QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Chọn Pháp Tu Hành Hợp Căn Cơ

CHỌN PHÁP TU PHÙ HỢP CĂN CƠ
PHÂN NHÓM TU HÀNH THEO MỨC TIẾN HÓA TÂM THỨC

PHẦN A
CÁC CHỦ ĐỀ TU HÀNH PHÙ HỢP CĂN CƠ

I- Cần phân loại người và chỉ dẫn tu tùy theo căn cơ:

1- Phân theo mức tiến hóa của tâm thức

2- Phân theo tuổi đời

3- Phân theo nghiệp quả của kiếp sống nặng nhẹ

+ Xem bài viết phân nhóm - Loại - Hạng người: Xem tại đây

II- Cần lựa chọn giáo lý tu học tùy theo căn cơ - Chọn vị thầy tương ứng:

1- Với nhóm 1 - Người không có Đạo tâm - Chưa có duyên tu đạo làm người:

+ Giáo lý cần học và nghiền ngẫm: Những điều bác Hồ dậy về đạo làm người rất thiết thực. Sách Đắc Nhân tâm. Sách về Đạo dưỡng sinh. Sách của Đạo Nho - Đạo Khổng Tử ...

+ Những người nên lắng nghe họ giảng nói: Thầy cô giáo dậy các cấp học trong nhà trường. Người lớn, nhiều kinh nghiệm sống. Những lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi sinh sống ....

+ Chọn người noi gương: Người có nhiều đức hạnh, được người dân và xã hội tôn trọng, thừa nhận... Nhớ câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nên chánh xa những người lười biếng, nghiện ngập và ham mêm cơ bạc. Thường noi gương những người làm việc chăm chỉ, biết chăm lo vun vén hạnh phúc gia đình. Sống biết ơn cha mẹ. 

2- Với nhóm 2 - Người có chút Đạo tâm - Có duyên tu đạo làm người:

+ Giáo lý cần học và nghiền ngẫm: Đạo đức Hồ Chí Minh; Đạo Khổng tử; Dịch học - Đạo của người quân tử. Tu theo Kinh Thập thiện nghiệp đạo. Từng bước tu Bát chánh đạo - Hành trì các Kinh pháp tiểu thừa.

+ Chọn Thầy giảng pháp: Những vị Thầy giảng pháp dẫn đạo có uy tín như Pháp sư Tịnh Không; Thiền sư Thích Nhất Hạnh ...

+ Chọn bạn tu và vị thầy dẫn dắt: Chọn người lương thiện, có uy tín cùng tu học. Chọn các vị có đời sống nghiêm trì ngũ giới - Thường ngày hành thập thiện - Ham học giáo pháp chánh đạo sống ở xung quanh Họ là những người tu tại gia và sư xuất gia trong chùa tu hành tinh tấn.

3- Với nhóm 3 - Người có Đạo tâm tỏ ngộ - Có duyên tu Thánh đạo:

+ Giáo lý cần học và nghiền ngẫm: Tu thành tựu các đạo như Đạo Khổng Tử - Đạo Người quân tử - Tu Thập thiện và Bát chánh đạo - Hành trì thành tựu các Kinh pháp tiểu thừa.

+ Chọn Thầy giảng pháp: Những vị Thầy giảng pháp dẫn đạo có uy tín như Pháp sư Tịnh Không; Thiền sư Thích Nhất Hạnh; HT Tuyên Hóa ...

+ Chọn bạn tu và vị thầy dẫn dắt: Những người tu tại gia để cùng trao đổi học hỏi. Những vị sư xuất gia trong chùa để tham vẫn, nhận sự chỉ dẫn. Tìm chọn các vị có đời sống nghiêm trì giới luật - Thường hành thập thiện, tinh tấn tu bát chánh đạo, thọ trì đọc tụng kinh chú.

* Tu Thánh đạo:.... Đức Phật bảo A-nan rằng, khi Ngài nói về pháp nhân duyên, là để dành cho hàng sơ phát tâm học Phật, cho hàng Tiểu thừa, có nghĩa là pháp môn quyền thừa cho hàng Thanh văn và Duyên giác, và cũng là cho hàng ngoại đạo, để bác bỏ thuyết tự nhiên.
Nay Như Lai giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm để chỉ bày đại định Thủ Lăng Nghiêm. Ý nghĩa thâm mật vi diệu nầy không thể đem so sánh với nhân duyên. Sao ông vẫn còn đem nhân duyên ra so sánh với đệ nhất nghĩa? Sao ông vẫn còn đem nhân duyên ra so sánh với đại định Thủ Lăng Nghiêm? Cũng như nhầm lẫn đồng thau với vàng. Ông quá chấp trước. Ông không nên suy nghĩ như vậy nữa!(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

