QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tâm Lý Học: Ảo Cảm - Ảo Ảnh - Ảo Tưởng

ẢO CẢM CUNG 7 - WEBINAR SỐ 10 - (PHẦN 1)

(Thầy Kiệt MFVN Dịch tháng 09. 2019)

Trong webinar số 10 về Ảo cảm, phần đầu Thầy Hiệu Trưởng ôn lại các Qui Luật và Điều Răn của Raja Yoga. Phần này rất hữu ích cho các bạn học viên đang học GQ1 và GQ2. Kỹ Thuật Ánh sáng mà Chân sư dạy chúng ta để xua tan ảo cảm đặt nền tảng trên Raja Yoga, do đó muốn thông thạo Kỹ Thuật Ánh sáng chúng ta phải thực hành Raja Yoga đến một mức độ nào đó. Sau đây là trích dẫn lời của Chân sư DK:

Các qui luật về Kỹ Thuật của Ánh Sáng đã được nêu ra một cách thoả đáng trong hệ thống Raja Yoga của Patanjali, với năm giai đoạn tiêu biểu Định Trí, Tham Thiền, Chiêm Ngưỡng, Khai Ngộ, và Linh Hứng;Năm giai đoạn này đến lượt chúng phải được song hành bằng cách tuân thủ Năm Quy LuậtNăm Điều Răn. Tôi yêu cầu các bạn nghiên cứu các điều này. Đến phiên chúng, năm quy luật và năm điều răn sẽ tạo ra nhiều kết quả trong sự nhạy cảm tâm linh mà sự giao tiếp với Thánh Đoàn, sự giác ngộ, phụng sự và giữ giới luật là các thể hiện. Sau rốt là giai đoạn “hợp nhất cô lập” vốn là một tên gọi khác thường mà Đạo Sư Patanjali dùng để mô tả cuộc sống nội tâm của vị đệ tử điểm đạo.

 

Glamour Webinar 10 — Phần 1
Ghi chú: Những trích dẫn từ sách của Chân sư DK sẽ có màu blue, bình giảng của
Thầy Hiệu Trưởng về các đoạn văn trong sách sẽ có màu đen, nền nâu nhạt

Sao Kim, hành tinh cung 5 sẽ giúp xua tan ảo cảm

Hôm nay là sáng thứ sáu, ngày thứ năm của tuần lễ, cũng là ngày của Sao Kim, là
thời điểm tuyệt vời để bàn về Kỹ thuật Của Ánh sáng khi chúng ta cố gắng vô hiệu
hóa các Ảo cảm đang tràn lan trong đời sống cá nhân của chúng ta và cũng của thế
giới ở một mức độ nào đó. Sao Kim có nhiều thứ ngoài cung 5, nhưng chúng ta thực
sự cần cung 5 linh hồn của sao Kim để làm trong sáng những suy nghĩ của chúng
ta, bởi vì rất nhiều vấn đề của chúng ta xuất phát từ việc chúng ta không suy nghĩ
thẳng thắn, chúng ta bị cuốn theo những ham muốn, những hoạt động, những
thành kiến của chúng ta, và chúng ta nhìn thấy mọi thứ một cách méo mó và đó là
điều chúng ta không muốn.

Cách xướng tụng đúng Đại Khấn Nguyện

Rõ ràng lời Đại Khấn Nguyện phải được xướng tụng một cách sâu sắc, với tư
tưởng phía sau, gần như với một thái độ cầu nguyện hoặc vươn lên, vươn tới các
dòng chảy năng lượng. Nhiều người đã viết về Lời Đại Khấn Nguyện, về điểm ánh
sáng, điểm tình thương… về ý nghĩa của chúng? Tất cả phụ thuộc vào bối cảnh của
bạn. Tất nhiên, trước tiên chúng ta sẽ hướng về Thượng đế của chúng ta, đức Hành
Tinh Thượng đế Sanat Kumara, và tất cả những điều này được tìm thấy trên cõi Dĩ
Thái Hồng Trần Vũ Trụ—Trí Thượng đế, Tâm Thượng đế, Ý Chí Thượng đế v.v. tất
cả đều nằm trên cõi dĩ thái vũ trụ. Vì vậy, từ một góc độ nhất định, Trí Thượng đế
có thể được xem thuộc cõi Atmic, cõi của ý chí tinh thần, nhưng đó cũng là cõi của
thông tuệ; Tâm Thượng đế là cõi Chân thần, Ý chí của Thượng đế—Đức SanatKumara, Hành Tinh Thượng đế của chúng ta—là cõi giới Logoic; và tất nhiên,
chúng ta, như các Chân thần, tập trung trên cõi Bồ đề, và chúng ta đang khẩn cầu
đến các dòng năng lượng đó theo đường Antakarana mà chúng ta đã và đang kiến
tạo. Chúng ta khẩn cầu đến các dòng chảy năng lượng này, và chúng ta phải liên
tục học cách xây dựng cây cầu ánh sáng mà Chân sư DK đã dạy cho chúng ta những
chỉ dẫn để xây dựng nó.

