TRÍ TUỆ MINH TRIẾT - PHẬT PHÁP
TRONG ĐẦU TƯ - KINH DOANH - BUÔN BÁN
I- Theo Nhân trắc học bàn về Nhân duyên kinh doanh - Giầu có theo Nhân quả luân hồi:
1- Số mệnh là có - Do Nhân Quả an bài - Có thể thay đổi qua tu hành Phật pháp:
* Đức Phật dậy: Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh.
Mời đọc để biết cảnh dị đồng khác nhau do Nhân nào - Quả đấy mà mỗi người phải nhận lãnh tùy theo Nhân mình đã gieo tại: Kinh Thiện Ác Nhân Quả - PS Tịnh Không giảng
* Chữ Duyên rất quan trọng: Có một đệ tử hỏi Phật rằng, “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?"
Phật rằng: “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có 4 điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là:
Điều 1: Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
Điều 2: Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.
Điều 3: Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
Điều 4: Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên. (Xem: Bốn Điều Phật Không Thể Làm)
2- Nhân duyên gặp và tương tác giữa người với người: Chữ "Nhân" trong nhân duyên quyết định việc Ta người có thể gặp nhau khi hội tụ đủ "Duyên" cần thiết. Chữ nhân này do đâu mà có? Căn bản do trong tiền kiếp, Ta với họ cùng gieo "Nhân" lành dữ/ Thiện ác với nhau, nên kiếp này cùng nhau tái sanh để nhận quả báo đã gieo với nhau dù là xấu hay tốt, để thanh toán nợ lần với nhau. Đức Phật dậy "Gieo nhân gì gặt quả đấy, là "Trồng dưa được dưa - Trồng đầu được đậu". Trong kinh doanh thì cần gieo nhân thiện, chánh gieo nhân ác.
Gieo "Nhân" là có hành động, lời nói, suy nghĩ thiện ác, lành dữ với nhau. Theo đó mà "gặt quả báo" khác nhau. Không có "Nhân" thiện ác sâu thì dù có chút "Duyên" gặp mặt thì dù gặp cũng như không, chỉ nhìn thấy nhau chút mà thôi, khó mà phát sinh giao tiếp, nói chi xuống tiền mua hàng, sử dụng dịch vụ của nhau, làm giầu cho nhau.
+ Gieo nhân thiện không ngoài ba pháp bố thí như đức Phật dậy, mỗi loại có quả báo tương ứng khác nhau:
- Bố thí Tài: Cho đi tiền bạc, tài sản như thức ăn, quần áo, thuốc thang, đồ dùng ... là gieo nhân giầu -> Được quả báo giầu có, tâm thần an ổn....
- Bố thí pháp: In kinh và phát miễn phí, giảng kinh thuyết pháp, chỉ dẫn tu tập cho người có duyên là gieo nhân trí tuệ -> Được quả báo là người thông minh, phát triển trí tuệ phân biện, tinh thông các Pháp, học một biết mười....
- Bố thí Vô úy: Không gây tổn hại và thực hiện phóng sinh là gieo nhân sống thọ -> Được quả báo sức khỏe tốt, ít bệnh, thọ mạng lâu dài ....
+ Gieo nhân không thiện không ác: Chỉ lấy sức lao động ra làm giầu, nuôi sống gia đình là chính. làm giầu qua tiết kiệm, tích trữ của cải. Do ít gieo nhân ác nên ít bị tiêu tán tài sản. Ví như do ốm đau, lừa mất, bị nước lửa mất .v.v... Trong kinh doanh thì ÍT CÓ DUYÊN gặp gỡ khách sẵn sàng xuống tiền mua hàng hóa, dịch vụ. Nói chung không thuộc hàng mua may bán đắt, khó làm giầu từ kinh doanh.
