Chết uổng - Chết oan uổng: Chết chưa hết số - Hoạnh tử - Chết Đột Ngột - Chết Đột Tử - Chết Bất Đắc Kỳ Tử - Accident. Chữ chết - Cái chết uổng - Mạng chung - Lâm chung. Bị bệnh chết uổng - Bị nạn chết. Trị Bệnh nạn - Bệnh tật - Tai họa bất ngờ

+ Chết oan - Chết uổng - Hoạnh tử: Ngài A-nan liền hỏi: “Thế nào là chín cách chết oan uổng? (Không đáng chết mà chết, chưa dứt thọ mạng mà chết. Chết bất đắc kỳ tử.)”. Bồ Tát Cứu Thoát đáp:
1. “Như có những người mắc bệnh nhẹ nhưng không thầy, không thuốc, cũng không có người thăm bệnh. Hay như được gặp thầy, lại cho thuốc sai. Thật chẳng đáng chết, nhưng lại phải chết uổng. Lại tin theo những tà ma ngoại đạo ở thế gian; nghe các thầy yêu nghiệt nói bậy việc họa phước, sanh ra sợ hãi, tâm dao động chẳng yên, chẳng giữ được lòng chân chánh, bói toán hỏi việc tai họa, thấy xấu lại giết hại các loại chúng sanh, tâu bày khấn vái lên các đấng thần thánh, kêu gọi các loài quỷ thần sông, rạch, núi, hồ thỉnh cầu ban phước, muốn hy vọng kéo dài mạng sống thêm, nhưng rốt cuộc chẳng thể được. Kẻ ngu si mê hoặc tin theo tà kiến điên đảo đành phải chết uổng. Đọa vào địa ngục chẳng biết lúc nào ra khỏi. Đó là cách chết oan uổng thứ nhất.
2. “Cách chết oan uổng thứ nhì là do phép vua mà bị tru diệt.
3. “Cách chết oan uổng thứ ba là do ưa thích săn bắn, chơi bời, say đắm tửu sắc, tham dâm mê rượu, phóng túng vô độ, bất ngờ bị loài phi nhân đoạt mất tinh khí mà chết.
4. “Cách chết oan uổng thứ tư là bị nạn lửa đốt cháy mà chết.
5. “Cách chết oan uổng thứ năm là chìm dưới nước mà chết.
6. “Cách chết oan uổng thứ sáu là bị các loài thú dữ ăn thịt.
7. “Cách chết oan uổng thứ bảy là té chết nơi núi non hiểm trở.
8. “Cách chết oan uổng thứ tám là do thuốc độc, do trù ếm, chú thuật, các loài thây ma đứng dậy hóa quỷ hại chết.
9. “Cách chết oan uổng thứ chín là đói khát khốn khổ, do chẳng được ăn uống nên phải chết uổng.
“Đó là chín cách chết oan uổng mà Như Lai đã lược nói ra. Lại còn vô số những cách chết oan uổng khác nữa, khó nói hết được. (Nguồn: Kinh Dược Sư)
A- BỆNH TẬT - HOẠN NẠN VÀ NGHIỆP QUẢ
I- SƠ LƯỢC SỐ PHẬN - NGHIỆP BÁO VỀ BỆNH TẬT - HOẠN NẠN
1- Nhân quả - Luân hồi tái sanh là có: Đức Phật dậy: Trồng dưa được dưa - Trồng đậu được đậu. Nhân quả theo ta như bóng theo hình. Đã chót gieo nhân thì không bao giờ mất, sớm muộn cũng buộc phải nhận quả báo dù là quả đắng cay ngọt bùi ... (Nguồn: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng;)
2- Chòm Sao Bắc Đẩu Thất Tinh: ... Khi thấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi từ tòa đứng dậy, tiến đến trước Phật mà bạch rằng:
Thưa Đức Thế Tôn, con thấy hầu hết nhân dân sang hèn trùng xuẩn động, nằm trong Thái, Thiếu Âm Dương, Ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thảy đều do nơi Bắc Đẩu Thất nguyên Tinh làm chủ tể. Vì cớ gì mà 7 sao Bắc Đẩu ở giữa trời có uy quyền uy đức tối tôn như vậy? Cúi xin Thế Tôn vì chúng con tuyên thuyết, tất cả nhân Thiên và đại chúng đây thẩy đều quy hưởng.
Khi ấy Phật bảo Bồ Tát Văn Thù và đại chúng rằng: Quý hóa lắm thay! Ta nay sẽ vì ông và chúng sinh ở đời vị lai tuyên thuyết duyên do để cho đời sau đều cùng hiểu biết, công đức lớn lao của 7 sao ấy, phúc thì quyền sinh, ân thí muôn cõi......
Khi ấy Phật bảo tất cả đại chúng rằng:
- Có thiện nam hay tín nữ nào mà hàng năm cứ ngày 8 tháng Giêng, ngày 7 tháng 7, ngày 9 tháng 9, và hàng tháng cứ ngày 7, ngày 9 với ngày sinh mình mặc y phục sạch đối trước tinh tượng chí tâm xưng niệm Danh hiệu 7 vị Phật và 2 vị Bồ Tát thời tùy tâm nguyện cầu gì cũng thấy cảm ứng ngay.
- Lại nếu có thể thắp 7 ngọn đèn bày theo tinh vị rồi lúc nửa đêm dâng cúng các thứ hương hoa tinh thủy dốc lòng khẩn cầu ắt được như ý.
- Ông Văn Thù này! Khắp cõi tể – quan, cư sĩ, tăng – ni, đạo – tục dù sang dù hèn cũng chỉ có 7 vị Bắc Đẩu Tinh Quân làm chủ bản mệnh.....
- Ông Văn Thù này ! Bắc Đẩu Cổ Phật quảng đại từ bi, thị hiện giữa bầu trời, chủ trương niên – mệnh , thống lãnh Càn Khôn. Trên từ vua- chúa, dưới đến nhân dân, trời đất núi sông, chim muông cây cỏ, tất cả đều do Thất Tinh Bắc Đẩu cai quản soi chiếu. ... (Xem Kinh Phật Thuyết Thiên – Trung Bắc Đẩu Cổ Phật)
II- Bệnh tật (Tooltip)
1. Mọi bệnh tật đều là sự mất hài hòa và thiếu sự chỉnh hợp cùng sự kiềm chế.