Chúng ta cũng có thể xem xét lời Đại Khấn Nguyện trong bối cảnh lớn hơn, liên
quan đến Thái dương Thượng đế, và thậm chí còn lớn hơn nữa, vượt ra ngoài Thái
dương hệ của chúng ta, theo cùng cách mà chúng ta đã làm ở trên đối với Hành
Tinh Thượng đế của chúng ta. Khi đó, bạn có thể hiểu rằng một điểm như Sirius
cũng sẽ tham gia vào Trí Thượng đế, Tâm Thượng đế ở các địa điểm vũ trụ khác
này. Nhưng ngay cả trong Tiểu Vũ Trụ của chúng ta, chúng ta đang khấn nguyện
hướng đến Thượng trí, đến nguyên khí Bồ đề, đến Chân thần của chúng ta. Vì vậy,
lời khẩn cầu này có nhiều cấp độ ứng dụng khác nhau, nhưng vấn đề là chúng ta
phải học cách hòa nhập với những điều này, chứ không thực hiện lời khấn
nguyện một cách máy móc, không suy nghĩ. Chúng ta phải thực hành khấn
nguyện theo cách mà Chân sư Morya đã nói với chúng ta. Ngài nói, nếu bạn uống
vitamin với một ý thức rõ ràng thì tốt hơn nhiều so với việc chỉ nhét viên thuốc vào
miệng, và đó là một minh hoạ tốt cho việc xướng tụng Đại Khấn Nguyện. Vì vậy,
chúng ta không nên khấn nguyện một cách máy móc, không suy nghĩ, không có sự
hiện diện của chúng ta phía sau nó. Điều này có lẽ là hiển nhiên đối với tất cả chúng
ta, nhưng thỉnh thoảng, tôi nghĩ bạn sẽ không phật ý khi được nhắc nhở về điều đó.
Công việc này cần bao lâu?

Các bạn có thể tự hỏi học hỏi và thực hành về ảo cảm mất bao lâu? Bạn có thể mất
nhiều năm để trở nên phần nào lão luyện trong công việc xua tan ảo cảm và ảo
tưởng này, và ba cuộc điểm đạo đầu tiên của chúng ta có nhiệm vụ là làm xua tan
ảo cảm , ảo tưởng, và Maya. Ở lần điểm đạo đầu tiên đặt trọng tâm ở cõi dĩ thái-vật
lý, Maya được cho là đã mất đi rất nhiều sức mạnh. Tiếp theo, ở lần điểm đạo thứ 2,
đến phiên ảo cảm bị xua tan phần lớn. Ở lần điểm đạo thứ ba, tôi không nói ảo tưởng
hoàn toàn mất hẳn, nhưng một phần lớn những tư tưởng sai lệch chi phối cuộc
sống của chúng ta sẽ bị xua tan mặc dù Chân sư DK đưa ra một nhận xét hài hước
rằng chúng ta phải đạt đến cấp bậc điểm đạo thứ chín trước khi ảo tưởng cuối cùng
bị xua tan. Tôi chắc chắn rằng điều đó chỉ liên quan đến cõi vật lý vũ trụ và được
thể hiện tương đối, nên đó là con đường làm sáng tỏ cho tất cả chúng ta, và chúng
ta phải áp dụng điều này vào công việc của chúng ta trong thế giới và ý thức của
nhân loại. Chúng ta đi theo con đường tinh luyện và sẽ đạt đến mức độ tự do ngày
càng tăng. Bản thân nhân loại tại thời điểm này bị vây quanh bởi những thành kiến
cảm xúc thiếu suy nghĩ, phần lớn tìm kiếm lợi ích cho bản ngã nhỏ bé khiến chúng
ta có một số việc rất sơ khai mà bây giờ phải làm.

Có nhiều hệ thống Yoga hay Con đường đi đến Thượng đế

Chúng ta đang ở trang 195 của quyển Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới, và đoạn sau đây
nói về Kỹ thuật Ánh sáng và cách nó được đặt nền tảng trong hệ thống Raja Yoga,
khoa học thống soái về linh hồn. Yoga có nghĩa là hợp nhất với cái gì đó thiêng liêng
hơn, và có nhiều cách khác nhau để làm điều đó. Karma Yoga đạt đến Thiên Tính
thông qua lao động của bạn trên thế gian; Laya Yoga hợp nhất với Thiên Tính qua
việc kiểm soát hệ thống luân xa dĩ thái của bạn và các hệ thống luân xa khác; Bhakti
Yoga là hợp nhất thông qua sự sùng tín;Jnani Yoga là hợp nhất thông qua sức mạnh
của tâm trí. Đó là cách tiếp cận cung 5 và cung 3. Sau đó, chúng ta có Raja Yoga là
môn Yoga Vua, về việc hợp nhất với linh hồn. Nhưng chúng ta sẽ tiến xa hơn trong
Thời Đại Mới vào khoa Yoga tổng hợp được gọi là Agni Yoga, Yoga của Lửa, pháp
môn Yoga tổng hợp của tất cả các trường phái yoga. Thực tế trong hơn 10.000 năm
qua, tác phẩm của nhà hiền triết vĩ đại Patanjali đã được nghiên cứu và thực hành,
nhưng các sinh viên vẫn hầu như chưa thể tiếp nhận được hết. Vì vậy, nếu chúng
ta có thể áp dụng hệ thống tốt đẹp này—cách tiếp cận của cung 2—để hiểu và làm
sáng tỏ tâm thức và trí tuệ, chúng ta có thể tiếp tục với pháp môn Yoga tổng hợp
sau này.

Năm Qui Luật và Năm Điều Răn (trích từ Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới 196)

The rules for the Technique of Light have been adequately laid down in the Raja
Yoga system of Patanjali, of which the five stages of Concentration, Meditation,
Contemplation, Illumination, and Inspiration are illustrative; these, in their turn,
must be parallelled by a following of the Five Rules and the Five Commandments. I
would ask you to study these. They, in their turn, produce the many results in
psychic sensitivity, of which hierarchical contact, illumination, service and
discipline are descriptive and, finally, the [Page 196] stage of "isolated unity," which
is the paradoxical term used by Patanjali to describe the inner life of the initiate.

