QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Pháp Trung Đạo - Nhất Nguyên - Không Hai

PHÁP TU TRUNG ĐẠO
PHÁP NHẤT NGUYÊN - PHÁP KHÔNG HAI

"SẮC TỨC LÀ KHÔNG - KHÔNG TỨC LÀ SẮC.
SẮC CHẲNG KHÁC KHÔNG - KHÔNG CHẲNG KHÁC SẮC
THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC CŨNG ĐỀU NHƯ THẾ"

A- GIẢNG NGHĨA THUẬT NGỮ "TRUNG ĐẠO"

1- Pháp trung đạo - Pháp Đạo nghĩa
Nếu có người hỏi các ông về đạo nghĩa: Hỏi có thì đối không, hỏi không thì đối có, hỏi phàm thì đối thánh, hỏi thánh thì đối phàm, hai đường đối nhau thì sanh ra nghĩa trung đạo. Một câu hỏi một câu đáp, đến như các câu hỏi khác, cứ y theo đây mà thi hành thì chẳng sai lý vậy. Giả như có người hỏi sao gọi là tối? Đáp: "Sáng là nhơn, tối là duyên, sáng dứt thì tối. Lấy cái sáng mà chỉ rõ cái tối, lấy cái tối mà chỉ rõ cái sáng, qua lại đối nhau thì thành cái nghĩa trung đạo." Mấy điều hỏi khác, tất cả đều y theo cách chỉ đó mà trả lời. Ngày sau các ông có đi truyền pháp, cứ y theo pháp ấy mà truyền dạy nhau, chớ làm sai tông chỉ.
Giảng:
Khi có người hỏi ông pháp nghĩa, họ hỏi ông đạo lý "có" thì ông dùng đạo lý "không" đối, họ hỏi đạo lý "phàm phu" thì ông dùng đạo lý "thánh nhân" đối. Họ hỏi đạo lý "thánh nhân" thì ông dùng đạo lý "phàm phu" đối. Đây là đạo lý lưỡng trùng. Tương nhân tương tuần, từ trong sanh ra nghĩa lý trung đạo. Như một vấn một đối. Những cái khác đều như vậy thì không mất đi tông chỉ đốn giáo. Ví như có người hỏi ông: "Cái gì là tối?" Ông nên trả lời như thế này: "Sáng là nhân, tối là duyên của quả. Lúc sáng không có đó là tối. Lấy quang minh để hiển cái hắc ám, dùng hắc ám mới có thể hiển ra cái quang minh. Đến và đi là giống nhau, theo nhau (tương nhân tương tuần) mà thành tựu trung đạo liễu nghĩa." Các vấn đề khác cũng căn cứ theo đạo lý này mà trả lời. Sau này các ông truyền pháp đều y theo đạo lý này mà chuyển đại pháp luân, cùng nhau giáo hóa truyền thọ, không nên làm mất đi tông chỉ chân chánh. (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

2- Tướng Hòa hợp - Tánh hòa hợp - Pháp Nhân duyên Hòa hợp - Pháp Tự Nhiên - Quy Luật Thiên Nhiên. Pháp Quyền thừa - Pháp Phương tiện thiện sảo - Pháp Hý luận - Pháp Chân thật - Chân thật pháp - Nghĩa trung đạo - Pháp trung đạo

+ Pháp môn Trung đạo Siêu vượt: Pháp Nhân duyên Hòa Hợp/ Chấp Có - Pháp tự nhiên/ Chấp Không, đều là Pháp hý luận - Hư giối không thật. Pháp Trung đạo/ Trung đạo liễu nghĩa - Pháp Chân thật/ Thật Pháp, là Pháp vừa không vừa có, không nghiêng về bên nào - Diệu hữu/ Như Lai Tạng/ Chân Như Phật tánh, là Pháp vượt lên trên Pháp Hý luận Có và Không.
- Lý tự nhiên - Lý Nhân duyên Hòa Hợp:
Phải không sanh diệt, mới gọi là tự nhiên. Như trong thế gian, các tướng hòa hợp với nhau thành một thể. Đó gọi là tánh hòa hợp.

