LÝ NHÂN DUYÊN
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng.
I. Trích Tooltip/ Thích nghĩa
+ Hữu duyên - Vô duyên:
Có duyên dù ở xa ngàn dặm cũng gặp nhau, còn không có duyên dù đối diện trước mặt cũng không thông cảm nhau được. Hai câu đó của sách Nho đời Tống, là do ảnh hưởng Phật nên mới nói thế.
Câu "Phật hóa hữu duyên nhân" nói lên lẽ thật chúng ta đang sống chớ không phải tưởng tượng. Trong kinh kể mỗi buổi sáng, trước khi đi giáo hóa, đức Phật dùng thiên nhãn xem hôm nay người nào có duyên với mình, Ngài đi thẳng tới đó giáo hóa. Nơi nào không có duyên Ngài không đi. Rất tiếc Tăng Ni thời nay không có thiên nhãn, nên nhiều khi đi giáo hóa bị thiên hạ rầy. Đó là vì mình không có duyên mà đi đại, đi càn. Tôi nói vậy để quí vị thấy ý nghĩa của chữ có duyên và vô duyên.....
.... Như vậy rõ ràng Phật đi khất thực là gieo duyên với chúng sanh. Nếu cứ ngồi một chỗ, chúng sanh đâu có duyên để đến với Ngài. Nhờ gieo duyên như thế, Ngài độ được vô lượng chúng sanh. Đó là ý nghĩa gieo duyên của đức Phật. Ngài làm hai việc một lúc: Việc thứ nhất tìm người đã có duyên để độ. Việc thứ hai người chưa có duyên thì tới để gieo duyên. Thử hỏi đức Phật hành đạo như thế có tiêu cực không?...
Tăng Ni nhận của Phật tử cúng dường là nhận duyên người ta gieo với mình. Cho nên khi thọ giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni rồi, Tăng Ni đắp y có nhiều mảnh nối, tượng trưng cho những thửa ruộng phước mà chúng sanh đã gieo với mình. Như vậy tinh thần gieo duyên của đạo Phật rất rõ ràng. Người nào đã có duyên thì Phật và chư Tăng, chư Ni độ trước. Người nào chưa có duyên thì tìm cách gieo duyên. Đã có duyên thì dù xa mấy cũng tìm đến, cho nên chùa chiền không cần phải ở giữa thành thị. Tuy ẩn mình trên núi rừng, nhưng Phật tử có duyên vẫn tìm tới như thường. Đó là tinh thần đặc biệt của đạo Phật.
Đạo Phật chủ trương người phát tâm tìm đến, chớ không khuyến dụ, không tuyên truyền, không ép buộc. Chư Sư lặng lẽ tu trên núi rừng, ai tìm tới là người có duyên, nên sẵn lòng hóa độ. Vì vậy đạo Phật không có tham vọng làm bá chủ nhân loại. Chúng ta chỉ hướng dẫn, giáo dục người nào có duyên, còn người không có duyên thì họ tự do lựa chọn con đường của mình, cuộc sống của mình. Qua đó đủ thấy đạo Phật rất tôn trọng tự do của mỗi người, có duyên thì đến không duyên thì thôi....
Nhân đây tôi kể lại câu chuyện thời đức Phật còn tại thế. Ngày xưa có một vị Tỳ-kheo, đệ tử ngài Xá-lợi-phất, tu chứng quả A-la-hán. Thầy đi khất thực cả xóm không ai cúng. Nhiều lần liên tục như vậy khiến Thầy phải nhịn đói. Ngài Xá-lợi-phất thấy thương quá, bèn bảo: "Để ta khất thực đem về cho." Khi Tôn giả khất thực về, sớt cơm qua bát của Thầy. Vì đói quá, tay Thầy run rẩy làm đổ bát cơm đi, nên cũng không ăn được. Phật nói nguyên nhân đời trước Thầy đã mấy lần ngăn không cho người ta cúng dường chúng Tăng, nên bây giờ bị quả báo như thế. Đó là vì thầy Tỳ-kheo này không gieo duyên để người cúng dường, nên bây giờ không được cúng dường, dù Thầy đã chứng quả nhưng vẫn đói như thường. ... Chúng ta phải hiểu lý nhân duyên là thế (Nguồn: HT Thích Thanh Từ giảng)
+ Truyện đức Phật - Không có duyên thì không được cúng dường: Một lần đức Phật cùng nhóm tăng chúng đi khất thực, cả khu dân cư mà không được cúng dường. Sau đó một đệ tử của đức Phật là Mục Kiền Liên cũng vào khu dân cư ấy khất thực thì được đông đảo thần dân nước ấy cung kính đảnh lễ cúng dường Ngài hậu trọng. Các đệ tử Phật thấy sự lạ hỏi đức Phật về nguyên nhân vì sao đức Phật - Bậc tối thượng cũng không được thần dân nước ấy cung kính cúng dường? Đức Phật giảng rằng các quan đại thần và dân nước ấy không cúng dường Như Lai, là vì trong quá khứ Như Lai đã KHÔNG gieo thiện duyên với họ, kết quả là KHÔNG có sự liên quan mật thiết với nhau. Còn Mục Kiền Liên thủa quá khứ là một tiều phu đốn cửu, một hôm đang lượm củi thì đụng phải một tổ ong nên bị ong tấn công, Mục Kiền Liên chỉ biết niệm Phật và nguyện rằng Nam Mô Phật, xin đàn ong đừng đốt tôi, kiếp sau khi tôi thành Phật, trước hết tôi sẽ độ cho các ban, cho đến khi các bạn tu tập cho đến thành Phật, các bạn nên chuyển đổi cái tâm xấu ác của mình, đừng nên hại người nữa, thế là đàn ong không đốt Mục Kiền Liên nữa. Giờ đây Ong chúa trở thành quốc vương, các ong thợ trở thành thần, còn lại thành dân chúng nước ấy. Do đó, khi Mục Kiền Liên đến, họ cung kính đảnh lễ và cúng dường như thế. Nên biết năng lực của lời phát nguyện trong quá khứ mạnh như thế, vậy nên chúng ta cần thường xuyên cần phải gieo nhiều thiện duyên với chúng sinh, nên phát nguyện rộng lớn độ thoát chúng sinh mọi loài, giúp họ thành tựu đạo nghiệp. Lời nguyện vô hình, nhưng chúng sinh mọi loài đều có thể nhận biết lưu chuyển trong tâm họ, nên họ đều có thể nghe được, tự nhiên cảm nhận nếu mình phát khởi thiện tâm với họ. Người thường xuyên tiếp xúc và phát nguyện độ chúng sinh, thì đâu đau họ đến đều có duyên lành giao lưu tốt đẹp. Thế nên, không gieo duyên lành thì dù là Thánh tăng - Bậc A La Hán đắc đạo đi xin cũng không có ai cúng dường cả. Nếu lại còn cản trở người khác cúng dường, thì khi có người cúng dường đến tay chưa chắc ăn được vào miệng như đức Phật ví dụ. (Trích HT Tuyên Hóa giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm - Phần đầu)
+ Tùy duyên: Tùy duyên thì luôn cần có trí phân biện ở đó để linh hoạt ứng sử đúng Như lý như Pháp Phật dậy. Mời tham khảo bài viết Tùy duyên của HT Thích Thanh Từ
+ Mời đọc thêm bài giảng Tùy duyên của HT Thích Thanh Từ