QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tứ đại - Tứ hành - Tương ứng và tương đồng giữa cơ thể và vũ trụ

TỨ ĐẠI - NGŨ HÀNH - VẬN BỐN MÙA
VÀ TƯƠNG ỨNG TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI SINH CÁT HUNG
"DỊCH - MINH - PHẬT LÀ ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ"

PHẦN MỘT
ĐẠO TỰ NHIÊN VÀ TỨ ĐẠI - NGŨ HÀNH VẬN BỐN MÙA

A- CHỮ ĐẠO VÀ SINH THÀNH VẬT CHẤT VŨ TRỤ
I. VỀ CHỮ ĐẠO SINH THIÊN ĐỊA [Tóm lược Thanh Tịnh Kinh - HT Tuyên Hóa giảng]: 
Có một vật hỗn độnthành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vận hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là ĐạoĐạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.... Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu. Trích vài nội dung sơ lược:
1. Đại Đạo vũ trụ: Ðại đạo vô hình, sinh dục thiên địa: Vũ trụ do đạo mà sanh ra. Không Đạo tất cả chỉ là một cái thể hỗn độn.
2. Ðại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt: Ðại đạo thì bình đẳng, người thì có tình cảm, có nhân tình, có ái tình. Xoay vần nhật nguyệt
   * Mặt trời tinh hoa của dương, mặt trăngtinh hoa của âm. Do đó có bốn mùa, và 24 tiết, 72 hậu phát sinh từ sự vận hành của mặt trăng, trời.
3. Ðại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật:
Ðạo không có tên, vạn vật từ đại đạo sanh ra và lớn lên, ảo diệu vô cùng
4. Phù đạo giả! hữu thanh hữu trược, hữu động hữu tĩnh: 
Đạo có thanh, trược. Thanh cực biến trược, trược cực hóa thanh là tánh là tự nhiên, như hơi điện có động [+] có tĩnh [-]. 1 dương 1 âm là đạo.
5. Thiên thanh địa trược, thiên động địa tĩnh:
Khí thanh bốc lên thành bầu trời - Động; Khí trược chìm xuống thành ra Đất - Tĩnh như đất, núi sông, nhà cửa ...
6. Nam thanh nữ trược, nam động nữ tĩnh:
Nam chủ về phía ngoài, dựng sự nghiệp, đi bôn ba khắp nơi. Nữ thì tĩnh, chủ về bên trong, giúp chồng dạy con, quản lý gia đình. (Nay nam nữ bình quyền, là phản lại luật âm dương, thành tai vạ, ắt đọa địa ngục).
7. Giáng bổn lưu mạt, nhi sanh vạn vật: Từ gốc đi tới ngọn, vào trong luân hồi lục đạo, sanh ra làm người hay chẳng phải người, đó là các loại động vật hữu tình, rồi trăm ngàn thứ kỳ lạ, cái gì cũng có.
... Vạn vật tuần hoàn, trong dương âm, âm cực dương sinh, có sinh ắt có tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở về với đạo. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật.
Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kínĐạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó; 
Trời có đạoxanh, đất có đạoyên, thần có đạolinh, biển nhờ có đạođầy, vạn vật có đạothành, đế vương có đạođược thiên hạ.
Trong trời đất có bốn cái vĩ đại Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo
Tất cả là nhờ có đạo.

Ít nói hợp tự nhiên. Người biết không nói, nói là không biết; Hư không càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, nên im lặng nhiều;
Cơn gió, mưa lớn không dài suốt ngày. Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống chi là người? Hiểu đạo biết không ai có thể đoán trước tương lai. 
Người hiểu Đạo: Mạnh về dám làm thì chết, không giám làm thì sống. Người khôn trọng tính mạng, bỏ Danh hão (Ai biết sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường? Có lẽ Nghiệp ai lấy chịu)
Trong tự nhiên, việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn
thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt thành tựu vĩ đại nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.
Cái gì ở yên thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn sinh ra từ một cái mầm nhỏ; tháp cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Thường gần tới thành công thì lại dễ thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn…].
Muốn vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậysâu kínsáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường, ai cũng biết nhưng không ai làm được vậy.
Ngũ sắc làm người ta mờ mắt; ngũ âm làm người ta ù tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi, hưởng thụ làm cho người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu xa.
Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.
Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gợi ham muốn để lòng dân không loạn.
Con người có ba vật báu giữ cẩn thận: Nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.
Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?
Nghèo hèn là gốc giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà sao giữ nổi? Nên biết đủ. Giàu mà kiêu căng, khoe khoangtự rước họa vào thân.
Người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ (Phụng sự vô kỷ), thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.
Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.
Đứng một chân thì không được lâu, giang chân ra thì không đi được, tự biểu hiện thì không bao giờ chói lọi, tự kể công thì không có công, tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai.

