QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Linh từ - Thần Chú - Matram

GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC
VỀ CÁC THUẬT NGỮ VỀ THẦN CHÚ/ MATRAM
(Trích từ Tooltip/ Thích nghĩa trang Web: nhantrachoc.vn)

I- Linh Từ: Thần Chú - Mantrams - Mantric sounds - Chân Ngôn - Châm Ngôn - Đà La Ni

+ Linh Từ: Thần Chú - Mantrams - Chân Ngôn - Châm Ngôn - Đà La Ni - Mật Chú:
- Là những đoạn rút từ kinh Vedas. Theo nghĩa công truyền thì thần chú (hay khả năng tâm thông hoặc quyền năng để truyền đạt nhận thức hoặc tư tưởng) là phần cổ xưa của kinh Vedas, phần thứ nhì gồm các kinh Brahmanas. Theo ngữ cú nội môn thì thần chú là Thượng Đế đã hiện thân hay làm cho biểu hiện ra ngoài nhờ huyền thuật. Một hình thức các ngôn từ hay các âm vận được sắp có tiết điệu sao cho khi được xướng lên sẽ tạo ra một số rung động. (ĐĐNLVTD, 221)

- Thần chú là tập hợp các âm thanh, các từ và các nhóm từ để nhờ một vài hiệu quả nhịp nhàng mà đạt được các kết quả vốn không thể có được nếu không có chúng. Cho đến nay, thần chú linh thiêng nhất trong tất cả các thần chú ở Đông Phương được đưa ra cho quần chúng là thần chú nằm trong các linh từ “OM MANI PADME HUM”. Mỗi vần của nhóm linh từ này đều có một mãnh lực huyền bí và toàn thể nhóm có 7 ý nghĩa có thể mang lại 7 kết quả khác nhau.

- Có nhiều hình thức thần chú khác nhau dựa vào công thức này và dựa vào Linh từ, mà nếu được ngân lên một cách nhịp nhàng và bằng nhiều khóa khác nhau sẽ hoàn thành được một số mục tiêu mong muốn như là triệu thỉnh các thiên thần hộ trì và thực hiện được công việc nhất định, có tính chất xây dựng hoặc có tính chất hủy diệt trên các cõi.

+ Chân ngôn (mantra) hay Đà-la-ni hay Thần chú: Theo Ðại Trí Ðộ Luận thì: “Đà-la-ni có nghĩa là duy trì và ngăn ngừa: duy trì là duy trì những thiện pháp không để cho thất lạc, như một cái bình nguyên vẹn có thể chứa nước không để nước rịn ra; ngăn ngừa là ngăn ngừa những ác pháp không cho phát sinh, nếu có khuynh hướng tạo tác tội ác thì ngăn ngừa không cho tạo tác: Đó là Đà-la-ni”.

+ Câu châm-ngôn huyền bí: “Quyết chí (nguyện, to will), hiểu biết (tri, to know), dũng cảm (cảm, to dare) và im lặng (mặc, to be silent)”, có một ý nghĩa đặc biệt cho đến nay không được tiết lộ và Tôi chỉ có thể gợi ý về nó mà thôi. Những ai trong các bạn có được tri thức bên trong thì sẽ hiểu được ngay.
- Quyết chí (nguyện). Những lời này liên quan đến sự thành tựu cuối cùng, khi, bằng một tác động của ý chí được kết hợp của linh hồn và của phàm-nhân, sự hợp nhất và sự nhận thức được xảy ra. Nó liên quan đến bí huyệt ở đáy cột sống.
- Hiểu biết (tri). Những lời này liên quan đến bí huyệt Ấn Đường, tức là bí huyệt giữa hai lông mày. Một ẩn ý nằm trong các chữ “Mong cho Mẹ biết được Cha”. Nó có liên quan đến cuộc phối ngẫu (marriage) trên các cõi Trời.
- Dũng cảm (cảm). Những lời này cung cấp manh mối cho sự tuân phục của phàm nhân, và có một mối liên quan mật thiết với huyệt đan điền, nơi tiếp nhận và phân phối vĩ đại của dục vọng và của các mãnh lực cảm dục, và cũng là trung tâm chính của hoạt động chuyển-hóa.
- Im lặng (mặc). Cụm từ này liên quan đến sự chuyển-hóa của năng lượng sáng tạo thấp thành sự sống sáng tạo cao hơn.
* Bí-huyệt xương cùng phải lại rơi vào im lặng.

Kế đó, đối với vị đệ-tử, các bí huyệt sau đây sẽ được thấy là hết sức quan trọng:
1. Bí huyệt ấn đường, qua đó phàm nhân đã được thanh luyện tự biểu lộ chính mình.
2. Bí huyệt ở đáy xương sống, vốn là bí huyệt mà qua đó sự kiểm soát hoàn toàn và đầy đủ cùng với sự phối kết được đạt đến, thông qua việc khơi hoạt tác dụng thanh lọc của lửa.
3. Bí huyệt xương cùng, trong đó mãnh lực cơ bản của thái-dương-hệ riêng biệt của chúng ta, tức lực hấp dẫn của hình hài đối với hình hài, được chuyển hóa, và lực hấp dẫn của linh hồn thay thế cho hoạt động tạo tác sinh sản của vật chất (productive creative material activity).
4. Bí huyệt đan điền (solar plexus centre), nằm ở trung tâm của cơ thể và là cơ quan của thể cảm dục và của thông linh thuật (psychism) bậc thấp, tập hợp tất cả các mãnh lực hạ đẳng lại với nhau và tái định hướng chúng dưới sự thúc đẩy của linh hồn vào kho lưu trữ cao hơn của chúng.
Tôi hiểu rằng giáo lý được đưa ra ở đây vừa sâu xa vừa khó hiểu, nhưng giáo lý đó cần thiết cho số ít, và con số những người đó sẽ tăng lên theo thời gian. (LVHLT, 288)

Tôi đưa ra bảy bí quyết (keys) cho mỗi phương pháp của các cung. Các bí quyết này có thể được nghiên cứu liên quan đến các bảng ở trên và liên kết với bốn từ ngữ mà chúng ta đã đang xem xét. Chúng ta phải nhớ rằng:
+ “Nguyện” (“To Will”) là đặc quyền của Tinh Thần,
+ “Tri” (“To Know”) là chức năng của Linh Hồn,
+ “Cảm” (“To Dare”) là nhiệm vụ của phàm-ngã,
+ còn “Mặc” (“To Be Silent”) là thiên chức cuối cùng hay số phận của khía cạnh vật chất, của bản chất động vật trong sự tương tác của nó với linh hồn(LVHLT, 288)

+ Xem thêm về Thần chú quyền năng trong Thư về tham thiền huyền môn, tr 177;

+ Chân ngôn - Hòa Thượng Tuyên Hóa nói đến trong giảng Kinh Chú Đại Bi

81. Án tất điện đô

Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ Án luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ Án mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”.

Tất nghĩa là “thành tựu”.

Điện đô. Hán dịch là “ngã giới” là đạo tràng, lãnh thổ, cương vực của mình đã được kiết giới thành tựu. Phạm vi kiết đại giới là 800 do tuần (yojanas) và trung giới là 600 do tuần. Trong phạm vi đã được kiết giới này, hành giả thường được an lạc và yên tịnh, tất cả mọi công đức đều được thành tựu và bản nguyện đều được như ý.

Chẳng hạn như khi tôi đã kiết giới đạo tràng trong phạm vi địa hạt San Francisco (Cựu Kim Sơn) thì trong toàn bộ vùng này sẽ không xảy ra động đất hoặc những thiên tai khác. Vì các vị hộ pháp, thiện thần đều phải hộ trì cho nguyện lực của đạo tràng được thành tựu.

Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới.

Xem TH về thần chú, matram, ...của phật giáo

Xem TH về thần chú, matram ....minh triết mới

Xem: Thuật ngữ "Chân Ngôn" Phật Giáo

II- Các Loại Kinh Chú - Loại Thần Chú - Loại Mantra - Mantra yoga - Yoga thần chú

+ Giới thiệu các loại thần chú: Trích từ cuốn "Hai thời công phu”, do HT. Trí Quang dịch giải:

Và hai thời công phu

Bộ Thiền môn nhật tụng gồm có hai quyển, không biết do ai biên soạn và ấn hành lần đầu tiên vào năm nào. Chỉ được biết có các bản in vào năm Đạo Quang thứ 14 (1834) đời nhà Thanh, bản của chùa Dũng Tuyền, Cổ Sơn, tỉnh Phúc Kiến in vào năm Quang Tự thứ 12 (1886), đời nhà Thanh... Nội dung sách này, ngoài việc thu chép các pháp yếu, pháp ngữ, cảnh sách, vấn đối, huấn hối văn... của các Đại sư trong Thiền môn, còn thu chép một lượng lớn kinh, luật, kệ, nghi văn, thần chú... thường dùng trong các chùa viện nói chung, mà đặc biệt là nghi thức tụng niệm hai thời công phu sáng và chiều:

=> Thời khóa buổi sáng gồm có:

- Thần chú Lăng Nghiêm
- Thần chú Ðại Bi Tâm
- Thần chú Như Ý Bảo Luân Vương
- Thần chú Tiêu Tai Cát Tường
- Thần chú Công Ðức Bảo Sơn
- Thần chú Chuẩn Ðề
- Thần chú Dược Sư Quán Ðỉnh
- Thần chú Quan Âm Linh Cảm
- Thần chú Thất Phật Diệt Tội
- Thần chú Vãng sinh Tịnh độ
- Thần chú Ðại Cát Tường Thiên Nữ
- Tâm kinh Bát Nhã
- Tán Phật
- Niệm Phật và Thánh chúng
- Tán lễ Bổn sư
- Hồi hướng
- Tam tự quy

=> Thời khóa buổi chiều gồm có:

- Thần chú Đại Bi Tâm và Tâm kinh Bát Nhã
- Kinh A Di Đà
- Thần chú Vãng sanh Tịnh độ
- Sám Hồng danh, bao gồm:
+ Tán dương chư Phật
+ Quy y cả tánh và tướng Tam bảo
+ Phát bồ đề tâm
+ Đảnh lễ Tam bảo
+ Lạy Phật
+ Sám hối
+ Phát lộ
+ Hướng nguyện theo hạnh nguyện Phổ Hiền
+ Hồi hướng - Văn thí thực - Niệm Phật - Tán Phật - Nguyện sinh Cực lạc - Tán lễ Bổn Tôn - Cảnh sách - Tự Quy y Tam bảo.

Hai thời công phu như vậy, ngoại trừ Tán Phật, Niệm Phật, Lạy Phật, Sám hối, Nguyện sinh Cực Lạc, Hồi hướng và Tam tự quy, tất cả còn lại đều là thần chú. Nhưng dù không phải là thần chú đi nữa, tất cả những gì được biên soạn trong Thiền môn nhật tụng nói riêng, Tam tạng kinh điển nói chung, theo Mật tông đều được gọi là Chân ngôn hay Đà-la-ni trong ý nghĩa của nó, hoặc là pháp, hoặc là nghĩa, chú. Cho nên, có thể nói ngay rằng, hai thời công phu không phải chịu sự ảnh hưởng của Mật giáo mà nó là Mật giáo trong ý nghĩa mật giáo đã nêu trên, hoặc là những lời cầu nguyện trong ý nghĩa một paritta. Vấn đề là, người ta thực tập những lời dạy ấy để hướng đến mục đích gì? Ở đây, hai thời công phu, và cả những việc làm trong ngày, đối với người xuất gia, đều hướng đến mục đích chí nguyện "vì tuệ giác Bồ đề mà cầu sinh Cực lạc". Để biết thêm về ý này, xin mời bạn đọc tham cứu trong cuốn "Hai thời công phu”, do HT. Trí Quang dịch giải. Xem thêm

+ Xem thêm: Tổng hợp các loại Thần Chú - Mantram - Chân Ngôn - Linh Từ - Đà La Ni

+ Yoga thần chú (Mantra Yoga): Môn Yoga về âm thanh hay về linh từ sáng tạo.(ASCLH, 347)

+ Các Thần Chú khác cũng rất nhiệm mầu:

- Kính Bạch Thế Tôn ... hãy dùng Trì Cú Thần chú mà Phật kia sai chúng con đem đến đây,...

Xà lê ma ha, xà lê la ni, ưu khư mục khư, sa bà đề, ma ha sa bà đề.

Kẻ trai lành và người gái tín nào thọ hành Trì Cú Thần chú, thọ trì đọc tụng thì sẽ biết được túc mạng trong 07 đời. Trì Cú Thần chú 77 ức Đức Phật đã nói.

- Lại có Bồ Tát Di Lặc hết thảy tám mươi vị, bảo Hiền giả A Nan rằng: “Tôi cũng sẽ nói Trì Cú Thần chú:

A tri hòa tri, tra khư la la, lý my hỷ ly, my ly đề lô, lưu mi lặc.

Trì Cú Thần chú đọc tụng thọ trì sẽ biết được túc mạng trong 14 đời. Trì Cú Thần chú này là 84 ức chư Phật đã nói.

- Phật dạy A Nan: “Ta cũng sẽ nói Thần chú Trì Cú nghĩ thương chúng sanh ...:

A tri hòa tri, na tri cưu na tri, đề lê, sa la ba đề, a na ba đề, ba na đề, ba na ca hòa ni, ma ha ca hòa ni.

Nếu kẻ trai lành và người gái tín nào thọ trì đọc tụng Thần chú Trì Cú thì biết được túc mạng trong vô số kiếp. Trì Cú Thần chú này là vô số ức chư Phật đã nói.

Phật dạy A Nan:Trì Cú Thần chú này khi đi đường hành đạo phải nên niệm tụng, hoặc đến chốn quan quyền, hoặc giữa đường bị giặc, hoặc bị trùng độc, hoặc trong nạn đao binh, hoặc người cùng phi nhơn, hoặc trong những hoạn nạn ấy phải nên niệm tụng là vì Thần chú Trì Cú, chú nơi cây khô khiến sanh cành lá hoa trái, huống nữa là người ấy chỉ trì gút Thần chú mà đeo, sẽ được lành trăm bệnh tiêu trừ, tự nhiên an ổn, diệt họa trừ hung. Nam Mô Phật khiến chú này đều được tùy nguyện.

Xem TH về thần chú, matram, ...của phật giáo Xem TH về thần chú, matram ....minh triết mới

II*- Huyền thuật: Chánh Đạo Hay Bạch Đạo - Ma thuật: Hắc thuật hay Tà thuật và Tà Đạo hay Hắc Đạo/ Tả Đạo

A- HUYỀN THUẬT HAY CHÁNH ĐẠO

+ Huyền thuật (Magic). GLBN I, 284.
- Huyền thuật là một khoa học thiêng liêng dẫn đến việc tham dự vào các phẩm đức (attributes) của chính sự thiêng liêng. Isis Unveiled I, 25.
- Mọi hoạt động huyền thuật cốt ở việc gạt bỏ các khúc cuộn của Con Rắn Cũ xưa (Ancient Serpent). Isis Unveiled I, 138.
- Mục tiêu của Khoa huyền thuật là sự hoàn thiện của con người. Isis Unveiled I, 309.
- Pháp thuật thiêng liêng cốt ở khả năng nhận ra tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang, astral light) và – bằng cách dùng các sức mạnh - linh hồn của Tinh Thần – để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ không nhìn thấy, và bằng các hoạt động như thế, Thượng (Above) và Hạ (Below) phải được tập hợp lại và tạo ra một tác động hài hòa. GLBN II, 538.
- Huyền thuật và từ lực (magnetism) là các thuật ngữ đồng nghĩa. Isis Unveiled I, 279.
- Huyền thuật là toàn bộ tri thức tự nhiên (natural knowledge). Isis Unveiled II, 99, 189.
- Huyền thoại không hàm ý sự vi phạm các định luật của thiên nhiên. Isis Unveiled I, Preface.

+ Căn bản của Huyền thuật.

- Huyền thuật được dựa vào các quyền năng bên trong của linh hồn con người . Isis Unveiled I, 459.

- Trinity của thiên nhiên là ổ khóa của huyền thuật, trinity của con người là chìa khóa vừa với nó. Isis Unveiled II, 635. 3.

- Huyền thuật là tâm lý học huyền linh. Isis Unveiled I, 612 – 616 4.

- Cảm dục quang là tác nhân chính của huyền thuật. Isis Unveiled I, 128. GLBN I, 275; II, 537.

+ Huyền thuật. Chính thuật ngữ Magic (Huyền Thuật) mang bằng chứng về nguồn cội cao siêu của nó. Tiếng La Tinh Magus, tiếng Hy Lạp Magos, tức nhà huyền thuật (magician), đem lại cho tất cả chúng ta các thuật ngữ khác này biểu thị cho uy quyền, minh triết, sự vượt trội. Kế đó chúng ta có phạm vi ảnh hưởng lộng lẫy, khoa trương, để diễn tả sự lớn lao ở vị thế, trong hành động và trong ngôn từ. Với âm tiết cuối hơi thay đổi, các từ giống nhau trở nên oai vệ, hàm ý quyền chi phối, và lần nữa, chúng ta có vị thẩm phán (magistrate), bất cứ điều gì có uy quyền mà lần nữa đã được đơn giản hóa thành Đức Thầy, và sau cùng bằng tiến trình tiến hóa ngôn từ đã trở thành chữ Mister (Ông) dễ hiểu. Nhưng chữ La Tinh chỉ là một cách truyền đạt các từ. Chúng ta cũng có thể lần theo sự phát triển lịch sử của ngữ căn này đến lúc chúng ta đạt đến ngôn ngữ Zend nơi mà chúng ta tìm thấy nó làm nhiệm vụ dưới tên dành cho toàn thể đẳng cấp tu sĩ. Các nhà huyền thuật (magi) được biết đến trên khắp thế giới vì sự minh triết và khéo léo của họ trong huyền linh học, và chắc chắn là từ ngữ huyền thuật hầu như mắc nợ vào cội nguồn đó vì sự tồn tại và ý nghĩa hiện nay của nó. Vậy chúng ta không cần dừng lại ngay cả nơi đây để trở lại ngôn ngữ Zend “mag”, hiện ra mờ mờ từ Bắc Phạn ngữ, maha, có nghĩa là vĩ đại”. Các học giả lỗi lạc nghĩ rằng chữ maha (lớn, đại) được viết theo chính tả lúc đầu mà “magha”. Phải công nhận là trong Bắc Phạn ngữ (sanskrit) có chữ Maga nghĩa là một thầy tu của Mặt Trời, nhưng chữ này rõ ràng là một từ vay mượn từ Zend (ngôn ngữ ?-ND) có nguồn gốc của nó từ ngôn ngữ láng giềng của nó là Bắc Phạn ngữ. (Nguồn: Tạp chí Lucifer, q X, 157.)

+ Huyền Thuật (Magic). Pháp thuật thiêng liêng cốt ở khả năng nhận ra tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang, astral light) và – bằng cách dùng các sức mạnh - linh hồn của Tinh Thần – để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ không nhìn thấy, và bằng các hoạt động như thế, Thượng (Above) và Hạ (Below) phải được tập hợp lại và tạo ra một tác động hài hòa. GLBN II, 538.

+ Magic là Vidya thứ hai trong bốn Vidyas (Minh Triết Tri Thức) và là maha - Vidya vĩ đại trong các tác phẩm Vạn Pháp Kỳ Thư (Tantric writtings). Nó cần có ánh sáng của vidya thứ tư (atma vidya, minh triết tinh thần) chiếu rọi lên nó để trở thành White Magic (Huyền Linh Thuật). GLBN I, 192.

+ Ứng Dụng Của Pháp thuật Hành Đạo Với Hắc Đạo Và Quỷ Thần

Hỏi: Dùng bùa chú như thế nào để đối phó với ma quỷ yêu tinh?
Đáp: Pháp thuật của ngoại đạo, của các loài yêu ma quỷ quái có lúc làm cho quý vị nhức đầu, đau răng, đau mắt, hoặc khiến cho quý vị không thể đi đứng, bị chóng mặt, hay phát cuồng nói bậy. Lúc đó các vị tụng chú thì sẽ phá được pháp thuật của  chúng nó, khiến pháp thuật của chúng không còn linh nghiệm, chớ không phải là vô cớ bảo quý vị đi đối phó loài yêu ma quỷ quái đâu! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 270)

+ Giờ đây những phương pháp nào có thể được sử dụng để bảo toàn người phụng sự nhân loại? Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho họ trong cuộc xung đột hiện tại và trong cuộc xung đột còn lớn lao hơn của các thế kỷ sắp đến?

1. Hãy nhận thức rằng sự thanh khiết của tất cả các thể là điều kiện tiên quyết. Nếu một vị Hắc đạo chế ngự được một người nào thì điều ấy chứng tỏ rằng cuộc sống y có một vài nhược điểm. Cánh cửa xâm nhập phải do người đó tự mở ra, và kẽ hở mà sức mạnh độc hại có thể tràn vào phải do chủ nhân các thể tự tạo. Vì thế cần phải thận trọng gìn giữ xác thân hết sức sạch sẽ, chỉ có những tình cảm thanh khiết, vững vàng trong thể tình cảm, và tư tưởng trong thể trí phải thật thanh cao. Khi làm được như vậy, sẽ có sự điều hợp trong các hạ thể và Người suy tưởng (Chân ngã) ở nội tâm sẽ ngăn được mọi sự xâm nhập.

