TỔNG HỢP
VỀ THUẬT NGỮ TRI THỨC
PHẦN MỘT
Chỉ dẫn nghiên cứu và học tập giáo lý Minh Triết Thánh Đoàn
1. Các Chân Sư Minh Triết - Các đệ tử huyền môn (TTHM, 328)
... Đầu tiên và quan trọng nhất là công phu hành thiền như đã đề ra trong các bức thư này, và có thể do vị Hiệu trưởng chỉ dạy. Mỗi năm một hay hai lần vị Hiệu trưởng điểm đạo đồ của trường cao cấp mà trường dự bị liên hệ sẽ duyệt xét các đạo sinh, và sau khi bàn thảo với vị Hiệu trưởng trường dự bị, người sẽ ấn định phương pháp thiền cụ thể điều chỉnh theo nhu cầu của mỗi đạo sinh. Mỗi năm một lần, vị Chân sư trông nom cả hai trường cũng sẽ duyệt xét các đạo sinh và thông báo cho vị Hiệu trưởng những sự điều chỉnh cần thiết. (Tôi cũng xin nhắc các bạn rằng mối quan hệ của Chân sư với đệ tử có tính cách riêng tư, và dù Ngài có thể thường xuyên tiếp xúc riêng với đệ tử của Ngài, điều này vẫn không ảnh hưởng gì đến việc Ngài chính thức duyệt xét các hào quang kết hợp của cả trường.)
2. Tuần tự nghiên cứu tiểu vũ trụ, gồm những chủ đề sau, đạo sinh dùng kính hiển vi khi cần (TTHM, 329):
+ Tiểu vũ trụ.
Giải phẫu học, sinh lý học, sinh học sơ cấp.
Dân tộc học.
Nghiên cứu thể dĩ thái và các vấn đề liên hệ là sinh lực và từ lực.
Nghiên cứu địa chất; thảo mộc hay thực vật; và động vật.
Nghiên cứu lịch sử con người và sự phát triển của khoa học.
Nghiên cứu các định luật của cơ thể tiểu vũ trụ.
+ Đại vũ trụ.
- Nghiên cứu những định luật về điện, vũ trụ lực (fohat), sinh lực (prana), và ánh sáng tinh giới.
- Nghiên cứu thiên văn học và chiêm tinh học.
- Nghiên cứu vũ trụ khởi nguyên học nội môn.
- Nghiên cứu các đẳng cấp nhân loại.
- Nghiên cứu trường tiến hóa thiên thần.
- Nghiên cứu các định luật của thái dương hệ.
- Nghiên cứu thần giao cách cảm, sự sáng tạo của trí tuệ và khoa trắc lượng tâm lý.
+ Trí tuệ.
Nghiên cứu cõi trí.
Nghiên cứu các định luật về lửa.
Nghiên cứu thể nguyên nhân.
Nghiên cứu nguyên khí thứ năm.
Nghiên cứu màu sắc và âm thanh.
+ Tổng hợp.
Nghiên cứu tinh thần-vật chất-trí tuệ.
Nghiên cứu số học và biểu tượng học.
Nghiên cứu toán học cao cấp.
Nghiên cứu các luật hợp nhất.
Nghiên cứu các luật giới tính.
+ Phát triển thần thông.
Nghiên cứu huyền bí học thực hành.
Nghiên cứu các quan năng thần thông.
Nghiên cứu ánh sáng tinh giới và tiên thiên ký ảnh.
Nghiên cứu khoa đồng cốt và nguồn cảm hứng.
Nghiên cứu các tiền kiếp.
Nghiên cứu các trung tâm lực của đại vũ trụ và tiểu vũ trụ.
+ Công tác thực hành.
- Phụng sự nhân loại.
- Nghiên cứu công tác tập thể.
- Tự kiểm điểm.
- Những việc làm cho các thể thanh, nhằm tạo tâm thức liên tục.
- Nghiên cứu về chánh thuật.
- Nghiên cứu về cung bảy. Các bạn sẽ thấy rằng khi người môn sinh đã hoàn tất chương trình học kể trên tức là y đã có đủ tiềm năng của một nhà chánh thuật, và tương lai sẽ là một nhân viên của Huyền môn Chánh đạo. Y sẽ được trang bị đầy đủ và sẵn sàng tiến lên học trường cao cấp. Ở đó y sẽ được huấn luyện để sử dụng kiến thức đã thu đạt. Ở đó các luân xa của y sẽ được phát triển một cách khoa học để y trở thành một nhà thần thông hữu thức với trí năng cao. Ở đó y sẽ được huấn luyện để tiếp xúc và kiểm soát các giới tiến hóa hạ đẳng và hợp tác với các trường tiến hóa khác như giới thiên thần. Và ở đó tất cả các thể của y được điều chỉnh và chỉnh hợp sao cho đến cuối giai đoạn thụ huấn – trong khoảng từ hai đến ba năm – y sẽ sẵn sàng để đứng trước Đấng Điểm đạo.
