TỔNG HỢP KIẾN THỨC SƠ LƯỢC
NGUỒN GỐC VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH NẠN
A- TÓM LƯỢC NGUYÊN NHÂN BỆNH NẠN (Tooltip):
+ 267. Hay bị bệnh: Do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ đa phần có tật bệnh?
Đức Phật: Nếu có kẻ nam hay người nữ nhiễu hại chúng sanh; người ấy hoặc nắm tay, hoặc dùng cây đá, hoặc dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh.
Người ấy thọ nghiệp này, tạo thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, chịu nhiều tật bệnh. Nguồn: xem mục 267- (Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170)
+ Bệnh tật phát sinh là từ chữ THÔNG (Không Thông - Tắc Nghẽn - Thông Đạt - Lưu Thông): PS Tịnh Không nói khi giảng, gần đây, tôi khắc mấy cái ấn chương nhỏ chỉ có một chữ "Thông", tặng cho không ít các bạn đồng tu. Chúng ta nghĩ từ cá nhân cho đến đại vũ trụ, ngay trong đây sản sanh ra chướng ngại, đều là do không thông. Thông thì có thể giải quyết vấn đề, ở cá nhân mà nói, thân thể của chúng ta khỏe mạnh, tại vì sao thân thể không khỏe mạnh? Chính là vì khí huyết của chúng ta không thông, cho nên chúng ta mới có thể bị bệnh. Chúng ta xem phương pháp trị bệnh của người xưa, dùng châm cứu, dùng xoa bóp, loại phương pháp này ở vào thời xưa rất phổ biến, không cần phải uống thuốc. Thầy thuốc cao minh, biết được bạn có chỗ nào sanh ra trở ngại, chỉ cần đem trở ngại này bài trừ, khiến máu huyết lưu thông, bạn liền hồi phục khỏe mạnh. Uống thuốc chỉ là phương pháp bất đắc dĩ. Trong Phật kinh nói đến "niệm chú", đích thực đây là phương pháp rất cao minh. Khi bị bệnh, Phật dạy bạn niệm chú, chú vừa niệm thì bệnh liền khỏi. Chúng ta cảm thấy việc này rất thần kỳ, thần kỳ không ngờ, kỳ thật phương pháp này rất là khoa học, nó là dùng âm nhạc để chấn động, làm cho bộ phận không thông này của bạn được đã thông (Kinh Thập thiện- Tập 31 - PS Tịnh Không giảng)
+ Nguyên nhân Bệnh nạn: Bản thể của Pháp là không, do đó bạn không nên chấp trước vào pháp. Nên nếu bạn đối với pháp mà không thể nhìn suốt, rồi buông bỏ thì bạn vẫn chưa được tự tại.
- Người có lòng thù hằn, thì sẽ có con quỷ mặt đỏ.
- Người có lòng oán ghét, thì sẽ có con quỷ mặt vàng.
- Người có lòng áo não, thì sẽ có con quỷ mặt trắng.
- Người có lòng sân nộ, thì sẽ có con quỷ mặt xanh.
- Người có lòng phiền toái, thì sẽ có con quỷ mặt đen.
- Người thù hằn thì hại tim.
- Người oán ghét thì hại tỳ.
- Người áo não thì hại phổi.
- Người sân nộ thì hại gan.
- Người phiền muộn thì hại thận.
Con trẻ, khi sinh lý chưa trưởng thành, mà đã đi tìm đối tượng yêu đương thì (thân thể và tinh thần) sẽ bị tổn thương, lại bị thiệt thòi nữa.
Tu hành không cần tìm kiếm chỗ cao, chỗ xa xăm. Đạo thì tại trước mắt mình, tức là trong tâm mình. Vọng tâm thì ý ngựa, tâm khỉ vượn Ý thì lăng xăng như con ngựa, tâm thì nhảy nhót như con khỉ. Nếu bạn có thể nhận thức Tâm Này thì tu hành nhất định mới có cảm ứng. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN-Q4 )
+ Phật dậy nguyên nhân gây bệnh, nạn dẫn đến chết oan uổng:
- Có chín nguyên nhân, mạng sống chưa diệt tận mà bị chết bất ngờ, chết oan:
1. Không nên ăn cơm mà ăn cơm.
2. Ăn cơm không chừng mực.