+ Gieo nhân thiện ác đan xen: Thì được quả báo tương ứng. Ví như gieo nhân thường bố thì tiền tài thì được giầu có. Nhưng lại nóng giận, thù hận thì rễ bị sinh bệnh, tiêu tốn tài sản, chết uổng, sống không thọ....
+ Gieo nhân xấu ác nhiều như Sát sanh - Trộm cắp - Tà dâm - Nói giối - Nghiện ngập - Kiêu mạn - Sân hận. Quả báo của nhân xấu ác trong kinh doanh nhẹ thì hao tán tiền tài, gia đình lục đục, nặng thì tan nát nhân duyên phá sản, tù tội, mất hết danh dự nhân phẩm ....
=> Nói theo thế gian thì Số mệnh do nhân quả an bài, đây là chỉ với người KHÔNG tu cải mệnh. Cho nên, sống thiện lành và năng gieo NHÂN lành ngay khi CÓ DUYÊN gặp gỡ người khác, càng nhiều người càng tốt, là để tích lũy phúc báu, để được tăng trưởng tiền tài, cải mệnh từ nghèo sang giầu có ngay đời này và nhiều đời sau giầu có nữa.
3- Làm sao biết có Duyên lành mở kinh doanh: Trong kinh doanh, nếu Ta/ Người bán và Khách/ Người mua KHÔNG có duyên với nhau thì KHÔNG thể có cơ hội gặp gỡ, dù là gặp mặt trực tiếp hay gặp nhau qua mạng xã hội. Đây là chưa nói duyên lành dữ. Mà KHÔNG gặp thì sao có thể thực hiện trao đổi, thương thảo để thực hiện xuống tiền mua bán, sử dụng dịch vụ của nhau được. Nhân Trắc Học căn cứ vào Lá số Số mệnh theo Tứ trụ sẽ cho dự báo biết nhân lành dữ, nếu Ta mở kinh doanh thì sẽ có Khách - Có đông khách hàng hay không? Ở đây là chỉ nói đến nhóm Khách biết đến việc kinh doanh của Ta, có cơ sẵn sàng xuống tiền mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của Ta, chứ không nói đến nhóm Khách biết Ta có kinh doanh nhưng KHÔNG sẵn sàng xuống tiền. Để có được điều này, Ta cần hội đủ hai thứ NHÂN và DUYÊN.
Hội đủ các nhân duyên, trong đó Nhân lành về phát lộc tiền tài quyết định sự thành bại khi đầu tư kinh doanh. Mời đọc bài viết Phát triển sự nghiệp - Kinh doanh giầu có
4- Khơi dậy và phát huy Duyên lành:
+ Nhân lành biểu lộ qua Thời vận: Con người có Vận mệnh riêng trong cái chung, được quyết định căn bản trên cơ sở Nghiệp riêng và cộng nghiệp, theo đó mà có cuộc sống sướng khổ khác nhau theo như Nhân Quả đức Phật đã dậy. Người trí thì biết cách "Xu cát - Tị hung/ Đón cát - Chánh hung". Thánh hiền có nói "Thời vận không thông - Mưu cầu vô ích". Do đó, cần nắm bắt Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, biết khi nào nên tiến thì tiến, nên dừng thì dừng, nên lui thì lui. Đây là nói hành nhân thuận theo đạo trời đất vậy. Ví như mùa xuân cây đam trồi nảy lộc, mùa hạ phát triển xum xuê, mùa thu lá rụng về cội, mùa đông sơ xác tiêu điều, vạn vật dừng nghỉ ngơi. Con người sống thì cũng thuận theo tự nhiên, thực hành lời dạy của Thánh hiền về thuật dưỡng sinh cũng chính là thuận theo Đạo vậy.
+ Thời vận trong con người biểu lộ qua các Đại vận:
- Đại vận - Thời vận mỗi mười năm: Mỗi người sanh ra đều trải qua khoảng 8 Đại vận tương ứng với tuổi thọ trên 80 tuổi. Mỗi khi đổi Vận là có sự thay đổi cát hung họa phúc, có thể hiểu đơn gian như thay đổi của 12 tháng và bốn mùa tuần hoàn trong năm vậy.
