+ Người đần độn - Trí nhớ kém tu Quán hơi thở - Pháp tu viên thông Tị Căn thành A La Hán:
Châu-lợi Bàn-đặc-ca liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ sát chân Phật và bạch Phật rằng:
Giảng giải:
Châu-lợi Bàn-đặc-ca rất là đần độn. Do tu không nhớ gì nên muốn tự vẫn. Đức Phật biết liền khuyên:
Đừng chết! Thần cây bảo,–Đừng phí sinh mạng mình. Đó là lí do tại sao ông quá đần độn. Ông hãy cố gắng sửa đổi lỗi lầm của mình trong quá khứ. Khi đã thay đổi, mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp.
Thế chuyện nhân quả từ quá khứ khiến cho tôi bị u mê đời nầy là sao? Bàn-đặc-ca hỏi. Đức Phật bảo:
– Trong một đời trước, ông là một pháp sư tinh thông tam tạng có 500 đệ tử. Ngày nào họ cũng muốn học với ông nhưng ông không muốn dạy họ. Ông không muốn giảng kinh thuyết pháp, dù họ cầu thỉnh. Họ phải quỳ trước ông 3 ngày ba đêm mà ông vẫn không nói cho họ một lời. Vì ông không chịu giảng pháp, nên ông trở nên đần độn đến mức không nhớ nỗi một dòng kệ.
Khi nghe như vậy, Bàn-đặc-ca rất xấu hổ. “Tại sao mình tệ đến mức như vậy?” Điều ấy được gọi là bỏn xẻn pháp (stingy with the dharma). Quý vị nên nhớ kỹ điều nầy. Sau khi quý vị nghe tôi giảng pháp, đến đâu quý vị cũng phải nên giảng giải lại cho mọi người cùng hiểu. Đừng bao giờ nuôi dưỡng thái độ, “Ta sẽ không giảng giải Phật pháp cho các người, nếu các người hiểu ra, ta sẽ ra sao đây?” Đừng có đố kỵ với sự hiểu biết Phật pháp của người khác. Quý vị càng đố kỵ bao nhiêu, thì mình càng trở nên kém hiểu biết. Bàn-đặc-ca đã bỏn xẻn pháp, nên quả báo là ông bị ngu đần. Nhưng vì ông còn nhiều thiện căn, nên ông được sinh vào thời gặp Đức Phật.
Đức Phật nói cho Bàn-đặc-ca biết rõ nguyên nhân trong quá khứ rồi, ngài liền cầm cái chổi lên và hỏi:
Ông biết cái gì đây không?
Thưa, cái chổi.
Ông có nhớ được chăng?
Thưa, nhớ được.
Rồi Đức Phật dạy ông:
– Hãy lặp lại suốt ngày chữ nầy: ‘Chổi, chổi, chổi.’
Bàn-đặc-ca lặp đi lặp lại chữ chổi liền vài tuần lễ. Đức Phật bảo ông dừng lại và hỏi
– Như thế nào, ông có nhớ được chăng?
Bàn-đặc-ca trả lời:
Bạch Thế tôn, con nhớ được.
Được rồi! Như Lai sẽ đổi chữ ấy thành ‘quét sạch.’ Hãy cố gắng học thuộc.
Bàn-đặc-ca liền học, ‘quét sạch, quét sạch, quét sạch.’ Và ông đã dùng cái chổi vô hình đó quét sạch những phiền não nhiễm ô của ông. Điều ông đang làm là quét sạch tính bỏn xẻn pháp của chính mình. Quý vị hãy ghi nhớ điều nầy. Hãy nhớ những đạo lý tôi đã giảng trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm và giảng giải cho nhiều người cùng nghe. Nếu quý vị làm việc đó, trong đời sau quý vị sẽ được trí huệ và thông minh. Nếu quý vị muốn thực hành hạnh pháp thí, quý vị sẽ không bao giờ bị ngu đần.
Kinh văn:
Con không có khả năng trì tụng, không có khiếu đa văn. Khi mới được gặp Phật, nghe pháp xuất gia, con cố nhớ một câu kệ của Như Lai, nhưng trong 100 ngày, nhớ trước quên sau, nhớ sau quên trước.
