QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Bát chánh Đạo - MQ

MQ-4: "HÃY DẮT TÔI TỪ BÓNG TỐI ĐẾN ÁNH SÁNG"

Mục Lục BÀI THAM THIỀN SỐ 4: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 Định Trí (Concentration) và Chánh Niệm (Right Mindfulness) 3 ĐỊNH TRÍ 4 Bát Chánh đạo 4 Ý thức về Nhận thức chơn chánh 6 Nhất tâm (concentrated One-Pointedness) 6 Tâm trí cần tập trung vào đâu. 7 Kẻ thù của Sự Tập trung 7 Chánh niệm và Chánh định song hành cùng nhau 8 Tư liệu 9 BÀI THAM THIỀN 4 10 XIN ĐƯA TÔI TỪ BÓNG TỐI ĐẾN ÁNH SÁNG 10 KỸ NĂNG HỌC TẬP - TẬP TRUNG QUA TƯ DUY CÓ TRÌNH TỰ 11 Ngữ giải 12 CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “XIN ĐƯA TÔI TỪ BÓNG TỐI ĐẾN ÁNH SÁNG” 13 Phúc trình Tham thiền #4 15 Ví dụ Mẫu Phúc trình Tham thiền dùng Bài #1 16

Bài tham thiền này giới thiệu bài chú nguyện cổ "Xin Dắt Tôi Từ Bóng Tối Đến Ánh Sáng", vốn là tiếng kêu của người sơ cơ đang phấn đấu đạt đến sự tự do và ánh sáng tâm lý và tinh thần.  Kỹ năng cần học – Sự Tập trung Phần nghiên cứu của tháng này tiếp tục với thể trí, lần này, chúng ta tập trung vào yêu cầu quan trọng của việc tập trung tâm trí. Đây là một yêu cầu rất cần thiết cho việc tham thiền thành công.

BÀI THAM THIỀN SỐ 4: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Định Trí (Concentration) và Chánh Niệm (Right Mindfulness) ĐỊNH TRÍ Wesak, tác phẩm của Francis Donald Đức Phật đến và nói với đám đông, bảo cho họ biết nguồn gốc của những khổ đau bất hạnh của họ, và qua giáo lý Tứ Diệu Đế ban cho họ một tuyên bố ngắn gọn về tình trạng của nhân loại. Ngài khái quát về Bát Chánh Đạo, mà chính thật ra là những qui luật mà con người phải tuân theo trên Con Đường Đệ tử[1]. 

Bát Chánh đạo[2] Việc sử dụng trí tuệ đúng đắn là điều quan trọng. Các tín ngưỡng ở phương Đông đã nhận thức được điều này từ lâu, và các nền văn hóa phương Tây hiện nay cũng bắt đầu ý thức điều này. Các Phật tử thực hành Bát chánh đạo bao gồm tám yếu tố bắt đầu bằng Chánh kiến và Chánh tư duy. Cả hai đều có liên hệ đến minh triết—một hình thức phân biện làm thức tỉnh trong ta quan năng hiểu biết, khiến cho chúng ta thấy được mọi vật đúng bản chất thật sự của chúng. Chánh kiến thúc đẩy ước vọng, thế nên chúng ta một cách có ý thức trở nên sống bớt ích kỷ, và điều này khiến chúng ta trao dồi hạnh kiểm đạo đức trong công việc hàng ngày như chánh ngữ, chánh nghiệpchánh mạng, và nhờ thế hạn chế các thiếu sót của phàm ngã chúng ta. Khi điều này xảy ra, chúng ta bắt đầu tập trung vào chánh tinh tấn, chánh niệm chánh định trong đời sống của mình. Nhưng điều này không phải là tất cả. Chúng ta phải tiếp tục thực hành chánh niệm và chánh định để tiếp tục duy trì chánh kiến và các yếu tố khác. Như thế, thật ra các yếu tố của Bát chánh đạo thật sự có quan hệ với nhau, trau dồi yếu tố này hỗ trợ sự vun bồi tất cả các yếu tố khác. Một khi chúng ta đạt được các yếu tố đầu tiên thì các yếu tố liên quan đến sự định trí tư tưởng (chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định) sẽ dễ duy trì, nhưng chúng vẫn cần được hoạch đắc.

