QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Chuyển động và các trung tâm lực - Luân xa

NĂNG LƯỢNG THẦN LỰC
CHUYỂN ĐỘNG VÀ CÁC TRUNG TÂM LỰC

V. CHUYỂN ĐỘNG VÀ CÁC TRUNG TÂM LỰC
Chúng ta có thể bàn đến vấn đề các trung tâm lực theo ba đường lối. Nhiều điều đã được viết ra và thảo luận có liên quan đến các trung tâm lực và nhiều bí nhiệm hiện hữu đã khêu gợi sự tò mò của kẻ vô minhđã cám dỗ nhiều người xen vào những gì không liên quan đến họ. Tôi tìm cách minh giải phần nào và nêu ra một góc nhìn mới để xem xét các vấn đề trừu tượng này. Dù gì đi nữa, tôi không có ý định xét đến vấn đề ở khía cạnh như là truyền đạt các qui tắc và chi tiết sẽ giúp cho người muốn làm linh hoạt các trung tâm này và đưa chúng vào hoạt động. Ở đây, tôi xin đưa ra một lời cảnh cáo trang nghiêm. Con người hãy tự mình thực hành một đời sống vị tha cao độ, hãy thực hành một kỷ luật giúp cho sự thanh luyện và làm khuất phục các hiện thể thấp của y và hãy nỗ lực bền bĩ để thanh lọc và kiểm soát các thể của mình. Khi y đã thực hành điều này và đã vừa nâng cao, vừa làm ổn định sự rung động của y, y sẽ thấy rằng sự phát triển và vận hành của các trung tâm lực đã được theo đuổi song hành và rằng (tách khỏi sự tham gia sống động của y) công việc đã diễn tiến theo các đường lối mong muốn. Nhiều nguy hiểm và tai hoạ khủng khiếp đang chờ đợi kẻ nào khơi dậy các trung tâm lực này bằng những phương pháp bất chính, và kẻ nào thực nghiệm với các luồng hoả trong cơ thể mà không có được hiểu biết chuyên môn cần thiết. Do các cố gắng của mình, y có thể thành công trong việc khơi hoạt các luồng hoả và làm mạnh lên hoạt động của các trung tâm lực, nhưng y sẽ phải trả giá cho sự vô minh bằng việc huỷ hoại thể chất, khi đốt cháy thể xác hay là bộ óc, trở thành điên cuồng, và khi mở cánh cửa cho các trào lưu và các sức mạnh bất hảo lại có tính cách huỷ diệt. Đó không phải là thiếu can đảm, trong các vấn đề liên hệ đến sự sống nội tâm, nên hành động một cách thận trọng, dè dặt, đó là chỗ phải thận trọng. Vì vậy, người tìm đạo có ba điều phải làm :
1. Thanh luyện, tuân theo kỷ luật và chuyển hoá phàm ngã gồm ba phần của mình.
2. Phát triển kiến thức của chính mình và kiện toàn hạ trí của mình; kiến tạo linh hồn thể bằng các hành vi và tư tưởng tốt lành.
3. Phụng sự nhân loại bằng sự hoàn toàn quên mình.
Trong khi thực hành điều này, y hoàn toàn tuân theo thiên luật, y tự đưa mình vào đúng điều kiện để luyện tập, làm cho chính mình trở nên thích hợp với việc sau cùng được Điểm Đạo trượng (Trượng: gậy, roi) đặt vào và như thế làm giảm thiểu nguy cơ, vốn đi kèm với việc khơi hoạt luồng hoả. Tất cả những gì được dự tính thực hành trong thiên khái luận này là đưa ra thêm ánh sáng về các trung tâm lực này, để chứng tỏ sự liên hệ hỗ tương của chúng và để phác hoạ các hiệu quả được tạo ra do sự phát triển thích đáng của chúng. Để thực hiện điều này, như đã phát biểu trước, đề tài sẽ được chia thành các đoạn như sau :
1. Bản chất các trung tâm lực
2. Các trung tâm lực và các cung
3. Các trung tâm lực và hoả xà
4. Các trung tâm lực và các giác quan
5. Các trung tâm lực và điểm đạo
Như người ta thấy ở bảng trên, đề tài không những bao quát rộng lớn mà còn trừu tượng nữa. Điều này chủ yếu là do sự kiện rằng cho đến khi nhân loại có được nhãn thông một cách thông thường, không phải ở vị thế thẩm tra lại những gì được nói đến và phải thừa nhận các phát biểu của những kẻ tự nhận là hiểu biết. Sau này, khi con người có thể thấy và tự chứng minh lấy, người ta có thể kiểm chứng được những phát biểu này; thời gian vẫn chưa thích hợp ngoại trừ với một ít người.