2. Hãy chấm dứt mọi nỗi sợ hãi. Những mãnh lực thăng thượng tiến hóa rung động mau lẹ hơn các mãnh lực tiến hóa giáng hạ, đây có thể hiểu là yếu tố an toàn. Sự sợ hãi làm suy yếu; suy yếu làm tan rã; một điểm yếu vỡ ra tạo nên khoảng trống, qua đó mãnh lực ác hại có thể xâm nhập. Yếu tố xâm nhập là sự sợ hãi của chính đương sự, y tự mở ra cánh cửa theo cách đó.

3. Hãy điềm tĩnh, vững vàng dù điều gì xảy ra cũng vậy. Chân bạn có thể chìm trong bùn lầy của mặt đất, nhưng đầu bạn có thể tắm trong ánh nắng mặt trời ở trên cao. Hãy nhận biết bùn lầy của thế gian nhưng đừng để bị nhiễm bẩn.

4. Hãy biết cách dùng lương tri và áp dụng lương tri vào vấn đề đang có. Hãy ngủ nhiều và trong khi ngủ tìm cách làm cho cơ thể trở nên tích cực. Hãy cố gắng làm công việc trên cõi tình cảm và giữ gìn sự an tịnh nội tâm. Đừng bắt thân xác làm việc quá mệt mỏi, và chơi đùa bất cứ khi nào có dịp. Những giờ ngơi nghỉ, thư thả giúp điều chỉnh, ngăn ngừa những sự căng thẳng về sau.

Cõi Chánh Đạo Ngự trị: Ở cõi trần và cõi tình cảm huynh đệ Hắc đạo chiếm ưu thế. Nhưng ở cõi trí thì không mạnh như vậy, vì đó là cõi mà các Huynh đệ Chánh đạo đang hoạt động. Những nhà hắc thuật cao cường có thể hoạt động ở cõi hạ trí, chứ ở cõi thượng trí thì Chánh đạo ngự trị (TTHM, 136_Nguy hiểm trong tham thiền)

B- HẮC THUẬT HAY TÀ ĐẠO/ TÀ THUẬT

+ Hãy nhớ rằng nhà hắc thuật thật sự (ở đây Tôi không đề cập đến một người có xu hướng hắc thuật) là một thực thể mất linh hồn (a soulless entity). Y là một thực thể mà trong y, Chân Ngã (Ego) – theo như chúng ta hiểu thuật ngữ đó ngày nay – không tồn tại (non-existent). Nó thường không được ….ác, kết quả là tận thế và bắt đầu ngày phán xét cuối cùng.-- ND …. chú ý và ít khi được thấu hiểu hoặc được biểu lộ, nên do đó, chúng không tồn tại trong thể xác. Thế giới của chúng bao giờ cũng là thế giới ảo tưởng. Từ cõi hạ trí, chúng tác động vào chất liệu dục vọng và vào thể cảm dục của những người trên cõi trần, vốn là những người bị ảo giác lôi cuốn và bị giữ lại trong xiềng xích của lòng ích kỷ cực độ, và việc tự cho mình là trung tâm (self-centeredness). Điều mà những người vô minh gọi là một nhà hắc thuật trên cõi trần chỉ là một người nam hoặc nữ nào đó nhạy cảm với, hoặc đồng cảm với một nhà hắc thuật thực sự trên cõi cảm dục. Mối quan hệ này chỉ có thể xảy ra khi đã có nhiều kiếp sống ích kỷ, dục vọng thấp kém, khát vọng trí tuệ lầm lạc, và ưa thích thông-linh-thuật (psychism) hạ đẳng, và điều này chỉ có thể xảy ra khi con người đã tự nguyện để cho chúng giam giữ trong cảnh nô lệ.(LVHLT, 545)

+ Pháp Thuật Hắc Đạo “Trù yếm thư chú kết oán thù.”

“Yếm mị chú thư” tức là tà chú, tà thuật thư ếm hại người. Có phái ngoại đạo dường như có một loại chú thư. Trong Mật Tông chẳng hạn, có một loại chú mà kẻ nào niệm được bài chú này, tu luyện được thứ phép thuật này, thì nội trong bảy ngày, kẻ ấy bảo quý vị chết thì quý vị sẽ chết, bảo quý vị sống thì quý vị được sống. Cho nên, Mật Tông xem ra cũng rất lợi hại! Quý vị nào có bạn bè theo Mật Tông thì cần phải cẩn thận một chút! Nếu quý vi có ý đắc tội với họ, thì coi chừng họ sẽ niệm chú cho quý vị chết! Thế nhưng, đây chính là một thứ tánh nết của A tu la, không có tâm từ bi. Như vậy tức là “yếm mị.

Họ làm một “tiểu nhân” tức là một hình nhân nho nhỏ, trên đó có ghi rõ “sanh thần bát tự” [năm tháng ngày giờ sinh viết theo can chi] của quý vị; rồi hôm nay thì lấy kim chọc vào mắt hình nhân cho mù, ngày mai dùng kim đâm vào tai hình nhân cho điếc, ngày mốt lấy kim châm vào cổ họng hình nhân và bấy giờ quý vị sẽ bị đứt hơi mà chết! Đây là phép thuật của bàng môn tả đạo.
Tuy nhiên, quý vị chớ nên sợ hãi, chỉ cần quý vị có thể niệm Chú Đại Bi, thì họ có dùng phép thuật gì cũng đều không công hiệu cả.

“Kết oán thù.” “Kết” tức là cột vào với nhau; “oán thù” tức là thù hận vô cùng sâu nặng.

“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết xưng tụng Thần chú Đại Bi, thì “trù ếm trở về nơi bổn nhân.” Họ muốn ám hại người khác, nhưng các phép thuật độc ác đó lại trở về nơi thân họ, khiến họ tự thọ quả báo! (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ NÊN NHỚ: Họ không kính trọng ai cả, xem mọi người như là miếng mồi ngon. Họ bắt buộc mọi người phải làm theo đường lối của họ, và dùng những phương tiện đúng đắn hay bẩn thỉu để triệt hạ mọi chống đối và để cá nhân họ đạt được những gì họ muốn. Vị hắc đạo không để ý đến nỗi đau khổ mà y có thể gây ra. Y không bận tâm đến sự đau đớn tinh thần mà y mang lại cho kẻ chống đối y. Y cứ thực hiện ý định và không ngừng gây tổn thương cho bất cứ ai, đàn ông, phụ nữ hay trẻ em, miễn là việc làm đó khiến y thêm đến gần mục đích. Tuyệt đối không bao giờ nên trông mong lòng nhân từ của những kẻ chống lại Quang minh Chánh đạo.

Ở cõi trần và cõi tình cảm, các vị bàng môn có nhiều quyền lực hơn các Huynh đệ Ánh sáng (Ở Cõi trí, đặc biệt Thượng trí Chánh đạo ngự trị), không hơn về quyền năng thực sự, mà chỉ hơn về quyền năng bề ngoài, vì các Huynh đệ Chánh đạo không tìm cách thi thố quyền năng của mình trên hai cảnh giới đó, như phe Hắc đạo làm. Họ có thể vận dụng thẩm quyền của mình nhưng lại tự hạn chế, chỉ làm việc với các quyền năng thăng thượng tiến hóa, chứ không với các quyền năng tiến hóa giáng hạ. Những lực lượng tinh linh ở hai cảnh giới này được vận dụng bởi hai yếu tố.
a. Những mãnh lực cố hữu của cơ tiến hóa đang hướng dẫn tất cả đi tới hướng về sự hoàn thiện cuối cùng. Các Chân sư Chánh đạo đang hợp tác trong công cuộc này.
b. Các vị Hắc đạo đôi khi sử dụng các lực lượng tinh linh này để thỏa mãn ý muốn của họ và trả thù những người chống lại họ. Dưới sự điều khiển của họ, đôi khi có những tinh linh của cõi trần phục vụ như những thần giữ của và các loài tinh hoa hình dạng xấu xa, vài loại thần lùn và các tiên nữ màu nâu, màu xám và màu tối. Họ không thể kiểm soát được các thiên thần tiến hóa cao, cũng như các tiên nữ màu xanh, màu xanh lục và vàng, dù một số tiên nữ màu đỏ có thể bị buộc phải làm việc theo chỉ thị của họ. Những tinh linh dưới nước (không phải là thủy thần hay thủy tiên) có khi cũng đến trợ giúp họ. Khi kiểm soát được các lực lượng tiến hóa giáng hạ này họ cũng đôi lần gây tổn thất cho công việc của chúng ta.
Thường thì vị Hắc đạo giả làm một nhân viên Chánh đạo, họ thường đóng vai một sứ giả của thần thánh. Nhưng tôi đoan chắc với các bạn rằng, người nào hành động dưới sự hướng dẫn của Chân nhân mình sẽ có tầm mắt sáng tỏ và tránh được sự lừa gạt. (TTHM, 136_Nguy hiểm trong tham thiền)

+ Các ghi chú về Hắc thuật và huyền thuật: (LVLCK, tr 393-399)

+ Tả đạo (The Left–hand Path): Là con đường mà kẻ theo hắc đạo (black magician) và các huynh đệ trong bóng tối (brothers of the Shadows) đi theo. Nó bắt nguồn từ việc sử dụng các mãnh lực của thiên nhiên vào các mục đích ích kỷ; điểm nổi bật của nó là lòng ích kỷ và tính chia rẽ mạnh mẽ và chấm dứt nơi cõi A tỳ (Avitchi), tức cõi thứ 8, trú sở của các linh hồn bị sa đọa (lost soul) hay các lớp vỏ (shells) của con người hạ đẳng đã trở nên tách biệt với nguyên khí sự sống Chân Ngã hay cá nhân. (LVLCK, 642)

+ Tà thuật (Voodooism, tà đạo/ Black magic): – Tà thuật (black magic) chỉ là việc lạm dụng các quyền năng thông linh (psychic powers), hoặc lạm dụng bất cứ bí nhiệm nào của thiên nhiên, đúng ra là dùng sức mạnh của huyền học vào các  mục đích ích kỷ, tội lỗi.  (CKMTTL,  223).   

Nhà ma thuật dứt khoát là đã sử dụng các bộ phận thân thể này (tức là não, phổi, tim, lá lách và các cơ quan sinh sản–ND) để tạo ra một loại thần lực, vốn là sự pha trộn của lực dĩ thái và năng lượng vật chất trọng trược, giúp cho y có thể làm được một vài hình thức pháp thuật, cũng như là tạo ra những hiệu quả trên các thể xác của loài thú và loài người. Chính kiến thức về điều này là nền tảng của tà thuật và của tất cả những cách thực hành gây ra sự suy kiệt (depletion) và chết chóc của những kẻ cản trở đường đi của nhà ma thuật hay bị y coi là kẻ thù. (ASCLH, 222–223)

C- SO SÁNH GIỮA HUYỀN THUẬT HAY CHÁNH ĐẠO VÀ HẮC THUẬT HAY TÀ ĐẠO

+ Con Đường Tiến Hóa của Hắc Đạo và Chánh Đạo:

- Con đường Ly Nguyên (Path of Outgoing): Con đường ly nguyên đưa vào vật chất. (CTHNM, 569)

* Huynh đệ hắc đạo dồn hết thì giờ vào các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, hay là Con Đường Ly Nguyên. (LVLCK, 987)

- Con đường Qui Nguyên (Path of Return, Phản Bổn Hoàn nguyên):

* Huynh Đệ Chánh Đạo: Như người ta biết rõ, nhà huyền linh học hoạt động theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan đến Con đường Qui Nguyên.(LVLCK, 987)

+ Hắc Đạo và Chính Đạo: Nhiều điều được nói ra trong số các đạo sinh huyền môn ngày nay về chính đạo và tà đạo. Điều cần nói chính xác là giữa hai loại người đó, đường ranh giới rất mong manh, khó mà nhận biết bởi những người cho đến nay, không xứng đáng với danh xưng là “kẻ biết”. Sự phân biệt giữa hai hạng người này là ở nơi cả hai động lực và phương pháp, có thể được tóm tắt như sau:

- Nhà huyền linh học có động lực trong những gì sẽ đem ích lợi cho tập thể mà người này dùng hết năng lực và thời gian cho tập thể đó. Hạng người theo tả đạo bao giờ cũng hoạt động một mình, hoặc là nếu vào bất cứ lúc nào y cộng tác với những người khác, thì đó là với mục đích ích kỷ ẩn giấu. Kẻ kiệt xuất của huyền linh học tự mình chú ý vào công việc nỗ lực có tính cách kiến tạo để cộng tác với các kế hoạch của Thánh Đoàn và để xúc tiến các ý muốn (desires) của Đức Hành Tinh Thượng Đế.

- Huynh Đệ Hắc Đạo dồn hết thì giờ của mình vào những gì nằm bên ngoài các kế hoạch của Thánh Đoàn và vào những gì không được đưa vào trong mục tiêu của Đấng Chủ Quản Cung của hành tinh.

Như có nói ở trước, nhà huyền linh học hoạt động hoàn toàn qua các Thần Kiến Tạo cao cấp, qua âm thanh và các con số mà Ngài phối hợp vào công việc các Ngài, và như thế có ảnh hưởng lên các Thần Kiến Tạo cấp thấp đang hợp thành vật chất của các thể của các Ngài, và do đó hết thảy những gì hiện hữu. Ngài hoạt động qua các bí huyệt và các điểm năng lượng thiết yếu, và từ đó tạo ra trong vật chất các kết quả mong muốn. Hắc phái làm việc trực tiếp với chính vật chất và với các thần tạo tác cấp thấp. Hắc phái không hợp tác với các thần lực xuất phát từ các phân cảnh Chân Ngã. Các băng nhóm nhỏ của “Đạo Binh Âm Thanh” là những kẻ phụng sự của hắc phái, và không có các Trí Tuệ điều khiển trong ba cõi thấp, do đó hắc phái hoạt động trước tiên trên cõi cảm dục và cõi trần, chỉ trong các trường hợp hiếm hoi mới hoạt động với các mãnh lực của cõi trí, và chỉ trong một ít trường hợp đặc biệt, ẩn giấu trong karma vũ trụ, một nhân viên hắc đạo mới hoạt động trên các phân cảnh cao của cõi trí. Tuy nhiên, các trường hợp được thấy ở trên là các nguyên nhân đóng góp chính của mọi hắc đạo đang biểu lộ. Huynh Đệ Chính Đạo bao giờ cũng hoạt động qua mãnh lực cố hữu của Ngôi Hai chừng nào mà vị này còn hoạt động liên quan với ba cõi thấp. Sau kỳ điểm đạo thứ ba, vị này hoạt động ngày càng nhiều với năng lượng tinh thần, hoặc là với thần lực của Ngôi Một. Ngài tạo ấn tượng lên các chất liệu hạ đẳng và vận dụng các sinh linh tạo tác cấp thấp với rung động của bác ái và sự mạch lạc thu hút của Ngôi Con, và nhờ minh triết mà các hình hài được tạo ra. Ngài học cách hoạt động từ tim, và do đó vận dụng loại năng lượng đang tuôn chảy từ “Tâm của Mặt Trời” cho đến khi (Ngài trở thành Đức Phật) Ngài có thể phân phát một phần thần lực phát ra từ “Mặt Trời Tâm Linh”. Do đó, bí huyệt tim trong Huynh Đệ Chính Phái là môi giới truyền chuyển của lực kiến tạo,và tam giác mà y sử dụng trong công tác này là:
a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với tim.

b/ Chính bí huyệt tim.

c/ Bí huyệt cổ họng.

Các Huynh Đệ Tả Phái hoạt động với các lực hoàn toàn của Ngôi Ba, và chính điều này mang lại cho họ rất nhiều quyền năng có vẻ thực, vì Ngôi Hai chỉ đang ở trong tiến trình đạt đến mức rung động cao nhất của nó, trong khi Ngôi Ba đang ở đỉnh cao của hoạt động rung động, vốn là sản phẩm của các diễn trình tiến hóa của thái dương hệ chính có trước kia. Ngôi này hầu như hoàn toàn hoạt động từ bí huyệt cổ họng, và trước tiên vận dụng các thần lực của mặt trời vật chất. Đây là lý do giải thích tại sao ngôi này đạt được nhiều mục tiêu của mình qua phương pháp kích thích prana hoặc phương pháp làm mất sinh khí của prana, và cũng giải thích tại sao đa số các ảnh hưởng của ngôi này đều xảy ra trên cõi trần. Do đó, ngôi này hoạt động qua
a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với bí huyệt cổ họng.
b/ Bí huyệt cổ họng.
c/ Bí huyệt ở đáy xương sống.

Nhà huyền linh học luôn luôn hoạt động kết hợp với những người khác, và chính y ở dưới sự chi phối của một số vị Lãnh Đạo nhóm. Ví dụ các Huynh Đệ của Bạch Giai hoạt động dưới quyền ba vị Đại Thánh và tuân theo các kế hoạch được đề ra, đặt các mục tiêu cá biệt và các ý kiến của các Ngài dưới đại kế hoạch chung. Kẻ theo hắc phái thường hoạt động mạnh theo cách cá nhân, và có thể được thấy đang xúc tiến các kế hoạch của y một mình hoặc có sự trợ giúp của các phụ tá. Y thường không chấp nhận một cấp trên quen thuộc nào, tuy nhiên lại thường là nạn nhân của các kẻ thừa hành trên các phân cảnh cao của tà lực vũ trụ, kẻ dùng y như y dùng các kẻ cộng tác thấp kém của y, nghĩa là, y hoạt động (bao giờ mà mục tiêu lớn hơn còn liên quan tới) một cách mù mờ và thiếu ý thức.

Như chúng ta biết rõ, kẻ theo chính đạo làm việc theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan với Con Đường Hoàn Nguyên (Path of Return). Huynh đệ hắc đạo bận tâm vào các mãnh lực giáng hạ tiến hóa, hay là với Con Đường Hướng Ngoại (Path of Outgoing). Họ tạo thành mãnh lực thăng bằng lớn trong cơ tiến hóa, và mặc dù họ bận tâm với khía cạnh vật chất của biểu lộ, còn Huynh Đệ Chính Đạo lo về trạng thái linh hồn hay tâm thức, họ và công việc của họ, ở dưới đại luật tiến hóa, góp phần vào mục tiêu chung của Thái Dương Thượng Đế, mặc dù (và đây là ý nghĩa huyền bí tuyệt diệu đối với đạo sinh giác ngộ) không đóng góp vào mục tiêu riêng của Hành Tinh Thượng Đế.

Sau cùng có thể nói vắn tắt về các phân biệt giữa các nhà pháp thuật, đó là nhà pháp thuật của Thiên Luật hoạt động với linh hồn của các sự vật. Các huynh đệ hắc phái của y hoạt động theo khía cạnh vật chất.
Nhà huyền linh học hoạt động qua các trung tâm lực trên các cõi phụ thứ nhất và thứ tư của mỗi cõi chính. Kẻ theo hắc phái hoạt động qua các vi tử thường tồn và với vật chất và các hình hài có liên hệ. Trong mối liên hệ này, nhà huyền linh học sử dụng ba trung tâm lực cao. Kẻ theo hắc đạo sử dụng năng lượng của ba trung tâm lực thấp (các cơ quan sinh sản, lá lách và huyệt đan điền) tổng hợp năng lượng của họ bằng một tác động của ý chí và hướng nó vào trung tâm lực ở đáy xương sống, sao cho năng lượng tứ phân đó bây giờ được truyền tới bí huyệt cổ họng.

Nhà huyền linh học vận dụng mãnh lực kundalini khi nó được truyền qua vận hà giữa xương sống. Người theo hắc đạo vận dụng các vận hà bên trong, chia năng lượng tứ phân thành hai đơn vị, đi lên xuyên qua hai vận hà, để cho vận hà giữa ở trạng thái yên ngủ. Do vậy rõ ràng là một vận hà hoạt động với hai mặt, còn vận hà kia hoạt động với một mặt. Do đó, trên các cõi có hai mặt (planes of duality) hiển nhiên là tại sao kẻ theo hắc đạo có rất nhiều quyền năng này. Cõi có một mặt (plane of unity) đối với nhân loại là cõi trí. Các cõi có tính đa dạng (planes of diversity) là cõi cảm dục và cõi trần. Do đó, kẻ theo hắc đạo có quyền năng rõ rệt hơn là huynh đệ chính đạo trên hai cõi chính thấp (two lower planes) thuộc ba cõi thấp (three worlds, - hồng trần, cảm dục và hạ trí – ND).

Huynh đệ chính đạo làm việc dưới quyền Thánh Đoàn, hay là dưới quyền Vị Chúa vĩ đại (great King), đang thi hành các mục tiêu thuộc hành tinh của Ngài. Huynh đệ hắc đạo làm việc dưới quyền một vài Thực Thể riêng rẽ, mà y không biết gì cả, các Thực Thể này có liên quan với các mãnh lực của chính vật chất. Nhiều điều hơn có thể được đưa ra trong mối liên hệ này, nhưng những gì được đưa ra ở đây cũng đủ cho mục đích của chúng ta.
b/ Cội nguồn của Hắc Thuật. Khi đề cập đến điểm này, chúng ta đang xâm phạm vào các lãnh vực của huyền bí và địa hạt không thể giải thích được. Tuy nhiên, một vài diễn đạt có thể được đưa ra ở đây mà, nếu được suy nghiệm, có thể rọi một ít ánh sáng vào vấn đề tối tăm này.

