TÓM LƯỢC
Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện Của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Bản rất sơ lược để gợi nhớ - Đề nghị xem Kinh bản gốc)
a. Tạng Truyền Phật Giáo ghi nhận hình tướng của 12 vị Đại Tướng Dược Xoa là: 1_Chấp Ẩm Dược Xoa Đại Tướng; 2_Chấp Ngôn Dược Xoa Đại Tướng; 3_ Chấp Phong Dược Xoa Đại Tướng ....
Y theo Phật Điển ghi chép thì 12 vị Thần Tướng ấy ở trong 12 giờ của ngày đêm, bốn mùa, 12 tháng thay phiên nhau thống lãnh quyến thuộc thủ hộ chúng sinh.
Riêng việc phối trí 12 vị Thần Tướng với 12 vị Thời Thần thì có ba dòng truyền thừa.
* Cách thứ nhất (Nguyệt Tướng): bắt đầu khởi từ Hợi ngược lên cho đến Tý (Nguyệt Tướng) tức Cung Tỳ La là Hợi Thần, Bạt Chiết la là Tuất Thần .... Tỳ Yết La là Tý Thần.
*) Cách thứ hai (Nguyệt Lệnh): khởi từ Dần thuận đến Tý (Nguyệt Lệnh) tức Cung Tỳ La là Dần Thần, Bạt Chiết La là Mão Thần..... Tỳ Yết La là Sửu Thần.
*) Cách thứ ba: khởi từ Tý thuận đến Hợi tức Cung Tỳ La là Tý Thần, Bạt Chiết La là Sửu Thần..... Tỳ Yết La là Hợi Thần.
_Thân Bản Địa (tức Bản Địa Thần) của 12 Đại Tướng Dược Xoa:
Từ Bản Tích Nhị Môn của Kinh Pháp Hoa cùng với Bản Địa Gia Trì của Kinh Đại Nhật đã hình thành tư tưởng “Bản Thể của Phật, Bồ Tát hiện bày mọi loại Thân để tế độ chúng sinh” … như Phẩm Thọ Lượng của Kinh Pháp Hoa, Thai Tạng Giới Tứ Trùng Mạn Trà La của Kinh Đại Nhật đã nói tức hiện đủ tư tưởng này. Trong ba Thân của Phật thì Pháp Thân, Báo Thân là Bản Địa, còn Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya) là Thùy Tích.
===> Do đó, 12 vị Dược Xoa Đại Tướng là các vị Hộ Pháp trọng yếu ắt phải có Bản Địa Thần tương ứng để đối ứng.
_Các cách Thủ Ấn/ Kết Ấn của 12 vị Đại Tướng Dược Xoa: (Xem trong Kinh, trang 188)
TRONG KINH CÓ CHỈ DẪN ĐỌC THẦN CHÚ - CÁCH KẾT ẤN VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHỮA BỆNH GÌ _ Xin xem chi tiết trong kinh
_Thập Nhị Thần Tướng Dược Xoa Pháp: 12 vị Dược Xoa Đại Tướng là 12 vị Đại tướng ở trước tòa ngồi của Đức Dược Sư Như Lai, quản lý sự mạnh khỏe (kiện khang), đẩy lùi bệnh tật, thoát lìa nạn khổ, tiêu tai diên thọ.
Theo ý nghĩa sâu xa hơn: 12 vị Thần Tướng Dược Xoa là thân hóa hiện của chư Phật Bồ Tát, nhận trọng trách thực hành Phật Nguyện và hộ trì chúng sinh. Mỗi vị Thần Tướng đều thống lãnh bảy ngàn Dược Xoa quyến thuộc, tổng cộng thành tám vạn bốn ngàn Dược Xoa.