3. Không tập cách ăn.
4. Không xuất ra.
5. Làm cho dừng lại.
6. Không giữ giới.
7. Gần gũi với ác tri thức.
8. Vào trong nhà không đúng thời, không hành đúng như pháp.
9. Có thể tránh mà không tránh.
- Nguyên nhân của bệnh: Ví dụ, Kinh Phật Chuẩn Đoán nói rằng có 10 nguyên nhân và tình trạng của bệnh tật. Những lý do này là:
1) ngồi quá lâu trong một thời gian dài mà không di chuyển/ Người ngồi lâu không ăn cơm.
2) ăn quá nhiều, Ăn không tiêu.
3) buồn bã, lo buồn.
4) mệt mỏi, lao lực
5) ham muốn tình dục quá mức, dâm dục quá mức
6) giận dữ,
7) trì hoãn đại tiện,
8) trì hoãn tiểu tiện,
9) giữ hơi thở/ Chặn thượng phong, và
10) giữ hơi ga/ Bít hạ phong
- Người ăn nhiều có năm lỗi:
1. Ngủ nhiều.
2. Nhiều bệnh.
3. Nhiều dâm.
4. Không đọc tụng kinh.
5. Đắm nhiễm nhiều nơi thế gian. (Nguồn: Kinh Phật Thuyết Y Kinh _ Thích Đồng Tiến);
+ Người bị bệnh có 10 nguyên nhân:
Tiếp cận các nguyên nhân gây bệnh từ một góc độ hơi khác biệt, Đại Luận Xả Và Thiền Minh Sát vạch ra sáu nguồn gốc về bệnh tật. Chúng được mô tả là:
1) mất quân bằng trong bốn tứ đại (đất, nước, lửa, và gió),
2) thói quen ăn uống không đều đặn,
3) phương pháp thiền định sai lạc,
4) rối loạn bởi thần linh,
5) quỷ ám, và
6) nghiệp lực xấu.
Căn bệnh bắt nguồn từ hầu hết các căn gốc này có thể được chữa khỏi nếu mọi người cải tiến cách ăn uống, ý thức hơn về quá trình tự nhiên của cơ thể, và cố nghỉ ngơi thật nhiều. Tuy nhiên, ba nguyên nhân sau cùng 4) - 6) có liên quan đến nghiệp quả, và ta phải thi hành để cải thiện cá tánh và thanh tịnh hóa tâm để hầu mong được chữa khỏi. Một người bị ảnh hưởng trong ba lý do sau cùng cần phải dành nhiều thời gian tu tâm, sám hối, và làm điều chân thiện. Chỉ có khi đó căn bệnh mới bắt đầu biến mất. Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) nói rằng căn bệnh được gây ra bởi các nguyên nhân và điều kiện từ nội bộ hoặc ngoại bộ. Tuy nhiên, Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đề cập đến các nguyên nhân khác của bệnh tật, nhưng quá nhiều để liệt kê ở đây. Tất cả các lý thuyết về những nguyên nhân khác biệt của bệnh tật có thể được chia thành hai loại chính: A) sự mất quân bằng trong tứ đại và B) sự hiện hữu của tam độc tham, sân, và si. Sau đây là chi tiết bàn luận về hai phân loại này.
A. Mất Quân Bằng Của Tứ Đại
Theo Phật giáo, cơ thể được bao gồm bốn yếu tố (tứ đại) vô thường - đất, nước, lửa, và gió. Chỉ có thần thức được tái sinh một trong sáu cõi...
Súc Tích Luận Xả Và Thiền Minh Sát ghi rằng mỗi một trong tứ đại có thể gây ra 101 bệnh, với tổng số 404 bệnh có thể xảy ra. Mỗi phần tứ đại được kết nối với một số loại bệnh. Ví dụ,
- Yếu tố đất có liên quan đến các bệnh làm cho cơ thể trở nên nặng nề, cứng, và đau đớn, chẳng hạn như viêm khớp xương;
- Yếu tố nước công kích cơ thể gây ra tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu hóa;
- Yếu tố lửa gây ra sốt, táo bón, và các vấn đề đi tiểu; cuối cùng,
- Yếu tố gió liên quan đến khó thở và nôn mửa.
Trong Kim Quang Minh Kinh . Vị y sĩ trả lời đứa con trai rằng, "Chúng ta sống qua bốn mùa mỗi ba tháng, hoặc sáu mùa mỗi hai tháng trong một số địa hạt trên thế giới. Dẫu rằng bốn hay sáu, chúng ta phải sống theo từng mùa, ăn thực phẩm tương ứng với nóng và lạnh, ấm áp và mát mẻ. Bằng phương pháp này, cơ thể chúng ta sẽ được lợi ích. Một vị y sĩ giỏi có đủ khả năng quy định các thực phẩm và thuốc men chính đáng để thích hợp với tứ đại và nuôi dưỡng cơ thể bệnh nhân trong từng mùa riêng biệt. Khi mỗi mùa và thực phẩm cân đối, cơ thể do đó cũng được quân bằng."