Các qui luật về Kỹ Thuật của Ánh Sáng đã được nêu ra một cách thoả đáng trong hệ
thống Raja Yoga của Patanjali, với năm giai đoạn tiêu biểu Định Trí, Tham Thiền,
Chiêm Ngưỡng, Khai Ngộ, và Linh Hứng; Năm giai đoạn này đến lượt chúng phải được
song hànhbằng cáchtuân thủ Năm Quy Luật và Năm Điều Răn. Tôi yêucầu các bạn
nghiên cứu các điều này. Đến phiên chúng, năm quy luật và năm điều răn sẽ tạo ra
nhiều kết quả trong sự nhạy cảm tâm linh mà sự giao tiếp với Thánh Đoàn, sự giác
ngộ, phụng sự và giữ giới luật là các thể hiện. Sau rốt là giai đoạn “hợp nhất cô lập”
vốn là một tên gọi khác thường mà Đạo Sư Patanjali dùng để mô tả cuộc sống nội
tâm của vị đệ tử điểm đạo.

Most of what I have said above is well known to all aspirants whether they study
the Raja Yoga teaching of India or the life of practical mysticism as laid down by
such mystics as Meister Eckhart and the more mentally polarised modern
esotericist. These latter went beyond the mystical vision by arriving at fusion. I
need not enlarge on this. It is the higher stage of at-one-ment to which all true
mystics bear witness. [GAW 196]

Hầu hết những gì tôi đề cập ở trên đều được mọi người tìm đạo biết rõ dù họnghiên
cứu giáo lý Raja Yoga của Ấn Độ hoặc có cuộc sống thần bí thực tiễn do các nhà thần
bí học như Meister Eckhart và những nhà huyền bí học hiện đại thiên về trí tuệ đưa
ra hay không. Những người thuộc hạng sau vượt qua linh thị thần bí bằng cách đạt
đến sự dung hợp. Tôi không cần bàn rộng về vấn đềnày. Chính giai đoạn nhất quán
cao siêu mà mọi nhà thần bí chân chính trải qua đã là bằng chứng rồi.

Tôi muốn chỉ ra cho các bạn đã nghiên cứu chiêm tinh nội môn ở một mức độ nhất
định rằng mỗi một trong những giai đoạn thiền định này tương quan với một dấu
hiệu chiêm tinh. Ví dụ, sự tập trung tương ứng với Leo, với vòng tròn có dấu chấm
ở tâm là Mặt trời, kết hợp tất cả lại với nhau, không để trí của bạn phân tán. Tiếp
đến tham thiền là sự tập trung suy nghĩ kéo dài trên một chủ đề nhất định, được cai
quản bởi Xử Nữ. Rồi chiêm ngưỡng hay đại định, trong đó chúng ta học cách lướt vào
trạng thái thiền định đang diễn ra của linh hồn, chủ thể và đối tượng hợp nhất, là
một yếu tố Thiên Bình. Kế tiếp là Khai Ngộ thường được cho là liên quan đến Kim
Ngưu, và chắc chắn có liên quan đến Mẹ của Ánh Sáng, Kim Ngưu, nhưng trong
trường hợp này, nó liên quan đến Bọ Cạp, và khai ngộ có nghĩa là cuối cùng chúng
ta đã thâm nhập vào phân cảnh giới dĩ thái vũ trụ đầu tiên, tức cõi Bồ đề của Thái
dương hệ. Cuối cùng là linh hứng tương quan với Nhân Mã, nơi bạn bắt đầu chạm
vào hơi thở thiêng liêng của Chân thần. Có sự tương quan thú vị ở đây liên quan
đến Cung 6: Chân thần ở cõi thứ 6, Nhân Mã là dấu hiệu cung 6 chính yếu vào lúc
này. Sau Nhân Mã là Ma Kết gắn liền với sự điểm đạo, Bảo Bình với phổ quát hoá và
Song Ngư với đồng nhất hoá.

Năm Qui Luật—The Five Rules

"Internal and external purification, contentment, fiery aspiration, spiritual
reading and devotion to Ishvara constitutes Niyama (or the five rules)."
Tinh luyện bên trong và bên ngoài, an vui, nguyện vọng bừng cháy, thấu hiểu
tinh thần và sùng kính Ishvara là Nijama (hay là năm qui luật).
These five commandments are simple and clear and yet, if practised, would make
a man perfect in his relationships to other men, to supermen and to the subhuman
realms. The very first command to be harmless is in reality a summation of the
others. These commandments are curiously complete and cover the triple nature;
in studying all these means we shall note their relation to one or other part of the
lower threefold manifestation of the ego.

Năm giới răn này có vẻ rõ ràng và đơn giản. Thế nhưng, [185] nếu được thực hiện
đúng, chúng sẽ giúp hành giả có những liên giao tốt đẹp với tha nhân, với các bậc
siêu nhân và với các giới tiến hóa thấp kém hơn nhân loại. Chính giới răn thứ nhất
là không gây tổn hại vốn thực tế bao gồm các giới răn kia. Các giới răn này thật là
đầy đủvà gồm cả ba khía cạnh của phàm ngã. Khi nghiên cứu tất cảcác phương tiện
này, chúng ta sẽ thấy chúng lần lượt liên quan đến một trong các thể biểu hiện ở hạ
giới của chân nhân.