1. Bản chất của các trung tâm lực.
Chúng ta hãy xét điểm thứ nhất : Tôi muốn kể ra các trung tâm lực được bàn đến trong Bộ luận này, duy trì sự kê khai chặt chẽ đối với những gì được đưa ra trước đây và không bàn đến tất cả các trung tâm lực, mà chỉ bàn về những gì liên quan chặt chẽ với sự tiến hoá gồm năm phần của con người.
Như đã nói ở trước, con người, vào lúc kết thúc cuộc hành hương dài dằng dặc của mình, phải trải qua năm giới trong thiên nhiên, trên con đường trở về với cội nguồn của mình:
1. Giới khoáng chất (mineral kingdom)
2. Giới thực vật (vegetable kingdom)
3. Giới động vật (animal kingdom)
4. Giới nhân loại (human kingdom)
5. Giới siêu nhân hay giới tinh thần (spiritual kingdom) và sẽ phát triển tâm thức đầy đủ trên năm cõi :
1. Cõi trần
2. Cõi cảm dục
3. Cõi trí
4. Cõi trực giác hay cõi bồ đề
5. Cõi tâm linh hay Niết bàn.
bằng năm giác quan và các mối tương quan của chúng trên cả năm cõi: thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và thị giác.
Theo thời gian, cuộc tuần hoàn thứ năm sẽ đến, 3/5 gia đình nhân loại sẽ đạt đến trình độ này và sẽ có 5 giác quan hoạt động đầy đủ trên ba cõi thuộc ba cõi thấp; hai cõi còn lại sẽ phải chinh phục trong hai cuộc tuần hoàn còn lại. Tôi xin nêu ra đây một sự kiện ít được hiểu đến, đó là trong cuộc tiến hoá gồm năm phần này của con người và trong Thái dương hệ này, hai cuộc tuần hoàn còn lại trong bất cứ chu kỳ hành tinh nào, căn chủng thứ sáu và thứ bảy trong các chu kỳ này đều luôn luôn có tính chất tổng hợp; nhiệm vụ của họ là qui tụ và tổng hợp những gì đã được thành toàn trong năm giống dân trước. Thí dụ, trong căn chủng này, phụ chủng (subraces) sáu và bảy sẽ tổng hợp và phối trộn những gì mà năm phụ chủng trước đã thực hiện. Sự tương đồng là trong Thái dương hệ này hai cõi cao nhất (Cõi Thượng Đế và cõi Chân Thần) đều có tinh chất tổng hợp. Một cõi là cõi tổng hợp đối với Thượng Đế từ đó Ngài rút tinh hoa khi biểu lộ; cõi kia là cõi tổng hợp đối với Chân Thần, từ đó Chân Thần tách ra và tích chứa các kết quả của biểu lộ.
Do đó, ở đây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới các trung tâm lực có liên quan tới cuộc tiến hoá của các thể tinh anh, sự tiến hoá tâm linh, chớ không quan tâm tới các trung tâm lực liên hệ với cuộc tiến hoá và sự sinh sôi nảy nở của nhục thể. Có năm trung tâm lực loại này :
1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, trung tâm lực duy nhất có liên quan với những gì có một hiệu quả vật chất.
2. Trung tâm lực đan điền, trung tâm lực quan trọng nhất trong cơ thể theo quan điểm cõi cảm dục.
3. Trung tâm lực cổ họng quan trọng nhất theo quan điểm cõi trí.
4. Trung tâm lực nơi vùng tim vốn có mối liên hệ huyền bí với cõi Bồ đề.
5. Trung tâm lực đỉnh đầu, có liên quan với cõi Niết Bàn.
Chúng ta không bàn đến các trung tâm lực thấp, tức các trung tâm lực liên quan tới sinh sản, mà cũng không nhắc tới trung tâm lực lá lách có liên quan trực tiếp với thể dĩ thái và là nơi truyền prana, chúng đã được bàn đến ở phần trước rồi.