Thứ nhất. Nên nhớ rằng toàn bộ vấn đề tai họa hành tinh (và đạo sinh phải thận trọng giữa tệ trạng hành tinh với tệ trạng vũ trụ) nằm ẩn giấu trong các chu kỳ sống của cá nhân và trong lịch sử của Thực Thể Vĩ Đại chính là Hành Tinh Thượng Đế của Địa Cầu. Do đó mãi cho tới khi một người đã được một số lần điểm đạo và như vậy đạt được một mức độ tâm thức hành tinh, thật là vô ích cho y khi suy đoán về sự ghi nhận đó. Trong bộ GLBN (q. III, 62; Đoạn 6, trang 27), H.P.B. có nói đến vấn đề “Các Thượng Đế chưa hoàn thiện”, và trong các ngôn từ này có ẩn chìa khóa về tệ trạng hành tinh (planetary evil). ........... Nguồn: Cụ thể xem thêm sách Luận về lửa càn khôn trang 397 - 410

+ Hắc thuật sử dụng cảm dục quang (astral light) với mục đích lừa dối và quyến rủ, trong khi đó, huyền thuật sử dụng với mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa. (SD–I, 274)

1. Hắc thuật làm việc với các đối cực. Huyền thuật tìm kiếm điểm cân bằng hay quân bình và tổng hợp. (SD–I, 448)

2. Hắc thuật có biểu tượng là ngôi sao 5 cánh lật ngược. Huyền thuật sử dụng cùng biểu tượng với đỉnh hướng lên trên.

3. Hắc thuật là đại minh triết pháp thuật (Maha–Vidya) không có ánh sáng của minh triết tinh thần chân chính (Atma– Vidya). Huyền thuật là đại minh triết pháp thuật được soi sáng bằng minh triết tinh thần chân chính. (SD–I, 592)

4. Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng. Huyền thuật được chi phối bởi mặt trời.

5. Hắc thuật và huyền thuật xuất phát trong kỳ đại phân ly tôn giáo (great schism) xảy ra trong căn chủng thứ tư. (SD–II, 221, 445, 520)

6. Hắc thuật dựa vào sự suy thoái về tính dục và về chức năng sáng tạo.

+ Huyền thuật dựa vào sự chuyển hóa của khả năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản không được luồng nội hỏa (inner fire) lưu tâm đến, nội hỏa này chuyển qua bí huyệt cổ họng, trung tâm lực của âm thanh sáng tạo.

1. Hắc thuật liên quan đến các mãnh lực tiến hóa giáng hạ (involution).

2. Huyền thuật hoạt động với năng lực tiến hóa thăng thượng. Hắc thuật liên quan với sắc tướng, với vật chất. Huyền thuật liên quan với sự sống bên trong hình hài, với Tinh thần. (LVLCK, 985)

+ Hắc Thuật (Black Magic, Tà Thuật, Tả Đạo) được HPB định nghĩa:
a/ Hắc Thuật sử dụng cảm dục quang cho các mục tiêu phỉnh lừa và dụ dỗ, trong khi nhà huyền linh thuật dùng nó cho các mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa. GLBN I, 274.
b/ Hắc thuật hoạt động với các đối cực. Nhà huyền linh thuật tìm kiếm điểm cân bằng hay quân bình, và điểm tổng hợp. GLBN I, 448.
c/ Biểu tượng của hắc thuật là ngôi sao năm cánh đảo ngược. Huyền linh thuật sử dụng cùng biểu tượng với điểm nhọn trên cùng.
d/ Hắc thuật là maha-vidya không có ánh sáng của atma-vidya.
Huyền Linh thuật là maha-vidya được chiếu sáng bằng Atma-vidya. GLBN I, 592.
e/ Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng. Huyền linh thuật bị chi phối bởi mặt trời.
f/ Hắc thuật và huyền linh thuật đều xuất phát trong cuộc đại ly giáo (great schism) bắt đầu trong căn chủng thứ tư. GLBN II, 221, 445, g/ Hắc thuật được dựa vào sự suy thoái tính dục (degradation of sex) và suy thoái chức năng sinh sản.
Huyền linh thuật căn cứ vào sự chuyển hóa của quan năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản bị bỏ rơi bởi luồng nội hỏa, nó chuyển qua cổ họng, bí huyệt của âm thanh sáng tạo.
h/ Hắc thuật liên quan đến các lực tiến hóa giáng hạ.
Huyền linh thuật hoạt động với các mãnh lực tiến hóa thăng thượng.
i/ Hắc thuật có liên quan với hình hài, với vật chất.
Huyền linh thuật có liên quan với sự sống bên trong hình hài, với Tinh Thần.

III- Cách Sướng Các Linh Từ - Sướng Matram - Thần Chú AUM - OM

+ Sướng Linh từ AUM - OM: Nơi đây có ẩn chứa vấn đề − xướng hai nốt này một cách đồng bộ, và với thể trí được tập trung. Nơi đây có chứa một manh mối đối với ý nghĩa của AUM hoặc OM. Trong các giai đoạn đầu của công việc thiền định, từ ngữ này được xướng lên thành tiếng rõ ràng, trong khi về sau thì nó được xướng lên không ra tiếng. Sự tập luyện xướng lên từ ngữ AUM này là một sự chuẩn bị trong vô thức đối với hoạt động sáng tạo tinh thần có hai phần; rồi sự dễ dàng sẽ đến khi người tìm đạo đầy chú tâm tập quen nghe trong bộ não của mình tiếng vô thinh (soundless sound) của OM.
=> Ở đây Tôi muốn đề nghị rằng các đạo sinh hãy tập quen làm việc theo cách này, tức là xướng thánh ngữ thành tiếng và nhiều lần vào lúc kết thúc hành thiền buổi sáng, nhưng nhấn mạnh ở phần đầu, đó là hết sức chú ý đến việc nghe tiếng vô thinh (inaudible hearing), việc đó sẽ phát triển sự nhạy cảm của nội nhĩ (inner ear) tức tai dĩ thái. Về sau, khi nốt hay âm thanh (sound) cá nhân được xác lập và âm thanh bên trong được cảm nhận, có thể có sự thực hành nhất định trong việc phối hợp cả hai âm (the two). Điều này đòi hỏi sự quan tâm cao nhất và năng lực thực hiện hai hoạt động cùng một lúc, với thái độ tâm trí là chú ý đến cả hai. (LVHLT, 127)

+ Tiếp tục lại việc xem xét của chúng ta về thánh ngữ AUM. (LVHLT, 140)
1. − Khi được xướng lên, với tư tưởng chăm chú phía sau nó, Thánh Ngữ OM tác động như một tác nhân gây nhiễu (disturber), một tác nhân nới lỏng (loosener) chất liệu thô trược của thể tư tưởng (body of thought, thể trí), thể tình cảm, và của thể xác. Khi được xướng lên với khát vọng tâm linh mạnh mẽ ở phía sau nó, nó tác động như một trung gian thu hút, và thu vào các cấu-tử (particles) của vật chất tinh khiết để lấp đầy các vị trí của những cấu tử bị ném ra trước đó. Các đạo sinh nên cố gắng để có hai hoạt động này trong tâm trí của họ khi họ sử dụng Thánh Ngữ trong thiền định. Việc sử dụng Thánh Ngữ này có giá trị thực tiễn, và đưa đến việc kiến tạo các thể tốt đẹp cho linh hồn sử dụng.
2. − Việc sử dụng Thánh Ngữ OM cũng dùng để ngụ ý cho những người hoạt động trên các cõi vũ trụ (universal planes), và cho những người trong thế giới bên ngoài, những người này được ban cho sự nhận thức tâm linh mà một đệ tử có sẵn cho công việc, và có thể được sử dụng một cách tích cực ở những nơi cần thiết trên trái đất. Điều này nên được mọi người tìm đạo ghi nhớ kỹ, và nên dùng như là một động lực trong việc làm cho sự sống ở cõi hiện tượng bên ngoài trùng khớp với sự thúc đẩy tâm linh.
3 − Việc sử dụng Thánh Ngữ cũng có vị trí của nó trong công tác huyền thuật của Thánh Đoàn. Các hình-tư-tưởng được tạo ra để hiện thân cho các ý tưởng, và các hình hiện thân này được gởi ra để tiếp xúc với thể trí của các đệ tử, những người chịu trách nhiệm trong nhóm của một Chân Sư để xúc tiến thiên cơ.
Nhờ tính dễ tiếp thu được trau dồi của thể trí được phát triển và được kiểm soát, những người tìm đạo trở nên ý thức được các ý tưởng mà các Chân Sư đưa ra từ cõi của Thiên Trí (Universal Mind), và do đó ở vào một vị thế để hợp tác một cách thông minh. Đến lượt họ, như Qui Luật này muốn nêu ra, họ tạo ra các hình tư tưởng của những tư tưởng đã nhận, và sử dụng chúng trong các nhóm của họ để trợ giúp thế gian. Công việc chính của một đệ tử trên cõi trí là tự rèn luyện để thực hiện bốn việc:
1. Dễ tiếp thu ý định của Chân Sư.
2. Vun bồi một sự hiểu biết đúng đắn bằng trực giác về những tư tưởng do Chân Sư gửi đến cho y.
3. Thể hiện các ý tưởng nhận được theo hình thức sao cho sẽ phù hợp với các ý tưởng mà y được tham gia trợ giúp.
4. Thông qua âm thanh, ánh sáng và sự rung động để làm cho hình-tư-tưởng của y linh hoạt (thể hiện tư tưởng đại đồng càng nhiều thì càng đáng mong muốn) để cho các thể trí khác có thể tiếp xúc với nó.
Như thế, các nhóm mới được tập hợp, được tổ chức, được dạy dỗ và được nâng cao, và như thế, Thánh Đoàn (hierarchy of Adepts) mới có thể đến với thế gian.
Dĩ nhiên, còn nhiều công dụng khác nữa, nhưng nếu các đạo sinh quyết chí suy ngẫm về ba công dụng này, họ sẽ có thể làm cho thêm nhiều công dụng nữa được truyền đạt sau này.
Tôi xin phép thêm rằng âm thanh chỉ có uy lực thực sự khi đệ tử đã học cách hạ thấp xuống những âm thanh thứ yếu. Chỉ khi nào các âm thanh thông thường mà y phát ra vào ba cõi thấp được giảm bớt âm lượng và sự hoạt động, cũng như về số lượng, thì Diệu Âm (Sound) mới có thể được nghe thấy, và nhờ thế mới hoàn thành được mục đích của nó. Chỉ khi nào vô số những lời thốt ra được giảm bớt, và sự im lặng trong lời nói (speech) được trau dồi, thì Linh Từ (Word) mới có thể làm cho quyền năng của nó được cảm nhận trên cõi trần. Chỉ khi nhiều tiếng nói của bản chất thấp (phàm ngã), và của môi trường quanh ta được làm cho câm lặng, thì “Tiếng nói phát ra trong tĩnh lặng” mới sẽ làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận. Chỉ khi nào âm thanh của nhiều dòng nước mất đi trong việc điều chỉnh những cảm xúc, thì những nốt trong trẻo của vị Chúa (God) của các dòng nước mới được nghe thấy.

- Tài liệu và các kinh sách của tất cả các quốc gia cổ, và các tôn giáo lớn đều chứng nhận cho hiệu quả của âm thanh trong việc tạo ra tất cả những gì hữu hình và có thể nhìn thấy. Quan trọng thứ hai trong Qui Luật thứ tư này là từ ngữ ánh sáng (light). Đầu tiên là âm thanh và rồi đến ảnh hưởng đầu tiên của âm thanh, đó là sự tuôn đổ của ánh sáng, gây ra sự tiết lộ về hình-tư-tưởng. (LVHLT, 142)

- Chúng ta đã đề cập đến 2 từ có ý nghĩa trong Qui Luật thứ tư – âm thanh và ánh sáng – và một ý tưởng tối quan trọng nổi lên (LVHLT, 146)

+ AUM: OM - Cách sướng Thánh ngữ và suy ngẫm về nó mang lại hữu ích lớn lao, tóm lược: Ngân lên Linh từ + Đường liên kết => Xuyên qua các lớp áo (Thể trí/ Tình cảm/Dĩ thái) - Bộ Não nhận biết - Tham thiền, nghe được âm thanh (Tiếng nói của im lặng)...(ASCLH, 56).

- Ba linh từ được Thái Dương Thượng Đế truyền lại cho mỗi một trong ba ngôi Thượng Đế:
a/ Diệu âm A cho Shiva, Đấng biểu hiện cho trạng thái tinh thần hay trạng thái ý chí, qua đó Đức Chúa Cha hoạt động .
b/ Diệu âm U cho Vishnu, Đức Chúa Con. Ngài là Đấng kiến tạo hình tướng và cung ứng cơ thể mà tinh thần phải chiếm hữu, nhờ đó mà việc nhập thế thiêng liêng mới xảy ra được. A là diệu âm của sự sống, U là diệu âm của hình tướng.
c/ Diệu âm M cho Brahma, Đấng mà với vai trò cung ứng năng lượng bằng sự thông tuệ linh hoạt, Ngài đang nối kết tinh thần và sắc tướng hay ngã và phi ngã. (ĐĐTDVNL, 153)

- Thánh ngữ A.U.M. (chú ý tôi tách mỗi trạng thái của âm tam phân này) đưa trạng thái linh hồn – tinh thần xuống đến cõi trần và bám vào đó bằng mãnh lực của rung động hướng ra ngoài của nó...

- OM được ngân lên đúng sẽ giải phóng linh hồn ra khỏi lãnh vực ảo cảm và tình trạng mê hoặc. Đó là âm giải thoát, nốt phục sinh vĩ đại và nâng cao nhân loại đến Chốn Huyền Bí của Đấng Tối Cao khi mà tất cả các Linh từ và diệu âm khác đều thất bại. Đó không phải là âm tam phân như là A.U.M., mà là âm lưỡng phân, mang ý nghĩa về mối liên hệ của tinh thần và linh hồn, của sự sống và tâm thức. Linh từ thất truyền này, tượng trưng sự mất mát trong ba cõi thấp (được tiêu biểu bằng các cấp độ của Thanh giai trong Tam Điểm) phải được phục hồi và ngày nay đang ở trong tiến trình khám phá. Các nhà thần bí đã truy tìm nó; các Hội viên Tam Điểm đã duy trì truyền thuyết về sự hiện hữu của nó; các đệ tử và điểm đạo đồ trên thế giới phải chứng tỏ sự sở hữu của nó.

IV- ĐỌC TỤNG ĐÚNG PHÁP: Đọc Thần Chú - Đọc Kinh Chú - Trì Chú - Trì Mật Chú - Đọc Chân Ngôn

+ Tụng Trì Đúng Pháp - Y Pháp Thọ Trì: Kinh Văn Nghĩa: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, thì lúc đó Ta sẽ sai bảo tất cả Thiện Thần, Long Vương, Kim Cang Mật Tích, thường theo hộ vệ, không rời bên mình, như gìn giữ tròng mắt, như bảo hộ tánh mạng của chính họ vậy.”
Lược giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát dạy tiếp: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp... ” Thứ “pháp” mà Quán Thế Âm Bồ-tát nói đến ở đây là pháp gì? Đó là pháp “Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn”—pháp môn Bốn Mươi Hai Bàn Tay! Quý vị phải biết rằng: Hiện tại tôi giảng Kinh Đại Bi bởi vì quý vị cần phải hiểu rõ mọi chỉ dẫn để có thể tu tập cho đúng pháp.
“Y pháp thọ trì” tức là tu tập và hành trì đúng theo những gì đã dạy trong pháp Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn, và đó không phải chỉ tụng làu làu một mách từ “Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da. Nam Mô A Lị Da...” cho đến hết bài Chú Đại Bi là đủ. Không phải đơn thuần như thế! Cho nên, đối với pháp môn này, quý vị cần phải được “chân truyền,” tức là phải được chính thức và thật sự truyền dạy một cách đúng đắn thì mới được; bằng không, nếu không được chân truyền, mà chỉ toàn là nói suông và xem kinh nghĩa thôi, thì chẳng thể nào hiểu nổi! (Nguồn: Giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ Đọc tụng - Phát Âm theo ngôn ngữ nào: Đọc tụng là ở Tín Tâm chân thành, cung kính mới có cảm ứng nhiệm mầu

Hỏi: Trong Kinh Phật có rất nhiều chữ tiếng Phạn, vậy lên phát âm theo giọng Đài Loan hay theo giọng Quan Thoại mới là chính xác?
Đáp: "Nếu lấy sắc để thấy Ta, dùng âm thanh mà cầu Ta, thì là người đó hành tà đạo, cho nên không thấy được Như Lai" (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc cực hay)

+ Tụng Mật Chú: Mật Chú có nhiều quyền lực trong việc chữa trị bệnh tật khi tụng bằng tâm chân thành, tập trung sâu sắc, và ý định chính đáng. Chú Đại Bi và Chú Phật Dược là hai ví dụ như vậy. Khi tụng, mỗi Mật Chú tạo ra số lượng công đức to tát và có tác dụng chữa bệnh và biến đổi tuyệt vời (Nguồn: Phật giáo với y học)

Trong Phật Giáo: Thần chú được sử dụng nhiều nhất đó là: Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và Thập Chú. Các Chú này có ý nghĩa như sau (Xem Giá trị và Ý nghĩa Thần Chú)

+ Đọc Tụng Kinh Chú: Câu Hỏi 27: Trong kinh Phật có rất nhiều chữ là tiếng Phạn, vậy nên phát âm theo giọng Đài Loan hay theo giọng Quan Thoại mới là chính xác? Đáp: “Nếu lấy sắc để thấy Ta, dùng âm thanh mà cầu Ta, thì là người hành tà đạo, cho nên không thấy được Như Lai.” [Ghi chú Ban Phiên Dịch Việt Ngữ: Câu kệ trong Kinh Kim Cang.]

+ Khi trì chú, niệm Phật thì nhất định là nên quán tưởng phải không (Câu Hỏi 246) ?
Đáp: Nếu quý vị quán tưởng thì có thể bớt được một chút vọng tưởng. Không quán tưởng thì vọng tưởng nhiều thêm một chút.

- Chữa Bệnh Nhiệm mầu: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng… chữa. Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ Đọc Tụng Thần Chú - Tâm Sùng Tín - Tin Tưởng Tuyệt Đối là quan trọng nhất:

Hỏi: Nếu trì chú mà phát âm không đúng thì có linh nghiệm không?
Đáp: Lúc trước có một lão tu hành thường tụng sáu chữ Đại Minh Chú, nhưng vì ông tự tụng theo cách của mình, chớ không hỏi người khác, hoặc là vì trí nhớ kém cỏi, nên dù có người dạy, ông cũng quên mất. Ông đoán là: chữ khẩu dù có thêm chữ nào thì sẽ đọc theo âm chữ đó. Thí dụ như chữ Khẩu 口 mà thêm chữ Bát 八kề bên thì đọc là bát 八. Chữ Khẩu 口mà thêm chữ Di 彌 thì đọc là di 彌. Chữ khẩu 口mà thêm chữ Ngưu 牛kề bên thì chắc cũng đọc là ngưu 牛, tức là trâu vậy. Bởi thế mà ông niệm thành Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông niệm rất thành tâm, rất hăng hái với chữ Ngưu đó. Mỗi ngày ông ta niệm đến cả trăm vạn biến Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Rồi ông nghĩ, nếu dùng xâu chuỗi tràng để đếm thì rất là phí công, nên ông dùng một trăm vạn hột đậu nành để đếm số. Khi niệm một câu thì ông lấy một hột đậu bỏ qua một bên. Dần dần ông không cần lấy tay bóc, mà hột đậu nành cũng tự động nhảy qua. Sau đó có người bảo ông nên niệm là “Án Ma Ni Bát Di Hồng” mới đúng. Do đó, ông đổi lại niệm thành Án Ma Ni Bát Di Hồng. Nhưng kỳ quái thay, đậu nành không tự động nhảy qua nữa. Sau đó ông lại niệm Án Ma Ni Bát Di Ngưu, mà hột đậu cũng chẳng chịu nhảy qua. Đó chẳng qua là do lòng tin của ông đã bị dao động, vì tự biết là mình đã niệm sai. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 356)

V- Sanh Lòng Nghi - Sinh Lòng Nghi - Ghi Ngờ Đối Với Thần Chú hay Kinh Pháp

+ Người sanh Lòng Nghi/ Nghi ngờ Thần Chú Đại Bi có Linh nghiệm hay không?