III- Cần có Nghệ thuật tu hành phù hợp căn cơ:

1- Chọn pháp tu phù hợp căn cơ: Mối người mỗi khí chất, theo đó mỗi người nhường như có một pháp tu hành thích hợp nhất, giúp y tiến nhanh trên con đường đạo. Điều này thường cần có vị đại Thiện Tri thức chỉ cho mới biết được, quả thực rất khó trong thời mạt pháp này. Ví dụ vài pháp tu phổ biến, phù hợp đã số căn cơ chúng sinh như niệm Phật, Bồ tát. Thực hành bố thí. Lễ lạy đọc tụng Kinh Chú. Tham thiền và tu Thiền định. Không nên tu theo pháp của tà đạo, ngoại đạo.

2- Tu hành tâm cần tương ứng giáo lý: ... Kinh này tên là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật. Kim Cang là chỉ cho kim cương của thế gian, vì kim cương là chất quí và cứng nhất hay phá hoại mọi kim loại khác mà các thứ khác không phá hoại được nó. Trí tuệ Bát-nhã là trí tuệ bất sanh bất diệt hay phá hoại tất cả pháp sanh diệt của thế gian, hay thấu suốt được tất cả các pháp sanh diệt của thế gian, nên ví dụ trí tuệ đó như là kim cương, do đó nói là Kim Cang Bát-nhã. Trí tuệ đó là trí tuệ cứu kính viên mãn nên nói là ba-la-mật. Như vậy tên kinh này là trí tuệ thấu suốt tất cả pháp và trí tuệ đó được tròn đầy, được viên mãn. Vậy người phụng trì phải phụng trì như thế, tức là phải sống được với cái trí tuệ đó mới gọi là phụng trì kinh này hay thọ trì kinh này. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, Phật nói Bát-nhã ba-la-mật tức không phải Bát-nhã ba-la-mật ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Khi nói đến Bát-nhã ba-la-mật tức là trí tuệ cứu kính thì không phải là trí tuệ cứu kính, bởi vì còn có ngôn thuyết là còn có giả danh giả tướng không phải là thật thể, vì thế nên không phải là Bát-nhã ba-la-mật, nhưng tùy theo thế gian mà lập danh nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Phụng trì là vâng giữ, y theo đó mà làm, mà gìn giữ.  (Nguồn: Mục 13 - Như Pháp Thọ Trì)

3- Cần sống theo Pháp: Nhưng giữa thuyết pháp, tụng đọc pháp, hành trì pháp, và sống đúng theo pháp đều có sự khác biệt. Đức Phật đã chỉ rõ sự sai khác giữa sống đúng pháp và sống không đúng pháp như kinh Sống Theo Pháp số V. 74 . "Một Tỷ kheo đến hỏi Đức Phật sống theo pháp như thế nào", Thế Tôn giảng như sau:
"Ở đây, này Tỷ kheo, vị Tỷ kheo học thuộc lòng pháp… nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này Tỷ kheo, đây là vị Tỷ kheo học thuộc lòng nhiều, nhưng không sống theo pháp
"Lại nữa, này Tỷ kheo, vị Tỷ kheo thuyết pháp cho các người khác, một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này Tỷ kheo, đây gọi là vị Tỷ kheo thuyết trình nhiều nhưng không sống theo pháp."
"Lại nữa, này Tỷ kheo, vị Tỷ kheo đọc tụng một cách rộng rãi pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Tỷ kheo đọc tụng nhiều, nhưng không sống theo pháp."
"Lại nữa, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo, với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Nhưng vị ấy không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Tỷ kheo suy tầm nhiều, nhưng không sống theo pháp."
"Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo học thuộc lòng pháp, tức là khế kinh ứng tụng, ký thuyết, phúng tụng, không hỏi tự nói, như thị thuyết, bản sanh, vị tằng hữu pháp, phương quảng, và rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Tỷ kheo sống theo pháp."

=> Cho nên việc tụng, niệm chú vẫn không có sự thành tựu giải thoát bằng cách sống theo Chú Đại Bi để phát triển tâm từ.