3. Tiềm năng trở thành quyền năng (TTHM, 331): Loại công tác thứ ba này dựa vào chương trình học kể trên và hoàn toàn dành cho sự phát triển cá nhân, bao gồm các vấn đề sau:
Chỉnh hợp các thể để giao tiếp với Chân nhân.
Lập cầu antahkarana và phát triển thượng trí.
Phát triển trực giác, và sự thức tỉnh tinh thần rõ rệt trong môn sinh.
Nghiên cứu sự rung động, cung, màu sắc và âm điệu của môn sinh.
Tinh luyện tất cả các thể một cách ý thức, bắt đầu từ thể xác.
Khi tất cả các vấn đề này được nghiên cứu một cách thích đáng và tất cả các kiến thức đã thu hoạch đều được đem ra thực hành, thì các quyền năng cố hữu của linh hồn sẽ trở thành những quyền năng hữu thức. Trên hết mọi sự, cần nhấn mạnh sự kiện rằng nhà chánh thuật là người sử dụng tất cả quyền năng và hiểu biết của mình để phụng sự nhân loại. Sự phát triển của nội tâm y phải được phát biểu trong phụng sự, trước khi y được phép chuyển vào học ở trường cấp cao. Tôi đã trao cho các bạn nhiều điều đáng quan tâm suy ngẫm.
+ Có bảy năng lượng gốc vũ trụ, tạo ra vô vàn Sự sống và Thái dương hệ mà Thái dương hệ của chúng ta là
Chúng chịu sự chi phối của các Luật vũ trụ - Luật này có nguồn gốc từ các phẩm tính của 7 loại năng lượng vũ trụ này. Luật là sự mô tả các phẩm tính của năng lượng mà nó hoạt động đặc trưng, quy luật cho năng lượng đó trong vũ trụ, và sự tương tác của chúng với các năng lượng khác;
PHẦN HAI
Các Thuật ngữ về Tri thức
1- Tooltip Tri thức
+ Tri thức công truyền và bí truyền: Câu trả lời cho điều này thực sự bao hàm trong việc nhận thức rằng một số tri thức liên quan đến khía cạnh bên trong của sự sống, còn loại tri thức khác liên quan đến khía cạnh bên ngoài; có một loại tri thức liên hệ đến năng lượng và lực (do đó có nguy hiểm khi vội vàng tiết lộ không đúng lúc) và một loại tri thức khác nữa có liên quan đến những gì thuộc về năng lượng. Do đó, điều hiển nhiên là cho đến khi có được khả năng để xác minh thông tin từ bên trong, thì toàn bộ các sự thật nên giữ lại bên ngoài tầm ý thức của đa số con người. (LVLCK, 285)
+ Tri thức là minh triết cổ chân chính. (ASCLH, 140)
+ Tri thức là sản phẩm của Phòng Học Tập, dùng để chỉ toàn thể những tìm kiếm và kinh nghiệm của con người, qua 5 giác quan và có thể được liên kết, giải đoán và định nghĩa bằng cách dùng trí năng con người. Đó là những điều mà ta cảm thấy xác tín trong trí hay những gì mà chúng ta có thể xác định bằng cách dùng thí nghiệm. Đó là bảng tóm tắt các nghệ thuật và khoa học. Nó bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc kiến tạo và phát triển khía cạnh hình hài của sự vật. Do đó, nó liên quan đến khía cạnh vật chất của công cuộc tiến hóa, vật chất trong Thái Dương Hệ, trong hành tinh, trong ba cõi tiến hóa của nhân loại, và trong các thể của con người. (ĐĐNLVTD, 10–11)
+ Tri thức là việc thấu hiểu đúng các định luật về năng lượng, về việc bảo toàn thần lực, về các cội nguồn, các tính chất, các loại và mức độ rung động của năng lượng. Tri thức bao hàm việc thấu hiểu về:
a/ Các rung động chính yếu khác nhau.
b/ Các trung tâm mà theo đó thần lực nhập vào.
c/ Các vận hà theo đó thần lực lưu chuyển.
d/ Các tam giác lực và các dạng hình học khác mà nó tạo ra trong khi tiến hóa.
e/ Các chu kỳ và dao động của năng lượng liên quan với các kiểu mẫu biểu hiện khác nhau của hành tinh, kể cả mọi giới trong thiên nhiên.
f/ Ý nghĩa đích thực của các trạng thái thần lực mà chúng ta gọi là “thời kỳ hỗn nguyên” và các trạng thái mà chúng ta gọi là “thời kỳ biểu lộ”.