Tham, sân, và si, đôi khi được gọi là "tam độc", cũng là lý do tại sao mọi người cùng bị tai họa với bệnh tật. ... Kinh Duy Ma Cật (Vimaỉakirti Sutra) ghi rằng, "Tất cả các bệnh tật tôi đang mang bây giờ được chuyển hóa từ những ý nghĩ hão huyền mà tôi đã có trong quá khứ ... bởi vì con người chấp thủ vào một "bản ngã", phiền não và bệnh tật liền có cơ hội được nảy nở trong cơ thể họ.”..
1. Tham Lam: Tham lam được định nghĩa là niềm mong mỏi không phù hợp và quá lố cho một điều gì đó. Ví dụ, một người thường hay ăn quá độ khi có một bữa ăn hợp khẩu vị. Tham lam như thế có thể dẫn đến bội thực và thức ăn sẽ không được tiêu hóa bình thường. Hoặc, một người có thể rất thích thức ăn nọ khiến họ ăn quá mức hơn thường xuyên. Đây là loại tham muốn mà khi không thể nào được thỏa mãn có thể gây ra bệnh béo phì, mỏi mệt, và trở ngại về tim. Tham lam không bao giờ chẳng có hậu quả.
Trong Đại Xả Luận Giải và Thiền Minh Sát, có nhận định rằng quá nhiều chấp thủ với những gì chúng ta cảm nhận bằng âm thanh, mùi vị, thị giác, vị giác, và xúc giác có thể gây ra cả hai thứ bệnh tâm lý và thể chất. ... Trong lý thuyết sức khỏe Phật giáo, những người quá lệ thuộc vào ngoại hình sẽ bị bệnh gan. Những người quá lệ thuộc vào âm thanh sẽ bị bệnh thận. Những người quá lệ thuộc vào hương vị sẽ bị bệnh phổi. Những người quá lệ thuộc vào mùi vị sẽ bị bệnh tim mạch; và những người quá lệ thuộc vào sờ mó sẽ bị bệnh lá lách... tốt nhất là duy trì một thái độ cân xứng và thực hành Trung Đạo[4] , là cách tốt nhất để tiếp cận ngủ nghỉ, ăn uống, và tập thể dục.
2. Sân Hận: Quyển thứ mười bốn của Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) ghi rằng, "Sân hận là cảm xúc độc hại nhất so với hai loại độc kia; tác hại của nó vượt xa tất cả các phiền não khác. Trong chín mươi tám sự giày vò[5], sân hận là điều khó khăn nhất để khuất phục; trong tất cả các vấn đề tâm lý, sân hận là điều khó khăn nhất để chữa trị." Mặc dù sân hận là một vấn đề tâm lý, nó cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về thể chất. Ví dụ, khi lo âu và giận dữ nảy sinh ra ở một người, các mạch máu siết lại, gây ra độ tăng áp huyết, và do đó vượt thêm phần nguy cơ cho cơn đau tim.
... Giận dữ gây cho máu lưu thông không đều hòa, có thể tạo ảnh hưởng hiểm hại trên toàn bộ cơ thể. Nó hoạt động như một sự tắc nghẽn, khiến cho thân thể và tâm trí khó tiếp thu trong lúc chữa trị. Khi những cảm xúc kích động được giảm dần và bệnh nhân có thể trải nghiệm một cảm giác an lạc, sự hồi phục sẽ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Giận dữ và thù hận đặc biệt là điều bất lợi cho quá trình điều trị, và trong thực tế, thường làm vấn nạn thêm phần trầm trọng.
Theo nghiên cứu y học gần đây, "Khi một người không vui vẻ, tức giận, hay bị áp lực, não bộ của họ phát tác ra các kích thích tố được gọi là adrenaline và nor- adrenaline, có thể hoạt động như loại độc tố."
...Ví dụ, Đức Phật dạy rằng để loại trừ tham lam, một người có thể quán chiếu sự ô nhiễm. Khi một người thiền định về ô nhiễm, họ sẽ trải nghiệm được sự giảm thiểu cho cơn khát vọng..