Kinh Văn nghĩa:... "Chỉ trừ một việc, nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ, huống hồ tội nặng? Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân xa của Bồ-đề."
Lược Giảng_HT Tuyên Hóa:
Tuy nhiên, "chỉ trừ một việc." Câu này vô cùng quan trọng; vậy thì ngoại trừ trường hợp nào? Ðó là trường hợp "nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi."
Nếu quý vị cứ phân vân: "Không biết Chú này có linh nghiệm như thế thật không nhỉ? Có thật là có sự mầu nhiệm đến thế không? Tuy nói rằng trì tụng Chú này thì được cảm ứng, nhưng đó chỉ toàn là nghe người ta kể lại chứ mình vẫn chưa được chứng kiến tận mắt; chẳng biết có đúng là như vậy hay không?"; tức là quý vị không có lòng tin đối với Thần Chú. Mà hễ quý vị không tin thì thế nào? Thì sẽ hoàn toàn không linh nghiệm! Vì sao ư? Bởi vì quý vị không đặt trọn lòng tin nơi Thần Chú!
Thí dụ, khi quý vị nhờ bạn bè làm giùm một việc gì đó, thì quý vị cần phải thật tâm tín nhiệm họ; bằng không, họ sẽ chẳng muốn giúp quý vị! Tương tự như thế, quý vị cần phải tuyệt đối tin tưởng vào Thần Chú này; bằng không, "thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ."
"Ðối với Thần Chú còn sanh lòng nghi" cũng có nghĩa là không "y giáo phụng hành," không làm đúng theo các đạo lý bao hàm trong Thần Chú. Thí dụ Quán Thế Âm Bồ-tát căn dặn là hành giả mỗi ngày phải tụng Chú Ðại Bi đủ năm biến, thì quý vị không tụng năm biến mà lại tụng bốn biến, còn nói rằng: "Bớt đi một biến thì đâu có gì quan trọng?! Tụng nhiều hay ít thì cũng vậy thôi; miễn có tụng là được rồi!" Thế là, hôm nay lười biếng nên chỉ tụng một biến rồi nghỉ; hôm sau siêng năng hơn nên tụng luôn một lúc đến một trăm biến để bù lại! Như vậy thì có khác gì hôm nay ăn một lúc hết hai mươi chén cơm, rồi sang ngày mai thì không ăn gì cả? Không ăn gì cả thì đói chịu không nổi; còn ăn luôn hai chục chén cơm thì bụng no anh ách cũng chẳng dễ chịu tí nào! Việc tụng Chú Ðại Bi tuy về hình tướng thì không hoàn toàn giống như việc ăn cơm, song tính cách thì cũng tương tự. Trong kinh đã dặn mỗi ngày tụng năm biến thì chúng ta phải mỗi ngày chăm chỉ tụng đủ năm biến; nhất định phải đều đặn như thế, chứ đừng tụng sáu biến, mà cũng chớ nên tụng bốn biến!
Có người phân trần: "Tôi vốn kém trí nhớ, nên cứ lẫn lộn, không biết là mình đã tụng đủ năm biến hay chỉ mới tụng bốn biến!" Nói như thế tức là quý vị hoàn toàn chẳng có tụng niệm gì cả! Bởi quý vị không thể nhớ được kia mà! Tụng được bao nhiêu biến mà chính mình cũng không nhớ rõ, thì một biến cũng chẳng thành lập! Do đó, quý vị cần phải ghi nhớ cho rõ ràng rành mạch.
Lại có người thắc mắc: "Tôi vừa bắt đầu niệm Chú thì đầu óc cứ mơ mơ màng màng; như thế có kể là có tụng không?" Như thế thì không kể; đó là ngủ gà ngủ gật chứ không phải là tụng Chú!
Có người thì kể lể: "Mỗi lần tôi tu Pháp là hai mắt cứ ríu lại, mở không ra!" Như thế cũng không tính, bởi quý vị chỉ tu niệm một cách hồ đồ, điên đảo, thiếu sáng suốt. Quý vị cần phải y theo giáo pháp mà tu tập trong sự tỉnh táo, minh mẫn mới được!
Cũng có người tự biện hộ rằng: "Tôi chỉ phạm một vài sai sót nho nhỏ thôi thì chắc cũng không sao; vị Thần của Chú không thể nào biết được! Hiện tại tôi chưa tụng Chú, thì vị Chú Thần chưa đến, vậy tôi có uống chút xíu rượu cũng chẳng hề gì!" Suy nghĩ như thế tức là quý vị "còn sanh lòng nghi," không có tín tâm đối với Chú. Phải như thế nào mới gọi là thật sự có tín tâm đối với Chú? Phải thành khẩn, không mảy may gợn chút hoài nghi, và phải theo đúng khuôn phép, nền nếp mà tu hành!
"Huống hồ tội nặng?" Tội nhỏ nghiệp nhẹ mà còn không tiêu trừ được, thì tội lớn nghiệp nặng lại càng khó thể tiêu trừ hơn nữa!
"Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân Bồ-đề về lâu xa." Mặc dù quý vị tụng Chú với lòng nghi thì tội nặng không thể được tiêu trừ ngay, song quý vị vẫn có thể gieo được cái nhân Bồ-đề cho chính mình về sau. Hạt giống Bồ-đề này, đến một đại kiếp nào đó trong tương lai sẽ nẩy mầm Bồ-đề và sẽ lớn mạnh, kết thành quả Bồ-đề. Cho nên, một khi đã trồng cái nhân rồi, thì sớm muộn gì nó cũng đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái.(Nguồn: Giảng giải Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

VI- Thần Chú Có Quyền Năng - Quyền Năng Của Thần Chú: Chữa Bệnh Tật Hoạn nạn Và Trị Quỷ Thần hay Giải Bùa Chú, Trù Yếm Nhiệm Mầu

+ Thần chú đưa tới quyền năng: Các thần chú nắm giữ bí mật của quyền năng, đại lược có 4 loại:

a/ Loại quan trọng nhất là thần chú hộ thân (protective mantrams).
b/ Loại thần chú kêu gọi các tinh linh và thiên thần cấp thấp, đưa họ vào phạm vi thu hút của kẻ kêu gọi họ.
c/ Loại thần chú để đặt ý muốn của người kêu gọi lên các tinh linh và thiên thần cấp thấp (lesser devas).
d/ Loại thần chú làm ngưng sự thu hút (break the charm), tạm gọi thế, và đặt các tinh linh cùng thiên thần trở lại ngoài phạm vi thu hút của người kêu gọi.
Bốn nhóm thần chú này đặc biệt liên quan đến việc kêu gọi và tiếp xúc với các đẳng cấp thấp, không được dùng nhiều, trừ phi được các đạo đồ và Chân Sư dùng đến, vì theo qui tắc chung, các vị này hoạt động qua trung gian các thiên thần chỉ đạo và các vị kiến tạo cấp cao.(TVTTHL, 177)

+ Thần Chú - Mantrams - Chân Ngôn Chữa bệnh: Trong Phật kinh nói đến "niệm chú", đích thực đây là phương pháp rất cao minh. Khi bị bệnh, Phật dạy bạn niệm chú, chú vừa niệm thì bệnh liền khỏi. Chúng ta cảm thấy việc này rất thần kỳ, thần kỳ không ngờ, kỳ thật phương pháp này rất là khoa học, nó là dùng âm nhạc để chấn động, làm cho bộ phận không thông này của bạn được đã thông. Trong Phật kinh có rất nhiều chú ngữ dùng để trị bệnh, hiện tại chúng ta niệm không linh, là vì âm niệm không chính xác, cho nên việc này nhất định phải có truyền thừa, phải khẩu truyền. Âm không chính xác thì không đạt được hiệu quả. Ngoài ra âm lượng cần phải có lớn nhỏ, phải là lời rất chuẩn xác, thì nó sẽ chấn động một bộ phận nào đó trong nội tạng thân thể bạn. Phương pháp này của Phật còn cao minh hơn so với châm cứu Trung Quốc. Châm cứu còn phải dùng kim, còn phải dùng tay để xoa bóp, phương pháp của Phật không cần thiết như vậy, dùng âm thanh để chấn động. Phương pháp rất cao minh, rất đáng tiếc là văn tự chú ngữ này ghi chép còn ở trong Đại Tạng Kinh, nhưng không có người biết đọc, bị thất truyền, thế nhưng nó nói với chúng ta một chân lý, chân lý này chính là phải "quán thông" mới được. (Kinh Thập thiện- Tập 31 - PS Tịnh Không giảng)

+ Quyền năng của niệm chú:

+ Ví dụ với Ananda - Đệ tử của Đức Phật bị niệm bùa chú: .....Bà mẹ của Ma Đăng Già cũng bước tới tha thiết mời Tôn giả vào nhà, cùng lúc bà niệm chú tiên Ta-tỳ-kã-la của Phạm Thiên. Lúc này, tôn giả A Nan cảm thấy thần trí trở nên hỗn loạn. Hiệu lực của thần chú đã khống chế được Ngài. Tôn giả không tự chủ được, bước vào trong nhà như cái xác không hồn. Ma Đăng Già không kềm được cảm xúc, ôm chầm lấy Ngài A Nan, tỏ tình thương nhớ, sau đó cô đưa Tôn giả vào phòng riêng của mình. Tôn giả A Nan lúc này thần trí mơ màng giống như mặt trăng bị mây đen che kín, lờ mờ khi tỉnh, khi mê. Trong khoảnh khắc còn chút tỉnh táo đó, Ngài cố hết sức kháng cự và khẩn thiết cầu cứu với đức Như Lai: “Thế Tôn đại từ bi! Xin hãy mau cứu con! Xưa con đã tạo nhân gì, mà nay gặp phải tai nạn này?”. Lúc này, đức Phật dùng thiên nhãn quán xét, thấy Ngài A Nan đang gặp nạn, liền từ nơi đỉnh nhục kế phóng hào quang hiện ra sen báu, có hóa thân đức Phật ngồi kiết già tĩnh tọa, đồng thời lại nói thần chú bí mật, xong bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú ấy đến dẹp trừ tà chú để giải cứu A Nan. Lập tức Ngài Văn Thù Sư Lợi phóng ánh sáng chiếu đến chỗ Ngài A Nan. Lúc bấy giờ, nhờ thần chú của Như Lai, Ngài A Nan như được hào quang của Thế Tôn xua đi đám mây đen tối, bỗng nhiên tâm trí được khai thông, bừng lên tỉnh giác. A Nan thoát ra khỏi vòng tay sắc dục của Ma Đăng Già, nhanh chân một mạch về tinh xá Kỳ Viên. Ma Đăng Già nhờ thần lực của thần chú Phật đỉnh nên tâm ái dục tiêu trừ, chứng quả A-na-hàm, xuất gia theo Phật, không bao lâu sau lại chứng được quả A-la-hán. Có một số Tỳ-kheo nhìn thấy thành quả tu tập của cô mà tự hổ thẹn! Phẩm hạnh của Tỳ-kheo ni Ma Đăng Già về sau lan tỏa khắp nơi, nhiều người trong thành nghe được tin này ai nấy cũng đều cảm phục, mọi người hướng về cô sinh tâm cung kính cúng dường. (Nguồn)

+ Tụng Mật Chú: Mật Chú có nhiều quyền lực trong việc chữa trị bệnh tật khi tụng bằng tâm chân thành, tập trung sâu sắc, và ý định chính đáng. Chú Đại Bi và Chú Phật Dược là hai ví dụ như vậy. Khi tụng, mỗi Mật Chú tạo ra số lượng công đức to tát và có tác dụng chữa bệnh và biến đổi tuyệt vời (Nguồn: Phật giáo với y học)

Xem: Ví dụ về quyền năng của niệm chú

Xem TH về thần chú, matram, ...của phật giáo

Xem TH về thần chú, matram ....minh triết mới

VII- 42 Tay Ấn - Thủ Ấn - Ấn Pháp - Kết Ấn Pháp Thần Chú Đại Bi

+ Mục đích Học Trì Chú Đại Bi: "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", đó là tâm nguyện chung của một người mang hạnh nguyện Bồ tát vào đời, dù khoác trên mình chiếc áo tăng sĩ hay hàng tại gia cư sĩ. Nhưng một người dù có thiện tâm, hảo ý đến bao nhiêu mà không có khả năng thực hiện được ý nguyện của mình thì thiện tâm hảo ý cũng trở thành vô ích. Như một người trông thấy kẻ bị nạn sắp chết đuối dưới dòng nước chảy xiết, nhảy xuống định cứu, thế nhưng bản thân mình lại không biết lội, chẳng những đã không cứu được người, vừa thiệt thân mạng mình một cách vô ích, lại còn gây trở ngại thêm cho công tác cứu hộ. Cho nên, muốn độ người trước hết phải độ ta, có nghĩa là phải xét xem ta có đủ khả năng, tư cách để độ người hay không? Muốn thế mỗi người phải luôn tích cực, tinh tấn tu tập không ngừng nghỉ mới có thể từng bước tiến dần đến ánh sáng giác ngộ.

Có thể nói một cách khẳng định rằng, để đạt được cứu cánh giác ngộ không có con đường tu tập nào khác hơn ngoài con đường Thiền định... Chính Đức Thế Tôn đã từng nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của thiền định: "Thiền định là phương tiện duy nhất để thanh tịnh nội tâm, tiêu trừ phiền não." (Samyutta, 16:13 - Tạp A Hàm)
Muốn học đạo phải tìm thầy. Có rất nhiều minh sư ở khắp mọi nơi để Phật tử có thể tìm đến tham cầu, hôm nay chúng tôi sẽ xin giúp hướng dẫn qúy vị đến gặp một vị Đại minh sư, một "Người" rất quen, luôn luôn gần gũi bên cạnh chúng ta, luôn luôn lắng nghe những lời khẩn cầu của chúng ta với tất cả sự quan tâm và tấm lòng thương yêu rộng lớn để saün sàng giúp đỡ mà không cần đòi hỏi một điều kiện thù đáp nào. Vị minh sư đó không ai khác hơn là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm và với phương tiện thiện xảo của Ngài, thần chú "Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", sẽ giúp đỡ cho bất cứ ai khi trì tụng Thần chú này đúng phương pháp chắc chắn sẽ mau chóng bước chân vào cõi Thiền, cũng như đạt được mọi điều sở nguyện...Thần chú Đại Bi, chính là viên ngọc vô giá đó và hôm nay, như người cùng tử năm xưa, chúng ta bất ngờ khám phá lại kho tàng không những sẽ làm giàu có, phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của chúng ta, mà còn là chiếc chìa khóa mở cho ta vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác ngộ, vô thượng bồ đề.(HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Thần Chú Đại Bi: Nay chúng ta đang sống trong thời mạt pháp. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trì tụng chú Đại Bi là khế hợp với chân tinh thần Phật pháp rồi, nhưng thực ra không phải thế. Chú Đại Bi là gọi thay cho bốn mươi hai thủ nhãn ấn phápdiệu dụng của chú Đại Bi là diệu dụng của bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, đó chính là toàn thể của chú Đại Bi. Nếu quí vị chỉ biết trì niệm chú Đại Bi mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì như người có tay mà không có chân, nên không thể đi được. Mặt khác, nếu quí vị chỉ biết hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp mà không trì niệm chú Đại Bi thì cũng như người có chân mà không có tay, không làm gì được cả. Cũng vô dụng mà thôi. Vậy nên để liễu triệt chú Đại Bi, trước hết quí vị phải thông đạt bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp rồi phải trì tụng chú Đại Bi nữa, mới được gọi là người thành tựu rốt ráo diệu pháp này của chư Phật.

* HT Tuyên Hóa lưu ý: Có rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho rằng: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây chính là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có một vị Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị muốn nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát cả.

Có thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như thế là một sai lầm.

Nên khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang, trong kinh này họ đã giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn mươi hai vị Bồ tát. Đó hoàn toàn sai lầm. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong kinh là các pháp tu của hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm này, không nên xác tín mà không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải thích Phật pháp cho người nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính xác về những gì mình đưa ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm (Trích giảng câu thứ 38 Chú Đại Bi)

* Ví dụ về trì niệm Chú Đại Bi và kết Ấn: Yết Mông trong câu 27 là Cu Lô Cu lô Yết Mông. Câu chú này nói đến sự thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Tay số 18 - Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú Yết mông yết mông...(Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Yết Mông trong câu 27. Cu lô cu lô yết mông, còn Cu Lô Cu Lô tương ứng Tay 27 - Bảo Loa Thủ. Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi).

+ Thủ Ấn/ Đát Điệt Tha: Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.

Chữ án như đã nói ở trước, khi quí vị trì niệm trì niệm đến chữ án thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính, lắng nghe người niệm chỉ giáo. Chữ án còn có công năng lưu xuất nhiều pháp môn sau đây.... (Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi, câu 18. Đát điệt tha - án)

+ Hành giả hành trì 42 thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. ... Chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả Tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. ( HT Tuyên Hóa giảng câu 41. Hô lô hô lô ma ra)

+ Ngoại đạo hành trì Chú Đại Bi: Có một số phái ngoại đạo cũng dùng pháp trì chú Đại Bi vào nước để chữa bệnh và đạt được công hiệu linh ứng. Đó là vì họ có sự trợ giúp của loài thiên ma khiến cho người được lành bệnh tin vào họ, rồi dẫn dắt vào hàng quyến thuộc của thiên ma ngoại đạo. Vì thế, tuy cũng hành trì một pháp môn mà có thiên sai vạn biệt kết quả.

+ Phát Tâm Dũng Mãnh Thắng Vượt: Hòa Thượng Tuyên Hóa thường nói với các đệ tử của mình rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? (HT Tuyên Hóa giảng câu chú số 44 - Tất Lỵ Tất Lỵ)

+ Khi trì chú/ Tọa thiền, quí vị có cảm giác thấy đỉnh đầu như có công trùng bò quanh đầu vậy => Đây là điều tốt lành, nhưng không lên khởi tâm vui sướng, phải giữ Tâm "như như bất động" vì như trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dậy hành giả khi khởi bất kỳ suy nghĩ nào mình đã chứng quả vị gì, hay cảnh giới vi diệu nào thì đều là xấu, ma chướng cả nên rễ lạc vào Ma đạo-  HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi - Câu chú số 47. Bồ đà dạ - Bồ đà dạ)

+ Hòa Thượng Chữa Bệnh: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng… Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

+ 42 KẾT ẤN/ẤN PHÁP/ PHÁP NHÃN - Thầy Hằng Trường - Đệ tử chân truyền của Hòa Thượng Tuyên Hóa (Pháp danh Tuyên Hóa do Hòa Thượng Hư Vân Trao). Hòa Thượng Tuyên Hóa đã dịch và giảng dạy về Thần chú Đại Bi và 42 Ấn Pháp/ Nhãn Pháp cho người trì chú đại bi. Rất tuyệt, xin xem kỹ các Clip thầy Hằng Trường giảng chi tiết để hiểu rõ sự cần thiết tu hành, đắc định lực mức độ nào để có thể thực hành hành trì đọc tụng và kết ấn, tránh các nguy hiểm có thể phát sinh với người thọ trì không tương ứng như Pháp, rất cần lưu ý, vì theo Thầy Trường thì quí vị cần phải tu hành Hạnh Bồ Tát Đạo thì mới có thể an tâm học kết ấn - Đây chính là lý do cần phải học trực tiếp Thầy chân truyền mới có thể thực hành Ấn pháp tuyệt diệu này cùng trì Chú Đại Bi. Tuy nhiên, quí vị cũng có thể học một vài thủ nhãn ít nguy hiểm, để mang lại giá trị trong thực hành đọc tụng thần chú đai bi như để tay khi thiền định, chấp tay khi lễ lạy đọc tụng ... đều là các thủ nhãn ấn pháp. Đức Bồ Tát Quan Thế Âm có ngàn tay ngàn mắt, tương ứng với ngàn tay Kết ấn kết hợp Tay có hoặc không cầm Khí Trượng, Bảo Vật dùng để biểu tượng thệ nguyện của chư Phật, Bồ Tát. Tuy nhiên chúng ta được dạy 42 thủ nhãn cũng đã quá đủ vi diệu cho người bước vào thực hành hạnh Bồ Tát đạo và tu Thiền định Ba La Mật.

+ ỨNG DỤNG: HỌC ĐỂ CỨU CHÚNG SINH - KHÔNG NÊN DÙNG CỨU MÌNH. Chỉ áp dụng cho mình khi các ma chướng, chướng nạn trong thiền định ... Còn ví như chữa bệnh thì không nên dùng cho mình (nhưng nếu hiểu đúng cũng không hoàn toàn như vậy, là vì bản thân người thực hành Ấn pháp và trì tụng khi giúp chúng sinh hay thực hành trong khi tu tập hàng ngày, tự nó cũng đã phát huy tác dụng cho chính mình, chỉ là không được lạm dụng mà thôi), mà phải dùng TÂM CHÂN THÀNH TINH TẤN TU HÀNH để sửa Mệnh, chữa bệnh cho tương ứng. Những ma cảnh trong thiền hay giấc mơ là sự tương tác luôn có để thúc đẩy ta tinh tấn tu hành mạnh mẽ hơn, chinh phục các nấc thang cao hơn.

Xem hướng dẫn 5 Bước để thực hành đọc tụng và trì chú, Kết ấn có nhiệm mầu viên mãn gồm: 1- Học 3 năm, mỗi ngày đọc 108 biến; 2- Tập gồm Đọc Thần chú và tập Đà na Li; 3- Tu giai đoạn 1: Tay cầm pháp khí, tập quán và đọc tụng; 4- Tu giai đoạn 2: Trì - Đọc thần chú và trở lại quán tưởng (Tay trở lại không cầm pháp khí); 5- Tu giai đoạn 3: Tu quán tưởng Thân Hành giả đồng thời biến hiện ra từ 1 đến 42 cánh Tay tương ứng với 42 Ấn Pháp một cách nhanh chóng và thuần thục, rõ dàng, hình ảnh đẹp rạng ngời tươi sáng => Hành giả có đủ duyên để quán tưởng mình biến hiện ra chân thật thành Bồ tát ngàn tay ngàn mắt giữa đời cứu giúp chúng sinh nhiệm mầu. Sự Thành tựu của người hành trì phụ thuộc vào sức khỏe và Bồ Đề Tâm ( Tâm Chân Thành, Tín Tâm mãnh liệt ...), vì chúng sinh mà thọ trì, thì được chư Phật, Bồ tát gia hộ đọ trì sẽ sớm thành tựu chứ không phụ thuộc nhiều vào thời gian lâu mau hay tuổi tác (Clip 5, phút 78).