* Nó cũng bao gồm một nhận thức đúng về các định luật qui nguyên (LVLCK, 879–881)
+ Tri thức (knowledge) có thể được chia thành ba loại:
- Thứ nhất, có loại tri thức lý thuyết (theoretical knowledge). Tri thức này bao gồm mọi tri thức mà con người biết về nó, nhưng được con người chấp nhận dựa trên các phát biểu của người khác, và bởi các chuyên gia trong các ngành tri thức khác nhau. Nó được dựa trên các phát biểu có thẩm quyền, và có trong nó yếu tố tín nhiệm vào người viết và người nói, và vào các trí thông minh lão luyện của những người hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào của nhiều lĩnh vực tư tưởng khác nhau. Các chân lý được chấp nhận như thế đã không được trình bày rõ ràng hoặc được xác minh bởi người chấp nhận chúng, vì y thiếu sự huấn luyện và thiết bị cần thiết. Các quả quyết của khoa học, các thần học của tôn giáo, và các khám phá của các triết gia và các tư tưởng gia ở khắp nơi, đều bóp méo quan điểm và đáp ứng với một sự sẵn sàng chấp nhận từ thể trí thiếu luyện tập, và đó là thể trí của kẻ bậc trung.
- Thứ hai, chúng ta có tri thức phân biện (discriminative knowledge) vốn có trong nó một tính chất chọn lọc và vốn thừa nhận sự hiểu biết sáng suốt, và sự áp dụng thực tế của phương pháp khoa học chuyên biệt hơn, và việc sử dụng cách thử nghiệm, loại bỏ những gì không thể được chứng minh, và việc cách ly các yếu tố sẽ chịu sự thẩm tra và tuân theo những gì được hiểu như là định luật. Thể trí thuần lý, thích tranh cãi, thiên về sách vở và thích cụ-thể-hóa, được phát huy với kết quả là nhiều điều vốn ngây ngô, không thể có và không thể kiểm chứng, đều bị bác bỏ và một sự gạn lọc tương ứng của các lĩnh vực của các kết quả tư duy. Tiến trình phân biện và khoa học này đã giúp con người đạt đến nhiều chân lý liên quan đến ba cõi thấp. Liên quan đến thể trí của nhân loại, phương pháp khoa học đang vận hành cùng chức năng như phương pháp của huyền môn về thiền định (trong hai giai đoạn định trí ban đầu của nó và sự định trí hoặc thiền định kéo dài) vận hành liên quan tới cá nhân. Nhờ nó, các tiến trình đúng đắn của tư tưởng được sản sinh ra, những yếu tố không cần thiết và các trình bày không chính xác về chân lý cuối cùng bị loại bỏ hoặc được chỉnh sửa, và việc tập trung sự chú ý đều đặn hoặc là vào một tư tưởng mầm mống, một vấn đề khoa học, một triết học, hoặc là vào một tình trạng thế giới dẫn đến một sự gạn lọc cuối cùng, và việc thấm vào từ từ của các ý tưởng đúng đắn và các kết luận hợp lý. Các tư tưởng gia hàng đầu trong bất cứ trường phái nào trong các trường phái tư tưởng lớn cũng chỉ là những nhân vật tiêu biểu của tham thiền huyền linh, và các khám phá lỗi lạc về khoa học, các lý giải chính xác về các định luật của thiên nhiên, và các trình bày về những kết luận chính xác dù là trong các lĩnh vực của khoa học, của kinh tế, của triết học, tâm lý học hoặc của nơi nào khác chỉ là sự biểu lộ của thể trí (và tiếp theo sau là của bộ óc) về các chân lý muôn đời, và là dấu hiệu cho thấy rằng nhân loại cũng đang bắt đầu lấp chỗ trống giữa cảnh (objective, ngoại giới) với tâm (subjective, nội giới), giữa thế giới sắc tướng với thế giới ý tưởng.