Giảng giải:
Bàn-đặc-ca trình bày lại những điều mình đã trải qua. Con không có khả năng trì tụng, không có khiếu đa văn. A-nan không bao giờ quên điều gì khi đã đọc qua. Ông có khả năng ghi nhớ rất sâu và rất thông minh. Nhưng con, Bàn-đặc-ca, thì quá chậm lụt. Khi mới được gặp Phật, nghe pháp xuất gia. Dù con đã xuất gia, khi con cố nhớ một câu kệ của Như Lai–dòng kệ đó là “Thân ngữ ý nghiệp bất tác ác,” –nhưng trong 100 ngày, nhớ trước quên sau, nhớ sau quên trước. Con cố gắng nhớ được vài chữ đầu lại quên mấy chứ sau. Khi con nhớ được mấy chữ sau lại quên mấy chữ đầu. Thế nên suốt thời gian dài, con không bao giờ thuộc được dù chỉ một câu kệ. Con thật là đần độn.
Bàn-đặc-ca chậm lụt là vì trong quá khứ ông đã từ chối giảng kinh và thuyết pháp cho mọi người. Nay bất kỳ quý vị ở đâu, cũng nên cố gắng giúp cho mọi người đọc kinh hoặc giảng nói Phật để giáo hoá cho mọi chúng sinh. Quý vị làm việc nầy như là sứ mệnh của chính mình. Đừng có tâm bỏn xẻn pháp.
Tôi đã nói chuyện nầy rồi, nhưng muốn lặp lại, Bàn-đặc-ca phải chịu quả báo đần độn vì ông ta không tu hạnh bố thí pháp– ông ta bỏn xẻn pháp. Việc giảng kinh thuyết pháp của tôi hiện nay chính là đang bố thí pháp. Tại sao tôi giảng pháp cho quý vị? Vì nếu tôi hiểu Phật pháp mà không chịu giải thích cho quý vị thì trong đời sau, thậm chí tôi còn không được như Bàn-đặc-ca; ông ta không nhớ được một dòng kệ trong suốt 100 ngày, còn tôi thì có lẽ không nhớ được một chữ trong suốt cả năm. Đó là lí do tôi không nhận tiền khi giảng pháp. ...Từ rất lâu, tôi được nghe một vị pháp sư dạy rằng nếu người nào không tu tập hành bố thí pháp thì quả báo sẽ chịu ngu si, tôi không bao giờ quên điều ấy.
Việc nầy nhắc tôi nhớ lại một chuyện dân gian (public record). Thời nọ có một vị quan, có lẽ đến chức đầu tỉnh, là người rất sùng kính kinh Pháp Hoa. Nhưng có điều rất lạ, trong bộ kinh Pháp Hoa gồm 7 quyển, ông ta nhớ rất kỹ 3 quyển rưỡi đầu. Ông ta ghi nhớ ngay khi mình đọc kinh xong. Nhưng 3 quyển rưỡi sau thì ông ta không thể nhớ được điều gì cả, dù ông có đọc nhiều lần đi nữa. Ông không thể nào hiểu nổi sao lại như vậy, thế nên ông đến hỏi một vị cao tăng của thời ấy, vốn là một vị thiện tri thức có đạo nhãn và lục thông.
Khi vị quan đầu tỉnh đến, Lão thiền sư ra tiếp, và vị quan trình bày vấn đề. “Trong các kinh Phật, kinh Pháp Hoa thu hút tôi nhất. Tôi rất quý kinh nầy, nhưng tôi chỉ nhớ được 3 quyển rưỡi đầu. Lý do tại sao như vậy?”
Lão thiền sư đáp, “Ồ! Nay ông muốn biết. Được rồi, nhưng khi tôi nói thì ông đừng sửng sốt hoặc không tin.”
thưa, “Xin vâng. Nguyện sẽ tin những lời Thầy dạy.”
