xác này thích tiếp tục hoạt động, thường nghĩ rằng có quá nhiều việc phải làm – nó có thể xử lý nhiều việc cùng một lúc. Nó thoải mái trong lớp vỏ của nó, và trên cõi trần, và thích ăn, uống và quan hệ tình dục. Nói nhiều mà không suy nghĩ. Nó có thể hạnh phúc trong một môi trường lộn xộn, hoặc không có thói quen ngăn nắp. Nó thích đến và đi tùy ý nó, và bực tức khi các hoạt động của nó bị kiềm chế. Nó thường di chuyển chậm chạp, với các cử động khiếm nhã. Loại não bộ cung 3 sẽ thể hiện các ý tưởng theo một cách thức hay thay đổi, mạnh mẽ, đôi khi không chính xác.

Thể xác cung ba: Điều này cho phép bạn tiếp xúc và mang bạn xuống trần gian, … Nó hỗ trợ bạn trong việc biểu lộ trên cõi trần; nó tạo ra một tiêu điểm cho sự biểu lộ của linh hồn, vì nó đặc biệt là cung mà qua đó trạng thái thiêng liêng thứ ba lướt vào biểu lộ; nó có thể tạo ra uy lực biểu lộ của phàm ngã, nhưng nó cũng có thể tỏ ra là một trở ngại nhất định. (DNA I, 255)

+ Thể xác-dĩ thái thuộc cung 4, 5, 6: cung này không chi phối thể xác, ngoại trừ các đệ tử.

+ Cung Thể Xác - Dĩ Thái là Cung 7
Nó tao nhã, duyên dáng, thanh tú, cao quý, thích sử dụng đôi bàn tay. Các cử động có chừng mực và ổn định, chúng di chuyển và đi với vẻ duyên dáng. Nó rất thích sống trong một môi trường ngăn nắp và hoạt động tốt hơn khi các chu kỳ thường lệ của nó không bị phá vỡ – ví dụ, dậy vào buổi sáng, và dùng các bữa ăn vào cùng thời điểm của ngày. Nó thích tập trung vào, và hoàn thành, một việc ở một thời điểm. Nếu quá nhiều việc đang xảy ra, nó có thể trở nên mất phương hướng. Nó có một ngưỡng chịu đau thấp, và không thể đi vào các môn thể thao hay những thú tiêu khiển nguy hiểm do lẽ đó. Tuy nhiên, mặc dù dễ bị thương, nó cũng có thể mạnh mẽ, và được đào tạo trong các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh và vẻ uyển chuyển, như thể dục dụng cụ. Một trong những năng khiếu của nó là nó có thể dễ dàng được đào tạo, và thích nghi tốt với những lề thói mới, chẳng hạn như việc thiền định. Loại não bộ Cung 7 sẽ biểu lộ các ý tưởng theo một cách thức có trật tự.

Thể xác của bạn ở trên cung thứ bảy, vốn cung cấp cho bạn một ý thức về mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa linh hồn và thể xác, và cho phép bạn, nếu bạn muốn thế, là một tác nhân kiến tạo trong công tác huyền thuật. (DNA I, 133)

Thể xác cung 7 - Cung Nghi Lễ Trật Tự hay Huyền Thuật, và do đó bạn quan tâm trước hết đến thuyết duy linh (spiritualism) (DNA I, 549)

Suốt nhiều năm, hỡi huynh đệ yêu quý của tôi, tôi đã thuyết phục bạn rằng sự hạn chế chủ yếu của bạn là thể xác của bạn; tất nhiên điều đó có nghĩa là bộ não thể xác của bạn là một trung tâm giới hạn. Trong gần mười lăm năm, Tôi đã xin bạn rèn luyện thể xác của bạn, cố gắng thanh luyện nó, và cố gắng làm cho nó nhạy cảm hơn với ấn tượng tinh thần. [Trang 615] Nó ở trên cung thứ bảy, và do đó nhiệm vụ của nó là liên kết bên trong với bên ngoài. Nó chưa thể làm đúng điều này trong khi bạn đã thực hiện vài bước để thanh luyện nó và thay đổi tính chất của nó. Do đó, bộ não của bạn, đáp ứng dễ dàng với thể trí cung một của bạn, và cho đến nay, đáp ứng rất ít với linh hồn cung hai của bạn. Nếu nó đã làm được như thế, thì chân lý và bác ái đã làm bạn nổi bật trong thời gian thử thách này, nhưng những điều này đã được thấy rất ít. Cách xử lý của bạn về vấn đề kép này sẽ cho bạn thấy rõ những hạn chế của bạn. (DNA II 614-5)

Bảng so sánh thể xác

Thể xác-Dĩ thái Cung 3 Thể xác-Dĩ thái Cung 7
Không mảnh mai, thể xác rắn rỏi hơn và chắc nịch hơn, không thanh nhã, có khuynh hướng đi đứng nặng nề. Tao nhã, thanh nhã, và mảnh mai, lướt khi bước đi.
Cơ thể vạm vỡ, các môn thể thao có sức chịu đựng và sức khỏe, kiến tạo cơ thể, khả năng mau phục hồi thể xác. Có thể khỏe mạnh, nhưng cơ thể thanh nhã hơn; huấn luyện viên thể dục nhịp điệu, diễn viên múa.
Rất hoạt động; một cơ thể “bận rộn”, vận động không nghỉ, không thích những thời kỳ dài bất động, nói liến thoắng. Hạnh phúc hơn với sự trầm lặng và yên tĩnh.
Đặc biệt không nhạy cảm với sự đau đớn. Nhạy cảm với sự đau đớn hay tư tưởng đau buồn.
Không để ý về mặt thể xác; tương đối không chú ý đến sự trật tự về thể chất và chi tiết trong môi trường chung quanh, có thể sống trong một tình trạng bừa bộn, ồn ào hay hỗn loạn. Hình thức hơn về mặt thể xác; chú ý đến sự trật tự về thể chất và chi tiết trong môi trường chung quanh, không thích sự hỗn loạn và bừa bộn.
Dễ dàng trong việc vận dụng môi trường vật chất. Hoạt động thanh nhã, có thứ tự.
Yêu tự do và hành động chống lại các kỷ luật hay hạn chế về thể xác. Cơ thể dễ được huấn luyện và vâng lời hơn.
Bàn tay mạnh mẽ và là các công cụ hữu dụng. Bàn tay và ngón tay thanh tú, có khunh hướng sử dụng “đôi bàn tay”, phô trương bàn tay.
Hoạt động của não nhanh chóng, nói năng liến thoắng, nhiều lời bị kéo dài, và nếu không có một trung tâm kiểm soát – thì không được phối kết tốt một cách rõ ràng. Tổ chức ý tưởng trước khi nói, có cân nhắc nhiều hơn trong lời nói và cuộc sống; người theo nghi thức xuất sắc, trong các tiến trình huyền thuật.
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

 

Nguồn: Nhận dạng các cung

Thêm: Xem Rộng Bảng So sánh Thể Xác Cung 3 và Cung 7

+ Cung Thể cảm dục Cung 2: Bình tĩnh về mặt cảm xúc, rất tình cảm và thương người, rất nhạy cảm và dễ dàng bị choáng ngợp. Muốn bao gồm tất cả mọi người, không muốn làm tổn thương bất cứ ai, trừ khi có sức mạnh đến từ một thể khác, một người như vậy có thể rất thụ động, ngoan ngoãn, một người bị khinh khi vì không thể nói “không”. Loại đáng sợ nhất của những loại người thuộc cung tình cảm sẽ “nhượng bộ” một cách dễ dàng khi bị đe dọa. Một tính năng phân biệt là nó không công khai phản ứng – ngay cả khi bị khiêu khích nghiêm trọng và sợ hãi. Nó vẫn bình tĩnh và tránh những sự bộc lộ rất tình cảm. Đây là thể tình cảm vô hại nhất, và người ta thích ở xung quanh nó.

- Thể cảm dục Cung 2: Thể cảm dục cung hai của bạn làm cho công việc của bạn rất thuận tiện, đem cho bạn sự hiểu biết và tính vô hại; các cảm xúc của bạn do đó không gây trở ngại cho sự phán xét ​​của bạn và các quyết định của bạn. (DNA 168)

- Thể cảm dục Cung 2: Thể cảm dục của bạn chắc chắn với vai trò là một tập hợp các năng lượng cung hai và đó là ảnh hưởng của tình thương mà bạn mang theo khắp mọi nơi với bạn. Tuy nhiên, Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng khi linh hồn và thể cảm dục đều ở trên cùng một cung, thì khi đó luôn nảy ra một khó khăn về sự quân bình gây mất thì giờ. Trong những trường hợp như vậy, sẽ có một xu hướng dẫn tới sự thiếu cân bằng trong toàn bộ kết quả của thể cảm dục, và – như bạn biết – bạn phải liên tục đối phó với điều này. (DNA I, 152)

+ Thể cảm dục Cung 3, 4, 5, 7: cung này không chi phối thể cảm dục, ngoại trừ các đệ tử.

Bảng so sánh Thể cảm dục cung 2 và 6

Thể cảm dục Cung Bảy: Cung này không chi phối thể này, ngoại trừ các đệ tử.

Thể cảm dục Cung Hai Thể cảm dục Cung Sáu
Yêu thương Đầy sự ham muốn hơn là tình yêu vị tha.
Bình tĩnh, dịu dàng, thanh thản và nhẫn nại. Sự mãnh liệt về tình cảm (và có thể xảy ra tính cuồng tín), Sùng đạo và lý tưởng mãnh liệt, và sẵn lòng chiến đấu cho các niềm tin của mình, thiếu sự kiểm soát tình cảm.
Lãnh đạm và không có phản ứng Dễ xúc động, rất phản ứng, sự gợi lên nhanh chóng “gay gắt” (rapid “hot” arousal)
Tính nhạy cảm, sợ hãi và đau khổ; có thể bị choáng ngợp bởi các hoàn cảnh. Có sợ hãi và đau khổ, nhưng có xu hướng chuyển sang đánh nhau.
Không trải nghiệm tính ghen tuông. Có thể ghen tuông mãnh liệt.
Có tính vô ngã hơn. Thượng Đế “của tôi”, tình yêu “của tôi”, nhà thờ “của tôi”, cách “của tôi”.
Sự gắn bó có tính cảm xúc của tâm hồn (Heart-felt attachment) Rất gắn bó tình cảm với các niềm tin và tình yêu của nó, và nếu những điều này bị chỉ trích, nó đích thân thực hiện nó.
Quan điểm về thực tại sáng suốt hơn do một thể cảm dục trong sáng hơn và buông xả hơn. Thiên về ảo tưởng và ảo cảm, vì những sự gắn bó mãnh liệt được hình thành, các cảm xúc và các niềm tin sôi nổi, vốn thôi thúc (whip up) thể cảm dục, làm biến dạng sự thật.
‘Dải’ của sự đáp ứng tình cảm mở rộng; tâm hồn “đi ra” tới nhiều người, lĩnh vực bao gồm hơn, cảm nhận một sự thôi thúc tự nhiên để vươn ra, ôm lấy và bao gồm tất cả; khi bị thử thách về mặt tình cảm, khuynh hướng của nó là vẫn cởi mở. ‘Dải’ đáp ứng tình cảm hẹp; sự định hướng và thôi thúc nhất tâm về mặt tình cảm; yêu mãnh liệt và có tính cá nhân; khi bị thử thách về tình cảm, khuynh hướng của nó là giữ chặt lại, đi vào phương cách phòng thủ; một quả lê đầy gai.
Đồng nhất hóa với những người khác, tính thông cảm, lòng từ ái, sự che chở; tiếp xúc và hòa lẫn dễ dàng với mọi loại người. Đồng nhất hóa với những người nào chia sẻ cùng những lý tưởng; nếu không thì “nếu anh không theo tôi thì là anh chống tôi”.
Tử tế và tha thứ. Sự trả thù thật là thú vị.
Không có sự sốt sắng và đam mê về tình cảm. Ngọn lửa khát vọng và xúc cảm cung cấp chất đốt cho một sự thôi thúc hướng tới các mục tiêu, hướng tới Thượng Đế, hay những lý tưởng cao cả nhất của mình, và có thể gợi lên sự đáp ứng nơi những người khác – năng lực gợi lên sự đam mê nơi những người khác.
Chịu đựng nếu bị hất hủi, nhưng theo một cách chấp nhận hơn và hòa nhã hơn. Phụ thuộc vào người khác về tình cảm; bị xé làm hai, rất đau khổ, mắng nhiếc chống lại sự bất công – nếu bị hất hủi.
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

 

Nguồn: Nhận dạng các cung

+ Thể cảm dục: Các Cung 3, 4, 5 và 7 này không chi phối thể cảm dục, ngoại trừ các đệ tử.

+ Cung 6 còn được gọi cung đối nghịch của cung 2, phản ảnh thấp của cung 2, cung của Bác Ái. Nói như thế không có nghĩa là những ai có cung 2 trong sơ đồ cung của mình đều yêu thương như những linh hồn, bao dung, đại đồng, còn cung 6 thì yêu thương hạn hẹp. Mỗi cung có những điểm tích cực và tiêu cực, nhưng trong tổng thể có thể nói cung gắn liền với tình thương gần với con người hơn.

- Biểu tượng của cung 6, một người mở tay ra, vươn lên như dâng hiến cả tấm lòng mình cho Thượng đế, cho Vũ trụ. Đặc điểm nổi bật nhất của cung 6 là sự Sùng Tín, Trung Thành, Nhiệt Huyết. Hình con chó trên slide biểu tượng cho sự trung thành, hình người cầu nguyện và đoàn khách hành hương biểu tượng sự sùng tín, hình các thành viên 3K (Ku Klux Klan) biểu tượng cho chủ nghĩa quá khích cực đoan, một khía cạnh thấp của cung 6. Hình lính cứu hỏa tượng trưng cho lòng can đảm, tượng Nữ thần tự do tượng trưng cho lòng nhiệt huyết, hi sinh cho tổ quốc. Trái tim rỉ máu cũng là biểu tượng của lòng nhiệt huyết tự hi sinh. (Trích từ năng lượng của 7 cung/ Khóa học GQ/ MF)

+ Thể cảm dục thuộc Cung 6 - Thể cảm dục phổ biến nhất: Về mặt tình cảm rất dễ phản ứng lại, sôi nổi, và đam mê. Thường xem xét sự việc có tính cách cá nhân, và nhận thấy khó vượt qua cách thức mà họ cảm nhận về con người và những tình huống nhất định. Rất phản ứng khi bị khiêu khích – cho dù một tia tức giận, những giọt nước mắt, hay phiền muộn; họ được phân biệt bởi sự thiếu kiểm soát cảm xúc. Tận tâm với “người yêu” hiện tại của họ, mong muốn của họ để ở với người mà họ yêu thích có thể ám ảnh họ hoàn toàn. Họ có thể cuồng tín trong việc theo đuổi những ham muốn của họ, và cũng rất ghen tuông nếu người họ muốn quan tâm tới người khác. Nó rất dễ bị tổn thương đối với các ảo cảm và sự cuồng tín thuộc tình cảm. Ở những người tiến hóa, những đặc điểm này được chuyển hóa thành khát vọng và chủ nghĩa lý tưởng cao siêu. - Năng lượng cung 6 này tự thể hiện chủ yếu là sự tận tâm với nhiệm vụ khi được nhận thức, và với trách nhiệm khi được công nhận, và không sùng bái quá nhiều với người hoặc những lý tưởng. Giúp cân bằng là tối quan trọng trong cuộc sống. (DNA 179)

+ Cảm dục Cung 6: Bạn có một thái độ nhất tâm với cuộc sống và, trong trường hợp của bạn, chủ yếu với những sự việc thuộc về thế giới tâm linh. Bạn chắc chắn đang “trên con đường của bạn” và với một tính hồn nhiên khá thỏa đáng, đang tiến về phía trước. (DINA I, 197)

+ Thể cảm dục cung 6 của bạn là một vấn đề khó khăn thực sự vì nó nhấn mạnh cung phàm ngã; vì nó cũng ở trên cung thứ 6 – có thể dẫn đến người ủng hộ cuồng tín của lý tưởng, sự biểu hiện của lòng sùng tín, nó tạo cho bạn hạt giống của lòng vị tha. Lòng sùng tín này không phải với những lợi ích ích kỷ riêng của bạn, nhưng nó là một yếu tố hướng ngoại tuyệt vời đối với bạn. Nó dẫn bạn theo con đường phụng sự. Tuy nhiên, khi 2 hai khí cụ, hay 2 hiện thể, và linh hồn ở trên cùng một cung, bấy giờ các vấn đề về việc phải làm cân bằng các mãnh lực xuất hiện. (DNA I, 255)

Bảng so sánh Thể cảm dục cung 2 và 6

Thể cảm dục Cung Bảy: Cung này không chi phối thể này, ngoại trừ các đệ tử.

Thể cảm dục Cung Hai Thể cảm dục Cung Sáu
Yêu thương Đầy sự ham muốn hơn là tình yêu vị tha.
Bình tĩnh, dịu dàng, thanh thản và nhẫn nại. Sự mãnh liệt về tình cảm (và có thể xảy ra tính cuồng tín), Sùng đạo và lý tưởng mãnh liệt, và sẵn lòng chiến đấu cho các niềm tin của mình, thiếu sự kiểm soát tình cảm.
Lãnh đạm và không có phản ứng Dễ xúc động, rất phản ứng, sự gợi lên nhanh chóng “gay gắt” (rapid “hot” arousal)
Tính nhạy cảm, sợ hãi và đau khổ; có thể bị choáng ngợp bởi các hoàn cảnh. Có sợ hãi và đau khổ, nhưng có xu hướng chuyển sang đánh nhau.
Không trải nghiệm tính ghen tuông. Có thể ghen tuông mãnh liệt.
Có tính vô ngã hơn. Thượng Đế “của tôi”, tình yêu “của tôi”, nhà thờ “của tôi”, cách “của tôi”.
Sự gắn bó có tính cảm xúc của tâm hồn (Heart-felt attachment) Rất gắn bó tình cảm với các niềm tin và tình yêu của nó, và nếu những điều này bị chỉ trích, nó đích thân thực hiện nó.
Quan điểm về thực tại sáng suốt hơn do một thể cảm dục trong sáng hơn và buông xả hơn. Thiên về ảo tưởng và ảo cảm, vì những sự gắn bó mãnh liệt được hình thành, các cảm xúc và các niềm tin sôi nổi, vốn thôi thúc (whip up) thể cảm dục, làm biến dạng sự thật.
‘Dải’ của sự đáp ứng tình cảm mở rộng; tâm hồn “đi ra” tới nhiều người, lĩnh vực bao gồm hơn, cảm nhận một sự thôi thúc tự nhiên để vươn ra, ôm lấy và bao gồm tất cả; khi bị thử thách về mặt tình cảm, khuynh hướng của nó là vẫn cởi mở. ‘Dải’ đáp ứng tình cảm hẹp; sự định hướng và thôi thúc nhất tâm về mặt tình cảm; yêu mãnh liệt và có tính cá nhân; khi bị thử thách về tình cảm, khuynh hướng của nó là giữ chặt lại, đi vào phương cách phòng thủ; một quả lê đầy gai.
Đồng nhất hóa với những người khác, tính thông cảm, lòng từ ái, sự che chở; tiếp xúc và hòa lẫn dễ dàng với mọi loại người. Đồng nhất hóa với những người nào chia sẻ cùng những lý tưởng; nếu không thì “nếu anh không theo tôi thì là anh chống tôi”.
Tử tế và tha thứ. Sự trả thù thật là thú vị.
Không có sự sốt sắng và đam mê về tình cảm. Ngọn lửa khát vọng và xúc cảm cung cấp chất đốt cho một sự thôi thúc hướng tới các mục tiêu, hướng tới Thượng Đế, hay những lý tưởng cao cả nhất của mình, và có thể gợi lên sự đáp ứng nơi những người khác – năng lực gợi lên sự đam mê nơi những người khác.
Chịu đựng nếu bị hất hủi, nhưng theo một cách chấp nhận hơn và hòa nhã hơn. Phụ thuộc vào người khác về tình cảm; bị xé làm hai, rất đau khổ, mắng nhiếc chống lại sự bất công – nếu bị hất hủi.
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

 

Nguồn: Nhận dạng các cung

+ Thể Trí Cung Một: Mãnh liệt, nhanh chóng, mạnh mẽ. Một thể trí tổng hợp, nhìn thấy sự việc rộng rãi, và tập trung vào các nguyên tắc, các quá trình tư duy như laser, trong suốt như kim cương tách ra các điều căn bản từ cái không căn bản. Độc lập và thẳng thắn, không thay đổi trong tư tưởng và ý kiến, dứt khoát, vắn tắt và đi thẳng vào trong tư tưởng và lời nói. Một thể trí “thực tế”, nhất tâm, tập trung, có tổ chức, có ưu tiên.

Thể trí Cung 1 : (DNA I, 219) Cung thể trí của bạn cũng là cung một. Điều này có nghĩa rằng thể trí thông minh của bạn có thể thống trị khi cần và có thể mạnh mẽ hơn nhiều khi biểu lộ so với lúc bình thường.

Thể trí Cung 1: Ở NGƯỜI KÉM TIẾN HÓA

1. Ý chí muốn sống hay muốn biểu lộ trên cõi trần.

2. Do đó, xung lực thể hiện như bản năng tự bảo tồn.

3. Khả năng chịu đựng, bất kể những khó khăn nào.

4. Sự cô lập độc đáo. Người luôn luôn là “Một người đứng một mình.”

+ Thể trí Cung 1: Ở NGƯỜI TIẾN HÓA

1. Ý chí giải thoát hay muốn biểu lộ hữu thức trên cõi của linh hồn.

2. Khả năng phản ứng với thiên cơ, hoặc đáp ứng với ý chí Thượng Đế được nhận thức.

3. Nguyên lý bất tử.

4. Tính kiên trì hoặc sức chịu đựng trên Đường Đạo.

* Thể trí Cung 2, 3: cung này không chế ngự thể trí, ngoại trừ các đệ tử.

+ Thể trí Cung Ba: Một trí năng mạnh mẽ và nổi bật. Một loại thể trí rộng rãi bao quát. Một người đang len lỏi, hoạt động không ngừng, linh động, linh hoạt, lời lẽ cao, hay giao tiếp, có khả năng hoạch định và lên kế hoạch, có lý luận và tháo vát, khả năng phân tích cao, phát biểu, khả năng suy luận, không dựa vào kinh nghiệm, hay chỉ trích và thích tư duy trừu tượng. Điểm yếu của nó là nó có thể không quan tâm đến tính chính xác, quá tổng quát hoá, và đãng trí.

Nguồn: Nhận dạng các cung

Xem thêm: Về Các Cung của Thể Trí

+ Thể trí Cung 4: Nhiều người có thể trí ở cung 4, với màu đặc trưng của nó là màu vàng. Cảm xúc <> trực giác, tinh thần chiến binh, “phát triển” thông qua đau khổ, khủng hoảng, đấu tranh liên tục. Khuynh hướng hòa giải, yêu vẻ đẹp / phim / nghệ thuật / giải trí / sáng tạo.

- Người Cung 4 phát triển thông qua việc vượt qua những sự xung đột, khủng hoảng, đấu tranh. Khi đã vượt qua được sự xung đột, y đạt đến sự hài hòa, sau đó lại tiếp tục đối diện sự xung đột khác. Hình nền của slide 24 là hình phong cảnh tuyệt đẹp, tượng trưng cho sự hài hòa, mỹ lệ. Trên nền hình ảnh phong cảnh là các biểu tượng của sự xung khắc hay xung đột: hình Âm Dương, Mặt người cười và khóc, cuộc chiến giữa hai chiến binh … Một biểu tượng khác là cái cầu, nói lên tính chất nối liền của cung 4. Cung 4 có tính chất liên kết vì nó là cung nằm giữa ba Cung Trạng Thái và Ba Cung Thuộc Tính.

- Cung 4 là Cung của Nghệ Thuật nên trong slide trên bạn thấy những nhân vật tiêu biểu của cung 4 đều là các nghệ sĩ nổi tiếng như Da Vinci, Michaelangelo, Sally Field, Webber, Billy Connolly, Frieda Kahlo, Billie Holliday, Judy Garland. Da Vinci là nghệ sĩ đa tài trong hội họa, kiến trúc. Michaelangelo cũng là một nghệ đa tài khác. Ông là là một hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Ý. Sally Field là nữ diễn viên, nữ ca sĩ, người viết kịch bản, nhà sản xuất phim và đạo diễn người Mỹ đoạt hai giải Oscar. William “Billy” Connolly, (sinh 24/11/1942) là một diễn viên hài, nhạc công Scotland. Giáo sư Michael D. Robbins cũng là nhân vật có phàm ngã cung 4. Các bạn xem video có thể nhận thấy khuôn mặt của GS Michael D. Robbins rất linh hoạt trong khi trình bày. Những ai chịu ảnh hưởng cung 4 thường rất linh hoạt trong khuôn mặt. Các bạn có thể xem video của của Billy Connolly cũng nhận thấy điều đó.

- Người cung 4 thường trải qua đỉnh cao vinh quang, rồi sau đó là vực thẳm..

- Liệt kê các đặc điểm tiêu cực của cung 4, nổi bật là sự đa cảm (emotional). Các điểm yếu khác là sự xung đột nội tâm-ngoại cảnh thường xuyên, không quyết đoán. Một đặc điểm khác mà người có thể trí cung 4 là trực giác của họ rất mạnh. Các bạn đã biết thông thường thể trí chịu ảnh hưởng của 3 cung: cung 1, cung 4, và cung 5. Người thể trí cung 5 hay lý luận, suy nghĩ rõ ràng, bán cầu trái của học hoạt động, còn người thể trí cung 4 có bán cầu phải mạnh hơn. Họ thiên về nghệ thuật, và họ cũng ít có khả năng tạo ra những hình tư tưởng rõ ràng. (Trích từ Năng lượng 7 cung - Khóa học GQ/MF)

+ Thể trí Cung Bốn: Thể trí có tính trực giác này nhiệt tình và rất mãnh liệt. Đó là thể trí nghệ thuật – âm nhạc, văn học, mỹ thuật, tạo hình ảnh, thơ, kịch, tính phóng đại, vẻ đẹp nhạy cảm. Nó nhanh trí và không gò bó, và thích chơi. Nó là một thể trí “bắt cầu” – liên kết, cân nhắc, cân bằng, phân giải, hợp nhất, trung gian, hòa giải, do dự, mâu thuẫn, thiếu quyết đoán. Nó bâng khuâng – tới lui, lên xuống, phấn khởi, rồi thì chán nản. Một đặc điểm tích cực là kỹ năng của nó trong việc làm trung gian hòa giải. Đó là chiến binh có thể trí xông xáo, giằng xé nội tâm, đấu tranh, căng thẳng do khủng hoảng, đối kháng và mâu thuẫn. Khi bạn theo dõi các cá nhân với một thể trí cung bốn đang làm việc, bạn thường có thể nhìn thấy đầu hoặc nét mặt của họ di chuyển từ bên này sang bên kia. Không dựa trên lý trí, nó thấy một đặc điểm nổi bật trong những hình ảnh. Nắm bắt các khái niệm, và dịch những ý tưởng của nó (các hình ảnh / bản chất / màu sắc) thành các từ ngữ có thể là một nỗ lực lớn, và nó thường giao tiếp tốt hơn thông qua văn bản hoặc một phương pháp nghệ thuật nào đó . Nó thường bị đe dọa bởi cung thể trí 1, 3, 5 – bởi vì nó thường không xử lý các sự kiện nhanh như thể trí các cung này. 

- Thể trí cung 4 đã phát triển sẽ truyền tải các sự kiện với vẻ đẹp tuyệt vời; còn 

- Thể trí chưa phát triển thì mơ hồ và không chính xác.

Thể trí của mỗi con người, ở một thời điểm nào đó, được tìm thấy trên cung thứ tư và thường là khi con người đang tiến gần con đường dự bị. Điều này có nghĩa rằng thể trí bị chi phối bởi một nguyên tố có bản chất hoặc tính chất cung 4 và do đó, hoạt động sáng tạo, nghệ thuật là đường lối ít đối kháng nhất. Bấy giờ chúng ta có một người với một khuynh hướng nghệ thuật, hay chúng ta có một thiên tài theo một đường lối hoạt động sáng tạo. (EPII 292)

+ Thể trí Cung 4 (DNA I, 133) Cung Hài Hòa thông qua Xung Đột, và đó là tính dễ uốn nắn của bạn, ý thức của bạn về mối quan hệ, và sự nắm bắt nhanh chóng của mình về sự thật trí tuệẢo tưởng sẽ luôn luôn là một cái bẫy sẵn sàng hơn cho bạn so với ảo cảm. Cung Hài Hòa thông qua Xung Đột này là cung cầu nối sẽ, trong trường hợp của bạn và thông qua thể trí, mang lại một sự thiết lập tiếp xúc ngày càng nhanh chóng giữa linh hồn và phàm ngã của bạn.

+ Thể trí Cung 4: (DNA I, 447) Tuy nhiên, với bạn, sự biểu lộ chính của hoạt động này nên liên quan với những người mà bạn phải làm việc với họ trong lĩnh vực phụng sự sự sống mà bạn chọn; sự hài hòa đạt được là việc giải quyết cuộc xung đột trong cuộc sống của những người xung quanh bạn đang trong quá trình điều chỉnh với sự sống. Các mâu thuẫn trong bạn được bạn hiểu và có thể được giải quyết nhanh chóng. Đó là ảnh hưởng của thể trí của bạn lên người khác mà tôi muốn bạn xem xét rõ ràng nhất. 

- Trên con đường dự bị, các mãnh lực của bản chất thấp của con người và tác động bên trong của chúng thì rất quan trọng; y phải học cách tự biết mình. 

- Trên con đường đệ tử, cũng các mãnh lực này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với những người mà số phận, nghiệp quả và sự lựa chọn nghề nghiệp đã đưa người đệ tử đến với họ. 

- Trên con đường điểm đạo, các mãnh lực tương tự được sử dụng trong sự hợp tác hữu thức với Thiên Cơ, và với kỹ năng thích hợp trong hành động, do các bài học kinh nghiệm đã được học trên các giai đoạn đầu của đường đạo.

+ Thể Trí Cung Bốn – Ở NGƯỜI KÉM TIẾN HÓA

1. Tính hay công kích và sự thúc đẩy cần thiết đó hướng tới mục tiêu được cảm nhận vốn phân biệt với người phát triển. Mục tiêu này, trong các giai đoạn đầu, sẽ có tính vật chất.

2. Tinh thần chiến đấu hay tinh thần đấu tranh tư tưởng vốn cuối cùng [Trang 292] mang lại sức mạnh và sự tự tin, và tạo ra sự hội nhập cuối cùng với trạng thái thiêng liêng thuộc cung thứ nhất.

3. Lực cố kết đó vốn làm cho một người thành một trung tâm thu hút, cho dù là mãnh lực chính trong bất kỳ sự thống nhất nhóm nào, chẳng hạn như cha mẹ hoặc một người cai trị, hoặc một Chân Sư trong mối quan hệ với nhóm của Ngài.

4. Quyền năng sáng tạo. Trong các loại người thấp kém, điều này được liên kết với xung lực, hoặc bản năng, để tái tạo, do đó, dẫn tới quan hệ phái tính; hoặc nó có thể dẫn đến việc xây dựng các hình tư tưởng hoặc các hình thức sáng tạo thuộc loại nào đó, mặc dù đó chỉ là túp lều của một người man rợ.

+ Thể trí Cung Bốn – Ở NGƯỜI TIẾN HÓA

1. Tinh thần Arjuna. Đây là sự thôi thúc hướng tới chiến thắng, duy trì một vị trí giữa các cặp đối lập, và ý thức cuối cùng về trung đạo.

2. Sự thôi thúc tổng hợp (lại là một xung lực thuộc cung 1) được phối hợp với một xu hướng cung hai để yêu thương và bao gồm.