Đạo cũng ví như nước: Nước là vật cực mềm, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được
Cho cái đẹp là đẹp do đó mới có cái xấu; cho cái thiện là thiện do đó mới có cái ác. Là vì “có” và “không” sinh ra lẫn nhau, “dễ” và “khó” tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại.
Biết người là khôn, tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là sức mạnh, thắng được mình kiên cường.
Hồn nhiên vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý. Đứa trẻ mới sinh độc trùng không chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu không vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng không khản, như vậy là khí cực hòa.

II- TỨ ĐẠI: Theo Phật pháp
1. Tên thường gọi:
+ Năng lượng khởi sinh vật chất nguồn có ở khắp Hư không pháp giới có 4 loại là: Kim luân - Phong luân - Hỏa luân - Thủy luân
Vật chất sắc tướng tại khắp Hư không vũ trụ là biến phân của vật chất nguồn là các Đại: Địa đại - Phong đại - Hỏa đại - Thủy đại
+ Vật chất dạng Khí chất tại Không gian bao quanh và Hình tướng nơi Địa cầu, là biến phân của vật chất sắc tướng gồm: Đất - Nước - Gió - Lửa
   * Nơi Hư không vũ trụ thì không có Thời gian, nên không có phương hướng. Phương hướng chỉ có nơi Địa cầu đối với Nhân loại.

2. Thể và Dụng của Tứ đại nơi Thái dương hệ xét nơi Địa cầu:
Cái giác thì sáng suốt, hư không thì mờ tối, đối đãi thành ra dao động nên có phong luân nắm giữ thế giới .... có kim luân giữ gìn cõi nước ...có hỏa đại..... có thủy đại . Đó là cách hình thành các đại, gọi chung khí thế gian. Phần hình thành tướng thế gian thấy có sai khác là tùy vào tâm của chúng sinh.....
"Bầu hư không vô cực kia, hễ mặt trời soi thì sáng, mây ùn thì tối, gió lay thì động, trời tạnh thì trong, hơi đọng thì đục, bụi nổi thì mù, nước lặng thì lóng lánh......

Trong cái bầu trời này, nơi nào cũng có lửa, nơi nào cũng có gió, nơi nào cũng có nước, nơi nào cũng có sắc. Chúng dung nạp, nương tựa vào nhau và chỉ xuất hiện khi nào chúng sinh có tâm niệm cần đến nó mà thôi. Hiện tượng này là bất biến tùy duyên_Kinh TLN"

+ Sinh Hư không: Đức Phật nói ...Vì vậy hư không chỉ xuất hiện là do tướng sở minh từ tánh giác diệu minh vọng tưởng mà sinh ra. Nói cách khác, nếu tâm mình vọng tưởng hư không thì hư không mới xuất hiện. Các đại cũng thế, nếu chúng sinh vọng tưởng gió thì sẽ có gió. Vọng tưởng đất, nước, lửa thì các đại này sẽ dần dần xuất hiện.