  1. Chính kiến (Right belief) là cách chúng ta nhìn cuộc đời, thiên nhiên, và thế giới chung quanh ta. Nếu được hiểu biết đúng đắn, nó sẽ giải thích lí do ẩn tàng đằng sau sự hiện hữu của con người, của đau khổ, bệnh tật, tuổi già, chết chóc, tham lam, thù hận và ảo tưởng. Nó bắt đầu bằng sự hiểu biết về chính chúng ta và môi trường ngay xung quanh ta, và khi chúng ta phát triển và trở nên ý thức được linh hồn nhiều hơn, nó trở thành hiểu biết minh triết về vũ trụ mà chúng ta sống trong đó.
  2. 2. Chính tư duy (Right Intention) là việc tác động ý chí của chúng ta lên Phàm ngã, làm cho nó thay đổi trở thành tốt đẹp hơn. Chúng ta tinh luyện các thể thấp, tinh khiết hóa chúng để chúng trở nên thích hợp để thể hiện một cách có ý thức linh hồn chúng ta. Nói cách khác, chúng ta phải kiểm soát chúng ta và loại bỏ các tính xấu như ác ý, hung dữ, độc ác, tham lam, ích kỷ, và các tính chất tiêu cực khác. Thay vào đó, chúng ta theo đuổi con đường tinh thần của thiện chí và bất hại hướng về những người khác.
  3. 3. Chánh ngữ liên quan đến việc loại bỏ các từ có thể gây hại—như nói dối, phê phán chỉ trích, nhạo báng, lăng mạ, và ngay cả việc nói hành (nhiều chuyện). Chúng ta nói đúng lúc, đúng sự thật, dùng lời lẽ hợp lý, gói gọn, và hướng đến một kết quả tích cực trong tâm trí. Nếu điều này không thể, chúng ta không nói gì cả, cố gắng hết sức để ngay cả không nghĩ đến những tư tưởng tiêu cực vốn không nên nói ra thành lời. Right Action (or right conduct) involves practicing moral activities that will not bring harm to anyone else. One lives life scrupulously, mercifully and with compassion for the welfare of all living things. One avoids any misconduct.
  4. 4. Chính nghiệp liên quan đến việc thực hành các hành động đạo đức không gây hại cho bất kỳ ai. Chúng ta sống một đời sống cẩn trọng, tử tế, từ ái vì hạnh phúc của tất cả sinh linh. Chúng ta tránh bất kỳ hành vi vô đạo đức nào.
  5. 5. Chánh mạng (Right Living) đòi hỏi sống và làm việc một cách chân thật, tránh can dự vào những công việc kinh doanh làm hại người khác.
  6. 6. Chánh tinh tấn (Right Endeavor) là kiên trì nỗ lực từ bỏ tất cả những tư tưởng, lời nói, hành động sai lầm và ác độc. Thay vào đó chúng ta sống vô kỷ, giúp đỡ người khác, dùng lời nói và tư tưởng thân ái về người khác.
  7. 7. Chánh niệm (Right Mindfulness) là việc thường xuyên giữ tâm trí tỉnh táo với tất cả những sự việc có thể ảnh hưởng đến thể xác, thể cảm xúc và thể trí. Nó là việc trao dồi sự tỉnh thức và chú tâm đến tất cả sự việc xung quanh ta, kèm theo ý định quyết tâm để tập trung, nhớ, tránh sự vô tâm và lãng trí.
  8. 8. Chánh định (Right Concentration) đòi hỏi sự chú tâm toàn diện về đối tượng mà chúng ta đang xem xét khi tham thiền. Nó được phát triển thông qua chánh niệm khi tham thiền và được dùng để dập tắt các xao lãng trong khi tham thiền. Thông qua chánh định bạn vun bồi Minh triết và Tri kiến, và có thể hoàn toàn khảo sát năng lực của bạn để phát triển chánh kiến, thấy được sự thực liên hệ đến các diễn biến và biến cố của đời sống. 
  9. Chánh Niệm   
  10. Ý thức về Nhận thức chơn chánh Những gì xuất phát từ linh hồn, đã được nhìn thấy và ghi nhận lại trong bộ não, phải được suy gẫm, tham thiền và do đó phải trở thành hiệu quả trong cuộc sống. Chính là thông qua thiền định mà các nhận thức linh hồn trở thành hiện thực đối với con người trên cõi hồng trần[3]. Đôi khi chúng ta nghĩ về nhận thức như chỉ liên quan đến thế giới hiện tượng (nhận thức tinh thần của chúng ta, nhận thức cảm xúc, hoặc giác quan vật lý). Tuy nhiên, cũng có loại nhận thức cao hơn thúc đẩy tư duy của chúng ta và nằm bên dưới các quá trình cao và tinh tế hơn nữa. Chúng ta đang nói