3. Tính chất thu hút của linh hồn khi nó tự thể hiện bản thân trong mối quan hệ giữa bản ngã thấp và cao. Điều này dẫn đến “cuộc phối ngẫu ở các cõi Trời.”

4. Quyền năng sáng tạo các hình thể, hay sự thúc đẩy nghệ thuật.

Nguồn: Nhận dạng các cung

Xem thêm: Về Các Cung của Thể Trí

+ Thể Trí Cung 5 - Với Hạ Trí:
- Tính tốt đặc biệt: Phát biểu rất chính xác, công bằng (không thương xót), kiên nhẫn, lương tri, chính trực (uprightness), độc lập, trí tuệ nhạy bén.
- Tật xấu: Chỉ trích khe khắt, hẹp hòi, ngạo mạn, tính không muốn tha thứ, thiếu tình cảm và sùng kính, thành kiến (prejudice).
- Đức tính cần tập: Tôn kính, sùng tín, cảm tình, bác ái, đầu óc phóng khoáng (wide–mindedness).

+ Thể trí Cung 5: Một thể trí có tính phân tích và chính xác – là nhà tư tưởng có tính khoa học. Không thiên vị và không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc, nó thẳng thắn, dựa trên lý trí, hợp lý và rất chính xác. Nhận thấy toán học là dễ dàng. Nó cũng rất chi tiết, và khi tự diễn đạt bằng văn bản thì nó dài dòng, với nhiều sự kiện. Nó bất kính, hoài nghi đối với nhà thần bí và người tu hành, và xem thường bất cứ điều gì không thể được chứng minh một cách khoa học. Dành thời gian của nó để suy nghĩ trước khi nói và sau đó đưa ra những lời bằng giọng đều đều, chú trọng vào các sự kiện. Tạo ra các nhà khoa học và các nhà kỹ thuật. Thể trí trong trường hợp của bạn được chi phối bởi năng lượng cung năm. Đây là một tình trạng rõ rệt và tạo ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của bạn. Trong trường hợp của tất cả những người tìm đạo, như vậy nó bị qui định về mặt trí tuệ, nguyên nhân tối quan trọng của hành vi thiếu tính thu hút của họ, khi sử dụng từ ngữ đó theo các hàm ý về tâm lý của nó. Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng việc thiếu tính thu hút ở giai đoạn phát triển của bạn có nghĩa là (mặc dù bạn có thể có một mức độ nào đó trong việc tiếp xúc với linh hồn), bạn không thể tỏa chiếu sự sống linh hồn đó tới người khác như bạn muốn làm, vì thể trí cung năm thống trị của bạn (Cung Khoa học Cụ Thể, như bạn biết) bị cách ly, bị cô lập và có xu hướng tự nhiên hướng tới sự phân biệt vốn dẫn đến sự chia rẻ. Hiệu ứng ngược lại cũng đúng. Sự tỏa chiếu của những người khác cũng có thể bị tắt đi và do đó bạn không thể ghi nhận các ấn tượng thần giao cách cảm. Tuy nhiên giá trị của một thể trí cung năm rất lớn, vì nó có nghĩa là một thể trí sắc sảo và hữu ích (hãy suy ngẫm về điều này) là một cánh cửa mở ra cho sự linh hứng. (DNA I, 120)

Thể trí của bạn ở trên cung thứ năm …. Thể trí cung năm này mang đến cho bạn bản chất tò mò, hay dò hỏi vốn là một trong những đặc điểm nổi bật của bạn – một tài sản tuyệt vời khi được sử dụng đúng đắn; là một vấn đề khó khăn lớn và vật cản trở thực sự với dòng nhập lưu của ánh sáng linh hồn khi bị quá chú trọng. (DNAI, 351)

+ Thể trí Cung 5 – Ở NGƯỜI KÉM TIẾN HÓA

1. Năng lực phát triển tư tưởng.

2. Tinh thần táo bạo có tính duy vật, sự thôi thúc thiêng liêng, khi nó tự chứng tỏ bản thân trong những giai đoạn đầu.

3. Các xu hướng nghi vấn, đặt câu hỏi và tìm hiểu. Đây là bản năng để tìm kiếm và để tiến bộ, xét cho cùng, vốn là sự thôi thúc để tiến hóa. 4. Xu hướng kết tinh, chai cứng, hay có một ” định kiến”. Về việc này, người ta thường sẽ phát hiện ra rằng người không chống nỗi một “định kiến” không chỉ có một thể trí cung năm mà còn có hoặc một phàm ngã cung sáu, hoặc một thể cảm dục cung sáu.

+ Thể trí Cung 5 – Ở NGƯỜI TIẾN HÓA

1. Nhà tư tưởng chân chính, hoặc loại người trí tuệ – tỉnh táo và lanh lợi.

2. Người hiểu biết Thiên Cơ, mục đích và ý chí của Thượng Đế.

3. Người mà trí thông minh đang được chuyển hóa thành minh triết.

4. Nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà văn.

Thể trí Cung 6, 7: cung này không chi phối thể trí, ngoại trừ các đệ tử.

Nguồn: Nhận dạng các cung

Xem thêm: Về Các Cung của Thể Trí

+ Cung Phàm ngã - Cung 1: Bất chấp luật lệ, tự hào, tham vọng về quyền lực, ngoan cố, cứng rắn, kiêu ngạo, bướng bỉnh, nóng giận, có ảnh hưởng lớn, đầy tính ta đây, muốn kiểm soát người khác. Nó thích sự cô lập, quyết tâm làm những việc hoàn toàn một mình nó, theo cách của nó, và sẽ chịu đựng không có sự can thiệp. Họ đe dọa người khác bởi chính sự hiện diện của họ. Kêu gọi sự chú ý đến bản ngã bởi là người đứng đầu và giỏi nhất về mọi thứ, bởi việc nhận lãnh trách nhiệm – một cách đáng chú ý, vênh váo ‘cái ngữ’ của họ một cách ngạo mạn. Phàm ngã cung một thật sự, làm việc để đáp ứng với ảnh hưởng Shamballa này, sẽ gìn giữ trân trọng lợi ích tối hậu của nhóm sâu trong tâm thức và tâm hồn của y; y sẽ suy nghĩ về tổng thể chứ không phải về phần tử. Đó là điều mà y sẽ cố gắng để gây ấn tượng lên tâm thức chủng tộc. Điều này đôi khi có thể dẫn tới sự tàn nhẫn và độc ác nếu phàm ngã của cá nhân chưa được kiểm soát bởi xung lực của linh hồn. Người ta có thể thường thấy các trường hợp như thế. (DN 15-16)

+ Phàm ngã cung 1- Cung Ý Chí hay Quyền Lực. Cung đó trong thời gian lâu dài đã kém quan trọng so với cung linh hồn của bạn trong quá khứ, đó là sự tận tâm với linh hồn, với Thánh Đoàn, với nhân loại, cũng như với chính bạn. Vấn đề của bạn về tầm quan trọng của phàm ngã đã thay đổi từ vấn đề về việc gây ấn tượng liên tục về các thái độ của phàm ngã, các ý tưởng và các mong muốn của bạn lên môi trường của bạn (như trường hợp trong kiếp sống cuối cùng của bạn) tới một sự nhấn mạnh thỉnh thoảng theo chu kỳ và gần như dữ dội lên một cá nhân nào đó. Điều này bây giờ chỉ còn thỉnh thoảng (nói một cách tương đối). Bạn đang học cách để cho những người khác được tự do – một bài học khó khăn cho một phàm ngã cung một, như bài học của bạn, được sinh động bởi tri thức và thiện chí. (DINA I, 219)

+ [Y] “.. huỷ hoại (hoặc làm vỡ) .. Y khẳng định: Quyền năng của tôi thì vĩ đại, tôi sẽ tiêu diệt tất cả những trở ngại. Không có gì có thể ngăn chặn sự tiến tới mục tiêu của tôi. Xung quanh tôi là những gì mà tôi đã phá hủy.” (EPII 36)

+ Tình yêu quyền lực phải chiếm ưu thế. (EPII 351)

Các tính chất: Sự nhất tâm năng động, Năng lượng hủy diệt, Năng lực được thực hiện một cách ích kỷ, Không có tình yêu, Cô lập, Một sự khao khát quyền lực và quyền hành, Muốn thống trị, Sức mạnh và sự bướng bỉnh được biểu lộdẫn đến: Việc sử dụng năng lượng năng động cho việc thực hiện Thiên Cơ, Việc sử dụng các mãnh lực hủy diệt nhằm dọn đường cho các Đấng Kiến Tạo, Muốn có quyền lực để hợp tác, Quyền lực được nhận thức như là vũ khí chính của bác ái, Sự đồng nhất hóa với nhịp điệu của Tổng Thể, Chấm dứt sự cô lập.

Xem: Bảng 5 - Kiểu người theo 7 cung

Xem: Hình thành - Tính chất  - Tâm thức Phàm ngã

* CTHNM: Vẫn sử dụng các hành tinh thông thường nhưng có bổ sung thêm Vulcan, một hành tinh được cho là nằm gần mặt trời. Vòng hoàng đạo sử dụng là vòng hoàng đạo xích đới (tropical).

+ Chiêm tinh học: Là chân lý huyền môn trên thế gian hiện tại, là khoa học có bàn đến các năng lượng và các lực đang chi phối và cai quản, chúng tác động qua và vào trong toàn thể lĩnh vực không gian và tất cả những gì nằm trong lĩnh vực đó .... các mối liên hệ giữa các thực thể cá nhân, hành tinh, thái dương hệ và vũ trụ sẽ được hiểu rõ và lúc bấy giờ chúng ta sẽ bắt đầu sống một cách khoa học, đó là mục tiêu, vì qua đây ta biết được Vận mệnh của mình và biết Y nên làm gì (CTHNM, 11)

+ Rộng nghĩa: Các quy luật và tạo lập Lá số Chiêm tinh; Định vị các Nhà; Vòng Hoàng Đạo và Mặt phẳng Hoàng đạo, đường Xích đạo Trời; Các Hành tinh có tính Ngũ Hành của nó mạnh hơn Ngũ hành cùng loại của các Cung Hoàng Đạo; Ý nghĩa các Cung Hoàng Đạo; Các Nhà; Các Góc hợp và Chủ tinh các Cung Hoàng Đạo; cũng như khái niệm về vượng, tướng, tù, tử; Cung chủ quản một Nhà; Mẫu sắc Ngũ hành; Tính điểm ngũ hành; Các góc hợp Tam hợp, Lục hợp ....Xem: Chiêm tinh học 1;  Xem: Chiêm tinh học 2;  Xem: CTH nội môn 3;

+ Mỗi yêu tố Đất, Nước, Lửa, Gió chi phối 3 dấu hiệu, tương ứng các năng lượng thuộc các Cung Hoàng Đạo này (Xem nguồn)

+ CTH Chính thống/ Công truyền chỉ xem các đặc điểm và tính chất của phàm ngã, khía cạnh hình tướng, và cũng với các sự kiện, các diễn biến, các hoàn cảnh và môi trường qui định vốn xuất hiện trong lá số chiêm tinh cá nhân, biểu thị sự kiểm soát của các hành tinh chứ không phải sự kiểm soát của mặt trời. (EA 145 )

+ CTH huyền bí/ Bí truyền: Là khoa học về Linh Hồn, tượng trưng cho trạng thái Bác ái và Minh triết của Thượng Đế và luôn luôn được hướng tới điều tốt đẹp cao cả hơn....... bàn đến Sự Sống “các điểm ánh sáng” bên trong Sự Sống vũ trụ. Các tinh tòa, các thái dương hệ, các hành tinh, các giới trong thiên nhiên và con người tiểu vi (CTHNM, 16)

=> 3 mức quản: Công truyền - Bí truyền - Huyền giai ứng với các mức tiến hóa của Tâm thức (Xem nguồn); Xem 3 cấp độ Tâm thức

+ Khoa Chiêm Tinh là 5 KHOA HỌC: (1)- Các Cung; (2)- Giải thích huyền bí; (3)- Các Tam giác; (4)- Các Trung tâm lực; (5)- Khoa học về Vận Mệnh, khoa này dựa vào 4 Khoa học trước, và Lá số tiến bộ cá nhân là khởi đầu của khoa học này (CTHNM,99).

+ 3. Chiêm tinh họcvới các chỉ dẫn của nó về vị trí của một người “trong mặt trời, và trong hệ thống chung của sự vật. Những việc này liên kết y với hệ thống hành tinh … Đó là chiêm tinh học của địa vị đệ tử và mối quan hệ của các tinh tú với các hoạt động của Linh Hồn … chiêm tinh học của sự điểm đạo [vốn rất quan trọng]. (Trích tài liệu TLHNM - Khóa GQ - Học MF)

+ Sách CTHNM: Tôi không viết ra một luận thuyết về chiêm tinh học, mà là luận thuyết về 7 cung và các năng lượng tương đương và tương ứng của chúng, về các hiệu quả của năng lượng cung và sự tương tác của các năng lượng này với, và ảnh hưởng của chúng trên, các mãnh lực hành tinh khác nhau, đặc biệt là các lực của Địa Cầu (CTHNM, 36)

+ Chiêm tinh học có liên quan với hiệu quả được tạo ra trong vật chất của các thể thấp (sheaths, lớp vỏ) bởi các ảnh hưởng, các rung động v.v… của các hành tinh khác nhau. Chúng gồm 9 năng lượng + Từ Địa cầu chúng ta sống = 10 Năng lượng (CTHNM, 22 - Trích từ LVLCK, 1051)

+ Trường không gian (Field of space) và Khoa Chiêm Tinh Học: Bản chất của trường không gian là dĩ thái, và thể sinh lực của nó được tạo bằng tổng số các thể dĩ thái của tất cả các chòm sao, các Thái Dương Hệ và các hành tinh nằm trong đó. Toàn bộ mạng lưới quý báu của vũ trụ này có một sự lưu chuyển không ngừng của các năng lượng và các thần lực, điều này tạo thành nền tảng khoa học của các thuyết chiêm tinh học. Giống như các thần lực của hành tinh và của chân nhân (chỉ ghi nhận một trong số nhiều yếu tố) đang tuôn đổ qua thể dĩ thái của từng người trên cõi trần và chi phối ngoại hiện của con người, các hoạt động và các tính chất của y, cũng thế, các thần lực khác nhau của vũ trụ đang tuôn đổ qua mọi phần thể dĩ thái của thực thể mà chúng ta gọi là không gian, rồi chi phối, định đoạt phần ngoại hiện, các hoạt động và các tính chất của mọi hình hài nằm trong chu vi vũ trụ. (CTHNM, 11)

+++ Đã đồng bộ với Tooltip nhantrachoc.net.vn ngày 11.03.2020

Nguồn: Chiêm TH nội môn 8
Xem: Nguồn gốc số mệnh - cải mệnh
Xem: Số mệnh - Định Mệnh - Định Nghiệp
Xem : Tổng hợp về xem Chiêm Tinh

 

- Chiến tranh chỉ là một khía cạnh của biến dịch (change), cội nguồn của nó nằm sâu trong vật chất. (SHLCTĐ, 277)

– Chiến tranh không phải giết người như những kẻ nhân hậu nghĩ; đó là cách hủy diệt hình hài với chủ đích tốt lành (nếu người ta có thể hiểu được Thiên Ý) của Hành Tinh Thượng Đế. Tuy vậy, chính các động cơ của kẻ gây chiến trên cõi trần mới là xấu xa. Nếu không có chiến tranh, Hành Tinh Thượng Đế sẽ kêu gọi một số lớn linh hồn trở về theo thiên ý bằng “tác động của Thượng Đế” (“Acts of God”). Khi kẻ ác gây ra chiến tranh, Ngài nhân cái chẳng lành để làm điều lành. (CTNM, 436)

– Qua tiến trình hủy diệt của chiến tranh, sự chết xảy ra theo dự tính có chỉ đạo và theo chu kỳ của Hành Tinh Thượng Đế, thể hiện qua Huyền Linh Nội Điện ở Shamballa. Nơi đây, các Đấng Cao Cả điều khiển các tiến trình thế giới biết rằng đến một thời điểm nào đó, khi mối tương hệ giữa tà lực hành tinh với các lực lượng Chính Đạo đã đạt tới mức “đối kháng bùng nổ” (explosive antagonism”), như người ta thường gọi. Điều này phải được xảy ra tự do nếu muốn cho thiên cơ được diễn tiến một cách trôi chảy (anarrested). Do đó, sự bùng nổ được phép xảy ra, tuy nhiên, lúc nào cũng có yếu tố kiểm soát đi kèm, cho dù con người không nhận thức được điều đó. Vì lẽ các Đấng Cao cả (các Đấng đang thi hành Thiên Ý) không hề đồng nhất hóa với sự sống sắc tướng (form life), tất nhiên các Ngài có cách lượng xét đúng đắn về tìm quan trọng tương đối của sự sống trong hình hài, nên đối với các Ngài, việc hủy diệt hình hài không phải là cái chết theo như chúng ta hiểu, mà đơn giản chỉ là một tiến trình giải thoát. Chính cái nhìn hạn hẹp của những ai đồng nhất hóa mình với hình hài mới nuôi dưỡng hoài nỗi sợ chết. Trong chu kỳ mà chúng ta đang sống hiện nay, có sự hủy diệt to tát hình hài con người (human forms) trong toàn bộ lịch sử của hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, không có sự hủy diệt con người (human beings). Về cơ bản, căn cội (basis) của mọi cuộc chiến tranh là ý thức chia rẽ (sense of separateness). Chủ nghĩa cá nhân căn bản hay việc thích tách biệt này đưa đến các nguyên nhân phụ của chiến tranh: tham lam, sinh ra thảm trạng kinh tế; hận thù, sinh ra tranh chấp quốc gia và quốc tế; tàn bạo, gây ra đau khổ và chết chóc. (CTNM, 431–432)

Là cách thực hành vô cùng nguy hại. (CKMTTL, 149)
+ Chính đạo, Chính phái : X. Huyền thuật.
Công việc đích thực của Chân Ngã (Ego) hay Thượng Ngã (Higher Self) trong bất cứ lần luân hồi đặc biệt nào cần được hoàn tất, đó là việc chỉnh hợp ba hiện thể: thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí trong chu vi của thể nguyên nhân (causal periphery) và làm ổn định (stabilising) ba thể này vào thể nguyên nhân bằng một nỗ lực của ý chí. Các đại tư tưởng gia (great thinker) của nhân loại tức là những người lỗi lạc thực sự (true exponents) về hạ trí; về căn bản, họ đều là những người có ba hạ thể đã được chỉnh hợp, tức là thể hạ trí của những người này giữ cho hai thể kia ở tình trạng chỉnh hợp khít khao (circumspect alignment). Lúc bấy giờ, hạ trí (mental body) thông thương trực tiếp, không bị ngăn chận, không bị cản trở, thẳng suốt tới bộ óc của xác thân. Khi sự chỉnh hợp này có bốn phần, tức là khi ba thể nói trên được chỉnh hợp với thể của Thượng Ngã, tức thể nguyên nhân hay thể của Chân Ngã (causal hoặc egoic body) và được giữ ổn định trong chu vi của thể Chân Ngã, lúc đó ta có được các đại lãnh tụ (great leaders) của nhân loại – tức là những người tác động tới nhân loại về mặt tình cảm và trí tuệ; kế đó là các nhà văn có linh hứng (inspirational writers) và các lý thuyết gia, họ đưa ra các linh hứng và các ước mơ lý tưởng; kế nữa là các tư tưởng gia tổng hợp và trừu tượng, họ có thể chuyển các suy niệm (conceptions) của họ cho thế giới sắc tướng này. … Đối với kẻ thường nhân (average man) thì sự chỉnh hợp này chỉ xảy ra đôi lúc – như trong những lúc căng thẳng (stress), những lúc cần có nỗ lực nhân đạo và những lúc đạo tâm dâng lên mãnh liệt nhất (intensest aspiration). Dù ít dù nhiều, phàm ngã cũng phải nhập vào trạng thái trừu xuất (abstraction) trước khi Chân Ngã liên tục chú ý đến nó. Khi sự trừu xuất này liên quan đến các tình cảm, được dựa vào trí lực (mentality) và tiếp xúc với bộ óc xác thịt thì lúc đó, sự chỉnh hợp mới bắt đầu. … Mục đích của công cuộc tiến hóa của con người trong ba cõi: hồng trần, cảm dục và hạ trí là chỉnh hợp phàm ngã tam phân với thể Chân Ngã cho đến khi đạt tới đường thẳng duy nhất và con người trở thành Duy Nhất. (TVTTHL, 1, 2, 5)
+ Chỉnh hợp trong Tiểu và Đại thiên địa: Mục đích tiến hóa của con người trong ba cõi thấp – cõi trần, cõi cảm dục và cõi hạ trí – là sự chỉnh hợp của Phàm Ngã tam phân với Chân Ngã thể cho đến khi đạt tới đường thẳng duy nhất và con người trở thành Đấng Duy Nhất. Ở cuối mỗi kiếp sống, con người được tượng trưng bằng một dạng thức hình học nào đó, một ứng dụng nào đó đối với các đường của hình khối và minh chứng chúng bằng một loại hình thể nào đó. - Ở những kiếp đầu, thì nét phác thảo như đám rối, đồ họa không rõ ràng và sơ sài. Ở mức tiến hóa trung bình thì hình thể được phác thảo rõ rệt và sáng sủa. Ở Đệ Tử thì mục tiêu của con người là phối hợp tất cả các đường này thành một đường duy nhất, dần dần sẽ đạt tới sự viên mãn. Chân Sư là Đấng đã phối hợp được tất cả các đường phát triển ngũ phân trước tiên thành 3 và kế đó thành 1 đường. Ngôi sao 6 cánh trở thành ngôi sao 5 cánh, khối lập phương trở thành tam giác, tam giác trở thành đường thẳng. Vào cuối đại chu kỳ, đường thẳng trở thành điểm trong vòng tròn biểu lộ. Đó là nỗ lực giảng dạy, dựa vào 3 Ngôi của các chân lý căn bản và ghi khắc sự nhất tâm để tiến tới. Mỗi kiếp sống có sự ổn cố nhiều hơn nhưng ít khi Phàm Ngã tam phân lại được thẳng hàng (tạm gọi thế) với Chân Ngã thức. Đôi khi tạm thời xảy ra trường hợp này và khi (trong những lúc đạo tâm lên cao nhất và có các mục tiêu nỗ lực vì kẻ khác), Chân Ngã với Phàm Ngã tạo thành một đường trực tiếp. Thường thường, thể cảm dục, do tình cảm và rung động dữ dội, hay do sự bất an thất thường nên luôn luôn bị lệch khỏi sự chỉnh hợp. Lúc mà thể cảm dục có thể được chỉnh hợp tạm thời, bấy giờ, thể hạ trí lại là vật chướng ngại, ngăn chận những gì đã tinh lọc từ thể cao không xuống được thể thấp, và như thế không đến được bộ óc hồng trần. Phải tốn nhiều kiếp sống nỗ lực bền chí thì thể cảm dục mới được tĩnh lặng và thể hạ trí mới được kiến tạo để tác động như là cái lọc chứ không còn là vật ngăn cản nữa. Ngay khi điều này đã hòan thành được một ít, thể cảm dục được ổn cố và trở thành tấm kính phản chiếu tinh khiết, còn thể hạ trí đáp ứng cho mục đích làm tấm kính nhạy bén, một tác nhân phân biện và là tác nhân diễn giải sáng suốt các chân lý cao siêu được truyền đạt, ngay đến lúc đó cũng cần nhiều giới luật và nhiều kiếp cố gắng mới chỉnh hợp được cả hai thể cùng một lúc. Khi xong giai đoạn này thì việc kế tiếp là kiểm soát bộ óc hồng trần và việc chỉnh hợp cuối cùng với bộ óc vẫn phải được thực hiện để cho bộ óc có thể tác động như là tác nhân thu nhận và tác nhân truyền chuyển một cách trực tiếp giáo huấn được truyền đạt và có thể phản chiếu một cách chính xác tâm thức cao siêu. - Sự tương ứng trong Đại thiên địa? Mối tương đồng trong Thái Dương Hệ? Có 1 dẫn chứng. Trong tiến hóa của Thái Dương Hệ, có sự chỉnh hợp trực tiếp của một vài hành tinh với nhau và với thái dương, đưa đến sự chỉnh hợp thiêng liêng hay chỉnh hợp của Thượng Đế. Hãy suy gẫm về điều đó, tôi có một lời cảnh báo. Đừng tìm cách nêu ra giả thuyết về sự chỉnh hợp dựa trên các hành tinh vật chất. Chân lý không nằm ở đó. Chỉ có 3 trong số các hành tinh vật chất (và ba hành tinh này bằng chất dĩ thái) tiến vào việc chỉnh hợp cuối cùng, đánh dấu cho việc đạt được Chân Ngã thức vũ trụ của Thượng Đế, đó là mục tiêu thành đạt của Ngài. Địa cầu không phải là một trong số ba hành tinh này, còn Kim Tinh (Venus) có vị trí tương ứng với vi tử thường tồn cảm dục. Còn sự chỉnh hợp Thái Dương Hệ chúng ta với Thái Dương Hệ của sao Thiên Lang (Sirius). Đó là một thời điểm còn xa, nhưng nó giữ cái bí nhiệm của đại chu kỳ. (TVTTHL, 5–7)
Đừng quên rằng phần lớn đây là vấn đề vật chất và mức rung động. Các phân cảnh (levels) trừu tượng của cảnh trí gồm có ba phân cảnh cao mà cái thứ nhất được gọi là phân cảnh (cõi phụ–subplane) thứ ba. Như trước đây tôi có giải thích, mỗi cõi phụ đều có các liên hệ của nó (correlation) trên các cõi chính (major planes). Do đó, khi bạn đưa vào thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí của bạn chất liệu của cõi phụ thứ ba của mỗi cõi chính này thì bấy giờ Chân Ngã bắt đầu tác động một cách hữu thức và ngày càng liên tục xuyên qua Phàm Ngã đang chỉnh hợp. Chúng ta có thể nói đảo lại rằng chỉ khi nào chất liệu của cõi phụ thứ ba có một tỷ lệ bách phân nào đó (tỷ lệ bách phân này là một trong các bí mật của điểm đạo) nằm trong các hiện thể này thì Phàm Ngã, với tư cách là một tổng thể hữu thức (conscious whole), mới nhận biết và tuân theo Chân Ngã. Sau khi đạt được tỷ lệ bách phân như thế rồi, bấy giờ cần kiến tạo tiếp bằng chất liệu của hai cõi phụ cao hơn thuộc về cõi trần và cõi cảm dục; vì vậy, người tìm đạo cần phải phấn đấu để thanh luyện và trì giới cho thể xác và chế phục (subdue) thể cảm dục. Thanh luyện và chế phục là công việc phải làm trên hai cõi này. Điều này liên quan tới việc sử dụng hạ trí, để rồi nhờ đó ba hiện thể thấp trở nên được chỉnh hợp. Lúc bấy giờ, các rung động của các phân cảnh trừu tượng mới có thể bắt đầu được cảm nhận. Bạn cần nhớ rằng các rung động này đến xuyên qua linh hồn thể, tức hiện thể của Chân Ngã, và linh hồn thể của kẻ thường nhân ở trên cõi phụ thứ ba của cõi trí. Đây là một điểm không được hiểu đầy đủ. Hãy suy gẫm về điều đó. Tư tưởng trừu tượng thực sự chỉ có thể có được khi nào mà Phàm Ngã, nhờ rung động hỗ tương với rung động của Chân Ngã, đã tự mình chỉnh hợp đầy đủ để tạo thành một vận hà khá thông suốt. Lúc bấy giờ, các ý tưởng trừu tượng bắt đầu lọt qua, lúc đầu còn thưa thớt, nhưng càng ngày càng nhiều hơn, rồi vào đúng lúc, được nối tiếp theo sau bằng các tia chớp của sự giác ngộ thực sự hay trực giác từ Tam Thượng Thể Tinh thần hay là chính Chân Ngã tam phân đích thực. (TVTTHL, 3–4)

+ Chit (Tối Linh thức): Chúa Thánh Thần, Brahma, Thượng Đế Ngôi Ba, Minh triết sáng tạo, Thông Tuệ. (LVLCK, 94)

Chitta là thể trí (the mind), hay là chất trí (mind stuff), hạ trí (mental body), quan năng của tư tưởng và quan năng tạo ra hình tư tưởng, toàn thể các tiến trình thể trí; đó là vật liệu do Chân Ngã hay linh hồn chi phối, nhờ đó, các hình tư tưởng được tạo ra. (ASCLH, 10)

Chịu đựng là hứng chịu một cách vui vẻ mọi sự việc xảy đến mà không chút bực tức (resent), thẳng tiến đến mục tiêu mà không đi quanh co. (MTNX, 331)

+ Christ: Nguyên Khí, cần phân biệt rõ, vốn là một trạng thái tinh thần cao siêu. Danh hiệu Christ chỉ về một nhân vật cao cấp đại diện cho nguyên khí đó, dù lịch sử có ghi vị giáng sinh ở Nazareth hay trong trường hợp khác (ASCLH, 11)
1. Christ vũ trụ:
Tự biểu hiện qua một Thái Dương Hệ. (ASCLH, 28);   Ishvara, Ngôi Hai. Con của Thượng Đế Vishnu. Toàn Ngã. Linh hồn của mọi vật. Ta là Cái Đó. AUM. Ngôi Lời. Gurudeva. Anh sáng của trần gian. (ASCLH, 28, 51)

2. Christ Cá Nhân (individual christ): Đấng cứu rỗi tiềm tàng trong mỗi người. (ASCLH, 28)
3. Tâm thức Christ: X. Trực giác thức, Tập thể thức, Ý thức Christ.
4. Ý thức Christ (Christ–consciousness, tâm thức Christ):
-   Là ý thức về trách nhiệm và phụng sự (responsibility and service). (CVĐĐ, 571)
-   Ý thức Christ tức là trực giác thức (Intuitional consciousness). (ASCLH, 298)
-   Tập thể thức. (ASCLH, 298)
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

Chính do sự thiếu hiểu biết về các Giáo Lý Huyền Linh Học (Occult tenets) và sự áp đặt (enforcement) các quan niệm sai lầm dưới chiêu bài giáo dục tôn giáo (the guise of religious education) mà Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Vô Thần mới được tạo ra như là một sự phản kháng lại (protest) trật tự thiêng liêng đã được xác định của vạn vật. (GLBN I, 234)

+ Chủ thể tư tưởng (thinker) :

- Hay linh hồn (TLHNM–II, 64)

– Hay Chân Ngã (Ego). (LVLCK, 662)

- Thể thường tồn (permanent body=causal body) cùng với tâm thức thiêng liêng (divine consciousness) hợp thành Chủ Thể Tư Tưởng. (MTNX, 144)

– Chủ Thể Tư Tưởng tức con người cá biệt (individual), tức Nhân hồn (Human Soul). (MTNX, 132)

+ Chủ thể tư tưởng thiêng liêng - Divine thinker: Tức là Toàn Linh Trí (Univeral Mind). (LVLCK, 317)

 

Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba của thánh linh, vốn là nguyên khí linh hoạt trong vật chất, và thể xác là một tương ứng của nguyên khí này. (TBĐC, 148)
Chụp hình vong linh (Spirit photography, chụp hình hồn ma): Cần nên nhớ rằng cái gọi là các “vong linh” (“spirits”) thì đều đang hoạt động trong thể cảm dục hão huyền (illusory), trong khi các “vong linh” tiến hóa chỉ hoạt động như là thể trí, và do đó chỉ có thể tiếp xúc được bằng trí chứ không còn cách nào khác. Không bao giờ có thể chụp được hình thể trí (mental vehicle); chỉ có thể cảm dục mới đủ thụ cảm (susceptible) để chụp hình được mà thôi. Khi còn sống, người nào có dục vọng và ham muốn càng thô trược thì người đó càng dễ chụp hình được sau khi qua đời (nếu có người muốn chụp hình y!), người càng tiến hóa thì càng khó chụp được hình. (CTNM, 377–378)