Lão thiền sư giải thích, “Nguyên nhân đời nầy ông làm quan là do trong đời trước ông đã làm nhiều công đức. Trong quá khứ ông từng làm thân bò, và ông giúp cày ruộng cho chùa. Từ đó ông đã cúng dường cho Tam bảo, và ông đã có công đức. Nguyên nhân ông chỉ nhớ được 3 quyển rưỡi đầu của kinh Pháp Hoa là như sau: Theo lệ thường, trong chùa phơi kinh vào mỗi ngày mồng sáu tháng 6 trong năm để phòng mối mọt. Vào lúc ấy, ông tiếp xúc được với kinh Pháp Hoa và ông chỉ ngửi được bộ thứ nhất, chưa tới bộ thứ hai. Đó là lí do tại sao ông chỉ thuộc 3 quyển rưỡi đầu cuốn kinh Pháp Hoa trong đời nầy.”
Vị quan đảnh lễ Lão thiền sư, sau đó ông càng tinh tấn hơn trong việc tham cứu kinh Pháp Hoa.
Một con bò ngửi kinh mà được thông minh đến như vậy, trong khi Bàn-đặc-ca từ chối giảng pháp mà trở nên bị ngu si. Nếu quý vị biết so sánh hai chuyện trên đây và chiêm nghiệm thật sâu, cũng đủ để biết những gì mình sẽ nếm trải. Thực vậy, tôi mong rằng quý vị đừng có thử, vì bị chìm đắm như Bàn-đặc-ca sẽ khổ vô cùng. Mặt khác, chúng ta không nên xem thường Bàn-đặc-ca. Dù ông ta chậm lụt, nhưng đã được giác ngộ sau khi niệm mãi “chổi” và ‘quét sạch’ trong một thời gian ngắn. Chúng ta có thể thông minh hơn Bàn-đặc-ca, nhưng chúng ta không được giác ngộ nhanh như ông ta. Thế nên về mặt nầy, chúng ta không được như Bàn-đặc-ca.
Kinh văn:
Đức Phật thương con ngu muội, dạy con pháp an cư, điều hoà hơi thở ra vào. Con quán sát hơi thở của con đến chỗ rốt ráo, từng chi tiết của các hạnh sinh, trụ, dị, diệt trong từng sát-na.
Giảng giải:
Đức Phật thương con ngu muội. Đức Phật thấy thương xót con vì con chậm lụt, nên ngài dạy cho con đọc chữ “chổi” và ‘quét sạch.’ Dạy con pháp an cư, điều hoà hơi thở ra vào. Pháp tu nầy là duy trì hơi thở vào trong khi đếm từ 1 đến 10, rồi duy trì ý thức khi thở ra và đếm từ 1 đến 10. Bất luận dù ai có đần độn đến đâu cũng có thể đếm từ 1 đến 10. Một hơi thở vào và một hơi thở ra được đếm là 1. Con quán sát hơi thở của con đến chỗ rốt ráo, từng chi tiết của các hạnh sinh, trụ, dị, diệt trong từng sát-na. Trong một hơi thở, thời điểm mà quý vị bắt đầu thở ra được gọi là sinh, và tiến trình tiếp theo được kể là một hơi thở kế tiếp. Tông Thiên thai chia việc quán sát nầy thành sáu giai đoạn – sáu phương pháp quán sát hơi thở. Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết việc nầy ở đây. Chỉ nên biết rõ rằng khi bắt đầu thở ra được gọi là sinh, hơi thở tiếp tục được gọi là trụ, khi hơi thở đến gần dứt gọi là dị, khi hơi thở đến cuối gọi là diệt. Điều nầy diễn biến trong từng sát-na. Trong một niệm tưởng có 90 sát-na. Trong mỗi sát-na có 900 lần sinh diệt. Những chi tiết nầy mắt thường không thể nào thấy được.
Kinh văn:
Tâm con bỗng nhiên đạt được đại vô ngại, cho đến hết sạch các lậu hoặc, thành A-la-hán. Trước pháp toà của Phật, con được ấn chứng là bậc vô học.