a) Bệnh tật có trong tất cả bốn giới của thiên nhiên.
b) Bệnh tật thật ra là sự thanh lọc
c) Các phương pháp chữa trị nhất định đều đặc biệt cho nhân loại và bắt nguồn ở thể trí
2. Bệnh tật là một sự kiện trong thiên nhiên.

a) Đối kháng với bệnh tật chỉ làm kích hoạt nó.
b) Bệnh tật không phải là kết quả của cảm nghĩ sai lầm của con người.
3. Bệnh tật là một tiến trình giải thoát và là thù địch của những gì tĩnh tại (static).
4. Định luật nhân quả chi phối bệnh tật cũng như chi phối mọi sự biểu hiện khác. (CTNM, 32)
+ Bệnh tật chỉ có trong thế giới hiện tượng (SHLCĐD9CG, 36)
III- TAI ÁCH - HOẠN NẠN ĐỚN ĐAU - SỢ HÃI KHIẾP ĐẢM
Tai ách hoạn nạn với con người có rất nhiều hình thái, đều mang lại phiền lão khổ đau cho con người. Tất cả đều do Nhân nào - Quả đấy, dù ta tin hay không tin thì quy luật vẫn vận hành không có sai lầm với bất cứ ai. Ai gieo nhân thì người ấy tự chịu nhận quả báo.
+ Xúc cảm đau đớn:
Mũi tên đâm vào da thịt khiến người bị trúng tên đau đớn, thế nhưng cũng có thể khiến cho người này hoảng sợ, la hét, kinh hoàng, tức giận, oán trách, hoặc cũng có thể ngất xỉu. ..... Đấng Thế Tôn giảng rằng: "Một người bình dị không được học hỏi mỗi khi phải gánh chịu một giác cảm đau đớn, thì sẽ ta thán, oán trách, đau buồn, đấm ngực (hối tiếc vì mình đã lỡ lầm) và hoảng sợ. .... Đấy là cách mà người ấy cảm nhận cả hai thứ khổ đau: trên thân xác và cả trong tâm thần......
"Cảm nhận sự thích thú, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận sự đau đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. Cảm nhận được giác cảm không thích-thú-cũng-không-đau-đớn, người ấy cảm thấy mình tách rời ra với nó. [Vì thế] có thể xem người ấy như là một môn đệ cao quý được hưởng sự giáo huấn, đã tách ra khỏi sự sinh, sự già nua và cái chết, đã tách ra khỏi mọi thứ lo buồn, ta thán, đau buồn, khốn cùng và tuyệt vọng. Ta bảo cho các tỳ kheo biết rằng người ấy đã thoát ra khỏi khổ đau". (Nguồn: Giảng về sự đau đớn - Kinh Mũi tên)
+ Cuộc sống cần chánh xa những nguyên nhân mang tới sự sợ hãi, khiếp đảm. (Nguồn: Trích đoạn Kinh Sợ hãi - Khiếp đảm)