-Phú Lâu Na! Tánh giác thì sáng suốt 

1) Chỗ nào thế lửa (hỏa đại) bốc lên mạnh hơn thế nước (thủy đại) thì đất nổi lên thành núi cao. Vì thế, nếu lấy hai viên đá đập vào nhau sẽ phát ra tia lửa hoặc nấu các cục đá kia thì nó sẽ chảy thành nước.
2) Chỗ nào thế đất (địa đại) yếu hơn thế nước (thủy đại) thì đất hóa ra mềm làm sinh ra cây cỏ. Nhưng nếu đem những cây đó đốt đi thì nó sẽ cháy thành tro (đất, địa đại) hoặc nếu đem ép những cây gỗ thì có nước chảy ra (thủy đại). Xét như vậy thì đâu đâu cũng đều có đất, nước, gió, lửa tùy theo nhân duyên mà phát sinh những hiện tượng khác nhau. Sự vật hiện tượng trong thế giới làm nhân làm duyên cho nhau, khi thành, khi trụ, khi hoại, khi không, không ngừng, không dứt. Vì vậy thế giới được duy trì tương tục vô cùng vô tận. (Kinh Thủ LN - Phú Lâu La hỏi Phật)

- Phẩm Tính Âm Dương Đối Chọi: Tánh đồng dị nghĩa là âm dương đối chọi. Có 3 trường hợp về tánh đồng và dị:
1) Đồng năng tương bội nghĩa là tất cả các đồng cùng trợ lực cho nhau thì sẽ tăng thêm sức mạnh. Thí dụ một người không thể kéo một khúc cây to được, nhưng nếu cộng thêm năm mười người nữa thì việc kéo rất dễ dàng.
- Dị năng tương để nghĩa là ngược lại của đồng năng tương bội - Làm giảm bớt, hao tổn sức mạnh. Mười người đang kéo khúc cây dễ dàng như vậy, bỗng nhiên bốn năm người vì có việc phải đi nên chỉ còn lại 5 người kéo thành thử kéo khúc cây bây giờ rất khó khăn.
2) Đồng tánh tương cự nghĩa là cùng giống/ Tánh thì khắc nhau (Tương khắc, đẩy nhau)Dị tánh tương hấp nghĩa là khác giống thì hạp nhau (Tương hợp, hút nhau). Thí dụ hai người đàn ông nói chuyện vài phút đã thấy chán sinh ra cãi vã, trong khi một cặp nam nữ nói chuyện suốt ngày. Cũng như cực âm và dương của một cục nam châm. Để hai cực dương hay cực âm gần với nhau thì nó sẽ đẩy ra, nhưng nếu để cực âm gần với cực dương thì nó sẽ hút lại.
3) Đồng chủng/ Loài tương ứng, Dị chủng tương xích nghĩa là cùng loại thì phụ cho nhau và khác loại thì bị khai trừ. Thí dụ cọp chỉ sống với cọp còn bỏ dê hay thỏ vào là bị cọp ăn sống ngay.
- Vì thế trong Như Lai Tạng, chủng tử cơ bản của vạn pháp có thể kết hợp thành từng nhóm quyện chặt với nhau để tạo thành một chỉnh thể hiện tượng vạn hữu. Ngược lại những chủng tử cũng có thể phân giải hoàn toàn hoặc chuyển hóa dần dần từ lượng dẫn đến chuyển hóa hoàn toàn về chất để rồi sự vật củ mất đi để hình thành sự vật mới nối tiếp.
- Tất cả sự vật dù là đồng tánh hay dị tánh, đồng chủng hay dị chủng, đồng năng hay dị năng duyên khởi mà tạo ra muôn loài hữu tình và vô tình chúng sinh. Mà đã là vạn vật hữu hình thì tất cả đều là pháp hữu vi. Tại sao lại là pháp hữu vi? Bởi vì các pháp đó là do duyên khởi, duyên sanh hội hợp lại mà thành, chớ không có gì chắc thật cả. Vì thế mà kinh Kim Cang có câu : “Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán” nghĩa là tất cả các pháp hữu vi đều như mộng, như huyển, như bọt nước, như bóng, như sương, như điện chớp, có đó rồi mất đó. (Nguồn: Kinh Thủ LN - Ch 7 - Lê Sỹ Minh Tùng)

Thế nước kém thế lửa thì kết thành núi cao. Thế nên khi đập đá núi thì nháng tia lửa, khi nấu thì chảy ra nước.
Thế đất kém thế nước, vươn ra thành cỏ cây. Thế nên rừng cây bị đốt thì thành đất, vắt đất ra thì thành nước.  .......
Vọng tưởng giao xen phát sinh, lần lượt làm chủng tử cho nhau. Do nhân duyên đó mà thế giới tương tục.... (Nguồn: Kinh Thủ LN - HT Tuyên Hóa giảng - Tóm lược Q 4 -10)

