QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Sách Giáo Lý Bí Nhiệm I

SÁCH GIÁO LÝ BÍ NHIỆM
PHẦN I 
BẢN DỊCH LẦN THỨ TƯ

Dịch thuật - GIÁO LÝ BÍ NHIỆM
(THE SECRET DOCTRINE)
(TỔNG HỢP KHOA HỌC, TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC)
Quyển I
VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN LUẬN
(COSMOGENESIS)
PHẦN I
TÁC GIẢ - H. P. BLAVATSKY
 
PHẦN I
Trần Ngọc Lợi - Dịch thuật
 
Tôi xin kính dâng tác phẩm này cho mọi người Nghiên Cứu Minh Triết Thiêng Liêng chân chính ở khắp bốn biển năm châu, thuộc đủ mọi chủng tộc. Chính vì họ mà nó đã được soạn ra.
LỜI NÓI ĐẦU CỦA ẤN BẢN LẦN THỨ NHẤT
 [ Mời đọc giả đọc ở bản PDF nêu trên ]
 
 
Bảng toát yếu sau đây sẽ giúp cho độc giả một ý niệm rõ hơn:
1) CHÂN NHƯ TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE)( ): Thái Cực Thượng Đế (Parabrahman) của Ấn giáo (Vedantins) hay Thực Tại Duy Nhất (One Reality). SAT, như Hagel nói, vừa là Bản Thể Tuyệt Đối (Absolute Being), vừa là Phi Bản Thể (Non- Being).
2) Thượng Đế Ngôi Một (The First Logos): Thượng Đế vô vi, không biểu lộ, là Đệ Nhất nguyên nhân, sau đó mới có Thượng Đế biểu lộ. Đó là “Căn nguyên thứ nhất” (“First Cause”), căn nguyên Vô ý thức của những người Âu Châu tin theo thuyết Phiếm Thần.
3) Thượng Đế Ngôi Hai (The Second Logos): Tinh Thần-Vật Chất, SỰ SỐNG; “Tinh Thần của Vũ Trụ”, Purusha và Prakriti.
4) Thượng Đế Ngôi Ba (The Third Logos): Ý Niệm Thiêng Liêng, Mahat hay Đại Trí Tuệ, Đại Hồn của Vũ Trụ; Thực Thể của Vật Chất trong Vũ Trụ (the Cosmic Noumenon of Matter), căn bản của mọi tác động khôn ngoan ở trong và ở ngoài Thiên Nhiên, người ta cũng gọi cái đó là Đại Bồ Đề (Mahat-Buddhi).
THỰC TẠI DUY NHẤT (The ONE REALITY) với hai trạng thái trong Vũ Trụ hữu hạn (conditioned Universe) ( ).
II. ĐỊNH LUẬT CHU KỲ
Kế đó, Giáo Lý Bí Nhiệm khẳng định toàn thể Vũ Trụ, vô biên trong không gian và vô cùng trong thời gian, là cái sân trường biểu lộ của vô số vũ trụ luôn luôn xuất hiện và tan biến theo từng chu kỳ. Tính cách trường cửu của điểm Chơn Thần ( ) chỉ ngắn ngủi như cái chớp mắt của Tự Hữu Tự Tại (Self-Existence) (Thiền Định Chân Kinh). “Sự xuất hiện và biến tan của các bầu Thế giới ví như nước lớn, nước ròng” ( ).
Giáo điều này diễn tả sự phổ cập tuyệt đối của định luật chu kỳ trong vũ trụ, biểu hiện nơi mực nước lên xuống của thuỷ triều, mà khoa học vật lý đã quan sát và ghi nhận trên tất cả mọi lãnh vực trong cõi thiên nhiên. Sự nối tiếp nhau giữa Ngày và Đêm, Sinh và Tử, Ngủ và Thức là một sự kiện hoàn toàn phổ cập khắp nơi, không hề có ngoại lệ đến nỗi người ta rất dễ nhận thấy đó là một trong những Định Luật căn bản tuyệt đối của Vũ Trụ.
III. ĐỊNH LUẬT TIẾN HOÁ
 Sau nữa, Giáo Lý Bí Nhiệm dạy rằng, tất cả mọi Linh hồn đều đồng chung một tính chất với Đại Ngã hay Đại Hồn của Vũ Trụ; bản thân Đại Hồn là một khía cạnh của Cội Rễ Bất Khả Tri. Mỗi Linh Hồn là một điểm Linh Quang phát xuất từ Đại Ngã, phải dự vào cuộc hành hương, trải qua một chu kỳ nhập thế, theo định luật Nhân Quả và Luân Hồi. Nói cách khác, không một Chơn Linh nào có thể có một cuộc sống ý thức riêng rẽ, độc lập, trước khi điểm Linh Quang (Chân Thần) xuất phát từ Đại Ngã đã:
a. Trải qua một sự sống trong mỗi hình thể thuộc về hiện tượng giới của Chu kỳ liên hệ, và
b. Thu đạt được cá tính riêng biệt, trước hết do sự thúc đẩy tự nhiên, rồi kế đó do những cố gắng tự bản thân (trong phạm vi Nhân Quả), và như vậy, cứ vượt lên, xuyên qua tất cả mọi trình độ của Trí Tuệ, từ trình độ thấp kém nhất lên tới Thượng Trí, từ loài khoáng vật và thảo mộc, cho đến quả vị cao cả nhất của một Tổng Thiên Thần (Archangel) (Thiền Định Phật – Dhyani – Buddha). Khoa huyền môn không chấp nhận rằng con người do sự ngẫu nhiên mà được những đặc ân hay có những tài năng thiên phú đặc biệt, trừ phi y đạt được những ân điển đặc thù đó do bởi sự cố gắng tự bản thân, trải qua một loạt dài gồm nhiều kiếp sinh tử luân hồi. Bởi đó, Ấn giáo nói rằng Vũ Trụ là Brahman (Đại Ngã) và Brahma (Phạm Thiên), vì Đại Ngã tiềm ẩn trong mỗi nguyên tử của vũ trụ, còn sáu loại Nguyên khí (Principle) trong Thiên Nhiên là những khía cạnh phân hoá dị biệt của cái nguyên khí THỨ BẢY và DUY NHẤT, cái Chân Tướng (Reality) độc nhất vô nhị trong Vũ Trụ. Cũng bởi đó mà mọi sự biến dịch thay đổi về tinh thần, tâm linh và thể chất trên cõi giới sắc tướng biểu lộ của Nguyên Khí Thứ Sáu (Brahmà là hiện thể của Brahman) được xem như những ảo ảnh hay ảo giác. Đó là vì cái gốc rễ của nguyên tử nói riêng và của mỗi hình thể nói chung vốn là Nguyên Khí Thứ Bảy hay Chân Như Độc Nhất Vô Nhị (One Reality), nhưng trong hình tướng biểu lộ nhất thời của nó, nó không hơn gì một ảo tưởng thoáng qua của giác quan chúng ta ( ).
Trong sự tuyệt đối của nó, cái Nguyên Khí Độc Nhất Vô Nhị (One Principle) dưới hai trạng thái Parabrahman (Đại Ngã Vô Cực) và Mulaprakriti (Hỗn Nguyên Khí) vốn là không phân biệt âm dương, không lệ thuộc ngoại giới và trường cửu bất biến. Sự biểu lộ từng chu kỳ của nó (manvantara) cũng là nhất nguyên hữu hạn trong hiện tượng và bao gồm lưỡng tính âm dương. Đến khi phân hoá, tất cả những biểu lộ của nó cũng bao gồm lưỡng tính, để trở thành những nguyên lý âm dương trong những khía cạnh thấp kém hơn. Sau Chu Kỳ Hỗn Nguyên (Pralaya) dù là Đại hay Tiểu Chu Kỳ (Tiểu Chu Kỳ vẫn giữ nguyên trạng ( ) của các thế giới), vật đầu tiên thức tỉnh để bắt đầu cuộc sống mới là Akasha, Phụ Mẫu, Tinh Thần và Linh Hồn của chất Dĩ Thái, hay là Bình diện của Vòng Tròn (the Plane of the Circle). Không Gian được gọi là Mẹ trước chu kỳ sinh hoạt biểu lộ của vũ trụ và được gọi là Phụ Mẫu ở giai đoạn đầu của sự thức tỉnh (Chu Kỳ Sáng Tạo). Trong kinh Kabala, nó cũng là Cha-Mẹ-Con. Nhưng trong Giáo lý Đông phương, Cha-Mẹ-Con là cái Nguyên Thể Thứ Bảy của Vũ Trụ Hữu Hình hay là Atma-Buddhi-Manas (Spirit-Soul-Intelligence). Tam vị nhất thể này phân hoá chia thành bảy Nguyên thể vũ trụ và bảy Nguyên thể của con người; theo kinh Kabala phương Tây của các nhà Thần bí Thiên Chúa giáo, thì đó là Tam Vị nhất thể (Triad) hay là Thượng Đế Ba Ngôi (Trinity) và đối với các nhà Thần bí và Triết gia Đông phương, đó chính là Jehovab bán thư bán hùng, Jah-Havah. Đó là điều dị biệt giữa Thượng Đế Ba Ngôi của bí giáo và của Thiên Chúa giáo. Các nhà Thần bí và Triết gia, những người Phiếm Thần Đông phương và Tây phương, tổng hợp “Tam vị nhất thể” này trong một quan niệm trừu tượng thiêng liêng và thuần khiết. Những người theo Chính Thống giáo, Thiên Chúa giáo lại gán cho Tam vị nhất thể này là hình dáng con người. Hiranyagarba, Hari và Shankara - vốn là ba Thực Thể của Tinh Thần Tuyệt Đối Tối Cao mà Địa Cầu dùng nó để chào mừng Vishnu khi Ngài Hoá Thân lần thứ nhất (first Avatara) - là những đặc tính trừu tượng, triệt để siêu hình của sự Sáng Tạo, Bảo Tồn và Huỷ Diệt và là ba Thực Thể thiêng liêng của cái vốn bất diệt đối với những vật đã được sáng tạo (hay là Achyuta, một danh hiệu của Đức Vishnu). Còn những người Thiên Chúa giáo chính thống thì chia Thượng Đế sáng tạo của họ ra làm ba Vị (three Personages) ( ) và không thừa nhận một vị Thượng Đế nào cao hơn ba vị ấy. Trong Huyền bí học, Thượng Đế được tượng trưng bằng hình Tam giác trừu tượng. Còn đối với những người Chính Thống giáo thì Ngài được tượng trưng bằng hình Lập phương hoàn bị (perfect Cube). Những triết gia Đông phương cho Thượng Đế Sáng Tạo hay toàn thể Thần minh sáng tạo là những Bhrantidarshanatah, là “hình dáng giả” (“false apprehen-sions”), vì những vẻ bề ngoài sai lạc nên bị xem là những hình hài vật chất, và người ta giải nghĩa rằng những vị thần đó sinh ra do cái quan niệm ảo tưởng của Linh Hồn ích kỷ đầy cá tính riêng tư (Nguyên Khí thấp Thứ Năm – lower Fifth Principle). Điều này được trình bày một cách nên thơ trong bản dịch mới của kinh Vishnu Purana do ông Wilson dịch. “Nói một cách tổng quát thì Brahma có vẻ giống vật chất được tiến hoá và không tiến hoá [Mulaprakriti]. Nó cũng có dáng vẻ của Tinh Thần và Thời Gian. Ôi! Tinh thần hai lần sinh – là vẻ chính yếu của Brahma Tối Cao (Supreme Brahma) ( ). Nguyên thể kế tiếp có hai khía cạnh hay trạng thái: a) Prakpriti là vật chất biến hoá. b) Thời gian (Time) là vật chất trinh nguyên. Thần phổ học Orpheus cũng trình bày Thời gian (Kronos) như là một thần linh hoặc tác nhân hậu thiên .
Khi vũ trụ được thức tỉnh trong giai đoạn này, người ta tượng trưng Vũ Trụ đang tỉnh thức bằng một Vòng Tròn toàn bích với cái Chấm ở giữa. Dấu hiệu này rất phổ biến. Dấu hiệu này cũng có trong Kabala (kinh Bí giáo Do Thái). Tuy nhiên, kinh ấy ở Tây phương – nay bị lọt vào tay những nhà Thần bí Thiên Chúa giáo - lại không có dấu hiệu này, tuy trong kinh Zohar có nói đến nó. Những tín đồ ly khai này bắt đầu bằng đoạn chót và lấy hình này    tượng trưng cho Vũ Trụ tiền sinh (pregenetic Kosmos) và gọi là “Sự hợp nhất Hoa hồng với Thập tự giá” (“Union of the Rose and Cross”), đó là sự bí mật vĩ đại của sinh lý huyền bí, cho nên mới có danh từ “Rosicrucian” (Hoa Hồng Thập Tự - Rose Cross)! Như đã thấy, các nhà thần bí tân thời cũng chưa bao giờ hiểu được một trong những biểu tượng quan trọng nhất của môn phái Rosicrucian. Biểu tượng này là con Chằng Bè (Pelican) tự xé ngực ra để nuôi bảy đứa con của nó. Đó là tín ngưỡng thật sự của Chư huynh Rosie Croix – là sản phẩm trực tiếp của Giáo Lý Bí Truyền Đông phương.
Người ta gọi Brahman (trung tính – neuter) là Kalahamsa (theo sự giải thích của các học giả Tây phương khảo cứu văn hoá Đông phương). Danh từ Kalahamsa có nghĩa là con Thiên Nga trường tồn. Đối với Brahma, người ta cũng tượng trưng như vậy để chỉ Thượng Đế Sáng Tạo. Nơi đây, ta sửa một lỗi lầm trọng đại. Chính Brahman [trung tính] mà người ta phải nói là Hamsa-vahana, là Đấng cỡi Thiên Nga, chớ không phải là Brahmā, Đấng Sáng Tạo mới thật là Kalahamsa, còn Brahman ) (trung tính) là Hamsa và A-hamsa (điều này sẽ được giải nghĩa trong phần bình luận). Phải hiểu rằng những danh từ Brahma và Parabrahman được dùng nơi đây không phải vì chúng là những danh tư bí giáo, mà vì các sinh viên Tây phương quen thuộc với chúng hơn. Cả hai danh từ này đều hoàn toàn tương đương với các danh từ có một, ba và bảy nguyên âm tượng trưng cho ĐẠI THỂ DUY NHẤT, “Đấng Duy Nhất Tuyệt Đối”.
Đó là những quan niệm căn bản của Giáo lý huyền môn.
Chúng tôi thiết tưởng không cần phải dài dòng để bênh vực hoặc chứng minh sự thật đương nhiên của những giáo đìều này và cũng không cần trình bày bằng cách nào những chân lý ấy được chứa đựng (tuy rằng thường là ẩn giấu dưới một hình thức che đậy rất phỉnh lừa) trong mỗi hệ thống tư tưởng hay triết thuyết xứng đáng với cái tên gọi này.
Một khi độc giả thấu triệt được những chân lý ấy và nhận thức rõ cái tia sáng mà chúng rọi vào mọi vấn đề bí hiểm của đời người, thì quí vị sẽ không còn đòi hỏi một sự minh chứng nào nữa, bởi vì chừng đó sự thật sẽ hiện ra trước mắt quí vị một cách hiển nhiên như vầng thái dương ở giữa nền trời. Bởi vậy, chúng tôi xin nói qua đề tài các đoạn Kinh trình bày trong sách này.
Lịch trình Tiến Hoá của Vũ Trụ, như trình bày trong quyển Thiền Định Chân Kinh, có thể nói là cái công thức toán học trừu tượng của Cơ Tiến Hoá. Bởi đó, độc giả không nên mong đợi tìm thấy ở đây một sự trình giải tường tận tất cả những giai đoạn chuyển biến xảy ra kể từ khi bắt đầu cuộc tiến hoá của vũ trụ cho đến tình trạng của ta hiện thời. Đưa ra một sự trình giải như thế là một việc không thể làm được, cũng như không thể hiểu được đối với một số đông người. Những người này thậm chí cũng không thể hiểu tính chất của cõi giới kế cận cõi hồng trần là cõi mà tâm thức của họ tạm thời bị giới hạn vào đó.
Bởi vậy, những ĐOẠN KINH (STANZAS) chỉ trình bày một công thức trừu tượng có thể áp dụng cho tất cả mọi giai tầng tiến hoá: từ cuộc tiến hoá của quả Địa Cầu nhỏ bé của chúng ta, đến sự tiến hoá của Dãy Hành Tinh mà thành phần gồm luôn Địa Cầu, đến Thái Dương Hệ gồm cả Dãy Hành Tinh nói trên, và cứ như thế trong một giai tầng càng cao lên mãi cho đến khi tâm trí mệt mỏi không còn theo dõi được nữa.
Bảy ĐOẠN KINH trình bày trong các sách này là bảy phần của cái công thức trừu tượng nói trên. Bảy đoạn ấy diễn tả bảy giai đoạn của Cơ Tiến Hoá mà kinh Puranas gọi là “Bảy Cuộc Sáng Tạo” và Thánh Kinh Thiên Chúa giáo gọi là “Bảy Ngày Sáng Thế”.
ĐOẠN KINH I diễn tả trạng thái của CHÂN NHƯ TUYỆT ĐỐI (ONE ALL) trong chu kỳ Hỗn Nguyên, trước khi có sự thức tỉnh và động tác biểu lộ đầu tiên của chu kỳ sáng tạo mới.
Trạng thái đó chỉ có thể ngụ ý bằng lời nói ẩn dụ, chứ không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ thông thường. Nó cũng không thể diễn đạt bằng lối tượng trưng, trừ phi bằng những danh từ tiêu cực, lý do vì đó là trạng thái tuyệt đối nên nó không có những đặc tính riêng để có thể diễn tả bằng những danh từ xác thực. Do đó, người ta chỉ có thể gợi ý để hiểu trạng thái đó bằng những danh từ tiêu cực, đối tượng của những đặc tính trừu tượng nhất mà người ta có thể cảm nhận, tức là hiểu bằng trực giác mà thôi chứ không thể nào có được quan niệm rõ ràng, cụ thể về vấn đề này.
ĐOẠN KINH 2 diễn tả giai đoạn Sáng Thế, gần giống như giai đoạn diễn tả trong ĐOẠN KINH 1, đến nỗi, muốn trình giải sự khác nhau đó phải cần đến một quyển sách dày. Bởi đó, độc giả hãy sử dụng đúng mức tối đa những linh năng trực giác của mình để lãnh hội được ý nghĩa những câu bóng bẩy, ẩn dụ trình bày trong Đoạn này. Thật vậy, ta nên nhớ rằng, sự học hỏi những Đoạn Kinh trong Thiền Định Chân Kinh cần sử dụng những năng khiếu tâm linh hơn là sự hiểu biết thông thường bằng cái trí phàm.
ĐOẠN KINH 3 diễn tả sự thức tỉnh của Vũ Trụ để bắt đầu một chu kỳ hoạt động sau một chu kỳ Hỗn Nguyên (Pralaya). Nó diễn tả sự xuất hiện những điểm “Nhất Nguyên Chơn Thần” (“Monads”) từ trạng thái hỗn hợp với Thái Cực Tuyệt Đối, giai đoạn sơ khai nhất và cao tột nhất trong việc tạo dựng các bầu “Thế Giới”. Danh từ Đơn Nguyên (Monad) là một danh từ có thể áp dụng cho cả một Thái Dương Hệ cực lớn lẫn một hột nguyên tử cực nhỏ.
ĐOẠN KINH 4 trình bày sự phân hoá cái “Nguyên Chủng” (“Germ”) của Vũ Trụ thành các Cấp Đẳng Quyền Năng Thiêng Liêng theo qui mô con số Bảy. Những cấp đẳng này là những biểu lộ tích cực của Năng Lực Tối Cao Duy Nhất. Đó là những Đấng phác hoạ kiểu mẫu các hình thể sắc tướng của vạn vật, những Đấng Sáng Tạo nên vũ trụ càn khôn, dìu dắt, hướng dẫn sự sinh hoạt của mọi loài, điều chỉnh và giám sát cơ tiến hoá. Các Ngài là những Đấng thể hiện sự biểu lộ của một ĐỊNH LUẬT TUYỆT ĐỐI (ONE LAW) trong Thiên Cơ mà chúng ta biết với mệnh danh là “Định Luật Thiên Nhiên” (“Laws of Nature”).
Danh từ Huyền Môn gọi các Ngài là những Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohans), tuy rằng các Ngài chia ra nhiều nhóm khác nhau và mỗi nhóm có một danh hiệu riêng trong Giáo Lý Bí Nhiệm.
Giai đoạn tiến hoá này được thần thoại Ấn Độ gọi là cuộc “Sáng Tạo của các Đấng Thần Linh” (“Creation of the Gods”).
ĐOẠN KINH 5 diễn tả phương thức tạo lập vũ trụ. Trước tiên là Vật Chất Nguyên Thuỷ (Cosmic Matter), kế đó là “Con Trốt Lửa Xoáy” (“Fiery Whirlwind”) tức giai đoạn đầu thành hình một khối tinh vân (nebula). Khối tinh vân cô đọng dần dần, và sau khi đã trải qua nhiều cuộc biến đổi, mới trở thành một Thái Dương Hệ, một Dãy Hành Tinh hay một Hành Tinh đơn độc tuỳ trường hợp.
ĐOẠN KINH 6 diễn tả những giai đoạn kế tiếp trong việc tạo dựng nên một bầu “Thế Giới”, diễn trình tiến hoá của một bầu Thế Giới cho đến cuộc tuần hoàn thứ tư, tức là cuộc tuần hoàn của chúng ta hiện nay.
ĐOẠN KINH 7 tiếp tục diễn tả lịch trình giáng lâm của Nguồn Sống Thiêng Liêng xuống các cõi hạ giới cho đến việc xuất hiện của Loài Người trên Địa cầu và kết thúc Quyển Nhất của bộ Giáo Lý Bí Nhiệm.
Quyển Nhì diễn tả lịch trình tiến hoá của con người kể từ lúc bắt đầu xuất hiện trên Địa cầu trong cuộc tuần hoàn hiện tại cho đến nay.
Những ĐOẠN KINH trong sách này được dịch từ quyển Thiền Định Chân Kinh (BOOK OF DZAN) thành ra phiên bản hiện đại, vì nếu giới thiệu thuật ngữ tối cổ trong nguyên bản với phong cách và ngôn từ bí hiểm thì chỉ tổ khiến cho đề tài này càng thêm khó hiểu. Thỉnh thoảng tác giả có trích lục những bản dịch Trung Hoa, Tây Tạng và Phạn Ngữ, phiên dịch từ một nguyên văn cổ tự Senzar và đây là lần đầu tiên mà những lời chú giải và bình luận quyển Thiên Thư này được viết bằng Anh ngữ. Tưởng không cần phải nói rằng chỉ có một phần bảy ĐOẠN KINH được trích ra trong sách này, vì phần lớn các ĐOẠN KINH rất khó hiểu đối với tất cả mọi người trừ ra một số ít các nhà Huyền môn thượng thặng. Cũng như không cần phải nói với độc giả rằng không hơn gì phần đông số người thế tục, tác giả hay nói đúng hơn là người ghi chép khiêm tốn này cũng không hiểu được những ĐOẠN KINH bí hiểm đó. Để cho sự khảo cứu được dễ dàng hơn, và tránh việc sử dụng quá nhiều lời chú thích, tác giả nghĩ rằng tốt hơn nên dùng những danh từ Phạn ngữ và Tây Tạng trong những trường hợp không thể tránh khỏi, hơn là đưa ra nguyên văn (bằng cổ tự). Vả lại, những danh từ ấy đều là những chữ đồng nghĩa đã được giới Huyền môn chấp nhận, còn nguyên văn chỉ được dùng khi một vị Chân Sư dạy đệ tử.
Vì vậy, khi dịch Kinh ra Anh văn, nếu chỉ dùng danh từ và tiếng chuyên môn giống như trong bản kinh viết bằng tiếng Tây Tạng và Senzar thì đoạn kinh sẽ như vầy:
“Tho-ag trong Zhi-gyu ngủ yên trong bảy Korlo. Zodmanas zhiba. Tất cả Nvug lòng. Konch-hog không; Thyan-Kam không; Lha-Chohan không; Tenbrel Chugnyi không; Dharmakaya ngừng lại; Tgenchang không biến dịch; Barnang và Ssa trong Ngovonyidi; chỉ có Tho-og Yinsin trong đêm của Sun-chan và Yong-grub [Paranishpana] v.v..
Như thế chẳng ai mà hiểu nổi!
Vì sách này được viết ra để dạy đạo cho các sinh viên Huyền môn chứ không phải cho các nhà ngôn ngữ học nên chúng tôi đã cố gắng tránh dùng những danh từ ngoại ngữ mỗi khi có thể. Chỉ có những từ ngữ không thể dịch được, không thể hiểu được trừ phi được giải thích ý nghĩa, mới được giữ lại, nhưng tất cả các từ ngữ này đều được trình bày dưới dạng tiếng Bắc Phạn. Thiết tưởng khỏi cần phải nhắc độc giả nhớ rằng những danh từ Bắc Phạn dùng nơi đây hầu hết đều là những danh từ mới phát triển và liên quan đến Giống dân chính thứ Năm. Người Atlantis không hề nói tiếng Bắc Phạn mà nay chúng ta biết, hầu hết các từ ngữ triết học được dùng trong các triết hệ ở Ấn Độ sau thời Mahabharatan đều không có trong kinh Vedas, trong các ĐOẠN KINH nguyên thuỷ, chúng ta cũng chẳng thấy chúng mà chỉ thấy các từ ngữ tương đương. Nếu không phải là người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, thì quí độc giả có thể xem những gì được viết ra sau đây như một chuyện thần tiên hoang đường, tuỳ ý thích, hoặc khá hơn, như một trong những triết hệ chưa được chứng minh của các triết gia mơ mộng, hoặc tệ nhất như một giả thuyết mới nữa cộng thêm vào những giả thuyết khoa học của quá khứ, hiện tại và tương lai, trong số đó, có một vài giả thuyết đã chết và một số khác đang thoi thóp. Dù sao đi nữa, nó cũng không tệ hơn nhiều giả thuyết khoa học, nhưng chắc chắn là hữu lý hon và có căn bản triết học vững vàng hơn.
Ngoài phần giải nghĩa và bình luận cần thiết và phong phú, có những điều ghi chú để tham khảo ở mỗi trang sách và được đánh dấu theo lối thông thường. Còn những câu kinh được bình luận thì được đánh dấu bằng những mẫu tự. Trong chương nói về “Biểu tượng học” có thêm tài liệu khác, các chương này chứa nhiều thông tin hơn những lời nghị luận.
 
PHẦN I
 
SỰ TIẾN HOÁ CỦA VŨ TRỤ TRONG
BẢY ĐOẠN THÁNH KINH TRÍCH DỊCH TRONG
QUYỂN THIỀN ĐỊNH CHÂN KINH (THE BOOK OF DZYAN)
 
ĐOẠN THÁNH KINH I
(STANZA 1)
 
1. Vị Phụ Mẫu Trường Tồn cuộn mình trong các chiếc Áo Ngàn Đời Vô Hình (Ever-Invisible Robes), một lần nữa lại ngủ trong Bảy Đại Kiếp Trường Tồn (Seven Eternities).
2. Không có Thời gian, vì Thời gian ngủ yên trong Trung Tâm Vô Cùng Tận của sự Tồn Tại (Infinite Bosom of Duration).
3. Không có Đại Trí của Vũ Trụ (Universal Mind) vì không có Ah-hi để chứa đựng Đại Trí ấy.
4. Không có Bảy Con Đường dẫn đến Chí Phước. Không có những Nguyên Nhân Vĩ Đại của sự Khốn Khó vì không ai phát sinh ra chúng và bị chúng trói buộc.
5. Chỉ có Bóng Tối tràn đầy trên Đại Thể Vô Biên Giới (Boundless All), vì Cha, Mẹ và Con đã được hợp nhất thêm một lần nữa và Con chưa thức tỉnh để bánh xe mới mẻ xoay chuyển và để lại tiếp tục cuộc Hành Hương trên đó.
6. Bảy Đấng Tối Cao (Seven Sublime) và Bảy Chân Lý không còn nữa, và Vũ Trụ, Đứa Con của Lẽ Tất Nhiên (Necessity), đắm mình trong Paranishpanna, để rồi sẽ được phóng ra bởi cái gì vừa có thực thể, vừa là hư vô. Thuở đó, không có gì cả.
7. Không có Căn Nguyên của Sự Sống (the Cause of Existence). Cái Hữu Hình thuở trước và cái Vô Hình thuở đó đều nghỉ ngơi trong cõi Hư Vô Trường Tồn (Eternal Non-Being) - tức là Thực Thể Duy Nhất (the One Being).
8. Đơn độc, Hình Hài Duy Nhất của Sự Sống lan tràn vô biên giới, vô cùng tận, vô thuỷ, trong Giấc Ngủ Không Mộng Mị (Dreamless Sleep); và Đời Sống vô tri thức đập nhịp trong Không Gian Vũ Trụ trong suốt thời gian Đại Thể Hiện Diện mà Con Mắt Giác Ngộ của Dangma cảm thấy được.
9. Nhưng Dangma thì ở đâu khi Linh Hồn (Alaya) của Vũ Trụ ở Paramartha và khi Bánh Xe Lớn là Đấng Vô Phụ Mẫu (Anupadaka).
 
ĐOẠN THÁNH KINH 2
(STANZA 2)
1. … Các vị Tạo Tác (Builders), các Người Con Chói Sáng (Luminous Sons) của buổi Bình Minh của Đại Kiếp thuở đó thì ở đâu?... Ở trong sự Tối Tăm Huyền Bí (Unknown Darkness), trong Ah-hi Paranishpanna. Các vị Sáng Tạo ra Hình Hài từ cõi vô hình - Nguồn cội của Thế gian – Devamatri và Svabhavat nghỉ ngơi trong cõi Chí Phúc của Hư Vô.
2… Thuở đó, sự Im Lặng ở đâu? Các lỗ tai để cảm nhận sự Im Lặng ở đâu? Không, thuở đó không có sự Im Lặng cũng không có Âm thanh, không có gì hết; ngoại trừ Hơi Thở Trường Tồn Không Ngừng Nghỉ (Ceaseless Eternal Breath), nó cũng không tự tri được.
3. Giờ khắc chưa điểm; Tia Sáng chưa chiếu vào Mầm Mống; Matripadma chưa phồng lên.
4. Trái Tim của Ngài chưa mở ra để Tia Sáng Duy Nhất (One Ray) chiếu vào rồi sa xuống phía dưới, giống như số Ba sa vào số Bốn, trong Lòng của Ảo Tưởng (Maya).
5. Từ Mạng Lưới Ánh Sáng, Bảy chưa được sinh ra. Chỉ có sự Tối Tăm là Cha và Mẹ, Svabhavat; và Svabhavat còn ở trong sự Tối Tăm.
6. Hai Cái Đó là Mầm Mống, và Mầm Mống là Một. Vũ Trụ hãy còn được ẩn kín trong Tư Tưởng và trong lòng Thượng Đế.
 
ĐOẠN THÁNH KINH 3
(STANZA 3)
1. …Làn Rung Động cuối cùng của Đại Kiếp Trường Tồn Thứ Bảy rùng mình xuyên qua Nơi Vô Cùng Tận. Mẹ nở ra, lan tràn từ trong ra ngoài, giống như nụ Bông Sen.
2. Làn Rung Động cứ lan mãi, nó xoè cánh nhanh lẹ và chạm vào toàn thể Vũ Trụ cùng cái Mầm Mống đang ở trong cõi Tối Tăm, sự Tối Tăm này thở hơi trên những Dòng Nước đang ngủ của Sự Sống (Water of Life).
3. Bóng Tối phóng ra Ánh Sáng, và Ánh Sáng chiếu một Tia Sáng đơn độc vào những Làn Nước trong lòng Mẹ Thâm Sâu (Mother-Deep). Tia Sáng phóng qua cái Trứng Trinh Nguyên. Tia Sáng làm cho cái Trứng Trinh Nguyên rùng mình và làm cho cái Mầm Mống không trường tồn rụng xuống và đông đặc lại thành Trứng Thế Gian (World – Egg).
4. Số Ba rớt vào số Bốn. Nguyên thể Chói Sáng (Radiant Essence) trở thành Bảy ở phía trong và Bảy ở phía ngoài. Cái Trứng Chói sáng mà bản thể là Ba đông đặc lại và sắc trắng như sữa lan tràn đi giống như sữa đặc ở khắp mọi cõi Thâm Sâu của Mẹ, cái Rễ nó lớn lên trong những cõi Thâm Sâu của Đại Dương Sự Sống (Ocean of Life).
5. Cội Rễ vẫn còn, Ánh Sáng vẫn còn, những nhóm Sữa Đặc vẫn còn và Oeaohoo vẫn là Một.
6. Trong mỗi Giọt Nước của Đại Dương Bất Tử đều có Nguồn Cội của Sự Sống và Đại Dương là Ánh Sáng Chói Chang, Ánh Sáng này là Lửa, Sức Nóng và Sự Luân Chuyển. Bóng Tối biến đi và không còn nữa; nó biến vào Nguyên thể của chính nó, vào hình thể của Lửa và Nước, của Cha và Mẹ.
7. Hỡi người Đệ Tử, hãy nhìn người Con Sáng Chói của Cha và Mẹ, Sự Vinh Quang huy hoàng vô song – Vũ Trụ Chói Sáng, Con của Vũ Trụ Tối Tăm, đã vươn mình ra khỏi chốn thâm sâu của những Làn Nước Tối Tăm vĩ đại. Đó là Đức Oeaohoo, trẻ tuổi hơn, Đức ***. Ngài chiếu sáng như Mặt Trời, Ngài là Con Rồng Minh Triết Thiêng Liêng Chói Loà (Blazing Divine Dragon of Wisdom); Eka (là một) ( ) là Chatur (bốn), và Chatur lại gắn liền với Tri (ba), sự phối hợp này phát sinh ra Sapta (bảy) trong đó số bảy trở thành tridasha, những Đám Đông và Vô Số. Hãy nhìn Ngài nâng nhắc tấm Màn Che và trải nó ra từ Đông sang Tây. Ngài che kín phía Trên và để hở phía Dưới để mọi người nhìn thấy như là một Ảo Tưởng Vĩ Đại (Great Illusion). Ngài đánh dấu vị trí của những Đấng Chói Sáng (Shining Ones) và xoay trở Phía Trên (Không Gian) thành một Biển Lửa vô bờ bến và làm cho sự Duy Nhất Hữu Hình (One Manifested) (Nguyên Tố) trở thành những Dòng Nước Vĩ Đại.
8. Mầm Mống ở đâu? Và bây giờ Bóng Tối nằm ở đâu? Hỡi người Đệ Tử, Hồn của Ngọn Lửa đang cháy trong cái Đèn của ngươi ở đâu? Mầm mống là Cái Đó (That) và Cái Đó là Ánh Sáng, Người Con màu Trắng Sáng Chói (White Brilliant Son) của người Cha Ẩn Tàng và Tối Tăm (Dark Hidden Father).
9. Ánh Sáng là Ngọn Lửa Lạnh (Cold Flame), và Ngọn Lửa là Lửa, rồi Lửa sinh ra Sức Nóng, Sức Nóng sinh ra Nước, Nước của Đời Sống nơi Đức Mẹ Cao Cả (Great Mother).
10. Cha và Mẹ dệt một Mạng Lưới, phần trên của Mạng Lưới thì gắn vào Tinh Thần, Ánh Sáng của Bóng Tối Duy Nhất, đầu dưới được gắn vào phía dưới tối tăm, tức là Vật Chất; Mạng Lưới này là Vũ Trụ, do Hai Thực Chất (Two Substances) hợp nhất thành Một là Svabhavat mà được dệt thành.
11. Nó mở ra khi Hơi Thở của Lửa thổi lên nó; khi hơi thở của Mẹ chạm vào nó thì nó co rút lại. Rồi những Người Con chia lìa nhau mà đi rải rác khắp nơi, để rồi lại trở về lòng Mẹ khi Ngày Vĩ Đại chấm dứt để lại được hợp nhất với Mẹ. Khi nó nguội lạnh đi thì nó sáng chói. Những người con của Mẹ nở rộng ra và co rút lại xuyên qua Bản Thể và Trái Tim của chúng; chúng thâu gồm cả sự Vô Cùng Tận (Infinitude).
12. Lúc đó Svabhavat gởi Fohat đi để làm cho các Nguyên Tử rắn cứng lại. Mỗi cái là một thành phần của Mạng Lưới. Giống như một tấm gương, mỗi nguyên tử phản chiếu “Đấng Tự Tồn” (“Self-Existent Lord”), rồi khi đến lượt nó, nó trở thành một Thế Giới.
 
ĐOẠN THÁNH KINH 4
(STANZA 4)
1. …Hỡi người Con của Trái Đất, hãy nghe lời huấn thị của những bậc thầy các ngươi – các Ngài là Người Con của Lửa. Hãy biết rằng không có gì là đầu tiên, cũng không có gì là cuối cùng; vì tất cả là Số Một Duy Nhất (One Number) phát sinh từ cái Không Số (No-Number).
2. Hãy biết rằng chúng ta, hậu duệ của Bảy Đấng Nguyên Thuỷ (Primordial Seven), chúng ta sinh ra từ Ngọn Lửa Nguyên Thuỷ (Primordial Flame), đã học hỏi của Cha chúng ta (our Fathers)…
3. Từ cái vẻ Huy Hoàng của Ánh Sáng – Tia Sáng của Bóng Tối Trường Cửu (Ever – Datkness) - những Thần Lực thức tỉnh xuất hiện trong Không Gian; số Một từ Quả trứng, số Sáu và số Năm. Kế đó là Ba, Một, Bốn, Một, Năm – Hai lần Bảy, Tổng Số. Và đó là những Nguyên Thể, những Ngọn Lửa, những Nguyên Tố, những Đấng Sáng Tạo, những Số, những gì Vô Hình, những gì Hữu Hình, và Thần Lực hay là Con Người Thiêng Liêng (Divine Man) - Tổng Số (Sum Total). Và từ Con Người Thiêng Liêng, tạo ra những Hình Thể, những Điểm Linh Quang (Sparks), những Giống Vật Thiêng Liêng (Sacred Animals) và các Sứ Giả (Messengers) của các Tổ Tiên Thiêng Liêng (Sacred Fathers) bên trong số Bốn Thánh Thiện (Holy Four).
4. Đây là Đạo Binh của Diệu Âm (Voice), Linh Mẫu (Divine Mother) của số Bảy. Các Tia Lửa (Sparks) của số bảy tuỳ thuộc vào và là tôi tớ của cái Thứ Nhất, Thứ Nhì, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và cái Thứ Bảy của số Bảy. Những Tia Lửa này được gọi là các Bầu, các Tam Giác, các Khối Lập Phương, các Đường Gạch (Lines) và các Mẫu Khung (Modellers); chính đó là Nidana Trường Cửu, tức là Oi-Ha-Hou (hay Oeaohoo).
5. Oi-Ha-Hou là Bóng Tối, cái Vô Biên, hay là Không Số, tức Adi-Nidana Svabhavat, cái Vòng Tròn Vô Cực  :
I. Adi-Sanat, một Con Số (the Number), vì nó là Đơn Nhất (One).
II. Tiếng Nói của Diệu Âm ( ), Svabhavat, những Con Số, vì Ngài là Một và Chín.
III. “Các Hình Vuông Không Có Hình Dáng” (“Formless Square”).
Và cả Ba được đặt vào trong , là số Bốn Thần Bí (Sacred Four); và số Mười là Vũ Trụ Vô Hình (Arupa Universe). Rồi đến những “Người Con”, Bảy Chiến Sĩ (Seven Fighters), số Một, cái Thứ Tám bỏ ra ngoài, và Hơi Thở của Ngài tạo ra Ánh sáng (Light-Maker).
6….Rồi đến số Bảy Thứ Nhì, đó là các vị Nam Tào Bắc Đẩu (Lipika) do số Ba sinh ra. Người Con bị Từ Bỏ là Một. Các “Con Mặt Trời” (“Son Suns”) thì nhiều vô số.
 
ĐOẠN THÁNH KINH 5
(STANZA 5)
1. Bảy Nguyên Thuỷ là Bảy Hơi Thở đầu tiên của Rồng Minh Triết, lại đến lượt tạo ra Con Trốt Lửa (Fiery Whirlwind) từ những Hơi Thở Thánh Thiện Xoay Vòng.
2. Chúng biến nó thành Sứ Giả để phát huy Ý Chí của mình. Dzyu trở thành Fohat: người Con nhanh lẹ của các người Con Thiêng Liêng (Divine Son), Con của các Ngài là các vị Nam Tào Bắc Đẩu (Lipika) chạy theo vòng tròn. Fohat là con Tuấn Mã, và Tư Tưởng là Người Cỡi Ngựa. Ngài đi mau như chớp xuyên qua những đám mây lửa; vượt qua Ba, Năm và Bảy Bước Dài của Bảy Cảnh Giới Cao và Bảy Cảnh Giới Thấp. Ngài cất cao Tiếng gọi vô số Đốm Lửa rồi hợp nhất chúng lại.
3. Ngài là vị lãnh đạo và hướng dẫn tinh thần của chúng. Lúc bắt đầu làm việc, Ngài phân chia các đốm Lửa của Cảnh Giới Thấp, đang phiêu bạt và rung động vì vui vẻ trong trú sở sáng ngời, và tạo thành Mầm Mống của các Bánh Xe (Germs of Wheels). Ngài đặt chúng vào Sáu Hướng Không Gian (Six Directions of Space) và Một đứng giữa, gọi là Bánh Xe Trung Ương (Central Wheel).
4. Fohat vạch những đường xoắn ốc để kết hợp cái thứ Sáu vào cái thứ Bảy – Vương Miện (the Crown). Một Đạo Binh của các Con của Ánh Sáng đứng ở mỗi góc; các Đấng Lipika (Nam Tào Bắc Đẩu) đứng ở Bánh Xe Trung Ương (Middle Wheel). Các Ngài nói: “Việc này tốt”. Thế Giới Thiêng Liêng đầu tiên sẵn sàng; cái Thứ Nhất ( ), cái Thứ Nhì. Rồi cõi “Vô Sắc Tướng Thiêng Liêng” (“Divine Arupa”) tự phản chiếu trong Chhaya Loka, Lớp Áo Đầu Tiên (First Garment) của vị Vô Phụ Mẫu (Anupadaka).
5. Fohat tiến tới năm bước dài, và xây dựng một bánh xe có cánh ở mỗi góc của hình vuông cho Bốn Đấng Cao Cả…và những Đạo Binh của các Ngài.
6. Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu (Lipika) vạch vòng tròn quanh hình Tam Giác, cái Thứ Nhất, Khối Lập Phương, cái Thứ Nhì, rồi đặt hình Ngôi Sao Năm Góc trong cái Trứng. Đó là Vòng Giới Hạn “Không Thể Vượt Qua” (“Pass Not”) đối với những người đi xuống và đi lên; đối với những ai trong Đại Kiếp này đang tiến đến Ngày Vĩ Đại “Được Hợp Nhất với Thượng Đế” (“Be With Us”)… Những cõi Vô Sắc Tướng (Arupa) và cõi Sắc Tướng (Rupa) được tạo lập như sau: từ mỗi cái trong Bảy cái này, sinh ra bảy lần Bảy Ánh Sáng. Các Bánh Xe giám sát Vòng Tròn…
 
ĐOẠN THÁNH KINH 6
(STANZA 6)
1. Nhờ uy lực của Đức Mẹ Từ Bi và Minh Triết, Đức Quán Âm (Kawan-Yin) – “Tam Nguyên” (“Triple”) của Quán Thế Âm (Kwan-Shai-Yin), ngự nơi Quan Âm Thiên (Kwan-Yin-Tien) – Fohat, Hơi Thở của Con Cháu các Ngài, Con của những người Con, đã khiến cho Hình Hài Ảo Tưởng (Illusive Form) của Sien-Tchan cùng Bảy Nguyên Tố (Seven Element) được thành hình từ cõi Hỗn Mang (the lower Abyss).
2. Đức Duy Nhất Nhanh Lẹ và Sáng Chói phát sinh bảy Trung Tâm Biến Thể (seven Laya Centres), mà không một ai có thể chiến thắng được cho đến Ngày Vĩ Đại “Được Hợp Nhất với Thượng Đế” (“Be With Us”); và đặt Vũ Trụ lên trên những Nền Móng Vĩnh Cửu đó (Eternal Foundations), bao quanh Vũ Trụ (Sien-Chan) với những Mầm Mống Sơ Khai (Elementary Germs).
3. Trong Bảy Nguyên Tố - Cái Đầu Tiên được biểu lộ, Sáu cái được giấu kín; Hai cái được biểu lộ, Năm cái được giấu kín; Ba cái được biểu lộ, Bốn cái được giấu kín; Bốn cái được tạo ra, Ba cái được giấu kín; Bốn và Một Phần (Tsan) tiết lộ, Hai và Một Nửa bị giấu kín; Sáu cái sẽ được biểu lộ, Một cái bị để sang một bên. Sau cùng, Bảy Bánh Xe Nhỏ xoay vòng; cái này sinh ra cái kia.
4. Ngài xây dựng chúng giống như những Bánh Xe cũ trước, đặt chúng vào những Trung Tâm Bất Diệt (Imperishable Centres).
Fohat đã xây dựng chúng theo cách nào? Ngài gom góp Bụi Lửa (Fiery-Dust). Ngài tạo nên những Quả Cầu Lửa (Balls of Fire), chạy xuyên qua chúng, xung quanh chúng, truyền sự sống vào chúng, làm cho chúng chuyển động; cái xoay chiều này, cái xoay chiều khác. Chúng lạnh, Ngài làm chúng nóng lên. Chúng khô khan, Ngài làm chúng ướt. Chúng chiếu sáng, Ngài quạt và làm cho chúng mát. Đó là tác động của Fohat từ Hoàng Hôn (Twilight) này đến Hoàng Hôn khác suốt Bảy Đại Kiếp Trường Tồn (Seven Eternities).
5. Cái Thứ Tư, các Con nhận lệnh phải sáng tạo ra Hình Ảnh của họ. Một phần ba từ chối. Hai phần ba vâng lời.
Lời Nguyền Rủa phát ra. Họ phải ra đời trong cái Thứ Tư ( ), sẽ đau khổ và gieo rắc sự đau khổ. Đó là Trận Chiến Thứ Nhất (First War).
6. Những Bánh Xe Cũ trước xoay xuống và xoay lên. Cái Trứng của Mẹ (Mother’s Spawn) tràn đầy khắp nơi. Có những Trận Chiến giữa Đấng Sáng Tạo và Đấng Huỷ Diệt, và có những Trận Chiến để giành Không Gian; Cái Mầm xuất hiện và tái xuất hiện không ngừng.
7. Hỡi Đệ Tử, hãy tính toán đi nếu người biết đúng tuổi của Bánh Xe Nhỏ của ngươi. Cái Căm Thứ Tư (Fourth Spoke) của bánh xe là Mẹ chúng ta. Hãy tiến tới “Trái” (“Fruit”) Thứ Tư của Con Đường Hiểu Biết Thứ Tư dẫn đến Niết Bàn, và ngươi sẽ hiểu vì ngươi sẽ thấy…
 
ĐOẠN THÁNH KINH 7 (Trang 194)
(STANZA 7)
 
1. Hãy nhìn lúc khởi thuỷ của Sự Sống hữu thức vô sắc tướng (sentient Formless Life).
Trước hết, Đấng Cao Cả, Đấng Duy Nhất phát sinh từ Tinh Thần Mẹ (Spirit-Mother); rồi đến Đấng Tinh Thần; và Ba phát sinh từ Một, Bốn phát sinh từ Một, và Năm, từ đó phát sinh ra Ba, Năm và Bảy. Đó là bội số của Ba (Three-fold) và bội số của Bốn đi xuống (downward); các Con sinh ra từ Trí của Đấng Cao Cả Thứ Nhất (First Lord), là Bảy Chiếu Sáng. Hỡi Đệ Tử, các Ngài chính là ngươi, là Ta ( ), là nó; các Ngài trông chừng ngươi và mẹ ngươi, Bhumi ( ).
2. Tia Sáng Duy Nhất sinh ra nhiều Tia nhỏ hơn. Sự Sống có trước Hình Thể và Sự Sống tồn tại sau khi nguyên tử cuối cùng biến mất. Tia Sáng Sự Sống, Duy Nhất, xuyên qua vô số tia khác, giống như Sợi Chỉ xuyên qua Chuỗi Hạt ( ).
3. Khi Một biến thành Hai, thì bội số Ba hiện ra và Ba là Một; và đó là Sợi Chỉ của chúng ta, Hỡi Đệ Tử, Trái Tim của Cây Người (Man-Plant), gọi là Saptaparna.
4. Đó là Cội rễ bất tử; là Lửa có Ba ngọn của Bốn Tim Bấc. Các Tim Bấc này là những Đốm Lửa phát sinh từ Lửa có Ba ngọn do Bảy phóng ra - Ngọn Lửa của chúng - những Tia Lửa và Đốm Lửa (the Beams and Sparks) của một Mặt Trăng được phản chiếu trên những Làn Sóng nhấp nhô của mọi Sông Ngòi trên Địa Cầu.
5. Đốm Lửa treo lơ lửng dưới Ngọn Lửa bằng sợi chỉ mảnh mai nhất của Vô Cực Điện (Fohat). Nó chu du (journeys) xuyên qua Bảy Thế Giới Ảo Tưởng. Nó ngừng lại ở loài Thứ Nhất, và nó là Khoáng Thạch (a Mental and a Stone); nó đi vào loài Thứ Hai và trở thành Thảo Mộc; Thảo Mộc xoay qua bảy vòng thay đổi, trở thành con Thú Linh. Từ những đặc tính phối hợp của những cái vừa kể, Manu, Con Người biết suy tưởng được hình thành. Ai tạo ra y? Chính là Bảy Sự Sống và Một Sự Sống Nhất Nguyên (One Life). Ai hoàn thành nên y? Chính là Năm vị Lha (The Fivefold Lha). Ai làm cho Hình Hài trở nên hoàn hảo? Loài Cá (Fish), Tội Lỗi (Sin) và Xác Thân (Soma)…
6. Từ kẻ sinh ra Đầu Tiên (First-born), Sợi Chỉ giữa Đấng Giám Sát Im Lặng (Silent Watcher) và Cái Bóng của Ngài trở nên mạnh và sáng hơn mỗi khi có sự thay đổi. Ánh Mặt Trời buổi ban mai trở thành Ánh Sáng rực rỡ giữa trưa…
7. Ngọn Lửa bảo với Đốm Lửa: “Đây là Bánh Xe hiện tại của ngươi. Ngươi chính là ta, là hình ảnh và cái bóng của ta. Ở nơi bản thể của ngươi, ta đã tự khoác áo lên mình, và ngươi là Vận Cụ (Vahan) của ta cho đến ngày ‘Hợp Nhất Với Thượng Đế’(‘Be With Us’), khi ngươi sẽ trở thành chính ta và những kẻ khác, chính ngươi và ta”. Lúc đó, sau khi đã khoác Lớp Áo đầu tiên, các Đấng Kiến Tạo giáng lâm xuống Địa Cầu sáng chói và ngự trị Loài Người - họ chính là ngươi vậy….
Đến đây, chấm dứt đoạn văn kể chuyện cổ xưa này, nó tối nghĩa, lộn xộn, gần như không sao hiểu nổi. Nay phải cố gắng chiếu ánh sáng vào cái vùng tối tăm này, để tìm kiếm một ý nghĩa cho đoạn văn bề ngoài dường như VÔ NGHĨA này.
 
NHỮNG ĐOẠN THÁNH KINH CỦA THIỀN ĐỊNH CHÂN KINH
GIÁO LÝ BÍ NHIỆM
PHẦN I - (THỜI THƯỢNG CỔ)
CHƯƠNG I
THOÁNG NHÌN VÀO VĨNH CỬU, SỰ TIẾN HOÁ CỦA VŨ TRỤ TRONG BẢY GIAI ĐOẠN
ĐOẠN THÁNH KINH I ( )
(STANZA I)
Cha Mẹ Trường Tồn (Không Gian) cuộn mình trong những chiếc áo ngàn đời vô hình (vật chất tiền tinh vân trong vũ trụ) đã ngủ trong bảy Đại Kiếp Trường Tồn (1), không có Thời Gian vì thời gian ngủ yên trong trung tâm vô cùng tận của sự Tồn Tại. Không có Toàn Linh Trí, vì thuở đó không có các vị Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohans) để chứa đựng và rồi biểu lộ trí đó. Không có bảy con Đường dẫn đến Chí Phước (Sự Giải Thoát-Moksha – hay Niết Bàn). Không có những nguyên nhân Vĩ đại của sự Khốn Khó (Nidana) (2) và Ảo Tưởng (Maya) vì không ai phát sinh ra chúng và bị chúng trói buộc. Chỉ có sự TỐI TĂM (DARKNESS) tràn đầy lên Đại Thể vô biên giới vì Cha Mẹ và Con thêm một lần nữa chỉ là một và Con chưa thức tỉnh để bánh xe xoay chuyển (3). Không có bảy Chân Lý cao cả và Bảy Bộ Thánh Kinh (4) và Vũ Trụ. Người Con của Lẽ Tất Nhiên đắm mình vào Paranishpanna (sự toàn thiện toàn mỹ tuyệt đối, Paranirwana ‘Đại Niết Bàn’ nó là Jong-grub) để rồi được phóng ra bởi cái gì có thực thể mà vẫn là hư vô (5). Không có gì cả. Không có cả căn nguyên của Sự Sống, cái gì hữu hình thuở xưa và cái gì vô hình thuở nay, nghỉ ngơi trong Hư Vô Trường Tồn – đó là THỰC THỂ DUY NHẤT (ONE BEING). Đơn độc, Hình Hài duy nhất của Sự Sống (6) lan tràn vô biên giới, vô cùng tận, vô thuỷ trong Giấc Ngủ không mộng mị: và đời sống vô tri thức đập nhịp trong Không Gian Vũ Trụ trong suốt thời kỳ của sự HIỆN DIỆN của ĐẠI THỂ (ALL PRESENCE) mà “Con Mắt giác ngộ” (“ Opened Eye”) của Dangma cảm thấy được. Nhưng Dangma ở đâu khi Alaya của Vũ Trụ (Linh Hồn tuyệt đối) ở trong PARAMARTHA (thực thể tuyệt đối) (7). Bánh Xe lớn là Anupadaka? (“Bánh Xe lớn” là dãy hành tinh của chúng ta, “Anupadaka” là không phụ mẫu).
ĐOẠN THÁNH KINH II
(STANZA II)
Các vị TẠO TÁC (BUILDERS)(1) ở đâu, những người Con chói sáng của buổi Bình Minh của Đại Kiếp? Ở trong sự TỐI TĂM HUYỀN BÍ (UNKNOW DARKNESS), ở nơi Paranishpanna (2) thuộc cảnh giới của các vị Dhyan-Chohan hay cảnh giới Thiền Định cõi Bồ Đề (Dhyani Buddhic). Những vị sáng tạo ra Hình Hài (hữu hình) tự cõi Hư Vô (vô hình), cội rễ của thế gian Deva-Matri và Svabhavat nghỉ ngơi trong cõi chí phước của Hư Vô. Sự Im Lặng ở đâu? Những lỗ tai để cảm thấy sự im lặng ở đâu? Không; thuở đó không có sự im lặng, cũng không có âm thanh. Không có gì cả, ngoại trừ Hơi Thở (sự chuyển động) không ngừng nghỉ, không tự tri (3). Giờ khắc chưa điểm; Tia sáng chưa chiếu rọi vào MẦM MỐNG; Matri-Padma (Bông sen Mẹ) chưa phồng lên (4), trái tim Mẹ chưa mở ra để ánh sáng chiếu vào, rồi rớt vào lòng ảo tưởng (5). Bảy (Người Con) chưa được sinh ra từ mạng lưới ánh sáng. Chỉ có sự Tối Tăm là Cha và Mẹ, Svabhavat, và Svabhavat ở trong sự TỐI TĂM. Hai cái đó là mầm mống, và mầm mống là MỘT. Vũ Trụ hãy còn ẩn trong tư tưởng và trong lòng Thượng Đế (6).
 
ĐOẠN THÁNH KINH III
(STANZA III)
Làn rung động cuối cùng của Đại Kiếp Trường Tồn rùng mình xuyên qua cõi Vô Cùng Tận. Đức Mẹ nở ra, lan tràn từ trong ra ngoài giống mầm hoa sen. Cánh nó lanh lẹ chạm vào vũ trụ cùng một lúc và chạm vào cái mầm mống ở trong cõi Tối Tăm, cõi Tối Tăm này thở hơi (chuyển động) trên những dòng nước đang ngủ yên của đời sống. Sự Tối Tăm phóng ra Ánh Sáng, và ánh sáng chiếu một Tia Sáng đơn độc vào những làn nước của Không Gian Mẹ. Tia Sáng làm cho “Cái Trứng Trinh Nguyên Trường Tồn” đơm bông kết trái (làm nó hồi sinh) (1)… Nguyên thể sáng chói trong Hiranya garbha (Trứng Vàng hay Kim Noãn) đông đặc lại và lan tràn khắp nơi thâm sâu (2) làm thành chất váng sữa trắng tinh trong khắp nơi thâm sâu của Mẹ, cái cội rễ nó lớn lên trong Đại Dương của Sự Sống. Cội rễ vẫn còn; ánh sáng vẫn còn, những khóm sữa đặc vẫn còn; và ba thứ vẫn là một, vì trong mỗi giọt nước của Đại Dương (chứa nước Cam Lồ - of Amrita) có nguồn cội của sự sống và giọt nước cũng ở trong cội rễ và tất cả đã nổi lềnh bềnh trong ánh sáng chói chang, ánh sáng này là Lửa và Sức Nóng và là sự luân chuyển. “Sự Tối Tăm” rút đi không còn nữa: nó biến đi trong Nguyên Thể của chính nó, nguyên thể của Lửa và Nước, của Cha và Mẹ. .. Hỡi người Đệ Tử, hãy nhìn xem người Con chói chang của Cha và Mẹ, cái vinh quang huy hoàng không gì so sánh kịp hiện ra từ những nơi thâm sâu của những Làn Nước… Đó là * * * khi người biết rằng (ai?) bây giờ là Quán Thế Âm (Kwai-Shai-Yin) (4), Ngài chiếu sáng giống “Con Rồng Minh Triết thiêng liêng” sáng chói (5) Eka - (một) trong đó có bảy và trong bảy thì có số đông. Ngươi hãy nhìn Ngài làm việc trong các miền hiu quạnh của Biển Trời tràn ngập các tinh tú làm cho Không Gian biến thành một biển Lửa vô bờ bến và làm cho (Nguyên tố) duy nhất hữu hình biến thành những Làn Nước vĩ đại. -Mầm Mống ở đâu và sự TỐI TĂM bây giờ ở đâu? Hỡi người Đệ Tử, Hồn Lửa hiện giờ đang làm cho đèn của ngươi cháy thì ở đâu? Mầm Mống là cái đó và cái đó là Ánh Sáng, Người Con chói sáng và trắng trẻo của người Cha ẩn tàng và tối tăm, đã sử dụng Kala-hansa (thiên nga đen hay ngỗng đen). Ánh sáng là ngọn lửa và ngọn lửa là Lửa, và lửa phát sinh ra sức nóng, sức nóng phát sinh ra nước, nước của Đời Sống nơi Mẹ Vĩ Đại (Hỗn Mang – Chaos). Cha Mẹ đặt một mạng lưới, đầu trên lưới được gắn chặt với Tinh Thần (Purusha) ánh sáng của sự Tối Tăm vĩ đại và đầu dưới gắn vào Vật Chất (Prakriti), và mạng lưới này là Vũ Trụ, được dệt bằng hai nguyên chất hợp nhất, đó là Svabhavat. Khi hơi thở của lửa thổi trên nó thì nó nở ra, các con cái nó (các nguyên tố) tan ra, tan mất đi và trở lại nơi lòng mẹ để lại được hợp nhất với mẹ; khi nó nguội lạnh, và lại chói sáng thì các con nó nở ra và co rút lại xuyên qua bản thể và trái tim riêng của chúng… để thâu gồm cõi vô cùng tận, Svabhavat phóng Fohat ra ngoài và làm cho nguyên tử cứng lại. Mỗi cái là một thành phần của mạng lưới (Vũ Trụ). Phản chiếu “Đấng Tự Sinh” (ánh sáng nguyên thuỷ) - giống một tấm gương, khi đến lượt nó mỗi cái trở thành một Thế Giới..
 
 
ĐOẠN THÁNH KINH IV
(STANZA IV)
Hỡi người con của Địa Cầu, hãy lắng nghe các vị giáo chủ của các ngươi, những người con của Lửa hay là các vị Hoả Đức Tinh Quân (l). Các ngươi hãy biết rằng không có cái đầu tiên mà cũng không có cái cuối cùng, vì tất cả đều là MỘT (ONE) phát sinh từ HƯ VÔ (No- NUMBER). Hãy học những điều mà chúng ta – con cháu của Bảy Đấng nguyên thuỷ (2) các Ngài phát sinh từ ngọn Lửa nguyên thuỷ - đã học được của Cha chúng ta. Từ vẻ huy hoàng của Ánh Sáng – Tia Sáng của BÓNG TỐI NGÀN ĐỜI (EVER–DARKNESS)- những thần lực được thức tỉnh trở lại (Dhyani-Chohans) được nảy sinh trong Không Gian (3). Một cái từ cái Trứng, sáu cái và năm cái; rồi MỘT Cái, BA Cái, NĂM Cái và hai lần BẢY tổng số (4). Và đó là; những Nguyên Thể, những Ngọn Lửa, những Nguyên Tố, những vị Tạo Tác, những Số, cái Vô Hình (không hình dáng), cái Hữu Hình (với hình hài) và THẦN LỰC hay Người Trời (Divine Man) -Tổng Số (5). Và từ nơi Người Trời nảy sinh ra những HÌNH HÀI, những TIA LỬA, những Con Vật linh thiêng (6) và những sứ giả của các vị Tổ Tiên thiêng liêng trong phạm vi của số Bốn thánh thiện. Đó là Đoàn Thiên binh của Thượng Đế (7) - Bảy Thể thiêng liêng. Những Tia Lửa của số bảy thì tuỳ thuộc vào và là tôi tớ của cái Thứ Nhất, Thứ Nhì, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy của BẢY cái. Các “Tia Lửa” này được gọi là các Khối Cầu, các hình Tam Giác. Các Khối Lập Phương, các Hàng Kẻ (8) và những Đấng Đắp Hình, và vì vậy mới có Nidana trường tồn – OI-HA-HOU, (Adi-Nidana Svabhavat) vì X, số lượng bí mật – “Sự Tối Tăm”, cái Vô biên giới hay “HƯ VÔ” I. Adi-Sanat (9) Con Số, vì Ngài là một. II. TIẾNG NÓI của Thánh Ngữ, Svabhavat (10) những Số, vì Ngài là MỘT và CHÍN. III. “Hình Vuông Không Hình Dáng” (Vô Hình).
Và ba cái trên đây được đặt trong cái      (Vòng Tròn Không Biên Giới) là số BỐN thiêng liêng và số MƯỜI là Vũ Trụ Vô Hình tướng (chủ quan vô hình dáng) (11), rồi đến những người “Con”, Bảy Chiến Sĩ, số Một người thứ Tám được bỏ qua, (12) những Hơi Thở của họ (13) là kẻ Tạo ra Ánh Sáng (Bhaskara); rồi đến số BẢY thứ nhì, đó là các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu (14) phát sinh từ số BA (Thánh Ngữ, Âm Thanh và Tinh Thần) (15). Đấng bị Chối Bỏ (Mặt Trời là Một, các Mặt Trời nhỏ của Mặt Trời lớn, thì vô số kể).
 
ĐOẠN THÁNH KINH V
(STANZA V)
Đến lượt số bảy căn bản, Bảy Hơi Thở đầu tiên của Con Rồng Minh Triết lại phát ra luồng gió lốc đầy Lửa (1) từ những hơi thở thánh thiện và xoay tròn của chúng. Họ làm Ngài trở thành vị sứ giả của Ý Chí họ (2) Dzyu trở thành FOHAT (3) Người Con nhanh lẹ của các người Con Thượng Đế và những vị Nam Tào Bắc Đẩu (4) chạy theo vòng tròn dưới sự khích động của những Tư Tưởng hướng đạo của các Ngài. Ngài đi như sấm sét xuyên qua những đám mây Toé Lửa (sương mù của vũ trụ); tiến ba, năm và bảy bước xuyên qua bảy cảnh giới cao và bảy cảnh giới thấp (các thánh ngữ [những thế giới?] vị lai) (5). Ngài cất cao tiếng và kêu gọi vô số tia lửa (các nguyên tử) và hợp nhất chúng lại. Ngài là người lãnh đạo và linh hồn hướng đạo của họ. Khi bắt đầu các tác động, Ngài phân chia những tia lửa nơi các cảnh thấp (các nguyên tử khoáng chất), chúng nổi lềnh bềnh và vui vẻ rùng mình trong nơi trú sở chói sáng của chúng (các đám mây bằng chất hơi) và lấy những cái đó làm thành những mầm mống của bánh xe (6). Ngài đặt chúng trong sáu hướng của không gian và một cái ở trung tâm – bánh xe trung ương (7) Fohat vạch ra những đường xoắn ốc để nối liền sáu cái: một đội thiên binh của các Con của Ánh Sáng hay là các vị Quang Đức Tinh Quân trấn giữ ở mỗi góc và các vị Nam Tào Bắc Đẩu - ở bánh xe trung ương. Khi các Ngài (các vị Nam Tào Bắc Đẩu) nói - Điều này tốt – thì cái Thế Giới thiêng liêng đầu tiên sẵn sàng, cái thứ nhất là cái thứ nhì (8). Rồi “cõi Vô Hình thiêng liêng” (Cảnh Giới không hình dáng) tự phản chiếu trong cõi Hữu Hình của Cái Trí (Cảnh Giới Trường Tồn của hình hài), lớp áo đầu tiên của Thượng Đế (9) cõi Hồng Trần của những người con do Trí sinh ra. Fohat tiến năm bước (đã hoàn thành ba bước đầu tiên) và xây dựng bốn bánh xe có cánh ở mỗi góc của hình vuông, để cho bốn Đấng Thánh Thiện (10) và những đạo thiên binh của các Ngài (đám đông). Các vị Nam Tào Bắc Đẩu vẽ hình tròn xung quanh hình tam giác, Dòng Kẻ đầu tiên, Khối Lập Phương; Dòng kẻ thứ nhì và hình Sao năm cánh trong cái Trứng (vòng tròn). Đó là vòng dây không thể “vượt qua được” (11) đối với những ai đi lên và đi xuống cũng như đối với những ai trong Đại Kiếp đang tiến đến ngày “Được hợp nhất với Thượng Đế” (12). Cõi Vô Hình và cõi Hữu Hình (thế giới không Hình Dáng và thế giới của Hình Hài) được thành lập như vậy: từ MỘT ÁNH SÁNG, bảy Ánh sáng; từ mỗi cái trong bảy cái lần ánh sáng. Các bánh xe “giám sát VÒNG TRÒN” (“watch the RING”).
 
ĐOẠN THÁNH KINH VI
(STANZA VI)
Nhờ uy lực của Quan Âm (Kwan-Yin), Đức Mẹ Từ Bi và Minh Triết sáng chói, “Tam Thế” của Quán Thế Âm (Kwan-Shi-Yin) ngự nơi Kwan-yin-tien Fohat Hơi Thở của con cháu các Ngài, “Người con của Mặt Trời” đã khiến cho hình hài ảo tưởng của sientchen (vũ trụ nhất như) thành hình tự nơi Hỗn Mang ở cảnh giới thấp do bảy Nguyên Tố làm thành: thoạt đầu, một cái được biểu lộ, sáu cái được giấu kín; rồi hai cái được biểu lộ, năm cái được giấu kín; rồi ba cái được biểu lộ, bốn cái được giấu kín; bốn và một nửa được biểu lộ - hai và một nửa được giấu kín; sáu cái sẽ được biểu lộ - một cái được dẹp qua một bên (1). Sau chót, bảy bánh xe xoay chuyển cái này phát sinh ra cái kia (2) Ngài xây dựng chúng giống như những bánh xe (thế giới) cũ trước. Ngài xây dựng chúng theo cách nào. Fohat gom góp bụi lại. Ngài lấy bụi đó tạo thành những quả cầu lửa và làm chúng xoay chuyển, có cái theo lối này, những cái khác theo lối ngược lại. Chúng lạnh. Ngài làm cho chúng nóng. Chúng khô khan, Ngài làm cho chúng ẩm ướt. Chúng chói sáng, Ngài quạt chúng và làm cho chúng mát, làm chúng hết bóng bẩy. Fohat tác động như vậy từ buổi bình minh của NGÀY cho đến buổi hoàng hôn của ĐÊM trong bảy Đại Kiếp Trường Tồn (3)… Trong lúc cái thứ nhất khởi đầu, những “Con” người nhận được lệnh phải sáng tạo ra hình ảnh của chính họ. Một phần ba từ chối. Hai phần ba vâng lời. Lời nguyền rủa được thốt ra. Họ sẽ phải ra đời trong cái (hành tinh) thứ Tư, sẽ đau khổ và gieo rắc sự đau khổ… Đó là trận chiến thứ nhất…
Những bánh xe cũ trước đã xoay tròn đi lên và đi xuống trong một, và nửa đại kiếp trường tồn. Trứng của Mẹ tràn đầy toàn thể (Vũ Trụ). Có những trận chiến giữa những vị Sáng tạo và những kẻ nổi loạn và những trận chiến để tranh giành không gian, hạt giống hiện ra và lại hiện ra không ngừng (4) khi bánh xe của chúng ta nhận được sự khích động đầu tiên… Hỡi vị Lạt Ma [Đệ Tử?], ngươi hãy tính toán đi nếu ngươi muốn biết đúng tuổi của bánh xe nhỏ của ngươi (5) Tia sáng thứ tư là Mẹ chúng ta (Địa Cầu). Hãy đến với “Trái” thứ tư của Con Đường minh triết Thứ Tư, nó dẫn đến Niết Bàn và ngươi sẽ hiểu vì ngươi sẽ trông thấy (6).
 
ĐOẠN THÁNH KINH VII
(STANZA VII)
... Hãy nhìn lúc khởi thuỷ của Đời Sống hữu thức vô hình. Trước hết, Đấng Cao Cả từ ĐẤNG DUY NHẤT, “Atman” (Tinh Thần), rồi –“Atman-Buddhi” (Tinh Thần-Linh Hồn) cái này, ba, năm và bảy (1); rồi, bội số Ba, bội số Bốn và xuống thấp; những người Con phát sinh từ thể trí của ĐẤNG CAO CẢ THỨ NHẤT (Prajapati)- Bảy vị sáng chói (các Vị Tạo Tác) các Ngài chính là ngươi, là ta, là nó (2), Hỡi người Đệ tử (Oh Lanoo); các Ngài coi chừng ngươi và mẹ ngươi là Bhumi (Trái đất). Tia sáng duy nhất làm nảy nở các tia sáng nhỏ hơn (3). Sự Sống có trước Hình Hài và còn tồn tại sau sự tiêu diệt của nguyên tử cuối cùng của Stula Sarira (hình hài ngoại giới – external body) (4) Tia Sáng của đời sống, cái Duy Nhất, tác động xuyên qua vô số tia sáng khác, giống như sợi chỉ xuyên qua nhiều hạt ngọc trai. Khi số một trở thành số hai – thì “bội số Ba” hiện ra (5) Ba cái là một (được liên kết thành một); hỡi người Đệ Tử, đó là sợi chỉ của chúng ta, trái tim của Cây Người (Man-Plant) được gọi là Suptasarma [Saptaparna](6). Đó là cội rễ bất tử, lửa có ba ngọn của bốn cái Bấc Đèn (7). Những bấc đèn là các đốm lửa, và sử dụng lửa có ba ngọn (8) do số Bảy phóng ra, ngọn lửa của các Ngài; các tia sáng và đốm lửa của một mặt trăng được phản chiếu trong những làn sóng nhấp nhô của mọi con sông của Bhumi (Địa Cầu) (9). Đốm lửa dính vào ngọn lửa nhờ sợi chỉ Fohat mảnh mai nhất. Nó chu du xuyên qua bảy và bảy cảnh giới của Ảo Tưởng. Nó ngừng lại ở loài thứ nhất và ngươi hãy nhìn xem - một hành tinh; bảy lần thay đổi nữa và nó trở thành một con vật. Từ những đặc tính phối hợp của những cái đã nói trên – Manu (con người) kẻ biết suy nghĩ được thành hình. Ai làm ra y. “Đời Sống Duy Nhất”; ai làm ra xác thân y? nhiều đời sống (10) …Từ kẻ sinh ra đầu tiên (con người đầu tiên hay nguyên thuỷ) sợi chỉ giữa Đấng Giám Sát Im Lặng (Silent Watcher) và cái Bóng của Ngài trở nên mạnh mẽ hơn và chói sáng hơn mỗi khi có sự thay đổi (luân hồi)(11) Ánh sáng mặt trời ban mai trở thành ánh nắng rực rỡ giữa trưa…
Ngọn Lửa bảo với Đốm Lửa rằng – đây là bánh xe hiện tại của ngươi. Ngươi chính là ta, là hình ảnh và cái bóng ta. Ở nơi bản thể ngươi, ta đã tự khoác áo lên mình và người là vận cụ của ta cho đến ngày “Được hợp nhất với Thượng Đế”, khi ngươi sẽ lại trở thành chính ta và những kẻ khác, chính ngươi và ta (12)… Lúc đó những Đấng Tạo Tác, sau khi đã khoác tấm áo đầu tiên, giáng lâm xuống trái đất mát lạnh và cai trị loài người (13) họ chính là các ngươi (14)…
 
QUYỂN II
MÔN NIÊN ĐẠI HỌC TỐI CỔ, CÁC CHU KỲ, MÔN NHÂN LOẠI HỌC
 
Facies totius Universi, quamvis infinitis modis variet, manet tamen semper cadem.
(Tuy luôn luôn thay đổi theo vô số đường lối, bản chất của toàn thể vũ trụ luôn luôn vẫn bất biến).  
SPINOZA
ĐOẠN THÁNH KINH
Cái (bánh xe) này chỉ lăn mãi trong một nửa Đại Kiếp Trường Tồn, sinh ra con cháu; trước hết là khoáng chất – các đá mềm về sau cứng lại; rồi đến thảo mộc - những cây cứng rắn về sau mềm đi; rồi những (côn trùng và loài vật) bé li ti hữu hình và vô hình chúng sinh sản ra và lan tràn, mỗi con theo đường lối riêng và theo loại của nó. Khi chúng lớn quá và nhiều quá thì (Địa Cầu) làm chúng rơi rụng khỏi lưng nó - một lần, hai lần, nhiều lần… Rồi cái được nảy sinh từ CÁI TRÍ (MIND-BORN), cái hình hài không xương (Hình Hài của các Đấng) truyền đời sống cho con người đầu tiên được nảy sinh từ cái trí, có những xương mềm… Con người được sinh ra cách nào? Thoạt đầu là ĐẤNG TỰ TỒN (DELF EXISTENT); rồi Đấng Tự Sinh (Self-born) - những người con của ý chí và Yoga; rồi đến con người sinh ra từ MỒ HÔI (SWEAT-BORN), họ hãy còn là một (bán thư bán hùng) khi họ nói – Chúng ta hãy sinh ra những người con trai và con gái giống chúng ta, nhưng với hình hài đông đặc (Massushya)( )…. Rồi một biến thành hai.
 
[Quyển III Bình luận Thiền Định Chân Kinh].
[Trên đây là tất cả những gì được nói ra trong bản thảo viết tay của Những ĐOẠN THÁNH KINH trong Quyển II]
 
 
LỜI BÌNH LUẬN
VỀ BẢY ĐOẠN THÁNH KINH VÀ NHỮNG DANH TỪ TRONG ĐÓ THEO SỐ THỨ TỰ TRONG NHỮNG ĐOẠN KINH VÀ CÂU KINH.
ĐOẠN THÁNH KINH I
(STANZA I)
1. VỊ “PHỤ MẪU” TRƯỜNG TỒN [KHÔNG GIAN] CUỘN MÌNH TRONG CÁC CHIẾC ÁO NGÀN ĐỜI VÔ HÌNH (EVER-INVISIBLE ROBES), MỘT LẦN NỮA LẠI NGỦ TRONG BẢY ĐẠI KIẾP TRƯỜNG TỒN (SEVEN ETERNITIES).
Vị “Phụ Mẫu”, Không Gian, (The “Parent”, Space) là Nguồn Cội của mọi sự, nó trường tồn, luôn luôn hiện diện, là THƯỢNG ĐẾ bất khả tri (incom-prehensible DEITY); những “Tấm Áo Vô Hình” (“Invisible Robes”) của Ngài là Nguồn Cội thần bí của mọi Vật Chất và của Vũ Trụ, Không Gian là thực thể trường tồn duy nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng một cách dễ dàng nhất, trong trạng thái trừu tượng của nó, nó không di chuyển và dù trong nó có hay không có một Vũ Trụ hữu hình, thì nó cũng không vì thế mà bị ảnh hưởng. Nó không có kích thước trong mọi chiều hướng và nó tự tồn. Tinh thần và sự biến hoá đầu tiên của CÁI ĐÓ (THAT), Nguồn Cội Vô Thuỷ của cả Tinh Thần lẫn Vật Chất. Như đã được truyền dạy trong sách Bổn Bí Giáo (Esoteric Catechism), nó không phải là “sự trống rỗng vô bờ bến” (“limitless void”) mà cũng không phải là “sự tràn đầy bị hạn định” (“conditioned fulness”) nhưng nó là cả hai thứ đó. Xưa kia đã có nó và sau này sẽ mãi mãi có nó.
Vậy thì những “Tấm Áo” có nghĩa là thực thể Vật Chất trong Vũ Trụ, Vật Chất này còn trinh nguyên. Đó không phải là vật chất như ta thường biết, nhưng là cái tinh hoa thiêng liêng của vật chất, cũng trường tồn như Không Gian và còn hợp nhất với Không Gian trong ý nghĩa trừu tượng của nó. Thiên Nhiên-Cội Rễ (Root-Nature) cũng là nguồn cội của những đặc tính vô hình tế nhị của vật chất hữu hình. Có thể nói rằng đó là Linh Hồn của Tinh Thần Duy Nhất và Vô Cùng Tận (One Infinite Spirit). Người Ấn Độ gọi nó là Mulaprakriti và nói rằng đó là Thực Chất nguyên thuỷ, Thực Chất này là nền tảng của Upadhi hay Vận Cụ của mọi hiện tượng thuộc về vật chất, tâm linh hoặc trí não. Đó là nguồn cội của Tiên Thiên Khí (Akasha).
“Bảy Đại Kiếp Trường Tồn” (“Seven Eternities”) nghĩa là những thời gian rất lâu dài. Danh từ “Trường Tồn” (“Eternity”) theo quan niệm của Thần học Cơ Đốc, thì vô nghĩa với người Á Châu, ngoại trừ khi được áp dụng cho Đời Sống Duy Nhất; danh từ “vô cùng tận” (“sempiternity”), nghĩa là chỉ trường tồn trong tươnglai, thì cũng thế; sự dùng sai danh từ quả thật là tai hại ( ). Những danh từ này không có và không thể có trong khoa siêu hình học có tính cách triết lý và không được người ta biết đến từ xưa cho mãi đến khi có Giáo Hội Cơ Đốc. Bảy Đại Kiếp Trường Tồn nghĩa là bảy thời gian hay một thời gian dài bằng bảy thời gian của một Manvantara, dài suốt cả một Mahakalpa (Đại Thiên Kiếp) hay “Thời Gian Vĩ Đại” (100 năm của Brahma) tổng cộng là 311.040.000.000.000 năm của ta; mỗi năm của Brahma có 360 Ngày và 360 Đêm của Brahma (tính theo Chandrayana hay âm lịch); và một Ngày của Brahma thì có 4.320.000.000 năm của ta. Những Đại Kiếp Trường Tồn này thuộc về các phép tính toán bí ẩn nhất, trong đó mỗi con số phải là 7x nếu muốn có tổng số đúng thực; mũ số x thay đổi tuỳ theo bản tính của mỗi chu kỳ trong cảnh giới chơn như hay cảnh giới chủ quan; và mỗi con số thì liên quan đến và tượng trưng cho các chu kỳ khác nhau - từ cái lớn nhất cho đến cái nhỏ nhất – trong cảnh giới mộng ảo hay cảnh giới khách quan, số đó dĩ nhiên phải là những bội số của bảy. Người ta không thể đưa ra cái chìa khoá để hiểu rõ điều này, vì trong đó có sự bí mật của phép tính toán bí giáo và điều này không có ý nghĩa gì đối với mục tiêu của phép tính toán thông thường. Kinh Bí giáo Do Thái (Kabalah) nói: “Số Bảy là số vĩ đại của những Bí Mật Thiêng Liêng” số mười là số của mọi kiến thức trần gian (số mười của môn phái Pythagoras); 1.000 là số 10 với mũ số 3 (103 = 1.000), và vì thế nên số 7.000 cũng có ý nghĩa tượng trưng. Trong Giáo Lý Bí Truyền, con số và số 4 chỉ tượng trưng cho dương tính trên cảnh giới trừu tượng cao nhất; ở cảnh giới hồng trần thì số 3 có dương tính và số 4 có âm tính - tức là hàng kẻ đứng (  ) và hàng kẻ nằm (      ) trong giai đoạn thứ tư của biểu tượng học, khi những biểu tượng trở thành những nét khắc của năng lực sinh sản trong cảnh hồng trần.
2. KHÔNG CÓ THỜI GIAN, VÌ THỜI GIAN NGỦ YÊN TRONG TRUNG TÂM VÔ CÙNG TẬN CỦA SỰ TỒN TẠI.
“Thời Gian” chỉ là một ảo tưởng phát sinh do sự tiếp diễn của các trạng thái của tâm thức (consciousness) khi ta du hành xuyên qua sự Tồn Tại Trường Tồn (Eternal Duration); và ở chỗ nào không có tâm thức để phát sinh ra ảo tưởng, thì ở đó không có thời gian, thời gian “ngủ yên”. Hiện Tại chỉ là một hàng kẻ toán học ngăn cách cái phần của sự Tồn Tại Trường Tồn mà ta gọi là Tương Lai với phần mà ta gọi là Dĩ Vãng. Không có cái gì trên trái đất mà tồn tại thực sự được vì không có gì bất biến cả - hay là cứ giống mãi như lúc trước – trong một phần nghìn triệu của một giây đồng hồ; và nếu chúng ta cảm thấy sự hiện tồn của một Thời Gian được gọi là Hiện Tại, thì đó là vì cái tia mắt thoáng nhìn tức thời hay nhiều cái nhìn thoáng qua tiếp nối nhau cùng với các đồ vật cảm nhận được nhờ giác quan đã bị mờ đi, khi những đồ vật ấy đi từ cảnh giới lý tưởng, mà ta gọi là Tương Lai, đến cảnh giới của ký ức, mà ta gọi là Dĩ Vãng. Cũng theo lối đó, chúng ta có một cảm giác tồn tại khi một chớp nhoáng điện hiện ra, vì cảm giác in trên võng mô bị mờ đi và cứ tiếp diễn. Một người thực sự thì không phải chỉ là cái hình ảnh mà ta nhìn thấy trong một lúc đặc biệt nào đó, nhưng là tổng số các trạng thái khác nhau và thay đổi từ khi người ấy hay vật ấy hiện ra trong hình hài vật chất cho đến khi tan biến khỏi trái đất. Chính những “tổng số” này tồn tại tự nơi trường tồn trong Tương Lai, và lần lần đi xuyên qua vật chất để tồn tại ở nơi trường tồn trong Dĩ Vãng. Không ai lại nói rằng, một thỏi kim khí được liệng xuống biển thì bắt đầu sống khi nó rời bỏ vùng không khí và không sống nữa khi nó rơi xuống nước và cả thanh sắt chỉ là cái khoanh ngang đã bị cắt trong một lúc nào đó, theo một đường đúng khít với cái bình diện vốn vừa phân cách, vừa nối liền vùng không khí với nước biển. Mà dù người hay đồ vật đó, khi rơi từ trạng thái “sẽ tồn tại” đến trạng thái “đã tồn tại”, nhảy vọt từ Tương Lai mà đi vào Dĩ Vãng, thì cũng đưa ra cho giác quan ta cảm nhận thấy một thanh ngang bị cắt của trọn vẹn thực thể của nó khi nó đi xuyên qua Thời Gian và Không Gian (như là Vật Chất), khi nó đi từ sự trường tồn này đến sự trường tồn khác; cả hai sự trường tồn đó làm thành sự Tồn Tại, vốn chứa đựng cái Thực Thể hay đời sống thực của mọi vật và giác quan của chúng ta chỉ có thể nhìn nhận sự kiện đó mà thôi.
3. KHÔNG CÓ ĐẠI TRÍ CỦA VŨ TRỤ (UNIVERSAL MIND) VÌ KHI ĐÓ KHÔNG CÓ AH-HI ( ) ĐỂ CHỨA ĐỰNG ĐẠI TRÍ ẤY ( ).
“Thể Trí” (“Mind”) là một danh từ dùng để chỉ định tổng số các Trạng Thái Tâm Thức (States of Consciousness) liên quan đến Tư Tưởng, Ý Chí và Cảm Xúc. Khi ta ngủ say, thì các ý nghĩ ngừng lại, không phát sinh ra ở cõi hồng trần nữa, trí nhớ cũng ngừng lại, vì trong thời gian đó, cơ quan giúp Chân Nhân (Ego) biểu lộ những ý niệm và trí nhớ trên cảnh hồng trần, đã tạm thời ngừng nghỉ, không tác động nữa. Một thực thể có thể trở thành một hiện tượng trên bất cứ cảnh giới nào của đời sống nếu được nhờ một căn bản hay vận cụ thích hợp mà tự biểu lộ; và trong Đêm dài nghỉ ngơi mà người ta gọi là Pralaya, khi mọi đời sống bị tan rã, “Đại Trí của Vũ Trụ” vẫn tồn tại, hoặc với vai trò là một khả năng trường tồn để tác động trong cõi Trí, hoặc với vai trò Tư tưởng tuyệt đối trừu tượng có biểu lộ tương đối và cụ thể là Cái Trí. Các vị Ah-Hi (Dhyan Chohans) (Thiền Định Đế Quân) là các đoàn thể gồm các Đấng thiêng liêng – các Thiên Thần của Cơ Đốc giáo, các vị Elohim ( ) và các “Thiên Sứ” (“Messengers”) của người Do Thái – các Ngài là Vận Cụ để biểu lộ Tư Tưởng và Ý Chí của Vũ Trụ hay của Thượng Đế. Các Ngài là những Thần Lực Sáng Suốt, ban hành và áp dụng những “Định Luật” của Thiên Nhiên, rồi đến lượt các Ngài, các Ngài cũng hành động theo đúng những định luật mà các Đấng Cao Cả hơn đã ban xuống một cách tương tự như trên; nhưng các Ngài không phải là hiện thân của các Sức Mạnh Thiên Nhiên, như người ta đã tưởng lầm. Đẳng Cấp của các Đấng Thiêng Liêng này, nhờ các Ngài nên Đại Trí của vũ trụ mới tác động được - quả thật là một đội quân – do đó mà lực lượng chiến đấu của mỗi quốc gia có thể tự biểu lộ, và gồm các quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn v.v… mỗi đoàn thể có lối sống hay cá tính riêng của mình, với sự tự do hành động bị hạn định và với những trách nhiệm có giới hạn; mỗi đoàn thể được đặt dưới một đoàn thể khác rộng lớn hơn; quyền lợi của đoàn thể nhỏ phụ thuộc vào quyền lợi của đoàn thể lớn và mỗi đoàn thể lại bao gồm nhiều đoàn thể khác nhỏ hơn.
4. KHÔNG CÓ BẢY CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÍ PHÚC (a) ( ). KHÔNG CÓ NHỮNG NGUYÊN NHÂN VĨ ĐẠI CỦA SỰ KHỐN KHÓ ( ) VÌ KHÔNG AI PHÁT SINH RA CHÚNG VÀ BỊ CHÚNG TRÓI BUỘC (b).
(a) Có “Bảy Con Đường” hay “Đạo” để đi đến cõi “Chí Phúc” của Vô Sinh tức là Thực Thể, Đời Sống và Tâm Thức Tuyệt Đối. Thuở đó không có chúng vì Vũ Trụ trống rỗng và chỉ có tư tưởng của Thượng Đế mà thôi.
(b) Vì đó là … Thập Nhị Nhân Duyên (Twelve Nidanas) hay Nguồn Cội của Đời Sống (Cause of Being). Mỗi nguyên nhân là kết quả của nguyên nhân trước và lại là nhân của cái kết quả sau; tổng số các nguyên nhân được căn cứ trên Tứ Diệu Đế, một giáo lý rất đặc biệt của phái Tiểu Thừa (Hinayana System) ( ). Chúng thuộc về lý thuyết của dòng định luật tiếp nối nhau phát sinh ra công đức và tội lỗi, và sau chót làm cho Luật Nhân Quả tác động triệt để. Đó là một hệ thống căn cứ trên cái triết lý cao siêu chủ trương rằng sự luân hồi là một điều đáng sợ, vì đời sống ở cõi hồng trần chỉ mang lại sự đau khổ khốn khó, đau đớn cho con người, chính sự chết cũng bất lực, không giải thoát được con người, vì sự chết chỉ là một cái cửa dẫn con người đến một kiếp sống khác trên trái đất sau một thời kỳ nghỉ ngơi ngắn ngủi ở ngưỡng cửa của nó - tại Devachan, cõi Thiên Đường. Hệ thống Hinayana hay là Tiểu Thừa thì rất cổ xưa, còn Mahayana hay Đại Thừa thì mãi về sau mới có và chỉ phát sinh sau khi Đức Phật tịch diệt. Vậy mà, những giáo lý của Đại Thừa cũng cổ xưa như những ngọn đồi đã có từ đời rất xa xưa, không ai nhớ lại được, và Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa thực ra đều chung dạy một giáo lý. Yana là Vận Cụ (tiếng Bắc Phạn gọi là Vahan) là một từ ngữ thần bí; cả hai môn phái (Đại Thừa và Tiểu Thừa) đều nhấn mạnh rằng con người có thể tránh những đau khổ của sự tái sinh và tránh cả cái hạnh phúc giả tạo của cõi Devachan, nhờ hoạch đắc được sự Minh Triết và Hiểu Biết; chỉ có Minh Triết và Hiểu Biết (Wisdom and Knowledge) là có thể làm tan những Quả của Ảo Tưởng và Vô Minh (Illusion and Ignorance).
Maya hay là Ảo Tưởng (Maya or Illusion) là một nguyên tố có trong mọi vật hữu hoại, vì mọi vật hiện tồn chỉ có một thực thể tương đối chớ không tuyệt đối; còn có cái bề ngoài che giấu thực thể, thay đổi tuỳ theo sức nhận xét và hiểu biết của mỗi quan sát viên. Đối với con mắt chưa được huấn luyện của người bán khai thì một bức họa chỉ là những vết và những nét gạch, màu sắc lộn xộn và vô nghĩa, còn con mắt của người trí thức thì nhận thấy ngay rằng đó là một mặt người hay là một phong cảnh. Không có gì trường tồn ngoại trừ Đời Sống tuyệt đối, duy nhất và ẩn tàng, nó chứa đựng bên trong nguồn cội của mọi thực thể. Những đời sống trong mọi cảnh giới, cho đến các vị Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohan) cao cả nhất, thì cũng chỉ giống như những hình bóng do một chiếc đèn thần chiếu rọi trên một màn ảnh không màu sắc. Tuy nhiên, một cách tương đối, mọi vật đều có thực thể, vì kẻ nhận biết cũng là một cái bóng, một sự phản chiếu và do đó những sự vật mà y nhận biết đều là có thật đối với y, cũng giống như chính bản thân y vậy. Liệu các sự vật có thực thể đến đâu, thì ta cũng nên coi thực thể đó - trước và sau sự vật tồn tại – như là một tia chớp nhoáng xuyên qua cảnh hồng trần vì chúng ta không thể nhận biết các đời sống ấy một cách trực tiếp khi ta còn có các dụng cụ giác quan, chúng chỉ có thể làm cho ta tri thức được đời sống vật chất mà thôi. Dù tâm thức ta hoạt động trên cảnh giới nào, thì trong thời gian đó, cả ta lẫn những sự vật thuộc cảnh giới ấy đều là những thực thể duy nhất đối với ta. Nhưng khi ta tiến lên nấc thang tiến hoá, ta nhận thấy rằng trong những giai đoạn mà ta vừa trải qua, chúng ta đã tưởng lầm những cái bóng là những thực thể, và sự tiến hoá của một Chơn Nhơn là những sự thức tỉnh liên tiếp ngày càng cao, mỗi bước tiến lên lại mang theo ý niệm nghĩ rằng giờ đây ta mới đạt được “chân lý”; nhưng chỉ khi nào ta đạt được cái Tâm Thức tuyệt đối (absolute Consciousness), và hợp nhất tâm thức của ta vào đó, thì ta mới thoát khỏi những sự gạt gẫm của Ảo Tưởng.
5. CHỈ CÓ BÓNG TỐI TRÀN ĐẦY TRÊN ĐẠI THỂ VÔ BIÊN GIỚI (a), VÌ CHA, MẸ VÀ CON ĐÃ HỢP NHẤT THÊM MỘT LẦN NỮA VÀ CON CHƯA THỨC TỈNH ĐỂ BÁNH XE MỚI MẺ ( )XOAY CHUYỂN VÀ ĐỂ LẠI TIẾP TỤC CUỘC HÀNH HƯƠNG TRÊN ĐÓ (b):
(a). “Bóng Tối là Cha Mẹ: ánh sáng là Con”, một câu cách ngôn cổ xưa của phương Đông nói như vậy. Người ta không thể quan niệm được ánh sáng, trừ khi nó phát sinh từ một nguồn cội tức là duyên do của ánh sáng; và trong trường hợp Ánh Sáng Nguyên Thuỷ (Primordial Light), vì người ta không biết được nguồn cội này, (tuy lẽ phải và luận lý đòi hỏi muốn biết), nên chúng ta gọi nguồn cội ấy là “Bóng Tối”, căn cứ trên một quan niệm thuộc lý trí. Còn về phần ánh sáng phụ thuộc được vay mượn ở chỗ khác, thì mặc dù nguồn cội nó là gì, nó chỉ có một đặc tính ảo tưởng nhất thời mà thôi. Vì vậy, Bóng Tối là cái Khuôn Trường Tồn (Eternal Matrix), trong đó những Nguồn Cội của Ánh Sáng hiện ra và biến đi. Không có gì được thêm vào bóng tối để khiến cho nó biến thành ánh sáng, và không có gì được thêm vào ánh sáng để khiến nó biến thành bóng tối ở cảnh giới của chúng ta. Ánh sáng và bóng tối có thể đổi chỗ cho nhau; và theo khoa học thì ánh sáng chỉ là một trạng thái của bóng tối và ngược lại. Tuy nhiên, cả hai đều là những hiện tượng của một thực thể duy nhất – đó là bóng tối tuyệt đối đối với đầu óc khoa học, nhưng lại là ánh sáng lờ mờ đối với con mắt của nhà thần bí bình thường; còn đối với con mắt thiêng liêng của người được Điểm Đạo, thì nó là ánh sáng tuyệt đối. Đến mức độ nào chúng ta có thể phân biệt cái ánh sáng chiếu rọi trong bóng tối? Điều này tuỳ thuộc năng lực nhìn xa nhìn rộng của chúng ta. Cái vốn là ánh sáng đối với chúng ta lại là bóng tối đối với một số côn trùng và con mắt của người có thần nhãn nhìn thấy ánh sáng chói chang khi con mắt của người thường chỉ nhìn thấy bóng tối mà thôi. Khi toàn thể Vũ Trụ đắm mình trong giấc ngủ - trở về với nguyên tố căn bản duy nhất của nó – thì không có trung tâm sáng chói, không có con mắt nào để nhìn thấy ánh sáng, và dĩ nhiên là bóng tối tràn đầy trên “Đại Thể Vô Biên Giới” (“Boundless All”).
(b). “Cha Mẹ” là nguyên lý âm và dương của Thiên Nhiên Cội Rễ, là những cực đối nhau, tự biểu lộ trong mọi vật ở mọi cảnh giới trong Vũ Trụ - hay Tinh Thần và Thực Chất, nói như vậy để được rõ ràng hơn, và kết quả của điều này là Vũ Trụ hay “người Con”. Họ được hợp nhất thêm một lần nữa trong thời kỳ Pralaya, trong Đêm của Brahma, khi toàn thể Vũ Trụ hữu hình tan rã để trở lại với cái căn nguyên trường tồn chủ yếu duy nhất, để lại hiện ra trong buổi bình minh sau – theo từng chu kỳ, Karana – cái Căn Nguyên Trường Tồn – thì đơn độc một mình. Nói một cách rõ hơn thì Karana đứng đơn độc một mình trong những Đêm của Brahma. Vũ trụ hữu hình thời trước đã tan rã trong cái Căn Nguyên trường tồn, chủ yếu và duy nhất của nó, và người ta có thể nói vũ trụ bị pha loãng trong Không Gian, để rồi lại được biến hoá và kết tinh lại trong buổi bình minh của Đại Kiếp Sau (Manvantaric Dawn), đó là sự khởi đầu của một ngày mới hay một sự hoạt động mới của Brahma – đó là dấu hiệu tượng trưng của Vũ Trụ. Nói theo lối bí giáo, thì Brahma là Cha-Mẹ-Con (Father-Mother-Son), hay vừa là Tinh Thần, Linh Hồn, vừa là Hình Thể; mỗi Ngôi là tượng trưng cho một đặc tính, và mỗi đặc tính hay đức tính là một làn sóng có mức độ Hơi Thở Thượng Đế được biến hoá theo chu kỳ và theo sự tiến hoá, ly tâm và quy tâm. Theo ý nghĩa vật chất nơi vũ trụ càn khôn, thì đó là Vũ Trụ, Dãy Hành Tinh và Địa Cầu; theo ý nghĩa thiêng liêng thuần khiết thì đó là Thượng Đế Huyền Vi (Unknown Deity), Chơn Linh Hành Tinh (Planetary Spirit) và Con người (Man) - người con của cả hai, sinh linh làm bằng Tinh Thần và Vật Chất, một biểu hiện của Tinh Thần và Vật Chất, khi y đầu thai theo chu kỳ trên Địa Cầu trong thời kỳ của các “Bánh Xe” hay là trong những Đại Kiếp (Manvantara).
6. BẢY ĐẤNG TỐI CAO VÀ BẢY CHÂN LÝ KHÔNG CÒN NỮA (a) VÀ VŨ TRỤ, ĐỨA CON CỦA LẼ TẤT NHIÊN, ĐẮM MÌNH TRONG PARANISH-PANNA ( ) (b) ĐỂ RỒI SẼ ĐƯỢC PHÓNG RA BỞI CÁI GÌ VỪA CÓ THỰC THỂ, VỪA LÀ HƯ VÔ, THUỞ ĐÓ, KHÔNG CÓ GÌ CẢ (c).
(a) “Bảy Đấng Tối Cao” (“Seven Sublime Lords”) là Bảy Đấng Thiêng Liêng Sáng Tạo (Seven Creative Spirits), các vị Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohan) tương đương với các vị Elohim của Do Thái giáo. Đó là đẳng cấp Đại Thiên Thần (Hierarchy of Archangels), trong đó có Thánh Michael, Thánh Gabriel và các vị Thánh khác trong khoa siêu thần học Cơ Đốc. Theo khoa thần học La Tinh độc đoán thì chỉ riêng Thánh Michael là được trông coi mọi mũi đất và vịnh xung quanh biển, nhưng theo Giáo Lý Bí Nhiệm thì các vị Dhyani trông coi liên tiếp một cuộc Tuần Hoàn ( ), và những giống dân chính của Dãy Hành Tinh chúng ta. Hơn thế nữa, người ta nói riêng các Ngài gởi các vị Bồ Tát (Bodhisattva) xuống trần, các vị Bồ Tát đó là các hoá thân của các vị Dhyani Buddha (Thiền Định Phật) trong mỗi Vòng tiến hoá và trong mỗi Giống dân chính. Trong số “Bảy Chân Lý” (“Seven Truths”) hay Thiên Khải (Revelation) hay là những điều bí mật được tiết lộ, chúng ta mới biết được có bốn điều, vì chúng ta đang ở trong cuộc Tuần Hoàn Thứ Tư (Fourth Round), và thế gian mới chỉ có được bốn vị Phật, như ta đã thấy. Đây là vấn đề rất khó hiểu và sẽ được giảng giải rộng thêm sau này.
Những Phật Tử và những người Ấn Độ nói: “Chỉ có Bốn Chân Lý và Bốn Kinh Phệ Đà thôi”. Cũng vì lý do tương tự mà ông Irenaeus nhấn mạnh về lẽ đương nhiên cần có Bốn kinh Phúc Âm (Four Gospels). Và vì mỗi Giống dân chánh mới, đứng đầu ở một cuộc Tuần Hoàn, phải có những nhà tiên tri riêng cùng với những điều thiên khải riêng, cho nên cuộc Tuần Hoàn sau sẽ đưa ra kinh Phúc Âm thứ Sáu v…v…
(b) “Paranishpanna” là sự Toàn Thiện Toàn Mỹ Tuyệt Đối (Absolute Perfection) mà mọi Đời Sống đạt được, khi một thời gian hoạt động rất lâu hay Tối Đại Kiếp (Mahamanvantara) được chấm dứt, nhưng đời sống ấy yên nghỉ nơi Paranishpanna suốt một thời kỳ nghỉ ngơi kế tiếp. Theo tiếng Tây Tạng thì đó là “Yong- Grub”. Từ xưa cho đến thời kỳ của môn phái Yogacharya (pháp môn Yoga Bí giáo), cái tính chất thực sự của Đại Niết Bàn (Paranirvana) được truyền dạy một cách công khai, nhưng từ đó trở đi, giáo lý này hoàn toàn trở thành bí truyền, vì thế, nên có rất nhiều sự giảng giải mâu thuẫn về nó. Chỉ ai là người lý tưởng nhiệt thành mới hiểu được nó. Phải nhìn xét mọi vật theo khía cạnh lý tưởng nhất, ngoại trừ cảnh Đại Niết Bàn, nếu ta muốn thông hiểu trạng thái đó và thấu đạt được rằng, do cách nào mà Vô Ngã (Non-Ego), sự Trống Rỗng (Voidness) và Bóng Tối (Darkness), Ba cái được nhập thành Một để tự tồn Một mình và trở nên toàn thiện, toàn mỹ. Tuy nhiên, nó chỉ tuyệt đối theo một ý nghĩa tương đối mà thôi, vì nó phải để dành chỗ cho một sự toàn thiện toàn mỹ tuyệt đối hơn, theo một tiêu chuẩn thiện mỹ cao hơn trong một thời kỳ hoạt động kế tiếp – cũng giống như một bông hoa hoàn toàn phải chết đi, không còn là một bông hoa trọn vẹn nữa, để biến thành một trái cây hoàn toàn, nếu ta có thể so sánh như thế được.
Giáo Lý Bí Nhiệm giảng giải về sự phát triển dần dần của mọi vật, từ các thế giới, cho đến các nguyên tử; và người ta không thể quan niệm hay tưởng tượng được lúc khởi đầu hay khi kết thúc của sự phát triển kỳ lạ này. “Vũ Trụ” của chúng ta chỉ là một trong vô số Vũ Trụ khác, tất cả đều là “Những Người Con của Lẽ Tất Nhiên” (“Son of Necessity”), vì tất cả đều là những sợi dây nối buộc trong cái xâu chuỗi Càn Khôn vĩ đại, mỗi Vũ Trụ là một hậu quả của Vũ Trụ trước và là nguyên nhân của Vũ Trụ sau.
Người ta miêu tả Vũ Trụ hiện ra và biến đi như là sự thở ra và hít vào của “Hơi Thở Vĩ Đại” (“Great Breath”) trường tồn và vì là sự Luân Chuyển, nên nó là một trong ba biểu tượng của Tuyệt Đối Không Gian trừu tượng và sự Tồn Tại là hai biểu tượng còn lại. Khi Hơi Thở Vĩ Đại được phóng ra, người ta gọi nó là Hơi Thở Thiêng Liêng và được coi như là Hơi Thở của Thượng Đế Bất Khả Tri (Unknowable Deity) - Đời Sống Duy Nhất (the One Existence) – Ngài phóng ra một tư tưởng và tư tưởng này trở thành ngay một Vũ Trụ. Và cũng giống như thể, khi Hơi Thở Thiêng Liêng hít vào, Vũ Trụ tan biến đi trong lòng Mẹ Vĩ Đại lúc đó đang cuộn mình ngủ yên “trong những Tấm Áo Ngàn Đời Vô Hình” (“Ever-Invisible Robes”).
(c) “Vừa có thực thể, vừa là hư vô” muốn nói chính cái Hơi Thở Vĩ Đại ấy mà chúng ta chỉ có thể nói đến như là Đời Sống Tuyệt Đối, nhưng không thể miêu tả cho trí tưởng tượng của chúng ta biết được dưới một hình thức nào của Sự Sống để ta có thể phân biệt với trạng thái Vô Sinh (Non-Existence). Theo triết lý bí giáo thì ba thời kỳ: Hiện Tại, Dĩ Vãng và Tương Lai là một thời gian phức hợp và cả ba đều là một số phức hợp, chỉ liên quan đến cảnh giới hữu hình và không có hiệu lực trừu tượng trên cảnh giới nguyên thể. Như các Thánh kinh đã nói: “Dĩ Vãng là Hiện Tại mà cũng là Tương Lai nữa, tuy Tương Lai chưa hiện hữu mà đã có thực thể rồi”. Đúng với lời dạy của Phật Giáo Tây Tạng, những tín điều của môn phái này đã thường được người ta biết đến từ khi nó rời bỏ những môn phái thuần tuý bí truyền ( ) để đi lạc lõng khắp nơi. Nói tóm lại, những ý niệm của chúng ta về sự tồn tại và thời gian đều tuỳ thuộc vào những cảm xúc của chúng ta tuỳ theo những định luật của sự liên tưởng. Tuy được buộc chặt khăng khít với kiến thức tương đối của con người, những ý niệm này không sao có thực thể, ngoại trừ trong kinh nghiệm cá nhân và sẽ chết đi khi tiến hoá lên cao và làm tan rã Ảo Tưởng của Đời Sống hữu hình. Vậy thì thời gian là gì, nếu không phải là sự liên tiếp tổng quát những trạng thái của tâm thức ta? Một Chân Sư đã nói: “Ta cảm thấy không bằng lòng vì phải dùng đến ba danh từ vụng về - Dĩ Vãng, Hiện Tại và Tương Lai – đó là những quan niệm tồi tệ về các giai đoạn khách quan của đại thể chủ quan, những danh từ này dường như không thích hợp để đạt mục tiêu, giống như cái búa không thích hợp với việc chạm trổ tinh vi”. Ta phải hoạch đắc Chân Lý Tối Cao (Paramartha), nếu không thì ta sẽ dễ dàng sa vào cạm bẫy của Samvriti (sự sai lầm phù du và ảo tưởng) – đó là một ngạn ngữ có tính cách triết lý ( ).
7. KHÔNG CÓ NHỮNG CĂN NGUYÊN CỦA SỰ SỐNG (a). CÁI HỮU HÌNH THUỞ TRƯỚC VÀ CÁI VÔ HÌNH THUỞ ĐÓ ĐỀU NGHỈ NGƠI TRONG CÕI HƯ VÔ TRƯỜNG TỒN - TỨC LÀ THỰC THỂ DUY NHẤT (b).
(a) “Những Căn Nguyên Sự Sống” (“The Cause of Existence”) không những có nghĩa là những căn nguyên vật chất mà khoa học đã biết, mà còn là những căn nguyên siêu hình, căn nguyên chính đại là lòng ham sống, một sản phẩm Nhân Duyên và Ảo Tưởng (Nidana and Maya). Lòng khao khát sống một đời sống nhạy cảm tự biểu lộ ở mọi vật, từ một nguyên tử cho đến một mặt trời, và đó là bóng dáng của Tư Tưởng của Thượng Đế được phóng vào đời sống hữu hình để thành một định luật muốn rằng phải có Vũ Trụ. Theo giáo lý bí truyền, cái căn nguyên thực sự của lòng khao khát đó và của mọi đời sống thì luôn luôn được giấu kín, và khi nó toả ra lần đầu tiên, thì đó là những sự trừu tượng triệt để mà trí con người không thể hiểu được. Dĩ nhiên, những điều trừu tượng này phải được xem như là căn nguyên của Vũ Trụ hữu hình mà giác quan và trí khôn nhận biết được và phải đứng ở phía sau những mãnh lực thứ yếu phụ thuộc của Thiên Nhiên, những thần lực này đã được quần chúng của mọi thời đại nhân cách hoá, và thờ phượng như là những “Thượng Đế” (“God”) và các “Thần Minh” (“gods”). Không sao có thể quan niệm rằng một vật vô căn nguyên, nếu ta rán tin như thế thì trí ta sẽ bị trống rỗng. Sự trống rỗng này là trạng thái tất nhiên của trí ta lúc sau chót, khi ta cố gắng đi ngược dòng mà tìm kiếm chuỗi dây nhân quả, nhưng cả khoa học lẫn tôn giáo cũng đã lanh lẹ nhảy vội ngay vào trạng thái trống rỗng này, vì cả hai đều không biết những điều trừu tượng siêu hình đó là những căn nguyên duy nhất có thể quan niệm được, phát sinh ra các hiện tượng vật chất. Những điều trừu tượng này càng ngày càng trở nên cụ thể khi chúng tiến gần đến cảnh giới đời sống của chúng ta, cho tới khi, sau chót, chúng trở thành những hiện tượng, dưới hình thể của những Vũ Trụ hữu hình, do một phương pháp vốn chuyển biến khoa siêu hình học thành vật lý học. giống như khi hơi nước được cô đọng lại thành nước, và nước đông đặc lại thành nước đá.
(b). Ý niệm về cái “Hư Vô Trường Tồn” (“Eternal Non-Being”) tức là “Thực Thể Duy Nhất” (“One Being”) dường như là một điều mâu thuẫn phi lý đối với ai không nhớ rằng chúng ta hạn định những ý niệm của ta về Sự Sống, về Thực Thể, nội trong cái tâm thức hiện hữu của chúng ta, khiến nó trở thành một danh từ đặc biệt, thay vì một danh từ chỉ định chủng loại. Nếu một hài nhi hãy còn ở trong bụng mẹ mà có thể suy nghĩ được như ta thường quan niệm, thì dĩ nhiên nó sẽ theo một đường lối tương tự mà hạn định cái ý niệm của nó về đời sống nội trong phạm vi của đời sống nơi tử cung, vì nó chỉ biết có mỗi một lối sống đó mà thôi, nếu nó cố gắng diễn tả cái ý niệm về đời sống sau khi rời bụng mẹ (đó là một sự chết đối với đời sống trong tử cung) thì vì thiếu tài liệu để làm căn cứ, và vì thiếu năng khiếu để hiểu các tài liệu đó, dĩ nhiên nó sẽ nói rằng đời sống ngoài bụng mẹ là “Hư Vô mà cũng là Đời Sống Thực Sự” (“Non-Being which is Real Being”). Trong những trường hợp của chúng ta, Đời Sống Duy Nhất là thực thể của mọi thực thể, các thực thể này là nền tảng của mọi hiện tượng, như ta đã biết, và chúng truyền lại cho những hiện tượng này một vẻ thực tại nhiều hay ít, nhưng hiện giờ ta chưa có đủ giác quan và tri thức để nhìn nhận điều đó. Các nguyên tử nhỏ li ti của vàng được chứa rải rác trong một tấn quặng vàng; mắt người thợ mỏ không thể nhìn thấy chúng được, vậy mà không những y biết có vàng trong quặng, y còn biết chính những nguyên tử vàng đó đã khiến cho khối quặng có giá trị, và mối liên quan giữa vàng và quặng có thể hình dung được phần nào sự liên quan giữa thực thể và hiện tượng. Người thợ mỏ biết rằng, khi được gạn lọc và rút ở quặng ra, thì vàng sẽ đẹp như thế nào, còn người thường thì không sao có thể quan niệm được cái thực tướng của vật, nó không dính líu gì đến cái màn ảo tưởng che phủ và chôn vùi nó. Chỉ riêng người đã được điểm đạo có rất nhiều kiến thức của biết bao thế hệ tiền bối truyền lại, mới hướng “Con Mắt của Dangma” (“Eye of Dangma”)( ) vào chất tinh hoa của sự vật: Ảo Tưởng không sao có thể ảnh hưởng đến chất tinh hoa này. Chính ở nơi đây, những giáo lý của Triết Học Bí Truyền liên quan đến Thập Nhị Nhân Duyên (Nidanas) và Tứ Diệu Đế trở nên hết sức quan trọng; nhưng đó là những giáo lý mật.
8. ĐƠN ĐỘC, HÌNH HÀI DUY NHẤT CỦA SỰ SỐNG (a) LAN TRÀN VÔ BIÊN GIỚI, VÔ CÙNG TẬN, VÔ THỦY, TRONG GIẤC NGỦ KHÔNG MỘNG MỊ (b); VÀ ĐỜI SỐNG VÔ TRI THỨC ĐẬP NHỊP TRONG KHÔNG GIAN VŨ TRỤ SUỐT MỘT THỜI GIAN ĐẠI THỂ HIỆN DIỆN MÀ CON MẮT GIÁC NGỘ CỦA DANGMA ( ) CẢM THẤY ĐƯỢC.
(a) Tư tưởng hiện thời có xu hướng quay về ý niệm cổ xưa, cho rằng những sự vật bề ngoài rất khác nhau, lại có một nền tảng đồng nhất - sự đồng nhất phát sinh sự dị biệt. Các nhà sinh vật học hiện đang tìm kiếm nguyên hình chất (Protoplasm) đồng nhất của họ, trong khi khoa học tìm kiếm cái mãnh lực nào, khi được biến hoá, thì phát sinh ra điện lực, từ lực, nhiệt độ v..v… Giáo Lý Bí Truyền mang ý niệm này vào lãnh vực siêu hình học và giả định là có “Một Hình Thức Duy Nhất của Đời Sống” (“One Form of Existence”), đó là nền tảng và căn nguyên của vạn vật. Nhưng có lẽ từ ngữ “Một Hình Thức Duy Nhất của Đời Sống” không được thích đáng. Danh từ Bắc Phạn là Prabhavapyaya, “nơi chốn (hay cảnh giới) của căn nguyên trong đó mọi vật được kết thúc”, như một lời bình luận đã nói. Đó không phải là “Mẹ của Thế Gian” như ông Wilson( ) dịch, vì như ông Fitzedward Hall đã chứng minh Jagad Yoni không phải thật là “Mẹ của Thế Gian” (“Mother of World”) hay là “Tử Cung chứa đựng Thế Gian” (“Womb of the World”)( ), mà là “Căn Nguyên Vật Chất của Thế Gian” (“Material Cause of the World”). Các nhà bình luận kinh Purana giải nghĩa đó là Karana, “Căn Nguyên”, nhưng Triết lý bí giáo thì lại giải nghĩa đó là cái tinh thần lý tưởng của căn nguyên ấy. Trong giai đoạn thứ yếu của nó thì đó là Svabhavat của triết gia Phật giáo, Nhân và Quả Trường Tồn, hiện diện khắp nơi nhưng trừu tượng, đó là Nguyên thể và Cội Rễ mềm dẻo và tự tồn của vạn vật, được quan niệm dưới một góc cạnh nhị nguyên, giống như người theo môn phái Vedanta nhận xét về Parabrahman và Mulaprakriti vậy, một thực thể duy nhất có hai khía cạnh. Dường như thật là kỳ lạ khi thấy các học giả uyên thâm nghiên cứu về khả năng của học thuyết Vedanta và nhất là của học thuyết Uttara Mimamsa, lại cho rằng những học thuyết đó được phát sinh từ các giáo lý Phật giáo, nhưng thực ra, sự thực trái ngược hẳn; chính Phật giáo, giáo lý của Đức Phật Gautama đã được phát sinh và hoàn toàn xây dựng căn cứ trên các nguyên lý của Giáo Lý Bí Nhiệm, ở nơi đây, người ta đang cố gắng phác hoạ một phần nào giáo lý đó, chính Thánh kinh Upanishads cũng được căn cứ trên Giáo Lý Bí Nhiệm này ( ). Theo những giáo lý của Shri Shankaracharya thì người ta không sao phủ nhận được lời tranh luận này của chúng tôi ( ).
(b) “Giấc Ngủ Không Mộng Mị” (“Dreamless Sleep”) là một trong bảy trạng thái của tâm thức theo Giáo Lý Đông phương. Trong mỗi thành phần này, mỗi thành phần khác nhau của cái trí lại tác động, hay nói theo môn phái Vedanta, thì cá nhân nhận thức được mỗi cảnh giới khác nhau của bản thể mình. Trong trường hợp này, danh từ “Giấc Ngủ Không Mộng Mị” được áp dụng một cách tượng trưng cho Vũ Trụ để diễn tả một trạng thái tương tự giống như trạng thái tâm thức con người; khi y đã thức tỉnh, y không nhớ được trạng thái đó, nên dường như đó là một sự trống rỗng, giống như giấc ngủ của một người bị thôi miên; khi trở lại trạng thái bình thường, y thấy trong lòng có một khoảng trống vô ý thức, mặc dù y đã nói năng, hành động như người tỉnh táo.
9. NHƯNG DANGMA Ở ĐÂU KHI LINH HỒN (ALAYA) CỦA VŨ TRỤ ( ) Ở PARAMARTHA (a)( ) VÀ KHI BÁNH XE LỚN LÀ ĐẤNG VÔ PHỤ MẪU (ANUPADAKA) (b)?
(a) Nơi đây, chúng ta đề cập đến đề tài của sự tranh luận theo triết lý kinh viện (scholastic disputation) ( ) trong hàng bao thế kỷ. Hơn mọi danh từ thần bí nào khác, hai danh từ “Alaya” và “Paramartha” đã là lý do để các môn phái chia rẽ nhau và chia cắt chân lý thành nhiều khía cạnh khác nhau. Alaya là Linh Hồn của thế gian hay là Anima Mundi - Đại Hồn của Emerson (the Over-Soul of Emerson)- theo giáo lý bí truyền thì hồn này thay đổi bản chất tuỳ theo các chu kỳ. Tuy nó trường tồn và bất biến trong cái tinh hoa nội tâm của nó trên những cảnh giới cao siêu mà con người hay các vị thần minh trong vũ trụ (các vị Thiền Định Phật - Dhyani Buddhas) cũng không lên tới được. Alaya vẫn thay đổi trong thời kỳ hoạt động ở những cảnh giới thấp bao gồm các cảnh giới của chúng ta. Trong thời gian đó, không những các vị Thiền Định Phật được hợp nhất Alaya nơi Linh Hồn và Yếu Tính, nhưng cả con người giỏi về môn Yoga (Tham Thiền Thần Bí - Mystic Meditation) “cũng có thể hợp nhất linh hồn mình với Alaya” như Đức Aryasanga của môn phái Yogacharya đã nói. Đó không phải là Niết Bàn, mà là một trạng thái gần với Niết Bàn. Do đó có sự bất đồng ý kiến. Trong khi môn phái Yogacharya của Đại Thừa nói rằng Alaya (Nyingpo và Tsang, nói theo tiếng Tây Tạng) là hiện thân của sự trống rỗng, nhưng Alaya cũng là nền tảng của mọi vật hữu hình và vô hình, và mặc dù Alaya trường tồn và bất biến trong yếu tính của nó, nó vẫn tự phản chiếu trong vạn vật Vũ Trụ “giống như mặt trăng soi trên mặt nước trong suốt và êm ả”; các môn phái khác tranh luận lời tuyên bố này. Đối với danh từ Parahmartha cũng vậy. Môn phái Yogacharya cho rằng danh từ này nghĩa là điều phải tuỳ thuộc các vật khác (paratantra), và môn phái Madhyamikas nói rằng Paramartha bị hạn định cho tới Paranishpanna hay là sự Toàn Thiện Toàn Mỹ tuyệt đối; nghĩa là trong khi trình bày “Hai Chân Lý” đó, trong số Bốn Chân Lý, môn phái trên chủ trương rằng ở cõi hồng trần dù sao cũng chỉ có Samvritysatya hay là Chân Lý tương đối mà thôi và môn phái sau dạy rằng có Paramarthasatya, Chân Lý Tuyệt Đối ( ). “Hỡi các vị hành khất (mendicants), không một vị La Hán nào có thể hoạch đắc được toàn tri (kiến thức tối cao) trước khi hợp nhất với Đại Niết Bàn (Paranirvana). Parikalpita và Paratantra là hai kẻ đại thù của vị ấy” ( ).Parakalpita (theo tiếng Tây Tạng thì đó là Kuntag) là sự sai lầm của những kẻ không đủ sức để nhận thức được sự trống rỗng và tính cách mộng ảo của vạn vật, họ tưởng có những sự vật, nhưng thực ra không có gì cả - thí dụ như Vô Ngã. Và Paratantra là bất cứ điều gì chỉ tồn tại nhờ vào một sự liên hệ phụ thuộc hay nguyên nhân, khi căn nguyên của nó được dời đi thì nó tan rã ngay - thí dụ như ngọn lửa của tim đèn. Nếu ta phá huỷ hay tắt ngọn lửa đi, ánh sáng biến ngay.
Triết học bí truyền dạy rằng vạn vật đều sống động và thức tỉnh, nhưng tất cả mọi đời sống và mọi tâm thức đều không giống đời sống và tâm thức con người, cũng không giống đời sống và tâm thức của loài vật nữa. Chúng ta coi đời sống như là một Hình Thức Sinh Hoạt Duy Nhất được biểu lộ trong cái được gọi là Vật Chất, hay trong cái mà ta gọi là Tinh Thần, Linh Hồn và Vật Chất trong con người do phân chia một cách lầm lạc. Vật chất là Vận Cụ để Linh Hồn tự biểu lộ trong cảnh hồng trần này, và ở một cảnh giới cao hơn, Linh Hồn là một Vận Cụ để Tinh Thần tự biểu lộ, và ba cái đó là một Tam Thể được liên kết với nhau nhờ Đời Sống thấm nhuần của chúng. Cái ý niệm về Đời Sống Phổ Quát (Universal Life) là một trong những quan niệm cổ xưa, nay lại quay về với trí óc con người trong thế kỷ này, đó là vì trí óc con người đã được giải thoát ra khỏi khoa thần học chủ trương Thượng Đế có hình dáng giống con người (anthropomorphic theology). Quả thật, khoa học lấy làm mãn nguyện khi vạch hay nêu ra những giả thuyết về những dấu vết của Đời Sống Phổ Quát (Universal Life), nhưng khoa học chưa đủ gan dạ để nói thì thầm “Anima Mundi” ! Ý niệm về “sự sống kết tinh” (“crystalline life) hiện nay rất quen thuộc với khoa học đáng lẽ ra phải được khám phá từ nửa thế kỷ trước. Hiện nay, các nhà thảo mộc đang nghiên cứu về dây thần kinh của các loại cây, không phải vì họ tỷ dụ rằng cây cối có thể cảm xúc và suy nghĩ như loài vật , nhưng vì họ nghĩ rằng phải có một sự cấu tạo nào đó liên quan về cơ năng với đời sống thảo mộc, giống như các dây thần kinh có liên quan về cơ năng với đời sống của động vật, để giải nghĩa sự dinh dưỡng và phát triển của cây cối. Vì cứ dùng mãi những danh từ suông như “động lực”, “năng lực” rất có thể rồi khoa học sẽ không hiểu được rằng những vật có chứa sự sống thì đều là những sinh vật, dù chúng là nguyên tử hay hành tinh.
Độc giả có thể hỏi: “Nhưng còn các Trường Bí Giáo ở vòng trong thì tin tưởng như thế nào? Các “Phật giáo đồ” Nội Môn (Esoteric “Buddhists”) có những giáo lý gì để nói về đề tài này? Chúng tôi xin trả lời rằng đối với họ, danh từ Alaya có hai, và có đến ba ý nghĩa. Trong hệ thống tư tưởng của môn phái Yogacharya thuộc Đại Thừa trầm tư mặc tưởng, thì Alaya vừa là Đại Hồn của Vũ Trụ, Anima Mundi, vừa là Chơn Ngã của một vị Chơn Tiên cao cả. “Ai giỏi về pháp môn Yoga thì có thể lấy ý chí, nhờ sự tham thiền mà làm cho Alaya (Linh Hồn) của mình nhập một với cái thực thể của Đời Sống”. Đức Aryasanga, người đối lập với Đức Nagarjuna ( ) nói: “Alaya có một đời sống trường tồn và tuyệt đối”. Theo một ý nghĩa, thì đó là Pradhana, được giải nghĩa trong kinh Vishnu Purana như sau: “Các nhà hiền triết nổi tiếng nhất, thường trịnh trọng gọi cái căn nguyên chưa biến hoá là Pradhana, nền tảng nguyên thuỷ, nó cũng là Prakriti tinh vi, nghĩa là trường tồn có thực thể [hay bao gồm thực thể], vừa là hư vô [hay bao gồm hư vô], hay giản dị là sự diễn tiến mà thôi ( ). “Cái căn nguyên lộ liễu đồng đều vừa là nhân, vừa là quả, mà những ai thấu triệt những nguyên lý đầu tiên đều gọi là Pradhana và Prakiti, là Đức Brahma bất khả tri đứng trên vạn vật” ( ), nghĩa là Đức Brahma không thúc đẩy sự tiến hoá hoặc sáng tạo ra cái gì cả, Ngài chỉ phô bày nhiều khía cạnh khác nhau của sự tiến hoá, một khía cạnh là Prakriti, đó là một cục diện của Pradhana. Dù sao, “Prakriti” cũng là một danh từ không xác đáng, và danh từ Alaya có ý nghĩa rõ hơn, vì Prakriti không phải là “Đức Brahma bất khả tri”. Các học giả và những ai không biết một chút gì về sự phổ quát của các giáo lý Huyền linh từ nơi nguồn cội của các giống dân, đã chối bỏ ý niệm về sự “thiên khải căn bản”, đã đều lầm lẫn khi họ giảng dạy rằng nếu người ta biết đến Anima Mundi, Đời Sống Duy Nhất hay Đại Hồn Vũ Trụ, thì đó là nhờ ông Anaxagoras hay nhờ thời đại của ông. Triết gia này đã trình bày giáo lý một cách đơn giản để chống đối với những quan niệm quá duy vật của Democritus về sự tạo lập vũ trụ, Democritus căncứ vào những nguyên tử được thúc đẩy một cách mù quáng mà tạo nên lý thuyết công truyền của ông ta. Tuy nhiên, Anaxagoras ở Clazomenae cũng không phải là người sáng lập ra giáo lý đó, ông chỉ là người truyền giáo mà thôi, giống như Plato vậy. Cái ông gọi là Trí Khôn của Thế Gian (Mundane Intelligence), Nous, cái nguyên lý theo ông nghĩ đã được hoàn toàn tách rời, thoát khỏi vật chất và hằng tác động theo mục đích, thì ở Ấn Độ từ bao thời đại, trước năm 500 trước Thiên Chúa, đã được gọi là sự Chuyển Động (Motion), ĐỜI SỐNG DUY NHẤT (ONE LIFE) hay Jivatma. Nhưng các triết gia Aryan không bao giờ gắn cái đặc tính hữu hạn là sự “suy nghĩ” ( ) cho nguyên lý đó; theo quan điểm của họ thì nguyên lý này có tính cách vô cùng tận, vô hạn định.
Dĩ nhiên, điều này dẫn ta đến “Tinh Thần Tối Cao” (“Supreme Spirit”) của ông Hegel và của những triết gia Đức theo thuyết Tiên nghiệm (Transcendentalists)- đây là một sự mâu thuẫn có lẽ cần phải nói rõ ra. Các môn phái của ông Schelling và Fichte đã rất bất đồng ý kiến ngay từ quan niệm cổ xưa và căn bản về nguyên lý tuyệt đối, và đã chỉ phản chiếu một khía cạnh của ý niệm căn bản của môn phái Vedanta thôi. Ngay cả đến cái “Tinh Thần Tuyệt Đối (Absoluter Geist) được von Hartmann trình bày trong triết lý bi quan “Vô Tri Thức” (“Unconscious”) của ông, có lẽ là một bước tiến của sự suy luận Âu Châu, tiến đến thật gần giáo lý Advaita của Ấn Độ, thật chỉ còn có chút xíu nữa thôi.
Theo Hegel, cái “Vô Tri Thức” không bao giờ đảm đương công việc vĩ đại và khó nhọc là làm cho Vũ Trụ tiến hoá, ngoại trừ với hy vọng sẽ đạt được một sự Tự Tri (Self-Consciousness) minh bạch. Về điều này, ta nên nhớ rằng khi dùng từ ngữ “Vô Tri Thức” để chỉ Tinh Thần, tiếng Tinh Thần này được những người Phiếm Thần Âu Châu dùng như một tiếng tương đương với Parabrahman, họ không gán cho từ ngữ này ý nghĩa thông thường của nó. Từ ngữ này được dùng chỉ vì không có từ ngữ nào xác đáng hơn để diễn tả một sự bí mật thâm sâu.
Họ nói với chúng tôi rằng “Tâm Thức Tuyệt Đối (Absolute Consciousness) luôn luôn đứng sau các hiện tượng” được gọi là “vô tri thức” vì không có chứa đựng một ý niệm nào về tư ngã, thì vượt khỏi tầm hiểu biết của con người. Con người vì không thể xây dựng được một quan niệm thuần khiết, trừ khi nào phải sử dụng đến những hiện tượng và kinh nghiệm, cho nên y bất lực do chính nơi bản chất y và không thể vén bức màn che phủ lên sự oai nghiêm của Đấng Tuyệt Đối. Chỉ có cái Tinh Thần giải thoát là hơi hiểu được lờ mờ về bản chất của nguồn cội đã phát sinh ra nó và sau này nó sẽ quay trở về. Vì đến như các vị Dhyan Chohan cao nhất cũng chỉ đành cúi đầu vì không biết gì về sự bí mật kinh khủng của tuyệt đối, và dù ở trong trạng thái sống động và thức tỉnh tột đỉnh đó – “cá nhân được hợp nhất với đại tâm thức của vũ trụ”, nói theo Fichte – thì cái Hữu hạn vẫn không thể quan niệm được cái Vô hạn, cái hữu hạn không thể lấy mực độ của những kinh nghiệm riêng của trí mình mà áp dụng cho cái vô hạn, vậy thì người ta tại sao lại có thể nói rằng Vô Tri Thức và Tuyệt Đối có thể có một sự khích động theo bản năng hay là một hy vọng để đạt được sự Tự Tri minh bạch? ( ) Hơn thế nữa, một tín đồ Vedanta sẽ không bao giờ chấp nhận ý niệm của Hegel, và một nhà Huyền bí học sẽ nói rằng ý niệm này hoàn toàn thích hợp với riêng Mahat ( )- cái Đại Trí của vũ trụ đã được phóng chiếu lên thế giới hữu hình như là trạng thái đầu tiên của Tuyệt Đối Bất Biến – nhưng không bao giờ thích hợp với tuyệt đối. Chúng ta đã học rằng “Tinh Thần và Vật Chất hay là Purusha và Prakriti chỉ là hai khía cạnh căn bản của Đấng Độc Nhất Vô Nhị mà thôi”.
Nous, Cái Trí Khôn của Thế gian làm di chuyển vật chất, Linh Hồn sống động có sẵn trong mỗi nguyên tử được biểu lộ nơi con người, ẩn tàng trong hòn đá, thì có uy lực ở nhiều mức độ khác nhau, và cái ý niệm Phiếm Thần về một Đại Thần Thiêng Liêng (Spirit-Soul) thấm nhuần cả Thiên Nhiên, là một quan niệm triết lý cổ xưa nhất. Chất Archaeus không phải do ông Paracelsus hay học trò của ông là Van Helmont khám phá, vì chất Archaeus ấy là “Dĩ Thái Cha” (“Father-Ether”), căn bản và nguyên cội hữu hình của vô số hiện tượng của đời sống – đã được ấn định nơi chỗ. Tất cả vô số những sự suy luận như thế chỉ là những biến thể của một đề tài duy nhất mà âm thanh chính đại đã được vang lên trong sự tiết lộ căn bản này.
(b) Danh từ “Anupadaka”, vô phụ mẫu, hay là vô tổ tiên, là một danh từ thần bí có nhiều nghĩa trong triết học của chúng ta. Người ta thường dùng danh từ này để chỉ các Đấng Thiêng Liêng, các Thiền Định Đế Quân hay các Thiền Định Phật. Một cách thần bí, các Ngài tương đương với các vị Phật Sống (human Buddhas) và Bồ Tát, thường được gọi là Manushi Buddha, các Ngài cũng được gọi là Anupadaka. một khi trọn vẹn tư ngã (personality) được hợp nhất với thể Thứ Sáu và Thứ Bảy của các Ngài, hay là Atma-Buddhi và các Ngài đã có “Linh Hồn Kim Cương” (“Diamond-Souled) (các Đấng Vajrasattvas ( ) hay là Mahatma trọn vẹn). “Đấng Cao Cả Ẩn Tàng” (“Sangbai Dag-po”), “Đấng đã được hợp nhất với Tuyệt Đối”, thì không thể có phụ mẫu được, vì Ngài là Đấng Tự Tồn và được hợp nhất với cái Tinh Thần Thiêng Liêng của Vũ Trụ (Svayam -bhu)( ), Svabhavat trong trạng thái cao siêu nhất. Sự bí mật về Đẳng Cấp Anupadaka là một sự bí mật thâm sâu, chót đỉnh của nó là Đại Hồn và Tinh Thần thiêng liêng của Vũ Trụ, và cấp bậc thấp nhất của nó là các vị Phật Sống, và mỗi con người có linh hồn cũng là một trạng thái Anupadaka tiềm tàng. Vì vậy – khi nói đến Vũ Trụ trong cái trạng thái vô hình, trường tồn và tuyệt đối của nó, trước khi nó được các vị tạo tác nhào nặn thành hình - người ta mới dùng đến từ này, “Bánh Xe lớn [Vũ Trụ] là Anupadaka”.
 