+ Chuyển động: Được đặc trưng bằng 3 tính chất: 1/ Tịnh (Inertia);   2/ Động (Mobility);   3/ Nhịp (Rhythm) (CTNM, 418)

+ Chuyển động: Nghĩa đen, tất cả mọi chuyển động đều là kết quả của sự va chạm hoặc sự giao lưu giữa các nguyên tử, và không có một nguyên tử nào ở bất cứ nơi đâu thoát khỏi được mãnh lực này. Trong trường hợp chuyển động quay tròn vốn đang chi phối hoạt động của nguyên tử vật chất, xung lực xuất phát từ bên trong vòng giới hạn và được tạo ra bởi sự va chạm của điện tích dương lên trên các điện tích âm. Điều này đúng cho tất cả các nguyên tử, thuộc vũ trụ, thái dương, cá nhân, hóa học và ..v.v… (LVLCK, 1039);

1/ Tính chất tịnh: Tính chất này là đặc điểm của mọi nguyên tử lúc bắt đầu biểu lộ, lúc bắt đầu một chu kỳ thái dương hay chu kỳ đại khai nguyên – (hay là 100 năm của Brahma), lúc bắt đầu một dãy, một bầu hay của bất cứ dạng hình cầu nào. Do đó, cách trình bày bao gồm toàn thể các hình hài biểu lộ trong Thái Dương Hệ; .... Tịnh là kết quả của sự thiếu hoạt động và sự tương đối bất động của các lửa vật chất. 2/ Tính chất động: Các lửa nội tại của vật chất tạo ra chuyển động quay. Sau rốt, sự quay này dẫn đến kết quả là sự phát xạ. Việc phát xạ của vật chất, kết quả của nhiệt lưỡng phân của nó, tất nhiên tạo ra một tác dụng lên các nguyên tử ở môi trường chung quanh nó (không có gì quan trọng, dù môi trường chung quanh đó là không gian vũ trụ, không gian Thái Dương Hệ hay là vùng bên ngoài của thể xác con người), và sự tương tác này tạo ra cự lực (repulsion, lực đẩy) và hấp lực (atraction, lực hút) tùy theo cực của nguyên tử vũ trụ, nguyên tử Thái Dương Hệ hay nguyên tử hồng trần. Sau rốt, chính điều này tạo ra sự cố kết của hình hài. Các cơ thể hay tập hợp các nguyên tử xuất hiện hay biểu lộ và tồn tại trong các chu kỳ lớn hay nhỏ của chúng cho đến khi tính chất thứ ba được nhận ra. 3/ Tính chất nhịp nhàng, tức là việc đạt tới điểm thăng bằng hoàn toàn và điểm quân bình. Lúc bấy giờ, điểm thăng bằng hoàn hảo này tạo ra một số hiệu quả đặc thù có thể được liệt kê và suy gẫm, cho dù chúng có thể dường như nghịch thường và mâu thuẩn đối với thể trí hữu hạn của chúng ta. Các hiệu quả: a. Sự tan rã của hình hài b. Giải thoát tinh hoa mà hình hài giam giữ. c. Các phân ly của Tinh thần và Vật chất. d. Kết thúc một chu kỳ, dù là hành tinh, con người hay thái dương. e. Tạo ra việc quy nguyên và chấm dứt việc biểu lộ. f. Tái hấp thu tinh hoa, phối hợp lại vật chất đã biến phân với cội nguồn của vật chất. g. Kết thúc thời gian và không gian theo cách hiểu của chúng ta. h. Hợp nhất 3 luồng Hỏa và đưa tới sự cháy tự phát, nếu có thể nói như thế. i. Hoạt động tổng hợp của vật chất bằng 3 loại chuyển động – quay tròn, xoắn ốc theo chu kỳ và lũy tiến – mà chuyển động hợp nhất sẽ được tạo ra bằng sự tương tác của lửa vật chất, lửa của trí tuệ và của Tinh thần vào nhau. (LVLCK, 157–159)

Mọi khối cầu quay của vật chất có thể được phác họa bằng cách dùng cùng các biểu tượng chung của vũ trụ như đã được dùng để mô tả sự tiến hóa. 1. Vòng tròn (The circle). Vòng tròn này thay cho vòng giới hạn của vật chất chưa biến phân. Nó tượng trưng cho một Thái Dương Hệ hay là cơ thể Thượng Đế, xét về mặt siêu việt (etherically); nó thay cho một hành tinh hay cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế xét về mặt siêu việt; nó thay cho một cơ thể người cũng xét về mặt cao siêu và nó thay cho tất cả các cơ thể đó vào thời kỳ biểu lộ đầu tiên. Sau rốt, nó thay cho một tế bào đơn thuần trong hiện thể của con người, và thay cho nguyên tử của nhà hóa học hay vật lý. 2. Vòng tròn có tâm điểm (Circle with the point in the centre). Vòng tròn này hàm ý là việc sinh ra nhiệt ở tâm của vật chất; điểm lửa, thời điểm có hoạt động quay đầu tiên, lần giãn ra (straining) đầu tiên của nguyên tử, được tiềm nhiệt kích hoạt tiến vào phạm vi ảnh hưởng của nguyên tử khác. Điều này tạo ra bức xạ đầu tiên, lực cuốn hút thứ nhất và đưa tới khuynh hướng đẩy nhau, và do đó tạo ra: 3. Vòng tròn chia hai (Circle divided into two). Vòng này đánh dấu sự quay tích cực và việc bắt đầu hoạt động của nguyên tử vật chất, tạo ra sự bành trướng theo sau đó của ảnh hưởng của điểm tích cực bên trong nguyên tử vật chất cho đến khi phạm vi ảnh hưởng của nó trải rộng từ trung tâm đến ngoại biên. Nơi điểm tiếp xúc với ngoại biên, nó tiếp nhận ảnh hưởng của các nguyên tử ở chung quanh nó; bức xạ được tạo nên và điểm trũng xuống xuất hiện, đánh dấu chỗ lưu nhập và lưu xuất của thần lực hay nhiệt. 4. Vòng tròn chia tư (Circle divided into four). Đây là vòng tròn đích thực của vật chất, thập giá có cánh bằng nhau của Chúa Thánh Thần; Ngài là nhân cách hóa của vật chất thông tuệ linh hoạt. Điều này chứng tỏ tính chất bề đo thứ tư của vật chất và việc xâm nhập của lửa trong bốn hướng, bức xạ tam phân của nó được biểu tượng hóa bằng các tam giác hợp thành bởi thập giá tứ phân. Thập giá này diễn tả diễn trình tiến hóa tứ phân của bất cứ nguyên tử nào. 5. Chữ Vạn (Swastika), hay là lửa trải dài, không những từ ngoại vi đến trung tâm theo bốn hướng, mà còn từ từ chạy quanh và tỏa ra từ và quanh toàn bộ ngoại vi. Điều này hàm ý là hoạt động hoàn tất trong mọi phần của vật chất cho đến khi sau rốt, chúng ta có được một bánh xe lửa (fiery wheel, hỏa luân) rực sáng, quay theo mọi cách, với các vận hà rực rỡ lửa từ tâm đến vòng giới hạn, – lửa bên trong, bên ngoài và chung quanh cho đến khi bánh xe cháy rụi và không còn lại gì ngoại trừ hoàn toàn là lửa. (LVLCK, 159–161)

+ Chuyển hóa cao (Siêu chuyển hóa, transfiguration): Là giai đoạn trên con đường Điểm đạo, khi trải qua cuộc điểm đạo 3, lúc đó, Phàm ngã được rọi chiếu (irradiated) bằng ánh sáng đầy đủ của linh hồn và ba hiện thể của Phàm ngã được hoàn toàn siêu việt; chúng trở thành chỉ là các hình hài mà qua đó, tình thương tinh thần có thể tuôn đổ vào cõi giới con người với nhiệm vụ sáng tạo cứu độ. (CVĐĐ, 278)

- Siêu chuyển hóa liên quan đến sự sống của Tam Thượng Thể Tinh thần (Spiritual Triad) trên ba mức độ đồng nhất hóa riêng của nó. (CVĐĐ, 280) Xem nguồn: Chế ngự năng lượng tình dục Đoạn trừ hay Chuyển hóa

+ Chuyển hóa vừa (trung chuyển hóa): - Diễn trình tiến hóa xảy ra trên Con đường Đệ tử, trong đó, vị đệ tử biến đổi cái “sắc tướng” tam phân hạ đẳng của mình hay Phàm ngã và bắt đầu biểu lộ “tính chất” thiêng liêng. Thể xác của vị đệ tử trở nên tuân phục các mệnh lệnh của thể trí, thể này đang trở nên đáp ứng với thượng trí qua trung gian của linh hồn; bản chất tình cảm của vị đệ tử trở thành chỗ tiếp nhận thể bồ đề hay trực giác, để rồi, sau cuộc điểm đạo thứ ba, nó hoàn toàn biến mất, và hiện thể bồ đề trở thành vận cụ chính của cảm tính. Cuối cùng, thể trí cũng hoàn toàn được biến đổi bằng ấn tượng từ thượng trí khi thể này nỗ lực để thể hiện bản chất ý chí của Chân Thần. (CVĐĐ, 278)

- Việc trung chuyển hóa có liên quan bằng phương cách đặc biệt nhất với ba trạng thái của thể trí trên cõi trí: a) Hạ trí (lower mind) b) Con của trí tức linh hồn. c) Thượng trí. (CVĐĐ, 280)

Trong cách chữa trị bằng bức xạ, tiến trình chữa trị thì đơn giản và an toàn hơn, vì người chữa trị chỉ quy tụ năng lượng (power) vào chính mình rồi phóng rải (radiate) năng lượng đó vào bệnh nhân dưới dạng một luồng năng lượng tỏa chiếu tuôn ra đều đặn. Dòng năng lượng này phải được hướng đến bí huyệt gần chỗ bị bệnh nhất. (CTNM, 101)
Trong cách chữa trị bằng từ điển, người hoặc nhóm chữa trị làm hai việc: 1/ Y thu hút về phía bí huyệt cần chữa trị loại năng lượng sẽ làm mất tác dụng (counteract) căn bệnh. Tất nhiên đây là một vấn đề bao la và có tìm quan trọng khoa học sâu xa. Một vài loại thần lực của cung có thể được dùng với một số bệnh, bắt buộc phải sử dụng một vài bí huyệt đặc biệt để phân phối. 2/ Y thu hút về chính mình và hấp thu các mãnh lực đang gây ra bệnh, rút nó ra khỏi bệnh nhân. Tiến trình sau này cần có sự bảo vệ thận trọng của nhà chữa trị khỏi mọi lây nhiễm của bệnh, để cho các lực gây bệnh không vào trong cơ thể y. Cũng cần phải cung cấp năng lượng lành mạnh cho bệnh nhân để thế chỗ cho năng lượng đã được rút ra. (CTNM, 100)

+ Chữa trị đích thực bằng tinh thần (True spiritual healing): Khi nào bệnh nhân thình lình và thường là bất ngờ, tiếp xúc với linh hồn mình, và trong lúc đó, năng lượng của linh hồn nhiều và mạnh đến nỗi nó quét qua các hiện thể và nhất định phải tạo ra nhiều hiệu quả. Nhờ thế mang lại việc chữa trị cho một hiện thể nào đó và thường là trong thể xác. (CTNM, 359)

+ Chữ Vạn (Swastika): X. Chuyển động quay và biểu tượng ký.  Thập giá khả chuyển (Mutable Cross) có thể được mô tả bằng chữ Vạn (chữ Vạn ngược) (CTHNM, 560)

+ Swastika/Svastika (B.Ph): Chữ Vạn (chữ Vạn thuận) Trong Triết Học Nội Môn, đây là biểu đồ cổ xưa và thần bí nhất. Đó là “tác nhân sáng tạo của lửa do ma sát và của “49 Linh hỏa”. Biểu tượng của nó được khắc vào chỗ quả tim của Phật, và do đó, được gọi là “Tâm Ấn” (“Heart’ s Seal”). Chữ Vạn được đặt vào ngực của các Đạo Đồ sau khi chết; và nó được nhắc đến với niềm tôn kính sâu xa trong Ramâyana. Chữ Vạn được khắc trên mọi hòn đá, đền thờ và các kiến trúc tiền sử của Ấn Độ và bất cứ nơi đâu có dấu vết tín đồ Phật giáo. Nó cũng được tìm thấy ở Trung Hoa, Tây Tạng, Thái Lan và trong các quốc gia Nhật Nhĩ Man cổ xưa (ancient Germanic nations) giống như cái Búa của thần Thor (Thor’ s Hammer). (NGMTTL, 315)

+ Chữ Vạn của Đức Phật phóng hào quang: Trích Kinh... Khi ấy từ chữ vạn ở trên ngực Như Lai phóng ra hào quang báu, ánh sáng rực rỡ với trăm ngàn màu sắc, chiếu sáng đồng thời suốt khắp mười phương thế giới chư Phật nhiều như số vi trần. Hào quang ấy rót xuống trên đảnh các đức Như Lai ở các cõi Phật trong khắp mười phương. Xoay về soi đến A-nan và toàn thể đại chúng.
Giảng:
Trong đoạn kinh trước, Đức Phật đã phóng hào quang từ diện môn (khuôn mặt). Hào quang ấy chiếu sáng như cả trăm ngàn mặt trời. Hào quang ấy biểu tượng cho điều gì? Biểu tượng cho sự phá tan mê lầm: vọng tâm.
Nay một lần nữa, Đức Phật lại phóng hào quang, lần này hào quang được phóng ra từ chữ Vạn phía trước ngực của Đức Phật. Điều này biểu tượng cho việc hiển bày chân nghĩa: chơn tâm.
Khi ấy từ chữ vạn trên ngực Như Lai phóng ra hào quang báu.
Quý vị có thể nhìn thấy chữ Vạn ở trên tượng Phật. Chữ vạn biểu tượng cho vô số đức tướng trang nghiêm của Đức Phật, do đức hạnh của Đức Phật đã đạt đến mức hoàn mãn.
Ánh sáng rực rỡ với trăm ngàn màu sắc chiếu sáng đồng thời suốt khắp mười phương thế giới chư Phật, như số vi trần.
Từ chữ Vạn phóng ra đạo hào quang báu chiếu sáng khắp nơi. Đó là đạo hào quang với ánh sáng óng ánh, lấp lánh với trăm ngàn màu sắc, chiếu soi khắp cả, không riêng cõi ta-bà mà đồng thời chiếu khắp các cõi nước của chư Phật. Rồi hào quang ấy rót xuống trên đảnh các Đức Như Lai ở các cõi nước chư Phật trong khắp mười phương. Hào quang ấy chiếu xuống đảnh của các Đức Như Lai ở các Phật độ trong khắp mười phương nhiều như số vi trần. Điều ấy có nghĩa là từ các đảnh của các Đức Phật phóng hào quang chiếu sáng lẫn nhau.
Rồi xoay về soi đến A-nan và toàn thể đại chúng
Sau khi hào quang chiếu soi các Đức Như Lai khắp trong mười phương, hào quang từ Đức Phật phóng ra lại trở về rồi rót xuống đảnh đầu của A-nan và đảnh đầu của các vị đại bồ-tát, đại a-la-hán, đại tỷ-khưu các vị quốc vương, các quan đại thần, các vị trưởng giả trong pháp hội. Đức Phật phóng đạo hào quang này như là dấu hiệu khiến cho mọi người nhận ra được thể tánh thanh tịnh sáng suốt và thường trụ của chân tâm.(Nguồn: Giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm-Q1-Phần Kinh văn)

Từ ngữ “cánh hoa” chỉ diễn đạt được hình thức tượng trưng một biểu hiện của lực và tác dụng hiển nhiên của nó trong vật chất. (LVHLT, 199)

– Cánh hoa tức là đơn vị của lực (unit of force).(CTNM, 149)

Cánh hoa bác ái (Love petals) : Các cánh hoa bác ái tức là trạng thái bác ái–minh triết (love– widom aspect). Thuộc vòng cánh hoa thứ nhì trong hoa sen Chân Ngã (egoic lotus).

Các cánh hoa hy sinh tức là trạng thái ý chí (will aspect).
Thuộc vòng cánh hoa bên trong của hoa sen Chân Ngã. (ĐĐTKNM–I, 753; LVHLT, 195–196)
“Là cát bụi, ngươi sẽ trở về với cát bụi”, là một phát biểu của định luật huyền linh. Trong công cuộc tiến hóa khác thường của ngôn từ – như bất cứ tự điển có uy tín nào sẽ chứng minh – từ ngữ “bụi” xuất phát từ hai nguồn gốc, một hàm ý là “gió” (“wind”) và một có nghĩa là “tan thành mảnh vụn” (falling to pieces”). Tìm quan trọng của cả hai nghĩa này sẽ rõ rệt và trình tự của các ý tưởng rất đáng chú ý. Với sự triệt thoái của gió hay hơi thở, việc tan thành mảnh vụn sẽ xảy ra, và đây là một phát biểu đúng thực và có ý nghĩa. Khi sự sống vĩ đại thu hút sự sống thứ yếu, việc biến mất của những gì mà sự sống làm linh hoạt sẽ xảy ra; điều này đúng đối với mọi hình hài trong các giới dưới nhân loại khi chúng đáp ứng với sự cản trở hoặc sức thu hút của sự sống hành tinh; điều đó cũng đúng đối với hình hài con người khi nó phản ứng với tiếng gọi của linh hồn để hoàn lại nguyên khí sự sống của nó cho linh hồn xuyên qua Sutratma và để quay lại như là ý thức cho cội nguồn ghi nhận của nó. (CTNM, 246–247)
Câu nói “cát bụi trở về cát bụi” rất quen thuộc trong các nghi lễ tống táng của Tây phương, đề cập đến việc tác động hoàn trở lại và ngụ ý các nguyên tố (elements) của xác thân trở về với kho vật chất nguyên thủy và chất liệu của thể sinh lực (vital form) trở về với kho dĩ thái chung; còn câu “thần hồn sẽ trở về với Thượng Đế, Đấng đã tạo ra linh hồn” (“the spirit shall return unto God who gave it”) là lối nói lệch lạc đối với việc hội nhập (absorption) của linh hồn vào linh hồn vũ trụ (universal soul). (CTNM, 435)

+ Cá tính con người: Trong trường hợp của những người đã hội nhập được toàn bộ Phàm Ngã và đã dung hợp được các năng lượng của Phàm Ngã. Tất cả những năng lượng liên hệ đến sự dung hợp này đều có tính chất riêng của chúng. Sự phối hợp và sự tương tác của các tính chất này (mỗi tính chất đều được xác định bằng năng lượng của cung đặc thù nào đó) tạo ra cá tính con người. (TLHNM II, 442)

Thượng Trí (causal body) chính là Cái Tôi đối với đệ tử . (GLASTTĐ 214)

- Một trong 7 giống dân thuộc nhân loại, tiến hóa trên một hành tinh trong chu kỳ hiện tồn vĩ đại của hành tinh. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ thế giới (world period). Căn chủng Aryan hay căn chủng thứ năm, gồm có người Ấn, người Âu và các chủng tộc Mỹ châu hiện đại; người Trung Hoa và người Nhật thuộc căn chủng thứ tư. (ĐĐNLVTD, 224)

– Giáo lý bí nhiệm dạy chúng ta rằng trong vòng tiến hóa hay cuộc tuần hoàn (round) trên hành tinh này, Jivatma – tức nhân hồn (human soul) – trải qua bảy kiểu mẫu chính hay “căn chủng”. Trong trường hợp này, hai căn chủng trước được biết dưới tên là “Adamic” và “Hyperborean”, các hình hài được phú cho linh hồn là chất cảm dục và chất dĩ thái theo thứ tự: “khổng lồ và không hình dáng rõ rệt”, chúng có một trạng thái ý thức hướng ngoại tác động qua giác quan duy nhất (thính giác) mà giống dân thứ nhất làm chủ, hay là qua hai giác quan (thính giác và xúc giác) mà giống dân thứ hai có được. Nhưng với giống dân thứ ba, giống Lemuria, một kiểu mẫu giống con người hơn và thô đặc hơn được phát triển, kiểu mẫu này được hoàn thiện trong giống dân thứ tư hay giống Atlantis. Giống dân thứ năm, dân Aryan, hiện nay đang phát triển trên bầu hành tinh này đồng thời với một phần lớn giống dân thứ tư và một ít còn sót lại của giống dân thứ ba. Cần phải ghi nhận rằng, mặc dù mỗi giống dân khai sinh ra giống dân kế tiếp, cả hai giống dân sẽ trùng lắp nhau theo thời gian cùng tồn tại trong nhiều thời đại. Trong số các dân tộc hiện hữu, người Tartares, Trung Hoa và Mông Cổ thuộc về giống dân thứ tư, thổ dân Úc Châu và người Hottentots thuộc giống dân thứ ba. (LVLCK, 121–122)

- Giáo lý bí nhiệm dạy rằng có bảy nhóm đơn vị nhân loại cư trú trên bảy lục địa trong . (GLBN II, 6–8)

a) Giống dân 1 ... Thánh địa bất hoại. b) Giống dân 2 ... Vùng đất Hyperborea. c) Giống dân 3 ... Lemuria. d) Giống dân 4 ... Atlantis. e) Giống dân 5 ... Aryan. f) Hai giống dân nữa sẽ nối tiếp giống dân hiện nay. (LVLCK, 714)

– Bảy căn chủng hợp thành một chu kỳ thế giới (world period). (LVLCK, 62)

Căn chủng thứ nhất (Adamic race): có các hình hài được làm cho linh hoạt là thể cảm dục, có một giác quan (thính giác). Căn chủng thứ hai (Hyperborean race): Hình hài được làm cho linh hoạt là thể dĩ thái, có hai giác quan (thính giác và xúc giác). Căn chủng thứ ba (Lemurian race): Thổ dân Úc Châu và người Hottentots thuộc căn chủng 3). Căn chủng thứ tư (Atlantean race): Người Tartars, Trung Hoa, Mông Cổ thuộc căn chủng 4. Căn chủng thứ năm (Aryan race) (LVLCK, 122)

Cái cầu được kiến tạo thường được gọi là “cầu vồng”, bởi vì nó được cấu tạo với tất cả các màu của 7 tia sáng. Nói về mặt chuyên môn và theo quan điểm của đệ tử, nhịp cầu mà y tạo nên giữa Phàm Ngã với Tam Thượng Thể Tinh Thần gồm có bảy tuyến năng lượng hay 7 dòng thần lực… (CVĐĐ, 505)
Asoka (Bắc Phạn)
+ Mỗi dân tộc và mỗi quốc gia đều có một Đấng Quán Sát (Watcher), Đấng Bảo Hộ (Guardian) trực tiếp và Cha Trên Trời – một Hành Tinh Thượng Đế (a Planetary Spirit). (GLBN II, 300) + Nhà của Cha (Father’s House): Tức là Shamballa (Bạch Ngọc Cung) của các nhà huyền bí học. (SHLCĐĐDG, 594)

Chakra : X. Bí huyệt.

Chân lý về bất cứ sự vật nào là cách thức mà sự vật đó tự thị hiện (presents itself) trước Thái Dương Thượng Đế, tức là trước Đấng Tạo Lập (the Maker) của toàn bộ Thái Dương Hệ. (GLASTTĐ, 293)

+ Thể nguyên nhân: X. Thể nhân khởi, Chân Ngã thể.
+ Thể nhân khởi (causal body, linh hồn thể, thể nguyên nhân) (LVLCK, 391)

+ Chân Ngã Thể: Theo quan điểm cõi trần, thể này không phải là một thể, dù là nội tâm hay ngoại cảnh. Tuy nhiên, đó là trung tâm của Chân Ngã thức (egoic consciousness) và được tạo thành bằng sự kết hợp của tuệ giác thể (buddhi) và thượng trí (manas). Thể này tương đối trường cửu và kéo dài suốt chu kỳ dài của các lần luân hồi, và chỉ bị tan rã sau cuộc điểm đạo thứ tư, khi con người không cần tái sinh thêm nữa. (ĐĐNLVTD, 217)

- Chân Ngã thể đôi khi được gọi (dù không chính xác) là “Karana sarira”, nằm ở cõi phụ (phân cảnh) thứ ba của cõi (cảnh) trí, tức cõi trừu tượng thấp nhất. (LVLCK, 707)
– Chân Ngã thể của thường nhân (average causal body) ở cõi phụ thứ ba của cõi trí (TVTTHL, 3)
– Chân Ngã thể được tạo ra nhờ vào sự sống hay lửa dương (positive life, or fire) của Tinh thần (lửa điện) gặp gỡ lửa âm (negative fire) của vật chất hay “lửa do ma sát”, sự kiện này tạo ra sự bừng sáng của lửa thái dương. … Chân Ngã thể (linh hồn thể) là lớp vỏ (sheath) bằng chất trí, được tạo ra vào lúc biệt lập ngã tính do sự tiếp xúc của hai lửa. Lực hay năng lượng tuôn đổ qua từ các cõi cao (hơi thở của Chân Thần, nếu bạn đồng ý gọi thế) tạo ra một chân không (vacum) hay một cái gì tương tự với một bọt hỗn nguyên (bubble in Koilon) và lớp vỏ của linh hồn thể – vòng giới hạn của Sự sống trung ương được tạo ra. Bên trong lớp vỏ này có ba nguyên tử được đặt tên là nguyên tử thường tồn hạ trí (mental unit), nguyên tử thường tồn cảm dục và nguyên tử thường tồn hồng trần… (LVLCK, 506–507)
– Chân Ngã thể là hiện thể (vehicle) của Chân Ngã. (TVTTHL, 3)
– Chân Ngã thể được tạo thành bằng sự kết hợp của luồng sóng sinh hoạt thứ hai và thứ ba. (LVLCK, 94)
Mục tiêu tiến hóa của con người trong ba cõi thấp – hồng trần, cõi cảm dục và cõi hạ trí – là chỉnh hợp (alignment) Phàm Ngã tam phân với Chân Ngã thể cho đến khi trở thành đường thẳng duy nhất và con người trở nên Đấng Duy Nhất (One). (TVTTHL, 5)
- Chân Ngã thể tức là thể biểu lộ (body of manifestation) của Chân Ngã. (LVLCK, 803)
- Sau khi được điểm đạo, Chân Ngã thể ở trên cõi phụ thứ hai của cõi trí, và bấy giờ, Chân Thần mới bắt đầu kềm chế. (LVLCK, 578)
- Body egoic tức là causal body (LVLCK, 261)
- Chân Ngã thể chỉ là lớp vỏ (sheath) của Chân Ngã (Ego). (LVLCK, 179)
- Tinh thần được bọc (incased) trong Linh hồn thể được gọi là linh hồn, con người cá biệt (individual), chân nhân. (MTNX, 213)
+ Karana sarira: Tức là linh hồn thể (egoic body). (ASCLH, 14)

Tathagata, Presence

Trên cung 5, Cung Tri Thức Cụ Thể hay Khoa học, có Chân Sư Hilarion, trong một tiền kiếp, Ngài là Paul ở Tarsus. Ngài có một thể xác người Crete, nhưng phần lớn thời gian sống ở Ai Cập. Ngài cống hiến cho thế gian bộ luận huyền linh “Ánh sáng trên Thánh đạo” (Light on the Path). Công việc của Ngài đặc biệt lý thú đối với đại chúng vào lúc khủng hoảng này, vì Ngài làm việc với những ai đang mở trực giác, kiểm soát và chuyển hóa các phong trào lớn có khuynh hướng tháo bỏ bức màn ra khỏi cõi vô hình. Năng lượng của Ngài là loại năng lượng mà, qua các đệ tử của Ngài, đang làm phấn khích các nhóm sưu khảo tâm linh ở khắp nơi, và chính Ngài đã phát khởi, thông qua nhiều đệ tử của Ngài, phong trào Duy Linh (spiritualistic movement). Ngài quán sát tất cả những nhà tâm thông cao cấp và giúp họ mở các quyền năng cho lợi ích tập thể, và cùng với một số thiên thần cõi cảm dục, Ngài làm việc để khai mở cho những kẻ tìm tòi chân lý biết được thế giới bên trong (subjective world) ẩn sau thế giới quá thiên về vật chất.

Trong nhóm lớn thứ nhất do Đức Bàn Cổ (Manu) lãnh đạo, có hai Chân Sư là Đức Jupiter và Đức Morya. Cả hai Ngài đều được hơn 5 lần điểm đạo. Đức Jupiter cũng là vị Nhiếp Chính (Regent) của Ấn Độ, được toàn thể Đại Đoàn Chân Sư xem như là vị kỳ cựu nhất trong số các Chân Sư. Ngài ở trong vùng đồi Nilgherry, thuộc miền Nam Ấn Độ và không phải là một trong các Chân Sư thường thu nhận đệ tử, vì trong các đệ tử của Ngài có các điểm đạo đồ cao cấp và một số các Chân Sư. Ngài lãnh phần cai quản Ấn Độ, gồm một phần lớn vùng biên giới phía Bắc và Ngài được giao cho nhiệm vụ gian nan là cuối cùng dẫn dắt nước Ấn Độ ra khỏi tình trạng hỗn loạn và bất an hiện nay, kết hợp các chủng tộc khác nhau thành một khối tổng hợp sau cùng.

Đức Morya là một trong các Chân Sư Đông phương nổi tiếng nhất, trong các môn đồ của Ngài có một số lớn người Âu Châu và Mỹ Châu. Ngài là một ông Hoàng thuộc tộc Rajput, trong nhiều thập niên đã giữ một địa vị có thẩm quyền trong quốc sự Ấn Độ. Ngài hoạt động bằng sự hợp tác chặt chẽ với Đức Bàn Cổ và chính Ngài rốt lại sẽ giữ chức vụ Bàn Cổ của căn chủng thứ sáu. Cũng như đạo huynh của Ngài là Đức K.H., Ngài ở tại Shigatse trong vùng Hi Mã Lạp Sơn và là một gương mặt được biết nhiều đối với dân cư của ngôi làng xa xôi này. Ngài có tầm vóc cao, dáng vẻ uy nghi, tóc, râu và mắt đều sậm màu, có thể coi là nghiêm khắc nếu không có nét tình cảm ẩn trong đôi mắt. Ngài và Đức K.H. hoạt động hầu như là một đơn vị đã từ nhiều thế kỷ và vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai vì Đức K.H. sẽ đảm nhiệm chức Chưởng Giáo khi Đấng đang giữ chức này rời nhiệm sở để nhận công việc cao hơn, lúc căn chủng thứ sáu ra đời. Cả hai Ngài đều ở trong các ngôi nhà gần nhau và các Ngài dùng nhiều thì giờ cộng tác chặt chẽ với nhau. Vì Đức M. thuộc cung 1, Cung Ý chí hay Quyền lực nên công việc của Ngài phần lớn có liên quan tới việc xúc tiến kế hoạch của Đức Bàn Cổ hiện tại. Ngài tác động như vị gợi hứng khởi cho các chính trị gia trên thế giới, Ngài vận dụng các thần lực, qua Đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan) để mang lại các tình huống mong muốn hầu thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Ở cõi trần, các nhà hành pháp quan trọng của quốc gia có tầm nhìn xa và có lý tưởng quốc tế đều chịu ảnh hưởng của Ngài. Cộng tác với Ngài là một số đại thiên thần của cõi trí và ba nhóm lớn các thiên thần làm việc với Ngài trên các phân cảnh của cõi trí, liên quan với các thiên thần cấp thấp đang làm linh hoạt các hình tư tưởng, và nhờ thế, giữ cho hình tư tưởng của các vị Hướng Dẫn nhân loại được linh hoạt, ngõ hầu đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Chân Sư M. giảng dạy một số lớn đệ tử, Ngài cũng hoạt động liên quan đến nhiều tổ chức thuộc loại nội môn và huyền linh, cũng như hoạt động qua các chính trị gia và nhà lãnh đạo trên thế giới. – Chân Sư M. là một Chohan. (SHLCTĐ, 522)

Chân Sư đặc biệt lưu ý đến việc phát triển các sự việc của nhân loại trong tương lai ở Âu Châu là Đức Rakoczi. Ngài là người Hungary, có nhà ở vùng núi Carpath và có thời là nhân vật nổi tiếng ở triều đình Hungary. Các sách lịch sử cổ xưa có nói đến Ngài. Đặc biệt là khi xuất hiện trước công chúng, Ngài là Bá Tước St. Germain và trước đó nữa, Ngài vừa là Roger Bacon, rồi sau là Francis Bacon. Thật lý thú mà ghi nhận rằng khi Chân Sư R. đảm trách các sự vụ ở Âu Châu trên các nội cảnh giới dưới tên là Francis Bacon thì Ngài xuất hiện trước mắt công chúng trong cuộc tranh cãi Bacon–Shakespear. Ngài có vóc người hơi nhỏ, gầy gò, chòm râu nhọn màu đen, tóc đen mướt. Ngài không nhận nhiều đệ tử như các Chân Sư khác. Hiện nay, cùng với Đức Hilarion, Ngài đang trông coi đa số các đệ tử thuộc Cung 3 ở Tây phương. Đức R. thuộc Cung 7, Cung Pháp thuật Nghi lễ hay Trật Tự (Ceremonial Magic or Order), Ngài làm việc phần lớn qua nghi thức và nghi lễ huyền bí, đặc biệt lưu tâm tới các hiệu quả, đến nay vẫn chưa được nhận biết, đối với nghi lễ của Hội viên Tam Điểm, của nhiều hội đoàn và Giáo Hội ở khắp nơi. Nơi Thiên đình (Lodge), Ngài thường được gọi là “Bá Tước”. Ở Mỹ và Âu châu, Ngài gần như hoạt động với tư cách vị Tổng Quản để xúc tiến các kế hoạch của Hội đồng chấp hành của Thiên Đình.