Các trung tâm lực trong con người, về căn bản liên quan đến trạng thái Lửa trong con người hay với tinh thần thiêng liêng. Chúng dứt khoát là liên hệ với Chân Thần, với trạng thái ý chí, với sự bất tử, sự sống, với ý chí muốn sống và với các quyền năng có sẵn của Tinh Thần. Chúng không liên quan với việc biểu hiện ra ngoại cảnh và sự biểu lộ, mà liên quan với thần lực (force), hay các quyền năng của sự sống thiêng liêng. Sự tương ứng trong Đại vũ trụ có thể được nhận thấy trong thần lực đang vận dụng khối tinh vân vũ trụ, và bởi chuyển động quay xoáy tròn của nó, mà sau rốt thần lực đó sẽ kiến tạo các tinh vân thành các hành tinh, hay các thể gần hình cầu (spheroidal bodies). Mỗi một trong các hành tinh này là một biểu lộ của “ý muốn linh hoạt” của một Đấng vũ trụ nào đó, và là thần lực xoáy lộn, làm xoay tròn, kiến tạo, củng cố và tiếp tục duy trì trong dạng thức cố kết, là thần lực của một Đấng Vũ Trụ nào đó.
Thần lực này có cội nguồn từ trên các cõi trí vũ trụ, từ một số điểm tập trung vĩ đại, ở đó, xuống đến cõi cảm dục vũ trụ, tạo thành các điểm tập trung tương ứng của vũ trụ, và trên cõi phụ dĩ thái vũ trụ thứ tư (tức cõi Bồ đề của Thái dương hệ chúng ta) tìm thấy lối thoát của nó (outlet) trong một số trung tâm lực lớn. Các trung tâm lực này lại được phản chiếu hay tái tạo lại trong ba cõi nỗ lực của nhân loại. Do đó, các Hành Tinh Thượng Đế có các trung tâm lực trên ba cõi thuộc thái dương, một điều cần nên nhớ:
a. Trên cõi Chân Thần, cõi của bảy cung.
b. Trên cõi Bồ đề, nơi mà các Chân Sư và đệ tử các Ngài tạo thành 49 trung tâm lực trong các thể của Bảy Hành Tinh Thượng Đế.
c. Trên cõi dĩ thái thứ tư của cõi trần, nơi mà các hành tinh thánh thiện, các thể trọng trược bằng chất dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế, được tìm thấy.
Ở đây, chúng ta lại có thể truy nguyên ra sự tương ứng tiểu thiên địa:
Trong con người, các trung tâm lực được tìm thấy trên cõi trí, từ đó phát sinh ra xung lực cho sự sống trên cõi trần, hay là ý muốn luân hồi; từ đó chúng có thể được truy nguyên cho tới cõi cảm dục, và sau rốt đến các phân cảnh dĩ thái, đối với chất dĩ thái thứ tư, nơi mà chúng thực sự trải qua cùng mức tiến hoá mà các trung tâm lực hành tinh đi xuyên qua, và là khí cụ trong việc đem lại sự biểu lộ bên ngoài, vốn là các trung tâm lực.

Các trung tâm lực tạo thành toàn thể các dòng thần lực từ Chân ngã trút xuống, thần lực đó được truyền xuống từ Chân Thần. Nơi đây chúng ta có bí nhiệm về sự rung động dần dần tăng nhanh của các trung tâm lực khi Chân ngã lần đầu tiên bắt đầu kiềm chế, hay hoạt động, và sau đó (sau khi điểm đạo) đến lượt Chân Thần, như vậy đem lại các thay đổi và sức sống gia tăng trong phạm vi của luồng hoả hay của mãnh lực của sự sống trong sạch.
Do đó, các trung tâm lực, khi vận dụng một cách thích hợp, tạo thành “thể lửa” (‘body of fire’) mà sau rốt chính là tất cả những gì bị bỏ lại, trước nhất đối với con người trong ba cõi thấp và sau đó tới Chân Thần. Thể lửa này là “thể không thể hư nát” (Thánh Kinh I, Cor. XV, 53) hay là không thể bị huỷ hoại, như Thánh Paul đã nói và là sản phẩm của sự tiến hoá, của sự phối hợp hoàn hảo ba loại lửa, mà sau rốt sẽ phá huỷ sắc tướng. Khi sắc tướng bị huỷ diệt, thể tinh thần vô hình của lửa còn lại nơi đó, ngọn lửa tinh khiết duy nhất, được phân biệt bằng bảy trung tâm lực sáng chói sẽ cháy mãnh liệt hơn. Lửa điện này là kết quả của việc đem hai cực lại với nhau và biểu lộ vào lúc nhất quán hoàn toàn, chân lý huyền bí của câu nói “Đức Chúa Trời chúng ta là đám Lửa hay thiêu đốt” (Thánh Kinh Deut. IV, 24; Hebrews XII, 29).