- Nên như pháp tu hành (trích 10 phương pháp tu)
Trong quá trình liễu đạt thâm nghĩa, sẽ có những lúc mình không dùng suy nghĩ để hiểu rõ, cũng không thể dùng cảnh giới bên ngoài để minh chứng, những lúc ấy, đòi hỏi mình phải dùng cảnh giới thiền định để giải đáp. Bởi vậy người tu cần phải “Như pháp tu hành” để phát triển năng lực thấu hiểu chân lý bén nhạy hơn khả năng của đầu óc suy tư này. Như pháp có nghĩa là làm đúng theo sự chỉ dẫn, đúng với chân lý, đúng với giới luật, hợp với đạo đức nhân nghĩa. Khi tu không như pháp thì tức là tu không đúng theo lời thiện tri thức chỉ dạy, hoặc giả không phù hợp với tinh thần của kinh Phật, hoặc là tự mình sáng tác ra phương pháp cách thức hoàn toàn không theo một tiền đề, hệ thống hay quy củ, giới luật nào cả. Có kẻ ở trong chúng nhưng tự mình làm ra vẻ khác biệt, lập dị; Khi không cùng tu, không hòa đồng với đại chúng, mình phải quan sát, xem mình có tu như pháp hay chăng. Hễ như pháp tu hành thì không bao giờ có “cái mình”, “cái tôi” đặc biệt “nổi” hơn kẻ khác cả. (Nguồn: Hòa thượng Tuyên Hóa giảng)

PHẦN B
CHỈ DẪN CÁC PHÁP TU HÀNH PHÙ HỢP CĂN CƠ

I- Pháp Tu Đạo làm Người Theo tuổi đời: Xem tại đây

1- Thiếu niên tu đạo làm người con ngoan, trò giỏi

+ Tu Đạo gốc: Nghe lời Cha Mẹ - Học hành chăm chỉ - Chăm làm việc nhẹ, phù hợp

+ Tu Hạnh gốc: Là thương bản thân và người thân (Cha Mẹ, Ông Bà ...), bạn học. Kính trọng thầy cô giáo

+ Tu biết ơn và đền ơn: Nhớ nghĩ biết ơn và tương yêu Cha Mẹ, Ông Bà và thầy cô giáo, người giúp đỡ mình

2- Thanh niên tu đạo làm người con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội

+ Tu Đạo gốc: Nghe lời Cha Mẹ - Học hành chăm chỉ - Chăm làm việc nhà, ở trường, xã hội

+ Tu Hạnh gốc: Là thương yêu bản thân và người thân gần (Gia đình, dòng tộc, đồng học, bạn bè). Kính trọng thầy cô giáo

+ Tu biết ơn và đền ơn: Nhớ nghĩ biết ơn và báo ân Cha Mẹ, Ông Bà và người đã giúp đỡ mình.

3- Trung niên tu đạo làm người con hiếu thảo, có ích cho xã hội

+ Tu Đạo gốc: Tùy thuận và phụng dưỡng Cha Mẹ - Lao động chăm chỉ - Học nâng cao kiến thức, tay nghề

+ Tu Hạnh gốc: Tu thành tự ngũ luân và ngũ thường: Nhân - Nghĩa - lễ - Trí - Tín

+ Tu công bồi đức: Tu giữ ngũ giới - Sống thuận theo Đạo dưỡng sinh - Chánh xa tà hạnh 

II- Pháp Tu Đạo Làm Người Thiện Nam - Tín Nữ: (Mời đọc: Xem tại đây)

1- Thiếu niên tu đạo làm người con ngoan, trò giỏi

+ Tu Đạo gốc: Nghe lời Cha Mẹ - Học hành chăm chỉ - Chăm làm việc nhẹ, phù hợp

+ Tu Hạnh gốc: Là thương bản thân và người thân (Cha Mẹ, Ông Bà ...), bạn học. Kính trọng thầy cô giáo

+ Tu biết ơn và đền ơn: Nhớ nghĩ biết ơn và tương yêu Cha Mẹ, Ông Bà và thầy cô giáo, người giúp đỡ mình

+ Tu Phật pháp: Hàng ngày thường niệm và lễ lạy Phật - Bồ tát. Hát các bài hát tâm linh.

+ Tu thiền: Pháp ngồi thiền an định tâm để phát triển trí tuệ - Phát triển tình thương để cải mệnh

2- Thanh niên tu đạo làm người con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội

+ Tu Đạo gốc: Nghe lời Cha Mẹ - Học hành chăm chỉ - Chăm làm việc nhà, ở trường, xã hội

+ Tu Hạnh gốc: Là thương yêu bản thân và người thân gần (Gia đình, dòng tộc, đồng học, bạn bè). Kính trọng thầy cô giáo

+ Tu biết ơn và đền ơn: Nhớ nghĩ biết ơn và báo ân Cha Mẹ, Ông Bà và người đã giúp đỡ mình.

+ Tu Phật pháp: Hàng ngày thường niệm và lễ lạy Phật - Bồ tát. Hát các bài hát tâm linh.