- Thời vận không thông - Hung nhiều cát ít: Đặc biệt trong kinh doanh, thời vận không thông thì rễ buôn bán ế ẩm, thất tán tài sản nhiều hơn là tăng trưởng, tích lũy. Nghĩa là thời điểm có "Nhân" lành thì ít, Nhân dữ thì nhiều khởi phát theo thời vận nào đó, lại còn mỗi vận mười năm, cát hung chia theo mỗi 5 năm, cả cuộc đời đều như vậy. Nắm bắt được "Thiên thời" này thì hành động sao cho phù hợp với vận mệnh là "Xu cát - Tị hung". Ví như, gặp vận khôpng thuận thì nên bảo toàn lực lượng, sống trong an vui, thanh thản, tiến tu học tinh tấn chờ thời. Khi thời vận thông thuận đến thì cần chớp thời cơ mạnh dạn mở rộng đầu tư kinh doanh phù hợp với Phật pháp để có thể duy trì, kéo dài lâu vận thông thuận, cũng tức là Pháp hạn chế và rút ngắn vận không thuận.
- Thời vận thông thuận thì "Nhân" lành chỉ chờ thời gian đến là hội đủ "Duyên" thiện lành. Căn cứ vào "Nhân" lành mà chớp thời cơ, có hoạt động phù hợp, mang lại hiệu quả thiện lành cao nhất. Muốn vậy, cần có các yêu tố sau:
+ Chọn phương hướng: Xem Lá số sinh mệnh xem "Nhân" lành, căn cứ vào "Dụng thần" của mệnh và Đại vận để xác định phương hướng, địa bàn hoạt động cho phù hợp. Đây là phương mà người Ta gặp sẵn sàng giúp nhau, là vì có "Nợ Duyên" lành với nhau, gặp nhau sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ nhau.
+ Gieo nhân lành mới: Cần luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người theo khả năng và khi người khác có nhu cầu cần giúp đỡ. Đây là hành động gieo "Nhân lành" ngay khi có thuận "Duyên", để tạo nguồn phúc báo tùy theo "Nhân" mình đã gieo, chắc chắn có ngày gặp "Quả ngọt" từ "Nhân" đã gieo.
Theo Kinh Ma Ý. Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo: có 5 việc bố thí được phước báu lớn:
1. Tạo lập vườn tược (để trồng trọt),
2. Trồng cây bên đường (làm lâm nghiệp)
3. Tạo tác cầu cống (thuỷ lợi & giao thông)
4. Đóng thuyền to (để cứu hộ và phòng thiên tai),
5. Vì người sẽ đến mà xây cất chỗ ở (lo an cư cho dân)
+ Giải pháp hội tụ duyên lành gặp gỡ để có quả báo tốt đẹp: Nên kín đáo quảng bá thương hiệu hướng đến phương hướng, vùng miền địa lý chủ đạo mà mình có thể đón nhận được nhiều "Duyên lành" nhất có thể, trên tinh thần quảng cáo hàng hóa, dịch vụ chân thành, chất lượng đúng sự thật. Hoạt động kinh doanh luôn giữ uy tín. Sử dụng lợi nhuận theo như Phật dậy để luôn phát triển kinh doanh ngày càng rộng mở, lại thường gieo "Nhân" lành qua việc làm từ thiện, phổ biến Phật pháp, phóng sanh.
+ Cần gây dựng tiền tài: ... Này gia chủ, có năm lý do để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?
Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ; làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ; vị ấy giữ tài sản được an toàn Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư Thiên.; Vị ấy tổ chức cúng dường các vị Sa Môn, Bà La Môn.... Làm giàu chân chính vẫn là điều mà Đức Phật khuyến khích và tán thán chúng ta. (Nguồn: Phật dậy về làm giầu)
* Trên đây là Nhân Trắc Học tổng hợp sơ lược kiến thức Thánh hiền dậy, rất mong nhận được góp ý.
