Pháp Sám Hối - Tu sám hối nghiệp chướng - Truy Hối - Pháp xuất tội Hóa giải - Tiêu trừ Bệnh Nạn. Phát lồ sám hối. Chữa bệnh nạn - Trị bệnh nạn. Hóa giải và tiêu trừ định nghiệp. Không nhớ nghĩ lại việc xấu ác để hối hận

+ Pháp sám hối: .... Sau khi nghe đức Phật giảng nói. Bấy giờ ma vương Ba Tuần tự thấy mình có lỗi nên lo rầu sợ sệt Đến lạy chưn Phật rồi Đứng qua một phía.
Hư Không Tạng Bồ Tát hỏi : ‘’ Nầy Ba Tuần; Có chi mà ngươi lo rầu tiều tụy run sợ như người thất chí mà Đứng qua một phía vậy ? ‘’.
Ma vương Ba Tuần nói : ‘’Thưa Đại Sĩ; Tôi từ nơi Phật nghe nói những sự Đáng sợ như vậy nên tôi lo rầu sợ sẽ bị Đọa ác Đạo, ai sẽ cứu tôi. Ở trong pháp luật của Phật dạy tôi luôn luôn làm vô lượng sự trở ngại.Vì vậy mà tôi lo sợ lắm’’
Hư Không Tạng Bồ Tát nói : ‘’Nầy Ba Tuần; Trong Phật pháp có pháp xuất tội. Ông nên Đến chỗ Thế Tôn thành tâm sám hối các tội ác Đã làm chớ có làm lại nữa. Nếu ông có thể như vậy thì sẽ Được lợi ích tốt chẳng luống uổng ‘’.
Nghe lời khuyên ấy, Thiên ma Ba Tuần liền Đến chỗ Đức Phật năm vóc gieo xuống lạy chân Đức Phật ngước nhìn Phật rơi nước mắt mà bạch rằng :’’Bạch Đức Thế Tôn; Nay tôi thành tâm sám hối từ xưa Đến nay ở trong pháp luật của Đức Phật dạy thường làm vô lượng sự trở ngại. Ngưỡng mong Đức Như Lai vì lòng từ bi thương xót thọ tôi sám hối ‘’.
Đức Phật nói : ‘’Lành thay, lành thay, nầy Ba Tuần; Ông có thể tự thấy các việc ác Đã làm, là thượng thiện thay người có thể ăn năn tội lỗi như vậy ở trong Phật pháp thì làm rộng lớn pháp tạng Như Lai. Chư Phật cũng thọ người ấy sám hối. Vì vậy nên từ nay ông chớ nên phạm nữa ‘’. (Nguồn: Hư Không Tạng Bồ Tát vấn Phật).
+ "Sám hối hay Truy hối" là đem nghiệp chướng tiêu trừ hết, "Truy hối" là đem cái nghiệp chướng làm tăng thêm > phải giác ngộ!
- Sám hối: Pháp Sư Tịnh Không Khai Thị “Sám hối là không tái phạm nữa”, vậy mới hiệu quả": Trong Phật pháp, Vô lượng vô biên pháp môn, tóm lại đến cuối cùng là pháp môn sám hối. Niệm Phật là tốt nhất cho pháp môn sám hối > bạn vãng sanh đến Tây phương Cực Lạc thế giới Sám hối: Không che giấu tội lỗi của mình đó gọi là sám, hối là sau này không còn tạo nữa! Sám hối không là truy hối (nhớ lại mà hối hận);
- Nếu Truy hối - Nghĩ, nhắc lại việc cũ: tội cộng thêm tội, tại vì sao? Mỗi lần bạn nghĩ đến cái ác cũ, thì lại tạo một lần nghiệp tội, vậy thì làm sao được, đó không phải là sám hối. >>> Trước tượng Phật kể khổ: "Tôi tạo những nghiệp tội .. ..v..v.., xin Phật Bồ Tát tha thứ cho tôi". Bạn làm như vậy, là lại tạo thêm một lần nghiệp > đây là tội cộng thêm tội, nghiệp tội của bạn vĩnh viễn không tiêu trừ > phải thường nghĩ đến Phật Bồ Tát, khiến cho cái ấn tượng của nghiệp tội này từ từ nhạt mất, từ từ không còn, thì sẽ tiêu trừ hết. (Nguồn: Sám hối _ PS Tịnh Không)
+ Phát Lồ sám hối: Sám hối tuyệt đối không phải ở trước Phật Bồ-tát quỳ lạy cầu xin, cái đó không có lợi ích gì, không tiêu nổi tội nghiệp. Phật Đà ở trong kinh điển luôn luôn khuyên dạy chúng ta chân thật tu hành cải tà quy chánh. Phật ở trong kinh nói phải phát lồ sám hối. Phát lồ sám hối chính là nói rõ với đại chúng là “Tôi trước đây tất cả ngôn hạnh đều sai lầm, đã gây nên những sự bất hòa giữa anh em, giữa thân thuộc, giữa bạn bè, giữa đồng nghiệp của người khác, đây là lưỡng thiệt, xúi giục. Tôi bây giờ biết sai rồi, tôi nhất định nói rõ ràng cho hai bên biết, sự bất hòa của các bạn là tội lỗi do tôi tạo nên”. Cầu xin họ tha thứ, hy vọng họ hòa hảo như lúc ban đầu thì tội lỗi lưỡng thiệt của mình mới có thể sám trừ được.(Kinh TTNĐ_Tập 42_PS Tịnh Không)
+ 554. SÁM HỐI
- Đức Thế Tôn thuyết pháp này xong, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn ly trần cấu, phát sanh pháp nhãn và các pháp. Bấy giờ, Tôn giả Phất-ca-la-sa-lợi viễn thấy pháp, đắc pháp, chứng pháp bạch tịnh, đoạn trừ nghi hoặc, không còn ai hơn, không tùy thuộc ai nữa, không còn do dự, đã an trú vào quả chứng đắc; đối với pháp của Thế Tôn, chứng đắc vô úy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật mà bạch rằng:
Bạch Thế Tôn, con ăn năn! Bạch Thiện Thệ, con ngay từ đầu như ngu, như si, như khờ dại, như không hiểu biết, không nhận ra Bậc Lương Điền mà không tự biết. Vì sao? Vì con đã gọi Như Lai –Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác– là Hiền giả. Mong Đức Thế Tôn cho con sám hối. Sau khi sám hối, con sẽ không còn tái phạm nữa.