+ Phật pháp dạy chúng ta làm như vậy (Tin sâu Nhân Quả), trong đó có đạo lý lớn. Nếu thấu triệt được đạo lý này, ít nhất phải mất hai ba mươi năm, đây là đại học vấn!. Nếu thật sự rõ ràng minh bạch, tự nhiên ta sẽ thực hành và làm được điều đó, như vậy đời sống của ta sẽ vô cùng an vui. Phải làm được mới có thể giúp người khác, mới có thể dạy bảo người khác, người ta mới tin tưởng. Thân thể mạnh khỏe, ta không bị sanh bệnh.
Đức Phật dạy, con người sẽ sanh bệnh, nhân của bệnh là gì? Đức Phật nói tam độc, hiện nay tôi nói năm độc, năm độc tham sân si mạn nghi. Trong tâm ta có năm độc, năm độc này là nhân, nhân gặp duyên, quả báo liền hiện tiền, quả báo chính là tật bệnh. Duyên có nội duyên, có ngoại duyên.
- Nội duyên thuộc về phương diện tình cảm của mình: Oán hận não nộ phiền, lo lắng, sợ hãi ..ta có những thứ này.
- Ngoại duyên là tài sắc danh thực thùy, làm sao quý vị không sanh bệnh được? Đoạn một trong ba loại này sẽ không sanh bệnh. Đương nhiên tầng cao nhất là nhân từ bên trong, đoạn tận tham sân si mạn nghi, vĩnh viễn không bị sanh bệnh. Có tham sân si mạn nghi, không có oán hận não nộ phiền, cũng không bị sanh bệnh. Có oán hận não nộ phiền, nhưng không có, xa rời Tài sắc danh thực thùy, cũng không có sanh bệnh. Cả ba thứ này cùng xen nhau vào, phiền phức rất lớn, sẽ bị bệnh ngay, đạo lý là như vậy.
Đức Phật dạy chúng ta phải đoạn nhân, nhân chính là tham sân si mạn nghi. Nghi là đối với giáo huấn của thánh hiền, không hoài nghi đối với thánh hiền nhân, không hoài nghi đối với giáo huấn của thánh hiền, đối với điển tích của thánh hiền. Điều này rất quan trọng, Vì sao vậy? Chúng ta khai mở được trí tuệ hay không là nhờ vào nó, không có giáo huấn của thánh hiền, chúng ta khai trí tuệ từ đâu? Không có trí tuệ không thể giải quyết được vấn đề. ( Trích- HT. Tịnh Không, Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (VLT 11), tập 145.)
+ NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TẬT THEO CHÂN SƯ TÂY TẠNG
- Vi phạm Định Luật Tuần Hoàn là một nguyên nhân của bệnh tật (EH 90)
Tôi muốn nói đến, trước hết, với tiền đề cơ bản rằng bệnh tật và trở ngại thể chất không phải là kết quả của suy nghĩ sai lầm. Chúng có lẽ không là kết quả của bất kỳ suy nghĩ nào, hay chúng sinh ra do sự thất bại trong việc tuân theo các luật cơ bản thống trị Tâm Thức Thượng Đế. Một ví dụ thú vị của sự thất bại này là sự thật rằng con người không tuân theo Luật cơ bản về Nhịp Điệu, luật thống trị tất cả các quá trình trong tự nhiên, và con người là một phần của tự nhiên.
Sự thất bại trong việc hoạt động theo Luật Tuần Hoàn chính là gây ra khó khăn nội tại trong việc sử dụng và lạm dụng kích thích tình dục. Thay vì con người được thống trị bởi các biểu hiện theo chu kỳ của xung động tình dục, và đời sống của anh ta, vì thế, được cai quản bởi một nhịp điệu nhất định; ở thời điểm này chưa tồn tại thứ như thế, ngoại trừ trong những chu kỳ mà người phụ nữ trải qua, và những điều này ít được chú ý đến. Tuy nhiên, đàn ông, không bị thống trị bởi bất kỳ chu kỳ nào như thế, đã bị phá vỡ cũng trong nhịp điệu mà cơ thể người phụ nữ nên là trực thuộc, và điều đó - hiểu một cách đúng đắn - sẽ xác định tập quán của mối quan hệ tình dục, một cách tự nhiên cũng bao gồm cả xung động của người đàn ông nữa. Thất bại trong việc tuân theo Luật Tuần Hoàn và giáng cấp những dục vọng theo sự điều khiển mang tính chu kỳ là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tật; và vì những luật này được đưa ra trong cõi trí, một người có thể nói một cách hợp pháp rằng sự vi phạm của họ có một cơ sở tâm trí. Điều này có thể là trường hợp nếu giống dân đang hoạt động về thể trí, nhưng nó không phải vậy. Trong thế giới hiện đại ngày nay, bắt đầu xuất hiện khắp nơi việc vi phạm những luật tinh thần này, đặc biệt là Luật Chu Kỳ, luật xác định thủy triều, điều khiển các sự kiện thế giới và cũng tác động đến cá nhân và thiết lập những thói quen nhịp điệu của đời sống - một trong những khuynh hướng thúc đẩy chính dẫn đến sức khỏe tốt.