Giảng giải:
Lúc ấy, con quán sát hơi thở của mình cho đến khi đạt được cảnh giới vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả tướng. Con thở vào thở ra một cách không cần dụng công và tâm con được hợp thành một. Con không còn niệm tưởng phân biệt và tâm phan duyên. Mọi niệm tưởng đều dừng bặt. Tâm con bỗng nhiên đạt được đại vô ngại. Ồ! Con đã quay trở lại và đến được cội nguồn! “Bỗng nhiên” ở đây là chỉ cho sự giác ngộ. Giông như cánh cửa gian phòng bỗng dưng bị bật tung ra. Không khí trong phòng trở nên tức thời thanh tịnh. Chẳng còn không khí ẩm mốc. Quý vị có để ý rằng dù có nhiều người trong giảng đường này nhưng không vẫn thanh tịnh? Nếu quý vị hỏi tôi tại sao, sẽ rất khó trả lời cho quý vị. Chỉ nói rằng trong một bồ-đề đạo tràng, có sự thanh tịnh bất khả tư nghì cho đến cả bầu không khí.
Khi quý vị đến nghe giảng pháp, điều cần nhất là phải vô cùng cung kính. Đó là vì chư Phật và Bồ-tát sẽ nói rằng, “Ông là đồ trứng thối! Tại sao ông đến đạo tràng mà lại hành xử như vậy?” Mọi người nên kính trọng nhau và khiêm tốn, hoà hợp với nhau, Đừng tự mãn hay tự cao. Đừng nói nghiệp chướng câu như thế nầy, “Hãy xem ông đần độn đến mức nào! Tôi giỏi hơn ông nhiều.” Ngay khi quý vị nghĩ như vậy, là mình đã tự làm ngu muội mình đi. Đừng xem thường người khác. Những người trong pháp hội nầy đều là cha mẹ trong quá khứ của mình và là chư Phật trong tương lai. Nếu quý vị xem thường những người nầy, là chẳng khác gì xem thường Phật. Thế nên khi quý vị tu học Phật pháp, quý vị nên nhìn mọi người không phân biệt.
Trong bồ-đề đạo tràng, quý vị phải giữ quy luật. Khi đang nghe kinh, không được đứng dậy và đi lang thang. Đừng ngồi dựa ngửa ra hoặc dựa vào vật gì khác. Hãy ngồi thật ngay thẳng. Đừng có thái độ lười biếng trễ nãi. Thậm chí dù quý vị là một con trùng lười biếng, cũng không nên làm như vậy. Quý vị nên phát huy chính mình thành một người nghiêm túc. Cũng vậy, đừng ngủ khi nghe giảng kinh, nếu như vậy, trong tương lai , quý vị sẽ giống như A-na-luật-đà.
Đoạn kinh tiếp tục: cho đến hết sạch các lậu hoặc. Sau khi chứng ngộ, A-na-luật-đà dần dần đạt được quả vị vô lậu. Và thành A-la-hán. A-na-luật-đà chứng được qủa vị thứ tư của hàng A-la-hán. Trước pháp toà của Phật, con được ấn chứng là bậc vô học. Con luôn luôn theo Phật và ngồi dưới chân Phật để nghe giảng kinh. Đức Phật đã ấn chứng cho con và nói rằng con cũng đã đạt được quý vị thứ tư của hàng A-la-hán.
Một người đần độn như vậy mà cũng chứng được quả vị thứ tư của hàng A-la-hán. Còn chúng ta thì quá thông minh nhưng chưa chứng được đến sơ quả. Quý vị có thấy hổ thẹn không?
Kinh văn:
Đức Phật hỏi về viên thông, như điều chứng được của con, quay hơi thở trở về với tánh không, đó là phương pháp hay nhất. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q5 - HT Tuyên Hóa giảng)
+ Hơi thở vô và hơi thở ra: Nhiều nội dung chi tiết cần đọc tại chuyên mục Hơi thở vô và hơi thở ra trong Kinh. Mời xem (Nguồn: Kinh Tương ưng bộ, thiên Đại phẩm - Tương ưng Giác Chi)