- Tri thức trực giác: Điểm thứ 2 chắc chắn dẫn đến tri thức về trực giác. Trực giác trong thực tế chỉ là sự nhận thức bằng trí tuệ về một yếu tố nào đó trong sự sáng tạo, một định luật biểu lộ nào đó, và một khía cạnh chân lý nào đó, được linh hồn nhận biết, phát xuất từ thế giới ý tưởng, và có bản chất của các năng lượng tạo ra tất cả những gì được biết và được thấy. Các chân lý này luôn luôn hiện hữu, và các định luật này bao giờ cũng hoạt động, nhưng chỉ khi nào thể trí được huấn luyện và được phát triển, được tập trung và sẵn sàng tiếp thu thì chúng mới có thể được nhận biết, sau đó được hiểu rõ, và cuối cùng được điều chỉnh theo các nhu cầu và các đòi hỏi của chu kỳ và thời đại. Do đó, những người, vốn đã tập luyện thể trí theo nghệ thuật suy tư rõ ràng, tập trung chú ý, và cảm thụ hợp lý đối với chân lý, đã luôn luôn ở cùng thời với chúng ta, nhưng từ trước đến nay còn ít và không thường xuyên. Họ là những trí tuệ nổi bật của các thời đại. Nhưng hiện nay họ trở nên nhiều và ngày càng tăng lên. Trí tuệ nhân loại đang trong tiến trình luyện tập, và có nhiều trí tuệ như thế đang lượn lờ trên các ranh giới của một kiến thức mới. Trực giác, vốn hướng dẫn mọi nhà tư tưởng tiến bộ đi vào các lĩnh vực học hỏi mới mẻ hơn, chỉ là nhân tố đầu tiên của sự toàn tri (omniscience), vốn là đặc điểm của linh hồn. Chân lý về vạn vật hiện tồn, và chúng ta gọi nó là sự toàn tri, tính không thể sai lầm, “tri thức đúng đắn” của triết học Ấn Độ. Khi con người nắm bắt được một phần nhỏ của tri thức này và hấp thu nó vào tâm thức nhân loại, chúng ta gọi đó là sự trình bày (formulation) về một định luật, một khám phá về một trong các diễn trình của thiên nhiên. Từ trước đến giờ điều này đã là một công việc chậm chạp và được làm từng chút một. Về sau và chẳng bao lâu sau, ánh sáng sẽ tuôn đổ vào, chân lý sẽ được tiết lộ và nhân loại sẽ bước vào di sản của mình – di sản của linh hồn.
Tôi đã chủ tâm chọn bắt đầu với cái không thể xác định được và cái không nhận biết được. Cho đến nay, linh hồn vẫn còn là một ẩn số (unknown quantity). Nó không có vị trí thực sự trong các lý thuyết của các nhà sưu khảo về khoa học và học thuật (academic). Nó chưa được chứng minh và được xem như một giả thuyết có thể có, nhưng thiếu sự chứng minh, bởi ngay cả người có trí tuệ cởi mở hơn cả trong số các viện sĩ hàn lâm (academicians). Nó không được chấp nhận như một sự thực trong ý thức nhân loại. Chỉ có hai nhóm người công nhận nó là một sự thật. Một là những người cả tin, kém phát triển, thật thà như trẻ con, họ viện dẫn dựa vào một thánh kinh trên thế giới, và có khuynh hướng về tôn giáo, chấp nhận các nguyên lý cơ bản (postulates) của tôn giáo – như là linh hồn, Thượng Đế và sự bất tử − mà không thắc mắc. Nhóm kia là nhóm nhỏ nhưng đang tăng lên đều đặn, nhóm của Những Người Hiểu Biết về Thượng Đế, và về thực tại, họ biết linh hồn là một sự thực theo kinh nghiệm riêng của họ, nhưng không thể chứng minh sự tồn tại của nó một cách thỏa đáng cho người nào chỉ thừa nhận những gì mà trí cụ thể có thể hiểu, phân tích, phê phán và thử nghiệm.