Giảng giải:
Phải không sanh diệt, mới gọi là tự nhiên. Như trong thế gian, các tướng hòa hợp với nhau thành một thể. Đó gọi là tánh hòa hợp.
Nói rằng tự nhiên là đối nghịch với sanh diệt cũng như thể nói rằng tự nhiên là đối nghịch với các tướng hòa hợp trong thế gian thành một thể. Giống như nói rằng không hòa hợp là tự nhiên. Trong những thuật ngữ nầy, ‘tự nhiên’ là vẫn còn trong phạm trù nhị nguyên
Cái chẳng phải hòa hợp thì gọi là tánh bản nhiên. Bản nhiên chẳng phải là bản nhiên, hòa hợp chẳng phải là hòa hợp. Hòa hợp và bản nhiên đều rời bỏ, ngay cả cái rời bỏ đều chẳng phải. Câu nói nầy mới được gọi là pháp không hí luận.
Cái chẳng phải hòa hợp thì gọi là tánh bản nhiên. Bản nhiên chẳng phải là bản nhiên, hòa hợp chẳng phải là hòa hợp. Hòa hợp và bản nhiên đều rời bỏ, ngay cả cái rời bỏ đều chẳng phải. Câu nói nầy mới được gọi là pháp không hí luận.
Giảng giải:
Cái chẳng phải hòa hợp thì gọi là tánh bản nhiên. Bản nhiên chẳng phải là bản nhiên, hòa hợp chẳng phải là hòa hợp.
Hòa hợp” là chỉ cho nhân duyên. Khi tự nhiên chẳng phải là tự nhiên và hòa hợp không có nhân duyên của hòa hợp, thế là hòa hợp và bản nhiên đều rời bỏ. Hai thuyết tự nhiên và hòa hợp đều được khiển trừ. Ngay cả cái rời bỏ đều chẳng phải. Khi tách rời hẳn nhân duyên và tự nhiên, thì còn nhân duyên và tự nhiên, cả hai pháp đều phải khiển trừ. Câu nói nầy mới được gọi là pháp không hí luận. Chẳng phải nhân duyên cũng chẳng phải tự nhiên. Đó mới là lời giải thích chân thực vì đó không phải là hí luận–đó không phải là lời nói để đánh đố. (Nguồn: Kinh Thủ LN - Q4 - Chương III - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Pháp Nhân duyên Hòa Hợp (Chấp vào có) và Pháp Tự nhiên (Chấp vào không) đều là Hư vọng - Pháp Không thật
- Ngài A Nan hỏi Phật: Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Nay con không biết nghĩa đó như thế nào?
Giảng: "Bạch đức Thế tôn, ngài đã nói rằng mọi thứ trên thế gian đều được sinh ra và tạo thành do nhân duyên hòa hợp của tứ đại. Tại sao bây giờ Thế tôn nói rằng nhân duyên, tự nhiên đều là sai lầm?" Sự cố chấp của A-nan thật là sâu nặng. Trước đây ông đã được nghe Đức Phật giảng giải về lý nhân duyên và tự nhiên. Cơ bản đó là giáo lý quyền thừa, pháp phương tiện, là phương tiện thiện xảo; pháp ấy chưa phải là pháp chân thật. Bây giờ Đức Phật mới giảng giải pháp môn chân thật, mà A-nan lại chẳng dám tin. A-nan đã tin chắc vào pháp môn phương tiện Đức Phật đã giảng trước đây, đến nỗi bây giờ A-nan phải nghi ngờ cả pháp chân thật. Nên A-nan hỏi, "Vì sao Như Lai bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên tự nhiên? Bạch Thế tôn, ngài vừa phê phán lý nhân duyên và tự nhiên, và tuyên bố rằng thuyết ấy sai lầm. Vậy có mâu thuẫn với chính lời của Như Lai chăng? Ngài đang phá hủy đạo lý do chính ngài đã lập ra. Ngài đang bác bỏ tiền đề do chính ngài đã nêu ra. Nay con không biết nghĩa đó như thế nào? Bây giờ con không hiểu nghĩa nầy như thế nào. Nghĩa ấy thuộc về pháp môn gì? Con thật chưa hiểu ra." 
- Xin Thế tôn rủ lòng thường xót, chỉ bày cho chúng sinh nghĩa rốt ráo Trung đạo, không còn các điều hí luận.
Giảng: Hý luận là Tất cả các pháp môn quyền thừa và lý thuyết của ngoại đạo đều được gọi là hí luận. Giáo pháp đang được giảng giải bây giờ, Thật pháp, được gọi là nghĩa rốt ráo của Trung đạo (Trung đạo liễu nghĩa). Trung đạo là không rơi vào không, chẳng rơi vào có. Thuyết tự nhiên của hàng ngoại đạo rơi vào chấp không. Thuyết nhân duyên lại thuộc về có. Bây giờ cái chẳng không chẳng có đã được giải nghĩa; đó là nghĩa rốt ráo của Trung đạo, là pháp môn vượt qua mọi hí luận. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN - Q3 - Chương III)

+ Vài điều về Thuật Dưỡng Sinh:
81. Con người chỉ khi ngộ ra được cái gì là “tự nhiên”, mới được coi là đắc đạo. Biết được tự nhiên, sau đó mới có thể tùy kỳ tự nhiên. người này chính là Thần nhân. Hiểu được âm dương, hiểu được tùy kỳ tự nhiên, bạn nhất định sẽ trở thành lương y đại đức.
82. Cái gì là tự nhiên, tự nhiên chính là bất kỳ sự vật gì đều có hai mặt âm dương, bất kỳ sự vật nào đều cần trải qua quá trình Sinh (sinh sản), Trưởng (tăng trưởng), Thu (thu hoạch), Tàng (tàng trữ). Bạn thuận theo quá trình này, sử dụng nguyên lý tương sinh tương khắc của ngũ hành để điều tiết sự cân bằng của bệnh nhân, làm sao mà không trị được khỏi bệnh chứ.
86. Đạo về âm dương chính là sự tương hỗ dựa vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau của hai phương diện mâu thuẫn đối lập. Bất kỳ một cặp mâu thuẫn nào, nếu một bên thoát ly khỏi bên kia, không còn chịu sự ức chế của đối phương nữa, thì thời điểm mà nó bị diệt vong cũng không còn xa. Bạn thử nhìn xem, xã hội ngày nay, các lãnh đạo đều không thích bị khống chế, thích được độc lập tự do, thích làm theo ý mình, tham ô hối lộ, thế thì kết quả là gì đều có thể tưởng tượng ra được. Âm và dương chính là như thế. Trong đại tự nhiên, khi một sự vật xuất hiện, đều có mang theo nhân tố do nó sinh ra, nhưng đồng thời cũng sẽ xuất hiện một nhân tố để khắc chế nó. Đó chính là đạo lý ngũ hành tương sinh tương khắc, cũng là đạo lý dựa vào nhau, ức chế lẫn nhau của âm dương. Cho nên đạo lý dưỡng sinh cũng vậy, khi bạn bị bệnh, luôn tồn tại một nhân tố khiến bạn sinh bệnh, đồng thời cũng sẽ có một nhân tố ức chế nó, có thể giúp bạn tiêu trừ nhân tố gây bệnh. Tương tự như thế trong thế giới tự nhiên, tại chỗ có tồn tại rắn độc, chắc chắn khu vực xung quanh sẽ có tồn tại loại thảo dược có thể giải độc. Cụ thể, xem các Danh Y cổ đã để lại các lời dậy: Tổng hợp các Lời dậy Danh Y Cổ