về những nguyên nhân thế giới bên trong định hình các tác động bên ngoài mà chúng ta thực sự quan sát được. Do đó, chúng ta phải nhận thức được rằng có nhiều điều xảy ra ở những cõi cao hơn, nhiều hơn là mức mà chúng ta nhận ra được và bắt đầu thử nghiệm với các khả năng đó. Chúng ta nghiên cứu năng lượng và tìm biết cách thức mà hành động đúng đắn—hay là việc áp dụng đúng cách năng lượng—chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả nhất định. Chúng ta trở nên lưu tâm đến những nhận thức đúng mà chúng ta đang rèn luyện và bắt đầu loại bỏ một cách có hệ thống (hoặc cố tình bỏ qua) những tư tưởng mà trước đây giới hạn nhận thức của chúng ta. Chúng ta tìm đến những nguyên nhân bên trong, "linh hồn" của tất cả các hình thể chúng ta có thể gặp, để khám phá ra mục đích thực sự của các hình thể như vậy. Và nhờ vậy chúng ta huấn luyện tâm trí để ghi nhận một cách chính xác cái mà nó nhận thức được. Thiền là phương pháp mà chúng ta sử dụng để làm điều này. Thông qua tham thiền chúng ta ngày càng trở nên lưu tâm đến các đối tượng mà chúng ta đang tập trung vào, hiểu biết nó đầy đủ hơn. Chúng ta một cách có ý thức cố gắng nhớ lại những gì chúng ta đang xem xét để chúng ta có thể nhớ lại tuỳ ý những gì chúng ta đã học được trong khi tham thiền. Chánh niệm được vun trồng bằng phương tiện nhẹ nhàng, liên tục nhắc nhở bản thân phải tập trung. 
  11. Nhất tâm (concentrated One-Pointedness) Định trí hay tập trung tư tưởng (gọi vắn tắt là sự tập trung) thường được gọi là sự tập trung tâm trí—Nhất tâm (one-pointedness of mind). Nó có thể định nghĩa như là một khả năng của tâm trí tập trung cao độ không gián đoạn vào một đề tài. Định trí tách tâm trí của bạn ra khỏi những sự việc khác để tập trung vào một sự việc duy nhất vào một thời điểm nào đó. Sự chú ý có vai trò nổi bật trong việc định trí. Ai đã phát triển quan năng chú ý sẽ tập trung tư tưởng dễ dàng. Một người còn tràn đầy dục vọng và những ham muốn ảo tưởng khó có thể tập trung vào một đề tài hay một sự vật nào, dù chỉ trong một giây. Tâm trí của họ sẽ di chuyển, nhảy nhót giống như một con khỉ. Những giai đoạn đầu tiên trong việc rèn luyện tâm trí đặc biệt tế nhị. Khi bắt đầu học tham thiền, một trong những việc đầu tiên bạn sẽ nhận ra là tâm trí cực kỳ năng động. Những ai đã học cách trừu xuất, tách các giác quan ra khỏi sự chú tâm của tâm trí sẽ dễ dàng tập trung tư tưởng. 
  12. Tâm trí cần tập trung vào đâu. Ta không thể tập trung tư tưởng nếu không có đối tượng để tâm trí tập trung vào đó. Lúc ban đầu, tâm trí có thể tập trung vào những sự việc mà nó thích thú. Khi con người bắt đầu tham thiền họ rất khó tập trung tư tưởng vào một sự việc mà tâm trí không thích. Do đó, trong những bài tham thiền mà chúng tôi đề xuất, chúng nhấn mạnh vào phẩm tính hay thuật ngữ của linh hồn. Sự định trí thật sự sâu xa chỉ xảy ra dưới những điều kiện đặc biệt nào đó. Trước tiên, chúng ta cần tạo ra một không gian yên tỉnh không bị quấy rầy để học hỏi kỹ thuật này. Không có sự ồn ào, hoặc quấy rầy, ngắt quãng. Tuy nhiên, việc quan trọng không kém là chúng ta cũng cần tạo ra một không gian xúc cảm yên tĩnh. Sự phát triển của việc tập trung tư tưởng cũng bị trở ngại bởi những trạng thái tâm trí mà chúng ta gọi là “Năm Chướng Ngại”. Đó là ham muốn thú vui giác quan, thù ghét, thể trí lười biếng, bất ổn, và chao đảo.
