QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Chọn Pháp Tu Ứng Quả Thành tựu - Trí tuệ Bát Chánh Đạo

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ KINH DOANH
CHỌN PHÁP TU ỨNG QUẢ THÀNH TỰU - BÁT CHÁNH ĐẠO

I- CHỌN PHÁP TU - QUẢ THÀNH TỰU

Người tu Thánh Đạo theo các pháp - Được thành tựu sau:
- Tu Nhẫn nhục để có đầy đủ các tướng tốt.
- Tu Tinh tấn để phá trừ ma oán, sớm thành Phật.
- Tu Thiền định nên có thể sinh khởi pháp lành.
- Tu Trí tuệ để dứt bỏ vọng kiến phân biệt.
- Tu Tâm từ để chẳng khởi phiền não, làm hại.
- Tu Tâm bi để thương yêu các chúng sinh.
- Tu Tâm hỷ để diệt trừ tâm ganh ghét đố kị.
- Tu Tâm xả để được tĩnh tại, không yêu ghét...
- Tu Tứ nhiếp pháp để có thể giáo hóa chúng sinh.
- Tu Tứ niệm xứ để thành tựu pháp quán tứ niệm xứ.
- Tu Tứ chánh cần để đoạn trừ tất cả pháp bất thiện.
- Tu Tứ thần túc, đẻ thân tâm nhẹ nhàng, thư thái.
- Tu Năm căn, để có lòng tin vững chắc, siêng năng, không mê mờ, vọng động, luôn tĩnh lặng, thuần hòa dứt các phiền não.
- Tu Năm lực, để mọi thù địch đều diệt hết, không bị phá hoại.
- Tu Bảy giác chi, để khéo giác ngộ tất cả các pháp.
- Tu Tám Thánh Đạo, để có trí tuệ chân chánh, luôn hiện ra.
- Tu Pháp chỉ, để có năng lực trừ bỏ tất cả kết sử.
- Tu Pháp quán, để nhận biết tự tánh của các pháp đúng thật.
- Tu Phương tiện, để có cái vui của hữu vi và cái vui của vô vi.
Này Long Vương, ông nên biết 10 nghiệp thiện ấy hay khiến mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng và tất cả Pháp Phật đều được viên mãn. Vì thế, nên các ông phải nên siêng năng tu học. (Nguồn: Kinh Thập Thiện)

II- Bát Chánh Đạo (Bát tà đạo là nghịch lại) 
Tám Thánh Ðạo Phần, tức tám Chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
1. Chánh kiến: Ðây không phải là cái thấy của mắt thấy, mà là cái thấy của kiến giải trong tâm. Thế nào là kiến giải chính xác? Tức là dùng hành vi vô lậu để quan sát kiến giải của chính mình có chính xác hay không, tức là vật phi lễ chớ nhìn, cái gì không chánh đáng thì không nên xem, vì bất chánh là tà kiến. Ví dụ thầy Tỳ-kheo thấy người không chánh đáng thì không nên nhìn. Cho nên các Tỳ-kheo đều không đi xem phim, không ca múa hát xướng, cũng không cố đi xem nghe. Nếu thích đi xem thì không phải là có chánh kiến, thậm chí trong lòng có nghĩ tưởng đến cũng là không chánh kiến. Nhưng nếu có việc không chánh đáng ở trước mắt, cũng không nghĩ đó là bất chánh mà cho là chánh đáng, đó cũng là chánh kiến.

2. Chánh tư duy: Tư duy là ở bên trong, người ta không thể thấy được, chính mình phải dùng trí huệ vô lậu. Tôi nhiều lần giảng cho quý vị nghe về vô lậu, nhưng càng giảng quý vị càng lậu thêm. Giả sử có được chút trí huệ nào cũng bị chảy sạch hết. Nước trí huệ rịn chảy hết thì có lửa vô minh sanh ra. Pháp mà tôi giảng cho quý vị nghe là pháp hay nhất mà cả trong thiên hạ này không pháp nào hay hơn. Nếu không chịu chú ý, chẳng nghe cho kỹ thì dù Ðức Phật Thích Ca tái thế cũng cứu không được quý vị. Vô lậu tức là không có tà tư tà kiến. Không có tâm dâm dục tức là vô lậu. Có tâm dâm dục tức là hữu lậu. Chánh tư duy tức là vô lậu, tà tư duy tức là hữu lậu. Tư duy thuộc về tâm, cũng là ý. Trong ý niệm không khởi một niệm không chính đáng nào tức là Chánh tư duy.