Do phá vỡ Luật Nhịp Điệu, con người đã làm tan rã những mãnh lực mà nếu được sử dụng đúng đắn, sẽ gúp cơ thể khỏe mạnh; bởi làm thế, con người đã tạo nên nền tảng cho sự suy nhược tổng quan và những khuynh hướng hữu cơ nội tại mà chúng có khuynh hướng mở đường cho sức khỏe yếu và cho phép những vi khuẩn đi vào cơ thể, tạo ra những dạng thức bên ngoài của bệnh tật nguy hiểm. Khi nhân loại lấy lại được sự hiểu biết về việc sử dụng đúng đắn thời gian (điều đó sẽ xác định Luật Nhịp Điệu trên cõi hồng trần), và có thể xác định những chu trình đúng đắn cho những biểu hiện khác nhau của lưc sống trên cõi hồng trần, như vậy cái trước đây là thói quen bản năng sẽ trở thành sự sử dụng thông minh của tương lai. Điều này cấu thành một nền khoa học hoàn toàn mới, và nhịp điệu của các quá trình tự nhiên và việc thiết lập, như những thói quen, những chu kỳ đúng đắn cho chức năng thể chất, sẽ đem lại một kỷ nguyên mới về sức khỏe và tình trạng thể chất khỏe mạnh của toàn bộ giống dân.
B- CHẾT UỔNG VÀ CHỮA TRỊ (Trích Tooltip)
A- BỆNH TẬT - HOẠN NẠN VÀ NGHIỆP QUẢ
I- SƠ LƯỢC SỐ PHẬN - NGHIỆP BÁO VỀ BỆNH TẬT - HOẠN NẠN
1- Nhân quả - Luân hồi tái sanh là có: Đức Phật dậy: Trồng dưa được dưa - Trồng đậu được đậu. Nhân quả theo ta như bóng theo hình. Đã chót gieo nhân thì không bao giờ mất, sớm muộn cũng buộc phải nhận quả báo dù là quả đắng cay ngọt bùi ... (Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng;)
2- Chòm Sao Bắc Đẩu Thất Tinh: ... Khi thấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi từ tòa đứng dậy, tiến đến trước Phật mà bạch rằng:
Thưa Đức Thế Tôn, con thấy hầu hết nhân dân sang hèn trùng xuẩn động, nằm trong Thái, Thiếu Âm Dương, Ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thảy đều do nơi Bắc Đẩu Thất nguyên Tinh làm chủ tể. Vì cớ gì mà 7 sao Bắc Đẩu ở giữa trời có uy quyền uy đức tối tôn như vậy? Cúi xin Thế Tôn vì chúng con tuyên thuyết, tất cả nhân Thiên và đại chúng đây thẩy đều quy hưởng.
Khi ấy Phật bảo Bồ Tát Văn Thù và đại chúng rằng: Quý hóa lắm thay! Ta nay sẽ vì ông và chúng sinh ở đời vị lai tuyên thuyết duyên do để cho đời sau đều cùng hiểu biết, công đức lớn lao của 7 sao ấy, phúc thì quyền sinh, ân thí muôn cõi......
Khi ấy Phật bảo tất cả đại chúng rằng:
- Có thiện nam hay tín nữ nào mà hàng năm cứ ngày 8 tháng Giêng, ngày 7 tháng 7, ngày 9 tháng 9, và hàng tháng cứ ngày 7, ngày 9 với ngày sinh mình mặc y phục sạch đối trước tinh tượng chí tâm xưng niệm Danh hiệu 7 vị Phật và 2 vị Bồ Tát thời tùy tâm nguyện cầu gì cũng thấy cảm ứng ngay.
- Lại nếu có thể thắp 7 ngọn đèn bày theo tinh vị rồi lúc nửa đêm dâng cúng các thứ hương hoa tinh thủy dốc lòng khẩn cầu ắt được như ý.
- Ông Văn Thù này! Khắp cõi tể – quan, cư sĩ, tăng – ni, đạo – tục dù sang dù hèn cũng chỉ có 7 vị Bắc Đẩu Tinh Quân làm chủ bản mệnh.....