 ĐOẠN THÁNH KINH 2
(STANZA 2)
1… CÁC VỊ TẠO TÁC, CÁC NGƯỜI CON CHÓI SÁNG CỦA BUỔI BÌNH MINH CỦA ĐẠI KIẾP, THUỞ ĐÓ THÌ Ở ĐÂU (a)?... Ở TRONG SỰ TỐI TĂM HUYỀN BÍ, TRONG AH-HI ( ) PARANISHPANNA. CÁC VỊ SÁNG TẠO RA HÌNH HÀI ( ) TỪ CÕI VÔ HÌNH ( ) - NGUỒN CỘI CỦA THẾ GIAN – DEVAMATRI ( ) VÀ SVABHAVAT NGHỈ NGƠI TRONG CÕI CHÍ PHÚC CỦA HƯ VÔ (b).
(a) “Các Vị Tạo Tác” (“Builder”), “Các Người Con Chói Sáng của buổi Bình Minh Đại Kiếp” (“Sons of Manvantaric Dawn”) là những Đấng Sáng Tạo thực sự ra Vũ Trụ; và trong giáo lý này, vũ trụ chỉ có nghĩa là Hệ Thống Hành Tinh của chúng ta; vì các Ngài là kiến trúc sư của hệ thống hành tinh này, cho nên người ta cũng gọi các Ngài là “Những Vị Trông Coi” (“Watchers”) Bảy Bầu, theo giáo lý công truyền đó là bảy bầu hành tinh, và theo giáo lý bí truyền thì đó cũng là bảy địa cầu (hay trái cầu) của Dãy chúng ta. Trong câu mở đầu của Đoạn Thánh Kinh I, khi đề cập đến “Bảy Đại Kiếp Trường Tồn” (“Seven Eternities”) thì danh từ được áp dụng cho một Mahakalpa hay “một Đời của Brahma” (“the [Great] Age of Brahma”) (311.040.000.000.000 năm – LND) và cũng áp dụng cho chu kỳ Qui Nguyên trong Thái Dương Hệ và cho sự hồi sinh kế tiếp của Hệ Thống Hành Tinh của chúng ta trên một cảnh giới cao hơn. Có nhiều thời kỳ Hỗn Nguyên khác nhau (sự tan rã của một vật hữu hình) như sẽ được chứng minh sau này.
 (b) Xin nhớ rằng “Paranishpanna” là Summun bonum ( ) là Tuyệt Đối, đồng nghĩa với Đại Niết Bàn (Paranirvana). Không những đó là trạng thái rốt ráo, tuyệt đỉnh, đó còn là trạng thái chủ quan, không liên lạc với bất cứ việc gì ngoại trừ Chân Lý Tuyệt Đối và Duy Nhất (Paramarthasatya) trên cảnh giới riêng biệt của nó. Đó là trạng thái khiến ta thưởng thức được một cách xác đáng cái ý nghĩa trọn vẹn của Hư Vô (Non- Being) đó chính là Thực Thể Tuyệt Đối (Absolute Being) như đã được giải nghĩa ở đoạn trên. Không sớm thì muộn, tất cả những gì dường như đang được tồn tại, sẽ thực sự được ở trong trạng thái Paranishpanna. Nhưng có một sự khác nhau rõ rệt giữa đời sống tri thức và vô tri thức. Trạng thái Paranishpanna mà không có Paramartha tức là cái Tâm Thức tự phân tách và hiểu lấy mình (Svasamvedana) thì không phải là trạng thái chí phúc, đó chỉ là sự tiêu diệt trong Bảy Đại Kiếp Trường Tồn. Cũng giống như một cục sắt được đặt dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời thì sẽ bị nóng lên, nhưng nó không cảm thấy hay thưởng thức được sức nóng giống như con người. Chỉ khi nào “có một cái trí sáng suốt, không bị Phàm Nhân làm cho tối tăm đi, và khi nào hiểu được công đức của vô số Đời Sống đang tự hiến dâng cho Đại Thể [toàn thể Vũ Trụ nhạy cảm và sống động], “thì con người mới cởi bỏ được đời sống cá nhân để đắm mình vào hợp nhất với Tuyệt Đối ( ) và tiếp tục hoàn toàn chiến thắng được Paramartha.
2. …THUỞ ĐÓ, SỰ IM LẶNG Ở ĐÂU? CÁC LỖ TAI ĐỂ CẢM NHẬN SỰ IM LẶNG Ở ĐÂU? KHÔNG, THUỞ ĐÓ KHÔNG CÓ SỰ IM LẶNG, CŨNG KHÔNG CÓ ÂM THANH (a); KHÔNG CÓ GÌ HẾT NGOẠI TRỪ HƠI THỞ ( )TRƯỜNG TỒN KHÔNG NGỪNG NGHỈ, NÓ KHÔNG TỰ TRI ĐƯỢC (b)
 