Trích dẫn từ Ánh Sáng Của Linh Hồn về 5 Qui Luật

1. Nhóm từ “thanh khiết bên trong và bên ngoài” chỉ về ba hạ thể đang che án chân
ngã, và phải được diễn giải theo hai ý nghĩa. Mỗi thể đều có dạng hữu hình và thô
đặc nhất, và dạng này phải được giữ cho sạch sẽ. Vì có một ý nghĩa là các thể cảm
dục và thể trí có thể được giữ cho sạch sẽ, tránh khỏi những gì không thanh khiết
đến với chúng từ môi trường chung quanh. Điều này cũng giống như phải giữ cho
thân xác khỏi bị vấy bẩn theo cách tương tự. Ngoài ra, cũng phải giữcho những chất
liệu tinh vi trong các thể nói trên được hoàn toàn trong sạch. Đây là cơ sở của việc
nghiên cứu sự thanh khiết về từ điện, vốn là nguyên nhân khiến phải tuân thủ quá
nhiều điều ở phương Đông mà chừng như người Tây phương không thể hiểu. Cái
bóng của một người nước ngoài phủ lên trên thức ăn [189] cũng khiến thực phẩm
đó trở nên bất tịnh. Đây là niềm tin cho rằng một số loại lực phát ra vốn gây nên
tình trạng bất tịnh. Dù phương pháp hóa giải những tình trạng vừa kể có vẻ là loại
nghi thức lỗi thời, thế nhưng cái ý tưởng khiến người ta thực hành phương pháp đó
thì vẫn đúng thực. Hiện nay hãy còn quá ít kiến thức về các phóng phát mãnh lực
từ con người, hoặc tác động lên cơ thể con người. Do đó, phương pháp được gọi là
“thanh luyện một cách khoa học” vẫn còn trong giai đoạn phôi thai.

2. Bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng:

Bạn đặt các thể của mình dưới lửa tinh luyện. Bạn có ít sự biến dạng trong tâm thức
của mình hơn nếu mọi thứ trong sạch, như Kinh Thánh Tân Ước nói rằng: “Phúc
thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. Toàn bộ ý tưởng
rằng sự trong sạch nằm cạnh sự tin kính, có nghĩa là nếu chúng ta thoát khỏi tất cả
những sự lệch lạc, biến dạng khác nhau này, chúng ta sẽ thấy thực tại.

2. Sự an vui tạo điều kiện cho thể trí nghỉ ngơi, ổn định. Chúng ta thấy an vui khi
nhận thức được các định luật chi phối cuộc sống, chính yếu là luật nghiệp quả.
Đây là trạng thái của thể trí khi nó thấy rằng mọi điều kiện đều đúng đắn, mà trong
đó người chí nguyện có thể giải quyết vấn đề của mình và đạt mục tiêu cho một kiếp
sống. Điều này không hẳn là một sự trầm lắng và nhu thuận tạo nên tình trạng trì
trệ. Đó là nhận thức được những lợi thế trong hiện tại và tận dụng các cơ hội sẵn có,
dùng chúng làm nền tảng và cơ sở cho các bước tiến tương lai. Khi thực hiện đúng
điều này, thì có thể dễ dàng áp dụng ba qui tắc còn lại.

Bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng:

Tiếp đến là An Vui. Nói An Vui không có nghĩa là chúng ta không có sự bất mãn
thiêng liêng để đạt được. Bạn phải có cả hai.
3. Nguyện vọng bừng cháy sẽ được bàn đầy đủ hơn trong quyển sau. Thế nhưng, ở
đây cũng nên nói rằng sự “tinh tấn” hướng đến lý tưởng, hoặc tự rèn luyện nhằm
đạt mục tiêu phải thật sâu xa trong tâm người chí nguyện thực hành yoga đến
mức không khó khăn, trở ngại nào có thể khiến y lùi bước. Chỉ khi phẩm tính này
đã phát triển đến mức tốt đẹp, và khi hành giả đã tỏ ra rằng không vấn đề khó khăn
nào, không sự tối tăm [190] hay thời gian lâu dài nào ngăn trở được y, thì bấy giờ y
mới được phép trở thành đệ tử của một vị Chân sư. Sự cố gắng mãnh liệt, lòng thiết
tha kiên định và liên tục, và sựtrung thành không dời đổi đối với lý tưởng thấy được
qua thị kiến tinh thần, là điều kiện thiết yếu của con đường đệ tử. Các đặc tính này
phải có trong cả ba hạ thể, để thể xác luôn luôn nghiêm trì giới luật, thể tình cảm và
thể trí thường xuyên có định hướng tinh thần. Vì thế, hành giả nhất tâm tiến đến
mục tiêu “bằng mọi giá.”

Nguyện Vọng Rực Lửa.

Nhiều bạn nói rằng: tôi đã thực hiện tốt giai đoạn nguyện
vọng bừng cháy, giờ tôi bước vào giai đoạn thiền định. Không phải thế, bởi vì
nguyện vọng bừng cháy đi cùng với toàn bộ các thực thể tiến hoá, ngay cả Hành
Tinh Thượng Đế cũng có nguyện vọng rực lửa, thậm chí cả Thái dương Thượng đế.
Nguyện vọng là khao khát tiếp cận nguồn cuội và các nguồn cội luôn ngày càng trở
nên cao hơn.