+ Giảng (Quyển 3 - Phú Lâu La hỏi - Kinh Thủ LN):
“Tánh giác” là tự tánh chân thật sáng suốt của mỗi người. “Diệu minh” là tỉch lặng mà thường toả chiếu. Chữ “diệu” còn biểu tượng cho tánh thanh tịnh. “Tánh giác” là một chân lý–Phật tánh vốn có trong tất cả mọi người chúng ta, tánh bản hữu ban sơ khiến phát sinh vô số hiện tượng “Diệu minh” chỉ cho sự toả chiếu mà vẫn thường tỉch lặng. Dù tỉch lặng, mà vẫn có khả năng soi chiếu toàn thể pháp giớiBản giác là bản tánh ban sơ, vốn có trong mỗi chúng ta, không tăng không giảm, không sinh không diệt, không cấu không tỉnhBản giác còn gọi là thủy giác.[7] Vô minh sở dĩ có là do sự sinh khởi của một niệm bất giác trong tự tánh. Nương nơi bản giác mà có một niệm bất giác nầy– đó chính là do cái dụng của tuỳ duyên.

a. Địa[Kim]/ Đất:
   Thể: Tính cứng chắc như Kim cương
   Dụng: Lưu hành khắp vũ trụ, bảo trì quốc độ. Gặp Hỏa vượng sinh ẩm ướt và hướng xuống dưới.
   Trạng thái tồn tại: 
b. Thủy/ Nước:
   Thể: Tính lạnh hướng hàn.
   Dụng: Thăng giáng tùy theo Lực của nhiệt Hỏa nóng. Hỏa yếu thì hướng xuống kết tập thành Nước và Băng. Hỏa mạnh thì tan dã, bốc lên thành thể Hơi, theo gió lưu hành. 
   Trạng thái tồn tại: Đủ duyên kết thành chất lỏng, chất hơi kết tụ thành mưa, trăm sông đổ về nơi Biển cả. Tự biến hình tùy cảnh, luôn chảy vào nơi thấp trũng.
c. Phong/ Gió:
 Thể: Động không ngừng
 Dụng: Chuyển động theo hình tròn [Thật ra là E lip]. Thấy được do xúc chạm và Mây bay.
Trạng thái tồn tại: Tám loại gió
d. Hỏa/ Lửa:
 Thể: Tính lạnh hướng hàn
 Dụng: Thăng

3. Vật chất phối với Không gian và Thời gian lấy Địa cầu làm trung tâm:
a. Vật chất tương ứng với không gian 4 phương chính: Lấy Mặt trời làm căn cứ xác lập [Theo Kinh tuyến]
+ Kim[Địa]/ Đất: Ứng Phương Tây [Phối tương ứng Kim tinh quản]
+ Thủy/ Nước: Ứng phương Bắc [Phối tương ứng Thủy tinh quản]
+ Phong/ Gió: Ứng phương Đông [Phối tương ứng Mộc tinh quản]
+ Hỏa/ Lửa: Ứng phương Nam [Phối tương ứng Hỏa tinh quản]