(a) Cái ý niệm chủ trương rằng mọi vật có thể không còn tồn tại nữa mà vẫn có THỰC THỂ, là ý niệm căn bản của tâm lý học Đông phương. Dưới sự mâu thuẫn bề ngoài về danh từ này, có một sự thật trong Thiên Nhiên, điều quan trọng là cần phải lấy cái trí mà thông hiểu nó chứ đừng dùng danh từ mà tranh luận về nó. Một thí dụ rất thông thường điển hình cho một sự mâu thuẫn tương tự là sự phối hợp của các hoá chất. Vấn đề tìm hiểu xem khinh khí và dưỡng khí có mất đi không, khi chúng phối hợp với nhau để tạo ra nước, là một vấn đề có thể mang ra thảo luận được; có người nói rằng, khi nước bị phân tích thì người ta lại tìm thấy khinh khí và dưỡng khí; vậy hai thứ khí này từ trước đến giờ vẫn còn đó; những người khác thì lại viện lẽ rằng vì hai thứ khí đó đã được biến đổi thành một chất hoàn toàn khác hẳn, thì trong lúc này, chúng không còn là chúng nữa; nhưng không nhóm nào có thể hiểu đôi chút về cái trạng thái đúng thật của một vật, nó trở nên cái gì khác mà vẫn tiếp tục là nó. Đối với dưỡng khí và khinh khí, thì sống dưới hình thức của nước là ở trong một trạng thái Hư Vô, người ta có thể nói như vậy, trạng thái này là một “Thực Tại đích thực hơn” là khi chúng sống dưới hình thức của khí hơi; và điều này có thể tượng trưng phần nào cho cái trạng thái của Vũ Trụ khi nó ngủ hay không tồn tại nữa, trong những Đêm của Brahma - để rồi lại thức dậy và lại hiện ra, khi buổi bình minh của Đại Kiếp mới lại làm cho vũ trụ hồi sinh.
(b) Từ ngữ “Hơi Thở” của một Đời Sống Duy Nhất được khoa Bí Giáo Cổ Xưa dùng để chỉ định cái khía cạnh thiêng liêng của sự tạo lập vũ trụ, nếu không thì người ta lại phải dùng một danh từ tương đương của cõi hồng trần - Sự Di Chuyển. Cái Nguyên Tố Trường Tồn Duy Nhất (The One Eternal Element), hay cái Vận Cụ chứa đựng nguyên tố, là vũ trụ không có kích thước bất cứ theo chiều hướng nào, cùng tồn tại với Thời Gian Vô Tận, Vật Chất căn bản (và vì vậy mà không thể huỷ hoại được) và Sự Di Chuyển Tuyệt Đối “Sự Di Chuyển Không Ngừng” (“Perpetual Motion”), nó là “Hơi Thở” của Nguyên Tố “Duy Nhất” (the “One” Element). Như ta đã thấy, Hơi Thở này không bao giờ có thể ngừng nghỉ, dù trong những thời kỳ Hỗn Nguyên Trường Tồn (Pralayic Eternities) cũng vậy.
Nhưng dù sao thì “Hơi Thở của Đời Sống Duy Nhất” (“Breath of the One Existence”) cũng không chỉ định cái Căn Nguyên Duy Nhất Vô Thuỷ (One Causeless Cause) hay là “Đời Sống của Đại Thể” (“All-Be-Ness”) đối lập với Đại Thể (All-Being) tức là Brahma hay Vũ Trụ. Brahma, vị Thượng Đế có bốn mặt, sau khi đã nhắc trái đất lên khỏi nước, sau khi “đã hoàn thành sự sáng tạo” đã chỉ được coi như là một Dụng Cụ chứ không phải là Căn Nguyên Lý Tưởng như người ta đã nói rõ. Không có một độc giả nghiên cứu văn khoa Đông phương (Orientalist) nào đã có vẻ hoàn toàn thông hiểu ý nghĩa thực sự của những câu thơ trong kinh Puranas khi đề cập đến sự “sáng tạo”.
Trong kinh này, Brahma là căn nguyên của mọi tiềm lực, chúng sẽ phát sinh sau này để làm cái công việc “sáng tạo”. Chẳng hạn như trong kinh Vishnu Puranas ( ), đoạn văn dịch: “và ở Ngài có những tiềm lực sẽ được tạo ra sau khi chúng trở thành cái căn nguyên thiệt thọ”, có lẽ sẽ đúng hơn nếu được dịch như sau: “và ở cái Đó có những tiềm lực sau này chúng sẽ tạo ra vũ trụ khi chúng trở thành căn nguyên thiệt thọ [trong cảnh hồng trần]”. Ngoại trừ cái Căn Nguyên Lý Tưởng Duy Nhất (Vô Thuỷ) đó thì không còn căn nguyên nào khác liên quan đến Vũ Trụ nữa. “Mỗi vật đều được sáng tạo ra nhờ cái bản chất riêng [hay là cố hữu] của nó, xuyên qua tiềm lực nó, nghĩa là tiềm lực của căn nguyên ấy – quý báu nhất trong các vị khổ tu”. “Nếu, trong môn phái Vedanta và Nyaya, nimitta là căn nguyên thiệt thọ, đối lập với upadana, căn nguyên hữu hình, [thì] trong môn phái Sankhya, pradhana hàm súc nhiệm vụ của cả hai danh từ trên”; trong Triết Lý Bí Giáo, nó dung hoà một hệ thống – và cái vận cụ gần đúng thực chất của triết lý này là hệ thống Vedanta như các triết gia môn phái Advaita Vedanta đã trình bày – thì người ta chỉ có thể suy luận về cái upadana (căn nguyên hữu hình) mà thôi, chứ không thể suy luận về căn nguyên nào khác. Theo trí óc những người Vaishnavas (Vishiadvaitas)( ) thì người ta không thể suy luận một cách công khai về cái gì có thực tính, nó là lý tưởng, đối lập với cái hình hài – cũng như Parabra -hman ( ) đối lập với Ishvara ( ) - vì lý tưởng này cũng chỉ là một danh từ dùng sai chỗ khi nó chỉ định cái điều mà lý trí con người, dù là lý trí của một vị Chơn Tiên, cũng không thể thấu triệt được.
Muốn tự biết mình thì phải nhìn nhận rằng tâm thức (consciousness) và tri giác (perception) đều là những năng khiếu bị hạn định khi tiếp xúc với bất cứ đề tài nào, ngoại trừ với Parabrahman. Do đó mà có câu “Hơi Thở Trường Tồn không tự tri được”. Sự Vô Cùng Tận không thể hiểu được sự Hữu Hạn. Cái gì vô biên giới thì không thể liên quan đến cái bị trói buộc và cái bị hạn định. Trong những giáo lý của Huyền bí học, Tạo Hoá Huyền Vi và Bất Khả Tri, hay Đấng Tự Tồn (Self-Existing), là cái yếu tính Thiêng Liêng Tuyệt Đối (Abso –lute Divine Essence). Và như thế khi đã là Tâm Thức Tuyệt Đối (Absolute Consciousness) và sự Di Chuyển Tuyệt Đối (Absolute Motion) – theo giác quan hữu hạn của kẻ đã cho rằng đó là điều không thể miêu tả được – thì đó là sự vô tri thức và bất chuyển động. Tâm thức cụ thể không thể nhờ tâm thức trừu tượng mà có được; cũng giống như thế, cái tính chất ẩm ướt không thể nhờ nước mà có - sự ẩm ướt là một đặc tính riêng biệt và nó là căn nguyên của sự ẩm ướt ở nơi các vật khác. Tâm thức là bao hàm những hạn định và những đặc tính; phải có cái gì để biết điều đó. Nhưng Tâm Thức Tuyệt Đối thì chứa đựng cả kẻ biết, những điều được người ta biết tới và sự hiểu biết; trong nó cả ba cái được hợp làm một. Không có người nào lại biết được hơn cái phần kiến thức mà y có thể sực nhớ ra, trong lúc nào đó, và ngôn ngữ thì thật là nghèo nàn đến nỗi chúng ta không có đủ danh từ để phân biệt cái kiến thức mà người ta không chủ động nghĩ đến với cái kiến thức mà người ta không thể nhớ lại được. “Quên” là tiếng đồng nghĩa “không nhớ”. Vậy, thật là một việc khó khăn biết bao khi đi tìm những tiếng để miêu tả, để phân biệt những sự kiện siêu hình trừu tượng và những sự dị đồng; cũng không nên quên rằng chúng ta đặt tên cho các đồ vật tuỳ theo những vẻ bề ngoài mà chúng phô trương ra. Chúng ta gọi sự “vô tri thức” (“unconsciousness”) là Tri Thức Tuyệt Đối (Absolute Consciousness), vì đối với chúng ta chắc phải là như thế, cũng như ta gọi sự Tuyệt Đối (Absolute) là “Sự Tối Tăm” (“Darkness”) vì đó là một điều thực không sao hiểu nổi đối với sự hiểu biết bị hạn định của chúng ta; và chúng ta hoàn toàn nhìn nhận rằng sự tri giác của mình về mặt vật chất là không đúng chút nào. Một cách vô tâm, chúng ta phân biệt được trong trí chúng ta cái Tâm Thức Tuyệt Đối vô ý và sự Vô Tri Thức (Unconsciousness), bằng cách bí mật khoác lên cái Tâm Thức Tuyệt Đối vô ý ấy một đặc tính mơ hồ nào đó, tương đương - ở trên một cảnh giới cao hơn cảnh giới mà tư tưởng chúng ta có thể vươn tới được – với cái mà ta biết rằng đó là tâm thức của chúng ta. Nhưng đây không phải là cái thứ tâm thức (consciousness) mà ta có thể xoay sở để phân biệt nó với cái mà ta cho là sự vô tri thức.
3. GIỜ KHẮC CHƯA ĐIỂM, TIA SÁNG CHƯA CHIẾU VÀO MẦM MỐNG (a); MATRIPADMA ( ) CHƯA SƯNG PHỒNG LÊN (b) ( )
(a) “Tia Sáng” (“Ray”) của “Bóng Tối Ngàn Đời” (“Ever Darkness”) khi được phóng ra thì thành một Tia Sáng huy hoàng hay là Đời Sống, và chiếu vào “Mầm Mống”- cái Chấm trong cái Trứng của Thế Gian (Mundane Egg) được tượng trưng bởi vật chất trong cái ý nghĩa trừu tượng của nó. Nhưng ta không hiểu danh từ “cái Chấm” như là một điểm đặc biệt nào trong Không Gian, vì ở nơi trung tâm của mỗi nguyên tử đều có mầm mống và toàn thể các Mầm Mống nhỏ này làm thành “Mầm Mống Lớn”, hoặc là vì con mắt xác thịt của ta không thể nào nhìn thấy một nguyên tử, nên toàn thể các nguyên tử này (nếu ta có thể dùng từ ngữ đó mà chỉ định điều gì vô biên giới và vô hạn định) làm thành các thực thể của Vật Chất trường tồn và bất diệt.
(b) Một trong các hình tượng trưng cho cái Uy Lực Sáng Tạo Song Đôi (Dual Creative Power) trong Thiên Nhiên (vật chất và động lực ở cõi hồng trần) là “Padma”, bông sen của Ấn Độ. Bông Sen là sản phẩm của sức nóng (lửa) và nước (hơi hoặc dĩ thái), trong mọi hệ thống triết lý và tôn giáo, ngay cả trong Cơ Đốc giáo, lửa là tượng trưng cho Tinh Thần Thượng Đế (Spirit of Deity) ( ), là nguyên lý gây giống, có dương tính và hoạt động, và dĩ thái hay linh hồn của vật chất, ánh sáng của lửa, là nguyên lý có âm tính và thụ động sinh ra mọi vật trong Vũ Trụ. Vì vậy, dĩ thái hay nước là Mẹ và lửa là Cha. Sir William Jones – và trước ông thì có môn thảo mộc học cổ xưa – đã chứng minh rằng, dù trước khi nẩy mầm, hạt sen cũng đã chứa đựng những cái lá hoàn toàn thành hình rồi với hình dáng nhỏ xíu của cái cây thiệt thọ mà sau này nó sẽ trở thành; như vậy, thiên nhiên đã cho ta thấy rằng những sản phẩm của nó đã được sáng tạo từ trước… những hạt của các loại cây hiển hoa thường trổ hoa, thì thường chứa đựng một bào thai nhỏ của cây đã sẵn sàng thành hình rồi ( ). Điều này giải nghĩa câu “Matri Padma (Hoa Sen Mẹ) chưa sưng phồng lên” – trong khoa biểu tượng học cổ xưa, hình hài thường bị hy sinh cho cái ý niệm bên trong hay ý niệm cội rễ.
Hơn nữa, Hoa Sen hay Padma là một biểu tượng thích hợp và rất cổ xưa của Vũ Trụ và của cả con người nữa. Những lý do thông thường được đưa ra, trước hết, sự việc vừa kể trên: Hạt Sen chứa đựng bên trong mình một hình dáng nhỏ xíu nhưng hoàn hảo của cái cây tương lai, tượng trưng cho việc: các nguyên hình thiêng liêng của vạn vật đã có sẵn trong thế giới vô hình trước khi vạn vật được thành hình trên trái đất. Sau nữa, Cây Sen mọc xuyên qua nước còn rễ thì ở trong bùn, hoa nó lại nở trong vùng không khí ở trên. Như vậy Hoa Sen tượng trưng cho đời sống con người của Vũ Trụ; vì Giáo Lý Bí Truyền dạy rằng những nguyên tố của con người và của vũ trụ thì đều giống nhau và cả hai đều cùng phát triển về một chiều hướng. Rễ Cây Sen chôn vùi trong bùn là tượng trưng cho đời sống vật chất; thân cây đi xuyên qua nước là tượng trưng cho cõi trung giới, và bông hoa nổi trên mặt nước và nở ra trên trời là tượng trưng cho đời sống tinh thần.
4. TRÁI TIM CỦA NGÀI CHƯA MỞ RA ĐỂ TIA SÁNG DUY NHẤT CHIẾU VÀO RỒI RƠI XUỐNG PHÍA DƯỚI, GIỐNG NHƯ SỐ BA RƠI XUỐNG SỐ BỐN, TRONG LÒNG ẢO TƯỞNG.
Nguyên chất Cơ Bản (Primordial Substance) chưa vượt ra khỏi trạng thái tiềm ẩn tiền vũ trụ của nó để đi vào trong trạng thái biến hoá khách quan hay là để trở nên vật chất nguyên thuỷ vô hình (invisible protyle) của khoa học (dưới mắt của con người). Nhưng vì “giờ khắc đã điểm” (“hour strikes”) nên nguyên chất này trở nên nhạy cảm và Fohat in Tư Tưởng của Thượng Đế lên đó - Thượng Đế hữu hình là cục diện có dương tính của Anima Mundi, Alaya ( ), nên “Trái Tim” (“Heart”) nó mở ra. Nó biến hoá và Ba Ngôi (Cha, Mẹ và Con) tiến hoá thành Bốn. Nơi đây có ẩn tàng cội rễ của sự huyền vi về Thượng Đế Ba Ngôi, và về việc Thụ Thai Không Nhiễm Tội Tổ Tông (Immaculate Conception). Tín điều đầu tiên và căn bản của Huyền bí học là sự Duy Nhất của Vũ Trụ dưới ba khía cạnh. Điều này có thể dẫn ta đến một quan niệm về Thượng Đế vì Ngài là sự Duy Nhất Tuyệt Đối nên trí khôn hữu hạn đến ngàn đời cũng không hiểu được Ngài.
Nếu ngươi muốn tin tưởng nơi Uy Lực (Power) tác động trong rễ cây hoặc tưởng tượng đến cái rễ giấu mình dưới đất, thì ngươi phải nghĩ đến thân cây, lá cây và bông hoa. Ngươi không thể tưởng tượng đến Uy lực này tách rời khỏi thân cây, lá cây và bông hoa, người ta chỉ có thể hiểu biết đời sống qua cây Đại Thọ của Sự Sống… ( )
Ý niệm về sự Duy Nhất Tuyệt Đối (Assolute Unity) cần phải được chúng ta đập tan đi trong quan niệm của mình, vì chúng ta cần phải có trước mắt một vật gì cụ thể để chứa đựng sự Duy Nhất đó. Vì đã là Tuyệt Đối thì Thượng Đế phải có mặt khắp nơi; vậy nên không có một hạt nguyên tử nào mà lại không có Thượng Đế bên trong. Rễ cây, thân cây và những nhành lá là ba thứ khác nhau nhưng chúng đều làm thành một thân cây. Các nhà Bí giáo Do Thái nói rằng: “Thượng Đế là một, vì Ngài vô cùng tận. Ngài là Tam Thể vì Ngài luôn luôn biểu lộ ra”. Sự biểu lộ này có ba phương diện (aspects), vì như ông Aristotle đã nói, mỗi hình hài của thiên nhiên muốn thành hình thì cần phải có ba nguyên lý: sự thiếu khuyết (privation), hình hài và vật chất ( ). Theo quan điểm của triết gia cao cả này thì sự thiếu khuyết nghĩa là những gì mà các nhà Huyền bí học gọi là các nguyên hình được in trong Ánh Sáng của cõi Trung Giới (Astral Light) - cảnh giới và cõi thấp nhất của Anima Mundi (Linh Hồn Thế Gian). Sự hợp nhất của ba nguyên lý này tuỳ thuộc vào nguyên lý thứ tư – đó là ĐỜI SỐNG (LIFE) hằng toả ra từ nơi tột đỉnh tối cao để trở thành cái yếu tính lan rộng phổ quát trên mọi cảnh giới hữu hình của Đời Sống (Existence). Và TỨ THỂ (QUATERNARY) này (Cha, Mẹ, Con, trên cương vị HỢP NHẤT – UNITY, và một Tứ Thể dưới một hình thức biểu lộ sống động) đã là những yếu tố làm nảy sinh cái ý niệm tối cổ về sự Thụ Thai Không Nhiễm Tội Tổ Tông, hiện nay đã được kết tinh thành một tín điều của Giáo hội Cơ Đốc, đoàn thể này đã đẩy xa ý niệm siêu hình nói trên, xa đến một mức độ phi lý. Vì ta chỉ cần đọc Thánh kinh Bí Giáo Do Thái (Kabala) và nghiên cứu những phương pháp giải thích theo toán số của kinh đó để tìm thấy cội rễ của tín điều này. Đó là một ý niệm hoàn toàn có tính cách thiên văn học, toán học và triết học siêu hình. Cái Nguyên Tố có Dương Tính (Male Element) nơi Thiên Nhiên (được tượng trưng bởi các vị Thần Minh có nam tính và những vị Logoi – Viraj hoặc Brahma, Horus hay Osiris v..v..) được phát minh xuyên qua chớ không phải từ một nguồn cội trinh nguyên mà “Mẹ” là tượng trưng, vì cái Thực Thể có dương tính đó đã có “Mẹ” thì không thể có “Cha” được nữa; Thượng Đế trừu tượng thì phi nam phi nữ, Ngài không phải là một Đấng mà là Thực Tại hay Đời Sống. Chúng ta hãy diễn tả tư tưởng này theo ngôn ngữ toán học của Tác giả quyển The Source of Measures (Nguồn Cội của các sự Đo Lường). Khi đề cập đến sự “Đo Lường về Con Người” và cái giá trị của y theo toán số (Kinh Bí giáo Do Thái), tác giả đã viết trong Genesis (Sáng Thế Ký) iv, I, rằng:
Đó là sự Đo Lường của “Con Người ngang bằng với Jehovah” (“Man even Jehovah”) (Thượng Đế của Do Thái giáo – LND) và sự đo lường ấy là tỷ dụ như thế này: 113 x 5 = 565 và giá trị 565 còn có thể được diễn tả cách khác: 56,5 x 10 = 565. Nơi đây, số 113 của con người trở thành thừa số (factor) của 56,5 x 10 và nếu ta đọc cái công thức toán số sau chót này theo Bí giáo Do Thái thì đó là Jod, He, Vau, He hay là Jehovah… Số 565 được diễn tả cho dài ra thành 56,5 x 10 là có dụng ý muốn chứng tỏ cái nguyên lý dương (Jod) do nguyên lý âm (Eva) phát sinh; hay là sự phát sinh một nguyên tố dương từ một ngùôn cội trinh nguyên, hay nói một cách khác, đó là sự thụ thai không nhiễm tội lỗi tổ tông hay là sự thụ thai trinh nguyên.
Theo lời những người có Thần Nhãn thì, cũng giống như thế, sự bí mật đã tác động lên cảnh giới thiêng liêng lại được tái lập trên trái đất. “Người Con” của Đức Nữ Đồng Trinh Trên Trời không Nhiễm Tội Tổ Tông (Immaculate Celestial Virgin) (hay là vật chất Nguyên Thuỷ Vũ Trụ chưa được biến hoá, Vật Chất trong cái trạng thái vô cùng vô tận của nó) lại được sinh ra trên trái đất như người Con của bà Eva của Địa Cầu, Trái Đất Mẹ của chúng ta, và trở thành Nhân Loại xét chung – trong dĩ vãng, hiện tại và tương lai – vì Jehovah, hay Jod-Hé-Vau-Hé, thì ái nam ái nữ, có cả nam lẫn nữ tính. Trên thiên thượng thì Người Con là trọn vẹn cả VŨ TRỤ CÀN KHÔN (KOSMOS); dưới thiên hạ thì Ngài là NHÂN LOẠI (MANKIND). Tam Thể hay hình Tam Giác trở thành khối Tetraktys ( ), con số thiêng liêng của môn phái Pythagoras, hình vuông hoàn hảo và khối lập phương sáu mặt trên trái đất. Macroprosopus (Bình diện lớn) bây giờ là Microprosopus (Bình diện nhỏ), hay là theo những người Bí giáo Do Thái (Kabalists) thì Thượng Đế Vô Hình khi giáng lâm xuống Adam Kadmon (Người Trời), cái vận cụ xuyên qua đó Thượng Đế tự biểu lộ, thì Ngài biến thành cái tên Thánh có bốn âm thanh (Tetragrammaton) ( ). Bây giờ, Ngài ở “Trong Lòng Māyā”, Đại Ảo Tưởng, và giữa Ngài và Thực Tại thì có Ánh Sáng cõi Trung Giới (Astral Light), nó là kẻ thường gạt gẫm các giác quan bị hạn định của con người, trừ phi kiến thức đi xuyên qua Paramarthasatya ( ) mà tiến tới để cứu vớt.
5. TỪ MẠNG LƯỚI ÁNH SÁNG, BẢY ( ) CHƯA ĐƯỢC SINH RA. CHỈ CÓ SỰ TỐI TĂM LÀ CHA VÀ MẸ, SVABHAVAT; VÀ SVABHAVAT THÌ Ở TRONG SỰ TỐI TĂM…
Trong những Đoạn Thánh Kinh được đưa ra nơi đây, Giáo Lý Bí Nhiệm nói nhiều đến, nếu không phải chỉ toàn nói đến Thái Dương Hệ chúng ta, vì vậy, “Bảy Người Con” là các Đấng Sáng Tạo ra Dãy Hành Tinh này. Giáo lý này sẽ được giảng giải đầy đủ hơn về sau ( )
Svabhavat, “Nguyên Thể Yếu tính Mềm Dẻo” (“Plastic Essence”) tràn đầy trong Vũ Trụ là cội rễ của vạn vật. Có thể nói rằng Svabhavat là danh từ Phật giáo chỉ định các cục diện cụ thể của cái thực thể trừu tượng mà triết lý Ấn Độ gọi là Mulaprakriti. Đó là hình hài của Đại Hồn (Soul), cũng như Dĩ Thái (Ether) là hình hài của Tiên Thiên Khí (Akasha), Tiên Thiên Khí chỉ là cái nguyên lý khiến dĩ thái thành hình. Các nhà thần bí Trung Hoa đã xem Svabhavat là tiếng đồng nghĩa với “Thực Thể” (“Being”). Trong bản dịch kinh Elashloka-Shastra ra tiếng Trung Hoa của Đức Nagarjuna (Long Thọ - Lung-shu - của Trung Hoa), được gọi là bản kinh Yi-shu-lu-kia-lun, người ta nói rằng “Thực Thể” (“Being”) hay “Subhava” (theo chữ Trung Hoa thì là Yu) ( ) có nghĩa là “nguyên chất tự cung cấp nguyên chất cho mình”, Ngài cũng giảng giải nó còn có nghĩa là “không hành động và có hành động”. Subhava ngữ căn của tiếng Svabhavat, gồm hai phần: su: tốt đẹp và bhava: thực thể hay là trạng thái của thực thể.
6. HAI CÁI ĐÓ LÀ MẦM MỐNG, VÀ MẦM MỐNG LÀ MỘT. VŨ TRỤ HÃY CÒN ĐƯỢC ẨN KÍN TRONG TƯ TƯỞNG VÀ TRONG LÒNG THƯỢNG ĐẾ.
“Tư Tưởng của Thượng Đế” (“Divine Thought”) không ám chỉ một Thượng Đế hằng Suy Nghĩ (Divine Thinker). Vũ Trụ, không phải chỉ riêng trong dĩ vãng, hiện tại và tương lai – ý niệm thời gian đó chỉ là một ý niệm bị hạn định của con người được diễn tả bằng tư tưởng hữu hạn – Sat (một tiếng không thể dịch được)( ), Thực Thể Tuyệt Đối, với Dĩ Vãng và Tương Lai kết tinh thành một Hiện Tại trường tồn là cái Tư Tưởng tự phản chiếu vào một căn nguyên thứ yếu hay hữu hình Brahman (trung tính – neuter) giống như cái Mysterium Magnum (Sự Bí Mật vĩ đại) của ông Paracelsus, là một bí mật tuyệt đối với trí người. Đức Brahma có cả nam lẫn nữ tính, là bóng dáng của Brahman mang hình hài con người, khi được phản chiếu ra, thì được lòng tín ngưỡng mù quáng chấp thuận ngay, tuy cái trí óc trưởng thành của con người chối bỏ Ngài, không chấp thuận ( ).
Vì vậy nên đoạn đầu của diễn tiến khai thiên lập địa, hay trong lúc khởi đầu của sự tiến hoá trong vũ trụ, thì Vũ Trụ, hay “Người Con” hãy còn ẩn mình trong “Tư Tưởng của Thượng Đế”, Tư Tưởng này chưa đi vào “Lòng Thượng Đế” (“Divine Bosom”). Xin hãy nhớ kỹ rằng ý niệm này là cội rễ, là nguồn cội của mọi lời ngụ ngôn nói về các “Người Con của Thượng Đế” (“Son of God”) do các vị nữ đồng trinh không nhiễm tội tổ tông sinh ra.
ĐOẠN THÁNH KINH 3
(STANZA 3) 
1. …LÀN RUNG ĐỘNG CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI KIẾP TRƯỜNG TỒN THỨ BẢY RÙNG MÌNH XUYÊN QUA NƠI VÔ CÙNG TẬN (a), MẸ NỞ RA LAN TRÀN TỪ TRONG RA NGOÀI GIỐNG NHƯ NỤ BÔNG SEN (b).
(a) Việc sử dụng từ ngữ “Đại Kiếp Trường Tồn Thứ Bảy” (“Seventh Eternity”) có vẻ như phi lý, vì như vậy đã chia cắt cái không thể chia cắt được song Triết Lý Bí Giáo đã chấp nhận sự sử dụng nó. Triết Lý Bí Giáo chia cắt Sự Tồn Tại vô biên giới thành Thời gian phổ quát, trường tồn, không bị hạn định (Kala) và Thời gian bị hạn định (Khandakala). Thời gian thứ nhất là sự trừu tượng hay là thực thể của Thời gian vô cùng tận. Thời gian thứ nhì, hiện ra theo chu kỳ, là hiện tượng của Thời Gian thứ nhất đó là hậu quả của Mahat, Trí Khôn của Vũ Trụ (Universal Intelligence), bị những chu kỳ khai nguyên (manvantara) hạn định. Theo một vài môn phái, Mahat là điều đầu tiên được phát sinh từ Pradhana Nguyên chất chưa biến hoá hay là Mulaprakriti, Cội Rễ của Thiên Nhiên hiện ra theo chu kỳ), Pradhana này được gọi là Maya, Ảo Tưởng. Về phương diện này, tôi tưởng rằng Giáo Lý Nội Môn (Esoteric) chủ trương khác hẳn với những giáo lý Vedanta trong cả hai môn phái Advaita và Vishistadvaita. Vì Giáo Lý Nội Môn nói rằng nếu Mulaprakriti - thực thể được tự tồn, vô thuỷ, nói tóm lại là vô phụ mẫu, là Anupadaka, vì hợp nhất với Brahman – thì Prakriti, hiện tượng của Mulaprakriti, hiện ra theo chu kỳ chỉ là cái bóng ma của Mulaprakriti mà thôi; như vậy, Mahat, đứa con đầu tiên của Jnana (hay Gnosis, Triết học thần bí), Kiến Thức, Minh Triết hay Thượng Đế hữu hình – là một bóng ma được phản chiếu từ NIRGUNA Tuyệt Đối (Parabrahman), Thực Tại Duy Nhất “không có đặc tính và cá tính”; nhưng đối với một số người theo môn phái Vedanta thì Mahat là một sự biểu lộ của Prakriti hay Vật Chất (Matter).
(b) Vì vậy, “Làn Rung Động cuối cùng của Đại Kiếp Trường Tồn Thứ Bảy” đã “được xếp đặt từ trước”- không phải do một vị Thượng Đế đặc biệt nào, nhưng đã phát sinh từ Định Luật trường tồn bất biến, do những định luật này mà có những thời kỳ Hoạt Động và Nghỉ Ngơi, đã được gọi rất đúng và rất nên thơ là những Ngày và Đêm của Brahma. Mẹ nở “từ trong ra ngoài”, cũng được gọi là “những Dòng Nước của Không Gian”,”Cái Tử Cung của vũ trụ” v..v.. nơi đây , người ta không nói đến một sự lan tràn từ trong ra ngoài từ một trung tâm hay tiêu điểm nhỏ, mà người ta muốn nói đến sự phát triển chủ quan vô biên giới mà không nói đến kích thước, giới hạn hay phẩm vị. “Cái nguyên chất vô hình và vô thể ngàn đời (đối với chúng ta) hiện diện nơi đại kiếp trường tồn từ các cảnh giới riêng biệt của nó, theo từng chu kỳ, nó phóng Hình Bóng của nó vào trong lòng của Ảo Tưởng (Lap of Māyā)”. Như thế, nghĩa là sự lan tràn này không phải là một sự nở rộng ra – vì trong sự lan tràn vô cùng tận không có sự nở rộng – mà là một sự thay đổi tình trạng. Nó nở rộng “giống như nụ Bông Sen”, vì không những cây Sen tồn tại như một bào thai nhỏ xíu trong hạt sen (đó là một đặc tính thuộc về vật chất), nhưng cái nguyên hình của nó đã có mặt trong một hình hài lý tưởng nơi Tinh Tú Quang (Astral Light), từ buổi “Bình Minh” (“Dawn”) đến “Đêm Tối” (“Night”) trong suốt đại kiếp, giống như mọi vật khác, quả thật là vậy đó, trong Vũ Trụ hữu hình này, từ con người cho đến đứa bé, từ những cây khổng lồ cho đến cọng cỏ nhỏ li ti.
Khoa Học Bí Truyền (Hidden Science) dạy rằng tất cả những điều đó chỉ là phản ảnh nhất thời, là bóng dáng của cái nguyên hình lý tưởng trường tồn trong Tư Tưởng của Thượng Đế; một lần nữa xin nhớ rằng danh từ “Trường Tồn” (“Eternity”) ở đây chỉ có nghĩa là một “Vô Lượng Thời” (“Aeon”) và chỉ trường tồn trong suốt một chu kỳ hoạt động lâu dài dường như vô tận nhưng vẫn có lúc chấm dứt, mà chúng ta gọi là một Chu Kỳ Khai Nguyên (Manvantara). Cái ý nghĩa bí truyền thật sự của chữ Manvantara, hay đúng hơn chữ Manu-antara là gì? Dịch thật sát nghĩa thì như sau: “ở giữa hai vị Bàn Cổ” (“between two Manus”), trong một ngày của Brahma có mười bốn vị Bàn Cổ (Manus) và một ngày của Brahma thì có 1.000 thời kỳ, mỗi thời kỳ gồm bốn Đời (Ages), 1.000 “Đời vĩ đại (“Great Ages”) hay là Mahayugas. Nay ta hãy phân tích danh từ hay danh hiệu “Manu”. Các học giả khảo cứu văn hoá Đông phương có ghi trong các tự điển của họ rằng danh từ “Manu” phát sinh từ ngữ căn man, nghĩa là “suy nghĩ”; do đó, họ kết luận “Manu” là người “hằng suy nghĩ” (“thinking man”). Nhưng theo bí giáo thì mỗi vị Bàn Cổ, vì là một vị thần minh mang hình hài con người để làm việc trong chu kỳ đặc biệt (hay cuộc tuần hoàn) của Ngài, nên Ngài chỉ là hiện thân của “Tư Tưởng Thượng Đế” (“giống như Đức Pymander, nhà Luyện Kim), vì vậy mỗi vị Bàn Cổ là một thần đặc biệt, vị sáng tạo và xây dựng mọi vật trong suốt chu kỳ hoạt động của riêng Ngài hay Chu Kỳ Khai Nguyên. Fohat khiến cho các vị Bàn Cổ (hay Dhyan Chohan) hằng đi đây đi đó phải chuyển động và khiến cho các nguyên hình lý tưởng bành trướng từ trong ra ngoài, như thế nghĩa là lần lần đi trở xuống và xuyên qua mọi cảnh giới, từ cảnh giới của thực thể đến cảnh giới hữu hình thấp nhất, để sau chót đơm bông kết trái trở thành sự khách quan trọn vẹn - tột đỉnh của ảo tưởng hay là vật chất thô trược nhất.
 2. LÀN RUNG ĐỘNG CỨ LAN RA MÃI, NÓ XOÈ CÁNH NHANH LẸ VÀ CHẠM ( ) VÀO TOÀN THỂ VŨ TRỤ CÙNG CÁI MẦM MỐNG ĐANG Ở TRONG CÕI TỐI TĂM, SỰ TỐI TĂM NÀY THỞ HƠI (BREATHES) ( ) TRÊN NHỮNG DÒNG NƯỚC ĐANG NGỦ CỦA SỰ SỐNG.
Người ta cũng nói rằng cái Monas của môn phái Pythagoras thì ở tại nơi vắng lặng và “Tối Tăm” giống như “Mầm Mống”. Ý niệm về “Hơi Thở” của sự Tối Tăm di chuyển “những Dòng Nước đang chuyển động của Sự Sống” nhắc ta nhớ lại chương đầu tiên của Sáng Thế Ký (Genesis); những dòng nước đang ngủ này là Vật Chất căn bản với Tinh Thần ẩn tàng phía trên. Nguyên văn là Brahmanical Narayana (Đấng Di Chuyển trên những Dòng Nước). Ngài là hiện thân của Hơi Thở Trường Tồn của Đại Thể vô tri thức (hay là Parabraman) theo các nhà Huyền bí học Đông phương. Những Dòng Nước của Sự Sống hay là sự Hỗn Mang – cái nguyên lý có âm tính trong biểu tượng học – là sự trống rỗng (đối với cái trí của chúng ta) trong đó vật chất và tinh thần tiềm tàng. Điều này khiến cho ông Democritus bắt chước thầy của ông ta là Leucippus mà nói rằng nguyên lý căn bản của mọi vật là các nguyên tử và sự trống rỗng; trống rỗng đây có nghĩa là không gian, chớ không có nghĩa là không gian trống không, vì “Thiên Nhiên rất ghê sợ sự trống rỗng” (“Nature abhors a vacuum”), theo như các triết gia trong học phái Tiêu Dao (Peripatetics) và các triết gia thời cổ ( ).
Trong một vũ trụ, “Nước” cũng đóng một vai trò quan trọng như thế. Đó là nền tảng và căn bản của đời sống hữu hình. Các nhà khoa học, vì lầm lẫn danh từ với đồ vật, nên hiểu rằng nước đây nghĩa là hợp chất hoá học do dưỡng khí và khinh khí tạo thành, như vậy, họ đã gán một ý nghĩa đặc biệt cho một danh từ mà các nhà Huyền bí học dùng để chỉ chủng loại (generic sense), các nhà Huyền bí học dùng danh từ này trong vũ trụ luận với một ý nghĩa siêu hình và thần bí. Băng (ice) không phải là nước, mà cũng không phải là hơi nước, tuy rằng cả ba thứ này đều có thành phần hoá học giống nhau.
3. BÓNG TỐI PHÓNG RA ÁNH SÁNG, VÀ ÁNH SÁNG CHIẾU MỘT TIA SÁNG ĐƠN ĐỘC VÀO TRONG NHỮNG LÀN NƯỚC TRONG LÒNG MẸ THÂM SÂU. TIA SÁNG LÀM CHO CÁI TRỨNG TRINH NGUYÊN RÙNG MÌNH VÀ LÀM CHO CÁI MẦM MỐNG KHÔNG TRƯỜNG TỒN ( ) RỤNG XUỐNG VÀ ĐÔNG ĐẶC LẠI THÀNH CÁI TRỨNG THẾ GIAN.
“Tia Sáng đơn độc” (“solitary Ray”) khi rơi vào “Lòng Mẹ Thâm Sâu” (“Mother-Deep”) có thể được xem như là Tư Tưởng hay Trí Thông Tuệ của Thượng Đế thấm nhuần sự Hỗn Mang. Dù sao, đó cũng là điều xảy ra trên cảnh giới trừu tượng siêu hình hay trên cảnh giới mà trong đó điều thường được gọi là trừu tượng siêu hình lại là một sự thật. “Cái Trứng Trinh Nguyên theo một ý nghĩa nào đó, là trạng thái trừu tượng của Trứng hay khả năng có thể phát triển nhờ sự thụ thai, trứng này trường tồn bất biến. Và cũng giống như cái trứng đã nhận được mầm sống trước khi lọt ra khỏi bụng, thì cái Mầm Mống không trường tồn và theo chu kỳ này (trong môn biểu tượng học), biến thành Vũ Trụ Noãn, khi lọt ra khỏi biểu tượng nói trên, thì nó chứa đựng ở ngay bên trong bản thân sự hứa hẹn và tiềm lực” của toàn thể Vũ Trụ. Tuy ý niệm này tự nó là một sự trừu tượng, một cách diễn tả theo biểu tượng, nhưng nó chính là một biểu tượng thực sự, vì nó gợi lên cái ý niệm vô cùng tận giống như một hình tròn vô tận. Nó khiến cho cái trí nhìn thấy quang cảnh của Vũ Trụ Càn Khôn hiện ra từ và ở trong Không Gian vô tận, một vũ trụ mênh mông vĩ đại không bờ bến, nếu không phải là vô tận trong sự biểu lộ hữu hình của nó. Biểu tượng là một cái trứng cũng diễn tả điều mà Huyền Bí học đã truyền dạy: hình hài đầu tiên của mọi vật hữu hình, từ hạt nguyên tử cho đến quả địa cầu, từ con người cho đến thiên thần, đều là một khối tròn - đối với mọi quốc gia, khối tròn tượng trưng cho sự trường tồn và vô cùng tận – con rắn ngậm lấy đuôi của nó. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ nghĩa, ta phải tưởng tượng đứng ở trung tâm khối tròn mà nhìn ra ngoài. Phạm vi sự nhìn ngắm hay phạm vi tư tưởng thì giống như một khối tròn với đường bán kính đi từ bản thể ta tới mọi chiều hướng và lan ra ngoài làm thành không gian, mở rộng những quang cảnh vô biên giới ở xung quanh. Đó là vòng tròn tượng trưng của Pascal và các nhà Bí giáo Do Thái, “trung tâm của vòng tròn thì ở khắp nơi còn giới hạn của vòng tròn thì không ở nơi nào cả” – quan niệm này là thành phần của ý niệm liên quan đến sự tượng trưng này.
“Cái Trứng của Thế Gian” (“World-Egg”) có lẽ là một trong những dấu hiệu phổ thông ở khắp nơi, rất gợi cảm theo cả ba chiều hướng tinh thần, sinh lý và vũ trụ. Vì thế nên người ta thấy nó trong mọi thần phổ học trên thế gian (world-theogony), nơi đó nó được hợp nhất với hình tượng của con rắn, hình rắn này có ở khắp nơi, trong triết học cũng như trong biểu tượng học có tính cách tôn giáo, đó là một sự tượng trưng cho sự trường tồn, sự vô hạn định, sự tái sinh, sự cải lão hoàn đồng cũng như sự tượng trưng cho minh triết ( ). Sự bí mật của việc tự sinh và tiến hoá xuyên qua uy lực sáng tạo của riêng nó đã nhắc lại diễn trình tiến hoá của Vũ Trụ, nhưng ở một mức độ nhỏ bé hơn, trong cái trứng - cả hai đều phát sinh từ sức nóng và sự ẩm ướt dưới ảnh hưởng của tinh thần sáng tạo vô hình chảy chan hoà - sự bí mật này hoàn toàn chứng minh rằng việc chọn lựa biểu hiện cái trứng này là đúng. “Cái Trứng Trinh Nguyên” là biểu hiện nhỏ bé của nguyên hình của đại vũ trụ (macrocosmic Prototype), “Mẹ Trinh Nguyên”- Sự Hỗn Mang hay là Vực Sâu Nguyên Thuỷ. Đấng Sáng Tạo có nam tính (mặc dù Ngài mang danh hiệu nào) được phóng ra từ vị nữ Đồng Trinh, Cội Rễ trinh nguyên đã được Tia Sáng gieo mầm sống vào. Nếu giỏi về thiên văn học và vạn vật học thì ai là người lại không nhìn thấy sự miêu tả gợi hình gợi cảm này? Vũ Trụ, vì là Thiên Nhiên thụ nhận nên là một cái trứng đã được truyền mầm sống – mà vẫn trinh nguyên, vì một khi vũ trụ được coi là vô biên giới, thì người ta chỉ có thể dùng một khối tròn mà tượng trưng cho nó thôi. Xung quanh cái Trứng Vàng (Kim Noãn) có bảy Nguyên Tố thiên nhiên (dĩ thái, lửa, không khí và nước), “bốn nguyên tố đã được người ta biết đến rồi, ba nguyên tố khác còn ở trong vòng bí mật”. Người ta có thể tìm thấy điều này trong kinh Vishnu Puranas, trong đó các nguyên tố được dịch là “Các lớp vỏ” (“Envelopes”) và một nguyên tố bí mật - Ahamkara được kể thêm ( ). Trong nguyên bản của kinh này thì không có Ahamkara; người ta chỉ thấy nói đến bảy nguyên tố mà không nói rõ ba nguyên tố chót.
4. SỐ BA ( ) RỚT VÀO SỐ BỐN ( ) NGUYÊN THỂ CHÓI SÁNG TRỞ THÀNH BẢY Ở PHÍA TRONG VÀ BẢY Ở PHÍA NGOÀI (a). CÁI TRỨNG CHÓI SÁNG ( ) MÀ BẢN THỂ LÀ BA ( )ĐÔNG ĐẶC LẠI VÀ SẮC TRẮNG NHƯ SỮA, LAN TRÀN ĐI GIỐNG NHƯ SỮA ĐẶC Ở KHẮP MỌI CÕI THÂM SÂU CỦA MẸ, CÁI RỄ NÀY NỞ TRONG NHỮNG CÕI THÂM SÂU CỦA ĐẠI DƯƠNG CỦA SỰ SỐNG (b).
(a) Cần phải giải thích tại sao người ta dùng những dạng thức hình học và thường hay ám chỉ đến số trong tất cả những Thánh kinh cổ xưa, như trong kinh Puranas, trong Tử Vong Chân Kinh (Book of the Dead) của Ai Cập và ngay cả trong quyển Thánh kinh Cơ Đốc giáo (Bible). Trong quyển THIỀN ĐỊNH CHÂN KINH (BOOK OF DZYAN) cũng như trong quyển kinh Bí giáo Do Thái (Kabalah), có hai loại chữ số cần phải học. Các con số, chúng nhiều khi chỉ là những tấm màn che phủ và các Con Số Thiêng Liêng, giá trị của các con số này đều được truyền dạy cho các nhà Huyền bí học do sự Điểm Đạo. Những con số trên chỉ là những chữ tượng hình theo mặc ước (conventional glyphs), những con số dưới là các biểu hiệu căn bản của vạn hữu. Như vậy là có nghĩa rằng những con số trên thì thuần tuý thuộc về vật chất, còn những con số dưới thì thuần có tính cách siêu hình; hai loại số này liên quan với nhau giống như Vật Chất đối với Tinh Thần – hai thái cực của một Nguyên Chất DUY NHẤT (ONE Substance).
Như ông Balzac, nhà Huyền bí học vô tâm của nền văn chương Pháp đã nói trong một quyển sách, đối với cái trí cũng như đối với vật chất, con số là “một nguyên động lực không sao hiểu nổi” (“an incomprehensible agent”). Có lẽ đối với kẻ phàm tục thì như vậy, nhưng đối với người đã được Điểm Đạo thì không đúng như vậy đâu. Như nhà đại văn hào đã nói, Con Số là một Thực Thể sống động và đồng thời là Hơi Thở phát sinh từ cái mà người được điểm đạo gọi là Thượng Đế, mà chúng ta gọi là Đại Thể (the All), Hơi Thở Duy Nhất có thể xây dựng và xếp đặt nên Vũ Trụ hữu hình, “trong đó không một vật nào được thành hình nếu không nhờ Thượng Đế, đó là hiệu quả của Con Số”. Thật là hữu ích nếu chúng ta trích dịch đoạn văn sau đây của Balzac về vấn đề này:
Những sự sáng tạo bé nhỏ nhất cũng như sự sáng tạo vĩ đại nhất đã chẳng được phân biệt cái nọ với cái kia nhờ số lượng, phẩm chất, kích thước, mãnh lực và đặc tính của chúng, tất cả đều do Con Số sản xuất ra hay sao? Sự vô cùng tận của những con số là một sự kiện đã được chứng minh cho cái trí của chúng ta thấy, nhưng không thể đưa ra những bằng chứng cụ thể được. Nhà toán học sẽ nói với chúng ta rằng sự vô cùng tận của những Con Số thì có thật, nhưng không thể chứng minh được. Thượng Đế là một con số di chuyển, ta cảm thấy điều này, nhưng không thể chứng minh nó được. Với tư cách là một đơn vị, Thượng Đế đứng đầu các con số, nhưng Ngài không giống những Con Số một chút nào cả… Sự sinh tồn của các Con Số tuỳ thuộc vào Đơn Vị, đơn vị này không có một Con Số nào cả, mà lại sản xuất ra được tất cả mọi con số… Thế nào? Quí vị bất lực không thể đo lường được sự trừu tượng đầu tiên mà Thượng Đế đưa ra cho quí vị mà không thể giữ lấy nó được, vậy mà quí vị hy vọng lấy những cách thức đo lường của quí vị mà áp dụng cho sự huyền vi của các Khoa Học Bí Truyền phát sinh từ nơi Thượng Đế hay sao?... Và quí vị sẽ nhận thấy gì nếu tôi nhận chìm quí vị trong những vực thẳm của sự Di Chuyển (Motion), cái Sức Mạnh (Force) vốn sắp xếp, gây dựng nên các Con Số? Quí vị sẽ nghĩ gì nếu tôi nói thêm rằng sự Di Chuyển và Con Số ( ) là do Huyền Âm, Thiên Đạo (the World) mà được phát sinh ra, tiếng nói này là cái Lý Lẽ Tối Cao của vị Thiên Tri và các người có Thần Nhãn, ngày xưa, các Ngài đã cảm thấy được hơi thở mãnh liệt của Thượng Đế, một bằng cớ của sự kiện này là quyển kinh Khải Huyền (Apocalypse)? ( )
(b) “Nguyên thể Chói Sáng đông đặc lại và lan tràn trong các cõi Thâm Sâu” của Không Gian. Theo quan điểm thiên văn học, điều này rất dễ giải thích, đó là Ngân hà (Milky Way), Vật Liệu của Thế Gian hay là Vật Chất Nguyên Thuỷ ở trong hình thức đầu tiên của nó. Tuy nhiên, thật rất khó giải nghĩa được điều này với một ít chữ hay hàng chữ theo quan điểm của Khoa Học Huyền Bí hay Biểu Tượng học vì đây là chữ tượng hình (glyphs) phức tạp nhất. Nó chứa đựng hơn mười hai biểu hiệu. Trước hết, nó chứa đựng trọn cả đồ vật ( ) bí mật của vạn thần miếu ( ), - mỗi đồ vật này có một ý nghĩa huyền bí nhất định – các vị Thần Minh “Khuấy động Đại Dương để cho Vật Chất đông đặc lại”, (“Churning of the Ocean”) nói theo thần thuyết Ấn Độ. Ngoài Amrita, nước Cam Lồ, vốn cho ta sự sống và trường sinh bất tử, còn có Surabhi, “con bò cái ban phát sự phong phú” (“cow of plenty”) được gọi là “nguồn sữa lỏng và sữa đặc”, cũng nhờ cái “Biển Sữa” ấy mà có. Vì thế nên ở đâu người ta cũng thờ phụng bò cái và bò đực, một con là khả năng sinh đẻ, một con là khả năng truyền giống trong Thiên Nhiên: các biểu tượng này liên quan đến cả các vị thần của Thái Dương Hệ và các vị thần của Vũ Trụ. Những đặc tính của “mười bốn báu vật” để được sử dụng theo những mục tiêu huyền bí chỉ được giảng dạy trong kỳ Điểm Đạo thứ tư, nên không thể tiết lộ nơi đây được, nhưng chúng ta có thể chú ý đến điều sau đây. Trong kinh Shatapatha Brahmana có ghi chú rằng “Đại Dương Sữa” được khuấy động để cho đông đặc lại trong thời đại hoàng kim (Satya Yuga), thời đại đầu tiên tiếp theo “trận Đại Hồng Thuỷ” (“Deluge”). Nhưng vì cả hai quyển Thánh kinh Rig Veda và Manu – hai quyển này đều có trước trận “Đại Hồng Thuỷ” Vaivasvata, trận hồng thuỷ của Giống dân chánh thứ Tư - đều không đề cập đến trận Hồng Thuỷ nói trên, nên rõ ràng đó không phải là trận Đại Hồng Thuỷ, cũng không phải là trận Hồng Thuỷ đã nhận chìm châu Atlantis, cũng không phải là trận Hồng Thuỷ của cụ tổ Noah thường được nói đến trong sách này. “Sự khuấy động sữa cho đông đặc lại” nói trên liên quan đến một thời đại có trước khi địa cầu thành hình và liên lạc trực tiếp với một thần thuyết phổ thông khác, đó là những thuyết khác nhau và đối chọi nhau mà tột đỉnh của chúng là Tín Điều Cơ Đốc giáo về “Trận Chiến Tranh trên Trời” và “Sự Sa Đoạ của các Thiên Thần” ( ). Kinh Brahmanas mà các học giả khảo cứu văn hoá Đông phương chê trách rằng đã chứa đựng những thuyết đối chọi nhau về những đề tài giống nhau thật ra là những tác phẩm hết sức huyền bí, vì vậy nên được hữu ý sử dụng như là những tấm màn che phủ. Những kinh này mà được phép còn sót lại để cho đại chúng sử dụng và sở hữu, chỉ vì đại chúng hoàn toàn không hiểu gì về những kinh đó cả. Nếu không thì những kinh ấy đã biến mất đi, không được lưu truyền như thuở xưa, trong thời đại Akbar.
5. CỘI RỄ VẪN CÒN, ÁNH SÁNG VẪN CÒN, NHỮNG KHÓM SỮA ĐẶC VẪN CÒN VÀ OEAOHOO (a) VẪN LÀ MỘT (b).
(a) Trong những lời bình luận, OEAOHOO được dịch là “Cha Mẹ của các vị Trời Thần” (“Father-Mother of the Gods”) hay là số SÁU TRONG SỐ MỘT (SIX IN ONE), hay là Cội Rễ có bảy Thể phát sinh ra vạn vật. Danh từ này có nghĩa này hay nghĩa khác, đó là tuỳ theo người ta đọc nhấn mạnh vào một nguyên âm nào trong bảy nguyên âm của danh từ, bảy nguyên âm này cũng có thể được đọc lên như MỘT (ONE), ba hay bảy vần, bằng cách thêm chữ “e” ở phía sau chữ “o”. Danh từ thần bí này được tiết lộ, vì rằng nếu người ta không hoàn toàn hiểu thấu ba cách đọc nó thì nó không có hiệu lực gì cả.
(b) Khi viết “là Một”, người ta đề cập đến sự Bất khả chia ly (Non-Separateness) của chúng sinh, sự Duy Nhất này có thực thể, dù ở trong trạng thái hoạt động hay thụ động. Theo một nghĩa, thì Oeaohoo là “Cội Rễ Nguyên Thuỷ của Vạn Vật” (“Rootless Root of All”); vì vậy, nên hợp nhất với Parabrahman; theo một nghĩa khác, đó là một danh từ để chỉ ĐỜI SỐNG DUY NHẤT hữu hình, sự Duy Nhất sống động và vĩnh cửu. Như trên đã giải nghĩa, “Cội Rễ” có nghĩa là Kiến Thức Thuần Tuý (Sattva) ( ), trường tồn (nitya) Thực Tại vĩnh cửu và vô hạn định hay là Sat (Satya), dù gọi nó là Parabrahman hay Mulaprakriti, vì cả hai chỉ là hai biểu tượng của Đấng Duy Nhất. “Ánh Sáng” thì cũng vẫn là Tia Sáng Thiêng Liêng Vô Sở Bất Tại đó (không nơi nào mà không có), nó đã đi xuyên vào Cái Trứng Thiêng Liêng, đang làm cho Trứng đó nảy mầm và thu hút vật chất của vũ trụ để khởi đầu các hệ thống biến hoá lâu dài. “Những Khóm Sữa đặc” là sự biến hoá đầu tiên và dĩ nhiên cũng liên quan đến vật chất đó của vũ trụ, nó có lẽ là nguồn cội của dãy Ngân Hà (Milky Way)- vật chất mà ta biết. Theo sự tiết lộ của các vị Thiền Định Phật (Dhyani-Buddhas), thì “vật chất”này tinh vi, tế nhị, nhuyễn nhỏ trong chu kỳ ngủ yên của Vũ Trụ đến mức tối đa mà Pháp nhãn của bậc Thập Địa Bồ Tát nhận thức được; vật chất sáng chói và mát lạnh đó, khi vũ trụ bắt đầu thức dậy và chuyển mình, bỗng được tung rải khắp không gian; khi người ta từ trái đất nhìn lên thì vật chất này giống như những chùm, tảng, tựa như sữa loãng đông đặc lại. Đó là những hạt giống của những thế giới tương lai, “nguyên liệu của Tinh Tú” (“Star-stuff”).
6. TRONG MỖI GIỌT NƯỚC CỦA ĐẠI DƯƠNG BẤT TỬ ( ), ĐỀU CÓ NGUỒN CỘI CỦA SỰ SỐNG, VÀ ĐẠI DƯƠNG LÀ ÁNH SÁNG CHÓI CHANG, ÁNH SÁNG NÀY LÀ LỬA, SỨC NÓNG VÀ SỰ LUÂN CHUYỂN. BÓNG TỐI BIẾN ĐI VÀ KHÔNG CÒN NỮA; NÓ BIẾN VÀO NGUYÊN THỂ CỦA CHÍNH NÓ, VÀO HÌNH THỂ CỦA LỬA VÀ NƯỚC, CỦA CHA VÀ MẸ.
Nguyên thể của Bóng Tối là Ánh Sáng Tuyệt Đối, Bóng Tối được dùng làm biểu hiện thích đáng và có tính cách tượng trưng cho cái trạng thái của Vũ Trụ trong Chu Kỳ Hỗn Nguyên (Pralaya) hoặc là thời hạn của sự Nghỉ Ngơi Tuyệt Đối (Absolute Rest) hay là Hư Vô (Non-Being), đối với trí óc hữu hạn của chúng ta. “Lửa, Sức Nóng và Sự Chuyển Động” được nói đến nơi đây, dĩ nhiên không phải là lửa, sức nóng và chuyển động của khoa học vật chất, mà là những thực thể trừu tượng, căn bản hay linh hồn của nguyên thể phát sinh ra những sự biểu hiện vật chất đó – đó là thực thể của sự vật, như khoa học ngày nay đã nhìn nhận; những dụng cụ của phòng thí nghiệm không thể hoàn toàn kiểm điểm được thực thể này; trí óc con người cũng không thấu triệt được thực thể ấy, mặc dù trí đó khó lòng mà từ chối, mà không kết luận rằng tất nhiên là phải có những nguyên thể căn bản của sự vật. Nơi đây, “Lửa và Nước hay Cha và Mẹ” ( ) có thể có nghĩa là Tia Sáng thiêng liêng và Sự Hỗn Mang. Một đoạn văn của Hermes nói: “Sự Hỗn Mang phát sinh từ sự hợp nhất với Tinh Thần, cái Tinh Thần đang hoạch đắc được giác quan, sáng ngời lên vì khoái cảm và Protogonos (Ánh Sáng nguyên thuỷ) được phát sinh theo cách đó. Ông Damascius gọi nó là Dis, trong môn Thần Phổ học (Theogony), “Đấng xếp đặt và điều hoà vạn vật” ( ).
Theo giáo lý của môn phái Hoa Hồng Thập Tự mà người phàm tục đã một lần sử dụng và giải nghĩa đúng đắn, tuy chỉ đúng đắn một phần nào thôi, thì “Thực Thể của Ánh Sáng và Bóng Tối giống in nhau, chính trí óc con người đã chia rẽ chúng ta”, và theo Robert Fludd thì “Bóng Tối đã chấp nhận sự chiếu sáng để tự biểu hiện” ( ). Theo giáo lý Huyền bí học Đông phương thì BÓNG TỐI là Thực Tại Duy Nhất, là căn bản và cội rễ của Ánh Sáng; không có Bóng Tối thì Ánh Sáng không bao giờ có thể tự biểu lộ hay tồn tại được. Ánh Sáng là Vật Chất và BÓNG TỐI là Tinh Thần thuần tuý. Tại nơi căn bản siêu hình và nguyên thuỷ của nó, Bóng Tối là Ánh Sáng tuyệt đối và chủ quan, còn Ánh Sáng có vẻ dường như huy hoàng, lộng lẫy, nhưng thật ra chỉ là một đám bóng tối mà thôi, vì nó không bao giờ trường tồn cả, mà chỉ là một Ảo Tưởng hay Maya.
Ngay cả trong tác phẩm Sáng Thế Ký (Genesis) ( ) thường làm cho ta rối trí và làm cho khoa học mệt nhoài, ánh sáng được tạo ra từ bóng tối –“và bóng tối bao phủ lên trên vực thẳm”- chớ không phải trái ngược lại ( ). “Trong nó (trong bóng tối) có sự sống và sự sống là ánh sáng của con người” ( ). Một ngày kia mắt con người sẽ được mở ra và lúc đó họ sẽ hiểu nhiều hơn là họ hiểu bây giờ về câu thơ trong kinh Phúc Âm của Thánh John nói rằng: “Và ánh sáng chiếu trong bóng tối, và bóng tối không hiểu ánh sáng”. Họ sẽ thấy rằng chữ “bóng tối” không chỉ định cái nhãn quan tinh thần của con người, nhưng thực ra nó chỉ định “Bóng Tối”, sự Tuyệt Đối, vốn không hiểu biết (không thể nhận biết) được cái ánh sáng nhất thời, mặc dù ánh sáng này cao cả bao nhiêu đối với con mắt người đời. Demon est Deus inversus (Ma quỷ là mặt trái của Trời). Bây giờ, Giáo hội Cơ Đốc gọi Ma Quỷ là Bóng Tối. Còn trong Thánh kinh Cơ Đốc (Bible), trong Thánh kinh của Thánh Job (Book of Job)( ), Ma quỷ được gọi là “Con Trai của Thượng Đế” (“Son of God”), ngôi sao mai chói sáng, Lucifer ( ). Có trọn cả một triết lý mánh lới giáo điều, giải nghĩa tại sao vị Đại Thiên Thần phát sinh từ những vực thẳm của sự Hỗn Mang lại được gọi là Lux (Ánh Sáng) (Lucifer), “Người Con chói rạng của Buổi Sáng” hay là buổi Bình Minh của Chu Kỳ Khai Nguyên. Giáo Hội Cơ Đốc đã biến hoá vị Đại Thiên Thần này thành Lucifer hay Chúa Quỷ (Satan), vì vị Đại Thiên Thần này cao cả hơn và nhiều tuổi hơn Đức Jehovah, vì vậy, ngưòi ta hy sinh vị Đại Thiên Thần này đi, để cho giáo điều mới mẻ được chiến thắng ( ).
7. HỠI NGƯỜI ĐỆ TỬ ( ), HÃY NHÌN NGƯỜI CON SÁNG CHÓI CỦA CHA VÀ MẸ, SỰ VINH QUANG HUY HOÀNG VÔ SONG – VŨ TRỤ CHÓI SÁNG, CON CỦA VŨ TỤ TỐI TĂM, ĐÃ VƯƠN MÌNH RA KHỎI CHỐN THÂM SÂU CỦA NHỮNG LÀN NƯỚC TỐI TĂM VĨ ĐẠI. ĐÓ LÀ ĐỨC OEAOHOO, TRẺ TUỔI HƠN, ĐỨC ***( )(a). NGÀI CHIẾU SÁNG NHƯ MẶT TRỜI, NGÀI LÀ CON RỒNG MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG CHÓI LOÀ, EKA ( ) LÀ CHATUR, VÀ CHATUR LẠI GẮN LIỀN VỚI TRI, VÀ SỰ PHỐI HỢP NÀY PHÁT SINH RA SAPTA, TRONG ĐÓ SỐ BẢY TRỞ THÀNH TRIDASHA ( ), NHỮNG ĐÁM ĐÔNG VÀ VÔ SỐ (b). HÃY NHÌN NGÀI NÂNG NHẮC TẤM MÀN CHE VÀ TRẢI NÓ RA TỪ ĐÔNG SANG TÂY. NGÀI CHE KÍN PHÍA TRÊN ĐỂ HỞ PHÍA DƯỚI ĐỂ MỌI NGƯỜI NHÌN THẤY NHƯ LÀ MỘT ẢO TƯỞNG VĨ ĐẠI. NGÀI ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ CỦA NHỮNG ĐẤNG CHÓI SÁNG ( ), VÀ XOAY TRỞ PHÍA TRÊN ( ) THÀNH MỘT BIỂN LỬA VÔ BỜ BẾN (c), VÀ LÀM CHO SỰ DUY NHẤT HỮU HÌNH ( ) TRỞ THÀNH NHỮNG DÒNG NƯỚC VĨ ĐẠI.
(a) “Không Gian Chói Sáng, Con của Không Gian Tối Tăm”, thì tương đương với Tia Sáng được phóng xuống Vực Thẳm vĩ đại của Vũ Trụ. Khi buổi bình minh mới mẻ bắt đầu chuyển mình, từ những vực thẳm đó, Tía Sáng này lại nhô ra, được biến hoá đi và trở thành “Đức Oeaohoo. Đấng Trẻ Tuổi hơn” (“SỰ SỐNG mới mẻ”) để trở thành Mầm Mống của vạn vật khi chu kỳ của Đời Sống được chấm dứt. Ngài là “Con Người Vô Hình chứa đựng nơi mình cái Ý Niệm của Thượng Đế”, Đấng phát sinh ra Sự Sống và Ánh Sáng, nói theo từ ngữ của ông Philo Judaeus. Người ta gọi Ngài là “Con Rồng Minh Triết Chói Loà” (“Blazing Dragon of Wisdom”), vì trước hết, theo người Hy Lạp, Ngài chính là Thiên Đạo (Logos), là Huyền Âm (Verbum) của Tư Tưởng Thượng Đế, và sau nữa, vì trong Triết lý Bí giáo, sự biểu hiện đầu tiên này là sự tổng hợp hay phối hợp của Minh Triết Phổ Biến (Universal Wisdom), nên Đức Oeaohoo, “Người Con của Mặt Trời”, chứa đựng nơi mình Bảy Đẳng Cấp Thần Minh sáng tạo (các Đấng Sephiroth) và vì vậy nên Ngài là tinh hoa của sự Minh Triết được biểu lộ ra. “Ai đã đắm mình trong ánh sáng của Đức Oeaohoo thì sẽ không bao giờ bị tấm màn Ảo Tưởng lừa gạt”.
Đức “Kwan-Shai-Yin” (“Quán Thế Âm”) thì tương đương và giống in với Đức Avalokiteshvara, và vì vậy nên Ngài là một vị thần ái nam ái nữ giống như Tứ Linh Tự (Tetragrammaton) và mọi vị Thượng Đế hữu hình thời cổ. Chỉ có một vài giáo phái ở Trung Hoa đã nhân cách hoá Ngài và gán cho Ngài những đặc tính của nữ phái ( ); khi mang hình hài của phái nữ, Ngài thành Đức Quan Âm (Kwan-Yin), vị nữ Bồ Tát Từ Bi (the Goddess of Mercy), được mệnh danh là Quán Thế Âm, “Tiếng Nói Thiêng Liêng” (“Divine Voice”) ( ). Đức Quán Thế Âm là vị Bồ Tát hộ trì xứ Tây Tạng và đảo Puto ở Trung Hoa, tại những nơi đó, cả hai vị Bồ tát đều có một số tu viện ( ).
Tất cả những vị thần cao cả hơn ở thời cổ đều là “Những Người Con Trai của Mẹ” trước khi trở thành “Những Người Con Trai của Cha”. Giống như thần Jupiter hay Zeus, Người Con của Kronos-Saturn, “Thời Gian Vô Cùng Tận” (Kala), các vị Thượng Đế hữu hình khi mới được tạo tác thì đều ái nam ái nữ. Người ta nói rằng thần Zeus là “một vị Trinh Nữ xinh đẹp” và thần Vệ Nữ (Venus) lại có râu ở cằm. Thoạt đầu thần Apollo (Thần Mặt Trời) thì ái nam ái nữ cũng giống như Đức Brahma-Vach trong kinh Manu và Purana. Đức Osiris ( ) có thể đổi thành Đức Isis ( ), còn Đức Horus ( ) thì ái nam ái nữ. Sau chót, theo tác phẩm kinh Khải Huyền (Revelation) (Điều được tiết lộ) của Thánh John (Jean) thì Thượng Đế hữu hình hiện nay đang được kết hợp với Đức Jesus – là ái nam ái nữ, vì người ta miêu tả rằng Ngài có bộ ngực của phụ nữ. Đức Thượng Đế cao cả Jehovah thì cũng thế. Nhưng trong Giáo lý Nội môn, có hai vị Avalokiteshvara: Thượng Đế Ngôi Một và Thượng Đế Ngôi Hai.
(b) “Con Rồng Minh Triết” là số Một, là “Eka” (tiếng Bắc phạn) hay là Saka. Thật là lạ lùng khi thấy rằng danh hiệu của Đức Jehovah trong tiếng Hy Bá Lai đáng lẽ ra cũng phải là Số Một, Echad. Các vị tu sĩ Do Thái nói: “Danh hiệu của Ngài là Echad”. Vậy thì các nhà ngôn ngữ học phải quyết định xem chữ nào do chữ kia mà được phát sinh ra trong phạm vi ngữ học và biểu tượng học; chắc chắn chữ Bắc phạn “Eka” không do chữ “Echad” mà có. “Số Một” và “Con Rồng” là những từ ngữ mà cổ nhân thường dùng để chỉ những vị Thượng Đế hữu hình của họ. Theo ý nghĩa bí truyền (với tư cách là Elohim, Đấng Thượng Đế Sáng Tạo), Đức Jehovah cũng là Con Rắn mà Eva đã quyến rũ; và Rồng là một biểu tượng cũ của Tinh Tú Quang (Nguyên Lý Căn Bản), “Ánh Sáng này là sự Minh Triết của trạng thái Hỗn Mang”. Triết lý tối cổ không công nhận điều Thiện và điều Ác như là một quyền lực căn bản và độc lập, mà lại khởi đầu từ ĐẠI THỂ Tuyệt Đối (Sự Toàn Thiện Toàn Mỹ trường tồn ở khắp nơi); Triết lý tối cổ tìm kiếm dấu vết của cả điều thiện lẫn điều ác trong cái trào lưu tiến hoá tự nhiên, đi từ Ánh Sáng thuần tuý, nó từ từ đông đặc lại thành hình thể và từ đó trở thành Vật Chất hay Điều Ác. Về sau, các ông Cố Đạo dốt nát (ignorant) thời xưa đã làm đồi truỵ cái ý niệm cao cả, có giá trị về khoa học và triết học của biểu tượng này thành điều mê tín dị đoan phi lý, được gọi là “Ma Quỷ” (“Devil”). Các ông Cố Đạo này mượn hình thức “Ma Quỷ” đó của những tín đồ Bái Hoả giáo gần đây; những người Bái Hoả giáo này xem những vị Thiên Thần Ấn Độ (Hindu Devas) như là Ma Quỷ hay Điều Ác, và do hai sự biến đổi, tiếng Evil (Điều Ác) bỗng trở thành D’Evil (Ma Quỷ)(Diabolos, Diable, Diavolo, Teufel)( ). Những người ngoại đạo ( ) bao giờ cũng có một sự phân biệt có tính cách triết lý về những biểu tượng của họ. Biểu tượng cổ xưa của con rắn tượng trưng cho sự Minh Triết thiêng liêng và sự Toàn Thiện Toàn Mỹ và luôn luôn bênh vực thuyết phục sinh và bất tử. Vì vậy nên Đức Hermes mới gọi con rắn là con vật linh thiêng nhất trong vạn vật; Đức Môi-Se (Moses) được điểm đạo trong nền Minh Triết của Đức Hermes cũng chủ trương như thế trong tác phẩm Sáng Thế Ký (Vũ Trụ Luận); Con Rắn Thần Bí trong Cơ Đốc giáo với bảy nguyên âm trên đầu tượng trưng cho Bảy Đẳng Cấp Thần Minh hay những Đấng Sáng Tạo ra các Hành Tinh. Cũng do đó mới có con rắn Ấn Độ tên là Shasha hay Ananta, “Đấng Vô Cùng” (“the Infinite”), một danh hiệu của Đức Vishnu và cũng là cái Hiện Thể (Vehicle) đầu tiên của Ngài trên những Làn Nước Nguyên Thuỷ. Tuy nhiên, cũng giống như các vị Thượng Đế hữu hình và các Đẳng Cấp Thần Minh Uy Dũng (Hierarchies of Power), ta cần phải phân biệt những “Con Rắn” này. Shesha hay Ananta, “Giường Nằm của Đức Vishnu” (“Couch of Vishnu”), là một sự trừu tượng có ý nghĩa tượng trưng, biểu hiện của Thời Gian vô cùng tận trong Không Gian, chứa đựng Mầm Mống, và mỗi chu kỳ lại biểu lộ ra ngoài sự đơm bông kết trái của Mầm Mống, tức là Vũ Trụ hữu hình; còn Con Rắn của phái Ngộ đạo (Gnostic Ophis) cũng chứa đựng ba biểu tượng ấy trong bảy nguyên âm, đó là Thánh danh Oeaohoo của giáo lý tối cổ với một, ba và bảy vần, nghĩa là Thượng Đế Ngôi Một Vô Hình (One Unmanifested Logos), Thượng Đế Ngôi Hai Hữu Hình (Second Manifested), hình Tam Giác (Triangle) được cụ thể hoá thành Tứ Thể (Quaternary) hay là Tứ Linh Tự (Tetragrammaton) và những Tia Sáng của Ngài trong cõi hồng trần.
Tuy nhiên, họ luôn luôn phân biệt Con Rắn thiện với Con Rắn ác (Tinh Tú Quang theo các tín đồ Do Thái Bí giáo – the Astral Light of the Kabalists), phân biệt giữa Con Rắn thiện, hiện thân của Minh Triết Thiêng Liêng trong lãnh vực Tinh Thần, và Con Rắn ác, Điều Ác, trong cõi Vật Chất. Vì cái Tinh Tú Quang hay là Dĩ Thái - nếu ta dùng danh từ của những người ngoại đạo thời xưa – thì chính là Tinh Thần - Vật Chất, còn danh từ Tinh Tú Quang này là một danh từ rất mới mẻ. Khởi đầu từ cảnh giới thuần tuý tinh thần, khi càng xuống thấp thì chất này càng trở nên nặng trược cho tới khi nó trở thành Ảo Tưởng (Maya) hay là con rắn quyến rũ và lừa gạt của cảnh giới hồng trần chúng ta.
Đức Jesus công nhận con rắn có nghĩa là sự Minh Triết và giáo lý của Ngài có chứa đựng ý niệm đó: “Các ngươi hãy khôn ngoan như loài rắn”. “Vào lúc khởi đầu, trước khi Mẹ được biến đổi thành Cha - Mẹ, Con Rồng lửa chuyển động một mình trong những cõi Không Gian vô cùng tận” ( ). Kinh Aitareya Brahmana gọi địa cầu là Sarparajni, “Hoàng Hậu Rắn” (“Serpent Queen”) và “Mẹ của vạn vật biết chuyển động” ( ). Trước khi địa cầu của chúng ta có hình như quả trứng (và cả Vũ Trụ cũng thế), “thì một vệt dài đầy bụi của vũ trụ (hay là bụi lửa) di chuyển và vặn mình giống như con rắn trong Không Gian”. Mỗi quốc gia đều tượng trưng cho “Thần Lực của Thượng Đế di chuyển trong sự Hỗn Mang” bằng hình dáng một con rắn lửa phun lửa và phun ánh sáng trên những làn nước nguyên thuỷ, mãi cho đến khi nó ấp ủ xong vật chất của vũ trụ và khiến vật chất này thành hình cuộn tròn của một con rắn miệng ngậm lấy đuôi – hình này không những tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, mà còn tượng trưng cho hình khối tròn của mọi vật thể được thành hình trong lòng Vũ Trụ phát sinh từ đám sương mù đầy lửa ấy. Vũ Trụ, và cả Trái Đất, lẫn Con Người, thường theo chu kỳ mà tự lột những lớp da cũ và khoác lên mình những lớp da mới, sau một thời kỳ nghỉ ngơi, giống như con rắn vậy. Chắc chắn con rắn không phải là một hình ảnh kém duyên dáng xinh đẹp hay là một hình thù gì gớm ghiếc hơn nếu đem so sánh nó với con sâu và con nhộng phát sinh ra con bướm; người Hy Lạp lấy con bướm làm biểu hiện cho Psyche, linh hồn con người! Đối với người Ai Cập cũng như đối với phái Ngộ Đạo, “Con Rồng” cũng là biểu hiện của Thượng Đế. Theo Quyển sách của Hermes, Đức Pymander, vị Thượng Đế hữu hình thiêng liêng nhất và cổ xưa của Lục địa Tây phương, hiện ra với Đức Hermes dưới hình dáng một con Rồng Lửa đầy “Ánh Sáng, Lửa và Ngọn Lửa”. Đức Pymander, hiện thân của “Tư Tưởng của Thượng Đế” nói rằng:
Ánh Sáng chính là Ta, Ta là Nuos [Cái Trí hay Manu], Ta là Thượng Đế của ngươi, và Ta còn nhiều tuổi hơn cái bản chất của con người đã thoát khỏi bóng tối [sự Tối Tăm – Dakness – hay Thượng Đế ẩn tàng]. Ta là mầm mống của tư tưởng, là Tiếng Nói sáng ngời, là Con của Thượng Đế. Vậy nên chính Thánh Thể của Đức Chúa Tể hằng trông thấy và nghe thấy ở bản thân ngươi. Tư Tưởng (Mahat) chính là Thượng Đế, là Đức Chúa Cha ( ). Đại Dương trên trời (celestial Ocean), biển Dĩ Thái (Aether)… là Hơi Thở của Cha, là nguyên tố phát sinh ra sự sống, là Mẹ, là Đức Thánh Linh (Holy Spirit)… vì các vị này không bị chia rẽ và sự hợp nhất của các Ngài làm thành Đời Sống ( ).
Nơi đây, chúng ta tìm thấy tiếng vang đúng thật của Giáo Lý Bí Nhiệm tối cổ như đang được giải nghĩa ở bộ sách này. Tuy nhiên, Giáo Lý Bí Nhiệm không đặt Đức Chúa Cha lên trên tột đỉnh của sự tiến hoá của sự sống, vì Ngài chỉ đứng ở hạng thứ ba và chính là “Con của Mẹ”, nhưng Ngài là “Hơi Thở Trường Tồn và Không Ngừng Nghỉ của Đại Thể VŨ TRỤ CÀN KHÔN” (“Eternal and Ceaseless Breath of the ALL”). Kinh Samkhya Sara ( ) nói: Mahat (Sự Hiểu Biết, Toàn Linh Trí Tư Tưởng v..v..), hiện ra như Vishnu ( ) trước khi biểu lộ thành Brahma ( ) và Shiva ( ). Vì vậy, Mahat có nhiều vẻ, giống y như Thượng Đế có nhiều vẻ. Trong sự Sáng Tạo Nguyên Sơ (Primary Creation), người ta gọi Mahat là Đức Ngài (the Lord), theo ý nghĩa đó, Mahat là sự Hiểu Biết ngự trị khắp nơi hay là Tư Tưởng của Thượng Đế; nhưng “Mahat đó được phát sinh ngay ra lúc đầu tiên, về sau này bị người ta gọi là ích kỷ, khi nó được sinh ra như là cái Tôi (sự cảm biết được cái bản ngã của mình, nghĩa là sự sáng tạo lần thứ hai” ( ). Và dịch giả là một người Bà La Môn có tài và thông thái, chứ chẳng phải là một người Âu Châu khảo cứu văn hoá Đông phương) giải nghĩa điều này trong một lời ghi chú cuối trang: “Nghĩa là Mahat phát triển thành sự tự ý thức (tự cảm biết được cái bản thể của mình), thành cái Tôi, thì nó được mệnh danh là sự ích kỷ”, nói theo lối Bí giáo của chúng ta thì điều đó có nghĩa là khi Mahat được biến đổi thành Manas, Cái Trí của con người (hay là cho đến Cái Trí của các vị thần hữu hạn) và trở thành Ngã chấp (Aham-ship). Tại sao người ta lại gọi nó là “Mahat của sự Sáng Tạo Thứ phát (Secondary Creation) (hay là sự sáng tạo lần Thứ Chín, sự Sáng Tạo ra các Đấng Kaumara trong kinh Vishnu Purana) điều này sẽ được giải thích trong Quyển 2 của bộ sách này.
(c ) Vì vậy, “Biển Lửa” là siêu Tinh Tú Quang (Super-Astral Light)( nghĩa là nguyên thuỷ), sự chiếu sáng đầu tiên phát sinh từ Hỗn Nguyên Khí (Root Mulaprakriti), cái Thực Chất chưa bị Biến Hoá của Vũ Trụ (Undifferentiated Cosmic Substance), sau này trở thành Vật Chất cõi Cảm Dục (Astral Matter). Người ta gọi nó là “Con Rắn Lửa” (“Fiery Serpent”), như đã miêu tả ở trên. Nếu học giả nhớ kỹ trong trí rằng chỉ có một Nguyên Tố Duy Nhất Phổ Biến Khắp Nơi, vô cùng tận, vô sinh, bất tử và tất cả các vật khác – như ở trong cái thế giới hữu hình và phù du này - chỉ là vô số những trạng thái biến hoá khác nhau và những sự biến hình (nay được gọi là những tương giao) của Nguyên Tố Duy Nhất đó, từ đại vũ trụ xuống cho đến tiểu vũ trụ, từ các vị siêu nhân cho tới con người và đến các loài thấp kém hơn nữa, nói tóm lại, toàn thể đời sống hữu hình, như vậy sự khó khăn đầu tiên và chính yếu sẽ mất đi và chúng ta có thể thấu triệt được khoa Vũ Trụ Luận Huyền Bí (Occult Cosmology) ( ).
Tất cả những người Do Thái Bí giáo và những người Huyền bí học Đông phương và Tây phương đều nhìn nhận rằng (a) “Cha-Mẹ” chính là Hậu Thiên Khí Nguyên Thuỷ (Primordial Aether), hay Tiên Thiên Khí (Akasha)(Tinh Tú Quang); và (b) trước khi “Người Con” tiến hoá trong phạm vi Vũ Trụ, Người Con này là Vô Cực Điện (Fohat) – thì Hậu thiên khí nguyên thuỷ được thuần nhất, vì đó là Điện Vũ Trụ (Cosmic Electricity). “Fohat tung Bảy Anh Em rải rác khắp nơi và làm cho họ cứng rắn lại” ( ), câu này có nghĩa là vị Thần Minh Điện Lực Nguyên Thuỷ (Electric Entity)- các nhà Huyền bí học Đông phương nhấn mạnh rằng Điện Lực là một Thực Thể Thông Linh (Entity) – phát sinh ra điện và làm cho đời sống nảy sinh, và phân biệt vật liệu nguyên thuỷ hay vật chất tiền sinh (pregenrtic matter) thành những nguyên tử, chúng là nguồn cội của mọi đời sống và tâm thức (consciousness). “Có một nguyên tố độc nhất và phổ biến trong mọi hình hài và đời sống được gọi là Od, Ob và Aour ( ), hoạt động và thụ động, âm và dương, giống như ngày và đêm: đó là ánh sáng đầu tiên trong sự Khai Thiên Lập Địa” (tác phẩm Kabalah của Éliphas Lévi) – Ánh Sáng đầu tiên của vị Thượng Đế Sáng tạo (Elohim) nguyên thuỷ, của Tổ Adam, Con Người Nguyên Thuỷ “ái nam ái nữ” hay nói theo khoa học thì đó là ĐIỆN LỰC  và ĐỜI SỐNG (ELECTRICITY AND LIFE).
Cổ nhân lấy con Rắn tượng trưng cho điều đó vì “Fohat kêu rít lên khi nó trườn mình bò khắp đó đây” theo con đường ngoằn ngoèo. Để chỉ nó, Giáo Lý Bí Truyền Do Thái (Kabalah) dùng chữ Hy Bá Lai “Teth” tượng trưng cho con rắn, nó đóng một vai trò quan hệ trong các Bí Pháp (Mysteries). Cái giá trị phổ biến của nó là số chín, vì đó là chữ cái thứ chín trong bản mẫu tự và là cái cửa số chín trong số năm mươi cái cửa lớn hay cổng lớn dẫn dắt đến những sự bí mật ẩn tàng của đời sống. Đó chính là cái nguyên tố nhiệm mầu; trong triết lý của môn phái Đức Hermes (Khoa luyện kim), thì nguyên tố đó chỉ “Đời sống được truyền vào trong Vật Chất Nguyên Thuỷ”, nguyên thể tạo nên vạn vật, tinh thần ấn định hình hài vạn vật. Nhưng có hai tác động luyện kim bí mật, một tác động tinh thần, một tác động vật chất tương liên và được hợp nhất mãi mãi. Đức Hermes nói:
Nhà ngươi phân chia đất ra khỏi lửa, chất thanh bai, tế nhị ra khỏi chất đặc… cái chất sẽ từ trái đất bốc lên tới trời, rồi lại từ trời mà trở xuống đất. Nó [ánh sáng tế nhị] là động lực mạnh mẽ của mọi động lực, vì nó chiếm đoạt mọi vật tế nhị và thấm nhuần mọi vật cứng đặc. Thế giới thành hình như vậy đó.
Không phải chỉ có ông Zeno, vị sáng lập ra môn phái Khắc Kỷ (Stoicism) dạy rằng Vũ Trụ có tiến hoá và cái nguyên chất đầu tiên của vũ trụ được biến đổi từ trạng thái lửa đến trạng thái không khí, rồi đến trạng thái nước v..v…Ông Heraclitus Ephesus chủ trương rằng cái nguyên lý duy nhất ẩn tàng trong mọi hiện tượng trong Thiên Nhiên là lửa. Trí khôn khiến cho Vũ Trụ chuyển động là lửa, và lửa là trí khôn, và trong khi ông Anaximenes cũng nói như thế về không khí và ông Thales Miletus (600 năm trước Thiên Chúa) cũng nói như vậy khi đề cập đến nước, thì Giáo Lý Bí Truyền (Esoteric Doctrine) hoà giải tất cả các triết gia đó bằng cách chứng minh rằng tuy mỗi triết gia đều hữu lý, nhưng không ông nào có một hệ thống tư tưởng đầy đủ cả.
8. MẦM MỐNG Ở ĐÂU? VÀ BÂY GIỜ BÓNG TỐI Ở ĐÂU? HỠI NGƯỜI ĐỆ TỬ, HỒN CỦA NGỌN LỬA ĐANG CHÁY TRONG CÁI ĐÈN CỦA NGƯƠI THÌ Ở ĐÂU? MẦM MỐNG LÀ CÁI ĐÓ VÀ CÁI ĐÓ LÀ ÁNH SÁNG, NGƯỜI CON MÀU TRẮNG SÁNG CHÓI CỦA NGƯỜI CHA ẨN TÀNG VÀ TỐI TĂM.
Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất, được câu hỏi thứ hai nhắc nhở giúp, là câu trả lời của ông thầy nói với học trò, câu nói giản dị này chứa đựng một trong những chân lý thiết yếu nhất của Triết học Huyền bí (Occult Philosophy). Câu này chỉ rõ rằng có những vật mà giác quan hồng trần của ta không nhận thấy được, những vật này thật là quan trọng hơn, thiết thực hơn và trường tồn hơn những vật được giác quan nhìn nhận và chú ý tới. Trước khi người Đệ Tử có thể hy vọng hiểu được vấn đề siêu hình cao tuyệt vời ở trong câu hỏi thứ nhất, thì y phải có thể trả lời câu hỏi thứ hai, và chính câu trả lời cho câu hỏi thứ hai sẽ nhắc nhở cho y có thể trả lời câu hỏi thứ nhất cho trúng cách.
Trong Lời bình luận viết bằng tiếng Bắc Phạn liên quan đến ĐOẠN THÁNH KINH (STANZA) này, có nhiều danh từ được dùng để chỉ cái Nguyên Lý ẩn tàng và không được tiết lộ. Trong những tác phẩm viết tay cổ xưa nhất của văn chương Ấn Độ, vị Thượng Đế Trừu Tượng Không Được Tiết Lộ (Unrevealed Abstract Deity) này không có danh hiệu. Người ta thường gọi Ngài là “Cái Đó” (“That”) (theo tiếng Bắc Phạn là Tad), và người ta gán cho Ngài đủ mọi danh từ đã có, đang có và sẽ có, hay bất cứ danh từ nào mà trí óc con người có thể đặt ra.
Trong số những danh từ đó, dĩ nhiên là chỉ được tiết lộ trong Triết Lý Bí Truyền (Esoteric Philosophy), thí dụ như “Sự Tối Tăm Thâm Sâu Thăm Thẳm Không Đáy” (“Unfathomable Darkness”), “Luồng Gió Lốc” (“Whirlwind”) v.v.. Ngài cũng được gọi là “Đấng của Kalahansa” (“ It of the Kalahansa”), “Kala-ham-sa” và cả “Kali Hamsa” (Con Thiên Nga Đen). Nơi đây, chữ “m” và chữ ”n” có thể đổi chỗ cho nhau và cả hai chữ này đều được đọc như vần Pháp văn an và am theo giọng mũi. Giống như trong Thánh kinh Hy Bá Lai và cả Thánh Kinh Bắc Phạn, nhiều danh hiệu thiêng liêng huyền bí khi được đọc lên cho lỗ tai kẻ phàm tục nghe thì cũng không có ý nghĩa gì hơn những tiếng tầm thường, hủ lậu, vì những danh hiệu thiêng liêng này được giấu kín theo lối hoán tự (anagram) ( ) hay lối khác. Chữ Hamsa hay Hansa chính là ở trong những trường hợp giống như thế. Hamsa có giá trị tương đương với “A-ham-sa” – ba tiếng này có nghĩa là “Tôi là Ngài” (“I am He”); còn nếu tiếng đó được chia cắt theo một lối khác thì sẽ thành “Soham”, nghĩa là “Ngài là Tôi” (“He [is] I”)- Soham có giá trị tương đương với Sah, nghĩa là “Ngài” (“he”) và aham, nghĩa là “Tôi” hoặc “Tôi là Ngài”. Đối với người hiểu biết thì chỉ riêng một chữ này cũng chứa đựng ngôn ngữ của sự minh triết, sự bí mật cao cả và cái giáo lý chủ trương rằng bản chất con người giống in với bản chất Thượng Đế. Vì vậy mới có biểu tượng (glyph) và chuyện ngụ ngôn về Kalahansa (hay Hamsa) và mới có danh hiệu gán cho Brahman (trung tính), và về sau gán cho Đức Brahma có nam tính; vì vậy mới có biểu tượng về Hamsa-vahana, “Đấng dùng Hamsa làm vận cụ”. Cũng vẫn tiếng đó có thể đọc thành “Kalaham-sa” hay “Tôi là Tôi” trong sự trường tồn của thời gian, tương đương với câu “Ta là Linh Ngã” (“I am that I am”) trong Thánh kinh Cơ Đốc hay có lẽ trong Thánh kinh của Bái Hoả giáo thì đúng hơn. Trong kinh Bí giáo Do Thái (Kabalah) cũng có giáo lý nói trên, bằng cớ là đoạn văn sau đây được trích ra từ một quyển sách viết tay, không xuất bản, của ông S. Liddell Mc Gregor Mathers, một người Bí giáo Do Thái uyên thâm:
Ba đại danh từ,….( ), Hua, Ateh, Ani – Ngài, Nhà Ngươi, Ta (Tôi) - được dùng để tượng trưng cho những ý niệm về Thượng Đế Tuyệt Đối Tối Cao (Macroprosopus) và Thượng Đế Hữu Hình (Microprosopus) trong kinh Bí giáo Hy Bá Lai. Hua nghĩa là “Ngài”, “Kẻ Đó”, được dùng để chỉ Thượng Đế Tối Cao được che kín và ẩn tàng; Ateh, “Nhà Ngươi” được dùng để chỉ Thượng Đế Hữu Hình; và Ani, “Ta” được dùng để chỉ Thượng Đế Hữu Hình khi Ngài nói. (Xin đọc Lesser Holy Assembly (Hội Nghị Tiểu Thánh), trang 204 và kế tiếp ( ). Ta nên ghi nhớ rằng mỗi danh hiệu đó có ba chữ, trong đó chữ Aleph ….( ), A là chữ chót của tiếng Hua và là chữ đầu của tiếng Atah và Ani; chữ Aleph dường như là sợi dây nối liền những tiếng đó lại với nhau. Nhưng chữ… (2)… là tượng trưng của sự Duy Nhất và do đó là tượng trưng cho ý niệm bất biến chủ trương rằng Thượng Đế tác động qua mọi tiếng ấy. Nhưng ở đàng sau chữ…(2) trong danh hiệu Hua có những chữ…(2) và…(2) tượng trưng cho số Sáu và số Năm, Âm và Dương, Ngôi sao sáu cánh và Ngôi sao năm cánh. Và những con số của ba tiếng Hua, Ateh, Ani là 12, 406 và 61; những số này được thu gọn trong ba số căn bản là 3, 10 và 7 theo như kinh Bí Truyền Do Thái với Chín Căn Phòng, nó là một hình thức để giải nghĩa qui luật Temura.
Thật là vô ích nếu chúng ta cố gắng giải thích trọn vẹn cả sự bí mật này. Những người duy vật và những nhà khoa học kim thời sẽ không bao giờ hiểu nó cả, vì muốn hiểu rõ ràng sự bí mật này, trước hết, ta phải chấp nhận một thuyết giả định chủ trương rằng, trong Thiên Nhiên có một Thượng Đế trường tồn vô sở bất tại, có mặt khắp nơi; thứ nhì, phải hiểu sâu xa sự bí mật của điện lực trong bản chất thực thụ của nó; và thứ ba, phải tin tưởng rằng ở cảnh giới hồng trần, con người là cái biểu tượng có bảy thể của Đơn Vị Cao Cả và Duy Nhất tức là Thượng Đế, Ngài chính là cái dấu hiệu có bảy nguyên âm, là Hơi Thở được kết tinh thành Thánh Ngữ (Word)( ). Ai tin tưởng tất cả những điều này cũng phải tin tưởng vào vô số những sự phối hợp giữa bảy bầu hành tinh đó trong Huyền bí học và trong kinh Bí giáo Do Thái với mười hai cung Hoàng Đạo và - giống như chúng tôi - phải biết rằng mỗi bầu hành tinh và mỗi chòm sao đều có một ảnh hưởng “đặc biệt hoặc thiện hoặc ác tuỳ theo vị tinh quân (planetaryspirit) chưởng quản bầu hành tinh hay chòm sao đó, Ngài có thể có ảnh hưởng đến người và vật có tính cách hoà hợp với Ngài, đồng thanh đồng khí với Ngài, “theo lời ông Ely Star (một nhà Huyền bí học người Pháp) đã nói. Vì những lý do đó và vì ít người tin tưởng vào những điều đã kể trên, cho nên, trong cả hai trường hợp, hiện nay người ta chỉ có thể tiết lộ rằng cái biểu tượng Hansa (dù có nghĩa là Tôi, là Ngài, là con Ngỗng hay con Thiên Nga) là một biểu tượng quan trọng có nghĩa tỷ dụ như Minh Triết Thiêng Liêng, sự Minh Triết trong cõi Tối Tăm (Wisdom in Darkness) ngoài tầm hiểu biết của con người. Như mọi người Ấn Độ đều biết, theo ý nghĩa công truyền, Hansa là một con chim kỳ diệu, theo sự tích ngụ ngôn, khi người ta trộn sữa với nước cho nó uống thì nó lọc sữa ra khỏi nước, nó uống sữa và để nước lại; như vậy chứng tỏ rằng nó có sự minh triết bẩm sinh vì sữa là biểu hiệu của tinh thần và nước là biểu hiệu của vật chất.
Tích ngụ ngôn này rất cổ xưa và có từ thời đại tối cổ; điều này được chứng tỏ trong kinh Bhagavad Purana, trong đó, người ta nói đến một giai cấp được mệnh danh Hamsa hay Hansa, đó là “giai cấp duy nhất” tuyệt luân, khi trong dĩ vãng xa xôi mờ mịt đã bị lãng quên, giữa những người Ấn Độ, chỉ có một “kinh Phệ Đà Duy Nhất, một Thượng Đế Duy Nhất, một Giai Cấp Duy Nhất” (“One Veda, One Deity, One Caste”). Cũng có một rặng núi trong Hy Mã Lạp Sơn được miêu tả trong kinh sách cổ xưa rằng rặng núi này đứng ở phía Bắc núi Tu Di (Mount Menu) có tên là Hamsa và có liên quan đến đoạn văn nói về những bí pháp của các tôn giáo và các sự điểm đạo. Trong những kinh sách công truyền và bản dịch của những người khảo cứu văn hoá Đông phương, thật là một điều hoàn toàn sai lầm khi nói rằng Kalahansa (con Thiên Nga của thời gian, tức là Thượng Đế Tuyệt Đối Vô Hình- LND) là vận cụ của Brahma-Prajapati (sự tổng hợp của mọi thần lực sáng tạo trong vũ trụ - LND).Những người này gọi là Brahman, trung tính, là Kalahansa và gọi Đức Brahman có nam tính là Hansa-vahana (Đấng cưỡi Thiên Nga) vì quả thật “vận cụ của Ngài là con Thiên Nga hay con Ngỗng” ( ). Đó là một lời chú giải hoàn toàn công truyền. Theo bí giáo và theo luận lý, nếu Brahman, Đấng Vô Cùng, là đúng như tất cả những gì mà các nhà khảo cứu văn hoá Đông phương đã miêu tả và đúng với kinh sách Vedanta, nghĩa là Ngài, một vị Thượng Đế trừu tượng không hề có một đặc tính nào của con người, và cùng một lúc, người ta cứ chủ trương gọi Ngài là Kalahansa - vậy thì làm sao Ngài có thể trở thành vận cụ của Brahman, vị Thượng Đế hữu hình, hữu hạn? Sự thật thì hoàn toàn trái ngược thế. ”Con Thiên Nga hay con Ngỗng” (Hansa) là biểu tượng của Thượng Đế nhất thời hoặc có nam tính; Đức Brahma, hiện thân của Tia Sáng căn bản, được sử dụng như là Vận Cụ của Tia Sáng Thiêng Liêng, nếu không thì Tia Sáng này không thể tự biểu lộ trong Vũ Trụ, nói theo lối phản ngữ thì Ngài được phát sinh chính từ cõi Tối Tăm – dù sao, đối với trí óc loài người của chúng ta thì là như vậy đó. Vậy thì Đức Brahma là Kalahansa (Con Thiên Nga của thời gian) và Tia Sáng là Hansa-vahana (Đấng cưỡi Thiên Nga).
Cái hiện tượng lạ lùng được lựa chọn như vậy thật cũng hết sức gợi hình, ý nghĩa thần bí thực sự là cái ý niệm về một cái Khuôn Tạo Hoá (Universal Matrix) được hình dung bởi những Làn Nước Nguyên Thuỷ của cõi Thâm Sâu hay là sự mở ra để thâu nhận và do đó để phát ra cái Tia Sáng Duy Nhất ấy (Đức Thượng Đế hữu hình) tự nơi Ngài có chứa đựng Bảy Tia Sáng Sáng Tạo hay là Bảy Uy Lực (các vị Thượng Đế hữu hình hay các vị Tạo Tác). Vì vậy nên môn phái Hoa Hồng Thập Tự mới lựa chọn giống chim lội dưới nước - hoặc con Thiên Nga hoặc con Bồ Nông ( ) với bảy con chim con để làm thành một biểu tượng mà tôn giáo của mỗi xứ đều chấp nhận và sửa đổi lại. Ain Soph, Đấng Tuyệt Đối được gọi là “Linh Hồn chói lửa của chim Bồ Nông” trong số mục Thánh Thư (Book Of numbers)( ). Trong mỗi Đại Kiếp, Ngài lại hiện ra như là Đức Narayana hay Svayambhuva, Đấng Tự Tồn (The Self-Existent), Ngài đi vào trong Vũ Trụ Noãn, rồi về sau, khi thời kỳ ấp trứng kết liễu, Ngài từ trong trứng đó mà đi ra và thành Đức Brahma hay Prajapati, Đấng sinh ra Vũ Trụ vị lai, rồi Ngài lại ngự trị ở nơi đó. Ngài là Purusha (Tinh Thần), nhưng Ngài cũng là Prakriti (Vật Chất) nữa. Vì thế cho nên Prajapati chỉ trở thành Đức Brahma sau khi tự phân chia thành hai – Brahma-Vach (có nữ tính) và Brahma-Viraj (có nam tính).
9. ÁNH SÁNG LÀ NGỌN LỬA LẠNH, VÀ NGỌN LỬA LÀ LỬA, RỒI LỬA SINH RA SỨC NÓNG, SỨC NÓNG SINH RA NƯỚC- NƯỚC CỦA ĐỜI SỐNG NƠI ĐỨC MẸ CAO CẢ ( ).
Phải nhớ rằng những danh từ “Ánh Sáng”, “Ngọn Lửa” và “Lửa” đã được dịch giả sử dụng theo ngữ vựng của các “Triết gia tôn sùng Lửa” cổ xưa ( ) đã khiến cho những danh từ và biểu tượng được dùng trong bản văn chính được sáng nghĩa hơn. Nếu không thì một độc giả người Âu sẽ không sao hiểu nổi những danh từ và biểu tượng đó. Tuy nhiên, đối với một sinh viên Huyền bí học, thì danh từ trên cũng đủ rõ ràng rồi.
Tất cả những tiếng “Ánh Sáng”, “Ngọn Lửa” và “Lửa”, “Sức Nóng”, “Nước” và “Nước của Đời Sống”, trong cảnh giới này của chúng ta, thì đều là con cháu của ĐIỆN LỰC (ELECTRICTY) hay là những sự tương quan với ĐIỆN LỰC, nói theo lối của một nhà vật lý học hiện đại. Điện Lực là một tiếng đầy uy lực và là một biểu tượng còn nhiều uy lực hơn. Đó là Đấng Thiêng Liêng phát sinh ra các con cháu cũng thiêng liêng không kém; Ngài sinh ra Lửa - Lửa là Đấng Tạo Tác, Đấng Gìn Giữ và Đấng Phá Huỷ; Ngài sinh ra Ánh Sáng – tinh hoa của các vị Tổ Tiên thiêng liêng của chúng ta; Ngài sinh ra ngọn Lửa – linh hồn của sự vật. Điện Lực là Đời Sống trên một mức độ cao; ở một mức độ thấp, nó là Chất Lỏng ở cõi trung giới (Astral Fluid), là cái Lò của nhà Luyện kim đan; đó là THƯỢNG ĐẾ (GOD) và MA QUỈ (DEVIL), ĐIỀU LÀNH (GOOD) và ĐIỀU DỮ (EVIL)…
Nay tại sao trong các ĐOẠN THÁNH KINH (STANZAS) người ta lại gọi Ánh Sáng là “Ngọn Lửa Lạnh” (“Cold Flame”)? Vì (như nhà Huyền bí học đã truyền dạy), trong cái trật tự của sự Tiến Hoá trong Vũ Trụ, năng lượng hằng làm cho vật chất sống động sau khi được kết lại thành các nguyên tử, thì ở cảnh giới của chúng ta đây, nó được phát sinh do Sức Nóng của Vũ Trụ; và trước thời kỳ đó,Vũ Trụ không hiện tồn dưới hình thức vật chất bị tan rã. Lời Bình Luận nói rằng Vật Chất Căn Bản Nguyên Thuỷ trường tồn và cùng tuổi với Không Gian thì “vô thuỷ vô chung, không nóng không lạnh, nhưng có một bản chất riêng và đặc biệt”. Sự nóng và sự lạnh là những đặc tính tương đối và có liên quan đến phạm vi của các thế giới hữu hình, những thế giới này đều do vật chất hữu hình mà có, ở trong cái trạng thái hoàn toàn ẩn tàng của nó thì vật chất này được gọi là “Vị Đồng Trinh Lạnh Lùng” (“Cold Virgin”); khi nó được thức tỉnh đối với đời sống thì nó được xem như là “người Mẹ”. Những thần thoại Tây phương cổ nói về vũ trụ, kể rằng, trước hết, chỉ có đám sương mù lạnh lùng (người Cha) và đất bùn phì nhiêu (Người Mẹ, Ilus hay Hyle), Con Rắn của Thế Gian (Vật Chất)( ) từ đó mà bò ra. Vì vậy, vật chất nguyên thuỷ chỉ là “một sự chiếu sáng mát lạnh, không màu sắc, không hình dáng, không mùi vị, không có một đặc tính hay trạng thái nào cả” trước khi nó phát sinh từ cảnh giới muôn đời vô hình và được thức tỉnh khi Fohat thúc đẩy cho nó rung động lên để tác động. Những người con đầu tiên của nó cũng giống như vậy; đó là “Bốn người Con Trai Duy Nhất và sau này trở thành Bảy”- đó là những Đấng vì có những đặc tính và danh hiệu nên được các nhà Huyền bí học cổ xưa của Đông phương gọi là bốn trong bảy “Trung Tâm Thần Lực” (“Centres of Force”) chủ yếu hay Nguyên Tử, sau này được phát triển thành những “Nguyên Tố” vĩ đại của Vũ Trụ, hiện nay được chia thành bảy mươi hay độ chừng bảy mươi tiểu nguyên tố (subelements) mà khoa học đã biết. Bốn “Đặc Tính Căn Bản” (“Primal Natures”) của những vị Thiền Định Đế Quân đầu tiên, vì thiếu những danh từ thích hợp hơn, nên được gọi là Tiên Thiên Khí (Akashic), Dĩ Thái (Ethereal), Nước (Watery) và Lửa (Fiery). Nói theo từ ngữ của Huyền bí học thực hành thì những đặc tính này tương đương với những cách mà khoa học định nghĩa các chất hơi - để cho các nhà Huyền bí học cũng như người thường có một ý niệm rõ ràng về điều này - những chất hơi này có thể được gọi là Siêu khinh khí (Parahydrogenic) ( ), Siêu dưỡng khí (Paraoxygenic), Dưỡng khí kiêm Khinh khí (Oxyhydrogenic) và Xú dưỡng khí (Ozonic) và có lẽ cả Đạm khí nữa (Nitrozonic); những lực hay những chất hơi sau chót (theo Huyền bí học thì giác quan không thể cảm thấy chúng được, tuy nhiên, chúng là một chất nguyên tử - atomic substance) là những chất có hiệu lực nhất và hoạt động nhất khi chúng truyền năng lượng cho cảnh giới thô trược hơn của vật chất đã được biến hoá. Những nguyên tố này vừa có dương điện vừa có âm điện. Chúng và những nguyên tố khác có lẽ là những sợi dây nối đang thiếu sót của môn hoá học. Đối với khoa học Luyện kim đan và những nhà Huyền bí học thường sử dụng những quyền lực có tính cách hiện tượng lạ thì những chất này lại mang những tên khác. Những hiện tượng lạ vĩ đại nhất được phát sinh vì người ta đã dùng Lửa của cõi Trung giới để phối hợp, tái hợp hoặc phân tán những “Nguyên Tố”.
10. CHA VÀ MẸ DỆT MỘT MẠNG LƯỚI, PHÍA TRÊN CỦA MẠNG LƯỚI ĐƯỢC GẮN VÀO TINH THẦN( ), ÁNH SÁNG CỦA BÓNG TỐI DUY NHẤT, ĐẦU DƯỚI THÌ GẮN VÀO PHÍA DƯỚI TỐI TĂM LÀ VẬT CHẤT( ) VÀ MẠNG LƯỚI NÀY LÀ VŨ TRỤ DO HAI THỰC CHẤT HỢP NHẤT LÀM MỘT LÀ SVABHAVAT MÀ ĐƯỢC DỆT THÀNH.
Trong kinh Mandukya Upanishad ( ) có viết: “Giống như con nhện buông mạng ra và thu mạng vào, giống như cỏ ở dưới đất mọc lên… Vũ Trụ được phát sinh từ Đấng Duy Nhất bất hư hoại”, tức là Đức Brahma, vì “Mầm Mống của sự Tối Tăm bí mật” là nguyên liệu phát sinh ra mọi vật hằng tiến hoá và phát triển, “cũng giống như nhện phát sinh ra mạng nhện, nước phát sinh ra bọt nước vậy”,…. Thật là rõ rệt và đúng thực nếu danh từ Brahma, “Đấng Sáng Tạo”, được phát sinh ra từ ngữ căn brih có nghĩa là tăng trưởng hay nảy nở và biến thành Vũ Trụ được làm bằng bản chất của chính Ngài.
Ông Goethe đã diễn tả ý niệm này một cách nên thơ khi ông nói:
Như thế tôi đưa thoi trên cái khung cửi đang gào thét của thời gian.
Và dệt cho Thượng Đế cái tấm áo mà ngươi thấy Ngài đang mặc.
11. NÓ ( ) NỞ RA KHI HƠI THỞ CỦA LỬA ( )THỔI LÊN NÓ; KHI HƠI THỞ CỦA MẸ ( ) CHẠM VÀO NÓ THÌ NÓ CO RÚT LẠI. RỒI NHỮNG NGƯỜI CON ( ) CHIA LÌA NHAU MÀ ĐI RẢI RÁC KHẮP NƠI, ĐỂ RỒI LẠI TRỞ VỀ LÒNG MẸ KHI NGÀY VĨ ĐẠI CHẤM DỨT ĐỂ LẠI ĐƯỢC HỢP NHẤT VỚI MẸ. KHI NÓ ( ) NGUỘI LẠNH ĐI THÌ NÓ SÁNG CHÓI. NHỮNG NGƯỜI CON CỦA MẸ NỞ RỘNG RA VÀ CO RÚT LẠI XUYÊN QUA BẢN THỂ VÀ TRÁI TIM CỦA CHÚNG; CHÚNG THÂU GỒM CẢ SỰ VÔ CÙNG TẬN.
Vũ Trụ nở rộng ra dưới “Hơi Thở của LỬA” (“Breath of FIRE”), câu nói này rất gợi hình dưới ánh sáng của thời kỳ “đám sương Lửa” mà khoa học hiện đại đã nói đến rất nhiều, nhưng thật ra biết về nó rất ít.
Lời Bình Luận giải nghĩa rằng: sức nóng quá khiến cho các nguyên tố phức hợp bị vỡ nát và biến hoá các thiên thể trở thành cái Nguyên Tố Nguyên Thuỷ Duy Nhất của chúng.
“Một khi bị tan rã thành cái bản chất cấu tạo đầu tiên của nó, khi bị một tiêu điểm trung tâm nhiệt độ (năng lượng) thu hút và đụng chạm tới - nhiều trung tâm như thế được chuyên chở đi đi lại lại trong không gian – thì một thiên thể dù sống hay chết cũng sẽ biến thành hơi và được giữ ‘trong lòng Mẹ’ cho đến khi Fohat gom góp một ít đám Vật Chất của Vũ Trụ [tinh vân] và truyền cho nó một sự thúc đẩy, sẽ khiến cho nó lại chuyển động, phát sinh ra sức nóng cần thiết và để cho nó tiếp tục sự phát triển mới mẻ của chính nó”.
“Cái mạng lưới”- tức là vật chất cấu tạo nên thế gian, hay các nguyên tử - khi nở rộng ra khi co rút lại, như thế là diễn tả sự cử động nhịp nhàng, vì đó là sự co rút và sự nở rộng đều đặn theo nhịp điệu của Đại Dương vô bờ bến và vô cùng tận, của cái mà chúng ta có thể gọi là thực thể của Vật Chất, do Svabhavat (tức là Akasha, Tiên Thiên Khí) phát sinh, khiến cho những nguyên tử trong khắp thế gian rung động lên. Nhưng sự việc này cũng khiến ta nghĩ đến một điều gì khác nữa. Nó chứng tỏ rằng cổ nhân đã biết rõ điều mà hiện giờ nhiều nhà khoa học và nhất là các nhà Thiên văn học không sao hiểu được – đó là nguyên do khiến cho vật chất hay nguyên liệu của thế gian bốc cháy lần đầu tiên, sự mâu thuẫn của sự co rút vì lạnh mà lại phát sinh ra được sức nóng và nhiều sự bí mật khác nữa khó giải quyết của vũ trụ - vì không sao lầm lẫn được, sự việc này chứng tỏ cổ nhân biết rõ những hiện tượng như thế. Những lời Bình luận của bản thảo viết tay nói: “Trong mỗi nguyên tử có sức nóng bên trong và sức nóng bên ngoài”, tác giả đã được đọc những lời Bình luận này “Hơi Thở của Cha” [Tinh Thần] và Hơi Thở [hay Sức Nóng] của Mẹ [Vật Chất]”; những lời Bình luận này giảng giải rằng cái lý thuyết hiện đại chủ trương rằng lửa của mặt trời sẽ bị tắt đi vì sức nóng bị tiêu hao do phóng xạ là một lý thuyết sai lầm. Lời ước đoán này sai lạc dù chính các nhà khoa học có chấp nhận nó. Vì như Giáo sư Newcomb ( ) đã nói rõ: “Khi tiêu hao sức nóng, một hình thể làm bằng chất hơi co rút lại và sự co rút này phát sinh ra một sức nóng lớn hơn sức nóng đầu tiên mà hình thể ấy đã mất đi để tạo ra sự co rút”. Sự mâu thuẫn nghịch lý này làm nảy sinh ra những cuộc tranh luận dằng dai, vì theo nó thì một hình thể khi bị lạnh càng co rút vào bao nhiêu thì lại càng trở nên nóng bấy nhiêu. Người ta viện lẽ rằng sức nóng dư thừa do sự phóng xạ bị mất đi và nếu ta ước đoán rằng nhiệt độ không bị giảm thấp cùng một tỷ lệ với sự co rút của vật chất dưới một áp lực luôn luôn đồng đều thì tức là ta phủ nhận định luật Charles. Sự co rút làm cho sức nóng phát sinh, điều này đúng thật; nhưng sự co rút (vì lạnh) thì không thể phát sinh trọn vẹn một số nhiệt độ bất cứ lúc nào cũng tồn tại trong khối đó hay là cũng không thể giữ cho một hình thể có mãi một nhiệt độ đồng đều v..v.. Giáo sư Winchell cố gắng giải quyết sự nghịch lý này - thật ra đây chỉ là sự nghịch lý bề ngoài mà thôi, như ông J. Homer Lane ( ) đã chứng minh – khi gợi ý kiến: “Ngoài sức nóng ra phải có một cái gì khác”. Ông đặt câu hỏi: “Có thể đó là các phân tử xô đẩy nhau không? Và sự xô đẩy thay đổi theo một định luật nào đó liên quan đến một khoảng cách xa?” ( ) Nhưng dù sao thì điều này cũng chưa được ổn định trừ phi “cái sức nóng bên ngoài nào đó” được gọi là “sức nóng Vô Căn Nguyên” (“Causeless Heat”), là “Hơi Thở của Lửa” (“Breath of Fire”), cái Thần Lực sáng tạo ra mọi sự, cộng thêm với cái Trí THÔNG MINH TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE INTELLIGENCE) mà dường như khoa Vật lý học không muốn chấp nhận.
Tuy nhiên, có thể rằng khi ta đọc ĐOẠN THÁNH KINH này, tuy cách hành văn của nó thật là cổ kính, ta vẫn thấy nó có tính cách khoa học hơn là chính nền khoa học hiện đại bây giờ.
12. LÚC ĐÓ, SVABHAVAT GỞI FOHAT ĐI ĐỂ LÀM CHO CÁC NGUYÊN TỬ RẮN CỨNG LẠI. MỖI CÁI ( ) LÀ MỘT THÀNH PHẦN CỦA MẠNG LƯỚI ( ). GIỐNG NHƯ MỘT TẤM GƯƠNG, MỖI NGUYÊN TỬ PHẢN CHIẾU “ĐẤNG TỰ TỒN” ( ), RỒI ĐẾN LƯỢT NÓ TRỞ THÀNH MỘT THẾ GIỚI ( ).
Fohat làm cho các Nguyên Tử cứng rắn lại, nghĩa là truyền năng lượng vào chúng, Fohat làm cho “các Nguyên Tử” hay Vật Chất Nguyên Thuỷ rải rác khắp nơi. “Ngài tự tung mình ra khắp nơi, cùng một lúc, Ngài cũng làm cho vật chất tung ra thành các nguyên tử”. (Những lời Bình luận của bản thảo viết tay).
Chính xuyên qua Fohat mà những ý niệm của Toàn Linh Trí (Universal Mind) được in vào Vật Chất. Chúng ta có thể có một quan niệm lờ mờ về bản chất của Fohat nhờ danh từ “Điện Lực của Vũ Trụ” mà có khi người ta dùng để chỉ Fohat; nhưng trong trường hợp này, ngoài những đặc tính thông thường của điện, ta còn phải kể thêm những đặc tính khác nữa kể cả trí khôn. Thật là thú vị khi ta nhận thấy rằng khoa học hiện đại đã phải kết luận rằng mọi việc làm hay mọi sự hoạt động của óc đều có kèm theo những hiện tượng của điện ( ).
ĐOẠN THÁNH KINH 4
(STANZA 4)
1. …HỠI CÁC CON CỦA TRÁI ĐẤT, HÃY NGHE LỜI HUẤN THỊ CỦA NHỮNG BẬC THẦY CỦA CÁC NGƯƠI – CÁC NGÀI LÀ CON CỦA LỬA (a). HÃY BIẾT RẰNG KHÔNG CÓ GÌ ĐẦU TIÊN, CŨNG KHÔNG CÓ GÌ LÀ CUỐI CÙNG; VÌ TẤT CẢ ĐỀU LÀ SỐ MỘT DUY NHẤT (ONE NUMBER), PHÁT SINH TỪ CÁI KHÔNG SỐ (NO – NUMBER) (b).
a. Những danh từ “Con của Lửa”, “Con của Hào Quang” v..v.. cần được giải thích vì chúng có liên hệ đến một điều bí mật lớn nhất mà không dễ gì diễn giải cho thật rõ ràng. Có một đoạn Thánh kinh Bhagavad Gita, trong đó Đức Krishna nói một cách bóng dáng và huyền bí như vầy:
Tôi sẽ nói lúc [điều kiện]… mà những nhà mộ đạo đi khỏi (cõi trần) và không bao giờ trở lại [tái sinh]. Lửa, ngọn lửa, ban ngày, tuần trăng trước rằm [mười lăm ngày may mắn], sáu tháng mặt trời ở phía Bắc chí điểm, ra đi [đang chết]… đó là lúc kẻ nào biết Brahma [Yogis] đến với Ngài. Còn lúc có khói, ban đêm, tuần trăng từ rằm đến ba mươi [mười lăm ngày không may], sáu tháng mặt trời ở phía Nam chí điểm (suy vong) thì lúc ấy là lúc người mộ đạo đi vào ánh sáng (cung) của mặt trăng [hay tinh tú quang] và trở về [tái sinh] sau này. Hai con đường này, một sáng, một tối, đều vĩnh cửu trong cõi đời này [hay là Thiên Kiếp – Great Kalpa]( ). Trên một con đường, con người đi không bao giờ trở lại, còn trên con đường kia thì con người trở lại ( ).
Những danh từ “Lửa”, “Khói”, “Ngày”, “Đêm”, “thượng tuần”, v.v.. đưa đến tận cùng của Thái Âm Lộ (Lunar Path) đều không thể hiểu được nếu không có một kiến thức về Huyền môn. Đó là tên những vị thần cai quản những quyền năng tâm linh trong Vũ Trụ. Chúng ta thường nghe nói về Huyền giai của “Ngọn Lửa” (the Hierarchy of “Flames”) ( ), của “Những Con của Lửa” v.v…. Đức Shankaracharya, vốn là Tối Đại Sư Huyền Môn ở Ấn Độ, nói rằng: “Lửa có nghĩa là vị thần minh cai quản của Thời Gian (Kala). Nhà thông thái dịch giả quyển Bhagavad Gita là ông Kashinath Trimbak Telang, Cao học văn chương, ở Bombay, thú nhận rằng “ông không có một ý niệm rõ rệt nào về ý nghĩa của những đoạn thơ này”( ). Đối với người nào biết giáo lý huyền môn thì không phải thế. Ý nghĩa thần bí của những biểu tượng thái dương và thái âm đều có liên hệ đến những câu kinh nói trên. Những Đấng Pitris là những vị Nguyệt Tinh Quân (Lunar Deities) và cũng là Thuỷ Tổ của loài người, bởi vì các vị ấy tạo nên thể chất con người. Các Đấng Agnishvatta và các Đấng Kumaras (Bảy Vị Hiền Triết Thần Bí – the Seven Mystic Sages) là những vị Nhật Tinh Quân (Solar Deities), tuy rằng các Đấng Agnishvatta cũng là Nguyệt Tinh Quân, và tất cả đều là những “Đấng cấu tạo nên phần Tâm linh nội tại của Con người” (“Fashioners of the Inner Man”). Các Đấng ấy là “Những Đấng Con của Lửa”, gọi như vậy vì các vị là những Đấng đầu tiên xuất hiện từ Lửa nguyên thuỷ (trong Giáo Lý Bí Truyền gọi là các “Đại Trí”). Đấng Christ sẽ được phát lộ với các vị thiên thần của Ngài trong lửa đỏ phừng ( ).Đấng Thánh Linh (Holy Ghost) xuống với những vị Tông Đồ của Chúa dưới hình thức “Ngọn Lửa”( ). Vishnu sẽ đến; cưỡi trên con Ngựa Trắng (White Horse) tên là Kalki, trên cương vị là Hoá Thân chót (Avatara) ở chính giữa lửa và ngọn lửa, và ông Soshios cũng sẽ xuống “trong cơn chốt lửa” cưỡi Ngựa Trắng. Và tôi thấy trời mở ra, rồi giữa đám lửa cháy phừng phừng hiện lên con ngựa trắng và có người cưỡi nó… người ấy là Thần Đạo của Trời (Word of God)( ). Lửa là hậu thiên khí (Aether) trong trạng thái thuần khiết nhất, bởi đó nó không được xem như vật chất mà như sự đồng nhất của hậu thiên khí (vị thần biểu lộ thứ nhì). Nhưng có hai “Thứ Lửa” và giáo lý Huyền môn phân biệt hai thứ đó. Một là Lửa tiên thiên, vô hình vô sắc, hàm súc trong Mặt Trời Tâm Linh Trung Ương (Central Spiritual Sun), được xem như gồm ba phương diện (Tam Thể) theo ý nghĩa siêu hình. Còn một là Lửa hậu thiên của Vũ Trụ biểu lộ gồm Bảy khía cạnh (thất phân) bàng bạc trong cả Vũ Trụ và Thái Dương Hệ. Trong bình luận viết: “Lửa kiến thức đốt cháy mọi hành động trên địa hạt của ảo giác. Bởi đó, những ai đã đạt được sự hiểu biết và giải thoát, được gọi là ‘Lửa’”. Đề cập đến thất quan (seven senses), được biểu tượng hoá như là các Hotris (Lễ Sư), Narada đã dạy trong Anugita như sau: “Như vậy thất quan [vị giác, khứu giác, màu sắc, âm thanh…] này là các nguyên nhân giải thoát”; và dịch giả còn thêm rằng: “Chính Chân Ngã giải thoát khỏi thất quan ấy, [trong câu ‘Ta … thiếu các tính chất’] ‘Ta’ phải có nghĩa là bản ngã, chứ không phải là người Bà La Môn đang nói” ( ).
(b) Câu nói “tất cả là Số Một Duy Nhất phát sinh từ cái Không Số” cũng có liên quan đến giáo điều đã được giải thích trong ĐOẠN THÁNH KINH 3 (Bình luận 4). Cái tuyệt đối, tất nhiên là Không Số, nhưng trong ý nghĩa sau cùng, nó được áp dụng trong Không Gian cũng như trong Thời Gian. Nó có nghĩa là không những mỗi một sự tăng thêm thời gian là một phần của một khoảng lớn hơn, chí đến thời gian kéo dài đến vô tận mà phàm trí con người có thể quan niệm được, mà còn có nghĩa là không một vật biểu lộ nào có thể quan niệm được, trừ phi nó là một phần tử của một toàn thể rộng lớn hơn và cái toàn thể rốt ráo là Vũ Trụ Biểu Lộ xuất phát từ cái Không Biểu Lộ hay Tuyệt Đối (Unmanifested or Absolute), được gọi là Bất Tại (Non-Being) hay Không Số (No-Number) để phân biệt với THỰC TẠI (BEING) hay “Số Một Duy Nhất” (“One Number”).
2. HÃY BIẾT RẰNG CHÚNG TA, HẬU DUỆ CỦA BẢY ĐẤNG NGUYÊN THUỶ, CHÚNG TA SINH RA TỪ NGỌN LỬA NGUYÊN THUỶ, ĐÃ HỌC HỎI CỦA CHA CHÚNG TA….
Đề tài đã được giải thích rõ rệt trong Quyển 3 và 4, và câu “Ngọn Lửa Nguyên Thuỷ” tăng cường ý nghĩa cho câu đầu của ĐOẠN THÁNH KINH 4.
Sự dị biệt giữa những Đấng Sáng Tạo Nguyên Thuỷ và Bảy Đấng Sáng Tạo kế tiếp là những vị trước xuất phát trực tiếp từ “Tứ Nguyên Đầu Tiên” (“Sacred Four”), gọi là Tetraktys, tức là Đấng Tự Tại (Self-Existent One)- trường cửu trong yếu tính, chứ không phải trong biểu lộ và khác với cái MỘT Đại Đồng (Univeral ONE). Tiềm tàng trong chu kỳ Hỗn Nguyên và hoạt động trong chu kỳ Khai Nguyên, các Đấng “Nguyên Thuỷ” xuất phát từ “Phụ Mẫu”, còn Tứ Nguyên biểu lộ và Bảy vị sau này chỉ xuất phát từ Ngôi Mẹ mà thôi. Chính Ngôi Mẹ này là Đức Mẹ Đồng Trinh (Virgin-Mother) vô nhiễm, mà cái BÍ MẬT của Vũ Trụ (Universal MYSTERY) lướt qua ở trên chứ không thấm nhuần – khi Mẹ xuất hiện từ trạng thái Tiên Thiên, vô cực (Laya: trạng thái không phân hoá hay biểu lộ).Thật sự, các Đấng chỉ là một, nhưng những phương diện của các vị trên các cõi giới đều khác nhau.
Những “Đấng Nguyên Thuỷ” là các Đấng Cao Cả nhất trên giai tầng sinh hoạt. Đó là những vị mà bên Thiên Chúa giáo gọi là các vị Đại Thiên Thần, các Đấng không chịu sáng tạo (hoặc đúng hơn là phân thân) cũng như Michael trong Thiên Chúa Giáo và “Đứa Con Út sinh ra từ Trí” của Brahma (Vedhas).
3. TỪ CÁI VẺ HUY HOÀNG CỦA ÁNH SÁNG – TIA SÁNG CỦA BÓNG TỐI TRƯỜNG CỬU (EVER –DARK -NESS) _ NHỮNG THẦN LỰC THỨC TỈNH XUẤT HIỆN TRONG KHÔNG GIAN ( ); SỐ MỘT TỪ QUẢ TRỨNG, SỐ SÁU VÀ SỐ NĂM (a). KẾ ĐÓ LÀ BA, MỘT, BỐN, MỘT, NĂM – HAI LẦN BẢY, TỔNG SỐ (b). VÀ ĐÓ LÀ NHỮNG NGUYÊN THỂ, NHỮNG NGỌN LỬA, NHỮNG NGUYÊN TỐ, NHỮNG ĐẤNG SÁNG TẠO, NHỮNG SỐ (c), NHỮNG GÌ VÔ HÌNH, NHỮNG GÌ HỮU HÌNH, VÀ THẦN LỰC HAY LÀ CON NGƯỜI THIÊNG LIÊNG (DIVINE MAN) - TỔNG SỐ (THE SUM TOTAL). VÀ TỪ CON NGƯỜI THIÊNG LIÊNG, TẠO RA NHỮNG HÌNH THỂ, NHỮNG ĐIỂM LINH QUANG (SPARKS), NHỮNG GIỐNG VẬT THIÊNG LIÊNG (SACRED ANIMALS)(d), VÀ CÁC SỨ GIẢ (MESSENGERS) CỦA CÁC TỔ TIÊN THIÊNG LIÊNG (SACRED FATHERS) ( ) BÊN TRONG SỐ BỐN THÁNH THIỆN (HOLY FOUR) ( ).
(a) Câu này có liên hệ đến khoa Thần Số Bí Truyền (the Sacred Science of the Numerals); thực vậy, trong việc nghiên cứu Huyền bí học, khoa này có tính cách thiêng liêng và quan trọng đến nỗi mà ngay cả trong một tác phẩm vĩ đại như tác phẩm này, chúng ta cũng chỉ mới có thể bàn lướt qua đề tài này. Điều bí mật của toàn thể vũ trụ được xây dựng trên những Cấp đẳng thiêng liêng và con số chính xác của những Đấng ấy là những Đấng vốn vô hình vô ảnh (đối với chúng ta) trừ ra những trường hợp rất hiếm. Chẳng hạn như các Kumaras, được gọi là “Tứ Thiêng”, tuy rằng thật sự có đến Bảy vị, bởi các vị Sanaka, Sananda và Sanatkumara là những Đấng chính, vì các Ngài xuất phát từ “tứ nguyên huyền bí”. Để cho toàn bộ vấn đề này rõ hơn nữa, ta phải quay sang việc dùng các giáo điều quen thuộc hơn với một vài độc giả (nghĩa là các tín đồ Bà La Môn) để minh hoạ.
Theo Đức Bàn Cổ, Hiranyagarbha là Brahma, kẻ nam tử đầu tiên (the first male), do Nguyên Nhân Khôn Tả Bản Sơ (Causeless Cause) tạo ra trong một “Trứng bằng vàng chói lọi như Mặt Trời” (theo Từ điển Ấn Độ). Hiranyagargha có nghĩa là Kim Quang Noãn hay đúng hơn là Quang Huy Noãn (the Golden, or rather the Effulgent, Womb or Egg). Ý nghĩa này chẳng ăn khớp gì với tôn danh “nam tử”. Chắc là ý nghĩa nội môn của câu này cũng đủ minh bạch rồi. Trong Rig Veda có dạy như sau: “CÁI ĐÓ, Đấng Chúa Tể Duy Nhất của vạn hữu… nguyên khí duy nhất làm linh động chư thiên và loài người”, xuất lộ ngay từ đầu, trong Kim Quang Noãn (Hiranyagarbha); đó chính là Vũ Trụ Noãn, tức hình cầu tạo thành Vũ Trụ chúng ta. Đấng này chắc chắn là bán thư bán hùng, bằng chứng là chuyện ẩn dụ Brahma phân thân làm hai và tự tạo ra mình là Viraj ở một trong các bán thân của mình (Vach thư tính – the fame Vach).
“Số Một xuất phát từ Trái Trứng, số Sáu và số Năm”, hợp thành con số 1065, trị số của Đấng Bản Sơ (về sau biến thành Brahma – Prajapati thư hùng), Ngài lần lượt tương úng với số 7, 14 và 21. Cũng như các Đấng Sephiroth, Prajapati chỉ gồm có bảy vị, kể cả Sephira tổng hợp của Tam Nguyên (Triad) sản sinh ra các Ngài. Như vậy, từ Hiranyagarbha, tức Prajapati, Ba Ngôi (Ba Ngôi Bản Sơ của kinh Phệ Đà), xạ ra Bảy Đấng hay mười Đấng khác (nếu ta phân tách Ba Ngôi Bản Sơ vốn là tam vị nhất thể); vả lại, tất cả đều được bao hàm trong “Đấng Tối Cao” duy nhất, Parama, được gọi là Guhya hay “Bí Nhiệm” và Sarvatman, “Đại Hồn” (“Super-Soul”). “Bảy Đấng Hiện Tồn ẩn tàng trong Sarvatman cũng giống như tư tưởng ẩn tàng trong óc”. Các Đấng Sephiroth cũng vậy. Các Ngài gồm có bảy vị khi tính từ Tam Nguyên thượng (Kether giữ địa vị cao nhất) hoặc mười khi xét về mặt ngoại môn. Trong kinh Mahabharata, các Đấng Prajapati gồm có 21 vị, tức là mười, sáu và năm (1065), ba lần bảy ( ).
(b) Câu “Ba, Một, Bốn, Một, Năm” tổng cộng là hai lần bảy hợp thành số 31415, tức thành phần các vị Thiền Định Đế Quân thuộc nhiều Đẳng Cấp khác nhau và cõi giới nội tại ( ). Khi được đặt trên biên chu của Vòng giới hạn – cũng được gọi là Dhyanipasha, “Sợi dây của Chư Thiên”, “Sợi dây” ngăn cách Hiện tượng giới với Thực tượng giới (thế giới này không ở trong phạm vi tri thức ngoại cảnh của chúng ta) – khi không được khuếch đại bằng cách hoán vị và bành trướng, con số này bao giờ cũng là 31415. Khi xét theo hoán tự cũng như Thánh kinh Do Thái bí giáo nó đều là con số của Vòng tròn và chữ Vạn huyền bí, lại là “Hai lần Bảy”. Ấy là vì cho dù ta đếm hai tập hợp chữ số này như thế nào chăng đi nữa, khi cộng từng chữ số lại với nhau, hoặc là từ phải qua trái, hoặc là từ trái qua phải, bao giờ chúng cũng cứ cho ta kết quả mười bốn. Xét về mặt toán học, chúng trình bày một công thức trứ danh, đó là tỷ số của đường kính đối với chu vi của vòng tròn bằng 1 trên 3,1415 (tức là trị số của π (pi) - người ta gọi nó như vậy đó. Tập hợp các chữ số này phải có ý nghĩa giống như vậy, vì 1 trên 314159 và 1 trên 3,1415927 đều là kết quả của các phép tính toán bí nhiệm nhằm biểu diễn nhiều chu kỳ và kiếp khác nhau của “Đấng Bản Lai” (“First-born”), tức là 311.040.000.000.000 được chia thành các phân số, bằng một tiến trình mà nay ta không quan tâm đến, nó cũng cho ta kết quả là 13415. Ta có thể chứng tỏ là ông Ralston Skinner (tác giả của quyển “Nguồn Gốc các Kích Thước – The Source of Measures”) đã thuyết minh trong ngôn ngữ Hy Bá Lai (Hebrew) chữ “Alhim” theo các trị số giống như vậy - bằng cách bỏ các số không và hoán vị - 13514 vì (a) là 1; mẫu tự (l) là 3 (30); (h) là 5; (i) là 1 (10); và (m) là 4 (40); và khi hoán tự, đó là 31415 (ông giải thích như vậy đó).
Trong thế giới siêu hình, Vòng Tròn với một Điểm trung tâm vốn không có số và được gọi là Anupadaka (không cha mẹ và không số) vì nó không thể tính toán được, còn trong thế giới biểu lộ, Vũ Trụ Noãn hay Vòng Tròn được đặt nằm trong những nhóm gọi là Đường Thẳng, Tam Giác, Ngũ Giác, Đường Thẳng thứ nhì và Hình Vuông (Square) (hay là 13514) ( ). Và khi Điểm chấm đã vạch ra là một đường thẳng và trở nên một đường kính tượng trưng cho Thượng Đế lưỡng tính, thì khi đó con số trở thành 31415 tức là một tam giác, một đường, một hình vuông ( ), một đường thứ nhì và một hình ngũ giác ( ). “Khi Con tách rời khỏi Mẹ, nó trở nên Cha”, đường kính tượng trưng Thiên Nhiên hay âm nghi (feminine principle). Bởi vậy, mới nói: “Trong Thế Giới Thực Hữu (World of Being) ngoại tại, Một Điểm Chấm tạo nên một Đường, cái Khuôn Đúc Vô Nhiễm (Virgin Matrix) của Vũ Trụ [con số không ‘O’ tượng trưng quả trứng], và Mẹ đồng trinh sinh ra Hình Thể, nó phối hợp mọi hình thể”. Trong Ấn giáo, Prajapati được gọi là người nam đầu tiên có sinh sản và “chồng của mẹ y” ( ). Điều này là nguồn cội của tất cả những lời nói ẩn dụ sau này về những “Đấng Con Thiêng Liêng” (“Divine Son”) được sinh ra do những “Đấng Mẹ Vô Nhiễm” (“Immaculate Mothers”). Một việc đáng kể chứng minh điều ấy là Anna Mẹ của Đức Thánh Mẫu đồng trinh Mary mà Giáo hội Gia Tô cho rằng đã sinh ra Đức Bà Mary trong sự vô nhiễm, vốn là do tự căn Ana của xứ Chaldea có nghĩa là Trời hay Tinh Quang (Anima Mundi). Bởi tự căn đó mà nữ thần Devi-Durga của Ấn giáo, vợ của thần Shiva, cũng được gọi là Annapurna và Kanya (Đồng Trinh); bí danh là Uma-Kanya có nghĩa là “Ánh Sáng Vô Nhiễm” (Virgin of Light”) tức là một trong vô số phương diện của chất Tinh Tú Quang (Astral Light).
(c ) Những cấp đẳng Thiên Thần của Ấn giáo, mệnh danh là các vị Devas, Pitris, Rishis; chư thiên Suras và Asuras; Daityas và Adityas; Danavas và Gandharvas v..v… đều có những danh từ đồng nghĩa trong Giáo lý Huyền môn, cũng như trong kinh Kabalah và chuyện thần tiên Do Thái; nhưng nó vô dụng trong việc cung cấp những tên cổ xưa của danh từ này, vì nó chỉ tạo ra sự lầm lộn. Nhiều vị trong số đó cũng có trong các Đẳng Cấp thiên thần của Gia Tô giáo với những danh hiệu mới mẻ hơn và được gọi là Thrones (Uy Thần), và Dominions (Quản thần), Virtues (Dũng thần) và Principaities (Lãnh thần), Cherubs (Minh thần), Seraphs (Luyến Thần) và Chư Quỷ (Demons), nhiều cư dân khác nhau của Tinh Giới, tất cả đều là các mô phỏng hiện đại của các nguyên kiểu cổ sơ. Khi được chuyển dịch và sắp đặt theo tiếng Hy Lạp và La Tinh, chính biểu tượng ký trong các danh xưng của họ cũng đủ để chứng minh điều này (chúng ta sẽ chứng tỏ điều này trong nhiều trường hợp sắp tới).
(d) Những “Vật Thiêng” (“Sacred Animals”) đều được nói đến trong Thánh kinh (Bible) cũng như trong kinh Kabalah và có ý nghĩa sâu xa về nguồn gốc sự sống. Trong Sepher Yetzireth, có nêu rõ rằng “Thượng Đế ghi khắc lên Tứ Linh Thánh Toà Vinh Diệu (the Holy Four the Throne of his Glory) của Ngài, Auphanim [các Diệu Luân – Wheel - tức các bầu thế giới – World-Spheres], Seraphim (Luyến thần) và các con thú linh thiêng, trên cương vị các Thiên Sứ; Ngài tạo ra chỗ ngự của mình từ Phong, Thuỷ, và Hoả hay Dĩ Thái (Air, Water, and Fire or Ether)”.
Sau đây là bản dịch sát nghĩa của các tiết IX và X:
Mười con số mà không có cái gì? Một: Tinh Thần của Thượng Đế linh động…Ai đã sống trong các chu kỳ vĩnh cửu! Diệu Âm (Voice), Tinh Thần (Spirit) và Huyền Âm (Word), đó là Thánh Thần (Holy Spirit). Hai: Khí (Air)( ) xuất phát từ Tinh Thần. Ngài đã thiết kế và đào luyện ra 22 chữ căn bản (gồm ba mẫu âm, bảy chữ kép và mười hai chữ đơn) và Tinh Thần duy nhất. Ba: Thuỷ (Water) xuất phát từ Tinh Thần; Ngài đã thiết kế và đào luyện ra cái khô cằn và trống rỗng, bùn và đất. Ngài đã thiết kế chúng thành một luống hoa, đẽo gọt chúng thành một bức tường và lát đá chúng thành một nền đường. Bốn: Lửa xuất phát từ Nước. Ngài đã thiết kế và đào luyện ra thánh toà vinh diệu và các diệu luân (the wheels), Luyến thần và các con thú linh thiêng trên cương vị các Thiên Sứ. Ngài dùng ba thứ trên để dựng nên chỗ ngự của mình, Ngài tạo ra chư thiên thần và các ngọn lửa để phụng sự mình !
Nhóm từ “dựng nên chỗ ngự của mình” chứng tỏ rằng trong kinh Kabalah cũng như ở Ấn Độ, người ta xem Thượng Đế là Vũ Trụ, chớ nguyên thuỷ (origin), Ngài không phải là Thượng Đế ngoại Vũ Trụ như hiện nay.
Như vậy, thế giới được tạo ra “nhờ vào Ba Luyến thần (Sepher, Saphar và Sipur)”, hoặc nhờ vào “Con Số, các Con Số và Con Số được đếm (Numbered)”. Đối với bí quyết thiên văn học, các “Con Thú Linh Thiêng này” (“Sacred Animals”) biến thành các cung của Hoàng Đới (Zodiac).
4. ĐÂY LÀ ĐẠO BINH CỦA DIỆU ÂM (VOICE), LINH MẪU (DIVINE MOTHER) CỦA SỐ BẢY. CÁC TIA LỬA (SPARKS) CỦA SỐ BẢY TUỲ THUỘC VÀO VÀ LÀ TÔI TỚ CỦA CÁI THỨ NHẤT, THỨ NHÌ, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU VÀ CÁI THỨ BẢY CỦA SỐ BẢY (a). NHỮNG TIA LỬA NÀY ĐƯỢC GỌI LÀ CÁC BẦU, CÁC TAM GIÁC, CÁC KHỐI LẬP PHƯƠNG, CÁC ĐƯỜNG GẠCH (LINES) VÀ CÁC MẪU KHUNG (MODELLERS); CHÍNH ĐÓ LÀ NIDANA TRƯỜNG CỬU, TỨC LÀ OI-HA-HOU (HAY OEAOHOO) (b) ( ).
(a) Câu kinh này cũng phân tích sơ lược Cấp Đẳng các vị Thiền Định Đế Quân, ở Ấn Độ gọi là Thiên Thần (Devas) (Gods), hay là những Quyền Năng có Ý Thức Thông Tuệ (Conscious Intelligent) trong Thiên Nhiên. Cấp Đẳng này cũng phù hợp với sự phân loại của Loài Người, vì toàn thể nhân loại thật ra là sự biểu lộ của cấp đẳng ấy, tuy hãy còn bất toàn. “Đạo binh của Diệu Âm” (“Army of the Voice”) là một danh từ có liên hệ chặt chẽ với bí mật của Âm thanh và Ngôn ngữ, hậu quả và hệ luận của Tư Tưởng Thiêng Liêng là Nguyên Nhân. Ông P. Christian, tác giả quyển “Lịch sử Pháp Thuật” và “Người Da Đỏ Làm Ngói” (Histoire de le Magie and L’Homme Rouge des Tuileries) đã giải thích rõ ràng điều này: những lỗi mà con người thốt ra cũng như tên của người ta, đều chỉ định một phần lớn số mạng của mình. Tại sao vậy? Bởi vì :
“Khi tâm [tức là cái trí] tạo ra hay gợi lên một tư tưởng, thì tư tưởng ấy ghi dấu vết trong chất lưu động của thể cảm dục, nó tiếp nhận tư tưởng đó và trở thành một tấm kính chói lọi những biểu lộ tâm tình của con người.
Dấu vết chỉ rõ sự việc, sự việc của đức tính [ẩn tàng hay huyền bí] của dấu vết.
Nói lên một lời tức là gợi lên một tư tưởng và làm cho nó hiện lên. Uy lực từ điển của lời nói con người là giai đoạn đầu tiên của sự biểu lộ trong Giới Huyền Môn. Nói lên một danh hiệu chẳng những để xác định một Thực Thể, mà còn để cho và buộc nó phải chịu tác dụng của một vài mãnh lực Huyền bí (nhờ việc thốt ra huyền âm). Đối với tất cả chúng ta, sự vật là cái mà Huyền Âm biểu diễn khi định danh chúng. Lời nói của mọi người là một lời ban phúc hoặc một lời nguyền rủa mà bản thân người ta không hề ý thức được. Đó là lý do tại sao việc hiện nay ta hoàn toàn mù tịt về những tính chất và thuộc tính của ý tưởng, cũng như của vật chất, lại thường làm hại ta.
Đúng vậy, danh hiệu [và ngôn từ] đều có tính cách lành hay dữ; theo một ý nghĩa nào đó, chúng có thể độc hại hay bổ dưỡng, tuỳ theo những tác dụng ẩn tàng của Minh Triết Vô Thượng đối với các phần tử của chúng, nghĩa là các chữ hợp thành chúng, và các số tương hệ với các chữ này. 
Điều này thuộc phần giáo lý nội môn mà tất cả các phái Huyền môn phương Đông đều chấp nhận. Trong Phạn ngữ cũng như trong tất cả thứ ngôn ngữ khác, mỗi chữ đều có một ý nghĩa thần bí và diệu dụng của nó: nó là một nguyên nhân và một hậu quả của một nguyên nhân trước đó, và sự phối hợp những yếu tố này thường gây nên một ảnh hưởng kỳ lạ nhất. Đặc biệt là những nguyên âm (vowels) có chứa đựng những quyền năng thần diệu và mãnh liệt nhất. Người Bà La Môn biết rõ cách đọc những chân ngôn hay Thần chú (Mantras), kinh Phệ Đà cùng các Thánh kinh khác.
“Đạo binh Diệu Âm” là nguyên hình của “Đội Thiên Sứ của Trời” (“Host of the Logos”), tức là “Huyền Âm” (“Word”) trong kinh Sepher Yetzireh; còn trong Giáo Lý Bí Truyền, nó được gọi là “Số Duy Nhất phát xuất từ Không Số” (“One Number issued from No-Number”)- Nguyên Lý Vĩnh Cửu Duy Nhất (the One Eternal Principle). Thần phổ học Huyền bí khởi sự với số Một Biểu Lộ, bởi biểu lộ nên nó không vĩnh cửu, nhưng nguyên thể của nó thì trường tồn – Nó là Con Số trong Nhiều Con Số và các Con Số đã được kể ra. Những con số đã được kể ra đó là do Tiếng Nói mà ra, nó cũng do Shatarupa “với trăm hình thể” tức là Thiên Nhiên vậy. Chính số 10, hay là Thiên Nhiên Sinh Hoá hay là Bà Mẹ (số zero Huyền bí hay là “O” sinh hoá luôn luôn bằng cách hiệp nhất với số “1” hay là Tinh Thần của Sự Sống) sinh hoá ra trọn vẹn Vũ Trụ.
Trong quyển Anugita ( ), người ta có nói về cuộc đàm thoại giữa người Bà La Môn với vợ y về nguyên nhân của Lời nói và về đặc tính huyền bí của nó. Người vợ hỏi nguyên nhân của Lời nói này, và cái nào có trước? Lời nói hay Tư tưởng? Nhà Bà La Môn trả lời rằng: “Chính hơi thở vô trở thành Ngài (Lord), rồi nó biến đổi cái trí đó (cái trí đó không hiểu Lời nói) ra trạng thái của Apana, và như thế nó mở Trí. Đoạn y thuật một chuyện, một sự đàm thoại giữa Lời Nói và Trí Khôn. Cả hai đi đến nhà của Chân Ngã (nghĩa là Chân Nhân, theo Nilakantha và Prajapati, theo nhà bình luận Arjuna Mishra), rồi nhờ Chân Ngã giải nghi cho họ, và nói rõ xem tiếng nói hay tư tưởng có trước và cao siêu hơn? Chân Ngã trả lời rằng: “Cái Trí cao siêu hơn”. Nhưng Tiếng nói trả lời lại Chân Ngã như vầy: “Thật ra tôi chiều ý Ngài”, có ý muốn nói rằng: “Nhờ Tiếng nói nên Ngài mới được toại lòng điều gì Ngài muốn”. Đoạn Chân Ngã còn thêm rằng: “Có hai cái Trí, Trí bất động và Trí di động. Ngài nói “Cái Trí bất động thuộc về ta, còn Trí di động là thuộc về địa hạt của ngươi” (nghĩa là Lời nói), trên cõi vật chất. “Ngươi là kẻ bề trên của cái Trí đó”.
Nhưng hỡi Đấng đẹp đẽ ơi! Ngài tự mình đến nói với tôi một cách hãnh diện theo như Ngài đã làm. Vậy hỡi Sarasvati ơi! Bà sẽ không bao giờ nói sau khi Bà thở ra. [Sarasvati là vị nữ thần Lời nói, là hình thức hay trạng thái mới của Vach, Bà cũng là thần của giáo lý bí truyền hay của sự Minh Triết Huyền môn], luôn luôn ở giữa Prana và Apana. Nhưng hỡi Bà cao quí ơi! Bà đi với khí Apana dù Bà bị cưỡng bách không có Prana [hơi thở ra] Bà chạy đến Brahma và nói rằng: “Lạy Ngài đáng kính ơi! Ngài vui lòng nhé!” Đoạn Prana hiện lên một lần nữa, nó nuôi lời nói không bao giờ được thốt ra sau khi thở ra mạnh. Nó luôn luôn ồn ào hay im lặng. Vô thinh luôn luôn hơn lời nói ồn ào… Lời nói nhờ Prana mà sinh ra trong thân thể con người, rồi nó biến đổi ra Apana, và về sau nó đồng hoá với những cơ quan vật chất của lời nói (Udana)… rốt lại nó cư ngụ tại rún (Samana), lấy hình thức âm thanh với vai trò nguyên nhân vật chất của mọi ngôn từ [theo Arjuna Mishra]. Đó là lối mà xưa kia lời nói đã thốt ra. Vì thế cái trí nổi bật lên bằng sự bất động của nó, còn nữ thần lời nói bằng sự linh hoạt của nó ( ).
Bài ngụ ngôn trên đây chỉ rõ gốc rễ của luật huyền môn nói về sự im lặng khi đã biểu hiện vài điều bí mật và vô hình mà chỉ có trí tuệ tinh thần tri giác được thôi (trí tuệ tinh thần đây là giác quan thứ sáu) chớ lời nói không thể nào mô tả được. Theo Arjuna Mishra, đoạn văn Anugita này giải nghĩa về việc điều hoà hơi thở trong khi hành Yoga. Tuy nhiên, cách hành Yoga này khi được dùng mà không hiểu, hoặc không hiểu trọn vẹn về hai giác quan trên (có bảy giác quan mà ta sẽ giải thích ở sau), thì lại thuộc về Yoga thấp. Những vị đắc đạo La Hán đều luôn luôn khuyên dạy đừng dùng môn Hatha Yoga. Các tư thế Hatha Yoga có hại cho sức khoẻ và người ta không thể nhờ nó mà đạt được môn Raja Yoga. Câu chuyện trên đây cũng dùng chỉ tại sao, trong những hệ thống xưa của siêu hình học, các sinh linh khôn ngoan hay các Đấng Thông Tuệ đều liên quan chặt chẽ với mỗi giác quan hay với cơ năng vật chất hoặc trí tuệ. Giáo lý Huyền môn quả quyết rằng trong con người và trong thiên nhiên đều có bảy giác quan cũng như bảy trạng thái tâm thức, điều này đã được bổ chứng cũng trong tác phẩm đó, Chương vii, bàn về Pratyahara ( sự điều phục và chế ngự các giác quan, còn Pranayama là sự điều phục và chế ngự các “sinh khí” hay hơi thở). Nhà Bà La Môn nói về bảy thầy tu Tư tế của Do Thái giáo như vầy: “Cái mũi, con mắt, lưỡi, da, tai là ngũ quan [hay nói cách khác: khứu giác, thị giác, vị giác, xúc giác và thính giác là ngũ quan] còn cái trí và sự hiểu biết là hai giác quan nữa. Tất cả là bảy giác quan, chúng nó giống như bảy thầy tu Tư Tế Do Thái đứng riêng ra từng người trong một khoảng hẹp mà không thấy nhau – trên cõi giác quan này - chỉ trừ cái trí thấy được mà thôi. Bởi vì cái trí nói: “Không có tôi, cái mũi thở không được; không có tôi, con mắt không thấy được màu sắc… Tôi là chủ vĩnh cửu tất cả mọi yếu tố này (những giác quan). Không có tôi, mấy giác quan này sẽ không biểu lộ ra được giống như nhà trống trải, hoặc giả như lửa đã tắt. Không có tôi, mọi sinh linh (như củi nửa khô nửa ướt), không hiểu được đặc tính đồ vật cũng như đồ vật, mặc dù giác quan đang linh động” ( ).
Điều này dĩ nhiên nói về cái trí linh hoạt trên cõi cảm giác mà thôi (dục giới). Cái Trí Tinh Thần là THƯỢNG Trí (impersonal MANAS), nó không biết gì về giác quan của con người ở cõi vật chất. Người xưa hiểu sự tương quan của những mãnh lực, của tất cả những hiện tượng mà ta vừa mới khám phá ra, liên hệ tới những quan năng và những tác động của cái trí và cái xác cùng với tất cả những điều huyền bí khác nữa. Đọc quyển sách quí Anugita nơi chương vii và viii người ta sẽ thấy giáo lý triết học và huyền môn. Hãy đọc sự đối đáp của các giác quan về sự cao thấp của chúng, và ý kiến của chúng là nhờ Brahman, Đấng hoá sinh muôn loài, làm trọng tài. Ngài nói: “Tất cả các ngươi đều cao thượng nhất và không cao thượng nhất [hoặc cao siêu hơn các đối tượng, nhưng không hề độc lập với nhau – theo Arjuna Mishra). Tất cả các ngươi ai nấy đều có các đức tính của nhau. Tất cả các ngươi đều cao thượng trong cõi riêng của các ngươi và các ngươi hỗ trợ nhau. Có một điều bất động là [Hơi thở vào của phép Yoga], nó chính là hơi thở của Đấng Duy Nhất (đó là Chơn Ngã mang nhiều hình thể)” ( ).
Hơi Thở này, Tiếng Nói này, Chơn Ngã hay Hơi Gió này đều là cái tổng hợp của Bảy giác quan; nói về thực thể thì chúng là những vị thần thấp, còn nói về huyền môn, thì chúng là Septenary (Thất Nguyên) và là “Đạo binh Diệu Âm” (“Army of the Voice”).
(b) Kế đó Vật Chất Nguyên Thuỷ tự phân tán và hợp thành những Nguyên Tố qui định thành Tứ Đại trong Nguyên Tố thứ năm, tức Dĩ Thái, một biến thể của Akasha, tức chất Tinh Quang (Anima Mundi) hay Mẹ của Vũ Trụ. Tại sao và bằng cách nào có sự hình thành những “Chấm điểm, Đường thẳng, Tam giác, Khối vuông, Vòng tròn” và sau cùng là những khối “Bầu Tròn”? Thiên bình luận nói rằng đó là luật Thiên Nhiên và vì Thiên Nhiên tự biểu lộ theo những phương pháp hình học. Còn một số định luật chi phối không những là vật chất nguyên thuỷ mà còn cả vật chất biểu lộ trong cõi giới hiện tượng của chúng ta, theo đó, thiên nhiên sắp xếp những dạng thức hình học, kế đó là những nguyên tố hoá chất một cách vô cùng tinh vi theo các qui mô nhất định, trong đó không hề có sự ngẫu nhiên hay tình cờ. Một định luật căn bản trong Huyền môn là không bao giờ có sự ngừng nghỉ hay chấm dứt sự chuyển động trong Thiên Nhiên ( ). Điều có vẻ như ngừng nghỉ chỉ là sự đổi thay hình thức và đi đôi với sự đổi thay hình thức là sự đổi thay chất liệu theo như khoa vật lý Huyền linh dạy chúng ta; và điều này dường như đã được đưa ra rất lâu trước khi khoa học khám phá ra luật bảo tồn năng lượng trong cõi vật chất. Phần Cổ Luận của ĐOẠN THÁNH KINH 4 dạy ( ) : 
Mẹ là Cá của Sự Sống cháy rực (fiery Fish of Life). Nàng vung vãi trứng cá thế là Linh Khí (Breath) [Chuyển Động-Motion] nung nóng và phấn khích nó. Các hạt [trứng cá] thu hút lẫn nhau lại ngay và tạo thành các cục ninh kết (curds) trong Đại Dương (Ocean) [Không gian- Space]. Các cục lớn liên hiệp lại và đón nhận trứng cá mới – đó là các chấm, tam giác và khối vuông cháy rực; chúng chín muồi và đến đúng lúc đã định, một số cục sẽ tách ra và có dạng hình cầu; đó là tiến trình mà chúng chỉ thực hiện khi không có các yếu tố khác can thiệp vào. Sau đó, định luật số *** sẽ bắt đầu tác động. Chuyển động (Motion) [Linh Khí - the Breath] biến thành cơn gió lốc và khiến cho chúng ta quay tròn ( ).
5. OI-HA-HOU LÀ BÓNG TỐI, CÁI VÔ BIÊN, HAY KHÔNG SỐ, TỨC ADI-NIDANA SVABHAVAT, CÁI VÒNG TRÒN VÔ CỰC          :
 I. ADI-SANAT, MỘT CON SỐ (THE NUMBER), VÌ NÓ LÀ ĐƠN NHẤT (ONE) (a).
 II. TIẾNG NÓI CỦA DIỆU ÂM, SVABHAVAT, NHỮNG CON SỐ, VÌ NGÀI LÀ MỘT VÀ CHÍN ( ).
 III. “CÁC HÌNH VUÔNG KHÔNG CÓ HÌNH DÁNG” (“FORMLESS SQUARE”)( ).
VÀ CẢ BA ĐƯỢC ĐẶT VÀO TRONG         ( ), LÀ SỐ BỐN THẦN BÍ (SACRED FOUR); VÀ SỐ MƯỜI LÀ VŨ TRỤ VÔ HÌNH (ARUPA UNIVERSE) (b). RỒI ĐẾN NHỮNG “NGƯỜI CON’, BẢY CHIẾN SĨ (SEVEN FIGHTERS), SỐ MỘT, CÁI THỨ TÁM BỎ RA NGOÀI, VÀ HƠI THỞ CỦA NGÀI TẠO RA ÁNH SÁNG (LIGHT-MAKER) (c) ( ).
(a) “Adi-Sanat” dịch sát nghĩa là “người Thái Cổ” (“Primeval Ancient”), danh từ này đồng nhất hoá “Đấng Vô Lượng Thọ” (“Ancient of Days”) của tín đồ Do Thái Bí giáo và Đấng “Thánh Cổ” (“Holy Aged”) (Sephira và Adam Kadmon) với Brahma, Đấng Sáng Tạo, cũng được gọi là Sanat trong số nhiều tôn danh khác.
“Svabhavat” là cái Tinh Hoa của thần bí, Gốc rễ của Thiên Nhiên hữu hình tức những “Con Số” khi biểu lộ trong thế giới hiện tượng; “Con Số” trong trạng thái Nhất Thể Đại Đồng (Unity of Substance), trên cõi giới cao nhất. Đó là một danh từ của Phật giáo đồng nghĩa với Tứ Nguyên Anima Mundi, tức Thế Giới Kiểu Mẫu (Archetypal World) của huyền môn Kabalah, từ đó xuất hiện ra những Thế Giới Sáng Tạo, Hình Thành và Vật Chất và các Điểm Linh Quang (Scintillae or Sparks) - nhiều thế giới khác bao hàm trong ba thế giới nêu trên. Tất cả các Thế Giới đều có các Đấng Chưởng Quản, đối với người Ấn Độ, đó là các Đấng Thánh hiền và các Pitris; đối với các tín đồ Do Thái và Thiên Chúa giáo, đó là các Thiên Thần (Angels); đối với Cổ nhân nói chung đó là Thần Linh.
(b) Cái vòng tròn vô cực “  “, số không, chỉ trở nên một con số khi nào một trong chín con số đi trước nó, để biểu lộ giá trị và tiềm lực của nó. Nó là Huyền Âm (Word) hay Logos hợp nhất với Tiếng Nói và Tinh Thần (Voice and Spirit)( )(biểu hiện và nguồn cội của Tâm Thức), tiêu biểu cho chín con số và hợp với số không; lại trở thành số Mười toàn vẹn chứa đựng bên trong toàn thể Vũ Trụ. Tam Nguyên (Triad) nằm trong Vòng Tròn hợp thành Tứ Nguyên (Tetraktys) thiêng liêng, Hình Vuông bốn góc trong Vòng Tròn là phù hiệu có mãnh lực lớn nhất trong tất cả các đồ hình của pháp môn huyền bí.
(c ) “Cái Một bị gạt bỏ ra ngoài” là Ngôi Mặt Trời của Thái dương hệ chúng ta. Ta có thể thấy lối thuyết minh ngoại môn trong các Thánh kinh Bắc phạn xưa nhất. Trong kinh Rig Veda, Tiên Thiên Huyền Nữ (Aditi), Không Gian vô biên – mà Giáo sư Max Muller đã dịch là “Cái vô hạn hữu hình đối với mắt phàm (!!); cái bành trướng vô tận vượt khỏi đất, trời, chín từng mây” - lại tương đương với “không gian Mẫu Nghi” (“Mother-space”), đồng thời với “Tối Tăm”. Nàng rất xứng đáng được tôn là “Mẹ của Chư Thiên” (“Mother of Gods”); DEVA-MATRI, vì tất cả các thiên thể thuộc thái dương hệ của ta (Mặt Trời và các Hành Tinh) đều sinh ra từ khuôn viên vũ trụ của nàng. Nàng được mô tả một cách ẩn dụ như sau: “Tám đứa con đều sinh ra từ cơ thể của Tiên Thiên Huyền Nữ, nàng đến gần chư thiên cùng với bảy đứa con, nhưng lại từ bỏ đứa thứ tám, tức Martanda”, mặt trời chúng ta. Xét về mặt vũ trụ hay thiên văn, bảy đứa con (tên là Adityas) chính là bảy hành tinh; việc mặt trời bị loại ra khỏi đám đó chứng tỏ rõ rệt rằng người Ấn Độ có thể đã biết (và đích thực đã biết) về một hành tinh thứ bảy, mà không gọi nó là Thiên Vương Tinh (Uranus)( ). Nhưng xét về mặt nội môn và thần học (tạm gọi như vậy), theo ý nghĩa nguyên thuỷ nhất, Adityas là tám và mười hai đại thần linh của chư Thần Linh Ấn Độ. Một ngạn ngữ cổ truyền dạy: “Bảy Đấng này để cho thế nhân thấy được chỗ trú của mình, nhưng chỉ xuất hiện trước các bậc La Hán”; ở đây “chỗ trú” của các Ngài tượng trưng cho các hành tinh. “Cổ Luận” trình bày và giải thích ẩn dụ sau đây:
Từ mẫu xây tám căn nhà: tám căn nhà dành cho Tám Đứa Con Thiêng Liêng; bốn căn nhà lớn và bốn căn nhà nhỏ. Tám Mặt Trời chói lọi, tuỳ theo tuổi tác và công trạng. Bai-i-lu [Martanda] không thoả mãn, mặc dù nhà của y lớn nhất. Y bắt đầu [làm] như các con voi khổng lồ. Y hít [hút] sinh khí các huynh đệ mình vào trong bao tử. Y ra sức ngấu nghiến chúng. Bốn căn nhà to ở xa, xa tận biên chu của cõi giới mình ( ). Chúng không hề bị cướp đoạt [ảnh hưởng] và cười nhạo. Chúng bảo: “Đừng tưởng mày ngon! Mày đừng hòng chạm được đến chúng ta!”. Nhưng mấy căn nhà nhỏ khóc ròng. Chúng bèn đi mách Mẹ. Mẹ đày Ba-i-lu đến tận trung tâm cõi y, y bị cấm cố ở đó. [Từ đó], y [chỉ] trông coi và doạ dẫm (watches and threatens). Y theo gót chúng và quay từ từ xung quanh mình; chúng quay nhanh ra xa y; từ xa, y theo hướng mà anh em mình di chuyển trên quĩ đạo bao quanh chỗ trú của mình ( ). Từ đó, y sống bằng mồ hôi tiết ra từ cơ thể của Mẹ. Y hít đầy hơi thở của Mẹ rồi tống đi. Vì thế, bà cũng từ y luôn.
Như vậy đoạn trên đã chứng tỏ rằng “Đứa Con bị từ bỏ” là Mặt Trời của chúng ta, còn các “Mặt Trời Con” ám chỉ không những là các hành tinh, mà còn là các thiên thể nói chung. Surya (bản thân Ngài chỉ là một phản ảnh của Mặt Trời Tinh Thần Trung Ương) chính là nguyên kiểu của các thiên thể tiến hoá từ Ngài mà ra. Trong kinh Phệ Đà, Ngài được gọi là Loka-Chakshuh, “Con Mắt của Thế Gian” (thế giới của hành tinh chúng ta) và là một trong ba vị thần linh chính yếu. Ngài vừa được gọi là Con của Dyaus, vừa được gọi là Con của Tiên Thiên Huyền Nữ (Aditi), vì chẳng ai thèm phân biệt ý nghĩa nội môn của các tôn danh này. Do đó người ta mô tả rằng Ngài được kéo bởi bảy con ngựa, hoặc bởi một con ngựa bảy đầu. Lối mô tả thứ nhất ám chỉ có bảy hành tinh, lối mô tả thứ hai ám chỉ chúng có cùng nguồn gốc chung là Hành Vũ Trụ Duy Nhất (One Cosmic Element). “Hành Duy Nhất” (“One Element”) này được gọi một cách bóng bảy là “HOẢ” (“FIRE”). Kinh Phệ Đà dạy rằng “lửa chính là tất cả các chư thần linh” ( ).
Ý nghĩa của ẩn dụ thật rõ ràng, vì để giải thích nó, ta có cả phần Giảng lý THIỀN ĐỊNH CHÂN KINH (DYZAN) lẫn khoa học hiện đại, mặc dù hai bên ít ra cũng khác nhau một đặc điểm. Giáo lý Huyền môn bác bỏ giả thuyết về khối Tinh Vân, cho rằng bảy bầu hành tinh lớn xuất phát và lớn dần từ khối lửa trung ương của Mặt Trời vật chất hữu hình. Sự cô đọng đầu tiên của vật chất nguyên thuỷ lẽ tất nhiên là xảy ra chung quanh một điểm trung ương, là ngôi Mặt Trời chủ thể của nó, còn mặt trời của chúng ta chỉ tự nó tách rời sớm hơn tất cả các hành tinh khác trong khi khối vật chất xoay vòng, co rút lại lần lần và như vậy, nó chỉ là một thiên thể già dặn hơn và “anh cả” các hành tinh khác chứ không phải “cha đẻ” của các hành tinh này. Tất cả tám thần linh Adityas đều được làm bằng chất lượng vĩnh cửu (vật chất của sao chổi ( ) - Mẹ) tức “Thế gian chất” (“World-stuff”), chất này là cả Nguyên Khí Vũ Trụ thứ năm lẫn Nguyên Khí Vũ Trụ thứ sáu, Upadhi (tức cơ sở) của Linh Hồn Vũ Trụ chẳng khác nào Manas ( ) là Upadhi của Tuệ giác ( ) nơi con người (Tiểu Vũ Trụ).
Có một bài thơ bàn về các trận chiến tiên thiên (pregenetic battles) của các hành tinh đang tăng trưởng trước khi Càn Khôn rốt cuộc được tạo ra. Điều này giải thích vị trí dường như bị nhiễu loạn của các hệ thống hành tinh, mặt phẳng của các vệ tinh của một vài hành tinh (chẳng hạn như Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh, nghe nói cổ nhân chẳng biết gì về điều này) bị nghiên khiến cho chúng có vẻ đang chuyển động lùi. Các hành tinh này được gọi là Chiến Sĩ (Warriors), Kiến Trúc Sư (Architects) và được Giáo hội Thiên Chúa La Mã chấp nhận là thủ lãnh của các đạo quân Thiên Giới; như vậy, chúng cũng chứng tỏ truyền thuyết đó. Ta được bề trên dạy rằng sau khi đã từ Không Gian Vũ Trụ tiến hoá ra - trước khi rốt cuộc tạo ra các tinh vân sơ cấp và tiêu diệt các tinh vân hành tinh - Mặt Trời đã thu hút vào tận trong khối vật chất của mình tất cả mọi sinh lực vũ trụ mà y có thể hút được, đe doạ sẽ nuốt chửng các “huynh đệ” yếu ớt của mình, trước khi luật hút và đẩy rốt cuộc được điều chỉnh. Sau đó, y bắt đầu được cấp dưỡng nhờ vào “sự từ chối và mồ hôi của Mẹ” tức là nhờ vào các phần tử hậu Thiên Khí (“Linh Khí của Linh Hồn Vũ Trụ”- the “Breath of the Universal Soul”), đến nay khoa học vẫn chưa biết về sự tồn tại và cấu tạo của chất này. Vì ông William Grove ( ), ông đã trình bày lý thuyết cho rằng thái dương hệ “đang biến đổi dần dần nhờ thêm vào hoặc bớt đi các bầu khí quyển hoặc chất liệu tinh vân”, và “mặt trời có thể làm cho chất hơi cô đọng lại khi nó du hành trong không gian và như thế có thể tạo ra nhiệt” – đã phát biểu một thuyết thuộc loại này, nên ngay cả trong thời đại hiện nay, giáo lý cổ truyền dường như cũng có đủ cơ sở khoa học ( ). Ông W. Mattieu William gợi ý rằng vật chất phân tán tức Ê-te (Ether) - vốn nhận các bức xạ nhiệt của vũ trụ - bị hút vào tận khối vật chất của mặt trời. Khi trục xuất chất Ê-te đã bị cô đọng trước kia và đã mất nhiệt ra khỏi mặt trời, nó đâm ra bị nén lại và toả nhiệt. Đến lượt nó lại bị trục xuất dưới một trạng thái loãng và nguội để rồi lại hấp thụ một lượng nhiệt mới (ông giả sử là Ê-te đã hấp thụ nhiệt như thế này) rồi lại được các Mặt Trời trong Vũ Trụ tập trung và tái phân phối.
 Khoa học không thể ngờ rằng điều này cũng gần giống với giáo lý Huyền linh, vì Huyền bí học giải thích nó bằng “tử khí” (“dead breath”) mà Martanda thải ra và việc đó được cấp dưỡng nhờ vào “mồ hôi và sự từ chối” của “Mẹ Không Gian”. Những gì chỉ ảnh hưởng chút ít tới Hải Vương Tinh ( ), Thổ Tinh và Mộc Tinh, lại giết chết những “Căn Nhà” tương đối nhỏ như Thuỷ Tinh, Kim Tinh và Hoả Tinh. Vì trước cuối thế kỷ mười tám, con người chưa hề biết tới Thiên Vương Tinh, nên đến nay, danh xưng của hành tinh thứ tư mà ẩn dụ đề cập tới, vẫn còn là một điều bí mật đối với chúng ta.
“Hơi Thở” của tất cả “Bảy” (hành tinh) được gọi là Bhaskara, tạo nên Ánh Sáng, bởi vì tất cả những hành tinh đều là những sao chổi và mặt trời vào lúc nguyên thuỷ. Chúng xuất hiện từ khối Hỗn Mang sơ khai để bước vào chu kỳ khai nguyên (manvantara) bằng cả cách kết nạp lẫn cách qui tụ mọi sự phân hoá đầu tiên của Vật Chất nguyên thuỷ theo như Thiên bình luận đã diễn tả bằng câu văn thi vị: “Như vậy những con của Ánh Sáng khoác vào mình mảnh y phục của Bóng Tối”. Chúng được gọi bằng ngôn từ ẩn dụ là những con “Ốc Trời” (“Heavenly Snails”), vì có các đấng Cao Cả vô hình (đối với mắt phàm chúng ta) cư ngụ một cách tiềm ẩn trong những hành tinh và di chuyển chúng một cách từ từ, chậm chạp như những con ốc cùng với những vận hành của chúng trong không gian. Giáo điều nói về một nguồn gốc chung cho tất cả những thiên thể và hành tinh, đã từng được các nhà thiên văn thời cổ đưa ra trước Kepler, Newton, Leibnitz, Kant, Herschel và Laplace. Nhiệt lực (Khí vận –Breath), sức hấp dẫn và xô đẩy, tức là ba yếu tố chính đại của sự Vận Chuyển, là những điều kiện chi phối sự sinh trưởng và huỷ diệt của tất cả những thiên thể, hành tinh nói trên để rồi tái sinh trở lại sau một “Đêm của Brahma”, sau đó, Vật Chất trường cửu tự thu hồi trở về trạng thái sơ khai không phân hoá của chu kỳ huỷ diệt. Nhà vật lý học hiện đại không thể biết gì về tính chất của những chất hơi tế vi, khinh thanh nhất. Trước tiên là những trung tâm Thần Lực, những Điểm Lửa vô hình hay Nguyên Tử sơ khai phân hoá và kết hợp thành những Nguyên Tố và trở nên những ngôi định tinh hay Mặt Trời lần lần xuất hiện trong vũ trụ ngoại tại. Trong cái cơ cấu diễn biến đó,sự “Vận chuyển xoáy ốc” (“Whirlwind”)(hay Chuyển Động – Motion) tạo nên hình thể các tinh tú, còn sự vận chuyển sơ khởi được điều hành và bảo tồn do những “Khí vận lực” (“Breaths”) thường xuyên không hề ngừng nghỉ, là những Đấng Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohan).
6. … RỒI ĐẾN SỐ BẢY THỨ NHÌ, ĐÓ LÀ CÁC VỊ NAM TÀO BẮC ĐẨU (LIPIKA) DO SỐ BA SINH RA ( ). NGƯỜI CON BỊ TỪ BỎ LÀ MỘT. CÁC “CON MẶT TRỜI” (“SON SUNS”) THÌ NHIỀU VÔ SỐ.
Các Đấng “Lipika” do tự căn Lipi (viết), dịch nghĩa là “những vị Thủ Bút” (“Scribes”)( ). Về phương diện thần bí đó là những Đấng Cao Cả có nhiệm vụ cai quản và điều hành Luật Nhân Quả, vì các Ngài là những vị Ghi chép và Giữ gìn những tài liệu được in dấu vết vào những ký ức vô hình (đối với chúng ta) của chất Tinh Tú Quang (Astral Light) trong Vũ Trụ. Chất tinh tú quang này phản ảnh một cách trung thực tất cả mọi hành động, thậm chí mọi tư tưởng con người, và tất cả mọi sự việc xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai trong vũ trụ. Nó được gọi là ký ức thiên nhiên hay BIA SỬ CỦA CUỘC SỐNG (BOOK OF LIFE) (Điều này đã được trình bày trong Nữ Thần Isis Lộ Diện). Đấng Lipika là Đấng phác hoạ kế hoạch tạo lập nên Vũ Trụ ngoại tại từ cái ý niệm trừu tượng của Tư Tưởng Thiêng Liêng, theo đó các Đấng Tạo Tác tái tạo lại Vũ Trụ sau mỗi Chu Kỳ Hỗn Nguyên (Pralaya). Các Ngài có quả vị tương đương với bảy Đấng Thiên Thần hiện diện hay bảy Đấng Tinh Quân của tín đồ Thiên Chúa giáo; như vậy, các Ngài chính là các vị thơ ký trực tiếp của Thiên Ý Vĩnh Cửu (hay “Tư Tưởng Thiêng Liêng”, theo lối gọi của Plato). Ký ức thiên nhiên nói trên không phải là chuyện hoang đường và chúng ta cũng thấy có những ký ức giống như thế trong cõi phàm trần vật chất. Bác sĩ Draper có nói:
Một cái bóng hiện trên vách tường sẽ để lại trên tường một dấu vết trường cửu mà người ta có thể làm cho nó hiện ra rõ ràng bằng cách sử dụng những phương pháp thích nghi… Những hình ảnh của bạn bè quen thuộc hay phong cảnh thiên nhiên mà ta đã nhìn thấy có thể biến mất trước mắt chúng ta, nhưng chúng ta có thể tái xuất hiện dưới một vài điều kiện đặc biệt. Một bóng ma ẩn tàng trên một mặt gương tráng bạc, cho đến khi ta dùng thuật chiêu hồn (necromancy) khiến cho nó hiện ra trong thế giới hữu hình. Trên bức tường của những gian phòng kín đáo riêng biệt mà ta tưởng không ai có thể bước vào và chỉ có một mình ta ẩn trú trong đó thôi, có in dấu vết của mọi hành động của ta và hình bóng của tất cả những gì mà ta làm trong ấy ( ).
Các Bác sĩ Jevon và Babbage tin rằng mọi tư tưởng đều làm cho các cấu tử của não bộ dời chỗ và di chuyển, vung vãi khắp vũ trụ. Họ cho rằng “mỗi cấu tử của vật chất đang tồn tại phải ghi nhận được tất cả những gì đã diễn ra” ( ). Như vậy, giáo lý cổ truyền đã bắt đầu có thể xâm nhập vào trong lãnh vực suy lý của thế giới khoa học.
Bốn mươi vị “Bồi Thẩm” (“Assessors”), chuyên môn buộc tội Linh Hồn trước Osiris ở vùng Amenti (Luyện Ngục), cũng thuộc về đẳng cấp thần linh giống như Lipika, và có thể được gọi là tương đương nếu người ta không hiểu một cách lờ mờ như vậy về ý nghĩa nội môn của chư thần linh Ai Cập. Ở Ấn Độ Chitragupta (vị chuyên kê khai lý lịch của mọi linh hồn theo cuốn sổ tên là Agrasandhani), các vị bồi thẩm chuyên điều tra lý lịch theo Tâm của người chết (nó biến thành một quyển sách mở ngỏ trước mặt Diêm Vương (Yama, Minos, Osiris hoặc Kama) đều là các mô phỏng và biến dạng của Lipika và các Ký Ảnh Dĩ Thái (Astral Records). Tuy nhiên, Lipika không phải là các thần linh liên quan tới Sự Chết (Death), mà là các thần linh liên quan tới Sự Sống đời đời bất diệt (Life Eternal).
Vì các Đấng Lipika có liên hệ với vận mệnh của mỗi người và sự ra đời của mỗi đứa trẻ có cuộc sống đã được ghi dấu trong Tinh Tú Quang (Astral Light)- không phải là theo số mạng, mà chỉ vì Tương Lai cũng như Quá Khứ bao giờ cũng sống động trong HIỆN TẠI – nên người ta cũng có thể bảo là các Ngài có một tác dụng đối với khoa tử vi đẩu số (horoscopy). Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận là điều trên có thực. Một trong các Giáo sư chiêm tinh học hiện đại đã nhận xét như sau:
Nay, khi thuật nhiếp ảnh đã tiết lộ cho chúng ta tác dụng hoá học của hệ thống tinh tú bằng cách ghi lên kính ảnh của dụng cụ quan sát hàng tỷ ngôi sao và hành tinh (cho đến nay, các kính viễn vọng mạnh nhất vẫn không thể khám phá ra) thì ta cũng dễ dàng hiểu được cách thức mà Thái dương hệ ta – vào lúc đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời – tác dụng vào não bộ của nó (vẫn còn trinh nguyên đối với bất kỳ ấn tượng nào) một cách nhất định tuỳ theo sự hiện diện trên thiên đình của một chòm sao Hoàng Đới nào đó ( ).
ĐOẠN THÁNH KINH 5
(STANZA 5)
1. BẢY NGUYÊN THUỶ LÀ BẢY HƠI THỞ ĐẦU TIÊN CỦA RỒNG MINH TRIẾT, LẠI ĐẾN LƯỢT TẠO RA CON TRỐT LỬA (FIERY WHIRLWIND) TỪ NHỮNG HƠI THỞ THÁNH THIỆN XOAY VÒNG.
Đây có lẽ là đoạn khó giải nhất của tất cả các ĐOẠN KINH trong quyển Thiền Định Chân Kinh. Ngôn từ của nó chỉ có thể hiểu được đối với người nào đã hoàn toàn thấu triệt khoa biểu tượng của huyền môn phương Đông và những cách nói ẩn dụ mập mờ của khoa ấy. Chắc có người sẽ hỏi: Các nhà Huyền bí học có tin nơi tất cả các Đấng “Sáng Tạo”, “Lipika” và “Các Con của Ánh Sáng” vừa kể trên như những Đấng Cao Cả có thật, hay đó là những hình ảnh hão huyền do sự tưởng tượng mà thôi? Câu trả lời thật rõ rệt và dứt khoát là: “Một mặt vẫn có sự tượng hình những Quyền Năng thiêng liêng dưới hình ảnh nhân cách hoá (the imagery of personified Powers), nhưng chúng ta phải nhìn nhận sự hiện diện của những Thực Thể đó nếu chúng ta chấp nhận có một khía cạnh tâm linh của nhân loại bên trong cái nhân loại phàm trần hữu hình. Bởi vì những cấp đẳng các “Đấng Con của Ánh Sáng” và “Tinh Quân” xuất phát từ Tia Sáng biểu lộ nguyên thuỷ của Đại Ngã vô cực bất khả tri (Unknown All), chính là nguồn gốc của Nhân Loại Tâm Linh (Spiritual Man). Trừ phi chúng ta muốn tin nơi điều vô lý và phản triết học cho rằng có một linh hồn mới được sáng tạo đặc biệt cho mỗi người vào lúc khai sinh kể từ thời ông “Adam” cho đến nay, thì chúng ta phải chấp nhận giáo lý huyền môn như đã trình bày ở trên.
Giáo lý Huyền môn dạy rằng, để trở thành một Đấng Thần Minh thiêng liêng và có ý thức hoàn toàn, cho đến Đấng Cao Cả nhất, những Đấng ấy phải có đi qua giai đoạn tiến hoá của nhân loại. Khi chúng tôi nói “nhân loại”, điều này không phải chỉ áp dụng cho nhân loại của địa cầu chúng ta mà thôi, mà còn chỉ những nhân vật đang sống trên mọi bầu thế giới, tức là những sinh linh đã đạt tới mức quân bình giữa tinh thần và vật chất như chúng ta ngày nay, kể từ khi trào lưu tiến hoá đã vượt qua điểm trung bình ở khoảng giữa Giống dân thứ Tư của cuộc Tuần hoàn thứ Tư. Mỗi Thực Thể hay Chân Linh phải tự định đoạt cho mình cái quyền trở nên siêu phàm, nhập thánh qua kinh nghiệm bản thân. Đại triết gia Đức Hegel, hẳn đã có hiểu biết hoặc cảm nhận được bằng linh giác cái chân lý này khi ông ta nói rằng cái Vô Thức (Unconscious) tạo nên Vũ Trụ ngoại tại chỉ là “với niềm hy vọng đạt tới ý thức tự ngã (Self-consciousness)” riêng biệt, nói khác đi, là để trở nên NGƯỜI (MAN); đó là ý nghĩa ẩn giấu của một câu trong kinh Purana, nói rằng Brahma luôn luôn bị “thúc đẩy bởi ý muốn sáng tạo”. Điều này cũng giải thích câu nói bí hiểm trong kinh Kabalah: “Hơi Thở trở nên khoáng chất, khoáng chất trở nên thảo mộc, thảo mộc trở nên cầm thú, cầm thú trở thành người, người trở thành Tiên Thánh (spirit), Tiên Thánh thành Thượng Đế”. Những Đấng Tinh Quân, các Đấng Thánh Triết (Rishis), các Đấng Kiến Tạo v..v.. đều là người – dù là với những hình thể sắc tướng nào – trong những bầu thế giới khác và trong những chu kỳ Khai Nguyên trước.
Chủ đề này thật là huyền bí đến nỗi khó giải thích nó một cách tỉ mỉ và theo mọi phương diện, vì toàn bộ bí nhiệm về sự sáng tạo tiến hoá đều được bao hàm trong đó. Chỉ một, hai câu kinh cũng khiến ta nhớ tới các câu tương tự trong kinh Kabalah và cú pháp của vua David ( ). Khi đề cập đến Thượng Đế, cả hai đều trình bày là Ngài biến Gió thành sứ giả của mình và “biến các sứ giả của mình thành một ngọn lửa”. Nhưng trong nội môn bí giáo, nó lại được dùng một cách bóng bẩy. Con “Trốt Lửa” (“Fiery Whirlwind”) là bụi lửa tiên thiên, nó chỉ tuân theo tư tưởng chỉ đạo của “Lực Sáng Tạo” (“Creative Forces”) giống như chất bụi sắt theo sát một khối đá nam châm. Tuy nhiên, bụi tiên thiên ấy còn là một cái gì khác hơn, vì mỗi hột nguyên tử Vũ Trụ có cái tiềm năng chứa đựng tâm thức riêng biệt và cũng như những điểm nhất nguyên Chân Thần (Monads) của Leibnitz, tự nó là một vũ trụ riêng biệt. Nó là một nguyên tử và một thiên thần.
Về vấn đề này nên lưu ý rằng một trong các nhân vật ưu tú của trường phái tiến hoá luận hiện đại, ông A.R. Wallace thực tế là đã chấp nhận toàn bộ vấn đề về sự thiếu thoả đáng của “sự chọn lọc tự nhiên” trên cương vị là nhân tố duy nhất trong sự phát triển của con người vật chất. Ông cho rằng sự tiến hoá của con người được chỉ đạo và hộ trì bởi các Đấng Thông Tuệ Cao Cả vốn là một nhân tố thiết yếu trong cơ tiến hoá Vũ Trụ. Nhưng một khi mà có nơi đã thừa nhận tác động của Đấng Thông Tuệ này thì việc phát triển nó thêm nữa cũng hợp lý thôi. Ta không thể vạch ra đường lối bất di bất dịch.
2. CHÚNG BIẾN NÓ THÀNH SỨ GIẢ ĐỂ PHÁT HUY Ý CHÍ CỦA MÌNH (a). DZYU TRỞ THÀNH FOHAT : NGƯỜI CON NHANH LẸ CỦA CÁC NGƯỜI CON THIÊNG LIÊNG (DIVINE SON), CON CỦA CÁC NGÀI LÀ CÁC VỊ NAM TÀO BẮC ĐẨU (LIPIKA) ( ), CHẠY THEO VÒNG TRÒN. FOHAT LÀ CON TUẤN MÃ, VÀ TƯ TƯỞNG LÀ NGƯỜI CỠI NGỰA ( ). NGÀI ĐI MAU NHƯ CHỚP XUYÊN QUA NHỮNG ĐÁM MÂY LỬA (b) ( ); VƯỢT QUA BA, NĂM VÀ BẢY BƯỚC DÀI CỦA BẢY CẢNH GIỚI CAO VÀ BẢY CẢNH GIỚI THẤP ( ). NGÀI CẤT CAO TIẾNG GỌI VÔ SỐ ĐỐM LỬA RỒI HỢP NHẤT CHÚNG LẠI (c).
(a) Câu này có nghĩa là “Bảy Đấng Sơ Nguyên” (“Primordial Seven”) sử dụng Fohat làm cái thể của họ (Thể hay chủ thể biểu lộ, trở nên biểu tượng của Quyền Năng điều khiển nó). Bởi đó, Fohat được gọi là “Sứ Giả của Ý Chí” của các Ngài, tức là “Con Trốt Lửa” (“Fiery Whirlvind”).
(b) “Dzyu trở thành Fohat”. Dzyu là Chân Tri Thức (Knowledge) hay Minh Triết Huyền Môn (Occult Wisdom) nói về những chân lý trường cửu và những nguyên nhân sơ khởi cùng tột trở nên hầu như toàn lực khi nó được áp dụng theo đúng đường lối. Đối lập với nó là Dzyu-mi, là cái chỉ nói về Ảo Ảnh hư giả bề ngoài, cũng như khoa học hiện đại. Trong trường hợp này, Dzyu là sự biểu lộ Minh Triết của các Đấng Thiền Định Phật (Dhyani-Buddhas).
Vì giả sử độc giả chưa quen biết với đề tài Thiền Định Phật, nên chúng tôi xin nói ngay rằng, theo các nhà Đông phương học, có năm vị Thiền Định Phật, mà những vị Phật ở thế gian là những biểu lộ của các Ngài trong thế giới vật chất hữu hình. Tuy nhiên, theo ý nghĩa nội môn, thì có bảy vị Thiền Định Phật, trong đó chỉ có năm vị giáng trần từ trước đến nay ( ) còn hai vị sẽ xuất hiện trong những Giống dân thứ Sáu và Thứ Bảy. Các Ngài là những Đấng kiểu mẫu trường cửu của những vị Phật xuất hiện trên Địa Cầu, mỗi vị có một cốt cách, phong thái thần diệu đặc biệt. Thí dụ như Amitabha là Thiền Định Phật của Gautama Thích Ca Mâu Ni (Amitabha is the Dhyani-Buddha of Gautama Shakyanumi), biểu lộ xuyên qua Đức Thích Ca mỗi khi Ngài hoá thân ở cõi hạ giới như Ngài đã xuất hiện ở Tây Tạng với danh hiệu là Tsong-khapa ( ). Cũng như Avalokiteshvara là vị Phật đầu tiên (the Logos), Amitabha là “Đấng Chủ Tể Tâm Linh” (“God”) của Gautama và được Phật giáo Trung Hoa mệnh danh là Phật A Di Đà (Amida). Như Rhys Davids đã nói rất đúng: “Các Ngài là đối tượng huy hoàng trên cõi giới tâm linh, không bị ô nhiễm bởi cuộc sống ô trọc của cõi trần”. Mỗi vị Phật thế gian có sứ mạng cai quản sự sống tâm linh trên Địa Cầu trong cuộc Tuần Hoàn hiện tại. Các Ngài là những vị “Phật Vô Vi Tự Tại” (“Buddhas of Contemplation) và Bất Sinh Bất Diệt (Anupadaka), tức là tự sinh, tự hữu do nguồn gốc thiêng liêng. Giáo lý ngoại môn dạy rằng mỗi vị Thiền Định Phật đều có khả năng tạo ra từ chính mình một phân thân thiêng liêng tức một Thiền Định Bồ Tát (Dhyani-Bodhisattva); sau khi Đức Phật tại thế tịch diệt, Thiền Định Bồ Tát phải tiến hành công tác của Đức Phật. Giáo lý trên dựa vào sự kiện cho rằng do Đấng được “Tinh Thần của Đức Phật ứng linh” – Các Đông phương học giả tin rằng Ngài đã tạo ra năm Thiền Định Phật !- đã hoàn thành được cuộc điểm đạo cao nhất; nên một ứng viên gần như biến thành một vị Bồ Tát mà Đấng Điểm Đạo Cao Cả đã tạo ra.
(c ) Fohat, vì là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong khoa Vũ trụ khởi nguyên luận huyền môn, nên cần phải được diễn tả rõ ràng. Cũng như trong Vũ Trụ khởi nguyên luận xưa nhất của Hy Lạp (nó khác hẳn thần thoại sau này), Eros là Ngôi thứ ba trong ba ngôi bản sơ, Chaos, Gaera, Eros – tương ứng với Ba Ngôi của Do Thái Bí giáo, Ain Soph, TỔNG THỂ Vô Biên (the Boundless ALL)(vì Chaos là Không Gian, ngữ căn Xaivw, tức là mở rộng, trống rỗng) Shekinah và Đấng Vô Lượng Thọ (Acient of Days), tức Đấng Thánh Linh – cũng vậy, Fohat trong Vũ Trụ Chưa Biểu Lộ (Unmanifested Universa), tức trong trạng thái tiên thiên, khác hẳn với Fohat trong cõi giới hiện tượng, hay trạng thái hậu thiên. Trong hiện tượng giới, Fohat là quyền năng thần diệu, là sinh khí hay điện lực. Dưới ảnh hưởng của Ý Chí của Huyền Âm Sáng Tạo (Creative Logos) điện lực thần diệu ấy kết hợp tất cả mọi hình thể với nhau, rồi truyền vào đó cái sức thúc đẩy, cái động lực đầu tiên, lâu dần nó sẽ trở thành định luật. Nhưng trong Vũ Trụ Tiên Thiên (Unmanifested Universe), Fohat chỉ là cái nguyên lý trừu tượng của điện lực cũng ví như Eros trong thần thoại Hy Lạp chỉ là nguyên lý trừu tượng của tình yêu, chưa biểu lộ thành tình yêu thực sự giữa nam và nữ, được tượng trưng bằng Cupid có mọc hai cánh. Trong trạng thái tiên thiên, Fohat chưa có liên hệ gì với Vũ Trụ, vì Vũ Trụ chưa xuất hiện và các Đấng thần minh hãy còn ngủ yên một cách tiềm ẩn trong lòng của Phụ Mẫu (hay âm dương chưa định). Nó hãy còn là một ý niệm triết lý trừu tượng. Tự nó, nó chưa sáng tạo gì được cả. Nó chỉ là cái tiềm năng sáng tạo, và bởi hành động của nó, mà cái Thực Thể (Noumenon) của mỗi hiện tượng tương lai mới tự biểu lộ và phát động mãnh lực sáng tạo. Khi “Đấng Con Thiêng Liêng” (“Divine Son”) xuất hiện, Fohat trở nên cái động lực thúc đẩy quyền năng chủ động, nó làm cho MỘT (ONE) trở thành HAI (TWO) và BA (THREE) trên cõi giới hiện tượng của vũ trụ biểu lộ. Rồi từ cái Ba, phân hoá ra thiên hình vạn trạng (nhất sinh nhị, nhị sinh tam và tam sinh vạn vật), khi đó Fohat biến thành cái mãnh lực có kết hợp những nguyên tử sơ khai và làm cho chúng phối hợp thành những nguyên tố vật chất. Chúng ta thấy một phản ảnh của giáo lý cổ sơ này trong thần thoại Cổ Hy Lạp. Erebus và Nux sinh ra từ Chaos và – do tác động của Eros- đến lượt chúng lại sinh ra Aether và Hemera, ánh sáng của thượng giới và ánh sáng của hạ giới tức trần thế. Bóng tối sinh ra ánh sáng. Chúng ta hãy thử so sánh ý muốn sáng tạo của Brahma trong kinh Puranas và giáo lý dạy rằng Dục vọng (Pothos) là nguyên khí sáng tạo trong vũ trụ khởi nguyên luận Phoenicia của Sanchuniathon.
Fohat có liên hệ chặt chẽ với “SỰ SỐNG DUY NHẤT” (“ONE LIFE”). Từ Vô cực sinh ra Thái cực, tức Thượng Đế toàn năng, vô biên, biểu lộ từng chu kỳ. Đó là Đại Ngã hay Toàn Linh Trí, Đại Hồn của vũ trụ xuất hiện và chia ly khỏi cái nguồn gốc ẩn vi tối cao được Huyền học Kabalah gọi là Thượng Đế hay Huyền Âm Sáng Tạo và Ấn giáo gọi là Brahma tứ diện. Trong cái cơ cấu toàn diện, xét theo quan điểm huyền môn về cái Tư Tưởng Thiêng Liêng biểu lộ, thì Thái Cực tiêu biểu cho toàn thể cấp đẳng thượng tầng các Đấng Thiền Định Đế Quân Sáng Tạo. Cùng một lúc với sự tiến hoá của Đại Ngã (Universal Mind) thì cái Minh Triết Ẩn Vi của Phật A Di Đà (Concealed Wisdom of Adi-Buddha), tức Đấng Tối Cao Duy Nhất và Trường Cửu tự biểu lộ dưới danh hiệu Avalokiteshvara (hay Ishvara biểu lộ) tức Osiris của người Ai Cập, tức Ahura Mazda của Hoả giáo; Thiên Nhân (Heavenly Man) của môn phái Hermes, Huyền Âm (Logos) của môn phái Platon và Atman của phái Vedanta ( ). Do hành động của Minh Triết Biểu Lộ, hay Mahat, được tiêu biểu nơi vô số trung tâm năng lượng tâm linh trong Vũ Trụ, sự phản ánh của Đại Ngã, vốn là Thiên Ý Hồng Nguyên (Cosmic Ideation) và cái Trí Lực (Intellectual Force) đi song song với nó, trở thành Fohat ngoại tại của Phật giáo nội môn. Fohat đi cùng với bảy loại nguyên khí của chất Tinh Quang (Akasha) tác động trên Vật Chất biểu lộ hay Nguyên Tố Duy Nhất như đã nói ở trên. Bằng cách phân tán vật chất ấy thành những trung tâm năng lượng, Fohat làm vận chuyển định luật Tiến Hoá Vũ Trụ và định luật này tuân theo Ý Niệm thiêng liêng của Đại Ngã, tạo nên mọi trạng thái sinh hoạt thuộc mọi giai tầng trong Thái Dương Hệ.
Thái Dương Hệ tạo dựng nên bởi những yếu tố trên, gồm có Bảy Nguyên Khí (Seven Principles) cũng như bất cứ vật gì nằm bên trong những trung tâm đó. Đó là giáo lý của khoa Huyền môn Tây Tạng (bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn). Tuy nhiên, mỗi triết hệ đều có một phương pháp riêng để phân loại những nguyên khí này. 
Như thế, Fohat là cái quyền năng điện lực có tính cách kết hợp tất cả mọi năng lượng vũ trụ trên cõi vô hình cũng như hữu hình. Tác động của nó giống như tác động trên một qui mô vĩ đại của một Mãnh lực sống động tạo nên bởi Ý CHÍ, trong những hiện tượng mà chủ thể tác động trên khách thể và thúc đẩy cho nó hoạt động. Fohat không những là cái Biểu tượng và cái Bình chứa sống động của Mãnh lực đó, mà còn được các nhà Huyền bí học xem như một thực thể, vì những sức mạnh chịu sự tác động của nó thuộc mọi giai tầng vũ trụ, địa cầu và con người và tạo ảnh hưởng thích nghi trên tất cả những giai tầng đó. Trên bình diện nhân gian, ảnh hưởng của nó được nhận thấy trong sức mạnh từ điện tạo ra bởi ý muốn mạnh mẽ của người truyền điện. Trên bình diện Vũ Trụ, nó hiện diện trong quyền năng xây dựng, sáng tạo vạn vật, từ một hành tinh hệ đến một con đóm đóm nhỏ hay một cái hoa dại. Đó là cái quyền năng sáng tạo thi hành kế hoạch của Thiên Cơ. Kế hoạch này vốn được quan niệm sẵn trong ý niệm hay Tư Tưởng Thiêng Liêng, về sự sinh trưởng của mỗi vật liên hệ. Trên khía cạnh siêu hình, nó là tư tưởng biểu lộ ngoại tại của các Đấng thần minh, sự thể hiện của Diệu Âm, trên một giai tầng thấp hơn, và sứ giả thừa hành những ý niệm sáng tạo về vũ trụ và con người, tức cái sức mạnh chủ động của sự sinh hoạt trong Vũ Trụ. Trên khía cạnh phụ thuộc của nó, Fohat là tinh lực Mặt Trời, sinh lực điện khí ( ), Nguyên khí bảo tồn thứ Tư, có thể nói là cái linh hồn của Thiên Nhiên hay Điện Lực.
Ở Ấn Độ, Fohat có liên quan đến Vishnu (Thượng Đế Sáng Tạo Ngôi Hai) và Surya (ngôi Mặt trời) trong đặc tính ban sơ của Thượng Đế đã nói trước; vì trong kinh Phệ Đà (Rig Veda) Đức Vishnu không được xem như là một vị Thượng Đế. Danh từ Vishnu có từ nguyên là Vish, có nghĩa là “thấu nhập” và Fohat (Vô Cực điện) được gọi là “Kẻ Thấu Nhập” (“Pervader”) và là Người Tạo Tác (Manufacturer), bởi vì nó làm ra hình dáng cho những nguyên tử bằng nguyên liệu thô sơ ( ). Trong những đoạn Thánh Thư của kinh Phệ Đà, Vishnu “cũng là một sự biểu lộ của năng lượng mặt trời” và nó được diễn tả như là bước ba bước xuyên qua bảy cõi trong vũ trụ; trong những thời gian sau này, Thượng Đế của kinh Phệ Đà cũng không giống Vishnu mấy. Vì vậy cả hai tiếng này đều có một nét đặc biệt giống nhau, và cái này là bản sao của cái kia.
Ba và Bảy “Bước dài” (“Strides”) là nói về bảy bầu thế giới của Huyền môn và bảy cõi Địa Cầu. Mặc dù có nhiều người tự nhận làm những nhà Đông phương học đã phản đối quan niệm này, nhưng Bảy bầu Thế giới hay là Bảy bầu Hành Tinh của Dãy Hành Tinh chúng ta cũng đã có được các kinh sách công truyền của Ấn Độ giáo nói đến một cách rõ ràng. Nhưng lạ làm sao tất cả những con số trong khoa vũ trụ khởi nguyên luận khác và với những biểu tượng của khoa này, chúng ta có thể thấy như vậy theo những sự so sánh do các sinh viên của các tôn giáo thời cổ thực hiện. “Ba bước dài của Đức Vishnu” (Đức Thượng Đế Sáng Tạo Ngôi Hai) xuyên qua “bảy vùng của Vũ Trụ” ở trong kinh Phệ Đà (Rig Veda) đã được các nhà bình luận giải thích theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như có nghĩa là lửa, tia chớp và mặt trời (nói về mặt vũ trụ) được thực hiện trên trái đất, bầu khí quyển và bầu trời, cũng như là “ba bước” của Người lùn (hoá thân của Đức Vishnu); dù theo ý nghĩa triết lý hơn – và nói về thiên văn học, thì ý nghĩa này cũng rất đúng – câu này cũng được nhà bình luận Phạn ngữ Aurnavabha giải thích như là vị trí thay đổi của mặt trời, lúc mặt trời mọc, lúc đứng bóng và lúc mặt trời lặn. Chỉ có triết lý bí truyền mới giải thích câu này một cách rõ ràng, mặc dù kinh Zohar phát biểu câu này một cách thực là có triết lý và hàm súc. Trong đó, câu này được bày tỏ một cách rõ ràng, lúc khởi thuỷ, những vị Elohim (Alhim) (những vị thần sáng tạo) được gọi là Echad, là “Đấng Duy Nhất” hay “Đức Thượng Đế, Đơn Nguyên trong Đa Nguyên”, là một ý niệm rất đơn giản trong quan niệm của Phiếm thần học – dĩ nhiên là quan niệm Phiếm thần học theo ý nghĩa triết lý. Rồi có một sự thay đổi xảy ra, “Đức Thượng đế có nam nữ tính (Đức Jehovah) cũng chính là những vị thần sáng tạo (Elohim)”, như vậy là thống nhất đa nguyên và tiến một bước đầu tiên về phía thuyết Độc Thần. Bây giờ, đến câu hỏi này, “Còn Đức Jehovah và Elohim thì thế nào?” Câu giải đáp là “do Ba Bước” từ bên dưới. Ý nghĩa điều này thật rõ ràng. Những bước này là những biểu tượng của Tinh Thần, của Linh Hồn và của Thể xác (của CON NGƯỜI), được tượng trưng như là có liên quan và hỗ tương với nhau; những bước này cũng tượng trưng cho cái Vòng tròn biến thành ra Tinh Thần, Linh Hồn của Thế Gian và Thể xác của thế gian (hay là Địa Cầu). Khi bước ra ngoài Vòng Tròn Vô Cùng (Circle of Infinity) mà không một người nào hiểu được. Ain Soph (Cái Vô Biên) – trong môn phái Do Thái Bí giáo là một tiếng đồng nghĩa với Parabraman (Thái Cực Thượng Đế) với tiếng Zeroana Akerna (Thời gian vô hạn của người Bái Hoả giáo, hay là với bất cứ một từ ngữ nào khác có nghĩa là “BẤT KHẢ TRI” (“UNKNOWABLE”) sẽ trở thành “Đấng Duy Nhất” (tức ECHAD, EKA, AHU); rồi nhờ sự tiến hoá, vị này, (hay là cái này) biến thành “Đơn Nguyên trong Đa Nguyên”, những vị Thiền Định Phật, hay là những vị Thần Sáng Tạo (Elohim), hay thêm nữa là những Đấng Tạo Hoá (Amshaspends) và bước thứ Ba là Ngài tạo ra da thịt hay “Con Người”. Và từ Con Người hay là Đức Jah-Hovah, “có nam nữ tính”, thực thể thiêng liêng bên trong, một lần nữa lại trở thành những vị Sáng Tạo (Elohim) ở trên cõi siêu hình.
Những con số 3, 5, và 7 là những con số đáng chú ý trong khoa Tam Điểm suy lý (speculative Masonry) như chúng tôi đã chỉ rõ trong bộ Nữ Thần Isis Lộ Diện. Một hội viên Tam Điểm đã viết:
Có 3, 5 và 7 bước để chỉ rõ một cuộc đi dạo vòng quanh. Ba mặt của số 3, 3; 5, 3; và 7, 3 v.v.. đôi khi có dạng của công thức này:  = 376,5 và  = 3817,5 và tỷ số   của bộ (feet : 0, 3048 m) đối với đơn vị đo chiều dài cubit (cubit: trượng, bằng 0,4572 m) cho ta những số đo của Đại Kim Tự Tháp v.v…
Số ba, số năm và số bảy là những con số bí mật, con số cuối và con số đầu được các Hội Viên Tam Điểm cũng như tín đồ Hoả giáo (Parsis) vô cùng kính trọng - khắp nơi, hình tam giác này được dùng làm biểu tượng cho Thượng Đế ( ). Dĩ nhiên là các vị Tiến sĩ thần học, chẳng hạn như ông Cassel, đã chỉ rõ là kinh Zohar vừa giải thích vừa ủng hộ thuyết Tam Nguyên Đồng Nhất (Trinity) của Thiên Chúa giáo (!) Tuy nhiên, Tam Nguyên sau này lại phát sinh từ hình tam giác Δ, theo Huyền bí học cổ truyền và Khoa biểu tượng học của Người ngoại đạo (Heathen). Nói về siêu hình học, ba bước dài này có liên quan đến sự nhập thể của Tinh Thần vào Vật Chất, sự nhập thể của Thiên Đạo (Logos) giống như là Tia Sáng rơi vào Tinh Thần rồi rơi xuống Linh Hồn và sau cùng rơi vào hình thể hữu hình của con người, trong hình thể này nó trở thành Sự Sống.
Quan niệm của môn phái Do Thái Bí giáo cũng giống như Thuyết bí truyền của thời cổ đại. Thuyết bí truyền này chung cho tất cả các giống dân, nó không chỉ thuộc Giống chính thứ Năm người Âu Ấn (Aryan), hay là thuộc bất cứ những giống dân phụ nào. Thuyết này không thuộc người Turanians, người Ai cập, người Trung Quốc, người Chaldea (Can Đê) hay bất cứ giống dân phụ nào của Giống dân chính thứ Năm, mà thực sự nó thuộc Giống dân chính thứ Ba và thứ Tư. Chúng ta thấy con cháu của các giống dân này ở trong Mầm Mống của Giống dân chính thứ Năm tức là những người Cổ Âu Ấn. Đối với mọi nước, hình tròn cũng là biểu tượng của cái Huyền vi tức là “Không Gian Vô Biên” (“Boundless Space”), lớp áo trừu tượng luôn luôn hiện diện – có một Đấng Thiêng Liêng Bất Khả Tri Luận (Incognizable Deity). Hình tròn tượng trưng cho cõi Thời gian vô hạn trong cõi Trường cửu. Tiếng Zeroana Akerne cũng có nghĩa là “Vòng Tròn Vô Biên của Thời Gian Bất Khả Tri” (“Boundless Circle of Unknown Time”), từ Vòng tròn này, Ánh Sáng rực rỡ sinh ra – đó là NGÔI MẶT TRỜI của Vũ Trụ hay là Ormazd ( ) – và vị này cũng giống như vị thần cao cả của Thời gian vô cùng (Kronos), dưới dạng một cái Vòng tròn, trong hình dáng của vị Thần gió (Aeolian). Vòng tròn này tiếng Chaldea gọi là Sar và tiếng Hy Lạp là Saros hay là Chu kỳ. Vòng tròn này cũng là vị Thượng Đế của người Babylon và đường chân trời viên chu cũng là biểu tượng hữu hình của cái vô hình, trong khi mặt trời là Hình Tròn DUY NHẤT (ONE Circle), từ vòng tròn này, những tinh cầu (orbs) của vũ trụ phát sinh ra. Mặt Trời được xem như là người hướng đạo các tinh cầu. Zeroana chính là Luân xa (Chakra) hay Vòng tròn của Đức Vishnu (Thượng Đế Sáng Tạo Ngôi Hai), theo định nghĩa của một nhà thần bí thì biểu tượng thần bí này chính là “một đường cong có bản chất sao cho về phần bất cứ thành phần nào của nó, nếu đường cong bị kéo dài theo một trong hai hướng, nó sẽ tiếp tục mãi và sau cùng nó gặp lại đầu mối kia của đường cong và tạo thành một đường duy nhất mà chúng ta gọi là vòng tròn”. Như vậy, không thể có một định nghĩa nào hay hơn dành cho biểu tượng tự nhiên và bản chất tự nhiên của Đấng Thiêng Liêng, nó có đường viên chu ở khắp nơi (tức là cái vô biên), do đó có tâm điểm ở khắp nơi; nói cách khác, ở mọi điểm của Vũ Trụ. Như vậy, Thượng Đế vô hình cũng là những vị Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohans) hay là những bậc Thánh Triết (Rishis), bảy vị đầu tiên, và chín vị, nếu không kể, và mười vị, nếu kể cả đơn vị tổng hợp, từ đó nó nhập vào Con Người (The invisible Deity is thus also the Dhyan Chohans, or the Rishis, the primitive seven, and the nine, without, and ten, including their synthetical unit, from which IT steps into Man).
Trở lại phần Bình luận thứ tư của ĐOẠN THÁNH KINH 4, bây giờ độc giả sẽ hiểu tại sao, trong khi bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn, Luân xa bao hàm hình ||- tức là hình tam giác, đường thẳng thứ nhất, vuông ( ), đường thẳng thứ nhì và hình năm góc với một điểm ở chính giữa, như vậy, hoặc là hình  hay là có một vài sự thay đổi khác nữa – Vòng tròn của phái Do Thái Bí giáo, của những vị thần Elohim, khi những chữ của tiếng này..( ) (Alhim hay là Elohim) được đọc bằng số, cũng tiết lộ những con số trứ danh 13514, hay (bằng cách hoán vị) là số 31415 - chữ π (pi) của môn thiên văn học, hay là ý nghĩa bí ẩn của các vị Thiền Định Phật, của các vị Gebers, các vị Geburin, những vị Kabeiri và những vị Elohim, tất cả đều có nghĩa là “Những Người Vĩ Đại” (“Great Men”), “Những Người Khổng Lồ” (“Titans”), “Những Người ở trên Trời” (Heavenly Men) và ở trên trần thế, họ là những người “Khổng Lồ” (“Giants”).
Đối với mọi nước, số Bảy là một số Thiêng Liêng nhưng không nước nào bì kịp những người Hy bá Lai quá duy vật khi áp dụng nó vào cách sử dụng về sinh lý học. Đối với họ con số 7 này là con số sáng tạo tuyệt diệu, và con số 9 là nguyên nhân duy nhất có nam tính, hình thành những cây (aiz hay otz) được những môn dồ Do Thái Bí giáo chỉ rõ bằng những con số này…( ) (90, 70) hay là “Cây của vườn Địa Đàng” (“the Tree of the Garden of Eden”), còn đối với Giống dân chánh thứ Tư, đó là “Cây gậy đôi lưỡng tính” (“the double hermaphrodite rod”). Đó là biểu tượng của “Mật Điện Thánh Điện” (Holy of Holies”), tượng trưng cho con số 3 và 4 của sự tách ra nam nữ tính. Hầu như mỗi một trong 22 chữ của người Hy Bá Lai đều chỉ là những biểu tượng tôn sùng sinh thực khí (phallic symbols) mà thôi. Như người ta đã chỉ rõ ở trên, một trong hai chữ này, chữ ayin (cái không có gì cả), là một chữ có nữ tính tiêu cực, được tượng trưng bằng một con mắt; còn chữ kia, là chữ tza thì có dương tính, được tượng trưng bằng một lưỡi câu hay là một cây lao. Trong khi đó, theo những người Ấn Độ, và nói chung là những người Ấn Âu, nó có nhiều ý nghĩa và gần như là hoàn toàn có liên quan đến những chân lý thuộc về thiên văn học và siêu hình học thuần tuý. Những vị Thánh Triết (Rishis) và những vị Thần Minh, Ma Quỷ và những bậc Anh hùng của họ đều có ý nghĩa lịch sử và đạo đức.
Tuy nhiên, một môn đồ Do Thái Bí giáo đã dạy chúng ta, trong một tác phẩm chưa được phát hành, ông đã đối chiếu kinh bí pháp Kabalah, kinh Zohar với Thuyết bí truyền của người Ấn Âu là:
Những cách diễn đạt của người Hy Bá Lai thì rõ ràng, ngắn gọn, không rườm rà và trung thực, vượt xa lối nói luộm thuộm của người Ấn Độ - như một bậc Thánh thi đã nói, theo lối đối ngẫu “Miệng tôi nói với lưỡi tôi, tôi không biết rõ về những con số của bạn” (lxxi, 15). Chữ tượng hình của người Ấn Độ tỏ ra thiếu sót, vì đã pha trộn nhiều tiếng nước ngoài như là thứ ngôn ngữ vay mượn của người Hy Lạp (những xảo ngôn của người Hy Lạp) và Hội Tam Điểm; thứ tiếng độc âm thô thiển và nghèo nàn (một cách biểu kiến) của người Hy Bá Lai chứng tỏ rằng nó được truyền lại từ một thời xa xưa hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác và là nguồn gốc [!?], hay là (so với bất cứ ngôn ngữ nào) gần gũi với nguồn gốc nguyên thuỷ cũ hơn.
Điều này hoàn toàn sai lầm. Vị đạo hữu và thông tín viên thông thái của chúng ta đã phê phán một cách biểu kiến những hệ thống tín ngưỡng của người Ấn Độ, theo bản dịch mới nhất về những quyển Kinh luận (Shastras) và những kinh Puranas, chúng có thể bị các nhà Đông phương học xuyên tạc ý nghĩa. Chúng ta phải quay sang những hệ thống triết lý của người Ấn Độ, nhất là Giáo lý nội môn của họ nếu chúng ta muốn so sánh. Chắc hẳn những biểu tượng trong Ngũ kinh cựu ước (Pentateuch) cũng như trong kinh Tân ước (New Testament) đều xuất phát từ nguồn gốc tương tự như vậy. Nhưng chắc chắn Đại Kim Tự Tháp Cheops mà những số đo đã hoàn toàn được Giáo sư Piazzi Smyth tìm thấy, được lặp lại trong Thánh Điện Solomon thần thoại và giả định, cũng không xuất hiện sau những quyển kinh của Thánh Moise chứ? Từ đó, nếu người ta tuyên bố là có một điểm nào đó thực sự giống nhau, thì ắt phải do việc sao chép tồi tệ về phần người Do Thái, chứ không phải người Ai Cập. Những chữ tượng hình của người Do Thái – cũng như thứ ngôn ngữ của họ, tiếng Hy Bá Lai – không có gì mới lạ. Những chữ tượng hình này được mượn từ tiếng Ai Cập, (Thánh Moise cũng tiếp thu từ Ai Cập Minh Triết của Ngài) từ tiếng địa phương của người Cổ giáo Ai Cập (Coptic), (họ có lẽ là bà con của người Phoenician) và từ thứ tiếng của người Hyksos mà Thánh Josephus ( ) đã chứng minh đó là tổ tiên (viện cớ - alleged) của những người này. Đúng vậy, những vị vua Du mục (Hyksos) là ai? Và người Ai Cập là ai? Lịch sử hoàn toàn không biết gì về câu hỏi này, các nhà sử học ( ) cũng chỉ suy đoán và lý thuyết hoá theo những chỗ tận cùng của những tâm thức riêng mỗi người. Môn “Cổ ngữ học Ai Cập, hay là tiếng Cổ Thổ ngữ Ai Cập (Coptic) thì xuất phát từ miền Tây Châu Á và chứa đựng một vài tiếng gốc của người Semit, như vậy, chứng tỏ cùng một nguồn gốc nguyên thuỷ của hai giống dân Ấn Âu và Cổ Do Thái (Semit)” như sử gia Bunsen đã nói, ông đã xác định những biến cố vĩ đại tại Ai Cập vào năm 9000 trước Thiên Chúa. Thuyết bí truyền cổ đại và tư tưởng của người Âu Ấn cho chúng ta thấy một nền triết học xuất chúng, còn trong những kinh sách của người Hy Bá Lai, chúng ta chỉ thấy một sự tinh xảo kỳ diệu nhất trong việc phát minh ra sự tôn sùng sinh thực khí và khoa thần phổ học tính dục. 
Người ta có thể tìm thấy trong các kinh sách công truyền của Ấn Độ là những người Ấn Âu không bao giờ dựa tôn giáo của họ trên những biểu tượng về sinh lý học như những người Cổ Hy Bá Lai. Hầu như trong mỗi quyển kinh Purana và mỗi quyển Thánh Thi anh hùng ca, người ta đều tìm thấy có sự giải thích khác nhau; việc những bài tường thuật này chỉ là những tấm bình phong, được chỉ cho thấy nơi sự mâu thuẫn lẫn nhau của chúng. Tuy nhiên, nếu người ta thuyết minh những bài này theo ý nghĩa bí truyền thì tất cả đều sẽ có một ý nghĩa tương tự. Như vậy, một bài tường thuật chỉ kể có bảy bầu thế giới ngoại trừ những bầu thế giới phía dưới vốn cũng có bảy bầu; mười bốn bầu thế giới ở trên và ở dưới này không có dính dáng gì với sự xếp loại cả Dãy Hành Tinh và thuộc về những bầu thế giới vô hình bằng chất dĩ thái thuần tuý. Những bầu thế giới này sẽ được đề cập đến ở một nơi khác. Đối với hiện tại, chỉ cần nêu rõ rằng, các bầu thế giới này được cố ý đề cập tới như thể là chúng thuộc về Dãy Hành Tinh của chúng ta. “Một cách liệt kê khác cũng gọi bảy bầu thế giới là địa cầu (earth), bầu trời (sky), cõi thiên đàng (heaven), cõi trung giới (middle region), cõi sinh ra (place of birth), cõi phúc lạc (mansion of the blest) và cõi chân lý (above of truth); người ta đặt ‘Những Con của Brahma’ ở trong cõi thứ sáu, người ta cũng nói là cõi thứ năm hay Jana-loka, là nơi mà loài thú tái sinh sau khi đã bị huỷ diệt bằng một trận hoả tai toàn diện” ( ) Một vài Giáo lý bí truyền thực sự nói về Biểu tượng học sẽ được đưa ra trong những chương tiếp theo. Người nào được chuẩn bị sẽ hiểu rõ bí ẩn này.
1. NGÀI LÀ VỊ LÃNH ĐẠO VÀ HƯỚNG DẪN TINH THẦN CỦA CHÚNG. LÚC BẮT ĐẦU LÀM VIỆC, NGÀI PHÂN CHIA CÁC ĐỐM LỬA CỦA CẢNH GIỚI THẤP ( ), ĐANG PHIÊU BẠT VÀ RUNG ĐỘNG VÌ VUI VẺ TRONG TRÚ SỞ SÁNG NGỜI ( ), VÀ TẠO THÀNH MẦM MỐNG CỦA CÁC BÁNH XE (GERMS OF WHEELS). NGÀI ĐẶT CHÚNG VÀO SÁU HƯỚNG KHÔNG GIAN (SIX DIRECTIONS OF SPACE) VÀ MỘT ĐỨNG GIỮA, GỌI LÀ BÁNH XE TRUNG ƯƠNG (CENTRAL WHEEL).
Như đã giải thích, “Bánh xe” là những trung tâm thần lực mà vật chất nguyên thuỷ của Vũ Trụ toả ra ở chung quanh và sau khi đã trải qua tất cả sáu giai đoạn củng cố, đông đặc, nó trở nên khối cầu tròn và sau cùng trở thành những bầu thế giới. Một trong các tín điều căn bản của Vũ trụ học nội môn, là trong những Thiên Kiếp (Kalpa), thì sự VẬN ĐỘNG (MOTION) vẫn thoi thóp và rung động xuyên qua mỗi nguyên tử trong những chu kỳ nghỉ ngơi, lần đầu tăng trưởng cái khuynh hướng chuyển động xoay vòng kể từ lúc thức tỉnh đầu tiên của vũ trụ cho đến một “Ngày” mới (của Phạm Thiên). “Thần Linh trở nên một con TRỐT XOÁY (WIRLWIND)”. Người ta có thể hỏi, vì tác giả không quên hỏi: “Ai dám quả quyết rằng có sự khác nhau trong sự Chuyển Động này, vì toàn thể Thiên Nhiên đã bị thu gọn về bản thể nguyên thuỷ và không một ai thấy được điều này – ngay cả đến một vị Thiền Định Đế Quân, các Ngài đều đang nhập Niết Bàn, cũng không thấy - Giải đáp của câu hỏi này là: Trong Thiên Nhiên, mọi vật đều được xét đoán theo luật tương đồng. Dù các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả nhất (những vị Thiên Thần hay là những vị Thiền Định Phật [Dhyani-Buddha]) đều không thể thấu triệt những sự bí mật rất xa ngoài Hành tinh hệ chúng ta và Càn Khôn hữu hình này, song vào những thời đại cổ, có những nhà đại tiên tri và những nhà linh thị danh tiếng lại đủ sức nhận thức được sự bí mật của Hơi Thở và sự Chuyển Động bằng cách hồi niệm, khi mà những hệ thống Thế giới còn ở trong thời kỳ nghỉ ngơi và chìm sâu trong giấc ngủ có định kỳ.
Những Bánh Xe này cũng được gọi là những Pháp Luân (Rotae)- tức là những bánh xe đang chuyển động của những tinh cầu trên trời, chúng dự phần vào việc tạo lập thế gian – khi nó có ý nghĩa được xem như cái nguyên lý làm chuyển động các ngôi sao và các hành tinh; vì trong kinh bí pháp Kabalah những bánh xe này được tượng trưng bằng những vị Auphanim, những vị Thiên Thần của các Bầu hành tinh và của các Ngôi sao, mà chúng là những Linh Hồn làm linh hoạt ( ).
Định luật vận động xoay vòng (vortical movement) trong vật chất nguyên thuỷ là một trong những quan niệm cổ nhất của triết học Hy Lạp, mà những vị Hiền giả đầu tiên trong lịch sử xứ ấy, hầu hết đều là những vị Điểm đạo đồ trong các Bí pháp. Người Hy Lạp học được điều ấy của người Ai cập, người Ai Cập học được của người Chaldea, và những người này là môn đệ của người Bà La Môn về đạo học bí truyền. Leucippus và Democritus đã từng dạy rằng chuyển động xoay vòng của những nguyên tử và các bầu thế giới vẫn có từ thuở vô cùng ( ). Các triết gia Hicetas, Heraclides, Ecphantus, Pythagoras và tất cả các môn dệ của các Ngài, đều dạy rằng trái đất xoay tròn; và các triết gia Aryabhata ở Ấn Độ, Aristarchus, Seleuchus và Archimedes đều đã ước tính sự xoay tròn của trái đất một cách khoa học giống như các nhà thiên văn học bây giờ đang làm; trong khi đó, triết gia Anaxagoras cũng đã biết rõ thuyết nói về những Xoáy Nguyên Tố (Elemental Vortices) và chính ông đã chủ trương thuyết này từ 5.000 năm trước Thiên Chúa hay là gần 2.000 năm trước khi các nhà vật lý học Galileo, Descartes, Swedenborg khám phá ra và cuối cùng là ông W. Thomson ( ) có những hiệu chỉnh không quan trọng. Tất cả những sự hiểu biết như thế chỉ là một tiếng vang của các giáo lý cổ truyền (nếu công tâm mà nói), một sự giải thích điều này đang được thực hiện. Một câu hỏi mà người ta cần phải bàn riêng là, trong vài thế kỷ qua, làm thế nào mà con người biết được những quan niệm tương tự và những điều kết luận được dạy như là những sự thực hiển nhiên trong sự bí mật của những Mật Điện (Adyta) cách đây khoảng 12.000 năm. Một vài người này biết được những sự bí mật này nhờ những tiến bộ tự nhiên của môn vật lý học và do sự khảo sát đơn phương. Một vài người khác như ông Copernicus, Swedenborg và một vài người nữa, mặc dù có kiến thức rộng rãi, cũng có được kiến thức do trực giác nhiều hơn do việc hoạch đắc những ý niệm được phát triển bằng một cuộc nghiên cứu theo cách thông thường ( ).
Bằng chứng là Swedenborg, ông cũng không thể biết bất cứ điều gì về những quan niệm bí truyền của Phật giáo, đã có những nhận định đại cương gần gũi với giáo lý huyền môn (một cách độc lập) tác phẩm tiểu luận của ông về thuyết Xoáy Tròn (Vortical Theory) đã chứng tỏ điều này. Trong bản dịch tác phẩm này, của ông Clissold, do Giáo sư Winchell trích dẫn ( ), chúng ta thấy ông tóm tắt như sau:
Nguyên nhân đầu tiên là cái vô cùng hay vô hạn. Nguyên nhân này phát sinh ra cái đầu tiên hữu hạn [Sự Sáng Tạo của Thiên Đạo (Logos) và của Vũ Trụ]. Cái tạo ra một sự giới hạn thì giống với sự chuyển động. [Xem ĐOẠN THÁNH KINH 1 ở trên]. Giới hạn được tạo ra là một điểm, bản chất của điểm này là sự chuyển động; nhưng vì bản chất này không có những thành phần khác nhau, nên nó không phải là chuyển động thực tế, mà chỉ là một nỗ lực chuyển động (conatus). [Trong giáo lý chúng ta, nó không phải là một “nỗ lực” (“conatus”) mà là một sự biến đổi từ sự Rung Động Trường Cửu (Eternal Vibration) trong vũ trụ tiến triển cho đến sự Chuyển Động Xoáy Tròn (Votical Motion) trong Thế giới hiện tượng hay là hậu thiên]. Từ cái đầu tiên này, không gian, hình ảnh và sự nối tiếp hay thời gian, sự bành trướng được sản sinh ra. Như trong hình học, một điểm sinh ra đường thẳng, một đường thẳng sinh ra một mặt phẳng và một mặt phẳng sinh ra một khối, cũng vậy, ở đây, nỗ lực của điểm này là hướng về những đường thẳng, những mặt phẳng và những thể khối. Nói cách khác, Vũ Trụ được chứa đựng trong mầm mống trong điểm đầu tiên của thiên nhiên. 
Sự Chuyển Động mà nỗ lực hướng về là chuyển động xoay tròn, vì hình tròn là hình hoàn hảo nhất trong tất cả các hình… “Hình hoàn hảo nhất của sự chuyển động nêu trên phải là sự xoay tròn liên tục, nghĩa là nó phải tiếp diễn từ trung tâm ra đến ngoại biên và từ ngoại biên đi vào trung tâm” ( ).
Đây chính là Huyền bí học thuần tuý và đơn giản.
“Sáu Phương Hướng của Không Gian” (“Six Direction of Space”) có nghĩa là “Hình Tam Giác Đôi” (“Double Triangle”) tượng trưng cho sự giao tiếp và hỗn hợp giữa Tinh Thần và Vật Chất, Hữu sắc và Vô sắc, mà những hình Tam Giác đó chính là một Biểu Tượng. Hình Tam Giác đôi này là ký hiệu của Đức Vishnu; đó là ấn tín của vua Solomon và cũng là ấn tín hình tam giác đôi của người Bà La Môn (Shri-Antara hay là Shriyantra).
4. FOHAT VẠCH NHỮNG ĐƯỜNG XOẮN ỐC ĐỂ KẾT HỢP CÁI THỨ SÁU VÀO CÁI THỨ BẢY – VƯƠNG MIỆN (THE CROWN)(a). MỘT ĐẠO BINH CỦA CÁC CON CỦA ÁNH SÁNG ĐỨNG Ở MỖI GÓC; CÁC ĐẤNG LIPIKA (NAM TÀO BẮC ĐẨU) ĐỨNG Ở BÁNH XE TRUNG ƯƠNG (MIDDLE WHEEL)(b). CÁC NGÀI (ĐẤNG LIPIKA) NÓI: “VIỆC NÀY TỐT”. THẾ GIỚI THIÊNG LIÊNG ĐẦU TIÊN SẴN SÀNG; CÁI THỨ NHẤT, CÁI THỨ NHÌ ( ). RỒI CÕI “VÔ SẮC TƯỚNG THIÊNG LIÊNG” (“DIVINE ARUPA”)( ) TỰ PHẢN CHIẾU TRONG CHHAYA LOKA ( ), LỚP ÁO ĐẦU TIÊN (FIRST GARMENT) CỦA ĐẤNG VÔ PHỤ MẪU (ANUPADAKA) (c).
(a) Câu “vạch những đường xoắn ốc” ngụ ý về sự tiến hoá của những Nguyên Khí trong Con Người và trong Thiên Nhiên; một sự tiến hoá diễn ra một cách tuần tự như bất cứ vật gì khác trong vũ trụ. Nguyên Khí Thứ Sáu trong con người, tức Thể Bồ Đề hay Trực Giác (Buddhi, the Divine Soul), tuy rằng vô cùng tế nhuyễn, nhưng vẫn còn là một thể kém khinh thanh hơn so với thể Ý Chí hay Tinh Thần (Atma), mà nó là cái vỏ bọc ngoài. Fohat, trong năng lực của nó là TÌNH BÁC ÁI THIÊNG LIÊNG – DIVINE LOVE (Eros) - tức là cái quyền năng từ điển thu hút của tình thương và lòng ưu ái, có tác động kết hợp Tinh Thần thuần tuý (Tia Sáng Chân Như Tuyệt Đối) với Linh Hồn. Trong Con Người, cả hai điều này hợp thành CHƠN THẦN (MONAD) và trong thiên nhiên, nó là mối liên kết đầu tiên giữa tiên thiên và hậu thiên. Câu “cái thứ Nhất bay giờ là cái thứ Nhì”[bầu Thế Giới] cũng có ý nghĩa tương tự.
(b) “Đạo binh” ở mỗi góc là cấp đẳng Thiền Định Đế Quân, có nhiệm vụ trông nom dìu dắt sự tiến hoá ở mỗi khu vực liên hệ, từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt một Chu kỳ Khai Nguyên (Manvantara). Các Ngài là “Những vị Giám Quan Bí Mật” (“Mystic Watchers”) của những người Do Thái Cơ Đốc (Christian Kabalists) bí giáo và những nhà Luyện kim đan, còn về biểu tượng học cũng như vũ trụ khởi nguyên luận, thì các vị này lại liên quan đến hệ thống số học của Vũ Trụ. Những con số này rất khó giải thích vì mỗi con số ám chỉ một số ý niệm khác nhau tuỳ theo nhóm “Thiên Thần” đặc biệt mà nó được dự tính tượng trưng cho. Trong việc nghiên cứu về biểu tượng học, cái gút mắc ở đây; rất nhiều học giả, vì không thể cởi được cái gút này nên chỉ thích bắt chước ông Alexander giải quyết vấn đề hóc búa bằng mưu trí và sức mạnh; từ đó mới có những quan niệm và những giáo lý sai lầm, như là kết quả trực tiếp.
(c ) “Cái Thứ Nhất là cái Thứ Nhì”. Cái “Thứ Nhất” thật ra không thể đếm hay coi như Thứ Nhất vì nó là địa hạt của thực thể ở giai đoạn biểu lộ sơ khai: ngưỡng cửa đưa vào Cõi Chân (World of Truth), hay Sat, xuyên qua đó năng lực trực tiếp thoát ra từ CHÂN NHƯ (ONE REALITY) - Thượng Đế Vô Vi (Nameless Deity) - đến với chúng ta. Một lần nữa, ở đây, ngôn từ Sat (Bản Thể: Beness) không thể dịch được, cũng dẫn người ta tới một sự nhận thức lầm lạc, vì cái hậu thiên không thể là Sat mà chỉ là một vật gì đó thuộc về hiện tượng, không tồn tại mãi, cũng như không trường cửu. Nó vốn là một với Sự Sống Duy Nhất, “Độc Nhất Vô Nhị”, nhưng trong trạng thái biểu lộ, nó vẫn là một Ảo Ảnh (Maya) như tất cả mọi vật khác. Cái “Cõi Chân” này (“World of Truth”) chỉ có thể diễn tả trong thiên bình luận như là “Một ngôi sao sáng rớt xuống từ Trung Tâm của Vô Cực (Heart of Eternity); ngọn hải đăng (beacon) hy vọng với Bảy Cõi treo trên Bảy Tia Sáng của nó”. Thật vậy, vì những Tia Sáng đó là bảy Ánh Sáng mà những phản ảnh là những Chơn Thần bất tử của con người, tức Atma hay Tinh Thần của mọi người trong nhân loại, trước hết là ánh sáng có bảy cung vừa nói, kế đó là “Cõi Thiêng Liêng” – vô số ánh sáng thắp lên từ Ánh Sáng nguyên thuỷ - tức là những Buddhis (Bồ Đề) hay Linh Hồn Thiêng Liêng không hình thể của Cõi Vô Sắc Giới cuối cùng: “Toàn Thể” (“Sum Total”), theo lối nói của ĐOẠN KINH cổ.
Trong cổ thư (Catechism) có ghi lời Chơn Sư hỏi đệ tử:
“Hỡi Đệ Tử, hãy ngẩng mặt lên xem, con có thấy chăng một hay vô số ánh sáng chiếu trên nền trời tối đen của ban đêm?”
“Bạch Sư Phụ, con cảm thấy một Ngọn Lửa, con thấy vô số điểm chói rạng trên đó”.
“Con nói đúng và bây giờ con hãy nhìn chung quanh và nhìn vào nội tâm con. Cái ánh sáng chiếu trong lòng con có khác gì cái ánh sáng đang chiếu trong lòng những kẻ khác chăng?”
“Không khác gì cả, tuy rằng nó bị nghiệp quả trói buộc như một kẻ tù phạm, và những chỗ bao bọc bên ngoài nó làm cho kẻ vô minh nói rằng ‘Linh Hồn anh và Linh Hồn tôi’ “.
Sự duy nhất căn bản của “cái tinh hoa rốt ráo” của mọi vật trong Thiên Nhiên - từ ngôi sao cho đến nguyên tử khoáng chất, từ Đấng Thiền Định Đế Quân tối cao, cho đến con vi khuẩn nhỏ nhất, dù áp dụng trên các cõi tâm linh, trí tuệ hay vật chất - sự duy nhất này là định luật căn bản duy nhất trong khoa Huyền học. Một sáo ngữ Huyền môn nói rằng: “Thượng Đế là sự nới rộng vô biên và vô cùng”, từ đó mới có (như ta nhận xét trước) danh từ Brahma, do ngữ căn Brih có nghĩa là bành trướng hay phát triển (to expand or grow) ( ).
Sự tôn sùng Mặt Trời và Lửa, lòng tôn sùng xưa nhất trên thế gian, có nền tảng là một triết lý thâm sâu. Trong tất cả những Nguyên Tố mà khoa vật lý học đã biết, Lửa là cái luôn luôn thoát khỏi sự phân tích xác định. Người ta xác nhận rằng không khí là thứ hỗn hợp chứa dưỡng khí và đạm khí. Chúng ta xem Vũ Trụ và Trái Đất như một khối vật chất hợp bằng những phân tử hoá học cố định. Chúng ta nói rằng có mười chất thể căn bản đầu tiên (primitive ten earths), mỗi chất được người ta đặt cho một tên bằng tiếng Hy Lạp hay tiếng La Tinh. Về hoá học, chúng ta nói nước là một hợp chất của dưỡng khí và khinh khí, nhưng còn LỬA là gì? Người ta trang trọng trả lời rằng nó là kết quả của sự đốt cháy. Nó là hơi nóng, ánh sáng, sự chuyển động và nói chung là một sự hỗ tương của những lực vật lý và hoá học. Và định nghĩa khoa học này được bổ túc một cách triết lý bằng một định nghĩa về thần học trong quyển tự điển Webster, nó giải thích lửa như là “dụng cụ để trừng phạt, hay là trong một hiện trạng khác nữa, đó là sự gia hình những người không biết ăn năn hối cải” – nhân tiện xin nói “hiện trạng” này được giả sử là thuộc về tinh thần; nhưng than ôi! sự biểu hiện của lửa dường như là một bằng chứng xác nhận bản chất thuộc về vật chất của nó. Tuy nhiên, khi đề cập tới ảo tưởng về những hiện tượng được xem như là giản dị, bởi vì những hiện tượng này đã quen thuộc, Giáo sư Alexander Bain đã nói:
Có nhiều sự kiện rất quen thuộc dường như có thể tự đứng vững mà không cần phải giải thích và cũng là phương tiện để giải thích bất cứ cái gì có thể bị đồng hoá vào chúng. Như vậy, sự sôi và sự bốc hơi của một chất lỏng được giả sử như là một hiện tượng rất đơn giản không cần đòi hỏi sự giải thích và là phương tiện thoả đáng để giải thích những hiện tượng hiếm hơn. Đối với một cái trí chưa được huấn luyện, sự bốc hơi của nước là một điều hoàn toàn dễ hiểu; trong khi đó đối với một người có kiến thức về khoa vật lý học thì trạng thái lỏng này là một điều bất bình thường và không thể giải thích được. Một điều rất khó hiểu đối với khoa học là khi người ta phải dùng một ngọn lửa để làm cho lửa cháy lên; tuy nhiên, ít có người nào đã nghĩ như thế được ( ).
Giáo lý nội môn đã nói gì về Lửa? “Ở trên Trời cũng như ở dưới thế gian, Lửa là một sự phản ánh hoàn hảo nhất không thể nguỵ tạo được của một NGỌN LỬA DUY NHẤT (ONE FLAME). Nó là Thuỷ và Chung (Life and Death) của mọi điều vật chất. Nó là cái “Bản thể thiêng liêng”. Vì vậy, chẳng những nhóm người tôn sùng lửa, những tín đồ Hoả Thần giáo (Parsi) mà ngay đến những bộ lạc du mục dã man ở Mỹ Châu - họ tự nhận là “những đứa con của lửa” – cũng có những tín ngưỡng hợp khoa học và những điều mê tín dị đoan xác thực hơn là tất cả những cuộc suy lý của những nhà vật lý học và những nhà thông thái hiện đại. Những người Thiên Chúa giáo nào nói rằng: “Đức Chúa Trời là một ngọn Lửa sinh động” (“God is a living Fire”) và cũng nói về “những ngọn Lửa” (“Tongues of Fire”) của ngày lễ Pentecost (Lễ Ngũ Tuần) và những “Bụi rậm cháy rực” (“Burning Bush”) của Thánh Moses, thì cũng là một người tôn sùng lửa như bất cứ một người “Ngoại đạo” nào khác. Trong đó tất cả những nhà thuật sĩ, những tín đồ Do Thái Bí giáo, những tín đồ Hoa Hồng Thập Tự đều định nghĩa Lửa một cách đúng đắn nhất. Bạn hãy kiếm một cây đèn dầu loại sáu xu (tiền Anh) và chỉ cần đổ dầu vào cây đèn này, là bạn có thể dùng nó để đốt lên những cây đèn dầu khác (lamps), những cây đèn cầy (candles) và những ngọn lửa ở khắp nơi trên thế gian, mà ngọn lửa của bạn không giảm bớt gì cả. Nếu Thượng Đế là trường cửu và là một Chất Liệu vô biên không tăng không giảm, thì Giáo lý Huyền Môn không phải là vô lý khi nói rằng “Những Cõi Vô Sắc Tướng và Sắc Tướng được cấu tạo như sau: từ MỘT Ánh Sáng thắp lên Bảy Ánh Sáng; từ mỗi cái trong Bảy cái này phân hoá thêm thành bảy lần Bảy” v.v…
5. FOHAT TIẾN TỚI NĂM BƯỚC DÀI ( ) (a), VÀ XÂY DỰNG MỘT BÁNH XE CÓ CÁNH Ở MỖI GÓC CỦA HÌNH VUÔNG CHO BỐN ĐẤNG CAO CẢ … VÀ NHỮNG ĐẠO BINH CỦA CÁC NGÀI (b).
 
