PHẬT PHÁP BẤT HOẠI THẾ GIAN PHÁP
ĐẠO PHẬT GIÁO DỤC THẤU RÕ CHÂN TƯỚNG VŨ TRỤ NHÂN SINH
+ Đức Phật nói, toàn bộ giáo pháp của ngài được tóm lược trong câu: "Đối với tất cả đều không chấp trước". Nếu có người nào hiểu được câu ấy, thì sẽ tin theo toàn bộ giáo pháp của Ta, nếu có người nào thực hành được câu ấy, thì tức là thực hành được toàn bộ giáo pháp của Ta;
+ THÁNH HIỀN DẬY TU ĐẠO CẦN GIÁC TÂM TRƯỚC: GIÁC NGỘ GIÚP TA CHỌN ĐƯỢC VỊ THÀY THIỆN TRI THỨC VỚI KHẢ NĂNG PHÂN BIỆN CỦA MÌNH SẼ GIÚP TA CHÁNH BỊ LẠC VÀO TÀ ĐẠO, LẠI CHỈ ĐƯỜNG DẪN LỖI VÀ GIẢNG GIẢI CHỈ DẪN MÌNH BIẾT CÁCH GIẢI TRỪ CÁC CHƯỚNG NGẠI TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦY DÃY TRÔNG GAI, HẦM HỐ GÂY RA BAO PHIỀN LÃO KHỔ ĐAU, MỚI MONG CÓ ĐƯỢC ĐỜI SỐNG AN VUI HẠNH PHÚC CHÂN THẬT NGAY KIẾP SỐNG NÀY. GIÚP TA THẲNG TIẾN TRÊN CON ĐƯỜNG CHÁNH ĐẠO VÀ CHỌN ĐƯỢC MỘT PHÁP MÔN - MỘT CON ĐƯỜNG ĐẠO PHÙ HỢP VÀ PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA KHÍ CHẤT MỆNH SỐ NHẤT.
CAO HƠN, NẾU TU ĐẠO TINH TẤN DŨNG MÃNH TỪNG BƯỚC HƯỚNG ĐẾN THÀNH TỰU ĐẠO QUẢ GIẢI THOÁT LUÂN HỒI SINH TỬ, ĐỂ RỒI TA NOI THEO GƯƠNG CHƯ PHẬT - BỒ TÁT - THÁNH HIỀN PHỤNG SỰ VÔ KỶ CỨU GIÚP TẤT CẢ CHÚNG SANH!
+ Lục Tổ Huệ Năng có nói : "Phật pháp tại thế gian - Không rời thế gian giác - Bỏ thế gian cầu bồ đề - Ví như tìm sừng thỏ".
[ Đạo lý thế gian - Pháp thế gian - Pháp hữu vi: Trên bình diện chân lý tương đối - Căn bản chỉ xem xét sự sống trong một đời: Cáo câu "Mất chỗ nào thì tìm chỗ đó - Rách chỗ nào thì vá chỗ đó". Người học Phật pháp cũng phải minh bạch đạo lý thế gian, nếu bạn minh bạch pháp thế gian thì cũng minh bạch Phật pháp. Nếu không hiểu đạo lý thế gian thì pháp xuất thế bạn cũng hồ đồ, cho nên "Phật pháp không dời thế gian pháp"_HT Tuyên Hóa]
I. Giới thiệu về Đức Phật và đạo Phật:
1- Đức Phật ra đời: Cách nay hơn 2.500 năm, một con người, một Linh hồn siêu tiến hóa cực kỳ vi diệu đã chào đời trong giới nhân loại ở cõi Ta bà, cõi trời Dục Giới của chúng ta. Khi Người vừa đản sanh đã biết đi, bảy bước chân đầu tiên là bảy Đài sen đỡ, biểu tượng của sự vô nhiễm nâng gót chân Ngài, cũng là điều "Không tưởng", ngoài sức tưởng tượng với Nhân loại, cũng bởi Ngài là hàng Thánh Nhân nhập thế theo thệ nguyện để cứu giúp chúng sinh khỏi phiền lão khổ đau, chứ không phải Ngài phải luân hồi như muôn loài chúng sinh trong sáu cõi luân hồi. Cho nên, khi Ngài chào đời, Trời Đất động sáu cách chào đón vị Hiền Thánh Giáng lâm.