* Người vô minh và người thông thái gặp nhau ở một điểm chung giống như các thái cực (2 đối cực) luôn luôn là như vậy. Ở giữa là những người vốn không hoàn toàn vô minh, mà cũng không phải là người sáng suốt về mặt trực giác. Họ là đa số người có giáo dục, có kiến thức nhưng không có hiểu biết, và họ phải học cách phân biệt giữa những gì có thể hiểu bằng lý trí (rational mind), tức những gì có thể được nhìn thấy bằng con mắt của thể trí (the mind’s eye), với những gì mà chỉ có thượng trí hay trí trừu tượng mới có thể diễn giải và hiểu biết. Cuối cùng trí trừu tượng này hòa nhập vào trong trực giác, vốn là ”quan năng hiểu biết” (“knowing faculty”) của nhà thần bí thực tế và sáng suốt, người này – nhờ biết chuyển bản chất tình cảm và xúc cảm đến vị trí riêng của nó – dùng thể trí như là một điểm tập trung và nhìn ra xuyên qua thấu kính đó, vào thế giới của linh hồn. (LVHLT, 18)
+ Có 3 nhóm trí tuệ mãnh liệt kích động bản chất dục vọng:
2.3.1. Người hướng nội về mặt trí tuệ: bận rộn một cách sâu sắc với các hình tư tưởng tự tạo và thế giới tư tưởng được họ tạo ra, tập trung quanh một hình tư tưởng năng động duy nhất mà họ đã xây dựng. Họ luôn luôn làm việc hướng tới một bước ngoặt, và bước ngoặt này có thể được giải thích bởi thế giới như: sự phát hiện một thiên tài; một nỗ lực sáng tạo nào đó; hoặc những biểu lộ dữ dội của sự tuyệt vọng khi người này cố gắng để thoát khỏi kết quả của sự nghiền ngẫm bên trong của y theo đường lối đã chọn. 460-1
2.3.2. Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng: Trong các giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi – chuyển sự tập trung thông qua việc gợi lên một mối quan tâm khác cao hơn, bởi sự phát triển ý thức xã hội, và nếu có thể bằng sự tiếp xúc với linh hồn. Nếu không nó sẽ làm cho người này cuối cùng trở thành không thể xúc động, vì y trở nên cố thủ trong một thành lũy của các hình tư tưởng riêng của y liên quan đến bản thân y và hoạt động của y. Loại người cung 1 và 5 dễ xảy ra. 461
2.3.3. Người hướng ngoại về mặt trí tuệ: Những người trở nên hướng ngoại mạnh mẽ bởi sự mong muốn áp đặt các kết luận họ đã đạt được lên trên đồng loại của họ. những người cung 3 và 6 dễ bị sự rối loạn này. Họ gồm mọi loại người, từ nhà thần học có thiện ý và người theo giáo điều cố chấp hầu như được tìm thấy trong các trường phái tư tưởng; đến người cuồng tín làm cho cuộc sống thành một gánh nặng cho mọi người xung quanh y khi y tìm cách áp đặt quan điểm của y lên họ; và người điên vì trở nên bị ám ảnh với linh thị của y rằng y phải được cất giữ cẩn thận. 462 (Nguồn: Rối loạn Chia rẽ, Kích thích, Tích hợp và cách chữa trị )
+ Sự Sinh khởi "Tri thức phân biệt": Trích đoạn Đức Phật bào ngài A Nan. ..
A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn), nhân các căn mà có tướng (của trần). Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau.
Giảng:
A-nan, nhân nơi trần mà phát ra cái biết (của căn). Tri thức phân biệt sinh khởi là do sáu trần. Nhân các căn mà có tướng (của trần). Tướng của sáu trần sinh khởi là do ở sáu căn. Tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính, như bó lau gác vào nhau. Kiến (phần) ở đây là chỉ cho trần (đối tượng của cái biết; e: sense-awareness) như đã được đề cập trước tiên. Cả tướng (phần sở kiến) và kiến (phần năng kiến) đều không có tự tính. Tướng biểu hiện ra chỉ vì do sáu căn hiệp với sáu trần; do vì điều ấy không thực; nó hoàn toàn là hư vọng. Kiến cũng là hư vọng. Nó ‘như bó lau tựa vào nhau.’ Các bó lau ở đây chỉ cho một căn gốc chung, từ đó mà hai cọng lau mọc lên. Nó chỉ có thể đứng được nếu chúng là hai, một cọng sẽ rơi nếu cọng kia nhã xuống. Sáu căn, sáu trần, sáu thức cũng tương tự như vậy. Căn và trần phải cùng tác dụng lẫn nhau để tạo nên sáu thức. Chỉ riêng một thứ sẽ không đứng vững được. Một ẩn dụ khác nữa, bó lau ví như cái hố sâu, nên khi nhìn xuống, dường như có gì ở trong đó, nhưng trong đó hoàn toàn chẳng có gì cả. Điều ấy biểu tượng cho tính chất hư vọng của sáu căn và sáu trần..
Do từ vô thuỷ, tâm ông điên loạn. Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, làm cho tri kiến sinh mệt nhọc.
Giảng giải:
Từ vô thuỷ kiếp đến nay, chân tâm thường trú tánh tịnh minh thể–chân tánh–của ông đã bị điên đảo. ‘Điên đảo’ ở đây là chỉ cho ‘sinh tướng vô minh, đó là từ câu sinh. Từ sinh tướng vô minh phát khởi lên tri thức phân biệt các hiện tượng, vốn cũng là tự câu sinh. ‘Điên đảo’ chỉ cho vô minh. Còn ‘loạn’ chỉ cho Tam tế đã đề cập ở trước. Đó là:
1. Nghiệp tướng
2. Năng kiến tướng .
3. Cảnh giới tướng .
Nghiệp tướng khiến cho phát sinh Năng kiến tướng, Năng kiến tướng lại làm sinh khởi Cảnh giới tướng . Điều nầy rất vi tế, tuy vậy, đó không phải là điều mà hàng phàm phu biện biệt được.