Như Kinh có nói: “Thế Tôn! Nay chúng con nương vào uy lực của Đức Phật, được nghe danh hiệu của Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai nên chẳng còn sợ hãi nẻo ác nữa. Tướng Soái chúng con cùng chung một lòng, cho đến hết đời xin quy y Phật Pháp Tăng, thề sẽ gánh vác tất cả hữu tình để làm các việc nghĩa lợi, nhiêu ích, an vui. Tùy theo những chỗ nào, làng xóm, thành, nước, ấp, Không Nhàn, trong rừng ... Nếu có lưu bố Kinh này, hoặc lại có người thọ trì danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cung kính cúng dường thì quyến thuộc của chúng con đều hộ vệ người đó, đều khiến cho giải thoát tất cả nạn khổ. Mọi mong cầu của chư Hữu đều khiến cho đầy đủ. Hoặc có tật ách, cầu vượt thoát cũng nên đọc tụng Kinh này, dùng sợi tơ năm màu kết danh tự của con. Như nguyện xong, sau đó mở gút kết"
Như vậy, sợi dây kết tên gọi của 12 vị Dược Xoa Đại Tướng khiến cho người bệnh cảm kích, cúi lạy, cầu Pháp giúp đỡ. Được như Nguyện xong thì cởi bỏ nút gút.
Đây là ý đều đến cứu giúp, cũng là Dược Xoa nương vào 12 Đại Nguyện của Đức Dược Sư Như Lai đi đến cứu giúp khắp chúng sinh, tức là minh họa cho Thệ Nguyện rộng lớn bên trên cầu Đạo Bồ Đề, bên dưới hóa độ chúng sinh vậy.
NGHI THỨC NGUYỆN CẦU 12 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ BIẾN THÀNH 12 VỊ HOÁ THẦN CỨU ĐỘ CHÚNG SINH
Nam mô chư Phật thường trụ khắp mười phương
Nam mô Chính Pháp thường trụ khắp mười phương
Nam mô chư Tăng thường trụ khắp mười phương
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam mô Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh
Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam mô Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Đắc Đại Thế Bồ Tát
Nam mô Vô Tận Ý Bồ Tát
Nam mô Bảo Đàn Hoa Bồ Tát
Nam mô Dược Vương Bồ Tát
Nam mô Dược Thượng Bồ Tát
Nam mô Di Lặc Bồ Tát
Nam mô mười hai Nguyện lớn biến hóa thành mười hai vị Đại Tướng Dược Xoa thống lãnh tám vạn bốn ngàn quyến thuộc Dược Xoa Hộ Pháp cứu độ chúng sin.
Nguyện theo 12 đại nguyện của Phật Dược Sư (Xem trong kinh)
Thập Nhị Dược Xoa Đại Kết Nguyện Thần Chú:
Mười hai Đại Tướng Dược Xoa
Hoằng dương Phật Pháp chan hòa khắp nơi
Lòng Từ Bi nguyện nên lời
Giải trừ khổ nạn muôn loài chúng sinh
Tùy theo ước nguyện hữu tình
Thảy đều viên mãn ứng linh hộ trì
Namo ratna-trayāya
Namo kuṃbhīra, vajra, mehira, andira, majira, śandira, indra, pajra,
makura, siṇḍura, catura, vikarala
Namo bhaiṣaijya-guru-vaiḍurya prabha-rājāya
Tadyathā: Oṃ_ bhaiṣaijye bhaiṣaijye bhaiṣaijya-rāja, bhaiṣaijyasamudgata svāhā (49 lần)
_Tán:
Dược Sư Như Lai
Thế Giới Lưu Ly
Từ Bi Hỷ Xả đều tuỳ nghi
Chuyển Pháp độ quần mê
Cúi đầu lễ, Quy Y
Ước Nguyện mãn mong cầu
Dược Sư Phật
Dược Sư Phật
Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật
Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật (3 lần)
_Nguyện ngày an lành, đêm an lành
Trong hết thảy thời đều an lành
Nguyện xin Tam Bảo thương nhiếp thọ
Nguyện xin Thượng Sư thương nhiếp thọ
Nguyện xin Hộ Pháp thường ủng hộ
_Nguyện cho tất cả chúng sinh thường được an vui
Nguyện cho tất cả chúng sinh mau lìa khổ não
Nguyện cho tất cả chúng sinh sớm khởi Từ Bi
Nguyện cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật Đạo
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO (3 lần) (Trang 193)