b. Vật chất Thô trược/ Đậm đặc tại Địa cầu chúng ta đang sống: Theo Dịch học, Thuyết ngũ hành gồm có Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Theo quy luật vũ trụ, có sự tương ứng và tương đồng giữa Khí chất trong Không gian vũ trụ với Vật chất đậm đặc nơi Địa cầu. Trong đó có 4 loại là biến phân của Tứ đại, qua thời gian có sự hòa hợp thành Vật chất đậm đặc, cụ thể gồm:
1. Địa [Kim] đại tương ứng với hành Kim/ Sát tịnh [Vật chất đủ nhân duyên hòa hợp sinh thành Kim thạch/ Thu vào]
2. Thủy đại tương ứng với hành Thủy/ Hàn lạnh [Vật chất đủ nhân duyên hòa hợp lắng đọng sinh thành Nước/ Hướng xuống ]
3. Phong đại tương ứng với hành Mộc/ Gió động [Vật chất đủ nhân duyên hòa hợp sinh thành Thảo Mộc/ Mở rộng]
4. Hỏa đại tương ứng với hành Hỏa/ Nhiệt nóng [Vật chất đủ nhân duyên hòa hợp phát sinh thành Lửa cháy/ Hướng lên]
5. Hành Thổ: Trong ngũ hành theo Thuyết ngũ hành (Dịch học), hành Thổ chỉ cho Vật chất nơi Địa cầu chúng ta đang sống. 
[Sơ lược về Hành Thổ: Do sự tương tác của Tứ đại, khi hội đủ nhân duyên hòa hợp trong quá trình hình thành Địa cầu ban đầu, bao quanh khối cầu chỉ toàn là nước lỏng. Trong quá trình kiến tạo tự nhiên, qua sự kết hợp của Tứ đại với sự sống của Nhân loại tiến hóa trên Địa cầu, trải qua thời gian rất dài lâu mà có "Vật chất thô nhẹ" nổi trên mặt nước, dần dần biến thành Hành Thổ cứng chắc ngăn ngại như ngày nay. Tất cả sự sự tạo lập ngũ hành nơi Địa cầu, trong đó có sự hình thành mặt đất núi sông đất liền ở bề mặt Địa cầu luôn gắn chặt với "Tâm tưởng sanh" của Chúng sanh, mà chủ đạo là Nhân loại tiến hóa nơi Đại cầu mà ra_Giải thích khái lược theo Phật giáo - Xin chỉ tham khảo]

III. TỨ ĐẠI VẬN HÀNH BỐN MÙA
1. Đất: đất thuộc về thân; 2. Nước: nước thuộc về miệng; 3. Lửa: lửa thuộc về mắt => lửa ít lạnh nhiều thì mắt mờ.; 4. Gió: gió thuộc về tai
Gió tăng thì khí khởi lên, lửa tăng thì nhiệt khởi lên, nước tăng thì lạnh khởi lên, đất tăng thì lực mạnh lên. Vốn từ nơi 4 bệnh này, mà sinh ra bốn trăm bốn bệnh.
- Mùa xuân: Lạnh nhiều - Là vì vạn vật đều sinh ra, nhờ lạnhđâm chồi gọi là lạnh nhiều.
- Mùa hè: Gió nhiều - Là vì vạn vật hoa quả tươi tốt âm dương tụ họp gọi là gió nhiều.
- Mùa thu: Chín nóng - Là vì vạn vật bị khô héo gọi là nóng nhiều.
- Mùa đông: Có gió lạnh - Là vì vạn vật hoàn toàn đã mất hết nhiệt gọi là có gió có lạnh.
  Xuân Hè: được nằm, Vì gió nhiều cho nên thân thể tỏa ra; Thu Đông:  không được nằm, vì lạnh nhiều cho nên thân co lại. Khi nằm có lúc gió khởi có lúc diệt, có lúc lửa khởi có lúc diệt, lạnh có lúc khởi lúc diệt. ....(Nguồn: Kinh Phật Thuyết Y Kinh _Thích Đồng Tiến dịch )

III. QUY LUẬT NHÂN DUYÊN HÒA HỢP CỦA KHÍ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH NƠI ĐỊA CẦU
1. Quy luật tự nhiên: Trong Thanh tịnh kinh, Lão Tử nói về chữ Đạo vũ trụ hóa sanh theo quy luật: Thiên Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Đây cũng là Ba số khởi nguyên, trong đó NhấtDương, NhịÂm, TamDương. Tam sinh vận vật chính là số 3 huyền bí, sáng tạo ra 12 loài chúng sanh trong khắp Hư không, biến Pháp giới vũ trụ bao la.
Theo đó có rất nhiều sự tương ứng của số 3 này, vài ví dụ tương ứng và tương đồng:
Trong Phật pháp:    Phật    -    Pháp   -    Tăng;
Trong Minh triết:  Ngôi I  -  Ngôi II  -  Ngôi III
Trong Dịch học: Thái cực - Nghi âm - Nghi dương