Một niệm bất giác sinh ra tam tế. Khi tam tế này đã phát khởi, thì liền có nút thứ nhất. Thời điểm mà Tri kiến vọng phát mãi mãi không dừng, là khi cảnh giới tướng làm duyên để tăng trưởng thành lục thô. Điều nầy cũng đã được giảng giải ở đoạn trước. Lục thô là:
Trí tướng: Trí nầy chỉ cho trí thế gian, tức thế trí biện thông. Nó bao gồm cả hiếu biết về lính vực khao học, kỹ thuật, các loại nghề nghiệp. Vì quý vị ‘phát khởi vọng kiến,’ nên sinh khởi nên Trí tướng, và phát sinh ra cái thứ hai trong Lục thô.
Tương tục tướng: Nó không bao giờ dừng. Trí tướng chính là nút thứ hai, và Tương tục tướng chính là nút thứ ba.
Chấp thủ tướng: Sinh khởi tính chấp trước.
Kế danh tự tướng .
Khởi nghiệp tướng (production of karma).
Nghiệp hệ khổ tướng ( karmic-bound suffering) (Nguồn: HT Tuyên Hóa - Kinh Thủ LN - Quyển 5)
+ Thông minh - Thông tuệ - Biện thông: Bạn đi học, học rộng nghe nhiều, người xưa đã nói "ký vấn chi học", bạn thấy được rất nhiều, nghe được rất nhiều, nhớ được rất nhiều, thế nhưng đều không phải là tự tánh lưu lộ ra, mà đều là từ bên ngoài đến. Đây gọi là thế trí biện thông ...... Bạn có 6 căn tiếp xúc 6 trần, là từ bên ngoài đều sanh phiền não, nhưng thảy đều sanh trí tuệ (năng lực tham học). Mắt thấy sắc, xem thấy cái này ưa thích là tham ái, cái kia không ưa thích thì sân hận, phiền não rồi; nghe âm thanh này hay, âm thanh kia nghe không hay cũng sanh phiền não. Cho nên, đoạn phiền não liền sanh trí tuệ, "Trong tâm đệ tử thường sanh trí tuệ", thấy sắc sanh trí tuệ, nghe tiếng sanh trí tuệ, ngửi mùi sanh trí tuệ......(Nguồn: Pháp sự Tịnh Không)
+ Phát Triển Trí Khôn - Trí Thông Minh - Trí Tuệ - Trí Huệ - Trí Thông Tuệ - Trí Quang Minh: Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí tuệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng câu Chú Đại Bi số 37 - Thất na thất na)
2- Tri thức theo Luận về Lửa Càn Khôn
Tri thức (Knowledge): là việc nhận thức đúng về các định luật năng lượng, định luật bảo toàn thần lực, về các cội nguồn của năng lượng, về các tính chất của nó, các kiểu mẫu và các rung động của nó. Nó bao hàm một hiểu biết về:
a/ Các rung động nòng cốt khác nhau.
b/ Các bí huyệt nhờ đó thần lực nhập vào.
c/ Các vận hà mà nó lưu thông theo đó.
d/ Các tam giác và các dạng hình học khác mà nó tạo ra trong khi tiến hóa.
e/ Các chu kỳ và sự lên xuống của năng lượng liên quan với kiểu mẫu biểu lộ của hành tinh, bao gồm tất cả các giới trong thiên nhiên.
f/ Ý nghĩa thực sự của các trạng thái thần lực này mà chúng ta gọi là “các chu kỳ pralaya” và các trạng thái mà chúng ta gọi là “các chu kỳ biểu lộ”. Nó cũng bao hàm một nhận thức đúng đối với các định luật về che khuất (laws of obscuration, định luật về thiên thực).
1. Có 7 nhánh tri thức được nhắc đến trong kinh Puranas. GLBN I, 192;
2. Gnosis, tức Tri Thức còn ẩn giấu (hidden knowledge), là Principle thứ bảy, sáu trường phái Triết Lý Ấn Độ là sáu principles. GLBN I, 299.
