QUÂN TỬ TẠO MỆNH: ĐOÁN GIẢI THIÊN CƠ - CHIẾN THẮNG THIÊN MỆNH - NIỀM HY VỌNG VINH QUANG

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP
KHẨU HIỂU:
TÌM CÁT TRÁNH HUNG - CẢI MỆNH NHƯ Ý - NGŨ PHÚC LÂM MÔN

+ XEM SỐ MỆNH VÀ TV PHÁP CẢI MỆNH CÁT TƯỜNG - VUN BỒI HY VỌNG: Xem tại đây

+ MỞ LỚP HỌC DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ VÀ QUẺ DỊCH THƯỜNG XUYÊN: Xem tại đây

+ PHÁP TU PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TOÀN DIỆN - THÀNH BẬC THIÊN TÀI. Xem tại đây

+ NHẬN TƯ VẤN THIẾT KẾ THEO PHONG THỦY VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở HỢP MỆNH VẬN.

+ MỞ LỚP TU "THIỀN TRÀ" VÀ TU THIỀN LẬP HẠNH GIÚP XA LÌA TÀ DỤC THƯỜNG XUYÊN

+ HỘI QUÁN CAFE PHONG THỦY: HỎI - ĐÁP VỀ BỒI CÁT TRÁNH HUNG - GIẦU CÓ AN KHANG - XA LÌA TÀ DỤC - PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ .... 

* Dịch vụ và Hỏi - Đáp tại số 301 Minh Khai, tầng 4 tòa nhà TTTM Thanh Ngọc, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh: Xem tại đây

* TƯ VẤN MIỄN PHÍ vào Sáng thứ bảy hàng tuần, kính xin liên hệ trước để chúng tôi tiếp đón quý khách được chu đáo!

 Kính chúc quí vị luôn bình an, hạnh phúc, vạn sự cát tường như ý - Niềm hy vọng vinh quang!

+ Kính xin mời đọc kỹ: Hướng dẫn Dịch vụ

Tác Ý Làm Sanh Khởi Pháp Thiện - Ác

TẤT CẢ PHÁP LẤY TÁC Ý LÀM SANH KHỞI
TỔNG HỢP 
NHỮNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY
(Kính xin đọc toàn văn trong Kinh văn)

Tất cả pháp lấy Dục làm căn bản
Tất cả pháp lấy Tác Ý làm sanh khởi
Tất cả pháp lấy Xúc làm tập khởi
Tất cả pháp lấy Thọ làm chỗ quy tụ
Tất cả pháp lấy Định làm thượng thủ
Tất cả Pháp lấy Niệm làm tăng thượng
Tất cả pháp lấy Tuệ làm tối thượng
Tất cả pháp lấy Giải thoát làm lõi cây
Tất cả pháp lấy Bất tử làm chỗ thể nhập
Tất cả pháp lấy Niết bàn làm cứu cánh

Đức Phật dậy: ĐỐI VỚI TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG CHẤP TRƯỚC !
Người nào hiểu và thật hành được thì thành tựu đắc đạo giải thoát Niết Bàn!