Một Chân Sư khác có thể được nói đến vắn tắt ở đây là Đức Serapis, thường được gọi là Chân Sư Ai Cập. Ngài thuộc Cung 4. Các phong trào nghệ thuật lớn trên thế giới, việc tiến triển của âm nhạc, của hội họa và kịch nghệ đều nhận được nơi Ngài một xung lực mạnh mẽ. Hiện nay, Ngài dành phần lớn thì giờ và sự lưu tâm vào công việc của cuộc tiến hóa thiên thần, cho đến khi sự tác động của thiên thần giúp cho việc thiên khải vĩ đại xảy ra trong thế giới âm nhạc và hội họa về sau này. Không thể nói thêm về Ngài, chỗ ở của Ngài cũng không được tiết lộ.

 Là năng lượng (energy). (ĐĐTKNM–II, 437) 

Là mãnh lực (force). (LVHLT, 565) 

Nói về mặt chuyên môn và hiểu về mặt huyền bí, thực ra chất liệu là chất dĩ thái vũ trụ (cosmic etheric matter) hay là chất tạo thành bốn cõi cao trong số 7 cõi (planes) của chúng ta. (VCVTDT, 189)

– Chất liệu là chất dĩ thái (ether) thuộc một trong nhiều thứ bậc của dĩ thái và là những gì ẩn sau chính vật chất (matter). (TTCNT, 37)

– Thực tướng của sự vật (things–in–themselves) tức là chất liệu. (GLBN II, 43)

Chất liệu Nguyên thủy là Akasha, Hiện Thể của Tư Tưởng Thiêng liêng (the Updhi of Divine Thought). Chất liệu Nguyên thủy được gọi là Chất liệu Vũ trụ (Cosmic Substance), tức là Vật chất (Matter). (GLBN II, 39)

– Chất liệu giáng hạ tiến hóa (involutionary substance) tức là chất liệu nguyên tử. Chất liệu nguyên tử này là chất sống (living substance). (LVLCK, 888)

– Dĩ thái thứ nhất (first ether) tức là chất liệu nguyên tử. (LVLCK, 910)

Phân biệt giữa nguyên tử thường tồn với chất liệu nguyên tử (distinction between permanent atome and atomic matter): + Nguyên tử thường tồn là nguyên tử đã được dành riêng cho một trong các sinh linh đang tạo thành các trung tâm lực trong cơ thể của một Thái Dương Tinh Quân, trong khi chất liệu nguyên tử tinh anh tạo thành các phần khác của thể ánh sáng (body of light) vĩ đại của Ngài. + Nguyên tử thường tồn là nguyên tử xuất hiện dưới mãnh lực hút của Ngôi hai, trong khi chất liệu nguyên tử chính nó được làm linh hoạt bởi sự sống của Ngôi Ba. + Một nguyên tử thường tồn tuân theo đường lối dễ dàng nhất của thần lực, và đang vượt qua khỏi sự kiềm chế của Tinh Quân Thiên Thần và đến dưới sự kềm chế của sự sống tích cực. Điều này liên quan với sự tiến hóa của ý thức trong vật chất. + Một nguyên tử thường tồn tiến đến dưới sự chi phối trực tiếp của nhóm dưới trong số ba nhóm các Nghiệp Quả Tinh Quân và là tác nhân mà qua đó các Ngài tác động dưới sự áp đặt của nghiệp quả lên thực thể riêng biệt đang sử dụng nó. Các Ngài hoạt động trực tiếp với các vi tử thường tồn của con người và tạo ra các kết quả qua sự tác động của hình hài cho đến khi chúng đã khai thác hết năng lực rung động của bất cứ vi tử đặc biệt nào. Khi xảy ra trường hợp này, nguyên tử chuyển vào giai đoạn quy nguyên như là nguyên khí thứ bảy của bất cứ thể nào đang làm. Nó tiến vào dưới ảnh hưởng của Ngôi Một, biểu lộ như Đấng Hủy Diệt. (LVLCK, 517)

Vũ trụ chất (vật chất vũ trụ) vốn là akasa, tức môi trường nguyên thủy (primeval), không phải là môi trường dễ uốn nắn thứ hai (secondary plastic medium), tức là chất Ether mà Khoa Học phỏng đoán/ nghi ngờ (suspected) theo bản năng mà không chứng minh phần còn lại. (Thư của Ch. S, 63)
Chất liệu tuyệt đối/ vật chất tuyệt đối có nghĩa là điểm ngưng hoạt động (point of cessation of action) của nguyên khí hoạt động (active principle). (Thư của Ch.S. 64)
Chén Thánh (Holy Grail, Thánh Bôi): Chén Thánh, tức cái chén (cup) tiếp nhận và chứa sự sống của Thượng Đế. (ASCLH, 227)
Bảy chi chủng tạo thành một phụ chủng (subrace). (LVLCK, 62)

 Chí phúc là sự thành toàn (consumation) mà Chân Thần ban cho vị đạo đồ.  Chí phúc là nguyên hình mẫu (archetypal pattern) của lạc phúc (joy).  Chí phúc là bản chất của Đấng Tinh thần, và đến lượt nó, vào đúng lúc, được áp đặt lên nhịp điệu của linh hồn. (ĐĐTKNM, 181, 399, 558) 

Chí phúc là bản chất của Tinh thần. (LVHLT, 369)

Chí Thánh (Holy of Holies):  Shamballa (CTHNM, 633) 

Tương ứng với sự sống của Chân Thần, hay Linh Ngã (Divine Self). (LVLCK, 653)

X. Tiếng Vỗ của một bàn tay.

Evil genii, Artificial elementals: Xem Đạo binh âm thanh.

X. Tả hỏa kỳ kinh (Ida) Âm ma (elementaries) : Trú sở (abode) của các âm ma là Kama–Loka (Dục giới). (LVLCK, 736)

– “Sáu hướng (directions) của Không Gian” có nghĩa là “Tam Giác Đôi” (“Double Triangle), tức sự liên kết (junction) và phối hợp (blending) của Tinh thần và Vật chất, của Vô sắc tướng (Arupa) và sắc tướng (Rupa) mà các Hình Tam Giác là một Biểu Tượng. Tam Giác đôi này là một dấu hiệu (sign) của Vishnu; đó là Ấn Tín của vua Salomon, và Shri–Antara của những người Bà La Môn (Brahmans). (GLBN I, 177)

– Biểu tượng tam giác đôi, được Hội Theosophy và nhiều nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng liêng (Theosophists) chấp nhận. Lý do tại sao nó được gọi là “Ấn Solomon” còn là một bí mật, ngoại trừ việc nó từ Iran du nhập vào Âu Châu. Tại Iran có nhiều câu chuyện về nhân vật thần thoại đó và ông ta dùng cái ấn huyền diệu đó để bắt và nhốt loài yêu tinh (djins) trong các lọ cổ. Nhưng ở Ấn Độ, dấu ấn hay tam giác đôi cũng được gọi là “Dấu hiệu của Vishnu” (“sign of Vishnu”) và có thể nhìn thấy trong nhà của mọi làng mạc dưới hình thức lá bùa trị ma quỷ. Tam giác này rất linh thiêng và được dùng như là ký hiệu tôn giáo ở Viễn Đông từ lâu trước khi Pythagoras tuyên bố rằng nó là hình hình học đầu tiên, cũng như là hình huyền bí nhất. Nó cũng được tìm thấy trên kim tự tháp và tháp bia (obelisk) và mang nhiều ý nghĩa thần bí giống như mọi tam giác. (NGMTTL, 303)

Đối với người tìm đạo và đặc biệt là đối với vị đệ tử hữu thức, ấn tượng cần được xem xét đến từ 4 cội nguồn: 1/ Từ linh hồn riêng của vị đệ tử. 2/ Từ Huyền Viện mà vị đệ tử đã được gia nhập. 3/ Đến trực tiếp từ Chân Sư. 4/ Từ Tam Thượng Thể Tinh Thần, xuyên qua giác tuyến. ... Cần nên nhớ rằng Khoa học về Ấn Tượng này thực ra là khoa học để tạo ra hình tư tưởng, đem sinh khí cho hình tư tưởng (thoughtform vitalisation) và định hướng cho hình tư tưởng (thoughtform direction); chỉ có đệ tử nào đã trải qua các tiến trình Điểm đạo Biến Dung và không còn là nạn nhân của riêng Phàm ngã của mình nữa mới có thể được giao phó cho một chu trình quyền lực nguy hiểm như thế. Khoa học về Ấn Tượng này là nền tảng cho việc thực hành viễn cảm. (VCVTDT, 86–87)
Lục địa thứ năm là Mỹ Châu (America), nhưng vì nó nằm ở các điểm đối chân (antipodes) nên chính Âu Châu và Tiểu Á (Asia Minor) hầu như cùng tuổi (coeval, cùng thời) với nó mới thường được các nhà Huyền linh học Ấn Aryan (Indo–Aryan) xem như là lục địa thứ năm. Nếu giáo lý của họ căn cứ theo sự xuất hiện của các lục địa theo trình tự địa chất và địa lý thì bây giờ cách phân loại này phải được thay đổi. Nhưng vì trình tự của các lục địa được xếp theo thứ tự tiến hóa của các giống dân, từ giống dân I đến giống dân 5, tức căn chủng Aryan chúng ta nên Âu Châu phải được gọi là lục địa thứ năm. Giáo lý Huyền bí không tính các đảo và bán đảo, cũng không tuân theo cách phân chia của địa lý học hiện đại về đất liền và biển. Từ ngày có giáo lý tối cổ và châu Atlantis bị hủy diệt, diện mạo của Địa cầu đã thay đổi nhiều lần. Vùng châu thổ Ai Cập và Bắc Phi đã có lúc thuộc về Châu Âu trước khi eo biển Gibraltar được tạo thành và có thêm một xáo trộn nữa của lục địa đã hoàn toàn thay đổi bản đồ Châu Âu. Sự thay đổi lớn lao cuối cùng đã xảy ra cách nay khoảng 12.000 năm và được nối tiếp bằng việc đắm chìm của hòn đảo nhỏ bé thuộc châu Atlantis của Plato mà Plato gọi đó là Atlantis dựa theo lục địa tổ tiên của nó. (GLBN III, 21-22)
Ba cõi thấp tức là cõi hồng trần, cõi cảm dục và cõi hạ trí (the physical, emotional and mental planes). (TVTTHL, 5)

+ Ba hiện thể tuần hoàn là ba cung của Chân Thần, Chân Ngã và Phàm Ngã. (TLHNM II, 295–296)

- Sáu hạnh siêu việt (six transcendal virtues); với tu sĩ thì có mười. - Các ba–la–mật gồm : Bố thí (Dna), Trì giới (Shỵla), Nhẫn nhục (Kshnti, Xã ly (Virya), Dũng lực / tinh tấn Vỵrya), Thiền định (Dhyana). (TNVT, 241, 178)
Tức là những gì không hoàn toàn tốt (all good), mà cũng chẳng hoàn toàn xấu (all bad) (ASCLH), 391)
X. Hắc thuật. (Bàng : bên cạnh, một bên; môn phái đi lệch một bên).

+ Bản chất thông linh hạ đẳng - Lower psychic nature: Bản chất thông linh hạ đẳng là thuật ngữ được dùng trong huyền linh học để chỉ các tiến trình của hạ trí (lower mind processes) cũng như là chỉ các phản ứng tình cảm hay cảm dục (astral or emotional reactions). (ASCLH, 14)

+ Thực Thể Thông Linh (Entity): Sự Sống, Đấng (Being). (TLHNM I, 430)

+ Thực Thể Thông Linh kết hợp: Ba trạng thái này của Thượng Đế, tức Thái Dương hệ tam phân này được mô tả bằng có 3 trạng thái, hay là (theo như Thần học Cơ Đốc giáo) là 3 Ngôi, gồm:
- LỬA ĐIỆN hay TINH THẦN: Ngôi 1: Chúa Cha, Sự Sống. Ý chí. Thiên Ý. Năng lượng dương
- LỬA THÁI DƯƠNG hay LINH HỒN: Ngôi 2: Chúa Con. Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bằng.
- LỬA do Ma Sát hay Xác Thể hay Vật Chất: Ngôi 3: Chúa Thánh Thần. Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm Ba năng lượng của Thái Dương hệ tam phân, tức Thái Dương Thượng Đế, còn gọi là Năng Lượng Trung Ương hay Thần Lực (vì đều đồng nghĩa về phương diện huyền linh) biểu lộ xuyên qua 7 trung tâm lực, gồm 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp. Các Đấng này được biết dưới danh xưng:
a. Bảy Hành Tinh Thượng Đế.
b. Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà.
c. Bảy Cung (Rays).
d. Bảy Thiên Đế (Heavenly Men). (Nguồn: LVLCK, 30)

– Là Tinh Thần, là Chân Thần, là Linh Ngã. (ASCLH, 8)

– Bản Lai Diện Mục là mãnh lực thúc đẩy đàng sau mọi thiên khải và thực ra đó là Thượng Đế Nội Tại (God Immanent), bao giờ cũng cố gắng để được thừa nhận và ngoài ra chính Ngài bị thôi thúc bởi sự kiện về Thượng Đế siêu việt (God Transcendent). (ACMVĐTG, 176)

- Tức Thượng Đế Nội Tại. (ACMVĐTG, 162)

- Trong con người có hai năng lượng chính yếu bám chặt: một không được hiểu rõ mà chúng ta gắn cho tên gọi là Bản Lai Diện Mục, còn một được hiểu rõ mà chúng ta gọi là Thiên Thần Bản Lai Diện Mục. Đó là linh hồn (Thái dương thiên thần) và Chân Thần. Một biểu hiện cho cung Chân Thần, một tượng trưng cho cung linh hồn, và cả hai năng lượng này chi phối Phàm Ngã một cách linh hoạt hoặc một cách tinh tế. (CTNM, 590)

+ Bản năng: Đó là lãnh vực của mặt trăng trong Chiêm tinh học. (Chân Sư DK: Phản ứng theo bản năng, nghĩa là không suy nghĩ, không giám sát hoặc kiểm soát, hoàn toàn tự động_Theo Tooltip "Phản ứng theo bản năng")

+ Bản năng nằm dưới trình độ của ý thức, nhưng bảo tồn và chi phối đa số các thói quen và sự sống của cơ thể. Nhiều lối sống theo tình cảm bị chi phối như thế. Bản năng kềm chế xuyên qua bí huyệt nhật tùng (solar plexus) và các bí huyệt thấp. (TLHNM–II, 232)

+ Bản năng tức là các kinh nghiệm được tích lũy lại do di truyền trong các hình hài mới (new forms). (MTNX, 211)

+ Năm bản năng chính vượt chội theo Tâm Lý Học

1. Bản năng tự bảo toàn (instinct of self – preservation) có nguồn gốc của nó trong nỗi sợ hãi bẩm sinh về cái chết; do có sự sợ hãi này mà nhân loại đã chiến đấu theo cách của nó đến mức hiện tại của nó về tuổi thọ và sức chịu đựng. Các ngành khoa học bận tâm đến việc bảo toàn sự sống, kiến thức y học hiện đại, và những thành tựu của sự tiện nghi văn minh, tất cả đã phát triển từ nỗi sợ hãi cơ bản này. Tất cả đã hướng tới sự tiếp tục tồn tại của cá nhân, và hướng đến điều kiện duy trì sự tồn tại (being) của y. Nhân loại tiếp tục tồn tại, với tư cách một giống loài và một giới trong thiên nhiên, là một kết quả của xu hướng sợ hãi này, phản ứng có tính bản năng này của đơn vị nhân loại đưa đến sự tự tồn mãi mãi (selfperpetuation).

2. Bản năng giới tính (instinct of sex), có gốc rễ chính của nó trong sự sợ hãi về sự tách biệt và sự cô lập, và trong một sự nổi dậy chống lại tính đơn nhất chia rẽ trên cõi trần, chống lại sự cô độc (aloneness); và nó đã dẫn đến việc tiến tới trước của nhân loại và sự tiếp tục tồn tại và sự nhân giống của các hình hài mà nhờ đó nhân loại có thể đi vào sự biểu lộ.

3. Bản năng sống bầy đàn (herd instinct) có thể dễ dàng được thấy là có gốc rễ của nó trong một phản ứng tương tự; vì cảm giác an toàn và vì sự an ninh được bảo đảm và được tin chắc – dựa trên những tập hợp về số lượng – con người đã luôn luôn tìm đến loại riêng của họ và sống thành bầy nhóm với nhau để phòng vệ, và để ổn định kinh tế. Nền văn minh hiện đại của chúng ta là kết quả từ phản ứng do bản năng này của nhân loại nói chung; các trung tâm rộng lớn của nó, các thành phố khổng lồ và các khu chung cư tập trung của nó đã xuất hiện, và chúng ta có việc sống theo bầy đàn hiện đại, được đưa đến bậc thứ n (nth degree).

4. Bản năng lớn thứ tư, là bản năng tự khẳng định (selfassertion), cũng dựa trên sự sợ hãi; nó bao hàm sự sợ hãi của cá nhân rằng y sẽ không nhận thức được và như thế mất đi nhiều thứ mà nếu không thì sẽ thuộc về y. Theo thời gian qua, sự ích kỷ của nhân loại đã phát triển như thế đó; ý thức về tính hám lợi của nhân loại đã phát triển và năng lực nắm lấy cơ hội đã xuất hiện (“ý muốn quyền lực” dưới hình thức này hoặc hình thức khác), đến ngày hôm nay chúng ta có chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ, và ý thức tích cực về tầm quan trọng vốn đã tạo ra nhiều sự rắc rối về kinh tế và quốc gia thời hiện đại. Chúng ta đã vun trồng tính tự quyết, tính tự khẳng định và tính tư lợi, cho đến khi chúng ta bị gặp phải một khó khăn hầu như không thể vượt qua. Nhưng ngoài mọi điều đó, nhiều điều tốt lành đã đến và sẽ đến, vì không có cá nhân nào có giá trị cho đến khi y nhận thức giá trị đó cho chính y, và lúc bấy giờ, một cách dứt khoát, y hy sinh các giá trị đã hoạch đắc cho lợi ích của tổng thể.

5. Đến lượt bản năng tìm hiểu (instinct to enquire) được dựa trên sự sợ hãi cái không biết, nhưng ngoài sự lo sợ này, đã xuất hiện – như là kết quả của cuộc tìm hiểu lâu đời – những hệ thống giáo dục và văn hóa và toàn bộ cấu trúc về nghiên cứu khoa học của chúng ta hiện nay.

Những xu hướng, dựa trên sự sợ hãi (vì con người vốn thiêng liêng) đã tác động như một sự kích thích phi thường của toàn bộ bản chất của con người, và đã đưa y tiến tới đến trình độ hiểu biết và hữu dụng rộng rãi hiện tại của y, chúng đã tạo ra nền văn minh hiện đại của chúng ta với mọi khuyết điểm của nó, và tuy thế, với mọi thiên tính được biểu thị của nó. Từ những bản năng này được đưa tới vô cùng tận, và từ tiến trình chuyển hóa của chúng thành các tương ứng cao hơn của chúng, Sự nở hoa trọn vẹn của sự biểu lộ của linh hồn sẽ xuất hiện. Tôi muốn nêu ra những điều sau đây:

- Bản năng tự bảo toàn tìm được tuyệt đỉnh của nó trong tính chất bất tử chắc chắn, và về việc này, công việc mà các nhà duy linh (spiritualists) và các nhà sưu khảo tâm linh đảm trách theo các thời đại là phương pháp tiếp cận và sự đảm bảo chắc chắn.
- Bản năng phái tính đã thể hiện và tìm thấy tuyệt đỉnh hợp lý của nó trong mối quan hệ − được nhận thức một cách hữu thức – của linh hồn và thể xác. Đây là ý chủ đạo (keynote) của chủ nghĩa thần bí và tôn giáo, mà ngày nay, cũng như luôn luôn, là sự biểu lộ của Luật Thu Hút (Law of Attraction), không phải khi nó tự thể hiện qua hôn nhân ở cõi trần, mà khi nó tìm thấy tuyệt đỉnh của nó (đối với con người) trong cuộc hôn nhân siêu phàm được tiến hành với mục đích hữu thức giữa linh hồn dương với sắc tướng âm và có tính tiếp thu.
- Bản năng sống bầy đàn tìm thấy tuyệt đỉnh thiêng liêng của nó trong một ý thức tập thể được khơi hoạt, ngày nay điều đó được chứng tỏ trong xu hướng chung hướng tới những sự pha trộn (amalgamations), và sự dung hợp và trộn lẫn rộng rãi vốn đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó thể hiện trong khả năng suy tư dưới dạng chủ nghĩa quốc tế, các quan niệm phổ biến, mà cuối cùng sẽ dẫn đến việc thiết lập tình huynh đệ đại đồng.
- Bản năng tự khẳng định, đến lượt nó, đã cung cấp cho nền văn minh hiện đại của chúng ta chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ của nó, sự sùng bái thần tượng, và tạo ra sự thờ cúng tổ tiên và tôn sùng anh hùng. Tuy thế, nó đang dẫn tới sự khẳng định về Bản Ngã (Self), về Chủ Thể Cai Trị thiêng liêng ở nội tâm, và từ khoa tâm lý học mới mẻ nhất của chúng ta, sẽ xuất hiện một kiến thức về Chân Ngã (spiritual Self) tự tin và chi phối, và cuối cùng dẫn đến sự biểu lộ của giới linh hồn trên trần thế.
 Và điều gì về bản năng cần tìm hiểu? Được chuyển hóa thành sự nghiên cứu thiêng liêng và được biến đổi bởi việc áp dụng ánh sáng linh hồn trong lĩnh vực điều nghiên, chúng ta sẽ có nhân loại được tiến vào Phòng Minh Triết, và như thế con người sẽ bỏ lại sau những kinh nghiệm của Phòng Kiến Thức. Các trung tâm giáo dục lớn của chúng ta sẽ trở thành các trường học cho sự phát triển nhận thức trực giác và hiểu biết tâm linh. (LVHLT, 629)

Bản năng tinh thần là khía cạnh thấp nhất của trực giác, cho thấy việc sẵn sàng được điểm đạo lần I. (ĐĐTKNM II, 267)

X. Sắc thái.
Khi một thành viên (member) của Thánh Đoàn dùng chữ “essential”, Ngài không muốn nói (như bạn thường làm) những gì cần thiết hay thiết yếu mà là đề cập tới bản chất sâu kín nhất (inmost essence) đang nằm ở tâm của tất cả mọi vật, cả tốt lẫn xấu. (CVĐĐ, 727)
Bản thể thấp gồm: Thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí. Cũng gọi là Phàm ngã con người (LVHLT, 282)
X. Yếu tố, tứ đại, hợp tố … Thuật ngữ “bản tố” được giới hạn vào các chất căn bản (basis substances) trong cái được gọi là vật chất căn bản (essential matter) và nhà hóa học cũng như nhà vật lý học đều bận tâm đến các sự sống như thế. (LVLCK, 1062)
Khoa học huyền bí (occult Science) nhìn nhận rằng có bảy bản tố vũ trụ (7 cosmic elements), bốn cái hoàn toàn vật chất, còn cái thứ năm, dĩ thái (ether) thì bán vật chất (semi– material). Vào cuối cuộc tuần hoàn thứ tư của chúng ta, chất dĩ thái sẽ trở nên hữu hình trong không khí, để ngự trị trên các chất khác trong suốt cuộc tuần hoàn thứ năm. Hai bản tố còn lại cho đến nay vẫn còn hoàn toàn ngoài tìm nhận thức của con người. Tuy nhiên, chúng sẽ xuất hiện trong giống dân thứ sáu và thứ bảy của cuộc tuần hoàn này và sẽ trở nên được biết tới lần lượt trong cuộc tuần hoàn thứ sáu và thứ bảy. Bảy bản tố này cùng với vô số các bản tố phụ (sub–elements), nhiều hơn số mà khoa học biết được, chỉ là các biến thể phụ thuộc (conditional modifications) và các trạng thái phụ của cái Duy Nhất (the One) và bản tố duy nhất (Only Element). Bản tố duy nhất này không phải là Dĩ Thái, cũng không phải là Akasha mà là cội nguồn (source) của cả hai. Bản tố thứ năm này (hiện nay được khoa học sẵn sàng nhìn nhận) không phải là chất Dĩ Thái theo giả tưởng của Sir Isaac Newton – mặc dù ông này dùng danh xưng dĩ thái để gọi bản tố đó, có lẽ là lúc ấy ở trong trí ông liên kết bản tố Ether với Aether, “Phụ Mẫu” của thời xưa. Do trực giác mà Newton nói: “Thiên nhiên là tay tạo tác liên hoàn (perpetual circulatory Worker) tạo ra chất lỏng từ chất đặc, chất đặc từ chất hơi, chất hơi từ chất đặc, chất tinh anh từ chất thô trược, chất thô trược từ chất tinh anh… Như vậy, có lẽ mọi vật đều có nguồn gốc từ Ether”. (GLBN I, 78–79)
Có thể bạn từng nghe nói rằng, mỗi người đều có một điều gì đó được biết dưới tên gọi là bạn tâm giao và bạn sẽ luôn luôn tìm kiếm một người như thế. Bạn tâm giao hoàn toàn có thật, vì từ thuở ban sơ, lúc mà huyền lực sự sống (life force) được Quyền Năng Thiêng Liêng (Divine Power) xạ ra, huyền lực đó hòa nhập vào sự sống dưới hình thức song sinh (twin,forms), một có tính dương,một có tính âm. Cả hai hình thức này tiến hóa hoàn toàn riêng biệt, mỗi bên đều có chỉ tiêu (quota) các kiếp sống trong các thân xác nam và nữ của mình. Nhưng vào các cơ hội đặc biệt khi một việc quan trọng phải được thi hành, thì cả hai thực thể này đôi khi được đưa vào cùng nhau, vì cảm hứng của một bên giúp cho bên kia xúc tiến công việc vĩ đại cần phải được hoàn thành… Dĩ nhiên đó là sự hòa hợp hoàn hảo của dương và âm, của nam và nữ trong thiên nhiên. Đối với chúng ta, không phải luôn luôn là việc tốt lành, khi có các kiếp sống với bạn tri kỷ của chúng ta, vì dưới các hoàn cảnh như thế, chúng ta sẽ có khuynh hướng trở thành rất ích kỷ; chúng ta sẽ không bao giờ học được cách nhìn sự vật theo quan điểm của những người khác; đối phó với các ý kiến trái ngược; nhân nhượng để đạt được chút gì đó, còn hơn là giữ lập trường cứng rắn mà không tạo được gì cả. (CKDCLH, 70, 71)
Tên gọi của Bảy Tia Sáng này là Sushumna, HariKesa, VisvaKarman, Visva–tryarchas, Sannaddha, Sarvavasu và Svaraj, tất cả đều huyền bí. Mỗi tên gọi đều có ứng dụng riêng biệt của nó trong một trạng thái ý thức riêng biệt dành cho các mục tiêu huyền linh. Tuy nhiên, như có nói đến trong NirKuta (II, 6), tia Sushumna là tia sáng mà các nhà Yoga được điểm đạo ưa chuộng. Toàn bộ Bảy Tia Sáng trải qua khắp Thái Dương Hệ tạo thành Upadhi (cơ sở – basis) vật chất (tạm gọi thế) của ether trong khoa học. Trong Upadhi này, ánh sáng, nhiệt, điện vv…, các thứ lực (forces) của khoa học chính thống liên kết lại để tạo ra các hiệu quả của chúng ở trên mặt đất. Dưới hình thức các hiệu quả tâm linh và tinh thần, chúng bắt nguồn từ Upadhi siêu thái dương (supra–solar), trong Dĩ Thái (Ether) của nhà huyền linh học hay là Akasha. (GLBN II, 240)
- Bảy Siêu Đạo mà vị Chân Sư phải giáp mặt (confront) là: 1. Siêu Đạo Phụng Sự Thế Gian (Earth Service) dẫn đến cõi cảm dục vũ trụ. 2. Siêu Đạo Công Tác Từ điển (Magnetic Work) dẫn đến cõi cảm dục vũ trụ. 3. Siêu Đạo Huấn Luyện để trở thành các Hành Tinh Thượng Đế, dẫn đến các phân cảnh cao của cõi trí vũ trụ. 4. Siêu Đạo đến Sirius, dẫn đến cõi cảm dục vũ trụ. 5. Siêu Đạo của Cung (Ray Path), đưa đến cõi trí vũ trụ. 6. Siêu Đạo mà chính Thái Dương Thượng Đế đang đi, đưa đến cõi Bồ Đề vũ trụ. 7. Siêu Đạo Tình trạng Con Tuyệt Đối (Absolute Sonship), đưa đến cõi trí vũ trụ. (CVĐĐ, 399) - Đạo sinh phải thận trọng phân biệt giữa bảy vũ trụ đạo (bảy Siêu Đạo) này với bảy con đường mà tất cả nhân loại phải bước lên (đã được bàn ở trước trong bộ luận này). Như chúng ta đã thấy bảy con đường huyền cung (ray paths) trở thành ba khi các đơn vị trên bốn cung thứ yếu tự phối hợp thành một trong ba cung chính yếu. Ba cung này hợp thành cung tổng hợp Bác Ái – Minh triết vào lúc các con của nhân loại đạt được các cuộc điểm đạo cuối cùng trong Thái Dương Hệ. Khi đạt đến giai đoạn này và khi con người hiểu được sự hợp nhất của Thái Dương Hệ không những chỉ bằng lý thuyết mà còn bằng thực tế mà chính họ đã tự đồng nhất hóa, bây giờ sẽ nảy sinh nơi tâm thức của họ một điều gì đó siêu việt toàn bộ tâm thức và chỉ có thể được diễn tả bằng một từ ngữ có giới hạn là sự đồng nhất hóa (identification). Sự đồng nhất hóa này là một tiến trình vũ trụ chứ không phải tiến trình Thái Dương Hệ và chính nó có bản chất thất phân. Vì lẽ thiếu một thuật ngữ thích hợp hơn, chúng ta gọi tiến trình thất phân này là Bảy Con đường Vũ trụ (sevenfold cosmic path). (LVLCK, 1242)
Âm thanh (Sound) là đặc tính của Akasha (Ether), nó sinh ra không khí mà tính chất là xúc giác; do cọ xát, không khí tạo nên màu sắc và ánh sáng”. (Kinh Vishnu Purana, q. I, chương II, trang 34, 35) Có lẽ câu trên đây sẽ bị xem như một điều cổ lỗ vô nghĩa (non sense) nhưng nó sẽ dễ hiểu hơn nếu độc giả nhớ rằng Bắc Cực Quang và Nam Cực Quang, cả hai đều xảy ra ở chính các trung tâm điện lực và từ lực của địa cầu. Hai cực này được xem là các kho chứa, nơi tiếp nhận (receptacles) và giải tỏa (liberators) cùng một lúc sinh lực (điện lực) của vũ trụ và địa cầu, nếu không có hai van (valve) an toàn tự nhiên đó, số điện lực thặng dư đó có lẽ làm cho địa cầu vỡ tan thành mảnh vụn từ lâu. Đồng thời, chính giả thuyết trên gần đây đã trở thành sự thật, đó là hiện tượng ánh sáng ở hai cực thường đi kèm và tạo ra các âm thanh dữ dội, giống như tiếng gió rít, tiếng hú và tiếng nổ. (GLBN I, 253–254)
là ngôn ngữ của các Thần Linh (Gods) (GLBN I, 313)
Thường thường người hài lòng thỏa nguyện, tương đối có hạnh phúc (the contented, relatively happy man) là người thu thập học hỏi ít nhất trong kiếp sống, vì người đó có khuynh hướng vẫn ở nguyên tại chỗ (remain static); tốt hơn là nên vun trồng ở nội tâm mối bất mãn thiêng liêng khiến cho luôn luôn muốn vươn tới hướng đến các thành tựu mới mẻ. (VLH, 111)

+ Vô tổn hại (harmlessness): X. Bất tổn hại.