2. Quy luật âm dương chuyển hóa và chuyển động thuận nghịch.


b. Về hình tướng vạn vật: 
Diễn giải: 

c. Về năng lượng sắc khí: Quy luật TRỜI THUẬN - ĐẤT NGHỊCH
Diễn giải: Đây là nói về sự vận hành Khí âm dương trong trời đất, cũng là chuyển động thuận nghịch về Khí giữa Trong với Ngoài, Trên với Dưới, chuyển động xoay trong trái ngược nhau. Sự biểu lộ của sự thuận nghịch trong Dịch học qua sơ đồ âm dương, ngũ hành, Tiên thiên - Hậu thiên, các Thiên Can, Địa Chi trong ngũ hành ứng dụng rất đa dạng các các pháp môn dự đoán Thiên cơ như Quẻ dịch, Tứ trụ, Tử vi, Phong thủy ... Nghiên cứu kỹ ngũ hành bốn mùa trong năm qua các tiêu trí VƯỢNG - TƯỚNG - HƯU - TÙ - TỬ và Bảng TRƯỜNG SINH cho ta hiểu biết sâu rộng về quy luật này. Đây là vấn đề cần nhiều thời gian Tham thiền suy tư mới có thể lĩnh hội, hiểu thấu phần nào.

 

e. Về hình tướng vạn vật: Người thuân theo Đất - Đất thuận theo Trời - Trời thuận theo Đạo - Đạo thuận theo Tự nhiên.
Diễn giải: 

3. Quy luật âm dương ngũ hành thuận nghịch.

III. Thuyết Âm Dương hòa hợp với con người với không gian:

+ 193. ĐỊA GIỚI: Nội địa giới và ngoại địa giới.
Nội địa giới là những gì ở trong thân, được thâu nhiếp trong thân như vật cứng, có tính chất cứng, được chấp thọ bên trong. Đó là tóc, lông, móng, răng, da thô và mịn, thịt, gân, xương, tim, thận, gan, phổi, lá lách, ruột, bao tử, phẩn và những thứ khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong, có tính chất cứng, bị chấp thủ bên trong....
Ngoại địa giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. Có lúc bị thủy tai, khi ấy ngoại địa giới tiêu diệt. (Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)
687. THỦY GIỚI: Nội thủy giới và ngoại thủy giới.
Nội thủy giới là ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là nước, thuộc về nước, ẩm ướt, bị chấp thủ bên trong. Đó là mỡ, óc, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước miếng, mủ, máu, tủy, nước dãi, nước tiểu, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là nước, thuộc về nước, ẩm ướt, bị chấp thủ bên trong....
Ngoại thủy giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. Có lúc bị hỏa tai, khi ấy ngoại thủy giới tiêu diệt.(Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)
+ 275. HỎA GIỚI: Nội hỏa giới và ngoại hỏa giới.
Nội hỏa giới là ở trong thân, được thâu nhiếp ở trong thân, những gì là lửa, có tính chất nóng, được chấp thủ trong thân. Đó là, thân nóng hấp, thân nóng bức, bức rức, ấm áp, và sự tiêu hóa ẩm thực, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, thuộc tính nóng, được chấp thủ bên trong....
Ngoại hỏa giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. (Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)
+ 522. PHONG GIỚI: Nội phong giớingoại phong giới
Nội phong giới là ở trong thân, được thâu nhiếp ở trong thân những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, bị chấp thủ bên trong. Đó là gió đi lên, gió đi xuống, gió trong bụng, gió ngang, gió co thắt lại, gió như dao cắt, gió nhảy lên, gió phi đạo, gió thổi qua tay chân, gió của hơi thở ra, gió của hơi thở vào, tất cả những chất khác tương tự như vậy ở trong thân, được thâu nhiếp bên trong thân, những gì là gió, thuộc tính chuyển động của gió, được chấp thủ bên trong....
Ngoại phong giới là lớn, là tịnh, là không đáng tởm. (Nguồn: mục 522- (Trung A Hàm, Kinh Tượng Tích Dụ, Phẩm 3, số 30)