(a) Như đã giải thích ở phần bình giải ĐOẠN KINH 4, “Những bước dài” nói về những Nguyên Khí trong vũ trụ và trong con người, theo ngoại giới gồm có ba (Tinh Thần, Linh Hồn và Thế xác). Nhưng theo khoa nội môn bí truyền thì có bảy (ba thể thượng của tinh hoa và bốn thể hạ ( ). Ai đã có đọc quyển Phật Giáo Nội Môn (Esoteric Buddhism) của A.P. Sinnett có thể hiểu dễ dàng sự phân loại này. Có hai chi phái Huyền môn, một để truyền thụ cho các đệ tử nội môn chính thức và một để dạy đạo cho những đệ tử ngoại môn còn ở ngoài thế tục. Chi phái thứ nhất truyền dạy sự phân loại gồm bảy Nguyên khí, còn môn phái kia dạy sự phân loại có sáu Nguyên khí con người.
Theo quan niệm vũ trụ, Fohat “làm Năm Bước Dài” (“Five Strides”), ngụ ý năm cõi trên của Tâm Thức và Nội Tại (Consciousness and Being), còn bước thứ sáu và thứ bảy (từ trên đếm xuống) ngụ ý hai cõi thấp tức cõi trung giới và cõi trần.
(b) “Bốn Bánh Xe có cánh ở mỗi góc… cho Bốn Đấng Cao Cả và những đạo binh của các Ngài”. Những Đấng này là “Tứ Đại Thiên Vương” (“Four Maharajas”), Chủ Tể của các vị Thiền Định Đế Quân, cai quản bốn phương hướng của Vũ Trụ. Các Ngài là những vị Đại Thiên Thần thống lãnh những Thần Lực của Vũ Trụ ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi thứ Thần Lực ấy đều có liên hệ đến Luật Nhân Quả, vì luật này cũng cần có những vị trung gian làm khí cụ để thừa hành mệnh lệnh của nó. Thí dụ như là khoa học đã công khai thừa nhận rằng bốn loại gió có những hình ảnh tốt và xấu riêng biệt đối với sức khoẻ của mọi người được triết lý Huyền môn của giáo lý Cơ Đốc La Mã truy nguyên ra từ những vị “Sứ Giả” (“Messengers”) vô hình từ phương Bắc và từ phương Tây, họ đã tạo những trận dịch, những cuộc chiến tranh và nhiều tai biến khác nữa. Thánh thư Ezekiel ( ) cũng đã nói “Sự vinh diệu của Thượng Đế xuất phát từ con đường ở phương Đông”; trong khi đó các nhà hiền triết Jeremiah, Isaiah và các bậc Thánh Thi (Psalmist), đều quả quyết với các độc giả rằng, tất cả những ảnh hưởng xấu dưới ánh mặt trời này, đều xuất phát từ hướng Bắc và hướng Tây – khi áp dụng cho nước Do Thái, điều này có vẻ giống như một điều tiên tri không thể chối cãi được. Và cũng vì lý do này mà Thánh Ambrose ( ) đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng “Chúng ta hãy nguyền rủa Gió phương Bắc, và trong khi làm lễ rửa tội, chúng ta hãy khởi sự quay về hướng Tây (hướng có ngôi sao mọc), để chối bỏ người nào đã ở đó, sau đó, chúng ta hãy quay về hướng Đông”.
Sự tín ngưỡng về Tứ Đại Thiên Vương (Four Maha -rajas) - tức là những vị Giám quan của bốn phương trời – thì rất phổ thông và hiện nay chính là tín ngưỡng của các tín đồ Thiên Chúa giáo, họ gọi những vị này theo Thánh Augustine, là những vị “Kiết Thần” (“Angelic Virtues”) và những vị “Thánh Thần” (“Spirits”) và “Ma Quỷ” (“Devils”) (như những người Ngoại đạo đã gọi). Nhưng trong trường hợp này, giữa người Ngoại đạo và người Thiên Chúa giáo có sự khác nhau như thế nào? Ông Vossius, một học giả danh tiếng đã nói:
Dù Thánh Augustine đã nói rằng mỗi sinh vật hữu hình trong thế gian này đều có một vị Kiết Thần trên cương vị là một vị thần hộ mạng ở gần sinh vật này, phải hiểu rằng đó không phải là những cá thể, nhưng hoàn toàn là các loại sinh vật, mỗi loại sinh vật có một vị thần đặc biệt theo bảo vệ nó. Ngài nhất trí với tất cả những nhà triết học về điều này… Đối với chúng ta, những vị thần này chính là những vị thần linh hoàn toàn tách biệt với mọi vật… trong khi đó, các nhà triết học (Ngoại đạo) vẫn xem họ như các vị thần linh ( ).
Khi người ta nghiên cứu đến nghi lễ dành cho các vị “Thần Ngôi Sao” (“Spirit of the Star”), do Giáo hội Cơ Đốc La Mã dựng lên, thì các vị này giống một cách khả nghi như những “vị thần linh” (“gods”), nhưng các vị này không được người xưa kính trọng hay là tôn sùng (những người Ngoại đạo hiện nay cũng vậy) hơn ngày nay tại La mã, những tín đồ Thiên Chúa giáo Cơ Đốc rất văn minh tôn sùng các vị thần linh này.
Tiếp theo triết gia Plato, Aristotle đã giải thích rằng, ngôn từ …( ) chỉ được hiểu như có nghĩa là những nguyên khí vô hình được đặt ở trong bốn vùng rộng lớn của bầu thế giới vũ trụ của chúng ta, để trông nom bốn vùng này. Vì vậy, những người Thiên Chúa giáo cũng như người Ngoại đạo, đều không thờ phụng và tôn sùng các Hành (Elements) và những phương trời này (có tính cách tưởng tượng), mà chỉ tôn sùng “những vị thần” đã thống trị những vùng riêng biệt vừa nói. Đối với Giáo hội, có hai loại sinh vật ở trên trời, một là những vị Thiên Thần và hai là những loài Ma Quỷ yêu tinh. Đối với những người Do Thái Bí giáo, và những nhà Huyền bí học, thì chỉ có một hạng duy nhất, không nhà Huyền bí học cũng như nhà Do Thái Bí giáo nào phân biệt “những vị Giám hiệu của Ánh Sáng” (Rectores of Light”) và “những vị Giám hiệu của Bóng Tối” (“Rectores Tenebrarum”) hay là những Đấng tạo lập vũ trụ (Cosmocratores); nơi những vị “Giám hiệu của Ánh Sáng” (“Rectors of Light”), Giáo hội La Mã tưởng tượng và tìm ra các Đấng Tạo Lập Vũ Trụ ngay khi một trong những vị này được gọi dưới một danh hiệu khác hơn danh hiệu mà người ta vừa nói. Không phải là những vị Giám hiệu hay là những vị Đại Thiên Vương (Maharaja) thưởng hay phạt, với sự cho phép hay là không cho phép, hoặc là có lệnh hay không có lệnh của Thượng Đế”, mà chính là những hành vi (hay là nhân quả - Karma) của con người, mới hấp dẫn mọi loại ảnh hưởng xấu và độc ác của một cá thể hay của một số đông (như là đôi khi xảy ra cho nhiều nước trên thế giới). Chúng ta tạo ra những NGUYÊN NHÂN, những nguyên nhân này đánh thức những quyền năng tương ứng trong Bầu Thế Giới Tinh Tú, những quyền năng này, một cách không thể cưỡng chế nổi và có từ tính, bị hấp dẫn và có phản ứng đối với những người nào đã tạo ra nguyên nhân như thế; dù là những người thực sự gây ra tội ác, hay là những “nhà tư tưởng” chỉ mới ấp ủ ác ý. Vì tư tưởng là vật chất (khoa học hiện đại đã dạy chúng ta như vậy); trong quyển “Những Nguyên Lý của Khoa Học” (“Principles of Science”), các ông Jevons và Babbage đã nói với người phàm (profane) là “tất cả những gì xảy ra đều phải được ghi lại trong mỗi phân tử của vật chất biểu hiện”. Càng ngày, khoa học tân tiến càng bị dòng nước xoáy của Huyền bí học lôi cuốn, sự lôi cuốn này rất rõ rệt, mặc dù vô ý thức.
Dĩ nhiên, “tư tưởng là vật chất”, không theo ý nghĩa như ông Moleschott, một nhà duy vật người Đức đã quả quyết với chúng ta rằng “tư tưởng là sự chuyển động của vật chất” – đó là một lời nói hết sức phi lý không ai bì kịp. Như thế, những trạng thái của tư tưởng và trạng thái của thể xác đã hoàn toàn được đối chiếu ngược nhau, nhưng điều này không có ảnh hưởng đến lập trường cho rằng mỗi tư tưởng, ngoài phần đồng hành của thể xác (là sự biến đổi của não bộ ra) đều biểu hiện một trạng thái khách quan – dù đối với chúng ta, đó là cái khách quan siêu cảm giác – trên cõi trung giới ( ).
Hai lý thuyết khoa học chủ yếu bàn về những sự liên quan giữa Tinh Thần và Vật Chất là thuyết Nhất Nguyên (Monism) và Chủ Nghĩa Duy Vật (Materialism). Ngoại trừ những quan niệm gần như là huyền bí của những trường phái Phiếm Thần học của người Đức, cả hai thuyết này bao hàm toàn bộ lãnh vực của khoa tâm lý học tiêu cực.
Những quan niệm của những nhà tư tưởng khoa học hiện nay của chúng ta về những liên quan giữa tinh thần và vật chất, có thể được thu gọn về hai giả thuyết sau đây. Hai giả thuyết chứng minh rằng cả hai quan niệm trên đều loại bỏ việc có thể có một linh hồn độc lập, linh hồn này hoạt động xuyên qua và phân biệt với bộ óc thể xác. Hai quan niệm này là:
(I) CHỦ NGHĨA DUY VẬT (MATERIALISM) thuyết này xem những hiện tượng của tư tưởng như là đều do những biến đổi phân tử trong não bộ sinh ra; nghĩa là như là kết quả của một sự biến đổi chuyển động thành ra tình cảm (!) Có một lần, trường phái thô lỗ (cruder) này đã đi quá xa đến nỗi đồng nhất hoá tư tưởng với “một cách chuyển động dị kỳ” (!!), nhưng ngày nay, may mắn thay quan niệm này bị hầu hết các nhà khoa học xem như là phi lý.
(II) THUYẾT ĐƠN NGUYÊN (MONISM) hay là thuyết dạy về Bản Thể Độc Nhất (Single Substance), là một hình thức tinh vi của khoa tâm lý học tiêu cực, mà một trong những người ủng hộ thuyết này là Giáo sư Bain, cũng đã tài tình nói rằng đó là “chủ nghĩa duy vật dự phòng” (“guarded materialism”). Chủ nghĩa này đã được một số rất lớn các nhà triết học tán thành, trong số này có các triết gia Lewes, Spencer, Ferrier và nhiều người khác; nói chung, họ giả sử vật chất là cái tương phản chính đối với những hiện tượng về tư tưởng và tinh thần, xem chúng chỉ như là hai khía cạnh, hay hai hiện trạng của một trong những trạng thái của cùng một bản chất. Họ nói rằng bản thân tư tưởng hoàn toàn tương phản với những hiện tượng vật chất nhưng nó cũng phải được xem như “khía cạnh chủ quan của vận động thần kinh” mà thôi (các nhà thông thái của chúng ta muốn hiểu câu này ra sao thì hiểu).
Theo ông Clemens Alexandrinus, trong các đền thờ của Ai Cập, nơi thờ phượng được tách biệt (bởi một tấm vách ngăn rộng lớn) ra khỏi chỗ hội họp. Những đền thờ của người Do Thái cũng vậy. Tấm vách ngăn của cả hai nơi thờ phượng này được giăng qua năm cây trụ (hình năm góc), vừa tượng trưng cho năm giác quan, vừa tượng trưng cho năm giống dân chánh (nói theo bí truyền) trong khi bốn màu sắc của tấm vách tượng trưng cho bốn phương trời và bốn Nguyên tố địa cầu. Tất cả những điều này chỉ là biểu tượng có ẩn ý. Chính nhờ bốn vị Phán Quan (Rulers) cao cả coi bốn phương trời và những Nguyên Tố này mà năm giác quan của chúng ta có thể biết được những chân lý bí ẩn của Thiên Nhiên, như ông Clemens đã trình bày, hoàn toàn không phải là chính những nguyên tố đã cung cấp cho người Ngoại đạo Minh Triết Thiêng Liêng hay là Minh Triết của Trời ( ). Trong khi biểu tượng của người Ai Cập thuộc về tinh thần, thì biểu tượng của người Do Thái chỉ chú trọng đến những Hành mù quáng (the blind Elements) và những “phương trời” tưởng tượng (imaginary “points”). Vì ý nghĩa gì mà Thánh Moses lại dựng lên ngôi nhà thờ Do Thái hình vuông trong những vùng hoang địa, nếu không phải là vì cùng cái ý nghĩa vũ trụ ấy? “Con đã làm ra một tấm màn … màu xanh, màu đỏ tía và màu đỏ tươi … những cây trụ rất đẹp đẽ bằng danh mộc shittim để treo màn lên … ở bốn góc có bốn cái khoen bằng đồng … những tấm bảng bằng danh mộc dành cho bốn hướng Bắc, Nam, Tây, Đông … của Thánh Điện (Tabernacle) … có những tiểu Thiên Thần (Cherubims) của tác phẩm tuyệt hảo” ( ). Nhà thờ của người Do Thái và cái cân hình vuông, những tiểu Thiên Thần và tất cả những cái khác đều hoàn toàn giống như những cái có trong đền thờ của người Ai Cập. Nhà thờ Do Thái có hình vuông bốn góc, có một ý nghĩa mà cho đến ngày nay vẫn còn trong tín ngưỡng công truyền của người Trung Quốc và người Tây Tạng - bốn phương trời có ý nghĩa bốn cạnh của những Kim tự tháp, những bia hình chóp và những kiến trúc có hình vuông như thế. Toàn thể sự việc này cũng đã được Josephus giải thích một cách cẩn thận. Ông tuyên bố rằng những cột trụ của nhà thờ người Do Thái cũng giống với cột trụ dựng lên tại thành Tyre dành cho Tứ Đại (four elements), những cột trụ này được đặt trên những bệ có bốn góc quay mặt hướng về bốn phương trời; ông còn thêm rằng, “Những góc của các bệ này có bốn hình của Hoàng Đạo (Zodiac)” ở trên đó, những hình này cũng chỉ phương hướng tương tự ( ).
Những ý niệm này có thể còn để lại tàn tích trong những thạch động của các tín đồ Hoả Thần giáo, trong các đền thờ chạm trổ trong đá ở Ấn Độ và tất cả những đền đài thiêng liêng hình vuông của thời cổ còn tồn tại cho đến ngày nay. Chính ông Layard đã xác định điều này, ông đã tìm thấy bốn phương trời và bốn nguyên tố đầu tiên ở trong tôn giáo của mọi nước trên thế giới, dưới hình dáng những thạch bi (obelisks), chóp tháp hình vuông, những Kim tự tháp có bốn cạnh v.v.. Về những nguyên tố này và những phương trời, thì Tứ Đại Thiên Vương (Four Maharajas) là những vị thần điều khiển và thống trị.
Nếu sinh viên huyền môn muốn biết nhiều hơn nữa về các vị này, y chỉ cần so sánh Linh thị của Ezekiel (ch.1) với cái mà Phật giáo Trung Quốc đã biết, ngay cả trong giáo lý công truyền, và xét lại hình dáng bên ngoài của những vị “Đại Vương (Great Kings) [của các Thần Linh – of the Devas] này”. Theo ý kiến của Đức Giám mục Joseph Edkins, “mỗi một trong các vị này thống trị một trong bốn lục địa, (thế gian này đã được người Ấn Độ phân chia như thế)… Mỗi vị thống lĩnh một đội binh thần linh để che chở cho nhân loại, và để bảo vệ cho Phật giáo” ( ). Ngoại trừ sự thiên vị đối với Phật giáo, Bốn nhân vật ở trên trời này (the four Celestial Beings) đúng là như vậy. Song những người Ấn giáo lại chia thế giới này ra làm bảy lục địa, nói về công truyền cũng như bí truyền; còn về bốn vị Thần trông coi Vũ Trụ (Cosmic Devas), thì họ nói là có tám vị, có nhiệm vụ trông coi tám hướng trên la bàn chứ không phải trên các lục địa.
“Bốn vị Thần” chính là bốn vị thần bảo vệ nhân loại và cũng là vị thi hành Nhân Quả (Karma) trên Trần Thế, trong khi các vị thần cầm cân Nhân Quả (Lipika) lại lo lắng cho kiếp sau của nhân loại. Theo linh thị của Ezekiel, thì trong lúc đó, các Ngài cũng là bốn sinh vật “giống như con người”, mà các dịch giả Thánh kinh Thiên Chúa giáo (Bible) gọi là những vị “Tiểu Thiên Thần” (Cheru-bim) và những “Thiên Thần Tối Cao” (“Seraphim”) v.v.., còn các nhà Huyền bí học gọi những vị này là “những Hành Tinh có Đôi Cánh” (“Winged Globes”), “Những Bánh Xe Bằng Lửa” (“Fiery Wheels”); và theo Phiếm Thần học Ấn Độ, người ta lại còn dùng nhiều danh từ khác nữa. Tất cả những danh từ Ganharvas (các vị Thần du ca), “những Ca Sĩ Dễ Thương” (“Sweet Songsters”), những vị Asuras (Thần Quỷ), riêng những vị Kinnaras (các vị Thần nửa người nửa ngựa) và những vị Nagas (các Long Thần đều là những cách diễn tả có ngụ ý dành cho Tứ Đại Thiên Vương (Maharajas). Seraphim là những Con Rắn Lửa ở trên Trời mà chúng ta tìm thấy trong một đoạn kinh mô tả ngọn núi Tu Di (Meru) như là “Một số điều vinh diệu được tán dương sùng kính mà con người đầy tội lỗi không thể nào tới được…bởi vì những nơi đó được những Con Rắn canh giữ. Những vị này được gọi là những Kẻ Báo Thù (Avengers) và “Những Bánh Xe Có Cánh” (“Winged Whells”).
Nhiệm vụ và đặc tính của những vị này đã được giải thích, ta hãy thử xem các dịch giả Thánh kinh Thiên Chúa giáo nói những vị tiểu Thiên Thần (Cherubim) như thế nào. “Trong tiếng Hy Bá Lai, tiếng này có nghĩa là đầy đủ sự Tri Thức; những vị Thiên Thần được gọi như thế, do tri thức hoàn hảo của họ, và vì vậy, họ được dùng để trừng phạt những người nào đụng chạm đến minh triết thiêng liêng” (Trong Sáng Thế Ký (Genesis), phụ dẫn iii, 24, do Cruden diễn giải). Rất đúng, và mặc dù tin tức này cũng còn mập mờ, nó vẫn chỉ cho thấy rằng, những vị Tiểu Thiên Thần này (Cherub) được đặt giữ cổng vào vườn Địa Đàng (Gold of Eden) sau khi có sự “Sa Ngã” (“Fall”) của con người, đã gợi ra cho các nhà diễn giải khả kính ý niệm về sự trừng phạt liên quan đến môn Khoa học bí ẩn hay Minh Triết thiêng liêng – khoa học này cũng thường dẫn tới một sự “Sa Ngã” khác nữa mà theo sự phỏng đoán của con người, đó là sự sa ngã của các vị thần linh hay là của “Đức Chúa Trời”. Nhưng vì ông già hiền hậu Cruden không hiểu gì về Nhân Quả (Karma) nên người ta có thể tha thứ cho ông. Tuy nhiên, sự ngụ ý cũng thật là gợi ý. Khoảng cách từ núi Tu Di, nơi trú ẩn của các vị thần linh, cho đến vườn Địa Đàng rất ngắn, và từ những Con Rắn của người Ấn Độ giáo cho đến những vị Tiểu Thiên Thần của phái thờ Rắn (Ophite Cheubim) - vị thần thứ ba trong số bảy vị thần này chính là con Rồng – thì sự ngăn cách lại còn nhỏ hơn nữa, vì cả hai đều canh giữ cửa vào lãnh địa của sự Tri Thức Huyền Bí. Vả chăng Ezekiel đã diễn tả một cách rõ ràng bốn vị Thiên Thần trong Càn Khôn này như sau:
Tôi đã thấy và chứng kiến một luồng gió lốc… một … đám mây mù và đốm lửa bao bọc lấy nó… cũng từ trong lòng của luồng gió lốc, hình ảnh bốn sinh vật xuất hiện … hình dáng chúng giống như một con người. Mỗi sinh vật này có bốn mặt … và bốn cánh … mặt có hình một con người ( ), và mặt có hình một con sư tử … mặt có hình một con bò và … mặt có hình một con ó … Bây giờ tôi thấy những sinh vật này giống như tôi thấy một bánh xe trên Trái đất … với bốn mặt … cũng như nó là một bánh xe ở chính giữa của một bánh xe … vì linh hồn của sinh vật này cũng ở trong bánh xe này ( ).
Có ba Nhóm chính gồm các Đấng Sáng Tạo và cũng bấy nhiêu Nhóm gồm những vị Tinh Quân và các Đấng Lipika, mỗi Nhóm lại chia ra làm bảy tiểu tổ. Ngay cả trong một tác phẩm vĩ đại như thế này, người ta cũng không thể nào khai triển việc kiểm soát tỉ mỉ ba Nhóm chính này vì nó sẽ cần một quyển sách phụ trội. Các Đấng Sáng Tạo là những vị đại diện của những Đấng Tứ Đại Thiên Vương của những Thực Thể do “Cái Trí Sinh Ra” Đầu Tiên (First “Mind-Born”), vì vậy, các Ngài cũng là đại diện cho những vị Hoá Công (Rishi-Prajapati) đầu tiên, cũng như các Đấng mà người Ai Cập gọi là Bảy Vị Thần vĩ đại, mà thần Osiris là vị thần chủ yếu; của các Đấng mà tín đồ Hoả Thần giáo gọi là “Bảy Đấng Tạo Lập Vũ Trụ” (“Seven Amshaspends”), mà Đấng Ormazd (Thần Thái Dương) đứng đầu; của “Bảy Vị Thần Linh của Thánh Dung” (“Seven Spirits of the Face”); của Bảy Vị Thần Sáng tạo (Sephiroth) độc lập với Tam Thể đầu tiên (first Triad) v..v…( ) Các Ngài xây dựng hay nói đúng hơn là tái tạo mỗi Hành Tinh Hệ sau mỗi chu kỳ huỷ diệt hay “Đêm” của Phạm Thiên. Nhóm Thứ Hai của Đấng Sáng Tạo là những vị Kiến Trúc xây dựng đặc biệt của Dãy Hành Tinh hiện tại, còn Nhóm Thứ Ba là những Đấng Trưởng Thượng (Progenitor) của Nhân Loại chúng ta tức các Đấng kiểu mẫu của tiểu thiên địa trong vũ trụ càn khôn.
Các Đấng Tinh Quân (Planetary Spirit) là những Đấng Chủ Tể của các vì Tinh Tú nói chung và các bầu Hành Tinh nói riêng. Các Ngài cai quản vận mệnh của những người sinh ra dưới ảnh hưởng của những tinh tú đặt dưới sự điều khiển của các Ngài; các Nhóm Thứ Nhì và Thứ Ba cai quản những hành tinh hệ khác, đều có những chức vụ tương tự và tất cả đều cai quản những ngành sinh hoạt khác nhau trong Thiên Nhiên. Trong Phiếm Thần học công truyền của Ấn Độ giáo, các Ngài là những vị thần bảo vệ có nhiệm vụ cai quản tám hướng trên la bàn - tức là bốn phương chính và bốn phương trung gian – và được gọi là những vị Lokapalas, là những vị “Bảo vệ và Trông nom thế gian” (trong Vũ Trụ hữu hình của chúng ta, (ở phương Đông) thì có vị thần Indra (vị thần trông coi bầu trời), (ở phương Nam) thì có vị thần Yama (Thần chết), (ở phương Tây) thì có thần Varuna (Thuỷ Thần), và (ở phương Bắc) thì có vị thần Kuvera (Thổ Thần) là chủ tể; dĩ nhiên, những con voi và người vợ của các vị thần này đều thuộc về hoang tưởng và sự diễn giải sau này, dù tất cả những điều này đều có một ý nghĩa huyền bí.
Trong ĐOẠN THÁNH KINH 4, Lời bình luận 6, các Đấng Lipika là những vị Tinh Quân của Vũ Trụ, còn những Đấng Tạo Tác chỉ cai quản những bầu hành tinh trong hành tinh hệ hiện tại của chúng ta mà thôi. Những vị trước thuộc về phần huyền bí nhất của Vũ Trụ học, mà người ta không thể đưa ra đây được. Liệu những Đức Chơn Sư (Adepts) – ngay cả những Đấng Cao Cả nhất – có biết được đẳng cấp của những vị thiên thần này một cách đầy đủ với ba cấp bậc, hay chỉ biết một bậc thấp hơn liên quan đến những ký ảnh của thế giới chúng ta, là một điều mà tác giả cũng chưa được chuẩn bị để nói ra, nên tác giả thiên nhiều hơn về giả thuyết sau. Chỉ có một điều được dạy về cấp bậc cao nhất của các vị này. Các Đấng Lipika có liên hệ đến Luật Nhân Quả, các Ngài gìn giữ kho ký ức nghiệp quả của vũ trụ. Cây Trường Sinh (Tree of Life) là cái biểu tượng phổ thông dành cho Minh Triết Thiêng Liêng và Huyền bí vào thượng cổ thời đại, nó cũng có nghĩa là một Thánh kinh hay một Tàng thư lưu ký. Từ đó mới có tiếng Lipika, có nghĩa là những Người Viết Lách và Biên Chép; những “Con Rồng” tượng trưng cho sự Minh Triết, chúng gìn giữ những cây Tri Thức (Trees of Knowledge); Cây Táo “vàng” (the “golden” Apple-Tree) ở vườn Hesperides; những “Cây Tươi Tốt” (“Luxuriant Tree”) và loại thực vật ở núi Tu Di (Meru) được các Con Rắn bảo vệ. Món quà của Nữ thần Juno dành cho thần Jupiter trong ngày hôn lễ là một Cây có trái vàng, nó còn có một hình thức nữa là món quà của bà Eve (E-Và) dành cho ông Adam, đó là Trái Táo hái từ Cây Tri Thức.
6. CÁC ĐẤNG NAM TÀO BẮC ĐẨU (LIPIKA) VẠCH VÒNG TRÒN QUANH HÌNH TAM GIÁC, CÁI THỨ NHẤT( ), KHỐI LẬP PHƯƠNG, CÁI THỨ NHÌ, RỒI ĐẶT HÌNH NGÔI SAO NĂM GÓC TRONG CÁI TRỨNG (a). ĐÓ LÀ VÒNG GIỚI HẠN “KHÔNG THỂ VƯỢT QUA” (“PASS NOT”) ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐI XUỐNG VÀ ĐI LÊN; ĐỐI VỚI NHỮNG AI TRONG ĐẠI KIẾP NÀY ĐANG TIẾN ĐẾN NGÀY VĨ ĐẠI “ĐƯỢC HỢP NHẤT VỚI THƯỢNG ĐẾ” (“BE WITH US”) (b)… NHỮNG CÕI VÔ SẮC TƯỚNG (ARUPA) VÀ CÕI SẮC TƯỚNG (RUPA) ĐƯỢC TẠO LẬP NHƯ SAU ( ): TỪ MỖI CÁI TRONG BẢY CÁI NÀY, SINH RA BẢY LẦN BẢY ÁNH SÁNG. CÁC BÁNH XE GIÁM SÁT VÒNG TRÒN…
 ĐOẠN KINH này tiếp tục với một bảng liệt kê tỉ mỉ những Cấp đẳng các Đấng Thiên Thần. Những Nhóm Thiên Thần có Mười vị do Cái Trí sinh ra, Nhóm Mười hai vị, Nhóm Hai mươi mốt vị v..v…đều có nguồn gốc từ Nhóm Bốn và Bảy vị thần linh, một lần nữa, tất cả đều được chia thành những nhóm phụ của nhóm Heptads, của nhóm Enneads, của nhóm Dodecads ( ) và tiếp tục mãi cho đến khi nào cái trí không còn đủ sức đếm cái số vô cùng của những nhóm Thần linh và những Sinh vật ở trên trời, mỗi vị đều có một trách vụ rõ rệt trong việc cai quản Vũ Trụ hữu hình trong chu kỳ sinh hoạt.
(a) Ý nghĩa Huyền bí của câu đầu trong Đoạn kinh là những Đấng gọi là Lipika hay các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả, dựng một bức rào chướng ngại giữa LINH HỒN hữu ngã (personal EGO) và CHÂN LINH vô ngã (impersonal SELF) tức cái Thực Thể của nguồn gốc linh hồn. Do đó mới có cái biểu tượng Các Ngài đặt cái thế giới vật chất biểu lộ bên trong “Vòng Giới Hạn” không thể vượt qua. Thế giới này là biểu tượng khách thể của NHẤT NGUYÊN (the ONE) phân hoá ra Vạn Hữu, các cõi của Ảo Giác và Nhất Nguyên này là tổng hợp của những Đấng Sáng Tạo hay Kiến Trúc Sư của Vũ Trụ hữu hình. Trong Huyền bí học Hy Bá Lai, danh hiệu này gồm cả hai tiếng Echath, là “Số Một” thuộc về giống cái và tiếng Echad, một lần nữa cũng là “Số Một” nhưng thuộc về giống đực. Những nhà Độc Thần học (Monotheists) đã và còn đang lợi dụng thuyết bí truyền thâm sâu của kinh bí pháp Kabalah, họ đã áp dụng danh hiệu của Nguyên Thể Thiêng Liêng Duy Nhất (One Supreme Essence) cho sự biểu lộ của NÓ (ITS manifestation), các vị Thần Sáng Tạo (Sephiroth-Elohim), và gọi là Jehovah. Nhưng điều này hoàn toàn là độc đoán chống lại tất cả lý lẽ và lý luận (reason and logic), vì ngôn ngữ Elohim là một danh từ chỉ số nhiều, giống như tiếng Chiim (Sự Sống) cũng chỉ số nhiều và thường kết hợp với nó. Trong kinh Tạo thiên Lập Địa (Sepher Yetzireh) cũng như trong nhiều quyển kinh khác có câu này “Achath-Ruach-Elohim-Chiim”, ý nghĩa của câu này là Thượng Đế Sáng Tạo (Elohim) trên cương vị cùng lắm là có lưỡng tính, nhưng yếu tố thuộc về nữ tính chiếm ưu thế nhất, và câu này được đọc như vầy: “Ngài là số MỘT, là Tinh Thần của Thượng Đế Sáng Tạo (Elohim) của Sự Sống”. Như đã nói, tiếng Achath (hay là Echath) thuộc giống cái và tiếng Achad (hay là Echad) thuộc giống đực, nhưng cả hai đều có nghĩa là số MỘT (ONE).
Vả chăng, trong các khoa siêu hình học Huyền bí (Occult metaphysics), nói cho đúng thì có hai số “MỘT” - số “Một” thứ nhất chỉ cái Tuyệt Đối (Absoluteness) và Vô Cùng (Infinity) ở trên cõi không thể đạt tới, ở trên cõi mà người ta không thể suy lý được; còn số “Một” thứ nhì ở trên cõi của những Phân Thân (plans of Emanations). Con số trước không thể sinh ra, cũng không thể bị phân chia, vì nó trường cửu, tuyệt đối và bất di bất dịch; nhưng con số thứ Nhì có thể nói là phản ánh của số Một Đầu Tiên (vì nó chính là Thượng Đế Ba Ngôi (Logos) hay là Thượng Đế hữu hình (Ishvara) trong bầu Vũ Trụ Ảo Tưởng), có thể biểu hiện. Nó tự sinh ra - giống như là Tam Thể Sáng Tạo (Sephirothal Triad) trên cao, từ đó bảy Đấng Sáng Tạo (Sephiroth) ở dưới thấp được sinh ra - tức là bảy Cung hay bảy vị Thiền Định Đế Quân; nói một cách khác, cái đồng nhất trở thành cái dị biệt (Homogenous becomes the Heterogenous), cái Nguyên hình chất (Protyle) phân hoá ra từng nguyên tố. Nhưng nếu những nguyên tố này không trở về nguyên tố khởi thuỷ, thì chúng không thể nào vượt ra khỏi Điểm trung hoà (Laya) hay là điểm không (zero-point). Giáo điều siêu hình học này khó lòng có thể được diễn đạt hay hơn những bài diễn thuyết của ông T. Subba Row về Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita):
Hỗn Nguyên Khí (Mulaprakriti) {là tấm màn che Bản Thể Tối Thiêng Liêng (Parabrahman)}, tác động như một năng lượng duy nhất xuyên qua Thượng Đế Ba Ngôi (Logos) hay Thượng Đế hữu hình (Ishvara). Bây giờ Bản Thể Tối Thiêng Liêng (Parabraman).. là nguyên thể duy nhất mà từ đó một trung tâm năng lượng bắt đầu biểu lộ, cái mà hiện nay tôi sẽ gọi là Thượng Đế Ba Ngôi (Logos)… Ngài được gọi là Thượng Đế Ngôi Lời (Verbum).. như tín đồ Thiên Chúa giáo đã gọi và đó là Đấng Thánh Thiện (Christos) thiêng liêng ở đời đời trong lòng Đức Chúa Cha. Bản thể này cũng được tín đồ Phật giáo gọi là Quán Thế Âm (Avalokiteshvara) .. Trong hầu hết mọi giáo lý, họ đã đào luyện ra sự biểu hiện của một trung tâm năng lượng Tinh Thần bất sinh và trường cửu, và trong thời gian của chu kỳ hỗn nguyên, nó biểu hiện trong lòng của Bản Thể Tối Thiêng Liêng (Parabraman) và khởi sự như một trung tâm năng lượng của tâm thức vào lúc vũ trụ hoạt động…. ( )
Đó là vì như diễn giả đã nói trong lời mở đầu, Bản Thể Tối Thiêng Liêng không phải là cái này, cũng không phải là cái kia, nó cũng không phải là tâm thức, vì nó không liên quan đến vật chất hay bất cứ vật gì có điều kiện. Nó không phải là Chơn Ngã (Ego), cũng không phải là phi ngã (Non-Ego), cũng như không phải là Tiên Thể (Atma), mà thực sự nó là nguồn gốc duy nhất của tất cả những sự sáng tạo và những cách biểu hiện.
Vì vậy, trong sự ngụ ý này, Đấng Lipika phân chia cõi giới Tinh thần với cõi vật chất. Những kẻ “xuống và lên”, tức là những Chơn Thần đi đầu thai xuống hạ giới và những người cố gắng công phu tu luyện để tiến lên nhưng vẫn chưa đạt tới đích. Họ chỉ có thể vượt qua Vòng “Giới Hạn” (“Pass Not”) vào ngày “Đến Với Chúng Ta” (“Be With Us”), là ngày mà con người, khi đã tự giải thoát khỏi những trói buộc của vô minh và hoàn toàn nhận thức được sự đồng nhất của bản thể linh hồn (hay Chơn Ngã) với ĐẠI NGÃ VŨ TRỤ (UNIVERSAL EGO), bèn sáp nhập với Đại Ngã để không những hợp nhất “với Chúng Ta” (tức những sinh vật biểu lộ trong vũ trụ gồm thành Sự Sống “DUY NHẤT”) mà còn trở thành chính Sự Sống ấy.
Theo quan điểm của Thiên văn học, “Vòng Giới Hạn” mà Đấng Lipika vạch ra để bao bọc chung quanh hình tam giác, cái Thứ Nhất, Khối Lập Phương (the Cube), cái Thứ Nhì, và Khối Năm Góc (Pentacle), được nêu ra như trên để trình bày con số biểu tượng 31415, tức hệ số Pi (π) luôn luôn được dùng đến trong toán học. Những hình học nêu trên tượng trưng cho những con số. Theo giáo lý triết học đại cương, Vòng này ở ngoài khu vực của cái được gọi là tinh vân trong Thiên văn học. Nhưng đấy cũng là một quan niệm sai lầm như quan niệm về địa hình và sự diễn tả về 1.008 bầu thế giới của những thế giới và những bầu trời thuộc về nơi ở của những vị Thần linh (Deva-loka) mà kinh Purana và những kinh sách công truyền khác đưa ra. Dĩ nhiên, trong giáo lý bí truyền, cũng như theo lời dạy của khoa học phàm tục, có những thế giới cách xa ta vô cùng đến nỗi mà mặc dù chỉ mới vừa đạt tới những người Căn Đê hiện tại của chúng ta, ánh sáng của thế giới gần nhất, có thể rời khỏi nguồn ánh sáng gốc trước ngày mà người ta tuyên bố “Hãy để cho Ánh Sáng xuất hiện”; nhưng những bầu thế giới này không phải là những bầu thế giới ở trên cõi của các vị Thần Linh ở trong Vũ Trụ của chúng ta.
Nhà hoá học chuyển đến điểm trung hoà (laya) hay điểm không của cõi vật chất, mà y bàn tới, rồi dừng ngang lại. Nhà vật lý học hay nhà thiên văn học tính được đến hàng triệu triệu dặm Anh ở bên kia các Tinh Vân, nhưng rồi cũng ngừng lại. Điểm trung hoà này cũng sẽ được nhà huyền bí học được điểm đạo bán chính thức trình bày như là vừa biểu hiện trên một vài cõi nào đó, nếu không phải là cõi trần thì cũng là cõi mà trí con người có thể nhận thức được. Nhưng một người được điểm đạo hoàn toàn biết rõ rằng Vòng “Giới Hạn” này không phải là một vùng, cũng không có khoảng cách nào đó để đo được, nhưng biểu hiện trong tính tuyệt đối của Vô Cùng. Đối với người được Điểm Đạo hoàn toàn, cái “Vô Cùng” này không có bề cao, không có bề rộng, cũng không có bề dày, nhưng tất cả chỉ là cái vực sâu không dò được, từ “cái siêu hình vô hạn” (“para-metaphysical”)( ) xuống cho đến cái hữu hình. Khi dùng tiếng “xuống” này, người ta có ý nói cái vực thẳm chủ yếu – “ở khắp nơi” và “không ở chỗ nào cả” - chứ không phải cái vực sâu của vật chất hữu hình.
Nếu một người nào chịu khó khảo sát một cách cẩn thận về các điều ngụ ý của nhân thần đồng hình thô kệch và thuộc về công truyền của những tôn giáo dân gian (popular religions) thì cái vòng tròn “Giới Hạn” vốn là hiện thân giáo lý của các tôn giáo này và được các vị Cầm Cân Nhân Quả canh giữ, có thể được họ nhận thức ra một cách lờ mờ. Như vậy, ngay cả trong giáo lý của chi phái Vedanta Phi Nhị Nguyên (Vishishtadvaita), trên toàn thể nước Ấn Độ, đó là giáo lý nhân thần đồng hình kiên trì gắn bó nhất, ta cũng thấy điều này, vì chúng ta có đọc đoạn nói về sự giải thoát của linh hồn, sau khi nó đạt được trạng thái giải thoát (Mosksha) - một trạng thái chân phúc, có nghĩa là “sự giải phóng được những ràng buộc trên thế gian này (Bandha)”, hay là thân phận nô lệ của con người – linh hồn hưởng chân phúc ở một nơi được gọi là Paramapada (cõi Cực Lạc), nơi không thuộc về cõi vật chất, nhưng được làm bằng Nguyên Thể Rực Sáng Vô Hình (Shuddasattva hay Suddasatwa) tức là cái nguyên thể dùng để tạo ra thân thể của Thượng Đế hữu hình (Ishvara), tức là “Đấng Cao Cả” (“Lord”) trên thế gian này. Khi người nào đã đạt được trạng thái siêu thoát rồi (Moksha), họ chính là những vị Muktas (những Linh Hồn được giải thoát) hay là những Linh Hồn thiêng liêng (Jivatmas) tức là những Chơn Thần (Monads), ở cõi đó các Ngài không còn chịu ảnh hưởng của những đặc tính của vật chất hay là những đặc tính của Nhân Quả nữa (Karma). Nhưng nếu các Ngài muốn vì mục đích phụng sự thế gian, các Ngài có thể hoá thân trên trần thế ( ). Con đường đưa tới cõi Cực Lạc (Paramapada), hay là con đường đưa tới cõi phi vật chất, xuất phát từ thế gian này, được gọi là con đường thần linh (Devayana). Khi một người đạt được trạng thái siêu thoát (Moksha) và thể xác của họ chết:
….Điểm Linh Quang (Jiva hay là Linh Hồn) mang theo Thể Tinh Anh (Sukshma Sharira)( ) đi từ trái tim của thể xác, xuyên qua Trung Quang tuyến (Sushumna), một dây thần kinh nối liền quả tim với đỉnh đầu, rồi đi khỏi bí huyệt ở đỉnh đầu (Brahmaranda). Điểm Linh Quang này (Jiva) vượt ra khỏi đỉnh đầu và theo những tia sáng đi vào vùng Mặt Trời (Suryamandala). Rồi nó đi xuyên qua một nơi tối tăm trong vùng Mặt Trời để đi vào cõi Cực Lạc (Paramapada)… Điểm Linh Quang này (Jiva) được điều khiển đúng đường… là những Minh Triết Thiêng Liêng hoạch đắc bằng pháp môn Thiền định (Yoga) ( ). Như vậy Điểm Linh Quang này tiến về cõi Cực Lạc (Paramanpada) nhờ sự hỗ trợ của những vị Adhivahikas (những người mang chuyển đi – bearers in transit) mà người ta được biết dưới nhiều danh hiệu khác nữa là những vị Archis, những vị Ahas… những vị Aditya… những vị Prajapatis… Những vị Archis [v.v…] được đề cập ở đây, là một vài Linh Hồn trong sạch vv…( ).
Không một Đấng nào ngoài các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả (Lipika) đã từng hoặc đã vượt qua Vòng “Giới Hạn” từ nay cho đến ngày bắt đầu chu kỳ Qui Nguyên mới (next Pralaya), vì nó là biên giới cách biệt cái Hữu Hạn với cái VÔ CÙNG. Như vậy, những vị “lên và xuống” nói trên là tập thể các Đấng mà ta gọi là Thiên Thần. Nhưng thực ra các Ngài là những Đấng Cao Cả, ngự trên các cõi cao, rất cao trên giai tầng thượng đẳng đến nỗi chúng ta quan niệm toàn thể các Ngài như là hiện thân của Thượng Đế. Nhưng trên qui mô những khả năng đặc biệt của mình, loài kiến cũng phải thấy đám thế nhân chúng ta như vậy. Vì tất cả chúng ta đã biết rằng con kiến này cũng có thể thấy ngón tay báo thù trong bàn tay của một đứa bé tinh nghịch là hiện thân của Thượng Đế có phàm tính; trong một lúc nào đó, do một sự thúc đẩy của ác tâm, đứa bé này đã phá hỏng cái ổ kiến đã phí mất nhiều tuần lễ cực nhọc xây dựng – theo niên biểu ký của loài sâu bọ thì đó là nhiều năm dài. Con kiến, vốn cũng có cảm xúc tinh vi về sự kiện đó, có thể bắt chước con người đổ lỗi cho Đấng Hoá Công và tội ác đã đồng loã tạo ra tai hoạ oan uổng này và thấy trong tai hại này hậu quả tội lỗi của ông cha nó tạo ra. Ai biết và ai có thể xác nhận hay phủ nhận? Trong toàn thể Thái Dương Hệ này, trên cõi của nhân loại, sự từ chối chấp nhận bất cứ một sinh vật nào khác con người mà lại có lý luận và có trí tuệ, chính là một sự kiêu ngạo trọng đại nhất trong thời đại chúng ta. Khoa học chỉ có quyền xác nhận rằng không có những sinh vật trí khôn và vô hình hiện sống trong những hoàn cảnh tương tự như chúng ta hiện sống. Nó không thể phủ nhận thẳng thừng việc có thể có những thế giới ở trong bầu thế giới, ở trong điều kiện hoàn toàn khác với những điều kiện cấu tạo nên bản chất của bầu thể giới của chúng ta; nó cũng không thể nào phủ nhận việc có thể có một vài sự giao tiếp hữu hạn giữa một vài bầu thế giới này với bầu thế giới riêng của chúng ta.
Emmanuel Kant, triết gia vĩ đại sinh trưởng tại Âu Châu, đã quả quyết với chúng ta rằng, chắc chắn có sự thông thương thực sự này.
Tôi xin thú nhận rằng tôi có khuynh hướng xác nhận sự hiện tồn của những sinh vật phi vật chất của thế giới này, và tôi cũng đặt linh hồn của riêng tôi vào hạng sinh vật này. Từ đó trở đi, tôi không biết ở đâu hay lúc nào, tuy nhiên, người ta sẽ chứng tỏ rằng linh hồn của con người trong đời sống này vẫn có một sự liên quan vật chất trong thế giới của các thần linh, nó có sự tác động hỗ tương với các sinh vật này và nó cũng tiếp nhận ảnh hưởng của những sinh vật này ( ).
Chúng ta được dạy rằng trong bầu thế giới cao nhất [của các bầu thế giới này] là chỗ ngự của bảy thứ bậc của các vị Thần hoàn toàn thiêng liêng; sáu hạng thấp hơn là trú sở của những Giai cấp thần linh mà con người có dịp thấy và nghe nói đến, các vị này cũng có tiếp xúc với con cháu trên Địa Cầu này; một dòng dõi có liên hệ với các vị này, mỗi Khí thể trong con người có nguồn gốc trực tiếp nơi bản chất của những sinh vật vĩ đại này, họ đã lần lượt cung cấp cho ta những nguyên tố vô hình trong người chúng ta. Khoa học hữu hình cứ việc suy lý về cơ năng sinh lý của các sinh vật, và theo đuổi những cố gắng vô hiệu để thử phân giải những tình cảm (feeling), những cảm xúc (sensations) của tư tưởng và tinh thần chúng ta thành những tác dụng của phương tiện hữu cơ. Tuy nhiên, khoa học không thể nào tiến xa hơn nữa, vì tất cả mọi điều đó sẽ luôn luôn được hoàn tất theo hướng đã định sẵn. Ở trước bức tường cùng này (a dead wall), khoa học chỉ tưởng tượng ra những khám phá vĩ đại về sinh lý học và tâm linh, mà nó còn truy nguyên ra trên bức tường này, mọi sự khám phá ấy sẽ được chứng minh sau này là không hơn gì những mạng nhện do sự không tưởng và ảo tưởng của khoa học dệt thành. Chỉ có những mô của cơ thể khách quan của chúng ta mới bị khoa sinh lý học phân tích và khảo sát. Còn sáu Khí thể (nguyên khí) cao hơn, thì bàn tay của khoa học không bao giờ tìm ra được, vì nó do ý lực hướng dẫn, mà ý lực này lại cố ý không biết tới và phủ nhận Khoa học Huyền bí. Tất cả những cuộc khảo sát của khoa sinh lý học hiện đại liên quan tới những vấn đề tâm lý học đều chứng minh rằng, mỗi tư tưởng, mỗi sự cảm xúc và mỗi tình cảm đều có kèm theo sự phối hợp của những phân tử của một vài dây thần kinh (do bản chất của sự vật). Những nhà khoa học thuộc loại Buchner, Vogt và nhiều nhà khoa học khác đã kết luận rằng, tư tưởng là sự vận chuyển của các phân tử, kết luận này cần có kết quả là tâm thức chủ quan của chúng ta được biến thành trừu tượng trọn vẹn.
Như vậy, Ngày Vĩ Đại “Ở VỚI CHÚNG TA” (“BE WITH US”) là một câu mà công trạng độc nhất ở nơi việc dịch từng chữ. Ý nghĩa này không dễ gì tiết lộ cho công chúng, vì họ chưa hiểu được giáo lý bí ẩn của Huyền bí học, hoặc đúng hơn là của Minh Triết Bí Truyền (Esoteric Wisdom) hay là của “Minh Triết giáo” (“Budhism”). Đối với giáo lý sau này, nó là một câu đặc biệt. Đối với người ngoại đạo thì nó cũng mập mờ như một câu nói của người Ai Cập, họ gọi nó là “NGÀY ĐẾN VỚI CHÚNG TA” (“DAY COME TO US”), câu này cũng giống câu trước – dù tiếng “ở” (“be”) trong ý nghĩa này có thể còn được thay thế bằng hai ngôn từ khác nữa “ở lại” (“remain”) hay là “ở lại với chúng ta” (“rest with us”). Ngày Đại Nhật “đến với chúng ta” theo ý nghĩa ẩn giấu của Huyền môn, là thời kỳ yên nghỉ trong niềm phúc lạc vô biên gọi là Đại Niết Bàn (Paranirvan). “Ngày đến với chúng ta” chính là ngày mà thần Osiris (Thượng Đế Sáng Tạo Ngôi Một của Ai Cập) đã nói với Thần Thái Dương: “Hãy lại đây! Ta đã thấy y gặp được Thần Thái Dương trong Vương quốc các Thần linh (Amenti)” ( ). Ở đây, Thần Thái Dương tượng trưng cho Thượng Đế Ba Ngôi (Logos hay là Đấng Hoàn Thiện – Christos – hay là thần Horus), như là Nguyên Thể có tính cách tổng hợp (the central Essence synthetically) và như là một nguyên thể để khuếch tán (diffused essence) của những Thực Thể được xạ ra, khác nhau về vật chất, nhưng không khác nhau về tinh hoa của vật chất. Như một diễn giả của Chí Tôn Ca đã diễn tả: “không được giả sử là Thượng Đế Ba Ngôi (Logos) chỉ là một trung tâm năng lượng duy nhất được Bản Thể Tối Thiêng Liêng biểu lộ. Tuy nhiên, còn có một số trung tâm năng lượng khác nữa, trong lòng Bản Thể Tối Thiêng Liêng, con số trung tâm này thật là vô cùng”. Từ đó mới có những câu này “Ngày Đến Với Chúng Ta” và “Ngày Ở Với Chúng Ta” v..v.. Cũng như Hình Vuông là Biểu Tượng của Bốn Động Lực hay là Bốn Quyền Năng thiêng liêng - tức là Tứ Linh Diệu (Tetraktys) – cũng vậy, Vòng Tròn chỉ biên cương ở bên trong Vô Cùng mà không có người nào, cũng không có vị thần (spirit) hay thần linh (deva) nào hay là vị Thiền Định Chơn Quân nào (Dhyan Chohan) có thể vượt qua được. Trong suốt chu kỳ tiến hoá, những vị thần linh của các Đấng “đi xuống đi lên”, sẽ vượt qua “bầu thế giới được bao bọc bằng sắt” (“iron-bound world”), chỉ vào ngày mà các Ngài tiến tới ngưỡng cửa của cõi Đại Niết Bàn. Nếu các Ngài đạt được cõi Đại Niết Bàn, các Ngài sẽ nghỉ trong lòng của Bản Thể Tối Thiêng Liêng (Parabraman), hay là cả “Bóng Tối Vô Tri” (“Unknown Darkness”), đối với tất cả các Ngài, bây giờ, cái này sẽ trở thành ánh sáng, trong thời của Đại Chu Kỳ Hỗn Nguyên (Mahapralaya), “Đêm Vĩ Đại” nghĩa là 311.040.000.000.000 năm bị hấp thụ vào Bản Thể Thiêng Liêng (Brahman). Ngày “Ở LẠI VỚI CHÚNG TA” là giai đoạn nghỉ ngơi này, là cõi Đại Niết Bàn (Paranirvana). Xét theo tín đồ Thiên Chúa giáo, nó cũng tương ứng với ngày Phán Xét Cuối Cùng mà trong tôn giáo này, người ta lại duy vật hoá một cách đáng buồn ( ).
Cũng như theo sự giải thích công truyền về nghi lễ của người Ai Cập, linh hồn của mọi người quá vãng - từ một vị Đạo Trưởng (Hierophant) xuống tới con bò thiêng Apis (Hoá Thân của Osiris) - đều trở thành một vị Thần Osiris, sẽ được Osiris hoá, (tuy nhiên, Giáo Lý Bí Truyền dạy rằng sự Osiris hoá này chỉ là số mạng của mỗi Chơn Thần (Monad) sau 3.000 chu kỳ của Kiếp Sống mà thôi). Trường hợp hiện nay cũng vậy, Chơn Thần sinh ra với bản thể (nature) và chính Nguyên Thể (Essence) của “Số Bảy” (Khí thể cao nhất của nó được đặt vào Nguyên Tố Thứ Bảy của Càn Khôn), cũng phải thực hiện sự hồi chuyển bảy lần xuyên qua Chu kỳ của Sự Sống và Chu kỳ của Sắc Tướng, từ cái cao nhất đến cái thấp nhất; rồi một lần nữa từ con người cho đến Thượng Đế. Trước ngưỡng cửa của Đại Niết Bàn, Chơn Thần lại nhận lấy Nguyên Thể đầu tiên và một lần nữa nó trở thành cái Tuyệt Đối.
 
ĐOẠN THÁNH KINH 6
(STANZA 6)
1. NHỜ UY LỰC CỦA ĐỨC MẸ TỪ BI VÀ MINH TRIẾT (a), ĐỨC QUÁN ÂM (KWAN-YIN) – “TAM NGUYÊN” (“TRIPLE”) CỦA QUÁN THẾ ÂM (KWAN-SHAI-YIN), NGỰ NƠI QUAN ÂM THIÊN (KWAN-YIN-TIEN) (b) – FOHAT, HƠI THỞ CỦA CON CHÁU CÁC NGÀI, CON CỦA NHỮNG NGƯỜI CON, ĐÃ KHIẾN CHO HÌNH HÀI ẢO TƯỞNG (ILLUSIVE FORM) CỦA SIEN-TCHAN CÙNG BẢY NGUYÊN TỐ (SEVEN ELEMENT) ĐƯỢC THÀNH HÌNH TỪ CÕI HỖN MANG (THE LOWER ABYSS).
Đoạn Thánh Kinh này được dịch từ những tác phẩm của người Trung Quốc và những danh từ được đưa ra ở đây như là những tiếng tương đương với những ngôn từ gốc vẫn được giữ nguyên. Bảng thuật ngữ bí truyền này không thể được đưa ra ở đây vì nó chỉ làm cho độc giả rối trí thêm thôi. Giáo lý Bà La Môn không có những danh từ tương đương như thế. Chữ Vach, vị Thượng Đế Sáng Tạo có nữ tính, về nhiều phương diện, dường như gần giống với tiếng Quan Âm (Kwan – Yin) của người Trung Hoa, nhưng ở Ấn Độ danh hiệu Vach không được tôn sùng thường xuyên như tiếng Kwan-Yin bên Trung Hoa. Không có một hệ thống tôn giáo công truyền nào đã từng nhìn nhận một Đấng Hoá Công có nữ tính, và như vậy, từ lúc khởi sự có những tôn giáo trong dân gian, thì người đàn bà đã bị đối xử và xem như thấp hèn hơn người đàn ông. Chỉ ở Trung Quốc và Ai Cập là Đức Từ Mẫu (Kwan-Yin) và Đức Mẹ Đồng Trinh (Isis) được đặt ngang hàng với các vị nam thần. Thuyết bí truyền không cần biết tới cả hai nam nữ tính này. Đấng Thiêng Liêng cao nhất thì vô giới tính và phi sắc tướng, không có Cha cũng như không có Mẹ, và những sinh vật được sáng tạo đầu tiên của Đấng Thiêng Liêng này, ở trên trời cũng như ở dưới thế gian, dần dần trở thành có lưỡng tính và sau cùng tách ra làm hai giới tính rõ rệt.
(a) “Đấng Từ Mẫu Đại Từ Bi và Minh Triết” được gọi là “Tam Nguyên” (“Triple”) của Quan Thế Âm, bởi vì trong những liên hệ siêu hình và thần bí, Ngài là “Từ Mẫu (Mother), Hiền Phụ (Wife) và Thánh Nữ (Daughter)” của Diệu Âm (Logos), cũng như theo sự diễn dịch về sau này, thì Ngài trở nên “Đấng Cha, Đấng Con và Đấng Thánh Linh (nữ)” – Shakti hay Tinh Lực (Energy)- tức là Tinh Hoa của cả Ba Ngôi kể trên. Như vậy, trong Thuyết bí truyền của người Phệ Đàn Đà (Vedantins), chữ Daiviprakriti (Ánh Sáng Nguyên Thuỷ), là ánh sáng biểu lộ xuyên qua Thượng Đế hữu hình (Ishvara), tức Thượng Đế Ba Ngôi (Logos) ( ) vừa là Mẹ vừa là Con Gái của Thượng Đế Ba Ngôi, hay là Ngôi Lời (Verbum) của Bản Thể Tối Thiêng Liêng (Parabrahman), trong khi đó, theo hệ thống thần phổ học ngụ ý và siêu hình của nội môn bí giáo ở bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn, nó là “ĐỨC MẸ” hay là một thứ vật chất lý tưởng trừu tượng, Hỗn Nguyên Khí (Mulaprakriti), cội rễ của thiên nhiên; còn đứng trên quan điểm siêu hình, thì nó có liên quan tới Bản Thể đầu tiên (Adi-Bhuta)( ), Đức Quán Thế Âm (Avalokiteshvara), được sáng tạo trong lòng Thượng Đế Ba Ngôi. Đứng trên quan điểm Huyền môn và vũ trụ học thuần tuý, thì nó là Fohat, “Đứa Con của Đứa Con”, năng lực lưỡng tính do “Ánh Sáng của Thượng Đế Ba Ngôi” tạo ra nó biểu lộ trên cõi của bầu Vũ Trụ khách quan này như một thứ Điện Khí bí ẩn, cũng như trong thứ điện khí sẽ được tiết lộ - đó chính là SỰ SỐNG. Đức T. Subba Row đã nói:
“Sự tiến hoá được bắt đầu là do năng lượng trí tuệ của Thượng Đế Ba Ngôi (Logos),…chứ không…do những tiềm năng chứa trong Hỗn Nguyên Khí (Mulaprakriti)… Ánh Sáng này của Thượng Đế Ba Ngôi là sợi dây liên kết… giữa vật chất khách quan và tư tưởng chủ quan của Thượng Đế hữu hình (Ishvara hay là Logos). Nhiều kinh sách Phật giáo gọi sợi dây này là Fohat. Nó là dụng cụ duy nhất mà Thượng Đế dùng để tạo ra tất cả ( ).
(b) Quán Âm Thiên (Kwan-Yin-Tien) là cõi ngự trị của Đức Quán Âm hay Thiên Âm, dịch sát nghĩa là “Âm Thanh Của Trời” (“Divine Voice”), “Âm Thanh” này vốn đồng nghĩa với Ngôi Lời (Verbum); “Ngôn Ngữ” của sự biểu lộ của Tư Tưởng. Như vậy, tiếng này được truy nguyên như có sự hỗ tương và cùng có một nguồn gốc với tiếng Bath-Kol của người Hy Bá Lai, là “Con Gái của Tiếng Nói Thiêng Liêng” (“Daughter of the Divine Voice”), hay là Ngôi Lời (Verbum) hay Thượng Đế Ba Ngôi có nam nữ tính, là “Con Người của Trời” (“Heavenly Man”) hay là vị Thuỷ Tổ nhân loại (Adam Kadmon). Ngài đồng thời cũng là một vị thần sáng tạo (Sephira). Vach (Thượng Đế có nữ tính) của người Ấn Độ chắc chắn là có trước Sephira và chính là vị thần của Ngôn Ngữ hay nữ thần của Lời Nói. Vì Vach – như đã được người ta diễn tả, chính là Con Gái của Thượng Đế có nam tính (Brahma) và một thành phần nữ tính của Ngài, một người “do các vị thần linh sinh ra” – cùng với Quan Âm (Thượng Đế có nữ tính), với Isis (cũng có nghĩa là con gái, vợ và chị của thần Osiris) và nhiều vị nữ thần khác, chính là Thượng Đế Ba Ngôi có nữ tínhh (female Logos), tạm gọi như vậy; đó là nữ thần của quyền năng tích cực trong Thiên Nhiên, Lời Nói, Tiếng Nói hay Âm Thanh và Ngôn Ngữ. Nếu Kwan-Yin là “Tiếng Nói du dương”, thì Vach cũng có nghĩa là “con bò dễ thương, nó tạo ra chất bổ dưỡng và nước [nguyên lý có nữ tính – the female principle]… chính nó ban cho chúng ta thức ăn và thức uống”, trên cương vị là Mẹ của Thiên Nhiên. Người đã hợp tác với những thuỷ tổ nhân loại (Prajapati) trong thời kỳ tạo thiên lập địa. Người vừa đàn ông, vừa đàn bà tuỳ ý (ad libitum) giống như bà Eve và ông Adam. Và người là một dạng của Aditi (trạng thái trừu tượng của Bản Thể Tối Thiêng)- là khí thế cao hơn Aether – là một dạng chất Tiên Thiên Khí (Akasha), là tổng hợp của tất cả những mãnh lực trong Thiên Nhiên. Vậy, Vach và Kwan-Yin là hai cái tiềm tàng kỳ diệu của Âm Thanh huyền bí trong Thiên Nhiên và Aether – “Tiếng Nói” của nó phát khởi Sien Chan (cõi Chân Phúc), hình dáng ảo tưởng của bầu Vũ Trụ, từ Hỗn Mang và Bảy Nguyên Tố này.
Vì vậy, trong kinh Bàn Cổ (Manu), Đức Thượng Đế Sáng Tạo có nam tính (Brahma) (cũng là Thượng Đế Ba Ngôi) được chứng minh là phân chia thân thể của Ngài ra làm hai phần nam và nữ và sáng tạo trong phần nữ, đó là Thượng Đế sáng tạo có nữ tính (Vach), Đức Thượng Đế có nam tính (Viraj) mà một lần nữa, chính là Đức Thượng Đế sáng tạo có nam tính (Brahma). Một nhà Huyền bí học danh tiếng Vedanta đã nói như sau về “vị nữ thần” này, để giải thích lý do tại sao Đức Thượng Đế hữu hình (Ishvara) hay là Thượng Đế sáng tạo có nữ tính (Brahma) được gọi là Ngôi Lời (Verbum) hay là Thượng Đế Ba Ngôi (Logos); thực vậy, vì sao Ngài được gọi là Thượng Đế vô hiện (Sabda Brahman):
Lời giải thích mà tôi sắp sửa đưa ra cho bạn là một lời giải thích rất bí ẩn; nhưng dù bí ẩn, nó vẫn có ý nghĩa phi thường khi được người ta hiểu biết đúng đắn. Những nhà văn xưa của chúng ta nói rằng Vach có bốn loại… [xem kinh Rig Veda và Áo Nghĩa Thư (Upanishad)]. Cái mà chúng ta muốn bày tỏ là Vaikhari Vach. Mỗi loại của Tiếng Nói Bày Tỏ (Vaikhari Vach) biểu hiện trong cái không có khởi thuỷ cũng không có cáo chung (Madhyama), hơn nữa là ở trong âm thanh bị phân hoá (Pashyanti) và cuối cùng là ở trong hình dáng vô cùng (Para form) ( ). Lý do vì sao tiếng Pranava (Lời nói Thiêng Liêng) được gọi là Vach như sau: Bốn khí thể của càn khôn vĩ đại, tương ứng với bốn hình thức của Vach. Bây giờ toàn thể thái dương hệ được sáng tạo đều biểu hiện trong hình thức Tinh anh (Sukshma) ở trong ánh sáng này hay là năng lượng của Thượng Đế Ba Ngôi (Logos) vì năng lượng này bị chiếm lấy và chuyển thành vật chất vũ trụ… hình thức khách quan của toàn thể vũ trụ này chính là sự bày tỏ của Ngôi Lời (Vaikhari Vach), ánh sáng của Thượng Đế Ba Ngôi là hình thức không có khởi thuỷ và cáo chung (Madhyama) và chính Thượng Đế Ba Ngôi này là hình thức của âm thanh bị phân hoá (Pashyanti) và Bản Thể Tối Thiêng Liêng (Parabraman) chính là trạng thái Vô Cùng (Para) của Thượng Đế sáng tạo có nữ tính (Vach). Chính nhờ ánh sáng của sự giải thích này mà chúng ta phải cố gắng tìm hiểu kết quả “vũ trụ được sáng tạo chính là Ngôi Lời biểu lộ như là vũ trụ” ( ) mà nhiều nhà triết học đã trình bày.
2. ĐỨC DUY NHẤT NHANH LẸ VÀ SÁNG CHÓI PHÁT SINH BẢY TRUNG TÂM BIẾN THỂ (SEVEN LAYA ( ) CENTRES) (a), MÀ KHÔNG MỘT AI CÓ THỂ CHIẾN THẮNG ĐƯỢC CHO ĐẾN NGÀY VĨ ĐẠI “ĐƯỢC HỢP NHẤT VỚI THƯỢNG ĐẾ” (“BE WITH US”); VÀ ĐẶT VŨ TRỤ LÊN TRÊN NHỮNG NỀN MÓNG VĨNH CỬU ĐÓ (ETERNAL FOUNDATIONS), BAO QUANH VŨ TRỤ (SIEN-CHAN) VỚI NHỮNG MẦM MỐNG SƠ KHAI (ELEMENTARY GERMS) (b).
(a) Bảy Trung Tâm Laya là bảy điểm số không (dùng danh từ số không theo ý nghĩa hoá học) để chỉ một điểm mà theo Huyền môn, là nơi bắt đầu mọi giai tầng biểu lộ và phân hoá. Ngoài những trung tâm này, triết học nội môn cho phép ta nhận thức những nét khái quát siêu hình của “Bảy Người Con” (“Seven Sons”) của Sự Sống và Ánh Sáng tức là Bảy Đấng Huyền Thiên (Seven Logoi) của phái Hermetic và của tất cả những triết phái khác. Từ những trung tâm đó bắt đầu sự phân hoá của Nguyên Tố cấu tạo nên Thái Dương Hệ. Thông thường, người ta hỏi những quyền năng và chức năng của Vô cực điện (Fohat) được định nghĩa chính xác như thế nào, vì những tín ngưỡng dân gian cho rằng Fohat dường như thực thi những quyền năng giống như vị Thượng Đế nhân hình (Personal God). Chắc chắn câu giải đáp này đã được đưa ra trong lời bình luận về ĐOẠN THÁNH KINH 5 (STANZA 5). Như đã trình bày rõ ràng trong những bài Giảng lý quyển Bhagavad Gita, “toàn thể vũ trụ đương nhiên phải có sẵn trong nguồn gốc tinh lực duy nhất từ đó xuất phát điện lực Fohat”. Dù chúng ta đếm những khí thể trong Vũ Trụ hay con người là bảy, hay chỉ có bốn, những mãnh lực trong Thiên Nhiên vẫn là Bảy. Cũng diễn tả ấy nói rằng: “Prajna hay là khả năng nhận thức, cũng có bảy trạng thái khác nhau tương ứng với bảy trạng thái của vật chất”. Bởi vì, “cũng như con người có bảy nguyên khí, vật chất ngoại tại trong thái dương hệ có bảy trạng thái khác nhau” ( ). Fohat cũng vậy. Như đã biết, Fohat có vài nghĩa. Nó được gọi là “Nhà Kiến Tạo của những Nhà Kiến Tạo”, Thần Lực mà nó nhân cách hoá tạo nên Bảy Thất Phân của chúng ta. Nó là Một và Bảy. Trong vũ trụ, nó vốn là cái thực thể ẩn vi của tất cả những mãnh lực biểu lộ như ánh sáng, nhiệt lực, âm thanh, mãnh lực hàn gắn, co rút, v.v.. và là “tinh hoa” (“Spirit”) của ĐIỆN KHÍ (ELECTRICITY), tức SINH KHÍ (LIFE) của Vũ Trụ. Với vai trò là một thực thể trừu tượng, nó được gọi là SỰ SỐNG DUY NHẤT (ONE LIFE). Với vai trò là một chân tướng hữu thể ngoại tại, nó được quan niệm như một giai tầng biểu lộ có bảy trình độ, bắt đầu từ trình độ cao nhất với cái NGUYÊN NHÂN Cùng Tột Bất Khả Tri (One Unknowable CAUSALITY), và kết thúc với vị thế của Đại Trí Tuệ Vô Sở Bất Tại (Omnipresent Mind) và Sự Sống tiềm tàng trong mỗi nguyên tử Vật Chất. Như thế, trong khi khoa học nói về sự biến hoá của nó xuyên qua vật chất, như một mãnh lực vô tri và vận động lực vô thức, khoa Huyền môn nói về ĐỊNH LUẬT Sáng suốt (Intelligent LAW), thông minh và SỰ SỐNG có Tri Giác (Sentient LIFE) và nói thêm rằng Fohat là Tinh Thần chủ động, điều khiển dìu dắt tất cả những cái ấy. Tuy nhiên, đó không phải là Thượng Đế nhân hình gì cả, mà chỉ là phân thân của tất cả các quyền năng khác ẩn sau Ngài mà các tín đồ Thiên Chúa giáo gọi là những “Sứ Giả” của Thượng Đế họ (“Messengers” of their God) (thực sự đó chính là của những vị thần sáng tạo (Elohim) hoặc, đúng hơn, là một trong bảy Đấng Sáng Tạo mà người ta gọi là những vị Elohim, và chúng ta gọi là “Sứ giả của những Con đầu tiên của Sự Sống và Ánh Sáng”.
(b) “Những Mầm Sơ Khai” (“Element Germs”) mà nó bao phủ Vũ Trụ từ cái Thiên Tính (cái tuyệt đối) là những Nguyên tử của khoa học và điểm Nhất Nguyên (Monads) của Leibnitz.
3. TRONG BẢY NGUYÊN TỐ (ELEMENT) – CÁI ĐẦU TIÊN ĐƯỢC BIỂU LỘ, SÁU CÁI ĐƯỢC GIẤU KÍN; HAI CÁI ĐƯỢC BIỂU LỘ, NĂM CÁI ĐƯỢC GIẤU KÍN; BA CÁI ĐƯỢC BIỂU LỘ, BỐN CÁI ĐƯỢC GIẤU KÍN; BỐN CÁI ĐƯỢC TẠO RA, BA CÁI ĐƯỢC GIẤU KÍN; BỐN VÀ MỘT PHẦN (TSAN) ( ) TIẾT LỘ, HAI VÀ MỘT NỬA BỊ GIẤU KÍN; SÁU CÁI SẼ ĐƯỢC BIỂU LỘ, MỘT CÁI BỊ ĐỂ RA MỘT BÊN (a). SAU CÙNG, BẢY BÁNH XE NHỎ XOAY VÒNG; CÁI NÀY SINH RA CÁI KIA (b).
(a) Tuy rằng những Đoạn Kinh này nói về toàn thể Vũ Trụ sau, một Chu Kỳ Qui Nguyên lâu dài (Mahapralaya), câu này cũng nói về sự tiến hoá và hình thành rốt ráo của Bảy Nguyên Tố sơ khai trên Địa Cầu. Trong số này có bốn nguyên tố đã hoàn toàn biểu lộ, còn cái thứ năm là chất Dĩ thái (Ether) chỉ biểu lộ có một phần, vì chúng ta chỉ mới vừa vượt qua giai đoạn ở giữa cuộc Tuần Hoàn Thứ Tư, và do đó, Nguyên Tố thứ năm chỉ biểu lộ hoàn toàn trong cuộc Tuần Hoàn Thứ Năm. Còn bầu Thế Giới gồm luôn Địa Cầu thuở sơ khai cũng giống như những cái mầm, biến hoá từ một Nguyên Tố DUY NHẤT trong giai đoạn thứ nhì, nói theo khoa học là bụi Vũ Trụ, hay Lửa Sa Mù (Fire – Mist), nói theo Huyền môn là Akasha, Jivatma, Tinh Quang Thiêng Liêng (Divine Astral Light) hay “Linh Hồn của Thế Giới” (“Soul of World”). Những giai đoạn Tiến hoá đầu tiên này đã qua và tiếp theo là giai đoạn kế đó. Không một bầu thế giới hay một thiên thể nào có thể được cấu tạo thành hình nếu những Nguyên Tố không đủ phân hóa đúng mức từ Ilus sơ khai (primeval Ilus), yên nghỉ trong Laya. Chữ sau này là chữ đồng nghĩa với Niết Bàn. Thật ra, đó là sự tan rã của tất cả mọi chất liệu sau một chu kỳ sinh hoạt và hoà hợp trở về trạng thái sơ khai nguyên thuỷ. Đó là cái bóng sáng nhưng vô hình thể của Vật Chất sơ khai, lãnh vực của bất tại, trong đó tiềm tàng những Mãnh Lực tích cực của Vũ Trụ trong thời kỳ yên nghỉ.
Hiện nay, khi nói đến những Nguyên Tố này, người ta đều trách các bậc Tiền bối, vì họ “đã giả sử rằng những Nguyên Tố này đơn giản và không thể phân tích được (undecomposable)”. Bây giờ vong linh của tổ tiên chúng ta trong thời tiền sử có thể trả lại lời khen ngợi cho các nhà vật lý học hiện đại, còn những cuộc khám phá mới về hoá học đã khiến cho Giáo sư W. Crookes, Hội viên Hiệp Hội Hoàng Gia (F.R.S.) nhìn nhận rằng khoa học cũng còn lâu lắm mới hiểu được bản chất cấu tạo của những phân tử đơn giản nhất. Chúng ta còn học ở ông này một điều khác nữa, đó là: Một phân tử thực hoàn toàn đơn giản đồng nhất, đối với môn hoá học, cũng còn là vùng đất bí ẩn (terra incognita). Ông hỏi “Chúng ta phải phân ranh giới ở đâu? Không lẽ không có cách nào để ra khỏi sự hoang mang này sao? Chúng ta phải cứng rắn để cho chỉ có 60 hay 70 ứng viên qua được những cuộc khảo nghiệm sơ khởi, hoặc là chúng ta phải mở rộng những cánh cửa khảo thí đến mức thu nhận toàn bộ số ứng viên hay sao?” Rồi nhà hoá học danh tiếng này đưa ra những thí dụ đáng chú ý, ông nói:
Chúng ta hãy xét trường hợp chất ít-tri-um (Yttrium). Chất này có trọng lượng nguyên tử nhất định về mọi phương diện, nó tác dụng như một nguyên tố, một đơn chất, thực vậy, đối với chất này, chúng ta có thể thêm vào mà không thể lấy ra. Tuy nhiên, chất yttrium này được hoá giải thành những phần không hoàn toàn giống nhau (khi toàn thể chất này được giả sử như là đồng nhất và chịu một phương pháp phân đoạn nào đó) và biểu hiện một sự phân cấp đặc tính. Hay là chúng ta hãy xét trường hợp chất didymium. Đây là một chất phát lộ tất cả những đặc tính của một nguyên tố được xác nhận. Người ta có thể tách chất này ra khỏi các chất khác có những đặc tính gần giống chất này, trong tiến trình quyết liệt này, nó đã phải chịu một cuộc chế hoá rất cẩn thận và sự xem xét chặt chẽ. Nhưng rồi đến một nhà hoá học khác nữa, ông này chế hoá cái chất có vẻ như đồng nhất này bằng một phương pháp phân đoạn đặc biệt, ông đã phân giải nó thành ra hai chất praseodymium và neodymium, giữa hai chất này có sự dị biệt rõ rệt. Vả chăng, hiện nay, chúng ta cũng không dám quả quyết rằng neodymium và praseodymium là những đơn chất. Trái lại, hai chất này cũng tỏ lộ triệu chứng của sự bể ra. Bây giờ, nếu một nguyên tố được giả sử (bằng một cuộc chế hoá thích đáng) là gồm những phân tử dị biệt, nếu chế hoá đúng cách thì chẳng lẽ những kết quả tương tự không thể đạt được nơi những nguyên tố khác (chúng ta được các bảo đảm chắc chắn như vậy), có thể nói tất cả những nguyên tố (dĩ nhiên đó là một tiến trình hàm ý có những sự thay đổi giữa mỗi loại phân tử cá biệt). Chúng ta có thể hỏi tiến trình sự phân loại (Process of sorting-out) sẽ dừng lại nơi nào. Tự nhiên là trong những sự tách biệt liên tục này, chúng ta sẽ thấy những chất khác nhau dần dần tiến gần tới nhau một cách chặt chẽ ( ).
Một lần nữa, sự bài bác chống lại các bậc tiền bối này là một phát biểu không thể đảm bảo được. Trong bất cứ trường hợp nào, những nhà triết học được điểm đạo cũng khó có thể bị buộc tội như vậy, chính vì họ đã chế ra những điều ngụ ý và những huyền thoại về tín ngưỡng từ thời khởi thuỷ. Nếu họ không biết gì về sự dị biệt của những nguyên tố, thì họ không nhân cách hoá Lửa, Không Khí, Nước, Đất và Dĩ Thái (Aether); các vị nam thần và nữ thần vũ trụ của họ đã chẳng bao giờ được thần thánh hoá với đám con trai và con gái (so many sons and daughters), những nguyên tố được sinh ra từ mỗi nguyên tố riêng biệt và bên trong những nguyên tố này. Ngay cả, theo lý thuyết, những hiện tượng huyền bí và khoa luyện kim đan đều là một sự lừa đảo và một sự gài bẫy, nếu các bậc Tiền bối hoàn toàn không biết gì về các tiềm năng và những chức năng hỗ tương cùng với những đặc tính của mọi nguyên tố kết hợp thành Không Khí, Nước, Đất và cả Lửa nữa - chất sau này, cho đến nay, còn là một vùng đất bí ẩn (terra incognita) đối với các khoa học tân tiến, người ta bắt buộc phải gọi nó là sự Chuyển động, sự tiến hoá của ánh sáng và hơi nóng, trạng thái của sự bốc cháy – nói một cách vắn tắt, người ta chỉ định nghĩa nó theo những trạng thái bên ngoài mà không biết được bản chất của nó.
Nhưng cái mà khoa học tân tiến, hầu như không nhận thức được, chính là: cho dù những nguyên tử hoá học đơn giản có thể bị phân hoá – mà triết học cổ truyền gọi là “những tay thợ tạo ra những Thân quyến (Parents) riêng biệt”, những người cha, những người anh, những người chồng của mẹ các vị này, và những người mẹ này chính là những người con gái của những đứa con riêng của họ (and these mother the daughters of their own sons), chẳng hạn như Mẹ của các vị thần (Aditi và Daksha) - cho dù những nguyên tố này đã bị phân hoá trong lúc khởi thuỷ, song những nguyên tố này lại không phải là những hợp chất mà khoa học biết như hiện nay. Nước, Không Khí, cũng như là Đất (nói chung là những chất giống như chất đặc) đều đã không biểu hiện trong hình thức hiện tại, tượng trưng cho ba trạng thái của vật chất mà khoa học đã biết, vì tất cả những chất này, và ngay cả lửa, đều là những sản phẩm đã được tái hoá hợp nhờ bầu khí quyển của các bầu hành tinh đã hình thành trọn vẹn, sao cho những giai đoạn đầu tiên của sự hình thành trái đất, những bản chất này là một vật nào đó hoàn toàn cá biệt (sui generis). Bây giờ, khi những điều kiện và các định luật hiện đang thống trị Thái Dương Hệ của chúng ta đã phát triển đầy đủ, và khi bầu khí quyển của trái đất chúng ta, cũng như bầu khí quyển của mọi hành tinh khác đã biến thành lò luyện của chính mình (tạm gọi như vậy), Khoa học Huyền bí dạy rằng, trong không gian có một sự hoán đổi liên tục để thay thế những phân tử, hoặc đúng hơn là những nguyên tử có liên quan đến, và như vậy, thay đổi những chất tương đương phối hợp trên mỗi hành tinh. Một vài nhà khoa học trong số những nhà vật lý học và hoá học danh tiếng, bắt đầu ngờ vực sự kiện này, mà từ nhiều thời đại qua, các nhà Huyền bí học cũng đã hiểu rõ. Kính quang phổ chỉ chứng minh sự đồng loại gần đúng về bản thể của trái đất và của tinh tú (dựa vào bằng chứng bên ngoài); người ta cũng không thể nào tiến xa hơn nữa, hoặc là chứng minh liệu có hay không việc nguyên tử này bị hấp dẫn về nguyên tử kia theo cùng một hướng, và trong cùng một điều kiện giống nhau (về phương diện vật lý và hoá học), người ta có thể giả sử điều này vẫn xảy ra trên hành tinh chúng ta. Thang nhiệt độ, từ mức độ cao nhất đến mức độ thấp nhất; đều có thể được quan niệm đối với toàn thể Vũ Trụ, và điều có thể được tưởng tượng ra là hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, trên mỗi hành tinh, nó đều có các đặc tính khác nhau, khác hơn cả đặc tính phân tán và tái phối hợp; như vậy, khoa vật lý học không thể mơ tưởng và không thể biết gì về những nguyên tử đang bước vào những hình thức mới của sự sống. Thí dụ, trong quyển Năm năm hoạt động của Theosophy (Five years of Theosophy)( ) có mô tả nguyên thể vật chất của sao chổi thì “hoàn toàn không giống chút nào với những đặc tính về hoá học hay là về vật lý mà các nhà hoá học hay các nhà vật lý học danh tiếng nhất đã từng biết tới”. Trong suốt đoạn đường vượt nhanh qua bầu khí quyển của chúng ta, ngay cả bản thể của thứ vật chất này cũng chịu một sự thay đổi nào đó.
Như vậy, chẳng những các nguyên tố của hành tinh chúng ta, mà ngay cả đến những nguyên tố của tất cả những hành tinh tỷ muội trong Thái Dương Hệ này đều có những sự hoá hợp khác nhau một cách rộng lớn từ hành tinh này đến hành tinh kia, cũng như những nguyên tố của Vũ Trụ ở ngoài giới hạn của Thái Dương Hệ của chúng ta. ( )
Vì thế, những nguyên tố này không thể được dùng như là một tiêu chuẩn để so sánh với những nguyên tố trên những bầu thế giới khác. Thực vậy, mỗi thế giới có một thứ Vô cực điện (Fohat) riêng, nó hiện diện khắp nơi trong phạm vi hoạt động riêng biệt của nó. Nhưng có bao nhiêu bầu thế giới thì có bấy nhiêu thứ Fohat, mỗi thứ có một quyền năng và mức độ biểu lộ khác nhau. Các Vô cực điện cá thể làm ra một thứ Vô cực điện toàn diện và tổng hợp đó chính là hiện trạng thực thể của cái Phi Thực Thể (Non-Entity) duy nhất tuyệt đối, vốn là Bản Thể Tuyệt Đối (Be-ness) là SAT. Người ta nói rằng “Vào mỗi Chu kỳ Khai Nguyên (Manvantara) có hàng triệu và hàng tỷ bầu thế giới được tạo ra”. Vì thế, phải có rất nhiều thứ Vô cực điện mà chúng ta xem như những Mãnh lực có tri thức tinh khôn. Chắc chắn những bộ óc khoa học sẽ chán ngấy việc này. Tuy nhiên, các nhà Huyền bí học có nhiều lý luận rất hay về điều này, họ xem tất cả các mãnh lực của Thiên Nhiên như là những trạng thái xác thực của vật chất, dù là siêu cảm giác, và như những vật có thể nhận thức được đối với những sinh vật được ban cho những giác quan cần thiết.
Mỗi nguyên tử được chôn chặt trong trạng thái trinh nguyên về nguyên thuỷ trong lòng của Đức Mẹ Trường Cửu (Eternal Mother), nó được sinh ra ở bên ngoài ngưỡng cửa lãnh địa của Mẹ và bị sự phân hoá liên tục định đoạt. “Đức Mẹ ngủ yên, tuy nhiên, người thở không ngừng”. Mỗi hơi thở của người gởi vào cõi biểu lộ những sản phẩm hay biến đổi, chúng bị lượn sóng trào ra mang đi, bị Vô cực điện phân tán và chúng bị tống về phía bầu khí quyển của hành tinh này hay bị đẩy ra ngoài bầu khí quyển của hành tinh kia. Một khi mà hơi thở được bầu khí quyển sau này giữ lại, nguyên tử bị mất đi; sự trinh nguyên nguyên thuỷ của hơi thở đã vĩnh viễn mất đi, trừ phi Định-mệnh biệt lập nó, hướng dẫn nó về phía “dòng LƯU XUẤT” (“current of EFFLUX”) (một ngôn từ về Huyền môn có nghĩa là một tiến trình khác hẳn với tiến trình mà ngôn từ này thường ám chỉ), khi mà, một lần nữa, hơi thở này có thể bị đẩy tới ranh giới, ở đó, nó đã bị huỷ diệt trước kia và bay đi, không phải vào Không Gian bên trên (Space above), mà là vào khoảng Không Gian bên trong (Space within), được đặt dưới một tình trạng quân bình vi-sai (differential equilibrium) và lấy làm thích thú mà được tái thấu nhập. Nếu một nhà Huyền bí học Luyện kim đan (Occultist-Alchemist) được thực sự thông thái về “Đời sống và những cuộc Mạo hiểm của một Nguyên tử”, thì do đó, ông sẽ hứng chịu sự khinh miệt quá mức của các nhà hoá học tiên tiến, dù may ra về sau, sẽ có sự biết ơn của họ. Thực vậy, nếu một nhà hoá học mơ mộng như vậy, bất ngờ có được trực giác và có một lúc nào đó bước ra khỏi lề thói thông thường của môn “khoa học chính xác” như những nhà Luyện kim đan thời xưa đã thực hiện, thì y phải trả giá cho lòng can đảm của mình. Tuy nhiên, có thể như Lời bình luận đã nói: “Hơi thở của Phụ mẫu sinh ra hơi lạnh của sự chói sáng, nó nhận lấy hơi nóng và sự huỷ hoại,một lần nữa, nó trở nên nguội và được tinh luyện trong lòng trường cửu của Không gian bên trong”. Con người hấp thụ không khí trong sạch lạnh lẽo ở tận trên đỉnh núi, và họ đuổi ra ngoài thứ không khí ô nhiễm, nóng và biến thể. Vì vậy, bầu khí quyển ở trên cao của mỗi bầu hành tinh chính là miệng của nó, còn bầu khí quyển ở dưới thấp là buồng phổi, con người cả hành tinh chúng ta chỉ thở “những chất hơi thải ra của Từ Mẫu”; vì vậy, “như vậy, số y phải chết”. Ai có thể thù hình hoá (allotropize) dưỡng khí trì độn thành ra xú dưỡng khí (Ozone) ở một mức độ tác động của khoa Luyện kim đan, phân giải nó thành ra tinh hoa thuần tuý của chất khí này (người ta có nhiều cách để thực hiện), thì do đó, y sẽ tìm ra được một chất thay thế cho một loại “Thuốc Trường Sinh” (“Elixir of Life”) và điều chế chất này để dùng trong thực tế.
(b) Sự việc gọi là “những Bánh Xe Nhỏ, cái nọ sinh ra cái kia”, diễn ra trên cõi thứ sáu kể từ trên đếm xuống và trên cõi hồng trần. “Bảy Bánh Xe” ám chỉ Dãy Hành Tinh hiện tại. Ý nghĩa thông thường của chữ “Bánh Xe” dùng để chỉ những bầu thế giới và những trung tâm thần lực, nhưng ở đây thì có nghĩa là dãy hành tinh gồm bảy Bầu thế giới.
4. NGÀI XÂY DỰNG CHÚNG GIỐNG NHƯ NHỮNG BÁNH XE CŨ TRƯỚC, ĐẶT CHÚNG VÀO NHỮNG TRUNG TÂM BẤT DIỆT (IMPERISHABLE CENTRES) (a).
FOHAT ĐÃ XÂY DỰNG CHÚNG THEO CÁCH NÀO? NGÀI GOM GÓP BỤI LỬA (FIERY-DUST). NGÀI TẠO NÊN NHỮNG QUẢ CẦU LỬA (BALLS OF FIRE), CHẠY XUYÊN QUA CHÚNG, XUNG QUANH CHÚNG, TRUYỀN SỰ SỐNG VÀO CHÚNG, LÀM CHO CHÚNG CHUYỂN ĐỘNG; CÁI XOAY CHIỀU NÀY, CÁI XOAY CHIỀU KHÁC. CHÚNG LẠNH, NGÀI LÀM CHÚNG NÓNG LÊN. CHÚNG KHÔ KHAN, NGÀI LÀM CHÚNG ƯỚT, CHÚNG CHIẾU SÁNG, NGÀI QUẠT VÀ LÀM CHO CHÚNG MÁT (b). ĐÓ LÀ TÁC ĐỘNG CỦA FOHAT TỪ HOÀNG HÔN (TWILIGHT) NÀY ĐẾN HOÀNG HÔN KHÁC SUỐT BẢY ĐẠI KIẾP TRƯỜNG TỒN (SEVEN ETERNITIES) ( ).
(a) Những thế giới được tạo tác “giống như những Bánh Xe cũ”, có nghĩa là giống như những bầu thế giới đã từng xuất hiện trong những Chu Kỳ Khai Nguyên (Manvantaras) trước đây và đã tan rã trong Chu Kỳ Hỗn Nguyên (Pralaya), theo Định Luật thành, trụ, hoại, không (the Law for the birth, growth and decay of everything) cai quản vạn vật trong Vũ Trụ, từ ngôi Mặt Trời chí đến loại côn trùng nhỏ bé nhất. Đó là một công trình tiến hoá diễn ra thường xuyên và luôn luôn đổi mới nhưng còn cái Chất Liệu Vật Chất (Substance-Matter) và Năng Lực vẫn là một và không hề biến đổi. Nhưng Định Luật này hành động trên mỗi hành tinh qua những định luật nhỏ hơn và khác nhau.
Những “Trung Tâm [Laya] Bất Diệt” (“Imperi-shable [Laya] Centres”), có một tầm quan trọng rất lớn và cần được hiểu rõ. Nếu chúng ta có một nhận thức rõ ràng về khoa Vũ Trụ học Cổ truyền, bây giờ, những lý thuyết này đã biến thành những lý thuyết của Huyền bí học. Các bầu thế giới được tạo tác không phải ở trên hay ở trong những Trung tâm Laya, vì điểm số không là một trạng thái chứ không phải là một điểm trong toán học.
(b) Nên nhớ rằng Fohat, Mãnh Lực tạo tác của Điện lực trong Vũ Trụ, được diễn tả một cách bóng bẩy là “xuất hiện từ Bộ Óc của Từ Phụ và Trong Lòng Từ Mẫu”, rồi kể từ đó tự biến thành một nam và một nữ, tức lưỡng cực thành điện âm và điện dương. Nó có “Bảy Đứa Con” là anh em của nó, và Fohat bị bắt buộc phải tái sinh nhiều lần liên tiếp: mỗi khi có hai trong những đứa “Con Anh Em” (“Son-Brothers”) tiến sát đến quá gần nhau dù đó là sự hấp dẫn hay xung đột. Để tránh việc ấy, nó kết hợp những “đứa” có tính chất khác nhau và chia rẽ những “đứa” có tính chất giống nhau. Điều này tất nhiên ám chỉ định luật hấp dẫn hai vật có lưỡng cực khác nhau và xô đẩy hai vật có lưỡng cực giống nhau. Tuy nhiên, Bảy “người Con Anh Em” tiêu biểu và nhân cách hoá bảy loại từ điện của vũ trụ mà những năng lượng biểu lộ gồm có Điện khí, Từ khí, Âm thanh, Ánh sáng, Nhiệt lực, Dẫn lực v.v…Khoa Huyền Môn định nghĩa tất cả những mãnh lực đó như kết quả siêu thức trong những tác động tiềm ẩn và như những hiện tượng khách thể ngoại tại trong thế giới giác quan, cái trước cần có những giác quan siêu nhiên mới nhận thức được, còn cái sau chỉ cần giác quan thông thường. Tất cả, đều là những biểu lộ của những đặc tính tâm linh siêu thức thuộc về những NGUYÊN NHÂN hữu thức (conscious CAUSE) và THỰC TẠI (ENTITIES) mà người ta không thể nào diễn tả bằng ngôn từ thông thường. Độc giả nên nhớ rằng, giáo lý Huyền môn thường vẫn xem Vũ Trụ hiện tượng như một Đại ẢO ẢNH (Great ILLUSION), một vật thể càng tiến gần đến với cái CHẤT LIỆU BẤT KHẢ TRI (UNKNOWN SUBSTANCE) chừng nào, thì nó càng đến gần hơn với Thực Tại, vì nó tách rời xa hơn khỏi cái thế giới Hư Ảo (Maya). Bởi vậy, tuy rằng người ta không thể biết được thành phần nguyên tố vật chất cấu tạo nên những thể bên ngoài do những biểu lộ của chúng trên cõi tâm thức hạ giới này, nhưng theo quan điểm của nhà Huyền môn, chúng cũng có một cơ cấu ngoại tại rõ rệt, nếu không là một cơ cấu vật chất trong vũ trụ tương đối thực thể siêu hình theo ý nghĩa nghịch với ý nghĩa cõi giới hiện tượng hữu hình. Nhà khoa học có thể gọi chúng là Năng lực hay Mãnh lực do vật chất tạo nên, hoặc là những phương thức vận động tuỳ ý; nhưng khoa Huyền môn nhìn thấy những kết quả đó có những Mãnh lực tác động và trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên những kết quả đó, có bàn tay vô hình của những Đấng Tạo Tác thông minh (intelligent Divine Workmen). Sự liên hệ chặt chẽ giữa những Mãnh Lực thiên nhiên đó (dưới bàn tay dìu dắt của các Đấng Cao Cả) với các loại ngũ hành của Vật chất thuần tuý tạo nên những hiện tượng vật chất như ánh sáng, nhiệt lực, từ điện, v.v.. Lẽ tất nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ đồng ý với các nhà Bản thể luận người Mỹ ( ) mà gọi những Lực và Năng lượng kể trên  - dù là Ánh Sáng, Nhiệt, Điện hoặc Lực cố kết là những “Thực Thể”, vì như vậy, chẳng khác nào như ta gọi tiếng động gây nên bởi bánh xe đang chạy là một THỰC THỂ (ENTITY). Trong trường hợp đó ta lầm tưởng và đồng hoá “tiếng động” đó với người “đánh xe” bên ngoài và người “Chủ Thông Minh” (“Master Intelligence”) ngồi trong xe. Nhưng chắc chắn là chúng ta gán danh hiệu đó cho “người đánh xe” và cho những Đấng Thiền Định Đế Quân là những bậc “Đại Trí Thông Minh” điều khiển, như đã nêu ở trên. Những Mãnh Lực Thiên Nhiên (Nature-Forces) là những nguyên nhân phụ thuộc, tác động tuy vô hình hay đúng hơn là không cảm nhận, và là kết quả của những nguyên nhân đầu tiên ẩn tàng đằng sau bức màn của mọi hiện tượng vật chất (terrestrial phenomena). Điện lực, ánh sáng, nhiệt lực v..v… đã được gọi một cách chính xác là “Cái Bóng của Vật Chất Vận Chuyển” (“Ghost or Shadows of Matter in Motion”), tức là những trạng thái siêu thức (supersensuous states) của Vật Chất mà chúng ta chỉ có thể nhận thức được những tác động hậu quả. 
Bây giờ, hãy nói rộng hơn một chút. Cảm giác về ánh sáng có thể ví như tiếng động của những bánh xe đang chạy, đó chỉ là một tác dụng hiện tượng (phenomenal effect), vốn không có thật ngoài cảm quan của người nhận xét, nguyên nhân của cảm giác ấy ví như người đánh xe, một trạng thái siêu thức của vật chất chuyển động, một Mãnh Lực Thiên Nhiên (a Nature-Force or Elemental). Nhưng, đằng sau mãnh lực này, có tiềm ẩn những nguyên nhân thâm diệu cao xa hơn, cũng như người chủ xe điều khiển người đánh xe từ bên trong. Đó là những Đấng Thông Tuệ, sáng suốt, từ tinh hoa của các Ngài phát xuất những trạng thái “Mẹ”, tạo nên vô số Tinh Linh (Elementals or Psychic Nature-Spirits) thuộc về ngũ hành trong thiên nhiên, cũng như mỗi giọt nước chứa đựng vô số Sinh vật vô cùng nhỏ bé (Infusoria) ( ). Chính Vô cực điện Fohat dìu dắt sự chuyển di những nguyên khí từ một hành tinh này đến hành tinh khác, từ một tinh tú này đến tinh tú khác. Khi một hành tinh chết, các nguyên khí của nó chuyển di sang một trung tâm yên nghỉ (laya) trong đó đã có sẵn năng lực tiềm ẩn hay mới thức tỉnh lại và bắt đầu thành hình một thiên thể mới (new sidereal body).
Một điều đáng chú ý là, trong khi người ta tự thú nhận một cách thành thật là hoàn toàn không biết gì về bản chất thực sự của ngay cả vật chất của cõi trần - bản chất nguyên thuỷ được xem như là một giấc mơ hơn là một thực tại đơn thuần – tuy nhiên, những nhà vật lý học lại làm ra vẻ xét đoán thứ vật chất đó và tự cho là mình biết cái gì có thể và không thể thực hiện được, theo những cách hóa hợp khác nhau. Những nhà khoa học chỉ mới biết được thứ vật chất này một cách hời hợt, tuy nhiên, họ sẽ quyết đoán nó. Đó cũng chỉ là “một cách chuyển động” chứ không có gì khác! Nhưng cái lực có sẵn trong một hơi thở của con người còn sống, khi người ta thổi một vết bụi ở trên bàn, thì cũng, một cách không thể nào phủ nhận được, là “một cách chuyển động”. Người ta không thể chối cãi rằng đó không phải là một đặc tính của vật chất hay là những phân tử của vết bụi đó, dù sự kích động này có được sinh ra một cách hữu thức hay là vô thức, thì cái Thực Thể còn sống và có suy tư thở hít này vẫn phát sinh ra nó. Thật ra, việc đó phú cho vật chất (mà cho đến nay, người ta còn chưa biết) một đặc tính cố hữu được gọi là Động Lực (Force), có bản chất còn chưa được hiểu mấy, còn tạo ra một sự khó khăn nghiêm trọng hơn cả việc chấp nhận sự can thiệp của các “Loài Tinh Linh” (“Nature Spirits”) trong mọi hiện tượng tự nhiên.
Nhà Huyền bí học nói rằng không phải vật chất, mà chỉ có tinh hoa của vật chất (Mulaprakriti) là bất diệt và trường cửu. Họ nói rằng tất cả những Mãnh Lực Thiên Nhiên như Điện Lực, Từ Lực, Ánh Sáng, Nhiệt Lực v.v.. không phải là những phương tiện vận chuyển của những vi tử vật chất, mà là những khía cạnh biểu lộ, phân hoá của Đại Khí Vận hay sức Chuyển Động trong Vũ Trụ (Universal Motion) như đã giải thích trong những trang đầu của quyển sách này. Khi nói rằng Fohat tạo nên “Bảy Trung Tâm Laya” (“Seven Laya Centres”), điều ấy có nghĩa là vì mục đích sáng tạo, ĐỊNH LUẬT LỚN TRONG VŨ TRỤ (GREAT LAW) (hay Thượng Đế) thay đổi sự vận chuyển trường kỳ của nó trên bảy điểm vô hình trong phạm vi khu vực sáng tạo nên Vũ Trụ Ngoại Tại (Manifested Univese). “Đại Khí Vận (The Grear Breath) xuyên qua Không Gian, xoi bảy lỗ trong Laya làm cho chúng xoay vòng suốt Chu Kỳ Khai Nguyên (Mavantara)”. Chúng tôi đã nói rằng Laya là điều mà khoa học gọi là điểm số không, lãnh vực tiêu cực tuyệt đối, hay Mãnh Lực tuyệt đối duy nhất. THỰC THỂ (NOUMENON) của trạng thái thứ bảy của điều mà ta gọi một cách sai lầm là “Mãnh Lực”, hay thực thể của chất liệu vũ trụ tiên thiên, tự nó vốn là một vật không thể cảm nhận được hay tri thức được đối với giác quan hữu hạn; nguồn gốc và căn bản của mọi trạng thái khách thể và chủ thể. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy tưởng tượng một điểm “trung hoà” (“neutral centre”), một điều mơ tưởng của những kẻ muốn khám phá sự vận chuyển trường kỳ. Một điểm “trung hoà”, hiểu theo một khía cạnh, là điểm giới hạn của giác quan. Ta hãy tưởng tượng hai cõi giới vật chất kế cận nhau như đã được hình thành. Mỗi cõi tiếp xúc với một bộ giác quan tương hợp, thích nghi. Chúng ta phải nhìn nhận rằng giữa hai cõi vật chất ấy có một sự lưu thông diễn ra một cách liên tục, nếu chúng ta theo dõi những nguyên tử và nguyên tố của cõi thấp hơn trong sự biến đổi của nó từ dưới lên trên, những nguyên tử này sẽ biến chuyển đến một điểm từ đó chúng vượt khỏi tầm mức và khả năng nhận thức của chúng ta ở cõi thấp hơn. Thật vậy ở điểm đó, vật chất cõi thấp hơn biến mất khỏi tầm nhận xét của giác quan chúng ta, hay nói khác đi, nó vượt lên cõi trên và trạng thái vật chất ở trên điểm giao liên đó chắc hẳn phải có những đặc tính mà người ta chưa phát hiện ngay được. Như vậy, “Bảy Điểm Trung Hoà” (“Neutral Centres”) đó là do Fohat tạo nên để khi những nền tảng chắc chắn đã xây đắp sẵn sàng cho cuộc tạo dựng sau này (theo cách diễn tả của Milton) thì nó thúc đẩy cho vật chất bắt đầu hoạt động và tiến hoá.
Trong trạng thái tiền sinh hay trạng thái nguyên sinh, nguyên tử nguyên thuỷ (Anu) không thể nào gia tăng thêm, vì vậy nó được gọi là “TỔNG SỐ CHUNG” (“SUM TOTAL”), dĩ nhiên là nói theo nghĩa bóng, vì “TỔNG SỐ CHUNG” này là số vô biên. Cái vốn là vực sâu trống không đối với các nhà vật lý học (họ chỉ biết cái thế giới của những nguyên nhân và kết quả thấy được) thì đối với nhà Huyền bí học lại chính là Không Gian vô biên (boundless Space) của Thái Cực Thiêng Liêng (Divine Plenum). Trong số nhiều sự phản đối khác về giáo lý nói rằng có một sự tiến hoá vô cùng và có một sự thoái hoá (hay là một sự tái hoá nhập “reabsorption”) của càn khôn – theo Giáo Lý Bí Truyền và Bà La Môn giáo thì đó là một tiến trình không có khởi thuỷ hoặc cáo chung – nhà Huyền bí học được biết rằng nó không thể có được, vì “theo mọi điều được công nhận của triết lý khoa học tiến bộ, Thiên Nhiên tất nhiên phải kiệt quệ”. Đối với khoa Vũ Trụ huyền Bí, nếu cái khuynh hướng “kiệt quệ” (“to run down”) của thiên nhiên được xem như là một sự phản đối mãnh liệt, thì làm sao tôi có thể yêu cầu các nhà Duy thực chủ nghĩa, những nhà Tự do tư tưởng và các nhà khoa học của bạn giải thích được sự tổ chức những hệ thống tinh tú hoạt động chung quanh chúng ta? Những hệ thống này mãi mới chịu kiệt quệ, thế thì tại sao Càn Khôn này không phải là một khối khổng lồ bất động? Theo giả thuyết, người ta cũng chỉ tin rằng mặt trăng là một hành tinh chết, kiệt quệ và thiên văn học hầu như cũng không biết có nhiều hành tinh chết như thế ( ). Câu hỏi không thể có lời giải đáp. Nhưng ngoài việc này ra, ý niệm về một số “năng lượng khả biến” (“transformable energy”) trong hệ thống hành tinh bé nhỏ của chúng ta bị tàn lụi, thì hoàn toàn đặt trên nền tảng của quan niệm sai lầm về “một mặt trời đỏ rực cháy sáng trắng” (“white-hot, incandescent sun”), phóng hơi nóng vào không gian một cách liên tục mà không có sự hồi phục. Về điểm này, chúng tôi xin trả lời rằng thiên nhiên kiệt quệ và biến mất khỏi cõi khách quan, chỉ tái xuất hiện trong cõi chủ quan sau một thời gian nghỉ ngơi rồi lại đi lên. Sau mỗi Chu Kỳ Hỗn Nguyên, Càn Khôn (Kosmos) và bầu Thiên Thể chúng ta chỉ ngừng hoạt động để tái xuất hiện trên một cõi hoàn hảo nhất. Thứ VẬT CHẤT (MATTER) của những nhà Triết học Đông Phương không phải là “thứ vật chất” và bầu thiên nhiên của những nhà siêu hình học Tây phương. Vì Vật Chất là gì? Trên tất cả, ngoài cái mà triết gia Kant đã định nghĩa một cách rất chính xác và rất tao nhã là “môn khoa học của những giới hạn đối với kiến thức chúng ta” (“science of the limits to our knowledge”), thì triết lý khoa học của chúng ta là gì? Nhiều cuộc thử nghiệm của khoa học để buộc lại, để kết hợp và để xác định tất cả những hiện tượng của đời sống hữu cơ, bằng những biểu lộ đơn thuần có tính chất vật lý và hoá học đã đưa nó tới đâu? Nói chung là chỉ tới những cuộc suy lý - trước khi các nhà khoa học được phép tìm ra những sự kiện có thực, thì đó chỉ là những bọt xà phòng bị nổ tung hết cái này đến cái kia. Tất cả điều này ắt đã tránh được và tiến trình kiến thức sẽ tiếp diễn bằng những bước dài khổng lồ, nếu khoa học và triết học đừng chấp nhận những giả thuyết chỉ dựa vào sự hiểu biết phiến diện về Vật Chất của họ. Tác động của Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh - người ta nghĩ rằng những hành tinh này lần lượt có bốn hộ tinh và một hộ tinh quay trên những quỹ đạo của chúng từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác lại quay tròn từ Tây sang Đông – đó là một thí dụ rất hay cho con người thấy tất cả những suy luận tiên nghiệm chẳng đáng tin cậy chút nào, ngay cả khi mà những cuộc suy lý này dựa trên khoa giải tích toán học chính xác nhất. Giả thuyết nổi tiếng nói về sự hình thành của Thái Dương Hệ chúng ta từ những vành đai tinh vân, do Kant và Laplace đề ra, cũng đặt nền tảng chủ yếu trên sự kiện giả định rằng tất cả hành tinh đều xoay theo cùng một hướng như nhau. Vào thời của Laplace, tin cậy vào những sự kiện được chứng minh bằng toán học này, tính toán dựa vào thuyết xác suất, ông đã đánh cuộc ba tỷ ăn một rằng hành tinh kế tiếp được tìm ra ắt cũng phải có trong hệ thống của mình, đặc điểm tương tự là sự vận chuyển về hướng Đông. “Những cuộc thực nghiệm và những sự quan sát thêm nữa đã đánh bại” những định luật bất di bất dịch của những môn toán học về khoa học. Đại để, đến ngày nay, quan niệm sai lầm này của Laplace vẫn thịnh hành; nhưng một vài nhà thiên văn học cuối cùng đã chứng minh (?) được rằng vì sự lầm lẫn, nên người ta chấp nhận sự sai lầm của quyết đoán của Laplace. Hiện nay, người ta đã thực hiện những bước để sửa lại sự xét lầm này, mà không lôi cuốn sự chú ý của mọi người. Cái giả thuyết có tính chất hoàn toàn hữu hình cũng còn gặp phải nhiều điều bất ngờ không vừa ý. Thế thì, liệu có thể có những sự tỉnh ngộ nào trong những vấn đề có liên quan đến một bầu Thiên Nhiên Huyền Bí siêu việt không? Trong bất cứ trường hợp nào, Huyền bí học cũng dạy rằng cái gọi là “sự xoay tròn nghịch lại” chính là một sự kiện (“reverse rotation” is a fact).
Nếu trong trí óc xác thịt nào có thể đếm được những hột cát bao phủ bờ biển trong một vài dặm Anh, hay là dò được bản chất cơ bản và tinh hoa của những hạt cát này khi mà chúng nó có thể bị nhà tự nhiên học sờ được và thấy được trên bàn tay, thì người duy vật làm thế nào có thể giới hạn được những định luật điều khiển những sự thay đổi về điều kiện và sự sống của những nguyên tử trong chất Hỗn Mang Nguyên Thuỷ (Primordial Chaos), hoặc họ làm thế nào để biết chắc bất cứ một điều gì về khả năng và những mãnh lực của các phân tử và nguyên tử, trước và sau khi chúng hình thành ra những bầu thế giới này? Những phân tử trường cửu và bất biến này – chúng có vô số trong không gian nhiều hơn những hạt cát trên bờ đại dương – có thể khác nhau về sự cấu tạo của chúng theo đường lối của những cõi của sự sống, cũng như linh hồn bản thể thì khác với hiện thể của nó tức là cái xác. Chúng ta đã được dạy rằng, bảy cõi của sự sống và sự biểu hiện đều có mỗi loại nguyên tử khác nhau, mỗi cõi đều do định luật riêng của sự tiến hoá và sự hoá nhập điều khiển. Không ai biết được (cho dù chỉ là gần đúng) những dữ kiện niên đại ký (chronological) khởi thuỷ trong khi thử quyết định tuổi của hành tinh chúng ta hay nguồn gốc của thái dương hệ này, những nhà thiên văn học, những nhà địa chất học và những nhà vật lý học, mỗi người đều có một giả thuyết mới đang bị cuốn đi xa dần khỏi biên giới của sự thực rồi rơi vào vực thẳm không đáy của bản thể học suy lý ( ). Trong kế hoạch cấu tạo giữa những hệ thống phía bên kia mặt trời và những hành tinh hệ của mặt trời, Định Luật Tương Đồng (the Law of Analogy) không nhất thiết tác dụng tới những điều kiện giới hạn và mọi vật hữu hình đều phải chịu trong cõi của đời sống chúng ta. Trong Khoa học Huyền bí, Định Luật Tương Đồng này là cái chìa khoá đầu tiên quan trọng nhất đối với khoa Vật lý Vũ Trụ, nhưng nó cần phải được nghiên cứu tỉ mỉ từng chi tiết, và trước khi người ta hiểu được nó, nó cần phải được “xoay bảy lần”. Chỉ có Triết lý Huyền môn mới có thể dạy rõ điều này. Vậy người ta làm thế nào để cái chân lý và phi chân lý qua sự đề xướng của nhà Huyền bí học, “trong sự kết hợp vô điều kiện thì Vũ Trụ là trường cửu, còn trong sự biểu lộ có điều kiện thì Vũ Trụ lại hữu hạn”, dựa vào điều bày tỏ phiến diện của vật lý học cho rằng “Thiên nhiên cần phải bớt hoạt động?” (“it is a necessity of Nature to run down?”) ( ).
MỘT VÀI SỰ THỰC 
VÀ NHỮNG SỰ GIẢI THÍCH
Những câu kinh này kết thúc phần giáo lý trong ĐOẠN KINH 6 nói về Vũ trụ khai tịch luận, sau chu kỳ Đại Hỗn Nguyên (Mahapralaya). Cuối cùng, nó sẽ quét sạch ra khỏi không gian tất cả mọi vật biểu lộ ngoại tại, từ các vị Thần cho đến các Nguyên tử cũng như các lá cây vàng úa. Từ câu này trở về sau, các ĐOẠN KINH chỉ nói đại cương về Thái Dương Hệ, các Dãy Hành Tinh và đặc biệt là lịch trình Trái Đất của chúng ta trong Dãy Địa Cầu hiện tại. Tất cả những ĐOẠN và câu kinh tiếp theo trong quyển I này chỉ nói về sự tiến hoá trên Dãy Địa Cầu. Có một luận cứ kỳ lạ thuộc về trái đất này, nó chỉ kỳ lạ theo quan điểm khoa học mà chúng ta nên phổ truyền.
Tuy nhiên, trước khi trình cho độc giả những lý thuyết mới và hơi lạ, cần giải thích vài lời. Điều này tuyệt đối cần thiết bởi vì những lý thuyết này chẳng những chống lại khoa học tân tiến, mà bởi vì chúng nó còn nghịch với vài điểm do các nhà Thông Thiên Học khác viết ra ( ). Các vị này tự cho là căn cứ lập luận của họ và những lời giải thích trên cùng một uy quyền với chúng ta.
Điều này có thể khiến người ta nghĩ rằng có mâu thuẫn ngay giữa những người cùng dạy một giáo lý, trong khi thật ra, sự dị biệt đó là do sự báo cáo cho các tác giả đầu tiên không được toàn vẹn, nhân đó, họ kết luận sai và truy cứu quá sớm, trong khi họ muốn đưa ra cho công chúng một hệ thống hoàn hảo. Vì vậy, độc giả nào đã là nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, cũng đừng ngạc nhiên khi thấy trong những trang sách này có sửa chữa nhiều luận cứ đã được dạy trong nhiều sách Thông Thiên Học, và họ cũng đừng ngạc nhiên khi thấy sự giải thích nhiều điểm tối tăm, bởi vì chúng tất nhiên là bất toàn. Có nhiều vấn đề mà tác giả trong quyển Phật Giáo Bí Truyền (Esoteric Buddhism) (là quyển hay nhất và ít sai lầm nhất trong các quyển sách ấy) không giải thích. Lại nữa, chính tác giả quyển đó đã thêm vào nhiều ý niệm sai lầm, mà hiện nay, ta phải trình bày nó dưới ánh sáng bí ẩn thực sự trong khuôn khổ khả năng của tác giả quyển này.
Nhân tiện, chúng ta hãy tạm ngưng trong một lúc sự học hỏi các đoạn kinh để duyệt xét lại vài điểm trong giáo lý huyền môn trước đây đã trình bày cho công chúng một cách không được chính xác lắm và có chỗ sai lầm.
VÀI QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC BẦU HÀNH TINH, CÁC CUỘC TUẦN HOÀN VÀ CON NGƯỜI
Trong số mười một ĐOẠN KINH không được đề cập đến trong quyển này, có một đoạn diễn tả đầy đủ sự thành lập liên tiếp các Dãy Hành Tinh kể từ khi bắt đầu Chu Kỳ Khai Nguyên, sau một Chu Kỳ Hỗn Nguyên. Không cần phải nói những định luật tác động khi Thượng Đế bắt đầu sáng tạo, bởi vì:
a) ĐỊNH LUẬT vốn trường cửu và bất sinh bất diệt.
b) Thượng Đế tức là ĐỊNH LUẬT và ĐỊNH LUẬT tức là Thượng Đế.
Hơn nữa, ĐỊNH LUẬT trường cửu duy nhất phát triển mọi vật trong Thiên Nhiên theo qui mô số 7 và vô số Dãy Hành Tinh, mỗi dãy có bảy Bầu thế giới (Globes), được sắp đặt theo giai tầng thanh trọc khác nhau trên bốn cõi thấp nhất của Vũ Trụ biểu lộ ngoại tại (World of Formation), còn ba bầu trên thuộc về giai đoạn Vũ Trụ kiểu mẫu nội tại (Archetypal Universe). Trong số bảy bầu này chỉ có MỘT BẦU thấp nhất và nặng trọc nhất là có thể cảm nhận và tri thức được bằng giác quan chúng ta, còn sáu bầu kia ở ngoài tầm giác quan, bởi vậy, mắt phàm không nhìn thấy được. Mỗi Dãy Hành Tinh đó là sản phẩm của một Dãy thấp hơn và đã chết, có thể nói là sự tái sinh của dãy này. Chúng tôi được biết trong số các hành tinh, chỉ có bảy bầu là được coi như linh thiêng vì chúng được đăt dưới sự ngự trị của các Đấng Cao Cả thiêng liêng (the highest Regents or Gods), chứ không phải vì Cổ nhân (Ancients) không biết gì về những bầu khác ( ). Mỗi bầu hành tinh đó, dù đã được biết hay chưa được biết, đều thuộc về thành phần một Dãy Hành Tinh gồm có bảy bầu, cũng như Dãy Địa Cầu có bảy bầu thế giới mà Địa Cầu là một. Thí dụ, các thiên thể như Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh hay Địa Cầu đều hữu hình đối với chúng ta, cũng như Trái Đất có lẽ là hữu hình đối với những nhân vật (nếu có) của những hành tinh khác, bởi vì tất cả đều thuộc về cõi hồng trần, còn những bầu thế giới thanh nhẹ hơn cùng chung một dãy với các hành tinh trên đều thuộc về những cõi giới khác, hoàn toàn ngoài tầm nhận thức của giác quan phàm tục. Vị trí của những bầu hành tinh ấy sẽ được trình bày sau, bây giờ, chỉ cần thêm vài lời giải thích. Những bầu thế giới vô hình trùng hợp một cách lạ lùng với điều gọi là các “nguyên khí trong Con Người” (“principles in Man”). Bảy bầu toạ lạc trên ba cõi vật chất và một cõi tâm linh tương đương với ba thể vật chất (Upàdhis) và một thể tâm linh (Vāhana) trong bảy Nguyên khí con người. Để có một quan niệm rõ ràng hơn, nếu chúng ta thử tưởng tượng các Nguyên khí của con người như được sắp đặt theo sơ đồ dưới đây, thì chúng ta sẽ có một sơ đồ kế bên chỉ sự trùng hợp với những bầu thế giới trong một dãy hành tinh:
Vì ở đây, chúng ta đang xét từ Toàn thể đến Đơn vị, thay vì dùng phép qui nạp của Aristotle, nên các con số đều ngược chiều. Người ta để tinh thần ở chỗ thứ nhất, thay vì để ở cõi thứ bảy (như người ta thường làm) nhưng thật ra không nên làm như vậy.
 
ĐỒ HÌNH 1 (Trang 458)
CÁC NGUYÊN KHÍ CỦA CON NGƯỜI PHÂN LOẠI DÃY HÀNH TINH
 
Các nguyên khí của con người – như đã thường kể ra trong quyển Esoteric Buddhism và các quyển khác là :
1. Atma.
2. Buddhi (hay là Linh Hồn Tinh Thần – Spiritual Soul).
3. Manas (hay là Linh Hồn Con Người –Human Soul)
4. Kama Rupa (hay là Thể Ham Muốn và Đam Mê – Vehicle of Disires and Passions).
5. Prana.
6. Linga Sharira.
7. Sthula Sharira.
Những đường ngang nét đậm ở những ngăn dưới là những Thể vật chất hay lớp vỏ (Upadhis) trong sơ đồ bên trái (Nguyên Khí Con Người) và chỉ những cõi giới trong sơ đồ bên mặt (Dãy Hành Tinh). Lẽ tất nhiên, sơ đồ bên trái về Nguyên Khí Con Người không sắp đặt các nguyên khí hoàn toàn đúng theo trật tự, nhưng nó chỉ sự tương hợp và giống nhau giữa hai đối tượng: con người và thiên thể mà độc giả nên lưu ý. Như độc giả sẽ thấy, đó là trường hợp giáng xuống vật chất, sự điều chỉnh cả hai loại giác quan : thần bí và phàm trần, cùng sự hỗn hợp cả hai hầu chuẩn bị cho sự tranh đấu để sinh tồn, nó chờ đợi cả hai Thực thể trong giai đoạn sắp đến. Chữ “Thực Thể” (“Entity”) có thể xem như một danh từ lạ kỳ dùng để chỉ một Bầu thế giới, nhưng các triết gia thời cổ từng xem Địa Cầu như một “sinh vật” (“animal”) khổng lồ, đã tỏ ra khôn ngoan sáng suốt hơn các nhà địa chất học trong thế hệ hiện tại. Pliny gọi Trái Đất là người mẹ và là người vú tốt, Hành (Element) duy nhất không chống đối với con người. Ông Pliny đã nói một cách chân thật hơn ông Watts, Watts tưởng thấy trái đất là một bàn đạp để đi đến Trời. Trái Đất chỉ là một bàn đạp của con người trong khi con người trèo lên các khu vực cao hơn ấy là tiền phòng (the vestibule) –
…….dẫn tới những nơi trú ngụ vinh quang,
Ở đây, đám đông luôn luôn lật đật trẩy qua.
Nhưng điều này chỉ rõ Triết học Huyền môn thích ứng một cách đáng khen biết chừng nào - với tất cả những gì trong Thiên Nhiên và những luận cứ của nó hữu lý hơn những quan sát ức thuyết (hypothetical) của khoa vật lý biết bao.
Khi học xong điều này, thì nhà thần bí học sẽ được chuẩn bị hay hơn để hiểu giáo lý huyền môn, dù chắc chắn là mọi người nghiên cứu chính thức khoa học tân tiến đều cho giáo lý này là một điều phi lý. Tuy nhiên, nhà học giả Huyền môn quả quyết rằng lý thuyết mà chúng ta đang thảo luận lúc này có ý nghĩa triết lý và chắc chắn hơn là lý thuyết kia. Ít ra là nó hợp lý hơn là lý thuyết mới đưa ra xem mặt trăng là một miếng của trái đất bị tung ra, khi trái đất còn là một bầu thế giới đang bị nóng chảy ( ).
Có chỗ cho rằng những Dãy Hành Tinh với những chu kỳ sinh hoạt hay sáng tạo và những chu kỳ huỷ diệt hay nghỉ ngơi, sinh hoạt trong không gian giống như con người sinh hoạt trên mặt đất : chúng cũng sinh sôi nảy nở, trở nên già cỗi và hư hoại, chỉ có những nguyên khí tâm linh của chúng là còn sống sót trong những hậu duệ do chúng sinh ra do sự di truyền. 
Muốn diễn tả toàn thể diễn trình của cơ tiến hoá đó với tất cả mọi chi tiết, quả là một việc khó khăn, nhưng vài nét khái quát có thể được nêu ra để trình bày cho độc giả một ý niệm tổng quát về vấn đề này. Khi một Dãy Hành Tinh đã đi vào Cuộc Tuần Hoàn cuối cùng, thì Bầu A, trước khi tắt nghỉ, phóng ra tất cả năng lượng của nó và các “nguyên khí” (“principles”) vào điểm trung hoà, có mãnh lực tiềm ẩn gọi là “trung tâm laya”, và bằng cách đó, thức động một cứ điểm mới của khí Tiên Thiên làm cho nó hoạt động, hoặc chuyển sinh khí vào đó. Hãy giả sử rằng diễn biến đó xảy ra trên Dãy Nguyệt Cầu, và tạm cho rằng Mặt Trăng già hơn Trái Đất rất nhiều. Ta hãy tưởng tượng sáu bầu thế giới bạn của Mặt Trăng (hàng tỷ năm trước khi bầu thứ nhất của Dãy Địa Cầu xuất hiện) ở đúng vào vị trí giống như những Bầu thế giới của Dãy Địa Cầu đối với Trái Đất trong hiện tại. Bây giờ ta có thể tưởng tượng dễ dàng rằng bầu A của Dãy Nguyệt Cầu di chuyển năng lượng của nó sang bầu A của Dãy Địa Cầu rồi tắt nghỉ; rồi Bầu B của nó cũng làm như vậy với Bầu B của Dãy Địa Cầu; kế đó, đến Bầu C của nó tạo nên Bầu C của Dãy Địa Cầu, rồi đến lượt Mặt Trăng vệ tinh của trái đất, chuyển tất cả năng lượng và sinh khí của nó sang Bầu thấp nhất của Dãy Địa Cầu, tức là Bầu D là Trái Đất của chúng ta, và sau khi chuyển di tất cả qua một trung tâm mới, nó trở nên một hành tinh chết và sự chuyển xoay vòng hầu như đã ngừng nghỉ từ khi Địa Cầu xuất hiện. Chắc chắn rằng: mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất, nhưng điều này không bác bỏ lý thuyết cho rằng: mặt trăng cho trái đất tất cả, chỉ trừ xác chết của nó. Muốn cho lý thuyết của Darwin còn đứng vững, ta phải chế ra – ngoài lý thuyết mà chúng ta vừa nói tới và ngày nay bị đảo lộn - những suy lý vẫn còn vạn nan hơn. Người ta có nói rằng Mặt Trăng nguội nhanh hơn Trái Đất sáu lần. Nếu Trái Đất bị lớp vỏ cứng bao bên ngoài từ 14 triệu năm nay, thì Mặt Trăng, từ thuở ấy đến nay, chỉ già có 11 triệu và 2/3 triệu năm mà thôi… ( ). Và nếu Mặt Trăng của chúng ta chỉ là một mảnh của trái đất chúng ta văng ra thì tại sao không kết luận như vậy về Mặt Trăng của các bầu hành tinh khác? Những nhà tiên văn “không biết chi về việc đó”. Tại sao Kim Tinh và Thuỷ Tinh không có vệ tinh? Và nếu có vệ tinh thì chúng sẽ được tạo lập với chất gì? Các nhà thiên văn không biết gì về điều đó, bởi vì họ chỉ có một chìa khoá - ấy là chìa khoá vật chất - để mở cửa bí ẩn của Thiên Nhiên, còn nhà Triết học Huyền môn lại có bảy chìa khoá; họ cắt nghĩa cái mà khoa học không biết được. Thuỷ Tinh và Kim Tinh không có vệ tinh, song chúng có “cha mẹ” như Trái Đất. Cả hai đều già hơn Địa Cầu nhiều, và trước khi Địa Cầu đi đến cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy, thì mẹ nó là Mặt Trăng sẽ tan ra thành không khí nhẹ nhàng (thin air), như những “Mặt Trăng” của những hành tinh khác đã tan rã hoặc không tan rã tuỳ trường hợp, bởi vì có nhiều hành tinh có nhiều Mặt Trăng. Đó là bí ẩn mà không một vị Oedipus nào trong thiên văn giải đoán nổi.
Hiện nay mặt trăng là những bụi nguội (cold residual quantity), là một bóng mờ (shadow), sau khi đã di chuyển những năng lực sống (living power) và những “nguyên khí” (“principles”) của nó qua một hình thể đổi mới khác. Hiện nay, nó bị bắt buộc phải theo sau Trái Đất trong nhiều thế kỷ; nó hút Trái Đất và bị Trái Đất hút lại. Mặt Trăng luôn luôn bị con mình là Trái Đất rút rỉa (vampirized), nên chống trả lại bằng cách đem thần lực xấu xạ xuống và đầu độc nó bằng cái thuộc về thành phần huyền môn của bản tánh, bởi vì Mặt Trăng là một xác chết mà vẫn sống. Những mảnh vụn của xác thân đang tan rã của nó có đầy sự sống sinh động và phá hoại dù xác thân xưa kia chúng nó tạo ra thì không hồn và không có sự sống. Nhân đó, những bốc hơi (emanations) của nó vừa tốt vừa xấu, đó là trường hợp mà ta cũng thấy trên trái đất, tức là sự kiện cỏ và cây không mọc đâu tốt bằng mọc trên mả; còn những bốc hơi của nghĩa địa và của thây ma rất độc. Giống như hầu hết ma hút máu, ma hiện hình, Mặt Trăng là bạn của nhà phù thuỷ và nghịch với người dại khờ. Từ thời vô thuỷ vô chung và thời cận đại, các nhà phù thuỷ ở Thessaly và vài người ở Tantrikas hiện nay tại Bengal, cùng tất cả nhà Huyền môn, đều biết bản tính và tính chất của Mặt Trăng, nhưng đó là một quyển sách đóng kín trước nhà vật lý học.
Đó là Mặt Trăng được xét về mặt thiên văn, vật lý và địa chất học. Còn về bản tính siêu hình và tinh thần thì nó vẫn còn là một sự bí mật huyền môn trong quyển sách này cũng như trong quyển sách nhan đề Phật Giáo Bí Truyền (Esoteric Buddhism) dù quyển đó có tuyên bố hơi liều lĩnh rằng: “Không có nhiều bí ẩn nữa trong câu đố về bầu thế giới thứ tám” ( ). Thật ra đó là một trong nhiều đề tài mà “các vị Chơn Sư rất dè dặt khi truyền đạt cho các vị đệ tử chưa được điểm đạo” ( ), và vì chúng nó chưa được phê chuẩn và chưa được cho phép đưa ra cho công chúng, nên tốt hơn là nói ít về điều đó.
Tuy nhiên, không đặt chân tới vùng đất cấm của “bầu hành tinh thứ tám này” (“eighth sphere”), người ta nên trình bày một vài sự kiện bổ túc về phần những Chơn Thần cũ của Dãy Nguyệt Cầu này - tức những vị “Tổ Phụ thuộc Mặt Trăng” (“Lunar Ancestor”) – vì các vị này giữ một vai trò hướng dẫn trong khoa Nhân chủng khởi nguyên học (Anthropogensis) sắp tới. Điều này trực tiếp đem chúng ta tới vấn đề Cấu Tạo Thất Nguyên của con người (Septernary Constitution of man), và vì mới đây đã có một vài cuộc thảo luận về cách phân loại hay nhất phải được chấp nhận cho sự phân chia thực thể tiểu vũ trụ này, nên bây giờ, để so sánh, người ta đính kèm hai hệ thống. Ông T.Subba Row, một học giả danh tiếng Vedanta có viết phụ thêm một mục nhỏ trong bảng sắp loại này. Ông thích sự phân chia của pháp môn Thiền Định Trí Tuệ (Raja Yoga) của người Bà La Môn, và đứng trên một quan điểm siêu hình học, thì ông hoàn toàn có lý. Nhưng đó chỉ là một vấn đề lựa chọn và thích nghi, nên trong tác này, chúng ta chỉ trình bày sự phân loại cổ kính của “Phái Bí Truyền dành cho các vị La Hán” (“Ahart Esoteric School”) bên kia Hy Mã Lạp Sơn. Bảng kê sau đây và những lời giải thích được trích ra từ Tạp Chí Theosophist và trong quyển Năm năm hoạt động với Minh Triết Thiêng Liêng ( ).
 