  13. Kẻ thù của Sự Tập trung Một số trong những kẻ thù của kỹ năng định trí là những tác động đầu vào của cảm giác thường xuyên, của việc đa nhiệm, cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc, của tiếng ồn lớn, và của ánh sáng nhấp nháy. Hệ thống thần kinh của con người là một công cụ kỳ diệu, nhưng nó không được xây dựng để hoạt động liên tục trong sự hiện diện của các rối loạn như vậy. Những hình thức thiếu tập trung phát sinh, ít nhất ở một mức độ nào đó, từ các hoạt động hoặc tình huống mà làm cho việc tập trung khó khăn cho đến mức không thể tập trung được. Sau đó, một thói quen không chú ý hoặc không có khả năng để tập trung sâu sắc được thiết lập và chúng ta sẽ khó để vượt qua. Sự định trí sâu xa phát sinh từ việc gia tăng hoặc điều khiển ý thức hoặc sự chú ý của bạn. Các bạn càng có nhiều loại năng lượng này thì càng tốt. Năng lượng phân tán không giúp ích gì cả. Nó phải là loại năng lượng tập trung, yên tĩnh. Con người cần phải học để có thể tập trung một cách an tĩnh và và an tĩnh một cách tập trung.  
  14. Chánh niệm và Chánh định song hành cùng nhau Chánh định và chánh niệm là hai chức năng khác nhau, nhưng chúng hoạt động chặt chẽ cùng nhau trong tham thiền[4]. Định trí là hoạt động được phát triển nhờ sức mạnh và ý chí. Ngược lại, chánh niệm thì mềm dẻo và tế vi hơn. Chánh niệm là một hình thức của nhận thức nhạy cảm trong khi sự định trí cung cấp sức mạnh. Sự định trí có tính loại trừ. Nó tập trung vào một sự việc và bỏ qua tất cả mọi thứ khác. Nhưng Chánh niệm thì lại có tính bao gồm; nó đứng đằng sau sự tập trung chú ý và quan sát với sự tập trung bao quát, nhanh chóng nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào đó xảy ra. Nếu bạn tập trung tâm trí vào một hòn đá, sự định trí sẽ chỉ nhìn thấy hòn đá. Nhưng Chánh niệm đứng lùi lại phía sau quá trình này, nó nhận thức được hòn đá, nhận thức được sự chú tâm tập trung vào hòn đá, nhận thức được mức độ của sự định trí và nhận thức ngay lập tức của việc chuyển đổi sự chú ý khi sự định trí bị phân tâm. Chính là chánh niệm nhận thấy sự phân tâm đã xảy ra, và chính là chánh niệm tái chuyển hướng sự chú ý vào hòn đá. Chánh niệm khó rèn luyện và trau dồi hơn là khả năng định trí, bởi vì nó là một chức năng sâu sắc hơn. Sự định trí chỉ đơn thuần là sự tập trung của tâm trí, gần như một tia laser. Nó có sức mạnh để đốt cháy tạo lối đi vào tâm trí và chiếu sáng những gì đang có ở đó, nhưng nó không hiểu những gì nó thấy. Chánh niệm trái lại, nói ví dụ, có thể khảo sát các cơ chế của sự ích kỷ và hiểu những gì nó thấy. Sự định trí dẫn đến thiền định. Chánh niệm dẫn dắt sự phát triển của bạn trong tham thiền bởi vì chánh niệm có khả năng nhận thức được của chính nó. Chính chánh niệm sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn về sự tham thiền của bạn. Chánh niệm sẽ tiết lộ quá trình và sự tiến bộ của bạn. Tư liệu Từ "tập trung" (concentration) bắt nguồn từ tiếng Latin "con" ("cùng nhau") và "centrare" ("đến trung tâm"). Nó có nghĩa là "tập hợp lại với nhau hoặc lôi kéo đến một trung tâm hoặc tiêu điểm chung." Nó có nghĩa tập hợp lại những suy nghĩ và ý tưởng lang thang của chúng ta, và giữ tâm trí tập trung hoặc định tâm một cách vững chắc và ổn định vào các đối tượng của sự chú ý trước mắt của chúng ta, không dao động hoặc mất tập trung. Nó liên quan đến việc loại bỏ tất cả những gì bên ngoài hoặc không liên quan đến các vấn đề được quan sát. Người Đạo sinh ngay từ lúc khởi đầu công việc tham thiền nên làm tốt việc học cách phân biệt các điểm cơ bản sau và trau dồi thói quen phân biệt này hàng ngày. Y phải phân biệt luôn luôn giữa:
  15. Người Suy Tưởng, hoặc Chân Ngã, hoặc Linh hồn.
  16. Cái trí, hoặc khí cụ mà Người Suy Tưởng tìm cách sử dụng.
  17. Quá trình suy nghĩ, hay công việc của Người Suy Tưởng khi y tạo ấn tượng lên cái trí (khi nó ở trong trạng thái cân bằng) những gì mà Chân Ngã suy nghĩ.
  18. Bộ não, đến lượt nó bị cái trí như là tác nhân của Chân Ngã tác động lên, nhằm truyền đạt các ấn tượng và thông tin mà nó tiếp nhận.