A- TỔNG HỢP NHỮNG LỜI THÁNH HIỀN VẤN PHẬT

+ Clip hay cần ghi nhớ và tu sửa hàng ngày: 12 điều cần nhớ

I- PHẨM BỒ TÁT VẤN MINH - KINH HOA NGHIÊM

+ Phầm Bồ Tát Vấn Minh (Kinh Hoa Nghiêm): Giảng nói nhiều điều lấy ví dụ về các tánh hạnh của các Đại - Tứ đại;
a/ ...Văn-Thù-Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi Giác-Thủ Bồ-Tát: 'Phật-tử! Tâm-tánh vốn là một, sao lại thấy có các thứ sai khác?
Những là: Đến đường lành nẻo dữ, căn thân có đủ có thiếu, thọ sanh đồng và khác, đẹp-đẽ cùng xấu-xí, nào vui nào khổ, nghiệp không biết tâm, mà tâm cũng chẳng biết nghiệp, thọ không rõ báo mà báo cũng chẳng rõ thọ, tâm chẳng biết thọ mà thọ cũng không biết tâm, nhơn không biết duyên mà duyên cũng chẳng biết nhơn, trí chẳng biết cảnh mà cảnh cũng chẳng biết trí. Giác-Thủ Bồ-Tát nói kệ để đáp:
* Các đại và các Pháp đều hoạt động theo quy luật tự nhiên, chúng mà chẳng biết nhau;
b/ Tất cả chúng-sanh đồng có tứ-đại, không ngã, không ngã-sở, tại sao lại có những sự khác biệt, như khổ vui, tốt xấu, ưa trong chuộng ngoài, thọ ít hưởng nhiều, hoặc hiện báo, hoặc hậu báo. Nhưng trong pháp-giới vẫn không tốt xấu?
* Con người cùng thân xác Tứ đại, nhưng do Tiền nhân hậu quả nên có số phận khác nhau;
c/ Chỗ giác-ngộ của Đức Như-Lai chỉ là một pháp duy-nhứt, sao lại bảo là vô-lượng-pháp, hiện vô-lượng cõi, hóa vô-lượng-chúng, diễn vô-lượng âm, thị vô-lượng thân, biết vô-lượng tâm, hiện vô-lượng thần-thông, có thể chấn động khắp vô-lượng thế-giới, thị-hiện vô-lượng sự thù-thắng trang-nghiêm, hiển ..... [Hiểu là: Do hiện vô lượng thể tướng khác nhau tùy duyên mà có muôn sai vạn biệt_Nhân trắc học]
* Tất cả pháp là MỘT - Khi biểu lộ vô lượng, như Đất mọc muôn loài cây cỏ, hay muôn loài tụ hội sống trên Đất mà Đất chẳng phân biệt; Như Nước muôn ngọn Sóng trào; Như Gió nhiều luồn lay chuyển muôn thứ; Như mây sấm, mưa khắp nơi nơi; Mặt Nhật Nguyệt có 1, chiếu sáng khắp.
d/ Như-Lai phước-điền đồng một không sai khác, sao lại thấy chúng-sanh bố-thí được của quả-báo chẳng đồng?
Những là [Hiện tướng khác nhau]: Nhiều loại sắc, nhiều loại thân, nhiều loại căn, nhiều loại nhà, nhiều loại chủ, nhiều loại quyến thuộc, nhiều loại quan-chức, nhiều loại công-đức, nhiều loại trí-huệ. Nhưng đức Phật đối với họ, tâm Phật thường bình-đẳng, không có quan-niệm riêng khác.
* Như Đất 1 vị, không thân sơ, mọi loài ở riêng khác; Như Nước 1 vị, đồ đựng sai khác; 
e/ Phật-giáo là một, chúng-sanh được thấy biết, cớ sao không liền đều dứt trừ tất cả phiền-não hệ-phược mà được xuất-ly? Nhưng nơi chúng-sanh, sắc, thọ, tưởng, hành và thức, năm uẩn, dục, sắc, vô-sắc, ba cõi, vô-minh, tham-ái đều không sai khác. Như thế thời Phật-giáo, đối với chúng-sanh, hoặc có lợi ích, hoặc không có lợi ích?
* Tu giải đãi ví như Lửa ít mà đốt ướt chóng tắt; Cọ cây lấy lửa mãi không thành lửa; Lửa to nước ít sao dập được; ..... [Không kiên trì, tinh tấn, dũng mãnh]
g/ Nếu có chúng-sanh thọ-trì Chánh-pháp thời đều có thể dứt trừ tất cả phiền-não?
Nhưng cớ sao có người thọ-trì chánh-pháp lại tùy thế-lực của tham, sân, si, mạn, tùy thế-lực của phú, phẩn, hận, tật, xan, cuống, siểm ... xoay chuyển không rời nơi tâm. Người hay thọ-trì pháp, cớ sao lại ở trong tâm hành khởi các phiền-não? Đây nói về người Đa văn Giác ngộ mà chẳng tu hành...
* Như người chỉ nhìn không ăn chịu đói; Người giỏi Dược phương, chẳng trị nổi bệnh mình nếu chẳng tu đạo dưỡng sanh; Người điếc ca hát, người nghe mình không; Mù họa hình tượng, người thấy mình không; [Không dụng công tu sao đắc, uống nước nóng lạnh tự biết]
h/ Trong phật-pháp, trí-huệ là trên tất cả, cớ sao với các chúng-sanh, đức Phật hoặc ca ngợi sự bố-thí, sự trì-giới, hoặc ca ngợi sự nhẫn-nhục, sự tinh-tấn, thiền-định, trí-huệ, từ-bi, hỉ xả ... , mà chẳng chỉ dùng một pháp để được giải-thoát, thành vô-lượng chánh-đẳng chánh-giác?
* Phật tùy thuyết: Tánh phận đều chẳng đồng; Tùy chỗ họ đáng thọ; Theo đó mà thuyết pháp; Vì kẻ tham, khuyên thí; Vì người lỗi, khen giới; Nhiều sân, thời khuyên nhẫn; Giải-đãi, thời khuyên siêng; Loạn tâm phải tu-định; Ngu-si trau trí-huệ; Bất-nhơn phải từ-mẫn; Giận-hại khuyên rèn bi; Lo rầu thời ngợi hỉ; Chấp trước lời khen xả; Tuần tự tu như vậy; Lần đủ các phật-pháp; Như trước xây nền móng - Rồi sau tạo nhà cửa - Thí và giới cũng vậy - Là gốc hạnh Bồ-Tát. .... (Nguồn: Kinh Hoa Nghiêm - Phẩm BT Vấn Minh)