Sự thấu hiểu tinh thần liên quan đến việc phát triển ý thức về các thực tại nội tâm.
Nó được bồi dưỡng bằng cách học hỏi những vấn đề thông thường, và bằng cách
thấu đáo các ý tưởng ẩn trong ngôn từ. Nó được phát triển bằng cách thận trọng
xem xét các nguyên nhân ẩn trong mọi sự ham muốn, khát vọng, và xúc cảm. Vì
thế, nó liên quan đến dục vọng hay cõi cảm dục. Nó cũng tìm cách thấu hiểu các
biểu tượng hay dạng hình học có hàm chứa một ý tưởng hay tư tưởng. Vì thế, nó
liên quan đến cõi trí. Điều này sẽ được bàn sau, trong Quyển III.
Đọc hiểu tinh thần. Nó rất giống như phân biện tâm linh. Bạn nhìn vào thế giới và
thấy mọi thứ không như chúng có vẻ là. Chúng luôn hướng đến một nguyên mẫu
tinh thần cao hơn.

Có thể nói vắn gọn sựSùng kính Ishvara là thái độ của phàm ngã và ba hạ thểnhằm
phục vụ chân nhân, vị chủ nhân, là vị Thượng Đế hay Đấng Christ ở nội tâm. Sự
sùng kính này gồm ba phương diện, khiến cuộc sống phàm nhân luôn tuân phục
vị Thầy ở nội tâm. Rốt cuộc, nó đưa người chí nguyện đến với các bậc trọn lành
hay các huấn sư tinh thần. Nó cũng giúp y hiến mình phụng sự Ishvara hay Chân
ngã thiêng liêng ẩn trong tâm của mọi người, và mọi hình thể biểu hiện thiêng
liêng. [191]

Sùng Kính Ishvara.

Đây là sự sùng kính với Đức Chúa nội tâm và bạn là Đức Chúa
nội tâm đó. Vì vậy, chúng ta phải nhận ra bản chất cao siêu hơn của chúng ta và
sùng kính nó, tuân thủ theo các quy luật của nó.
Năm giới răn trên là Niyama, hoặc năm quy tắc, và Kỹ Thuật Ánh sáng dựa trên các
giới răn này, và chúng ta đang cố gắng sử dụng Kỹ Thuật Ánh Sáng này.

Năm Điều Răn

I. Physical Nature.
1. Harmlessness. This covers a man's physical acts as they relate to all forms of
divine manifestation [Page 185] and concerns specifically his force nature or the
energy which he expresses through his physical plane activities. He hurts no one,
and injures nobody.

I. Đặc tính Thân xác.

1. Không gây tổn hại.

Giới răn này bao gồm các hành động của con người ở cõi trần
khi chúng liên quan đến tất cả những hình thể biểu hiện thiêng liêng. Chúng đặc
biệt liên quan đến bản chất mãnh lực hay năng lượng được y phát biểu qua những
hoạt động của mình ở cõi trần. Y không hại ai, và không làm tổn thương bất cứ
người nào hay vật nào.

Năm Điều Răn. Trong Liên đoàn Morya, chúng ta nghiên cứu những điều này một
cách hệ thống và suy ngẫm về chúng, và tôi cũng biết rằng bạn đã đọc những điều
này và đang cố gắng áp dụng chúng vào cuộc sống của bạn.
Về phương diện bản chất vật lý, vô tổn hại là giới răn đầu tiên trong số năm giới
răn, và nó bao hàm các hành vi vật lý của một người có liên quan đến tất cả các hình
thức biểu hiện Thiêng liêng, và đặc biệt liên quan đến bản chất mãnh lực hoặc năng
lượng của người đó thể hiện trong các hoạt động trên cõi trần. Y không làm tổn
thương ai, người nào, và chúng ta không chỉ thực hành hạnh vô tổn hại ở cấp độ vật
lý mà còn trên phương diện cảm xúc và trí tuệ. Chúng ta nên nhận ra rằng chúng
ta phải học cách trởnên vô tổn hại trong các phản ứng cảm xúc của mình, chúng ta
thường có những suy nghĩ phê phán thuộc hạ trí. Do vậy, nó thực sự phải áp dụng
cho toàn bộ bản chất phàm ngã.

2. Truth. This concerns primarily his use of speech and of the organs of sound, and
relates to "truth in the inmost part" so that truth in externality becomes possible.
This is a large subject and deals with the formulation of a man's belief regarding
God, people, things and forms through the medium of the tongue and voice. This is
covered in the aphorism in Light on the Path. "Before the voice can speak in the
presence of the Master it must have lost the power to wound."

2. Chân thật.

Giới răn này chính yếu liên quan đến việc y dùng lời nói của mình và
cơ quan phát ra âm thanh. Nó liên quan đến sự “chân thật trong tận thâm tâm” để
y có thể sống chân thật ở bên ngoài. Đây là một chủ đề rộng lớn, trình bày niềm tin
của mỗi người về Thượng Đế, con người, các sự vật và hình thể, qua trung gian của
cái lưỡi và tiếng nói. Đây là hàm nghĩa của một câu châm ngôn trong Ánh sáng trên
Đường Đạo. “Trước khi được nói trước Chân sư, lưỡi phải mất năng lực làm tổn
thương kẻ khác.”