3. Chánh ngữ: Là trong lời nói của chính mình không có một chút ý nào dâm loạn. Những lời nói ra đều thật đứng đắn. Nếu ai có nói với mình những lời không đứng đắn, mình cũng phải nói với họ những lời đứng đắn mà không được dùng lời không đứng đắn đáp lại. Ðó tức là chánh, là khẩu nghiệp thanh tịnh. Trên đời này bất cứ người nào cũng gặp phải điều ấy. Nếu có ai nói những lời không đứng đắn, chẳng cần phê bình họ nói không đúng, mà không nên tiếp cận với họ là được. Nhưng mặt khác, bạn không cần cho họ là nói lời không chánh đáng, thế thì không chánh đáng cũng biến thành chánh đáng. Chánh tư duy tức là ý thanh tịnh, mà chánh ngữ là khẩu nghiệp thanh tịnh.
4. Chánh nghiệp, là thân nghiệp thanh tịnh. Dùng trí vô lậu để trừ bỏ tà nghiệp của bản thân. Tà nghiệp là gì? Cũng tức là niệm dâm dục. Một số người mượn câu "Không tức là sắc, sắc tức là không" mà hành động sai quấy, đây tức là tà nghiệp. Trí vô lậu tức là trí huệ không có những thứ không chánh đáng. Có người chỉ có tà huệ, bảo họ làm việc đứng đắn thì họ không biết làm, nhưng nếu bảo họ làm việc bậy bạ (như hành dâm...) thì họ thông minh hơn những người khác, đó là tà nghiệp. Chánh nghiệp thuộc về thân nghiệp.

5. Chánh mạng. Chánh mạng đối lại với tà mạng. Sao gọi là tà mạng?
i) Hiện tướng khác người để hiện bày việc kỳ lạ. Những người này biểu hiện ta đây không giống với người khác: "Các vị xem tôi đây khác với mọi người!" Như ở Hương Cảng có một vị Pháp sư người Trung Hoa cố ý đắp y Tiểu thừa. Ở Ðài Loan cũng có những người như vậy, mục đích của họ chỉ là lôi kéo sự chú ý của người khác để được cúng dường. Một số người có mắt như mù, liền cho họ là bảo bối rồi đến cúng dường.
ii) Tự nói mình có công đức. Những người này tự khoe khoang công đức của chính mình, nói Viện Dưỡng Lão kia là của tôi lập nên, hoặc nói tôi xuất ra bao nhiêu tiền để làm trường học, độ được một số đệ tử, lập nên một số cảnh chùa, cúng dường mấy trăm vị Hòa thượng. Tóm lại, đó là sự khoe khoang công đức của mình. Kỳ thực, chỉ có những người ngu si mới tin được lời họ; còn người có trí huệ, giả sử nhắm mắt lại, chỉ nghe họ nói cũng có thể biết được đó là lời nói khoác.
iii) Bói toán. Gieo quẻ, tính toán số mạng tốt xấu cho người khác. Những hạnh nghiệp này chẳng phải chỉ người tại gia, mà người xuất gia cũng có làm. Họ có thể nói với kẻ dễ tin: "Anh nên đưa tôi một triệu bạc để làm việc thiện, nếu không thì ngày mai có thể phải chết đấy!" Kẻ ấy nghe nói một triệu có thể mua được tánh mạng thì đâu phải là nhiều, liền đồng ý đưa ngay. Nhưng đâu có biết rằng giả sử không đưa tiền cũng không nhất định ngày mai phải chết. Hoặc họ nói: "Ngày mai anh có thể gặp được một việc tốt đẹp. Chỉ cần hôm nay anh đưa trước năm mươi lượng vàng làm việc công đức, thế nào ngày mai anh cũng được năm trăm lượng vàng." Kẻ ấy nghĩ thầm: "Một lượng lãi tới mười lượng, có gì mà tiếc!" Thế rồi bị lường gạt. Kết quả ngày thứ hai chẳng những không có vàng, cả đến thầy bói cũng không thấy đâu nữa, bèn cho là đã gặp bậc thần tiên.
iv) Lớn tiếng ra oai. Có những vị Thầy thích lớn tiếng hò hét vô duyên cớ, khiến cho người nể sợ. Những người ấy còn cho rằng vị Thầy này tiếng nói rổn rảng mà cung kính vị ấy. Ðây tức là tà mạng. Nếu khi giảng pháp, phòng rộng lớn mà người đông, thì có thể giảng kinh lớn tiếng. Nhưng nếu có micro thì không cần phải to tiếng quá. Cứ nói chuyện bình thường, chẳng cần phải hò hét lớn tiếng. Người lớn tiếng ra oai lại chẳng biết đó là một trong năm thứ tà mạng.
v) Nói lên sự cúng dường để khích động người khác. Ví dụ nói: "Anh biết không! Tôi đến nhà cư sĩ ăn một bữa trai thật ngon, họ còn dùng nấm mèo trắng, nấm đông-cô... để đãi tôi, thật là một bữa ngon quá sức!" Hoặc đến nhà một cư sĩ niệm câu thần chú để khiến người khác cho họ ăn ngon. Một khi niệm chú như thế, vị cư sĩ ấy cảm thấy chính mình phải nên cúng dường một ít thức ăn, thậm chí không có tiền, phải đi vay mượn để mua đồ chay cúng dường vị Thầy. Ðâu biết rằng vị Thầy ấy đã phạm vào năm thứ tà mạng rồi.