Bảng trang 466
 
SỰ PHÂN CHIA THẤT NGUYÊN CHO NHỮNG HỆ THỐNG TRIẾT HỌC KHÁC NHAU CỦA ẤN ĐỘ
Trong hình thức bảng phân loại về các nguyên khí, chúng tôi xin đưa ra đây những sự sắp loại đã được các Đức Thầy Phật giáo và Vedanta đã chấp nhận:
PHẬT GIÁO BÍ TRUYỀN
(ESOTERIC BUDDHISM) PHÁI VEDANTA PHÁI PHÁP MÔN THIỀN
ĐỊNH TRÍ TUỆ TARAKA
1. Sthula Sharira (Thể Xác) Annamayakosha( )
   Sthulopadhi( )
2. Prana (Sinh khí)( )   Prānamayakosha
3. Vận cụ của Sinh Khí ( )
4. Cảm Dục Thể
 
5. Thể Trí
a) Những ý chí và tình cảm…     Manomayakosha  Sukshmopadhi
b) Thượng Trí (Vijnanam)Vijnānamayakosha
6. Spiritual Soul (Linh Hồn Thiêng Liêng) Ānandamayakosha Kāranopadhi
7. Ātmā (Tiên Thể) Ātmā Ātmā
Từ bảng nêu trên, người ta thấy rằng, nguyên khí thứ ba trong bảng sắp loại của Phật Giáo không được đề cập đến một cách riêng biệt trong bảng phân chia của phái Vedanta, vì nó chỉ là hiện thể của Sinh lực (vehicle of Prana). Người ta cũng thấy rằng nguyên khí thứ tư được bao hàm trong thể thứ ba (third Kosha - lớp vỏ), vì chính nguyên khí đó chỉ là hiện thể của quyền năng ý chí, vốn chỉ là năng lượng của cái trí. Chúng ta cũng phải ghi nhận rằng thể Thượng Trí (Vijnanamayakosha) được xem như là khác với Hạ Trí (Manomayakosha), vì sau khi chết, có xảy ra sự phân chia giữa phần thấp của cái trí (phần này có liên quan chặt chẽ với nguyên khí thứ tư hơn là với nguyên khí thứ sáu) và phần cao của thể trí (vốn gắn liền với nguyên khí thứ sáu thực sự), phần này là nền tảng của Chơn Ngã thiêng liêng cao cả nơi con người.
Ở đây, chúng ta cũng có thể chỉ cho độc giả thấy rằng, trên thực tế của sự sắp loại được đề cập ở trong cột chót, thì liên quan đến pháp môn Thiền Định Trí Tuệ (Raja Yoga), phái tốt nhất và đơn giản nhất. Dù trong con người có bảy nguyên khí, nhưng chỉ có ba Vận cụ (Upadhis – cái cơ bản) riêng biệt nơi một trong các nguyên khí này, Tiên Thể (Atma) con người có thể hoạt động một cách độc lập với phần còn lại. Một vị Chơn Sư (Adept) có thể tách rời ba vận cụ này ra mà không chết. Ngài không thể nào tách rời bảy nguyên khí này ra mà không huỷ diệt sự cấu tạo của mình. 
Bây giờ sinh viên sẽ được chuẩn bị kỹ hơn để thấy rằng giữa ba Vận cụ (Upadhis) và Tiên Thể (Atma) của phái Pháp Môn Thiền Định Trí Tuệ và ba vận cụ cùng với Tiên Thể của chúng ta và ba sự phân chia khác nữa, thực sự chúng chỉ có sự khác nhau rất nhỏ thôi. Vả chăng, vì tất cả Chơn Sư ở tại Ấn Độ, bên này hay bên kia Hy Mã Lạp Sơn của môn phái Patanjali, Đức Vô Trước (Aryasanga), hay là của Đại Thừa (Mahayana) đều phải trở thành một vị Thiền Sư (Raja Yogi), cho nên, trên nguyên tắc lý thuyết, Ngài phải chấp nhận bảng sắp loại của phái thiền định Taraka, bất chấp bảng sắp loại mà các Ngài cần dùng cho những mục đích thực hành và cho mục đích Huyền bí. Vì vậy, người ta có nói đến ba Vận Cụ (Upadhis) với ba trạng thái và Tiên Thể, thành phần tổng hợp trường cửu và bất tử, hoặc chúng là “Bảy Nguyên Khí” (“Seven Principles”) thì cũng chẳng có gì quan trọng.
Để giúp người nào không thể đọc được, hoặc không thể hiểu được giáo lý nói về các dãy gồm bảy Bầu Thế Giới trong Thái Dương Hệ (Solar Kosmos) này (nếu họ đã đọc những sách Thông Thiên Học); về các dãy hành tinh trong thái dương hệ, giáo lý huyền môn được tóm tắt như sau:
1. Mọi vật trong Vũ Trụ, siêu hình cũng như hữu hình đều được cấu tạo theo qui mô số bảy, do đó, mỗi thiên thể, mỗi hành tinh, dù hữu hình hay vô hình, đều có sáu Bầu thế giới đi kèm. Sự tiến hoá của vạn vật diễn ra trên bảy Bầu thế giới hay thiên thể đó (Globes or bodies) qua Bảy Cuộc TUẦN HOÀN hay Bảy Chu Kỳ (Seven ROUND or Seven Cycles).
2. Những Bầu thế giới được cấu tạo bởi một phương pháp mà các nhà Huyền học gọi là “sự tái sinh của những Dãy Hành Tinh” (“rebirth of Planetary Chains – or Rings”). Khi Cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy và cuối cùng của một trong những dãy hành tinh đó đang tiếp diễn, thì bầu A tức Bầu thứ nhất và cao nhất, thay vì bước vào giai đoạn nghỉ ngơi như trong cuộc tuần hoàn trước đó, bắt đầu tắt nghỉ và những bầu khác cũng tuần tự luân phiên nối gót theo sau. Chu kỳ huỷ diệt của dãy hành tinh đã bắt đầu và thời giờ của nó đã điểm. Mỗi Bầu thế giới chuyển di sinh khí và năng lượng của nó sang một bầu hành tinh khác ( ).
3. Quả Địa Cầu, trên vị thế một đại diện hữu hình của các bầu thế giới bạn, những “Nguyên Khí” vô hình và thanh cao hơn, phải sống, cũng như những bầu thế giới trên trải qua bảy cuộc Tuần Hoàn. Trong ba cuộc Tuần Hoàn đầu tiên, nó thành hình và cô đọng, trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, nó được củng cố chắc chắn và trở nên cứng rắn. Trong ba cuộc Tuần Hoàn cuối cùng, nó dần dần biến đổi, trở về các hình thức mảnh mai, thanh nhẹ như lúc khởi thuỷ, có thể nói là nó được thăng hoa vậy.
4. Nhân loại trên Địa Cầu chỉ hoàn toàn phát triển trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, tức cuộc Tuần hoàn hiện tại.Trước cuộc Tuần Hoàn thứ Tư này, nó cũng gọi là “Nhân Loại” (“Humanity”) chỉ vì thiếu danh từ chính xác hơn. Cũng như con sâu biến thành nhộng và bướm thì con người hay đúng hơn là sinh vật sẽ trở thành người, cũng trải qua mọi hình thể và mọi loài trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, và trải qua tất cả những hình thể con người trong hai cuộc Tuần Hoàn kế tiếp. Đến quả Địa Cầu lúc khởi đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Tư trong một loạt tiểu Chu kỳ sinh hoạt và những Giống dân, CON NGƯỜI là hình thể đầu tiên xuất hiện trên đó sau hai loài khoáng thạch và thảo mộc, thậm chí loài sau này cũng còn phải phát triển và tiếp tục sự tiến hoá của nó qua con người. Trong ba cuộc Tuần Hoàn tương lai, Nhân Loại cũng như quả Địa Cầu mà họ sống trên đó, sẽ dần dần biến đổi để trở lại hình thể sơ khai nguyên thuỷ, tức là pháp thân của một vị Thiền Định Đế Quân. Con người sẽ trở thành một vị bất diệt và qui nguyên về Thượng Đế, cũng như mỗi Nguyên tử trong Vũ Trụ.
Bắt đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Hai, Cơ Tiến Hoá đã diễn ra trên một bình diện hoàn toàn khác hẳn. Chỉ có Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất mà Chơn Thần mới trở nên một con người trong bầu A, rồi lại trở về loài khoáng thạch, thảo mộc và thú cầm trên những bầu B và C v.v… sự biến dịch này hoàn toàn thay đổi kể từ cuộc Tuần Hoàn thứ Hai….( ).
5. Mỗi Chu kỳ sinh hoạt trên bầu D (Địa Cầu) có bảy Giống dân. Những Giống dân này bắt đầu với những hình thể khinh thanh và kết thúc với thể tâm linh, sau đó trải qua một lịch trình tiến hoá song đôi về thể chất và tinh thần từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt một tiểu Chu kỳ sinh hoạt trên Trái đất, gọi tắt là một chu kỳ thế giới hay là một “Chu Kỳ Bầu” (“Globe Round”).
Điều này được diễn tả rõ ràng trong Phật Giáo Bí Truyền và không cần phải giải thích thêm nữa.
6. Giống dân thứ Nhất, tức giống “Người” đầu tiên trên địa cầu (bất luận về hình thể) là hậu duệ của những “Thiên Nhân” (“Celestial Men”) mà triết học Ấn Độ gọi rất đúng là những “Thái Âm Tinh Quân” (“Lunar Ancestor”) hay Pitris, gồm có bảy Đẳng cấp hay Thành phần. Vì tất cả điều này sẽ được giải thích một cách đầy đủ trong những tiết mục sau này và trong những Quyển 3 và 4, nên ở đây chúng tôi không cần phải nói rõ điều này.
Nhưng cả hai tác phẩm vừa được đề cập (cả hai đều luận về những đề tài thuộc giáo lý Huyền môn) cần có những lời chú thích riêng. Các giới Minh Triết Thiêng Liêng cũng như bên ngoài đều biết rất rõ quyển Phật Giáo Bí Truyền, vì ở đây, tác phẩm này cần được khai triển. Đó là một tác phẩm xuất sắc và đã thực hiện được một công trình tuyệt hảo. Nhưng điều này cũng không sửa đổi sự kiện cho rằng tác phẩm này đã chứa đựng vài quan niệm sai lầm và nó sẽ đưa nhiều nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng cùng độc giả thế tục đến một nhận thức sai lạc về Giáo Lý Bí Nhiệm Đông phương. Hơn nữa, tác phẩm này dường như có thể hơi quá duy vật.
Còn quyển Con Người ( ) mới vừa xuất bản sau này, đã thử trình bày giáo lý cổ truyền theo một quan điểm lý tưởng hơn, nó mô tả lại một vài linh thị của Tinh Tú Quang (Astral Light), nó cũng diễn tả từng phần một, vài giáo lý đã được thu thập từ tư tưởng của một vị Chân Sư, nhưng rủi ro thay lại bị hiểu lầm. Tác phẩm này cũng nói về sự tiến hoá các Giống dân sơ khai của loài người trên Trần thế và một vài trang có tính chất triết học rất hay. Nhưng đến nay, tác phẩm này chỉ là một truyện thú vị có chút ít thần bí. Tác phẩm này không đạt được mục đích, vì những điều kiện cần thiết cho một sự diễn tả chính xác những linh thị này còn chưa có. Do đó độc giả cũng đừng lấy làm ngạc nhiên nếu những quyển sách của chúng tôi có nhiều điểm đặc biệt nói ngược lại những sự diễn tả đầu tiên này.
Trong hai quyển sách này và trong những tác phẩm Thông Thiên Học khác, do một số người mới tập viết đơn phương soạn ra, có sự khác nhau rất quan trọng về vũ trụ học bí truyền nói chung và sự tiến hoá của Chơn Thần con người nói riêng đến nỗi người ta không thể nào theo kịp tác phẩm này mà không cần có sự đề cập đặc biệt đến hai tác phẩm trước, vì cả hai đã có một số độc giả hâm mộ - nhất là quyển Phật Giáo Bí Truyền. Đã tới lúc để chúng ta giải thích một vài vấn đề theo chiều hướng này. Bây giờ những sự sai lầm cần phải được sửa lại cho đúng bằng cách đối chiếu với giáo lý nguyên thuỷ. Nếu một trong hai tác phẩm đã nói này có khuynh hướng quá rõ rệt về khoa học duy vật, thì quyển kia lại có khuynh hướng quá duy tâm và đôi khi hoang tưởng.
Những quan niệm sai lầm đầu tiên này sinh ra từ phía giáo lý nói về những Chu kỳ nghỉ ngơi và những Chu kỳ bầu liên tiếp trên những Dãy Hành Tinh. Một sự hoang mang về vấn đề những bậc siêu nhân có trình độ tiến hoá của một người thuộc về cuộc Tuần Hoàn thứ Năm và chí đến Cuộc Tuần Hoàn thứ Sáu, gọi tắt là “Siêu Nhân bậc Năm” (“Fifth-Rounders”) và “Siêu Nhân bậc Sáu” (“Sixth-Rounders”). Người nào biết rằng một cuộc Tuần Hoàn đã có trước và tiếp theo sau có một Chu Kỳ Qui Nguyên dài (long Pralaya), tức là một giai đoạn tạm nghỉ ngơi, nó tạo ra một vực thẳm không thể vượt qua giữa hai cuộc Tuần Hoàn cho đến lúc một chu kỳ của sự sống đổi mới lại đến, ắt không hiểu được cái lối “ngụy biện” (“fallacy”) nói về “Người của Cuộc Tuần Hoàn thứ Năm và Thứ Sáu” trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư của chúng ta. Đức Phật Gautama được xem như một “Siêu Nhân bậc Sáu” (“Sixth-Rounder”), còn Platon và một vài nhà hiền triết khác được xem như những “Siêu Nhân bậc Năm” (“Fifth-Rounder”). Tại sao vậy? Một vị Chân Sư dạy rằng thậm chí có những “Siêu Nhân bậc Năm” đang sống trên thế gian ngay trong hiện tại. Và tuy Chơn Sư được hiểu như là đã nói rằng nhân loại vẫn còn đang ở trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, có chỗ Ngài lại dường như nói rằng nhân loại đang ở trong cuộc Tuần Hoàn thứ Năm. Để giải đáp sự thắc mắc đó, một vị Chân Sư khác trả lời: “Một vài giọt mưa không đủ làm cơn mưa lớn, tuy rằng nó báo hiệu cho một cơn mưa sắp đến”…”Không, chúng ta không ở trong cuộc Tuần Hoàn thứ Năm, nhưng những Siêu Nhân bậc Năm đã xuất hiện trên địa cầu vài ngàn năm nay”. Điều này còn khó hơn câu đố về Nhân Sư (Sphinx)! Các sinh viên Huyền môn tha hồ nặn óc ra suy cứu một cách hoang tưởng nhất. Có một thời các sinh viên này cũng cố gắng qua mặt Oedipus và dung hoà hai lối trình bày này. Và vì các vị Chân Sư cũng giữ im lặng như chính con Nhân Sư bằng đá, nên chính các Ngài cũng bị tố cáo là “mâu thuẫn”, “tiền hậu bất nhất” và “tương phản”. Nhưng các Ngài chỉ cho phép các cuộc suy cứu tiếp diễn với mục đích là để dạy một bài học cho những bộ óc Tây phương đang tha thiết cần tới với lòng kiêu căng tự phụ, với thói quen duy vật hoá mọi quan niệm và từ ngữ siêu hình mà không nhìn nhận bất cứ giới hạn nào của ngụ ý và ẩn dụ của Đông phương, những nhà Đông phương học đã làm xáo trộn triết lý công truyền của Ấn Độ, và bây giờ, các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng cũng đang làm rối loạn giáo lý nội môn. Cho đến nay, rõ ràng là các nhà Minh Triết Thiêng Liêng đã hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa của từ ngữ “những Người của cuộc Tuần Hoàn thứ Năm và thứ Sáu”. Nhưng đó chỉ là như sau: “Mỗi cuộc Tuần Hoàn” mang đến một sự phát triển mới lạ và hơn nữa, một sự tuần hoàn thay đổi trong toàn bộ cơ cấu thể chất, tinh thần và tâm linh con người; tất cả những nguyên khí này đều tiến hoá trên một giai tầng càng lên cao mãi không ngừng. Bởi vậy, những người như Khổng Tử và Platon chẳng hạn, là những vị thuộc giai tầng tiến hoá cao hơn người thường về mọi phương diện trí tuệ, tâm linh và tinh thần, tuy là ở cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, nhưng đã có trình độ tiến hoá vượt bực, mà nhân loại nói chung, ở thời đại này chỉ có thể đạt tới trong cuộc Tuần Hoàn thứ Năm. Cũng y như thế, Phật Gautama, hiện thân của Minh Triết, còn cao cả hơn các vị mệnh danh là “Siêu Nhân bậc Năm” vừa kể trên. Những vị như Phật Gautama và Shankaracharya được gọi theo danh từ ẩn dụ của huyền môn là “Siêu Nhân bậc Sáu”. Do đó mới lại có minh triết bí ẩn của nhận xét mà có một lúc đã bị xem là “có tính cách né tránh”- “một vài giọt mưa không đủ làm thành một mùa mưa dù những giọt mưa này báo hiệu mùa mưa”.
Trong Phật Giáo Bí Truyền, tác giả đã nói rất đúng:
Khi mà những sự kiện phức tạp của một khoa học hoàn toàn mới lạ được trình bày lần đầu tiên cho những khối óc chưa được chuẩn bị, thì không thể nào đưa giáo lý ấy ra với tất cả mọi đặc tính thích nghi… và những khía cạnh lạ lùng… Chúng ta phải áp dụng những qui luật tổng quát trước đã, rồi nhiên hậu mới nói đến các trường hợp ngoại lệ. Nhất là trong sự học hỏi về khoa huyền môn, người ta thường áp dụng phương pháp cổ truyền nhằm mục đích gieo ấn tượng mới vào trí nhớ bằng cách tạo nên sự ngạc nhiên và hoang mang trước đã để rồi giải đáp sau ( ).
Vì chính tác giả của nhận xét (như ông đã nói) “chỉ là một cái trí chưa được huấn luyện” trong Huyền bí học, những điều suy diễn và sự hiểu biết cùng những cuộc suy lý về thiên văn học hiện đại của ông còn nhiều hơn sự hiểu biết về giáo lý cổ truyền, nên điều này tự nhiên đã dẫn ông tới việc phạm vào một vài lỗi lầm nhỏ nhặt, hơn là lầm lẫn bất cứ ”qui tắc rộng rãi nào”. Bây giờ, một điều sai lầm như vậy sẽ được chúng ta để ý. Đó là một sự sai lầm vặt vãnh, song người ta trù liệu nó sẽ dẫn nhiều kẻ mới tập sự vào nhiều nhận thức sai lầm. Nhưng, cũng như khái niệm nhầm lẫn của những ấn bản lần trước đã được sửa lại trong những lời chú giải của ấn bản lần thứ năm, cũng vậy, ấn bản lần thứ sáu có thể được tu chính và làm cho hoàn hảo hơn. Những sự lầm lẫn này có nhiều lý do:
(1) Vì nhu cầu các vị Chân Sư cần đưa ra cái được xem như là “những câu trả lời tránh né”; những câu hỏi mà các Ngài phải nhất mực làm ngơ trong khi mặt khác, các Ngài chỉ có thể giải đáp một phần.
(2) Mặc dù có lập trường này, lời thú nhận “có được nửa ổ bánh mì còn hơn không có bánh mì” thường bị hiểu lầm và hầu như không được đánh giá đúng mức. Kết quả là đôi khi, những đệ tử Âu Tây còn ở “vòng ngoài” hay nói những điều vô căn cứ. Trong đó có lời tuyên bố sai lầm là hai bầu thế giới cao của Dãy Địa Cầu là hai hành tinh quen thuộc của chúng ta; “ngoài địa cầu, chỉ có hai bầu thế giới khác trong dãy của chúng ta là hữu hình. Đó là hai bầu Mars và Mercure” ( ).
Đó là sự sai lầm to lớn. Nguyên do câu trả lời của Chân Sư đáp lại câu hỏi mơ hồ và không rõ rệt của một vị đệ tử. Người đệ tử hỏi: “Trong số những hành tinh mà khoa học đã biết thì những hành tinh nào ngoài bầu Thuỷ Tinh ra thuộc về hệ thống hành tinh của chúng ta?” Ở đây có sự lầm lẫn về danh từ. Khi dùng chữ “hệ thống hành tinh”, nếu người hỏi muốn nói về Dãy Địa Cầu hiện tại thay vì “Hệ Thống Hành Tinh trong Thái Dương Hệ “ thì lẽ tất nhiên câu trả lời có thể bị hiểu lầm. Bởi vì câu trả lời là: “Hoả Tinh và bốn hành tinh khác mà Khoa thiên văn không biết gì cả. Không ai biết về những bầu A, B hay những bầu Y, Z, vì những bầu này không nhìn thấy được bằng những phương tiện vật chất cho dù tinh vi đến đâu” ( ). Có điều này là rõ rệt:
a) Khoa thiên văn thực sự chưa biết gì về những hành tinh dù là hành tinh cũ hay hành tinh mới khám phá vào thời hiện đại.
b) Không một hành tinh bạn nào từ bầu A đến bầu Z, tức là những Bầu cao nhất của bất cứ Dãy Hành Tinh nào trong Thái Dương Hệ, có thể nhìn thấy được bằng mắt phàm. Còn Hoả Tinh, Thuỷ Tinh và “bốn hành tinh khác” có liên hệ như thế nào với Địa Cầu thì không bao giờ một vị Chân Sư hay một nhà Huyền môn nào muốn nhắc đến, đừng nói chi là giải thích tính chất chúng ra sao. 
Cũng trong bức thư trả lời ấy, Chân Sư có nói rõ: “Nên hiểu rằng con đang đưa cho ta những câu hỏi thuộc về trình độ Điểm Đạo cao tột. Ta chỉ có thể phác hoạ những nét khái quát, nhưng ta không có thẩm quyền đi sâu vào chi tiết…” ( ) Bản sao của tất cả các bức thư đã được gởi đi, hoặc nhận được, chỉ trừ một vài bức thư riêng - “mà trong số đó không có lời dạy bảo”, Đức Thầy nói - được gởi cho tác giả. Từ lúc đầu, vì bà có bổn phận trả lời và giải thích một vài điểm không được đề cập đến, nên mặc dù có nhiều lời giải trong những bản sao này, nhưng có lẽ tác giả còn dốt tiếng Anh và sợ nói nhiều, nên tác giả đã lầm lẫn những điều mà Ngài đã tiết lộ. Trong mọi trường hợp hay trong bất cứ trường hợp nào, tác giả xin nhận lãnh tất cả mọi điều chê trách về việc đó. Nhưng tác giả không thể nào chấp nhận để cho các sinh viên giữ mãi những cảm nghĩ sai lầm, hoặc để cho họ tin rằng lỗi này do các hệ phái bí truyền.
Như vậy cần nói rõ ràng là giả thuyết nêu trên không thể chấp nhận được, dù có hay không có thêm bằng chứng của thiên văn học. Khoa vật lý có thể đưa ra những bằng chứng, tuy rằng rất mập mờ, chỉ liên quan tới những thiên thể vật chất hữu hình của Vũ Trụ ngoại tại. Mars và Mercury, Venus và Jupiter cũng như mọi hành tinh khác đã, hay chưa được khám phá đều là những Bầu đại diện cho những dãy hành tinh trên cõi hồng trần. Như các bức thư của Chân Sư gởi cho ông Sinnett có nói rõ: “Có vô số những dãy hành tinh trong chu kỳ khai nguyên là đất sống của những nhân vật thông minh, trong và ngoài thái dương hệ” ( ). Nhưng Mars và Mecury không thuộc về dãy địa cầu của chúng ta. Hai bầu đó, cùng với những hành tinh khác đều là các Đơn vị thất nguyên trong những Dãy hành tinh của thái dương hệ, và tất cả đều hữu hình cũng như những Bầu khinh thanh trong các dãy liên hệ đều vô hình.
Nếu người ta còn biện luận rằng, trong những bức thư của Đức Thầy có một vài câu có lẽ phỉnh lừa, thì câu trả lời của Ngài sẽ là : Amen, đó là sự thực. Tác giả quyển Phật Giáo Bí Truyền có lẽ cũng hiểu rõ điều này khi ông viết: “Những phương pháp giáo huấn cổ truyền… bằng cách tạo ra sự hỗn mang”, tuỳ trường hợp, những phương pháp này có thể thay phiên nhau. Dù thế nào đi nữa, nếu người ta nhấn mạnh rằng lẽ ra điều này nên được giải thích sớm hơn, và bản chất thực sự của các hành tinh nên được đưa ra bây giờ, thì câu trả lời sẽ là: “Vào lúc đó, người ta thấy không tiện làm như vậy, vì nó sẽ mở đường cho một loạt câu hỏi bổ túc mà người ta sẽ không bao giờ trả lời được vì chúng có tính chất Bí truyền, và như vậy chỉ trở thành rắc rối. Ngay từ đầu, điều này đã được công bố; từ đó người ta cứ luôn luôn quả quyết rằng:
1) Không có một nhà Minh Triết Thiêng Liêng nào cũng như không có một vị đệ tử (chela) đã được chấp nhận nào, chứ đừng nói tới những môn sinh tại thế, có thể trông mong là giáo lý nội môn sẽ giải thích cho y một cách đầy đủ và tỉ mỉ trước khi y tự thệ nguyện trước Quần Tiên Hội (Brotherhood) và ít nhất là đã trải qua một lần Điểm Đạo, vì không con số nào và chữ số nào có thể được đưa ra cho công chúng, vì con số và chữ số đó là chìa khoá của hệ phái Bí truyền.
2) Cái được tiết lộ cũng chỉ là lớp lót Bí truyền của cái được chứa đựng trong hầu hết các kinh sách công truyền của các tôn giáo trên thế gian - nhiều nhất là trong kinh Brahmanas, và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) của kinh Vedas cũng như kinh Puranas. Nó chỉ là phần nhỏ của cái bây giờ được tiết lộ một cách đầy đủ hơn nhiều trong những quyển sách này; và ngay đến điều này vẫn còn rất thiếu sót và rời rạc.
Khi quyển sách này bắt đầu được viết ra, tin chắc rằng lời tuyên bố kể trên về hai bầu Mars và Mercury là một điều sai lầm, tác giả có viết thư thỉnh cầu các Chân Sư giải thích và thỉnh cầu các Ngài cho một bản chỉ giáo dứt khoát. Cả hai đều đúng như tác giả mong đợi và dưới đây là bản trích lục những văn kiện ấy. Chân Sư viết:
“… Đúng là Hoả Tinh (Mars) hiện nay đang ở vào tình trạng huỷ diệt, còn Thuỷ Tinh (Mercury) thì vừa thoát khỏi tình trạng ấy. Kim Tinh (Venus) đang ở vào cuộc Tuần Hoàn cuối cùng… Nếu cả hai Venus và Mercury đều không có vệ tinh, đó là những lý do [xem những lý do nêu ra ở đoạn phụ chú]…và cũng bởi vì Hoả Tinh có hai vệ tinh mà nó không có quyền….Phobos mà người ta tưởng là một vệ tinh NỘI TẠI (INNER), không phải là một vệ tinh. Như vậy, con thấy đấy, các chú giải này do Laplace đã đưa ra từ lâu, bây giờ Faye lại không đồng ý (hãy đọc những bản tường trình, Quyển XC, trang 569). Như Faye đã nhận xét một cách chính xác, hộ tinh Phobos chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn có định kỳ, vì vậy, ý niệm gốc của thuyết này ‘phải có một vài khuyết điểm’… Rồi Mars và Mercury đều là những dãy có bảy bầu thế giới, hoàn toàn không có liên hệ gì đến các bầu cao của Dãy Địa Cầu, cũng như con không có liên hệ gì với ‘nguyên khí’ của người bạn thân nhất… Bacon có nói: “Mục đích của sự hiểu biết của một vài người là để thoả mãn sự tò mò”, ông thật rất đúng khi giả định sự thực hiển nhiên này, cũng như trước ông, người nào đã quen với sự thực này thì cũng đúng khi họ loại bỏ Kiến Thức (Knowledge) ra khỏi MINH TRIẾT (WISDOM) và truy nguyên các giới hạn tới cái mà người ta có một dạo đã đưa ra…Con hãy nhớ rằng:
… kiến thức là sự nhồi sọ với tư tưởng
của người khác, còn Minh Triết chỉ đến với
người biết lo chăm sóc tư tưởng của mình…
“Con hãy nhắc nhở những điều này luôn luôn để in sâu vào trí não của các sinh viên mà con muốn chia sẻ ít nhiều Giáo lý huyền môn…”
Dưới đây là đoạn trích lục ở một bức thư khác do Chân Sư trả lời những thắc mắc của một đệ tử. Những điều dị nghị này căn cứ vào một lý lẽ vừa khoa học, vừa vô ích, nói về việc dung hoà những lý thuyết Huyền môn với những quan sát khoa học tân tiến. Chúng do một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng trẻ tuổi viết ra với ý định khuyến cáo chống lại Giáo Lý Bí Nhiệm và có đề cập tới vấn đề hiện hữu. Y tuyên bố rằng, nếu quả thật có những Bầu thế giới bạn “thì chúng sẽ ít vật chất hơn bầu thế giới của chúng ta một chút”. Vậy tại sao chúng ta không thấy chúng nó? Câu trả lời sau:
“…Nếu người ta hiểu rõ hơn những lời dạy về tâm linh và tinh thần, thì người ta hầu như cũng sẽ chẳng thể tưởng tượng ra được một điều phi lý như vậy. Nếu người ta không chịu khó dung hoà những điều gì không thể dung hoà được - đó là các khoa học siêu hình và khoa học tâm linh (the metaphysical and spiritual sciences) với triết lý hữu hình hay tự nhiên (with physical or natural philosophy), danh từ “tự nhiên” [ đối với các nhà khoa học] là đồng nghĩa với chất được tri giác bởi các giác quan xác thịt của họ - thì không thể tiến hoá thực sự được. Địa Cầu chúng ta, như đã dạy lúc đầu, ở chỗ cuối vòng cung đi xuống là nơi vật chất biểu lộ trạng thái nặng trọc nhất. Do đó, những bầu cùng dãy với trái đất tất nhiên phải ở trên những cõi khác thanh cao hơn… Nói tóm lại, những Bầu ấy không phải được CẤU TẠO BẰNG VẬT CHẤT HỒNG TRẦN NHƯ ĐỊA CẦU (IN CONSUBS-TANTIALITY WITH OUR EARTH), và như vậy, nó thuộc về trạng thái tâm thức khác hẳn. Địa cầu chúng ta cũng như hành tinh hữu hình khác, phù hợp, thích nghi với trạng thái của nhân loại đang sống trên đó. Trạng thái này giúp cho nhìn thấy bằng mắt những thiên thể cùng chung một cõi hạ giới và cùng chung vật chất hồng trần, cũng như những nhân vật trên Hoả Tinh, Mộc Tinh và những hành tinh khác có thể nhìn thấy trái đất; vì mặc dù khác nhau về mức độ, song các cõi tâm thức (planes of consciousness) của ta cũng thuộc về một loại và ở trên cùng một lớp vật chất đã biến phân… Ta có viết: “Tiểu chu kỳ Qui Nguyên (the ninor Pralaya) chỉ có ở trong Dãy Hành Tinh mà thôi… Trái Đất thuộc về một trong những Dãy Hành Tinh đó”. Điều này chỉ rõ rằng, những hành tinh khác cũng thuộc về Dãy liên hệ… Nếu y [người đặt câu hỏi] muốn nhìn thấy dù chỉ cái bóng mờ của một bầu thế giới trên các cõi cao, trước hết y phải dẹp tan bức màn u ám của chất thanh khí, nó là cái chướng ngại giữa đôi mắt y với cái kế cận”.
Đó là lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy những gì vượt ra ngoài cõi giới vật chất, dù cho ta sử dụng những viễn vọng kính tinh vi nhất. Chỉ có những vị Tiên Thánh là những vị có nhãn quan thần thông, biết cách chuyển di cả hai loại tâm thức thể chất và tâm linh lên cõi trên mới có thể nói về những vấn đề ấy một cách chính xác. Các Chân Sư đã nói rõ với chúng ta:
“Hãy sống đời sống tâm linh cần thiết cho sự hoạch đắc các kiến thức và quyền năng siêu nhiên, rồi minh triết sẽ tự nhiên tới với con. Khi nào con có thể hoà hợp tâm thức của mình với một trong bảy âm giai của ‘Tâm Thức Vũ Trụ Đại Đồng’ [‘Universal Consciousness’] luôn luôn rung động trong thời gian vô tận, khi con đã thấu triệt ‘Diệu âm của bầu thế giới’ [‘Music of the Sphares’], chừng đó con mới được hoàn toàn tự do để chia sớt sự hiểu biết của con với kẻ khác một cách an toàn. Trước khi đạt tới đó, con hãy thận trọng. Con chớ tiết lộ những Chân Lý trọng đại liên quan đến những giống dân tương lai cho thế hệ hiện tại của chúng ta. Chớ nên vén bức màn bí mật của thực tại và bất tại cho những kẻ không thể hiểu ý nghĩa ẩn giấu của tiếng ĐÀN THẤT HUYỀN của thần Apollo (Apollo’s HEPTACHORD), cây đàn của Thái dương chói rạng, trong mỗi sợi dây của nó có ngự Tinh Thần, Linh Hồn và Thể Vía của Vũ Trụ mà chỉ có vỏ ngoài ngày nay rơi vào tay của khoa học hiện đại… Chúng ta nói lại, con hãy thận trọng và khôn ngoan, và trên hết hãy cân nhắc những điều mà con dạy cho kẻ khác, e rằng do sự lầm lạc của họ mà họ sẽ làm cho những kẻ khác sẽ đi sai đường, … bởi vì đó là định mệnh của thế nhân mỗi khi gặp phải một chân lý hoàn toàn mới lạ mà họ chưa hề quen thuộc… Tốt hơn là hãy để cho những Dãy Hành Tinh và những điều bí ẩn của vũ trụ cứ vẫn là một điều mộng ảo, hoang đường đối với những kẻ tai phàm mắt tục, họ không bao giờ nhìn thấy và cũng không bao giờ tin rằng kẻ khác có thể nhìn thấy”.
Rất tiếc là trong chúng ta, ít có người nào theo lời chỉ dạy khôn ngoan này. Và nhiều hạt trân châu vô giá, nhiều minh triết bửu giám đã bị lọt vào tay kẻ nghịch, y không thấu được giá trị của chúng; điều này làm cho chúng ta vô vàn đau xót.
Vị Chân Sư có viết cho hai người đệ tử “vòng ngoài” (“lay chelas”) như sau: “Chúng ta hãy thử tưởng tượng RẰNG TRÁI ĐẤT LÀ MỘT TRONG NHÓM BẢY HÀNH TINH HAY BẢY BẦU THẾ GIỚI CÓ NGƯỜI Ở… [‘BẢY bầu thế giới này’ là bảy hành tinh thiêng liêng thời cổ và tất cả đều là thất nguyên tức là gồm thâu bảy bầu khác (vô hình) trong một dãy]. Trào lưu sinh hoạt tiến tới bầu A hay cái sẽ trở thành bầu A, nhưng trước đó vẫn chỉ là chất bụi tiên thiên [một trung tâm Laya]…” v.v..( )
Trong việc trao đổi với Chân Sư hồi buổi đầu, những từ chuyên môn chưa có sẵn, phải đặt ra để tạm dùng nên thường có sự lầm lẫn. Sự lầm lẫn đó là do bởi chưa có sự thống nhất danh từ, chẳng hạn chữ “Vòng” (“Rings”) thường trở thành “Cuộc Tuần Hoàn” (“Rounds”) và “Cuộc Tuần Hoàn” (“Rounds”) trở thành “Chu kỳ Sinh Hoạt” (“Life-Rings”) và ngược lại. Trả lời thư của một đệ tử gọi một “Cuộc Tuần Hoàn” là “Chu Kỳ Thế Giới” (“World-Ring”), Chân Sư viết: “Ta e rằng điều này sẽ đưa đến một lầm lẫn khác nữa. Chúng ta đã thoả thuận định nghĩa Cuộc Tuần Hoàn là thời kỳ tiến hoá của một điểm Chơn Thần trải qua bảy bầu thế giới, từ bầu A đến bầu Z hay G. Việc định nghĩa ‘chu kỳ thế giới’ hay ‘chu kỳ bầu’ như vậy là đúng…Như ông Sinnett đã đề nghị, ta hãy thoả hiệp với nhau trước về việc thống nhất danh từ, trước khi tiếp tục học hỏi” ( ).
Mặc dù có việc thoả thuận từ trước, nhưng vì sự lầm lẫn nói trên nên có nhiều điểm sai lầm đã xen vào những giáo lý đầu tiên. Thậm chí đến danh từ những “Giống Dân” (“Races”) thỉnh thoảng cũng bị lẫn lộn với những “Vòng” (“Round” và “Ring”), và đưa đến những sai lầm tương tự trong quyển “Con Người: Vài Chân Lý đã bị lãng quên” (“Man: Fragments of Forgotten Truth”). Từ lúc đầu, Chân Sư đã viết: “Ta không được phép tiết lộ cho con biết hết chân lý toàn diện hay một số những phần lẻ tẻ…nên ta không thể làm thoả mãn con được” ( ).
Đó là để trả lời câu hỏi: “Phải chăng con người phải trải qua 637 kiếp sống trên trái đất?” Đáp lại những câu hỏi về những con số chính xác, Chân Sư viết: “Hãy thử giải đáp bài toán đưa đến đáp số 777 kiếp đầu thai (trên địa cầu)… Tuy ta bị bắt buộc phải giữ kín những điều bí mật… nhưng nếu con tự lực cố gắng giải đáp bài toán bí hiểm này, ta có bổn phận nói rõ cho con biết” ( ).
Nhưng điều này không bao giờ được thực hiện khiến cho sự hoang mang và lầm lạc cứ mãi tái diễn.
Ngay cả giáo lý về cấu tạo gồm bảy phần của những thiên thể và đại vũ trụ - nhân đó mới có sự chia ra bảy phần của tiểu vũ trụ hay Con Người - đến nay vẫn còn là những luận cứ huyền môn thượng thặng. Thuở xưa, người ta chỉ tiết lộ nó vào lúc điểm đạo mà thôi, nghĩa là lúc người ta cho biết số linh thánh của các chu kỳ. Bây giờ ta xin nói – như một tờ Tạp chí Minh Triết Thiêng Liêng ( ) đã vạch rõ - rằng lúc ấy, người ta không dự định bộc lộ tất cả hệ thống vũ trụ luận và người ta cũng không nghĩ rằng điều này có thể làm được, trong lúc đó, (là lúc phải trả lời vô số câu hỏi của tác giả quyển Phật Giáo Bí Truyền) thì chỉ giải bày vài chỗ mà thôi. Trong những câu hỏi này, có những câu liên quan tới các bài toán đố như sau: “Không một CHÂN SƯ nào, dù cao cả và độc lập đến đâu, có quyền trả lời mấy câu hỏi đó và tiết lộ như thế cho đời biết những bí ẩn cổ kính nhất của các đền thờ và trường học đạo cổ xưa”. Do đó, chỉ vài giáo lý được tiết lộ và chỉ nói tổng quát mà thôi, còn những chi tiết luôn luôn được giấu kín và mọi cố gắng để tìm hiểu thêm về điều đó luôn luôn bị né tránh. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên. Bốn Vidyas (rút trong bảy ngành Hiểu biết mà người ta nói trong kinh Puranas) – nghĩa là Yajna Vidya, là làm nhiều nghi lễ tôn giáo để đạt vài kết quả; Maha Vidya, là sự hiểu biết vĩ đại hiện giờ bị bại hoại thành sự cúng kiến Tantrika; Guhya Vidya, là khoa Thần chú và sự đúng nhịp của chúng hay ngân những câu hát bí ẩn v..v…; Atma Vidya, hay là Minh Triết tinh thần và thiêng liêng thật sự - chỉ có Atma Vidya này là có thể rọi ánh sáng cuối cùng và tuyệt đối trên các lời dạy về ba Vidyas trước kia. Không có Atma Vidya giúp đỡ thì mấy Vidya kia chỉ là những khoa học ngoài mặt, những độ lớn hình học, nghĩa là có bề dài, bề ngang mà không có bề sâu. Chúng có hơi giống với linh hồn, tứ chi và cái trí của một người đang ngủ, có khả năng làm những cử động máy móc, nằm chiêm bao lộn xộn, cho chí vừa ngủ vừa đi, có thể tạo ra nhiều hậu quả thấy được; nhưng những hậu quả này sinh ra bởi lý do bản năng chứ không có tính toán trước, lại càng không do những thúc đẩy của tinh thần với tràn đầy ý thức. Người ta có thể giảng dạy nhiều về ba khoa Vidyas thứ nhất, nhưng trừ phi chìa khoá của sự dạy dỗ này được khoa Atma Vidya cung ứng, chúng sẽ vẫn giống như những thành phần của một quyển sách vụn nát, giống như cái bóng của các đại chân lý được lờ mờ trông thấy bởi các vị có tinh thần tiến hoá nhất (the most spiritual), nhưng đã bị biến dạng do những kẻ muốn đóng đinh bất cứ một bóng nào trên vách tường.
Còn một điều khó xử cho cái trí của học giả nữa, khi họ đứng trước một sự trình bày bất toàn của giáo lý tiến hoá về Chân Thần. Muốn hiểu thấu giáo lý này, thì phải qua sát chính sự diễn tiến này và sự diễn tiến của sự sinh hoá các Bầu thế giới, dưới trạng thái siêu hình nhiều hơn trạng thái mà chúng ta gọi là “thống kê” (nghĩa là trạng thái chỉ trình bày các số và chữ số, việc sử dụng chút ít được phép). Rủi thay, chỉ có ít người quan sát một cách siêu hình mấy giáo lý đó mà thôi. Ngay cả các tác giả phương Tây hảo hạng cũng viết về chính đề tài đó trong quyển sách của ông (trong lúc ông nói về sự tiến hoá của Chân Thần) như sau: “Chúng ta hiện nay không lo về phần siêu hình thuần tuý như thế đó” ( ). Nhưng lúc bấy giờ, vị Chân Sư của ông đã nói: “Tại sao giảng một giáo lý? Tại sao có tất cả việc làm cực nhọc ấy? Tại sao phương Tây… lại học với phương Đông… điều mà không bao giờ làm thoả mãn được thị hiếu đặc biệt của nhà thẩm mỹ? Và Ngài nhắc vị thư tín viện của Ngài lưu tâm về những nỗi khó khăn to lớn mà các vị Chân Sư gặp phải mỗi lần các Ngài cố gắng giảng về siêu hình học cho cái trí của Tây phương”.
Và phải như thế mới được, bởi vì nếu không có siêu hình học thì không một triết lý huyền linh nào có thể có được. Điều này cũng như người ta rán cắt nghĩa lòng hoài bão, tình thương yêu, lòng bác ái và sự oán ghét (những việc mật thiết nhất; linh thánh nhất của linh hồn và trí óc con người sống) bằng cách miêu tả sự giải phẫu của ngực và óc của một xác chết.
Nay, chúng ta hãy xét hai giáo điều nêu trên nhưng rất ít khi được ám chỉ trong Phật Giáo Bí Truyền và bổ túc chúng theo sự hiểu biết của ta.
GIẢI THÍCH THÊM VỀ NHỮNG BẦU THẾ GIỚI
VÀ NHỮNG ĐIỂM CHÂN THẦN
Xin độc giả chú ý hai điểm nêu ra trong quyển Phật Giáo Bí Truyền, trong đó, tác giả viết:
Những điểm Chân Thần… không có hoàn tất sự sống trong loài kim thạch trên Bầu A, lại hoàn tất trong Bầu B và tiếp theo. Chúng trải qua nhiều chu kỳ xuyên qua các bầu thế giới trong loài khoáng thạch, rồi lại trải qua nhiều chu kỳ trong loài thảo mộc và nhiều chu kỳ trong loài động vật. Chúng tôi miễn đi sâu vào chi tiết nói về các con số v.v.. ( )
Thật là khôn ngoan mà chọn như vậy, xét về những chữ số và các con số đã được duy trì một cách rất bí mật. Hiện nay, sự kín miệng này đã bị bỏ một phần, nhưng có thể vào lúc đó, những con số thực sự liên quan đến những Cuộc Tuần Hoàn và những chu tuần tiến hoá xoáy trôn ốc, hoặc nên được hoàn toàn tiết lộ hay là nên được giấu kín trọn vẹn. Ông Sinnett đã hiểu rõ sự khó khăn này nên ông nói:
Vì lý do người ngoài không thể đoán trước một cách dễ dàng, nên những người có sở năng kiến thức Huyền bí đặc biệt, miễn cưỡng đưa ra những sự kiện bằng số có liên quan đến khoa vũ trụ học, mặc dù đối với những người chưa được điểm đạo thì họ khó lòng hiểu được tại sao những sự kiện này nên được giấu kín ( ).
Rõ ràng có những lý do như thế. Tuy nhiên chính vì có sự kín đáo này, nên một vài đệ tử Đông phương cũng như Tây phương mới mắc phải những ý niệm lầm lộn. Việc chấp nhận những giáo điều đặc biệt đang xét này có những khó khăn dường như là rất quan trọng, cũng chỉ vì không có bất cứ dữ kiện nào để cho người ta tiến hành công việc. Nhưng thế đấy, vì các Đức Thầy đã nhiều lần tuyên bố, những con số thuộc các phép toán Huyền bí không thể nào được đưa ra ngoài các nhóm đệ tử đã thệ nguyện, cũng như không người nào có thể phạm vào qui tắc dành cho vấn đề này được.
Để giải thích những điều sau này một cách rõ rệt hơn mà không đá động gì tới những hình thức toán học của giáo lý này, một vài điểm tối nghĩa có thể được giải quyết và giáo lý đã được đưa ra có thể được khai triển. Vì sự tiến hoá của các Bầu hành tinh và sự tiến hoá của các Chân Thần đã hoà lẫn với nhau một cách hết sức nhuần nhuyễn, nên chúng ta sẽ hợp nhất hai thứ giáo lý này lại. Nói về những điểm Chân Thần, độc giả nên nhớ rằng triết học Đông phương bác bỏ tín điều thần học của Tây phương về việc có một linh hồn mới được sáng tạo cho mỗi hài nhi vừa mới được sinh ra, vì đó là một tín điều phản triết học và không thể có trong thiên nhiên. Phải có một số giới hạn các điểm Chân Thần tiến hoá và phát triển lần lần đến mức toàn thiện trải qua nhiều kiếp và nhiều cá tính liên tiếp nhau trong mỗi Chu Kỳ Khai Nguyên mới. Đó là một điều tuyệt đối cần thiết theo những giáo lý về sự Luân Hồi, Nhân Quả và sự tuần tự tiến hoá của Chân Thần con người trên đường phản bổn hoàn nguyên để trở về nguồn cội là Thượng Đế. Như vậy, tuỳ thành phần những điểm Chân Thần trên những giai tầng tiến hoá khác nhau gồm một tổng số nhiều vô kể, nhưng số ấy vẫn có hạn, cũng như tất cả mọi vật khác trong Vũ Trụ phân hoá hữu hạn.
Như đã trình bày trong đồ hình số I, các Nguyên Khí con người và các Bầu Thế Giới trong Dãy Hành Tinh có sự liên hệ nhân quả trường kỳ và sự tương hợp song đôi hoàn toàn đi xuyên qua và nối liền nhau, tất cả mọi con đường tiến hoá. Vật này sinh ra vật kia, dù các Bầu thế giới hay con người cũng vậy. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu từ chỗ khởi đầu.
Những nét khái quát về phương thức cấu tạo nên Dãy Hành Tinh nối tiếp nhau vừa được trình bày trên đây. Để ngăn ngừa những quan niệm sai lầm về sau này, chúng tôi xin đưa ra một vài chi tiết có thể làm sáng tỏ lịch sử của Nhân Loại trên Dãy Địa Cầu hiện tại, là hậu duệ của Nhân Loại trên Dãy Nguyệt Cầu.
Trang 493
ĐỒ HÌNH II
HÌNH I    DÃY NGUYỆT CẦU                 DÃY ĐỊA CẦU    HÌNH II
 
Trong đồ hình II, sơ đồ bên mặt chỉ Dãy Nguyệt Cầu gồm bảy Bầu thế giới vào lúc bắt đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy hay cuối cùng, còn sơ đồ bên trái chỉ “Dãy Địa Cầu” tương lai, nhưng chưa thành hình. Bảy Bầu của mỗi Dãy được phân biệt theo trật tự vận hành bằng những chữ cái từ A tới G, những Bầu của Địa Cầu được ghi thêm chữ thập (+), biểu tượng của Địa Cầu. Ta nên nhớ rằng các Chân Thần luân chuyển trên bất cứ Dãy thất phân nào cũng đều chia ra làm bảy Loại hay bảy Thành phần, tuỳ theo các mức độ tiến hoá, phát triển tâm thức và công quả liên hệ của chúng. Chúng ta hãy theo dõi trật tự xuất hiện của chúng trên Bầu A, trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất. Thời gian giữa những chu kỳ xuất hiện của những Thành phần hay loại đó trên bất cứ bầu nào được điều chỉnh cách nào để khi Loại 7 (là loại cuối cùng) xuất hiện trên Bầu A, thì loại 1, tức là loại đầu tiên, đã vừa chuyển qua Bầu B, và cứ thế tuần tự khắp từng bước một vòng quanh khắp Dãy.
Lại nữa, trong cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy trên Dãy Nguyệt Cầu, khi Loại 7 (Class 7) rời khỏi Bầu A, thì Bầu này, thay vì ngủ yên như trong các Cuộc Tuần Hoàn trước, bắt đầu tắt nghỉ ( ), khi đó nó di chuyển dần dần, như đã nói trên, những nguyên khí hay sinh khí, năng lượng v.v.. của nó tuần tự từng thứ một, sang một trung tâm Laya mới để bắt đầu cấu tạo nên bầu A của dãy Địa Cầu. Một phương thức tương tự diễn ra cho mọi bầu Dãy Nguyệt Cầu, tuần tự từng Bầu một, cái nọ sang cái kia, mỗi Bầu như thế tạo nên một Bầu mới của Dãy Địa Cầu. Mặt Trăng là Bầu thứ tư của Dãy Nguyệt Cầu và cũng thuộc về vật chất hồng trần như Trái Đất. Những Bầu A của Dãy Nguyệt cầu không hoàn toàn “chết” trước khi các Chân Thần đầu tiên của Loại 1 (first Class) đã từ Bầu G (hay Z), tức Bầu cuối cùng của Dãy Nguyệt Cầu, bước vào Niết Bàn vẫn chờ đợi chúng ở khoảng giữa hai Dãy. Điều này cũng diễn ra tương tự với tất cả những Bầu khác như đã nêu trên, mỗi bầu đó lại sinh sản ra một bầu tương đương trên Dãy Địa Cầu.
Khi Bầu A của Dãy hành tinh mới sẵn sàng, các Chân Thần loại 1 từ Dãy Nguyệt Cầu chuyển tiếp sang đó trong loài thấp nhất và cứ như thế mà tiến lên liên tục. Điều này đưa đến kết quả là chỉ có Chân Thần Loại 1 đạt tới trình độ tiến hoá của loài người trong Cuộc Tuần Hoàn đầu tiên, bởi vì Loại 2 trên mỗi Bầu, vì đến sau nên không đủ thì giờ đạt đến trình độ đó. Như vậy, những Chân Thần Loại 2 chỉ đạt tới trình độ nhân loại trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai và cứ như thế cho đến khoảng giữa Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Nhưng đến điểm này – và trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, giai đoạn tiến hoá của nhân loại sẽ được hoàn toàn phát triển – “cánh cửa” đưa vào hàng ngũ nhân loại bị khép chặt, và từ đó trở đi, số Chân Thần “con người”, tức là những Chân Thần trong giai đoạn tiến hoá của nhân loại, đã đầy đủ. Vì các Chân Thần chưa đạt tới trình độ nhân loại vào điểm đó, trong khi nhân loại vẫn tiếp tục tiến hoá, sẽ không theo kịp và bị ở lại rất xa, đến nỗi chúng chỉ đạt tới trình độ nhân loại vào cuối cùng của cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy. Bởi vậy, chúng sẽ không được thành người trong Dãy này và sẽ gia nhập hàng ngũ Nhân Loại của một Chu kỳ Khai Nguyên tương lai (future Manvantara) và sẽ được trở nên “người” trên Dãy hành tinh thanh cao hơn theo định luật thừa trừ. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ duy nhất, vì những lý do chánh đáng mà chúng tôi sẽ trình bày sau. Nhưng điều này sẽ giải thích sự khác nhau của các Giống dân.
Do sự kiện trên, người ta thấy rõ có sự tương đồng chặt chẽ giữa những phương thức tác động của Thiên Nhiên trong Vũ Trụ và trong con người. Con người sống trọn một kiếp sống của mình rồi chết. Những “nguyên khí cao” (“higher principles”) của y, tương đương với các Chân Thần luân chuyển trong cơ tiến hoá của Dãy Hành Tinh, đi vào Devachan, cõi này tương ứng với cõi Niết Bàn và những trạng thái yên nghỉ giữa hai Dãy Hành Tinh. Các “nguyên khí” thấp hơn của con người tan rã kịp thời và lại được Thiên Nhiên sử dụng để tạo nên những nguyên khí mới. Sự tan rã và cấu tạo các Bầu Thế Giới cũng diễn ra với những phương thức giống như vậy. Như thế, cái ý tưởng tương đồng là phương châm chắc chắn nhất để giúp ta hiểu rõ Giáo lý Huyền môn. 
Đây là một trong “bảy bí mật của Mặt Trăng” và bây giờ sự bí mật này đã được tiết lộ. Người Nhật Bản gọi bảy bí mật này là Yama-booshis,, các pháp sư của chi phái Lão Tử và các tu sĩ khổ hạnh tại Kyoto gọi bảy sự bí mật này là Dzenodoo – là “Bảy viên ngọc quí báu” (“Seven Jewels”); nếu có thể, chỉ có những tín đồ Phật giáo khổ hạnh của Nhật Bản và Trung Quốc, cùng những vị được Điểm Đạo, thì mới kín đáo hơn các tín đồ của Ấn giáo khi họ đưa ra môn khoa học huyền bí.
Nhưng độc giả không được phép quên mất các Chân Thần này và phải hiểu rõ bản chất của chúng (trong chừng mực được phép) mà không xâm phạm vào những điều bí mật cao siêu nhất; mà về bất cứ phương diện nào, tác giả cũng không tự nhận là mình hiểu rõ rốt ráo.
Tập thể các Chân Thần có thể chia làm ba Loại chính:
1. Các Chân Thần tiến hoá nhất, gọi là Nguyệt Tinh (the Lunar Gods or “Spirits”), bên Ấn Độ gọi là Pitris. Trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, các Chân Thần này phải tiến hoá qua ba chu kỳ trong các loài khoáng vật, thảo mộc và cầm thú, trong những hình thể mảnh mai, tinh tế, khinh thanh nhất để có thể đồng hoá và thích nghi với tính chất của Dãy hành tinh mới sáng tạo. Đó là các Chân Thần đầu tiên khoác lấy hình thể con người trên Bầu A trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất (nếu có thể gọi là hình thể trên một cõi giới khinh thanh hầu như còn ở trong trạng thái chủ thể chưa phân hoá rõ ràng). Do đó, chính những Chân Thần này hướng dẫn và tiêu biểu cho thành phần nhân loại trong những Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai và thứ Ba, và sau cùng phát triển hình thể tế nhuyễn của chúng vào lúc bắt đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Tư cho Loại 2, tức là Chân Thần đến sau chúng.
2. Các Chân Thần đầu tiên đạt tới giai đoạn tiến hoá của nhân loại trong ba Cuộc Tuần Hoàn rưỡi và trở thành người (không hẳn là người như chúng ta hiện nay, nhưng là những thực thể biết suy tư, có trí óc, tư tưởng).
3. Những Chân Thần lạc hậu, chậm trễ, không đạt tới trình độ của nhân loại trong Cuộc Tuần Hoàn hiện tại vì lý do Nghiệp Quả, trừ một trường hợp ngoại lệ sẽ nói sau.
Chúng ta bắt buộc phải dùng tiếng không được đúng ở trên là tiếng “Con Người” và đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy bất cứ ngôn ngữ nào của người Âu Châu cũng không thích hợp mấy để diễn đạt sự dị biệt tinh vi này.
Lẽ cố nhiên là những “Con Người” này không giống với con người ngày nay, cả về hình dáng lẫn tính chất. Vậy thì, người ta có thể hỏi, tại sao tất cả đều được gọi là “con người”? Bởi vì trong bất cứ các thứ ngôn ngữ nào của Tây phương, cũng đều không có một ngôn ngữ nào khác có thể truyền đạt ý niệm này một cách xác đáng. Tiếng “con người” này ít nhất là để chỉ rằng các sinh vật này là những vị “BÀN CỔ” (“MANUS”) ( ), là những thực thể biết suy tư, mặc dù các thực thể này có hình dáng và trí khôn khác với chúng ta. Nhưng thực ra, xét về mặt tinh thần và trí khôn, các sinh vật này là “những vị thần linh” hơn là “Con Người”.
Người ta thường gặp những khó khăn về ngôn ngữ khi diễn tả những “giai đoạn” mà Chân Thần phải trải qua. Dĩ nhiên, khi nói về mặt siêu hình học, thật là một điều phi lý khi nói rằng có “sự tiến hoá” của một Chân Thần, hoặc nói rằng Chân Thần trở thành “con người”. Nhưng bất cứ một sự cố gắng nào để duy trì sự xác thực của ngôn ngữ siêu hình học khi người ta sử dụng một thứ tiếng như là tiếng Anh, đều cần tới ít ra là ba quyển sách phụ trội của tác phẩm này, và khiến người ta lặp lại những tiếng, vốn thật hết sức vô vị. Lẽ cố nhiên, một Chân Thần không thể nào phát triển hay tiến hoá hay thậm chí bị ảnh hưởng bởi những sự thay đổi của trạng thái mà nó trải qua. Chân Thần không ở trong thế giới này, cũng không ở trong cõi này, và người ta chỉ có thể so sánh nó với một ngôi sao bất diệt của ánh sáng và ngọn lửa thiêng được phóng xuống Địa Cầu chúng ta, giống như một mảnh ván để cứu vớt các phàm nhơn mà Chân Thần đang trú ẩn bên trong. Phàm nhơn này phải giữ chặt lấy Chân Thần và như vậy, chia sẻ những bản chất thiêng liêng để được bất tử. Nếu để tự nhiên, Chân Thần sẽ không bám chặt lấy ai, nhưng giống như một mảnh ván, nó bị dòng tiến hoá không ngừng cuốn đi về một kỳ hóa sinh khác nữa.
Sự tiến hoá của hình thể hay thể xác bên ngoài bọc quanh thể tinh anh (thể phách) là do những mãnh lực hồng trần tạo nên, cũng như trường hợp những loài thấp hơn, nhưng còn sự tiến hoá của con người thật ở bên trong, tức CHÂN NHÂN, là thuần tâm linh. Bây giờ thì không còn phải là sự di chuyển của Chân Thần vô ngã xuyên qua nhiều hình thức vật chất khác nhau nữa (mà trạng thái cao nhất là có được bản năng và tâm thức ở trên một cõi hoàn toàn khác hẳn) như trường hợp tiến hoá của hình thể bên ngoài, mà là một cuộc hành hương của linh hồn xuyên qua nhiều trạng thái khác nhau, không những của vật chất mà còn của tâm thức tự ngã và tri thức, hay qua tri thức từ trạng thái trực giác (perception from apperception).
CHÂN THẦN thoát ly từ trạng thái vô thức tâm linh và trí tuệ, vượt qua hai cõi giới đầu tiên – là hai cõi quá gần với TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE) để có thể giao tiếp với bất cứ vật gì ở một cõi thấp hơn – nó đi thẳng vào cõi Trí Tuệ. Nhưng không có cõi nào trong toàn thể vũ trụ, với một môi trường hoạt động rộng lớn hơn cõi này, với những trình độ tính chất hầu như vô tận của nó về tri thức và vô thức. Cõi trí tuệ này cũng có một cõi thích nghi nhỏ bé hơn cho mỗi hình thể, từ Chân Thần Khoáng Thạch cho đến khi nó tiến hoá dần dần trải qua thời gian để trở thành một CHÂN THẦN THIÊNG LIÊNG (DIVINE MONAD), siêu phàm. Nhưng lúc nào nó cũng vẫn là một Chân Thần bản nguyên duy nhất, chỉ đổi khác trong những kiếp hoá thân xuyên qua những chu kỳ luôn luôn nối tiếp nhau, một là chu kỳ che ám tinh thần một phần hay toàn diện, hai là chu kỳ tắt nghỉ một phần hoặc toàn diện về vật chất (hai đối tượng lưỡng cực) trong khi nó tiến lên những cõi giới tâm linh trí tuệ, hay giáng xuống những hạ tầng sâu thẳm của cõi vật chất. 
Chúng ta hãy trở lại quyển Phật Giáo Bí Truyền. Đề cập đến thời kỳ lâu dài diễn ra giữa thời đại khoáng chất trên Bầu A và thời đại con người (man epoch), ngôn từ “thời kỳ của con người” được dùng ở đây bởi vì người ta cần phải có một tên để đặt cho giới thứ tư này, nó tiếp theo giới cầm thú, mặc dù trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, thực sự “Con Người” ở trên Bầu A không phải là con người mà chỉ là nguyên kiểu của con người hay là hình ảnh không có bề đo xuất phát từ những cảnh của cõi tinh anh (astral regions). Tác giả viết như sau:
Sự phát triển hoàn toàn của thời đại khoáng chất trên Bầu A dọn đường cho sự tiến hoá của loài thảo mộc và khi giai đoạn này bắt đầu thì động lực của sự sinh hoạt khoáng chất tràn qua Bầu B. Kế đó, khi sự tiến hoá của loài thảo mộc trên Bầu A đã hoàn tất và sự tiến hoá của loài cầm thú bắt đầu, thì động cơ sinh hoạt thảo mộc tràn qua Bầu B và động cơ sinh hoạt khoáng vật chuyển qua Bầu C. Kế đó, sau cùng, động cơ sinh hoạt của nhân loại mới xuất hiện trên bầu A ( ).
Trào lưu sinh hoạt đó cứ diễn tiến y như vậy trong ba Cuộc Tuần Hoàn, khi đó, nó mới đi chậm lại và sau cùng thì ngừng hẳn ở ngưỡng cửa Trái Đất trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, bởi vì bây giờ, dòng tiến hoá đã đạt tới thời kỳ của nhân loại, tức là thời kỳ thứ bảy. Điều này đã hiển nhiên, vì như đã nói:
… Có những con đường tiến hoá đi trước loài khoáng thạch, và như vậy một luồng sóng tiến hoá, thật ra là nhiều luồng sóng tiến hoá, đi trước luồng sóng của loài khoáng thạch trong sự diễn tiến của nó vòng quanh các bầu thế giới ( ).
Bây giờ, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn khác trong tác phẩm Năm năm với Minh Triết Thiêng Liêng nói về Chân Thần khoáng thạch:
Có bảy loài trong thiên nhiên. Nhóm đầu tiên gồm ba trình độ tinh hoa chất hay trung tâm sinh lực (từ giai đoạn phân hoá đầu tiên của vật chất nguyên thuỷ [Mulaprakriti] đến giai đoạn thứ ba) nghĩa là từ trạng thái vô thức hoàn toàn đến trạng thái bán tri thức. Nhóm thứ nhì gồm những loài từ thảo mộc đến con người. Loài khoáng chất là điểm trung gian hay khúc quanh trong những giai tầng của “Chơn Linh Khí” (“Monadic Essence”), được xem như một năng lượng đang tiến hoá. Ba giai đoạn [dưới vật chất – sub-physical] về phía tinh hoa chất, loại khoáng thạch, ba giai đoạn về phía vật chất hồng trần ( ), đó là bảy khoen của sợi dây, hoặc bảy nấc đầu tiên hoặc sơ khai của cái thang tiến hoá ( ).
“Bảy nấc sơ khai” bởi vì là những nấc dự bị và thuộc về cõi tự nhiên, nhưng chúng có thể được diễn tả đúng hơn như là thuộc về con đường tiến hoá tự nhiên. Diễn trình tiến hoá này ngừng lại ở giai đoạn thứ ba, tại ngưỡng cửa giai đoạn thứ tư khi nó thực sự bắt đầu giai đoạn tiến đến trình độ con người trên con đường tiến hoá tự nhiên. Cùng với ba loài tinh hoa chất nữa là thành số mười, con số các Đại Thiên Thần (Sephiroth) của Do Thái giáo. Chính ở điểm này mới bắt đầu :
Sự giáng lâm tinh thần sáp nhập vào vật chất tương đương với sự vươn lên trong cuộc tiến hoá thể chất, một sự tái vượt lên từ trạng thái nặng trược thấp nhất của vật chất (loài khoáng thạch) cho đến cõi Niết Bàn và điểm tan biến của vật chất phân hoá ngoại tại ( ).
Điều này chỉ rõ tại sao cái mà quyển Phật Giáo Bí Truyền gọi là “luồng sóng tiến hoá” và những “động cơ sinh hoạt của khoáng thạch, thảo mộc, cầm thú và nhân loại”, ngừng lại ở ngưỡng cửa Địa Cầu trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Chính ở tại điểm này mà Chân Thần Vũ Trụ (Buddhi) sẽ được phối hợp với và trở nên cái thể của Tia Sáng Tâm Linh (Atmic Ray); nghĩa là Kim Thân (Buddhi) sẽ thức tỉnh để trực giác được Tiên Thể Atma và bước lên nấc đầu tiên của một thang tiến hoá mới có bảy giai tầng, để rồi cứu cánh sẽ được đưa lên giai tầng thứ mười (đếm từ dưới lên trên) của cấp đẳng thiêng liêng mà Do Thái giáo gọi là Sephiroth (Đại Thiên Thần) tức là giai tầng thượng đẳng mà biểu tượng là Vương Miện (cái mão – the Crown).
Mọi vật trong Vũ Trụ đều noi theo qui tắc tương đồng: “Thiên địa vạn vật đồng nhất lý” (“Trên sao dưới vậy”) (“As above, so below”). Con người là một Tiểu thiên địa được cấu tạo rập theo qui mô của Vũ Trụ. Những gì diễn ra trên cõi giới tâm linh, cũng tái diễn lại trên cõi vật chất của Vũ Trụ ngoại tại. Mọi sự biểu lộ cụ thể noi theo những đường lối của thực thể siêu hình; tương ứng với cái cao nhất phải là cái thấp nhất; vật chất đối với tinh thần. Như vậy, có ba loại tinh hoa chất có trước giới kim thạch ( ) tương ứng với ba Ngôi Sao Sáng Tạo (Sephiroth Crown) hay là Tam Nguyên Thượng và nếu người ta sử dụng đến ngôn ngữ của những tín đồ Do Thái Bí giáo (Kabalists) trong sự phân hoá vũ trụ, từ cõi thiêng liêng cao siêu đến những cõi Nguyên hình.
Vậy thì Chân Thần là gì? Sự tương quan của nó đối với Nguyên Tử là thế nào? Lời giải đáp sau đây căn cứ trên các giải thích của tác giả để đáp lại câu hỏi đó. Trả lời câu hỏi thứ hai :
Chân Thần có một mối tương quan gì với nguyên tử hay phân tử theo khoa học hiện tại. Nó không thể so sánh với cơ phận vị khuẩn trước đây được xếp vào loại trích trùng (infusoria) nhưng nay lại được xem như thảo mộc và xếp vào loại rong rêu. Cũng không phải là monas của phái Ta Bà (Peripatetics). Lẽ tất nhiên, Chân Thần khoáng thạch khác hẳn với Chân Thần con người về thể chất hay thành phần, vì Chân Thần con người không thuộc vật chất và thành phần của nó cũng không thể xác định bằng ký hiệu hoá học và nguyên tố ( ).
Nói tóm lại, cũng giống như Chân Thần Tâm Linh và Duy Nhất, Đại Đồng Vô Biên, tự tại mà những Tia Sáng hợp thành cái gọi là “Chân Thần Cá Biệt” (“Individual Monads”) của con người, thì Chân Thần khoáng thạch ở tại điểm đối diện của vòng tròn, cũng là Một (One), từ đó xuất phát vô số những nguyên tử vật chất mà khoa học bắt đầu xem như là những vật hữu thể. 
Nếu không như vậy, làm sao người ta có thể giải thích bằng phép toán học diễn trình tiến hoá của bốn loài sinh vật theo hình khu ốc? Chân Thần là sự phối hợp của hai nguyên khí cuối cùng của con người, tức là nguyên khí thứ sáu và thứ bảy. Nói đúng hơn, từ ngữ “Chân Thần Con Người” (“Human Monad”) chỉ áp dụng cho Tinh Thần song đôi Atma-Buddhi chứ không phải chỉ áp dụng cho nguyên khí tâm linh cao nhất (Atma) không mà thôi. Nhưng người ta đã gọi Chân Thần như vậy vì Linh Hồn Thiêng Liêng không thể có sự sống và không biểu lộ được, nếu nó tách khỏi nguyên khí vừa nêu (Atma)… Chơn linh khí hay tinh hoa vũ trụ (Monadic, or rather Cosmic, Essence) trong khoáng thạch, cây cỏ và động vật, tuy vẫn là trải qua hàng loạt chu kỳ tiến hoá từ loài tinh hoa chất thấp nhất lên tới cấp đẳng Thiên Thần, nhưng có khác nhau trong mỗi giai tầng tiến triển. Thật rất sai lầm mà tưởng tượng một Chân Thần như một thực thể cá biệt tuần tự tiến một cách chậm chạp trên con đường riêng rẽ xuyên qua những loài thấp hơn, và sau một loạt biến đổi trong vô lượng kiếp, mới đạt tới trình độ con người, chẳng hạn, Chân Thần một nhà bác học được truy nguyên từ Chân Thần của một nguyên tử khoáng thạch. Thay vì nói một Chân Thần khoáng thạch, có thể dùng một câu đúng hơn theo khoa vật lý học gọi đó là Chân Thần biểu lộ trong hình thức vật chất (Prakriti) gọi là khoáng thạch. Một nguyên tử, như được hình dung theo giả thuyết khoa học thông thường, không phải là một bộ phận nhỏ nhất của một vật gì được chuyển sinh khí vào bởi một cái gì thần bí, để rồi, trải qua những dòng thời gian vô tận, sẽ biến hoá trở thành một người. Nhưng đó là sự biểu lộ cụ thể của năng lượng vũ trụ, chính năng lượng này cũng chưa trở nên hữu thể. Đại Dương Vật Chất vẫn không phân chia thành từng giọt riêng rẽ có chứa đựng tiềm năng, cho đến khi trào lưu của động cơ sinh hoạt đạt đến giai đoạn tiến hoá của con người. Khuynh hướng phân chia thành những Chân Thần cá biệt vẫn đi từ từ và trong những loại động vật tiến hoá nhất, nó gần như đạt tới điểm đó. Phái Ta Bà áp dụng danh từ Monas cho toàn thể vũ trụ theo ý nghĩa Phiếm Thần. Còn các nhà huyền môn, tuy rằng chấp nhận tư tưởng đó vì lý do tiện lợi, vẫn phân biệt với những giai đoạn tuần tự của diễn trình tiến hoá từ trừu tượng tới cụ thể bằng những danh từ chẳng hạn như câu: Chân Thần khoáng thạch, Chân Thần cây cỏ, Chân Thần cầm thú v.v.. là những thí dụ điển hình. Danh từ này có nghĩa là giai đoạn cao tột của trào lưu tiến hoá tâm linh đang đi qua vòng cung nói trên trong chu kỳ của nó. Chân Linh Khí (Monadic Essence) bắt đầu phân hoá một cách lặng lẽ để tiến đến tâm thức cá biệt trong loài thảo mộc vì Chân Thần là những vật đơn thuần như Leibnitz đã định nghĩa rất đúng, chính cái tinh hoa tâm linh làm cho chúng sống động trong những trình độ phân hoá và hợp thành những điểm Chân Thần, chứ không phải sự kết hợp nguyên tử, nó chỉ là cái thể và chất liệu để biểu lộ sự rung động của những giai tầng thượng và hạ trí ( ).
Leibnitz đã quan niệm những Chân Thần này giống như những đơn vị sơ cấp và bất diệt, chúng được ban cho quyền năng cho ra và nhận về đối với các đơn vị khác, và như vậy, chúng có năng lực xác định được tất cả những hiện tượng vật chất và tinh thần. Chính ông đã chế ra danh từ thông giác (apperception) cùng với cảm giác của thần kinh (nhưng không phải là sự nhận thức của thần kinh), từ ngữ này diễn tả được trạng thái của tâm thức Chân Thần xuyên qua các giới đến tận Con Người.
Như vậy, theo đường lối siêu hình học nghiêm mật, việc người ta gọi Chân Linh (Atma-Buddhi) là một CHÂN THẦN, có thể là sai, vì đứng trên quan điểm duy vật, Chân Thần là một nhị nguyên và vì vậy, nó là một hợp thể. Nhưng cũng như vật chất là tinh thần, và ngược lại, và vì Vũ Trụ cũng như Thượng Đế làm linh hoạt nó, thật bất khả tư nghị khi cách biệt nhau, nên trường hợp Chân Linh này cũng vậy. Buddhi là vận cụ của Atma, Buddhi có liên quan với Atma, cũng như con người nguyên hình (Adam-Kadmon), Thượng Đế Ba Ngôi của tín đồ Do Thái Bí giáo có liên hệ tới cái vô cùng, vô hạn (Ain Soph) hay là Hỗn Nguyên Khí (Mulaprakriti) có liên quan đến Bản Thể Tối Thiêng (Parabraman).
Xin nói thêm vài lời về Nguyệt Cầu.
Người ta có thể hỏi “Những Chân Thần Nguyệt Tinh” (“Lunar Monads”) vừa được đề cập tới là gì? Bảy hạng Nguyệt Tinh Quân sẽ được diễn tả sau, nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một lời giải thích đại cương. Chúng ta phải cho mọi người biết rõ những vị này chính là những vị Chân Thần, chu kỳ sự sống của các Ngài đã chấm dứt trên Dãy Nguyệt Cầu, Dãy này thấp hơn Dãy Địa Cầu, nên các Ngài giáng sinh xuống Dãy Địa Cầu này. Nhưng có một vài chi tiết thêm nữa mà chúng tôi có thể bổ túc, mặc dù chúng tiếp giáp một cách mật thiết với vùng đất bất khả xâm phạm mà chúng tôi đã trình bày một cách đầy đủ. Tiếng bí mật cuối cùng này chỉ được tiết lộ cho các Chân Sư Minh Triết (Adepts) mà thôi, nhưng người ta có thể nói rằng hộ tinh chỉ là thể thô kệch của những nguyên khí vô hình. Rồi chúng ta cũng sẽ thấy rằng có bảy Trái Đất, như vậy, cũng có bảy Mặt Trăng, và chỉ có mặt trăng chót là thấy được, điều này cũng giống như vậy đối với Mặt Trời, mà thể hữu hình của nó cũng được gọi là Ảo Ảnh (Maya), là một phản ảnh, cũng như thể xác của con người là một ảo ảnh. Một châm ngôn Huyền bí đã nói: “Mặt Trời và Mặt Trăng thì cũng vô hình như con người thực”.
Nhân tiện, người ta có thể nhận xét rằng các bậc Tiền bối không dại dột gì mà đề xướng ý tưởng “Bảy Mặt Trăng”. Vì mặc dù quan niệm này ngày nay đã được xem như một phép đo thời gian của thiên văn học với một hình thức hết sức cụ thể, tuy nhiên, ẩn dưới lớp vỏ bên ngoài này, người ta còn có thể biết được những dấu vết của một ý niệm triết lý thâm sâu.
Thực sự Mặt Trăng chỉ là vệ tinh của Trái Đất trên một phương diện, nghĩa là trên khía cạnh vật chất, thì Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất, nhưng trên mọi phương diện khác, Trái Đất lại là vệ tinh của Mặt Trăng chứ không thể nói ngược lại. Điều này tuy có vẻ lạ lùng nhưng nó không phải là không được xác nhận bởi khoa học. Nó được chứng minh bởi nước triều lên xuống, bởi những biến thái của nhiều chứng bệnh theo từng chu kỳ trùng hợp với chu kỳ mặt trăng. Hiện tượng ấy có tác dụng trong sự trưởng thành của loài cây cỏ và biểu lộ rất rõ rệt trong sự sinh nở và thụ thai của con người. Mọi tôn giáo xưa, nhất là Do Thái giáo, đã hiểu được sự quan trọng của Mặt Trăng và ảnh hưởng của nó trên Địa Cầu, nhiều nhà quan sát hiện tượng về vật chất và tâm linh cũng lưu ý điều này. Nhưng theo như khoa học biết, tác động của Trái Đất trên Mặt Trăng giới hạn vào hấp lực hữu hình, nó tạo ra sự quay tròn của trái đất trên quỹ đạo. Và nếu một người phản đối nhấn mạnh rằng sự kiện này là một bằng chứng đủ cho thấy rõ rằng thực sự Mặt Trăng là hộ tinh của Trái Đất trên những cõi hoạt động khác, thì người ta có thể trả lời bằng cách hỏi liệu một người mẹ đi xung quanh cái nôi của đứa con bà, trông nom đứa trẻ này, có phải là thuộc hạ của đứa con bà, hay lệ thuộc nó không? Mặc dù, theo một ý nghĩa, bà là hộ tinh của con bà, song chắc chắn là bà già hơn và phát triển đầy đủ hơn đứa trẻ mà bà trông nom.
Vậy thì chính Mặt Trăng đóng vai trò lớn nhất, quan trọng nhất trong việc cấu tạo nên Trái Đất cũng như trong việc làm cho Trái Đất có người ở. Các Chân Thần Mặt Trăng hay Thái Âm Tinh (Pitris), thuỷ tổ loài người thật ra là trở thành con người của thế hệ hiện tại. Họ là những Chân Thần đã bước vào chu kỳ tiến hoá trên Bầu A sau khi đi giáp một Cuộc Tuần Hoàn trên Dãy hành tinh, mới tiến thành người như đã nói trên. Vào lúc bắt đầu giai đoạn tiến hoá nhân loại của Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư trên Địa Cầu, họ xuất tinh tú thể (thể phách) ra khỏi xác giống như hình khỉ mà họ đã hình thành trong cuộc Tuần Hoàn thứ Ba. Chính cái hình thể mảnh mai tế nhị này làm kiểu mẫu để cho Thiên Nhiên tạo nên thể xác con người. Chính những điểm Chân Thần hay điểm Linh Quang này là những Thái Âm Tinh (Pitris) tức là tổ tiên trên Mặt Trăng của “Con Người” ngày nay. Bởi vì các Thái Âm Tinh đó phải trở thành người để cho Chân Thần của họ có thể đạt tới một cõi giới hoạt động tâm thức cao hơn, tức là cõi của các Manasa-Putras, là những vị làm cho lớp vỏ vô tri giác do các Thái Âm Tinh tạo nên có được “trí khôn” trong giai đoạn cuối của căn chủng thứ Ba.
Cũng y như thế, Chân Thần hay Chân Ngã của những người thuộc cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy của Địa Cầu chúng ta, khi trải qua những bầu A, B, C, D v.v… và bỏ lại năng lượng sinh khí của họ, sẽ làm thức động những trung tâm Laya khác có nhiệm vụ phải sống và hoạt động trên một cõi giới thực tại cao hơn nữa. Cũng y như thế, những tổ tiên trên trái đất sẽ tạo nên giống người tương lai sẽ tiến hoá cao hơn họ.
Chúng ta đã thấy rõ rằng, trong Thiên Nhiên có một cơ tiến hoá gồm ba con đường, nhằm cấu tạo nên ba thể (Upadhis) xuất hiện từng chu kỳ hay đúng hơn là ba cơ tiến hoá riêng biệt có liên đới chằng chịt với nhau trong hệ thống hiện tại và phối hợp nhau chặt chẽ từng điểm. Đó là những con đường tiến hoá Tâm Linh, Trí Tuệ và Thể Chất. Ba con đường này là những phương diện hữu hạn, hay những phản ảnh của ATMA, nguyên khí thứ Bảy, CHÂN THỰC TẠI DUY NHẤT (ONE REALITY) trên địa hạt Hư Ảo toàn diện của Vũ Trụ.
1. Con đường tiến hoá tâm linh có liên hệ tới sự tăng trưởng và tiến hoá của Chân Thần trên những giai đoạn hoạt động cao hơn nữa, cùng một lượt với:
2. Con đường tiến hoá trí tuệ, dưới sự hướng dẫn của các Thái Dương Tinh Quân (the Solar Devas or Agnishvatta Pitris) là những Đấng “ban trí tuệ và tâm thức” cho con người.
3. Con đường tiến hoá Thể Chất, được tiêu biểu bởi những hình thể kiểu mẫu (Chhayas) của các Thái Âm Tinh (the Lunar Pitris) mà Thiên Nhiên dùng để tạo nên thể xác con người hiện tại. Thể xác này dùng làm các lớp vỏ nơi đó diễn ra những sự biến đổi và tiến hoá bằng Trí Tuệ và thu thập kinh nghiệm của cái Hữu hạn (Finite) để trở thành cái VÔ HẠN (INFINITE), của cái Vô thường giả tạm (Transient) để trở thành cái trường cửu và Tuyệt Đối (the Eternal and Absolute).
Mỗi một trong ba vòng tiến hoá kể trên đều có những định luật riêng, được cai quản và dìu dắt bởi những thành phần khác nhau của các vị Thiên Đế (Logoi). Mỗi dòng ấy đều có tác dụng trong việc cấu tạo nên thành phần Con Người, là Tiểu Thiên Địa trong Vũ Trụ. Chính sự phối hợp của ba dòng tiến hoá ấy trong con người để tạo nên cái nhân vật phức tạp là con người ngày nay.
Thiên Nhiên, tức động cơ tiến hoá Vật Chất, không bao giờ có thể tạo nên Trí Tuệ mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Nó chỉ có thể tạo nên những “hình thức vô tri giác” (“senseless form”) như sẽ bàn đến trong chương nói về NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI (ANTHRO-POGENESIS). Những Chân Thần Thái Âm không thể tiến hoá, vì chúng chưa tiếp xúc đủ với những hình thể do “Thiên Nhiên” tạo nên để chúng có thể thu thập kinh nghiệm xuyên qua sự tiếp xúc đó. Sự thiếu sót này được bổ túc do các Đấng Thái Dương Tinh Quân (Manasa-Dhyanis) tiêu biểu cho khả năng tiến hoá của Trí Tuệ, Thông Minh, cái khoen nối liền Tinh Thần và Vật Chất trong cuộc Tuần Hoàn hiện tại.
Ta cũng nên nhớ rằng những Chân Thần bước vào chu kỳ tiến hoá trên Bầu A trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất đều ở trong những giai đoạn phát triển rất khác nhau. Do đó mà vấn đề trở nên khá phức tạp. Chúng tôi xin tóm lược lại phần đã trình bày ở đoạn trên.
Những Chân Thần tiến hoá nhất trên Thái Âm đạt tới giai đoạn sắp thành người trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, trở nên những nhân vật có hình người, tuy rằng rất khinh thanh, tinh tế, vào cuối cuộc Tuần Hoàn thứ Ba, ở lại trên Địa Cầu suốt thời kỳ “qui nguyên” (“obscuration”) như mầm mống của nhân loại tương lai trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư và trở nên những nhân vật tiên phong của nhân loại vào lúc bắt đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Những Chân Thần khác chỉ đạt tới trình độ nhân loại trong những cuộc Tuần Hoàn sau, nghĩa là Hai và Ba hay trong phân nửa đầu tiên của cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Sau cùng, những Chân Thần chậm trễ nhất, nghĩa là vẫn còn khoác hình cầm thú sau giai đoạn khúc quanh ở điểm giữa cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, sẽ không được trở thành người trong chu kỳ hiện tại. Chúng chỉ đạt đến giai đoạn sắp thành người vào cuối cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy, để rồi, đến lượt chúng sẽ được dẫn sang một Dãy Hành Tinh mới sau một Chu kỳ huỷ diệt, dưới sự điều động của những kẻ tiên phong già dặn hơn, là những tổ tiên của nhân loại hay mầm mống nhân loại (Shishta), tức là những người dẫn đầu tất cả vào giai đoạn cuối của những cuộc Tuần Hoàn hiện tại.
Về vai trò của Bầu Hành Tinh thứ Tư và cuộc Tuần Hoàn thứ Tư trong cơ tiến hoá này, người ta cũng không cần giải thích thêm nữa cho các môn sinh.
Trong những đồ hình trước đây, có thể áp dụng không phân biệt cho các cuộc Tuần Hoàn, Bầu thế giới hay Giống dân, người ta sẽ thấy rằng bầu thứ tư của toàn bộ chiếm một vị trí độc đáo. Không như những bầu khác, bầu thứ Tư không có bầu sánh đôi trên cùng một cõi với nó, và như vậy, nó là cái trục của “đòn cân” thăng bằng Dãy hành tinh. Nó là bầu của những cuộc điều chỉnh cuối cùng trong cơ tiến hoá bầu thế giới của cán cân Nhân Quả (Karmic scales), Hành Lang Công Lý (the Hall of Justice) nơi đó đòn cân thăng bằng sẽ quyết định số phận tương lai của điểm Chân Thần trong phần còn lại của những kiếp đầu thai của nó trong Chu kỳ sinh hoạt. Bởi vậy, sau khi đã vượt qua khúc quanh ở điểm giữa Đại Chu kỳ, nghĩa là sau điểm giữa của Giống dân thứ Tư trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư trên Địa Cầu, không có thêm một Chân Thần nào nữa được bước vào giai đoạn tiến hoá của nhân loại. Cánh cửa nhân loại đã khép chặt trong chu kỳ hiện tại, theo sự quyết định của thiên cơ. Bởi vì, nếu không như vậy, nếu “một linh hồn mới” được sáng tạo cho mỗi người trong vô số sinh linh đã quá vãng, và nếu không có sự tái sinh, thì thật khó mà đủ chỗ chứa cho tất cả những linh hồn đã thoát xác và người ta không bao giờ giải thích được nguồn gốc và nguyên nhân của sự khổ. Chính do sự dốt nát về đạo lý và sự áp đặt những quan niệm sai lầm dưới chiêu bài giáo dục tôn giáo, mới sinh ra chủ nghĩa duy vật, vô thần như là phản kháng lại trật tự thiêng liêng của vạn vật.
Những trường hợp duy nhất ngoài qui luật vừa kể trên là những “giống dân câm” (“dumb races”) mà Chân Thần đã đạt tới gần giai đoạn tiến hoá của nhân loại, bởi sự kiện rằng những “động vật” (“animals”) đó gần giống như loài người vì những hậu duệ cuối cùng của chúng thuộc loại khỉ đột và những loài khỉ lớn khác. Những động vật nhân hình này (“human present-ments”), thật ra chỉ là những bản sao xiêu vẹo. lệch lạc của nhân loại sơ khai. Nhưng vấn đề này sẽ được trình giải đầy đủ hơn trong Quyển 3 và 4.
Thiên bình luận viết:
1. Mỗi hình thể trên địa cầu và mỗi nguyên tử trong không gian đều cố gắng tiến đến việc tự cấu tạo, hình thành để noi theo kiểu mẫu đặt ra cho nó trong “THIÊN NHÂN” (“HEAVENLY MAN”)… Sự nhập thế và xuất thế của nó [hột nguyên tử], sự trưởng thành cùng sự tiến hoá nội tại và ngoại tại của nó, chỉ có một mục đích duy nhất: trở thành Con Người; Con Người như cái hình thể vật chất tột đỉnh và rốt ráo trên Địa Cầu và điểm Chân Thần trong sự toàn diện tuyệt đối và trong trạng thái thức tỉnh của nó, như sự cực điểm vinh quang của những kiếp hoá thân thiêng liêng trên Địa Cầu.
2. Những vị Dhyanis [Pitris] là những vị đã xuất phát THỂ PHÁCH (BHUTA) ra khỏi họ, cái thể này trở nên thể của những điểm Chân Thần [nguyên khí thứ Sáu và thứ Bảy] đã hoàn tất chu kỳ chuyển kiếp của họ trong ba cuộc Tuần Hoàn trước đây. Kế đó, những thể tinh tú ấy trở nên những người của Giống dân thứ Nhất của cuộc Tuần Hoàn hiện tại. Nhưng họ chưa được hình thành đầy đủ trọn vẹn, và hãy còn là vô tri giác.
Điều này sẽ được giải thích trong những quyển sách sau. Trong khi đó, con người hay Chân Thần của y đã từng sống trên Địa Cầu kể từ lúc bắt đầu cuộc Tuần Hoàn hiện tại. Nhưng từ đó trở đi cho đến Giống dân thứ Năm, những hình thể bao bọc bên ngoài của các Thể Tinh Tú thiêng liêng (those divine Astral Doubles) đó đã thay đổi và củng cố chắc chắn thêm với mỗi phụ chủng (subrace). Đồng thời, hình dáng và cơ cấu thể chất của động vật cũng thay đổi vì lý do phải thích ứng với tình trạng sinh hoạt luôn luôn biến đổi không ngừng trên Địa cầu trong những giai đoạn địa chất bồi đắp của chu kỳ hình thành trái đất. Những hình thể cơ cấu đó cũng tiếp tục đổi thay với mỗi Mẫu Chủng (every Root-Race) và mỗi phụ chủng chính (every chief sub-race), chí đến phụ chủng cuối cùng của mẫu chủng thứ Bảy trong cuộc Tuần Hoàn hiện tại.
3. Con người nội tại bấy giờ còn ẩn giấu, hồi đó (lúc khởi thuỷ) là con người ngoại tại. Hậu duệ của các vị Tinh Quân Dhyanis [Pitris], y là “người con giống như cha y”. Giống như hoa sen mà hình dáng bên ngoài lần lần tượng hình theo các kiểu mẫu nội tại của nó, hình thể con người lúc khởi thuỷ tượng hình từ trong ra ngoài. Sau chu kỳ mà con người bắt đầu sinh sản theo đường lối của loài động vật hiện tại, nó trở nên ngược hẳn lại. Bào thai con người ngày nay tượng hình theo những hình dáng thể xác vật chất mà con người đã từng khoác lấy qua ba cuộc Tuần Hoàn đầu tiên, trong những cố gắng của vật chất vô tri, bất toàn để tượng hình chung quanh điểm Chân Thần trong sự dò dẫm vô thức của nó. Trong thế hệ hiện tại, bào thai vật chất là cây cỏ, là loài bò sát, một động vật, trước khi nó trở nên con người, đồng thời tự tạo lấy bên trong của nó một thể thanh. Lúc khởi thuỷ, chính thể thanh đó [thể phách] vì là vô tri giác, đã bị ô nhiễm và mắc kẹt trong những màn lưới của vật chất.
Nhưng “con người” này thuộc về cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Như đã trình bày, điểm Chân Thần đã trải qua và bị giam hãm trong mỗi hình thể phù du hữu hoại xuyên qua mỗi loài trong thiên nhiên trong ba cuộc Tuần Hoàn trước. Nhưng điểm Chân Thần đã trở nên người, vốn không phải là Người. Trong cuộc Tuần Hoàn hiện tại (trừ ra những loài động vật tiến hoá nhất sau con người), những loài khỉ đột giống như hình người có định mệnh phải tuyệt diệt trong giống người hiện nay và chuyển sang hình người của giống dân thứ sáu và thứ bảy, và kế đó chuyển sang hình người thấp kém nhất trong cuộc Tuần Hoàn thứ Năm, không một đơn vị của loài nào còn được sinh động bởi những Chân Thần đã định phải trở thành người trong giai đoạn tới mà chỉ có sinh động những Tinh Linh thấp thỏi (lower Elementals) của những loài liên hệ. Những Tinh Linh này sẽ trở thành Chân Thần con người, theo thứ tự thời gian, vào Chu kỳ khai nguyên của dãy hành tinh tương lai.
Điểm Chân Thần cuối cùng của con người đã đầu thai chuyển kiếp trước khi bắt đầu Giống dân thứ Năm. Thiên nhiên không bao giờ tự lặp lại cái gì cả vì vậy giống khỉ người (dã nhân) của chúng ta chỉ bắt đầu xuất hiện vào giữa thời kỳ Trung Tân (Miocene period), như tất cả các giống lai, để bộc lộ khuynh hướng ngày càng rõ rệt nhằm quay về mẫu người tổ tiên đầu tiên của họ là một giống người khổng lồ Đại Tây Cổ Phi (Lemuro-Atlantean) da đen và da vàng. Sự tìm kiếm “dòng dõi đã mất” (“missing link”) này chẳng có ích lợi gì. Hàng triệu năm về sau, những giống dân hiện đại của chúng ta (hay đúng hơn là các di tích hoá thạch của họ) sẽ xuất hiện như là giống người có hình dáng như loại khỉ đột nhỏ nhắn (một giống dân đã bị diệt vong của loài người) trước mắt những nhà thông thái của Giống dân chánh thứ Sáu cuối cùng, đã mất tích từ lâu.
Những giống khỉ người (dã nhân) như thế tạo thành một biệt lệ, vì Thiên Nhiên không có ý định tạo ra họ, nhưng họ là sản phẩm trực tiếp và là sự sáng tạo của con người “không có giác quan” (“senseless” man). Đối với giống khỉ đột và loài khỉ này, người Ấn Độ cho rằng giống này có một nguồn gốc thiêng liêng bởi vì con người của Giống dân thứ Ba là những vị thần xuất phát từ một cõi khác, họ đã trở thành giống người trần “không có giác quan” này. Cách đây lối mười hai năm, vấn đề đã được đề cập trong quyển Nữ Thần Isis Lộ Diện, một cách rõ ràng hết mức so với lúc bấy giờ. Ở trong đó, người ta đề nghị độc giả nên tham khảo những người Bà La Môn, để biết lý do tại sao họ coi trọng loài khỉ này.
Y [độc giả] có thể học hỏi - nếu người Bà La Môn xét thấy y đáng được ban cho một lời giải thích - rằng người Ấn Độ đã thấy trong loài khỉ đột này chẳng qua chỉ là cái mà Đức Bàn Cổ (Manu) muốn: “Sự biến thể của loài liên quan trực tiếp nhất với sự thay đổi của gia đình nhân loại - một nhánh tạp chủng được ghép vào một dòng giống riêng của họ trước khi gia đình nhân loại rốt cuộc được hoàn hảo. Hơn nữa, y có thể học biết rằng dưới mắt của người “ngoại đạo” có học thức (educated “heathen”), con người thiêng liêng hay con người bên trong là một vật, còn cái xác bằng vật chất của cõi trần của y lại là một thứ khác. Cái bản chất hữu hình này, sự phối hợp rộng lớn của những thứ hỗ tương của những động lực hữu hình này, đều luôn luôn tiến về sự hoàn thiện, nó phải sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tay; nó tiếp tục nhồi, nắn lại mẫu hình và hoàn tất công trình tuyệt hảo nơi con người, trình diện con người như là một thánh điện thích nghi dành cho Tinh Thần Thiêng Liêng phò hộ.
Vả lại, trong một đoạn chú thích phía dưới, trên cùng một trang sách, một tác phẩm khoa học của người Đức đã được đề cập tới. Nó dạy: Một nhà khoa học người Hanover mới đây đã xuất bản một tác phẩm có tựa đề là “Ueber die Auflosung der Arten durch Naturliche Zucht-wahl”, trong đó ông đã chứng minh một cách hết sức tài tình rằng Darwin đã hoàn toàn sai lầm khi ông truy nguyên con người tới tận loài khỉ. Trái lại ông chủ trương rằng chính loài khỉ đã tiến hoá từ loài người (it is the ape which has evolved from man). Ông chứng minh rằng, về phương diện tinh thần và vật chất, lúc đầu tiên, loài người là những mẫu người và là những nguyên kiểu của giống dân hiện nay [của chúng ta], vì họ có vẻ đẹp hình dáng, vẻ mặt đều đặn, sọ phát triển, có những tình cảm cao thượng, có những sức anh hùng và có nhiều quan niệm lý tưởng. Điều này là hoàn toàn triết lý của Bà La Môn giáo và của môn Bí giáo Do Thái. Quyển sách của ông đã được minh hoạ bằng nhiều đồ hình và nhiều bảng biểu v.v.. Ông nói rằng sự truỵ lạc thoái hoá dần dần của con người về tinh thần cũng như vật chất có thể được truy nguyên qua suốt các biến thể về nhân chủng học cho tới thời đại chúng ta. Cũng như có một phần đã bị thoái hoá thành loài khỉ, cũng vậy, người văn minh hiện nay, dưới tác động của nhu cầu không sao tránh khỏi, rốt cuộc cũng được kế tiếp bởi đám con cháu giống như vậy. Nếu chúng ta có thể đoán được tương lai bây giờ, thì chắc chắn dường như có thể là một giống người không có linh hồn và duy vật như những nhà khoa học duy vật của chúng ta, sẽ kết thúc như là loài khỉ hơn là như các thiên thần.
Nhưng dù những con khỉ này là hậu duệ của con người, sự kiện này cũng chắc chắn không phải là Chân Thần của con người lại hoá thân vào hình thể của một con thú ( ) khi mà nó đạt tới trình độ của con người rồi.
Chu kỳ “chuyển kiếp” (the cycle of “metemp-sychosis”) của Chân Thần con người đã bế mạc, vì nhân loại đang ở vào cuộc Tuần Hoàn thứ Tư và Giống dân thứ Năm. Độc giả nên nhớ rằng những ĐOẠN KINH (STANZAS) tiếp theo trong Quyển này và Quyển hai chỉ nói về cơ tiến hoá trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư của chúng ta hiện nay mà thôi. Cuộc Tuần Hoàn này và chu kỳ của điểm giao thời, sau đó thì vật chất, khi đã đạt tới hạ tầng thấp thỏi, nặng trược nhất, mới bắt đầu tiến tới và thăng hoa trở lên với mỗi giống dân mới và một chu kỳ mới. Bởi vậy, người học đạo hãy cẩn thận đừng tưởng lầm là có sự mâu thuẫn, vì trong quyển Phật Giáo Bí Truyền, những cuộc Tuần Hoàn được đề cập đến một cách tổng quát, đại cương, còn trong sách này, tác giả chỉ nói tới cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, tức là cuộc Tuần Hoàn hiện tại mà thôi. Trước cuộc Tuần Hoàn này là công việc tạo dựng, còn trong hiện tại thì là công việc cải tiến và hoàn thiện.
Sau chót, để chấm dứt lời giải thích này, nó có liên hệ đến nhiều sự ngộ nhận không sao tránh khỏi, chúng ta phải đề cập tới một phát biểu trong quyển Phật Giáo Bí Truyền, nó đã tạo ra trong trí của nhiều nhà Thông Thiên Học một cảm tưởng rất tai hại. Một câu nói đáng tiếc (one unfortunate sentence) được người ta trích ra từ tác phẩm này, luôn luôn được viện dẫn để chứng tỏ là giáo lý này thiên về duy vật chủ nghĩa. Khi nói về sự tiến hoá của các cơ năng sinh vật trên những Bầu hành tinh, tác giả này nói rằng:
Loài kim thạch không thể nào tiến hoá thành loài thảo mộc… cũng như ở trên Địa Cầu này, loài khỉ đột không thể nào tiến hoá thành con người, khi mà nó chưa nhận được một xung lực (impulse) ( ).
Liệu câu này đã trình bày từng chữ về tư tưởng của tác giả hoặc chỉ là một sự ngộ bút (vô tình viết sai chữ) – chúng tôi tin như vậy – có thể cũng còn là một nghi vấn bỏ ngỏ.
Thực sự có một điều bất ngờ là chúng ta nhận ra sự kiện là có một vài nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng hiểu biết rất ít về quyển Phật Giáo Bí Truyền đến nỗi họ bị đưa đẩy tới chỗ tin rằng quyển sách này hoàn toàn ủng hộ thuyết tiến hoá của Darwin, nhất là quyển nói về việc con người do tổ tiên thuộc loài vượn sinh ra. Như một hội viên Theosophy đã viết: “Tôi giả sử rằng bạn đã hiểu rõ được là ba phần tư người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng cũng như những người ở ngoài Minh Triết Thiêng Liêng đã tưởng tượng rằng, xét về sự tiến hoá của con người, thì có sự hỗ tương giữa thuyết tiến hoá của Darwin và giáo lý Minh Triết Thiêng Liêng”. Theo chỗ chúng tôi biết, trong quyển Phật Giáo Bí Truyền, không có bất cứ điều gì thuộc loại đó đã từng được người ta hiểu rõ, cũng như không có sự bảo đảm vững chắc nào về điều đó. Người ta nhắc lại rằng, sự tiến hoá của Đức Bàn Cổ (Manu) và Đức Ca Tỳ La (Kapila) đã dạy, là nền tảng của những giáo lý tiến bộ, nhưng không phải Huyền bí học, cũng như không phải Theosophy đã từng bảo vệ những lý thuyết phản văn minh của những người theo thuyết Darwin hiện tại – nó lại càng không bênh vực vấn đề con người được sinh ra từ một con khỉ. Về điều này, sau này chúng ta sẽ nói thêm. Nhưng chỉ cần lật lại trang 47 của quyển sách kể trên, người ta sẽ tìm thấy lời phát biểu như sau:
Con người thuộc một loài hoàn toàn khác với loài thú.
Trước mắt độc giả, lời nói này thật quá rõ rệt và không còn nghi ngờ gì cả, nên thật là một điều rất lạ khi bất cứ một sinh viên thận trọng nào lại có thể bị lầm lạc như vậy, trừ phi y đang chuẩn bị tố cáo là tác giả thật quá đỗi mâu thuẫn.
Mỗi cuộc Tuần Hoàn lại tái diễn trên một giai tầng cao hơn công trình tiến hoá của cuộc Tuần Hoàn trước đó. Ngoại trừ trường hợp của một vài loại khỉ nhân hình đã tiến hoá như đã kể trên, trào lưu tiến hoá của Chân Thần hay tiến hoá nội tại, đã chấm dứt cho đến khi bắt đầu chu kỳ sinh hoạt tới. Ta nên luôn luôn nhớ rằng những Chân Thần (con người) đã hoàn toàn phát triển phải được phát lạc trước nhất (to be first disposed of) trước khi tập thể các thí sinh mới xuất hiện trên Địa Cầu vào lúc bắt đầu Chu kỳ tới đây. Thế là có giai đoạn ngừng nghỉ, và đó là lý do tại sao trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, con người xuất hiện trên Địa Cầu sớm hơn mọi loài động vật khác, như đã giải thích sau.
Có người nói rằng tác giả quyển Phật Giáo Bí Truyền đã rao giảng thuyết tiến hoá của Darwin từ đầu đến cuối. Có vài đoạn sách dường như đã xác nhận điều ấy. Ngoài ra, các nhà Huyền bí học sẵn sàng nhìn nhận rằng giả thuyết của Darwin có một phần đúng, trong những chi tiết sau những định luật phụ (bye-laws) của luật tiến hoá và sau khúc quanh nửa đường của Giống dân thứ Tư. Thực sự khoa học duy vật có thể không biết gì cả về điều đã diễn ra, vì những vấn đề này hoàn toàn ở ngoài phạm vi khảo sát của nó. Nhưng điều mà các nhà Huyền bí gia không bao giờ nhìn nhận là điều nói rằng con người đã từng là một con khỉ trong cuộc Tuần Hoàn này hay bất cứ một cuộc Tuần Hoàn nào khác, hoặc nói rằng con người có thể là khỉ dù rằng y có thể có hình thù “giống khỉ”. Điều này đã được một nhân vật rất có thẩm quyền xác nhận (tác giả quyển Phật Giáo Bí Truyền đã thụ huấn với Ngài).
Như vậy, đối với những người nào đã đối chiếu các nhà Huyền bí học với những dòng chữ trong quyển sách kể trên :
Chỉ cần chứng minh rằng chúng ta có thể - nếu chúng ta muốn nói đến tất cả những vấn đề này, thì chúng ta phải – quan niệm một nguồn sinh lực tạo ra những hình dáng của loại kim thạch một cách hợp lý như một thứ xung lực tương tự có quan hệ đến việc biến một giống dân khỉ thành một giống dân người nguyên thuỷ (raise a race of apes into a race of rudimentary men) ( ).
Đối với người nào đã viện dẫn điều này để chứng minh “thuyết tiến hóa của Darwin đã được quyết định”, thì những nhà Huyền bí học sẽ trả lời bằng cách chỉ cho họ thấy lời giải thích của một vị Chân Sư, là Sư Phụ của ông Sinnett, Ngài sẽ đính chính những dòng chữ này nếu chúng được viết ra theo tinh thần mà người ta gán cho chúng. Một bản sao bức thư này được gởi cho tác giả bộ sách này, cách đây lối hai năm (1886) cùng với nhiều bức thư khác, với những chú thích bên lề, để tác giả trích dẫn ra viết thành bộ Giáo Lý Bí Nhiệm.
Nó bắt đầu bằng cách nhận xét là sinh viên Tây Phương đã gặp khó khăn khi đang dung hoà những sự kiện đã được đưa ra trước đây với sự tiến hoá của con người từ loài thú, nghĩa là từ loài kim thạch, thảo mộc và cầm thú, và nó cũng khuyên sinh viên nên nhớ kỹ giáo lý nói về sự tương đồng và những sự tương ứng. Rồi nó đề cập đến sự bí mật của các vị Thần (Devas) cũng như các vị Thiên Đế (Gods), các vị này đã trải qua nhiều trạng thái mà người ta đã đồng ý đề cập tới chúng như là “sự kim thạch hoá, sự thảo mộc hoá, sự động vật hoá và sau cùng là sự hoá thân” (“Immetallization, Inherbation, Inzoonization and finally Incarnation”) và giải thích điều này bằng cách ám chỉ đến nhu cầu của những sự thất bại ngay cả nơi giống dân chỉ có thể phách (ethereal races) của các vị Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohans). Khi đề cập đến điều này, nó nói rằng:
“Tuy vậy, những sự thất bại này đã phát triển rất xa và được tinh thần hoá nên không thể từ tình trạng của những vị Thiền Định Đế Quân rơi vào luồng gió lốc của một dòng tiến hoá nguyên thuỷ mới, xuyên qua nhiều loài thấp kém hơn…”( ).
Sau đó, người ta chỉ đưa ra một điều ám chỉ về sự bí mật chứa đựng trong ngụ ý nói về những vị Thần Quỉ (Asuras) bị sa ngã, điều này được chúng tôi khai triển và giải thích trong quyển ba và bốn. Khi
“Ở trong giai đoạn tiến hoá của nhân loại, Nghiệp Quả (Karma) đã đến với họ rồi: họ đã uống hết giọt nước cay đắng cuối cùng của ly nước trừng phạt (bitter cup of retribution). Rồi họ trở thành một động lực tích cực và phối hợp với những loài tinh hoa chất, hoặc là với thực thể tiến hóa của loài thú thuần túy, để phát triển dần dần thành một mẫu người hoàn hảo” ( ).
Như chúng ta đã thấy, những vị Thiền Định Đế Quân này không phải trải qua ba loài như các vị Nguyệt Tinh Quân (Pitris) thấp hơn; các Ngài cũng không giáng sinh vào hàng nhân loại cho đến khi có Giống dân chính thứ Ba. Giáo lý huyền môn dạy như sau:
“Trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất và Giống dân thứ Nhất trên bầu D tức Địa Cầu, con người là một sinh vật khinh thanh (một Thái âm tinh trong hình thể con người [‘à Lunar Dhyani, as man’]), không thông minh nhưng siêu tâm linh (non-intelligent but super-spiritual), và theo luật tương quan so sánh, phù hợp với giai đoạn một và cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Trong mỗi giai đoạn và phụ chủng kế tiếp… Y dần dần càng ngày càng phát triển thành một sinh vật hữu thể nhưng tựu trung vẫn còn mỏng như sương mờ… Một sinh vật không có phái tính (sexless) và giống như loài động vật và cây cỏ, y phát triển những thể xác khổng lồ phù hợp với những cảnh vật thô kệch chung quanh y.
“Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai. Con người vẫn còn là những sinh vật khổng lồ và thanh nhẹ như sương và dần dần phát triển thành một thể xác rắn chắc hơn và cô đọng hơn thành một người có thể chất cứng cáp hơn. Tuy vậy, y vẫn còn kém trí khôn hơn là mở mang về phần tâm linh (1), vì sự tiến hoá về trí tuệ vốn chậm chạp và khó khăn hơn sự tiến hoá của thể xác…
“Cuộc Tuần Hoàn thứ Ba. Con Người có một thể xác hoàn toàn đông đặc và cụ thể, trước hết có một hình dáng một con khỉ khổng lồ, và nay là một sinh vật thông minh hơn, hay tinh quái hơn là thuần tâm linh, bởi vì trên vòng cung đi xuống này, y đã đạt tới một điểm mà tính chất tâm linh nguyên thuỷ của y bị che khuất và lấn áp bởi trí tuệ vừa phát sinh (2). Trong phân nửa cuối cùng của cuộc Tuần Hoàn thứ Ba, vóc dáng khổng lồ của y trở nên tinh tế hơn, và y trở nên sinh vật hợp lý hơn (he becomes a more rational being), tuy vẫn còn giống khỉ hơn là giống một vị Thần (Deva)… [Tất cả những đặc tính trên lại tái diễn hầu như nguyên vẹn trong Giống dân thứ Ba của cuộc Tuần Hoàn thứ Tư].
“Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư. Trí khôn (Intellect) con người đã phát triển rất mạnh, những giống dân câm từ trước đến nay, bắt đầu có ngôn ngữ con người trên Địa Cầu. Kể từ giai đoạn thứ Tư trở về sau, ngôn ngữ được kiện toàn và kiến thức ngày càng tăng gia. Ở điểm giữa khúc quanh cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, kể từ giai đoạn thứ Tư hay giống dân chính Atlan, nhân loại vượt qua điểm trục trung tâm của tiểu Chu kỳ Khai nguyên (minor Manvantaric cycle)… thế gian tràn đầy kết quả của hoạt động tri thức và xuống dốc tâm linh…” ( ).
Điều này được trích ra từ bức thư chính (authentic letter); còn phần tiếp theo chỉ là những lời ghi chú sau này và những lời giải thích bổ túc do chính Đức Thầy viết ra dưới hình thức của những lời chú thích phía dưới.
“ (1)…Bức thư nguyên bản này chứa đựng những lời dạy khái quát - một ‘quan điểm đại lược’ (a ‘bird’s-eye view’) - chứ không có gì đặc thù… Khi nói đến ‘con người vật chất’, trong khi giới hạn phát biểu vào những cuộc Tuần Hoàn đầu tiên, ắt là nói tới ‘những lớp da’ kỳ diệu và phù du của con người… ‘Bản chất’ đầu tiên, ‘thể xác’ đầu tiên, ‘cái trí’ đầu tiên ở trên cõi tri thức đầu tiên này, ở trên Bầu hành tinh thứ nhất trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất này, chính là điều mà người ta có ý nói tới. Vì Nghiệp Quả và sự tiến hoá –
‘…đã tập trung vào bản tính cực đoan kỳ lạ của chúng ta!
Từ những bản chất khác nhau ( ) được phối hợp một cách kỳ diệu…’
“ (2) Phục hồi; bây giờ con người đã đạt tới điểm [do sự tương đồng, với vai trò là Giống dân thứ Ba trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư] mà tính thiêng liêng nguyên uỷ [của ‘con người thiên thần’ (‘the angel’ – man’s)] của họ bị cái trí mới sinh của con người che giấu và làm lu mờ, và còn có lối tường thuật xác thực về bài lược thuật của con… “
Đó là những lời dạy của Sư Phụ; những đoạn kinh (text) những ngôn từ (words) và những câu kinh ở trong ngoặc kép, và những chú thích cuối trang. Ta nên hiểu rằng phải có một sự dị biệt lớn lao trong những danh từ như là “khách thể” (“objectivity”) và “chủ thể” (“subjectivity”), “vật chất” (“materiality”) và “tâm linh” (“spirituality”), khi mà những danh từ này được áp dụng cho những cõi giới khác nhau về phương diện sinh hoạt và tri thức. Tất cả đều phải được hiểu theo ý nghĩa tương quan, tương đối mà thôi. Vì vậy, nếu phó mặc cho y suy cứu, thì người ta cũng chỉ có một chút ngạc nhiên, khi một tác giả, dù khao khát muốn học hỏi, nhưng vẫn rơi vào sự lầm lạc, vì chưa đủ kinh nghiệm để học hỏi những giáo lý trừu tượng này. Trong những bức thư đã nhận được, người ta cũng chưa xác định một cách rõ ràng được sự khác nhau giữa những cuộc tuần hoàn và các giống dân, vì không có một thứ gì thuộc loại đó đã được cần dùng trước, như một đệ tử bình thường người Đông phương đã khám phá ra được sự dị biệt này trong giây lát. Ngoài ra, chúng tôi xin trích dẫn thêm một bức thư của Đức Thầy này:
“Những giáo lý này được đưa ra trong hoàn cảnh bị phản đối … có thể nói, những giáo lý này là những món hàng buôn lậu (smuggled goods)… khi tôi còn đối diện với một thông tín viên, thì người kia, Ông…đến nay đã xào bài lên hết (the cards into confusion) đến nỗi chỉ có một ít điều được nói ra là không vi phạm các định luật”.
Những người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng “hữu quan” sẽ hiểu nó có nghĩa là gì. Kết quả của tất cả các điều này là trong những bức thư này, không có cái gì bảo đảm chắc chắn rằng Giáo lý huyền môn đã từng dạy, hoặc bất cứ một vị Chân Sư đã tin vào cái thuyết hiện đại phi lý về sự sinh ra của con người từ một vị tổ tiên chung với loài khỉ - đó là giống khỉ người của loài thú đích thực. Đến nay, ở khắp trên thế gian có đầy “những con người giống khỉ”, nhiều hơn ở trong rừng có “những con khỉ giống người”. Ở Ấn Độ, con khỉ là một sinh vật thiêng liêng, bởi vì những người được Điểm Đạo biết rõ nguồn gốc của giống vật này, dù cho nguồn gốc này còn được giấu kín dưới một bức màn ẩn ý dày đặc. Hanumana (vị thần khỉ) là con của thần Pavana (cũng là Vayu, “Thần Gió”), do thần Anjana (là con rắn), vợ một con quái vật có tên là Kesari, dù phổ hệ của loài này thay đổi mãi mãi. Độc giả nào nhớ điều này sẽ thấy tất cả những giải thích về điều ngụ ý khéo léo này ở nhiều chỗ trong quyển ba và bốn. “Con người” của Giống dân thứ Ba, (họ đã tách rời ra) chính các vị Thần Linh (Gods), nhờ tinh thần và sự trong sạch của họ, dù họ chưa có giác quan, và đến nay vẫn chưa có cái trí như con người.
Những “Người” của Giống dân thứ Ba, tổ tiên của dân Atlante, cũng là những người khổng lồ, hình thù giống khỉ và vô tri thức như những người tiêu biểu cho nhân loại trong cuộc Tuần Hoàn thứ Ba. Vô trách nhiệm về phương diện luân lý, chính con người thuộc Giống dân thứ Ba này, qua sự giao phối hỗn tạp với những loài động vật thấp kém hơn, đã tạo nên một giống dân đặc biệt gọi là cái khoen dang dở (missing link), giống người này, trong nhiều thế hệ về sau (chỉ trong thời kỳ đệ tam kỳ) đã trở nên tổ tiên xa xôi của loài khỉ đột như ta thấy hiện nay.
Nếu điều cho người ta thấy có sự chống đối lại lời phát biểu chỉ rõ rằng con thú xuất hiện sau con người, thì độc giả sẽ được yêu cầu nên nhớ rằng, giống thú này chỉ có nghĩa là loài động vật có vú, có nhau. Trong thời đại ấy, đó chính là những loài thú mà khoa động vật học trong thời đại của riêng ta chưa mơ tới nữa; và những cách sinh sản của loại này thì không giống với những quan niệm mà khoa sinh lý học hiện đại đã có được vấn đề này. Thật không hoàn toàn thích hợp để cho người ta đề cập đến những câu hỏi ấy trước đại chúng, nhưng bất cứ việc gì trong vấn đề này cũng không phải là không thể có được hoặc không có sự mâu thuẫn.
Như vậy, những giáo lý đầu tiên này, dù là có khuyết điểm, mơ hồ và rời rạc, cũng không dạy về sự tiến hoá của “con người” từ “con khỉ”. Tác giả quyển Phật Giáo Bí Truyền cũng không xác nhận nó ở bất cứ chỗ nào trong tác phẩm của ông bằng nhiều ngôn từ như thế, nhưng vì có khuynh hướng về khoa học tiến bộ nên ông dùng thứ ngôn ngữ có thể chứng minh một lời suy diễn như vậy. Con người có trước Giống dân thứ Tư, tức là giống Atlante, dù có thể có hình giống như một “con khỉ không lồ” – “là một sự giả dạng của con người chưa có đời sống của một con người” - vẫn là một người biết suy tư và biết nói tiếng người. Người Lemuro-Atlantean, là một giống dân có trình độ văn minh cao, và nếu người ta nhìn nhận truyền thuyết – thì truyền thuyết này là một huyền sử hay hơn cả huyền thoại suy lý, mà bây giờ xuất hiện dưới cái tên này - họ cao hơn chúng ta về cả phương diện khoa học và cả về nền văn minh thoái hoá hiện nay (degraded civilization) của chúng ta; trong bất cứ trường hợp nào, người Lemuro-Atlantean cũng là Giống dân chót của Giống dân chánh thứ Ba.
Bây giờ xin trở lại những ĐOẠN KINH.
5. CÁI THỨ TƯ ( ) (a), CÁC CON NHẬN LỆNH PHẢI SÁNG TẠO RA HÌNH ẢNH CỦA HỌ. MỘT PHẦN BA TỪ CHỐI, HAI PHẦN BA VÂNG LỜI.
LỜI NGUYỀN RỦA PHÁT RA (b): HỌ PHẢI RA ĐỜI TRONG CÁI THỨ TƯ, SẼ ĐAU KHỔ VÀ GIEO RẮC SỰ ĐAU KHỔ, ĐÓ LÀ TRẬN CHIẾN THỨ NHẤT (FIRST WAR) (c).
Người ta chỉ có thể quán triệt được trọn vẹn ý nghĩa của câu kinh này sau khi đã đọc những lời giải thích bổ túc với đầy đủ chi tiết trong phần có những Giảng lý về Nhân sinh khởi nguyên luận trong các quyển 3 và 4. Giai đoạn này và Giai đoạn 4 là diễn trình tiến hoá của những thế hệ lâu dài, và bây giờ là bắt đầu chớm nở buổi bình minh, mở màn cho thế hệ khác. Vở kịch diễn biến trên Địa Cầu của chúng ta ở vào lúc khởi đầu màn thứ tư, nhưng để hiểu rõ hơn toàn thể vở kịch, độc giả sẽ quay trở lại những màn trước đây trước khi tiếp tục. Vì câu trên thuộc về phần Vũ Trụ Khai Tịch Luận đại cương được trình bày trong những quyển sách cổ, còn Quyển 2 trình bày cuộc diễn tiến từng chi tiết của Cơ Sáng Tạo hay nói đúng hơn là sự hình thành giống người đầu tiên, kế đó là giống người cấp hai, rồi tới cấp ba, hay nói theo danh từ huyền môn là Giống dân thứ Nhất, thứ Hai và thứ Ba. Cũng như Địa Cầu bắt đầu thành hình như là một quả cầu bằng lửa lỏng, bụi lửa nguyên hình chất chứa cô đọng, thì con người cũng vậy.
(a) Điều gọi là “cái thứ Tư” được giải thích như là cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, theo uy tín Thiên bình luận. Nó cũng có thể được hiểu là Chu kỳ thứ Tư, cũng như cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, hay thậm chí là Bầu thứ Tư (Trái Đất). Như sẽ được chỉ dẫn liên tục sau đây, đó là Bầu thứ Tư trên cõi thứ tư hay cõi thấp nhất của sự sống vật chất. Và nhân loại nay đang ở vào cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, ở điểm giữa cuộc tuần hoàn là giai đoạn mà thế quân bình tuyệt đối giữa Tinh Thần và Vật Chất phải được thực hiện.
Như độc giả sẽ thấy, chính ở vào giai đoạn này (trong thời kỳ phát triển cực điểm của nền văn minh, kiến thức, trí tuệ thông linh của giai đoạn thứ Tư (Atlante) và do bởi cơn khủng hoảng cuối cùng của sự điều chỉnh sinh lý và tâm linh của các Giống dân – mà nhân loại chia làm hai phái theo hai đường đối lập rõ rệt: con đường Hữu phái (chánh đạo) và Tả phái (tà đạo). Thiên bình luận viết :
Những mầm mống của hai phái Chánh và Tà đạo được gieo rắc trong nhân loại vào thời kỳ đó. Những mầm mống ấy tiềm ẩn trong một thời gian để rồi lại phát triển trong giai đoạn đầu của Giống dân thứ Năm, tức là chủng tộc văn minh hiện tại.
 Các thanh niên thánh thiện (Thần minh) [the Gods] từ khước sinh sản để tạo nên hậu duệ dòng giống thần tiên như họ. Họ không phải là những hình thể thích hợp với chúng ta. Họ phải trưởng thành. Họ từ khước không nhập vào những hình bóng (Chhayas) của những kẻ thấp kém hơn. Như thế, tư tưởng ích kỷ đã ngự trị ngay từ lúc đầu, dù rằng trong giới thần tiên, và họ đã bị đoạ lạc dưới nhãn quan của các Đấng cầm cân nghiệp quả (Lipikas).
Họ phải chịu đau khổ về việc đó trong những kiếp tương lai. Có một sự tin tưởng theo truyền thống chung là trước khi có sự “đoạ lạc” sinh lý (physiological “Fall”) thì sự sinh sản để truyền giống, dù là trong loài người hay loài động vật, được thể hiện do Ý CHÍ của các Đấng Tạo Tác (the WILL of the Creators) hay hậu duệ của các Ngài. Đó là sự Đoạ Lạc của Tinh Thần (the Fall of Spirit) chứ không phải sự Đọa lạc của Con người phàm tục (the Fall of mortal Man). Ở trên đã nói rằng để trở nên một Tinh Thần có ý thức tự ngã (Self-Conscious), Tinh Thần đó phải trải qua mọi chu kỳ sinh hoạt, tự hữu để tiến lên giai đoạn cực điểm trên trái đất trong Con người. Tinh Thần tự nó vốn là một TRỪU TƯỢNG (ABSTRACTION) tiêu cực và vô thức. Sự thuần khiết của nó vốn nội tại chứ không thể đạt được bằng sự cố gắng hay tài giỏi. Bởi đó, như đã giải thích, muốn trở nên một Thiền Định Đế Quân cao cả nhất (the highest Dhyan Chohan), mỗi linh hồn cần đạt tới ý thức tự ngã viên mãn trong con người, nghĩa là một nhân vật tự hữu có thể ý thức được tổng hợp thành con người. Những vị đạo sĩ bí pháp Do Thái (Jewish Kabalists) lý luận rằng, không có Linh Hồn (Spirit) nào có thể thuộc về Hệ cấp thiêng liêng (the divine Hierarchy) trừ phi linh khí (Ruach) (Spirit) hợp nhất với Cảm Dục sinh khí thể (Nephesh) (Linh hồn còn sống – Living Soul), họ cũng chỉ lặp lại Giáo Lý Bí truyền Đông phương mà thôi:
Một Đấng tự giác (Dhyani) phải là một Tiên Thể Kim Thân (Atma-Buddhi). Một khi Kim Thân-Trí Tuệ (Buddhi-Manas) rời khỏi Tiên Thể (Atma) bất diệt, mà nó (Buddhi) là cái thể bọc ngoài, thì Atma bước vào giai đoạn BẤT TẠI (NON-BEING) cũng là Thực Tại Tuyệt Đối (Absolute Being).
Đó có nghĩa là trạng thái Niết Bàn thuần tuý; là diễn biến của Tinh Thần trở vô trạng thái trừu tượng lý tưởng của Thực Tại (Beness), nó vốn không có liên hệ gì đến cõi giới trên đó Vũ Trụ đang thực hiện chu kỳ sinh hoạt của nó.
b) “Lời nguyền được thốt lên” ở đây không có nghĩa là do một vị Thần minh hay Đấng Cao Cả nào thốt ra, mà chỉ có nghĩa là nguyên nhân tạo nên nghiệp xấu đã được gây ra, và những hậu quả của một nguyên nhân tạo nghiệp chỉ có thể đưa những vị nào hành động trái với định luật thiên nhiên làm ngăn trở cái đà tiến hoá tự nhiên của Trời Đất, bước vào những kiếp đầu thai đầy đau khổ.
c) “Chiến tranh” ở đây là nói về những sự tranh đấu trong việc điều chỉnh về mọi mặt tâm linh vũ trụ và càn tượng (astronomical), nhưng trên hết là nói về sự huyền nhiệm trong cơ tiến hoá của con người như trong giai đoạn hiện tại. Những Quyền năng hay những Tinh hoa thuần tuý “được người ta nói tới là để sáng tạo” – như người ta đã nói – có liên quan đến một điều bí mật đã được giải thích ở một chỗ khác trong bộ sách này. Chẳng những đó là một trong những bí mật kín đáo nhất của Thiên Nhiên – bí mật của sự sinh sản mà các nhà phôi thai học, để giải quyết nó, đã phối trí với nhau một cách hoài công – mà nó cũng có một thiên chức bao gồm sự bí mật vĩ đại về tín ngưỡng hoặc đúng hơn là sự bí mật của giáo điều độc đoán tức là sự “Sa ngã” của các Thiên Thần (như người ta đã gọi). Con Quỷ cám dỗ (Satan) và bè lũ nổi loạn của nó, như vậy sẽ không nhận lấy nhiệm vụ tạo ra con người bằng thể xác mà chỉ muốn trở thành trực tiếp những Đấng Cứu Thế và những Đấng Sáng Tạo của “Con người thiêng liêng” (Saviours and Creators of “divine Man”) (khi ý nghĩa về điều ngụ ý này đã được giải thích). Giáo lý về biểu tượng này còn hơn mức huyền bí và sự tôn sùng như chúng ta sẽ thấy sau này, giáo lý này hoàn toàn thuộc về khoa học. Đó là vì, thay vì vốn chỉ là một phương tiện hoạt động mù quáng do ĐỊNH LUẬT thâm sâu dẫn dắt và thúc đẩy, vị Thiên Thần “nổi loạn” (the “rebellious” Angel) lại đòi hỏi thi hành quyền phán đoán và ý nghĩa độc tôn, quyền tự do hoạt động và trách nhiệm, vì Con Người và Thiên Thần đều bị Định Luật Nhân Quả chi phối.
Để giải thích quan điểm của các nhà bí pháp Kabal tác giả quyển Những Hiện Trạng mới của Đời Sống (New Aspects of Life) đã nói về những vị Thiên Thần sa ngã là:
Theo giáo ý của biểu tượng học … linh hồn (spirit) đó chỉ là một nhân vật thừa hành của Thượng Đế (God) nên tự ý phát huy hành động, nó lấy ý muốn riêng để thay thế cho lòng ham muốn Thiêng Liêng cho riêng phần nó, nên nó bị sa ngã. Do đó, loài tinh linh và sự hoạt động của các tinh linh vốn là sản phẩm của lòng ham muốn của linh hồn, bèn ở bên ngoài chống lại hành động của Thượng Đế và thế giới của linh hồn (trang 233).
Như vậy, rất đúng; nhưng tác giả muốn nói gì khi bảo:
Khi con người được tạo ra, y có cấu tạo của nhân loại, có những tình cảm của nhân loại, có những hy vọng và nguyện vọng của nhân loại. Từ tình trạng này, y sa ngã thành kẻ tàn ác và dã man.
Đó là sự đối lập trực tiếp với giáo lý phương Đông của chúng ta, cũng như đối với quan niệm của tín đồ Do Thái Bí giáo theo như chúng ta hiểu, nó cũng đối lập với cả Thánh kinh Thiên Chúa giáo (Bible). Điều này giống như chủ nghĩa Bản Thể (Corporealism) và Duy Vật Chủ Nghĩa (Substantialism), mang màu sắc của Triết Lý Thực Nghiệm (Positive Philosophy), mặc dù hơi khó để người ta có thể hoàn toàn cảm thông được chắc chắn tác giả định nói gì. Tuy nhiên, một sự sa ngã “từ cái tự nhiên đến cái siêu nhiên và đến con thú” – trong trường hợp này, cái siêu nhiên có nghĩa là linh hồn thuần tuý bao hàm cái mà chúng ta đề xướng. Kinh Tân Ước có nói đến một trong những “Cuộc chiến tranh” này như sau:
Đã có nhiều cuộc chiến tranh ở trên cõi Thiên Đàng; Thánh Micheal và những vị thiên thần của người đã chiến đấu để chống lại con Rồng (Dragon); con Rồng cũng đã xáp chiến, nhưng nó không thắng nổi các vị thiên thần; nên người ta không tìm thấy có bất cứ chỗ nào để cho chúng ở lại cõi Thiên Đàng. Con Rồng khổng lồ này nay bị đuổi ra khỏi cõi Thiên Đàng. Nó chính là con xà tinh cổ lổ (old serpent), nó được gọi là loài Yêu Tinh (Devil) và Quỷ Quái (Satan) để phỉnh lừa mọi người” ( ).
Lối tường thuật của người Kabal về cùng cốt truyện ấy đã được đưa ra trong quyển Codex Nazaraeus là một quyển kinh của môn đồ Nazarenes, là những tín đồ Ky Tô giáo thần bí chân chính của Thánh John Baptist, là những vị được điểm đạo của Đức Chúa Trời (Christos), là Đấng Toàn Thiện. Đấng Bahak Zivo, là “Cha đẻ của các vị Thần Linh” (“Father of the Genii”), được lệnh tạo ra các sinh vật (sáng tạo). Nhưng vì Ngài “không biết gì về Địa ngục không đáy” (“ignorant of Orcus”) nên Ngài bị thất bại và kêu gọi đến Đấng Hoá Công thấp hèn (Fetahil), một linh hồn trong sạch hơn để giúp mình, nhưng rồi, y còn bị thất bại tồi tệ hơn. Đó một sự nhắc lại về sự sa ngã của các “Đức Cha” (“Father”), những Đấng Cao Cả của Ánh Sáng, các Ngài đã thất bại, hết Đấng này tới Đấng kia ( ).
Bây giờ chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn trong những quyển sách trước kia của chúng tôi ( ).
Rồi đến giai đoạn tạo ra “tinh linh” (“spirit”) - của Địa Cầu như người ta đã gọi, hay là Linh Hồn, Hồn thú (Psyche) mà Thánh James gọi là những “loài yêu tinh” (“devilsh”) - phần thấp của Linh Hồn thế gian (Anima Mundi) hay là Tinh Tú quang (Astral Light) [xem phần chót của câu kinh này]. Theo những tín đồ Nazarenes và các tín đồ phái Ngộ Đạo (Gnostics) thì loài Tinh Linh này có đặc tính nữ. Như vậy, Tinh Linh của Trái Đất thấy rằng đối với Đấng Tạo Hoá thấp hèn (Fetahil) ( ) con người mới nhất (newest man), sự vinh diệu đã “đổi thay”, và đối với sự vinh diệu này, “sự suy tàn và sự sụp đổ” đã xuất hiện, bèn đánh thức tinh linh có lòng ham muốn mù quáng (Karabtanos) ( ), “loài tinh linh này thì cuồng dại, không có ý thức và sự suy xét”, và nói với y là: “Ngươi hãy dậy đi, hãy xem kìa, sự vinh diệu (Ánh Sáng) của Con người mới nhất này (Fetahil) đã thất bại (để sinh ra hay tạo ra con người) và người ta thấy rõ sự vinh diệu này đã bị giảm dần. Ngươi hãy đứng lên rồi đến Mẹ ngươi (Spiritus) và giải thoát ngươi khỏi những giới hạn đã giữ chặt lấy ngươi, những giới hạn rộng lớn hơn toàn thế gian”. Sau đó là sự kết hợp của thứ vật chất cuồng dại và mù quáng đó, nó để cho những sự ám chỉ của Linh Hồn điều khiển (không phải là Hơi Thở Thiêng Liêng, mà là Linh Hồn của Thể Phách (Astral Spirit), mà do bản chất nhị phân, đã bị vật chất làm cho hư hỏng) và khi quà tặng của người Mẹ đã được nhận, Spiritus quan niệm ra “Bảy Mặt” (“Seven Figures”) và Bảy Ngôi Sao (Seven Stellars) (Hành Tinh – Planets), chúng cũng tượng trưng cho bảy tội lỗi chính, là con cái của một Linh Hồn đẩu tinh (Astral Soul) đã tách rời khỏi nguồn gốc thiêng liêng của nó (tinh thần), và vật chất, con quỷ dâm dục mù quáng. Khi thấy điều này, Đấng Tạo Hoá thấp hèn (Fetahil) nới rộng vòng tay của người đến tận vực thẳm vật chất, và nói: “Hãy để cho trái đất xuất hiện, cũng như nơi đây những Quyền năng đã biểu hiện”. Khi nhúng tay vào cái hỗn mang (chaos), mà Người làm đông đặc lại, Người tạo ra hành tinh của chúng ta.
Rồi quyển Cựu kinh (Codex) cũng nói thêm, làm thế nào mà Cha của các vị Thần Linh (Bahak Zivo) được tách ra khỏi Mẹ của các Thần Linh (Spiritus) và các vị Thần Linh (Genii) hay là các vị Thiên Thần được tách ra khỏi các nhóm Thần nổi loạn ( ). Rồi vị Thuỷ Tổ nhân loại (Mano) (người vĩ đại nhất) ( ), Người ở với quyền năng sáng tạo cao siêu nhất và vĩ đại nhất Ferho, gọi vị Chúa Tể của các Đấng Sáng Tạo (Kebar Zivo) (cũng được biết với các danh hiệu là Nebat lavar barlufin), Bánh lái và Nho dùng làm Thức ăn cho Sự Sống ( ) - Người cũng là Sự Sống thứ ba, cũng thương hại cho những vị thần phản loạn và cuồng si, vì họ đầy lòng tham vọng, và nói: “Hỡi vị Chúa Tể của các vị Thần Linh ( ) (Aeons) hãy xem cái mà các vị Thần Linh (những vị Thiên Thần nổi loạn – the Rebellious Angels) đã làm và cái mà họ đang đem ra để thảo luận ( ). Họ trả lời: “Hãy để chúng tôi tạo ra bầu thế giới, hãy để cho chúng tôi tạo ra những “Quyền năng” (“Powers”). Những vị Thần Linh là những tay Cự Phách (Princes) (những Nguyên Khí – Principes), những đứa Con của Ánh Sáng, nhưng Ngươi là vị Sứ giả của Sự Sống”.
Để hoá giải ảnh hưởng của bảy nguyên khí “có khuynh hướng xấu”, con cháu của thần Spiritus, Kebar Zivo (hay là Cabar Zio), Đấng Chúa Tể vinh diệu đầy quyền uy, tạo ra bảy kiếp sống khác (những đức tính chủ yếu), trong hình dáng riêng của mình, chúng rực sáng “từ trên cao” ( ) như vậy, Ngài tái lập sự quân bình giữa điều thiện và điều ác, giữa ánh sáng và bóng tối.
Ở đây, người ta nhận thấy có một sự lập lại những hệ thống nhị nguyên ẩn ý đầu tiên như là của những tín đồ Hoả giáo (Zoroastrian) và người ta cũng khám phá ra được một mầm mống của những tín ngưỡng về nhị nguyên và giáo điều độc đoán trong tương lai, một mầm mống đã nảy nở thành ra cây tươi tốt trong giáo hội Ky Tô. Tôn giáo này đã phác họa ra hai cái “Tối thượng”: Đức Chúa Trời và Ác Quỷ (Satan). Nhưng trong những đoạn Thánh kinh này, không có một tư tưởng nào giống như vậy.
Hầu hết những đạo sĩ Kabal của Ky Tô giáo phương Tây - nhất là Éliphas Lévi – khi muốn dung hoà các khoa học huyền bí với những giáo điều độc đoán của giáo hội, đã làm hết sức mình để biến Tinh Tú quang (Astral Light) chỉ và chủ yếu là thành cái mà các Đức Cha đầu tiên của nhà thờ gọi là nơi ở của các vị thần vô hình (Pleroma), nơi ở của các nhóm Thiên Thần Sa Đoạ (Fallen Angels), của những vị “Hành Tinh quân” (“Archons”) và của những “Quyền Năng” (“Powers”). Nhưng Tinh tú quang, dù chỉ là trạng thái thấp của Tuyệt Đối, song le vẫn còn nhị nguyên. Đó chính là Linh Hồn Thế Gian (Anima Mundi) và người ta cũng không bao giờ được xem nó như là một cái gì khác nữa, ngoại trừ với những ý đồ Do Thái Bí giáo. Sự khác nhau giữa “Ánh Sáng” (“Light”) và “Lửa Sống Động” (“Living Fire”) của nó phải luôn luôn hiện ra trong trí của những nhà Linh Thị và Tâm Linh. Trạng thái cao của “Ánh Sáng” này (không có nó thì chỉ những sinh vật bằng vật chất mới có thể sinh ra) là thứ lửa sống động và là nguyên khí thứ bảy của nó. Điều này đã được trình bày trong quyển Nữ Thần Isis Lộ Diện với một sự diễn tả đầy đủ như sau:
“Tinh tú quang hay là Linh Hồn Thế Gian có đặc tính nhị nguyên và lưỡng tính. Phần nam tính (lý tưởng) của nó thì hoàn toàn thiêng liêng và thuộc về tinh thần; nó là Minh Triết, nó cũng là Tinh Thần hay là Purusha; trong khi phần có đặc tính nữ (mà người Nazarenes gọi là Spiritus) (theo một ý nghĩa) bị làm hư hỏng bởi vật chất, vì vậy mà nó trở thành điều ác. Nó là cái nguyên lý sự sống của mọi sinh vật, nó ban cho con người, cho loại thú, cho loài chim trên trời và mọi vật còn sống cái linh hồn đẩu tinh (astral soul), một thứ linh mạc uyển chuyển (fluidic perisprit). Chỉ có loài thú mới có cái mầm tiềm ẩn của linh hồn bất tử cao siêu nhất ở trong đó. Linh hồn này sẽ chỉ phát triển sau một loạt vô số lần tiến hoá; giáo lý dạy về sự tiến hoá này được chứa đựng trong một câu châm ngôn của tín đồ Do Thái Bí giáo: “Một cục đá trở thành một cái cây, một cái cây trở thành một con thú, một con thú trở thành một con người; một người trở thành một vị thần (spirit); một vị thần trở thành một vị Thượng Đế” ( ).
Bảy nguyên lý của những người được điểm đạo Đông phương chưa được giải thích khi quyển Nữ Thần Isis Lộ Diện được viết ra, nhưng trong Thánh kinh Kabal ( ) bán công truyền, chỉ có ba mặt của môn phái Kabal. Những nguyên lý này đã diễn tả bản chất huyền bí của nhóm Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohans) đầu tiên trong cõi rực sáng (regimen ignis), là vùng cũng là nơi “thống trị (hay cai quản) của lửa” (“rule ‘or government’ of fire”), nó được chia làm ba hạng, và do nhóm đầu tiên tổng hợp để tạo ra số bốn hay là “Bốn Mặt” (“Tetraktys”) ( ). Nếu người ta chịu nghiên cứu những lời Bình luận này một cách chăm chỉ, người ta sẽ thấy một tiến trình tương tự nơi các bản chất của các vị Thiên Thần, nghĩa là từ cái bản chất thụ động đến bản chất tích cực; Đấng Thiên Thần cuối cùng gần với Đơn vị Ngã Thức (Ahamkara Element) – vùng hay là cõi ở đó một Ngã Tính (Egoship), hay là cảm giác về Bản Ngã (I-am-ness) bắt đầu được xác định – cũng như Đấng trước nhất gần với Nguyên Thể phi nhân hoá (undifferentiated Essence), những Đấng đầu tiên thì vô hình hay là Arupa, những Đấng sau thì hữu hình hay là Rupa.
Trong Quyển II của tác phẩm này ( ), những hệ thống triết lý của những tín đồ phái Ngộ Đạo (Gnostics) và những người Do Thái Ky Tô giáo (Jewish Christians) nguyên thuỷ, của những người Ebionites được cứu xét một cách đầy đủ. Người ta chỉ cho thấy những quan niệm về Thượng Đế lưỡng tính (Đức Jehovah) được gìn giữ vào những ngày ấy ở bên ngoài Giáo hội Do Thái giáo của Thánh Moises. Tất cả những tín đồ phái Ngộ Đạo cho rằng vị Thượng Đế giống với nguyên lý ác hơn là nguyên lý thiện. Đối với họ, Ngài chính là đứa trẻ được sinh ra từ cái Trứng (Ilda-Baoth), “Đứa Con của Bóng Tối” (“Son of Darkness”), mẹ của nó (Sophia Achamoth) là con gái của Sophia, Minh Triết Thiêng Liêng (Divine Wisdom) - mà những tín đồ Thiên Chúa giáo nguyên thuỷ gọi là Đức Chúa Thánh Thần có nữ tính (the female Holy Ghost) - Nguyên linh khí (Akasha); Sophia Achamoth được nhân cách hoá là một thứ Tinh tú quang bậc thấp (Lower Astral Light) có sự liên quan với Tiên Thiên Khí (Akasha) và Linh Hồn Thế Gian (Anima Mundi), cũng giống như con Ác Quỷ (Satan) có liên quan với Thượng Đế (Deity). Cả hai là một và cũng là một sự vật giống nhau được nhìn thấy dưới hai trạng thái, trạng thái tinh thần và trạng thái tâm linh - trạng thái siêu dĩ thái (super-ethereal) hay là sợi dây nối liền giữa vật chất và tinh thần thuần tuý – và trạng thái vật chất ( ). Tiếng Ilda-Baoth là một danh từ kép gồm có tiếng Ilda (Yalda)…( ) là đứa trẻ [gái] và tiếng Baoth [Bahoth]; tiếng sau này gốc là tiếng …( ) là một cái trứng và tiếng … ( ) là cái hỗn mang (chaos), trống không hay là tiêu điều; hoặc cũng có nghĩa là đứa trẻ được sinh ra trong cái Trứng của Hỗn Mang, giống như Thượng Đế sáng tạo lưỡng tính (Đức Brahma) – hay là Thượng Đế nam nữ tính (Jehovah), chỉ là một trong những Đấng Sáng Tạo (Elohim), Bảy vị thần sáng tạo và là một trong các vị thần sáng tạo thấp hơn (Sephiroth). Ilda-Bahoth [Yalda-Bahoth] tự Ngài sinh ra Bảy Đấng Thượng Đế khác nữa (Goda): “Những Vị Tinh Quân” (“Stellar Spirits”) hay là những vị Tổ Tiên ở trên Nguyệt Cầu (Lunar Ancestor) ( ) vì tất cả những vị này đều giống nhau ( ). Các Ngài đều theo hình bóng riêng biệt của Ngài những “vị thần linh có nhiều mặt” mà Đấng này phản ảnh Đấng kia, các Ngài trở nên tối tăm hơn và vật chất hơn khi dần dần tránh xa nguồn cội của các Ngài. Các Ngài cũng ở trong bảy vùng được sắp đặt giống như một cái thang, vì các nấc thang của nó đi lên và đi xuống trên thang của tinh thần và vật chất ( ). Theo những người ngoại đạo và những người Thiên Chúa giáo, theo những người Ấn Độ giáo và Chaldean, theo những người Hy Lạp cũng như những tín đồ Cơ Đốc giáo La Mã – kinh điển của họ giải thích theo nhiều cách hơi khác nhau - tất cả những vị này đều là những vị Thần của bảy hành tinh và của bảy bầu hành tinh của dãy gồm bảy hành tinh của chúng ta, mà trái đất là bầu hành tinh thấp nhất, điều này liên kết “những vị Tinh Quân” (“Stella”) và những vị “Nguyệt Tinh Quân” (“Lunars”) với những Thiên Thần hành tinh cao hơn và bảy Đấng Thánh Triết (Rishis) của người Ấn Độ (họ gọi là Saptarishis) - những vị thiên thần trợ tá, hay là những vị sứ giả của các vị Thánh Triết này, mà trên nấc thang đi xuống, họ là phân thân của những vị Thánh Triết. Theo quan niệm của những người theo phái Ngộ Đạo (Gnostics), ngày nay, các vị này được các tín đồ Thiên Chúa giáo tôn sùng như là Đức Chúa Trời (God) và các vị Thiên Thần! Như vậy, câu chuyện về “những vị Thiên Thần sa đoạ” (“Fallen Angels”) là huyền thoại về cuộc “Chiến Tranh ở trên Trời” (“War in Heaven”) có nguồn gốc hoàn toàn của người ngoại đạo, và nó xuất phát từ Ấn Độ xuyên qua Ba Tư và Chaldea. Về những câu chuyện này thì trong các kinh điển của người Ky Tô giáo, chỉ có Thiên Khải xii là đề cập tới (chúng tôi đã trích dẫn cách đây vài trang).
Như vậy, một lần nữa “CON ÁC QUỶ” (“SATAN”) trở nên hình ảnh vĩ đại của kẻ tạo ra một Con Người thiêng liêng (một khi người ta không còn xét Satan theo một tinh thần phi triết lý, mê tín và độc đoán của các giáo hội nữa); trong suốt giai đoạn dài đăng đẳng của Đại thiên kiếp (Mahakalpa), người thiêng liêng ấy đã ban cho y định luật về Tinh Thần của Sự Sống và cũng giải thoát cho y khỏi tội Vô Minh đó, thoát khỏi Cái Chết.
6. NHỮNG BÁNH XE CŨ TRƯỚC XOAY XUỐNG VÀ XOAY LÊN (a)… CÁI TRỨNG CỦA MẸ (MOTHER’S SPAWN) TRÀN ĐẦY KHẮP NƠI ( ). CÓ NHỮNG TRẬN CHIẾN GIỮA ĐẤNG SÁNG TẠO VÀ ĐẤNG HUỶ DIỆT, VÀ CÓ NHỮNG TRẬN CHIẾN ĐỂ GIÀNH KHÔNG GIAN; CÁI MẦM XUẤT HIỆN VÀ TÁI XUẤT HIỆN KHÔNG NGỪNG (b) ( ).
a) Ở đây, bây giờ, sau khi những vấn đề phụ của chúng ta chấm dứt nơi đây – tuy nhiên, những câu hỏi này cũng cần để làm sáng tỏ toàn thể vấn đề, dù chúng ta đã cắt đứt câu chuyện đang kể - để hiểu rõ toàn diện cơ cấu vũ trụ, độc giả hãy trở lại một lần nữa với Vũ trụ khai tịch luận. Câu “Bánh Xe Cũ” (“Older Wheels”) là nói về những Bầu Thế Giới của Dãy Hành Tinh hiện tại trong những cuộc Tuần Hoàn trước đây. Người ta thấy ĐOẠN KINH này khi được giải thích theo ý nghĩa huyền môn, hoàn toàn nằm gọn trong những Kinh điển huyền môn Kabala. Trong những kinh Kabala này, người ta thấy diễn tả lịch trình tiến hoá của vô số Bầu Thế Giới sau một chu kỳ huỷ diệt, được tái tạo lại từ những chất liệu cũ để tạo thành những hình thể mới. Những Bầu Thế Giới cũ trước đây tan rã và tái xuất hiện dưới hình thức biến đổi và kiện toàn để thích ứng với một chu kỳ sinh hoạt mới. Trong Kinh Bí Pháp Kabala, người ta so sánh những bầu thế giới này với những đốm lửa vọt ra từ dưới lưỡi búa của Đấng Hoá Công vĩ đại - ĐẠI LUẬT, chính là Đại Luật (Law) thống trị những Tay Thợ Tạo nhỏ hơn (the smaller Creators).
 