- Ông Văn Thù này ! Bắc Đẩu Cổ Phật quảng đại từ bi, thị hiện giữa bầu trời, chủ trương niên – mệnh , thống lãnh Càn Khôn. Trên từ vua- chúa, dưới đến nhân dân, trời đất núi sông, chim muông cây cỏ, tất cả đều do Thất Tinh Bắc Đẩu cai quản soi chiếu. ... (Xem Kinh Phật Thuyết Thiên – Trung Bắc Đẩu Cổ Phật)
II- Bệnh tật (Tooltip)
1. Mọi bệnh tật đều là sự mất hài hòa và thiếu sự chỉnh hợp cùng sự kiềm chế.
a) Bệnh tật có trong tất cả bốn giới của thiên nhiên.
b) Bệnh tật thật ra là sự thanh lọc
c) Các phương pháp chữa trị nhất định đều đặc biệt cho nhân loại và bắt nguồn ở thể trí
2. Bệnh tật là một sự kiện trong thiên nhiên.
a) Đối kháng với bệnh tật chỉ làm kích hoạt nó.
b) Bệnh tật không phải là kết quả của cảm nghĩ sai lầm của con người.
3. Bệnh tật là một tiến trình giải thoát và là thù địch của những gì tĩnh tại (static).
4. Định luật nhân quả chi phối bệnh tật cũng như chi phối mọi sự biểu hiện khác. (CTNM, 32)
+ Bệnh tật chỉ có trong thế giới hiện tượng (SHLCĐD9CG, 36)
III- TAI ÁCH - HOẠN NẠN ĐỚN ĐAU - SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM
Tai ách hoạn nạn với con người có rất nhiều hình thái, đều amng lại phiền lão khổ đau cho con người. Tất cả đều do Nhân nào - Quả đấy, dù ta tin hay không tin thì quy luật vẫn vận hành không có sai lầm với bất cứ ai. Ai gieo nhân thì người ấy tự chịu nhận quả báo.
+ Xúc cảm đau đớn:
Mũi tên đâm vào da thịt khiến người bị trúng tên đau đớn, thế nhưng cũng có thể khiến cho người này hoảng sợ, la hét, kinh hoàng, tức giận, oán trách, hoặc cũng có thể ngất xỉu. .....Đấng Thế Tôn giảng rằng: "Một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một giác cảm đau đớn, thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực (hối tiếc vì mình đã lỡ lầm) và hoảng sợ. .... Đấy là cách mà người ấy cảm nhận cả hai thứ khổ đau: trên thân xác và cả trong tâm thần......
"Cảm nhận sự thích thú, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận sự đau đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận được giác cảm không thích-thú-cũng-không-đau-đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. [Vì thế] có thể xem người ấy như là một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn, đã tách ra khỏi sự sinh, sự già nua và cái chết, đã tách ra khỏi mọi thứ lo buồn, ta thán, đau buồn, khốn cùng và tuyệt vọng. Ta bảo cho các tỳ kheo biết rằng người ấy đã thoát ra khỏi khổ đau". (Nguồn: Giảng về sự đau đớn - Kinh Mũi tên)
+ Cuộc sống cần chánh xá những nguyên nhân mang tới sựo hãi, khiếp đảm. (Nguồn: Trích đoạn Kinh Sợ hãi - Khiếp đảm)
IV- HẠNH PHÚC
+ Sự Việc Cát Tường - Hộ Chú Cát Tường: ... Cho con biết điều gì Là Cát Tường tối thượng?” Phật dậy:
1. “Không gần kẻ ngu si. Biết kết thân người trí. Tôn kính phải tùy khi dành cho người xứng đáng. Là Cát Tường tối thượng.
2. Cư trú nơi thích hợp. Tích đức khéo giữ gìn. Biết chọn riêng cho mình. Con đường đi chính đáng. Là Cát Tường tối thượng.
3. Sở học cần sâu rộng. Thủ công khéo tay nghề. Luật lề được huấn luyện. Nói chuyện thạo kỹ năng. Là Cát Tường tối thượng.
4. Phụ mẫu luôn hiếu đễ, thê, tử phải chăm coi. Không phiền rối lôi thôi. Trong việc làm sinh sống. Là Cát Tường tối thượng.
5. Hành sự tâm quảng đại. Chính trực giữ lòng chân. Tương trợ với tương lân. Lỗi người không trách cứ. Là Cát Tường tối thượng.
6. Không làm điều quấy trái. Tránh sử dụng chất say. Cẩn trọng khéo giác hay Trong hành vi thiện pháp. Là Cát Tường tối thượng.