+ Phương pháp Thọ trì đọc tụng và Kết Ấn: ngồi ngay ngắn, thả lỏng toàn thân, giữ lưng thẳng, đầu óc tỉnh táo, tập trung vào vùng cao trong đầu, hít thở sâu vài hơi rồi để hơi thở tự nhiên để Tâm dần lắng đọng, thanh tịnh, mắt nhắm (Quán tưởng) hoặc nhìn vào tượng, ảnh Bồ Tát Quan Thế Âm với tay kết ấn tương ứng, thưởng thức sự biến hóa nhiệm mầu của Tay pháp này (Hoặc Phật, Bồ tát khác). Khởi Tâm đại bi (Từ Bi Hỷ Xả) đến các chúng sinh hữu hình hay vô hình (Khi bạn đọc có nhiều chúng sinh vô hình đến nghe, hãy cảm nhận sự hiện diện và sau hồi hướng cho họ), giữ vững tâm đó và đọc từ 5 - 108 biến, để Tâm Đại Bi/ Bát Nhã vào Tay tương ứng (Có cầm hoặc quán tưởng tay cầm vật phẩm pháp khí). Khi bạn tập trung Tâm vào 01 Tây kết Ấn, bạn đã có thể thỏa mãn vì Cầu gì được ấy, cầm ngay trong tay => Lâu dài, nó làm giảm tâm mong cầu của riêng mình, như thế từ biểu tượng biến thành Tâm thanh tịnh Ba La mật (Xem Clip 06, phút 58)

+ Cảm Ứng Đạo Giao: Tại Hoa Kỳ - Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy. Quý vị lần này tới tham dự pháp hội Ðại-bi, đều có sẵn căn lành cả, đức hạnh đầy đủ lại được nhân duyên thành thục nên mới tới Chùa Kim Sơn Tự muốn học trì tụng Chú Đại Bi... Trong thời gian bẩy ngày này, chúng ta nên thành tâm thành ý, rất mực cung cung kính kính trì tụng Chú Ðại-bi, tụng cho tới độ tâm không vọng tưởng. Lúc đó, lòng lắng trong, hoặc giả có người thấy hào quang, có người thấy hoa xuất hiện, có người được Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát rờ đầu, giúp cho khai mở trí huệ. Hoặc giả có khi ngửi thấy mùi hương lạ, cũng có người dù đã tha thiết chí thành trì tụng, nhưng cũng chẳng thấy một hiện tượng gì khác lạ. Dầu có hay không cũng chớ có nản lòng, cứ hết sức dốc một lòng trì tụng. Khi nào thời khắc tới, sẽ nhất định chứng kiến cảnh giới "cảm ứng đạo giao," xuất hiện ngay trước mắt.
Bất luận thấy cảnh giới nào, hay chẳng thấy gì hết, việc chánh vẫn là tinh tấn trì tụng. Kẻ thấy điềm lành chẳng nên chấp vào tướng lành đó. Kẻ không thấy điềm gì cũng đừng sanh lòng tự ti mà tự bảo rằng: "A ! Vậy là ta chẳng có thiện căn, sao ta chẳng thấy Bồ-tát?" Thiện căn có khi sớm kết thành quả, có khi thì muộn. Nếu như có cảm giác thiện căn của mình chưa đến lúc thành thục, thì ta phải tiếp tục bồi đắp, làm thêm nhiều công đức nữa mới được. Người ta nói: "Chưa trồng căn lành, phải trồng căn lành; đã trồng căn lành, khiến nó tăng trưởng; đã tăng trưởng rồi, khiến nó thành thục; đã thành thục rồi, khiến tới giải thoát. Tâm không chuyên nhất thì khó lòng sanh cảm ứng

Thần lực của Chú Ðại-bi thật mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Chỉ cần xem công phu của quý vị trong bảy ngày ra sao, ai thành tâm, người đó sẽ thấy ứng nghiệm, được lợi ích. Ai có bệnh, bệnh sẽ lui. Ai không bệnh, thì trí huệ được khai mở. Cầu chuyện gì được chuyện đó, cho nên Ðại-bi Chú gọi là bất khả tư nghì quảng đại linh cảm, vô ngại đại bi tâm đà-la-ni. (HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

+ Hướng dẫn Thủ ấn/ Bắt ấn (Qua 4 tầng tâm thức/ cảnh giới = 40 thủ ấn, cộng với 2 tầng cao => Tổng là 42 (40 Tay Ấn Pháp đầu tương ứng với 4 tầng Tâm thức của Bồ Tát theo thứ tự Bồ Tát thập trụ - Bồ Tát thập hạnh - Bồ Tát thập hồi hướng - Bồ Tát thập Địa Clip 07, phút 13). Muốn thành tựu phải xả bỏ bản ngã, mà tất cả phải vì chúng sinh mà tu mới có thành tựu. Thầy Hằng Trường giảng - Muốn thành tựu phải tu luyện truyền thừa, tự thực hành khó thành tựu, vì người tu phải TU HẠNH BỒ TÁT ĐẠO. Lưu ý, mỗi tay Ấn Pháp tương ứng một trong 10 Tâm hạnh của Bồ Tát, khi hành trì phải nhớ để giữ Tâm tương ứng này mới đúng Pháp, để có sự nhiệm mầu nhanh (1-Bố thí; 2- Trì giới; 3- Nhẫn nhục; 4- Tinh tấn; 5- Thiền định ba La mật; 6- Trí tuệ; 7- Phương tiện; 8- Nguyện; 9- Lực; 10- Trí . Xem Clip 5, phút 72 có giảng thêm; Clip 10 giảng bổ xung về sự tương ứng nhưng khác cấp độ tiến hóa của Tâm thức/ Khác đẳng cấp giữa 4 cấp độ, các tương ứng ví dụ như 01-11- 21- 31- 41;  02- 12- 22- 32- 42;  3- 13- 23- 33;  4- 14- 24- 34 ......). Tuy nhiên, khi thọ trì đọc tụng thần chú Đại bi bạn đã Kết Ấn chấp tay trước ngực, hay để tay khi Thiền định cũng là một Kết ấn ... => Như thế bạn đã thành tựu vài Kết Ấn trong tu tập, thế cũng là tuyệt vời rồi.

Thần chú đại bi - Tín tâm hành trì - Tu ngày nào linh nghiệm ngày đó, tu thiền mới có định - Có Định mới có thể rễ dàng thực hành 42 kết ấn và niệm chú tương ứng để tăng trưởng Tâm tương ứng, bất kể tuổi tác, rất hữu ích (Clip 3, phút 1h 16 phút). Đối tượng thọ dụng Ấn Pháp này cũng phải phát nguyện Tu hành tương ứng thì mới có hiệu nghiệm nhiệm mầu được.

+ Thành Tâm và Chánh Tín: Ví dụ: Như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng (HT Tuyên Hóa giảng câu số 52 - Ta Bà Ha - Câu này cực kỳ quan trọng, xuất hiện 14 lần trong Thần Chú), câu này luôn đủ 6 nghĩa:

1- Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.

2- Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.

3- Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.

4- Nghĩa thứ tư là “tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.

5- Nghĩa thứ năm là “tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

6- Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.

Ta bà hà có nghĩa là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.

+ Quán tưởng trong khi thực hành Kết Ấn và trì chú, phải giữ Tâm tất cả vì người, vì chúng sinh mà thực hành thì việc quán tưởng mới rễ hình dung hình ảnh trong quán tưởng, và có được hình ảnh rõ nét <=> Ta nương nhờ Thần lực của Phật, Bồ Tát đã tu tập Tay Ấn này vô lượng thời gian => Ta có ứng nghiệm nhiệm mầu vì ta đã phát Đại Bi Tâm tương ứng Tâm của Phật, Bồ Tát.

Muốn tu thành tựu trì Chú Đại Bi thì cần thành tựu cả 2 pháp là Đọc tụng Thần chú mỗi ngày tối thiểu 5 biến và thành tựu 42 Thủ Nhãn Ấn Pháp. Tu tập Tâm linh không kể tuổi tác, các tư thế Thủ nhãn giúp mỗi người thành tựu tâm linh nhanh và nhiệm mầu (Clip 5, phút 16). Với người thường chỉ cần chú trọng học một Tay đầu tiên.

+ So Sánh Quán tưởng và cầm Vật dụng trong trì Nhãn Pháp: Trong các tu các Pháp Ấn, người tu có thể quán tưởng tay cầm vật khí hay quán tưởng Tay cầm vật khí đều được, tuy nhiên giá trị khác nhau (Nên nhớ, các đức Phật - Bồ Tát tay đều cầm pháp khí tương ứng mỗi thủ pháp, có ý nghĩa sâu xa):

- Quán tưởng và Hình dung: Tâm thức phát triển và mở rộng, tăng trưởng và thành tựu về hình dung và nhiều mặt khác nữa => Nên dùng cách này, tuy khó thành tựu nhưng viên mãn hơn.

- Tay cầm vật khí: Tuy rễ hình dung và cũng giúp hành giả rễ thành tựu, nhưng Tâm thức không phát triển toàn diện bằng Pháp quán tưởng. (Clip 5, phút 48)

- Giảng về sóng từ trường trong Não bộ có 4 cấp, từ bước sóng thấp và mau (Người thường, bồn chồn, hấp tấp ...) đến bước sóng cao và thưa => Năng lượng rất mạnh, như sóng thần vô bờ (Clip 06, phút 47)

Mời xem trang có đủ các Clip 1 tại đây

42 TAY THỦ NHÃN ẤN PHÁP

+ 42 Thủ Nhã Phải Được Chân Truyền: Thông báo được công bố ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Văn Phòng Quản Trị Vạn Phật Thánh Thành: Bất cứ khi nào Hòa thượng Tuyên Hóa truyền pháp 42 Thủ Nhãn, Ngài luôn nhấn mạnhBất cứ ai truyền pháp này mà không có sự chấp thuận của tôi sẽ gặp ma chướng.” (1). Trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã đặc biệt huấn thị vị trụ trì của Vạn Phật Thánh Thành (Pháp sư Hằng Luật) như sau: “Đừng để pháp môn Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn này diệt tận. Hãy tiếp tục truyền lại cho các thế hệ sau. Việc truyền pháp này phải được tiến hành trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ngàn tay ngàn mắt (ở Phật Điện chính của Vạn Phật Thánh Thành).” (2)

Hòa Thượng cũng khai thị phải Tu Tập Đúng: Bất luận tu pháp môn nào quý vị cũng không được khinh cử vọng động, không được khinh suất hay tu nửa vời, nhất là đối với người hành trì 42 Thủ Nhãn thì càng phải kính trọng Pháp-bảo của mình. Vì bởi 42 Thủ Nhãn là pháp môn đưa quý vị đến minh tâm kiến tánh, liễu thoát sanh tử. Đừng niệm chú để đuổi một con muỗi đang đốt, đừng có dùng thủ ấn để đối phó với một người la rầy mình. Làm như vậy thì giống như ném Pháp-bảo của mình vào sọt rác, thật là uống phí! Nếu quý vị không kính trọng Pháp tức là quý vị không kính trọng Phật, và cũng chính là không kính trọng Tăng. Kẻ không kính trọng Tam Bảo, bất luận tu pháp môn nào cũng đều không thành tựu đặng. Thật ra, nếu quý vị thường phô trương cho người hoặc hay thí nghiệm thử xem pháp có linh không thì rất chóng pháp sẽ không còn linh ứng nữa. Sao vậy? Bởi vì các vị Thiện Thần Hộ Pháp không còn theo chúng ta nữa. Cho nên người học 42 Thủ Nhãn không được tùy tiện phô trương. Nếu không phải là những trường hợp sanh tử thì tuyệt đối không bao giờ được khinh xuất vọng động, nhất là khi quý vị chưa học thành thạo pháp môn này (Nguồn: Hòa Thượng khai thị rằng )

+ Trang 72 của quyển sách nầy cũng cho biết là 42 Thủ Nhãn nầy đều là sở tu của Bồ Tát, chứ chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát. Ngài cũng cho biết là tại Đài Loan có một vị Pháp Sư giảng Chú Đại Bi, mỗi một Thủ Nhãn vị nầy đều giảng thành một vị Bồ Tát. Ví dụ như “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn” thì vị nầy giảng là: “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát Thủ Nhãn”. Giảng như vậy là sai, sai một ly đi một dặm là vậy. Hình Thủ Nhãn tức là hình bàn tay có cầm những pháp bảo, mà cũng kỳ lạ là từ câu thứ 24.“Tát Bà Tát Bà” mới bắt đầu có Thủ Nhãn nầy và chấm dứt ở câu 75. “Ta Bà Ha” gồm có 42 hình ảnh của bàn tay với nhiều ấn quyết, mà không chấm dứt ở câu 84. “Ta Bà Ha” là câu cuối cùng, nhưng dẫu sao đi nữa thì đây cũng là những lời giải thích của vị có tu, có hành trì Thần Chú Linh Cảm nầy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vì lòng Đại Bi mà đã thể hiện ra như thế để hóa độ chúng sanh, còn tin hay không thì xin tùy theo từng người đã cảm ứng với Thần Chú nầy như thế nào, chứ bảo rằng đúng hay sai thì lại là vấn đề khác nữa. (Sách Chú Đại Bi giảng giải của HT Tuyên Hóa - Thượng Tọa Thích Minh Định dịch sang tiếng Việt)

+ Ý nghĩa Tượng Quán Âm Bồ Tát: 42 tay ở giữa nêu biểu báo thân Phật, nêu biểu 42 thánh vị tu chứng (thập trụ, thập hạnh, thập địa, thập hồi hướng, đẳng giác và diệu giác) để cứu độ 25 cõi chúng sinh trải qua 42 thánh vị để thành tựu giác ngộ.(Nguồn: Giảng về Tượng Quán Âm Bồ Tát ngàn Tay và 42 Tay Ấn Pháp)

+ Câu Chú 24. Tát bà tát bà: Câu này là Bảo Ấn/ Bảo thủ nhãn ấn pháp. Ý nghĩa tương ứng cả bài Chú Đại Bi và Tay Ấn này bao hàm cả 42 tay thủ nhãn (Nhưng quí vị phải thành tựu cả 42 Thủ nhãn thì khi đó mới sử dụng được Ấn này). Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.

Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Với Bảo ấn, quí vị có thể làm lợi lạc, an vui cho mọi loài chúng sinh. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”. (Ngài HT Tuyên Hóa đã dùng 2 lần để cứu người sắp chết sống lại nhiều năm).

Đạo Lão gọi là “Phiên thiên ấn”. Bồ – tát Quán Thế Âm gọi là “Bảo ấn”. (Nguồn: Giảng Chú Đại Bi)./.

+ Tùy theo mỗi Ấn Pháp mà có thể là dùng cả hai Tay hoặc một Tay để biểu diễn - Ngàn cánh Tay của Bồ Tát tương ứng với Ngàn Ấn Pháp. 

1. Tay thứ nhất - Tay Châu Như Ý/ Như Ý Châu Thủ: Muốn cầu giầu có với đầy đủ thứ trân bảo, vật dụng: Giảm lòng tham (Tay cầm quả cầu thủy tinh để tưởng tượng, quán tưởng). Có thì phải cho đi/ Tương ứng pháp tu Bố thí thì mới giữ được sự nhiệm mầu. Khi quán tưởng thấy tài bảo lập tức quán tưởng bố thí cho đi để không tắc nghẽn. (Xem Clip 1 và Clip 3, phút 40) (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng câu 25. Ma ra ma ra - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án–, phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.

2. Tay thứ 2/ Tay Quyến Tác/ Quyến Sách Thủ/ Tay cầm dây quyến sách - Xa lìa Bất an: Chia sẻ; Gián đoạn, cắt đứt, đoạn tuyệt. Tức Tâm xấu ác dây trói buộc mang đi, xả bỏ đi, không để chúng chói buộc chúng ta (Xem Clip 1 và Clip 3, phút 50). (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng câu 62. Ma ra Na ra - Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án — chỉ rị, lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra.

3. Tay thư 3 (Phút 12)/ Tay Bảo Bát Thủ/ Cái bát Báu còn gọi là Hồ Bình Ấn Pháp/  = Thành tựu Hạnh nhẫn nhục Ba La Mật - Trị bệnh trong bụng (Không nhẫn nhục sinh bệnh/ hành nhẫn nhục Ba La Mật để có hạnh cởi mở, Bao dung, độ lượng ..): Quán tưởng vào bát mở rộng vô biên, có thể thấy bệnh trong bụng (Xem Clip 1). Tương ứng pháp tu Tâm nhẫn nhục Ba La Mật - Vị tha vô bờ, mong cho họ tự tại - Hình dung người bệnh ngồi trong bảo bát => Khỏi bệnh - Phút 53 Clip 3). Chân ngôn rằng: Án–, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị - Quý vị không cần phải trì tụng toàn văn bài chú, mà chỉ cần trì tụng câu Hô lô hô lô hê rị 5 lần rồi dùng tay kiết ấn 3 lần búng vào phía trên ly nước. Rồi trao cho người bệnh uống sẽ được khỏi hẳn. Có khi bệnh không lành, có khi bệnh lành hẳn. Tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên giữa hành giả và người bệnh. Nếu quý vị có nhân duyên sâu dày với người bệnh, thì khi họ uống xong nước có trì chú Đại Bi liền được khỏi bệnh. Còn nếu người bệnh không có duyên với hành giả, thì dù họ có uống nước đã trì chú, nhưng vì họ không có niềm tin ở Bồ tát Quán Thế Âm, thì bệnh họ không được lành hẳn. Bệnh có 2 loại: Do nghiệp chướng hoặc Ma chướng, người tu chưa nhiều thành tựu chỉ lên tùy duyên chữa bệnh do nghiệp chướng thì không vấn đề gì. Còn nếu chữa bệnh do Ma chướng là quí vị đối đầu với Ma Vương cực kỳ nguy hiểm, có thể chết cũng lên;

  * Bổ xung từ Clip 10, phút 38: Cái Bát - Biểu tượng của Lòng nhẫn nhục và Đại từ bi (Do Trì chú đại bi mà có) làm thành thành bát, không gian trong bát là Chân không => Ứng Tâm trống không;

4. Tay thứ 4/ Tay Bảo kiếm Kim Cang/ Cầm Gươm Báu - Hàng phục tất cả Vọng lượng, Niệm Tưởng, Quỷ thần (Quỷ thần âm tính, năng lượng rất lạnh lẽo, nếu trong thiền định mà gặp, cần thực hành Pháp Tay bảo kiếm này). Tương ứng pháp tu tinh tấn ba la mật. Giấc mơ gặp Quỉ thần lạnh lẽo của thầy, làm thầy lạnh cứng toàn thân không cửu động được, chỉ khi thày có được sự thị hiện trong tay cầm bảo kiếm như hình ấn này, ngay đó quỉ thần sợ biến mất ngay -> Sư phụ thầy nói, giấc mơ nhắc nhở thày cần tinh tấn trì niệm thần chú sâu rộng hơn. (Xem Clip 2). (Tay ấn này ứng câu 50. Địa lỵ sắt ni na - Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng đều ngoan ngoãn quy phục bởi vì họ sợ ấn pháp Bảo kiếm này của hành giả. Ấn pháp này rất oai hùng. Nếu có loài thiên ma ngoại đạo nào không tuân phục ấn pháp, hành giả có thể trừng phạt ngay bằng Bảo kiếm này; Trong giảng câu chú 52- Ta Bà Ha đầu tiên. Quí vị phải đã thành tựu Tâm Vô Vi/ Không chấp trước/ Không bám chấp, tức Tâm tùy thuận mọi sự việc, nên đều thấy tốt đẹp cả/ Tâm Vô trú thì mới tác ấn thành tựu. Hãy dùng Bảo kiếm trí tuệ để hàng phục, chuyển hóa, cắt sạch các niệm Tham Sân Si Mạn Nghi. Đuổi sạch Ma oán - Chặt đức ma si mê trong Tâm. Như thế quí vị phải chuyển hóa mọi vọng tưởng trong Tâm của mình, thì Thiên Ma ngoài đạo theo đó cũng bị hàng phục luôn, vì chúng chẳng tìm được cách hãm hại quí vị- HT Tuyên Hóa giảng);

Chân ngôn rằng: Án – đế thế, đế nhá, đổ vĩ nảnh, đổ đề bà đà dã, hồng phấn tra.

5. Tay thứ 5/ Bạt Chiết La/ Kim cang Bạt chiết la (Nhọn 2 đầu, Tay trái cầm ở giữa): Hàng Phục tất cả Thiên Ma - Thiên ma không thể phá, làm chướng ngại người tu (Biểu tượng âm dương cân bằng, Từ Bi - Hỉ Xả) (Xem Clip 2). Tương ứng tu tâm Từ Bi Hỉ Xả, rất cần người tu có đủ định lực qua thiền định Ba La Mật mới có thể hành trì ấn pháp này - Tức dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thiền hay mộng thì TÂM VẪN AN ĐỊNH TRONG TỨ VÔ LƯỢNG TÂM NÀY, thì sẽ hàng phục các thiên ma (Xem Clip 3, 1h 10 phút). (Tay này cũng ứng câu 68. Giả kiết ra a tất đà dạ - HT Tuyên Hóa giảng câu 52)

Kim cang luân này có hình tròn nhưng có khác so với Kim cang luân khác. Là “Hàng phục oán ma” - Hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”. Kim cang này còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. ( Như Sấm sét).

A tất đà dạ: Hành giả trì chú này sẽ được thành tựu công đức rất lớn; không có gì so sánh được, cho nên mới khiến cho các loài ma oán đều quy đầu phục thiện.

Chân ngôn rằng: Án – nễ bệ nễ bệ, nễ bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ.