+ Điều này bao gồm các hành động ở cõi trần của một người, vì các hành động đó có liên quan đến mọi hình hài của biểu hiện thiêng liêng và đặc biệt có liên quan đến bản chất sức mạnh (force nature) hay là năng lượng mà người đó biểu hiện qua các hoạt động ở cõi trần của mình. Y không gây đau khổ hay làm tổn thương bất cứ ai. (ASCLH, 184–185)

+ Bất tổn hại là tác nhân chính yếu (major agent) đối với việc làm cho cân bằng (offsetting) nghiệp quả. (CTNM, 295)

+ Do đó, bạn có thể thấy lý do tại sao tôi rất nhấn mạnh vào việc cần có đức tính không gây tổn hại nơi tất cả các bạn vì đó là phương pháp khoa học (một cách tuyệt diệu, và nói về mặt huyền môn) để tẩy sạch con người và để thanh lọc các bí huyệt. Việc thực hành đức vô tổn hại sẽ làm thông suốt các vận hà bị tắt nghẽn và để cho các năng lượng cao siêu tiến nhập vào.(CTNM, 40)

+ Thực hành đức vô tổn hại để chận đứng việc tạo nhân và để ngăn chận bất cứ cách diễn biến thêm nào của tình trạng bất hạnh (nhất là do bệnh tật –ND). (CTNM, 296)

+ Các tình trạng từ lực có hại, như là kết quả của việc vận dụng sai lầm các sức mạnh của con người, là các nguyên nhân của tà lực trong thế gian xung quanh chúng ta, bao gồm cả ba giới dưới nhân loại. Với tư cách các cá nhân, làm thế nào chúng ta có thể thay đổi việc này? Bằng việc phát triển trong chính chúng ta đức tính Vô Tổn Hại (Harmlessness). Vì vậy, hãy nghiên cứu chính bạn theo khía cạnh này. Nghiên cứu cách cư xử, các lời nói và các tư tưởng hằng ngày của bạn để làm cho chúng hoàn toàn vô hại. Hãy làm cho bạn suy nghĩ những tư tưởng về chính bạn và về những người khác sẽ mang tính xây dựng và tích cực, và như thế các hiệu quả của chúng sẽ không gây tổn hại. Hãy nghiên cứu ảnh hưởng về mặt cảm xúc của bạn trên người khác sao cho bạn không thể gây tổn thương một huynh đệ của bạn do bởi một tính khí (mood), một sự ngã lòng (depression), và một phản ứng cảm xúc nào. Hãy nhớ rằng, trong mối liên kết này, khát vọng tinh thần và sự nhiệt tình mãnh liệt, bị đặt sai chỗ hoặc bị hướng dẫn sai, có thể rất dễ dàng gây tổn hại cho một huynh hữu, vì vậy không những chỉ nhìn vào các xu hướng sai lầm của bạn, mà còn nhìn vào việc sử dụng các đức tính của bạn.

+ Nếu sự vô tổn hại là nguyên tắc cơ bản (keynote) của kiếp sống của bạn, bạn sẽ hành động để tạo ra các tình trạng hài hòa đúng đắn trong phàm ngã của bạn, nhiều hơn bất kỳ số lượng giới luật theo các đường lối khác. Sự thanh tẩy mạnh mẽ được mang lại bởi nỗ lực không gây tổn-hại sẽ tiến triển rất nhiều để loại bỏ các trạng thái ý thức sai trái. Do đó, hãy chăm lo cho nó và đưa ý tưởng này vào việc kiểm điểm ban tối của bạn.

* Xem ĐỨC VÔ TỔN HẠI _ Chân Sư DK (LVHLT, 101)

Tôi muốn thúc giục mỗi người đang đọc các trang này tạo ra một khởi đầu mới trong đời sống tâm linh. Tôi muốn nói với người đọc, hãy quên tất cả những thành tựu trong quá khứ, thể hiện sự nhiệt tình, và tập trung vào Thiên Cơ (Plan).

Vì vậy, vào lúc này, Tôi nói với bạn rằng, Tôi – là một đệ tử lớn tuổi và có lẽ có kinh nghiệm hơn, và là người phụng sự trong vườn nho vĩ đại của Đức Chúa – thực hành đức tính vô-tổn-hại với niềm vui thích và sự hiểu biết, vì đó là (nếu thực sự được thực hiện) tác nhân hủy diệt mọi sự hạn chế. Tính gây tổn hại dựa trên sự ích kỷ, và dựa vào một thái độ tập trung vào bản ngã (ego-centric attitude). Đó là sự biểu hiện của các lực được tập trung cho sự tự thúc ép, sự tự cao, và sự tự-mãn. Tính vô tổn hại là cách biểu lộ sự sống của người nhận ra mình ở khắp mọi nơi, y sống một cách hữu thức với tư cách một linh hồn, mà bản chất của linh hồn là bác ái, phương pháp của linh hồn là tính bao gồm, và đối với người đó, mọi hình tướng đều giống nhau ở chỗ chúng che giấu ánh sáng, và chỉ là các ngoại hiện (externalizations) của Thượng Đế Vô Hạn duy nhất (the one Infinite Being). Hãy để Tôi nhắc nhở bạn rằng sự nhận thức này sẽ biểu hiện trong một sự hiểu biết thực sự về một nhu cầu của tình huynh đệ, tách ra khỏi tình cảm và động cơ cá nhân. Nó sẽ dẫn đến sự im lặng của ngôn ngữ, vốn nảy sinh từ việc không liên quan gì đến bản ngã riêng biệt. Nó sẽ tạo ra đáp ứng tức thời đối với nhu cầu đích thật, đặc trưng cho các Đấng Cao Cả (Great Ones), các Ngài (bỏ qua vẻ bề ngoài) nhìn thấy nguyên nhân bên trong vốn tạo ra các tình trạng được nhận thấy trong đời sống bên ngoài, và vì vậy, từ mức độ minh-triết đó, các Ngài có thể cung cấp sự giúp đỡ và hướng dẫn thực sự. Tính Vô Tổn Hại mang lại trong đời sống sự thận trọng trong phán đoán, dè dặt trong lời nói, khả năng kiềm chế hành động bốc đồng, và sự thể hiện một tinh thần không chỉ trích. Vì vậy, con kênh thông suốt có thể được cung cấp cho các mãnh lực của tình thương đích thực, và cho các năng lượng tinh thần vốn dường như truyền sinh khí cho phàm ngã, do đó dẫn đến sự hành động chân chính.

Cho nên, hãy để cho đức tính vô tổn hại, trở thành chủ âm (keynote) của kiếp sống của bạn. Việc hồi tưởng (review) buổi tối nên được xúc tiến hoàn toàn theo đường lối này; hãy chia công việc hồi tưởng làm ba phần và xem xét:

1. Tính Vô Tổn Hại trong tư tưởng. Việc này chủ yếu sẽ dẫn đến việc kiểm soát lời nói.
2. Tính Vô Tổn Hại trong phản ứng tình cảm. Điều này sẽ dẫn đến việc trở thành một vận hà cho khía cạnh bác ái của linh hồn.
3. Tính Vô Tổn Hại trong hành động. Điều này sẽ tạo ra sự tự tin, khéo léo trong hành động và việc giải phóng ý chí sáng tạo.
Ba phần này tiến gần đến chủ đề cần được nghiên cứu do các ảnh hưởng của chúng lên chính bản ngã và sự phát triển của một người, và do ảnh hưởng của chúng lên những người mà người đó tiếp xúc, và lên những người cùng cộng tác xung quanh của người đó. (LVHLT, 103)

+ Người tìm đạo phải sống một cách vô tổn hại (harmlessly) trong tư tưởng (thought), lời nói (word) và hành động (deed). Bằng cách này, mỗi người trong các bạn sẽ cung ứng một vận hà tinh khiết, sẽ trở thành một tiền đồn cho tâm thức của Chân Sư và cung ứng một trung tâm năng lượng mà qua đó tình huynh đệ có thể tác động. (LVHLT, 354)

+ Không gây tổn hại vốn là đặc tính nổi bật của moi người con của Thượng Đế. Không gây tổn hại nghĩa là không nói lời nào có thể làm tổn thương kẻ khác, không nghĩ đến bất cứ ý tưởng nào có thể gây đau khổ (poison) hoặc tạo ra hiểu lầm, không làm một hành động nào có thể gây thương tổn (hurt), dù là tối thiểu cho huynh đệ mình – đây là đức tính quan trọng nhất (main virtue) sẽ giúp cho đạo sinh huyền môn (esoteric student) bước một cách an toàn trên con đường phát triển khó khăn. (SHLCTĐ, 20)

+ Không Gây Tổn Hại - Không Sát Sanh: Đối với tất cả chúng sanh, bạn không còn ý nghĩ sát hại nữa, chúng sanh sẽ nhìn thấy bạn giống như bạn bè vậy, vì biết bạn sẽ không hại chúng. Bạn có thể yêu thương và có thể giúp đỡ chúng, chúng sẽ gần gũi bạn. Ngược lại, chúng sẽ chúng đều hoảng sợ, bỏ chạy - Do Tâm ta là bất thiện/ Người có sát khí rất nặng => Chúng bỏ chạy, chạy thoát thân. Giúp chúng sinh thoát khổ đau chết chóc - Đây là bố thí vô úy - Được sức khỏe, trường thọ, Chúng sinh hoan hỷ gần gũi;

Điều thứ hai: Bạn không nhẫn tâm làm tổn hại chúng sanh, bạn chắc chắn có tâm thương yêu, không những đối với động vật mà đối với thực vật và tất cả mọi sinh vật đều khởi tâm yêu thương chân thành...kể cả cây cỏ. Đây là pháp ly não, trưởng dưỡng tâm từ bi của mình, rèn luyện sức nhẫn nhục của mình, phải có tâm nhẫn nại (Nguồn: Tập 16 - Kinh Thập Thiện_PS Tịnh Không)

+ Một bầu hành tinh cùng với 7 giống dân của nó tương ứng với một loạt riêng biệt các lần luân hồi liên quan đến một người, đang luân hồi hay không, vì tất cả các bầu hành tinh đều không cùng ở trên các mức độ vật chất. (LVLCK, 383) Xem thêm: Hình thành Vũ trụ theo Thượng Đế Tam Phân; Bảy Cung/ Rays; Trung Tâm Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

Bethlehem là “nhà chứa bánh mì” (“house of bread”), một thuật ngữ huyền linh, có nghĩa là kinh nghiệm ở cõi trần. (LVLCK, 569)

X. Cuồng tín và bè phái.

–Bể lửa là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cõi của Sự sống Thiêng liêng (Plane of divine Life), Cõi Tối đại Niết Bàn (Adi). (LVLCK, 43)

– Vật chất của cõi cao nhất (cõi Adi–ND) thường được gọi là “bể lửa” và nó là cội rễ của Akasha. (LVLCK, 79)

+ Không có bệnh gì là trị không khỏi, chỉ là xem cái tâm của bạn có thể buông xuống được không, tất cả bệnh tật đều từ tâm sinh, tất cả bệnh tật cũng đều từ tâm mà trị. ... Con người không trị được bệnh, cần phải nhờ Thần trị; Thần trị không khỏi bệnh thì phải nhờ Phật trị. Phật giảng điều gì? Điều Phật giảng là tâm...(Điểm 64, 65 - 100 lời Danh Y)

1. Mọi bệnh tật đều là sự mất hài hòa và thiếu sự chỉnh hợp cùng sự kiềm chế.
a) Bệnh tật có trong tất cả bốn giới của thiên nhiên.
b) Bệnh tật thật ra là sự thanh lọc
c) Các phương pháp chữa trị nhất định đều đặc biệt cho nhân loại và bắt nguồn ở thể trí

2. Bệnh tật là một sự kiện trong thiên nhiên.
a) Đối kháng với bệnh tật chỉ làm kích hoạt nó.
b) Bệnh tật không phải là kết quả của cảm nghĩ sai lầm của con người.

3. Bệnh tật là một tiến trình giải thoát và là thù địch của những gì tĩnh tại (static).

4. Định luật nhân quả chi phối bệnh tật cũng như chi phối mọi sự biểu hiện khác. (CTNM, 32)

+ Bệnh tật chỉ có trong thế giới hiện tượng (SHLCĐD9CG, 36)

Mời xem trang Tổng hợp NGUỒN GỐC - LOẠI BỆNH VÀ CÁCH HÓA GIẢI - CHỮA TRỊ BỆNH NẠN VÀ QUỶ THẦN

Tức sắc tướng biểu lộ (manifested form) (LVLCK, 1083)

Thế giới trần tục, tương ứng với cõi hồng trần. (ASCLH, 298)

Yếu tố, bản tố (element). Sắc tướng. (ASCLH, 368)

+ Bí huyệt sinh lực: Vital plexi - X. Hạch thần kinh

+ Trung tâm lực tức là bí huyệt (chakra).(LVHLT, 362)

+ Trung tâm lực (Force centres): Toàn thể các dây thần kinh với hàng triệu từ lực đạo (nadis) hay “đối phần tuyến” (“thread counterparts”) trong thể dĩ thái, tạo thành một đơn vị, theo giáo huấn của Minh Triết Vô Thủy (Ageless Wisdom), đơn vị này có trong nó các điểm tập trung cho các loại năng lượng khác nhau. Các điểm tập trung này được gọi là “các trung tâm lực”, kinh nghiệm sống của linh hồn cùng biểu hiện của nó dựa vào các trung tâm lực này chứ không dựa vào thể xác. Chúng là các yếu tố chi phối hệ thống tuyến của cơ thể. (TLHNM–II, 64)

+ Các chòm sao là các luân xa (chakras) của Vũ trụ. Các hành tinh là luân xa của các Thái dương hệ, có quan hệ với các trung tâm lực/ luân xa con người(GQ1-C.Tạo con người)

 + Số cánh hoa 7 bí huyệt chính: Để minh giải, chúng ta hãy liệt kê các hoa sen này với số cánh hoa và vị trí của chúng. Màu sắc của chúng thì không quan trọng hiện nay theo quan điểm của đạo sinh, vì nhiều điều đã được đưa ra thì không đúng hoặc có tính chất của một màn che, và bất luận thế nào, màu sắc nội môn khác xa với màu công truyền.
1. Đáy của xương sống .......... 4 cánh hoa
2. Bí huyệt xương cùng ......... 6 cánh hoa
3. Bí huyệt đan điền ............... 10 cánh hoa
4. Bí huyệt tim ........................ 12 cánh hoa
5. Bí huyệt cổ họng ................ 16 cánh hoa
6. Bí huyệt giữa lông mày ..... 2 cánh hoa
7. Bí huyệt đầu ....................... 1.000 cánh hoa (LVHLT, 190)

+ Có hai sự kiện quan trọng là (LVHLT, 191):
1. Ba trung tâm lực dưới cơ hoành,
a/ Bí huyệt đáy xương sống,
b/ Bí huyệt xương cùng,
c/ Bí huyệt đan điền,
mà hiện nay là những bí huyệt có uy lực nhất trong nhân loại bậc trung, và là những bí huyệt “linh hoạt” nhất, cần được tái tổ chức, tái định hướng, và được đưa từ trạng thái tích cực sang trạng thái tiêu cực.
2. Tương tự, bốn trung tâm trên cơ hoành,
a/ Bí huyệt tim,
b/ Bí huyệt cổ họng,
c/ Bí huyệt giữa hai mày,
d/ Bí huyệt đầu,
phải được đánh thức và được đưa từ trạng thái tiêu cực sang trạng thái tích cực (Xem chi tiết chuyển trạng thái luân xa ở LVHLT, 192) 

+ Mỗi bí huyệt hay chakra gồm có ba vòng xoắn (whorl) hay luân xa (wheel) đồng tâm trộn lẫn vào nhau mà trong con người tâm linh trên con đường dự bị, chúng từ từ chuyển động theo một hướng, nhưng dần dần tăng tốc độ hoạt động của chúng khi người này tiến gần đến cổng của con đường điểm đạo. Vào lúc điểm đạo, tâm điểm của luân xa (một điểm của lửa tiềm tàng) được chạm đến, độ quay trở nên mãnh liệt và có hoạt động theo chiều đo thứ tư. (LVHLT, 362)

+ Bí huyệt với Thái Dương hệ:

- Bí huyệt tim trong con người mở cánh cửa vào những gì được gọi là “tâm của Mặt Trời” (“heart of the Sun”).
- Bí huyệt cổ họng mở đường vào sự hiểu biết đầy đủ về đường đi của Mặt Trời vật chất, và tất cả các nhà chiêm tinh chân chính cuối cùng phải có bí huyệt đó hoạt động.
- Bí huyệt đầu mở đường tới Mặt Trời tinh thần trung ương,
===> Mỗi bí huyệt đi tới một trong những cõi vũ trụ, xuyên qua sự tương ứng hành tinh (LVHLT, 364)
+ Có 7 bí huyệt chính, theo thứ tự sau:
1/ Bí huyệt đầu (Head Centers): Nằm ở ngay đỉnh đầu. Thường được gọi là “hoa sen ngàn cánh” hay Brahmarandra. Nó hoạt động sau lần điểm đạo thứ ba và là cơ quan phân phối năng lượng Chân Thần, thuộc trạng thái ý chí của thánh linh. Nó nối liền với Phàm ngã tam phân bằng giác tuyến... Ngoại hiện trên cõi trần (physical externalisation) là tuyến tùng quả ở trong đầu.
2/ Bí huyệt ấn đường (Ajna centre): Ở giữa hai mày, nằm ở vùng đầu ngay bên trên hai mắt. Nó hoạt động đầy đủ vào lúc được điểm đạo lần ba. Nó là cơ quan phân phối năng lượng của Ngôi Ba – năng lượng thông tuệ linh hoạt. Nó nối liền với Phàm ngã bằng sinh mệnh tuyến sáng tạo. Ngoại hiện trên cõi trần của nó là tuyến yên (pituitary body).
3/ Bí huyệt cổ họng (throat centre): Nằm ở sau cổ, đi tới phần cuối não dính với tủy sống (medulla oblongata), như vậy liên quan tới tuyến động mạch cảnh và xuống đến hai bả vai. Nó liên quan tới cuộc điểm đạo thứ nhất. Đó là cơ quan phân phối năng lượng sáng tạo, năng lượng của Ngôi Ba. Nó nối liền với Phàm ngã bằng tuyến sáng tạo (creative thread), nối liền với linh hồn bằng tuyến ý thức và với Chân Thần bằng sutratma hay sinh mệnh tuyến. Ngoại hiện hồng trần của nó là tuyến giáp (thyroid gland).
4/ Bí huyệt tim (Heart centre): Nằm ở giữa hai bả vai. Nó hoạt động sau lần điểm đạo thứ hai. Đó là cơ quan phân phối năng lượng của Thánh Đoàn. Nó nối liền chủ yếu với Phàm ngã khi tiến trình chỉnh hợp với linh hồn được chế ngự. Ngoại hiện hồng trần của nó là tuyến ức (thymus gland). Hiện nay, người ta biết rất ít về tuyến này... Tâm lý học hiện đại kết hợp với y học, nhận thấy rằng khi tuyến này quá hoạt động (overactive) sẽ tạo ra người vô trách nhiệm và vô luân (irresponsible and amoral person).
5/ Bí huyệt nhật tùng (solar plexus centre): Nằm đúng ngay dưới xương bả vai trong cột xương sống và đang cực kỳ linh hoạt. Các bí huyệt thấp này đặc biệt không liên quan tới các cuộc điểm đạo như là các bí huyệt trên cách mô, vì chúng là các bí huyệt thuộc Phàm ngã và phải ở dưới sự kiểm soát của linh hồn khi nhận được các cuộc điểm đạo thuộc đẳng cấp nào đó. Bí huyệt nhật tùng là nơi thanh toán quan trọng (great clearing-house) cho tất cả các năng lượng dưới cách mô. Bí huyệt này liên quan đến ba bí huyệt chính và 21 bí huyệt nhỏ liệt kê ở trang 72 (bản tiếng Anh–ND). Ngoại hiện hồng trần của nó là tụy tạng (pancreas), với ngoại hiện phụ ở trong bao tử (stomach).
6/ Bí huyệt xương cùng (Sacral centre): Nằm ở phần dưới của vùng thắt lưng (lumbar area), là một bí huyệt rất mạnh, hiện đang chi phối đời sống tính dục. Một trong các điều lý thú về bí huyệt này là nó phải luôn luôn là bí huyệt mạnh mẽ cho đến khi 2/3 nhân loại được điểm đạo, vì tiến trình sinh sản phải tiếp diễn và vẫn linh hoạt ngõ hầu cung cấp các thể cho linh hồn sắp đến. Nhưng khi nhân loại tiến hóa, bí huyệt này sẽ bị kềm chế và các hoạt động của nó sẽ được xúc tiến một cách sáng suốt và như là kết quả của sự hiểu biết, của việc nhìn xa thấy rộng và các giao tiếp cao siêu và tinh tế, chứ không phải như là kết quả của dục vọng không giới hạn và không được kềm chế như hiện nay. Bí huyệt này biểu lộ (register) năng lượng của Ngôi Ba của thánh linh, cũng như bí huyệt nhật tùng biểu lộ năng lượng của Ngôi Hai và bí huyệt chót xương sống biểu hiện (express) năng lượng của Ngôi Một. Ngoại hiện hồng trần của nó nằm trong các tuyến sinh dục (gonads), các cơ quan sinh sản.
7/ Bí huyệt chót xương sống (Centre at the Base of the Spine): Bí huyệt này nằm đúng chót xương sống và chống đỡ (support) cho mọi bí huyệt khác. Vào lúc này, nó tương đối nằm yên, vì nó chỉ được đánh thức để hoạt động đầy đủ bằng một tác động của ý chí được vị đệ tử điểm đạo điều khiển và kềm chế. Như chúng ta được dạy rằng nguyên khí sự sống được “đặt trong tim”, cũng thế, ý chí hiện tồn (will-to-be) được đặt trong chót xương sống... Tuyến thượng thận (Adrenal glands). (CTNM, 144–202)

+ Một mô tả khác về các luân xa:

+ Luân Xa: Luân Xa là các trung tâm hay cơ quan siêu vật lý thông qua đó năng lượng của các trường khác nhau được đồng bộ hóa và phân phối cho cơ thể vật lý. Chúng ít nhiều hoạt động trên thể cảm dục, thể trí và (ở mức độ nào đó) trên các cấp độ cao hơn, có chức năng khác nhau ở mỗi thể, nhưng chúng có tầm quan trọng hàng đầu ở cấp độ dĩ thái, nơi chúng đóng vai trò là công cụ tập trung năng lượng trong cơ thể.

Bảy luân xa dĩ thái, có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cơ thể vật lý và thể dĩ thái, có các đối phần của chúng ở cấp độ cảm dục và thể trí...

Các luân xa đồng thời là các cơ quan truyền dẫn và biến đổi năng lượng từ trường này sang trường khác, vì cơ chế của chúng là đồng bộ hóa các năng lượng cảm xúc, trí tuệ và dĩ thái. Chúng biến đổi năng lượng lên hay xuống, làm chậm hay tăng tốc, từ trường này sang trường khác, khiến cho năng lượng nhanh hơn của trường cảm xúc có thể ảnh hưởng đến năng lượng chậm hơn của thể dĩ thái, và ngược lại.

Các luân xa không bao giờ tĩnh; tốc độ quay của chúng vừa nhanh vừa biến đổi theo tình trạng sức khoẻ và chất lượng dòng chảy. Toàn bộ quá trình này tương tự như cơ chế hô hấp, vì năng lượng cũng được con người hít vào và thở ra. Năng lượng đổ vào lõi trung tâm của luân xa, đến xương sống qua phần cuống, sau đó chảy dọc theo các đường dẫn nhỏ bé của thể dĩ thái được kết nối với hệ thần kinh cơ thể. Cuối cùng năng lượng quay trở lại các luân xa, di chuyển ra ngoài theo đường xoắn ốc thông qua các vòng xoáy của các cánh hoa, theo nhịp điệu vào ra đều đặn. Những xoắn ốc của năng lượng ngày càng mở rộng ra trong suốt quá trình tuần hoàn, dần dần lẫn vào và tan biến trong trường dĩ thái của toàn bộ cơ thể, và sau đó hòa lẫn vào trường vũ trụ, giống như hơi thở ra của con người trở thành một phần của toàn bộ bầu khí quyển trái đất.

Các luân xa chính của thể dĩ thái được nằm dọc theo một trục thẳng đứng, năm luân xa dưới nằm song song với tủy sống, kéo dài từ xương cùng tới hộp sọ, trong khi hai luân xa còn lại một nằm giữa hai lông mày và một nằm ở đỉnh đầu. Luân xa đỉnh đầu thường lớn hơn các luân xa khác, và là điểm tập trung tâm thức.

Sợi chỉ tâm thức thức tỉnh gắn liền với lõi trung tâm của luân xa đỉnh đầu. Trong giấc ngủ, luồng năng lượng ở đây giảm xuống, và được kích hoạt lại khi tỉnh thức. Tuy nhiên sợi chỉ sự sống kết nối luân xa tim với trái tim của cơ thể, và kết nối này không bị gián đoạn trong suốt cuộc đời. Vào lúc chết, sợi chỉ tâm thức rút khỏi luân xa đỉnh đầu, và sợi chỉ của sự sống rút khỏi trái tim, báo hiệu sự tan rã của tất cả các luân xa khác. Như vậy khi chết tất cả các kết nối bị phá vỡ; thể dĩ thái trước tiên nới lỏng liên kết khỏi cơ thể vật lý, sau đó tách ra, và tan rã trong vòng vài ngày sau khi chết trong điều kiện bình thường.

Tóm lại, các chức năng chính của luân xa dĩ thái là hấp thu và phân phối prana hay sinh lực cho thể dĩ thái, qua nó đến cơ thể vật lý, và để duy trì các liên kết động với các luân xa tương ứng trong thể cảm xúc và thể trí.

Chi tiết hệ thống các luân xa chính:

Luân xa đỉnh đầu

Luân xa trên cùng nằm cách đỉnh đầu khoảng sáu centimet. Nó giống hình cái đĩa, bao gồm 12 cánh hoa vàng ở trung tâm, với 960 cánh hoa phụ được sắp xếp xung quanh chúng, vì vậy nó được gọi là “hoa sen ngàn hoa” trong Mật tông Ấn giáo. Những cánh hoa này hiển thị tất cả các màu sắc của cầu vồng, với màu tím chiếm ưu thế.

Trong Mật tông Ấn giáo, luân xa sahasrara, được mô tả là “chỗ ngồi đặc biệt và cao nhất của linh hồn, Jiva”, và như vậy khác với các luân xa khác nằm dọc theo cột sống. Đó là luân xa quan trọng nhất và cho thấy cả phẩm chất tinh thần và trạng thái của tâm thức của mỗi cá nhân ... Nếu lõi trung tâm của luân xa tỏa sáng rực rỡ, điều này thường cho thấy người đó thực hành tham thiền đều đặn.

Nói cách khác, đây là luân xa cho thấy mức độ tiến hóa tâm thức của cá nhân...

Khi các liên kết dĩ thái giữa luân xa đỉnh đầu và luân xa trán mở rộng và hoạt động, điều này cho thấy một mức độ thông nhãn nhất định, và cũng chứng tỏ có thực hành tham thiền và định trí. Trong cơ thể vật lý, sự kết nối với luân xa này chủ yếu thông qua tuyến tùng, nhưng nó ảnh hưởng đến toàn não bộ.

Luân xa Trán
Luân xa trán, hay luân xa ajna, gồm 96 cánh hoa. Nằm trên trán ở giữa hai mắt... được xem như là một phần của “hoa sen ngàn cánh” đỉnh đầu.
Trong cấu trúc,... luân xa trán có liên quan với tuyến yên; Đây là luân xa chủ yếu liên quan đến việc tích hợp các ý tưởng và kinh nghiệm với năng lực tổ chức. Nó là cơ quan của hình dung và là trung tâm của nhận thức, có thể hướng lên những điều cao hơn hoặc hướng xuống thế giới trần tục; Nó phản ánh tính nhị nguyên của tâm thức.
Nếu luân xa trán của thể dĩ thái phát triển mạnh và các kết nối của nó với luân xa đối ứng ở thể cảm dục được khai mở và hoạt động, việc thông nhãn tới các cõi cao hơn có thể diễn ra. Khi nó được kết nối chủ yếu với luân xa cuống họng, điều này cho thấy việc sử dụng tích cực trí tưởng tượng sáng tạo.