Đồ hình III (Trang 551)
 
chỉ sự tương hợp giữa hai triết hệ huyền môn, triết hệ Kabala và triết hệ Đông phương. Ba giai tầng trên là ba cõi tâm thức thượng đẳng chỉ được tiết lộ và giải thích trong hai đạo phái trên cho những vị đã được Điểm Đạo, còn các giai tầng dưới là bốn cõi thấp hơn, cõi thấp nhất là hồng trần, hay Vũ Trụ sắc tướng hữu hình.
Bảy cõi liên quan tới bảy trạng thái tâm thức con người. Con người còn phải hoà hợp ba trạng thái tâm thức siêu đẳng của mình với ba cõi giới thượng tầng trong Vũ Trụ. Nhưng trước khi y có thể hoà hợp, y phải làm thức động ba thể thượng cho sống dậy và hoạt động. Có bao nhiêu người có thể dẫn mình đến một sự hiểu biết nông cạn về kiến thức Tinh Thần (Atma Vidya), hay là cái mà các đạo sĩ thần bí học Hồi giáo (Sufis) gọi là các môn bí pháp chân truyền (Rohanee)?( )
                                                    ( )
b) “Cái mầm xuất hiện và biến mất một cách liên tục”. Cái Mầm ở đây có nghĩa là “Mầm của Thế Giới” (“World-Germ”) mà khoa học xem như những phân tử vật chất trong một trạng thái rất loãng, nhưng Lý học Huyền môn coi như “phân tử tâm linh” tức là vật chất siêu thức, tồn tại trong một trạng thái phân hoá sơ khởi. ( ).
Trong khoa thần phổ (Theogony), mỗi Mầm (Seed) là một cơ thể bằng dĩ thái (ethereal organism), trải qua nhiều thời gian, để tiến hoá thành Thiên Thần, một Thượng Đế.
Lúc “Khởi thuỷ” (“Beginning”), cái gọi là “Ý muốn của Vũ Trụ” (“Cosmic Desire”), nói theo ngôn ngữ huyền học, tiến hoá thành ánh sáng tuyệt đối. Ánh sáng mà không phát ra cái bóng nào, tức là ánh sáng tuyệt đối, hay nói cách khác, là bóng tối tuyệt đối điều mà khoa vật lý đang tìm cách chứng minh. Bóng tối đó xuất hiện dưới hình thức vật chất nguyên thuỷ, được quan niệm một cách ẩn dụ dưới hình thức tinh thần của lửa Sáng Tạo hay Nhiệt Lực sáng tạo. Hãy dứt bỏ cách nói ẩn dụ, bóng bẩy hay ngôn từ thi vị, nếu khoa học muốn nói đó là lửa nguyên thuỷ, thì cũng vẫn được. Dù muốn gọi theo cách này hay cách khác, hoặc gọi đó là điện lực hay năng lực, nói theo khoa học thì nó vẫn là một vật không tên, và khó định nghĩa cũng như Fohat, một cái gì đó “làm cho Vũ Trụ vận hành theo vòng tròn”, nói theo Platon. Giáo lý huyền môn diễn tả như sau :
Mặt trời trung ương làm cho Fohat quến bụi nguyên thuỷ lại thành hình những bầu tròn, làm cho chúng vận chuyển theo những đường hướng qui tâm, rồi sau cùng xích lại gần nhau và phối hợp với nhau… Phân tán trong Không Gian không theo trật tự hay hệ thống, những Mầm Thế Giới (World-Germs) thường va chạm nhau và sau cùng phối hợp với nhau, sau đó chúng trở nên những Vĩ Tinh (Sao chổi). Kế đó, những trận chiến và xung đột bắt đầu. Những thiên thể già thu hút những thiên thể trẻ hơn, trong khi những thiên thể khác lại xô đẩy chúng. Nhiều thiên thể bị loại, bị nuốt sống bởi những bầu mạnh hơn. Những thiên thể thoát được trở nên những bầu thế giới ( ).
Ngay trong giai đoạn mới đây của chúng ta, khi mà điều này được phân tích và suy gẫm một cách cẩn thận thì chúng ta sẽ thấy sự kiện này thuộc về khoa học có thể thực hiện được.
Chúng ta cũng được bảo đảm rằng, có rất nhiều tác phẩm khảo cứu hiện đại có tính cách tưởng tượng, đã nói về những cuộc tranh đấu giành sự sống trên cõi của các tinh tú, nhất là những tác phẩm bằng tiếng Đức. Chúng ta hân hạnh được nghe nói tới điều này, vì giáo lý của chúng ta là giáo lý huyền môn đã bị chìm trong bóng tối của thời Thượng cổ. Chúng tôi đã có trình bày điều này một cách đầy đủ trong bộ Nữ Thần Isis Lộ Diện ( ) và ý niệm về sự tiến hoá giống như kiểu Darwin về sự tranh đấu để sống còn và có uy quyền tối thượng, và về sự “tồn tại của cái thích nghi nhất”, trong số những nhóm Thiên Thần (Host) ở trên, cũng như những nhóm Thiên Thần dưới, chúng rải rác khắp trong hai quyển sách của tác phẩm trước kia của chúng tôi, nó đã được viết ra vào năm 1876. Nhưng quan niệm này không phải là của chúng tôi vì nó đã có từ thời Thượng cổ. Ngay cả tác phẩm của kinh Puranas cũng đã phối hợp một cách khéo léo chuyện ngụ ý với những sự kiện vũ trụ và những biến cố của con người. Bất cứ nhà biểu tượng học nào cũng đều có thể phân biệt được những ẩn ý vũ trụ tinh tú của chúng cho dù y không thể nào hiểu được trọn vẹn ý nghĩa này. Những trận “đại chiến ở trên Trời” như trong kinh Puranas đã nói; những cuộc chiến tranh của những người Khổng Lồ (Titans) trong tác phẩm của Hesiod và của nhiều tác giả cổ điển khác; cũng như những “cuộc chiến đấu” giữa những thần Osiris và thần Typhon trong thần thoại Ai Cập; cũng như những cuộc chiến tranh trong những huyền thoại của vùng bán đảo Bắc Âu, tất cả đều nhắm một đề tài giống nhau. Thần thoại Bắc Âu coi cuộc chiến tranh này như là trận kịch chiến của những Ngọn Lửa là những đứa con của Hoả Thần Muspel đã giao tranh trên chiến trường Wigred. Tất cả các điều này có liên quan đến các cõi Trời và Đất và có hai ý nghĩa, và được áp dụng về mặt bí truyền cho những sự vật ở trên trời cũng như sự vật ở cõi trần. Những cuộc chiến tranh này thường liên hệ đến thiên văn học, thần phổ học và những cuộc chiến tranh của nhân loại, chúng cũng liên quan đến sự điều chỉnh các thiên thể, và quyền bá chủ trong số tất cả các nước, và các bộ lạc. “Tranh đấu để sống còn” và “thích nghi để tồn tại” đã ngự trị trên hết từ khi bầu Vũ Trụ này được sáng tạo ra, chúng không thể nào thoát khỏi con mắt quan sát của các nhà hiền triết thời cổ. Từ đó, có những cuộc chiến tranh không ngừng giữa hai vị thần trông coi cõi trời (là thần Indra) với những vị Thần Quỷ (Asuras) - những vị thần này bị giảm giá trị từ những vị thần cao cả xuống thành loài ma quỷ trong vũ trụ - cả đến con quỷ che mưa gây hạn hán (Vitra hay Ahi, là con Rắn), những trận giao chiến giữa các ngôi sao và các chòm tinh tú, giữa những mặt trăng và các hành tinh – sau này chúng hoá thân thành vua chúa và những người thường. Từ đó, cũng xảy ra trận chiến tranh ở trên trời giữa Thánh Michael và nhóm thiên thần của Ngài chống lại con Rồng (Dragon) - giữa Mộc Tinh và Kim Tinh (Jupiter and Lucifer Venus) – khi đó một phần ba ngôi sao của nhóm dấy loạn bị ném vào Không Gian và “không còn chỗ nào cho chúng ở lại trên cõi trời’. Như chúng tôi đã viết từ lâu rồi :
Đó là viên đá đặt nền tảng cho những chu kỳ bí mật. Nó chỉ cho thấy rằng, những người Bà La Môn và những người Do Thái được điểm đạo (Tanaim)… đã suy lý về sự tạo lập và sự phát triển của bầu thế giới này, hoàn toàn theo đường lối như Darwin, cả hai nhóm người này đã biết trước Darwin và môn phái của ông về sự chọn lọc tự nhiên, sự phát triển và sự đổi thay dần dần của các loài ( ).
Có những bầu thế giới cũ đã bị tan rã và bị bầu thế giới mới chinh phục v..v… Người ta quả quyết rằng, tất cả những bầu thế giới này (ngôi sao, hành tinh v..v.) – ngay khi một cái nhân của vật chất nguyên thuỷ, trong trạng thái trung hoà (phi nhân hoá: undifferentiated) được những nguyên khí đã thoát ly của một thiên thể vừa mới chết, làm linh hoạt - trước nhất, chúng trở thành những sao chổi, rồi đến những mặt trời, kế đó nguội đi để thành những bầu thế giới (worlds) có thể ở được, đó là một giáo lý xưa như các vị Thánh Triết (Rishis).
Như vậy, chúng ta đã thấy những quyển kinh bí mật (Secret Books) dạy rõ ràng về một khoa thiên văn học mà không có một suy lý hiện đại nào có thể phủ nhận, nếu sự suy lý này hiểu một cách tường tận được những giáo lý của các kinh sách bí mật.
Vì khoa thiên văn học cổ truyền và những môn khoa học về vật lý và toán học thời xưa đã diễn đạt những quan điểm giống các môn học của nền khoa học hiện đại, có nhiều quan niệm có tầm quan trọng hơn nhiều. Câu “tranh đấu để sống” và câu “phải thích nghi để sống còn” trong những bầu thế giới ở bên trên và trên hành tinh chúng ta dưới đây, đã được người ta dạy một cách rõ ràng. Tuy nhiên, dù giáo lý này không bị khoa học “hoàn toàn phủ nhận”, chắc chắn nó cũng bị bác bỏ với vai trò là một tổng thể toàn vẹn. Vì người ta cũng xác nhận rằng, chỉ có bảy Đấng Cao Cả đầu tiên, đó là Đấng Duy Nhất Tam Nguyên đồng nhất thể sinh ra. Nói cách khác, điều này có nghĩa là tất cả những bầu thế giới, hay những thiên thể - luôn luôn căn cứ theo một sự tương đồng khăng khít - đều có tính chất cái này tạo ra cái kia, sau khi sự biểu lộ đầu tiên được hoàn tất vào lúc khởi đầu “Đại Kiếp” (“Great Age”).
Sự phát sinh những thiên thể trong không gian được so sánh với rừng “người hành hương” tại ngày lễ “Lửa”. Bảy vị tu sĩ khổ hạnh xuất hiện nơi cửa đền, tay cầm bảy cây nhang đốt cháy. Với ngọn lửa trên bảy cây nhang này, hàng đầu những người hành hương đốt nhang của họ. Sau đó, mỗi tu sĩ bắt đầu hươi cây nhang quanh đầu của họ và cho những người khác mồi lửa. Những thiên thể cũng làm như thế. Một trung tâm Laya được thắp sáng và khởi động bởi những ngọn lửa của một bầu di động sau đó, trung tâm mới xẹt mau trong không gian và trở nên một sao chổi. Chỉ sau khi đã mất trớn, và bởi đó mất luôn cái đuôi, con “Rồng Lửa” mới trụ lại trong một đời sống định tĩnh và yên lặng như một công dân khả kính và mực thước của gia đình thiên thể. Bởi vậy, mới có nói :
Sinh ra trong những vực thẳm khôn dò của Không Gian, từ cái Nguyên lý thuần nhất gọi là Đại Hồn của Vũ Trụ, mỗi hạch tâm vật chất nguyên thuỷ đột nhiên được phóng vào cuộc thể sinh tồn, bắt đầu cuộc sống của nó trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Trải qua một loạt vô lượng thế hệ, nó phải chinh phục lấy cho mình một đơn vị trong cõi vô cùng. Nó luân chuyển theo vòng tròn, giữa những thiên thể đông đặc hơn và đã cố định, di động theo cách nhảy vọt và hướng về một điểm hay một trung tâm nhất định có dẫn lực thu hút lấy nó và như một chiếc tàu trôi dạt vào một vùng đầy những thác ghềnh và đá ngầm lởm chởm, nó cố tránh những thiên thể khác lần lượt, khi thì thu hút, khi thì xô đẩy nó. Nhiều đơn vị bị loại, tầng khối bị tan rã và do sự va chạm với những khối khác mạnh hơn khi chúng sinh ra trong tầm mức của một hệ thống tinh tú, thì chúng bị huỷ diệt mau chóng bởi sức nóng thiêu đốt của các định tinh và Mặt Trời khác nhau. Những đơn vị nào di động chậm hơn và bị đẩy vào một quỹ đạo hình bầu dục thì sớm muộn gì cũng bị huỷ diệt. Những Đơn vị khác di chuyển theo hình cầu vồng (parabolic curves), thường là khỏi bị huỷ diệt nhờ tốc độ mau lẹ của chúng. (Xem lời bình luận 10 ĐOẠN THÁNH KINH 4).
Có lẽ một số độc giả sẽ nghĩ rằng, giáo lý nói về giai đoạn hình thành sao chổi, mà tất cả thiên thể đều phải trải qua, là trái ngược với những giáo điều trước đây nói về Mặt Trăng là mẹ Trái Đất. Có lẽ họ sẽ nghĩ rằng cần phải dùng đến trực giác để dung hoà hai giáo lý ấy, nhưng thực ra, điều này không cần đến trực giác. Khoa học biết gì về các sao chổi, phương thức cấu tạo, sự trưởng thành và động tác rốt ráo của chúng? Và có gì là không thể được đến nỗi một trung tâm Laya (một khối nguyên hình chất sơ khởi thuần nhất và tiềm ẩn, đột nhiên bị khích động hay bùng cháy lên) phải phóng xuất ra từ nơi yên nghỉ của nó trong không gian và xoay tít trong những vực sâu thẳm để tăng cường cơ phận thuần nhất của nó bằng cách thu thập và qui tụ thêm những phân hoá? Và tại sao một sao chổi như thế không định tụ lại trong cuộc sinh hoá, sống và trở nên một bầu thế giới có thể ở được?
Giáo lý huyền môn dạy: Fohat có nhiều nơi trú ngụ. Nó đặt Bốn Con Trốt Lửa (Four Fiery Sons) [điện dương] của nó trong “Bốn Vòng Tròn”, những vòng tròn này là xích đạo, hoàng đạo (the ecliptic) và hai đường Thiên độ song song (parallels of declination) và hai chí tuyến (tropic). Bốn thực thể thần bí được đặt ra (Four Mystical Entities) để cai quản và chăm nom khí hậu của những vùng đó. “Bảy Người Con khác được uỷ thác nhiệm vụ cai quản bảy cõi nóng và bảy cõi lạnh ở hai đầu của Quả Trứng Vật Chất (Quả Đất hai cực)”. Bảy Cõi có chỗ cũng gọi là “Vòng tròn khoen” (“Ring” and the “Circles”). Người xưa đã tạo ra bảy vòng cực như người Âu Châu đã làm, vì người ta nói rằng ngọn núi Meru vốn dĩ là cực Bắc, có bảy bước bằng vàng và bảy bước bằng bạc để dẫn tới nó.
Trong đoạn kinh có câu: “Những Tiếng ca của Fohat và các Con của nó SÁNG RỠ (RADIANT) như Mặt Trời giữa trưa và Mặt Trăng hợp lại”, và Bốn Con trên Vòng Tròn Tứ nguyên trung ương “THẤY những Tiếng Ca của Cha họ, và NGHE sự chói rạng như mặt trời của y”. Câu kinh lạ lùng này được Thiên bình luận giải thích như sau: “Sự chuyển động của điện lực Fohat ở hai đầu lạnh [Bắc cực và Nam cực] của Trái Đất nên gọi một sự chói rạng muôn màu lúc ban đêm, có hàm súc nhiều đặc tính của Akasha [Ether] màu sắc và âm thanh”.
Âm thanh là đặc tính của Akasha, nó tạo nên không khí mà tính chất là Xúc giác, do sự cọ xát, không khí tạo nên Màu Sắc và Ánh Sáng” ( ).
Có lẽ câu trên đây sẽ bị xem như một điều cổ lỗ vô lý, nhưng nó sẽ dễ hiểu hơn nếu độc giả nhớ rằng những hiện tượng Bắc cực quang (Aurora Borealis) và Nam cực quang (Aurora Australis) đều xảy ra ở đúng những trung tâm điện lực và từ khí của Địa Cầu. Lưỡng cực của Trái Đất được coi như những kho chứa, chỗ tiếp nhận và giải toả của điện cực địa cầu. Nếu không nhờ hai xú báp (valves) an toàn tự nhiên đó, thì số thặng dư của điện lực vũ trụ trên có lẽ đã làm cho địa cầu tan vỡ và nổ tung từ lâu, đồng thời một giả thuyết gần đây đã trở nên một định lý rõ rệt và hiện tượng những cực quang thường gây nên và đi kèm với những tiếng động mạnh, như tiếng huýt gió, tiếng hú và tiếng nổ (Xem những tác phẩm của Giáo sư Humboldt, nói về Bắc cực quang và thư tín của ông dành cho vấn đề còn đang trong vòng tranh cãi này).
7. HỠI ĐỆ TỬ, HÃY TÍNH TOÁN ĐI NẾU NGƯƠI BIẾT ĐÚNG TUỔI CỦA BÁNH XE NHỎ CỦA NGƯƠI ( ). CÁI CĂM THỨ TƯ (FOURTH SPOKE) CỦA BÁNH XE LÀ MẸ CHÚNG TA ( ) (a). HÃY TIẾN TỚI “TRÁI” (“FRUIT”) THỨ TƯ CỦA CON ĐƯỜNG HIỂU BIẾT THỨ TƯ DẪN ĐẾN NIẾT BÀN, VÀ NGƯƠI SẼ HIỂU VÌ NGƯƠI SẼ THẤY (b)…
(a) “Bánh Xe Nhỏ” là Dãy Hành Tinh của chúng ta và “Cái Căm Thứ Tư” là quả Địa Cầu, tức là Bầu thứ tư của dãy. Đó là một trong những bầu “hơi thở nóng (dương) của Mặt Trời” có một ảnh hưởng trực tiếp.
Bảy sự biến thể căn bản của những Bầu hành tinh là những bầu thiên thể này, hoặc đúng hơn là của những phần tử vật chất cấu tạo nên chúng được diễn tả như sau: (1) đồng tính (homogeneous); (2) có dạng không khí và phóng xạ (aeriform and radiant) - thuộc về thể hơi (gaseous); (3) có hình dáng cục sữa đông đặc (curd-like) - giống như mây (nebulous); (4) thuộc về nguyên tử (atomic), thuộc về dĩ thái (ethereal) - bắt đầu chuyển động, do đó mới có sự phân hoá; (5) có mầm mống (germinal), nóng cháy (fiery) - bị phân hoá, nhưng trong những trạng thái đầu tiên chúng chỉ gồm những mầm của các Nguyên Tố, khi chúng phát triển một cách đầy đủ ở trên địa cầu chúng ta, thì chúng sẽ có bảy trạng thái; (6) có bốn phần (four-fold); giống như hơi (vapoury) – Trái Đất tương lai; (7) lạnh và lệ thuộc (cold and depending) – vào mặt trời để có sự sống và ánh sáng.
Tuy nhiên, muốn đoán biết tuổi của nó, như trong ĐOẠN KINH vừa bảo người đệ tử, thì rất khó vì chúng tôi không được cho biết những con số của đại chu kỳ và không được phép công bố con số của những tiểu thế (Small Yugas) trừ việc phỏng đoán thời gian mà thôi. “Những Bánh Xe cũ hơn xoay vòng trong một Ngươn (Eternity) rưỡi trong thời gian vô tận”. Chúng ta biết rằng một ngươn là một phần bảy của 311.040.000.000.000 năm, hay là một thế hệ của Brahma. Nhưng thế nghĩa là gì? Chúng ta cũng biết rằng nếu căn cứ vào những con số trên đây, trước hết, chúng ta phải loại bỏ trong số 100 năm của Brahma (tức 311.040.000.000.000 năm của trần gian) hai năm của Brahma là thời gian của những lúc “xế chiều” (“twilight”), còn lại 98 tức là con số phối hợp thần bí 14 x 7. Nhưng chúng tôi không được biết chính xác thời kỳ bắt đầu việc hình thành và tiến hoá của Địa Cầu. Bởi vậy không thể nào tính ra tuổi của Trái Đất nếu người ta không biết được thời kỳ khai sinh của nó, mà điều này từ trước đến nay các Sư Phụ vẫn từ chối không chịu tiết lộ. Hơn nữa, chúng ta nên nhớ rằng luật tương đồng vẫn đúng cho các bầu thế giới cũng như cho con người. Nên nhớ giáo lý dạy rằng “MỘT [Thượng Đế] sinh Hai (Thiên Thần: Deva or Angel) và Hai sinh Ba [Con Người]” v..v.. cũng y như thế, những khí cô đọng (chất liệu của vũ trụ) trở nên những Sao Chổi, những sao chổi này trở thành tinh tú, tinh tú sẽ trở thành mặt trời và những hành tinh. Điều này không thể phi khoa học như vậy, vì Descartes cũng nghĩ rằng: những hành tinh này xoay tròn trên trục vì chúng đã có dạo là những ngôi sao sáng chói, những trung tâm xoáy tròn”.
(b) Các kinh sách ngoại giáo cho biết có bốn cấp Điểm Đạo gọi là Tu Đà Hoàn (Srotapanna), Tư Đà Hàm (Sakridagamin), A Na Hàm (Anagamin) và La Hán (Ahart), là Bốn đẳng cấp trên Đường Đạo đưa đến Niết Bàn trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư hiện tại. Vị La Hán, tuy có thể thấu triệt dĩ vãng, hiện tại và tương lai, vẫn chưa phải là đạt tới quả vị Điểm Đạo cao nhất. Mỗi vị Siêu Nhân đã đạt tới trình độ điểm đạo gọi là đạo đồ (Initiate), sẽ trở nên đệ tử của một Đấng có quả vị cao hơn nữa. Vị La Hán còn phải vượt lên ba cấp đẳng cao hơn nữa mới đạt tới quả vị tột đỉnh đưa đến quả vị Bồ Tát. Có vị đã đạt tới quả vị đó trong Giống dân thứ Năm của nhân loại hiện nay, nhưng những khả năng cần thiết để đạt tới những cấp đẳng cao siêu đó chỉ được phát triển hoàn toàn trong một vị tu sĩ trung bình vào giai đoạn cuối của Giống dân thứ Năm và trong thời kỳ của những giai đoạn Sáu và Bảy. Như vậy trên thế gian luôn luôn sẽ có những bậc Cao đồ và những kẻ Phàm phu cho tới tiểu chu kỳ hiện tại, những vị La Hán của “Mù sương Lửa” (“Fire-Mist”) của Giai tầng thứ Bảy (the Seven Rung) chỉ cách có một Bậc so với căn gốc của Đẳng cấp các Ngài, là quả vị cao nhất trên Địa Cầu và trên Dãy hành tinh hiện tại của chúng ta. Cái căn gốc ấy có một tôn chỉ có thể dịch ra tiếng Anh bằng nguyên một câu đại khái là “Cây Đa Người hằng sống” (“Ever-Living-Human-Banyan”). “Đấng Cao Cả huy hoàng” này (“Wondrous Being”), theo truyền thuyết, giáng trần từ “cõi cao” (“high region”), trong buổi đầu của Thế hệ thứ Ba (Third Age), trước thời kỳ phân chia nam nữ của Giống dân thứ Ba.
Giống dân thứ Ba này đôi khi được gọi bằng một danh hiệu chung là “Các Con của Yoga tiêu cực” (“Sons of Passive Yoga”), nghĩa là được tạo ra một cách vô thức bởi Giống dân thứ Hai. Giống dân thứ Hai này vì trí khôn chưa mở nên được coi như luôn luôn đắm chìm trong cơn đại định vắng lặng hư không, như trạng thái xuất thần của môn pháp Yoga. Trong thời kỳ sinh hoạt đầu tiên của Giống dân thứ Ba, trong khi họ vẫn còn ở trong trạng thái hồn nhiên thuần khiết, các “Con của Minh Triết” đã chuyển kiếp vào Giống dân thứ Ba này, dù Quyền năng ý chí (Kriya-shakti) tạo nên một hậu duệ gọi là những “Con của Sương Lửa” (“ ‘Sons of Ad’ or of the ‘Fire-Mist’ “), “Con của ý chí và Yoga” (“Sons of Will and Yoga”) v.v.. Các Đấng ấy xuất hiện do sự tạo tác có ý thức, vì một nhóm trong đẳng cấp các Ngài đã được thức động với một điểm Linh Quang thiêng liêng của thượng trí, tức là trí tuệ siêu linh. Hậu duệ này không phải là một chủng tộc. Trước hết, đó là một Đấng Cao Cả, mệnh danh là “Đấng cầm quyền Điểm Đạo” (“Initiator”) và sau Ngài là một nhóm những Đấng siêu phàm, nửa Tiên nửa Phàm. Giáo lý huyền môn nói rằng các Ngài là những hoá thân của các vị Thiền Định Đế Quân, những Đấng Chơn Sư và Thánh triết cao cả của những chu kỳ tiến hoá trước đây do thiên cơ chỉ định với một sứ mạng đặc biệt để tạo dựng cơ sở cho những vị Tiên Thánh tương lai xuất phát từ những hàng ngũ nhân loại. Những Đấng “Con của Ý Chí” và “con của Yoga” nói trên sinh ra bằng cách vô nhiễm sẽ hoàn toàn biệt lập hẳn với hàng ngũ nhân loại.
Đấng Cao Cả nói trên, vốn không danh hiệu và phải không tên tuổi, là cái gốc mà những thế hệ về sau đã phát sinh ra tất cả các bậc Hiền Triết và Đại giáo chủ của lịch sử nhân loại, như các Đấng Kapila, Hermes, Enoch, Orpheus v.v… Trong cương vị khách thể của một người, Ngài là nhân vật huyền bí, vô hình, nhưng luôn luôn hiện diện trong Nhân Loại, những huyền thoại nói về Ngài có đầy dẫy ở Đông phương, nhất là trong các giới huyền môn, chính Ngài là Đấng luôn luôn thay đổi hình dáng, nhưng bao giờ cũng vẫn y như thế. Chính Ngài là Đấng Chủ Tể cai quản đời sống tâm linh của những bậc Thánh nhân được điểm đạo khắp thế gian. Như đã nói, Ngài là “Đấng vô danh” (“Name-less One”) mà người đời đặt cho rất nhiều tên gọi, nhưng tuy vậy, những tên gọi và tính chất của Ngài hoàn toàn bí ẩn không ai được biết Ngài là “Đấng Điểm Đạo Độc Tôn” (“Initiator”), cũng gọi là “ĐẤNG ĐẠI HY SINH” (“GREAT SACRIFICE”). Đó là vì ngồi trên Ngưỡng cửa ÁNH SÁNG (Threshold of LIGHT), Ngài nhìn rõ từ bên trong vòng của Bóng Tối, mà Ngài sẽ không vượt qua, cũng như không rời khỏi nhiệm sở cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ sinh hoạt hiện tại. Tại sao Đấng Giám Sát Biệt Lập (Solitary Watcher) lại ở tại nhiệm sở do Ngài tự chọn? Tại sao Ngài ngồi bên Ngọn suối Minh Triết Nguyên Thuỷ (Primeval Wisdom) mà Ngài không còn uống được trong dòng suối ấy nữa, vì Ngài không còn gì phải học hỏi và không có gì mà Ngài không biết, dù trên Địa Cầu này hay trên Trời. Bỏi vì những kẻ Hành Hương cô đơn, mệt mỏi, trên đường trở về nguyên quán, không bao giờ có thể biết chắc cho đến lúc cuối cùng là họ sẽ không bị lạc lối trong cõi sa mạc vô biên của Ảo giác và Vật chất mà người ta gọi là Cuộc đời Trần gian. Bởi vì Ngài sẽ chỉ đường dẫn lối đưa vào cõi giải thoát và ánh sáng, cõi mà Ngài tự tách rời ra khỏi trong sự tình nguyện đoạ đày cho những người nào đã thành công trong việc tự giải thoát khỏi những kiềm toả của xác thịt và ảo giác. Nói tóm lại, bởi Ngài đã tự hy sinh vì hạnh phúc của Nhân loại, tuy rằng chỉ có một số ít những kẻ được chọn mới hưởng ân huệ của sự HY SINH VĨ ĐẠI này (GREAT SACRIFIC).
Chính là sự dìu dắt trực tiếp và âm thầm của ĐẤNG ĐẠI TÔN SƯ (MAHA-GURU) mà tất cả những Giáo Chủ khác của nhân loại ở quả vị thấp hơn, kể từ lúc thức tỉnh đầu tiên của tâm thức con người, đã trở nên những nhà hướng dẫn nhân loại vào buổi sơ khai. Chính là nhờ Đấng “Con của Thượng Đế” mà Nhân Loại ấu trĩ tiếp nhận được những ý niệm đầu tiên về tất cả mọi ngành nghệ thuật và khoa học, cũng như về kiến thức tâm linh. Chính các Ngài đã đặt nền tảng đầu tiên cho những nền văn minh cổ đã từng làm ngạc nhiên đến tột độ các học giả hiện đại.
Người nào còn nghi ngờ phát biểu này thì dựa vào bất cứ lý lẽ nào khác, cứ thử giải thích sự bí mật của kiến thức phi thường mà người xưa đã có - bị gán cho là đã tiến hoá từ những người còn dã man thấp kém giống như loài thú, “những người còn ăn lông ở lỗ” (“cave-men”) của thời cổ thạch (palaeolithic age) ! Cứ thử để họ quay sang thí dụ như những tác phẩm kiến trúc của Vitruvius Pollio dưới thời đại Augustus, tất cả những qui tắc về sự cân xứng trong những tác phẩm này, hồi xưa đã được đem ra dạy tại những cuộc Điểm Đạo, nếu họ biết được kỹ thuật thực sự thiêng liêng và hiểu được ý nghĩa bí truyền thâm sâu còn giấu kín trong mọi qui tắc và định luật của sự cân xứng này. Không một người nào được sinh ra từ một con người còn ăn lông ở lỗ của thời kỳ cổ thạch, đã từng có thể phát triển được một nền khoa học như thế, mà lại không cần có sự trợ giúp, ngay cả khi đã có tư tưởng và sự tiến hoá trí tuệ trong hàng ngàn năm. Chính các đệ tử của các Đấng Thánh Triết (Rishis) và những vị thần (Devas) hoá thân này của Giống dân chánh thứ Ba - từ những thế hệ này đến thế hệ khác – đã trao truyền kiến thức của họ cho những người Ai Cập, Hy Lạp, với qui luật về sự cân xứng bây giờ đã bị đánh mất, chẳng khác nào đệ tử của các bậc đắc đạo của Giống dân thứ Tư (những người Atlante) đã trao truyền qui luật này cho những người Khổng Lồ một mắt (Cyclopes), “những đứa con của các chu kỳ” hay những “đứa con của cõi vô cùng” mà từ đó, danh hiệu này đã được lưu truyền cho đến những thế hệ sau này của các tu sĩ phái Ngộ Đạo.
Nhờ sự hoàn hảo thần diệu này của những sự cân xứng và kiến trúc mà Cổ nhân có thể dựng lên được những kỳ quan dành cho tất cả các thời đại sau này, những Đền thờ, những Kim Tự Tháp, những Thánh điện thạch động, những Mộ đá (Cromlechs), những Mộ đá kỷ niệm, những Bàn thờ, chứng tỏ rằng họ có những “sức mạnh máy móc” và một kiến thức về cơ học mà sự tinh xảo hiện đại chỉ giống như một trò chơi trẻ con, và sự tinh xảo này được xem như là “công trình của những người khổng lồ có hàng trăm bàn tay” ( ).
Những nhà kiến trúc tân tiến không thể nào thờ ơ với những qui tắc này, mà họ đã bổ túc nhiều hơn những sự sửa đổi dựa vào những kinh nghiệm, để thủ tiêu những sự cân xứng trung thực này. Chính nhà kiến trúc Vitruvius đã đưa ra cho hậu thế các qui tắc về kiến trúc để dựng lên những thánh điện của những người Hy Lạp thờ các vị thần linh bất tử. Nói tóm lại, mười quyển sách về kiến trúc của Marcus Vitruvius Pollio (một người đã được Điểm Đạo) chỉ có thể được nghiên cứu theo đường lối bí truyền mà thôi. Những Vòng đá cổ thời, những Mộ đá, những Đền thờ của người Ấn Độ, Ai Cập và Hy Lạp, những cái Tháp và 127 thành phố ở Âu Châu mà Học viện của Nước Pháp đã tìm thấy là có “nguồn gốc” của người Khổng lồ độc nhãn, đều là công trình của các vị Đạo sĩ kiến trúc đã được điểm đạo (initiated Priest-Architects), con cháu của các Đấng đã được “Các Con của Thượng Đế” dạy trước tiên, mà người ta gọi một cách đúng đắn là “Các Đấng Kiến Tạo” (“Builders”). Sau đây là những điều mà hậu thế thẩm định đã nói về các hậu duệ này:
“Họ không dùng hồ, cũng không dùng xi măng, không dùng thép mà cũng không dùng sắt để đẽo đá; tuy thế, chúng đã được biến chế khéo léo đến nỗi có nhiều chỗ giáp mối của những tảng đá mà người ta không thể nào thấy được, mặc dù có nhiều tảng đá như ở Peru dài đến 38 bộ Anh (độ 11,5m – LND), rộng 18 bộ (5,4m) và dày 6 bộ (1,8m), và ở những tấm vách thành Cuzco có những tảng đá mà kích thước còn lớn hơn nhiều” ( ).
Lại nữa:
Những cái giếng ở Syene đã được tạo ra cách đây 5.400 năm, khi đó, chỗ này ở ngay dưới chí tuyến, bây giờ nó không còn ở đó nữa, đã … được dựng lên sao cho lúc giữa trưa vào đúng lúc mặt trời ở xa xích đạo nhất thì người ta thấy toàn thể đĩa tròn (disk) của mặt trời được phản chiếu trên mặt giếng này – đó là một công trình mà sự tuyệt hảo kết hợp với tất cả những nhà thiên văn học Châu Âu ngày nay cũng không thể nào thực hiện được ( ).
Dù những đề tài này đã rất ít khi được ám chỉ trong bộ Nữ Thần Isis Lộ Diện, song cũng cần nhắc nhở cho độc giả nhớ rõ cái gì đã được người ta nói ở đây ( ) về một Thánh đảo nào đó ở vùng Trung Á và đề nghị họ tham khảo thêm nhiều chi tiết trong Tiết nói về “Những Đứa Con của Đức Thượng Đế và cái Thánh Đảo” (“The Sons of God and the Sacred Island”), gắn liền với ĐOẠN THÁNH KINH 9 của Quyển 3. Tuy nhiên, một số rất ít những lời giải thích nữa, dù đã được đưa ra dưới hình thức rời rạc, cũng có thể giúp cho sinh viên huyền môn thoáng thấy được bí mật hiện tại. 
Ít nhất cũng phải có một chi tiết để trình bày rõ ràng cho độc giả biết về “Những Đứa Con Bí Mật của Thượng Đế”: chính những Đấng Brahmaputras này sản sinh ra những đứa con tái sinh (Dvijas) cao cả ngày xưa; đó chính là những người Bà La Môn đắc đạo, trong khi những người Bà La Môn hiện tại thì lại muốn những giai cấp thấp hơn tin theo sát từng chữ rằng họ (những người Bà La Môn) được sinh ra trực tiếp từ cửa miệng của Đức Brahma. Đó là giáo lý nội môn (Esoteric teaching); vả lại người ta cũng còn nói thêm rằng dù những kẻ này (dĩ nhiên là nói về tinh thần) được sinh ra từ “Những Đứa Con của Ý Chí Yoga” (“Sons of Will and Yoga”) mà chẳng chóng thì chầy sẽ phân ra làm hai giống đối nghịch như chính tổ tiên họ; “quyền năng sáng tạo” (“Kriyashakti”) sẽ được thực hiện sau này; tuy nhiên cho đến ngày nay; những dòng dõi thoái hoá của họ vẫn còn xét nó dưới ánh sáng của một thứ nghi lễ và tôn giáo; trong khi những nước văn minh hơn lại xem điều này chỉ như là một chức năng thú tính. Về những đề tài này người ta có thể so sánh các quan điểm sự thực hành của những người Tây phương với những luật lệ của Đức Bàn Cổ (Manu) phần nói về luật lệ dành cho một gia trưởng (Grihstha) hay là đời sống hôn nhân (married life). Thật vậy, những người Bà La Môn chính tông là “kẻ có bảy đời tổ tiên đều được uống nước mật của cây Soma (cây Mặt Trăng: Moon-plant) và cũng chính người “Trisuparna” vì đã hiểu được sự bí mật của kinh Vedas.
Đến nay, những người Bà La Môn đó cũng biết rằng, trong những lúc đầu tiên của giống dân này, khi mà cái trí của thể xác và tâm linh còn ngủ say và tâm thức vẫn chưa phát triển; những quan niệm về tinh thần nó vẫn hoàn toàn không có liên hệ gì với những nơi lân cận của thể xác; con người thiêng liêng ở trong hình dáng của con thú dù bên ngoài có hình dáng con người, nếu y có bản năng thì y sẽ không có ngã thức để soi sáng cho bóng tối của cái Nguyên khí thứ Năm (Fifth Principle) bí ẩn. Khi các Đấng Cao Cả Minh Triết do luật tiến hoá điều động, trút vào họ cái điểm linh quang của Tâm thức, cảm giác đầu tiên mà nó đã đánh thức được sự sống và sự hoạt động là một thứ cảm giác liên đới, hợp nhất với các Đấng Sáng Tạo Thiêng Liêng của mình. Cảm giác đầu tiên của đứa trẻ đối với người mẹ và người và người vú của nó như thế nào, thì những khát vọng đầu tiên của tâm thức được thức tỉnh trong con người nguyên thuỷ đối với những người có yếu tố (for those whose element) mà y cảm thấy ở trong chính y, thế nhưng họ vẫn ở ngoài và độc lập với y cũng giống hệt như vậy. Cảm giác này kích thích lòng tôn sùng và nó trở thành động cơ đầu tiên và độc nhất trong bản chất, vì đó là đức tính độc nhất tự nhiên ở trong tâm của y và cũng là cái thiên bẩm trong con người y, mà chúng ta thấy chẳng khác gì nhau nơi một con người mới sinh, cũng như nơi một con thú còn nhỏ. Cái tình cảm khát vọng bản năng không thể chế ngự được này trong con người nguyên thuỷ đã được Carlyle mô tả một cách tài tình, và người ta có thể nói là bằng trực giác, khi ông kêu lên :
Tâm hồn vĩ đại của thời thượng cổ giống như tâm hồn giản dị của một đứa trẻ, giống như tâm hồn cao thượng đúng đắn nhất và thâm sâu của con người biết là dường nào! Ở trên Địa Cầu này, y đi đứng ở đâu thì bầu trời vẫn ở trên đầu y, nó biến toàn thể Trái Đất thành một Thánh Điện bí mật đối với y và biến mọi việc trên Địa Cầu thành một thứ tôn sùng. Trong ánh sáng thường của mặt trời, những hình thoáng qua về những sinh vật sáng chói sẽ loé lên; những vị thiên thần vẫn còn bay lượn, vẫn còn mang những thông điệp của Thượng Đế đến cho mọi người… Sự phi thường, sự kỳ diệu bao quanh con người, y sống trong một yếu tố phi thường ( )… Một định luật vĩ đại về Thiên trách (Duty), nó cao cả như cái vô cùng này [thiên đàng và địa ngục], nó làm cho mọi cái khác nhỏ lại, nó cũng làm cho tất cả những cái khác tan rã… đó là một Chân Lý, và nó là duy nhất: chỉ có lớp áo của nó chết mà thôi; nguyên thể của nó sống mãi xuyên qua mọi Thời đại và trong tất cả những cõi Trường cửu ! ( )
Người ta không thể phủ nhận sự sống của các nguyên thể này, mọi sức lực và quyền năng của nó đã ăn sâu trong tâm của người Ấn Âu Châu Á (Aryan), từ Giống dân thứ Ba trực tiếp, qua những đứa con của Trí Tuệ đầu tiên, chúng chính là kết quả của Quyền Năng Tạo Tác (Kriyashakti). Khi thời gian trôi qua, từ thời đại này đến thời đại kia, những sinh vật hoàn hảo như thế được sinh ra từ giai cấp thánh thiện của các bậc đắc đạo (nhưng rất hiếm); đó là những sinh linh cá biệt ở trong, mặc dù ở bên ngoài chúng vẫn giống với người nào đã sinh ra chúng.
Trong thời kỳ ấu trĩ của Giống dân thứ Ba nguyên thuỷ:
Một tạo vật thuộc loại một cao siêu hơn;
Nhưng vẫn chưa đầy đủ, vì vậy, người ta trù định cho nó,
Có tri thức về tư tưởng, có một tấm lòng rộng rãi hơn,
Để tạo ra cái uy quyền bá chủ và thích nghi để thống trị các sinh vật khác.
Nó được ra đời, một vận cụ hoàn hảo và mẫn cán dành cho những nhân vật đang hoá thân của những cõi cao, họ tức khắc chiếm lấy những hình dáng này để làm nơi trú ẩn, những hình dáng này được sinh ra từ ý chí thiêng liêng và cái quyền năng thiêng liêng tự nhiên nơi con người. Sinh vật này là một đứa con của tinh thần thuần tuý có cái trí không bị trộn lẫn với bất cứ sắc thái nào của yếu tố trần tục. Chỉ có thể xác của nó là tuỳ thuộc vào thời gian và kiếp sống, và trí khôn của nó trực tiếp xuất phát từ những cõi trên. Nó là cái cây Minh Triết Thiêng Liêng Linh Hoạt (The Living Tree of Divine Wisdom); vì vậy, nó có thể được so sánh với cái Cây Thế Gian (Mundane Tree) trong những câu chuyện thần tiên của người Na Uy, nó không thể khô héo và chết cho đến khi trận giao chiến sau cùng của kiếp sống xảy ra, trong khi trải qua mọi thời đại, rễ nó cứ bị Con Rồng Nidhogg (con Rắn Thế Gian) gặm nhấm. Tuy vậy, đó là vì Đứa Con thánh thiện đầu tiên của Kriyashaktu có cái thể xác bị hàm răng của thời gian ăn mòn, nhưng rễ của bản thể bên trong của nó vẫn luôn luôn còn mãnh liệt và bất tử, vì nó nảy nở và phát triển ngay ở trên Trời, chứ không phải ở cõi trần. Đó là người thứ nhất, của giống ĐẦU TIÊN, và cũng là mầm mống của tất cả các thứ khác. Có những đứa con khác nữa của Quyền Năng Tư Tưởng do một sự cố gắng thứ nhì của tinh thần sinh ra, nhưng đứa con đầu tiên này còn giữ lại cho đến ngày nay cái hạt giống minh triết thiêng liêng, Đấng Duy Nhất và Đấng Thiêng Liêng, trong số tất cả “Các Con Minh Triết” (“Sons of Wisdom”) ở cõi trần. Chúng tôi không thể nói nhiều hơn nữa về vấn đề này, trừ ra chúng tôi có thể nói thêm là, trong mọi thời gian – ngay trong thời đại chúng ta – đã có những bộ óc vĩ đại hiểu được vấn đề này một cách đúng đắn.
Nhưng làm thế nào để cho thể xác chúng ta có thể tiến đến cái trạng thái hoàn thiện con người phải trải qua hoặc sinh ra từ loài thú như Chủ Nghĩa Duy Vật (Materialism) đã dạy. Vì, như Carlyle đã nói :
Cái tinh hoa (essence) của bản thể chúng ta, sự bí mật trong chúng ta, mà chính nó tự gọi là “cái ta” – và, đối với những điều này, chúng ta có những tiếng gì để gọi? – là một hơi thở trên cõi thiên đàng, là cái ngã cao siêu nhất tự biểu lộ trong con người. Thể xác này, những quan năng này, tất cả chẳng phải như một lớp áo dành cho cái không Tên Tuổi? (Unnamed) ( ).
“Hơi thở” ở trên trời (The “breath” of Heaven) hay đúng hơn là hơi thở của sự sống, Thánh Kinh Thiên Chúa giáo đã gọi nó là Nephesh, có trong mọi con thú, mọi hạt bụi linh động và trong mọi nguyên tử của loài kim thạch. Nhưng không có cái gì của những sinh vật hay có tâm thức của bản chất của “Cái Ngã cao siêu nhất” này ( ) giống như người, cũng như không có cái gì có sự điều hoà thiêng liêng trong hình dáng con người đã có.
Như Novalis đã nói – không có người nào nói điều này hay hơn – và Carlyle đã nhắc lại :
“Chỉ có một Thánh Điện duy nhất trong Vũ Trụ này … đó chính là thể xác của con người. Không có một hình dáng nào thánh thiện hơn hình dáng cao cả này… Khi nào chúng ta đặt được một bàn tay chúng ta lên thể xác con người, thì chúng ta đã tiếp xúc được với cõi thiên đàng !” ( )
Điều này có vẻ như là sự thêm mắm muối của biện tài vô ngại, nhưng không phải như vậy. Nếu người ta suy đi ngẫm lại, nó sẽ biến ra là một sự kiện khoa học, đó là sự diễn đạt… của cái chân lý thực tại của sự vật. Chúng ta là cái phi thường trong những cái phi thường, là sự bí mật vĩ đại không thể nào hiểu được….
ĐOẠN THÁNH KINH 7
STANZA 7
 
1. HÃY NHÌN LÚC KHỞI THUỶ CỦA SỰ SỐNG HỮU THỨC VÔ SẮC TƯỚNG (SENTIENT FORMLESS LIFE) (a).
TRƯỚC HẾT, ĐẤNG CAO CẢ (b), ĐẤNG DUY NHẤT PHÁT SINH TỪ TINH THẦN MẸ (SPIRIT-MOTHER); ( ) RỒI ĐẾN ĐẤNG TINH THẦN (c) ( ); VÀ BA PHÁT SINH TỪ MỘT (d), BỐN PHÁT SINH TỪ MỘT (e), VÀ NĂM (f), TỪ ĐÓ PHÁt SINH RA BA, NĂM VÀ BẢY (g). ĐÓ LÀ BỘI SỐ CỦA BA (THREE-FOLD) VÀ BỘI SỐ CỦA BỐN ĐI XUỐNG (DOWNWARD); CÁC CON SINH RA TỪ TRÍ (MIND-BORN) CỦA ĐẤNG CAO CẢ THỨ NHẤT (FIRST LORD) ( ) LÀ BẢY CHIẾU SÁNG ( ). HỠI ĐỆ TỬ, CÁC NGÀI CHÍNH LÀ NGƯƠI, LÀ TA ( ), LÀ NÓ; CÁC NGÀI TRÔNG CHỪNG NGƯƠI VÀ MẸ NGƯƠI, BHUMI (Trái Đất).
 
a) Tập Đoàn những Quyền Năng Sáng Tạo (The Hierarchy of Creative Powers) chia làm Bảy (hay bốn và ba) theo ý nghĩa nội môn, trong Mười hai Đẳng Cấp lớn ghi nhận trong mười hai cung Hoàng Đạo; hơn nữa, số Bảy của giai tầng biểu lộ có liên quan tới Bảy Hành Tinh. Tất cả đều chia thành nhiều Nhóm gồm thành phần các thiên thần thuộc các đẳng cấp khác nhau.
Những Hệ cấp chủ yếu trong số những hệ cấp này được ám chỉ trong Tứ thể vĩ đại (Quaternary) hay nói theo công truyền, đó là “bốn thể và ba quan năng” của Thượng Đế Sáng Tạo nam tính (Brahma) và của Năm Vị Thượng Đế Sáng Tạo nam tính (Panchasya), hay là năm vị Thiền Định Phật (Dhyani-Buddhas) trong hệ thống Phật giáo.
Nhóm cao siêu nhất thì gồm có cái gọi là những Linh Hoả mà người ta có thể nói tới như là “những con Sư Tử Lửa” (“Fiery Lions”) và những “con Sư Tử của Sự Sống” (“Lions of Life”) mà thuyết bí truyền đã được giấu kín một cách an toàn nơi cung hoàng đạo Mãnh Sư (Leo). Nó là trung tâm điểm của những Bầu Thế Giới Thiêng Liêng Cao Cả (The superior Divine World). Các Linh Hoả này (Divine Flame) chính là những Hơi Thở Rực Lửa Vô Hình (the Formless Fiery Breaths), xét về khía cạnh nào đó, chúng giống như tam thể thượng của Ba Ngôi Thượng Đế Sáng Tạo (Sephirothal Triad) mà những tín đồ Do Thái Bí giáo (Kabalists) đặt ở trong bầu “Thế Giới Nguyên Hình” (“Archetypal World”).
Cũng trong Hệ cấp này với những con số tương tự được tìm thấy nơi “Những cái khởi thuỷ” (“Begin nings”) trong hệ thống Nhật Bản mà cả hai tông phái Thần Đạo (Shinto) và Phật giáo đều có dạy. Trong hệ thống này, khoa Nhân chủng khởi nguyên học (Anthro –pogenesis) lại có trước khoa vũ trụ khởi nguyên học (Cosmogenesis), giống như sự thiêng liêng hoà hợp trong con người và tạo dựng nên bầu Vũ Trụ hữu hình này - ở chính giữa con đường nhập vào vật chất - những nhân vật thần thoại mà Omoie đã nhận xét một cách tôn kính là “phải được hiểu như là cái hiện thân khuôn đúc của cái giáo lý (bí mật) cao cả và các chân lý cao siêu”. Chúng ta phải mất nhiều trang sách để trình bày từ đầu chí cuối cái hệ thống cũ kỹ này; dù thế, nói một đôi lời về hệ thống cũng không thể là sai chỗ. Một phần tóm tắt về vấn đề vũ trụ Nhân chủng Khởi nguyên học (Anthropo-Cosmogenesis) được đưa ra sau đây, nó chứng minh là những nước đã bị tách rời ra xa nhất đã nhất trí lập lại giáo lý cổ ấy biết là dường nào.
Khi tất cả còn ở trong trạng thái Hỗn Mang (Chaos hay Conton), trên diễn trường sáng tạo sắp tới, có ba Đấng Thiêng Liêng xuất hiện:
1) Đức Thượng Đế ở cõi Trời Trung Ương (Ame no ani naka nushi no Kami);
2) Con cháu của Thượng Đế ở trên Trời và dưới Đất đều được tán dương (Taka mi onosubi no Kami);
3) Con Cháu của các Thần Linh (Kamu mi musubi no Kami) chỉ có thế mà thôi.
Những Đấng này không có hình dáng hay bản thể - Tam thể thượng vô sắc tướng của chúng ta – và bản thể ở trên trời và bản thể ở cõi trần đều chưa phân hoá, “cái nguyên thể của sự vật cũng chưa được hình thành".
b) Cái vận cụ thiêng liêng này không xuất hiện thường xuyên trong kinh Zohar, tác phẩm bây giờ đã được Moses de Leon sắp xếp và tái ấn hành, với sự trợ giúp của những người Syria và những nhà triết học bí truyền Công giáo Can Đê trong thế kỷ 13, còn sau này, do nhiều bàn tay của nhiều người Thiên Chúa giáo sửa chữa và tu chính, nó chỉ ít công truyền hơn chính quyển Thánh kinh Thiên Chúa giáo (Bible) một chút, như trong kinh Bí Số (Book of Number) của người Can Đê. Đúng là Ain Soph, cái TRỐNG KHÔNG TUYỆT ĐỐI VÔ CÙNG (the ABSOLUTE ENDLESS NO-THING), cũng sử dụng cái hình thể của Số MỘT (ONE), tức là “Con người ở trên Trời” biểu lộ (the manifested “Heavenly Man”) (NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN – the FIRST CAUSE), như là Chiếc xe (tiếng Hebrew gọi là MECRABAH, tiếng Phạn gọi là VAHAN) hay là vận cụ để nhập vào thế giới hiện tượng, và tự biểu lộ trong cõi hiện tượng. Nhưng những tín đồ Do Thái Bí giáo (Kabalits) không nói rõ làm thế nào cái Tuyệt Đối có thể sử dụng bất cứ điều gì, hoặc là vận dụng bất cứ đặc tính nào vì trên cương vị là cái tuyệt đối, nó không có đặc tính gì cả; họ cũng không giải thích rằng đó chính là cái Nguyên Nhân Đầu Tiên (Plato gọi là Thượng Đế Ba Ngôi – Logos) là THIÊN Ý nguyên thuỷ và trường cửu, nó biểu lộ xuyên qua con người nguyên thuỷ, hay có thể nói, đó là Thượng Đế Ngôi Hai. Trong kinh Bí Số, người ta giải thích rằng tiếng Ain này là cái tự tại duy nhất (En: cái trống không, hoặc là Aior: tự tại) còn cái “vực thẳm” của nó mà những tín đồ phái Ngộ Đạo (Gnostics) gọi là Bythos, cũng được người ta gọi là ánh sáng không đo được, hay Propator, thì chỉ xuất hiện từng giai đoạn. Danh từ sau này chính là Thượng Đế Sáng Tạo nam tính (Brahma) do Bản Thể Thiêng Liêng (Brahman) hay là Bản Thể Tối Thiêng Liêng (Parabrahman) phân hoá ra. Nó là cái Vực sâu (Depth) vĩ đại, là Nguồn gốc của Ánh Sáng không dò được (Propator), vốn chính là THƯỢNG ĐẾ BA NGÔI Vô Hiện (Unmafested LOGOS) hay là Thiên Ý trừu tượng; chứ không phải là cái trống không vô hạn (Ain Soph) mà Điểm Linh Quang của Ngài dùng con người nguyên thuỷ (Adam Kadmon) - có “nam nữ tính” – (hay vị Thượng Đế Biểu Lộ bầu Vũ Trụ khách quan), như là Chiếc xe xuyên qua đó mà biểu lộ. Nhưng chúng ta thấy một câu không thích đáng sau đây trong kinh Zohar: “Cái hình dáng xưa hơn được giấu kín và bị rút lại, cái mặt nhỏ (Microproposus) được tiết lộ và cũng bị giấu kín” ( ). Điều này chỉ là một sự lừa phỉnh, vì, cái mặt nhỏ hay là Tiểu vũ trụ (Microcosm) chỉ có thể hiện hữu trong những thời kỳ biểu lộ mà thôi, và nó bị tiêu diệt trong những chu kỳ Đại Qui Nguyên (Mahapralayas). Quyển kinh Kabbala của Rosenroth không phải là quyển sách chỉ nam, mà nó sẽ là một vấn đề nan giải thường xuyên đối với chúng ta.
 
CẤP BẬC ĐẦU TIÊN (The FIRST ORDER) là cấp Thiêng Liêng. Như trong các khoa Vũ trụ luận Ai Cập, Nhật bản và mọi giáo lý cổ xưa, do NGỌN LỬA thiêng liêng “Duy nhất” mới thắp sáng trong ba Nhóm (Group) đi sau. Vốn có cái bản thể ẩn tàng ở trong nhóm cao, bây giờ chúng trở thành những Thực Thể khác nhau và riêng biệt. Những thực thể này được gọi là sinh vật có sự sống đồng trinh (Virgins of Life), là Đại Ảo Mộng (Great Illusion) v.v.. và được người ta gọi chung là ngôi sao sáu cánh. Gần như là trong mọi tôn giáo, ngôi sao này đều là biểu tượng của Thượng Đế Ba Ngôi (Logos), trên cương vị là cái nguồn gốc được sinh ra đầu tiên. Ở Ấn Độ, nó là ký hiệu của Thượng Đế Sáng Tạo Ngôi Hai (Vishnu), Luân Xa (Chakra) hay là cái Bánh Xe; và ký hiệu của Thượng Đế có bốn chữ (Tetragrammaton), trong kinh bí pháp Kabalah “Ngài được gọi bằng Bốn Chữ” (“He of the Four Letters”), hay nói một cách ẩn dụ là “Tay chân của Sắc diện nhỏ” (“Limb of Microproposus”), sắc diện này lần lượt (respectively) có mười và sáu tay chân.
Tuy nhiên, những tín đồ Do Thái Bí giáo sau này, nhất là những nhà Thần bí học Thiên Chúa giáo đã phá hoại cái biểu tượng đẹp đẽ này. Thực vậy, cái Mặt nhỏ này - nếu nói một cách triết lý, thì nó hoàn toàn tách khỏi Thượng Đế Ba Ngôi vô hiện trường cửu, để “hợp nhất với Từ Phụ” và cuối cùng sau nhiều thế kỷ cố gắng nguỵ biện và nghịch lý không ngừng, đã được xem như hợp nhất với Thượng Đế sáng tạo lưỡng tính (Jehovah) hay là Thượng Đế DUY NHẤT linh hoạt (the ONE living God) (!), trong khi Thượng Đế sáng tạo nam nữ tính (Jehovah) không hơn gì một Đấng Sáng Tạo có nữ tính (Binah). Sự kiện này không thể tạo cho độc giả một ấn tượng thường xuyên. Vì “Mười cái Chân tay” (“Ten Limbs”) của Con Người ở trên Trời chính là mười Đấng Sáng Tạo (Sephiroth); nhưng Con Người ở trên Trời đầu tiên này là Tinh Thần vô hiện của Vũ Trụ, và không bao giờ bị làm giảm giá trị thành ra Microprosopus, tức là cái Sắc diện (Countenance) hay cái Mặt nhỏ hơn (the Lesser Face), là cái kiểu mẫu nguyên thuỷ của con người ở trên cõi trần này. Như người ta vừa nói, Cái Mặt nhỏ hơn này là Ngôi Thiên Đế biểu lộ và cũng của nhiều vị Thiên Đế khác nữa. Tuy nhiên, về điều này, chúng tôi sẽ nói sau. Ngôi sao sáu cánh ám chỉ sáu Động Lực hay sáu Quyền Năng của Thiên Nhiên, sáu cõi, sáu nguyên khí v.v.., tất cả đều do cái thứ bảy tổng hợp đó là điểm chính giữa của Ngôi Sao này. Tất cả bao gồm những Hệ cấp cao và thấp, đều phát sinh từ Đức Mẹ Trinh Nguyên ở cõi Trời, mà trong các tôn giáo, người ta gọi là Đức Đại Từ Mẫu (Great Mother), là con người nguyên thuỷ sáng tạo lưỡng tính (Sephira Adam Kadom). Đấng Sáng Tạo Tối Cao (Sephira) chính là Ngôi Thiên Đế thứ nhất (KETHER), chỉ ở trong cái nguyên lý trừu tượng, giống như chữ x của toán học để chỉ một ẩn số. Ở trên cõi của thiên nhiên đã phân hoá, Ngài là mẫu người nữ của con người Nguyên Thuỷ (Adam Kadmon) là Đấng lưỡng tính đầu tiên. Kinh Kabalah dạy rằng, những tiếng “Hãy có lấy Ánh Sáng” (“Figat Lux”)( ) nhằm nói tới sự tạo lập và sự tiến hoá của các Đấng Sáng Tạo (Sephiroth), chứ không phải nhằm nói tới ánh sáng với vai trò là cái đối lập của bóng tối. Đạo sĩ Simeon đã nói:
Hỡi các đạo hữu, con người trên cương vị là cái nguồn gốc được sinh ra bởi cả đàn ông lẫn đàn bà, nói một cách thực sự, đó là con người nguyên thuỷ (Adam Kadmon), đó là ý nghĩa của những tiếng: “Hãy để cho có Ánh Sáng và thế là có Ánh Sáng”. Đó chính là con người nhị phân.
Trong trạng thái Đơn Nguyên (Unity), Ánh Sáng Nguyên Thuỷ là nguyên khí thứ bảy, hay là nguyên khí cao nhất, là Ánh Sáng của Thiên Đế Vô Biên (Daiviprakriti). Nhưng lại bị phân hoá, nó trở thành điện năng nguyên thuỷ (Fohat), hay là “Bảy Đứa Con”. Ánh sáng nguyên thuỷ được tượng trưng bởi điểm chính giữa ở trong Tam Giác Đôi, và điện năng nguyên thuỷ được tượng trưng bởi chính hình Lục Giác, hay là “Sáu Chân Tay” của cái Mặt nhỏ, cái thứ Bảy chính là Đức Mẹ thế gian hay là vị Nữ Vương (Malkuth) mà các nhà Do Thái Bí giáo Thiên Chúa gọi là “vị Hôn Thê” (“Bride”) hay là Địa Cầu của chúng ta. Do đó, người ta diễn tả như sau:
 
Sau “số Một” cái đầu tiên chính là Ngọn Lửa Thiêng Liêng; cái thứ nhì là Ngọn Lửa Dĩ Thái (Ether); cái thứ ba gồm có Lửa, Dĩ Thái và Nước; cái thứ tư là Lửa, Dĩ Thái, Nước và Không Khí. Số Một không có liên quan gì đến những Bầu hành tinh có mang theo Con người, nhưng lại có liên hệ đến những Bầu hành tinh vô hình bên trong. “Đứa con sinh ra đầu tiên” chính là SỰ SỐNG, Trái Tim và Nhịp Đập của Vũ Trụ; đứa thứ Nhì là CÁI TRÍ hay Tâm Thức của nó.
Những nguyên tố Lửa, Không Khí v.v.. này không phải là những nguyên tố kết hợp của chúng ta và “Tâm Thức” này không liên hệ gì đến tâm thức của chúng ta. Tâm thức của “Số Một Biểu Lộ”, nếu không phải là tuyệt đối, thì cũng vẫn là không có điều kiện. Đại trí (Mahat), Cái Trí của Vũ Trụ (Universal Mind) là sản phẩm đầu tiên của Thượng Đế Sáng Tạo nam tính (Brahma-Creator) nhưng cũng là của vật chất chưa phân hoá (Bradhana).
 
c) ĐẲNG CẤP THỨ HAI (The SECOND ORDER) của các Thực Thể Thiên Thần (Celestial Beings), những vị Thần Lửa và Dĩ Thái, tương quan với Tinh Thần và Linh Hồn hay Atma-Buddhi, có rất nhiều tên gọi, vẫn còn là vô sắc tướng nhưng cụ thể hơn một cách rõ rệt. Các vị là sự biểu lộ phân hoá đầu tiên trong Cơ Sáng Tạo hay Cơ Tiến Hoá Thứ Hai (the Secondary Evolution or “Creation”) - một danh từ dễ lầm lẫn. Như tên gọi, các vị là những kiểu mẫu điển hình của những Chân Thần giáng thế và được cấu tạo bởi Lửa Tinh Hoa của Sự Sống. Chính là do các vị này mà một Tia Sáng đi xuyên qua như một tia nắng mặt trời, đó là tia sáng của Tinh Thần (Atma) với cái thể tương lai của nó là Hồn Thiêng hay Tuệ Giác (Divine Soul, Buddhi). Những nguyên khí này có liên hệ trực tiếp với những đẳng cấp thiên thần cao hơn trong Thái dương hệ. Từ những đơn vị Lưỡng thể này xuất phát ra cái “Tam Thể” (“Threefold”).
Trong khoa vũ trụ khởi nguyên luận Nhật Bản, khi từ cái Hỗn Mang, một cái nhân có hình trứng xuất hiện, bên trong nhân này có cái mầm mống mãnh lực của toàn bộ sự sống trong vũ trụ cũng như trên cõi trần của địa cầu, thì cái biến phân chính là cái mà người ta vừa gọi là cái Tam Thể (tam nguyên). Nguyên khí dương tinh anh (Yo) thăng lên, còn nguyên khí âm thô trược, vật chất (In) bị quẳng vào vũ trụ vật chất, khi nguyên khí thiên giới và nguyên khí hạ giới chia tay nhau. Thực thể khách quan bản sơ được sinh ra từ nguyên khí âm, nguyên khí Mẹ. Thực thể này thật là tinh anh, chẳng có hình dáng, cũng chẳng có giới tính, tuy nhiên, chính từ nó và Mẹ, mà Bảy Chơn Linh Thiêng Liêng (the Seven Divine Spirits) được sinh ra, chính từ Bảy Đấng này mà Bảy cuộc sáng tạo mới được phát sinh ra; chẳng khác nào trong kinh Codex Nazaraeus, bảy tinh linh (vật chất) có khuynh hướng ác được sinh ra từ Karabtanos (linh hồn vô ý thức) và Linh Hồn Mẹ. Nếu kể hết ra đây các danh hiệu của người Nhật thì rất dài dòng, nhưng khi phiên dịch, người ta sắp chúng theo thứ tự sau đây:
1) “Đấng Chăn Đơn Gối Chiếc Vô Hình” (“Invisible Celibate”) chính là Huyền Âm Sáng Tạo (Creative Logos) của “Từ Phụ” phi sáng tạo, hay là tiềm năng sáng tạo của Từ Phụ được biểu lộ.
2) “Tinh thần (hay Đấng Thiêng Liêng – God) của những Thái uyên âm u (rayless Depths) [Chaos]”, trở thành vật chất biến phân, hay vật liệu thế gian (world-stuff), cũng chính là giới khoáng thạch.
3) “Chơn Linh của Giới Thực Vật” của “Cây cỏ sum suê”.
4) “Chơn Linh của Địa Cầu” và “Chơn Linh của Cát” (“Spirit of the Sands”), một Thực Thể có bản chất nhị phân, Chơn Linh trước bao hàm tiềm năng của nguyên tố dương, còn Chơn Linh sau bao hàm tiềm năng của nguyên tố âm, cả hai tạo thành một bản chất phối hợp. Cả hai chỉ là MỘT, song đến nay, chúng vẫn chưa biết rằng mình “tuy một mà hai”.
Trong nhị nguyên này có bao hàm: (a) I su no gai Kami, Thực Thể dương tính, u mê ám chướng, vai u thịt bắp; và (b) Eku gai no Kami, Thực Thể âm tính liễu yếu đào tơ, mảnh mai. Thế rồi:
5) và 6) Các Chơn Linh lưỡng tính bán thư bán hùng.
7) Chơn Linh thứ Bảy, Chơn Linh cuối cùng do “Từ Mẫu” xạ ra, nó xuất hiện như là con người thiêng liêng đầu tiên có hình dáng nam nữ phân biệt rõ rệt. Đó là cuộc “sáng tạo” thứ bảy, cũng như trong kinh Puranas, con người là cơ sáng tạo thứ bảy của Brahma (Phạm Thiên).
Những Đấng này, Tsanagi- Tsanami, giáng sinh vào Vũ Trụ qua Thiên Kiều (Celestial Bridge), Ngân Hà (Milky Way), và “khi thấy mãi tít bên dưới có khối hỗn độn toàn là mây mù và nước, Tsagani liền phóng cây lao có cẩn ngọc thạch xuống các vực thẳm, thế là vùng đất khô ráo hiện ra. Sau đó, hai bên chia tay nhau để đi thám hiểm Onokoro, hòn đảo thế gian mới được tạo ra” (Omoie).
Đó là những ngụ ngôn công truyền của Nhật Bản, lớp vỏ che kín hạt nhân của cùng một chân lý duy nhất của các Giáo Lý Bí Truyền.
 
d) ĐẲNG CẤP THỨ BA (The THIRD ORDER) tương quan với Tinh Thần, Tuệ Giác và Trí Tuệ (Atma-Buddhi-Manas) và được gọi là Tam Thể Thượng.
 
e) ĐẲNG CẤP THỨ TƯ (The FOURTH ORDER) là những Thực Thể hữu sắc tướng. Đó là Nhóm cao nhất trong các sắc tướng (Rupas), là nơi đào tạo những Linh Hồn ý thức và tâm linh con người. Đẳng cấp này được gọi là những “Linh Hồn Bất Tử”, (“Imperishable Jivas”) và xuyên qua Đẳng cấp thấp hơn kế đó, tạo thành nhóm thứ nhất của Tập đoàn Bảy Đấng đầu tiên. Tập đoàn này là môi trường hàm súc một cách tiềm ẩn cái Mầm, nó sẽ sinh sôi nảy nở trong cuộc sinh hoá ra vạn vật. Cái Mầm ấy sẽ trở nên tiềm năng tâm linh trong tế bào vật chất hướng dẫn sự phát triển của bào thai, nó là nguyên nhân của sự di truyền khả năng và đức tính trong con người. Tuy nhiên, giả thuyết của Darwin về sự di truyền khả năng con người không hề được khoa huyền môn chấp nhận hay giảng dạy. Theo huyền môn, luật tiến hoá tác động theo những đường lối khác hẳn; thể chất tiến hoá lần lần từ cái căn bản tâm linh, trí tuệ, tinh thần. Linh hồn nội tại của tế bào vật chất, - cái “nguyên sinh chất tâm linh” (“spiritual plasm”) đang chế ngự nguyên sinh chất nẩy mầm (germinal plasm) – là cái chìa khoá có ngày sẽ mở cửa bí nhiệm trên lãnh vực của nhà sinh vật học và những điểm bí hiểm lớn nhất của khoa phôi sinh học nhờ đó cũng được sáng tỏ. Điều đáng ghi nhận là môn hoá học tiên tiến, trong khi phủ nhận thuyết nói về những sinh vật có thực và vô hình, được gọi là Thiên Thần (Angels) và Tinh hoa chất (Elementals) v..v.. xem nó như là một sự mê tín dị đoan của huyền bí học và tôn giáo – dĩ nhiên, không bao giờ nhìn vào và nghĩ đến triết lý về những Thực Thể vô hình này (incorpporeal Entities) - nhờ sự quan sát và sự khám phá, đã bị bắt buộc một cách vô thức phải nhìn nhận cùng một lúc tỷ lệ và trình tự tiến hoá của những nguyên tử hoá học, cũng như huyền bí học đã chấp nhận đối với những vị Thiền Ni (Dhyanis) lẫn các Nguyên Tử - vì sự tương đồng là định luật đầu tiên của nó. Như người ta đã thấy ở trên, chính nhóm đầu tiên của những vị Thiên Thần hữu hình (Rupa) là tứ nguyên (quaternary), là một phần tử được bổ túc cho mỗi nhóm theo cấp bậc đi xuống. Các nguyên tử cũng vậy, theo ngôn từ hóa học thì đơn nguyên tử (monatomic), nhị nguyên tử (diatomic), tam nguyên tử (diatomic), tứ nguyên tử (tetratomic) v.v.., đều phát triển đi xuống.
Nên nhớ rằng Lửa, Nước, Không Khí của Huyền bí học hay cái gọi là “Các Nguyên Tố của Kỳ Tạo Lập Đầu Tiên”, không phải là những nguyên tố kết hợp trên cõi trần, mà là những nguyên tố đồng tính của Bản Thể - là Linh Hồn của cái trước. Rồi tiếp theo là những Nhóm hoặc những Đoàn Thất Nguyên (Septenary). Trong những đồ hình, người ta sắp đặt những nhóm này song song với những nguyên tử, những bản chất của sinh vật này được xem như là tương ứng với những nguyên tố kết hợp theo một cách giống hệt về mặt toán học như là tương đồng (trên nấc thang đi xuống của sự phát triển). Dĩ nhiên, điều này chỉ nhằm nói tới các đồ hình của những nhà Huyền bí học bí mật phác hoạ; vì nếu nấc thang của những Thiên Thần được đặt song song với nấc thang của những nguyên tử của khoa học - từ chất Helium theo giả thuyết (hypothetical Helium) cho đến chất Uranium – dĩ nhiên là người ta thấy chúng có khác nhau, vì những nguyên tử chỉ có bốn hạng thấp nhất với vai trò là các phần tương ứng trên cõi giới Cảm dục (cõi trung giới – The Astral Plane), nên ba nguyên khí cao trong một nguyên tử hay đúng hơn là trong phân tử, hay là trong nguyên tố hoá học, thì chỉ có con mắt giác ngộ (Dangma’s eys) của bậc đắc đạo mới nhận thức được mà thôi. Nhưng rồi, nếu hoá học muốn ở trên con đường ngay thẳng, thì nó phải sửa chữa theo bảng sắp hạng do các nhà Huyền bí học thực hiện, đó là điều ắt nó không chịu làm. Theo Triết học Bí truyền, mỗi phần tử vật chất đều tương ứng với và tuỳ thuộc vào bản thể cao hơn - Hữu thể (Being) mà bản chất của nó tuỳ thuộc vào; và trên sao dưới vậy, Linh Hồn do cái thiêng liêng sinh ra, tâm trí thì do linh hồn sinh ra - ở trên cõi thấp hơn, nó bị Thể Phách (Astral) làm biến chất – toàn thể thiên nhiên sinh động và (dường như) bất sinh động này phát triển song song và lôi cuốn những đặc tính của mình từ cõi cao cũng như cõi thấp.
Con số bảy, khi được áp dụng cho ngôn từ “Nhóm thất nguyên” vừa được đề cập ở trên, chẳng những ám chỉ bảy Thực Thể mà còn lại ám chỉ bảy Nhóm hay bảy Đoàn như đã được chúng tôi giải thích trước đây. Nhóm cao nhất, những vị thần quỷ (Asuras) do thân thể đầu tiên của Thượng Đế sáng tạo nam tính (Brahma) sinh ra, nó biến thành “Đêm”, có bảy loại, nghĩa là họ được phân chia thành bảy hạng giống như các vị Tổ Phụ (Pitris) phóng chiếu ra những con người trần tục đầu tiên.
 
f) ĐẲNG CẤP THỨ NĂM (The FIFTH ORDERS) là một đẳng cấp rất huyền bí, vì nó liên hệ đến Tiểu thiên địa Ngũ giác, tức là ngôi sao năm cánh tiêu biểu cho con người. Ở Ấn Độ và ở Ai Cập, những vị Thiền Ni này có liên hệ đến con Cá sấu, và nơi trú ẩn của các Ngài là chòm sao Ngưu (Capricoanus). Nhưng trong khoa chiêm tinh học Ấn Độ, những ngôn từ này có thể thay đổi được, vì cung thứ mười của Hoàng Đạo (Zodiac) vốn được gọi là Makara, lại được dịch một cách tuỳ tiện là “Cá Sấu” (“Crocodile”). Chính tiếng này đã được giải thích bằng nhiều cách khác nhau về mặt huyền bí như sẽ được chỉ rõ sau này. Ở Ai Cập, người quá cố (Defunct) - được tượng trưng bằng ngôi sao năm cánh, các đỉnh của nó tượng trưng cho tay chân của con người - được chứng minh một cách biểu tượng là đã biến thành một con cá sấu. Theo ông Gerald Massey, vị thần thời gian Sebekh hay Sevekh (hay là “cái thứ Bảy”) thực sự là một con rồng, chứ không phải là một con cá sấu, điều này đã chứng minh rằng nó thuộc loại có trí khôn. Vị này chính là “Con Rồng Minh Triết”, hay Manas, Linh Hồn của Con Người, Cái Trí, nguyên khí Trí Tuệ theo triết học nội môn của chúng ta, nó được gọi là Nguyên Khí Thứ Năm (Fifth Principle).
Trong Tử Vong Kinh (Book of the Dead) hay trong quyển Nghi Lễ (Ritual), người ta nói là người quá vãng “được thần thánh hoá” dưới ký hiệu của một Đấng Cao Cả có dạng xác ướp với đầu cá sấu:
Ta là con sấu điều khiển sự sợ hãi, Ta là vị thần cá sấu chủ trì linh hồn mọi người khi xuống thế. Ta là thần cá sấu sẽ đem đến cho mọi người sự chết chóc.
Đó là điều ám chỉ việc huỷ hoại sự trong sạch của linh hồn thiêng liêng khi con người đạt được sự hiểu biết về điều thiện và điều ác, nó cũng ám chỉ những vị thần “sa đoạ” (“fallen” Gods) của mọi khoa thần phổ học.
Ta là con cá của thần Horus vĩ đại [vì Makara là “Cá Sấu” vận cụ của thuỷ thần [Varuna]. Ta hoà mình trong cõi Thiên Đàng (Sekhem) ( ).
Câu sau chót này củng cố và nhắc lại triết lý của Phật Giáo Bí Truyền vì nó ám chỉ Nguyên Khí Thứ Năm (Thể Trí) hay đúng hơn là cái phần thiêng liêng nhất của nguyên thể của khí thể này; sau khi con người từ trần, nó sẽ hoà hợp vào Atma-Buddhi, được Chơn Linh này thấu nhập và hợp nhất với Chơn Linh này. Vì cõi Thiên Đàng (Sekhem), một trạng thái chân phúc, là nơi trú ẩn hay là cõi (Loka) của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con (Horus-Osirus, hay là Từ Phụ và Hiếu Tử) nên do đó nó là cõi chân phúc (Devachan) của Chơn Linh (Atma-Buddhi). Trong Tử Vong kinh, người quá vãng được chứng minh là nhập vào cõi Thiên Đàng (Sekhem) với Đấng Cao Cả Horus-Thot và “xuất lộ trong đó như là một linh hồn trong sạch”. Người chết nói như vầy :
Ta thấy hình dáng của chính ta, cũng như nhiều kẻ khác biến dạng không ngừng… Ta biết rõ chương này. Ai biết được chương này … thì sẽ có được tất cả những loại hình dáng sống động ( ).
Dưới dạng công thức pháp thuật, khi đề cập tới cái được gọi là “quả tim truyền kiếp” (“ancestral heart”) hay khí thể luân hồi, Chơn Ngã (Ego) vĩnh cửu, người quá cố nói:
Hỡi quả tim của ta, quả tim truyền kiếp của ta vốn là nhu cầu đối với sự thay đổi hình dạng của ta, … trước vị thần nhân quả, ngươi đừng tách rời ra khỏi ta. Ngươi chính là phàm nhân ở trong lòng ta, là người bạn thiêng liêng đã trông nom xác thịt của ta [thể xác của ta] ( ).
Chính ở trong cõi Thiên Đàng (Sekhem) mà cái “Mặt Bí Mật” (“Mysterious Face”) này được giấu kín, đó là Chơn Nhơn bị phàm nhơn ảo ảnh che giấu, là con sấu tam phân của người Ai Cập, biểu tượng của Tam Nguyên đồng nhất hay là Tam Thể thượng (Triad) của con người tức là Chơn Thần thiêng liêng (Atma) Linh Hồn thiêng liêng (Buddhi) và Thượng Trí (Manas).
Một trong những sự giải thích ý nghĩa thực sự mặc dù bí ẩn của ký hiệu tôn giáo này của người Ai Cập thì không khó khăn gì. Con sấu là con vật đầu tiên chờ và đón nhận các tia lửa như thiêu đốt của mặt trời buổi sáng, thế là chẳng bao lâu sau, nó được dùng để nhân cách hoá sức nóng của mặt trời. Khi mặt trời mọc, điều này giống như là việc “linh hồn thiêng liêng đang làm linh hoạt các vị Thần linh” đến với thế gian, giữa nhân loại. Từ đó mới có khoa biểu tượng học dị thường này. Một xác ướp có một đầu cá sấu đã chỉ cho biết rằng đó là Linh Hồn xuống thế gian.
Trong tất cả những tài liệu bằng giấy chỉ thảo cổ xưa, con sấu được gọi là Sebekh (Cái thứ bảy), còn nói về mặt nội môn, nước cũng tượng trưng nguyên khí thứ năm; và như chúng tôi đã trình bày, ông Gerald Massey chứng minh rằng con sấu là “Linh Hồn thứ bảy, linh hồn cao siêu nhất trong số bảy linh hồn – nhà Linh Thị vô hình”. Ngay cả, nói về mặt công truyền, cõi Thiên Đàng (Sekhem) cũng là nơi trú ẩn của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con (God Khem) và Khem chính là thần Horus đã phục thù cho cái chết của cha Ngài là Osiris, do đó, Ngài đã trừng phạt Tội lỗi của con người khi con người trở thành một Linh Hồn không hoá thân. Như vậy, người chết “được thánh thiện hoá” (“Osirified”) đã trở thành vị thần Khem; Ngài “sẽ gặt lúa ở cánh đồng Aanroo” (cánh đồng lúa mì thứ nhì ở trên trời); nghĩa là Ngài gặt lấy sự khen thưởng hay là sự trừng phạt, vì cánh đồng này là nơi trú ẩn ở trên trời (Devachan) cõi Thiên Đàng, chổ ở của các vị thần linh, ở đó, người chết được ban cho lúa mì, thức ăn của sự công bình thiêng liêng. Nhóm thứ Năm các Thiên Thần được xem như hàm súc đặc tính lưỡng cực nhị nguyên của cả hai phương diện tâm linh và thể chất của vũ trụ. Có thể nói, đó là lưỡng cực của Mahat hay là Trí Tuệ của Vũ Trụ và tính chất nhị nguyên của con người, tâm linh và thể chất. Bởi đó, số Năm của nhóm nhân lên thành Mười, kết liên nhóm ấy với Cung Ma Kết (Makara) là cung thứ mười của vòng Hoàng Đạo.
 
g) NHÓM THỨ SÁU và THỨ BẢY (The SIXTH and SEVENTH) có đặc tính thấp hơn của Tứ thể hạ (Quaternary). Đó là những Thực Thể hữu thức, thể chất mong manh như sương và vô hình như chất Dĩ Thái, xuất phát từ nhóm trung ương đầu tiên gồm có Bốn vị Thiên Vương. Đến lượt các Nhóm ấy lại phóng phát ra vô số các nhóm nhỏ, nhóm thấp nhất là những tinh linh ngũ hành, gồm vô số loại, từ những loại vô sắc và không có thể chất - những TƯ TƯỞNG tuyệt đích của các Đấng sáng tạo ra chúng - dẫn xuống đến vi trần mà mắt người không nhìn thấy. Những vi trần này được coi như là các “linh hồn của nguyên tử” (“spirits of atoms”) vì chúng là những sinh vật có tri giác tuy không có trí khôn. Tất cả những sinh vật này đều chịu sự chi phối của luật nhân quả và phải thanh toán nghiệp quả trong mọi chu kỳ sinh hoạt. Vì, như GIÁO LÝ có dạy, ở trong Vũ Trụ này không có Sinh vật nào được ưu đãi như thế, dù trong Thái Dương Hệ này của chúng ta, hay ở trong Thái Dương Hệ khác, ở trong Bầu Thế Giới bên ngoài hay là ở trong những Bầu Thế Giới bên trong ( ), chẳng hạn như là những vị thiên thần của các tôn giáo phương Tây và của người Do Thái. Một vị Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohan) là thành quả của một cơ tiến hoá trường kỳ chứ không thể ngẫu nhiên sinh ra hay xuất hiện thình lình trong cõi sinh hoá như một vị Thiên Thần. Các Đẳng cấp Thiên Thần của Chu kỳ hiện tại sẽ được hoán chuyển qua những Bầu Thế Giới cao hơn và tiến hoá hơn trong Chu kỳ sinh hoạt tương lai và sẽ nhường chỗ cho một Đẳng cấp gồm những phần tử ưu tú chọn lọc trong hàng ngũ nhân loại chúng ta ngày nay. Thực Tại là một vòng chu kỳ bất tận trong cái Duy Nhất Trường Cửu Tuyệt Đối, trong đó diễn ra vô số chu kỳ nội tại, hữu hạn và tương đối. Những vị Thần minh ngẫu nhiên được sáng tạo nên sẽ không chứng minh được giá trị thực sự của mình. Bởi vậy, nhóm “Ba” và nhóm “Bốn” phải luân hồi chuyển kiếp như tất cả mọi chúng sinh. Hơn nữa, Nhóm Sáu này hầu như không thể tách rời hay cách biệt với con người, con người tiếp nhận tất cả nhóm ấy ngoại trừ những nguyên khí cao nhất và thấp nhất tức là tinh thần và thể xác. Còn năm nguyên khí trung gian là tinh hoa của những bậc Thiên Thần đó (Dhyanis). Triết gia Paracelsus gọi nhóm này là những vị thần hộ mạng (the Flagae); những người Thiên Chúa giáo gọi họ là những vị Thiên Thần che chở; các nhà Huyền bí học gọi họ là những Thuỷ Tổ của nhân loại. Họ là những vị Thiền Định Đế Quân có các nguyên tố thiêng liêng để cấu tạo thành những thân thể của các Ngài - thực vậy, các Ngài giống như con người, chỉ thiếu thể xác mà thôi.
Chỉ độc nhất có Chơn Thần thiêng liêng (Atma) là Điểm Linh Quang mà số Một trực tiếp sinh ra. Khi được hỏi làm thế nào để có thể như thế được? Làm thế nào để có thể quan niệm được các vị thần này hay là những vị thiên thần này đồng thời là các phân thân và những phàm ngã của các Ngài? Liệu có ý nghĩa tương tự như vậy không trong thế giới vật chất này nơi mà theo đường lối nào đó, đứa con lại là cha của nó, là máu huyết của cha nó, xương của cha nó và xác thịt của cha nó. Về điều này, các Đức Thầy đã trả lời: Thực sự là như vậy nhưng người ta phải đi sâu vào trong bí mật của SỰ SỐNG (mystery of BEING) trước khi người ta có thể hiểu được chân lý này một cách đầy đủ.
 