II- Theo Pháp thế gian:
Thời hiện tại có nhiều kiến thức kinh nghiệm trong đầu tư kinh doanh buôn bán đã được viết thành kinh điển rất tuyệt, nhưng nên biết đây đều chỉ nói về chư DUYÊN trong kinh doanh là chính. Thời nay cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa đạo đức chánh đạo, thậm trí cả Trí tuệ Phật pháp vào kinh doanh.
III- Theo Minh triết và Phật pháp
+ Người buôn bán:
19.- Người Buôn Bán
- Thành tựu ba chi phần .... Người buôn bán, vào buổi sáng không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi trưa không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi chiều không có nhiệt tâm chăm chú vào công việc => một người buôn bán không thâu nhận được tài sản chưa được thâu nhận và không tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận.
Thành tựu ba chi phần,... Người buôn bán, vào buổi sáng có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi trưa có nhiệt tâm chăm chú vào công việc, vào buổi chiều có nhiệt tâm chăm chú vào công việc => một người buôn bán thâu nhận được tài sản chưa được thâu nhận và tăng trưởng tài sản đã được thâu nhận.
20.- Người Buôn Bán
- Thành tựu với ba chi phần,.... Người buôn bán có mắt, khéo phấn đấu, xây dựng được cơ bản....
Người buôn bán có mắt: Biết các thương phẩm. Vật này mua như vậy, bán như vậy, sẽ đưa lại tiền như vậy, tiền lời như vậy.
Người buôn bán khéo phấn đấu: Người thương gia khéo léo mua và bán các thương phẩm.
Người thương gia xây dựng được căn bản: Người buôn bán được các gia chủ hay con các gia chủ, được các nhà giàu, có tiền bạc lớn, có tài sản lớn biết đến như sau: "Người buôn bán này là người có mắt, khéo phấn đấu, có đủ sức cấp dưỡng vợ con, và thường trả tiền lời cho chúng ta. Chúng ta trao hàng hóa cho người này: "Này bạn thương gia, hãy lấy tiền này, xây dựng tài sản để nuôi dưỡng vợ con và thường thường trả tiền lời cho chúng tôi". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người buôn bán xây dựng do có cơ bản.
Thành tưụ với ba chi phần này, này các Tỷ kheo, người buôn bán, không bao lâu đạt dến tài sản lớn mạnh và rộng lớn. (Nguồn: Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba pháp)
+ Đệ tử Phật kinh doanh buôn bán: A-Nan thưa với Phật: Thế nào là thế gian sự? Thế nào là thế gian ý? Thật khó phân biệt.
Giảng: Tại sao có thẻ làm thế gian sự mà không có thế gian ý xen tạp chỉ huy? Để mọi người thấu rõ ý nghĩa, phân biệt việc làm, nên tôn giả A Nan lại bạch hỏi Phật lần nữa, để Phật minh xác giải thích tường tận.
Phật nói: Là đệ tử Phật có thể mua bán kinh doanh thương nghiệp, đúng cân đủ thước, không nên lừa dối, làm đúng tình lý, không trái lương tâm lý tánh tự nhiên, tống táng, hôn thú, di cư đều là thế gian sự.