Do đó, định trí là khả năng tập trung tâm thức về một chủ đề nhất định và giữ nó ở đó trong thời gian mong muốn. Nó là phương pháp nhận thức chính xác và sức mạnh để hình dung một cách chính xác, là phẩm tính cho phép Người Suy Tưởng nhận thức và hiểu biết về lĩnh vực nhận thức. Một từ khác của sự định trí là sự chú ý, nghĩa là sự chú ý nhất tâm. Do đó mục tiêu của tất cả các nỗ lực của chúng ta là huấn luyện tâm trí để làm cho nó thành người phục vụ chứ không phải là chủ nhân của chúng ta, và trau dồi năng lực tập trung chuẩn bị cho công việc tham thiền thực sự. Do đó người Sinh viên nhiệt thành sẽ thực sự chú ý sâu sát đến những vấn đề của cuộc sống hàng ngày và nhờ đó sẽ học cách điều chỉnh tâm trí của mình như là một công cụ cho tư tưởng của mình[5].

BÀI THAM THIỀN 4

XIN ĐƯA TÔI TỪ BÓNG TỐI ĐẾN ÁNH SÁNG

KỸ NĂNG HỌC TẬP - TẬP TRUNG QUA TƯ DUY CÓ TRÌNH TỰ

Thể trí của người bình thường không ngớt bay nhảy từ vấn đề này sang vấn đề khác, nên người ấy khó tập trung (nhất là khi chủ đề đó bị cho là “nhàm chán”). Tập trung là năng lực chú tâm vào một vấn đề đã định và giữ ý thức ở đó trong thời gian cần thiết. Đây là phương pháp nhận thức chính xác. Tập trung còn được gọi là chú ý, tức là chú tâm chuyên nhất. Cách hay nhất để giữ cái trí tập trung là thực sự quan tâm và chú ý đến bất cứ điều gì mà chúng ta đang làm trong phút giây hiện tại. Điều này sẽ tự động khiến cho cái trí trở nên chuyên chú. Tháng này bạn được truyền đạt kỹ thuật tập trung cái trí gọi là “Phương pháp Tư duy có Trình tự”. Tư duy có Trình tự Bắt đầu bằng cách tập trung vào tư tưởng gốc. Rồi đưa cái trí của bạn đến tư tưởng kế tiếp đã phát sinh từ tư tưởng gốc, và tập trung vào đó. Kế đến, đưa cái trí đến tư tưởng tiếp theo, và tập trung vào đó. Cứ vận hành cái trí như thế một cách có trình tự, liên kết tư tưởng kế tiếp với tư tưởng trước nó. Làm thế tức là bạn đang tạo ra một chuỗi các tư tưởng, nối kết chặt chẽ với nhau. Hãy tỉnh thức khi bạn kết thúc một tư tưởng và trước khi nối kết với tư tưởng tiếp theo. Đây là lúc mà cái trí rất có thể trở lại thói quen suy nghĩ lan man bất định của nó. Có khả năng đi qua kẽ hở đó, từ tư tưởng này đến tư tưởng khác, mà không bị xao lãng, và đương nhiên là tư duy chỉ có Trình tự. Ví dụ dưới đây về tư duy có trình tự lấy từ quyển ‘Từ Trí tuệ đến Trực giác’ tr. 330 của Alice A. Bailey. Đoạn này bắt đầu với tư tưởng gốc “Thượng Đế trông nom tôi.” Thượng Đế trông nom tôi. Ngài là sự sống thiêng liêng trong tôi, là Linh hồn, là Đấng Christ ngự trong tâm. Đã từ lâu Ngài nhận biết và quán xét tôi. Nay lần đầu tiên tôi có thể thấy được Ngài. Đã từ lâu tôi không hề biết trong lòng mình có thực tại thiêng liêng. Nay có được mối liên giao trực tiếp. Dù liên giao này còn hàm ý nhị nguyên. Vì tôi và Ngài chỉ là một Sự Sống Thiêng liêng. Vì tôi là Ngài, và mãi mãi là Ngài từ vô thủy. Nên hằng được Ngài là Chân ngã trông nom. Tôi là Chân ngã, Chân ngã chính là tôi. Bạn có thể đọc suốt cả dòng tư tưởng này với sự chú tâm và ý thức 100% không? Nếu có, thì đó là tư duy có trình tự. Dùng bất cứ đề tài nào mà bạn thấy thú vị, để thực hành kỹ thuật này. Lúc đầu, có thể dễ dàng hơn khi bạn viết ra các tư tưởng của mình. Nếu giờ đây bạn dành thời gian của mình để luyện trí theo tiến trình tư duy có trình tự này, nó sẽ hết sức lợi ích cho việc hành thiền và phát triển cá nhân của bạn. Việc này không có tính cách nội môn, mà chỉ đơn thuần là luyện trí. Trong tài liệu nghiên cứu kèm theo đây, bạn sẽ học nhiều hơn về việc tập trung và cách Thực hành Chánh niệm.