Đức Thế Tôn đáp: Này Tỳ-kheo, ngươi quả thực ngu si, quả thực là khờ dại, không hiểu biết nên đã gọi Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, là Hiền giả. Này Tỳ-kheo, nếu ngươi tự sám hối, đã thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa, như thế, này Tỳ-kheo, đối với pháp luật của bậc Thánh như vậy tăng ích chứ không tổn hại, vì đã tự sám hối, đã tự thấy và phát lồ, gìn giữ không tái phạm nữa. Nguồn: mục 554- (Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Lục Giới, Phẩm 13, số 162)
+ Sám Hối Trừ Nghiệp:  Ngài A Nan hỏi Đức Phật: Tì-kheo phạm tội Tăng tàn đã tỏ bày sám hối, nhưng mới được năm, ba ngày, thì nơi ấy có nạn, chúng tăng phân tán, vậy tội ấy có được tiêu trừ không? Đáp: Phải cầu chúng tăng sám hối lại, đợi mãn bảy ngày thì tội mới trừ. (Trích: Kinh Ngũ Bách Vấn)
+ Sám hối nghiệp chướng:
Con từ vô thỉ, cho tới ngày nay,
Nguyền rủa Tam-bảo, làm Nhất-xiển-đề,
Chưởi Kinh Ðại-thừa, dứt học Bát-nhã,
Giết hại mẹ cha, làm Phật đổ máu,
Bẩn chốn chùa chiền, phá phạm hạnh người
Ðốt hủy chùa tháp, ăn cắp đồ Tăng,
Dấy đủ ý sai, nói không nhân quả
Gần bạn bè xấu, nghịch lại thầy lành...
Những tội lỗi kể trên là những điều mà mình không nên phạm, tuy rất dễ bị phạm. Nếu chẳng may mình đã phạm những lỗi đó thì phải làm sao? Quý-vị đừng lo sợ. Có câu rằng: "Di thiên đại tội, nhất sám tiện tiêu." Nghĩa là tội phạm tầy trời, sám hối sạch tiêu. Tội vốn không hình tướng. Nếu mình chân chính có tâm sám hối thì sợ gì không có hy vọng. Quý-vị đừng nên coi thường mình, đừng cam tâm để bị đọa lạc.(Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)
+ Sám Hồi Tiêu Trừ Nghiệp:
Câu Hỏi 113: Phật giáo bảo là: “Định nghiệp thì không thể chuyển đổi được,” vậy nếu đã tạo ác nghiệp rồi thì nhất định là phải thọ quả báo phải không?

Đáp: Tuy nói, không thể thay đổi được định nghiệp, nhưng nhờ vào lực tam muội gia trì của Phật và Bồ Tát thì tội nghiệp cũng có thể được tiêu trừ. Nhưng chúng ta cần phải đặt hết lòng tin, sanh tâm hết sức chân thành sám hối và phải thật dũng cảm để sửa đổi các tội lỗi. Cho nên nói:
“Lúc nóng giận mà có thể vui vẻ được, thì người chết sẽ sống trở lại.
Nếu cho lời nói đây là giả, thì nên biết chư Phật không nói dối bao giờ?”
Tội lỗi dù ngập trời, nhưng một khi chúng ta sám hối thì tội lỗi liền tan. Bất luận là tội nghiệp có nặng nề bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu chúng ta thật có thể phát đại Bồ-đề tâm cùng hết lòng tín ngưỡng Tam Bảo và thiện tri thức để tu công chuộc tội. Lúc tu hành tích tụ công đức một cách đầy đủ rồi thì tự nhiên chúng ta sẽ miễn trừ được hết các tai nạn, và bịnh đau. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)