Ba trong số các trung tâm lực này được gọi là các trung tâm lực chính yếu, vì chúng tượng trưng ba trạng thái của Chân Thần tam phânÝ chí, Bác Ái và Trí Huệ :
1. Trung tâm lực đỉnh đầu … Chân Thần.
    Ý chí hay Quyền năng.
2. Trung tâm lực ở tim …….. Chân ngã.
    Bác Ái và Minh triết
3. Trung tâm lực cổ họng ….. Phàm ngã.
    Hoạt động hay Trí Huệ
Hai trung tâm lực khác có liên quan trước tiên với thể dĩ thái và với cõi cảm dục. Trung tâm lực cổ họng tổng hợp toàn bộ sự sống của phàm ngã và rõ rệt có liên hệ với cõi trí, - ba cõi này và hai cõi cao hơn, và ba trung tâm lực với hai trung tâm lực khác, tim và đầu. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên quên rằng trung tâm lực ở đáy xương sống cũng là nơi tổng hợp, như thường được mong đợi, nếu thừa nhận rằng cõi thấp nhất của mọi biểu lộ là điểm phản chiếu sâu xa nhất. Trung tâm lực thấp nhất này do sự tổng hợp hoả xà và các lửa prana, rốt cuộc phối hợp và pha trộn với lửa trí tuệ và sau đó với lửa của Tinh Thần, tạo nên sự cháy rụi như thế ấy.
Chúng ta phải gạt bỏ ý tưởng sai lầm trong trí rằng các trung tâm lực này là các sự vật hồng trần (physical things). Chúng là các xoáy lực đang cuốn chất dĩ thái, chất cảm dục và chất trí vào một loại hoạt động nào đó. Vì là chuyển động quay, kết quả được tạo ra trong vật chất là một hiệu ứng xoay tròn có thể nhận thấy được bằng nhãn thông dưới hình dạng các bánh xe lửa nằm ở :
1. Trong vùng thấp nhất của xương sống.
2. Giữa các xương sườn ngay dưới cách mô.
3. Trong vùng ngực bên trái.
4. Trong trung tâm của cổ họng.
5. Ngay trên đỉnh đầu.
Tôi xin mô tả các trung tâm lực này đầy đủ chi tiết hơn, bàn về chúng như được nhìn thấy trong chất dĩ thái và đặt nền tảng cho những gì mà tôi nói đến tương tự như ông C. W. Leadbeater đề cập trong tác phẩm “Cuộc Sống Nội Tâm” (“Inner Life”), quyển I, trang 447- 460
Chúng ta sẽ chú ý màu sắc và các cánh hoa :
1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, 4 cánh. Các cánh này có hình dạng một thập giá, toả ra lửa vàng cam.
2. Trung tâm lực đan điền, 10 cánh, màu hồng pha lục.
3. Trung tâm lực ở tim, 12 cánh, vàng rực.
4. Trung tâm lực cổ họng, 16 cánh, xanh dương ánh bạc, nhưng xanh dương trội hơn.
5. Trung tâm lực đỉnh đầu chia làm hai :
a. Giữa lông mày, gồm 96 cánh, ½ của hoa sen là hồng và vàng, nửa kia xanh và tím.
b. Ngay đỉnh đầu. Một trung tâm lực gồm 12 cánh hoa chính màu trắng và vàng, 960 cánh phụ xếp chung quanh 12 cánh ở giữa. Điều này tạo nên tổng số 1068 cánh trong 2 trung tâm lực ở đầu (tạo thành một trung tâm lực duy nhất) hay là 356 lần 3. Tất cả các con số này đều có một ý nghĩa huyền bí.