Dưới đây là các trích từ trong Kinh Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư Phật_Trang 397
PHẦN II - DƯỢC SƯ PHẬT GIA TRÌ DƯỢC VẬT TRỊ BỆNH PHÁP
Tu Pháp này, dùng 7 ngày, 21 ngày, hoặc 49 ngày làm một kỳ hạn. Mỗi ngày tu Pháp từ một đến ba lần. Nếu chuyên tu Pháp này dùng làm Thường Khóa (khóa tu hàng ngày) ắt công hiệu rất lớn. (Xem nghi thức lễ lạy đọc tụng trong Kinh (Tr 200)
DƯỢC SƯ PHẬT GIẢI OAN THÍCH KẾT PHÁP
Phàm là oán thân hiện tiền, thân tâm chẳng an, hoặc là gặp gỡ duyên ác, thân hữu quyến thuộc trợ nhau lửa dối gây phiền não thời nên tu Pháp này, có thể chuyển duyên ác thành duyên lành(Xem nghi thức lễ lạy đọc tụng trong Kinh (Tr 201)
Phần III- DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI TIÊU TRỪ TAI NẠN NIỆM TỤNG NGHI QUỸ
Đọc tụng thần chú và bắt ấn rất chi tiết và rõ trên bàn tay - xin xem trong kinh _ Trang 221
Phần IV - DƯỢC SƯ NHƯ LAI NIỆM TỤNG NGHI QUỸ
Đọc tụng thần chú và bắt ấn rất chi tiết và rõ trên bàn tay - xin xem trong kinh _ Trang 250
Nếu có người thọ trì Chân Ngôn này thì hay bạt trừ tất cả tội nặng sinh tử đời
quá khứ trong thân, chẳng phải trải qua sự đọa lạc ở Tam Đồ (3 nẻo ác), hiểm nạn, 9
hoạnh (9 cách chết đột ngột), vượt qua mọi nỗi khổ. Trong 10 phương Thế Giới tuỳ nơi
an vui tương ứng với Pháp Tự Tại Vô Ngại.
Phần V - DƯỢC SƯ NHƯ LAI NIỆM TỤNG NGHI QUỸ
Đọc tụng thần chú và bắt ấn rất chi tiết và rõ trên bàn tay - xin xem trong kinh _ Trang 254
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG
THẤT PHẬT BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH NIỆM TỤNG NGHI QUỸ
_QUYỂN THƯỢNG_
Đọc tụng thần chú và bắt ấn rất chi tiết và rõ trên bàn tay - xin xem trong kinh _ Trang 265
Kinh Niệm Chú này không có nhiều các thần chú và bắt ấn phức tạp - Rễ đọc tụng thọ trì cho mọi người
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG
THẤT PHẬT BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH
NIỆM TỤNG NGHI QUỸ
_QUYỂN HẠ_
Đọc tụng thần chú và bắt ấn rất chi tiết và rõ trên bàn tay - xin xem trong kinh _ Trang 274
Kinh Niệm Chú này không có nhiều các thần chú và bắt ấn phức tạp - Rễ đọc tụng thọ trì cho mọi người
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG
THẤT PHẬT BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH
NIỆM TỤNG NGHI QUỸ CÚNG DƯỜNG PHÁP
Đọc tụng thần chú và bắt ấn rất chi tiết và rõ trên bàn tay - xin xem trong kinh _ Trang 282
Kinh Niệm Chú này không có niệm các thần chú và bắt ấn phức tạp - Rễ đọc tụng thọ trì cho mọi người
DƯỢC SƯ THẤT PHẬT
CÚNG DƯỜNG NGHI QUỸ NHƯ Ý VƯƠNG KINH
Đọc tụng thần chú và bắt ấn rất chi tiết và rõ trên bàn tay - xin xem trong kinh _ Trang 308
Kinh Niệm Chú này không có niệm các thần chú và bắt ấn phức tạp - Rễ đọc tụng thọ trì cho mọi người
KINH BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC
CỦA ĐỨC LƯU LY QUANG NHƯ LAI
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavān:Thế Tôn) du hoá các
nước, đến thành Quảng Nghiêm, trụ dưới cây Nhạc Âm cùng với chúng Đại Bật Sô
gồm tám ngàn người đến dự. Ba vạn sáu ngàn vị Bồ Tát Ma Ha Tát với quốc vương,
đại thần, Bà La Môn, Cư Sĩ, Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), Người
(Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)...vô lượng Đại Chúng cung kính vây quanh để nói Pháp.