Ngữ giải Năm Chướng ngại Năm chướng ngại đối với việc tập trung đúng cách là ham muốn thú vui giác quan, thù ghét, thể trí lười biếng, bất ổn, và chao đảo. Bát Chánh Đạo Bát Chánh Đạo là tám yếu tố bắt đầu là Chánh kiến và Chánh tư duy (tin tưởng chân chánh và ý định chân chánh). Cả hai yếu tố này bao gồm minh triết – một lối phân biện khơi dậy khả năng thấu hiểu để chúng ta có thể thấy được thực tính của sự vật. Chánh tín nuôi dưỡng nguyện vọng tinh thần, nhờ đó chúng ta hữu ý quyết tâm sống bớt ích kỷ. Nguyện vọng này cũng chúng ta vun trồng những hạnh đức trong đời sống hằng ngày như lời nói chân chánh, hành động chân chánh và lối sống chân chánh. Do đó, chúng ta có thể tránh được các khuyết điểm của phàm nhân. Khi có được điều này, chúng ta bắt đầu tập trung vào chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định trong cuộc sống của mình. Chánh Định Tập trung đúng đắn tức là hoàn toàn chú tâm vào đối tượng đang được xem xét trong tham thiền. Khả năng này được phát triển qua sự tỉnh thức trong tham thiền, và được dùng để tránh xao lãng trong tham thiền. Nhờ đó, bạn có thể khơi nguồn minh triết và thông hiểu, thấu đáo khả năng phát triển chánh kiến của mình và thấy được sự thực trong các sự kiện và những điều xảy ra trong đời. Một số tình trạng trong trí gọi là năm chướng ngại sẽ ngăn trở việc phát triển khả năng tập trung. Chánh Niệm Chánh niệm (hay tưởng nghĩ đúng) có nghĩa là liên tục giữ cho cái trí tỉnh thức đối với những điều có thể ảnh hưởng đến thân và tâm. Chánh niệm giúp hành giả ý thức và chú tâm vào những sự việc ở chung quanh, chủ ý thận trọng và tập trung để ghi nhớ và tránh tình trạng vô ý và dễ quên. Các kinh Vệ-đà và Upanishad Các kinh Vệ-đà có từ Ấn Độ cổ đại và là cơ sở của Ấn giáo. Được biên soạn bằng tiếng Bắc Phạn Vệ-đà, các kinh văn này là lớp cổ xưa nhất trong các kinh điển Bắc Phạn của Ấn giáo. Các kinh Upanishad bàn nhiều hơn về phương diện triết học của Ấn giáo. Đây là bộ sưu tập kinh văn hình thành căn bản lý thuyết của Ấn giáo. Advaita Vedanta là trường phái triết học Vệ-đà.

CHỦ ĐỀ THAM THIỀN – “XIN ĐƯA TÔI TỪ BÓNG TỐI ĐẾN ÁNH SÁNG”

Đây là lời cầu nguyện lấy từ kinh Vệ-đà - Asatoma Ma Sadgamaya (Brhadaranyaka Upanishad — I.iii.28); trong đó hành giả cầu xin sự trợ giúp của Đấng Toàn năng. Đây là lời khẩn cầu để được khai ngộ và khai sáng tinh thần. Khai ngộ tức là sự khai sáng tinh thần trong cái trí, để tình thương và ánh sáng của linh hồn biểu lộ tự do qua phàm tính. Đây là mục tiêu của tất cả những người tìm kiếm chân lý tinh thần. Khai ngộ là lối vào thực tại, sự liên tục tâm thức, và mỹ lệ tinh thần đích thực. Đây cũng là mục tiêu của lời chú nguyện này. Chỉnh hợp 1. Thư giãn thể xác. 2. Điều hòa tình cảm. 3. Giữ thể trí yên lặng và tập trung; hướng trí bạn vào bên trong và hướng thượng đến nguồn tâm thức cao siêu gọi là “linh hồn”. 4. Chỉnh hợp với linh hồn của bạn; rồi hình dung ánh sáng và tình thương của linh hồn tuôn xuống vào thể xác, thể tình cảm, và thể trí của bạn. 5. Đọc Thánh ngữ OM 6. "Hướng” về Đấng Toàn năng khi bạn đọc bài chú nguyện Gayatri “từ trong tâm”:

Hỡi Đấng bảo dưỡng toàn vũ trụ. Đấng sinh thành vạn hữu; Đấng mà vạn hữu trở về, Xin hiển lộ cho chúng con hình ảnh Ngôi Mặt trời tinh thần chân thực, ẩn trong vầng ánh sáng chói vàng. Để chúng con hiểu biết chân lý và làm tròn nhiệm vụ, trên con đường đến dưới chân thánh thiện của Ngài. OM.