Cũng như Chân thần là toàn bộ của cả ba trạng thái và của bảy nguyên khí con người, trung tâm lực đỉnh đầu cũng là một bản sao của trung tâm lực này, và trong phạm vi ảnh hưởng của nó, có bảy trung tâm lực khác với chính nó là cái tổng hợp. Bảy trung tâm lực này cũng được chia thành ba trung tâm lực chính và bốn trung tâm lực phụ, sự hợp nhất và thành toàn của chúng được nhận thấy trong trung tâm lực rực rỡ vượt lên và bao khắp chúng. Cũng có ba trung tâm lực hồng trần được gọi là :
a. Trung tâm lực trên tuỷ sống
b. Tuyến tùng quả
c. Tuyến yên
với bốn trung tâm lực thứ yếu. Bốn trung tâm lực thứ yếu này được phối hợp trong trung tâm lực trên tuỷ sống và không có liên hệ với chúng ta. Nơi đây, tôi cũng xin vạch ra rằng có một liên hệ chặt chẽ :
a. Giữa trung tâm lực trên tuỷ sống với trung tâm lực cổ họng.
b. Giữa trung tâm lực đỉnh đầu với tuyến yên.
c. Giữa trung tâm lực ở tim với tuyến tùng quả.
Thật là bõ công cho nhà nghiên cứu nào chiêm ngưỡng sự kế tục lý thú của các tam giác đang được tìm thấy và cách thức mà chúng phải được nối liền bằng sự tiến tới của luồng hoả trước khi luồng hoả ấy có thể làm cho chúng sinh động hoàn toàn và bấy giờ chuyển qua các chuyển hoá khác. Chúng ta có thể liệt kê ra một số các tam giác này, luôn luôn nhớ rằng tuỳ theo cung mà luồng hoả tiến lên theo dạng hình học và tuỳ theo cung mà các điểm được tiếp xúc theo trình tự được an bài. Ở đây, tàng ẩn một trong các bí mật về điểm đạo và nơi đây cũng có một số nguy hiểm kèm theo trong việc phổ biến quá nhanh chi tiết liên hệ đến các cung.
1. Tam giác sinh khí (pranic triangle)
a. Trung tâm lực ở vai.
b. Trung tâm lực gần cách mô.
c. Lá lách.
2. Người được kiểm soát từ cõi cảm dục
a. Đáy xương sống
b. Đan điền.
c. Tim
3. Người được kiểm soát từ cõi trí
a. Đáy xương sống
b. Tim
c. Cổ họng
4. Người được Chân ngã kiểm soát phần nào, người tiến hoá.
a. Tim
d. Cổ họng
e. Đầu, nghĩa là bốn trung tâm lực thứ yếu và tổng hợp của chúng, trung tâm lực trên tuỷ sống.
5. Người tâm linh đến lần điểm đạo 3
a. Tim
b. Cổ họng
c. Bảy trung tâm lực trên đầu
6. Người tâm linh đến lần điểm đạo 5
a. Tim
b. Bảy trung tâm lực ở đầu
c. Hai hoa sen nhiều cánh
Tất cả các giai đoạn khác nhau này biểu lộ sự rực rỡ của các tam giác khác nhau. Từ điều đó chúng ta đừng nên phỏng đoán rằng khi luồng hoả được tập trung trong một tam giác thì nó không hiện ra trong các tam giác khác. Một khi luồng hoả được tự do đi qua bất cứ tam giác nào, nó bốc cháy một cách liên tục, nhưng luôn luôn có một tam giác chói rực hơn các tam giác khác và chính từ các tam giác ánh sáng chói lọi này, xuất phát từ các luân xa và các xoáy lửa mà kẻ có nhãn thông và các huấn sư của nhân loại có thể đánh giá vị thế của con người trong việc sắp đặt sự việc và phán đoán sự thành đạt của y. Ở điểm cao nhất của kinh nghiệm sống và khi con người đã đạt đến mục tiêu của mình, mỗi tam giác là một đường lửa toả chiếu và mỗi trung tâm lực là một bánh xe thần lực sống động, cháy rực đang quay với tốc độ khủng khiếp; ở giai đoạn này, trung tâm lực không những chỉ quay theo một hướng đặc thù, mà còn, theo sát nghĩa, xoay trên chính nó nữa, tạo thành một khối cầu lửa sống động chiếu lóng lánh với lửa tinh khiết và giữ lại trong nó một dạng hình học nào đó, tuy cũng rung động nhanh đến nỗi hiếm khi mà mắt thấy được. Trên hết, ở đỉnh đầu, người ta thấy lửa hiện ra dường như làm cho tất cả các trung tâm lực khác trở thành vô nghĩa, từ tâm của hoa sen nhiều cánh này phát ra một ngọn lửa với màu căn bản thuộc về cung của người đó. Ngọn lửa này tiến lên và dường như kéo xuống một dải ánh sáng điện, vốn là luồng giáng lưu (downflow: luồng đi xuống) từ tinh thần trên cõi cao nhất. Điều này đánh dấu sự phối hợp các luồng hoả và sự giải thoát con người ra khỏi lưới vật chất.
