SỰ TƯƠNG TÁC CÁC ĐẠI - CÁC HÀNH
SINH BIẾN HÓA BẤT HÒA TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI
Cách ngôn truyền thống Đông y có câu:
Không biết Dịch thì không làm Thái Y - Dịch có lý lẽ của Y, Y được dùng bởi Dịch!
Tinh đủ thì không thấy lạnh, Khí đủ thì không thấy đói, Thần đủ thì không buồn ngủ!
A- SỰ LIÊN HỆ GIỮA KINH DỊCH VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI VÀ ĐÔNG Y TRỊ BỆNH
I- Quan hệ đặc biệt giữa Chu Dịch với Đông y học:
Cách ngôn truyền thống Đông y có câu: “ Không biết Dịch thì không làm Thái Y ”, “ Dịch có lý lẽ của Y, Y được dùng bởi Dịch“.
Thêm nữa những luận từ và mệnh đề Chu dịch mà hệ thống tư tưởng Đông Y học và trong “ Nội kinh” hấp thu có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa Đông Y học và Chu dịch.
Chu dịch là cái gốc sâu xa của lý luận Đông y. Về cơ bản, lý luận cơ sở Đông y khởi nguồn từ Chu dịch, như học thuyết Âm dương Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Khí hoá, học thuyết Vận khí, học thuyết Bệnh cơ Đông y đều thoát thai từ Chu dịch. Trong đó:
1- Quan hệ Âm dương của hào âm hào dương Chu dịch và triết lý Âm dương ẩn chứa trong hình quẻ Chu dịch khởi nguồn từ học thuyết Âm dương trong Đông y.
2- Vô cực, Thái cực Chu dịch là căn cơ của học thuyết Tinh khí, học thuyết Âm dương trong Đông y.
3- Hào tượng, quái tượng Chu dịch là khởi nguồn của học thuyết Tạng tượng trong Đông y
4- Sáu hào Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với lục kinh, hệ thống lục kinh, biện chứng lục kinh trong Y học.
5- Càn nguyên Khôn tẩm âm hào, dương hào bát quái bố trận Chu dịch là đồ án cách cục can chi của học thuyết vận khí, học thuyết khí hoá Đông y.
6- Càn Khôn trời đất Chu dịch là nguồn cội của khí Nhất nguyên luận trong Đông y.
7- Hà đồ số lý Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với Cửu cung bát phong, Tý ngọ lưu chú, Linh quy bát pháp, Thất tổn Bát ích trong Đông y.
8- Hai quẻ Khảm Ly Chu dịch tương quan mật thiết với học thuyết Mệnh môn, quan hệ Tâm và Thận, động khí ở Thận trong Đông y.
9- Hà lạc Chu dịch tương quan với học thuyết Ngũ hành, số sinh thành trong Đông y.
10- Tương quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân quái hào Chu dịch là bản gốc của chỉnh thể quan trong Đông y.
11- Xoay vần của Chu dịch là nguồn cội của vận động tròn trong Đông y.
12- Quan niệm trung hoà, Chu dịch có mối tương quan mật thiết với quân bình luận, điều hoà luận trong Đông y.
II- Mối quan hệ khăng khít của Chu dịch với hệ thống lý luận Nội Kinh
Chu dịch hình thành sớm hơn Nội kinh. Nền tảng triết lý và khoa học tự nhiên phong phú của Chu dịch ắt đã truyền nhập vào Nội kinh, Nội kinh hấp thu tinh tuý của Chu dịch, đã phát triển tuyệt vời hơn, vì vậy phản chiếu lấp lánh ánh sáng khoa học. Quan hệ giữa Chu dịch và Nội kinh chủ yếu thể hiện ở những mặt sau:
A - Ảnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết Âm dương trong Nội kinh:
Trong Nội Kinh, ảnh hưởng ....
B- Ảnh hưỏng của Chu dịch đối với học thuyết Tạng tượng trong Nội kinh:
Tượng quẻ trong chu dịch có nhiều ý nghĩa
C - Ẩnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết khí hoá trong Nội kinh:
Hoạt động của Khí trong cơ thể giúp cơ thể có thể hoạt động.