- Các luân xa khac mời xem trên trang nguồn (Nguồn: Luân xa và năng lượng con người)

1. Bí huyệt đầu (Head centre) ... Não, tuyến tùng quả và tuyến yên
2. Bí huyệt ở họng (throat) ... Thanh quản, dây thanh âm, khẩu cái và tuyến giáp.
3. Bí huyệt tim (heart) ... Màng bao tim, tâm thất, tâm nhĩ, ảnh hưởng tới lá lách. (ASCLH, 310)
– Các bí huyệt có ba chức năng chính:
1/ Đem sinh lực (vitalise) cho thể xác.
2/ Mang lại sự phát triển ngã thức trong con người.
3/ Truyền chuyển năng lượng tâm linh và đưa toàn bộ con người vào trạng thái hiện tồn tâm linh. (LVHLT, 285)

4. Bí huyệt nhật tùng (Solar Plexus)... Bao tử
5. Bí huyệt lá lách (Spleen) ... Lá lách
6. Bí huyệt xương mông (Sacral) ... Các cơ quan sinh dục
7. Bí huyệt chót xương sống ... Các cơ quan bài tiết, thận, bàng quang. Các cơ quan ở xác thân này là các kết quả hay hậu quả, các bí huyệt là nguyên nhân thể chất của chúng và chúng được tạo ra nhờ hoạt động của các bí huyệt dĩ thái. (ASCLH, 310)
– Các bí huyệt có ba chức năng chính:
1/ Đem sinh lực (vitalise) cho thể xác.
2/ Mang lại sự phát triển ngã thức trong con người.
3/ Truyền chuyển năng lượng tâm linh và đưa toàn bộ con người vào trạng thái hiện tồn tâm linh. (LVHLT, 285)

Một biến cố là một biểu lộ nhìn thấy rõ (focussed expression) của loại lực này hoặc lực khác. (SHLCTĐ 347)
Tức là hoạt động (activity) (ASCLH, 15)

– Khi người thú (animal–man) đã đến trình độ thích hợp, khi thể xác của y được phối kết đầy đủ, khi y đã có một bản chất xúc cảm hay dục vọng đủ mạnh để tạo một nền tảng cho sự tồn tại và để hướng dẫn nó nhờ vào bản năng, và khi mầm mống của trí tuệ được gieo rắc đầy đủ để phú cho y ký ức theo bản năng và cách liên kết các ý tưởng vốn có thể nhìn thấy nơi loài thú bậc trung đã được thuần hóa, lúc bấy giờ, tinh thần giáng xuống (tinh thần này đã chiếm lấy một vi tử trên cõi trí) vì đã phán quyết rằng đến lúc chiếm hữu các hiện thể thấp. Các Hỏa tinh quân được triệu thỉnh đến và các Ngài thực hiện sự chuyển di cách an trụ từ vi tử thấp của Tam Thượng Thể sang vi tử thấp nhất của Phàm ngã. Ngay lúc bấy giờ, ngọn lửa nội tại cũng không thể xuống thấp hơn phân cảnh thứ ba của cảnh trí. Nơi đó, cả hai gặp nhau, hợp nhất lại và linh hồn thể được tạo ra ... Do đó, bạn có thời điểm biệt lập ngã tính, đó là tên gọi được dùng để diễn tả giờ phút tiếp xúc trên phân cảnh thứ ba của cảnh trí, một điểm sáng bao quanh ba vi tử và chính nó bị bọc trong một vỏ bằng chất trí. (TVTTHL, 30)

- Vào lúc biệt lập ngã tính, con người ra khỏi giới thú vật (animal kingdom) đi vào giới nhân loại (ĐĐNLVTD, 10)

- Sự biệt ngã hóa của Tinh Thần (spirit), tức là việc ẩn náu (incasing) của Tinh Thần trong hình tướng (in form), và Tinh Thần được bọc trong thể nguyên nhân này là linh hồn, tức chân nhân (real man). (MTNX, 213)

- Có nhiều yếu tố định đoạt việc biệt lập ngã tính, có thể kể ra như sau: 1/ Sự đáp ứng của bản năng tính của con vật đối với bầu không khí trí tuệ của con người, hay các sinh vật, đang bao quanh con vật. 2/ Tình thương và sự lưu tâm đang tuôn ra của con người mà con vật được ràng buộc vào bởi các mối liên kết của tình cảm hay của việc phụng sự. 3/ Các xung lực của cung được kích hoạt vào bất cứ lúc nào. Đó là: a. Cung của chính con vật. Loài voi ở trên cung một; loài chó là các biểu hiện của cung hai; mèo là biểu hiện sự sống của cung ba, còn ngựa thuộc cung sáu. Các động vật trên các cung khác thì chưa sẵn sàng cho việc Biệt lập ngã tính. b. Cung của một hay nhiều người đặc biệt mà con vật được kết hợp vào. c/ Một cung hay nhiều cung thuộc chu kỳ đặc biệt. (TLHNM–I, 259–260)

– Đại biến cố biệt lập ngã tính xảy ra cách đây 21 triệu năm (LVHLT, 440)

Biệt ngã thức tức là ngã thức, nhân thức. (LVLCK, 243);

+ Sự biểu hiện ra ngoại cảnh - Tức là biểu lộ (LVLCK, 158)

+ Đại dương ánh sáng (Lửa - Nhiệt - Chuyển động), biểu lộ: * Đại Thiên Địa - Thượng Đế các ngôi: - Ngôi 1… Lửa …….Linh hoạt - ý chí hiện tồn. Điện. - Ngôi 2… Nhiệt….. Lưỡng nguyên - Bác ái. Thái dương - Ngôi 3.. Chuyển động...Lửa trí tuệ. Lửa do ma sát. * Biểu lộ nội tại Đại thiên địa. - Thái dương ……....… Ý chí hay quyền năng - Kim tinh & ­Thuỷ tinh ... Bác ái và Minh triết - Thổ tinh (Saturn)…….. Hoạt động hay Thông tuệ * Biểu lộ ở Tiểu thiên địa - Chân thần….. Lửa điện……….. Ý chí - quyền năng. - Chân ngã…… Lửa thái dương.. Bác ái và minh triết - Phàm ngã….. Lửa do ma sát… Hoạt động - thông tuệ. * Đây là biểu lộ bên trong. - Thể hạ trí………… Ý chí hay quyền năng….. Lửa - Thể cảm dục…….. Bác ái - Minh triết ………. Nhiệt - Thể xác………….. Hoạt động thông tuệ…….. Chuyển động * Biểu lộ ngoại cảnh của Tiểu thiên địa - Thể xác Não bộ… Chân thần…Ý chí - quyền năng. Lửa điện. - Tim… Chân ngã…. Bác ái-Minh triết. Lửa thái dương. - Các cơ quan thấp… Phàm ngã… Hoạt động thông tuệ. Nguồn: LVLCK, 124

7 chi chủng (branch race) hợp thành ... …….. Một phụ chủng. 7 phụ chủng (subrace) hợp thành .….. Một căn chủng. 7 căn chủng (rootrace) hợp thành....... Một chu kỳ thế giới. 7 chu kỳ thế giới (world period) hợp thành..... Một cuộc tuần hoàn. 7 cuộc tuần hoàn (round) hợp thành ...... Một chu kỳ dãy. 7 chu kỳ dãy (chain period) hợp thành ….. Một hành tinh hệ. 10 hành tinh hệ (planetary scheme) hợp thành........Một thái dương hệ (LVLCK, 62–63)
Là định thức (formulation) của con người về một khái niệm (concept), do con người tạo ra và lồng vào (embodying) cho con người chân lý khi y gặp thấy và hiểu được chân lý ấy. Biểu tượng bao giờ cũng có các hàm ý quan trọng hơn là biểu trưng.(VMCQG, 119)

– Là dấu hiệu (sign) thấy được và lộ ra bên ngoài của một thực tại tâm linh bên trong, được thể hiện trên cõi trần bằng mãnh lực của sự sống chứa đựng bên trong. (VMCQG, 119)

– “Trong một biểu tượng có ẩn tàng sự che giấu hoặc sự mặc khải” – Carlyle. 1./ Các biểu tượng đều nhắm vào : a) Người ít tiến hóa. Chúng dạy ra các đại chân lý dưới hình thức đơn giản. b) Đa số nhân loại. Chúng giữ cho chân lý được nguyên vẹn và biểu hiện các sự kiện trong vũ trụ. c) Các môn đồ của các Chân Sư. Chúng giúp mở mang trực giác. 2./ Các sách nói về biểu tượng trong các văn khố của Chân Sư được dùng cho việc giáo huấn. Các sách này được giải thích: a) Bằng màu sắc của chúng. b) Bằng vị trí của chúng, nghĩa là phía bên trên, nằm trên và bên dưới một đường thẳng. c) Bằng sự tiếp cận của chúng với nhau. d) Bằng chìa khóa của chúng Một trang giấy có thể đọc được theo 4 cách: 1. Từ trên xuống dưới ... tiến hóa giáng hạ (involution) 2. Từ dưới lên trên ... tiến hóa thăng thượng (evolution) 3. Từ phải sang trái ... các chu kỳ lớn vv... 4. Từ trái sang phải ... các chu kỳ nhỏ.

+ Bốn loại biểu tượng
a) Biểu tượng của các vật bên ngoài ... các vật ở cõi trần.
b) Biểu tượng về bản chất tình cảm ... các sự vật ở cõi cảm dục, các tranh ảnh.
c) Biểu tượng học về số ............. Hạ trí. Con người dùng chính mình để tính.
d) Biểu tượng học hình học ... biểu tượng học trừu tượng, thượng trí. (LVLCK, 1140)

1/ Minh triết tôn giáo (wisdom–religion), hay là minh triết chứa trong Dharma (đạo đức, ethics).

2/ Bồ Đề Đạt Ma cũng là thánh danh của một vị Đại La Hán (great Arhat) thuộc tập cấp Kshatriya (tập cấp chiến sĩ), con trai của một vị vua. Chính đức Panyatara, tôn sư của Bồ Đề Đạt Ma, “đặt cho Ngài danh xưng Bodhidharma để đánh dấu sự hiểu biết của Ngài (bodhi, trí tuệ tiếp thu) về Chánh pháp (Law, dharma) của Đức Phật” (Từ Điển Trung Hoa–Bắc Phạn). Vào thế kỷ thứ sáu, lúc đạt đạo (flourished), Ngài Bồ Đề Đạt Ma du hóa Trung Hoa, đưa vào nơi đây một thánh tích quý giá, tức là cái bình bát (almsbowl) của Đức Phật. (NGMTTL, 59)

Bo hay Bồ Đề thọ (Bodhi tree), cây “tri thức” (tree “knowledge”), tức là Pippala hay Ficus religiosa trong thực vật học. Chính là dưới cây này mà Đức Sakyamuni thiền định trong bảy năm và đạt được Phật quả (Buddhaship). Tương truyền lúc đầu cây cao được 400 feet (121,6m), nhưng khi Ngài Huyền Trang (Hioun–Tsang) thấy nó vào khoảng năm 640, cây này chỉ còn cao có 50 feet (15,2m). Các cành chiết (cuttings) của cây được đem sang các nơi có Phật giáo và được trồng ở trước hầu hết mọi Tịnh Xá (Vihâra) hoặc đền chùa nổi tiếng ở Trung Hoa, Thái Lan, Tích Lan và Tây Tạng. (NGMTTL, 59)

Vốn liếng có sẵn (innate possession) của trí tuệ thiêng liêng hoặc kiến thức thiêng liêng (divine intellect hoặc understanding). (GLBN I, 43)

Bodhi cũng là tên gọi của một trạng thái xuất thần đặc biệt được gọi là Đại định (samadhi), trong đó chủ thể (subject) đạt đến tột đỉnh của tri thức tinh thần. (GLBN I, 43)

X. Ánh sáng và Bóng tối.

Brahma là Thượng Đế Ngôi Ba , tức Đấng Sáng Tạo. (GLTNVT. 347)

X. Bí huyệt chính.

Hoạch đắc kiến thức thiêng liêng bằng các cố gắng và công lao cá nhân. (GLBN I, 43)

Trong các thủ bút cổ xưa nhất của văn học Ấn Độ, Vị Thượng Đế Trừu Tượng Huyền vi (Unrevealed Abstract Deity) không có danh hiệu. Ngài thường được gọi là “Cái Đó” (tiếng Bắc Phạn là Tad) và tất cả mọi danh xưng đang có, đã có và sẽ có, hay bất cứ tên gọi nào mà trí người có thể nghĩ đến. (GLBN I, 144)

... Cuộn sách (scroll) của cảm dục quang vốn là phản ảnh của tiên thiên ký ảnh. Tiên thiên ký ảnh là cuốn sách vĩnh cửu có ghi kế hoạch của thế giới chúng ta và từ đó, nhiều vị trong chúng tôi giảng dạy, gom góp dữ kiện và nhiều kiến thức của chúng ta. Cảm dục quang làm lệch lạc và làm mờ bớt tiên thiên ký ảnh đi. (SHLCTĐ, 12)

– Ở đây, cần ghi nhận một điểm lý thú. Được biết rằng về mặt huyền bí, giới thực vật là tác nhân truyền chuyển (transmitter) và tác nhân chuyển hóa (transformer) lưu chất sinh khí cho các hình thức sự sống khác trên hành tinh chúng ta. Đó là chức năng thiêng liêng và độc đáo của giới thực vật. Lưu chất sinh khí này (pranic fluid), dưới hình thức cảm dục quang (astral light) là tấm kính phản xạ đối với tiên thiên khí thiêng liêng (divine akasha). Bởi đó, cõi thứ hai tự phản chiếu trong cõi cảm dục. Những ai tìm cách đọc các tiên thiên ký ảnh, hay là những ai cố gắng hoạt động trên cõi cảm dục mà muốn cho không có sự thất thoát nào (with impunity) và tìm tòi nơi đó hình ảnh của các biến cố trong cảm dục quang một cách chính xác, tất yếu phải là những người ăn chay nghiêm nhặt và không có ngoại lệ. Chính kho tàng tri thức (lore) cổ xưa này của thời Atlantis nằm đàng sau sự chú tâm nghiêm chỉnh của kẻ ăn chay về cái cần thiết của chế độ ăn chay vốn dĩ đem lại sức mạnh và chân lý cho nghiêm lệnh này. Chính vì việc không tuân theo quy luật sáng suốt này đã đưa tới các diễn tả sai lầm đối với các ký ảnh cảm dục và tiên thiên ký ảnh của nhiều nhà tâm thông hiện nay và đã tạo ra việc soi kiếp (reading of post lives) bừa bãi và thiếu chính xác. Chỉ những ai ăn chay nghiêm nhặt trong 10 năm mới có thể hoạt động như vậy trong trạng thái có thể được gọi là “trạng thái ghi nhận cảm dục quang”. (TLHNM I, 241)

- Cảm giác là phản xạ của dục vọng (LVLCK, 661)

-Trạng thái Hoạt Động (Activity-aspect) của Chân Thần tự biểu lộ trên cõi cảm dục dưới hình thức cảm giác (sensation). (KCVTT 244)

Cảm thức tức là sự đáp ứng bén nhạy với việc tiếp xúc và nhờ đó mới có sự tăng trưởng tiếp theo về sự hiểu biết. (TLHNM–I, 130)

Cảm thức tức là ánh sáng của hạ trí (the Lower Manasic light) (CKMTTL, 138)

Cảm–huệ–thức là thuật ngữ dùng để chỉ ý thức căn bản trong Thái Dương Hệ ta. Nó được đặc trưng bằng xúc cảm, cảm tính, cảm giác mà sau rốt phải được chuyển hóa thành trực giác, nhận thức tâm linh và sự hợp nhất. (LVLCK, 193)

TSBD - Chương 21: Tương xung có sáu dạng như sau: Thứ nhất: Nhật nguyệt xung hào. Thứ hai: Gặp quẻ lục xung. Thứ ba: Quẻ lục hợp biến thành quẻ Lục xung. Thứ tư: Quẻ Lục xung biến thành quẻ Lục xung Thứ năm: Hào động biến xung. Thứ sáu: Hào xung với hào. Hào xung có năm loại: Hào bị nguyệt kiến xung gọi là nguyệt phá; Hào bị nhật thần xung là ám động; Hào hưu tù bị nhật thần xung gọi là nhật phá. Hào động hoá hồi đầu xung, tựa như gặp kẻ thù; Hào xung với hào, gọi là đánh nhau. Trang 111: Chú thích Xung là đối lập với hợp, xung nhiều chủ về phá tán, phân ly. Xem chuyện hung nên gặp xung; Xem chuyện cát phần nhiều đều không nên gặp xung. Các sự việc gặp xung đều dễ bị tiêu tán, nhưng Kỵ thần nên dễ bị xung tán. Tính chất của xung và khắc là khác nhau. Các đối tượng nếu bị khắc sẽ bị tiêu giảm sức mạnh, còn xung, có xung vượng và xung suy. Trong lục xung, có loại trong xung có khắc, có loại tương xung trong cùng một ngũ hành, có vượng xung suy, có suy xung vượng, có loại bị xung mà động, có loại bị xung mà phá tán. Trong xung có chứa các nguyên lý thần bí, nếu không quan sát tỉ mỉ để thổ ngộ, thì không thể biết được nguyên lý huyền nhiệm của thiên cơ trong những biến hoá của xung. Nhưng nhật (ngày) nguyệt (tháng) cũng như trời, nắm quyền trong ba tuần bốn mùa, có thể xung phá, xung tán, xung khởi hào trong quẻ, còn các hào không có quyền xung động nhật, nguyệt. Xem thêm: Về Xung - Theo quỷ nhập mộ - Ứng kỳ

Ao Cảm : Một Vấn Đề Của Thế Gian

Sách: Ánh Sáng Của Linh Hồn

Chìa Khóa Minh Triết Thiêng Liêng

Chuyến Khảo Du Của Linh Hồn

Chữa Trị Theo Nội Môn

Cung Và Điểm Đạo

Điểm Đạo, Nhân Loại Và Thái Dương

Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới I, II

Giảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh Đạo

Giáo Dục Trong Kỷ Nguyên Mới

Giáo Lý Bí Nhiệm I, Ii, Iii, Iv,V

Khảo Cứu Về Tâm Thức

Linh Hồn Và Cơ Cấu Của Linh Hồn

Luận Về Bảy Cung

+ Luận về huyền linh thuật (LVHLT/ LVCT) - Treatise on White Magic (TWM): Nói về 15 Qui Luật về Huyền Thuật có trong Luận Về Lửa Càn Khôn. Tôi sẽ dẫn giải về chúng, không đề cập đến ý nghĩa vũ trụ - Các tương ứng và các tương đồng về thái dương hay về điều gì khác. Nhưng áp dụng chúng vào công việc của người tìm đạo, và đưa ra các gợi ý thực hành đối với việc phát triển tốt hơn sự tiếp xúc với linh hồn và sự biểu lộ của linh hồn. Trong sách này, Tôi tìm cách làm 4 điều, và tìm cách kêu gọi đến 3 hạng người. Sách này có 4 định đề căn bản:

1. Giảng dạy các định luật về tâm lý học tinh thần khi được phân biệt với tâm lý học trí tuệ và tình cảm.

2. Làm rõ bản chất của linh hồn con người và các mối liên hệ của linh hồn với thái dương hệ và vũ trụ. Điều này sẽ bao gồm cả các mối quan hệ tập thể của nó như là một giai đoạn mở đầu.

3. Chứng minh các mối liên hệ giữa Chân Ngã với các thể thấp (lớp vỏ) mà Chân Ngã đó có thể sử dụng, và nhờ đó làm sáng tỏ ý tưởng chung về cấu tạo của con người.

4. Giải thích vấn đề về các năng lực phi thường, và đưa ra các qui luật đối với sự phát triển an toàn và hữu ích của chúng. (Nguồn: Luận Về Huyền Linh Thuật, 17)

+ Chủ đề chính của sách LVHLT: Điểm nguy hiểm thứ hai nằm trong ảo tưởng cảm dục mà tất cả nhân loại đều sống trong đó, và năng lực quyến rũ của nó ngay cả với người phụng sự dày dặn kinh nghiệm. Tôi đã xem xét điều này rất chi tiết trong bộ luận này (LVHLT), mà, như bạn biết, vốn là một bộ luận về sự kiểm soát thể cảm dục và là một sự hiểu biết chính xác các định luật của nó.(LVHLT, 637)

Minh Triết Ngàn Xưa

Ngữ Giải Minh Triết Thiêng Liêng

Phật Giáo Nội Môn

Sự Tái Lâm Của Đức Christ

Từ Bethlehem Đến Calvary

Tâm Thức Của Nguyên Tử

Từ Trí Tuệ Đến Trực Giác

Thư Của Chân Sư

Thư Về Tham Thiền Huyền Linh

Viễn Cảm Và Thể Dĩ Thái

Vận Mệnh Các Quốc Gia

Vấn Đề Của Nhân Loại

Vòng Luân Hồi

– Cõi nguyên hình, cõi biểu lộ thiêng liêng, cõi thứ nhất của Thái Dương Hệ chúng ta, cõi Tối Đại Niết Bàn.

– Cõi của Thượng Đế. (LVLCK, 79, 656)

  • Đấng Độc Nhất (The One) hay Đấng Nguyên Thủy (The First) và Minh Triết Tối Thượng (Supreme Wisdom), là một thuật ngữ được Đức Aryasanga dùng trong các bộ luận bí nhiệm của Ngài và ngày nay thì các tín đồ Phật giáo Bắc Tông đều dùng. Đó là tiếng Bắc Phạn, một danh xưng mà những người Ấn Âu (Aryan) sơ khai nhất dùng để chỉ Đức Thượng Đế Huyền Vi (Unknown Deity). (GLBN I,43)
  •  Adi- Buddha tức là Parabrahman. (Thư của Ch. S. 379)

Vật chất vi tử cõi Tối Đại Niết Bàn. (LVLCK, 56)

Asoka (B.Ph.)

X. Hậu Thiên Khí.

X. Nghiệp quả.

X. Hỏa thần.

Vật chất vi tử cõi trí (LVLCK, 56)

–Chất liệu linh hoạt của cõi cảm dục (the living substance of the astral plane). (LVHLT, 238)
–Thiên thần cõi cảm dục (Astral plane devas). (LVLCK, 658)

– Ahamkara tức là principle of I–ness (Ngã thức). (LVLCK,712)
– Nguyên khí tạo “Ngã” cần thiết để ngã thức có thể được phát triển, nhưng siêu việt khi công việc của nó kết thúc. Nguyên khí Ahamkara tác động thì con người trở thành có ngã chấp (self–centered) mạnh mẽ và có được ngã thức theo ý nghĩa bao hàm thấp hơn của danh xưng đó. (LVLCK, 1103)

X. Bí huyệt chính.

Vật chất vi tử cõi Niết bàn. (LVLCK, 56)

Trung tâm lực hành tủy. Trung tâm lực hành tủy tức là trung tâm thần kinh ở chót xương sống, nơi mà hộp sọ (cranium) và xương sống gần tiếp xúc nhau. (LVLCK, 960)

X. Nhập xác.
Ám thị tức là một hình thức chuyển di tư tưởng (thought transference. (CKMTTL, 221).

Amen là sự sửa đổi sai lạc ở Tây Phương (western corruption) của A.U.M. Việc dùng Amen trong nghi lễ của Giáo hội Thiên Chúa sau rốt sẽ bị ngăn cản (discouraged), bởi vì về căn bản, đó là một xác nhận có tính duy vật, thường được người ngoan đạo bình thường xem như là dấu ấn của việc chuẩn nhận thiêng liêng về điều thỉnh nguyện của y lên Đấng Toàn Năng (Almighty) để xin che chở hay xin có được các nhu cầu vật chất; do đó, tất cả đều có liên quan đến cuộc sống thèm muốn, khao khát, nhị nguyên và đòi hỏi. Nó bao gồm thái độ của người cho và kẻ nhận. (CVĐĐ, 51–52)

(trụ vào, polarize or centrehimself – ASCLH, 251)
– Khi bạn dùng thuật ngữ: “một người trụ vào (polarized) trong thể cảm dục của mình”, là bạn thực sự muốn nói người đó có Chân Ngã hoạt động chính yếu thông qua hiện thể này.(LVHLT, 112)
– Tính chất an trụ (polarity) cho thấy độ thông thoáng của vận hà. Tôi xin giải rõ. Chân ngã của kẻ thường nhân có trú sở ở phân cảnh thứ ba của cõi trí. Nếu một người có thể cảm dục phần lớn cấu tạo bằng vật chất thuộc phân cảnh (cõi phụ) thứ ba của cõi cảm dục còn thể trí hầu như được tạo bằng vật chất ở phân cảnh thứ năm của cõi trí thì Chân Ngã sẽ tập trung nỗ lực vào thể cảm dục. Nếu người ấy có thể trí cấu tạo bằng chất liệu của phân cảnh thứ tư và thể cảm dục cấu tạo bằng chất liệu của phân cảnh thứ năm, thì sự an trụ (polarization) sẽ ở thể trí.
– Khi bạn nói Chân Ngã kềm chế con người nhiều hay ít là thật ra bạn muốn nói rằng người đó đã kiến tạo các thể của mình bằng chất liệu ở các phân cảnh cao. Chân Ngã chỉ kiểm soát một cách đáng kể chỉ khi nào con người hầu như hoàn toàn loại bỏ được chất liệu của các phân cảnh thứ 7, thứ 6 và thứ 5 ra khỏi các thể của mình. Khi y đã kiến tạo với một tỷ lệ nào đó chất liệu thuộc phân cảnh thứ tư thì Chân Ngã mở rộng được sự kiểm soát của Chân Ngã. Khi có được một tỷ lệ nào đó chất liệu của phân cảnh thứ ba thì lúc đó con người bước chân lên Thánh đạo. Khi chất liệu thuộc phân cảnh thứ hai vượt trội thì bấy giờ con người được điểm đạo, và khi chỉ có chất liệu nguyên tử (atomic substance) (phân cảnh I – ND) thì con người trở thành một Chân Sư. Do đó, con người ở trên phân cảnh nào là điều rất quan trọng và việc nhận biết được sự an trụ của y sẽ minh giải được kiếp sống. (LVHLT, 112–113)
- An trụ (polarise) tức là tập trung (focus). (ĐĐKNM II, 428)

+ Tối linh phúc. Chúa Con (Son), Vishnu, Thượng Đế Ngôi Hai, Tinh thần–Vật chất, Chí Phúc (Bliss), Bác ái (Love). (LVLCK, 94)

Là giống dân phụ (phụ chủng) thứ 5 của giống dân chính (căn chủng) thứ 5. (ASCLH, IX)

+ Sát–na (moment): Cũng như một nguyên tử là một chất liệu trong đó sự tế vi đạt tới mức giới hạn của nó, cũng vậy, một sát–na là một tế phân của thời gian trong đó sự tế vi đạt tới giới hạn của nó. Cũng thế, một sát–na chẳng qua chỉ là thời gianmột nguyên tử cần có để rời bỏ vị trí trong không gian mà nó đang chiếm và đạt tới điểm kế tiếp. Như thế, sự nối tiếp của các sát–na trở thành (tạo ra) sự liên tục của ánh sáng. (ASCLH, 363)

+ Sát na là gì? Trong Kinh Bát-nhã Hộ quốc Nhân Vương giải thích rằng trong mỗi niệm, vắn tắt là trong mỗi suy nghĩ, có 90 sát-na. Trong 1 sát-na có 900 lần sinh diệt. Không dễ dàng hiểu, không dễ dàng gì nhận ra được. Giải thích đến mức nầy cần phải đi vào nhiều chi tiết vi tế. Ngay cả trong cực vi của mỗi sát-na, tiến trình già nua vẫn không dừng nghỉ. Thế nên bây giờ tôi trở nên già cỗi. Tôi trở thành vô dụng. Ăn uống chẳng thấy mùi vị gì; khi ngủ tôi thấy da mình rời khỏi thịt và rất đau nhức, biểu hiện của tuổi già thật là đau khổ! (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q2)

+ Theo Huyền Linh Học cũng như theo kinh Kabalah, có ba loại ánh sáng:
1.- Ánh Sáng Trừu Tượng và Tuyệt Đối, đó là Bóng Tối (Darkness)
2.- Ánh Sáng của Đấng Biểu Lộ – Vô Hiện (the Manifested- Unmanifested) mà một số người gọi là Logos;
3.- Ánh Sáng loại sau phản chiếu nơi các Dhyn Chohans, tức các minor Logoi – các Elohim nói chung – đến lượt các Đấng này lại ban rải nó cho vũ trụ bên ngoài. (GLBN 3, 49)
– Ánh sáng là chất liệu (substance) (LVHLT, 437)
– Ánh sáng và vật chất (matter) là các tên gọi đồng nghĩa. (VCVTDT, 140)
– Lửa điện hay tinh thần hợp nhất với lửa do ma sát (nhiệt) tạo ra lửa Thái dương hay ánh sáng. (LVLCK, 241)
+ Theo quan điểm của nhà huyền bí học, tất cả các hình thức sự sống trên hành tinh của chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi ba loại chất liệu ánh sáng (light substance) và hiện nay, loại thứ tư đang từ từ hiện ra. Các loại ánh sáng này là:
1. Ánh sáng của mặt trời.
2. Ánh sáng trong chính hành tinh, không phải là ánh sáng phản chiếu của mặt trời mà là ánh quang huy (radiance) có sẵn riêng biệt của hành tinh.
3. Một ánh sáng đang lan qua (seeping in) (nếu tôi có thể dùng cách diễn tả như thế) từ cõi cảm dục, một sự thấu nhập từ từ và vững chắc của “cảm dục quang” và sự pha trộn của nó với hai loại ánh sáng chói lọi kia.
4. Một ánh sáng đang bắt đầu tự pha trộn với ba loại ánh sáng kia và xuất phát từ trạng thái vật chất mà chúng ta gọi là cõi trí – một ánh sáng mà đến lượt nó phản chiếu từ lĩnh vực của linh hồn. (TLHNM I, 102)

+ Đưa ánh sáng; Có một ý nghĩa thực sự huyền bí đối với những từ “đưa ánh sáng” vào một vấn đề, một tình thế, hoặc một hoàn cảnh. Theo ý nghĩa căn bản của nó, nó bao hàm sự mặc khải về ý tưởng được trình bày, về nguyên tắc vốn là nền tảng cho biểu lộ bên ngoài. Đó là sự nhận thức về thực tại thiêng liêng bên trong vốn tạo ra sắc tướng hữu hình bên ngoài. Đây là chủ âm (keynote) của toàn bộ công việc theo chủ nghĩa tượng trưng. Công việc xác định các công thức, soạn thảo các biểu đồ chủ quan hoặc các kế hoạch về ấn tượng trực giác và về sự hoạt động mãnh liệt trên cõi trí, là công việc duy nhất của Thánh Đoàn hành tinh có tổ chức. Giai đoạn thứ hai của công việc được những người phụng sự tiến hành, những người này đang hợp tác có ý thức với Thánh Đoàn, thể hiện tính thực tế của công việc đó trong ba cõi tiến hóa của nhân loại.(LVHLT, 460)

X. Cảm dục quang.

Ánh sáng của phàm ngã nằm ở vùng tuyến yên (pituitary body) hoạt động thông qua mắt trái. (TLHNM II, 611)

+ Ánh sáng của thế gian - Light of the world: Theo dòng tiến hóa, vật chất ngày càng trở nên vật dẫn truyền ánh sáng (conductor of the light) một cách hoàn hảo hơn, câu nói của Đức Christ: “Ta tượng trưng cho Ánh sáng của Thế gian” (“I am the Light of the World”) chứng minh cho chân lý ấy. (LVHLT, 10)

+ Ánh sáng trong đầu là dấu hiệu của việc tìm thấy Thánh Đạo (Path)- (LVHLT, 183);

- Khi một Chân Sư muốn tìm kiếm những người thích hợp để được Ngài hướng dẫn và đào tạo; Ngài tìm ba điều trước tiên:
1. Chân Sư tìm kiếm ánh sáng trong đầu.
2. Ngài nghiên cứu nghiệp quả của người tìm đạo.
3. Ngài lưu ý công cuộc phụng sự của y trên cõi trần.
Nếu không có dấu hiệu là “một ngọn đèn được thắp sáng”, thì quả là vô ích cho Chân Sư khi lảng phí thời gian của Ngài. Ánh sáng trong đầu, khi hiện diện, là chỉ dấu của:
a/ Sự hoạt động đến một mức độ lớn hoặc nhỏ của tuyến tùng quả, vốn là (như được biết rõ) chỗ ngự của linh hồn và là cơ quan của sự nhận thức tâm linh. Chính ở trong tuyến này mà những thay đổi sinh lý đầu tiên diễn ra gắn liền với sự tiếp xúc linh-hồn, và sự tiếp xúc này được mang lại thông qua hoạt động nhất định theo các đường lối thiền định, việc kiểm soát thể trí, và dòng lưu nhập của mãnh lực tinh thần.
b/ Việc chỉnh hợp (aligning) của con người trên cõi trần với ego, tức linh-hồn hay chân ngã (higher self) của y trên cõi trí, và sự lệ thuộc của đời sống và bản chất cõi trần đối với ấn tượng và sự kiềm chế của linh-hồn. Điều này được bao gồm một cách đầy đủ trong hai hoặc ba chương đầu của quyển Thư Về Tham Thiền Huyền Linh, và những chương này nên được người tìm đạo nghiên cứu kỹ.
c/ Luồng giáng lưu (downflow) của thần lực, xuyên qua sutratma, tức là dây từ lực hay là sợi chỉ từ linh hồn đến não thông qua thể trí. Toàn bộ bí mật của linh thị tinh thần, sự nhận thức chính xác và sự tiếp xúc đúng đắn nằm trong sự thấu hiểu hoàn toàn của phát biểu trên, và do đó Yoga Sutras của Patanjali bao giờ cũng là sách giáo-khoa của các đệ-tử, các điểm đạo đồ và các cao đồ (adepts), vì trong đó người ta tìm thấy những quy tắc và những phương pháp mang thể trí vào dưới sự kiểm soát, làm ổn định thể cảm dục, và nhờ thế phát triển và củng cố linh-hồn-tuyến (thread soul) để cho nó có thể và trở thành một vận hà giao tiếp thật sự giữa con người với chân ngã của y. Ánh sáng giác-ngộ tuôn tràn vào xoang não và phóng vào ba lĩnh vực tri thức ngoại cảnh. Điều này thường bị quên và do đó dẫn đến sự kiệt sức không đáng và những sự thể hiện sớm của đệ-tử hoặc đệ-tử dự bị mới được giác ngộ một phần.
Ánh sáng trước tiên phóng vào chỗ nổi bật và mang vào cận cảnh của ý thức những hình-tư-tưởng và các thực thể vốn miêu tả sự sống thấp kém, và (trong toàn thể của chúng) tạo thành Kẻ Chận Ngõ ( )(Dweller on the Threshold).
Do đó, điều đầu tiên mà người tìm đạo bắt đầu ý thức là những gì mà y biết là không đáng ưa, và sự tiết lộ về sự không xứng đáng và những hạn chế của riêng y, các thành phần không đáng ưa thích của hào quang của chính y xuất hiện đột ngột trước tầm nhìn của y. Bóng tối trong y được tăng cường bởi ánh sáng chập chờn yếu ớt từ trung tâm của bản thể y, và thường thường y thất vọng về chính mình và đi xuống tận đáy của sự chán nản. Tất cả các nhà thần bí đều xác nhận điều này và đó là một thời kỳ phải được trải qua, cho đến khi ánh sáng tinh khiết ban ngày xua đi mọi bóng đen và bóng tối, và dần dần sự sống được rạng rỡ và được rọi sáng, cho đến khi mặt trời trong đầu tỏa chiếu với hết cả vẻ huy-hoàng của nó.
d/ Cuối cùng, ánh sáng trong đầu là dấu hiệu của việc tìm thấy Thánh Đạo (Path), và vẫn còn ở đó sau đó cho con người nghiên cứu và tìm hiểu các kỹ thuật mà nhờ đó ánh sáng được tập trung, được tăng cường, được nhập vào, cuối cùng trở thành tuyến từ lực (giống như một sợi tơ nhện), nó có thể được theo dõi trở lại cho đến khi nguồn gốc của sự biểu hiện thấp được đạt tới, và linh hồn thức được nhập vào. Ngôn ngữ ở trên có tính biểu tượng và tuy vậy cực kỳ chính xác, nhưng được diễn đạt như vậy để truyền đạt thông tin cho những người biết, và bảo vệ những người cho đến nay chưa biết.