Đúng thật, với sẵn lòng bác ái và minh triết cao tột đỉnh, dù sống trong Cung Vua hưởng lạc thú bảy báu, mỹ nữ không thiếu. Nhưng Ngài luôn hướng Tâm về sự sống vô nghĩa của muôn loài, tuy do còn nhỏ nên chưa thể thấu tỏ rõ Chân tướng sự Vô thường. Khi Thời đến, Ngài đi dạo qua bốn cửa cổng Thành Cung cấm là phương Đông - Tây - Nam - Bắc, Ngài gặp đủ cảnh Sanh - Già - Bệnh - Chết. Đây là Nhân Duyên tiền định, Ngài đã hiểu sự sống Vô thường là thế.
Trước sự đau khổ, ai cũng phải "Sanh già bệnh chết" của chúng sinh. Với Nhân Duyên sâu xa tiền định, Ngài đã phát khởi ý chí như "Thép đã tôi", với sự Quyết định và Quyết tâm vững chắc, Ngài đã sẵn sàng từ bỏ ngôi Hoàng tử cao sang quyền quý tột bậc. Lòng quyết tâm sâu xa mình phải bằng mọi cách Xuất gia tu hành để tìm cầu Chân lý, làm sao cho con người thoát khỏi vòng "Sanh tử luân hồi" khổ đau. Sau khi vượt qua mọi chướng ngại rất lớn từ gia đình, bởi với thân phận đặc biệt của Ngài, bậc "Hoàng tử nối ngôi Vua", Ngài gặp phải sự ngăn cấm mạnh mẽ của cả vương chiều, trong đó có Vua Cha đã ra lệnh phong tỏa, giam lỏng Ngài nhằm KHÔNG cho Ngài xuất gia tu hành. Nhưng với lời Nguyện tiền kiếp trước khi "Nhập thai" mẹ, bởi địa vị của bậc Đại Bồ Tát cai quản hàng chục Cõi Thiên (Như cương vị Đại Bồ Tát Di Lặc hiện nay), lại KHÔNG THAM quyền quý cao sang giả tạm, với Quyết tâm mãnh liệt, Ngài đã được Chư Thiên giúp đỡ, bê cả người và Ngựa vượt Thành Cung cấm, được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Ngài đã Xuất gia cầu Đạo như thế!
2- Đức Phật thành đạo: Sau nhiều năm sống đời xuất gia, lấy rừng núi làm nhà, cây và muôn thú là bạn, nghiêm trì giới luật, tu hành tinh tấn dũng mãnh trong khổ luyện tột cùng, ngài ăn rất ít, thân thể gầy mòn do tu thiên lệch về hành xác... Sau khi Ngài hỏi "Thượng Đế" khi Ngài đứng trước dòng sống đang cuộn chảy, nội dung đại khái hiểu rằng: Tôi đã đủ duyên tu đắc thành đạo Chánh Đẳng Chánh Giác chưa? Rồi Ngài lém cái "Bát vàng" để xin ăn hàng ngày Vào một kỳ ngồi thiền nhập đại định suốt bốn mươi chín ngày, vào lúc Sao Mai mọc ngày thứ bốn mươi chín, ngài đã thành tựu đạo quả cao tột, Ngài đã Giác ngộ hòan toàn, nhìn thấy chân lý thật tướng của Vòng luân hồi sinh tử với chu trình mười hai nhân duyên dẫn đến cuộc sống luân hồi "Sanh lão bệnh tử" bất tận của chúng sanh. Ngài đã thành vị Phật giữa đời với hào quang tỏa sáng chiếu khắp muôn thế giới. Thật vi diệu thay!
3- Đạo Phật tuyệt vời và kỳ diệu.
Đức Phật đã để lại kho giáo Phật pháp nhiệm mầu, đạo phật tuyệt vời và kỳ diệu phù hợp với mọi căn cơ, từ người hạ căn đến hàng thượng căn học rộng hiểu nhiều thông minh trí tuệ. Tùy duyên, lượng sức mình, tùy mức tiến hóa tâm linh của mình mà mỗi con người chọn lấy một con đường tu trong rất nhiều con đường tu đạo cho phù hợp. Đức Phật dậy: Quay đầu là bờ, tu hành đúng là hồi đầu tu sửa Thân Tâm nơi mình, không phải để thấy lỗi người khác và khởi tâm khinh chê người hoặc đòi hỏi người khác sửa lỗi - Đây là tu sai pháp Phật dậy. Tất cả mọi người nếu tinh tấn dũng mãnh tu đúng như pháp thọ trì thì đều có thể giác ngộ, được thành tựu chứng đắc đạo quả và có các quyền năng thông linh, ngũ nhãn lục thông, tiến đến giải thoát luân hồi sinh tử thành Phật. Phật pháp là pháp bình đẳng tuyệt đối.
II- Thế giới - Chúng sinh:
"TẤT CẢ ĐỀU DO TÂM TƯỞNG SANH;
Thân người khó được - Phật pháp khó nghe;
Một khi mất thân người, muôn kiếp khó được lại_Lời Đức Phật "
1- Mười Pháp giới chúng sinh và vòng luân hồi sanh tử
Như đức Phật dạy trong Kinh Thủ Lăng Nghiệm: "Tất cả đều do tâm tưởng sanh", tóm lược đại thể là xuất sanh từ một niệm "Sinh vô minh" muốn minh giác lại Tánh Giác - Tánh Như Lai Tạng - Tánh Phật vốn đã Diệu Giác Minh thanh tịnh bao trùm khắp hư không, làm Hư không vốn vô nhiễm thành ra Hư không mê mờ u tối, từ đây mà Tứ đại tương tác tương nhập nhau mà làm thành có "Thế giới - Nghiệp quả - Chúng sinh" tương tục trong mười pháp giới, biểu hiện qua vòng luân hồi sinh tử vô tận vô biên không bờ bến.
2. Sự tái sanh làm người: TA LÀ AI - TỪ ĐÂU ĐẾN - CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?
"Vô minh tạo nghiệp từ Tham dục là nhân nguyên chính buộc Ta phải luân hồi;
Tham muốn của Cha và Mẹ giúp Ta tái sanh, hiện hữu trên cõi đời này.
Tâm phân biệt yêu ghét làm Ta chọn cha mẹ để nhập thai làm người một nhà"
"Phàm có những bất thiện pháp nào,
tất cả chúng đều lấy vô minh làm cội rễ, đều lấy vô minh làm điểm tựa,
đều châu đầu vào vô minh, tất cả chúng đều đâm đầu vào một gốc_Kinh Tương Ưng Bộ"
Ước muốn có con để có một gia đình là không của riêng ai. Thật là hạnh phúc khi Ta được tái sanh làm người, nó là kết quả của việc người mẹ mang thai chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau trong hiểm nguy "thập tử nhất sinh" để Ta được sanh ra đời. Vào lúc sinh đẻ, người mẹ phải trải qua một cơn hoảng loạn sợ hãi đau đớn tột cùng, thế nhưng khi vừa nghe Ta cất tiếng khóc chào đời, một niềm phúc lạc vô biên tràn ngập tâm trí người mẹ vì Ta đã chào đời bình an, là nguồn hạnh phúc của cả gia đình, dòng tộc mong chờ bấy lâu. Một con người sẵn có Phật tánh đã hiện hữu trên đời theo Định luật Nhân quả - Định luật Tái sanh - Định luật Luân hồi sinh tử của vũ trụ. Một "Vị Phật" tương lai đã chào đời.
3- Tứ sanh:
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Thế nào là tứ sanh. Tạo những nghiệp chi mà bẩm thọ thân mạng mỗi loại không giống nhau?
Thế Tôn nói: ... Nay nói sơ qua nghiệp chướng bốn loại:
3.1- Noãn sanh: Là người đời trước vì kế sinh hoạt, tâm hay sắp đặt mưu mô xảo trá lừa gạt, nên đọa làm noãn sanh như các loài chim cá v.v... Người tham kế cao thì làm chim, thấy người thì bay cao. Người mưu sâu thì làm cá, gặp người thì lặn xuống.
3.2- Thai sanh: Người này đời trước tham đắm dâm dục nên đọa thai sanh như người, dê, heo, cùng thú có vú đẻ con như trâu, bò, ngựa, mèo, chó. Tội tham dâm sanh làm người thì đặng đứng thẳng, nếu lòng ngang ngược, tham dục không có tiết độ thì sanh làm thú đi ngang bốn cẳng (chân).
3.3- Thấp sanh: Người này đời trước tham ăn rượu thịt làm việc vui chơi, đánh lộn giữa chợ, loạn tâm điên đảo, nên đọa làm thấp sanh là loài cua, tôm, rùa, trạch v.v...
3.4- Hóa sanh: Người này đời trước hay dời đổi, ý niệm khác thường, trước mặt nói phải, sau lưng nói quấy, làm nhiều tội ác, nên đọa hóa sanh như loài ve, bướm, muỗi, ruồi v.v...
Phật nói cùng ông Văn Thù Sư Lợi: Trong lục đạo tứ sanh, con người là quý trọng, vì người có tánh linh. Phật cũng từ trong loài người mà tu hành, nghiệp cũng do người tạo ra, như người tu phước thì được về cõi Trời, người làm ác thì đọa vào địa ngục, người có đức thời làm Thần, người có đạo thì làm Thánh. Phước và tội đều có liên quan nhiều đời, không thể đem hiện tại mà nhận định, đến khi lâm chung theo nghiệp trả quả. Trong sáu đường, đường người là quý, năm đường kia không sánh kịp, nên một khi mất thân người, muôn kiếp không thể phục hồi lại được.
4- Tổng hợp sơ lược kiến thức về Luân hồi - Chết và Tái sanh.
Mời đọc bài viết. Xem tại đây
III- Con người tiến hóa qua Luân hồi
1. Nhân duyên làm thành một gia đình:
Sự thật về nhân duyên những người cùng sinh trong một gia đình như đức Phật dậy thì không ngoài bốn nhân "Báo ân - Báo oán - Trả nợ - Đòi nợ". Linh hồn trước khi nhập thai đã khởi tưởng tâm phân biệt. Phân biệt cái gì? Đức Phật nói, Tánh linh làm người nữ thì yêu cha mà ghét mẹ, Tánh linh làm người nam thì yêu mẹ ghét cha nên nhập thai. Đây là vì duyên nghiệp từ tiền kiếp sâu dày với cha mẹ mà sanh tâm phân biệt yêu ghét, nên đầu thai để cùng nhau trả nghiệp, dù là nghiệp tốt hay nghiệp xấu. Đây là bản chất chân thật của vòng luân hồi sanh tử không bờ bến của chúng ta, dù quí vị có tin hay không, luật nhân quả luân hồi vẫn luôn vận hành như vậy.
2. Linh hồn chào đời.
Con người tiến hóa tương ứng với sự tiến hóa của nhân loại,
Nhân loại phân chia thành nhiều giống dân với mức tiến hóa khác nhau.
Mỗi người sanh ra đều cất tiếng khóc chào đời, tiếng khóc đại diện cho đời sống vạn sự phiền lão khổ đau bắt đầu. Thời khắc chào đời cực kỳ quan trọng của chúng ta vì thời gian và nghiệp quả là đồng. Do đó, ngày giờ sanh phản ánh Số phận và mục tiêu toàn diện của kiếp sống đã được Linh hồn ước định. Vậy nên, Số mệnh là nghiệp quả từ tiền kiếp biểu hiện qua Lá số sinh, cho nên có thể dự đoán được số mệnh là vậy. Số mệnh là sự tiếp nối kết quả học tập và giác ngộ, kinh nghiệm tu hành và mức thành tựu đã đạt được từ tiền kiếp, kết quả tu tập thân tâm không bao giờ bị mất đi, không bao giờ.
Thông thường theo Luật tái sanh, kiếp này tháng sinh chính là tháng tử của kiếp sống trước. Khi tái sanh ở kiếp sống này, tâm thức và trí tuệ sẽ tiếp lối thành quả đã đạt được từ tiền kiếp. Do đó, mỗi người tuy cùng cha mẹ sanh ra, hay những người sanh cùng ngày giờ cũng vậy, không có ai giống nhau hoàn toàn, là vì mỗi Linh hồn có mức tiến hóa khác biệt nhau, dẫn đến thân tâm mỗi người muôn sai vạn biệt, nó phản ánh qua các Thể của bạn như Thể trí là người có tri thức hiểu biết phân biện, khôn ngoan thông minh sắc sảo, biết lượng sức mình, không mê tín dị đoan, thường làm lành lánh giữ hay thiếu hiểu biết, đần độn ngu tối mù mịt; Thể cảm xúc thường sân hận vô cơ, nóng giận mất khôn, hay lo lắng sợ hãi vu vơ, ham muốn nhiều hay ít hoàn cảnh gia đình giầu sang phú quí hay nghèo hèn, bản thân mạnh khỏe bình an sống thọ hay nhiều bệnh nạn và yểu mạng ..... tất cả là phúc đức tiền kiếp hiện tiền, chiêu cảm.
3. Sự thật về đời sống nhân sinh.
Đức Phật nói rằng, trong lục đạo luân hồi thì con người là quí, tu nhân để được sanh làm người cũng khó vô cùng. Thế nhưng, đã mang thân người thì phải chấp nhận một đời sống với rất nhiều, toàn là phiền lão khổ đau. Nguyên nhân chỉ vì chúng ta thích sống trong vô minh, do ngu tối mà hết kiếp này sang kiếp khác cứ nhận lấy thân xác do tứ đại giả hợp thành là mình. Từ việc chấp trước Thân Tâm giả tạm là Ta nên suốt đời sống trong mê mờ điên đảo, lao tâm lao lực để phục vụ cho cái thân xác hữu hình hữu hoại, vì nó mà gây tạo bao ác nghiệp để rồi chịu nhận trùng trùng phiền lão đau khổ, làm mê mờ mất tâm trí dẫn đến bỏ quên mất Phật tánh - Chân tâm thường hằng bất sanh bất diệt đang ngự trong tâm, ở trong "ngôi nhà xác thân".
Đức Phật dạy, con người thật đáng thương xót, bị mê mờ lầm lạc tâm trí nên "Nhận giả thay Chân - Nhận giặc làm con", thật muốn chấp nhận đời sống sanh diệt vô thường, nên không thể nào nhận thức được Linh hồn sáng suốt nhiệm mầu bất sanh bất diệt, chẳng khác nào người ngu mê bỏ quên viên kim cương trong nhà, rồi suốt đời lặn lội trong khổ nhọc để tìm sự giàu có, phải trải qua bao hoạn nạn, khổ đau, bệnh tật và rồi cái chết đến. Thật đúng là sống trong ngu mê điên đảo và chết trong mê mờ với toàn phiền lão khổ đau tích trữ làm nhân cho luân hồi để tiếp tục sanh già bệnh chết.
Sách "Dưới Chân Thầy" có nói: "Thân xác là con thú con nuôi - Con ngựa con cỡi, con phải nuôi nấng nó bằng thức ăn thức uống tinh khiết - Nghĩa là nên ăn chay trường".
4- Số mệnh không phải là định mệnh: Chân sư DK giảng rằng, Nghiệp quả và Thời gian là hai từ đồng nghĩa. Lá số sinh lập theo ngày giờ sinh chính là sự biểu hiện của định nghiệp của người đó dự kiến phải nhận lãnh trong suốt kiếp sống này => Số mệnh là do nghiệp tạo thành, nghiệp bắt buộc ta phải tái sanh trong luân hồi sinh tử. Đức Phật dậy, con người hoàn toàn có thể tu hành để sửa đổi được nghiệp, tức cải sửa được số phận ít nhiều cho đến hoàn toàn => Tức số mệnh không phải là định mệnh đối với người tinh tấn tu hành theo chánh đạo. Đây là niềm hy vọng có cơ sở tin cậy để mỗi người tinh tấn tu cải mệnh, vượt nên số phận, không chấp nhận định mệnh an bài. Theo đó, tu sớm ngày nào thì hóa giải, tiêu trừ bớt nghiệp ngày đó, đây là một nhận thức sáng suốt nhất của người có trí tuệ phân biện tin theo.
Theo đó, đánh giá đúng mình để lượng sức mình, từ đó tìm cho ra thế mạnh của mình để phát huy, hạn chế yếu điểm để khắc phục. Đây chính là việc cần lựa chọn giáo lý phù hợp với mức tiến hóa của bản thân để tu học đạo làm người cho phù hợp là việc cực kỳ quan trọng, vì sai một ly đi ngàn dặm. Đặc biệt con người trong thời mạt pháp này, như đức Phật dậy, là thời của những người ngoại đạo, xuất gia tu giả với tâm đầy tham muốn, sân giận, ích kỷ, kiêu mạn, xảo trá, tà dâm ... lừa giối để dẫn dụ người thiếu hiểu biết chánh pháp và mê tín tin theo, làm những việc để rồi tiền mất tật mang, lo âu sợ hãi, thậm chí tán gia bại sản, gia đình ly tán, trầm cảm, tự tử nữa.
5- Tu Đạo làm người - Đạo hiếu là gốc.
Học phật pháp, thường bố thí, hành thập thiện và bát chánh đạo,
để trở thành thiện nam tử, thiện nữ nhân xứng đáng là quân tử trên thế gian,
cửa đạo rộng mở, con đường hạnh phúc thênh thang hướng đến giải thoát luân hồi.
Đạo Phật dậy về Đạo làm người: Tu học đầu tiên và tiên quyết phải là tu đạo hiếu, làm tròn "Hiếu thân tôn sư", mà số một là cha mẹ, là hai vị Phật sống trong nhà. Thứ hai là kính trọng thầy tổ, Phật pháp là giáo dục - Đức Phật là thầy tổ. Chỉ khi đã làm tròn đạo hiếu thì sự tiến tu tiếp lên thành bậc Thiện tri thức, từng bước thành tựu đạo quả, làm vinh hiển gia tộc. Không tu đúng trình tự như thế thì sẽ chỉ thành kẻ ngoại đạo, lạc vào tà đạo biết bao giờ mới thoát ra được. Làm người sống ở đời phải cố gắng "Tầm sư học đạo" tinh tấn để không phụ công ơn của cha mẹ. Khi lớn lên trở thành người hiền tài trong nhân gian, khi đó dù Ta cả đời phụng dưỡng báo hiếu cha mẹ tốt nhất theo luân thường đạo lý của thế gian, thì cũng không thể nào so sánh với một người chăm chỉ học Phật pháp, hiểu đạo lý xuất thế gian. để giác ngộ. Đức Phật có dạy, cho dù buổi sáng khuyên được cha mẹ Quy y Tam Bảo xong, buổi chiều bỏ lại xác phàm về với tiên tổ, thì đó mới chính thật là chân hiếu, với chữ hiếu cũng gọi là tạm đền đáp công sinh thành dưỡng dục với cha mẹ.
Chúng ta rất cần học hiểu chánh pháp để có thể phân biện chánh tà, thiện ác, bậc chân tu nghiêm trì giới luật hay người giả tu, bậc thánh nhân hay kẻ tiểu nhân. Muốn vậy, mỗi người cần tìm cho được một giáo lý chánh đạo như những lời dạy của bác Hồ, giáo lý Minh triết thiêng liêng, Thánh kinh, Phật pháp nhiệm mầu. Giáo lý thì vô lượng vô biên và thường khó học hiểu, vì "lời nói thật thì thường khó nghe", cho lên chúng ta cần thường xuyên học và nghe giảng Pháp từ những bậc Thiện tri thức/ Bậc Thánh hiền giảng giải Phật pháp để tu hành và thọ trì đọc tụng Kinh Chú được đúng Như Pháp Thọ Trì mới mong có thành tựu đạo quả chân thật và cảm ứng nhiệm mầu.
6- Tìm vị thầy Thiện tri thức theo học đạo:
Mỗi người cần tìm cho mình một vị thầy là bậc chân tu chánh đạo, tu Bồ Tát Đạo đã giác ngộ và nghiêm trì giới luật, đã đắc đạo quả giải thoát niết bàn để quy y Tam Bảo làm đệ tử Phật, để được quý Thầy chỉ dạy và bảo vệ, giúp ta vào cửa đạo, tinh tấn dũng mãnh vững bước đi trên con đường đạo nhiều chướng nạn chông gai thử thách, cạm bẫy và ma chướng, quỷ thần nhiễu loạn cản trở nhiều vô kể.
7- Vun bồi Phước đức (Tooltip):
+ Phước đức là phước báo, hạnh phúc có được nhờ đức hạnh. Từ tâm đức và hạnh đức ấy mà con người nhận lãnh phước báo. Ai gieo trồng nhân phước đức thì gặt quả phước đức. Nhân phước đức ở đây là những suy nghĩ, lời nói và việc làm thiện lành, gọi chung là thiện nghiệp.
Trong kinh Phước đức, một bài kinh trong kinh Tập, thuộc Tiểu bộ kinh, Đức Phật dạy mười điều vừa là nhân mà cũng vừa là quả phước đức.
1. Lánh xa kẻ xấu ác, luôn thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính.
2. Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh.
3. Có học - có nghề hay, biết hành trì giới luật, biết nói lời ái ngữ.
4. Được cung phụng cha mẹ, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích hợp.
5. Sống ngay thẳng - bố thí, giúp quyến thuộc thân bằng, hành xử không tì vết.
6. Tránh không làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành.
7. Biết khiêm cung - lễ độ, biết đủ và nhớ ơn, không bỏ dịp học đạo.
8. Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi.
9. Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn.
10. Hành xử trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết - an nhiên.
Đức Phật dạy: “Ai sống được như thế, đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng vững mạnh, phước đức của tự thân” (HT. Thích Nhất Hạnh dịch).
Khi thực hành mười điều trên là chúng ta đang sống trong hạnh phúc, đang thọ hưởng phước đức, đồng thời cũng là đang gieo trồng phước đức để tiếp tục thọ hưởng trong tương lai, đời sau. Đây chính là những thiện nghiệp sinh ra phước đức làm cho đời sống các chúng sinh được nhiều an vui, hạnh phúc. Chính vì thế mà mười phương cách vun bồi phước đức trong bài kinh còn được gọi là mười điều phước đức hay mười điều hạnh phúc. (Nguồn: Kinh Phước đức - HT Thích Nhất Hạnh giảng)
+ Thuận theo Thiên chức và luân thường đạo lý: Đạo làm người thiện lành, dù Nam hay Nữ cũng cần tu hành thành tựu. Người nam hợp gia ngoài bôn ba kiếm tiền nuôi gia đình, người nữ hợp tề gia nội trợ giúp chồng nuôi con, quản lý tài sản ... Đạo lý sống là "Người thuận theo Đất, đất thuận theo Trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên", là hợp với Đạo sẽ hạnh phúc bền lâu.
+ Quả báo hành Bố thí tùy theo Ruộng phước điền: Bố thí với Tâm bình đẳng, thì tùy theo Ruộng phước điền người đó gieo hạt giống Bố thí mà gặt hái quả báo khác nhau..... Phật bảo Thủ Ca: Tất cả chúng sinh có liên quan với nghiệp, nương tựa nơi nghiệp, theo nghiệp tự chuyển. Do nhân duyên ấy có phân ra: thượng, trung, hạ, sai khác chẳng đồng: Vài ví dụ trong Kinh Quả báo sai biệt
Lại có nghiệp nghèo mà vui thích bố thí.
Ví như có chúng sinh trước từng làm việc bố thí mà chẳng gặp phước điền (Phật, Pháp, Tăng), sau đó lưu chuyển trong sinh tử, sinh vào loài người, do chẳng gặp phước điền nên quả báo nhỏ hẹp, hoặc được hoặc mất, do xưa kia từng tập bố thí nên tuy ở nơi nghèo cùng mà thích thực hành bố thí.
Lại có nghiệp giàu mà tham lam, bỏn xẻn.
Ví như có chúng sinh chưa từng bố thí, gặp thiện tri thức tạm thực hành một lần bố thí vào được phước điền tốt, do phước điền thù thắng nên tài sản đầy đủ, trước chẳng từng tập nên tuy giàu mà xan tham.
Lại có nghiệp giàu mà hay bố thí.
Ví như có chúng sinh gặp thiện tri thức, phần nhiều tu hạnh bố thí, lại gặp phước điền tốt. Do nhân duyên đó, giàu to nhiều của cải mà thích thực hành bố thí.
Lại có nghiệp nghèo mà tham lam, bỏn xẻn.
Ví như có chúng sinh xa lìa tri thức, không khuyên dạy người mà chính mình cũng chẳng thực hành bố thí. Do nhân duyên đó, sinh nơi bần cùng mà lại tham lam, bỏn xẻn. (Nguồn: Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt)
+ Tu phúc được quả báo tùy theo ruộng phúc điền người đó gieo hạt giống Nghiệp
Bấy giờ Đức Thế Tôn, cùng với Ngài A Nan, vào thành Vương Xá khuất thực......
Phật bảo các đệ tử rằng:
- Nên phải giữ gìn khẩu nghiệp, cái họa hoạn của khẩu nghiệp hơn cả lửa mạnh. Đối với cha mẹ, chúng Tăng, nên phải đem lòng cung kính cúng dàng, nói lời như hòa khen ngợi, thường nghĩ đến ân đức của các vị đó. Chúng Tăng là ruộng phúc, đã ra khỏi ba cõi; còn cha mẹ là ruộng phúc tối thắng trong ba cõi. Vì sao? –Vì trong chúng Tăng gồm có bốn quả, bốn hướng, mười hai bậc hiền sĩ, người nào cúng dàng các bậc ấy sẽ được hưởng phúc vô lượng, không những như vậy, nếu tinh tiến tu hành không thoái tâm, thì còn được thành Phật đạo nữa vậy.......
Phật bảo Ngài A Nan rằng:
- Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy.......
- Ruộng phúc hữu vi và Vô vi: Khi ấy Đức Như Lai vì muốn cứu chúng sinh khỏi cái khổ trong ba cõi, tiêu trừ năm món phiền não và mười điều ràng buộc, khiến hết thảy chúng sinh đều được giải thoát vào cảnh Niết Bàn yên vui nên Ngài mới mở lòng từ bi sâu xa mà chỉ bày hai thứ ruộng phúc:
Một là ruộng phúc hữu vi; hai là ruộng phúc vô vi. Ruộng phúc hữu vi là cha mẹ; ruộng phúc vô vi là Sư trưởng, Chư Phật, Pháp, Tăng và các vị Bồ Tát. Nếu chúng sinh hết lòng phụng dưỡng cúng dàng, sẽ được phúc báo và có thể tiến đến thành đạo Bồ Đề. (Nguồn: Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân)
8- Các loại phước báu: Gồm phước thế gian và phước xuất thế gian, mời đọc: Tu phước_Phật dậy
9- Các loại công đức: Hiểu về công đức - Tu công đức, mời đọc: Công đức và phước đức
IV- Học Phật pháp để xóa bỏ vô minh
Mời đọc bài viết về phương pháp Tu học Phật Pháp - Xóa bỏ Vô minh. Xem tại đây
V- Tìm hiểu Ta là ai - Từ đâu đến - Chết đi về đâu
Mời đọc bài viết . Xem tại đây
Trên đây là bài viết do Nhân Trắc Học viết với kiến thức hạn hẹp, không chánh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của đọc giả.
Mọi đóng góp xin gửi về nguoidetu@gmail.com