Mời xem tại trang 356
KINH BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC
CỦA BẢY ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG
_QUYỂN THƯỢNG_
Hán dịch: Đời Đường_Tam Tạng Sa Môn NGHĨA TỊNH dịch ở Phật Quang Nội Tự.
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư Phật_Trang 397
KINH BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC
CỦA BẢY ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG
_QUYỂN HẠ_
Hán dịch: Đời Đường_Tam Tạng Sa Môn NGHĨA TỊNH dịch ở Phật Quang Nội Tự.
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư Phật_Trang 406
DƯỢC SƯ TAM MUỘI HÀNH PHÁP
Hán Văn: Thiên Khê Tỳ Kheo THỌ ĐĂNG tập
Việt dịch: HUYỀN THANH
Phần hướng dẫn thọ trì Kinh Dược Sư. Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư Phật_Trang 417
TIÊU TAI DIÊN THỌ DƯỢC SƯ SÁM PHÁP
_QUYỂN THƯỢNG_
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
HUÂN TU DƯỢC SƯ SÁM NGHI
_Nghiêm Tịnh Đàn Trường
Nước nhành Dương trong mát
Rưới ba ngàn Đại Thiên
Tính rỗng không, tám Đức
Lợi cho Người, chư Thiên
Pháp Giới rộng tăng Thọ
Diệt tội chướng oan khiên
Lửa cháy bừng nóng bức
Biến dạng, hoá sen hồng
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (xưng ba lần)
Nam mô Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát (xưng ba lần)
(Chúng trì Chú, Tâm Kinh của nhóm Đại Bi, đều cử)
Ma ha Bát Nhã Ba La Mật Đa (v.v…)
"Án, nại ma ba cát ngõa đế, a ba la mật đạp, a ưu lý a nạp, tô tất nễ, thật chấp đạp, điệp tả la tể dã, đát tháp cả đạt dã, a la ha đế, tam dược tam bất đạt dã Đát nễ dã tháp: Án, tát lý ba, tang tư cát lý, bá lý thuật đạp, đạt la mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, bà ba ngõa, bỉ thuật đế, mã hát nại dã, bá lý ngõa lý bà hát"
[Nguyện đem Thắng Công Đức này, chúc tán Hoàng Đế vạn vạn tuổi. Thánh Minh Quân, các nước đều triều hội. Nam Mô Vô Lượng Thọ, chúc tán Hoàng Đế vạn vạn tuổi (Lại nói rằng)]
Nguyện đem công đức của Chú Kinh
Hồi hướng Hộ Pháp, hàng Trời Rồng
Ba cõi núi ngòi linh thông khắp
Chân Tể gìn giữ, hộ Đạo Trường
Cầu Phước, giữ an bình, hiền thiện
Trang nghiêm nơi Vô Thượng Bồ Đề
Nguyện khắp chúng sinh trong Pháp Giới
Cùng vào biển Tính của Tỳ Lô
_ Tán Hương
Lò hương vừa phát nóng
Pháp Giới liền ướp xông
Dược Sư Hải Hội thảy đều nghe
Tuỳ nơi kết mây lành
Thành ý khắp muôn phương
Chư Phật hiện toàn thân
Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (xưng ba lần, quỳ gối tụng Kinh Dược Sư một quyển)
Hết _Nguồn: Kinh Công Đức Dược Sư Phật_Trang 436
CÒN RẤT NHIỀU KINH ĐỂ THỰC HÀNH, MỜI QUÍ VỊ XEM BẢN KINH GỐC. Từ Trang 347 - Hết
MỤC LỤC
1_ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai ......................................................... Tr.01
2_ Ấn quyết, Chân Ngôn của Phật Dược Sư........................................................... Tr.17
3_ Thất Phật Dược Sư ............................................................................................. Tr.22
4_ Dược Sư Tam Tôn.............................................................................................. Tr.57
5_ Dược Sư Như Lai và tám vị Đại Bồ Tát ............................................................ Tr.73
6_ Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng......................................................................... Tr.83