Chân Thật với Tất cả chúng sinh: điều này liên quan chủ yếu đến việc sử dụng lời
nói. Toàn bộ ý tưởng liên quan đến việc chúng ta có trung thực hay không. Nếu
chúng ta không nói dối, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng. Có đủ mọi cách nói dối:
bạn nói dối với người khác, bạn nói dối chính mình… có đủ loại biến dạng ở đó. Vì
vậy, chân thật là rất quan trọng. Chúng ta phải thực hành chân thật ở phần sâu
thẳm nhất để sựthật ở bên ngoài trởnên khả thi. Chúng ta phải hợp lý và đúng thật
trong suy nghĩ của chúng ta, không cố gắng tự lừa dối bản thân hoặc cho phép bản
thân bị đánh lừa bởi chính suy nghĩ của chúng ta.
Đây là một chủ đề lớn và liên quan đến việc hình thành niềm tin của một người với
Chúa, với những người khác, vớimọi thứvà hình tướng thông qua phương tiện của
lưỡi và giọng nói. Bạn hãy nhớ lại câu châm ngôn trong Ánh Sáng Trên Đường Đạo:
“Trước khi được đứng trước Chân sư, Lưỡi phải hết năng lực làm tổn thương kẻ khác”.
Ánh Sáng Trên Đường Đạo là một trong những cuốn sách nhỏ thực sự được viết bởi
Chân sư Hilarion, vốn là Thánh Paul trong một kiếp trước.
Chân sư Hilarion là vị Đế Quân Cung 5, nhưng Ngài có liên quan rất chặt chẽ với
Cung 1, không chỉ với Cung 5 thôi. Ngài đạt đến Vương quốc thiên đường bằng bão
táp và Ngài hi vọng mọi người khác cũng làm như thế. Chúng ta được nhắc nhở
rằng những chỉ trích gây nhiều tổn thương là một trong những nguồn cội chính của
Ảo cảm.

3. Abstention from theft. The disciple is precise and accurate in all his affairs and
appropriates nothing which is not rightly his. This is a large concept covering more
than the fact of actual physical appropriation of others' possessions.

3. Không trộm cắp. Người đệ tử ứng xửminh bạch và chính xác trong tất cả các công
việc của mình, và không chiếm dụng bất cứ sự vật gì không đúng là của mình. Đây
là một khái niệm rộng lớn bao gồm nhiều hơn là việc thực tế chiếm dụng các sở hữu
vật chất của người khác. [186]

Khi bạn làm điều gì đó, người đệ tử phải chính xác và không nhận về mình những
không đúng thực của mình. Điềunày liên quan đến việc trích dẫn từngười khác mà
không đưa rõ nguồn trích dẫn. Trong thời đại “cắt và cán” này, mọi người thường
lấy một ít từ chỗ này, một ít từ chỗ kia, và biến chúng thành của mình. Điều này
được gọi là đạo văn, và thực tế đó là một hình thức trộm cắp. Vì vậy, bạn hãy luôn
rèn luyện mình nêu rõ các trích dẫn mà bạn sử dụng để mọi người biết cái gì thuộc
về bạn và những gì thuộc vềngười khác.

Đây là một khái niệm lớn, có ý nghĩa nhiều hơn chỉ việc chiếm đoạt tài sản vật lý
của người khác. Chúng ta cũng có sự chiếm đoạt tài sản tinh thần. Chúng ta biết
những gì thuộc về chúng ta và những gì thuộc về người khác, và nếu chúng ta cố
gắng thổi phồng sai lạc sức mạnh, uy tín, danh tiếng của chúng ta, hay bất cứ điều
gì đó, bằng cách lấy đi những gì không phải là của chúng ta, nó sẽ quay trở lại với
chúng ta

Chân sư DK tiếp tục giải thích 5 Điều Răn. Ngài phân chia những điều răn này theo
bản chất vật lý, cảm xúc và trí tuệ. Nhưng sự việc không hoàn toàn đơn giản như
vậy.

Hầu hết mọi điều được nói ở đây là nền tảng của The Technique Of Light đều có thể
được tìm thấy trên tất cả các cấp độ khác nhau của phàm ngã, linh hồn sẽ không
bao giờ gây tổn hại, không bao giờ. Chính Phàm ngã với ý thức về sự Tách Biệt, Chia
Rẻ gây tổn hại. Ý Thức Tách Biệt là nguyên nhân của việc gây tổn hại. Vì vậy, nếu
chúng ta muốn thực sự hiệu quả trong công việc xua tan ảo cảm này, chúng ta phải
sống ngày càng nhiều hơn như một linh hồn.

II. Astral Nature.
4. Abstention from incontinence.This is literally desirelessness and governs the outgoing tendencies to that which is not the self, which finds physical plane
expression in the relation between the sexes. It must be remembered here,
however, that this expression is regarded by the occult student as only one form
which the out-going impulses take, and a form which allies a man closely with the
animal kingdom. Any impulse which concerns the forms and the real man [Page
186] and which tends to link him to a form and to the physical plane is regarded as
a form of incontinence. There is physical plane incontinence and this should have
been left behind by the disciple long ago. But there are also many tendencies
towards pleasure seeking with consequent satisfaction of the desire nature and
this, to the true aspirant, is likewise regarded as incontinence.