+ Trung đạo (Noble middle Path, Bát chánh đạo): Con đường hẹp giữa các cặp đối hợp mà chúng ta phải bước lên (nhờ thực hành đức phân biện và lòng vô dục) là con đường quân bình, thăng bằng, tức trung đạo. (ASCLH, 320)

+ Tu theo con đường trung đạo: Trích đoạn: ... Phương tiện vi diệu ban đầu:
A-nan muốn biết pháp môn phương tiện cho kẻ sơ cơ, đó là phương pháp dễ nhất để bắt đầu tu tập, phương pháp đơn giản nhất để bước vào công phu. Một số người liền phán xét:
“A-nan chỉ chú tâm vào việc học rộng nhớ nhiều và cuối cùng gần như bị kết thúc bằng đọa lạc.”
Họ nói: “Cho nên học nhiều chỉ vô ích. Tôi chỉ chú tâm chuyên vào việc tập định, chẳng cần học làm gì.”
Đây là quan điểm thiên lệch, không đúng với tinh thần Trung đạo. Đạo lý khế hợp với Trung đạo là không quá nghiêng lệch về bên phải và cũng chẳng nghiêng lệch về bên trái. Không coi trọng phía trước cũng chẳng coi trọng phía sau. A-nan bị phê phán vì đã chú tâm vào việc học mà xao lãng việc tu định. Còn nếu quý vị chuyên tập trung vào việc tu địnhxao lãng việc học thì trí tuệ không được phát sinh. Quý vị phải học tập để có được trí tuệ, đồng thời cũng phải tu định để có được định lực, hai năng lực ấy mới được hợp nhất. Tại Phật giáo Giảng đường chúng ta vừa nghiên cứu kinh điển vừa ngồi thiền. Bằng cách gạt ra ngoài tất cả mọi chuyện, không để cho tâm ý mình lang thang khắp mọi phương Nam Bắc Đông Tây, quý vị mới có thể hoàn toàn tập trung tâm ý mình vào Phật pháp được. Đừng để phí thời gian quý báu. Quý vị phải theo quy luật công phu tu tập hằng ngày.(Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Q1 - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Tu là Pháp trung đạo:
Làm Vừa Ðủ là Trung-Ðạo
Pháp môn tham thiền, cần hồi quang phản chiếu ở mọi thời mọi lúc một cách tự nhiên. Mình không được quá gấp rút, cũng không được quá chậm chạp; nên có câu nói rằng:
Gấp thì đứt, chậm thì lỏng
Không chậm, không gấp mới thành công.
Không gấp không chậm là trung đạo; đi đứng nằm ngồi đều không rời "cái nầy," xa rời khỏi "cái nầy" tức là sai lầm. "Cái nầy" là cái gì? Ðó chính là Trung-đạo liễu nghĩa.
Tham thiền không được đi vào cực đoan, không được quá lố cũng không được thiếu hụt; quá lố hay thiếu hụt đều không phải là Trung-đạo. Không rơi vào "không," cũng không rơi vào "hữu," không rơi vào hai biên tế, mới gọi là Trung-đạo. Nên nói rằng: "Trung-đạo chính là phi không phi hữu" (chẳng không mà cũng chẳng có), cũng có nghĩa là chân không diệu hữu. Không chấp trước chân không, nhưng cũng đừng quái ngại diệu hữu. Chân không diệu hữu đều không thể nắm bắt, cũng không thể xả bỏ. Nắm cũng không được, bỏ cũng không xong, đó chính là cảnh giới của chân không diệu hữu.
Người dụng công cần phải có thủy có chung (có đầu có đuôi) thì mới thành tựu được. Rằng: "Quán triệt thủy chung." Không thể một ngày tu rồi mười ngày nghỉ Ố nhất bộc thập hàn Ố nghĩa là một ngày hơ ấm, mười ngày bỏ lạnh. Không được gặp chuyện khó khăn liền thối lui, đi được nửa đường rồi bỏ cuộc, người như vậy là kẻ không có chí khí. Cổ nhân nói:
Tu Ðạo bất phạ mạn, chỉ phạ trạm.
Nghĩa là:
Người tu đạo không sợ chậm, chỉ sợ đứng một chỗ.
Lúc thường dụng công tham thiền, mình nên chú ý vào thoại đầu, dùng Kim-cang bảo kiếm (tức là trí huệ) để chặt hết vọng tưởng. Vọng tưởng hết, thì trí huệ hiện tiền. Có trí huệ quang minh, mới phá tan vô minh hắc ám. Vô minh phá trừ rồi, mình thoát khỏi Tam-giới, hết sinh tử, lúc đó mới ra khỏi vòng tròn định mạng (thập nhị nhân duyên).