6. Tay thứ 6/ Tay Kim Cang Xử Thủ/ Chày Kim Cang Xử (Nhọn 01 đầu giáng như dao găm, Tay phảo cầm chuôi. Khả năng an chú trong Phật tánh/ Biểu tượng Bát nhà Ba La Mật_Kinh Kim Cang, quán tưởng vạn sự như mông, huyễn, bào ảnh, bọt bèo. Ta là bầu trời vô tận, vạn sự mộng huyễn như đám mây bay mà thôi): Muốn phá tan mọi oán địch (Xem Clip 2). Tay ấn này tương ứng với Tâm Bát nhã/ Đại trí huệ, tức trong tâm không khởi tâm phân biệt ta người, oán thù theo đó không còn. Giảng bổ xung ở Clip 3, 1h 16 phút). ( Tay ấn này ứng câu 43. Ta ra ta ra - Hàng phục tất cả các loại Ma oán - HT Tuyên Hóa giảng)
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt-ra, chỉ nãnh, chỉ nãnh, bát-ra nễ bát đa dã, tá-phạ hạ.

7. Tay thứ 7/ Tay Thí Vô Úy - Bàn tay ngửa không cầm gì cả/ Trống không <=> Còn có gì đó/ tâm còn động thì còn sợ hãi => Cho đi tất cả - Bố thí ba La mật: Khi ở trong những chỗ đầy sợ hãi, bất an thì dùng ấn pháp này. (Xem Clip 4). ( Tay ấn này ứng câu 72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ - HT Tuyên Hóa giảng). để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi.

Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt-ra, nẵng dã, hồng phấn tra

8. Tay thứ 8/ Tay Nhật Tinh Ma Ni/ Làm cho phát xạ, phát tán rộng mở _ Tay ngửa cầm viên ngọc ma Ni/ Mặt trời tỏa sáng/ Ma Ni là Ngọc tự phát sáng - Dùng khi mắt tối mờ không sáng tỏ (Không phải khỏi tật ở mắt, VD: Cận thị, nhưng người mù nhìn thấy lại được. VD: HT Tuyên Hóa khuyên bà cụ phải phát nguyện theo Phật tu hành, học đọc tụng chú đại bi - Học kết Ấn và trì chú của Ấn này => Mắt nhìn thấy con cháu). Tương ứng pháp tu phát đại nguyện vì chúng sinh/ hy sinh mình, mình làm gì được cho người khác chứ không phải mong muốn xuông cho người khác. Tất nhiên cũng cần cầu nguyện cho mình để mình có đủ khả năng phụng sự chúng sinh. Thọ trì ấn pháp này thành tựu tu theo các Nguyện thiện lành đã phát.  - (Xem Clip 4, phút 8) (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 32. Thất Phật Ra da- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án –, độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.

9. Tay thứ 9/ Tay Nguyệt Tịnh Thủ/ Nguyệt Tinh Ma Ni/ Nguyệt Tịnh Ma Ni: Mặt Trăng - Ánh sáng lạnh/ Làm cho hạ xuống, thu lại, tan ra, hóa giải/ Bóng tối chuyển hóa thành sáng sủa mát mẻ _ tay ngửa, cầm - Khi có bệnh làm nóng sốt, độc muốn cầu thanh lương mát mẻ. Các dục vọng, xung đột ngũ hành, nóng nảy, giận hờn, mụn nhót ... khi có định lực, tập Tay Ấn này đều được lợi ích  (Xem Clip 4, phút 28). Chân ngôn rằng: Án – tô tất địa, yết rị, tát-phạ hạ. (Tay Ấn này tương ứng đoạn Độ Lô Độ Lô trong câu Chú số 28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế. Còn Phạt Già Ra Đế tương ứng Tay ....... Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

10. Tay thứ 10/ Tay Bảo Cung Thủ/ Cầm Cung Báu (Không có mũi Tên gắn)/ Cung Ẩn tàng Tiềm năng, Thế năng trong đó - Trì Ấn này nếu muốn thăng quan, lên chức (Bản chất Kết Ấn pháp này là giúp nâng cao trí tuệ để lãnh đạo người => Thăng chức) <=> Nhận ra và hiểu biết xâu rộng các chân lý tiềm tàng, ẩn tàng trong vạn sự của cuộc sống (VD: Tinh túy trong Cuốn sách; Khi nói truyện quán xét đối tác biết được ý định qua ngôn ngữ hay động tác thân thể). Tuy là Cầu thăng quan lên chức được như ý muốn, nhưng cũng cần tương ứng như ý/ Hợp Lẽ đời về vị chí chức vụ, tuổi tác ... và Như Pháp/ Tâm tu  (Xem Clip 4, phút 33 ). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 39. Phạt sa phạt sâm - Hành trì Tay ấn này, Người tại gia có thể được làm quan cận thần, người xuất ra có thể chứng quả A La Hán - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.

11. Tay thứ 11/ Tay Bảo Tiễn/ Bảo Tiền Thủ/ Cầm Tên Báu - Muốn mau gặp bạn lành. Tương ứng quay lại Pháp bố Thí ba la Mật, nhưng với tầng Tâm thức cao hơn Tay Ấn 1. Mũi tên biểu tượng có đích đến - Là đối tượng của Tâm thức mình, với Tâm thanh tịnh mình có nhắm và gửi đến đối tượng (tạo Tâm cùng rung động/ Hợp nhau/ Hợp gu) => Càng tập càng nhiều Bạn-  (Xem Clip 4, phút 44 và phút 53); (Tay Ấn này tương ứng câu 51. Ba da ma na. Khắp 10 phương vui mừng vì quí vị thành tựu công đức, mọi danh tiếng công hạnh thành tựu chân thật => Gặp Thiện hữu Chi thức

12. Tay thứ 12/ Tay Dương Chi Thủ Nhãn/ Tay Dương Liễu/ Cầm cành Dương chi/ Dưỡng Liễu nhúng vào Tình Bình (Không có thì khi thực hành cần quán tưởng Tay đang cầm cành dương rất mềm mại, uyển chuyển)/ Tương ứng Tay 2 nhưng Tâm thức cao hơn. Tay này mang lại sự An Vui cho mọi người qua Tâm đại bi: Nếu Muốn chữa lành mọi Bệnh trên thân: Tâm thiện hoạch đắc khi tu hành ban giải cho chúng sinh -  (Xem Clip 4, phút 58). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 35. Mục Đế Lệ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi).

13. Tay thứ 13/ Tay Bạch Phất/ Tay cầm cây phất trắng (Làm = Đuôi lông ngựa trắng thì tuyệt) - Muốn trừ mọi chướng, mọi nạn ở trong người: Các Thầy/ Đạo Sỹ thoát tục thì cầm cây Phất trần này làm phương tiện đánh dấu/ Làm dấu. Người tu theo Ấn pháp này thì các bụi trần không còn dính dáng đến mình, đã Xa lìa bụi trần/ Xa lìa chướng ngại mà không cần nghĩ hay quán tưởng gì đến các chướng ngài của mình.  Nếu muốn giúp người, tuy có mầu nhiệm nhưng cần trí phân biện nhân quả phiền phức hay nguy hiểm đến với mình -  (Xem Clip 5). (Tay Ấn này tương ứng Ma Ma trong câu Chú số 34. Ma Ma Phạt Ma La. Còn Phạt Ma La thì tương ứng Tay ấn Hóa Cung Điện Thủ số 36 - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

14. Tay thứ 14/ Tay Bảo Bình/ Cái Hồ Bình/ Tịnh Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp - Nếu muốn khéo léo hài hòa với mọi người trong gia đình, họ hàng. Khi Tu Ấn Pháp này thì tưởng tượng tay cầm bình Cam lồ (Bằng sứ ...), nó cũng giúp hành giả phát triển sự Tinh tấn ba la mật trong tu hành. Hành giả có thể cầm bình trì chú đại bi 3 - 5 -7 ... biến vào Bình để có sự an lạc trong thân tâm => Diệu pháp vui lây trong gia đình, dòng tộc (Xem Clip 5, phút 52). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 30. Đà La Đà La; Cũng tương ứng 2 câu chú là 60. Na ra cẩn trì - 61. Ta bà ha. Nghĩa là Đại Từ Bi - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

15. Tay thứ 15/ Tay Bàng Bài/ Tay cầm Khiêng (Tay trái cầm cái thẻ mỏng, dưới vuông, trên nhọn, giữa có mặt Thần tướng giữ tợn trên tay - Mua đồ xịn để tu) ...- Giống như có vòng giới hạn An lành bảo vệ người thọ trì thần chú - Nếu muốn lánh thoát thú dữ như Cọp, Sói, Báo, ác thú ... . Hành giả thọ trì đọc tụng Thần chú và hành Ấn Pháp này ngồi thế Kiết già lâu không đau mỏi, giúp rễ được định lực, chặt đứt gốc rễ của phiền lão => Trí huệ Bát nhã luôn hiện hiện trong Tâm hành giả không gián đoạn (Xem Clip 5, phút 65)

16. Tay thứ 16/ Tay Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp/ Phủ Việt Thủ/ Cây Phủ Việt- Tay cầm cái như cái dìu, đầu trên cán có mũi nhọn - Muốn tránh quan nạn ở mọi thời, mọi lúc - Người tu không còn sống trong nhị nguyên, không còn đối đãi âm dương, ai cũng đúng, ai cũng là thầy, tức giận hận thù không còn, cảnh giới bao la không giới hạn. (Xem Clip 5. phút 83). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 64. Tất ra tăng a mục khư da - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

17. Tay thứ 17/ Tay Ngọc Hoàn/ Kim Trọc Ngọc Hoàn Thủ/ Chiếc Vòng Ngọc: ba ngón tay cầm vòng Ngọc hình trái tim ngửa lên trời hoặc cầm vòng Ngọc hình tròn cũng được - Nếu muốn có con trai, con gái và tôi tớ. Hành giả tu trì Tay Ấn Pháp này có trí tuệ phát triển, tăng hiểu biết sâu rộng, phá tan mọi tâm chấp trước, chói buộc mình. Người già tu thì nhiều bầu bạn, . (Xem Clip 6). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra - Khiến tất cả chúng sinh vâng theo, chỉ dạy họ tu pháp gì họ đều tuân theo- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

18. Tay thứ 18/ Tay Bạch Liên Hoa Thủ/ Tay cầm Hoa Sen trắng, cuống hoa cuốn quanh cổ tay thuận chiều nhô lên bàn tay)  - Muốn hoạch đắc mọi thứ công đức: Người tu hành có ngay thành tựu công đức hiển hiện ngay như Hoa sen có quả hạt thành tựu ngay trên bát hoa. Người tu có được nhiều công đức, người khỏe, theo đó toàn gia và nhà cửa đều thanh tịnh, thơm tho ... - (Xem Clip 6, phút 11). (Tay Ấn này tương ứng đoạn Yết Mông trong câu 27. Cu lô cu lô yết mông, còn Cu Lô Cu Lô tương ứng Tay 27 - Bảo Loa Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

* Ví dụ về trì niệm Chú Đại Bi và kết Ấn: Yết Mông trong câu 27 là Cu Lô Cu lô Yết Mông. Câu chú này nói đến sự thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Tay số 18 - Bạch Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú Yết mông yết mông...

19. Tay thứ 19/ Tay Thanh Liên Hoa/ Liên Hoa Tâm/ Hoa Sen Xanh - Nếu muốn vãng sanh về Tịnh Độ ở mười phương: Trì chú Đại Bi với tay này để giúp mình hay giúp người khác, kể cả lúc hấp hối sắp chết vãng sanh cũng rất nhiệm mầu -  (Xem Clip 06, phút 73). (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Rị Đà Dựng trong câu 26. Ma hê ma hê rị đà dựng, còn Ma Hê Ma Hê tương ứng Tay 23. Ngũ Sắc Vận; Hành giả thành tựu hành trì Tay ấn này, sẽ được diện kiến 10 phương Chư Phật - HT Tuyên Hóa giảng câu 26 và câu 40 Chú Đại Bi)

20. Tay thứ 20/ Tay Bảo Kính/ Bảo Cảnh Thủ/ Cái Gương Báu- Biểu thị Nhân quả nghiệp báo - Nếu muốn đại trí huệ/ Pháp Nhãn: Người tu trì biết được quá khứ hay tương lai, sử dụng để giải nghiệp, sửa đổi chính mình, làm trong sạch mình bằng trí huệ bát nhã, cao hơn là Pháp nhãn, triết lý nào cũng có thể thông đạt. Đọc thần chú Đại Bi với quán tưởng tay này để có sự nhiệm mầu -  (Xem Clip 06, phút 78). (Tay này ứng câu 37. Thất na thất na - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

21. Tay thứ 21/ Tay Tử Liên Hoa/ Tay trái cầm Hoa Sen Tím - Nếu muốn diện kiến Chư Phật trong Mười Phương: Tâm hồi hướng cho chúng sinh ... rộng mở, có nhiều nhân duyên để độ chúng sinh. Khi đọc tụng thần chú với Tay Ấn này, nếu có cảnh giới Phật, Bồ Tát hiện ra, ta nên biểu lộ tình thương/ Tứ Vô Lượng Tâm/ Bồ Đề Tâm với các Ngài nhiều lắm, như thế sẽ có sự rung động tương ứng với Tâm của các Ngài, cảnh giới đó càng rễ hiển hiện với người tu. Tình thương vô kỷ giúp người tu có sự phân biệt giữa Ma cảnh và cảnh thật biến hiện ra, tuy nhiên Đức Phật dạy người tu không nên bám chấp vào cảnh giới đó, mà cứ nhận biết với tình thương vậy thôi -  (Xem Clip 07, phút 41). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 40. Phật ra xá da - Hành trì Tay ấn này, Hành giả được diện kiến 10 phương Chư Phật - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

22. Tay thứ 22/ Tay Bảo Khiếp Thủ/ Tay Bảo Kích/ Tay cầm bát hoa - Nếu muốn được kho tàng (Phật tánh cũng vậy) dưới đất: Người tu trì giới có công đức, có định lực, Tâm cởi mở đã diệt trừ lòng tham cầu của bản thân ... Tự nhiên có cảm ứng, hiển linh cho mình thấy (Chứ không phải do tìm cầu mà được). (Tay Ấn này tương ứng 3 câu Chú số 57. Tất đà du nghệ - 58. Thất bà ra dạ - 59. Ta bà ha - Hành trì Tay ấn này, Hành giả được tự tại và thành tựu vô lượng công đức - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi) -  (Xem Clip 07, phút 50)

23. Tay thứ 23/ Tay Ngũ Sắc Vân Thủ/ Ngũ Sắc Vận/ Tay đỡ Đám Mây Ngũ Sắc (Tay trái để ngửa, bên trên có đám mây ngũ sắc, bên dưới có đám mây ít mầu hơn) - Nếu vì thành tiên đạo: Thành tựu xa lìa ngũ dục lục trần => Chứng được cảnh giới thần tiên (các vị Tiên hiện ra) hiện tiền với người tu vì có sự tương ưng Tâm lượng xa lìa ngũ dục -  (Xem Clip 07, phút 83). (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Ma hê ma hê trong câu 26. Ma hê ma hê rị đà dựng, còn Rị Đà Dựng tương ứng Tay 19. Thanh Liên Hoa Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

24. Tay thứ 24/ Tay Quân Trì/ Bình Quân Trì-  Tay trái cầm bình nhỏ hơn ấm nước bình thường, miệng nhỏ như chai, có vòi mầu xanh sẫm, tay cầm ngón út duỗi thẳng ra - Nếu muốn sinh lên trời Phạm Thiên (Khi làm người họ sống giới luật và thanh cao, không tham danh lợi): Nước trong bình biểu hiện sự thanh cao người tu cần và có sự tương ứng, gồm 2 nước Âm / Dương là Từ bi/ Cốt khí => chảy xuống thân tâm làm điều hòa, giúp hành giả tinh tấn vô cùng, cứng rắn và mềm dẻo. Cần phân biệt giữa Nước Cam lồ và Nước Quân trì này -  (Xem Clip 07, phút 86 + Clip 8, phút 2); (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 49. Na ra cẩn trì - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi - Xem thêm giảng câu 42- Hô Lô Hô Lô Hê Rị)

25. Tay thứ 25/ Tay Hồng Liên Hoa/ Tay trái cầm Hoa Sen Hồng - Lòng bàn tay có Mắt pháp, ngón Út duỗi thẳng - nếu muốn vãng sanh vào các thiên cung: Tu tay Ấn Pháp này tâm như ở trong cung điện không còn chút nhiễu loạn, rất lợi cho người TU THIỀN ĐỊNH, đây là Thiền giả được chư Phật, Bồ Tát gia hộ để mình tĩnh tâm = Định lực ngày càng thanh tịnh (Hòa đồng với Chân Pháp vũ trụ), từ đó tiếp nhận được trí huệ bát nhã rộng mở, mở rộng tâm từ, như Kinh Hoa Nghiêm nói, Tâm hành giả hòa đồng với Tâm Hải Hội của Chư Phật, Bồ Tát, và hành giả được hóa nhập vào hải hội này để nghe giảng Kinh Pháp, thật tuyệt. Thiền giả không cần cầu xin, chỉ cần tinh tấn hành trì Tay ấn này với Tâm tương ứng, Thầy Hằng Trường nói người Tu không lâu sẽ có nhiệm mầu, vì dựa vào thần lực gia trì của Chư Phật, Bồ Tát -  (Xem Clip 8, phút 41); (Hành giả thành tựu hành trì Tay ấn này, sẽ được diện kiến 10 phương Chư Phật - HT Tuyên Hóa giảng câu 40 Chú Đại Bi; Tay Ấn này chính là câu câu Chú số 70. Ba đà ma yết tất đà dạ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi) . Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý.

26. Tay thứ 26/ Tay Bảo Kích Thủ/ Tay Trái Cầm Cây Bảo Kích, Tay cầm khí cụ sát khí, hình như cây đao cao mũi và 2 lưỡi, có đính Lá cờ "đuôi nheo" nhỏ (Biểu thị của Tâm người tu có thể bao dung cái Ác, đây là sự chấp nhận Âm Dương/ Ác Thiện luôn tồn tại trong vũ trụ này, trứ không phải là không gian triệt tiêu hoàn toàn Âm hoặc Dương)  - Nếu muốn lánh trừ nghịch tặc (Bao gồm cả nghiện riệu, cờ bạc, hút trích ... nơi mỗi người) ở nơi khác tới: Tu tay này để cắt/ đoạn trừ Ác duyên của chúng sinh đang mang, tức là tạo duyên lành giúp chúng sinh có thể tự thay đổi Tâm thức, tự đoạn ác tu thiện chứ không phải bắt buộc họ phải thiện lành => Theo đó Người tu sẽ chuyển hóa được những người xung quanh bỏ ác làm lành. Phương pháp tu: Tay Phải cầm/ Quán tưởng ra Tay Bảo Kích, và nhìn vào hình tượng Bồ Tát Quan Âm Tay cầm Bảo Kích, như thế những người thân quen (Có nhân duyên) với Thiền giả họ tự nhiên tiếp nhận được thiện duyên này (Cũng không cần quán tưởng đến riêng một ai), theo đó dần giúp họ thay đổi các ác duyên. Ví dụ: Người nghiện riệu, thuốc lá ... từ từ họ tự sửa đổi, xa lìa tật nghiện ngập, phát triển trí huệ -  (Xem Clip 8, phút 59). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 29. Ma ha phạt già da đế - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

27. Tay thứ 27/ Tay Bảo Loa Thủ/ Ống Loa Báu - Tay cầm cái như con ốc to- Nếu muốn triệu tập, mời gọi Chư Thiên, Thiện Thần (Thầy Hằng Trường được thấy Sư Phụ - Hòa Thượng Tuyên Hóa triệu tập không biết bao nhiêu là Thiên Long, Bát Bộ đến)-  (Xem Clip 8, phút 74 phút); (Trong Thần Chú Đại Bi, tay Ấn này tương ứng đoạn Cu Lô Cu Lô trong câu 27. Cu lô cu lô yết mông, còn Yết Mông tương ứng Tay 18 là Bạch Liên Hoa Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

* Đĩa 09: Giảng riêng về các thuật ngữ: Tu Lễ - Tu hành - Tu luyện - Tu hú/ Kêu gọi, hô hào, động viên người khác tu (Đặc trưng của các Đức Bồ Tát thể hiện qua sự thành tựu cứu độ chúng sinh rất nhiều người thành tựu theo mình lên các cảnh giới tương ứng với mình)
* Đĩa 10: Giảng kỹ về sự tương ứng nhưng khác đẳng cấp Tâm thức giữa các Tay Ấn Pháp có số giống nhau. Lấy Tay số 03 làm ví dụ điển hình của sự tương ứng - Khác cấp độ tiến hóa Tâm thức gồm Tay số 03 - Tay 13 - Tay 23 - Tay 33 (Rất hay, như số 03 - Nhẫn nhục và Từ Bi có vòng giới hạn như cái miệng Bát, dù có biến thiên to ra vẫn có giới hạn; Với Tay 13 thì Sự nhẫn không còn vòng giới hạn - Tâm Nhẫn như bầu trời, coi mọi việc như vi trần, cầm cây phất là xong; Với Tay 23 - Tâm Nhẫn như vũ trụ, không có giới hạn, vạn sự không thấy trở ngại vì thấu hiểu bản chất vô thường, chỉ xem như đám Mây trôi; Tay số 33 - Tâm lượng Ba La Mật - Không thấy mình nhẫn và không thấy mình đại từ đại bi => Khả năng thức tỉnh và giác ngộ. Cũng vậy, tất cả các Tay từ 31 - 40 đều biểu thị sự Thức tỉnh và Giác ngộ; Các Tay từ 01 - 10; Từ 11 - 20; Từ 21 - 30 cũng suy luận tương ứng tương tự như Tay số 03). Theo đó, NGƯỜI TU TÙY MỨC PHÁT TRIỂN TÂM THỨC MÀ CHỌN TU CÁC TAY ẤN PHÁP Ở ĐẲNG CẤP TƯƠNG ỨNG, THẤP NHẤT LÀ TỪ TAY 01 - TAY 10 VÀ TIẾN DẦN LÊN CAO HƠN THEO THỨ TỰ (NHƯNG QUÍ VỊ LƯU Ý - HỌC ẤN PHÁP PHẢI ĐƯỢC CHÂN TRUYỀN TỪ VỊ THẤY ĐẮC ĐẠO, KHÔNG LÊN TỰ Ý HỌC VÀ ÁP DỤNG - MA CHƯỚNG RẤT ĐÁNG SỢ _ HT TUYÊN HÓA ĐÃ CẢNH BÁO NHƯ VẬY)

28. Tay thứ 28/ Độc Lâu Trượng Thủ Nhãn- Tay phải cầm cây gậy chống xuống cạnh đùi phải, trên đỉnh có hình sọ đầu lâu. Nếu muốn sai khiến tất cả quỷ thần, nên cầu nơi tay cầm cây gậy đầu lâu. (Thế nên khi quí vị trì niệm câu Y hê Y hê, thì Ma – hê – thủ – la vương/ Thiên ma ngoại đạo liền đến, bất kỳ tâm nguyện của hành giả như thế nào, vị này liền thi hành ngay, đáp ứng đúng như sở nguyện của người trì chú). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 36. Y Hê Y Hê - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – độ nẵng, phạ nhựt ra. (Xem Clip ...)