2. TIA SÁNG DUY NHẤT SINH RA NHIỀU TIA NHỎ HƠN. SỰ SỐNG CÓ TRƯỚC HÌNH THỂ VÀ SỰ SỐNG TỒN TẠI SAU KHI NGUYÊN TỬ CUỐI CÙNG BIẾN MẤT ( ). TIA SÁNG SỰ SỐNG, DUY NHẤT, XUYÊN QUA VÔ SỐ TIA KHÁC, GIỐNG NHƯ SỢI CHỈ XUYÊN QUA CHUỖI HẠT (MANY BEADS) ( ).
Câu kinh này diễn tả quan niệm về đường Kim Quang (Sutratma) chạy xuyên qua những thế hệ liên tiếp, là một quan niệm hoàn toàn của kinh Phệ Đà mà chúng ta đã giải thích ở đâu đó rồi. Vậy thì làm thế nào để giải thích câu này? Người ta phải nhờ đến một sự so sánh, một minh hoạ quen thuộc mặc dù tất nhiên là thiếu sót (tất cả những sự so sánh tương đồng khả dụng của chúng ta đều phải chịu như vậy). Tuy nhiên, trước khi trông cậy vào cách so sánh này, tôi muốn hỏi, đối với bất cứ người nào trong chúng ta, khi chúng ta khảo sát tiến trình phát triển và lớn lên của một bào thai thành ra đứa trẻ khoẻ mạnh, nặng lối vài cân Anh ( ) thì điều này có không được tự nhiên hay thậm chí “siêu nhiên” chăng? Tiến triển từ cái gì? Từ một phần của một tiểu noãn cực kỳ bé nhỏ và một con tinh trùng. Rồi thì chúng ta sẽ thấy đứa bé lớn lên thành một người cao lối 6 bộ (độ 1,8m – LND)! Điều này nhằm nói tới sự bành trướng của vật chất và của nguyên tử, từ một vật nhỏ như vi sinh vật, cho đến một vật nào đó cực đại, từ một vật không thấy được bằng mắt trần, cho đến vật khách quan và thấy được. Khoa học đã trình bày tất cả các điều này, và tôi dám nói là, những lý thuyết về phôi sinh học, về sinh vật học và về sinh lý học của khoa học thật là đúng chừng nào mà nó còn quan sát vật chất một cách đúng đắn. Tuy nhiên, hai sự khó khăn chính của phôi sinh học – nghĩa là những động lực gì có tác dụng tạo thành bào thai và đâu là nguyên nhân của “sự truyền đạt di truyền” của sự tương đồng về thể xác, về tình cảm hay về tư tưởng – chưa bao giờ người ta giải đáp một cách thoả đáng; nhưng khó khăn này cũng chưa bao giờ giải quyết được; cho đến khi nào các nhà khoa học hạ mình chấp nhận những lý thuyết của huyền môn. Nhưng nếu không có một người nào ngạc nhiên về hiện tượng hữu hình này, ngoại trừ việc này đã làm bối rối những nhà phôi sinh học, thì tại sao sự phát triển bên trong của cái trí chúng ta, sự tiến hoá của Linh Hồn Con Người thành ra Linh Hồn Thiêng Liêng, lại được xem như là, hoặc dường như là không thể nào có được hơn điều kia?
Những nhà Duy Vật Chủ Nghĩa và những nhà Tiến Hoá Chủ Nghĩa của phái Darwin, hẳn thật là dại dột khi chấp nhận những lý thuyết mới được chế ra của Giáo sư Weissman, tác giả quyển Beitrage Zur Descendenzlehre, về một trong hai sự bí mật của khoa phôi sinh học (như đã được chỉ rõ ở trên) mà dường như ông nghĩ mình đã giải quyết xong, vì khi điều này được giải quyết một cách đầy đủ, thì khoa học sẽ bước vào lãnh vực của huyền môn thực sự và vĩnh viễn vượt ra ngoài cả lãnh vực của sự thay hình đổi dạng như Darwin đã dạy. Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật, thì hai lý thuyết này không thể dung hoà được. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà Huyền bí học, thì lý thuyết mới này có thể giải quyết được tất cả những bí mật này. Người nào chưa biết được sự khám phá của Giáo sư Weissmann – ông đã có thời theo phái Darwin một cách nhiệt thành – thì nên mau chóng sửa chữa lại khuyết điểm này. Triết gia phôi sinh học người Đức này đã dẫm chân lên đầu cả hai triết gia Hy Lạp Hippocrates và Aristotle, và đã quay trở về giáo lý cổ truyền Ấn Độ, khi ông chứng minh rằng một tế bào cực tế vi trong số hàng triệu tế bào khác đang hoạt động trong việc cấu tạo nên một cơ thể động vật, chỉ một mình và không có sự trợ giúp nào, bằng cách tự phân thân một cách thường xuyên để sinh sản thêm mãi, đã quyết định hình dáng của một người (hay cầm thú) tương lai với những đặc tính thể chất, trí tuệ và tâm linh của nó. Chính tế bào đó ghi lại trên gương mặt hình dáng người ấy những nét đặc thù của cha mẹ y hay vị tổ tiên xa xôi nào đó. Cũng chính các tế bào đó truyền lại cho y những đặc tính trí tuệ và tinh thần của cha mẹ y hay tổ tiên y. Nguyên sinh chất (Plasm) ấy là cái phần bất diệt của thể xác chúng ta, chỉ là nhờ bởi phương pháp đồng hoá liên tiếp. Lý thuyết của Darwin quan niệm một tế bào phôi thai như cái tinh hoa hay tinh chất của tất cả những tế bào khác, đã bị loại qua một bên vì nó không thể giải thích hiện tượng di truyền. Chỉ có hai cách giải thích sự bí ẩn của di truyền. Một là chất liệu của chủng bào (germinal cell) có khả năng vượt qua toàn bộ chu kỳ biến thể đưa đến sự cấu tạo một cơ thể riêng biệt và sau đó đến việc sinh sản ra những chủng bào tương tự; hai là những chủng bào đó không hề sinh ra trong thể xác của một người mà trực tiếp xuất phát từ chủng bào tổ tiên cha truyền con nối, trải qua nhiều thế hệ lâu dài. Giáo sư Weissmann đã chấp nhận và khai triển giả thuyết sau này và ông đã truy nguyên cái phần bất diệt của con người đến tận tế bào đó. Sự việc diễn tiến đến đây có vẻ khả quan, và khi giả thuyết gần đúng hay được chấp nhận, làm sao các nhà sinh vật có thể giải thích sự xuất hiện đầu tiên của tế bào vĩnh cửu đó? Bằng cách nào tế bào phôi đó nảy sinh trong cơ thể con người trừ phi là y tự sinh ra chứ không do thai sinh, mà đột nhiên từ trên mây bay xuống?
Ta đây bổ túc Nguyên sinh chất Hồng trần (the Physical Plasm) nói trên, tức là “Chủng bào” (“Germinal Cell”) của con người có hàm chứa tất cả tiềm năng vật chất của nó với “Nguyên sinh chất Tâm Linh” (“Spiritual Plasm”) hay cái chất liệu vô hình chứa đựng năm nguyên khí thấp nhất của bậc siêu nhân có đủ Sáu nguyên khí, rồi ta sẽ nắm được bí quyết của vấn đề.
Bây giờ chúng ta hãy làm một sự so sánh hay đối chiếu.
Khi mầm mống của người nam được gieo vào tử cung người nữ, cái mầm đó không thể đâm chồi nảy lộc trừ phi nó được sinh động bởi năm loại khí lực [phóng ra từ nguyên khí] của “Thiên nhân lục thể” (“Six-fold Heavenly Man”). Bởi vậy Tiểu thiên địa (Microcosm) được biểu hiện bằng một hình năm góc (pentagon) ở trong một Ngôi Sao Sáu góc biểu tượng của Đại vũ trụ (Macrocosm) ( ).
Kế đó: những tác dụng của Sự Sống trên Trái Đất có tính cách ngũ nguyên (five-fold character). Trong nguyên tử khoáng chất, nó liên hệ đến những nguyên khí thấp nhất của Tinh Quân Địa Cầu (những Tinh Quân lục thể - the Six-fold Dhyanis). Trong tế bào thảo mộc, có liên hệ đến nguyên khí thứ nhì, tức Sinh khí (Prana). Trong tế bào động vật, nó liên hệ đến tất cả những nguyên khí trên, thậm chí thể thứ ba và thể thứ tư. Trong con người, cái mầm phải tiếp nhận đủ kết quả của năm nguyên khí. Nếu không thì khi sinh ra, y sẽ không hơn một con vật, y sẽ là một kẻ ngẩn ngơ, khờ khạo.
Như thế, chỉ có ở trong con người, Sự Sống mới có đầy đủ hoàn toàn. Còn nói về nguyên khí thứ bảy, nó chỉ là một trong những Tia Sáng (Beams) của Vầng Thái Dương Vũ Trụ (the Universal Sun). Mỗi nhân vật chỉ tiếp nhận được tạm thời những gì cần dùng rồi lại trả về cho cái nguồn gốc của chúng, trong khi thể xác y được cấu tạo hình thành bởi những Sinh vật thấp nhất của hạ giới, qua sự tiến hoá thể chất, hoá chất và sinh lý; trong quyển Khoa học bí truyền (Kabalah) và quyển Bí số của Can Đê có nói “những bậc Thánh thiện không có dính dáng gì với sự thanh luyện vật chất”.
Như thế, con người trong cái hình thức kiểu mẫu sơ khai, là hậu duệ của vị thuỷ tổ nhân loại (Pitris). Trong khía cạnh thể chất và tinh thần, y là hậu duệ trực tiếp của các vị tổ tiên hay Tinh Quân của Địa cầu. Về khía cạnh tâm lý, tinh thần và tâm linh, y được cấu tạo bởi một Nhóm những vị Thiên Thần mà tên gọi và tính chất sẽ được nêu ra trong quyển 3 và 4. Trên phương diện tập thể, con người là công trình tạo tác của nhiều đẳng cấp Tinh Quân khác nhau. Trong Giống dân thứ Năm thuần vật chất như hiện nay, Tinh Quân Địa Cầu của Giống Dân thứ Tư vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong con người; nhưng chúng ta đang tiến đến giai đoạn mà chu kỳ vãng phản của trào lưu tiến hoá sẽ vượt lên cao một cách rõ rệt, đưa nhân loại trở về đường lối song hành với Giống dân chánh thứ Ba nguyên thuỷ về mặt tâm linh. Trong thời kỳ thơ ấu, nhân loại gồm có toàn thể Đạo Binh Thiên Thần đó (that Angelic Host), các vị này là phần Tinh Thần nội tại làm sống động những thể xác khổng lồ của Giống dân thứ Tư, được cấu tạo bởi sự kết hợp của vô số Sinh vật vi khuẩn (countless myriad of Lives). Khoa học có thể tìm thấy các loại vi trùng và những sinh vật nhỏ li ti khác trong con người và cho rằng đó chỉ là những sinh vật nhất thời đột nhập vào cơ thể và gây nên bệnh tật. Huyền bí học – vốn nhận biết sự sống trong mỗi nguyên tử và phân tử dù là trong khoáng chất hay trong con người, trong không khí, lửa hay nước, khẳng định rằng toàn thân con người được cấu tạo bởi sự sống của những sinh vật đó. Những loại vi khuẩn nhỏ nhất ở dưới kính hiển vi có độ lớn so với chúng cũng giống như một con voi so với loài thảo mao trùng nhỏ nhất.
Những “thánh điện” (“tabernacles”) được đề cập tới ở trên đã được cải tiến về kết cấu và hình dạng đối xứng, phát triển cùng với Bầu hành tinh mang chúng, nhưng sự cải tiến về mặt vật chất đã làm phương hại đến Chơn Nhơn và Thiên Nhiên. Theo từng giống dân, ba nguyên khí giữa trên địa cầu và nơi con người, đã trở nên vật chất hơn; Linh Hồn lùi bước để nhường chỗ cho TRÍ NĂNG VẬT CHẤT (PHYSICAL INTELLECT): tinh hoa của các Hành (Elements) biến thành các nguyên tố vật chất và phức hợp mà ngày nay ta biết.
Con người chẳng phải và y cũng chẳng bao giờ có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh của “Đức Chúa Trời” (“Lord God”); nhưng y là con của Đấng Elohim đã bị độc đoán biến thành con số đơn giản và giống đực. Khi được giao cho trách nhiệm tạo ra con người theo hình ảnh của mình, các Đấng Dhyanis đầu tiên chỉ còn biết cách phóng chiếu các hình bóng của mình ra, dùng làm khuôn mẫu tinh tế để cho các Tinh Linh Ngũ Hành (Nature Spirits) vật chất tác động vào đó. Không còn nghi ngờ gì nữa là, xét về mặt vật chất, con người đã được tạo ra từ cát bụi của Địa Cầu, nhưng y có rất nhiều Đấng sáng tạo. Người ta cũng không thể nói là “Đức Chúa Trời phà Sinh khí vào lỗ mũi y”, trừ phi Đức Chúa Trời này được đồng nhất với “CUỘC SỐNG DUY NHẤT” (“ONE LIFE”), vô sở bất tại mặc dù vẫn vô hình, và trừ phi cũng tiến trình ấy được gán cho “Đức Chúa Trời” và mọi Linh Hồn sống động (living Soul), nó vốn là Sinh Hồn (Vital Soul hay Nephesh), chứ không phải là Tinh Thần Thiêng Liêng (Ruach), chỉ có nó mới bảo đảm cho con người một mức độ thiêng liêng bất tử mà không một con thú nào có thể đạt được trong chu kỳ lâm phàm này. Chính vì những sự phân biệt kém thoả đáng của người Do Thái, và bây giờ các nhà siêu hình học Tây phương, họ không thể hiểu được và vì thế không thể chấp nhận được một cái gì khác hơn là một con người có ba phần – Tinh Thần, Linh Hồn và Thể Xác (Spirit, Soul, Body) – nên “Sinh khí” (“Breath of Life”) đã bị lầm lẫn với “Tinh Thần” bất tử. Điều này cũng áp dụng trực tiếp cho các nhà thần học Tin Lành khi dịch một vài câu thơ trong quyển Phúc Âm ( ), họ đã hoàn toàn xuyên tạc ý nghĩa của nó. Người ta đã dịch lộn là “gió thổi nơi nào nó nghe thấy” thay vì “tinh thần đi đến nơi nào nó muốn” như trong nguyên bản, cũng như trong bản dịch của giáo hội Đông phương Hy Lạp.
Bác sĩ H. Pratt, tác giả thông thái và có tinh thần triết học của quyển Các Khía Cạnh Mới Của Sự Sống đã nhấn mạnh với độc giả rằng, theo người Hebrews, Nephesh Chaiah (linh hồn) :
…phát xuất từ, hoặc được tạo ra do sự thấm nhuần của tinh thần hay sinh khí, vào trong cơ thể linh hoạt của con người và phải thay thế cho tinh thần này trong cấu tạo đó của bản ngã - đến nỗi mà tinh thần bị chuyển vào, bị biến nhập vào linh hồn.
Theo ông, cơ thể con người phải được coi như là một cái khuôn viên, trong đó và từ đó, Linh Hồn (mà dường như ông trọng vọng hơn Tinh Thần) phải phát triển. Xét về mặt chức năng và hoạt động, chắc chắn là Linh Hồn cao siêu hơn, trong thế giới hão huyền hữu hạn này. Ông cho rằng Linh Hồn “rốt cuộc đã được tạo ra từ cơ thể linh hoạt của con người. Như vậy, tác giả đồng nhất hoá “Tinh Thần” (Atma) với “Sinh khí” không thôi. Các Huyền bí gia Đông phương sẽ phản đối phát biểu này, vì nó được dựa vào quan niệm sai lầm cho rằng Prana và Atma, hay Jivatma, cũng như nhau. Tác giả đã bênh vực luận chứng ấy bằng cách chứng tỏ rằng đối với người Hebrews, Hy Lạp thời xưa, thậm chí cả người La Tinh nữa, Ruach, Pneuma và Spiritus có nghĩa là Khí (Wind) - chắc chắn là đối với người Do Thái và rất có thể đối với người Hy Lạp và La Mã; từ ngữ Hy Lạp Anemos (Gió) và từ ngữ La Tinh Animus (Linh Hồn) có một quan hệ khả nghi với nhau.
Còn lâu ta mới thấy được điều này. Nhưng người ta khó lòng mà tìm thấy được một bãi chiến trường chính thống để quyết định vấn đề này vì Bác Sĩ Pratt dường như là một siêu hình gia thực tiễn, một loại tín đồ Do Thái Bí giáo thực nghiệm, trong khi các siêu hình gia Đông phương, nhất là tín đồ phái Phệ Đàn Đà, toàn là theo thuyết Duy Tâm. Các Huyền bí gia cũng thuộc về phái Phệ Đàn Đà cực kỳ bí truyền, và mặc dù họ gọi Sự Sống Duy Nhất (Parabraman) là Đại Linh Khí (the Great Breath) và Cơn Gió Lốc (Whirlwind), song họ đã tách rời hoàn toàn nguyên khí thứ bảy với vật chất, và phủ nhận rằng chẳng có liên hệ gì với vật chất.
Như vậy, triết lý về các liên hệ tâm linh, tinh thần và trí tuệ của con người với các cơ năng vật chất của y hầu như rối mù lên. Hiện nay, chẳng ai hiểu đúng được tâm lý học Ai Cập cũng như Cổ Ấn Âu, người ta cũng không thể lĩnh hội được chúng nếu không chấp nhận phép phân chia ra làm bảy của Nội môn bí giáo, hoặc ít ra là phép phân chia ra làm năm của phái Phệ Đàn Đà, đối với các nguyên khí nội tại của con người, nếu không chịu làm như vậy, người ta sẽ không bao giờ quán triệt được các quan hệ siêu hình và thuần tuý tâm linh cũng như là về sinh lý giữa các Thiền Định Đế Quân tức các Thiên Thần (Angels) trên một cảnh giới và Nhân Loại trên một cảnh giới khác. Đến nay, chưa có tác phẩm Nội môn nào của người Ấn Âu Đông Phương đã từng được xuất bản, nhưng chúng ta có các cuộn giấy chỉ thảo của người Ai Cập, chúng đề cập rõ ràng tới bảy nguyên khí, hay “Bảy Linh Hồn của Con Người” (“the “Seven Soul of Man”). Tử Vong Chân Kinh trình bày một danh sách hoàn chỉnh gồm những sự biến thể mà mọi người quá cố đều phải chịu, trong khi lột bỏ từng nguyên khí một – vì để cho rõ ràng, chúng ta đã được thể hiện thành ra các thực thể hoặc các thể tinh anh. Vả lại, ta phải nhắc nhở những kẻ nào đang ra sức chứng tỏ rằng người Cổ Ai Cập không hề dạy Thuyết Luân Hồi, nhớ là, người ta bảo rằng Linh Hồn (Chơn Ngã) đang sống trong Vĩnh Cửu: nó có tính chất bất tử, đồng thời tồn tại và biến mất với cái tàu Thái Dương, nghĩa là trong chu kỳ thiết yếu. “Linh Hồn” này xuất lộ từ Tiaou (cõi của Nguyên Nhân của Sự Sống), ban ngày đến gặp người sống trên trần thế còn ban đêm lại quay về Tiaou. Điều này trình bày những kiếp luân hồi của Chơn Ngã ( ).
Hình bóng (Shadow), tức Thể Phách (Astral Form), bị huỷ diệt, bị Uraeus ngấu nghiến ( ) các Manes (các vong linh) sẽ bị tiêu diệt, hai anh em sinh đôi (Nguyên khí thứ Tư và thứ Năm) sẽ chia tay nhau; nhưng con Chim Linh Hồn, con chim Én Thần Linh và Uraeus của Ngọn Lửa (Manas và Atma-Buddhi) sẽ sống trong vĩnh cửu vì chúng là chồng của mẹ mình.
Giữa nội môn bí giáo của người Ấn Âu tức là Bà La Môn và Nội môn Bí giáo của người Ai Cập, có một sự tương tự gợi ý khác. Nội môn bí giáo của người Ấn Âu gọi các vị Pitris là các “Nguyệt Tinh Quân” (“Lunar Ancestors”) của loài người, còn người Ai Cập tôn vị Nguyệt Thần (That-Esmun) là Tổ Phụ đầu tiên của nhân loại.
Nguyệt Thần (Moon-God) này biểu lộ Bảy quyền năng tự nhiên có trước y và kết tinh nơi người y như là bảy linh hồn mà y là kẻ biểu lộ trên cương vị Linh Hồn Thứ Tám [vì thế mới có bầu thế giới thứ tám]… Bảy tia sáng của Heptakis hay Iao của người Can Đê trên các tảng đá Ngộ Đạo (Gnostic stones), cũng biểu lộ bảy linh hồn ấy… Ta thấy hình dạng đầu tiên của thất nguyên huyền bí hiện diện trên trời nơi bảy ngôi sao lớn của Đại Hùng Tinh, chòm sao mà người Ai Cập gán cho Mẹ của Thời Gian và của bảy Mãnh Lực Ngũ Hành ( ).
Mọi người Ấn Độ đều biết rằng chòm sao này tượng trưng cho Bảy Thánh Hiền (Rishis) và được gọi là Riksha và Chitrashikandin.
Dòng nào giống nấy (Like alone produces like). Trái Đất ban cho Con Người hình hài sắc tướng, chư Thần Linh (Dhyanis) ban cho y năm nguyên khí nội tại. Hình bóng tâm linh, mà chư Thần Linh thường là nguyên khí làm linh hoạt. TINH THẦN (Atma) là đơn nhất và kết hợp mạch lạc. Nó không ở trong Tiaou.
Thế Tiaou là cái gì vậy? Việc thường xuyên ám chỉ nó trong Tử Vong Chân Kinh bao hàm một điều bí mật. Tiaou là Con đường của Mặt Trời Đêm (Night-Sun), hạ bán cầu, tức vùng địa ngục của người Ai Cập, họ xác định nó ở phía bị che khuất của Mặt Trăng. Trong nội môn bí giáo của họ, con người xuất phát từ Mặt Trăng - vốn là một bí nhiệm tam phân, vừa thuộc về thiên văn học, vừa thuộc về sinh lý học, vừa có tính cách tâm linh; y trải qua toàn bộ chu kỳ sống rồi lại trở về sinh quán, trước khi xuất phát từ đó. Như thế, người ta trình bày là người quá cố tới phương Tây, được Osiris phán xét, phục sinh thành thần Horus và chu lưu quanh các bầu trời tinh đẩu (sidereal heaven), đó là ẩn dụ việc y bị thấu nhập vào Ra (Mặt Trời); rồi sau khi đã băng qua Noot, Vực Thẳm ở trên Trời (the Celestial Abyss), một lần nữa y lại quay về Tiaou; một thấu nhập vào Osiris với tư cách là Thần của sự sống và sự sinh sản, Ngài ngự trị nơi Mặt Trăng. Plutarch ( ) có trình bày người Ai Cập cử hành một lễ gọi là “sự xâm nhập của Osiris vào Mặt Trăng”. Trong quyển Nghi Lễ (Ritual) ( ), người ta hứa hẹn là vẫn còn sự sống sau khi chết; và sự đổi mới cuộc sống được đặt dưới quyền bảo trợ của Osiris-Lunus, vì Mặt Trăng là biểu tượng của sự tái sinh luân hồi, vì cứ mỗi tháng nó lại tăng trưởng, suy vi, tiêu vong và tái xuất hiện. Trong quyển Dankmoe ( ) có dạy: “Osiris Lunus đã giúp mi canh tân”. Còn Sabekh nói với Seti I: “Mi hãy canh tân mình như Thần Lunus, khi còn là một đứa bé” ( ). Nó còn được giải thích rõ rệt hơn trong một cuộn giấy chỉ thảo ở Viện Bảo Tàng Louvre ( ): “Các cặp và các cuộc thụ thai thật là đầy dẫy khi người ta thấy Osiris Lunus trên trời vào ngày đó”. Osiris dạy: “Mỗi chùm tia sáng đơn độc rực rỡ của Mặt Trăng ơi! Ta xuất phát từ hằng hà sa số các vì tinh tú đang chu lưu… Hãy mở Tiaou cho ta, cho Osiris N. Ta sẽ xuất phát vào ban ngày để làm điều mà Ta phải thực hiện trong đám sinh linh” ( ) – nghĩa là tạo những sự thụ thai.
Osiris là “Thần biểu lộ nơi sự sinh sản”, vì cổ nhân còn biết nhiều hơn những người thời nay về các tác dụng huyền bí thật sự của nguyệt thể (lunar body) đối với các điều bí mật về sự thụ thai. Trong các hệ thống xưa nhất, ta thấy Mặt Trăng luôn luôn là có nam tính. Như thế, đối với người Ấn Độ, Soma là một loại sở khanh Tinh Đẩu (sidereal Don Juan), một “Thánh Vương”, một người cha (mặc dù không chính thống) của Budha tức Minh Triết. Điều này nhằm nói tới Huyền Linh Học, một thứ minh triết được thu thập nhờ hoàn toàn làm quen với bí mật của Mặt Trăng, kể cả các bí mật của sự sinh dục. Và sau này, khi Mặt Trăng có liên quan tới các nữ thần như Diana, Isis, Artemis, Juno v.v… thì sự liên hệ này cũng là do sự quán triệt được sinh lý học và nữ tính, về mặt thể xác cũng như về mặt tâm linh ( ).
Nhưng trước hết, Mặt Trời và Mặt Trăng chỉ là những vị thần linh hữu hình và có thể nói là có những tác dụng rành rành về mặt tâm linh và sinh lý – Cha và Con – trong khi Không Gian hay Không Trung (Space or Air) nói chung, tức cái Bầu trời rộng mở mà người Ai Cập gọi là Noor, lại là Tinh Thần hay Linh Khí (Spirit or Breath) ẩn tàng của cả hai. “Cha và Con” có cùng các chức năng có thể thay đổi lẫn nhau và cộng tác với nhau một cách hài hoà nhằm tác dụng vào bản chất và nhân loại trên trần thế; vì vậy, tuy là Hai Thực Thể cá biệt, họ được coi như là MỘT. Cả hai đều là những bậc trượng phu và cả hai đều có những công tác riêng biệt, mặc dù kết hợp, nhằm tạo ra sự sinh sản của Nhân Loại. Xét theo quan điểm vũ trụ và thiên văn, có quá nhiều điều đã được xem xét và diễn đạt bằng ngôn từ biểu tượng, chúng đã trở thành thần học và giáo điều trong các giống dân mới đây của chúng ta. Nhưng đàng sau bức màn biểu tượng Chiêm Tinh và Vũ Trụ này, có các Bí nhiệm huyền linh về Nhân loại học và nguồn gốc bản sơ của con người. Và về vấn đề này, không một kiến thức nào về các biểu tượng hay thậm chí không một chìa khoá nào để giải ngôn ngữ biểu tượng hậu đại hồng thuỷ của người Do Thái, có thể giúp ích gì được, ngoại trừ việc đề cập tới cái đã được trình bày trong các Thánh kinh công truyền của nhiều nước, mặc dù đã được che giấu một cách khéo léo, toàn bộ những kiến thức này chẳng qua chỉ là một phần nhỏ nhất của lịch sử sơ khai chân chính của mỗi dân tộc; vả lại cũng như trong Thánh kinh Hebrew, chúng thường chỉ đề cập tới cuộc sống trần thế của con người, chứ không phải là cuộc sống thiêng liêng của quốc gia đó. Yếu tố tâm linh và tinh thần ấy lại thuộc về các BÍ PHÁP (MYSTERIES) ( ) và sự ĐIỂM ĐẠO (INITIATION). Có những điều không bao giờ được ghi trên những cuộn giấy, nhưng lại được khắc trên những tảng đá hoặc trong những hầm mộ dưới đất, chẳng hạn như trong vùng Trung Á.
Tuy nhiên, có một dạo, toàn thể thế giới đều hiểu biết như nhau, và con người biết về nguồn gốc của mình nhiều hơn mức hiện nay; và như thế, họ biết rằng mặc dù có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự cấu tạo và những sinh trưởng của cơ thể con người, Mặt Trời và Mặt Trăng không phải là các nguyên nhân trực tiếp của việc y xuất hiện trên Trần Thế (Earth); đó là vì thực ra, các tác nhân này chính là các Quyền năng thông tuệ và linh động mà các nhà Huyền bí gọi là các Đế Quân.
Về vấn đề này, một học giả vẫn từng hâm mộ Nội môn bí giáo Do Thái cho ta biết rằng :
Kinh Kabalah nói rõ rằng Elohim là một điều “trừu tượng nói chung”, cái mà trong toán học ta gọi là “một hệ số không đổi” (“a constant co-efficient”) hoặc là “một hàm số tổng quát” (“a general function”), tham gia vào mọi cấu trúc, không riêng cái nào; nghĩa là tỷ số chung của 1 với 31415, các con số của Elohim và của các Thần Linh Tinh Tú (Astro-Dhyanic).
Nhà Huyền bí Đông phương xin trả lời điều này như sau: Đúng vậy, họ là một điều trừu tượng đối với các giác quan vật chất của ta. Tuy nhiên đối với các tri giác tinh thần và nội linh nhãn của ta, Elohim hoặc các Thần Linh (Dhyanis) cũng chẳng có gì trừu tượng hơn linh hồn và tinh thần của ta đối với chính chúng ta. Nếu bác bỏ điều này, thì cũng có nghĩa là bác bỏ điều kia, vì đó là Thực Thể sinh tồn nơi chúng ta (the surviving Entity in us), một phần là phân thân trực tiếp của các Thực Thể thiêng liêng ấy, còn một phần chính là các Thực Thể ấy. Có một điều chắc chắn là người Do Thái hiểu rất rõ về thuật phù thuỷ và nhiều mãnh lực ác hại khác nhau, nhưng ngoại trừ một vài bậc đại tiên tri và linh thị như Daniel và Ezekiel – Enoch thuộc về một giống dân xa xưa hơn với tư cách là tính chất chung và không thuộc về bất kỳ quốc gia nào, mà thuộc về tất cả - họ chẳng biết bao nhiêu, và họ cũng chẳng bàn tới Huyền bí học thiêng liêng thực sự; đặc tính quốc gia của họ trái ngược với bất cứ điều gì không có liên quan trực tiếp tới các quyền lợi cá nhân bộ lạc và dân tộc của họ - chứng kiến các bậc tiên tri của chính họ và những lời nguyền rủa được những vị ấy tuôn xối xả lên “giống dân cứng cổ”. Nhưng ngay cả kinh Kabalah cũng vạch rõ sự liên hệ trực tiếp giữa các Đấng Sephiroth hoặc Elohim với con người.
Do đó, khi người ta chứng minh rằng việc kinh Kabalah đồng nhất hoá Jehovah với Binah (một Sephira nữ tính) còn bao hàm một ý nghĩa bán huyền linh, thì bấy giờ và chỉ bấy giờ, các nhà Huyền linh học mới sẵn sàng truyền thụ minh triết hoàn thiện cho tín đồ Do Thái Bí giáo. Cho tới lúc đó, người ta vẫn khẳng định rằng vì Jehovah (theo ý nghĩa trừu tượng là Thần Linh đang sống động duy nhất) là một con số đơn giản, một điều bịa đặt siêu hình và chỉ là một thực tại khi được đặt đúng chỗ với vai trò là một phân thân và một Sephira, nên ta có quyền khẳng định rằng kinh Zohar, điển hình là kinh Bí Số, dù sao đi nữa, cũng trình bày thời nguyên thuỷ cùng một giáo lý như chúng ta (nghĩa là khiến cho con người không hề xuất phát như một Thiên Nhân duy nhất (one Celestial Man), mà lại xuất phát từ một Nhóm gồm Bảy Thiên Nhân, tức Thiên Thần, chẳng hạn như trong Pymander, Tư Tưởng thiêng liêng) trước khi mà các tín đồ Do Thái Bí giáo Thiên Chúa đã xuyên tạc nó và họ vẫn còn trình bày giáo lý ấy.
3. KHI MỘT BIẾN THÀNH HAI, THÌ BỘI SỐ BA HIỆN RA (a). BA LÀ ( ) MỘT; VÀ ĐÓ LÀ SỢI CHỈ CỦA CHÚNG TA, HỠI ĐỆ TỬ, TRÁI TIM CỦA CÂY NGƯỜI (MAN-PLANT), GỌI LÀ SAPTAPARNA (b).
(a) “Khi cái Một trở thành cái Hai, cái Ba xuất hiện”, nghĩa là khi cái Một Trường Cửu phản ánh vào cõi Biểu Lộ, thì sự phản ánh đó, tức là cái “Tia Sáng” phân hoá “Không Gian Thuỷ” (“Water of Space”). Tử Vong Kinh dạy: “Nhờ vào đại quyền năng của linh từ của Ngôi Mặt Trời Trung Ương, nhờ vào ánh quang huy chói lọi của Tia Sáng Nguyên Thuỷ (the Ray of Primordial Light) xua tan mọi bóng đêm, Hỗn Mang không còn nữa. Hỗn Mang biến thành thư hùng lưỡng tính, còn Nước được Ánh Sáng ấp ủ và Đấng Tam Phân được xạ ra như là đứa con “đầu lòng” của nó. Trong chu kỳ ấy, “Ra [tức là Osiris Ptah] tạo ra Chân tay của chính mình [giống như Brahma] bằng cách tạo ra những vị Thần được dùng để nhân cách hoá các thời kỳ của Ngài” ( ). Thần Ra của người Ai Cập xuất phát từ THÁI UYÊN (the DEEP), là Linh Hồn Vũ Trụ Thiêng Liêng đang biểu lộ, Narayana (Purusha “ẩn tàng trong Tiên Thiên Khí và hiện diện trong Dĩ Thái”) cũng vậy.
Đó là sự giải thích siêu hình, nói về lúc bắt đầu Cơ tiến hoá, hoặc đúng hơn là Thần phổ học (Theogony). Khi được giải thích theo một quan điểm khác, ý nghĩa của ĐOẠN KINH đề cập tới sự bí mật của con người và nguồn gốc của y còn khó hiểu hơn nữa. Đó là một quan niệm rõ ràng về câu: “Cái Một trở thành Hai và kế đó biến thành Ba”, người học đạo cần phải thấu triệt ý nghĩa của cái gọi là Cuộc Tuần Hoàn. Nếu tham khảo quyển Phật Giáo Bí Truyền – tác phẩm đầu tiên để thử phác hoạ giáo lý về nguồn gốc vũ trụ cổ sơ một cách gần đúng – y sẽ thấy rằng một Cuộc Tuần Hoàn có nghĩa là cuộc tiến hoá của mọi loài khoáng thạch, thảo mộc và động vật (gồm luôn cả loài người đứng đầu loài động vật) trên bảy Bầu thế giới của Dãy hành tinh hiện tại ( ) trong suốt thời gian của một chu kỳ sinh hoạt mà Ấn giáo gọi là “một Ngày của Brahma”. Tóm lại, đó là một vòng chu chuyển của cái “Bánh Xe lớn”, (Dãy Hành Tinh chúng ta) gồm có bảy Bầu thế giới, mỗi bầu thế giới này cũng được gọi là “Bánh Xe” nhỏ riêng biệt. Khi cuộc tiến hoá đã diễn ra trên cái đà đi xuống để sáp nhập vào vật chất từ Bầu A đến Bầu G, thì đó là một Cuộc Tuần Hoàn. Ở khoảng giữa của vòng chu chuyển thứ tư, tức là Cuộc Tuần Hoàn hiện tại, “Cơ tiến hoá đã đạt tới mức tột điểm của sự tiến bộ vật chất, được thể hiện bằng con người với một thể xác kiện toàn và từ điểm đó trở đi, mới bắt đầu diễn trình tiến hoá về tinh thần”. Ta không cần lặp lại tất cả những điều này, vì nó đã được giải thích tỉ mỉ trong quyển Phật Giáo Bí Truyền. Tuy nhiên, điều đã chỉ được đề cập tới sơ sài (thế mà chỉ một ít điều nói ra cũng làm lầm lạc biết bao nhiêu người!) là nguồn gốc của con người, và bây giờ, ta có thể soi sáng thêm một chút nữa về điều này, chỉ đủ cho ĐOẠN KINH trở nên dễ hiểu hơn, vì diễn trình này sẽ được giải thích tỉ mỉ một cách chính thức trong Quyển 3 và 4.
Mỗi Cuộc Tuần Hoàn (trên nấc thang đi xuống thấp) chỉ là sự tái diễn dưới một hình thức cụ thể hơn của Cuộc Tuần Hoàn trước đó, cũng như mỗi Bầu thế giới chí đến Địa Cầu là Bầu thứ Tư, là một sự tái diễn trong hình thể đông đặc và vật chất hơn của Bầu thanh nhẹ trước đó theo trật tự nối tiếp nhau liên tục trong ba cõi cao hơn ( ). Trên đường thăng tiến của vòng cung đi lên, Cơ tiến hoá thăng hoa tính chất toàn diện của vạn vật đưa nó lên ngang mức độ của cõi giới trên đó nằm hai Bầu song đôi đối diện nhau. Kết quả là khi trào lưu tiến hoá đã đi đến Bầu thứ bảy (của bất cứ Cuộc Tuần Hoàn nào), tính chất mọi vật đang tiến hoá lại trở về trạng thái cũ của nó như lúc khởi điểm, nhưng mỗi lần như vậy, lại có thêm một trình độ mới và cao hơn trong những trạng thái tâm thức. Như thế, cái gọi là nguồn gốc con người trong cuộc tuần hoàn hiện tại hay trong chu kỳ sinh hoạt trên Địa Cầu, hẳn phải là ở cùng một vị trí trong cùng một qui mô trật tự giống như trong Cuộc Tuần Hoàn trước. Lại nữa, ta nên nhớ rằng công việc của mỗi Cuộc Tuần Hoàn được đặt dưới sự giám sát điều khiển của một Nhóm các Đấng Sáng Tạo hay Kiến Trúc khác nhau. Cũng y như thế, diễn trình tiến hoá của mỗi Bầu thế giới cũng được đặt dưới sự trông nom, dìu dắt của các Đấng Tạo Tác (Builders) hay Giám Sứ (Watcchers) thuộc các đẳng cấp Thiền Định Đế Quân khác nhau.
Như vậy, các Đấng Tạo Tác trong đẳng cấp có sứ mạng sáng tạo nên con người thuộc về một nhóm đặc biệt. Chữ “sáng tạo” (“creator”) này không phải là một danh từ chính xác mà chỉ để dùng tạm, vì không một tôn giáo nào tin tưởng nơi thuyết sáng tạo từ chỗ hư vô như đạo Thiên Chúa và Do Thái, mà là tin ở thuyết tiến hoá từ những chất liệu đã có từ trước.
Nhóm này tạo nên con người sơ khai (hãy còn là hình bóng chưa có thể xác tạm gọi là “người bóng” (“shadowy man”) trong Chu kỳ hiện tại, cũng như một nhóm khác thiêng liêng cao cả hơn nữa đã sáng tạo ra con người trong cuộc Tuần Hoàn thứ Ba. Đó là Nhóm thứ Sáu (trên nấc thang từ trên đi xuống của giai tầng tâm linh) có nhiệm vụ tạo nên Tinh Thần hãy còn mờ ảo như cái bóng trong suốt và thanh nhẹ như sương của con người tương lai. Nhóm thứ Bảy và cuối cùng là cấp đẳng Tinh linh ngũ hành, có nhiệm vụ trợ giúp trong việc cấu tạo lần hồi hình dáng và thể xác con người, làm cho y có được xác phàm rắn chắc như hiện nay. Đẳng cấp thứ Năm gồm những Đấng Cao Cả cai quản chòm sao Ma Kết (Capricorn) ở Ấn Độ và ở Ai Cập, có nhiệm vụ sửa soạn cái hình thể trống rỗng và thanh nhẹ như dĩ thái, để cấu tạo nên con người biết suy tư và duy lý như ngày nay. Đó là một trong những vấn đề được giữ bí mật và không thể tiết lộ cho công chúng. Thật vậy, đó là một điều BÍ HIỂM (MYSTERY) đối với thế nhân phàm tục, chỉ biết hạn chế Tâm Thức con người, chứ không hề chấp nhận sự hiện diện của những Đấng Tâm Linh Cao Cả, có ý thức sáng suốt thông tuệ trong Vũ Trụ. Trong số những Thực Thể Tâm Linh, có nhiều vị đã chuyển kiếp hoá thân trong những xác phàm kể từ lúc con người bắt đầu xuất hiện và cho đến ngày nay, vẫn hiện tồn một cách độc lập, tự tại như thuở nào khi các vị tiêu diêu ở các cõi cao trong Không Gian vô tận…
Nói rõ hơn, một thực thể vô hình có thể hiện diện trong xác phàm trên thế gian mà vẫn không từ bỏ cương vị và chức vụ của mình trên cõi cao. Nếu cần phải giải thích thêm, độc giả hãy nhớ lại những trường hợp tương tự trong “Giáng ma học” (“Spiritualism”), tuy rằng những trường hợp đó rất hiếm. Ít nhất, hãy xét về tính chất của những Thực Thể đã chuyển kiếp hay đang tạm thời nhập xác đồng tử (các “Vong linh”[“spirits”] thỉnh thoảng nhập xác các đồng tử không phải là các Chơn Thần [Monads] hay những nguyên khí cao của những nhân vật đã bỏ xác). Một “vong linh” đó chỉ có thể là hồn người chết bao bọc trong thể vía còn vấn vương ở Cõi cảm dục [Elementaries], hoặc là những vị hoá thân (Nirmanakaya). Cũng như một vài người hoặc là do việc có một cơ cấu đặc biệt, hoặc do việc thủ đắc được kiến thức huyền bí, có thể xuất hiện được trong thể “phách” (“double”) trong khi xác thân của họ ở cách xa đó hàng triệu dặm; cũng vậy, trong trường hợp những Đấng Cao Cả điều này cũng có thể xảy ra.
Xét về mặt triết học, con người có hình dáng bên ngoài chỉ giống như một động vật, chẳng hoàn thiện hơn bao nhiêu so với vị Tổ Phụ giống như khỉ của y trong cuộc Tuần Hoàn thứ Ba. Y là cơ thể sống động, chứ không phải là một thực thể linh động, vì muốn nhận thức được sự tồn tại, thì cần phải có ngã thức, một con vật chỉ có trực thức hay bản năng. Cổ nhân hiểu điều này rõ rệt đến nỗi mà ngay các tín đồ Do Thái Bí giáo cũng coi linh hồn và sắc tướng như là hai thực thể đối lập nhau. Trong quyển Các Khía Cạnh Mới của Sự Sống, tác giả đã vạch rõ giáo lý của Do Thái Bí giáo như sau:
Họ cho rằng xét về mặt chức năng, tinh thần và vật chất có độ mờ đục và tỷ trọng tương ứng, có khuynh hướng cố kết; họ cũng cho rằng trong tình trạng thoát xác, các vong linh được tạo ra như vậy, được cấu tạo trên một qui mô mà độ trong hoặc đục của tinh thần hay vong linh chưa được tạo ra, được mô phỏng theo đó. Họ cũng cho rằng trong khi hoá thân, các vong linh này hấp dẫn, chiếm hữu, đồng hoá tinh linh và tinh linh chất vốn có tình trạng phù hợp với tình trạng của chính chúng… Do đó, họ dạy rằng tình trạng của các vong linh được tạo ra khác nhau rất nhiều, trong khi thế giới tâm linh (spirit-world) và thế giới vật chất (world of matter) kết hợp sâu xa với nhau, các vong linh mờ đục đang thoát xác, bị thu hút về phía những vùng thô trược của thế giới vật chất, và do đó, hướng về trung tâm của địa cầu, ở đó, họ tìm thấy hoàn cảnh thích hợp nhất với tình trạng của họ; trong khi đó, các vong linh trong suốt (transparent spirits) chuyển sang bầu hào quang hành tinh, các vong linh trong sạch nhất ngự nơi mặt trăng ( ).
Điều này chỉ liên quan độc nhất đến các Tinh Linh (Elemental Spirits), chứ không dính dáng gì đến các Mãnh Lực Thông Tuệ Hành Tinh, Tinh Thần, Tinh Đẩu, Vũ Trụ hoặc Liên Dĩ Thái (Inter-Etheric), tức là các “Thiên Thần” (Angels) theo lối nói của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Các tín đồ Do Thái Bí giáo, nhất là các Huyền bí gia thực hành chuyên lo về pháp thuật nghi lễ, chỉ quan tâm tới các vong linh của các hành tinh và cái gọi là các “Tinh Linh” (“Elementals”). Do đó, đoạn nêu trên chỉ bao hàm một phần của Nội môn bí giáo.
Linh Hồn (Soul) có hiện thể là thể phách (astral) có thể chết đi mà con người vẫn còn sống trên trần thế. Điều này có nghĩa là linh hồn có thể cao chạy xa bay và rời khỏi tổ ấm của mình vì nhiều lý do, chẳng hạn như vì điên, hoặc vì tinh thần hay thể xác bị suy đồi v.v.. Sự việc “Linh Hồn”, nghĩa là Chơn Ngã Tâm Linh vĩnh cửu, ngự nơi các thế giới vô hình, trong khi hình hài sắc tướng vẫn tiếp tục sống trên Trần Thế, là một giáo lý vô cùng huyền bí, nhất là trong Triết học Trung Quốc và Phật giáo. Có biết bao nhiêu kẻ không có linh hồn giữa chúng ta (soulless men amongus), bởi vì trường hợp này chẳng những xảy ra đối với kẻ duy vật độc ác (wicked materialists) mà còn xảy ra cả những “bậc thánh thiện không còn vướng vòng tục luỵ, không còn tái sinh luân hồi nữa” ( ).
Do đó, vì không có thể xác ngăn trở nữa nên các Đấng Thần Quân (Dhyanis) còn có thể thực hiện hoàn hảo hơn những gì mà người sống (điểm đạo đồ) có thể thực hiện được. Đây là niềm tin tưởng của những người sống trước thời đại hồng thuỷ (Antediluvians), nó đã nhanh chóng biến thành niềm tin tưởng vào “Giáng ma học” của giới trí thức hiện đại, họ cũng tin tưởng vào các Giáo Hội La Mã và Hy Lạp vốn dạy rằng các thiên thần của họ hiện diện khắp mọi nơi. Các tín đồ Bái Hoả giáo xem các Đấng Amshaspends của mình như là các thực thể lưỡng phân (Ferouers), và áp dụng lưỡng nguyên này – ít ra là trong Nội môn bí giáo – cho mọi cư dân thiêng liêng và vô hình của vô số bầu thế giới hữu hình trong không gian. Ta thấy bằng chứng hùng hồn của tính chất đại đồng thế giới của giáo lý này trong một chú giải của Damascius (thế kỷ thứ 6) về các Sấm giảng (Oracles) của người Can Đê; ông dạy: “Trong các Sấm giảng này, bảy Đấng Kiến Tạo Thế Giới [các Cột Trụ của Thế Giới] mà Thánh Paul cũng có đề cập tới, chia ra làm hai nhóm, một nhóm có nhiệm vụ cai quản các thượng giới, (các thế giới tinh thần và tinh đẩu), còn nhóm kia chỉ đạo và giám sát các thế giới vật chất”. Đó cũng là quan niệm của Iamblichus, ông đã phân biệt rõ rệt các Tổng Thiên Thần (Archangels) với các Đấng Archontes ( ).
Điều trên có thể được áp dụng cho sự phân biệt giữa các cấp đẳng các Đấng Thiêng Liêng và Giáo Hội Thiên Chúa giáo La Mã đang ra sức thuyết giảng sự dị biệt theo ý nghĩa này. Đó là vì trong khi dạy rằng các Tổng Thiên Thần là thiêng liêng thánh thiện, nó lại tố cáo các “Hình Bóng” (“Doubles”) của các Ngài là Ma Quỷ. Nhưng ta không được hiểu từ ngữ Ferouer theo ý nghĩa này, vì nó chỉ có nghĩa là phương diện đối nghịch của một thuộc tính hoặc tính chất nào đó. Như vậy, khi nhà Huyền linh học bảo rằng “Ma Quỷ là mặt trái của Thượng Đế” - điều ác là mặt trái của tấm huy chương – y không hề có ý muốn nói rằng đó là hai thực tại riêng biệt, song y chỉ nhằm nói tới hai phương diện của cùng một Thực Thể duy nhất. Thế nhưng, khi được so sánh sát cánh với một Tổng Thiên Thần – như thần học đã mô tả - con người đức hạnh nhất lại dường như ma quỷ. Do đó, người ta cũng đâu phải là không có lý khi xem thường một “Hình bóng hạ đẳng”, nó đã chìm sâu vào trong vật chất hơn Đấng Nguyên Thuỷ. Nhưng cũng chẳng có bao nhiêu lý do để xem chúng như Ma Quỷ, và đây chính là cái mà các tín đồ Thiên Chúa giáo La Mã cứ khăng khăng chủ trương, bất chấp cả lý luận lẫn lý trí.
Sự đồng nhất giữa Tinh Thần và “Hình Bóng” vật chất (material “Double”) của nó – nơi con người thì ngược lại – còn giải thích rành mạch hơn sự lẫn lộn (đã từng được ám chỉ trong tác phẩm này) về các danh xưng và tung tích cũng như số mục của các Đấng Thánh Triết và các Đấng Prajapatis; nhất là các thứ trên Chu kỳ Chánh pháp (Satya Yuga) và Thời kỳ Mahabharata. Nó cũng minh giải thêm nữa về điều mà Giáo Lý Bí Truyền giảng dạy về các vị Bàn Cổ của các Dãy Hành Tinh và các Cuộc tuần hoàn. Bề trên dạy ta rằng chẳng những các Tổ Phụ của chính nhân loại, mà ngay cả mọi người cũng đều có nguyên kiểu của mình ở trong các cõi Tinh Thần, nguyên kiểu này là bản thể cao siêu nhất của Nguyên Khí Thứ Bảy của y. Như thế, bảy vị Bàn Cổ biến thành mười bốn vị. Đấng Bàn Cổ của giống dân chính là Nguyên nhân bản sơ, còn Đấng Bàn Cổ của Cuộc tuần hoàn là hiệu quả của nó, và từ Chu kỳ Chánh pháp (giai đoạn một) cho tới thời kỳ Mahabharata, số lượng các Đấng Thánh Hiền hoặc Bàn Cổ này lên tới hai mươi mốt vị.
(b) Câu kết của đoạn kinh này chỉ rằng thời cổ xưa nhất đã có sự tin tưởng và giáo lý dạy về thành phần bảy thể của con người. “Sợi chỉ sinh tồn” đang thức động con người và đang đi xuyên qua tất cả những phàm ngã hay tất cả những kiếp tái sinh của y trên thế gian, là lời nói ẩn dụ chỉ đường kim quang. Vả lại, đó là sợi chỉ xỏ qua tất cả mọi “Chơn Linh” của y, nó được kết bằng tinh hoa của “Tam”, “Tứ” và “Ngũ” vốn là hàm súc tất cả như đã nói trên. Theo Padma Purana, Panchashikha ( ) là một trong bảy Đấng Thiên Tôn (the seven Kumaras) đi tới Bạch Đảo (Shveta Dvipa) để tôn thờ Vishnu. Sau này, chúng ta sẽ thấy các thế nhân có liên hệ như thế nào với các đứa Con trai trinh nguyên và vẫn “độc thân” (“celibate”) của Phạm Thiên, họ cứ khăng khăng không chịu sinh sôi nảy nở”. Trong khi đó hiển nhiên là “Cây Người” (“Saptaparna”) nhằm nói tới bảy nguyên khí, và con người được so sánh với cái cây có bảy lá, nó thật vô cùng thiêng liêng đối với các Phật tử. Trong Tử Vong Kinh của Ai Cập, cái chuyện ẩn dụ liên quan tới “sự khen thưởng Linh Hồn” đã ám chỉ giáo lý thất phân của ta một cách thật là gợi ý cũng như thi vị. Người quá cố được cấp cho một mảnh đất trong cánh đồng Aanroo, những hình bóng được thần thánh hoá của kẻ quá cố (Manes) gặt hái những gì mà họ đã gieo bằng chính các hành động của họ buổi sinh thời, trong cánh đồng đó, họ thu hoạch được lúa cao bảy cubits, nó mọc trong một khu đất chia thành bảy và mười bốn. Lúa này là thực phẩm mà họ sẽ dùng để nuôi thân và phát triển, hoặc nó sẽ giết chết họ nơi Amenti, cõi mà cánh đồng Aanroo là một địa hạt. Đó là vì, người quá cố hoặc là bị tiêu diệt trong đó, hoặc sẽ trở thành tinh thần thanh khiết mãi mãi do kết quả của “bảy lần bảy mươi bảy kiếp sống” (“seven times seventy-seven lives”) đã qua, hoặc phải trải qua trên Trần Thế. Ý niệm gặt lúa với vai trò là “kết quả của các hành động của chúng ta” thật là gợi hình.
4. ĐÓ LÀ CỘI RỄ BẤT TỬ, LÀ LỬA CÓ BA NGỌN CỦA BỐN TIM BẤC (a)… CÁC TIM BẤC NÀY LÀ NHỮNG ĐỐM LỬA PHÁT SINH TỪ LỬA CÓ BA NGỌN ( ) DO BẢY PHÓNG RA, NGỌN LỬA CỦA CHÚNG; NHỮNG TIA LỬA VÀ ĐỐM LỬA (THE BEAMS AND SPARKS) CỦA MỘT MẶT TRĂNG ĐƯỢC PHẢN CHIẾU TRÊN NHỮNG LÀN SÓNG NHẤP NHÔ CỦA MỌI SÔNG NGÒI TRÊN ĐỊA CẦU ( ) (b).
(a) “Lửa ba ngọn bất tử” (“Three-tongued Flame that never dies”) là Tam Thể Thượng tâm linh bất diệt hay Tiên Thể (Atma) Kim Thân (Buddhi, còn dịch là Tuệ giác thể) và Thượng Trí (Manas), hay đúng hơn là sự đơm bông kết trái của thượng trí được Tiên Thể và Tuệ Giác đồng hoá sau mỗi kiếp sống ở cõi trần. “Bốn Tim Bấc” (“Four Wicks”) đã bị tắt lửa là bốn nguyên khí thấp, gồm luôn cả thể xác con người.
Người quá cố nói: “Ta là Lửa Ba Ngọn, còn các Tim Bấc của ta thật là bất tử. Ta nhập vào cõi của Sekhem [Vị Thần vung tay gieo hạt giống hành động mà linh hồn thoát xác đã tạo ra], ta nhập vào vùng của các Ngọn Lửa đã huỷ diệt các đối thủ của mình, nghĩa là, tiêu diệt Bốn Tim Bấc đã tạo ra tội lỗi ( ).
[“Lửa Ba ngọn của Bốn Tim Bấc” tương ứng với bốn Nhất Nguyên và ba Lưỡng Nguyên của cây Sephiroth].
(b) Cũng như hàng tỷ đốm lửa sáng nhảy nhót trên mặt nước của đại dương, trên đó chỉ có một ánh trăng chiếu rạng; các Phàm ngã giả tạm của chúng ta, tức những hạ thể hữu hoại của CHƠN THẦN và CHƠN NHƠN bất diệt, cũng ẩn hiện chập chờn, vô định trên luồng sóng của Ảo giác (Maya). Chúng xuất hiện và trụ một thời gian; cũng như hàng nghìn đốm sáng do ánh trăng gây nên, và chỉ tồn tại bao lâu mà Chị Hằng (the Queen of the Night) còn toả ánh sáng huy hoàng trên những “Dòng Nước Cuộn” (“Running [Waves] waters”) của Sự Sống, thời gian của một Chu kỳ Khai Nguyên (Mavantara). Và sau đó, chúng sẽ biến mất chỉ còn lại những “Tia Sáng” (“Beams”), biểu tượng của Chơn Nhơn và tâm linh bất diệt là còn sống sót, và tái nhập làm một với nguồn gốc Mẹ của Vạn Vật (Mother-Source).
5. ĐỐM LỬA TREO LƠ LỬNG DƯỚI NGỌN LỬA BẰNG SỢI CHỈ MẢNH MAI NHẤT CỦA VÔ CỰC DIỆN (FOHAT). NÓ CHU DU (JOURNEYS) XUYÊN QUA BẢY THẾ GIỚI ẢO TƯỞNG (a). NÓ NGỪNG LẠI Ở LOÀI THỨ NHẤT ( ), VÀ NÓ LÀ KHOÁNG THẠCH (A MENTAL AND A STONE); NÓ ĐI VÀO LOÀI THỨ HAI ( ) VÀ TRỞ THÀNH THẢO MỘC; THẢO MỘC XOAY QUA BẢY VÒNG THAY ĐỔI, TRỞ THÀNH CON THÚ LINH ( ) (b).
TỪ NHỮNG ĐẶC TÍNH PHỐI HỢP CỦA NHỮNG CÁI VỪA KỂ, MANU ( ), CON NGƯỜI BIẾT SUY TƯỞNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH.
AI TẠO RA Y? CHÍNH LÀ BẢY SỰ SỐNG VÀ MỘT SỰ SỐNG (ONE LIFE). AI HOÀN THÀNH NÊN Y? CHÍNH LÀ NĂM VỊ LHA (THE FIVEFOLD LHA). AI LÀM CHO HÌNH HÀI TRỞ NÊN HOÀN HẢO ? LOÀI CÁ (FISH). TỘI LỖI (SIN) VÀ XÁC THÂN (SOMA) (d) ( ).
Câu “xuyên qua Bảy Thế Giới của Ảo Giác” ở đây là nói về bảy Bầu của Dãy Hành Tinh và bảy Cuộc Tuần Hoàn hay bốn mươi chín trạm sinh hoạt tích cực có trước “Đốm Sáng” hay Chơn Thần (Monad) vào lúc khởi đầu mỗi Chu Kỳ Khai Nguyên. “Sợi chỉ điện lực Fohat” là Đường Kim Quang nói trên.
 Điều này có liên quan đến một vấn đề triết học khó khăn nhất, tức là tính chất vật thể hữu hình của Sự Sống, tính chất độc lập của nó bị khoa học hiện đại phủ nhận bởi vì khoa học không thể hiểu được cái tính chất đó. Chỉ có những người tin tưởng ở thuyết luân hồi mới nhận thức một cách mơ màng rằng toàn bộ bí ẩn của sự sống vốn nằm trong những hiện tượng biểu lộ liên tục dù là ở trong hay ở ngoài xác thân vật chất hữu hình. Đó là vì cho dù:
“Sự sống làm ô nhiễm ánh quang huy trinh bạch của vĩnh cửu.
Giống như một mái vòm bằng thuỷ tinh nhiều màu.
Shelley, Adonais.
song bản thân nó vẫn là một phần tử của Thời Gian Vĩnh Cửu ấy, bởi vì chỉ có Sự Sống mới hiểu được Sự Sống.
Cái “Đốm Lửa vốn treo lơ lửng từ Ngọn Lửa” đó là gì? Đó là JIVA, tức là điểm Chơn Thần phối hợp với Trí Tuệ, hay đúng hơn là cái hương vị của nó, cái còn sót lại từ mỗi phàm ngã, nếu đó là một phàm ngã tốt lành xứng đáng và treo lơ lửng từ Atma-Buddhi, tức Ngọn Lửa, do Đường Kim Quang. Dù được diễn đạt bằng cách nào và dù quan niệm con người gồm có bao nhiêu nguyên khí, người ta cũng có thể chứng minh dễ dàng rằng giáo điều này đã được xác nhận bởi tất cả những tôn giáo cổ, từ Veda của Ấn Độ đến Ai Cập giáo, từ Hoả giáo đến Do Thái giáo. Trong trường hợp vừa nêu trên, các tác phẩm của Do Thái Bí giáo đã minh chứng hùng hồn cho phát biểu này. Toàn bộ hệ thống số mục của Do Thái Bí giáo đều dựa trên Thất nguyên Thiêng liêng treo lơ lửng từ Tam Nguyên, thế là hợp thành Nhị Nguyên và các hoán vị 7, 5, 4 và 3 và sau rốt tất cả lại hoà nhập vào chính Nhất Nguyên, thật đúng là một vòng tròn vô biên.
Kinh Zohar dạy:
Đấng Thánh Linh [Bản Lai Diện Mục hằng vô hình] biểu lộ thông qua mười Sephiroth, đó là những phân thân minh chứng cho Ngài. Đấng Thánh Linh chẳng khác nào biển cả vốn là nơi phát nguyên ra một dòng suối có tên là MINH TRIẾT, nước suối Minh Triết chảy vào cái hồ được mệnh danh là TRÍ TUỆ. Bảy Sephiroth phát xuất từ hồ chứa chẳng khác nào bảy con kênh … Ấy là mười bằng bảy : Thập Nguyên bao hàm bốn Nhất Nguyên và ba Lưỡng Nguyên.
Mười Sephiroth tương ứng với Tứ Chi CON NGƯỜI.
Khi Ta [Elohim] đào luyện ra Adam Kadmon, Tinh Thần của Đấng Vĩnh Cửu xạ ra khỏi cơ thể của Ngài, chẳng khác nào một tia chớp ngay tức khắc loé lên những lượn sóng cả của bảy triệu bầu trời, thế là mười vẻ Huy Hoàng của Ta biến thành Tứ Chi của y.
Nhưng thiên hạ đừng hòng thấy được Đầu và Vai của Adam Kadmon. Do đó, trong Siphra Dzennioutha (Bí Nhiệm của Thánh Thư) mới có đoạn sau đây:
Thoạt kỳ thuỷ, sau khi Elohim [các “Phân thân của Ánh Sáng và Sự Sống” tức các Đấng Kiến Tạo] đã khai thiên tịch địa từ Bản Thể vĩnh cửu, các Ngài tạo ra từng sáu thế giới một.
Bầu thứ bảy là Malkuth, tức Địa cầu ( ) trên cảnh giới riêng của mình, cảnh giới tồn tại hữu thức thấp nhất. Quyển Số Mục Thánh Thư của dân Chaldea có một đoạn giải thích tỉ mỉ tất cả những điều này.
Người ta đừng hòng thấy được Tam Nguyên bản sơ của cơ thể của Adam Kadmon [ba cảnh giới cao trong số bảy cảnh giới] ( ) trước khi Linh Hồn diện kiến Đấng Vô Lượng Thọ.
Sephiroth của Tam nguyên thượng này là : “ (1) Kether (Vương miện), được tượng trưng bằng cái trán của Đại Dung (Macroprosopus); (2) Chokmah (Minh Triết, một nguyên khí dương) được tượng trưng bằng vai phải của Ngài; và (3) Binah (Trí Tuệ, một nguyên khí âm) được tượng trưng bằng vai trái của Ngài”. Rồi tới bảy Tay Chân (Sephiroth) trên các cảnh giới biểu lộ; toàn thể bốn cảnh giới này được tượng trưng bằng Tiểu Dung (Microprosopus) tức Tứ Linh Tự Bí Nhiệm (the “four-lettered” Mystery). “Bảy Tay Chân biểu lộ và ba Tay Chân ẩn tàng là Cơ Thể của Đấng Thánh Linh”.
Như vậy, Trái Đất (Malkuth) vừa là Bầu Thế Giới thứ bảy, vừa là Bầu Thế Giới thứ tư; nó là Bầu thứ bảy khi tính từ Bầu thứ nhất trở lên, nó là Bầu thứ tư khi tính theo các cảnh giới. Nó được sản sinh ra bầu thứ sáu hay Sephira, gọi là Yesod (Nền tảng), hoặc, nói theo Số Mục Thánh Thư, “bởi Yesod, Bậc Trượng Phu {Adam Kadmon] đã khiến cho Heva [Eva tức Trái Đất] nguyên sơ khai sinh sản. Khi được trình bày bằng ngôn ngữ huyền bí, điều này giải thích tại sao Malkuth (vốn được gọi là Thứ Mẫu, Matrona, Nữ Hoàng của cõi cơ bản) lại được trình bày là Vợ mới cưới của Tứ Linh Tự (the Bride of Tetragrammaton), tức Tiểu Dung (Thượng Đế Ngôi Hai), Thiên Đế. Khi hoàn toàn vô nhiễm (nghĩa là vào lúc có Giống dân thứ Bảy của cuộc Tuần Hoàn thứ bảy), nàng sẽ hợp nhất với Thượng Đế, sau khi đã phục sinh vào ngày “SABBATH”. Ấy là vì “Ngày Thứ Bảy” lại có ý nghĩa huyền linh mà các nhà thần học của ta chưa hề mơ ước tới.
Khi Matronitha (Từ Mẫu) đã được cô lập ra và dần dần đến trình diện với Đấng Thánh Vương nhân ngày lễ Sabbath, mọi thứ đều biến thành một thể Duy Nhất” ( ).
“Biến thành một thể duy nhất” nghĩa là vạn vật lại được hấp thu một lần nữa vào trong Nguyên Tố Duy Nhất. Chơn Linh của con người biến thành Đấng nhập Niết Bàn, còn các yếu tố khác nữa của vạn hữu lại trở về trạng thái trước kia (trạng thái Nguyên hình chất tức chất liệu chưa biến phân). “Sabbath” có nghĩa là Yên nghỉ, tức là Niết Bàn. Nó không phải là “ngày thứ bảy” sau sáu ngày, mà lại là một thời kỳ dài bảy “ngày” hoặc bất cứ thời kỳ nào gồm có bảy phần. Như vậy, một chu kỳ Qui Nguyên dài bằng một chu kỳ Khai Nguyên, tức là một Đêm của Phạm Thiên dài bằng một Ngày của Phạm Thiên. Nếu các tín đồ Thiên Chúa giáo muốn noi theo tập tục của Do Thái giáo, họ chỉ nên chấp nhận tinh thần của nó, chứ đừng nên chấp nê văn tự. Họ nên làm việc một tuần bảy ngày rồi nghỉ bảy ngày. Việc Đức Jesus tỏ ra xem thường ngày Sabbath, cùng với những điều được trình bày trong Thánh Thư Luke ( ), đã chứng tỏ rằng từ ngữ “Sabbath” có một ý nghĩa bí nhiệm. Trong đoạn đó, Sabbath được xem như là trọn tuần lễ. Cứ thử xem bản văn bằng tiếng Hy Lạp, ta sẽ thấy rằng tuần lễ được gọi là “Sabbath”. Nguyên văn “Tôi nhịn ăn hai lần trong một kỳ Sabbath”. Thánh Paul (một Điểm đạo đồ) hẳn biết thừa điều này khi coi Sabbath là sự nghỉ ngơi chí phúc đời đời trên Thiên Đàng( ): “và họ sẽ hạnh phúc đời đời vì họ sẽ mãi mãi hợp nhất với Đức Chúa Trời và sẽ hưởng một kỳ Sabbath vĩnh cửu”( ).
Thật ra, kinh Kabalah và Nội môn bí giáo – xem kinh Kabalah là phần bao hàm trong Số Mục Thánh Thư của dân Chaldea, chứ không phải là bản kinh Kabalah nay đã bị xuyên tạc của các nhà thần bí học Thiên Chúa giáo – cũng chẳng khác bao nhiêu, chúng bất quá chỉ khác nhau về mặt hình thức và cách diễn đạt. Như vậy, Huyền linh học Đông phương coi Trái Đất là Bầu Thế Giới Thứ Tư, bầu thấp nhất của Dãy Hành tinh, hai bên là sáu Bầu phân bố trên các đường cong, mỗi bên ba bầu. Mặt khác, kinh Zohar xem Trái Đất là bầu thấp nhất, bầu thứ bảy; nó còn dạy thêm rằng tất cả mọi điều trong đó (Tiểu Dung) đều tuỳ thuộc vào sáu bầu. Quyển kinh trên cũng dạy: “Tiểu Dung (tiểu vì biểu lộ và hữu hạn) gồm có sáu Sephiroth”. “Bảy Thánh Vương đã giáng lâm và tiêu vong trong Bầu Thế Giới bị huỷ diệt ba lần [Malkuth, tức Trái Đất, bị huỷ diệt sau mỗi một trong Ba Cuộc Tuần Hoàn mà nó đã trải qua]. Và sự trị vì của Bảy Thánh Vương đã bị sụp đổ” ( ). Điều này liên hệ tới Bảy Giống dân, trong đó năm giống dân đã xuất hiện rồi, còn hai giống dân nữa sẽ xuất hiện trong Cuộc Tuần Hoàn này.
Ở Nhật, những chuyện ẩn dụ của Thần Đạo bàn về nguồn gốc của vũ trụ và con người cũng ám chỉ một sự tin tưởng như vậy.
Sau gần chín năm nghiên cứu tôn giáo là nền tảng của nhiều giáo phái nơi các tu viện ở Nhật, Đại Uý C. Pfoundes đã tuyên bố:
Thần Đạo quan niệm về sự sáng tạo như sau : Địa Cầu (In), vốn là cặn bã, được phóng ra từ Hỗn Mang (Kon-ton), Thiên (Yo) vốn là bản chất tinh anh, thăng lên: Nhân (Man) (Jin) xuất hiện giữa hai thứ. Người đầu tiên được gọi là Kuni-to ko tatchino-mikoto cùng với năm danh hiệu khác, thế là loại người nam nữ xuất hiện. Isanagi và Isanami sinh ra Tenshoko doijin, vị Thần đầu tiên trong số năm vị Thổ Thần.
Các “Thần Linh” (“Gods”) này chỉ là Năm Giống dân, Isanagi và Isanami là hai loại Tổ Phụ, hai giống dân trước đã sinh ra người thú và con người có lý trí.
Trong quyển 3 và 4, ta sẽ chứng minh rằng con số 7 cũng như thuyết “cấu tạo thất phân của con người” đều là phần chủ yếu trong mọi hệ thống bí nhiệm. Trong kinh Kabalah của Tây phương, nó đóng một vai trò quan trọng chẳng kém gì trong Huyền bí học của Đông phương. Éliphas Lévi gọi số bảy là “chìa khoá giải bí nhiệm về sự sáng tạo của Moses và về các biểu tượng của mọi tôn giáo”. Ông trình bày kinh Kabalah theo đúng phép phân chia con người ra làm bảy phần, vì đồ hình mà ông trình bày trong quyển Chìa khoá giải các Đại bí nhiệm ( ) gồm có bảy phần. Chỉ cần nhìn sơ qua chúng ta cũng thấy được điều này, cho dù ý tưởng chính xác có được ngụy trang khéo léo đến đâu đi nữa. Muốn tìm thấy điều trên, (mặc dù đã được thuyết minh khác đi), ta cũng chỉ cần xem xét đồ hình “cấu tạo của linh hồn” trong “Vén màn bí mật kinh Kabalah” của Mathers đăng trong tác phẩm nêu trên của Lévi.
                                           ĐỒ HÌNH  IV ( 641) 
 
Kèm theo đồ hình là các danh hiệu của cả kinh Kabalah lẫn Huyền bí học.
Nephesh đích thực là “Sinh Khí động vật” được phà vào Adam, Con Người bằng Cát Bụi; do đó, nó là Điểm Linh Quang, Nguyên Tố phú linh. Không có Manas, “Linh Hồn biết suy lý” tức Trí Tuệ mà đồ hình của Lévi đã gọi lầm là Nephesh, Atma-Buddhi sẽ không có được lý trí trên cảnh giới này và không thể tác dụng được. Chính Buddhi mới là kẻ trung gian linh động chứ không phải là Manas, “kẻ trung gian thông tuệ giữa Tam Nguyên Thượng và Tứ Thể Hạ”. Nhưng trong tác phẩm của Do Thái Bí giáo lại có nhiều biến cải quái gở - đó là một bằng chứng hùng hồn cho thấy rằng thứ văn chương ấy đã trở thành một sự lộn xộn đáng tiếc. Ngoại trừ trong trường hợp đặc biệt này để chứng tỏ những điểm tương đồng, chúng tôi nhất quyết không chấp nhận phép phân loại đó.
Nay, chúng tôi xin trình bày dưới dạng bảng biểu những gì mà Éliphas Lévi đã thận trọng phát biểu để giải thích đồ hình của mình và những gì mà Nội môn Bí giáo giảng dạy, rồi, so sánh chúng với nhau. Lévi cũng phân biệt Linh vật học Do Thái Bí giáo với Linh vật học Huyền bí (Occult Pneumatics).
 
BẢNG KÊ SO SÁNH ( 643)
   
   
   
 
Tín đồ Do Thái Bí giáo Éliphas Lévi dạy: Các nhà Thông Thiên Học dạy:
LINH VẬT HỌC DO THÁI BÍ GIÁO LINH VẬT HỌC NỘI MÔN
1. Linh hồn [hay Chơn Ngã- Ego] là một ánh sáng được bao bọc; ánh sáng này có ba phần. 1. Cũng vậy; vì đó chính là Atma-Buddhi- Manas.
2. Neshamah - Tinh Thần thuần tuý. 2. Cũng vậy ( )
3. Ruach – Linh Hồn hay Chơn Linh (Soul or Spirit). 3. Linh Hồn Thiêng Liêng (Spiritual Soul)
4. Nephesh - kẻ trung gian linh động (Plastic Mediator)( ) 4. Kẻ trung gian giữa Tinh Thần và Phàm Nhơn, Trú sở của lý trí (Reason), Trí Tuệ nơi Con người.
5. Lớp vỏ của Linh Hồn là vỏ bọc ngoài [thể] của Hình dáng [Thể Phách- astral Soul]. 5. Đúng.
6. Hình bóng gồm có hai phần vì nó phản ánh cả điều tốt lẫn điều xấu. 6. Tiết lộ toàn những điều vô ích. Sao không bảo rằng Thể Phách phản ánh con người tốt cũng như con người xấu. Người nào không luôn luôn hướng về Tam Thể Thượng thì chắc chắn sẽ diệt vong theo Tứ Thể Hạ.
7. [Hình bóng - Cơ thể] 7. Xác Phàm (the Earthy Image)
 
LINH VẬT HỌC
 HUYỀN BÍ
(Do Éliphas Lévi
 trình bày) LINH VẬT HỌC
 HUYỀN BÍ
(Do Nhà huyền bí
 trình bày).
1. Nephesh bất tử vì nó phục sinh bằng cách huỷ diệt hình hài sắc tướng. [Nhưng Nephesh (“Sinh khí” - “Breath of Life”) là do người ta gọi lầm và làm cho môn sinh bối rối]. 1. Manas (Thượng Trí) bất tử, vì sau mỗi kiếp luân hồi, nó lại cấp thêm cho Atma - Buddhi một thứ gì của chính mình. Do đó nó được đồng hoà với Chơn Thần, chia sẻ tính bất tử của Chơn Thần.
2. Ruach tiến triển nhờ vào sự tiến hoá của các ý tưởng [!?] 2. Buddhi có được tri thức nhờ vào phần đóng góp của Thượng Trí (Manas), khi con người chết đi sau mỗi kiếp luân hồi mới.
3. Neshama tiến bộ mà không hề quên lãng hay bị huỷ diệt. 3. Atma chẳng tiến bộ, chẳng nhớ mà cũng chẳng quên. Nó không thuộc về cõi hồng trần: nó chẳng qua chỉ là Tia Sáng đời đời chiếu diệu qua đêm đen Vật chất – khi vật chất sẵn lòng (willing). 
4. Linh Hồn có ba trú sở (three dwellings) 4. Linh Hồn – xét chung như là Tam Nguyên Thượng - sinh hoạt trên ba Cõi (ngoài cõi thứ tư, cõi hồng trần ra). Nó tồn tại trên cõi cao nhất trong ba cõi đó.
5. Các trú sở này là: Cõi Thế Nhân (the Plan of Mortals), Vườn Địa Đàng Cao và Vườn Địa Đàng Thấp (the Superior Eden and the Inferior Eden). 5. Các trú sở này là: Trần Thế dành cho phàm nhơn tức Sinh Hồn (Animal Soul); Kama Loka (Dục Giới) Dành cho kẻ thoát xác hoặc Ma hình của y (Shell); Cực Lạc dành cho Tam Nguyên Thượng.
6, Hình bóng [con người] là một nhân sư (sphinx) trình bày câu đố bí hiểm về sự sinh sản. 6. Đúng.
7. Hình bóng hữu hoại [Thể Phách- the Astral] ban cho Nephesh các năng khiếu nhưng Ruach có thể thay thế cho Nephesh (ô trược) này. Hình bóng bị chế ngự theo các linh cảm của Neshamah. 7. Nhờ Kama (Dục vọng) Thể Phách luôn luôn kéo Trí Tuệ xuống cõi vật dục. Nhưng nếu Chơn Nhơn hay Trí Tuệ ra sức vượt thoát khỏi hấp lực trí mạng (the fatal attraction) này và chuyển các hoài bão của mình hướng về Atma (Neshamah), thì Buddhi (Ruach) sẽ chế ngự được Trí Tuệ và mang nó lên cõi Tinh Thần bất tử.
Hiển nhiên là nhà Do Thái Bí giáo người Pháp ấy hoặc là chưa quán triệt được chân lý, hoặc là xuyên tạc nó cho phù hợp với các mục tiêu của mình. Thế mà khi bàn về cũng đề tài ấy, ông ta lại dạy như sau, còn nhà Huyền bí như chúng tôi cũng xin đáp lại nhà Do Thái Bí giáo đã quá cố ấy và các môn đồ như sau:
 
1. Cơ thể là khuôn mẫu của  Nephesh; Nephesh là khuôn mẫu của Ruach; Ruach là khuôn mẫu của lớp vỏ của Neshamah. 1. Cơ thể tuân theo tánh bất thường, dù tốt hay xấu, của Trí Tuệ; Trí Tuệ cố gắng noi theo Ánh Sáng của Buddhi, nhưng thường thất bại. Buddhi là khuôn mẫu của “lớp vỏ” của Atma; vì Atma không phải là hình hài sắc tướng hoặc bất cứ thứ gì, và vì Buddhi chỉ là Hiện Thể của nó theo nghĩa bóng.
2. Ánh Sáng [Linh Hồn] phàm hoá chính mình khi khoác lấy [một Sắc Tướng – with a Body]; và phàm ngã chỉ trường tồn khi lớp vỏ đã hoàn hảo.
2 Chơn Thần biến thành một Phàm ngã khi lâm phàm; phàm ngã ấy vẫn còn lưu lại được một điều gì đó nhờ Trí Tuệ, khi trí tuệ đã đủ hoàn hảo để đồng hoá được Buddhi.
3. Chư Thiên (Angels) đều ao ước được thành người; một Con Người Hoàn Thiện, một Người Trời (Man-God), còn cao hơn cả Thiên Thần (Angels). 3. Đúng.
 
4. Cứ mỗi 14.000 năm, linh hồn lại cải lão hoàn đồng và say sưa giấc điệp trong hân hoan, quên lãng. 4. Mười bốn (14) vị Bàn Cổ trị vì trong một thời kỳ, một “Đại Kiếp” (“a Great Age”) hay là một Ngày của Phạm Thiên (a Day of Brahma). Sau đó là đến chu kỳ Hỗn Nguyên (Pralaya) khi tất cả các Linh Hồn (Chơn Ngã) đều nhập Niết Bàn.
 
Đó là những đoạn xuyên tạc mô phỏng theo Nội môn Bí giáo trong kinh Kabalah. Nhưng ta hãy trở lại câu 5 của ĐOẠN KINH 7 ( ).
(b) Một câu ngạn ngữ nổi tiếng của huyền môn Kabalah nói rằng: “ một tảng đá trở thành một cái cây, cái cây trở thành một con thú, con thú trở thành một con người, con người trở thành một siêu nhân và siêu nhân trở thành Tiên Thánh (god)”. “Đốm Lửa” lần lượt làm thức động tất cả mọi loài trước khi nó phát triển nên một Siêu Nhân, mà sự dị biệt với một người phàm thật vô cùng lớn lao. Sáng Thế Ký khởi đầu khoa nhân loại học của mình một cách sai lầm - hiển nhiên dùng để làm một bức bình phong – nên chẳng đi đến đâu. Các chương dẫn nhập của Sáng Thế Ký chưa bao giờ được dự tính dùng để trình bày ngay cả một ẩn dụ xa xăm về sự sáng tạo ra Trái Đất. Chúng bao hàm một quan niệm siêu hình về thời kỳ vô hạn nào đó trong vĩnh cửu, khi luật tiến hoá đã tạo ra những toan tính liên miên – lúc tạo lập vũ trụ. Kinh Zohar đã trình bày điều này một cách minh bạch như sau:
Có những Bầu Thế Giới xưa vô hình, chúng chết yểu ngay khi mới cất tiếng chào đời và được gọi là các Điểm Linh Quang (Spark). Như vậy, khi đập sắt, người thợ rèn đã làm cho các đốm lửa bắn tung toé ra tứ phía. Các Điểm Linh Quang là các bầu Thế Giới nguyên thuỷ, chúng không thể tiếp tục vì Đấng Thánh Thượng (Sephira) vẫn chưa khoác lấy hình hài của mình (bán thư bán hùng hay đối lập giới tính) là Thánh Vương và Nữ Vương (Sephira và Kadmon) và Bậc Sư Trưởng vẫn chưa ra tay hành động” ( ).
Đấng Vô Thượng (The Supreme) đang thỉnh giáo cao kiến của vị kiến trúc sư thế giới - Thượng Đế - về sự sáng tạo. 
Nếu Sáng Thế Ký khởi đầu đúng cách, thì người ta ắt phải thấy trước hết là “Đấng Thiên Đế” (“Heavenly Man”), Ngài tiến hoá như là một đơn vị phức hợp gồm các vị Thượng Đế (as a Compuond Unit of Logoi), sau giấc ngủ hỗn nguyên - giấc ngủ gom các con số rải rác trên các cõi hão huyền lại thành một chẳng khác nào các giọt thuỷ ngân riêng rẽ trên một phiến sắt gom lại thành một khối – các vị Thượng Đế lại xuất hiện toàn bộ từ Đơn vị đó trên cương vị là “Đấng Thư Hùng” (“Male and Female”) bản sơ tức Adam Kadmon, Fiat Lux [Hãy có lấy Ánh Sáng] trong Thánh Kinh (Bible), như ta hẳn đã thấy điều này rồi. Nhưng sự biến hoá này không hề diễn ra trên Trái Đất hay bất kỳ cảnh giới vật chất nào, mà lại diễn ra trên những Thái Uyên (Depths) của sự biến phân đầu tiên của Hỗn Nguyên Khí vĩnh cửu (the eternal Root-Matter). Trên Trái Đất mới sinh ra của ta, mọi sự việc lại diễn tiến khác hẳn, Quyển Nữ Thần Isis Lộ Diện (quyển II, trang 302) có trình bày là trước hết, điểm Chơn Thần hay Jiva do sự tác động của Luật Tiến Hoá mà giáng xuống loài kim thạch là hình thức vật chất thấp kém nhất. Sau một chu kỳ tiến hoá xuyên qua bảy vòng trong loài khoáng thạch (hay là cái sẽ trở thành khoáng thạch trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư), nó từ trong khoáng chất bò ra dưới hình thức một cọng rêu. Rồi từ đó, lại sau một chu kỳ tiến hoá, trải qua tất cả mọi hình thức cây cỏ, nó sẽ bước vào một giai đoạn mới để trở nên cái mầm sống của loài động vật và loài người. Tất cả những diễn biến kể trên, cho đến cuộc Tuần Hoàn thứ Ba, đều là vô sắc tướng và vô tri giác. Đó là vì điểm Chơn Thần (Jiva) không thể gọi là Tinh Thần: nó là một Tia Sáng (Ray), một Hơi Thở (a Breath) của ĐẤNG TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE) hay Lý Tuyệt Đối (Absoluteness) và sự Thuần Nhất Tuyệt Đối (Absolute Homogeneity) vốn không có liên hệ gì đến cái hữu hạn tương đối, nên vẫn là vô thức trên cõi giới hiện tượng. Bởi vậy, ngoài cái chất liệu cần thiết để cấu tạo nên thể xác tương lai của con người, Điểm Chơn Thần cần có:
Một kiểu mẫu tâm linh để làm khuôn mẫu cho sự tượng hình chất liệu của thể xác.
 Một tâm thức thông tuệ để dìu dắt, hướng dẫn sự tiến hoá và phát triển của nó.
Trong hai điều này, không điểm nào có sẵn trong Điểm Chơn Thần thuần nhất hay trong vật chất vô tri tuy vẫn có sự sống, “Cát bụi Adam” cần được tiếp nhận hơi thở của “Linh Hồn của Sự Sống”; đó là hai Nguyên Khí trung gian, tức là Sự Sống có tri giác của động vật tính chưa biết suy tư và Linh Hồn Con Người, vì cái trước không hợp lý nên không có cái sau. Chỉ khi nào từ một sinh vật có tiềm năng thư hùng lưỡng tính (androgyne), con người đã trở nên có sự phân chia nam nữ, thì y mới có được một linh hồn cá thể hữu thức và hợp lý, tức “trí tuệ của Elohim”. Để tiếp nhận trí khôn hữu thức, biệt biện và cá thể này, con người phải “ăn trái cấm” của sự Hiểu Biết, từ cái Cây Thiện và Ác. Làm sao con người có thể sở đắc được tất cả điều này? Giáo lý Huyền môn dạy rằng trong khi Điểm Chơn Thần đi theo vòng xoáy từng chu kỳ mà giáng xuống cõi vật chất, thì chính những Đấng Tinh Quân ấy (Elohim hay Pitris) - những vị Thiền Định Đế Quân ở các đẳng cấp thấp – cũng đang tiến hoá đồng thời với nó trên cõi tâm linh cao cả hơn. Các vị này cũng tương đối giáng xuống vật chất trên cõi tâm thức riêng của họ sau khi đã đạt tới một điểm nào đó, họ sẽ gặp Điểm Chơn Thần vô tri giác nhập thế và giam hãm trong khối vật chất nặng trược nhất. Sự hỗn hợp cả hai tiềm năng Tinh Thần và Vật Chất sẽ tạo nên cái biểu tượng ở hạ giới của “Thiên Nhân” trong không gian tức CON NGƯỜI HOÀN TOÀN (PERFECT MAN). Trong triết thuyết Số Luận, người ta xem Purusha (Tinh Thần là đồ bỏ, bất lực, trừ phi nó cưỡi trên vai Prakriti (Vật Chất) - nếu bị bỏ mặc một mình thì Vật Chất cũng chỉ trơ trơ như phỗng đá (senseless). Nhưng, trong Nội môn Bí giáo, người ta lại xem chúng như là có ngôi thứ đàng hoàng. Tinh Thần và Vật chất tuy vẫn là một và cùng chung nguồn gốc, nhưng khi đã biểu lộ, phân hoá, mỗi thứ liền bắt đầu diễn trình tiến hoá của nó theo những đường lối tương phản đối nghịch nhau: Tinh Thần lần lần giáng xuống để nhập vào Vật Chất, Vật Chất từ từ thăng hoa để trở về trạng thái nguyên thuỷ, tức trạng thái của một chất liệu thuần Tâm Linh. Cả hai đều bất khả phân, nhưng lại luôn luôn chia rẽ. Trên cõi hồng trần, hai cực giống nhau luôn luôn đẩy nhau, còn hai cực âm và dương luôn luôn hút nhau. Luật lưỡng cực tương cầu này cũng áp dụng cho Vật Chất và Tinh Thần, là hai cực đối tượng của một nguyên chất thuần nhất, tức là Nguyên Lý căn bản của Vũ Trụ.
Bởi vậy, khi thời giờ đã điểm cho Purusha (Tinh Thần dương) cưỡi trên vai của Prakriti (Vật Chất âm) để cấu tạo nên Con Người Hoàn Toàn (Perfect Man) – con người sơ khai của Hai Giống dân rưỡi đầu tiên chỉ là con người mới khởi đầu, lần lần tiến hoá thành loại nhũ động vật hoàn toàn nhất (the most perfect of mammals) - những tổ tiên siêu phàm của y mới bước vào cõi hồng trần cũng như những Đấng Pitris đã bước vào cõi này trước họ để tạo nên con người thể chất hay “người thú” và chuyển kiếp trong hàng ngũ nhân loại. Như vậy, hai phương thức sáng tạo nên “người thú” và “con người thiêng liêng” khác nhau rất xa. Các vị Tổ Phụ (Pitris) vốn có hình thể khinh thanh như dĩ thái, tự phân thân ra thành muôn nghìn thể, gọi là “thể phách” (“double”) hay “hào quang” (“astral forms”) còn mảnh mai tinh tế hơn nữa và giống y như các Ngài ( ). Những thể này dùng làm chỗ cư trú đầu tiên cho Điểm Chơn Thần, và làm cái chất liệu vô tri giác với một kiểu mẫu bao bọc chung quanh để làm cái khuôn cho thể xác tương lai của con người. Nhưng Con Người vẫn còn bất toàn. Từ Svayambhuva Manu ( )- Ngài là thuỷ tổ của bảy vị Bàn Cổ hay Prajapatis bản sơ, mỗi vị Bàn Cổ này là thuỷ tổ của một Giống dân người sơ khai - xuống mãi tới kinh Kodex Nazaraeus – trong kinh này, Karabtanos hay Fetahil (Vật Chất tham dục mù quáng) đã khiến cho Mẹ mình (Spiritus, Tinh Thần) sinh ra bảy Nhân Vật, mỗi nhân vật đóng vai trò thuỷ tổ của một trong bảy Giống dân sơ khai, giáo thuyết này đã chi phối mạnh mẽ mọi Thánh kinh cổ sơ.
“Ai tạo nên Con Người và ai đã tạo nên thể xác của nó? Đó là Sự Sống và những hình thức Sinh Hoạt (the Life and the Lives), Tội Lỗi ( ) và Mặt Trăng”. Trong câu này, danh từ Con Người tâm linh, siêu phàm tức là Chân Nhân tự tại và bất diệt trong chúng ta, vốn là sự phóng xuất (emanation) trực tiếp của “Sự Sống Duy Nhất” (“One Life”) hay Thượng Đế Tuyệt Đối. Còn về phần thể xác của ta, chỗ dựng lên thánh điện của Linh Hồn, Triết giáo dạy một bài học kỳ cục đến nỗi mà nếu thiên hạ còn chưa được giải thích cặn kẽ và thấu triệt được nó, thì chỉ có khoa học chính xác trong tương lai mới đủ sức biện minh trọn vẹn được thuyết này mà thôi. 
Trước đây đã có nói rằng Huyền môn không chấp nhận bất cứ vật gì không có cơ năng cơ phận (inorganic) trong Vũ Trụ. Danh từ “chất vô cơ” (inorganic substance”) nhà khoa học dùng chỉ có nghĩa là sự sống tiềm ẩn trong những phân tử vật chất vô tri bất động vốn không thể nhận biết bằng giác quan thường. TẤT CẢ ĐỀU LÀ SỰ SỐNG (ALL IS LIFE), chí đến mỗi nguyên tử của một hạt bụi khoáng chất cũng chỉ là một SINH VẬT (LIFE), mặc dù vượt ra ngoài tầm hiểu biết của chúng ta, vì nó còn ở ngoài phạm vi của những định luật mà kẻ bác bỏ Huyền bí học đã từng biết tới. Tyndall cho rằng “Chính các nguyên tử dường như có một bản năng là tính hiếu sinh”. Thế thì chúng ta xin hỏi “Cái khuynh hướng qui về dạng hữu cơ ở đâu ra đây?” Nếu không chiếu theo giáo lý Huyền bí học thì liệu ta có cách nào giải thích được nó không? Thiên bình luận viết:
Người phàm tục cho rằng những bầu Thế Giới được cấu tạo bằng các Nguyên Tố (Elements). Bậc La Hán quan niệm rằng chính các Nguyên Tố đó cũng là Sự Sống Thiêng Liêng và trên cõi biểu lộ, đó là vô số Sinh Vật ( ). Trên cõi Nhất Nguyên; Lửa tiên thiên là MỘT, nhưng trên cõi biểu lộ Nhị Nguyên, tức là cõi sống trong ảo giác, những phân tử của nó (its particles) là những sinh vật khác mà nó đốt cháy. Bởi vậy, chúng được gọi là “NHỮNG KẺ THIÊU ĐỐT” (“DEVOURERS”)… Mỗi vật hữu hình trong vũ trụ đều được cấu tạo bằng những SINH VẬT (LIVES) đó, từ con người sơ khai, hữu thức và thiêng liêng, chí đến những động lực vô thức cấu tạo vật chất … Từ SỰ SỐNG DUY NHẤT (ONE LIFE), vô sắc tướng, bất sinh bất diệt, phát sinh ra Vũ Trụ của mọi Sinh Vật (the Universe Of Lives). Thoạt tiên, từ khối Hỗn Mang (Chaos) mới biểu lộ ra lửa lạnh và sáng (ánh sáng mờ ảo như chất hơi) hình thành những chất Cô đọng (Curds) trong Không Gian [có lẽ là khối tinh vân?]… Những chất cô đọng này va chạm lẫn nhau, phát ra nhiệt lực và gây nên sự vận chuyển xoay vòng. Kế đó mới có sự biểu lộ đầu tiên của Lửa Hậu Thiên (VẬT CHẤT), những Ngọn Lửa nóng, những Sao Chổi [Comets] trên không gian. Nhiệt lực tạo nên hơi ấm, hơi ấm tạo nên nước đặc (solid water) [?]; rồi đến sương mù khô, sương mù ướt, lỏng như nước, nó dập tắt sức nóng chói rạng của những kẻ hành hương [Sao Chổi?] và hình thành những Bánh Xe đặc sệt (những Bầu Thế Giới VẬT CHẤT – MATTER Globes). Địa Cầu (Bhumi) xuất hiện với sáu bầu chị em của nó. Những bầu này do sự vận chuyển liên tục mới tạo nên lửa hậu thiên (inferior fire), nhiệt lực và sương mù đặc, nó sản xuất ra NƯỚC (Nguyên Tố thứ ba – the third World-Element) và do khí vận trên không gian và sinh ra KHÔNG KHÍ [gió]. Tứ nguyên hay tứ đại này là bốn nguyên tố của bốn Cuộc Tuần Hoàn (Rounds) đầu tiên trong Chu kỳ Sáng Tạo (Manvantara). Còn ba nguyên tố nữa sẽ tiếp theo sau.
Thiên bình luận viết: “Bhumi (Địa Cầu) xuất hiện cùng với sáu chị em”. Có một giáo lý Phệ Đà dạy rằng “có ba bầu Trái Đất tương ứng với ba cõi trời, và Trái Đất của chúng ta [bầu thứ tư] được gọi là Bhumi”. Đây là lời giải thích của các nhà Đông phương học ngoại môn của phương Tây. Nhưng ý nghĩa nội môn và ẩn dụ của đoạn kinh Phệ Đà này lại là như sau: nó ám chỉ dãy hành tinh của chúng ta, “ba Bầu” trên cung giáng hạ và “ba Cõi Trời” vốn cũng là ba Bầu hành tinh, có điều là tinh anh hơn nhiều) trên cung thăng thượng tức cung tinh thần. Ta giáng xuống Vật Chất qua ba bầu đầu tiên, ta thăng lên Tinh Thần qua ba bầu kia, bầu thấp nhất, Bhumi (Địa Cầu) tạo thành khúc quanh (tạm gọi như vậy) và tiềm tàng bao hàm mức độ Tinh Thần và Vật Chất cân bằng với nhau. Nhưng chúng ta sẽ bàn về vấn đề này sau.
Nói chung, Thiên bình luận dạy rằng mỗi Cuộc Tuần Hoàn mới lại phát triển một Nguyên Tố thiên nhiên, như khoa học đã biết, nhưng lại bác bỏ sự phân loại đầu tiên và lại chia tỉ mỉ thêm thành từng bộ phận kết hợp. Nếu Thiên Nhiên là cái gì luôn luôn đổi mới và tiến triển trên cõi biểu lộ, thì Nguyên Tố ấy cũng phải được quan niệm giống như vậy, chúng phải tiến hoá, phát triển và tăng trưởng cho đến lúc mãn chu kỳ.
Như vậy, chúng ta được biết rằng cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất chỉ phát triển có một nguyên tố, với một tính chất; và nhân loại, trong điều có thể gọi là một khía cạnh của Thiên Nhiên, mà có người gọi là “Không Gian một chiều đo”.
Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai đưa ra phát triển hai nguyên tố là Lửa và Đất; và nhân loại thích ứng với điều kiện Thiên Nhiên của thời kỳ đó (nếu chúng ta có thể dùng danh từ nhân loại để chỉ những sinh vật sống trong những điều kiện hoàn toàn khác hẳn với con người thời nay). Nhân loại trong cuộc Tuần Hoàn thứ Hai là một “loại người có hai chiều đo” (chúng ta lại dùng một nhóm từ quen thuộc theo một nghĩa hoàn toàn bóng bẩy, đó là cách duy nhất khiến ta có thể sử dụng nó một cách chính xác).
Những diễn trình tiến hoá tự nhiên mà chúng ta đang xem xét sẽ lập tức làm sáng tỏ sự tranh luận về những đặc tính của những chiều đo Không Gian. Nhưng tạm thời, có lẽ cũng cần nêu ra ý nghĩa của sự linh cảm lành mạnh, tuy hãy còn thiếu sót, nó đưa đến việc sử dụng câu “chiều đo thứ tư của Không Gian trong các giới Huyền học và Khoa học hiện đại ( ). Để bắt đầu, tưởng không cần phải giải thích rõ rằng Không Gian lẽ tất nhiên không thể đo lường về bất cứ hướng nào. Câu nói trên chỉ là một câu nói vắn tắt, đáng lẽ phải nói một cách đầy đủ hơn là “chiều đo thứ tư của VẬT CHẤT trong Không Gian” (“Fourth dimension of MATTER, in Space”) ( ). Nhưng cũng còn là một câu thiếu sót, vì rằng quả thật đúng là cơ tiến hoá có mục đích đưa đến cho chúng ta sự hiểu biết về các đặc tính mới mẻ của vật chất, nhưng những đặc tính mà chúng ta đã quen thuộc thật ra còn nhiều hơn là ba chiều đo. Những đặc tính của vật chất phải luôn luôn có liên quan trực tiếp với giác quan của con người. Vật chất có qui mô, màu sắc, sự vận chuyển (chuyển động của phân tử), hương vị tương đương với những giác quan hiện tại của con người, và vào thời kỳ mà nó hoàn toàn phát triển một đặc tính mới nữa, tạm thời hãy gọi nó là tính “THÂM NHẬP” (“PERMEABILITY”), đặc tính này sẽ tương hợp với giác quan mới của con người tạm gọi là “NHÃN QUAN THÔNG SUỐT” (“NORMAL CLAIRVOYANCE”) hay Nhãn Thông. Như vậy, khi một tư tưởng gia táo bạo đi tìm một chiều đo thứ tư để giải thích hiện tượng vật chất đi xuyên qua vật chất, thì thật ra cái mà họ thiếu là đặc tính thứ sáu của vật chất. Ba chiều đo thật ra chỉ thuộc về một đặc tính của vật chất, đó là qui mô (extension); quan niệm bình dân thông thường luôn luôn phản đối ý niệm cho rằng sự vật dưới bất cứ hình thái nào, lại có thể có nhiều hơn ba chiều đo, là bề dài, bề rộng, bề sâu. Những danh từ này, ngay cả danh từ chiều đo đều thuộc về một bình diện tư tưởng, một giai đoạn tiến hoá, một đặc tính vật chất. Bao giờ mà còn có những qui luật cố định trong phạm vi tài nguyên Vũ Trụ, để áp dụng cho vật chất, thì người ta vẫn chỉ có thể đo lường nó theo ba chiều mà thôi. Và kể từ lúc mà ý niệm “sự đo lường” lần đầu tiên chiếm một vị thế trong sự hiểu biết của con người, thì người ta chỉ có thể áp dụng cách đo lường trong ba chiều mà thôi. Nhưng quan niệm trên không thể phủ nhận sự thật rằng, trải qua dòng thời gian, khi mà khả năng con người càng tăng trưởng, thì những đặc tính của vật chất cũng sẽ tăng lên nhiều hơn như vậy. Trong khi đó, thành ngữ này còn sai lầm hơn nhiều so với cả câu nói quen thuộc : mặt trời “mọc” hay “lặn”.
Bây giờ, chúng ta hãy trở lại việc nghiên cứu sự tiến hoá của vật chất qua các Cuộc Tuần Hoàn (Rounds). Vật chất trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai, như trên đã nói, có thể quan niệm một cách bóng bẩy như là có hai chiều đo. Nhưng ở đây lại còn có một nghi vấn khác nữa. Câu nói bóng bẩy mơ hồ trên có thể được coi như tương đương với đặc tính thứ hai của vật chất, ứng hợp với giác quan thứ hai của con người. Nhưng hai giai đoạn tiến hoá tương liên này có liên hệ đến những phương thức đang diễn ra trong phạm vi của một Cuộc Tuần Hoàn mà thôi. Sự nối tiếp nhau giữa những khía cạnh sơ khai của Thiên Nhiên liên quan tới sự nối tiếp của những Cuộc Tuần Hoàn cũng có liên hệ, như đã nói ở trên, với sự phát triển của những “Nguyên Tố” (“Elements”) – theo ý nghĩa huyền môn - : Lửa, Gió, Nước, Đất. Chúng ta chỉ mới ở trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư và bảng liệt kê hãy còn ngừng lại ở bốn Nguyên Tố. Trình tự đề cập đến các Nguyên Tố này trong câu vừa nêu trên, thật là chính xác đối với các mục đích Nội môn cũng như theo Giáo Lý Bí Truyền (Secret Teaching). Milton thật là chí lý khi đề cập tới “các quyền năng của Hoả, Phong, Thuỷ, Thổ”; Trái Đất như chúng ta biết hiện nay không hề tồn tại trước Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, cách đây nhiều trăm triệu năm khi bắt đầu có Trái Đất địa chất (geological Earth). Giảng lý dạy: “trong khi có Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, Địa Cầu cháy rực, nguội lạnh và chói lọi, chẳng khác nào các con người và con thú tinh anh của nó”- đây là điều mâu thuẫn hoặc nghịch lý theo quan điểm của khoa học hiện nay – “trong vòng Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai, nó chói sáng, trọng trược hơn, trong vòng cuộc Tuần Hoàn thứ Ba, nó giống như là nước”. Các Nguyên Tố đã bị đảo ngược.
Những trung tâm tâm thức (the centres of consciousness) (sẽ phát triển trong nhân loại như chúng ta đã biết) của con người trong cuộc Tuần Hoàn thứ Ba đã đến giai đoạn nhận thức Nguyên Tố thứ ba là chất Nước. Nếu bắt buộc phải rút ra các kết luận về các dữ kiện do các nhà địa chất học cung cấp, thì ắt hẳn ta sẽ bảo rằng không hề có nước thật sự, ngay cả trong thời kỳ Thán Kỷ (Carboniferous Period). Ta được biết rằng các khối Carbon không lồ, xưa kia vốn bàng bạc dưới dạng acid carbonic trong khí quyển, đã bị cây cỏ hấp thụ, còn một phần lớn chất khí đó lại được trộn lẫn trong nước. Nay, nếu quả thực là thế, nếu chúng ta tin tưởng rằng hết thảy lượng acid carbonic vốn cấu thành những loại cây đã tạo ra than béo, than gầy v.v.. và tiến hoá tạo thành đá vôi v.v.. nếu chúng ta phải tin rằng tất cả các điều này đã diễn ra vào thời kỳ ấy trong bầu khí quyển dưới dạng hơi, thì ắt hẳn phải có các biển và đại dương acid carbonic lỏng! Nhưng thế thì dựa vào giả thuyết này, làm thế nào mà các Thời đại Devon và Silur (the Devonian and Silurian Ages) – các Thời đại của loài cá và loại nhuyễn thể - lại có trước được Thời đại carbon ? Vả chăng áp suất khí quyển đã phải vượt quá nhiều trăm lần áp suất của bầu khí quyển hiện nay. Làm thế nào mà các cơ thể, cho dù đơn giản như cơ thể của một vài loài cá và loài nhuyễn thể có thể chịu nổi? Chúng tôi khuyên độc giả nên quan tâm tới một tác phẩm tuyệt vời của Blanchard bàn về Nguồn gốc của Sự Sống, trong đó ông có chứng tỏ một vài điều mâu thuẫn và lẫn lộn quái gở trong các thuyết của các bạn đồng nghiệp của mình.
Các giác quan của con người trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư đã thêm chất Đất như một trạng thái vật chất vào ba Nguyên Tố trong giai đoạn biến đổi hiện tại của chúng. 
Nói tóm lại, không một Nguyên Tố nào trong ba Cuộc Tuần Hoàn trước đây có trạng thái giống như bây giờ. LỬA trước kia có thể là AKASHA thuần tuý, Vật Chất bản sơ, “Đại Nghiệp” (“Magnum Opus”) của các Đấng Sáng Tạo và Kiến Tạo, loại Tinh Tú Quang (Astral Light) mà Éliphas Lévi đầy nghịch lý đã gọi một mạch là “Cơ Thể của Chúa Thánh Thần” và kế đó là “Baphomet”, “Con dê bán thư bán hùng Mendes” (“Androgyne Goat of Mendes”); PHONG (AIR) chỉ là Nitrogen, “Linh Khí của những Kẻ đội Vòm Trời” (theo lối nói của các nhà Thần bí Hồi giáo); THUỶ (WATER) là loại lưu chất nguyên thuỷ cần để tạo ra một “Linh Hồn Sống Động” (theo Moses). Và điều này có thể giải thích rõ ràng tình trạng tương phản và các phát biểu phản khoa học trong Sáng Thế Ký. Cứ thử tách rời chương một ra khỏi chương hai, giải thích chương một như là một Thánh kinh của các tín đồ duy Elohim, và chương hai như là một Thánh kinh của tín đồ duy Jehovah mãi về sau này, nếu thuyết minh theo lối “ý tại ngôn ngoại”, chúng ta sẽ thấy cùng một trình tự xuất hiện các tạo vật, nghĩa là Hoả (Quang), Phong, Thuỷ và Nhân (tức Địa). Ấy là vì câu sau đây trong chương một (của Elohim), “Thoạt đầu, Đức Chúa Trời Khai Thiên tịch địa” là một câu dịch sai; đó không phải là “thiên và địa” mà là cõi trời lưỡng phân, Thượng Thiên và Hạ Thiên, tức là sự phân tích của vật chất nguyên thuỷ - vốn có phần trên là ánh sáng, còn phần dưới (Vũ Trụ biểu lộ) là bóng tối – ra hai phần vô hình và hữu hình đối với các giác quan của chúng ta. “Đức Chúa Trời ngăn cách ánh sáng với bóng tối” và rồi tạo ra bầu trời (Phong). “Hãy lấy một bầu trời ở giữa nước, phân cách nước với nhau” nghĩa là “phân cách nước ở dưới bầu trời [vũ trụ biểu lộ hữu hình] với nước ở trên bầu trời [các cõi tồn tại vô hình đối với chúng ta]”. Trong chương hai (duy Jehovah), cây cỏ được tạo ra trước nước, chẳng khác nào trong chương một, ánh sáng được tạo ra trước mặt trời. “Đức Chúa Trời khai thiên tịch địa tạo ra mọi loại cây ngoài đồng trước khi nó mọc dưới đất, tạo ra mọi loại cỏ ngoài đồng trước khi nó tăng trưởng, ấy là vì Đức Chúa Trời (Lohim) đã không tạo ra mưa trút xuống đất v.v…”- nếu ta không chấp nhận lối thuyết minh nội môn thì câu trên thật là phi lý, ngớ ngẩn. Cây cối được tạo ra trước khi chúng mọc dưới đất – vì bấy giờ không có đất như hiện nay – còn cỏ ngoài đồng đã tồn tại trước khi nó tăng trưởng như hiện nay, vào cuộc Tuần Hoàn thứ Tư.
Khi giải thích và bàn về bản chất của các Nguyên Tố vô hình và “Lửa Nguyên Thuỷ” (“Primodial Fire”) nêu trên, Éliphas Lévi bao giờ cũng gọi nó là Tinh Tú Quang”; nó chính là “Đại tác nhân Pháp thuật” (“Grant Agent Magique”) đối với ông. Chắc chắn là như thế rồi, nhưng chỉ như thế, xét về mặt Ma thuật (Black Magic) và trên các cảnh giới thấp nhất của cái mà ta gọi là Dĩ Thái (Tiên thiên khí là bản thể của nó) và ngay cả điều này cũng bị các nhà Huyền bí chính thống coi là không đúng. “Tinh Tú Quang” chỉ là “đẩu Tinh Quang” (“sidereal Light”) thời xưa của Paracelsus, khi bảo rằng “vạn hữu đều phát sinh từ nó, nó bảo toàn vạn vật và khiến cho chúng sinh sôi nảy nở”, ông chỉ phát biểu chân lý một cách bất toàn (tức chỉ có mệnh đề thứ hai là đúng). Mệnh đề thứ nhất không đúng, vì nếu vạn hữu tiến hoá thông qua nó, thì nó ắt hẳn chẳng phải là Tinh Tú Quang, Tinh Tú Quang chẳng hề bao hàm vạn hữu mà cùng lắm cũng chỉ phản ánh vạn hữu thôi. Éliphas Lévi thật là chí lý khi trình bày nó là “một lực lượng Thiên Nhiên”, nhờ đó, “một thường nhân làm chủ được nó… cũng có thể làm xáo trộn thế giới và thay đổi bộ mặt của nó”, vì đó là “Đại Bí Nhiệm của Pháp thuật cao siêu”. Khí trích dẫn lời của nhà Do Thái Bí giáo lỗi lạc Tây phương dưới dạng dịch thuật ( ), có lẽ chúng ta có thể giải thích chúng hay hơn bằng cách thỉnh thoảng thêm vào một, hai từ để chứng tỏ sự dị biệt giữa các lối thuyết minh của Tây phương và Đông phương về cùng một đề tài. Tác giả nói về Đại Tác Nhân Pháp Thuật như sau:
Các loại lưu chất thấm nhuần vạn vật này (this ambient and allpenetrating fluid), cái tia sáng tách rời khỏi ánh huy hoàng của Mặt Trời [Tinh Thần Trung Ương] này … bị khống chế bởi bầu khí quyển [!?] và hấp lực trung tâm… Tinh Tú Quang, ê-te điện từ này (this electromagnetic ether), nhiệt tố sinh động và chói sáng này, được tiêu biểu nơi những đền đài cổ bằng sợi dây nịt của Nữ Thần Isis, quấn quanh chiếc cột.. còn trong các thần phổ học ngày xưa, nó được tượng trưng bằng con rắn nuốt đuôi nó, biểu hiện của sự thận trọng và của Saturn [biểu hiệu của vô cực, sự bất tử và Kronos - Thời gian - chớ không phải là Thần Saturn hay Thổ Tinh]. Đó là con Rồng có cánh Medea, con rắn kép trên cây dực xà trượng (caduceus), và kẻ cám dỗ trong Sáng Thế Ký; nhưng đó cũng là con rắn bằng đồng thau của Moses quấn quanh chữ Tau… cuối cùng, đó là con quỷ của thuyết giáo điều ngoại môn, và đích thực là lực mù quáng [Lévi thừa biết nó đâu có mù quáng] mà linh hồn phải chế ngự để thoát vòng tục lụy (the chain of Earth), vì nếu không, chúng sẽ bị hấp thu bởi chính cái quyền năng trước kia đã tạo ra chúng và sẽ quay về với lửa vĩnh cửu của trung tâm.
Nay chỉ có mỗi một người (J. W. Keely ở Bang Philadelphia) đã công khai tìm ra và sử dụng được bậc Đại Thái cổ này (this great Archaeus). Tuy nhiên, những người khác đã phát hiện được nó, song hầu như không sử dụng được nó. “Bạn sẽ chỉ đạt đến mức đó mà thôi…“
Tất cả những điều trên đều thực tiễn và chính xác, ngoại trừ một sai lầm mà chúng ta đã giải thích. Éliphas Lévi đã phạm một sai lầm quan trọng khi luôn luôn cho rằng Tinh Tú Quang (the Astral Light) với cái mà ta gọi là Tiên Thiên Khí (Akasha) đều là tương đồng. Thực hư ra sao sẽ được giải thích trong Quyển 4.
Éliphas Lévi còn trình bày thêm như sau:
Đại Tác Nhân Pháp Thuật (the great Magic Agent) là phân thân thứ tư của nguyên sinh khí [theo chúng tôi đó là phân thân thứ nhất trong nội giới và phân thân thứ nhì nơi ngoại giới] còn Mặt Trời là dạng thứ ba của nguyên sinh khí (life principle)… ấy là vì nhật tinh (day-star) [Mặt Trời - the Sun] chỉ là phản ánh và hình bóng vật chất của Mặt Trời chân lý Trung Ương (Central Sun of truth) vốn soi sáng thế giới trí tuệ (vô hình) Tinh Thần và bản thân nó chẳng qua chỉ là ánh sáng chập chờn vay mượn của TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE) ( ).
Đến đây thì ông vẫn còn có lý. Tuy nhiên, khi nhà Do Thái Bí giáo Tây phương có nhiều thẩm quyền ấy nói thêm rằng “đó không phải là tinh thần bất tử như các bậc Đạo Trưởng Ấn Độ thường lầm tưởng, thì chúng ta xin đáp rằng ông đã nói xấu các bậc Đạo Trưởng nêu trên, vì các vị ấy đâu có quan niệm như vậy, ấy là vì ngay cả các kinh Puranas ngoại môn cũng cực lực bác bỏ điều khẳng định này. Chẳng có người Ấn Độ nào đã từng lầm lẫn Prakriti [Vật Chất] - Tinh Tú Quang ở trên cảnh giới Vật Chất thấp nhất, Vũ Trụ vật chất - với “Tinh Thần bất tử”. Vật Chất bao giờ cũng bị gọi là Hão Huyền và có số phận là phải bị diệt vong cùng với những thứ khác, kể cả chư Thần Linh, khi chu kỳ Qui Nguyên đã tới. Vì người ta đã chứng tỏ là Tiên Thiên Khí chẳng phải là Dĩ Thái nên chúng ta càng không được lầm tưởng rằng có thể là Tinh Tú Quang. Những kẻ không thể hiểu kinh Puranas theo lối “ý tại ngôn ngoại” đôi khi đã lẫn lộn. Tiên Thiên Khí với Vật Chất, với Dĩ Thái, thậm chí với cả Bầu tròi xanh ngắt nữa ! Cũng đúng là những kẻ cứ luôn luôn dịch từ ngữ Tiên Thiên Khí (Akasha) là “Dĩ Thái”- chẳng hạn như Wilson – khi thấy bảo “nguyên nhân vật chất của âm thanh” lại còn có thêm tính chất đơn giản duy nhất này, liền tưởng tượng một cách ngu dốt rằng nó có tính cách “vật chất” theo ý nghĩa hồng trần. Cũng đúng là vì không có một thứ gì có tính cách vật chất (và do đó có tính cách hữu hạn và phù du) mà lại có thể bất diệt – theo siêu hình học và triết học – nên suy ra rằng Tiên Thiên Khí chẳng vô hạn mà chẳng bất diệt. Nhưng tất cả những điều này đều sai lầm, vì người ta đã hiểu lầm cả từ ngữ Pradhana (Hồng Mông Nhất Khí) lẫn Âm Thanh với vai trò là một tính chất; từ ngữ Hồng Mông Nhất Khí chắc chắn là đồng nghĩa với Hỗn Nguyên Khí (Mulaprakriti) và Tiên Thiên Khí (Akasha), còn Âm Thanh đồng nghĩa với Ngôi Lời (Verbum), Huyền Âm (Word) tức Thiên Đạo (Logos). Muốn chứng tỏ điều này thì cũng dễ thôi, vì nó đã được nêu ra trong câu sau đây của kinh Vishnu Puranas ( ): “Chẳng có ngày mà chẳng có đêm, chẳng có trời mà chẳng có đất, chẳng có ánh sáng mà chẳng có bóng tối, chẳng có bất cứ thứ nào khác, ngoại trừ Đấng Duy Nhất (One) bất khả tư nghị hoặc Phạm Thiên (Brahma), Pums [Tinh Thần] và Pradhana [Hồng Mông Nhất Khí].
Nay, nếu Hồng Mông Nhất Khí không phải là Hỗn Nguyên Khí (Cội nguồn của Vạn vật – the Root of All) dưới một hình dạng khác thì nó là cái gì? Ấy là vì mặc dù nghe nói Hồng Mông Nhất Khí còn hoà nhập vào Đấng Thánh Linh (Deity) như vạn hữu để lìa khỏi NHẤT NGUYÊN (ONE) trong chu kỳ Hỗn Nguyên, song nó lại được coi là vô hạn và bất diệt. Câu dịch sát nghĩa như sau: “CÁI ĐÓ là Tinh Thần Phạm Thiên Hồng Mông Nhất Khí” (“One Pradhanika Brahma Spirit: THAT was”); nhà bình giải chú thích từ ngữ kết hợp này là một từ ngữ thực thể, chứ không phải là một chuyển hoá từ được dùng như một thuộc từ, nghĩa là như một điều gì “có liên hệ với Hồng Mông Nhất Khí” ( ). Vả lại môn sinh phải lưu ý rằng hệ thống Puranas có tính cách nhị nguyên chứ không hề có tính cách tiến hoá và xét về phương diện này, chúng ta sẽ thấy nhiều điều hơn nữa (xét theo một quan điểm nội môn) trong phái Số Luận (Sankhya), thậm chí trong cả Manava-Dharma-Shastra (Luật Bàn Cổ) nữa, mặc dù Luật Bàn Cổ khác hẳn phái Số Luận. Vì thế, ngay cả trong kinh Puranas, Hồng Mông Nhất Khí cũng là một dạng của Thái Cực Thượng Đế (Parabrahman) chứ không phải là một cuộc tiến hoá và phải giống như Hỗn Nguyên Khí của phái Phệ Đàn Đà (Vedanta). Một học giả Vedanta dạy: “Trong trạng thái nguyên sơ, Vật Chất chính là Tiên Thiên Khí” ( ). Nó hầu như Vũ Trụ trừu tượng (abstract Nature).
Thế thì Tiên Thiên Khí (Akasha) chính là Hồng Mông Nhất Khí dưới một dạng khác và chính nó chẳng phải là Dĩ Thái, tác nhân vô hình mà cả vật lý học cũng phải ao ước, qụy lụy (court). Nó cũng không phải Tinh Tú Quang. Như chúng ta đã nói, nó là bản thể của Vật Chất biến phân bảy lần ( ) – “Bà Mẹ” hằng trinh nguyên của “Đứa Con” không có cha, nó biến thành “Cha” trên cõi biểu lộ thấp. Ấy là vì Toàn Linh Trí là sản phẩm đầu tiên của Hồng Mông Nhất Khí, tức Tiên Thiên Khí, và Mahat – Toàn Linh Trí, “có đặc tính là Bồ Đề”- chẳng có gì khác hơn là Thiên Đạo (Logos), vì Ngài được tôn xưng là Huyền Thiên Thượng Đế (Ishvara), Brahma, Bhava v..v…( ) Tóm lại, Ngài là “Đấng Sáng Tạo” hay Thiên Trí (Divine Mind) đang hoạt động sáng tạo, “Nguyên nhân của vạn vật”. Ngài là “Đấng Bản Lai” (“First Born”) mà kinh Puranas đã cho rằng “Đất là Toàn Linh Trí là các nội biên và ngoại biên của vũ trụ”, hoặc theo lối nói của chúng ta, cực âm và cực dương của Vũ Trụ lưỡng phân (trừu tượng và cụ thể) vì kinh Purana có thêm rằng:
Như thế, - nghĩa là bảy dạng [nguyên khí] Vật Chất tính từ Toàn Linh Trí xuống tới Thổ (Earth)- vào lúc tan hoà nguyên tố (pratyahara); bảy dạng này lần lượt tái thâm nhập vào nhau. Thiên Noãn (Sarvamandala) bị tiêu tan cùng với bảy châu (dvipa) bảy đại dương, bảy vùng v..v…( )
Các nhà Huyền bí hẳn cũng có nhiều lý do khi không chịu gọi Tiên Thiên Khí là Tinh Tú Quang hay Dĩ Thái. Câu “Nhà Cha ta có nhiều căn” có thể mâu thuẫn với câu châm ngôn huyền bí “Nhà Mẹ ta có bảy căn” tức bảy cõi, cõi thấp nhất ở bên trên và xung quanh ta, đó là Tinh Tú Quang (the Astral Light).
Những Nguyên Tố, dù đơn thuần hay phối hợp, không thể giữ mãi trong trạng thái giống y như trước kể từ lúc bắt đầu cuộc tiến hoá của Dãy Hành Tinh hiện tại. Vạn vật trong Vũ Trụ đều tuần tự tiến hoá trong Đại Chu Kỳ, trong khi chúng vẫn không ngừng tiến hoá theo nhịp độ khi thăng khi giáng trong những Chu Kỳ nhỏ hơn. Thiên Nhiên không bao giờ ngưng đọng một chỗ trong một Chu Kỳ Khai Nguyên (Manvantara), nó luôn luôn tiến hoá trường kỳ bất tận ( ). Sự sống của khoáng thạch, cây cỏ, loài người cũng luôn luôn làm cho cơ thể chúng thích ứng với những Nguyên Tố đương thời, và bởi vậy, các Nguyên Tố của những thời kỳ trước được thích ứng với các loài trong thời kỳ đó, cũng như chúng đang thích ứng với đời sống nhân loại trong thời kỳ hiện tại. Trong cuộc tuần hoàn tới là cuộc Tuần Hoàn thứ Năm, một Nguyên Tố thứ Năm là chất Dĩ Thái (Ether), tức là cái thể nặng trược của Akasha, sẽ xuất hiện và trở nên một sự kiện thông thường trong Thiên Nhiên cũng như Không Khí của chúng ta bây giờ. Chừng đó, nó sẽ không còn là một giả thuyết mơ hồ như ngày nay nữa, mà sẽ là một khí cụ có tác dụng hữu hiệu trong nhiều lãnh vực. Và cũng trong Cuộc Tuần Hoàn tới đây, những khả năng siêu đẳng của con người có thể nảy nở và phát triển hoàn toàn để thích ứng với tác động của Akasha trong cõi thiên nhiên. Như đã nói ở trên, một đặc tính thứ sáu của vật chất là đặc tính Thấm nhập (Permeability) cũng sẽ xuất hiện đồng loạt với sự phát triển giác quan thứ sáu và con người cũng sẽ một phần nào quen thuộc với đặc tính mới ấy vào một giai đoạn thích nghi trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Năm tới đây. Nhưng khi một Nguyên Tố mới xuất hiện trong cuộc Tuần Hoàn thứ Năm thì đặc tính Thấm nhập của vật chất sẽ trở nên rõ rệt đến nỗi những hình thức vật chất nặng trược nhất sẽ hiện ra dưới nhãn quan con người như đám sưong mù dày đặc thế thôi chứ không có gì hơn.
Bây giờ, chúng ta hãy quay về Chu Kỳ Sinh Hoạt (Life-Cycle). Không nói dài dòng về SỰ SỐNG trên các Cõi cao (the Higher LIVES), chúng ta chỉ tạm thời chú ý đến Địa Cầu và các sinh vật sống trên đó. Chúng tôi được biết rằng trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, Địa Cầu được cấu tạo bởi những “Hoả Tinh Quân” (“Devourers”) những vị này làm tiêu huỷ và phân hoá những mầm mống khác trong các Nguyên Tố ngũ hành. Đại khái cũng giống như trong giai đoạn tiến hoá hiện tại, những loại vi khuẩn làm rời rạc, tan rã cơ cấu hoá chất trong một cơ thể sinh vật, làm biến đổi thể chất động vật và tạo ra những chất với những thành phần khác nhau. Như vậy, Huyền bí học đã dẹp tan được cái gọi là Thời Đại Vô Sinh (Azoic Age) của khoa học, vì nó đã chứng tỏ rằng trên Địa Cầu chẳng có lúc nào mà lại không có sự sống. Bất cứ chỗ nào có một phân tử hay nguyên tử vật chất, dù trong trạng thái khinh thanh của chất hơi, là có sự sống trên đó, tuy rằng còn tiềm ẩn và vô thức.
Bất cứ vật gì rời khỏi Trạng thái Laya (thuần nhất) sẽ trở nên Sự Sống tích cực, nó sẽ bị lôi cuốn vào vòng xoáy quay cuồng của sự CHUYỂN ĐỘNG (MOTION). Tinh Thần và Vật Chất là hai Trạng thái của cái DUY NHẤT (ONE), nó không phải Tinh Thần hay Vật Chất mà cả hai đều là Sự Sống Tuyệt Đối (Absolute Life), tiềm tàng… Tinh Thần là sự phân hoá đầu tiên của [và trong] KHÔNG GIAN; còn Vật Chất là sự phân hoá đầu tiên của Tinh Thần. Cái không phải là Tinh Thần hay Vật Chất, chính là CÁI ẤY (IT) – cái NGUYÊN NHÂN Vô nguyên nhân (the Causeless CAUSE) của Tinh Thần và Vật Chất, là Nguyên nhân của Vũ Trụ. Và CÁI ẤY (THAT), chúng ta gọi là SỰ SỐNG DUY NHẤT (ONE LIFE) hay luồng Khí Vận Nội Tại của Vũ Trụ (the Intra-Cosmic Breath) ( ).
Một lần nữa, chúng ta nói vạn vật đồng nhất lý và cũng đồng nhất tính (like must produce like). Sự Sống Tuyệt Đối không thể tạo ra một nguyên tử vô cơ phận (inorganic atom), dù đơn thuần hay phức tạp và thậm chí trong “Trung hoà điểm” (Laya) cũng có sự sống, cũng như một người trong trạng thái hôn mê, bề ngoài coi như xác chết, nhưng vẫn là một người sống.
Khi những “Kẻ Huỷ Diệt” (“Devourers”) - nếu muốn (vì các nhà Huyền bí không hề phản đối điều này), các khoa học gia, cứ tự tiện xem xét thấy các nguyên tử Sương Lửa (Fire-Mist) nơi các kẻ “huỷ diệt” này với một lý do nào đó – đã phân hoá những “Nguyên Tử Lửa” (Fire Atoms”) bằng một phương pháp phân tích lạ lùng, những nguyên tử này trở thành những Mầm Sống (Life-Germs) kết hợp với nhau theo định luật hấp dẫn và tương cầu (the laws of cohesion and affinity). Kế đó, các Mầm Sống (Life Germs) tạo ra những Sinh Vật thuộc một loại khác, loại này góp sức vào việc cấu tạo nên các Bầu Thế Giới.
Như vậy, trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, Địa Cầu được tạo tác bởi các Hoả Tinh Quân sơ khai (the primitive Fire-Lives) chỉ mới hình thành như một bầu tròn, hãy còn lỏng sệt chưa đông đặc, không có tính chất, hình dáng hay màu sắc ngoài tính chất chói sáng và lạnh. Chỉ vào cuối Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, nó mới phát triển thành một Nguyên Tố lửa trong cuộc tuần hoàn hiện tại và phổ cập khắp nơi trong toàn Thái Dương Hệ. Trái Đất có hình tướng đầu tiên (first Rupa) với bản thể là Nguyên Khí Tiên Thiên Khí được mệnh danh là ***. Đó chính là cái nay được biết và được gọi một cách rất sai lầm là Tinh Tú Quang, mà Éliphas Lévi gọi là “Trí Tưởng Tượng của Thiên Nhiên” (“Imagination of Nature”). Có lẽ để tránh việc trình bày danh hiệu chính xác của nó như những người khác thường làm.
Trong Lời tựa của quyển Lịch Sử Pháp Thuật, khi đề cập đến nó, Éliphas Lévi đã cho rằng :
Mọi trung khu thần kinh liên giao với nhau một cách bí mật thông qua Thần Lực này, thiện cảm và ác cảm nảy sinh từ nó, các giấc mơ của ta cũng bắt nguồn từ nó, hiện tượng linh thị siêu nhiên cũng phát nguyên từ nó… Khi tác dụng dưới ảnh hưởng của các ý chí mạnh mẽ, Tinh Tú Quang huỷ hoại, đông đặc (coagulate), tách rời, phá vỡ và tụ tập vạn vật lại… Thượng Đế đã tạo ra nó khi Ngài phán: “Hãy có lấy ánh sáng” (“Fiat Lux”)!... Nó được điều khiển bởi các Đấng Egregores, nghĩa là kẻ đứng đầu của các linh hồn vốn là các chơn linh của năng lượng và tác động” ( ).
Éliphas Lévi nên nói thêm rằng Tinh Tú Quang, tức Chất Liệu Nguyên Thuỷ (Primordial Substance), (nếu cái gọi là ánh sáng, Lux, giải thích theo bí giáo, là thể của chính các Chơn Linh ấy và chính là bản thể của họ. Ánh sáng vật chất là biểu lộ trên cõi hồng trần và là phản ánh của Linh Quang (the Divine Light) xạ ra từ thể tập hợp của các Đấng được gọi là “CÁC ÁNH SÁNG” (“LIGHTS”) và “CÁC NGỌN LỬA” (“FLAMES”). Nhưng Éliphas Lévi hơn hẳn bất cứ nhà Do Thái Bí giáo nào khác về cái tài chồng chất mâu thuẫn này lên mâu thuẫn kia, trình bày hết nghịch lý này đến nghịch lý khác trong cùng một câu văn lưu loát. Ông đã dẫn dắt độc giả của mình đi xuyên qua những thung lũng yêu kiều với muôn cánh hoa tươi thắm, để rồi sau đó lạc bước tới sa mạc khô cằn và một hòn đảo lởm chởm những đá.
Giảng lý dạy:
Bảy Đại Lượng rời rạc [Nguyên Tố] mà sự Chuyển Động (Motion) và sự Kết Hợp hài hoà (harmonious Union) tạo ra Vũ Trụ Vật Chất biểu lộ, đã được sinh ra xuyên qua và từ bức xạ của bảy Thể (the seven Bodies) của Bảy Đẳng Cấp Tinh Quân (the Seven Orders of Dhyanis).
Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai làm biểu lộ Nguyên Tố thứ hai, tức KHÔNG KHÍ (AIR), là nguyên tố mà sự thuần khiết bảo đảm sự sống liên tục cho người sử dụng nó. Ở Âu Châu, chỉ có hai nhà Huyền bí đã khám phá ra nó và thậm chí phần nào áp dụng nó vào thực hành, mặc dù các Điểm Đạo đồ Đông phương cao cấp nhất đều luôn luôn biết rõ thành phần cấu tạo của nó. Khí Ozone của hoá học hiện đại chỉ là chất độc so với Dung Môi Vũ Trụ (Universal Solvent) thực sự, nó thật là bất khả tư nghị trừ phi tồn tại trong Thiên Nhiên.
Từ Cuộc Tuần Hoàn thứ Hai trở đi, quả Địa Cầu từ trước vẫn là một bào thai kết tụ trong lòng của Không Gian, mới bắt đầu cuộc sống thực của nó, đó là sự phát triển Sự Sống hữu thức cá biệt là cái Khí Thể thứ nhì của nó. Khí thể thứ hai tương hợp với khí thể thứ sáu và cái thứ nhì là Sự Sống liên tục, cái kia là Sự Sống tạm thời.
Cuộc Tuần Hoàn thứ Ba phát triển Nguyên Tố thứ ba (third Priciple) là NƯỚC: trong khi Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư biến đổi những chất lỏng bốc hơi và hình thể mềm dẻo của Trái Đất thành một Bầu vật chất đông đặc, cứng rắn như địa cầu ngày nay. Trái Đất đã đạt tới Nguyên Khí thứ tư của nó, và sẽ đạt tới cái chân tướng rốt ráo cùng tột của nó, tức cái vô cùng đông đặc, vào cuối Cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy là lúc chấm dứt Chu Kỳ Sáng Tạo (Manvantara). Về vấn đề này, người ta có thể phản đối là luật tương đồng (law of analogy) vốn đã được nhấn mạnh biết bao, đã bị vi phạm. Tuyệt nhiên không phải như thế đâu. Eugenius Philalethes thật là chí lý khi “lấy danh dự” mà bảo đảm với quí độc giả rằng chưa có ai đã từng thấy được “Trái Đất”, nghĩa là VẬT CHẤT dưới dạng bản thể. Đến nay Trái Đất vẫn còn ở trong trạng thái cảm dục (Kamarupic state) - Thể Vía (Astral Body) với các Dục Vọng của Ngã Thức u mê, sản phẩm của Toàn Linh Trí trên hạ giới.
Không phải thứ vật chất cấu tạo bằng nguyên tử hay thể xác của con người là phần nặng trược nhất của tất cả các “Khí Thể” (“Principles”) của chúng ta. Thực ra đó là Khí Thể (Nguyên Khí) trung gian (the middle Principle), Trung Tâm thực sự của Thú Tính và dục vọng (the real Animal Centre), còn xác phàm con người chỉ là cái vỏ bọc ngoài, cái yếu tố vô trách nhiệm và cái phương tiện nhờ đó mà tính thú dục trong con người hành động suốt kiếp của nó. Mọi nhà Theosophy trí thức ắt đều hiểu tôi muốn thực sự nói gì. Như vậy, cái ý niệm cho rằng thể xác con người được cấu tạo bằng vô số Sinh vật cũng như cái vỏ cứng của Trái Đất được cấu tạo y như vậy, không có gì vô lý quá đáng đối với nhà Huyền học chân chính. Khoa học cũng không phản đối giáo lý Huyền môn về điều này, vì không phải bởi lý do ống kính hiển vi không nhìn thấy được hột nguyên tử hay sự sống cực nhỏ mà họ có thể bác bỏ giáo lý trên.
(c ) Khoa học dạy chúng ta rằng cơ thể sống hay chết của con người hay động vật đều gồm vô số vi khuẩn hằng trăm loại khác nhau. Cứ mỗi khi hít vào là ta lại có nguy cơ bị vi trùng bên ngoài xâm nhập vào cơ thể; còn trong nội bộ cơ thể, ta cũng bị đe doạ bởi các chất leucomaines, các vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí v.v… Nhưng khoa học vẫn chưa bao giờ đi xa hơn nữa để cùng với Huyền học xác nhận rằng thể xác con người cũng như loại thú vật, cây cỏ hay khoáng chất đều được cấu tạo bằng những vi khuẩn đó, mà ống kính hiển vi không thể nào tìm ra, trừ những loại vi trùng to lớn hơn. Cho đến nay, nói về khía cạnh thuần vật chất và động vật của con người, khoa học đang đi trên con đường tìm tòi, khám phá với nhiều triển vọng khả quan đưa đến sự xác nhận lý thuyết trên. Hóa học và sinh lý học là hai ngành học thuật vĩ đại nhiệm mầu của tương lai, có triển vọng thức tỉnh nhân loại để cho họ nhận thức những chân lý trọng đại trên địa hạt vật lý. Với mỗi ngày qua, người ta càng nhận thấy rõ sự đồng nhất giữa loài vật và con người và cây cỏ, thậm chí giữa loài bò sát và tảng đá mà nó làm tổ và con người. Những phân tử vật chất và hoá học của tất cả mọi loài đã được thấy là đồng nhất, khoa học có thể nói rằng không có gì khác nhau giữa vật chất cấu tạo nên thể xác con bò với vật chất cấu tạo nên xác phàm của con người. Nhưng giáo lý Huyền môn còn nói rõ hơn nhiều. Khoa Huyền môn nói: “Chẳng những các hoá chất đều giống y như nhau, mà còn có sự đồng nhất giữa những Vi sinh vật vô hình hợp thành những nguyên tử trong khối khoáng thạch và những tế bào của một cái hoa, của một con người và của một con kiến, của một con voi và của tàng cổ thụ che mát cho nó dưới ánh mặt trời. Mỗi phân tử vật chất, dù hữu cơ hay vô cơ, là một vật có Sự Sống. Mỗi nguyên tử và phân tử trong Vũ Trụ vừa đem sự sống vừa đem sự chết cho cái hình thể bên ngoài, cũng như bằng phương pháp kết hợp, nó cấu tạo nên vũ trụ và những thể tạm, sẵn sàng tiếp nhận linh hồn đầu thai. Nó cũng luôn luôn huỷ diệt và thay đổi hình thể, và trục xuất (expel) những linh hồn đó ra khỏi những thể xác này là nơi cư trú tạm thời của họ. Nó vừa sáng tạo, vừa huỷ diệt, nó cũng vừa tự sinh và tự diệt. Nó sáng tạo và huỷ diệt điều bí ẩn nhất của các điều bí ẩn, là cái thể xác sống động của con người, cầm thú hay cây cỏ, mỗi giây đồng hồ trong thời gian hay không gian. Nó cũng đem lại sự sinh và tử, đẹp và xấu, thiện và ác, thậm chí có cả những cảm giác thích thú và khó chịu, tốt lành và bỉ ổi. Nó là SỰ SỐNG huyền bí được tiêu biểu tập thể bởi vô số Sinh Linh (Lives). Do một đường lối rời rạc riêng biệt của nó, sự sống ấy vẫn theo định luật bí hiểm của sự Di truyền cách thế (Atavism); mô phỏng những điểm tương tự trong gia đình, cũng như là những điểm tương tự mà nó thấy còn ghi dấu trong hào quang của các bậc sản sinh ra mọi người trong tương lai; tóm lại, đó là một bí nhiệm mà ta quan tâm tới hơn nữa ở một nơi khác. Hiện thời, ta có thể đưa ra một thí dụ để minh hoạ. Khoa học hiện đại đang bắt đầu khám phá ra rằng chất ptomaine, một độc tố có tính kiềm (alkaloid poison) do các xác chết và vật chất đang phân huỷ sinh ra – cũng là một sự sống – khi được trích ra bằng ether dễ bay hơi, sẽ toả ra một mùi nồng nặc như là mùi cam tươi đang chín rộ. Nhưng khi không có oxygen, các chất kiềm đó sẽ toả ra hoặc là một mùi xú uế khiến người ta nôn mửa, hoặc là một mùi thơm ngào ngạt, khiến người ta nhớ ngay đến hương thơm của các đoá hoa kiều diễm nhất. Người ta ngờ rằng mùi thơm ngào ngạt đó là do chất độc ptomaine. Độc tố của một loại nấm cũng gần giống như nọc độc của loài rắn hổ mang Ấn Độ, loại rắn độc nhất. Các nhà bác học Pháp Arnaud, Gautier và Villiers đã tìm thấy trong nước bọt của người sống cũng có chất kiềm có độc tính giống như trong nước bọt của con cóc, con kỳ nhông, rắn hổ mang và rắn độc đầu tam giác ở Bồ Đào Nha. Người ta đã chứng minh được rằng, người sống, cây cỏ và thú vật đều sản sinh ra một chất độc kinh khủng nhất, dù được gọi là ptomaine, leucomaine hay alkaloid. Gautier cũng tìm ra một alkaloid trong xác người mới chết và trong não bộ, cùng với một chất độc mà ông gọi là xantho-creatinine, tương tự như chất được trích ra từ nước bọt có chất độc của loài bò sát. Người ta ngờ rằng chính các mô bắp thịt, các cơ quan hoạt động nhiều nhất trong cơ thể sinh vật, chính là những nhân tố sản sinh ra các chất độc vốn có tầm quan trọng chẳng khác gì acid carbonic và urê trong các chức năng sinh hoạt, và là các sản phẩm tối hậu của sự biến dưỡng bên trong cơ thể. Và mặc dù người ta chưa xác định rốt ráo được là liệu các cơ thể sinh vật có thể tạo ra được các chất độc hay không, khi không có vi trùng tham dự và can thiệp vào, nhưng người ta xác nhận rằng loài vật quả thật có tạo ra các chất độc dưới dạng sống động hay sinh lý.
Như vậy, khi đã khám phá ra được những hậu quả, khoa học còn phải tìm ra những nguyên nhân ĐẦU TIÊN (PRIMARY Causes), mà điều này không bao giờ có thể tìm ra nếu không có sự trợ giúp của các khoa học cổ xưa, của Khoa luyện kim đan và Huyền học. Chúng ta biết rằng, mỗi trạng thái biến đổi sinh lý, ngoài những hiện tượng bệnh lý, đều do bởi những trạng thái thay đổi trong những tổ chức tế bào, nó tạo ra môi trường thuận lợi cho sinh khí tác động trong cơ thể, và tất cả những sự diễn biến này đều do hành động của những KẺ TẠO TÁC, và HUỶ DIỆT vô hình (unseen CREATORS and DESTOYERS) mà người ta gọi một cách hời hợt là “vi trùng”. Người ta có thể giả sử là các Sinh hoá tố (Fiery Lives) này chẳng khác gì vi trùng của khoa học. Không phải như thế đâu. Các Sinh hoá tố thuộc về phân cảnh thứ bảy và cao nhất (the seventh and highest sub-division) của cõi vật chất, và là phần tương ứng của con người với Sự Sống Duy Nhất của Vũ Trụ, mặc dù chỉ ở trên cõi vật chất đó thôi. Còn vi trùng của khoa học thì thuộc về phân cảnh thứ nhất và thấp nhất trên cảnh giới thứ hai - cảnh giới của Sinh lực hồng trần (material Prana) hay Sự Sống. Cứ bảy năm một lần, con người phải chịu một sự thay đổi cấu trúc hoàn toàn; nó được bảo dưỡng hay bị huỷ diệt là do các chức năng luân chuyển của các Sinh hoá tố với vai trò Huỷ Diệt và Kiến Tạo. Chúng Kiến Tạo bằng cách hiến mình dưới dạng sinh lực để kiềm chế tác dụng huỷ diệt của các vi trùng. Nhờ vào việc cung cấp những gì thiết yếu cho các vi trùng, chúng khống chế được các vi trùng ấy để kiến tạo nên thể xác và các tế bào. Chúng cũng đóng vai trò Huỷ Diệt khi không còn kiềm chế nữa, và các vi trùng, khi không còn được cung cấp sinh năng kiến tạo, nên tự chạy hỗn loạn (to run riot) với vai trò là các tác nhân huỷ hoại. Như vậy, trong vòng phân nửa đầu tiên của đời người, gồm năm thời kỳ, mỗi thời kỳ là bảy năm, các Sinh hoá tố gián tiếp tham dự vào tiến trình kiến tạo thể xác của con người; Sự Sống trên đà tăng tiến và thần lực được dùng vào việc kiến tạo và tăng trưởng. Sau thời kỳ này là tới thời kỳ suy thoái, các Sinh hoá tố đều kiệt sức, công tác huỷ hoại và suy thoái cũng bắt đầu.
Ở đây, ta có thể truy nguyên được một điều tương tự giữa các biến cố vũ trụ khi Tinh Thần giáng xuống nhập vào Vật Chất trong vòng phân nửa đầu tiên của Chu Kỳ Khai Nguyên (của một hành tinh cũng như của con người), và khi Tinh Thần thăng lên làm hại cho Vật Chất trong vòng phân nửa thứ hai của chu kỳ đó. Các nhận xét này chỉ dính dáng tới cõi vật chất, nhưng tác dụng kiềm chế của các Sinh Hoá Tố đối với cảnh giới thấp nhất của cõi thứ hai (tức các vi trùng) đã được xác nhận qua sự kiện mà thuyết nêu trên của Pasteur đã đề cập tới. Đó là: khi không kiếm được đủ oxygen, tế bào của các cơ quan phải tự thích ứng với điều kiện ấy và tạo ra các chất men; nhờ hấp thụ được oxygen của các chất tiếp xúc với chúng, các chất men này đã tạo ra sự huỷ diệt chúng. Như thế, tiến trình này bắt đầu qua việc một tế bào cướp lấy nguồn sinh lực của tế bào lân cận khi nó không được cung cấp đủ; thế là sự huỷ diệt cứ mãi theo đà đó mà tiến triển.
Những nhà thực nghiệm như Pasteur chính là những người bạn thân thiết và những kẻ trợ giúp tích cực nhất cho những kẻ huỷ diệt, và là những kẻ thù nguy hiểm nhất của các Đấng Sáng tạo - nếu các Đấng Sáng Tạo cũng không đồng thời là kẻ huỷ diệt. Tuy nhiên, có thể là có một điều chắc chắn: căn bản của PHÁP THUẬT (MAGIC) chính là việc tri thức về các nguyên nhân ban sơ này, và tri thức về bản thể căn cốt của mọi Nguyên Tố, các Sinh Hoạt, chức năng, tính chất và trạng thái biến đổi của chúng. Trong vòng các thế kỷ gần đây của kỷ nguyên Thiên Chúa, có lẽ Paracelsus là người duy nhất thông hiểu bí nhiệm này. Nếu kẻ tội phạm không ra tay kết liễu mạng sống của ông trước khi ông thực sự tới số, thì ắt khoa Pháp thuật sinh lý (physiological Magic) đã chẳng có đầy dẫy các điều bí nhiệm đối với thế giới văn minh như hiện nay.
 (d) Câu nói bí hiểm “Cá, Tội Lỗi và Mặt Trăng” trong ĐOẠN KINH này có liên hệ gì đối với các Sinh Vật đã nói trên? Thật ra không có gì, trừ phi những sinh vật này sử dụng cái thể bằng cát bụi của chúng ta đã chuẩn bị sẵn. Nhưng câu ấy có một liên hệ rất nhiều với Con Người thiêng liêng toàn thiện, vì “Cá, Tội Lỗi và Mặt Trăng” hợp chung lại thành biểu tượng Tam Nguyên của Đấng Siêu Phàm bất diệt.
Đó là tất cả những gì mà chúng ta có thể trình bày. Tác giả cũng chẳng hề tự cho là mình hiểu biết các biểu tượng kỳ lạ này nhiều hơn mức mà người ta có thể suy diễn được theo các tôn giáo ngoại môn – có lẽ là theo bí nhiệm ẩn tàng sau Hoá thân cá (Matsya) của Vishnu, Oanness (Người Cá) của dân Chaldea, được ghi lại nơi cung Hoàng Đạo bất diệt Song Ngư xuyên suốt qua hai kinh Tân và Cựu Ước nơi các nhân vật Joshua “con của Nun (Con Cá)” và Jesus; theo “Tội Lỗi” ẩn dụ tức là sự sa đoạ của Tinh Thần vào trong Vật Chất; và theo Mặt Trăng - chừng nào mà nó còn liên quan tới các Nguyệt Tinh Quân (Pitris).
Hiện thời, thiết tưởng cũng cần nhắc độc giả nhớ là trong mọi kho tàng thần thoại, nhất là thần thoại Hy Lạp, các Nữ Thần Nguyệt Tinh (Moon-Goddesses) đều có liên hệ với sự sinh sản, vì Mặt Trăng có ảnh hưởng đối với phụ nữ và sự thụ thai; thế mà cho đến nay, sinh lý học chẳng biết gì về mối quan hệ huyền bí và có thực của Mặt Trăng với sự thụ thai (nó lại còn xem mọi nghi thức dân gian về vấn đề này là một điều mê tín dị đoan tồi bại nữa). Vì cũng chẳng cần bàn tỉ mỉ những điều này, nên hiện thời, ta chỉ có thể tạm ngừng để lưu ý đến biểu tượng ký nguyệt tinh một cách hời hợt, để chứng tỏ rằng cái điều mê tín vừa nói lại thuộc về các tín ngưỡng xa xưa nhất, thậm chí cả Do Thái giáo (nền tảng của Thiên Chúa giáo) nữa. Đối với người Do Thái, Jehovah có chức năng chính là sinh con đẻ cái, khi được thuyết minh theo Do Thái Bí giáo, nội môn bí giáo của Thánh kinh chắc chắn đã chứng tỏ rằng Mật Điện trong Thánh Điện chỉ là biểu tượng của tử cung (the Holy of Holies in the Temple was simply the symbol of the womb). Nay điều này đã được chứng tỏ một cách không thể nghi ngờ và chỉ trích được bằng cách dùng các con số để thuyết minh Thánh Kinh nói chung và Sáng Thế Ký nói riêng. Chắc chắn là người Do Thái đã vay mượn ý niệm này của dân Ai Cập và Ấn Độ; người Ai Cập dùng Phòng Thánh Vương (King’s Chamber) trong Đại Kim Tự Tháp ( ) để tượng trưng cho Mật Điện của người Do Thái, còn người Ấn Độ lại tượng trưng nó bằng các biểu tượng Âm hộ (Yoni Symbol) của ngoại môn. Để cho vấn đề được rõ rệt hơn và đồng thời để chứng tỏ sự dị biệt lớn lao theo tinh thần của sự thuyết minh ý nghĩa nguyên thuỷ của các biểu tượng như nhau giữa các nhà Huyền bí Đông phương thời xưa và các nhà Do Thái Bí giáo, chúng tôi đề nghị quí độc giả nên tham khảo tiết bàn về “Mật Điện” (“The Holy of Holies”) trong Quyển 4.
Tục thờ cúng sinh thực khí chỉ bành trướng khi người ta đã làm mất các chìa khoá để giải chân ý nghĩa của các biểu tượng. Đó chính là sự lệch lạc cuối cùng và tai hại nhất khiến người ta rời khỏi chánh đạo tràn đầy chân lý và minh triết thiêng liêng để đi vào tả đạo đầy hư ảo, được xây dựng thành giáo điều do lòng người còn ưa trá nguỵ và nấu nung tham vọng giáo phẩm.
6. TỪ KẺ SINH RA ĐẦU TIÊN (FIRST-BORN) ( ), SỢI CHỈ GIỮA ĐẤNG GIÁM SÁT IM LẶNG (SILENT WATCHER) VÀ CÁI BÓNG CỦA NGÀI TRỞ NÊN MẠNH VÀ SÁNG HƠN MỖI KHI CÓ SỰ THAY ĐỔI ( ). ÁNH MẶT TRỜI BUỔI BAN MAI TRỞ THÀNH ÁNH SÁNG RỰC RỠ GIỮA TRƯA…
Câu “Sợi Chỉ giữa Đấng Giám Sát Im Lặng và Cái Bóng [Con Người] trở nên chắc mạnh hơn đối với mỗi kiếp Tái Sinh”, là một điều bí hiểm tâm lý khác nữa, sẽ được giải thích trong Quyển 3 và 4. “Đấng Giám Sát"”và những “Cái Bóng” – bao nhiêu bóng là bấy nhiêu kiếp tái sinh cho Chơn Thần - chỉ là một. Đấng Giám Sát hay Kiểu Mẫu Thiêng Liêng (Divine Prototype) vẫn ở nấc tột điểm của Thang Tiến Hoá (the Ladder of Being), còn cái Bóng ở nấc thấp hơn. Vả lại, trừ trường hợp mà sự sa đoạ tinh thần cắt đứt sự liên quan mật thiết, làm cho con người chới với và “lạc loài vào Nẻo Âm Đạo” (“astray into the Lunar Path”) – nói theo danh từ huyền môn - điểm Chơn Thần của mỗi sinh vật là một vị Thiền Định Đế Quân biệt lập (an individual Dhyan Chohan), khác hẳn những vị khác, một Cá Tính tâm linh (spiritual Individuallity) độc đáo trong một Chu Kỳ Sáng Tạo đặc biệt (one special Manvantara). Linh hồn hay Tiểu Ngã (Atman) của vị ấy lẽ tất nhiên hợp nhất với Đại Ngã (Paramatma) hay Đại Hồn của Vũ Trụ, nhưng còn cái thể bọc ở ngoài của nó, tức Buddhi (Tuệ giác thể), là một phần hay một mảnh tinh hoa của vũ trụ. Điều này là bí quyết của sự Toàn Thông (ubiquity), tức là quyền năng hiện diện ở khắp nơi trong vũ trụ đã giải thích ở những trang trước đây. Thánh kinh Thiên Chúa giáo nói: “Cha của Tôi ở trên Trời và tôi chỉ là một” ( ). Câu này dù sao cũng là phản ánh trung thực của giáo lý Huyền môn.
7. NGỌN LỬA BẢO VỚI ĐỐM LỬA: “ĐÂY LÀ BÁNH XE HIỆN TẠI CỦA NGƯƠI, NGƯƠI CHÍNH LÀ TA, LÀ HÌNH ẢNH VÀ CÁI BÓNG CỦA TA, Ở NƠI BẢN THỂ CỦA NGƯƠI, TA ĐÃ TỰ KHOÁC ÁO LÊN MÌNH VÀ NGƯƠI LÀ VẬN CỤ (VAHAN) ( ) CỦA TA CHO ĐẾN NGÀY “HỢP NHẤT VỚI THƯỢNG ĐẾ” (“BE WITH US”), KHI NGƯƠI SẼ TRỞ THÀNH CHÍNH TA VÀ NHỮNG KẺ KHÁC, CHÍNH NGƯƠI VÀ TA” (a). LÚC ĐÓ, SAU KHI ĐÃ KHOÁC LỚP ÁO ĐẦU TIÊN, CÁC ĐẤNG KIẾN TẠO GIÁNG LÂM XUỐNG ĐỊA CẦU SÁNG CHÓI VÀ NGỰ TRỊ LOÀI NGƯỜI - HỌ CHÍNH LÀ NGƯƠI (b).
(a) Ngày mà “Đốm Lửa trở thành Ngọn Lửa (khi con người hợp nhất với vị Dhyan Chohan) rồi trở thành ta và kẻ khác, ngươi và Ta”, câu này có nghĩa là: “Trên cõi Đại Niết Bàn, khi chu kỳ huỷ diệt Pralaya đã làm cho những thể vật chất và tinh thần, thậm chí các Chơn Ngã tâm linh tan biến trở lại nguyên khí căn bản của buổi sơ khai, thì Nhân Loại của Dĩ Vãng, Hiện Tại và Tương Lai cũng như tất cả vạn vật đều sẽ hợp nhất làm một. Chừng đó, tất cả đều sẽ tái nhập vào Đại Khí Vận (the Great Breath). Nói cách khác, tất cả vạn vật đều hợp nhất và qui nguyên với Đại Ngã (Brahman) hay hợp nhất với Thượng Đế.
Phải chăng đó là tịch diệt (annihilation) như có người vẫn tưởng? Hay phải chăng đó là cõi Hư Vô, Vô Thần (Atheism), theo quan niệm phản triết học của những người thờ phụng một Đấng Thượng Đế hữu thể, cá biệt và tin tưởng nơi cõi Thiên Đàng đời đời? Cả hai đều không cái nào đúng. Thật không ích gì mà tranh luận trở lại về quan niệm cho rằng trạng thái tâm linh thuần chân vô ngã, cao khiết nhất vốn hàm súc một tính cách vô thần. Quan niệm rằng Niết Bàn là tịch diệt chẳng khác nào nói rằng người đắm chìm trong giấc ngủ say không mơ, cũng bị tịch diệt (giấc ngủ say không mơ là giấc ngủ không ghi ấn tượng trên ký ức và bộ óc thể chất vì Chơn Ngã của đương sự ở vào trạng thái nguyên thuỷ của Tâm Thức Tuyệt Đối). Thí dụ này chỉ giải đáp có một khía cạnh của vấn đề, tức khía cạnh vật chất mà thôi, bởi vì sự tái nhập hay “tái hợp” nói trên không phải là một “giấc ngủ không mơ” mà trái lại là một sự Tự Tại Tuyệt Đối (Absolute Existence), một trạng thái hợp nhất kỳ diệu mà ngôn ngữ trần gian không làm sao diễn tả nổi. Phương pháp duy nhất để có một quan niệm đại khái về sự tái hợp này chỉ có thể được thực hiện bằng cái nhìn bao quát của linh hồn trong cơn đại định, xuyên qua những chân niệm (ideations) tâm linh của Chơn Thần thiêng liêng (the divine Monad). Trong sự “tái hợp” đó, Chơn Ngã hay chí đến cái Tinh hoa của Phàm Ngã nếu có còn sót lại, cũng không hề mất đi đâu, vì tất cả đều tái hợp với Đại Ngã thiêng liêng. Đó là trạng thái vô vi tịch tĩnh của Đại Niết Bàn, dù rằng vô giới hạn theo quan điểm của người trần tục, vẫn là hữu hạn trong thời gian vô cùng. Khi đã đạt tới Đại Niết Bàn, Điểm Chơn Thần sẽ lại xuất ra khỏi trạng thái đó trong cương vị một Đấng Cao Cả hơn nữa, trên một cảnh giới còn cao siêu hơn nữa, để lại bắt đầu một chu kỳ tiến hoá siêu đẳng cho đến mức hoàn thiện. Trong giai đoạn tiến hoá tạm thời, trí tuệ con người không thể nào đạt tới tầm mức tư tưởng trên cõi giới đó, mà dừng lại ở đây, trên bờ vực thẳm của Vô Cực Tuyệt Đối bất khả tư nghị.
(b) Những “Đấng Giám Sát” (“Watchers”) cai quản loài người trong suốt thời đại Satya Yuga, và những tiểu thời đại kế tiếp, chí đến lúc bắt đầu Giống dân thứ Ba, sau đó là những vị Tộc Trưởng (Patriarchs), Lãnh Tụ (Heroes), Thần Linh (Manes) (cũng như trong các triều đại Ai Cập được kể ra bởi các vị tư tế đến Solon), các Dhyanis lâm phàm với đẳng cấp thấp dần xuống đến vua Menes và các vị Quốc vương của các nước khác. Tất cả đều được ghi lại cẩn thận. Xét theo quan điểm của các nhà biểu tượng học, Thời đại Thần thoại này dĩ nhiên chỉ được xem như là câu chuyện thần tiên. Tuy nhiên, vì trong các niên sử của mọi quốc gia đều có các truyền thuyết (thậm chí cả các niên sử nữa) về các triều đại Thánh Vương đó, về chư Thần Linh cai trị con người tiếp theo sau là các triều đại các vị Anh Hùng hay các vị Khổng Lồ (Giants), nên không hiểu tại làm sao mà mọi dân tộc đang tồn tại - một số dân tộc bị ngăn cách với nhau bởi những đại dương mênh mông và thuộc về các bán cầu khác nhau, chẳng hạn như người Peru và Mễ Tây Cơ thời xưa, cũng như là dân Chaldea - lại có thể tạo ra các “chuyện thần tiên” giống nhau theo cùng một trình tự diễn biến ( ). Tuy nhiên, vì Giáo Lý Bí Nhiệm dạy về lịch sử - mặc dù có tính cách truyền thuyết và nội môn, song lịch sử này vẫn còn đáng tin cậy hơn lịch sử phàm tục – nên chúng ta có quyền tin tưởng chẳng kém gì bất cứ kẻ nào khác, dù là có theo một tôn giáo nào hay theo chủ nghĩa hoài nghi. Giáo lý Bí Nhiệm cũng dạy rằng các Đấng Dhyanis - Buddhas thuộc hai đẳng cấp cao nhất, mệnh danh là Những Vị Giám Sát hay Kiến Tạo (the Watchers or the Architects), đem đến cho nhiều giống dân khác nhau những vị Thánh Vương và Lãnh Tụ của họ, chính những lãnh tụ hay tù trưởng này đã dạy cho nhân loại biết bao ngành nghệ thuật, khoa học và các vị Thánh Vương đã tiết lộ cho họ những chân lý chánh đại thuộc về Thế Giới tinh thần.
 Như ĐOẠN KINH (STANZA) đã nói, các Vị Giám Sát “giáng trần và ngự trị loài người, họ chính là họ (who are themselves)”. Những ông Vua trị vì trong dân gian thời cổ đã hoàn tất chu kỳ tiến hoá của họ trên Địa Cầu và trên những bầu Thế Giới khác trong những Cuộc Tuần Hoàn trước. Trong những Chu kỳ sáng tạo tương lai, các vị ấy sẽ tiến lên những Hành Tinh Hệ cao hơn Dãy Hành Tinh hiện tại của chúng ta. Và chừng đó, những thành phần ưu tú của Nhân Loại, tức những người tiên phong trên con đường tiến hoá khó khăn cực nhọc, sẽ thay thế cho những vị tiền bối. Trong Chu Kỳ Sáng Tạo tới đây, những người của Chu kỳ hiện tại sẽ trở nên những nhà hướng dẫn lãnh đạo của cộng đồng Nhân Loại tương lai mà Chơn Thần trong giai đoạn này vẫn còn bị giam hãm một cách bán ý thức trong những loài động vật thông minh nhất, và nguyên khí thấp của chúng có lẽ còn đang làm sinh động những đơn vị tiến hoá nhất trong loài thảo mộc ( ).
Đó là diễn trình của những chu kỳ tiến hoá theo qui mô con số bảy bao gồm Bảy loại tính chất trong Con Người; tính chất tâm linh hay thiêng liêng; tính chất thần bí hay bán thiêng liêng (Psychic semi-divine); tính chất trí tuệ; tính chất đam mê, lệ thuộc bản năng hay nhận thức; tính chất bán thể chất; và thuần thể chất. Tất cả những tính chất đều tiến hoá từng chu kỳ đi từ loại này sang loại khác, theo một chiều song đôi, ly tâm và hướng tâm, gồm tất cả bảy khía cạnh, nhưng tựu trung, cái tinh hoa rốt ráo vốn là một. Tính chất thấp kém nhất, lẽ tất nhiên là cái tuỳ thuộc vào năm giác quan của con người (thật ra theo các Áo Nghĩa Thư xưa nhất, có tới bảy giác quan, chúng ta sẽ trình bày vấn đề này sau). Đời sống hữu thức của con người, loài vật và cây cỏ, từ trước đến nay vẫn là tiểu thiên địa, phản ánh một đại vũ trụ còn lớn hơn. Theo cùng nguyên lý đó, Vũ Trụ cũng biểu lộ từng chu kỳ, vì mục đích tiến hoá của vô số chúng sinh cùng hấp thụ sinh khí của Sự Sống Duy Nhất (the One Life). Xuyên qua trào lưu diễn biến không ngừng, mỗi nguyên tử trong Vũ Trụ vô biên tiến hoá từ trạng thái vô sắc tướng đến trạng thái vật chất hoàn toàn biểu lộ rồi quay trở về, vượt lên từng giai đoạn với mỗi chu kỳ mới để ngày càng tiến gần đến mục đích rốt ráo cùng tột, để cho mỗi nguyên tử, qua những cố gắng công phu cá biệt, có thể đạt tới cõi giới siêu thức và hợp nhất làm một với Đại Ngã Duy Nhất (the One Unconditioned ALL). Nhưng diễn trình hành hương lâu dài đó phải đi qua một con đường chông gai khổ nhọc. Con đường thoạt tiên đi xuống rồi lại lượn ngoằn ngoèo.
         ……  trực chỉ lên đồi.
            Đúng vậy, tiến đến cùng ( ).
Sau khi khởi sự cuộc hành trình dài vô nhiễm (the long journey immaculate), ngày càng lún sâu vào vũng bùn vật chất đầy tỗi lỗi, sau khi đã gắn liền mình với mọi nguyên tử trong Không Gian biểu lộ, đã phấn đấu qua mọi chúng sinh và chịu đau khổ trong đó hành giả cũng chỉ mới ở đáy vực thẳm vật chất và đi được nửa đoạn đường, một khi y đã đồng nhất mình với tập thể Nhân Loại. Y đã thực hiện điều này theo hình ảnh riêng của mình. Để tiến đến chỗ phản bổn hoàn nguyên, “Thượng Đế” nay phải ì ạch leo lên đỉnh Golgotha tràn đầy Sự Sống. Đó chính là Đấng tồn tại hữu thức đang tử vì đạo. Cũng như Vishvakarman (Đấng Tạo Hoá), Ngài phải hiến mình cho bản thân (to sacrifice himself to himself) để cứu chuộc tất cả chúng sinh, để làm cho đa nguyên phục sinh thành ra Sự Sống Duy Nhất. Thế rồi, Ngài lại lên Thiên Đàng thực sự; trên đó, Ngài mặc sức vẫy vùng trong khi đắm chìm vào trạng thái Chí Phúc, Tồn Tại Tuyệt Đối, bất khả tư nghị của cõi Đại Niết Bàn. Cũng từ cõi trời đó, Ngài sẽ tái lai vào kỳ “giáng lâm” sắp tới, đó chính là cái mà một phần nhân loại mong đợi (theo lối chấp nê văn tự) là “Chúa Phục Lâm” (“Second Advent”), còn những người khác lại mong đợi là “Bạch Mã Kỵ Sĩ hoá thân lần chót” (“Kalki Avatara”).
 