+ Chi tiết xem bài viết của Tác giả bài viết: Dịch lý và Đông Y - GS Dương Lực
B- CẤU TẠO CƠ THỂ CON NGƯỜI THEO ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
I- Cấu tạo cơ thể theo khoa học:
Hiện là thời đại khoa học phát triển như vũ bão, liên tục khám phá ra những Minh triết xa xưa, qua hàng ngàn năm đều có sự đúng đắn rất kinh ngạc như chúng ta đã biết hiện nay.
II- Cấu tạo cơ thể theo Dịch học - Đông y Mệnh học
1- Sự tương ứng và tương đồng: giữa Đông y và Dịch học có rất nhiều sự tương đồng trong cấu tạo cơ thể, nhưng đông y thì có hàng ngàn năm, còn khoa học thì mới vài trăm năm nay mới phát triển, chứng minh được sự tiến bộ, trình độ "tâm linh" của đông y, trong đó nhiều điều khoa học còn chưa chạm tới.
Theo các bậc Thiện tri thức thời hiện đại đánh giá, căn bản các hệ thống trong cơ thể có sự đồng bộ, nhất quán cao giữa khoa học và đông y, chỉ là sử dụng các thuật ngữ khác nhau, còn ý nghĩa thì có nhiều sự tương đồng.
+ Tinh - Khí - Thần: Theo sách Châu Ngọc Cách Ngôn, sự bất hòa của ngũ hành âm dương là nguyên nhân sinh ra các bệnh tật, mà cốt lõi là Thủy - Hỏa bất hòa, Thủy thì là vật chất hiện hình, có tánh hướng xuống, thấm nhuần giúp kết dính vạn vật. Hình tướng của Thủy phụ thuộc vào nhiệt độ mà biến đổi, chính sự biến đổi của trạng thái "Tướng Thủy", nhiệt độ là yếu tố quyết định sự bất hòa, biến hình trạng của hành Thủy. Thủy thì chủ về Thận và thuộc hệ thống tiết liệu trong cơ thể. Nhiệt độ thấp thì thủy đóng băng, nhiệt độ bình hòa thì là chất lỏng giúp kết dính và trưởng dưỡng vạn vật, nhiệt quá nóng thì thủy bốc hơi, làm cạn kiệt thủy.
III- Cấu tạo cơ thể theo Minh triết - Phật pháp
+ Con người được cấu tạo bởi bảy nguyên khí và hoạt động trên năm cõi giới. Các nguyên khí căn bản, thấp nhất gồm Thể xác thân vật chất đậm đặc, vật chất thì vô tri giác, cho nên chính thể Dĩ thái - Cái khuôn làm cho thể xác hình thành theo Nghiệp báo mới là nơi tiếp nhận, truyển chuyển năng lượng bên ngoài vào cơ thể, truyển chuyển nội trong cơ thể, chuyển hóa rồi phóng phát ra ngoài đều qua hệ thống thể Dĩ thái này làm cơ sở.
Minh triết thì bao hàm kiến thức của Khoa học và Đông y, nhưng tinh túy hơn vì nghiên cứu cái năng lượng ẩn phía sau mọi sự "thấy được" của khoa học và đông y theo Dịch học.
C- SỰ TƯƠNG TÁC - SINH BIỂU LỘ RA SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT
Sự tương tác
I- LUẬT VỀ THỦY - HỎA TƯƠNG ỨNG VỚI THẬN VÀ TIM MẠCH
Khi bàn về hoả tiên thiên và hậu tiên thiên, Hải Thượng Lãn Ông viết: "Loài người sinh ra ở hội dần, mà dần tức là hoả. Hoả là thế của dương khí, tạo hoá lấy dương khí làm chủ bản để sinh ra muôn vật, người ta lấy hoả làm cửa của sinh mệnh. Vì thế cần thiết nhất phải nuôi dưỡng chân hoả. Khí trời mở đầu ở hội tý, là gốc của hậu thiên. Hoả là gốc của sự sống, dương là công dụng của hoả. Cho nên có câu: "Trời không có hoả thì không sinh được muôn vật, người không có hoả thì không sinh sống được".
