Công Đức - Định Tuệ

+ Công Đức: Công thì phải lập, đức thì phải làm. Thế nào gọi là lập công ? Ví như, trong một trường học, có một vị thầy giáo, tận tâm tận sức đối với trường học, dạy học hết mình, và còn làm những công việc khác, đây tức là công. Đức là làm việc có lợi ích đối với tất cả mọi người, giúp người không cần đền đáp, thi ân bất cầu báo, đây tức là đức. Đức có phân ra đức lớn và đức nhỏ, chẳng phải nói làm đức phải làm lớn, còn đức nhỏ thì không làm. Thế nào gọi là đức nhỏ ? Nghĩa là đối với người khác có lợi ích rất nhỏ, cũng phải làm. Bạn làm được nhiều rồi, thì tánh đức sẽ tự nhiên lớn lên. Nếu bạn không làm, thì vĩnh viễn sẽ chẳng có đức. Do đó « Đạo thì phải hành », tu đạo là phải tu hành, chẳng phải chỉ nói suông tu đạo bằng cái miệng, suốt ngày đến tối nhớ tu đạo, mà chẳng chịu tu hành, đây gọi là « Khẩu đầu thiền » mà thôi, chẳng có ích gì. « Đức thì phải làm », đức thì phải đi làm, chẳng làm thì sẽ không có đức. Cho nên nói :
« Đạo thì phải hành, không hành sao gọi là đạo;
Đức thì phải làm, không làm sao có đức ». (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Hoa Nghiêm-T25)

+ Công đức - Phước đức: .... Vi Thứ sử bạch: "Đệ tử có nghe đức Đạt Ma lúc ban sơ hóa độ Lương Võ Đế, vua hỏi rằng: ‘Trẫm trọn đời cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước, có công đức gì?’ Đức Đạt Ma nói: ‘Thiệt không có công đức.’ Đệ tử chưa hiểu thấu lẽ ấy, xin Hòa Thượng giải cho."
Sư nói: Thiệt không có công đức. Chớ nghi lời của Thánh nhơn đời trước. Võ Đế lòng tà, không biết chánh pháp. Cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước, ấy gọi là cầu phước. Không thể lấy phước mà kể là công đức được. Công đức ở trong Pháp thân, chớ chẳng phải ở chỗ tu phước.
Sư lại nói: Thấy tánh là công, giữ lòng bình đẳng là đức. Niệm niệm tâm không ngưng trệ, thường thấy Bổn tánh, diệu dụng chơn thật, ấy gọi là công đức. Bên trong giữ lòng khiêm hạ là công, bên ngoài hành động theo lễ là đức. Tánh mình lập ra muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng lìa tánh mình là công, ứng dụng không nhiễm trần là đức. Muốn tìm cái công đức Pháp thân, thì phải y theo đây mà tu hành. Thế mới là thiệt có công đức..... Chư Thiện tri thức! Công đức phải thấy trong tánh mình, chớ chẳng phải tìm ở chỗ cúng dường và bố thí. Bởi vậy phước đức với công đức là khác nhau. Vua Võ Đế không biết Chơn lý, chớ chẳng phải Tổ Sư ta lầm.....còn dài, mời đọc Kinh văn gốc (Nguồn: Lục Tổ Đàn Kinh - HT Tuyên Hóa giảng)

+ Công đức chính là tâm thanh tịnh. Nếu như dùng danh từ pháp tướng Phật pháp để nói, thì công đức chính là định tuệ. Bạn thấy trong tâm vừa nổi giận, thì định tuệ lập tức mất ngay, cho nên đốt cháy rừng công đức.
- Công đức mới có thể dứt sanh tử ra khỏi tam giới. Cái này chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phải sáng tỏ. Công đức là rất vô cùng không dễ dàng. Ở trong tâm hơi có một chút xíu không vui thì công đức đều không có.
- Nếu như bạn sáng hôm nay mới nổi một cơn giận, thì công đức của bạn cũng chẳng qua là mấy giờ mà thôi. Mấy chục năm tu trước đây đều đốt hết, không tính, không còn nữa. Nếu như học Phật, học cả đời, đến lúc sắp mạng chung nổi cơn giận dữ, là tiêu rồi, một lần này công đức gì cũng mất hết, điều này rất đáng sợ, đây đều là sự thật, đều là sự thật.
- Cho nên Phật khuyên chúng ta tích lũy công đức, nhất định phải tu nhẫn nhục Ba-la-mật, thì công đức của bạn mới có thể tích lũy lại được. Tích lũy công đức là rất khó, rất khó, không phải ta vẻ bề ngoài không nổi giận, ở trong tâm có một chút không vui thế cũng không được. Ở trong tâm hơi có một chút không vui là công đức không còn. Công đức này khó, vô cùng, vô cùng khó tu.
+ Phước đức không bị sân hận chướng ngại. Bạn hằng ngày nổi giận, phước báo bạn tu vẫn còn đó. Phật ở trong kinh nói cho chúng ta biết, A-tu-la phước báo rất lớn. A-tu-la tu thành như thế nào vậy? Đều là ở trong cửa Phật tu phước.
- Phước đức không thể vượt qua tam giới. Nguồn: (Trích từ Kinh Kim Cang giảng ký) Hòa Thượng Tịnh Không. Xem thêm: Công đức phước đức
+ CÔNG ĐỨC KHI TU TẬP GIỮ GIỚI CỦA 6 CĂN CỦA NGƯỜI TU HÀNH
Để chỉ cho công đức của 6 căn con người tương quan trong thế giới. Tuy nhiên xét chỗ hơn kém thì công đức của sáu căn không nhất thiết đồng nhau, như sau:
1- Xét về nhãn căn thì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên. Cho nên luận về mắt chỉ được 800 công đức.
2- Xét về nhĩ căn, lỗ tai có ba đức ưu việt. Viên, Thông và Thường. Luận về nhĩ căn thì có 1200 công đức.
3- Xét về tỷ căn, lỗ mũi tương tục chỉ có thở ra và hít vào. Điểm giao tiếp giữa hít và thở gián đoạn. Luận về tỷ căn có được 800 công đức.
4- Xét về thiệt căn thì lưỡi có thể phô diễn cùng tột trí thế gian và xuất thế gian. Ngữ ngôn tuy hữu hạn mà diệu lý diễn đạt vô cùng. Luận về thiệt căn thì có được 1200 công đức.
5- Xét về thân căn, thân thì biết xúc. Có thể xúc thuận xúc nghịch, nhưng khi hợp thì biết, lúc ly thì không. Luận về thân căn chỉ có 800 công đức.
6- Xét về ý căn, ý căn thầm lặng mà dung nạp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian mười phương ba đời, thành phàm không pháp nào không bao dung cùng tột. Luận về ý căn có đủ 1200 công đức.
+ Giải nghĩa thêm: Thế giới tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gian và thời gian.
- Thế là nói về thời gian cũng có nghĩa là nói về luật nhân quả báo ứng, sinh sinh diệt của hiện tượng vạn hữu.
- Giới là nói về không gian cũng còn có nghĩa là lý nhân duyên tức là tất cả mọi cấu tạo hình thành của vạn hữu trên thế gian này là do nhân duyên hòa hợp mà có.(Nguồn - Xem mục: Chỉ rõ sự ràng buộc hay siêu thoát của thế giới chúng sinh, ở nửa cuối trang)
+ 69. GIỮ GIỚI CÓ NĂM CÔNG ĐỨC
1. Cầu gì đều được như nguyện.
2. Tài sản đã có thì thêm mãi không hao sút.
3. Ở đâu cũng được mọi người kính mến.
4. Tiếng tốt đồn khắp thiên hạ.
5. Thân hoại mệnh chung được sanh lên cõi trời. (Nguồn: mục 69- (Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)