Bây giờ chúng ta nên chú ý rằng sự tiến hoá của các trung tâm lực này có thể được mô tả, không những bằng lời nói, mà còn ở dưới năm biểu tượng rất thường có trong cách giải thích vũ trụ.
1. Vòng tròn. Ở giai đoạn này, trung tâm lực được nhìn thấy chỉ giống như một chỗ lõm hình dĩa (theo cách diễn tả của ông Leadbeater) với ngọn lửa chiếu mờ mờ, lửa khuếch tán khắp nơi nhưng thực sự không mãnh liệt. Bánh xe quay chậm, chậm đến nỗi gần như không đáng kể. Điều này tương ứng với giai đoạn kém phát triển và với căn chủng Lemuria lúc đầu, và vào thời đó con người chỉ là động vật; tất cả các điều tạo thành đó là một môi trường để cho tia lửa trí tuệ xuất hiện.
2. Vòng tròn có tâm điểm.
Trung tâm lực được nhìn thấy ở đây với một điểm lửa sáng rực nằm giữa chỗ lõm hình dĩa, chuyển động quay trở nên nhanh hơn. Điều này tương ứng với giai đoạn mà trí tuệ bắt đầu được cảm nhận và vào giai đoạn sau của thời Lemuria.
3. Vòng tròn chia hai. Vào giai đoạn này, điểm ánh sáng ở trung tâm của xoáy lửa trở nên linh hoạt hơn; chuyển động quay khiến cho nó cháy sáng hơn và phóng các tia lửa ra hai hướng, dường như tách xoáy lửa ra làm hai; chuyển động được gia tốc thêm nhiều và ngọn lửa tách ra trong ổ xoáy, lao tới, lui, kích thích độ chói sáng của chính trung tâm lực, cho đến khi một điểm sáng chói được đạt tới rất to. Điều này tương ứng với thời Atlantis.
4. Vòng tròn chia làm bốn. Bây giờ chúng ta đến điểm mà trung tâm lực cực kỳ linh hoạt, với chữ thập bên trong chu vi của nó đang xoay cũng như chính luân xa, tạo nên một hiệu quả rất mỹ lệ và linh hoạt. Con người đã đạt đến một giai đoạn phát triển rất cao về trí tuệ, tương ứng với căn chủng thứ năm, hay là với vòng tuần hoàn thứ năm trong chu kỳ lớn hơn; y có ý thức về hai hoạt động trong chính y, tượng trưng bằng luân xa đang xoay và thập giá đang quay bên trong. Y cảm nhận được tinh thần, dù là đang tác động một cách linh hoạt trong sự sống phàm ngã, và sự phát triển đã đạt đến đỉểm mà y đang ở gần Con Đường Dự Bị.
5. Chữ Vạn. Ở giai đoạn này trung tâm lực trở nên có chiều đo thứ tư; thập giá đang quay bên trong bắt đầu xoay trên trục của nó, và hướng vùng ngoại biên sáng rực vào mọi mặt, để cho trung tâm lực được mô tả như là một khối cầu lửa, đúng hơn là một bánh xe. Nó đánh dấu giai đoạn của Thánh Đạo thành hai phân đoạn của nó, vì tiến trình tạo ra hiệu quả được mô tả như là bao trùm toàn thể giai đoạn của Thánh Đạo. Vào lúc kết thúc, các trung tâm lực được nhìn thấy như là các khối cầu rực lửa với các nan hoa của bánh xe (hay là sự tiến hoá của thập giá từ trung điểm) phối hợp và tan hoà vào “lửa thiêu đốt toàn thể”.
Một câu vắn tắt được nêu ra nơi đây do bởi sự liên hệ của nó với vấn đề này. Một câu khác cũng cần được nói thêm vào, mà nếu suy gẫm kỹ, sẽ chứng minh giá trị thực sự và sẽ có một hiệu quả xác định trên một trong các trung tâm lực, còn trung tâm lực nào thì đó là phần mà chính người nghiên cứu tự tìm lấy. Hai câu này như sau:
“Bí mật của Lửa ẩn trong chữ (letter) thứ hai của Linh Từ (Sacred Word). Bí nhiệm của sự sống ẩn giấu trong tim. Khi điểm hạ đẳng rung động, khi Tam Giác Thiêng chiếu sáng, khi điểm, trung tâm lực ở giữa, và đỉnh cùng bừng cháy, lúc bấy giờ hai tam giác - lớn và nhỏ - hoà hợp thành ngọn lửa duy nhất thiêu rụi toàn thể”.
“Lửa bên trong lửa thứ yếu tìm thấy sự tiến triển của nó được thúc đẩy nhiều, khi vòng tròn của chuyển động và bất động, của bánh xe nhỏ trong bánh xe lớn chuyển động không phải trong Thời gian, tìm được nhiều lối thoát hai phía; bấy giờ nó chiếu sáng với vẻ huy hoàng của Đấng nhị bội và Huynh đệ lục bội của Ngài (sixfold brother). Fohat chạy khắp không gian. Ngài tìm kiếm sự bổ sung cho Ngài. Linh khí của Đấng bất động và lửa của Đấng Duy Nhất đang tìm cái Tổng Thể từ khởi thuỷ, đổ xô để gặp gỡ nhau và bầu thế giới bất động trở thành bầu hoạt động”.
Chúng ta xét tiếp điểm thứ hai về các trung tâm lực:
2. Các trung tâm lực liên quan với các Cung.
Điều này sẽ mang lại cho chúng ta một phạm vi rộng lớn của vấn đề được bàn đến và nhiều tài liệu cần suy nghiệm, phỏng đoán và ước đoán khôn ngoan. Tất cả những gì được nêu lên ở đây chỉ đơn giản là các sự kiện căn bản mà nhờ đó có thể dựng lên được một sự phỏng đoán và suy luận hợp lý, bằng cách dùng sự tưởng tượng và do đó có tác động đến hai việc:
Các điều này là một khả năng bành trướng quan niệm trí tuệ chúng ta, và tạo ra giác tuyến hay loại cầu nối mà mọi người tìm cách để hoạt động, trong hiện thể Bồ đề, phải tạo ra giữa thượng trí và hạ trí, do đó cần vận dụng trí tưởng tượng (vốn là sự tương đồng tinh anh so với sự phân biện bằng trí tuệ) và sự chuyển hoá sau cùng của nó thành trực giác.
Tất cả các bậc đạo sư đã thu nhận môn đồ để huấn luyện và vị nào tìm cách dùng các môn đồ vào việc phụng sự thế gian, đều tuân theo phương pháp này để truyền đạt sự kiện (thường bị ẩn giấu trong các ngôn từ và bị làm cho mơ hồ bằng biểu tượng) và lúc bấy giờ để cho môn đồ noi theo chính các suy luận của mình. Nhờ đó, tính phân biện được phát triển và phân biện là phương pháp chính để nhờ đó Tinh Thần thoát ra khỏi các cản trở của vật chất và nhận rõ giữa ảo ảnh với những gì bị ảo ảnh che khuất.
Nơi đây, nhiều điều không thể được truyền đạt, vì có những đề tài nếu bàn đến đầy đủ, sẽ đưa ra quá nhiều thông tin cho những kẻ có thể lạm dụng nó. Như chúng ta biết, tiến hoá của các trung tâm lực là một diễn biến chậm chạp và từ từ, nên tiến hành theo các chu kỳ đã định, thay đổi tuỳ theo cung Chân Thần của con người.
Cuộc đời của kẻ hành hương có thể được chia thành ba giai đoạn chính :
1. Giai đoạn mà trong đó y ở dưới ảnh hưởng của cung phàm ngã.
2. Giai đoạn mà y tiến vào dưới ảnh hưởng của cung Chân ngã.
3. Giai đoạn mà Cung Chân Thần thống ngự.
Giai đoạn một là giai đoạn kéo dài nhất, bao trùm sự tiến bộ rộng lớn của nhiều thế kỷ, trong đó trạng thái hoạt động của bản ngã tam phân đang được phát triển. Hết kiếp sống này đến kiếp sống khác trôi qua, trong khi trạng thái trí tuệ diễn tiến một cách chậm chạp và con người ngày càng đi vào lãnh vực kiểm soát của trí tuệ, đang tác động qua bộ óc hồng trần của y. Giai đoạn này có thể được xem như là phù hợp với giai đoạn của Thái dương hệ thứ nhất, trong đó Thượng Đế Ngôi Ba, trạng thái Brahma, Trí Tuệ, đang tiến đến điểm thành toàn ( ).