7. Khiêm cung và kính trọng. Biết chấp nhận hài lòng, Ơn nhận khắc ghi công, Tùy thời nghe giảng Pháp. Là Cát Tường tối thượng.
8. Tính tình luôn kham nhẫn. Nhu thuận biết nghe vâng. Gặp thánh nhân thích gần. Tùy thời đàm luận Pháp. Là Cát Tường tối thượng.
9. Thực hành trong phạm hạnh. Sống cuộc sống thánh nhân. Tứ Đế liễu nghĩa chân. Niết Bàn tâm chứng ngộ. Là Cát Tường tối thượng.
10. Tâm đối cảnh thế gian. Không mảy may chao đảo. Không dấy lên phiền não. Vô nhiễm và bình an. Là Cát Tường tối thượng.
=> Đạt được những điều này. Mọi nơi không chướng ngại. Trải khắp nẻo hành trình. Bình yên không sự cố. (Nguồn: Kinh hạnh Phúc hay Hộ Chú Cát Tường)
C- TÓM LƯỢC CÁC PHÁP CHỮA TRỊ BỆNH NẠN THEO TÂM LINH - PHẬT PHÁP
Chữa trị bệnh nạn theo tâm linh (Tooltip)
+ Trị lành bách bệnh: .... chỉ là xem cái tâm của bạn có thể buông xuống được không, tất cả bệnh tật đều từ tâm sinh, tất cả bệnh tật cũng đều từ tâm mà trị. ... Con người không trị được bệnh, cần phải nhờ Thần trị; Thần trị không khỏi bệnh thì phải nhờ Phật trị. Phật giảng điều gì? Điều Phật giảng là tâm ... (Điểm 64, 65 - 100 lời Danh Y)
+ Trị bệnh ác tâm: Đức Phật đã nói, trong con người ta, có mười hai bệnh, bệnh căn sâu nặng, không được thấy Phật. A Nan hỏi Phật: “Đó là bệnh gì?” (Xem: Bệnh không thấy Phật_Tooltip)
+ Chữa trị bệnh theo Tâm linh: Kinh văn: “Lại nữa, này Quán Thế Âm! Trong các thế giới về thuở hiện tại và vị lai, nếu những chúng sanh trong Lục Đạo lúc sắp mạng chung mà được nghe một tiếng danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng thoáng qua lỗ tai, thì các chúng sanh đó vĩnh viễn không còn phải trải qua nỗi khổ nơi Tam Ác Đạo nữa.
Huống chi là lúc sắp mạng chung, cha mẹ cùng hàng quyến thuộc đem nhà cửa, tài vật, của báu, y phục v. v... của người sắp chết đó mà đắp, vẽ hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng, hoặc làm cho người bệnh lúc chưa chết, được mắt thấy tai nghe, biết rằng hàng quyến thuộc đem nhà cửa, vật báu v. v... vì mình mà đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng; người đó nếu do nghiệp báo phải chịu bệnh nặng, thì nhờ công đức này liền được khỏi bệnh, tuổi thọ thêm lâu dài.
Còn nếu người đó nghiệp báo sanh mạng đã hết, đáng phải chịu tất cả tội chướng, nghiệp chướng, và đọa vào đường ác, song nhờ công đức này nên sau khi mạng chung liền được sanh vào cõi trời, cõi người, hưởng sự vui thù thắng vi diệu, tất cả tội chướng đều được tiêu trừ.” (Nguồn: Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện)
+ Thần chú trị nhiều bệnh: Đức Phật nói rằng: Người nào tụng trì Đà La Ni nầy, nếu đêm ăn không tiêu, hoặc bị sốc rết, bệnh dịch, phong hàn, đàm ẫm, bệnh tim, bệnh trĩ, bệnh lậu, bệnh xuyển, ho hen, hàn nhiệt, nhức đầu, đau bụng, bị Ma quỷ nhập, đều được trừ khỏi... (Nguồn: Kinh Phật Thuyết Trừ Nhứt Thiết Tật bệnh)
+ Tu niệm, đọc tụng kinh chú chữa trị bệnh - nạn: Phật pháp nhiệm mầu, có rất nhiều pháp chữa trị bệnh, nạn rất vi diệu nhiệm mầu, chỉ cần các Thiện nam - Tín nữ tu đúng như Pháp thọ trì thì chắc chắn có cảm ứng nhiệm mầu, đại khái gồm:
- Tu đọc tụng Kinh Phật: Ví như đọc Kinh Địa Tạng sẽ không bị các nạn quỷ thần chướng ngại, gồm cả bệnh truyền nhiễm do hành bệnh quỷ Vương điều khiển. Đọc tụng Kinh Dược Sư ... đều rất nhiệm mầu. Có rất nhiều Kinh chữa trị bệnh nhiệm mầu. (Xem ví dụ: Kinh Dược Sư trị bệnh; Xem: KINH PHẬT THUYẾT LIỆU TRĨ BỆNH)
- Tu đọc tụng Thần chú: Ví như các thần Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm ... chữa bách bệnh thế gian, không có một bệnh gì là không khỏi, chỉ là xem bạn tu đúng như Pháp thọ trì đến đâu. (Xem thêm: Thần chú có quyền năng - Tooltip; Xem thêm: Thần chú phá ác nghiệp chướng_Tooltip; Xem thêm: Các thần chú chữa bệnh_Tootip; Xem thêm: Thần chú tiêu trừ bệnh_Tooltip)
- Tu lễ lạy Phật, Bồ Tát, Thánh hiền với thiện Tâm thanh tịnh, chí thành, khẩn thiết cũng được bách bệnh, nạn tiêu trừ, căn lành tăng trưởng ...