II. Bản chất Cảm dục.

4. Không buông lung tình dục.

Đây thực sự là hạnh vô dục và chi phối các khuynh
hướng quay ra ngoài, đến với những gì không phải là chân ngã. Nó biểu lộ ở cõi trần
thành mối liên hệ giữa các giới tính. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý rằng người môn
sinh huyền bí xem sựbiểu lộnày chỉ là một dạng của các thôi thúc hướng ngoại. Đó
là một dạng liên kết chặt chẽ con người với giới loài vật. Bất cứ sự thôi thúc nào liên
quan đến các hình thể và chân nhân, và có khuynh hướng nối kết chân nhân với
một hình thể và với cõi trần, đều được xem là một dạng buông lung tình dục. Có sự
buông lung tình dục ở cõi trần mà lẽ ra người đệ tử đã từ bỏ điều này từ lâu. Thế
nhưng cũng có nhiều khuynh hướng tìm kiếm lạc thú với hậu quả thỏa mãn bản
chất dục vọng, mà người chí nguyện chân chính vẫn xem là buông lung tình dục.
Về bản chất cảm xúc, Ngài nói Không buông lung tình dục, và Ngài đã cố để dịch
thuật ngữnày hoặc bà Alice Bailey đã làm theo hướng dẫn của Ngài. “Đây thực sự là
hạnh vô dục và chi phối các khuynh hướng quay ra ngoài, đến với những gì không phải
là chân ngã”. Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả là Ngã, cái duy nhất, hay bất cứ tên gọi
nào mà bạn muốn gọi, hoặc không gọi là gì cả, Cái Không Tên. Nhưng với mục đích
thực tế, có những thứnằm trong phạm vi “Vòng -Giới-Hạn” của chúng ta và những
gì nằm bên ngoài nó, và những gì bên ngoài được gọi là phi ngã. Vì vậy, có một xu
hướng tìm kiếm hướng đến cái vô ngã, trên cõi trần được thể hiện trong mối quan
hệ giữa hai giới.

Tuy nhiên, “ở đây cần lưu ý rằng người môn sinh huyền bí xem sự biểu lộ này chỉlà một
dạng của các thôi thúc hướng ngoại. Đó là một dạng liên kết chặt chẽ con người với giới
loài vật. Bất cứ sự thôi thúc nào liên quan đến các hình thể và chân nhân, và có khuynh
hướng nối kết chân nhân với một hình thể và với cõi trần, đều được xem là một dạng
buông lung tình dục.” Đây là mở rộng ý nghĩa của nó: con người trở nên gắn bó với
cái không phải là Cái Ngã Thật Sự, và trong hàng triệu, triệu năm đầu tiên của cuộc
sống chúng ta trên trần gian chúng ta đã liên tục làm điều đó, chỉ về sau này chúng
ta mới làm bắt đầu rút lui và trừu xuất về phía trung tâm dưới ảnh hưởng sao Kim.
Điều này rất thú vị bởi vì chúng ta hoạt động vào một ngày sao Kim với cung năm
có liên quan.

Chúng ta phân tích, buông bỏ và tiến về trung tâm, chúng ta sử dụng lực hướng tâm
thay vì lực ly tâm của sao Hỏa. Vì vậy, tất cả là sự tương phản giữa ham muốn, dục
vọngthôi thúc của sao Hỏa và sựthu lại của Sao Kim hướng về trung tâm,nơi chúng
ta thực sự tìm thấy chính mình. “Có sự buông lung tình dục ở cõi trần mà lẽ ra người
đệ tử đã từ bỏ điều này từ lâu. Thế nhưng cũng có nhiều khuynh hướng tìm kiếm lạc thú
với hậu quả thỏa mãn bản chất dục vọng, mà người chí nguyện chân chính vẫn xem là
buông lung tình dục”. Vì vậy, nếu chúng ta không thể tập trung chúng ta vào linh
hồn, vào tâm thức của chúng ta, vào tâm thức nội tại tách rời khỏi mọi nhận thức,
thì chúng ta vẫn còn ở một mức độ nào đó “buông lung dục vọng”. Bạn có thể thấy
những điều răn đặc biệt này sâu sắc như thế nào.

III. Mental Nature.
5. Abstention from avarice.This deals with the sin of covetousness which is literally
theft upon the mental plane. The sin of avarice may lead to any number of physical
plane sins and is very powerful. It concerns mental force and is a generic term
covering those potent longings which have their seat not only in the emotional or
kamic (desire) body, but in the mental body also. This commandment to abstain
from avarice is covered by St. Paul when he says "I have learned in whatsoever state
I am, therewith to be content." That state has to be attained before the mind can be
so quieted that the things of the soul can find entrance.

III. Bản chất trí tuệ

5. Không tham lam.

Đây là sự ham muốn mà thực chất là tội trộm cắp trên cõi trí. Sự
tham lam vốn rất mạnh mẽ và có thể dẫn đến bất cứ tội lỗi nào ở cõi trần. Nó liên
quan đến sức mạnh của trí năng, và là thuật ngữ gồm chung các khao khát mãnh
liệt không chỉ bắt nguồn từthể tình cảm hay dục vọng, mà còn có trong thể trí. Giới
răn không tham lam này được Thánh Paul đề cập đến khi ông nói “Tôi đã học được
cách an vui dù ở trong bất cứ tình trạng nào.” Phải đạt đến trạng thái vừa kể trước
khi thể trí có thể yên lặng đến mức đón nhận được ảnh hưởng từ linh hồn.
Một lần nữa chúng ta có thể thấy điều này có thể được áp dụng nhiều hơn là bản
chất cảm dục. Cuối cùng, Ngài nói về bản chất trí tuệ: Không tham lam. Điều răn
này liên quan đến tội lỗi của sự ham muốn. Bạn ham muốn những gì người khác có,
mà đây thực chất là hành vi trộm cắp trên cõi trí. Trộm cắp nằm phía sau rất nhiều
tư tưởng và hành động. Chúng ta tìm kiếm phương pháp sai lầm để trở thành vĩ đại
như bản chất cơ bản của chúng ta. Chúng ta tìm cách tích lũy mọi thứ cho chính
mình như thể điều đó có thể khôi phục lại cho chúng ta bản chất tinh thần thực sự
của chúng ta, và tất nhiên không thể làm điều này theo cách đó được. Chúng ta nghĩ
rằng chúng ta phải có nhiều tiền, nhiều đô la, nhưng chúng ta phải thu thập nó
chính đáng. Chúng ta không thể lấy chúng từbất cứthứgì hay từbất cứ ai khác, gắn
nó với chính mình và nghĩ rằng chúng ta đang trở nên vĩ đại hơn. Sự vĩ đại nằm
trong sự đồng nhất với Đức Thượng đế Nội Tâm mà chúng ta đang có. Vì vậy, tội lỗi
của sự tham lam nói ở đây có thể dẫn đến bất kỳ tội lỗi nào trên cõi trần và nó thật
sự mạnh mẽ. Tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xâm lược, lấn chiếm, trong đó
một nhóm người hoặc một quốc gia mong muốn có những gì mà nhóm khác hay
quốc gia khác có và họ sẵn sàng thực hiện điều đó bằng vũ lực. Đây là vấn đề liên
quan đến mãnh lực trí tuệ và là một thuật ngữ chung bao hàm những khát khao
mãnh liệt không chỉ trong bản chất cảm xúc hay kamic mà còn trong thể trí. Ngài
gần như nói rằng có một loại ham muốn vươn ra ngoài và thể trí cũng như thế. “Giới
răn không tham lam này được Thánh Paul đề cập đến khi ông nói ‘Tôi đã học được cách
an vui dù ở trong bất cứ tình trạng nào.’ Phải đạt đến trạng thái vừa kể trước khi thể trí
có thể yên lặng đến mức đón nhận được ảnh hưởng từ linh hồn”.