29. Tay thứ 29/ Sở châu thủ nhãn/ Niệm châu ấn pháp/ Tay Sổ Châu Thủ- Tay phải cầm vòng xâu chuỗi hạt ngọc, giơ cao trước ngực, vòng ngọc thả xuống dưới - Tay trí để trên đầu gối trái, bàn tay buông chỏ xuống đất. Nếu muốn 10 phương chư Phật sớm đến đưa tay tiếp dẫn, nên cầu nơi tay cầm xâu chuỗi ngọc. (Tay Ấn này tương ứng Phật ra xá lợi  trong câu Chú số 38. A ra sam Phật ra xá lợi. Còn A ra sam  thì tương ứng Tay ấn số 35 - Hóa Phật Thủ - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Nẵng mồ – ra đá nẵng, đát ra dạ dã, Án – a na bà đế vĩ nhã duệ. Tất địa tất đà lật đế, tát phạ hạ.. (Xem Clip ..)

30. Tay thứ 30/ Tay Bảo Đạc Thủ/ Cầm Chiếc Linh Báu - Tay trái cầm cái Chuông giơ cao trước ngực trái, Tay phải trống cổ tay vào hông, trên đùi phải. Nếu muốn có được tất cả phạm âm thanh tốt nhiệm mầu, nên cầu nơi tay cầm chiếc linh báu.
Chân ngôn rằng:Nẵng mồ bát ra hàm bá noa duệ, án – a mật lật đảm, nghiễm bệ thất rị duệ, thất rị, chiếm rị nảnh, tát phạ hạ. (Xem Clip 1). (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 33. Giá Ra Giá Ra- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

31. Tay thứ 31/ Tay Bảo Ấn Thủ/ Cầm Chiếc Ấn Báu - Tay phải cầm cái Ấn, như ấn của vua, hình chữ nhật, dưới ấn có treo vòng tròn như đồng tiền, có hình vuông ở giữa ... Nếu muốn được miệng nói biện luận hay khéo, nên cầu nơi tay cầm chiếc ấn báu. Còn HT Tuyên Hóa dạy: Câu này bao hàm 42 Thủ nhãn ấn pháp. Hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này... Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 24. Tát bà tát bà - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát phạ hạ. (Xem Clip ...)

32. Tay thứ 32/ Tay cầm Câu Thi Thiết Câu/ Thiết Câu Ấn Pháp- tay cầm cây gậy giơ ra trước đầu gối trái, trên đỉnh có mũi nhọn, liền dưới có mũi tên lằm ngang hình giống "dấu ngã", đầu ngóc lên có chĩa ra 3 mũi. Nếu muốn được thiên thần, long vương thường đến ủng hộ, nên cầu nơi tay cầm cu thi thiết câu.
Chân ngôn rằng: Án – a rô rô, đa ra ca ra, vĩ sa duệ, nẵng mồ tát phạ hạ(Xem Clip ...). (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 31. Địa Lỵ Ni- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)

33. Tay thứ 33/ Tay Tích Trượng Thủ/ Cầm Cây Tích Trượng- Tay phải cầm cây gậy giơ ra trước gối phải, đầu trên nhọn nhỏ, sát đầu trên có gắn 9 hình vòng bằng đồng như số 3 thả xuống, liền dưới có buộc dây ngũ sắc có 2 đầu thả xuống . Nếu vì lòng từ bi muốn cho tất cả chúng sanh được nhở sự che chở giúp đỡ, nên cầu nơi tay cầm cây tích trượng. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 48. Di đế rị dạ. Hành giả phải phát Đại từ bi tâm, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh khỏi sợ hãi, tránh xa tai ương, chướng nạn- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.(Xem Clip ...)

34. Tay thứ 34/ Tay Hợp Trưởng Thủ/ Hiệp Chưởng- Hai tay trước ngực gần như lễ phật -  Nếu muốn cho tất cả chúng sanh thường cung kính yêu mến nhau, nên cầu nơi tay hiệp chưởng. (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 44. Tất Lỵ Tất Lỵ - Phát tâm dũng mãnh thắng vượt, bất thối chuyển: Long xà, hổ, sư tử, nhân/ phi nhân kính ngưỡng - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – bát nạp mạng, nhá lăng hất rị. (Theo trong Tạng bản, lại có chân ngôn: Án – vĩ tát ra, vĩ tát ra, hồng phấn tra).(Xem Clip ...)

35. Tay thứ 35/ Tay Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ/ Tay Hiện Hóa Phật- Tay trái trên đỡ tượng đức Phật ngồi thiền, tay phải đỡ ở dưới: Nếu muốn tùy theo chỗ sanh, thường ở bên Phật, nên cầu nơi tay hiện hóa Phật. (Tay Ấn này tương ứng A ra sam trong câu Chú số 38. A ra sam Phật ra xá lợi. Còn Phật ra xá lợi  thì tương ứng Tay ấn số 29 - Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp-  HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
- Chân ngôn rằng: Án – chiến na ra, ba hàm tra rị, ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra. (Xem Clip ...)

36. Tay thứ 36/ Tay Hóa Cung Điện Thủ - Tay trái đỡ cung điện hình bát giác trên tay -  Nếu muốn đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện Phật, không thọ sanh ở bào thai, nên cầu nơi tay hiện hóa cung điện. (Xem Clip ...); (Tay Ấn này tương ứng Phạt Ma La trong câu Chú số 34. Ma Ma Phạt Ma La. Còn Ma Ma thì tương ứng Tay ấn  số 13 - Tay Bạch Phất- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra..

37. Tay thứ 37/ Tay Bảo Kinh Thủ/ Cầm quyển Kinh Báu - Tay phải cầm quyển kinh báu mầu hồng như "tệp tiền". Nếu muốn được học rộng nghe nhiều, nên cầu nơi tay cầm quyển kinh báu.  (Tay Ấn này tương ứng 4 câu Chú số 53. Tất đà da - 54. Ta bà ha - 55. Ma ha tất đà da - 56. Ta bà han pháp này thị hiện Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Hành trì ấn pháp này, quí vị sẽ có trí nhớ tốt. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh như ngài A Nan đệ tử đa văn đệ nhất của Đức Phật - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – a hạ ra, tát ra phạ ni, nễ dã đà ra, bố nễ đế, tát phạ hạ.(Xem Clip ...)

38. Tay thứ 38/ Tay cầm Bất Thối Kim Luân/ Kim Luân Thủ- Hình tròn như cái âu áp vào ngực, miệng quay ra ngoài, giữa giống như Hoa 8 cánh. Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, tâm bồ đề thường không lui sụt, nên cầu nơi tay cầm bất thối kim luân. (Tay Ấn này tương ứng câu Chú số 46. Bồ đề dạ - Bồ đề dạ- Dần thành tựu Bồ Đề Tâm - HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – thiết na di tả, tát phạ hạ. (Xem Clip ...).

39. Tay thứ 39/ Tay Đảnh Thượng Hóa Phật Thủ - hai Tay đưa lên trên đỉnh Trán, mở bàn tay đỡ Đức Phật, áo đỏ ngồi thiền. Nếu muốn 10 phương chư Phật mau đến xoa đầu thọ ký, nên cầu nơi tay đảnh thượng hóa Phật. Tay ấn này cũng chính là câu chú số 47. Bồ đà dạ - Bồ đà dạ. Khi trì chú/ Tọa thiền, quí vị có cảm giác thấy đỉnh đầu như có công trùng bò quanh đầu vậy => Đây là điều tốt lành, nhưng không lên khởi tâm vui sướng, phải giữ Tâm "như như bất động" vì như trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dậy hành giả khi khởi bất kỳ suy nghĩ nào mình đã chứng quả vị gì, hay cảnh giới vi diệu nào thì đều là xấu, ma chướng cả nên rễ lạc vào Ma đạo-  HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt rị ni, phạ nhựt lãm nghệ tát phạ hạ. (Xem Clip ...)

40. Tay thứ 40/ Tay Bồ Đào Thủ/ Cầm Chùm Bồ Đào - Tay trái giơ cao trước ngực, cầm cuống quả Bồ Đào (giống chùm Nho) thả xuống dưới. Nếu muốn có được cây trái ngũ cốc, nên cầu nơi tay cầm chùm bồ đào.(Xem Clip ...). (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 66. Ta bà ma ha a tất đà dạ và 67 Ta Bà Ha. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng của Bồ đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.

(64. Tất la tăng a mục khư da. Ở trong đồ hình mạn đà la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh.)

Cả 2 câu: Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà ha là bổn thể của Bồ tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh cho chúng sanh. (HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – A ma lã kiếm đế nễ nãnh, tát phạ hạ.

41. Tay thứ 41/ Tay Cam Lộ Thủy/ Hóa Nước Cam Lồ/ Cam Lồ Thủ Nhãn Ấn Pháp - Chỉ có hình bàn Tay Phải xòe ra, chúc xuống dưới, giữa lòng bàn tay có Mắt, tỏa ra như cành Hoa mây đẹp - Nếu muốn cho tất cả loài hữu tình đói khát được no đủ mát mẻ, nên cầu nơi tay hóa nước cam lộ.(Xem Clip ...). (Tay Ấn này cũng tương ứng câu chú số 45 - Tô Rô Tô Rô. Câu này giúp cho các loài Quỷ đói tiêu tan đói khát, được no đủ, nhiều cát lành. Đây là Bất Tử Dược -  Người sắp chết có thể sống lại, nhưng không rễ gì để gặp được duyên lành này- HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Chân ngôn rằng: Án – tố rô tố rô bác ra tố rô, bác ra tố rô, tố rô dã, tát phạ hạ.

( Giọt nước cam lồ từ bàn tay Bồ – tát Quán Thế Âm không những chỉ giúp cho quí vị thoát khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn mà còn có một diệu dụng khác, khi một người sắp chết, nếu có phước duyên, được Bồ – tát Quán Thế Âm rảy nước lồ thì có thể sống lại. Tất cả các loài cây cỏ thảo mộc đã khô héo nếu được nước cam lồ tưới xuống cũng được hồi sinh - HT Tuyên Hóa giảng câu Chú Đại Bi số 35)

42. Tay thứ 42/ Tay Tổng Nhiếp Thiên Tý Thủ- Tay như tư thế ngồi thiền, hai tai chồng lên nhau, tay trái dưới, phải trên. Nếu muốn hàng phục ma oán trong cõi đại thiên, nên cầu nơi tay tổng nhiếp thiên thủ. (Tay Ấn này cũng tương ứng câu Chú số 74. Ma bà lợi thắng yết ra da. Đức hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp, ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới.

Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này. (Nếu không phải là kẻ lười biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp)

Chân ngôn rằng: Đát nễ dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã, tra ô hạ di dã, sá phạ ha. (Xem Clip ...)

Ghi chú:

- Trong Thần Chú: Các Tay Ấn Pháp chỉ có đến câu thần chú số 75. các câu còn lại không có ấn pháp

Do có nhiều tên tay ấn được dịch khách nhau. Ở đây là tên tổng hợp từ nhiều nguồn: Tham khảo nguồn Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi Tại đây

VIII- Thần Chú - Matram Của Hắc Đạo - Hắc Thuật: Tà Chú/ Tà Yếm/ Tà Thuật/ Yếm Mị/ Ếm Thư Hại Người

Ví dụ: KINH VĂN - Nghĩa:

“Chúng sanh ác trược khởi lòng ác,
Trù ếm thư chú kết oán thù,
Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi,
Trù ếm trở về người trù yếm.”

LƯỢC GIẢNG:

“Chúng sanh ác trược, lòng bất thiện.” Có nhiều chúng sanh, quý vị bảo họ sanh thiện tâm thì họ không chịu nghe theo, nhưng bảo họ hãy thường xuyên sanh lòng bất thiện, tâm đố kỵ, tâm chướng ngại, thì họ lại nảy sanh những thứ tâm ấy rất dễ dàng.
“Trù ếm thư chú kết oán thù.” “Yếm mị chú thư” tức là tà chú, tà thuật thư ếm hại người. Có phái ngoại đạo dường như có một loại chú thư. Trong Mật Tông chẳng hạn, có một loại chú mà kẻ nào niệm được bài chú này, tu luyện được thứ phép thuật này, thì nội trong bảy ngày, kẻ ấy bảo quý vị chết thì quý vị sẽ chết, bảo quý vị sống thì quý vị được sống. Cho nên, Mật Tông xem ra cũng rất lợi hại! Quý vị nào có bạn bè theo Mật Tông thì cần phải cẩn thận một chút! Nếu quý ý đắc tội với họ, thì coi chừng họ sẽ niệm chú cho quý vị chết! Thế nhưng, đây chính là một thứ tánh nết của A tu la, không có tâm từ bi. Như vậy tức là “yếm mị.”
Họ làm một “tiểu nhân” tức là một hình nhân nho nhỏ, trên đó có ghi rõ “sanh thần bát tự” [năm tháng ngày giờ sinh viết theo can chi] của quý vị; rồi hôm nay thì lấy kim chọc vào mắt hình nhân cho mù, ngày mai dùng kim đâm vào tai hình nhân cho điếc, ngày mốt lấy kim châm vào cổ họng hình nhân—và bấy giờ quý vị sẽ bị đứt hơi mà chết! Đây là phép thuật của bàng môn tả đạo.
Tuy nhiên, quý vị chớ nên sợ hãi, chỉ cần quý vị có thể niệm Chú Đại Bi, thì họ có dùng phép thuật gì cũng đều không công hiệu cả.
“Kết oán thù.” “Kết” tức là cột vào với nhau; “oán thù” tức là thù hận vô cùng sâu nặng.
“Chí tâm xưng tụng Chú Đại Bi.” Bấy giờ, quý vị chí thành khẩn thiết xưng tụng Thần chú Đại Bi, thì “trù ếm trở về nơi bổn nhân.” Họ muốn ám hại người khác, nhưng các phép thuật độc ác đó lại trở về nơi thân họ, khiến họ tự thọ quả báo! (Nguồn: Giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

IX- Cải mệnh bằng Thần Chú Chữa bệnh - Chữa Bệnh Bằng Thần Chú - Chữa Bệnh Bằng Niệm Chú - Niệm Chú Chữa Bệnh

+ Tụng Mật Chú: Mật Chú có nhiều quyền lực trong việc chữa trị bệnh tật khi tụng bằng tâm chân thành, tập trung sâu sắc, và ý định chính đáng. Chú Đại Bi và Chú Phật Dược là hai ví dụ như vậy. Khi tụng, mỗi Mật Chú tạo ra số lượng công đức to tát và có tác dụng chữa bệnh và biến đổi tuyệt vời (Nguồn: Phật giáo với y học)

+ Chữa Bệnh Bằng Niệm Chú/ Thần Chú: Trong Phật kinh nói đến "niệm chú", đích thực đây là phương pháp rất cao minh. Khi bị bệnh, Phật dạy bạn niệm chú, chú vừa niệm thì bệnh liền khỏi. Chúng ta cảm thấy việc này rất thần kỳ, thần kỳ không ngờ, kỳ thật phương pháp này rất là khoa học, nó là dùng âm nhạc để chấn động, làm cho bộ phận không thông này của bạn được đã thông. Trong Phật kinh có rất nhiều chú ngữ dùng để trị bệnh, hiện tại chúng ta niệm không linh, là vì âm niệm không chính xác, cho nên việc này nhất định phải có truyền thừa, phải khẩu truyền. Âm không chính xác thì không đạt được hiệu quả. Ngoài ra âm lượng cần phải có lớn nhỏ, phải là lời rất chuẩn xác, thì nó sẽ chấn động một bộ phận nào đó trong nội tạng thân thể bạn. Phương pháp này của Phật còn cao minh hơn so với châm cứu Trung Quốc. Châm cứu còn phải dùng kim, còn phải dùng tay để xoa bóp, phương pháp của Phật không cần thiết như vậy, dùng âm thanh để chấn động. Phương pháp rất cao minh, rất đáng tiếc là văn tự chú ngữ này ghi chép còn ở trong Đại Tạng Kinh, nhưng không có người biết đọc, bị thất truyền, thế nhưng nó nói với chúng ta một chân lý, chân lý này chính là phải "quán thông" mới được.

+ Kết Ấn Trì Chú - THỦY CHÚ Chữa Bệnh:

+ Ví dụ Trì Chú: 6. Dược Sư Quán Đỉnh Chân Ngôn
namo bhagavate, bhaisaijya guru, vaiturya, prabha, rajaya tathagataya, arhate, samyak sambuddhaya, tadyatha. om bhaisạijye, bhaisaijye, bhaisaijya, samudgate svàhà.
Âm Việt:
Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xả lụ-rô, thích lưu-li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.
Dịch Nghĩa:
Quy mạng lễ Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác – Chân ngôn nói rằng: Xin Ngài hãy ban cho con thuốc diệt trừ bệnh Quả Báo, bệnh Nghiệp Ác, bệnh Kiến Tư, bệnh Trần Sa, bệnh Vô Minh để cho con mau chóng phát sinh được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.
Trich Xuất Xứ:
Kinh Dược Sư: Theo truyền thuyết, nếu ai có bịnh, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú này 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống thì các bệnh đều tiêu trừ. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, đến lúc mạng chung được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương của Phật Dược Sư.(Nguồn: Kinh Dược Sư)

+ Gia Trì Chữa Bệnh Cho Người Khác: Câu Hỏi 123: Làm thế nào để gia trì cho người bệnh?
Đáp: Nếu muốn trị bệnh cho người thì trước tiên hãy chữa bệnh cho chính mình rồi hãy nói? (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

X- Phật Pháp Nhiệm Mầu - Niệm Chú Nhiệm Mầu - Thần Chú Nhiệm Mầu - Kinh Phật Nhiệm Mầu

+ Phật Pháp Nhiệm Mầu: Tu hành Để Có Được Sự Nhiệm Mầu thì phải làm sao. Phật dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta, tức là phỉ báng Ta => Cho lên, hãy tự biết mình.

Ví dụ: Hành giả hành trì Chú Đại Bi cũng vậy, với tâm hướng thiện, vì mục đích lợi lạc cho tha nhân thì tất nhiên công năng của Chú Đại Bi sẽ phát huy tác dụng tối đa.

Một số người cho rằng, trì Chú Đại Bi có nhiều linh nghiệm, bèn trì chú vào nƣớc để cho ngƣời bệnh uống, hoặc trì chú vào một mảnh vải, mang trong người thì không bị ma quỷ khuấy phá.

Thực ra, hành giả muốn đạt được đến những thành tựu này phải trải qua thời gian tu tập, hành trì Chú Đại Bi. Phật dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta, tức là phỉ báng Ta”, nếu chúng ta cứ tin vào lời Phật dạy: “Chú vào chỉ ngũ Sắc...” mà không hiểu đƣợc phƣơng tiện khế lý khế cơ của Phật, cứ hành trì suông như vậy thì bị các tƣớng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả lôi cuốn. Cũng một việc trì chú trị bệnh nhƣng với tâm niệm vị ngã, sẽ dễ lạc vào tà kiến, nhƣng với tâm niệm vị tha, sẽ đạt đƣợc lợi lạc vô lƣợng vô biên.

Mục đích của Thần Chú Đại Bi giúp cho mọi ngƣời tiêu trừ nghiệp chuớng, thanh tịnh thân tâm, nên hành giả hành trì Chú Đại Bi, không phân biệt giới tính, tuổi tác, giai cấp, tất cả mọi ngƣời đều có khả năng hành trì Chú Đại Bi để đạt đƣợc những lợi ích thiết thực.

Nhưng giữa thuyết pháp, tụng đọc pháp, hành trì pháp, và sống đúng theo pháp đều có sự khác biệt. Đức Phật đã chỉ rõ sự sai khác giữa sống đúng pháp và sống không đúng pháp như kinh Sống Theo Pháp số V. 74 . "Một Tỷ kheo đến hỏi Đức Phật sống theo pháp như thế nào", Thế Tôn giảng như sau:

"Ở đây, này Tỷ kheo, vị Tỷ kheo học thuộc lòng pháp…..... nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này Tỷ kheo, đây là vị Tỷ kheo học thuộc lòng nhiều, nhưng không sống theo pháp….. Cụ thể xin xem Kinh văn.