- Và vẫn còn ở đó sau đó cho con người nghiên cứu và tìm hiểu các kỹ thuật mà nhờ đó ánh sáng được tập trung, được tăng cường, được nhập vào, cuối cùng trở thành tuyến từ lực (giống như một sợi tơ nhện), nó có thể được theo dõi trở lại cho đến khi nguồn gốc của sự biểu hiện thấp được đạt tới, và linh hồn thức được nhập vào. Ngôn ngữ ở trên có tính biểu tượng và tuy vậy cực kỳ chính xác, nhưng được diễn đạt như vậy để truyền đạt thông tin cho những người biết, và bảo vệ những người cho đến nay chưa biết. “Con đường của người công chính giống như một Ánh Sáng đang tỏa chiếu”, và tuy thế đồng thời, một người phải trở thành chính con đường đó. Y nhập vào ánh sáng và trở thành ánh sáng, và bấy giờ hoạt động như một ngọn đèn đặt ở một nơi tối tăm, mang sự giác ngộ đến cho những người khác, và chiếu sáng con đường trước mặt họ. (LVHLT, 183)

 

+ Ánh sáng trong đầu: … Kundalini hay là hỏa xà (serpent fire) ở chót xương sống, khi nó đáp ứng với rung động của linh hồn, được cảm thấy ở trong đầu, nơi vùng tuyến tùng quả (pineal gland), được gọi là “ánh sáng trong đầu”. (ASCLH, 209)

Ánh sáng trong mát là ánh sáng của trực giác (pure reason), do nhận thức không thể sai lầm của trực giác. (CVĐĐ, 39)
Theo giáo lý của Hoa Hồng Thập Tự mà kẻ phàm tục (profane) có vận dụng và giải thích họa hoằn lắm mới đúng, dù chỉ đúng một phần nào thì “Ánh sáng và Bóng tối giống như nhau, chúng chỉ khác nhau trong trí người”. Theo Robert Fludd thì “Bóng tối chấp nhận sự chiếu sáng (illumination) để tự hiển lộ (visible)” Theo giáo lý của Huyền Môn Đông Phương thì Bóng tối là Thực tại đích thực duy nhất (the one true actuality), là căn bản và cội rễ của Anh sáng, không có Bóng tối thì Ánh sáng không bao giờ có thể tự biểu lộ hay tồn tại được. Ánh sáng là Vật chất, còn Bóng tối là Tinh thần thuần túy. Trên cái căn bản siêu hình toàn diện của nó (radical metaphysical basis), Bóng tối là Ánh sáng tuyệt đối và chủ quan, còn Ánh sáng cho dù có vẻ rực rỡ và huy hoàng tới đâu đi chăng nữa cũng chỉ là một khối bóng tối (mass of shadows) mà thôi, vì nó không bao giờ có thể trường cửu mà chỉ là một Ảo Tưởng (Illusion) hay Hão Huyền (Maya). Ngay cả trong Sáng Thế Ký (Genesis), một tác phẩm làm rối trí và gây nhức óc cho khoa học, ánh sáng được tạo ra bằng bóng tối (out of darkness) – “và bóng tối phủ trên mặt của vực thẳm” chứ không phải ngược lại (not vice versa). “Trong nó (trong bóng tối) có sự sống và sự sống là ánh sáng của con người”. Sẽ đến ngày mắt con người được mở ra, lúc đó, họ sẽ hiểu nhiều hơn bây giờ, câu kinh trong Phúc âm của Thánh John: “Và ánh sáng tỏa chiếu trong bóng tối, và bóng tối không hiểu được ánh sáng”. Lúc đó, họ sẽ thấy rằng chữ “Bóng tối” không dùng để chỉ nhãn quan tâm linh con người mà thực ra nó chỉ “Bóng Tối”, Cái Tuyệt Đối, cái vốn không hiểu biết (không thể nhận biết) được ánh sáng phù du (transient Light) tuy rằng ánh sáng này vẫn siêu việt (transcendent) đối với mắt người. Ma quỉ là mặt trái của Chúa Trời (Demon est Deus invers us). Hiện giờ Giáo hội Cơ Đốc gọi Ma quỉ (Devil) là Bóng tối, trong khi đó, trong Thánh kinh Cơ Đốc (Bible) và trong Thánh Thư của Job (Book of Job), Ma quỉ được gọi là “con của Chúa Trời”, sao mai sáng chói, Lucifer. Có trọn cả một triết lý về tín điều giải thích tại sao vị Tổng Thiên Thần thứ nhất, xuất phát từ các vực thẳm của Hỗn Mang lại được gọi là Lux (ánh sáng) (Lucifer), “Đứa con chói sáng của Ban Mai” hay bình minh của Kỳ Khai Nguyên (Manvantaric Dawn). Giáo hội Cơ Đốc đã biến vị Tổng Thiên Thần này thành Lucifer hay quỉ Satan vì vị này cao cả hơn và lớn tuổi hơn Jehovah nên phải chịu bị hy sinh cho giáo lý mới. (GLBN I, 137–138)

Anima mundi : (xem thêm “Toàn Linh Trí”)
1. Linh hồn của vạn vật (Soul of all things)
2. Linh hồn của vật chất (LVHLT, 321, 33)

+  Antahkarana: X. Giác tuyến + Chân Sư DK trong Thư của Ngài (Có ở đầu các quyển sách của Ngài), có dạy rằng, sách chỉ dẫn về việc " lập cầu Antahkarana để nối liền khoảng cách giữa Chân thần và phàm nhân" là sách của Ngài viết qua Bà A.A.B

Thế giới của tình cảm, tương ứng với cõi cảm dục (X. Cõi và trạng thái tâm thức) (ASCLH, 298)

Nguyên tử nguyên thủy (Primordial atom). (GLBN I, 204)

Thuật ngữ Anupadaka, tức vô phụ mẫu (parentless) hay vô tổ tiên (without progenitors) là một danh xưng huyền bí có nhiều nghĩa trong triết học chúng ta. Danh xưng này thường dùng để chỉ các Đấng Thiêng liêng (celestial Beings), các Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohans) hoặc Thiền Định Phật (Dhyan Buddhas). Về mặt huyền bí, các Đấng này tương ứng với các Đức Phật và Bồ Tát của nhân loại, được biết dưới danh hiệu Thế Gian Phật (Manushi Buddhas). (GLBN I, 123)

Vật chất vi tử cõi Đại Niết Bàn (LVLCK, 56)

Ảo cảm (glamour, huyễn cảm): - Ảo cảm có liên quan đến cõi của bản chất tình cảm và dục vọng mà mọi hình hài có trú sở trong đó. Chính ảo cảm này nhuốm màu mọi cuộc sống của chúng ta và tạo ra các giá trị giả tạo, các ước muốn sai lầm, các nhu cầu được gọi là không cần thiết, các mối bận tâm, lo âu và băn khoăn; nhưng ảo cảm có từ lâu đời và bám sát vào chúng ta đến nỗi dường như chúng ta có thể làm được rất ít. (TBĐC, 118)

- Ao cảm chính là ảo tưởng (illusion) trên cõi cảm dục. (ACMVĐCTG, 21)

Xem: Các rồi loạn Trí tuệ về Chia rẽ - Tích hợp - Kích thích, Ảo ảnh, Ảo tưởng, Ảo cảm và cách chữa trị

Ảo lực (huyễn lực, maya):

- Ảo lực liên quan đến các lực của cõi trần (World of physical forces) mà chúng ta đang sống và chính nó có liên quan đến sự cám dỗ đầu tiên (temptation). (TBĐC, 118)

- Ảo lực (maya) là kết quả của cả hai thứ: ảo cảm (glamuor) và ảo tưởng. (ACMVĐTG, 33)

Ảo giác : (Hallucination) Một trạng thái đôi khi do các rối loạn sinh lý gây ra, đôi khi do các trạng thái đồng cốt (mediumship) và đôi khi do tình trạng say rượu. Nhưng nguyên nhân tạo ra các linh thị phải được tìm kiếm sâu xa hơn là sinh lý học. Mọi hiện tượng như thế, đặc biệt là khi được tạo ra qua trạng thái đồng cốt, đều được đi trước bằng một sự nới lỏng (relaxation) của hệ thần kinh, việc nới lỏng này bao giờ cũng sinh ra một tình trạng từ điện bất bình thường (abnormal magnetic condition) vốn dĩ thu hút đến nạn nhân các làn sóng tinh tú quang. Chính các sóng tinh tú quang này mới mang lại các ảo giác khác nhau, tuy nhiên không phải như cách giải thích của các nhà y học, ảo giác không phải luôn luôn chỉ là các giấc mơ trống rỗng và không xác thực. Không một ai có thể thấy được điều gì vốn không hiện hữu – nghĩa là điều gì không tạo được ấn tượng - trong hoặc trên các làn sóng tinh tú quang (astral waves). Nhưng người có linh thị (seer) có thể cảm nhận được cá đối tượng và quang cảnh (scenes) (dù cho thuộc về quá khứ, hiện tại hay tương lai) vốn không có mối liên hệ bất kể như thế nào với chính y. Hơn nữa, y còn cảm nhận được nhiều điều hoàn toàn không có liên quan với nhau ở cùng một lúc, đến mức tạo ra các kết hợp vô lý và quái dị nhất. Người say rượu và người có linh thị, người đồng cốt và vị cao đồ đều thấy được các linh thị (visions) của họ thuộc riêng từng người trong tinh tú quang; chỉ có điều là trong khi người say rượu, người bị bệnh tâm thần (madman) và người đồng tử không được luyện tập, hoặc người đang bị viêm não (brain fever) tuy thấy (bởi vì họ không thể cản lại việc thấy đó) và nhắc lại các linh thị lộn xộn đó một cách vô ý thức cho chính họ mà không thể kiểm soát được chúng, thì vị cao đồ và nhà Thấu Thị (Seer) có tập luyện cũng thấy nhưng có sự lựa chọn và kiểm soát các linh thị như thế. Họ biết cần tập trung nhân lực của họ nơi đâu, biết được cách nào để làm ổn định các cảnh tượng mà họ muốn quan sát, và biết làm cách nào để thấy được phía bên kia các lớp phủ bên trên và bên ngoài của tinh tú quang. Đối với hạng người trước, các thoáng thấy như thế vào các sóng (của tinh tú quang – ND) đúng là các ảo giác; còn đối với hạng người sau, chúng trở thành sự tái tạo đáng tin cậy của những gì thực sự đã xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Các thoáng nhìn một cách ngẫu nhiên đó do người đồng tử nhận được và các linh thị chập chờn của y dưới ánh sáng dễ nhầm lẫn, thì dưới ý chí có điều khiển của các vị cao đồ và người có nhãn thông, chúng được chuyển ra thành hình ảnh vững vàng, thành cách trình bày trung thực về những gì mà vị này muốn thấy bên trong điểm tập trung sự nhận thức của mình. (CKMTTL, 255 – 256)

Ảo tưởng (Delusion, illusion, huyễn tưởng): - Là tiến trình đồng nhất hóa sai lầm, trong đó, Bản ngã tự lừa dối và nói “Ta là hình hài”. (I am the form). (ASCLH, 194)

         - Ảo tưởng có ảnh hưởng đến cõi trí nhiều hơn. Nó liên quan đến các quan niệm sống của chúng ta và cuộc sống tư tưởng vốn dĩ nhiều hay ít (mặc dù hầu hết là ít) đang chi phối công việc hằng ngày của chúng ta. (TBĐC, 119)

          - Ảo tưởng được dựa vào hoạt động kiến tạo hình tư tưởng của hạ trí. (ACMVĐCTG,178)

          - Huyễn tưởng là tình trạng khiên cưỡng đem sự hiểu biết có giới hạn và tri thức thế tục/ tìm thường để giảng giải chân lý cao thâm, hậu quả là phủ lên và che giấu chân lý đó đàng sau đám mây hình tư tưởng. Lúc đó, các hình tư tưởng này lại trở thành có thực hơn cả chân lý mà chúng đang che lấp và tất nhiên là kiềm chế việc tiếp cận với Thực Tại của con người.(ACMVĐCNL, 240)

              Xem: Các rồi loạn Trí tuệ về Chia rẽ - Tích hợp - Kích thích, Ảo ảnh, Ảo tưởng, Ảo cảm và cách chữa trị

Một trong năm biến phân của prana, kềm chế từ bí huyệt nhật tùng tới bàn chân, liên quan đến cơ quan bài tiết và sinh dục. (ASCLH, 329)

Vật chất vi tử cõi cảm dục. (LVLCK, 56)

  • Việc gãy vỡ hay phân chia cuối cùng giữa cái gọi là tà lực và chánh đạo trong chu kỳ thế giới đặc biệt này sẽ xảy ra trong thời kỳ căn chủng 6 của hiện nay. Vào cuối căn chủng 6, trước khi có sự xuất hiện của căn chủng 7, chúng ta sẽ có trận chiến Armageddon đích thực đã được nói đến rất nhiều. Một chu kỳ nhỏ, tương ứng với trận chiến và chia cách cuối cùng sẽ xuất hiện trong phụ chủng 6 mà hiện nay đang trong tiến trình hình thành. (LVHLT, 54)
  • - Bãi chiến trường của hành tinh (planetary kurushetra). (TBĐC, 119)

X. Vô sắc tướng.

Arupa Loka : (Vô sắc giới) Cõi không có sắc tướng (formless world) hay đúng hơn là cõi không có hình tướng (world of no form), cõi không có hình thể (incorporeal) vì cư dân (denizens) ở cõi này có thể không có thân thể (body), hình dạng (shape), cũng không có màu sắc (colour) như con người chúng ta (mortals) và theo ý nghĩa mà chúng ta dành cho các thuật ngữ này. (PGNM, 70)

Aryasanga : (Đức Vô Trước) Đức Aryasanga là một vị Cao Đồ (Adept) thời Tiền Cơ Đốc Giáo và là nhà sáng lập trường phái nội môn Phật giáo, mặc dù không biết vì lý do nào mà ông Csoma De Koros cho là Ngài sống vào thế kỷ thứ 7 sau T.C. Có một vị Aryasanga khác sống ở thế kỷ đầu kỷ nguyên chúng ta, có lẽ học giả Hungary này lầm lộn hai vị này. (GLBN I, 121)

Tọa thế (posture). (ASCLH, 182)

– Lục địa bị nhận chìm ở Đại Tây Dương theo giáo lý huyền linh và theo Plato. Atlantis là trú sở (home) của căn chủng thứ tư, ngày nay chúng ta gọi là giống dân Atlantis. (ĐĐNLVTD, 215)

– Chúng tôi gọi tên lục địa thứ tư này là Atlantis (Pháp ngữ: Atlantide). Nếu người ta chú ý đến các truyền thuyết của cổ nhân nhiều hơn từ trước đến giờ thì lục địa đó sẽ là vùng đất lịch sử hàng đầu. Hòn đảo trứ danh của Plato mang tên này chỉ là một mảnh của lục địa vĩ đại này. (GLBN III, 21)

A–tỳ (Avitchi):  Một trạng thái ý thức, không nhất thiết chỉ có sau khi chết hay giữa hai lần luân hồi vì nó có thể cũng xảy ra trên cõi trần. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là “Vô gián địa ngục” (“uninterrupted hell”). Chúng ta được bảo cho biết đó là địa ngục cuối cùng trong số 8 địa ngục, nơi mà “kẻ phạm tội chết và được tái sinh liên miên (without interruption) – tuy thế không chút hy vọng cứu chuộc cuối cùng”. Xem SD III, 510, 521, 528 –529. (LVLCK, 705) 

Tuy nhiên, khi nào đó là kết quả của việc cố ý chọn lựa, hoặc là thích làm điều sai trái, bất chấp sự hiểu biết và thách thức cả tiếng nói của bản chất tâm linh, bấy giờ, loại nghiệp quả này sẽ dẫn đến những gì mà huyền linh học phương Đông gọi là “Avitchi” hay là “cõi thứ tám” (eighth sphere) – một thuật ngữ đồng nghĩa với quan niệm của Thiên Chúa Giáo về tình trạng bị mất linh hồn (lost soul). Tuy nhiên, các trường hợp này vô cùng hiếm và có liên quan tới tà đạo và thực hành hắc thuật. Mặc dù tình huống này có liên lụy đến việc tách nguyên khí cao nhất (nguyên khí tinh thần thuần túy) ra khỏi hai biểu hiện của nó là linh hồn và thể xác, hay ra khỏi sáu nguyên khí thấp, tuy thế, chính sự sống vẫn còn, và sau khi linh hồn bị hủy diệt ở Avitchi thì chu kỳ biến dịch mới (fresh cycle of becoming) sẽ lại được mở ra. (ASCLH, 390–391)

–Avitchi, cõi thứ tám (8th sphere – X. chữ này), trú sở của các linh hồn bị đánh mất (lost souls) hay là các thể (shells, lớp vỏ) của Phàm ngã (lower man) vốn đã trở nên tách biệt khỏi Chân Ngã hay nguyên khí sự sống cá nhân. (LVLCK, 642) 

A-tỳ có nghĩa là “trạng thái không một gợn sóng” (“the waveless state”). Đó là trạng thái tâm thức mà trong đó một người dường như thấy chính mình ở bên ngoài các rung động của Sự Sống Thiêng Liêng. (GLASTTĐ, 131)

Diệu Âm (Sound) là diễn đạt độc nhất của Húy Danh (Ineffable Name), tên gọi huyền bí của Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn, và là Đấng được biết đối với Đại Bạch Giai qua danh xưng này. Luôn luôn nhớ rằng danh xưng và sắc tướng, đó là các thuật ngữ đồng nghĩa trong giáo huấn huyền linh, và hai từ ngữ này nắm giữ bí nhiệm của sự biểu lộ ... (CVĐĐ, 52–53)

Vô hiện, không biểu lộ (unmanifest). (ASCLH, 100)

Ngũ hành trùng điệp, lại thông căn

Tiêu đề: "Dụng Thần Giáp mộc;

Theo: Theo Sách: Phật Giao Bí Truyền (Mục: 2- Cấu tạo con người)

Trích Lời nói đầu: .......... Nhưng tôi rất vui mà nói rằng giáo huấn sau này chỉ cho thấy sự không đầy đủ trong quan niệm nguyên thủy của tôi về giáo lý bí truyền, chứ cho tới nay không có một sự sai lầm quan trọng nào. Thật vậy, tôi đã nhận được từ vị Chơn sư (mà tôi có được giáo huấn của mình lần đầu tiên) lời đoan chắc quyển sách như nó trình bày hiện nay là một phát biểu lành mạnh và đáng tin cậy về hệ thống Thiên nhiên theo như các điểm đạo đồ thuộc khoa huyền bí học hiểu được............Chẳng hạn như tất cả những điều trong quyển sách này liên quan tới cuộc sống trên cõi Trung giới (tức Kama Loka) đã hoàn toàn lạc hậu. Tác phẩm sau này của tôi “Sự tăng trưởng của Linh hồn” đã minh họa đề tài này đến một mức độ nào đó, cuốn “Bên kia Cửa Tử” đã khoác lên một lớp vỏ mới cho những tình huống rất biến thiên vốn thịnh hành nơi các cảnh giới mà cái lớp vỏ siêu hồng trần của Trái đất được phân chia ra thành .......Bảy thể của con người được mô tả sớm nhất, sơ đẳng nhất, gồm:

1.   Thể Xác: Rupa

2.   Sinh Lực: Prana hoặc Jiva

3.   Thể Phách: Linga Sharira

4.   Hồn Thú: Kama Rupa

5.   Hồn Người: Manas

6.   Hồn Thiêng: Buddhi

7.   Tinh Thần: Atma Xem thêm: bảy nguyên khí con người (GQ-MF)

Miêu tả dụng thần giáp mộc - Đây là đoạn dài

Sự giáo học của tông môn này thì sao? Nó không y theo kinh điển, nó không dùng kinh điển, cho nên gọi là bất lập văn tự trực chỉ nhân tâm. Việc này cũng y như lớp thiên tài trong giáo dục hiện tại, nó không phải là lớp thông thường. Bạn xem, lục tổ Huệ Năng trong Bảo Đàn kinh nói với chúng ta, những đối tượng mà ngài dạy là người thượng thượng căn, hay nói cách khác, còn cao hơn căn tánh đại thừa. Người có thượng thượng căn mới có năng lực tiếp nhận giáo học của Thiền tông, cho nên lớp Thiền tông là lớp thiên tài của Phật giáo, không phải là lớp thông thường, lớp thông thường đến đó thì không thể học thứ gì. Đó thật gọi là một bước lên trời. Bạn không có năng lực này thì không bước lên nổi, khi bị rớt xuống thì tan xương nát thịt............................... Pháp Sư Tịnh Không Giảng lý, mời xem thêm

.,......., Ngụy Nguyên cư sĩ đem phẩm Hạnh Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, là phẩm sau cùng trong kinh Hoa Nghiêm để vào sau ba kinh tịnh độ, đây gọi là tịnh độ bốn kinh > do đây mà ra; Hoa Nghiêm - Vua trong các kinh. Vậy thì kinh Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà nếu như sánh bằng kinh Hoa Nghiêm mà nói, vậy thì do đây có thể biết, kinh điển Tịnh độ cũng là vua trong các kinh;. ......lão pháp sư Ấn Quang đã đem Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương trong kinh Lăng Nghiêm để vào sau Tịnh độ bốn kinh để trở thành Tịnh độ năm kinh. Năm kinh này là do đây mà ra....... Tuy là năm kinh một luận, nhưng so với các tông phái khác thì kinh điển mà chúng ta nương theo là rất ít, rất dễ ràng học tập. Có thể đọc hết năm kinh đương nhiên là rất tốt, bạn hiểu được tròn đầy thì sẽ tăng trưởng tín tâm, nguyện tâm của bạn. Nếu như thời gian của chúng ta hoặc hoàn cảnh làm việc không cho phép chúng ta có nhiều thời gian để thâm nhập kinh luận thì trong năm kinh này chọn ra một loại. Như Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông chương là ít nhất, chọn loại này cũng được. Chọn bất cứ loại nào cũng phải một môn thâm nhập, cả đời này mong cầu thế giới Tây Phương cực lạc thì nhất định vãng sanh......... Pháp Sư Tịnh Không giảng, mời bạn xem thêm

Có vị Sa môn hỏi Phật: "Bởi lý do gì mà biết được đời trước? Mà hội nhập được Ðạo chí thượng?".   Ðức Phật dạy: "Tâm thanh tịnh, chí vững bền thì hội nhập Ðạo chí thượng, như lau kính hết dơ thì trong sáng hiển lộ.(cũng vậy) đoạn tận ái dục, tâm không mong cầu thì sẽ biết được đời trước"...(Kinh Tứ Thập Nhị Chương) Xem thêm

Phật dạy cách sống: + Không tranh chấp là từ bi, không tranh luận là trí tuệ, không nghe thấy là sự thanh tịnh, không quan sát là sự tự tại, không tham lambố thí, bỏ ác là cái thiện, sửa đổi bản thân là sám hối, nhún nhường chính là lễ Phật, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là biết buông bỏ, lợi người chính là lợi mình.

+ Không than việc đã qua

  • Không mong việc sắp tới
  • - Sống ngay với hiện tại
  • - Do vậy, sắc thù diệu;
  • - Do mong việc sắp tới
  • - Do than việc đã qua
  • - Nên kẻ ngu héo mòn
  • - Như lau xanh rời cành (kinh Tương Ưng Bộ)  

+ Có quỷ thần tồn tại hay không vậy? Đáp án khẳng định là có: Quỷ thần có quyền lực can thiệp chúng ta hay không? Điều này không thể hoàn toàn khẳng định. Trong kinh Phật nói, quỷ thần không có quyền can thiệp chúng ta, quỷ thần cũng là một loại chúng sanh. Vì vậy kiết hung họa phước là do bản thân chúng ta tạo tác nghiệp thiện ác chiêu cảm nên, đây là sự thật, đây là trong kinh điển Phật nói lời chân thật với chúng ta. Quỷ thần cùng lắm chẳng qua là ngoại duyên mà thôi, giống người chấp hành pháp luật ở trong xã hội này của chúng ta như thẩm phán, thám tử, cảnh sát. Nhân dân không phạm tội họ không có quyền can thiệp, bạn có phạm tội thì họ mới can thiệp đến bạn. Trong quỷ thần cũng có một loại chấp hành pháp luật tương tự như tình trạng này. Cho nên khoa học kỹ thuật phát triển thì phủ định có quỷ thần, đây là quan niệm sai lầm. Chúng ta khẳng định họ có tồn tại, nhưng chúng ta cũng khẳng định kiết hung họa phước là do nghiệp thiện ác chiêu cảm (Nguồn: Kinh Thập Thiện_PS Tịnh Không)

+ Người - Quỷ Thần: Người Sợ Quỷ 3 phần - Quỷ sợ người 7 phần (Nguồn - PS Tịnh Không giảng)
+ Con Người Đối Sử Với Quỷ Thần: Khổng lão phu tử dạy chúng ta "Đối với quỷ thần cần phải tôn kính, nhưng phải lánh xa". Nguồn: Thần Cây - Quỷ Thần Gá Sống Ở Cây
+ Có 8 bộ quỷ thần: Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già (HT T.Không-Kinh Phật); Tin gốc

+ Quỷ thần Quy Y và nghe kinh: Nhiểu Quỷ thần cũng muốn được quí vị làm lễ quy y cho họ đi. Sau khi làm lễ quy y xong, mời họ đến để nghe Kinh (Chỉ để ánh sáng mờ nhẹ). Họ thích nghe “Kinh Bồ Tát Địa Tạng Bổn Nguyện”. Quỷ thần đặc biệt là thích bộ Kinh này. Bạn nên mở phát Kinh suốt 24 giờ không ngừng, họ được lợi ích vô lượng vô biên. Mở Kinh 24 giờ không gián đoạn, quỷ thần hoan hỷ (Nguồn: PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH (tập 263)_ Lão Pháp Sư Tịnh Không)

+ Thần Cây: Là Quỷ Thần sống ẩn trong thân cây và trên cây, khi cần chặt Cây cần cúng thí thông báo trước 3 ngày để họ dọn nhà đi chỗ khác rồi chặt. Nguồn: Thần Cây - Quỷ Thần Gá Sống Ở Cây

+ Quỷ Thần sợ cây nào: Trong kinh Diệm khẩu ghi rằng "Chẳng được viết vào gốc cây của những cây như lựu, đào, liễu, vì quỷ thần hoảng sợ, chẳng ăn được vậy" (Nguồn: Kinh Phật Thuyết Cứu Diện Nhiên ngạ quỷ Đà La Ni). Như vậy trong phong thủy trồng những cây này có giá trị ngăn ngừa quỷ thần_Ý này Nhân trắc học ghi.

+ Trong Giới kinh, Phật dạy người xuất gia: Vị tỳ-kheo thanh tịnh không giẫm đạp cây cỏ còn sống - Trừ khi bất đắc dĩ không có lối đi.

Trong Giới kinh kể cho ta biết, người xuất gia trước đây ở trên núi, phải dựng nhà tranh. Tiến hành việc xây dựng thì nhất định phải chặt một số cây cối. Ba ngày trước khi chặt cây, phải vì chúng tụng kinh, niệm chú, cầu phúc cho chúng, rồi thỉnh các thần cây dời nhà, những điều này người bình thường không lý giải được. Trong kinh điển Phật dạy chúng ta, cây cối cao quá thân người thì có thần cây. Hiện tại chúng ta nói với những người trẻ tuổi, họ không tin được. Thế nào là thần cây? Trong thực tế đó là những quỷ thần nương dựa trong cây ấy. Cây ấy là nhà của họ. Họ ở tại đó. Họ nương dựa vào cây cối, hoa cỏ, rồi biến thành thần hoa, thần cây. Đó là những loại chúng sinh nào? Đặc biệt là những người ưa thích cây cối, hoa cỏ. Ưa thích cây cối hoa cỏ, sau khi chết rồi vẫn còn ưa thích, không lìa bỏ được, liền hóa thành thần hoa, thần cây, là tinh linh nương dựa vào những vật thể ấy. Nếu chúng ta hủy hoại nơi cư ngụ của họ, họ sinh phiền não. Tuy rằng họ cũng phải lìa đi, thế nhưng họ phải sinh phiền não. Cho nên trước đó cần phải báo cho họ biết, trước đó phải cúng tế, tụng kinh, siêu độ, kết duyên, để họ dời nhà ra đi, họ tìm chọn một thân cây khác. Việc này tuyệt đối không phải là mê tín. Chư Phật, Bồ Tát tâm địa thanh tịnh, mắt nhìn sáng suốt. Chúng ta phàm phu nhìn không thấy được, các ngài có thể thấy được. Chúng ta không nghe được, các ngài có thể nghe được. Các ngài dạy chúng ta làm như thế, quyết định là có ý nghĩa, quyết định là có lợi ích đối với chúng ta. Đối với cây cối, hoa cỏ đều thương yêu bảo vệ thì có lý nào lại không thương yêu bảo vệ động vật! (Trích lục từ: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải, Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến. Giảng ngày 6 tháng 4 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 187, số hồ sơ: 19-012-0187)

+ Có 12 Hành tinh (7 H.Tinh thánh thiện và 5 không thánh thiện) có liên quan với sự sống bên ngoài, môi trường và các hoàn cảnh của cá nhân. Các mãnh lực biểu hiện trạng thái thiêng liêng thứ 3 - Ý muốn hiểu biết; (CTHNM, 38)

+ 12 HT chi phối 12 Cung HĐ, chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ lên khía cạnh Phàm ngã con người, cộng với các tình trạng nghiệp quả kế thừa, tạo ra các trạng thái chung quanh và các hoàn cảnh sống và sau rốt việc kiểm soát khía cạnh hình tướng của sự sống (CTHNM, 63)

+ 12 Chòm Sao: Có liên quan trước tiên với việc kích thích của Linh Hồn bên trong hình hài, tạo ra hoạt động bên trong mà, đến lượt nó, tạo lên các thay đổi trong biểu hiện bên ngoài (CTHNM, 64)

+ Mỗi hành tinh ảnh hưởng đến một khu vực của cuộc sống, từ Mặt trời ra và mỗi hành tinh toả chiếu một màu đến chúng ta (CTHNM 4)

+ Các HT chi phối (CP), Điều hành (ĐH) Khả năng (CTHNM, 715)

- Thổ tinh: CP các khả năng mộ đạo.