* MỤC HỎI ĐÁP VỀ TỨ ĐẠI
+ Đại chủng là bốn giới là đất/ Trì giữ - Nước/ Kết dính - Lửa/ Làm chín - Gió/ Tăng trưởng (Chuyển dịch, lớn mạnh, mở rộng) là bốn Đại chủng.
+ Năng và sở của Tứ đại: 
khả năng gìn giữ các tính chất riêng của mình và các sắc pháp được chúng tạo thành (sở tạo sắc) gọi là giới. Tứ đại làm chỗ dựa cho các sắc khác nên tính vốn rộng khắp;
+ Tính chất: Địa giới - Cứng; Thủy - Ướt; Hỏa - Nóng; Phong - Động. Nhờ vào tính chất động này mới có thể dẫn dắt đại chủng tạo sắc tương tục sinh khởi đến các chỗ khác; Phong giới tính chất nhẹ nhàng là một sở tạo sắc.
+ Khác biệt giữa đại chủng - Đáp: Đất là hiển và hình/ màu sắc và hình dạng (xem đất đều dựa vào màu sắc và hình dạng của nó). Tùy thế tục đặt tên; Nước, lửa cũng như vậy; Gió là phong giới cũng là hiển sắc và hình sắc. (Gió đen, gió xoáy ...)

II- NGŨ HÀNH

 

III- TƯƠNG ỨNG GIỮA TỨ ĐẠI VÀ NGŨ HÀNH

 

PHẦN HAI
TỨ ĐẠI VÀ NGŨ HÀNH TƯƠNG ỨNG TRONG CƠ THỂ SINH CÁT HUNG

I. Tính cách con người ứng với các khí của ngũ hành trong vũ trụ.

Mộc chủ về nhân, tính thẳng, ôn hoà

Người mộc thịnh thì tầm vóc cao, chân tay dài, phong cách đẹp, khoé miệng tươi, sắc mặt trắng xanh. Có lòng bác ái thương người, thanh cao khảng khái, chất phác, không giả dối. Người mộc suy thì vóc người gầy, tóc thưa, tính cách hẹp hòi, đố kị, bất nhân. Người mà mộc khí tử tuyệt thì lông mày không ngay ngắn, cổ dài, yết hầu lồi, da thịt khô, hay lừa dối, biển lận.

Hoả chủ về lễ, tính nóng nhưng tình cảm lễ độ

Người mà hoả thịnh thì đầu nhỏ chân dài, vóc người trên nhọn dưới nở, mày rậm, tai nhỏ, tinh thần hoạt bát , cung kính lễ độ với mọi người, tính nóng gấp. Người mà hoả suy thì dáng người góc nhọn gầy vàng, nói năng ề à, dối trá, cay độc, làm việc có đầu, không có đuôi…

Thổ chủ về tín, tính tình đôn hậu

Người thổ thịnh thì thắt lưng tròn, mũi nở, lông mày thanh tú, mắt đẹp, tiếng nói vang và lưu loát, trung hiếu, chân thành, độ lượng, giữ lời hứa, hành động chắc chắn, kết quả. Người mà thổ mạnh quá thì đầu óc cứng nhắc, hiểu biết chậm, tính tình hướng nội, thích trầm tĩnh. Người mà thổ khí không đủ thì sắc mặt ủ rũ, mặt mỏng, mũi ngắn , lòng dạ ác độc, bất tín, vô tình.

Kim chủ về nghĩa, tính tình cương trực, mãnh liệt

Người mà kim thịnh là người không béo không gầy, mặt trắng trẻo, lông mày cao, mắt sâu, sức khoẻ tốt, tinh thần minh mẫn, tác phong quyết đoán, trọng nghĩa khinh tài, tự trọng. Người mà kim mạnh quá thì hữu dũng vô mưu, tham muốn , bất nhân. Người mà kim không đủ thì vóc người gầy nhỏ, tư cách vô tình, có khi nham hiểm, ham dâm, háo sát, biển lận, tham lam.

Thuỷ chủ về trí, thông minh hiền lành

Người mà thuỷ vượng sắc mặt hơi đen, nói năng nhẹ nhàng, rành rọt, hạy lo cho người khác, túc trí đa mưu, học nhanh hơn người. Người mà thuỷ mạnh qua thì hay cãi co, tính tình linh tinh. Người mà thuỷ không đủ thì vóc người thấp bé, tính tình bất thường, nhát gan, vô mưu hành động không có thứ tự.