6. Tinh tấn: Có Chánh tinh tấn và Tà tinh tấn. Sao gọi là Chánh tinh tấn? Giống như chúng ta đang lễ Phật, niệm Phật suốt ngày không nghỉ ngơi, đó là Chánh tinh tấn. Nếu bạn đi đến chỗ khác nói chuyện khào, càng nói càng hăng, khoa chân múa tay, đó gọi là Tà tinh tấn, không có lợi ích chi, lại chẳng có tác dụng gì. Sao gọi là Chánh tinh tấn? Chánh tinh tấn chính là làm việc có ích. Sao gọi là Tà tinh tấn? Tức là làm việc vô ích, ví như đối với Phật pháp phải dụng công, nhưng lại lười biếng chỉ nói chuyện tào lao lười biếng cũng như, khi nghe kinh, không luận bận rộn cách mấy cũng phải đến nghe kinh, đến để hộ trì pháp hội, đó gọi là Chánh tinh tấn. Nếu vốn không bận việc gì, nhưng cũng không đến nghe kinh, đó gọi là không tinh tấn. Giống như chúng ta ở đây có mấy vị cư sĩ, hễ xem phim thì rất tinh tấn, chịu đi long nhong đường lớn hẻm nhỏ mà chẳng đến nghe kinh, có pháp hội mà chẳng đến hộ trì, đó đều là không tinh tấn. Chánh tinh tấn là không luận ở chỗ nào có pháp hội thì đến ủng hộ, hộ trì đạo tràng. Nếu khoái đánh bài, cờ bạc... đó là Tà tinh tấn.

7. Chánh định: Chánh định là Tam-muội, còn gọi là Chánh thọ. Chánh định là dùng trí huệ vô lậu để tu định, thứ định này tất cả cảnh giới tà không thể lay động được. Tôi giảng kinh cho quý vị nghe, quý vị nhớ được một câu thì đi đến bất cứ đâu cũng dùng không hết. Nhưng nếu quý vị không nhớ được câu nào, quên sạch hết thì đi đến đâu sẽ bị cảnh giới ấy lay chuyển, chạy theo cảnh giới ấy, đó là không có chánh định. Có người nói: "Tôi biết tôi không có chánh định." Ðã biết là không có, sao không dùng chánh định? Cũng như có mấy người nọ, khi nghe tôi giảng điều gì đó đều nói: "I know, I know." Ðã biết sao còn phạm phải sai lầm?

8. Chánh niệm: Chánh niệm là niệm trí huệ vô lậu, không còn hữu lậu nữa. Không còn hữu lậu tức là không có tâm dâm dục. Không có tâm dâm dục tức chánh niệm. Có tâm dâm dục tức là tà niệm. Có người nói: "Người ấy có tâm dâm dục đối với tôi, nhìn thấy mắt họ là biết ngay." Nếu không có tâm dâm dục, sao lại đi nhìn vào mắt người ta? Mình có tâm gì? Chính mình nếu không có tâm dâm dục, làm sao biết người ta có? Nếu không có thì là thanh tịnh hoàn toàn, trong sạch không nhiễm ô, chính mình không có chút tư tưởng nào về việc đó cả thì làm sao biết được kẻ đối diện mình có tâm dâm dục? Vậy thì rõ ràng là không diệt trừ tâm dâm dục, không dứt tâm dâm dục chính là tà niệm, không phải chánh niệm. (Nguồn: Kinh A Di Đà - HT Tuyên Hóa giảng)