- Tu niệm Phật, Bồ Tát cũng chữa trị bệnh nạn nhiệm mầu: Ví như dù máy bay đang rơi, chết đến nơi nếu thành tâm chí thành khẩn thiết niệm Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm thì đều được cứu, rất nhiệm mầu ... (Theo HT Tuyên Hóa giảng)
- Niệm Chú và bắt Ấn trị bệnh nạn: Pháp giành cho người thượng căn, trí tuệ Giác ngộ tu tập tâm linh, tối thiểu đã thành tựu Đạo làm người quân tử, giữ nghiêm ngũ giới, tu thập thiện và bát chánh đạo, các phẩm trợ đạo. Tu thiền định tinh tấn dũng mãnh đúng NHƯ PHÁP thọ trì mới nên tu hành Ấn Pháp Mật Tông nhiệm mầu này. (Xem: Tổng hợp pháp tu trì chú - Bắt ấn_Tooltip); Xem thêm: Trì chú vào nước chữa bệnh
+ Tu sám hối tiêu trừ bệnh nạn: Căn bản là hồi đầu đoạn ác tu thiện, làm lành lánh dữ KHÔNG tái phạm, sám hối rất nhiệm mầu (Xem: Pháp sám hối_Tooltip)
+ Hóa giải - Tiêu trừ bệnh nghiệp: Gặp họa và Hóa giải về Nghiệp Quả - Giải Nghiệp Tai Nạn - Bệnh tật - Không bị Tai Ách - Ác duyên như Không bị trộm cướp. Hóa giải tai nạn - Phật pháp nhiệm mầu ... (Xem: Tổng hợp _ Tooltip)
+ Nước cam lồ: Người thiện lành tu ngổi thiền sanh nước cam lồ chữa lành bệnh (Xem: Cam lồ chữa bệnh_Tooltip)
+ Trị bệnh chết uổng - Chết chưa hết số - Chết không đúng thời: Có rất nhiều loại bệnh, nạn gây ra cái chết chưa hết số .... (Xem: Tổng hợp Tooltip: Chết uổng)
+ Trị bệnh buồn ngủ: Trong tu hành, người nghiệp nặng khi ngồi vào tu tập thường buồn ngủ, tâm trí mơ màng, nặng thì lắm truyện chướng ngại sảy đến làm cản trở đường tu, rễ sanh bỏ cuộc, người như thế nên tu pháp Sám hối (Ví như Sám Hối Chiêm Sát ...) để trị. Đức Phật dậy cách chống buồn ngủ, xem: Tại đây
+ Trị bệnh trí nhớ kém: ... Con Bò ngửi Kinh Phật thì kiếp sau làm người, học thuộc được Kinh; Thày Pháp sư giỏi kinh văn không chịu dạy người, kiếp sau ngu đần, trí nhớ kém.... (Nguồn: Kinh TLN - Q5-HT Tuyên Hóa giảng)
+ Bảy giác tri trị bệnh Tâm linh: 2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh....... Bạch Thế Tôn, xả giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn......
6) Tôn giả Mahà Cunda thuyết như vậy, bậc Đạo Sư chấp nhận. Và Thế Tôn thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Thế Tôn được đoạn tận như vậy. (Nguồn: Kinh Tương ưng bộ, thiên Đại phẩm - Tương ưng Giác Chi)