Lúc bấy giờ, trạng thái thứ hai bắt đầu trong.
Ghi chú chân trang (31):
Khi chu kỳ cuối cùng có người ở đã được trái đất màu mỡ này hoàn tất, thì nhân loại đã đến giai đoạn làm Phật ở dạng tập thể, và chuyển ra khỏi cách hiện hữu nơi ngoại cảnh, để tiến vào bí mật của Niết Bàn – lúc bấy giờ “đã đến lúc” cái hữu hình trở thành vô hình, cái cụ thể bắt đầu phân tán thành từng nguyên tử, trước khi chu kỳ của nó bắt đầu lại.
Nhưng các thế giới đã chết mà xung lực đang tiến tới bị bỏ lại sau vẫn không tiếp tục chết.
Chuyển động là trật tự vĩnh cửu của các sự vật, và ái lực hay sức hút là người đỡ đần của nó trong mọi công việc. Rung động của sự sống sẽ lại tái kết hợp nguyên tử và nó sẽ khơi dậy trở lại bầu hành tinh trì trệ khi đến lúc. Mặc dù mọi lực của nó vẫn ở nguyên trạng và hiện giờ đang hôn thuỵ; tuy nhiên dần dần nó sẽ - khi đến thời điểm - tụ tập lại cho một chu kỳ mới khai sinh ra con người, và khai sinh ra một điều gì đó còn cao siêu hơn các kiểu mẫu vật chất, và đạo đức so với chu kỳ khai nguyên trước đó. Và “các nguyên tử vũ trụ đã ở trong trạng thái biến đổi” (khác hẳn về chuyển động và hiệu quả - trong việc tạo ra lực theo nghĩa cơ học) vẫn ở nguyên trạng cũng như các bầu hành tinh và mọi cái khác trong tiến trình tạo lập. “Đó là “giả thuyết hoàn toàn hợp với chú giải của con, cũng như của ta”. Sở dĩ có như vậy là vì sự phát triển hành tinh cũng tiến theo sự tiến hoá của con người, hoặc của giống dân; tới lúc Chu Kỳ Qui Nguyên sẽ bắt kịp chuỗi thế giới ở các giai đoạn tiến hoá kế tiếp; (nghĩa là) mỗi thế giới đã đạt đến một trong các thời kỳ tiến hoá – thì mỗi thế giới sẽ dừng lại ở đó, cho đến khi xung lực bên ngoài của kỳ khai nguyên tới khởi động nó từ chính điểm đó - giống như đồng hồ ngưng chạy được lên dây trở lại. Vì lẽ đó Chân Sư đã dùng từ ngữ “bị biến đổi” (“differentiatect”).
Đến Chu Kỳ Qui Nguyên, không có con người, con thú hoặc thảo mộc nào sẽ còn sống để thấy được nó, mà sẽ chỉ có các địa cầu hay các bầu hành tinh với các giới khoáng thạch của chúng; và tất cả các hành tinh này sẽ bị tan rã về mặt hình hài trong kỳ Qui Nguyên, tuy nhiên không bị huỷ diệt; vì chúng vẫn có vị trí của chúng trong trình tự tiến hoá và “vốn liếng riêng” của chúng xuất hiện trở lại từ nội cảnh, khi chúng tìm được điểm chính xác để từ đó tiến lên theo chuỗi “hình hài đã biểu lộ”. Như ta đã biết, điều này được lặp lại không ngưng nghỉ, suốt từ Thời Gian Vô Cùng (Eternity). Mỗi người chúng ta đều trải qua vòng tiến hoá bất tận này và sẽ lặp lại mãi mãi. Việc đi lệch khỏi lộ trình của mỗi người và tốc độ tiến tới của y từ kỳ Niết Bàn này đến Niết Bàn khác đều bị chi phối bởi các nguyên nhân mà chính y tạo ra do những hoàn cảnh ngặt nghèo mà y bị vướng vào đó”.
The Mahatma Letter, Thư 46 (ML 12), trang 67.