+ Đọc Kinh, Niệm Chú nhiệm mầu: Người đọc tụng được 6/7 phần, người nghe/ người bạn vì họ mà đọc/ Hồi hướng cho họ thì họ được một phần. Mỗi ngày đọc Kinh, đọc một biến, hoặc hai biến. Lúc đọc Kinh nhất định ghi nhớ phải dùng tâm chân thành, tâm cung kính, nhất định phải chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn. Chẳng gián đoạn là một lần phải đọc trọn bộ Kinh, đừng chia ra nhiều đoạn. Phân chia ra nhiều đoạn thì sẽ xen tạp, hiệu quả sẽ thấp, thì sẽ kém rất nhiều. Lúc đọc Kinh nhất định phải đừng bị bất cứ chuyện gì khuấy nhiễu, điểm này rất quan trọng. Giảng Kinh nói thật ra là tu phước, chẳng phải công đức, Đọc Kinh là công đức, giảng Kinh là phước đức. Trong công đức có phước đức, đó là một cảnh giới khác. Bạn giảng đoạn Kinh Văn này, thực sự nhập vô cảnh giới, đó là công đức, Nếu chẳng nhập vào cảnh giới này thì là phước đức. Do đó có thể biết, công đức hay phước đức là ở tại cá nhân mỗi người.
* Ví dụ Đọc kinh Địa Tạng: Sau khi người ấy mạng chung, dù từ trước có tội nặng, thậm chí năm tội Vô Gián, cũng được thoát khỏi hẳn, thọ sanh nơi nào cũng thường nhớ biết việc đời trước. Lợi ích này quá lớn, quá lớn! Chân chánh chẳng thể nghĩ bàn (Nguồn)

+ Đọc kinh: Là cầu trí tuệ chân thật, thế nhưng khi đọc kinh không thể cầu giải. Nếu bạn vừa đọc kinh vừa suy nghĩ ý nghĩa trong kinh là nói gì, là nói đạo lý gì thì sai rồi. Mục đích đọc kinh chính là tu tâm cung kính, tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi, thành thật mà đọc. Đọc kinh không cầu giải nghĩa.

+ Nhưng khai mở trí tuệ thì không thể mong cầu. Bạn muốn cầu nhưng tại sao bạn không thể khai mở trí tuệ? Bạn vĩnh viễn không thể mở, vì sao vậy? Vì trong đầu bạn xen tạp thêm vọng tưởng trong đó rồi. ..... Trong quá trình sơ học, chúng ta phải lấy đọc kinh là chủ đạo. Đọc kinh là cầu căn bản trí. Thời gian cầu giải có thể ít một chút. Cầu giải là giúp cho hậu đắc trí. Trên kinh Bát Nhã giảng: “bát nhã vô tri vô sở bất tri”, cho nên khi đọc tụng là chúng ta cầu vô tri. Vô tri là chân trí tuệ, bởi vì vô tri thì bạn mới có thể vô sở bất tri. Nếu bạn còn có tri thì có chỗ bất tri, vậy thì rất khổ, cho nên không thể có tri. Tâm địa phải thanh tịnh, thường thường là vô tri, vậy thì tốt. .....Xem thêm

+ Đọc kinh là lợi tha, còn tự lợi là nhắc nhở chính mình không quên giáo huấn của Phật, phải y giáo phụng hành. Đọc rõ ràng tường tận để người khác nghe. Nên biết xung quanh người đọc có vô số chúng sinh cùng nghe bạn đọc - Đó là lợi tha, bạn phải Độ cho họ ....(Nguồn)

+ Đọc tụng nhiều loại - Thành tựu: Hỏi: Chỉ trì một đạo Chơn ngôn công đức thành tựu hay là phải rộng trì nhiều đạo Chơn ngôn công đức mới thành tựu? Đáp: Đây có hai môn:

1- Tùy căn ưa muốn nghĩa là người có nhiều món ưa thích không đồng. Hoặc ưa trì tụng ba đạo Chơn ngôn, cho đến một trăm đạo Chơn ngôn v.v… ở trong đó tùy căn cơ ưa muốn, đều được trì tụng.

2- Muốn mau được thành tựu, nghĩa là muốn cầu tất cả công đức mau được thành tựu, nên chuyên trì tụng một đạo Chơn ngôn thành thời tất cả Chơn ngôn công đức thảy đều thành tựu. Cho nên kinh Văn Thù Nghi Quỹ nói: Nếu muốn tất cả công đức thành tựu, không được riêng đối với Chơn ngôn mà sanh khởi tư tưởng (đừng sanh tâm dị biệt đối với các Thần chú, Thần chú nào cũng sanh tâm chí kính, cũng là pháp thành Phật tất cả.)

+ Thực hành "Như Pháp": Chỉ cho sự thuận theo giáo pháp do đức Phật nói ra mà không chống trái; cũng chỉ cho sự phù hợp với đạo lí chân chính. Trong các pháp tu của Mật giáo, phần nhiều 2 chữ Như pháp được đặt ngay ở đầu. Chẳng hạn như:

1. Như pháp Ái nhiễm pháp, cũng gọi Đại ái nhiễm pháp. Mật pháp được thực hành để an trí Như ý bảo châu của Đông Mật Nhật bản.

2. Như pháp Phật nhãn pháp: Pháp tu lấy Phật nhãn làm bản tôn. Phật nhãn tôn là chỉ cho Phật mẫu có năng lực sinh ra trí Bát nhã tất cánh không của chư Phật.

3. Như pháp Bắc đẩu pháp: Pháp tu lấy sao Bắc đẩu làm bản tôn. Sao Bắc đẩu là chùm sao nổi bật nhất trong các tinh tú. Ngoài ra, cũng có Như pháp tôn thắng pháp, Như pháp tôn tinh pháp... (Nguồn: TV Hoa Sen)

+ Lễ Phật Khỏi Bệnh Liệt: Khi tôi ở Hồng Kông, có một đứa bé năm tuổi không đi được. Mỗi ngày mẹ đứa bé đều bế nó lên chánh điện ở chùa tôi trên núi để lễ Phật. Trải qua nửa năm lễ bái như vậy thì đứa bé hết bệnh mà cũng không có uống thuốc gì. Về chuyện như vậy thì con nên đi hỏi vị lạy Phật đó mới biết được, chớ tôi thì không hiểu nổi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 185)

Xem TH về thần chú, matram, ...của phật giáo  

Xem TH về thần chú, matram ....minh triết mới

Xem: Cầu mưa được mưa tại Hoa Kỳ

XI- PHƯƠNG PHÁP Thọ trì Đọc Tụng Thần Chú Đại Bi CHỮA MỌI BỆNH TẬT - HÓA GIẢI CHƯỚNG NẠN VÀ TRỊ QUỶ THẦN

1. Đọc Tụng Thần Chú Đại Bi

+ Mỗi Tối đọc năm biến Thần Chúa Đại Bi

KINH VĂN - Nghĩa:

Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên [Vương] rằng: “Nếu chúng sanh nào muốn tiêu trừ tai chướng ma nghiệp, thì nên lấy chỉ ngũ sắc xe làm sợi niệt. Trước tiên tụng năm biến, kế đến tụng hai mươi mốt biến, cứ tụng mỗi biến lại thắt một gút, cho đến hai mươi mốt gút như vậy, rồi đeo nơi cổ. Tâm Chú Đại Bi này là do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật quá khứ đã từng tuyên thuyết.”
LƯỢC GIẢNG:
Lúc bấy giờ, sau khi thuyết xong bài kệ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên rằng: “... tụng Chú này năm biến ...” Vì sao lại tụng năm biến? Bởi vì trên thế giới này có năm bộ lớn (Ngũ Đại Bộ):

- Phương Đông là A Súc Bộ, còn gọi là Kim Cang Bộ;
- Phương Nam là Bảo Sanh Bộ;
- Phương Tây là Liên Hoa Bộ;
- Phương Bắc là Yết Ma Bộ;
- Trung ương là Phật Bộ.

Năm biến Chú là tiêu biểu cho năm bộ nói trên. Năm bộ này cai quản cả năm đại ma quân—Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung—của thế gian. Ma cũng có Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung; Ngũ Bộ thống nhiếp Ngũ Đại Ma.
Như vậy, quý vị niệm Chú Đại Bi năm biến, rồi “lấy chỉ ngũ sắc xe làm sợi niệt.” “Ngũ sắc” tức là năm màu: xanh (dương), vàng, đỏ, trắng, đen. Màu xanh là tiêu biểu cho phương Đông, màu đỏ là phương Nam, màu trắng là phương Tây, màu đen là phương Bắc, và màu vàng là trung ương. Đó là tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Bộ.
“Tác sách” tức là bện thành sợi dây.
“Tụng Chú hai mươi mốt biến, thắt làm hai mươi mốt gút, rồi đeo vào cổ.” Bây giờ quý vị tụng Chú Đại Bi hai mươi mốt biến, và thắt hai mươi mốt gút thắt trên sợi dây ngũ sắc, xong lấy đeo nơi cổ.
“Đà La Ni này là do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ tuyên thuyết.” Đại Bi Đà La Ni này là pháp mà hằng hà sa số chư Phật đã nói ra.(Nguồn: Giảng Chú Đại Bi_HT Tuyên Hóa)

+ Chữa Bệnh: Câu Hỏi 15: Ông nội con bị bệnh nặng, thỉnh Hòa Thượng… Đáp: Chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm mới có thể sửa đổi được bộ sổ sanh tử mà thôi.

+ Đọc Tụng Kinh Chú: Câu Hỏi 27: Trong kinh Phật có rất nhiều chữ là tiếng Phạn, vậy nên phát âm theo giọng Đài Loan hay theo giọng Quan Thoại mới là chính xác? Đáp: “Nếu lấy sắc để thấy Ta, dùng âm thanh mà cầu Ta, thì là người hành tà đạo, cho nên không thấy được Như Lai.” [Ghi chú Ban Phiên Dịch Việt Ngữ: Câu kệ trong Kinh Kim Cang.] (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc)

XI- Linh Ứng Nhiệm Mầu hay Cảm Ứng Đạo Giao Nhiệm Mầu Khi Đọc Tụng Kinh Chú Phật Pháp

+ Cảm ứng Tâm Linh: Cảm ứng đạo giao, tâm chân thành có thể cảm. Tâm của chúng ta là tâm hư ngụy, là tự tư tự lợi, tham sân si mạn. Chúng ta theo đuổi những danh vọng lợi dưỡng này, loại tâm này là tâm luân hồi, không thể cảm ứng với Phật Bồ Tát. Đạo lý này nhất định phải biết.

Tâm như thế nào mới có thể cảm ứng với Phật Bồ Tát vậy? Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, tâm từ bi, niệm niệm cảm ứng đạo giao với Phật Bồ Tát.(Kinh TTNĐ - Tập 61 - PS Tịnh Không giảng)

+ Đức Tin Với cảm ứng: D.K: Năng lượng của Đức tin có thể làm khởi động các dòng năng lượng cao siêu vốn có thể hóa giải hoặc trì hoãn bệnh tật (karma - minhtrietmoi.org)
- Nguyện vọng phải phát khởi trước khi có sự lưu nhập của nguồn cảm hứng tinh thần. Phàm ngã phải thở ra trước khi có sự thở vào của Chân ngã cao siêu.

+ Thành tựu Cảm ứng khi Tu: Khi quý vị nỗ lực tu hành, đầu óc quý vị không nên bị phân tán. Quý vị nên có chút định lực. Nếu quý vị có được định lực rồi, thì trí tuệ sẽ phát sinh. Nhưng nếu quý vị thiếu định lực, thì trí tuệ sẽ không hiển lộ. Điều này rất là quan trọng. Chúng ta không thể phạm những sai lầm nhỏ nhặt nhất. Như có câu: Sai một ly, đi một dặm (*)

Nếu quý vị chỉ sai một chút xíu thì sự tu tập của quý vị sẽ không có cảm ứng gì. Dù quý vị tu tập Pháp gì, quý vị đều cần phải nhẫn nại. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng về Cảm Ứng Tu hành)

+ Cảm Ứng Đạo Giao: Tu Đạo muốn hồi hướng cho Cha mẹ. Nếu con thành tâm, thì dù cha mẹ con có xa cách bao nhiêu đi nữa cũng được cảm ứng đạo giao; còn nếu như con không thành tâm, thì mẹ con dù có ở ngay trước mặt con cũng không có cảm ứng gì.(Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 245)

+ Linh Ứng nhiệm mầu của Thần Chú Đại Bi: Nên biết rằng nếu chúng ta thành tâm tụng Chú Đại Bi, chắc chắn có cảm ứng. Chú Đại Bi thông thiên địa, và có thể chữa khỏi tất cả 84.000 các loại bệnh trên thế gian. Nhưng người tụng chú phải thành tâm mới có cảm ứng. Họ cũng không được nói dối để có hiệu quả. Nếu quý vị luôn nói dối thì tụng Chú Đại Bi sẽ không có linh ứng gì. ... Với dịch bệnh hoành hành dân làng, HT Tuyên Hóa đã không chờ được mời, mà dẫn vài đệ tử đi xung quanh làng bị dịch bệnh tụng Thần Chú Đại Bi = Dịch bệnh giảm, hết nhanh. Còn với cá nhân, cần xem họ có Lòng thành kính và tín tâm đến để cân nhắc, không nên tiếp tay cho cái ác. (Mời xem Những Việc Hòa Thượng Tuyên Hóa đã ứng dụng Thần Chú nhiệm mầu)

+ Chú Đại Bi chữa khỏi ung thư và trị quỷ thần (Xem nguồn)

Xem thêm: Thập Nhất Diện Quán Thế Âm kèm các Ấn Pháp 

+ Xem: Chánh Tâm Thành ý Trì Chú để có Cảm ứng Linh nghiệm

+ Xem Thần Chú Đại Bi - Đức Phật dạy (Clip Chú Đại Bi - Phần tự

+ Xem Giảng phần giới thiệu Chú Đại Bi cực hay của HT Tuyên Hóa - Phần đầu

+ Xem Giảng Chú Đại Bi cực hay của HT Tuyên Hóa

XII- Phát Nguyện - Nguyện Vọng - Ước Nguyện - Thệ Nguyện - Lời Thề

+ Lời Nguyện Xấu - Tốt: Đức Phật dậy, lời nguyện xấu tốt đều được thành tựu. Cho nên không được phát thề/ nguyện với lời nguyện (Nguyền) không trong sáng, không lợi tha. (Xem: TH về Phát Tâm - Nguyện:Bài viết số 4)

+ Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm (HT Tuyên Hóa Giảng Chú Đại Bi - câu thứ 37: Thất na thất na là “đại trí tuệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện”)

- HT Tuyên Hóa cũng dạy: Trong tu hành, không phát nguyện cũng giống như cây ra Hoa mà không thành quả được. Lời Phát nguyện mà có thể làm lợi ích cho người thì dù là vọng tưởng cũng không đáng ngại; (Nguồn: Vấn đáp Hòa Thượng Tuyên Hóa rất hay)

+ Phát nguyện nên phát triển từ nhỏ đến lớn, đến đại nguyện theo hạnh Bồ Tát đạo: Lời Nguyện vị tha - Làm gì cho người khác được lợi ích - Nên phát nguyện trước bàn thờ, tượng Phật, Bồ tát, đức Thầy hay hội chúng nhiều người. Nên phát nguyện hợp với khả năng, có tính khả thi trong thực hiện trong một thời gian có thể kiểm chứng nhanh, tạo nhiều động lực hơn (Thầy Hằng Trường giảng Chú Đại Bi - 42 Thủ Nhãn_Clip 06, phút thứ 19)

+ Nguyện vọng rực lửa: Sự bừng cháy với lòng nhiệt thành và nỗ lực “tinh tấn” hướng đến lý tưởng, hoặc tự rèn luyện nhằm đạt mục tiêu phải thật sâu xa trong tâm đến mức không khó khăn, trở ngại nào có thể khiến y lùi bước. Khi hành giả đã tỏ ra rằng không vấn đề khó khăn nào, không sự tối tăm hay thời gian lâu dài nào ngăn trở được y, thì bấy giờ y mới được phép trở thành đệ tử của một vị Chân sư. Sự cố gắng mãnh liệt, lòng thiết tha kiên định và liên tục, và sự trung thành không dời đổi đối với lý tưởng thấy được qua thị kiến tinh thần, là điều kiện thiết yếu của Con đường Đệ tử. (Sách: Ánh Sáng Của Linh Hồn)

+ Nguyện vọng phải phát khởi trước khi có sự lưu nhập của nguồn cảm hứng tinh thần. Phàm ngã phải thở ra trước khi có sự thở vào của Chân ngã cao siêu. Nguyện vọng có ẩn ý là lửa. Nó ngụ ý ước vọng bừng cháy, và quyết tâm nồng nhiệt, rốt cuộc mang lại ba điều cho người chí nguyện. Xem nguyện vọng rực lửa.

+ Lời nguyện giải tỏa lỗi lo sợ: Tôi muốn đề nghị họ nhớ nằm lòng và luôn luôn sử dụng, khi bị cuốn đi bởi nỗi sợ hãi do ảo tưởng và điềm báo vô ích, công thức hoặc lời cầu nguyện sau đây:  “Xin cho thực tại chi phối mọi suy nghĩ của tôi, và chân lý là chủ nhân của cuộc đời tôi”. (LVHLT, 239)

+ Lập đại nguyện - Phát Tâm Bồ Đề: Phật nói: Thiện nam tử! Bồ Tát Ma Ha Tát, khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề phải lập đại nguyện, và nói như thế này: “Nếu tôi chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tôi sẽ làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến cho chúng sinh được an trụ trong cảnh đại Niết Bàn, lại sẽ giáo hóa tất cả chúng sinh, thảy đều được đầy đủ bát nhã ba la mật”. Như thế gọi là tự lợi cũng gọi là lợi tha. (Xem: TH về Phát Tâm - Phát nguyện: Bài số 1)

+ Phát Nguyện Theo Lời Dạy Của Bồ Tát Quan Thế Âm (Trích từ Kinh Chú Đại Bi).

Nếu có vị Tì khưu, Tỳ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di hay đồng nam, đồng nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm từ bi đối với chúng sanh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:

Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau biết tất cả pháp.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau độ các chúng sanh,
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được qua biển khổ,
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau được đạo giới định.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau về nhà vô vi.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Địa ngục liền mau tự tiêu diệt,
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.
Ngạ quỷ liền được tự no đủ,
Nếu con hướng về chúng Tu La,
Tu la tâm ác tự điều phục,
Nếu con hướng về các súc sanh,
Súc sanh tự được trí huệ lớn.

Khi phát lời nguyện ấy xong, chí tâm xưng danh hiệu của tôi (Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm hoặc Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát), rồi lại chuyên niệm danh hiệu bổn sư tôi là đức A Di Đà Như Lai (24), kế đó tiếp tụng đà ra ni thần chú này. Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sanh tử. (Nguồn: Xem giảng và hướng dẫn trì Chú Đại Bi và kết ấn)

+ Mười tám Đại Nguyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa

1. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Bồ Tát ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.
2. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Duyên Giác ở mười phương ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.
3. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Thanh Văn ở Mười phương Ba đời, trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.
4. Nguyện rằng nếu có một vị thuộc hàng Trời, người ở trong Tam giới, mà chưa thành Phật thì tôi thề không thủ Chánh giác.
5. Nguyện rằng nếu có một người ở trong mười phương thế giới chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.
6. Nguyện rằng nếu có một vị trời, người, A-tu-la chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.
7. Nguyện rằng trong thế giới loài súc sinh, nếu còn một loài nào chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.
8. Nguyện rằng trong thế giới loài ngạ quỷ, nếu còn một kẻ chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.
9. Nguyện rằng trong thế giới loài địa ngục, nếu còn một kẻ chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.
10. Nguyện rằng trong tam giới, nếu những kẻ từng Quy y với tôi, hoặc là Trời, Người, A tu la, các loài bay, lặn, động vật, thực vật, linh giới, rồng súc sinh, quỷ thần mà chưa thành Phật, tôi thề không thủ Chánh giác.
11. Nguyện rằng tất cả những phước lạc mà tôi được hưởng thấy, đều hồi hướng phổ thí cho tất cả chúng sanh trong Pháp giới.
12. Nguyện rằng một mình tôi nhận chịu hết tất cả khổ nạn của chúng sinh trong pháp giới.
13. Nguyện rằng tôi sẽ phân linh vô số, phổ nhập tâm chúng sinh nào không tin Phật Pháp, làm cho họ bỏ ác, hướng thiện, sám hối, sửa mình, Quy y Tam Bảo, rồi cuối cùng thành Phật.
14. Nguyện rằng tất cả chúng sinh nào, khi thấy mặt tôi, cho đến chỉ nghe tên tôi, đều phát tâm Bồ-đề, mau đắc thành Phật đạo.
15. Nguyện rằng luôn tôn kính điều Phật dạy, và thực hành mỗi ngày ăn một bữa.
16. Nguyện giác ngộ loài hữu tình, phổ nhiếp thọ các loài có căn cơ.
17. Nguyện trong đời này tôi sẽ đắc ngũ nhãn, lục thông, phi hành tự tại.
18. Nguyện rằng tất cả mọi cầu nguyện đều được thành tựu viên mãn. (Nguồn: Sơ lược tiểu sử HT Tuyên Hóa)

Xem thêm về Phát nguyện quan trọng như thế nào