- Thủy tinh: CP các khả năng trí tuệ.

- Mộc tinh: ĐH các khả năng tình cảm.

- Mặt Trời: ĐH các khả năng cai trị.

- Hỏa tinh: CP các khả năng ích kỷ.

- Kim tinh: CP các khả năng kiên trì.

- Mặt Trăng: CP các bản năng” (GLBN III, 463).

+ Hành tinh dẫn truyền Cung NL(GQ1- Cấu tạo con người):

Vulcan và Diêm Vương tinh - Cung 1

Mặt trời và Mộc tinh- Cung 2,

Trái đất và Thổ tinh - Cung 3,

Thủy tinh và Mặt trăng - Cung 4,

Kim Tinh - Cung 5,

Hỏa tinh và Hải Vương Tinh - Cung 6,

Thiên Vương Tinh- Cung 7 

+ Các hành tinh hệ khác nhau đều không giống nhau và khác về (LVLCK, 1163):
a. Loại năng lượng,
b. Mức tiến hóa,
c. Vị trí trong cơ tiến hóa chung,
d. Cơ hội nghiệp quả,
e. Tốc độ rung động.

+ CÁC TRƯƠNG PHÁI HÀNH TINH (LVLCK, 1178-1181)

1. Uranus (Thiên Vương Tinh) – Trường Phái Huyền Thuật cấp đẳng thứ mười. Đôi khi được gọi là “hành tinh có thần lực tím” và các đạo sinh tốt nghiệp (graduates) của trường phái này sử dụng được quyền năng của prana dĩ thái vũ trụ.

2. Địa Cầu. Trường Phái Đáp Ứng Từ Điển. Một danh xưng khác được dành cho các đệ tử của Phái này là “Các tốt nghiệp viên của nỗ lực đau khổ” hay là “các phán quan giữa các đối cực”.
Thêm một ẩn ngôn nữa được chọn liên quan đến hai tên gọi nêu trên, đó là các tốt nghiệp viên (graduates) của Trường Phái đó được cho là trải qua cuộc khảo sát trên cõi phụ thứ ba của cõi cảm dục.

3. Vulcan (Hỏa vương cầu). Trường Phái Hỏa Thạch (Fiery Stones). Có một liên hệ kỳ lạ giữa các người đã vượt qua các phòng của nó và giới khoáng thạch. Các đơn vị con người trên hành tinh hệ địa cầu được gọi theo cách nói huyền bí là “các hòn đá sống” (“the living stones”); trên Vulcan chúng được gọi là “các hỏa thạch”.

4. Jupiter (Mộc tinh). Trường Phái các Nhà Huyền Thuật Từ Tâm (Beneficent Magicians). Hành tinh này đôi khi được gọi theo cách nói của các trường phái là “Học Viện của các đơn vị Lực Tứ Phân” vì các thành viên của nó vận dụng bốn loại thần lực trong công tác huyền thuật kiến tạo. Một tên gọi khác được dành cho các phòng của nó là “Dinh Thự Trù Phú” vì các tốt nghiệp viên của nó hoạt động với Luật Cung Ứng và thường được gọi là “Người Gieo Trồng”.

5. Mercury (Thủy Tinh). Các đệ tử trong trường phái hành tinh này được gọi là “Các Con của Đạo Tâm” hay là “Các Điểm của Sự Sống Màu Vàng”. Họ có liên hệ chặt chẽ với Hệ Địa Cầu chúng ta, và Cổ Luận có nói đến điều này bằng các lời:
“Các điểm lửa vàng hòa nhập và pha trộn với cây có bốn lá có màu lục dịu, và thay đổi màu của nó theo một sắc thái vàng của mùa thu. Cây bốn lá qua dòng lưu nhập mới và mát mẻ trở thành 1179 cây có bảy lá và ba đóa hoa trắng”.

6. Venus (Kim Tinh). Trường Phái này có năm cấp rõ rệt. Hành tinh hệ này có liên quan chặt chẽ với hành tinh hệ chúng ta, nhưng Đức Hành Tinh Thượng Đế của nó ở trong một nhóm tiến hóa nhiều, theo ý nghĩa vũ trụ, hơn là Hành Tinh Thượng Đế chúng ta. Hầu hết các giáo huấn viên thuộc Thánh Đoàn của hệ thống đó đến từ cõi vũ trụ thứ năm và là một nhóm đặc biệt gồm các Manasadevas thuộc đẳng cấp rất cao. Mỗi một trong các Ngài được mô tả trong các thư khố của Thánh Đoàn chúng ta như là nắm giữ một đinh ba có lửa (trident of fire) được gắn bằng năm viên ngọc lục bảo (green emeralds).

7. Mars (Hỏa Tinh). Trường Phái dành cho các Chiến Sĩ, hay là các đẳng cấp mở rộng cho các chiến sĩ. Bốn trong số các trường phái hành tinh này chịu trách nhiệm cho năng lượng tuôn chảy qua các nhân vật tiêu biểu nhất của bốn giai cấp và điều này không những chỉ ở Ấn Độ mà còn ở mọi phần trên thế giới. Các huấn sư của trường phái này được nói đến như là “Các tốt nghiệp viên của Lửa đỏ hồng” và thường được mô tả như là khoác trong các áo choàng đỏ, và quyền trượng bằng gỗ mun. Các Ngài làm việc dưới Ngôi Một Thượng Đế và huấn luyện những ai làm việc theo các đường lối của Đấng Hủy Diệt.

8. Neptune (Hải Vương Tinh). Chính trường phái này liên quan đến sự phát triển và bảo dưỡng của yếu tố dục vọng và các vị tốt nghiệp của nó được gọi là “Con của Vishnu”. Biểu tượng của các Ngài là chiếc áo choàng với chiếc thuyền buồm được vẽ quả tim, ý nghĩa của nó sẽ hiện rõ với người biết quan sát.

Không được phép nói đến các trường phái hành tinh khác, cũng như việc đó không ích lợi gì. Thêm vài sự kiện có thể được đạo sinh có suy tư xác định, đó là kẻ đã chỉnh hợp được với Ego của y và có giao tiếp với nhóm Chân Ngã của y. Giáo huấn được đưa ra về hệ địa cầu của chúng ta trong Phòng Minh Triết đã được bàn đến trong nhiều kinh sách huyền môn như “Điểm Đạo, Nhân Loại và Thái Dương”, nên không cần bàn thêm ở đây.
Vài khía cạnh của định luật này được nêu ra ở đây.

+ Đây sẽ là một điểm quan trọng cần phải tính đến, vì nhóm các thần bí gia này đang mỗi năm mỗi trở nên mạnh mẽ hơn.
− Các Năng Lượng Hành Tinh phát ra từ:
a/ Bảy hành tinh.
b/ Trái Đất.
c/ Mặt trăng.
Chỉ có một vài điều có thể được lưu ý về tiết đoạn nói về các năng lượng này và về tiết đoạn kế tiếp, vì đây là một loạt các hướng dẫn cho người tìm đạo chứ không phải là một luận thuyết về năng lượng.
− Năng Lượng Mặt Trời phát ra từ:
a/ Mặt trời vật chất.
b/ Các nguồn vũ trụ.
Trong mọi tư tưởng liên quan đến các năng lượng này, cần nhớ rằng chúng được chuyển đến chúng ta thông qua, hay đúng hơn là chúng tạo thành các thể của một số sinh linh mà chúng ta gọi là các devas, trong các nhóm lớn và nhỏ hơn của họ, và do đó chúng ta vào mọi lúc đều đang hoạt động trong các thể (bodies) của các sinh linh này và do đó ảnh hưởng đến họ. Vì vậy, một số bạn vốn đã nghiên cứu bộ Luận Về Lửa Càn Khôn có thể nhận thấy các chi tiết sau là đáng chú ý:
1. Các loại devas thấp nhất hay các nhà kiến tạo trên Con Đường Tiến Hóa thăng thượng là các thiên thần màu tím; kế tiếp là các thiên thần màu xanh lá cây, và cuối cùng là các thiên thần trắng (white devas). Tất cả các thiên thần này đều bị chi phối bởi một nhóm đặc biệt thứ tư. Các thiên thần này kiểm soát các tiến trình bên ngoài của sự sống ở cõi trần.
2. Tuy nhiên, không được quên rằng ở một giai tầng thấp hơn của thang tiến hóa, là những nhóm sinh linh khác, được gọi sai là devas, họ làm việc tuân theo thiên luật, và được kiểm soát bởi các thực thể cao hơn. Chẳng hạn như, có các hình thể dày đặc hơn của sự sống khí hơi, thường được gọi salamanders, tức là hỏa-tinh-linh (elemental of the fire). Các tinh linh này ở dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hỏa Tinh Quân (Lord Agni), là vị Chúa Tể của cõi trí (Lord of the mental plane), và trong kỷ nguyên trí tuệ này, chúng ta có yếu tố lửa (hành hỏa) nhập vào quy trình sống mà trước đây không bao giờ có. Loại bỏ những sản phẩm được kiểm soát bởi nhiệt (heat) và bạn sẽ đưa nền văn minh của chúng ta đến một trạng thái dừng lại, bạn sẽ đưa mọi phương tiện vận chuyển đến một kết thúc cùng với mọi phương cách chiếu sáng; bạn sẽ vứt bỏ tất cả các nhà máy chế tạo. Ngoài ra, về cơ bản, những sinh linh lửa (fiery lives) này, được tìm thấy trong tất cả những gì bốc cháy, và trong sự ấm áp vốn nắm giữ việc hình thành mọi sự sống trên trái đất, và đem lại sự phát triển tốt đẹp cho tất cả các vật sống. (LVHLT, 389)

Xem thêm: Bài viết ngày 13/10/2016a

Xem: Tổng hợp về Hành tinh

Xem: Thượng Đế 3 Phân; 7 Cung/ Rays; TT Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ      

Tâm Thức Arya: Con người Thông minh – Sự Biệt Ngã Phàm ngã 5. Nơi những người tiến bộ hơn của thế giới ngày nay, chúng ta có sự hoạt động của thể trí; điều này được nhận thấy trong một quy mô lớn ở nền văn minh phương Tây của chúng ta. Năng lượng cung của thể trí bắt đầu đổ vào, và từ từ tự khẳng định nó. Ý thức não bộ bắt đầu tổ chức và tiêu điểm của các năng lượng bắt đầu chuyển dần dần ra khỏi các luân xa thấp vào các luân xa cao. Nhân loại đang phát triển "tâm thức Arya". Thể trí bắt đầu kiểm soát và bắt đầu tích hợp các thể thấp thành một tổng thể cá nhân hóa có tính tổng hợp. Phàm ngã tích hợp xuất hiện. Phàm ngã hay sự "Sự Biệt Ngã Phàm ngã" hoàn toàn: "Các Phàm ngã" được tích hợp, phối kết, và chưa chịu ảnh hưởng của linh hồn. "Tính bướng bĩnh và tự ái" của họ rất mạnh mẽ. Các Phàm ngã tách biệt và chia rẽ: và đây là định nghĩa thông dụng nhất cho "phàm ngã". Định nghĩa này xem mỗi con người như là một nhân vật. Nhưng thực ra, nhiều người chỉ là những con vật với các xung lực cao còn mơ hồ; trong khi những người khác là những người trung bình, bị ảnh hưởng bởi bản chất ham muốn của họ hoặc bởi những ý tưởng vốn không phải là của riêng họ. Các Phàm ngã là những người được phối kết và được tích hợp. Họ khỏe mạnh về thể chất, có sự kiểm soát cảm xúc, phát triển về trí tuệ, và đã hoàn chỉnh công cụ tuyến (glandular). Các tính chất thể xác, tình cảm và trí tuệ được hợp nhất và hoạt động như là một, tạo ra một bộ máy lệ thuộc vào ý chí của phàm ngã. Chính ở giai đoạn này xảy ra một khuynh hướng thiên về chính đạo hoặc thiên về tả đạo. Phàm ngã là những người của vận mệnh: họ có đủ sức mạnh ý chí để rèn luyện bản chất thấp sao cho họ có thể thực hiện một vận mệnh mà họ nhận thức một cách vô thức. Họ được chia thành hai nhóm: Những người không có sự tiếp xúc với linh hồn: họ bị thôi thúc tiến đến vận mệnh của họ bởi một ý thức về quyền lực, tự ái, tham vọng cao quý, một phức hợp tự tôn, và sự quyết tâm đạt đến đỉnh cao nhất của ngành nghề cụ thể của họ. Những người tiếp xúc với linh hồn ở mức độ nhỏ, mà phương pháp và động cơ của họ là một hỗn hợp của tính ích kỷ và tầm nhìn tâm linh. Tác động 2 của Linh hồn : Con người Yêu cầu Giúp đỡ: Tác động đầu tiên của linh hồn được nối tiếp bằng một thời kỳ dài điều chỉnh, phát triển và khai mở dần dần. Trong thời gian này, linh hồn thắt chặt sự nắm giữ của nó lên công cụ của nó. Tác động hay phản ứng thứ hai của linh hồn được kêu gọi bởi những tình huống khó xử và những trường hợp khẩn cấp của cuộc sống. Khi đó con người kêu gọi linh hồn giúp đỡ trong cơn tuyệt vọng. Tác động này được gọi là "Sự Tiếp Xúc Mặc nhận" (“Touch of Acquiescence”), và đánh dấu sự chấp thuận của linh hồn đối với sự kêu cầu giúp đỡ và có ánh sáng của phàm ngã. Điều này diễn ra trên chiến trường của bản chất tình cảm. Các Linh hồn thức tỉnh: Sự Tiếp Xúc Mặc Nhận này làm cho tâm thức nhận ra mục đích của kinh nghiệm, và đem nhóm người này vào dưới ảnh hưởng ngày càng tăng của linh hồn của họ. Do đó họ mang đến cho mỗi biến cố một năng lực thông minh để rút từ ​​những diễn biến mà họ đang chịu đựng một thành tựu nào đó cho sự sống của linh hồn. Họ đã học xem môi trường mà họ ở trong đó như là nơi thanh luyện, và là lĩnh vực phụng sự có kế hoạch của họ. Theo GQ1- Cấu tạo con người
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Tâm Thức Lemuria: Con người Vật Chất Chưa Tiến Hóa

1. Cuộc hành trình bắt đầu. Ở trình độ này, con người chủ yếu là một con vật không thông minh. Trạng thái rời rạc của linh hồn (con người) ngự bên trong và thấm nhuần hình thể con người, và cung cấp cho con người bất kỳ ý thức con người thực sự nào đó – là trì trệ, còn phôi thai và chưa được tổ chức. Nó thiếu trí tuệ như chúng ta hiểu về điều đó, và chỉ được nhận ra bởi một sự đồng hóa hoàn toàn với hình thể vật chất cùng các hoạt động của nó. Tâm thức này bao gồm những người man dã cấp thấp và nhiều nông dân thuần túy nông nghiệp, những người không ở dưới nền giáo dục hiện đại. Con người ở giai đoạn này tốt đẹp hơn một con vật một chút và bị chi phối bởi những ham muốn và bản năng vật chất. Có một vài người còn lại trên trái đất. 2. Hết kiếp này đến kiết khác trôi qua, và từ từ năng lực đồng hóa hữu thức gia tăng, với một ham muốn ngày càng tăng đối với một phạm vi thỏa mãn lớn hơn. Toàn bộ các mãnh lực của sự sống được tập trung vào thể xác, và các ham muốn được biểu lộ lúc đó là những ham muốn vật chất; đồng thời có một xu hướng ngày càng tăng hướng tới những ham muốn tinh tế hơn, đó là những ham muốn do thể cảm dục gợi lên. Dần dần, sự đồng hóa của linh hồn với hình tướng chuyển từ bản chất xác thịt sang bản chất cảm dục. Không có gì có mặt tại thời điểm này có thể được gọi là một phàm ngã cả. Chỉ có một thể xác đang sống, hoạt động, với các đòi hỏi và ham muốn của nó, các nhu cầu và các thèm khát của nó, kèm theo một sự chuyển di tâm thức rất chậm nhưng đều đặn ra khỏi hiện thể vật chất vào trong hiện thể cảm dục.
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Tâm thức người chí nguyện: Họ đang trở nên ý thức với loại năng lượng cơ bản thứ 5 – là năng lượng của linh hồn. Những người chí nguyện tự thích ứng để phù hợp với mối quan hệ tập thể đã chọn của họ. Họ rèn luyện phàm ngã tích hợp đến sự thể hiện cao nhất của các năng lực của nó, sao cho những năng lực này có thể được sử dụng để trợ giúp nhu cầu của tập thể, và nhờ thế mà phàm ngã của người chí nguyện có thể được tích hợp vào nhóm. Qua đó sự sống tập thể được phong phú, những tiềm năng tập thể được gia tăng, và ý thức tập thể được tăng cường.
Tác động 3 của Linh hồn. Trên con đường Điểm đạo :
- Tác động của linh hồn được cảm nhận ở những cuộc điểm đạo khác nhau và liên tiếp nhau mà người đệ tử cuối cùng được thọ lãnh, vì y đã đi ra khỏi giới thứ tư và nhập vào giới thứ năm (giới linh hồn) trong thiên nhiên. Sự tiếp xúc Giác Ngộ này được đưa vào hiệu quả nhờ thể trí.
- Sự điểm đạo chính là việc nhập vào ảnh hưởng và mãnh lực của linh hồn con người
– là lòng bác ái sáng suốt và ý chí tinh thần, là việc nhập vào một thế giới mới và có kích thước rộng hơn nhờ việc mở rộng tâm thức.

- Cuộc Điểm Đạo Đầu Tiên - "Sự Sinh ra ở Bethlehem": sự kiểm soát của Ego hay Linh Hồn đối với thể xác đã phải đạt đến một mức độ thành tựu cao. "Tội lỗi của xác thịt," phải được thống trị; tính háu ăn, thói nghiện rượu, và sự đa dục phải không còn thống trị. Nhu cầu của Tinh linh vật chất sẽ không còn được tuân theo; sự kiểm soát phải hoàn toàn và sự quyến rũ đã hết. Một thái độ chung về sự tuân phục Chân Ngã phải được đạt đến, và sự sẵn lòng vâng lời phải rất mạnh.
- Cuộc Điểm Đạo Thứ Hai - "Lễ Rửa Tội ở sông Jordan": nó tạo thành bước ngoặt trong việc kiểm soát thể cảm dục. Việc kiểm soát thể cảm dục được thể hiện tương tự như trên.
- Cuộc Điểm Đạo Thứ Ba - "Sự Biến Hình": điểm đạo đồ học cách kiểm soát hiện thể trí tuệ của mình và có được sự chủ trị trên bốn cõi phụ thấp trong ba cõi của tam giới.
- Cuộc Điểm Đạo Thứ Tư - " Sự Tử Bỏ”. Tại thời điểm này, hoa sen chân ngã vỡ tan, và Thái Dương Thiên Thần rời đi. Cây cầu trong tâm thức giữa Chân Thần và con người đã được thành lập thông qua Antahkarana, và từ thời điểm này trở đi, chính Tia Linh Quang Chân Thần, hoặc Bản Lai Diện Mục (Presence) của Thượng Đế, hoạt động qua con người...v....v....
Xem phẩm Vua - Tỷ Kheo
Xem: TH Tương Ứng Của Thuật Ngữ Minh Triết - Tâm Linh Tu Hành
Xem: TH Các chướng ngại Tu và Chứng đạo - Điểm đạo
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Các Đệ tử: Họ bận rộn với sự hội nhập của phàm ngã với linh hồn. Các đệ tử được phân cấp trong chừng mực sự sống phàm ngã của chính họ ra đi. Khi linh hồn thâm nhập và kiểm soát phàm ngã, khi đó và chỉ khi đó, phàm ngã mới đủ tiêu chuẩn đối với ý nghĩa đích thực của nó. Điều này là để tạo thành mặt nạ của linh hồn, cái vốn là vẻ bề ngoài của các mãnh lực tinh thần bên trong. Tiêu điểm của sự chú ý trí tuệ là vào linh hồn và vào thế giới của các linh hồn. Những người phụng sự này, vốn là sự biểu lộ vẻ huy hoàng và năng lực thu hút của linh hồn, là những người hiểu biết Thiên Cơ, và trong mỗi tổ chức, họ thành lập nhóm Người Phụng sự Thế giới mới và đang dần dần tăng trưởng. Sự cứu rỗi thế gian nằm trong tay của họ.
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

+ Tâm thức điểm đạo đồ: 8. Ở giai đoạn này, Sự ĐỒNG NHẤT HÓA với Chân Ngã đang xảy ra. Điều này khiến họ làm việc với Thiên Cơ và đưa việc phụng sự Thiên Cơ vào hiện thực. Điều này luôn là mục tiêu của các thành viên được điểm đạo của Thánh Đoàn. Họ thông hiểu, thể hiện và làm việc với Thiên Cơ.

+ Khi bậc điểm đạo đồ nỗ lực mở rộng tâm thức của mình, khi anh ta học được cách ổn định tâm thức mình trong Tam Nguyên Tinh Thần, khi đó anh ta trở thành một phần của nỗ lực huyền giai vĩ đại và liên tục hướng đến “Nơi của Ánh Sáng Điện Quang Minh,” ánh sáng lạnh minh bạch của lý trí, là chìa khóa đầu tiên của cánh cửa đầu tiên.(CCVĐĐ/ RI 139)
Xem: Tổng hợp chi tiết về tâm thức

I- THEO MINH TRIẾT MỚI
+ 12 cung Hoàng đạo = 7 + 5:
Con ngườibiểu hiện của 7 nguyên khí và hoạt động của 5 cõi giới, trong đó 7 + 5 được thấy là manh mối cho bí ẩn của 7 và 5 chòm sao của hoàng đạo.(CTHNM, 483)

+ 12 cung hoàng đạo thuộc 2 nhóm có liên quan nhiều đến Khoa Học về các Tam Giác, gồm:
1- Bảy cung Hoàng đạo có liên quan đến việc phát triển tâm thức hành tinh trên Địa Cầu và chỉ ngẩu nhiên có liên quan đến Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, tức Huyền Giai Nhân loại.
2- Năm cung Hoàng đạo còn lại có liên quan đến việc phát triển của Huyền Giai Nhân loại trong thời giankhông gian. 5 cung quyết định chính yếu: a/ Cancer.; b/ Leo; c/ Scorpio.; d/ Capricorn.; e/ Pisces. * Năm giống dân: Năm cung Hoàng đạo tương ứng với 5 giống dân lớn, hiện tại chúng ta là chủng Aryen, là thứ năm.
* Năm lục địa: 5 chủng tộc này tạo ra các biểu lộ bên ngoài là 5 lục địa Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Mỹ.
* Năm tuyến nội tiết trong con người: Đối với Đấng hành tinh, 5 lục địa này cũng như 5 tuyến nội tiết chính yếu đối với con người. Chúng được liên kết với 5 trung tâm lực
+ Ví dụ với số 7:
  7 Cung ( 7 phẩm tính, màu sắc, âm thanh.....); 7 Hành tinh thánh thiện - 7 nhánh tri thức - 7 cấp độ tâm thức; 7 ngày/ Tuần; 7 tôi lỗi chết người; 7 Kỳ quan thế giới; 7 Luân xa; 7 Tuyến nội tiết chính ...

+ Ví dụ với số 5: 5 Hành tinh không thánh thiện;
Xem: Tổng hợp tương ứng số 7 + 5 = 12 Cung Hoàng đạo với mọi mặt
Xem: Trang tổng hợp thống kê tương ưng số
Xem: Trang các Bảng tổng hợp tương ứng đối ứng
II- THEO PHẬT HỌC - Con Số 12 = 3 x 4

+ CHỈ RÕ SỰ RÀNG BUỘC VÀ SIÊU THOÁT CỦA THẾ GIỚI CHÚNG SINH. Mục Thế Giới Chúng Sinh Và Không Gian - Thời Gian
- Phật dậy: A Nan! Thế giới chúng sinh tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian
* Thế là thời gian là quá trình sinh diệt, diệt sinh của hiện tượng vạn hữu - Luật Nhân quả báo ứng.
* Giới là không gian - Lý Nhân duyên sanh hợp, biểu hiện qua mặt bằng rộng hẹp, kích thước ngắn dài, qui mô cao thấp và phương hướng tả hữu, trước sau. Phương hướng mà người thế nhân nhận rõ là: Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới.
* Thời gian có 3 thời là: Quá khứ, hiện tại và vị lai.
=> Lấy không gian và thời gian nhân cho nhau: Bốn nhân ba hay ba nhân bốn thành con số 12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4 x 3=12 rồi 12 x 10= 120 và sau cùng 120 x 10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của 6 căn tương quan trong thế giới. Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng. Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng. (Nguồn: Xem mục Chỉ rõ sự ràng buộc và siêu thoát ...)

Quả thật con người trải qua hằng bao nhiêu kiếp, đầu thai luân hồi cũng là trả nợ hay hưởng duyên kiếp trước. Nếu kiếp trước từng nợ nần ai, kiếp sau chắc chắn sẽ phải hoàn trả. Bất kỳ sự can thiệp nào đều là trái tự nhiên, và khoản nợ đó sẽ muôn phần nặng hơn. Từ đó mà suy ra rằng, nếu gặp bất cứ ai xử tệ với ta, đừng vội giận dữ và tính chuyện trả đũa họ, bởi biết đâu chúng ta đang hoàn trả nợ kiếp trước, và nếu không chịu hoàn trả, có thể khoản nợ đó sẽ còn nặng nề gấp bội về sau này.

Quả thật con người trải qua hằng bao nhiêu kiếp, đầu thai luân hồi cũng là trả nợ hay hưởng duyên kiếp trước. Nếu kiếp trước từng nợ nần ai, kiếp sau chắc chắn sẽ phải hoàn trả. Bất kỳ sự can thiệp nào đều là trái tự nhiên, và khoản nợ đó sẽ muôn phần nặng hơn. Từ đó mà suy ra rằng, nếu gặp bất cứ ai xử tệ với ta, đừng vội giận dữ và tính chuyện trả đũa họ, bởi biết đâu chúng ta đang hoàn trả nợ kiếp trước, và nếu không chịu hoàn trả, có thể khoản nợ đó sẽ còn nặng nề gấp bội về sau này.

Quả thật con người trải qua hằng bao nhiêu kiếp, đầu thai luân hồi cũng là trả nợ hay hưởng duyên kiếp trước. Nếu kiếp trước từng nợ nần ai, kiếp sau chắc chắn sẽ phải hoàn trả. Bất kỳ sự can thiệp nào đều là trái tự nhiên, và khoản nợ đó sẽ muôn phần nặng hơn. Từ đó mà suy ra rằng, nếu gặp bất cứ ai xử tệ với ta, đừng vội giận dữ và tính chuyện trả đũa họ, bởi biết đâu chúng ta đang hoàn trả nợ kiếp trước, và nếu không chịu hoàn trả, có thể khoản nợ đó sẽ còn nặng nề gấp bội về sau này.

Quả thật con người trải qua hằng bao nhiêu kiếp, đầu thai luân hồi cũng là trả nợ hay hưởng duyên kiếp trước. Nếu kiếp trước từng nợ nần ai, kiếp sau chắc chắn sẽ phải hoàn trả. Bất kỳ sự can thiệp nào đều là trái tự nhiên, và khoản nợ đó sẽ muôn phần nặng hơn. Từ đó mà suy ra rằng, nếu gặp bất cứ ai xử tệ với ta, đừng vội giận dữ và tính chuyện trả đũa họ, bởi biết đâu chúng ta đang hoàn trả nợ kiếp trước, và nếu không chịu hoàn trả, có thể khoản nợ đó sẽ còn nặng nề gấp bội về sau này.

+ Linh Hồn con người có Ba Chân Lý trường tồn

1-  Linh Hồn con người vốn bất tử và tương lai của nó phát triển huy hoàng không biên giới.

2- Nguyên lý sinh ra sự sống ở trong chúng ta và ở ngoài chúng ta, nguyên lý đó không bao giờ mất, đời đời ban phước, nó không sao thấy được, nghe được, cảm giác được, nhưng kẻ nào muốn nhận thức nó sẽ nhận thức được.

3- Mỗi người đều là người đặt luật lệ cho chính mình một cách tuyệt đối, vừa là người ban phước sự vinh quang hay sự tối tăm cho mình, vừa là người cầm vận mạng của mình, thưởng phạt cho mình. Ba chân lý này lớn lao như sự sống, cũng giản dị như một tâm hồn giản dị nhất, hãy dùng nó làm thức ăn cho kẻ đói. (Trích: Ánh Sáng Trên Đường Đạo)

Là ngũ hành làm cân bằng mệnh Tứ trụ. Nó rất quan trọng trong số mệnh của con người ...........

Sau quẻ Thăng tới quẻ Khốn. Thăng nghĩa là lên, lên mãi không thôi, tất nhiên phải khốn. Tỉ như: Thăng đã lên bậc cuối cùng mà còn cứ trèo lên, tất nhiên phải té mà chết. Khốn có nghĩa là khốn khổ. Thời Khốn, Quân tử sụp vào tay tiểu nhân(Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải - Sào Nam Phan Bội Châu). Tên quẻ: Khốn là Nguy (nguy nan khốn khổ, nên kiên nhẫn). Thuộc tháng 5.

Bạch Hổ thuộc Kim, được gọi là huyết thần, thần cường bạo, chủ về tang ma, háo thắng, hung hăng, hữu dũng vô mưu, nếu động mà gặp cát thần cũng không hại đến điều cát. Nếu gặp hào Kim, gọi là Bạch Hổ ngậm dao (Bạch Hổ hàm đao). Bạch Hổ ở hào Kim chủ về tổn thương nhân khẩu, nếu thân được Hoả sinh thì không đáng ngại.

Câu Trần thuộc Thổ, được gọi là âm thần, chủ về điền sản, công trình, ngục tù, tính tình chất phác, chủ về gặp chuyện lạ vậy, rắc rối. Câu Trần khắc Huyền Vũ, nên hợp với việc truy bắt trộm cướp.

Đằng Xà thuộc Thổ, được gọi là kinh thần, chủ về kinh sợ, không chung thuỷ, không có chữ tín, chủ về việc hương hoả trong gia đình. Gặp Mộc là không vong, không cát lợi; Bị nhật thần xung, khó thoát được hung hại.

Chu Tước thuộc Hoả, được gọi là trá thần (thần lừa đảo), chủ về thị phi, kiện tụng, văn chương in ấn, tài ăn nói, nếu khắc hào Thế sẽ chuốc điều tiếng thị phi, sinh Dụng thần sẽ có tin tức đến.

Huyền Vũ thuộc Thuỷ, được gọi là đạo thần (thần trộm cướp), dâm thần (thần dâm dật), chủ về trộm cướp, tư tình ám muội, tham bát bỏ mâm.

Tý - Sửu, Dần - Hợi, Mão - Tuất, Thìn - Dậu, Tỵ - Thân, Ngọ - Mùi. 1.Hào - nhật, nguyệt; 2.Hào - hào; 3.Hào động - hào biến; 4.Quẻ Lục hợp; 5.Quẻ Lục xung biến Lục hợp; 6.Quẻ Lục hợp biến Lục hợp; Xem thêm về Lục hợp và Tam hợp trong Tăng san bốc dịch