Đây là năm điều răn mà Ngài yêu cầu chúng ta nghiên cứu, và sau đó có năm quy
luật, tất cả là mười, tất cả được đưa ra bởi phụ chủng đầu tiên của chủng tộc gốc
Arian. Bạn có thể hiểu làm thế nào 1, 10, 5 cùng làm việc với nhau; ý chí và trí tuệ
thực sự bắt đầu tự thể hiện trong lĩnh vực này và sẽ nâng cao mẫu chủng thứ năm,
đặc biệt là nhóm nguyên mẫu tạo ra giống dân Ấn Độ từ rất lâu rồi.
Các qui luật về Kỹ Thuật của Ánh Sáng đã được nêu ra một cách thoả đáng trong hệ
thống Raja Yoga của Patanjali, với năm giai đoạn tiêu biểu Định Trí, Tham Thiền,
Chiêm Ngưỡng, Khai Ngộ, và Linh Hứng; Năm giai đoạn này đến lượt chúng phải được
song hành bằng cách tuân thủ Năm Quy Luật và Năm Điều Răn. Tôi yêu cầu các bạn
nghiên cứu các điều này. Đến phiên chúng, năm quy luật và năm điều răn sẽ tạo ra
nhiều kết quả trong sự nhạy cảm tâm linh mà sự giao tiếp với Thánh Đoàn, sự giác
ngộ, phụng sự và giữ giới luật là các thể hiện. Sau rốt là giai đoạn “hợp nhất cô lập”
vốn là một tên gọi khác thường mà Đạo Sư Patanjali dùng để mô tả cuộc sống nội
tâm của vị đệ tử điểm đạo.

“Hợp nhất cô lập” đôi khi là một thuật ngữtốt, đôi khi là một thuật ngữkém, nhưng
cơ bản, những gì bạn cần làm là thay vì tất cả những đa bội xung quanh bạn rất rối
ren và chia tách, bạn cô lập trong chính nó sự đơn nhất, duy nhất vốn thống nhất
tất cả sự đa dạng, và điều này cần một thời gian dài để, và chúng ta thực sự phải
làm việc trên đó.

Đây là những điều rất quan trọng và là nền tảng của Kỹ thuật Ánh sáng mà chúng
ta đang sử dụng để xua tan ảo cảm cá nhân, ảo cảm nhóm và ảo cảm thế gian. Nếu
chúng ta không tiếp tục rèn luyện bản thân, chúng ta không thể hữu ích trong
nhiệm vụ này, chúng ta sẽ trở thành một phần của vấn đề, chứ không phải là một
phần của giải pháp. Vì vậy chúng ta phải rèn luyện, rèn luyện một cách tỉmỉ. Sự rèn
luyện thực sựsử dụng cung 5 của thể trí, và không có cách nào để tránh né được. Và
dĩ nhiên loại tâm thức cung 2 sẽ tham gia và chúng ta sẽ không còn bị cuốn theo xu
hướng cung 6 nói chung của thể cảm dục vốn tạo ra sự biến dạng, sự cường điệu
hoặc sự giảm thiểu, gây ra ảo cảm. Chúng ta sẽ thấy sự sống theo đúng tỷ lệ, và bạn
hãy nhớ rằng sao Kim—hành tinh của sựcân đối, tỷ lệ, chủtinh của Thiên Bình, dấu
hiệu của tỷ lệ

Những qui luật và những điều răn thực sự nền tảng của công việc chúng ta đang
làm. Một sốngười nghĩ rằng họ đã vượt qua các qui luật và các Điều Răn, nhưng thực
sự điều đó cũng giống như nói rằng bạn sống trong một ngôi nhà mà không có nền
móng vững chắc. Thỉnh thoảng, bạn phải đi bộ quanh nhà và xem xét liệu nó có vết
nứt hoặc có lỗ hổng nào trong nhà không, nó có nghiêng không vì nền móng sụt
lún… Bạn phải ghi nhớ những điều này, nên ghi nhớ chúng, và khi chúng ta đi qua
trong cuộc sống, chúng ta nên xem liệu chúng ta có vi phạm những qui luật hoặc
các điều răn không. Khi đó, chúng ta sẽ ở một vị trí tốt để thực hiện công việc xua
tan ảo cảm này.