Tham thiền Phân tích tư tưởng gốc (dùng câu hỏi kèm theo, nếu có); xác định ý nghĩa chung của nó đối với bạn, với cá nhân bạn; rồi cuối cùng xét đến thâm nghĩa của nó, chân lý tinh thần ẩn trong đó. “Nâng” tâm hồn mình đến tầm mức Thiêng liêng, và cố gắng thấy/ giao tiếp/ hoặc cảm nhận sự thực đó. Cầu mong thực tính thấm nhuần mọi tư tưởng của tôi, và chân lý làm chủ cuộc đời tôi. Hỡi Ngài, xin đưa tôi từ bóng tối đến Ánh sáng, Từ sự giả đến Sự Thật, Từ sự chết đến Sự Bất tử, Từ xáo trộn đến Mỹ lệ. Tuần 1: Cầu mong thực tính thấm nhuần mọi tư tưởng của tôi, và chân lý làm chủ cuộc đời tôi.

  • Bạn định nghĩa thực tính thế nào?
  • Cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu thực tính hướng dẫn bạn và việc suy tưởng của bạn?
  • Bạn định nghĩa chân lý thế nào? Lời nói của bạn chân thật và chính xác đến đâu?
  • Cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu bạn chỉ nói sự thật - với lòng nhân từ?

Tuần 2: Hỡi Ngài, xin đưa tôi từ bóng tối đến Ánh sáng Bạn nghĩ cuộc đời của mọi người sẽ ra sao khi họ sống trong bóng tôi vô minh?

  • Ánh sáng liên quan đến sự giác ngộ như thế nào?
  • Bạn nghĩ năng lượng của linh hồn đang biểu lộ qua bạn đến mức nào?

Tuần 3: Từ sự giả đến Sự Thật, Từ sự chết đến Sự Bất tử

  • Thế nào là sự giả? Hãy so sánh nó với sự Thực?
  • Vị trí của bạn ở đâu giữa hai cảnh giới Thực và giả này?
  • Vui lòng giải thích câu “Từ sự chết đến Sự Bất tử”, câu này chỉ về điều gì?

Tuần 4: Từ xáo trộn đến Mỹ lệ.

  • Bạn đã khắc phục sự xáo trộn của cuộc sống phàm nhân đến mức nào?
  • Đâu là nguyên nhân của sự xáo trộn này trong đời sống cá nhân và trên toàn cầu?
  • Bạn khám phá sự Mỹ lệ nội tâm nhiều đến đâu bên trong bạn?

Sự Mỹ lệ nội tâm này là của bạn (với tư cách phàm nhân), hoặc của linh hồn, hoặc của Thượng Đế? Bạn nghĩ thế nào? Khoảng lặng thấp

1. Thận trọng kết thúc các cố gắng trên đây và tái tập trung: a. Vào thể trí của bạn, rồi b. Vào thể tình cảm của bạn, rồi c. Vào thể xác của bạn, để cho năng lượng phát sinh qua cố gắng tham thiền của mình mang lại hiệu quả tốt lành, chuyển hóa mỗi một trong ba thể này của phàm nhân hướng về tinh thần.

2. Xem xét lại bất cứ tư tưởng hoặc nhận thức nào đã phát sinh trong khi bạn phân tích tư tưởng gốc. Phóng rải Đọc Đại Thỉnh nguyện, phóng rải ánh sáng, bác ái và quyền năng tinh thần của Thượng Đế cho thế giới.

ĐẠI THỈNH NGUYỆN

Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người. Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian.

Từ nguồn Tình thương trong Tâm Thượng Đế Cầu xin Tình thương tuôn rải vào tâm con người. Cầu mong Đức Chưởng giáo trở lại Trần gian.

Từ trung tâm biết được Ý chí Thượng Đế, Cầu xin Thiên ý hướng dẫn ý chí nhỏ bé của con người, Thiên ý mà các Chân sư đều biết và phụng sự.

Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại, Cầu xin Thiên cơ Tình thương và Ánh sáng thực thi, Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác.