II- 73. HAI PHÁP
1) Hai pháp: danh và sắc; si và ái; hữu kiến và vô kiến; không biết tàm và không biết quí.
2) Hai pháp tàm và quí; tận trí và vô sanh trí.
3) Hai nhân duyên sanh ra ái dục: sắc tịnh diệu và không tư duy.
4) Hai nhân duyên sanh nơi sân nhuế: thù ghét và không tư duy.
5) Hai nhân duyên sanh nơi tà kiến: nghe từ người khác và tà tư duy.
6) Hai nhân duyên sanh nơi chánh kiến: nghe từ người khác và chánh tư duy.
7) Hai nhân duyên giải thoát: giải thoát hữu học và giải thoát vô học.
8) Hai nhân duyên về giới: hữu vi giới và vô vi giới. (Trường A Hàm, Kinh Chúng Tập, số 9)

III- Đức Phật dạy các pháp môn đoạn giảm - Khởi tâm - Đối trị ...... Giải thoát

(Khởi tâm)
Này Cunda, Ta nói rằng sự khởi tâm rất có lợi ích cho các thiện pháp, còn nói gì thân nghiệp, khẩu nghiệp phù hợp (với tâm ý). Do vậy, này Cunda:
(1) "Những kẻ khác có thể làm hại, chúng ta ở đây sẽ không làm hại", cần phải khởi tâm như vậy.
(2) "Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh", cần phải khởi tâm như vậy... (như trên)...
(3-43) "Những kẻ khác... (như trên)...
(44) "Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả", cần phải phát tâm như vậy.
(Từ bỏ)
Này Cunda, giống như một con đường không bằng phẳng, có một con đường bằng phẳng khác đối trị.
Này Cunda, giống như một bến nước không bằng phẳng, có một bến nước bằng phẳng khác đối trị.
Cũng vậy này Cunda:
(1) Ðối với con người làm hại, có sự không làm hại đối trị.
(2) Ðối với con người sát sanh, có từ bỏ sát sanh đối trị.
(3) Ðối với con người lấy của không cho, có từ bỏ lấy của không cho đối trị.
(4-43) CÁC CẶP ĐỐI LẬP ..., không phạm hạnh, có phạm hạnh...; nói láo, có từ bỏ nói láo...; nói hai lưỡi, có từ bỏ nói hai lưỡi...; nói ác khẩu, có từ bỏ nói ác khẩu; nói phù phiếm, có từ bỏ nói phù phiếm...;... tham dục, có không tham dục...;... sân tâm, có không sân tâm...;... tà kiến, có chánh kiến...;... tà tư duy, có chánh tư duy...;... tà ngữ, có chánh ngữ...;... tà nghiệp, có chánh nghiệp...;... tà mạng, có chánh mạng...;... tà tinh tấn, có chánh tinh tấn...;... tà niệm, có chánh niệm...;... tà định, có chánh định...;... tà trí, có chánh trí...;... tà giải thoát, có chánh giải thoát...;... bị hôn trầm thụy miên chi phối, có không bị hôn trầm thụy miên chi phối...;... trạo hối, có không trạo hối...;... nghi hoặc, có trừ diệt nghi hoặc...;... phẫn nộ, có không phẫn nộ...;... oán hận, có không oán hận...;... hư ngụy, có không hư ngụy...;... não hại, có không não hại...;... tật đố, có không tật đố...;... xan tham, có không xan tham...;... man trá, có không man trá...;... khi cuống, có không khi cuống...;... ngoan cố, có không ngoan cố... cấp tháo, có không cấp tháo...;... khó nói, có không khó nói...;... ác hữu, có thiện hữu...;... phóng dật, có không phóng dật...;... bất tín, có tín tâm...;... không xấu hổ, có xấu hổ...;... không sợ hãi, có sợ hãi...;... nghe ít, có nghe nhiều...;... biếng nhác, có siêng năng...;... thất niệm, có an trú niệm...;... liệt tuệ, có thành tựu tuệ....
(44) Ðối với con người nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, có không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả đối trị...........

Này Cunda, như vậy Ta đã giảng pháp môn đoạn giảm, đã giảng pháp môn khởi tâm, đã giảng pháp môn đối trị, đã giảng pháp môn hướng thượng, đã giảng pháp môn giải thoát hoàn toàn...... [Các pháp tu đạo]
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Maha Cunda hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn (Nguồn: Kinh Đoạn Giảm)

+ Vài bộ Kinh Phật dậy người tại gia và người mới xuất gia cần phải học đầu tiên và không thể thiếu:
- Mời xem: Kinh Thiện ác nhân quả;
- Mời xem: Kinh phân biệt thiện ác báo ứng;
- Mời xem: Kinh Ngũ Bách Vấn
- Mời xem: Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
- Mời xem: Kinh Bại Vong
- Mời xem: Những Lời Phật dậy người tại gia
- Mời xem: Sách mười bốn điều Phật dậy xem tại đây
- Mời xem: Bốn điều Phật Không Thể Làm