Người dụng công tu đạo cần có tâm nhẫn nại. Bất luận trường hợp khó khăn gian khổ nào, cũng cần nhẫn thọ. Nhẫn nại thì mới tới được bờ bên kia. Vì vậy trong khi đả thiền thất đừng nên sợ khổ. "Khổ tận cam lai" nghĩa là đắng hết, ngọt lại. Nếu mình chưa lặn xuống tận đáy, mình sẽ không bao giờ vươn lên tận chóp đỉnh. Căn nhà cao hằng ngàn trượng đều từ nơi mặt đất xây lên, không phải xây lên trong hư không. Bởi thế cần hạ thủ tham thiền nơi chốn căn bản, tức là trừ bỏ vọng tưởng. Nếu mình có thể ngừng vọng tưởng, thì lúc đó:
Lòng trong suốt, trăng hiện bóng nước.
Ý an định, trời xanh không mây.
Khi lòng thơi thản, trăm nạn tiêu hết. Ý yên định, mọi chuyện an bình. Rằng:
Tâm ngừng, niệm dứt là giàu sang thật.
Lòng tư dục cạn, ruộng phước mới chân.
Tham thiền tức là dứt hết vọng, chỉ còn sự chân thật (khử vọng tồn chân). Cũng giống như sàng cát đãi vàng vậy; ở trong cát mà tìm vàng đó là chuyện rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu mình muốn tìm vàng thì phải tìm trong cát, tất phải có lòng nhẫn nại. Quý-vị có muốn hiểu rõ Phật tánh của mình không? Muốn được minh tâm kiến tánh chăng? Vậy thì phải nhẫn nại tu hành, nhẫn nại tham thiền, nghiên cứu, lâu dần thì tất nhiên sẽ quán thông, sẽ khai ngộ; "ồ! Thì ra là vậy."
Khi tham thiền thì mình đừng để ý đến chuyện khác, cứ một mực tham câu "Niệm Phật là Ai?" Phải tìm cho ra "Ai" đó, chỉ khi nào tìm ra rồi thì lúc đó mới ngừng tham. Công phu mình đã đến chỗ thuần thục rồi, thì tự nhiên sẽ gặt hái được kết quả tốt.
Khi ngồi trong thế kiết già, đem chân trái gác lên đùi phải, đem chân phải gác lên đùi trái. Ðó là vì chân trái thuộc về dương, chân phải thuộc về âm. Cho nên khi ngồi thiền, chân trái (dương) thì ở phía trên, chân phải (âm) thì ở phía dưới, đó cũng giống như là vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi (tức là âm và dương). Tuy ý nghĩa như vậy; nhưng để cho tiện, quý-vị muốn bỏ chân trái ở dưới, chân phải ở trên cũng được; bởi vì Pháp thì không nhất định, tùy theo thói quen của mỗi người, không cần phải chấp trước một phương pháp, một tư thế cố định nào cả. Ðể chân trái ở trên chân phải là một phương pháp mà thôi, không phải là một quy luật tuyệt đối; rằng quý-vị phải tuân theo như vậy.
Nói tóm lại, kiết già phu tọa là thế mình dễ nhập định nhất. Nếu mình có thể nhập định trong lúc đi thì ngồi hay không ngồi đều không thành vấn đề. Cảnh giới lúc nhập định thì không có một chút vọng tưởng nào, trong tâm một niệm chẳng nẩy sinh, bụi trần chẳng nhiễm. Nếu có thể đi đứng nằm ngồi không sinh một niệm nào, không nhiễm ô bụi trần thì đó là lúc dụng công đấy. Không nhất định ngồi mới gọi là dụng công tham thiền. (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)

+ Pháp môn Không hai - Đạo Lý Không Hai - Thuyết Không hai - Có và Không hay Không và Có là Không hai.
Đức Phật
lại bảo ngài Xá Lợi Phất rằng hãy nên chú ý lắng nghe cho kỹ.
"Thị chư pháp không tướng vô tánh, (các pháp vốn không tướng vô tánh)".
Tánh của sáu căn, thấy, nghe, ngữi, nếm, giác, tri vốn là không.
Sắc do tánh mà hiển. Sắc cũng là không. Chẳng thể bỏ rời sắc mà giữ được không. Bàn về sắc và kiến tánh, chư vị bảo rằng sắc có trước hay kiến tánh có trước ? Nếu nói sắc có trước thì chưa thấy gì mà sao lại hiển xuất ra sắc? Nếu nói đầu tiên có kiến tánh, thì khi không có sắc có thể đối thì kiến tánh (thấy tánh) chỗ nào ? Không có sắc mà chư vị kiến tánh (thấy tánh) thì không ích lợi gì. Thế nên phải thấy tánh vốn là không. Sắc cũng là không. Chư vị chớ khởi ra loại biến kế chấp tánh. Chấp trước có tức là có, không tức là không. Không và có vốn không hai. Chấp thấy có tức nhất định là có, thì không thể liễu giải (hiểu rõ) đạo lý không hai của có và không.

Vì vậy, nếu hướng ngoại truy cầu, thì đem đầu đặt lên đầu, chấp trước khởi vọng. Vì thế, Phật thuyết "Tâm Kinh" tức là thuyết về đạo lý không hai của có và không. Diệu pháp không hai của có và không. Thọ tưởng hành thức cũng đồng với không và sắc. Chư pháp vốn không tướng vô tánh.
Tất cả năm uẩn pháp, sắc, thọ tưởng hành thức đều là tổng hợp các pháp, tức là mười một loại sắc pháp, tám tâm pháp, năm mươi mốt tâm sở pháp, hai mươi bốn bất tương ưng pháp, sáu vô vi pháp, thành một trăm pháp. Mười một sắc pháp tức là mười một loại sắc trần vừa giảng ở trên, cũng là năm căn đối với sáu trần. Năm căn là năm loại sắc pháp. Sáu trần là sáu loại sắc pháp. Cộng thành mười một loại sắc pháp. Tám tâm pháp tức là nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na hức, cùng a lại da thức, cộng thành tám tâm pháp. Năm mươi mốt tâm sở pháp nghĩa là thọ và tưởng phân tích tường tận ra thành năm mươi mốt loại tâm sở pháp. Hành tức là hai mươi bốn bất tương ưng pháp. Thức cũng là tám thức đã nói ở trên. Lại thêm sáu vô vi pháp, tổng cộng thành một trăm pháp.
Một trăm pháp này do hai vị bồ tát Thiên Thân, Vô Trước tóm gọn sáu trăm sáu mươi pháp của bồ tát Di Lặc phân thành một trăm pháp. Bồ tát Di Lặc lấy thời số một đời thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni mà biên thành sáu trăm sáu mươi loại pháp. Vì sáu trăm sáu mươi pháp quá nhiều, nên sau này, bồ tát Thiên Thân và Vô Trước nghiên cứu tóm thâu lại thành một trăm pháp. Do đó nói rằng các pháp vốn không tướng, vô tánh, tức bảo rằng năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức đều là không, chẳng có tự tánh.

"Bất sanh bất diệt tịch nhiên thông, (không sanh không diệt thông tịch nhiên)".
Bồ tát Long Thọ có thuyết những bài kệ tụng nói về pháp sanh diệt thật rất tường tận. Ngài nói :
"Kỷ sanh vô hữu tánh
Vi sanh kỷ vô sanh
Ly kỷ sanh vi sanh
Sanh thời tức vô sanh."
Dịch :
"Đã sanh mà không sanh
Chưa sanh đã không sanh
Rời đã sanh chưa sanh
Lúc sanh tức vô sanh".
"Đã sanh mà chưa sanh", tức là đã sanh rồi mà vẫn như chưa sanh. Sao nói thế ? Đã sanh rồi sau lại có sanh ? Ví như cây đã mọc mầm rồi thì không còn mọc thêm nữa.
"Chưa sanh đã vô sanh". Sao là chưa sanh ? Chưa sanh là chưa có sanh. Chưa có sanh lại có sanh không ?
"Ly đã sanh chưa sanh" tức là xa rời đã sanh và chưa sanh.
"Lúc sanh tức vô sanh", nghĩa là ngay khi sanh tức là không có sanh. Giống như đạo lý tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai cũng không thể được.
Đây là bồ tát Long Thọ phát minh ra lý không sanh không diệt. Lý luận này thật rất thâm sâu triệt để. Do vì Phật thuyết tám loại tướng, tức không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không một cũng không khác, không đến cũng không đi. Bồ tát Long Thọ dùng bốn câu kệ tụng để hình dung vô sanh và sanh giống như nhau. Sao lại giảng về diệt ? Cũng có thể nói :
"Đã diệt, không có diệt
Chưa diệt đã không diệt
Rời đã diệt chưa diệt
Lúc diệt tức vô diệt".
Những loại lý luận này tôi tin chắc rằng mọi người đều chẳng hiểu gì cả. Do đó tôi không giảng thẳng về chúng. Hiện tại, bất quá chỉ giảng về lý không sanh không diệt. Lý không sanh không diệt thông tịch nhiên, tịch nhiên thông đạt vô ngại.

"Bất cấu bất tịnh ly ô nhiễm, (không dơ không sạch xa ô nhiễm)".
Tự tánh vốn không dơ không sạch, nhưng khi sanh ra, con người lại có dơ có sạch. Dơ sạch này cũng là không dơ không sạch. Chỉ vì chúng ta có tánh chấp biến kế, chấp trước đây là dơ, đây là không dơ, đây là sạch, đây là không sạch. Vì có tâm chấp trước như thế nên biến thành có dơ và có sạch.
Sao nói đó là một loại tâm chấp trước ? Ví như tay của chúng ta, đôi khi bị ô nhiễm bởi phân người hay phân heo. Lúc ấy, cảm giác rất dơ bẩn, nhưng dùng nước tẩy rửa thì tay trở lại sạch sẽ. Nhưng khi quần áo bị dính phân thì tuy tẩy rửa nhưng vẫn còn cảm giác nhơ bẩn. Do đó, chúng ta muốn liệng nó đi. Đối với bàn tay, sau khi rửa sạch thì không còn chấp trước nữa, vì không thể dùng đao cắt đứt bỏ đi, nên tâm nghĩ rằng tay đã được rửa sạch. Đối với quần áo, dầu được giặt rửa rồi nhưng vẫn không thích, không muốn dùng lại nữa, vì do tâm không thích. Tâm không chấp trước vào quần áo. Đó là không nhơ không sạch. Nếu chư vị không có tâm chấp trước thì cho dầu bọ nhơ nhuốc nhưng không hề hấn gì cả. Nhơ nhuốc và sạch sẽ đều cùng một dạng. Không dơ không sạch là cội gốc của tự tánh. Đối với mọi sự việc dơ hay sạch, đều phải lãnh hội lý không dơ không sạch. Không vì dơ sạch mà làm chuyển động tâm mình. Đó mới hợp với tự tánh của chúng ta. Chư vị phải có trình độ nhận thức như thế, thì đức hạnh của mình mới hợp với đạo lý trời đất, hợp với ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Tại sao kim quang của đức Phật như ngàn muôn ức mặt trời ? Vì ngài hội được lý không dơ không sạch. Ngài đạt được đạo lý của trời và người. Ngài hòa hợp thành một thể với bốn mùa, xuân hạ thu đông. Ngài lại hòa hợp với những việc điềm xấu của quỷ thần. Tại sao chư vị không thể được như thế ? Vì chư vị còn có tâm chấp trước, tánh chấp biến kế. Chư vị phải phản bổn hoàn nguyên, xa rời ô nhiễm.

"Bất tăng bất giảm ngộ huyền trung. (Không tăng không giảm, ngộ trong huyền)".
Chư vị phải giác ngộ được tự tánh vốn không tăng không diệt, thì mới liễu ngộ được lý trung đạo tối vi diệu. Tôi vừa giảng về bồ tát Long Thọ thuyết về lý không sanh, lại thêm Phật thuyết thời pháp môn phương đẳng có tám loại tướng, tức là không sanh không diệt, không đoạn không thường, không một không khác, không đến không đi. Có người không chấp đoạn nhưng lại chấp thường. Đoạn tức là đoạn diệt. Thường tức là tồn tại. Đoạn kiến, thường kiến là lý luận của ngoại đạo. Pháp Phật thuyết là không đoạn không thường. Vậy, đối với chúng ta, khi chết rồi còn hay là mất ? Nếu nói thường còn thì sao chúng ta lại không gặp lại được những người xưa ? Vì đời người vô thường không mãi tồn tại. Chư vị cũng không nên bảo không thường hằng. Hiện tại chúng ta ăn cơm cũng giống như người xưa vậy. Đó là không đoạn. Thế nên Phật thuyết pháp không thường không đoạn. Không nên chấp trước đoạn kiến, hay thường kiến, mà phải hòa nơi trung đạo, nên gọi là ngộ trung huyền.
Không đến không đi tức là đức Như Lai không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Chớ bảo rằng chúng ta cũng như đức Như Lai 'bất lai bất khứ (không đến không đi)'.
Bảo rằng đến tức là chúng ta từ đâu đến ? Chư vị không hề biết. Bảo rằng đi tức là chúng ta sẽ đi về đâu ? Chư vị cũng không biết. Không đến không đi tức là không từ đâu đến và không đi về đâu.
Lại bàn về không một không khác. Không một tức là không đồng một dạng. Không khác tức là không có hai, chẳng có tướng sai biệt. Không một tức là không có tướng đồng với tướng. Luận về thân thể chúng ta, nó không chỉ do một vật hợp thành, mà do nhiều bộ phận khác biệt họp thành, nên gọi là chẳng phải một. Bàn đến lý không khác, lại luận về thân thể, chỉ có một thân, không có thêm thân khác. Những loại lý luận này thật rất khó hiểu. Mỗi lần giảng chút ít, rồi từ từ mới có thể liễu giải.
Không tăng không giảm, nghĩa là tự tánh chúng ta không tăng không giảm. Như câu :
"Vô tình tạng nguyệt tăng trung giảm, (ánh trăng vô tình tăng trong giảm)".
Hữu vị Phật pháp khổ hậu điềm, (nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc)".
Tạng nguyệt (ánh trăng) tức vô tình, không có tình thức. Tuy nói nó có tăng mà cũng có diệt. Ánh trăng vô tình. Chư vị bảo mặt trăng đừng lặn mất, lưu lại nơi đây một thời gian. Không thể được ! Dầu chư vị có làm gì đi nữa cũng không thể giữ mặt trăng đứng lại một chỗ. Trừ phi chư vị giữ được mặt trời cố định một chỗ, tức bảo rằng mặt trời không động. Điều này thật không thể được ! Ngày nay khoa học có tiến bộ bao nhiêu đi nữa vẫn không có cách khiến mặt trời bất động. Ánh mặt trời cũng thuộc về loài vô tình. Tăng trong giảm, như năm nay tôi sáu mươi tuổi. Năm kế sẽ sáu mươi mốt tuổi. Thọ mạng tăng thêm một tuổi, nhưng lại thêm một năm gần cái chết. Ví như bảo rằng tôi sống đến một trăm tuổi mới chết, mà nay đang sống đến sáu mươi mốt tuổi, tức là phải giảm đến ba mươi chín năm nữa. Nhưng đó cũng chính là tăng tuổi thọ. Vì vậy bảo rằng trong tăng lại có giảm. Ngược lại, trong giảm lại có tăng. Chư vị phải hiểu rõ lý này chân thật, nó vốn không tăng cũng không giảm.

"Hữu vị Phật pháp khổ hậu điềm, (nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc)."
Hương vị Phật pháp rất ngọt ngào. Đối với Phật pháp, chư vị học được một chút thì hiểu rõ một chút. Hôm qua tôi đã giảng về lý khai ngộ. Khai ngộtiểu ngộ, trung ngộ và đại ngộ.
- Tiểu ngộ là ít hay nhiều mà sao lại gọi là tiểu ? Giống như hư không rất rộng lớn, khi đã khai ngộ từ trong ruộng tám thức, chư vị cũng vẫn không hay biết.
- Trung ngộ nghĩa là chư vị cảm giác là mình hiểu rõ được chút ít đạo lý, như lý không tăng không giảm, lý không sanh không diệt xưa nay. Hiểu rõ những đạo lý này được rồi thì gọi là trung ngộ.
- Đại ngộ tức là dứt tận sanh tử, việc gì đến hay đi cũng đều biết hết. Sau gọi là tăng ? Sau gọi là giảm ? Biết rõ lý không tăng không giảm, hoàn toàn liễu giải được lý không sanh không diệt gọi là đại ngộ.
"Nếm vị Phật pháp sau khổ nhọc". Chư vị nhất định phải nhẫn chịu một chút khổ. Không phải học liên tiếp bốn năm ngày rồi cho đó là học Phật pháp đầy đủ rồi. Chư vị nhất định phải có tâm nhẫn nhục, không luận khốn khổ, gian nan gì cũng đều phải học. Ngày ngày tôi phải đến trường dạy tiếng Tàu cho học sinh. Đến lúc giảng kinh, tôi cũng phải giảng, trừ phi có những trường hợp đặc biệt. Tuyệt đối tôi không bao giờ làm biếng. Cần phải tu hành chân thật thì mới nếm được mùi vị Phật pháp, nên đầu tiên phải chịu khổ đau nhọc nhằn. Do đó, chớ có sợ khổ. Càng khổ nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy. Phải phấn chấn tinh thần, lập định chí hướng, dũng mãnh tinh tấn tiến bước. Đừng sợ khổ nhọc, gian nan.
"Đạm nhiên tịnh cực siêu tạo hóa." Đạm nhiên tức là thanh tịnh. Cực tịnh nghĩa là tịch tĩnh đến cùng tột. Siêu tạo hóa, nghĩa là siêu xuất công năng tạo hóa của trời đất.
"Đốn giác ngã pháp bổn viên dung, (liền giác ngã pháp vốn viên dung)".
Chư vị nếu hiểu rõ đạo lý này thì tức khắc biết được mình và pháp vốn là một, không có phân biệt, không hai không khác, gốc vốn là viên dung không ngại. (Nguồn: Bát Nhã Ba Đa Mật Đa Tâm Kinh_HT Tuyên Hóa giảng)

B- TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THÁNH HIỀN

1- Động tịnh nhất như - Động tịnh không hai: Mời đọc HT Tuyên Hóa giảng

2- ĐỘNG TỊNH NHẤT NGUYÊN
Động tịnh nhất nguyên: Đây là Thể Đại. Căn nguyên của Động cũng chính là đây. Cội gốc của Tịnh cũng xuất phát từ điểm này. Bản thể này hoàn toàn không có một cái gì gọi là động, cái gì gọi là tịnh. Hễ có động tĩnh thì sẽ có biến đổi, nghĩa là động thì tất biến mà tôi vừa nói. Giống như 64 quẻ Bát Quái

Trong “Kinh Dịch”, quý vị lắc nó thế nào nếu nó không động thì đó chính là quái gốc, nếu nó động thì sẽ biến thành quái phụ. Nhưng bản thể của sự động tĩnh này là một. Cội gốc của Động chính là Tịnh và ngược lại cũng thế, hai cái này tuy hai mà là một, vì nó vốn từ một nguồn vậy. Tôi sẽ trình bày một thí dụ đơn giản nữa để quý vị hiểu rõ nguyên lý động tịnh này. Bản thể nó giống như một người mẹ nọ sinh ra hai đứa con. Một đứa gọi là A Động, đứa kia gọi là A Tịnh. A Động gọi mẹ là mẹ, A Tịnh cũng gọi mẹ là mẹ. Cho nên nói đây là sinh ra từ một thể. Trong “Thanh Tĩnh Kinh”- Lão Tử nói:
“Luận về Đạo có thanh có trọc, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Nam trong nữ đục, nam động nữ tịnh. Hạ xuống gốc chảy về ngọn mà sinh vạn vật. Trong là nguồn của đục, động là gốc của tĩnh. Con người khéo giữ lòng thanh tĩnh thì trời đất đều quay về.”
Luận về Đạo có trong có đục, có động có tĩnh. Lý của Đạo này hễ có trong thì ắt có đục. Thanh tịnh đến cực điểm thì sẽ đục; đục đến cực điểm thì sẽ trong lại. Đạo có một tính chất tự nhiên giống như điện lực, vừa có động vừa có tĩnh. Động chính là dương, tĩnh chính là âm. Một âm một dương gọi là Đạo. Lão Tử nói: “Trời trong đất đục”. Trời thì trong trẻo còn đất thì ô trọc. “Trời động đất tĩnh” trời thì luôn biến động còn đất thì luôn yên tĩnh. Thực ra khoa học hiện nay đã chứng minh cho thấy, đất là luôn ở trong trạng thái biến động, mà trời thì yên tĩnh. Nhưng lẽ động tĩnh mà chúng tôi giảng ở đây hoàn toàn không phải là cái động tĩnh mà khoa học nói đến. Nhưng nguyên lý động tĩnh này là muốn nhấn mạnh về bản thể của nó. Quý vị xem, đất mà khoa học chứng minh cho là động, trên thực tế trời cũng động. Quý vị thử xem, trời dường như bất động, nhưng thật ra nó đang biến động. Đất vốn động nhưng thực ra nó cũng bất động. Đạo lý này không phải là cái mà hàng phàm phu dùng ngôn ngữ văn từ bình thường có thể hiểu hết được.
Lão Tử lại nói: “ Nam thanh nữ trọc, nam động nữ tịnh”. Người nam thì trong sạch, người nữ thì dơ uế, người nam thì náo động nhưng người nữ lại yên tĩnh. Song có người lại cho rằng: “Lý này tôi không tin, người nam mới là dơ uế, người nữ mới đáng gọi là trong sạch. Vì phụ nữ ngày nào cũng tắm rửa, trang điểm son phấn, trang sức không biết bao nhiêu mỹ phẩm”. Tại sao họ phải trang điểm? Nếu không dơ uế tại sao phải trang điểm? Cũng như mặt đất, nếu nó không có bụi bặm thì quý vị quét làm gì? Sở dĩ quý vị muốn quét là vì nó quá bẩn, vì nó có nhiều rác rến. Cũng vậy, tại sao quý vị đắp mặt nạ, vì quý vị biết rõ mặt mình đang dơ bẩn.
Hiện nay có một số minh tinh điện ảnh muốn đi thẩm mỹ viện để sửa sắc đẹp, vì xưa nay nó luôn giống như da gà, lông hạc. Da mặt thì như da gà, tóc tai lại tựa như lông hạc, nhưng dùng một vài loại mỹ phẩm có thể nhuộm thành tóc đen, gương mặt cũng đắp thành mặt giả, hoặc hút bớt mỡ trên má, hoặc bom vào một chút cho gương mặt đầy đặn, tươi tắn hơn. Hoặc nâng mũi, mặc dầu trông rất đẹp nhưng rất đau đớn. Thế mà mấy ngàn năm trước Lão Tử đã biết việc này rồi. Cho nên ông mới khẳng định với chúng ta rằng: “ Nam sạch nữ dơ, nam động nữ tịnh”.
“Từ cội gốc trôi về ngọn mà sanh vạn vật”. Từ chỗ cội gốc mà lưu lạc đến chỗ mút chót, nghĩa là rơi vào trong lục đạo luân hồi sanh làm người hoặc làm phi nhơn. Phi nhơn đây có nghĩa là sanh làm những loài động vật rất kỳ quái, đâu đâu cũng có. Nói về loài người thì có nhiều chủng tộc khác nhau, có nhiều màu da bất đồng, có những tướng mạo khác nhau, thân hình cũng khác, tánh tình cũng khác. Nói tóm lại, có rất nhiều dị tướng khác nhau. Còn loài động vật khác có thể tưởng tượng mà biết thì càng khác nhau xa vậy. Vạn vật ở đây bao gồm hữu tình và vô tình, hữu tình chúng sanh là động vật, vô tình chúng sanh là thực vật và khoáng vật.
“Trong là nguồn của đục”. Lão Tử không nói trong đục là một nguồn, mà nói, trong là nguồn của đục. Động là nền tảng của tịnh, nên nói con người khéo giữ lòng thanh tĩnh thì trời đất đều quay về. Cho dù chúng ta động tịnh hay trong đục, nay tôi nói “Động tịnh nhất nguyên (động tịnh một nguồn)”, động đến cực điểm thì nó phải tịnh, tịnh đến cực điểm thì nó lại phải động; cũng vậy trong đến cực điểm thì nó thành đục, đục đến cùng tột thì nó lại trong. Cho nên không có một sự phân biệt nào vì tất cả đều xuất phát từ một nguồn gốc.
Có người nói: “Tôi hoàn toàn không hiểu lý lẽ này!”. Nay tôi sẽ chỉ cho quý vị hiểu một cách dễ dàng, vì pháp phương tiện vốn rất nhiều, pháp chân thật lại rất ít. Thế nào là pháp phương tiện? Thí như ban ngày quý vị không ngủ là do phải làm việc đúng không? Đây chính là động; ban đêm quý vị phải ngủ không làm bất cứ việc gì nữa, đây chính là tĩnh. Quý vị không thể nói ngày nào tôi cũng ngủ không làm việc hoặc ngày nào tôi cũng làm việc không ngủ nghỉ gì. Cho nên cái động tịnh này, động không lìa tịnh, tịnh cũng không lìa động, vì động tịnh vốn một nguồn. Đây chính là thể của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Nghĩa là Thể Đại vậy. Vì thể của nó rộng lớn nên bao trùm cả sự Động Tịnh.
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng (Theo Facebook: Đức Pháp)