Cầu xin Ánh sáng và Tình thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian. OM ... OM ... OM

Cân nhắc Thận trọng mỗi ngày: Trong suốt ngày, xem xét những tư tưởng đã phát sinh trong khi bạn hành thiền, để giữ cho các ảnh hưởng chuyển hóa tiếp tục. Từ đây trở đi, hãy cố gắng luôn luôn tiến bước trong Ánh sáng, sự Mỹ lệ, và ý thức được Sự Thật. Tham gia Thiền Trăng Tròn mỗi Tháng: Có sự chỉnh hợp mạnh mẽ giữa Mặt trời, Mặt trăng, và Địa cầu trong những kỳ Trăng Non và Trăng Tròn. Vì thế, chúng tôi đề nghị có cuộc tham thiền đặc biệt mỗi tháng trong các trường hợp này. Bạn có thể tải các bài tham thiền xuống từ Meditation Quest homeroom, hoặc tham gia cùng với Michael và Tuija Robbins mỗi tháng khi hai ông hành Thiền Trăng Tròn trên Webinar và Phát sóng Phụng sự-Thiền Trăng Tròn Giờ Chính xác. 

Phúc trình Tham thiền #4 Vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây trong Phúc trình Tham thiền của bạn (nên trả lời “ngắn gọn nhưng đầy đủ” và gửi cho Morya Federation trong vòng ba ngày sau ngày Trăng Tròn).

1. Tháng này bạn dùng Bài Tham thiền Số mấy và Chủ đề nào?

2. Bạn thấu hiểu điều gì trong tham thiền về Sự Thật, Ánh sáng và Mỹ lệ?

3. Thiền Trăng Tròn: bạn có tham thiền Trăng Tròn không? Nếu có, bạn có nhận thức hoặc tư tưởng nào để chia sẻ về kinh nghiệm thiền này không?

4. Tính chất chung việc tham thiền của bạn trong tháng này thế nào? Bạn có cố gắng tham thiền đều đặn không? Bạn có thấy điều gì khó khăn trong khi hành thiền không - nếu có, hãy giải thích? Bạn có điều gì thắc mắc không? Nghiên cứu Vui lòng trả lời ít nhất một câu hỏi dưới đây. Dĩ nhiên là bạn có thể trả lời nhiều câu hơn.

5. Bạn có thể mô tả chánh niệm thế nào?

6. Những gì gây trở ngại cho việc tập trung, và vì sao chúng gây trở ngại?

7. Mô tả vắn tắt về Bát Chánh Đạo và những phần trong đó. 

Ví dụ Mẫu Phúc trình Tham thiền dùng Bài #1 PHÚC TRÌNH THAM THIỀN MEDITATION QUEST #

1 (VÍ DỤ) Họ & tên: Julie Smith Ngày: 30/02/2014 1. Chủ đề tham thiền của tháng này là gì? Thực hành thể thức thiền và Lời Cầu nguyện của Thánh Francis.

2. Bạn đã có những nhận thức nào trong các buổi tham thiền? Tôi thấy lời Cầu nguyện của Thánh Francis mang lại nhiều hứng khởi, nhất là khi tôi đang trải qua thời gian khó khăn (v.v.) ...........

3. Bạn đã thấy có những hạn chế và đức hạnh nào nổi rõ nơi cá nhân mình? Vui lòng giải thích. Vâng, tôi thấy sự tương phản giữa lòng thù ghét và tình thương, vì (v.v.) ...........

4. Thiền Trăng Tròn: bạn có tham thiền Trăng Tròn không? Nếu có, bạn có nhận thức hoặc tư tưởng nào để chia sẻ về kinh nghiệm thiền này không? Vâng, tháng này tôi có tham gia Thiền Trăng Tròn và cảm thấy cố gắng tham thiền giúp tôi tiếp xúc với các năng lượng hoàng đạo có thể sử dụng.

5. Tính chất chung việc tham thiền của bạn trong tháng này thế nào? Bạn cố gắng tham thiền đều đặn không? Bạn thấy điều gì khó khăn trong khi hành thiền không - nếu có, hãy giải thích? Bạn có điều gì thắc mắc không? Giờ đây việc tập trung có vẻ dễ dàng hơn. Tôi kiểm soát thể trí của mình tốt hơn. Nghiên cứu

6. Vì sao việc chỉnh hợp lại quan trọng trong tham thiền, và những yếu tố nào được chỉnh hợp? Vì.. [và v.v., khi trả lời các câu hỏi nghiên cứu còn lại]

  1. Từ Bethlehem tới Calvary, Alice Bailey, trang 258
  2. Trích từ Từ Bethlehem Tới Calvary trang 15, Ánh Sáng Của Linh Hồn, trang 40, và Wikipedia mục Bát Chánh Đạo.
  3. Alice Bailey, Ánh sáng của Linh hồn, trang 41
  4. Mindfulness in Plain English, Thượng Toạ Henepola Gunaratana, Chương 14, Chánh niệm và Chánh định
  5. Alice Bailey, Từ Trí Tuệ đến Trực Giác, trang 105 -107