III- Mô tả Bát Chánh Đạo theo Tâm lý học Tây phương

Bát Chánh đạo: Việc sử dụng trí tuệ đúng đắn là điều quan trọng. Các tín ngưỡng ở phương Đông đã nhận thức được điều này từ lâu, và các nền văn hóa phương Tây hiện nay cũng bắt đầu ý thức điều này. Các Phật tử thực hành Bát chánh đạo bao gồm tám yếu tố bắt đầu bằng Chánh kiến và Chánh tư duy. Cả hai đều có liên hệ đến minh triết—một hình thức phân biện làm thức tỉnh trong ta quan năng hiểu biết, khiến cho chúng ta thấy được mọi vật đúng bản chất thật sự của chúng. Chánh kiến thúc đẩy ước vọng, thế nên chúng ta một cách có ý thức trở nên sống bớt ích kỷ, và điều này khiến chúng ta trao dồi hạnh kiểm đạo đức trong công việc hàng ngày như chánh ngữ, chánh nghiệpchánh mạng, và nhờ thế hạn chế các thiếu sót của phàm ngã chúng ta. Khi điều này xảy ra, chúng ta bắt đầu tập trung vào chánh tinh tấn, chánh niệm chánh định trong đời sống của mình. Nhưng điều này không phải là tất cả. Chúng ta phải tiếp tục thực hành chánh niệm và chánh định để tiếp tục duy trì chánh kiến và các yếu tố khác. Như thế, thật ra các yếu tố của Bát chánh đạo thật sự có quan hệ với nhau, trau dồi yếu tố này hỗ trợ sự vun bồi tất cả các yếu tố khác. Một khi chúng ta đạt được các yếu tố đầu tiên thì các yếu tố liên quan đến sự định trí tư tưởng (chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định) sẽ dễ duy trì, nhưng chúng vẫn cần được hoạch đắc.

1. Chính kiến (Right belief) là cách chúng ta nhìn cuộc đời, thiên nhiên, và thế giới chung quanh ta. Nếu được hiểu biết đúng đắn, nó sẽ giải thích lí do ẩn tàng đằng sau sự hiện hữu của con người, của đau khổ, bệnh tật, tuổi già, chết chóc, tham lam, thù hận và ảo tưởng. Nó bắt đầu bằng sự hiểu biết về chính chúng ta và môi trường ngay xung quanh ta, và khi chúng ta phát triển và trở nên ý thức được linh hồn nhiều hơn, nó trở thành hiểu biết minh triết về vũ trụ mà chúng ta sống trong đó.
2. Chính tư duy (Right Intention) là việc tác động ý chí của chúng ta lên Phàm ngã, làm cho nó thay đổi trở thành tốt đẹp hơn. Chúng ta tinh luyện các thể thấp, tinh khiết hóa chúng để chúng trở nên thích hợp để thể hiện một cách có ý thức linh hồn chúng ta. Nói cách khác, chúng ta phải kiểm soát chúng ta và loại bỏ các tính xấu như ác ý, hung dữ, độc ác, tham lam, ích kỷ, và các tính chất tiêu cực khác. Thay vào đó, chúng ta theo đuổi con đường tinh thần của thiện chí và bất hại hướng về những người khác.
3. Chánh ngữ liên quan đến việc loại bỏ các từ có thể gây hại—như nói dối, phê phán chỉ trích, nhạo báng, lăng mạ, và ngay cả việc nói hành (nhiều chuyện). Chúng ta nói đúng lúc, đúng sự thật, dùng lời lẽ hợp lý, gói gọn, và hướng đến một kết quả tích cực trong tâm trí. Nếu điều này không thể, chúng ta không nói gì cả, cố gắng hết sức để ngay cả không nghĩ đến những tư tưởng tiêu cực vốn không nên nói ra thành lời. Right Action (or right conduct) involves practicing moral activities that will not bring harm to anyone else. One lives life scrupulously, mercifully and with compassion for the welfare of all living things. One avoids any misconduct.
4. Chính nghiệp liên quan đến việc thực hành các hành động đạo đức không gây hại cho bất kỳ ai. Chúng ta sống một đời sống cẩn trọng, tử tế, từ ái vì hạnh phúc của tất cả sinh linh. Chúng ta tránh bất kỳ hành vi vô đạo đức nào.
5. Chánh mạng (Right Living) đòi hỏi sống và làm việc một cách chân thật, tránh can dự vào những công việc kinh doanh làm hại người khác.
6. Chánh tinh tấn (Right Endeavor) là kiên trì nỗ lực từ bỏ tất cả những tư tưởng, lời nói, hành động sai lầm và ác độc. Thay vào đó chúng ta sống vô kỷ, giúp đỡ người khác, dùng lời nói và tư tưởng thân ái về người khác.
7. Chánh niệm (Right Mindfulness) là việc thường xuyên giữ tâm trí tỉnh táo với tất cả những sự việc có thể ảnh hưởng đến thể xác, thể cảm xúc và thể trí. Nó là việc trao dồi sự tỉnh thức và chú tâm đến tất cả sự việc xung quanh ta, kèm theo ý định quyết tâm để tập trung, nhớ, tránh sự vô tâm và lãng trí.
8. Chánh định (Right Concentration) đòi hỏi sự chú tâm toàn diện về đối tượng mà chúng ta đang xem xét khi tham thiền. Nó được phát triển thông qua chánh niệm khi tham thiền và được dùng để dập tắt các xao lãng trong khi tham thiền. Thông qua chánh định bạn vun bồi Minh triết và Tri kiến, và có thể hoàn toàn khảo sát năng lực của bạn để phát triển chánh kiến, thấy được sự thực liên hệ đến các diễn biến và biến cố của đời sống. (Nguồn: Trường MFVN)