Sáu trường phái này là :
a/ Trường phái Lý Luận (Logic) … Bằng chứng của nhận thức đúng.
b/ Trường phái nguyên tử (atomic school) … Hệ thống của các đặc thù. Các yếu tố. Thuật luyện đan và hóa học.
c/ Trường phái Số Luận (Sankhya) … Hệ thống các số. Trường phái vật chất. Lý thuyết về bảy trạng thái vật chất hay prakriti.
d/ Trường phái Yoga … Hợp nhất. Qui luật sống hằng ngày. Thuyết thần bí.
e/ Trường phái Tôn giáo nghi lễ … Nghi thức Thờ Devas hay Gods.
f/ Trường phái Vedanta … Có liên quan tới phi-nhị-nguyên. Bàn đến liên hệ của Atman trong con người với Logos.
3. Có 4 nhánh tri thức mà H.P.B. đặc biệt nhắc đến. GLBN I, 192.
4 nhánh này có lẽ là các nhánh mà có lẽ con người đã bàn đến nhiều nhất trong cuộc tuần hoàn thứ tư và dãy thứ tư này. So GLBN I, 70, 95.
Tứ Diệu Đế.
4 kinh Vedas.
4 Phúc Âm.
4 chuẩn nhận căn bản.
4 yếu tố sẵn sàng.
4 cấp bậc Điểm Đạo.
a/ Yajna Vidya. Cách cử hành nghi thức tôn giáo để tạo ra một số kết (Minh Triết nghi lễ) quả. Nghi lễ phép thuật. Nó có liên quan với Âm
Thanh, do đó liên quan với Akasha hay là dĩ thái của không gian. “Yajna” là Thượng Đế vô hình (invisible Deity), Đấng tràn ngập khắp không gian.
Có lẽ minh triết này liên quan đến cõi trần chăng ?
b/ Mahavidya … Tri thức vĩ đại về pháp thuật. Nó thoái hóa thành việc (Đại minh triết thờ cúng của Tantrika. Liên quan với trạng thái nữ, pháp thuật) hay trạng thái vật chất (mẹ). Nền tảng của hắc thuật. Mahayoga chân chính có liên quan với sắc tướng (Ngôi Hai), cũng như thích ứng với Tinh Thần và nhu cầu của nó.
Có lẽ minh triết này liên quan đến cõi cảm dục chăng ?
c/ Guyha vidya …Khoa học về các thần chú. Tri thức bí mật về các thần (Minh triết chú huyền bí. Sức mạnh huyền linh của âm thanh, thần chú) của Linh Từ.
Có lẽ minh triết này liên quan với cõi trí chăng ? d/ Atma vidya… Minh triết tinh thần đích thực.
4. Tri thức về chân lý là một sự thừa kế chung. GLBN II, 47, 3.
5. Tri thức là một vấn đề tương đối và thay đổi tùy theo trình độ đạt được.
a/ Các phạm vi tri thức thêm nữa mở ra trước một Hành Tinh Thượng Đế. GLBN II, 740.
b/ Bốn chân lý có thể được đạt tới bởi con người không được sự trợ giúp nào. GLBN III, 420.
6. Sau cùng, Tri Thức là một vũ khí nguy hiểm :
Điều này do bởi : sự ích kỷ cá nhân.
Nó chỉ an toàn khi :
a/ Con người không còn lẩn trốn nó, xác thân, linh hồn và tinh thần. GLBN III, 62.
b/ Con người có một niềm tin kiên định vào thiên tính riêng của mình. GLBN III, 62.
c/ Con người nhận biết Nguyên Khí Bất Tử của chính mình.
d/ Con người biết chính mình. GLBN III, 435, 436.
e/ Mọi đức hạnh đều được thực hành. GLBN III, 262.
f/ Con người có được kinh nghiệm. GLBN III, 481
g/ Con người nhận ra tri thức là kết quả của chỉ một mình Tinh Thần. GLBN III, 453.
h/ Tri thức có được qua vùng của thượng trí. GLBN III, 453.
PHẦN BA
Khoa Học Hiện Đại Với Minh Triết Mới
I- Khoa Học Hiện Đại Tương Ứng Và Mâu Thuẫn Với Minh Triết Mới?
+ Với sách Minh Triết Mới: Mâu thuẫn phát sinh theo Quy luật thời gian: ..... Các nhà nghiên cứu các sách của Tôi (Chân Sư Tây Tạng) và bộ Giáo Lý Bí Nhiệm phải nhớ rằng bất cứ các mâu thuẩn nào có thể xuất hiện đều chỉ là mâu thuẩn trong Thời Gian, và rằng khi yếu tố này được hiểu một cách thích đáng và nhà nghiên cứu biết chu kỳ đặc biệt nào mà tài liệu sẽ được áp dụng thì các thiếu chính xác bề ngoài này sẽ biến mất......(Trích tác phẩm: Luận về 7 cung - Tập III - Chiêm tinh học; Chương III - Phần Khoa học về tam Giác lực, trang sách in 554/513)
+ Mâu thuần do sử dụng Thuật ngữ, đó là: Khi chúng ta dùng các từ ngữ, các nhóm từ và diễn tả bằng thuật ngữ của cách nói hiện đại, tất nhiên toàn bộ vấn đề trở nên bị hạn chế và bị làm cho nhỏ lại, vì lẽ đó nhiều chân lý bị mất đi. (Trích: Luận về lửa Càn Khôn). Theo Nhân Trắc Học thì người nghiên cứu rất, rất cần cố gắng tĩnh tâm để thâm nhập, hòa đồng vào "Tâm thức" của người viết để hiểu rộng vấn đề thay vì chỉ hiểu nghĩa đen thuần túy.