TỔNG KẾT
(SUMMING UP).
 
Lịch sử Sáng Tạo và Lịch sử của Thế Giới này, từ lúc khởi thuỷ mãi cho đến nay, gồm có tất cả bảy chương. Chương thứ bảy vẫn chưa được viết ra. – T. Subba Row. ( )
 
Ta đã thử trình bày chương đầu tiên, và nay nó đã kết thúc. Mặc dù chỉ là một bản thuyết trình bất toàn và kém cỏi, dù sao, nó cũng vẫn gần giống – dùng từ ngữ này theo nghĩa toán học – như là cơ sở cổ nhất của mọi vũ trụ khởi nguyên luận tiếp theo sau. Thật là bất toàn khi cố gắng dùng một ngôn ngữ Tây phương để diễn đạt toàn cảnh về Thiên Luật cứ tái diễn tuần hoàn, tác động lên trí óc dễ uốn nắn của những Giống dân đầu tiên có Tâm Thức, do những giống dân vốn phản ánh Tâm Thức của Toàn Linh Trí; đó là vì trừ tiếng Bắc Phạn - vốn là ngôn ngữ của Chư Thiên ra – không một ngôn ngữ nào của loài người có thể thành đạt được mục tiêu đó một cách thoả đáng. Nhưng vì tác phẩm này có động cơ thúc đẩy chính đáng nên ta phải miễn thứ cho những khuyết điểm của nó.
Nhìn chung, chúng ta không thể thấy toàn bộ phần trên cũng như phần tiếp theo ở bất cứ nơi đâu. Nó không hề được giảng dạy trong bất kỳ trường phái nào của sáu Trường phái triết học Ấn Độ, vì nó thuộc về Trường phái thứ bảy tổng hợp chúng lại, đó là Huyền bí học. Người ta cũng không hề truy nguyên được nó trên bất kỳ mẫu giấy chỉ thảo nào của Ai Cập, nó cũng chẳng còn được ghi khắc trên miếng ngói hoặc bức tường bằng đá hoa cương của Assyria nữa. Các Thánh thư của phái Vedanta – tri thức rốt ráo của nhân loại - bất quá chỉ trình bày khía cạnh siêu hình của Vũ trụ khởi nguyên luận này. Còn kho tàng vô giá của chúng, bộ Áo Nghĩa Thư (Upanishad) – Upa-ni-shad là một kết hợp từ, có nghĩa là “khắc phục được vô minh bằng cách tiết lộ minh triết thiêng liêng, bí nhiệm” – nay đòi hỏi phải có thêm một chìa khoá chính, khiến cho môn sinh có thể lĩnh hội được ý nghĩa rốt ráo của chúng. Ở đây, tôi xin đánh bạo trình bày lý do của điều ấy theo lời chỉ giáo của một Chơn Sư.
Upanishad thường được dịch là “nội môn bí giáo” (“esoteric doctrine”). Các bộ đại luận này là một phần của Shruti, tức Minh Triết “thiên khải” và thường gắn liền với (portion) Brahmana của kinh Vedas, xem như là phẩm thứ ba của nó ( ).
Các nhà Đông phương học đã liệt kê ra 150 Áo Nghĩa Thư, họ tin rằng bản kinh xưa nhất có lẽ đã được viết ra vào lối năm 600 trước Thiên Chúa, nhưng số kinh điển chân chính không có tới một phần năm của con số nêu trên. Áo Nghĩa Thư đối với kinh Vedas cũng chẳng khác nào kinh Kabalah đối với Thánh kinh Do Thái. Chúng giải thích và bàn về ý nghĩa bí nhiệm của kinh Vedas. Chúng bàn về nguồn gốc của Vũ Trụ, bản chất của Thượng Đế, Tinh Thần và Linh Hồn, cũng như quan hệ siêu hình của Trí Tuệ với Vật Chất. Tóm lại, chúng BAO HÀM toàn bộ tri thức của nhân loại từ đầu tới cuối, nhưng từ ngày Đức Phật giáng lâm trở đi, chúng không còn TIẾT LỘ kho tàng tri thức ấy nữa. Bằng không, người ta đâu có thể bảo Áo Nghĩa thư là bí truyền được, vì nay chúng đã công khai gắn liền với các Thánh thư Bà La Môn, thế mà hiện nay, ngay cả kẻ ngoài giai cấp riêng biệt ở xã hội Ấn Độ (out-castes) ( ) và các nhà Đông phương học Âu Mỹ cũng đến gần được Thánh thư này. Trong mọi Áo Nghĩa Thư đều luôn luôn có một điều biểu thị nguồn gốc xa xưa của chúng và chứng tỏ rằng:
a. Có một vài phần được viết ra trước khi hệ thống giai cấp biến thành một định chế độc đoán như hiện nay.
b. Nội dung của chúng đã bị loại bỏ một nửa, còn vài phần đã được viết lại và tóm tắt.
“Người ta cứ liên tục trình bày các bậc Đại Đạo Sư về Minh Triết thượng thừa và người Bà La Môn đến bệ kiến Thánh Vương thuộc Giai cấp quân nhân để xin làm đệ tử”. Giáo sư Cowell đã nhận xét một cách thích đáng rằng Áo Nghĩa Thư “đã toát ra một tinh thần khác hẳn (các tác phẩm Bà La Môn giáo khác), một tư tưởng phóng khoáng không hề có trong bất kỳ tác phẩm cổ truyền nào khác, ngoại trừ trong chính các bài Thánh ca của Rig Veda”. Một truyền thuyết còn được ghi lại nơi một trong các bản thảo viết về cuộc đời của Đức Phật đã giải thích được sự kiện thứ nhì. Nó cho rằng Áo Nghĩa Thư có một nguồn gốc gắn liền với kinh Brahmanas sau khi cuộc cải cách đã bắt đầu. Cuộc cải cách ấy đưa tới hệ thống giai cấp độc quyền Bà La Môn hiện nay, chỉ có vài thế kỷ sau khi giai cấp được “cải tử hoàn sinh” (“Twice-born”) đã xâm nhập vào Ấn Độ. Ngay từ thời đó, chúng đã hoàn chỉnh rồi và được dùng để dạy các đệ tử đang chuẩn bị được Điểm Đạo.
Điều này vẫn còn tồn tại chừng nào mà kinh Vedas và kinh Brahmanas vẫn còn do giai cấp Bà La Môn thánh điện (the temple-Brahmans) độc quyền nắm giữ, khi ngoài giai cấp thánh điện ấy ra, không một ai khác có quyền nghiên cứu thậm chí đọc chúng nữa. Rồi tới Đức Cồ Đàm (Gautama), Vị Thái Tử ở Ca Tỳ La Vệ. Sau khi đã học được toàn bộ minh triết của Bà La Môn giáo trong kinh Rahasya hay Áo Nghĩa Thư (Upanishads), và thấy rằng các giáo lý đó chẳng khác bao nhiêu (nếu không muốn nói là chẳng khác chút nào) với giáo lý của các bậc Đạo Sư ẩn cư nơi dãy Hy Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ ( ), các môn đồ của Bà La Môn phẫn nộ khi thấy Minh Triết Thiêng Liêng bị giai cấp Bà La Môn độc quyền chiếm giữ nên quyết định truyền bá nó để cứu nhân độ thế. Bấy giờ khi thấy rằng Minh Triết Thiêng Liêng Huyền Bí của mình đã lọt vào tay “Bọn ngoại đạo” (“Mlechchhas”), giai cấp bà La Môn bèn rút ngắn kinh điển Áo Nghĩa Thư lại, song không hề sửa đổi một chữ nào của kinh điển (thoạt đầu, Áo Nghĩa Thư bao hàm tới gấp ba lần các đề tài trong kinh Vedas và kinh Brahmanas gộp lại). Họ chỉ rút ra khỏi bản thảo các phần quan trọng nhất bao hàm tri thức rốt ráo về bí nhiệm của Hiện Tồn. Từ đó, chỉ các Điểm đạo đồ mới có được chìa khoá để giải bộ mật mã bí hiểm của Bà La Môn giáo, thế là người Bà La Môn bèn giữ lập trường công khai chối bỏ tính đúng đắn của giáo lý của Đức Phật bằng cách cầu cứu tới bộ Áo Nghĩa Thư, đã im hơi lặng tiếng mãi mãi về những câu hỏi chủ yếu. Đó là truyền thuyết nội môn phía bên kia Hy Mã Lạp Sơn.
Shri Shankaracharya, Điểm Đạo đồ cao cả nhất trong thời có sử, đã viết nhiều giảng lý Áo Nghĩa Thư. Nhưng có nhiều lý do để giả sử rằng các bộ Đại luận nguyên bản của Ngài chưa hề lọt vào tay người Philistine, vì chúng đã được giữ kín trong các đạo viện của Ngài. Ngoài ra, còn có các lý do vững chắc hơn khiến ta tin tưởng rằng các giảng lý vô giá bàn về Nội môn bí giáo Bà La Môn của các minh sư cao cả nhất trong bao thời đại vẫn là một vấn đề bí hiểm đối với hầu hết những người Ấn Độ, ngoại trừ nhóm người Bà La Môn Smarta. Giáo phái này – do Shankaracharya lập nên, vẫn còn có nhiều thế lực ở Nam Ấn – nay hầu như là giáo phái duy nhất đào tạo ra những môn sinh còn duy trì được đủ tri thức để hiểu được các giảng lý một cách rốt ráo. Theo chỗ tôi biết, lý do là vì họ là những người duy nhất đôi khi là các bậc Điểm đạo đồ thực thụ lãnh đạo trong các đạo viện, chẳng hạn như ở Shringa-giri, nơi rặng núi Tây Ghats ở Bang Mysore. Mặt khác, trong giai cấp Bà La Môn kiêu kỳ ấy, không có giáo phái nào khó gia nhập hơn là nhóm Smarta (in that desperately exclusive caste of the Brahmans, more exclusive than is the Smarta). Các tín đồ của giáo phái ấy càng kiêu ngạo vì học rộng bao nhiêu thì lại càng thủ khẩu như bình bấy nhiêu trước những gì mà họ có thể biết về Huyền bí học và Nội môn bí giáo.
Do đó, khi phát biểu như trên, tác giả cần chuẩn bị cho tinh thần để đối phó với sự chống đối kịch liệt, thậm chí với cả sự bác bỏ hoàn toàn các phát biểu được nêu ra trong tác phẩm này nữa. Tác giả cũng chẳng bao giờ vỗ ngực khoe rằng tất cả những gì mình viết ra đều không thể sai lầm và hoàn toàn chính xác đến từng chi tiết một. Vì đó là các sự kiện nên dễ gì mà chối bỏ được chúng. Tuy nhiên, vì bản thân các đề tài được bàn tới thật là khó hiểu và vì Anh ngữ cũng như toàn thể các ngôn ngữ Tây phương khác đều có hạn chế hầu như không thể khắc phục được khi muốn diễn đạt một vài ý tưởng, nên rất có thể là tác giả đã không trình bày được các điều giải thích dưới một dạng minh bạch nhất và tối ưu. Thế nhưng, bất chấp mọi nghịch cảnh, tác giả đã phấn đấu làm hết sức mình, đến mức tối đa có thể mong đợi được nơi bất kỳ bút giả nào.
Bây giờ, chúng tôi xin tóm lược những gì đã nói ở đoạn trên, để cho thấy rằng vì tính cách vĩ đại bao la của vấn đề được trình bày, thật là một việc khó khăn biết bao nhiêu (nếu không muốn nói là không thể thực hiện được) để giải bày tất cả mọi lẽ cho tường tận.
1) Giáo Lý Bí Nhiệm là nền Minh Triết được tàng trữ trải qua nhiều Thời đại, nó đưa ra một khoa học khảo sát về vũ trụ vô cùng độc đáo và dồi dào phong phú, ngay cả khi ẩn khuất trong ngoại môn hiển giáo của kinh Puranas. Nhưng cái quyền năng bí ẩn của khoa biểu tượng học Huyền Môn còn mầu nhiệm đến nỗi những sự kiện huyền bí mà bao thế hệ các đạo gia và các nhà huyền bí học hiện tại đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, sắp đặt và giải thích, tất cả đều được ghi lại chỉ trên vài trang giấy với những dấu hiệu hình học và phù hiệu bí mật. Cái nhìn sắc sảo của các nhà linh thị (seers) này đã thấu nhập vào tận lõi tuỷ của vật chất, và ghi lại được linh hồn của vạn vật ở đó, trong khi một quan sát viên phàm phu tục tử, dù kiến văn có quảng bác đến đâu đi chăng nữa, cũng chỉ tri giác được hình hài sắc tướng bên ngoài. Nhưng khoa học hiện đại đâu có tin tưởng vào “linh hồn của vạn vật”, và vì thế sẽ bác bỏ toàn bộ hệ thống Vũ trụ khởi nguyên luận cổ truyền. Tưởng không cần phải nói rằng, phương pháp ghi chép bằng các hình biểu tượng này, không phải do óc tưởng tượng của một vài cá nhân riêng rẽ nào phát sinh ra. Nó là một phương pháp tàng trữ liên tục trải qua hàng ngàn thế hệ đạo gia huyền môn chân chính, các vị này đã dùng những giác quan siêu phàm làm những cuộc thí nghiệm để truyền từ giống dân này qua giống dân khác, và từ buổi sơ khai đã được truyền thụ cho họ bởi những Đấng Cao Cả Thiêng Liêng có sứ mạng trông nom dìu dắt Nhân Loại còn ấu trĩ. Trải qua nhiều thế hệ, những bậc Thánh nhân hiền triết của Giống dân thứ Năm trong số những người được bảo vệ an toàn và cứu thoát khỏi thiên tai cuối cùng làm rung chuyển lục địa, đã dùng suốt cuộc đời họ để học hỏi chớ không đi truyền giáo. Họ làm vậy bằng cách nào? Đó là bằng cách phối kiểm, chiêm nghiệm, thử thách trở đi trở lại nhiều lần các truyền thống đạo lý cổ xưa được lưu truyền trong dân gian do những khám phá riêng rẽ bằng linh thị hay nhãn quan thần thông của các Chân Sư cao cả, tức là những bậc đã phát triển và hoàn thiện những cơ cấu thể chất, trí tuệ, tinh thần và tâm linh đến mức độ tột điểm. Không một sự kiện khám phá nào bằng linh thị của một vị Chân Sư được chấp nhận trừ khi nó được phối kiểm chặt chẽ và xác nhận bởi những điều khám phá bằng nhãn quan thần thông của những vị Chân Sư khác, và bởi nhiều cuộc thí nghiệm của các nhà Huyền học và Đạo gia trải qua nhiều thế kỷ.
2) Định luật căn bản của hệ thống nêu trên, điểm cốt yếu phát sinh ra mọi vật đều từ đó mà có và rốt cuộc lại trở về đó, nguồn cảm hứng của mọi hệ thống triết học và tư tưởng, chính là cái ĐẠI THỂ NGUYÊN LÝ Tối Cao Thiêng Liêng Duy Nhất (the One Homogeneous Divine SUBSTANCE-PRINCIPLE), cái Nguyên Nhân Cùng Tột của vạn vật (One Radical Cause).
…..Một vài người có điểm linh quang sáng rực đã được dẫn dắt từ nguyên nhân này đến nguyên nhân khác, mãi mãi tới tận cội nguồn bí nhiệm của thiên nhiên…
Gọi là “Đại Thể Nguyên Lý” (“Substance-Principle”), bởi vì nó trở nên “Đại Thể” (“Substance”) trên cõi Vũ Trụ biểu lộ, một Ảo giác hay Ảo ảnh (Illusion), tuy nó vẫn là một “Nguyên Lý” (“Principle”) trong KHÔNG GIAN trừu tượng, hữu hình và vô hình, vô thuỷ, vô chung. Nó là Chân Như Thực Tại (Reality), hiện diện khắp nơi, vô ngã vô tướng bởi vì nó bao gồm và chứa đựng tất cả vạn hữu. Tính chất vô ngã của nó vốn là quan niệm căn bản của cả Hệ thống. Nó vốn tiềm ẩn trong mỗi nguyên tử của Vũ Trụ và nó chính là Vũ Trụ vậy ( ).
3) Vũ Trụ là sự biểu lộ từng chu kỳ của Bản Thể Tuyệt Đối (Absolute Essence) nói trên. Song le, gọi nó là “Bản Thể” (“Essence”) thì thật đúng là mắc tội phản lại chính Tinh Thần của triết học. Đó là vì mặc dù trong trường hợp này, danh từ nêu trên có thể là một chuyển hoá từ của động từ esse (“tồn tại”-“to be”), nhưng người ta không thể đồng nhất hoá Nó (IT) với một “thực thể” (“being”) thuộc bất cứ loại nào mà trí người có thể quan niệm được. Sự diễn tả hay nhất của nó là không phải Tinh Thần, cũng không phải Vật Chất, mà là cả hai. “Parabraman” và “Mulaprakriti” thật ra là Một, nhưng lại là Hai trong quan niệm Vũ Trụ biểu lộ, ngay cả theo quan niệm của Thiên Đạo Duy Nhất (One Logos), “Biểu Lộ” đầu tiên của nó. Trong “Giảng Lý Chí Tôn Ca” (“Bhagavad Gita”) vị diễn giả đại tài đã chứng tỏ rằng nó xuất lộ (theo quan điểm ngoại cảnh) như là Hỗn Nguyên Khí (Mulaprakriti) chớ không phải là Thái Cực Thượng Đế (Parabraman); nó xuất hiện như một tấm màn che, chứ không phải là THỰC TẠI Duy Nhất (One REALTY) ẩn đàng sau vốn thênh thang tuyệt đối.
4) Vũ Trụ cùng với vạn vật trong đó được gọi là Ảo Ảnh (Maya), bởi vì trong đó tất cả đều là hư giả, từ cuộc sống ngắn ngủi của con thiêu thân đến kiếp sống của vầng thái dương. So với NHẤT NGUYÊN thường trụ, Vũ Trụ với các hình hài sắc tướng phù du, vô thường, tất nhiên phải không hơn gì một bóng ma trơi theo quan niệm của một triết gia. Tuy nhiên, Vũ Trụ không có đủ tính chất thực của nó đối với chúng sinh sống trong đó, nhưng chính những chúng sinh này lại là hư, cũng như vũ trụ vốn không thực vậy.
5) Mọi vật trong Vũ Trụ, kể tất cả mọi loài, đều là HỮU THỨC (CONSCIOUS): nghĩa là do tâm thức riêng của từng loài và trên cõi nhận thức riêng của chúng. Không phải vì ta không nhận thấy dấu hiệu tâm thức trong tảng đá mà ta có quyền nói rằng khoáng thạch không có tri giác. Không có cái gì gọi là vật chất “chết” hay “vô tri”, vì trong trời đất không có Định Luật vô tri và vô thức. Những điều này không thể có trong quan niệm Triết học Huyền môn. Huyền bí học không bao giờ dừng lại nơi các hình thái sắc tướng bên ngoài, và đối với nó Bản thể thực tượng (noumenal Essence) có thực hơn các đối phận ở ngoại cảnh (objective counterparts); về phương diện này, nó giống như Triết hệ duy danh thời Trung Cổ (the mediaeval Nominalists); theo triết hệ này, chính cái phổ hữu (universals) mới là thực tại, còn các điều đặc thù chỉ tồn tại trên danh nghĩa và trong sự tưởng tượng của con người.
6) Vũ Trụ tác động và được hướng dẫn từ trong ra ngoài. Thiên địa vạn vật đồng nhất lý. Do đó, con người, một tiểu thiên địa theo qui mô và hình ảnh vũ trụ, là nhân chứng sống của Định Luật trên phương pháp tác động của nó. Chúng ta thấy rằng mỗi cử động, hành động bên ngoài, dù cố ý hay vô tâm, thuộc về cơ thể hay trí não, đều được tạo ra và gây nên bởi một cảm xúc, ý muốn hay tư tưởng nội tại. Không một cử chỉ hay vận động bên ngoài nào của thể xác con người có thể diễn tả ra trừ phi do sự thúc đẩy bởi một động lực nội tại xuất phát ra xuyên qua một trong ba nguyên do kể trên, thì Vũ Trụ biểu lộ ngoại tại cũng vậy. Toàn thể Vũ Trụ được hướng dẫn, kiểm soát và sinh động bởi hầu như vô số cấp đẳng các Đấng Cao Cả thiêng liêng. Mỗi cấp đẳng có một sứ mạng phải thi hành trong Thiên Cơ. Dù chúng ta gán cho các cấp đẳng ấy một danh hiệu nào, gọi các Ngài là Dhyan Chohans hay Thiên Thần (Angels), các Ngài chỉ là “Sứ Giả” (“Messengers”), trong cái ý nghĩa là những vị thi hành các Định Luật của Vũ Trụ. Các vị đều khác nhau đến vô cùng tận về trình độ tâm thức và trí tuệ. Việc gọi là Tinh Thần thuần tuý, không pha trộn bất cứ yếu tố phàm tục nào “mà thời gian quen rình rập”, chỉ khiến cho thiên hạ tưởng tượng mông lung. Đó là vì mỗi vị ấy hoặc đã từng là người, hoặc chuẩn bị để trở thành người, nếu không phải trong hiện tại, thì cũng trong quá khứ, hoặc trong chu kỳ tương lai. Các vị là những người toàn thiện, và từ trên những cõi cao hơn, chỉ khác với người phàm ở chỗ các vị hoàn toàn không có ý thức phàm ngã và tính chất xúc cảm của người trần gian, là hai đặc tính thuộc về cõi hạ giới. Đẳng cấp này gồm các vị toàn thiện đã loại bỏ hản những đặc tính kể trên, bởi vì:
a. Các vị không còn mang xác phàm bằng xương thịt, là cái gánh nặng trầm trệ của Linh Hồn, và
b. Vì yếu tố tâm linh thuần tuý được tự do, vô chướng ngại, các vị ít bị ảnh hưởng bởi những ảo giác như con người, ấy là một bậc siêu nhân đã giải thoát và giữ cho hai cá tính tâm linh và thể chất hoàn toàn cách biệt nhau.
Những đẳng cấp khác nhau chưa hề mang xác phàm, nên không thể có ý thức phàm ngã hay ích kỷ. Phàm ngã có nghĩa là một hạn chế và một quan hệ, hoặc (theo định nghĩa của Coleridge) “bản thân Chơn Ngã nhưng có một bản chất dùng làm cơ sở”, dĩ nhiên là từ ngữ này không thể áp dụng cho các thực thể phi Nhân Loại. Tuy nhiên, biết bao nhiêu thế hệ các nhà Linh thị đã nhấn mạnh rằng: không có một vị nào, dù cao hay thấp, có cá tính hay phàm ngã riêng biệt, hiểu theo ý nghĩa cá tính của một người khi y nói rằng: “Tôi là tôi chứ không là một người nào khác” (“I am myself and no one else”). Nói cách khác, các vị ấy không hề có ý thức về sự cách biệt rõ rệt về người với ta như ở cõi trần. Cá tính (Individuality) là đặc điểm của những Đẳng cấp nói chung, chứ không phải là của các Ngài nói riêng từng đơn vị một, những đặc điểm này chỉ khác nhau tuỳ theo giai tầng các cõi liên hệ với những đẳng cấp ấy. Càng gần vùng Đồng Nhất và Nhất Nguyên Thiêng Liêng, Chơn Ngã nơi Đẳng cấp ấy lại càng tinh anh hơn và ít được chú trọng hơn. Các Ngài hữu hạn về mọi mặt, ngoại trừ các nguyên khí thượng đẳng – các Điểm Linh Quang bất diệt phản ánh Ngọn Lửa Thiêng Liêng Vũ Trụ, chỉ bị biệt lập ngã tính (individualized) và phân cách nơi các cõi cao hão huyền chẳng kém gì những thứ khác. Các vị là những “Đấng Sinh Linh” (“Living Ones”), những dòng sinh khí phóng lên bức màn ảo ảnh của Vũ Trụ từ SỰ SỐNG TUYỆT ĐỐI (THE ABSOLUTE LIFE), những Vị mà sự sống không bao giờ tắt nghỉ, trước khi ngọn lửa vô minh đã tắt nơi những kẻ nào ý thức được những Sinh Linh đó. Sau khi đã được ra đời dưới tác dụng thúc đẩy của Tia bản lai (uncreated Beam), phản ánh của vầng Đại Nhật Trung Ương (the great Central Sun) chiếu diệu trên bờ Sông Sinh Hoạt (River of Life), chính nguyên khí nội tại nơi các Ngài mới thuộc về Dòng Nước Bất Diệt (the Water of Immortality), còn lớp vỏ đã biến phân của nó cũng hữu hoại như thể xác của con người. Do đó, Young thật là chí lý khi cho rằng:
 Thiên Thần (Angels) chính là loại người thuộc một đẳng cấp cao…
không hơn không kém. Các Ngài không phải là những Thiên Thần che chở hay hộ mạng, hay “Sứ Giả của Đấng Tối Cao”, cũng không phải là “Sứ Giả của Tai Hoạ” để trút cơn thịnh nộ của một vị Thượng Đế nào lên đầu chúng ta, do óc tưởng tượng của một con người tạo ra. Cầu xin sự che chở của các Ngài là làm một việc vô lý và dại khờ, cũng như tin tưởng rằng làm cảm động đến các Ngài bằng những hành động cứu chuộc tội lỗi, bởi vì, chính các vị ấy cũng như con người, đều phải chịu sự chi phối và hành động của Định Luật Nghiệp Quả và các Định Luật khác của Vũ Trụ. Lý do thật là hiển nhiên. Vốn có bản thể (essence) không bao hàm yếu tố nào của phàm ngã, các Ngài không thể có đặc tính nào của phàm ngã, chẳng hạn như những tính chất mà con người gán cho vị Thượng Đế nhân hình (anthropomorphic God) của mình trong các tôn giáo ngoại môn – đó là một vị thần linh ghen tương và kênh kiệu, hí hửng chán rồi lại “nổi tam bành”, khoái chí khi được cúng tế, độc đoán huênh hoang hơn bất kỳ con người điên cuồng hữu hạn nào. Như sẽ nói trong Quyển 3 và 4, con người vốn là sự phối hợp những tinh hoa của tất cả các Đẳng cấp Thiên Thần nói trên, cho nên hiểu theo một ý nghĩa, y có thể thành công trong sự công phu tu luyện để tự làm cho mình cao cả hơn bất kỳ một Đẳng cấp nào, hay chí đến tập thể mọi đẳng cấp nói chung. “Con người không thể mua chuộc hay chỉ huy các vị Thiên Thần”. Nhưng bằng cách chế ngự phàm ngã và do đó đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn về tính cách đồng nhất giữa Chân Ngã của mình với Đại Ngã Tuyệt Đối (One Absolute SELF), con người có thể trở nên siêu phàm ngay khi còn sống ở thế gian. Như thế, nhờ ăn trái cây minh triết xoá tan vô minh mà con người biến thành giống như một trong các Đấng Elohim tức Dhyanis (Thần Quân). Một khi y đã ở trên cảnh giới của các Ngài, Tinh Thần Liên Đới (the Spirit of Solidarity) và Hài Hoà Toàn Bích (Perfect Harmony), vốn ngự trị nơi mọi Đẳng cấp, ắt phải bao trùm và che chở y trong mọi chi tiết.
Chủ nghĩa duy vật là trở ngại chính ngăn cản không cho các khoa học gia tin tưởng vào các Chơn Linh và các tinh linh ngũ hành (nature spirits). Nhà giáng ma học (Spiritualist) trong khi vẫn tin tưởng một cách mù quáng vào “Vong Linh” (“Spirits”) của Người quá cố (Departed), lại cũng gặp một trở ngại chính ngăn không cho y tin vào điều nêu trên, đó là: mọi người - ngoại trừ một vài nhà Huyền bí và tín đồ Do Thái Bí giáo – nói chung đều chẳng biết gì cả về bản thể và bản chất của Vật Chất. Sự tin tưởng hoặc không tin tưởng là “ngoài các Vong linh của người chết, xung quanh ta còn tồn tại các Thực Thể hữu thức khác, chủ yếu là tuỳ thuộc vào việc người ta chấp nhận hay bác bỏ thuyết Vạn hữu đều có bản thể căn cốt như nhau. Muốn được tỏ ngộ hơn nữa về Vũ trụ khởi nguyên luận huyền bí, muốn có được manh mối chắc chắn duy nhất giúp y có thể tiếp tục tu học, môn sinh cần phải quán triệt được sự Tiến hoá bản sơ của Tinh Thần Vật Chất (Spirit-Matter) và Bản Thể đích thực của nó.
Nói cho thực, như ta vừa nêu trên, mỗi Đấng gọi là “Thần Linh” (“Spirit”) đều là một người đã thoát xác, hoặc sẽ là một người tương lai. Kể từ vị Đại Thiên Thần cao cả nhất (Dhyan Chohan) xuống đến vị Tạo Tác thấp nhất (những Thực Thể Tâm Linh thuộc Cấp đẳng hạ tầng) tất cả đều xuất phát từ hàng ngũ nhân loại và đều là những người đã từng sống hằng bao nhiêu thế hệ trước đây, trong những Chu Kỳ Sáng Tạo trước, trên Bầu thế giới này hay Bầu thế giới khác; cũng y như thế, các Tinh linh ngũ hành thuộc đẳng cấp thấp kém hơn, không có trí khôn hay chỉ có trí khôn nửa vời, tất cả đều sẽ trở thành người trong tương lai. Chỉ là một sự kiện duy nhất rằng, Thần Linh là một vị có trí thông tuệ, cũng đủ là một bằng chứng cho nhà Huyền học tin rằng Đấng ấy đã từng là người, từng sở đắc được trí khôn và kiến thức trải qua một chu kỳ tiến hoá trong hàng ngũ nhân loại. Trong Vũ Trụ chỉ có một Đại Trí Tuệ Toàn Thông, Tuyệt đối và bất khả phân, tác động xuyên qua mỗi nguyên tử và mỗi điểm cực tế vi của toàn thể Vũ Trụ vô biên mà ta gọi là KHÔNG GIAN, bất luận những gì được chứa đựng trong đó. Nhưng sự phân hoá đầu tiên của Đại Trí Tuệ Toàn Thông đó khi nó phản ánh trong Vũ Trụ biểu lộ vốn thuần tâm linh và các sinh linh được cấu tạo trong đó, không được ban cho một tâm thức như chúng ta có thể quan niệm. Chúng không thể có tâm thức hay trí khôn của con người trước khi chúng đã tự cố gắng bản thân để hoạch đắc được. Điều này có thể là một bí mật, song đó lại là một sự kiện trong Nội môn Bí giáo và cũng là một sự kiện rất hiển nhiên.
Toàn thể trật tự cơ cấu trong thiên nhiên chứng minh một sự tiến hoá tuần tự hướng về đời sống cao cả siêu việt. Các mãnh lực dường như mù quáng nhất cũng được trù liệu cẩn thận trước khi tác động. Toàn bộ diễn trình tiến hoá với vô số những thích ứng trong cuộc sinh hoạt là một bằng chứng hiển nhiên. Mặc dù thật là tàn nhẫn trong tác động trước mắt, các định luật bất di bất dịch – chúng quét sạch các loài yếu ớt để nhường chỗ cho các loài khoẻ mạnh, và bảo đảm sự sống còn của loài nào thích hợp nhất - đều đang hướng về cứu cánh cao cả ấy. Sự kiện rằng có những thích ứng với hoàn cảnh, rằng trong sự tranh đấu để sinh tồn, những sinh vật khoẻ nhất là sống còn, chỉ có cái gọi là “Thiên Nhiên vô thức” (“unconscious Nature”)( ) thật ra là một tập hợp những mãnh lực dưới sự điều dụng của những Tinh Linh ngũ hành, với sự dìu dắt hướng dẫn của những vị Thiên Sứ hay Tinh Quân (High Planetary Spirits (Dhyan Chohans). Các vị này hợp chung lại vốn là DIỆU ÂM Biểu Lộ (Manifested VERBUM) của THƯỢNG ĐẾ Vô Vi (the Unmanifested LOGOS) (không biểu lộ), đồng thời cũng biểu hiện cái TRÍ THÔNG TUỆ (MIND) và Định Luật trường cửu bất biến của Vũ Trụ.
Nội môn Bí giáo dạy ta ba nét tiêu biểu riêng biệt của Vũ Trụ với ba khía cạnh khác nhau: trạng thái TIÊN THIÊN (PRE-EXISTING), xuất phát từ trạng thái HẰNG CỬU (EVER-EXISTING) và trạng thái HIỆN TƯỢNG (PHENOMENAL) - tức thế giới hão huyền, là phản ánh hình bóng của trạng thái hằng cửu. Trong vòng chu kỳ sinh hoạt vô cùng bí nhiệm và bi tráng (drama of life) mà ta gọi là Chu Kỳ Khai Nguyên (Manvantara), vũ trụ thực tượng (real Kosmos) giống như đồ vật ở đàng sau tấm màn ảnh trắng tinh mà các hình bóng được chiếu lên trên. Các hình ảnh và sự vật có thực vẫn vô hình, trong khi những bàn tay vô hình lại kéo những sợi dây tiến hoá. Như vậy, con người và sự vật chẳng qua chỉ là những phản ánh trên nền trắng của những thực tại ẩn đàng sau các cạm bẫy của Đại Hão Huyền (Mahamaya or Great Illusion). Người Trung Hoa và các Hiền triết Hy Lạp đã giảng dạy điều này trong mọi triết thuyết, mọi tôn giáo trước cũng như sau khi có trận đại hồng thuỷ ở Ấn Độ và Chaldea. Ở các xứ nêu trên, ba Vũ Trụ này được ẩn dụ hoá trong giáo lý ngoại môn thành ra Tam Vị Nhất Thể (Trinities), xuất phát từ mầm mống vĩnh cửu trung ương và cùng với nó tạo ra Nhất Nguyên Tối Thượng (Supreme Unity): Tam Nguyên bản sơ, biểu lộ và sáng tạo; tức là Tam Vị Nhất Thể (The Three in One). Tam Nguyên sáng tạo chẳng qua chỉ là biểu tượng cụ thể của hai tam nguyên lý tưởng đầu tiên. Do đó Nội môn Bí giáo mới lờ đi tính chất tất yếu của quan niệm thuần tuý siêu hình này và chỉ gọi Tam nguyên đầu tiên là Hằng Cửu. Đó là quan điểm của bất kỳ trường phái nào trong số sáu trường phái triết học lớn ở Ấn Độ ( ) - sáu nguyên khí của cái đơn vị Minh Triết có nguyên khí thứ bảy là Minh Triết bí nhiệm.
Tác giả hy vọng rằng mặc dù các giảng lý về Bảy ĐOẠN KINH có thể là hời hợt, song trong phần Vũ Trụ khởi nguyên luận của tác phẩm này, ta đã trình bày vấn đề đủ để chứng tỏ rằng xét theo bề ngoài, giáo lý cổ sơ còn có tính cách khoa học (theo nghĩa hiện đại của từ ngữ này) hơn là bất cứ Thánh kinh cổ truyền nào khác khi chỉ xét theo khía cạnh ngoại môn. Tuy nhiên, như đã thú nhận trước, vì tác phẩm này chỉ trình bày một phần nhỏ của chân lý, nên xin mời các môn sinh cứ việc sử dụng trực giác của chính mình. Mối quan tâm chính của chúng ta là:
a. Minh giải những gì đã được trình bày, và rất tiếc là đôi khi rất sai lầm.
b. Bổ túc phần tri thức đã được ám chỉ (nếu có thể được).
c. Củng cố các giáo lý của chúng ta chống lại những sự đả kích kịch liệt của Chủ nghĩa bè phái hiện đại (modern Sectarianism), nhất là chống lại những sự đả kích của Chủ nghĩa duy vật cận đại, thường bị gọi lầm là khoa học, trong khi thực ra, chỉ nội cái từ ngữ “khoa học gia” và “học giả nửa mùa” (“sciolists”) cũng phải chịu trách nhiệm cho nhiều thuyết vô lý được trình bày trên thế giới. Vốn hết sức vô minh trong khi mù quáng chấp nhận bất cứ điều gì xuất phát từ các “nhân vật có thẩm quyền” và cảm thấy mình có bổn phận phải coi mọi phán quyết của một khoa học gia là một sự kiện xác minh, chính công chúng đã được dạy là phải chế nhạo bất cứ điều gì xuất phát từ các nguồn “ngoại đạo” (“heathen” source). Do đó, vì các khoa học gia duy vật có thể chiến đấu một cách đơn thương độc mã - bằng cách tranh cãi và luận chứng – nên mỗi quyển đều có thêm phần phụ lục ( ) lần lượt đối chất các quan điểm và chứng tỏ ngay cả các nhân vật có thẩm quyền cũng có thể sai lầm thường xuyên đến chừng nào. Chúng ta tin tưởng rằng điều này có thể thực hiện một cách hữu hiệu, bằng cách chứng tỏ các nhược điểm của các đối thủ của chúng ta, bằng cách chứng tỏ rằng những lời luôn luôn nguỵ biện của họ - chúng làm cho ta nhầm lẫn với những quyết đoán của khoa học - đều chẳng đúng gì cả. Chúng ta trung thành với Hermes và “Minh Triết” của Ngài với tính chất đại đồng vũ trụ, còn họ lại trung thành với Aristotle với vai trò chống lại trực giác và kinh nghiệm của biết bao Thời đại tưởng rằng Chân Lý chỉ riêng thuộc về thế giới Tây phương. Vì thế, hai bên mới bất đồng ý kiến với nhau. Hermes có dạy: “Tri thức khác hẳn giác quan, vì giác quan liên quan đến những sự vật vượt qua nó, còn tri thức là cứu cánh của giác quan” nghĩa là cứu cánh hão huyền do óc phàm với trí năng; như vậy, Ngài đã nhấn mạnh tới sự tương phản giữa tri thức mà các giác quan và Trí Tuệ (Manas) khổ công thu thập và trực giác toàn tri của Linh Hồn Thiêng Liêng (Buddhi).
Những gì được viết ra trong quyển sách này, mặc dù sẽ được đón nhận như thế nào trong một tương lai xa xôi về sau, chúng tôi hy vọng là đã chứng minh được trong những trang trước, những sự kiện dưới đây:
1) Giáo Lý Bí Nhiệm không dạy Thuyết Vô Thần, trừ phi có sự chủ trương bác bỏ việc thờ hình tượng, gồm cả việc tôn sùng các Thần dưới hình thức giống như người. Theo ý nghĩa này, mọi nhà Huyền bí đều đả phá thần tượng.
2) Giáo lý ấy chấp nhận có một Đấng Thượng Đế hay một Đấng “Sáng Tạo” Vũ Trụ, hiểu theo ý nghĩa một “Đấng Kiến Trúc” (“Architect”) hay “Tạo Tác” (“Creator”) nên một lâu đài, nhưng không trực tiếp nhúng tay vào việc xây cất, mà chỉ phác hoạ bản đồ để giao phó mọi việc xây cất cho các toán thợ. Trong trường hợp sáng tạo nên Thế Giới, cái bản đồ xuất phát từ ý niệm Vũ Trụ trong tư tưởng thiêng liêng, và công việc tạo dựng được giao phó cho các cấp đẳng, những Quyền năng và Sức mạnh có trí lực thông tuệ. Nhưng Đấng Sáng Tạo không phải là một vị Thượng Đế ngoại vũ trụ bất toàn, mà chỉ là sự tổng hợp các Đấng Dhyan Chohans và các Mãnh lực khác.
3) Các vị Dhyan Chohan có đặc tính lưỡng nguyên là vì gồm có:
a. Năng Lượng thô bạo, vô thức, tiềm ẩn trong vật chất, và
b. Tinh Thần sáng suốt thông tuệ hay Tâm Thức vũ trụ, đang điều khiền và hướng dẫn Năng Lượng nói trên, và là Tư Tưởng siêu việt phản ánh Ý Niệm thiêng liêng của Đại Trí Tuệ Vũ Trụ. Điều này đưa đến kết quả là sự tiếp diễn trường kỳ bất tận những biểu lộ vật chất và ảnh hưởng tinh thần trên Địa Cầu trong các chu kỳ sáng tạo dưới sự chi phối của Nghiệp Quả. Diễn trình này không phải là luôn luôn được kiện toàn, mà vẫn có những khuyết điểm, thậm chí cũng thường đưa đến các thất bại rõ rệt. Bởi vậy, không một đẳng cấp sáng tạo tập thể hay quyền năng tạo tác cá biệt nào là những thần tượng xứng đáng được tôn thờ hay sùng kính như Đấng Thiêng Liêng.Tuy vậy tất cả đều có quyền lực được nhân loại sùng kính, và con người phải luôn luôn nỗ lực trợ giúp sự tiến hoá thiêng liêng của Thiên Ý, bằng cách rán hết sức mình để trở thành một cộng tác viên của Thiên Nhiên trong công tác tuần hoàn. Chỉ có cái Nguyên Nhân bất khả tri và bất khả tư nghị, cái Nguyên Nhân cùng tột rốt ráo của tất cả mọi nguyên nhân mới nên được tôn sùng ở tận chỗ thâm sâu, tiềm ẩn và kín đáo nhất trong cõi lòng của chúng ta. Nó là cái gì vô hình vô ảnh, không thể nhận thức được, trừ phi xuyên qua diệu âm im lặng, vô thinh của tri thức tâm linh của chúng ta. Người ta chỉ nên chiêm ngưỡng cái nguyên lý đó trong im lặng và cô tịch của Linh Hồn ( ); đem Tinh Thần làm cái trung gian duy nhất giữa linh hồn mình với Đại Hồn Vũ Trụ, lấy sự hành thiện và công quả tốt lành làm giáo sĩ của mình và những ý đồ tội lỗi của mình là những vật hy sinh trước Đấng Thiêng Liêng.
4) Vật Chất Trường Cửu là cái thể chất căn bản của Đại Trí Vũ Trụ Duy Nhất Vô Biên (the One Infinite Universal Mind) để thể hiện những ý niệm của nó trên đó. Bởi thế, các nhà Huyền học cho rằng không có vật chất vô tri giác hay vô cơ phận trong thiên nhiên, sự phân biệt hai thứ vật chất trên của khoa học vừa không có cơ sở lại vừa độc đoán vô lý. Tuy nhiên, dù khoa học có chủ trương như thế nào đi chăng nữa – theo kinh nghiệm, tất cả chúng ta đều biết rằng khoa học chính xác chỉ là một con mụ bốc đồng (exact science is a fickle dame) - Huyền bí học cũng hiểu biết và giảng dạy khác hẳn từ biết bao lâu nay, từ Đức Bàn Cổ và Hermes xuống mãi tới Paracelsus và những người kế tiếp.
Đức Hermes, Ba Lần Vĩ Đại (Hermes, the Thrice Great, Trismegistus) đã dạy:
Con ơi, vật chất biến dịch; xưa kia nó đã tồn tại vì vật chất là hiện thể của biến dịch. Biến dịch là cách thức hoạt động của Thượng Đế bản lai và tiên tri. Sau khi đã được phú cho mầm mống biến dịch (germ of becoming), vật chất (ngoại cảnh) liền được khai sinh vì lực sáng tạo uốn nắn nó theo các hình dạng lý tưởng. Vì chưa được sản sinh ra nên vật chất không có hình hài sắc tướng, nó biến dịch khi nó bắt đầu tác động ( ).
Trong một chú thích cuối trang, Bác Sĩ Anna Kingsford, người có tài biên tập và dịch các áng văn của Hermes, đã nhận xét về điều này như sau:
Tiến sĩ Ménard nhận thấy rằng trong tiếng Hy Lạp, cùng một từ ngữ mà lại có nghĩa là được sinh ra và biến dịch (to be born and to become). Ở đây, người ta có ý nói là xét về bản thể, chất liệu của thế giới thật là vĩnh cửu, nhưng trước khi sáng tạo hay “biến dịch” (before creation or “becoming”) , nó lại ở trong một trạng thái thụ động. Như thế, nó “đã tồn tại” (it “was”) trước khi được khởi động; nay nó “biến dịch” (“becomes”) nghĩa là di động và tiến triển.
Bà còn trình bày thêm giáo lý thuần tuý Vedanta của triết thuyết Hermes nhu sau:
Như vậy sáng tạo là thời kỳ hoạt động [Chu Kỳ Khai Nguyên - Manvantara] của Thượng Đế. Theo Hermes, (hoặc theo phái Vedanta), Thượng Đế có hai trạng thái: Hoạt Động hay Tồn Tại (thăng thượng tiến hoá) và Thụ Động, Hỗn Nguyên [Pralaya] (giáng hạ tiến hoá). Cả hai trạng thái đều toàn bích và hoàn chỉnh, chẳng khác nào các trạng thái thức và ngủ của con người. Triết gia Đức Fichte phân biệt Hiện Tồn (Sein) là Nhất Nguyên (One), mà chỉ biết qua sự tồn tại (Dasein) là Đa nguyên. Quan điểm này hoàn toàn là của Hermes. Các “Hình Dạng Lý Tưởng” (the “Ideal Forms”)… là các ý niệm nguyên hình hay tạo hình của môn phái Tân Platon; các khái niệm vĩnh cửu và nội tại về vạn vật đã tồn tại trong Thiên Trí trước khi có sự “sáng tạo” hay biến dịch (“creation” or becoming).
Thế là trong triết thuyết của Paracelsus, người ta lại dạy:
Vạn vật đều là sản phẩm của một nỗ lực sáng tạo vũ trụ duy nhất … Trong Thiên Nhiên chẳng có gì chết mất. Vạn vật đều sống động và có tính hữu cơ, do đó, toàn thế giới dường như là một cơ thể sinh động.
5) Vũ Trụ được tạo theo một kế hoạch lý tưởng, được gìn giữ trải qua Thời Gian vô cùng (Eternity) trong cõi Vô Thức (Unconsciousness) của Đại Phạm Thiên (Parabrahman). Điều này cũng trùng hợp với những kết luận của triết học Platon, nói về “những Ý niệm nội tại, trường cửu và tự hữu, tự tại” mà hiện nay đang được triết gia Von Hartmann phân tích. Cái “Bất Khả Tri” (“Unknowable”) của Hermes Spencer chỉ phảng phất giống với cái Thực Tại siêu việt mà các nhà Huyền bí tin tưởng vào, thường chỉ xuất hiện như là sự nhân cách hoá của một “thần lực ẩn sau các hiện tượng” – đó là một năng lượng vô hạn và vĩnh cửu, phát sinh ra vạn vật, trong khi mà tác giả của Triết lý về Vô Thức (Philosophy of the Unconscious) (về phương diện này) cũng chỉ giải được đại bí nhiệm này ở mức giống như thế nhân mà thôi. Dù trong triết học cổ truyền hay triết học thời Trung Cổ, ít có người nào dám đề cập tới nó bằng cách suy đoán; trong tác phẩm Paracelsus mà ta vừa mới trích dẫn, Bác sĩ F. Hartmann, Hội viên Hội Theosophy, đã tổng hợp một cách tài tình các ý tưởng của Paracelsus.
Mọi tín đồ Do Thái Bí giáo Thiên Chúa đều hiểu rõ ý niệm căn cốt của Đông phương. Cái quyền năng chủ động tích cực, “Sự Chuyển Vận Trường Kỳ của Đại Khí Vận” (the “Perpetual Motion of the great Breath”) chỉ thức tỉnh Vũ Trụ vào lúc bình minh của mỗi Chu kỳ sáng tạo mới, thúc đẩy sự vận hành của nó bằng hai thứ Mãnh Lực đối nghịch, và do đó, làm cho nó trở nên biểu lộ ngoại tại trên cõi giới Ảo Ảnh (the plan of Illusion). Nói cách khác, sự vận động lưỡng cực nhị nguyên đó di chuyển Vũ trụ từ cõi giới Lý Tưởng Trường Cửu (the Eternal Ideal) của biểu lộ hữu hạn, hay từ cõi thực tượng vô vi qua cõi hiện tượng hữu hình (from the noumenal to the phenomenal plane). Mọi vật đã và đang tồn tại vẫn có tồn tại luôn luôn trong thời gian, thậm chí vô số hình thể sắc tướng trên thế gian chỉ hữu hạn và hữu hoại trong cái hình thức biểu lộ ngoại tại, chứ không phải trong hình thức lý tưởng. Chúng vốn tự hữu dưới hình thức Ý niệm trong cõi Vô cùng và khi chúng tan biến đi thì cũng vẫn sẽ tồn tại dưới hình thức phản ánh. Huyền bí học dạy rằng Thiên Nhiên hoặc con người không thể cung cấp hình hài cho bất cứ điều gì mà kiểu mẫu lý tưởng còn chưa tồn tại trên nội giới, hơn nữa, nó còn dạy rằng không một hình tướng nào có thể xâm nhập vào tâm thức con người, hoặc phát sinh trong trí tưởng tượng của y, mà lại không tồn tại dưới dạng nguyên kiểu (prototype), ít ra thì cũng gần giống như vậy. Không một hình thể con người, cầm thú, cây cỏ, khoáng chất nào đã được “đột nhiên sáng tạo nên”. Chỉ ở trên cõi hồng trần của chúng ta mà những hình thể ấy mới bắt đầu “hình thành”, tức là xuất hiện ngoại tại trong cái thể vật chất hiện thời hay là nảy nở từ trong ra ngoài, từ cái tinh tuý tế vi và thăng hoa nhất để trở thành cái hình dáng thô kệch nặng trược nhất. Bởi vậy, những hình thể con người như chúng ta ngày nay đã từng có trong Thời Gian Vô Cùng dưới hình thức kiểu mẫu tế vi, khinh thanh như dĩ thái, hay như chất thanh khí của cõi cảm dục. Rập theo những kiểu mẫu đó, những vị Ngươn Thần (Spiritual Beings or Gods) có sứ mạng trợ giúp sự tiến hoá của nhân loại mới dùng chất tinh hoa của các Ngài, phát triển nên những hình thể sơ khai bằng nguyên hình chất để dùng cho những Linh Hồn con người trong tương lai. Sau đó, khi cái thể chất căn bản, hay cái khuôn mẫu đã sẵn sàng, các Mãnh lực thiên nhiên mới bắt đầu tác động trên những khuôn mẫu vô hình tế vi đó. Những khuôn mẫu này, ngoài những nguyên tố riêng của chúng, còn chứa đựng nguyên tố của tất cả các hình thể thảo mộc quá khứ, và hình thể động vật tương lai trên Địa Cầu. Bởi vậy, lớp vỏ bọc ngoài của con người đã trải qua mọi hình thể thảo mộc và động vật trước khi nó khoác lấy hình thể con người như ngày nay. Nhưng vì điều này sẽ được mô tả tỉ mỉ trong phần giảng lý của Quyển 3 và 4, nên ở đây, chúng ta không cần đề cập tới nó nhiều hơn nữa.
Theo triết thuyết Hermes – Do Thái Bí giáo của Paracelsus, chính Yliaster - thuỷ tổ của Nguyên hình chất mới sinh (the Justborn Protyle) mà Giáo sư Crookes đưa vào hoá học - tức Vật chất nguyên hình bản sơ (Primordial Protomateria), đã phát triển thành ra Vũ Trụ.
Khi sự sáng tạo (sự tiến hoá) đã diễn ra, Yliaster phân hoá; có thể nói là nó tan hoà và phát triển thành ra Ideos tức Hỗn Mang (Đại bí nhiệm, Iliados, Limbus major tức Hỗn Nguyên Khí). Hỗn Nguyên Khí này có bản chất đơn nguyên và biểu lộ chẳng những như là một sinh hoạt (vital activity), một sức mạnh tâm linh, một năng lượng vô hình, khôn tả và bất khả tư nghị, song cũng là một sinh chất cấu thành chất liệu của các sinh vật. Chất liệu của vạn vật được bao hàm trong Limbus hay Ideos của chất liệu nguyên thuỷ… khuôn viên duy nhất của mọi tạo vật. Cổ nhân mô tả nó là Hỗn Mang (Chaos)… Đại Thiên Địa (Macrocosmos) và sau đó (do phân hoá và tiến hoá trong Mysteria speccialia ( ); mỗi thực thể riêng biệt đều phát sinh từ đó. Vạn vật và mọi nguyên tố đều được bao hàm trong đó một cách tiềm tàng, nhưng không thực sự ( ).
Điều này khiến cho dịch giả, Bác sĩ Hartmann, đã phải nhận xét một cách chí lý là “dường như Paracelsus đã tiên liệu được khám phá hiện nay về mãnh lực vật chất cách đây đã 300 năm”.
Thế thì, Magnus Limbus hay Yliaster của Paracelsus, chỉ là ông bạn già “Phụ Mẫu” của chúng ta ẩn bên trong (our old friend “Father-Mother”, within), trước khi nó xuất hiện trong Không Gian ( ). Đó là Khuôn Viên Vũ Trụ (Universal Matrix of Kosmos), được nhân cách hoá nơi tính cách lưỡng phân của Đại Thiên Địa và Tiểu Thiên Địa (tức Vũ Trụ và Địa Cầu) ( ) xuyên qua Aditi Prakriti (Thế giới tâm linh và Thế giới vật chất). Đó là vì ta thấy Paracelsus đã giải thích rằng:
Magnus Limbus là vườn ươm cây, sản sinh ra mọi tạo vật chẳng khác nào một cái cây có thể phát triển từ một hạt giống nhỏ. Tuy nhiên, có một điều dị biệt là đại Limbus bắt nguồn từ Huyền Âm Thượng Đế (Word of God), trong khi tiểu Limbus (mầm mống phàm tục) bắt nguồn từ trần gian. Đại Limbus là mầm mống phát sinh ra vạn vật, còn tiểu Limbus là mỗi tạo vật tối hậu, mô phỏng theo hình dáng của nó và chính nó đã được Đại Limbus tạo ra. Tiểu Limbus có đủ mọi đặc tính của Đại Limbus, chẳng khác nào một đứa con có cấu trúc tương tự như cấu trúc của cha nó… Khi… Yliaster tan ra, Ares, năng lượng phân hoá, biến phân và biệt lập ngã tính [Vô cực điện, một ông bạn cố tri khác – Fohat, another old friend]… bèn bắt đầu tác động. Mọi sự sản sinh đã diễn ra tiếp theo sau sự phân cách. Từ Ideos phát sinh ra các hành (elements) Hoả, Thuỷ, Phong và Thổ, tuy nhiên, sự sản sinh ra chúng đã không diễn ra theo dường lối vật chất hoặc do sự phân cách đơn thuần, mà lại diễn ra theo đường lối tinh thần và mãnh liệt [thậm chí không hề do các sự phối hợp phức tạp – nghĩa là sự pha trộn máy móc, tương phản với sự hoá hợp] chẳng khác nào lửa có thể xuất phát từ một viên sỏi hay một cái cây phát sinh từ một hạt giống, mặc dù, thoạt tiên trong viên sỏi không có lửa và trong hạt giống không có cây. “Tinh Thần thật là sinh động, Sự Sống lại chính là Tinh Thần, và Sự Sống và Tinh Thần [Prakriti, Purusha (?)] tạo ra vạn vật, song chúng có bản chất là một chớ không phải là hai”… Các hành cũng có Yliaster của riêng nó, vì mọi hoạt động của vật chất dưới mọi dạng chỉ là một chi lưu của cùng một dòng suối. Nhưng cũng như hạt giống phát triển thành rễ với các thớ (fibres), sau đó phát triển thành cái cuống với cành lá sum suê, rồi cuối cùng phát triển thành hoa và hạt giống; cũng vậy, vạn vật được sinh ra từ các nguyên tố, và gồm các nguyên tố có thể cấu thành các hình hài sắc tướng khác, với các đặc tính của tổ phụ ( ). Với vai trò là mẹ của mọi tạo vật, các nguyên tố đều có một bản chất vô hình, tâm linh và đều có linh hồn ( ). Tất cả đều phát xuất từ Mysterium magnun.
Ta hãy so sánh đoạn này với kinh Vishnu Purana.
Sự phát triển (tiến hoá) bất bình đẳng của các tính chất này xuất phát từ… Hồng Mông nhất khí (Pradhana), do Linh Hồn (Kshetrajna) [“vong linh” (embodied spirit”) (?)] chủ trì. Nguồn gốc của các nguyên tố (tinh anh) và các giác quan được tạo ra từ đại nguyên khí Toàn Linh Trí (Mahat)( ).
Như vậy, chúng ta có thể chứng tỏ rằng thời xưa, mọi chân lý cơ bản của Thiên Nhiên đều có tính cách đại đồng thế giới và mọi ý niệm cơ bản về Tinh Thần, Vật Chất, và Vũ Trụ, về Thượng Đế, Bản Chất và Con Người, đều y hệt như nhau. Cứ thử xét hai triết thuyết tôn giáo xưa nhất trên địa cầu (Ấn Độ giáo và thuyết Hermes) theo các Thánh kinh của Ấn Độ và Ai Cập, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được là cả hai đều chẳng khác gì nhau.
Điều này thật là hiển nhiên đối với kẻ nào đã đọc bản dịch mới nhất về các “Áng văn của Hermes” (“Hermetic Fragments”) của bác sĩ Anna Kingsford mà chúng ta trích dẫn. Nhờ có trực giác và tài năng tuyệt vời, tác giả đã lĩnh hội được các khuyết điểm trong các đoạn văn đã bị các giáo phái Hy Lạp và Thiên Chúa giáo xuyên tạc và đã ra sức hiệu chính lại chúng bằng các chú thích và chú thích cuối trang. Bà cho rằng:
Việc các “thần linh tác động” (Titans), với vai trò là các tác nhân của Thượng Đế ( ), sáng tạo ra thế giới hữu hình là một ý niệm hoàn toàn của Hermes, mà ta có thể nhận thấy trong mọi hệ thống tôn giáo và phù hợp với sự khảo cứu của khoa học hiện đại [?]. Nó cho chúng ta thấy rằng khắp nơi Quyền Năng của Thượng Đế cũng tác động qua các Thần lực tự nhiên.
Xin trích dẫn một đoạn dịch:
Thực thể Vũ Trụ ấy vốn bao hàm tất cả và chính là vạn vật, đã khởi động linh hồn và thế giới, gồm cả những gì bao hàm trong thiên nhiên. Trong sự đơn nhất đa tạp (the manifold unity) của sự sống vũ trụ, vô số cá thể với biết bao biến thiên dị biệt, lại kết hợp với nhau sao cho tổng thể chỉ là một và vạn vật đều xuất phát từ nhất nguyên (unity)( ).
Xin trích dẫn thêm một đoạn dịch khác:
Thượng Đế không phải là một trí tuệ (mind), mà là nguyên nhân của Trí Tuệ; Ngài không phải là Tinh thần, mà là nguyên nhân của Tinh Thần, Ngài không phải là ánh sáng, mà là nguyên nhân của Ánh Sáng ( ).
Đoạn trên chứng tỏ rõ ràng rằng, mặc dù có vài đoạn bị tín đồ Thiên Chúa giáo “gọt giũa” lại, song “Pymander thiêng liêng” vẫn là một tác phẩm của một triết gia, trong khi hầu hết cái gọi là “các Áng văn chương của Hermes” lại là sản phẩm của các giáo phái phàm tục, có khuynh hướng sùng bái một vị Thượng Đế nhân hình. Thế nhưng, cả hai đều là phản ánh của nội môn bí giáo và kinh Puranas của Ấn Độ.
Ta thử so sánh hai lời khấn nguyện, một lời với Đấng “Toàn Thể Tối Cao” (“Supreme All”) của Hermes, lời kia với Đấng “Toàn Thể Tối Cao” của người Aryan sau này. Theo một Áng văn của Hermes do Suidas trích dẫn:
Con nguyện có Trời đất chứng minh cho công tác thiêng liêng của bậc Đại Thần Linh, con nguyện xin Diệu Âm của Từ Phụ (Voice of the Father) thốt ra lúc khai thiên tịch địa; con nguyện cầu cho Thế Giới, Đứa Con duy nhất của Cha hộ trì vạn vật; mong sao quốc thái dân an (be favourable, be favourable) ! ( )
Trước đoạn này là đoạn sau đây:
Như thế Ánh Sáng Lý Tưởng (the Ideal Light) có trước Ánh Sáng Lý Tưởng (the Ideal Light), Trí Thông Tuệ quang huy (the luminous Intelligence) của Trí Thông Tuệ vẫn hằng cửu, và sự đơn chất của nó chẳng có gì khác hơn là Tinh Thần bao hàm Vũ Trụ. Bên ngoài Ngài [Nó] chẳng có Thần Linh hoặc Chư Thiên, cũng chẳng có bất kỳ thứ gì khác hơn bản thể, vì Ngài [Nó? (It?)] là Chủ Tể của vạn vật, Chủ Tể của Quyền Năng và Bản Quang (Light); tất cả đều tuỳ thuộc vào Ngài [Nó (It)] và ngự nơi Ngài [nó (It)].
Đó là một đoạn mâu thuẫn với những điều mà người ta coi là Đức Hermes Ba Lần Vĩ Đại đã dạy như sau:
Không thể đề cập tới Thượng Đế. Đó là vì cái có sắc tướng không thể diễn đạt được cái phi tướng (the corporeal cannot express the incoporeal)… Không thể dùng giác quan để lĩnh hội được cái không có hình thể (body), sắc tướng (appearance), hình hài (form), vật chất. Hỡi Tatios, ta hiểu rõ cái không thể xác định được – đó là Thượng Đế ( ).
Hai đoạn trên rõ rệt là mâu thuẫn nhau. Điều này chứng tỏ rằng:
a. Hermes là bút hiệu chung của hàng loạt các thế hệ Thần bí gia thuộc đủ mọi khuynh hướng.
b. Chúng ta phải hết sức phân biện trước khi chấp nhận một Áng văn là giáo huấn nội môn chỉ vì nó rõ ràng là cổ. Nay chúng ta thử so sánh đoạn trên với lời khấn nguyện tương tự trong các Thánh kinh Ấn Độ - chắc chắn là cũng cổ như vậy, nếu không muốn nói là cổ hơn. Nó như sau: Parashara, “Hermes” của dân Aryan, giáo huấn Đức Di Lặc, Tổ Y học (Asclepios) của Ấn Độ, và cầu khẩn với Vishnu ba ngôi:
Vinh danh Đấng Vishnu tối thượng, trường cửu, thánh thiện, thường trụ, có bản chất đại đồng thế giới, uy dũng hơn tất cả. Vinh danh Hiranyagarbha, Hari và Shankara [Brahma, Vishnu và Shiva], Đấng Sáng Tạo, Bảo dưỡng và Huỷ diệt thế gian. Vinh danh Vasudeva, Đấng giải thoát cho các tín đồ. Vinh danh Đấng có bản thể vừa đơn thuần vừa đa tạp; vừa tinh anh vừa trần tục; vừa rời rạc vừa cố kết. Vinh danh Đấng Vishnu, nguyên nhân của sự giải thoát tối hậu. Vinh danh Đấng Vishnu tối cao, nguyên nhân của sự sáng tạo, sự tồn tại và sự diệt vong của thế giới này. Ngài là cội nguồn của thế giới và bao gồm thế giới ( ).
Đây là lời khấn nguyện cao cả, bao hàm một ý nghĩa triết học thâm sâu; nhưng đối với quần chúng phàm tục, nó lại có tính cách gợi ý chẳng khác nào lời cầu nguyện Hermes của một Đấng nhân hình. Chúng ta phải tôn trọng toát ra từ hai lời cầu nguyện; tuy nhiên, chúng ta không thể thấy nó mâu thuẫn hoàn toàn với ý nghĩa nội tại của chính nó, thậm chí với cả ý nghĩa trong cùng bộ đại luận của Hermes như sau:
Đấng Hermes ba lần vĩ đại (Trismegistos): Con ơi Thực Tại không thể tồn tại trên trần thế… Trên trần thế không có gì là chân thực, chỉ có sắc tướng… Con ơi, y [con người] không phải là Chơn Nhơn, Bản thân thực tại vẫn như như, tự tại… Con người thật là phù du, vì thế y không phải là thực tại, y chẳng qua chỉ là sắc tướng, thế mà sắc tướng lại cực kỳ hão huyền (illusion).
Tatios: Thế thì, thưa Cha, phải chăng chính các thiên thể không có thực, vì chúng cũng biến đổi?
Hermes: Bất cứ thứ gì vô thường và hữu sinh hữu diệt, đều không có thực…chúng bao hàm một điều hư ảo nào đó xét vì chúng cũng biến đổi…
Tatios: Thưa Cha, thế thì đâu là Thực Tại nguyên thuỷ?
Hermes: Hỡi Tatios, đó là Đấng [Cái (That Which)] vốn duy nhất đơn nhất; Đấng [Cái (That Whhich)] không ngự trong hình hài sắc tướng bằng vật chất nào, Đấng [Cái (Which)] không có màu sắc, chẳng có hình dáng, Đấng [Cái (Which)] thường trụ, không hề được truyền đạt nhưng vẫn hằng cửu ( ).
Điều này hoàn toàn phù hợp với các giáo lý Vedanta. Tư tưởng chỉ đạo (leading thought) thật là huyền bí, trong các Áng văn của Hermes lại có nhiều đoạn có nội dung thuộc về Giáo Lý Bí Nhiệm.
Giáo lý này truyền dạy có những Thần Lực và Quyền Năng thông tuệ và bán thông tuệ chưởng quản Vũ Trụ (như đã khẳng định điều này ngay từ đầu). Thần học Thiên Chúa giáo thừa nhận (thậm chí còn áp đặt) điều này, nhưng nó đã độc đoán phân loại các vị ấy, gọi là “Thiên Thần” (“Angels”) và “Ma Quỷ” (“Devils”). Khoa học chối bỏ sự tồn tại của cả hai và chế nhạo chính ý niệm ấy. Các nhà Giáng ma học tin tưởng vào “Vong linh của người chết”, ngoài ra, họ chối bỏ hoàn toàn bất cứ loại thực thể vô hình nào khác. Như thế, các nhà huyền bí và các nhà Do Thái bí giáo là những kẻ duy nhất giải thích các truyền thuyết thời xưa một cách thuần lý; nay các nhà truyền thuyết này đã phát triển cực độ, một mặt thành ra sự tin tưởng có tính cách giáo điều, mặt khác thành ra sự chối bỏ giáo điều. Đó là vì cả sự tin tưởng lẫn sự không tin tưởng đều chỉ bao gồm một góc nhỏ của các chân trời vô biên của các biểu lộ vật chất và tinh thần. Như vậy, cả hai đều đúng theo quan điểm riêng của mình, song cả hai đều sai lầm khi tin tưởng rằng họ có thể bao gồm toàn thể bên trong các giới hạn hẹp hòi và chuyên biệt của riêng mình, vì họ chẳng bao giờ có thể làm được như thế. Về phương diện này, khoa học, thần học, thậm chí cả Giáng ma học nữa, đều tỏ ra chẳng khôn ngoan hơn con đà điểu bao nhiêu, khi nó vùi đầu xuống cát dưới chân, cảm thấy chắc chắn là như thế, không một điều gì có thể nằm ngoài tầm quan sát của riêng nó và vùng không gian hạn hẹp mà cái đầu ngu xuẩn của nó đã chiếm lấy.
Vì các Thánh Thư của Hermes (hay đúng hơn là các Áng văn của Hermes) là các tác phẩm duy nhất hiện nay còn tồn tại bàn về đề tài mà ta đang xem xét, trong tầm tay của kẻ phàm phu tục tử của các dân tộc “văn minh” Tây phương, nên ở trường hợp hiện nay, chúng ta có thể đối chiếu chúng với Nội môn Bí giáo. Muốn đạt được mục đích này mà lại trích dẫn bất cứ tác phẩm nào khác, thì thật là vô ích, vì công chúng chẳng biết gì về các tác phẩm của người Chaldea, chúng đã được một vài điểm đạo đồ phái Sufi dịch ra tiếng Ả Rập và bảo tồn. Do đó, để so sánh đối chiếu, chúng ta phải tham khảo tác phẩm “Các định nghĩa của Asclepios” do Bác sĩ Anna Kingsford, Hội viên Hội Theosophy, biên tập và chú giải; một vài phát biểu trong đó rất phù hợp với Nội môn Bí giáo Đông phương. Mặc dù có không ít đoạn chịu ảnh hưởng sâu sắc của một tín đồ Thiên Chúa giáo sau này, nhưng nói chung, chư thần linh đều có đặc tính của giáo lý Đông phương, mặc dù nói về các điều khác, có những đoạn khác xa với giáo lý của chúng ta.
Về phần chư Thần Linh (Genii), các thực thể mà chúng ta gọi là Chư Thiên, Thiền Định Đế Quân, Chikhala (Đức Quan Âm của các Phật tử) và nhiều danh hiệu khác nữa, thì các triết gia phái Hermes lại gọi là Theoi (Chư Thiên), Chư Thần và Daimones. Theo nghĩa mà Socrate dùng, thậm chí theo nghĩa mà thần học La Tinh và Đông phương dùng. Daimones là các vị thần hộ mạng của nhân loại, “những Đấng ở gần những vị bất tử và từ đó trông nom các sự việc của loài người” (theo Hermes). Trong ngôn từ nội môn, các Ngài được gọi là Chitkala, một vài Đấng đã dùng bản thể của chính mình để cung ứng cho con người nguyên khí thứ tư và thứ năm của y, còn các Đấng khác được gọi là các Pitris. Chúng ta sẽ giải thích điều này khi bàn đến việc tạo ra con người hoàn chỉnh. Danh hiệu trên có từ nguyên là Chit, “cái giúp chúng ta tuyển chọn các hậu quả của các hành vi, các loại kiến thức để cho linh hồn sử dụng”, tức lương tâm, tiếng nói nội tâm của con người. Đối với các đạo sĩ Yoga, Chit đồng nghĩa với Mahat (Thiên Trí) nhưng trong Nội môn Bí giáo, Mahat lại là nguồn cội của Chit, mầm mống của nó; còn Chit ( ) lại là một tính chất của trí tuệ phối hợp với Buddhi, do ái lực tâm linh, tính chất ấy hấp dẫn một Chitkala về phía mình, khi nó phát triển đầy đủ nơi con người. Đó là lý do tại sao người ta bảo rằng Chitti ( ) là một tiếng nói thủ đắc được cuộc sống thần bí và biến thành Quan Âm (Kwan-Yin).
CÁC ĐOẠN TRÍCH TỪ 
MỘT GIẢNG LÝ ĐÔNG PHƯƠNG RIÊNG TƯ ĐẾN NAY VẪN CÒN BÍ MẬT ( )
 
(xvii) Vào lúc Khởi đầu Đại chu kỳ Khai Nguyên (Manvantara) [tiếp theo sau Đại Chu kỳ Hỗn Nguyên (Mahapralaya) vốn tiếp nối mỗi Kiếp của Brahma (every Age of Brahma)], tồn tại bản sơ là một TÍNH CHẤT TÂM LINH HỮU THỨC (A CONSCIOUS SPIRITUAL QUALITY). Trong các THẾ GIỚI biểu lộ (the Manifested WORLD) [các Thái Dương Hệ], trong trạng thái NỘI TÂM NGOẠI CẢNH (OBJECTIVE SUBJECTIVITY), nó giống như một bức màn che một Linh Khí (a Divine Breath) khuất mắt nhà linh thị xuất thần. Khi xuất phát từ Laya ( ), nó lan tràn khắp Vô Cực giống như một lưu chất tâm linh vô sắc. Nó ở trên CÕI THỨ BẢY (the SEVENTH PLANE) và Trạng Thái thứ Bảy của nó ở nơi Bầu Hành Tinh của chúng ta ( ) .
(xviii) Đó là bản chất đối với linh nhãn CỦA CHÚNG TA (OUR spiritual sight). Con người trong TRẠNG THÁI THỨC TỈNH (WAKING STATE) không thể gọi nó như thế, do đó, vì vô minh, họ gọi nó là “Thần Linh” (“God Spirit”).
(xix) Nó tồn tại khắp nơi và tạo thành UPADHI [Nền tảng – Foundation] bản sơ mà thế giới của chúng ta [Thái Dương Hệ] được tạo thành dựa trên đó. Bên ngoài Thái Dương Hệ, người ta chỉ thấy nó trong thiên thần nguyên sơ giữa [Thái Dương Hệ hoặc] các Ngôi Sao trong Vũ Trụ, các Thế Giới đã hay đang được tạo ra; trong khi đó các thế giới trong trạng thái LAYA vẫn ở trong lòng nó. Vì chất liệu của nó thuộc loại khác với chất liệu mà chúng ta biết trên Địa Cầu, nên cư dân trên địa cầu, nhìn QUA TRÁI ĐẤT (THROUGHT IT), một cách hão huyền và vô minh, đã tin tưởng rằng đó là một không gian trống rỗng. Trong toàn thể [Vũ Trụ] vô biên, chẳng có một không gian trống rỗng nào, dù chỉ rộng bằng ngón tay [angula]…
(xx) Dù ở bên trong hay bên ngoài Thế Giới chúng ta, vật chất hay chất liệu cũng đều gồm có bảy phần. Hơn nữa, mỗi trạng thái hoặc nguyên khí của nó lại được chia thành bảy cấp độ tỷ trọng. Trong phản ánh vô hình của mình, SURYA [Mặt Trời] phô bày trạng thái đầu tiên hay thấp nhất của BẢN LAI DIỆN MỤC Vũ Trụ (the Universal PRESENCE), trạng thái thuần khiết nhất, Linh Khí (Breath) biểu lộ bản sơ của Hữu Thể (Sat) hằng vô hiện. Tất cả các Mặt Trời trung ương hồng trần hay ngoại cảnh đều có bản chất là trạng thái thấp nhất của nguyên khí bản sơ hay LINH KHÍ (BREATH). Tất cả những thứ này cũng chẳng có gì khác hơn là PHẢN ÁNH (REFLECTIONS) của các VẬT NGUYÊN SƠ (PRIMARIES). Chẳng ai thấy được chúng ngoại trừ các Đấng Thiền Định Đế Quân, các Ngài có bản chất thuộc về phân bộ thứ năm (fifth division) của Nguyên Khí thứ bảy của Hỗn Nguyên Khí (Mulaprakriti), và do đó, cao hơn bốn cấp so với chất liệu phản ánh của mặt trời. Cũng như có bảy Dhatu [chất liệu chính trong cơ thể con người], cũng vậy, có bảy Thần Lực nơi Con Người và trong khắp Thiên Nhiên.
(xxi) Chất liệu thực sự của Concealed [Mặt Trời] ẩn tàng là một hạt nhân của Hỗn Nguyên Khí (Mother Substance) ( ). Đó là Trái Tim và Tử Cung của mọi lực sống động tồn tại trong Thái Dương Hệ của chúng ta. Đó là Hạt Nhân phát sinh ra (nhằm phân bố trong các cuộc du hành tuần hoàn) mọi Quyền năng khởi động các Nguyên Tử với các nghĩa vụ theo chức năng (functional duties). Đó cũng là Trung Tâm mà cứ mỗi năm thứ bảy, chúng ta lại hội tụ nơi Bản Thể thứ Bảy. Có kẻ nào bảo bạn là y đã thấy Mặt Trời thì bạn cứ việc cười vào mũi y ( ), như thể y đã bảo rằng Mặt Trời tiến thực sự trên quĩ đạo ban ngày…
(xxiii) Chính vì có bản chất thất phân nên Mặt Trời mới được cổ nhân xem như là kẻ bị kéo bởi bảy con ngựa bằng với các nhịp thở của kinh Vedas. Cũng vì thế mà mặc dù bị đồng nhất hoá với BẢY “Gana” (the SEVEN “Gana”) [loại Thực Thể] nơi tinh cầu của mình, song Ngài vẫn phân biệt với chúng ( ), quả thực là như vậy. Cũng vì thế mà Ngài mới có BẢY TIA (SEVEN RAYS), quả thực là như vậy…
(xxv) Bảy Đấng ở Mặt Trời là bảy Đấng Thiêng Liêng, tự sinh do quyền năng cố hữu trong khuôn viên của Hỗn Nguyên Khí. Chính các Ngài đã phóng ra Bảy Thần Lực Chính Yếu, gọi là bảy Cung, vào lúc khởi đầu Chu kỳ Hỗn Nguyên, bảy cung này sẽ tập trung vào bảy Mặt Trời mới dành cho Chu Kỳ Khai Nguyên sắp tới. Năng lượng thúc đẩy chúng tồn tại hữu thức nơi mọi Mặt Trời, chính là cái mà một số người gọi là Vishnu, đó vốn là Linh Khí (Breath) của TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE). [Xem chú thích số 2 ở trước về Vishnu].
Ta gọi nó là Sự Sống Biểu Lộ Duy Nhất – chính nó là một phản ánh Tuyệt Đối…
(xxvii) Ta không bao giờ được dùng ngôn ngữ đề cập tới Tuyệt Đối, KẺO NÓ SẼ RÚT ĐI MỘT VÀI NĂNG LƯỢNG TÂM LINH CỦA TA (LEST IT SHOULD TAKE AWAY SOME OF OUR SPIRITUAL ENERGIES) vốn bị hấp dẫn về phía trạng thái của nó, bao giờ cũng bị thu hút về phía NÓ (IT) về mặt tinh thần, chẳng khác nào toàn thể vũ trụ vật chất bị thu hút về phía trung tâm biểu lộ của NÓ (IT) - về mặt vũ trụ.
(xxviii) Ta có thể gọi tên - sự Tồn Tại bản sơ, trong khi mà trong trạng thái tồn tại này, như đã giải thích, SỰ SỐNG DUY NHẤT (the ONE LIFE) lại là một BỨC MÀN (a FILM) dùng để sáng tạo hoặc tạo hình. Nó biểu lộ thành bảy trạng thái. Mỗi trạng thái này lại gồm có bảy thành phần, như vậy là hợp thành BỐN MƯƠI CHÍN LINH HOẢ (the FORTY-NINE FIRES) mà các Thánh thư thường đề cập đến
 (xxix) Thoạt tiên là … “Hỗn Nguyên Khí” [VẬT CHẤT nguyên thuỷ  - Prima MATERIAL]: Khi tự phân chia thành ra bảy trạng thái bản sơ, nó bèn giáng xuống một cách tuần hoàn; khi đã tự củng cố nơi nguyên khí cuối cùng thành ra vật chất thô trược ( ) nó bèn quay chung quanh mình và dùng phân thân thứ bảy của nguyên tố cuối cùng để làm linh hoạt nguyên tố đầu tiên và thấp nhất (con rắn nuốt đuôi mình). Trong một huyền giai, phân thân thứ bảy của nguyên tố cuối cùng của nó như sau:
 
a) Trong Khoáng chất, đó là một Điểm Linh Quang ẩn tàng trong đó, và được phát khởi cuộc sống phù du do phần Dương khởi dậy phần Âm (the Positive awakening the Negative) [v..v..]…
b) Trong Cây cỏ, đó là Thần lực sinh động và thông tuệ làm linh hoạt hạt giống và phát triển nó thành ra ngọn cỏ, rễ cây và cây con. Đó là cái mầm mống sẽ biến thành CƠ SỞ (the UPADHI) của bảy nguyên khí của vật mà nó ngự nơi đó, xạ chúng ra khi vật này tăng trưởng và phát triển.
c) Nơi mọi thú vật, nó cũng y như vậy. Đó là Nguyên Sinh Khí (Life - Principle) và sinh năng của nó; bản năng và tính chất của nó, đặc tính và những đặc chất đặc biệt của nó (its characteristics and special idiosyncrasies)…
d) Nó ban cho Con Người tất cả những gì mà nó đã ban cho tất cả các đơn vị biểu lộ khác trong Thiên Nhiên; nhưng ngoài ra, nó phát triển phản ánh của tất cả BỐN MƯƠI CHÍN LINH HOẢ của mình nơi y. Mỗi một trong bảy nguyên khí của y đều kế thừa đầy đủ và tham dự vào bảy nguyên khí của “Đại Mẫu” (“Great Mother”). Linh khí của nguyên khí đầu tiên của Mẹ là Tinh Thần [ATMA] của y. Nguyên khí thứ hai của Mẹ là BUDDHI [Linh Hồn]. Chúng ta thật sai lầm khi gọi nó là nguyên khí thứ bảy. Nguyên khí thứ ba cung cấp cho y vật liệu suy tư trên cõi trần và TRÍ TUỆ (MIND) đang di chuyển nó (tức là Hồn Người – H.P.B.) theo các năng lực hữu cơ của mình (his organic capacities).
e) Đó là Thần Lực chỉ đạo trong các Nguyên Tố của vũ trụ và địa cầu. Nó ngự nơi Lửa được phát khởi từ trạng thái tiềm tàng ra trạng thái hoạt động; đó là vì toàn bộ bảy phần của nguyên khí *** tàng ẩn trong Lửa của đất (terrestrial Fire). Nó cuốn tròn trong cơn gió hiu hiu, thổi ào ào theo cơn bão táp và khởi động không khí; các phần tử không khí cũng tham gia vào một trong các nguyên khí của nó. Vốn tiến triển một cách tuần hoàn, nó đã điều chỉnh chuyển động của nước, hút và đẩy các lượn sóng( ), theo những định luật mà nguyên khí thứ bảy của nó là linh hồn làm linh hoạt.
f) Bốn nguyên khí thượng đẳng bao hàm cái Mầm mống phát triển thành các Thần Linh Vũ Trụ; ba nguyên khí hạ đẳng nuôi dưỡng Sự Sống của các Nguyên Tố (Hành khí – Elementals).
g) Trong Thái Dương Hệ của chúng ta, Hữu Thể Duy Nhất (the One Existence) là Trời và Đất, Rễ và Hoa, Hành Động và Tư Tưởng. Nó ở trong Mặt Trời và ở nơi con đom đóm. Không một nguyên tử nào có thể thoát được nó. Do đó, các Hiền Triết thời xưa thật là sáng suốt khi gọi nó là Thượng Đế biểu lộ trong Thiên Nhiên…
 
Về vấn đề này, thiết tưởng cũng cần nhắc độc giả nhớ điều mà T. Subba Row dạy về các thần lực - được định nghĩa theo huyền bí học.
Kanya [cung thứ sáu của Hoàng Đạo, tức cung Xử Nữ] có nghĩa là một trinh nữ và tiêu biểu cho Shakti (Huyền Nữ) tức Mahamaya (Đại Hão Huyền). Cung đang xét là Rashi (phân bộ) thứ sáu và biểu thị rằng có sáu thần lực bản sơ trong Thiên Nhiên (do thần lực thứ Bảy tổng hợp lại)…
Các Shaktis này như sau:
1. Parashakti. – Nghĩa đen là đại quyền năng hay vô thượng thần lực. Nó bao gồm và có nghĩa là quyền năng của ánh sáng và nhiệt (the power of light and heat).
2. Jnanashakti.- Nghĩa đen là đại quyền năng của trí tuệ… của chân minh triết. Nó gồm có hai trạng thái.
I. Sau đây là một vài biểu lộ của nó khi chịu tác dụng khống chế của môi trường vật chất.
a. Năng lực thuyết minh các cảm giác của tâm trí.
b. Năng lực nhớ lại các ý tưởng đã qua (ký ức) và dự đoán tương lai.
c. Năng lực mà các tâm lý gia hiện đại trình bày thông qua cái gọi là “luật liên tưởng” (“the law of association”) khiến cho nó có thể tạo ra những mối liên hệ dai dẳng giữa nhiều nhóm cảm giác và khả năng cảm giác khác nhau, nhờ thế, mới sinh ra ý niệm về đối tượng ngoại cảnh.
d. Năng lực gắn liền các ý tưởng của ta với nhau nhờ vào mối liên kết bí nhiệm của quá khứ, do đó mới tạo ra ý niệm về bản ngã.
 
II. Sau đây là một vài biểu lộ của nó khi thoát khỏi các ràng buộc của vật chất.
1) Thần nhãn (Clairvoyance).
2) Trắc tâm thuật (Psychometry).
3) Ichchhashakti. – Nghĩa đen là quyền năng của ý chí. Biểu lộ thông thường nhất của nó là tạo ra một vài luồng thần kinh, các luồng này khởi động các bắp thịt để hoàn thành mục tiêu mong muốn.
4) Kriyashakti.- Quyền năng của tư tưởng khiến nó có thể tạo ra những kết quả hiển nhiên, thuộc các hiện tượng ngoại cảnh do năng lượng cố hữu của riêng nó. Cổ nhân cho rằng bất cứ ý niệm nào sẽ biểu lộ ra bên ngoài nếu chú tâm của người ta được tập trung sâu sắc vào đó. Tương tự như vậy, một quyết ý mãnh liệt sẽ tạo ra kết quả như mong muốn.
Một nhà Yoga thường hiển lộng thần thông nhờ vào Ichchhashkti và Kriyashakti.
5) Kundalini Shakti. - Quyền năng hay thần lực di chuyển theo hình cong, ngoằn ngoèo như rắn. Đó là nguyên sinh khí vũ trụ biểu lộ khắp nơi trong Thiên Nhiên. Thần lực này bao gồm hai lực lớn: lực hút và lực đẩy. Điện và từ lực chẳng qua chỉ là các biểu lộ của nó. Đó là quyền năng hay thần lực tạo ra “sự thích ứng liên tục các quan hệ nội tại với quan hệ ngoại tại” vốn là bản thể của sự sống theo Herbert Spencer. Nó cũng tạo ra sự “thích ứng liên tục quan hệ ngoại tại với các quan hệ nội tại”, vốn là nền tảng của sự đầu thai chuyển kiếp, luân hồi tái sinh (Punarjanman) theo giáo lý của các triết gia Ấn Độ thời xưa.
Một nhà Yoga phải làm chủ được hoàn toàn quyền năng này hay thần lực này, trước khi y có thể đạt được Giải Thoát (Moksha). Thần lực này chính là đại xà (rắn lớn) trong Thánh kinh.
6) Mantrikashakti.- Nghĩa đen là thần lực hay quyền năng của ngôn từ hay âm nhạc. Toàn bộ kinh Mantra Shastra thời xưa đã có nói đến thần lực hay quyền năng này với mọi biểu lộ… Ảnh hưởng âm nhạc là một trong các biểu lộ thông thường của nó. Quyền năng của huý danh kỳ diệu (mirific ineffable name) là tột đỉnh của Shakti này.
 
Khoa học hiện đại bất quá chỉ mới điều nghiên được một phần về các quyền năng này hay thần lực thứ nhất, thứ hai và thứ năm nêu trên, song lại hoàn toàn mù tịt về các quyền năng còn lại… Sáu thần lực xét chung được tiêu biểu bởi Tinh Tú Quang (the Astral Light) [Daiviprakriti, quyền năng thứ bảy, Huyền Quang (Light) của Thượng Đế) ( ).
Đoạn trên được trích dẫn để trình bày các ý tưởng chân thật của Ấn Độ về đề tài này. Nó hoàn toàn có tính cách bí truyền, mặc dù chưa bao hàm đến một phần mười những gì mà chúng ta có thể trình bày. Có một điều là sáu danh hiệu của sáu thần lực vừa nêu trên chính là danh hiệu của sáu Huyền giai Thiền Định Đế Quân (the six Hierarchies of Dhyan Chohans), tổng hợp lại thành Huyền Giai bản sơ thứ bảy – nó là hiện thân của Nguyên Khí thứ Năm của Vũ Trụ hay “Mẹ” theo ý nghĩa thần bí. Chỉ nội việc liệt kê các Quyền Năng Yoga cũng phải mất mười quyển sách rồi. Mỗi Thần lực này do một Thực Thể Hữu Thức sống động (a living Conscious Entity) cầm đầu, nó là một phân thân của Thực Thể này.
Nhưng ta hãy thử so sánh giảng lý nêu trên với các huấn từ của Đức Hermes Ba Lần Vĩ Đại:
Việc mặt trời tạo ra sự sống cũng liên tục như ánh sáng của nó, không gì ngăn cản hoặc hạn chế nó. Hằng hà sa số đoàn Thiên Thần tụ tập chung quanh y chẳng khác nào một đoàn vệ tinh. Đám này ở bên cạnh những người bất tử và từ đó, trông nom các sự việc của nhân loại. Họ thi hành ý chí của các Thần Linh [Nghiệp Quả- Karma] bằng cách tạo ra bão tố, hoả hoạn, động đất cũng như là đói kém và chiến tranh để trừng phạt những kẻ bất kính (for the punishment of impiety) ( )…
Chính mặt trời bảo dưỡng vạn vật. Thậm chí cũng như thế giới lý tưởng bao quanh các thế giới hữu hình, cung cấp cho các thế giới này hằng hà sa số hình dáng khác nhau trong vũ trụ, cũng vậy, mặt trời bao bọc vạn vật trong ánh sáng của mình và đâu đâu cũng giúp cho sự sinh thành của vạn vật… “Dưới trướng y là đội thiên thần, hay đúng hơn là các đội thiên thần, vì có nhiều đội khác nhau, và số đội tương ứng với số sao (stars). Mỗi ngôi sao đều có vị thần của mình, thiện hay ác tuỳ theo bản chất hay tác động của họ, vì tác động là bản thể của thiên thần (genii)… Tất cả các thần này chủ trì các sự việc trên thế gian ( ), họ làm đảo lộn cấu tạo của các quốc gia và cá nhân; họ khiến cho linh hồn chúng ta giống hệt như họ, họ hiện diện trong dây thần kinh chúng ta, trong tuỷ, động mạch, tĩnh mạch và chính não chất của chúng ta… Vào lúc mỗi người trong chúng ta chào đời, y đều chịu sự phụ trách của chư thần (các Tinh Linh – Elementals) chủ trì sự sinh sản ( ) và được xếp vào dưới quyền năng thuộc cảm dục giới (astral powers) [Các Vong Linh cảm dục giới siêu nhân loại – superhuman astral Spirits]. Họ thay đổi mãi, không phải lúc nào cũng y như nhau, mà cứ luân chuyển liên hoàn ( ). Họ dùng sắc tướng thấm nhuần hai phần linh hồn, khiến cho nó có thể nhận tác dụng của năng lượng của chính nó từ mỗi phần. Nhưng phần có lý trí của linh hồn không chịu sự kiềm toả của chư thần; người ta dự kiến dùng nó để tiếp nhận Đấng Thánh Linh (God) ( ), vốn dùng một tia nắng soi sáng nó. Chẳng có mấy kẻ được soi sáng như vậy, chư thần lại nể mặt (abstain) các kẻ này, vì chẳng vị thần nào có bất cứ quyền năng gì khi một tia đơn độc của Thượng Đế hiện diện ( ). Nhưng tất cả những người khác, cả linh hồn lẫn sắc tướng đều được điều khiển bởi chư thần; họ gắn bó với và ảnh hưởng tới các tác động… Thế là chư thần đã kiểm soát các sự việc trần gian và dùng các cơ thể của ta làm các khí cụ ( ).
Ngoại trừ một số ít điểm hẹp hòi, bè phái, đoạn trên tiêu biểu cho cái đã là một tín ngưỡng đại đồng thế giới, chung cho mọi quốc gia, mãi cho tới cách đây chừng một thế kỷ. Trong những tín đồ ngoại đạo, cũng như tín đồ Thiên Chúa giáo, ngoại trừ một số ít nhà Duy vật và khoa học gia, nó vẫn còn các nét khái quát chính thống.
Đó là vì cho dù người ta có gọi “Chư Thần” của Hermes là các “Quyền năng U minh” (“Power of Darkness” và các “Thiên Thần” (“Angels”) như trong Giáo hội Hy Lạp và La Tinh; hoặc là “Vong linh của Người chết” (“Spirits of the Dead”) như là trong Giáng Ma Học; hoặc là Bhuts và Devas, Shaitan hay Djin, như người ta còn gọi ở Ấn Độ và các xứ Hồi giáo – thì tất cả đều là một và như nhau – HÃO HUYỀN (ILLUSION). Tuy nhiên, xin đừng hiểu lầm điều này theo ý nghĩa mà giáo lý triết học cao cả Vedanta sau này đã bị các trường phái Tây phương xuyên tạc.
Mọi điều xuất phát từ TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE) – do đặc tính Đơn Nhất tuyệt đối là Thực Tại Duy Nhất, do đó, mọi điều ở ngoài Tuyệt Đối này, yếu tố sinh sản và nhân quả (the generative and causative Element), dứt khoát phải là một Hão Huyền. Nhưng điều này chỉ như vậy theo quan điểm thuần tuý siêu hình. Một người tự coi mình là có tâm trí bình thường, và cũng được người láng giềng coi như vậy, cũng gọi các linh thị của một huynh đệ bị loạn trí - rất có thể là các ảo giác khiến cho nạn nhân sung sướng hoặc cực khổ - là hão huyền và hoang đường. Nhưng đâu là cái người điên mà hình bóng gớm ghiếc trong tâm trí điên loạn (các hão huyền) của y lại tạm thời không có thực như những sự vật mà vị y sĩ hay người trông coi y có thể thấy được? Trong thế giới này, mọi chuyện đều tương đối, vạn hữu đều hão huyền. Nhưng kinh nghiệm trên bất kỳ cảnh giới nào cũng đều là một thực tại đối với kẻ tri giác đang trụ tâm thức vào cảnh giới ấy, mặc dù xét theo quan điểm thuần tuý siêu hình, kinh nghiệm nói trên có thể bị xem là không có thực nơi ngoại cảnh. Nhưng nội môn bí giáo phải chiến đấu chống lại các nhà vật lý và các nhà duy vật chứ không phải các nhà siêu hình. Thế mà đối với các nhà vật lý và các nhà duy vật, Sinh Lực, Ánh Sáng, Âm Thanh, Điện, thậm chí cả hấp lực ngoại cảnh của từ khí nữa, không tồn tại nơi ngoại cảnh và bị coi là chỉ tồn tại như các “cách thức chuyển động” (“modes of motion”), “các cảm giác và cảm xúc vật chất” (“sensations and affections of matter”).
Các nhà Huyền bí nói chung và các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nói riêng đều không hề bác bỏ (như một vài người thường lầm tưởng) các quan điểm lý thuyết của các khoa học gia hiện đại chỉ vì các quan điểm này đối nghịch với Minh Triết Thiêng Liêng. Nguyên tắc của Hội chúng ta là phải trả lại cho Caesar cái gì của Caesar. Do đó, hơn ai hết, các nhà Minh Triết Thiêng Liêng là những người công nhận giá trị cố hữu của khoa học. Nhưng khi các nhà đầu não khoa học thu gọn ý thức thành ra một thứ tiết ra từ chất xám của não bộ, và mọi điều khác trong thiên nhiên thành ra một cách thức chuyển động, thì chúng ta kịch liệt phản đối học thuyết đó là phi triết học, tự mâu thuẫn và phi lý theo quan điểm khoa học, chứ đừng nói là theo khía cạnh Huyền bí của Bí giáo Nội môn.
Đó là vì Tinh Tú Quang của các tín đồ Do Thái Bí giáo bị chế nhạo và quả thực là một bí nhiệm và hão huyền đối với những kẻ nào có thể thấy được những gì trong đó. Các điều bí mật ẩn tàng trong các lượn sóng và biến ảo không ngừng của nó cứ sờ sờ ra đó, bất chấp sự kiện các nhà duy vật cứ nhao nhao lên giễu cợt.
Tinh Tú Quang của các tín đồ Do Thái Bí giáo đã bị một vài người dịch ra một cách rất sai lầm là “Dĩ Thái” (“Ether”); Dĩ Thái lại bị lầm lẫn với ether theo giả định của khoa học, và một vài nhà Theosophy lại coi cả hai thứ trên là đồng nghĩa với Tiên Thiên Khí (Akasha). Thật là một sự lầm lẫn.
Tác giả của Một Sự Bài Bác Thuần Lý (A Rational Refultation) đã vô tình bênh vực Huyền bí học khi cho rằng:
Chỉ cần trình bày đặc tính của Tiên Thiên Khí là ta sẽ chứng tỏ được thật là sơ suất biết bao khi diễn tả nó là ether. Xét về mặt kích thước, nó thật là …vô hạn, nó không hề bao gồm các phần tử, nó cũng chẳng dính dáng gì tới màu sắc, mùi vị, hình dáng. Nó luôn luôn tương ứng chính xác với thời gian, không gian, Ishvara [Đấng Chúa Tể, song đúng hơn là mãnh lực sáng tạo và linh hồn – Linh Hồn Thế Giới] và linh hồn. So với điều đó thì nó có đặc điểm là nguyên nhân vật chất của âm thanh. Trừ điều đó ra, người ta có thể xem nó là đồng nhất với hư không ( ).
Nó chắc chắn là hư không, nhất là đối với các nhà Duy lý (Rationalists). Dù sao đi nữa, chắc chắn là Tiên Thiên Khí đã làm cho nhà duy vật thấy đầu óc mình trống rỗng. Song le, dù cho Tiên Thiên Khí chắc chắn không phải là ether của khoa học - thậm chí cũng không phải là Dĩ Thái của nhà huyền bí, y chỉ xem dĩ thái là một trong những nguyên khí của Tiên Thiên Khí thôi – cùng với thuỷ tổ của mình, nó nhất định phải là nguyên nhân của âm thanh, là một nguyên nhân tâm linh và tinh thần, chứ tuyệt nhiên không phải là một nguyên nhân vật chất. Ta có thể xác định quan hệ của Dĩ Thái với Tiên Thiên Khí bằng cách áp dụng cho cả hai khí này câu nói về Thượng Đế trong kinh Vedas như sau: “Như vậy, Ngài quả thật là con của chính mình” (“So himself was indeed (hisown) son”), cái này hậu duệ của cái kia, song cũng là chính nó. Đây có thể là một câu đố khó hiểu đối với kẻ phàm phu tục tử, nhưng lại rất dễ hiểu đối với bất kỳ người Ấn độ nào, cho dù y không phải là nhà thần bí (mystic).
Các bí mật này của Tinh Tú Quang, cùng với nhiều bí nhiệm khác, sẽ vẫn không hề tồn tại đối với các Nhà Duy Vật ở thời đại ta, chẳng khác nào Châu Mỹ đã là huyền thoại không có thực đối với người Châu Âu trong giai đoạn sơ khai thời Trung Cổ (mediaeval), trong khi mà người Bắc Âu và người Na Uy đã thực sự đặt chân lên và định cư ở vùng “Tân Thế Giới” rất cổ xưa này trước đó nhiều thế kỷ. Thế nhưng một Columbus đã ra đời để tái khám phá và bắt Cựu Thế Giới phải tin vào các xứ ở đối chích điểm (antipodal) trên địa cầu, cũng vậy, sẽ có các khoa học gia ra đời để khám phá ra các điều kỳ diệu mà hiện nay, các nhà Huyền bí khẳng định là tồn tại trong các vùng dĩ thái, với hằng ha sa số cư dân biến ảo và Thực Thể hữu thức. Lúc bấy giờ, dù muốn hay không, khoa học cũng sẽ phải chấp nhận “điều mê tín dị đoan” xưa cũ (như đã từng chấp nhận nhiều điều khác). Một khi đã bắt buộc phải chấp nhận nó, rất có thể là – khi “ôn cố” chẳng hạn như việc Mesmer thuật và từ điển thuật hay được tái mệnh danh là thuật thôi miên – các Giáo sư thông thái sẽ khai sáng ra sự việc và bác bỏ danh xưng. Đến lượt danh xưng mới lại tuỳ thuộc vào “cách thức chuyển động” – tên mới của “các tiến trình vật lý tự động ở trong số các dây thần kinh của bộ óc” [khoa học] của Moleschott – và cũng có thể là tuỳ thuộc vào bữa ăn cuối cùng của người đặt tên, vì nói chung “hoạt động trí óc cũng chẳng khác nào sự dưỡng trấp hoá” (chylification) ( ) (theo người sáng lập ra Hệ phái Tân Vật Tâm Luận – the new Hylo-Idealistic Scheme). Như thế, nếu người ta phải tin vào mệnh đề phi lý này, thì danh xưng mới của chân lý cổ sơ ắt phải đánh liều cho cảm hứng của người đặt tên quyết định; chỉ bấy giờ thì các chân lý mới có cơ may trở thành chân lý khoa học!
Tuy nhiên, mặc dù không hấp dẫn đối với đại chúng mù quáng nói chung, CHÂN LÝ vẫn luôn luôn được ủng hộ bởi những kẻ sẵn sàng “xả thân cầu đạo”, các nhà Huyền bí sẽ không hề phản đối khoa học chấp nhận nó với bất cứ danh xưng nào. Thế nhưng, nếu chưa được các khoa học gia biết tới và chấp nhận, thì nhiều chân lý huyền linh sẽ còn bị cấm đoán chẳng hạn như việc các hiện tượng Giáng ma học và các biểu hiện tâm linh khác, để rồi cuối cùng bị những kẻ đã từng xuyên tạc nó chiếm lấy làm của riêng không một lời cảm tạ hoặc cảm ơn. Nitrogen đã góp phần lớn lao vào kho tàng kiến thức hoá học, nhưng Paracelsus, người khám phá ra nó, cho đến nay vẫn bị xem là một “lang băm” (“quack”). Trong tác phẩm tuyệt vời Lịch Sử của Văn Minh (History of Civilization), T.T.Buckle thật là chí lý biết bao khi cho rằng:
Do những hoàn cảnh mà ta còn chưa biết [Nghiệp quả dự liệu (Karmic provision) – H.P.B.] thỉnh thoảng chúng ta lại thấy các nhà tư tưởng vĩ đại xuất hiện. Họ hiến mình trọn đời cho một mục đích duy nhất, họ có thể tiên đoán được sự tiến bộ của nhân loại và khai sáng ra một tôn giáo hoặc một triết thuyết, mà nhiên hậu sẽ tạo ra những hiệu quả quan trọng. Nhưng nếu lật lại những trang sử cũ, thì chúng ta sẽ thấy rõ rằng, mặc dù nguồn gốc của một ý kiến mới có thể chỉ do một người duy nhất, song kết quả của ý kiến mới đó lại tuỳ thuộc vào tình cảnh của đám người mà nó được truyền bá trong đó. Nếu một tôn giáo hoặc một triết thuyết lại quá tiên tiến so với một quốc gia, thì nó chẳng có ích gì vào lúc đó, mà phải chờ thời ( ) cho đến khi tâm trí của người ta đủ chín chắn để tiếp nhận nó… Mọi khoa học, mọi tín ngưỡng đều có những kẻ xả thân cầu đạo. Theo dòng thời gian, một vài thế hệ sẽ đi qua, rồi sẽ tới một thời kỳ mà chính các chân lý này sẽ bị xem là những sự kiện thông thường và ít lâu sau, lại tới thời kỳ mà chúng được xem là cần thiết, thậm chí kẻ đần độn nhất cũng thắc mắc không biết làm sao mà thiên hạ lại đã từng chối bỏ chúng ( ).
Rất có thể là các thế hệ hiện tại có tâm trí chưa đủ chín chắn để tiếp nhận các chân lý Huyền bí. Có lẽ chỉ có các nhà tư tưởng tiên tiến của Giống dân chính thứ Sáu mới được trang bị cho sự nội quan để tiếp nhận Bí giáo Nội môn - một cách trọn vẹn và vô điều kiện. Trong khi đó, các thế hệ thuộc Giống dân thứ Năm chúng ta, sẽ tiếp tục bị thành kiến và tiên kiến làm cho lầm đường lạc lối. Huyền bí học sẽ bị bọn đầu đường xó chợ tha hồ mà nhạo báng, thiên hạ sẽ mặc sức chế giễu và chà đạp nó nhân danh Chủ nghĩa duy vật và cái gọi là khoa học, và để cho chúng được danh tiếng hơn. Tuy nhiên, để chủ động giải đáp cho nhiều điều phản đối của khoa học trong tương lai mà chúng ta đã tiên liệu sẵn, tác phẩm này xin trình bày lập trường chân thực và hỗ tương của phe nguyên cáo và bị cáo. Các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng và các nhà Huyền bí nguyện đoàn kết, sát cánh với công luận đang giương cao ngọn cờ khoa học suy diễn. Thế mà, người ta đã xét tới các khoa học suy diễn rồi, điều này phải chứng tỏ rằng các thành tựu và các khám phá của chúng trong lãnh vực định luật tự nhiên đã đối nghịch với các sự kiện trong thiên nhiên còn nhiều hơn là đối nghịch với những lời khẳng định của chúng tôi. Nay đã đến lúc xác định xem liệu những bức tường luỹ của thành Jericho hiện đại có đủ kiên cố khiến cho không một hồi kèn inh ỏi nào của Huyền bí học có thể làm cho chúng sụp đổ tan tành hay chăng.
Ta phải xem xét cẩn thận cái gọi là “Lực” (“Force”) (mà dấu vết Ánh Sáng và Điện) và cấu tạo của Mặt Trời, cũng như là thuyết Trọng Lực và thuyết Tinh Vân. Ta phải thảo luận về bản chất của dĩ thái và các Hành (Elements) khác, như thế là đối chiếu học thuyết khoa học với giáo lý Huyền bí học, trong khi tiết lộ một vài giáo điều đến nay vẫn còn bí nhiệm của huyền bí học.
Cách đây chừng mười lăm năm, hơn ai hết, tác giả đã lặp lại theo các nhà Do Thái Bí giáo, các huấn điều minh triết trong “Vấn đáp Giáo lý nội môn” (Esoteric Catechism).
Hãy cẩn ngôn (close thy mouth), kẻo con sẽ tiết lộ điều bí mật này, hãy bế tâm con lại kẻo con sẽ buột miệng thốt ra những suy tư của mình: và nếu tâm con đã phóng ra ngoài, thì hãy đem tâm con trở về chỗ của nó, vì đó là mục tiêu của sự liên minh của chúng ta ( ).
Lại nữa, theo các Qui luật Điểm Đạo:
Đây là một điều bí mật cho sự chết: hãy cẩn ngôn kẻo con sẽ tiết lộ điều này cho thường nhân; hãy giữ gìn chặt chẽ trí óc của con để không có một điều gì được tiết lộ ra ngoài.
Một vài năm sau, một góc màn che khuất Nữ Thần Isis đã được vén lên, và bây giờ một sự hiển lộ khác rộng lớn hơn sẽ được hoàn thành.
Nhưng các sai lầm trong quá khứ đã từng được tôn trọng – mà càng ngày chúng ta càng thấy rõ ràng hơn – nay vẫn còn nguyên vẹn hàng ngũ như trước đây. Do sự bảo thủ mù quáng, tính kiêu căng và thành kiến hướng dẫn, những sai lầm ấy lăm le sẵn sàng bóp nghẹt mọi chân lý vừa đến, sau khi tỉnh thức khỏi một cơn mê dài. Trường hợp đó luôn xảy ra kể từ khi nhân loại bắt đầu kiếp thú. Điều này minh chứng trong mọi trường hợp rằng bất cứ kẻ nào minh giải được chân lý cổ sơ đều phải bị chết về mặt luân lý (moral death). Điều trên cũng chắc chắn như việc nó ban sự sống và sự tái sinh (regeneration) cho những ai sẵn sàng lợi dụng được thậm chí chút ít ánh sáng chân lý nay đang được tiết lộ cho họ.
 
CÁC CHÚ THÍCH BỔ SUNG: Xin xem tại bản PDF nếu trên