Giảng: Thế gian sự thì vô số kể không thể nào nói hết. Ở đây đức Phật chỉ nêu vài việc làm thí dụ để giảng giải cho chúng ta hiểu rõ Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phật pháp không trở ngại thế gian pháp. Thế gian pháp là điều mà chúng ta thường nhựt sinh hoạt, như ăn, uống, ngủ nghỉ, thân quyến bằng hữu, ân nghĩa giúp đỡ, hôn quan tang tế, mà hành giả công phu tu tập Phật pháp cũng sinh hoạt ở trong những sự vụ lớn nhỏ hằng ngày đó. Nhưng hành giả tu Phật có khác với kẻ thường tình là thấu rõ thế gian mộng huyễn, các pháp vô thường, nên thanh thản buông thả, khởi lòng vị tha phương tiện dùng giả hiển thật, lấy huyễn độ chân, nên ở trong đời làm việc đời mà không nhiễm đời. Như hoa sen trong bùn mà không dính mùi bùn hôi tanh. (Nguồn: KINH ANAN VẤN PHẬT SỰ CÁT HUNG - HT Tịnh Không giảng)
+ 410. MƯỜI HẠNG NGƯỜI HÀNH DỤC
1) Có hạng người hành dục tìm cầu của cải một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời sống lâu.
2) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cảnh giới an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
3) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
4) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
5) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợï con, dầy tớ, người giúp việc, nhưng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu.
6) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Nhưng khi có của cải rồi lại bị đắm nhiễm, hệ lụy. Khi đã bị hệ lụy, đắm nhiễm, không thấy được tai hoạn, không biết đến sự xuất yếu mà tiêu dùng
7) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, phải lẽ, kẻ ấy có thể tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, thọ hưởng lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết được sự xuất yếu mà tiêu dùng.
8) Hành dục một cách phi pháp vô đạo, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ, cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng không cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là thấp hèn nhất.
9) Hành dục một cách vừa hợp pháp vừa phi pháp, kẻ ấy tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường sa-môn, phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối thượng.
10) Hành dục một cách hợp pháp, phải lẽ, kẻ ấy không tự nuôi thân đầy đủ cùng nuôi cha mẹ, vợ con, đầy tớ, người giúp việc, cũng cúng dường Sa-môn, Phạm chí để được lên cõi an vui, hưởng thọ lạc báo, sanh vào cõi trời, sống lâu. Khi có của cải rồi, không đắm nhiễm, không hệ lụy. Đã không hệ lụy, không đắm nhiễm, thấy được tai hoạn, biết sự xuất yếu khi tiêu dùng, thì kẻ hành dục này so với các người hành dục khác là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu.
* Cũng như con bò có sữa, do sữa có lạc, do lạc có sanh tô, do sanh tô có thục tô, do thục tô có tô tinh. Tô tinh là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. Này Cư sĩ, cũng như vậy, so với các người hành dục khác, kẻ hành dục này là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối tôn, tối diệu. (Nguồn: Kinh Hành Dục-Trung A Hàm)
+ Nghiệp giầu có - Nguyên nhân giầu có: Một trong những nguyên nhân thành đạt trong kinh doanh là phát tâm cúng dường, bố thí và giữ đúng lời hứa. Thực hiện đúng lời hứa không những giữ uy tín mà còn lưu phước cho hậu kiếp. Một ví dụ sau đây được trích trong Tăng Chi Bộ - Đại tạng kinh:
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?
– Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn. (Nguồn: Phật dậy về làm giầu)
+ Đại gia giầu có: Tại buổi khai quang Vạn Phật Thánh Thành, HT Tuyên Hóa trên thượng đài nói "Những người có tiền xin chú ý! Nay nói thật với các vị, tôi là một Hòa Thượng nghèo, thật "Xin lỗi" những người có tiền, tại sao? Vì người có bao nhiêu tiền thì có bấy nhiêu tội nghiệp. Tiền của bạn nếu chân chánh làm ra thì không thể phát nhanh như thế. Nếu là bạo phát, không phải đánh bạc, mua rẻ bán đắt, trốn sâu lậu thuế thì, cũng dùng mưu mô thủ đoạn. Tiền đó tất nhiên không hợp pháp, có gì mà bạn kiêu ngạo? Đó đều là mánh khóe cả". (Sách Nhân Sinh Yếu Nghĩa, Tr110 - HT Tuyên Hóa giảng)