II- Luật Sinh Tồn Cần Thuận Theo Tự Nhiên
PHẦN BỐN
SỰ TƯƠNG ỨNG GIỮA ĐẠI VŨ TRỤ VÀ TIỂU VŨ TRỤ/ CON NGƯỜI
I- Con Người Là Một Tiểu Vũ Trụ:
+ Thánh hiền dậy: Người thuận theo Đất - Đất Thuận Theo Trời - Trời Thuận Theo Đạo - Đạo Thuận Theo Tự Nhiên
II- Sự Tiến Hóa Của Tâm Thức
+ Năng lượng sự Sống Vũ trụ tiến hóa theo Chu kỳ và Tuần hoàn để phát triển từ Kim Thạch => Thảo Mộc => Súc Sinh => Nhân Loại => Thiên Nhân => Thánh Hiền với nhiều bậc Điểm Đạo - Thánh Đoàn => Bồ Tát => Quả Vị Phật
PHẦN NĂM
Phật Học - Một Diễn Giảng Siêu Trí Huệ Về Các Luật Vũ Trụ Và Tự Nhiên
Phật pháp: Trong các Kinh Đại thừa, Đức Phật giảng nói rõ về sự sống vô minh khởi sinh đi vào luân hồi, trong đó có Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng nói thâm sâu mầu nhiệm về Tứ Đại: Đất - Nước - Gió - Lửa và Thế giới chúng sinh tương tục trong luân hồi khổ đau. Ngài cũng chỉ ra cho nhân loại biết Nhân quả luân hồi tái sinh là nguyên nhân của mọi phiền lão khổ đau, Ngài cũng chỉ ra cách tu hành để diệt khổ được vui, tiến đến giải thoát sinh tử luân hồi, đạt đến cảnh giới Niết Bàn bất sinh bất diệt..
PHẦN SÁU
Phương pháp học và ứng dụng Minh triết thiêng liêng vào đời sống
+ Chân Sư Tây Tạng có chỉ dẫn về phương pháp học Minh triết có sự phân biện đúng đắc, Ngài đã nói: Ở đây, các lời của Đức Phật được đánh giá cao sâu nhất, có được chỗ đứng của nó, và trở thành một kết luận thích hợp cho các nhận xét mở đầu này:
Đức Phật có nói: Rằng chúng ta đừng nên tin vào một điều gì được nói ra chỉ vì nó được nói mà thôi; đừng tin vào các truyền thống vì chúng đã được truyền xuống từ thời xa xưa; đừng tin vào các đồn đãi như thế; cũng không tin vào các câu viết của các vị thánh, vì các thánh đó đã viết ra các câu ấy; cũng đừng tưởng rằng chúng ta có thể nghi ngờ khi được một Thiên Thần gợi hứng nơi chúng ta (nghĩa là, trong những gì được cho là có chứa hứng cảm tâm linh); cũng đừng tin vào các suy đoán được rút ra từ một giả định không cẩn trọng nào đó mà chúng ta có thể đưa ra; cũng như không vì những gì có vẻ như một sự tương đồng tất yếu; cũng không chỉ dựa vào thẩm quyền của các huấn sư hoặc các bậc thầy của chúng ta. Nhưng chúng ta phải tin khi nào bài viết, lý thuyết hoặc châm ngôn được chứng thực bằng chính lý lẽ và ý thức của chúng ta. Để kết luận, Ngài nói: “Vì lẽ đó, ta khuyên con đừng nên tin chỉ vì con đã nghe, mà hãy nên tin vào ý thức của con, rồi hãy hành động cho thật phù hợp với điều đã biết”. (Giáo Lý Bí Nhiệm III, 401)
* Nhân Trắc Học: Hy vọng phương pháp nghiên cứu học tập và thực hành giáo lý ngàn đời, Lời Đức Phật dậy luôn tương ứng với mọi Sách về Kinh điển, Minh Triết kim cổ.