+ Tu thiền: Pháp tu tuệ tri để phát triển trí tuệ - Xa lìa tà hạnh - Phát triển tình thương để cải mệnh

+ Tu bố thí: Sẵn sàng chia sẻ, cho tặng vật dụng mình có thừa, món ăn và đồ uống cho người cần.

3- Trung niên tu đạo làm người con hiếu thảo, có ích cho xã hội

+ Tu Đạo gốc: Tùy thuận và phụng dưỡng Cha Mẹ - Lao động chăm chỉ - Học nâng cao kiến thức, tay nghề

+ Tu Hạnh gốc: Tu thành tự ngũ luân và ngũ thường: Nhân - Nghĩa - lễ - Trí - Tín

+ Tu công bồi đức: Tu giữ ngũ giới - Sống thuận theo Đạo dưỡng sinh - Chánh xa tà hạnh 

+ Tu Phật pháp: Hàng ngày thường niệm và lễ lạy Phật - Bồ tát. Hát các bài hát tâm linh.

+ Tu thiền: Pháp tu tuệ tri để phát triển trí tuệ - Xa lìa tà hạnh - Phát triển tình thương để cải mệnh

+ Tu bố thí: Tùy theo năng lực và tùy theo sự cấp thiết cần tu cải mệnh (Quả dự đoán tứ trụ)

III- Pháp Tu Đạo Của Người Quân Tử - Thiện tri thức

Mời đọc bài viết chi tiết: Xem tại đây

VII- Pháp Tu Đạo Của Tiên Thánh - Quả Vị Chứng Đắc Căn Bản

Các quả vị chứng đắc căn bản: Trích đoạn Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Lấy chỗ công phu tu chứng nào mà đặng vượt ra ngoài phàm phu vào quả thánh đạo?
Phật nói: Nếu người trai lành gái tín theo đạo Phật thì phải bỏ những việc ái ân, dứt đoạn tình duyên, giữ gìn trai giới, chuyên làm mười việc lành, ba nghiệp trong sạch, xa lìa lục trần. Lập chí tìm thầy học hỏi chỗ chánh pháp, y theo thầy dạy, đừng đi theo lòng phàm dẫn dắt sai quấy, y theo Phật tu hành, nếu có công phu như vậy thì đặng chứng Tu đà hoàn.
người lành tập theo uy nghi của Phật, giới luật trong sạch, một lòng ngồi tịnh, tâm không tán loạn. Thân, khẩu, ý ba nghiệp đều nhiếp phục cái tâm đối với đời, động ít tịnh nhiều, có công phu như vậy thì đặng chứng quả Tư đà hàm.
Lại có chúng sanh trong ba nghiệp chẳng móng, sáu trần chẳng sanh, tịnh lâu công dày, tâm tánh thường hiệp nhất, tâm đối với đời lặng yên chẳng động, tâm đặng thông thả, bằng có cái công như vậy thì đặng chứng quả A na hàm.
Có chúng sanh lấy chỗ cái tâm thong thả đó tập thành năng lực thiền định, tánh định hiện ra trước, biết rõ chân tánh của mình xưa nay vắng lặng, tâm cảnh đều không, lòng tâm lặng yên không lay động, có công như thế đặng chứng quả A la hán.

Người nào tu đặng công phu của bốn quả này, vượt ra khỏi cõi người, cõi trời lục dục vào chỗ đạo tràng vắng lặng của các bậc thánh hiền, đồng Phật xuất thế, giúp Phật độ khắp nơi, làm cho quốc độ Phật trở thành thanh tịnh. Độ mình độ người đặng trả ơn đức Phật, thẳng đến Bồ đề đạo tràng, lòng không điên đảo, nên tên là tứ quả đặng đạo của bậc thánh nhân.
Phật nói cùng Văn Thù Sư Lợi: Như người nào đặng bốn quả có lòng tin thiệt, y theo lời dạy bảo của thầy, chẳng có hai lòng, giới đức tinh nghiêm, oai nghi đầy đủ, việc đời tài sắc, ái ân, danh lợi phải đoạn bỏ cho dứt, phải tuyệt cho hết từ trước đến sau, giữ đạo một lòng tuy chưa đăng thông và hiểu nhiều, mà tâm tánh bền chặt trong sạch giải thoát cũng như Phật không khác, nên cái quả vị siêu phàm nhập thánh.
Xin đọc và suy ngẫm kỹ lời Phật dạy nêu trên! (Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

IV- So Sánh - Phân Biện Người Thiện - Ác:

Mời đọc bài viết: Xem tại đây