7_ Dược Sư Đàn Pháp........................................................................................... Tr.203
8_ Dược Sư Lưu Ly Quang Tiêu Trừ Tai Nạn Niệm Tụng Nghi Quỹ (No.922) . Tr.211
9_ Dược Sư Như Lai Quán Hạnh Nghi Quỹ Pháp (No.923) ............................... Tr.231
10_ Dược Sư Như Lai Niệm Tụng Nghi Quỹ (No.924A) ................................... Tr.250
11_ Dược Sư Như Lai Niệm Tụng Nghi Quỹ (No.924B) .................................... Tr.254
12_ Dược Sư Như Lai Nghi Quỹ Nhất Cụ (No.924C) ........................................ Tr.255
13_ Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng
Nghi Quỹ (No.925)
.) Quyển Thượng ................................................................................................ Tr.265
.) Quyển Hạ ........................................................................................................ Tr.274
14_ Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng
Nghi Quỹ Cúng Dường Pháp (No.926)......................................................................... Tr.282
15_ Dược Sư Thất Phật Cúng Dường Nghi Quỹ Như Ý Vương Kinh (No.927) Tr.308
16_ Dược Sư Thất Phật Cúng Dường Nghi Quỹ Kinh Bản Tựa Khắc Lại
(No.928)......................................................................................................................... Tr.336
16_ Biểu Tượng Của Cõi Tịnh Thổ Tịnh Lưu Ly (No.929) ................................ Tr.343
17_ Phật nói Kinh Bản Nguyện của Dược Sư Như Lai_Đại Tạng (No.449)........ Tr.345
18_ Kinh Bản Nguyện Công Đức của Đức Lưu Ly Quang Như Lai_ Đại Tạng (No.450)
....................................................................................................................................... Tr.356
19_ Kinh Bản Nguyện Công Đức của bảy Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang _Đại Tạng
(No.451)
_ Quyển Thượng ................................................................................................ Tr.397
_ Quyển Hạ ........................................................................................................ Tr.406
20_ Dược Sư Tam Muội Hành Pháp_ Vạn Tự Tục Tạng Kinh (No.1483)
............................................................................................................................. Tr.417
21_ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Sám Pháp _ Vạn Tự Tục Tạng Kinh (No.1484)
_ Quyển Thượng ................................................................................................ Tr.436
_ Quyển Trung .................................................................................................. Tr.453
_ Quyển Hạ ........................................................................................................ Tr.460
22_ Phật nói Kinh Quán hai Bồ Tát Dược Vương Dược Thượng (No.1161) ..... Tr.465
23_ Nghi Thức trì tụng Pháp Dược Sư ............................................................... Tr.480
24_ Nghi Thức tụng niệm Dược Sư Pháp ........................................................... Tr.487
25_ Mục lục ......................................................................................................... Tr.499
Chi tiết xin xem tại kinh: (Nguồn: Kinh Dược Sư, trang 250 bản pdf)
Xem giảng giải Kinh Dược Sư: HT Tuyên Hóa giảng