II. Ngũ hành với ngành nghề và phương vị

Mộc

Hợp với phương Đông.

Có thể làm nghề mộc, nghề giấy, nghề trồng cây, trồng hoa, chăm sóc cây non hay các phẩm vật tế lễ, hương liệu hoặc các nghề kinh doanh về các mặt hàng đó.

Hỏa

Hợp với phương Nam.

Có thể làm các nghề chiếu sáng, quang học, nhiệt độ cao, các dung dịch nóng, các chất dễ cháy, các loại dầu, rượu, thực phẩm, thức ăn nóng, nghề cắt tóc hay các đồ hoá trang, đồ trang sức, công tác văn nghệ, văn học, văn phòng phẩm, văn hóa, văn nhân, nhà sáng tác, biên soạn, nghề giáo viên, thư ký, xuất bản, công vụ và công việc kinh doanh về những mặt đó.

Thổ

Hợp với vùng giữa, hay ở ngay vùng đó.

Có thể làm các nghề về thổ sản, đất đai, ở nông thôn, chăn nuôi các loại gia cầm, làm về vải vóc ,trang phục, thêu dết, về đá, về than, về vùng núi, về xi măng, kiến trúc, mua bán nhà ở, áo đi mưa, ô dù ; đắp đập, sản xuất các loại bình lọ, thùng chứa nước, làm người trung gian, môi giới, nghề luật sư, nghề quản lý nghĩa trang, tăng ni và những công việc, kinh doan liên quan đến các mặt đó.

Thủy

Hợp với phương Bắc.

Có thể theo các nghề hàng hải, buôn bán những dung dịch không cháy , nước đá, các loại cá, thuỷ sản, thủy lợi, những đồ ướp lạnh, đánh lưới, chỗ nước chảy, cảng vịnh, bể bơi, ao hồ,bể tắm. Người đó thường hay phiêu bạt bôn ba, lưu thông, hay thay đổi. Tính thuỷ,thanh khiết, là những chất hóa học không bị bốc cháy, làm nghề trên biển, di động, có kỹ năng khéo léo, biết dẫn đạo, du lịch, đồ chơi, ảo thuật, là ký giả, trinh sát, du khách, là những công cụ dập tắt lửa, câu cá, nghề chữa bệnh hoặc kinh doanh dược liệu, làm thầy thuốc, y tá, nghề chiêm bốc.

Kim

Hợp với phương Tây. Có thể theo đuổi các nghề hoặc kinh doanh có liên quan với vật liệu kim loại, tính cách cứng rắn, quyết đoán, biết võ thuật, giám định, là quan thanh liêm, tổng quản ; làm các nghề ô tô, giao thông, kim hoàn, công trình, trồng cây ; khai thác mỏ, khai thác gỗ, nghề cơ khí.

III. Ngũ hành sinh khắc trong tứ trụ tương ứng với các bộ phận và tạng phủ trong cơ thể được bổ trợ

Mộc

Mộc : tương ứng với gan và mật, gân cốt và tứ chi. Mộc quá vượng hay quá suy dễ mắc bệnh về gan, mật, cổ, tứ chi, khớp, gân, mắt, thần kinh.

Hỏa

Hỏa: tương ứng với các tạng phủ tim và ruột non. Thuộc mạch máu và các hệ thống tuần hoàn. Hỏa vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về ruột non, tim, vai, dịch máu, phần mặt, răng, bụng , lưỡi.

Thổ

Thổ: tương ứng với lá lách và dạ dày. Thuộc ruột và cả hệ thống tiêu hóa. Thổ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh lá lách, dạ dày, sườn, vùng bụng, lưng, ngực, phổi.

Kim

Kim: tương ứng với phổi và ruột già. Thuộc khí quản và cả hệ thống hô hấp. Kim quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về đại tràng, phổi, vùng rống, ho đờm, gan, da, trĩ, mũi, khí quản.

Thủy

Thuỷ: tương ứng với thận và bàng quang. Thuộc não và hệ thống tiết niệu. Thuỷ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về thận, bàng quang, bắp đùi, chân, đầu , gan, tiết niệu, âm bộ, phần thắt lưng, tai, tử cung. 

Nguồn: Xem tại đây