+ Tinh - Khí - Thần: Theo Hải Thượng Lãn Ông thì trong cơ thể người có hai nguồn Hỏa, thứ hoả ở trên là quân hoả, thứ hoả ở dưới, là tướng hoả; Trong thiên nhiên hoả ở mặt trời là hoả phần trên, hoả ở trong lòng đất là hoả ở phần dưới. Có hoả thì mới có quang, có nhiệt, có động, có chưng bốc, có cũng như không có nước thì không có hoá sinh, không có sự sống. Người ta là một vũ trụ nhỏ nằm trong vũ trụ lớn, cho nên mỗi sự hoá sinh trong cơ thể cũng cần có hoả. Trong cơ thể người tâm hoả ở phần trên là Quân hoả, chủ về thần minh; mệnh môn hoá là hoả của thận ở phần dưới, là tướng hoả và chủ về sinh thành.
Sách nội kinh viết: "Tâm là quân chủ chi quan, thần minh xuất yên". Tâm là quân hoả, có tâm hoả tác động vào thận thuỷ thì mới có sáng suốt, minh mẫn được. Thần sinh ra ở tịnh khí của thận lên quy vào tâm hợp thành quẻ ly, là khi âm tinh tàng ở trong, dương tinh bọc ra ngoài thì hoả của tâm mới quang minh, sáng rực và soi được muôn vật (Như mặt trời có dương hỏa bên ngoài chiếu rạng khắp hư không, trong lõi mặt trời là âm Hỏa - Linh tánh sự sống). "Như vậy thần là tâm hoả được thận âm giúp đỡ vào, đó cũng là con đường "thuỷ tế hoả".
Đường Dung Xuyên nói: "Khi mà chân tinh hợp được bên trong thì chân quang phát sáng ra ngoài, thể là thần minh xuất ra vậy. Vì tâm thuộc hoả có ánh sáng, tuỳ thuộc thận có khả năng thu nhận và dẫn rộng ra khi sáng cùng soi nhau, vạn vật được sáng ra".
Não là bể tuỷ do thận sinh ra. Trong người ta, não được ví như mặt trăng; tâm được ví như mặt trời ánh sáng của mặt trời có chiếu vào thì mặt trăng mới sáng lên. Nói cách khác đi "thần" chính là tâm hoả đắc được thận thuỷ làm cho tâm xuất ra thần, tuỷ là cái dụng của tâm, tuỷ là tinh khí của thận tuỷ, nó đã được tâm hoả soi sáng, từ đó sinh ra tri giác.
....... Nội kinh viết: "Tâm là một cơ quan quân chủ, nếu chủ minh thời dưới yên. Chủ không minh thời 12 cơ quan sẽ nguy".
+ Cụ thể xem chi tiết: Học thuyết Thủy - Hỏa
1- CẤU TẠO THẬN THEO KHOA HỌC VÀ ĐÔNG Y CÓ SỰ TƯƠNG ĐỒNG
Cấu tạo
2- HOẠT ĐỘNG CỦA THẬN QUA THỦY - HỎA BIẾN HÓA BẤT HÒA GÂY RA CÁC BỆNH TRONG CƠ THỂ
Hoạt động
II- LUẬN VỀ CÁC ĐẠI - CÁC HÀNH KHÁC
Nhiều học thuyết về âm dương ngũ hành bàn về Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, cao hơn là bàn về ngũ đại _ Địa đại - Thủy đại - Hỏa Đại - Phong đại - Không đại.
Nguồn tham khảo: http://www.tuetinhlienhoa.com.vn/
+ Xem: Sự tương ứng giữa Dịch học và đông Y
+ Xem: KIM KHÍ (09/06/2011)
+ Xem: MỘC KHÍ (09/06/2011)
+ Xem: HỎA KHÍ (09/06/2011)
+ Xem: THỒ KHÍ (09/06/2011)
+ Xem: Thuyết âm dương - ngũ hành trong “Hải thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác (09/06/2011)
+ Xem: HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH (09/06/2011)
+ Xem: KINH DỊCH VỚI ĐÔNG Y HỌC (09/06/2011)
+ Xem: KINH DỊCH VỚI THUYẾT TAM DUY CỦA ĐÔNG Y (09/06/2011)
+ Xem: NGUYÊN LÝ CỦA NGŨ HÀNH (09/06/2011)
+ Xem: Y- DƯỢC TRUNG HOA (10/06/2011)
Những tin cũ hơn
+ Xem: HỌC THUYẾT THUỶ HOẢ TRONG ĐÔNG Y HỌC (09/06/2011)
+ Xem: HỌC THUYẾT KINH LẠC (09/06/2011)
+ Xem: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG (09/06/2011)
+ Xem: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG (Phần đọc thêm) (09/06/2011)
Nguồn trích: